SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 27
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
"TÔI SẼ QUAY VỀ…"
Bản tin Công Giáo Thế Giới của
www.chuacuuthe.com đưa tin: ngày 28
tháng 3, Ngày Hòa Giải được tổ chức tại
Vatican, hàng trăm Linh Mục mở cửa
Nhà Thờ để đón nhận các hối nhân đến
xưng tội, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng
tham gia giải tội trong ngày này. Ngày
Hòa Giải được đánh giá là thành công.
Tổng Giáo Phận Argentina cũng
tổ chức giải tội cho hối nhân, điểm độc
đáo là các Linh Mục cùng với vị Tổng
Giám Mục của mình ra tận các đường phố để giúp giải tội cho họ. Bản tin ghi nhận:
"Nhiều cư dân sống ở phía Bắc thành phố Tucuman của Argentina vô cùng ngạc nhiên khi nhìn
thấy các Linh Mục của ba Nhà Thờ chính, có cả Đức Tổng Giám Mục đã ra tận các đường phố để ngồi tòa
giải tội. Cha Carlos Sanchez của Vương Cung Thánh Đường Nuestra Señora de la Merced ( Argentina )
nói: “Như Đức Thánh Cha đã nói, Mùa Chay là thời gian để gặp gỡ Chúa. Đó là thời gian để hoán cải và
nài xin lòng thương xót Chúa.”
Hằng năm rất nhiều hối nhân tìm đến Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, số 38 đường Kỳ Đồng,
Quận 3, để được nhận lãnh Bí Tích Hoà Giải. Có lẽ ân huệ lớn lao của Giáo Hội Việt Nam là chưa đến
mức phải ra đường đón hối nhân, nhưng người ta nườm nượp kéo đến Nhà Thờ để xin xưng tội, vấn đề
còn lại là chúng ta có mở rộng cửa để đón và hết lòng tiếp nhận các hối nhân hay không.
Vị phụ trách Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( thuộc DCCT ) cho biết, hai tuần lễ cuối cùng của Mùa
Chay cũng như Mùa Vọng, trung bình chúng tôi đón khoảng 15.000 lượt người đến nhận Bí Tích Hòa
Giải. Tuần thứ nhất mỗi ngày có ba tòa Giải Tội, chiều thứ bảy có 4 hoặc 5 tòa, 12 Linh Mục trực giải tội
ngày thường, mỗi ngày 4 phiên, và từ 12 đến 14 Linh Mục trực ngày thứ bảy. Tuần Thánh tăng lên đến 12
tòa, thậm chí có ngày 15 tòa. Các buổi tối, Bề Trên phân công anh em Linh Mục đi giúp giải tội ở các Xứ
Đạo khác cần hỗ trợ, tùy theo nhu cầu, có Giáo Xứ xin 3, có Giáo Xứ xin 5 Linh Mục, có ngày có đến 3
Giáo Xứ xin anh em chúng tôi giúp giải tội. Có thể nói chúng tôi bị… “quần bở hơi tai” vì công việc mục vụ
này.
Thời tiết Sàigòn vào Mùa Chay hoàn toàn
không thuận lợi, cơn nắng nóng đầu mùa mưa rơi
đúng vào những ngày gần Lễ Lá và trọn Tuần
Thánh, cái nóng hầm hập, khốc liệt làm tiêu hao
sức khỏe rất nhiều và rất nhanh. Trong cái bức sốt
đó, hình ảnh từng đoàn người xếp hàng rồng rắn
chờ đợi gây một áp lực tâm lý rất lớn, nhưng đồng
thời cũng gây một mối thương cảm rất sâu sắc.
Có những lần phiên giải tội buộc phải chấm
dứt vì đã đến giờ cử hành Thánh Lễ chiều, hơn
nữa, những anh em Linh Mục trực phiên sau cùng
cũng đã quá mỏi mệt sau hơn 2 giờ ngồi “vẹo
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 606 – CHÚA NHẬT 13.4.2014
lưng”, vậy mà những hàng người xếp vẫn còn dài và ánh mắt tha thiết mong chờ “Cha thương ngồi tiếp !”
Biết làm sao đây, bỏ thì thương, vương thì tội !
Số anh chị em hối nhân những năm gần đây đổ về ngày càng đông đảo, chúng tôi cảm nhận sâu
xa rằng đây là hồng ân lớn lao của Chúa, người Công Giáo Việt Nam tương đối còn giữ thói quen tốt đi
xưng tội, Mục Vụ Giải Tội có làm cho anh em Linh Mục mệt thật, nhưng lại là một niềm vui rất lớn lao, vì
có nhiều người trở về làm… cả “thiên đàng cũng vui mừng”.
Điều anh em chúng tôi băn khoăn đó là, với lượng người đông như vậy, cuộc đối thoại thiêng liêng
với từng hối nhân rất hạn chế, có những vấn đề cần nói nhiều hơn với nhau nhưng không thể nấn ná thêm
được, số người còn xếp hàng chờ còn quá dài, sức khỏe và sự tỉnh táo để nghe và khuyên các hối nhân
của Linh Mục giảm dần sau nhiều ngày, nhiều phiên liên tiếp ngồi toà trong một hai tuần cao điểm.
Có một vấn đề khác tưởng cũng cần chia sẻ ở đây, ấy là một số vấn đề về luân lý nảy sinh do
cuộc sống hiện tại thay đổi quá nhanh, chỉ với vài phút ngắn ngủi trong Tòa Giải Tội, Linh Mục không thể
nào hướng dẫn giáo lý cho hối nhân được đầy đủ chi tiết thấu đáo.
Tân Phúc Âm hóa hôm nay cần đặt lại vấn đề về loan báo Tin Mừng, giáo huấn của Hội Thánh
cần được phổ biến cách nào để đến được vừa rộng vừa sâu với các thành viên của Hội Thánh một
cách sinh động nhất. Nỗi dằn vặt trăn trở của hối nhân chính là tiếng chuông cảnh báo cho sứ mạng của
Linh Mục hôm nay.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật Lễ Lá 13.4.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
"TÔI SẼ QUAY VỀ…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................... 01
CHUẨN BỊ PHONG THÁNH CHO HAI GIÁO HOÀNG 27.4.2014 ( G. Trần Đức Anh ) ......................... 02
CHO TRỌN VẸN CHỮ TÌNH ( AM. Trần Bình An ) ............................................................................... 03
THÁNH LỄ TIỆC LY… ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ........................................................................... 05
NGHỊCH LÝ CỦA THẬP GIÁ ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) ................................................................ 06
LỜI NGUYỆN CỦA TUẦN THÁNH 2014 ( Lm. Lê Quang Uy ) .............................................................. 08
BÀI GIÁO LÝ VỀ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH ( Bản dịch của Phạm Xuân Khôi ) ....................... 08
TRIẾT LÝ SỐNG ĐƠN GIẢN CỦA MẸ TÊRÊSA CALCUTTA ( Facebook Muối Giữa Đời ) ................. 10
NHÂN QUẢ ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................................. 11
ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA – Kỳ 7 ( Lm. Kevin Oshea – Bản dịch của Mai Tá ) ...... 14
NÓI VỚI NHÀ VÔ ĐỊCH ( Đa Minh Phan Văn Dũng ) ............................................................................ 17
VỊ LINH MỤC CHÔN CẤT 6.000 THAI NHI ( Trần Đáng, www.danviet.vn ) .......................................... 19
15 ĐIỀU TUYỆT VỜI HỌC ĐƯỢC TỪ CUỘC SỐNG ( Khuyết Danh, www.apc.com.vn ) .................... 20
BÀI HỌC YÊU THƯƠNG QUA NHỮNG BỮA ĂN ( Thanh Anh Nhàn ) ................................................ 21
CHUYỆN TÌNH ĐÁNG NGƯỠNG MỘT CỦA NGƯỜI BỊ BIẾN DẠNG MẶT ( Thuong Sobey ) ............ 22
CHÚA GIÊSU CÓ LẼ ĐƯỢC ÁI MỘ HƠN MAO TẠI TQ ( Nguyễn Trung dịch và tổng hợp ) ............... 24
CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 27
CHUẨN BỊ LỄ PHONG THÁNH
CHO HAI ĐỨC GIÁO HOÀNG 27.4.2014
Chính quyền và các giới chức hữu trách tại
thành phố Roma đã đề ra những kế hoạch cụ thể
để chuẩn bị lễ tôn phong Hiển Thánh cho hai vị
Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vào Chúa
Nhật 27 tháng 4 tới đây. Hôm 1.4.2014, Đô Trưởng
Roma, bác sĩ Ignazio Marino, cùng các quan chức
khác của thành phố, đã mở cuộc họp báo để trình
bày kế hoạch và các biện pháp như:
- Cấm xe di chuyển trên Đại lộ Fori Imperiali
từ Hý Trường Colosseo tới Quảng Trường Venezia.
Đường này chỉ dành cho người đi bộ mà thôi, từ 7
giờ chiều thứ sáu Tuần Thánh 18 tháng 4 đến hết
ngày 4 tháng 5 tới đây. 3 màn hình khổng lồ sẽ được
2
CÙNG THÔNG TIN
bố trí tại đây để các tín hữu và du khách để có thể theo dõi buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể Đức Thánh
Cha Phanxicô cử hành tối Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Phong Thánh 9 ngày sau đó, 27 tháng 4.
- Từ ngày 26 đến 28 tháng 4, sở vệ sinh thành phố sẽ đặt hơn 1.000 nhà vệ sinh hoá học gần
Vatican, dọc theo đại lộ Fori Imperiali và các địa điểm khác có đông người tụ tập.
- Cả hai đường xe điện ngầm A và B của thành phố sẽ hoạt động không ngừng từ sáng sớm
ngày 26 tháng 4 đến sau nửa đêm thứ hai 28 tháng 4. Đường xe bus số 64 nối liền nhà ga trung ương
Termini đến Vatican cũng sẽ hoạt động 24 tiếng đồng hồ vào cuối tuần lễ phong Thánh: 26 và 27 tháng
4. Ngoài ra có các xe bus con thoi chở khách từ các bãi đậu xe bus đến Vatican. Chính quyền chỉ cấp
giấy phép cho 4.326 xe bus ( pullman ) tức là khoảng 216.000 người, được vào trong thành phố Roma.
Trong những ngày 25, 26, 27.4.2014 chỉ những xe pullman với giấy phép G ( Grande Evento, Biến Cố
Lớn ) mới được vào thành phố, và phí tổn xin giấy phép này là 50 Euro.
- Có 2.630 người thiện nguyện thuộc sở bảo vệ dân chúng sẽ được bố trí trong 2 ngày 26 và 27
tháng 4 để giúp kiểm soát các đám đông.
- 4 triệu chai nước sẽ được phân phát miễn phí cho các khách hành hương trong ngày 27 tháng 4.
- 4.000 cảnh sát lưu thông sẽ làm việc vào cuối tuần lễ Phong thánh, và 6.400 cảnh sát thành
phố sẽ luân phiên nhau làm việc theo ca từ 13 đến 28 tháng 4, từ là từ Tuần Thánh đến lễ Phục Sinh và
lễ phong Thánh.
- Các bệnh xá ”dã chiến” sẽ được thiết lập gần Vatican, cùng với 13 trạm cứu cấp, do 81 toán
cứu thương đảm trách; 106 xe cứu thương sẽ ở trong tình trạng ứng trực. Thành phố cũng dựng 5 lều
”các bà mẹ” để săn sóc và thay tã cho các hài nhi.
- Các du khách và tín hữu có thể mua thẻ ”Roma pass 48 hours", một thẻ giá 28 Euro giá trị
trong 2 ngày, để di chuyển vô giới hạn trên xe metro, bus và tram, cũng như vào các viện bảo tàng, các
khu vực khảo cổ…
- Mặt khác, ban Nghi Lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha cho biết đã phân phát hết 700 vé cho
các Linh Mục cho rước lễ trong lễ Phong Thánh sáng ngày 27 tháng 4, và 5.000 vé cho các Giáo Sĩ tại
khu vực riêng ở Quảng Trường Thánh Phêrô trong đại lễ này đã được phân phát hết. Các Giáo Dân
không cần vé để vào dự lễ.
- Ngoài Đại lộ Fori Imperiali, một số nơi khác cũng được bố trí màn hình khổng lồ như đường
Hòa Giải, Quảng Trường Nhân Dân ( Piazza del Popolo ) và Quảng Trường Phục Hưng ( Piazza di
Risorgimento ) gần Vatican để các tín hữu có thể tham dự lễ phong Thánh.
- Từ 21 giờ tối thứ bẩy 26.4.2014 là đêm thức trắng: nhiều Nhà Thờ ở trung tâm Roma mở cửa
để các tín hữu cầu nguyện và xưng tội. Tại 11 Thánh Đường có linh hoạt phụng vụ bằng các thứ tiếng:
Ba lan, Ý, Anh, Tây Ban Nha và Pháp.
- Để các tín hữu có thể theo dõi đại biến cố phong Thánh, một Website chính thức được thiết
lập: www.2papisanti.org và bằng 5 thứ tiếng: Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan.
- Trong những ngày tới, có thể tải Application miễn phí tựa đề ”Santo Subito” dạng Android cũng
như IOS ( bằng các thứ tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nha và Ba Lan ), qua đó có cung cấp những thông tin về
việc tổ chức và tin tức về việc phong thánh cũng như tải các tài liệu dự kiến cho lễ phong Thánh.
G. TRẦN ĐỨC ANH, OP., Nguồn: Radio Vatican
CHO TRỌN VẸN CHỮ TÌNH
Hôm đó vào quãng trưa, quân lính lùng sục bắt thầy Inhaxiô, một
trong hai trưởng nhóm của Hội Thầy Giảng. Thầy Anrê Phú Yên mạnh dạn
ra mặt hỏi bọn lính và nói: “Nếu các anh muốn bắt Inhaxiô thì vô ích, vì
Inhaxiô không có ở nhà. Nếu muốn bắt tôi thì tôi sẵn sàng: Tôi là giáo hữu,
hơn nữa là thầy giảng, tôi có cả hai tội mà các anh gán cho Inhaxiô để bắt
thầy ấy. Vậy thầy ấy mà có tội, thì làm sao tôi vô tội được” ( Alexandre de
Rhodes, Glorieuse mort du catéchiste André, tr. 11 ).
Thầy Anrê bị bắt, nhưng lạ thay thầy bước đi giữa quân lính trong
niềm hân hoan vui sướng. Thầy không quên bổn phận của mình là phải rao
giảng Đức Tin. Ngay trong hoàn cảnh đang bị đưa về lao tù, khi xuống
3
CÙNG SUY NIỆM
thuyền, thầy đã giảng cho bọn lính về Đức Tin. Bọn lính ngơ ngác nhìn nhau cảm động, chính những lời
giảng dạy ấy mà quan Nghè Bộ dựa vào đó để kết tội thầy trong khi không bắt được thầy Inhaxiô.
Quân lính điệu thầy Anrê đến quan Nghè Bộ, vị quan này tưởng Anrê trẻ tuổi non dại không có
đủ gan dạ, thế nào mình cũng thuyết phục được, quan nói: đã trót theo “tả đạo”, vậy hãy từ bỏ, quan sẽ
giúp đỡ, nếu không quan có cách khiến cho hối không kịp. Đáp lại một cách đơn sơ nhưng đầy hào khí,
Anrê Phú Yên nói: “Quan và cả bộ hạ có thể giết tôi về phần xác dễ dàng, nhưng không thể làm lay
chuyển Đức Tin và Lòng Mến Chúa trong tâm hồn tôi”.
Quan Nghè Bộ thấy thái độ kiên quyết của Thầy giảng Anrê Phú Yên, vô cùng tức giận. Không
nói lại nửa lời, quan lệnh cho lính đeo gông vào cổ Anrê Phú Yên, tống giam vào ngục, ngày mai sẽ
quyết định. Sáng hôm sau 26 tháng 7 năm 1644, quan Nghè Bộ triệu tập phiên tòa chớp nhoáng. Kết
thúc phiên toà là án tử dành cho hai giáo hữu cùng tên Anrê: Một người đã 73 tuổi, còn người kia là vị
anh thanh niên 19 tuổi đời. Người giáo hữu 73 tuổi cuối cùng thì được tha, vì đã tuổi già sức yếu, nhưng
An-rê Phú Yên thì chịu án tử hình.
Những ngày trong lao tù, có nhiều người tới thăm vị thanh niên này: Già trẻ lớn bé, cả người bên
lương. Thầy giảng Anrê Phú Yên đón tiếp mọi người rất niềm nở, thầy nói:“Anh chị em, đối với Chúa
Giêsu rất yêu dấu của ta, ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu đau khổ vì ta, ta hãy lấy
mạng sống đáp lại mạng sống”.
Trong cùng ngày tuyên án, cha Đắc Lộ thăm thầy Anrê và ôm hôn thầy, hôn Thánh Giá của thầy,
với đôi dòng lệ tuôn trào, không sao nói được nửa lời. Thầy giảng Anrê Phú Yên nói lớn tiếng: “Tôi là kẻ
có tội” xin mọi người cầu cho tôi được chịu khó cho tới chết. Đầy lòng tin cậy, thầy nói tiếp: Tôi chẳng
sợ cơn điên dại của kẻ dữ, chỉ có thể giết mình phần xác, tôi chỉ sợ Đức Chúa Trời có quyền phạt cả
hồn lẫn xác ( Alexandre de Rhodes, Relation Progès Foi, tr 31, Nguyễn Hiền Nhu, Radio Vatican ).
Thầy Anrê đã yêu, và đáp lại Tình Yêu vô tận của Thiên
Chúa. Hôm nay, người Kitô hữu cùng dân Do Thái đón rước Đức
Giêsu vào Đền Thánh Giêrusalem, để rồi chứng kiến cuộc tử nạn
đau đớn tột cùng của Người. Chính vì Tình Yêu nhân loại, muốn
cứu rỗi trần gian, Người vâng lời Thánh ý Đức Chúa Cha trọn vẹn.
Yêu là vâng Thánh Ý
Trước viễn cảnh nhục hình, tra tấn, phản bội, vong ân, cáo
gian, cô đơn, Đức Giêsu đổ mồ hôi máu sợ hãi, khấn xin Đức
Chúa Cha cất đi chén đắng: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho
con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà
xin theo ý Cha.”
Lần thứ hai, Người quả quyết mạnh mẽ: “Lạy Cha, nếu con
cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý
Cha.” Đức Giêsu đã tuyệt đối tuân phục đón nhận sự thương khó
tột cùng. Yêu là làm theo ý muốn, làm vui lòng người mình yêu.
Hơn nữa, Đức Giêsu còn công khai xác nhận sứ vụ được trao phó:
"Này con đến để thực thi Thánh Ý Cha" ( Dt 10, 9 ).
Yêu Đức Chúa Cha, yêu nhân loại, Người chịu cô đơn như con chiên hiền lành, bơ vơ, lạc lõng
giữa bầy sói gian manh khát máu. Người bị bỏ rơi, không còn môn đệ nào bên cạnh an ủi, chia sẻ, bị
phản bội, bị chế nhạo nhục nhã ê chề, chịu vu khống trắng trợn, chịu đòn vọt, tra tấn, khinh bỉ, cho đến
khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá.
Yêu là xả kỷ vị tha, vác thập giá
Mặc dù bị chính môn đệ phản nghịch, bán cho quân dữ như một món hàng, bị chính môn đệ
thân thiết từ chối phủ nhận liên can, bị quần chúng từng được gia ân, trở mặt lên án, bị quân dữ hành
hạ, lột áo sống chia chác, Đức Giêsu vẫn điềm tĩnh, sẵn lòng tha thứ hết mọi người. "Lạy Cha, xin tha
thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Lc 23, 34 ). Ngôn hành hợp nhất, Đức Giêsu thực hành chính
xác lời Người răn dạy dân chúng trước đây: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà
theo Ta.” Một sự từ bỏ dứt khoát, quyết liệt, triệt để, không mảy may chần chừ, e ngại, hay nhân
nhượng chút nào cho bản thân, cho cái tôi hẹp hòi, vị kỷ, kiêu căng, cao ngạo, bất nhân.
“Không nhượng bộ, không phải là kiêu căng, tự ái hay ngoan cố. Không nhượng bộ là yêu
thương quyết liệt lý tưởng của mình” ( Đường Hy Vọng, số 15 ).
Yêu là đóng đinh vào thập giá
4
Còn tình yêu nào cao cả, tột cùng hơn Tình Yêu chịu chết để cứu rỗi toàn thể nhân trần ? “Mạng
sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và
có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được” ( Ga 10, 18 – 19 ).
Một quyết định và hành động tuyệt đỉnh, khiến những ai chịu đau khổ vì công lý, sự thật, vì
Thánh danh Chúa, đều tìm được nơi cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, niềm an ủi tuyệt vời, vô song.
Tất cả những ai cô đơn, bị phản bội, bị vu oan cáo vạ, bị khinh ghét, hằn thù, hành hình vì lẽ công chính,
đều được thông phần vào công cuộc Cứu Rỗi của Người. Nhất là khi kết hiệp chặt chẽ với Người, càng
nhận được muôn vàn hồng ân.
Không có cơn thử thách nào lớn lao bằng cơn thử thách của Chúa Giêsu trên thánh giá, lúc xác
hấp hối, tâm hồn lại cảm thấy chính Đức Chúa Cha như cũng bỏ mình, Chúa Giêsu phải nói lên nỗi khổ
ê chề nhất trong đời Ngài: “Sao Cha bỏ con ?” Hãy hiệp nhất với Chúa Giêsu trong những giây phút hãi
hùng, tăm tối nhất của đời con. Bình an sẽ trở lại và con sẽ nói được như Chúa Giêsu: ”Con phó mạng
sống con trong tay Cha !” ( Đường Hy Vọng, số 715 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết từ bỏ bản thân, mà dấn thân vác thánh giá
hằng ngày, theo chân Chúa lên Núi Sọ, cùng chịu đóng đinh tính xác thịt con, hầu chúng con
được ơn cứu rỗi.
Lạy Mẹ Maria, xưa Mẹ đồng hành cùng Chúa cho đến tận chân thánh giá, xin nâng đỡ, an ủi,
dìu dắt chúng con đi trên đường hy vọng, vượt qua chông gai, cạm bẫy, cám dỗ mọi nơi, mọi lúc,
để xứng đáng trở nên môn đệ, chứng nhân của Đức Giêsu Con Mẹ. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
THÁNH LỄ TIỆC LY:
BÍ TÍCH THÁNH THỂ, THIÊN CHỨC LINH MỤC
VÀ GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
Thánh Lễ Tiệc Ly đưa chúng ta vào Tam Nhật Thánh. “Thánh” vì chúng ta cử hành việc tưởng
niệm những biến cố trọng đại nhất trong Đạo và rất Thánh của chúng ta, cụ thể như: Chúa Giêsu thiết
lập Bí Tích Thánh Thể – cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá – sự sống lại vinh hiển
của Đấng Cứu Thế.
Chúa Giêsu đã nhập thể làm người, chấp nhận trở nên một con người hoàn toàn như chúng ta,
ngoại trừ tội lỗi. Ngài mang trên vai những thăng trầm và hy vọng của nhân sinh trong mọi thời đại. Irénée đã
nói: "Người đã trở nên giống chúng ta, để chúng ta trở thành như Người". Về sau, Clément ( Alexandrie ) và
Grégoire ( Naziance ) đã quả quyết: "Thiên Chúa đã làm người để con người làm chúa".
Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi trần gian này không có ngòi bút nào có
thể diễn tả hoặc viết ra hết tình thương ấy, trong những ngày cuối đời của “kiếp người” lầm than và cay
đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi
dưỡng chúng ta. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người, Chúa lập thiên chức Linh Mục đời
đời. Và cũng chính hôm nay, Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.
“Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta… Các con hãy cầm lấy mà uống, chén này là
Tân Ước trong Máu Ta” ( 1 Cr 11, 24 – 25 ). Thật không thể hiểu nổi, Thiên Chúa yêu nhân loại biết là
chừng nào. Ngài đã yêu bằng một Tình Yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Bí Tích Thánh Thể,
Chúa hiến chính thân mình làm lương thực nuôi dưỡng chúng ta, ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận
thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng ta tham dự vào Sự Sống của chính Ngài khi rước Mình và
Máu Thánh Ngài, để được sống đời đời.
Sau khi lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cũng lập
luôn Bí Tích Truyền Chức Thánh khi Người nói với các Tông
Đồ hiện diện: “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (
Lc 22, 19 ; 1 Cr 11, 24 ). Với lời trên, Ngài cho thấy Thiên
Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù
phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay
mặt Chúa hiện tại hóa Hy Tế Thập Giá trên bàn thờ mỗi
