SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 88
Baixar para ler offline
www.kinhtehoc.net




                  TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
             KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
                       ______  ______




                   LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


  PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN
         TẠI ĐIỆN LỰC TRÀ VINH




  Giáo viên hướng dẫn                 Sinh viên thực hiện
 NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG                NGUYỄN THỊ KIM THOA
                                      MSSV: 4053638
                                      Lớp : KT 0520A1




                           Cần Thơ - 2009




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                                   CHƯƠNG 1
                                   GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
   1.1.1 Đặt vấn đề

     Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận
sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị phản ánh bên
trong doanh nghiệp có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi
trên thị trường. Do đó, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững, tồn
tại và phát triển phải phấn đấu đổi mới tự hoàn thiện mình. Muốn vậy, không có con
đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá
trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm. Trong đó, việc hạ thấp giá thành đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh đồng thời giá thành cũng thể hiện một phần hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ thấp giá thành là biện pháp chủ yếu cơ bản để
không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng nguồn tích lũy cho doanh
nghiệp, từ đó mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
người lao động. Và nó ngày càng có ý nghĩa quyết định khi thị trường đang thay
đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà các biện pháp
nhằm tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng khối l ượng bán ra hay gia tăng giá bán là vô
cùng khó khăn và rất ít khả thi.

   Chính vì vậy, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, phải thường
xuyên kiểm tra đánh giá công tác quản lý giá thành để có hướng hoạt động của
doanh nghiệp mình theo kế hoạch dựng sẵn cũng như có thể khắc phục nhanh chóng
những tình huống, những nhân tố gây bất lợi, trong đó công tác phân tích giá thành
giữ vai trò quan trọng. Phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp
nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành.
Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp
hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


                                         1



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




   Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế đóng
góp cho xã hội theo mỗi cách khác nhau tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình,
trong đó một trong nhữnh ngành quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội
đó là ngành điện.

    Đối với ngành điện Việt Nam, mặc dù đã được chuyển đổi theo mô hình Tập
đoàn, được kinh doanh đa ngành nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đảm bảo cung cấp đủ
điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch nhu
cầu điện không lường được tốc độ phát triển quá nhanh của nền kinh tế nên ngành
điện đang đứng trước tình hình thiếu điện. Để đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện
cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, Tập đoàn đang tập trung vốn, huy động mọi
nguồn lực đầu tư phát triển nguồn điện. Trước mắt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) phải mua điện thêm bên ngoài với giá thành cao.

    ĐLTV (gọi tắt là đơn vị) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty
Điện lực 2 (PC2-thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) một trong những đơn vị quản
lý đầu cuối của quá trình sản xuất là phân phối điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với
những nét đặc thù của một ngành công nghiệp đặc biệt lại trong điều kiện hạch toán
phụ thuộc PC2, công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phân phối điện đặc
biệt là công tác quản lý giá thành tại ĐLTV luôn được ban lãnh đạo quan tâm, chú
trọng hàng đầu.

    Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thấy được ý
nghĩa thực tiễn của giá thành khi thực tập tại ĐLTV nên em đã chọn đề tài “phân
tích giá thành phân phối điện tại Điện lực Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho
bài luận văn của mình.

  1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn.
      Ngày 12.2.2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định
số 21/2009/QĐ-TTg, phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo
cơ chế thị trường.Theo đó, từ 1.3.2009, mức giá bán lẻ điện bình quân 948,5
đồng/kWh (chưa gồm VAT) được áp dụng thống nhất toàn quốc cho các đối tượng

                                         2



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




khách hàng tại những vùng nối lưới điện quốc gia. Mục đích của việc tăng giá bán
điện là để tăng nguồn vốn đầu tư để đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện quốc gia để
hạn chế tình trạng thiếu điện xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt sản xuất và an ninh
quốc phòng của đất nước. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay của Điện lực các tỉnh là
thực hiện tốt công quản lý giá thành phân phối điện (chi phí phân phối điện) và đề ra
những biện pháp để hạ giá thành phân phối. Từ đó góp phần làm cho hoạt động kinh
doanh ngành điện ngày càng hiệu quả hơn nâng cao nguồn vốn đầu tư của toàn
ngành để đầu tư cho hệ thống lưới điện quốc gia phục vụ công cuộc công nghiệp hóa
– hiện đại hóa của đất nước. Toàn thể cán bộ - công nhân viên của ĐLTV đã và
đang phấn đấu để góp phần hoàn thành nhiệm vụ đó.
   Nội dung của đề tài nhằm phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành
phân phối điện tại ĐLTV từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hạ giá thành
phân phối điện của đơn vị.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
   1.2.1 Mục tiêu chung
          Phân tích giá thành phân phối điện tại ĐLTV giai đoạn 2006-2008. Từ đó
   đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hạ giá thành phân phối điện
   tại đơn vị.
          1.2.2 Mục tiêu cụ thể
      Xuất phát từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài là:
       - Nghiên cứu sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, nhằm thấy khái quát
sự biến động về giá thành phân phối điện thương phẩm tại ĐLTV.

      - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành phân phối điện.

      - Tìm ra những tồn tại về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối
điện trong ba năm 2006-2008 tại ĐLTV và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.

      -    Đề ra một số biện pháp khắc phục để giảm giá thành, tăng lợi nhuận.




                                          3



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
  1.3.1 Phạm vi không gian
        - Đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại ĐLTV, trụ sở tại số 02
  Hùng Vương – Phường 4 – TX. Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh.
   1.3.2 Phạm vi thời gian

       - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/ 04/ 2009.

      - Thời gian nghiên cứu: số liệu trong giai đoạn 2006- 2008.

  1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

    - Tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện tại ĐLTV.

    - Một số giải pháp và kiến nghị để giảm giá thành phân phối điện.




                                       4



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                                    CHƯƠNG 2
      PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
 2.1.1 Các vấn đề chung về giá thành sản phẩm
    2.1.1.1 Khái niệm

     Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu,
động lực, khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị
công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng.

    2.1.1.2 Phân loại giá thành

      - Căn cứ vào phạm vi nội dung các chi phí cấu thành gồm có: giá thành sản
xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

         + Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là toàn bộ chi phí liên
quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.

      Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

      Chi phí nhân công trực tiếp

      Chi phí sản xuất chung

      Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho những sản phẩm
hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, đồng thời là căn cứ tính giá vốn
hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất.

        + Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên
quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong
sản phẩm.

        Giá thành sản xuất sản phẩm

         Chi phí bán hàng

         Chi phí quản lý doanh nghiệp


                                          5



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




        Giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau :

        Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất

        Giá thành toàn bộ sản phẩm được xác định khi sản phẩm tiêu thụ, là căn cứ
để tính toán xác định lãi trước thuế và lợi tức của doanh nghiệp.

       - Căn cứ vào thời điểm xác định và số liệu nguồn để tính giá thành

        + Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh
doanh cho tổng sản phẩm kế hoach dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.

        + Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh
doanh cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.

       Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau như
sau:

       Giá thành kế hoạch = giá thành định mức x tổng sản phẩm theo kế hoạch

        + Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc
chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh
doanh thực tế đạt được.

       Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác
định được nguyên nhân vượt (hụt) định mức trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh
kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.

       Giá thành được xác định là mục tiêu để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và
chi phí tiêu thụ, đồng thời là căn cứ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến việc tổ chức
quản lý kinh doanh, thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả trong sản xuất để hạ giá
thành sản phẩm.

2.1.2 Phân tích giá thành sản phẩm
   2.1.2.1 Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của việc phân tích giá thành

       ● Ý nghĩa

       Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả
kinh tế của hoạt động kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn có chức năng
                                          6



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định
kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Vì vậy việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm là một trong những công tác trọng yếu trong việc quản lý giá thành. Muốn hạ
giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản
xuất sản phẩm, tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất,...). Phân tích giá thành sản
phẩm là cách tốt nhất để biết rõ nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hưởng đến giá
thành giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh,
từ đó giúp cho doanh nghiệp ra các quyết định tối ưu.

         ● Mục đích

         - Phân tích tình hình giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu
hiệu nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá
thành.

         - Qua phân tích giá thành nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện chế độ
chính sách của nhà nước liên quan đến giá thành như: chế độ khấu hao, chính sách
thuế, chính sách tiền lương,... trên cơ sở đó có phương pháp giúp cho doanh nghiệp
thực hiện tốt chế độ chính sách.

         - Tài liệu phân tích giá thành là cơ sở để đưa ra những dự đoán chính xác
khoa học giá thành ở kỳ sau.

         ● Nhiệm vụ

         Phân tích giá thành có những nhiệm vụ sau đây:

         - Đánh giá khái quát tình hình giá thành. Xác định các nhân tố làm ảnh hưởng
đến tình hình đó.

         - Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, trên cơ
sở nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm bớt các khoản tổn
thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.




                                           7



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




   2.1.2.2 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành

        Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nhằm cung cấp cho
nhà quản lý thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm. Để đánh giá chung, cần tính ra và so sánh giữa kết quả đạt được với nhiệm vụ
kế hoạch đề ra trên cả 2 chỉ tiêu: mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành.

        Nếu cả 2 chỉ tiêu đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn
diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm, ngược lại nếu 1 trong 2 chỉ tiêu đơn vị
không hoàn thành thì kết luận hoàn thành không toàn diện.

        + Mức hạ giá thành (ký hiệu là M): biểu hiện số tuyệt đối về mức giảm của
giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh khả năng tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp.

        + Tỷ lệ hạ giá thành (ký hiệu là T): biểu hiện bằng số tương đối kết quả giảm
của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh tốc độ giảm giá thành nhanh
hay chậm và mức phấn đấu hạ giá thành.

Qui ước một số ký hiệu sau:

Qk: sản lượng kỳ kế hoạch

Qt: sản lượng kỳ thực tế

Zk : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch

Ztt : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế

Znt : giá thành đơn vị sản phẩm năm trước

Mức hạ giá thành: M =     (QkZk  QtZtt )
Tỷ lệ hạ giá thành: T= ( M ÷    QkZk ) x 100%
   2.1.2.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh
được.

        Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ
càng nhiều khả năng tăng lợi tức càng cao. Hạ thấp giá thành trong điều kiện chất

                                             8



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




lượng sản phẩm không đổi là phương hướng phấn đấu cho tất cả các ngành sản xuất,
cho tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp, nhất là những sản phẩm so sánh
được.

        Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh
được tiến hành trên 2 chỉ tiêu là mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành.

Bước1: Xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch

+ Mức hạ giá thành kế hoạch

                                 Mk =     Qk (Zk  Znt )
+ Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch

                                          Mk
                                Tk =             x100%
                                         QkxZnt


Bước 2: Xác định kết quả thực tế hạ giá thành

+ Mức hạ giá thành thực tế

                                 Mt =     Qt (Ztt  Znt )
+ Tỷ lệ hạ giá thành thực tế

                                         Mt
                                Tt =            x 100%
                                        QtxZnt


Bước 3: So sánh giữa thực tế với kế hoạch

+ Mức hạ (M) = Mt – Mk

 Nếu kết quả là số âm (-): mức hạ đã hạ thêm, đây là biểu hiện tốt, tăng khả năng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 Nếu kết quả là số dương (+): biểu hiện không tốt, giá thành tăng.

+ Tỷ lệ hạ: (T) = Tt - Tk

                                             9



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




 Nếu kết quả là số âm (-): biểu hiện tốt, doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong công
tác quản lý giá thành, hạ được giá thành sản phẩm.

 Nếu kết quả là số dương (+): không tốt, doanh nghiệp cần phải xem xét lại trong
công tác quản lý giá thành.

Bước 4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế hoạch hạ giá
thành

    Nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm tăng hay giảm có thể có nhiều nguyên
nhân nhưng ta dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:

         - Sản lượng sản phẩm

         - Kết cấu mặt hàng

         - Giá thành đơn vị

   Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định lần lượt mức độ ảnh hưởng
bởi 3 nhân tố trên đến chỉ tiêu mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành.

         + Nhân tố sản lượng sản phẩm: giả định rằng chỉ có sản lượng thay đổi, các
nhân tố khác không đổi (kết cấu mặt hàng, giá thành đơn vị sản phẩm).

     Mức hạ giá thành (Msl) = Mk x R (với R là tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng
chung)

                                R=
                                         QtxZnt   x 100%
                                         QkxZnt
   Mức độ ảnh hưởng: Msl = Msl- Mk (với Mk mức hạ giá thành kỳ kế hoạch)

   Tỷ lệ hạ, do sản lượng phản ánh qui mô còn tỷ lệ hạ phản ánh tốc độ hạ nên khi
sản lượng sản xuất thay đổi không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ chung.

                                          Msl
                                Tsl =            x 100%
                                         QtxZnt
   Tỷ lệ ảnh hưởng : Tsl = Tsl – Tk = 0 (với Tk tỉ lệ hạ kỳ kế hoạch)



                                             10



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




         + Kết cấu mặt hàng : do mỗi loại sản phẩm khác nhau đều có mức hạ và tốc
độ hạ giá thành khác nhau nên khi thay đổi kết cấu mặt hàng, mức hạ và tỷ lệ hạ giá
thành chung cũng sẽ bị ảnh hưởng.

   Mức hạ giá thành (Mkc) =     QtZk -       QtZnt

   Mức độ ảnh hưởng: Mkc = Mkc - Msl

                      Mkc
   Tỷ lệ hạ Tkc =            x 100%
                      QtZnt
   Tỷ lệ ảnh hưởng: Tkc = Tkc – Tsl

         + Nhân tố giá thành đơn vị: đây là nhân tố quyết định, phản ánh thành tích
của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi
nhuận.

  Mức hạ giá thành (Mz) =      QtZtt -  QtZnt    = Mt (đây cũng chính là mức hạ giá

thành thực tế)

 Mức ảnh hưởng: Mz = Mz - Mkc

                      Mt
 Tỷ lệ hạ (Tz) =            x 100%
                     QtZnt
 Tỷ lệ ảnh hưởng: Tz = Tz – Tkc

Tổng hợp 3 nhân tố đánh giá: mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành từ đó rút ra nhận xét:

Mt - Mk = Msl + Mkc + Mz

Tt - Tk = Tsl + Tkc + Tz

         Ngoài ra, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, việc tăng năng suất lao động,...
cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm. Như vậy, phân tích giá thành
sản phẩm vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá
chính xác thực trạng về chi phí của đơn vị. Cho nên công tác này phải cần phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục mới kịp thời phát hiện những vướng mắc và tìm



                                          11



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




biện pháp hữu hiệu để khắc phục, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo hiệu quả
kinh doanh ngày càng cao hơn.

  2.1.2.4 Phân tích, đánh giá khoản mục ( hoặc yếu tố ) giá thành

       Trong bước này cần so sánh từng khoản mục (hoặc yếu tố) chi phí thực tế với
kế hoạch, phân tích nội dung, nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự biến động của giá
thành. Cụ thể phải đi sâu vào phân tích từng khoản mục chính (hoặc yếu tố):

* Chi phí chia theo khoản mục:

- Nguyên vật liệu trực tiếp

- Nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

- Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý

* Chi phí chia theo yếu tố:

- Nguyên vật liệu

- Nhân công

- CCDC

- Khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài

- Chi phí khác bằng tiền

2.1.3 Khái quát về giá thành phân phối điện

     Theo quy định của PC2, hàng năm đơn vị phải lập kế hoạch giá thành vào giữa
quí 4 năm báo cáo và trình Công ty duyệt.
   Kế hoạch giá thành phân phối điện của năm sau được xây dựng dựa trên:
       - Tình hình thực hiện giá thành quí 3 và ước thực hiện quý 4 năm trước.
       - Tốc độ phát triển kế hoạch của các chỉ tiêu như: kế hoạch phát triển lưới
điện, kế hoạch sản lượng tiêu thụ, kế hoạch phát triển khách hàng,…
                                        12



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




       - Các yếu tố khác có liên quan, ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành phân phối
điện như: tỷ lệ điện tổn thất, suất sự cố, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch lao động và
tiền lương,…
       - Mức phấn đấu hạ giá thành năm kế hoạch.
   Như đã nói ở phần trên, do đặc điểm hạch toán tập trung trên máy tính và đặc thù
của sản phẩm điện, chi phí sản xuất kinh doanh điện được hạch toán thẳng vào tài
khoản 154.1 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) mà không hạch toán vào tài
khoản (621, 622), chi phí bán hàng và chi phí quản lý được hạch toán vào tài khoản
(641, 642).
   Nếu chia chi phí phân phối điện theo khoản mục tính giá thành, căn cứ vào mã
số chi phí của PC2, ta có 7 khoản mục:
  1. Nhiên liệu dùng trong sản xuất.
  2. Vật liệu dùng trong sản xuất
  3. Tiền lương công nhân
  4. Chi phí điện mua
  5. Chi phí điện vô công
  6. Chi phí giải quyết sự cố
  7. Chi phí sản xuất chung
 Nếu chia theo yếu tố chi phí, chi phí giá thành sẽ gồm 6 yếu tố:
   1. Vật liệu
   2. Tiền lương và BHXH
   3. Khấu hao cơ bản TSCĐ
   4. Chi phí sửa chữa lớn
   5. Chi phí dịch vụ mua ngoài
   6. Chi phí bằng tiền
 Hai cách phân loại trên được ĐLTV sử dụng đồng thời, bổ sung cho nhau giúp đơn
vị quản lý đầy đủ nhất nội dung của chi phí.

2.1.4 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong đơn vị

   Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá
của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
                                         13



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




   Khấu hao TSCĐ là yếu tố chi phí cơ bản và thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong
giá thành. Đối với ngành điện, chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành
hiện nay. Đối với các Điện lực, TSCĐ chủ yếu là khối lượng máy móc thiết bị sản
xuất, hệ thống truyền tải và phân phối cấp điện áp từ 15-22kV trở xuống. Điều lưu ý
ở đây là khối lượng máy móc thiết bị sản xuất đa phần đã được sử dụng lâu đời cũ
kỷ lạc hậu nhưng lại có giá trị lớn, chi phí khấu hao đưa vào giá thành phân phối
chiếm tỷ trọng rất cao.

 Tất cả các TSCĐ khi được hạch toán tăng hoặc điều chỉnh tăng (giảm) trên máy
tính và trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ của Bộ tài chính ngày
12/12/2003, tài sản được đăng ký vào danh mục tài sản của chương trình Fmis, khi
máy tính khai thác thì chương trình tự động chọn số năm trích khấu hao theo đúng
danh mục đã đăng ký.

