SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 30
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
FACEBOOK
Tôi là một kẻ khá ngoan ngùy, nhưng đôi khi cũng ngang
ngạnh. Ngày xưa khi còn trẻ, tôi đam mê thuốc lá, theo chúng bạn,
trên tay điều thuốc lá không rời, bao nhiêu lời khuyên bảo đều bỏ
ngoài tai. Cũng có những lúc cố gắng bỏ nhưng không nổi, cứ lý luận
cùn: “Đam mê là xấu, vướng vào khó có thể bỏ được đam mê, vậy hút
thuốc để nhắc mình đừng bao giờ vướng thêm đam mê nào nữa”.
May thay, sau ngày chịu chức Linh Mục, ơn Chúa ban, tự nhiên thấy
xấu hổ khi phì phèo điếu thuốc, thế là đóng cửa phòng cầu nguyện
đúng 10 ngày xin ơn bỏ thuốc lá, và Chúa cho… bỏ được. Sợ từ ngày
ấy, không bao giờ dám động đến điếu thuốc nữa.
Công nghệ thông tin bây giờ tiến như vũ bão, các thiết bị thông
tin thay đổi chóng mặt. Tôi chậm chạp ngờ nghệch chạy đuổi theo,
mệt bở hơi tai ! Nào có cao cấp gì cho cam, chỉ mỗi cái computer thôi mà chẳng biết gì ngoài viết bài, cóp
bài, gửi Email, loay hoay với một vài trang web quen thuộc… Hết ! Leo tường lửa là chịu thua ! Điện thoại thì
chỉ có cái Nokia đời quá cũ, các bạn trẻ gọi nó là cùi bắp, gần đây còn được gán cho cái tên stupidphone ( #
smartphone ), quanh quẩn chỉ để gọi, nghe, nhắn tin, nhận tin... Hết ! Không biết làm gì hơn !
Mấy đứa cháu ở nước ngoài thương bác nên gởi biếu Ipad 4, Iphone 5S, loay hoay mãi chẳng ra
làm sao, cứ phải nạp điện liên tục, cuối cùng là quăng góc bàn. Có người bảo: “Uổng ! Kẻ kiếm thì
không có, kẻ có thì không biết dùng !” Biết làm sao bây giờ ? Kỷ niệm của các cháu không đành đem
cho người khác. Một lần trót đã đem cho người ta chiếc điện thoại thông minh, các cháu biết được
không dám trách, nhưng mình cứ thấy làm sao đấy… Đúng là bỏ thì thương, vương thì tội !
Có anh em bảo tôi: “Học IT dễ, cái chính là có chịu học hay không”. Tôi giở giọng ngang trả lời:
“Bộ nhớ có hạn, nhớ cái này sẽ quên cái kia, tớ chọn cái khác để nhớ”, nhưng thật ra chẳng có cái nào
nhớ cho ra hồn, kể cả Lời của Chúa.
Công nghệ thông tin tiến đến chóng mặt, cầm trên tay những thiết bị hiện đại nhất, sống trong
không gian phủ tràn những công nghệ hiện đại nhất. Một người bạn am hiểu nói với tôi: “Chúng ta trở
thành nạn nhân của chính chúng ta !" Bạn ấy giải thích, các thiết bị thông minh trở thành các thiết bị
theo dõi và lưu trữ các hoạt động của chúng ta đầy đủ nhất, hãy biết rằng mọi hình ảnh sinh hoạt của
chúng ta ở bất cứ nơi đâu không còn là của riêng chúng ta nữa, và khi cần người ta có cả một kho hình
ảnh về ta, ở mọi nơi chúng ta từng lui tới, mọi sinh hoạt chúng ta từng tham dự.
Khi bị các bạn trẻ “cám dỗ” tôi hãy thử "chơi" Facebook, tôi thấy rõ điều này, mọi cái cứ nghĩ
rằng của riêng mình, nhưng không ngờ rất nhiều người đã thấy và biết. Tiêu cực mà nói, phải thật cẩn
thận với các giao dịch trong các mạng toàn cầu, vì không có gì mà không lộ ra trong một thời gian rất
ngắn, nhanh đến không ngờ.
Tu đức dạy rằng, chúng ta phải luôn sống dưới con mắt Chúa, hãy ý thức mọi hành vi của chúng
ta chẳng qua khỏi ánh nhìn của Chúa. Trong thực tế, có lắm khi chúng ta quên điều quan trọng này: đó
là Chúa thấy hết mọi sự, làm sao có thể giấu diếm Ngài điều chi khuất tất ? ! ? Thức tỉnh để không bị ghi
hình, ghi âm trong các giao dịch nhạy cảm, hay lắm, nhưng hãy sống như Chúa đang chứng kiến đó
đây, mỗi ngày, vì phần rỗi của chúng ta. Vậy thay vì cứ lo ngay ngáy, cảnh giác trước các thông tin,
chúng ta hãy có thái độ trưởng thành để hiểu rằng: Chúa thấy hết mọi sự, không có cái gì Chúa không
biết. Một khi chọn thái độ này rồi, chúng ta nỗ lực làm lại những gì cần thiết và phó thác cho Chúa trọn
vẹn tương lai. Khi ấy Facebook hay không, vẫn cứ là… "Face to face with God" !
Lm. VĨNH SANG, DCCT
1
NĂM THỨ 15 – SỐ 634 – CHÚA NHẬT 28.12.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
FACEBOOK ( Lm. Vĩnh Sang ) .............................................................................................................. 01
ÁNH SÁNG RẠNG NGỜI ( Bài giảng của Đức Phanxicô đêm Giáng Sinh ) ......................................... 02
GIA ĐÌNH LÝ TƯỞNG ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .......................................................................... 03
ÔI MẸ NHIỆM MÀU ! ( Hoan Nguyên ) .................................................................................................. 05
THÁNH HÓA GIA ĐÌNH ( AM. Trần Bình An ) ....................................................................................... 06
XIN VÂNG ! ( Tu Sĩ Quách Minh Đức, DCCT ) ...................................................................................... 08
THIÊN CHÚA CỨU ĐỘ ( Phùng Văn Hóa ) .......................................................................................... 09
PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 28: CON ĐƯỜNG THỐNG HỐI VÀ KHIÊM HẠ ( Nguyễn Trung ) ..... 13
NGÀY XƯA VÀ ĐÊM NAY ( Lm. Lê Quang Uy, DCCT ) ...................................................................... 16
ÁNH SÁNG ĐỨC TIN ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................. 17
ƠN BIẾN ĐỔI ( Pio X Lê Hồng Bảo ) .................................................................................................... 18
CẢI TẠO NGƯỢC ( Nguyễn Hoàng Đức – Diễn Đàn Giáo Dân ) .......................................................... 20
HỒNG ÂN SỰ SỐNG ( Mẹ bé Phương Vy ) ......................................................................................... 22
ƠN CHỮA LÀNH DO MẸ MARIA CHUYỂN CẦU ( Kiều Thị Phước Hậu – Quang Uy biên tập ) .......... 23
NGÃ VỀ ( Tường Vi ) ............................................................................................................................ 24
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27
ÁNH SÁNG RẠNG NGỜI
"Dân bước đi trong tăm tối đã thấy ánh
sáng rạng ngời; những ai ở miền đấy đen
tối đã được ánh sáng chiếu soi" ( Is 9, 1 ). "Một
thiên thần Chúa đã hiện ra với các mục tử và
vinh hiển của Chúa đã tỏa chiếu họ" ( Lc 2, 9 ).
Đó là những gì Phụng Vụ của đêm
Giáng Sinh Thánh này trình bày cho chúng ta
thấy về việc hạ sinh của Đấng Cứu Thế: như
ánh sáng thấu qua và đánh tan bóng tối đen
nhất. Sự hiện diện của Chúa giữa dân Ngài làm
tan biến đi nỗi sầu thương của cuộc thua bại và
cảnh khốn cùng của tình trạng nô lệ, mà mang
lại niềm vui và hạnh phúc.
Cả chúng ta nữa, trong đêm hồng phúc này, đã đến với Nhà của Thiên Chúa. Chúng ta đã băng
qua bóng tối tăm đang bao trùm trái đất, được dẫn đường bởi ngọn lửa đức tin đang soi chiếu bước
chân của chúng ta đi, và được phấn khởi bởi niềm hy vọng tìm thấy "ánh sáng rạng ngời" này. Bằng
việc mở lòng của chúng ta ra, chúng ta cũng có thể chiếm ngưỡng thấy phép lạ của con trẻ thái dương
là Đấng mọc lên từ trên cao đang chiếu rọi chân trời.
Nguồn gốc của bóng tối đang bao phủ thế giới đang biến mất trong một đêm của mọi thời đại.
Chúng ta hãy nghĩ về giây phút tối tăm khi xẩy ra tội ác đầu tiên của nhân loại, khi bàn tay của Cain, bì
mù quáng bởi ghen hờn, đã giết chết Abel em của mình ( xem St 4, 8 ). Bởi thế, việc diễn tiến của các
thế kỷ đã bị đánh dấu bằng bạo lực, chiến tranh, ghen ghét và đàn áp.
Thế nhưng Thiên Chúa, Đấng đã đặt để một cảm quan mong đợi nơi con người được dựng nên
theo hình ảnh của Ngài và tương tự như Ngài, vẫn đang chờ đợi. Ngài đã đợi chờ rất lâu đến độ có lúc
dường như Ngài đã phải buông xuôi. Tuy nhiên, Ngài không thể bỏ cuộc vì Ngài không thể chối bỏ
chính mình Ngài ( xem 2 Timôthê 2, 13 ). Thế nên Ngài đã tiếp tục nhẫn nại đợi chờ trước tình trạng
băng hoại của con người và của các dân tộc.
Qua dòng lịch sử, ánh sáng đánh tan bóng tối tỏ ra cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là Cha và
lòng trung thành nhẫn nại của Ngài còn mãnh hơn cả tối tăm và băng hoại. Đó là sứ điệp của đêm
Giáng Sinh. Thiên Chúa không tỏ ra bừng giận và bất nhẫn; Ngài bao giờ cũng có đó, như người cha
trong dụ ngôn dứa con hoang đàng, đợi chờ trông ngóng từ xa bóng dáng người con lạc loại trở về.
Lời tiên báo của Ngôn Sứ Isaia loan tin về việc hiện lên một ánh sáng rạng ngời qua màn đêm
đen. Ánh sáng này được sinh hạ ở Bêlem và được đón nhận bởi vòng tay yêu thương của Mẹ Maria,
bởi tình yêu của Thánh Giuse, bởi nỗi ngỡ ngàng của các mục đồng. Khi các thiên thần loan báo việc hạ
2
CÙNG HIỆP THÔNG
sinh của Đấng Cứu Chuộc cho các mục đồng thì các vị làm như thế bằng những lời lẽ như sau: "Đây sẽ
là dấu hiệu cho các người, đó là một thơ nhi được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ" ( Lc 2, 12 ).
"Dấu hiệu" này là sự khiêm hạ quá sức của Thiên
Chúa; chính tình yêu khiến cho Ngài vào đêm ấy đã mặc lấy
tình trạng yếu hèn của chúng ta, nỗi đau khổ của chúng ta,
những lo âu của chúng ta, các ước vọng của chúng ta và
những hạn hữu của chúng ta. Sứ điệp mà mọi người đang
trông mong, mà mọi người đang tìm kiếm nơi thẳm cung của
linh hồn mình, không là gì khác ngoài niềm êm ái dịu dàng
của Thiên Chúa: Vị Thiên Chúa nhìn xuống chúng ta bằng
ánh mắt đầy yêu thương, Đấng chấp nhận cảnh bần cùng
nghèo khổ của chúng ta, Vị Thiên Chúa phải lòng với cái bé
mọn của chúng ta.
Vào Đêm Thánh này, trong khi chúng ta chiêm
ngưỡng Con Trẻ Giêsu vừa được hạ sinh và đặt nằm trong
máng cỏ, chúng ta được mời gọi hãy phản tỉnh.
Chúng ta đã đón nhận niềm êm ái dịu dàng này của
Thiên Chúa ra sao ? Chúng ta có để mình được Thiên Chúa
chiếm đoạt hay chăng, để cho Ngài ôm ấp hay chăng, hay tôi
tránh né việc Ngài đến gần tôi ? Chúng ta có thể đáp lại rằng:
"Thế nhưng chúng tôi đang tìm kiếm Chúa mà".
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải là việc đi tìm kiếm Ngài, mà là để cho Ngài tìm gặp
chúng ta và âu yếm chăm sóc chúng ta. Vấn đề được đặt ra cho chúng ta trước sự hiện diện của Con
Trẻ này chỉ vỏn vẹn là: tôi có để cho Thiên Chúa yêu thương tôi hay chăng ?
Hơn thế nữa, chúng ta có can đảm đón nhận một cách dịu dàng những khó khăn và trục trặc của
những ai gần gũi chúng ta hay chăng, hay chúng ta thích những giải quyết theo kiểu bất liên cá thể, có
thể là hiệu nghiệm đấy nhưng chẳng có gì là nồng nàn của Phúc Âm hết ? Ngày nay thế giới cần đến
niềm êm ái dịu dàng này biết bao !
Việc đáp ứng của Kitô hữu không thể nào khác với việc Thiên Chúa đáp ứng trước cái bé mọn
của chúng ta. Đời sống cần phải được đáp ứng bằng những gì là thiện hảo, hiền lành.
Khi chúng ta nhận thức rằng Thiên Chúa phải lòng với cái bé mọn của chúng ta, ý thức rằng
Ngài đã biến mình thành nhỏ bé để dễ gặp gỡ chúng ta, thì chúng ta không thể nào không mở lòng
mình ra cho Ngài, và khẩn nài Ngài rằng: "Lạy Chúa, xin giúp cho con trở nên giống như Chúa, xin hãy
ban cho con ơn biết dịu dàng trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, xin hãy ban cho con ơn biết gần
gũi với hết mọi nhu cầu, ơn biết hiền lành trong mọi xung khắc".
Anh chị em thân mến, vào Đêm Thánh này, chúng ta hãy chiêm ngưỡng cảnh Giáng Sinh: ở đó
"dân đã bước đi trong tăm tối đã được thấy ánh sáng rạng ngời" ( Isaia 9, 1 ). Dân mà không ngờ, mở
lòng đón nhận tặng ân của Thiên Chúa, lại là những người đã thấy được ánh sáng này.
Tuy nhiên, ánh sáng này không thấy được bởi thành phần cao ngạo, kiêu hãnh, bởi những ai đã
biến luật lệ theo những lượng định riêng của họ, những ai khép mình trước người khác.
Chúng ta hãy nhìn vào máng cỏ và cầu nguyện, kêu xin Người Mẹ Phúc Đức rằng: "Ôi Maria, xin
tỏ Chúa Giêsu cho chúng con !"
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Lễ Đêm Giáng Sinh 24.12.2014
Bản dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tựa đề do Ephata chọn
GIA ĐÌNH LÝ TƯỞNG
“Hàng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng Lễ Vượt qua” ( Lc 2, 41 ).
Câu Phúc Âm ý nghĩa, nguồn ánh sáng ấm áp có sức soi sáng các gia đình Công Giáo. Một gia đình đi
hành hương để thờ phượng Thiên Chúa. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín.
Họ thao thức chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa. Chính trẻ Giêsu đã có một ý thức rất sâu xa về
điều đó: Người ở lại Giêrusalem để học hỏi tìm hiểu Thánh Kinh, Người ý thức là phải đặt tình yêu Thiên
Chúa Cha trên cả tình yêu đối với gia đình.
3
CÙNG SUY NIỆM
Theo luật quy định, người Do Thái phải hành hương về Giêrusalem “mỗi năm ba lần mọi người
nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Một lần đi bộ hành hương về Nhà Chúa phải
mất một tuần lễ. Họ vừa đi vừa hát Thánh Vịnh lên đền: "Tôi vui sướng biết bao khi người ta nói với tôi
rằng: nào ta tiến về Nhà Chúa…"
Năm Chúa Giêsu lên 12 tuổi, được cha mẹ đưa đi cùng đoàn hành hương tiến về đền thờ theo
tập tục ngày lễ. Đối với người Do Thái, 12 tuổi là trưởng thành. Chúa Giêsu đã bộc lộ sự khôn ngoan
trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại đền thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi
kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”.
Phụng Vụ muốn đem câu chuyện này vào kể trong Mùa Giáng Sinh, mùa Chúa tỏ mình ra;
Người là đấng khôn ngoan am tường đường lối Thiên Chúa để dạy dỗ nhân loại.
Hai ông bà lạc con rồi vất vả đi tìm con, sau ba ngày mới tìm được con trong Đền thờ. Mẹ trách
nhẹ: “Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con”. Người đáp lại: “Sao cha mẹ tìm
con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận đối với nhà của Cha con sao ?” Chúa Giêsu muốn nhấn
mạnh bản tính siêu phàm của Người. Cha Người không phải là Giuse mà là Thiên Chúa. Cần chu toàn
bổn phận đối với Cha trên Trời.
Sau đó cả gia đình trở về Nadarét. Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà. Người đã chu toàn
cả hai phận sự đạo và đời.
Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình. Chúa Giêsu có thể sinh ra như một nhân vật
thần kỳ nào đó trong các huyền thoại hay được giáng trần như Thánh Gióng, Tiên Nga… Nhưng Ngài muốn
có một tổ ấm, một mái gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận làm người là chấp nhận thuộc về một gia đình.
Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là
thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sông dưới mái nhà
Nadarét, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa
Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành
thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ
nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tụy phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là
một đời sống cầu nguyện thâm trầm.
Các nhà tâm lý học cho biết rằng: đứa trẻ cần đến sự nâng
đỡ của người cha cũng như người người mẹ. Người cha tạo cho
con cái hùng, cái nghiêm trang mực thước.Người mẹ ảnh hưởng
trên cảm tình con cái về sự tế nhị, dịu dàng, bao dung. Vì thế, đứa
trẻ mồ côi cha thường sống uỷ mỵ, nhát đảm thiếu cương quyết và
nghị lực. Đứa trẻ mồ côi mẹ thường mang tính cứng cỏi, cộc cằn,
dễ u buồn, thiếu tế nhị vui tươi. Trẻ thơ cần được giáo dục về đời
sống tình cảm và lý trí. Tình cảm dễ ảnh hưởng nơi người mẹ. Lý trí
thường nhờ cậy người cha. Do đó người Ý có lý khi nhận xét:
Người mẹ yêu thương dịu dàng, người cha yêu thương khôn ngoan.
Người Anh nhận xét chí lý: Khi còn thơ con cái bú mẹ, lúc lớn khôn
chúng lại bú cha. Tục ngữ Việt Nam có câu: Mẹ đánh một trăm
không bằng cha ngăm một tiếng.
Nền tảng cho việc đào tạo lý trí và tình cảm của một con
người là đạo đức. Trên nền móng đạo đức vững chắc, xây một ngôi
nhà gia đình hạnh phúc. Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức
Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen
siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền
lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con
cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Cha mẹ không chỉ nuôi
con bằng cơm bánh vật chất, nhưng còn dạy dỗ, làm gương sáng cho con,người con đáp lại bằng tình
hiếu thảo và vâng phục.
Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước,
phân bón và ân cần chăm sóc.
Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt.
Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng
không đi vào ngõ cụt cuộc đời.
4
Thánh Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi ngài gọi gia đình là
nền tảng của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi Gia Đình là Cung Thánh của Giáo Hội, là Trường
Học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.
Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm kinh nguyện tại
gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó
chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích
cho xã hội và Giáo Hội. Gia đình là trường dạy Đức Tin cho con cái tốt nhất. Cha mẹ có Lòng Tin vững
chắc, biết truyền lại cho con bằng lời dạy dỗ, bằng gương sáng và cách ăn ở hằng ngày, chắc chắn con
cái sẽ theo đường lối ấy.
Đức Thánh Cha Piô XI trong Thông Điệp Về Giáo Dục Kitô Giáo đã dạy rằng: Nền giáo dục bền
bỉ nhất và hữu hiệu nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có quy củ khuôn
phép. Gương lành cha mẹ càng chiếu tỏ kết quả giáo dục càng lớn lao.
Thánh Cha Gioan XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân
ngày mừng ngũ tuần của mình có đoạn: “Thưa Ba Mẹ, hôm nay
con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong
Hôi thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có
trường học nào dạy dỗ và làm ích cho con bằng hồi con được ngồi
trên chân ba mẹ”.
Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: "Chủng
viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia
đình Công Giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn
đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị
hỏng, tương lai Hội Thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”.
Thánh Gia là một gia đình lý tưởng, đạo đức, yêu thương
chăm lo cho nhau. Bầu khí yêu thương đạo hạnh Thánh Gia là
trường học đầu tiên huấn luyện Chúa Giêsu. Thánh Gia là trường
dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến
mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ
Chúa Cha trao phó sau này. Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật
trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã
lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh.
Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Cứ 1 năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm
Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao.
Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn. Chúng ta cầu
nguyện cho mọi gia đình trên thế giới biết noi theo mẫu gương Thánh Gia, luôn coi trọng tình nghĩa vợ
chồng và hạnh phúc gia đình, chăm lo giáo dục con cái, nhất là đời sống đạo đức, trong mọi sự luôn
được hướng dẫn theo Thánh Ý Chúa. Nhờ đó gia đình trở nên mái trường lý tưởng, nơi đào tạo tình
yêu, nơi huấn luyện niềm tin, nơi bồi dưỡng tâm linh cho con cái.
Xin Chúa thương ban bảo vệ giữ gìn từng gia đình là hình ảnh của Thánh Gia, từng trẻ em là
hình ảnh của Hài Nhi Giêsu và xin tình yêu Thiên Chúa chan hòa trong mỗi gia đình.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con. Amen.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
ÔI MẸ NHIỆM MẦU !
Con hiểu được rồi
Mẹ có từ muôn thuở...
Nơi thế trần vâng phục Thánh Ý Cha.
