SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 29
1
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
Mục lục
CHƯƠNG 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...........................................................................2
1.1. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm
phát tại Singapore ........................................................................................................2
1.1.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017...................2
1.1.2. Diễn biến đầu tư công tại Singapore...................................................................5
1.1.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Singapore...................9
1.1.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế tại Singapore.....9
1.1.3.2. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát tại Singapore................... 10
1.2. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm
phát tại Australia ....................................................................................................... 10
1.2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017................ 10
1.2.2. Diễn biến đầu tư công tại Australia.................................................................. 14
1.2.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Australia.................. 16
1.2.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế tại Australia ... 16
1.2.3.2. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát tại Australia .................... 16
1.3. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm
phát tại Nhật Bản ...................................................................................................... 17
1.3.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017................ 17
1.3.2. Diễn biến đầu tư công tại Nhật Bản................................................................. 19
1.3.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Nhật Bản................. 21
1.3.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế.......................... 21
1.3.3.2. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát........................................... 22
CHƯƠNG 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................ 24
2.1. Bài học kinh nghiệm trong quản lý đầu tư công của các nước............................ 24
2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................................ 26
Tài liệu tham khảo................................................................................................................ 28
Phụ lục ................................................................................................................................... 29
2
CHƯƠNG 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.1. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và
lạm phát tại Singapore
1.1.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017
 Tăng trưởng kinh tế
Singapore là nước có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao, phần lớn nhờ
môi trường kinh doanh cởi mở và không tham nhũng, chính sách tài chính và tiền tệ
thận trọng và khung pháp lý minh bạch. Năm 2017 GDP của Singapore đạt 428.640
triệu SGD. Xét cả giai đoạn 2010 - 2017, GDP của Singapore tăng trưởng ổn định với
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,89%/năm (hình 1.1). Chính phủ Singapore đã thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách công nghiệp tích cực nhằm mục tiêu:
khuyến khích tài khóa, tăng đầu tư công, Australia đã phát triển các thành phần năng
lực cạnh tranh để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và tập trung vào đa dạng hóa nền
kinh tế.
Nguồn: Department of statistics Singapore
Hình 1. 1: GDP của Singapore qua các năm ( triệu SGD)
.0
50000.0
100000.0
150000.0
200000.0
250000.0
300000.0
350000.0
400000.0
450000.0
500000.0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Triệu SGD
Gross Domestic Product At 2010 Market Prices
3
 Cơ cấu GDP:
Cơ cấu kinh tế của Singapore giai đoạn 2006 -2017 chuyển dịch theo xu
hướng Dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm
hơn 70% GDP cả nước, lớn gấp 3 lần ngành công nghiệp (chiếm 24,8% GDP); ngành
nông nghiệp có tỷ lệ gần như bằng 0 do Singapore không có lợi thế về điều kiện tự
nhiên để phát triển nông nghiệp.
Bảng 1. 1: Cơ cấu GDP của Singapore giai đoạn 2006-2017, Đvt: %
Năm 2006 2010 2013 2014 2015 2016 2017
Nông
nghiệp 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
Công nghiệp 32.4 27.6 24.6 25.4 25.7 25.3 24.8
Dịch vụ 67.6 72.3 75.4 74.5 74.2 74.7 75.2
Nguồn: Asian Development Bank (ADB)
Nguồn: Asian Development Bank (ADB)
Hình 1. 2: Cơ cấu kinh tế Singapore 2017
Singapore là nước không có nhiều tài nguyên thiên nhiên nên nhập khẩu chủ
yếu thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng, thuốc, máy móc và thiết bị phục vụ cho sản xuất
công nghiệp trong nước. Nhưng ngược lại, Singapore vẫn là nước xuất siêu nhờ vào
xuất khẩu máy móc và thiết bị (gồm cả đồ điện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất, dầu mỏ.
25%
75%
Công nghiệp Dịch vụ
4
Ngành công nghiệp của Singapore chủ yếu nhập nguyên liệu thô để chế biến và sau đó
xuất khẩu cho thị trường khu vực và quốc tế.
Singapore có thế mạnh dịch vụ về cảng biển, tài chính, bảo hiểm, là trung tâm
giao dịch hàng hóa: nông nghiệp, hàng công nghiệp trong khu vực. Hiện nay,
Singapore được xem là trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á, là cửa khẩu của
các tuyến đường biển quan trọng qua eo biển Malacca. Eo biển Malacca nằm trên
tuyến giao thông cực kì quan trọng, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ Châu
Âu, Châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á và Đông Á. Đây là nơi chiếm 1/4
lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn tàu
thuyền qua lại, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá. Các hàng hóa
giao thương qua eo biển này chủ yếu cung cấp cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Bản. Kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến đường
biển này. Một nửa số tàu chở nhiên liệu của ba nước trên phải đi qua đây. Singapore
có cảng biển hiện đại nhất châu Á và nằm trong top các cảng biển hàng đầu thế giới.
 Lạm phát
Giai đoạn 2006-2017, chỉ số giá trong nước có xu hướng tăng dần qua các năm
nhưng, tỷ lệ lạm phát của Singapore thấp luôn ổn định với tỷ lệ lạm phát bình quân
khoảng 2,2%, tác động tốt đến nền kinh tế. Đây là do sự quản lý hiệu quả của chính
phủ Singapore.
Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, chi phí đầu sản
xuất đầu vào tăng cao do Singapore phụ thuộc nhập khẩu. Đồng thời chi phí đi lại và
nhà ở cũng tăng cao dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng vọt hơn 4 điểm so với
năm 2007, tương đương mức lạm phát 6,63%. Tuy nhiên giai đoạn từ 2012-2017, giá
cả đi vào ổn định, giảm phát bắt đầu xảy ra vào năm 2015 (- 0,52%) và 2016 (-0.53%)
5
Nguồn: The global economy, 2018
Hình 1. 3: Tỷ lệ lạm phát của Singapore (theo giá so sánh năm 2010)
Nguồn: The global economy, 2018
Hình 1. 4: Chỉ số giá tiêu dùng của Singapore
1.1.2. Diễn biến đầu tư công tại Singapore
Chi phí đầu tư công của Singapore tăng dần qua các năm. Năm 2006 chi phí
đầu tư công của Singapore chỉ 23.924,6 triệu SGD , con số vượt gấp đôi sau 10 năm
và đạt 55.313,9 triệu SGD (năm 2017). Trung bình tăng khoảng 2 triệu SGD/năm giai
0
20
40
60
80
100
120
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
CPI %
6
đoạn 2007-2011, sau đó tăng mạnh 3-5 triệu SGD/năm giai đoạn 2014-2016. Đầu tư
công tại Singapore tăng trưởng mạnh, bình quân đạt 7,9%/năm.
Bảng 1. 2: Bảng chi tiêu đầu tư công của SINGAPORE từ 2006-2017
Năm Đầu Tư Công (triệu
SGD)
Chênh lệch năm
sau so với năm
trước (triệuSGD)
Chỉ số phát
triển(%)
2.006 23.924,6 - -
2.007 25.952,1 2.027,5 108,5
2.008 28.733,6 2.781,5 110,7
2.009 30.908,9 2.175,3 107,6
2.010 33.270,1 2.361,2 107,6
2.011 35.150,0 1.879,9 105,7
2.012 36.420,8 1.270,8 103,6
2.013 39.724,9 3.304,1 109,1
2.014 42.685,2 2.960,3 107,5
2.015 48.090,4 5.405,2 112,7
2.016 52.128,9 4.038,5 108,4
2.017 55.313,9 3.185,0 106,1
TTBQ/năm 7,9%
Nguồn: Department of statistics Singapore, 2018
Hình 1. 5: Danh mục đầu tư công của Singapore qua các năm, triệu SGD
Varia
bles
Tổng đầu tư
công
Phát triển
xã hội
An ninh và đối
ngoại
Phát triển
kinh tế
Quản lý
công
1997 14.079,6 5.479,6 7.234,8 707,7 657,6
1998 14.651,5 5.433,3 7.661,0 893,3 664,0
1999 14.867,5 5.409,5 7.900,5 865,3 692,1
2000 18.414,9 6.653,8 8.041,2 2.908,4 811,5
7
2001 18.536,2 7.769,9 8.865,4 1.113,3 787,6
2002 19.358,9 7.945,6 9.468,4 1.133,3 811,7
2003 19.990,7 8.614,8 9.634,0 995,1 746,8
2004 20.355,0 8.499,6 10.228,1 884,3 743,0
2005 21.444,7 8.777,6 10.980,7 918,9 767,6
2006 23.924,6 10.519,9 11.540,3 984,0 880,4
2007 25.952,1 11.474,6 12.399,5 1.110,5 967,4
2008 28.733,6 13.200,2 13.219,3 1.283,6 1.030,5
2009 30.908,9 14.714,2 13.522,5 1.564,8 1.107,4
2010 33.270,1 16.458,9 13.919,8 1.666,3 1.225,1
2011 35.150,0 18.056,3 14.088,0 1.674,6 1.331,1
2012 36.420,8 18.495,6 14.677,6 1.869,8 1.377,8
2013 39.724,9 20.943,2 15.233,3 2.027,3 1.521,1
2014 42.685,2 22.611,8 16.289,7 2.223,7 1.560,0
2015 48.090,4 26.258,2 17.495,4 2.631,8 1.704,6
2016 52.128,9 28.939,5 18.372,2 2.997,7 1.819,4
Nguồn: Department of statistics Singapore, 2018
Chi đầu tư công của Singapore bao gồm 4 lĩnh vực chính: phát triển xã hội,
anh ninh và đối ngoại, phát triển kinh tế và quản lý công. Trong đó, tập trung chủ yếu
hơn 90% đầu tư công chi cho phát triển xã hội và an ninh đối ngoại. Cụ thể, chi cho
phát triển xã hội chiếm bình quân 47,7%; an ninh và đối ngoại 43,1%; phát triển kinh
tế 5,5% và quản lý công 3,8% (hình 1.5 và 1.6).
Cụ thể các khoản chi đầu tư công phân theo ngành nghề được Chính phủ
Singapore tập trung nhiều nhất đó là giáo dục chiếm khoảng 25,4%, an ninh quốc
phòng 22,65%, sức khỏe 15,73%, còn lại là các khoản chi khác.
8
Nguồn: Department of statistics Singapore, 2018
Hình 1. 6: Danh mục đầu tư công Singapore giai đoạn 2006-2016
Nguồn: Department of statistics Singapore
Hình 1. 7: Các khoản chi tiêu công của Singapore phân theo lĩnh vực, triệu SGD
