SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 26
Nhôm sunfat có công dụng chủ yếu trong công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da và làm chất keo tụ để làm
trong nước. Những công dụng này đều xuất phát từ chỗ muối nhôm thuỷ phân khá mạnh ở trong nước
tạo thành nhôm hydroxit. Khi nhuộm vải, hyđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết
hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nên có tác dụng là chất cắn màu. Tác dụng keo tụ làm
trong nước là do hyđroxit đó, với bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng ở trong nước kéo
chúng cùng lắng xuống dưới. Trong công nghiệp giấy nhôm sunfat được cho vào bột giấy cùng với muối
ăn. Nhôm clorua được tạo nên do phản ứng trao đổi, bị thuỷ phân mạnh hơn tạo nên hyđroxit.
Hydroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulo với nhau làm cho giấy không bị nhoè mực khi viết. Các muối
của nhôm nói chung và sunfat nhôm nói riêng được sử dụng khá rộng rãi đặc biệt là trong các việc sử lý
nước.

        Trong thực tế có nhiều công trình nghiên cứu về các hợp chất của nhôm và các loại khoáng
chất thiên nhiên của nhôm. Chúng ta có thể thấy các hợp chất của nhôm có ở khắp mọi nơi, phần lớn
nó tồn tại trong tự nhiên dưới dạng ôxit. Có ý nghĩa nhất trong công nghệ sản xuất các hợp chất của
nhôm là ôxit nhôm tồn tại dưới dạng khoáng boxit và các khoáng của nhôm như cao lanh, đất sét … có
thể nói đây là quặng quan trọng nhất do là sản phẩm của quá trình phân huỷ đặc biệt phổ biến của các
nham thạch do aluminosilicat tạo nên. Bên cạnh đó trữ lượng quặng boxit và cao lanh ở nước ta tuy
không nhiều nhưng đủ để sản xuất dùng trong nước với thời gian dài.( Theo báo cáo khoa học của viện
hoá học – Tổng công ty Hoá chất Việt Nam năm 2000)

        Trữ lượng quặng bôxit đã được thăm dò là 2,7 tỷ tấn. Dự báo quặng boxit nguyên khai khoảng
6,7 tỷ tấn. Quặng boxit ở tụ khoáng Bảo Lộc - Lâm Đồng đang được khai thác để sản xuất 7000
tấn/năm, nhôm hydroxit vào khoảng 30.000 tấn/năm phèn nhôm. Còn các mỏ khác hầu như chưa được
khai thác. Trong khi đó chúng ta phải chở nhôm hydroxit từ miền Nam ra Bắc để sản xuất phèn nhôm.
Mặt khác, nguồn hydroxit nhôm của nhà máy hoá chất Tân Bình khó đảm bảo cả về sản lượng và giá
cả. Đứng trước tình hình đó chúng tôi đề xuất phương án nghiên cứu chế tạo sunfat nhôm đi từ nguồn
nguyên liệu là các quặng thiên nhiên có sẵn tại địa phương với mục tiêu giảm giá thành sản phẩm và
tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng: quặng boxit ở các tỉnh phía
Bắc do tồn tại ở dạng diaxpo rất khó hoà tan, vì vậy vẫn chưa có công nghệ phù hợp để đi từ trong
nguyên liêu này. Vì vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu quặng cao lanh.

        Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi xác định nhiệm vụ của bản luận văn là:
- Khảo sát một cách chi tiết bằng thực nghiệm quá trình hoà tan quặng cao lanh (mỏ cao lanh
Thanh Sơn – Phú Thọ) trong axit sufuric để chế tạo nhôm sunfat.

       - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, kích thước hạt đối với quá trình hoà tan. Xác
định sự phụ thuộc của tốc độ hoà tan cao lanh trong axit sunfuric vào các điều kiện để thiết lập được
mô hình toán của quá trình.

       Mong rằng các kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa đối với quá trình sản xuất sunfat nhôm trong
thực tế.
PHẦN I. TỔNG QUAN




I.1. Tính chấ t hoá - lý củ a sunfat nhôm

        Sunfat nhôm khô là chất bột màu trắng với tỷ trọng 2710kg/m3, vasilev, Gitis và seitlin đã do tỷ
trọng và độ nhớt của dung dịch (dung dịch là nước) sunfat nhôm trong khoảng nhiệt độ 100C ≤ t ≤ 950C
và khoảng nồng độ 0,049 ≤ C ≤ 0,305kg/kg. Tỷ trọng của dung dịch thay đổi tương đối theo hàm số

                           ρ = 1001,7 + 1271,60C – 0,663t

        Sai số trung bình bình phương bất kỳ: SOP = ±1,5 kg/m3.

        Trong dung dịch, trong khoảng nhiệt độ từ -12 đến 112,20C kết tinh ở dạng Al2(S)4)3.16H2O. Với
nhiệt độ -120C trong thành phần sunfat nhôm 27,2% hình thành điểm ơtecti.

        Trong môi trường oxy hóa, môi trường khử và môi trường trung hòa khi đốt nóng,
Al2(S)4)3.16H2O phân huỷ theo cấp độ. Trong khoảng 50-600C quan sát thấy 16 hydrat sunfat nhôm,
trong khoảng 80-900C phần đó chuyển hoá thành 12 hydrat. Sự chuyển hoá thành Hecxanhydrat kết
thúc tại nhiệt độ 1300C.

        Khi đốt nóng nhanh tới 1500C Al2(SO4)316H2O tan thành nước tinh thể. Sự nóng chảy của tinh
thể hydrat trong bình kín xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn 860C. Tinh thể hydrat với 12 mol nước khi đốt nóng
trong không khí không bị nóng chảy. Cao hơn 1500C hecxanhydrat sunfat nhôm bị phân huỷ vì hình
thành pha rơnghen vô định hình. Trong khoảng 200-3000C quá trình loại nước xảy ra mạnh với sự hình
thành tinh thể hydrat tướng cùng loại.

        Sự phân huỷ của sunfat nhôm khô với sự loại bỏ oxit lưu huỳnh bắt đầu từ 6500C và diễn ra
mạnh trong khoảng nhiệt độ 700-8000C. Khi đó trong pha cứng hình thành        γ
                                                                                  Al2O3. Tăng nhiệt độ tới
10000C, SO3 bị loại bỏ hoàn toàn.Trong môi trường khử, quá trình loại nước của Al2(SO4)316H2O cũng

hoàn thành với nhiệt độ 4500C.

        Trong hệ thống Al2(SO4)3. - H2SO4 - H2O với nhiệt độ 25-800C hình thành 4 loại hydrat sunfat
nhôm với thành phần 18, 16, 14, 12 mol nước và ba loại muối chua:
2Al2(SO4)3.H2SO4.24H2O;Al2(SO4)3.H2SO4.12H2 và Al2(SO4)3.3H2SO4 .12H2O.

Trong dung dịch 0-65% H2SO4 với nhiệt độ 850C hình thành 16,14,9 hydrat sunfat nhôm,hình thành
Al2(SO4)3.H2SO4 .8H2O và pha bền giả

2Al2(SO4)3. H2SO4 .24H2O. Trong khoảng nhiệt độ 40-1000C nhận thấy sự kết tinh của các muối sau:
Al2(SO4)3.18H2O; Al2(SO4)316H2O; Al2(SO4)3.H2SO4 . 24H2O;Al2(SO4)3.H2SO4.12H2O;Al2(SO4)3và pha bền giả
Al2(SO4)3.H2SO4.24H2O.

         Độ tan của sunfat nhôm phụ thuộc khá lớn vào nồng độ axit sunfuric. Trong dung dịch axit
loãng, độ tan của Al2(SO4)3 lớn hơn so với trong nước cất nhưng khi tăng nồng độ H2SO4 độ tan giảm đột
ngột tới 1% trong dung dịch H2SO4 60%. Khi tăng nồng độ axit lên cao hơn nữa thì độ tan của sunfat
nhôm tăng trở lại.

         Trong dung dịch với dung môi là nước sunfat nhôm bị thuỷ phân với sự hình thành ion hydroxit
nhôm và ion hydro. Quá trình thuỷ phân của sunfat nhôm phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch,
độ pH của môi trường nhiệt độ và những yếu tố khác. Trong dung dịch sunfat quá trình thuỷ phân với

sự hiện diện của ion     SO2−
                           4    diễn ra sự hình thành thể phức của hydroxit nhôm.

         Tất cả các muối sunfat nhôm cơ bản tan nhiều trong kiềm đặc biệt là đun nóng tới nhiệt độ
sôi.Với axit sunfuric, axit clohydric và axit nitric có nồng độ thấp và trung bình, các muối này không
tương tác.Tại nhiệt độ sôi của các axit này có thể quan sát thấy sự tương tác đáng kể.Trong axit đặc tất
cả các muối trên nhìn chung tan hoàn toàn.




I.2. Các phươ ng pháp chế tạ o sunfat nhôm.

         Sunfat nhôm có thể được sản xuất dưới dạng miếng không xác định kích thước với khối lượng
tới 10kg hoặc dưới dạng vẩy với thành phần 14 ÷ 16,3% Al2O3. Sunfat nhôm có thể được sản xuất dưới
dạng dung dịch theo yêu cầu của người mua trong khối lượng nhỏ với thành phần 6,7 ÷ 7,7% Al2O3 hoặc
có thể dưới dạng sản phẩm không bão hoà - là hợp chất của sunfat nhôm và phần bã không tan, điển
hình là dioxitsilic.

I.2.1. Điề u chế sunfat nhôm từ hydroxit nhôm.
Phương pháp cơ bản trong công nghiệp sản xuất sunfat nhôm sạch hiện nay là điều chế sunfat
nhôm từ hydroxit nhôm. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhờ có những ưu điểm như:đơn giản,
có thể cho sản phẩm có chất lượng cao với hàm lượng oxit sắt nhỏ, chi phí vận chuyển thấp.

        Hydroxit nhôm là bán sản phẩm trong sản xuất đất nhôm oxit. Điều chế hydroxit nhôm từ
quặng bauxit bằng kiềm theo phương pháp baier được sử dụng rộng rãi. Trong phạm vi nhỏ hơn, đất
nhôm oxit được sản xuất bằng phương pháp dung kết nephelin với vôi hoặc sản xuất từ alunit bằng
phương pháp kiềm khử.

Hàm lượng nước trong sản phẩm không được vượt quá 12% độ hao khi nung không tính nước là 34-
38%. Trong sản xuất sunfat nhôm, hàm lượng Na2O và K2O cần ở mức thấp vì nếu hàm lượng này cao,
mức tiêu thụ axit sunfuric và hydroxit nhôm sẽ tăng do sự hình thành muối khó tan
Na2[Al6(SO4)5(OH)10].4H2O làm tăng lượng bã khó tan trong dung dịch.

I.2.2. Điề u chế sunfat nhôm từ cao lanh.

        Cao lanh được phân bố rộng rãi trên nhiều miền khác nhau. Thành phần của cao lanh gồm oxit
nhôm, oxitsilic và một số các tạp chất khác. Oxitsilic SiO2 không phản ứng với axit H2SO4 vì vậy bước
công nghệ đầu tiên là sunfat hoá. Hoà tan chọn lọc Al2O3 ra khỏi SiO2, chế biến Al2(SO4)3 vào các sản
phẩm khác.

        Cao lanh được xếp vào nhóm đất sét đơn khoáng. Đất sét được gọi là cao lanh nếu trong nó
chứa lớn hơn 50% khoáng caolinnhit (Al2SiO5(OH)4).

        Đất sét được phân biệt với cao lanh bởi độ mịn hạt cao lanh, tính dẻo và khả năng thiêu kết tại
nhiệt độ cao. Trong đất sét hạt < 2m, hạt cao lanh < 5m. Thành phần cao lanh có các khoáng sét khác:
dikit, galuazit, nakerit và gitroluda … trong thành phần gọi là tạp chất có cả silic dạng cát,opan, hiêm
hơn là hanxedon.Tạp chất có chứa Fe: hematit, xiderit… một vài cao lanh có chứa khoáng gibbxit
Al(OH)3, AlOOH mà nhờ đó hàm lượng Al2O3 rất cao.Thành phần hoá học của cao lanh thay đổi trong
diện rộng nên trước khi đưa vào sản xuất thường sử dụng cao lanh đã qua tuyển.

I.2.2.1. Phân huỷ cao lanh bằ ng axit sunfuric.

        Cao lanh khó tan trong H2SO4, có rất nhiều công trình đã nghiên cứu quá trình nhiệt hoá cao
lanh nhưng chưa có sự thống nhất về cơ chế của quá trình này. Bằng phương pháp nghiên cứu tổng
hợp, hoá lý, rơnghen, quang phổ hồng ngoại có thể biểu diễn quá trình nhiệt hoá theo sơ đồ sau:
Al2SiO5(OH)4     450−5500 C
                  →
                                Al2O3 . 2SiO2 + 2H2O↑      (1)


Al2O3 . 2SiO2    830 - 8500 C
                   →
                             γ.Al2O3 + 2SiO2               (2)


3.( γAl2O3) + 2 SiO2       900 0 C
                            →
                                    Al2O3 . 2SiO2           (3)

Năng lượng phá huỷ mạng tinh thể của cao lanh theo phản ứng (1) là 280kJ/mol. Đến 4500C cao lanh
không có sự chuyển hoá hoá học nào nên khó phân huỷ bằng axit H2SO4 nồng độ loãng trung bình. Khi
tăng nhiệt độ nung tạo ra dạng meta dễ dàng phản ứng với H2SO4. Mức độ tách Al2O3 có thể đạt 90%.
Nếu nhiệt độ tăng 850 ÷ 9000C thì có khả năng hoà tách vào dung dịch giảm là do tạo thành dạng
γ.Al2O3 và mulitta (phản ứng 3) khó tan trong axit H2SO4.

        Trong dung dịch H2SO4 oxit SiO2 hoà tan không đáng kể. Nồng độ silic trong dung dịch Al2(SO4)3
không lớn từ (0,1 ÷ 0,2g/l).