Đời thanh bần trinh khiết sống chan hòa
Tình yêu Chúa, Thánh Gia lòng cậy mến.
Mẹ thanh cao, đẹp tuyệt vời
như Đóa Hồng Nhung cài trên vương miện
Tỏa sắc hương dịu ngọt hồn nhiên.
Mẹ đơn sơ như Huệ trắng cõi Vườn Thiêng
Lòng từ ái bao la biển rộng.
Bảy mươi hai năm đã vẹn tuyền trong cuộc sống
Mẹ Đồng Công Chuộc Tội cầu bầu...
Quanh Mồ Đá Mẹ – Thánh truyền
ngào ngạt quyện Hương châu
và thánh thót tiếng Thiên Thần ca hát...
Thiên Chúa Ngôi Ba ban khen,
Mẹ về trời trọn lành hồn xác
Là tín điều con ghi khắc rất nhiệm mầu !
Lạy Mẹ, xin nâng đỡ chúng con trong giờ lâm tử
và xin ơn chết lành trong tay Mẹ
Điều chúng con khấn nguyện đã từ lâu
Mẹ nhân ái đoàn con mong nhờ mẹ
5
Ánh rạng đông Mẹ mặt trời trên dương thế
hay Trăng sao huyền diệu cõi không gian ?
Mẹ oai phong rực rỡ ngự ngai vàng
Thống trị khắp tầng trời dưới đất.
Hỏa ngục khấu đầu, thần linh khiếp kinh cúi mặt
Mẹ Nữ Vương của khắp muôn loài
Các Thiên Thần, các Thánh, vạn vật ở muôn nơi...
Mẹ Thiên Chúa, Mẹ loài người, ôi nhiệm thánh !
Mẹ là đấng trung gian, kho ơn phước
cho chúng con kêu cầu xin nhận lãnh
Mẹ ban thương, ấp ủ những tâm hồn...
Đời tha hương lưu lạc, xin mẹ giúp con luôn
Trong thử thách gian lao, lo âu và thất vọng...
Dâng lên Mẹ trọn tâm tư và cuộc sống
Cả tấm lòng trông cậy mến thương...
cả cộng đoàn đất khách, lậy Nữ Vương
xin dẫn dắt tình thương ơn cứu giúp
Cơn nguy biến cuộc đời nhiều trong đục
Lúc gian nan khốn khó hiểm nguy
Mẹ ra tay nhân hậu cứu gỡ độ trì
Đoàn con dại bơ vơ đời bể khổ.
HOAN NGUYEN
THÁNH HÓA GIA ĐÌNH
Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam. được sự hỗ
trợ của Trung Ương Hội Người Cao Tuổi Việt
Nam. vừa qua đã công nhận kỷ lục cặp vợ
chồng cao tuổi nhất Việt Nam thuộc về vợ
chồng cụ Cao Viễn ( sinh năm 1908 ) và Vũ Thị
Hai ( sinh năm 1914 ) ở làng Phượng Lịch,
xóm Hai, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An.
Cụ Cao Viễn chia sẻ bí quyết sống lâu
của hai cụ là sống thật lạc quan và vui vẻ. Dù
đều đã bước qua tuổi 100 nhưng hai cụ vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Cụ ông Cao Viễn vẫn còn
rất lanh lợi. Hai cụ vẫn có thể đọc báo, xem tivi, làm những công việc trong gia đình, nuôi dạy các cháu,
chắt. Cụ ông vẫn viết nhật ký, làm thơ, viết chữ với những nét rõ ràng khiến nhiều người trẻ phải bái
phục ( Ảnh chụp cụ ông và cụ bà bên nhau ).
Vừa mở chiếc tivi nhỏ của gia đình cụ, ông Cao Viễn vừa tâm sự: “Tôi rất thích xem các chương
trình thời sự, tin tức và đọc báo. Thấy chúng tôi sống “lâu quá”, người ta cứ đồn thổi rằng chúng tôi có bí
quyết, hay thuốc gia truyền gì. Nhưng điều đó là hoàn toàn không có. Chúng tôi cũng chỉ ăn uống bình
thường, thậm chí có thời gian còn không có cháo mà ăn ấy chứ”, nói đoạn cụ ông Cao Viễn nhìn sang
vợ mình cười hạnh phúc.
Hai cụ kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện từ nạn đói 1945. Lúc đó các con còn nhỏ, hai
vợ chồng cụ phải chia bát cháo ít ỏi cho các con ăn cầm hơi. Rồi đến những ngày đất nước chìm trong
khói lửa chiến tranh, lúc cụ ông lên đường nhập ngũ, rồi lần lượt các con cũng ra chiến trận. Trong trí
nhớ của hai cụ, lịch sử vẫn còn vẹn nguyên, không hề bị xáo trộn.
Lấy nhau sinh được 8 người con ( 3 trai, 5 gái ), hiện hai cụ đã có 34 cháu nội, ngoại. Cùng
nhau bước qua thế kỷ thứ 2, đôi vợ chồng già vẫn vẹn nguyên những hạnh phúc như thuở ban
đầu.“Ngày trước có những năm đến cháo không có mà ăn gia đình phải đào cả củ chuối, nhặt từng cái
rễ khoai mà ăn chứ nói đến thuốc thang hay bí quyết gì để mà sống được lâu. Nhưng với vợ chồng
chúng tôi, khi nào gia đình cũng phải vui vẻ lạc quan, sống nhân đức, hòa thuận. Khó khăn thì phải cùng
nhau khắc phục chứ không được cãi cọ hay mâu thuẫn. Như vậy mình mới sống được mà không đau
ốm bệnh tật và sống được lâu với con cháu” - cụ bà Vũ Thị Hai chia sẻ về cuộc sống hạnh phúc của gia
đình vợ chồng mình suốt 2 thế kỷ qua.
Hiện tại con cháu hai cụ đều đã ra ở riêng, thỉnh thoảng mới đến chăm sóc được bố mẹ. Vì vậy
mọi sinh hoạt thường nhật từ bữa cơm, giấc ngủ hai vợ chồng cụ đều tự lo liệu. Tất cả mọi công việc
hai cụ đều cùng nhau làm, từ xem ti vi, dọn dẹp nhà cửa đến nấu một nồi cháo. Cũng vì cuộc sống viên
mãn, trường thọ của hai cụ mà người dân trong vùng thường xuyên nhờ hai cụ làm người chúc phúc
lành cho những cặp vợ chồng mới cưới. ( Nguyễn Tình – Lany Nguyễn, Dân Trí, Cặp vợ chồng cao tuổi
nhất Việt Nam chia sẻ bí quyết trường thọ ).
Hôm nay, Hội Thánh long trọng mừng Lễ Thánh Gia, khuôn mẫu lý tưởng cho mọi gia đình sống
hạnh phúc, bình an và vững bền. Khi tất cả thành viên gia đình đều quy hướng về Đức Giêsu, luôn là
trọng tâm của mỗi người, thì cuộc sống gia đình mãi ổn định và phát triển.
Sống cùng
6
Mẹ Maria được sứ thần Gabriel loan báo vinh dự được làm Mẹ Đấng Cứu Thế, cũng như Người
Công Chính, Thánh Giuse được báo mộng đón nhận bổn phận cao cả làm cha nuôi Đức Giêsu. Cả hai
đấng cùng nhau đồng tâm thực hiện Thánh Ý Chúa trao phó, mặc bao gian nan, thử thách. Cùng nhau lận
đận về quê Bêlem, khi Mẹ Maria sắp đến ngày lâm bồn. Chật vật, khó khăn, thiếu thốn khi sinh nở. Trốn
tránh, tản cư, vượt biên, khi vua Hêrôđê tàn sát con trai đầu lòng. Thánh Gia vẫn bền vững trong bao cơn
sóng gió, vì Thánh Giuse và Mẹ Maria luôn vâng theo Thánh Ý hướng dẫn, và luôn có Chúa ở cùng.
Bao lâu, có Chúa cùng đồng hành, thì gia đình vượt qua tất cả mọi nghịch cảnh, mọi thách đố, kể
cả bệnh tật, tai ương, hoạn nạn. Có Chúa sống cùng trong tâm hồn, trong lời nói, trong hành xử, trong
việc làm, mọi thành viên gia đình thảy đều đồng cảm, đồng tâm, đồng hành với nhau, như Thánh Phaolô
khuyên sống hòa đồng, hòa hợp cùng nhau: “Vui với người vui, khóc với người khóc” ( Rm 12, 15 ).
Sống cho
“Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá
mình hằng ngày mà theo.” ( Lc 9, 23 ). Để có Chúa hiện diện
trong tâm hồn, thì tiên quyết phải xả kỷ, từ bỏ bản ngã, cái tôi
hẹp hòi, độc đoán bất nhân, bất nghĩa, bất khoan dung, để sống
cho người, cho tha nhân. “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ
thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” Người Công Chính không so
đo, tự ái, vị kỷ, không bối rối vương vấn, không sống theo ý
riêng, quyết tâm vâng theo Thánh Ý Chúa, nhiệt thành, hăng
say, cộng tác, phục vụ đắc lực chương trình Cứu Độ.
Mẹ khiêm hạ, tự xóa mình đi, sẵn sàng vâng theo Thánh
Ý, khi thưa sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa
cứ làm cho tôi, như lời sứ thần nói.” ( Lc 1, 38 ) Mẹ hoàn toàn
phó thác, sống cho Ơn Gọi.
Còn Đức Giêsu gặp lại cha mẹ sau ba ngày ở lại đền thờ
giải đáp Kinh Thánh, cũng luôn tuân phục Thánh Giuse và Mẹ
Maria. “Người đi xuống cùng vời cha mẹ, trở về Nadareth và
hằng vâng phục các ngài. ( Lc 2, 51 ). Thánh Phaolô cũng dạy
dỗ con cháu biết hiếu thảo cha mẹ: “Con cháu phải học cho biết
ăn ở hiếu thảo đối với gia đình mình, và đền ơn đáp nghĩa các
bậc sinh thành. Đó là điều đẹp lòng Thiên Chúa.” ( 1Tm 5, 4 ).
Sống vì
Ông bà cụ Cao Viễn kể trên đã sống đúng theo truyền thống dân tộc: "Sống vì mồ mả, không
sống vì cả bát cơm." Sống không phải bon chen, giành giựt, gian ác, làm giàu, mà nghĩ đến khi qua đời,
làm sao mồ yên mả đẹp, để lo tu thân tích đức. Nên dù khó khăn, đói rách, các cụ vẫn vui vẻ chia sẻ,
phục vụ lẫn nhau, con cháu và xóm giềng, mong để lại phúc đức cho con cháu hưởng nhờ. Người Kitô
hữu có mục đích sống còn linh thiêng, cao quý hơn nữa. Đó là sống vì đạo. Trở nên chứng nhân của
Đức Giêsu, giữa xã hội xô bồ tôn thờ bái vật.
Thánh Phaolô vạch rõ mục đích sống của Kitô hữu:“Không ai trong chúng ta sống cho chính
mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là
chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.Vì Đức Kitô đã chết và sống lại,
chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” ( Rm 14, 7 – 9 ).
Me Maria luôn sống vì Con Mẹ, đồng cảm, đồng hành cùng Người suốt 33 năm, âm thầm đau
khổ trước thái độ chống báng và ám hại của thần quyền lẫn thế quyền đối với Con Mẹ, như ông Simêôn
đã tiên tri: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà” ( Lc 2, 5 ).
“Phần thứ nhất của tiệc cưới Cana là yêu thương và hưởng thụ, nhưng giữa tiệc cưới chỉ còn
nước! Đôi tân hôn mới ý thức rằng: phương tiện mình hạn hẹp, tình yêu mình lạnh nhạt !
Phần thứ hai của tiệc cưới Cana là khám phá ra kho tàng đạo đức chưa được sử dụng, rượu
sau ngon hơn rượu trước: Một tình yêu chân thực, một quả tim biết thắng mình, quên mình, trung thành
và hiến dâng không đòi lui” ( Đường Hy Vọng, số 464 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin Người dạy chúng con biết sống cùng nhau, chia sẻ ngọt bùi cay đắng,
biết sống cho đi, phục vụ tha nhân, cũng như biết sống vì Chúa, làm chứng nhân Tình Yêu. Kính
xin Người ban Đức Chúa Thánh Thần xuống cho chúng con, biết can đảm sống theo Lời Chúa.
Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ cầu bầu, chỉ dạy chúng con noi gương Mẹ, luôn sống bên
Chúa, luôn vâng theo Thánh Ý Chúa, cùng luôn chấp nhận đau thương vì Chúa. Amen.
7
AM. TRẦN BÌNH AN
XIN VÂNG !
Lạy Mẹ Maria, khi nghe sứ thần truyền tin ( x. Lc 1, 26-38 ),
Mẹ có đủ quyền tự do: tự do không tiếp sứ thần,
bởi Mẹ chẳng biết người đó là ai;
tự do nghi ngờ lời truyền tin, vì trên đời làm gì có chuyện kỳ quặc như thế;
tự do từ chối cộng tác vào chương trình cứu độ
do chẳng ai thích tự tròng vào cổ cái ách giữa đàng.
Thật bất ngờ, Mẹ đã nói xin vâng.
Không thể ngờ một thiếu nữ miền quê xa tắp tít
lại có thái độ vâng phục Đức Tin tuyệt vời đến vậy.
Và càng không thể ngờ, người thiếu nữ ấy xin vâng tuyệt đối, chẳng đòi một điều kiện nào.
Sau lời đáp xin vâng, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần,
Con Thiên Chúa thành thai trong lòng Mẹ.
Nhìn thấy bụng Mẹ ngày càng to, người đời lời ra tiếng vào.
Trước nỗi oan ức đó, Mẹ có quyền suy nghĩ, và rút lại lời xin vâng.
Mẹ cũng có thể… phá thai,
hoặc kể ra với mọi người lời truyền tin của thiên sứ để minh oan cho mình,
thậm chí trốn biệt xứ để tránh lời đàm tiếu.
Nhưng không, Mẹ tiếp tục xin vâng,
xin vâng để Con Thiên Chúa
ngày càng lớn lên trong cung lòng mình,
xin vâng trước những lời gièm pha dị nghị.
Ôi ! Lời xin vâng âm thầm và tín thác !
Rồi trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu,
không như nhiều bà mẹ trần gian,
đi theo con mình mà tỉ tê khóc lóc,
Mẹ cùng con của mình đi hết những chặng đường thập giá.
Kinh Thánh ghi lại nhiều lời nhục mạ Chúa Giêsu
nhưng con biết chắc, trong buổi chiều trời đất thảm sầu đó,
khi đứng gần thập giá,
Mẹ cũng chịu không ít lời mỉa mai từ kẻ qua người lại.
Mẹ vẫn im lặng mà không một lời biện minh hoặc cãi lý.
Mẹ đã xin vâng để cưu mang Con Thiên Chúa,
thì giờ đây, Mẹ cũng xin vâng
để dâng người con yêu dấu của mình
làm hiến lễ chuộc tội cho muôn dân.
Sau khi Chúa Giêsu sống lại và vinh hiển về Trời,
Mẹ chẳng “ra vẻ oai nghi” nhưng khiêm nhường cầu nguyện cùng các Tông Đồ,
để khẩn xin nguồn sức mạnh từ Trời.
Sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống,
Lời Thiên Chúa tiếp tục lan tràn và phát triển
Mẹ cũng không “giành quyền” trong Hội Thánh theo kiểu mình là “Mẹ của Thầy Giêsu”
nhưng luôn luôn khiêm tốn đồng hành với Hội Thánh mới khai sinh, bằng lời cầu nguyện liên lỉ.
Các Tông Đồ hân hoan đi khắp tứ phương thiên hạ,
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo,
chắc chắn được nâng đỡ rất nhiều từ lời nguyện cầu của Mẹ.
Đông đảo dân ngoại xin chịu phép rửa, chắc chắn nhờ không ít lời cầu nguyện của Mẹ.
Rồi ngày ngày, Mẹ tiếp tục xin vâng để triều đại Cha mau đến,
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.
Và lời xin vâng cuối cùng của Mẹ là đón nhận cái chết khắc nghiệt của phận người.
Mẹ ơi, nếu là Mẹ, có lẽ con đã xin ơn được về thẳng trời cao như Chúa Giêsu.
Nhưng xem Mẹ kìa, Mẹ không xin gì cả, mà tiếp tục xin vâng với tuổi già bệnh tật,
8
với từng cái nấc nghẹn phút lâm chung, rồi xin vâng tận hơi thở cuối cùng.
Thân lạy Mẹ, xin Mẹ dạy chúng con hai tiếng xin vâng.
Dẫu biết, xin vâng là sự đánh đố niềm tin cho từng người tín hữu.
Dẫu biết, xin vâng là câu đố về lòng trông cậy nơi các con cái của Ánh Sáng.
Dẫu biết, xin vâng là một thách đố cho những ai yêu mến Thiên Chúa và muốn thuộc trọn về Ngài.
Xin Mẹ dạy chúng con hai tiếng xin vâng.
Lạy Chúa, noi gương Mẹ Maria, con thưa xin vâng trước Thánh Ý Chúa.
Tuy nhiên, vì sự yếu đuối của bản thân, con khó thể xin vâng tuyệt đối,
xin Chúa bù đắp những gì còn thiếu nơi lời xin vâng bất toàn của con. AMEN.
Tu Sĩ QUÁCH MINH ĐỨC, Học Viện DCCT
THIÊN CHÚA CỨU ĐỘ
Phải nhìn nhận bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay
là khủng hoảng về Thiên Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa
được hiểu như một thứ quan niệm đã trở thành vấn đề của
thần học. Trong các ngày từ mùng 10 tới 12.12.2009, đại hội
liên ngành về đề tài “Thiên Chúa Ngày Nay, với Ngài hay
không có Ngài thay đổi tất cả” đã diễn ra tại Roma. Đại hội
này do Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa tổ chức với sự tham dự
của hàng trăm người gồm nhiều chuyên viên thuộc nhiều
ngành khác nhau.
Trong sứ điệp gửi các tham dự viên đại hội, Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI khẳng định rằng: Vấn đề Thiên
Chúa là vấn đề trung tâm đối với thời đại chúng ta ngày nay,
trong đó người ta thường giản lược con người vào một chiều
kích duy nhất là chiều kích “hàng ngang”, và cho rằng việc
rộng mở cho Đấng Siêu Việt không quan trọng. Trái lại tương
quan với Thiên Chúa là điều nòng cốt đối với con đường của
nhân loại. Giáo Hội và mọi Kitô Hữu đều có bổn phận làm cho
Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này và tìm mở lối cho con
người đến với Thiên Chúa. Trong tình trạng văn hóa và tinh thần như tình trạng chúng ta đang sống,
khuynh hướng gạt bỏ Thiên Chúa vào lãnh vực riêng tư, coi Ngài như không quan trọng và thừa thãi,
hay chối bỏ Ngài một cách tỏ tường ngày càng gia tăng” ( Nguồn Radio Vatican – 12.12.2009 – Linh
Tiến Khải – Đại Hội Về Thiên Chúa trong thế giới ngày nay ).
Thật ra chẳng phải cho đến ngày nay người ta mới coi Thiên Chúa như một thứ gì đó thừa thãi
cần gạt bỏ mà ngay từ thế kỷ mười chín Thiên Chúa đã bị F. Nietzsche ( 1844 – 1900 ) khai tử “Điểm
then chốt trong phê bình tôn giáo của Nietzsche là Thiên Chúa, vì quyền lợi của con người Thiên Chúa
không có quyền hiện hữu. Chỉ có thế người ta mới có thể trân trọng như đòi hỏi giá trị của thân thể,
sống trung thành với mặt đất này. Chỉ như vậy khái niệm về Sự Sống mới là một khả thể. Chính bọn
bệnh hoạn bọn chết dần chết mòn đã khinh rẻ thân thể và mặt đất này và đã bịa ra cái Trời Cao và
những giọt máu giải phóng người ta” ( Karl – Heinz Weger, SJ. – Phê Bình Tôn Giáo qua các tác giả ).
Thiên Chúa không có quyền hiện hữu có nghĩa Thiên Chúa phải chết để con người được sống.
Câu nói này của Nietzsche phản ảnh cho toàn bộ triết học Hiện Sinh vô thần. Triết Hiện Sinh phê phán
cách gay gắt triết học cổ truyền, đặc biệt là triết Aristote, bởi cho đó là triết phóng thể chỉ mải miết tìm hiểu
về cái căn nguyên sinh thành vũ trụ tức Đấng Tạo Hóa mà đành quên đi con người. Phê phán triết cổ
truyền cũng tức là phê phán thần học bởi thật ra không hề có sự phân định nào giữa triết và thần học.
Cả hai đều lấy vũ trụ làm đối tượng cho cái học của mình “Triết học là khoa học về vạn vật, lấy
những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” ( La philosophie est la science des choses par leurs
causes suprêmes ).
Theo định nghĩa của Kinh Viện ( Scholastique ) thì mục đích thần học chỉ là để giải nghĩa về căn
nguyên sinh thành vũ trụ và căn nguyên đó được cho là Đấng Tạo Hóa. Về Đấng Tạo Hóa được cho là
căn nguyên ấy thực chất chỉ là hệ quả việc giải nghĩa Kinh Thánh theo nghĩa đen hay còn gọi là nghĩa mặt
9
CÙNG PHÂN TÍCH
chữ ( Sens Litteral ). Việc giải nghĩa Kinh Thánh về Đấng Tạo Hóa như thế không hơn không kém đó chỉ
là quan niệm thần học chứ hoàn toàn không phải là Thực Tại Đấng Thiên Chúa Cứu Độ mà con người
cần hết lòng tìm kiếm, khẩn cầu và yêu mến “Hỡi Đức Giehova Ngài là Cha chúng tôi. Danh Ngài là đấng
Cứu Độ chúng tôi. Hỡi Đức Giehova sao để chúng tôi lầm lạc xa đường lối Ngài ?” ( Is 63, 16 – 17 ).
Tôn giáo được hiểu như là con đường tâm linh nhắm mục đích để đạt tới một thực tại siêu việt
khỏi mình. Thực Tại ấy tùy từng mỗi tôn giáo, đạo học mà có những tên gọi khác nhau. Với Đạo Phật đó
là Phật Tánh, với Ấn Độ Giáo là Brahman, với Nho giáo là Thiên mệnh, với Lão giáo là Đạo. Còn với
Thiên Chúa giáo là Đấng Cha Hằng Hữu v.v… Đã có đường ( đạo ) thì phải đi, phải thực hiện nó. Tuy
nhiên đường tâm linh là con đường rất nhiều chông gai trở ngại mà trở ngại gay go khó vượt qua nhất
lại chính là tính chấp ở nơi mỗi người. Tính chấp ấy diễn ra trên hai phương diện, một là chấp ngã cho
mình có một “Cái Tôi” tự tánh độc lập bất biến và hai là chấp pháp là chấp về những quan điểm lập
trường này nọ. Cả hai tính chấp ấy đều hết sức kiên cố khó phá bỏ.
Riêng với Thiên Chúa giáo thì cái chấp về quan điểm Đấng Tạo Hóa là khó giải gỡ nhất. Thế
nhưng cũng chính vì sự chấp chước ấy mà đã khiến Giáo Hội Công Giáo lâm vào những cơn khủng
hoảng bất tận. Bằng chứng cụ thể và mới nhất đó là “Đại Hội về Thiên Chúa trong thế giới ngày nay” do
Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa "tổ chức”. Phải tổ chức đại hội để bàn về Thiên Chúa, điều ấy chứng
tỏ cơn khủng hoảng đã lên tới cao trào của nó. Kết cuộc của cơn khủng hoảng này sẽ dẫn đưa nhân
loại tới đâu nếu chẳng phải là sự hủy diệt như lời đức Benedicto XVI đã cảnh báo trong thư gửi đại Hội
“Các kinh nghiệm quá khứ cả các kinh nghiệm không xa chúng ta dạy cho chúng ta biết rằng khi Thiên
Chúa biến mất khỏi chân trời của con người thì nhân loại mất hướng và gặp nguy cơ có những bước đi
dẫn tới chỗ tự hủy hoại chính mình” ( Nguồn Radio Vatican – 12.12.2009 – Linh Tiến Khải đã dẫn ).
Giáo Hội quả thật đã và đang mất phương hướng và sự mất hướng này chỉ có thể giải quyết khi
nào nhận ra cái nguyên nhân đưa đến cho nó là do nơi sự dung hòa đức tin với lý trí.
I. Cuộc dung hòa Đức Tin và lý trí
Kinh Tin Kính là bản tóm lược toàn bộ
đức tin của Giáo Hội, trong đó việc xác tín Đấng
Tạo Hóa là căn bản “Tôi tin kính Đức Chúa Trời
là cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất muôn
vật hữu hình và vô hình…” Tin có Đấng Tạo Hóa
là niềm tin mang tính phổ quát cho cả người có
đạo cũng như không có đạo. Thế nhưng đối với
thần học thì niềm tin ấy cần phải có cơ sở nghĩa là
có cái lý ( logique ) của nó. Cái lý mà thần học dựa
vào để chứng minh cho sự hiện hữu của Thiên
Chúa được bao gồm trong cái gọi là “Vũ Trụ Luận”
( Cosmologie ) của các triết gia cổ đại Hy Lạp.
Có hai thứ Vũ Trụ luận, một là vũ trụ
thần luận ( Théogonie ) có nghĩa vũ trụ đã
được hình thành và điều khiển bởi các vị thần linh. Hai là Vũ Trụ Luận theo thiên nhiên vật lý trong đó
vũ trụ là do các nguyên chất sơ bản tạo thành. Nguyên chất sơ bản ấy Thales ( phỏng 624 – 546 ) cho
đó là Nước “Tất cả là nước” ( Tout est eau ). Anaximandre ( 610 – 545 ) cho là Bất Định ( Tout est
infini ). Anaximene ( 585 – 528 ) trái lại nói nguyên chất ấy là Cố Định vì đó là Khí. Heraclite ( 544 –
