SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 81
Baixar para ler offline
DẠY VÀ HỌC TỪ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP
(Sách bồi dưỡng giáo viên phổ thông trung học cơ sở)
Hà Nội, 8-2010
Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Hoàng Trí
PGS.TS Đặng Văn Đức, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh, PGS.TS Trịnh Đình Tùng,
Th.S. Đặng Tuyết Anh, Th.S. Vũ Thu Hương, Th.S. Nguyễn Thành Công
VVOB – ĐHSP HN
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU.....................................................................................................................3
PHẦN 1: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ..............................................................................................................................5
1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp...................................................... 5
2. Một số đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp.................................. 5
3. Các hình thức phổ biến của hoạt động ngoài giờ lên lớp ................................... 6
4. Chu trình “Kinh nghiệm - Hành động” trong hoạt động ngoài giờ lên lớp............ 7
5. Tiếp cận quan hệ cộng đồng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp .................. 8
PHẦN II: ỨNG DỤNG DẠY VÀ HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỪ THỰC
TẾ ĐỊA PHƯƠNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP...........................11
1. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề (PBL) ........................................................ 11
2. Tiếp cận thực tế địa phương cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp................... 11
3. Vận dụng dạy học và học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa
phương ................................................................................................................. 19
4. Các công cụ và một số kỹ năng hỗ trợ các giai đoạn thực hiện Dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề................................................................................................... 22
5. Thiết kế mô đun dạy học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương cho
hoạt động ngoài giờ lên lớp .................................................................................. 29
PHẦN III: MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
..................................................................................................................................................36
1. MÔN LỊCH SỬ.................................................................................................. 36
2. MÔN ĐỊA LÝ..................................................................................................... 54
3. MÔN SINH VẬT................................................................................................ 59
4. MÔN TOÁN ...................................................................................................... 70
5. MÔN VĂN HỌC ................................................................................................ 78
3
LỜI GIỚI THIỆU
Thực tế những năm qua cho thấy, trong giáo dục phổ thông ở nước ta sự gắn bó giữa
“học” và “hành”, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa bài học và sự liên hệ với đời sống – xã
hội... chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Vì vậy, phần lớn học sinh đều bỡ ngỡ trước các
tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn đề môi trường nóng bỏng của địa phương,
hoặc không biết đến những giá trị di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa mà địa phương mình
có… Học sinh càng ít cơ hội được hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích, giải quyết
những vấn đề thực tế, kể cả kỹ năng sống. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể tạo cơ hội
để học sinh có được những kinh nghiệm đó thông qua dạy học bộ môn bằng các hình thức dạy
học ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa… Hơn nữa, nhiệm vụ của giáo dục vì sự phát
triển bền vững là tạo nên các thế hệ trẻ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và hành vi phục vụ sự
nghiệp phát triển bền vững của đất nước và của địa phương. Việc dạy và học dựa trên thực
tiễn địa phương chính là cách tiếp cận hiệu quả để đạt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ trên.
Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề thông qua thực tế địa phương là một cách
tiếp cận không mới trong giảng dạy và học tập ở các trường phổ thông. Đó là việc sử dụng các
bối cảnh, tư liệu… của thực tế địa phương để tạo nên các tình huống có vấn đề trong các bài
giảng trên lớp hoặc là nơi tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khoá cho học sinh. Nói một
cách khác, một vấn đề cụ thể của địa phương sẽ được từng bộ môn khai thác theo thế mạnh và
sự phù hợp với bộ môn bằng các hình thức khác nhau. Hầu hết các môn học đều có thể dựa
vào thực tế của địa phương để tiến hành các hoạt động học tập, song trong cuốn tài liệu này,
chúng tôi tập trung sâu hơn vào 5 bộ môn Toán, Văn, Sinh học, Địa lý và Lịch sử.
Hoạt động ngoại khoá (hoạt động ngoài giờ lên lớp) có ưu thế ở sự linh hoạt nhất định
về nội dung, thời gian cũng như không gian, trong tài liệu này chúng tôi vận dụng cách tiếp
cận thực tế địa phương để đưa ra giải pháp như một gợi ý về cách tổ chức để các hoạt động
này trở nên hiệu quả hơn.
Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương thực chất là một quá trình
nhằm củng cố và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm trước hết tới những vấn đề
môi trường xung quanh mình, bao gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, kỹ năng và ý thức trách
nhiệm để học sinh có thể tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề
môi trường xung quanh mình trước mắt cũng như lâu dài (Bộ Giáo dục và Đào tạo/Chương
trình phát triển Liên hợp quốc 1998).
Mục tiêu của dạy và học dựa trên thực tế địa phương là mà mỗi hoạt động cần đạt tới
là: Giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết và cảm nhận về môi trường xung quanh
mình cùng các vấn đề của nó (nhận thức); tiếp thu những khái niệm cơ bản về môi trường
xung quanh mình và cách bảo vệ môi trường xung quanh mình (kiến thức); có được những
tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường xung quanh mình (thái độ,
hành vi); học được những kỹ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng
tham gia (kỹ năng); có tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề môi trường xung quanh
mình và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
4
Hiệu quả của dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ trên thực tế địa phương mang
lại cho các thế hệ thanh thiếu niên tình cảm và trách nhiệm đối với địa phương mình, bắt đầu
bằng việc xác định các vấn đề môi trường xung quanh và tìm ra các giải pháp, đóng góp cho
những quyết định về môi trường xung quanh mình ở các phạm vi và mức độ khác nhau dựa
trên nền tảng là kiến thức các môn học. Để giải quyết các vấn đề môi trường xung quanh cần
có trách nhiệm và nỗ lực của từng cá nhân, cộng đồng và Phính phủ.
