SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 136
1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
-----------
TRẦN THỊ THU HẰNG
Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, từ 1996 đến 2005
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số : 60.22.56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành tựu của công cuộc đổi mới là một trong ba thắng lợi vĩ đại của
cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội khoa học và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng
cường mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định
chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tưởng, đời sống của nhân
dân được cải thiện, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đất
nước ta có được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nhờ đường lối đổi mới
do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng
Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới
trong tư duy kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương lớn của
Đảng ta. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối
phát triển kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công hiện hoá, hiện đại hoá đất nước, với
mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và
nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, trong
nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách
thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực tiễn những năm qua đã chứng minh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách
quan, phù hợp sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phù hợp
với lòng dân. Nhờ có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cơ cấu kinh tế
có nhiều thay đổi và đạt kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa
phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần vào sự nghiệp chung: Xây dựng
CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2
Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và giao
dịch quốc tế. Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nơi hội tụ nhiều tiềm năng cho sự
phát triển so với nhiều thành phố khác. Vì vậy, Nghị quyết Bộ chính trị (15-12-
2000) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, giai đoạn 2001-2010, nhấn
mạnh Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế" [8,
tr.3]-tư tưởng hồ chí minh
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã
nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Do vậy, Đảng bộ đã phát huy truyền
thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân Hà Nội, đồng thời
đẩy mạnh khai thác tiềm năng của thành phố. Sau 20 năm tiến hành đổi mới,
kinh tế - xã hội Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng
nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần to lớn vào sự phát
triển chung của Thành phố trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; bộ mặt Thủ đô có nhiều thay đổi; đời sống của nhân dân không ngừng
nâng cao; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.Vai trò lãnh đạo của
Đảng bộ được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả bề rộng lẫn
chiều sâu. Đạt được kết quả trên là do Đảng bộ Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo
xây dựng, “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là khâu then
chốt” [4, tr.58], quan tâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô phù hợp
với định hướng của Trung ương, phù hợp điều kiện cụ thể của Hà Nội. Chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn được Đảng bộ Hà Nội chú ý tổng kết,
hoàn thiện, đổi mới trong thực tiễn các giai đoạn phát triển kinh tế của thành
phố.
Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học qúa trình lãnh đạo thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội và việc khẳng định tính đúng
đắn của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng ta, là một vấn đề có ý
nghĩa chiến lược để xây dựng và phát triển nền kinh tế Thành phố Hà Nội. Mặt
3
khác, thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công và
chưa thành công… trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cũng là những vấn đề của một số tỉnh, thành phố khác có đặc điểm,
vị trí, điều kiện tương tự, cần được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, để
thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó tổng kết kinh nghiệm,
hoàn chỉnh về lý luận, phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc
cụ thể hoá đường lối của Đảng đối với từng địa phương, trong đó có Thành phố
Hà Nội.
Vì thế, tôi chọn đề tài "Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến
2005" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
chuyển dịch CCKT ở Việt Nam như: GS. Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, NXB
Chính trị Quốc gia, H, 1994; PGS. Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành và phát triển mũi nhọn, NXB KHXH, H, 1996; Lê Du Phong: Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và
triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Trần Ngọc Hiên: Mối quan hệ
công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước
ta, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H, 1997; PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh: Biến
đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong
thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Ban Tư tưởng - Văn hoá
Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia, H, 2003; Davit Dapice: Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng
bay, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1994…
Ở Trung ương và địa phương có nhiều đề tài nghiên cứu, về chuyển dịch
CCKT: Đề tài KX- 08 “Phát triển tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam”,
4
1995. Thành uỷ Hà Nội có Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm
01X13 và kết quả nghiên cứu đã in thành sách: Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô
Hà Nội định hướng phát triển đến năm 2010, NXB Hà Nội, 2005. Cuốn sách là
công trình nghiên cứu công phu, nội dung phong phú, đề cập đến hầu hết các
vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới ở Thủ đô, trong đó có vấn đề CCKT và
chuyển dịch CCKT. Đây cũng là công trình tổng kết thực tiễn của Hà Nội.
Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, viết về lĩnh vực này và đã bảo vệ thành công như: Đào Thị
Vân, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 - 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2004;
Nguyễn Ngọc Thanh, “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch
sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội 2004;
Đặng Thị Kim Oanh, “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử
Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2005...
Ngoài ra cũng có nhiều bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đăng trên
các tạp chí chuyên ngành.
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng hoặc
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta… Một vài công trình có đề cập
đến sự lãnh đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số tỉnh. Ở Hà Nội mới chỉ có một công trình
nghiên cứu về Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện
Gia Lâm. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện
và đầy đủ về: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
5
+ Làm rõ quá trình vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương
của Trung ương trong lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa
phương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
+ Đánh giá bước đầu thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
+ Nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
- Nhiệm vụ:
+ Trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát
triển kinh tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 đến 2005.
+ Trình bày quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội vận dụng đường lối,
chủ trương của Trung ương, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
+ Phân tích kết quả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội.
+ Tổng kết những kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Đảng bộ Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Là sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, là nghiên cứu những chủ trương,
giải pháp của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu là Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ
tháng 5 - 1996 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII) đến tháng 12 -
2005 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV)
+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vùng, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Luận văn tập trung nghiên
cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành.
6
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp như phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn…
- Nguồn tư liệu:
+ Các văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và nghị quyết Trung
ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá VI, VII, VIII, IX về phát triển
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo kinh tế.
+ Các văn kiện Đại hội, hội nghị của Đảng bộ Thành phố Hà Nội các
khoá IX, X, XI, XII, XIII, XIV, các nghị quyết chỉ thị một số Quận uỷ, Huyện
uỷ tiêu biểu về kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Báo cáo hàng năm của
Thành uỷ, UBND thành phố, Báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công
nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở du lịch - Thương mại. Niên
giám thống kê thành phố, tài liệu khảo sát thực tế…
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá chủ trương, giải pháp của Đảng bộ Thành phố Hà Nội
trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, từ 1996 đến 2005.
- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế
trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thủ đô Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ Hà Nội về lãnh đạo, chỉ đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên
cứu và giảng dạy lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội thời kỳ đổi mới.
7
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 2 chương, 7 tiết.
8
CHƯƠNG I. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA
ĐẢNG BỘ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
(1996 - 2000)
1.1. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1.Một số khái niệm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, đặc biệt trong đường lối đổi
mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc việc chuyển dịch
CCKT, và coi đây là một trong những nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong
chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Vì thế, việc xác định được
một CCKT hợp lý sẽ thúc đẩy việc xây dựng cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu
đầu tư, cơ cấu lao động, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình phân công lao động,
xã hội hóa lực lượng sản xuất, đổi mới quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo động lực to lớn thúc đẩy nhằm đạt
mục tiêu kinh tế - xã hội. Mặt khác, chuyển dịch CCKT còn có vai trò đặc biệt
quan trọng để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Vì vậy, trong
quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ
trương và kiên quyết lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,
HĐH.
C.Mác khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội đã chỉ rõ:
“chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp
với quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất” [59, tr.70].
Khi xét CCKT là nói đến tổng thể cấu trúc của nền kinh tế với các bộ
phận hợp thành, với tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác
giữa các bộ phận ấy trong quá trình sản xuất xã hội. CCKT chỉ ổn định tương
đối theo thời gian và không gian nhất định, nó thay đổi và phát triển theo sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Trong từng thời kỳ nhất định của quá trình tăng
trưởng kinh tế, nhà nước phải thông qua việc nhận thức các quy luật kinh tế
9
khách quan, phân tích đánh giá các xu thế của nền kinh tế, tìm ra phương án tối
ưu để điều chỉnh CCKT trong những điều kiện cụ thể của đất nước.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003: “cơ cấu kinh tế là
tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn
định hợp thành” [108, tr. 610].
CCKT giữ vai trò cốt lõi của nền kinh tế - xã hội, thể hiện trình độ phát
triển chuyên môn hóa các ngành kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử.
CCKT phản ánh nội dung kinh tế của một xã hội, một vùng nên nó có lịch sử
không ngừng vận động, phát triển. CCKT không phải là hệ thống tĩnh mà là hệ
thống động, các nhân tố của CCKT vận động trong mối quan hệ hữu cơ tác động
lẫn nhau, ràng buộc chặt chẽ với nhau; giai đoạn sau cao hơn, hoàn thiện hơn so
với giai đoạn trước.
CCKT mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội, sự tăng trưởng của
các yếu tố cấu thành nền kinh tế.
CCKT có các loại khác nhau; có thể nghiên cứu chuyển dịch CCKT dưới
nhiều trình độ, lĩnh vực nhưng về cơ bản nội dung đó gồm: cơ cấu nền kinh tế
quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo
đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.
Trong những nội dung chủ yếu của CCKT, CCKT ngành là nội dung cơ
bản nhất quyết định phản ánh sự phát triển theo quan hệ cung cầu của thị trường,
theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Cơ cấu các thành phần kinh tế chỉ rõ
thành phần quan trọng thực hiện CCKT ngành, theo hướng của cơ cấu ngành,
các thành phần kinh tế được tổ chức thực hiện. Nhưng cơ cấu ngành và cơ cấu
thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ, địa
phương dựa trên cơ sở sự phân bố lãnh thổ một cách hợp lý để phát triển các
ngành và các thành phần kinh tế, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Để có CCKT hợp lý phải thỏa mãn được một số tiêu chí cơ bản sau: Thứ
nhất, CCKT phải phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, trước hết là quy luật
10
kinh tế cơ bản. Thứ hai, CCKT phải khai thác hợp lý và phát huy được nguồn
lực, tiềm năng của đất nước, từng vùng, từng địa phương, vận dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Thứ ba, CCKT phải tạo nên sự phát
triển cân đối, phát huy lợi thế của các vùng các ngành kinh tế. Thứ tư, CCKT
phải tạo lên sự gắn kết giữa các loại thị trường trong nước và ngoài nước, mở
rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Thứ năm, CCKT phải tạo được tích lũy
ngày càng tăng cho nền kinh tế quốc dân, cùng với xã hội phát triển lành mạnh,
giữ vững quốc phòng an ninh.
Những nội dung chủ yếu của CCKT quốc dân có thể nghiên cứu dưới
nhiều góc độ, lĩnh vực, nhưng về cơ bản gồm: CCKT ngành kinh tế, CCKT
thành phần kinh tế, CCKT theo đơn vị hành chính lãnh thổ:
Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế:
CCKT ngành là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là
nòng cốt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế.
Có nhiều cách phân loại ngành trong mỗi nền kinh tế. Có thể dựa vào đặc
điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành mà phân thành 3 ngành chủ yếu một cách
khái quát nhất là: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trong CCKT ngành, lĩnh
vực quan trọng nhất là nông nghiệp và công nghịêp, nhưng nông nghiệp và công
nghiệp muốn phát triển mạnh phải thông qua hệ thống dịch vụ.
Nông nghiệp, bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp gắn liền với phát triển
toàn diện nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là
ngành trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm vật chất trực tiếp phục vụ nhu cầu thiết
yếu cho sự tồn tại phát triển của xã hội loài người, là nơi cung cấp sức lao động,
nguyên liệu và là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho ngành công nghiệp
và dịch vụ.
Công nghiệp, bao gồm công nghịêp chế tạo, công nghiệp khai khoáng và
luyện kim, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu, công nghiệp nguyên liệu, công nghiệp điện tử tin học…Công
nghiệp đóng vai trò quan trọng quyết định sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu
11
tiêu dùng. Do vậy, công nghiệp được xếp vào vị trí hàng đầu của quá trình CNH,
HĐH.
Dịch vụ, là cầu nối giữa sản xuât nông nghiệp với công nghiệp, giữa sản
xuất với tiêu dùng; thể hiện quá trình trao đổi giữa các vùng, miền, giữa thành
thị với nông thôn, giữa trong nước với ngoài nước. Trong quá trình sản xuất,
dịch vụ có vai trò đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
Dịch vụ thực hiện mối tương tác giữa các bộ phận hợp thành CCKT. Khi trình
độ phát triển kinh tế hàng hóa ngày càng cao, sự phân công lao động hóa ngày
càng nhanh, càng sâu rộng thì tỷ lệ dịch vụ trong CCKT ngày càng lớn.
Việc phân tích cơ cấu ngành kinh tế không chỉ phân tích về mặt lượng,
(số lượng, tỷ trọng…) mà điều quan trọng phải phân tích cho được mặt chất của
cơ cấu ngành: vị trí, vai trò, xu hướng vận động, sự tương tác giữa các ngành
hoặc phân ngành trong mối liên hệ phát triển chung với toàn bộ nền kinh tế, khả
năng hướng ngoại, khả năng chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng nhu cầu xã hội,
quan hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế v.v.
Cơ cấu ngành luôn vận động và biến đổi phát triển không ngừng, nhất là
trong điều kiện cơ chế thị trường. Do vậy, khi phân tích cơ cấu ngành, phải làm
rõ tính quy luật của sự vận động, tìm ra phương hướng chuyển dịch CCKT
ngành phù hợp với CCKT khác và đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh
tế quốc dân trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thông thường, một nền
kinh tế có ba ngành kinh tế cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Việc sắp
xếp thứ tự ưu tiên như thế nào là phụ thuộc vào lợi thế của từng ngành và của
mỗi nước trong từng thời kỳ khác nhau của đất nước. Cơ cấu ngành còn quyết
định cơ cấu đầu tư vào mỗi ngành trong từng thời kỳ để từ đó đánh giá được
hiệu quả đầu tư cho mỗi ngành, tính toán được cơ cấu sản phẩm và khả năng
thỏa mãn nhu cầu thị trường của từng loại sản phẩm.
Chuyển dịch CCKT ngành là quá trình làm thay đổi cấu trúc các mối liên
hệ của các ngành hoặc các phân ngành trong một ngành theo xu hướng, mục tiêu
và phương hướng nhất định. Đó là sự thay đổi có mục đích, có định hướng và
lựa chọn trên cơ sở phân tích đầy đủ, có cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với việc
12
áp dụng đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này
sang trạng thái khác một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình
làm thay đổi nền kinh tế từ chỗ có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc
hậu, sang cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại, đó là quá trình
làm tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế gắn với sự biến
đổi của công nghệ và năng suất lao động, tạo lên sự phát triển nhanh và bền
vững trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình ấy cơ cấu phân ngành trong
nội bộ ngành cũng có những biến đổi đáng kể cả về chất và lượng. Vì thế, yêu
cầu đặt ra là phải xác định được CCKT hợp lý và có hiệu quả, xác định được các
ngành mũi nhọn, các ngành trọng điểm, những ngành có tương lai phát triển và
đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, ngoài nước và những vấn đề kinh
tế xã hội đặt ra trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước.