ngày, tất cả là chỉ vì yêu chúng ta.
Khi Ngài rửa chân xong cho các môn đệ, một lần
nữa, Ngài mời gọi chúng ta: “Thầy đã làm gương cho các
con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm
cho các con” ( Ga 13, 15 ). Bằng cách này, Ngài thiết lập
5
một sự liên kết thân mật giữa Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu
thương.
Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập thiên chức Linh Mục, chúng ta có nhiều dịp nhắc đi
nhắc lại một câu rất sâu sắc nhưng cũng cần phải tìm hiểu thêm: Không có Thánh Thể thì không có
chức Linh mục – không có chức Linh mục thì cũng không có Bí Tích Thánh Thể ( chỉ một lần rồi thôi ).
Hai điều đó gắn chặt, liên kết với nhau nhờ Đức Bác Ái. Không thể tham dự Thánh Thể nếu không có
Tư Tế, nhưng cũng không thể tham dự Thánh Thể nếu không có đức Bác Ái và sự Tha Thứ. Trong Bí
Tích Thánh Thể, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Mình Thánh, một Máu Thánh, trở nên một thì
chúng ta không còn tách biệt nữa.
Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị em
mình. Mỗi lần chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng nói “Amen” trước Mình và Máu Thánh
Chúa, như thế, chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một
hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ” ( Pl 2, 7 ).
Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Chúa Giêsu để lại cho những ai được Ngài kêu gọi bước
theo Ngài. Chính tình yêu của Ngài, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả
nhân loại trong buổi chiều nay.
Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp
nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh đến
nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.
Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là
người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh chị em của tôi.
Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho
nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương
và giúp đỡ nhau.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con nguyện xin Chúa cho Thánh Lễ cử hành chiều hôm nay, đưa
chúng con vào trong ba Mầu nhiệm: Mầu nhiệm của Bí Tích Thánh Thể, Mầu nhiệm của thiên
chức Linh Mục, và giới răn trọng nhất là Bác Ai Yêu Thương. Chúng con sẽ cố gắng ghi nhớ
những điều này để đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người chúng con. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
NGHỊCH LÝ CỦA THẬP GIÁ
Buổi chiều Tuần Thánh hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm Đức Giêsu chịu chết để chuộc tội thiên
hạ. Buổi chiều hôm nay là “giờ” của Thiên Chúa Cha đã định, và cũng là “giờ” của Đức Giêsu hoàn tất
chương trình cứu chuộc nhân loại; “giờ” của người Tôi Trung mà Ngôn Sứ Isaia đã loan báo. “Giờ” đó
được hoàn tất trên Thánh Giá. Vì thế, Phụng Vụ chiều hôm nay đều quy chiếu về Thánh Giá Đức Kitô
như một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu đến cuối.
1. Nghịch lý của Thánh Giá
Trong thư gửi tín hữu Philipphê, Thánh Phaolô đã nói: Đức Giêsu Kitô đã hạ mình, vâng lời cho
đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự ( x. Pl 2, 8 ); và Ngài đã chết theo như lời Thánh Kinh
( x. 1 Cr 15, 3 ).
Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá đã là nguyên nhân để
nhiều người được cứu độ, nhưng cũng không thiếu những kẻ
cứng lòng, cố chấp và chai lỳ trong ích kỷ, kiêu ngạo. Những
người như thế, họ coi đó như là hình phạt mà Đức Giêsu là người
đáng phải chịu do tội mình gây nên.
Thật vậy, khi thập giá được dựng lên, và khi Đức Giêsu chịu
treo trên đó, đã không biết bao người tin theo và suy tôn. Tuy nhiên,
cũng không thiếu những lời chê bai dè bỉu và khinh thường. Họ coi
thập giá như là thứ tội hình đáng sợ để trừng phạt những tên tử tội
nguy hiểm... Suy nghĩ như thế, thì cái chết của Đức Giêsu không có
công trạng gì, mà chỉ như là một hình phạt đích đáng được dành
cho một kẻ đã từng bị kết án vì tội “xách động dân chúng; tìm cách
lật đổ đế quốc và nói lời phạm thượng”. Và, những người theo Đức
6
Giêsu phải chăng là bọn người cuồng tín khi tuyên xưng niềm tin của mình vào kẻ bị treo trên cây gỗ như
một tử tội ?
Thật vậy, thập giá của Đức Giêsu hôm nay được tôn vinh, đã làm không ít người cảm thấy ngỡ
ngàng, bởi vì xét theo người đời, thì đây chính là sự ô nhục, hận thù, đáng ghê tởm... là biểu tượng của
sự chết chóc, và thập giá vẫn chỉ là thứ công cụ rùng rợn để xử tử tội nhân mà thôi.
Thế nhưng đối với Thiên Chúa, thập giá lại chính là sự khôn ngoan khôn dò thấu của Người.
Con Thiên Chúa chết trên thập giá là một trong những đường lối khôn ngoan sâu thẳm mà không một ai
dò thấu ( x. Rm 11, 33 ), Người đã dùng thập giá như một nghịch lý để cứu độ con người.
Thực ra thập giá luôn là nghịch lý, bởi vì nó tuyên dương quyền năng thượng trí của Thiên Chúa
ở ngay nơi mà người đời coi là điên rồ.
Đối với người tin, hẳn sự cảm nghiệm, suy nghĩ và thái độ sẽ hoàn toàn ngược lại, thập giá khổ
hình đã trở thành Thánh Giá, phương dược của Thiên Chúa để qua đó Đức Giêsu chuộc tội thay toàn
thể nhân loại.
Nếu xưa kia trong vườn Địa Đàng, Ađam đã ngã gục trước Cây Trái Cấm, và di truyền lại tội lỗi
cho nhân loại, thì giờ đây, trên cây Thánh Giá, Đức Giêsu đã chuộc lại tất cả những gì mà Ađam đã
đánh mất và đem đến ơn cứu độ cho thế giới.
Như vậy, từ Cây Trái Cấm, sự chết đã tiêu diệt thế gian, và Trái Cấm là rào cản lớn đến độ con
người không thể vượt qua, thì giờ đây, Đức Giêsu đã làm cho Thánh Giá trở thành cây Sự Sống, thành
quả Phúc Trường Sinh.
Chính Đức Giêsu đã khẳng định rõ điều này khi nói: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi
mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi" ( Ga 12, 32 ). Vì thế, không lạ gì khi Thánh Phaolô đã khẳng khái
tuyên xưng niềm tin vào Thập Giá: “Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ
đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của
Thiên Chúa [...] Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin. Trong khi người
Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao
giảng một Ðấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân
ngoại cho là điên rồ. Nhưng cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu
đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” ( x. 1 Cr 1, 18 – 25 ).
Vì thế, "Nhờ máu Người đổ ra trên Thập giá, Thiên
Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên
trời" ( Cl 1, 20 ).
2. Đón nhận Thánh Giá như nguồn ơn cứu rỗi
Cuộc đời của người Kitô hữu, những người tin và theo
Đức Giêsu, hẳn là luôn nghe thấy lời mời gọi của Ngài: "Ai
muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà
theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai
liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được
mạng sống ấy. Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng
sống, thì người ta nào có lợi gì ?" ( Mc 8, 34 – 36 ); và: "Ai
không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với
Thầy" ( Mt 10, 38 ).
Lời mời gọi đó đã được gióng lên ngày chúng ta lãnh
nhận Bí Tích Rửa Tội cũng như suốt cuộc đời của mỗi người
chúng ta. Như vậy, Thánh Giá trở nên cứu cánh và việc vác
chính Thập Giá của mình trở thành điều kiện cần của chúng ta
trên hành trình dõi bước theo Đức Giêsu.
Thập Giá mà mỗi chúng ta phải vác ở đây chính là bổn phận phải chu toàn, là từ bỏ những thứ
không cần thiết trên hành trình tin Chúa, là từ bỏ ý riêng... và phục vụ trong yêu thương. Làm được như
thế, ấy là chúng ta sáp nhập cuộc đời của mình vào cuộc đời của Đức Giêsu. Đặt bước chân của ta vào
dấu chân của Chúa, để sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi của Tin Mừng.
Như vậy, trong ta có Chúa và trong Chúa có ta. Thánh Phaolô đã diễn tả tâm tình ấy khi tuyên
xưng: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Ðức Kitô vào thập giá [...] Và tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là
Ðức Kitô sống trong tôi" ( Gl 2, 19 – 20 ).
Mặc lấy tâm tình của Đức Giêsu, người Kitô hữu sẽ từ bỏ con đường tội lỗi, để được hiệp thông
cách trọn vẹn vào cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, và như một định luật đối với những người tin và theo
Đức Giêsu: có trải qua đau khổ thì mới được vào vinh quang.
7
Lạy Chúa Giêsu, Đấng chịu treo trên Thánh Giá, xin thương xót và cứu chuộc chúng con. Amen.
Tu Sĩ Jos. Vinc. NGỌC BIỂN
LỜI NGUYỆN CỦA TUẦN THÁNH 2014
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bẻ tấm bánh là chính Chúa mà
trao cho chúng con, xin cho những người nghèo khổ được có cơm ăn
tạm đủ no từ sự chia sẻ của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã lo sợ kinh hãi trong Vườn Cây
Dầu, xin cho các bạn trẻ, đặc biệt là những anh chị em Xa Quê đủ
nghị lực đối diện với những khó khăn gay gắt của cuộc sống hiện tại.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bị kết án quá sức bất công, xin
cho chúng con không bị khuất phục bởi những điều dối trá, nhưng
can đảm lên tiếng bênh vực cho sự thật.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bị nhục mạ và nhạo báng, xin
cho chúng con nỗ lực Bảo Vệ Sự Sống, nói không với thảm hoạ phá
thai, hiện đang là điều xúc phạm kinh khủng nhất đến phẩm giá và
quyền sống của phụ nữ và trẻ em.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã sẵn sàng vác lấy thập giá nặng
nề, xin cho những người bệnh tật nan y được nâng đỡ, những
người nguy tử hấp hối gặp được bình an, và những người đang bị tù đày bất công có được niềm hy
vọng.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bị lột trần truồng và đóng đinh đến chết, xin cho sự hiền hoà thắng
được bạo lực, lòng tha thứ thắng được hận thù và tình yêu thương thắng được sự loại trừ lẫn nhau trong
cuộc sống chúng con.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã dang tay chết trên thập giá, xin cho đất được nối lại với trời, các gia
đình đang rạn nứt được nối lại trong hạnh phúc, con người được nối lại mối dây liên đới an hoà với
nhau.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui oà vỡ, xin cho chúng con biết trỗi dậy, mỉm
cười với mọi người và bắt tay vào việc góp phần làm cho xã hội và quê hương của chúng con hôm nay
được tốt đẹp hơn. Amen.
Lm. QUANG UY, DCCT, biên tập lại từ một lời nguyện đọc được trong Manna
Chúa Nhật Lễ Lá 13.4.2014 cho Người Xa Quê
BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ
VỀ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đã có dịp chỉ ra rằng ba Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể cùng nhau tạo thành
mầu nhiệm "khai tâm Kitô giáo", một biến cố lớn của ân sủng mà ở đó chúng ta được tái sinh trong Đức
Kitô. Đây là ơn gọi căn bản kết hợp tất cả mọi người trong Hội Thánh, như các môn đệ của Chúa Giêsu.
Có hai Bí Tích tương ứng với hai ơn gọi riêng biệt: là Bí Tích Truyền Chức Thánh và Bí Tích Hôn
Phối. Chúng tạo thành hai con đường chính mà người Kitô hữu có thể theo để biến đời mình thành một
món quà tình yêu, theo gương và nhân danh Đức Kitô, và nhờ đó cộng tác vào việc xây dựng Hội Thánh.
Bí Tích Truyền Chức Thánh, được bày tỏ trong ba bậc Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế, là Bí
Tích làm cho việc thi hành tác vụ mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các Tông Đồ, để chăn nuôi đàn chiên
của Người trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, theo con tim của Người, có thể xảy ra được.
Chăn nuôi đàn chiên của Chúa Giêsu không phải bằng quyền năng của sức con người hoặc sức
riêng của mình, nhưng bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần và theo con tim của Người, con tim của
8
CÙNG HỌC HỎI
CÙNG CẦU NGUYỆN
Chúa Giêsu, là một con tim yêu thương. Linh Mục, Giám Mục, Phó Tế phải chăn nuôi đàn chiên của
Chúa với tình yêu. Nếu không làm điều ấy với tình yêu thì không phải là phục vụ.
Theo nghĩa này, các thừa tác viên đã được chọn và thánh hiến cho việc phục vụ này kéo dài sự
hiện diện của Chúa Giêsu trong thời gian, nếu họ làm điều ấy với quyền năng của Chúa Thánh Thần
nhân danh Thiên Chúa và với tình yêu.
1. Khía cạnh thứ nhất. Những người được truyền chức thánh được đặt làm đầu của cộng đồng.
Làm "đầu" của nó, vâng, theo Chúa Giêsu có nghĩa là đặt quyền hành của mình vào việc phục vụ, như
chính Người đã cho thấy và dạy cho các môn đệ của Người với những lời này:
“Anh em biết: thủ lãnh các dân thì
dùng uy mà thống trị dân, những người làm
lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa
anh em thì không được như vậy: Ai muốn
làm lớn giữa anh em, thì phải làm người
phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh
em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như
Con Người đến không phải để được người
ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến
dâng mạng sống làm giá chuộc muôn
người” ( Mt 20, 25 – 28; Mc 10, 42 – 45 ).
Một Giám Mục mà không phục vụ
cộng đồng thì không làm đúng, một Linh
Mục mà không phục vụ cộng đồng của
mình thì không làm đúng, mà làm sai.
2. Một đặc tính khác luôn luôn xuất phát từ sự kết hợp cách Bí Tích này với Đức Kitô là tình
yêu tha thiết dành cho Hội Thánh. Chúng ta hãy nghĩ về đoạn văn từ Thư gửi tín hữu Êphêsô, trong
đó Thánh Phaolô nói rằng Đức Kitô "yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy,
Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một
Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng
thánh thiện và tinh tuyền" ( Ep 5, 25 – 27 ).
Nhờ Bí Tích Truyền Chức Thánh, thừa tác viên hiến toàn thân cho cộng đồng của mình và yêu
thương cộng đồng ấy bằng tất cả con tim của mình: nó là gia đình của mình. Giám Mục, Linh Mục yêu
Hội Thánh trong cộng đồng của họ, yêu cộng đồng ấy cách mãnh liệt.
Yêu thế nào ? Như Đức Kitô yêu Hội Thánh. Thánh Phaolô cũng nói như thế về Bí Tích Hôn
Phối: người chồng yêu thương vợ mình như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh. Đó là một mầu nhiệm vĩ
đại của tình yêu: tác vụ Linh Mục này và tác vụ hôn nhân kia, hai Bí Tích là những con đường mà qua
đó mọi người thường đi đến với Chúa.
3. Một khía cạnh cuối cùng. Thánh Tông Đồ Phaolô khuyên bảo môn đệ Timôthê của ngài là không
được hững hờ, mà thực ra, phải luôn luôn khơi dậy hồng ân trong mình. Hồng ân đã được ban cho qua
việc đặt tay ( x. 1 Tm 4, 14, 2 Tm 1, 6 ). Khi không nuôi dưỡng tác vụ của mình, tác vụ của Giám Mục, tác
vụ của Linh Mục, bằng cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, và cử hành Thánh Lễ hằng ngày cùng thường
xuyên đến với Bí Tích Hòa Giải, thì cuối cùng người ta sẽ không tránh khỏi việc đánh mất ý nghĩa thực sự
của thừa tác vụ của mình và niềm vui đến từ sự hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu
4. Giám Mục nào không cầu nguyện, Giám Mục nào không lắng nghe Lời Chúa, không cử hành
Thánh Lễ mỗi ngày, không đi xưng tội thường xuyên, và Linh Mục nào cũng làm những điều này, thì
sớm muộn gì cũng sẽ mất sự kết hợp của mình với Chúa Giêsu và trở thành một người tầm thường,
không tốt cho Hội Thánh. Vì thế chúng ta cần phải giúp đỡ các Giám Mục và các Linh Mục cầu nguyện,
lắng nghe Lời Chúa, là bữa ăn hàng ngày, cử hành Thánh Lễ mỗi ngày và đi xưng tội thường xuyên.
Điều này là rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến việc thánh hóa các giám mục và Linh Mục.
5. Tôi muốn kết thúc bằng một điều mà tôi vừa nghĩ đến: Nhưng làm thế nào để trở thành một
Linh Mục ? Người ta bán quyền lãnh chức Linh Mục ở đâu ? Không, người ta không bán nó. Đây là một
sáng kiến của Chúa. Chúa gọi.
Chúa gọi từng người mà Chúa muốn cho trở thành Linh Mục. Có lẽ có một số người trẻ ở đây
đã nghe lời mời gọi này trong tâm hồn của mình, mong muốn trở thành Linh Mục, mong muốn phục vụ
người khác trong những điều đến từ Thiên Chúa, muốn trọn đời phục vụ việc dạy Giáo Lý, rửa tội, tha
tội, cử hành Thánh Lễ, chăm sóc các bệnh nhân... và trọn đời theo con đường ấy.
9
Nếu có ai trong các con đã nghe thấy điều này trong tâm hồn của mình thì chính Chúa Giêsu đã
đặt nó ở đó. Hãy gìn giữ lời mời gọi ấy và cầu nguyện rằng nó có thể tăng trưởng và sinh hoa quả khắp
nơi trong Hội Thánh.
Giáo Hoàng PHANXICÔ, Quảng Trường Thánh Phêrô, 26.3.2014
Bản dịch của Phaolô PHẠM XUÂN KHÔI http://giaoly.org/vn/
TRIẾT LÝ SỐNG
ĐƠN GIẢN VÀ HIỆN THỰC
CỦA MẸ CHÂN PHÚC TÊRÊSA CALCUTTA
Những nguyên tắc sống một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa
đối với Mẹ Têrêsa Calcutta thật đơn giản và cụ thể:
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về tình yêu
“Nếu bạn xét đoán ai, bạn sẽ không còn thì giờ để yêu thương họ”.
"Bạn phải cho đi những gì làm bạn bị thiệt thòi. Như thế, cho đi
không chỉ những gì dư thừa, nhưng những gì bạn không thể sống nếu
không có, những gì bạn thật sự yêu thích. Như thế, món quà của bạn trở
thành một hy sinh, có giá trị trước mặt Thiên Chúa.”
“Tôi luôn luôn nói rằng, tình yêu khởi sự từ gia đình trước đã, và
sau đó mới đến thành phố hay đô thị. Yêu thương những người ở xa
chúng ta thì dễ, nhưng yêu thương những người sống với chúng ta hay
ngay cạnh chúng ta thì không luôn dễ dàng.”
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về nghèo đói
“Sự nghèo đói khủng khiếp nhất chính là sự cô đơn, bị bỏ rơi và cảm nhận không được yêu thương".
“Căn bệnh trầm trọng nhất của thời nay không phải là bệnh phong hủi hay bệnh lao, mà là sự
cảm nhận bị ruồng bỏ”.
“Trên thế giới, người đói khát tình yêu thì nhiều hơn người đói khát cơm bánh”.
“Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ rằng nghèo đói là đói khát, thiếu áo quần, không nhà ở. Sự nghèo
đói lớn nhất là bị bỏ rơi, không ai chăm sóc, không được hưởng sự yêu thương. Loại nghèo đói này cần
được giải quyết ngay từ những tổ ấm gia đình”.
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về chiến tranh
“Tôi chưa bao giờ sống trong cảnh chiến tranh nhưng tôi đã chứng kiến nạn đói và sự chết chóc.
Tôi tự hỏi: Họ đã cảm nhận điều gì khi họ gây ra chiến tranh ? Tôi không thể hiểu nổi. Họ đều là con cái
Thiên Chúa. Tại sao họ lại làm như vậy ? Tôi không hiểu nổi".
"Hãy làm ơn chọn lựa đường lối hòa bình, vì trong chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi, sẽ có
người thắng kẻ thua trong cái cuộc chiến mà chúng ta đều sợ hãi, nhưng rồi chẳng thể và chẳng bao
giờ có thể biện minh cho những nỗi đau và chết chóc do bom đạn gây ra”.
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về phá thai
“Phá thai chính là giết người. Trẻ nhỏ là quà tặng của Thiên Chúa. Nếu bạn không muốn có nó,
hãy giao em bé cho tôi !”
“Sự phá hoại nền hoà bình kinh khủng nhất chính là việc phá thai, vì nếu người mẹ nhẫn tâm giết
chính con mình thì bạn cũng có thể giết tôi và tôi có thể giết bạn, vì giữa chúng ta chẳng có mối liên hệ nào”.
“Chính thật là sự nghèo nàn khi quyết định đứa trẻ phải chết để bạn được sống theo ý bạn”.
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về phục vụ Chúa
“Tôi chỉ là cây bút chì của Chúa, để Ngài gởi bức thư tình yêu của Ngài cho thế giới”.
“Tôi không cầu nguyện cho sự thành công, tôi cầu nguyện cho sự trung tín”.
“Nhiều người lầm lẫn công việc và ơn gọi. Ơn gọi của chúng ta là yêu mến Chúa Giêsu”.
10
CÙNG LẮNG NGHE
“Mỗi người trong số họ, chính là Chúa Giêsu cải trang”.
“Cần phải nói ít đi, vì điều rao giảng chưa phải là điều được đón nhận. Vậy ta phải làm gì ? Hãy
cầm lấy cây chổi để quét nhà cho một ai đó, công việc ấy đã đủ để rao giảng”.
Mẹ Têrêsa Calcutta nói về cầu nguyện
“Không cầu nguyện, tôi không thể làm việc dù chỉ nửa giờ. Tôi có được sức mạnh của Thiên
