SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 5
Baixar para ler offline
Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 1 -
TÁC ĐỘNG CỦA WTO TỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VÀ MỐI QUAN TÂM CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI WTO
Bài viết của ông Nguyễn Đức Triều,
Chủ tịch Hội Nông dân Việt nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dân số, lao động nông
nghiệp chiếm trên 70% lao động xã hội. Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị
xã hội rộng lớn đại diện cho giai cấp nông dân Việt Nam, với trên 8 triệu hội viên. Hội đại
diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, động viên, tổ chức, hỗ trợ các
phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần của nông dân, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn.
Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới
kinh tế, lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, lấy nông thôn làm địa bàn trọng điểm. Sau 17
năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhất là trong
nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực không nhữn đáp ứng được nhu cầu trong
nước, đảm bảo dự trữ quốc gia mà còn liên tục xuất khẩu gạo, cao nhất là 4,5 triệu tấn năm
1999, các năm khác đều xuất khẩu từ 3 – 3,7 triệu tấn; tỉ lệ nghèo đói giảm mạnh từ trên
70% vào thập kỷ 80 xuống còn 29% năm 2002 (theo báo cáo về phát triển con người của
UNDP công bố ngày 08/7/2003); cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục ở
nông thôn đã được cải thiện đáng kể; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân đã được
nâng lên một bước,... Đạt được những thành tựu đó một phần có sự đóng góp to lớn của
giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế trên phạm vi rộng, yêu cầu nâng cao khả
năng cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế ngày càng
gay gắt trong khi nền nông nghiệp Việt Nam dù đã đạt được những thành tựu rất quan
trọng song nhìn chung trong thời gian qua, phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới
chú trọng nhiều đến tổ chức sản xuất, ít chú ý đến định hướng thị trường, chủ yếu là chăm
lo cho sản xuất nhằm kích cung chứ chưa chú trọng đến kích cầu. Sản xuất được nhiều sản
phẩm nhưng các khâu lưu thông, bảo quản, chế biến, tiêu thụ lại bất cập, chất lượng hàng
hóa chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế,
nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp, nông dân và Hội Nông dân Việt Nam
nói riêng không chỉ có các cơ hội thuận lợi hơn về thị trường, công nghệ, tiền vốn mà còn
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách, đó là:
1- Thách thức đối với nông nghiệp:
+ Về tổng quát, trong nền kinh tế hiện đại, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh
truyền thống như tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động rẻ đang giảm sút, thay vào đó là
tri thức, công nghệ và kỹ năng lao động giỏi trở thành yếu tố quyết định thắng lợi trong
cạnh tranh thị trường hàng hóa. Tiếp cận theo hướng đó cho thấy các yếu tố quyết định
thắng lợi trong cạnh tranh trị trường hàng hóa, trong đó có hàng hóa nông sản thì sức cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam nhìn chung còn rất yếu và nhiều điểm đáng lo ngại.
+ Quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp đã làm nhiều năm, có một số kết quả, song quy
hoạch sản xuất vẫn chưa thực sự gắn với chế biến, chưa gắn với thị trường. Quy hoạch chung
làm chậm chạp, quy hoạch cụ thể rất thấp, còn nhiều mâu thuẫn. Sự chệch choạc trong quy
Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 2 -
hoạch giữa sản xuất và chế biến nông sản hàng hóa đã làm cho tự phát gia tăng, khủng hoảng
thừa, thiếu diễn ra liên tục.
+ Thực hiện việc chuyển nông nghiệp sang nền nông nghiệp hàng hóa vẫn còn rất
chậm chạp, kinh tế nông thôn còn nặng về thuần nông. Trong nông nghiệp, còn nặng về
trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán manh mún, mang nhiều yếu tố tự