        Nếu tăng thời gian nung 0,5 giờ tại 6000C dẫn đến độ hoà tách của Al2O3 trong cao lanh đến
84,7% bằng H2SO4 20% trong thời gian 0,5 giờ tại 1040C.

        Nếu nhiệt độ hoà tách Al2O3 trong cao lanh khoảng 60 ÷ 1040C thì mức độ tách Al2O3 vào dung
dịch sẽ tăng từ 14,8 ÷ 92%

        Nếu tăng nhiệt độ lớn hơn 1040C thì không hợp lý vì thiết bị hoà tách phải làm thiết bị chịu áp
lực.

I.2.2.2. Phân huỷ cao lanh bằ ng cách thiêu kế t cùng vớ i H2SO4 ở 2000C.

        Trong trường hợp này không đòi hỏi phải nung phân huỷ cao lanh trước làm đơn giản quá trình
sunfat hoá các bước chuyển hoá hoá học biểu diễn theo sơ đồ:

Al2SiO5(OH)4 + H2O        1000 C
                          →      Al2(SO4)3.nH2O + 2SiO2      3000 C
                                                                  →
                                                                        Al2(SO4)3 + 2SiO2 + nH2O↑

Khi có lượng axit H2SO4 dư tạo ra muối nhôm sunfat chua.

Như vậy, cả hai phương pháp sunfat hoá cao lanh có một loạt các nhược điểm sau:

        - Cần phải có một sự chuẩn bị kỹ đối với cao lanh trước khi nung.
- Một lượng bụi lớn trong quá trình nghiền cao lanh đã nung cũng như khó khăn xuất hiện khi
phân huỷ trong axit H2SO4 và việc tách sunfat nhôm ra khỏi bã SiO2.

        - Nếu thiêu kết sẽ tổn thất một lượng H2SO4 theo ống khói gây ra ô nhiễm.

I.2.2.3. phươ ng pháp sunfat hoá hai bậ c cao lanh (CCCP - 223804).

Phương pháp này cho phép nhận được sản phẩm sau thiêu kết có độ xốp lớn, có độ bền cơ cao, cho
phép dễ dàng tách dung dịch sunfat ra khỏi bã SiO2, giảm được tổn thất H2SO4.

        Bước 1: Từ cao lanh và dung dịch H2SO4 nồng độ 10 ÷15% theo hệ số tỷ lượng,hoặc dung dịch
Al2(SO4)3 làm ra bùn.Với hàm ẩm 50     ÷

                                           55% thiêu kết tạo hạt ở trên đĩa tạo hạt 200 ÷ 300oC, sau đó
hạt này được nung ở 560 ÷ 580oC.

        Bước 2: Hạt sau khi thiêu kết được nung ở 560 ÷ 580oC và được phân huỷ tiếp 80 ÷ 90% bằng
axit theo tỷ lượng. Nồng độ axit được tính toán từ điều kiện để thu được dụng dịch sunfat nhôm với
hàm lượng 12 ÷ 13.5% Al2(SO4)3 .Từ phương trình (3) ta thấy mức độ hoà tách Al2O3 tại nhiệt độ nung
300 ÷ 400oC là không đáng kể. Khi tăng nhiệt độ lên làm tăng rất nhanh mức độ chuyển hoá Al2O3.

        Phương pháp chế tạo cụ thể như sau: Cao lanh sau khi khai thác từ mỏ được cắt thành khối,
phơi khô và đưa vào lò nung ở nhiệt độ 600 ÷ 650oC trong 0.5 đến 1 giờ. Sau đó để nguội, đập vỡ bằng
máy nghiền thô, sau đó nghiền tinh đến kích thước 1÷ 2mm. Cao lanh sau khi được hoạt hoá sẽ chuyển
vào thùng phản ứng với axit sunfuric nồng độ 40 ÷ 45% tại nhiệt độ 110 ÷ 1150C (thiết bị phản ứng
được bảo ôn và có hệ thống gia nhiệt bằng hơi nóng khi cần thiết). Thời gian phản ứng khoảng 1-2 giờ,
sau đó được pha loãng bằng nước rửa đến nồng độ 60 ÷ 65 g/lít theo Al2O3, hoà trộn với chất trợ lắng,
lọc và rửa qua thiết bị lọc chân không, sau đó đưa vào máy vắt ly tâm. Bã thải SiO2 được đưa đi xử lý.
Dung dịch sunfat nhôm được đưa sang công đoạn chế tạo tiếp theo.


I.3. Độ ng họ c củ a quá trình hoà tan

        Quá trình với sự tham gia của chất hoà tan hoàn toàn trong một dung môi nào đó gọi là quá
trình hoà tan, khác với quá trình chiết có thành phần chính chứa trong chất hoà tan không hoà tan hết.
Quá trình hoà tan chất rắn trong dung môi lỏng diễn ra trong những trường hợp nồng độ chất hoà tan
nhỏ hơn nồng độ bão hoà.
Quá trình hoà tan chất rắn là một trong những quá trình quan trọng của công nghệ hoá học.
Kết quả trực tiếp của quá trình hoà tan chính là việc thu hồi được dung dịch tương đối đồng nhất của
hai hay nhiều chất. Thông thường sự kết hợp của dung môi với pha rắn diễn ra trên bề mặt của hạt,
trong một số trường hợp sự tương tác này có thể lại cản trở bởi cấu trúc xốp trong lòng hạt rắn.

        Có thể chia ra hai dạng cơ bản của phản ứng hoà tan. Một là hoà tan thuận nghịch, hai là hoà
tan không thuận nghịch. Quá trình hoà tan thuận nghịch dẫn tới sự tạo thành các muối, nước trên bề
mặt của pha rắn và sau đó di chuyển chúng vào trong lòng lỏng. Tính thuận nghịch của quá trình này
nằm ở chỗ dung dịch nhận được có thể kết tinh và chia ra thành những chất phản ứng ban đầu. Ví dụ
của quá trình này là quá trình hoà tan các cấu trúc tinh thể dạng ion trong nước với sự tạo thành dung
dịch quá bão hoà và kết tinh chúng.

Hoà tan thuận nghịch có thể chia ra thành ba loại phản ứng:

        a. Phản ứng dưới sự tạo thành solvat trên bề mặt và sự di chuyển chúng tiếp theo vào trong
lòng chất lỏng. Theo tính chất của nó thì những phản ứng này có thể dẫn tới việc một số loại trong đó
có thể hoà tan thuận nghịch. Tuy nhiên dung dịch thu được không thể kết tinh lại thành các hợp chất
ban đầu. Ví dụ cho quá trình này có thể là quá trình hoà tan một số loại hỗn hợp các tinh thể hình
thành từ các phân tử có cấu trúc ion hoặc là thuỷ tinh trong các chất lỏng phân cực và không phân cực.

        b. Phản ứng ôxy hoá khử dẫn đến sự tạo thành những ion solvat và những sản phẩm của việc
khử các chất oxi hoá. Những loại phản ứng này có thể là dạng tương tác của các ion kim loại và hợp kim
của chúng với chất oxy hoá hoặc chất oxy hoá khử trong dung dịch nước.

        c. Phản ứng loại thêm vào, thay thế hoặc trung hoà. Trong loại này phải kể đến phản ứng
tương tác của các phân tử có cấu trúc tinh thể hoặc ion với dung dịch phân cực và không phân cực, dẫn
đến sự tạo thành ion phân tử solvat.

        Trong một số trường hợp quá trình hoà tan có thể dẫn tới tạo thành một số chất rắn. Nếu như
nó được phân rã trong quá trình hoà tan tiếp theo thì nó cũng sẽ thể hiện một lực khuyếch tán thêm
vào cho quá trình hoà tan. Giá trị của trở lực này sẽ tăng và tỷ lệ với căn bậc hai của thời gian hoà tan.

        Như vậy quá trình hoà tan là quá trình dị thể trong phản ứng hệ không đồng nhất rắn lỏng.
Khái quát nhất coi thể rắn có cấu trúc xốp. Thể rắn dưới dạng tinh thể được nén định hình thành các
dạng mảnh, dạng trụ, dạng cầu … nhằm khống chế trở lực dòng chảy trong miền cho phép. Giữa hạt
tinh thể rắn có khoảng không gian tự do, coi như khoảng không gian này được hình thành dưới dạng
các mao quản. Như vậy, tổng bề mặt mao quản thực chất là bề mặt tiếp xúc giữa thể rắn với dạng
lỏng. Nói chung bề mặt tiếp xúc mao quản lớn hơn rất nhiều bề mặt ngoài của hạt, thậm chí có thể bỏ
qua không tính đến bề mặt ngoài của hạt. Điều này cũng có nghĩa phản ứng hoà tan tiến hành trên
toàn bộ diện tích tiếp xúc pha.

        Trong quá trình hoà tan thể rắn trực tiếp tham gia phản ứng hoá học, khối lượng thể rắn sẽ
thay đổi trong quá trình phản ứng. Quá trình này cũng bao gồm những bước nối tiếp như sau:

        1. Lỏng khuyếch tán đến bề mặt ngoài thể rắn.

        2. Lỏng khuyếch tán từ bề mặt ngoài vào bề mặt bên trong của mao quản thể rắn

        3. Phản ứng trên bề mặt thể rắn

        4. Khuyếh tán sản phẩm từ trong mao quản ra bề mặt ngoài hạt rắn.

        5. Khuyếch tán từ bề mặt ngoài hạt rắn vào trong pha lỏng.

        Tốc độ quá trình được quyết định bởi tốc độ của bước chậm nhất. Dựa vào đó có thể khẳng
định phản ứng nằm ở miền khuyếch tán ngoài, miền khuyếch tán trong hay miền động học,và tốc độ
phản ứng được tính bằng tốc độ của bước khống chế đó.

I.3.1. Phươ ng pháp nghiên cứ u độ ng họ c quá trình hoà tan.

        Động học quá trình hoà tan phản ánh những thông tin về vận tốc quá trình,

các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc quá trình, cơ chế, các bước tiến hành của phản ứng hoá học. Như
vậy, nghiên cứu động học quá trình là nghiên cứu khả năng chuyển hóa của từng cấu tử trong hỗn hợp
phản ứng , để xác định lượng vật chất đã được chuyển hóa theo đơn vị thời gian, tức là tính vận tốc
phản ứng của các cấu tử trong hỗn hợp phản ứng . Đó chính là việc mô tả công nghệ của quá trình hoà
tan. Mô tả này được thể hiện qua những quan hệ hàm số … thể hiện được chất lượng và hiệu quả của
quá trình.

        Phản ứng hòa tan là phản ứng trong đó chất lỏng tiếp xúc trực tiếp và phản ứng với chất rắn
để tạo thành sản phẩm. Cơ chế của phản ứng lỏng-rắn có dạng:

                A(lỏng) + B(rắn)   →
                                       sản phẩm (rắn hoặc lỏng)
Thông thường phản ứng hòa tan xảy ra theo mô hình Shrinking Core Model, tức là mô hình chuyển hóa
từ ngoài vào làm cho nhân hạt thu hẹp dần.Theo mô hình này, lúc đầu phản ứng xảy ra ở bề mặt ngoài
của hạt để tạo thành một lớp sản phẩm bao quanh nhân hạt chưa phản ứng. Nhân tiếp tục được phản
ứng, lớp sản phẩm dày dần, đến một lúc nào đó toàn bộ hạt được phản ứng hoàn toàn và không còn
nhân nữa.

                Cơ chế của mô hình chuyển hóa cũng gồm năm bước nối tiếp nhau và có trở lực khác
nhau, bước nào chậm nhất sẽ quyết định vận tốc quá trình. Như vậy, phản ứng hoà tan có thể xảy ra
trong bất cứ miền nào trong những miền nêu trên. Vì thế, khi nghiên cứu động học của quá trình hoà
tan phải xem xét từng quá trình cụ thể. Cũng có nghĩa là khi tiến hành nghiên cứu phải quan tâm đến
điều kiện lý tưởng của thí nghiệm để đánh giá đúng được cơ chế pu

        Phản ứng hoà tan có dạng phương trình tổng quát như sau:




                           νA   Alỏng +   νB   Brắn =   νR   Rlỏng ( rắn) +   νS   Slỏng

Trong trường hợp này thể rắn có khối lượng thay đổi trong quá trình phản ứng

Mô hình lý tưởng được mô tả như sau.


                                                                                           Lớp biên


                                                                       rm
                                                        R




Cơ chế phản ứng

        Giả thiết ban đầu hạt rắn có bán kính R, sau khi phản ứng còn lại nhân trơ chưa phản ứng có
bán kính rm. Hạt ban đầu có thể tích là V. Thể tích hạt còn lại là Vm.
Vì trong quá trình hoà tan lượng lỏng A và rắn B đều thay đổi nên có thể tính hiệu suất chuyển
hoá theo A hoặc B.




Nếu tính hiệu suất chuyển hoá theo B, ta có

                                                                      3
                                                Vm      r3        r 
                                      X B =1−      = 1 − m3 = 1 −  m 
                                                V       R         R
                                                                            (I-1)
I.3.1.1 .Nế u phả n ứ ng nằ m ở miề n khuyế ch tán ngoài.