Quốc phòng của Singapore luôn luôn được ưu tiên đầu tư từ ngân sách. Tỷ
trọng đầu tư luôn chiếm trung bình 22-23% tổng đầu tư công. Điều này đã tạo giúp
cho Singapore trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á về công nghiệp quốc phòng, đủ
khả năng tự chủ phần lớn các trang thiết bị đủ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Các
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Phát triển xã hội An ninh và đối ngoại Phát triển kinh tế Quản lý công
-
10000.0
20000.0
30000.0
40000.0
50000.0
60000.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Khác Quốc phòng Sức khỏe Giáo dục
9
ông ty tư nhân cũng tham gia sâu vào ngành này và được nhà nước hỗ trợ. Đó là động
lực giúp tăng năng lực cạnh tranh, và thAustralia đẩy ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất trong nước.
Giáo dục và y tế của Singapore cũng đứng đầu Đông Nam Á, là mục tiêu trọng
điểm của chính phủ Singapore để phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã
hội. Nền giáo dục của Singapore được đầu tư nhiều và có định hướng của nhà nước
tập trung đào tạo các ngành mới như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin viễn
thông. Đồng thời đây cũng là ngành dịch vụ có lợi thế của Singapore, giúp thu hút
ngoại tệ khi cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho khu vực. Lĩnh vực y tế của
Singapore cũng là thế mạnh, là nơi tập trung dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu của khu vực Đông nam Á nói chung và một số thị trường ở các châu lục khác.
1.1.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Singapore
Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế tại SingaporeChi
tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế thực sự có mối quan hệ lâu dài ở các nước châu
Á đặc biệt là Singapore. Cuối cùng, có quan hệ nhân quả từ tăng trưởng kinh tế đến
tăng trưởng chính phủ và ngược lại phù hợp với lý thuyết của Keynes và luật Wagner.
Do đó, Singapore đã tăng cường sự tham gia của chính phủ để tăng cường tăng trưởng
kinh tế.
Theo Mukul g. Asher, Azad Singh Bali, Chang Yee Kwan, 2015, khả năng của
Singapore duy trì tính nhất quán giữa chiến lược tăng trưởng của quốc gia thông qua
việc sử dụng các biện pháp rất linh hoạt và thực tiễn quản lý tài chính công (PFM) là
một thành tựu quan trọng, đã đem lại hiệu suất mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua.
Singapore tập trung vào chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa trên điểm đến, nhấn
mạnh đến tích lũy vốn, thu hút các công ty nước ngoài, và lao động nước ngoài có
trình độ kỹ thuật cao. Nhưng do tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ ngày càng tăng, chiến lược
tăng trưởng này đòi hỏi một lượng lớn lao động nước ngoài, do đó tiền lương trong
nước bị siết chặt (Hui, 2013). Năm 2014, công dân Singapore chiếm 61,1% tổng dân
số, với người thường trú là 9,6% và lao động nước ngoài chiếm 29,3% (Cục Thống
kê, 2015b). Dòng nhân lực nước ngoài có lợi cho Singapore về kinh tế và tài khóa,
nhưng đã đặt ra những thách thức xã hội. Chính vì vậy, đầu tư công của chính phủ đã
10
phải ưu tiên chi nhiều nhất cho lĩnh vực phát triển xã hội. Những thách thức này sẽ trở
nên gay gắt hơn, đòi hỏi phải tăng cường về quản lý chính trị khi tỷ lệ người nước
ngoài trong dân số tăng (Yeoh và Lin, 2012). Chính phủ Singapore duy trì sự hiện
diện đáng kể trong nền kinh tế bằng sự tham gia trực tiếp, kế hoạch do nhà nước lãnh
đạo và sử dụng các chính sách can thiệp (Huff, 1995, 1999).
Singapore đã thực hiện tốt vai trò của nguồn vốn đầu tư công khi chi tiêu công
được thực hiện phù hợp với chiến lược tăng trưởng của quốc gia. Chẳng hạn bằng
cách cung cấp các tiện ích công cộng bổ sung như điện, nhà ở, nước, giao thông, v.v.
mà các doanh nghiệp cần, và bằng cách tạo ra thặng dư tài chính. Những điều này
giúp tạo niềm tin trong quản lý khu vực công đối với các doanh nghiệp và cá nhân
nước ngoài là động lực chính của chiến lược tăng trưởng mà Singapore theo đuổi. Sau
đó, doanh thu của khu vực công từ thuế và các nguồn khác tăng tương ứng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế.
1.1.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát tại Singapore
Một trong những yếu nguyên nhân dẫn đến CPI Singapore là cho áp lực chi phí
nội địa, chi phí lao động tăng cao do lực lượng lao động khan hiếm. Khi chi phí thuê
nhân công tăng, doanh nghiệp có xu hướng chuyển phần chi phí tăng thêm vào giá sản
phẩm và dịch vụ làm cho chi phí tăng. Kết quả là hàng loạt danh mục từ sức khỏe,
giáo dục cũng như chỉ số giá trải qua đợt tăng giá và dẫn đến lạm phát. Để kìm hãm
lạm phát, chính phủ Singapore đã chú trọng đầu tư giáo dục và sức khỏe nhằm nâng
cao trình độ và sức khỏe nguồn lực lao động, điều này giúp tăng năng suất làm việc
hiện có, doanh nghiệp sẵn sang chi trả lương cao hơn cho người lao động nhưng chi
phí trên sản phẩm dịch vụ lại không tăng cao và đồng nghĩa với việc không cần tăng
chi phí trên mỗi sản phẩm (theo Government of Singapore, 2012)
1.2. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và
lạm phát tại Australia
1.2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017
 Tăng trưởng kinh tế
Theo Nordea Trade, 2019, nền kinh tế Australia trải qua 26 năm tăng trưởng
kinh tế không bị gián đoạn và đây là quốc gia duy nhất của OECD không rơi vào suy
thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính. Australia giữ một trong những mức tăng
11
trưởng cao nhất của các quốc gia phát triển và là nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới. GDP
của Australia năm 2017 đạt 1.694.483 triệu AUD với tốc độ tăng trưởng bình quân
3%/năm.
Nguồn: Asian Development Bank (ADB)
Điểm số tự do kinh tế của Australia là 80,9, khiến nền kinh tế của nước này
đứng thứ 5 trong Chỉ số 2019. Điểm tổng thể của nó không thay đổi so với năm 2018,
với điểm số cao hơn về tự do lao động, sự liêm chính của chính phủ, sức khỏe tài khóa
và tự do thương mại bù đắp cho hiệu quả tư pháp giảm mạnh. Australia được xếp
hạng thứ 4 trong số 43 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và điểm tổng
thể của nó cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới (The Heritage Foundation,
2019).
Nền kinh tế Australia đang trải qua sự thay đổi cấu trúc khi sự bùng nổ đầu tư
khai thác, đã đạt đỉnh vào năm 2012. Chính phủ đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi này
thông qua cắt giảm thuế doanh nghiệp, đàm phán các hiệp định thương mại tự do bổ
sung và cải cách hơn nữa trong thị trường lao động. Nhìn chung, thị trường của
Australia đã được hưởng lợi từ một hệ thống chính phủ hiệu quả tạo điều kiện cho sự
phát triển kinh doanh sôi động. Khai thác và nông nghiệp là các ngành xuất khẩu quan
trọng của Australia. Đến nay có hơn 10 hiệp định thương mại tự do của Australia bao
.0
200000.0
400000.0
600000.0
800000.0
1000000.0
1200000.0
1400000.0
1600000.0
1800000.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
GDP by industrial origin at 2013/2014 market prices
12
gồm các thỏa thuận với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Các
cuộc đàm phán về các thỏa thuận tương tự cũng đang diễn ra với Liên minh châu Âu
và dự kiến sẽ bắt đầu với Vương quốc Anh sau khi Anh rời khỏi EU
Bảng 1. 3: GDP của Australia giai đoạn 2006-2017 (theo giá cố định 2014)
Nguồn: Asian Development Bank (ADB)
Hình 1. 8: Cơ cấu GDP của Australia giai đoạn 2006-2017
Nền kinh tế của Australia có tỷ trọng dịch vụ chiếm phần lớn trung bình 72,6%,
Công nghiệp khoảng 25%, nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ 2,4%. Thế mạnh Australia có
năng lực cạnh tranh quốc tế về dịch vụ tài chính và bảo hiểm, công nghệ và hàng hóa
sản xuất có giá trị gia tăng cao.
Khu vực dịch vụ chiếm vị trí thống lĩnh trong nền kinh tế Australia , đóng góp
gần 73% vào GDP và sử dụng khoảng 78,3% lực lượng lao động. Sự tăng trưởng lớn
nhất trong lĩnh vực này là sự gia tăng của các dịch vụ tài chính và kinh doanh (nắm
giữ nhóm tài sản quỹ được quản lý lớn thứ sáu thế giới). Chăm sóc sức khỏe và trợ
giúp xã hội cũng đã đóng góp cơ bản cho tăng trưởng. Các dịch vụ du lịch như du lịch
liên quan đến giáo dục, du lịch giải trí và dịch vụ du lịch kinh doanh cũng đang phát
triển đáng kể.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Dịch vụ Công Nghiệp Nông Nghiệp
13
Khu vực công nghiệp sử dụng khoảng 1/5 lực lượng lao động và đóng góp vào
gần 1/4 GDP (23%). Ngành công nghiệp của Australia chủ yếu xoay quanh công
nghiệp thực phẩm (khoảng 40% lực lượng lao động), máy móc thiết bị (khoảng 20%),
chế biến kim loại và hàng kim loại (gần 20%)và các ngành hóa chất, hóa dầu (hơn
10%) .
Australia có các nguyên liệu khoáng sản và năng lượng, mang về nguồn thu lớn
xuất khẩu (Australia là nhà sản xuất quặng sắt, vàng và uranium lớn nhất thế giới, và
sẽ sớm trở thành nhà xuất khẩu LNG – Khí hóa lỏng lớn nhất thế giới). Trên thực tế,
riêng xuất khẩu quặng sắt đã chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả
nước. Autralia cũng có trữ lượng lớn nhất thế giới về nhiều tài nguyên chiến lược, như
uranium, trong đó nó nắm giữ 40% trữ lượng được xác nhận trên thế giới.
Ngành nông nghiệp Australia chỉ sử dụng khoảng 2,5% lực lượng lao động và
đóng góp 2,8% vào GDP. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp và khai thác cũng là ngành
quan trọng đem lại kim ngạch xuất khẩu. Australia vốn được xem là một quốc gia
nông nghiệp rộng lớn và là một trong những nhà xuất khẩu chính về len, thịt, lúa mì
và bông (Nordea Trade, 2019).
 Lạm phát
Trong giai đoạn 2006-2017 Lạm phát của Australia ở mức thấp, trung bình
khoảng 2,4%/ năm. Giai đoạn từ 2011- 2016 có xu hướng giảm và đạt thấp nhất vào
năm 2016 ở mức 1,28%. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này có sự sụt giảm
của giá dầu thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng tăng trung bình 2,6% tính theo giá 2010,
mức tăng nhẹ ổn định không có đột biết về giá cả tiêu dùng.
14
Nguồn: World bank, 2018
Hình 1. 9: Tỷ lệ lạm phát của Australia giai đoạn 2006-2017
Nguồn: World bank
Hình 1. 10: Chỉ số CPI của Australia giai đoạn 2006-2017
1.2.2. Diễn biến đầu tư công tại Australia
Đầu tư công Australia năm 2017 đạt 450.594 triệu AUD với mức tăng trưởng
