SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 282
Baixar para ler offline
Chú Giải I và II Cô-rinh-tô
Tác giả: C. K. Barrett
Giới Thiệu Khóa Trình#
ĐƠN VỊ MỘT: DẪN NHẬP VÀO VIỆC CHÚ GIẢI KINH THÁNH VÀI
CÔRINHTÔ.
1 Dẫn nhập vào việc chú giải Kinh thánh, phần 1
2 Dẫn nhập vào việc chú giải Kinh thánh, phần 2
3 Dẫn nhập vào 1Côrinhtô
ĐƠN VỊ HAI : PHAOLÔ TRẢ LỜI VỀ NHỮNG TIN TỨC ĐẾN TỪ
CÔRINHTÔ
4 Sự khôn ngoan và sự chia rẽ ở Côrinhtô, phần 1
5 Sự khôn ngoan và sự chia rẽ ở Côrinhtô, phần 2
6 Tội loạn luân, việc kiện tụng và kỷ luật của Hội thánh
7 Sự sống lại về phần thân xác của Cơ đốc nhân
ĐƠN VỊ BA : PHAOLÔ TRẢ LỜI LÁ THƠ CỦA NGƯỜI CÔRINHTÔ.
8 Hôn nhân và những vấn đề liên quan
9 Thực phẩm cúng tế cho thần tượng, phần 1
10 Thực phẩm cúng tế cho thần tượng, phần 2
ĐƠN VỊ BỐN : NHỮNG VẤN ĐỀ KHI HỘI THÁNH NHÓM LẠI
11 Việc trùm đầu của phụ nữ
12 Tiệc Thánh
13 Các ân tứ thuộc linh và tình yêu thương
14 Thứ tự khi nhóm lại
ĐƠN VỊ NĂM: 2CÔRINHTÔ
15 Phaolô lại viết cho người Côrinhtô
Bản giải nghĩa thuật ngữ
Thế giới kỳ diệu của thơ Côrinhtô
Xin chúc mừng các bạn đến với thế giới kỳ diệu của thơ Côrinhtô! Các bạn
đang sửa soạn bước vào một cuộc hành trình hào hứng nghiên cứu 2 thơ tín
của Phaolô gởi cho Hội thánh tại Côrinhtô. Mặc dầu đây là 2 lá thư được gởi
cho cùng một Hội thánh và cùng được viết bởi Phaolô nhưng chúng rất khác
nhau.
Côrinhtô thứ I là một lá thư rất độc đáo của Phaolô. Mặc dầu nhiều vấn đề
xảy ra trong Hội thánh là do những sai lầm về mặt thần học, nhưng chính
hậu quả về mặt luân lý của những sai lầm đó là điều mà Phaolô muốn sửa
lại. Do đó mặc dù có thể tìm thấy những giáo lý thần học trong ICôrinhtô,
nhưng đó là những thần học được áp dụng vào thực tế trong bối cảnh đức tin
mới mẻ của các Cơ đốc nhân bị thử thách một cách nghiêm trọng bởi những
sự xâm lấn tế nhị từ khung cảnh ngoại đạo chung quanh. Ở Galati Phúc âm
đã bị đe dọa vì những sự dạy dỗ của Do Thái giáo. Ở Côrinhtô Phúc âm
cũng bị đe dọa. Ở đây sự xâm hãm đến từ phía những người ngoại giáo.
Hiện Phúc âm còn có thể tồn tại khi những người tân tín hữu vẫn tiếp tục suy
nghĩ và hành động như những bạn bè chưa tin Chúa của họ?
Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng sứ điệp của thơ tín này vẫn còn thời gian
tính. Bởi vì ở bất cứ nơi nào Phúc âm được rao giảng, những người nghe
theo Phúc âm và quyết định tin nhận Đấng Christ đều phải tiếp tục sống
trong môi trường cũ của họ. Mặc dầu họ đã là công dân của thiên quốc, dòng
dõi của một dân tộc mới, dân tộc của Thượng đế! Và họ không được tiếp tục
suy nghĩ hoặc hành động giống những người chung quanh. Nhưng họ có giữ
được hay không? Nếp sống của những Cơ đốc nhân khác với nếp sống của
những người chưa tin Chúa thế nào? những quan điểm của người Cơ đốc
khác biệt ra sao? Phải chăng Cơ đốc nhân chối bỏ cả nền văn hóa cũng như
nếp sống của người chung quanh và những điều gì trong nếp sống của chúng
ta chỉ có tính chất văn hóa? Còn những điều nào có tính chất luân lý và thần
học nữa? Thơ ICôrinhtô giúp chúng ta trả lời những câu hỏi này.
Tuy nhiên thơ IICôrinhtô lại không giống ICôrinhtô. Mặc dù có một vài
điểm ( quả thật là rất ít ) được nhắc lại, nhưng vấn đề chính trong thơ
IICôrinhtô tập trung vào vấn đề: "Thẩm quyền sứ đồ của Phaolô mà một số
người không muốn chấp nhận. Thơ tín này là thơ có tính chất tiểu sử tự thuật
nhiều nhất trong các thơ của Phaolô. Như một học giả đã nói: " Ở đây,
chúng ta thấy một mảng đời của Phaolô với những góc cạnh còn nguyên
chưa mài giũa - chân thật, không cắt xén, đầy phức tạp nhưng vô cùng thú
vị."
Vì không thể nghiên cứu đầy đủ cả 2 lá thư này trong một khóa trình, chúng
ta sẽ chỉ tập trung vào ICôrinhtô - Bởi vì lá thơ đề cập đến rất nhiều vấn đề,
nên đây là trường hợp rất tốt để học hỏi về công việc giải nghĩa Kinh thánh.
Chúng ta sẽ dành thời giờ để học về điều đó. Khi nghiên cứu IICôrinhtô, các
bạn có thể đem áp dụng những điều đã học được và tự các bạn sẽ giải nghĩa
phần lớn thơ tín đó. Sách hướng dẫn học tập sẽ giúp đỡ bạn thực hiện điều
này.
Vậy, hãy chuẩn bị tinh thần. Hãy có một tấm lòng tha thiết cầu nguyện và
một tâm trí sẵn sàng suy nghĩ. Nếu bạn cẩn thận làm theo những chỉ dẫn
trong sách hướng dẫn học tập, một thế giới đầy hào hứng sẽ mở ra trước mắt
bạn. Thế giới kỳ lạ của thơ Côrinhtô!
Mô tả Khóa Trình
Côrinhtô (C.A 1113 - Tín chỉ ba giờ )
Thơ tín Côrinhtô là một khóa trình trong chương trình cử nhân nhằm nghiên
cứu thơ ICôrinhtô một cách cặn kẻ từng vấn đề một và nghiên cứu tổng quát
thơ IICôrinhtô. Thơ ICôrinhtô cũng được dùng như một điển hình của
phương pháp giải kinh sẽ được áp dụng trong việc giải nghĩa các thư tín
khác trong Tân ước.
Khóa trình sẽ được bắt đầu bằng một bài học về phương pháp chú giải Kinh
thánh. Tiếp theo, sau phần giới thiệu tổng quát về bối cảnh, những phân
đoạn chính trong ICôrinhtô sẽ được lần lượt khảo sát liên hệ đến các nan đề
trong Hội thánh, các giải pháp được đưa ra trong ICôrinhtô và ý nghĩa của
những phần giới thiệu khái quát thơ IICôrinhtô bạn sẽ áp dụng những điều
đó học hỏi được trong ICôrinhtô vào một đoạn văn tiêu biểu trong
2Côrinhtô.
Mục tiêu của khóa trình.
Khi hoàn tất khóa trình này bạn sẽ có thể:
1. Ghi nhận bản chất của những nan đề được trình bày trong ICôrinhtô và
giải thích những giải pháp do Phaolô đưa ra.
2. Giải thích bản chất của những khó khăn liên quan đến việc chú giải một
số đoạn trong ICôrinhtô và bênh vực cách giải quyết mà bạn tán thành.
3. Chọn lựa một sách chú giải Kinh thánh tốt cho các sách khác trong Tân
ước qua phương pháp đánh giá đã học được trong khóa trình này.
4. Chứng tỏ những kỹ năng giải Kinh căn bản khi áp dụng những phương
pháp học được trong ICôrinhtô vào những phân đoạn tiêu biểu của
2Côrinhtô.
5. Cân nhắc những câu trả lời của Phaolô về những nan đề cụ thể trong Hội
thánh Côrinhtô và áp dụng những câu trả lời đó vào những nan đề tương tự
trong Hội thánh của bạn.
6. Áp dụng những nguyên tắc trong 1Côrinhtô và 2Côrinhtô vào đời sống và
chức vụ của bạn.
Sách giáo khoa và sách hướng dẫn học tập.
Bạn sẽ dùng quyển thơ tín Côrinhtô: Sách hướng dẫn học tập của Gordon D.
Fee cùng với sách giáo khoa kèm theo:
1. Chú giải thơ tín 1Côrinhtô của C.K.BARRETT.
2. Kinh thánh Tân ước.
Chú ý: Chỉ đọc sách của Barrett trong trường hợp bạn được yêu cầu đọc mà
thôi. Đây không phải là sách giáo khoa theo ý nghĩa thông thường. Đây là
sách chú giải Kinh thánh. Một trong những mục tiêu của khóa trình này là
hướng dẫn bạn biết khi nào cần phải sử dụng sách chú giải Kinh thánh và sử
dụng như thế nào.
Thời gian học tập.
Thời gian thực tế bạn cần để nghiên cứu mỗi bài tùy thuộc nơi khả năng học
hỏi của bạn trước khi bạn bắt đầu khóa trình này. Các bài học được soạn để
có thể học từ 7 đến 10 tiếng. Tuy nhiên điểm then chốt trong việc tự học
không phải là tự cẩn thận từng bước sao cho có thể nắm được nội dung của
bài học trước khi bước sang phần khác. Hãy dành đủ thời gian để đạt được
những mục tiêu đề ra bởi tác giả của sách hướng dẫn học tập cũng như các
mục tiêu của riêng bạn.
Tập tài liệu học viên
Bạn hãy dành thời gian đọc lại những chỉ dẫn và khảo sát các ấn chỉ khác
trong tập tài liệu học viên. Lưu ý rằng một số ấn chỉ được dành cho bạn để
lưu giữ và một số ấn chỉ bạn phải nộp lại cho giảng viên ICI cùng với bài
kiểm tra đánh giá tiến bộ từng phần.
Bạn hãy nhớ hoàn tất và nộp những biểu mẫu có ghi những nhận định và
tường trình của bạn về việc học tập.
Sách hướng dẫn tự học này gồm có 5 phần:
Đơn Vị
1
2
3
4
5
Bố cục của bài học và phương pháp học tập:
Mỗi bài học gồm có các phần: 1/ Tựa đề, 2/ Dàn bài, 3/ Mục tiêu của bài
học, 4/ Các sinh họat học tập, 5/ Từ ngữ quan trọng , 6/ Triển khai bài học
bao gồm các câu hỏi nghiên cứu, 7/ Phần giải đáp, 8/ Bài tự kiểm tra
Phần dàn bài và mục tiêu của bài học sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn khái
quát về chủ đề, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất và
giúp bạn biết nên chú ý vào những phần nào hầu đạt được kết quả tốt nhất.
Phần triển khai bài học là rất quan trọng, đặc biệt đối với bài 4 đến 14.
Trong phần lớn những bài học này, trước hết bạn sẽ được hướng dẫn nghiên
cứu đoạn văn Kinh thánh được trích dẫn hầu khám phá ra vấn đề mà Phaolô
đang giải quyết. Bước thứ hai, bạn sẽ được hướng dẫn khảo sát từng phần
của đoạn Kinh thánh. Điều quan trọng ở đây là học tập để theo được dòng tư
tưởng của Phaolô. Bạn cũng sẽ học tập để nêu lên những câu hỏi thiết yếu về
bối cảnh. Bước thứ ba, bạn sẽ học để đặt các câu hỏi về mặt nội dung, và về
ý nghĩa của các từ ngữ và các câu văn. Bạn sẽ được dạy cách sử dụng sách
chú giải của Barrett. Bước thứ tư, bạn sẽ được hướng dẫn để áp dụng vào
thời đại hiện nay. Những điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay?
Các tài liệu bạn có trong tay chỉ là những gợi ý, không phải là quyết định tối
hậu đòi hỏi bạn phải vâng theo. Bạn sẽ học tập để tự mình nêu lên những câu
hỏi.
Ý nghĩa của bài học 1 và 2 là cố gắng trình bày cho bạn một phương pháp
học tập. Do đó, về nhiều khía cạnh, đây là những bài học quan trọng nhất.
Nhưng chúng tôi không đòi hỏi bạn phải nắm được toàn bộ phương pháp
trong 2 bài học. Bài 1 và 2 chỉ mới giới thiệu về các phương pháp, chúng
định nghĩa và mô tả các phương pháp này. Bạn sẽ thực sự học về các
phương pháp đó qua việc áp dụng chúng vào những bài học kế tiếp.
Chú ý: Trong suốt các bài học sẽ có những câu hỏi và các bài tập. Đừng xem
trước phần giải đáp cho đến khi bạn đã tự trả lời các câu hỏi. Trong nhiều
trường hợp bạn sẽ phải ghi chép câu trả lời trong sổ tay của bạn bởi vì không
có đủ chỗ trong sách hướng dẫn học tập.
Bạn nên nghiên cứu các bài học từng phần một. Thông thường, trước khi
xong phần khác bạn sẽ được yêu cầu ôn lại phần vừa học. Hãy nhớ thực hiện
điều đó. Mỗi phần thường cũng được kết thúc bằng các câu hỏi ôn tập. Khi
gặp những câu hỏi ôn tập bạn nên: 1/ Xem lại cẩn thận phần bạn đang học,
2/ Trả lời các câu hỏi ôn tập theo trí nhớ của bạn, không cần xem trong sách
hướng dẫn học tập; 3/ So lại với phần giải đáp và 4/ Nếu có những sai sót
khi trả lời các câu hỏi ôn tập thì hãy xem lại phần đó một lần nữa trước khi
bước qua phần khác.
Phương pháp học tập.
Bạn nhớ đọc cẩn thận những điều gợi ý về phương pháp học tập trong tập tài
liệu học viên. Những phương pháp này sẽ giúp bạn học để chuẩn bị cho bài
kiểm tra tiến bộ từng phần cũng như bài thi cuối khóa. Nghiên cứu kỹ lưỡng
các phương pháp học tập là điều rất quan trọng để đạt được kết quả mỷ mãn
nhất từ khóa trình này.
Các phương thức theo học khóa trình này.
Bạn có thể học khóa trình này độc lập hoặc theo lớp học: Vì ICI cung cấp
khóa trình này cho nhu cầu tự học nên sách hướng dẫn học tập được soạn
cho mục đích này. Sách hướng dẫn học tập, sách chú giải Kinh thánh và
Kinh thánh Tân ước là các tài liệu chính của khóa trình. Tất cả các bài làm
đều có thể được gởi cho chúng tôi qua bưu điện ngoại trừ bài thi cuối khóa
sẽ được nôỳp cho giám thị.
Bạn cũng có thể ghi danh học khóa trình này tại một trường Kinh thánh hoặc
trong chương trình ICI mở rộng. Những chương trình này có thể bao gồm
các bài tập tại lớp kèm theo tự học. Đầu bài tại trường theo nhóm thì việc
làm các bài tập trong sách hướng dẫn học tập sẽ giúp đáp ứng những yêu cầu
của khóa trình.
Nếu bạn không học theo phương pháp đại học thì có thể học với một giảng
viên. Trong trường hợp này giảng viên sẽ là người đưa ra những chỉ dẫn.
Những chỉ dẫn này có thể giống hay khác với cách chỉ dẫn hoặc đề nghị
trong sách hướng dẫn học tập này. Những chỉ dẫn của giảng viên cần được
coi trọng hơn. Bạn cần tuân theo những chỉ dẫn đó. Cũng có thể bạn muốn
sử dụng khóa trình trong các nhóm học Kinh thánh tại tư gia, trong lớp học
Kinh thánh tại Hội thánh hoặc học với các sinh viên ở đại học. Bạn sẽ thấy
rằng cả đề tài học tập lẫn phương pháp học tập của tài liệu này đều rất thích
hợp cho những mục đích đó. Sách hướng dẫn học tập này là sự trợ giúp quý
báu cho cả học viên lẫn giảng viên.
Tín chỉ của khóa trình này: 3 giờ
Khóa trình này nằm trong chương trình cử nhân. Hoàn tất khóa trình này bạn
có thể thi lấy chứng chỉ 3 giờ với ICI hoặc bất cứ tổ chức nào khác. Mọi học
viên theo học chương trình ICI sau khi đã hoàn tất mỹ mãn khóa trình này
đều nhận được tín chỉ. Tuy nhiên bạn có thể học khóa trình này mà không
thi lấy tín chỉ. Trong trường hợp này bạn không cần phải dự thi hoặc làm các
bài tập. Dù học tập trong bất cứ hình thức nào, sách giáo khoa và sách
hướng dẫn học tập này sẽ đem lại nhiều ích lợi cho đời sống của bạn.
Thi lấy tín chỉ.
Để được cấp tín chỉ của ICI cho khóa trình này bạn phải thi đậu kỳ thi cuối
khóa. Bài thi này phải được làm với sự giám sát của một giám thị được ICI
chấp nhận. Giảng viên của bạn sẽ nói rõ chi tiết về điều này.
Nếu bạn đang học khóa trình này để lấy tín chỉ của một tổ chức khác, bạn
vẫn có thể nhận được tín chỉ của ICI nếu thi đậu kỳ thi cuối khóa. Vì các bài
tập trong sách hướng dẫn học tập này được soạn để giúp bạn chuẩn bị cho kỳ
thi cuối khóa nên bạn cần làm đầy đủ những bài tập đó cùng với các bài tập
do giảng viên đề ra cho bạn.
Bất kể bạn học khóa trình này theo phương pháp nào, nếu bạn đậu kỳ thi
cuối khóa bạn sẽ được cấp tín chỉ.
Thứ hạng của khóa trình.
Thứ hạng của bạn sẽ căn cứ 20% trên bài thi cuối khóa và 30% trên dự án
được đề cập trong bài 15. Từ 90 đến 100 điểm sẽ được xếp hạng A (xuất
sắc); 80 đến 89 điểm hạng B (trên trung bình); 70 đến 79 điểm hạng C (trung
bình ); 60 đến 69 điểm hạng D (dưới trung bình); 0 đến 59 điểm hạng U
(không đủ tiêu chuẩn).
Các bài kiểm tra tiến bộ từng phần.
Nếu theo học chương trình hàm thụ của ICI, bạn sẽ nhận được tập tài liệu
học viên có kèm những bài kiểm tra tiến bộ từng phần. Những chỉ dẫn trong
bài kiểm tra được trình bày trong sách hướng dẫn học tập và trong tập tài
liệu học viên.
Dầu cho điểm của bạn về các câu hỏi trong bài học, về các bài tự kiểm tra và
về bài kiểm tra tiến bộ từng phần không được trình vào điểm xếp hạng của
khóa trình nhưng bạn cũng nên giữ các câu trả lời của bạn để giảng viên
chấm bài và có những đề nghị về việc học của bạn. Sau đó bạn có thể xem
lại tài liệu trong sách hướng dẫn học tập, hay sách giáo khoa về những điểm
bạn còn thấy là khó hiểu.
Bài thi cuối khóa.
Bài thi cuối khóa sẽ bao gồm tất cả những điểm trong 4 bài kiểm tra tiến bộ
từng phần và bài khảo sát khái quát 2 Côrinhtô (bài 15).
Tác giả sách hướng dẫn học tập.
Tác giả của sách hướng dẫn học tập là tiến sĩ Gordon D.Fee, giáo sĩ môn
Kinh thánh Tân ước tại Southern California college (CostaMesa, California ,
USA) tại Wheaton college (Wheaton Illinois, USA) và tại thần học viện
Gordon - conwell (South Hamilton Massachusserrs, USA) Tiến sĩ Fee đã
giảng dạy 1 và 2 Côrinhtô trong nhiều năm và hiện đang làm việc để chuẩn
bị xuất bản tác phẩm giải kinh quan trọng về 1Côrinhtô.
Ông cũng có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng sứ điệp của các
thư tín này vào các sinh hoạt của Hội thánh. Ông là mục sư chính thức của
Hội thánh ngũ tuần và đã từng là quản nhiệm Hội thánh trong 4 năm. Ông
thường có dịp chia xẻ lời Chúa tại các hội đồng bồi linh, các hội nghị và các
trường đại học.
Lãnh vực chính của tiến sĩ Fee là phê bình bản văn Tân ước và chú giải Kinh
thánh. Ông là một học giả nổi tiếng trên thế giới về những lãnh vực này. Bản
luận án tiến sĩ của ông nhan đề "Papirus Bodmer 2: Các liên hệ về bản văn
và các đặc tính trong cách sao chép" (Papirus Bodmer 2, its textual
relationships and seribal characteristic) đã được đăng trong tạp chí Studies
and document (1968). Ông cũng đóng góp bài vở cho các tạp chí Jouraal of
biblical litrature, new testament studies, Novum Testsmentum, Biblica, và
the Expositoey times cũng như góp phần trong một số tuyển tập các bài phê
bình nhận định khác.
Tiến sĩ Fee có bằng cử nhân văn chương và cao học văn chương của đại học
Seattle Pacific (1956, 1958). Ông nhận bằng tiến sĩ tại đại học University of
Southern California ở Los Angeles (1966). Sự có mặt của tiến sĩ Fee, một
học giả xuất chúng trong ban giảng huấn của ICI đã góp phần quan trọng
vào chương trình nghiên cứu Kinh thánh của ICI.
Giảng viên ICI
Giảng viên ICI của bạn sẽ rất vui được giúp bạn bất cứ điều gì có thể được.
Hãy nêu những thắc mắc cho giảng viên của bạn càng sớm càng tốt để có
nhiều thì giờ chuẩn bị. Nếu bạn có thân hữu cùng muốn theo học khóa trình
này. Hãy xin giảng viên của bạn xếp đặt riêng cho việc học theo nhóm.
Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu về
thơ Côrinhtô . Ước mong rằng khóa trình này sẽ giúp ích cho đời sống và
chức vụ của bạn cũng như giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình trong
thân thể Đấng Christ.
Hình ảnh minh họa.
Bởi vì Kinh thánh dạy dỗ chúng ta về cả các thực tại của lịch sử cũng như
thực tại thuộc linh trường cửu, nên chúng tôi đã chọn cách minh họa bằng
những bức ảnh để có thể nối liền quá khứ nơi hiện tại (thành phố Côrinhtô
trong thời đại Phaolô và thành phố Brussels trong thời đại hiện nay). Qua
hình ảnh chúng tôi muốn nêu lên một gợi ý rằng không có nhiều khác biệt
giữa các Cơ đốc nhân tại thành Côrinhtô và các Cơ đốc nhân thời nay khi họ
đứng trước những vấn đề luân lý và đạo đức. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp
bạn hiểu được những chân lý đó và áp dụng vào đời sống và xã hội của bạn.
Chúng tôi đã chọn thành phố Brussel làm tiêu biểu cho thời đại chúng ta. Cả
Brussels và Côrinhtô đều có những đặc tính giống nhau: là trung tâm thương
mại quốc tế, một đô thị sầm uất, một ngã tư trên trục lộ giao thông, và một
thị trường buôn bán. Cả Côrinhtô và Brussels đều có những vấn đề về việc
tôn thờ rất phổ biến trên khắp thế giới.
Dẫn Nhập Vào Môn Chú Giải Kinh Thánh - Phần 1
Người ta thường nói rằng: " Không cần phải chú giải Kinh thánh, chỉ cần
đọc và làm theo mà thôi. Điều này đúng trong một mức độ nào đó. Nhưng
mặt khác câu nói trên cũng rất sai lầm bởi vì ai ai cũng tìm hiểu ý nghĩa điều
mình đọc. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta đọc một bài văn (bao gồm cả
chính bài này) chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu điều tác giả muốn nói. " Cố gắng
tìm hiểu" ấy chính là ý nghĩa của việc chú giải. Vì Kinh thánh là lời của Đức
Chúa Trời chúng ta học tập để có thể giải nghĩa Kinh thánh cách đúng đắn.
Đây chính là mục đích của bài học: nhằm giúp đỡ bạn học tập phương pháp
chú giải Kinh thánh trong khi tìm hiểu ý nghĩa của 2 Côrinhtô."
Với tư cách là người giảng dạy lời Chúa bạn sẽ thu đạt được nhiều lợi ích từ
bài học này, không những học được phương pháp để tự mình giải nghĩa
Kinh thánh nhưng bạn còn biết cách đánh giá những sự giải nghĩa do người
khác đưa ra.
Đức Chúa Trời dạy qua các thư tín.
Bản chất của thư tín.
Hình thức của thư tín.
Tiến trình giải nghĩa các sách thư tín.
Việc giải kinh (Exegesis): Điểm xuất phát
Định nghĩa.
Tầm quan trọng
Học tập cách thực hiện việc giải kinh.
Bối cảnh lịch sử.
Bối cảnh văn chương.
Tầm quan trọng của đoạn văn
Học tập theo dõi cách lập luận
Những vấn đề về nội dung
Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể:
* Giải nghĩa cách thức chú giải các thư tín trong Tân ước.
* Phân biệt giữa việc giải Kinh (exegesis) và khoa giải kinh (hermeneuties)
trong việc áp dụng những chân lý trong các thư tín.
* Đánh giá cao vai trò của các thư tín trong việc đưa ra các câu trả lời cho
nan đề.
1. Nghiên cứu bài học từng phần một. Hoàn tất cả các bài tập. Sau đó hãy
soát lại các câu trả lời của bạn. Nếu câu trả lời của bạn không đúng hãy ôn
lại bài học để xem bạn chưa hiểu điều nào.
2. Trong phạm vi bài học này, bạn sẽ được yêu cầu đọc 1Côrinhtô từ đầu
đến cuối. Hãy cố gắng dành thời giờ để có thể đọc một lần trọn cả thư tín.
3. Làm bài tự kiểm tra cuối bài học và soát lại các câu trả lời của bạn với
phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Ôn lại những điều bạn chưa trả lời
đúng.
Việc hiểu ý nghĩa của những từ ngữ quan trọng được liệt kê ở phần đầu mỗi
bài học sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn nghiên cứu bài học. Bạn sẽ tìm thấy
định nghĩa ở cuối sách hướng dẫn học tập này. Nếu chưa hiểu bạn có thể tra
cứu ngay bây giờ hoặc khi gặp từ ngữ đó trong bài học. Nhiều từ ngữ trong 2
bài học đầu đã quen thuộc đối với bạn, nhưng ở đây chúng được dùng với ý
nghĩa đặc biệt. Vì vậy, bạn đừng vội lướt qua những từ ngữ này.
Cách lập luận.
Nội dung
Bối cảnh
Việc giải Kinh
Theo văn hóa Hy lạp
Khoa giải kinh
Nhân cơ hội đặc biệt
xuất phát từ cơ hội đặc biệt
ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN DẠY QUA CÁC THƠ TÍN
Kinh thánh đã được định nghĩa là lời của Đức Chúa Trời được trình bày
trong ngôn ngữ của con người trong lịch sử. Chính bản chất lưỡng diện này
của Kinh thánh đã khiến nó trở nên vô cùng sống động và thú vị. Vì Kinh
Thánh là lời của Đức Chúa Trời nên chúng ta phải chăm chú lắng nghe và
làm theo Kinh Thánh. Và bởi vì Đức Chúa Trời đã quyết định truyền phán
lời của Ngài qua những con người cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể, về
những biến cố lịch sử cụ thể, nên chúng ta phải học tập để biết giải nghĩa
Kinh thánh. Một trong những điều quan trọng liên quan đến khía cạnh nhân
bản của Kinh thánh ấy là Kinh thánh được viết trong nhiều hình thức văn
chương khác nhau. Điều này phản ảnh tầm vóc to lớn của sự mặc khải của
Đức Chúa Trời và việc Ngài sẵn sàng sử dụng hầu như mọi hình thức ngôn
ngữ và văn chương để truyền đạt tình yêu và ý định của Ngài cho chúng ta.
Do đó, chúng ta có đủ mọi thể loại: lịch sử tường thuật, sử ký, luật pháp,
kịch, thơ văn, châm ngôn, lời tiên tri, dự ngôn, chuyện kể, thơ tín, các sách
Phúc âm và các sách Khải huyền.
Nói một cách khác, Kinh thánh không phải chỉ là một tập hợp những lời
phán dạy của Chúa - dường như Đức Chúa Trời từ trên trời nhìn xuống
chúng ta và phán: " Này, các ngươi hãy học những chân lý này: 1/ Ta chính
là Đức Chúa Trời, ngoài ta ra không có Chúa nào khác. 2/ Ta là tạo hóa của
mọi loài, và là Đấng tạo dựng nhân loại...... Không phải thế đâu mặc dầu
những lời phán dạy như thế là có thật và chúng ta có thể tìm thấy những lời
phán như vậy trong Kinh thánh. ( lời lẽ có thể khác đôi chút! ). Nếu Kinh
thánh được chép như vậy thì có lẽ dễ cho chúng ta hiểu hơn. Nhưng hãy để ý
xem thế nào Đức Chúa Trời đã quyết định phán, dạy chúng ta qua Con Một
của Ngài tức là ngôi Lời hằng sống - Chính Đức Chúa Trời đã mặc lấy hình
thể con người và sống như một người trên thế gian này để chúng ta có thể
nhận biết Đức Chúa Trời thực sự như thế nào. Cũng một thể ấy Ngài đã
quyết định ban cho chúng ta lời thành văn của Ngài xuyên qua tất cả các
phương cách thông thường của con người ngõ hầu chúng ta có thể nghe
được tiếng phán của Ngài trong chính ngôn ngữ của chúng ta.
Thay vì nghĩ rằng phương pháp truyền đạt của Đức Chúa Trời như thế là
khó hiểu thì ngược lại chúng ta phải hân hoan vui mừng. Bởi vì điều này có
nghĩa là Đức Chúa Trời có thể tiếp tục phán dạy chúng ta qua hoàn cảnh
sống cụ thể của chúng ta. Mặt khác, những hình thức văn chương phong phú
của Kinh thánh cũng có nghĩa là chúng ta phải học tập để giải nghĩa Kinh
thánh, lưu ý đến bản chất hay thể loại của các đoạn văn Kinh thánh. Mỗi thể
loại văn chương có những quy luật đặc thù riêng và điều này cũng đúng với
các thơ tín.
1 Đọc kỹ những câu phát biểu dưới đây. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu
trả lời sai:
a) Kinh thánh là lời Đức Chúa Trời nhưng được viết ra bởi tác giả là những
con người và đề cập những hoàn cảnh cụ thể trong đời sống.
b) Kinh thánh về căn bản là một tuyển tập các lời dạy dỗ mà Đức Chúa Trời
đã tuyên phán và truyền cho các tác giả là con người ghi chép lại.
c) Kinh thánh được cấu tạo bởi nhiều thể loại văn chương khác nhau.
d) Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời và chúng ta cần phải tìm hiểu và chú
giải cũng như vâng theo Kinh thánh.
Bản chất của các thư tín
Điều quan trọng nhất cần phải biết về các thơ tín ấy là chúng thực sự là
những lá thư. Và những lá thư là những tài liệu nghĩa là chúng phát xuất từ
những hoàn cảnh đặc biệt, của người nhận hay người gởi thơ. Trong Tân
ước, phần lớn các thư tín xuất phát từ hoàn cảnh của người nhận. Điều này
có nghĩa là người nhận thơ tín có một hành động nào đó hay đưa ra những
câu hỏi khiến người viết thơ phải trả lời. Điều này rất đúng với những thơ tín
gởi cho các Hội thánh. Thường thường một vài cách cư xử không chính
đáng cần phải điều chỉnh lại, hoặc một giáo lý lầm lạc cần sửa chữa, hoặc
một hiểu lầm cần giải thích thêm gợi lên nhu cầu viết thơ.
Các thơ tín trong Tân ước là những bức thư bình thường.
Bởi vì sứ đồ Phaolô quyết định viết một lá thơ (chứ không phải là bài nghị
luận chẳng hạn) nên ông đã tuân theo các hình thức thông thường của một lá
thư thời đó. Cũng giống như ngày nay các lá thơ có một hình thức chung
(ngày tháng, chào hỏi, nội dung của thơ, phần cuối thơ và chữ ký), thời đó
những lá thơ cũng có hình thức chung. (Người ta đã tìm thấy hàng ngàn bức
thơ cổ và tất cả những bức thơ đó đều giống với những thơ tín trong Tân
ước) .
2. Xem ICo1Cr 1:1-9 và 16:19-24. So sánh với RoRm 1:1-10 và 16:19-24,
Phi Pl 1:1-6 và 4:21-23, ITe1Tx 1:1-3 và 5:25-28. Hãy liệt kê trong sổ tay
của bạn các yếu tố chung trong những đoạn này (có 5 yếu tố).
Bạn sẽ nhận thấy rằng một trong những yếu tố đó là lời cảm tạ Chúa. Đây là
yếu tố thỉnh thoảng có sự khác biệt trong các thơ tín thời xưa. Hãy chú ý đến
những sự khác biệt về những lời cảm tạ trong các thơ tín Tân ước sau đây:
IICo 2Cr 1:3-7, GaGl 1:1-3, Eph Ep 1:3-10, IPhi 1Pr 1:3-9 và IIIGi 3Ga 1:2
3. Ba trong số các thơ tín kể trên có bao gồm lời chúc phước hay tôn vinh.
Đó là những thơ tín nào?
......
Phần lớn những khó khăn trong việc giải nghĩa các thơ tín là do tính chất
xuất phát từ một hoàn cảnh đặc biệt của chúng. Chúng ta có những câu trả
lời nhưng lại không luôn luôn biết các câu hỏi hay các vấn đề là gì, hoặc
ngay cả chúng ta không biết là có vấn đề nào hay không. Cũng giống như
chúng ta được nghe một câu chuyện qua một đầu dây điện thoại và cố gắng
hình dung ra ai là người ở đầu dây kia và người đó đang nói về điều gì. Như
các bạn đã từng kinh nghiệm, trong một vài trường hợp người ta dễ hình
dung ra câu chuyện hơn trong các trường hợp khác. Điều này cũng đúng với
các bức thơ của Phaolô.
Tiến trình giải nghĩa các thơ tín.
Thông thường chúng ta phải tuân theo 3 bước sau đây trong việc giải nghĩa
các thơ tín (Lưu ý những bước tiến này sẽ được giải thích trong phần kế tiếp
và sẽ được minh họa trong những bài học sắp tới. Ở đây chỉ liệt kê các bước
mà thôi).
Bước 1: Chúng ta phải cố gắng tái tạo hoàn cảnh mà Phaolô muốn đề cập
đến. Khi nói tái tạo, tôi không có ý nói rằng bạn phải viết ra hoặc phải hình
dung ra tất cả mọi sự. Chúng ta phải cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh nào đã đưa
đến việc viết lá thơ - Có nghĩa là điều gì đã thúc giục tác giả viết lá thơ.
Bước 2: Chúng ta phải giải nghĩa thơ tín của Phaolô như là một lời giải đáp
cho một vấn đề hay một sự trả lời cho các câu hỏi mà chúng ta đã cố gắng
hình dung ra. Điều đó có nghĩa là chúng ta hỏi: Phaolô đã muốn nói gì ở thời
điểm đó?. Đây là bước rất quan trọng vì đó chính là lời của Đức Chúa Trời
cho những người trong thời đại đó.
Bước 3: Sau đó chúng ta phải hỏi: Điều đó có ý nghĩa gì đối với thời đại
ngày nay? Tức là lời của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là gì?
Chúng ta sẽ gặp khó khăn nếu chúng ta bắt đầu ở bước 3. Khi làm như vậy,
chúng ta sẽ hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa của lời Chúa. Đây là lý do
tại sao bước 1 và 2 là rất quan trọng. Như các bạn đã thấy, Đức Chúa Trời đã
dùng các thơ tín để dạy dỗ những điều liên quan đến các nhu cầu đặc biệt
của con người. Nhu cầu cụ thể của chúng ta ngày nay có thể khác với nhu
cầu của những người thời trước, nhưng Chúa vẫn có thể phán dạy chúng ta
như Ngài đã phán dạy họ. Nhưng trước hết chúng ta cần phải biết Đức Chúa
Trời đã phán điều gì và đặc biệt là những người tiếp nhận thơ tín là ai?
4. Xem lại các bước tiến một lần nữa và bằng từ ngữ riêng của bạn hãy liệt
kê và giải thích 3 bước. Soát lại câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học
tập.
Việc giải kinh: Điểm xuất phát
Chúng ta sẽ tìm hiểu 2 thuật ngữ dễ lẫn lộn được dùng nhiều lần trong các
bài học. Việc giải kinh và khoa giải kinh. Như David đã viết: "Quả thật việc
giải kinh và khoa giải kinh sẽ theo đuổi chúng ta mọi ngày trong suốt cuộc
sống". Ít nhất chúng cũng theo đuổi chúng ta nếu chúng ta muốn trở thành
một người nghiên cứu và giảng dạy lời Chúa tốt. Vậy ý nghĩa của 2 thuật
ngữ đó như thế nào?
Định nghĩa.
Bạn có thể tìm thấy các định nghĩa dưới đây trong 1 tự điển:
Việc giải kinh: Việc giải thích hay chú giải cặn kẻ một bản văn Kinh thánh.
Khoa giải kinh: Môn học về các phương pháp chú giải Kinh thánh.
Qua những định nghĩa trên, khoa giải kinh bao gồm một công việc rộng lớn
hơn. Nó bao gồm tất cả các lãnh vực và các nguyên tắc của phương pháp
chú giải và bao gồm cả việc giải kinh (exegesis ) nữa. Trong khóa trình này,
tôi sẽ dùng thuật ngữ khoa giải kinh một cách đặc biệt. Hãy cẩn thận lưu ý
những sự giải nghĩa dưới đây vì đây là ý những nghĩa của những thuật ngữ
vào trong suốt khóa trình.
Việc giải kinh: Bản văn đã có ý nghĩa gì vào thời nó được viết ra? Lưu ý chữ
"đã" nói về quá khứ. Việc giải kinh luôn luôn liên quan đến quá khứ và hoàn
cảnh lúc đó. Trong khóa trình này, nó liên hệ đến Phaolô và những người ở
Côrinhtô - Phaolô muốn nói điều gì? Phaolô muốn những người ở Côrinhtô
hiểu điều gì? Trên hết mọi điều bạn phải hiểu qui luật sau đây: ý nghĩa thực
sự của bản văn là điều mà tác giả chủ yếu muốn nói và điều mà độc giả thời
đó đã hiểu khi đọc đoạn văn đó. Tôi không có ý nói rằng họ luôn luôn hiểu
được ý nghĩa của bản văn, nhưng ý nghĩa thực sự của bản văn chính là điều
mà họ đáng phải hiểu.
Khoa giải kinh: Đoạn văn có ý nghĩa gì trong thời đại ngày nay. Nó được
khởi đầu với việc giải kinh nhưng nó đặc biệt quan tâm đến hiện tại và hoàn
cảnh ngày nay. Lời của Đức Chúa Trời dành cho mọi thời đại và mọi hoàn
cảnh là gì - Ngài đang muốn nói điều gì với chúng ta? Quy luật ở đây là bản
văn không thể chứa đựng một ý nghĩa nào cho chúng ta khác hơn là ý nghĩa
đối với người thời đại đó. Hoàn cảnh của chúng ta có thể thay đổi nhưng
điều Chúa muốn nói với chúng ta không khác với những gì Ngài đã nói với
họ.
5. Hãy ghi nhớ những định nghĩa này và hãy xem lại 3 bước tiến trong việc
chú giải các thư tín. Hãy ghi vào khoảng trống chỉ việc giải kinh hay khoa
giải kinh cho phù hợp với từng bước tiến.
Bước 1 ......
Bước 2 ......
Bước 3 ......
Tầm quan trọng
Trong giai đoạn này, những sự phân biệt sau đây xem ra có vẻ không quan
trọng. Nhưng thực sự chúng vô cùng quan trọng. Bởi vì kết luận có tính chất
khoa giải kinh của chúng ta phải đặt nền tảng trên việc giải kinh chính xác.
Hầu hết những sai lầm trong việc chú giải Kinh thánh và các sự chia rẻ trong
Cơ đốc giáo đều là hiệu quả của những kết luận có tính chất khoa giải kinh.
Tức là bắt đầu bằng bước 3 - trước khi thực hiện việc giải kinh.
Chẳng hạn những người Mormons tin vào nghi lễ làm báp têm cho những
người chết dựa trên ICo1Cr 15:29. Nhưng đây là một kết luận có tính chất
khoa giải kinh thật sai lầm. Có nghĩa là họ đã bắt đầu từ bước 3 mà không
thực hiện việc giải kinh trước. Phaolô không hề dạy dỗ về phép báptêm cho
những người chết. Đó chỉ là điều mà những người Côrinhtô thi hành. Nhưng
chúng ta hoàn toàn không biết ý nghĩa của việc đó, tại sao họ làm việc đó và
làm việc đó cho ai. Phaolô chỉ nhân việc họ thực hành các nghi lễ đó mà lý
luận rằng rất dại dột nếu không tin vào sự sống lại của thân thể trong tương
lai (xem câu 12 -19).
Cũng vậy, có một số Cơ đốc nhân tin rằng 13:10: " Song lúc sự trọn lành đã
đến thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ". Có nghĩa là các ân tứ thuộc linh đã
chấm dứt vào cuối thế kỷ thứ nhất. "Sự trọn lành" được giải nghĩa là việc
hoàn tất kinh Tân ước. Có nghĩa là khi sách Tân ước được hoàn tất thì không
còn cần "các ân tứ của sự khải thị" nữa. "Nhưng đó không phải là ý nghĩa
của câu này bởi vì đó không phải là chủ ý của Phaolô. Người Côrinhtô đã
không hiểu câu này với ý nghĩa như vậy. Vấn đề là: một đoạn văn Kinh
thánh không thể có một ý nghĩa nào trong hiện tại khác hơn là ý nghĩa vào
thời điểm nó đã được viết ra.
Đây là lý do tại sao cần phải thực hiện việc giải kinh trước - Bởi vì ý nghĩa
của một đoạn Kinh thánh đối với chúng ta ngày nay căn cứ vào ý nghĩa của
đoạn văn đó đối với những người trong thời kỳ nó đã được viết ra. Trong
phần tiếp theo của bài học chúng tôi muốn giải nghĩa thế nào là việc giải
kinh xác đáng. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta sẽ làm một vài bài tập
để giúp phân biệt giữa câu phát biểu có tính chất việc giải kinh và có tính
chất "Khoa giải kinh". Trong các bài tập này vấn đề chính không phải là các
câu phát biểu đúng hay sai. Điểm quan trọng ở đây là câu phát biểu đó có
tính chất nào.
Hãy đọc cẩn thận và cho biết những câu phát biểu dưới đây có tính chất việc
giải kinh hay có tính chất khoa giải kinh? Khoanh tròn mẫu tự trước các câu
phát biểu có tính chất việc giải kinh .
6. 3:9 "Vả chúng ta là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời".
a) Câu này có nghĩa là những mục sư là bạn cùng làm việc với Đức Chúa
Trời.
b) Câu này có nghĩa là Phaolô và Apôlô là những bạn cùng làm việc cho
Đức Chúa Trời.
7. 6:20 " Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời"
a) Câu này có nghĩa là những tín đồ ở Côrinhtô không được liên hệ với các
địa điểm ở đền miếu bởi vì thân thể của họ thuộc về Đức Chúa Trời.
b) Câu này có nghĩa là các Cơ đốc nhân không nên hút thuốc lá"
8. 16:2. "Cứ ngày đầu tuần lễ mỗi người trong anh em khá tùy sức mình chắt
lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình".
a) Câu này có nghĩa là những tín đồ ở Côrinhtô phải dành dụm tiền bạc mỗi
tuần để dâng hiến giúp đỡ cho những tín đồ nghèo thiếu ở Giêrusalem.
b) Câu này có nghĩa là các Cơ đốc nhân nên dâng 1/10 một cách đều đặn
Học tập để thực hiện việc giải kinh.
Việc giải kinh ở mức độ cao đòi hỏi kiến thức về rất nhiều điều mà chúng tôi
không đòi hỏi các bạn phải có: Các ngôn ngữ dùng trong Kinh thánh đặc biệt
là tiếng Hylạp; văn hóa Do Thái và văn hóa Hylạp; đây là bản văn nguyên
thủy; và việc sử dụng các phương tiện khác: văn phạm, bảng đối chiếu từ,
Kinh thánh phù dẫn, từ điển...... Tuy nhiên bạn vẫn có thể học tập để thực
hiện việc giải kinh chính xác mặc dầu bạn không có những kiến thức và khả
năng nêu trên. Nhưng muốn được như vậy, bạn phải học tập để thực hành
những điều có thể được với khả năng riêng của bạn và bạn cũng phải học tập
để biết khi nào cần tham khảo các tác phẩm của những người khác. Chìa
khóa dẫn đến việc giải kinh chính xác là đọc và nghiên cứu bản văn Kinh
thánh thật cẩn thận và biết nêu lên những câu hỏi chính đáng. Hai điều này
liên quan đến bước 1 và bước 3 đã nói ở trên. Trong bước 1 phải đọc bản
văn một cách thật cẩn thận và trong bước 2 cần phải nêu lên những câu hỏi
chính đáng về bản văn. Có 2 loại câu hỏi căn bản: Câu hỏi về bối cảnh và về
nội dung. Cả 2 loại câu hỏi này đều vô cùng quan trọng để có được việc giải
kinh chính xác.
Tái tạo hoàn cảnh
Hãy xem lại 3 bước tiến trong việc giải nghĩa các thư tín. Bước 1 đòi hỏi
chúng ta phải cố gắng tái tạo hoàn cảnh Phaolô đã viết các thư tín. Điều đó
có nghĩa là chúng ta phải cố gắng tìm hiểu bối cảnh lịch sử của bức thơ.
Điều gì đã xảy ra tại Côrinhtô? Điều gì đã đưa đến việc viết lá thơ hoặc một
phần của bức thư này? Những lối cư xử nào Phaolô đã đề cập đến? Đây là
những câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời, vậy chúng ta phải làm gì?
Thứ nhất, tìm hiểu càng nhiều càng tốt về thành phố Côrinhtô và dân cư ở
đó. Chúng ta sẽ làm việc này trong bài 3. Còn bây giờ, bạn cần biết rằng bạn
có thể tìm được những thông tin về điều này trong phần tiểu dẫn quyển chú
giải thơ Côrinhtô của BARRETT (trang 1-4) Nếu có thể sử dụng thư viện,
bạn nên tra cứu đề mục về thành Côrinhtô trong một cuốn Thánh kinh tự
điển, chẳng hạn như quyển Thánh kinh tự điển của nhà xuất bản Zondervan.
Thứ nhì, xem qua toàn bộ bức thơ trong một lần.
9. Đọc toàn bộ 1Côrinhtô trước khi nghiên cứu thêm các phần khác trong bài
học. Khi đọc, hãy ghi chép trong sổ tay của bạn 2 điểm sau đây.
a Tất cả những điều bạn ghi nhận được liên quan đến độc giả của bức thơ,
chẳng hạn họ là người Do Thái hay Hylạp, những vấn đề và những cách cư
xử của họ như thế nào v.v......
b Thái độ của Phaolô ra sao.
Thứ ba, khi chúng ta nghiên cứu từng phần của1Côrinhtô, các bạn cần phải
đọc lại toàn bộ phân đoạn đó. Thực tế là kể từ bài 4, công việc đầu tiên của
bạn trong mỗi bài học được phân loại như sau: a) Đọc phân đoạn này của thơ
1Côrinhtô ít nhất 2 lần: b) Liệt kê tất cả những điều liên quan đến độc giả
cũng như các vấn đề của họ; c) Liệt kê những từ ngữ then chốt và những câu
văn được lập đi lập lại có kiên quan đến ý chính của đề tài; và d) Tóm lược
các ý tưởng theo từng đoạn; và giải nghĩa một cách vắn tắt ý tưởng của từng
đoạn liên quan đến cách lập luận chung như thế nào.
Bạn sẽ nhận thấy rằng đôi khi chính Phaolô nói cho chúng ta biết vấn đề là
gì (thí dụ 1:10-12, 6:1); nhưng khi ông không cho ta biết về điều đó (đặc biệt
trong 7:1-16:24 khi ông trả lời lá thơ của họ). Trong cả 2 trường hợp, bạn
hãy học tập để có thể tìm ra và liệt kê tất cả những gợi ý.
Đến đây chúng ta sẽ dành thời gian để thực tập. Nhưng vì bài học này đã khá
dài, tôi sẽ nhắc lại phần này nhiều lần trong các bài học sắp tới.
10. Bài tập tùy chọn. Nếu bạn muốn thực tập thì hãy có gắng tái tạo bối cảnh
lịch sử của phân đoạn 6:1-11 và hơi khá hơn một chút là 8:1-13. Lưu ý rằng
mục tiêu của bạn cần phải càng cụ thể càng tốt!
Bối cảnh văn chương.
Đến đây chúng ta qua bước 2 của việc giải nghĩa các thơ tín. Phaolô muốn
nói điều gì? ở bước nầy chúng ta có 2 câu hỏi mang tính chất việc giải kinh:
1/ Những câu hỏi về bối cảnh văn chương và 2/ những câu hỏi liên quan đến
nội dung
Bối cảnh văn chương.
Bối cảnh văn chương được phân biệt với bối cảnh lịch sử như sau:
Bối cảnh lịch sử liên quan đến bước 1, ở bước đó chúng ta muốn biết về độc
giả của bức thơ, họ là ai, những vấn đề của họ là gì và những nguyên nhân
nào đã khiến bức thơ được viết ra. Bối cảnh văn chương liên quan đến bước
2, ở đây chúng ta tìm hiểu về tác giả bức thơ và câu trả lời của ông. Chúng ta
muốn theo sát hoặc tóm lược cách lập luận của Phaolô từng bước 1. (Từ ngữ
lập luận trong khóa trình này không có nghĩa là tranh luận; nhưng muốn nói
về dòng tư tưởng hay diễn biến trong cách lập luận của tác giả. Phần kế tiếp
của bài học được soạn để chỉ cho bạn biết phải làm điều này như thế nào.
Tầm quan trọng của đoạn văn.
Điều rất quan trọng cần phải học ở đây là trong phần lớn các thơ tín, Phaolô
trình bày sự biện luận của ông, chứ không chỉ viết những câu văn độc lập.
Những ngoại lệ duy nhất được tìm thấy ở những phân đoạn trong đó Phaolô
đưa ra những lời kêu gọi có tính chất đạo đức chẳng hạn như RoRm 12:1-21
và ITe1Tx 5:12-23. Ngoài ra hầu hết nội dung đều là văn biện luận. Đây là
lý do chúng ta cần phải sử dụng một bản dịch Kinh thánh được công nhận.
Vài bản dịch, như bản King James chẳng hạn, người đọc rất khó theo dõi
cách lập luận bởi vì chúng liệt kê mỗi câu văn thành một đoạn riêng biệt.
11 Chúng ta sẽ xem xét về việc phiên dịch Kinh thánh trong những bài học
tới. Ở đây, chúng ta chỉ xem sự khác biệt giữa bản NIV và bản King James
về Rôma là như thế nào.
Bạn hãy mở cả 2 bản dịch NIV và King James ra và so sánh xem việc xếp
đặt câu và đoạn trong 2 bản dịch Kinh thánh đó như thế nào. Bạn có thể thấy
rằng bản NIV được phân đoạn rất rõ ràng, trong khi bản King James không
được phân đoạn ra.
Do đó hãy suy nghĩ theo từng đoạn văn! Tại sao vậy? Bởi vì một đoạn văn là
một đơn vị căn bản bao gồm một ý tưởng đầy đủ. Khi suy nghĩ theo từng
đoạn, bạn sẽ không cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của từng chữ hay từng nhóm
chữ. Nhưng bạn sẽ tìm hiểu lý luận của tác giả diễn tiến như thế nào.
Học tập để theo dõi cách lập luận.
Nhưng suy nghĩ theo từng đoạn văn là như thế nào. Đây chính là vấn đề.
Bạn sẽ không có thể học được điều đó một sớm một chiều. Tuy nhiên, bạn
không cần phải quá lo lắng về điểm này. Đây chính là điều chúng tôi muốn
giúp đỡ bạn trong suốt giai đoạn này là làm sao để nêu lên những câu hỏi
xác đáng. Câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần phải học để nêu lên về bất cứ
đoạn văn nào là câu này: điểm then chốt là gì?
Chúng ta có ý gì khi nêu câu hỏi điểm then chốt là gì? chúng ta muốn biết
mỗi đoạn văn đóng góp vào việc lập luận như thế nào -mục đích của Phaolô
khi viết đoạn văn đó là gì? Có nghĩa là, Phaolô muốn nói gì trong đoạn văn
này và điều quan trọng hơn là tại sao ông lại nói điều đó ở chỗ này? Sau khi
nói điều đó rồi, ông sẽ nói điều gì nữa? Và chúng ta luôn luôn phải lưu tâm
đến vấn đề. Đoạn văn này đã giúp cho việc giải đáp các vấn đề như thế nào?
Chúng ta sẽ làm rõ hơn những điều này bằng cách nghiên cứu một số những
đoạn văn trong một thơ tín khác chẳng hạn như thơ tín cho người Philíp.
12 Xem Phi Pl 1:27, 2:23. Khúc Kinh thánh này chia làm mấy đoạn?......
Diễn biến của lý luận (đại khái) đại khái như thế này: Cơ hội: Phaolô đang ở
trong tù (1:13, 17) và Hội thánh Philíp đã nhờ Êphápra đem quà đến cho
Phaolô (4:14-18). Sau đó Êphápra bị bệnh và Hội Thánh nghe biết về việc
đó đã rất buồn bã (2:25-30). Nhưng Đức Chúa Trời đã chữa lành cho
Êphápra. Kế đó Phaolô sai Êphápra trở về với Hội thánh (2:25-30) mang
theo lá thơ của Phaolô nhằm mục đích: 1) cho Hội thánh biết tin tức về
Phaolô (1:12-26); 2) cám ơn Hội thánh về món quà (4:10, 14-19) và 3)
khuyến khích họ sống trong tinh thần hiệp một (1:27, 2:17, 4:2-3) và xa lánh
những giáo lý sai lầm chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo (3:1, 4:1).
Phaolô vừa kết thúc phần nói về những điều xảy ra cho ông ở trong tù. Phần
tiếp theo là những lời kêu gọi. Bạn hãy lưu ý rằng ông không còn nói về
chính mình như trong câu 12 -26.
13 Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn
a Những nhóm chữ trong 1:12-26 chứng tỏ rằng Phaolô là đề tài của đoạn
văn này (thí dụ " điều đã xảy đến cho tôi" "sẽ làm ích cho sự rỗi tôi".
b Những nhóm chữ trong 1:27-30 chứng tỏ rằng những người thành Philíp là
chủ đề của đoạn văn này.
Vậy thì điểm then chốt của mỗi đoạn văn là gì?
* 1:27-30. Những lời kêu gọi được bắt đầu ở đoạn này. Điểm then chốt có
thể là điều chúng ta đọc thấy trong câu 27. Họ nên " đứng vững trong cùng
một tâm trí ". Đây là lời kêu gọi nhằm đến sự hiệp một. Đặc biệt trong hoàn
cảnh họ đối diện với sự bắt bớ (Ghi chú: Nếu chúng ta chọn câu 27 là điểm
then chốt của đoạn văn này thì chúng ta phải đặt tiếp câu hỏi " Chủ đích của
câu 28-30 là gì, và việc nhấn mạnh đến sự bắt bớ và sự thử thách nói lên
điều gì? " Hãy chú ý cách tôi đã trả lời những câu hỏi này ở phần trên).
2:1-4. Đoạn văn này liên hệ đến sự hiệp một như thế nào? ý tưởng chủ yếu
là gì? Trước hết, Phaolô nhắc lại lời kêu gọi (câu 1:2 đến đây chúng ta chắc
được rằng đã phân tích đúng đoạn văn trước). Nhưng ý tưởng chủ yếu ở đây
là các tín đồ cần có thái độ khiêm nhường để Hội thánh được hiệp một.
14 Chúng ta thử phân tích 2:5-11. Ý tưởng chủ yếu ở đây là gì? Tại sao
Phaolô lại trưng dẫn bài thơ thánh về sự hạ mình và tôn cao của Đấng
Christ?
......
(bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn đặt câu hỏi như thế này thì ý tưởng chính của
đoạn văn không nhằm dạy chúng ta một điều gì mới về Đấng Christ. Phaolô
nhắc lại những chân lý vĩ đại này về Đấng Christ để kêu gọi người Philíp
hãy trở nên giống Chúa Jesus chứ không phải chỉ biết về Ngài mà thôi)
2:12-13 ý tưởng chính yếu ở đây là gì? Rõ ràng đây là câu kết luận. Hãy chú
ý chữ "vậy nên". Noi theo gương của Đấng Christ, họ sẽ vâng theo lời dạy
của Phaolô. Về điều gì? Về việc giữ sự hiệp một là điều cần phải có sự
khiêm nhường.
Bạn có thể thấy rằng rất dễ hiểu được ý nghĩa của một đoạn Kinh thánh một
khi bạn biết cách đặt câu hỏi xác đáng. Và bạn cũng sẽ rất hứng thú khi hiểu
được những nội dung của các thơ tín trong Tân ước. Đây chính là điều
chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện khi học 1Côrinhtô. Và đây cũng chính là điều
bạn có thể làm được. Bạn không cần đến sách chú giải hoặc giáo sư mới có
thể làm được điều này.
Vấn đề nội dung.
Theo dõi diễn tiến trong cách lập luận mà thôi thì chưa đủ. Sau đây chúng ta
sẽ bước vào những vấn đề liên quan đến những điểm cụ thể trong nội dung.
Nhưng nên nhớ rằng chuyên gia không phải là người có nhiều năng lực hơn
bạn. Chuyên gia chỉ là người có nhiều cơ hội học tập hơn các bạn. Nếu bạn
biết tiếng Hylạp và đã nghiên cứu các tác phẩm Hylạp cổ và bộ sách Talmud
của người Do Thái thì bạn cũng có thể làm việc này. Có thể bạn đã được học
tập tiếng Hylạp. Tuy nhiên đa số các sinh viên học khóa trình này có thể
chưa được học tiếng Hy lạp đầy đủ để có thể trở thành một người chuyên
môn. Vấn đề quan trọng là biết được bạn có thể làm điều gì và hãy làm điều
đó.
Chúng ta sẽ nghiên cứu các câu hỏi về "nội dung" một cách chi tiết hơn
trong bài học tiếp theo, khi các bạn sẽ được học về cách đánh giá một sách
chú giải Kinh thánh.
Ở đây tôi chỉ nêu lên một thí dụ. Xem ICo1Cr 2:1 trong bản NIV. Lưu ý chữ
(b) sau "Đức Chúa Trời". chữ (b) liên quan đến ghi chú ở cuối trang: "Một
số thủ bản chép: loan báo cho anh em mầu nhiệm của Đức Chúa Trời". Đây
là một sự khác biệt về bản văn. Có bản chép Martyrion (Lời chứng) , có bản
chép Mystérion (mầu nhiệm). Chữ nào là đúng với nguyên bản hơn?
Một sách chú giải Kinh thánh tốt sẽ bàn luận về điểm này và đưa ra những lý
do về cách sử dụng của 2 chữ này.
Cũng xem 2:13 và đọc phần chú thích. Ở đây có sự khác biệt về văn phạm.
Một sách chú giải tốt cũng sẽ đưa ra ý kiến về điều này.
Các vấn đề nội dung liên quan đến bản văn, ý nghĩa của từ ngữ, những điểm
về văn phạm và nền tảng của các ý tưởng. Các bạn cần học để nêu lên các
câu hỏi và thường khi các bạn cần đến một sách chú giải Kinh thánh tốt để
giúp bạn tìm ra những câu trả lời. Chúng ta sắp kết thúc bài 1. Đến đây chắc
các bạn thấy rằng việc giải kinh vừa là niềm vui nhưng cũng là một công
việc vất vả. Là niềm vui bởi vì bạn học để có thể tự khám phá ý nghĩa của
Kinh thánh; là công việc vất vả bởi vì bạn phải nghiên cứ và tìm hiểu để có
thể giải nghĩa được Kinh thánh.
Trước khi làm bài tự kiểm tra, hãy xem lại các tựa đề của các phần trong bài
học hoặc xem lại dàn bài của bài học. Để kiểm tra xem bạn có nhớ được ý
tưởng chính trong mỗi phần không. Sau khi đã làm bài kiểm tra hãy ôn lại
những phần trong bài học mà bạn chưa nắm vững.
Sau khi ôn lại bài học, hãy làm bài tự kiểm tra dưới đây: Sau đó hãy soát lại
các câu trả lời của bạn so với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Xem
lại câu bạn đã trả lời sai.
Bài Tự Trắc Nghiệm
BỔ TÚC PHẦN CÒN THIẾU. Điền thêm những chữ hay nhóm chữ để câu
phát biểu trở thành đúng.
1 Điểm đặc sắc nhất về các thơ tín Tân ước là chúng......, có nghĩa là chúng
đã được viết do một tình huống cụ thể.
2 Trong CoCl 4:16, Phaolô có nói đến lá thơ gởi cho Hội thánh tại Laođixê.
Giả sử như bức thư này được tìm thấy, hãy viết vào phần để trống 3 câu văn
mà bạn nghĩ là sẽ có trong phần mở đầu lá thơ.
a......
b......
c......
3 Nêu lên 3 bước phải làm trong việc giải nghĩa các thơ tín của Phaolô
a......
b......
c......
4 Sự khác biệt giữa việc giải kinh và khoa giải kinh như được dùng trong
giáo trình này là việc giải kinh liên quan với "thời gian và bối cảnh trong quá
khứ trong khi khoa giải kinh liên quan đến......
5 Nêu lên 2 loại bối cảnh mà bạn cần chú ý khi giải nghĩa các thơ tín và cho
biết mỗi loại liên quan đến điều gì.
a......
b......
CÂU TRẮC NGHIỆM: Chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.
Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.
6 Nếu Phaolô viết thơ cho Hội thánh ngày nay, ông sẽ dùng lời chào thăm
như thế nào?
a ) Thưa anh em thân mến trong Đấng Christ
b ) Kính thưa quý vị
c ) Kính thưa quý vị hữu trách
d ) Gởi các thánh đồ tại thành phố
7 Hùng đang sửa soạn dạy một bài học Kinh thánh về ICo1Cr 7:1-40. Việc
trước tiên Hùng nên làm là:
a ) Đọc trong cuốn đề mục hôn nhân trong Thánh Kinh phù dẫn để tìm ra các
đoạn Kinh thánh khác liên quan đến hôn nhân.
b ) Tìm hiểu từ ngữ "không kết hôn" (7:1) tìm tài liệu chú giải Kinh thánh để
xem từ ngữ này có nghĩa gì trong đoạn này.
c ) Đọc cả đoạn này một vài lần và liệt kê những yếu tố đã dẫn đến việc viết
lá thơ và ghi nhận cách diễn biến trong ý tưởng.
d) Đọc trong Thánh Kinh tự điển về những phong tục cưới hỏi trong thế giới
cổ đại.
LỰA CHỌN GIỮA 2 ĐIỀU: Cho biết những câu nào thuộc về việc giải kinh
và câu nào thuộc về khoa giải kinh?
Viết chữ V vào khoảng trống trước câu trả lời nếu thuộc về giải kinh.
Viết chữ K vào khoảng trống trước câu trả lời nếu thuộc về khoa giải kinh.
......8 Phaolô dạy chúng ta nên giữ thái độ tôn kính hơn nữa khi dự tiệc
thánh.
......9 Những tín đồ tại Philíp cần phải cảnh giác về những giáo lý sai lầm của
người Giuđa.
......10 Hội thánh không nên vào sổ những người góa bụa bất cứ người nào
dưới 60 tuổi.
......11 Cơ đốc nhân không nên kết hôn với người chưa tin bởi vì Phaolô đã
dạy "chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin"
......12 Hội thánh nên khuyến khích các tín đồ thực hiện tình yêu thương và
lòng hiếu khách.
Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu
1 Câu đúng là b
2 Mặc dầu bạn có thể diễn tả bằng những từ ngữ khác, nhưng đây là những
yếu tố chung
a Tên của tác giả bức thơ (Phaolô)
b Tên của người nhận (Hội thánh tại Côrinhtô)
c Lời chào thăm (Ân điển và bình an)
d Lời cảm tạ ("Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời tôi")
e Lời chào cuối thơ và lời từ giã.
3 2Côrinhtô, Êphêsô, 1 Phierơ
4 Trình bày 3 bước tiến bằng từ ngữ riêng của bạn.
5 Bước một : việc giải kinh
Bước hai : việc giải kinh
Bước ba : khoa giải kinh
6 b) Điều này có nghĩa là Phaolô và Apôlô là bạn cùng hầu việc Đức Chúa
Trời
7 a) Câu này có nghĩa là người Côrinhtô không được liên hệ với phường đĩ
điếm ở các đền miếu bởi vì thân thể họ thuộc về Đức Chúa Trời.
8 a) Câu này có nghĩa là người Côrinhtô nên thường xuyên dành dụm tiền
bạc để dâng hiến giúp cho những người nghèo tại Giêrusalem.
9 a) Ngoài những người ngoại bang ( 1 số ít là người Do Thái) ; họ ưa thích
sự khôn ngoan và tri thức; họ kiêu căng và tự mãn; họ có nhiều nan đề ( chia
rẻ, tham dục, kiện tụng tại toà do loạn luân, những vấn đề về hôn nhân, thờ
phượng, sử dụng ân tứ tiếng mới, ăn của cúng hình tượng, sự sống lại của
thân thể v.v......).
b ) Phaolô quở trách (4:8-21, 5:2, 6:1-8) kêu gọi (4:14-17, 16:10-11) khuyến
khích (16:12 6:18-20......). Bạn có thể nêu lên các điểm khác nhưng phải
được chứng minh trong Kinh thánh.
10. Bạn tự phân tích lấy.
11. Không cần trả lời câu hỏi này.
12. Có 4 đoạn ( ghi chú : Bài thơ thánh trong Thi Tv 2:6-12 được chia ra