Chúa qua việc cầu nguyện”.
“Có quá nhiều đau khổ trong các gia đình ngày
nay trên toàn thế giới, nên cầu nguyện thật là quan trọng,
và tha thứ cũng thật quan trọng. Người ta hỏi tôi phải
khuyên bảo thế nào cho đôi vợ chồng đang gặp khó
khăn, tôi luôn luôn trả lời: Cầu nguyện và tha thứ; và cho
những thanh thiếu niên từ những mái nhà đầy hung bạo:
Cầu nguyện và tha thứ; và cho những người mẹ cô độc
không được gia đình hỗ trợ: Cầu nguyện và tha thứ".
"Hãy nói: Lạy Chúa, con yêu Chúa. Lạy Chúa,
con hối lỗi. Lạy Chúa, con tin ở Chúa. Lạy Chúa, con tín
thác vào Chúa. Xin giúp con yêu thương nhau như
Chúa yêu thương chúng con”.
"Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy
sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được" ( Ga 15, 5 ).
Từ Facebook MUỐI GIỮA ĐỜI
NHÂN QUẢ
Kinh Thánh có nhiều chuyện để bàn luận, phân tích và suy tư. Đặc biệt là những chuyện và
những dụ ngôn được sử dụng trong Mùa Chay. Càng đọc càng bị thu hút, càng thấy thú vị, càng thấy
chí lý. Vui có, buồn có; nhẹ có, mạnh có; êm có, đau có. Cảm xúc biến đổi liên tục. Nhưng phải can
đảm mới dám đọc tiếp. Kinh Thánh hầu như có đủ mọi chuyện xảy ra trong đời thường. Đúng là Lời
Chúa ứng nghiệm !
Chúng ta thường nghe nói “luật nhân quả”. Người ta cũng có ý tương tự khi nhắc tới câu “ác giả,
ác báo”. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít nhắc tới câu này, có lẽ người ta ít biết hoặc ít quan tâm vì đó là
một câu Hán-Việt, “khó hiểu” hơn quốc ngữ. Cả hai cách nói đều ám chỉ cái xấu, ám chỉ những người
sống độc ác, làm điều xấu, thì rồi sẽ bị quả báo. Hoặc người ta cũng nói: “Trời có mắt”. Tất nhiên cũng
có “nhân quả tốt” hoặc “nhân quả xấu”.
NHÂN là nguyên nhân, QUẢ là kết quả hoặc hậu quả. Nhân là cái mầm; Quả là cái hạt, cái trái
do mầm ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy.
Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả; nếu không có
Quả thì cũng không có Nhân.
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý là luật nhân quả cũng có trường hợp đúng và sai, không thể tuyệt đối,
có chăng là xảy ra nhiều hay ít mà thôi.
“Ác giả ác báo” là nói gọn câu “ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”. Đó là câu phương ngôn mang
tính nhân quả của người Trung Hoa. Nghĩa là khi mình làm điều ác cho người khác – dù bằng hành
động, lời nói, nguyền rủa,… thì chính mình sẽ nhận lại những điều tương tự. Trái lại, nếu mình làm cho
người khác những điều tốt đẹp, ý ngay lành, thiện tâm… thì mình cũng nhận được những điều tốt lành
vọng lại. Kiểu như vũ khí boomerang của thổ dân Úc vậy, ném nó đi rồi nó lại quay về mình.
Chúng ta cũng nghe nói: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (*), nghĩa là: “Điều gì mình không muốn
thì đừng làm cho người khác”. Câu này phổ biến đến nỗi người ta cho là tục ngữ, nhưng thực ra đó là
câu trả lời của Đức Khổng Tử ( 551 – 479 trước Công Nguyên ) khi được Tử Cống hỏi về cách sống
suốt đời. Khổng Phu Tử là một danh nhân đức hạnh, được người Trung Hoa tôn là “Vạn thế sư biểu”,
tức là “người thầy của muôn đời”.
Trình thuật St 37, 3 – 36 kể chuyện “thằng tướng chiêm bao” Giuse bị các anh bán làm nô lệ ở Ai
Cập ngày xưa.
11
CÙNG NGẪM NGHĨ
Ông Ítraen yêu Giuse hơn tất cả các con, vì ông đã già mới sinh được cậu, và ông may cho cậu
một áo chùng dài tay. Các anh cậu thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh thì sinh lòng ghét cậu và không
thể nói năng tử tế với cậu.
Giuse chiêm bao, cậu thuật lại cho các anh, khiến họ càng ghét cậu thêm. Cậu nói với họ: “Xin
nghe em kể giấc chiêm bao của em. Em thấy chúng ta đang bó những bó lúa ở giữa đồng thì bó lúa của
em vươn dậy, đứng thẳng lên, còn những bó lúa của các anh bao quanh và sụp xuống lạy bó lúa của
em”. Các anh bảo cậu: “Mày muốn làm vua làm chúa thống trị chúng tao sao ?”
Tự ái của các anh nổi dậy vì lời nói của
thằng em nghe “ngứa tai” hết sức, nó lại còn
dám coi thường các anh mà bảo các anh phải
sụp lạy nó. Thế nên họ càng ghét cậu thêm vì
những chiêm bao và những lời nói của cậu.
Một lần khác, cậu lại chiêm bao và kể
cho các anh. Người thật thà thì chẳng giấu giếm
chi, hoàn toàn chân thành, nhưng những người
xấu lại “chạm tự ái”. Giuse hồn nhiên nói: “Em
lại chiêm bao. Em thấy mặt trời, mặt trăng và
mười một ngôi sao đang sụp xuống lạy em”. Lại
“chảnh” nữa, đúng là “thằng chiêm bao” mà, mơ
gì mà mơ lắm thế không biết nữa !
Cậu kể lại cho cha và các anh, chính
người cha cũng không tin, ông mắng cậu và nói:
“Giấc chiêm bao mày đã thấy là gì ? Tao, mẹ
mày và các anh mày lại phải đến sụp xuống đất lạy mày sao ?” Các anh ghen với cậu, còn cha cậu thì
ghi nhớ điều ấy.
Các anh cậu đã đi chăn chiên dê của cha họ ở Sikhem. Ông Ítraen bảo Giuse: “Các anh con
đang chăn chiên dê ở Sikhem phải không ? Lại đây, cha sai con đến với các anh”. Cậu thưa: “Dạ, con
đây !” Ông bảo cậu: “Con hãy đi xem các anh con có được yên lành không, xem chiên dê có được yên
lành không, rồi đem tin về cho cha”. Rồi ông sai cậu đi từ thung lũng Khéprôn, và cậu đến Sikhem.
Giuse đi tìm và gặp các anh ở Đôthan. Vừa thấy cậu từ xa, họ lập mưu giết chết cậu. Họ bảo
nhau: “Thằng tướng chiêm bao đang đến kia ! Bây giờ, nào ta giết và ném nó xuống một cái giếng. Ta
sẽ nói là một thú dữ đã ăn thịt nó. Rồi ta sẽ thấy các chiêm bao của nó đi tới đâu !” Tình huynh nghĩa đệ,
máu mủ ruột rà chẳng là cái quái gì cả. Lòng ghen tương và đố kỵ đã che mắt những người anh. Huynh
đệ tương tàn. Làm lớn mà làm láo !
Nghe thấy thế, Rưuvên tìm cách cứu em nên nói: “Ta đừng đụng tới mạng sống nó. Đừng đổ
máu ! Cứ ném nó xuống cái giếng kia trong sa mạc, nhưng đừng giơ tay hại nó”. Cậu có ý cứu em khỏi
tay họ và đưa về cho cha. Người anh này còn lương tâm và còn tình thương dành cho đứa em út.
Nhưng một mình anh ta không làm được gì ! Khi Giuse đến chỗ các anh, họ lột áo chùng của cậu, chiếc
áo chùng dài tay cậu đang mặc. Họ túm lấy cậu và ném xuống cái giếng, may là giếng đó cạn, không có
nước. Rồi họ ung dung ngồi xuống dùng bữa với nhau. Khốn nạn thật !
Giuđa nói với các anh em: “Ta giết em và phủ lấp máu nó, nào có ích lợi gì ? Thôi, ta hãy bán nó
cho người Ítmaên, nhưng đừng động tay tới nó, vì nó là em ta, là ruột thịt của ta”. Cũng còn chút lương
tâm đấy. Và thế là Giuse bị bán cho bọn lái buôn người Ítmaên với giá hai mươi đồng bạc. Những người
này đưa Giuse sang Ai Cập. Khi Rưuvên trở lại giếng thì thấy Giuse không còn ở dưới giếng nữa. Cậu
liền xé áo mình ra. Cậu đến nói với các em: “Thằng bé không còn nữa ! Còn tôi, tôi biết đi đâu bây giờ !”
Mấy thằng anh “trời đánh” lấy áo chùng của Giuse, giết một con dê đực, rồi nhúng áo chùng vào
máu. Họ gửi người mang cái áo chùng dài tay về cho cha họ và nói: “Chúng con đã thấy cái này. Xin
cha nhận ra xem có phải là áo của con cha hay không”. Mấy thằng anh nham hiểm lừa cả người cha
già. Ông nhận ra cái áo và kêu lên: “Áo chùng của con tôi đây ! Thú dữ đã ăn thịt nó ! Giuse đã bị xé xác
rồi !” Ông Giacóp xé áo mình ra, quấn áo vải thô ngang lưng và để tang Giuse lâu ngày. Hay ở chỗ “cha
để tang con”, sao bây giờ chúng ta không làm được như vậy nhỉ ?
Tất cả các con trai con gái ông đến an ủi ông, nhưng ông không chịu cho người ta an ủi. Ông
nói: “Cha sẽ để tang mà xuống với con cha ở âm phủ”. Và cha cậu khóc thương cậu. Ông không biết
rằng con trai út của ông bị bán cho ông Pôtipha là thái giám của Pharaô và là chỉ huy thị vệ.
Giuse sống đẹp lòng chủ nên được làm quản gia và cai quản mọi tài sản của chủ. Từ đó, chủ
nhà được chúc phúc nhờ Giuse, phúc lành của Chúa đổ xuống chan hòa. Chủ nhà phó mặc tất cả trong
12
tay Giuse, có Giuse thì ông an tâm lắm, không còn lo gì cả, chỉ biết đến bữa là ăn. Độc đáo là “Giuse lại
có duyên và đẹp trai” ( St 39, 6 ). Thế mới “chết thiên hạ” chứ !
Vì “trời làm đói kém”, các con của ông Giacóp phải tìm nguồn cứu trợ, không ngờ gặp lại Giuse
bây giờ đang quyền cao chức trọng. Họ “cúi rạp xuống đất, trước mặt Giuse” ( St 44, 14 ). Giấc mơ của
Giuse đã ứng nghiệm. Giờ họ mới phải công nhận “thằng chiêm bao” mơ đúng. Điều đáng nói là Giuse
không xấu bụng, sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện cũ. Cuối cùng, cả gia đình lại đoàn tụ như xưa.
Chuyện đời Giuse cũng được Tv 105, 16 – 21 đề cập: “Chúa cho nạn đói hoành hành khắp xứ,
làm cạn nguồn lương thực nuôi dân. Chúa đã phái một người đi trước họ là Giuse, kẻ bị bán làm tôi.
Chân ông phải mang xiềng khổ sở, cổ đeo gông nặng nề, cho đến ngày ứng nghiệm điều ông tiên đoán
và ông được lời Chúa giải oan. Nhà vua, vị thủ lãnh các dân thời đó, truyền tháo cởi gông xiềng và
phóng thích ông, rồi đặt ông làm tể tướng triều đình, làm chủ mọi tài sản hoàng gia”.
Chuyện đời Giuse cũng đang xảy ra trong đời thường của chúng ta bây giờ, cả ngoài xã hội và
trong tôn giáo. Người ta ghét những người không giống mình, không theo phe mình, hoặc hơn mình về
lĩnh vực nào đó ( đạo đức hơn, tốt hơn, ngoan hơn, giỏi hơn, hay hơn, đẹp hơn, được yêu mến hơn… ).
Con gà cũng tức nhau tiếng gáy kia mà ! Người bị ghét còn bị đặt cho một “biệt danh” nào đó – như Giuse
đã bị gọi là “thằng tướng chiêm bao”. Ai thực sự biết xấu hổ mà chịu sửa mình theo tinh thần Mùa Chay ?
Một lần nọ, Chúa Giêsu kể dụ ngôn nói về “Những tá
điền sát nhân” ( Mt 21, 33 – 46; Mc 12, 1 – 12; Lc 20, 9 – 19 ).
Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung
quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp
nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi
trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các
tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng
đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại
sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền
cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai
mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: “Chúng sẽ nể con ta”.
Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con liền bảo nhau: “Đứa
thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài
nó !” Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi.
Chúa Giêsu hỏi: “Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia ?” Mọi người trả lời:
“Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa,
họ nộp hoa lợi cho ông”. Đức Giêsu bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao ?
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công
trình kỳ diệu trước mắt chúng ta”.
Chúa Giêsu nói thẳng: “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà
ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi. Ai ngã xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá
này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt” ( Mt 21, 43 – 44 ). Nghe Chúa Giêsu kể “chuyện đời”, các
thượng tế và người Pharisêu hiểu là Ngài nói về họ, thế nên họ cũng tự ái và tìm cách bắt Ngài, nhưng
họ còn sợ dân chúng, vì dân chúng cho Ngài là một ngôn sứ ( Mt 21, 45 – 46 ). Nhưng họ vẫn giữ hận
thù trong lòng, tìm mọi cách để có thể đưa Ngài “vào tròng”. Lòng người nham hiểm kinh khiếp thật !
Có lẽ câu chuyện đời này khiến chúng ta tức giận những kẻ xấu. Thế nhưng chính mỗi chúng ta
cũng đã và đang là những “diễn viên” trong tấn trò đời hoặc đang thủ vai bộ phim “Những tá điền sát
nhân” đấy. Chúng ta giết Chúa Giêsu khi chúng ta “giết” tha nhân qua các động thái: Ánh mắt, cử chỉ,
thái độ, hành động… Ôi lạy Thiên Chúa của chúng con !
Chúng ta đã “quen” với dụ ngôn “Phú hộ và anh Ladarô nghèo khổ” ( Lc 16, 19 – 31 ). Đó cũng là
một dạng nhân quả hoặc một kiểu định mệnh đối với cả hai người: Nhân quả tốt hoặc xấu, và định
mệnh tốt hoặc xấu…
Như đã nói ở trên rằng “luật nhân quả cũng có trường hợp đúng và sai”. Trong đời thường,
chúng ta có thể kiểm chứng qua thực tế xã hội. Về tôn giáo, chúng ta cũng thấy có những “nhân quả
tốt”. Trước hết là Thánh Phó Tế Stêphanô, sống tốt lành chứ không làm điều ác, thế mà lại bị ném đá
cho chết; Thánh Phó Tế Lôrensô, cũng không hề làm điều ác, thế mà lại bị nướng chín như người ta
quay heo vậy; rồi biết bao các Thánh cũng là những người tốt lành nhưng lại bị đủ thứ ngang trái, thậm
chí là bị giết chết oan uổng.
Đặc biệt nhất là Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Ngay cả những người vô thần cũng phải công nhận
Ngài là người quá tốt lành. Từ cổ chí kim, chúng ta chưa thấy ai được như Ngài. Ấy thế mà Ngài lại bị giết
chết oan nghiệt, không phải chết bình thường mà chết thê thảm, chết nhục nhã ê chề, chết không êm ái,
13
thậm chí, Ngài còn là người chết hai lần: Đã chết thật rồi còn bị tên lính “ngứa tay” thọc lưỡi giáo vào tim cho
chắc cú ( Ga 19, 34 ), giọt nước và giọt máu cuối cùng cũng chảy ra hết trơn. Độc ác thế thì thôi !
Kinh Thánh nói: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” ( Cv 14,
22 ). Đó cũng là “luật nhân quả” vậy ! Luật nhân-quả-xấu là “ác giả, ác báo”, còn luật nhân-quả-tốt là
“thiện giả, thiện lai”, như Thánh Phaolô xác định: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta
cũng sẽ cùng sống với Người” ( Rm 6, 8; 2 Tm 2, 11 ).
Ước mong “luật nhân quả” dành cho mỗi chúng ta là “được làm chiên đứng phía bên phải khi
Chúa Giêsu tuyên án chung thẩm”. Muốn vậy thì chúng ta phải “xé tâm hồn” suốt đời, đặc biệt là trong
Mùa Chay Thánh này !
TRẦM THIÊN THU
ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGÀI CHAN CHỨA ! – Kỳ 7
Chương 2: Ơn Cứu Chuộc và thần học lịch sử rút từ Thánh Kinh
Phần 1: Ơn Cứu Chuộc, một học hỏi về Đấng Thiên Sai
Nay tôi muốn mời bà con anh em ở đây, ta
nghiệm xét xem nghiên cứu mới của tác giả J.M.
Maldame, Linh Mục Dòng Đa Minh ( thuộc Tỉnh Dòng
Toulouse, bên Pháp ) nói về nhân vật Giuđa Iscariốt.
Tiểu luận này, có tựa đề là: “La trahison de Judas,
Psychologie, histoire et théologie, Domuni, April 2006.
Theo J.M. Maldame, O.P. ta đang đối đầu với
những gì Đức Giêsu từng làm, như thể Ngài đã hiểu điều
đó, ngay lúc ấy. Dõi theo câu chuyện xảy ra giữa Đức
Giêsu và Giuđa, ta thấy Chúa từng cách ly chính Ngài một
cách có ý thức, ngõ hầu xa rời vị thế và hành xử mang tính
quyền lực chính trị, cả những gì Ngài có khả năng sử dụng
cho Ngài, nữa. Ngay khi bước vào trạng thái không còn
quyền uy thế lực, Ngài đã khám phá ra ‘chốn miền’ của sự cứu rỗi mà ta quen gọi là “Ơn Cứu Chuộc” dành
cho Ngài và cho ta. Điều này hàm ngụ ý tưởng bảo rằng: cả ta nữa, có thể ta cũng đến đó và ở lại đó ngõ
hầu hiện thực điều Ngài làm.
Chúa làm thế với quyết tâm của Ngài, cả vào lúc Ngài không có quyền uy thế lực nào như thế,
tức có nghĩa hành động bao hàm động thái cho đi chính mình Ngài một cách có ý thức, cốt “thay thế”
cho quyền uy thế lực của con người. Nói cách khác, ta có thể bảo: Chúa làm thế vì Ngài biết rõ những
gì Ngài làm lúc ấy. Có thể sẽ có người lại biện luận, cho rằng: Chúa nghĩ là việc Ngài làm, có thể sẽ gây
ảnh hưởng mạnh lên thế giới có quyền có lực để rồi cũng sẽ trút bỏ thành trống rỗng như Ngài muốn.
Điều quan trọng ở đây là: ta nên giữ trong đầu mục đích của sứ mạng Chúa thực hiện, tức luôn
hỏi rằng: Ngài làm thế để làm gì ? Và cho ai ? Chúa mạc khải sứ mạng của Ngài ở Galilê, vẫn tập trung
quanh sứ mạng của Đấng Mêsia Thiên Sai theo đúng nghĩa. Thiên Sai, là Đấng được xức dầu thành
hoàng tộc, là Đấng thiết lập Vương quốc Nước Trời ở trần gian. Ngài được cưu mang cả trong Đạo lẫn
môi trường chính trị, cùng một lúc. Ai gần cận Ngài đều trở thành người dấn bước ra đi theo Ngài, bởi:
họ cứ nghĩ Ngài là Đấng Thiên Sai theo nghĩa rất “Mêsia”. Ngay Thánh Phêrô khi xưa cũng khẳng định
điều đó thay cho đồ đệ Chúa.
Vào khoảnh khắc rối rắm tựa hồ như thế ( tức lúc Thánh Gioan viết đoạn 6 Tin Mừng của mình ),
phần đông đồ đệ Chúa lại đã thôi không còn dấn bước theo Chúa nữa. Họ ngưng, là bởi Đức Giêsu
không đáp ứng được những điều mà họ trông đợi, tức: họ vẫn nghĩ rằng, Ngài phải là Đấng “Mêsia”
theo quan điểm của họ. Và khi đó, Giuđa Iscariốt ( và cả Thánh Phêrô nữa ) đã ở lại với Ngài. Rõ ràng
là, thời gian âm thầm trôi, nhưng đã xuất hiện sự căng thẳng giữa điều Chúa muốn hiện thực với những
gì mà kẻ dấn bước theo Ngài lại cứ đòi cho được tính cách “Mêsia” theo quan niệm mà họ đợi trông.
Chúa lên Giêrusalem vào dịp Lễ Vượt Qua, thì người theo Ngài lại cứ nghĩ: Ngài sắp xếp để
dựng xây Vương Quốc Nước Trời ở nơi đó. và họ lại cứ tưởng tượng thêm rằng: việc tranh giành quyền
lực theo nghĩa chính trị sẽ xảy đến rất nhanh. Sự kiện mọi người hăng say gia nhập “kiệu rước ngày Lễ
Lá” mang nặng tầm kích của tính chất “Mêsia” mà số đông quần chúng muốn diễn rộng. Ngay đến
14
CÙNG NHẬN ĐỊNH
Dacaria lại cũng nói: Đức Vua Thiên Sai sẽ cưỡi lừa mà đến. Và sự việc Ngài lên Giêrusalem có cùng
một cảnh trí diễn tiến sau đó ở đền thờ, được nhìn bằng tầm kích có lời ngôn sứ Malakia từng nói đến.
Thế nên, niềm hy vọng của đám đông quần chúng về công cuộc thành tựu của Đấng “Mêsia”
theo họ nghĩ, đã khiến mọi người thất vọng đến độ thảm thiết. Bởi ngay cả Chúa cũng muốn khước từ
không chịu hành xử như người có tham vọng chính trị dùng đó làm phương tiện thiết lập thứ Vương
Quốc Nước Trời theo kiểu người đời. Ngài từ khước không ban cho giới chức cầm quyền khi ấy, bất cứ
dấu hiệu nào có tính hợp pháp bằng vào hành xử đặc trưng có từ Ngài. Ngài muốn tỏ cho bọn họ thấy
những gì mà giới cầm quyền từng hành xử. Ngài khước từ không làm chuyện mà họ cho là thần sầu
quỷ khốc, rất diệu kỳ.
Ở đây, cũng nên mở một dấu ngoặc nhỏ để nói thêm rằng: đọc truyện Chúa chịu cám dỗ ở Tin
Mừng theo Thánh Mátthêu, ta nên hiểu theo nghĩa có bối cảnh tựa như thế. Và thay vào đó, những gì
Đức Giêsu làm vẫn là “giáo huấn” cũng như lời dạy rất chí tình từ Ngài !
Đức Giêsu biết rằng: chẳng chóng thì chày, Ngài sẽ gặp rắc rối cũng rất nhiều. Cảm giác Ngài có
được khi ấy, quả đúng là vì giới cầm quyền vẫn nhất mực cho rằng Ngài khiêu khích họ, thế nên họ mới
hãm hại Ngài cho chết, vì họ chẳng khi nào ưa thích Ngài, hết. Thêm vào đó, Ngài lại lôi cuốn đám đông
quần chúng cứ lũ lượt theo Ngài đi vào Lễ Vượt Qua đầy ý nghĩa, khiến giới chức cứ ghét cay ghét
đắng Ngài. Ngài chủ trương đường lối sống đối chọi những gì người Rôma muốn diễn ra. Thế nên hiển
nhiên là Ngài trở thành mối đe doạ lớn đối với họ.
Nay thì Ngài hiểu rõ việc Ngài đi Giêrusalem và hành xử theo cách Ngài phải hành xử, nghĩa là
Ngài buộc phải tham gia “trò chơi” mà mọi người muốn đặt Ngài trong tay họ. Ngài biết rõ: bằng vào tính
công minh chính trực của Ngài, Ngài không thể lùi bước trước bất cứ đe doạ nào. Ngài chỉ có thể thực
thi công cuộc cứu chuộc Cha đề ra bằng quyết tâm như thế, dù điều đó có nghĩa: đây sẽ là lễ Vượt Qua
cuối đời Ngài. Ngài tổ chức yến tiệc cho đồ đệ và buổi đó sẽ là tiệc cuối để mọi người tạ từ.
Có người lại cứ vấn nạn hỏi rằng: Đức Giêsu có là Đấng Thiên Sai không ? Và làm sao ta biết
Ngài là Đấng Thiên Sai, hiểu đúng nghĩa “Mêsia” ? Vấn nạn đây là trọng tâm ưu tư của hầu hết đồ đệ
Chúa ở Tiệc Tạ Từ, chiều hôm ấy. Đồ đệ Ngài lại cứ quẩn quanh một ý nghĩ vẫn tự hỏi: phải chăng
người vĩ đại nhất, hiểu theo nghĩa thông thường của người đời, là người cướp được chính quyền từ tay
đám người đang nắm quyền lực ?
Trong số đồ đệ Ngài, có Giuđa Iscariốt bắt đầu có ý nghĩ cho rằng: Thầy Chí Ái của mình lại đã tự
lừa dối chính Ngài, lừa cả đồ đệ và những kẻ dõi bước theo Ngài đến Galilê. Giuđa đã suy tính nghĩ rằng:
Đức Giêsu Thầy mình đích thực đã bội phản lòng đợi trông nơi mọi người về Đấng Thiên Sai mà lẽ ra,
phải khác thế ! Chính Giuđa lại đã nghĩ: Thầy mình phải bị “vạch trần sự thật” và mọi người phải coi Thầy