Mức trích khấu hao tháng = (Nguyên giá x tỷ lệ khấu hao (năm)) ÷ 12 tháng

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

   - Số liệu được thu thập từ phòng tài chính - kế toán và các phòng ban, nghiên
cứu tài liệu, các báo cáo như: báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh
(SXKD) năm 2006, 2007, 2008; báo cáo phân tích hoạt động kinh tế năm 2006,
2007, 2008 và báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của ĐLTV.

 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
      - Phương pháp so sánh
          + Phương pháp so sánh số tuyệt đối
          + Phương pháp so sánh số tương đối
 Hai phương pháp so sánh trên được sử dụng để phân tích các số liệu trong các biểu bảng.
      - Phương pháp thay thế liên hoàn (sử dụng trong phân tích tình hình thực hiện
kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được)




                                        14



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                                   CHƯƠNG 3
         KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI ĐLTV
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐLTV
  3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
      Sở Điện lực Trà Vinh được thành lập từ tháng 4 năm 1992 trên cơ sở tách
tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

      Đầu năm 1995, Chính phủ thành lập Tổng công ty Điện Lực Việt Nam. Đến
năm 1996, Chính phủ sáp nhập Bộ năng lượng và Bộ công nghiệp nhẹ thành Bộ
Công Nghiệp và giao chức năng quản lý nhà nước về điện cho Sở Công Nghiệp,
ngành điện chỉ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy Sở Điện Lực Trà
Vinh được đổi tên là ĐLTV đến ngày nay.

      Trụ sở của ĐLTV tại số 02 - Đường Hùng Vương - Phường 4 - Thị xã Trà
Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

      Trước năm 1990, điện lưới được kéo về chỉ phủ ở một số nơi, còn lại được
cung cấp điện qua cụm máy phát điện đặt tại Chi nhánh điện Thị xã Trà Vinh. Đến
khi tách tỉnh năm 1992, cơ sở hạ tầng về điện còn thấp, toàn tỉnh chỉ có 01 trạm biến
áp trung gian 6MVA với 191Km đường dây trung thế, 41Km đường dây hạ thế. Số
xã có điện chỉ đạt 48% (37/76 xã), hầu hết lưới điện chỉ kéo đến trung tâm xã. Số hộ
sử dụng điện toàn tỉnh là 13.330 hộ, chỉ đạt 8,6%. Điện thương phẩm năm 1992
chưa đến 18 triệu kWh, bình quân 20kWh/người/năm.

      Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ĐLTV đã phát triển và quản lý trên 1.900Km
đường dây trung thế và trên 1.500Km đường dây hạ thế. Số xã có điện đạt 100%
(84/84 xã). Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh 204.005 hộ, đạt 91,33%. Sản lượng điện
thương phẩm đạt trên 237 triệu kWh, bình quân 236kWh/người/năm.

      Từ khi thành lập đến nay ĐLTV đã có những bước tiến vững chắc, qui mô
quản lý ngày càng được mở rộng; sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng với tốc
độ khá, số lượng khách hàng tăng, thị phần được mở rộng, đời sống người lao động
được nâng cao, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển và ổn định, tạo tiền đề vững


                                         15



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




chắc cho việc phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
năm 2009 và những năm tiếp sau.

  3.1.2 Vị trí, vai trò của ĐLTV
     ĐLTV là một trong 20 điện lực tỉnh phía nam từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh Cà
Mau (trừ Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai) trực thuộc PC2, nhiệm vụ chính
của ĐLTV hiện nay là xây dựng, quản lý và phân phối kinh doanh điện trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh, với diện tích tự nhiên 2.225,7 km2, dân số khoảng hơn một triệu
người.
  Là doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, đóng vai trò quan
trọng trong cung cấp nguồn năng lượng điện quan trọng thúc đẩy các thành phần
kinh tế khác phát triển tại địa phương. ĐLTV ngoài việc thực hiện SXKD có hiệu
quả, đảm bảo quản lý và sử dụng tốt tài sản và nguồn vốn do PC2 giao, còn phải
thực hiện tốt những chủ trương và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước tại
địa phương trong từng thời kỳ. Đặc biệt hơn đối với vai trò là doanh nghiệp Nhà
nước SXKD mặt hàng độc quyền thì còn phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho nền
kinh tế phát triển, phục vụ vì mục tiêu chính trị xã hội.
   Tỉnh Trà Vinh, trước đây nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dân số khoảng một
triệu người trong đó 30% người dân tộc Khơmer, nền kinh tế phát triển rất chậm, đời
sống đa số người dân là nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
  Trước những năm 1990 khi Thị xã Trà Vinh chưa có điện lưới quốc gia, hầu như
toàn bộ khu vực nội ô của Thị xã Trà Vinh chỉ được cung cấp điện qua cụm các máy
phát điện đặt tại Chi nhánh điện (CNĐ) Trà Vinh. Sau năm 1990 khi lưới điện quốc
gia được kéo về Thị Xã Trà Vinh và khi tỉnh được tách vào năm 1992 cơ sở hạ tầng
về điện còn rất thấp: Toàn tỉnh số xã có điện chỉ đạt 48% và hầu hết điện lưới chỉ
kéo về tập trung ở trung tâm các xã; Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh là 13.330 hộ chỉ
đạt 8,6% và điện thương phẩm cả năm 1992 là 17.900.000 Kwh, bình quân đầu
người là: 20 Kwh/người/năm.
   Tính đến 31/12/2008, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh số xã, phường, thị trấn có điện
là 104/104, đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân có điện là 211.083/237.663, đạt tỷ lệ 88,82%,
trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 178.076/203.748 hộ, đạt tỷ lệ 87,40. Năm

                                           16



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




2008 toàn đơn vị phát triển mới được 6.318 khách hàng (ánh sáng sinh hoạt 5.238
khách hàng, khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt 1.080 khách hàng), trung bình
phát triển 256 khách hàng/tháng. Nâng tổng số khách hàng toàn đơn vị đến cuối
tháng 12/2008 là 87.801 khách hàng, trong đó có 80.431 khách hàng ánh sáng sinh
hoạt (chiếm 91,6%) và 7.370 khách hàng ngoài ánh sáng sinh hoạt (chiếm 8.4%).
  Hiện nay, ngoài ĐLTV còn có 07 đơn vị thuộc mô hình tổ chức quản lý Điện
nông thôn (02 Công ty cổ phần và 05 hợp tác xã ) thực hiện chức năng kinh doanh
bán điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với sản lượng điện thương phẩm chiếm trên 37%
tổng điện thương phẩm bán ra của toàn Điện lực.
   Cùng với cả nước, Trà Vinh đã và đang tập trung phấn đấu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp đã và đang hình thành và phát triển, nhu cầu dùng điện ngày càng tăng. Vì
thế, để đáp ứng nhu cầu SXKD và tiêu dùng sinh hoạt, việc sản xuất và phân phối
điện một cách ổn định, kịp thời, đầy đủ là nhu cầu rất lớn. Hơn nữa, ngoài nhiệm vụ
chính trị phát triển kinh tế xã hội của địa phương ĐLTV còn là doanh nghiệp, hoạt
động SXKD theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam và đảm bảo có hiệu quả. Vì
vậy, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình, ĐLTV phải nỗ lực rất nhiều từ đầu
tư trang thiết bị, thiết kế, sửa chữa, quản lý vận hành... để hệ thống lưới điện luôn
vận hành được ổn định, an toàn và liên tục.
   3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
      3.1.3.1 Chức năng
         - Quản lý, vận hành, xây dựng, cải tạo, sửa chữa lưới điện, nguồn điện
trong tỉnh theo kế hoạch của PC2 giao.

         - Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng điện an toàn liên tục và đảm bảo
chất lượng.

         - Tham gia với địa phương trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

         - Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện, vốn do PC2 giao.



                                         17



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




          - Thiết kế lưới điện phân phối, tổ chức và họat động sản xuất kinh doanh
dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề.

        3.1.3.2 Nhiệm vụ
         - Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh điện năng, có biện pháp chống thất
thu tiền điện, giảm tổn thất điện năng, thực hiện tốt chỉ tiêu tài chính kế toán PC2
giao.

         - Tổ chức thực hiện công tác quản lý vận hành, mua bán điện theo kế hoạch
của Công ty, hiệu chỉnh sửa chữa các loại điện kế.

         - Cải tạo mở rộng phát triển lưới điện nông thôn thuộc phạm vi quản lý.

         - Khảo sát thiết kế, nhận thầu thi công xây dựng đường dây và trạm theo
phân cấp.

         - Tham gia quy hoạch phát triển lưới điện địa phương.

         - Quản lý chặt chẽ và có hiệu quả lực lượng lao động. Thực hiện chế độ hợp
đồng lao động và thỏa ước lao động. Quản lý kho, tài chính, tài sản, tiền vốn và kế
hoạch khai thác theo đúng chế độ chính sách hiện hành của nhà nước.

        - Quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương về công tác đảm bảo
an ninh, an toàn cho nguồn điện và lưới điện.

        - Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất ở các đơn vị trực thuộc, chấp hành pháp
lệnh thanh tra nhà nước. Tổ chức tiếp dân theo quy định của PC2. Tham gia xét và
giải quyết khiếu nại của khách hàng dùng điện theo đúng quy định hiện hành.

        - Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê.

        - Tổ chức và thực hiện pháp lệnh, quy trình quy phạm an toàn lao động trong
sản xuất kinh doanh.

        3.1.3.3 Lĩnh vực hoạt động
        * Sản xuất chính:

            - Sản xuất điện năng (bằng máy phát điện diesel)

            - Kinh doanh điện năng (phân phối và tiêu thụ điện năng)

                                          18



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




         * Sản xuất khác:

           - Khảo sát, thiết kế, giám sát thi công các công trình điện

           - Thi công xây lắp công trình điện

           - Nhận thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như : lắp điện
kế mới, sửa chữa điện,...

        * Tổng đại lý cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng :

           - Kinh doanh thiết bị viễn thông và internet, truyền thông, quảng cáo,...

      3.1.4 Cơ cấu tổ chức
        3.1.4.1 Ban lãnh đạo Điện Lực
  -     Giám đốc.

  -     Phó giám đốc kỹ thuật.

  -     Phó giám đốc kinh doanh.

 ĐLTV làm việc theo chế độ thủ trưởng, giám đốc điện lực do EVN bổ nhiệm,
giám đốc là người đại diện pháp nhân của ĐLTV, là người phụ trách chung, chịu
trách nhiệm toàn diện các hoạt động của đơn vị trước PC2, EVN, Nhà nước và trước
pháp luật về việc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của ĐLTV.
Các phó giám đốc do PC2 bổ nhiệm, là người giúp việc cho giám đốc, được giám
đốc phân công quản lý một số lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật,
trước giám đốc điện lực và trước giám đốc PC2.
         3.1.4.2 Các đơn vị trực thuộc
          ĐLTV có 09 phòng, ban tham mưu và 09 đơn vị sản xuất trực thuộc
        Các phòng, ban chức năng

  -     Phòng TCLĐ-TTBV.

  -     Phòng KH – KT.

  -     Phòng TC-KT.

  -     Phòng KDĐN.

  -     Phòng Điều độ.
                                           19



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




  -   Phòng KTAT&BHLĐ.

  -   Phòng VT.

  -   Phòng VT&CNTT.

  -   Ban QLDA.

       Đơn vị sản xuất

  -   Tổ vận hành máy Diesel.

  -   Tổ Kiểm định Phương tiện đo.

  -   CNĐ Thị xã Trà Vinh.

  -   CNĐ Càng Long.

  -   CNĐ Cầu Ngang.

  -   CNĐ Duyên Hải.

  -   CNĐ Trà Cú.

  -   CNĐ Tiểu Cần.

  -   CNĐ Cầu Kè.

(Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, theo Phụ lục 1 đính kèm )
       3.1.4.3 Tổ chức bộ máy ĐLTV




                                       20



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                                             GIÁM ĐỐC




              PGĐ KỸ THUẬT                                            PGĐ KINH DOANH




                                                                                PHÒNG
PHÒNG       PHÒNG     PHÒNG                                  PHÒNG     PHÒNG
                                BAN      PHÒNG       PHÒNG                      VT&CN
KH - KT      ĐIỀU     KTAT&                                  VẬT TƯ      KD
                               QUẢN      TCLĐ&       TC-KT                        TT
              ĐỘ       BHLĐ    LÝ DỰ      TTBV
                                ÁN




   CNĐ         CNĐ      CNĐ      CNĐ          CNĐ     CNĐ     CNĐ      TỔ MÁY     TỔ
    THỊ        TIỂU     CẦU      TRÀ          CẦU    DUYÊN   CÀNG      DIESEL    KIỂM
    XÃ         CẦN       KÈ       CÚ         NGANG    HẢI    LONG                ĐỊNH
   TRÀ
   VINH




                          Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy ĐLTV


          3.1.4.4 Tổ chức công tác kế toán
             a. Tổ chức bộ máy kế toán

          * Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán

           Lãnh đạo phòng gồm có:

          ●Trưởng phòng: giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác
tài chính kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh


                                             21



 http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




tế - tài chính của nhà nước trong việc kiểm tra chấp hành chế độ quản lý và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn tại đơn vị, trực tiếp tổ chức và điều hành công tác tài chính
kế toán, phân tích hoạt động kinh tế, đề xuất các biện pháp giảm chi phí, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.

       ● Phó phòng : Thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc có liên quan
tại phòng tài chính kế toán theo sự ủy quyền, trực tiếp phụ trách công tác thu tiền
điện, sửa chữa lớn, công tác sản xuất khác, kiểm tra việc thực hiện quỹ lương, chi
lương, tham gia các hội đồng tư vấn do đơn vị thành lập.

       Các bộ phận nghiệp vụ gồm có:

       ● Kế toán quỹ tiền mặt : theo dõi, ghi chép vào sổ theo dõi tiền mặt và hạch
toán các nghiệp vụ liên quan đến việc thu chi tiền mặt, cập nhật và phản ánh kịp
thời, đầy đủ, chính xác số tiền mặt hiện có, tình hình luân chuyển vốn bằng tiền,
theo dõi số dư trên sổ quỹ tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ số dư tiền mặt thực tế, lập
bảng phân bổ và hạch toán phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm
y tế, theo dõi sử dụng các quỹ, lập báo cáo thu, chi hàng tháng theo qui định.

       ● Kế toán ngân hàng : theo dõi, ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ liên
quan đến việc thu chi ngân hàng, kiểm tra đối chiếu chứng từ nộp tiền ở ngân hàng
với sổ phụ ngân hàng, chuyển tiền về Công ty các khoản nợ phải trả về tiền điện,
tiền thuế GTGT Công ty phân bổ đầu vào và hạch toán các khoản bù trừ theo thông
báo Công ty.

       ● Kế toán vật tư: Định kỳ ký, nhận phiếu nhập xuất kho từ thủ kho (phòng
vật tư) để hạch toán kế toán vào đúng đối tượng giá thành, công trình (nhận thầu thi
công, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản), quyết toán các khoản vật tư tạm ứng, tiến
hành hạch toán, phân bổ chi phí vào giá thành, đối chiếu biến động và tồn kho với
thủ kho ký xác nhận tồn kho trên thẻ kho, mở sổ theo dõi thẻ kho, lập báo cáo định
kỳ.

       ● Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ: theo dõi quản lý và hạch
toán tình hình biến động của tài sản cố định (TSCĐ), công cụ dụng cụ (CCDC) và


                                          22



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




tình hình điều động TSCĐ để phản ánh vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết, phân bổ
CCDC, trích khấu khao TSCĐ, thường xuyên đối chiếu sổ, thẻ, sổ chi tiết v à sổ tổng
hợp, tham gia công tác kiểm kê, thanh lý tài sản, báo cáo tình hình mua sắm, công
nợ phải trả người bán, người nhận thầu.

       ● Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình nhận vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ các nguồn (địa phương, Công ty, vay tín dụng) để đầu tư cho các công trình
xây dựng cơ bản, theo dõi thực hiện vốn, dự toán chi phí, khối lượng và các thủ tục
pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản, lập quyết toán vốn đầu tư, báo cáo tài chính theo
qui định.

       ● Kế toán thuế: lập tờ khai thuế: thuế GTGT, thuế thu nhập Doanh nghiệp
(sản xuất khác) và tổng hợp thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế và báo cáo thuế
các loại gởi Cục thuế địa phương và Công ty, theo dõi việc in ấn cấp phát các loại
hóa đơn và quyết toán hóa đơn với cơ quan thuế theo qui định.

       ● Kế toán tổng hợp: Theo dõi, quản lý và hạch toán chi phí sản xuất kinh
doanh điện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất kinh doanh điện và
các định mức chi phí của đơn vị, phân bổ chi phí nhân công, khấu hao sản xuất kinh
doanh khác và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khác toàn đơn vị, trích lập,
hoàn nhập các khoản dự phòng, lập báo cáo tài chính quí, năm và các báo cáo khác
theo yêu cầu quản lý của Công ty và các cơ quan nhà nước theo qui định, phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

       ● Thủ quỹ: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng, có trách nhiệm bảo
quản, thu chi tiền mặt khi đã kiểm tra đủ các chúng từ hợp lệ theo qui định, ghi chép
sổ quỹ, đối chiếu số dư quỹ và báo cáo quỹ hằng ngày, liên hệ với ngân hàng trong
việc rút và nộp tiền mặt.

       ● Nhân viên kế toán tại các Chi nhánh điện: theo dõi hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện, viễn thông và
sản xuất khác tại Chi nhánh điện; lập phiếu nhập xuất chuyển các khoản thu tiền
điện, viễn thông, sản xuất khác về Điện lực, quản lý và quyết toán việc sử dụng các
loại hóa đơn GTGT với phòng tài chính kế toán, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán để

                                          23



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




hạch toán chi phí, quản lý vật tư, TSCĐ, CCDC tại các Chi nhánh, báo cáo các biến
động về tài sản, CCDC,... kịp thời về Điện lực để điều chỉnh, lập phiếu theo dõi tài
sản, vật tư, công cụ theo qui định của Điện lực và Công ty cuối tháng khóa sổ kế
toán truyền dữ liệu về Điện lực.