trung bình 6,4%/năm. Tỷ lệ đầu tư công tăng mạnh từ giai đoạn 2007 đến 2009 đạt
mức 15,9% tăng 44.291 triệu AUD năm 2009. Sau đó tỷ lệ đầu tư công giảm mạnh
.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỉ lệ lạm phát(annual %)
-
020
040
060
080
100
120
140
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
CPI (2010 =100)
15
xuống 1,24% năm 2013 và tăng dần đến năm 2017. Nhìn chung tốc độ phát triển của
đầu tư công tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2007 – 2009.
Nguồn: Asian Development Bank (ADB)
Hình 1. 11: Chi đầu tư công Australia 2006-2017, triệu AUD
Nguồn: Asian Development Bank và tính toán của tác giả
Hình 1. 12: Cơ cấu đầu tư công của Australia phân theo lĩnh vực 2006-2017
2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Quản lý công Quốc phòng Giáo dục
Y tế sức khỏe An ninh xã hội & phúc lợi Nhà ở & cộng đồng
Văn hóa Dịch vụ kinh tế Khác
16
Giai đoạn 2006 – 2010, Australia không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2007 nên đầu tư công của Australia trong giai đoạn này vẫn cao
và tăng dần qua các năm.
Đầu tư công của úc ưu tiên tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết
yếu (đường bộ, đường sắt, nhà ở, hệ thống giáo dục); an ninh xã hội và phúc lợi xã
hội, y tế sức khỏe, giáo dục, quốc phòng, dịch vụ kinh tế; hỗ trợ tài chính cho quỹ hưu
trí, người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các nhóm còn lại.
1.2.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Australia
1.2.3.1.Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế tại Australia
Ở các nước tiên tiến như Australia, chi tiêu cho nông nghiệp, vận chuyển chi
tiêu vốn và truyền thông dường như có liên quan tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Xét
toàn bộ giai đoạn 2006 – 2017 cho thấy nên kinh tế của Australia liên tục không hề
suy thoái, nhờ tiêu dùng tăng mạnh và chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính
phủ nước này (theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2018).
1.2.3.2.Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát tại Australia
Khi tăng trưởng kinh tế của quốc gia theo đà phát triển thì lạm phát luôn đi
kèm theo. Ở Australia cũng vậy. Tuy nhiên Quốc gia này đã thực hiện những chính
sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, cụ thể:
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) là cơ quan quản chính của Úc về chính sách tiền
tệ và tài khóa. Mục đích chính của RBA là: giữ ổn định tỷ giá hối đoái; đảm bảo tăng
trưởng và duy trì việc làm đầy đủ.
Để làm điều này, các ngân hàng cho rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm của quốc gia
phải được giữ trong vòng 2-3%. Bằng cách gắn chặt vào lạm phát, giá trị đồng nội tệ
của họ được đảm bảo, mà cuối cùng sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ngân hàng Dự trữ Úc đã sử dụng 02 biện pháp để chắc chắn kiểm soát được
lạm phát, đó là: (1) điều chỉnh lãi suất tiền mặt và (2) tiến hành các hoạt động thị
trường mở.
Tỷ lệ tiền mặt là lãi suất tính bằng cách các ngân hàng cho vay qua đêm với các
tổ chức tài chính khác.
Hoạt động thị trường mở, mặt khác, là cách RBA kiểm soát cung tiền thông
qua việc mua bán các khoản vay của chính phủ hoặc các tài sản tài chính khác. RBA
17
họp hàng tháng để thảo luận về những thay đổi sẽ làm trong chính sách tiền tệ, chỉ có
ngoại lệ là tháng Giêng không họp.
1.3. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và
lạm phát tại Nhật Bản
1.3.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017
 Tăng trưởng kinh tế
Nguồn: World Bank, 2018
Hình 1. 13: Tổng GDP Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2017
Nguồn: World Bank, 2018
Hình 1. 14: Tốc độ phát triển GDP Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2017
460000.0
470000.0
480000.0
490000.0
500000.0
510000.0
520000.0
530000.0
540000.0
550000.0
560000.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
GDP giá hiện hành (tỷ Yên)
-06%
-04%
-02%
00%
02%
04%
06%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tăng trưởng GDP (%)
18
Tăng trưởng kinh tế: Nhật Bản hiện đang là nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế
giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Năm 2017, GDP của Nhật Bản đạt 546.221 tỷ Yên. Xét
cả giai đoạn 2006 - 2017, GDP của Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng khá thấp, thậm chí
có những năm còn bị suy thoái, do đó tăng trưởng bình quân đạt 0,62%/năm (hình
1.13). Giai đoạn 2008 – 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn
cầu, nên kinh tế Nhật Bản bị suy thoái nặng nề, năm 2008 giảm 1,1% và năm 2009
giảm mạnh nhất 5,4%. Giai đoạn 2010 trở đi kinh tế Nhật Bản đã phục hồi. Tuy nhiên
một phần do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai năm 2011 nên tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nhật Bản phục hồi vẫn còn chậm và tăng trưởng không ổn định. (hình 1.14).
Cơ cấu GDP: Kinh tế của Nhật Bản có dịch vụ là ngành chủ lực đem lại 70,5%
tổng GDP toàn nền kinh tế; ngành công nghiệp chiếm 28,4%; ngành nông nghiệp
đóng góp 1,1% (hình 1.15)
Nguồn: World Bank, 2018
Hình 1. 15: Cơ cấu GDP của Nhật Bản (giá hiện hành)
 Lạm phát
Trong giai đoạn 2006-2017, lạm phát của Nhật Bản rất thấp, thậm chí có nhiều
năm rơi vào giảm phát do suy thoái kinh tế. Lạm phát trung bình cả giai đoạn khoảng
0,3%/năm (hình 1.16)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
%GDP
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
19
Giai đoạn từ 2009 – 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính
toàn cầu, và suy thoái kinh tế trong nước. Do đó chỉ số giảm phát sâu nhất vào năm
2009 là 1,4%, năm 2010 là (-0,7%), năm 2011 (-0,3%), năm 2012 (-0,1%).
Giai đoạn từ 2013– 2017, tỷ lệ lạm phát có chiều hướng gia tăng, cao nhất vào
năm 2014 (tăng 2,8%) sau đó giảm xuống, lạm phát giai đoạn này biến động không
ổn định.
Nguồn: World Bank, 2018
Hình 1. 16: Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản
1.3.2. Diễn biến đầu tư công tại Nhật Bản
Chi đầu tư công của Nhật Bản năm 2017 đạt 90.722 tỷ Yên, tăng trưởng trung
bình 1,22%/năm. Kể từ sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 2007-2008, đến năm
2009 Nhật Bản đã tăng cường chi đầu tư công. Tỷ lệ đầu tư công chiếm khoảng 14,1%
GDP cả nước (năm 2007), thấp nhất trong cả giai đoạn; cao nhất là năm 2009 chiếm
18,8% GDP; tỷ lệ đầu tư công/GDP có xu hướng giảm từ năm 2011 đến 2017 (hình 1.
17)
-02
-02
-01
-01
00
01
01
02
02
03
03
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
%
Lạm phát (%)
20
Nguồn: World Bank, 2018 và tính toán của tác giả
Hình 1. 17: Vốn đầu tư công của Nhật Bản qua các năm
Theo kết quả ở hình 1.18, chi đầu tư công của Nhật Bản chiếm tỷ lệ bình quân
khoảng 50,24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2006 – 2009, tỷ trọng vốn đầu
tư công trong tổng vốn đầu tư thấp hơn so với giai đoạn 2011 – 2017. Tuy nhiên, do
định hướng giảm gánh nặng cho ngân sách, nên tỷ trọng đầu tư công của Nhật Bản có
xu hướng giảm trong giai đoạn từ 2012 – 2017.
Nguồn: World Bank, 2018
Hình 1. 18: Tỷ lệ vốn đầu tư công của Nhật Bản so với tổng đầu tư toàn xã hội
79429.20
90722.30
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
.0
10000.0
20000.0
30000.0
40000.0
50000.0
60000.0
70000.0
80000.0
90000.0
100000.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
%
TỷYên
Đầu tư công (tỷ Yên) Tỷ trọng Đầu tư công/GDP (%)
42.0
44.0
46.0
48.0
50.0
52.0
54.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ lệ đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%)
21
Không chỉ giai đoạn 2006 – 2017 mà ngay từ năm 2001 Nhật Bản đã thực hiện
các cải cách cơ cấu tài chính mạnh mẽ như: (1) Đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá,
giảm sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế; tấn công mạnh mẽ vào tam giác quyền
lực: chính trị gia quan chức - giới chủ. Đặc biệt là chủ trương tư nhân hóa tiết kiệm
bưu điện và giảm chi tiêu công; (2) Khuyến khích đầu tư tư nhân; (3) Tăng bảo hiểm
và phúc lợi xã hội; (4) Phát triển nguồn nhân lực; (5) Cải thiện điều kiện sống và làm
việc cho mọi người; (6) Tăng cường sự tự chủ của chính quyền địa phương.
Do đó, xét theo ngành/lĩnh vực, đầu tư công ở Nhật Bản tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực an sinh xã hội, chiếm từ 42,8 – 46,6% tổng mức đầu tư công; tiếp đến là lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe, đầu tư công chiếm khoảng 19,9 – 21,9%; kế đến là lĩnh vực
đầu tư cho dịch vụ kinh tế, chiếm bình quân khoảng 8,98%; đầu tư cho lĩnh vực giáo
dục, bình quân khoảng 8,51% tổng đầu tư công; đầu tư cho cơ sở hạ tầng dịch vụ công
chiếm khoảng 6,01%; đầu tư cho An ninh quốc phòng chiếm khoảng 6,04% đầu tư
công; còn lại khoảng 2,87% vốn đầu tư công phục vụ cho các lĩnh vực khác (hình
1.19). Ngoài ra, đầu tư công cho khu vực nông thôn được phân bổ nhiều hơn so với
khu vực thành thị.
Nguồn: World Bank, 2018
Hình 1. 19: Tỷ lệ vốn đầu tư công của Nhật Bản so với tổng đầu tư toàn xã hội
1.3.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Nhật Bản
1.3.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế
20%
20%
20%
20%
21%
21%
21%
22%
22%
22%
22%
43%
43%
44%
45%
46%
46%
46%
46%
46%
46%
47%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Khác
Dịch vụkinh tế
Nhà ở và tiện ích cộngđồng
An sinh xã hội
Sức khỏe
Giáo dục đào tạo
An ninh quốc phòng
Cơ sở hạ tầngdịch vụcông
22
Để phục vụ phát triển kinh tế, chi đầu tư công của Nhật Bản vẫn chiếm tỷ lệ rất
cao trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tùy vào từng giai đoạn mà Nhật Bản
có những quyết định về đầu tư công khác nhau để có lợi và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Có sự chuyển biến lớn cho hoạt động đầu tư công ở Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2017,
cụ thể ở hình 1.17 và 1.18:
Giai đoạn 2006 – 2009, Nhật Bản đã áp dụng chính sách tài khóa mở rộng
trong giai đoạn này để vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy thoái. Đầu tư công cộng
cũng tăng đáng kể do việc thực hiện các gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Đặc
biệt là gói kích thích kinh tế được thông qua hồi cuối tháng 5/2009 với trị giá gần 144