484 ) cho nguyên chất ấy là Lửa bởi theo ông bất cứ sự vật gì cũng có thể biến đổi thành lửa và lửa
cũng có thể biến thành bất cứ sự vật gì.
Từ Vũ Trụ thần minh luận bước qua Vũ Trụ thiên nhiên vật lý. Burnet đưa ra nhận định “ Khi thôi
không kể những chuyện hoang đường nữa là lúc các nhà bác học Milet đã thực sự bước một bước tiến
vĩ đại. Bước tiến ấy là bắt đầu nhìn nhận cùng kỳ lý hay nguyên nhân tối hậu của vạn vật không còn
phải ở nơi thần thánh mà lại ở nơi chính những hành chất sơ bản nội tại trong thiên nhiên” ( Lê Tôn
Nghiêm – Lịch Sử Triết Học tây Phương – Quyển một ).
Nguyên nhân tạo thành vũ trụ không còn phải ở nơi thần thánh mà là những hành chất sơ bản
( Nước, bất định, lửa v.v… ). Quan điểm này đã đưa triết học đến kết luận có tính quyết định về
nguyên lý Hữu Thể Học ( Ontologie ) như sau “Từ cái Không, không thể có gì được hay không thể
giản lược cái Có vào cái không”.
Hữu Thể Học nói cho dễ hiểu là môn học về Cái Có và Cái Có ấy về sau đã được thần học sử
dụng như là một minh chứng cho sự hiện hữu của Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa: “Bất cứ trong
giả thuyết có thể có nào chúng ta cũng bó buộc phải tin rằng có một Hữu Thể là nguyên nhân cho mọi
hiện hữu mà không bị bất cứ cái gì khác là nguyên nhân cho nó và chính vì vậy Hữu Thể ấy phải có
10
tính chất hoàn hảo vô hạn hơn tất cả mọi sự khác nghĩa là Hữu Thể ấy phải thực sự tự tại, thực sự
quyền năng và thực sự tốt lành. Rồi một khi không lệ thuộc một hữu thể nào cả hay một điều kiện hiện
hữu nào cả ngoài chính mình ra thì Hữu Thể ấy hiện hữu và tự mình mà hiện hữu ( per se ). Hữu Thể
ấy hiện hữu không phải vì có cái khác hiện hữu mà là vì nó hiện hữu một cách thiết yếu nó là Hữu
Thể tất yếu” ( Lê Tôn Nghiêm – Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Quyển II ).
Thiên Chúa của Hữu Thể Học dù được gọi là Đệ Nhất nguyên Nhân, Đệ Nhất động Cơ hay Hữu
Thể tất yếu v.v… thì đó cũng chỉ là những quan niệm thần học chẳng hề có chút chi liên hệ đến con
đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường về với Chúa Cha: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống, không
ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Một khi Chúa đã khẳng định như thế thì điều ấy
có nghĩa ngoài con đường Giêsu ra không thể có con đường nào khác có thể dẫn đưa con người đến
với Thiên Chúa đích thực là Cha mỗi người.
II. Con đường Cứu Độ Giêsu
Như đã biết, khủng hoảng hiện nay là khủng hoảng về Thiên Chúa. Thế nhưng thực ra phải nói
đó là khủng hoảng con đường dẫn đến Thiên Chúa. Martin Heidegger ( 1889 – 1976 ), triết gia đương
đại của thế kỷ 20 cho rằng nguyên nhân của mọi cơn khủng hoảng là do Thiên Chúa hiểu như Yếu Tính
đã bị lãng quên “Oublie de L’Etre".
“Quên” Thiên Chúa có nghĩa là quên mất con đường về với Thiên Chúa. Chính bởi vì quên nên
triết học cả Đông lẫn Tây đều đã sa đà vào những mê hồn trận của ý niệm mà không sao thoát ra khỏi
được. Trần Cửu Xuyên môn nhân của Vương Dương Minh ( 1472 – 1528 ) khi thấy thầy mình cứ băn
khoăn về cái lẽ suy vi của đạo học mới hỏi: Tiên sinh thở than về việc gì vậy ? Ông nói: Cái lý ấy giản dị
minh bạch như thế mà chìm lấp hằng mấy trăm năm.
Trần Cửu Xuyên nói: cũng vì Tống Nho theo cái giải nghĩa của chữ TRI, nhận thức thần làm
Tính Thể cho nên sự văn kiến càng ngày càng thêm nhiều mà sự làm ngăn lấp cái ĐẠO ngày càng thêm
sâu vậy” ( Trần Trọng Kim – Nho Giáo – Quyển hạ ).
Sở dĩ Nho Giáo trải qua bao đời vẫn cứ chìm lấp trong cái học từ chương ấy là vì đã nhầm lẫn
lấy chữ TRI tức nhận thức thần làm Tính Thể. Bởi nhầm như vậy nên cái học của Nho Giáo tất cả chỉ là
giải nghĩa Tính Thể thế này thế khác mà không bao giờ có thể đạt tới Tính Thể. Giải nghĩa về Tính Thể
chỉ có thể đưa đến những ý niệm về Tính Thể chứ không phải Tính Thể như nó là.
Sự nhầm lẫn của triết Đông đưa đến chìm đắm trong cái
học thế nào thì triết Tây Phương Hy Lạp cũng thế, không có gì
khác. Lý do là vì cái gọi là “nhận thức thần” mà Trần Cửu Xuyên
nói đến đó không phải cái chi khác mà đây chính là Lý Trí. Lấy Lý
Trí làm yếu tính, đó là nền tảng của triết học Hy Lạp nói chung và
Aristote ( phỏng năm 384 – 322 ) nói riêng khi ông đưa ra câu
định nghĩa "người là con vật có lý trí” ( Animal raisonnable ). Câu
định nghĩa này đã chi phối toàn bộ các khoa nhân văn cổ đại trong
suốt 25 thế kỷ qua. Lý do của sự chi phối này là vì câu định nghĩa
ấy đã giải gỡ con người ra khỏi sự kiềm tỏa của thần thoại, coi
con người chỉ là cái sản phẩm mơ hồ của thần linh, không có một
chút giá trị nhân bản nào.
Thế nhưng với câu định nghĩa tưởng rằng sẽ mang lại
tính độc lập thoát khỏi thần thánh thì nó lại đẩy con người rút cục
chỉ là một thứ khái niệm còn mờ mịt hơn. M. Heidegger phê phán
câu định nghĩa ấy cách nặng nề “Nền móng câu định nghĩa đó là
thú vật ( Zoologique ). Chính trong khung cảnh của câu định nghĩa
trên mà đã kiến tạo nên quan niệm con người của Âu Tây tất cả
những gì là tâm lý, luân lý tri thức luận, nhân bản. Đã từ lâu chúng
ta bị xiêu bạt trong mớ lộn xộn những ý tưởng và khái niệm mượn từ trong các môn đó là vì cứ sự nó đã
đặt nền trên một câu định nghĩa đã sa đọa” ( Kim Định – Nhân Bản ).
Lấy lý trí để làm yếu tính, điều ấy không thể không đưa con người đến chỗ sa đọa. Lý do là bởi
lý trí tự thân nó luôn là sự phân biệt tức là thấy Có Ta, Có Người. Phân biệt Ta, Người – Người, Ta đây
là một thứ căn bản vô minh mà Kinh Thánh gọi đích danh nó là Tội Nguyên Tổ “Giehova Đức Chúa Trời
đem người ở vào cảnh vườn Eden để trồng và giữ vườn. Rồi Giehova Đức Chúa Trời phán dạy rằng
ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề
ăn đến. Vì một mai ngươi ăn chắc là phải chết” ( St 2, 15 – 17 ).
Để có thể đọc được Sách Sáng Thế chúng ta cần phải hiểu câu chuyện sa ngã của nguyên tổ
nơi Vườn Địa Đàng theo nghĩa biểu tượng. Vườn Địa Đàng ( Eden ) tượng trưng cho Tâm Vô Phân
11
Biệt. Ađam – Eva là hai nguyên lý âm và dương. Con rắn là Lý trí. Sau khi nghe Eva nói lệnh của Đức
Chúa Giehova cấm không được ăn trái cây phân biệt thì rắn nói: Hai người chẳng có chết đâu. Nhưng
Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai người ăn trái cây đó mắt mình mở ra sẽ như Đức Chúa Trời
biết điều thiện điều ác. Lời cám dỗ của rắn hoàn toàn dối trá nhưng cũng rất mực tinh vi – Đúng là mắt
hai người đã mở ra sau khi ăn trái cấm nhưng mở ra để thấy mình lõa lồ “Đoạn mắt hai người đều mở
ra thấy mình trần truồng bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân” ( St 3, 7 ).
Sau khi ăn trái cấm mắt liền mở ra và mắt mở ra ấy là con mắt xác thịt của sự phân biệt: Thấy có
Ta có người, thấy có trai có gái, có giàu có nghèo, có tốt có xấu, có tâm có vật ở ngoài tâm, thị phi lành dữ
thiện ác v.v… Phân biệt thấy có Ta có người đó là nguyên ủy của toàn bộ sự dữ ở cõi thế gian này.
Chính vì sự phân biệt ấy mà nguyên tổ đã bị đuổi khỏi Địa Đàng để gây nên hệ lụy cho toàn cõi
nhân sinh: “Cho nên như bởi một người mà tội lỗi đã vào thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết và như
vậy sự chết đã lan khắp mọi người vì mọi người đều đã phạm tội” ( Rm 5, 12 ).
Tội Nguyên Tổ như vậy là tội phân biệt và tội này đem lại cho con người cái chết về phần tâm
linh thế nên Đức Kitô gọi những người chết về phần tâm linh ấy là… người chết: “Ngài phán cùng kẻ
khác rằng: Hãy theo Ta. Kẻ ấy nói thưa Chúa xin cho tôi về chôn cất cha tôi trước đã. Nhưng Ngài phán:
Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn ngươi, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa” ( Lc 9, 59 – 60 ).
Xin về chôn cất cha mình là hành vi cao nhất của đạo làm con, ấy vậy mà cũng không được
Chúa cho phép. Chúng ta phải lý giải ra sao về điều này, có phải chăng là Chúa Giesu không biết gì đến
đạo lý của việc làm người ? Chẳng những chỉ có một trường hợp này mà còn rất nhiều lần khác Đức
Kitô cũng có những yêu cầu mà người thế gian khó thể chấp nhận: “Ai yêu mến cha hoặc mẹ hơn ta
không đáng cho Ta. Ai yêu mến con trai hoặc con gái hơn Ta cũng không đáng cho Ta… Ai không vác
thập giá mình hàng ngày mà theo Ta thì chẳng đáng cho Ta. Ai muốn tìm mạng sống mình thì phải mất.
Còn ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được” ( Mt 10, 37 – 39 ).
Chúa không hề không cho phép con người không được yêu mến mẹ cha con cái mà chỉ nói
không được yêu mến họ hơn Ngài. Tại sao Chúa lại không muốn người ta yêu mến cha mẹ con cái hơn
Ngài ? Đó là vì tất cả những tình cảm dù là cao quý đó đều là những mối giây ràng buộc khiến con
người không thể bước đi trên con đường giải thoát là đường Sự Thật: “Chúa Giêsu nói với những người
Do Thái đã tin Ngài rằng: Nếu các ngươi cứ ở trong đạo của Ta thì thật là môn đệ Ta. Các ngươi sẽ biết
Sự Thật và Sự Thật sẽ giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31 – 32 ).
Đức Kitô quả thật là Đấng Cứu Độ, thế nhưng sự cứu độ ấy chỉ đến với con người khi nó nhận
biết Sự Thật. Nói cách khác, Chúa không thể cứu khi chúng ta không nhận biết Sự Thật. Vậy Sự Thật
đó là gì ? Đây là câu hỏi rất cần có câu trả lời thỏa đáng, nếu không thì con đường Cứu Độ sẽ chẳng
bao giờ có thể nhận ra. Có nhiều cái nhìn khác nhau về Cứu Độ nhưng đáng kể nhất cho đến nay vẫn là
quan điểm cho rằng Giáo Hội là của người nghèo và vì người nghèo. Cũng bởi cho Giáo Hội là của
người nghèo và vì người nghèo nên Nước Trời đã bị tục hóa thế này: “Vậy Nước Thiên Chúa mà Đức
Kitô rao giảng không phải là một thực thể ở trên trời nhưng là một tình trạng tương lai ở thế gian khi
người nghèo không còn nghèo, người áp bức không còn bị áp bức. Nó được biểu thị bằng một ngôi nhà
hay một đô thị có tường thành bao quanh” ( Albert Nolan – Đức Giêsu trước khi có Kitô giáo ).
Cho rằng Nước Trời là tình trạng tương lai ở thế gian khi
người nghèo hết nghèo, người bị áp bức không còn bị áp bức. Điều
ấy có thể nói nó đã… xổ toẹt Kinh Thánh nói chung và con đường
Cứu Độ của Đức Kitô nói riêng. Tại sao ? Bởi như thế thì làm gì mà
có Tội Nguyên Tổ, có Người Nữ đạp giập đầu rắn Satan ( St 3, 15 ).
Không có Tội Nguyên Tổ, không có Người Nữ là Đức Nữ Trinh
Maria thì Đức Kitô cũng chẳng ra đời, cũng chẳng rao giảng Tin
Mừng v.v…
Tất cả phủ nhận ấy đều phát xuất bởi cùng một nguyên
nhân, đó là do nơi ảnh hưởng của quan niệm Đấng Tạo Hóa. Với
quan niệm Đấng Tạo Hóa thì tất yếu không sao tránh khỏi hậu quả là
sự phủ nhận Tin Mừng của Đức Kitô về Nước Trời mầu nhiệm nội
tại: “Người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu về Nước Đức Chúa Trời chừng
nào đến thì Ngài đáp: Nước Đức Chúa Trời không đến cách mắt
thấy được. Người ta cũng sẽ không nói được: Đây này hay đó kia, vì
này Nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi” ( Lc 17, 20 – 21 ).
Không thể nói đây này đó kia bởi vì Nước Trời siêu việt cả
không gian lẫn thời gian. Nước Trời siêu việt không và thời gian như
thế, mầu nhiệm thay nó lại có ngay tại cõi lòng mỗi người. Chính bởi
12
Nước Trời nội tại mà Đức Kitô nói: “Luật pháp và tiên tri đến Gioan là hết. Rồi từ đó Tin Mừng của Nước
Đức Chúa Trời được rao giảng ra và ai nấy đều phải nỗ lực mà vào” ( Lc 16, 16 ).
Phải nỗ lực mà vào thì vào ở đây chỉ có thể là đi sâu vào bản tâm để nhận biết Nước Trời cũng
chính là Sự Thật Con Thiên Chúa ở nơi mình. Nước Trời, Nước Thiên Chúa, Nước Hằng Sống, Nước
Thiên Đàng, Chốn Nghỉ Ngơi đời đời v.v… Tất cả những danh xưng ấy đều là những khái niệm được
dùng để ám chỉ cho thực tại Tâm duy nhất cũng là Đấng Cha Vô Phân Biệt: “Các ngươi đã nghe phán
rằng: Hãy yêu người thân cận và ghét kẻ thù nghịch. Nhưng ta nói cùng các ngươi hãy yêu kẻ thù nghịch
các ngươi và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở
trên trời bởi vì Ngài khiến mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện.ưa cho người công chính cùng kẻ bất
chính” ( Mt 5, 43 – 45 ).
Chúa nói những lời trên đây là để dành cho những người chưa được giáo hóa bởi vì họ chỉ có
thể tiếp nhận được những gì ám hợp với tâm thức là cái tâm còn chứa đầy sự phân biệt. Đối với tuyệt
đại đa số nhân loại nói chung và người Do Thái nói riêng đều tin tưởng có Đức Chúa Trời hay Thượng
Đế là đấng ngự tít trên chốn cao xanh có thể ban ơn giáng họa cho muôn loài. Sự tin tưởng ấy chẳng
những vô hại mà còn giúp họ biết ăn ngay ở lành sống theo các chuẩn mực luân lý ở đời. Tuy nhiên đối
với triết học, thần học lại khác, người ta không bao giờ chấp nhận đấng Thiên Chúa… ở trên trời, bởi
như thế nó trái với lý trí suy luận mà cái gì trái với lý trí theo họ đều là ảo mộng.
Bởi cho tôn giáo là ảo mộng nên Karl Marx kết tội tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ đầu độc quần
chúng bị áp bức. Cũng bởi phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa nên Jean Paul Sartre cho rằng dự
phóng căn bản của con người là ước muốn trở thành Thượng Đế nhưng đó chỉ là ảo mộng điên rồ !
Thần học một đàng không chấp nhận Thiên Chúa, Đấng ở trên trời, một đàng lại là duy lý, thế
nên cũng chẳng có cách chi nhận ra con đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường đi sâu vào bản tâm.
Chính bởi đường Cứu Độ là đường vào bản tâm thế nên Chúa nói những ai muốn vào thì phải đi theo
con đường hẹp: “Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì nhiều.
Song ngõ hẹp đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít” ( Mt 7, 13 – 14 ).
Ngõ hẹp ở đây tức là sự bỏ mình: “Ai muốn theo ta thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà
theo” ( Mt 16, 24 ). Còn ngõ rộng đường lớn có thể diễn ra theo bằng hai lối, một là tìm kiếm sự hưởng
thụ giác quan: ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời trác táng, hút chích nghiện ngậpv.v… Hai là dùng lý trí để
suy luận này nọ. Cả hai lối ấy đều dẫn đến sự chết bởi như đã biết nguyên ủy của nó phát xuất từ Tội
Nguyên Tổ là tội phân biệt ( biết điều thiện điều ác ).
Tưởng rằng phân biệt theo sự cám dỗ của rắn Satan sẽ được nên giống Thiên Chúa ai ngờ lại
sa vào bẫy sập của quỷ dữ ! Người ta cho rằng cần phải lấy Thiện để chống Ác nhưng đâu có ngờ rằng
càng chống Ác bao nhiêu thì Ác càng nhiều và dữ dằn hơn bấy nhiêu. Chủ nghĩa Mác lấy đấu tranh giai
cấp muốn triệt bỏ giai cấp tư bản nhưng rồi hậu quả là cả tư bản lẫn vô sản đều lâm vào con đường dở
sống dở chết.
Cuối cùng chỉ còn lại có mỗi cái đảng Cộng Sản với toàn quyền sinh sát trong tay. Điều mà chủ
nghĩa Cộng Sản đã gây ra biết bao tai họa cho nhân loại vì đã đi theo con đường của quỷ là đường
phân biệt, thì nay trong tôn giáo cũng vậy, cũng đã bỏ con đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường Sự
Thật để ra sức xiển dương con đường xây dựng Nước Trời ở nơi trần gian này. Xây dựng Nước Trời
trần gian thì nào có cần chi tới Đức Tin để làm gì ? Một khi Đức Tin đã không còn thì ngày Chúa đến
thật đã gần như ở trước ngưỡng cửa: “Dẫu vậy khi Con Người đến há sẽ tìm được đức tin trên mặt đất
này chăng ?” ( Mt 18, 8 ).
PHÙNG VĂN HÓA, Trà Cổ, Giáng Sinh 2014
PHONG CÁCH PHANXICÔ
Bài 28. Con đường thống hối và khiêm hạ Phanxicô
Trong loạt bài Phong Cách Phanxicô, tôi thường nêu ý kiến cá nhân về sự cần thiết chỉnh sửa
một số ngôn từ trong đạo tại Việt Nam vì chúng không hề có nguồn gốc trong Tin Mừng và mang truyền
thống Kitô.
Lm. Huỳnh Trụ trong bài viết Từ vựng Công Giáo: Giáo Hoàng – Giáo Chủ – Giáo Tông đăng
trong website chính thức của Tổng Giáo Phận Sàigòn từ ngày 9.3.2013, đã nhận định: ( trích )
Giáo hoàng ( 教皇 ): Giáo là tôn giáo; hoàng là vua.
13
CÙNG NHẬN ĐỊNH
Theo từ ngữ, chỉ có thể giải nghĩa giáo hoàng là vị vua của đạo mà thôi. Tuy nhiên, khi chúng ta
xưng vị lãnh đạo của Giáo Hội là vua thì không thích hợp cho lắm. Chúng ta không phủ nhận có vị vua
rất tốt, như vua của Thái Lan rất được dân chúng kính trọng. Nhưng khi chúng ta xưng vị lãnh đạo của
tôn giáo của chúng ta là giáo hoàng, thì có vẻ còn mang nặng tư tưởng phong kiến và chính trị.
Giáo tông ( 教宗 ): nghĩa là người đứng đầu Giáo Hội.
Ngoài ra, tất cả những gì thuộc về giáo tông đều mang chữ tông và có cùng một hệ thống với
những từ như: Tông thư, Tông huấn, Tông sắc, Tông Toà..., nhưng không thể nói Hoàng thư, Hoàng
huấn, Hoàng sắc, Hoàng Tòa... được. Tuy người ta cũng gọi các uỷ ban của Toà Thánh là uỷ ban giáo
hoàng, như Uỷ ban Giáo Hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo Hội, Uỷ ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh...,
nhưng những thuật từ này chúng ta có thể thay thế bằng thuật từ giáo tông một cách dễ dàng, như: Uỷ
ban Giáo Tông về Thánh Kinh...
Giáo chủ ( 教主 ): nếu phân tích
từng chữ có nhiều nghĩa, nhưng thuật từ
giáo chủ có nghĩa là “người sở hữu tôn
giáo đó”, tức là: người sáng lập một tôn
giáo, ví dụ: Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ
của đạo Phật.
Như vậy, từ “giáo chủ” được gán
hoặc ghép cho các tước hiệu vừa kể có
thực chính xác không ?
Có một điều rất lạ, trong khi người
Hoa Công Giáo trên toàn thế giới đều
xưng vị lãnh đạo của chúng ta là giáo
tông, thì chính quyền Trung Quốc lại gọi là giáo hoàng. Chính quyền Trung Quốc gọi giáo hoàng với ý
mỉa mai, xem ngài như di sản của chế độ phong kiến và vua của nước Vatican.
Giáo Hội tại Việt Nam từ xưa đã dùng thuật từ giáo hoàng, sau dùng giáo tông, nhưng không
hiểu vì lý do gì mà không dùng giáo tông nữa mà trở lại dùng giáo hoàng. Sau này, có một số người
dùng từ giáo chủ.
Tuy thuật từ giáo hoàng đã được sử dụng phổ biến như thế thì khó mà thay đổi. Nhưng xét về
mặt từ ngữ thì không thích hợp cho lắm. Tất cả những danh xưng dành cho vị lãnh đạo của Giáo Hội
trong tiếng La Tinh hay Hippri đều không có từ nào ám chỉ ngài là vị hoàng đế cả. Chúng ta cần suy nghĩ
có nên dùng thuật từ Giáo Tông ? Vì thuật từ Giáo Tông ngoài nghĩa người đứng đầu, còn mang tính
cách tông truyền nữa, cho nên thuật từ Giáo Tông thích hợp với vai trò vị lãnh đạo của Giáo Hội hơn cả.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130309/20595 ( ngưng trích ).
Tuy truyền thống Nhà Thờ cũng thường gọi Giáo Tông là Cha Thánh ( Holy Father ) nhưng thuật
từ này được dùng rất hạn chế trong các nghi lễ trang trọng chính thức, trong tuyệt đại đa số trường hợp
mọi người không phân biệt tôn giáo và ngay bản
thân các Giáo Tông đều gọi mình là Papa ( từ
gốc Hy Lạp là tiếng xưng hô thân mật của con
gọi bố hoặc vợ gọi chồng ). Chỉ riêng Việt Nam
mới có từ Đức Thánh Cha và lại dùng tràn lan
không phân biệt trong hầu hết trường hợp. Khi
Giáo Tông Phanxicô thân mật đứng giữa các bạn
trẻ để họ tha hồ chụp hình bằng iPhone, bồng
ẵm một em bé, ăn tối với những người vô gia
cư… thì cách đưa tin như thế này đã làm mất
hẳn đi tinh thần của cuộc gặp gỡ ( trích ):
Đức Giáo Hoàng Francis đã bắt đầu Tuần
Thánh trước Lễ Phục Sinh bằng Chủ Nhật Lễ Lá với các tín đồ hành hương tại Quảng trường Thánh
Phêrô. Đức Thánh Cha giảng một bài giảng hoàn toàn ứng khẩu mà không dùng đến bài đã được soạn
sẵn. Sau đó ngài ra khỏi xe để các thanh thiếu niên chụp ảnh với ngài. Đức Giáo Hoàng kêu gọi giáo
dân, và với cả chính ngài, quay nhìn lại chính tâm mình để thấy mình đang sống như thế nào.
http://www.voatiengviet.com/content/duc-giao-hoang-bai-dau-tuan-thanh/1892619.html
Ai cũng biết là các bạn trẻ trong hình đều chỉ reo hò Papa trong các trường hợp này nhưng các