phát, các tỉnh miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa còn mang nặng tính tự cấp tự túc. Ngoài
một số ít cây trồng đã hình thành được vùng chuyên canh theo quy hoạch còn lại các cây
trồng khác đang trong quá trình xây dựng vùng chuyên canh, ít về số lượng, nhỏ bé về quy
mô và chưa ổn định. Chăn nuôi gia súc phát triển vẫn dựa trên cơ sở các vùng truyền thống
là chủ yếu.
2- Thách thức đối với nông dân:
+ Kinh tế hộ nông dân phần lớn còn rất nhỏ bé. Hiện có trên 13,0 triệu hộ ở nông
thôn trong đó hơn 12 triệu hộ làm nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 2,5 lao động; 0,7
hecta đất nông nghiệp và có tới 70 triệu thửa đất nhỏ manh mún. Sản xuất của các hộ phần
lớn có quy mô kinh doanh nhỏ, phân tán, đang là trở ngại lớn đối với sản xuất hàng hóa.
+ Kinh tế hộ nông dân không những còn rất nhỏ bé, phát triển sản xuất gần như tự
phát, không ít sản phẩm cung - cầu không cân đối, hậu quả là được mùa, mất giá, sản phẩm
dư thừa không tiêu thụ được hết, thua thiệt lại thuộc về nông dân gánh chịu. Một bộ phận
hộ nông dân đã phát triển trang trại, đến năm 2002 cả nước đã có 60.758 trang trại, trong
đó 80,5% là nông dân, song sản xuất cũng gần như tự phát, thị trường không ổn định, 90%
sản phẩm bán ở dạng thô, 60% sản phẩm chỉ bán được giá thấp.
+ Trong sản xuất hàng hóa nông sản theo cơ chế thị trường và xúc tiến thương mại,
thì thông tin về thị trường, giá cả là rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, thông tin đến với
nông dân còn quá ít và không kịp thời. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn năm 2001-2002 thì chỉ có khoảng 25% nông dân tiếp cận được các thông tin thị
trường thông qua báo chí và qua các phiên chợ, còn 75% nông dân không hề biết gì.
+ Khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển chậm.. Hiểu biết
khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường của nông dân còn
nhiều bất cập, chẳng hạn gieo sạ lúa quá dầy, bón quá nhiều phân hoá học, đặc biệt đáng lưu ý
là tình trạng dùng thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn và rất tuỳ tiện. Do vậy, cùng với các
loại kháng sinh khác cũng cao nên ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu, khó đảm bảo chữ tín
trong thương mại.
+ Lao động nông thôn phổ biến là thủ công đã qua đào tạo chưa được 10%, làm
theo kinh nghiệm truyền thống, thiếu việc làm trầm trọng, thu nhập thấp nên đời sống của
các hộ chưa được cải thiện nhiều.
+ Tiền vốn để hộ nông dân phát triển sản xuất còn rất thiếu, nhất là vốn để thâm
canh và mở rộng qui mô sản xuất, thực trạng này ít nhất có 50% số hộ nông dân đang thiếu
vốn. Lao động nông thôn dôi dư dồn hết vào sản xuất nông nghiệp, trong khi các ngành
nghề phi nông nghiệp thu hút lao động từ nông nghiệp còn rất thấp.
3- Thách thức đối với công nghiệp chế biến nông sản:
Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 3 -
Hiện nay Việt Nam có hơn 600 ngàn cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản, giá trị
đạt khá so với tổng giá trị toàn ngành công nghiệp. Nông sản hàng hóa qua khâu chế biến
đã đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Không
ít mặt hàng nông sản qua chế biến được thị trường nước ngoài chấp thuận.
Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhất là khi Việt Nam tham gia WTO thì
nông sản hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản chế biến phải đương đầu với những thách thức gay
gắt và cạnh tranh quyết liệt, thể hiện như sau:
+ Mở cửa thị trường trong nước bao gồm đưa ra mức thuế trần ràng buộc đối với tất cả
các mặt hàng nông sản, bãi bỏ tất cả các biện pháp phi thuế quan;
+ Đối với trợ cấp xuất khẩu: liệt kê tất cả các biện pháp trợ cấp xuất khẩu
cam kết cắt giảm và tiến tới bãi bỏ các loại trợ cấp xuất khẩu trực tiếp;
+ Đối với hỗ trợ trong nước khi đã là thành viên của WTO, các chính sách hỗ trợ
trực tiếp của Chính phủ đối với nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm sẽ bị khống chế và cắt