                                     TRƯỞNG
                                      PHÒNG




                                       PHÓ
                                      PHÒNG




                                      KẾ TOÁN
                                     TỔNG HỢP




                                       KẾ            KẾ        KẾ
    KẾ          KẾ          KẾ        TOÁN          TOÁN      TOÁN        THỦ
   TOÁN        TOÁN        TOÁN       NGÂN         TSCĐ &     THUẾ        QUỸ
   XDCB       VẬT TƯ      QUỸ TM      HÀNG          CCDC




                     Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài chính kế toán



      b. Chính sách kế toán

      - Niên độ kế toán được áp dụng từ ngày 01/01 năm báo cáo đến 31/12 năm
báo cáo.

      - Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép tính là VNĐ.

* Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc.

                                        24



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

* Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo nguyên giá.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : sử dụng phương pháp
đường thẳng.

      c. Hệ thống tài khoản

      Quá trình sản xuất điện, trãi qua các giai đoạn: sản xuất, truyền tải và phân
phối điện. Năng lượng điện được sản xuất từ nhiều nhà máy phát điện và được
truyền tải phân phối trên khắp lưới điện quốc gia. Do đó việc tập hợp toàn bộ chi phí
sản xuất để tính giá thành sản phẩm điện đòi hỏi sự tổng hợp rất cao và nhiệm vụ
của PC2 đảm nhiệm. Giá thành phân phối điện của mỗi điện lực chỉ là một phần chi
phí giá thành chiếm trong tổng giá thành sản phẩm điện.

Tài khoản (TK) sử dụng:

- TK 154 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

- TK 627 “chi phí sản xuất chung”

- TK 641 “ chi phí bán hàng”

- TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”

- TK 136 “ Phải thu nội bộ”

 Toàn bộ khâu phân phối điện thuộc loại chi phí trực tiếp và không sử dụng tài
khoản 621 “nguyên vật liệu trực tiếp” và tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực
tiếp”. Do đặc thù của sản phẩm điện không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, nên chi
phí phát sinh cũng chính là giá thành sản phẩm.

* Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” tập hợp tất cả các chi phí
sản xuất kinh doanh và tính giá thành. Tài khoản 154 mở chi tiết theo đối tượng
hạch toán. Chi tiết tài khoản 154 gồm:


                                          25



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




- TK 1541 : chi phí sản xuất điện

- TK 1542 : chi phí kinh doanh viễn thông và công nghệ thông tin

- TK 1543 : chi phí sản xuất sản phẩm khác

- TK 1544 : chi phí về dịch vụ

Chi tiết 1541 gồm:

     TK15411 : chi phí sản xuất điện – phát điện diesel

      TK15413 : chi phí sản xuất điện – phân phối điện

- TK 1361     : phải thu nội bộ - vốn kinh doanh các đơn vị trực thuộc

- TK 1362     : phải thu nội bộ - vãng lai đơn vị và Tổng công ty

- TK 1363     : phải thu nội bộ - vãng lai nội bộ Công ty

- TK 1364     : phải thu nội bộ - vãng lai nội bộ đơn vị cơ sở

   Hàng tháng số dư nợ của TK 1541 được kết chuỵển sang TK 1363 (đối các điện
lực và các đơn vị phụ trợ) và (đối với Công ty và các đơn vị sản xuất) thì TK1541
kết chuyển sang TK 632 “ giá vốn hàng bán” trước khi chuyển sang TK911 “ xác
định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

* TK 627 “chi phí sản xuất chung” tập hợp các chi phí chung liên quan sản xuất điện
và cuối tháng tài khoản này được kết chuyển vào TK 1541

* TK 641 “ chi phí bán hàng “ phản ánh các chi phí tiêu thụ điện

* TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” phản ánh các chi phí quản lý chung của
Doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, chi phí
chung khác liên quan đến các hoạt động khác của Doanh nghiệp.

      Việc hạch toán kế toán được thực hiện trên máy tính bằng chương trình phần
mềm Fmis, hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất trong ngành điện và
phù hợp với hệ thống kế toán hiện hành.




                                          26



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




      d. Hình thức kế toán

      - Hình thức kế toán mà Doanh nghiệp áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.




                               Chứng từ kế toán


        Sổ quỹ                                                        Sổ, thẻ kế
                                    Bảng tổng hợp                      toán chi
                                   chứng từ kế toán                      tiết
                                      cùng loại


Sổ đăng ký chứng
    từ ghi sổ                   CHỨNG TỪ GHI SỔ


                                                                      Bảng tổng
                                       Sổ Cái                          hợp chi
                                                                         tiết

                                Bảng cân đối số
                                   phát sinh
                                 số phát sinh


                              BÁO CÁO TÀI CHÍNH



        Hình 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ



     Ghi chú:
     Ghi hàng ngày
     Ghi cuối tháng
     Đối chiếu, kiểm tra

    Hằng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các phần hành tiến hành
lập chứng từ kế toán trên chương trình Fmis. Tất cả các chứng từ đều phải có sự ký
duyệt của lãnh đạo phòng và lãnh đạo Doanh nghiệp. Mẫu chứng từ kế toán trên

                                        27



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




chương trình Fmis có đầy đủ nội dung, kết cấu của mẫu biểu do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định. Cuối tháng các sổ chi tiết và tổng hợp đều được in ra từ
máy và ký duyệt để đưa vào lưu trữ. Các báo cáo liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng được thực hiện đúng quy định.

       3.1.5 Báo cáo tài chính

       ĐLTV áp dụng báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính năm gồm có:

       - Bảng cân đối kế toán

       - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

       - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

       - Thuyết minh báo cáo tài chính

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐLTV GIAI ĐOẠN 2006-
2008
 3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động của ĐLTV giai đoạn 2006-2008
   ĐLTV là đơn vị trực thuộc PC2 nên doanh thu bán điện được tập hợp về Công ty
để xác định kết quả kinh doanh, đơn vị chỉ tính toán lợi nhuận để xác định mức độ
hoàn thành kế hoạch do Công ty giao. Do đó, trong bảng kết quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 (bảng 1, trang 29) chỉ có kết quả
SXKD của hoạt động viễn thông và hoạt động SXKD khác không bao gồm kết quả
hoạt động SXKD điện.
 * So sánh 2007 so 2006:
  Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong ba năm 2006, 2007,
2008 (bảng 1, trang 29) ta thấy doanh thu của đ ơn vị tăng rất nhanh trong năm 2007,
với số tiền tăng 13.439.369.149 đồng so với năm 2006, tương ứng tỷ lệ tăng là
162,86 %.
   Đó là do doanh thu từ hoạt động viễn thông của đơn vị tăng khá cao so với năm
2006. Nguyên nhân là do đến tháng 6 năm 2006 đơn vị mới bắt đầu triển khai công
tác kinh doanh viễn thông nên phát triển thuê bao, doanh thu còn hạn chế và



                                         28



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




             Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008
                                                                                                                   ĐVT: Đồng

     Chỉ tiêu                           Năm                            Chênh lệch 2007 so 2006      Chênh lệch 2008 so 2007
                        2006           2007               2008              Số tiền      Tỷ lệ %        Số tiền        Tỷ lệ %
1. Tổng doanh thu   8.251.915.642 21.691.284.791 17.391.616.027 13.439.369.149            162,86     -4.299.668.764      -19,82
2. Tổng chi phí     6.780.479.522 19.872.497.839 16.951.900.824 13.092.018.317            193,08     -2.920.597.025      -14,70
hoạt động
3. Tổng lợi nhuận   1.471.736.120   1.818.786.952      439.715.203         347.050.832      23,58    -1.379.071.749       75,82
trước thuế
                                          (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV)




                                                              29
    http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




không hiệu quả. Đến năm 2007, công tác phát triển thu ê bao có một số thuận lợi hơn
do khách hàng đã biết đến dịch vụ viễn thông ngành điện và EVNTelecom ban hành
nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng.Vì vậy doanh thu hoạt động viễn thông năm
2007 tăng cao so với năm 2006.
Do đó, nếu so sánh với năm 2006 thì chưa đánh giá được kết quả hoạt động của đơn
vị trong lĩnh vực này. Nếu so với kế hoạch đề ra thì doanh thu hoạt động viễn thông
năm 2007 chưa đạt kế hoạch Công ty giao. Tuy nhiên, đơn vị vẫn đảm bảo kế hoạch
lợi nhuận Công ty giao (2% doanh thu hoa hồng) sau khi đã trích chi phí nhân công
theo đơn giá 240 đồng/1.000 đồng doanh thu hoa hồng. Kết quả đó cho thấy đơn vị
cũng đã có nỗ lực trong việc hoạt động kinh doanh lĩnh vực mới này.
 Doanh thu của hoạt động SXKD khác năm 2007 cũng tăng so với năm 2006. Đó l à
do năm 2007 hoạt động nhượng bán vật tư chiếm tỷ trọng đáng kể (doanh thu
nhượng bán vật tư chiếm tỷ trọng trên 70%) nhưng lợi nhuận không đáng kể (do bán
đúng giá quy định của EVNTelecom ).
 Cùng với tốc độ tăng của doanh thu th ì tổng chi phí năm 2007 cũng tăng với tốc độ
khá cao so với năm 2006, với mức tăng là 13.092.018.317, với tỷ lệ tăng 193,08%.
Nguyên nhân là do trong năm 2007 chi phí giá v ốn hàng bán khá cao, chiếm 78,81%
trong tổng chi phí. Như đã nói ở trên, trong năm 2007 hoạt động kinh doanh viễn
thông mới được phát triển và mở rộng. Vì vậy khoản chi phí cho hoạt động này khá
cao nên tổng chi phí hoạt động của đơn vị trong năm này tăng cao và tốc độ tăng của
chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là hợp lý.
   Ta thấy, mặc dù doanh thu năm 2007 tăng rất cao so với năm 2006 nhưng chi phí
cũng tăng theo nên lợi nhuận năm 2007 chỉ tăng 23,58% so với năm 2006 với mức
tăng là 347.050.832 đồng.
* So sánh 2008/2007:
   Đến năm 2008 thì tổng doanh thu của đơn vị giảm 4.299.668.764 đồng so với
năm 2007 tương ứng tỷ lệ giảm là 19,82%.
 Nguyên nhân là do trong năm 2008 các kho ản doanh thu từ hoạt động SXKD khác
đều giảm mạnh (trừ doanh thu từ dịch vụ (giám sát và cho thuê tài sản)) nên tổng
doanh thu từ hoạt động này giảm so với năm 2007.

                                         30



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




  Tổng chi phí hoạt động năm 2008 giảm 2.920.597.025 đồng so với năm 2007 với
tỷ lệ giảm là 14,70%. Do trong năm 2008 chi phí giá vốn hàng bán giảm so với năm
2007, khoản chi phí này chỉ chiếm 63,13% trong tổng chi phí. Nguyên nhân chủ yếu
là vì trong năm 2008 chi phí của hoạt động SXKD khác giảm so với năm 2007. Cho
thấy đơn vị cố gắng trong việc giảm dần chi phí hoạt động của năm sau so với năm
trước.
  Như vậy, mặc dù tổng chi phí cho hoạt động SXKD khác có giảm nhưng doanh
thu từ hoạt động này cũng giảm mạnh nên tổng lợi nhuận của đơn vị năm 2008 giảm
1.379.071.749 đồng với tỷ lệ giảm 75,82%.
  Từ phân tích trên ta có nhận xét tổng quát là: tổng doanh thu của đơn vị năm 2008
giảm mạnh so với năm 2007 chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động SXKD giảm
mạnh. Chi phí của đơn vị trong năm 2008 giảm so với năm trước cho thấy đơn vị
cũng đã có cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí trong kinh doanh.Tuy nhiên, mức
giảm chưa lớn nên tổng lợi nhuận của đơn vị vẫn giảm mạnh trong năm 2008 (hình
4).



                  Đồng
         25000000000
         20000000000
         15000000000
                                                          Tổng doanh thu
         10000000000
                                                          Tổng chi phí hoạt động
          5000000000                                      Tổng lợi nhuận trước thuế
                   0
                         2006    2007        2008   Năm




             Hình 4: Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của đơn vị
                          trong ba năm 2006, 2007,2008



                                        31



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




3.2.2 Tình hình hoạt động SXKD điện trong giai đoạn 2006-2008
    Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động SXKD điện (bảng 2, trang 33) ta thấy :
    * Chỉ tiêu sản lượng và doanh thu: sản lượng điện thương phẩm và doanh thu
bán điện đều tăng trong ba năm, mức tăng năm sau luôn cao hơn năm trước. Sản
lượng điện thương phẩm năm 2007 tăng lên so với năm 2006, năm 2008 sản lương
điện tiếp tục tăng lên với tốc độ tăng cao hơn năm trước. Qua đó cho thấy quy mô
phát triển lưới điện và nhu cầu phụ tải tăng cao, kéo theo tổng doanh thu tăng.
Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 16,39% trong khi đó năm 2008 doanh
thu 15,72% so với năm 2007. Liên hệ với chỉ tiêu sản lượng năm 2008 so với năm
2007 cho thấy doanh thu tăng là hợp lý. Giá bán điện bình quân năm 2008 tăng so
với năm 2007 và cao hơn kế hoạch công ty giao (kế hoạch Công ty giao là 714
đ/Kwh), đạt được kết quả đó là do sự cố gắng nổ lực của đơn vị và các Chi nhánh
điện trong các mặt công tác:
        - Các Chi nhánh điện thực hiện tốt công tác kiểm tra và áp giá điện khách
  hàng đảm bảo đúng giá, đúng mục đích sử dụng theo quy định đặc biệt các Chi
  nhánh điện thường xuyên tăng cường kiểm tra đối với các tổ chức điện nông thôn
  mua đi, bán lại.
         - Đơn vị đã thực hiện tốt công tác điều hòa phụ tải, cấp điện an toàn liên tục
  cho các công ty, xí nghiệp tại các khu công nghiệp Long Đức, các khách h àng sản
  xuất kinh doanh, dịch vụ, giảm sản lượng bán điện ở các khu vực bán tổng nhờ
  vậy giá bán điện bình quân được nâng cao.
   * Chỉ tiêu tỷ lệ điện tổn thất: nhờ sự cố gắng nỗ lực của các Chi nhánh điện trực
thuộc trong việc triển khai công tác tổn thất điện năng nên tỷ lệ điện tổn thất của đơn
vị giảm dần trong ba năm với tỷ lệ giảm năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ điện tổn
thất năm 2007 giảm 0,13% so với năm 2006, đến năm 2008 tỷ lệ này giảm 1,9% so
với năm 2007. Đó là do trong năm 2008 đơn vị và các Chi nhánh điện đã có nhiều
cố gắng thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp khâu kỹ thuật và kinh doanh như: cải
thiện chất lượng điện áp, xử lý điều phối các máy biến áp non tải; xử lý mối nối phi
kỹ thuật, lêch pha; sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính tổn thất điện, tính toán



                                          32



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



                       Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN CỦA ĐƠN VỊ
                                               TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008
                                                                                                                              ĐVT: Đồng

  Chỉ tiêu       ĐVT                            Năm                                 Chênh lệch 2007 so 2006      Chênh lệch 2008 so 2007
                              2006              2007                  2008             Số tiền         Tỷ lệ %      Số tiền          Tỷ lệ %
 Sản lượng       Kwh         216.603.816       237.040.815         270.675.662          20.436.999        9,44      33.634.847          14,19
điện thương
   phẩm
 Doanh thu       Đồng     143.651.274.164   167.198.807.230    193.484.560.841      23.547.533.066       16,39   26.285.753.611         15,72
 bán điện
Giá bán điện     Đồng             663,20             705,36              714,82                42,16      6,36                9,46       1,34
 bình quân
 Tỷ lệ điện       %                  6,84              6,71                  6,52              -0,13                      -0,19
  tổn thất
 Tổng giá        Đồng      60.105.816.973    64.397.534.247     62.240.387.207       4.291.717.274        7,14   -2.157.147.040          -3,35
thành phân
 phối điện
 Giá thành     Đồng/Kwh           277,49             271,67              229,94                -5,82     -2,10           -41,73        -15,36
 phân phối
  đơn vị
 Lợi nhuận       Đồng       1.452.000.000     5.725.000.000    -63.315.000.000       4.273.000.000      294,28 -69.040.000.000       -1.205,94
                                                 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV)


                                                                 33
      http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




phân bổ lại vị trí điểm dừng tối ưu, tính toán lắp đặt, bố trí lại tù bù trên lưới điện,
tăng cường kiểm tra chống câu điện bất hợp pháp…
         * Chỉ tiêu lợi nhuận: ta thấy lợi nhuận năm 2007 (sau khi loại trừ chi phí lắp
  điện kế theo Luật Điện lực) tăng cao so với lợi nhuận năm 2006, đến năm 2008
  lợi nhuận của hoạt động SXKD điện giảm xuống với mức khá cao. Nhưng vì
  ĐLTV là đơn vị trực thuộc nên phần lớn lợi nhuận của Công ty phụ thuộc nhiều
  vào chi phí điện nhận nội bộ từ Công ty nếu Công ty giao chi phí điện nhận nội
  bộ cao thì lợi nhuận của đơn vị thấp. Vì vậy nếu so sánh lợi nhuận qua các năm
  để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD điện của đơn vị thì chưa hợp lý. Để đánh
  giá được chính xác phải xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận do Công
  ty giao. Trong năm 2006 do không hoàn thành định mức chi phí do Công ty giao,
  nên đơn vị không hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận do Công ty giao. Đến năm
  2007 và năm 2008 nhờ sản lượng điện thương phẩm và giá bán điện bình quân
  tăng lên, đồng thời đơn vị cũng tiết kiệm được định mức chi phí Công ty giao. Có
  thể nói đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận do Công ty giao trong hai năm
  qua.
         * Chỉ tiêu tổng giá thành phân phối điện và giá thành phân phối đơn vị:
  trong năm 2007 tổng giá thành phân phối của đơn vị tăng 4.291.717.274 đồng, tỷ
  lệ tăng 7,14% so với năm 2006. Đó là do sản lượng điện thương phẩm trong năm
  2007 tăng nhưng tốc độ tăng của tổng giá thành thấp hơn tốc độ tăng của doanh
  thu cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh điện của đơn vị vẫn được xem là hiệu
  quả; đến năm 2008 sản lượng điện thương phẩm tiếp tục tăng nhưng tổng giá
  thành giảm xuống 2.157.147.040 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 3,35% so với năm
  2007. Giá thành phân phối đơn vị giảm dần trong ba năm với tỷ lệ giảm tăng cao
  dần. Cụ thể giá thành đơn vị năm 2007 so với năm 2006 giảm 2,10%, với mức
  giảm là 5,82 đồng/Kwh, năm 2008 mức giảm này cao hơn năm 2007 là 41,73
  đồng/Kwh tương ứng tỷ lệ giảm là 15,36%. Từ hai chỉ tiêu: tổng giá thành phân
  phối điện và giá thành phân phối đơn vị cho thấy đơn vị đã có cố gắng trong việc
  giảm chi phí trong quá trình phân phối điện.