Cơ cấu kinh tế vùng thể hiện sự phân công lao động trên lãnh thổ với lợi
thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng hình thành chuyên môn
hóa, đa dạng hóa nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực và tiềm năng kinh tế
trong vùng mang lại giá trị kinh tế. CCKT vùng gắn chặt chẽ với cơ cấu ngành
kinh tế, hợp thành hai mặt của quá trình phát triển.
Cơ cấu thành phần kinh tế đòi hỏi phải tạo được mối quan hệ hợp tác, hỗ
trợ giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nhằm khai thác tiềm
năng nhân lực vật lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đai Hội X chỉ rõ:
nước ta hiện nay có năm thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể;
kinh tế tư nhân (kinh tế cá thể, tiểu chủ); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình
đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Trong quá trình phát triển kinh tế, lực lượng sản xuất luôn biến động
trong quá trình phát triển sản xuất và tái sản xuất. Vì vậy để phù hợp với quy
luật phát triển kinh tế khách quan CCKT cũng thường xuyên biến đổi, chuyển
dịch.
13
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ trạng
thái lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp tự túc từng bước chuyên môn hóa hợp
lí, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó tạo ra năng xuất lao động
cao, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh, cho nền kinh tế nói
chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm việc chuyển biến cơ cấu kinh tế
theo ngành, theo vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế [108, tr.535].
Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển so với các nước trên
thế giới và khu vực. Vì thế, việc chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH
vừa là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, đồng thời là quá trình đi lên từng
bước dựa trên sự kết hợp mật thiết của các điều kiện chủ quan, các lợi thế kinh
tế - xã hội tự nhiên trong nước, trong vùng, đơn vị kinh tế với các khả năng đầu
tư, hợp tác liên kết, liên doanh về sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của các
nước, các vùng, đơn vị kinh tế khác nhau.
Chuyển dịch CCKT phải được coi là điểm chủ yếu, nội dung cơ bản lâu
dài trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Nếu xác định được phương hướng và
phương pháp chuyển dịch CCKT đúng, sẽ có hiệu quả kinh tế xã hội cao trong
sự phát triển; ngược lại, sẽ phải trả giá đắt cho tương lai. Trong thời đại ngày
nay - thời đại của sự bùng nổ cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng
quốc tế hóa sản xuất - không nước nào không phải tính đến sự chuyển dịch
CCKT.
Do điều kiện thực tế của nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế nông
nghiệp nghèo nàn lạc hậu, cùng với sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến
tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, vì thế, để đưa nền kinh tế Việt Nam phát
triển kịp và bằng nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, không
bị tụt hậu, đói nghèo, điều tất yếu phải thực hiện CNH, HĐH. Trên cơ sở đó
ĐCS Việt Nam đã khẳng định quan điểm nhất quán CNH, HĐH là nhiệm vụ
trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
14
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa VII (7-1994), đã
xác định rõ: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.
Mục tiêu chủ yếu của CNH, HĐH là biến nước ta thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ - thuật hiện đại, CCKT hợp lý, quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất và trình độ của lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất,
hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh vững
chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Đặc điểm lớn của CNH, HĐH ở nước ta là vì mục tiêu xây dựng thành
công CNXH. Đảng ta đã xác định CNH, HĐH trước hết là CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn tạo cho nông nghiệp nông thôn những điều kịên thực tiễn về
cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, khoa học công nghệ.
Nước ta tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Bởi vì,
Thứ nhất, chỉ có CNH, HĐH mới có thể xây dựng được cơ sở vật chất cho chế
độ mới. Văn kiện Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), chỉ rõ:
“CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước
chung quanh, giữ vững được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ
quyền và định hướng XHCN” [29, tr.27]. Thứ hai, CNH, HĐH còn tạo ra lực
lượng sản xuất mới về chất tạo tiền đề cho sự hình thành những mối quan hệ
mới về kinh tế - xã hội, chính trị trong toàn xã hội. Thứ ba, CNH, HĐH còn đáp
ứng yêu cầu khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng,
của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. CNH,
HĐH tạo điều kiện mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế [54, tr. 82-84].
Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH là xác lập CCKT mới,
hợp lý tương ứng với cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của CNXH. CCKT mới
là CCKT công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
15
Quá trình chuyển dịch CCKT trong thời kỳ quá độ là quá trình chuyển từ
nền kinh tế có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản của quá trình chuyển dịch là
giá trị sản xuất của ba ngành trên đều tăng qua các giai đoạn, nhưng tỷ trọng của
ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng
lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ
ngày càng tăng.
Ở nước ta quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá
trình phức tạp kéo dài trong suốt thời kỳ quá độ, điều đó đòi hỏi Đảng và nhà
nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở từng địa phương phải quan tâm lãnh
đạo, tìm tòi, sáng tạo, năng động để xây dựng một CCKT hợp lý theo hướng
CNH, HĐH.
Để đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, cần dựa vào
một số quan điểm sau:
- Chuyển dịch CCKT phải nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, phù
hợp với mô hình định hướng XHCN.
- Chuyển dịch CCKT phải khai thác được tối ưu khả năng và thế mạnh
của từng vùng kinh tế trong cả nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành
phần kinh tế, tập trung đầu tư đúng mức cho một số vùng kinh tế trọng điểm, có
khả năng thu hồi vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế.
- Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo các quy mô và bước đi thích hợp, chú
trọng quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, tạo được nhiều việc làm cho người lao
động, đặc biệt chú ý hình thành và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm,
ngành kinh tế mũi nhọn có công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại.
- Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo được nền kinh tế có hiệu quả, có môi
trường sinh thái bền vững, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, gắn tăng cường
ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng.
- Chuyển dịch CCKT phải phù hợp với xu hướng mở rộng quan hệ hợp
tác kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tranh thủ khả năng thu hút vốn
16
đầu tư và công nghệ hiện đại của nước ngoài nhằm phát triển kinh tế thúc đẩy
mạnh quá trình chuyển dịch CCKT trong nước.
Có thể thấy vấn đề xuyên suốt là:
Quá trình chuyển dịch CCKT được hoạt động thông qua hoạt động đầu tư
và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế dưới tác động của cơ chế thị
trường được nhà nước hướng dẫn và thúc đẩy bằng công cụ quản lý vĩ mô và
chương trình đầu tư dựa vào nguồn vốn tập trung [31, tr.12].
Nội dung cơ bản của CNH, HĐH bao gồm hai vấn đề cốt lõi là áp dụng
rộng rãi thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và
các ngành kinh tế, xây dựng CCKT phát triển hợp lý có hiệu quả và ngày càng
hiện đại. Vì vậy, chuyển dịch CCKT và CNH, HĐH có mối quan hệ biện chứng,
gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chuyển dịch CCKT theo hướng
hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nội dung cốt lõi của CNH, HĐH đất
nước. Cho nên, qúa trình chuyển dịch CCKT vừa là nguyên nhân vừa là kết quả
của qúa trình CNH, HĐH và ngược lại CNH, HĐH nền kinh tế sẽ tạo tiền đề vật
chất - kỹ thuật và là con đường phương hướng, mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch
CCKT phổ biến là sản xuất nhỏ mà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lên một nền
kinh tế công nghiệp ngày càng hiện đại, có năng xuất cao, thúc đẩy sự phát triển
đồng bộ nền kinh tế quốc dân.
Đối với nước ta hiện nay, chuyển dịch CCKT tất yếu phải gắn liền và phải
phát triển theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH
là nội dung là điều kiện cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh
tế quốc dân và thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp.
Chuyển dịch CCKT là chiến lược kinh tế tổng quát nhằm khai thác lợi thế
tối ưu của các vùng, các ngành, các lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo
nên sự gắn kết giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế, xuất hiện
những yêu cầu đòi hỏi lớn hơn để các yếu tố thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Để phát triển kinh tế đất nước, ở nước ta có thể đẩy mạnh chuyển dịch
CCKT theo hướng CNH, HĐH mới có thể khắc phục được nguy cơ tụt hậu xa
17
hơn về kinh tế so với các nước trên thế giới và khu vực, tạo điều kiện mở rộng
thị trường trong và ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút các
nguồn vốn đầu tư, kế thừa có chọn lọc kinh niệm quản lý, chuyển giao công
nghệ tiên tiến trên thế giới.
Sự chuyển dịch CCKT từ lạc hậu, ít hiệu quả sang cơ cấu hợp lý tối ưu,
có hiệu quả cao gắn với bước tăng trưởng cơ sở vật chất kỹ thuật do quá trình
CNH, HĐH tạo ra sẽ góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh của hệ thống
chính trị XHCN, từ đó thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công
nghệ, phát triển văn hóa xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững
an ninh quốc phòng, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế giữa các vùng
miền, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn với thành thị, tạo động lực
cho phát triển toàn diện đất nước.
Do vậy, có thể thấy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là một
trong những nội dung kinh tế cốt lõi trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
1.1.2. Đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo lý luận cách mạng của chủ
nghĩa Mác-Lênin về CNXH và con đường tiến lên CNXH. Người chỉ rõ mối
quan hệ gắn bó hữu cơ, tác đông biện chứng thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển
giữa hai ngành kinh tế cơ bản: công nghiệp và nông nghiệp. Tháng 4-1962,
trong bài nói chuyện tại hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng Lao Động
Việt Nam (khóa III), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Công nghiệp và nông nghiệp
là hai chân của nền kinh tế. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ
lẫn nhau và cùng phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiếp bước sẽ
nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích” [55, tr.544-545].
Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống do vậy việc phát triển
nông nghiệp luôn được chú trọng hàng đầu trong chặng đường đầu tiên của thời
kỳ quá độ lên CNXH. Người khẳng định: “phải lấy nông nghiệp làm chính, phải
toàn diện phải chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp tài chính, ngân hàng,
giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế các ngành này phải lấy nông
18
nghiệp làm trung tâm” [56, tr.396]. Nông thôn phải tăng gia sản xuất, thực hành
tiết kiệm thì mới giàu có. Nông thôn giàu sẽ mua nhiều hàng hóa do công nghiệp
sản xuất ra. Đồng thời nông nghiệp cung cấp đầy đủ nguyên liệu, lương thực
cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công
nghiệp phát triển. Công nghiệp lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn
nữa. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh. Khi đánh giá
vai trò của nông nghiệp, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời
là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay,
cho nên cần cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát trển các
ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phất triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho
việc công nghiệp hóa nước nhà [55, tr.14-15].
Những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh đã đặt nền móng quan trọng cho
việc xác định một CCKT hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp trong xây
dựng CNXH ở nước ta. Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn tiến lên CNXH thì
phải phát triển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp vì hai ngành đó có quan hệ
khăng khít, hỗ trợ, tác động, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong nền kinh tế
quốc dân thống nhất.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, cơ sở quan trong để xây dựng chủ
trương, đường lối về phát triển các ngành kinh tế, CCKT hợp lý phù hợp với
nhiệm vụ xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ ở nước ta .
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc từ năm 1954 -
1975 và trên cả nước từ 1975 - 1985, căn cứ vào tình hình lịch sử cụ thể, Đảng
ta đã có nhiều chủ trương để phát triển kinh tế, trong đó nhấn mạnh vai trò và
mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên do nhiều lý do khách
quan, chủ quan, có lúc còn nóng vội trong việc xác định mô hình kinh tế, vì thế
việc xác định CCKT, chuyển dịch CCKT có những yếu tố không hợp lý. CCKT
của cả nước và các địa phương suốt trong một thời gian dài chuyển dịch không
đáng kể, kinh tế tăng trưởng chậm, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã
hội, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn.
19
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) đã tổng kết nêu lên bốn bài học
kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế
và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng” [26, tr.20]. Bài học này có ý nghĩa to lớn, nhưng quan trọng nhất là trên
lĩnh vực kinh tế.
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, quan điểm, chủ trương về
CCKT và chuyển dịch CCKT của Đảng là nhất quán, xuyên suốt và ngày càng
hoàn thiện qua các kỳ Đại hội, các Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị các khóa
VI, VII, VIII, IX, X.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986), với tinh thần đổi mới toàn
diện, bắt đầu đổi mới từ tư duy kinh tế, để phát triển kinh tế Đảng ta chỉ rõ:
Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải
dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các
ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại sản xuất có quy mô và trình độ
kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều
kiện thực tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định [26, tr.47].
Trong bố trí lại CCKT, Đại hội chủ trương phải đưa nông nghiệp lên mặt
trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn; ra sức
phát triển công nghiệp nhẹ. Đây là sự cụ thể hóa nội dung chính của công
nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, là
bước đột phá trong tư duy và nhận thức đổi mới về chuyển dịch CCKT trong
thời kỳ mới của Đảng. Đại hôi chỉ rõ: Bố trí lại CCKT, phải điều chỉnh lớn cơ
cấu đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước nhằm tập trung cho việc thực hiện ba
chương trình kinh tế lớn: “lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu” [26, tr. 47].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), đã tổng kết 5 năm đổi mới,
khẳng định một trong những thành tựu đầu tiên là trên lĩnh vực kinh tế đã đạt
được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện mục tiêu của ba chương trình
kinh tế. Đại hội chỉ rõ: “Những kết quả thực hiện các mục tiêu gắn liền với
20
những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ
cấu kinh tế” [28, tr. 19-20].
Đại hội lần thứ VII đã đề ra những định hướng trong chính sách kinh tế
trong đó có quan điểm đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với quá trình xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyển dịch CCKT theo hướng từng bước công
nghiệp hóa, thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Quan điểm về chuyển
dịch CCKT được hiểu: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu nhằm ổn định tình
hình kinh tế xã hội; tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế
dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu; đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và một số loại
khoáng sản; lựa chọn để phát triển một số ngành công nghiệp.
Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chỉ rõ: “Khi kết thúc thời kỳ quá độ, hình thành
về cơ bản nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch
vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng” [31, tr.12].
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân sẽ gồm nhiều ngành, nghề,
nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn
với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu. Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đẩy
mạnh kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ
tầng. Xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp, trước hết là ngành
trực tiếp phục vụ nông nghiệp. Thực hiện chuyên môn hóa và liên kết kinh tế
giữa các vùng, các địa phương. Xây dựng các trung tâm kinh tế của từng vùng
để tạo điều kiện liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông
thôn.
Đến năm 1996, con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác
định rõ hơn. Trên thế giới cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng phát
triển cao, thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế. Nước ta cũng như
những nước đang phát triển khác trên thế giới đều có thời cơ và vận hội mới để
21
đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước. Trên cơ sở đánh giá thực tế thành tựu
đạt được sau 10 năm đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), đã
khẳng định những nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là
chuẩn bị tiền đề cho CNH, HĐH đã cơ bản hoàn thành, cho phép nước ta chuyển
sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với những nhiệm vụ và
mục tiêu cụ thể. Đại hội khẳng định:
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn
đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp [34, tr.80].
Đại hội VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt coi trọng Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và nông thôn”, chỉ rõ nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông
nghiệp nông thôn những năm còn lại của thập kỷ 90 là:
- Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng
hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực trong
xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trong và
ngoài nước
- Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa…
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày
càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.
- Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề
mới bao gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông
nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông
thôn mới văn minh hiện đại [34, tr.87].
22
Phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành chế biến lương thực - thực
phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công
nghệ thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng
lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa tàu thủy, luyện
kim, hóa chất), tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng
kinh tế, nâng cao khả năng độc lập về kinh tế [34, tr.88].
Phát triển nhanh du lịch và các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính -
viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm công
nghệ, pháp lý, thông tin…và các dịch vụ phụ vụ cuộc sống nhân dân. “Từng
bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm
cỡ trong khu vực”.
Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ. Chuyển dịch CCKT lãnh thổ trên cơ
sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau,
làm cho tất cả các vùng đều phất triển. Đầu tư ở mức cần thiết cho các vùng
kinh tế trọng điểm để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế [34, tr.89].
Mở rông và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu, coi
xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng mức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị
trường. Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ
chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thích hợp [34,
tr.91].
Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VIII (12-1997), chỉ rõ: Đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải mở rộng kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn,
công nghệ và ra nhập thị trường quốc tế. Nhưng trên cơ sở độc lập tự chủ, phát
huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, bao gồm
nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống lịch sử [37, tr.8].
Hội nghị đã ra nghị quyết “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2000” [37, tr.27].
23
Hội nghị nhấn mạnh cần tập trung thực hiện tốt chủ trương: “Thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư”. Nâng cao hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế là định hướng cơ bản cho sự chuyển dịch CCKT,
điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Muốn vậy phải phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các
ngành công nghiệp, trước hết là ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh
tranh cao [37, tr.54-55]. Nghị quyết xác định những việc cần tập trung thực hiện
là “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động
ở nông thôn” [37, tr.62]. “Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản” [37,
tr.66]. “Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các
cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển các cơ sở quốc
doanh ở vùng sâu, vùng xa” [37, tr.67].
Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn
theo hướng CNH, HĐH, tháng 4-1998, Bộ Chính trị ra nghị quyết 10
“Về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghị quyết nhấn mạnh việc chuyển dịch CCKT
nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH là phải tạo ra những chuyển
hướng mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất
khẩu với sức cạnh tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm năng của từng vùng sinh
thái, tăng nhanh năng xuất chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp. Chuyển
dịch CCKT nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH nghĩa là từ chỗ
nặng về trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực sang sản xuất các cây trồng, vật
nuôi có giá trị hàng hóa cao; từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó giải quyết tốt các
mối quan hệ cơ bản giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp với lâm
nghiệp, giữa nông - lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ…
Ngày 10-11-1998, BCT khóa VIII ra Nghị quyết 06-NQ/TW: " Về một số
vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn". Nghị quyết khẳng định bốn quan
điểm phát triển nông nghiệp - nông thôn:
Một là, coi trọng thực hiện CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp (gồm
cả nông nghiệp, ngư nghiệp..) và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh
24
tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu
dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, gắn phát triển nông nghiệp với
công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự
liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn và
trên phạm vi cả nước, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới;
gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí đào tạo nhân
lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động xã hội mới, giải quyết việc làm
nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống
giữa thành thị và nông thôn.
Ba là, phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến
bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng
mạnh ra xuất khẩu.
Bốn là, phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế HTX dần trở thành nền tảng
hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật.Tiếp tục
phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình HTX dịch vụ cho kinh tế
hộ nông dân, từng bước xây dựng hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã;
chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Tạo điều
kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu
tư, phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông
thôn.
Tuy nhiên, chuyển dịch CCKT nông nghiệp trước hết phải giữ vững mục
tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Nghị quyết đề
ra một số biện pháp để chuyển dịch CCKT nông nghiệp: đẩy mạnh thâm canh
lúa, từng bước hình thành các vùng tập trung sản xuất lúa năng suất, chất lượng
cao gắn với chế biến; hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp,
25
rau, hoa quả; khuyến khích kinh tế hộ, HTX và trang trại chăn nuôi quy mô vừa
và lớn…đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh chuyển dịch
CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, ngày 15-6-2000, Chính phủ ra
Nghị quyết 09 về một số chủ trương và chính sách chuyển đổi CCKT và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp. Nghị quyết 09 của Chính phủ cho phép giảm diện tích
lúa cả nước từ 3,4 triệu ha xuống còn khoảng 4 triệu ha, tập trung sản xuất lúa ở
những vùng trọng điểm thích hợp nhất với cây lúa; các địa phương chuyển
những vùng trồng lúa bấp bênh sang sản xuất những sản phẩm khác phù hợp và
có giá trị kinh tế cao.
Đường lối và những quan điểm chỉ đạo về CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn của Đảng thể hiện sự đổi mới ngày càng rõ, trong nhận thức và tư duy lý
luận của Đảng về CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT ở nước ta nhằm thực hiện
tốt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
Những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về chuyển dịch CCKT
và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được cấp ủy Đảng các địa phương
quán triệt, thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tiềm năng và lợi
thế của từng địa phương trên phạm vi cả nước. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng
bộ Thành phố Hà Nội đề ra chủ trương, biện pháp, lãnh đạo thực hiện chuyển
dịch cơ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở Thành phố Hà Nội, từ 1996
đến 2005.
1.2. CƠ CẤU KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1996
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội
Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nằm ở trung tâm
Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 200
53' đến 210
23' vĩ độ Bắc và từ 1050
44' đến
1060
02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên; phía
Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây và Tây Nam giáp Hà Tây, Vĩnh Phúc.
Hà Nội có diện tích 920,97 km2
, bằng 0,28% diện tích tự nhiên của cả nước.
Khoảng cách dài nhất từ phía Bắc xuống phía Nam Thành phố trên 50 km, chỗ
26
rộng nhất từ Tây sang Đông 30 km. Dân số 3.118,200 người (tính đến hết năm
2004), chiếm 3,6% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội có 9 quận nội thành: Ba
Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng,
Thanh Xuân, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia
Lâm, Thanh Trì,Từ Liêm [9, tr.9].
Hà Nội nằm ở châu thổ sông Hồng, trên vùng đồng bằng cao giới hạn ở
phía Bắc bởi bậc thềm Tam Đảo; phía Tây là bậc thềm Ba Vì; phía Đông và phía
Nam là vùng đồng bằng thấp được tạo thành về sau ở hạ lưu sông Hồng [9, tr.9-
10].
Hà Nội có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa
ẩm, với hai mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ không khí
trung bình năm của Hà Nội khá cao 24,4o
C, chệnh lệch nhiệt độ giữa các tháng
trong năm lên tới 12,5o
C, nhiệt độ tối đa có thể lên tới 40o
C, nhiệt độ tối thiểu
có thể xuống 5 - 7o
C, kéo dài 7 - 12 ngày. Độ ẩm trung bình các tháng trong
năm dao động từ 71% đến 82%, độ ẩm không khí trung bình có thể xuống 10%
vào tháng 12 và tháng 1 [100, tr.10].
Sơ đồ 1.1: Dân số trung bình qua các năm [21, tr.19]
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
Ngo¹ i thµnh 20815 21462 24290 20273 20680
Néi thµnh 20526 21399 25085 30158 30370
Toµn thµnh 41,341 42,861 49,375 50,431 51,050
2000 2002 2003 2004 2005
27
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.250 - 1.870 mm; số ngày mưa
trong năm là 140 ngày, phân bố không đều và hình thành 2 mùa, mùa mưa
thường tập trung 85% lượng mưa cả năm và chiếm tới 1.400 - 1.500mm, mưa
lớn thường vào tháng 8, lượng mưa trung bình 300 - 350mm [100, tr.10].
Chế độ thủy văn của Hà Nội tương ứng với đặc điểm của tình hình khí
hậu, chia làm hai mùa, mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ thường kéo dài từ tháng 6 đến
tháng 10, lũ cao nhất vào tháng 8, lượng nước chiếm tới 70 đến 75% tổng lượng
nước cả năm [100, tr.10].
Mạng lưới sông ngòi trên Hà Nội khá dày, khoảng 0,5km/km2
, thuộc hai
hệ thống sông chính là sông Thái Bình và sông Hồng. Hà Nội có nhiều đầm hồ
tự nhiên, với diện tích hiện còn 3.600 ha, khu vực nội thành tập trung khá nhiều
có tới 27 đầm hồ, còn lại phân bố ở các quận, huyện của Thành phố [100, tr.9-
10].
Tài nguyên khoáng sản Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Hà nội và vùng
phụ cận có 500 mỏ và điểm quặng với gần 40 loại khoáng sản đã được phát hiện
và đánh giá ở các mức độ khác nhau [100, tr.12].
Hà Nội nổi tiếng từ xưa là nới tập trung nhiều nghề thủ công truyền thống
tinh xảo với những nghệ nhân và thợ tài hoa. Đến Hà Nội sẽ được tham quan các
nghề truyền thống như tranh dân gian; gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy dó lụa;
dệt tơ lụa ở Bưởi; nghề thêu ở Yên Thái; nghề đúc đồng ở Ngũ xá; nghề chạm
khảm, trang trí đồ gỗ Vân Hà; sản xuất đồ da Kiêu Kỵ…
Trong gần 1000 năm phát triển Hà Nội luôn là trung tâm văn hóa của cả
nước. Hà Nội có nhiều địa danh nổi tiếng về cảnh quan như: Hồ Tây, hồ Hoàn
Kiếm, Đền Sóc…[100, tr.13].
Đầu thế kỷ XI, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long
(1010). Từ đây Thăng Long chuyển dần thành đất kinh kỳ, nơi hội tụ nhân tài,
vật lực của bốn phương. Hà Nội trở thành trung tâm đầu não của đất nước từ
đây.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám nơi hội tụ “ nguyên khí” của dân tộc, là niềm
tự hào chung của đất nước, điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà
28
Nội, không chỉ biểu hiện ở các giá trị văn hóa rất phong phú và đa dạng mà còn
ở chỗ hội tụ các tinh hoa để tạo lên nhân cách con người Thủ đô với “Hào khí
Thăng Long”, “Sĩ khí Hà Thành”, “Người Tràng An”, “Hà Nội thanh lịch”...
Cư dân tứ xứ hội tụ về Hà Nội đem theo những phong tục, lề thói địa
phương, rồi được chắt lọc, chau chuốt trong khung cảnh văn hóa kinh kỳ, tạo
thành nếp sống “thanh lịch Hà Nội”. Trong nét thanh lịch đó phải kể đến đặc
trưng của người Hà Nội là hiền hòa, hiếu học, chuyên cần, hào hoa và sáng tạo.
Chính từ đó tạo nên mặt bằng dân trí cao. Nhân dân Hà Nội nhanh nhạy với cái
mới, có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH Thành phố Hà Nội.
Nhân dân Hà Nội có truyền thống đấu tranh kiên cường và nồng nàn yêu
nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Hà Nội đã đóng góp xứng đáng
vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân Hà Nội đã phát huy cao độ truyền
thống tốt đẹp, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám, hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Vịêt Nam XHCN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới. Nhân dân Hà Nội
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc
và CNXH. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội ra đời sớm,
dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo nhân dân trong đấu tranh và xây dựng đất nước
năng động, sáng tạo.
Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các
địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị , ngày
15 - 12 - 2000 chỉ rõ: “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch
quốc tế” [8, tr.3]. Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với lịch sử nghàn năm
văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, lan tỏa và phát sáng các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Với vị thế là Thủ đô Hà Nội vừa có những tiềm năng, lợi thế
so sánh vừa có những thách thức.
Một mặt, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có một số mặt thuận lợi cơ bản
trong phát triển kinh tế:
29
+ Hà Nội được Đảng và nhà nước chỉ đạo tập trung về mọi mặt trong quá
trình phát triển Thủ đô; có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận những thành tựu
khoa học công nghệ, tinh hoa văn hóa thế giới, giải quyết kịp thời hiệu quả các
vấn đề kinh tế liên quan trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc
tế.
+ Là nơi đặt trụ sở của các cơ quan lãnh đạo Trung ương Đảng, Quốc
Hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội; nơi diễn ra các hội nghị trong nước và
quốc tế quan trọng, nơi đặt trụ sở đại sứ quán các nước; các cơ quan thông tấn
báo chí, xuất bản cấp quốc gia. Vì thế Hà Nội sớm được trực tiếp tiếp thu các
Nghị quyết, đường lối chính sách, thông tin đối nội và đối ngoại trong từng giai
đoạn lãnh đạo phát triển kinh tế.
+ Hà Nội hiện có 49 trường đại học và cao đẳng, 38 trường trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề, 112 viện nghiên cứu [100, tr.16-17]. Phần lớn các
chuyên gia đầu ngành đang nghiên cứu giảng dạy ở Thủ đô Hà Nội. Nếu Hà Nội
biết thu hút chất xám của các nhà khoa học các bộ ngành Trung ương, các viện
nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thì sẽ có lợi rất to lớn mà không có
địa phương nào trong cả nước có được để phát triển kinh tế Thủ đô.
+ Hà Nội có ưu thế hơn các địa phương khác trong khu vực và phía Bắc
trong việc tuyên truyền, quảng bá, thu hút vốn đầu tư, sản xuất tiêu thụ sản
phảm, mở rộng dịch vụ công nghệ cao, tài chính, ngân hàng, dịch vụ đối ngoại,
du lịch…Về lâu dài, nhờ khả năng kế thừa, lôi cuốn, quy tụ, đúc kết nhiều tiềm
lực điều kiện từ bên ngoài cũng như tự tích lũy kinh nghiệm, bản lĩnh lãnh đạo
kinh doanh, trình độ phát triển hạ tầng, nguồn vốn, tri thức, công nghệ…tạo tiền
đề, động lực mạnh nhất cho sự phát triển và cất cánh của nền kinh tế Thủ đô.
+ Hà Nội đã, đang và sẽ giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất của Bắc
Bộ, có sức hút và khả năng lan tỏa rộng tác động trực tiếp tới quá trình phát triển
của cả vùng, cả nước. Đồng thời, Hà Nội có khả năng khai thác thị trường rộng
lớn của vùng và của cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.
Mặt khác, Hà Nội cũng có khó khăn trong phát triển kinh tế:
30
Hà Nội, là nơi những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được
ban hành, là trung tâm đầu não về chính trị. Vì vậy, mỗi động thái chủ trương,
chính sách và thực tiễn của Thành phố Hà Nội đều có tác động trực tiếp và gián
tiếp đến tình hình kinh tế của cả nước. Điều đó không cho phép Thành ủy Thành
phố dễ dàng, mạnh tay thử nghiệm các quyết sách quản lý, điều hành phát triển
kinh tế như một số tỉnh và thành phố khác.
Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội trở thành nơi hội tụ
dòng dân di cư tự do. Đây là một sức ép lớn cho quá trình phát triển kinh tế Thủ
đô.