nhiều phân
đoạn, nhưng cả bài thơ đó chỉ tính là một đoạn)
13. a. Thì điều này sẽ trở nên ích cho sự rỗi tôi; việc chi tôi cũng chẳng thở
than cả; Trong mình tôi; Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều
ích lợi cho tôi vậy. Tôi cứ sống trong xác thịt là ích lợi cho công khó tôi;
nhưng tôi cứ ở trong xác thịt; tôi biết chắc rằng tôi sẽ cứ còn lại và ở với hết
thảy anh em.
b. Anh em phải ăn ở một cách xứng đáng, anh em một lòng đứng vững;
đồng tâm chống cự vì đức tin; chúng nó phải hư mất, còn anh em được cứu
rỗi. Anh em phải chịu cùng một cuộc chiến tranh như anh em đã thấy ở nơi
tôi.
14. Bạn nên trả lời như sau : Vì Chúa Jesus qua việc mặc lấy thân xác loài
người và hy sinh chịu chết là gương mẫu cao cả nhất về sự khiêm nhường
mà Phaolô muốn họ phải noi theo.
Dẫn nhập vào Môn Chú Giải Kinh Thánh - Phần 2
Trong bài trước các bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của việc giải kinh đối
với những người nghiên cứu và giảng dạy lời Chúa. Việc học biết việc giải
kinh là gì và cách thực hiện việc giải kinh như thế nào không những giúp
chúng ta tránh giải nghĩa sai Kinh Thánh - gán cho Đức Chúa Trời điều Ngài
không hề phán bảo - mà còn giúp chúng ta nhìn ra những sai lầm của người
khác khi họ giải nghĩa một đoạn văn Kinh Thánh thiếu cẩn thận.
Bài học này sẽ tiếp tục với những chỉ dẫn về khoa giải kinh đã bắt đầu trong
bài 1. Các bạn sẽ học biết đánh giá và sử dụng 2 công cụ quan trọng nhất
trong việc giải kinh: Một bản dịch Kinh Thánh và một sách chú giải Kinh
Thánh có phẩm chất tốt. Sau đó chúng ta sẽ bước sang phần thú vị hơn tức là
những vấn đề liên quan đến khoa giải kinh. Chúng ta muốn biết không
những về những điều Đức Chúa Trời đã phán dạy trong thời trước mà còn là
những điều Ngài muốn phán dạy chúng ta ngày hôm nay nữa. Trong bài này
chúng ta sẽ nghiên cứu những quy tắc của việc ứng dụng lời Chúa.
Với tư cách một người học hỏi và giảng dạy Kinh Thánh chúng ta cũng
muốn tìm hiểu điều Chúa dạy cho chính đời sống chúng ta. Mục đích của
việc nghiên cứu không phải chỉ là tìm tri thức nhưng là để làm theo lời
Chúa. Nhưng trước hết cần phải biết Chúa muốn chúng ta làm gì. Có một
điều chắc chúng ta đã biết đó là Đức Chúa Trời không muốn chúng ta kiêu
ngạo nghĩ rằng chúng ta hiểu biết Kinh Thánh hơn những người khác. Tình
yêu thương vẫn là điều quan trọng nhất.
Chọn một bản dịch Kinh Thánh tốt
Vấn đề về bản văn
Vấn đề về ngôn ngữ
Chọn lựa một sách chú giải Kinh Thánh tốt
Các tiêu chuẩn để chọn lựa
Đánh giá sách chú giải Kinh Thánh của BARRETT.
Từ việc giải kinh đến khoa giải kinh.
Những trường hợp về các sắc thái tương đồng .
Vấn đề liên quan đến văn hóa và những điều tuyệt đối.
Vấn đề liên quan đến ý nghĩa sâu nhiệm hơn.
Khi hoàn tất bài học nầy, bạn sẽ có thể:
* Giải thích những tiêu chẩn dùng để đánh giá một bản dịch Kinh Thánh.
* Trình bày những tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá một sách chú giải Kinh
Thánh.
* Phân biệt giữa việc áp dụng các nguyên tắc của khoa giải kinh cách đúng
đắn và cách không đúng đắn.
* Nhìn nhận rõ ràng rằng người chú giải Kinh Thánh cần phải thực sự khiêm
tốn trước mặt Chúa.
1. Ôn lại bài 1. Lưu ý đặc biệt đến những phần nói về việc sử dụng các bản
dịch Kinh Thánh, các sách chú giải Kinh Thánh và các nguyên tắc của khoa
giải kinh.
2. Xem bản liệt kê những từ ngữ quan trọng (sẽ có nhiều thuật ngữ chuyên
môn được dùng trong bài này). Bạn không cần phải tra cứu bảng giải nghĩa
thuật ngữ - ngay bây giờ, nhưng cần nhận biết những từ ngữ phải tra cứu khi
gặp những từ ngữ đó trong bài học.
3. Nghiên cứu bài học từng phần một. Đọc những phần chỉ định phải đọc và
làm những bài tập trong bài học. Sau đó soát lại những câu trả lời của bạn.
Nếu bạn trả lời chưa đúng, hãy xem lại phần đó và tìm hiểu tại sao sai.
4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học và so sánh câu trả lời của bạn với phần
giải đáp trong tập tài liệu học viên. Xem lại những câu bạn trả lời chưa đúng.
Có nhiều nghĩa
Những sắc thái tương đồng
Văn hóa
Chuyển ngữ linh hoạt
Thuộc về văn phạm
Khoảng cách lịch sử
LỰA CHỌN MỘT BẢN DỊCH KINH THÁNH TỐT
Việc lựa chọn và sử dụng một bản Kinh Thánh tốt là điều quan trọng trong
công việc giải kinh. Chúng ta đã nói đền điều này trong bài 1 khi đề cập đến
ý nghĩa của đoạn văn. Nhưng còn có những lý do quan trọng khác cho việc
sử dụng một bản dịch Kinh thánh tốt.
Kinh Thánh Tân Ước được viết bằng tiếng Hy lạp. Do đó việc giải kinh phải
dựa trên bản văn Hy lạp. Nếu như bạn không biết tiếng Hy lạp thì có nghĩa
là bạn phải dựa vào những người hiểu biết tiếng Hy lạp và dịch Kinh Thánh
tiếng Hy Lạp sang ngôn ngữ của bạn. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn
đã dính líu đến việc chú giải Kinh Thánh bởi vì mỗi bản dịch Kinh Thánh
đều căn cứ vào sự chú giải riêng của tác giả bản dịch. Đây không hẳn là điều
tệ hại và cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ không nắm rõ được ý nghĩa
thực sự của Kinh Thánh. Các bản dịch Kinh Thánh là cần thiết. Không thể
không có việc dịch Kinh Thánh. Nhưng nếu bạn làm công việc giải kinh thì
bạn cần phải biết một số điều về việc dịch thuật Kinh Thánh và các nguyên
tắc của việc dịch thuật.
Có 2 điều mà một dịch giải phải lựa chọn khi chuyển ngữ thơ ICôrinhtô của
Phaolô từ tiếng Hy Lạp của thời đại Phaolô sang ngôn ngữ mà bạn đang sử
dụng: Đó là việc chọn lựa bản văn và việc chọn lựa từ ngữ và văn phạm.
Vấn đề về bản văn
Mối quan tâm đầu tiên của dịch giả là bản văn ông sử dụng càng-gần với bản
văn nguyên thủy do Phaolô viết ra bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Có
nghĩa là dịch giả muốn biết chắc rằng ông đang dịch chính những chữ mà
Phaolô viết cho người Côrinhtô. Điều này khá dễ dàng, điều ông cần phải
làm là tìm một bản Tân Ước tiếng Hy Lạp và bắt đầu dịch.
Nhưng 1 người dịch Kinh Thánh chuyên môn sẽ cần biết nhiều điều rõ hơn.
Ông cần biết 3 điều sau đây về bản văn do chính tay Phaolô viết: 1) Bản văn
nguyên thủy ngày nay không còn nữa, 2) Trải qua 1450 năm những bản chép
tay (gọi là thủ bản) đã được chép ra dựa vào những thủ bản có trước và 3)
hiện nay còn lưu trữ hơn 600 thủ bản 2 Côrinhtô nhưng không có thủ bản
nào hoàn toàn giống thủ bản nào.
Tuy nhiên người phiên dịch Kinh Thánh không thất vọng bởi vì họ cũng có
kiến thức về môn phê bình bản văn. Đây là thuật ngữ chuyên môn để chỉ
một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu các thủ bản, tìm ra những
lầm lỗi và thiếu sót trong các thủ bản cũng như xác định xem đâu là bản văn
nguyên thủy của Phaolô trong trường hợp các thủ bản có sự khác biệt.
1 Xem lại phần bài học phía trên. Khoanh tròn chữ Đ nếu là Đúng và chữ S
nếu là Sai đối với câu phát biểu dưới đây:
Đ - S Môn phê bình bản văn là một ngành khoa học nhằm cố gắng xác định
đâu là những từ ngữ chính xác trong bản văn nguyên thủy của một tác phẩm
thời xưa.
2 Nêu lên 3 yếu tố khiến cho việc phê bình bản văn đối với 1Côrinhtô trở
nên cần thiết.
a ......
b ......
c ......
Mục tiêu của tôi trong bài học này không phải là hướng dẫn các bạn thực
hiện việc phê bình bản văn. Tôi chỉ muốn trình bày để bạn hiểu tại sao
những nhà phiên dịch và chú giải Kinh Thánh cần phải làm công việc phê
bình bản văn. Tôi cũng muốn bạn có thể hiểu cách khái quát việc phê bình
bản văn là gì. Đề nghị bạn đặc biệt lưu ý đến những điểm sau đây:
Điểm thứ nhất: Phê bình bản văn là môn khoa học được tiến hành với những
quy luật rất khắc khe. Sau đây là 2 loại chứng cớ mà một nhà phê bình bản
văn phải xét đến trước khi quyết định:
Trước tiên là các thủ bản. Sau nhiều năm trường nghiên cứu cẩn thận, các
học giả đã nhận ra rằng các thủ bản có niên hiệu cổ, đặc biệt là các thủ bản
xuất xứ từ Ai Cập thường tốt hơn các thủ bản khác. Không phải mọi trường
hợp đều đúng như vậy bởi vì không có thủ bản nào có thể gọi là tuyệt đối
hoàn hảo. Nhưng đây có thể nói là quy luật chung.
Sau đó là chứng cớ nội tại. Điều này liên quan đến việc tìm ra các lỗi lầm
khi sao chép. Ở đây có một quy luật căn bản. Khi nào hai hay nhiều thủ bản
có sự khác biệt trong bản văn (gọi là dị bản) thì dị bản nào giải thích rõ nhất
lý do tại sao đã có những dị bản khác sẽ được coi là sát với nguyên bản hơn.
Chúng ta có thể minh họa về quy luật này qua ICo1Cr 11:29. Ở đây có sự
khác biệt giữa bản King James và bản NIV. Bản King James chép: "Kẻ ăn
và uống cách không xứng đáng......". Còn bản NIV chép: "Bất cứ ai ăn hoặc
uống......".
Vấn đề ở đây là: Phải chăng những dịch giả của bản King James đã dùng 1
bản Kinh Thánh tiếng Hy Lạp trong đó chữ "cách không xứng đáng" đã
được thêm vào hay phải chăng chỉ "cách không xứng đáng" đã có trong
nguyên bản do Phaolô viết nhưng bởi một lý do nào đó đã bị bỏ sót trong
bản Kinh Thánh tiếng Hy Lạp được các dịch giả bản NIV sử dụng? Câu trả
lời trong trường hợp này rất rõ ràng:
Từ ngữ "cách không xứng đáng" chỉ có ở trong các thủ bản sau này mà dịch
giả của bản Kinh James đã sử dụng nhưng không hề có trong các thủ bản
xưa hơn (mà những dịch giả NIV sử dụng).
Sự xuất hiện của từ ngữ này trong các thủ bản sau này có thể được giải thích
là một sự thêm vào dựa theo câu 27. Ở câu 27 mọi thủ bản đều có chép
"cách không xứng đáng". Không thể có lý do chính đáng nào cắt nghĩa cho
việc bỏ sót "cách không xứng đáng" ở câu 29 trong các thủ bản cổ hơn nếu
như nó vốn có trong cổ bản nguyên thủy.
3. Bài tập này nhằm giúp bạn bắt đầu tìm hiểu bản văn. Nghiên cứu thượng
hạ văn của những câu trích dẫn dưới đây. Bạn có thể giải thích lý do dẫn đến
các điểm khác biệt so với nguyên bản không?
a 11:24 b 6:20 c 3:5
Nguyên bản : Ngài bẻ bánh và phán: "Này là thân thể ta".
Dị bản: Ngài bẻ bánh và phán: "Hãy cầm lấy và ăn, này là thân thể ta".
Nguyên bản: "Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời"
Dị bản: “Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời, và cũng
làm sáng
danh Chúa bởi tâm linh anh em vốn thuộc về Đức Chúa Trời".
Nguyên bản: “Thế thì, Apôlô và Phaolô là ai?"
Dị bản: "Thế thì, Phaolô là ai và Apôlô là ai?".
Chúng ta có thể thấy rằng những yếu tố sau đây đã góp phần tạo nên các sự
khác biệt so với nguyên bản, sự cẩu thả, sự giải thích thêm của những người
sao chép thủ bản và sự cố gắng hòa hợp những phần Kinh Thánh khác lại
với nhau.
Điểm thứ nhì: mặt dầu khoa phê bình bản văn là khoa học nhưng nó không
phải là khoa học chính xác bởi vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố thay đổi
có tính chất con người. Một số người đã từng nêu câu hỏi rằng thế thì Kinh
Thánh chính xác đến mức nào? Câu trả lời là: chúng ta có thể chắc chắn về
nguyên bản Tân Ước hơn bất cứ tác phẩm nào của thời cổ đại (nghĩa là bất
cứ tác phẩm nào được sao chép bằng tay).
Tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt mà các học giả chưa thể thống nhất
với nhau. Những điểm này không ảnh hưởng đến một giáo lý quan trọng nào
mà chỉ tạo nên sự khác biệt trong cách dịch và chú giải thôi. Lý do của điều
này là cả hai cách hiểu đều có số thủ bản ủng hộ đồng đều và dị bản nào
cũng có thể giải thích cho dị bản kia. Hãy lấy 13:3 làm thí dụ.
Bản NIV: lại bỏ thân mình để chịu đốt.
Lề chú: bỏ thân mình để tôi có thể khoe khoang.
Trong tiếng Hy Lạp 2 từ này chỉ khác có một mẫu tự Kauchèsòmai và
Kauthèsòmai. Người thư ký nào đã chép sai? Rất khó có thể trả lời. Bản
Kinh Thánh Hy Lạp của lối dùng chữ Kauchèsòmai (để có thể khoe
khoang); trong khi cả bản NIV và BARRETT đều dịch là "để chịu đốt".
Những bản dịch Kinh Thánh đầy đủ đều có ghi chú ngoài lề về những điều
này. Như thế chứng tỏ tác giả không dứt khoát chọn lựa chữ nào.
4 Xem sách chú giải của BARRETT (trang 301 đến 302) - lý do chính ông
nêu lên khi chọn chữ "để chịu đốt" là gì?
......
Những người dịch Kinh Thánh phải chọn lựa một bản văn Hy Lạp để dịch.
Điều này giải thích một trong những lý do tại sao đôi khi các bản dịch khác
biệt nhau (và tại sao những người dịch Kinh Thánh cũng phải làm công việc
chú giải nữa). Với tư cách người đã từng nhiều năm làm việc trong ngành
phê bình bản văn, tôi xin xác nhận điều này: chúng ta có thể không luôn luôn
biết chắc điểm khác biệt nào là nguyên bản nhưng chúng ta có thể biết chắc
một trong những điểm khác biệt đó là nguyên bản Kinh Thánh. Kinh Thánh
Tân Ước được lưu truyền bởi rất nhiều thủ bản cổ nên hầu như không thể có
một chữ nào bị bỏ sót.
Bản dịch Kinh Thánh được dùng rộng rãi nhất trong những dân tộc nói tiếng
Anh là bản King James. Tuy nhiên thủ bản Hy Lạp duy nhất mà những
người dịch Kinh Thánh tiếng Anh năm 1611 có trong tay là thủ bản có niên
hiệu rất trễ. Tất cả các lầm lỗi trải qua hơn 1000 năm sao chép đều dồn lại
trong thủ bản này. Có rất ít sai sót có thể ảnh hưởng đến giáo lý (thường
chúng ta vẫn nghĩ là có thể có nhiều sai sót như vậy), nhưng những sai sót
đó thường dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Đây là lý do tại sao bạn nên
dùng bất cứ bản dịch Kinh Thánh mới nào hơn là dùng bản King James.
Phải chọn lựa bản dịch nào giữa các bản dịch mới sẽ dẫn chúng ta đến một
sự chọn lựa khác mà những người dịch Kinh Thánh phải quyết định.
5. Lưu ý những sự khác biệt giữa bản NIV và bản King James trong những
câu Kinh Thánh dưới đây.
Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn những khác biệt nào là kết quả của việc
sử dụng những bản văn Hy Lạp khác nhau khi dịch thuật.
1:14, 23, 3:3, 5:4, 9:20, 10:23.
Vấn đề về ngôn ngữ
Nguyên tắc dịch thuật liên hệ đến hai sự chọn lựa khác đó là chọn lựa về từ
ngữ và về văn phạm. Điều này liên hệ đến việc chuyển những từ ngữ và ý
tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Nguyên tắc dịch thuật
Trong phần này, các bạn cần phải hiểu các thuật ngữ chuyên môn sau đây:
Ngôn ngữ nguyên bản: Ngôn ngữ gốc được dịch ra ngôn ngữ khác: đối với
Tân Ước thì đó là tiếng Hy Lạp.
Ngôn ngữ của bản dịch: Ngôn ngữ được dịch từ nguyên bản (ở đây là Anh
ngữ).
Khoảng cách lịch sử: Bản văn thời cổ, người dịch thuật phải quyết định
chuyển những ý tưởng và từ ngữ nào cho hợp với thời đại và giữ nguyên
những ý tưởng và từ ngữ nào như trong quá khứ. Thí dụ: có nên dịch đèn
dầu thành đèn pin trong những nền văn hóa mà đèn pin được dùng với công
dụng của đèn dầu ngày xưa? Có nên dịch "cái hôn thánh" thành bắt tay trong
các nền văn hóa mà việc hôn nhau trước mặt người khác là một vấp phạm
không?
Bây giờ hãy xem 3 thuật ngữ trên được áp dụng vào các nguyên tắc dịch
thuật căn bản sau đây:
Dịch sát nghĩa: là cố gắng theo sát bao nhiêu có thể ngôn ngữ của nguyên
bản nhưng vẫn có ý nghĩa trong ngôn ngữ chuyển dịch. Một bản dịch sát
nghĩa sẽ cố giữ khoảng cách lịch sử.
Dịch thoáng: là cố gắng chuyển những ý tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn
ngữ khác nhưng không quan tâm nhiều đến việc sử dụng các từ ngữ sát với
nguyên bản. Một bản dịch thông thường cố gắng loại bỏ khoảng cách lịch sử
càng nhiều càng tốt.
Chuyển ngữ linh hoạt: cố gắng dịch chính xác bao nhiêu có thể. Những dịch
giả theo đường lối chuyển ngữ linh hoạt nhìn nhận rằng các ngôn ngữ có
những cách diễn tả khác nhau (các thành ngữ), do đó họ cố gắng chuyển ngữ
bằng cách dùng các thành ngữ văn phạm tương đương khi dịch thuật. Một
bản dịch theo cách chuyển ngữ linh hoạt sẽ tôn trọng khoảng cách lịch sử ở
những điểm có liên quan đến lịch sử nhưng chuyển những yếu tố về ngôn
ngữ, văn phạm, bút pháp cho sát với thời đại.
6. Đọc 2 câu phát biểu dưới đây và làm những bài tập bằng cách viết Jorden
hoặc Young vào khoảng trống.
Clarenie Jorden đã dịch Kinh Thánh Tân Ước cho những người Mỹ sống ở
vùng hẻo lánh miền Nam nước Mỹ thường được gọi là bản dịch
Cottonpatch. Ông dịch Côrinhtô thành Atlanta và Rôma thành Washington
DC.
Robert Young xuất bản một bản dịch Kinh Thánh năm 1862 trong đó ông
dịch 5:1 như sau: "Rõ ràng là có sự dâm loạn giữa vòng anh em và dâm loạn
như thế cả thế giới cũng chưa nghe nói tới đến nỗi con lấy vợ của cha
mình!".
a Bản dịch nào là bản dịch thoáng?......
b Bản dịch nào là bản dịch sát nghĩa?......
c Bản dịch nào đã hoàn toàn loại bỏ khoảng cách lịch sử?......
Trong bài này, chúng ta không thể dành nhiều thì giờ nói về các nguyên tắc
dịch thuật. Do đó tôi xin đặt một số bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ trên
thước đo về khoảng cách lịch sử. Biểu đồ sau đây sẽ cho thấy các bản dịch
đứng ở mức độ nào khi nói về khoảng cách lịch sử.
Bản dịch tốt nhất là một trong những bản dịch ở phần giữa của biểu đồ, đó là
những bản dịch theo cách chuyển ngữ linh hoạt. Một bản dịch sát nghĩa
thường có giá trị như một nền tảng thứ nhì; nó sẽ giúp chúng ta nắm được ý
nghĩa sát với bản văn Hy Lạp. Một bản dịch thoáng cũng có thể hữu ích
trong việc gợi ý cho các bạn về những ý nghĩa khả dĩ có của bản văn Kinh
Thánh. Tuy nhiên, nguyên tắc dịch thuật tốt nhất là cách chuyển ngữ linh
hoạt. Đây là lý do chúng tôi sử dụng bản NIV trong khóa trình này.
Việc dịch từ ngữ và văn phạm
Vấn đề thực sự của một bản dịch sát nghĩa là nó duy trì khoảng cách ở
những điểm không cần thiết - liên quan đến ngôn ngữ về văn phạm. Điều
này có nghĩa là những người dịch thuật có khuynh hướng sử dụng từ ngữ và
thành ngữ xa lạ với cách nói trong ngôn ngữ được dịch ra. Tương tự như
việc dịch Marson Blanche trong tiếng Pháp ra House white trong tiếng Anh.
Một vấn đề khác nữa là việc dịch sát nghĩa đen khiến câu văn trong tiếng
Anh có thể dễ lẫn lộn mặc dù trong nguyên văn trong nguyên bản Hy Lạp ý
nghĩa rất rõ ràng.
Chẳng hạn trong IICo 2Cr 5:16 từ ngữ Hy Lạp Ratasarka có thể được dịch
theo nghĩa đen "theo xác thịt" (như bản Kinh James và NASB đã dịch).
Nhưng cách nói như vậy là không thông dụng trong tiếng Anh, hơn nữa câu
văn này có thể có nhiều nghĩa dễ lẫn lộn. Trong khi đó nguyên bản Hy Lạp
của câu này có nghĩa rất rõ ràng. Do đó bản NIV đã dịch cách chính xác là
"vậy nên từ nay trở đi (vì chúng ta đã sống lại trong một đời sống mới, câu
14) chúng ta không còn xét đoán ai theo quan niệm của người đời nữa".
7. Bạn có thể nhận ra trong những câu dưới đây, câu nào được dịch thuật
theo cách chuyển ngữ linh hoạt?
a ICo1Cr 13:12
1) Hiện nay chúng ta trông gương cách mờ nhạt.
2) Hiện nay chúng ta chỉ có 1 cái nhìn bị giới hạn.
b 4:21
1) Hay là tôi sẽ đến cùng anh em với roi vọt hoặc với tình yêu thương và sự
mềm mại?
2) Tôi sẽ đến cùng anh em với sự trách phạt hay với tình yêu thương và sự
dịu dàng?
c 16:1
1) Về việc quyên góp để giúp đỡ con cái Chúa.
2) Về việc góp tiền cho thánh đồ.
Nếu có thể được bạn nên dùng nhiều bản dịch Kinh Thánh trong khi học tập.
Trong những bài kế tiếp, khi bạn được yêu cầu phải đọc các phần trong
1Côrinhtô thì bạn nên đọc trong nhiều bản dịch khác nhau. Khi đọc các bản
dịch khác nhau như vậy, những điểm khác biệt sẽ làm nổi bật những điểm
mà bạn cần đặt câu hỏi.
Thí dụ bạn hãy đọc 4 bản dịch khác nhau của 7:36.
KJV - "Nếu có ai tưởng chẳng nên cho gái đồng trinh lỡ thì......"
NASB - "Nếu có ai tưởng chẳng nên đối xử không phải với con gái đồng
trinh của mình".
NEB - "Nếu người nào có vị hôn thê còn trinh tiết và nghĩ rằng mình đối xử
với bạn mình không thích đáng......"
Bảng King James theo sát nghĩa đen nhưng lại dùng chữ gái đồng trinh thiếu
ý nghĩa chính xác. Những bản khác đã giải nghĩa từ ngữ này, và đó là điều
cần làm. Nhưng bản dịch nào đúng hơn? Theo tôi bản NIV đúng hơn.
Nhưng làm thế nào chúng ta có thể đi đến quyết định đó? Ở điểm này chúng
ta phải cần đến một sách chú giải tốt. Do đó tới đây chúng ta sẽ quay sang
vấn đề chọn lựa và sử dụng sách chú giải Kinh Thánh tốt.
VIỆC LỰA CHỌN MỘT SÁCH CHÚ GIẢI TỐT
Tôi xin phép lặp lại: Các bạn không bắt đầu việc nghiên cứu Kinh Thánh
bằng cách đọc sách chú giải! Bạn nên xem sách chú giải sau khi đã tự mình
nghiên cứu. Bạn chỉ tham khảo sách chú giải để tìm câu trả lời cho những
câu hỏi đã gợi lên trong quá trình nghiên cứu.
Những mục tiêu để chọn lựa
Giả sử chúng ta đang nghiên cứu 1Côrinhtô ở đoạn 11. Chúng ta đọc thấy
trong câu 10. Bởi đó, vì cớ các thiên sứ, đờn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ
về quyền phép mình nương cậy". Những chữ "vì cớ các thiên sứ" có thể có
nghĩa gì? Một sách chú giải tốt sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý nghĩa. Vậy thì
sách chú giải nào được gọi là tốt?.
Có ít nhất là 7 tiêu chuẩn được dùng để lựa chọn một sách chú giải tốt.
Những tiêu chuẩn này có các khía cạnh khác nhau và có tầm quan trọng
khác nhau. Nhưng tất cả các tiêu chuẩn này hợp lại ở điểm quan trọng sau:
Sách chú giải đó có giúp bạn hiểu được điều Phaolô muốn nói hay không?
Hai tiêu chuẩn đầu tiên là những thông tin mà bạn cần biết trước tiên về một
sách chú giải Kinh Thánh:
1. Sách chú giải đó có tính chất việc giải kinh đúng nguyên tắc hay chỉ là
giải kinh trong khi giảng, hoặc là một sự kết hợp giữa hai điều trên. Nên nhớ
rằng điều bạn thực sự cần tìm hiểu trong một sách chú giải là việc giải kinh.
Nếu sách chú giải cũng đưa ra những gợi ý có tính cách khoa giải kinh nữa
thì điều đó cũng tốt. Nhưng điều bạn cần là câu trả lời cho những câu hỏi
của bạn và những câu hỏi của bạn về mặt nội dung thì chủ yếu có liên quan
đến việc giải kinh.
2. Sách chú giải đó căn cứ trên bản văn Hy Lạp hay một bản dịch từ tiếng
Hy Lạp? Không hẳn là không tốt khi một sách chú giải được căn cứ trên một
bản dịch nếu như tác giả hiểu rõ bản văn Hy Lạp - và sử dụng sự hiểu biết
của ông như là nền tảng thực sự cho việc giải kinh.
3. Tác giả có nêu lên tất cả những ý nghĩa có thể có của bản văn, lượng định
các ý nghĩa đó và đưa ra những lý do tại sao ông chọn lựa một trong những ý
nghĩa đó? Thí dụ: Bằng cách tham khảo nhiều bản dịch khác nhau bạn có thể
biết rằng có ít nhất 3 cách giải nghĩa của 7:36. Một sách chú giải sẽ không
thực sự có ích lợi gì cho bạn nếu như tác giả không bàn luận về 3 cách giải
nghĩa đó, đưa ra những lý luận ủng hộ hay chống lại các cách giải nghĩa nêu
trên và sau đó giải thích tại sao tác giả chọn lựa theo một cách. Đây chính là
tiêu chuẩn quan trọng nhất.
4. Tác giả có bàn luận về các vấn đề liên quan đến sự phê bình bản văn
không? Bạn đã học về sự quan trọng của điều này trong phần đầu của bài
học này.
5. Tác giả có bàn luận về bối cảnh lịch sử liên quan đến những ý tưởng trong
bản văn ở những điểm quan trọng không? Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về điều
này trong phần sau khi chúng ta bàn về sách chú giải của BARRETT.
6. Tác giả có cho biết những sách tham khảo khác để bạn có thể nghiên cứu
thêm nếu cần?
7. Phần dẫn nhập của sách chú giải có cung cấp cho bạn đầy đủ tư liệu về
bối cảnh lịch sử hầu bạn có thể biết hoàn cảnh dẫn đến việc viết lá thơ hay
không?
8 Xem lại phần trên để chắc rằng bạn đã nắm được 7 tiêu chuẩn . Bằng từ
ngữ riêng của bạn, hãy liệt kê 7 tiêu chuẩn để chọn lựa sách chú giải Kinh
Thánh và cho biết đâu là tiêu chuẩn quan trọng nhất.
Đánh giá sách chú giải của Barrett
Bây giờ chúng ta đem áp dụng các tiêu chuẩn trên vào sách chú giải của
Barrett để xem đây có phải là một sách chú giải tốt không.
Điểm thứ nhất, đây là một sách chú giải có tính chất của việc giải kinh. Bạn
sẽ nhận ra điều này khi chúng ta tiếp tục bài học và như thế chúng ta không
cần bàn về tiêu chuẩn này ở đây.
9. Xem phần lời tựa trong sách của Barrett. Đây là một sách chú giải dựa
trên bản văn Hy Lạp hay dựa trên một bản dịch?......
10. Đọc các trang 182 đến 184 (Bàn về 7:36) và trang 253 đến 254 (về
11:10). Liệt kê những ý nghĩa khác nhau được Barrett đã cập đến.
a 7:36 ......
b 11:10 ......
Ở phần đầu của bài học, chúng ta đã ghi nhận rằng Barrett có bàn luận đến
những vấn đề về phê bình bản văn. Những thí dụ có thể được tìm thấy ở
trang 62 đến 63 (về 2:1) trang 273 (về 11:29).
11. Cũng liên quan đến 2 câu Kinh Thánh được nói đến trong bài tập số 10 ở
trên, hãy ghi lại trong sổ tay của bạn những cách thức Barrett đã đáp ứng
đầy đủ tiêu chuẩn 5 và 6.
a Bối cảnh lịch sử
b Bản liệt kê sách tham khảo
Chúng ta sẽ xét xem Barrett có phù hợp với tiêu chuẩn 7 hay không trong
bài học 3.
Trước khi kết thúc phần này, tôi xin phép nhấn mạnh 2 điều này:
1. Bạn không cần phải đồng ý với kết luận của tác giả là sách chú giải có ích
lợi . Có khi bạn có thể nghĩ rằng một trong những ý nghĩa mà tác giả đã loại
bỏ là có lý hơn. Trong trường hợp bạn cần phải đưa ra những lý do xác đáng
cho ý kiến của bạn (chẳng hạn theo bạn ý nghĩa đó phù hợp với bối cảnh
hơn). Cuối cùng, có thể bạn cũng muốn tham khảo các tài liệu chú giải nếu
thuận tiện.
2. Bạn cũng có thể xem xét các tài liệu chú giải về những sách khác của Tân
Ước trong cùng một cách thức như vậy. Hãy lựa chọn một đoạn văn có vấn
đề khó khăn (thí dụ ITi1Tm 2:15 hay IPhi 1Pr 3:19). Rồi hãy thử xem tài
liệu đó có thể giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa như thế nào, đưa ra những ý nghĩa
khác nhau thế nào và đề nghị việc lựa chọn ý nghĩa đúng nhất.
TỪ VIỆC GIẢI KINH ĐẾN KHOA GIẢI KINH
Bây giờ chúng ta sang phần cuối cùng trong 2 bài học này - Từ việc tìm hiểu
ý nghĩa của bản văn trong thời đại trước đến ý nghĩa của bản văn trong thời
đại ngày nay. Sau khi chúng ta đã biết được ý nghĩa của Lời Chúa đối với
người Côrinhtô, chúng ta cần đặt câu hỏi rằng những quy luật nào sẽ giúp
chúng ta áp dụng Lời Chúa vào hoàn cảnh hiện tại của chúng ta.
Những trường hợp liên quan đến các sắc thái tương đồng
Trước hết tôi xin nhấn mạnh rằng đối với đại đa số các trường hợp thì khoa
giải kinh không có vấn đề phức tạp. Bởi vì sự khác biệt giữa thế kỷ thứ nhất
và thế kỷ XX không đến nỗi nhiều lắm . Lý do của điều này có liên quan đến
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto
Chu giai 1 va 2 cotinhto