Thông thường, mỗi con người sẽ thấy mình có trách nhiệm đối với các vấn đề môi
trường xung quanh khi họ hiểu rằng họ có thể, dù không nhiều, tác động đến quá trình đưa ra
các quyết định giải quyết các vấn đề môi trường xung quanh mình. Dạy và học dựa trên giải
quyết vấn đề từ thực tế địa phương tạo điều kiện cho học sinh thấy được các em có thể làm
được điều đó và thực sự các em sẽ làm được.
Một chương trình Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương được
xem là thành công khi nội dung và phương pháp hoạt động đạt được những mục đích cụ thể,
từ nhận thức tới kỹ năng, và cam kết thực hiện thông qua việc nâng cao ý thức trách nhiệm
của mỗi cá nhân, tập thể cũng như chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề môi trường
xung quanh hiện nay.
Nếu phát triển bền vững là sự phát triển không làm ảnh hưởng tới các thế hệ mai sau
do sự suy giảm chất lượng môi trường xung quanh của thế hệ ngày nay tạo ra (UNEP, 1987)
thì giáo dục vì sự phát triển bền vững là giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và cải
thiện khả năng của con người đáp ứng với những vấn đề môi trường xung quanh. Dạy và học
dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương được xem là nhân tố quan trọng trong giáo
dục vì sự phát triển bền vững. Điều này tưởng như đơn giản nhưng rất phức tạp do nó đòi hỏi
những tư duy mới, sáng kiến mới và cách làm mới trong giảng dạy và học tập.
Mục đích của cuốn sách này là trang bị cho giáo viên phổ thông trung học cơ sở
những kiến thức và kỹ năng cơ bản của cách tiếp cận “Dạy và học dựa trên vấn đề” trong các
hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là các đợt dã ngoại, thực tập, thăm quan thực tế ở địa
phương như thăm quan vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản, sinh quyển thế
giới… Thông qua các hoạt động này, học sinh có cơ hội để củng cố các bài học trên lớp, học
thêm các bài học thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tế địa
phương, thông qua đó rèn luyện được các kỹ năng phân tích, tổng hợp… và hình thành hành
vi và lối sống hữu ích cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
5
PHẦN 1: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG
PHỔ THÔNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ở trường phổ thông, có 2 hình thức dạy học chủ yếu, đó là dạy học nội khoá (chính
khoá) và ngoại khoá – hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Dạy học nội khoá
Dạy học nội khoá là hình thức dạy học chính, chiếm chủ yếu thời gian học tập của học
sinh ở trường và diễn ra liên tục trong suốt cả năm học. Dạy học nội khoá bao gồm các tiết
dạy trên lớp, các giờ thực hành ở phòng thí nghiệm, một số giờ học ngoài lớp học với nội
dung bám sát sách giáo khoa, phân phối chương trình về cả thời gian lẫn khối lượng kiến
thức.
Dạy học ngoài giờ lên lớp
Song song với dạy học chính khoá, các trường học còn có hoạt động ngoài giờ lên lớp,
đây là một hình thức học tập rất linh hoạt về cả thời gian lẫn nội dung, địa điểm cũng như
hình thức tổ chức và có sự tham gia của cả các giáo viên thuộc các bộ môn khác, các tổ chức
đoàn thể như Đoàn, Đội, Công đoàn, Phụ nữ...và lãnh đạo nhà trường.
Vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trong các trường phổ thông nói chung, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một quá trình
nâng cao kiến thức và nhận thức, hình thành và phát triển kỹ năng hành động trong thực tế
của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với cộng đồng và thiên
nhiên xung quanh (UNESCO, 1999).
Các hoạt động ngoại khoá có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thái độ và
góp phần hình thành những chuyển biến trong hành vi của học sinh, bởi các hoạt động ngoại
khoá là cơ hội để các em học sinh bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã học
được từ các môn học, tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức trong
bài học với thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn... Đặc biệt, đối với GDMT, qua các hoạt động ngoại khoá trong môi
trường, học sinh có được cách nhìn nhận vấn đề môi trường một cách đầy đủ, đó là cơ sở và
động lực để các em có được thái độ và hành vi đúng đắn đối với thiên nhiên, môi trường một
cách tự giác.
2. Một số đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Không bị khống chế về thời gian như trong các bài học chính khoá;
Không bị khống chế về không gian, có thể tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
tại lớp học, Hội trường, phòng truyền thống, tại sân trường, vườn trường, tại các
6
khu vực khác nhau của địa phương, tại các khu di sản thiên nhiên, các khu công
nghiệp ...;
Không bị khống chế về nội dung, có thể gắn liền với nội dung kiến thức của một
môn học chính khóa; có thể có nội dung nhằm hưởng ứng cuộc vận động của các
bộ ngành khác trong xã hội (ví dụ: Tuần lễ an toàn vệ sinh thực phẩm do ngành Y
tế phát động...); có thể có nội dung nhân dịp một Ngày kỷ niệm như Ngày Môi
trường thế giới, Ngày nước sạch thế giới...;
Hoạt động dưới các hình thức khác nhau, có thể gắn với phong trào tập thể có sự
ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng, nhà trường, giáo viên, tổ chức đoàn, đội thiếu
niên…;
Học sinh được kích thích hứng thú học tập do nơi tổ chức và hình thức tổ chức đa
dạng và phong phú;
Học sinh có cơ hội được trang bị và rèn luyện các kỹ năng sống;
Hoạt động theo phương thức tự chọn.