Thủ đô Hà Nội địa bàn trọng điểm để các thế lực thù địch trong và ngoài
nước tập trung chống phá. Vì vậy, Thành ủy Hà Nội vừa phải lãnh đạo phát triển
kinh tế đồng thời dành nhiều thời gian lãnh đạo, chỉ đạo nhằm ổn đinh tình hình
chính trị, an ninh quốc phòng. Hà Nội phải đối mặt với thách thức, một mặt đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế Thành phố nhằm đuổi kịp sự phát triển kinh tế
của thủ đô các nước trong khu vực và thế giới; mặt khác, phải đảm bảo phát
triển kinh tế bền vững và bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội,
an ninh quốc phòng vững chắc. Điều đặc biệt quan trọng nhất là giữ vững và ổn
định tình hình kinh tế đất nước và kinh tế vùng trọng điểm Bắc Bộ.
1.2.2. Thực trạng kinh tế, cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội trước năm 1996
Những chủ trương, định hướng, chính sách lớn của Đảng và nhà nước
trong công cuộc đổi mới về chuyển dịch CCKT, đã được Thành ủy Hà Nội quán
triệt thực hiện một cách nghiêm túc, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của
Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X (10 - 1986), đã
xác định những vấn đề quan trọng mà Đảng bộ Thủ đô cần giải quyết: Mọi công
tác phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu; phải coi trọng tổ chức công
tác thực tiễn một cách cụ thể tỷ mỉ; phải chuyển mạnh từ cách làm ăn theo lối
cũ, quan liêu, bao cấp, sang hoạt động năng động sáng tạo, hạch toán kinh tế và
kinh doanh XHCN, không ngừng tăng năng suất và hiệu quả, nâng cao chất
lượng và tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội, chúng ta phải kiên quyết,
31
không thỏa hiệp đối với những cá nhân, đơn vị vẫn giữ nếp nghĩ, cách làm theo
lối cũ, không chịu vận dụng để nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy luật
kinh tế [2, tr.56].
Ngay từ Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X, Thành ủy Hà Nội
đã quan tâm phát triển kinh tế theo chiều sâu, chú trọng chuyển dịch CCKT giữa
các ngành và nội ngành. Đại hội nhận định: “một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý
mới ổn định và phát triển được” và đề ra mục tiêu “từng bước xây dựng cơ cấu
kinh tế hợp lý của Thủ đô”. Đảng bộ Hà Nội chủ trương: "Phải xây dựng cơ cấu
kinh tế bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại” [2,
tr.60].
Công nghiệp, phải tiến lên trình độ hiện đại có những ngành mũi nhọn,
những sản phẩm tiêu biểu cho Thủ đô và giữ vị trí quan trọng trong việc cung
ứng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho cả nước.
Nông nghiệp, phải được trang bị kỹ thuật mới, áp dụng nhanh chóng các
thành tựu khoa học hiện đại về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, để trở thành
vành đai thực phẩm lớn, bảo đảm cung ứng ngày càng tăng hàng hoá cho nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân Thành phố.
Dịch vụ, bao gồm các ngành lưu thông, phân phối, giao thông vận tải, các
ngành kinh tế đô thị, nhà ở, cấp thoát nước, cấp điện, giao thông công cộng,
thông tin liên lạc… phải được xây dựng và từng bước hiện đại hoá để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của một trung tâm công nghiệp lớn của hàng triệu người
làm việc sinh sống.
Kinh tế đối ngoại “bao gồm cả xuất, nhập khẩu và các quan hệ hợp tác
kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nội với thủ đô các nước XHCN và các nước
khác, phải được mở rộng nhanh chóng để sử dụng có hiệu quả sự phân công hợp
tác quốc tế” [2, tr. 61].
Đây được coi là những một trong những chủ trương, đầu tiên của Đảng bộ
Thành phố lãnh đạo chuyển dịch CCKT ngành và nội ngành.
Sau khi ổn định được sản xuất nông nghiệp, bước vào giai đoạn mới của
CNH, HĐH đồng thời để phát huy vai trò đầu tàu của Thủ đô đối với phát triển
32
kinh tế vùng, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XI (vòng 1) ( từ 25
đến 24-4-1991); Đại hội (vòng 2) (ngày 16-11-1991), đã xác định: “Trong 5 năm
tới, Hà Nội phấn đấu có bước chuyển rõ về cơ cấu ngành kinh tế”.
Cơ cấu ngành kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở liên kết kinh tế
Trung ương với kinh tế địa phương trên địa bàn Hà Nội, có tính đến nhu cầu và
mở rộng sự liên kết kinh tế với toàn vùng, với các tỉnh khác cũng như hợp tác
với nước ngoài. Trong những năm trước mắt, sớm hình thành cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp [3, tr.50].
Từ ngày 29 đến ngày 31-3-1994, Đảng bộ Thành phố tiến hành Hôị nghị
đại biểu giữa nhiệm kỳ. Hội nghị đã nêu bật nhữmg thành tựu lớn của Đảng bộ
và nhân dân Thủ đô trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố
lần thứ XI và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng CNH, HĐH : tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, củng
cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh; mở rộng kinh tế đối ngoại.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghi giữa nhiệm kỳ của Thành ủy về điều
chỉnh CCKT theo hướng CNH, HĐH, Thành ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành
tiếp tục sắp xếp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước theo quyết định 90/CP của chính phủ.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh
đạo, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội, so với nhiều năm trước, thế
và lực của Hà Nội đã tăng lên đáng kể. Kinh tế Thủ đô nhanh chóng vượt qua
khỏi khủng hoảng, tăng trưởng với tốc độ khá, từng bước phát triển theo hướng
bền vững. Các thành phần, các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều phát triển. Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP), tăng bình quân 8.35%/năm (giai đoạn 1986 - 1990
tăng 4.48%/ năm [3, tr.27], giai đoạn 1991 - 1995 tăng 11,9 %/ năm [4, tr.37].
Đời sống nhân dân được cải thiện.
Ngành công nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong CCKT Thủ đô
giai đoạn 1991 – 1995 tăng bình quân 14,33% vượt chỉ tiêu đề ra (5-6%/năm)
[4, tr.37]. Một số ngành công nghiệp chủ lực như: quạt điện, xe đạp Viha, hàng
điện tử, may, dệt kim được ưu tiên phát triển; bước đầu hình thành một số ngành
33
công nghiệp mới ở Thủ đô, như công nghiệp thực phẩm vi sinh, công nghiệp
điện tử, tin học. Nhiều sản phẩm công nghiệp của Hà Nội đã khẳng định khả
năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
GDP ngành dịch vụ tăng bình quân 9,22%/năm. Lưu thông hàng hóa và
dịch vụ diễn ra thuận lợi, “Tổng mức mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thị trường xã
hội trong 5 năm tăng gấp 3 lần” [4, tr.37]. Thị trường trong và ngoài nước được
củng cố và phát triển. Văn minh thương mại được Thành ủy quan tâm chỉ đạo,
đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. “Tổng kim ngạch
xuất khẩu của địa phương trong 5 năm là 558,8 triệu USD, tăng bình quân hàng
năm 16,5%./ năm” [4, tr.38]; tỷ trọng các sản phẩm thô, tinh chế ngày càng
giảm. “Nhờ kinh tế phát triển, 5 năm qua chỗ làm việc đã tăng thêm 54% so với
thời kỳ 1986 - 1990” [4, tr.38].
Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng. Tính đến hết năm 1995, có
210 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 3,3 tỷ USD (trong đó có 67 dự
án do Thành phố làm chủ quản đầu tư với số vốn hơn 1,4 tỷ USD); có 1,3 tỷ
USD vốn đầu tư nước ngoài đã triển khai thực hiện. Đã tạo được nhiều thị
trường xuất nhập khẩu mới, thay thế thị trường truyền thống bị thu hẹp [4, tr.37-
38].
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng có sự chuyển dịch theo hướng
tiến bộ. Đời sống nông thôn ngoại thành từng bước được nâng cao. Trong khi
diện tích nông nghiệp thành phố liên tục giảm do yêu cầu phát triển đô thị, công
nghiệp, nhưng GDP nông nghiệp bình quân cả giai đoạn 1986 - 1995, vẫn tăng
6,19%/năm. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 1,9%/năm giai đoạn 1986 - 1990
xuống còn 1,35%/năm thời kỳ (1991 - 1995); ngành chăn nuôi tăng từ
6,75%/năm giai đoạn (1986 – 1990) lên 7,2%/năm giai đoạn (1991 - 1995). Cơ
cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế,
chất lượng cao; hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mô hình
làng nghề được quan tâm phát triển. Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII (5
-1996), đánh giá: “Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh và tăng
vụ, phát triển ngành nghề nên giá trị sản lượng tính trên một đơn vị diện tích
34
ngày càng tăng, năm 1991 đạt 14,9 triệu đồng/ ha, năm 1995 đạt 28,2 triệu đồng/
ha” [4, tr.40].
Bảng 1.1: Tăng trưởng cơ cấu kinh tế Thủ đô sau 10 năm đổi mới [17, tr.31]
Đơn vị tính: %
Giai đoạn 1986 - 1990 1991 - 1995
Tăng trưởng GDP 4,48 12,5
1. Công nghiệp 1,65 13,73
2. Dịch vụ 5,78 12,66
3. Nông lâm - thủy sản 6,76 5,62
Trong giai đoạn 1990 - 1995, dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Thành ủy
và sự lãnh đạo thực hiện của UBND Thành phố, CCKT Thủ đô chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp làm đòn bẩy phát triển dịch vụ,
nông nghiệp; giảm tỷ trọng các ngành dịch vụ và nông nghiệp để chọn lọc từng
bước nâng cao chất lượng và phát triển theo chiều sâu. Tỷ trọng giá trị tăng
thêm: công nghiệp tăng từ 27,9% năm 1985, lên 33,01% năm 1995, dịch vụ
giảm từ 66,5% năm 1985, xuống còn 61,60% năm 1995, nông - lâm - thủy sản
từ 5,6% năm 1985 [100, tr. 94], xuống còn 5,39% năm 1995 [17, tr.31].
Sau 10 năm đổi mới, Thành phố Hà Nội đang hình thành rõ nét CCKT:
công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp theo hướng hiện đại
hóa. Cùng với sự phát triển quy mô và thay đổi tỷ trọng trong tổng GDP của nền
kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi quan trọng về
chất. Các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hơn, không chỉ trao đổi sản
phẩm mà trao đổi, hợp tác ngay trong quá trình sản xuất. Công nghiệp đã ngày
càng bám sát hơn nhu cầu thị trường và các ngành sản xuất khác; hoạt động dịch
vụ không tách rời mà ngày càng gắn vào phục vụ sự phát triển của công nghiệp -
nông, lâm, thủy sản. Nông nghiệp chuyển sang sản suất hàng hóa, trồng cây
công nghiệp cung cấp nguyên liêu cần thiết cho công nghiệp, sản xuất nhiều
lương thực, thực phẩm cung cấp cho các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ,
thông qua dịch vụ để trao đổi hàng hóa, đồng thời áp dụng thành tựu công
35
nghiệp nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm. Từng bước trong các ngành
kinh tế hình thành mối liên hệ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển giữa các
ngành.
Cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Thành phố đang dần
được hoàn thiện theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Kinh tế Thủ đô tăng trưởng và phát triển gắn với việc đảm bảo phát
triển các mục tiêu văn hóa xã hội.
Bảng 2.2: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Hà Nội (theo GDP) trong 10 năm
đổi mới (%) [17, tr.31]
Năm 1985 1990 1995
Tổng số 100 100 100
1. Thương mại, du lịch, lịch vụ 66,5 61,95 61,60
2. Công nghiệp 27,9 29,04 33,01
3. Nông - lâm - thủy sản 5,6 9,01 5,39
Kinh tế Thủ đô đã khắc phục được tình trạng đình đốn, liên tục đạt được
trình độ tăng trưởng cao, bước đầu đã có tích luỹ, lạm phát bị đẩy lùi, số lao
động có việc làm tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân
tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới.
Cùng với chuyển dịch CCKT ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và CCKT
vùng cũng có sự chuyển dịch tích cực.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT, Hà
Nội cũng còn một số hạn chế, yếu kém: tiềm năng của Thành phố chưa được
khai thác đúng mức, chương trình thu hút vốn chậm triển khai kết quả đạt được
thấp, vốn nhàn rỗi trong nhân dân còn nhiều, quỹ đất đai, nhà xưởng, kho tàng,
máy móc, thiết bị chưa được khai thác sử dụng hợp lý. Việc hợp tác sản xuất
kinh doanh với các cơ sở Trung ương trên địa bàn và các địa phương còn ít.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa cao, nhất là khu vực
kinh tế Nhà nước. Một số cơ sở chưa năng động, tìm tòi phương hướng phát
triển, chậm đổi mới trong cơ chế quản lý và lúng túng trong việc huy động vốn,
để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước
36
trên một số lĩnh vực kinh tế chưa thể hiện rõ nét, như: thương mại và thị trường,
tín dụng nông thôn, hướng dẫn và liên kết các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh. Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề đổi mới hình thức tổ chức và quản lý
HTX chậm được nghiên cứu tổng kết thực tiễn và đề ra phương hướng chỉ đạo.
Việc quản lý đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn lỏng lẻo, hoạt động
liên doanh hợp tác với nước ngoài còn sơ hở, có những mặt chưa quản lý tốt gây
thiệt hại cho Nhà nước và quyền lợi công dân. Trong quản lý kinh tế, các cấp
chính quyền trong hoạt động thực tế chưa phân định rõ chức năng quản lý Nhà
nước về hành chính - kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh, nên thường nắm
cái không cần nắm, buông lỏng cái cần quản lý; chuyển dịch CCKT còn chậm
[4, tr.46-48].
1.3. VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH
ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở
ĐỊA PHƯƠNG (1996 - 2000), THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
1.3.1. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, từ ngày 7
- 5 -1996, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tiến hành Đại hội Đảng bộ Thành phố
lần thứ XII.
Trên cơ sở đánh giá mặt thành công và hạn chế trong lãnh đạo phát triển
kinh tế và chuyển dịch CCKT ở Hà Nội, Đại hội XII chỉ rõ: "Để phát triển kinh
tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm trước
mắt, cơ cấu kinh tế ở Hà Nội vẫn là: Công nghiệp - Thương mại, du lịch, dịch vụ
- Nông nghiệp (Nhưng có thay đổi quan hệ tỷ lệ nội bộ và trọng điểm phát
triển)” [4, tr.65].
Về công nghiệp, Đại hội xác định:
Công nghiệp Hà Nội phải phát triển với tốc độ nhanh, có hiệu quả kinh tế
lớn, trên cơ sở cơ cấu sản xuất với phương châm ưu tiên những ngành đòi hỏi
công nghệ và hàm lượng chất xám cao, kết hợp với những ngành nghề truyền
thống, từng bước sử dụng công nghệ tiên tiến và thu hút nhiều lao động, đáp ứng
yêu cầu của thị trường, thay thế dần hàng nhập khẩu mà trong nước sản xuất
37
được, bảo đảm môi trường sinh thái. Trong khi coi trọng sản xuất sản phẩm cơ
khí chế tạo mà Hà Nội có thế mạnh, cần tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu, đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, du lịch, dịch vụ,
thương mại. Huy động tiềm năng và liên kết các thành phần kinh tế, hợp tác và
liên doanh trong nước và nước ngoài để cải tạo phát triển các cơ sở sản xuất có
quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Phấn đấu đến năm 2000 đưa tỷ trọng công
nghiệp trong GDP tăng từ 33,01% (1995) lên 39-40% (năm 2000), đạt tốc độ
tăng giá trị sản xuất công nghiệp 19 - 20%/năm [4, tr.65-66].
Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra một số giải pháp để phát triển công
nghiệp: “phải đổi mới cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tốc độ phát triển các
ngành công nghiệp, trước hết là 5 ngành công nghiệp then chốt: Cơ khí - đồ
điện; Công nghiệp điện tử; Dệt - may - da; Công nghiệp thực phẩm; Công
nghiệp xây dựng [4, tr.66].
Về chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp, Đại hội chỉ rõ:
- Ngành cơ khí - đồ điện : Quy hoạch hình thành đồng bộ các cơ sở cơ
khí, kể cả cơ khí nặng, cơ khí chính xác. Củng cố phát triển ngành cơ khí chế tạo
động cơ các loại, máy móc và thiết bị phụ tùng sản xuất và chế biến sản phẩm
nông lâm nghiệp, thủy lợi, xây dựng...
- Công nghiệp điện tử: Ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển
mạnh, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Thủ đô. Phát triển công nghệ
tin học như các hệ thống chương trình quản lý, các hệ mạng để trao đổi thông
tin...Nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng điện tử, dân dụng,
từng bước phát triển các mặt hàng điện tử phục vụ sản xuất. Phấn đấu đạt tốc độ
tăng trưởng 25 – 30%/năm.
- Ngành dệt - may - da: Cần phát triển nhanh để tạo nhiều việc làm và góp
phần tăng giá trị ngành công nghiệp. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng trung
bình khoảng 20%/năm.
- Công nghiệp thực phẩm: Đẩy mạnh công nghiệp sơ chế và tinh chế nông
sản, thực phẩm. Khai thác tối đa khả năng sản xuất tại chỗ và liên kết với các
tỉnh bạn để tạo nguồn nguyên liệu cho công nghệp thực phẩm. Phát triển và hiện
38
đại hóa công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm truyền thống hướng tới xuất
khẩu. Thực hiện nền nông nghiệp “sạch” bằng cách sử dụng ngày càng rộng rãi
phân và thuốc trừ sâu sinh học, các chất kích thích sinh trưởng với mục tiêu
giảm tỷ lệ phân và thuốc trừ sâu hóa học. Phát triển công nghệ sinh học trong
tạo giống mới, bảo vệ cây con, trong y dược, bảo vệ môi trường. Nhịp độ tăng
trưởng bình quân khoảng 23%/năm.
- Công nghiệp xây dựng: Hướng vào vật liệu xây dựng cao cấp, đồ trang
trí nội thất, thanh hợp kim, nhôm định hình, kính, gạch men, gạch lát, đồ sứ vệ
sinh...đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ để có sản phẩm chất lượng cao phục vụ
tốt các công trình xây dựng.
- Các ngành công nghiệp khác: Khai thác những lợi thế những ngành công
nghiệp khác của Hà Nội để cùng với các ngành công nghiệp then chốt, góp phần
thực hiện vai trò động lực của trung tâm công nghiệp lớn.
Đại hội chỉ rõ: cần tổ chức hợp lý công nghiệp trên lãnh thổ, đối với các
khu công nghiệp tập trung hiện có nằm trong nội thành (Thượng Đình, Minh
Khai, Vĩnh Tuy, Trương Định, Đuôi cá) chủ yếu đầu tư chiều sâu, từng bước
thay đổi thiết bị và công nghệ, xây dựng bổ sung các phân xưởng để đồng bộ
sản xuất, nhằm cải tạo và hiện đại hóa các khu này, đặc biệt chú ý đầu tư cải
thiện môi trường, chống ô nhiễm. Đối với các khu công nghiệp tập trung còn
nhiều đất như Cầu Diễn, Nghĩa Đô, Chèm, Đông Anh, Cầu Bươu, cần xây dựng
thêm các xí nghiệp có quan hệ về sản xuất, công nghệ. Thúc đẩy các khu công
nghiệp mới hình thành ở Sài Đồng, Đông Anh, Sóc Sơn, Nội Bài, Bắc và Nam
cầu Thăng Long...Những nơi đã xây dựng xong từng phần, cần sớm đưa vào
hoạt động, phát huy hiệu quả nhanh. Có chính sách kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp
của nước ngoài và thu hút đầu tư trong nước về công nghiệp vào các khu công
nghiệp này. Tại đây sẽ tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, đào tạo lực lượng
lao động lành nghề cùng cách quản lý tiên tiến, mở rộng việc gia công cho các
xí nghiệp vệ tinh ở ngoài khu công nghiệp, hình thành khu công nghệ cao. Tổ
chức các công ty theo ngành hàng (như dệt - may, sản xuất cơ khí, xây dựng...)
bao gồm các cơ sở địa phương và Trung ương trên địa bàn Hà Nội.
39
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
quachduong_khang
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Hương Nguyễn
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Học Huỳnh Bá
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
congatrong82
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
lekimhuong
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Man_Ebook
 

Mais procurados (20)

Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
 
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
 
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAYBÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Luận văn lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, HAY
 
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptxBG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Chương 2.pptx
Chương 2.pptxChương 2.pptx
Chương 2.pptx
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
 
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa họcGiáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
 
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cươngNgân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
 

Semelhante a Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Semelhante a Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam (20)

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
 
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAYChuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân YênLuận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoàiLuận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
 
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...
Đề tài Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Cần Thơ giai đoạn ...
 

Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

  • 1. 1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------- TRẦN THỊ THU HẰNG Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
  • 2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành tựu của công cuộc đổi mới là một trong ba thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khoa học và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tưởng, đời sống của nhân dân được cải thiện, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đất nước ta có được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nhờ đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới trong tư duy kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng ta. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công hiện hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, trong nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tiễn những năm qua đã chứng minh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, phù hợp sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phù hợp với lòng dân. Nhờ có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi và đạt kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần vào sự nghiệp chung: Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 2
  • 3. Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và giao dịch quốc tế. Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nơi hội tụ nhiều tiềm năng cho sự phát triển so với nhiều thành phố khác. Vì vậy, Nghị quyết Bộ chính trị (15-12- 2000) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, giai đoạn 2001-2010, nhấn mạnh Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế" [8, tr.3]-tư tưởng hồ chí minh Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Do vậy, Đảng bộ đã phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân Hà Nội, đồng thời đẩy mạnh khai thác tiềm năng của thành phố. Sau 20 năm tiến hành đổi mới, kinh tế - xã hội Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của Thành phố trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bộ mặt Thủ đô có nhiều thay đổi; đời sống của nhân dân không ngừng nâng cao; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đạt được kết quả trên là do Đảng bộ Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng, “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là khâu then chốt” [4, tr.58], quan tâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô phù hợp với định hướng của Trung ương, phù hợp điều kiện cụ thể của Hà Nội. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn được Đảng bộ Hà Nội chú ý tổng kết, hoàn thiện, đổi mới trong thực tiễn các giai đoạn phát triển kinh tế của thành phố. Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học qúa trình lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội và việc khẳng định tính đúng đắn của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng ta, là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để xây dựng và phát triển nền kinh tế Thành phố Hà Nội. Mặt 3
  • 4. khác, thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công và chưa thành công… trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng là những vấn đề của một số tỉnh, thành phố khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương tự, cần được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, để thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh về lý luận, phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc cụ thể hoá đường lối của Đảng đối với từng địa phương, trong đó có Thành phố Hà Nội. Vì thế, tôi chọn đề tài "Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ở Việt Nam như: GS. Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1994; PGS. Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, NXB KHXH, H, 1996; Lê Du Phong: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Trần Ngọc Hiên: Mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H, 1997; PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Davit Dapice: Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1994… Ở Trung ương và địa phương có nhiều đề tài nghiên cứu, về chuyển dịch CCKT: Đề tài KX- 08 “Phát triển tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam”, 4
  • 5. 1995. Thành uỷ Hà Nội có Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm 01X13 và kết quả nghiên cứu đã in thành sách: Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà Nội định hướng phát triển đến năm 2010, NXB Hà Nội, 2005. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, nội dung phong phú, đề cập đến hầu hết các vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới ở Thủ đô, trong đó có vấn đề CCKT và chuyển dịch CCKT. Đây cũng là công trình tổng kết thực tiễn của Hà Nội. Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, viết về lĩnh vực này và đã bảo vệ thành công như: Đào Thị Vân, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 - 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2004; Nguyễn Ngọc Thanh, “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội 2004; Đặng Thị Kim Oanh, “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2005... Ngoài ra cũng có nhiều bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng hoặc cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta… Một vài công trình có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số tỉnh. Ở Hà Nội mới chỉ có một công trình nghiên cứu về Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện Gia Lâm. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: 5
  • 6. + Làm rõ quá trình vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương của Trung ương trong lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005. + Đánh giá bước đầu thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Nội, từ 1996 đến 2005. + Nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005. - Nhiệm vụ: + Trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 đến 2005. + Trình bày quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội vận dụng đường lối, chủ trương của Trung ương, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005. + Phân tích kết quả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội. + Tổng kết những kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, là nghiên cứu những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005. - Phạm vi nghiên cứu: + Địa bàn nghiên cứu là Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 - 1996 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII) đến tháng 12 - 2005 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV) + Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Luận văn tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành. 6
  • 7. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu - Cơ sở lý luận: Luận văn được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn… - Nguồn tư liệu: + Các văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và nghị quyết Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá VI, VII, VIII, IX về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo kinh tế. + Các văn kiện Đại hội, hội nghị của Đảng bộ Thành phố Hà Nội các khoá IX, X, XI, XII, XIII, XIV, các nghị quyết chỉ thị một số Quận uỷ, Huyện uỷ tiêu biểu về kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Báo cáo hàng năm của Thành uỷ, UBND thành phố, Báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở du lịch - Thương mại. Niên giám thống kê thành phố, tài liệu khảo sát thực tế… 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Hệ thống hoá chủ trương, giải pháp của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, từ 1996 đến 2005. - Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thủ đô Hà Nội, từ 1996 đến 2005. - Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ Hà Nội về lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội thời kỳ đổi mới. 7
  • 8. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết. 8
  • 9. CHƯƠNG I. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 - 2000) 1.1. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1.1.Một số khái niệm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, đặc biệt trong đường lối đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc việc chuyển dịch CCKT, và coi đây là một trong những nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Vì thế, việc xác định được một CCKT hợp lý sẽ thúc đẩy việc xây dựng cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình phân công lao động, xã hội hóa lực lượng sản xuất, đổi mới quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo động lực to lớn thúc đẩy nhằm đạt mục tiêu kinh tế - xã hội. Mặt khác, chuyển dịch CCKT còn có vai trò đặc biệt quan trọng để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương và kiên quyết lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. C.Mác khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội đã chỉ rõ: “chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất” [59, tr.70]. Khi xét CCKT là nói đến tổng thể cấu trúc của nền kinh tế với các bộ phận hợp thành, với tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong quá trình sản xuất xã hội. CCKT chỉ ổn định tương đối theo thời gian và không gian nhất định, nó thay đổi và phát triển theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong từng thời kỳ nhất định của quá trình tăng trưởng kinh tế, nhà nước phải thông qua việc nhận thức các quy luật kinh tế 9
  • 10. khách quan, phân tích đánh giá các xu thế của nền kinh tế, tìm ra phương án tối ưu để điều chỉnh CCKT trong những điều kiện cụ thể của đất nước. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003: “cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [108, tr. 610]. CCKT giữ vai trò cốt lõi của nền kinh tế - xã hội, thể hiện trình độ phát triển chuyên môn hóa các ngành kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử. CCKT phản ánh nội dung kinh tế của một xã hội, một vùng nên nó có lịch sử không ngừng vận động, phát triển. CCKT không phải là hệ thống tĩnh mà là hệ thống động, các nhân tố của CCKT vận động trong mối quan hệ hữu cơ tác động lẫn nhau, ràng buộc chặt chẽ với nhau; giai đoạn sau cao hơn, hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước. CCKT mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội, sự tăng trưởng của các yếu tố cấu thành nền kinh tế. CCKT có các loại khác nhau; có thể nghiên cứu chuyển dịch CCKT dưới nhiều trình độ, lĩnh vực nhưng về cơ bản nội dung đó gồm: cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những nội dung chủ yếu của CCKT, CCKT ngành là nội dung cơ bản nhất quyết định phản ánh sự phát triển theo quan hệ cung cầu của thị trường, theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Cơ cấu các thành phần kinh tế chỉ rõ thành phần quan trọng thực hiện CCKT ngành, theo hướng của cơ cấu ngành, các thành phần kinh tế được tổ chức thực hiện. Nhưng cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ, địa phương dựa trên cơ sở sự phân bố lãnh thổ một cách hợp lý để phát triển các ngành và các thành phần kinh tế, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để có CCKT hợp lý phải thỏa mãn được một số tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất, CCKT phải phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, trước hết là quy luật 10