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados (11)

Huong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu doHuong dan hoc cong vu cac xu do
Huong dan hoc cong vu cac xu do
 
Chia se tin mung
Chia se tin mungChia se tin mung
Chia se tin mung
 
Chia se tin mung
Chia se tin mungChia se tin mung
Chia se tin mung
 
Sach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyenSach da ni-en va khai huyen
Sach da ni-en va khai huyen
 
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Nguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanhNguyen tac doc va hieu kinh thanh
Nguyen tac doc va hieu kinh thanh
 
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
 
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 

Destaque

Eni Fact Sheet, Feb 2011
Eni Fact Sheet, Feb 2011Eni Fact Sheet, Feb 2011
Eni Fact Sheet, Feb 2011Eni
 
Cynd Satorre - HubSpot Inbound Certification
Cynd Satorre - HubSpot Inbound CertificationCynd Satorre - HubSpot Inbound Certification
Cynd Satorre - HubSpot Inbound CertificationCyndi Satorre
 
Land court and adr procedures final
Land court and adr procedures   finalLand court and adr procedures   final
Land court and adr procedures finalResolution Institute
 
Resume_Mohammed_Ali_Updated
Resume_Mohammed_Ali_UpdatedResume_Mohammed_Ali_Updated
Resume_Mohammed_Ali_UpdatedMohammed Ali
 
Water recovery from sewage by absolute water
Water recovery from sewage by absolute water   Water recovery from sewage by absolute water
Water recovery from sewage by absolute water Ankur Sawhney
 
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoiDay con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoiAnna Nguyen
 
Project on Corporate Social Responsibility
Project on Corporate Social ResponsibilityProject on Corporate Social Responsibility
Project on Corporate Social ResponsibilityPadma Ch
 