hãng tin thế tục như đài Tiếng nói Hoa Kỳ ( VOA ) vẫn không dám dùng từ đã phổ biến hàng ngàn
năm nay chỉ vì Nhà Thờ Việt Nam vẫn còn rụt rè chưa dám dùng.
14
Cơ quan điều hành Nhà Thờ toàn cầu được gọi là Romanam Curiam ( Latinh ), The Roman Curia
( Anh ), La Curie romaine ( Pháp ), La Curia Romana ( Ý, Tây Ban Nha ), a Cúria Romana ( Bồ Đào Nha ),
Die Römische Kurie ( Đức ), 罗马教廷 La Mã Giáo Đình ( Hoa ), Giáo triều Rôma ( Việt ).
Đây cũng là một cách bắt chước tiếng Hoa thiếu cân nhắc. 朝 triều và 廷 đình đứng riêng hay
ghép chung là triều đình 朝廷 đều có nghĩa là nơi vua tôi bàn thảo việc nước, đình đối 廷對 đối đáp ở
chốn triều đình, đình nghị 廷議 bàn thảo ở triều đình, huyện đình 縣廷 dinh quan. Động từ 朝 triều có
nghĩa là chầu khi bề tôi gặp vua, bề dưới gặp bề trên như. Trong Công Giáo có Chầu Thánh Thể.
Curia trong tiếng Latinh có nguồn gốc từ coviria ( nơi đàn ông tụ họp ), bất cứ cuộc gặp gỡ nào
đều có thể gọi là curia.
Bốn triệu Hội viên Legio Mariae ( Đạo Binh Đức Mẹ ) trên toàn thế giới gọi Curia là Hội Đồng
Hạt, cấp trên của Đơn Vị ( Praesidium, trong các Họ Đạo ) nhưng lại là cấp dưới của các Hội Đồng
Trung Ương ( Concilium Legionis ), Hội Đồng Miền ( Senatus ), Hội Đồng Tỉnh ( Regia ), Hội Đồng Địa
Phận ( Comitium ).
Dịch Romanam Curiam là Giáo Triều Rôma là không đúng về nội dung vì đây đâu có phải là triều
đình phong kiến, nhân viên làm việc tại đó đâu có phải là vua chúa. Khi đế quốc Rôma sụp đổ thì những
cơ sở hành chánh kèm theo danh xưng được chuyển sang cho Nhà Thờ, thủ đô Rôma trở thành trung
tâm của Nhà Thờ, nhưng ngày nay Vatican chỉ là một phần rất nhỏ của Rôma, thủ đô Italia mà thôi.
Ta vẫn gọi nơi Giám Mục làm việc là Tòa Giám Mục. Trước 1975 trung tâm hành chínhchánh của
một tỉnh ở Miền Nam là Tòa Hành Chính/Chánh. Hiện nay Tòa Hành Chính có nghĩa là Tòa Án Hành
Chính. Tòa nhà là một cấu trúc kỹ thuật xây dựng như căn nhà, trung tâm tôn giáo, một ngôi nhà, lâu
đài, trường học, sân vận động… Theo thiển ý, nên dịch Romanam Curiam là Tông Tòa. Giám Quản
Tông Tòa ( Administratio Apostolica ) là một chức vụ do Giáo Tông bổ nhiệm để quản trị một địa chính
tương đương Giáo Phận.
Nhưng các bài viết của tôi không thể theo kịp những thay đổi triệt để mà Papa Phanxicô còn
muốn thi hành trong Nhà Thờ nhất là tại ngay Tông Tòa
( trích ) Đức Thánh Cha: Giáo Triều và 15 căn bệnh. Đức Giáo Hoàng nói về Giáo Triều và liệt
kê 15 thứ bệnh mà những người phục vụ
tại đây có thể mắc phải:
Trong mọi trường hợp, Giáo Triều là
một cơ thể năng động, nó không thể sống
mà không được nuôi dưỡng và không lo tự
chăm sóc bản thân. Trong thực tế, như Giáo
Hội, Giáo Triều không thể sống mà không có
một mối quan hệ sống còn, cá nhân, xác
thực và mạnh mẽ với Chúa Kitô. Một thành
viên của Giáo Triều mà không nuôi dưỡng
mình hàng ngày với thực phẩm đó sẽ trở
thành một công chức: một chồi cây héo khô,
chết dần và bị vứt bỏ. Cầu nguyện hàng
ngày, siêng năng tham dự các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, tiếp xúc hằng ngày với
Lời Chúa và linh đạo, chuyển thành đức ái sống động là những chất dinh dưỡng quan trọng đối với mỗi
người chúng ta. Ước gì tất cả chúng ta đều hiểu rõ rằng nếu không có Ngài, chúng ta chẳng có thể làm
được gì ( x. Ga 15, 8 ).
Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và
khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như thân thể con người, cũng có thể bị bệnh,
hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể có, những bệnh của giáo
triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và
cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng “danh sách” các bệnh này sẽ
giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến
hôm nay. Danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, là một bước tiến tốt cho tất
cả chúng ta để chuẩn bị Lễ Giáng Sinh.
10. Bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo. Đó là bệnh của những kẻ xu nịnh cấp trên, hy vọng được
ân huệ của họ. Họ là nạn nhân của công danh sự nghiệp và của thái độ xu thời, tôn kính con người chứ
không tôn kính Thiên Chúa ( x. Mt 23, 8-12 ). Đó là những người khi phục vụ chỉ nghĩ đến điều mà họ phải
đạt được chứ không không nghĩ tới điều mà họ phải làm. Họ bủn xỉn, bất hạnh, chỉ hành động vì ích kỷ ( x.
15
Gl 5, 16-25 ). Bệnh này có thể xảy ra cho cả các cấp trên khi họ chiêu dụ vài cộng tác viên để được sự
tuân phục, trung thành và bị lệ thuộc về tâm lý, nhưng kết quả cuối cùng là một sự đồng lõa thực sự.
Đức Thánh Cha sau đó nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi
Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, phong trào... Ngài cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ mọi nỗ
lực thanh tẩy và hoán cải. Ngài mời gọi mọi người chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội,
chữa lành mọi vết thương tội lỗi...
Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành
hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa. Tiếp theo, các Giám Mục cũng như các
Giám Chức, các Linh Mục khác và các Giáo Dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước Đức Thánh Cha để chúc
mừng và bắt tay ngài.
( 1 ) Kinh cầu nguyện của Thánh Thomas More:
Lạy Chúa, xin cho con một bộ tiêu hóa tốt,
và cũng cho con có cái gì đó để tiêu hóa !
Xin cho một thân thể khoẻ mạnh
và sự hài hước tốt lành cần thiết để duy trì sức khoẻ đó.
Xin cho con một linh hồn đơn giản
có thể tạo ra cả một kho báu những gì tốt lành,
và không ngạc nhiên trước sự dữ,
mà luôn tìm cách để đưa mọi thứ về đúng chỗ của nó.
Xin cho con một tâm hồn không biết chán,
không cằn nhằn, không thở dài than vãn,
không cho phép con vướng bận với cái Tôi cồng kềnh.
Xin cho con một cảm thức hài hước tốt lành.
Xin ban cho con ơn hiểu biết những trò đùa
để khám phá trong cuộc sống một chút niềm vui,
và làm cho người khác cũng trở thành niềm vui. Amen.
Linh Hữu phỏng dịch và tổng hợp ( dựa trên Zenit và VietVatican )
( ngưng trích, nguồn http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20141224/28891 )
Các hãng tin thế tục rất hồ hởi đăng lại tin này. Người ta còn gọi đây là 15 Điều Răn Mới dành
cho nhân viên của Tông Tòa cũng là cho tất cả toàn thể Kitô Hữu. ( nguồn: Pope Francis's 15 'new
commandments' for Vatican staff http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/the-pope/ )
NGÀY XƯA VÀ ĐÊM NAY
Ngày xưa Chúa thoát thai
Ổ rơm lót hình hài,
Nồng hôi mùi súc vật,
Mà ngon giấc ngủ dài...
Đêm nay Chúa chào đời
Trong manh áo tả tơi
Của đôi người hành khất
Nơi chiếu đất màn trời...
Ngày xưa Chúa thôi nôi
Trên đất lạ quê người,
Vào đời như lữ khách
Vội vàng kiếp nổi trôi...
Đêm nay Chúa vừa tròn
Hai mươi tuổi long đong,
Đứng bên giòng quay quắt
Mà vẫn khát chờ trông...
Ngày xưa Chúa ruổi rong
Bộc bạch cả tấm lòng,
Mở con đường rất lạ,
Lời nuôi thỏa ước mong...
Đêm nay Chúa miệt mài
Với cây chổi trên tay,
Theo lối dài vun rác
Cùng bụi cát đọa đầy...
Ngày xưa Chúa lìa trần
Đinh dài xỏ tay chân,
Máu theo thân thập giá
Giọt lã chã ân cần...
Đêm nay Chúa cầu xin
Trên xe lăn một mình,
Từ tật nguyền ngước mắt
Tìm cho gặp niềm tin...
Lm. LÊ QUANG UY
16
CÙNG THAO THỨC
ÁNH SÁNG ĐỨC TIN
Đang sống trong Mùa Giáng Sinh, tôi chợt nhớ tới ca
khúc “Mùa Sao Sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, một ca
khúc thường được nghe vang lên trong Mùa Giáng Sinh, chắc
hẳn nhiều người đã quen thuộc ca khúc này. Lời thoại mở đầu
ca khúc này mang tâm tình của một người ngoại đạo: “Lạy
Chúa, con là người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa ngự trên cao”.
Ca khúc “Mùa Sao Sáng” được viết ở âm thể Trưởng,
với giai điệu giản dị nhưng vẫn sáng đẹp và nhẹ nhàng, nghe
như thánh ca, và ca từ cũng đẹp: “Một mùa sao sáng, đêm
Noel Chúa sinh ra đời, người hẹn cùng tôi ngày về khi đất
nước yên vui. Quỳ lạy Mẹ Maria, lòng Mẹ từ bi bao la, tấu khúc
nhạc lên xin ơn trên ban cho nhà Nam”. Ông không chỉ hướng
về Chúa mà còn hướng về Mẹ Maria.
Ai cũng trải qua nhiều “Mùa Sao Sáng”, càng nhiều tuổi càng trải qua nhiều mùa Đông: “Từ mùa
Đông trước qua mùa Đông tiếp theo sau này, người bạn còn đi mà niềm tin vẫn thắm trên môi”. Vấn đề
là còn giữ được niềm tin, dù là niềm tin đời thường hoặc niềm tin tôn giáo. Nhưng chiến tranh và loạn
lạc, cho dù “giặc tràn về quê hương tôi, giặc diệt niềm tin Kitô”, nhưng “lớp lớp đoàn chiên quyết sáng
danh Chúa trên trời cao”. Và ông lại hướng về Đức Mẹ: “Lạy Mẹ đồng trinh ban ơn, người Việt cùng
thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.
Không biết ông có niềm tin Kitô giáo hay không, nhưng các ca từ ông viết nghe đầy “chất” Công
giáo. Phải chăng ông là người ngoại đạo nhưng luôn hướng về Chúa, luôn tin rằng “lớp lớp đoàn chiên
quyết sáng danh Chúa trên trời cao” để “đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao” ? Và tôi gọi
ông là người-ngoại-đạo-có-niềm-tin.
Mùa Sao Sáng lại về, ông tâm sự: “Đêm nay tôi nhớ người chưa trở lại, chênh chếch mùa sao
lạc loài, ôi những mùa sao lẻ đôi ! Cho tôi thương nhớ mùa sao ngày nào, thương những mùa sao hồng
đào, ôi những mùa sao cách xa !” Chiến tranh là thế, người tiền tuyến, kẻ hậu phương, yêu nhau mà
không được gần nhau. Buồn lắm ! Và nỗi nhớ ùa về ngập lòng, khoảng xa vắng mênh mông…
Mùa Sao Sáng dành cho mọi người, của mọi người, dù lương hay giáo: “Một mùa Đông giá
hang Bêlem Chúa sinh ra đời, một trời đầy sao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Lạy Mẹ Đồng
Trinh ban ơn, người Việt càng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”. Da
diết quá, tha thiết quá, tâm tình quá, chân thành quá !
Mùa Sao Sáng nên rất nhiều sao lấp lánh và nổi bật trên nền trời đêm đen: “Một mùa sao sáng
ôi mùa sao chói chang muôn đời, vạn lời truyền rao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Lạy Mẹ Đồng
Trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.
Ở nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có điều gì đó đặc biệt, đó là ông luôn hướng tâm lên Đức Mẹ, ông
cứ lặp đi lặp lại như một điệp khúc: “Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất
nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”.
Một Mùa Sao Sáng nữa lại về, Ánh sáng Đức tin rạng ngời, xin cầu chúc mọi người được sống
trong công lý và hòa bình đích thực: Giáng sinh An lành và Năm mới Hạnh phúc – Merry Christmas
and Happy New Year.
TRẦM THIÊN THU
_________________________
Ghi chú: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15.3.1932 tại quận 1, Sàigòn, nguyên quán ở Lợi
Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam ở Vũng
Tàu. Ông có các bút danh khác là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử. Ông là một
nhạc sĩ của dòng nhạc tình ca Việt Nam, tác giả của nhiều ca khúc tân nhạc nổi tiếng như Chiều Mưa
Biên Giới, Hải Ngoại Thương Ca, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Ai Đi Ngoài Sương Gió, Bóng Nhỏ
Giáo Đường, Chiều Mưa Biên Giới, Cay Đắng Tình Đời, Bẽ Bàng,... Ngoài ra ông còn là soạn giả của
một số tuồng cải lương thịnh hành như Tiếng Hạc Trong Trăng, Nửa Đời Hương Phấn.
17
CÙNG HỒI TƯỞNG
Ông là Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh
Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương,
Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim… Từ năm 1958, ông
là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời gian của Đài Phát Thanh Sàigòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh
tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc...
Ông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca nổi tiếng, cộng tác với những
nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân,... Hai cơ sở của ông cho ra đời
nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương. Chính Nguyễn Văn Đông
là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực
hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly ( Sơn Ca 7 ), Thái Thanh và Ban nhạc Thăng
Long ( Sơn Ca 10 ), Lệ Thu ( Sơn Ca 9 ), Phương Dung ( Sơn Ca 5 và 11 ), Giao Linh ( Sơn Ca 6 ), Sơn
Ca ( Sơn Ca 8 )... và một số album riêng cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Thanh Tuyền là một trong các
học trò của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
ƠN BIẾN ĐỔI
Tiếng máy cưa rít lên từng hồi như xoáy vào không khí oi nồng uể oải ban trưa khiến hắn càng
thêm bứt rứt. Từ khi thằng nhóc sửa máy cưa dọn về xóm này, hầu như hắn chưa được một giấc ngủ
trưa nào ngon lành !
- Nè, mày không nghỉ trưa hả, thằng nhãi ? – Hắn hét vọng ra.
- Dạ, thưa chú thông cảm ! Một chút xíu nữa thôi. Anh thợ này từ tận trên Phước Bình xuống !
“Chỉ giỏi ngụy biện !” – Hắn lầm bầm. Khi thì “chú này đang làm cây cho người ta nửa chừng”, lúc
lại “anh kia đi mấy chục cây số đến”… Ai mà chẳng biết tụi trẻ bây giờ ham làm giàu đến mức nào ! Cái
thị trấn nửa quê nửa tỉnh này cứ thay đổi từng ngày, từng giờ là vì thế. Ở cái tuổi ngoài 50, hắn cảm
thấy mình khó thích nghi, cho dù hắn cũng không thuộc loại nệ cổ…
Tiếng chuông Nhà Thờ chợt vang lên khiến hắn bừng tỉnh. “Ai chết thế nhỉ ?” À, không, trưa nay,
có giờ chầu kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima. Vợ hắn đã lục đục sửa soạn nãy giờ. Đàn
bà muôn đời vẫn thế ! Lễ lượt gì thì cũng tranh thủ
để… làm dáng ! Cơ mà như thế cũng còn đỡ. Mấy
ông bà trong Hội Đồng Mục Vụ còn tranh thủ để
thắng bộ thật đường bệ, chễm chệ cứ như… triều
đình La Mã. Chỉnh sửa người này, lên lớp người
nọ, phô diễn cho bằng hết những gì mà họ cho là
đạo đức. Hắn rất dị ứng với loại người này !
Vợ hắn đã chuẩn bị xong, nàng đã biết tính
hắn nên không hề rủ hắn cùng đi Nhà Thờ. Chợt,
hắn buột miệng:
- Chờ chút, anh đi với !
Nói xong, hắn ngồi dậy với chút tiếc nuối.
Đàng nào thì cũng không thể ngủ được ! Vả lại,
hắn cũng không phải loại lạt lẽo chuyện đạo hạnh.
Chỉ vì hắn quá nhạy cảm nên không thể chấp nhận những kiểu giữ đạo chậu kiểng, hình thức… Mà
không phải sao ? Ngày xưa, Chúa cũng từng lên án bọn Pharisêu như vậy mà ! Dù sao, hắn cũng cảm
thấy dường như mình đã già. Cái già thể lý kéo theo cái già tâm lý. Những cơn đau bất chợt, những
đêm khó ngủ, cái tính hay quên, hay gắt gỏng… Xỏ chân vào giày một cách khó khăn, cơn đau ở khớp
gối nhói lên khiến hắn càng rầu rĩ. Hình như mọi chứng mắc vào ở lứa tuổi này đều không thể lành lặn.
Cách đây mấy năm, hắn bước qua mương nước, chẳng may bị trượt. Khớp gối sưng phồng, đau nhức.
Chụp X quang thì không có dấu gãy vỡ. Ông thầy võ bó thuốc cho hắn với cam kết một tháng sẽ lành.
Vậy mà hắn phải bó đến ba tháng ! Sau đó, vẫn đi lại được nhưng để lại di chứng. Hắn không thể chạy
nhảy, đứng lâu hoặc đi xa được. Thỉnh thoảng khớp gối vẫn nhói đau, đi chân cao chân thấp. Thôi kệ,
còn đi lại được là may lắm rồi !
***
18
CÙNG CHIA SẺ
Không ngờ giữa trưa mà người ta đi chầu đông vậy ! Dàn quạt máy trong Nhà Thờ đã hoạt động
tối đa nhưng xem ra không hiệu quả mấy. Lại cái giọng nhừa nhựa của một “bà hội đồng” dẫn giờ chầu.
Mấy ông bà này cứ có dịp là thủ chặt cái micro, không chịu nhường cho đám trẻ. Mà có phải đọc hay ho
gì cho cam. Lớn tuổi rồi, cổ họng lúc nào cũng như có cục đờm, đã vậy, mắt mũi có còn tinh tường đủ
để đọc cho chạy chữ nữa đâu.
Phần suy niệm rồi cũng qua. Giờ sang phần lần hạt Mai Khôi. Hắn thở phào nhẹ nhõm ! Bây giờ
chỉ có đọc kinh cộng đồng, đỡ phải nghe mấy cái loa giả hình lải nhải như… keo dính chuột. Hắn quỳ gối
xuống một cách thận trọng, hơi nghiêng người bên phải một chút để đầu gối trái bớt chịu lực. Kinh Tin
Kính… Lạy Cha… Kính Mừng… Sáng Danh… Sắp thoát rồi !
“Năm sự Thương. Thứ nhất thì gẫm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu…” Quái lạ ! Sao
không có tín hiệu ngồi lên nhỉ ? Trán hắn bắt đầu rịn mồ hôi. Chẳng lẽ lần hạt mà… quỳ ? Thật không
hiểu nổi mấy ông chức việc bữa nay ! Phụng Vụ cái quái quỷ gì vậy không biết ? Hắn len lén liếc nhìn
quanh. Mọi người vẫn bình thản quỳ lần hạt một cách sốt sắng, chẳng thấy ai ngồi lên. Chẳng lẽ mỗi
mình lại ngồi ? Hắn cố gắng chịu đựng một lát.
“Thứ hai thì gẫm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng
lòng.” Nghe cứ như Đức Mẹ đang nhắn nhủ gì đó với hắn. Thôi thì hãm mình chịu khó chút vậy ! Cũng là
một cách hiệp thông với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Một chục kinh Kính Mừng trôi qua. Hắn cảm
thấy cái đầu gối trái không còn “dằn vặt” hắn như lúc đầu nữa…
“Thứ ba thì gẫm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy
xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.” Có ai sỉ nhục hắn
không nhỉ ? Cũng có, mà lâu quá rồi ! Hắn không nhớ nữa. Nhưng
mà, hình như hắn mới vừa sỉ nhục ai đó ! Ờ, đúng rồi: Thằng nhóc
sửa máy cưa. Còn ai nữa không nhỉ ? Cũng có nhưng mà chỉ
trong tư tưởng: Mấy ông bà chức việc. Hắn thầm thỉ xin Chúa và
Đức Mẹ tha thứ cho hắn những nông nổi, ích kỷ, kiêu căng… Mới
đó mà đã thêm mười kinh Kính Mừng nữa rồi !
“Thứ tư thì gẫm: Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. Ta hãy xin
cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.” Hắn tưởng tượng một
người vừa mới bị tra tấn dã man, sức cùng lực kiệt mà còn phải lê
lết vác cây gỗ nặng lên núi Canvê. Những vết thương đang tấy lên
gây sốt. Bả vai đau nhức còn bị thập giá đè nặng. Bước chân mỏi
mòn phải quỵ xuống, đứng lên mấy lần. Cái đầu gối hắn chẳng là gì
cả ! Ờ, mà hắn cũng chẳng còn cảm thấy đau đớn gì ở đầu gối
nữa. Có lẽ quỳ nãy giờ đầu gối hắn cũng tê dần chăng…
“Thứ năm thì gẫm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh
Giá. Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá Chúa.” Tính
xác thịt ? Phải rồi, nãy giờ hắn phải đấu tranh với tính xác thịt và
bấy nay hắn cứ để mặc cho nó kéo trì hắn xuống. Phải rồi, xác thịt
thì nặng nề ! Dứt bỏ được nó, hắn có cảm giác nhẹ nhàng, bay
bổng. Mặc dù đang quỳ hắn vẫn có cảm giác lâng lâng. Lời kinh Kính Mừng cứ như một điệp khúc êm
dịu đưa hắn vào cõi thần tiên thoát tục… Bỗng nhiên hắn cảm thấy say mê yêu thích cái tư thế quỳ này
quá đỗi. “Giá như lần thêm vài chuỗi nữa, mình cũng quỳ !” – Hắn thầm nghĩ.
***
Cái tin hắn được ơn Đức Mẹ chữa lành khớp gối chẳng khiến cho cư dân ở cái thị trấn này quan
tâm lắm. Thậm chí có người còn trề môi cho rằng hắn muốn gây sự chú ý. Tuy nhiên, hắn cũng chẳng
lấy làm bực tức. Hắn chỉ tiếc rằng mình không bị bể xương hay cái gì đó thật nặng để có bằng chứng
cao rao Danh Mẹ. Hôm chầu lượt xong, hắn đã có cảm giác tự nhiên và bình thường ở khớp gối, cái
cảm giác bình thường thật lạ mà hắn đã đánh mất từ khá lâu khiến hắn có cảm tưởng như đang ngủ say
thì bị đánh thức đột ngột, không dám tin rằng mình vừa rời khỏi một giấc mơ đẹp.
Vừa bước ra sân Nhà Thờ, bất giác hắn nhảy lên vói một nhánh me tây. Chưa đủ, hắn còn chạy
tung tăng thử một đoạn. Lũ trẻ nhìn theo hành động kỳ dị của hắn rồi bật cười khúc khích. Mặc kệ ! Chờ
vợ về đến nhà, hắn khoe ngay với vợ và hai vợ chồng cùng thắp đèn bàn thờ đọc kinh tạ ơn Đức Mẹ.
Cha xứ đã nghe nhiều người nói về trường hợp của hắn bằng giọng điệu châm biếm, nhưng ngài
cũng muốn biết hư thực ra sao. Một hôm, nhân vợ hắn đi quét Nhà Thờ, cha hỏi đùa:
- Sao, ông xã được ơn Đức Mẹ mà không mần tiệc đãi mọi người à ?
- Dạ, cũng chẳng mấy ai tin, thưa Cha ! – vợ hắn lễ phép đáp.
19
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634
Ephata 634