tỷ USD. Đây là gói kích thích kinh tế có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử
kinh tế Nhật Bản. Gói kích thích kinh tế này được dùng vào việc cắt giảm thuế, tăng
chi tiêu công, hỗ trợ thất nghiệp, và thúc đẩy tiêu thụ xe ô tô và hàng điện tử. Các
nhân tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của giai đoạn này là các gói kích
thích kinh tế của Chính phủ và sự phục hồi nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng
của Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc.
Giai đoạn từ 2010 – 2017, Nhật Bản áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt.
Nhằm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước, từ giữa
năm 2010, Chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện chiến lược quản lý tài khóa,
trong đó đề ra các mục tiêu củng cố tình hình tài khóa chặt chẽ. Để hoàn thành mục
tiêu đặt ra, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong
đó tập trung quản lý chặt chẽ ngân sách trung ương và địa phương. Kết quả là đến
năm 2015, tổng thâm hụt ngân sách của Chính phủ ở cấp Trung ương và địa phương
được cắt giảm một nửa so với năm 2010 và dự kiến chuyển sang thặng dư ngân sách
vào năm 2020.
1.3.3.2. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát
Những tác động dễ thấy nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
đối với nền kinh tế Nhật Bản (cũng như đối với các nền kinh tế khác) là
sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP, tình trạng phá sản của các công ty
và nạn thất nghiệp gia tăng, giá cả thị trường bất ổn định. Sau khi chính phủ gia tăng
gói kích thích kinh tế từ năm 2009 thì tỷ lệ lạm phát mặc dù vẫn chưa đạt tỷ lệ 2-3%
như kỳ vọng của Chính phủ Nhật Bản nhưng đã có khả quan hơn. Như vậy có thể nói
23
tăng chi tiêu chính phủ và tiêu dùng cá nhân bù đắp cho sự suy giảm đầu tư của các
doanh nghiệp.
24
CHƯƠNG 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. Bài học kinh nghiệm trong quản lý đầu tư công của các nước
(1) Từ Australia
Thực tế của Australia cho thấy, có những công trình hoàn toàn do tư nhân đầu
tư, khai thác; nhà nước không phải hỗ trợ tài chính (kể cả các khoản giải phóng mặt
bằng) mà vẫn giữ quyền quy định giá vé để phục vụ mục đích phát triển giao thông
công cộng.
Việc tư nhân hoá các cơ sở hạ tầng giao thông ở Australia không hạ thấp vai trò
của Nhà nước. Ngược lại Nhà nước vẫn điều tiết và kiểm soát nhằm đảm bảo các
quyền cơ bản của Nhà nước và đáp ứng lợi ích lâu dài, căn bản của quốc gia. Cụ thể:
Chỉ cho thuê đất, không bán đất; Các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông lớn bán cho tư
nhân, sau một thời hạn phải trả lại cho nhà nước, kể cả phần tư nhân đã đầu tư; Kiểm
soát giá, phí để đảm bảo lợi ích của người dân thông quá các công cụ rất minh bạch
như Uỷ ban hiệu quả, Uỷ ban cạnh tranh.
Ngoài ra, ở Australia, khi xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông,
Chính phủ quy hoạch sử dụng phần diện tích đất lớn hơn diện tích xây dựng công
trình giao thông. Đối với đất của người dân, Chính phủ bỏ tiền ra để mua đất, bồi
thường, hỗ trợ thỏa đáng cho người dân trên tinh thần hợp tác, thương lượng; từ đó
đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
(2) Từ Singapore
Không chỉ riêng Singapore mà hầu hết các nước phát triển đều tập trung vào
các lĩnh vực: cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, giao thông, thông tin và
công nghệ thông tin, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khao học, giáo dục và đào tạo
nhằm phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ
xanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Đối với quản lý vốn đầu tư công, Singapore đã có những bước cải cách rất lớn.
Kể từ đầu những năm 1980, Singapore tiến hành các cuộc cải cách hành chính quy mô
lớn, nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và quản lý tài chính được phân cấp
nhiều hơn. Cuộc cải cách này tập trung vào lĩnh vực như: ngân sách, hợp tác công -
tư/tư nhân hóa, trọng dụng nhân tài và chống tham nhũng là một trong những cải cách
25
quan trọng nhất. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh 2016 của Ngân hàng Thế
giới (World Bank), Singapore là nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới.
Trong đó:
- Crong đó: áo về môi trường kinh doanh 2016 của Ngân giữa các bộ, sử dụng
các quy tắc hiến pháp tài chính, áp mức chi trần cho các bộ... dưới sự giám sát của Bộ
Tài chính.
- Các Bộác g đó: áo về môi trường kinh doanh 2016 của Ngân giữa các bộ, sử
dụng các quy tắc hiến pháp tài chính, áp mức chi trần cho các bng dư ngân sách để
dùng trong những thời điểm khó khăn, chẳng hạn khi dịch SARS bùng nổ năm 2002
hay khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
(3) Từ Nhật Bản
Tại Nhật bản, các cơ quan quản lý và điều hình đầu tư công ngoài Chính phủ
và các tập đoàn công cộng, cơ quan chính quyền quận, thành phố còn có sự than gia
của các tổ chức hợp tác đầu tư giữa nhà nước và tư nhân.
Hàng hóa công cộng không thể được giao dịch thông qua cơ chế thị trường, thì
phải được cung cấp bởi khu vực công (chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương và
các tập đoàn công cộng). Đầu tư được thực hiện bởi khu vực công cho các tiện ích
như đường xá, cầu cảng…. thì được gọi là đầu tư công.
Nhật Bản đã phải chuẩn hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp thẩm
định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, phương pháp thẩm định dự án đầu tư
công cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp bảo đảm lựa chọn được các dự án
tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế và các dự án hạ tầng
thường có quy mô lớn.
Nhật Bản quản lý chi phí đầu tư và chất lượng công trình đầu tư công rất chặt
chẽ. Nhật Bản đã thay đổi phương phá cũ bằng “Phương pháp đánh giá tổng hợp”.
Theo đó, nhà thầu được chọn là nhà thầu có khả năng thực hiện công trình tốt nhất với
sự đánh giá tổng hợp của yếu tố giá cả và chất lượng. Phương pháp này được Quốc
Hội Nhật Bản thông qua bằng Luật “Thúc đẩy đảm bảo chất lượng công trình”. Trong
đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề giá cả và các tiêu chí kỹ thuật quan trọng. Đồng thời
với việc lựa chọn nhà thầu tốt này, các cơ quan xét thầu vẫn chú trọng xem xét
nghiêm khắc các nhà thầu vi phạm qui định chống phá giá nhằm ngăn chặn nhà thầu
26
bỏ giá thấp bất hợp lý chỉ nhằm mục đích thắng thầu. Một trong những giải pháp đang
được áp dụng ở Nhật Bản là thực thi và công khai hệ thống khảo sát giá cả đấu thầu
thấp và ban bố hệ thống giới hạn giá cả thấp nhất.
2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Hiện nay hiệu quả đầu tư công của Việt Nam được đánh giá vẫn còn hạn chế
như: hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao; tái cơ cấu đầu tư công còn chậm; các dự
án đầu tư công còn dàn trải,… Qua những phân tích về kinh nghiệm đầu tư công của
các nước Singapore , Australia và Nhật Bản nêu trên, Việt Nam có thể nghiên cứu
kinh nghiệm của những nước này để đưa ra các biện pháp quản lý, tăng cường hiệu
quả đầu tư công. Do đó có một số kiến nghị như sau:
- Cần phải đánh giá, phân tích cụ thể yếu kém hiệu quả đầu tư ở ngành nào, yếu
kém ở lĩnh vực nào, qua đó điều chỉnh cơ cấu đầu tư bảo đảm những ngành có hiệu
quả phải có hướng ưu tiên đầu tư phát triển lâu dài và ngược lại.
- Tạo cơ hội và thúc đẩy đầu tư tư nhân, hỗ trợ khu vực này trong quá trình kinh
doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư công là rất cần thiết trong việc tạo động lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
khi ở mức thu nhập tốt hơn, hoạt động đầu tư công cũng cần hướng nhiều hơn vào các
ngành hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và
vốn con người.
- Cần phải có một loạt các thể chế và chính sách để có thể quản lý đầu tư công
một cách hiệu quả.
- Mỗi chính sách chỉ thích hợp để đạt được một mục tiêu nhất định, nên đầu tư
công không phải là công cụ để thực hiện tất cả hoặc nhiều mục tiêu cho nền kinh tế.
Thay vào đó, đầu tư công cần được bổ trợ bằng các chính sách khác (như chính sách
ngành, chính sách lao động...) nhằm bảo đảm việc thực hiện đồng thời và hài hoà
nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc kết hợp hiệu quả đầu tư công với các
công cụ chính sách khác - đòi hỏi có sự điều phối và phối hợp hiệu quả của các cơ
quan chức năng liên quan - trở thành một yêu cầu quan trọng. Điều này cũng đòi hỏi
công tác điều hành chính sách nói chung phải có sự cân bằng giữa tính linh hoạt và kỷ
luật đối với các nguyên tắc đề ra.
27
- Cần cung cấp vốn cho các dự án theo thứ tự ưu tiên những dự án cấp thiết,
trong đó ưu tiên đối với những lĩnh vực mà tư nhân không làm được.
- Tình trạng đầu tư công của Việt Nam còn dàn trải, chưa có trọng điểm, nặng về
cơ chế xin – cho. Trong khi đó nrong khi đó ̉i, ngân sách khá lgân sách khá Việt Nam
phải chọn tập trung, không đầu tư dàn trọn.
- Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng mô hình của Australia hoặc Nhật Bản cho
các dự án phát triển hạ tầng giao thông
- Hiệt Nam hchi đhi Nam hoàcho cơ sở hạ tầng chiếm trên 50% tổng đầu tư
công cho cơ sở hạ, trong đó hạ tầng giao thông chiếm nguồn vốn rất lớn. Trong khi
đó, hrất lớnhông 50% tổng đầu tư công ralia hoặc Nhật Bản cho các dự án phát t như
đhưong khi đó, hrất lớnhông 50% tổng đầu tư công ralia hoặc Nhật Bản cho các dự án
phát triển hạ tầng giao thôngdđhưong khiu tư công. Vì vậy, đối với đầu tư công về cơ
sở hạ tầng, dịch vụ Việt Nam có thể học hỏi trong vấn đề quản lý quản lý chi phí đầu
tư và chất lượng công trình ciệ Nhật Bản, Singapore ho học hỏi tro như sau: (1) Huy
động vốn đầu tư công trình, hạ tầng giao thông từ khu vực tư nhân, triển khai đầu tư
dự án theo hình thức hợp tác công tư; (2) Cần bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hạ
tầng giao thông; (3) đấu thầu công khai minh bạch; (4) lựa chọn nhà thầu chất lượng
theo phương pháp của Nhật Bản.
28
Tài liệu tham khảo
29
Phụ lục
Phụ lục 1: Danh mục đầu tư công của Singapore qua các năm, triệu SGD
Nguồn: Department of statistics Singapore
Phụ lục 2: Bảng chi đầu tư công Australia 2006-2017, ĐVT triệu AUD
Nguồn: Asian Development Bank (ADB)
Phụ lục 3: Chi đầu tư công của Australia phân theo lĩnh vực 2006-2017
Nguồn: Asian Development Bank (ADB)
z