Administração colonial brasil
Administração colonial  brasilAdministração colonial  brasil
Administração colonial brasilJefferson Barroso
 
Revolução inglesa e industrial
Revolução inglesa e industrialRevolução inglesa e industrial
Revolução inglesa e industrialJefferson Barroso
 

Destaque (13)

Eni Fact Sheet, Feb 2011
Eni Fact Sheet, Feb 2011Eni Fact Sheet, Feb 2011
Eni Fact Sheet, Feb 2011
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Cynd Satorre - HubSpot Inbound Certification
Cynd Satorre - HubSpot Inbound CertificationCynd Satorre - HubSpot Inbound Certification
Cynd Satorre - HubSpot Inbound Certification
 
Land court and adr procedures final
Land court and adr procedures   finalLand court and adr procedures   final
Land court and adr procedures final
 
Resume_Mohammed_Ali_Updated
Resume_Mohammed_Ali_UpdatedResume_Mohammed_Ali_Updated
Resume_Mohammed_Ali_Updated
 
Bmg
BmgBmg
Bmg
 
Trabajo etnografico de investigacion
Trabajo etnografico de investigacionTrabajo etnografico de investigacion
Trabajo etnografico de investigacion
 
Water recovery from sewage by absolute water
Water recovery from sewage by absolute water   Water recovery from sewage by absolute water
Water recovery from sewage by absolute water
 
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoiDay con kieu nhat giai doan 1 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 1 tuoi
 
Mes pfs avi en
Mes pfs avi enMes pfs avi en
Mes pfs avi en
 
Project on Corporate Social Responsibility
Project on Corporate Social ResponsibilityProject on Corporate Social Responsibility
Project on Corporate Social Responsibility
 
Administração colonial brasil
Administração colonial  brasilAdministração colonial  brasil
Administração colonial brasil
 
Revolução inglesa e industrial
Revolução inglesa e industrialRevolução inglesa e industrial
Revolução inglesa e industrial
 

Semelhante a Chu giai 1 va 2 cotinhto

Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanhHieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanhco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiLong Do Hoang
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daico_doc_nhan
 
đức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt mađức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt malyquochoang
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)co_doc_nhan
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichco_doc_nhan
 
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfnhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfthomlt
 
Cẩm nang của người Phật Tử - Tập 3 (Khải Thiên)
Cẩm nang của người Phật Tử - Tập 3 (Khải Thiên)Cẩm nang của người Phật Tử - Tập 3 (Khải Thiên)
Cẩm nang của người Phật Tử - Tập 3 (Khải Thiên)Phật Ngôn
 
Tuyển tập câu hỏi cốt lõi chinh phục kì thi thpt quốc gia môn hóa (3cđ)
Tuyển tập câu hỏi cốt lõi chinh phục kì thi thpt quốc gia môn hóa (3cđ)Tuyển tập câu hỏi cốt lõi chinh phục kì thi thpt quốc gia môn hóa (3cđ)
Tuyển tập câu hỏi cốt lõi chinh phục kì thi thpt quốc gia môn hóa (3cđ)Lengendary Star
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Bồ Tát và Tánh Không (Thích Nữ Giới Hương)
Bồ Tát và Tánh Không (Thích Nữ Giới Hương)Bồ Tát và Tánh Không (Thích Nữ Giới Hương)
Bồ Tát và Tánh Không (Thích Nữ Giới Hương)Phật Ngôn
 

Semelhante a Chu giai 1 va 2 cotinhto (20)

Hieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanhHieu biet kinh thanh
Hieu biet kinh thanh
 
Chia xe tin mung
Chia xe tin mungChia xe tin mung
Chia xe tin mung
 
Da goc nha
Da goc nhaDa goc nha
Da goc nha
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Phuc am giang
Phuc am giangPhuc am giang
Phuc am giang
 
đức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt mađức đạt lai lạt ma
đức đạt lai lạt ma
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dich
 
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdfnhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
nhasachmienphi-kinh-dich-ung-dung-trong-kinh-doanh.pdf
 
Cẩm nang của người Phật Tử - Tập 3 (Khải Thiên)
Cẩm nang của người Phật Tử - Tập 3 (Khải Thiên)Cẩm nang của người Phật Tử - Tập 3 (Khải Thiên)
Cẩm nang của người Phật Tử - Tập 3 (Khải Thiên)
 
Tuyển tập câu hỏi cốt lõi chinh phục kì thi thpt quốc gia môn hóa (3cđ)
Tuyển tập câu hỏi cốt lõi chinh phục kì thi thpt quốc gia môn hóa (3cđ)Tuyển tập câu hỏi cốt lõi chinh phục kì thi thpt quốc gia môn hóa (3cđ)
Tuyển tập câu hỏi cốt lõi chinh phục kì thi thpt quốc gia môn hóa (3cđ)
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Bồ Tát và Tánh Không (Thích Nữ Giới Hương)
Bồ Tát và Tánh Không (Thích Nữ Giới Hương)Bồ Tát và Tánh Không (Thích Nữ Giới Hương)
Bồ Tát và Tánh Không (Thích Nữ Giới Hương)
 

Mais de co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayco_doc_nhan
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day doco_doc_nhan
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caico_doc_nhan
 