  • 11. kinh tế cơ bản. Thứ hai, CCKT phải khai thác hợp lý và phát huy được nguồn lực, tiềm năng của đất nước, từng vùng, từng địa phương, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Thứ ba, CCKT phải tạo nên sự phát triển cân đối, phát huy lợi thế của các vùng các ngành kinh tế. Thứ tư, CCKT phải tạo lên sự gắn kết giữa các loại thị trường trong nước và ngoài nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Thứ năm, CCKT phải tạo được tích lũy ngày càng tăng cho nền kinh tế quốc dân, cùng với xã hội phát triển lành mạnh, giữ vững quốc phòng an ninh. Những nội dung chủ yếu của CCKT quốc dân có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ, lĩnh vực, nhưng về cơ bản gồm: CCKT ngành kinh tế, CCKT thành phần kinh tế, CCKT theo đơn vị hành chính lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế: CCKT ngành là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là nòng cốt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Có nhiều cách phân loại ngành trong mỗi nền kinh tế. Có thể dựa vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành mà phân thành 3 ngành chủ yếu một cách khái quát nhất là: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trong CCKT ngành, lĩnh vực quan trọng nhất là nông nghiệp và công nghịêp, nhưng nông nghiệp và công nghiệp muốn phát triển mạnh phải thông qua hệ thống dịch vụ. Nông nghiệp, bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp gắn liền với phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là ngành trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm vật chất trực tiếp phục vụ nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại phát triển của xã hội loài người, là nơi cung cấp sức lao động, nguyên liệu và là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp, bao gồm công nghịêp chế tạo, công nghiệp khai khoáng và luyện kim, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp nguyên liệu, công nghiệp điện tử tin học…Công nghiệp đóng vai trò quan trọng quyết định sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu 11
  • 12. tiêu dùng. Do vậy, công nghiệp được xếp vào vị trí hàng đầu của quá trình CNH, HĐH. Dịch vụ, là cầu nối giữa sản xuât nông nghiệp với công nghiệp, giữa sản xuất với tiêu dùng; thể hiện quá trình trao đổi giữa các vùng, miền, giữa thành thị với nông thôn, giữa trong nước với ngoài nước. Trong quá trình sản xuất, dịch vụ có vai trò đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Dịch vụ thực hiện mối tương tác giữa các bộ phận hợp thành CCKT. Khi trình độ phát triển kinh tế hàng hóa ngày càng cao, sự phân công lao động hóa ngày càng nhanh, càng sâu rộng thì tỷ lệ dịch vụ trong CCKT ngày càng lớn. Việc phân tích cơ cấu ngành kinh tế không chỉ phân tích về mặt lượng, (số lượng, tỷ trọng…) mà điều quan trọng phải phân tích cho được mặt chất của cơ cấu ngành: vị trí, vai trò, xu hướng vận động, sự tương tác giữa các ngành hoặc phân ngành trong mối liên hệ phát triển chung với toàn bộ nền kinh tế, khả năng hướng ngoại, khả năng chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng nhu cầu xã hội, quan hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế v.v. Cơ cấu ngành luôn vận động và biến đổi phát triển không ngừng, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường. Do vậy, khi phân tích cơ cấu ngành, phải làm rõ tính quy luật của sự vận động, tìm ra phương hướng chuyển dịch CCKT ngành phù hợp với CCKT khác và đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thông thường, một nền kinh tế có ba ngành kinh tế cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên như thế nào là phụ thuộc vào lợi thế của từng ngành và của mỗi nước trong từng thời kỳ khác nhau của đất nước. Cơ cấu ngành còn quyết định cơ cấu đầu tư vào mỗi ngành trong từng thời kỳ để từ đó đánh giá được hiệu quả đầu tư cho mỗi ngành, tính toán được cơ cấu sản phẩm và khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường của từng loại sản phẩm. Chuyển dịch CCKT ngành là quá trình làm thay đổi cấu trúc các mối liên hệ của các ngành hoặc các phân ngành trong một ngành theo xu hướng, mục tiêu và phương hướng nhất định. Đó là sự thay đổi có mục đích, có định hướng và lựa chọn trên cơ sở phân tích đầy đủ, có cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với việc 12
  • 13. áp dụng đồng bộ các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách hợp lý và có hiệu quả hơn. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình làm thay đổi nền kinh tế từ chỗ có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, sang cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại, đó là quá trình làm tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế gắn với sự biến đổi của công nghệ và năng suất lao động, tạo lên sự phát triển nhanh và bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình ấy cơ cấu phân ngành trong nội bộ ngành cũng có những biến đổi đáng kể cả về chất và lượng. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải xác định được CCKT hợp lý và có hiệu quả, xác định được các ngành mũi nhọn, các ngành trọng điểm, những ngành có tương lai phát triển và đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, ngoài nước và những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Cơ cấu kinh tế vùng thể hiện sự phân công lao động trên lãnh thổ với lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng hình thành chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng mang lại giá trị kinh tế. CCKT vùng gắn chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế, hợp thành hai mặt của quá trình phát triển. Cơ cấu thành phần kinh tế đòi hỏi phải tạo được mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nhằm khai thác tiềm năng nhân lực vật lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đai Hội X chỉ rõ: nước ta hiện nay có năm thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (kinh tế cá thể, tiểu chủ); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong quá trình phát triển kinh tế, lực lượng sản xuất luôn biến động trong quá trình phát triển sản xuất và tái sản xuất. Vì vậy để phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan CCKT cũng thường xuyên biến đổi, chuyển dịch. 13
  • 14. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ trạng thái lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp tự túc từng bước chuyên môn hóa hợp lí, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó tạo ra năng xuất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh, cho nền kinh tế nói chung. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm việc chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế [108, tr.535]. Việt Nam là một nước có nền kinh tế kém phát triển so với các nước trên thế giới và khu vực. Vì thế, việc chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH vừa là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, đồng thời là quá trình đi lên từng bước dựa trên sự kết hợp mật thiết của các điều kiện chủ quan, các lợi thế kinh tế - xã hội tự nhiên trong nước, trong vùng, đơn vị kinh tế với các khả năng đầu tư, hợp tác liên kết, liên doanh về sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của các nước, các vùng, đơn vị kinh tế khác nhau. Chuyển dịch CCKT phải được coi là điểm chủ yếu, nội dung cơ bản lâu dài trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Nếu xác định được phương hướng và phương pháp chuyển dịch CCKT đúng, sẽ có hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sự phát triển; ngược lại, sẽ phải trả giá đắt cho tương lai. Trong thời đại ngày nay - thời đại của sự bùng nổ cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng quốc tế hóa sản xuất - không nước nào không phải tính đến sự chuyển dịch CCKT. Do điều kiện thực tế của nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, cùng với sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, vì thế, để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển kịp và bằng nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, không bị tụt hậu, đói nghèo, điều tất yếu phải thực hiện CNH, HĐH. Trên cơ sở đó ĐCS Việt Nam đã khẳng định quan điểm nhất quán CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 14
  • 15. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa VII (7-1994), đã xác định rõ: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Mục tiêu chủ yếu của CNH, HĐH là biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ - thuật hiện đại, CCKT hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đặc điểm lớn của CNH, HĐH ở nước ta là vì mục tiêu xây dựng thành công CNXH. Đảng ta đã xác định CNH, HĐH trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo cho nông nghiệp nông thôn những điều kịên thực tiễn về cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, khoa học công nghệ. Nước ta tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Bởi vì, Thứ nhất, chỉ có CNH, HĐH mới có thể xây dựng được cơ sở vật chất cho chế độ mới. Văn kiện Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), chỉ rõ: “CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ vững được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng XHCN” [29, tr.27]. Thứ hai, CNH, HĐH còn tạo ra lực lượng sản xuất mới về chất tạo tiền đề cho sự hình thành những mối quan hệ mới về kinh tế - xã hội, chính trị trong toàn xã hội. Thứ ba, CNH, HĐH còn đáp ứng yêu cầu khách quan của việc củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. CNH, HĐH tạo điều kiện mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế [54, tr. 82-84]. Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH là xác lập CCKT mới, hợp lý tương ứng với cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của CNXH. CCKT mới là CCKT công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. 15
  • 16. Quá trình chuyển dịch CCKT trong thời kỳ quá độ là quá trình chuyển từ nền kinh tế có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản của quá trình chuyển dịch là giá trị sản xuất của ba ngành trên đều tăng qua các giai đoạn, nhưng tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Ở nước ta quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình phức tạp kéo dài trong suốt thời kỳ quá độ, điều đó đòi hỏi Đảng và nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở từng địa phương phải quan tâm lãnh đạo, tìm tòi, sáng tạo, năng động để xây dựng một CCKT hợp lý theo hướng CNH, HĐH. Để đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, cần dựa vào một số quan điểm sau: - Chuyển dịch CCKT phải nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, phù hợp với mô hình định hướng XHCN. - Chuyển dịch CCKT phải khai thác được tối ưu khả năng và thế mạnh của từng vùng kinh tế trong cả nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, tập trung đầu tư đúng mức cho một số vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng thu hồi vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế. - Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo các quy mô và bước đi thích hợp, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt chú ý hình thành và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế mũi nhọn có công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại. - Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo được nền kinh tế có hiệu quả, có môi trường sinh thái bền vững, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, gắn tăng cường ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng. - Chuyển dịch CCKT phải phù hợp với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tranh thủ khả năng thu hút vốn 16
  • 17. đầu tư và công nghệ hiện đại của nước ngoài nhằm phát triển kinh tế thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT trong nước. Có thể thấy vấn đề xuyên suốt là: Quá trình chuyển dịch CCKT được hoạt động thông qua hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế dưới tác động của cơ chế thị trường được nhà nước hướng dẫn và thúc đẩy bằng công cụ quản lý vĩ mô và chương trình đầu tư dựa vào nguồn vốn tập trung [31, tr.12]. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH bao gồm hai vấn đề cốt lõi là áp dụng rộng rãi thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và các ngành kinh tế, xây dựng CCKT phát triển hợp lý có hiệu quả và ngày càng hiện đại. Vì vậy, chuyển dịch CCKT và CNH, HĐH có mối quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nội dung cốt lõi của CNH, HĐH đất nước. Cho nên, qúa trình chuyển dịch CCKT vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của qúa trình CNH, HĐH và ngược lại CNH, HĐH nền kinh tế sẽ tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật và là con đường phương hướng, mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch CCKT phổ biến là sản xuất nhỏ mà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lên một nền kinh tế công nghiệp ngày càng hiện đại, có năng xuất cao, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với nước ta hiện nay, chuyển dịch CCKT tất yếu phải gắn liền và phải phát triển theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là nội dung là điều kiện cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân và thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chuyển dịch CCKT là chiến lược kinh tế tổng quát nhằm khai thác lợi thế tối ưu của các vùng, các ngành, các lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nên sự gắn kết giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế, xuất hiện những yêu cầu đòi hỏi lớn hơn để các yếu tố thúc đẩy nhau cùng phát triển. Để phát triển kinh tế đất nước, ở nước ta có thể đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH mới có thể khắc phục được nguy cơ tụt hậu xa 17
  • 18. hơn về kinh tế so với các nước trên thế giới và khu vực, tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút các nguồn vốn đầu tư, kế thừa có chọn lọc kinh niệm quản lý, chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới. Sự chuyển dịch CCKT từ lạc hậu, ít hiệu quả sang cơ cấu hợp lý tối ưu, có hiệu quả cao gắn với bước tăng trưởng cơ sở vật chất kỹ thuật do quá trình CNH, HĐH tạo ra sẽ góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị XHCN, từ đó thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển văn hóa xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn với thành thị, tạo động lực cho phát triển toàn diện đất nước. Do vậy, có thể thấy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là một trong những nội dung kinh tế cốt lõi trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 1.1.2. Đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH và con đường tiến lên CNXH. Người chỉ rõ mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác đông biện chứng thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển giữa hai ngành kinh tế cơ bản: công nghiệp và nông nghiệp. Tháng 4-1962, trong bài nói chuyện tại hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam (khóa III), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiếp bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích” [55, tr.544-545]. Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống do vậy việc phát triển nông nghiệp luôn được chú trọng hàng đầu trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH. Người khẳng định: “phải lấy nông nghiệp làm chính, phải toàn diện phải chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế các ngành này phải lấy nông 18
  • 19. nghiệp làm trung tâm” [56, tr.396]. Nông thôn phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì mới giàu có. Nông thôn giàu sẽ mua nhiều hàng hóa do công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời nông nghiệp cung cấp đầy đủ nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh. Khi đánh giá vai trò của nông nghiệp, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát trển các ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phất triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà [55, tr.14-15]. Những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh đã đặt nền móng quan trọng cho việc xác định một CCKT hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp trong xây dựng CNXH ở nước ta. Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp vì hai ngành đó có quan hệ khăng khít, hỗ trợ, tác động, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, cơ sở quan trong để xây dựng chủ trương, đường lối về phát triển các ngành kinh tế, CCKT hợp lý phù hợp với nhiệm vụ xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ ở nước ta . Trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc từ năm 1954 - 1975 và trên cả nước từ 1975 - 1985, căn cứ vào tình hình lịch sử cụ thể, Đảng ta đã có nhiều chủ trương để phát triển kinh tế, trong đó nhấn mạnh vai trò và mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan, chủ quan, có lúc còn nóng vội trong việc xác định mô hình kinh tế, vì thế việc xác định CCKT, chuyển dịch CCKT có những yếu tố không hợp lý. CCKT của cả nước và các địa phương suốt trong một thời gian dài chuyển dịch không đáng kể, kinh tế tăng trưởng chậm, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. 19
  • 20. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) đã tổng kết nêu lên bốn bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng” [26, tr.20]. Bài học này có ý nghĩa to lớn, nhưng quan trọng nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, quan điểm, chủ trương về CCKT và chuyển dịch CCKT của Đảng là nhất quán, xuyên suốt và ngày càng hoàn thiện qua các kỳ Đại hội, các Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị các khóa VI, VII, VIII, IX, X. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986), với tinh thần đổi mới toàn diện, bắt đầu đổi mới từ tư duy kinh tế, để phát triển kinh tế Đảng ta chỉ rõ: Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định [26, tr.47]. Trong bố trí lại CCKT, Đại hội chủ trương phải đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ. Đây là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, là bước đột phá trong tư duy và nhận thức đổi mới về chuyển dịch CCKT trong thời kỳ mới của Đảng. Đại hôi chỉ rõ: Bố trí lại CCKT, phải điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước nhằm tập trung cho việc thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: “lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [26, tr. 47]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), đã tổng kết 5 năm đổi mới, khẳng định một trong những thành tựu đầu tiên là trên lĩnh vực kinh tế đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế. Đại hội chỉ rõ: “Những kết quả thực hiện các mục tiêu gắn liền với 20