                                          34



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




   Nhìn chung, tình hình hoạt động SXKD điện của đơn vị trong ba năm 2006,
 2007, 2008 khá tốt. Doanh thu bán điện và sản lượng điện thương phẩm tăng dần
 trong ba năm, mặc dù năm 2007 tổng giá thành phân phối điện tăng lên nhưng tốc
 độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, đến năm 2008 thì chỉ tiêu này đã
 giảm xuống, còn giá thành phân phối đơn vị giảm dần từ năm 2006 đến 2008
 (hình 5). Để biết được nguyên nhân tăng giảm của tổng giá thành phân phối điện
 và giá thành phân phối đơn vị, ta sẽ đi vào phân tích tình hình thực hiện và quản
 lý giá thành phân phối điện của đơn vị trong ba năm.


                                        G iá th à n h p h â n p h ố i đ ơ n v ị
                    3 0 0 .0 0
            Đ ồng




                    2 0 0 .0 0
                                                                                   G iá th à n h p h â n
                    1 0 0 .0 0                                                     p hố i đ ơ n vị
                       0 .0 0
                                 2006          2007          2008
                                                                            N ăm


                     Hình 5: Giá thành phân phối đơn vị của đơn vị
                                 trong ba năm 2006, 2007, 2008




                                                   35



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                                    CHƯƠNG 4
          PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ
                GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐLTV
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH
PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐLTV GIAI ĐOẠN 2006-2008
    4.1.1 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành
phân phối điện năm 2006
    Đầu tiên đề tài sẽ đi phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện giá thành
năm 2006 tại ĐLTV so với kế hoạch năm 2006. Mục đích là so sánh giá thành thực
tế năm 2006 với kế hoạch nhằm đánh giá khái quát về tình hình thực hiện chỉ tiêu
giá thành, từ đó chọn ra những chỉ tiêu nào có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến
động giá thành để làm đối tượng phân tích.
  Qua bảng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2006 (bảng
3, phụ lục 2) ta thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2006 so với kế hoạch, xét về số
tiền tăng 7.676.569.641 đồng, xét về tỷ lệ phần trăm tăng 13,00%, trong đó các nhân
tố làm tăng giảm giá thành cụ thể như sau:
    - Tiền lương và BHXH:             -148.046.843 đồng
    - Chi phí dịch vụ mua ngoài khác:    -24.907.969 đồng
 Tổng cộng các nhân tố làm giảm giá thành so với kế hoạch là 172.954.812 đồng.
  Các nhân tố làm tăng giá thành:
    - Vật liệu: 7.474.122.121 đồng
    - Chí phí bằng tiền: 375.402.332 đồng
 Tổng các nhân tố làm tăng giá thành so kế hoạch: 7.849.524.453 đồng.
 Qua phân tích ta thấy, mặc dù chi phí tiền lương và BHXH, và chi phí dịch vụ mua
ngoài đều giảm so với kế hoạch nhưng do các chi phí vật liệu và chi phí bằng tiền
tăng mạnh nên tác động làm cho giá thành thực hiện năm 2006 so với kế hoạch tăng
lên 7.536.570.631 đồng. Ta lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến việc
tăng giảm giá thành.
    * Tiền lương và BHXH


                                        36



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




         Tổng chi phí lương giảm so với kế hoạch 148.046.843 đồng, tỷ lệ giảm
0,97%. Đó là do tiền lương giảm 136.436.129 đồng, BHXH giảm 11.610.719 đồng
so với kế hoạch. Để hiểu rõ nguyên nhân tăng giảm này, ta sẽ đi sâu phân tích từng
khoản mục trong chi phí tiền lương và BHXH.
            Bảng 4: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH NĂM 2006
                                                                               ĐVT: Đồng

            Nội dung                     Kế hoạch             Thực hiện        Chênh lệch

                                            (KH)                  (TH)          TH so KH

 1. Tiền lương theo đơn giá            12.469.619.100       12.333.187.330 -136.436.081

 2. Tiền lương bổ sung chung              650.803.276          650.803.276                 0

 3. Thưởng vận hành an toàn               991.300.000          991.300.000                 0

 4. Khoản BHXH                          1.116.548.315        1.104.937.601     -11.610.762

 Tổng cộng                             15.228.275.050       15.080.228.207 -148.046.843

                          (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV)


  Từ bảng tổng hợp tiền lương và BHXH năm 2006 ta thấy, nguyên nhân dẫn đến
tổng quỹ lương năm 2006 giảm là do tiền lương theo đơn giá và BHXH giảm. Tiền
lương theo đơn giá được tính theo sản lượng điện thương phẩm (hình thức trả lương
năm 2006: trả lương thời gian kết hợp với lương sản phẩm và hoàn thành một số chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật).
    Quỹ lương năm 2006 giao cho đơn vị:
        - 60% quỹ lương tính theo đơn giá tiền lương với sản lượng điện thương
phẩm.
        - 40% gắn với hiệu quả thực hiện 11 chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
  Lương bổ sung chung thưởng vận hành an toàn không dựa trên đơn giá tiền
lương.


                                              37



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




  Từ cách tính lương của đơn vị cho ta thấy nguyên nhân làm cho tiền lương theo
đơn giá năm 2006 giảm 136.436.081 đồng là do sản lượng điện thương phẩm giảm
2.396.184 Kwh so kế hoạch. Như vậy, tổng chi phí tiền lương và BHXH năm 2006
giảm so với kế hoạch chủ yếu là do sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm
2006 giảm so với kế hoạch. Vì vậy, nhân tố làm giảm giá thành này không đáng
khuyến khích vì mức giảm đó không phải là do đơn vị thực hiện tốt tình hình tiết
kiệm chi phí sản xuất.
    * Các chi phí sửa chữa lớn, khấu hao TSCĐ: đã được điều chỉnh kế hoạch theo
thực tế nên các chỉ tiêu này được xem là đơn vị đã hoàn thành kế hoạch.
    * Các khoản chi phí: vật liệu, chi phí bằng tiền khác đều tăng so với kế hoạch
điều chỉnh, riêng chi phí dịch vụ mua ngoài giảm so với kế hoạch. Đây là những
khoản chi phí được PC2 giao định mức hàng năm. Vì vậy, tình hình thực hiện các
khoản chi phí này có đạt so với kế hoạch hay không phần lớn còn phụ thuộc vào
định mức Công ty giao có phù hợp hay không. Ta sẽ xem xét tình hình thực hiện
định mức chi phí của đơn vị trong năm 2006.
  Qua bảng phân tích chỉ tiêu theo định mức (bảng 5, trang 39) ta thấy, tình hình
thực hiện định mức năm 2006 tăng 7.824.296.789 đồng, tỷ lệ tăng 83,54%. Đây là
khoản tăng khá lớn so với định mức Công ty giao. Nguyên nhân là do trong năm
2006 giá thành của sản phẩm điện phải gánh chịu khoản chi phí mà Công ty giao đó
là vật tư lắp đặt điện kế, chi phí khác thuê ngoài lắp điện kế, phân bổ nhân công thuê
ngoài không thu tiền khách hàng theo Luật Điện lực với số tiền 6.627.727.994 đồng.
Trong đó vật tư lắp điện kế là 5.682.133.837 đồng, chi phí bằng tiền khác
945.594.157 đồng (chi phí thuê ngoài lắp điện kế: 121.959.675 đồng, chi phí phân
bổ nhân công lắp điện kế: 823.634.482 đồng).




                                         38



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                   Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2006
                                                                                                            ĐVT: Đồng

                                                                                          Chênh lệch
                                                Kế hoạch            Thực hiện
              Khoản mục chi phí                                                            KH so TH
                                                   (KH)                (TH)
                                                                                       Số tiền       Tỷ lệ %

       1.Vật liệu cho phân phối điện          5.729.170.933       13.202.973.359     7.473.802.426     130,45

       2.Chi phí dịch vụ mua ngoài khác         976.883.210          951.975.241       -24.907.969      -2,50

       3.Chi phí bằng tiền khác               2.659.894.860        3.035.297.192      375.402.332       14,11

       Tổng cộng                              9.365.949.003       17.190.245.792     7.824.296.789      83,54
                                       (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV)




                                                           39
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




  PC2 đã điều chỉnh giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế và khi phân tích loại
trừ yếu tố khách quan giúp cho việc phân tích, đánh giá chính xác hơn, thực chất
hơn, có cơ sở kết luận đúng đắn hơn (bảng phân tích chỉ tiêu theo định mức năm
2006 (sau khi đã loại trừ yếu tố khách quan), bảng 6, trang 42)
 Kết quả thực hiện định mức chi phí năm 2006 (sau khi đã loại trừ yếu tố khách
quan) cho thấy chi phí vật liệu dùng cho phân phối điện tăng lên 8,272 đồng/Kwh.
Đối với hai khoản mục còn lại là chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí bằng tiền
khác giảm tương ứng là 0,115 đồng/Kwh và 2,633 đồng/Kwh. Vì hai khoản mục này
chiếm tỷ trọng không đáng kể nên dù có phấn đấu hạ cũng không làm giảm nhiều
tổng giá thành đơn vị. Do đó, tổng giá thành đơn vị vẫn tăng với mức tăng 5,524
đồng/Kwh, tỷ lệ tăng 12,78%. Như vậy, tình hình quản lý giá thành chưa được tốt
đơn vị cần xem xét các yếu tố tác động đến giá thành.
 Khi giá thành đơn vị thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tổng giá thành ta xem xét tổng giá
thành theo sản lượng thực tế.
  Do đơn vị không hoàn thành định mức chi phí Công ty giao, tăng 5,524
đồng/Kwh làm cho tổng chi phí tăng 1.196.568.795 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là
12,78%, trong đó chi phí vật liệu tăng cao với mức tăng là 1.791.988.284 đồng, tỷ lệ
tăng 31,27%. Nhưng nhờ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác giảm
với mức tương ứng là 24.907.969 đồng và 570.191.490 đồng, tỷ lệ giảm 2,55% và
21,44% đã góp phần làm giảm giá thành. Tuy nhiên, do tỷ trọng vật liệu chiếm cao
71,20% nên ảnh hưởng mạnh đến tổng giá thành tăng cao, đơn vị không hoàn thành
lợi nhuận Công ty giao.
 Để thấy rõ chi phí vật liệu tăng do yếu tố nào cần phải phân tích rõ hơn, nhưng do
việc giao kế hoạch chi phí chỉ được thực hiện từ năm 2005 nên chỉ có thể phân tích
tình hình thực hiện chi phí vật liệu năm 2006 so với năm 2005. Ta thấy trong năm
2006 chi phí vật liệu tăng cao là do các nguyên nhân:
    - Chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh nhiều: trong năm toàn đơn vị chi phí
sửa chữa thường xuyên phát sinh tổng cộng là 1.466.000.000 đồng, tập chung ở một
số công tác chính như: cấy thêm, nâng công suất và di dời, hoán chuyển tụ bù trung
và hạ thế; thay toàn bộ chì trung thế không phù hợp…

                                         40



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                                Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2006
                                           (ĐÃ LOẠI TRỪ YẾU TỐ KHÁCH QUAN)
                                                                                                                                  ĐVT: Đồng

                                                Kế hoạch                        Thực hiện                        Chênh lệch
     Khoản mục chi phí
                                                 (KH)                             (TH)                           TH so KH

                                     Định mức        Số tiền         Định mức            Số tiền       Định mức         Số tiền
                                     (đ/kWh)                          (đ/kWh)                          (đ/kWh)

1.Vật liệu cho phân phối điện          26,450     5.729.170.933          34,722      7.520.839.522         8,272      1.791.668.589

2.Chi phí dịch vụ mua ngoài khác        4,510       976.883.210           4,395          951.975.241      -0,115        -24.907.969

3.Chi phí bằng tiền khác               12,280     2.659.894.860           9,647      2.089.703.035        -2,633       -570.191.825

Tổng cộng                              43,240     9.365.949.003          48,764     10.562.517.798         5,524      1.196.568.795
                                                (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV)




                                                                    41
         http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




  - Chi phí điện kế và công cụ dụng cụ (CCDC), đồ dùng văn phòng phân bổ vào
  giá thành nhiều. Chi phí phân bổ điện kế và CCDC vào giá thành trong năm 2006
  là 3.733.000.000 đồng, trong đó chi phí phân bổ điện kế và CCDC trước năm
  2006 là 2.900.000.000 đồng, chi phí phân bổ điện kế và CCDC năm 2006 là
  833.000.000 đồng.
    Mặc dù đã loại trừ yếu tố khách quan nhưng đơn vị vẫn thực hiện vượt định
  mức công ty giao. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí vật liệu năm 2006 tăng cao
  so với kế hoạch chủ yếu là do chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí mua sắm
  trang bị phát sinh nhiều và chi phí phân bổ điện kế, CCDC các năm trước. Qua đó
  cho thấy định mức chi phí Công ty giao chưa phù hợp. Các năm qua, đơn vị luôn
  thực hiện vượt định mức chi phí nhưng nhờ cuối năm Công ty điều chỉnh kế
  hoạch điện thương phẩm và xem xét loại trừ chi phí phát sinh khách quan nên đều
  đạt kế hoạch lợi nhuận.
   4.1.2 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành
phân phối điện năm 2007
    Từ bảng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2007 (bảng
7, phụ lục 2) ta thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2007 tăng so với kế hoạch điều
chỉnh theo sản lượng thực tế với số tiền tăng là 4.791.290.784 đồng, tỷ lệ tăng là
7,34%.
 Đó là do chi phí vật liệu tăng lên 3.429.217.434 đồng, tiền lương và BHXH tăng
63.914.815 đồng, chi phí bằng tiền khác tăng 181.315.010 đồng, chi phí dịch mua
ngoài khác cũng tăng 116.843.489 đồng làm cho tổng giá thành năm 2007 tăng lên
so với kế hoạch.
 Ta nhận thấy các khoản mục tăng năm 2006 thì năm 2007 vẫn tiếp tục tăng, các chi
phí định mức như: vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều tăng so
với kế hoạch đều chỉnh. Cũng như năm 2006, khoản chi phí lắp điện kế theo luật
Điện lực nếu đơn vị không được loại trừ yếu tố này thì không hoàn thành định mức
Công ty giao. Khoản chi phí phải gánh chịu khi gắn điện kế cho khách hàng không
thu tiền với chi phí trong năm 2007 là 5.937.957.037 đồng (trong đó, vật tư lắp điện
kế là 4.819.426.681 đồng, nhân công lắp điện kế là 1.118.530.356 đồng).

                                        42



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




 Để thấy rõ các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giá thành phân phối điện năm
2007, ta sẽ phân tích lần lượt các nhân tố ảnh hưởng.
   * Các khoản chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
đều tăng so với kế hoạch.
 Chi phí vật liệu năm 2007 tăng khá cao với số tiền tăng là 3.429.217.434 đồng, tỷ
lệ tăng 41,05% so với kế hoạch. Trong đó chi phí lắp điện kế mới là 4.819.426.681
đồng, chiếm 40,9% trong tổng chi phí vật liệu, đây l à nguyên nhân chủ yếu làm tăng
chi phí SXKD điện trong kỳ thực hiện.
  Chi phí vật liệu nếu loại trừ chi phí lắp đặt điện kế (bảng 8, trang 44), thực hiện
năm 2007 giảm 8,64% so kế hoạch, tương đương giảm 963.669.353 đồng. Đây là nỗ
lực của đơn vị trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí vật liệu làm cho giá thành giảm
đáng kể. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ mua ngoài lại tăng so với kế hoạch. Và chi phí
bằng tiền khác sau khi đã loại trừ chi phí nhân công lắp đặt điện kế đã giảm hơn một
nửa so với trước loại trừ nhưng vẫn tăng so với kế hoạch 62.784.654 đồng. Nhưng
do hai khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến tổng giá
thành định mức. Tuy nhiên đơn vị cần xem xét lại khắc phục cho kỳ sau.




                                         43



http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




                           Bảng 8: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2007
                                      (ĐÃ LOẠI TRỪ YẾU TỐ KHÁCH QUAN)
                                                                                                                              ĐVT: Đồng


                                          Kế hoạch                            Thực hiện                     Chênh lệch
     Khoản mục chi phí
                                           (KH)                                 (TH)                        TH so KH

                                Định mức        Số tiền         Định mức               Số tiền       Định mức       Số tiền

                                (đ/kWh)                             (đ/kWh)                          (đ/kWh)

1.Vật liệu cho phân phối điện     35,241      8.353.438.341            30,417      7.210.140.845        -4,824   -1.143.297.496

2.CP dịch vụ mua ngoài khác        2,633        624.107.462             3,126          740.950.951      0,493      116.843.489

3.Chi phí bằng tiền khác           9,194      2.179.375.257             9,459      2.242.159.911        0,265       62.784.654

Tổng cộng                         47,068     11.156.921.060            43,002     10.193.251.707        -4,066    -963.669.353

                                           (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV)




                                                               44
     http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net




    * Tiền lương và BHXH
    Trong năm 2007, việc thực hiện quỹ lương sẽ căn cứ vào đơn giá tiền lương
được giao và tình hình thực hiện 2 chỉ tiêu là việc hoàn thành lợi nhuận và năng suất
lao động.
            Bảng 9: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH NĂM 2007
                                                                              ĐVT: Đồng

             Nội dung                      Kế hoạch            Thực hiện        Chênh lệch

                                                                                 TH so KH

 1. Tiền lương theo đơn giá             15.598.223.730       15.600.909.981        2.686.251

 2. Tiền lương bổ sung chung               746.430.881          746.430.881                  0

 3. Thưởng vận hành an toàn              1.555.024.000        1.555.024.000                  0

 4. Thưởng hoàn thành nhiệm vụ                          0        61.000.000       61.000.000

 5. Khoản BHXH                           1.390.930.107        1.391.158.707         228.600

 Tổng cộng                              19.290.608.718       19.354.523.569       63.914.851

                        (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV)


  Tổng quỹ lương so với kế hoạch tăng 63.914.851 đồng, tỷ lệ tăng 0,33% do sản
lượng điện thương phẩm tăng 40.815 Kwh. Đồng thời còn do trong năm có điều
chỉnh tăng tiền lương tối thiểu theo quy định mới của Nhà nước. Khoản thưởng
nhiệm vụ và thưởng vận hành an toàn sẽ được tính riêng chứ không đưa vào đơn giá.
 * Như năm 2006 các khoản sửa chữa lớn, khấu hao đã điều chỉnh theo thực tế và
xem như hoàn thành kế hoạch.
   4.1.3 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành
phân phối điện năm 2008
    Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2008 (bảng 10, phụ
lục 2) cho thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2008 giảm 3.598.574.830 đồng, tỷ lệ

                                            45



http://www.kinhtehoc.net
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bai tap qtdncn c1 c3
Bai tap qtdncn c1   c3Bai tap qtdncn c1   c3
Bai tap qtdncn c1 c3
Trung Tran
 

Mais procurados (20)

Bai tap qtdncn c1 c3
Bai tap qtdncn c1   c3Bai tap qtdncn c1   c3
Bai tap qtdncn c1 c3
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cảng Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cảng Hà Nội - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cảng Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp Cảng Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩm
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩmPhân tích mức hạ giá thành sản phẩm
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩm
 
3486 (1)
3486 (1)3486 (1)
3486 (1)
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà  - Gửi miễ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà  - Gửi miễ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng Việt Hà - Gửi miễ...
 