Mais de co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 

Chu giai 1 va 2 cotinhto

  • 1. Chú Giải I và II Cô-rinh-tô Tác giả: C. K. Barrett Giới Thiệu Khóa Trình# ĐƠN VỊ MỘT: DẪN NHẬP VÀO VIỆC CHÚ GIẢI KINH THÁNH VÀI CÔRINHTÔ. 1 Dẫn nhập vào việc chú giải Kinh thánh, phần 1 2 Dẫn nhập vào việc chú giải Kinh thánh, phần 2 3 Dẫn nhập vào 1Côrinhtô ĐƠN VỊ HAI : PHAOLÔ TRẢ LỜI VỀ NHỮNG TIN TỨC ĐẾN TỪ CÔRINHTÔ 4 Sự khôn ngoan và sự chia rẽ ở Côrinhtô, phần 1 5 Sự khôn ngoan và sự chia rẽ ở Côrinhtô, phần 2 6 Tội loạn luân, việc kiện tụng và kỷ luật của Hội thánh 7 Sự sống lại về phần thân xác của Cơ đốc nhân ĐƠN VỊ BA : PHAOLÔ TRẢ LỜI LÁ THƠ CỦA NGƯỜI CÔRINHTÔ. 8 Hôn nhân và những vấn đề liên quan 9 Thực phẩm cúng tế cho thần tượng, phần 1 10 Thực phẩm cúng tế cho thần tượng, phần 2 ĐƠN VỊ BỐN : NHỮNG VẤN ĐỀ KHI HỘI THÁNH NHÓM LẠI 11 Việc trùm đầu của phụ nữ 12 Tiệc Thánh 13 Các ân tứ thuộc linh và tình yêu thương 14 Thứ tự khi nhóm lại ĐƠN VỊ NĂM: 2CÔRINHTÔ 15 Phaolô lại viết cho người Côrinhtô Bản giải nghĩa thuật ngữ Thế giới kỳ diệu của thơ Côrinhtô Xin chúc mừng các bạn đến với thế giới kỳ diệu của thơ Côrinhtô! Các bạn đang sửa soạn bước vào một cuộc hành trình hào hứng nghiên cứu 2 thơ tín của Phaolô gởi cho Hội thánh tại Côrinhtô. Mặc dầu đây là 2 lá thư được gởi cho cùng một Hội thánh và cùng được viết bởi Phaolô nhưng chúng rất khác nhau. Côrinhtô thứ I là một lá thư rất độc đáo của Phaolô. Mặc dầu nhiều vấn đề xảy ra trong Hội thánh là do những sai lầm về mặt thần học, nhưng chính hậu quả về mặt luân lý của những sai lầm đó là điều mà Phaolô muốn sửa lại. Do đó mặc dù có thể tìm thấy những giáo lý thần học trong ICôrinhtô,
  • 2. nhưng đó là những thần học được áp dụng vào thực tế trong bối cảnh đức tin mới mẻ của các Cơ đốc nhân bị thử thách một cách nghiêm trọng bởi những sự xâm lấn tế nhị từ khung cảnh ngoại đạo chung quanh. Ở Galati Phúc âm đã bị đe dọa vì những sự dạy dỗ của Do Thái giáo. Ở Côrinhtô Phúc âm cũng bị đe dọa. Ở đây sự xâm hãm đến từ phía những người ngoại giáo. Hiện Phúc âm còn có thể tồn tại khi những người tân tín hữu vẫn tiếp tục suy nghĩ và hành động như những bạn bè chưa tin Chúa của họ? Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng sứ điệp của thơ tín này vẫn còn thời gian tính. Bởi vì ở bất cứ nơi nào Phúc âm được rao giảng, những người nghe theo Phúc âm và quyết định tin nhận Đấng Christ đều phải tiếp tục sống trong môi trường cũ của họ. Mặc dầu họ đã là công dân của thiên quốc, dòng dõi của một dân tộc mới, dân tộc của Thượng đế! Và họ không được tiếp tục suy nghĩ hoặc hành động giống những người chung quanh. Nhưng họ có giữ được hay không? Nếp sống của những Cơ đốc nhân khác với nếp sống của những người chưa tin Chúa thế nào? những quan điểm của người Cơ đốc khác biệt ra sao? Phải chăng Cơ đốc nhân chối bỏ cả nền văn hóa cũng như nếp sống của người chung quanh và những điều gì trong nếp sống của chúng ta chỉ có tính chất văn hóa? Còn những điều nào có tính chất luân lý và thần học nữa? Thơ ICôrinhtô giúp chúng ta trả lời những câu hỏi này. Tuy nhiên thơ IICôrinhtô lại không giống ICôrinhtô. Mặc dù có một vài điểm ( quả thật là rất ít ) được nhắc lại, nhưng vấn đề chính trong thơ IICôrinhtô tập trung vào vấn đề: "Thẩm quyền sứ đồ của Phaolô mà một số người không muốn chấp nhận. Thơ tín này là thơ có tính chất tiểu sử tự thuật nhiều nhất trong các thơ của Phaolô. Như một học giả đã nói: " Ở đây, chúng ta thấy một mảng đời của Phaolô với những góc cạnh còn nguyên chưa mài giũa - chân thật, không cắt xén, đầy phức tạp nhưng vô cùng thú vị." Vì không thể nghiên cứu đầy đủ cả 2 lá thư này trong một khóa trình, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào ICôrinhtô - Bởi vì lá thơ đề cập đến rất nhiều vấn đề, nên đây là trường hợp rất tốt để học hỏi về công việc giải nghĩa Kinh thánh. Chúng ta sẽ dành thời giờ để học về điều đó. Khi nghiên cứu IICôrinhtô, các bạn có thể đem áp dụng những điều đã học được và tự các bạn sẽ giải nghĩa phần lớn thơ tín đó. Sách hướng dẫn học tập sẽ giúp đỡ bạn thực hiện điều này. Vậy, hãy chuẩn bị tinh thần. Hãy có một tấm lòng tha thiết cầu nguyện và một tâm trí sẵn sàng suy nghĩ. Nếu bạn cẩn thận làm theo những chỉ dẫn trong sách hướng dẫn học tập, một thế giới đầy hào hứng sẽ mở ra trước mắt bạn. Thế giới kỳ lạ của thơ Côrinhtô!
  • 3. Mô tả Khóa Trình Côrinhtô (C.A 1113 - Tín chỉ ba giờ ) Thơ tín Côrinhtô là một khóa trình trong chương trình cử nhân nhằm nghiên cứu thơ ICôrinhtô một cách cặn kẻ từng vấn đề một và nghiên cứu tổng quát thơ IICôrinhtô. Thơ ICôrinhtô cũng được dùng như một điển hình của phương pháp giải kinh sẽ được áp dụng trong việc giải nghĩa các thư tín khác trong Tân ước. Khóa trình sẽ được bắt đầu bằng một bài học về phương pháp chú giải Kinh thánh. Tiếp theo, sau phần giới thiệu tổng quát về bối cảnh, những phân đoạn chính trong ICôrinhtô sẽ được lần lượt khảo sát liên hệ đến các nan đề trong Hội thánh, các giải pháp được đưa ra trong ICôrinhtô và ý nghĩa của những phần giới thiệu khái quát thơ IICôrinhtô bạn sẽ áp dụng những điều đó học hỏi được trong ICôrinhtô vào một đoạn văn tiêu biểu trong 2Côrinhtô. Mục tiêu của khóa trình. Khi hoàn tất khóa trình này bạn sẽ có thể: 1. Ghi nhận bản chất của những nan đề được trình bày trong ICôrinhtô và giải thích những giải pháp do Phaolô đưa ra. 2. Giải thích bản chất của những khó khăn liên quan đến việc chú giải một số đoạn trong ICôrinhtô và bênh vực cách giải quyết mà bạn tán thành. 3. Chọn lựa một sách chú giải Kinh thánh tốt cho các sách khác trong Tân ước qua phương pháp đánh giá đã học được trong khóa trình này. 4. Chứng tỏ những kỹ năng giải Kinh căn bản khi áp dụng những phương pháp học được trong ICôrinhtô vào những phân đoạn tiêu biểu của 2Côrinhtô. 5. Cân nhắc những câu trả lời của Phaolô về những nan đề cụ thể trong Hội thánh Côrinhtô và áp dụng những câu trả lời đó vào những nan đề tương tự trong Hội thánh của bạn. 6. Áp dụng những nguyên tắc trong 1Côrinhtô và 2Côrinhtô vào đời sống và chức vụ của bạn. Sách giáo khoa và sách hướng dẫn học tập. Bạn sẽ dùng quyển thơ tín Côrinhtô: Sách hướng dẫn học tập của Gordon D. Fee cùng với sách giáo khoa kèm theo: 1. Chú giải thơ tín 1Côrinhtô của C.K.BARRETT. 2. Kinh thánh Tân ước. Chú ý: Chỉ đọc sách của Barrett trong trường hợp bạn được yêu cầu đọc mà thôi. Đây không phải là sách giáo khoa theo ý nghĩa thông thường. Đây là sách chú giải Kinh thánh. Một trong những mục tiêu của khóa trình này là
  • 4. hướng dẫn bạn biết khi nào cần phải sử dụng sách chú giải Kinh thánh và sử dụng như thế nào. Thời gian học tập. Thời gian thực tế bạn cần để nghiên cứu mỗi bài tùy thuộc nơi khả năng học hỏi của bạn trước khi bạn bắt đầu khóa trình này. Các bài học được soạn để có thể học từ 7 đến 10 tiếng. Tuy nhiên điểm then chốt trong việc tự học không phải là tự cẩn thận từng bước sao cho có thể nắm được nội dung của bài học trước khi bước sang phần khác. Hãy dành đủ thời gian để đạt được những mục tiêu đề ra bởi tác giả của sách hướng dẫn học tập cũng như các mục tiêu của riêng bạn. Tập tài liệu học viên Bạn hãy dành thời gian đọc lại những chỉ dẫn và khảo sát các ấn chỉ khác trong tập tài liệu học viên. Lưu ý rằng một số ấn chỉ được dành cho bạn để lưu giữ và một số ấn chỉ bạn phải nộp lại cho giảng viên ICI cùng với bài kiểm tra đánh giá tiến bộ từng phần. Bạn hãy nhớ hoàn tất và nộp những biểu mẫu có ghi những nhận định và tường trình của bạn về việc học tập. Sách hướng dẫn tự học này gồm có 5 phần: Đơn Vị 1 2 3 4 5 Bố cục của bài học và phương pháp học tập: Mỗi bài học gồm có các phần: 1/ Tựa đề, 2/ Dàn bài, 3/ Mục tiêu của bài học, 4/ Các sinh họat học tập, 5/ Từ ngữ quan trọng , 6/ Triển khai bài học bao gồm các câu hỏi nghiên cứu, 7/ Phần giải đáp, 8/ Bài tự kiểm tra Phần dàn bài và mục tiêu của bài học sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn khái quát về chủ đề, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất và giúp bạn biết nên chú ý vào những phần nào hầu đạt được kết quả tốt nhất. Phần triển khai bài học là rất quan trọng, đặc biệt đối với bài 4 đến 14. Trong phần lớn những bài học này, trước hết bạn sẽ được hướng dẫn nghiên cứu đoạn văn Kinh thánh được trích dẫn hầu khám phá ra vấn đề mà Phaolô đang giải quyết. Bước thứ hai, bạn sẽ được hướng dẫn khảo sát từng phần của đoạn Kinh thánh. Điều quan trọng ở đây là học tập để theo được dòng tư tưởng của Phaolô. Bạn cũng sẽ học tập để nêu lên những câu hỏi thiết yếu về bối cảnh. Bước thứ ba, bạn sẽ học để đặt các câu hỏi về mặt nội dung, và về
  • 5. ý nghĩa của các từ ngữ và các câu văn. Bạn sẽ được dạy cách sử dụng sách chú giải của Barrett. Bước thứ tư, bạn sẽ được hướng dẫn để áp dụng vào thời đại hiện nay. Những điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay? Các tài liệu bạn có trong tay chỉ là những gợi ý, không phải là quyết định tối hậu đòi hỏi bạn phải vâng theo. Bạn sẽ học tập để tự mình nêu lên những câu hỏi. Ý nghĩa của bài học 1 và 2 là cố gắng trình bày cho bạn một phương pháp học tập. Do đó, về nhiều khía cạnh, đây là những bài học quan trọng nhất. Nhưng chúng tôi không đòi hỏi bạn phải nắm được toàn bộ phương pháp trong 2 bài học. Bài 1 và 2 chỉ mới giới thiệu về các phương pháp, chúng định nghĩa và mô tả các phương pháp này. Bạn sẽ thực sự học về các phương pháp đó qua việc áp dụng chúng vào những bài học kế tiếp. Chú ý: Trong suốt các bài học sẽ có những câu hỏi và các bài tập. Đừng xem trước phần giải đáp cho đến khi bạn đã tự trả lời các câu hỏi. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ phải ghi chép câu trả lời trong sổ tay của bạn bởi vì không có đủ chỗ trong sách hướng dẫn học tập. Bạn nên nghiên cứu các bài học từng phần một. Thông thường, trước khi xong phần khác bạn sẽ được yêu cầu ôn lại phần vừa học. Hãy nhớ thực hiện điều đó. Mỗi phần thường cũng được kết thúc bằng các câu hỏi ôn tập. Khi gặp những câu hỏi ôn tập bạn nên: 1/ Xem lại cẩn thận phần bạn đang học, 2/ Trả lời các câu hỏi ôn tập theo trí nhớ của bạn, không cần xem trong sách hướng dẫn học tập; 3/ So lại với phần giải đáp và 4/ Nếu có những sai sót khi trả lời các câu hỏi ôn tập thì hãy xem lại phần đó một lần nữa trước khi bước qua phần khác. Phương pháp học tập. Bạn nhớ đọc cẩn thận những điều gợi ý về phương pháp học tập trong tập tài liệu học viên. Những phương pháp này sẽ giúp bạn học để chuẩn bị cho bài kiểm tra tiến bộ từng phần cũng như bài thi cuối khóa. Nghiên cứu kỹ lưỡng các phương pháp học tập là điều rất quan trọng để đạt được kết quả mỷ mãn nhất từ khóa trình này. Các phương thức theo học khóa trình này. Bạn có thể học khóa trình này độc lập hoặc theo lớp học: Vì ICI cung cấp khóa trình này cho nhu cầu tự học nên sách hướng dẫn học tập được soạn cho mục đích này. Sách hướng dẫn học tập, sách chú giải Kinh thánh và Kinh thánh Tân ước là các tài liệu chính của khóa trình. Tất cả các bài làm đều có thể được gởi cho chúng tôi qua bưu điện ngoại trừ bài thi cuối khóa sẽ được nôỳp cho giám thị. Bạn cũng có thể ghi danh học khóa trình này tại một trường Kinh thánh hoặc trong chương trình ICI mở rộng. Những chương trình này có thể bao gồm các bài tập tại lớp kèm theo tự học. Đầu bài tại trường theo nhóm thì việc
  • 6. làm các bài tập trong sách hướng dẫn học tập sẽ giúp đáp ứng những yêu cầu của khóa trình. Nếu bạn không học theo phương pháp đại học thì có thể học với một giảng viên. Trong trường hợp này giảng viên sẽ là người đưa ra những chỉ dẫn. Những chỉ dẫn này có thể giống hay khác với cách chỉ dẫn hoặc đề nghị trong sách hướng dẫn học tập này. Những chỉ dẫn của giảng viên cần được coi trọng hơn. Bạn cần tuân theo những chỉ dẫn đó. Cũng có thể bạn muốn sử dụng khóa trình trong các nhóm học Kinh thánh tại tư gia, trong lớp học Kinh thánh tại Hội thánh hoặc học với các sinh viên ở đại học. Bạn sẽ thấy rằng cả đề tài học tập lẫn phương pháp học tập của tài liệu này đều rất thích hợp cho những mục đích đó. Sách hướng dẫn học tập này là sự trợ giúp quý báu cho cả học viên lẫn giảng viên. Tín chỉ của khóa trình này: 3 giờ Khóa trình này nằm trong chương trình cử nhân. Hoàn tất khóa trình này bạn có thể thi lấy chứng chỉ 3 giờ với ICI hoặc bất cứ tổ chức nào khác. Mọi học viên theo học chương trình ICI sau khi đã hoàn tất mỹ mãn khóa trình này đều nhận được tín chỉ. Tuy nhiên bạn có thể học khóa trình này mà không thi lấy tín chỉ. Trong trường hợp này bạn không cần phải dự thi hoặc làm các bài tập. Dù học tập trong bất cứ hình thức nào, sách giáo khoa và sách hướng dẫn học tập này sẽ đem lại nhiều ích lợi cho đời sống của bạn. Thi lấy tín chỉ. Để được cấp tín chỉ của ICI cho khóa trình này bạn phải thi đậu kỳ thi cuối khóa. Bài thi này phải được làm với sự giám sát của một giám thị được ICI chấp nhận. Giảng viên của bạn sẽ nói rõ chi tiết về điều này. Nếu bạn đang học khóa trình này để lấy tín chỉ của một tổ chức khác, bạn vẫn có thể nhận được tín chỉ của ICI nếu thi đậu kỳ thi cuối khóa. Vì các bài tập trong sách hướng dẫn học tập này được soạn để giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa nên bạn cần làm đầy đủ những bài tập đó cùng với các bài tập do giảng viên đề ra cho bạn. Bất kể bạn học khóa trình này theo phương pháp nào, nếu bạn đậu kỳ thi cuối khóa bạn sẽ được cấp tín chỉ. Thứ hạng của khóa trình. Thứ hạng của bạn sẽ căn cứ 20% trên bài thi cuối khóa và 30% trên dự án được đề cập trong bài 15. Từ 90 đến 100 điểm sẽ được xếp hạng A (xuất sắc); 80 đến 89 điểm hạng B (trên trung bình); 70 đến 79 điểm hạng C (trung bình ); 60 đến 69 điểm hạng D (dưới trung bình); 0 đến 59 điểm hạng U (không đủ tiêu chuẩn). Các bài kiểm tra tiến bộ từng phần. Nếu theo học chương trình hàm thụ của ICI, bạn sẽ nhận được tập tài liệu học viên có kèm những bài kiểm tra tiến bộ từng phần. Những chỉ dẫn trong
  • 7. bài kiểm tra được trình bày trong sách hướng dẫn học tập và trong tập tài liệu học viên. Dầu cho điểm của bạn về các câu hỏi trong bài học, về các bài tự kiểm tra và về bài kiểm tra tiến bộ từng phần không được trình vào điểm xếp hạng của khóa trình nhưng bạn cũng nên giữ các câu trả lời của bạn để giảng viên chấm bài và có những đề nghị về việc học của bạn. Sau đó bạn có thể xem lại tài liệu trong sách hướng dẫn học tập, hay sách giáo khoa về những điểm bạn còn thấy là khó hiểu. Bài thi cuối khóa. Bài thi cuối khóa sẽ bao gồm tất cả những điểm trong 4 bài kiểm tra tiến bộ từng phần và bài khảo sát khái quát 2 Côrinhtô (bài 15). Tác giả sách hướng dẫn học tập. Tác giả của sách hướng dẫn học tập là tiến sĩ Gordon D.Fee, giáo sĩ môn Kinh thánh Tân ước tại Southern California college (CostaMesa, California , USA) tại Wheaton college (Wheaton Illinois, USA) và tại thần học viện Gordon - conwell (South Hamilton Massachusserrs, USA) Tiến sĩ Fee đã giảng dạy 1 và 2 Côrinhtô trong nhiều năm và hiện đang làm việc để chuẩn bị xuất bản tác phẩm giải kinh quan trọng về 1Côrinhtô. Ông cũng có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng sứ điệp của các thư tín này vào các sinh hoạt của Hội thánh. Ông là mục sư chính thức của Hội thánh ngũ tuần và đã từng là quản nhiệm Hội thánh trong 4 năm. Ông thường có dịp chia xẻ lời Chúa tại các hội đồng bồi linh, các hội nghị và các trường đại học. Lãnh vực chính của tiến sĩ Fee là phê bình bản văn Tân ước và chú giải Kinh thánh. Ông là một học giả nổi tiếng trên thế giới về những lãnh vực này. Bản luận án tiến sĩ của ông nhan đề "Papirus Bodmer 2: Các liên hệ về bản văn và các đặc tính trong cách sao chép" (Papirus Bodmer 2, its textual relationships and seribal characteristic) đã được đăng trong tạp chí Studies and document (1968). Ông cũng đóng góp bài vở cho các tạp chí Jouraal of biblical litrature, new testament studies, Novum Testsmentum, Biblica, và the Expositoey times cũng như góp phần trong một số tuyển tập các bài phê bình nhận định khác. Tiến sĩ Fee có bằng cử nhân văn chương và cao học văn chương của đại học Seattle Pacific (1956, 1958). Ông nhận bằng tiến sĩ tại đại học University of Southern California ở Los Angeles (1966). Sự có mặt của tiến sĩ Fee, một học giả xuất chúng trong ban giảng huấn của ICI đã góp phần quan trọng vào chương trình nghiên cứu Kinh thánh của ICI. Giảng viên ICI Giảng viên ICI của bạn sẽ rất vui được giúp bạn bất cứ điều gì có thể được.
  • 8. Hãy nêu những thắc mắc cho giảng viên của bạn càng sớm càng tốt để có nhiều thì giờ chuẩn bị. Nếu bạn có thân hữu cùng muốn theo học khóa trình này. Hãy xin giảng viên của bạn xếp đặt riêng cho việc học theo nhóm. Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu về thơ Côrinhtô . Ước mong rằng khóa trình này sẽ giúp ích cho đời sống và chức vụ của bạn cũng như giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình trong thân thể Đấng Christ. Hình ảnh minh họa. Bởi vì Kinh thánh dạy dỗ chúng ta về cả các thực tại của lịch sử cũng như thực tại thuộc linh trường cửu, nên chúng tôi đã chọn cách minh họa bằng những bức ảnh để có thể nối liền quá khứ nơi hiện tại (thành phố Côrinhtô trong thời đại Phaolô và thành phố Brussels trong thời đại hiện nay). Qua hình ảnh chúng tôi muốn nêu lên một gợi ý rằng không có nhiều khác biệt giữa các Cơ đốc nhân tại thành Côrinhtô và các Cơ đốc nhân thời nay khi họ đứng trước những vấn đề luân lý và đạo đức. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp bạn hiểu được những chân lý đó và áp dụng vào đời sống và xã hội của bạn. Chúng tôi đã chọn thành phố Brussel làm tiêu biểu cho thời đại chúng ta. Cả Brussels và Côrinhtô đều có những đặc tính giống nhau: là trung tâm thương mại quốc tế, một đô thị sầm uất, một ngã tư trên trục lộ giao thông, và một thị trường buôn bán. Cả Côrinhtô và Brussels đều có những vấn đề về việc tôn thờ rất phổ biến trên khắp thế giới. Dẫn Nhập Vào Môn Chú Giải Kinh Thánh - Phần 1 Người ta thường nói rằng: " Không cần phải chú giải Kinh thánh, chỉ cần đọc và làm theo mà thôi. Điều này đúng trong một mức độ nào đó. Nhưng mặt khác câu nói trên cũng rất sai lầm bởi vì ai ai cũng tìm hiểu ý nghĩa điều mình đọc. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta đọc một bài văn (bao gồm cả chính bài này) chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu điều tác giả muốn nói. " Cố gắng tìm hiểu" ấy chính là ý nghĩa của việc chú giải. Vì Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời chúng ta học tập để có thể giải nghĩa Kinh thánh cách đúng đắn. Đây chính là mục đích của bài học: nhằm giúp đỡ bạn học tập phương pháp chú giải Kinh thánh trong khi tìm hiểu ý nghĩa của 2 Côrinhtô." Với tư cách là người giảng dạy lời Chúa bạn sẽ thu đạt được nhiều lợi ích từ bài học này, không những học được phương pháp để tự mình giải nghĩa Kinh thánh nhưng bạn còn biết cách đánh giá những sự giải nghĩa do người khác đưa ra. Đức Chúa Trời dạy qua các thư tín. Bản chất của thư tín. Hình thức của thư tín.
  • 9. Tiến trình giải nghĩa các sách thư tín. Việc giải kinh (Exegesis): Điểm xuất phát Định nghĩa. Tầm quan trọng Học tập cách thực hiện việc giải kinh. Bối cảnh lịch sử. Bối cảnh văn chương. Tầm quan trọng của đoạn văn Học tập theo dõi cách lập luận Những vấn đề về nội dung Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể: * Giải nghĩa cách thức chú giải các thư tín trong Tân ước. * Phân biệt giữa việc giải Kinh (exegesis) và khoa giải kinh (hermeneuties) trong việc áp dụng những chân lý trong các thư tín. * Đánh giá cao vai trò của các thư tín trong việc đưa ra các câu trả lời cho nan đề. 1. Nghiên cứu bài học từng phần một. Hoàn tất cả các bài tập. Sau đó hãy soát lại các câu trả lời của bạn. Nếu câu trả lời của bạn không đúng hãy ôn lại bài học để xem bạn chưa hiểu điều nào. 2. Trong phạm vi bài học này, bạn sẽ được yêu cầu đọc 1Côrinhtô từ đầu đến cuối. Hãy cố gắng dành thời giờ để có thể đọc một lần trọn cả thư tín. 3. Làm bài tự kiểm tra cuối bài học và soát lại các câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Ôn lại những điều bạn chưa trả lời đúng. Việc hiểu ý nghĩa của những từ ngữ quan trọng được liệt kê ở phần đầu mỗi bài học sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn nghiên cứu bài học. Bạn sẽ tìm thấy định nghĩa ở cuối sách hướng dẫn học tập này. Nếu chưa hiểu bạn có thể tra cứu ngay bây giờ hoặc khi gặp từ ngữ đó trong bài học. Nhiều từ ngữ trong 2 bài học đầu đã quen thuộc đối với bạn, nhưng ở đây chúng được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Vì vậy, bạn đừng vội lướt qua những từ ngữ này. Cách lập luận. Nội dung Bối cảnh Việc giải Kinh Theo văn hóa Hy lạp Khoa giải kinh Nhân cơ hội đặc biệt xuất phát từ cơ hội đặc biệt
  • 10. ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN DẠY QUA CÁC THƠ TÍN Kinh thánh đã được định nghĩa là lời của Đức Chúa Trời được trình bày trong ngôn ngữ của con người trong lịch sử. Chính bản chất lưỡng diện này của Kinh thánh đã khiến nó trở nên vô cùng sống động và thú vị. Vì Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời nên chúng ta phải chăm chú lắng nghe và làm theo Kinh Thánh. Và bởi vì Đức Chúa Trời đã quyết định truyền phán lời của Ngài qua những con người cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể, về những biến cố lịch sử cụ thể, nên chúng ta phải học tập để biết giải nghĩa Kinh thánh. Một trong những điều quan trọng liên quan đến khía cạnh nhân bản của Kinh thánh ấy là Kinh thánh được viết trong nhiều hình thức văn chương khác nhau. Điều này phản ảnh tầm vóc to lớn của sự mặc khải của Đức Chúa Trời và việc Ngài sẵn sàng sử dụng hầu như mọi hình thức ngôn ngữ và văn chương để truyền đạt tình yêu và ý định của Ngài cho chúng ta. Do đó, chúng ta có đủ mọi thể loại: lịch sử tường thuật, sử ký, luật pháp, kịch, thơ văn, châm ngôn, lời tiên tri, dự ngôn, chuyện kể, thơ tín, các sách Phúc âm và các sách Khải huyền. Nói một cách khác, Kinh thánh không phải chỉ là một tập hợp những lời phán dạy của Chúa - dường như Đức Chúa Trời từ trên trời nhìn xuống chúng ta và phán: " Này, các ngươi hãy học những chân lý này: 1/ Ta chính là Đức Chúa Trời, ngoài ta ra không có Chúa nào khác. 2/ Ta là tạo hóa của mọi loài, và là Đấng tạo dựng nhân loại...... Không phải thế đâu mặc dầu những lời phán dạy như thế là có thật và chúng ta có thể tìm thấy những lời phán như vậy trong Kinh thánh. ( lời lẽ có thể khác đôi chút! ). Nếu Kinh thánh được chép như vậy thì có lẽ dễ cho chúng ta hiểu hơn. Nhưng hãy để ý xem thế nào Đức Chúa Trời đã quyết định phán, dạy chúng ta qua Con Một của Ngài tức là ngôi Lời hằng sống - Chính Đức Chúa Trời đã mặc lấy hình thể con người và sống như một người trên thế gian này để chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời thực sự như thế nào. Cũng một thể ấy Ngài đã quyết định ban cho chúng ta lời thành văn của Ngài xuyên qua tất cả các phương cách thông thường của con người ngõ hầu chúng ta có thể nghe được tiếng phán của Ngài trong chính ngôn ngữ của chúng ta. Thay vì nghĩ rằng phương pháp truyền đạt của Đức Chúa Trời như thế là khó hiểu thì ngược lại chúng ta phải hân hoan vui mừng. Bởi vì điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời có thể tiếp tục phán dạy chúng ta qua hoàn cảnh sống cụ thể của chúng ta. Mặt khác, những hình thức văn chương phong phú của Kinh thánh cũng có nghĩa là chúng ta phải học tập để giải nghĩa Kinh thánh, lưu ý đến bản chất hay thể loại của các đoạn văn Kinh thánh. Mỗi thể loại văn chương có những quy luật đặc thù riêng và điều này cũng đúng với các thơ tín.
  • 11. 1 Đọc kỹ những câu phát biểu dưới đây. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời sai: a) Kinh thánh là lời Đức Chúa Trời nhưng được viết ra bởi tác giả là những con người và đề cập những hoàn cảnh cụ thể trong đời sống. b) Kinh thánh về căn bản là một tuyển tập các lời dạy dỗ mà Đức Chúa Trời đã tuyên phán và truyền cho các tác giả là con người ghi chép lại. c) Kinh thánh được cấu tạo bởi nhiều thể loại văn chương khác nhau. d) Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời và chúng ta cần phải tìm hiểu và chú giải cũng như vâng theo Kinh thánh. Bản chất của các thư tín Điều quan trọng nhất cần phải biết về các thơ tín ấy là chúng thực sự là những lá thư. Và những lá thư là những tài liệu nghĩa là chúng phát xuất từ những hoàn cảnh đặc biệt, của người nhận hay người gởi thơ. Trong Tân ước, phần lớn các thư tín xuất phát từ hoàn cảnh của người nhận. Điều này có nghĩa là người nhận thơ tín có một hành động nào đó hay đưa ra những câu hỏi khiến người viết thơ phải trả lời. Điều này rất đúng với những thơ tín gởi cho các Hội thánh. Thường thường một vài cách cư xử không chính đáng cần phải điều chỉnh lại, hoặc một giáo lý lầm lạc cần sửa chữa, hoặc một hiểu lầm cần giải thích thêm gợi lên nhu cầu viết thơ. Các thơ tín trong Tân ước là những bức thư bình thường. Bởi vì sứ đồ Phaolô quyết định viết một lá thơ (chứ không phải là bài nghị luận chẳng hạn) nên ông đã tuân theo các hình thức thông thường của một lá thư thời đó. Cũng giống như ngày nay các lá thơ có một hình thức chung (ngày tháng, chào hỏi, nội dung của thơ, phần cuối thơ và chữ ký), thời đó những lá thơ cũng có hình thức chung. (Người ta đã tìm thấy hàng ngàn bức thơ cổ và tất cả những bức thơ đó đều giống với những thơ tín trong Tân ước) . 2. Xem ICo1Cr 1:1-9 và 16:19-24. So sánh với RoRm 1:1-10 và 16:19-24, Phi Pl 1:1-6 và 4:21-23, ITe1Tx 1:1-3 và 5:25-28. Hãy liệt kê trong sổ tay của bạn các yếu tố chung trong những đoạn này (có 5 yếu tố). Bạn sẽ nhận thấy rằng một trong những yếu tố đó là lời cảm tạ Chúa. Đây là yếu tố thỉnh thoảng có sự khác biệt trong các thơ tín thời xưa. Hãy chú ý đến những sự khác biệt về những lời cảm tạ trong các thơ tín Tân ước sau đây: IICo 2Cr 1:3-7, GaGl 1:1-3, Eph Ep 1:3-10, IPhi 1Pr 1:3-9 và IIIGi 3Ga 1:2 3. Ba trong số các thơ tín kể trên có bao gồm lời chúc phước hay tôn vinh. Đó là những thơ tín nào? ...... Phần lớn những khó khăn trong việc giải nghĩa các thơ tín là do tính chất xuất phát từ một hoàn cảnh đặc biệt của chúng. Chúng ta có những câu trả