3. Các hình thức phổ biến của hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tham quan, dã ngoại
Đây là những cơ hội tốt để học sinh được trau dồi tình cảm đối với thiên nhiên, đáp
ứng tâm lý tò mò, ham hiểu biết của lứa tuổi học sinh. Các hoạt động tham quan dã ngoại sẽ
đạt hiệu quả cao nếu tổ chức học sinh như một đoàn nghiên cứu. Học sinh sẽ được hướng dẫn
và được giao nhiệm vụ cụ thể như quan sát, thu thập thông tin, xử lý thông tin và trình bày kết
quả. Ngoài các địa điểm, khu vực của địa phương phù hợp với nội dung ngoại khoá để có thể
tổ chức ngoại khoá, các giáo viên cũng nên tổ chức cho học sinh tham quan những nơi làm tốt
công tác bảo tồn (vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển...) và cả những nơi chưa
làm tốt (chuyển rừng ngập mặn sang nuôi tôm, phá rừng làm nương rẫy...).
Thí nghiệm theo dõi dài ngày
Trong hoạt động này, học sinh đóng vai trò như một nhà nghiên cứu, tiến hành một số
thí nghiệm có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng. Các thí nghiệm có thể
được tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương như quan sát chim di cư, quan sát chu
trình biến thái sâu bọ, đo tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường phố, xung quanh
trường… Lưu ý, nên triển khai nghiên cứu theo các bước sau: xác định mục tiêu, địa điểm,
phương pháp, cách thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định về môi trường xung
quanh.
Câu lạc bộ bộ môn
Học sinh có thể thành lập các Câu lạc bộ bộ môn dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ
môn (có thể phối hợp với giáo viên chủ nhiệm). Quy mô của Câu lạc bộ bộ môn có thể là toàn
khối hoặc một lớp, nhóm một số lớp cùng khối hoặc khác khối. Nội dung hoạt động của Câu
lạc bộ bộ môn phải gắn bó với với nội dung bài học dưới hình thức lấy bài học làm chủ đề
hoặc làm kiến thức cơ sở. Thời gian hoạt động của Câu lạc bộ hoàn toàn phụ thuộc vào điều
7
kiện thực tế cho phép và nhu cầu của học sinh cũng như nội dung của chương trình học chính
khoá. Địa điểm sinh hoạt của Câu lạc bộ cũng rất linh hoạt, phụ thuộc vào điều kiện thực tế
của từng trường.
Các cuộc thi
Các cuộc thi nhằm kích thích hoạt động tâm lý tích cực của học sinh và tạo cho học
sinh có cơ hội để được khẳng định mình. Các cuộc thi có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác
nhau về môi trường xung quanh, và có hình thức khá đa dạng như cuộc thi văn nghệ, đóng
vai, thi tìm hiểu… Các cuộc thi thường có người thắng cuộc hoặc đoạt giải, vì vậy cần chú ý
chuẩn bị phần thưởng hay lời động viên trong các cuộc thi nhằm động viên, khích lệ và góp
phần giúp các em tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự.
Các hoạt động xanh
Trong các hoạt động như câu lạc bộ xanh, đội hành động xanh, biểu diễn thời trang
xanh, chứng chỉ xanh…, vai trò và trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng có thể được khẳng
định một cách rõ rệt. Các loại hình câu lạc bộ theo chủ đề hoạt động cụ thể gắn với môi
trường như ttrồng cây, chăm sóc cây, không ăn thịt thú hoang dã … cũng sẽ đạt hiệu quả cao,
nếu được tổ chức và thực hiện tốt.
Các chiến dịch
Hình thức chiến dịch không chỉ tác động tới học sinh mà còn tác động tới cả cộng
đồng, bởi trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của chiến dịch, học sinh phải huy động sự
tham gia của gia đình, cộng đồng ở các mức độ khác nhau. Chính trong các hoạt động này,
học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức
“mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Có thể kể đến những chiến dịch mang tính định
hướng cao như “Sống tiết kiệm vì môi trường xung quanh mình bền vững”, “Hãy chia sẻ cùng
mọi người”,“Vì một thế giới sạch”, "Vì màu xanh quê hương"…
Các hoạt động nghệ thuật
Các hình thức ca, múa, nhạc, kịch mang nội dung về lòng yêu quê hương, cảnh đẹp
thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng là một hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp và cũng có
tác dụng giáo dục cao nếu được tổ chức tốt.
4. Chu trình “Kinh nghiệm - Hành động” trong hoạt động ngoài giờ lên lớp
Cũng do không bị bó hẹp trong không gian lớp học và thời gian hạn hẹp của một tiết
lên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp giống như một không gian mở. Học sinh có được
những cơ hội để nâng cao và bồi dưỡng kiến thức và học được những kỹ năng mới được trải
nghiệm trong thực tế mà giáo viên không thể tạo cơ hội cho các em tiếp thu trong khuôn khổ
lớp học. Tất cả các hoạt động ngoài thiên nhiên đó được thể hiện trong một chu trình được gọi
là chu trình “học tập” hay còn gọi là chu trình “kinh nghiệm-hành động".