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Dụng cụ cơ khí - Gửi miễn ...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi HùngKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phi Hùng
 
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
ĐỀ TÀI : Tổ chức Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
 
Kt 009
Kt 009Kt 009
Kt 009
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
 
Kt quy che (1)
Kt quy che (1)Kt quy che (1)
Kt quy che (1)
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súcĐề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
 
Lv (12)
Lv (12)Lv (12)
Lv (12)
 
Đề tài: Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp
Đề tài: Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắpĐề tài: Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp
Đề tài: Hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn ThôngKinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp và Vật tư
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp và Vật tưĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp và Vật tư
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp và Vật tư
 
Đề tài: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Đề tài: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...Đề tài: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Đề tài: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 

Destaque

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Nguyễn Công Huy
 
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (67)
Luan van tot nghiep ke toan (67)Luan van tot nghiep ke toan (67)
Luan van tot nghiep ke toan (67)
Nguyễn Công Huy
 
Nguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvNguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lv
quynhlehvtc
 
Bảng phân tích tốt nghiêp
Bảng phân tích tốt nghiêpBảng phân tích tốt nghiêp
Bảng phân tích tốt nghiêp
Ke Nhung
 
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệpNguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
quynhlehvtc
 
luận văn tài chính doanh nghiệp
luận văn tài chính doanh nghiệpluận văn tài chính doanh nghiệp
luận văn tài chính doanh nghiệp
quynhlehvtc
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
Luanvan84
 

Destaque (20)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
 
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
 
Luan van tot nghiep ke toan (67)
Luan van tot nghiep ke toan (67)Luan van tot nghiep ke toan (67)
Luan van tot nghiep ke toan (67)
 
Nguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lvNguyễn trọng huy lv
Nguyễn trọng huy lv
 
Bảng phân tích tốt nghiêp
Bảng phân tích tốt nghiêpBảng phân tích tốt nghiêp
Bảng phân tích tốt nghiêp
 
luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2luận văn tcdn 2
luận văn tcdn 2
 
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệpNguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
Nguyễn thị ngân lv tài chính doanh nghiệp
 
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
 
luận văn tài chính doanh nghiệp
luận văn tài chính doanh nghiệpluận văn tài chính doanh nghiệp
luận văn tài chính doanh nghiệp
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái NguyênPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Toyota Thái Nguyên
 
Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm ...
Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị  kiểm ...Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị  kiểm ...
Luận văn tốt nghiệp: Công tác đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm ...
 
Quan tri san_xuat
Quan tri san_xuatQuan tri san_xuat
Quan tri san_xuat
 
Presentació Brasil ACC1Ó
Presentació Brasil ACC1ÓPresentació Brasil ACC1Ó
Presentació Brasil ACC1Ó
 
Inmaculada Concepción
Inmaculada ConcepciónInmaculada Concepción
Inmaculada Concepción
 
Modelos e linguagem oficial
Modelos e linguagem oficialModelos e linguagem oficial
Modelos e linguagem oficial
 
Planificación Estratégica de Seguridad Ciudadana
Planificación Estratégica de Seguridad CiudadanaPlanificación Estratégica de Seguridad Ciudadana
Planificación Estratégica de Seguridad Ciudadana
 
Teolg. nat. inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
Teolg.  nat.   inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)Teolg.  nat.   inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
Teolg. nat. inmutabilidad y eternidad divinas (royer y franklin)
 
Informa(1)
Informa(1)Informa(1)
Informa(1)
 
Actividades de agudeza visual
Actividades de agudeza visualActividades de agudeza visual
Actividades de agudeza visual
 

Semelhante a luan van tot nghiep ke toan (47).pdf

Hạch toán chi phí xây lắp
Hạch toán chi phí xây lắpHạch toán chi phí xây lắp
Hạch toán chi phí xây lắp
Kòi Link
 

Semelhante a luan van tot nghiep ke toan (47).pdf (20)

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
 
Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại tổng công ty...
Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại tổng công ty...Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại tổng công ty...
Vận dụng phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động tại tổng công ty...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩ...
 
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
 
Baocaothuctap mau
Baocaothuctap mauBaocaothuctap mau
Baocaothuctap mau
 
QT069.doc
QT069.docQT069.doc
QT069.doc
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng CDT - Gửi miễn phí...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng CDT - Gửi miễn phí...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng CDT - Gửi miễn phí...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng CDT - Gửi miễn phí...
 
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại  Xí Nghiệp sản...Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại  Xí Nghiệp sản...
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp sản...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp Tây Hồ
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp Tây HồĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp Tây Hồ
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp Tây Hồ
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon PaintĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nippon Paint
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khíChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
 
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị, HAY
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị, HAYĐề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị, HAY
Đề tài: Tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị, HAY
 
Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xây dựng
Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xây dựngPhương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xây dựng
Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xây dựng
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Hạch toán chi phí xây lắp
Hạch toán chi phí xây lắpHạch toán chi phí xây lắp
Hạch toán chi phí xây lắp
 
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_6567120433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671
 
20433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519
20433lto6kfibnt2014080101431865671 16031302451920433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519
20433lto6kfibnt2014080101431865671 160313024519
 

Mais de Nguyễn Công Huy

Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Mais de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 