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong deDoi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Minh Le
 
Cuoc song khong gioi han
Cuoc song khong gioi hanCuoc song khong gioi han
Cuoc song khong gioi han
Nguyen Sinh
 
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Minh Le
 

Mais procurados (19)

Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong deDoi thoai voi thuong de   tap 10 - ve nha voi thuong de
Doi thoai voi thuong de tap 10 - ve nha voi thuong de
 
Cuoc song khong gioi han
Cuoc song khong gioi hanCuoc song khong gioi han
Cuoc song khong gioi han
 
So 177
So 177So 177
So 177
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
[Ebook] The-magic : Phép Màu (Edit by GLC)
[Ebook] The-magic : Phép Màu (Edit by GLC)[Ebook] The-magic : Phép Màu (Edit by GLC)
[Ebook] The-magic : Phép Màu (Edit by GLC)
 
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)Doi thoai voi thuong de full (tap 1   tap 2 - tap 3)
Doi thoai voi thuong de full (tap 1 tap 2 - tap 3)
 
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
Đối thoại với Thượng Đế - Tập 1 , 2 , 3.
 
Ephata 613
Ephata 613Ephata 613
Ephata 613
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
So 118
So 118So 118
So 118
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Tro lai thien duong
Tro lai thien duongTro lai thien duong
Tro lai thien duong
 
Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 

Destaque

Национальная Программа "Лучшие социальные проекты России"
Национальная Программа "Лучшие социальные проекты России"Национальная Программа "Лучшие социальные проекты России"
Национальная Программа "Лучшие социальные проекты России"
AlexandraObydenova
 
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
Qianzhan Intelligence
 
휴대폰결제『BU797』.『COM』미니초코볼자판기 봉평
휴대폰결제『BU797』.『COM』미니초코볼자판기 봉평휴대폰결제『BU797』.『COM』미니초코볼자판기 봉평
휴대폰결제『BU797』.『COM』미니초코볼자판기 봉평
gsidjfs
 
Audience Reach Measurement Guidelines 1.0
Audience Reach Measurement Guidelines 1.0Audience Reach Measurement Guidelines 1.0
Audience Reach Measurement Guidelines 1.0
Leonardo Naressi
 

Destaque (12)

Национальная Программа "Лучшие социальные проекты России"
Национальная Программа "Лучшие социальные проекты России"Национальная Программа "Лучшие социальные проекты России"
Национальная Программа "Лучшие социальные проекты России"
 
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
 
ARTIKEL SAIL KOMODO
ARTIKEL SAIL KOMODOARTIKEL SAIL KOMODO
ARTIKEL SAIL KOMODO
 
휴대폰결제『BU797』.『COM』미니초코볼자판기 봉평
휴대폰결제『BU797』.『COM』미니초코볼자판기 봉평휴대폰결제『BU797』.『COM』미니초코볼자판기 봉평
휴대폰결제『BU797』.『COM』미니초코볼자판기 봉평
 
Shaun Resume
Shaun ResumeShaun Resume
Shaun Resume
 
อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์
อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์
อุปกรณ์พื้นฐานคอมพิวเตอร์
 
Audience Reach Measurement Guidelines 1.0
Audience Reach Measurement Guidelines 1.0Audience Reach Measurement Guidelines 1.0
Audience Reach Measurement Guidelines 1.0
 
SDS Amazon RDS
SDS Amazon RDSSDS Amazon RDS
SDS Amazon RDS
 
Remix Conference 2015—Sam Hashemi, "Remember, This Is Water"
Remix Conference 2015—Sam Hashemi, "Remember, This Is Water" Remix Conference 2015—Sam Hashemi, "Remember, This Is Water"
Remix Conference 2015—Sam Hashemi, "Remember, This Is Water"
 
Презентация тпмпк
Презентация тпмпкПрезентация тпмпк
Презентация тпмпк
 
Підручник
ПідручникПідручник
Підручник
 
China animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast reportChina animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast report
 

Semelhante a Ephata 634

5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
gxduchoa
 
Dũng cảm Vui sống hiểm nguy-Courage The Joy of Living Dangerously
Dũng cảm Vui sống hiểm nguy-Courage The Joy of Living DangerouslyDũng cảm Vui sống hiểm nguy-Courage The Joy of Living Dangerously
Dũng cảm Vui sống hiểm nguy-Courage The Joy of Living Dangerously
Chiến Thắng Bản Thân
 

Semelhante a Ephata 634 (20)

Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdfBẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
 
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dich
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dichElizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dich
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dich
 
Elizabeth Clare Prophet - Ngọn Lửa Tím - Tiếng Việt
Elizabeth Clare Prophet - Ngọn Lửa Tím - Tiếng ViệtElizabeth Clare Prophet - Ngọn Lửa Tím - Tiếng Việt
Elizabeth Clare Prophet - Ngọn Lửa Tím - Tiếng Việt
 
Ngọn lửa tím để chuyển hóa thể xác tâm trí tâm hồn
Ngọn lửa tím để chuyển hóa thể xác tâm trí tâm hồnNgọn lửa tím để chuyển hóa thể xác tâm trí tâm hồn
Ngọn lửa tím để chuyển hóa thể xác tâm trí tâm hồn
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi ban
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
So 168
So 168So 168
So 168
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Am luat vo tinh
Am luat vo tinhAm luat vo tinh
Am luat vo tinh
 
âm luật vô tình tội tà dâm
âm luật vô tình tội tà dâmâm luật vô tình tội tà dâm
âm luật vô tình tội tà dâm
 
Âm luật vô tình
Âm luật vô tìnhÂm luật vô tình
Âm luật vô tình
 
The magic (VN)
The magic (VN)The magic (VN)
The magic (VN)
 
Nội san TSC Thanh Đa 2020 final
Nội san TSC Thanh Đa 2020 final Nội san TSC Thanh Đa 2020 final
Nội san TSC Thanh Đa 2020 final
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Dũng cảm Vui sống hiểm nguy-Courage The Joy of Living Dangerously
Dũng cảm Vui sống hiểm nguy-Courage The Joy of Living DangerouslyDũng cảm Vui sống hiểm nguy-Courage The Joy of Living Dangerously
Dũng cảm Vui sống hiểm nguy-Courage The Joy of Living Dangerously
 