        ở đây chủ yếu là khuyếch tán phân tử, quá trình khuyếch tán của phân tử lỏng đến bề mặt chất
rắn chậm, nên khống chế toàn bộ tốc độ quá trình phản ứng. Sự biến thiên nồng độ cấu tử A theo
phương hướng kính do quá trình khuếch tán ngoài chậm qua lớp biên nồng độ giảm từ CAg xuống nồng
độ bề mặt hạt CAS. Nếu phản ứng là một chiều do tốc độ phản ứng hoá học nhanh hơn so với quá trình
khuếch tán nên CAS = 0. Nếu phản ứng là hai chiều, phản ứng kết thúc ở trạng thái cân bằng CAS = C   *
                                                                                                     A




(nồng độ cân bằng)

Tốc độ phản ứng tính theo rắn B:


                                             1 dN B    1 ρB
                                    rB = −    .     =−      dv              (I – 2)
                                             S dt      S dt

Trong đó:

        S: là điện tích bề mặt hạt rắn ban đầu


            ρB      : là khối lượng riêng của hạt rắn (coi như không đổi)


        V: là thể tích hạt rắn

                 dN B
                        : Biến thiên lượng chất B theo thời gian
                  dT


Tốc độ phản ứng tính theo lỏng A là
1 dN A    1 ρA
  rA = − .     =−      dv                                 (I – 3)
        S dt      S dt


Mặt khác, lượng lỏng A di chuyển do khuếch tán đối lưu qua một đơn vị diện tích dòng khuếch tán, tỷ
lệ với động lực quá trình chuyển khối.

rA = KAg(CAg – CAs)                                       (I – 4)

Trong đó:

         KAg: là hệ số cấp khối

         CAg: là nồng độ cấu tử A trong dòng

         CAS: là nồng độ cấu tử A trên bề mặt pha rắn

            ρA       : Khối lượng riêng của A

Từ các phương trình( I-2),(I-3),(I-4),tính được .Thời gian cần thiết để phản ứng làm thay đổi kích thước
hạt từ R         →
                      rm là:


                                      ρ B .R                    rm  3 
                           τm   = 3.υ .K .C           .       1 −                            (I-5)
                                     B  Ag  Ag                 R 
                                                                        


Thời gian cần thiết để phản ứng làm thay đổi kích thước hạt từ R             →
                                                                                 0 là:


                                                ρ B .R
                                     τ=                                                  (I-6)
                                          3.υ B .K Ag .C Ag



Với K là hằng số tốc độ của phản ứng


                      ρB
K = ν .K (C − C )
     B  Ag Ag  As




         Từ (I-5) và (I-6) tính được thời gian phản ứng với từng loại hình dạng hình học của hạt rắn s và
dv tương ứng.(bảng 1)

I.3.1.2. Phả n ứ ng nằ m trong miề n khuế ch tán trong .
Nếu bước khuyếch tán của A trong mao quản chậm phản ứng sẽ nằm ở miềnkhuếch tán
trong. Ở đây do quá trình khuếch tán ngoài nhanh nên về cơ bản nồng độ cấu tử A trong pha lỏng bằng
nồng độ bề mặt CAs.

             Trong trường hợp tốc độ ổn định, tốc độ phản ứng hoá học bên trong hạt bằng lượng cấu tử A
đi qua phần diện tích bọc của hạt này, quá trình khuyếch tán trong là khuyếch tán phân tử tuân theo
định luật Fick I.

Tốc độ phản ứng tính theo cấu tử A là:


             dN A          dC A 
  rA = −          = S.D A                                 (I –7)
              dt           dr 


Trong đó:

                     DA là hệ số khuếch tán trong

                     S là diện tích mà cấu tử A đi qua


   dC A 
            gradien nồng độ của cấu tử A đi qua lớp sản phẩm tính tại bề mặt lồi.
   dr 


Tốc độ phản ứng tính theo cấu tử B là:

             1 dN B    1 ρB dv
  rB = −            =−                                      (I –8)
             S dt      S dt


             Trong đó:

                     S: là diện tích bề mặt hạt rắn ban đầu

                     ρB: khối lượng riêng của hạt rắn (coi như không đổi)

                     V: thể tích hạt rắn

Thời gian phản ứng để giảm kích thước hạt từ R                  →
                                                                     rm là:


                                    ρ B .R 2                r 
                                                                  2
                                                                       r  
                                                                            3

                         τm =                      .   1 − 3 m  + 2. m          (I-9)
                                6.υ B .D A .C Ag            R       R 
                                                                             
Thời gian phản ứng để giảm kích thước hạt rắn từ R                    →
                                                                          hết là :


                                 ρ B .R 2                                            (I-10)
                        τ=
                             6.υ B .D A .C Ag


 Từ đây cũng tính được thời gian phản ứng với từng loại hình dạng hình học của hạt với S và dv tương
ứng.

I.3.1.3. Phả n ứ ng nằ m trong miề n độ ng họ c.

        Khi phản ứng nằm trong miền động học, nồng độ trên toàn hạt là CAg.

Phản ứng diễn ra trên toàn bộ bề mặt phân chia hạt rắn.

Tốc độ phản ứng tính theo cấu tử B là:


                    1 dN B    1 ρB dv
           rB = −          =−                                                        (I – 11)
                    S dt      S dt


Trong đó

                S: diện tích bề mặt hạt rắn tại thời điểm khảo sát

                ẹB: khối lượng riêng (coi như không đổi) của hạt rắn

                V: thể tích hạt rắn

Tốc độ phản ứng theo cấu tử A


                                              = K C f (C Ag ) = K C C Ag
                                         dN A
                               rA = −                                                           (I – 12)
                                          dt


Thời gian phản ứng để giảm kích thước hạt từ R                   →
                                                                     rm là:


                                         ρB
                             τm =                  .( R − rm )                                  (I-13)
                                     υB .K c .C Ag



                                              ρB
Với                                       υ B K C C Ag
                                                       =K
Từ phương trình (I – 13) ta tính được thời gian phản ứng với từng loại hình dạng hình học của hạt rắn
có S và dv tương ứng ( theo bảng 1).

                                                              τm
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ                       và xB cho nhiều loại thể rắn với hình dạng khác
                                                               τ

nhau. Octave Levelspiel tập hợp kết quả tính toán ấy qua bảng dựa vào đó có thể tính được thời gian
phản ứng cần thiết để đạt được một hiệu suất chuyển hóa nhất định.




                                                          Bả ng 1

                Diệ n tích bề mặ t và thể tích củ a mộ t số hình dạ ng hạ t rắ n

   Hình dạ ng Hạ t rắ n                      Diệ n tích xung quanh S             Thể tích V

   Hình cầ u                                 S = 4πR2
                                                                                 V = 43 πR3

   Hình trụ                                  S = 2πR.L                           V = πR2.L

   Thanh mả nh                               S=1                                 V = 1.L




                                                          Bả ng 2

Thờ i gian phả n ứ ng cầ n thiế t phụ thuộ c vào độ chuyể n hóa

tính cho mộ t mô tả độ ng họ c thườ ng gặ p




Loại hạt              Khuếch tán ngoài                   Khuếch tán trong                     Động học

Loại mảnh                 τm                              τm                                   τm
                             = xB                            = xB2
                                                                                                  = xB
                           τ                               τ                                   τ
           l                                                      ρ B .L2                             ρ B .L
xB = 1-                                                   τ=                                   τ=
           L                                                                                      ν B k Ag .C Ag
                                    ρ B .L                   2.ν B .D Ag .C Ag
                          τ=
                               ν B .k Ag .C Ag
Hình trụ                 τm                        τm                                      τm                  1
                            = xB                      = x B + (1 + x B ) ln(1 + x B )         = 1 − (1 − x B ) 2
                         τ                          τ                                       τ
           r 
                   2
                                 ρ B .R                   ρ B .R 2                               ρ B .R
  xB = 1 −  m          τ=                        τ=                                      τ=
           R              2.ν B .k Ag .C Ag         4.ν B .D A .C Ag                        ν B .k c .c Ag

Hình cầu                 τm                        τm                    2                 τm                  1
                            = xB                      = 1 − 3.(1 − x B ) 3 + 2(1 − x B )      = 1 − (1 − x B ) 3
                         τ                          τ                                       τ
           r 
                   3
                                 ρ B .R                   ρ B .R 2                               ρ B .R
  xB = 1 −  m          τ=                        τ=                                      τ=
           R              3.ν B .k Ag .c Ag         6.ν B .k Ag .c Ag                       ν B k c .C Ag

Hạt nhỏ rơi tự do        τm                  2    Không xảy ra                             τm                  1
                            = 1 − (1 − x B ) 3                                                = 1 − (1 − x B ) 3
                          τ                                                                 τ
                                 ρ B . y.R                                                       ρ B .R
                         τ=                                                                τ=
                            2.ν B .k .D A .C Ag                                               ν B k c .C Ag

I.3.2. Độ ng họ c củ a quá trình hoà tan Al2O3 và Al(OH)3

         Quá trình hòa tan sunfat nhôm trong axit sunfuric cũng là quá trình dị thể và trong hệ có bề mặt
phân chia pha. Phản ứng hóa học thường chỉ là một trong những giai đoạn của quá trình chuyển pha,và
được diễn ra trong thể tích một pha còn chất kia ở pha khác khuếch tán tới.

Khả năng phản ứng của Al2O3 với H2SO4 có liên quan tới cấu trúc và trạng thái năng lượng của các hạt
trong mạng tinh thể. Các chất có nhiều dạng thù hình khác nhau thì khả năng phản ứng cũng khác
nhau.Trong trạng thái kết tinh của hạt rắn có các chỗ khuyết tật, ở vị trí khuyết tật thì khả năng phản
ứng cao hơn so với những vị trí khác, nếu nồng độ khuyết tật tăng thì khả năng phản ứng tăng. Mật độ
khuyết tật có thể tăng bằng cách tăng nhiệt độ .Mặt khác khi số hạt ở các cạnh và đỉnh tinh thể tăng
thì khả năng phản ứng cũng tăng vì vậy cần phải tăng tăng độ mịn của tinh thể. Từ các công trình
nghiên cứu động học quá trình hòa tan đã đưa ra một số mô hình động học cho phản ứng. Đối với quá
trình hoà tan Al2O3 hoàn toàn có thể dựa vào các mô hình đó để giải quyết các vấn đề về động học.

Tốc độ hòa tan Al2O3 được tính bằng lượng chất chuyển vào dung dịch sau một đơn vị thời gian

                                 dN Al 3+
                          r=
                                  S .dt


trong đó

         s là diện tích tiếp xúc pha
dNAl           là biến thiên về lượng của Al2O3
                  +3




Các yếu tố ảnh hưởng đến động học quá trình là; độ mịn và bản chất hạt rắn, tốc độ khuấy trộn, nhiệt
độ phản ứng , tiêu chẩn và nồng độ axit. Bởi vì quá trình mang tính chất nhiều giai đoạn đó là những
quá trình nối tiếp nhau:

        -      Chuyển chất từ vùng khác tới vùng phản ứng
        -      Biến đổi hóa học tại vùng phản ứng
        -      Chuyển sản phẩm ra khỏi vùng phản ứng
Nên các yếu tố trên ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phân hủy

Động học quá trình (phản ứng hòa tan oxit nhôm và hidroxit nhôm là gần như nhau)

Trong hệ lý tưởng

Năng lượng hoạt hoá E và bậc n của phản ứng tính theo axit hoà tan.

Tốc độ phản ứng:

            r =k ' C axit f ( Al(OH ) 3 ) =kf ( Al(OH) 3 )
                      n




Hằng số tốc độ phản ứng

            k = k ' C axit
                        n




Trong đó: n là bậc của phản ứng theo axit.

Năng lượng hoạt hoá của phản ứng hoà tan phụ thuộc vào nồng độ và bản chất của chất hoà tan. Kết
quả một số công trình nghiên cứu cho biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng hòa tan hiđroxit nhôm
trong HNO3 và NaOH




     Chất hoà                                                                    E,KJ/mol
                                          -4           -4
                         T,K       k.10        k’.10         n       E, KJ/mol
     tan                                                                         Trung bình

     1M HNO3             323       6.2         6.2           1.349               71,324
333       13.4       13.4       1.148      68,919

                  343       27.8       27.8       1.207      69,301

                  353       59         59                    75,750



                  313       98         21

                  323       27.3       58                    86,113
    3M HNO3                                                                  70,240
                  333       47.3       10.1                  49,149

                  343       104.7      22.4                  75,455




                                                                E,KJ/mol
      Chất hoà tan         T,K       k.10   -4
                                                 E, KJ/mol
                                                                Trung bình

                           313       2.5

                           323       7.3         90070
      3M HNO3                                                   71327
                           333       12.7        49516

                           343       27.8        74396



                           313       9.5

                           323       33          104665
      1N NaOH                                                   113316
                           333       151.6       136349

                           343       429.7       98935



      So sánh năng lượng hoạt hoá của quá trình hoà tan Al(OH)3 bằng axit HNO3 và NaOH. Nhận thấy

E NaOH > E HNO
             3   chứng tỏ liên kết Al-OH dễ bị phá vỡ hơn liên kết AlO-H. Như vậy, theo mô hình lý
tưởng này thì việc hoà tan hydroxit nhôm trong axit sẽ thuận lợi hơn khi dùng NaOH. Tuy nhiên, để
đánh giá một cách cụ thể phải nghiên cứu trong hệ thực.

Động học trong hệ thực phản ánh đầy đủ các đặc điểm thực tế của hệ phản ứng hoà tan hydroxit
nhôm như: các loại kích thước hạt trong hydroxit nhôm nguyên liệu, hình dạng hạt pha rắn và phương,
chiều của phản ứng hoá học trong thể rắn khảo sát. Quá trình hoà tan hydroxit nhôm trong axit là quá
trình dị pha nên vận tốc sẽ phụ thuộc vào bề mặt tham gia phản ứng. Để tăng tốc độ phản ứng thì cần
tăng bề mặt tiếp xúc pha rắn nên phải nghiền Al(OH)3. Ảnh hưởng của quá trình nghiền đến quá trình
hoà tan được đánh giá qua số liệu thực tế.