như kẻ mạo danh Đấng “Mêsia” theo nghĩa mà mọi người ở Giêrusalem từng hiểu biết.
Ở đây, cũng xin mở thêm một dấu ngoặc để nói về trường hợp Thánh Phaolô có lần cũng suy tư
tương tự như thế. Chính vì thế, nên Thánh nhân mới ra tay bách hại cộng đoàn tín hữu tiên khởi. Và
Giuđa Iscariốt đã có ý đồ tạo loạn theo nghĩa hiện đại, ngầm hiểu rằng: mọi người phải sử dụng sức
mạnh quyền lực hay binh đội mà đổi thay tình huống. Trong bối cảnh như thế, Giuđa lại đi đến kết luận
cho rằng: chắc chắn Thầy mình không là Đấng Mêsia theo nghĩa mà người Do Thái vẫn hiểu. Và khi ấy,
lại thấy xảy ra sự can thiệp hung bạo từ giới chức cầm quyền người Do Thái. Ngay luật Torah Do Thái
cũng đòi mọi người phải ra tay hành động giống như thế nữa.
Ở đây, sự việc này không chỉ có Giuđa là người biết suy tính như thế mà cả Thánh Phêrô cũng
làm vậy. Thánh nhân không chấp nhận Đấng Thiên Sai lại chịu nhục nhã, đầy khổ ải đến là thế. Và
Thánh nhân lại cũng suy nghĩ nói thay cho toàn nhóm “Mười Hai”, cũng giống vậy. Và như thế đã có
khác biệt về ý nghĩa và vai trò của Đấng Thiên Sai giữa quan niệm của Đức Giêsu và các môn đệ trong
nhóm đồ đệ của Ngài.
Tại Galilê, có lẽ mọi người cũng đang sống trong mơ hồ, đầy mộng ảo, nên không còn thuận
thảo với nhau về nhiều thứ nữa. Nhưng không chỉ nơi đây, lúc này, mới thấy sự thể xảy ra như ở
Giêrusalem vào dịp Lễ Vượt Qua năm ấy. Trong đầu người dân đây, thì đó là thời khắc để mọi người ra
tay hành động trước ai khác. Chừng như mọi người khi ấy vẫn tự bảo mình: “Bọn ta lại cứ tưởng rằng
Ông ấy là Người giải thoát Israel để người người được tự do, tha hồ mà sống”.
Sự lạ cũng nghịch thường không kém, nhưng mang tính quyết định lúc này, là Đức Giêsu cương
quyết bẻ gãy mọi ý nghĩ như thế bằng uy lực hành động như đã thấy ở đây, lúc này. Ngài không làm
việc đó theo kiểu cách họ suy tính. Ngài xử trí khác ý họ. Và một khi đã cương quyết như thế, có thể
Ngài cũng gặp hiểm nguy tạo liên lụy đến tính mạng Ngài. Nhưng Ngài vẫn quyết tâm không chùn bước
dù sự việc có xảy ra như thế nào đi nữa cũng mặc.
Ở tiệc Tạ Từ, Ngài đã nói thẳng và nói thật rằng: chiếc bánh được bẻ ra là để nối kết Thân Mình
“gãy đổ” của Ngài và nối kết với tương lai nền chính trị từng gãy vụn như thế. Và Ngài nói rõ: Ngài
15
không đồng thuận với hành động như thế cho đến chết, giả như Ngài được yêu cầu làm thế hoặc vào
lúc sự việc xảy ra như thế cũng vậy. Chiếc bánh Ngài bẻ ra ở tiệc Tạ Từ chính là biểu tượng cho sự
việc Ngài từ khước mọi quyền uy thế lực về chính trị. Lời tỏ bày điều đó cho Giuđa Iscariốt khi Ngài nói
rõ: việc anh đang suy tính không thể nào chấp nhận được.
Nhưng anh ta không hiểu điều Ngài nói, nên mới đi đến quyết định giao nộp Thầy mình, là người
mà theo anh, đã phản lại ý của cả dân tộc Do Thái. Và anh tự nghĩ: chỉ mình anh mới là người khám
phá ra ý đồ của Chúa nên có trọng trách phải giao nộp Đấng “Thiên Sai giả” là Thầy mình cho quyền uy
thế trần. Anh làm thế, vì không hiểu hoặc không thể chấp nhận tính chất rất mới mà Đức Giêsu Bậc
Thầy của anh đã mang đến cho giới cầm quyền, cho đồ đệ và mọi người ở đời. Nét đặc trưng nơi sự
việc này là ở bánh là Lời Ngài trong tiệc Tạ Từ hôm ấy đã được bẻ ra và trao cho anh.
Nay lại có vấn nạn như thể
hỏi rằng: hôm ấy, Đức Giêsu làm
thế là có ý gì ? Câu trả lời, sẽ là và
phải là: Chúa vẫn có ở đó không
xa rời ai. Ngài có trực giác rất thực
và biết rất đích xác tình hình của
Ngài. Ngài biết rõ yến tiệc hôm đó
là buổi cuối để Thầy trò gặp nhau.
Ngài, quả đã rơi vào tình cảnh rối
rắm về thần tính, nên mới bảo:
“Một người trong anh em sẽ bội
phản Tôi”. “Người phản lại tôi đang
có mặt ở đây, ngồi cùng bàn với
tôi ở tiệc này”.
Ngài nói theo tư cách lãnh đạo toàn nhóm như nhóm hội đoàn kết. Ngài thừa hiểu tình tiết tế nhị
rất cùng cực và đầy kịch tính như để cảnh giác mọi người trong nhóm, nên mới bảo: “Có người trong
nhóm của ta sẽ gãy đổ”. Nhưng, Ngài không nói rõ người ấy là ai. Có thể là bất kỳ ai trong nhóm của
Ngài. Ngài biết rõ: có lẽ đây là buổi kết nối tồi nhất, nhưng không biết người đó sẽ là ai, nên Ngài lại
bảo: “Một người trong anh em sắp sửa phản bội Tôi”.
Ngài nói thế không để khiêu khích toàn nhóm, nhưng cốt cho thấy Ngài đang ưu tư về tinh thần
của toàn nhóm, do Ngài dựng. “Một người trong anh em”, câu này được chuyển đến mọi người trong
nhóm. Ta biết, ngang qua suy tư nhận thức mãi về sau, l: tất cả các môn đệ Ngài đều biến đi nơi khác,
khi thấy Thầy mình bị giới cầm quyền bắt giữ. Có lẽ môn đồ Ngài làm thế, là vì các ông nay đã thất vọng
tràn trề về Thầy nên nghĩ rằng: Ngài không phải là Đấng Thiên Sai như các ông trông ngóng.
Thật sự, các bữa tiệc tổ chức bên phương Đông, tiệc chủ thường hay gắp cho thực khách cùng
bàn các miếng ăn ngon và bổ do họ chọn, cốt để vinh danh vị ấy theo cách đặc biệt. Cử chỉ này, tạo ấn
tượng lên tương quan chủ-khách ở bữa tiệc. Các vị chỉ làm chứ không nói, nhưng cử chỉ này lại là đặc
trưng quan hệ đặc biệt trong cuộc sống. Đức Giêsu cũng tiếp, cũng trao cho Giuđa Iscariốt một mẩu bánh
được Ngài bẻ ra. Ngài thực hiện cử chỉ ấy với cung cách hơi chần chừ, ái ngại; nhưng để cho Giuđa
Iscariốt thấy được cách thức tư riêng cá biệt Ngài tỏ lộ.
Và khi ấy, qua động thái trao mẩu bánh đã bẻ ra, Ngài có trực giác biết Giuđa Iscariốt không còn
xử sự như đồ đệ Ngài nữa, mà chỉ là kẻ kình chống đối kháng, tức những người không tin vào đường lối
xử sự của Ngài theo cách đó. Ngài vốn biết đồ đệ nào không tin điều Ngài vừa nói về bánh “được bẻ ra”
và cuộc sống có thân mình “bị bể gẫy”. Hành xử mang tính bằng hữu này, đã dấy lên nơi Giuđa Iscariốt
cơn giận quá mức khiến anh bội phản Thầy mình.
Đức Giêsu thừa hiểu cơn giận ấy không thể lắng xuống nhưng
cứ tiếp diễn tạo hệ quả “đối đế”, rất chung cuộc. Đức Giêsu giữ riêng
điều này nơi cung lòng trầm lắng của Ngài. Ngài không muốn cho
nhóm đồ đệ của Ngài biết chuyện ấy, sợ rằng các đồ đệ này, sẽ tức tốc
trả đũa lên Giuđa. Và Chúa nói: “Điều anh định làm, thì hãy làm nhanh
lên”. Lại có vấn nạn khác cứ hỏi: sao Chúa không cản Giuđa để anh
đừng làm thế ? Phải chăng, Ngài vẫn tôn trọng tự do của anh ?
Từ lúc đó, Giuđa rời bỏ toàn cả nhóm. Anh làm thế, “sau khi”
bánh lời Chúa được bẻ ra, và “trước khi” Đức Giêsu trao chén lời Ngài
tặng cho tông đồ. Chỉ sau khi Giuđa rời yến tiệc, Chúa mới nói đến sự
việc Máu Ngài đổ ra cho mọi người. Thảm kịch do Giuđa thực hiện xảy
đến vào lúc Chúa phán định trên bánh và rượu. Chúa nâng chén lên
16
miệng như cử chỉ tượng trưng hầu diễn tả tình huống quyết rằng Ngài đang ở tình trạng đó, tức hệ quả
của bội phản đang diễn ra. Đây là trạng thái rất bất lực.
Bản thân tôi thường vẫn nghĩ: đây là “Ơn Cứu Chuộc”, cho chính Ngài và cả ta nữa.
Lm. KEVIN O’SHEA, DCCT, bản dịch của MAI TÁ ( Còn tiếp )
NÓI VỚI NHÀ VÔ ĐỊCH
Bạn Lê Nguyễn Hồng Phương, Đại Học Ngoại
Thương, Hà Nội, thân mến,
Được biết, bạn vừa đoạt danh hiệu quán quân
của cuộc thi hùng biện mang tên Socrates 2014 do Đại
Học Luật Hà Nội tổ chức, với nội dung: “Việt Nam có nên
ra luật cấm nạo phá thai hay không ?”
Xét trên góc độ của một cuộc thi hùng biện,
chúng tôi cũng phải công nhận rằng: bạn rất lưu loát,
chững chạc và tự tin, hơn bạn Nguyễn Thị Cúc rất nhiều.
Thay vì phải chúc mừng cho bạn vì đạt danh hiệu quán
quân, nhà vô địch của cuộc thi, chúng tôi lại cảm thấy ái
ngại thay cho bạn vì lẽ, bạn đang đội trên đầu chiếc vương niệm nhà vô địch mà chiếc vương miện ấy
lại được kết, được khắc chạm tô vẽ rất công phu bằng... máu, bằng sinh mạng của rất nhiều các thai
nhi. Chúng tôi không kết án bạn đã ủng hộ, đã chủ trương nạo phá thai, vì cũng hiểu rằng, trong giới
hạn của cuộc thi, đội của bạn có thể đã bị áp đặt một nội dung không mong muốn. Nhưng chúng tôi
cũng phải cố gắng viết bài này để cảnh báo cho cộng đồng xã hội những nguy cơ mà chính bạn đã cố ý
hay vô tình gây ra cho các thai phụ, thai nhi và gia đình của họ khi các bạn tham dự vào cuộc chơi này.
Bạn Hồng Phương thân mến,
Giờ đây, chúng tôi, những người đã nhiều năm tình nguyện làm các công việc gọi chung là Bảo
Vệ Sự Sống, như tự tay chôn cất hàng trăm ngàn thai nhi, cứu được và nuôi nấng chăm sóc hàng ngàn
em bé suýt bị cha mẹ giết đi bằng con đường nạo phá thai, chứng kiến hàng ngàn những ca tai biến của
sản phụ khi nạo phá thai, an ủi giúp đỡ nhiều bà mẹ đã trầm cảm, vô sinh, dày vò hối hận sau khi phạm
vào tội ác giết chính con mình. Việc đó, chúng tôi đã và vẫn đang làm từng ngày, từng giờ, từng phút.
Do đó chúng tôi hiều rất rõ những hậu quả khôn lường của việc nạo phá thai cho con người và xã hội,
Vì vậy, chúng tôi muốn gửi thư này tới bạn để vấn đề thêm sáng tỏ.
Vâng, thưa bạn Hồng Phương, ngay sau đây chúng tôi sẽ lần lượt trình bày 5 luận điểm mà bạn
đã sử dụng để bảo vệ cho chủ trương: Việt nam không nên ra luật cấm nạo phá thai.
Luận điểm thứ nhất:
Bạn Hồng Phương đã cho rằng mang thai là một gánh nặng cho người phụ nữ, gánh nặng cho
xã hội. Cứ cho đây là những ca mang thai ngoài ý muốn đi nữa thì xin thưa với bạn rằng: Có thể bạn
đang xúc phạm với chính đấng đã sinh thành ra bạn và xúc phạm đến biết bao bà mẹ khác trên đời. Vì
Thiên Chức của người phụ nữ chính là được làm mẹ, Đang tâm giết bỏ hay đón nhận con cái trong
những ca mang thai ngoài ý muốn là hai ý niệm hoàn toàn khác nhau, đại diện cho hai ý niệm đó là hai
mẫu người ích kỷ vô tâm và mẫu người vị tha yêu thương, đại diện nào là tốt thì chắc bạn đã biết.
Mặt khác, trong xã hội hôm nay, có quá nhiều ca mang thai ngoài ý muốn do lối sống buông thả,
thác loạn mà không hề có ý định tử tế là chuẩn bị sinh con và nuôi nấng con cái trong trách nhiệm và yêu
thương. Bạn lấy căn cứ nào để dám khẳng định rằng một công dân chưa chào đời lại là một gánh nặng
cho xã hội ? bạn có biết rằng, công dân tí hon đó có thể là một Nick Vuijicic ( thiếu hai chân hai tay ),
Albert Einstein ( tự kỷ ), Henry Ford ( hội chứng khó đọc viết ), hay Stephen Hawking ( liệt thần kinh ) hoặc
như anh Lê Công Hùng ( bại liệt ) hay thậm chí họ chỉ là một công dân bình thường như tất cả chúng ta,
bạn đã dám chắc những công dân ấy là quân đầu trộm đuôi cướp, tham nhũng, bạo hành, bạo lực... mà
bạn lại dám kết án tử cho họ ngay từ khi họ còn trong bụng mẹ ?
Luận điểm thứ hai:
Bạn Hồng Phương cho rằng: Các thai nhi bị biến chứng sau này có thể mang dị tật, do đó sinh ra
các thai nhi này là một tội ác !?! Xin thưa ngay với bạn rằng: chưa biết chắc là các bé có bị dị tật hay không
nhưng bạn đã gây một tội ác, mà là một tội ác giết người ngay khi bạn nạo phá thai. Giả sử như sau này,
17
CÙNG TRĂN TRỞ
bạn có một đứa con sinh ra bình thường, nhưng sau đó, con bạn rủi ro bị một tai nạn hoặc một một chứng
bệnh nan y khiến con bạn trở thành thương tật tàn phế, chả lẽ lúc ấy bạn cũng đang tâm giết luôn đứa con
tội nghiệp ấy của mình cho bớt gánh nặng cho bạn, cho gia đình bạn, cho xã hội, cho đất nước ?
Hơn nữa, giết một đứa con khi chưa sinh nó ra và giết một đứa con đã sinh nó ra và nuôi lớn
khôn, thì có gì khác nhau ? Ai có quyền phán quyết sự sống của người khác, thưa bạn ? Mọi người đều
bình đẳng và có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, đó là quyền căn bản của bất cứ ai trên
hành tinh này, đã được thượng tôn rất rõ trong Hiến Chương Nhân Quyền Thế Giới mà Việt Nam đã ký
tên cam kết thực hiện.
Lẽ ra, đối với những người khuyết tật, họ cần được yêu thương và chia sẻ cảm thông hơn từ
những người bình thường khác chứ không phải là loại bỏ họ. Việc trở thành gánh nặng cho xã hội
không hề liên can đến một người khuyết tật hay người khỏe mạnh bình thường, mà khác biệt là do
chính lối sống của họ, có đạo đức, có công bình và bác ái hay không ddvoi mọi người. Chả lẽ một Lê
Công Hùng, một Stephen Hawking lại chẳng đóng góp cho xã hội gấp triệu lần những cán bộ công chức
hành chính “hành dân là chính”, hay họ chẳng hơn cả vạn lần những kẻ bán nước cầu vinh, tham
nhũng, ăn hối lộ, đục khoét ngân sách và hà hiếp bóc lột dân oan, làm nghèo đất nước hay sao ?
Luận điểm thứ ba:
Với luận điểm thứ ba này, chúng tôi không thể
hiểu nổi những xảo biện mà bạn sử dụng để cho rằng:
Dưới góc độ pháp lý, quyền tự do phá thai là một
bằng chứng nhân đạo của luật pháp vì nó đại diện
cho quyền tự do trên thân thể mình và đó lại là gián
tiếp thực thi nhân quyền. Bạn còn viện dẫn những con
số chứng minh giữa các nước Chilê, Hoa Kỳ, Nam
Phi… Thế nhưng bạn có biết rằng, chênh lệch trình độ
y học giữa các quốc gia này là rất lớn. Nếu vì một lẽ
nào đó, ai đó nói rằng cuộc sống của bạn làm ảnh
hưởng đến họ và họ đòi phải loại bạn ra bên lề cuộc
sống, thì bạn có chấp nhận điều đó hay không ?
Một người mẹ không thể vì những ích kỷ cá
nhân của mình mà tước đi mạng sống của sinh linh bé bỏng trong cung lòng mình. Còn thế nào là thực
thi nhân quyền ? Nhân quyền chỗ nào khi giết đi mạng sống của người khác ? Khái niệm nhân quyền
đối với bạn là thế sao ? Hàng năm trên thế giới này có khoảng 14 triệu thai nhi bị giết hại, ngay tại Việt
nam là trên 3 triệu hàng năm, có trên 70 ngàn ca tử vong cho các thai phụ do nạo phá thai, những con
số của bạn so với con số khiêm tốn của chúng tôi, con số nào đáng phải giật mình thảng thốt ?
Luận điểm thứ tư:
Bạn Hồng Phương à, bạn dùng sinh mạng cả triệu thai nhi chỉ với mục đích để tìm ra nguyên
nhân của nạo phá thai ư ? Chúng tôi nghĩ ngay cả Hitler cũng chưa dám nghĩ tàn bạo như bạn. Nếu bạn
còn chưa biết nguyên nhân của nạo phá thai, thì đây, chúng tôi xin chỉ thẳng cho bạn thấy nguyên nhân
nào dẫn đến tội ác nạo phá thai khủng khiếp như hiện nay, ngay tại Việt Nam bây giờ:
Đó chính là vì lối sống vô thần, buông thả đạo đức, suy thoái về lương tri mà xã hội này đang cổ
súy, một lối sống chỉ vì tiền, ích kỷ, hưởng thụ cho bản thân, một đường lối giáo dục vô nhân, ăn gian
nói dối, biến con người thành máy móc vô cảm, một hệ thống y tế xuống cấp rệu rã, chỉ biết vòi vĩnh
phong bì mà đánh mất y đức, một xã hội mà luật pháp chỉ toàn là luật rừng, cấm nạo phá thai trên ba
tháng nhưng chỉ cấm trên giấy tờ cho ra vẻ, trong khi vẫn cổ xúy hoặc làm ngơ cho các “cửa hàng phá
thai” tự do hành nghề ! Bạn ở Hà Nội, vậy bạn rất dễ dàng để “tham quan” hai bên con đường Giải
Phóng nổi tiếng của thủ đô ngàn năm văn vật, xem cái cách người ta giết người như ngóe ấy có đúng
luật pháp hay không…
Tất cả, trong vòng ba bốn thập niên trở lại đây thôi, đã tạo nên quá nhiều những người bố,
những người mẹ, những bạn trẻ trạc tuổi bạn Hồng Phương, thật sự đã đánh mất trái tim, không còn
trách nhiệm, không còn cảm xúc, ngay sau những cuộc truy hoan tình dục là đến ngay... pháp trường để
nạo phá thai, giết chết chính con của mình !
Luận điểm thứ năm:
Vâng, chúng tôi đồng ý với bạn phần nào rằng: dân số có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, nạo
phá thai có ảnh hưởng đến dân số, do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Bạn Hồng Phương
ạ, bạn biết một mà chưa biết mười, phẩm chất đời sống và lương tâm con người mới làm nên tất cả.
18
Phẩm chất con người sẽ ra sao, gia đình sẽ ra sao, xã hội sẽ ra sao khi trong gia đình đó, xã hội
đó toàn là những kẻ sống ích kỷ, giết người ruột thịt không chùn tay, khi bác sĩ thản nhiên giết chết
nhiều em bé trong một ngày. Những kẻ sống ích kỷ như vậy, sống không cần tôn trọng mạng sống của
tha nhân đến vậy, thử hỏi có thể trở thành những chiến sĩ dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc hay
không ? Bạn có dám đặt sinh mạng bạn, con cái của bạn sau này, vào tay những con người như thế
không ? Lịch sử đã chứng minh, chúng ta cần những con người như Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Ngô
Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… để đánh tan hàng vạn quân Trung
Quốc xâm lược chứ không cần những kẻ tham sống sợ chết như Lê Chiêu Thống !
Bạn sợ chuyện bùng nổ dân số ư ? Số lượng ( quantity ) dân số có ý nghĩa gì so với phẩm chất (
quality ) đời sống của những con người đang sống trên cùng một quê hương đất nước ? Tại sao 300
triệu người Mỹ không sợ 1 tỷ 200 triệu người Trung Quốc, tại sao 130 triệu người Nhật lại làm cho 300
triệu người Mỹ phải kính phục, tại sao 90 triệu người Việt Nam mà không sao tìm ra được một đội bóng
chỉ 24 người để đấu với đội Singapore dân số chỉ hơn 5 triệu người. Do đó không thể viện dẫn lý do dân
số để giết các thai nhi một cách vô tội vạ !
Đôi lời nhắn nhủ:
Bạn Hồng Phương ạ, chúng tôi sẵn lòng tiếp bạn để làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác liên quan
đến nạo phá thai tại các trung tâm BVSS vào bất cứ giờ nào nếu bạn báo trước cho chúng tôi. Rồi bạn
sẽ mở mắt mở lòng để thấy tận mắt, sờ tận tay, rùng mình cảm nhận được sự tàn bạo của con người
qua tội ác nạo phá thai ngay trên đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta.
Chúng tôi không cần hùng biện, tranh luận to tiếng mà vẫn có thể khẳng định chắc chắn rằng:
Việt Nam không những đang rất cần đưa ra luật cấm nạo phá thai mà còn phải đưa ra nhiều luật mới
khác nữa dựa trên tinh thần dân chủ, công bằng, tự do và tôn trọng cuộc sống con người thì mới mong
chấn hưng đất nước, chấn hưng dân tộc, chấn hưng lương tri trước bè bạn năm châu.
Đaminh PHAN VĂN DŨNG, 4.2014
VỊ LINH MỤC CHÔN CẤT 6.000 THAI NHI
Gần 3 năm nay, Lm. Nguyễn Văn Tịch, thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã đưa hơn 6.000 sinh linh vô
tội bị chối bỏ từ các phòng khám về nghĩa trang thai nhi.
Tại “phòng thai nhi” của mình, cha Tịch thổ lộ:
“Tôi cảm ơn đời đã cho tôi tình yêu để đồng hành cùng
với các thai nhi. Khi làm việc này, tôi không nghĩ xa xôi
mà chỉ mong các thai nhi vô tội có một nơi yên nghỉ xứng
đáng với một phận đời. Từng có người bảo tôi là mở
Nghĩa Trang Thai Nhi chẳng khác nào khuyến khích mọi
người cứ việc phá thai vì đã có chỗ chôn cất. Tôi không
buồn mà vẫn cứ làm. Tôi làm công khai, chính quyền địa
phương và mọi người trong khu vực đều biết. Họ rất ủng
hộ tôi vì đây là công việc bác ái, từ thiện”.
Trên hành lang nhà xứ Giáo Xứ Tây Hải, phường
Hố Nai, cha Tịch cơi nới thành một phòng để thai nhi rộng khoảng 4m2. Trong căn phòng này lúc nào
cũng có hoa tươi và một tủ đông. Sau khi cúi mình thành kính, ông đưa tay đẩy cánh cửa tủ đông. Ông
nói: “Đây là gần 100 thai nhi tôi đưa về khoảng nửa tháng nay”.
Bên trong tủ có khá nhiều lọ to nhỏ, nắp màu vàng, đỏ… được sắp xếp ngăn nắp. Khá nhiều lọ
chỉ là một cục máu đỏ sậm. Một số lọ đã cho thấy hình hài những đứa trẻ ngồi co quắp, mắt nhắm
nghiền, sầu khổ, có lọ gắn cả tên người mẹ sinh ra đứa bé.
Cha kể, có ngày nhận đến 5 thai nhi, có những thai nhi chỉ cần chờ thêm vài ngày là khóc tiếng
khóc đầu đời. Mỗi thai nhi khi đưa về được chính tay cha Tịch tắm rửa sạch sẽ tại căn phòng này. Sau
đó, thai nhi sẽ được cho vào lọ đã được sát trùng rồi để vào tủ đông. Cứ thế đến cuối tháng, con số thai
nhi vô tội nằm trong tủ đông này lên đến khoảng 200. Cha Tịch cho biết sau mỗi tháng “thu gom” ông sẽ
cử hành Thánh Lễ cho các thai nhi và đưa số thai nhi này ra nghĩa trang chôn cất. Riêng những thai nhi
hơn 6 tháng tuổi, sau khi đưa về sẽ được hỏa thiêu mới đem chôn.
Địa bàn ông đi “thu gom” thai nhi chủ yếu ở thành phố Biên Hòa với 7 phòng khám tư nhân. Các
bệnh viện Nhà Nước ông vẫn chưa tiếp cận được. “Tôi đã làm đơn gửi Sở Y Tế tỉnh Đồng Nai đề nghị
được nhận các thai nhi về chôn cất nhưng vẫn chưa nhận được trả lời”, cha Tịch cho biết.
19
Ephata 606
Ephata 606
Ephata 606
Ephata 606
Ephata 606
Ephata 606
Ephata 606
Ephata 606