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)Phụ Kiện Xinh
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáGoodbyemyBaBy
 
Phân tích BOP
Phân tích BOPPhân tích BOP
Phân tích BOPNhư Bùi
 
Tác động của fdi đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của fdi đến tăng trưởng kinh tế ở việt namTác động của fdi đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của fdi đến tăng trưởng kinh tế ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt NamNghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Namluanvantrust
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngPhân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngCao Duan Le
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...ssuserc1c2711
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hốiBichtram Nguyen
 

Mais procurados (20)

Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Quan tri tai chinh ch 3
Quan tri tai chinh  ch 3Quan tri tai chinh  ch 3
Quan tri tai chinh ch 3
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
 
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ AnLuận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
 
Phân tích BOP
Phân tích BOPPhân tích BOP
Phân tích BOP
 
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.docLuận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
 
Tác động của fdi đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của fdi đến tăng trưởng kinh tế ở việt namTác động của fdi đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của fdi đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
 
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt NamNghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
Bài mẫu tiểu luận về kinh tế lượng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về kinh tế lượng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về kinh tế lượng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về kinh tế lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngPhân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu công
 
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hối
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 

Semelhante a Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản

Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...nataliej4
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)trannhi2806tg
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Duc M. Pham
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...nataliej4
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Semelhante a Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản (20)

Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
Luận án: Thúc đẩy dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, HAY
Luận án: Thúc đẩy dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, HAYLuận án: Thúc đẩy dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, HAY
Luận án: Thúc đẩy dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, HAY
 
Kinh te luong
Kinh te luongKinh te luong
Kinh te luong
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAYQuản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Nhật Bản Vào...
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAYLuận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Bất Bình Đẳng Trong Thu Nhập Và Tăng Trưởng Kin...
 