  • 12. lời nhưng lại không luôn luôn biết các câu hỏi hay các vấn đề là gì, hoặc ngay cả chúng ta không biết là có vấn đề nào hay không. Cũng giống như chúng ta được nghe một câu chuyện qua một đầu dây điện thoại và cố gắng hình dung ra ai là người ở đầu dây kia và người đó đang nói về điều gì. Như các bạn đã từng kinh nghiệm, trong một vài trường hợp người ta dễ hình dung ra câu chuyện hơn trong các trường hợp khác. Điều này cũng đúng với các bức thơ của Phaolô. Tiến trình giải nghĩa các thơ tín. Thông thường chúng ta phải tuân theo 3 bước sau đây trong việc giải nghĩa các thơ tín (Lưu ý những bước tiến này sẽ được giải thích trong phần kế tiếp và sẽ được minh họa trong những bài học sắp tới. Ở đây chỉ liệt kê các bước mà thôi). Bước 1: Chúng ta phải cố gắng tái tạo hoàn cảnh mà Phaolô muốn đề cập đến. Khi nói tái tạo, tôi không có ý nói rằng bạn phải viết ra hoặc phải hình dung ra tất cả mọi sự. Chúng ta phải cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh nào đã đưa đến việc viết lá thơ - Có nghĩa là điều gì đã thúc giục tác giả viết lá thơ. Bước 2: Chúng ta phải giải nghĩa thơ tín của Phaolô như là một lời giải đáp cho một vấn đề hay một sự trả lời cho các câu hỏi mà chúng ta đã cố gắng hình dung ra. Điều đó có nghĩa là chúng ta hỏi: Phaolô đã muốn nói gì ở thời điểm đó?. Đây là bước rất quan trọng vì đó chính là lời của Đức Chúa Trời cho những người trong thời đại đó. Bước 3: Sau đó chúng ta phải hỏi: Điều đó có ý nghĩa gì đối với thời đại ngày nay? Tức là lời của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là gì? Chúng ta sẽ gặp khó khăn nếu chúng ta bắt đầu ở bước 3. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa của lời Chúa. Đây là lý do tại sao bước 1 và 2 là rất quan trọng. Như các bạn đã thấy, Đức Chúa Trời đã dùng các thơ tín để dạy dỗ những điều liên quan đến các nhu cầu đặc biệt của con người. Nhu cầu cụ thể của chúng ta ngày nay có thể khác với nhu cầu của những người thời trước, nhưng Chúa vẫn có thể phán dạy chúng ta như Ngài đã phán dạy họ. Nhưng trước hết chúng ta cần phải biết Đức Chúa Trời đã phán điều gì và đặc biệt là những người tiếp nhận thơ tín là ai? 4. Xem lại các bước tiến một lần nữa và bằng từ ngữ riêng của bạn hãy liệt kê và giải thích 3 bước. Soát lại câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập. Việc giải kinh: Điểm xuất phát Chúng ta sẽ tìm hiểu 2 thuật ngữ dễ lẫn lộn được dùng nhiều lần trong các bài học. Việc giải kinh và khoa giải kinh. Như David đã viết: "Quả thật việc giải kinh và khoa giải kinh sẽ theo đuổi chúng ta mọi ngày trong suốt cuộc sống". Ít nhất chúng cũng theo đuổi chúng ta nếu chúng ta muốn trở thành
  • 13. một người nghiên cứu và giảng dạy lời Chúa tốt. Vậy ý nghĩa của 2 thuật ngữ đó như thế nào? Định nghĩa. Bạn có thể tìm thấy các định nghĩa dưới đây trong 1 tự điển: Việc giải kinh: Việc giải thích hay chú giải cặn kẻ một bản văn Kinh thánh. Khoa giải kinh: Môn học về các phương pháp chú giải Kinh thánh. Qua những định nghĩa trên, khoa giải kinh bao gồm một công việc rộng lớn hơn. Nó bao gồm tất cả các lãnh vực và các nguyên tắc của phương pháp chú giải và bao gồm cả việc giải kinh (exegesis ) nữa. Trong khóa trình này, tôi sẽ dùng thuật ngữ khoa giải kinh một cách đặc biệt. Hãy cẩn thận lưu ý những sự giải nghĩa dưới đây vì đây là ý những nghĩa của những thuật ngữ vào trong suốt khóa trình. Việc giải kinh: Bản văn đã có ý nghĩa gì vào thời nó được viết ra? Lưu ý chữ "đã" nói về quá khứ. Việc giải kinh luôn luôn liên quan đến quá khứ và hoàn cảnh lúc đó. Trong khóa trình này, nó liên hệ đến Phaolô và những người ở Côrinhtô - Phaolô muốn nói điều gì? Phaolô muốn những người ở Côrinhtô hiểu điều gì? Trên hết mọi điều bạn phải hiểu qui luật sau đây: ý nghĩa thực sự của bản văn là điều mà tác giả chủ yếu muốn nói và điều mà độc giả thời đó đã hiểu khi đọc đoạn văn đó. Tôi không có ý nói rằng họ luôn luôn hiểu được ý nghĩa của bản văn, nhưng ý nghĩa thực sự của bản văn chính là điều mà họ đáng phải hiểu. Khoa giải kinh: Đoạn văn có ý nghĩa gì trong thời đại ngày nay. Nó được khởi đầu với việc giải kinh nhưng nó đặc biệt quan tâm đến hiện tại và hoàn cảnh ngày nay. Lời của Đức Chúa Trời dành cho mọi thời đại và mọi hoàn cảnh là gì - Ngài đang muốn nói điều gì với chúng ta? Quy luật ở đây là bản văn không thể chứa đựng một ý nghĩa nào cho chúng ta khác hơn là ý nghĩa đối với người thời đại đó. Hoàn cảnh của chúng ta có thể thay đổi nhưng điều Chúa muốn nói với chúng ta không khác với những gì Ngài đã nói với họ. 5. Hãy ghi nhớ những định nghĩa này và hãy xem lại 3 bước tiến trong việc chú giải các thư tín. Hãy ghi vào khoảng trống chỉ việc giải kinh hay khoa giải kinh cho phù hợp với từng bước tiến. Bước 1 ...... Bước 2 ...... Bước 3 ...... Tầm quan trọng Trong giai đoạn này, những sự phân biệt sau đây xem ra có vẻ không quan trọng. Nhưng thực sự chúng vô cùng quan trọng. Bởi vì kết luận có tính chất khoa giải kinh của chúng ta phải đặt nền tảng trên việc giải kinh chính xác.
  • 14. Hầu hết những sai lầm trong việc chú giải Kinh thánh và các sự chia rẻ trong Cơ đốc giáo đều là hiệu quả của những kết luận có tính chất khoa giải kinh. Tức là bắt đầu bằng bước 3 - trước khi thực hiện việc giải kinh. Chẳng hạn những người Mormons tin vào nghi lễ làm báp têm cho những người chết dựa trên ICo1Cr 15:29. Nhưng đây là một kết luận có tính chất khoa giải kinh thật sai lầm. Có nghĩa là họ đã bắt đầu từ bước 3 mà không thực hiện việc giải kinh trước. Phaolô không hề dạy dỗ về phép báptêm cho những người chết. Đó chỉ là điều mà những người Côrinhtô thi hành. Nhưng chúng ta hoàn toàn không biết ý nghĩa của việc đó, tại sao họ làm việc đó và làm việc đó cho ai. Phaolô chỉ nhân việc họ thực hành các nghi lễ đó mà lý luận rằng rất dại dột nếu không tin vào sự sống lại của thân thể trong tương lai (xem câu 12 -19). Cũng vậy, có một số Cơ đốc nhân tin rằng 13:10: " Song lúc sự trọn lành đã đến thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ". Có nghĩa là các ân tứ thuộc linh đã chấm dứt vào cuối thế kỷ thứ nhất. "Sự trọn lành" được giải nghĩa là việc hoàn tất kinh Tân ước. Có nghĩa là khi sách Tân ước được hoàn tất thì không còn cần "các ân tứ của sự khải thị" nữa. "Nhưng đó không phải là ý nghĩa của câu này bởi vì đó không phải là chủ ý của Phaolô. Người Côrinhtô đã không hiểu câu này với ý nghĩa như vậy. Vấn đề là: một đoạn văn Kinh thánh không thể có một ý nghĩa nào trong hiện tại khác hơn là ý nghĩa vào thời điểm nó đã được viết ra. Đây là lý do tại sao cần phải thực hiện việc giải kinh trước - Bởi vì ý nghĩa của một đoạn Kinh thánh đối với chúng ta ngày nay căn cứ vào ý nghĩa của đoạn văn đó đối với những người trong thời kỳ nó đã được viết ra. Trong phần tiếp theo của bài học chúng tôi muốn giải nghĩa thế nào là việc giải kinh xác đáng. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta sẽ làm một vài bài tập để giúp phân biệt giữa câu phát biểu có tính chất việc giải kinh và có tính chất "Khoa giải kinh". Trong các bài tập này vấn đề chính không phải là các câu phát biểu đúng hay sai. Điểm quan trọng ở đây là câu phát biểu đó có tính chất nào. Hãy đọc cẩn thận và cho biết những câu phát biểu dưới đây có tính chất việc giải kinh hay có tính chất khoa giải kinh? Khoanh tròn mẫu tự trước các câu phát biểu có tính chất việc giải kinh . 6. 3:9 "Vả chúng ta là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời". a) Câu này có nghĩa là những mục sư là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời. b) Câu này có nghĩa là Phaolô và Apôlô là những bạn cùng làm việc cho Đức Chúa Trời. 7. 6:20 " Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời" a) Câu này có nghĩa là những tín đồ ở Côrinhtô không được liên hệ với các
  • 15. địa điểm ở đền miếu bởi vì thân thể của họ thuộc về Đức Chúa Trời. b) Câu này có nghĩa là các Cơ đốc nhân không nên hút thuốc lá" 8. 16:2. "Cứ ngày đầu tuần lễ mỗi người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình". a) Câu này có nghĩa là những tín đồ ở Côrinhtô phải dành dụm tiền bạc mỗi tuần để dâng hiến giúp đỡ cho những tín đồ nghèo thiếu ở Giêrusalem. b) Câu này có nghĩa là các Cơ đốc nhân nên dâng 1/10 một cách đều đặn Học tập để thực hiện việc giải kinh. Việc giải kinh ở mức độ cao đòi hỏi kiến thức về rất nhiều điều mà chúng tôi không đòi hỏi các bạn phải có: Các ngôn ngữ dùng trong Kinh thánh đặc biệt là tiếng Hylạp; văn hóa Do Thái và văn hóa Hylạp; đây là bản văn nguyên thủy; và việc sử dụng các phương tiện khác: văn phạm, bảng đối chiếu từ, Kinh thánh phù dẫn, từ điển...... Tuy nhiên bạn vẫn có thể học tập để thực hiện việc giải kinh chính xác mặc dầu bạn không có những kiến thức và khả năng nêu trên. Nhưng muốn được như vậy, bạn phải học tập để thực hành những điều có thể được với khả năng riêng của bạn và bạn cũng phải học tập để biết khi nào cần tham khảo các tác phẩm của những người khác. Chìa khóa dẫn đến việc giải kinh chính xác là đọc và nghiên cứu bản văn Kinh thánh thật cẩn thận và biết nêu lên những câu hỏi chính đáng. Hai điều này liên quan đến bước 1 và bước 3 đã nói ở trên. Trong bước 1 phải đọc bản văn một cách thật cẩn thận và trong bước 2 cần phải nêu lên những câu hỏi chính đáng về bản văn. Có 2 loại câu hỏi căn bản: Câu hỏi về bối cảnh và về nội dung. Cả 2 loại câu hỏi này đều vô cùng quan trọng để có được việc giải kinh chính xác. Tái tạo hoàn cảnh Hãy xem lại 3 bước tiến trong việc giải nghĩa các thư tín. Bước 1 đòi hỏi chúng ta phải cố gắng tái tạo hoàn cảnh Phaolô đã viết các thư tín. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cố gắng tìm hiểu bối cảnh lịch sử của bức thơ. Điều gì đã xảy ra tại Côrinhtô? Điều gì đã đưa đến việc viết lá thơ hoặc một phần của bức thư này? Những lối cư xử nào Phaolô đã đề cập đến? Đây là những câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời, vậy chúng ta phải làm gì? Thứ nhất, tìm hiểu càng nhiều càng tốt về thành phố Côrinhtô và dân cư ở đó. Chúng ta sẽ làm việc này trong bài 3. Còn bây giờ, bạn cần biết rằng bạn có thể tìm được những thông tin về điều này trong phần tiểu dẫn quyển chú giải thơ Côrinhtô của BARRETT (trang 1-4) Nếu có thể sử dụng thư viện, bạn nên tra cứu đề mục về thành Côrinhtô trong một cuốn Thánh kinh tự điển, chẳng hạn như quyển Thánh kinh tự điển của nhà xuất bản Zondervan. Thứ nhì, xem qua toàn bộ bức thơ trong một lần. 9. Đọc toàn bộ 1Côrinhtô trước khi nghiên cứu thêm các phần khác trong bài
  • 16. học. Khi đọc, hãy ghi chép trong sổ tay của bạn 2 điểm sau đây. a Tất cả những điều bạn ghi nhận được liên quan đến độc giả của bức thơ, chẳng hạn họ là người Do Thái hay Hylạp, những vấn đề và những cách cư xử của họ như thế nào v.v...... b Thái độ của Phaolô ra sao. Thứ ba, khi chúng ta nghiên cứu từng phần của1Côrinhtô, các bạn cần phải đọc lại toàn bộ phân đoạn đó. Thực tế là kể từ bài 4, công việc đầu tiên của bạn trong mỗi bài học được phân loại như sau: a) Đọc phân đoạn này của thơ 1Côrinhtô ít nhất 2 lần: b) Liệt kê tất cả những điều liên quan đến độc giả cũng như các vấn đề của họ; c) Liệt kê những từ ngữ then chốt và những câu văn được lập đi lập lại có kiên quan đến ý chính của đề tài; và d) Tóm lược các ý tưởng theo từng đoạn; và giải nghĩa một cách vắn tắt ý tưởng của từng đoạn liên quan đến cách lập luận chung như thế nào. Bạn sẽ nhận thấy rằng đôi khi chính Phaolô nói cho chúng ta biết vấn đề là gì (thí dụ 1:10-12, 6:1); nhưng khi ông không cho ta biết về điều đó (đặc biệt trong 7:1-16:24 khi ông trả lời lá thơ của họ). Trong cả 2 trường hợp, bạn hãy học tập để có thể tìm ra và liệt kê tất cả những gợi ý. Đến đây chúng ta sẽ dành thời gian để thực tập. Nhưng vì bài học này đã khá dài, tôi sẽ nhắc lại phần này nhiều lần trong các bài học sắp tới. 10. Bài tập tùy chọn. Nếu bạn muốn thực tập thì hãy có gắng tái tạo bối cảnh lịch sử của phân đoạn 6:1-11 và hơi khá hơn một chút là 8:1-13. Lưu ý rằng mục tiêu của bạn cần phải càng cụ thể càng tốt! Bối cảnh văn chương. Đến đây chúng ta qua bước 2 của việc giải nghĩa các thơ tín. Phaolô muốn nói điều gì? ở bước nầy chúng ta có 2 câu hỏi mang tính chất việc giải kinh: 1/ Những câu hỏi về bối cảnh văn chương và 2/ những câu hỏi liên quan đến nội dung Bối cảnh văn chương. Bối cảnh văn chương được phân biệt với bối cảnh lịch sử như sau: Bối cảnh lịch sử liên quan đến bước 1, ở bước đó chúng ta muốn biết về độc giả của bức thơ, họ là ai, những vấn đề của họ là gì và những nguyên nhân nào đã khiến bức thơ được viết ra. Bối cảnh văn chương liên quan đến bước 2, ở đây chúng ta tìm hiểu về tác giả bức thơ và câu trả lời của ông. Chúng ta muốn theo sát hoặc tóm lược cách lập luận của Phaolô từng bước 1. (Từ ngữ lập luận trong khóa trình này không có nghĩa là tranh luận; nhưng muốn nói về dòng tư tưởng hay diễn biến trong cách lập luận của tác giả. Phần kế tiếp của bài học được soạn để chỉ cho bạn biết phải làm điều này như thế nào. Tầm quan trọng của đoạn văn. Điều rất quan trọng cần phải học ở đây là trong phần lớn các thơ tín, Phaolô
  • 17. trình bày sự biện luận của ông, chứ không chỉ viết những câu văn độc lập. Những ngoại lệ duy nhất được tìm thấy ở những phân đoạn trong đó Phaolô đưa ra những lời kêu gọi có tính chất đạo đức chẳng hạn như RoRm 12:1-21 và ITe1Tx 5:12-23. Ngoài ra hầu hết nội dung đều là văn biện luận. Đây là lý do chúng ta cần phải sử dụng một bản dịch Kinh thánh được công nhận. Vài bản dịch, như bản King James chẳng hạn, người đọc rất khó theo dõi cách lập luận bởi vì chúng liệt kê mỗi câu văn thành một đoạn riêng biệt. 11 Chúng ta sẽ xem xét về việc phiên dịch Kinh thánh trong những bài học tới. Ở đây, chúng ta chỉ xem sự khác biệt giữa bản NIV và bản King James về Rôma là như thế nào. Bạn hãy mở cả 2 bản dịch NIV và King James ra và so sánh xem việc xếp đặt câu và đoạn trong 2 bản dịch Kinh thánh đó như thế nào. Bạn có thể thấy rằng bản NIV được phân đoạn rất rõ ràng, trong khi bản King James không được phân đoạn ra. Do đó hãy suy nghĩ theo từng đoạn văn! Tại sao vậy? Bởi vì một đoạn văn là một đơn vị căn bản bao gồm một ý tưởng đầy đủ. Khi suy nghĩ theo từng đoạn, bạn sẽ không cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của từng chữ hay từng nhóm chữ. Nhưng bạn sẽ tìm hiểu lý luận của tác giả diễn tiến như thế nào. Học tập để theo dõi cách lập luận. Nhưng suy nghĩ theo từng đoạn văn là như thế nào. Đây chính là vấn đề. Bạn sẽ không có thể học được điều đó một sớm một chiều. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về điểm này. Đây chính là điều chúng tôi muốn giúp đỡ bạn trong suốt giai đoạn này là làm sao để nêu lên những câu hỏi xác đáng. Câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần phải học để nêu lên về bất cứ đoạn văn nào là câu này: điểm then chốt là gì? Chúng ta có ý gì khi nêu câu hỏi điểm then chốt là gì? chúng ta muốn biết mỗi đoạn văn đóng góp vào việc lập luận như thế nào -mục đích của Phaolô khi viết đoạn văn đó là gì? Có nghĩa là, Phaolô muốn nói gì trong đoạn văn này và điều quan trọng hơn là tại sao ông lại nói điều đó ở chỗ này? Sau khi nói điều đó rồi, ông sẽ nói điều gì nữa? Và chúng ta luôn luôn phải lưu tâm đến vấn đề. Đoạn văn này đã giúp cho việc giải đáp các vấn đề như thế nào? Chúng ta sẽ làm rõ hơn những điều này bằng cách nghiên cứu một số những đoạn văn trong một thơ tín khác chẳng hạn như thơ tín cho người Philíp. 12 Xem Phi Pl 1:27, 2:23. Khúc Kinh thánh này chia làm mấy đoạn?...... Diễn biến của lý luận (đại khái) đại khái như thế này: Cơ hội: Phaolô đang ở trong tù (1:13, 17) và Hội thánh Philíp đã nhờ Êphápra đem quà đến cho Phaolô (4:14-18). Sau đó Êphápra bị bệnh và Hội Thánh nghe biết về việc đó đã rất buồn bã (2:25-30). Nhưng Đức Chúa Trời đã chữa lành cho Êphápra. Kế đó Phaolô sai Êphápra trở về với Hội thánh (2:25-30) mang
  • 18. theo lá thơ của Phaolô nhằm mục đích: 1) cho Hội thánh biết tin tức về Phaolô (1:12-26); 2) cám ơn Hội thánh về món quà (4:10, 14-19) và 3) khuyến khích họ sống trong tinh thần hiệp một (1:27, 2:17, 4:2-3) và xa lánh những giáo lý sai lầm chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo (3:1, 4:1). Phaolô vừa kết thúc phần nói về những điều xảy ra cho ông ở trong tù. Phần tiếp theo là những lời kêu gọi. Bạn hãy lưu ý rằng ông không còn nói về chính mình như trong câu 12 -26. 13 Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn a Những nhóm chữ trong 1:12-26 chứng tỏ rằng Phaolô là đề tài của đoạn văn này (thí dụ " điều đã xảy đến cho tôi" "sẽ làm ích cho sự rỗi tôi". b Những nhóm chữ trong 1:27-30 chứng tỏ rằng những người thành Philíp là chủ đề của đoạn văn này. Vậy thì điểm then chốt của mỗi đoạn văn là gì? * 1:27-30. Những lời kêu gọi được bắt đầu ở đoạn này. Điểm then chốt có thể là điều chúng ta đọc thấy trong câu 27. Họ nên " đứng vững trong cùng một tâm trí ". Đây là lời kêu gọi nhằm đến sự hiệp một. Đặc biệt trong hoàn cảnh họ đối diện với sự bắt bớ (Ghi chú: Nếu chúng ta chọn câu 27 là điểm then chốt của đoạn văn này thì chúng ta phải đặt tiếp câu hỏi " Chủ đích của câu 28-30 là gì, và việc nhấn mạnh đến sự bắt bớ và sự thử thách nói lên điều gì? " Hãy chú ý cách tôi đã trả lời những câu hỏi này ở phần trên). 2:1-4. Đoạn văn này liên hệ đến sự hiệp một như thế nào? ý tưởng chủ yếu là gì? Trước hết, Phaolô nhắc lại lời kêu gọi (câu 1:2 đến đây chúng ta chắc được rằng đã phân tích đúng đoạn văn trước). Nhưng ý tưởng chủ yếu ở đây là các tín đồ cần có thái độ khiêm nhường để Hội thánh được hiệp một. 14 Chúng ta thử phân tích 2:5-11. Ý tưởng chủ yếu ở đây là gì? Tại sao Phaolô lại trưng dẫn bài thơ thánh về sự hạ mình và tôn cao của Đấng Christ? ...... (bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn đặt câu hỏi như thế này thì ý tưởng chính của đoạn văn không nhằm dạy chúng ta một điều gì mới về Đấng Christ. Phaolô nhắc lại những chân lý vĩ đại này về Đấng Christ để kêu gọi người Philíp hãy trở nên giống Chúa Jesus chứ không phải chỉ biết về Ngài mà thôi) 2:12-13 ý tưởng chính yếu ở đây là gì? Rõ ràng đây là câu kết luận. Hãy chú ý chữ "vậy nên". Noi theo gương của Đấng Christ, họ sẽ vâng theo lời dạy của Phaolô. Về điều gì? Về việc giữ sự hiệp một là điều cần phải có sự khiêm nhường. Bạn có thể thấy rằng rất dễ hiểu được ý nghĩa của một đoạn Kinh thánh một khi bạn biết cách đặt câu hỏi xác đáng. Và bạn cũng sẽ rất hứng thú khi hiểu được những nội dung của các thơ tín trong Tân ước. Đây chính là điều chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện khi học 1Côrinhtô. Và đây cũng chính là điều
  • 19. bạn có thể làm được. Bạn không cần đến sách chú giải hoặc giáo sư mới có thể làm được điều này. Vấn đề nội dung. Theo dõi diễn tiến trong cách lập luận mà thôi thì chưa đủ. Sau đây chúng ta sẽ bước vào những vấn đề liên quan đến những điểm cụ thể trong nội dung. Nhưng nên nhớ rằng chuyên gia không phải là người có nhiều năng lực hơn bạn. Chuyên gia chỉ là người có nhiều cơ hội học tập hơn các bạn. Nếu bạn biết tiếng Hylạp và đã nghiên cứu các tác phẩm Hylạp cổ và bộ sách Talmud của người Do Thái thì bạn cũng có thể làm việc này. Có thể bạn đã được học tập tiếng Hylạp. Tuy nhiên đa số các sinh viên học khóa trình này có thể chưa được học tiếng Hy lạp đầy đủ để có thể trở thành một người chuyên môn. Vấn đề quan trọng là biết được bạn có thể làm điều gì và hãy làm điều đó. Chúng ta sẽ nghiên cứu các câu hỏi về "nội dung" một cách chi tiết hơn trong bài học tiếp theo, khi các bạn sẽ được học về cách đánh giá một sách chú giải Kinh thánh. Ở đây tôi chỉ nêu lên một thí dụ. Xem ICo1Cr 2:1 trong bản NIV. Lưu ý chữ (b) sau "Đức Chúa Trời". chữ (b) liên quan đến ghi chú ở cuối trang: "Một số thủ bản chép: loan báo cho anh em mầu nhiệm của Đức Chúa Trời". Đây là một sự khác biệt về bản văn. Có bản chép Martyrion (Lời chứng) , có bản chép Mystérion (mầu nhiệm). Chữ nào là đúng với nguyên bản hơn? Một sách chú giải Kinh thánh tốt sẽ bàn luận về điểm này và đưa ra những lý do về cách sử dụng của 2 chữ này. Cũng xem 2:13 và đọc phần chú thích. Ở đây có sự khác biệt về văn phạm. Một sách chú giải tốt cũng sẽ đưa ra ý kiến về điều này. Các vấn đề nội dung liên quan đến bản văn, ý nghĩa của từ ngữ, những điểm về văn phạm và nền tảng của các ý tưởng. Các bạn cần học để nêu lên các câu hỏi và thường khi các bạn cần đến một sách chú giải Kinh thánh tốt để giúp bạn tìm ra những câu trả lời. Chúng ta sắp kết thúc bài 1. Đến đây chắc các bạn thấy rằng việc giải kinh vừa là niềm vui nhưng cũng là một công việc vất vả. Là niềm vui bởi vì bạn học để có thể tự khám phá ý nghĩa của Kinh thánh; là công việc vất vả bởi vì bạn phải nghiên cứ và tìm hiểu để có thể giải nghĩa được Kinh thánh. Trước khi làm bài tự kiểm tra, hãy xem lại các tựa đề của các phần trong bài học hoặc xem lại dàn bài của bài học. Để kiểm tra xem bạn có nhớ được ý tưởng chính trong mỗi phần không. Sau khi đã làm bài kiểm tra hãy ôn lại những phần trong bài học mà bạn chưa nắm vững. Sau khi ôn lại bài học, hãy làm bài tự kiểm tra dưới đây: Sau đó hãy soát lại
  • 20. các câu trả lời của bạn so với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Xem lại câu bạn đã trả lời sai. Bài Tự Trắc Nghiệm BỔ TÚC PHẦN CÒN THIẾU. Điền thêm những chữ hay nhóm chữ để câu phát biểu trở thành đúng. 1 Điểm đặc sắc nhất về các thơ tín Tân ước là chúng......, có nghĩa là chúng đã được viết do một tình huống cụ thể. 2 Trong CoCl 4:16, Phaolô có nói đến lá thơ gởi cho Hội thánh tại Laođixê. Giả sử như bức thư này được tìm thấy, hãy viết vào phần để trống 3 câu văn mà bạn nghĩ là sẽ có trong phần mở đầu lá thơ. a...... b...... c...... 3 Nêu lên 3 bước phải làm trong việc giải nghĩa các thơ tín của Phaolô a...... b...... c...... 4 Sự khác biệt giữa việc giải kinh và khoa giải kinh như được dùng trong giáo trình này là việc giải kinh liên quan với "thời gian và bối cảnh trong quá khứ trong khi khoa giải kinh liên quan đến...... 5 Nêu lên 2 loại bối cảnh mà bạn cần chú ý khi giải nghĩa các thơ tín và cho biết mỗi loại liên quan đến điều gì. a...... b...... CÂU TRẮC NGHIỆM: Chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng. 6 Nếu Phaolô viết thơ cho Hội thánh ngày nay, ông sẽ dùng lời chào thăm như thế nào? a ) Thưa anh em thân mến trong Đấng Christ b ) Kính thưa quý vị c ) Kính thưa quý vị hữu trách d ) Gởi các thánh đồ tại thành phố 7 Hùng đang sửa soạn dạy một bài học Kinh thánh về ICo1Cr 7:1-40. Việc trước tiên Hùng nên làm là: a ) Đọc trong cuốn đề mục hôn nhân trong Thánh Kinh phù dẫn để tìm ra các đoạn Kinh thánh khác liên quan đến hôn nhân. b ) Tìm hiểu từ ngữ "không kết hôn" (7:1) tìm tài liệu chú giải Kinh thánh để xem từ ngữ này có nghĩa gì trong đoạn này. c ) Đọc cả đoạn này một vài lần và liệt kê những yếu tố đã dẫn đến việc viết
  • 21. lá thơ và ghi nhận cách diễn biến trong ý tưởng. d) Đọc trong Thánh Kinh tự điển về những phong tục cưới hỏi trong thế giới cổ đại. LỰA CHỌN GIỮA 2 ĐIỀU: Cho biết những câu nào thuộc về việc giải kinh và câu nào thuộc về khoa giải kinh? Viết chữ V vào khoảng trống trước câu trả lời nếu thuộc về giải kinh. Viết chữ K vào khoảng trống trước câu trả lời nếu thuộc về khoa giải kinh. ......8 Phaolô dạy chúng ta nên giữ thái độ tôn kính hơn nữa khi dự tiệc thánh. ......9 Những tín đồ tại Philíp cần phải cảnh giác về những giáo lý sai lầm của người Giuđa. ......10 Hội thánh không nên vào sổ những người góa bụa bất cứ người nào dưới 60 tuổi. ......11 Cơ đốc nhân không nên kết hôn với người chưa tin bởi vì Phaolô đã dạy "chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin" ......12 Hội thánh nên khuyến khích các tín đồ thực hiện tình yêu thương và lòng hiếu khách. Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1 Câu đúng là b 2 Mặc dầu bạn có thể diễn tả bằng những từ ngữ khác, nhưng đây là những yếu tố chung a Tên của tác giả bức thơ (Phaolô) b Tên của người nhận (Hội thánh tại Côrinhtô) c Lời chào thăm (Ân điển và bình an) d Lời cảm tạ ("Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời tôi") e Lời chào cuối thơ và lời từ giã. 3 2Côrinhtô, Êphêsô, 1 Phierơ 4 Trình bày 3 bước tiến bằng từ ngữ riêng của bạn. 5 Bước một : việc giải kinh Bước hai : việc giải kinh Bước ba : khoa giải kinh 6 b) Điều này có nghĩa là Phaolô và Apôlô là bạn cùng hầu việc Đức Chúa Trời 7 a) Câu này có nghĩa là người Côrinhtô không được liên hệ với phường đĩ điếm ở các đền miếu bởi vì thân thể họ thuộc về Đức Chúa Trời.