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Ephata 606

Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4
Nguyen
 
Tháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXTháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGX
Ha Dat
 

Semelhante a Ephata 606 (20)

Long thuongxotchua
Long thuongxotchuaLong thuongxotchua
Long thuongxotchua
 
Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG Bản tóm lược HTXHCG
Bản tóm lược HTXHCG
 
Khi đức tin chiến thắng
Khi đức tin chiến thắng  Khi đức tin chiến thắng
Khi đức tin chiến thắng
 
Thang 8.2011 3
Thang 8.2011 3Thang 8.2011 3
Thang 8.2011 3
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptxVirgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
Virgin of Sheshan,China (Vietnamese).pptx
 
Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ
Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụGiới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ
Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 603
Ephata 603Ephata 603
Ephata 603
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Tháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXTháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGX
 
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI_10533612092019
 

Mais de Vu Mai JMV

Mais de Vu Mai JMV (20)

Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 613
Ephata 613Ephata 613
Ephata 613
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 

Ephata 606

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com "TÔI SẼ QUAY VỀ…" Bản tin Công Giáo Thế Giới của www.chuacuuthe.com đưa tin: ngày 28 tháng 3, Ngày Hòa Giải được tổ chức tại Vatican, hàng trăm Linh Mục mở cửa Nhà Thờ để đón nhận các hối nhân đến xưng tội, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tham gia giải tội trong ngày này. Ngày Hòa Giải được đánh giá là thành công. Tổng Giáo Phận Argentina cũng tổ chức giải tội cho hối nhân, điểm độc đáo là các Linh Mục cùng với vị Tổng Giám Mục của mình ra tận các đường phố để giúp giải tội cho họ. Bản tin ghi nhận: "Nhiều cư dân sống ở phía Bắc thành phố Tucuman của Argentina vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy các Linh Mục của ba Nhà Thờ chính, có cả Đức Tổng Giám Mục đã ra tận các đường phố để ngồi tòa giải tội. Cha Carlos Sanchez của Vương Cung Thánh Đường Nuestra Señora de la Merced ( Argentina ) nói: “Như Đức Thánh Cha đã nói, Mùa Chay là thời gian để gặp gỡ Chúa. Đó là thời gian để hoán cải và nài xin lòng thương xót Chúa.” Hằng năm rất nhiều hối nhân tìm đến Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế, số 38 đường Kỳ Đồng, Quận 3, để được nhận lãnh Bí Tích Hoà Giải. Có lẽ ân huệ lớn lao của Giáo Hội Việt Nam là chưa đến mức phải ra đường đón hối nhân, nhưng người ta nườm nượp kéo đến Nhà Thờ để xin xưng tội, vấn đề còn lại là chúng ta có mở rộng cửa để đón và hết lòng tiếp nhận các hối nhân hay không. Vị phụ trách Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( thuộc DCCT ) cho biết, hai tuần lễ cuối cùng của Mùa Chay cũng như Mùa Vọng, trung bình chúng tôi đón khoảng 15.000 lượt người đến nhận Bí Tích Hòa Giải. Tuần thứ nhất mỗi ngày có ba tòa Giải Tội, chiều thứ bảy có 4 hoặc 5 tòa, 12 Linh Mục trực giải tội ngày thường, mỗi ngày 4 phiên, và từ 12 đến 14 Linh Mục trực ngày thứ bảy. Tuần Thánh tăng lên đến 12 tòa, thậm chí có ngày 15 tòa. Các buổi tối, Bề Trên phân công anh em Linh Mục đi giúp giải tội ở các Xứ Đạo khác cần hỗ trợ, tùy theo nhu cầu, có Giáo Xứ xin 3, có Giáo Xứ xin 5 Linh Mục, có ngày có đến 3 Giáo Xứ xin anh em chúng tôi giúp giải tội. Có thể nói chúng tôi bị… “quần bở hơi tai” vì công việc mục vụ này. Thời tiết Sàigòn vào Mùa Chay hoàn toàn không thuận lợi, cơn nắng nóng đầu mùa mưa rơi đúng vào những ngày gần Lễ Lá và trọn Tuần Thánh, cái nóng hầm hập, khốc liệt làm tiêu hao sức khỏe rất nhiều và rất nhanh. Trong cái bức sốt đó, hình ảnh từng đoàn người xếp hàng rồng rắn chờ đợi gây một áp lực tâm lý rất lớn, nhưng đồng thời cũng gây một mối thương cảm rất sâu sắc. Có những lần phiên giải tội buộc phải chấm dứt vì đã đến giờ cử hành Thánh Lễ chiều, hơn nữa, những anh em Linh Mục trực phiên sau cùng cũng đã quá mỏi mệt sau hơn 2 giờ ngồi “vẹo 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 606 – CHÚA NHẬT 13.4.2014
  • 2. lưng”, vậy mà những hàng người xếp vẫn còn dài và ánh mắt tha thiết mong chờ “Cha thương ngồi tiếp !” Biết làm sao đây, bỏ thì thương, vương thì tội ! Số anh chị em hối nhân những năm gần đây đổ về ngày càng đông đảo, chúng tôi cảm nhận sâu xa rằng đây là hồng ân lớn lao của Chúa, người Công Giáo Việt Nam tương đối còn giữ thói quen tốt đi xưng tội, Mục Vụ Giải Tội có làm cho anh em Linh Mục mệt thật, nhưng lại là một niềm vui rất lớn lao, vì có nhiều người trở về làm… cả “thiên đàng cũng vui mừng”. Điều anh em chúng tôi băn khoăn đó là, với lượng người đông như vậy, cuộc đối thoại thiêng liêng với từng hối nhân rất hạn chế, có những vấn đề cần nói nhiều hơn với nhau nhưng không thể nấn ná thêm được, số người còn xếp hàng chờ còn quá dài, sức khỏe và sự tỉnh táo để nghe và khuyên các hối nhân của Linh Mục giảm dần sau nhiều ngày, nhiều phiên liên tiếp ngồi toà trong một hai tuần cao điểm. Có một vấn đề khác tưởng cũng cần chia sẻ ở đây, ấy là một số vấn đề về luân lý nảy sinh do cuộc sống hiện tại thay đổi quá nhanh, chỉ với vài phút ngắn ngủi trong Tòa Giải Tội, Linh Mục không thể nào hướng dẫn giáo lý cho hối nhân được đầy đủ chi tiết thấu đáo. Tân Phúc Âm hóa hôm nay cần đặt lại vấn đề về loan báo Tin Mừng, giáo huấn của Hội Thánh cần được phổ biến cách nào để đến được vừa rộng vừa sâu với các thành viên của Hội Thánh một cách sinh động nhất. Nỗi dằn vặt trăn trở của hối nhân chính là tiếng chuông cảnh báo cho sứ mạng của Linh Mục hôm nay. Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật Lễ Lá 13.4.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: "TÔI SẼ QUAY VỀ…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ............................................................................................... 01 CHUẨN BỊ PHONG THÁNH CHO HAI GIÁO HOÀNG 27.4.2014 ( G. Trần Đức Anh ) ......................... 02 CHO TRỌN VẸN CHỮ TÌNH ( AM. Trần Bình An ) ............................................................................... 03 THÁNH LỄ TIỆC LY… ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ........................................................................... 05 NGHỊCH LÝ CỦA THẬP GIÁ ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) ................................................................ 06 LỜI NGUYỆN CỦA TUẦN THÁNH 2014 ( Lm. Lê Quang Uy ) .............................................................. 08 BÀI GIÁO LÝ VỀ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH ( Bản dịch của Phạm Xuân Khôi ) ....................... 08 TRIẾT LÝ SỐNG ĐƠN GIẢN CỦA MẸ TÊRÊSA CALCUTTA ( Facebook Muối Giữa Đời ) ................. 10 NHÂN QUẢ ( Trầm Thiên Thu ) ............................................................................................................. 11 ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA – Kỳ 7 ( Lm. Kevin Oshea – Bản dịch của Mai Tá ) ...... 14 NÓI VỚI NHÀ VÔ ĐỊCH ( Đa Minh Phan Văn Dũng ) ............................................................................ 17 VỊ LINH MỤC CHÔN CẤT 6.000 THAI NHI ( Trần Đáng, www.danviet.vn ) .......................................... 19 15 ĐIỀU TUYỆT VỜI HỌC ĐƯỢC TỪ CUỘC SỐNG ( Khuyết Danh, www.apc.com.vn ) .................... 20 BÀI HỌC YÊU THƯƠNG QUA NHỮNG BỮA ĂN ( Thanh Anh Nhàn ) ................................................ 21 CHUYỆN TÌNH ĐÁNG NGƯỠNG MỘT CỦA NGƯỜI BỊ BIẾN DẠNG MẶT ( Thuong Sobey ) ............ 22 CHÚA GIÊSU CÓ LẼ ĐƯỢC ÁI MỘ HƠN MAO TẠI TQ ( Nguyễn Trung dịch và tổng hợp ) ............... 24 CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 27 CHUẨN BỊ LỄ PHONG THÁNH CHO HAI ĐỨC GIÁO HOÀNG 27.4.2014 Chính quyền và các giới chức hữu trách tại thành phố Roma đã đề ra những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị lễ tôn phong Hiển Thánh cho hai vị Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2 vào Chúa Nhật 27 tháng 4 tới đây. Hôm 1.4.2014, Đô Trưởng Roma, bác sĩ Ignazio Marino, cùng các quan chức khác của thành phố, đã mở cuộc họp báo để trình bày kế hoạch và các biện pháp như: - Cấm xe di chuyển trên Đại lộ Fori Imperiali từ Hý Trường Colosseo tới Quảng Trường Venezia. Đường này chỉ dành cho người đi bộ mà thôi, từ 7 giờ chiều thứ sáu Tuần Thánh 18 tháng 4 đến hết ngày 4 tháng 5 tới đây. 3 màn hình khổng lồ sẽ được 2 CÙNG THÔNG TIN
  • 3. bố trí tại đây để các tín hữu và du khách để có thể theo dõi buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tối Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Phong Thánh 9 ngày sau đó, 27 tháng 4. - Từ ngày 26 đến 28 tháng 4, sở vệ sinh thành phố sẽ đặt hơn 1.000 nhà vệ sinh hoá học gần Vatican, dọc theo đại lộ Fori Imperiali và các địa điểm khác có đông người tụ tập. - Cả hai đường xe điện ngầm A và B của thành phố sẽ hoạt động không ngừng từ sáng sớm ngày 26 tháng 4 đến sau nửa đêm thứ hai 28 tháng 4. Đường xe bus số 64 nối liền nhà ga trung ương Termini đến Vatican cũng sẽ hoạt động 24 tiếng đồng hồ vào cuối tuần lễ phong Thánh: 26 và 27 tháng 4. Ngoài ra có các xe bus con thoi chở khách từ các bãi đậu xe bus đến Vatican. Chính quyền chỉ cấp giấy phép cho 4.326 xe bus ( pullman ) tức là khoảng 216.000 người, được vào trong thành phố Roma. Trong những ngày 25, 26, 27.4.2014 chỉ những xe pullman với giấy phép G ( Grande Evento, Biến Cố Lớn ) mới được vào thành phố, và phí tổn xin giấy phép này là 50 Euro. - Có 2.630 người thiện nguyện thuộc sở bảo vệ dân chúng sẽ được bố trí trong 2 ngày 26 và 27 tháng 4 để giúp kiểm soát các đám đông. - 4 triệu chai nước sẽ được phân phát miễn phí cho các khách hành hương trong ngày 27 tháng 4. - 4.000 cảnh sát lưu thông sẽ làm việc vào cuối tuần lễ Phong thánh, và 6.400 cảnh sát thành phố sẽ luân phiên nhau làm việc theo ca từ 13 đến 28 tháng 4, từ là từ Tuần Thánh đến lễ Phục Sinh và lễ phong Thánh. - Các bệnh xá ”dã chiến” sẽ được thiết lập gần Vatican, cùng với 13 trạm cứu cấp, do 81 toán cứu thương đảm trách; 106 xe cứu thương sẽ ở trong tình trạng ứng trực. Thành phố cũng dựng 5 lều ”các bà mẹ” để săn sóc và thay tã cho các hài nhi. - Các du khách và tín hữu có thể mua thẻ ”Roma pass 48 hours", một thẻ giá 28 Euro giá trị trong 2 ngày, để di chuyển vô giới hạn trên xe metro, bus và tram, cũng như vào các viện bảo tàng, các khu vực khảo cổ… - Mặt khác, ban Nghi Lễ Phụng Vụ của Đức Thánh Cha cho biết đã phân phát hết 700 vé cho các Linh Mục cho rước lễ trong lễ Phong Thánh sáng ngày 27 tháng 4, và 5.000 vé cho các Giáo Sĩ tại khu vực riêng ở Quảng Trường Thánh Phêrô trong đại lễ này đã được phân phát hết. Các Giáo Dân không cần vé để vào dự lễ. - Ngoài Đại lộ Fori Imperiali, một số nơi khác cũng được bố trí màn hình khổng lồ như đường Hòa Giải, Quảng Trường Nhân Dân ( Piazza del Popolo ) và Quảng Trường Phục Hưng ( Piazza di Risorgimento ) gần Vatican để các tín hữu có thể tham dự lễ phong Thánh. - Từ 21 giờ tối thứ bẩy 26.4.2014 là đêm thức trắng: nhiều Nhà Thờ ở trung tâm Roma mở cửa để các tín hữu cầu nguyện và xưng tội. Tại 11 Thánh Đường có linh hoạt phụng vụ bằng các thứ tiếng: Ba lan, Ý, Anh, Tây Ban Nha và Pháp. - Để các tín hữu có thể theo dõi đại biến cố phong Thánh, một Website chính thức được thiết lập: www.2papisanti.org và bằng 5 thứ tiếng: Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan. - Trong những ngày tới, có thể tải Application miễn phí tựa đề ”Santo Subito” dạng Android cũng như IOS ( bằng các thứ tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nha và Ba Lan ), qua đó có cung cấp những thông tin về việc tổ chức và tin tức về việc phong thánh cũng như tải các tài liệu dự kiến cho lễ phong Thánh. G. TRẦN ĐỨC ANH, OP., Nguồn: Radio Vatican CHO TRỌN VẸN CHỮ TÌNH Hôm đó vào quãng trưa, quân lính lùng sục bắt thầy Inhaxiô, một trong hai trưởng nhóm của Hội Thầy Giảng. Thầy Anrê Phú Yên mạnh dạn ra mặt hỏi bọn lính và nói: “Nếu các anh muốn bắt Inhaxiô thì vô ích, vì Inhaxiô không có ở nhà. Nếu muốn bắt tôi thì tôi sẵn sàng: Tôi là giáo hữu, hơn nữa là thầy giảng, tôi có cả hai tội mà các anh gán cho Inhaxiô để bắt thầy ấy. Vậy thầy ấy mà có tội, thì làm sao tôi vô tội được” ( Alexandre de Rhodes, Glorieuse mort du catéchiste André, tr. 11 ). Thầy Anrê bị bắt, nhưng lạ thay thầy bước đi giữa quân lính trong niềm hân hoan vui sướng. Thầy không quên bổn phận của mình là phải rao giảng Đức Tin. Ngay trong hoàn cảnh đang bị đưa về lao tù, khi xuống 3 CÙNG SUY NIỆM
  • 4. thuyền, thầy đã giảng cho bọn lính về Đức Tin. Bọn lính ngơ ngác nhìn nhau cảm động, chính những lời giảng dạy ấy mà quan Nghè Bộ dựa vào đó để kết tội thầy trong khi không bắt được thầy Inhaxiô. Quân lính điệu thầy Anrê đến quan Nghè Bộ, vị quan này tưởng Anrê trẻ tuổi non dại không có đủ gan dạ, thế nào mình cũng thuyết phục được, quan nói: đã trót theo “tả đạo”, vậy hãy từ bỏ, quan sẽ giúp đỡ, nếu không quan có cách khiến cho hối không kịp. Đáp lại một cách đơn sơ nhưng đầy hào khí, Anrê Phú Yên nói: “Quan và cả bộ hạ có thể giết tôi về phần xác dễ dàng, nhưng không thể làm lay chuyển Đức Tin và Lòng Mến Chúa trong tâm hồn tôi”. Quan Nghè Bộ thấy thái độ kiên quyết của Thầy giảng Anrê Phú Yên, vô cùng tức giận. Không nói lại nửa lời, quan lệnh cho lính đeo gông vào cổ Anrê Phú Yên, tống giam vào ngục, ngày mai sẽ quyết định. Sáng hôm sau 26 tháng 7 năm 1644, quan Nghè Bộ triệu tập phiên tòa chớp nhoáng. Kết thúc phiên toà là án tử dành cho hai giáo hữu cùng tên Anrê: Một người đã 73 tuổi, còn người kia là vị anh thanh niên 19 tuổi đời. Người giáo hữu 73 tuổi cuối cùng thì được tha, vì đã tuổi già sức yếu, nhưng An-rê Phú Yên thì chịu án tử hình. Những ngày trong lao tù, có nhiều người tới thăm vị thanh niên này: Già trẻ lớn bé, cả người bên lương. Thầy giảng Anrê Phú Yên đón tiếp mọi người rất niềm nở, thầy nói:“Anh chị em, đối với Chúa Giêsu rất yêu dấu của ta, ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu đau khổ vì ta, ta hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống”. Trong cùng ngày tuyên án, cha Đắc Lộ thăm thầy Anrê và ôm hôn thầy, hôn Thánh Giá của thầy, với đôi dòng lệ tuôn trào, không sao nói được nửa lời. Thầy giảng Anrê Phú Yên nói lớn tiếng: “Tôi là kẻ có tội” xin mọi người cầu cho tôi được chịu khó cho tới chết. Đầy lòng tin cậy, thầy nói tiếp: Tôi chẳng sợ cơn điên dại của kẻ dữ, chỉ có thể giết mình phần xác, tôi chỉ sợ Đức Chúa Trời có quyền phạt cả hồn lẫn xác ( Alexandre de Rhodes, Relation Progès Foi, tr 31, Nguyễn Hiền Nhu, Radio Vatican ). Thầy Anrê đã yêu, và đáp lại Tình Yêu vô tận của Thiên Chúa. Hôm nay, người Kitô hữu cùng dân Do Thái đón rước Đức Giêsu vào Đền Thánh Giêrusalem, để rồi chứng kiến cuộc tử nạn đau đớn tột cùng của Người. Chính vì Tình Yêu nhân loại, muốn cứu rỗi trần gian, Người vâng lời Thánh ý Đức Chúa Cha trọn vẹn. Yêu là vâng Thánh Ý Trước viễn cảnh nhục hình, tra tấn, phản bội, vong ân, cáo gian, cô đơn, Đức Giêsu đổ mồ hôi máu sợ hãi, khấn xin Đức Chúa Cha cất đi chén đắng: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” Lần thứ hai, Người quả quyết mạnh mẽ: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha.” Đức Giêsu đã tuyệt đối tuân phục đón nhận sự thương khó tột cùng. Yêu là làm theo ý muốn, làm vui lòng người mình yêu. Hơn nữa, Đức Giêsu còn công khai xác nhận sứ vụ được trao phó: "Này con đến để thực thi Thánh Ý Cha" ( Dt 10, 9 ). Yêu Đức Chúa Cha, yêu nhân loại, Người chịu cô đơn như con chiên hiền lành, bơ vơ, lạc lõng giữa bầy sói gian manh khát máu. Người bị bỏ rơi, không còn môn đệ nào bên cạnh an ủi, chia sẻ, bị phản bội, bị chế nhạo nhục nhã ê chề, chịu vu khống trắng trợn, chịu đòn vọt, tra tấn, khinh bỉ, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá. Yêu là xả kỷ vị tha, vác thập giá Mặc dù bị chính môn đệ phản nghịch, bán cho quân dữ như một món hàng, bị chính môn đệ thân thiết từ chối phủ nhận liên can, bị quần chúng từng được gia ân, trở mặt lên án, bị quân dữ hành hạ, lột áo sống chia chác, Đức Giêsu vẫn điềm tĩnh, sẵn lòng tha thứ hết mọi người. "Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Lc 23, 34 ). Ngôn hành hợp nhất, Đức Giêsu thực hành chính xác lời Người răn dạy dân chúng trước đây: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta.” Một sự từ bỏ dứt khoát, quyết liệt, triệt để, không mảy may chần chừ, e ngại, hay nhân nhượng chút nào cho bản thân, cho cái tôi hẹp hòi, vị kỷ, kiêu căng, cao ngạo, bất nhân. “Không nhượng bộ, không phải là kiêu căng, tự ái hay ngoan cố. Không nhượng bộ là yêu thương quyết liệt lý tưởng của mình” ( Đường Hy Vọng, số 15 ). Yêu là đóng đinh vào thập giá 4
  • 5. Còn tình yêu nào cao cả, tột cùng hơn Tình Yêu chịu chết để cứu rỗi toàn thể nhân trần ? “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được” ( Ga 10, 18 – 19 ). Một quyết định và hành động tuyệt đỉnh, khiến những ai chịu đau khổ vì công lý, sự thật, vì Thánh danh Chúa, đều tìm được nơi cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, niềm an ủi tuyệt vời, vô song. Tất cả những ai cô đơn, bị phản bội, bị vu oan cáo vạ, bị khinh ghét, hằn thù, hành hình vì lẽ công chính, đều được thông phần vào công cuộc Cứu Rỗi của Người. Nhất là khi kết hiệp chặt chẽ với Người, càng nhận được muôn vàn hồng ân. Không có cơn thử thách nào lớn lao bằng cơn thử thách của Chúa Giêsu trên thánh giá, lúc xác hấp hối, tâm hồn lại cảm thấy chính Đức Chúa Cha như cũng bỏ mình, Chúa Giêsu phải nói lên nỗi khổ ê chề nhất trong đời Ngài: “Sao Cha bỏ con ?” Hãy hiệp nhất với Chúa Giêsu trong những giây phút hãi hùng, tăm tối nhất của đời con. Bình an sẽ trở lại và con sẽ nói được như Chúa Giêsu: ”Con phó mạng sống con trong tay Cha !” ( Đường Hy Vọng, số 715 ). Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết từ bỏ bản thân, mà dấn thân vác thánh giá hằng ngày, theo chân Chúa lên Núi Sọ, cùng chịu đóng đinh tính xác thịt con, hầu chúng con được ơn cứu rỗi. Lạy Mẹ Maria, xưa Mẹ đồng hành cùng Chúa cho đến tận chân thánh giá, xin nâng đỡ, an ủi, dìu dắt chúng con đi trên đường hy vọng, vượt qua chông gai, cạm bẫy, cám dỗ mọi nơi, mọi lúc, để xứng đáng trở nên môn đệ, chứng nhân của Đức Giêsu Con Mẹ. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN THÁNH LỄ TIỆC LY: BÍ TÍCH THÁNH THỂ, THIÊN CHỨC LINH MỤC VÀ GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG Thánh Lễ Tiệc Ly đưa chúng ta vào Tam Nhật Thánh. “Thánh” vì chúng ta cử hành việc tưởng niệm những biến cố trọng đại nhất trong Đạo và rất Thánh của chúng ta, cụ thể như: Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể – cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá – sự sống lại vinh hiển của Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu đã nhập thể làm người, chấp nhận trở nên một con người hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Ngài mang trên vai những thăng trầm và hy vọng của nhân sinh trong mọi thời đại. Irénée đã nói: "Người đã trở nên giống chúng ta, để chúng ta trở thành như Người". Về sau, Clément ( Alexandrie ) và Grégoire ( Naziance ) đã quả quyết: "Thiên Chúa đã làm người để con người làm chúa". Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi trần gian này không có ngòi bút nào có thể diễn tả hoặc viết ra hết tình thương ấy, trong những ngày cuối đời của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng ta. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người, Chúa lập thiên chức Linh Mục đời đời. Và cũng chính hôm nay, Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu. “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta… Các con hãy cầm lấy mà uống, chén này là Tân Ước trong Máu Ta” ( 1 Cr 11, 24 – 25 ). Thật không thể hiểu nổi, Thiên Chúa yêu nhân loại biết là chừng nào. Ngài đã yêu bằng một Tình Yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lương thực nuôi dưỡng chúng ta, ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng ta tham dự vào Sự Sống của chính Ngài khi rước Mình và Máu Thánh Ngài, để được sống đời đời. Sau khi lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cũng lập luôn Bí Tích Truyền Chức Thánh khi Người nói với các Tông Đồ hiện diện: “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” ( Lc 22, 19 ; 1 Cr 11, 24 ). Với lời trên, Ngài cho thấy Thiên Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy Tế Thập Giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả là chỉ vì yêu chúng ta. Khi Ngài rửa chân xong cho các môn đệ, một lần nữa, Ngài mời gọi chúng ta: “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” ( Ga 13, 15 ). Bằng cách này, Ngài thiết lập 5