Mais de Vu Mai JMV

Mais de Vu Mai JMV (15)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 

Ephata 634

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com FACEBOOK Tôi là một kẻ khá ngoan ngùy, nhưng đôi khi cũng ngang ngạnh. Ngày xưa khi còn trẻ, tôi đam mê thuốc lá, theo chúng bạn, trên tay điều thuốc lá không rời, bao nhiêu lời khuyên bảo đều bỏ ngoài tai. Cũng có những lúc cố gắng bỏ nhưng không nổi, cứ lý luận cùn: “Đam mê là xấu, vướng vào khó có thể bỏ được đam mê, vậy hút thuốc để nhắc mình đừng bao giờ vướng thêm đam mê nào nữa”. May thay, sau ngày chịu chức Linh Mục, ơn Chúa ban, tự nhiên thấy xấu hổ khi phì phèo điếu thuốc, thế là đóng cửa phòng cầu nguyện đúng 10 ngày xin ơn bỏ thuốc lá, và Chúa cho… bỏ được. Sợ từ ngày ấy, không bao giờ dám động đến điếu thuốc nữa. Công nghệ thông tin bây giờ tiến như vũ bão, các thiết bị thông tin thay đổi chóng mặt. Tôi chậm chạp ngờ nghệch chạy đuổi theo, mệt bở hơi tai ! Nào có cao cấp gì cho cam, chỉ mỗi cái computer thôi mà chẳng biết gì ngoài viết bài, cóp bài, gửi Email, loay hoay với một vài trang web quen thuộc… Hết ! Leo tường lửa là chịu thua ! Điện thoại thì chỉ có cái Nokia đời quá cũ, các bạn trẻ gọi nó là cùi bắp, gần đây còn được gán cho cái tên stupidphone ( # smartphone ), quanh quẩn chỉ để gọi, nghe, nhắn tin, nhận tin... Hết ! Không biết làm gì hơn ! Mấy đứa cháu ở nước ngoài thương bác nên gởi biếu Ipad 4, Iphone 5S, loay hoay mãi chẳng ra làm sao, cứ phải nạp điện liên tục, cuối cùng là quăng góc bàn. Có người bảo: “Uổng ! Kẻ kiếm thì không có, kẻ có thì không biết dùng !” Biết làm sao bây giờ ? Kỷ niệm của các cháu không đành đem cho người khác. Một lần trót đã đem cho người ta chiếc điện thoại thông minh, các cháu biết được không dám trách, nhưng mình cứ thấy làm sao đấy… Đúng là bỏ thì thương, vương thì tội ! Có anh em bảo tôi: “Học IT dễ, cái chính là có chịu học hay không”. Tôi giở giọng ngang trả lời: “Bộ nhớ có hạn, nhớ cái này sẽ quên cái kia, tớ chọn cái khác để nhớ”, nhưng thật ra chẳng có cái nào nhớ cho ra hồn, kể cả Lời của Chúa. Công nghệ thông tin tiến đến chóng mặt, cầm trên tay những thiết bị hiện đại nhất, sống trong không gian phủ tràn những công nghệ hiện đại nhất. Một người bạn am hiểu nói với tôi: “Chúng ta trở thành nạn nhân của chính chúng ta !" Bạn ấy giải thích, các thiết bị thông minh trở thành các thiết bị theo dõi và lưu trữ các hoạt động của chúng ta đầy đủ nhất, hãy biết rằng mọi hình ảnh sinh hoạt của chúng ta ở bất cứ nơi đâu không còn là của riêng chúng ta nữa, và khi cần người ta có cả một kho hình ảnh về ta, ở mọi nơi chúng ta từng lui tới, mọi sinh hoạt chúng ta từng tham dự. Khi bị các bạn trẻ “cám dỗ” tôi hãy thử "chơi" Facebook, tôi thấy rõ điều này, mọi cái cứ nghĩ rằng của riêng mình, nhưng không ngờ rất nhiều người đã thấy và biết. Tiêu cực mà nói, phải thật cẩn thận với các giao dịch trong các mạng toàn cầu, vì không có gì mà không lộ ra trong một thời gian rất ngắn, nhanh đến không ngờ. Tu đức dạy rằng, chúng ta phải luôn sống dưới con mắt Chúa, hãy ý thức mọi hành vi của chúng ta chẳng qua khỏi ánh nhìn của Chúa. Trong thực tế, có lắm khi chúng ta quên điều quan trọng này: đó là Chúa thấy hết mọi sự, làm sao có thể giấu diếm Ngài điều chi khuất tất ? ! ? Thức tỉnh để không bị ghi hình, ghi âm trong các giao dịch nhạy cảm, hay lắm, nhưng hãy sống như Chúa đang chứng kiến đó đây, mỗi ngày, vì phần rỗi của chúng ta. Vậy thay vì cứ lo ngay ngáy, cảnh giác trước các thông tin, chúng ta hãy có thái độ trưởng thành để hiểu rằng: Chúa thấy hết mọi sự, không có cái gì Chúa không biết. Một khi chọn thái độ này rồi, chúng ta nỗ lực làm lại những gì cần thiết và phó thác cho Chúa trọn vẹn tương lai. Khi ấy Facebook hay không, vẫn cứ là… "Face to face with God" ! Lm. VĨNH SANG, DCCT 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 634 – CHÚA NHẬT 28.12.2014
  • 2. MỤC LỤC TÌM BÀI: FACEBOOK ( Lm. Vĩnh Sang ) .............................................................................................................. 01 ÁNH SÁNG RẠNG NGỜI ( Bài giảng của Đức Phanxicô đêm Giáng Sinh ) ......................................... 02 GIA ĐÌNH LÝ TƯỞNG ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .......................................................................... 03 ÔI MẸ NHIỆM MÀU ! ( Hoan Nguyên ) .................................................................................................. 05 THÁNH HÓA GIA ĐÌNH ( AM. Trần Bình An ) ....................................................................................... 06 XIN VÂNG ! ( Tu Sĩ Quách Minh Đức, DCCT ) ...................................................................................... 08 THIÊN CHÚA CỨU ĐỘ ( Phùng Văn Hóa ) .......................................................................................... 09 PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 28: CON ĐƯỜNG THỐNG HỐI VÀ KHIÊM HẠ ( Nguyễn Trung ) ..... 13 NGÀY XƯA VÀ ĐÊM NAY ( Lm. Lê Quang Uy, DCCT ) ...................................................................... 16 ÁNH SÁNG ĐỨC TIN ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................. 17 ƠN BIẾN ĐỔI ( Pio X Lê Hồng Bảo ) .................................................................................................... 18 CẢI TẠO NGƯỢC ( Nguyễn Hoàng Đức – Diễn Đàn Giáo Dân ) .......................................................... 20 HỒNG ÂN SỰ SỐNG ( Mẹ bé Phương Vy ) ......................................................................................... 22 ƠN CHỮA LÀNH DO MẸ MARIA CHUYỂN CẦU ( Kiều Thị Phước Hậu – Quang Uy biên tập ) .......... 23 NGÃ VỀ ( Tường Vi ) ............................................................................................................................ 24 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27 ÁNH SÁNG RẠNG NGỜI "Dân bước đi trong tăm tối đã thấy ánh sáng rạng ngời; những ai ở miền đấy đen tối đã được ánh sáng chiếu soi" ( Is 9, 1 ). "Một thiên thần Chúa đã hiện ra với các mục tử và vinh hiển của Chúa đã tỏa chiếu họ" ( Lc 2, 9 ). Đó là những gì Phụng Vụ của đêm Giáng Sinh Thánh này trình bày cho chúng ta thấy về việc hạ sinh của Đấng Cứu Thế: như ánh sáng thấu qua và đánh tan bóng tối đen nhất. Sự hiện diện của Chúa giữa dân Ngài làm tan biến đi nỗi sầu thương của cuộc thua bại và cảnh khốn cùng của tình trạng nô lệ, mà mang lại niềm vui và hạnh phúc. Cả chúng ta nữa, trong đêm hồng phúc này, đã đến với Nhà của Thiên Chúa. Chúng ta đã băng qua bóng tối tăm đang bao trùm trái đất, được dẫn đường bởi ngọn lửa đức tin đang soi chiếu bước chân của chúng ta đi, và được phấn khởi bởi niềm hy vọng tìm thấy "ánh sáng rạng ngời" này. Bằng việc mở lòng của chúng ta ra, chúng ta cũng có thể chiếm ngưỡng thấy phép lạ của con trẻ thái dương là Đấng mọc lên từ trên cao đang chiếu rọi chân trời. Nguồn gốc của bóng tối đang bao phủ thế giới đang biến mất trong một đêm của mọi thời đại. Chúng ta hãy nghĩ về giây phút tối tăm khi xẩy ra tội ác đầu tiên của nhân loại, khi bàn tay của Cain, bì mù quáng bởi ghen hờn, đã giết chết Abel em của mình ( xem St 4, 8 ). Bởi thế, việc diễn tiến của các thế kỷ đã bị đánh dấu bằng bạo lực, chiến tranh, ghen ghét và đàn áp. Thế nhưng Thiên Chúa, Đấng đã đặt để một cảm quan mong đợi nơi con người được dựng nên theo hình ảnh của Ngài và tương tự như Ngài, vẫn đang chờ đợi. Ngài đã đợi chờ rất lâu đến độ có lúc dường như Ngài đã phải buông xuôi. Tuy nhiên, Ngài không thể bỏ cuộc vì Ngài không thể chối bỏ chính mình Ngài ( xem 2 Timôthê 2, 13 ). Thế nên Ngài đã tiếp tục nhẫn nại đợi chờ trước tình trạng băng hoại của con người và của các dân tộc. Qua dòng lịch sử, ánh sáng đánh tan bóng tối tỏ ra cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa là Cha và lòng trung thành nhẫn nại của Ngài còn mãnh hơn cả tối tăm và băng hoại. Đó là sứ điệp của đêm Giáng Sinh. Thiên Chúa không tỏ ra bừng giận và bất nhẫn; Ngài bao giờ cũng có đó, như người cha trong dụ ngôn dứa con hoang đàng, đợi chờ trông ngóng từ xa bóng dáng người con lạc loại trở về. Lời tiên báo của Ngôn Sứ Isaia loan tin về việc hiện lên một ánh sáng rạng ngời qua màn đêm đen. Ánh sáng này được sinh hạ ở Bêlem và được đón nhận bởi vòng tay yêu thương của Mẹ Maria, bởi tình yêu của Thánh Giuse, bởi nỗi ngỡ ngàng của các mục đồng. Khi các thiên thần loan báo việc hạ 2 CÙNG HIỆP THÔNG
  • 3. sinh của Đấng Cứu Chuộc cho các mục đồng thì các vị làm như thế bằng những lời lẽ như sau: "Đây sẽ là dấu hiệu cho các người, đó là một thơ nhi được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ" ( Lc 2, 12 ). "Dấu hiệu" này là sự khiêm hạ quá sức của Thiên Chúa; chính tình yêu khiến cho Ngài vào đêm ấy đã mặc lấy tình trạng yếu hèn của chúng ta, nỗi đau khổ của chúng ta, những lo âu của chúng ta, các ước vọng của chúng ta và những hạn hữu của chúng ta. Sứ điệp mà mọi người đang trông mong, mà mọi người đang tìm kiếm nơi thẳm cung của linh hồn mình, không là gì khác ngoài niềm êm ái dịu dàng của Thiên Chúa: Vị Thiên Chúa nhìn xuống chúng ta bằng ánh mắt đầy yêu thương, Đấng chấp nhận cảnh bần cùng nghèo khổ của chúng ta, Vị Thiên Chúa phải lòng với cái bé mọn của chúng ta. Vào Đêm Thánh này, trong khi chúng ta chiêm ngưỡng Con Trẻ Giêsu vừa được hạ sinh và đặt nằm trong máng cỏ, chúng ta được mời gọi hãy phản tỉnh. Chúng ta đã đón nhận niềm êm ái dịu dàng này của Thiên Chúa ra sao ? Chúng ta có để mình được Thiên Chúa chiếm đoạt hay chăng, để cho Ngài ôm ấp hay chăng, hay tôi tránh né việc Ngài đến gần tôi ? Chúng ta có thể đáp lại rằng: "Thế nhưng chúng tôi đang tìm kiếm Chúa mà". Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải là việc đi tìm kiếm Ngài, mà là để cho Ngài tìm gặp chúng ta và âu yếm chăm sóc chúng ta. Vấn đề được đặt ra cho chúng ta trước sự hiện diện của Con Trẻ này chỉ vỏn vẹn là: tôi có để cho Thiên Chúa yêu thương tôi hay chăng ? Hơn thế nữa, chúng ta có can đảm đón nhận một cách dịu dàng những khó khăn và trục trặc của những ai gần gũi chúng ta hay chăng, hay chúng ta thích những giải quyết theo kiểu bất liên cá thể, có thể là hiệu nghiệm đấy nhưng chẳng có gì là nồng nàn của Phúc Âm hết ? Ngày nay thế giới cần đến niềm êm ái dịu dàng này biết bao ! Việc đáp ứng của Kitô hữu không thể nào khác với việc Thiên Chúa đáp ứng trước cái bé mọn của chúng ta. Đời sống cần phải được đáp ứng bằng những gì là thiện hảo, hiền lành. Khi chúng ta nhận thức rằng Thiên Chúa phải lòng với cái bé mọn của chúng ta, ý thức rằng Ngài đã biến mình thành nhỏ bé để dễ gặp gỡ chúng ta, thì chúng ta không thể nào không mở lòng mình ra cho Ngài, và khẩn nài Ngài rằng: "Lạy Chúa, xin giúp cho con trở nên giống như Chúa, xin hãy ban cho con ơn biết dịu dàng trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, xin hãy ban cho con ơn biết gần gũi với hết mọi nhu cầu, ơn biết hiền lành trong mọi xung khắc". Anh chị em thân mến, vào Đêm Thánh này, chúng ta hãy chiêm ngưỡng cảnh Giáng Sinh: ở đó "dân đã bước đi trong tăm tối đã được thấy ánh sáng rạng ngời" ( Isaia 9, 1 ). Dân mà không ngờ, mở lòng đón nhận tặng ân của Thiên Chúa, lại là những người đã thấy được ánh sáng này. Tuy nhiên, ánh sáng này không thấy được bởi thành phần cao ngạo, kiêu hãnh, bởi những ai đã biến luật lệ theo những lượng định riêng của họ, những ai khép mình trước người khác. Chúng ta hãy nhìn vào máng cỏ và cầu nguyện, kêu xin Người Mẹ Phúc Đức rằng: "Ôi Maria, xin tỏ Chúa Giêsu cho chúng con !" Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Lễ Đêm Giáng Sinh 24.12.2014 Bản dịch của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tựa đề do Ephata chọn GIA ĐÌNH LÝ TƯỞNG “Hàng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng Lễ Vượt qua” ( Lc 2, 41 ). Câu Phúc Âm ý nghĩa, nguồn ánh sáng ấm áp có sức soi sáng các gia đình Công Giáo. Một gia đình đi hành hương để thờ phượng Thiên Chúa. Hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Họ thao thức chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa. Chính trẻ Giêsu đã có một ý thức rất sâu xa về điều đó: Người ở lại Giêrusalem để học hỏi tìm hiểu Thánh Kinh, Người ý thức là phải đặt tình yêu Thiên Chúa Cha trên cả tình yêu đối với gia đình. 3 CÙNG SUY NIỆM
  • 4. Theo luật quy định, người Do Thái phải hành hương về Giêrusalem “mỗi năm ba lần mọi người nam phải trình diện trước Đấng Toàn Năng là Đức Chúa”. Một lần đi bộ hành hương về Nhà Chúa phải mất một tuần lễ. Họ vừa đi vừa hát Thánh Vịnh lên đền: "Tôi vui sướng biết bao khi người ta nói với tôi rằng: nào ta tiến về Nhà Chúa…" Năm Chúa Giêsu lên 12 tuổi, được cha mẹ đưa đi cùng đoàn hành hương tiến về đền thờ theo tập tục ngày lễ. Đối với người Do Thái, 12 tuổi là trưởng thành. Chúa Giêsu đã bộc lộ sự khôn ngoan trước các bậc thông thái. Sau khi dự lễ vượt qua, Người ở lại đền thờ tranh luận với các tiến sĩ luật “mọi kẻ nghe Ngài đều sửng sốt về trí thông minh và các lời Ngài đối đáp”. Phụng Vụ muốn đem câu chuyện này vào kể trong Mùa Giáng Sinh, mùa Chúa tỏ mình ra; Người là đấng khôn ngoan am tường đường lối Thiên Chúa để dạy dỗ nhân loại. Hai ông bà lạc con rồi vất vả đi tìm con, sau ba ngày mới tìm được con trong Đền thờ. Mẹ trách nhẹ: “Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con”. Người đáp lại: “Sao cha mẹ tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận đối với nhà của Cha con sao ?” Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh bản tính siêu phàm của Người. Cha Người không phải là Giuse mà là Thiên Chúa. Cần chu toàn bổn phận đối với Cha trên Trời. Sau đó cả gia đình trở về Nadarét. Chúa Giêsu hằng vâng phục hai ông bà. Người đã chu toàn cả hai phận sự đạo và đời. Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình. Chúa Giêsu có thể sinh ra như một nhân vật thần kỳ nào đó trong các huyền thoại hay được giáng trần như Thánh Gióng, Tiên Nga… Nhưng Ngài muốn có một tổ ấm, một mái gia đình, có cha có mẹ. Chấp nhận làm người là chấp nhận thuộc về một gia đình. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo hạnh. 30 năm sông dưới mái nhà Nadarét, Đức Giêsu đã thành một người chính chắn và trưởng thành, sẵn sàng lãnh nhận sứ vụ Chúa Cha trao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động miệt mài, sự mau mắn thi hành thánh ý Thiên Chúa, lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành đơn sơ, tế nhị, tận tụy phục vụ, sự buông mình sống trong lòng tin phó thác và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm. Các nhà tâm lý học cho biết rằng: đứa trẻ cần đến sự nâng đỡ của người cha cũng như người người mẹ. Người cha tạo cho con cái hùng, cái nghiêm trang mực thước.Người mẹ ảnh hưởng trên cảm tình con cái về sự tế nhị, dịu dàng, bao dung. Vì thế, đứa trẻ mồ côi cha thường sống uỷ mỵ, nhát đảm thiếu cương quyết và nghị lực. Đứa trẻ mồ côi mẹ thường mang tính cứng cỏi, cộc cằn, dễ u buồn, thiếu tế nhị vui tươi. Trẻ thơ cần được giáo dục về đời sống tình cảm và lý trí. Tình cảm dễ ảnh hưởng nơi người mẹ. Lý trí thường nhờ cậy người cha. Do đó người Ý có lý khi nhận xét: Người mẹ yêu thương dịu dàng, người cha yêu thương khôn ngoan. Người Anh nhận xét chí lý: Khi còn thơ con cái bú mẹ, lúc lớn khôn chúng lại bú cha. Tục ngữ Việt Nam có câu: Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng. Nền tảng cho việc đào tạo lý trí và tình cảm của một con người là đạo đức. Trên nền móng đạo đức vững chắc, xây một ngôi nhà gia đình hạnh phúc. Nếp sống đạo đức của Thánh gia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời Đức Giêsu. Người thừa hưởng nơi Thánh Giuse và Đức Mẹ lòng yêu mến lề luật, gắn bó với Đền Thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục thánh ý Chúa, thái độ hiền lành khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, sự chuyên chăm làm việc, sự ân cần âu yếm đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người. Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Cha mẹ không chỉ nuôi con bằng cơm bánh vật chất, nhưng còn dạy dỗ, làm gương sáng cho con,người con đáp lại bằng tình hiếu thảo và vâng phục. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và ân cần chăm sóc. Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời. 4
  • 5. Thánh Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi ngài gọi gia đình là nền tảng của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi Gia Đình là Cung Thánh của Giáo Hội, là Trường Học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô. Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm kinh nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và Giáo Hội. Gia đình là trường dạy Đức Tin cho con cái tốt nhất. Cha mẹ có Lòng Tin vững chắc, biết truyền lại cho con bằng lời dạy dỗ, bằng gương sáng và cách ăn ở hằng ngày, chắc chắn con cái sẽ theo đường lối ấy. Đức Thánh Cha Piô XI trong Thông Điệp Về Giáo Dục Kitô Giáo đã dạy rằng: Nền giáo dục bền bỉ nhất và hữu hiệu nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có quy củ khuôn phép. Gương lành cha mẹ càng chiếu tỏ kết quả giáo dục càng lớn lao. Thánh Cha Gioan XXIII, trong một lá thư gởi cha mẹ nhân ngày mừng ngũ tuần của mình có đoạn: “Thưa Ba Mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức tước trong Hôi thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học nào dạy dỗ và làm ích cho con bằng hồi con được ngồi trên chân ba mẹ”. Đức Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: "Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình Công Giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội Thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”. Thánh Gia là một gia đình lý tưởng, đạo đức, yêu thương chăm lo cho nhau. Bầu khí yêu thương đạo hạnh Thánh Gia là trường học đầu tiên huấn luyện Chúa Giêsu. Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu gánh vác sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này. Chúa Giêsu đã vâng phục kỷ luật trường này, chấp nhận những vị thầy đầu tiên là cha mẹ và Người đã lớn lên chững chạc, trưởng thành, quân bình thể xác trí tuệ, tâm linh. Chúa đã sống học tập rèn luyện 30 năm để rao giảng 3 năm. Cứ 1 năm Chúa Giêsu giảng đạo thì 10 năm Người ở với gia đình. Chúa ưu tiên và đề cao tầm quan trọng của gia đình biết bao. Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn. Chúng ta cầu nguyện cho mọi gia đình trên thế giới biết noi theo mẫu gương Thánh Gia, luôn coi trọng tình nghĩa vợ chồng và hạnh phúc gia đình, chăm lo giáo dục con cái, nhất là đời sống đạo đức, trong mọi sự luôn được hướng dẫn theo Thánh Ý Chúa. Nhờ đó gia đình trở nên mái trường lý tưởng, nơi đào tạo tình yêu, nơi huấn luyện niềm tin, nơi bồi dưỡng tâm linh cho con cái. Xin Chúa thương ban bảo vệ giữ gìn từng gia đình là hình ảnh của Thánh Gia, từng trẻ em là hình ảnh của Hài Nhi Giêsu và xin tình yêu Thiên Chúa chan hòa trong mỗi gia đình. Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con. Amen. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN ÔI MẸ NHIỆM MẦU ! Con hiểu được rồi Mẹ có từ muôn thuở... Nơi thế trần vâng phục Thánh Ý Cha. Đời thanh bần trinh khiết sống chan hòa Tình yêu Chúa, Thánh Gia lòng cậy mến. Mẹ thanh cao, đẹp tuyệt vời như Đóa Hồng Nhung cài trên vương miện Tỏa sắc hương dịu ngọt hồn nhiên. Mẹ đơn sơ như Huệ trắng cõi Vườn Thiêng Lòng từ ái bao la biển rộng. Bảy mươi hai năm đã vẹn tuyền trong cuộc sống Mẹ Đồng Công Chuộc Tội cầu bầu... Quanh Mồ Đá Mẹ – Thánh truyền ngào ngạt quyện Hương châu và thánh thót tiếng Thiên Thần ca hát... Thiên Chúa Ngôi Ba ban khen, Mẹ về trời trọn lành hồn xác Là tín điều con ghi khắc rất nhiệm mầu ! Lạy Mẹ, xin nâng đỡ chúng con trong giờ lâm tử và xin ơn chết lành trong tay Mẹ Điều chúng con khấn nguyện đã từ lâu Mẹ nhân ái đoàn con mong nhờ mẹ 5
  • 6. Ánh rạng đông Mẹ mặt trời trên dương thế hay Trăng sao huyền diệu cõi không gian ? Mẹ oai phong rực rỡ ngự ngai vàng Thống trị khắp tầng trời dưới đất. Hỏa ngục khấu đầu, thần linh khiếp kinh cúi mặt Mẹ Nữ Vương của khắp muôn loài Các Thiên Thần, các Thánh, vạn vật ở muôn nơi... Mẹ Thiên Chúa, Mẹ loài người, ôi nhiệm thánh ! Mẹ là đấng trung gian, kho ơn phước cho chúng con kêu cầu xin nhận lãnh Mẹ ban thương, ấp ủ những tâm hồn... Đời tha hương lưu lạc, xin mẹ giúp con luôn Trong thử thách gian lao, lo âu và thất vọng... Dâng lên Mẹ trọn tâm tư và cuộc sống Cả tấm lòng trông cậy mến thương... cả cộng đoàn đất khách, lậy Nữ Vương xin dẫn dắt tình thương ơn cứu giúp Cơn nguy biến cuộc đời nhiều trong đục Lúc gian nan khốn khó hiểm nguy Mẹ ra tay nhân hậu cứu gỡ độ trì Đoàn con dại bơ vơ đời bể khổ. HOAN NGUYEN THÁNH HÓA GIA ĐÌNH Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam. được sự hỗ trợ của Trung Ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam. vừa qua đã công nhận kỷ lục cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam thuộc về vợ chồng cụ Cao Viễn ( sinh năm 1908 ) và Vũ Thị Hai ( sinh năm 1914 ) ở làng Phượng Lịch, xóm Hai, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Cụ Cao Viễn chia sẻ bí quyết sống lâu của hai cụ là sống thật lạc quan và vui vẻ. Dù đều đã bước qua tuổi 100 nhưng hai cụ vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Cụ ông Cao Viễn vẫn còn rất lanh lợi. Hai cụ vẫn có thể đọc báo, xem tivi, làm những công việc trong gia đình, nuôi dạy các cháu, chắt. Cụ ông vẫn viết nhật ký, làm thơ, viết chữ với những nét rõ ràng khiến nhiều người trẻ phải bái phục ( Ảnh chụp cụ ông và cụ bà bên nhau ). Vừa mở chiếc tivi nhỏ của gia đình cụ, ông Cao Viễn vừa tâm sự: “Tôi rất thích xem các chương trình thời sự, tin tức và đọc báo. Thấy chúng tôi sống “lâu quá”, người ta cứ đồn thổi rằng chúng tôi có bí quyết, hay thuốc gia truyền gì. Nhưng điều đó là hoàn toàn không có. Chúng tôi cũng chỉ ăn uống bình thường, thậm chí có thời gian còn không có cháo mà ăn ấy chứ”, nói đoạn cụ ông Cao Viễn nhìn sang vợ mình cười hạnh phúc. Hai cụ kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện từ nạn đói 1945. Lúc đó các con còn nhỏ, hai vợ chồng cụ phải chia bát cháo ít ỏi cho các con ăn cầm hơi. Rồi đến những ngày đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, lúc cụ ông lên đường nhập ngũ, rồi lần lượt các con cũng ra chiến trận. Trong trí nhớ của hai cụ, lịch sử vẫn còn vẹn nguyên, không hề bị xáo trộn. Lấy nhau sinh được 8 người con ( 3 trai, 5 gái ), hiện hai cụ đã có 34 cháu nội, ngoại. Cùng nhau bước qua thế kỷ thứ 2, đôi vợ chồng già vẫn vẹn nguyên những hạnh phúc như thuở ban đầu.“Ngày trước có những năm đến cháo không có mà ăn gia đình phải đào cả củ chuối, nhặt từng cái rễ khoai mà ăn chứ nói đến thuốc thang hay bí quyết gì để mà sống được lâu. Nhưng với vợ chồng chúng tôi, khi nào gia đình cũng phải vui vẻ lạc quan, sống nhân đức, hòa thuận. Khó khăn thì phải cùng nhau khắc phục chứ không được cãi cọ hay mâu thuẫn. Như vậy mình mới sống được mà không đau ốm bệnh tật và sống được lâu với con cháu” - cụ bà Vũ Thị Hai chia sẻ về cuộc sống hạnh phúc của gia đình vợ chồng mình suốt 2 thế kỷ qua. Hiện tại con cháu hai cụ đều đã ra ở riêng, thỉnh thoảng mới đến chăm sóc được bố mẹ. Vì vậy mọi sinh hoạt thường nhật từ bữa cơm, giấc ngủ hai vợ chồng cụ đều tự lo liệu. Tất cả mọi công việc hai cụ đều cùng nhau làm, từ xem ti vi, dọn dẹp nhà cửa đến nấu một nồi cháo. Cũng vì cuộc sống viên mãn, trường thọ của hai cụ mà người dân trong vùng thường xuyên nhờ hai cụ làm người chúc phúc lành cho những cặp vợ chồng mới cưới. ( Nguyễn Tình – Lany Nguyễn, Dân Trí, Cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam chia sẻ bí quyết trường thọ ). Hôm nay, Hội Thánh long trọng mừng Lễ Thánh Gia, khuôn mẫu lý tưởng cho mọi gia đình sống hạnh phúc, bình an và vững bền. Khi tất cả thành viên gia đình đều quy hướng về Đức Giêsu, luôn là trọng tâm của mỗi người, thì cuộc sống gia đình mãi ổn định và phát triển. Sống cùng 6