8
Hình 1: Chu trình “Kinh nghiệm – Hành động” trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chu trình “Kinh nghiệm-Hành động” được UNESCO đề xuất và phát triển trong các
hoạt động giáo dục, đặc biệt trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cơ sở khoa học
của cách tiếp cận này dựa trên quy luật tâm sinh lý của lứa tuổi: Cái mới được hình thành và
phát triển dựa trên những kinh nghiệm sẵn có của bản thân mỗi học sinh. Thông qua các hoạt
động giáo dục học sinh sẽ tự hoàn thiện những khái niệm đã có hoặc hình thành khái niệm
mới thông qua chuỗi nhu cầu - tư duy - hành động - đánh giá và làm giàu kinh nghiệm sống
(UNESCO, 1998).
Nếu giáo viên biết cách thực hiện một cách hiệu quả thì hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ
góp phần đáng kể trong giáo dục thế hệ trẻ với những con người vừa có trình độ kiến thức
vững chắc mà còn sở hữu năng lực hành động đáp ứng được những thay đổi phức tạp của đời
sống thực.
5. Tiếp cận quan hệ cộng đồng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Do có đặc trưng là không bị bó hẹp về không gian và cả thời gian nên dễ dàng có thể
tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động ngoại khóa theo các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được coi
như một cộng đồng nhỏ, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có một vai trò
hết sức quan trọng. Mô hình tiếp cận quan hệ cộng đồng (Hình 2) cho thấy dòng thông tin vận
động trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng được
chuyển tiếp trong hệ thống cộng đồng theo thời gian, điều này có nghĩa là tất cả các học sinh
trong nhóm đều phải tham gia các hoạt động nhất định theo phân công, thông qua quá trình
học tập có tác động đến tất cả các em, giúp các em có được kinh nghiệm nhất định, rèn luyện
các kỹ năng nhất định. Những điểm chủ yếu trong mô hình này là:
Các mối quan hệ xã hội của học sinh hình thành một mạng lưới đa dạng và phức
tạp;
Mỗi học sinh là thành viên của cộng đồng và là một mắt xích trong quá trình trao
đổi thông tin;
Kiến thức đã
được học & kinh
nghiệm bản thân,
những điều chưa
biết trong thực
tiễn
Nhu cầu tìm
hiểu thế giới
xung quanh
Tư duy
(đặt câu hỏi,
trao đổi, thảo
luận…)
Hành động có
sự hướng dẫn
nhằm giải
quyết nhu cầu
tìm hiểu
Đánh giá
việc thực hiện
9
Sự giao lưu thông tin thể hiện qua cả các hoạt động chính thức lẫn không chính
thức;
Hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng;
Cả cộng đồng đóng vai trò là một đơn vị chuyển tải thông tin chứ không chỉ mỗi
cá nhân học sinh;
Có thể sử dụng nhiều loại hình hoạt động khác nhau để đạt hiệu quả cao khi áp
dụng mô hình này.
Trong tiếp cận quan hệ cộng đồng, học sinh hoạt động theo nhóm mình được phân
công. Thông thường, trong một nhóm, các thành viên có các kỹ năng bù trừ nhau, có cùng
chung mục đích và cùng chịu chung trách nhiệm, vì vậy cần phải lưu ý một số yếu tố chính
đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của nhóm, các yếu tố đó bao gồm:
Nên có các mối liên hệ tốt trong nhóm hoạt động và với những người khác ngoài
nhóm.
Tự biết mình: Mỗi thành viên trong nhóm nên cởi mở nhận rõ các điểm mạnh và
điểm yếu của mình.
Tích cực lắng nghe: Mỗi thành viên trong nhóm nên học cách thực sự lắng nghe
người khác nói.
Tin tưởng lẫn nhau: Các thành viên nên tin tưởng lẫn nhau, hợp tác cùng làm
sáng tỏ các sự kiện, tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất cũng như các cách làm
khác nữa. Các thành viên không tìm cách lừa gạt, cài bẫy hay hạ thấp nhau, cũng
không xuyên tạc, giấu giếm hoặc sử dụng thông tin và ý tưởng cho mục đích
riêng.
Sẵn sàng giúp đỡ: Sẵn sàng hướng tới mọi người cả trong lẫn ngoài nhóm hoạt
động.
Sẵn sàng hợp tác cả khi giải quyết vấn đề lẫn khi chia sẻ gánh nặng công việc.
Hỗ trợ: Mở rộng các quan hệ hỗ trợ bao trùm toàn bộ thành viên trong nhóm, kể
cả cấp dưới hay cấp trên.
C¸ nh©n trong x· héi
Dßng tri thøc mí i
Vï ng giao tiÕp chÝnh thèng
Vï ng giao tiÕp kh«ng chÝnh thèng
Hình 2: Mô hình tiếp cận cộng đồng
10
Cộng tác: Các thành viên nêu cao tinh thần cộng tác làm việc trong và ngoài
nhóm hết sức tránh chỉ trích lẫn nhau.
Xung đột sáng tạo: Cần được khuyến khích xảy ra giữa các thành viên nhằm nuôi
dưỡng các ý tưởng mới.