  • 6. một sự liên kết thân mật giữa Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương. Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập thiên chức Linh Mục, chúng ta có nhiều dịp nhắc đi nhắc lại một câu rất sâu sắc nhưng cũng cần phải tìm hiểu thêm: Không có Thánh Thể thì không có chức Linh mục – không có chức Linh mục thì cũng không có Bí Tích Thánh Thể ( chỉ một lần rồi thôi ). Hai điều đó gắn chặt, liên kết với nhau nhờ Đức Bác Ái. Không thể tham dự Thánh Thể nếu không có Tư Tế, nhưng cũng không thể tham dự Thánh Thể nếu không có đức Bác Ái và sự Tha Thứ. Trong Bí Tích Thánh Thể, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Mình Thánh, một Máu Thánh, trở nên một thì chúng ta không còn tách biệt nữa. Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị em mình. Mỗi lần chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng nói “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế, chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ” ( Pl 2, 7 ). Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Chúa Giêsu để lại cho những ai được Ngài kêu gọi bước theo Ngài. Chính tình yêu của Ngài, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay. Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể. Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh chị em của tôi. Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau. Lạy Chúa Giêsu, chúng con nguyện xin Chúa cho Thánh Lễ cử hành chiều hôm nay, đưa chúng con vào trong ba Mầu nhiệm: Mầu nhiệm của Bí Tích Thánh Thể, Mầu nhiệm của thiên chức Linh Mục, và giới răn trọng nhất là Bác Ai Yêu Thương. Chúng con sẽ cố gắng ghi nhớ những điều này để đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người chúng con. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ NGHỊCH LÝ CỦA THẬP GIÁ Buổi chiều Tuần Thánh hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm Đức Giêsu chịu chết để chuộc tội thiên hạ. Buổi chiều hôm nay là “giờ” của Thiên Chúa Cha đã định, và cũng là “giờ” của Đức Giêsu hoàn tất chương trình cứu chuộc nhân loại; “giờ” của người Tôi Trung mà Ngôn Sứ Isaia đã loan báo. “Giờ” đó được hoàn tất trên Thánh Giá. Vì thế, Phụng Vụ chiều hôm nay đều quy chiếu về Thánh Giá Đức Kitô như một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu đến cuối. 1. Nghịch lý của Thánh Giá Trong thư gửi tín hữu Philipphê, Thánh Phaolô đã nói: Đức Giêsu Kitô đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự ( x. Pl 2, 8 ); và Ngài đã chết theo như lời Thánh Kinh ( x. 1 Cr 15, 3 ). Cái chết của Đức Giêsu trên thập giá đã là nguyên nhân để nhiều người được cứu độ, nhưng cũng không thiếu những kẻ cứng lòng, cố chấp và chai lỳ trong ích kỷ, kiêu ngạo. Những người như thế, họ coi đó như là hình phạt mà Đức Giêsu là người đáng phải chịu do tội mình gây nên. Thật vậy, khi thập giá được dựng lên, và khi Đức Giêsu chịu treo trên đó, đã không biết bao người tin theo và suy tôn. Tuy nhiên, cũng không thiếu những lời chê bai dè bỉu và khinh thường. Họ coi thập giá như là thứ tội hình đáng sợ để trừng phạt những tên tử tội nguy hiểm... Suy nghĩ như thế, thì cái chết của Đức Giêsu không có công trạng gì, mà chỉ như là một hình phạt đích đáng được dành cho một kẻ đã từng bị kết án vì tội “xách động dân chúng; tìm cách lật đổ đế quốc và nói lời phạm thượng”. Và, những người theo Đức 6
  • 7. Giêsu phải chăng là bọn người cuồng tín khi tuyên xưng niềm tin của mình vào kẻ bị treo trên cây gỗ như một tử tội ? Thật vậy, thập giá của Đức Giêsu hôm nay được tôn vinh, đã làm không ít người cảm thấy ngỡ ngàng, bởi vì xét theo người đời, thì đây chính là sự ô nhục, hận thù, đáng ghê tởm... là biểu tượng của sự chết chóc, và thập giá vẫn chỉ là thứ công cụ rùng rợn để xử tử tội nhân mà thôi. Thế nhưng đối với Thiên Chúa, thập giá lại chính là sự khôn ngoan khôn dò thấu của Người. Con Thiên Chúa chết trên thập giá là một trong những đường lối khôn ngoan sâu thẳm mà không một ai dò thấu ( x. Rm 11, 33 ), Người đã dùng thập giá như một nghịch lý để cứu độ con người. Thực ra thập giá luôn là nghịch lý, bởi vì nó tuyên dương quyền năng thượng trí của Thiên Chúa ở ngay nơi mà người đời coi là điên rồ. Đối với người tin, hẳn sự cảm nghiệm, suy nghĩ và thái độ sẽ hoàn toàn ngược lại, thập giá khổ hình đã trở thành Thánh Giá, phương dược của Thiên Chúa để qua đó Đức Giêsu chuộc tội thay toàn thể nhân loại. Nếu xưa kia trong vườn Địa Đàng, Ađam đã ngã gục trước Cây Trái Cấm, và di truyền lại tội lỗi cho nhân loại, thì giờ đây, trên cây Thánh Giá, Đức Giêsu đã chuộc lại tất cả những gì mà Ađam đã đánh mất và đem đến ơn cứu độ cho thế giới. Như vậy, từ Cây Trái Cấm, sự chết đã tiêu diệt thế gian, và Trái Cấm là rào cản lớn đến độ con người không thể vượt qua, thì giờ đây, Đức Giêsu đã làm cho Thánh Giá trở thành cây Sự Sống, thành quả Phúc Trường Sinh. Chính Đức Giêsu đã khẳng định rõ điều này khi nói: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi" ( Ga 12, 32 ). Vì thế, không lạ gì khi Thánh Phaolô đã khẳng khái tuyên xưng niềm tin vào Thập Giá: “Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa [...] Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin. Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Ðấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” ( x. 1 Cr 1, 18 – 25 ). Vì thế, "Nhờ máu Người đổ ra trên Thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời" ( Cl 1, 20 ). 2. Đón nhận Thánh Giá như nguồn ơn cứu rỗi Cuộc đời của người Kitô hữu, những người tin và theo Đức Giêsu, hẳn là luôn nghe thấy lời mời gọi của Ngài: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì ?" ( Mc 8, 34 – 36 ); và: "Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy" ( Mt 10, 38 ). Lời mời gọi đó đã được gióng lên ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội cũng như suốt cuộc đời của mỗi người chúng ta. Như vậy, Thánh Giá trở nên cứu cánh và việc vác chính Thập Giá của mình trở thành điều kiện cần của chúng ta trên hành trình dõi bước theo Đức Giêsu. Thập Giá mà mỗi chúng ta phải vác ở đây chính là bổn phận phải chu toàn, là từ bỏ những thứ không cần thiết trên hành trình tin Chúa, là từ bỏ ý riêng... và phục vụ trong yêu thương. Làm được như thế, ấy là chúng ta sáp nhập cuộc đời của mình vào cuộc đời của Đức Giêsu. Đặt bước chân của ta vào dấu chân của Chúa, để sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi của Tin Mừng. Như vậy, trong ta có Chúa và trong Chúa có ta. Thánh Phaolô đã diễn tả tâm tình ấy khi tuyên xưng: “Tôi cùng chịu đóng đinh với Ðức Kitô vào thập giá [...] Và tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi" ( Gl 2, 19 – 20 ). Mặc lấy tâm tình của Đức Giêsu, người Kitô hữu sẽ từ bỏ con đường tội lỗi, để được hiệp thông cách trọn vẹn vào cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, và như một định luật đối với những người tin và theo Đức Giêsu: có trải qua đau khổ thì mới được vào vinh quang. 7
  • 8. Lạy Chúa Giêsu, Đấng chịu treo trên Thánh Giá, xin thương xót và cứu chuộc chúng con. Amen. Tu Sĩ Jos. Vinc. NGỌC BIỂN LỜI NGUYỆN CỦA TUẦN THÁNH 2014 Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bẻ tấm bánh là chính Chúa mà trao cho chúng con, xin cho những người nghèo khổ được có cơm ăn tạm đủ no từ sự chia sẻ của chúng con. Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã lo sợ kinh hãi trong Vườn Cây Dầu, xin cho các bạn trẻ, đặc biệt là những anh chị em Xa Quê đủ nghị lực đối diện với những khó khăn gay gắt của cuộc sống hiện tại. Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bị kết án quá sức bất công, xin cho chúng con không bị khuất phục bởi những điều dối trá, nhưng can đảm lên tiếng bênh vực cho sự thật. Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bị nhục mạ và nhạo báng, xin cho chúng con nỗ lực Bảo Vệ Sự Sống, nói không với thảm hoạ phá thai, hiện đang là điều xúc phạm kinh khủng nhất đến phẩm giá và quyền sống của phụ nữ và trẻ em. Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã sẵn sàng vác lấy thập giá nặng nề, xin cho những người bệnh tật nan y được nâng đỡ, những người nguy tử hấp hối gặp được bình an, và những người đang bị tù đày bất công có được niềm hy vọng. Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bị lột trần truồng và đóng đinh đến chết, xin cho sự hiền hoà thắng được bạo lực, lòng tha thứ thắng được hận thù và tình yêu thương thắng được sự loại trừ lẫn nhau trong cuộc sống chúng con. Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã dang tay chết trên thập giá, xin cho đất được nối lại với trời, các gia đình đang rạn nứt được nối lại trong hạnh phúc, con người được nối lại mối dây liên đới an hoà với nhau. Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui oà vỡ, xin cho chúng con biết trỗi dậy, mỉm cười với mọi người và bắt tay vào việc góp phần làm cho xã hội và quê hương của chúng con hôm nay được tốt đẹp hơn. Amen. Lm. QUANG UY, DCCT, biên tập lại từ một lời nguyện đọc được trong Manna Chúa Nhật Lễ Lá 13.4.2014 cho Người Xa Quê BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH Anh chị em thân mến, Chúng ta đã có dịp chỉ ra rằng ba Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể cùng nhau tạo thành mầu nhiệm "khai tâm Kitô giáo", một biến cố lớn của ân sủng mà ở đó chúng ta được tái sinh trong Đức Kitô. Đây là ơn gọi căn bản kết hợp tất cả mọi người trong Hội Thánh, như các môn đệ của Chúa Giêsu. Có hai Bí Tích tương ứng với hai ơn gọi riêng biệt: là Bí Tích Truyền Chức Thánh và Bí Tích Hôn Phối. Chúng tạo thành hai con đường chính mà người Kitô hữu có thể theo để biến đời mình thành một món quà tình yêu, theo gương và nhân danh Đức Kitô, và nhờ đó cộng tác vào việc xây dựng Hội Thánh. Bí Tích Truyền Chức Thánh, được bày tỏ trong ba bậc Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế, là Bí Tích làm cho việc thi hành tác vụ mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các Tông Đồ, để chăn nuôi đàn chiên của Người trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, theo con tim của Người, có thể xảy ra được. Chăn nuôi đàn chiên của Chúa Giêsu không phải bằng quyền năng của sức con người hoặc sức riêng của mình, nhưng bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần và theo con tim của Người, con tim của 8 CÙNG HỌC HỎI CÙNG CẦU NGUYỆN
  • 9. Chúa Giêsu, là một con tim yêu thương. Linh Mục, Giám Mục, Phó Tế phải chăn nuôi đàn chiên của Chúa với tình yêu. Nếu không làm điều ấy với tình yêu thì không phải là phục vụ. Theo nghĩa này, các thừa tác viên đã được chọn và thánh hiến cho việc phục vụ này kéo dài sự hiện diện của Chúa Giêsu trong thời gian, nếu họ làm điều ấy với quyền năng của Chúa Thánh Thần nhân danh Thiên Chúa và với tình yêu. 1. Khía cạnh thứ nhất. Những người được truyền chức thánh được đặt làm đầu của cộng đồng. Làm "đầu" của nó, vâng, theo Chúa Giêsu có nghĩa là đặt quyền hành của mình vào việc phục vụ, như chính Người đã cho thấy và dạy cho các môn đệ của Người với những lời này: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” ( Mt 20, 25 – 28; Mc 10, 42 – 45 ). Một Giám Mục mà không phục vụ cộng đồng thì không làm đúng, một Linh Mục mà không phục vụ cộng đồng của mình thì không làm đúng, mà làm sai. 2. Một đặc tính khác luôn luôn xuất phát từ sự kết hợp cách Bí Tích này với Đức Kitô là tình yêu tha thiết dành cho Hội Thánh. Chúng ta hãy nghĩ về đoạn văn từ Thư gửi tín hữu Êphêsô, trong đó Thánh Phaolô nói rằng Đức Kitô "yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền" ( Ep 5, 25 – 27 ). Nhờ Bí Tích Truyền Chức Thánh, thừa tác viên hiến toàn thân cho cộng đồng của mình và yêu thương cộng đồng ấy bằng tất cả con tim của mình: nó là gia đình của mình. Giám Mục, Linh Mục yêu Hội Thánh trong cộng đồng của họ, yêu cộng đồng ấy cách mãnh liệt. Yêu thế nào ? Như Đức Kitô yêu Hội Thánh. Thánh Phaolô cũng nói như thế về Bí Tích Hôn Phối: người chồng yêu thương vợ mình như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh. Đó là một mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu: tác vụ Linh Mục này và tác vụ hôn nhân kia, hai Bí Tích là những con đường mà qua đó mọi người thường đi đến với Chúa. 3. Một khía cạnh cuối cùng. Thánh Tông Đồ Phaolô khuyên bảo môn đệ Timôthê của ngài là không được hững hờ, mà thực ra, phải luôn luôn khơi dậy hồng ân trong mình. Hồng ân đã được ban cho qua việc đặt tay ( x. 1 Tm 4, 14, 2 Tm 1, 6 ). Khi không nuôi dưỡng tác vụ của mình, tác vụ của Giám Mục, tác vụ của Linh Mục, bằng cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, và cử hành Thánh Lễ hằng ngày cùng thường xuyên đến với Bí Tích Hòa Giải, thì cuối cùng người ta sẽ không tránh khỏi việc đánh mất ý nghĩa thực sự của thừa tác vụ của mình và niềm vui đến từ sự hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu 4. Giám Mục nào không cầu nguyện, Giám Mục nào không lắng nghe Lời Chúa, không cử hành Thánh Lễ mỗi ngày, không đi xưng tội thường xuyên, và Linh Mục nào cũng làm những điều này, thì sớm muộn gì cũng sẽ mất sự kết hợp của mình với Chúa Giêsu và trở thành một người tầm thường, không tốt cho Hội Thánh. Vì thế chúng ta cần phải giúp đỡ các Giám Mục và các Linh Mục cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, là bữa ăn hàng ngày, cử hành Thánh Lễ mỗi ngày và đi xưng tội thường xuyên. Điều này là rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến việc thánh hóa các giám mục và Linh Mục. 5. Tôi muốn kết thúc bằng một điều mà tôi vừa nghĩ đến: Nhưng làm thế nào để trở thành một Linh Mục ? Người ta bán quyền lãnh chức Linh Mục ở đâu ? Không, người ta không bán nó. Đây là một sáng kiến của Chúa. Chúa gọi. Chúa gọi từng người mà Chúa muốn cho trở thành Linh Mục. Có lẽ có một số người trẻ ở đây đã nghe lời mời gọi này trong tâm hồn của mình, mong muốn trở thành Linh Mục, mong muốn phục vụ người khác trong những điều đến từ Thiên Chúa, muốn trọn đời phục vụ việc dạy Giáo Lý, rửa tội, tha tội, cử hành Thánh Lễ, chăm sóc các bệnh nhân... và trọn đời theo con đường ấy. 9
  • 10. Nếu có ai trong các con đã nghe thấy điều này trong tâm hồn của mình thì chính Chúa Giêsu đã đặt nó ở đó. Hãy gìn giữ lời mời gọi ấy và cầu nguyện rằng nó có thể tăng trưởng và sinh hoa quả khắp nơi trong Hội Thánh. Giáo Hoàng PHANXICÔ, Quảng Trường Thánh Phêrô, 26.3.2014 Bản dịch của Phaolô PHẠM XUÂN KHÔI http://giaoly.org/vn/ TRIẾT LÝ SỐNG ĐƠN GIẢN VÀ HIỆN THỰC CỦA MẸ CHÂN PHÚC TÊRÊSA CALCUTTA Những nguyên tắc sống một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa đối với Mẹ Têrêsa Calcutta thật đơn giản và cụ thể: Mẹ Têrêsa Calcutta nói về tình yêu “Nếu bạn xét đoán ai, bạn sẽ không còn thì giờ để yêu thương họ”. "Bạn phải cho đi những gì làm bạn bị thiệt thòi. Như thế, cho đi không chỉ những gì dư thừa, nhưng những gì bạn không thể sống nếu không có, những gì bạn thật sự yêu thích. Như thế, món quà của bạn trở thành một hy sinh, có giá trị trước mặt Thiên Chúa.” “Tôi luôn luôn nói rằng, tình yêu khởi sự từ gia đình trước đã, và sau đó mới đến thành phố hay đô thị. Yêu thương những người ở xa chúng ta thì dễ, nhưng yêu thương những người sống với chúng ta hay ngay cạnh chúng ta thì không luôn dễ dàng.” Mẹ Têrêsa Calcutta nói về nghèo đói “Sự nghèo đói khủng khiếp nhất chính là sự cô đơn, bị bỏ rơi và cảm nhận không được yêu thương". “Căn bệnh trầm trọng nhất của thời nay không phải là bệnh phong hủi hay bệnh lao, mà là sự cảm nhận bị ruồng bỏ”. “Trên thế giới, người đói khát tình yêu thì nhiều hơn người đói khát cơm bánh”. “Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ rằng nghèo đói là đói khát, thiếu áo quần, không nhà ở. Sự nghèo đói lớn nhất là bị bỏ rơi, không ai chăm sóc, không được hưởng sự yêu thương. Loại nghèo đói này cần được giải quyết ngay từ những tổ ấm gia đình”. Mẹ Têrêsa Calcutta nói về chiến tranh “Tôi chưa bao giờ sống trong cảnh chiến tranh nhưng tôi đã chứng kiến nạn đói và sự chết chóc. Tôi tự hỏi: Họ đã cảm nhận điều gì khi họ gây ra chiến tranh ? Tôi không thể hiểu nổi. Họ đều là con cái Thiên Chúa. Tại sao họ lại làm như vậy ? Tôi không hiểu nổi". "Hãy làm ơn chọn lựa đường lối hòa bình, vì trong chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi, sẽ có người thắng kẻ thua trong cái cuộc chiến mà chúng ta đều sợ hãi, nhưng rồi chẳng thể và chẳng bao giờ có thể biện minh cho những nỗi đau và chết chóc do bom đạn gây ra”. Mẹ Têrêsa Calcutta nói về phá thai “Phá thai chính là giết người. Trẻ nhỏ là quà tặng của Thiên Chúa. Nếu bạn không muốn có nó, hãy giao em bé cho tôi !” “Sự phá hoại nền hoà bình kinh khủng nhất chính là việc phá thai, vì nếu người mẹ nhẫn tâm giết chính con mình thì bạn cũng có thể giết tôi và tôi có thể giết bạn, vì giữa chúng ta chẳng có mối liên hệ nào”. “Chính thật là sự nghèo nàn khi quyết định đứa trẻ phải chết để bạn được sống theo ý bạn”. Mẹ Têrêsa Calcutta nói về phục vụ Chúa “Tôi chỉ là cây bút chì của Chúa, để Ngài gởi bức thư tình yêu của Ngài cho thế giới”. “Tôi không cầu nguyện cho sự thành công, tôi cầu nguyện cho sự trung tín”. “Nhiều người lầm lẫn công việc và ơn gọi. Ơn gọi của chúng ta là yêu mến Chúa Giêsu”. 10 CÙNG LẮNG NGHE