  • 21. những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế” [28, tr. 19-20]. Đại hội lần thứ VII đã đề ra những định hướng trong chính sách kinh tế trong đó có quan điểm đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyển dịch CCKT theo hướng từng bước công nghiệp hóa, thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Quan điểm về chuyển dịch CCKT được hiểu: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội; tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và một số loại khoáng sản; lựa chọn để phát triển một số ngành công nghiệp. Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chỉ rõ: “Khi kết thúc thời kỳ quá độ, hình thành về cơ bản nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng” [31, tr.12]. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân sẽ gồm nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp, trước hết là ngành trực tiếp phục vụ nông nghiệp. Thực hiện chuyên môn hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng, các địa phương. Xây dựng các trung tâm kinh tế của từng vùng để tạo điều kiện liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông thôn. Đến năm 1996, con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Trên thế giới cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng phát triển cao, thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế. Nước ta cũng như những nước đang phát triển khác trên thế giới đều có thời cơ và vận hội mới để 21
  • 22. đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước. Trên cơ sở đánh giá thực tế thành tựu đạt được sau 10 năm đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), đã khẳng định những nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH, HĐH đã cơ bản hoàn thành, cho phép nước ta chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể. Đại hội khẳng định: Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp [34, tr.80]. Đại hội VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt coi trọng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”, chỉ rõ nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn những năm còn lại của thập kỷ 90 là: - Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trong và ngoài nước - Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa… - Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị. - Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. - Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại [34, tr.87]. 22
  • 23. Phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (năng lượng - nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa tàu thủy, luyện kim, hóa chất), tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng độc lập về kinh tế [34, tr.88]. Phát triển nhanh du lịch và các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính - viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm công nghệ, pháp lý, thông tin…và các dịch vụ phụ vụ cuộc sống nhân dân. “Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”. Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ. Chuyển dịch CCKT lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng đều phất triển. Đầu tư ở mức cần thiết cho các vùng kinh tế trọng điểm để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế [34, tr.89]. Mở rông và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng mức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường. Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thích hợp [34, tr.91]. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VIII (12-1997), chỉ rõ: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải mở rộng kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, công nghệ và ra nhập thị trường quốc tế. Nhưng trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, bao gồm nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống lịch sử [37, tr.8]. Hội nghị đã ra nghị quyết “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2000” [37, tr.27]. 23
  • 24. Hội nghị nhấn mạnh cần tập trung thực hiện tốt chủ trương: “Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư”. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế là định hướng cơ bản cho sự chuyển dịch CCKT, điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Muốn vậy phải phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao [37, tr.54-55]. Nghị quyết xác định những việc cần tập trung thực hiện là “Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn” [37, tr.62]. “Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản” [37, tr.66]. “Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa” [37, tr.67]. Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH, tháng 4-1998, Bộ Chính trị ra nghị quyết 10 “Về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghị quyết nhấn mạnh việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH là phải tạo ra những chuyển hướng mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất khẩu với sức cạnh tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm năng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng xuất chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp - nông thôn theo hướng CNH, HĐH nghĩa là từ chỗ nặng về trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao; từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, giữa nông - lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ… Ngày 10-11-1998, BCT khóa VIII ra Nghị quyết 06-NQ/TW: " Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn". Nghị quyết khẳng định bốn quan điểm phát triển nông nghiệp - nông thôn: Một là, coi trọng thực hiện CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp (gồm cả nông nghiệp, ngư nghiệp..) và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh 24
  • 25. tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí đào tạo nhân lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động xã hội mới, giải quyết việc làm nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Ba là, phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu. Bốn là, phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế HTX dần trở thành nền tảng hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật.Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình HTX dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã; chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Tuy nhiên, chuyển dịch CCKT nông nghiệp trước hết phải giữ vững mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Nghị quyết đề ra một số biện pháp để chuyển dịch CCKT nông nghiệp: đẩy mạnh thâm canh lúa, từng bước hình thành các vùng tập trung sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao gắn với chế biến; hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, 25
  • 26. rau, hoa quả; khuyến khích kinh tế hộ, HTX và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn…đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, ngày 15-6-2000, Chính phủ ra Nghị quyết 09 về một số chủ trương và chính sách chuyển đổi CCKT và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nghị quyết 09 của Chính phủ cho phép giảm diện tích lúa cả nước từ 3,4 triệu ha xuống còn khoảng 4 triệu ha, tập trung sản xuất lúa ở những vùng trọng điểm thích hợp nhất với cây lúa; các địa phương chuyển những vùng trồng lúa bấp bênh sang sản xuất những sản phẩm khác phù hợp và có giá trị kinh tế cao. Đường lối và những quan điểm chỉ đạo về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng thể hiện sự đổi mới ngày càng rõ, trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng về CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT ở nước ta nhằm thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về chuyển dịch CCKT và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được cấp ủy Đảng các địa phương quán triệt, thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trên phạm vi cả nước. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng bộ Thành phố Hà Nội đề ra chủ trương, biện pháp, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005. 1.2. CƠ CẤU KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1996 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 200 53' đến 210 23' vĩ độ Bắc và từ 1050 44' đến 1060 02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên; phía Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây và Tây Nam giáp Hà Tây, Vĩnh Phúc. Hà Nội có diện tích 920,97 km2 , bằng 0,28% diện tích tự nhiên của cả nước. Khoảng cách dài nhất từ phía Bắc xuống phía Nam Thành phố trên 50 km, chỗ 26
  • 27. rộng nhất từ Tây sang Đông 30 km. Dân số 3.118,200 người (tính đến hết năm 2004), chiếm 3,6% dân số cả nước. Thành phố Hà Nội có 9 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì,Từ Liêm [9, tr.9]. Hà Nội nằm ở châu thổ sông Hồng, trên vùng đồng bằng cao giới hạn ở phía Bắc bởi bậc thềm Tam Đảo; phía Tây là bậc thềm Ba Vì; phía Đông và phía Nam là vùng đồng bằng thấp được tạo thành về sau ở hạ lưu sông Hồng [9, tr.9- 10]. Hà Nội có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, với hai mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Hà Nội khá cao 24,4o C, chệnh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm lên tới 12,5o C, nhiệt độ tối đa có thể lên tới 40o C, nhiệt độ tối thiểu có thể xuống 5 - 7o C, kéo dài 7 - 12 ngày. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm dao động từ 71% đến 82%, độ ẩm không khí trung bình có thể xuống 10% vào tháng 12 và tháng 1 [100, tr.10]. Sơ đồ 1.1: Dân số trung bình qua các năm [21, tr.19] 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Ngo¹ i thµnh 20815 21462 24290 20273 20680 Néi thµnh 20526 21399 25085 30158 30370 Toµn thµnh 41,341 42,861 49,375 50,431 51,050 2000 2002 2003 2004 2005 27
  • 28. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.250 - 1.870 mm; số ngày mưa trong năm là 140 ngày, phân bố không đều và hình thành 2 mùa, mùa mưa thường tập trung 85% lượng mưa cả năm và chiếm tới 1.400 - 1.500mm, mưa lớn thường vào tháng 8, lượng mưa trung bình 300 - 350mm [100, tr.10]. Chế độ thủy văn của Hà Nội tương ứng với đặc điểm của tình hình khí hậu, chia làm hai mùa, mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, lũ cao nhất vào tháng 8, lượng nước chiếm tới 70 đến 75% tổng lượng nước cả năm [100, tr.10]. Mạng lưới sông ngòi trên Hà Nội khá dày, khoảng 0,5km/km2 , thuộc hai hệ thống sông chính là sông Thái Bình và sông Hồng. Hà Nội có nhiều đầm hồ tự nhiên, với diện tích hiện còn 3.600 ha, khu vực nội thành tập trung khá nhiều có tới 27 đầm hồ, còn lại phân bố ở các quận, huyện của Thành phố [100, tr.9- 10]. Tài nguyên khoáng sản Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Hà nội và vùng phụ cận có 500 mỏ và điểm quặng với gần 40 loại khoáng sản đã được phát hiện và đánh giá ở các mức độ khác nhau [100, tr.12]. Hà Nội nổi tiếng từ xưa là nới tập trung nhiều nghề thủ công truyền thống tinh xảo với những nghệ nhân và thợ tài hoa. Đến Hà Nội sẽ được tham quan các nghề truyền thống như tranh dân gian; gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy dó lụa; dệt tơ lụa ở Bưởi; nghề thêu ở Yên Thái; nghề đúc đồng ở Ngũ xá; nghề chạm khảm, trang trí đồ gỗ Vân Hà; sản xuất đồ da Kiêu Kỵ… Trong gần 1000 năm phát triển Hà Nội luôn là trung tâm văn hóa của cả nước. Hà Nội có nhiều địa danh nổi tiếng về cảnh quan như: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, Đền Sóc…[100, tr.13]. Đầu thế kỷ XI, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010). Từ đây Thăng Long chuyển dần thành đất kinh kỳ, nơi hội tụ nhân tài, vật lực của bốn phương. Hà Nội trở thành trung tâm đầu não của đất nước từ đây. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nơi hội tụ “ nguyên khí” của dân tộc, là niềm tự hào chung của đất nước, điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà 28
  • 29. Nội, không chỉ biểu hiện ở các giá trị văn hóa rất phong phú và đa dạng mà còn ở chỗ hội tụ các tinh hoa để tạo lên nhân cách con người Thủ đô với “Hào khí Thăng Long”, “Sĩ khí Hà Thành”, “Người Tràng An”, “Hà Nội thanh lịch”... Cư dân tứ xứ hội tụ về Hà Nội đem theo những phong tục, lề thói địa phương, rồi được chắt lọc, chau chuốt trong khung cảnh văn hóa kinh kỳ, tạo thành nếp sống “thanh lịch Hà Nội”. Trong nét thanh lịch đó phải kể đến đặc trưng của người Hà Nội là hiền hòa, hiếu học, chuyên cần, hào hoa và sáng tạo. Chính từ đó tạo nên mặt bằng dân trí cao. Nhân dân Hà Nội nhanh nhạy với cái mới, có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH Thành phố Hà Nội. Nhân dân Hà Nội có truyền thống đấu tranh kiên cường và nồng nàn yêu nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Hà Nội đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhân dân Hà Nội đã phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vịêt Nam XHCN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới. Nhân dân Hà Nội tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội ra đời sớm, dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo nhân dân trong đấu tranh và xây dựng đất nước năng động, sáng tạo. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị , ngày 15 - 12 - 2000 chỉ rõ: “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [8, tr.3]. Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với lịch sử nghàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, lan tỏa và phát sáng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Với vị thế là Thủ đô Hà Nội vừa có những tiềm năng, lợi thế so sánh vừa có những thách thức. Một mặt, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có một số mặt thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế: 29
  • 30. + Hà Nội được Đảng và nhà nước chỉ đạo tập trung về mọi mặt trong quá trình phát triển Thủ đô; có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ, tinh hoa văn hóa thế giới, giải quyết kịp thời hiệu quả các vấn đề kinh tế liên quan trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế. + Là nơi đặt trụ sở của các cơ quan lãnh đạo Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội; nơi diễn ra các hội nghị trong nước và quốc tế quan trọng, nơi đặt trụ sở đại sứ quán các nước; các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản cấp quốc gia. Vì thế Hà Nội sớm được trực tiếp tiếp thu các Nghị quyết, đường lối chính sách, thông tin đối nội và đối ngoại trong từng giai đoạn lãnh đạo phát triển kinh tế. + Hà Nội hiện có 49 trường đại học và cao đẳng, 38 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 112 viện nghiên cứu [100, tr.16-17]. Phần lớn các chuyên gia đầu ngành đang nghiên cứu giảng dạy ở Thủ đô Hà Nội. Nếu Hà Nội biết thu hút chất xám của các nhà khoa học các bộ ngành Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thì sẽ có lợi rất to lớn mà không có địa phương nào trong cả nước có được để phát triển kinh tế Thủ đô. + Hà Nội có ưu thế hơn các địa phương khác trong khu vực và phía Bắc trong việc tuyên truyền, quảng bá, thu hút vốn đầu tư, sản xuất tiêu thụ sản phảm, mở rộng dịch vụ công nghệ cao, tài chính, ngân hàng, dịch vụ đối ngoại, du lịch…Về lâu dài, nhờ khả năng kế thừa, lôi cuốn, quy tụ, đúc kết nhiều tiềm lực điều kiện từ bên ngoài cũng như tự tích lũy kinh nghiệm, bản lĩnh lãnh đạo kinh doanh, trình độ phát triển hạ tầng, nguồn vốn, tri thức, công nghệ…tạo tiền đề, động lực mạnh nhất cho sự phát triển và cất cánh của nền kinh tế Thủ đô. + Hà Nội đã, đang và sẽ giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất của Bắc Bộ, có sức hút và khả năng lan tỏa rộng tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của cả vùng, cả nước. Đồng thời, Hà Nội có khả năng khai thác thị trường rộng lớn của vùng và của cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Mặt khác, Hà Nội cũng có khó khăn trong phát triển kinh tế: 30
  • 31. Hà Nội, là nơi những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành, là trung tâm đầu não về chính trị. Vì vậy, mỗi động thái chủ trương, chính sách và thực tiễn của Thành phố Hà Nội đều có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tình hình kinh tế của cả nước. Điều đó không cho phép Thành ủy Thành phố dễ dàng, mạnh tay thử nghiệm các quyết sách quản lý, điều hành phát triển kinh tế như một số tỉnh và thành phố khác. Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội trở thành nơi hội tụ dòng dân di cư tự do. Đây là một sức ép lớn cho quá trình phát triển kinh tế Thủ đô. Thủ đô Hà Nội địa bàn trọng điểm để các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung chống phá. Vì vậy, Thành ủy Hà Nội vừa phải lãnh đạo phát triển kinh tế đồng thời dành nhiều thời gian lãnh đạo, chỉ đạo nhằm ổn đinh tình hình chính trị, an ninh quốc phòng. Hà Nội phải đối mặt với thách thức, một mặt đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế Thành phố nhằm đuổi kịp sự phát triển kinh tế của thủ đô các nước trong khu vực và thế giới; mặt khác, phải đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng vững chắc. Điều đặc biệt quan trọng nhất là giữ vững và ổn định tình hình kinh tế đất nước và kinh tế vùng trọng điểm Bắc Bộ. 1.2.2. Thực trạng kinh tế, cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội trước năm 1996 Những chủ trương, định hướng, chính sách lớn của Đảng và nhà nước trong công cuộc đổi mới về chuyển dịch CCKT, đã được Thành ủy Hà Nội quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X (10 - 1986), đã xác định những vấn đề quan trọng mà Đảng bộ Thủ đô cần giải quyết: Mọi công tác phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu; phải coi trọng tổ chức công tác thực tiễn một cách cụ thể tỷ mỉ; phải chuyển mạnh từ cách làm ăn theo lối cũ, quan liêu, bao cấp, sang hoạt động năng động sáng tạo, hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, không ngừng tăng năng suất và hiệu quả, nâng cao chất lượng và tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội, chúng ta phải kiên quyết, 31