Ví dụ:         Không nghiền → mức độ chuyển hoá: 25,7%

               Nghiền bi                                      65,3%

               Nghiền đập                                     54,2%

Nhận thấy rằng mức độ chuyển hoá tăng đáng kể khi nghiền nguyên liệu. Như vậy,khẳng định chắc
chắn rằng bề mặt tiếp xúc pha có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và hiệu suất chuyển hoá của phản
ứng. Mặt khác, phương pháp nghiền cũng tác động rất lớn, so sánh giữa nghiền bi và nghiền đập thì
nghiền bi cho kết quả độ chuyển hoá tốt hơn. Điều này có thể được lý giải lý do khi nghiền bi, do quá
trình chà sát nên tăng được diện tích bề mặt theo mọi phương của hạt rắn, trong khi đó nghiền đập thì
chỉ tăng diện tích bề mặt theo một số lượng nhất định.
PHẦN II: THỰC NGHIỆM


II.1 Hóa chấ t và dụ ng cụ thí nghiệ m

II.1.1. Hóa chấ t

                    H2SO4 98%

                    HCl 99%

                    CH3COOH

                    NaOH tinh thể

                    MgSO4 tinh thể

                    Na2C10H14N2O8 tinh thể (EDTA)
Xylen da cam

                 Phênolphtalein

                 KHC8H4O4 (KHP)

                 Nước cất

II.1.2 Dụ ng cụ và thiế t bị

                 Lò nung

                 Cân phân tích(± 10-4g)

                 Cối mã não nghiền hạt cao lanh

                 Sàng phân loại hạt :     φ   0.12mm,   φ   0.16mm,   φ   0.25mm,   φ   0.315 mm

                 Bình ổn nhiệt

                 Tủ hút hơi độc

                 Bếp điện

                 Cốc thủy tinh chịu nhiệt 1000ml

                 Nhiệt kế

                 Pipet 2ml,5ml,10 ml,25ml

                 Buret 25ml

                 Chén nung bằng sứ

                 Que khuấy

                 Bình tam giác

                 Bình cầu 100ml, 250ml, 1000ml

                 Đũa thủy tinh
Bình tia nước cất

                Giấy lọc

II.1.3.Pha chế dung dị ch chuẩ n

II.1.3.1.Pha chế dung dị ch NaOH

        Cân một lượng NaOH vào khoảng 4g, cho vào bình polietylen sau đó cho chừng 1 lít nước cất
vào bình. Đậy kín nút.

        Cân một lượng chính xác 5g muối biphtalat kali KHC8H4O4 (KHP) cho vào cốc 250ml. cho 100ml
nước cất vào, đun nóng nhẹ đến tan hết. Để nguội, sau đó chuyển dung dịch vào bình điịnh mức 250ml.
Pha nước cất đến vạch mức. Căn cứ vào lượng cân tính nồng độ dung dịch.

        Lấy 20ml dung dịch NaOH cho vào bình nón, cho thêm vài giọt phenolphtalein vào bình rồi
chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch KHP cho đến hết màu hồng. Căn cứ vào thể tích đã lấy và
nồng độ dung dịch KHP tính được nồng độ dung dịch NaOH


                            ( N.V ) KHP
                NNaOH =      V NaOH


II.1.3.2. Pha chế dung dị ch Complexon III

        Cân 9,3g complexon III cho vào bình mức 1 lít, cho nước vào bình, lắc đến tan hết chất rắn, pha
nước đến vạch mức.

        Cân chính xác 0,6g muối MgSO4 cho vào bình định mức 200ml. Cho nước vào bình, lắc đến tan
hết chất rắn. Pha nước đến vạch mức được dung dịch có nồng độ xác định.

        Dùng dung dịch MgSO4 để chuẩn độ dung dịch complexon III để có được dung dịch complexon
III có nồng độ chính xác.


II.2 Phươ ng pháp phân tích

II.2.1 Xác đị nh nồ ng độ nhôm (Al3+) bằ ng phươ ng pháp phân tích thể tích

II.2.1.1 Cơ sở phươ ng pháp
Trong môi trường axit yếu việc định phân xác định nhôm bằng EDTA gặp khó khăn do phức
hiđroxo của nhôm tác dụng với EDTA rất chậm.Nên chuẩn độ nhôm bằng EDTA dùng phép chuẩn độ dư
( phương pháp chuẩn độ ngược).

Cho một lượng dư EDTA có nồng độ xác định vào dung dịch muối nhôm rồi đem đun nóng để phản ứng
xảy ra hoàn toàn.Sau đó lượng EDTA dư được chuẩn ằng dung dịch muối ZnCl2 có nồng độ xác định ở
PH = 5,2 – 5,5 với chất chỉ thị màu là xylen da cam. Màu của dung dịch chuyển từ vàng sang đỏ.

Các phản ứng chính xảy ra :

                Al3+ + H2Y2- = AlY- + 2H+

                H2Y2- + Zn2+ = ZnY2- + 2H+

                Zn2+(dư) + xylen da cam      →
                                                 phức màu đỏ

II.2.1.2.Các hóa chấ t và dụ ng cụ cầ n dùng

                Dung dịch ZnCl2 : 0,005M

                Dung dịch EDTA : 0,005M

                Dung dịch đệm axetatnatri CH=3 pH = 5,2 – 5,5

                Axit Clohiđric đậm đặc

                Dung dịch chỉ thị xylen da cam

                Pipet 2ml, 5ml và 10ml

                Buret 25ml

                Nước cất

II.2.1.3.Phươ ng pháp tiế n hành

Xác đị nh hàm lượ ng Al3+ hòa tan trong axit

Lấy 2ml dung dịch hòa tan cho vào bình định mức 100ml, thêm một giọt dung dịch axit HCl để chống
thủy phân mẫu, sau đó định mức bằng nước cất và lắc đều.Lấy 5ml sau định mức cho vào bình tam
giác, thêm 10ml dung dịch EDTA 0,005M vào, đem đun nóng đến gần sôi sau đó để nguội ;cho thêm
dung dịch đệm axetatnatri có pH = 5,2 – 5,5 ( tạo môi trường axit yếu), thêm 1 đến 2 giọt xylen da cam,
lắc đều, sau đó chuẩn độ lượng EDTA 0,005M dư bằng dung dịch ZnCl2 0,005M tiêu hao.

Công thức tính toán :

                                       (VEDTAC EDTA −VZnCl2 CZnCl2 ).100.1000
                          CAl3+ =
                                                                 1000.Vdm .Vkt


Hàm lượng Al2O3 hòa tan là

                                                                               C Al 3+ .102
                                                         % Al2O3 =                            (%)
                                                                                     2.10


Xác đị nh hàm lượ ng Al2O3 trong cao lanh

      Lấy tất cả dung dịch của 2 lần lọc rửa ( sau khi axit hóa) cho vào bình định mức 1000ml, sau đó
định mức bằng nước cất và lắc đều.

     Lấy 5ml dung dịch sau định mức cho vào bình tam giác, cho thêm 20ml dung dịch EDTA 0,05M vào,
đun nóng đến gần sôi, để nguội, tiếp tục cho thêm 20ml dung dịch đệm axetatnatri pH = 5,2 – 5,5 ,
thêm 1- 2 giọt xylen da cam lắc đều, sau đó chuẩn độ lượng EDTA 0,05M. Khi dung dịch chuyển từ màu
vàng sang màu đỏ thì dừng chuẩn độ, ghi thể tích ZnCl2 0,05M tiêu hao.

Công thức tính toán

                                    V EDTA .C EDTA −V ZnCl2 .C ZnCl2
                        CAl3+ =                                                                           (mol/l)
                                                             5



                                                                  C ( Al 3+ ) .102
                        % Al2O3
                                     ( trongcaola nh )
                                                         =                           .100           (%)
                                                                      2.10




II.2.2 Xác đị nh nồ ng độ H+

II.2.2.1 Các hóa chấ t và dụ ng cụ cầ n dùng

         Dung dịch NaOH 0.1N
Dung dịch chỉ thị metyl da cam

           Dung dịch chỉ thị metyl đỏ

           Bình tam giác 250ml

           Bình định mức 250ml

           Buret 25ml

           Pipet 5,10ml

II.2.2.2 Phươ ng pháp phân tích

           Lấy 5ml chất keo tụ cho vào bình định mức 250 ml,sau đó định mức bằng nước cất lắc đều.

Lấy 10ml chất keo tụ sau định mức cho vào bình tam giác rồi cho 1-2 giọt chỉ thị vào và lắc đều (nếu xác
định nồng độ H2SO4 ban đầu dùng chỉ thị metyl đỏ,nếu xác định nồng độ H2SO4 dư trong dung dịch
Al2(SO4)3 dùng chỉ thị metyl da cam).

Chuẩn độ axit bằng dung dịch NaOH 0.1N .Khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu vàng thì dừng
chuẩn độ và ghi lại thể tích dung dịch NaOH 0.1N tiêu tốn

II.2.2.3 Công thứ c tính toán


                                    V NaOH .N NaOH       1         V
                 C(H            =                    .       . V         .1000   ( mol/l)
                        +


                            )
                                         Vckt            2       pipet




Trong đó

           VNaOH là thể tích dung dịch NaoH tiêu tốn (ml)

           NNaOH là nồng độ dung dịch NaOH (N)

           Vpipet thể tích chất keo tụ đem định mức (ml)

           Vckt Thể tích chất keo tụ sau định mức


II.3 Xây dự ng thí nghiệ m độ ng họ c

II.3.1 Mô tả thự c nghiệ m
Nghiên cứu động học của quá trình hòa tan cao lanh trong axit sunfuric được thực hiện như
sau :

         Thiết bị thí nghiệm gồm có : Máy điều nhiệt với tác nhân gia nhiệt là nước ( thể tích 15 lít).
Mục đích là để giữ cho nhiệt ổn định. Quặng cao lanh và axit được cho vào bình ba cổ. Để tăng tốc độ
phản ứng ( tăng tốc độ chuyển khối giữa hai pha) trong bình phản ứng ba cổ có lắp thêm cánh khuấy.
Trục khuấy được lắp với động cơ có thể điều chỉnh để thay đổi được tốc độ khuấy.Để đảm bảo nhiệt
độ môi trường ổn định, trong máy điều nhiệt có lắp nhiệt kế tiếp xúc và rơ le. Khi nhiệt độ của nước
trong máy điều nhiệt lên cao hoặc xuống thấp hơn nhiệt độ yêu cầu thì nhờ có rơ le và nhiệt kế tiếp
xúc mà nó tự ngắt hoặc đóng mạch để dòng điện đi vào điện trở Để kiểm tra nhiệt độ phản ứng, có
đặt thêm nhiệt kế thường vào bình phản ứng ba cổ với độ chính xác là 0,10C. Máy điều nhiệt này chỉ
dùng tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ nhỏ hơn 1000C.

II.3.2 Tiế n hành thí nghiệ m :

Sau khi nhiệt độ của nước trong máy điều nhiệt đã đạt yêu cầu thì lắp bình phản ứng ba cổ vào. Quặng
cao lanh sau khi đem nung ở nhiệt độ 7000C trong hai giờ. Đem sàng để phân loại chọn lấy hạt có kích
thước 0,12mm- 0,16mm và 0,25mm – 0,315mm và đem cân. Sau đó lắp cánh khuấy vào cho chạy thử,
khi đã khuấy tốt thì bắt đầu cho axit H2SO4 vào bình. Cho cánh khuấy chạy với tốc độ không đổi. Nhìn
nhiệt độ ở nhiệt kế đặt trong bình phản ứng đã đạt nhiệt độ yêu cầu thì cho cao lanh vào và bắt đầu
ghi thời gian phản ứng. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm ba cổ của bình phản ứng phải dùng nút
cao su đậy kín tránh hiện tượng bay hơi làm giảm thể tích dung dịch trong bình. Sau thời gian phản ứng
đã qui định dung dịch trong bình phản ứng được đem lọc. Phần bã trên phễu lọc dưới cũng được rửa kĩ
bằng nước cất. Toàn bộ dung dịch sau lọc rửa được chuyển vào bình định mức đem phân tích để xác
định hàm lượng Al3+.Trong mỗi thí nghiệm lấy 10g cao lanh đem hòa tan trong 1000ml axit H2SO4.Thời
gian thực hiện một thí nghiệm là 4 giờ.Tiến hành thí nghiệm với axit H2SO4 nồng độ 15%, 20% và
30%.Với mỗi nồng độ axit thực hiện thí nghiệm ở các nhiệt độ 650C, 750C, 850C và 950C. Để thiết lập
được mô hình toán của quá trình ngoài việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, thời gian còn
phải khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy và kích thước hạt quặng tới hiệu suất phân hủy. Vì vậy
qui trình thí nghiệm trên được thực hiện với các cỡ hạt quặng 0,12 – 0,16mm và 0,25 – 0,315mm ở các
tốc độ khuấy là 600v/phút và 800v/phút.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTCÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTthuc bui
 
Powerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíPowerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíNhung Lê
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...nataliej4
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam HàHoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hàluanvantrust
 
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường biển
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường biển[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường biển
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường biểnQuyen Thuy
 
Đơn giảm giá - Dự Thầu
Đơn giảm giá - Dự ThầuĐơn giảm giá - Dự Thầu
Đơn giảm giá - Dự ThầuDUY HO
 
Unilver - Tổng hợp.doc
Unilver - Tổng hợp.docUnilver - Tổng hợp.doc
Unilver - Tổng hợp.docPhmThHngNhung7
 
Marketing mix vinamilk
Marketing mix vinamilkMarketing mix vinamilk
Marketing mix vinamilkchulua
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 Powerpoint Ô nhiễm môi trường Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trườngNhung Lê
 
Quá Trình Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu
Quá Trình Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu Quá Trình Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu
Quá Trình Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu luanvantrust
 
Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử tại công ty tnhh shopee 6752811
Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử tại công ty tnhh shopee 6752811Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử tại công ty tnhh shopee 6752811
Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử tại công ty tnhh shopee 6752811jackjohn45
 
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệpPhân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loiBai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loiNguyen Thanh Tu Collection
 
Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TOYOTA
Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TOYOTATìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TOYOTA
Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TOYOTAnataliej4
 
Nhóm 1: Chuong 4: Đời sống săn bắn hái lượm
Nhóm 1: Chuong 4: Đời sống săn bắn hái lượmNhóm 1: Chuong 4: Đời sống săn bắn hái lượm
Nhóm 1: Chuong 4: Đời sống săn bắn hái lượmDoan Huy
 

Mais procurados (20)

CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTCÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
 
Powerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíPowerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khí
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam HàHoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
 
Ktvm1
Ktvm1Ktvm1
Ktvm1
 
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường biển
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường biển[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường biển
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường biển
 
Đơn giảm giá - Dự Thầu
Đơn giảm giá - Dự ThầuĐơn giảm giá - Dự Thầu
Đơn giảm giá - Dự Thầu
 