giảm dần. Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức gay gắt,
nhiều doanh nghiệp và nông dân buộc phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu chất
lượng cao, giá rẻ của nước ngoài. Một số ngành hàng mà khả năng cạnh tranh hạn chế sẽ bị
thu hẹp sản xuất trong nước. Một số xí nghiệp, nhà máy chế biến bị thua lỗ triền miên, có
thể phải đóng cửa, một số sản phẩm của nông dân có thể phải thu hẹp.
+ Trên thương trường thế giới, Việt Nam còn rất yếu trong việc nắm bắt nhanh
nhạy thông tin thị trường giá cả và luật lệ buôn bán của nhiều nước. Theo Phòng Thương
mại Việt Nam quá trình gia nhập WTO thì 31% doanh nghiệp chưa hề biết thông tin, 45%
không có kế hoạch chuẩn bị cho việc thực hiện gia nhập WTO, Hơn 90% doanh nghiệp
vừa và nhỏ đều thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc tế và xa lạ với tập quán kinh doanh,
hệ thống pháp lý trong buôn bán của các nước.
+ Tỷ lệ nông sản chế biến so với tổng sản lượng còn rất thấp, như mía đường 68%, chè
35%, rau quả 5%, thịt 1%. Các cơ sở chế biến, đa phần sử dụng công nghệ lạc hậu cách đây khoảng
20 năm nên năng suất chất lượng và hiệu quả thấp.
+ Rất nhiều nông sản chế biến của Việt Nam vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm
chưa đảm bảo, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu và các độc tố kháng sinh còn cao nên ảnh
hưởng đến chất lượng trong khi WTO quy định cho phép các nước mua hàng sẽ lấy mẫu để
kiểm tra trước khi nhập khẩu. Những quy định này sẽ đánh mạnh vào điểm yếu của Việt
Nam.
+ Trong cạnh tranh tương đối về phân công lao động trên thế giới, nếu không tự
nhanh chóng vươn lên thì Việt Nam trở thành nước chỉ sản xuất và cung cấp các sản phẩm
thô, tiêu tốn nhiều tài nguyên, sức lao động, gây ô nhiễm môi trường nhưng giá trị gia tăng
và lợi nhuận thấp. Hậu quả sẽ là thu nhập của người dân, nhất là nông dân đạt thấp, cải
thiện không đáng kể, và như vậy kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, khó đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 4 -
+ Việc liên kết liên doanh, hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản
hàng hóa đã có bước tiến bộ giữa các doanh nghiệp với nông dân. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khách quan, chủ quan nên giữa doanh nghiệp và nông dân thực hiện hợp
đồng tiêu thụ nông sản chưa mấy suôn sẻ.
+ Các tổ hợp tác đã xuất hiện nhiều song do tự phát, quy mô nhỏ, không có vốn quỹ
nên hỗ trợ cho kinh tế hộ sản xuất hàng hóa không đáng kể. Các hợp tác xã kể cả chuyển
đổi và lập mới theo luật, hiệu quả hoạt động còn thấp, nhất là việc giúp cho nông dân tiêu
thụ nông sản thì hầu như HTX còn đứng ngoài cuộc nên vai trò của HTX còn rất lu mờ.
Thực trạng hiện nay có thể thấy rõ thị trường giá cả nông sản, hàng tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ ở nông thôn vẫn bị thả nổi cho hộ sản xuất tự lo liệu. Đây lại là một
thách thức không nhỏ khi Việt Nam hội nhập kinh tế và gia nhập WTO.
Thách thức đầu tiên đối với Nông nghiệp là thách thức đối với nông sản hàng hoá do
nông dân làm ra về số lượng, chất lượng, về vệ sinh thực phẩm, giá thành... Bởi vậy, Hội
Nông dân Việt Nam đặt mối quan tâm lớn trong lĩnh vực này, xác định vai trò, vị trí của
Hội, vừa là lương tâm, vừa là trách nhiệm để giúp nông dân vượt qua thách thức thông qua
việc thực hiện những hoạt động cụ thể sau:
+ Tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho Hội viên và nông dân nhận thức được những
cơ hội và thách thức đối với Nông nghiệp, nông dân khi Việt nam hội nhập kinh tế và gia
nhập tổ chức WTO, và từ nhận thức đó biết tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn để vượt
qua thách thức.
+ Vận động, tổ chức, tạo điều kiện giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ngay trong sản xuất của gia đình mình trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch
của địa phương đã xác định. Chú trọng thâm canh trong sản xuất để tăng khối lượng, nâng cao
chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
+ Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (NDTĐSXKDG),
coi đó là phong trào trung tâm, tạo nên nhiều nông dân SXKDG và điển hình tiên tiến
(ĐHTT). Cả hệ thống Hội từ Trung ương đến cơ sở phải xông vào trận địa này, động viên
mỗi hộ SXKDG, ĐHTT giúp đỡ một số hộ nghèo. Mỗi chi Hội, tổ Hội ở cơ sở có kế hoạch
và biện pháp giúp một số hộ nghèo vươn lên.
+ Hội nông dân các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khoa học kỹ thuật
để chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, khuyến nông, dạy nghề cho nông dân để phát triển sản xuất
làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước
cũng như khuôn khổ thương mại của WTO.
+ Hội tiếp tục phát huy sự liên kết với Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng Chính
sách xã hội để cải tiến thủ tục, nâng cao mức vay, số người được vay, nhất là nông dân
nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, gia đình chính sách để đẩy
mạnh sản xuất.
+ Hội Nông dân Việt Nam rất quan tâm đến việc tiêu thụ nông sản hàng hóa cho
nông dân. Chính phủ đã có quyết định về vấn đề này, Hội sẽ chủ động liên kết 4 nhà: nhà
nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước để tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện
thuận lợi cho nông dân bán được nông sản hàng hóa.
Một số kiến nghị của Hội Nông dân Việt Nam:
Để phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của đất nước nói chung và của nông nghiệp
nông thôn nói riêng, đón các thời cơ, tận dụng các cơ hội, đồng thời vượt qua các khó khăn,
Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 5 -
thách thức do hội nhập kinh tế và tham gia tổ chức WTO đem lại, Hội Nông dân Việt Nam
xin có một số kiến nghị sau:
+ Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị với Chính phủ có chính sách tích cực và đồng bộ
hơn nữa nhằm thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển và làm ra nhiều nông sản hàng hoá đáp
ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Những chính sách đó bao gồm: Chính phủ
cần hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, đẩy mạnh Chương trình khuyến nông và các Chương
trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ Chương trình an ninh lương thực, hỗ trợ
người nghèo, hỗ trợ các Chương trình giảm nhẹ thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, trợ giá vật tư,
trợ giá giống trong giới hạn cho phép.
+ Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng, các hội nghị, hội thảo, tập huấn,… để cho cán bộ và nông dân hiểu rõ hơn về tác
động có thể có đối với nông thôn, nông nghiệp và nông dân khi Việt Nam hội nhập kinh tế
và gia nhập tổ chức WTO, từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn, thích ứng nhanh hơn, sản xuất và
kinh doanh có hiệu quả hơn.
+ Các ngành, các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, các nhà
doanh nghiệp, nông dân một mặt tích cực tiếp thu tiến bộ khoa học và công nghệ mới,
năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, một mặt phải phát huy cao đội tính cộng
đồng, tính văn hoá, tính xã hội trong phát triển kinh tế.
+ Hội Nông dân Việt Nam mong muốn và kêu gọi các tổ chức quốc tế, các tổ chức
phi chính phủ, tổ chức nông dân các nước và khu vực giúp đỡ về kinh nghiệm, vật chất, tài
chính cho giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nhiều hơn nữa so với sự giúp đỡ
thiết thực trong thời gian qua.
Hội Nông dân Việt Nam tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng
sản Việt Nam, với đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập đúng đắn, những nỗ lực của các
ngành các cấp nói chung, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nói riêng, Việt
Nam sẽ tận dụng được các cơ hội, lợi thế cạnh tranh, nội lực để vượt qua những khó khăn,
thách thức do hội nhập kinh tế đem lại, sẽ hội nhập hiệu quả và thực hiện thành công mục
tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’.
Hà Nội, tháng 08/ 2003.
Nguyễn Đức Triều