  • 22. 8 a) Câu này có nghĩa là người Côrinhtô nên thường xuyên dành dụm tiền bạc để dâng hiến giúp cho những người nghèo tại Giêrusalem. 9 a) Ngoài những người ngoại bang ( 1 số ít là người Do Thái) ; họ ưa thích sự khôn ngoan và tri thức; họ kiêu căng và tự mãn; họ có nhiều nan đề ( chia rẻ, tham dục, kiện tụng tại toà do loạn luân, những vấn đề về hôn nhân, thờ phượng, sử dụng ân tứ tiếng mới, ăn của cúng hình tượng, sự sống lại của thân thể v.v......). b ) Phaolô quở trách (4:8-21, 5:2, 6:1-8) kêu gọi (4:14-17, 16:10-11) khuyến khích (16:12 6:18-20......). Bạn có thể nêu lên các điểm khác nhưng phải được chứng minh trong Kinh thánh. 10. Bạn tự phân tích lấy. 11. Không cần trả lời câu hỏi này. 12. Có 4 đoạn ( ghi chú : Bài thơ thánh trong Thi Tv 2:6-12 được chia ra nhiều phân đoạn, nhưng cả bài thơ đó chỉ tính là một đoạn) 13. a. Thì điều này sẽ trở nên ích cho sự rỗi tôi; việc chi tôi cũng chẳng thở than cả; Trong mình tôi; Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy. Tôi cứ sống trong xác thịt là ích lợi cho công khó tôi; nhưng tôi cứ ở trong xác thịt; tôi biết chắc rằng tôi sẽ cứ còn lại và ở với hết thảy anh em. b. Anh em phải ăn ở một cách xứng đáng, anh em một lòng đứng vững; đồng tâm chống cự vì đức tin; chúng nó phải hư mất, còn anh em được cứu rỗi. Anh em phải chịu cùng một cuộc chiến tranh như anh em đã thấy ở nơi tôi. 14. Bạn nên trả lời như sau : Vì Chúa Jesus qua việc mặc lấy thân xác loài người và hy sinh chịu chết là gương mẫu cao cả nhất về sự khiêm nhường mà Phaolô muốn họ phải noi theo. Dẫn nhập vào Môn Chú Giải Kinh Thánh - Phần 2 Trong bài trước các bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của việc giải kinh đối với những người nghiên cứu và giảng dạy lời Chúa. Việc học biết việc giải kinh là gì và cách thực hiện việc giải kinh như thế nào không những giúp chúng ta tránh giải nghĩa sai Kinh Thánh - gán cho Đức Chúa Trời điều Ngài không hề phán bảo - mà còn giúp chúng ta nhìn ra những sai lầm của người
  • 23. khác khi họ giải nghĩa một đoạn văn Kinh Thánh thiếu cẩn thận. Bài học này sẽ tiếp tục với những chỉ dẫn về khoa giải kinh đã bắt đầu trong bài 1. Các bạn sẽ học biết đánh giá và sử dụng 2 công cụ quan trọng nhất trong việc giải kinh: Một bản dịch Kinh Thánh và một sách chú giải Kinh Thánh có phẩm chất tốt. Sau đó chúng ta sẽ bước sang phần thú vị hơn tức là những vấn đề liên quan đến khoa giải kinh. Chúng ta muốn biết không những về những điều Đức Chúa Trời đã phán dạy trong thời trước mà còn là những điều Ngài muốn phán dạy chúng ta ngày hôm nay nữa. Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu những quy tắc của việc ứng dụng lời Chúa. Với tư cách một người học hỏi và giảng dạy Kinh Thánh chúng ta cũng muốn tìm hiểu điều Chúa dạy cho chính đời sống chúng ta. Mục đích của việc nghiên cứu không phải chỉ là tìm tri thức nhưng là để làm theo lời Chúa. Nhưng trước hết cần phải biết Chúa muốn chúng ta làm gì. Có một điều chắc chúng ta đã biết đó là Đức Chúa Trời không muốn chúng ta kiêu ngạo nghĩ rằng chúng ta hiểu biết Kinh Thánh hơn những người khác. Tình yêu thương vẫn là điều quan trọng nhất. Chọn một bản dịch Kinh Thánh tốt Vấn đề về bản văn Vấn đề về ngôn ngữ Chọn lựa một sách chú giải Kinh Thánh tốt Các tiêu chuẩn để chọn lựa Đánh giá sách chú giải Kinh Thánh của BARRETT. Từ việc giải kinh đến khoa giải kinh. Những trường hợp về các sắc thái tương đồng . Vấn đề liên quan đến văn hóa và những điều tuyệt đối. Vấn đề liên quan đến ý nghĩa sâu nhiệm hơn. Khi hoàn tất bài học nầy, bạn sẽ có thể: * Giải thích những tiêu chẩn dùng để đánh giá một bản dịch Kinh Thánh. * Trình bày những tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá một sách chú giải Kinh Thánh. * Phân biệt giữa việc áp dụng các nguyên tắc của khoa giải kinh cách đúng đắn và cách không đúng đắn. * Nhìn nhận rõ ràng rằng người chú giải Kinh Thánh cần phải thực sự khiêm tốn trước mặt Chúa. 1. Ôn lại bài 1. Lưu ý đặc biệt đến những phần nói về việc sử dụng các bản dịch Kinh Thánh, các sách chú giải Kinh Thánh và các nguyên tắc của khoa giải kinh. 2. Xem bản liệt kê những từ ngữ quan trọng (sẽ có nhiều thuật ngữ chuyên môn được dùng trong bài này). Bạn không cần phải tra cứu bảng giải nghĩa thuật ngữ - ngay bây giờ, nhưng cần nhận biết những từ ngữ phải tra cứu khi
  • 24. gặp những từ ngữ đó trong bài học. 3. Nghiên cứu bài học từng phần một. Đọc những phần chỉ định phải đọc và làm những bài tập trong bài học. Sau đó soát lại những câu trả lời của bạn. Nếu bạn trả lời chưa đúng, hãy xem lại phần đó và tìm hiểu tại sao sai. 4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học và so sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Xem lại những câu bạn trả lời chưa đúng. Có nhiều nghĩa Những sắc thái tương đồng Văn hóa Chuyển ngữ linh hoạt Thuộc về văn phạm Khoảng cách lịch sử LỰA CHỌN MỘT BẢN DỊCH KINH THÁNH TỐT Việc lựa chọn và sử dụng một bản Kinh Thánh tốt là điều quan trọng trong công việc giải kinh. Chúng ta đã nói đền điều này trong bài 1 khi đề cập đến ý nghĩa của đoạn văn. Nhưng còn có những lý do quan trọng khác cho việc sử dụng một bản dịch Kinh thánh tốt. Kinh Thánh Tân Ước được viết bằng tiếng Hy lạp. Do đó việc giải kinh phải dựa trên bản văn Hy lạp. Nếu như bạn không biết tiếng Hy lạp thì có nghĩa là bạn phải dựa vào những người hiểu biết tiếng Hy lạp và dịch Kinh Thánh tiếng Hy Lạp sang ngôn ngữ của bạn. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn đã dính líu đến việc chú giải Kinh Thánh bởi vì mỗi bản dịch Kinh Thánh đều căn cứ vào sự chú giải riêng của tác giả bản dịch. Đây không hẳn là điều tệ hại và cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ không nắm rõ được ý nghĩa thực sự của Kinh Thánh. Các bản dịch Kinh Thánh là cần thiết. Không thể không có việc dịch Kinh Thánh. Nhưng nếu bạn làm công việc giải kinh thì bạn cần phải biết một số điều về việc dịch thuật Kinh Thánh và các nguyên tắc của việc dịch thuật. Có 2 điều mà một dịch giải phải lựa chọn khi chuyển ngữ thơ ICôrinhtô của Phaolô từ tiếng Hy Lạp của thời đại Phaolô sang ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng: Đó là việc chọn lựa bản văn và việc chọn lựa từ ngữ và văn phạm. Vấn đề về bản văn Mối quan tâm đầu tiên của dịch giả là bản văn ông sử dụng càng-gần với bản văn nguyên thủy do Phaolô viết ra bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Có nghĩa là dịch giả muốn biết chắc rằng ông đang dịch chính những chữ mà Phaolô viết cho người Côrinhtô. Điều này khá dễ dàng, điều ông cần phải làm là tìm một bản Tân Ước tiếng Hy Lạp và bắt đầu dịch. Nhưng 1 người dịch Kinh Thánh chuyên môn sẽ cần biết nhiều điều rõ hơn. Ông cần biết 3 điều sau đây về bản văn do chính tay Phaolô viết: 1) Bản văn
  • 25. nguyên thủy ngày nay không còn nữa, 2) Trải qua 1450 năm những bản chép tay (gọi là thủ bản) đã được chép ra dựa vào những thủ bản có trước và 3) hiện nay còn lưu trữ hơn 600 thủ bản 2 Côrinhtô nhưng không có thủ bản nào hoàn toàn giống thủ bản nào. Tuy nhiên người phiên dịch Kinh Thánh không thất vọng bởi vì họ cũng có kiến thức về môn phê bình bản văn. Đây là thuật ngữ chuyên môn để chỉ một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu các thủ bản, tìm ra những lầm lỗi và thiếu sót trong các thủ bản cũng như xác định xem đâu là bản văn nguyên thủy của Phaolô trong trường hợp các thủ bản có sự khác biệt. 1 Xem lại phần bài học phía trên. Khoanh tròn chữ Đ nếu là Đúng và chữ S nếu là Sai đối với câu phát biểu dưới đây: Đ - S Môn phê bình bản văn là một ngành khoa học nhằm cố gắng xác định đâu là những từ ngữ chính xác trong bản văn nguyên thủy của một tác phẩm thời xưa. 2 Nêu lên 3 yếu tố khiến cho việc phê bình bản văn đối với 1Côrinhtô trở nên cần thiết. a ...... b ...... c ...... Mục tiêu của tôi trong bài học này không phải là hướng dẫn các bạn thực hiện việc phê bình bản văn. Tôi chỉ muốn trình bày để bạn hiểu tại sao những nhà phiên dịch và chú giải Kinh Thánh cần phải làm công việc phê bình bản văn. Tôi cũng muốn bạn có thể hiểu cách khái quát việc phê bình bản văn là gì. Đề nghị bạn đặc biệt lưu ý đến những điểm sau đây: Điểm thứ nhất: Phê bình bản văn là môn khoa học được tiến hành với những quy luật rất khắc khe. Sau đây là 2 loại chứng cớ mà một nhà phê bình bản văn phải xét đến trước khi quyết định: Trước tiên là các thủ bản. Sau nhiều năm trường nghiên cứu cẩn thận, các học giả đã nhận ra rằng các thủ bản có niên hiệu cổ, đặc biệt là các thủ bản xuất xứ từ Ai Cập thường tốt hơn các thủ bản khác. Không phải mọi trường hợp đều đúng như vậy bởi vì không có thủ bản nào có thể gọi là tuyệt đối hoàn hảo. Nhưng đây có thể nói là quy luật chung. Sau đó là chứng cớ nội tại. Điều này liên quan đến việc tìm ra các lỗi lầm khi sao chép. Ở đây có một quy luật căn bản. Khi nào hai hay nhiều thủ bản có sự khác biệt trong bản văn (gọi là dị bản) thì dị bản nào giải thích rõ nhất lý do tại sao đã có những dị bản khác sẽ được coi là sát với nguyên bản hơn. Chúng ta có thể minh họa về quy luật này qua ICo1Cr 11:29. Ở đây có sự khác biệt giữa bản King James và bản NIV. Bản King James chép: "Kẻ ăn và uống cách không xứng đáng......". Còn bản NIV chép: "Bất cứ ai ăn hoặc uống......".
  • 26. Vấn đề ở đây là: Phải chăng những dịch giả của bản King James đã dùng 1 bản Kinh Thánh tiếng Hy Lạp trong đó chữ "cách không xứng đáng" đã được thêm vào hay phải chăng chỉ "cách không xứng đáng" đã có trong nguyên bản do Phaolô viết nhưng bởi một lý do nào đó đã bị bỏ sót trong bản Kinh Thánh tiếng Hy Lạp được các dịch giả bản NIV sử dụng? Câu trả lời trong trường hợp này rất rõ ràng: Từ ngữ "cách không xứng đáng" chỉ có ở trong các thủ bản sau này mà dịch giả của bản Kinh James đã sử dụng nhưng không hề có trong các thủ bản xưa hơn (mà những dịch giả NIV sử dụng). Sự xuất hiện của từ ngữ này trong các thủ bản sau này có thể được giải thích là một sự thêm vào dựa theo câu 27. Ở câu 27 mọi thủ bản đều có chép "cách không xứng đáng". Không thể có lý do chính đáng nào cắt nghĩa cho việc bỏ sót "cách không xứng đáng" ở câu 29 trong các thủ bản cổ hơn nếu như nó vốn có trong cổ bản nguyên thủy. 3. Bài tập này nhằm giúp bạn bắt đầu tìm hiểu bản văn. Nghiên cứu thượng hạ văn của những câu trích dẫn dưới đây. Bạn có thể giải thích lý do dẫn đến các điểm khác biệt so với nguyên bản không? a 11:24 b 6:20 c 3:5 Nguyên bản : Ngài bẻ bánh và phán: "Này là thân thể ta". Dị bản: Ngài bẻ bánh và phán: "Hãy cầm lấy và ăn, này là thân thể ta". Nguyên bản: "Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời" Dị bản: “Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời, và cũng làm sáng danh Chúa bởi tâm linh anh em vốn thuộc về Đức Chúa Trời". Nguyên bản: “Thế thì, Apôlô và Phaolô là ai?" Dị bản: "Thế thì, Phaolô là ai và Apôlô là ai?". Chúng ta có thể thấy rằng những yếu tố sau đây đã góp phần tạo nên các sự khác biệt so với nguyên bản, sự cẩu thả, sự giải thích thêm của những người sao chép thủ bản và sự cố gắng hòa hợp những phần Kinh Thánh khác lại với nhau. Điểm thứ nhì: mặt dầu khoa phê bình bản văn là khoa học nhưng nó không phải là khoa học chính xác bởi vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố thay đổi có tính chất con người. Một số người đã từng nêu câu hỏi rằng thế thì Kinh Thánh chính xác đến mức nào? Câu trả lời là: chúng ta có thể chắc chắn về nguyên bản Tân Ước hơn bất cứ tác phẩm nào của thời cổ đại (nghĩa là bất cứ tác phẩm nào được sao chép bằng tay). Tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt mà các học giả chưa thể thống nhất với nhau. Những điểm này không ảnh hưởng đến một giáo lý quan trọng nào mà chỉ tạo nên sự khác biệt trong cách dịch và chú giải thôi. Lý do của điều
  • 27. này là cả hai cách hiểu đều có số thủ bản ủng hộ đồng đều và dị bản nào cũng có thể giải thích cho dị bản kia. Hãy lấy 13:3 làm thí dụ. Bản NIV: lại bỏ thân mình để chịu đốt. Lề chú: bỏ thân mình để tôi có thể khoe khoang. Trong tiếng Hy Lạp 2 từ này chỉ khác có một mẫu tự Kauchèsòmai và Kauthèsòmai. Người thư ký nào đã chép sai? Rất khó có thể trả lời. Bản Kinh Thánh Hy Lạp của lối dùng chữ Kauchèsòmai (để có thể khoe khoang); trong khi cả bản NIV và BARRETT đều dịch là "để chịu đốt". Những bản dịch Kinh Thánh đầy đủ đều có ghi chú ngoài lề về những điều này. Như thế chứng tỏ tác giả không dứt khoát chọn lựa chữ nào. 4 Xem sách chú giải của BARRETT (trang 301 đến 302) - lý do chính ông nêu lên khi chọn chữ "để chịu đốt" là gì? ...... Những người dịch Kinh Thánh phải chọn lựa một bản văn Hy Lạp để dịch. Điều này giải thích một trong những lý do tại sao đôi khi các bản dịch khác biệt nhau (và tại sao những người dịch Kinh Thánh cũng phải làm công việc chú giải nữa). Với tư cách người đã từng nhiều năm làm việc trong ngành phê bình bản văn, tôi xin xác nhận điều này: chúng ta có thể không luôn luôn biết chắc điểm khác biệt nào là nguyên bản nhưng chúng ta có thể biết chắc một trong những điểm khác biệt đó là nguyên bản Kinh Thánh. Kinh Thánh Tân Ước được lưu truyền bởi rất nhiều thủ bản cổ nên hầu như không thể có một chữ nào bị bỏ sót. Bản dịch Kinh Thánh được dùng rộng rãi nhất trong những dân tộc nói tiếng Anh là bản King James. Tuy nhiên thủ bản Hy Lạp duy nhất mà những người dịch Kinh Thánh tiếng Anh năm 1611 có trong tay là thủ bản có niên hiệu rất trễ. Tất cả các lầm lỗi trải qua hơn 1000 năm sao chép đều dồn lại trong thủ bản này. Có rất ít sai sót có thể ảnh hưởng đến giáo lý (thường chúng ta vẫn nghĩ là có thể có nhiều sai sót như vậy), nhưng những sai sót đó thường dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Đây là lý do tại sao bạn nên dùng bất cứ bản dịch Kinh Thánh mới nào hơn là dùng bản King James. Phải chọn lựa bản dịch nào giữa các bản dịch mới sẽ dẫn chúng ta đến một sự chọn lựa khác mà những người dịch Kinh Thánh phải quyết định. 5. Lưu ý những sự khác biệt giữa bản NIV và bản King James trong những câu Kinh Thánh dưới đây. Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn những khác biệt nào là kết quả của việc sử dụng những bản văn Hy Lạp khác nhau khi dịch thuật. 1:14, 23, 3:3, 5:4, 9:20, 10:23. Vấn đề về ngôn ngữ Nguyên tắc dịch thuật liên hệ đến hai sự chọn lựa khác đó là chọn lựa về từ
  • 28. ngữ và về văn phạm. Điều này liên hệ đến việc chuyển những từ ngữ và ý tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nguyên tắc dịch thuật Trong phần này, các bạn cần phải hiểu các thuật ngữ chuyên môn sau đây: Ngôn ngữ nguyên bản: Ngôn ngữ gốc được dịch ra ngôn ngữ khác: đối với Tân Ước thì đó là tiếng Hy Lạp. Ngôn ngữ của bản dịch: Ngôn ngữ được dịch từ nguyên bản (ở đây là Anh ngữ). Khoảng cách lịch sử: Bản văn thời cổ, người dịch thuật phải quyết định chuyển những ý tưởng và từ ngữ nào cho hợp với thời đại và giữ nguyên những ý tưởng và từ ngữ nào như trong quá khứ. Thí dụ: có nên dịch đèn dầu thành đèn pin trong những nền văn hóa mà đèn pin được dùng với công dụng của đèn dầu ngày xưa? Có nên dịch "cái hôn thánh" thành bắt tay trong các nền văn hóa mà việc hôn nhau trước mặt người khác là một vấp phạm không? Bây giờ hãy xem 3 thuật ngữ trên được áp dụng vào các nguyên tắc dịch thuật căn bản sau đây: Dịch sát nghĩa: là cố gắng theo sát bao nhiêu có thể ngôn ngữ của nguyên bản nhưng vẫn có ý nghĩa trong ngôn ngữ chuyển dịch. Một bản dịch sát nghĩa sẽ cố giữ khoảng cách lịch sử. Dịch thoáng: là cố gắng chuyển những ý tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhưng không quan tâm nhiều đến việc sử dụng các từ ngữ sát với nguyên bản. Một bản dịch thông thường cố gắng loại bỏ khoảng cách lịch sử càng nhiều càng tốt. Chuyển ngữ linh hoạt: cố gắng dịch chính xác bao nhiêu có thể. Những dịch giả theo đường lối chuyển ngữ linh hoạt nhìn nhận rằng các ngôn ngữ có những cách diễn tả khác nhau (các thành ngữ), do đó họ cố gắng chuyển ngữ bằng cách dùng các thành ngữ văn phạm tương đương khi dịch thuật. Một bản dịch theo cách chuyển ngữ linh hoạt sẽ tôn trọng khoảng cách lịch sử ở những điểm có liên quan đến lịch sử nhưng chuyển những yếu tố về ngôn ngữ, văn phạm, bút pháp cho sát với thời đại. 6. Đọc 2 câu phát biểu dưới đây và làm những bài tập bằng cách viết Jorden hoặc Young vào khoảng trống. Clarenie Jorden đã dịch Kinh Thánh Tân Ước cho những người Mỹ sống ở vùng hẻo lánh miền Nam nước Mỹ thường được gọi là bản dịch Cottonpatch. Ông dịch Côrinhtô thành Atlanta và Rôma thành Washington DC. Robert Young xuất bản một bản dịch Kinh Thánh năm 1862 trong đó ông dịch 5:1 như sau: "Rõ ràng là có sự dâm loạn giữa vòng anh em và dâm loạn như thế cả thế giới cũng chưa nghe nói tới đến nỗi con lấy vợ của cha
  • 29. mình!". a Bản dịch nào là bản dịch thoáng?...... b Bản dịch nào là bản dịch sát nghĩa?...... c Bản dịch nào đã hoàn toàn loại bỏ khoảng cách lịch sử?...... Trong bài này, chúng ta không thể dành nhiều thì giờ nói về các nguyên tắc dịch thuật. Do đó tôi xin đặt một số bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ trên thước đo về khoảng cách lịch sử. Biểu đồ sau đây sẽ cho thấy các bản dịch đứng ở mức độ nào khi nói về khoảng cách lịch sử. Bản dịch tốt nhất là một trong những bản dịch ở phần giữa của biểu đồ, đó là những bản dịch theo cách chuyển ngữ linh hoạt. Một bản dịch sát nghĩa thường có giá trị như một nền tảng thứ nhì; nó sẽ giúp chúng ta nắm được ý nghĩa sát với bản văn Hy Lạp. Một bản dịch thoáng cũng có thể hữu ích trong việc gợi ý cho các bạn về những ý nghĩa khả dĩ có của bản văn Kinh Thánh. Tuy nhiên, nguyên tắc dịch thuật tốt nhất là cách chuyển ngữ linh hoạt. Đây là lý do chúng tôi sử dụng bản NIV trong khóa trình này. Việc dịch từ ngữ và văn phạm Vấn đề thực sự của một bản dịch sát nghĩa là nó duy trì khoảng cách ở những điểm không cần thiết - liên quan đến ngôn ngữ về văn phạm. Điều này có nghĩa là những người dịch thuật có khuynh hướng sử dụng từ ngữ và thành ngữ xa lạ với cách nói trong ngôn ngữ được dịch ra. Tương tự như việc dịch Marson Blanche trong tiếng Pháp ra House white trong tiếng Anh. Một vấn đề khác nữa là việc dịch sát nghĩa đen khiến câu văn trong tiếng Anh có thể dễ lẫn lộn mặc dù trong nguyên văn trong nguyên bản Hy Lạp ý nghĩa rất rõ ràng. Chẳng hạn trong IICo 2Cr 5:16 từ ngữ Hy Lạp Ratasarka có thể được dịch theo nghĩa đen "theo xác thịt" (như bản Kinh James và NASB đã dịch). Nhưng cách nói như vậy là không thông dụng trong tiếng Anh, hơn nữa câu văn này có thể có nhiều nghĩa dễ lẫn lộn. Trong khi đó nguyên bản Hy Lạp của câu này có nghĩa rất rõ ràng. Do đó bản NIV đã dịch cách chính xác là "vậy nên từ nay trở đi (vì chúng ta đã sống lại trong một đời sống mới, câu 14) chúng ta không còn xét đoán ai theo quan niệm của người đời nữa". 7. Bạn có thể nhận ra trong những câu dưới đây, câu nào được dịch thuật theo cách chuyển ngữ linh hoạt? a ICo1Cr 13:12 1) Hiện nay chúng ta trông gương cách mờ nhạt. 2) Hiện nay chúng ta chỉ có 1 cái nhìn bị giới hạn. b 4:21 1) Hay là tôi sẽ đến cùng anh em với roi vọt hoặc với tình yêu thương và sự
  • 30. mềm mại? 2) Tôi sẽ đến cùng anh em với sự trách phạt hay với tình yêu thương và sự dịu dàng? c 16:1 1) Về việc quyên góp để giúp đỡ con cái Chúa. 2) Về việc góp tiền cho thánh đồ. Nếu có thể được bạn nên dùng nhiều bản dịch Kinh Thánh trong khi học tập. Trong những bài kế tiếp, khi bạn được yêu cầu phải đọc các phần trong 1Côrinhtô thì bạn nên đọc trong nhiều bản dịch khác nhau. Khi đọc các bản dịch khác nhau như vậy, những điểm khác biệt sẽ làm nổi bật những điểm mà bạn cần đặt câu hỏi. Thí dụ bạn hãy đọc 4 bản dịch khác nhau của 7:36. KJV - "Nếu có ai tưởng chẳng nên cho gái đồng trinh lỡ thì......" NASB - "Nếu có ai tưởng chẳng nên đối xử không phải với con gái đồng trinh của mình". NEB - "Nếu người nào có vị hôn thê còn trinh tiết và nghĩ rằng mình đối xử với bạn mình không thích đáng......" Bảng King James theo sát nghĩa đen nhưng lại dùng chữ gái đồng trinh thiếu ý nghĩa chính xác. Những bản khác đã giải nghĩa từ ngữ này, và đó là điều cần làm. Nhưng bản dịch nào đúng hơn? Theo tôi bản NIV đúng hơn. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể đi đến quyết định đó? Ở điểm này chúng ta phải cần đến một sách chú giải tốt. Do đó tới đây chúng ta sẽ quay sang vấn đề chọn lựa và sử dụng sách chú giải Kinh Thánh tốt. VIỆC LỰA CHỌN MỘT SÁCH CHÚ GIẢI TỐT Tôi xin phép lặp lại: Các bạn không bắt đầu việc nghiên cứu Kinh Thánh bằng cách đọc sách chú giải! Bạn nên xem sách chú giải sau khi đã tự mình nghiên cứu. Bạn chỉ tham khảo sách chú giải để tìm câu trả lời cho những câu hỏi đã gợi lên trong quá trình nghiên cứu. Những mục tiêu để chọn lựa Giả sử chúng ta đang nghiên cứu 1Côrinhtô ở đoạn 11. Chúng ta đọc thấy trong câu 10. Bởi đó, vì cớ các thiên sứ, đờn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy". Những chữ "vì cớ các thiên sứ" có thể có nghĩa gì? Một sách chú giải tốt sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý nghĩa. Vậy thì sách chú giải nào được gọi là tốt?. Có ít nhất là 7 tiêu chuẩn được dùng để lựa chọn một sách chú giải tốt. Những tiêu chuẩn này có các khía cạnh khác nhau và có tầm quan trọng khác nhau. Nhưng tất cả các tiêu chuẩn này hợp lại ở điểm quan trọng sau: Sách chú giải đó có giúp bạn hiểu được điều Phaolô muốn nói hay không? Hai tiêu chuẩn đầu tiên là những thông tin mà bạn cần biết trước tiên về một
  • 31. sách chú giải Kinh Thánh: 1. Sách chú giải đó có tính chất việc giải kinh đúng nguyên tắc hay chỉ là giải kinh trong khi giảng, hoặc là một sự kết hợp giữa hai điều trên. Nên nhớ rằng điều bạn thực sự cần tìm hiểu trong một sách chú giải là việc giải kinh. Nếu sách chú giải cũng đưa ra những gợi ý có tính cách khoa giải kinh nữa thì điều đó cũng tốt. Nhưng điều bạn cần là câu trả lời cho những câu hỏi của bạn và những câu hỏi của bạn về mặt nội dung thì chủ yếu có liên quan đến việc giải kinh. 2. Sách chú giải đó căn cứ trên bản văn Hy Lạp hay một bản dịch từ tiếng Hy Lạp? Không hẳn là không tốt khi một sách chú giải được căn cứ trên một bản dịch nếu như tác giả hiểu rõ bản văn Hy Lạp - và sử dụng sự hiểu biết của ông như là nền tảng thực sự cho việc giải kinh. 3. Tác giả có nêu lên tất cả những ý nghĩa có thể có của bản văn, lượng định các ý nghĩa đó và đưa ra những lý do tại sao ông chọn lựa một trong những ý nghĩa đó? Thí dụ: Bằng cách tham khảo nhiều bản dịch khác nhau bạn có thể biết rằng có ít nhất 3 cách giải nghĩa của 7:36. Một sách chú giải sẽ không thực sự có ích lợi gì cho bạn nếu như tác giả không bàn luận về 3 cách giải nghĩa đó, đưa ra những lý luận ủng hộ hay chống lại các cách giải nghĩa nêu trên và sau đó giải thích tại sao tác giả chọn lựa theo một cách. Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng nhất. 4. Tác giả có bàn luận về các vấn đề liên quan đến sự phê bình bản văn không? Bạn đã học về sự quan trọng của điều này trong phần đầu của bài học này. 5. Tác giả có bàn luận về bối cảnh lịch sử liên quan đến những ý tưởng trong bản văn ở những điểm quan trọng không? Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về điều này trong phần sau khi chúng ta bàn về sách chú giải của BARRETT. 6. Tác giả có cho biết những sách tham khảo khác để bạn có thể nghiên cứu thêm nếu cần? 7. Phần dẫn nhập của sách chú giải có cung cấp cho bạn đầy đủ tư liệu về bối cảnh lịch sử hầu bạn có thể biết hoàn cảnh dẫn đến việc viết lá thơ hay không? 8 Xem lại phần trên để chắc rằng bạn đã nắm được 7 tiêu chuẩn . Bằng từ ngữ riêng của bạn, hãy liệt kê 7 tiêu chuẩn để chọn lựa sách chú giải Kinh Thánh và cho biết đâu là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Đánh giá sách chú giải của Barrett Bây giờ chúng ta đem áp dụng các tiêu chuẩn trên vào sách chú giải của Barrett để xem đây có phải là một sách chú giải tốt không. Điểm thứ nhất, đây là một sách chú giải có tính chất của việc giải kinh. Bạn sẽ nhận ra điều này khi chúng ta tiếp tục bài học và như thế chúng ta không
  • 32. cần bàn về tiêu chuẩn này ở đây. 9. Xem phần lời tựa trong sách của Barrett. Đây là một sách chú giải dựa trên bản văn Hy Lạp hay dựa trên một bản dịch?...... 10. Đọc các trang 182 đến 184 (Bàn về 7:36) và trang 253 đến 254 (về 11:10). Liệt kê những ý nghĩa khác nhau được Barrett đã cập đến. a 7:36 ...... b 11:10 ...... Ở phần đầu của bài học, chúng ta đã ghi nhận rằng Barrett có bàn luận đến những vấn đề về phê bình bản văn. Những thí dụ có thể được tìm thấy ở trang 62 đến 63 (về 2:1) trang 273 (về 11:29). 11. Cũng liên quan đến 2 câu Kinh Thánh được nói đến trong bài tập số 10 ở trên, hãy ghi lại trong sổ tay của bạn những cách thức Barrett đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn 5 và 6. a Bối cảnh lịch sử b Bản liệt kê sách tham khảo Chúng ta sẽ xét xem Barrett có phù hợp với tiêu chuẩn 7 hay không trong bài học 3. Trước khi kết thúc phần này, tôi xin phép nhấn mạnh 2 điều này: 1. Bạn không cần phải đồng ý với kết luận của tác giả là sách chú giải có ích lợi . Có khi bạn có thể nghĩ rằng một trong những ý nghĩa mà tác giả đã loại bỏ là có lý hơn. Trong trường hợp bạn cần phải đưa ra những lý do xác đáng cho ý kiến của bạn (chẳng hạn theo bạn ý nghĩa đó phù hợp với bối cảnh hơn). Cuối cùng, có thể bạn cũng muốn tham khảo các tài liệu chú giải nếu thuận tiện. 2. Bạn cũng có thể xem xét các tài liệu chú giải về những sách khác của Tân Ước trong cùng một cách thức như vậy. Hãy lựa chọn một đoạn văn có vấn đề khó khăn (thí dụ ITi1Tm 2:15 hay IPhi 1Pr 3:19). Rồi hãy thử xem tài liệu đó có thể giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa như thế nào, đưa ra những ý nghĩa khác nhau thế nào và đề nghị việc lựa chọn ý nghĩa đúng nhất. TỪ VIỆC GIẢI KINH ĐẾN KHOA GIẢI KINH Bây giờ chúng ta sang phần cuối cùng trong 2 bài học này - Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của bản văn trong thời đại trước đến ý nghĩa của bản văn trong thời đại ngày nay. Sau khi chúng ta đã biết được ý nghĩa của Lời Chúa đối với người Côrinhtô, chúng ta cần đặt câu hỏi rằng những quy luật nào sẽ giúp chúng ta áp dụng Lời Chúa vào hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Những trường hợp liên quan đến các sắc thái tương đồng Trước hết tôi xin nhấn mạnh rằng đối với đại đa số các trường hợp thì khoa giải kinh không có vấn đề phức tạp. Bởi vì sự khác biệt giữa thế kỷ thứ nhất và thế kỷ XX không đến nỗi nhiều lắm . Lý do của điều này có liên quan đến