Unilver - Tổng hợp.doc
Unilver - Tổng hợp.docUnilver - Tổng hợp.doc
Unilver - Tổng hợp.doc
 
Marketing mix vinamilk
Marketing mix vinamilkMarketing mix vinamilk
Marketing mix vinamilk
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 Powerpoint Ô nhiễm môi trường Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 
Quá Trình Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu
Quá Trình Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu Quá Trình Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu
Quá Trình Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu
 
Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử tại công ty tnhh shopee 6752811
Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử tại công ty tnhh shopee 6752811Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử tại công ty tnhh shopee 6752811
Chất lượng dịch vụ thương mại điện tử tại công ty tnhh shopee 6752811
 
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệpPhân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loiBai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
 
Chương 3 qtkpp
Chương 3   qtkppChương 3   qtkpp
Chương 3 qtkpp
 
Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TOYOTA
Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TOYOTATìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TOYOTA
Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TOYOTA
 
Nhóm 1: Chuong 4: Đời sống săn bắn hái lượm
Nhóm 1: Chuong 4: Đời sống săn bắn hái lượmNhóm 1: Chuong 4: Đời sống săn bắn hái lượm
Nhóm 1: Chuong 4: Đời sống săn bắn hái lượm
 
Luận văn: Nghiên cứu hệ thống nồi hơi tự động, HAY
Luận văn: Nghiên cứu hệ thống nồi hơi tự động, HAYLuận văn: Nghiên cứu hệ thống nồi hơi tự động, HAY
Luận văn: Nghiên cứu hệ thống nồi hơi tự động, HAY
 
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừaCác phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
 

Semelhante a Nhôm sunfat

Cong nghe san xuat gom su
Cong nghe san xuat gom suCong nghe san xuat gom su
Cong nghe san xuat gom suVy Rùa
 
Silic và hợp chât của silic
Silic và hợp chât của silicSilic và hợp chât của silic
Silic và hợp chât của silicdaodinh8
 
Tổng hợp lý thuyết Hóa học siêu dễ nhớ - Megabook.vn
Tổng hợp lý thuyết Hóa học siêu dễ nhớ - Megabook.vnTổng hợp lý thuyết Hóa học siêu dễ nhớ - Megabook.vn
Tổng hợp lý thuyết Hóa học siêu dễ nhớ - Megabook.vnMegabook
 
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun doChuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun donhóc Ngố
 
TIỂU LUẬN ĐẤT SÉT
TIỂU LUẬN ĐẤT SÉTTIỂU LUẬN ĐẤT SÉT
TIỂU LUẬN ĐẤT SÉTNguyễn Linh
 
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptxppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptxTrnHongAn2
 
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mtTìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mtHương Vũ
 
Các nguyên tố nhóm ib
Các nguyên tố nhóm ibCác nguyên tố nhóm ib
Các nguyên tố nhóm ibMưa Hè
 
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nitoTim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nitoNguyen Thanh Tu Collection
 
Pyromin vietnamese version
Pyromin vietnamese versionPyromin vietnamese version
Pyromin vietnamese versionvankieulinh
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgdQl1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgdSon Nguyen
 

Semelhante a Nhôm sunfat (20)

bai33Nhom
bai33Nhombai33Nhom
bai33Nhom
 
Cong nghe san xuat gom su
Cong nghe san xuat gom suCong nghe san xuat gom su
Cong nghe san xuat gom su
 
Silic và hợp chât của silic
Silic và hợp chât của silicSilic và hợp chât của silic
Silic và hợp chât của silic
 
Tổng hợp lý thuyết Hóa học siêu dễ nhớ - Megabook.vn
Tổng hợp lý thuyết Hóa học siêu dễ nhớ - Megabook.vnTổng hợp lý thuyết Hóa học siêu dễ nhớ - Megabook.vn
Tổng hợp lý thuyết Hóa học siêu dễ nhớ - Megabook.vn
 
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun doChuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
Chuong 4 khai thac bauxite san xuat alumin_bun do
 
TIỂU LUẬN ĐẤT SÉT
TIỂU LUẬN ĐẤT SÉTTIỂU LUẬN ĐẤT SÉT
TIỂU LUẬN ĐẤT SÉT
 
Nhom
NhomNhom
Nhom
 
Luyện nhôm
Luyện nhômLuyện nhôm
Luyện nhôm
 
Bai giang polyme silicon dhbkhn
Bai giang polyme silicon dhbkhnBai giang polyme silicon dhbkhn
Bai giang polyme silicon dhbkhn
 
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptxppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
 
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mtTìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
 
PCCC.pptx
PCCC.pptxPCCC.pptx
PCCC.pptx
 
Cơ sở gang thép
Cơ sở gang thépCơ sở gang thép
Cơ sở gang thép
 
Các nguyên tố nhóm ib
Các nguyên tố nhóm ibCác nguyên tố nhóm ib
Các nguyên tố nhóm ib
 
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nitoTim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
 
Pyromin vietnamese version
Pyromin vietnamese versionPyromin vietnamese version
Pyromin vietnamese version
 
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgdQl1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
Ql1 p1-t1-c6-6.3.6-he thong fgd
 