Mais conteúdo relacionado

Destaque

<h1>Mistä hankkia Kaikkia vippejä 18 vuotiaalle ilman vanhempien takausta...
<h1>Mistä hankkia Kaikkia vippejä 18 vuotiaalle  ilman vanhempien takausta...<h1>Mistä hankkia Kaikkia vippejä 18 vuotiaalle  ilman vanhempien takausta...
<h1>Mistä hankkia Kaikkia vippejä 18 vuotiaalle ilman vanhempien takausta...spiritualoratio43
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...vietlod.com
 
فتوی کفر - Full fatawa-kufr
      فتوی کفر -  Full fatawa-kufr      فتوی کفر -  Full fatawa-kufr
فتوی کفر - Full fatawa-kufrmuzaffertahir9
 
Laporan Observasi Obstetri
Laporan Observasi ObstetriLaporan Observasi Obstetri
Laporan Observasi ObstetriAi Coryde
 
Kriptografi - Algoritma Kriptografi Klasik (bagian 2)
Kriptografi - Algoritma Kriptografi Klasik (bagian 2)Kriptografi - Algoritma Kriptografi Klasik (bagian 2)
Kriptografi - Algoritma Kriptografi Klasik (bagian 2)KuliahKita
 

Destaque (16)

Itd project 2
Itd  project 2Itd  project 2
Itd project 2
 
υποσιτισμός
υποσιτισμόςυποσιτισμός
υποσιτισμός
 
Tema3 Mision
Tema3 MisionTema3 Mision
Tema3 Mision
 
Sin título 1 de
Sin título 1 deSin título 1 de
Sin título 1 de
 
<h1>Mistä hankkia Kaikkia vippejä 18 vuotiaalle ilman vanhempien takausta...
<h1>Mistä hankkia Kaikkia vippejä 18 vuotiaalle  ilman vanhempien takausta...<h1>Mistä hankkia Kaikkia vippejä 18 vuotiaalle  ilman vanhempien takausta...
<h1>Mistä hankkia Kaikkia vippejä 18 vuotiaalle ilman vanhempien takausta...
 
Grupos
GruposGrupos
Grupos
 
Grupos
GruposGrupos
Grupos
 
A18530SR
A18530SRA18530SR
A18530SR
 
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Presentazione Exchanger
Presentazione ExchangerPresentazione Exchanger
Presentazione Exchanger
 
فتوی کفر - Full fatawa-kufr
      فتوی کفر -  Full fatawa-kufr      فتوی کفر -  Full fatawa-kufr
فتوی کفر - Full fatawa-kufr
 
Laporan Observasi Obstetri
Laporan Observasi ObstetriLaporan Observasi Obstetri
Laporan Observasi Obstetri
 
Scelta degli oculari
Scelta degli oculariScelta degli oculari
Scelta degli oculari
 
Portfólio de P&D
Portfólio de P&DPortfólio de P&D
Portfólio de P&D
 
Kriptografi - Algoritma Kriptografi Klasik (bagian 2)
Kriptografi - Algoritma Kriptografi Klasik (bagian 2)Kriptografi - Algoritma Kriptografi Klasik (bagian 2)
Kriptografi - Algoritma Kriptografi Klasik (bagian 2)
 