  • 32. không thỏa hiệp đối với những cá nhân, đơn vị vẫn giữ nếp nghĩ, cách làm theo lối cũ, không chịu vận dụng để nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế [2, tr.56]. Ngay từ Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X, Thành ủy Hà Nội đã quan tâm phát triển kinh tế theo chiều sâu, chú trọng chuyển dịch CCKT giữa các ngành và nội ngành. Đại hội nhận định: “một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới ổn định và phát triển được” và đề ra mục tiêu “từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý của Thủ đô”. Đảng bộ Hà Nội chủ trương: "Phải xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại” [2, tr.60]. Công nghiệp, phải tiến lên trình độ hiện đại có những ngành mũi nhọn, những sản phẩm tiêu biểu cho Thủ đô và giữ vị trí quan trọng trong việc cung ứng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho cả nước. Nông nghiệp, phải được trang bị kỹ thuật mới, áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học hiện đại về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, để trở thành vành đai thực phẩm lớn, bảo đảm cung ứng ngày càng tăng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thành phố. Dịch vụ, bao gồm các ngành lưu thông, phân phối, giao thông vận tải, các ngành kinh tế đô thị, nhà ở, cấp thoát nước, cấp điện, giao thông công cộng, thông tin liên lạc… phải được xây dựng và từng bước hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của một trung tâm công nghiệp lớn của hàng triệu người làm việc sinh sống. Kinh tế đối ngoại “bao gồm cả xuất, nhập khẩu và các quan hệ hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nội với thủ đô các nước XHCN và các nước khác, phải được mở rộng nhanh chóng để sử dụng có hiệu quả sự phân công hợp tác quốc tế” [2, tr. 61]. Đây được coi là những một trong những chủ trương, đầu tiên của Đảng bộ Thành phố lãnh đạo chuyển dịch CCKT ngành và nội ngành. Sau khi ổn định được sản xuất nông nghiệp, bước vào giai đoạn mới của CNH, HĐH đồng thời để phát huy vai trò đầu tàu của Thủ đô đối với phát triển 32
  • 33. kinh tế vùng, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XI (vòng 1) ( từ 25 đến 24-4-1991); Đại hội (vòng 2) (ngày 16-11-1991), đã xác định: “Trong 5 năm tới, Hà Nội phấn đấu có bước chuyển rõ về cơ cấu ngành kinh tế”. Cơ cấu ngành kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở liên kết kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương trên địa bàn Hà Nội, có tính đến nhu cầu và mở rộng sự liên kết kinh tế với toàn vùng, với các tỉnh khác cũng như hợp tác với nước ngoài. Trong những năm trước mắt, sớm hình thành cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp [3, tr.50]. Từ ngày 29 đến ngày 31-3-1994, Đảng bộ Thành phố tiến hành Hôị nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ. Hội nghị đã nêu bật nhữmg thành tựu lớn của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI và đề ra những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH : tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh; mở rộng kinh tế đối ngoại. Thực hiện Nghị quyết Hội nghi giữa nhiệm kỳ của Thành ủy về điều chỉnh CCKT theo hướng CNH, HĐH, Thành ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục sắp xếp chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quyết định 90/CP của chính phủ. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội, so với nhiều năm trước, thế và lực của Hà Nội đã tăng lên đáng kể. Kinh tế Thủ đô nhanh chóng vượt qua khỏi khủng hoảng, tăng trưởng với tốc độ khá, từng bước phát triển theo hướng bền vững. Các thành phần, các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều phát triển. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng bình quân 8.35%/năm (giai đoạn 1986 - 1990 tăng 4.48%/ năm [3, tr.27], giai đoạn 1991 - 1995 tăng 11,9 %/ năm [4, tr.37]. Đời sống nhân dân được cải thiện. Ngành công nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong CCKT Thủ đô giai đoạn 1991 – 1995 tăng bình quân 14,33% vượt chỉ tiêu đề ra (5-6%/năm) [4, tr.37]. Một số ngành công nghiệp chủ lực như: quạt điện, xe đạp Viha, hàng điện tử, may, dệt kim được ưu tiên phát triển; bước đầu hình thành một số ngành 33
  • 34. công nghiệp mới ở Thủ đô, như công nghiệp thực phẩm vi sinh, công nghiệp điện tử, tin học. Nhiều sản phẩm công nghiệp của Hà Nội đã khẳng định khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. GDP ngành dịch vụ tăng bình quân 9,22%/năm. Lưu thông hàng hóa và dịch vụ diễn ra thuận lợi, “Tổng mức mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thị trường xã hội trong 5 năm tăng gấp 3 lần” [4, tr.37]. Thị trường trong và ngoài nước được củng cố và phát triển. Văn minh thương mại được Thành ủy quan tâm chỉ đạo, đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. “Tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương trong 5 năm là 558,8 triệu USD, tăng bình quân hàng năm 16,5%./ năm” [4, tr.38]; tỷ trọng các sản phẩm thô, tinh chế ngày càng giảm. “Nhờ kinh tế phát triển, 5 năm qua chỗ làm việc đã tăng thêm 54% so với thời kỳ 1986 - 1990” [4, tr.38]. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng. Tính đến hết năm 1995, có 210 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 3,3 tỷ USD (trong đó có 67 dự án do Thành phố làm chủ quản đầu tư với số vốn hơn 1,4 tỷ USD); có 1,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã triển khai thực hiện. Đã tạo được nhiều thị trường xuất nhập khẩu mới, thay thế thị trường truyền thống bị thu hẹp [4, tr.37- 38]. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đời sống nông thôn ngoại thành từng bước được nâng cao. Trong khi diện tích nông nghiệp thành phố liên tục giảm do yêu cầu phát triển đô thị, công nghiệp, nhưng GDP nông nghiệp bình quân cả giai đoạn 1986 - 1995, vẫn tăng 6,19%/năm. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 1,9%/năm giai đoạn 1986 - 1990 xuống còn 1,35%/năm thời kỳ (1991 - 1995); ngành chăn nuôi tăng từ 6,75%/năm giai đoạn (1986 – 1990) lên 7,2%/năm giai đoạn (1991 - 1995). Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế, chất lượng cao; hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mô hình làng nghề được quan tâm phát triển. Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII (5 -1996), đánh giá: “Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh và tăng vụ, phát triển ngành nghề nên giá trị sản lượng tính trên một đơn vị diện tích 34
  • 35. ngày càng tăng, năm 1991 đạt 14,9 triệu đồng/ ha, năm 1995 đạt 28,2 triệu đồng/ ha” [4, tr.40]. Bảng 1.1: Tăng trưởng cơ cấu kinh tế Thủ đô sau 10 năm đổi mới [17, tr.31] Đơn vị tính: % Giai đoạn 1986 - 1990 1991 - 1995 Tăng trưởng GDP 4,48 12,5 1. Công nghiệp 1,65 13,73 2. Dịch vụ 5,78 12,66 3. Nông lâm - thủy sản 6,76 5,62 Trong giai đoạn 1990 - 1995, dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Thành ủy và sự lãnh đạo thực hiện của UBND Thành phố, CCKT Thủ đô chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp làm đòn bẩy phát triển dịch vụ, nông nghiệp; giảm tỷ trọng các ngành dịch vụ và nông nghiệp để chọn lọc từng bước nâng cao chất lượng và phát triển theo chiều sâu. Tỷ trọng giá trị tăng thêm: công nghiệp tăng từ 27,9% năm 1985, lên 33,01% năm 1995, dịch vụ giảm từ 66,5% năm 1985, xuống còn 61,60% năm 1995, nông - lâm - thủy sản từ 5,6% năm 1985 [100, tr. 94], xuống còn 5,39% năm 1995 [17, tr.31]. Sau 10 năm đổi mới, Thành phố Hà Nội đang hình thành rõ nét CCKT: công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển quy mô và thay đổi tỷ trọng trong tổng GDP của nền kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi quan trọng về chất. Các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hơn, không chỉ trao đổi sản phẩm mà trao đổi, hợp tác ngay trong quá trình sản xuất. Công nghiệp đã ngày càng bám sát hơn nhu cầu thị trường và các ngành sản xuất khác; hoạt động dịch vụ không tách rời mà ngày càng gắn vào phục vụ sự phát triển của công nghiệp - nông, lâm, thủy sản. Nông nghiệp chuyển sang sản suất hàng hóa, trồng cây công nghiệp cung cấp nguyên liêu cần thiết cho công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm cung cấp cho các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, thông qua dịch vụ để trao đổi hàng hóa, đồng thời áp dụng thành tựu công 35
  • 36. nghiệp nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm. Từng bước trong các ngành kinh tế hình thành mối liên hệ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển giữa các ngành. Cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Thành phố đang dần được hoàn thiện theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế Thủ đô tăng trưởng và phát triển gắn với việc đảm bảo phát triển các mục tiêu văn hóa xã hội. Bảng 2.2: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Hà Nội (theo GDP) trong 10 năm đổi mới (%) [17, tr.31] Năm 1985 1990 1995 Tổng số 100 100 100 1. Thương mại, du lịch, lịch vụ 66,5 61,95 61,60 2. Công nghiệp 27,9 29,04 33,01 3. Nông - lâm - thủy sản 5,6 9,01 5,39 Kinh tế Thủ đô đã khắc phục được tình trạng đình đốn, liên tục đạt được trình độ tăng trưởng cao, bước đầu đã có tích luỹ, lạm phát bị đẩy lùi, số lao động có việc làm tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới. Cùng với chuyển dịch CCKT ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và CCKT vùng cũng có sự chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT, Hà Nội cũng còn một số hạn chế, yếu kém: tiềm năng của Thành phố chưa được khai thác đúng mức, chương trình thu hút vốn chậm triển khai kết quả đạt được thấp, vốn nhàn rỗi trong nhân dân còn nhiều, quỹ đất đai, nhà xưởng, kho tàng, máy móc, thiết bị chưa được khai thác sử dụng hợp lý. Việc hợp tác sản xuất kinh doanh với các cơ sở Trung ương trên địa bàn và các địa phương còn ít. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa cao, nhất là khu vực kinh tế Nhà nước. Một số cơ sở chưa năng động, tìm tòi phương hướng phát triển, chậm đổi mới trong cơ chế quản lý và lúng túng trong việc huy động vốn, để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước 36
  • 37. trên một số lĩnh vực kinh tế chưa thể hiện rõ nét, như: thương mại và thị trường, tín dụng nông thôn, hướng dẫn và liên kết các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề đổi mới hình thức tổ chức và quản lý HTX chậm được nghiên cứu tổng kết thực tiễn và đề ra phương hướng chỉ đạo. Việc quản lý đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn lỏng lẻo, hoạt động liên doanh hợp tác với nước ngoài còn sơ hở, có những mặt chưa quản lý tốt gây thiệt hại cho Nhà nước và quyền lợi công dân. Trong quản lý kinh tế, các cấp chính quyền trong hoạt động thực tế chưa phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về hành chính - kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh, nên thường nắm cái không cần nắm, buông lỏng cái cần quản lý; chuyển dịch CCKT còn chậm [4, tr.46-48]. 1.3. VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG (1996 - 2000), THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 1.3.1. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, từ ngày 7 - 5 -1996, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tiến hành Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII. Trên cơ sở đánh giá mặt thành công và hạn chế trong lãnh đạo phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT ở Hà Nội, Đại hội XII chỉ rõ: "Để phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm trước mắt, cơ cấu kinh tế ở Hà Nội vẫn là: Công nghiệp - Thương mại, du lịch, dịch vụ - Nông nghiệp (Nhưng có thay đổi quan hệ tỷ lệ nội bộ và trọng điểm phát triển)” [4, tr.65]. Về công nghiệp, Đại hội xác định: Công nghiệp Hà Nội phải phát triển với tốc độ nhanh, có hiệu quả kinh tế lớn, trên cơ sở cơ cấu sản xuất với phương châm ưu tiên những ngành đòi hỏi công nghệ và hàm lượng chất xám cao, kết hợp với những ngành nghề truyền thống, từng bước sử dụng công nghệ tiên tiến và thu hút nhiều lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường, thay thế dần hàng nhập khẩu mà trong nước sản xuất 37
  • 38. được, bảo đảm môi trường sinh thái. Trong khi coi trọng sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo mà Hà Nội có thế mạnh, cần tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại. Huy động tiềm năng và liên kết các thành phần kinh tế, hợp tác và liên doanh trong nước và nước ngoài để cải tạo phát triển các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Phấn đấu đến năm 2000 đưa tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 33,01% (1995) lên 39-40% (năm 2000), đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 19 - 20%/năm [4, tr.65-66]. Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra một số giải pháp để phát triển công nghiệp: “phải đổi mới cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, trước hết là 5 ngành công nghiệp then chốt: Cơ khí - đồ điện; Công nghiệp điện tử; Dệt - may - da; Công nghiệp thực phẩm; Công nghiệp xây dựng [4, tr.66]. Về chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp, Đại hội chỉ rõ: - Ngành cơ khí - đồ điện : Quy hoạch hình thành đồng bộ các cơ sở cơ khí, kể cả cơ khí nặng, cơ khí chính xác. Củng cố phát triển ngành cơ khí chế tạo động cơ các loại, máy móc và thiết bị phụ tùng sản xuất và chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy lợi, xây dựng... - Công nghiệp điện tử: Ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển mạnh, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Thủ đô. Phát triển công nghệ tin học như các hệ thống chương trình quản lý, các hệ mạng để trao đổi thông tin...Nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng điện tử, dân dụng, từng bước phát triển các mặt hàng điện tử phục vụ sản xuất. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 25 – 30%/năm. - Ngành dệt - may - da: Cần phát triển nhanh để tạo nhiều việc làm và góp phần tăng giá trị ngành công nghiệp. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm. - Công nghiệp thực phẩm: Đẩy mạnh công nghiệp sơ chế và tinh chế nông sản, thực phẩm. Khai thác tối đa khả năng sản xuất tại chỗ và liên kết với các tỉnh bạn để tạo nguồn nguyên liệu cho công nghệp thực phẩm. Phát triển và hiện 38
  • 39. đại hóa công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm truyền thống hướng tới xuất khẩu. Thực hiện nền nông nghiệp “sạch” bằng cách sử dụng ngày càng rộng rãi phân và thuốc trừ sâu sinh học, các chất kích thích sinh trưởng với mục tiêu giảm tỷ lệ phân và thuốc trừ sâu hóa học. Phát triển công nghệ sinh học trong tạo giống mới, bảo vệ cây con, trong y dược, bảo vệ môi trường. Nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 23%/năm. - Công nghiệp xây dựng: Hướng vào vật liệu xây dựng cao cấp, đồ trang trí nội thất, thanh hợp kim, nhôm định hình, kính, gạch men, gạch lát, đồ sứ vệ sinh...đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ để có sản phẩm chất lượng cao phục vụ tốt các công trình xây dựng. - Các ngành công nghiệp khác: Khai thác những lợi thế những ngành công nghiệp khác của Hà Nội để cùng với các ngành công nghiệp then chốt, góp phần thực hiện vai trò động lực của trung tâm công nghiệp lớn. Đại hội chỉ rõ: cần tổ chức hợp lý công nghiệp trên lãnh thổ, đối với các khu công nghiệp tập trung hiện có nằm trong nội thành (Thượng Đình, Minh Khai, Vĩnh Tuy, Trương Định, Đuôi cá) chủ yếu đầu tư chiều sâu, từng bước thay đổi thiết bị và công nghệ, xây dựng bổ sung các phân xưởng để đồng bộ sản xuất, nhằm cải tạo và hiện đại hóa các khu này, đặc biệt chú ý đầu tư cải thiện môi trường, chống ô nhiễm. Đối với các khu công nghiệp tập trung còn nhiều đất như Cầu Diễn, Nghĩa Đô, Chèm, Đông Anh, Cầu Bươu, cần xây dựng thêm các xí nghiệp có quan hệ về sản xuất, công nghệ. Thúc đẩy các khu công nghiệp mới hình thành ở Sài Đồng, Đông Anh, Sóc Sơn, Nội Bài, Bắc và Nam cầu Thăng Long...Những nơi đã xây dựng xong từng phần, cần sớm đưa vào hoạt động, phát huy hiệu quả nhanh. Có chính sách kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và thu hút đầu tư trong nước về công nghiệp vào các khu công nghiệp này. Tại đây sẽ tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, đào tạo lực lượng lao động lành nghề cùng cách quản lý tiên tiến, mở rộng việc gia công cho các xí nghiệp vệ tinh ở ngoài khu công nghiệp, hình thành khu công nghệ cao. Tổ chức các công ty theo ngành hàng (như dệt - may, sản xuất cơ khí, xây dựng...) bao gồm các cơ sở địa phương và Trung ương trên địa bàn Hà Nội. 39