Lãnh đạo cởi mở: Không chèn ép nhau trong nhóm hoạt động. Trách nhiệm cần
được các thành viên chia sẻ và chấp nhận nhằm giảm bớt sự tranh giành quyền
lãnh đạo không lành mạnh.
Sự đồng thuận: Kết quả cuộc họp sẽ dẫn đến nhất trí chứ không thỏa hiệp khi
nhóm thảo luận ra quyết định.
Quyết định đúng đắn dựa vào sự kiện, chứ không dựa vào ý kiến đánh giá mơ hồ.
Hành động: Mọi việc phải được hoàn thành theo tiến độ, tốn ít năng lượng.
Biết rõ và đạt mục tiêu: Từng thành viên và cả nhóm hoạt động thoả mãn với việc
thực hiện các mục tiêu.
Đánh giá, xem xét lại các nhiệm vụ và tiến trình: Cả nhóm quan tâm đến nội
dung công việc được thực hiện (nhiệm vụ) và cả cách làm (quá trình).
Các mô đun mẫu hoạt động ngoại khoá trong phần 4 của tài liệu này được thiết kế theo
tiếp cận quan hệ cộng đồng một cách linh hoạt xen kẽ với các hoạt động cá nhân và hoạt động
chung của cả lớp/nhóm lớn. Thông thường, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp của các mô
đun tại thực tế địa phương theo tiếp cận quan hệ cộng đồng, học sinh được phân chia thành
các nhóm nhỏ và sinh hoạt cũng như thực hiện các hoạt động học tập trong khuôn khổ nhóm
của mình trong một thời gian nhất định từ khâu chuẩn bị cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ và
báo cáo kết quả của nhóm.
11
PHẦN II: ỨNG DỤNG DẠY VÀ HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG CHO CÁC HOẠT
ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề (PBL)
Các vấn đề trong thực tế thường phức tạp, để giải quyết được đòi hỏi phải có sự tham
gia của nhiều lĩnh vực, khía cạnh, nhiều bên liên quan, vì vậy vận dụng phương pháp dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề thực hiện dạy học gắn với thực tế địa phương là một cách tiếp cận
phù hợp và hiệu quả.
PBL là viết tắt của cụm từ Problem-based learning (Dạy và học dựa trên giải quyết
vấn đề). Về bản chất, đó là việc học thu được từ kết quả của quá trình giải quyết các vấn đề.
Vấn đề thường là câu hỏi hay một điều có chứa đựng sự nghi ngờ, sự không chắc chắn, khó
khăn hoặc chính là mâu thuẫn giữa những điều chưa biết và những điều đã biết, giữa lý thuyết
và thực tế... và được đưa ra để thảo luận hay tìm kiếm giải pháp, thông qua giải quyết vấn đề,
học sinh tự lực học được kiến thức mới, được hình thành hoặc rèn luyện các kỹ năng có liên
quan.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cách tiếp cận Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề sẽ
giúp học sinh có động lực học tập tốt hơn, phát triển được một cách hiểu sâu sắc hơn về vấn
đề, khuyến khích việc học độc lập và mang tính tập thể, phát triển những kỹ năng nhận thức ở
cấp độ cao hơn và phát triển một loạt những kỹ năng khác bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích phê phán (critical analysis) và kỹ năng giao
tiếp.
Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề tạo cơ hội thực hành, sử dụng, (thậm chí là phát
triển) các kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động giữa các cá nhân và theo nhóm,
khả năng ứng phó với những thay đổi, các kỹ năng học tập tự lập hay học tập suốt đời và kỹ
năng tự đánh giá. Đây là những kỹ năng có giá trị đối với bản thân học sinh. Điều này đối lập
với tình hiện hiện nay là chúng ta thường quá tập trung chỉ vào kiến thức về môn học mà
chúng ta đang học.
2. Tiếp cận thực tế địa phương cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề (PBL) từ thực tế địa phương chính là việc sử
dụng thực tế môi trường xung quanh nhằm nâng cao chất lượng học tập thông qua các hoạt
động tích cực: hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm (hợp tác), thu thập thông tin phản hồi…
đáp ứng sở thích học tập của học sinh với việc trao quyền lợi và trách nhiệm cho học sinh
thông qua việc học sinh phải đương đầu với nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra. Vì vậy, chất
lượng của việc học tập của học sinh sẽ cải thiện một cách rõ rệt. Dạy và học dựa trên giải
quyết vấn đề kích thích tính tích cực của học sinh bằng cách tạo động lực học tập, phát huy
khả năng của học sinh trong việc vận dụng và sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thường
gặp phải trong thực tế.
12
a. Nguyên tắc thực hiện
Việc dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề dựa trên thực tế địa phương bao gồm: Giáo
dục Về môi trường xung quanh mình (kiến thức, nhận thức); Giáo dục Trong môi trường
xung quanh mình (kỹ năng hành động); và Giáo dục Vì môi trường xung quanh mình (ý thức,
thái độ).
Các vấn đề trong thực tế bài học phải có mối quan hệ nhất định với bài học trên lớp
của một môn học chính khóa ở nhiều dạng khác nhau: vận dụng kiến thức đã học, minh họa
kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành, mở rộng kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức
đã học thông qua thực tế…
Dù là hoạt động ngoại khóa, cần phải giao nhiệm vụ và yêu cầu sinh viên trình bày sản
phẩm của hoạt động, đồng thời có đánh giá phù hợp.