Sereia ou Baleia
Sereia ou BaleiaSereia ou Baleia
Sereia ou Baleia
 

98707129 wto-va-nong-nghiep-viet-nam

  • 1. Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 1 - TÁC ĐỘNG CỦA WTO TỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN TÂM CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI WTO Bài viết của ông Nguyễn Đức Triều, Chủ tịch Hội Nông dân Việt nam Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dân số, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động xã hội. Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn đại diện cho giai cấp nông dân Việt Nam, với trên 8 triệu hội viên. Hội đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, động viên, tổ chức, hỗ trợ các phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, lấy nông thôn làm địa bàn trọng điểm. Sau 17 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, nhất là trong nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực không nhữn đáp ứng được nhu cầu trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia mà còn liên tục xuất khẩu gạo, cao nhất là 4,5 triệu tấn năm 1999, các năm khác đều xuất khẩu từ 3 – 3,7 triệu tấn; tỉ lệ nghèo đói giảm mạnh từ trên 70% vào thập kỷ 80 xuống còn 29% năm 2002 (theo báo cáo về phát triển con người của UNDP công bố ngày 08/7/2003); cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân đã được nâng lên một bước,... Đạt được những thành tựu đó một phần có sự đóng góp to lớn của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế trên phạm vi rộng, yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế ngày càng gay gắt trong khi nền nông nghiệp Việt Nam dù đã đạt được những thành tựu rất quan trọng song nhìn chung trong thời gian qua, phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới chú trọng nhiều đến tổ chức sản xuất, ít chú ý đến định hướng thị trường, chủ yếu là chăm lo cho sản xuất nhằm kích cung chứ chưa chú trọng đến kích cầu. Sản xuất được nhiều sản phẩm nhưng các khâu lưu thông, bảo quản, chế biến, tiêu thụ lại bất cập, chất lượng hàng hóa chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp, nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nói riêng không chỉ có các cơ hội thuận lợi hơn về thị trường, công nghệ, tiền vốn mà còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách, đó là: 1- Thách thức đối với nông nghiệp: + Về tổng quát, trong nền kinh tế hiện đại, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động rẻ đang giảm sút, thay vào đó là tri thức, công nghệ và kỹ năng lao động giỏi trở thành yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh thị trường hàng hóa. Tiếp cận theo hướng đó cho thấy các yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh trị trường hàng hóa, trong đó có hàng hóa nông sản thì sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nhìn chung còn rất yếu và nhiều điểm đáng lo ngại. + Quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp đã làm nhiều năm, có một số kết quả, song quy hoạch sản xuất vẫn chưa thực sự gắn với chế biến, chưa gắn với thị trường. Quy hoạch chung làm chậm chạp, quy hoạch cụ thể rất thấp, còn nhiều mâu thuẫn. Sự chệch choạc trong quy
  • 2. Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 2 - hoạch giữa sản xuất và chế biến nông sản hàng hóa đã làm cho tự phát gia tăng, khủng hoảng thừa, thiếu diễn ra liên tục. + Thực hiện việc chuyển nông nghiệp sang nền nông nghiệp hàng hóa vẫn còn rất chậm chạp, kinh tế nông thôn còn nặng về thuần nông. Trong nông nghiệp, còn nặng về trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, các tỉnh miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa còn mang nặng tính tự cấp tự túc. Ngoài một số ít cây trồng đã hình thành được vùng chuyên canh theo quy hoạch còn lại các cây trồng khác đang trong quá trình xây dựng vùng chuyên canh, ít về số lượng, nhỏ bé về quy mô và chưa ổn định. Chăn nuôi gia súc phát triển vẫn dựa trên cơ sở các vùng truyền thống là chủ yếu. 2- Thách thức đối với nông dân: + Kinh tế hộ nông dân phần lớn còn rất nhỏ bé. Hiện có trên 13,0 triệu hộ ở nông thôn trong đó hơn 12 triệu hộ làm nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 2,5 lao động; 0,7 hecta đất nông nghiệp và có tới 70 triệu thửa đất nhỏ manh mún. Sản xuất của các hộ phần lớn có quy mô kinh doanh nhỏ, phân tán, đang là trở ngại lớn đối với sản xuất hàng hóa. + Kinh tế hộ nông dân không những còn rất nhỏ bé, phát triển sản xuất gần như tự phát, không ít sản phẩm cung - cầu không cân đối, hậu quả là được mùa, mất giá, sản phẩm dư thừa không tiêu thụ được hết, thua thiệt lại thuộc về nông dân gánh chịu. Một bộ phận hộ nông dân đã phát triển trang trại, đến năm 2002 cả nước đã có 60.758 trang trại, trong đó 80,5% là nông dân, song sản xuất cũng gần như tự phát, thị trường không ổn định, 90% sản phẩm bán ở dạng thô, 60% sản phẩm chỉ bán được giá thấp. + Trong sản xuất hàng hóa nông sản theo cơ chế thị trường và xúc tiến thương mại, thì thông tin về thị trường, giá cả là rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, thông tin đến với nông dân còn quá ít và không kịp thời. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2001-2002 thì chỉ có khoảng 25% nông dân tiếp cận được các thông tin thị trường thông qua báo chí và qua các phiên chợ, còn 75% nông dân không hề biết gì. + Khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển chậm.. Hiểu biết khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường của nông dân còn nhiều bất cập, chẳng hạn gieo sạ lúa quá dầy, bón quá nhiều phân hoá học, đặc biệt đáng lưu ý là tình trạng dùng thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn và rất tuỳ tiện. Do vậy, cùng với các loại kháng sinh khác cũng cao nên ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu, khó đảm bảo chữ tín trong thương mại. + Lao động nông thôn phổ biến là thủ công đã qua đào tạo chưa được 10%, làm theo kinh nghiệm truyền thống, thiếu việc làm trầm trọng, thu nhập thấp nên đời sống của các hộ chưa được cải thiện nhiều. + Tiền vốn để hộ nông dân phát triển sản xuất còn rất thiếu, nhất là vốn để thâm canh và mở rộng qui mô sản xuất, thực trạng này ít nhất có 50% số hộ nông dân đang thiếu vốn. Lao động nông thôn dôi dư dồn hết vào sản xuất nông nghiệp, trong khi các ngành nghề phi nông nghiệp thu hút lao động từ nông nghiệp còn rất thấp. 3- Thách thức đối với công nghiệp chế biến nông sản:
  • 3. Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 3 - Hiện nay Việt Nam có hơn 600 ngàn cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản, giá trị đạt khá so với tổng giá trị toàn ngành công nghiệp. Nông sản hàng hóa qua khâu chế biến đã đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Không ít mặt hàng nông sản qua chế biến được thị trường nước ngoài chấp thuận. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhất là khi Việt Nam tham gia WTO thì nông sản hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản chế biến phải đương đầu với những thách thức gay gắt và cạnh tranh quyết liệt, thể hiện như sau: + Mở cửa thị trường trong nước bao gồm đưa ra mức thuế trần ràng buộc đối với tất cả các mặt hàng nông sản, bãi bỏ tất cả các biện pháp phi thuế quan; + Đối với trợ cấp xuất khẩu: liệt kê tất cả các biện pháp trợ cấp xuất khẩu cam kết cắt giảm và tiến tới bãi bỏ các loại trợ cấp xuất khẩu trực tiếp; + Đối với hỗ trợ trong nước khi đã là thành viên của WTO, các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ đối với nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm sẽ bị khống chế và cắt giảm dần. Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức gay gắt, nhiều doanh nghiệp và nông dân buộc phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập khẩu chất lượng cao, giá rẻ của nước ngoài. Một số ngành hàng mà khả năng cạnh tranh hạn chế sẽ bị thu hẹp sản xuất trong nước. Một số xí nghiệp, nhà máy chế biến bị thua lỗ triền miên, có thể phải đóng cửa, một số sản phẩm của nông dân có thể phải thu hẹp. + Trên thương trường thế giới, Việt Nam còn rất yếu trong việc nắm bắt nhanh nhạy thông tin thị trường giá cả và luật lệ buôn bán của nhiều nước. Theo Phòng Thương mại Việt Nam quá trình gia nhập WTO thì 31% doanh nghiệp chưa hề biết thông tin, 45% không có kế hoạch chuẩn bị cho việc thực hiện gia nhập WTO, Hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thiếu kinh nghiệm về thương mại quốc tế và xa lạ với tập quán kinh doanh, hệ thống pháp lý trong buôn bán của các nước. + Tỷ lệ nông sản chế biến so với tổng sản lượng còn rất thấp, như mía đường 68%, chè 35%, rau quả 5%, thịt 1%. Các cơ sở chế biến, đa phần sử dụng công nghệ lạc hậu cách đây khoảng 20 năm nên năng suất chất lượng và hiệu quả thấp. + Rất nhiều nông sản chế biến của Việt Nam vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm chưa đảm bảo, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu và các độc tố kháng sinh còn cao nên ảnh hưởng đến chất lượng trong khi WTO quy định cho phép các nước mua hàng sẽ lấy mẫu để kiểm tra trước khi nhập khẩu. Những quy định này sẽ đánh mạnh vào điểm yếu của Việt Nam. + Trong cạnh tranh tương đối về phân công lao động trên thế giới, nếu không tự nhanh chóng vươn lên thì Việt Nam trở thành nước chỉ sản xuất và cung cấp các sản phẩm thô, tiêu tốn nhiều tài nguyên, sức lao động, gây ô nhiễm môi trường nhưng giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp. Hậu quả sẽ là thu nhập của người dân, nhất là nông dân đạt thấp, cải thiện không đáng kể, và như vậy kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, khó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