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
 
Luận án: Vai trò của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất k...
Luận án: Vai trò của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất k...Luận án: Vai trò của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất k...
Luận án: Vai trò của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất k...
 
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh N...
 
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợĐề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
 

Mais de Cậu Ba

Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Cậu Ba
 
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...Cậu Ba
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...Cậu Ba
 
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017Cậu Ba
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩCậu Ba
 
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)Cậu Ba
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftCậu Ba
 
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Cậu Ba
 
Mẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiMẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiCậu Ba
 

Mais de Cậu Ba (9)

Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
 
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
 
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualift
 
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
 
Mẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiMẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mối
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản

  • 1. 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA Mục lục CHƯƠNG 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...........................................................................2 1.1. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Singapore ........................................................................................................2 1.1.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017...................2 1.1.2. Diễn biến đầu tư công tại Singapore...................................................................5 1.1.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Singapore...................9 1.1.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế tại Singapore.....9 1.1.3.2. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát tại Singapore................... 10 1.2. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Australia ....................................................................................................... 10 1.2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017................ 10 1.2.2. Diễn biến đầu tư công tại Australia.................................................................. 14 1.2.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Australia.................. 16 1.2.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế tại Australia ... 16 1.2.3.2. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát tại Australia .................... 16 1.3. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Nhật Bản ...................................................................................................... 17 1.3.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017................ 17 1.3.2. Diễn biến đầu tư công tại Nhật Bản................................................................. 19 1.3.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Nhật Bản................. 21 1.3.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế.......................... 21 1.3.3.2. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát........................................... 22 CHƯƠNG 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................ 24 2.1. Bài học kinh nghiệm trong quản lý đầu tư công của các nước............................ 24 2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................................ 26 Tài liệu tham khảo................................................................................................................ 28 Phụ lục ................................................................................................................................... 29
  • 2. 2 CHƯƠNG 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.1. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Singapore 1.1.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017  Tăng trưởng kinh tế Singapore là nước có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao, phần lớn nhờ môi trường kinh doanh cởi mở và không tham nhũng, chính sách tài chính và tiền tệ thận trọng và khung pháp lý minh bạch. Năm 2017 GDP của Singapore đạt 428.640 triệu SGD. Xét cả giai đoạn 2010 - 2017, GDP của Singapore tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,89%/năm (hình 1.1). Chính phủ Singapore đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách công nghiệp tích cực nhằm mục tiêu: khuyến khích tài khóa, tăng đầu tư công, Australia đã phát triển các thành phần năng lực cạnh tranh để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và tập trung vào đa dạng hóa nền kinh tế. Nguồn: Department of statistics Singapore Hình 1. 1: GDP của Singapore qua các năm ( triệu SGD) .0 50000.0 100000.0 150000.0 200000.0 250000.0 300000.0 350000.0 400000.0 450000.0 500000.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Triệu SGD Gross Domestic Product At 2010 Market Prices
  • 3. 3  Cơ cấu GDP: Cơ cấu kinh tế của Singapore giai đoạn 2006 -2017 chuyển dịch theo xu hướng Dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm hơn 70% GDP cả nước, lớn gấp 3 lần ngành công nghiệp (chiếm 24,8% GDP); ngành nông nghiệp có tỷ lệ gần như bằng 0 do Singapore không có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp. Bảng 1. 1: Cơ cấu GDP của Singapore giai đoạn 2006-2017, Đvt: % Năm 2006 2010 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Công nghiệp 32.4 27.6 24.6 25.4 25.7 25.3 24.8 Dịch vụ 67.6 72.3 75.4 74.5 74.2 74.7 75.2 Nguồn: Asian Development Bank (ADB) Nguồn: Asian Development Bank (ADB) Hình 1. 2: Cơ cấu kinh tế Singapore 2017 Singapore là nước không có nhiều tài nguyên thiên nhiên nên nhập khẩu chủ yếu thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng, thuốc, máy móc và thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước. Nhưng ngược lại, Singapore vẫn là nước xuất siêu nhờ vào xuất khẩu máy móc và thiết bị (gồm cả đồ điện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất, dầu mỏ. 25% 75% Công nghiệp Dịch vụ
  • 4. 4 Ngành công nghiệp của Singapore chủ yếu nhập nguyên liệu thô để chế biến và sau đó xuất khẩu cho thị trường khu vực và quốc tế. Singapore có thế mạnh dịch vụ về cảng biển, tài chính, bảo hiểm, là trung tâm giao dịch hàng hóa: nông nghiệp, hàng công nghiệp trong khu vực. Hiện nay, Singapore được xem là trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á, là cửa khẩu của các tuyến đường biển quan trọng qua eo biển Malacca. Eo biển Malacca nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ Châu Âu, Châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á và Đông Á. Đây là nơi chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn tàu thuyền qua lại, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá. Các hàng hóa giao thương qua eo biển này chủ yếu cung cấp cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển này. Một nửa số tàu chở nhiên liệu của ba nước trên phải đi qua đây. Singapore có cảng biển hiện đại nhất châu Á và nằm trong top các cảng biển hàng đầu thế giới.  Lạm phát Giai đoạn 2006-2017, chỉ số giá trong nước có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng, tỷ lệ lạm phát của Singapore thấp luôn ổn định với tỷ lệ lạm phát bình quân khoảng 2,2%, tác động tốt đến nền kinh tế. Đây là do sự quản lý hiệu quả của chính phủ Singapore. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, chi phí đầu sản xuất đầu vào tăng cao do Singapore phụ thuộc nhập khẩu. Đồng thời chi phí đi lại và nhà ở cũng tăng cao dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng vọt hơn 4 điểm so với năm 2007, tương đương mức lạm phát 6,63%. Tuy nhiên giai đoạn từ 2012-2017, giá cả đi vào ổn định, giảm phát bắt đầu xảy ra vào năm 2015 (- 0,52%) và 2016 (-0.53%)
  • 5. 5 Nguồn: The global economy, 2018 Hình 1. 3: Tỷ lệ lạm phát của Singapore (theo giá so sánh năm 2010) Nguồn: The global economy, 2018 Hình 1. 4: Chỉ số giá tiêu dùng của Singapore 1.1.2. Diễn biến đầu tư công tại Singapore Chi phí đầu tư công của Singapore tăng dần qua các năm. Năm 2006 chi phí đầu tư công của Singapore chỉ 23.924,6 triệu SGD , con số vượt gấp đôi sau 10 năm và đạt 55.313,9 triệu SGD (năm 2017). Trung bình tăng khoảng 2 triệu SGD/năm giai 0 20 40 60 80 100 120 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 CPI %
  • 6. 6 đoạn 2007-2011, sau đó tăng mạnh 3-5 triệu SGD/năm giai đoạn 2014-2016. Đầu tư công tại Singapore tăng trưởng mạnh, bình quân đạt 7,9%/năm. Bảng 1. 2: Bảng chi tiêu đầu tư công của SINGAPORE từ 2006-2017 Năm Đầu Tư Công (triệu SGD) Chênh lệch năm sau so với năm trước (triệuSGD) Chỉ số phát triển(%) 2.006 23.924,6 - - 2.007 25.952,1 2.027,5 108,5 2.008 28.733,6 2.781,5 110,7 2.009 30.908,9 2.175,3 107,6 2.010 33.270,1 2.361,2 107,6 2.011 35.150,0 1.879,9 105,7 2.012 36.420,8 1.270,8 103,6 2.013 39.724,9 3.304,1 109,1 2.014 42.685,2 2.960,3 107,5 2.015 48.090,4 5.405,2 112,7 2.016 52.128,9 4.038,5 108,4 2.017 55.313,9 3.185,0 106,1 TTBQ/năm 7,9% Nguồn: Department of statistics Singapore, 2018 Hình 1. 5: Danh mục đầu tư công của Singapore qua các năm, triệu SGD Varia bles Tổng đầu tư công Phát triển xã hội An ninh và đối ngoại Phát triển kinh tế Quản lý công 1997 14.079,6 5.479,6 7.234,8 707,7 657,6 1998 14.651,5 5.433,3 7.661,0 893,3 664,0 1999 14.867,5 5.409,5 7.900,5 865,3 692,1 2000 18.414,9 6.653,8 8.041,2 2.908,4 811,5
  • 7. 7 2001 18.536,2 7.769,9 8.865,4 1.113,3 787,6 2002 19.358,9 7.945,6 9.468,4 1.133,3 811,7 2003 19.990,7 8.614,8 9.634,0 995,1 746,8 2004 20.355,0 8.499,6 10.228,1 884,3 743,0 2005 21.444,7 8.777,6 10.980,7 918,9 767,6 2006 23.924,6 10.519,9 11.540,3 984,0 880,4 2007 25.952,1 11.474,6 12.399,5 1.110,5 967,4 2008 28.733,6 13.200,2 13.219,3 1.283,6 1.030,5 2009 30.908,9 14.714,2 13.522,5 1.564,8 1.107,4 2010 33.270,1 16.458,9 13.919,8 1.666,3 1.225,1 2011 35.150,0 18.056,3 14.088,0 1.674,6 1.331,1 2012 36.420,8 18.495,6 14.677,6 1.869,8 1.377,8 2013 39.724,9 20.943,2 15.233,3 2.027,3 1.521,1 2014 42.685,2 22.611,8 16.289,7 2.223,7 1.560,0 2015 48.090,4 26.258,2 17.495,4 2.631,8 1.704,6 2016 52.128,9 28.939,5 18.372,2 2.997,7 1.819,4 Nguồn: Department of statistics Singapore, 2018 Chi đầu tư công của Singapore bao gồm 4 lĩnh vực chính: phát triển xã hội, anh ninh và đối ngoại, phát triển kinh tế và quản lý công. Trong đó, tập trung chủ yếu hơn 90% đầu tư công chi cho phát triển xã hội và an ninh đối ngoại. Cụ thể, chi cho phát triển xã hội chiếm bình quân 47,7%; an ninh và đối ngoại 43,1%; phát triển kinh tế 5,5% và quản lý công 3,8% (hình 1.5 và 1.6). Cụ thể các khoản chi đầu tư công phân theo ngành nghề được Chính phủ Singapore tập trung nhiều nhất đó là giáo dục chiếm khoảng 25,4%, an ninh quốc phòng 22,65%, sức khỏe 15,73%, còn lại là các khoản chi khác.
  • 8. 8 Nguồn: Department of statistics Singapore, 2018 Hình 1. 6: Danh mục đầu tư công Singapore giai đoạn 2006-2016 Nguồn: Department of statistics Singapore Hình 1. 7: Các khoản chi tiêu công của Singapore phân theo lĩnh vực, triệu SGD Quốc phòng của Singapore luôn luôn được ưu tiên đầu tư từ ngân sách. Tỷ trọng đầu tư luôn chiếm trung bình 22-23% tổng đầu tư công. Điều này đã tạo giúp cho Singapore trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á về công nghiệp quốc phòng, đủ khả năng tự chủ phần lớn các trang thiết bị đủ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Các 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Phát triển xã hội An ninh và đối ngoại Phát triển kinh tế Quản lý công - 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Khác Quốc phòng Sức khỏe Giáo dục
  • 9. 9 ông ty tư nhân cũng tham gia sâu vào ngành này và được nhà nước hỗ trợ. Đó là động lực giúp tăng năng lực cạnh tranh, và thAustralia đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong nước. Giáo dục và y tế của Singapore cũng đứng đầu Đông Nam Á, là mục tiêu trọng điểm của chính phủ Singapore để phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội. Nền giáo dục của Singapore được đầu tư nhiều và có định hướng của nhà nước tập trung đào tạo các ngành mới như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin viễn thông. Đồng thời đây cũng là ngành dịch vụ có lợi thế của Singapore, giúp thu hút ngoại tệ khi cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho khu vực. Lĩnh vực y tế của Singapore cũng là thế mạnh, là nơi tập trung dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khu vực Đông nam Á nói chung và một số thị trường ở các châu lục khác. 1.1.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Singapore Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế tại SingaporeChi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế thực sự có mối quan hệ lâu dài ở các nước châu Á đặc biệt là Singapore. Cuối cùng, có quan hệ nhân quả từ tăng trưởng kinh tế đến tăng trưởng chính phủ và ngược lại phù hợp với lý thuyết của Keynes và luật Wagner. Do đó, Singapore đã tăng cường sự tham gia của chính phủ để tăng cường tăng trưởng kinh tế. Theo Mukul g. Asher, Azad Singh Bali, Chang Yee Kwan, 2015, khả năng của Singapore duy trì tính nhất quán giữa chiến lược tăng trưởng của quốc gia thông qua việc sử dụng các biện pháp rất linh hoạt và thực tiễn quản lý tài chính công (PFM) là một thành tựu quan trọng, đã đem lại hiệu suất mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua. Singapore tập trung vào chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa trên điểm đến, nhấn mạnh đến tích lũy vốn, thu hút các công ty nước ngoài, và lao động nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao. Nhưng do tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ ngày càng tăng, chiến lược tăng trưởng này đòi hỏi một lượng lớn lao động nước ngoài, do đó tiền lương trong nước bị siết chặt (Hui, 2013). Năm 2014, công dân Singapore chiếm 61,1% tổng dân số, với người thường trú là 9,6% và lao động nước ngoài chiếm 29,3% (Cục Thống kê, 2015b). Dòng nhân lực nước ngoài có lợi cho Singapore về kinh tế và tài khóa, nhưng đã đặt ra những thách thức xã hội. Chính vì vậy, đầu tư công của chính phủ đã