luan van tot nghiep ke toan (47).pdf

  • 1. www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ______  ______ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC TRÀ VINH  Giáo viên hướng dẫn  Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGUYỄN THỊ KIM THOA MSSV: 4053638 Lớp : KT 0520A1 Cần Thơ - 2009 http://www.kinhtehoc.net
  • 2. www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Đặt vấn đề Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị phản ánh bên trong doanh nghiệp có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi trên thị trường. Do đó, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững, tồn tại và phát triển phải phấn đấu đổi mới tự hoàn thiện mình. Muốn vậy, không có con đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó, việc hạ thấp giá thành đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời giá thành cũng thể hiện một phần hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ thấp giá thành là biện pháp chủ yếu cơ bản để không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng nguồn tích lũy cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Và nó ngày càng có ý nghĩa quyết định khi thị trường đang thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng khối l ượng bán ra hay gia tăng giá bán là vô cùng khó khăn và rất ít khả thi. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, phải thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác quản lý giá thành để có hướng hoạt động của doanh nghiệp mình theo kế hoạch dựng sẵn cũng như có thể khắc phục nhanh chóng những tình huống, những nhân tố gây bất lợi, trong đó công tác phân tích giá thành giữ vai trò quan trọng. Phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1 http://www.kinhtehoc.net
  • 3. www.kinhtehoc.net Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế đóng góp cho xã hội theo mỗi cách khác nhau tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình, trong đó một trong nhữnh ngành quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội đó là ngành điện. Đối với ngành điện Việt Nam, mặc dù đã được chuyển đổi theo mô hình Tập đoàn, được kinh doanh đa ngành nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch nhu cầu điện không lường được tốc độ phát triển quá nhanh của nền kinh tế nên ngành điện đang đứng trước tình hình thiếu điện. Để đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, Tập đoàn đang tập trung vốn, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nguồn điện. Trước mắt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải mua điện thêm bên ngoài với giá thành cao. ĐLTV (gọi tắt là đơn vị) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Điện lực 2 (PC2-thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) một trong những đơn vị quản lý đầu cuối của quá trình sản xuất là phân phối điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với những nét đặc thù của một ngành công nghiệp đặc biệt lại trong điều kiện hạch toán phụ thuộc PC2, công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phân phối điện đặc biệt là công tác quản lý giá thành tại ĐLTV luôn được ban lãnh đạo quan tâm, chú trọng hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thấy được ý nghĩa thực tiễn của giá thành khi thực tập tại ĐLTV nên em đã chọn đề tài “phân tích giá thành phân phối điện tại Điện lực Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn. Ngày 12.2.2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg, phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường.Theo đó, từ 1.3.2009, mức giá bán lẻ điện bình quân 948,5 đồng/kWh (chưa gồm VAT) được áp dụng thống nhất toàn quốc cho các đối tượng 2 http://www.kinhtehoc.net
  • 4. www.kinhtehoc.net khách hàng tại những vùng nối lưới điện quốc gia. Mục đích của việc tăng giá bán điện là để tăng nguồn vốn đầu tư để đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện quốc gia để hạn chế tình trạng thiếu điện xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt sản xuất và an ninh quốc phòng của đất nước. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay của Điện lực các tỉnh là thực hiện tốt công quản lý giá thành phân phối điện (chi phí phân phối điện) và đề ra những biện pháp để hạ giá thành phân phối. Từ đó góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngành điện ngày càng hiệu quả hơn nâng cao nguồn vốn đầu tư của toàn ngành để đầu tư cho hệ thống lưới điện quốc gia phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Toàn thể cán bộ - công nhân viên của ĐLTV đã và đang phấn đấu để góp phần hoàn thành nhiệm vụ đó. Nội dung của đề tài nhằm phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện tại ĐLTV từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hạ giá thành phân phối điện của đơn vị. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích giá thành phân phối điện tại ĐLTV giai đoạn 2006-2008. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hạ giá thành phân phối điện tại đơn vị. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xuất phát từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài là: - Nghiên cứu sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, nhằm thấy khái quát sự biến động về giá thành phân phối điện thương phẩm tại ĐLTV. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành phân phối điện. - Tìm ra những tồn tại về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện trong ba năm 2006-2008 tại ĐLTV và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. - Đề ra một số biện pháp khắc phục để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. 3 http://www.kinhtehoc.net
  • 5. www.kinhtehoc.net 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian - Đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại ĐLTV, trụ sở tại số 02 Hùng Vương – Phường 4 – TX. Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/ 04/ 2009. - Thời gian nghiên cứu: số liệu trong giai đoạn 2006- 2008. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - Tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện tại ĐLTV. - Một số giải pháp và kiến nghị để giảm giá thành phân phối điện. 4 http://www.kinhtehoc.net
  • 6. www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các vấn đề chung về giá thành sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng. 2.1.1.2 Phân loại giá thành - Căn cứ vào phạm vi nội dung các chi phí cấu thành gồm có: giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ + Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là toàn bộ chi phí liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho những sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, đồng thời là căn cứ tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất. + Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 5 http://www.kinhtehoc.net
  • 7. www.kinhtehoc.net Giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau : Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất Giá thành toàn bộ sản phẩm được xác định khi sản phẩm tiêu thụ, là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế và lợi tức của doanh nghiệp. - Căn cứ vào thời điểm xác định và số liệu nguồn để tính giá thành + Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoach dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau như sau: Giá thành kế hoạch = giá thành định mức x tổng sản phẩm theo kế hoạch + Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác định được nguyên nhân vượt (hụt) định mức trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. Giá thành được xác định là mục tiêu để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ, đồng thời là căn cứ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến việc tổ chức quản lý kinh doanh, thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. 2.1.2 Phân tích giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của việc phân tích giá thành ● Ý nghĩa Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn có chức năng 6 http://www.kinhtehoc.net
  • 8. www.kinhtehoc.net thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Vì vậy việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những công tác trọng yếu trong việc quản lý giá thành. Muốn hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất,...). Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết rõ nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hưởng đến giá thành giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp ra các quyết định tối ưu. ● Mục đích - Phân tích tình hình giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành. - Qua phân tích giá thành nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện chế độ chính sách của nhà nước liên quan đến giá thành như: chế độ khấu hao, chính sách thuế, chính sách tiền lương,... trên cơ sở đó có phương pháp giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ chính sách. - Tài liệu phân tích giá thành là cơ sở để đưa ra những dự đoán chính xác khoa học giá thành ở kỳ sau. ● Nhiệm vụ Phân tích giá thành có những nhiệm vụ sau đây: - Đánh giá khái quát tình hình giá thành. Xác định các nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình đó. - Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. 7 http://www.kinhtehoc.net
  • 9. www.kinhtehoc.net 2.1.2.2 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nhằm cung cấp cho nhà quản lý thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để đánh giá chung, cần tính ra và so sánh giữa kết quả đạt được với nhiệm vụ kế hoạch đề ra trên cả 2 chỉ tiêu: mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành. Nếu cả 2 chỉ tiêu đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm, ngược lại nếu 1 trong 2 chỉ tiêu đơn vị không hoàn thành thì kết luận hoàn thành không toàn diện. + Mức hạ giá thành (ký hiệu là M): biểu hiện số tuyệt đối về mức giảm của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh khả năng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. + Tỷ lệ hạ giá thành (ký hiệu là T): biểu hiện bằng số tương đối kết quả giảm của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh tốc độ giảm giá thành nhanh hay chậm và mức phấn đấu hạ giá thành. Qui ước một số ký hiệu sau: Qk: sản lượng kỳ kế hoạch Qt: sản lượng kỳ thực tế Zk : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch Ztt : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế Znt : giá thành đơn vị sản phẩm năm trước Mức hạ giá thành: M =  (QkZk  QtZtt ) Tỷ lệ hạ giá thành: T= ( M ÷  QkZk ) x 100% 2.1.2.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được. Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi tức càng cao. Hạ thấp giá thành trong điều kiện chất 8 http://www.kinhtehoc.net
  • 10. www.kinhtehoc.net lượng sản phẩm không đổi là phương hướng phấn đấu cho tất cả các ngành sản xuất, cho tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp, nhất là những sản phẩm so sánh được. Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được tiến hành trên 2 chỉ tiêu là mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Bước1: Xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch + Mức hạ giá thành kế hoạch Mk =  Qk (Zk  Znt ) + Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch Mk Tk = x100%  QkxZnt Bước 2: Xác định kết quả thực tế hạ giá thành + Mức hạ giá thành thực tế Mt =  Qt (Ztt  Znt ) + Tỷ lệ hạ giá thành thực tế Mt Tt = x 100%  QtxZnt Bước 3: So sánh giữa thực tế với kế hoạch + Mức hạ (M) = Mt – Mk Nếu kết quả là số âm (-): mức hạ đã hạ thêm, đây là biểu hiện tốt, tăng khả năng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu kết quả là số dương (+): biểu hiện không tốt, giá thành tăng. + Tỷ lệ hạ: (T) = Tt - Tk 9 http://www.kinhtehoc.net
  • 11. www.kinhtehoc.net Nếu kết quả là số âm (-): biểu hiện tốt, doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong công tác quản lý giá thành, hạ được giá thành sản phẩm. Nếu kết quả là số dương (+): không tốt, doanh nghiệp cần phải xem xét lại trong công tác quản lý giá thành. Bước 4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành Nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm tăng hay giảm có thể có nhiều nguyên nhân nhưng ta dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: - Sản lượng sản phẩm - Kết cấu mặt hàng - Giá thành đơn vị Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định lần lượt mức độ ảnh hưởng bởi 3 nhân tố trên đến chỉ tiêu mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành. + Nhân tố sản lượng sản phẩm: giả định rằng chỉ có sản lượng thay đổi, các nhân tố khác không đổi (kết cấu mặt hàng, giá thành đơn vị sản phẩm). Mức hạ giá thành (Msl) = Mk x R (với R là tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng chung) R=  QtxZnt x 100%  QkxZnt Mức độ ảnh hưởng: Msl = Msl- Mk (với Mk mức hạ giá thành kỳ kế hoạch) Tỷ lệ hạ, do sản lượng phản ánh qui mô còn tỷ lệ hạ phản ánh tốc độ hạ nên khi sản lượng sản xuất thay đổi không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ chung. Msl Tsl = x 100%  QtxZnt Tỷ lệ ảnh hưởng : Tsl = Tsl – Tk = 0 (với Tk tỉ lệ hạ kỳ kế hoạch) 10 http://www.kinhtehoc.net
  • 12. www.kinhtehoc.net + Kết cấu mặt hàng : do mỗi loại sản phẩm khác nhau đều có mức hạ và tốc độ hạ giá thành khác nhau nên khi thay đổi kết cấu mặt hàng, mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành chung cũng sẽ bị ảnh hưởng. Mức hạ giá thành (Mkc) =  QtZk -  QtZnt Mức độ ảnh hưởng: Mkc = Mkc - Msl Mkc Tỷ lệ hạ Tkc = x 100%  QtZnt Tỷ lệ ảnh hưởng: Tkc = Tkc – Tsl + Nhân tố giá thành đơn vị: đây là nhân tố quyết định, phản ánh thành tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Mức hạ giá thành (Mz) =  QtZtt -  QtZnt = Mt (đây cũng chính là mức hạ giá thành thực tế) Mức ảnh hưởng: Mz = Mz - Mkc Mt Tỷ lệ hạ (Tz) = x 100%  QtZnt Tỷ lệ ảnh hưởng: Tz = Tz – Tkc Tổng hợp 3 nhân tố đánh giá: mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành từ đó rút ra nhận xét: Mt - Mk = Msl + Mkc + Mz Tt - Tk = Tsl + Tkc + Tz Ngoài ra, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, việc tăng năng suất lao động,... cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm. Như vậy, phân tích giá thành sản phẩm vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá chính xác thực trạng về chi phí của đơn vị. Cho nên công tác này phải cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục mới kịp thời phát hiện những vướng mắc và tìm 11 http://www.kinhtehoc.net
  • 13. www.kinhtehoc.net biện pháp hữu hiệu để khắc phục, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo hiệu quả kinh doanh ngày càng cao hơn. 2.1.2.4 Phân tích, đánh giá khoản mục ( hoặc yếu tố ) giá thành Trong bước này cần so sánh từng khoản mục (hoặc yếu tố) chi phí thực tế với kế hoạch, phân tích nội dung, nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành. Cụ thể phải đi sâu vào phân tích từng khoản mục chính (hoặc yếu tố): * Chi phí chia theo khoản mục: - Nguyên vật liệu trực tiếp - Nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý * Chi phí chia theo yếu tố: - Nguyên vật liệu - Nhân công - CCDC - Khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ thuê ngoài - Chi phí khác bằng tiền 2.1.3 Khái quát về giá thành phân phối điện Theo quy định của PC2, hàng năm đơn vị phải lập kế hoạch giá thành vào giữa quí 4 năm báo cáo và trình Công ty duyệt. Kế hoạch giá thành phân phối điện của năm sau được xây dựng dựa trên: - Tình hình thực hiện giá thành quí 3 và ước thực hiện quý 4 năm trước. - Tốc độ phát triển kế hoạch của các chỉ tiêu như: kế hoạch phát triển lưới điện, kế hoạch sản lượng tiêu thụ, kế hoạch phát triển khách hàng,… 12 http://www.kinhtehoc.net
  • 14. www.kinhtehoc.net - Các yếu tố khác có liên quan, ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành phân phối điện như: tỷ lệ điện tổn thất, suất sự cố, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch lao động và tiền lương,… - Mức phấn đấu hạ giá thành năm kế hoạch. Như đã nói ở phần trên, do đặc điểm hạch toán tập trung trên máy tính và đặc thù của sản phẩm điện, chi phí sản xuất kinh doanh điện được hạch toán thẳng vào tài khoản 154.1 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) mà không hạch toán vào tài khoản (621, 622), chi phí bán hàng và chi phí quản lý được hạch toán vào tài khoản (641, 642). Nếu chia chi phí phân phối điện theo khoản mục tính giá thành, căn cứ vào mã số chi phí của PC2, ta có 7 khoản mục: 1. Nhiên liệu dùng trong sản xuất. 2. Vật liệu dùng trong sản xuất 3. Tiền lương công nhân 4. Chi phí điện mua 5. Chi phí điện vô công 6. Chi phí giải quyết sự cố 7. Chi phí sản xuất chung Nếu chia theo yếu tố chi phí, chi phí giá thành sẽ gồm 6 yếu tố: 1. Vật liệu 2. Tiền lương và BHXH 3. Khấu hao cơ bản TSCĐ 4. Chi phí sửa chữa lớn 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 6. Chi phí bằng tiền Hai cách phân loại trên được ĐLTV sử dụng đồng thời, bổ sung cho nhau giúp đơn vị quản lý đầy đủ nhất nội dung của chi phí. 2.1.4 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong đơn vị Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. 13 http://www.kinhtehoc.net
  • 15. www.kinhtehoc.net Khấu hao TSCĐ là yếu tố chi phí cơ bản và thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá thành. Đối với ngành điện, chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành hiện nay. Đối với các Điện lực, TSCĐ chủ yếu là khối lượng máy móc thiết bị sản xuất, hệ thống truyền tải và phân phối cấp điện áp từ 15-22kV trở xuống. Điều lưu ý ở đây là khối lượng máy móc thiết bị sản xuất đa phần đã được sử dụng lâu đời cũ kỷ lạc hậu nhưng lại có giá trị lớn, chi phí khấu hao đưa vào giá thành phân phối chiếm tỷ trọng rất cao. Tất cả các TSCĐ khi được hạch toán tăng hoặc điều chỉnh tăng (giảm) trên máy tính và trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ của Bộ tài chính ngày 12/12/2003, tài sản được đăng ký vào danh mục tài sản của chương trình Fmis, khi máy tính khai thác thì chương trình tự động chọn số năm trích khấu hao theo đúng danh mục đã đăng ký. Mức trích khấu hao tháng = (Nguyên giá x tỷ lệ khấu hao (năm)) ÷ 12 tháng 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được thu thập từ phòng tài chính - kế toán và các phòng ban, nghiên cứu tài liệu, các báo cáo như: báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2006, 2007, 2008; báo cáo phân tích hoạt động kinh tế năm 2006, 2007, 2008 và báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của ĐLTV. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh + Phương pháp so sánh số tuyệt đối + Phương pháp so sánh số tương đối Hai phương pháp so sánh trên được sử dụng để phân tích các số liệu trong các biểu bảng. - Phương pháp thay thế liên hoàn (sử dụng trong phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được) 14 http://www.kinhtehoc.net
  • 16. www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI ĐLTV 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐLTV 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Sở Điện lực Trà Vinh được thành lập từ tháng 4 năm 1992 trên cơ sở tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Đầu năm 1995, Chính phủ thành lập Tổng công ty Điện Lực Việt Nam. Đến năm 1996, Chính phủ sáp nhập Bộ năng lượng và Bộ công nghiệp nhẹ thành Bộ Công Nghiệp và giao chức năng quản lý nhà nước về điện cho Sở Công Nghiệp, ngành điện chỉ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy Sở Điện Lực Trà Vinh được đổi tên là ĐLTV đến ngày nay. Trụ sở của ĐLTV tại số 02 - Đường Hùng Vương - Phường 4 - Thị xã Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh. Trước năm 1990, điện lưới được kéo về chỉ phủ ở một số nơi, còn lại được cung cấp điện qua cụm máy phát điện đặt tại Chi nhánh điện Thị xã Trà Vinh. Đến khi tách tỉnh năm 1992, cơ sở hạ tầng về điện còn thấp, toàn tỉnh chỉ có 01 trạm biến áp trung gian 6MVA với 191Km đường dây trung thế, 41Km đường dây hạ thế. Số xã có điện chỉ đạt 48% (37/76 xã), hầu hết lưới điện chỉ kéo đến trung tâm xã. Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh là 13.330 hộ, chỉ đạt 8,6%. Điện thương phẩm năm 1992 chưa đến 18 triệu kWh, bình quân 20kWh/người/năm. Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ĐLTV đã phát triển và quản lý trên 1.900Km đường dây trung thế và trên 1.500Km đường dây hạ thế. Số xã có điện đạt 100% (84/84 xã). Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh 204.005 hộ, đạt 91,33%. Sản lượng điện thương phẩm đạt trên 237 triệu kWh, bình quân 236kWh/người/năm. Từ khi thành lập đến nay ĐLTV đã có những bước tiến vững chắc, qui mô quản lý ngày càng được mở rộng; sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng với tốc độ khá, số lượng khách hàng tăng, thị phần được mở rộng, đời sống người lao động được nâng cao, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển và ổn định, tạo tiền đề vững 15 http://www.kinhtehoc.net