  • 7. Mẹ Maria được sứ thần Gabriel loan báo vinh dự được làm Mẹ Đấng Cứu Thế, cũng như Người Công Chính, Thánh Giuse được báo mộng đón nhận bổn phận cao cả làm cha nuôi Đức Giêsu. Cả hai đấng cùng nhau đồng tâm thực hiện Thánh Ý Chúa trao phó, mặc bao gian nan, thử thách. Cùng nhau lận đận về quê Bêlem, khi Mẹ Maria sắp đến ngày lâm bồn. Chật vật, khó khăn, thiếu thốn khi sinh nở. Trốn tránh, tản cư, vượt biên, khi vua Hêrôđê tàn sát con trai đầu lòng. Thánh Gia vẫn bền vững trong bao cơn sóng gió, vì Thánh Giuse và Mẹ Maria luôn vâng theo Thánh Ý hướng dẫn, và luôn có Chúa ở cùng. Bao lâu, có Chúa cùng đồng hành, thì gia đình vượt qua tất cả mọi nghịch cảnh, mọi thách đố, kể cả bệnh tật, tai ương, hoạn nạn. Có Chúa sống cùng trong tâm hồn, trong lời nói, trong hành xử, trong việc làm, mọi thành viên gia đình thảy đều đồng cảm, đồng tâm, đồng hành với nhau, như Thánh Phaolô khuyên sống hòa đồng, hòa hợp cùng nhau: “Vui với người vui, khóc với người khóc” ( Rm 12, 15 ). Sống cho “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” ( Lc 9, 23 ). Để có Chúa hiện diện trong tâm hồn, thì tiên quyết phải xả kỷ, từ bỏ bản ngã, cái tôi hẹp hòi, độc đoán bất nhân, bất nghĩa, bất khoan dung, để sống cho người, cho tha nhân. “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” Người Công Chính không so đo, tự ái, vị kỷ, không bối rối vương vấn, không sống theo ý riêng, quyết tâm vâng theo Thánh Ý Chúa, nhiệt thành, hăng say, cộng tác, phục vụ đắc lực chương trình Cứu Độ. Mẹ khiêm hạ, tự xóa mình đi, sẵn sàng vâng theo Thánh Ý, khi thưa sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi, như lời sứ thần nói.” ( Lc 1, 38 ) Mẹ hoàn toàn phó thác, sống cho Ơn Gọi. Còn Đức Giêsu gặp lại cha mẹ sau ba ngày ở lại đền thờ giải đáp Kinh Thánh, cũng luôn tuân phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. “Người đi xuống cùng vời cha mẹ, trở về Nadareth và hằng vâng phục các ngài. ( Lc 2, 51 ). Thánh Phaolô cũng dạy dỗ con cháu biết hiếu thảo cha mẹ: “Con cháu phải học cho biết ăn ở hiếu thảo đối với gia đình mình, và đền ơn đáp nghĩa các bậc sinh thành. Đó là điều đẹp lòng Thiên Chúa.” ( 1Tm 5, 4 ). Sống vì Ông bà cụ Cao Viễn kể trên đã sống đúng theo truyền thống dân tộc: "Sống vì mồ mả, không sống vì cả bát cơm." Sống không phải bon chen, giành giựt, gian ác, làm giàu, mà nghĩ đến khi qua đời, làm sao mồ yên mả đẹp, để lo tu thân tích đức. Nên dù khó khăn, đói rách, các cụ vẫn vui vẻ chia sẻ, phục vụ lẫn nhau, con cháu và xóm giềng, mong để lại phúc đức cho con cháu hưởng nhờ. Người Kitô hữu có mục đích sống còn linh thiêng, cao quý hơn nữa. Đó là sống vì đạo. Trở nên chứng nhân của Đức Giêsu, giữa xã hội xô bồ tôn thờ bái vật. Thánh Phaolô vạch rõ mục đích sống của Kitô hữu:“Không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa.Vì Đức Kitô đã chết và sống lại, chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” ( Rm 14, 7 – 9 ). Me Maria luôn sống vì Con Mẹ, đồng cảm, đồng hành cùng Người suốt 33 năm, âm thầm đau khổ trước thái độ chống báng và ám hại của thần quyền lẫn thế quyền đối với Con Mẹ, như ông Simêôn đã tiên tri: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà” ( Lc 2, 5 ). “Phần thứ nhất của tiệc cưới Cana là yêu thương và hưởng thụ, nhưng giữa tiệc cưới chỉ còn nước! Đôi tân hôn mới ý thức rằng: phương tiện mình hạn hẹp, tình yêu mình lạnh nhạt ! Phần thứ hai của tiệc cưới Cana là khám phá ra kho tàng đạo đức chưa được sử dụng, rượu sau ngon hơn rượu trước: Một tình yêu chân thực, một quả tim biết thắng mình, quên mình, trung thành và hiến dâng không đòi lui” ( Đường Hy Vọng, số 464 ). Lạy Chúa Giêsu, xin Người dạy chúng con biết sống cùng nhau, chia sẻ ngọt bùi cay đắng, biết sống cho đi, phục vụ tha nhân, cũng như biết sống vì Chúa, làm chứng nhân Tình Yêu. Kính xin Người ban Đức Chúa Thánh Thần xuống cho chúng con, biết can đảm sống theo Lời Chúa. Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ cầu bầu, chỉ dạy chúng con noi gương Mẹ, luôn sống bên Chúa, luôn vâng theo Thánh Ý Chúa, cùng luôn chấp nhận đau thương vì Chúa. Amen. 7
  • 8. AM. TRẦN BÌNH AN XIN VÂNG ! Lạy Mẹ Maria, khi nghe sứ thần truyền tin ( x. Lc 1, 26-38 ), Mẹ có đủ quyền tự do: tự do không tiếp sứ thần, bởi Mẹ chẳng biết người đó là ai; tự do nghi ngờ lời truyền tin, vì trên đời làm gì có chuyện kỳ quặc như thế; tự do từ chối cộng tác vào chương trình cứu độ do chẳng ai thích tự tròng vào cổ cái ách giữa đàng. Thật bất ngờ, Mẹ đã nói xin vâng. Không thể ngờ một thiếu nữ miền quê xa tắp tít lại có thái độ vâng phục Đức Tin tuyệt vời đến vậy. Và càng không thể ngờ, người thiếu nữ ấy xin vâng tuyệt đối, chẳng đòi một điều kiện nào. Sau lời đáp xin vâng, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Con Thiên Chúa thành thai trong lòng Mẹ. Nhìn thấy bụng Mẹ ngày càng to, người đời lời ra tiếng vào. Trước nỗi oan ức đó, Mẹ có quyền suy nghĩ, và rút lại lời xin vâng. Mẹ cũng có thể… phá thai, hoặc kể ra với mọi người lời truyền tin của thiên sứ để minh oan cho mình, thậm chí trốn biệt xứ để tránh lời đàm tiếu. Nhưng không, Mẹ tiếp tục xin vâng, xin vâng để Con Thiên Chúa ngày càng lớn lên trong cung lòng mình, xin vâng trước những lời gièm pha dị nghị. Ôi ! Lời xin vâng âm thầm và tín thác ! Rồi trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu, không như nhiều bà mẹ trần gian, đi theo con mình mà tỉ tê khóc lóc, Mẹ cùng con của mình đi hết những chặng đường thập giá. Kinh Thánh ghi lại nhiều lời nhục mạ Chúa Giêsu nhưng con biết chắc, trong buổi chiều trời đất thảm sầu đó, khi đứng gần thập giá, Mẹ cũng chịu không ít lời mỉa mai từ kẻ qua người lại. Mẹ vẫn im lặng mà không một lời biện minh hoặc cãi lý. Mẹ đã xin vâng để cưu mang Con Thiên Chúa, thì giờ đây, Mẹ cũng xin vâng để dâng người con yêu dấu của mình làm hiến lễ chuộc tội cho muôn dân. Sau khi Chúa Giêsu sống lại và vinh hiển về Trời, Mẹ chẳng “ra vẻ oai nghi” nhưng khiêm nhường cầu nguyện cùng các Tông Đồ, để khẩn xin nguồn sức mạnh từ Trời. Sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, Lời Thiên Chúa tiếp tục lan tràn và phát triển Mẹ cũng không “giành quyền” trong Hội Thánh theo kiểu mình là “Mẹ của Thầy Giêsu” nhưng luôn luôn khiêm tốn đồng hành với Hội Thánh mới khai sinh, bằng lời cầu nguyện liên lỉ. Các Tông Đồ hân hoan đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo, chắc chắn được nâng đỡ rất nhiều từ lời nguyện cầu của Mẹ. Đông đảo dân ngoại xin chịu phép rửa, chắc chắn nhờ không ít lời cầu nguyện của Mẹ. Rồi ngày ngày, Mẹ tiếp tục xin vâng để triều đại Cha mau đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời. Và lời xin vâng cuối cùng của Mẹ là đón nhận cái chết khắc nghiệt của phận người. Mẹ ơi, nếu là Mẹ, có lẽ con đã xin ơn được về thẳng trời cao như Chúa Giêsu. Nhưng xem Mẹ kìa, Mẹ không xin gì cả, mà tiếp tục xin vâng với tuổi già bệnh tật, 8
  • 9. với từng cái nấc nghẹn phút lâm chung, rồi xin vâng tận hơi thở cuối cùng. Thân lạy Mẹ, xin Mẹ dạy chúng con hai tiếng xin vâng. Dẫu biết, xin vâng là sự đánh đố niềm tin cho từng người tín hữu. Dẫu biết, xin vâng là câu đố về lòng trông cậy nơi các con cái của Ánh Sáng. Dẫu biết, xin vâng là một thách đố cho những ai yêu mến Thiên Chúa và muốn thuộc trọn về Ngài. Xin Mẹ dạy chúng con hai tiếng xin vâng. Lạy Chúa, noi gương Mẹ Maria, con thưa xin vâng trước Thánh Ý Chúa. Tuy nhiên, vì sự yếu đuối của bản thân, con khó thể xin vâng tuyệt đối, xin Chúa bù đắp những gì còn thiếu nơi lời xin vâng bất toàn của con. AMEN. Tu Sĩ QUÁCH MINH ĐỨC, Học Viện DCCT THIÊN CHÚA CỨU ĐỘ Phải nhìn nhận bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay là khủng hoảng về Thiên Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa được hiểu như một thứ quan niệm đã trở thành vấn đề của thần học. Trong các ngày từ mùng 10 tới 12.12.2009, đại hội liên ngành về đề tài “Thiên Chúa Ngày Nay, với Ngài hay không có Ngài thay đổi tất cả” đã diễn ra tại Roma. Đại hội này do Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa tổ chức với sự tham dự của hàng trăm người gồm nhiều chuyên viên thuộc nhiều ngành khác nhau. Trong sứ điệp gửi các tham dự viên đại hội, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khẳng định rằng: Vấn đề Thiên Chúa là vấn đề trung tâm đối với thời đại chúng ta ngày nay, trong đó người ta thường giản lược con người vào một chiều kích duy nhất là chiều kích “hàng ngang”, và cho rằng việc rộng mở cho Đấng Siêu Việt không quan trọng. Trái lại tương quan với Thiên Chúa là điều nòng cốt đối với con đường của nhân loại. Giáo Hội và mọi Kitô Hữu đều có bổn phận làm cho Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này và tìm mở lối cho con người đến với Thiên Chúa. Trong tình trạng văn hóa và tinh thần như tình trạng chúng ta đang sống, khuynh hướng gạt bỏ Thiên Chúa vào lãnh vực riêng tư, coi Ngài như không quan trọng và thừa thãi, hay chối bỏ Ngài một cách tỏ tường ngày càng gia tăng” ( Nguồn Radio Vatican – 12.12.2009 – Linh Tiến Khải – Đại Hội Về Thiên Chúa trong thế giới ngày nay ). Thật ra chẳng phải cho đến ngày nay người ta mới coi Thiên Chúa như một thứ gì đó thừa thãi cần gạt bỏ mà ngay từ thế kỷ mười chín Thiên Chúa đã bị F. Nietzsche ( 1844 – 1900 ) khai tử “Điểm then chốt trong phê bình tôn giáo của Nietzsche là Thiên Chúa, vì quyền lợi của con người Thiên Chúa không có quyền hiện hữu. Chỉ có thế người ta mới có thể trân trọng như đòi hỏi giá trị của thân thể, sống trung thành với mặt đất này. Chỉ như vậy khái niệm về Sự Sống mới là một khả thể. Chính bọn bệnh hoạn bọn chết dần chết mòn đã khinh rẻ thân thể và mặt đất này và đã bịa ra cái Trời Cao và những giọt máu giải phóng người ta” ( Karl – Heinz Weger, SJ. – Phê Bình Tôn Giáo qua các tác giả ). Thiên Chúa không có quyền hiện hữu có nghĩa Thiên Chúa phải chết để con người được sống. Câu nói này của Nietzsche phản ảnh cho toàn bộ triết học Hiện Sinh vô thần. Triết Hiện Sinh phê phán cách gay gắt triết học cổ truyền, đặc biệt là triết Aristote, bởi cho đó là triết phóng thể chỉ mải miết tìm hiểu về cái căn nguyên sinh thành vũ trụ tức Đấng Tạo Hóa mà đành quên đi con người. Phê phán triết cổ truyền cũng tức là phê phán thần học bởi thật ra không hề có sự phân định nào giữa triết và thần học. Cả hai đều lấy vũ trụ làm đối tượng cho cái học của mình “Triết học là khoa học về vạn vật, lấy những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” ( La philosophie est la science des choses par leurs causes suprêmes ). Theo định nghĩa của Kinh Viện ( Scholastique ) thì mục đích thần học chỉ là để giải nghĩa về căn nguyên sinh thành vũ trụ và căn nguyên đó được cho là Đấng Tạo Hóa. Về Đấng Tạo Hóa được cho là căn nguyên ấy thực chất chỉ là hệ quả việc giải nghĩa Kinh Thánh theo nghĩa đen hay còn gọi là nghĩa mặt 9 CÙNG PHÂN TÍCH
  • 10. chữ ( Sens Litteral ). Việc giải nghĩa Kinh Thánh về Đấng Tạo Hóa như thế không hơn không kém đó chỉ là quan niệm thần học chứ hoàn toàn không phải là Thực Tại Đấng Thiên Chúa Cứu Độ mà con người cần hết lòng tìm kiếm, khẩn cầu và yêu mến “Hỡi Đức Giehova Ngài là Cha chúng tôi. Danh Ngài là đấng Cứu Độ chúng tôi. Hỡi Đức Giehova sao để chúng tôi lầm lạc xa đường lối Ngài ?” ( Is 63, 16 – 17 ). Tôn giáo được hiểu như là con đường tâm linh nhắm mục đích để đạt tới một thực tại siêu việt khỏi mình. Thực Tại ấy tùy từng mỗi tôn giáo, đạo học mà có những tên gọi khác nhau. Với Đạo Phật đó là Phật Tánh, với Ấn Độ Giáo là Brahman, với Nho giáo là Thiên mệnh, với Lão giáo là Đạo. Còn với Thiên Chúa giáo là Đấng Cha Hằng Hữu v.v… Đã có đường ( đạo ) thì phải đi, phải thực hiện nó. Tuy nhiên đường tâm linh là con đường rất nhiều chông gai trở ngại mà trở ngại gay go khó vượt qua nhất lại chính là tính chấp ở nơi mỗi người. Tính chấp ấy diễn ra trên hai phương diện, một là chấp ngã cho mình có một “Cái Tôi” tự tánh độc lập bất biến và hai là chấp pháp là chấp về những quan điểm lập trường này nọ. Cả hai tính chấp ấy đều hết sức kiên cố khó phá bỏ. Riêng với Thiên Chúa giáo thì cái chấp về quan điểm Đấng Tạo Hóa là khó giải gỡ nhất. Thế nhưng cũng chính vì sự chấp chước ấy mà đã khiến Giáo Hội Công Giáo lâm vào những cơn khủng hoảng bất tận. Bằng chứng cụ thể và mới nhất đó là “Đại Hội về Thiên Chúa trong thế giới ngày nay” do Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa "tổ chức”. Phải tổ chức đại hội để bàn về Thiên Chúa, điều ấy chứng tỏ cơn khủng hoảng đã lên tới cao trào của nó. Kết cuộc của cơn khủng hoảng này sẽ dẫn đưa nhân loại tới đâu nếu chẳng phải là sự hủy diệt như lời đức Benedicto XVI đã cảnh báo trong thư gửi đại Hội “Các kinh nghiệm quá khứ cả các kinh nghiệm không xa chúng ta dạy cho chúng ta biết rằng khi Thiên Chúa biến mất khỏi chân trời của con người thì nhân loại mất hướng và gặp nguy cơ có những bước đi dẫn tới chỗ tự hủy hoại chính mình” ( Nguồn Radio Vatican – 12.12.2009 – Linh Tiến Khải đã dẫn ). Giáo Hội quả thật đã và đang mất phương hướng và sự mất hướng này chỉ có thể giải quyết khi nào nhận ra cái nguyên nhân đưa đến cho nó là do nơi sự dung hòa đức tin với lý trí. I. Cuộc dung hòa Đức Tin và lý trí Kinh Tin Kính là bản tóm lược toàn bộ đức tin của Giáo Hội, trong đó việc xác tín Đấng Tạo Hóa là căn bản “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất muôn vật hữu hình và vô hình…” Tin có Đấng Tạo Hóa là niềm tin mang tính phổ quát cho cả người có đạo cũng như không có đạo. Thế nhưng đối với thần học thì niềm tin ấy cần phải có cơ sở nghĩa là có cái lý ( logique ) của nó. Cái lý mà thần học dựa vào để chứng minh cho sự hiện hữu của Thiên Chúa được bao gồm trong cái gọi là “Vũ Trụ Luận” ( Cosmologie ) của các triết gia cổ đại Hy Lạp. Có hai thứ Vũ Trụ luận, một là vũ trụ thần luận ( Théogonie ) có nghĩa vũ trụ đã được hình thành và điều khiển bởi các vị thần linh. Hai là Vũ Trụ Luận theo thiên nhiên vật lý trong đó vũ trụ là do các nguyên chất sơ bản tạo thành. Nguyên chất sơ bản ấy Thales ( phỏng 624 – 546 ) cho đó là Nước “Tất cả là nước” ( Tout est eau ). Anaximandre ( 610 – 545 ) cho là Bất Định ( Tout est infini ). Anaximene ( 585 – 528 ) trái lại nói nguyên chất ấy là Cố Định vì đó là Khí. Heraclite ( 544 – 484 ) cho nguyên chất ấy là Lửa bởi theo ông bất cứ sự vật gì cũng có thể biến đổi thành lửa và lửa cũng có thể biến thành bất cứ sự vật gì. Từ Vũ Trụ thần minh luận bước qua Vũ Trụ thiên nhiên vật lý. Burnet đưa ra nhận định “ Khi thôi không kể những chuyện hoang đường nữa là lúc các nhà bác học Milet đã thực sự bước một bước tiến vĩ đại. Bước tiến ấy là bắt đầu nhìn nhận cùng kỳ lý hay nguyên nhân tối hậu của vạn vật không còn phải ở nơi thần thánh mà lại ở nơi chính những hành chất sơ bản nội tại trong thiên nhiên” ( Lê Tôn Nghiêm – Lịch Sử Triết Học tây Phương – Quyển một ). Nguyên nhân tạo thành vũ trụ không còn phải ở nơi thần thánh mà là những hành chất sơ bản ( Nước, bất định, lửa v.v… ). Quan điểm này đã đưa triết học đến kết luận có tính quyết định về nguyên lý Hữu Thể Học ( Ontologie ) như sau “Từ cái Không, không thể có gì được hay không thể giản lược cái Có vào cái không”. Hữu Thể Học nói cho dễ hiểu là môn học về Cái Có và Cái Có ấy về sau đã được thần học sử dụng như là một minh chứng cho sự hiện hữu của Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa: “Bất cứ trong giả thuyết có thể có nào chúng ta cũng bó buộc phải tin rằng có một Hữu Thể là nguyên nhân cho mọi hiện hữu mà không bị bất cứ cái gì khác là nguyên nhân cho nó và chính vì vậy Hữu Thể ấy phải có 10
  • 11. tính chất hoàn hảo vô hạn hơn tất cả mọi sự khác nghĩa là Hữu Thể ấy phải thực sự tự tại, thực sự quyền năng và thực sự tốt lành. Rồi một khi không lệ thuộc một hữu thể nào cả hay một điều kiện hiện hữu nào cả ngoài chính mình ra thì Hữu Thể ấy hiện hữu và tự mình mà hiện hữu ( per se ). Hữu Thể ấy hiện hữu không phải vì có cái khác hiện hữu mà là vì nó hiện hữu một cách thiết yếu nó là Hữu Thể tất yếu” ( Lê Tôn Nghiêm – Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Quyển II ). Thiên Chúa của Hữu Thể Học dù được gọi là Đệ Nhất nguyên Nhân, Đệ Nhất động Cơ hay Hữu Thể tất yếu v.v… thì đó cũng chỉ là những quan niệm thần học chẳng hề có chút chi liên hệ đến con đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường về với Chúa Cha: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Một khi Chúa đã khẳng định như thế thì điều ấy có nghĩa ngoài con đường Giêsu ra không thể có con đường nào khác có thể dẫn đưa con người đến với Thiên Chúa đích thực là Cha mỗi người. II. Con đường Cứu Độ Giêsu Như đã biết, khủng hoảng hiện nay là khủng hoảng về Thiên Chúa. Thế nhưng thực ra phải nói đó là khủng hoảng con đường dẫn đến Thiên Chúa. Martin Heidegger ( 1889 – 1976 ), triết gia đương đại của thế kỷ 20 cho rằng nguyên nhân của mọi cơn khủng hoảng là do Thiên Chúa hiểu như Yếu Tính đã bị lãng quên “Oublie de L’Etre". “Quên” Thiên Chúa có nghĩa là quên mất con đường về với Thiên Chúa. Chính bởi vì quên nên triết học cả Đông lẫn Tây đều đã sa đà vào những mê hồn trận của ý niệm mà không sao thoát ra khỏi được. Trần Cửu Xuyên môn nhân của Vương Dương Minh ( 1472 – 1528 ) khi thấy thầy mình cứ băn khoăn về cái lẽ suy vi của đạo học mới hỏi: Tiên sinh thở than về việc gì vậy ? Ông nói: Cái lý ấy giản dị minh bạch như thế mà chìm lấp hằng mấy trăm năm. Trần Cửu Xuyên nói: cũng vì Tống Nho theo cái giải nghĩa của chữ TRI, nhận thức thần làm Tính Thể cho nên sự văn kiến càng ngày càng thêm nhiều mà sự làm ngăn lấp cái ĐẠO ngày càng thêm sâu vậy” ( Trần Trọng Kim – Nho Giáo – Quyển hạ ). Sở dĩ Nho Giáo trải qua bao đời vẫn cứ chìm lấp trong cái học từ chương ấy là vì đã nhầm lẫn lấy chữ TRI tức nhận thức thần làm Tính Thể. Bởi nhầm như vậy nên cái học của Nho Giáo tất cả chỉ là giải nghĩa Tính Thể thế này thế khác mà không bao giờ có thể đạt tới Tính Thể. Giải nghĩa về Tính Thể chỉ có thể đưa đến những ý niệm về Tính Thể chứ không phải Tính Thể như nó là. Sự nhầm lẫn của triết Đông đưa đến chìm đắm trong cái học thế nào thì triết Tây Phương Hy Lạp cũng thế, không có gì khác. Lý do là vì cái gọi là “nhận thức thần” mà Trần Cửu Xuyên nói đến đó không phải cái chi khác mà đây chính là Lý Trí. Lấy Lý Trí làm yếu tính, đó là nền tảng của triết học Hy Lạp nói chung và Aristote ( phỏng năm 384 – 322 ) nói riêng khi ông đưa ra câu định nghĩa "người là con vật có lý trí” ( Animal raisonnable ). Câu định nghĩa này đã chi phối toàn bộ các khoa nhân văn cổ đại trong suốt 25 thế kỷ qua. Lý do của sự chi phối này là vì câu định nghĩa ấy đã giải gỡ con người ra khỏi sự kiềm tỏa của thần thoại, coi con người chỉ là cái sản phẩm mơ hồ của thần linh, không có một chút giá trị nhân bản nào. Thế nhưng với câu định nghĩa tưởng rằng sẽ mang lại tính độc lập thoát khỏi thần thánh thì nó lại đẩy con người rút cục chỉ là một thứ khái niệm còn mờ mịt hơn. M. Heidegger phê phán câu định nghĩa ấy cách nặng nề “Nền móng câu định nghĩa đó là thú vật ( Zoologique ). Chính trong khung cảnh của câu định nghĩa trên mà đã kiến tạo nên quan niệm con người của Âu Tây tất cả những gì là tâm lý, luân lý tri thức luận, nhân bản. Đã từ lâu chúng ta bị xiêu bạt trong mớ lộn xộn những ý tưởng và khái niệm mượn từ trong các môn đó là vì cứ sự nó đã đặt nền trên một câu định nghĩa đã sa đọa” ( Kim Định – Nhân Bản ). Lấy lý trí để làm yếu tính, điều ấy không thể không đưa con người đến chỗ sa đọa. Lý do là bởi lý trí tự thân nó luôn là sự phân biệt tức là thấy Có Ta, Có Người. Phân biệt Ta, Người – Người, Ta đây là một thứ căn bản vô minh mà Kinh Thánh gọi đích danh nó là Tội Nguyên Tổ “Giehova Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Eden để trồng và giữ vườn. Rồi Giehova Đức Chúa Trời phán dạy rằng ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến. Vì một mai ngươi ăn chắc là phải chết” ( St 2, 15 – 17 ). Để có thể đọc được Sách Sáng Thế chúng ta cần phải hiểu câu chuyện sa ngã của nguyên tổ nơi Vườn Địa Đàng theo nghĩa biểu tượng. Vườn Địa Đàng ( Eden ) tượng trưng cho Tâm Vô Phân 11
  • 12. Biệt. Ađam – Eva là hai nguyên lý âm và dương. Con rắn là Lý trí. Sau khi nghe Eva nói lệnh của Đức Chúa Giehova cấm không được ăn trái cây phân biệt thì rắn nói: Hai người chẳng có chết đâu. Nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai người ăn trái cây đó mắt mình mở ra sẽ như Đức Chúa Trời biết điều thiện điều ác. Lời cám dỗ của rắn hoàn toàn dối trá nhưng cũng rất mực tinh vi – Đúng là mắt hai người đã mở ra sau khi ăn trái cấm nhưng mở ra để thấy mình lõa lồ “Đoạn mắt hai người đều mở ra thấy mình trần truồng bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân” ( St 3, 7 ). Sau khi ăn trái cấm mắt liền mở ra và mắt mở ra ấy là con mắt xác thịt của sự phân biệt: Thấy có Ta có người, thấy có trai có gái, có giàu có nghèo, có tốt có xấu, có tâm có vật ở ngoài tâm, thị phi lành dữ thiện ác v.v… Phân biệt thấy có Ta có người đó là nguyên ủy của toàn bộ sự dữ ở cõi thế gian này. Chính vì sự phân biệt ấy mà nguyên tổ đã bị đuổi khỏi Địa Đàng để gây nên hệ lụy cho toàn cõi nhân sinh: “Cho nên như bởi một người mà tội lỗi đã vào thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết và như vậy sự chết đã lan khắp mọi người vì mọi người đều đã phạm tội” ( Rm 5, 12 ). Tội Nguyên Tổ như vậy là tội phân biệt và tội này đem lại cho con người cái chết về phần tâm linh thế nên Đức Kitô gọi những người chết về phần tâm linh ấy là… người chết: “Ngài phán cùng kẻ khác rằng: Hãy theo Ta. Kẻ ấy nói thưa Chúa xin cho tôi về chôn cất cha tôi trước đã. Nhưng Ngài phán: Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn ngươi, hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa” ( Lc 9, 59 – 60 ). Xin về chôn cất cha mình là hành vi cao nhất của đạo làm con, ấy vậy mà cũng không được Chúa cho phép. Chúng ta phải lý giải ra sao về điều này, có phải chăng là Chúa Giesu không biết gì đến đạo lý của việc làm người ? Chẳng những chỉ có một trường hợp này mà còn rất nhiều lần khác Đức Kitô cũng có những yêu cầu mà người thế gian khó thể chấp nhận: “Ai yêu mến cha hoặc mẹ hơn ta không đáng cho Ta. Ai yêu mến con trai hoặc con gái hơn Ta cũng không đáng cho Ta… Ai không vác thập giá mình hàng ngày mà theo Ta thì chẳng đáng cho Ta. Ai muốn tìm mạng sống mình thì phải mất. Còn ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được” ( Mt 10, 37 – 39 ). Chúa không hề không cho phép con người không được yêu mến mẹ cha con cái mà chỉ nói không được yêu mến họ hơn Ngài. Tại sao Chúa lại không muốn người ta yêu mến cha mẹ con cái hơn Ngài ? Đó là vì tất cả những tình cảm dù là cao quý đó đều là những mối giây ràng buộc khiến con người không thể bước đi trên con đường giải thoát là đường Sự Thật: “Chúa Giêsu nói với những người Do Thái đã tin Ngài rằng: Nếu các ngươi cứ ở trong đạo của Ta thì thật là môn đệ Ta. Các ngươi sẽ biết Sự Thật và Sự Thật sẽ giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31 – 32 ). Đức Kitô quả thật là Đấng Cứu Độ, thế nhưng sự cứu độ ấy chỉ đến với con người khi nó nhận biết Sự Thật. Nói cách khác, Chúa không thể cứu khi chúng ta không nhận biết Sự Thật. Vậy Sự Thật đó là gì ? Đây là câu hỏi rất cần có câu trả lời thỏa đáng, nếu không thì con đường Cứu Độ sẽ chẳng bao giờ có thể nhận ra. Có nhiều cái nhìn khác nhau về Cứu Độ nhưng đáng kể nhất cho đến nay vẫn là quan điểm cho rằng Giáo Hội là của người nghèo và vì người nghèo. Cũng bởi cho Giáo Hội là của người nghèo và vì người nghèo nên Nước Trời đã bị tục hóa thế này: “Vậy Nước Thiên Chúa mà Đức Kitô rao giảng không phải là một thực thể ở trên trời nhưng là một tình trạng tương lai ở thế gian khi người nghèo không còn nghèo, người áp bức không còn bị áp bức. Nó được biểu thị bằng một ngôi nhà hay một đô thị có tường thành bao quanh” ( Albert Nolan – Đức Giêsu trước khi có Kitô giáo ). Cho rằng Nước Trời là tình trạng tương lai ở thế gian khi người nghèo hết nghèo, người bị áp bức không còn bị áp bức. Điều ấy có thể nói nó đã… xổ toẹt Kinh Thánh nói chung và con đường Cứu Độ của Đức Kitô nói riêng. Tại sao ? Bởi như thế thì làm gì mà có Tội Nguyên Tổ, có Người Nữ đạp giập đầu rắn Satan ( St 3, 15 ). Không có Tội Nguyên Tổ, không có Người Nữ là Đức Nữ Trinh Maria thì Đức Kitô cũng chẳng ra đời, cũng chẳng rao giảng Tin Mừng v.v… Tất cả phủ nhận ấy đều phát xuất bởi cùng một nguyên nhân, đó là do nơi ảnh hưởng của quan niệm Đấng Tạo Hóa. Với quan niệm Đấng Tạo Hóa thì tất yếu không sao tránh khỏi hậu quả là sự phủ nhận Tin Mừng của Đức Kitô về Nước Trời mầu nhiệm nội tại: “Người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu về Nước Đức Chúa Trời chừng nào đến thì Ngài đáp: Nước Đức Chúa Trời không đến cách mắt thấy được. Người ta cũng sẽ không nói được: Đây này hay đó kia, vì này Nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi” ( Lc 17, 20 – 21 ). Không thể nói đây này đó kia bởi vì Nước Trời siêu việt cả không gian lẫn thời gian. Nước Trời siêu việt không và thời gian như thế, mầu nhiệm thay nó lại có ngay tại cõi lòng mỗi người. Chính bởi 12