Hoạt động này cần phải được duy trì đều đặn trong suốt cả quá trình học tại trường
phổ thông.
Một số điểm cần lưu ý:
Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề dựa trên thực tế địa phương là một quá trình lâu
dài, nó cần được bắt đầu từ tuổi mẫu giáo và được tiếp tục trong những năm học phổ
thông cũng như sau này trong suốt cuộc đời.
Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề dựa trên thực tế địa phương là một lĩnh vực liên
ngành, không thể coi nhẹ một yếu tố nào.
Tham gia tích cực tìm ra giải pháp là yêu cầu quan trọng của việc dạy và học dựa trên
giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương.
Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương là sự nghiệp của toàn bộ
cộng đồng được gắn liền với trách nhiệm của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, mỗi con
người cụ thể.
b. Nhận dạng những vấn đề ở địa phương
Để thực hiện việc dạy học dựa trên thực tế địa phương, bước đầu tiên đóng vai trò tiên
quyết là phát hiện vấn đề. Trước tiên, cần phải căn cứ vào nội dung môn học, chủ đề của hoạt
động làm cơ sở lựa chọn các vấn đề trong thực tiễn có liên quan trực tiếp đến những nội dung
đó.
Một việc cũng không kém quan trọngvà có thể tiến hành song song với phát hiện vấn
đề, đó là phân tích tình hình thực tế địa phương; nghiên cứu để nhóm các vấn đề có trong thực
tế địa phương. Các nhóm vấn đề của địa phương thường bao gồm:
Nhóm vấn đề về môi trường tự nhiên xung quanh,
Nhóm vấn đề về các hoạt động kinh tế, các vấn đề xã hội, giáo dục…,
Nhóm vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực như nghèo đói, biến đổi khí hậu, bệnh
dịch…
Các nhóm vấn đề trên được thể hiện trong 3 giai đoạn của kịch bản, bao gồm các vấn
đề đang xảy ra tại địa phương (thường là không bền vững), những mong muốn về một tương
13
lai bền vững và cuối cùng là những nỗ lực để thúc đẩy quá trình. Có thể lấy tình hình giao
thông đô thị của Hà Nội làm ví dụ cụ thể. Các vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn... thuộc
nhóm vấn đề về môi trường tự nhiên. Ý thức người tham gia giao thông, xử phạt không
nghiêm, cơ sở hạ tầng yếu kém… thuộc nhóm vấn đề về kinh tế xã hội. Các vấn đề về qui
hoạch giao thông, lũ lụt, ngập úng do biến đổi khí hậu và quản lý yếu kém… thuộc các vấn đề
đa ngành, đa lĩnh vực. Các vấn đề này được thể hiện ở 3 trạng thái: hiện trạng, mong muốn và
nỗ lực để đạt được mong muốn tốt đẹp hơn. Thực ra, việc phân chia chỉ mang tính chất tương
đối, khi sử dụng vào điều kiện cụ thể ở địa phương chúng ta có thể điều chỉnh cho phù hợp.
Các nhóm vấn đề Hiện trạng Mong muốn Nỗ lực thúc đẩy quá
trình
Môi trường tự nhiên
xung quanh
• Không khí VD: Đang bị ô
nhiễm (do hoạt
động sản xuất
của làng nghề...)
Cải tạo môi
trường ô nhiễm
Các hậu quả gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ,
đời sống của người
dân; nhu cầu được sống
trong môi trường đảm
bảo an toàn;
• Nước
• Đất
• Đa dạng sinh học
…
Kinh tế - xã hội
• Tăng trưởng
• Năng suất, hiệu quả
• Thị trường
• Tệ nạn xã hội
• Đạo đức lối sống
• Giáo dục, tuyên truyền
• Đô thị hóa, giao thông
…
Liên ngành- đa lĩnh vực
• Nghèo đói
14
• Biến đổi khí hậu
• Toàn cầu hóa
• Bệnh dịch
• Chiến tranh
Bảng 1: Cách phân loại các vấn đề khi tiếp cận với tình hình của địa phương
c. Tìm hiểu sâu các vấn đề của địa phương dựa trên kịch bản
Để nghiên cứu và hiểu sâu thêm các vấn đề của địa phương, cần phải áp dụng các
phương pháp khác nhau để thu thập thông tin như trao đổi nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn
có sự tham gia. Công cụ của các phương pháp thu thập thông tin là hệ thống câu hỏi, bảng
hỏi, trao đổi thảo luận nhóm và phỏng vấn người dân địa phương và cộng đồng. Hệ thống câu
hỏi này dựa trên qui tắc 5W và 1 H (Who? What? Where? When? Why? How?) Ai? Cái gì? Ở
đâu? Khi nào? Tại sao? và Như thế nào? Tất cả các câu hỏi này sẽ được phát triển dựa trên
quá trình phát triển kịch bản, bao gồm phân tích hiện trạng, mong muốn và những nỗ lực để
cải tiện tình hình. Ngoài ra, việc tăng cường năng lực tư duy tổng hợp có tính chất cá nhân sẽ
giúp cho các công việc trên có chất lượng tốt.
Khi thu thập thông tin tại thực địa, cần chú ý tới những vấn đề sau:
Buổi phỏng vấn sẽ diễn ra ở đâu?