Gốm nhôm oxit
Gốm nhôm oxitGốm nhôm oxit
Gốm nhôm oxit
 
Cơ sở gang thép
Cơ sở gang thépCơ sở gang thép
Cơ sở gang thép
 
Lo hoi 2
Lo hoi 2Lo hoi 2
Lo hoi 2
 

Nhôm sunfat

  • 1. Nhôm sunfat có công dụng chủ yếu trong công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da và làm chất keo tụ để làm trong nước. Những công dụng này đều xuất phát từ chỗ muối nhôm thuỷ phân khá mạnh ở trong nước tạo thành nhôm hydroxit. Khi nhuộm vải, hyđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nên có tác dụng là chất cắn màu. Tác dụng keo tụ làm trong nước là do hyđroxit đó, với bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng ở trong nước kéo chúng cùng lắng xuống dưới. Trong công nghiệp giấy nhôm sunfat được cho vào bột giấy cùng với muối ăn. Nhôm clorua được tạo nên do phản ứng trao đổi, bị thuỷ phân mạnh hơn tạo nên hyđroxit. Hydroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulo với nhau làm cho giấy không bị nhoè mực khi viết. Các muối của nhôm nói chung và sunfat nhôm nói riêng được sử dụng khá rộng rãi đặc biệt là trong các việc sử lý nước. Trong thực tế có nhiều công trình nghiên cứu về các hợp chất của nhôm và các loại khoáng chất thiên nhiên của nhôm. Chúng ta có thể thấy các hợp chất của nhôm có ở khắp mọi nơi, phần lớn nó tồn tại trong tự nhiên dưới dạng ôxit. Có ý nghĩa nhất trong công nghệ sản xuất các hợp chất của nhôm là ôxit nhôm tồn tại dưới dạng khoáng boxit và các khoáng của nhôm như cao lanh, đất sét … có thể nói đây là quặng quan trọng nhất do là sản phẩm của quá trình phân huỷ đặc biệt phổ biến của các nham thạch do aluminosilicat tạo nên. Bên cạnh đó trữ lượng quặng boxit và cao lanh ở nước ta tuy không nhiều nhưng đủ để sản xuất dùng trong nước với thời gian dài.( Theo báo cáo khoa học của viện hoá học – Tổng công ty Hoá chất Việt Nam năm 2000) Trữ lượng quặng bôxit đã được thăm dò là 2,7 tỷ tấn. Dự báo quặng boxit nguyên khai khoảng 6,7 tỷ tấn. Quặng boxit ở tụ khoáng Bảo Lộc - Lâm Đồng đang được khai thác để sản xuất 7000 tấn/năm, nhôm hydroxit vào khoảng 30.000 tấn/năm phèn nhôm. Còn các mỏ khác hầu như chưa được khai thác. Trong khi đó chúng ta phải chở nhôm hydroxit từ miền Nam ra Bắc để sản xuất phèn nhôm. Mặt khác, nguồn hydroxit nhôm của nhà máy hoá chất Tân Bình khó đảm bảo cả về sản lượng và giá cả. Đứng trước tình hình đó chúng tôi đề xuất phương án nghiên cứu chế tạo sunfat nhôm đi từ nguồn nguyên liệu là các quặng thiên nhiên có sẵn tại địa phương với mục tiêu giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng: quặng boxit ở các tỉnh phía Bắc do tồn tại ở dạng diaxpo rất khó hoà tan, vì vậy vẫn chưa có công nghệ phù hợp để đi từ trong nguyên liêu này. Vì vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu quặng cao lanh. Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi xác định nhiệm vụ của bản luận văn là:
  • 2. - Khảo sát một cách chi tiết bằng thực nghiệm quá trình hoà tan quặng cao lanh (mỏ cao lanh Thanh Sơn – Phú Thọ) trong axit sufuric để chế tạo nhôm sunfat. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, kích thước hạt đối với quá trình hoà tan. Xác định sự phụ thuộc của tốc độ hoà tan cao lanh trong axit sunfuric vào các điều kiện để thiết lập được mô hình toán của quá trình. Mong rằng các kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa đối với quá trình sản xuất sunfat nhôm trong thực tế.
  • 3. PHẦN I. TỔNG QUAN I.1. Tính chấ t hoá - lý củ a sunfat nhôm Sunfat nhôm khô là chất bột màu trắng với tỷ trọng 2710kg/m3, vasilev, Gitis và seitlin đã do tỷ trọng và độ nhớt của dung dịch (dung dịch là nước) sunfat nhôm trong khoảng nhiệt độ 100C ≤ t ≤ 950C và khoảng nồng độ 0,049 ≤ C ≤ 0,305kg/kg. Tỷ trọng của dung dịch thay đổi tương đối theo hàm số ρ = 1001,7 + 1271,60C – 0,663t Sai số trung bình bình phương bất kỳ: SOP = ±1,5 kg/m3. Trong dung dịch, trong khoảng nhiệt độ từ -12 đến 112,20C kết tinh ở dạng Al2(S)4)3.16H2O. Với nhiệt độ -120C trong thành phần sunfat nhôm 27,2% hình thành điểm ơtecti. Trong môi trường oxy hóa, môi trường khử và môi trường trung hòa khi đốt nóng, Al2(S)4)3.16H2O phân huỷ theo cấp độ. Trong khoảng 50-600C quan sát thấy 16 hydrat sunfat nhôm, trong khoảng 80-900C phần đó chuyển hoá thành 12 hydrat. Sự chuyển hoá thành Hecxanhydrat kết thúc tại nhiệt độ 1300C. Khi đốt nóng nhanh tới 1500C Al2(SO4)316H2O tan thành nước tinh thể. Sự nóng chảy của tinh thể hydrat trong bình kín xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn 860C. Tinh thể hydrat với 12 mol nước khi đốt nóng trong không khí không bị nóng chảy. Cao hơn 1500C hecxanhydrat sunfat nhôm bị phân huỷ vì hình thành pha rơnghen vô định hình. Trong khoảng 200-3000C quá trình loại nước xảy ra mạnh với sự hình thành tinh thể hydrat tướng cùng loại. Sự phân huỷ của sunfat nhôm khô với sự loại bỏ oxit lưu huỳnh bắt đầu từ 6500C và diễn ra mạnh trong khoảng nhiệt độ 700-8000C. Khi đó trong pha cứng hình thành γ Al2O3. Tăng nhiệt độ tới 10000C, SO3 bị loại bỏ hoàn toàn.Trong môi trường khử, quá trình loại nước của Al2(SO4)316H2O cũng hoàn thành với nhiệt độ 4500C. Trong hệ thống Al2(SO4)3. - H2SO4 - H2O với nhiệt độ 25-800C hình thành 4 loại hydrat sunfat nhôm với thành phần 18, 16, 14, 12 mol nước và ba loại muối chua:
  • 4. 2Al2(SO4)3.H2SO4.24H2O;Al2(SO4)3.H2SO4.12H2 và Al2(SO4)3.3H2SO4 .12H2O. Trong dung dịch 0-65% H2SO4 với nhiệt độ 850C hình thành 16,14,9 hydrat sunfat nhôm,hình thành Al2(SO4)3.H2SO4 .8H2O và pha bền giả 2Al2(SO4)3. H2SO4 .24H2O. Trong khoảng nhiệt độ 40-1000C nhận thấy sự kết tinh của các muối sau: Al2(SO4)3.18H2O; Al2(SO4)316H2O; Al2(SO4)3.H2SO4 . 24H2O;Al2(SO4)3.H2SO4.12H2O;Al2(SO4)3và pha bền giả Al2(SO4)3.H2SO4.24H2O. Độ tan của sunfat nhôm phụ thuộc khá lớn vào nồng độ axit sunfuric. Trong dung dịch axit loãng, độ tan của Al2(SO4)3 lớn hơn so với trong nước cất nhưng khi tăng nồng độ H2SO4 độ tan giảm đột ngột tới 1% trong dung dịch H2SO4 60%. Khi tăng nồng độ axit lên cao hơn nữa thì độ tan của sunfat nhôm tăng trở lại. Trong dung dịch với dung môi là nước sunfat nhôm bị thuỷ phân với sự hình thành ion hydroxit nhôm và ion hydro. Quá trình thuỷ phân của sunfat nhôm phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch, độ pH của môi trường nhiệt độ và những yếu tố khác. Trong dung dịch sunfat quá trình thuỷ phân với sự hiện diện của ion SO2− 4 diễn ra sự hình thành thể phức của hydroxit nhôm. Tất cả các muối sunfat nhôm cơ bản tan nhiều trong kiềm đặc biệt là đun nóng tới nhiệt độ sôi.Với axit sunfuric, axit clohydric và axit nitric có nồng độ thấp và trung bình, các muối này không tương tác.Tại nhiệt độ sôi của các axit này có thể quan sát thấy sự tương tác đáng kể.Trong axit đặc tất cả các muối trên nhìn chung tan hoàn toàn. I.2. Các phươ ng pháp chế tạ o sunfat nhôm. Sunfat nhôm có thể được sản xuất dưới dạng miếng không xác định kích thước với khối lượng tới 10kg hoặc dưới dạng vẩy với thành phần 14 ÷ 16,3% Al2O3. Sunfat nhôm có thể được sản xuất dưới dạng dung dịch theo yêu cầu của người mua trong khối lượng nhỏ với thành phần 6,7 ÷ 7,7% Al2O3 hoặc có thể dưới dạng sản phẩm không bão hoà - là hợp chất của sunfat nhôm và phần bã không tan, điển hình là dioxitsilic. I.2.1. Điề u chế sunfat nhôm từ hydroxit nhôm.
  • 5. Phương pháp cơ bản trong công nghiệp sản xuất sunfat nhôm sạch hiện nay là điều chế sunfat nhôm từ hydroxit nhôm. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhờ có những ưu điểm như:đơn giản, có thể cho sản phẩm có chất lượng cao với hàm lượng oxit sắt nhỏ, chi phí vận chuyển thấp. Hydroxit nhôm là bán sản phẩm trong sản xuất đất nhôm oxit. Điều chế hydroxit nhôm từ quặng bauxit bằng kiềm theo phương pháp baier được sử dụng rộng rãi. Trong phạm vi nhỏ hơn, đất nhôm oxit được sản xuất bằng phương pháp dung kết nephelin với vôi hoặc sản xuất từ alunit bằng phương pháp kiềm khử. Hàm lượng nước trong sản phẩm không được vượt quá 12% độ hao khi nung không tính nước là 34- 38%. Trong sản xuất sunfat nhôm, hàm lượng Na2O và K2O cần ở mức thấp vì nếu hàm lượng này cao, mức tiêu thụ axit sunfuric và hydroxit nhôm sẽ tăng do sự hình thành muối khó tan Na2[Al6(SO4)5(OH)10].4H2O làm tăng lượng bã khó tan trong dung dịch. I.2.2. Điề u chế sunfat nhôm từ cao lanh. Cao lanh được phân bố rộng rãi trên nhiều miền khác nhau. Thành phần của cao lanh gồm oxit nhôm, oxitsilic và một số các tạp chất khác. Oxitsilic SiO2 không phản ứng với axit H2SO4 vì vậy bước công nghệ đầu tiên là sunfat hoá. Hoà tan chọn lọc Al2O3 ra khỏi SiO2, chế biến Al2(SO4)3 vào các sản phẩm khác. Cao lanh được xếp vào nhóm đất sét đơn khoáng. Đất sét được gọi là cao lanh nếu trong nó chứa lớn hơn 50% khoáng caolinnhit (Al2SiO5(OH)4). Đất sét được phân biệt với cao lanh bởi độ mịn hạt cao lanh, tính dẻo và khả năng thiêu kết tại nhiệt độ cao. Trong đất sét hạt < 2m, hạt cao lanh < 5m. Thành phần cao lanh có các khoáng sét khác: dikit, galuazit, nakerit và gitroluda … trong thành phần gọi là tạp chất có cả silic dạng cát,opan, hiêm hơn là hanxedon.Tạp chất có chứa Fe: hematit, xiderit… một vài cao lanh có chứa khoáng gibbxit Al(OH)3, AlOOH mà nhờ đó hàm lượng Al2O3 rất cao.Thành phần hoá học của cao lanh thay đổi trong diện rộng nên trước khi đưa vào sản xuất thường sử dụng cao lanh đã qua tuyển. I.2.2.1. Phân huỷ cao lanh bằ ng axit sunfuric. Cao lanh khó tan trong H2SO4, có rất nhiều công trình đã nghiên cứu quá trình nhiệt hoá cao lanh nhưng chưa có sự thống nhất về cơ chế của quá trình này. Bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, hoá lý, rơnghen, quang phổ hồng ngoại có thể biểu diễn quá trình nhiệt hoá theo sơ đồ sau:
  • 6. Al2SiO5(OH)4 450−5500 C   →    Al2O3 . 2SiO2 + 2H2O↑ (1) Al2O3 . 2SiO2 830 - 8500 C    →    γ.Al2O3 + 2SiO2 (2) 3.( γAl2O3) + 2 SiO2 900 0 C   →   Al2O3 . 2SiO2 (3) Năng lượng phá huỷ mạng tinh thể của cao lanh theo phản ứng (1) là 280kJ/mol. Đến 4500C cao lanh không có sự chuyển hoá hoá học nào nên khó phân huỷ bằng axit H2SO4 nồng độ loãng trung bình. Khi tăng nhiệt độ nung tạo ra dạng meta dễ dàng phản ứng với H2SO4. Mức độ tách Al2O3 có thể đạt 90%. Nếu nhiệt độ tăng 850 ÷ 9000C thì có khả năng hoà tách vào dung dịch giảm là do tạo thành dạng γ.Al2O3 và mulitta (phản ứng 3) khó tan trong axit H2SO4. Trong dung dịch H2SO4 oxit SiO2 hoà tan không đáng kể. Nồng độ silic trong dung dịch Al2(SO4)3 không lớn từ (0,1 ÷ 0,2g/l). Nếu tăng thời gian nung 0,5 giờ tại 6000C dẫn đến độ hoà tách của Al2O3 trong cao lanh đến 84,7% bằng H2SO4 20% trong thời gian 0,5 giờ tại 1040C. Nếu nhiệt độ hoà tách Al2O3 trong cao lanh khoảng 60 ÷ 1040C thì mức độ tách Al2O3 vào dung dịch sẽ tăng từ 14,8 ÷ 92% Nếu tăng nhiệt độ lớn hơn 1040C thì không hợp lý vì thiết bị hoà tách phải làm thiết bị chịu áp lực. I.2.2.2. Phân huỷ cao lanh bằ ng cách thiêu kế t cùng vớ i H2SO4 ở 2000C. Trong trường hợp này không đòi hỏi phải nung phân huỷ cao lanh trước làm đơn giản quá trình sunfat hoá các bước chuyển hoá hoá học biểu diễn theo sơ đồ: Al2SiO5(OH)4 + H2O 1000 C  → Al2(SO4)3.nH2O + 2SiO2 3000 C   →   Al2(SO4)3 + 2SiO2 + nH2O↑ Khi có lượng axit H2SO4 dư tạo ra muối nhôm sunfat chua. Như vậy, cả hai phương pháp sunfat hoá cao lanh có một loạt các nhược điểm sau: - Cần phải có một sự chuẩn bị kỹ đối với cao lanh trước khi nung.