  • 13. Nước Trời nội tại mà Đức Kitô nói: “Luật pháp và tiên tri đến Gioan là hết. Rồi từ đó Tin Mừng của Nước Đức Chúa Trời được rao giảng ra và ai nấy đều phải nỗ lực mà vào” ( Lc 16, 16 ). Phải nỗ lực mà vào thì vào ở đây chỉ có thể là đi sâu vào bản tâm để nhận biết Nước Trời cũng chính là Sự Thật Con Thiên Chúa ở nơi mình. Nước Trời, Nước Thiên Chúa, Nước Hằng Sống, Nước Thiên Đàng, Chốn Nghỉ Ngơi đời đời v.v… Tất cả những danh xưng ấy đều là những khái niệm được dùng để ám chỉ cho thực tại Tâm duy nhất cũng là Đấng Cha Vô Phân Biệt: “Các ngươi đã nghe phán rằng: Hãy yêu người thân cận và ghét kẻ thù nghịch. Nhưng ta nói cùng các ngươi hãy yêu kẻ thù nghịch các ngươi và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời bởi vì Ngài khiến mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện.ưa cho người công chính cùng kẻ bất chính” ( Mt 5, 43 – 45 ). Chúa nói những lời trên đây là để dành cho những người chưa được giáo hóa bởi vì họ chỉ có thể tiếp nhận được những gì ám hợp với tâm thức là cái tâm còn chứa đầy sự phân biệt. Đối với tuyệt đại đa số nhân loại nói chung và người Do Thái nói riêng đều tin tưởng có Đức Chúa Trời hay Thượng Đế là đấng ngự tít trên chốn cao xanh có thể ban ơn giáng họa cho muôn loài. Sự tin tưởng ấy chẳng những vô hại mà còn giúp họ biết ăn ngay ở lành sống theo các chuẩn mực luân lý ở đời. Tuy nhiên đối với triết học, thần học lại khác, người ta không bao giờ chấp nhận đấng Thiên Chúa… ở trên trời, bởi như thế nó trái với lý trí suy luận mà cái gì trái với lý trí theo họ đều là ảo mộng. Bởi cho tôn giáo là ảo mộng nên Karl Marx kết tội tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ đầu độc quần chúng bị áp bức. Cũng bởi phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa nên Jean Paul Sartre cho rằng dự phóng căn bản của con người là ước muốn trở thành Thượng Đế nhưng đó chỉ là ảo mộng điên rồ ! Thần học một đàng không chấp nhận Thiên Chúa, Đấng ở trên trời, một đàng lại là duy lý, thế nên cũng chẳng có cách chi nhận ra con đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường đi sâu vào bản tâm. Chính bởi đường Cứu Độ là đường vào bản tâm thế nên Chúa nói những ai muốn vào thì phải đi theo con đường hẹp: “Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì nhiều. Song ngõ hẹp đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít” ( Mt 7, 13 – 14 ). Ngõ hẹp ở đây tức là sự bỏ mình: “Ai muốn theo ta thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo” ( Mt 16, 24 ). Còn ngõ rộng đường lớn có thể diễn ra theo bằng hai lối, một là tìm kiếm sự hưởng thụ giác quan: ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời trác táng, hút chích nghiện ngậpv.v… Hai là dùng lý trí để suy luận này nọ. Cả hai lối ấy đều dẫn đến sự chết bởi như đã biết nguyên ủy của nó phát xuất từ Tội Nguyên Tổ là tội phân biệt ( biết điều thiện điều ác ). Tưởng rằng phân biệt theo sự cám dỗ của rắn Satan sẽ được nên giống Thiên Chúa ai ngờ lại sa vào bẫy sập của quỷ dữ ! Người ta cho rằng cần phải lấy Thiện để chống Ác nhưng đâu có ngờ rằng càng chống Ác bao nhiêu thì Ác càng nhiều và dữ dằn hơn bấy nhiêu. Chủ nghĩa Mác lấy đấu tranh giai cấp muốn triệt bỏ giai cấp tư bản nhưng rồi hậu quả là cả tư bản lẫn vô sản đều lâm vào con đường dở sống dở chết. Cuối cùng chỉ còn lại có mỗi cái đảng Cộng Sản với toàn quyền sinh sát trong tay. Điều mà chủ nghĩa Cộng Sản đã gây ra biết bao tai họa cho nhân loại vì đã đi theo con đường của quỷ là đường phân biệt, thì nay trong tôn giáo cũng vậy, cũng đã bỏ con đường Cứu Độ của Đức Kitô là đường Sự Thật để ra sức xiển dương con đường xây dựng Nước Trời ở nơi trần gian này. Xây dựng Nước Trời trần gian thì nào có cần chi tới Đức Tin để làm gì ? Một khi Đức Tin đã không còn thì ngày Chúa đến thật đã gần như ở trước ngưỡng cửa: “Dẫu vậy khi Con Người đến há sẽ tìm được đức tin trên mặt đất này chăng ?” ( Mt 18, 8 ). PHÙNG VĂN HÓA, Trà Cổ, Giáng Sinh 2014 PHONG CÁCH PHANXICÔ Bài 28. Con đường thống hối và khiêm hạ Phanxicô Trong loạt bài Phong Cách Phanxicô, tôi thường nêu ý kiến cá nhân về sự cần thiết chỉnh sửa một số ngôn từ trong đạo tại Việt Nam vì chúng không hề có nguồn gốc trong Tin Mừng và mang truyền thống Kitô. Lm. Huỳnh Trụ trong bài viết Từ vựng Công Giáo: Giáo Hoàng – Giáo Chủ – Giáo Tông đăng trong website chính thức của Tổng Giáo Phận Sàigòn từ ngày 9.3.2013, đã nhận định: ( trích ) Giáo hoàng ( 教皇 ): Giáo là tôn giáo; hoàng là vua. 13 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 14. Theo từ ngữ, chỉ có thể giải nghĩa giáo hoàng là vị vua của đạo mà thôi. Tuy nhiên, khi chúng ta xưng vị lãnh đạo của Giáo Hội là vua thì không thích hợp cho lắm. Chúng ta không phủ nhận có vị vua rất tốt, như vua của Thái Lan rất được dân chúng kính trọng. Nhưng khi chúng ta xưng vị lãnh đạo của tôn giáo của chúng ta là giáo hoàng, thì có vẻ còn mang nặng tư tưởng phong kiến và chính trị. Giáo tông ( 教宗 ): nghĩa là người đứng đầu Giáo Hội. Ngoài ra, tất cả những gì thuộc về giáo tông đều mang chữ tông và có cùng một hệ thống với những từ như: Tông thư, Tông huấn, Tông sắc, Tông Toà..., nhưng không thể nói Hoàng thư, Hoàng huấn, Hoàng sắc, Hoàng Tòa... được. Tuy người ta cũng gọi các uỷ ban của Toà Thánh là uỷ ban giáo hoàng, như Uỷ ban Giáo Hoàng về Di sản Văn hóa của Giáo Hội, Uỷ ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh..., nhưng những thuật từ này chúng ta có thể thay thế bằng thuật từ giáo tông một cách dễ dàng, như: Uỷ ban Giáo Tông về Thánh Kinh... Giáo chủ ( 教主 ): nếu phân tích từng chữ có nhiều nghĩa, nhưng thuật từ giáo chủ có nghĩa là “người sở hữu tôn giáo đó”, tức là: người sáng lập một tôn giáo, ví dụ: Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của đạo Phật. Như vậy, từ “giáo chủ” được gán hoặc ghép cho các tước hiệu vừa kể có thực chính xác không ? Có một điều rất lạ, trong khi người Hoa Công Giáo trên toàn thế giới đều xưng vị lãnh đạo của chúng ta là giáo tông, thì chính quyền Trung Quốc lại gọi là giáo hoàng. Chính quyền Trung Quốc gọi giáo hoàng với ý mỉa mai, xem ngài như di sản của chế độ phong kiến và vua của nước Vatican. Giáo Hội tại Việt Nam từ xưa đã dùng thuật từ giáo hoàng, sau dùng giáo tông, nhưng không hiểu vì lý do gì mà không dùng giáo tông nữa mà trở lại dùng giáo hoàng. Sau này, có một số người dùng từ giáo chủ. Tuy thuật từ giáo hoàng đã được sử dụng phổ biến như thế thì khó mà thay đổi. Nhưng xét về mặt từ ngữ thì không thích hợp cho lắm. Tất cả những danh xưng dành cho vị lãnh đạo của Giáo Hội trong tiếng La Tinh hay Hippri đều không có từ nào ám chỉ ngài là vị hoàng đế cả. Chúng ta cần suy nghĩ có nên dùng thuật từ Giáo Tông ? Vì thuật từ Giáo Tông ngoài nghĩa người đứng đầu, còn mang tính cách tông truyền nữa, cho nên thuật từ Giáo Tông thích hợp với vai trò vị lãnh đạo của Giáo Hội hơn cả. http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130309/20595 ( ngưng trích ). Tuy truyền thống Nhà Thờ cũng thường gọi Giáo Tông là Cha Thánh ( Holy Father ) nhưng thuật từ này được dùng rất hạn chế trong các nghi lễ trang trọng chính thức, trong tuyệt đại đa số trường hợp mọi người không phân biệt tôn giáo và ngay bản thân các Giáo Tông đều gọi mình là Papa ( từ gốc Hy Lạp là tiếng xưng hô thân mật của con gọi bố hoặc vợ gọi chồng ). Chỉ riêng Việt Nam mới có từ Đức Thánh Cha và lại dùng tràn lan không phân biệt trong hầu hết trường hợp. Khi Giáo Tông Phanxicô thân mật đứng giữa các bạn trẻ để họ tha hồ chụp hình bằng iPhone, bồng ẵm một em bé, ăn tối với những người vô gia cư… thì cách đưa tin như thế này đã làm mất hẳn đi tinh thần của cuộc gặp gỡ ( trích ): Đức Giáo Hoàng Francis đã bắt đầu Tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh bằng Chủ Nhật Lễ Lá với các tín đồ hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha giảng một bài giảng hoàn toàn ứng khẩu mà không dùng đến bài đã được soạn sẵn. Sau đó ngài ra khỏi xe để các thanh thiếu niên chụp ảnh với ngài. Đức Giáo Hoàng kêu gọi giáo dân, và với cả chính ngài, quay nhìn lại chính tâm mình để thấy mình đang sống như thế nào. http://www.voatiengviet.com/content/duc-giao-hoang-bai-dau-tuan-thanh/1892619.html Ai cũng biết là các bạn trẻ trong hình đều chỉ reo hò Papa trong các trường hợp này nhưng các hãng tin thế tục như đài Tiếng nói Hoa Kỳ ( VOA ) vẫn không dám dùng từ đã phổ biến hàng ngàn năm nay chỉ vì Nhà Thờ Việt Nam vẫn còn rụt rè chưa dám dùng. 14
  • 15. Cơ quan điều hành Nhà Thờ toàn cầu được gọi là Romanam Curiam ( Latinh ), The Roman Curia ( Anh ), La Curie romaine ( Pháp ), La Curia Romana ( Ý, Tây Ban Nha ), a Cúria Romana ( Bồ Đào Nha ), Die Römische Kurie ( Đức ), 罗马教廷 La Mã Giáo Đình ( Hoa ), Giáo triều Rôma ( Việt ). Đây cũng là một cách bắt chước tiếng Hoa thiếu cân nhắc. 朝 triều và 廷 đình đứng riêng hay ghép chung là triều đình 朝廷 đều có nghĩa là nơi vua tôi bàn thảo việc nước, đình đối 廷對 đối đáp ở chốn triều đình, đình nghị 廷議 bàn thảo ở triều đình, huyện đình 縣廷 dinh quan. Động từ 朝 triều có nghĩa là chầu khi bề tôi gặp vua, bề dưới gặp bề trên như. Trong Công Giáo có Chầu Thánh Thể. Curia trong tiếng Latinh có nguồn gốc từ coviria ( nơi đàn ông tụ họp ), bất cứ cuộc gặp gỡ nào đều có thể gọi là curia. Bốn triệu Hội viên Legio Mariae ( Đạo Binh Đức Mẹ ) trên toàn thế giới gọi Curia là Hội Đồng Hạt, cấp trên của Đơn Vị ( Praesidium, trong các Họ Đạo ) nhưng lại là cấp dưới của các Hội Đồng Trung Ương ( Concilium Legionis ), Hội Đồng Miền ( Senatus ), Hội Đồng Tỉnh ( Regia ), Hội Đồng Địa Phận ( Comitium ). Dịch Romanam Curiam là Giáo Triều Rôma là không đúng về nội dung vì đây đâu có phải là triều đình phong kiến, nhân viên làm việc tại đó đâu có phải là vua chúa. Khi đế quốc Rôma sụp đổ thì những cơ sở hành chánh kèm theo danh xưng được chuyển sang cho Nhà Thờ, thủ đô Rôma trở thành trung tâm của Nhà Thờ, nhưng ngày nay Vatican chỉ là một phần rất nhỏ của Rôma, thủ đô Italia mà thôi. Ta vẫn gọi nơi Giám Mục làm việc là Tòa Giám Mục. Trước 1975 trung tâm hành chínhchánh của một tỉnh ở Miền Nam là Tòa Hành Chính/Chánh. Hiện nay Tòa Hành Chính có nghĩa là Tòa Án Hành Chính. Tòa nhà là một cấu trúc kỹ thuật xây dựng như căn nhà, trung tâm tôn giáo, một ngôi nhà, lâu đài, trường học, sân vận động… Theo thiển ý, nên dịch Romanam Curiam là Tông Tòa. Giám Quản Tông Tòa ( Administratio Apostolica ) là một chức vụ do Giáo Tông bổ nhiệm để quản trị một địa chính tương đương Giáo Phận. Nhưng các bài viết của tôi không thể theo kịp những thay đổi triệt để mà Papa Phanxicô còn muốn thi hành trong Nhà Thờ nhất là tại ngay Tông Tòa ( trích ) Đức Thánh Cha: Giáo Triều và 15 căn bệnh. Đức Giáo Hoàng nói về Giáo Triều và liệt kê 15 thứ bệnh mà những người phục vụ tại đây có thể mắc phải: Trong mọi trường hợp, Giáo Triều là một cơ thể năng động, nó không thể sống mà không được nuôi dưỡng và không lo tự chăm sóc bản thân. Trong thực tế, như Giáo Hội, Giáo Triều không thể sống mà không có một mối quan hệ sống còn, cá nhân, xác thực và mạnh mẽ với Chúa Kitô. Một thành viên của Giáo Triều mà không nuôi dưỡng mình hàng ngày với thực phẩm đó sẽ trở thành một công chức: một chồi cây héo khô, chết dần và bị vứt bỏ. Cầu nguyện hàng ngày, siêng năng tham dự các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, tiếp xúc hằng ngày với Lời Chúa và linh đạo, chuyển thành đức ái sống động là những chất dinh dưỡng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Ước gì tất cả chúng ta đều hiểu rõ rằng nếu không có Ngài, chúng ta chẳng có thể làm được gì ( x. Ga 15, 8 ). Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể có, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng “danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay. Danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị Lễ Giáng Sinh. 10. Bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo. Đó là bệnh của những kẻ xu nịnh cấp trên, hy vọng được ân huệ của họ. Họ là nạn nhân của công danh sự nghiệp và của thái độ xu thời, tôn kính con người chứ không tôn kính Thiên Chúa ( x. Mt 23, 8-12 ). Đó là những người khi phục vụ chỉ nghĩ đến điều mà họ phải đạt được chứ không không nghĩ tới điều mà họ phải làm. Họ bủn xỉn, bất hạnh, chỉ hành động vì ích kỷ ( x. 15
  • 16. Gl 5, 16-25 ). Bệnh này có thể xảy ra cho cả các cấp trên khi họ chiêu dụ vài cộng tác viên để được sự tuân phục, trung thành và bị lệ thuộc về tâm lý, nhưng kết quả cuối cùng là một sự đồng lõa thực sự. Đức Thánh Cha sau đó nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, phong trào... Ngài cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ mọi nỗ lực thanh tẩy và hoán cải. Ngài mời gọi mọi người chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi... Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa. Tiếp theo, các Giám Mục cũng như các Giám Chức, các Linh Mục khác và các Giáo Dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước Đức Thánh Cha để chúc mừng và bắt tay ngài. ( 1 ) Kinh cầu nguyện của Thánh Thomas More: Lạy Chúa, xin cho con một bộ tiêu hóa tốt, và cũng cho con có cái gì đó để tiêu hóa ! Xin cho một thân thể khoẻ mạnh và sự hài hước tốt lành cần thiết để duy trì sức khoẻ đó. Xin cho con một linh hồn đơn giản có thể tạo ra cả một kho báu những gì tốt lành, và không ngạc nhiên trước sự dữ, mà luôn tìm cách để đưa mọi thứ về đúng chỗ của nó. Xin cho con một tâm hồn không biết chán, không cằn nhằn, không thở dài than vãn, không cho phép con vướng bận với cái Tôi cồng kềnh. Xin cho con một cảm thức hài hước tốt lành. Xin ban cho con ơn hiểu biết những trò đùa để khám phá trong cuộc sống một chút niềm vui, và làm cho người khác cũng trở thành niềm vui. Amen. Linh Hữu phỏng dịch và tổng hợp ( dựa trên Zenit và VietVatican ) ( ngưng trích, nguồn http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20141224/28891 ) Các hãng tin thế tục rất hồ hởi đăng lại tin này. Người ta còn gọi đây là 15 Điều Răn Mới dành cho nhân viên của Tông Tòa cũng là cho tất cả toàn thể Kitô Hữu. ( nguồn: Pope Francis's 15 'new commandments' for Vatican staff http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/the-pope/ ) NGÀY XƯA VÀ ĐÊM NAY Ngày xưa Chúa thoát thai Ổ rơm lót hình hài, Nồng hôi mùi súc vật, Mà ngon giấc ngủ dài... Đêm nay Chúa chào đời Trong manh áo tả tơi Của đôi người hành khất Nơi chiếu đất màn trời... Ngày xưa Chúa thôi nôi Trên đất lạ quê người, Vào đời như lữ khách Vội vàng kiếp nổi trôi... Đêm nay Chúa vừa tròn Hai mươi tuổi long đong, Đứng bên giòng quay quắt Mà vẫn khát chờ trông... Ngày xưa Chúa ruổi rong Bộc bạch cả tấm lòng, Mở con đường rất lạ, Lời nuôi thỏa ước mong... Đêm nay Chúa miệt mài Với cây chổi trên tay, Theo lối dài vun rác Cùng bụi cát đọa đầy... Ngày xưa Chúa lìa trần Đinh dài xỏ tay chân, Máu theo thân thập giá Giọt lã chã ân cần... Đêm nay Chúa cầu xin Trên xe lăn một mình, Từ tật nguyền ngước mắt Tìm cho gặp niềm tin... Lm. LÊ QUANG UY 16 CÙNG THAO THỨC
  • 17. ÁNH SÁNG ĐỨC TIN Đang sống trong Mùa Giáng Sinh, tôi chợt nhớ tới ca khúc “Mùa Sao Sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, một ca khúc thường được nghe vang lên trong Mùa Giáng Sinh, chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc ca khúc này. Lời thoại mở đầu ca khúc này mang tâm tình của một người ngoại đạo: “Lạy Chúa, con là người ngoại đạo, nhưng tin có Chúa ngự trên cao”. Ca khúc “Mùa Sao Sáng” được viết ở âm thể Trưởng, với giai điệu giản dị nhưng vẫn sáng đẹp và nhẹ nhàng, nghe như thánh ca, và ca từ cũng đẹp: “Một mùa sao sáng, đêm Noel Chúa sinh ra đời, người hẹn cùng tôi ngày về khi đất nước yên vui. Quỳ lạy Mẹ Maria, lòng Mẹ từ bi bao la, tấu khúc nhạc lên xin ơn trên ban cho nhà Nam”. Ông không chỉ hướng về Chúa mà còn hướng về Mẹ Maria. Ai cũng trải qua nhiều “Mùa Sao Sáng”, càng nhiều tuổi càng trải qua nhiều mùa Đông: “Từ mùa Đông trước qua mùa Đông tiếp theo sau này, người bạn còn đi mà niềm tin vẫn thắm trên môi”. Vấn đề là còn giữ được niềm tin, dù là niềm tin đời thường hoặc niềm tin tôn giáo. Nhưng chiến tranh và loạn lạc, cho dù “giặc tràn về quê hương tôi, giặc diệt niềm tin Kitô”, nhưng “lớp lớp đoàn chiên quyết sáng danh Chúa trên trời cao”. Và ông lại hướng về Đức Mẹ: “Lạy Mẹ đồng trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”. Không biết ông có niềm tin Kitô giáo hay không, nhưng các ca từ ông viết nghe đầy “chất” Công giáo. Phải chăng ông là người ngoại đạo nhưng luôn hướng về Chúa, luôn tin rằng “lớp lớp đoàn chiên quyết sáng danh Chúa trên trời cao” để “đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao” ? Và tôi gọi ông là người-ngoại-đạo-có-niềm-tin. Mùa Sao Sáng lại về, ông tâm sự: “Đêm nay tôi nhớ người chưa trở lại, chênh chếch mùa sao lạc loài, ôi những mùa sao lẻ đôi ! Cho tôi thương nhớ mùa sao ngày nào, thương những mùa sao hồng đào, ôi những mùa sao cách xa !” Chiến tranh là thế, người tiền tuyến, kẻ hậu phương, yêu nhau mà không được gần nhau. Buồn lắm ! Và nỗi nhớ ùa về ngập lòng, khoảng xa vắng mênh mông… Mùa Sao Sáng dành cho mọi người, của mọi người, dù lương hay giáo: “Một mùa Đông giá hang Bêlem Chúa sinh ra đời, một trời đầy sao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt càng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”. Da diết quá, tha thiết quá, tâm tình quá, chân thành quá ! Mùa Sao Sáng nên rất nhiều sao lấp lánh và nổi bật trên nền trời đêm đen: “Một mùa sao sáng ôi mùa sao chói chang muôn đời, vạn lời truyền rao nghìn hào quang chiếu sáng ngôi cao. Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”. Ở nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có điều gì đó đặc biệt, đó là ông luôn hướng tâm lên Đức Mẹ, ông cứ lặp đi lặp lại như một điệp khúc: “Lạy Mẹ Đồng Trinh ban ơn, người Việt cùng thương nhau hơn, đất nước này đây sáng đức tin Chúa trên trời cao”. Một Mùa Sao Sáng nữa lại về, Ánh sáng Đức tin rạng ngời, xin cầu chúc mọi người được sống trong công lý và hòa bình đích thực: Giáng sinh An lành và Năm mới Hạnh phúc – Merry Christmas and Happy New Year. TRẦM THIÊN THU _________________________ Ghi chú: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15.3.1932 tại quận 1, Sàigòn, nguyên quán ở Lợi Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam ở Vũng Tàu. Ông có các bút danh khác là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử. Ông là một nhạc sĩ của dòng nhạc tình ca Việt Nam, tác giả của nhiều ca khúc tân nhạc nổi tiếng như Chiều Mưa Biên Giới, Hải Ngoại Thương Ca, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Ai Đi Ngoài Sương Gió, Bóng Nhỏ Giáo Đường, Chiều Mưa Biên Giới, Cay Đắng Tình Đời, Bẽ Bàng,... Ngoài ra ông còn là soạn giả của một số tuồng cải lương thịnh hành như Tiếng Hạc Trong Trăng, Nửa Đời Hương Phấn. 17 CÙNG HỒI TƯỞNG
  • 18. Ông là Truởng Đoàn văn nghệ Vì Dân với thành phần ca nhạc sĩ tên tuổi như Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Thu Hồ, Quách Đàm, Minh Diệu, Khánh Ngọc và các nghệ sĩ danh tiếng như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, diễn viên điện ảnh Trang Thiên Kim… Từ năm 1958, ông là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời gian của Đài Phát Thanh Sàigòn, gồm những danh ca, nhạc sĩ danh tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Thu Hồ, Quách Đàm, Anh Ngọc... Ông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca nổi tiếng, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân,... Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương. Chính Nguyễn Văn Đông là người đã tiên phong thực hiện album riêng cho từng ca sĩ mà trước đó chưa từng ai làm. Ông đã thực hiện loạt băng nhạc Sơn Ca nổi tiếng trong đó có Khánh Ly ( Sơn Ca 7 ), Thái Thanh và Ban nhạc Thăng Long ( Sơn Ca 10 ), Lệ Thu ( Sơn Ca 9 ), Phương Dung ( Sơn Ca 5 và 11 ), Giao Linh ( Sơn Ca 6 ), Sơn Ca ( Sơn Ca 8 )... và một số album riêng cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Thanh Tuyền là một trong các học trò của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. ƠN BIẾN ĐỔI Tiếng máy cưa rít lên từng hồi như xoáy vào không khí oi nồng uể oải ban trưa khiến hắn càng thêm bứt rứt. Từ khi thằng nhóc sửa máy cưa dọn về xóm này, hầu như hắn chưa được một giấc ngủ trưa nào ngon lành ! - Nè, mày không nghỉ trưa hả, thằng nhãi ? – Hắn hét vọng ra. - Dạ, thưa chú thông cảm ! Một chút xíu nữa thôi. Anh thợ này từ tận trên Phước Bình xuống ! “Chỉ giỏi ngụy biện !” – Hắn lầm bầm. Khi thì “chú này đang làm cây cho người ta nửa chừng”, lúc lại “anh kia đi mấy chục cây số đến”… Ai mà chẳng biết tụi trẻ bây giờ ham làm giàu đến mức nào ! Cái thị trấn nửa quê nửa tỉnh này cứ thay đổi từng ngày, từng giờ là vì thế. Ở cái tuổi ngoài 50, hắn cảm thấy mình khó thích nghi, cho dù hắn cũng không thuộc loại nệ cổ… Tiếng chuông Nhà Thờ chợt vang lên khiến hắn bừng tỉnh. “Ai chết thế nhỉ ?” À, không, trưa nay, có giờ chầu kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối tại Fatima. Vợ hắn đã lục đục sửa soạn nãy giờ. Đàn bà muôn đời vẫn thế ! Lễ lượt gì thì cũng tranh thủ để… làm dáng ! Cơ mà như thế cũng còn đỡ. Mấy ông bà trong Hội Đồng Mục Vụ còn tranh thủ để thắng bộ thật đường bệ, chễm chệ cứ như… triều đình La Mã. Chỉnh sửa người này, lên lớp người nọ, phô diễn cho bằng hết những gì mà họ cho là đạo đức. Hắn rất dị ứng với loại người này ! Vợ hắn đã chuẩn bị xong, nàng đã biết tính hắn nên không hề rủ hắn cùng đi Nhà Thờ. Chợt, hắn buột miệng: - Chờ chút, anh đi với ! Nói xong, hắn ngồi dậy với chút tiếc nuối. Đàng nào thì cũng không thể ngủ được ! Vả lại, hắn cũng không phải loại lạt lẽo chuyện đạo hạnh. Chỉ vì hắn quá nhạy cảm nên không thể chấp nhận những kiểu giữ đạo chậu kiểng, hình thức… Mà không phải sao ? Ngày xưa, Chúa cũng từng lên án bọn Pharisêu như vậy mà ! Dù sao, hắn cũng cảm thấy dường như mình đã già. Cái già thể lý kéo theo cái già tâm lý. Những cơn đau bất chợt, những đêm khó ngủ, cái tính hay quên, hay gắt gỏng… Xỏ chân vào giày một cách khó khăn, cơn đau ở khớp gối nhói lên khiến hắn càng rầu rĩ. Hình như mọi chứng mắc vào ở lứa tuổi này đều không thể lành lặn. Cách đây mấy năm, hắn bước qua mương nước, chẳng may bị trượt. Khớp gối sưng phồng, đau nhức. Chụp X quang thì không có dấu gãy vỡ. Ông thầy võ bó thuốc cho hắn với cam kết một tháng sẽ lành. Vậy mà hắn phải bó đến ba tháng ! Sau đó, vẫn đi lại được nhưng để lại di chứng. Hắn không thể chạy nhảy, đứng lâu hoặc đi xa được. Thỉnh thoảng khớp gối vẫn nhói đau, đi chân cao chân thấp. Thôi kệ, còn đi lại được là may lắm rồi ! *** 18 CÙNG CHIA SẺ
  • 19. Không ngờ giữa trưa mà người ta đi chầu đông vậy ! Dàn quạt máy trong Nhà Thờ đã hoạt động tối đa nhưng xem ra không hiệu quả mấy. Lại cái giọng nhừa nhựa của một “bà hội đồng” dẫn giờ chầu. Mấy ông bà này cứ có dịp là thủ chặt cái micro, không chịu nhường cho đám trẻ. Mà có phải đọc hay ho gì cho cam. Lớn tuổi rồi, cổ họng lúc nào cũng như có cục đờm, đã vậy, mắt mũi có còn tinh tường đủ để đọc cho chạy chữ nữa đâu. Phần suy niệm rồi cũng qua. Giờ sang phần lần hạt Mai Khôi. Hắn thở phào nhẹ nhõm ! Bây giờ chỉ có đọc kinh cộng đồng, đỡ phải nghe mấy cái loa giả hình lải nhải như… keo dính chuột. Hắn quỳ gối xuống một cách thận trọng, hơi nghiêng người bên phải một chút để đầu gối trái bớt chịu lực. Kinh Tin Kính… Lạy Cha… Kính Mừng… Sáng Danh… Sắp thoát rồi ! “Năm sự Thương. Thứ nhất thì gẫm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu…” Quái lạ ! Sao không có tín hiệu ngồi lên nhỉ ? Trán hắn bắt đầu rịn mồ hôi. Chẳng lẽ lần hạt mà… quỳ ? Thật không hiểu nổi mấy ông chức việc bữa nay ! Phụng Vụ cái quái quỷ gì vậy không biết ? Hắn len lén liếc nhìn quanh. Mọi người vẫn bình thản quỳ lần hạt một cách sốt sắng, chẳng thấy ai ngồi lên. Chẳng lẽ mỗi mình lại ngồi ? Hắn cố gắng chịu đựng một lát. “Thứ hai thì gẫm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.” Nghe cứ như Đức Mẹ đang nhắn nhủ gì đó với hắn. Thôi thì hãm mình chịu khó chút vậy ! Cũng là một cách hiệp thông với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Một chục kinh Kính Mừng trôi qua. Hắn cảm thấy cái đầu gối trái không còn “dằn vặt” hắn như lúc đầu nữa… “Thứ ba thì gẫm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.” Có ai sỉ nhục hắn không nhỉ ? Cũng có, mà lâu quá rồi ! Hắn không nhớ nữa. Nhưng mà, hình như hắn mới vừa sỉ nhục ai đó ! Ờ, đúng rồi: Thằng nhóc sửa máy cưa. Còn ai nữa không nhỉ ? Cũng có nhưng mà chỉ trong tư tưởng: Mấy ông bà chức việc. Hắn thầm thỉ xin Chúa và Đức Mẹ tha thứ cho hắn những nông nổi, ích kỷ, kiêu căng… Mới đó mà đã thêm mười kinh Kính Mừng nữa rồi ! “Thứ tư thì gẫm: Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.” Hắn tưởng tượng một người vừa mới bị tra tấn dã man, sức cùng lực kiệt mà còn phải lê lết vác cây gỗ nặng lên núi Canvê. Những vết thương đang tấy lên gây sốt. Bả vai đau nhức còn bị thập giá đè nặng. Bước chân mỏi mòn phải quỵ xuống, đứng lên mấy lần. Cái đầu gối hắn chẳng là gì cả ! Ờ, mà hắn cũng chẳng còn cảm thấy đau đớn gì ở đầu gối nữa. Có lẽ quỳ nãy giờ đầu gối hắn cũng tê dần chăng… “Thứ năm thì gẫm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh Giá. Ta hãy xin đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá Chúa.” Tính xác thịt ? Phải rồi, nãy giờ hắn phải đấu tranh với tính xác thịt và bấy nay hắn cứ để mặc cho nó kéo trì hắn xuống. Phải rồi, xác thịt thì nặng nề ! Dứt bỏ được nó, hắn có cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng. Mặc dù đang quỳ hắn vẫn có cảm giác lâng lâng. Lời kinh Kính Mừng cứ như một điệp khúc êm dịu đưa hắn vào cõi thần tiên thoát tục… Bỗng nhiên hắn cảm thấy say mê yêu thích cái tư thế quỳ này quá đỗi. “Giá như lần thêm vài chuỗi nữa, mình cũng quỳ !” – Hắn thầm nghĩ. *** Cái tin hắn được ơn Đức Mẹ chữa lành khớp gối chẳng khiến cho cư dân ở cái thị trấn này quan tâm lắm. Thậm chí có người còn trề môi cho rằng hắn muốn gây sự chú ý. Tuy nhiên, hắn cũng chẳng lấy làm bực tức. Hắn chỉ tiếc rằng mình không bị bể xương hay cái gì đó thật nặng để có bằng chứng cao rao Danh Mẹ. Hôm chầu lượt xong, hắn đã có cảm giác tự nhiên và bình thường ở khớp gối, cái cảm giác bình thường thật lạ mà hắn đã đánh mất từ khá lâu khiến hắn có cảm tưởng như đang ngủ say thì bị đánh thức đột ngột, không dám tin rằng mình vừa rời khỏi một giấc mơ đẹp. Vừa bước ra sân Nhà Thờ, bất giác hắn nhảy lên vói một nhánh me tây. Chưa đủ, hắn còn chạy tung tăng thử một đoạn. Lũ trẻ nhìn theo hành động kỳ dị của hắn rồi bật cười khúc khích. Mặc kệ ! Chờ vợ về đến nhà, hắn khoe ngay với vợ và hai vợ chồng cùng thắp đèn bàn thờ đọc kinh tạ ơn Đức Mẹ. Cha xứ đã nghe nhiều người nói về trường hợp của hắn bằng giọng điệu châm biếm, nhưng ngài cũng muốn biết hư thực ra sao. Một hôm, nhân vợ hắn đi quét Nhà Thờ, cha hỏi đùa: - Sao, ông xã được ơn Đức Mẹ mà không mần tiệc đãi mọi người à ? - Dạ, cũng chẳng mấy ai tin, thưa Cha ! – vợ hắn lễ phép đáp. 19