  • 17. www.kinhtehoc.net chắc cho việc phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2009 và những năm tiếp sau. 3.1.2 Vị trí, vai trò của ĐLTV ĐLTV là một trong 20 điện lực tỉnh phía nam từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh Cà Mau (trừ Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai) trực thuộc PC2, nhiệm vụ chính của ĐLTV hiện nay là xây dựng, quản lý và phân phối kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với diện tích tự nhiên 2.225,7 km2, dân số khoảng hơn một triệu người. Là doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn năng lượng điện quan trọng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển tại địa phương. ĐLTV ngoài việc thực hiện SXKD có hiệu quả, đảm bảo quản lý và sử dụng tốt tài sản và nguồn vốn do PC2 giao, còn phải thực hiện tốt những chủ trương và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước tại địa phương trong từng thời kỳ. Đặc biệt hơn đối với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước SXKD mặt hàng độc quyền thì còn phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho nền kinh tế phát triển, phục vụ vì mục tiêu chính trị xã hội. Tỉnh Trà Vinh, trước đây nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dân số khoảng một triệu người trong đó 30% người dân tộc Khơmer, nền kinh tế phát triển rất chậm, đời sống đa số người dân là nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Trước những năm 1990 khi Thị xã Trà Vinh chưa có điện lưới quốc gia, hầu như toàn bộ khu vực nội ô của Thị xã Trà Vinh chỉ được cung cấp điện qua cụm các máy phát điện đặt tại Chi nhánh điện (CNĐ) Trà Vinh. Sau năm 1990 khi lưới điện quốc gia được kéo về Thị Xã Trà Vinh và khi tỉnh được tách vào năm 1992 cơ sở hạ tầng về điện còn rất thấp: Toàn tỉnh số xã có điện chỉ đạt 48% và hầu hết điện lưới chỉ kéo về tập trung ở trung tâm các xã; Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh là 13.330 hộ chỉ đạt 8,6% và điện thương phẩm cả năm 1992 là 17.900.000 Kwh, bình quân đầu người là: 20 Kwh/người/năm. Tính đến 31/12/2008, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh số xã, phường, thị trấn có điện là 104/104, đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân có điện là 211.083/237.663, đạt tỷ lệ 88,82%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 178.076/203.748 hộ, đạt tỷ lệ 87,40. Năm 16 http://www.kinhtehoc.net
  • 18. www.kinhtehoc.net 2008 toàn đơn vị phát triển mới được 6.318 khách hàng (ánh sáng sinh hoạt 5.238 khách hàng, khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt 1.080 khách hàng), trung bình phát triển 256 khách hàng/tháng. Nâng tổng số khách hàng toàn đơn vị đến cuối tháng 12/2008 là 87.801 khách hàng, trong đó có 80.431 khách hàng ánh sáng sinh hoạt (chiếm 91,6%) và 7.370 khách hàng ngoài ánh sáng sinh hoạt (chiếm 8.4%). Hiện nay, ngoài ĐLTV còn có 07 đơn vị thuộc mô hình tổ chức quản lý Điện nông thôn (02 Công ty cổ phần và 05 hợp tác xã ) thực hiện chức năng kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với sản lượng điện thương phẩm chiếm trên 37% tổng điện thương phẩm bán ra của toàn Điện lực. Cùng với cả nước, Trà Vinh đã và đang tập trung phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang hình thành và phát triển, nhu cầu dùng điện ngày càng tăng. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu SXKD và tiêu dùng sinh hoạt, việc sản xuất và phân phối điện một cách ổn định, kịp thời, đầy đủ là nhu cầu rất lớn. Hơn nữa, ngoài nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế xã hội của địa phương ĐLTV còn là doanh nghiệp, hoạt động SXKD theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam và đảm bảo có hiệu quả. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình, ĐLTV phải nỗ lực rất nhiều từ đầu tư trang thiết bị, thiết kế, sửa chữa, quản lý vận hành... để hệ thống lưới điện luôn vận hành được ổn định, an toàn và liên tục. 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 3.1.3.1 Chức năng - Quản lý, vận hành, xây dựng, cải tạo, sửa chữa lưới điện, nguồn điện trong tỉnh theo kế hoạch của PC2 giao. - Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng điện an toàn liên tục và đảm bảo chất lượng. - Tham gia với địa phương trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. - Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện, vốn do PC2 giao. 17 http://www.kinhtehoc.net
  • 19. www.kinhtehoc.net - Thiết kế lưới điện phân phối, tổ chức và họat động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề. 3.1.3.2 Nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh điện năng, có biện pháp chống thất thu tiền điện, giảm tổn thất điện năng, thực hiện tốt chỉ tiêu tài chính kế toán PC2 giao. - Tổ chức thực hiện công tác quản lý vận hành, mua bán điện theo kế hoạch của Công ty, hiệu chỉnh sửa chữa các loại điện kế. - Cải tạo mở rộng phát triển lưới điện nông thôn thuộc phạm vi quản lý. - Khảo sát thiết kế, nhận thầu thi công xây dựng đường dây và trạm theo phân cấp. - Tham gia quy hoạch phát triển lưới điện địa phương. - Quản lý chặt chẽ và có hiệu quả lực lượng lao động. Thực hiện chế độ hợp đồng lao động và thỏa ước lao động. Quản lý kho, tài chính, tài sản, tiền vốn và kế hoạch khai thác theo đúng chế độ chính sách hiện hành của nhà nước. - Quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương về công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho nguồn điện và lưới điện. - Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất ở các đơn vị trực thuộc, chấp hành pháp lệnh thanh tra nhà nước. Tổ chức tiếp dân theo quy định của PC2. Tham gia xét và giải quyết khiếu nại của khách hàng dùng điện theo đúng quy định hiện hành. - Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê. - Tổ chức và thực hiện pháp lệnh, quy trình quy phạm an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh. 3.1.3.3 Lĩnh vực hoạt động * Sản xuất chính: - Sản xuất điện năng (bằng máy phát điện diesel) - Kinh doanh điện năng (phân phối và tiêu thụ điện năng) 18 http://www.kinhtehoc.net
  • 20. www.kinhtehoc.net * Sản xuất khác: - Khảo sát, thiết kế, giám sát thi công các công trình điện - Thi công xây lắp công trình điện - Nhận thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như : lắp điện kế mới, sửa chữa điện,... * Tổng đại lý cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng : - Kinh doanh thiết bị viễn thông và internet, truyền thông, quảng cáo,... 3.1.4 Cơ cấu tổ chức 3.1.4.1 Ban lãnh đạo Điện Lực - Giám đốc. - Phó giám đốc kỹ thuật. - Phó giám đốc kinh doanh. ĐLTV làm việc theo chế độ thủ trưởng, giám đốc điện lực do EVN bổ nhiệm, giám đốc là người đại diện pháp nhân của ĐLTV, là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện các hoạt động của đơn vị trước PC2, EVN, Nhà nước và trước pháp luật về việc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của ĐLTV. Các phó giám đốc do PC2 bổ nhiệm, là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công quản lý một số lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc điện lực và trước giám đốc PC2. 3.1.4.2 Các đơn vị trực thuộc ĐLTV có 09 phòng, ban tham mưu và 09 đơn vị sản xuất trực thuộc  Các phòng, ban chức năng - Phòng TCLĐ-TTBV. - Phòng KH – KT. - Phòng TC-KT. - Phòng KDĐN. - Phòng Điều độ. 19 http://www.kinhtehoc.net
  • 21. www.kinhtehoc.net - Phòng KTAT&BHLĐ. - Phòng VT. - Phòng VT&CNTT. - Ban QLDA.  Đơn vị sản xuất - Tổ vận hành máy Diesel. - Tổ Kiểm định Phương tiện đo. - CNĐ Thị xã Trà Vinh. - CNĐ Càng Long. - CNĐ Cầu Ngang. - CNĐ Duyên Hải. - CNĐ Trà Cú. - CNĐ Tiểu Cần. - CNĐ Cầu Kè. (Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, theo Phụ lục 1 đính kèm ) 3.1.4.3 Tổ chức bộ máy ĐLTV 20 http://www.kinhtehoc.net
  • 22. www.kinhtehoc.net GIÁM ĐỐC PGĐ KỸ THUẬT PGĐ KINH DOANH PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG BAN PHÒNG PHÒNG VT&CN KH - KT ĐIỀU KTAT& VẬT TƯ KD QUẢN TCLĐ& TC-KT TT ĐỘ BHLĐ LÝ DỰ TTBV ÁN CNĐ CNĐ CNĐ CNĐ CNĐ CNĐ CNĐ TỔ MÁY TỔ THỊ TIỂU CẦU TRÀ CẦU DUYÊN CÀNG DIESEL KIỂM XÃ CẦN KÈ CÚ NGANG HẢI LONG ĐỊNH TRÀ VINH Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy ĐLTV 3.1.4.4 Tổ chức công tác kế toán a. Tổ chức bộ máy kế toán * Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán Lãnh đạo phòng gồm có: ●Trưởng phòng: giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh 21 http://www.kinhtehoc.net
  • 23. www.kinhtehoc.net tế - tài chính của nhà nước trong việc kiểm tra chấp hành chế độ quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn tại đơn vị, trực tiếp tổ chức và điều hành công tác tài chính kế toán, phân tích hoạt động kinh tế, đề xuất các biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. ● Phó phòng : Thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc có liên quan tại phòng tài chính kế toán theo sự ủy quyền, trực tiếp phụ trách công tác thu tiền điện, sửa chữa lớn, công tác sản xuất khác, kiểm tra việc thực hiện quỹ lương, chi lương, tham gia các hội đồng tư vấn do đơn vị thành lập. Các bộ phận nghiệp vụ gồm có: ● Kế toán quỹ tiền mặt : theo dõi, ghi chép vào sổ theo dõi tiền mặt và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến việc thu chi tiền mặt, cập nhật và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số tiền mặt hiện có, tình hình luân chuyển vốn bằng tiền, theo dõi số dư trên sổ quỹ tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ số dư tiền mặt thực tế, lập bảng phân bổ và hạch toán phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, theo dõi sử dụng các quỹ, lập báo cáo thu, chi hàng tháng theo qui định. ● Kế toán ngân hàng : theo dõi, ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến việc thu chi ngân hàng, kiểm tra đối chiếu chứng từ nộp tiền ở ngân hàng với sổ phụ ngân hàng, chuyển tiền về Công ty các khoản nợ phải trả về tiền điện, tiền thuế GTGT Công ty phân bổ đầu vào và hạch toán các khoản bù trừ theo thông báo Công ty. ● Kế toán vật tư: Định kỳ ký, nhận phiếu nhập xuất kho từ thủ kho (phòng vật tư) để hạch toán kế toán vào đúng đối tượng giá thành, công trình (nhận thầu thi công, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản), quyết toán các khoản vật tư tạm ứng, tiến hành hạch toán, phân bổ chi phí vào giá thành, đối chiếu biến động và tồn kho với thủ kho ký xác nhận tồn kho trên thẻ kho, mở sổ theo dõi thẻ kho, lập báo cáo định kỳ. ● Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ: theo dõi quản lý và hạch toán tình hình biến động của tài sản cố định (TSCĐ), công cụ dụng cụ (CCDC) và 22 http://www.kinhtehoc.net
  • 24. www.kinhtehoc.net tình hình điều động TSCĐ để phản ánh vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết, phân bổ CCDC, trích khấu khao TSCĐ, thường xuyên đối chiếu sổ, thẻ, sổ chi tiết v à sổ tổng hợp, tham gia công tác kiểm kê, thanh lý tài sản, báo cáo tình hình mua sắm, công nợ phải trả người bán, người nhận thầu. ● Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn (địa phương, Công ty, vay tín dụng) để đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản, theo dõi thực hiện vốn, dự toán chi phí, khối lượng và các thủ tục pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản, lập quyết toán vốn đầu tư, báo cáo tài chính theo qui định. ● Kế toán thuế: lập tờ khai thuế: thuế GTGT, thuế thu nhập Doanh nghiệp (sản xuất khác) và tổng hợp thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế và báo cáo thuế các loại gởi Cục thuế địa phương và Công ty, theo dõi việc in ấn cấp phát các loại hóa đơn và quyết toán hóa đơn với cơ quan thuế theo qui định. ● Kế toán tổng hợp: Theo dõi, quản lý và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất kinh doanh điện và các định mức chi phí của đơn vị, phân bổ chi phí nhân công, khấu hao sản xuất kinh doanh khác và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khác toàn đơn vị, trích lập, hoàn nhập các khoản dự phòng, lập báo cáo tài chính quí, năm và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của Công ty và các cơ quan nhà nước theo qui định, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. ● Thủ quỹ: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng, có trách nhiệm bảo quản, thu chi tiền mặt khi đã kiểm tra đủ các chúng từ hợp lệ theo qui định, ghi chép sổ quỹ, đối chiếu số dư quỹ và báo cáo quỹ hằng ngày, liên hệ với ngân hàng trong việc rút và nộp tiền mặt. ● Nhân viên kế toán tại các Chi nhánh điện: theo dõi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện, viễn thông và sản xuất khác tại Chi nhánh điện; lập phiếu nhập xuất chuyển các khoản thu tiền điện, viễn thông, sản xuất khác về Điện lực, quản lý và quyết toán việc sử dụng các loại hóa đơn GTGT với phòng tài chính kế toán, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán để 23 http://www.kinhtehoc.net
  • 25. www.kinhtehoc.net hạch toán chi phí, quản lý vật tư, TSCĐ, CCDC tại các Chi nhánh, báo cáo các biến động về tài sản, CCDC,... kịp thời về Điện lực để điều chỉnh, lập phiếu theo dõi tài sản, vật tư, công cụ theo qui định của Điện lực và Công ty cuối tháng khóa sổ kế toán truyền dữ liệu về Điện lực. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ KẾ TOÁN TOÁN TOÁN THỦ TOÁN TOÁN TOÁN NGÂN TSCĐ & THUẾ QUỸ XDCB VẬT TƯ QUỸ TM HÀNG CCDC Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài chính kế toán b. Chính sách kế toán - Niên độ kế toán được áp dụng từ ngày 01/01 năm báo cáo đến 31/12 năm báo cáo. - Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép tính là VNĐ. * Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc. 24 http://www.kinhtehoc.net
  • 26. www.kinhtehoc.net - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. * Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo nguyên giá. - Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : sử dụng phương pháp đường thẳng. c. Hệ thống tài khoản Quá trình sản xuất điện, trãi qua các giai đoạn: sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Năng lượng điện được sản xuất từ nhiều nhà máy phát điện và được truyền tải phân phối trên khắp lưới điện quốc gia. Do đó việc tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm điện đòi hỏi sự tổng hợp rất cao và nhiệm vụ của PC2 đảm nhiệm. Giá thành phân phối điện của mỗi điện lực chỉ là một phần chi phí giá thành chiếm trong tổng giá thành sản phẩm điện. Tài khoản (TK) sử dụng: - TK 154 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” - TK 627 “chi phí sản xuất chung” - TK 641 “ chi phí bán hàng” - TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” - TK 136 “ Phải thu nội bộ” Toàn bộ khâu phân phối điện thuộc loại chi phí trực tiếp và không sử dụng tài khoản 621 “nguyên vật liệu trực tiếp” và tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”. Do đặc thù của sản phẩm điện không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, nên chi phí phát sinh cũng chính là giá thành sản phẩm. * Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” tập hợp tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành. Tài khoản 154 mở chi tiết theo đối tượng hạch toán. Chi tiết tài khoản 154 gồm: 25 http://www.kinhtehoc.net
  • 27. www.kinhtehoc.net - TK 1541 : chi phí sản xuất điện - TK 1542 : chi phí kinh doanh viễn thông và công nghệ thông tin - TK 1543 : chi phí sản xuất sản phẩm khác - TK 1544 : chi phí về dịch vụ Chi tiết 1541 gồm: TK15411 : chi phí sản xuất điện – phát điện diesel TK15413 : chi phí sản xuất điện – phân phối điện - TK 1361 : phải thu nội bộ - vốn kinh doanh các đơn vị trực thuộc - TK 1362 : phải thu nội bộ - vãng lai đơn vị và Tổng công ty - TK 1363 : phải thu nội bộ - vãng lai nội bộ Công ty - TK 1364 : phải thu nội bộ - vãng lai nội bộ đơn vị cơ sở Hàng tháng số dư nợ của TK 1541 được kết chuỵển sang TK 1363 (đối các điện lực và các đơn vị phụ trợ) và (đối với Công ty và các đơn vị sản xuất) thì TK1541 kết chuyển sang TK 632 “ giá vốn hàng bán” trước khi chuyển sang TK911 “ xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. * TK 627 “chi phí sản xuất chung” tập hợp các chi phí chung liên quan sản xuất điện và cuối tháng tài khoản này được kết chuyển vào TK 1541 * TK 641 “ chi phí bán hàng “ phản ánh các chi phí tiêu thụ điện * TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” phản ánh các chi phí quản lý chung của Doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động khác của Doanh nghiệp. Việc hạch toán kế toán được thực hiện trên máy tính bằng chương trình phần mềm Fmis, hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất trong ngành điện và phù hợp với hệ thống kế toán hiện hành. 26 http://www.kinhtehoc.net
  • 28. www.kinhtehoc.net d. Hình thức kế toán - Hình thức kế toán mà Doanh nghiệp áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế Bảng tổng hợp toán chi chứng từ kế toán tiết cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng Sổ Cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hình 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hằng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các phần hành tiến hành lập chứng từ kế toán trên chương trình Fmis. Tất cả các chứng từ đều phải có sự ký duyệt của lãnh đạo phòng và lãnh đạo Doanh nghiệp. Mẫu chứng từ kế toán trên 27 http://www.kinhtehoc.net
  • 29. www.kinhtehoc.net chương trình Fmis có đầy đủ nội dung, kết cấu của mẫu biểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Cuối tháng các sổ chi tiết và tổng hợp đều được in ra từ máy và ký duyệt để đưa vào lưu trữ. Các báo cáo liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được thực hiện đúng quy định. 3.1.5 Báo cáo tài chính ĐLTV áp dụng báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính năm gồm có: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐLTV GIAI ĐOẠN 2006- 2008 3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động của ĐLTV giai đoạn 2006-2008 ĐLTV là đơn vị trực thuộc PC2 nên doanh thu bán điện được tập hợp về Công ty để xác định kết quả kinh doanh, đơn vị chỉ tính toán lợi nhuận để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch do Công ty giao. Do đó, trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 (bảng 1, trang 29) chỉ có kết quả SXKD của hoạt động viễn thông và hoạt động SXKD khác không bao gồm kết quả hoạt động SXKD điện. * So sánh 2007 so 2006: Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 (bảng 1, trang 29) ta thấy doanh thu của đ ơn vị tăng rất nhanh trong năm 2007, với số tiền tăng 13.439.369.149 đồng so với năm 2006, tương ứng tỷ lệ tăng là 162,86 %. Đó là do doanh thu từ hoạt động viễn thông của đơn vị tăng khá cao so với năm 2006. Nguyên nhân là do đến tháng 6 năm 2006 đơn vị mới bắt đầu triển khai công tác kinh doanh viễn thông nên phát triển thuê bao, doanh thu còn hạn chế và 28 http://www.kinhtehoc.net
  • 30. www.kinhtehoc.net Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 so 2006 Chênh lệch 2008 so 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tổng doanh thu 8.251.915.642 21.691.284.791 17.391.616.027 13.439.369.149 162,86 -4.299.668.764 -19,82 2. Tổng chi phí 6.780.479.522 19.872.497.839 16.951.900.824 13.092.018.317 193,08 -2.920.597.025 -14,70 hoạt động 3. Tổng lợi nhuận 1.471.736.120 1.818.786.952 439.715.203 347.050.832 23,58 -1.379.071.749 75,82 trước thuế (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) 29 http://www.kinhtehoc.net
  • 31. www.kinhtehoc.net không hiệu quả. Đến năm 2007, công tác phát triển thu ê bao có một số thuận lợi hơn do khách hàng đã biết đến dịch vụ viễn thông ngành điện và EVNTelecom ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng.Vì vậy doanh thu hoạt động viễn thông năm 2007 tăng cao so với năm 2006. Do đó, nếu so sánh với năm 2006 thì chưa đánh giá được kết quả hoạt động của đơn vị trong lĩnh vực này. Nếu so với kế hoạch đề ra thì doanh thu hoạt động viễn thông năm 2007 chưa đạt kế hoạch Công ty giao. Tuy nhiên, đơn vị vẫn đảm bảo kế hoạch lợi nhuận Công ty giao (2% doanh thu hoa hồng) sau khi đã trích chi phí nhân công theo đơn giá 240 đồng/1.000 đồng doanh thu hoa hồng. Kết quả đó cho thấy đơn vị cũng đã có nỗ lực trong việc hoạt động kinh doanh lĩnh vực mới này. Doanh thu của hoạt động SXKD khác năm 2007 cũng tăng so với năm 2006. Đó l à do năm 2007 hoạt động nhượng bán vật tư chiếm tỷ trọng đáng kể (doanh thu nhượng bán vật tư chiếm tỷ trọng trên 70%) nhưng lợi nhuận không đáng kể (do bán đúng giá quy định của EVNTelecom ). Cùng với tốc độ tăng của doanh thu th ì tổng chi phí năm 2007 cũng tăng với tốc độ khá cao so với năm 2006, với mức tăng là 13.092.018.317, với tỷ lệ tăng 193,08%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 chi phí giá v ốn hàng bán khá cao, chiếm 78,81% trong tổng chi phí. Như đã nói ở trên, trong năm 2007 hoạt động kinh doanh viễn thông mới được phát triển và mở rộng. Vì vậy khoản chi phí cho hoạt động này khá cao nên tổng chi phí hoạt động của đơn vị trong năm này tăng cao và tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là hợp lý. Ta thấy, mặc dù doanh thu năm 2007 tăng rất cao so với năm 2006 nhưng chi phí cũng tăng theo nên lợi nhuận năm 2007 chỉ tăng 23,58% so với năm 2006 với mức tăng là 347.050.832 đồng. * So sánh 2008/2007: Đến năm 2008 thì tổng doanh thu của đơn vị giảm 4.299.668.764 đồng so với năm 2007 tương ứng tỷ lệ giảm là 19,82%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 các kho ản doanh thu từ hoạt động SXKD khác đều giảm mạnh (trừ doanh thu từ dịch vụ (giám sát và cho thuê tài sản)) nên tổng doanh thu từ hoạt động này giảm so với năm 2007. 30 http://www.kinhtehoc.net
  • 32. www.kinhtehoc.net Tổng chi phí hoạt động năm 2008 giảm 2.920.597.025 đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là 14,70%. Do trong năm 2008 chi phí giá vốn hàng bán giảm so với năm 2007, khoản chi phí này chỉ chiếm 63,13% trong tổng chi phí. Nguyên nhân chủ yếu là vì trong năm 2008 chi phí của hoạt động SXKD khác giảm so với năm 2007. Cho thấy đơn vị cố gắng trong việc giảm dần chi phí hoạt động của năm sau so với năm trước. Như vậy, mặc dù tổng chi phí cho hoạt động SXKD khác có giảm nhưng doanh thu từ hoạt động này cũng giảm mạnh nên tổng lợi nhuận của đơn vị năm 2008 giảm 1.379.071.749 đồng với tỷ lệ giảm 75,82%. Từ phân tích trên ta có nhận xét tổng quát là: tổng doanh thu của đơn vị năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động SXKD giảm mạnh. Chi phí của đơn vị trong năm 2008 giảm so với năm trước cho thấy đơn vị cũng đã có cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí trong kinh doanh.Tuy nhiên, mức giảm chưa lớn nên tổng lợi nhuận của đơn vị vẫn giảm mạnh trong năm 2008 (hình 4). Đồng 25000000000 20000000000 15000000000 Tổng doanh thu 10000000000 Tổng chi phí hoạt động 5000000000 Tổng lợi nhuận trước thuế 0 2006 2007 2008 Năm Hình 4: Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của đơn vị trong ba năm 2006, 2007,2008 31 http://www.kinhtehoc.net