  • 7. - Một lượng bụi lớn trong quá trình nghiền cao lanh đã nung cũng như khó khăn xuất hiện khi phân huỷ trong axit H2SO4 và việc tách sunfat nhôm ra khỏi bã SiO2. - Nếu thiêu kết sẽ tổn thất một lượng H2SO4 theo ống khói gây ra ô nhiễm. I.2.2.3. phươ ng pháp sunfat hoá hai bậ c cao lanh (CCCP - 223804). Phương pháp này cho phép nhận được sản phẩm sau thiêu kết có độ xốp lớn, có độ bền cơ cao, cho phép dễ dàng tách dung dịch sunfat ra khỏi bã SiO2, giảm được tổn thất H2SO4. Bước 1: Từ cao lanh và dung dịch H2SO4 nồng độ 10 ÷15% theo hệ số tỷ lượng,hoặc dung dịch Al2(SO4)3 làm ra bùn.Với hàm ẩm 50 ÷ 55% thiêu kết tạo hạt ở trên đĩa tạo hạt 200 ÷ 300oC, sau đó hạt này được nung ở 560 ÷ 580oC. Bước 2: Hạt sau khi thiêu kết được nung ở 560 ÷ 580oC và được phân huỷ tiếp 80 ÷ 90% bằng axit theo tỷ lượng. Nồng độ axit được tính toán từ điều kiện để thu được dụng dịch sunfat nhôm với hàm lượng 12 ÷ 13.5% Al2(SO4)3 .Từ phương trình (3) ta thấy mức độ hoà tách Al2O3 tại nhiệt độ nung 300 ÷ 400oC là không đáng kể. Khi tăng nhiệt độ lên làm tăng rất nhanh mức độ chuyển hoá Al2O3. Phương pháp chế tạo cụ thể như sau: Cao lanh sau khi khai thác từ mỏ được cắt thành khối, phơi khô và đưa vào lò nung ở nhiệt độ 600 ÷ 650oC trong 0.5 đến 1 giờ. Sau đó để nguội, đập vỡ bằng máy nghiền thô, sau đó nghiền tinh đến kích thước 1÷ 2mm. Cao lanh sau khi được hoạt hoá sẽ chuyển vào thùng phản ứng với axit sunfuric nồng độ 40 ÷ 45% tại nhiệt độ 110 ÷ 1150C (thiết bị phản ứng được bảo ôn và có hệ thống gia nhiệt bằng hơi nóng khi cần thiết). Thời gian phản ứng khoảng 1-2 giờ, sau đó được pha loãng bằng nước rửa đến nồng độ 60 ÷ 65 g/lít theo Al2O3, hoà trộn với chất trợ lắng, lọc và rửa qua thiết bị lọc chân không, sau đó đưa vào máy vắt ly tâm. Bã thải SiO2 được đưa đi xử lý. Dung dịch sunfat nhôm được đưa sang công đoạn chế tạo tiếp theo. I.3. Độ ng họ c củ a quá trình hoà tan Quá trình với sự tham gia của chất hoà tan hoàn toàn trong một dung môi nào đó gọi là quá trình hoà tan, khác với quá trình chiết có thành phần chính chứa trong chất hoà tan không hoà tan hết. Quá trình hoà tan chất rắn trong dung môi lỏng diễn ra trong những trường hợp nồng độ chất hoà tan nhỏ hơn nồng độ bão hoà.
  • 8. Quá trình hoà tan chất rắn là một trong những quá trình quan trọng của công nghệ hoá học. Kết quả trực tiếp của quá trình hoà tan chính là việc thu hồi được dung dịch tương đối đồng nhất của hai hay nhiều chất. Thông thường sự kết hợp của dung môi với pha rắn diễn ra trên bề mặt của hạt, trong một số trường hợp sự tương tác này có thể lại cản trở bởi cấu trúc xốp trong lòng hạt rắn. Có thể chia ra hai dạng cơ bản của phản ứng hoà tan. Một là hoà tan thuận nghịch, hai là hoà tan không thuận nghịch. Quá trình hoà tan thuận nghịch dẫn tới sự tạo thành các muối, nước trên bề mặt của pha rắn và sau đó di chuyển chúng vào trong lòng lỏng. Tính thuận nghịch của quá trình này nằm ở chỗ dung dịch nhận được có thể kết tinh và chia ra thành những chất phản ứng ban đầu. Ví dụ của quá trình này là quá trình hoà tan các cấu trúc tinh thể dạng ion trong nước với sự tạo thành dung dịch quá bão hoà và kết tinh chúng. Hoà tan thuận nghịch có thể chia ra thành ba loại phản ứng: a. Phản ứng dưới sự tạo thành solvat trên bề mặt và sự di chuyển chúng tiếp theo vào trong lòng chất lỏng. Theo tính chất của nó thì những phản ứng này có thể dẫn tới việc một số loại trong đó có thể hoà tan thuận nghịch. Tuy nhiên dung dịch thu được không thể kết tinh lại thành các hợp chất ban đầu. Ví dụ cho quá trình này có thể là quá trình hoà tan một số loại hỗn hợp các tinh thể hình thành từ các phân tử có cấu trúc ion hoặc là thuỷ tinh trong các chất lỏng phân cực và không phân cực. b. Phản ứng ôxy hoá khử dẫn đến sự tạo thành những ion solvat và những sản phẩm của việc khử các chất oxi hoá. Những loại phản ứng này có thể là dạng tương tác của các ion kim loại và hợp kim của chúng với chất oxy hoá hoặc chất oxy hoá khử trong dung dịch nước. c. Phản ứng loại thêm vào, thay thế hoặc trung hoà. Trong loại này phải kể đến phản ứng tương tác của các phân tử có cấu trúc tinh thể hoặc ion với dung dịch phân cực và không phân cực, dẫn đến sự tạo thành ion phân tử solvat. Trong một số trường hợp quá trình hoà tan có thể dẫn tới tạo thành một số chất rắn. Nếu như nó được phân rã trong quá trình hoà tan tiếp theo thì nó cũng sẽ thể hiện một lực khuyếch tán thêm vào cho quá trình hoà tan. Giá trị của trở lực này sẽ tăng và tỷ lệ với căn bậc hai của thời gian hoà tan. Như vậy quá trình hoà tan là quá trình dị thể trong phản ứng hệ không đồng nhất rắn lỏng. Khái quát nhất coi thể rắn có cấu trúc xốp. Thể rắn dưới dạng tinh thể được nén định hình thành các dạng mảnh, dạng trụ, dạng cầu … nhằm khống chế trở lực dòng chảy trong miền cho phép. Giữa hạt tinh thể rắn có khoảng không gian tự do, coi như khoảng không gian này được hình thành dưới dạng
  • 9. các mao quản. Như vậy, tổng bề mặt mao quản thực chất là bề mặt tiếp xúc giữa thể rắn với dạng lỏng. Nói chung bề mặt tiếp xúc mao quản lớn hơn rất nhiều bề mặt ngoài của hạt, thậm chí có thể bỏ qua không tính đến bề mặt ngoài của hạt. Điều này cũng có nghĩa phản ứng hoà tan tiến hành trên toàn bộ diện tích tiếp xúc pha. Trong quá trình hoà tan thể rắn trực tiếp tham gia phản ứng hoá học, khối lượng thể rắn sẽ thay đổi trong quá trình phản ứng. Quá trình này cũng bao gồm những bước nối tiếp như sau: 1. Lỏng khuyếch tán đến bề mặt ngoài thể rắn. 2. Lỏng khuyếch tán từ bề mặt ngoài vào bề mặt bên trong của mao quản thể rắn 3. Phản ứng trên bề mặt thể rắn 4. Khuyếh tán sản phẩm từ trong mao quản ra bề mặt ngoài hạt rắn. 5. Khuyếch tán từ bề mặt ngoài hạt rắn vào trong pha lỏng. Tốc độ quá trình được quyết định bởi tốc độ của bước chậm nhất. Dựa vào đó có thể khẳng định phản ứng nằm ở miền khuyếch tán ngoài, miền khuyếch tán trong hay miền động học,và tốc độ phản ứng được tính bằng tốc độ của bước khống chế đó. I.3.1. Phươ ng pháp nghiên cứ u độ ng họ c quá trình hoà tan. Động học quá trình hoà tan phản ánh những thông tin về vận tốc quá trình, các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc quá trình, cơ chế, các bước tiến hành của phản ứng hoá học. Như vậy, nghiên cứu động học quá trình là nghiên cứu khả năng chuyển hóa của từng cấu tử trong hỗn hợp phản ứng , để xác định lượng vật chất đã được chuyển hóa theo đơn vị thời gian, tức là tính vận tốc phản ứng của các cấu tử trong hỗn hợp phản ứng . Đó chính là việc mô tả công nghệ của quá trình hoà tan. Mô tả này được thể hiện qua những quan hệ hàm số … thể hiện được chất lượng và hiệu quả của quá trình. Phản ứng hòa tan là phản ứng trong đó chất lỏng tiếp xúc trực tiếp và phản ứng với chất rắn để tạo thành sản phẩm. Cơ chế của phản ứng lỏng-rắn có dạng: A(lỏng) + B(rắn) → sản phẩm (rắn hoặc lỏng)
  • 10. Thông thường phản ứng hòa tan xảy ra theo mô hình Shrinking Core Model, tức là mô hình chuyển hóa từ ngoài vào làm cho nhân hạt thu hẹp dần.Theo mô hình này, lúc đầu phản ứng xảy ra ở bề mặt ngoài của hạt để tạo thành một lớp sản phẩm bao quanh nhân hạt chưa phản ứng. Nhân tiếp tục được phản ứng, lớp sản phẩm dày dần, đến một lúc nào đó toàn bộ hạt được phản ứng hoàn toàn và không còn nhân nữa. Cơ chế của mô hình chuyển hóa cũng gồm năm bước nối tiếp nhau và có trở lực khác nhau, bước nào chậm nhất sẽ quyết định vận tốc quá trình. Như vậy, phản ứng hoà tan có thể xảy ra trong bất cứ miền nào trong những miền nêu trên. Vì thế, khi nghiên cứu động học của quá trình hoà tan phải xem xét từng quá trình cụ thể. Cũng có nghĩa là khi tiến hành nghiên cứu phải quan tâm đến điều kiện lý tưởng của thí nghiệm để đánh giá đúng được cơ chế pu Phản ứng hoà tan có dạng phương trình tổng quát như sau: νA Alỏng + νB Brắn = νR Rlỏng ( rắn) + νS Slỏng Trong trường hợp này thể rắn có khối lượng thay đổi trong quá trình phản ứng Mô hình lý tưởng được mô tả như sau. Lớp biên rm R Cơ chế phản ứng Giả thiết ban đầu hạt rắn có bán kính R, sau khi phản ứng còn lại nhân trơ chưa phản ứng có bán kính rm. Hạt ban đầu có thể tích là V. Thể tích hạt còn lại là Vm.
  • 11. Vì trong quá trình hoà tan lượng lỏng A và rắn B đều thay đổi nên có thể tính hiệu suất chuyển hoá theo A hoặc B. Nếu tính hiệu suất chuyển hoá theo B, ta có 3 Vm r3 r  X B =1− = 1 − m3 = 1 −  m  V R R (I-1) I.3.1.1 .Nế u phả n ứ ng nằ m ở miề n khuyế ch tán ngoài. ở đây chủ yếu là khuyếch tán phân tử, quá trình khuyếch tán của phân tử lỏng đến bề mặt chất rắn chậm, nên khống chế toàn bộ tốc độ quá trình phản ứng. Sự biến thiên nồng độ cấu tử A theo phương hướng kính do quá trình khuếch tán ngoài chậm qua lớp biên nồng độ giảm từ CAg xuống nồng độ bề mặt hạt CAS. Nếu phản ứng là một chiều do tốc độ phản ứng hoá học nhanh hơn so với quá trình khuếch tán nên CAS = 0. Nếu phản ứng là hai chiều, phản ứng kết thúc ở trạng thái cân bằng CAS = C * A (nồng độ cân bằng) Tốc độ phản ứng tính theo rắn B: 1 dN B 1 ρB rB = − . =− dv (I – 2) S dt S dt Trong đó: S: là điện tích bề mặt hạt rắn ban đầu ρB : là khối lượng riêng của hạt rắn (coi như không đổi) V: là thể tích hạt rắn dN B : Biến thiên lượng chất B theo thời gian dT Tốc độ phản ứng tính theo lỏng A là
  • 12. 1 dN A 1 ρA rA = − . =− dv (I – 3) S dt S dt Mặt khác, lượng lỏng A di chuyển do khuếch tán đối lưu qua một đơn vị diện tích dòng khuếch tán, tỷ lệ với động lực quá trình chuyển khối. rA = KAg(CAg – CAs) (I – 4) Trong đó: KAg: là hệ số cấp khối CAg: là nồng độ cấu tử A trong dòng CAS: là nồng độ cấu tử A trên bề mặt pha rắn ρA : Khối lượng riêng của A Từ các phương trình( I-2),(I-3),(I-4),tính được .Thời gian cần thiết để phản ứng làm thay đổi kích thước hạt từ R → rm là: ρ B .R   rm  3  τm = 3.υ .K .C . 1 −    (I-5) B Ag Ag  R    Thời gian cần thiết để phản ứng làm thay đổi kích thước hạt từ R → 0 là: ρ B .R τ= (I-6) 3.υ B .K Ag .C Ag Với K là hằng số tốc độ của phản ứng ρB K = ν .K (C − C ) B Ag Ag As Từ (I-5) và (I-6) tính được thời gian phản ứng với từng loại hình dạng hình học của hạt rắn s và dv tương ứng.(bảng 1) I.3.1.2. Phả n ứ ng nằ m trong miề n khuế ch tán trong .
  • 13. Nếu bước khuyếch tán của A trong mao quản chậm phản ứng sẽ nằm ở miềnkhuếch tán trong. Ở đây do quá trình khuếch tán ngoài nhanh nên về cơ bản nồng độ cấu tử A trong pha lỏng bằng nồng độ bề mặt CAs. Trong trường hợp tốc độ ổn định, tốc độ phản ứng hoá học bên trong hạt bằng lượng cấu tử A đi qua phần diện tích bọc của hạt này, quá trình khuyếch tán trong là khuyếch tán phân tử tuân theo định luật Fick I. Tốc độ phản ứng tính theo cấu tử A là: dN A  dC A  rA = − = S.D A   (I –7) dt  dr  Trong đó: DA là hệ số khuếch tán trong S là diện tích mà cấu tử A đi qua  dC A    gradien nồng độ của cấu tử A đi qua lớp sản phẩm tính tại bề mặt lồi.  dr  Tốc độ phản ứng tính theo cấu tử B là: 1 dN B 1 ρB dv rB = − =− (I –8) S dt S dt Trong đó: S: là diện tích bề mặt hạt rắn ban đầu ρB: khối lượng riêng của hạt rắn (coi như không đổi) V: thể tích hạt rắn Thời gian phản ứng để giảm kích thước hạt từ R → rm là: ρ B .R 2  r  2 r   3 τm = . 1 − 3 m  + 2. m   (I-9) 6.υ B .D A .C Ag  R R   
  • 14. Thời gian phản ứng để giảm kích thước hạt rắn từ R → hết là : ρ B .R 2 (I-10) τ= 6.υ B .D A .C Ag Từ đây cũng tính được thời gian phản ứng với từng loại hình dạng hình học của hạt với S và dv tương ứng. I.3.1.3. Phả n ứ ng nằ m trong miề n độ ng họ c. Khi phản ứng nằm trong miền động học, nồng độ trên toàn hạt là CAg. Phản ứng diễn ra trên toàn bộ bề mặt phân chia hạt rắn. Tốc độ phản ứng tính theo cấu tử B là: 1 dN B 1 ρB dv rB = − =− (I – 11) S dt S dt Trong đó S: diện tích bề mặt hạt rắn tại thời điểm khảo sát ẹB: khối lượng riêng (coi như không đổi) của hạt rắn V: thể tích hạt rắn Tốc độ phản ứng theo cấu tử A = K C f (C Ag ) = K C C Ag dN A rA = − (I – 12) dt Thời gian phản ứng để giảm kích thước hạt từ R → rm là: ρB τm = .( R − rm ) (I-13) υB .K c .C Ag ρB Với υ B K C C Ag =K
  • 15. Từ phương trình (I – 13) ta tính được thời gian phản ứng với từng loại hình dạng hình học của hạt rắn có S và dv tương ứng ( theo bảng 1). τm Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ và xB cho nhiều loại thể rắn với hình dạng khác τ nhau. Octave Levelspiel tập hợp kết quả tính toán ấy qua bảng dựa vào đó có thể tính được thời gian phản ứng cần thiết để đạt được một hiệu suất chuyển hóa nhất định. Bả ng 1 Diệ n tích bề mặ t và thể tích củ a mộ t số hình dạ ng hạ t rắ n Hình dạ ng Hạ t rắ n Diệ n tích xung quanh S Thể tích V Hình cầ u S = 4πR2 V = 43 πR3 Hình trụ S = 2πR.L V = πR2.L Thanh mả nh S=1 V = 1.L Bả ng 2 Thờ i gian phả n ứ ng cầ n thiế t phụ thuộ c vào độ chuyể n hóa tính cho mộ t mô tả độ ng họ c thườ ng gặ p Loại hạt Khuếch tán ngoài Khuếch tán trong Động học Loại mảnh τm τm τm = xB = xB2 = xB τ τ τ l ρ B .L2 ρ B .L xB = 1- τ= τ= L ν B k Ag .C Ag ρ B .L 2.ν B .D Ag .C Ag τ= ν B .k Ag .C Ag