  • 10. 10 phải ưu tiên chi nhiều nhất cho lĩnh vực phát triển xã hội. Những thách thức này sẽ trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi phải tăng cường về quản lý chính trị khi tỷ lệ người nước ngoài trong dân số tăng (Yeoh và Lin, 2012). Chính phủ Singapore duy trì sự hiện diện đáng kể trong nền kinh tế bằng sự tham gia trực tiếp, kế hoạch do nhà nước lãnh đạo và sử dụng các chính sách can thiệp (Huff, 1995, 1999). Singapore đã thực hiện tốt vai trò của nguồn vốn đầu tư công khi chi tiêu công được thực hiện phù hợp với chiến lược tăng trưởng của quốc gia. Chẳng hạn bằng cách cung cấp các tiện ích công cộng bổ sung như điện, nhà ở, nước, giao thông, v.v. mà các doanh nghiệp cần, và bằng cách tạo ra thặng dư tài chính. Những điều này giúp tạo niềm tin trong quản lý khu vực công đối với các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài là động lực chính của chiến lược tăng trưởng mà Singapore theo đuổi. Sau đó, doanh thu của khu vực công từ thuế và các nguồn khác tăng tương ứng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. 1.1.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát tại Singapore Một trong những yếu nguyên nhân dẫn đến CPI Singapore là cho áp lực chi phí nội địa, chi phí lao động tăng cao do lực lượng lao động khan hiếm. Khi chi phí thuê nhân công tăng, doanh nghiệp có xu hướng chuyển phần chi phí tăng thêm vào giá sản phẩm và dịch vụ làm cho chi phí tăng. Kết quả là hàng loạt danh mục từ sức khỏe, giáo dục cũng như chỉ số giá trải qua đợt tăng giá và dẫn đến lạm phát. Để kìm hãm lạm phát, chính phủ Singapore đã chú trọng đầu tư giáo dục và sức khỏe nhằm nâng cao trình độ và sức khỏe nguồn lực lao động, điều này giúp tăng năng suất làm việc hiện có, doanh nghiệp sẵn sang chi trả lương cao hơn cho người lao động nhưng chi phí trên sản phẩm dịch vụ lại không tăng cao và đồng nghĩa với việc không cần tăng chi phí trên mỗi sản phẩm (theo Government of Singapore, 2012) 1.2. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Australia 1.2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017  Tăng trưởng kinh tế Theo Nordea Trade, 2019, nền kinh tế Australia trải qua 26 năm tăng trưởng kinh tế không bị gián đoạn và đây là quốc gia duy nhất của OECD không rơi vào suy thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính. Australia giữ một trong những mức tăng
  • 11. 11 trưởng cao nhất của các quốc gia phát triển và là nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới. GDP của Australia năm 2017 đạt 1.694.483 triệu AUD với tốc độ tăng trưởng bình quân 3%/năm. Nguồn: Asian Development Bank (ADB) Điểm số tự do kinh tế của Australia là 80,9, khiến nền kinh tế của nước này đứng thứ 5 trong Chỉ số 2019. Điểm tổng thể của nó không thay đổi so với năm 2018, với điểm số cao hơn về tự do lao động, sự liêm chính của chính phủ, sức khỏe tài khóa và tự do thương mại bù đắp cho hiệu quả tư pháp giảm mạnh. Australia được xếp hạng thứ 4 trong số 43 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và điểm tổng thể của nó cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới (The Heritage Foundation, 2019). Nền kinh tế Australia đang trải qua sự thay đổi cấu trúc khi sự bùng nổ đầu tư khai thác, đã đạt đỉnh vào năm 2012. Chính phủ đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi này thông qua cắt giảm thuế doanh nghiệp, đàm phán các hiệp định thương mại tự do bổ sung và cải cách hơn nữa trong thị trường lao động. Nhìn chung, thị trường của Australia đã được hưởng lợi từ một hệ thống chính phủ hiệu quả tạo điều kiện cho sự phát triển kinh doanh sôi động. Khai thác và nông nghiệp là các ngành xuất khẩu quan trọng của Australia. Đến nay có hơn 10 hiệp định thương mại tự do của Australia bao .0 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 1400000.0 1600000.0 1800000.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GDP by industrial origin at 2013/2014 market prices
  • 12. 12 gồm các thỏa thuận với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Các cuộc đàm phán về các thỏa thuận tương tự cũng đang diễn ra với Liên minh châu Âu và dự kiến sẽ bắt đầu với Vương quốc Anh sau khi Anh rời khỏi EU Bảng 1. 3: GDP của Australia giai đoạn 2006-2017 (theo giá cố định 2014) Nguồn: Asian Development Bank (ADB) Hình 1. 8: Cơ cấu GDP của Australia giai đoạn 2006-2017 Nền kinh tế của Australia có tỷ trọng dịch vụ chiếm phần lớn trung bình 72,6%, Công nghiệp khoảng 25%, nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ 2,4%. Thế mạnh Australia có năng lực cạnh tranh quốc tế về dịch vụ tài chính và bảo hiểm, công nghệ và hàng hóa sản xuất có giá trị gia tăng cao. Khu vực dịch vụ chiếm vị trí thống lĩnh trong nền kinh tế Australia , đóng góp gần 73% vào GDP và sử dụng khoảng 78,3% lực lượng lao động. Sự tăng trưởng lớn nhất trong lĩnh vực này là sự gia tăng của các dịch vụ tài chính và kinh doanh (nắm giữ nhóm tài sản quỹ được quản lý lớn thứ sáu thế giới). Chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội cũng đã đóng góp cơ bản cho tăng trưởng. Các dịch vụ du lịch như du lịch liên quan đến giáo dục, du lịch giải trí và dịch vụ du lịch kinh doanh cũng đang phát triển đáng kể. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Dịch vụ Công Nghiệp Nông Nghiệp
  • 13. 13 Khu vực công nghiệp sử dụng khoảng 1/5 lực lượng lao động và đóng góp vào gần 1/4 GDP (23%). Ngành công nghiệp của Australia chủ yếu xoay quanh công nghiệp thực phẩm (khoảng 40% lực lượng lao động), máy móc thiết bị (khoảng 20%), chế biến kim loại và hàng kim loại (gần 20%)và các ngành hóa chất, hóa dầu (hơn 10%) . Australia có các nguyên liệu khoáng sản và năng lượng, mang về nguồn thu lớn xuất khẩu (Australia là nhà sản xuất quặng sắt, vàng và uranium lớn nhất thế giới, và sẽ sớm trở thành nhà xuất khẩu LNG – Khí hóa lỏng lớn nhất thế giới). Trên thực tế, riêng xuất khẩu quặng sắt đã chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước. Autralia cũng có trữ lượng lớn nhất thế giới về nhiều tài nguyên chiến lược, như uranium, trong đó nó nắm giữ 40% trữ lượng được xác nhận trên thế giới. Ngành nông nghiệp Australia chỉ sử dụng khoảng 2,5% lực lượng lao động và đóng góp 2,8% vào GDP. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp và khai thác cũng là ngành quan trọng đem lại kim ngạch xuất khẩu. Australia vốn được xem là một quốc gia nông nghiệp rộng lớn và là một trong những nhà xuất khẩu chính về len, thịt, lúa mì và bông (Nordea Trade, 2019).  Lạm phát Trong giai đoạn 2006-2017 Lạm phát của Australia ở mức thấp, trung bình khoảng 2,4%/ năm. Giai đoạn từ 2011- 2016 có xu hướng giảm và đạt thấp nhất vào năm 2016 ở mức 1,28%. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này có sự sụt giảm của giá dầu thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng tăng trung bình 2,6% tính theo giá 2010, mức tăng nhẹ ổn định không có đột biết về giá cả tiêu dùng.
  • 14. 14 Nguồn: World bank, 2018 Hình 1. 9: Tỷ lệ lạm phát của Australia giai đoạn 2006-2017 Nguồn: World bank Hình 1. 10: Chỉ số CPI của Australia giai đoạn 2006-2017 1.2.2. Diễn biến đầu tư công tại Australia Đầu tư công Australia năm 2017 đạt 450.594 triệu AUD với mức tăng trưởng trung bình 6,4%/năm. Tỷ lệ đầu tư công tăng mạnh từ giai đoạn 2007 đến 2009 đạt mức 15,9% tăng 44.291 triệu AUD năm 2009. Sau đó tỷ lệ đầu tư công giảm mạnh .0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỉ lệ lạm phát(annual %) - 020 040 060 080 100 120 140 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 CPI (2010 =100)
  • 15. 15 xuống 1,24% năm 2013 và tăng dần đến năm 2017. Nhìn chung tốc độ phát triển của đầu tư công tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2007 – 2009. Nguồn: Asian Development Bank (ADB) Hình 1. 11: Chi đầu tư công Australia 2006-2017, triệu AUD Nguồn: Asian Development Bank và tính toán của tác giả Hình 1. 12: Cơ cấu đầu tư công của Australia phân theo lĩnh vực 2006-2017 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Quản lý công Quốc phòng Giáo dục Y tế sức khỏe An ninh xã hội & phúc lợi Nhà ở & cộng đồng Văn hóa Dịch vụ kinh tế Khác
  • 16. 16 Giai đoạn 2006 – 2010, Australia không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 nên đầu tư công của Australia trong giai đoạn này vẫn cao và tăng dần qua các năm. Đầu tư công của úc ưu tiên tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường bộ, đường sắt, nhà ở, hệ thống giáo dục); an ninh xã hội và phúc lợi xã hội, y tế sức khỏe, giáo dục, quốc phòng, dịch vụ kinh tế; hỗ trợ tài chính cho quỹ hưu trí, người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các nhóm còn lại. 1.2.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Australia 1.2.3.1.Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế tại Australia Ở các nước tiên tiến như Australia, chi tiêu cho nông nghiệp, vận chuyển chi tiêu vốn và truyền thông dường như có liên quan tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Xét toàn bộ giai đoạn 2006 – 2017 cho thấy nên kinh tế của Australia liên tục không hề suy thoái, nhờ tiêu dùng tăng mạnh và chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ nước này (theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2018). 1.2.3.2.Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát tại Australia Khi tăng trưởng kinh tế của quốc gia theo đà phát triển thì lạm phát luôn đi kèm theo. Ở Australia cũng vậy. Tuy nhiên Quốc gia này đã thực hiện những chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, cụ thể: Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) là cơ quan quản chính của Úc về chính sách tiền tệ và tài khóa. Mục đích chính của RBA là: giữ ổn định tỷ giá hối đoái; đảm bảo tăng trưởng và duy trì việc làm đầy đủ. Để làm điều này, các ngân hàng cho rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm của quốc gia phải được giữ trong vòng 2-3%. Bằng cách gắn chặt vào lạm phát, giá trị đồng nội tệ của họ được đảm bảo, mà cuối cùng sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngân hàng Dự trữ Úc đã sử dụng 02 biện pháp để chắc chắn kiểm soát được lạm phát, đó là: (1) điều chỉnh lãi suất tiền mặt và (2) tiến hành các hoạt động thị trường mở. Tỷ lệ tiền mặt là lãi suất tính bằng cách các ngân hàng cho vay qua đêm với các tổ chức tài chính khác. Hoạt động thị trường mở, mặt khác, là cách RBA kiểm soát cung tiền thông qua việc mua bán các khoản vay của chính phủ hoặc các tài sản tài chính khác. RBA
  • 17. 17 họp hàng tháng để thảo luận về những thay đổi sẽ làm trong chính sách tiền tệ, chỉ có ngoại lệ là tháng Giêng không họp. 1.3. Kinh nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Nhật Bản 1.3.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2017  Tăng trưởng kinh tế Nguồn: World Bank, 2018 Hình 1. 13: Tổng GDP Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2017 Nguồn: World Bank, 2018 Hình 1. 14: Tốc độ phát triển GDP Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2017 460000.0 470000.0 480000.0 490000.0 500000.0 510000.0 520000.0 530000.0 540000.0 550000.0 560000.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GDP giá hiện hành (tỷ Yên) -06% -04% -02% 00% 02% 04% 06% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tăng trưởng GDP (%)
  • 18. 18 Tăng trưởng kinh tế: Nhật Bản hiện đang là nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Năm 2017, GDP của Nhật Bản đạt 546.221 tỷ Yên. Xét cả giai đoạn 2006 - 2017, GDP của Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng khá thấp, thậm chí có những năm còn bị suy thoái, do đó tăng trưởng bình quân đạt 0,62%/năm (hình 1.13). Giai đoạn 2008 – 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, nên kinh tế Nhật Bản bị suy thoái nặng nề, năm 2008 giảm 1,1% và năm 2009 giảm mạnh nhất 5,4%. Giai đoạn 2010 trở đi kinh tế Nhật Bản đã phục hồi. Tuy nhiên một phần do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai năm 2011 nên tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản phục hồi vẫn còn chậm và tăng trưởng không ổn định. (hình 1.14). Cơ cấu GDP: Kinh tế của Nhật Bản có dịch vụ là ngành chủ lực đem lại 70,5% tổng GDP toàn nền kinh tế; ngành công nghiệp chiếm 28,4%; ngành nông nghiệp đóng góp 1,1% (hình 1.15) Nguồn: World Bank, 2018 Hình 1. 15: Cơ cấu GDP của Nhật Bản (giá hiện hành)  Lạm phát Trong giai đoạn 2006-2017, lạm phát của Nhật Bản rất thấp, thậm chí có nhiều năm rơi vào giảm phát do suy thoái kinh tế. Lạm phát trung bình cả giai đoạn khoảng 0,3%/năm (hình 1.16) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 %GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
  • 19. 19 Giai đoạn từ 2009 – 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, và suy thoái kinh tế trong nước. Do đó chỉ số giảm phát sâu nhất vào năm 2009 là 1,4%, năm 2010 là (-0,7%), năm 2011 (-0,3%), năm 2012 (-0,1%). Giai đoạn từ 2013– 2017, tỷ lệ lạm phát có chiều hướng gia tăng, cao nhất vào năm 2014 (tăng 2,8%) sau đó giảm xuống, lạm phát giai đoạn này biến động không ổn định. Nguồn: World Bank, 2018 Hình 1. 16: Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản 1.3.2. Diễn biến đầu tư công tại Nhật Bản Chi đầu tư công của Nhật Bản năm 2017 đạt 90.722 tỷ Yên, tăng trưởng trung bình 1,22%/năm. Kể từ sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 2007-2008, đến năm 2009 Nhật Bản đã tăng cường chi đầu tư công. Tỷ lệ đầu tư công chiếm khoảng 14,1% GDP cả nước (năm 2007), thấp nhất trong cả giai đoạn; cao nhất là năm 2009 chiếm 18,8% GDP; tỷ lệ đầu tư công/GDP có xu hướng giảm từ năm 2011 đến 2017 (hình 1. 17) -02 -02 -01 -01 00 01 01 02 02 03 03 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 % Lạm phát (%)