  • 33. www.kinhtehoc.net 3.2.2 Tình hình hoạt động SXKD điện trong giai đoạn 2006-2008 Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động SXKD điện (bảng 2, trang 33) ta thấy : * Chỉ tiêu sản lượng và doanh thu: sản lượng điện thương phẩm và doanh thu bán điện đều tăng trong ba năm, mức tăng năm sau luôn cao hơn năm trước. Sản lượng điện thương phẩm năm 2007 tăng lên so với năm 2006, năm 2008 sản lương điện tiếp tục tăng lên với tốc độ tăng cao hơn năm trước. Qua đó cho thấy quy mô phát triển lưới điện và nhu cầu phụ tải tăng cao, kéo theo tổng doanh thu tăng. Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 16,39% trong khi đó năm 2008 doanh thu 15,72% so với năm 2007. Liên hệ với chỉ tiêu sản lượng năm 2008 so với năm 2007 cho thấy doanh thu tăng là hợp lý. Giá bán điện bình quân năm 2008 tăng so với năm 2007 và cao hơn kế hoạch công ty giao (kế hoạch Công ty giao là 714 đ/Kwh), đạt được kết quả đó là do sự cố gắng nổ lực của đơn vị và các Chi nhánh điện trong các mặt công tác: - Các Chi nhánh điện thực hiện tốt công tác kiểm tra và áp giá điện khách hàng đảm bảo đúng giá, đúng mục đích sử dụng theo quy định đặc biệt các Chi nhánh điện thường xuyên tăng cường kiểm tra đối với các tổ chức điện nông thôn mua đi, bán lại. - Đơn vị đã thực hiện tốt công tác điều hòa phụ tải, cấp điện an toàn liên tục cho các công ty, xí nghiệp tại các khu công nghiệp Long Đức, các khách h àng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giảm sản lượng bán điện ở các khu vực bán tổng nhờ vậy giá bán điện bình quân được nâng cao. * Chỉ tiêu tỷ lệ điện tổn thất: nhờ sự cố gắng nỗ lực của các Chi nhánh điện trực thuộc trong việc triển khai công tác tổn thất điện năng nên tỷ lệ điện tổn thất của đơn vị giảm dần trong ba năm với tỷ lệ giảm năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ điện tổn thất năm 2007 giảm 0,13% so với năm 2006, đến năm 2008 tỷ lệ này giảm 1,9% so với năm 2007. Đó là do trong năm 2008 đơn vị và các Chi nhánh điện đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp khâu kỹ thuật và kinh doanh như: cải thiện chất lượng điện áp, xử lý điều phối các máy biến áp non tải; xử lý mối nối phi kỹ thuật, lêch pha; sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính tổn thất điện, tính toán 32 http://www.kinhtehoc.net
  • 34. www.kinhtehoc.net Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN CỦA ĐƠN VỊ TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2007 so 2006 Chênh lệch 2008 so 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Sản lượng Kwh 216.603.816 237.040.815 270.675.662 20.436.999 9,44 33.634.847 14,19 điện thương phẩm Doanh thu Đồng 143.651.274.164 167.198.807.230 193.484.560.841 23.547.533.066 16,39 26.285.753.611 15,72 bán điện Giá bán điện Đồng 663,20 705,36 714,82 42,16 6,36 9,46 1,34 bình quân Tỷ lệ điện % 6,84 6,71 6,52 -0,13 -0,19 tổn thất Tổng giá Đồng 60.105.816.973 64.397.534.247 62.240.387.207 4.291.717.274 7,14 -2.157.147.040 -3,35 thành phân phối điện Giá thành Đồng/Kwh 277,49 271,67 229,94 -5,82 -2,10 -41,73 -15,36 phân phối đơn vị Lợi nhuận Đồng 1.452.000.000 5.725.000.000 -63.315.000.000 4.273.000.000 294,28 -69.040.000.000 -1.205,94 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) 33 http://www.kinhtehoc.net
  • 35. www.kinhtehoc.net phân bổ lại vị trí điểm dừng tối ưu, tính toán lắp đặt, bố trí lại tù bù trên lưới điện, tăng cường kiểm tra chống câu điện bất hợp pháp… * Chỉ tiêu lợi nhuận: ta thấy lợi nhuận năm 2007 (sau khi loại trừ chi phí lắp điện kế theo Luật Điện lực) tăng cao so với lợi nhuận năm 2006, đến năm 2008 lợi nhuận của hoạt động SXKD điện giảm xuống với mức khá cao. Nhưng vì ĐLTV là đơn vị trực thuộc nên phần lớn lợi nhuận của Công ty phụ thuộc nhiều vào chi phí điện nhận nội bộ từ Công ty nếu Công ty giao chi phí điện nhận nội bộ cao thì lợi nhuận của đơn vị thấp. Vì vậy nếu so sánh lợi nhuận qua các năm để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD điện của đơn vị thì chưa hợp lý. Để đánh giá được chính xác phải xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận do Công ty giao. Trong năm 2006 do không hoàn thành định mức chi phí do Công ty giao, nên đơn vị không hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận do Công ty giao. Đến năm 2007 và năm 2008 nhờ sản lượng điện thương phẩm và giá bán điện bình quân tăng lên, đồng thời đơn vị cũng tiết kiệm được định mức chi phí Công ty giao. Có thể nói đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận do Công ty giao trong hai năm qua. * Chỉ tiêu tổng giá thành phân phối điện và giá thành phân phối đơn vị: trong năm 2007 tổng giá thành phân phối của đơn vị tăng 4.291.717.274 đồng, tỷ lệ tăng 7,14% so với năm 2006. Đó là do sản lượng điện thương phẩm trong năm 2007 tăng nhưng tốc độ tăng của tổng giá thành thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh điện của đơn vị vẫn được xem là hiệu quả; đến năm 2008 sản lượng điện thương phẩm tiếp tục tăng nhưng tổng giá thành giảm xuống 2.157.147.040 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 3,35% so với năm 2007. Giá thành phân phối đơn vị giảm dần trong ba năm với tỷ lệ giảm tăng cao dần. Cụ thể giá thành đơn vị năm 2007 so với năm 2006 giảm 2,10%, với mức giảm là 5,82 đồng/Kwh, năm 2008 mức giảm này cao hơn năm 2007 là 41,73 đồng/Kwh tương ứng tỷ lệ giảm là 15,36%. Từ hai chỉ tiêu: tổng giá thành phân phối điện và giá thành phân phối đơn vị cho thấy đơn vị đã có cố gắng trong việc giảm chi phí trong quá trình phân phối điện. 34 http://www.kinhtehoc.net
  • 36. www.kinhtehoc.net Nhìn chung, tình hình hoạt động SXKD điện của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 khá tốt. Doanh thu bán điện và sản lượng điện thương phẩm tăng dần trong ba năm, mặc dù năm 2007 tổng giá thành phân phối điện tăng lên nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, đến năm 2008 thì chỉ tiêu này đã giảm xuống, còn giá thành phân phối đơn vị giảm dần từ năm 2006 đến 2008 (hình 5). Để biết được nguyên nhân tăng giảm của tổng giá thành phân phối điện và giá thành phân phối đơn vị, ta sẽ đi vào phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện của đơn vị trong ba năm. G iá th à n h p h â n p h ố i đ ơ n v ị 3 0 0 .0 0 Đ ồng 2 0 0 .0 0 G iá th à n h p h â n 1 0 0 .0 0 p hố i đ ơ n vị 0 .0 0 2006 2007 2008 N ăm Hình 5: Giá thành phân phối đơn vị của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 35 http://www.kinhtehoc.net
  • 37. www.kinhtehoc.net CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐLTV 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐLTV GIAI ĐOẠN 2006-2008 4.1.1 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành phân phối điện năm 2006 Đầu tiên đề tài sẽ đi phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện giá thành năm 2006 tại ĐLTV so với kế hoạch năm 2006. Mục đích là so sánh giá thành thực tế năm 2006 với kế hoạch nhằm đánh giá khái quát về tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành, từ đó chọn ra những chỉ tiêu nào có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động giá thành để làm đối tượng phân tích. Qua bảng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2006 (bảng 3, phụ lục 2) ta thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2006 so với kế hoạch, xét về số tiền tăng 7.676.569.641 đồng, xét về tỷ lệ phần trăm tăng 13,00%, trong đó các nhân tố làm tăng giảm giá thành cụ thể như sau: - Tiền lương và BHXH: -148.046.843 đồng - Chi phí dịch vụ mua ngoài khác: -24.907.969 đồng Tổng cộng các nhân tố làm giảm giá thành so với kế hoạch là 172.954.812 đồng. Các nhân tố làm tăng giá thành: - Vật liệu: 7.474.122.121 đồng - Chí phí bằng tiền: 375.402.332 đồng Tổng các nhân tố làm tăng giá thành so kế hoạch: 7.849.524.453 đồng. Qua phân tích ta thấy, mặc dù chi phí tiền lương và BHXH, và chi phí dịch vụ mua ngoài đều giảm so với kế hoạch nhưng do các chi phí vật liệu và chi phí bằng tiền tăng mạnh nên tác động làm cho giá thành thực hiện năm 2006 so với kế hoạch tăng lên 7.536.570.631 đồng. Ta lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến việc tăng giảm giá thành. * Tiền lương và BHXH 36 http://www.kinhtehoc.net
  • 38. www.kinhtehoc.net Tổng chi phí lương giảm so với kế hoạch 148.046.843 đồng, tỷ lệ giảm 0,97%. Đó là do tiền lương giảm 136.436.129 đồng, BHXH giảm 11.610.719 đồng so với kế hoạch. Để hiểu rõ nguyên nhân tăng giảm này, ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục trong chi phí tiền lương và BHXH. Bảng 4: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH NĂM 2006 ĐVT: Đồng Nội dung Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch (KH) (TH) TH so KH 1. Tiền lương theo đơn giá 12.469.619.100 12.333.187.330 -136.436.081 2. Tiền lương bổ sung chung 650.803.276 650.803.276 0 3. Thưởng vận hành an toàn 991.300.000 991.300.000 0 4. Khoản BHXH 1.116.548.315 1.104.937.601 -11.610.762 Tổng cộng 15.228.275.050 15.080.228.207 -148.046.843 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Từ bảng tổng hợp tiền lương và BHXH năm 2006 ta thấy, nguyên nhân dẫn đến tổng quỹ lương năm 2006 giảm là do tiền lương theo đơn giá và BHXH giảm. Tiền lương theo đơn giá được tính theo sản lượng điện thương phẩm (hình thức trả lương năm 2006: trả lương thời gian kết hợp với lương sản phẩm và hoàn thành một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật). Quỹ lương năm 2006 giao cho đơn vị: - 60% quỹ lương tính theo đơn giá tiền lương với sản lượng điện thương phẩm. - 40% gắn với hiệu quả thực hiện 11 chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Lương bổ sung chung thưởng vận hành an toàn không dựa trên đơn giá tiền lương. 37 http://www.kinhtehoc.net
  • 39. www.kinhtehoc.net Từ cách tính lương của đơn vị cho ta thấy nguyên nhân làm cho tiền lương theo đơn giá năm 2006 giảm 136.436.081 đồng là do sản lượng điện thương phẩm giảm 2.396.184 Kwh so kế hoạch. Như vậy, tổng chi phí tiền lương và BHXH năm 2006 giảm so với kế hoạch chủ yếu là do sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2006 giảm so với kế hoạch. Vì vậy, nhân tố làm giảm giá thành này không đáng khuyến khích vì mức giảm đó không phải là do đơn vị thực hiện tốt tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất. * Các chi phí sửa chữa lớn, khấu hao TSCĐ: đã được điều chỉnh kế hoạch theo thực tế nên các chỉ tiêu này được xem là đơn vị đã hoàn thành kế hoạch. * Các khoản chi phí: vật liệu, chi phí bằng tiền khác đều tăng so với kế hoạch điều chỉnh, riêng chi phí dịch vụ mua ngoài giảm so với kế hoạch. Đây là những khoản chi phí được PC2 giao định mức hàng năm. Vì vậy, tình hình thực hiện các khoản chi phí này có đạt so với kế hoạch hay không phần lớn còn phụ thuộc vào định mức Công ty giao có phù hợp hay không. Ta sẽ xem xét tình hình thực hiện định mức chi phí của đơn vị trong năm 2006. Qua bảng phân tích chỉ tiêu theo định mức (bảng 5, trang 39) ta thấy, tình hình thực hiện định mức năm 2006 tăng 7.824.296.789 đồng, tỷ lệ tăng 83,54%. Đây là khoản tăng khá lớn so với định mức Công ty giao. Nguyên nhân là do trong năm 2006 giá thành của sản phẩm điện phải gánh chịu khoản chi phí mà Công ty giao đó là vật tư lắp đặt điện kế, chi phí khác thuê ngoài lắp điện kế, phân bổ nhân công thuê ngoài không thu tiền khách hàng theo Luật Điện lực với số tiền 6.627.727.994 đồng. Trong đó vật tư lắp điện kế là 5.682.133.837 đồng, chi phí bằng tiền khác 945.594.157 đồng (chi phí thuê ngoài lắp điện kế: 121.959.675 đồng, chi phí phân bổ nhân công lắp điện kế: 823.634.482 đồng). 38 http://www.kinhtehoc.net
  • 40. www.kinhtehoc.net Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2006 ĐVT: Đồng Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện Khoản mục chi phí KH so TH (KH) (TH) Số tiền Tỷ lệ % 1.Vật liệu cho phân phối điện 5.729.170.933 13.202.973.359 7.473.802.426 130,45 2.Chi phí dịch vụ mua ngoài khác 976.883.210 951.975.241 -24.907.969 -2,50 3.Chi phí bằng tiền khác 2.659.894.860 3.035.297.192 375.402.332 14,11 Tổng cộng 9.365.949.003 17.190.245.792 7.824.296.789 83,54 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) 39 http://www.kinhtehoc.net
  • 41. www.kinhtehoc.net PC2 đã điều chỉnh giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế và khi phân tích loại trừ yếu tố khách quan giúp cho việc phân tích, đánh giá chính xác hơn, thực chất hơn, có cơ sở kết luận đúng đắn hơn (bảng phân tích chỉ tiêu theo định mức năm 2006 (sau khi đã loại trừ yếu tố khách quan), bảng 6, trang 42) Kết quả thực hiện định mức chi phí năm 2006 (sau khi đã loại trừ yếu tố khách quan) cho thấy chi phí vật liệu dùng cho phân phối điện tăng lên 8,272 đồng/Kwh. Đối với hai khoản mục còn lại là chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác giảm tương ứng là 0,115 đồng/Kwh và 2,633 đồng/Kwh. Vì hai khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể nên dù có phấn đấu hạ cũng không làm giảm nhiều tổng giá thành đơn vị. Do đó, tổng giá thành đơn vị vẫn tăng với mức tăng 5,524 đồng/Kwh, tỷ lệ tăng 12,78%. Như vậy, tình hình quản lý giá thành chưa được tốt đơn vị cần xem xét các yếu tố tác động đến giá thành. Khi giá thành đơn vị thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tổng giá thành ta xem xét tổng giá thành theo sản lượng thực tế. Do đơn vị không hoàn thành định mức chi phí Công ty giao, tăng 5,524 đồng/Kwh làm cho tổng chi phí tăng 1.196.568.795 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 12,78%, trong đó chi phí vật liệu tăng cao với mức tăng là 1.791.988.284 đồng, tỷ lệ tăng 31,27%. Nhưng nhờ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác giảm với mức tương ứng là 24.907.969 đồng và 570.191.490 đồng, tỷ lệ giảm 2,55% và 21,44% đã góp phần làm giảm giá thành. Tuy nhiên, do tỷ trọng vật liệu chiếm cao 71,20% nên ảnh hưởng mạnh đến tổng giá thành tăng cao, đơn vị không hoàn thành lợi nhuận Công ty giao. Để thấy rõ chi phí vật liệu tăng do yếu tố nào cần phải phân tích rõ hơn, nhưng do việc giao kế hoạch chi phí chỉ được thực hiện từ năm 2005 nên chỉ có thể phân tích tình hình thực hiện chi phí vật liệu năm 2006 so với năm 2005. Ta thấy trong năm 2006 chi phí vật liệu tăng cao là do các nguyên nhân: - Chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh nhiều: trong năm toàn đơn vị chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh tổng cộng là 1.466.000.000 đồng, tập chung ở một số công tác chính như: cấy thêm, nâng công suất và di dời, hoán chuyển tụ bù trung và hạ thế; thay toàn bộ chì trung thế không phù hợp… 40 http://www.kinhtehoc.net
  • 42. www.kinhtehoc.net Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2006 (ĐÃ LOẠI TRỪ YẾU TỐ KHÁCH QUAN) ĐVT: Đồng Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Khoản mục chi phí (KH) (TH) TH so KH Định mức Số tiền Định mức Số tiền Định mức Số tiền (đ/kWh) (đ/kWh) (đ/kWh) 1.Vật liệu cho phân phối điện 26,450 5.729.170.933 34,722 7.520.839.522 8,272 1.791.668.589 2.Chi phí dịch vụ mua ngoài khác 4,510 976.883.210 4,395 951.975.241 -0,115 -24.907.969 3.Chi phí bằng tiền khác 12,280 2.659.894.860 9,647 2.089.703.035 -2,633 -570.191.825 Tổng cộng 43,240 9.365.949.003 48,764 10.562.517.798 5,524 1.196.568.795 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) 41 http://www.kinhtehoc.net
  • 43. www.kinhtehoc.net - Chi phí điện kế và công cụ dụng cụ (CCDC), đồ dùng văn phòng phân bổ vào giá thành nhiều. Chi phí phân bổ điện kế và CCDC vào giá thành trong năm 2006 là 3.733.000.000 đồng, trong đó chi phí phân bổ điện kế và CCDC trước năm 2006 là 2.900.000.000 đồng, chi phí phân bổ điện kế và CCDC năm 2006 là 833.000.000 đồng. Mặc dù đã loại trừ yếu tố khách quan nhưng đơn vị vẫn thực hiện vượt định mức công ty giao. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí vật liệu năm 2006 tăng cao so với kế hoạch chủ yếu là do chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí mua sắm trang bị phát sinh nhiều và chi phí phân bổ điện kế, CCDC các năm trước. Qua đó cho thấy định mức chi phí Công ty giao chưa phù hợp. Các năm qua, đơn vị luôn thực hiện vượt định mức chi phí nhưng nhờ cuối năm Công ty điều chỉnh kế hoạch điện thương phẩm và xem xét loại trừ chi phí phát sinh khách quan nên đều đạt kế hoạch lợi nhuận. 4.1.2 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành phân phối điện năm 2007 Từ bảng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2007 (bảng 7, phụ lục 2) ta thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2007 tăng so với kế hoạch điều chỉnh theo sản lượng thực tế với số tiền tăng là 4.791.290.784 đồng, tỷ lệ tăng là 7,34%. Đó là do chi phí vật liệu tăng lên 3.429.217.434 đồng, tiền lương và BHXH tăng 63.914.815 đồng, chi phí bằng tiền khác tăng 181.315.010 đồng, chi phí dịch mua ngoài khác cũng tăng 116.843.489 đồng làm cho tổng giá thành năm 2007 tăng lên so với kế hoạch. Ta nhận thấy các khoản mục tăng năm 2006 thì năm 2007 vẫn tiếp tục tăng, các chi phí định mức như: vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều tăng so với kế hoạch đều chỉnh. Cũng như năm 2006, khoản chi phí lắp điện kế theo luật Điện lực nếu đơn vị không được loại trừ yếu tố này thì không hoàn thành định mức Công ty giao. Khoản chi phí phải gánh chịu khi gắn điện kế cho khách hàng không thu tiền với chi phí trong năm 2007 là 5.937.957.037 đồng (trong đó, vật tư lắp điện kế là 4.819.426.681 đồng, nhân công lắp điện kế là 1.118.530.356 đồng). 42 http://www.kinhtehoc.net
  • 44. www.kinhtehoc.net Để thấy rõ các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giá thành phân phối điện năm 2007, ta sẽ phân tích lần lượt các nhân tố ảnh hưởng. * Các khoản chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều tăng so với kế hoạch. Chi phí vật liệu năm 2007 tăng khá cao với số tiền tăng là 3.429.217.434 đồng, tỷ lệ tăng 41,05% so với kế hoạch. Trong đó chi phí lắp điện kế mới là 4.819.426.681 đồng, chiếm 40,9% trong tổng chi phí vật liệu, đây l à nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí SXKD điện trong kỳ thực hiện. Chi phí vật liệu nếu loại trừ chi phí lắp đặt điện kế (bảng 8, trang 44), thực hiện năm 2007 giảm 8,64% so kế hoạch, tương đương giảm 963.669.353 đồng. Đây là nỗ lực của đơn vị trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí vật liệu làm cho giá thành giảm đáng kể. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ mua ngoài lại tăng so với kế hoạch. Và chi phí bằng tiền khác sau khi đã loại trừ chi phí nhân công lắp đặt điện kế đã giảm hơn một nửa so với trước loại trừ nhưng vẫn tăng so với kế hoạch 62.784.654 đồng. Nhưng do hai khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến tổng giá thành định mức. Tuy nhiên đơn vị cần xem xét lại khắc phục cho kỳ sau. 43 http://www.kinhtehoc.net
  • 45. www.kinhtehoc.net Bảng 8: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2007 (ĐÃ LOẠI TRỪ YẾU TỐ KHÁCH QUAN) ĐVT: Đồng Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Khoản mục chi phí (KH) (TH) TH so KH Định mức Số tiền Định mức Số tiền Định mức Số tiền (đ/kWh) (đ/kWh) (đ/kWh) 1.Vật liệu cho phân phối điện 35,241 8.353.438.341 30,417 7.210.140.845 -4,824 -1.143.297.496 2.CP dịch vụ mua ngoài khác 2,633 624.107.462 3,126 740.950.951 0,493 116.843.489 3.Chi phí bằng tiền khác 9,194 2.179.375.257 9,459 2.242.159.911 0,265 62.784.654 Tổng cộng 47,068 11.156.921.060 43,002 10.193.251.707 -4,066 -963.669.353 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) 44 http://www.kinhtehoc.net
  • 46. www.kinhtehoc.net * Tiền lương và BHXH Trong năm 2007, việc thực hiện quỹ lương sẽ căn cứ vào đơn giá tiền lương được giao và tình hình thực hiện 2 chỉ tiêu là việc hoàn thành lợi nhuận và năng suất lao động. Bảng 9: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH NĂM 2007 ĐVT: Đồng Nội dung Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch TH so KH 1. Tiền lương theo đơn giá 15.598.223.730 15.600.909.981 2.686.251 2. Tiền lương bổ sung chung 746.430.881 746.430.881 0 3. Thưởng vận hành an toàn 1.555.024.000 1.555.024.000 0 4. Thưởng hoàn thành nhiệm vụ 0 61.000.000 61.000.000 5. Khoản BHXH 1.390.930.107 1.391.158.707 228.600 Tổng cộng 19.290.608.718 19.354.523.569 63.914.851 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Tổng quỹ lương so với kế hoạch tăng 63.914.851 đồng, tỷ lệ tăng 0,33% do sản lượng điện thương phẩm tăng 40.815 Kwh. Đồng thời còn do trong năm có điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu theo quy định mới của Nhà nước. Khoản thưởng nhiệm vụ và thưởng vận hành an toàn sẽ được tính riêng chứ không đưa vào đơn giá. * Như năm 2006 các khoản sửa chữa lớn, khấu hao đã điều chỉnh theo thực tế và xem như hoàn thành kế hoạch. 4.1.3 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành phân phối điện năm 2008 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2008 (bảng 10, phụ lục 2) cho thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2008 giảm 3.598.574.830 đồng, tỷ lệ 45 http://www.kinhtehoc.net