  • 16. Hình trụ τm τm τm 1 = xB = x B + (1 + x B ) ln(1 + x B ) = 1 − (1 − x B ) 2 τ τ τ r  2 ρ B .R ρ B .R 2 ρ B .R xB = 1 −  m  τ= τ= τ= R 2.ν B .k Ag .C Ag 4.ν B .D A .C Ag ν B .k c .c Ag Hình cầu τm τm 2 τm 1 = xB = 1 − 3.(1 − x B ) 3 + 2(1 − x B ) = 1 − (1 − x B ) 3 τ τ τ r  3 ρ B .R ρ B .R 2 ρ B .R xB = 1 −  m  τ= τ= τ= R 3.ν B .k Ag .c Ag 6.ν B .k Ag .c Ag ν B k c .C Ag Hạt nhỏ rơi tự do τm 2 Không xảy ra τm 1 = 1 − (1 − x B ) 3 = 1 − (1 − x B ) 3 τ τ ρ B . y.R ρ B .R τ= τ= 2.ν B .k .D A .C Ag ν B k c .C Ag I.3.2. Độ ng họ c củ a quá trình hoà tan Al2O3 và Al(OH)3 Quá trình hòa tan sunfat nhôm trong axit sunfuric cũng là quá trình dị thể và trong hệ có bề mặt phân chia pha. Phản ứng hóa học thường chỉ là một trong những giai đoạn của quá trình chuyển pha,và được diễn ra trong thể tích một pha còn chất kia ở pha khác khuếch tán tới. Khả năng phản ứng của Al2O3 với H2SO4 có liên quan tới cấu trúc và trạng thái năng lượng của các hạt trong mạng tinh thể. Các chất có nhiều dạng thù hình khác nhau thì khả năng phản ứng cũng khác nhau.Trong trạng thái kết tinh của hạt rắn có các chỗ khuyết tật, ở vị trí khuyết tật thì khả năng phản ứng cao hơn so với những vị trí khác, nếu nồng độ khuyết tật tăng thì khả năng phản ứng tăng. Mật độ khuyết tật có thể tăng bằng cách tăng nhiệt độ .Mặt khác khi số hạt ở các cạnh và đỉnh tinh thể tăng thì khả năng phản ứng cũng tăng vì vậy cần phải tăng tăng độ mịn của tinh thể. Từ các công trình nghiên cứu động học quá trình hòa tan đã đưa ra một số mô hình động học cho phản ứng. Đối với quá trình hoà tan Al2O3 hoàn toàn có thể dựa vào các mô hình đó để giải quyết các vấn đề về động học. Tốc độ hòa tan Al2O3 được tính bằng lượng chất chuyển vào dung dịch sau một đơn vị thời gian dN Al 3+ r= S .dt trong đó s là diện tích tiếp xúc pha
  • 17. dNAl là biến thiên về lượng của Al2O3 +3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động học quá trình là; độ mịn và bản chất hạt rắn, tốc độ khuấy trộn, nhiệt độ phản ứng , tiêu chẩn và nồng độ axit. Bởi vì quá trình mang tính chất nhiều giai đoạn đó là những quá trình nối tiếp nhau: - Chuyển chất từ vùng khác tới vùng phản ứng - Biến đổi hóa học tại vùng phản ứng - Chuyển sản phẩm ra khỏi vùng phản ứng Nên các yếu tố trên ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phân hủy Động học quá trình (phản ứng hòa tan oxit nhôm và hidroxit nhôm là gần như nhau) Trong hệ lý tưởng Năng lượng hoạt hoá E và bậc n của phản ứng tính theo axit hoà tan. Tốc độ phản ứng: r =k ' C axit f ( Al(OH ) 3 ) =kf ( Al(OH) 3 ) n Hằng số tốc độ phản ứng k = k ' C axit n Trong đó: n là bậc của phản ứng theo axit. Năng lượng hoạt hoá của phản ứng hoà tan phụ thuộc vào nồng độ và bản chất của chất hoà tan. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng hòa tan hiđroxit nhôm trong HNO3 và NaOH Chất hoà E,KJ/mol -4 -4 T,K k.10 k’.10 n E, KJ/mol tan Trung bình 1M HNO3 323 6.2 6.2 1.349 71,324
  • 18. 333 13.4 13.4 1.148 68,919 343 27.8 27.8 1.207 69,301 353 59 59 75,750 313 98 21 323 27.3 58 86,113 3M HNO3 70,240 333 47.3 10.1 49,149 343 104.7 22.4 75,455 E,KJ/mol Chất hoà tan T,K k.10 -4 E, KJ/mol Trung bình 313 2.5 323 7.3 90070 3M HNO3 71327 333 12.7 49516 343 27.8 74396 313 9.5 323 33 104665 1N NaOH 113316 333 151.6 136349 343 429.7 98935 So sánh năng lượng hoạt hoá của quá trình hoà tan Al(OH)3 bằng axit HNO3 và NaOH. Nhận thấy E NaOH > E HNO 3 chứng tỏ liên kết Al-OH dễ bị phá vỡ hơn liên kết AlO-H. Như vậy, theo mô hình lý
  • 19. tưởng này thì việc hoà tan hydroxit nhôm trong axit sẽ thuận lợi hơn khi dùng NaOH. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cụ thể phải nghiên cứu trong hệ thực. Động học trong hệ thực phản ánh đầy đủ các đặc điểm thực tế của hệ phản ứng hoà tan hydroxit nhôm như: các loại kích thước hạt trong hydroxit nhôm nguyên liệu, hình dạng hạt pha rắn và phương, chiều của phản ứng hoá học trong thể rắn khảo sát. Quá trình hoà tan hydroxit nhôm trong axit là quá trình dị pha nên vận tốc sẽ phụ thuộc vào bề mặt tham gia phản ứng. Để tăng tốc độ phản ứng thì cần tăng bề mặt tiếp xúc pha rắn nên phải nghiền Al(OH)3. Ảnh hưởng của quá trình nghiền đến quá trình hoà tan được đánh giá qua số liệu thực tế. Ví dụ: Không nghiền → mức độ chuyển hoá: 25,7% Nghiền bi 65,3% Nghiền đập 54,2% Nhận thấy rằng mức độ chuyển hoá tăng đáng kể khi nghiền nguyên liệu. Như vậy,khẳng định chắc chắn rằng bề mặt tiếp xúc pha có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và hiệu suất chuyển hoá của phản ứng. Mặt khác, phương pháp nghiền cũng tác động rất lớn, so sánh giữa nghiền bi và nghiền đập thì nghiền bi cho kết quả độ chuyển hoá tốt hơn. Điều này có thể được lý giải lý do khi nghiền bi, do quá trình chà sát nên tăng được diện tích bề mặt theo mọi phương của hạt rắn, trong khi đó nghiền đập thì chỉ tăng diện tích bề mặt theo một số lượng nhất định.
  • 20. PHẦN II: THỰC NGHIỆM II.1 Hóa chấ t và dụ ng cụ thí nghiệ m II.1.1. Hóa chấ t H2SO4 98% HCl 99% CH3COOH NaOH tinh thể MgSO4 tinh thể Na2C10H14N2O8 tinh thể (EDTA)
  • 21. Xylen da cam Phênolphtalein KHC8H4O4 (KHP) Nước cất II.1.2 Dụ ng cụ và thiế t bị Lò nung Cân phân tích(± 10-4g) Cối mã não nghiền hạt cao lanh Sàng phân loại hạt : φ 0.12mm, φ 0.16mm, φ 0.25mm, φ 0.315 mm Bình ổn nhiệt Tủ hút hơi độc Bếp điện Cốc thủy tinh chịu nhiệt 1000ml Nhiệt kế Pipet 2ml,5ml,10 ml,25ml Buret 25ml Chén nung bằng sứ Que khuấy Bình tam giác Bình cầu 100ml, 250ml, 1000ml Đũa thủy tinh
  • 22. Bình tia nước cất Giấy lọc II.1.3.Pha chế dung dị ch chuẩ n II.1.3.1.Pha chế dung dị ch NaOH Cân một lượng NaOH vào khoảng 4g, cho vào bình polietylen sau đó cho chừng 1 lít nước cất vào bình. Đậy kín nút. Cân một lượng chính xác 5g muối biphtalat kali KHC8H4O4 (KHP) cho vào cốc 250ml. cho 100ml nước cất vào, đun nóng nhẹ đến tan hết. Để nguội, sau đó chuyển dung dịch vào bình điịnh mức 250ml. Pha nước cất đến vạch mức. Căn cứ vào lượng cân tính nồng độ dung dịch. Lấy 20ml dung dịch NaOH cho vào bình nón, cho thêm vài giọt phenolphtalein vào bình rồi chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch KHP cho đến hết màu hồng. Căn cứ vào thể tích đã lấy và nồng độ dung dịch KHP tính được nồng độ dung dịch NaOH ( N.V ) KHP NNaOH = V NaOH II.1.3.2. Pha chế dung dị ch Complexon III Cân 9,3g complexon III cho vào bình mức 1 lít, cho nước vào bình, lắc đến tan hết chất rắn, pha nước đến vạch mức. Cân chính xác 0,6g muối MgSO4 cho vào bình định mức 200ml. Cho nước vào bình, lắc đến tan hết chất rắn. Pha nước đến vạch mức được dung dịch có nồng độ xác định. Dùng dung dịch MgSO4 để chuẩn độ dung dịch complexon III để có được dung dịch complexon III có nồng độ chính xác. II.2 Phươ ng pháp phân tích II.2.1 Xác đị nh nồ ng độ nhôm (Al3+) bằ ng phươ ng pháp phân tích thể tích II.2.1.1 Cơ sở phươ ng pháp
  • 23. Trong môi trường axit yếu việc định phân xác định nhôm bằng EDTA gặp khó khăn do phức hiđroxo của nhôm tác dụng với EDTA rất chậm.Nên chuẩn độ nhôm bằng EDTA dùng phép chuẩn độ dư ( phương pháp chuẩn độ ngược). Cho một lượng dư EDTA có nồng độ xác định vào dung dịch muối nhôm rồi đem đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn.Sau đó lượng EDTA dư được chuẩn ằng dung dịch muối ZnCl2 có nồng độ xác định ở PH = 5,2 – 5,5 với chất chỉ thị màu là xylen da cam. Màu của dung dịch chuyển từ vàng sang đỏ. Các phản ứng chính xảy ra : Al3+ + H2Y2- = AlY- + 2H+ H2Y2- + Zn2+ = ZnY2- + 2H+ Zn2+(dư) + xylen da cam → phức màu đỏ II.2.1.2.Các hóa chấ t và dụ ng cụ cầ n dùng Dung dịch ZnCl2 : 0,005M Dung dịch EDTA : 0,005M Dung dịch đệm axetatnatri CH=3 pH = 5,2 – 5,5 Axit Clohiđric đậm đặc Dung dịch chỉ thị xylen da cam Pipet 2ml, 5ml và 10ml Buret 25ml Nước cất II.2.1.3.Phươ ng pháp tiế n hành Xác đị nh hàm lượ ng Al3+ hòa tan trong axit Lấy 2ml dung dịch hòa tan cho vào bình định mức 100ml, thêm một giọt dung dịch axit HCl để chống thủy phân mẫu, sau đó định mức bằng nước cất và lắc đều.Lấy 5ml sau định mức cho vào bình tam giác, thêm 10ml dung dịch EDTA 0,005M vào, đem đun nóng đến gần sôi sau đó để nguội ;cho thêm
  • 24. dung dịch đệm axetatnatri có pH = 5,2 – 5,5 ( tạo môi trường axit yếu), thêm 1 đến 2 giọt xylen da cam, lắc đều, sau đó chuẩn độ lượng EDTA 0,005M dư bằng dung dịch ZnCl2 0,005M tiêu hao. Công thức tính toán : (VEDTAC EDTA −VZnCl2 CZnCl2 ).100.1000 CAl3+ = 1000.Vdm .Vkt Hàm lượng Al2O3 hòa tan là C Al 3+ .102 % Al2O3 = (%) 2.10 Xác đị nh hàm lượ ng Al2O3 trong cao lanh Lấy tất cả dung dịch của 2 lần lọc rửa ( sau khi axit hóa) cho vào bình định mức 1000ml, sau đó định mức bằng nước cất và lắc đều. Lấy 5ml dung dịch sau định mức cho vào bình tam giác, cho thêm 20ml dung dịch EDTA 0,05M vào, đun nóng đến gần sôi, để nguội, tiếp tục cho thêm 20ml dung dịch đệm axetatnatri pH = 5,2 – 5,5 , thêm 1- 2 giọt xylen da cam lắc đều, sau đó chuẩn độ lượng EDTA 0,05M. Khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ thì dừng chuẩn độ, ghi thể tích ZnCl2 0,05M tiêu hao. Công thức tính toán V EDTA .C EDTA −V ZnCl2 .C ZnCl2 CAl3+ = (mol/l) 5 C ( Al 3+ ) .102 % Al2O3 ( trongcaola nh ) = .100 (%) 2.10 II.2.2 Xác đị nh nồ ng độ H+ II.2.2.1 Các hóa chấ t và dụ ng cụ cầ n dùng Dung dịch NaOH 0.1N
  • 25. Dung dịch chỉ thị metyl da cam Dung dịch chỉ thị metyl đỏ Bình tam giác 250ml Bình định mức 250ml Buret 25ml Pipet 5,10ml II.2.2.2 Phươ ng pháp phân tích Lấy 5ml chất keo tụ cho vào bình định mức 250 ml,sau đó định mức bằng nước cất lắc đều. Lấy 10ml chất keo tụ sau định mức cho vào bình tam giác rồi cho 1-2 giọt chỉ thị vào và lắc đều (nếu xác định nồng độ H2SO4 ban đầu dùng chỉ thị metyl đỏ,nếu xác định nồng độ H2SO4 dư trong dung dịch Al2(SO4)3 dùng chỉ thị metyl da cam). Chuẩn độ axit bằng dung dịch NaOH 0.1N .Khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu vàng thì dừng chuẩn độ và ghi lại thể tích dung dịch NaOH 0.1N tiêu tốn II.2.2.3 Công thứ c tính toán V NaOH .N NaOH 1 V C(H = . . V .1000 ( mol/l) + ) Vckt 2 pipet Trong đó VNaOH là thể tích dung dịch NaoH tiêu tốn (ml) NNaOH là nồng độ dung dịch NaOH (N) Vpipet thể tích chất keo tụ đem định mức (ml) Vckt Thể tích chất keo tụ sau định mức II.3 Xây dự ng thí nghiệ m độ ng họ c II.3.1 Mô tả thự c nghiệ m
  • 26. Nghiên cứu động học của quá trình hòa tan cao lanh trong axit sunfuric được thực hiện như sau : Thiết bị thí nghiệm gồm có : Máy điều nhiệt với tác nhân gia nhiệt là nước ( thể tích 15 lít). Mục đích là để giữ cho nhiệt ổn định. Quặng cao lanh và axit được cho vào bình ba cổ. Để tăng tốc độ phản ứng ( tăng tốc độ chuyển khối giữa hai pha) trong bình phản ứng ba cổ có lắp thêm cánh khuấy. Trục khuấy được lắp với động cơ có thể điều chỉnh để thay đổi được tốc độ khuấy.Để đảm bảo nhiệt độ môi trường ổn định, trong máy điều nhiệt có lắp nhiệt kế tiếp xúc và rơ le. Khi nhiệt độ của nước trong máy điều nhiệt lên cao hoặc xuống thấp hơn nhiệt độ yêu cầu thì nhờ có rơ le và nhiệt kế tiếp xúc mà nó tự ngắt hoặc đóng mạch để dòng điện đi vào điện trở Để kiểm tra nhiệt độ phản ứng, có đặt thêm nhiệt kế thường vào bình phản ứng ba cổ với độ chính xác là 0,10C. Máy điều nhiệt này chỉ dùng tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ nhỏ hơn 1000C. II.3.2 Tiế n hành thí nghiệ m : Sau khi nhiệt độ của nước trong máy điều nhiệt đã đạt yêu cầu thì lắp bình phản ứng ba cổ vào. Quặng cao lanh sau khi đem nung ở nhiệt độ 7000C trong hai giờ. Đem sàng để phân loại chọn lấy hạt có kích thước 0,12mm- 0,16mm và 0,25mm – 0,315mm và đem cân. Sau đó lắp cánh khuấy vào cho chạy thử, khi đã khuấy tốt thì bắt đầu cho axit H2SO4 vào bình. Cho cánh khuấy chạy với tốc độ không đổi. Nhìn nhiệt độ ở nhiệt kế đặt trong bình phản ứng đã đạt nhiệt độ yêu cầu thì cho cao lanh vào và bắt đầu ghi thời gian phản ứng. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm ba cổ của bình phản ứng phải dùng nút cao su đậy kín tránh hiện tượng bay hơi làm giảm thể tích dung dịch trong bình. Sau thời gian phản ứng đã qui định dung dịch trong bình phản ứng được đem lọc. Phần bã trên phễu lọc dưới cũng được rửa kĩ bằng nước cất. Toàn bộ dung dịch sau lọc rửa được chuyển vào bình định mức đem phân tích để xác định hàm lượng Al3+.Trong mỗi thí nghiệm lấy 10g cao lanh đem hòa tan trong 1000ml axit H2SO4.Thời gian thực hiện một thí nghiệm là 4 giờ.Tiến hành thí nghiệm với axit H2SO4 nồng độ 15%, 20% và 30%.Với mỗi nồng độ axit thực hiện thí nghiệm ở các nhiệt độ 650C, 750C, 850C và 950C. Để thiết lập được mô hình toán của quá trình ngoài việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, thời gian còn phải khảo sát sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy và kích thước hạt quặng tới hiệu suất phân hủy. Vì vậy qui trình thí nghiệm trên được thực hiện với các cỡ hạt quặng 0,12 – 0,16mm và 0,25 – 0,315mm ở các tốc độ khuấy là 600v/phút và 800v/phút.