Địa điểm đó như thế nào? Làm thế nào đến được đó? Thời gian bao lâu? Những
khó khăn có thể là gì? Phương tiện để đi đến đó? Phương tiện phỏng vấn?
Kỹ năng phỏng vấn? Bao nhiêu người đi cùng? Những người này có vai trò gì?
Bảng dưới đây là gợi ý những câu hỏi mà giáo viên có thể sử dụng để gợi ý giúp học
sinh đặt ra câu hỏi và cùng nhau tìm ra câu trả lời.
Nội dung câu hỏi Hiện trạng Mong muốn Thúc đẩy
Ai?
Ai biết điều gì xảy ra
Ai tham gia
Ai đã ở đó
Ai ở đó và không nên ở đó
Ai có trách nhiệm đối với việc đó
Ai có thể giúp được chúng ta
Ai là chuyên gia trong lĩnh vực này
Ai cần biết
15
Ai sẽ chịu tác động
Chúng ta nên thông báo cho ai
Điều gì?
Điều gì xảy ra
Có thể có những nguyên nhân nào
Những thiết bị liên quan là gì
Trạng thái thiết bị liên quan
Chúng ta cố gắng đạt được điều gì
Chúng ta có thể đạt được điều gì
Chúng ta có những giả thiết gì
Những người khác đang làm gì
Những người khác đã làm gì
Tác động lên các đối tác của chúng
ta là gì
Chất lượng, hiệu quả, hiệu suất của
chúng ta
Chúng ta nên thông báo cái gì
Ở đâu?
Điều ấy đã xảy ra ở đâu
Vào thời điểm đó, người, thiết bị ở
đâu
Điều nay đã hay đang xảy ra ở đâu
Điều này đã được giải quyết ở đâu
Chúng ta nên thông báo cho nơi
nào
Khi nào?
Điều đó xảy ra khi nào
Điều đó đã xảy ra khi nào
Lần đầu tiên chúng ta biết được
điều đó là khi nào
Lần đầu tiên điều đó xảy ra là khi
nào
16
Khi nào chúng at sẽ kết thúc hay
đạt được
Khi nào chúng ta cần thông báo
Tại sao?
Tại sao điều đó lại xảy ra
Tại sao bạn nghĩ điều đó lại xảy ra
Tại sao chúng ta không thể làm
được điều đó
Tại sao những giả thiết của chúng
ta có giá trị
Tại sao chúng ta không có kinh
nghiệm về vấn đề này
Như thế nào
Điều đó xảy ra như thế nào
Điều này thường xảy ra như thế
nào
Làm thế nào bạn biết được điều đó
Điều đó đã xảy ra như thế nào
Làm thế nào chúng ta vượt qua
được điều này
Chúng ta làm điều này như thế nào
Chúng ta nên thông báo như thế
nào
Bảng 2: Gợi ý những câu hỏi giáo viên có thể sử dụng để giúp học sinh đặt ra câu hỏi và
cùng nhau tìm ra câu trả lời.
17
Hình3:Vídụvềsửdụngbảnđồtưduyđểphântíchnguyênnhâncácvấnđềởđịaphương
18
Hình4:VídụvềphântíchnguyênnhânsâuxasuygiảmđadạngsinhhọckhusinhquyểnchâuthổsôngHồng
8.Thiếuhỗtrợkhoahọckỹ
thuật
NguyênnhânsâuxaNhữngvấnđềsinhthái,môitrườngGiảiphápĐedọatrựctiếp
Dunhậpđộng
vậtngoạilai
Rừngngập
mặnkhông
đượckhôi
phục(1,2,3,4,5)
,8)
Nănglực
cánbộchưa
đápứng
nhucầu
Sănbắntrộm
(2,4,7,9,10)
Khaithácquá
mức
(2,3,4,7,9,10,1)
Suygiảm
đadạng
sinhhọc
Rừngngậpmặnbị
chết
Cảitiếncơchế,
chínhsáchtừ
trungươngtới
địaphương
Khoanhvùng
nuôithủysản
(1,3,4,5,7)
1.Thiếuhiểubiếtvềsinhthái
Cơchế
chínhsách
vàkhảnăng
điềuhành
yếukém
Chínhsáchxóa
đóigiảmnghèo,
chohộnghèo
vayvốn
Đàotạocánbộ
trongnướcvà
hợptácquốctế
Cảitiếnchínhsách
vậnđộngngườidân
thamgia
Ngườidân
vùngđệm
quánghèo
Cộngđồng
ngườidân
chưađược
thamgia
2.Thiếutrangthiếtbịbảotồn
4.Nhậnthứccộngđồngthấp
3.Hệthốngquảnlýyếukém
5.Thiếukếhoạchsửdụng
đất
6.Cơchếquảnlýchồngchéo
7.Thiếucánbộchuyênmôn
9.Cộngđồngthiếukiếnthức
cơbản
10.Thiếusựđiềuphốigiữa
cácbanngành
11.Thiếusựthamgiacộng
đồng
Bãibùnbịthuhẹp
Cácloàisinhvật
bịkhaitháckiệt
quệ
Cácquátrìnhsinh
tháiđảolộn
Suygiảmsố
lượng,quầnthể
19
3. Vận dụng dạy học và học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa
phương
a. Quy trình thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa phương
i. Xác định vấn đề: Giáo viên xây dựng vấn đề, các câu hỏi chính cần nghiên cứu, các
nguồn tài liệu tham khảo.