  • 11. “Mỗi người trong số họ, chính là Chúa Giêsu cải trang”. “Cần phải nói ít đi, vì điều rao giảng chưa phải là điều được đón nhận. Vậy ta phải làm gì ? Hãy cầm lấy cây chổi để quét nhà cho một ai đó, công việc ấy đã đủ để rao giảng”. Mẹ Têrêsa Calcutta nói về cầu nguyện “Không cầu nguyện, tôi không thể làm việc dù chỉ nửa giờ. Tôi có được sức mạnh của Thiên Chúa qua việc cầu nguyện”. “Có quá nhiều đau khổ trong các gia đình ngày nay trên toàn thế giới, nên cầu nguyện thật là quan trọng, và tha thứ cũng thật quan trọng. Người ta hỏi tôi phải khuyên bảo thế nào cho đôi vợ chồng đang gặp khó khăn, tôi luôn luôn trả lời: Cầu nguyện và tha thứ; và cho những thanh thiếu niên từ những mái nhà đầy hung bạo: Cầu nguyện và tha thứ; và cho những người mẹ cô độc không được gia đình hỗ trợ: Cầu nguyện và tha thứ". "Hãy nói: Lạy Chúa, con yêu Chúa. Lạy Chúa, con hối lỗi. Lạy Chúa, con tin ở Chúa. Lạy Chúa, con tín thác vào Chúa. Xin giúp con yêu thương nhau như Chúa yêu thương chúng con”. "Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được" ( Ga 15, 5 ). Từ Facebook MUỐI GIỮA ĐỜI NHÂN QUẢ Kinh Thánh có nhiều chuyện để bàn luận, phân tích và suy tư. Đặc biệt là những chuyện và những dụ ngôn được sử dụng trong Mùa Chay. Càng đọc càng bị thu hút, càng thấy thú vị, càng thấy chí lý. Vui có, buồn có; nhẹ có, mạnh có; êm có, đau có. Cảm xúc biến đổi liên tục. Nhưng phải can đảm mới dám đọc tiếp. Kinh Thánh hầu như có đủ mọi chuyện xảy ra trong đời thường. Đúng là Lời Chúa ứng nghiệm ! Chúng ta thường nghe nói “luật nhân quả”. Người ta cũng có ý tương tự khi nhắc tới câu “ác giả, ác báo”. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít nhắc tới câu này, có lẽ người ta ít biết hoặc ít quan tâm vì đó là một câu Hán-Việt, “khó hiểu” hơn quốc ngữ. Cả hai cách nói đều ám chỉ cái xấu, ám chỉ những người sống độc ác, làm điều xấu, thì rồi sẽ bị quả báo. Hoặc người ta cũng nói: “Trời có mắt”. Tất nhiên cũng có “nhân quả tốt” hoặc “nhân quả xấu”. NHÂN là nguyên nhân, QUẢ là kết quả hoặc hậu quả. Nhân là cái mầm; Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả; nếu không có Quả thì cũng không có Nhân. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý là luật nhân quả cũng có trường hợp đúng và sai, không thể tuyệt đối, có chăng là xảy ra nhiều hay ít mà thôi. “Ác giả ác báo” là nói gọn câu “ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”. Đó là câu phương ngôn mang tính nhân quả của người Trung Hoa. Nghĩa là khi mình làm điều ác cho người khác – dù bằng hành động, lời nói, nguyền rủa,… thì chính mình sẽ nhận lại những điều tương tự. Trái lại, nếu mình làm cho người khác những điều tốt đẹp, ý ngay lành, thiện tâm… thì mình cũng nhận được những điều tốt lành vọng lại. Kiểu như vũ khí boomerang của thổ dân Úc vậy, ném nó đi rồi nó lại quay về mình. Chúng ta cũng nghe nói: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (*), nghĩa là: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Câu này phổ biến đến nỗi người ta cho là tục ngữ, nhưng thực ra đó là câu trả lời của Đức Khổng Tử ( 551 – 479 trước Công Nguyên ) khi được Tử Cống hỏi về cách sống suốt đời. Khổng Phu Tử là một danh nhân đức hạnh, được người Trung Hoa tôn là “Vạn thế sư biểu”, tức là “người thầy của muôn đời”. Trình thuật St 37, 3 – 36 kể chuyện “thằng tướng chiêm bao” Giuse bị các anh bán làm nô lệ ở Ai Cập ngày xưa. 11 CÙNG NGẪM NGHĨ
  • 12. Ông Ítraen yêu Giuse hơn tất cả các con, vì ông đã già mới sinh được cậu, và ông may cho cậu một áo chùng dài tay. Các anh cậu thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh thì sinh lòng ghét cậu và không thể nói năng tử tế với cậu. Giuse chiêm bao, cậu thuật lại cho các anh, khiến họ càng ghét cậu thêm. Cậu nói với họ: “Xin nghe em kể giấc chiêm bao của em. Em thấy chúng ta đang bó những bó lúa ở giữa đồng thì bó lúa của em vươn dậy, đứng thẳng lên, còn những bó lúa của các anh bao quanh và sụp xuống lạy bó lúa của em”. Các anh bảo cậu: “Mày muốn làm vua làm chúa thống trị chúng tao sao ?” Tự ái của các anh nổi dậy vì lời nói của thằng em nghe “ngứa tai” hết sức, nó lại còn dám coi thường các anh mà bảo các anh phải sụp lạy nó. Thế nên họ càng ghét cậu thêm vì những chiêm bao và những lời nói của cậu. Một lần khác, cậu lại chiêm bao và kể cho các anh. Người thật thà thì chẳng giấu giếm chi, hoàn toàn chân thành, nhưng những người xấu lại “chạm tự ái”. Giuse hồn nhiên nói: “Em lại chiêm bao. Em thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao đang sụp xuống lạy em”. Lại “chảnh” nữa, đúng là “thằng chiêm bao” mà, mơ gì mà mơ lắm thế không biết nữa ! Cậu kể lại cho cha và các anh, chính người cha cũng không tin, ông mắng cậu và nói: “Giấc chiêm bao mày đã thấy là gì ? Tao, mẹ mày và các anh mày lại phải đến sụp xuống đất lạy mày sao ?” Các anh ghen với cậu, còn cha cậu thì ghi nhớ điều ấy. Các anh cậu đã đi chăn chiên dê của cha họ ở Sikhem. Ông Ítraen bảo Giuse: “Các anh con đang chăn chiên dê ở Sikhem phải không ? Lại đây, cha sai con đến với các anh”. Cậu thưa: “Dạ, con đây !” Ông bảo cậu: “Con hãy đi xem các anh con có được yên lành không, xem chiên dê có được yên lành không, rồi đem tin về cho cha”. Rồi ông sai cậu đi từ thung lũng Khéprôn, và cậu đến Sikhem. Giuse đi tìm và gặp các anh ở Đôthan. Vừa thấy cậu từ xa, họ lập mưu giết chết cậu. Họ bảo nhau: “Thằng tướng chiêm bao đang đến kia ! Bây giờ, nào ta giết và ném nó xuống một cái giếng. Ta sẽ nói là một thú dữ đã ăn thịt nó. Rồi ta sẽ thấy các chiêm bao của nó đi tới đâu !” Tình huynh nghĩa đệ, máu mủ ruột rà chẳng là cái quái gì cả. Lòng ghen tương và đố kỵ đã che mắt những người anh. Huynh đệ tương tàn. Làm lớn mà làm láo ! Nghe thấy thế, Rưuvên tìm cách cứu em nên nói: “Ta đừng đụng tới mạng sống nó. Đừng đổ máu ! Cứ ném nó xuống cái giếng kia trong sa mạc, nhưng đừng giơ tay hại nó”. Cậu có ý cứu em khỏi tay họ và đưa về cho cha. Người anh này còn lương tâm và còn tình thương dành cho đứa em út. Nhưng một mình anh ta không làm được gì ! Khi Giuse đến chỗ các anh, họ lột áo chùng của cậu, chiếc áo chùng dài tay cậu đang mặc. Họ túm lấy cậu và ném xuống cái giếng, may là giếng đó cạn, không có nước. Rồi họ ung dung ngồi xuống dùng bữa với nhau. Khốn nạn thật ! Giuđa nói với các anh em: “Ta giết em và phủ lấp máu nó, nào có ích lợi gì ? Thôi, ta hãy bán nó cho người Ítmaên, nhưng đừng động tay tới nó, vì nó là em ta, là ruột thịt của ta”. Cũng còn chút lương tâm đấy. Và thế là Giuse bị bán cho bọn lái buôn người Ítmaên với giá hai mươi đồng bạc. Những người này đưa Giuse sang Ai Cập. Khi Rưuvên trở lại giếng thì thấy Giuse không còn ở dưới giếng nữa. Cậu liền xé áo mình ra. Cậu đến nói với các em: “Thằng bé không còn nữa ! Còn tôi, tôi biết đi đâu bây giờ !” Mấy thằng anh “trời đánh” lấy áo chùng của Giuse, giết một con dê đực, rồi nhúng áo chùng vào máu. Họ gửi người mang cái áo chùng dài tay về cho cha họ và nói: “Chúng con đã thấy cái này. Xin cha nhận ra xem có phải là áo của con cha hay không”. Mấy thằng anh nham hiểm lừa cả người cha già. Ông nhận ra cái áo và kêu lên: “Áo chùng của con tôi đây ! Thú dữ đã ăn thịt nó ! Giuse đã bị xé xác rồi !” Ông Giacóp xé áo mình ra, quấn áo vải thô ngang lưng và để tang Giuse lâu ngày. Hay ở chỗ “cha để tang con”, sao bây giờ chúng ta không làm được như vậy nhỉ ? Tất cả các con trai con gái ông đến an ủi ông, nhưng ông không chịu cho người ta an ủi. Ông nói: “Cha sẽ để tang mà xuống với con cha ở âm phủ”. Và cha cậu khóc thương cậu. Ông không biết rằng con trai út của ông bị bán cho ông Pôtipha là thái giám của Pharaô và là chỉ huy thị vệ. Giuse sống đẹp lòng chủ nên được làm quản gia và cai quản mọi tài sản của chủ. Từ đó, chủ nhà được chúc phúc nhờ Giuse, phúc lành của Chúa đổ xuống chan hòa. Chủ nhà phó mặc tất cả trong 12
  • 13. tay Giuse, có Giuse thì ông an tâm lắm, không còn lo gì cả, chỉ biết đến bữa là ăn. Độc đáo là “Giuse lại có duyên và đẹp trai” ( St 39, 6 ). Thế mới “chết thiên hạ” chứ ! Vì “trời làm đói kém”, các con của ông Giacóp phải tìm nguồn cứu trợ, không ngờ gặp lại Giuse bây giờ đang quyền cao chức trọng. Họ “cúi rạp xuống đất, trước mặt Giuse” ( St 44, 14 ). Giấc mơ của Giuse đã ứng nghiệm. Giờ họ mới phải công nhận “thằng chiêm bao” mơ đúng. Điều đáng nói là Giuse không xấu bụng, sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện cũ. Cuối cùng, cả gia đình lại đoàn tụ như xưa. Chuyện đời Giuse cũng được Tv 105, 16 – 21 đề cập: “Chúa cho nạn đói hoành hành khắp xứ, làm cạn nguồn lương thực nuôi dân. Chúa đã phái một người đi trước họ là Giuse, kẻ bị bán làm tôi. Chân ông phải mang xiềng khổ sở, cổ đeo gông nặng nề, cho đến ngày ứng nghiệm điều ông tiên đoán và ông được lời Chúa giải oan. Nhà vua, vị thủ lãnh các dân thời đó, truyền tháo cởi gông xiềng và phóng thích ông, rồi đặt ông làm tể tướng triều đình, làm chủ mọi tài sản hoàng gia”. Chuyện đời Giuse cũng đang xảy ra trong đời thường của chúng ta bây giờ, cả ngoài xã hội và trong tôn giáo. Người ta ghét những người không giống mình, không theo phe mình, hoặc hơn mình về lĩnh vực nào đó ( đạo đức hơn, tốt hơn, ngoan hơn, giỏi hơn, hay hơn, đẹp hơn, được yêu mến hơn… ). Con gà cũng tức nhau tiếng gáy kia mà ! Người bị ghét còn bị đặt cho một “biệt danh” nào đó – như Giuse đã bị gọi là “thằng tướng chiêm bao”. Ai thực sự biết xấu hổ mà chịu sửa mình theo tinh thần Mùa Chay ? Một lần nọ, Chúa Giêsu kể dụ ngôn nói về “Những tá điền sát nhân” ( Mt 21, 33 – 46; Mc 12, 1 – 12; Lc 20, 9 – 19 ). Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: “Chúng sẽ nể con ta”. Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con liền bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !” Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Chúa Giêsu hỏi: “Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia ?” Mọi người trả lời: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông”. Đức Giêsu bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao ? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta”. Chúa Giêsu nói thẳng: “Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi. Ai ngã xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt” ( Mt 21, 43 – 44 ). Nghe Chúa Giêsu kể “chuyện đời”, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Ngài nói về họ, thế nên họ cũng tự ái và tìm cách bắt Ngài, nhưng họ còn sợ dân chúng, vì dân chúng cho Ngài là một ngôn sứ ( Mt 21, 45 – 46 ). Nhưng họ vẫn giữ hận thù trong lòng, tìm mọi cách để có thể đưa Ngài “vào tròng”. Lòng người nham hiểm kinh khiếp thật ! Có lẽ câu chuyện đời này khiến chúng ta tức giận những kẻ xấu. Thế nhưng chính mỗi chúng ta cũng đã và đang là những “diễn viên” trong tấn trò đời hoặc đang thủ vai bộ phim “Những tá điền sát nhân” đấy. Chúng ta giết Chúa Giêsu khi chúng ta “giết” tha nhân qua các động thái: Ánh mắt, cử chỉ, thái độ, hành động… Ôi lạy Thiên Chúa của chúng con ! Chúng ta đã “quen” với dụ ngôn “Phú hộ và anh Ladarô nghèo khổ” ( Lc 16, 19 – 31 ). Đó cũng là một dạng nhân quả hoặc một kiểu định mệnh đối với cả hai người: Nhân quả tốt hoặc xấu, và định mệnh tốt hoặc xấu… Như đã nói ở trên rằng “luật nhân quả cũng có trường hợp đúng và sai”. Trong đời thường, chúng ta có thể kiểm chứng qua thực tế xã hội. Về tôn giáo, chúng ta cũng thấy có những “nhân quả tốt”. Trước hết là Thánh Phó Tế Stêphanô, sống tốt lành chứ không làm điều ác, thế mà lại bị ném đá cho chết; Thánh Phó Tế Lôrensô, cũng không hề làm điều ác, thế mà lại bị nướng chín như người ta quay heo vậy; rồi biết bao các Thánh cũng là những người tốt lành nhưng lại bị đủ thứ ngang trái, thậm chí là bị giết chết oan uổng. Đặc biệt nhất là Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Ngay cả những người vô thần cũng phải công nhận Ngài là người quá tốt lành. Từ cổ chí kim, chúng ta chưa thấy ai được như Ngài. Ấy thế mà Ngài lại bị giết chết oan nghiệt, không phải chết bình thường mà chết thê thảm, chết nhục nhã ê chề, chết không êm ái, 13
  • 14. thậm chí, Ngài còn là người chết hai lần: Đã chết thật rồi còn bị tên lính “ngứa tay” thọc lưỡi giáo vào tim cho chắc cú ( Ga 19, 34 ), giọt nước và giọt máu cuối cùng cũng chảy ra hết trơn. Độc ác thế thì thôi ! Kinh Thánh nói: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” ( Cv 14, 22 ). Đó cũng là “luật nhân quả” vậy ! Luật nhân-quả-xấu là “ác giả, ác báo”, còn luật nhân-quả-tốt là “thiện giả, thiện lai”, như Thánh Phaolô xác định: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” ( Rm 6, 8; 2 Tm 2, 11 ). Ước mong “luật nhân quả” dành cho mỗi chúng ta là “được làm chiên đứng phía bên phải khi Chúa Giêsu tuyên án chung thẩm”. Muốn vậy thì chúng ta phải “xé tâm hồn” suốt đời, đặc biệt là trong Mùa Chay Thánh này ! TRẦM THIÊN THU ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGÀI CHAN CHỨA ! – Kỳ 7 Chương 2: Ơn Cứu Chuộc và thần học lịch sử rút từ Thánh Kinh Phần 1: Ơn Cứu Chuộc, một học hỏi về Đấng Thiên Sai Nay tôi muốn mời bà con anh em ở đây, ta nghiệm xét xem nghiên cứu mới của tác giả J.M. Maldame, Linh Mục Dòng Đa Minh ( thuộc Tỉnh Dòng Toulouse, bên Pháp ) nói về nhân vật Giuđa Iscariốt. Tiểu luận này, có tựa đề là: “La trahison de Judas, Psychologie, histoire et théologie, Domuni, April 2006. Theo J.M. Maldame, O.P. ta đang đối đầu với những gì Đức Giêsu từng làm, như thể Ngài đã hiểu điều đó, ngay lúc ấy. Dõi theo câu chuyện xảy ra giữa Đức Giêsu và Giuđa, ta thấy Chúa từng cách ly chính Ngài một cách có ý thức, ngõ hầu xa rời vị thế và hành xử mang tính quyền lực chính trị, cả những gì Ngài có khả năng sử dụng cho Ngài, nữa. Ngay khi bước vào trạng thái không còn quyền uy thế lực, Ngài đã khám phá ra ‘chốn miền’ của sự cứu rỗi mà ta quen gọi là “Ơn Cứu Chuộc” dành cho Ngài và cho ta. Điều này hàm ngụ ý tưởng bảo rằng: cả ta nữa, có thể ta cũng đến đó và ở lại đó ngõ hầu hiện thực điều Ngài làm. Chúa làm thế với quyết tâm của Ngài, cả vào lúc Ngài không có quyền uy thế lực nào như thế, tức có nghĩa hành động bao hàm động thái cho đi chính mình Ngài một cách có ý thức, cốt “thay thế” cho quyền uy thế lực của con người. Nói cách khác, ta có thể bảo: Chúa làm thế vì Ngài biết rõ những gì Ngài làm lúc ấy. Có thể sẽ có người lại biện luận, cho rằng: Chúa nghĩ là việc Ngài làm, có thể sẽ gây ảnh hưởng mạnh lên thế giới có quyền có lực để rồi cũng sẽ trút bỏ thành trống rỗng như Ngài muốn. Điều quan trọng ở đây là: ta nên giữ trong đầu mục đích của sứ mạng Chúa thực hiện, tức luôn hỏi rằng: Ngài làm thế để làm gì ? Và cho ai ? Chúa mạc khải sứ mạng của Ngài ở Galilê, vẫn tập trung quanh sứ mạng của Đấng Mêsia Thiên Sai theo đúng nghĩa. Thiên Sai, là Đấng được xức dầu thành hoàng tộc, là Đấng thiết lập Vương quốc Nước Trời ở trần gian. Ngài được cưu mang cả trong Đạo lẫn môi trường chính trị, cùng một lúc. Ai gần cận Ngài đều trở thành người dấn bước ra đi theo Ngài, bởi: họ cứ nghĩ Ngài là Đấng Thiên Sai theo nghĩa rất “Mêsia”. Ngay Thánh Phêrô khi xưa cũng khẳng định điều đó thay cho đồ đệ Chúa. Vào khoảnh khắc rối rắm tựa hồ như thế ( tức lúc Thánh Gioan viết đoạn 6 Tin Mừng của mình ), phần đông đồ đệ Chúa lại đã thôi không còn dấn bước theo Chúa nữa. Họ ngưng, là bởi Đức Giêsu không đáp ứng được những điều mà họ trông đợi, tức: họ vẫn nghĩ rằng, Ngài phải là Đấng “Mêsia” theo quan điểm của họ. Và khi đó, Giuđa Iscariốt ( và cả Thánh Phêrô nữa ) đã ở lại với Ngài. Rõ ràng là, thời gian âm thầm trôi, nhưng đã xuất hiện sự căng thẳng giữa điều Chúa muốn hiện thực với những gì mà kẻ dấn bước theo Ngài lại cứ đòi cho được tính cách “Mêsia” theo quan niệm mà họ đợi trông. Chúa lên Giêrusalem vào dịp Lễ Vượt Qua, thì người theo Ngài lại cứ nghĩ: Ngài sắp xếp để dựng xây Vương Quốc Nước Trời ở nơi đó. và họ lại cứ tưởng tượng thêm rằng: việc tranh giành quyền lực theo nghĩa chính trị sẽ xảy đến rất nhanh. Sự kiện mọi người hăng say gia nhập “kiệu rước ngày Lễ Lá” mang nặng tầm kích của tính chất “Mêsia” mà số đông quần chúng muốn diễn rộng. Ngay đến 14 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 15. Dacaria lại cũng nói: Đức Vua Thiên Sai sẽ cưỡi lừa mà đến. Và sự việc Ngài lên Giêrusalem có cùng một cảnh trí diễn tiến sau đó ở đền thờ, được nhìn bằng tầm kích có lời ngôn sứ Malakia từng nói đến. Thế nên, niềm hy vọng của đám đông quần chúng về công cuộc thành tựu của Đấng “Mêsia” theo họ nghĩ, đã khiến mọi người thất vọng đến độ thảm thiết. Bởi ngay cả Chúa cũng muốn khước từ không chịu hành xử như người có tham vọng chính trị dùng đó làm phương tiện thiết lập thứ Vương Quốc Nước Trời theo kiểu người đời. Ngài từ khước không ban cho giới chức cầm quyền khi ấy, bất cứ dấu hiệu nào có tính hợp pháp bằng vào hành xử đặc trưng có từ Ngài. Ngài muốn tỏ cho bọn họ thấy những gì mà giới cầm quyền từng hành xử. Ngài khước từ không làm chuyện mà họ cho là thần sầu quỷ khốc, rất diệu kỳ. Ở đây, cũng nên mở một dấu ngoặc nhỏ để nói thêm rằng: đọc truyện Chúa chịu cám dỗ ở Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, ta nên hiểu theo nghĩa có bối cảnh tựa như thế. Và thay vào đó, những gì Đức Giêsu làm vẫn là “giáo huấn” cũng như lời dạy rất chí tình từ Ngài ! Đức Giêsu biết rằng: chẳng chóng thì chày, Ngài sẽ gặp rắc rối cũng rất nhiều. Cảm giác Ngài có được khi ấy, quả đúng là vì giới cầm quyền vẫn nhất mực cho rằng Ngài khiêu khích họ, thế nên họ mới hãm hại Ngài cho chết, vì họ chẳng khi nào ưa thích Ngài, hết. Thêm vào đó, Ngài lại lôi cuốn đám đông quần chúng cứ lũ lượt theo Ngài đi vào Lễ Vượt Qua đầy ý nghĩa, khiến giới chức cứ ghét cay ghét đắng Ngài. Ngài chủ trương đường lối sống đối chọi những gì người Rôma muốn diễn ra. Thế nên hiển nhiên là Ngài trở thành mối đe doạ lớn đối với họ. Nay thì Ngài hiểu rõ việc Ngài đi Giêrusalem và hành xử theo cách Ngài phải hành xử, nghĩa là Ngài buộc phải tham gia “trò chơi” mà mọi người muốn đặt Ngài trong tay họ. Ngài biết rõ: bằng vào tính công minh chính trực của Ngài, Ngài không thể lùi bước trước bất cứ đe doạ nào. Ngài chỉ có thể thực thi công cuộc cứu chuộc Cha đề ra bằng quyết tâm như thế, dù điều đó có nghĩa: đây sẽ là lễ Vượt Qua cuối đời Ngài. Ngài tổ chức yến tiệc cho đồ đệ và buổi đó sẽ là tiệc cuối để mọi người tạ từ. Có người lại cứ vấn nạn hỏi rằng: Đức Giêsu có là Đấng Thiên Sai không ? Và làm sao ta biết Ngài là Đấng Thiên Sai, hiểu đúng nghĩa “Mêsia” ? Vấn nạn đây là trọng tâm ưu tư của hầu hết đồ đệ Chúa ở Tiệc Tạ Từ, chiều hôm ấy. Đồ đệ Ngài lại cứ quẩn quanh một ý nghĩ vẫn tự hỏi: phải chăng người vĩ đại nhất, hiểu theo nghĩa thông thường của người đời, là người cướp được chính quyền từ tay đám người đang nắm quyền lực ? Trong số đồ đệ Ngài, có Giuđa Iscariốt bắt đầu có ý nghĩ cho rằng: Thầy Chí Ái của mình lại đã tự lừa dối chính Ngài, lừa cả đồ đệ và những kẻ dõi bước theo Ngài đến Galilê. Giuđa đã suy tính nghĩ rằng: Đức Giêsu Thầy mình đích thực đã bội phản lòng đợi trông nơi mọi người về Đấng Thiên Sai mà lẽ ra, phải khác thế ! Chính Giuđa lại đã nghĩ: Thầy mình phải bị “vạch trần sự thật” và mọi người phải coi Thầy như kẻ mạo danh Đấng “Mêsia” theo nghĩa mà mọi người ở Giêrusalem từng hiểu biết. Ở đây, cũng xin mở thêm một dấu ngoặc để nói về trường hợp Thánh Phaolô có lần cũng suy tư tương tự như thế. Chính vì thế, nên Thánh nhân mới ra tay bách hại cộng đoàn tín hữu tiên khởi. Và Giuđa Iscariốt đã có ý đồ tạo loạn theo nghĩa hiện đại, ngầm hiểu rằng: mọi người phải sử dụng sức mạnh quyền lực hay binh đội mà đổi thay tình huống. Trong bối cảnh như thế, Giuđa lại đi đến kết luận cho rằng: chắc chắn Thầy mình không là Đấng Mêsia theo nghĩa mà người Do Thái vẫn hiểu. Và khi ấy, lại thấy xảy ra sự can thiệp hung bạo từ giới chức cầm quyền người Do Thái. Ngay luật Torah Do Thái cũng đòi mọi người phải ra tay hành động giống như thế nữa. Ở đây, sự việc này không chỉ có Giuđa là người biết suy tính như thế mà cả Thánh Phêrô cũng làm vậy. Thánh nhân không chấp nhận Đấng Thiên Sai lại chịu nhục nhã, đầy khổ ải đến là thế. Và Thánh nhân lại cũng suy nghĩ nói thay cho toàn nhóm “Mười Hai”, cũng giống vậy. Và như thế đã có khác biệt về ý nghĩa và vai trò của Đấng Thiên Sai giữa quan niệm của Đức Giêsu và các môn đệ trong nhóm đồ đệ của Ngài. Tại Galilê, có lẽ mọi người cũng đang sống trong mơ hồ, đầy mộng ảo, nên không còn thuận thảo với nhau về nhiều thứ nữa. Nhưng không chỉ nơi đây, lúc này, mới thấy sự thể xảy ra như ở Giêrusalem vào dịp Lễ Vượt Qua năm ấy. Trong đầu người dân đây, thì đó là thời khắc để mọi người ra tay hành động trước ai khác. Chừng như mọi người khi ấy vẫn tự bảo mình: “Bọn ta lại cứ tưởng rằng Ông ấy là Người giải thoát Israel để người người được tự do, tha hồ mà sống”. Sự lạ cũng nghịch thường không kém, nhưng mang tính quyết định lúc này, là Đức Giêsu cương quyết bẻ gãy mọi ý nghĩ như thế bằng uy lực hành động như đã thấy ở đây, lúc này. Ngài không làm việc đó theo kiểu cách họ suy tính. Ngài xử trí khác ý họ. Và một khi đã cương quyết như thế, có thể Ngài cũng gặp hiểm nguy tạo liên lụy đến tính mạng Ngài. Nhưng Ngài vẫn quyết tâm không chùn bước dù sự việc có xảy ra như thế nào đi nữa cũng mặc. Ở tiệc Tạ Từ, Ngài đã nói thẳng và nói thật rằng: chiếc bánh được bẻ ra là để nối kết Thân Mình “gãy đổ” của Ngài và nối kết với tương lai nền chính trị từng gãy vụn như thế. Và Ngài nói rõ: Ngài 15