  • 4. Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 4 - + Việc liên kết liên doanh, hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa đã có bước tiến bộ giữa các doanh nghiệp với nông dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên giữa doanh nghiệp và nông dân thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản chưa mấy suôn sẻ. + Các tổ hợp tác đã xuất hiện nhiều song do tự phát, quy mô nhỏ, không có vốn quỹ nên hỗ trợ cho kinh tế hộ sản xuất hàng hóa không đáng kể. Các hợp tác xã kể cả chuyển đổi và lập mới theo luật, hiệu quả hoạt động còn thấp, nhất là việc giúp cho nông dân tiêu thụ nông sản thì hầu như HTX còn đứng ngoài cuộc nên vai trò của HTX còn rất lu mờ. Thực trạng hiện nay có thể thấy rõ thị trường giá cả nông sản, hàng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn vẫn bị thả nổi cho hộ sản xuất tự lo liệu. Đây lại là một thách thức không nhỏ khi Việt Nam hội nhập kinh tế và gia nhập WTO. Thách thức đầu tiên đối với Nông nghiệp là thách thức đối với nông sản hàng hoá do nông dân làm ra về số lượng, chất lượng, về vệ sinh thực phẩm, giá thành... Bởi vậy, Hội Nông dân Việt Nam đặt mối quan tâm lớn trong lĩnh vực này, xác định vai trò, vị trí của Hội, vừa là lương tâm, vừa là trách nhiệm để giúp nông dân vượt qua thách thức thông qua việc thực hiện những hoạt động cụ thể sau: + Tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho Hội viên và nông dân nhận thức được những cơ hội và thách thức đối với Nông nghiệp, nông dân khi Việt nam hội nhập kinh tế và gia nhập tổ chức WTO, và từ nhận thức đó biết tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn để vượt qua thách thức. + Vận động, tổ chức, tạo điều kiện giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngay trong sản xuất của gia đình mình trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch của địa phương đã xác định. Chú trọng thâm canh trong sản xuất để tăng khối lượng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm + Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (NDTĐSXKDG), coi đó là phong trào trung tâm, tạo nên nhiều nông dân SXKDG và điển hình tiên tiến (ĐHTT). Cả hệ thống Hội từ Trung ương đến cơ sở phải xông vào trận địa này, động viên mỗi hộ SXKDG, ĐHTT giúp đỡ một số hộ nghèo. Mỗi chi Hội, tổ Hội ở cơ sở có kế hoạch và biện pháp giúp một số hộ nghèo vươn lên. + Hội nông dân các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khoa học kỹ thuật để chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, khuyến nông, dạy nghề cho nông dân để phát triển sản xuất làm ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như khuôn khổ thương mại của WTO. + Hội tiếp tục phát huy sự liên kết với Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội để cải tiến thủ tục, nâng cao mức vay, số người được vay, nhất là nông dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, gia đình chính sách để đẩy mạnh sản xuất. + Hội Nông dân Việt Nam rất quan tâm đến việc tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân. Chính phủ đã có quyết định về vấn đề này, Hội sẽ chủ động liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước để tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân bán được nông sản hàng hóa. Một số kiến nghị của Hội Nông dân Việt Nam: Để phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của đất nước nói chung và của nông nghiệp nông thôn nói riêng, đón các thời cơ, tận dụng các cơ hội, đồng thời vượt qua các khó khăn,
  • 5. Mr. trieu-HoinongdanVN-v - 5 - thách thức do hội nhập kinh tế và tham gia tổ chức WTO đem lại, Hội Nông dân Việt Nam xin có một số kiến nghị sau: + Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị với Chính phủ có chính sách tích cực và đồng bộ hơn nữa nhằm thúc đẩy cho nông nghiệp phát triển và làm ra nhiều nông sản hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Những chính sách đó bao gồm: Chính phủ cần hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, đẩy mạnh Chương trình khuyến nông và các Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ Chương trình an ninh lương thực, hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ các Chương trình giảm nhẹ thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, trợ giá vật tư, trợ giá giống trong giới hạn cho phép. + Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo, tập huấn,… để cho cán bộ và nông dân hiểu rõ hơn về tác động có thể có đối với nông thôn, nông nghiệp và nông dân khi Việt Nam hội nhập kinh tế và gia nhập tổ chức WTO, từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn, thích ứng nhanh hơn, sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hơn. + Các ngành, các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, các nhà doanh nghiệp, nông dân một mặt tích cực tiếp thu tiến bộ khoa học và công nghệ mới, năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, một mặt phải phát huy cao đội tính cộng đồng, tính văn hoá, tính xã hội trong phát triển kinh tế. + Hội Nông dân Việt Nam mong muốn và kêu gọi các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nông dân các nước và khu vực giúp đỡ về kinh nghiệm, vật chất, tài chính cho giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nhiều hơn nữa so với sự giúp đỡ thiết thực trong thời gian qua. Hội Nông dân Việt Nam tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập đúng đắn, những nỗ lực của các ngành các cấp nói chung, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam nói riêng, Việt Nam sẽ tận dụng được các cơ hội, lợi thế cạnh tranh, nội lực để vượt qua những khó khăn, thách thức do hội nhập kinh tế đem lại, sẽ hội nhập hiệu quả và thực hiện thành công mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’. Hà Nội, tháng 08/ 2003. Nguyễn Đức Triều