  • 20. 20 Nguồn: World Bank, 2018 và tính toán của tác giả Hình 1. 17: Vốn đầu tư công của Nhật Bản qua các năm Theo kết quả ở hình 1.18, chi đầu tư công của Nhật Bản chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 50,24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2006 – 2009, tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư thấp hơn so với giai đoạn 2011 – 2017. Tuy nhiên, do định hướng giảm gánh nặng cho ngân sách, nên tỷ trọng đầu tư công của Nhật Bản có xu hướng giảm trong giai đoạn từ 2012 – 2017. Nguồn: World Bank, 2018 Hình 1. 18: Tỷ lệ vốn đầu tư công của Nhật Bản so với tổng đầu tư toàn xã hội 79429.20 90722.30 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 .0 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 80000.0 90000.0 100000.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 % TỷYên Đầu tư công (tỷ Yên) Tỷ trọng Đầu tư công/GDP (%) 42.0 44.0 46.0 48.0 50.0 52.0 54.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%)
  • 21. 21 Không chỉ giai đoạn 2006 – 2017 mà ngay từ năm 2001 Nhật Bản đã thực hiện các cải cách cơ cấu tài chính mạnh mẽ như: (1) Đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế; tấn công mạnh mẽ vào tam giác quyền lực: chính trị gia quan chức - giới chủ. Đặc biệt là chủ trương tư nhân hóa tiết kiệm bưu điện và giảm chi tiêu công; (2) Khuyến khích đầu tư tư nhân; (3) Tăng bảo hiểm và phúc lợi xã hội; (4) Phát triển nguồn nhân lực; (5) Cải thiện điều kiện sống và làm việc cho mọi người; (6) Tăng cường sự tự chủ của chính quyền địa phương. Do đó, xét theo ngành/lĩnh vực, đầu tư công ở Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an sinh xã hội, chiếm từ 42,8 – 46,6% tổng mức đầu tư công; tiếp đến là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đầu tư công chiếm khoảng 19,9 – 21,9%; kế đến là lĩnh vực đầu tư cho dịch vụ kinh tế, chiếm bình quân khoảng 8,98%; đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, bình quân khoảng 8,51% tổng đầu tư công; đầu tư cho cơ sở hạ tầng dịch vụ công chiếm khoảng 6,01%; đầu tư cho An ninh quốc phòng chiếm khoảng 6,04% đầu tư công; còn lại khoảng 2,87% vốn đầu tư công phục vụ cho các lĩnh vực khác (hình 1.19). Ngoài ra, đầu tư công cho khu vực nông thôn được phân bổ nhiều hơn so với khu vực thành thị. Nguồn: World Bank, 2018 Hình 1. 19: Tỷ lệ vốn đầu tư công của Nhật Bản so với tổng đầu tư toàn xã hội 1.3.3. Đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Nhật Bản 1.3.3.1. Mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế 20% 20% 20% 20% 21% 21% 21% 22% 22% 22% 22% 43% 43% 44% 45% 46% 46% 46% 46% 46% 46% 47% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Khác Dịch vụkinh tế Nhà ở và tiện ích cộngđồng An sinh xã hội Sức khỏe Giáo dục đào tạo An ninh quốc phòng Cơ sở hạ tầngdịch vụcông
  • 22. 22 Để phục vụ phát triển kinh tế, chi đầu tư công của Nhật Bản vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Tùy vào từng giai đoạn mà Nhật Bản có những quyết định về đầu tư công khác nhau để có lợi và thúc đẩy kinh tế phát triển. Có sự chuyển biến lớn cho hoạt động đầu tư công ở Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2017, cụ thể ở hình 1.17 và 1.18: Giai đoạn 2006 – 2009, Nhật Bản đã áp dụng chính sách tài khóa mở rộng trong giai đoạn này để vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy thoái. Đầu tư công cộng cũng tăng đáng kể do việc thực hiện các gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Đặc biệt là gói kích thích kinh tế được thông qua hồi cuối tháng 5/2009 với trị giá gần 144 tỷ USD. Đây là gói kích thích kinh tế có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử kinh tế Nhật Bản. Gói kích thích kinh tế này được dùng vào việc cắt giảm thuế, tăng chi tiêu công, hỗ trợ thất nghiệp, và thúc đẩy tiêu thụ xe ô tô và hàng điện tử. Các nhân tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của giai đoạn này là các gói kích thích kinh tế của Chính phủ và sự phục hồi nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng của Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc. Giai đoạn từ 2010 – 2017, Nhật Bản áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt. Nhằm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước, từ giữa năm 2010, Chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện chiến lược quản lý tài khóa, trong đó đề ra các mục tiêu củng cố tình hình tài khóa chặt chẽ. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ ngân sách trung ương và địa phương. Kết quả là đến năm 2015, tổng thâm hụt ngân sách của Chính phủ ở cấp Trung ương và địa phương được cắt giảm một nửa so với năm 2010 và dự kiến chuyển sang thặng dư ngân sách vào năm 2020. 1.3.3.2. Mối quan hệ giữa đầu tư công với lạm phát Những tác động dễ thấy nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Nhật Bản (cũng như đối với các nền kinh tế khác) là sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP, tình trạng phá sản của các công ty và nạn thất nghiệp gia tăng, giá cả thị trường bất ổn định. Sau khi chính phủ gia tăng gói kích thích kinh tế từ năm 2009 thì tỷ lệ lạm phát mặc dù vẫn chưa đạt tỷ lệ 2-3% như kỳ vọng của Chính phủ Nhật Bản nhưng đã có khả quan hơn. Như vậy có thể nói
  • 23. 23 tăng chi tiêu chính phủ và tiêu dùng cá nhân bù đắp cho sự suy giảm đầu tư của các doanh nghiệp.
  • 24. 24 CHƯƠNG 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1. Bài học kinh nghiệm trong quản lý đầu tư công của các nước (1) Từ Australia Thực tế của Australia cho thấy, có những công trình hoàn toàn do tư nhân đầu tư, khai thác; nhà nước không phải hỗ trợ tài chính (kể cả các khoản giải phóng mặt bằng) mà vẫn giữ quyền quy định giá vé để phục vụ mục đích phát triển giao thông công cộng. Việc tư nhân hoá các cơ sở hạ tầng giao thông ở Australia không hạ thấp vai trò của Nhà nước. Ngược lại Nhà nước vẫn điều tiết và kiểm soát nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của Nhà nước và đáp ứng lợi ích lâu dài, căn bản của quốc gia. Cụ thể: Chỉ cho thuê đất, không bán đất; Các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông lớn bán cho tư nhân, sau một thời hạn phải trả lại cho nhà nước, kể cả phần tư nhân đã đầu tư; Kiểm soát giá, phí để đảm bảo lợi ích của người dân thông quá các công cụ rất minh bạch như Uỷ ban hiệu quả, Uỷ ban cạnh tranh. Ngoài ra, ở Australia, khi xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông, Chính phủ quy hoạch sử dụng phần diện tích đất lớn hơn diện tích xây dựng công trình giao thông. Đối với đất của người dân, Chính phủ bỏ tiền ra để mua đất, bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng cho người dân trên tinh thần hợp tác, thương lượng; từ đó đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. (2) Từ Singapore Không chỉ riêng Singapore mà hầu hết các nước phát triển đều tập trung vào các lĩnh vực: cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, giao thông, thông tin và công nghệ thông tin, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khao học, giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ xanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm. Đối với quản lý vốn đầu tư công, Singapore đã có những bước cải cách rất lớn. Kể từ đầu những năm 1980, Singapore tiến hành các cuộc cải cách hành chính quy mô lớn, nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và quản lý tài chính được phân cấp nhiều hơn. Cuộc cải cách này tập trung vào lĩnh vực như: ngân sách, hợp tác công - tư/tư nhân hóa, trọng dụng nhân tài và chống tham nhũng là một trong những cải cách
  • 25. 25 quan trọng nhất. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh 2016 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Singapore là nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới. Trong đó: - Crong đó: áo về môi trường kinh doanh 2016 của Ngân giữa các bộ, sử dụng các quy tắc hiến pháp tài chính, áp mức chi trần cho các bộ... dưới sự giám sát của Bộ Tài chính. - Các Bộác g đó: áo về môi trường kinh doanh 2016 của Ngân giữa các bộ, sử dụng các quy tắc hiến pháp tài chính, áp mức chi trần cho các bng dư ngân sách để dùng trong những thời điểm khó khăn, chẳng hạn khi dịch SARS bùng nổ năm 2002 hay khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. (3) Từ Nhật Bản Tại Nhật bản, các cơ quan quản lý và điều hình đầu tư công ngoài Chính phủ và các tập đoàn công cộng, cơ quan chính quyền quận, thành phố còn có sự than gia của các tổ chức hợp tác đầu tư giữa nhà nước và tư nhân. Hàng hóa công cộng không thể được giao dịch thông qua cơ chế thị trường, thì phải được cung cấp bởi khu vực công (chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương và các tập đoàn công cộng). Đầu tư được thực hiện bởi khu vực công cho các tiện ích như đường xá, cầu cảng…. thì được gọi là đầu tư công. Nhật Bản đã phải chuẩn hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, phương pháp thẩm định dự án đầu tư công cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp bảo đảm lựa chọn được các dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế và các dự án hạ tầng thường có quy mô lớn. Nhật Bản quản lý chi phí đầu tư và chất lượng công trình đầu tư công rất chặt chẽ. Nhật Bản đã thay đổi phương phá cũ bằng “Phương pháp đánh giá tổng hợp”. Theo đó, nhà thầu được chọn là nhà thầu có khả năng thực hiện công trình tốt nhất với sự đánh giá tổng hợp của yếu tố giá cả và chất lượng. Phương pháp này được Quốc Hội Nhật Bản thông qua bằng Luật “Thúc đẩy đảm bảo chất lượng công trình”. Trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề giá cả và các tiêu chí kỹ thuật quan trọng. Đồng thời với việc lựa chọn nhà thầu tốt này, các cơ quan xét thầu vẫn chú trọng xem xét nghiêm khắc các nhà thầu vi phạm qui định chống phá giá nhằm ngăn chặn nhà thầu
  • 26. 26 bỏ giá thấp bất hợp lý chỉ nhằm mục đích thắng thầu. Một trong những giải pháp đang được áp dụng ở Nhật Bản là thực thi và công khai hệ thống khảo sát giá cả đấu thầu thấp và ban bố hệ thống giới hạn giá cả thấp nhất. 2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hiện nay hiệu quả đầu tư công của Việt Nam được đánh giá vẫn còn hạn chế như: hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao; tái cơ cấu đầu tư công còn chậm; các dự án đầu tư công còn dàn trải,… Qua những phân tích về kinh nghiệm đầu tư công của các nước Singapore , Australia và Nhật Bản nêu trên, Việt Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm của những nước này để đưa ra các biện pháp quản lý, tăng cường hiệu quả đầu tư công. Do đó có một số kiến nghị như sau: - Cần phải đánh giá, phân tích cụ thể yếu kém hiệu quả đầu tư ở ngành nào, yếu kém ở lĩnh vực nào, qua đó điều chỉnh cơ cấu đầu tư bảo đảm những ngành có hiệu quả phải có hướng ưu tiên đầu tư phát triển lâu dài và ngược lại. - Tạo cơ hội và thúc đẩy đầu tư tư nhân, hỗ trợ khu vực này trong quá trình kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. - Đầu tư công là rất cần thiết trong việc tạo động lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khi ở mức thu nhập tốt hơn, hoạt động đầu tư công cũng cần hướng nhiều hơn vào các ngành hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vốn con người. - Cần phải có một loạt các thể chế và chính sách để có thể quản lý đầu tư công một cách hiệu quả. - Mỗi chính sách chỉ thích hợp để đạt được một mục tiêu nhất định, nên đầu tư công không phải là công cụ để thực hiện tất cả hoặc nhiều mục tiêu cho nền kinh tế. Thay vào đó, đầu tư công cần được bổ trợ bằng các chính sách khác (như chính sách ngành, chính sách lao động...) nhằm bảo đảm việc thực hiện đồng thời và hài hoà nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc kết hợp hiệu quả đầu tư công với các công cụ chính sách khác - đòi hỏi có sự điều phối và phối hợp hiệu quả của các cơ quan chức năng liên quan - trở thành một yêu cầu quan trọng. Điều này cũng đòi hỏi công tác điều hành chính sách nói chung phải có sự cân bằng giữa tính linh hoạt và kỷ luật đối với các nguyên tắc đề ra.
  • 27. 27 - Cần cung cấp vốn cho các dự án theo thứ tự ưu tiên những dự án cấp thiết, trong đó ưu tiên đối với những lĩnh vực mà tư nhân không làm được. - Tình trạng đầu tư công của Việt Nam còn dàn trải, chưa có trọng điểm, nặng về cơ chế xin – cho. Trong khi đó nrong khi đó ̉i, ngân sách khá lgân sách khá Việt Nam phải chọn tập trung, không đầu tư dàn trọn. - Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng mô hình của Australia hoặc Nhật Bản cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông - Hiệt Nam hchi đhi Nam hoàcho cơ sở hạ tầng chiếm trên 50% tổng đầu tư công cho cơ sở hạ, trong đó hạ tầng giao thông chiếm nguồn vốn rất lớn. Trong khi đó, hrất lớnhông 50% tổng đầu tư công ralia hoặc Nhật Bản cho các dự án phát t như đhưong khi đó, hrất lớnhông 50% tổng đầu tư công ralia hoặc Nhật Bản cho các dự án phát triển hạ tầng giao thôngdđhưong khiu tư công. Vì vậy, đối với đầu tư công về cơ sở hạ tầng, dịch vụ Việt Nam có thể học hỏi trong vấn đề quản lý quản lý chi phí đầu tư và chất lượng công trình ciệ Nhật Bản, Singapore ho học hỏi tro như sau: (1) Huy động vốn đầu tư công trình, hạ tầng giao thông từ khu vực tư nhân, triển khai đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công tư; (2) Cần bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông; (3) đấu thầu công khai minh bạch; (4) lựa chọn nhà thầu chất lượng theo phương pháp của Nhật Bản.
  • 29. 29 Phụ lục Phụ lục 1: Danh mục đầu tư công của Singapore qua các năm, triệu SGD Nguồn: Department of statistics Singapore Phụ lục 2: Bảng chi đầu tư công Australia 2006-2017, ĐVT triệu AUD Nguồn: Asian Development Bank (ADB) Phụ lục 3: Chi đầu tư công của Australia phân theo lĩnh vực 2006-2017 Nguồn: Asian Development Bank (ADB) z