  • 16. không đồng thuận với hành động như thế cho đến chết, giả như Ngài được yêu cầu làm thế hoặc vào lúc sự việc xảy ra như thế cũng vậy. Chiếc bánh Ngài bẻ ra ở tiệc Tạ Từ chính là biểu tượng cho sự việc Ngài từ khước mọi quyền uy thế lực về chính trị. Lời tỏ bày điều đó cho Giuđa Iscariốt khi Ngài nói rõ: việc anh đang suy tính không thể nào chấp nhận được. Nhưng anh ta không hiểu điều Ngài nói, nên mới đi đến quyết định giao nộp Thầy mình, là người mà theo anh, đã phản lại ý của cả dân tộc Do Thái. Và anh tự nghĩ: chỉ mình anh mới là người khám phá ra ý đồ của Chúa nên có trọng trách phải giao nộp Đấng “Thiên Sai giả” là Thầy mình cho quyền uy thế trần. Anh làm thế, vì không hiểu hoặc không thể chấp nhận tính chất rất mới mà Đức Giêsu Bậc Thầy của anh đã mang đến cho giới cầm quyền, cho đồ đệ và mọi người ở đời. Nét đặc trưng nơi sự việc này là ở bánh là Lời Ngài trong tiệc Tạ Từ hôm ấy đã được bẻ ra và trao cho anh. Nay lại có vấn nạn như thể hỏi rằng: hôm ấy, Đức Giêsu làm thế là có ý gì ? Câu trả lời, sẽ là và phải là: Chúa vẫn có ở đó không xa rời ai. Ngài có trực giác rất thực và biết rất đích xác tình hình của Ngài. Ngài biết rõ yến tiệc hôm đó là buổi cuối để Thầy trò gặp nhau. Ngài, quả đã rơi vào tình cảnh rối rắm về thần tính, nên mới bảo: “Một người trong anh em sẽ bội phản Tôi”. “Người phản lại tôi đang có mặt ở đây, ngồi cùng bàn với tôi ở tiệc này”. Ngài nói theo tư cách lãnh đạo toàn nhóm như nhóm hội đoàn kết. Ngài thừa hiểu tình tiết tế nhị rất cùng cực và đầy kịch tính như để cảnh giác mọi người trong nhóm, nên mới bảo: “Có người trong nhóm của ta sẽ gãy đổ”. Nhưng, Ngài không nói rõ người ấy là ai. Có thể là bất kỳ ai trong nhóm của Ngài. Ngài biết rõ: có lẽ đây là buổi kết nối tồi nhất, nhưng không biết người đó sẽ là ai, nên Ngài lại bảo: “Một người trong anh em sắp sửa phản bội Tôi”. Ngài nói thế không để khiêu khích toàn nhóm, nhưng cốt cho thấy Ngài đang ưu tư về tinh thần của toàn nhóm, do Ngài dựng. “Một người trong anh em”, câu này được chuyển đến mọi người trong nhóm. Ta biết, ngang qua suy tư nhận thức mãi về sau, l: tất cả các môn đệ Ngài đều biến đi nơi khác, khi thấy Thầy mình bị giới cầm quyền bắt giữ. Có lẽ môn đồ Ngài làm thế, là vì các ông nay đã thất vọng tràn trề về Thầy nên nghĩ rằng: Ngài không phải là Đấng Thiên Sai như các ông trông ngóng. Thật sự, các bữa tiệc tổ chức bên phương Đông, tiệc chủ thường hay gắp cho thực khách cùng bàn các miếng ăn ngon và bổ do họ chọn, cốt để vinh danh vị ấy theo cách đặc biệt. Cử chỉ này, tạo ấn tượng lên tương quan chủ-khách ở bữa tiệc. Các vị chỉ làm chứ không nói, nhưng cử chỉ này lại là đặc trưng quan hệ đặc biệt trong cuộc sống. Đức Giêsu cũng tiếp, cũng trao cho Giuđa Iscariốt một mẩu bánh được Ngài bẻ ra. Ngài thực hiện cử chỉ ấy với cung cách hơi chần chừ, ái ngại; nhưng để cho Giuđa Iscariốt thấy được cách thức tư riêng cá biệt Ngài tỏ lộ. Và khi ấy, qua động thái trao mẩu bánh đã bẻ ra, Ngài có trực giác biết Giuđa Iscariốt không còn xử sự như đồ đệ Ngài nữa, mà chỉ là kẻ kình chống đối kháng, tức những người không tin vào đường lối xử sự của Ngài theo cách đó. Ngài vốn biết đồ đệ nào không tin điều Ngài vừa nói về bánh “được bẻ ra” và cuộc sống có thân mình “bị bể gẫy”. Hành xử mang tính bằng hữu này, đã dấy lên nơi Giuđa Iscariốt cơn giận quá mức khiến anh bội phản Thầy mình. Đức Giêsu thừa hiểu cơn giận ấy không thể lắng xuống nhưng cứ tiếp diễn tạo hệ quả “đối đế”, rất chung cuộc. Đức Giêsu giữ riêng điều này nơi cung lòng trầm lắng của Ngài. Ngài không muốn cho nhóm đồ đệ của Ngài biết chuyện ấy, sợ rằng các đồ đệ này, sẽ tức tốc trả đũa lên Giuđa. Và Chúa nói: “Điều anh định làm, thì hãy làm nhanh lên”. Lại có vấn nạn khác cứ hỏi: sao Chúa không cản Giuđa để anh đừng làm thế ? Phải chăng, Ngài vẫn tôn trọng tự do của anh ? Từ lúc đó, Giuđa rời bỏ toàn cả nhóm. Anh làm thế, “sau khi” bánh lời Chúa được bẻ ra, và “trước khi” Đức Giêsu trao chén lời Ngài tặng cho tông đồ. Chỉ sau khi Giuđa rời yến tiệc, Chúa mới nói đến sự việc Máu Ngài đổ ra cho mọi người. Thảm kịch do Giuđa thực hiện xảy đến vào lúc Chúa phán định trên bánh và rượu. Chúa nâng chén lên 16
  • 17. miệng như cử chỉ tượng trưng hầu diễn tả tình huống quyết rằng Ngài đang ở tình trạng đó, tức hệ quả của bội phản đang diễn ra. Đây là trạng thái rất bất lực. Bản thân tôi thường vẫn nghĩ: đây là “Ơn Cứu Chuộc”, cho chính Ngài và cả ta nữa. Lm. KEVIN O’SHEA, DCCT, bản dịch của MAI TÁ ( Còn tiếp ) NÓI VỚI NHÀ VÔ ĐỊCH Bạn Lê Nguyễn Hồng Phương, Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội, thân mến, Được biết, bạn vừa đoạt danh hiệu quán quân của cuộc thi hùng biện mang tên Socrates 2014 do Đại Học Luật Hà Nội tổ chức, với nội dung: “Việt Nam có nên ra luật cấm nạo phá thai hay không ?” Xét trên góc độ của một cuộc thi hùng biện, chúng tôi cũng phải công nhận rằng: bạn rất lưu loát, chững chạc và tự tin, hơn bạn Nguyễn Thị Cúc rất nhiều. Thay vì phải chúc mừng cho bạn vì đạt danh hiệu quán quân, nhà vô địch của cuộc thi, chúng tôi lại cảm thấy ái ngại thay cho bạn vì lẽ, bạn đang đội trên đầu chiếc vương niệm nhà vô địch mà chiếc vương miện ấy lại được kết, được khắc chạm tô vẽ rất công phu bằng... máu, bằng sinh mạng của rất nhiều các thai nhi. Chúng tôi không kết án bạn đã ủng hộ, đã chủ trương nạo phá thai, vì cũng hiểu rằng, trong giới hạn của cuộc thi, đội của bạn có thể đã bị áp đặt một nội dung không mong muốn. Nhưng chúng tôi cũng phải cố gắng viết bài này để cảnh báo cho cộng đồng xã hội những nguy cơ mà chính bạn đã cố ý hay vô tình gây ra cho các thai phụ, thai nhi và gia đình của họ khi các bạn tham dự vào cuộc chơi này. Bạn Hồng Phương thân mến, Giờ đây, chúng tôi, những người đã nhiều năm tình nguyện làm các công việc gọi chung là Bảo Vệ Sự Sống, như tự tay chôn cất hàng trăm ngàn thai nhi, cứu được và nuôi nấng chăm sóc hàng ngàn em bé suýt bị cha mẹ giết đi bằng con đường nạo phá thai, chứng kiến hàng ngàn những ca tai biến của sản phụ khi nạo phá thai, an ủi giúp đỡ nhiều bà mẹ đã trầm cảm, vô sinh, dày vò hối hận sau khi phạm vào tội ác giết chính con mình. Việc đó, chúng tôi đã và vẫn đang làm từng ngày, từng giờ, từng phút. Do đó chúng tôi hiều rất rõ những hậu quả khôn lường của việc nạo phá thai cho con người và xã hội, Vì vậy, chúng tôi muốn gửi thư này tới bạn để vấn đề thêm sáng tỏ. Vâng, thưa bạn Hồng Phương, ngay sau đây chúng tôi sẽ lần lượt trình bày 5 luận điểm mà bạn đã sử dụng để bảo vệ cho chủ trương: Việt nam không nên ra luật cấm nạo phá thai. Luận điểm thứ nhất: Bạn Hồng Phương đã cho rằng mang thai là một gánh nặng cho người phụ nữ, gánh nặng cho xã hội. Cứ cho đây là những ca mang thai ngoài ý muốn đi nữa thì xin thưa với bạn rằng: Có thể bạn đang xúc phạm với chính đấng đã sinh thành ra bạn và xúc phạm đến biết bao bà mẹ khác trên đời. Vì Thiên Chức của người phụ nữ chính là được làm mẹ, Đang tâm giết bỏ hay đón nhận con cái trong những ca mang thai ngoài ý muốn là hai ý niệm hoàn toàn khác nhau, đại diện cho hai ý niệm đó là hai mẫu người ích kỷ vô tâm và mẫu người vị tha yêu thương, đại diện nào là tốt thì chắc bạn đã biết. Mặt khác, trong xã hội hôm nay, có quá nhiều ca mang thai ngoài ý muốn do lối sống buông thả, thác loạn mà không hề có ý định tử tế là chuẩn bị sinh con và nuôi nấng con cái trong trách nhiệm và yêu thương. Bạn lấy căn cứ nào để dám khẳng định rằng một công dân chưa chào đời lại là một gánh nặng cho xã hội ? bạn có biết rằng, công dân tí hon đó có thể là một Nick Vuijicic ( thiếu hai chân hai tay ), Albert Einstein ( tự kỷ ), Henry Ford ( hội chứng khó đọc viết ), hay Stephen Hawking ( liệt thần kinh ) hoặc như anh Lê Công Hùng ( bại liệt ) hay thậm chí họ chỉ là một công dân bình thường như tất cả chúng ta, bạn đã dám chắc những công dân ấy là quân đầu trộm đuôi cướp, tham nhũng, bạo hành, bạo lực... mà bạn lại dám kết án tử cho họ ngay từ khi họ còn trong bụng mẹ ? Luận điểm thứ hai: Bạn Hồng Phương cho rằng: Các thai nhi bị biến chứng sau này có thể mang dị tật, do đó sinh ra các thai nhi này là một tội ác !?! Xin thưa ngay với bạn rằng: chưa biết chắc là các bé có bị dị tật hay không nhưng bạn đã gây một tội ác, mà là một tội ác giết người ngay khi bạn nạo phá thai. Giả sử như sau này, 17 CÙNG TRĂN TRỞ
  • 18. bạn có một đứa con sinh ra bình thường, nhưng sau đó, con bạn rủi ro bị một tai nạn hoặc một một chứng bệnh nan y khiến con bạn trở thành thương tật tàn phế, chả lẽ lúc ấy bạn cũng đang tâm giết luôn đứa con tội nghiệp ấy của mình cho bớt gánh nặng cho bạn, cho gia đình bạn, cho xã hội, cho đất nước ? Hơn nữa, giết một đứa con khi chưa sinh nó ra và giết một đứa con đã sinh nó ra và nuôi lớn khôn, thì có gì khác nhau ? Ai có quyền phán quyết sự sống của người khác, thưa bạn ? Mọi người đều bình đẳng và có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, đó là quyền căn bản của bất cứ ai trên hành tinh này, đã được thượng tôn rất rõ trong Hiến Chương Nhân Quyền Thế Giới mà Việt Nam đã ký tên cam kết thực hiện. Lẽ ra, đối với những người khuyết tật, họ cần được yêu thương và chia sẻ cảm thông hơn từ những người bình thường khác chứ không phải là loại bỏ họ. Việc trở thành gánh nặng cho xã hội không hề liên can đến một người khuyết tật hay người khỏe mạnh bình thường, mà khác biệt là do chính lối sống của họ, có đạo đức, có công bình và bác ái hay không ddvoi mọi người. Chả lẽ một Lê Công Hùng, một Stephen Hawking lại chẳng đóng góp cho xã hội gấp triệu lần những cán bộ công chức hành chính “hành dân là chính”, hay họ chẳng hơn cả vạn lần những kẻ bán nước cầu vinh, tham nhũng, ăn hối lộ, đục khoét ngân sách và hà hiếp bóc lột dân oan, làm nghèo đất nước hay sao ? Luận điểm thứ ba: Với luận điểm thứ ba này, chúng tôi không thể hiểu nổi những xảo biện mà bạn sử dụng để cho rằng: Dưới góc độ pháp lý, quyền tự do phá thai là một bằng chứng nhân đạo của luật pháp vì nó đại diện cho quyền tự do trên thân thể mình và đó lại là gián tiếp thực thi nhân quyền. Bạn còn viện dẫn những con số chứng minh giữa các nước Chilê, Hoa Kỳ, Nam Phi… Thế nhưng bạn có biết rằng, chênh lệch trình độ y học giữa các quốc gia này là rất lớn. Nếu vì một lẽ nào đó, ai đó nói rằng cuộc sống của bạn làm ảnh hưởng đến họ và họ đòi phải loại bạn ra bên lề cuộc sống, thì bạn có chấp nhận điều đó hay không ? Một người mẹ không thể vì những ích kỷ cá nhân của mình mà tước đi mạng sống của sinh linh bé bỏng trong cung lòng mình. Còn thế nào là thực thi nhân quyền ? Nhân quyền chỗ nào khi giết đi mạng sống của người khác ? Khái niệm nhân quyền đối với bạn là thế sao ? Hàng năm trên thế giới này có khoảng 14 triệu thai nhi bị giết hại, ngay tại Việt nam là trên 3 triệu hàng năm, có trên 70 ngàn ca tử vong cho các thai phụ do nạo phá thai, những con số của bạn so với con số khiêm tốn của chúng tôi, con số nào đáng phải giật mình thảng thốt ? Luận điểm thứ tư: Bạn Hồng Phương à, bạn dùng sinh mạng cả triệu thai nhi chỉ với mục đích để tìm ra nguyên nhân của nạo phá thai ư ? Chúng tôi nghĩ ngay cả Hitler cũng chưa dám nghĩ tàn bạo như bạn. Nếu bạn còn chưa biết nguyên nhân của nạo phá thai, thì đây, chúng tôi xin chỉ thẳng cho bạn thấy nguyên nhân nào dẫn đến tội ác nạo phá thai khủng khiếp như hiện nay, ngay tại Việt Nam bây giờ: Đó chính là vì lối sống vô thần, buông thả đạo đức, suy thoái về lương tri mà xã hội này đang cổ súy, một lối sống chỉ vì tiền, ích kỷ, hưởng thụ cho bản thân, một đường lối giáo dục vô nhân, ăn gian nói dối, biến con người thành máy móc vô cảm, một hệ thống y tế xuống cấp rệu rã, chỉ biết vòi vĩnh phong bì mà đánh mất y đức, một xã hội mà luật pháp chỉ toàn là luật rừng, cấm nạo phá thai trên ba tháng nhưng chỉ cấm trên giấy tờ cho ra vẻ, trong khi vẫn cổ xúy hoặc làm ngơ cho các “cửa hàng phá thai” tự do hành nghề ! Bạn ở Hà Nội, vậy bạn rất dễ dàng để “tham quan” hai bên con đường Giải Phóng nổi tiếng của thủ đô ngàn năm văn vật, xem cái cách người ta giết người như ngóe ấy có đúng luật pháp hay không… Tất cả, trong vòng ba bốn thập niên trở lại đây thôi, đã tạo nên quá nhiều những người bố, những người mẹ, những bạn trẻ trạc tuổi bạn Hồng Phương, thật sự đã đánh mất trái tim, không còn trách nhiệm, không còn cảm xúc, ngay sau những cuộc truy hoan tình dục là đến ngay... pháp trường để nạo phá thai, giết chết chính con của mình ! Luận điểm thứ năm: Vâng, chúng tôi đồng ý với bạn phần nào rằng: dân số có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, nạo phá thai có ảnh hưởng đến dân số, do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Bạn Hồng Phương ạ, bạn biết một mà chưa biết mười, phẩm chất đời sống và lương tâm con người mới làm nên tất cả. 18
  • 19. Phẩm chất con người sẽ ra sao, gia đình sẽ ra sao, xã hội sẽ ra sao khi trong gia đình đó, xã hội đó toàn là những kẻ sống ích kỷ, giết người ruột thịt không chùn tay, khi bác sĩ thản nhiên giết chết nhiều em bé trong một ngày. Những kẻ sống ích kỷ như vậy, sống không cần tôn trọng mạng sống của tha nhân đến vậy, thử hỏi có thể trở thành những chiến sĩ dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc hay không ? Bạn có dám đặt sinh mạng bạn, con cái của bạn sau này, vào tay những con người như thế không ? Lịch sử đã chứng minh, chúng ta cần những con người như Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… để đánh tan hàng vạn quân Trung Quốc xâm lược chứ không cần những kẻ tham sống sợ chết như Lê Chiêu Thống ! Bạn sợ chuyện bùng nổ dân số ư ? Số lượng ( quantity ) dân số có ý nghĩa gì so với phẩm chất ( quality ) đời sống của những con người đang sống trên cùng một quê hương đất nước ? Tại sao 300 triệu người Mỹ không sợ 1 tỷ 200 triệu người Trung Quốc, tại sao 130 triệu người Nhật lại làm cho 300 triệu người Mỹ phải kính phục, tại sao 90 triệu người Việt Nam mà không sao tìm ra được một đội bóng chỉ 24 người để đấu với đội Singapore dân số chỉ hơn 5 triệu người. Do đó không thể viện dẫn lý do dân số để giết các thai nhi một cách vô tội vạ ! Đôi lời nhắn nhủ: Bạn Hồng Phương ạ, chúng tôi sẵn lòng tiếp bạn để làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác liên quan đến nạo phá thai tại các trung tâm BVSS vào bất cứ giờ nào nếu bạn báo trước cho chúng tôi. Rồi bạn sẽ mở mắt mở lòng để thấy tận mắt, sờ tận tay, rùng mình cảm nhận được sự tàn bạo của con người qua tội ác nạo phá thai ngay trên đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta. Chúng tôi không cần hùng biện, tranh luận to tiếng mà vẫn có thể khẳng định chắc chắn rằng: Việt Nam không những đang rất cần đưa ra luật cấm nạo phá thai mà còn phải đưa ra nhiều luật mới khác nữa dựa trên tinh thần dân chủ, công bằng, tự do và tôn trọng cuộc sống con người thì mới mong chấn hưng đất nước, chấn hưng dân tộc, chấn hưng lương tri trước bè bạn năm châu. Đaminh PHAN VĂN DŨNG, 4.2014 VỊ LINH MỤC CHÔN CẤT 6.000 THAI NHI Gần 3 năm nay, Lm. Nguyễn Văn Tịch, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã đưa hơn 6.000 sinh linh vô tội bị chối bỏ từ các phòng khám về nghĩa trang thai nhi. Tại “phòng thai nhi” của mình, cha Tịch thổ lộ: “Tôi cảm ơn đời đã cho tôi tình yêu để đồng hành cùng với các thai nhi. Khi làm việc này, tôi không nghĩ xa xôi mà chỉ mong các thai nhi vô tội có một nơi yên nghỉ xứng đáng với một phận đời. Từng có người bảo tôi là mở Nghĩa Trang Thai Nhi chẳng khác nào khuyến khích mọi người cứ việc phá thai vì đã có chỗ chôn cất. Tôi không buồn mà vẫn cứ làm. Tôi làm công khai, chính quyền địa phương và mọi người trong khu vực đều biết. Họ rất ủng hộ tôi vì đây là công việc bác ái, từ thiện”. Trên hành lang nhà xứ Giáo Xứ Tây Hải, phường Hố Nai, cha Tịch cơi nới thành một phòng để thai nhi rộng khoảng 4m2. Trong căn phòng này lúc nào cũng có hoa tươi và một tủ đông. Sau khi cúi mình thành kính, ông đưa tay đẩy cánh cửa tủ đông. Ông nói: “Đây là gần 100 thai nhi tôi đưa về khoảng nửa tháng nay”. Bên trong tủ có khá nhiều lọ to nhỏ, nắp màu vàng, đỏ… được sắp xếp ngăn nắp. Khá nhiều lọ chỉ là một cục máu đỏ sậm. Một số lọ đã cho thấy hình hài những đứa trẻ ngồi co quắp, mắt nhắm nghiền, sầu khổ, có lọ gắn cả tên người mẹ sinh ra đứa bé. Cha kể, có ngày nhận đến 5 thai nhi, có những thai nhi chỉ cần chờ thêm vài ngày là khóc tiếng khóc đầu đời. Mỗi thai nhi khi đưa về được chính tay cha Tịch tắm rửa sạch sẽ tại căn phòng này. Sau đó, thai nhi sẽ được cho vào lọ đã được sát trùng rồi để vào tủ đông. Cứ thế đến cuối tháng, con số thai nhi vô tội nằm trong tủ đông này lên đến khoảng 200. Cha Tịch cho biết sau mỗi tháng “thu gom” ông sẽ cử hành Thánh Lễ cho các thai nhi và đưa số thai nhi này ra nghĩa trang chôn cất. Riêng những thai nhi hơn 6 tháng tuổi, sau khi đưa về sẽ được hỏa thiêu mới đem chôn. Địa bàn ông đi “thu gom” thai nhi chủ yếu ở thành phố Biên Hòa với 7 phòng khám tư nhân. Các bệnh viện Nhà Nước ông vẫn chưa tiếp cận được. “Tôi đã làm đơn gửi Sở Y Tế tỉnh Đồng Nai đề nghị được nhận các thai nhi về chôn cất nhưng vẫn chưa nhận được trả lời”, cha Tịch cho biết. 19