ii. Giải quyết vấn đề: Tổ chức lớp học để nghiên cứu vấn đề: chia nhóm, giao vấn đề, thống
nhất các qui định về thời gian, phân công, trình bày, đánh giá.
iii. Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận nhằm trả lời các câu hỏi của vấn đề.
iv. Tổ chức báo cáo và đánh giá: các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, giáo viên tổ chức
đánh giá
Việc cụ thể hóa các bước nói trên phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính tích cực của người
học (và đôi khi của cả giáo viên) và các điều kiện học tập, giảng dạy hiện hữu (tài liệu, trang thiết
bị, nơi thảo luận …)
Với một tiến trình dạy học như vậy, việc học của học sinh theo phương pháp dạy học dựa
trên giải quyết vấn đề có thể được tóm tắt như trong hình sau:
Hình 5: Chu trình của việc học dựa trên giải quyết vấn đề
(Theo Cindy E. Hmelo-Silver, Problem-Based Learning: What and How Do Students Learn?)
Đưa ra giả
thuyết
Kịch bản
vấn đề
Xác định
yếu tố
Xác định tri
thức còn
Áp dụng tri
thức mới
Khái quát
hóaĐánh giá
Xác định vấn đề và phân
tích vấn đề
Quá trình tự học
20
b. Các bước giải quyết vấn đề
Sau khi xác định vấn đề, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề theo các
bước trong bảng dưới đây. Một cách lý tưởng nhất là giáo viên sử dụng được hầu hết các công cụ
hỗ trợ để giúp cho quá trình phân tích các vấn đề thực tế địa phương. Tuy nhiên, tùy tình hình thực
tế mà người giáo viên có thể sử dụng cũng như sắp xếp các bước để đạt hiệu quả cao trong việc
hướng dẫn tính sáng tạo của học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bảng 3 trình bày một
số bước cơ bản trong việc áp dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề với các hoạt động của thầy
và trò được cụ thể hóa theo từng bước.
Các bước tiến hành
Hoạt động của thầy Hoạt động của học
sinh
Các bước Nội dung cụ thể
1. Phân tích vấn đề
(nhằm tìm hiểu sâu
vấn đề)
Xây dựng các loại bản
đồ tư duy
Vẽ mẫu trên phần mềm
MindMap
Học sinh học phương
pháp làm và thực hành
trên một vấn đề tự
chọn
Phỏng vấn có sự tham
gia
Làm việc trước với
người dân địa phương,
nêu rõ mục đích và
cách làm, tổ chức buổi
tiếp xúc, phỏng vấn,
giao lưu. Hướng dẫn
học sinh thực hiện
Tự nêu câu hỏi dựa
trên thực tế địa phương
và nêu ra các giải pháp
để thảo luận
Phân tích nguyên nhân
sâu xa
Sử dụng công cụ cây
vấn đề
Hướng dẫn và làm mẫu
đưa kết quả giao lưu
phỏng vấn vào bản đồ
tư duy hoặc cây vấn đề
Tự hoàn thiện bản đồ
tư duy hoặc cây vấn đề
dựa trên số liệu thực tế
và kết quả phỏng vấn
2. Xác định nguyên
nhân
Xây dựng các sơ đồ
vòng nhân quả và động
thái hệ thống, đề xuất
giải pháp
Xây dựng kịch bản mẫu
từ nguyên nhân sâu xa
đến giải pháp qua sơ đồ
vòng và mô hình động
thái
Chỉ ra các nguyên nhân
trực tiếp và nguyên
nhân sâu xa.
Tự xây dựng các kịch
bản để giải quyết vấn
đề thực tế địa phương.
1. Đề xuất các giải pháp
Sử dụng công cụ vòng tròn nhân quả
Hướng dẫn học sinh
tổng hợp các giải pháp
Tổng hợp các giải pháp
Bảng 3: Các bước giải quyết vấn đề
Hình6:VídụvềphântíchnguyênnhânsâuxasuygiảmđadạngsinhhọckhusinhquyểnchâuthổsôngHồng
8.Thiếuhỗtrợkhoahọckỹ
thuật
NguyênnhânsâuxaNhữngvấnđềsinhthái,môitrườngGiảiphápĐedọatrựctiếp
Dunhậpđộng
vậtngoạilai
Rừngngập
mặnkhông
đượckhôi
phục(1,2,3,4,5)
,8)
Nănglực
cánbộchưa
đápứng
nhucầu
Sănbắntrộm
(2,4,7,9,10)
Khaithácquá
mức
(2,3,4,7,9,10,1)
Suygiảm
đadạng
sinhhọc
Rừngngậpmặnbị
chết
Cảitiếncơchế,
chínhsáchtừ
trungươngtới
địaphương
Khoanhvùng
nuôithủysản
(1,3,4,5,7)
1.Thiếuhiểubiếtvềsinhthái
Cơchế
chínhsách
vàkhảnăng
điềuhành
yếukém
Chínhsáchxóa
đóigiảmnghèo,
chohộnghèo
vayvốn
Đàotạocánbộ
trongnướcvà
hợptácquốctế
Cảitiếnchínhsách
vậnđộngngườidân
thamgia
Ngườidân
vùngđệm
quánghèo
Cộngđồng
ngườidân
chưađược
thamgia
2.Thiếutrangthiếtbịbảotồn
4.Nhậnthứccộngđồngthấp
3.Hệthốngquảnlýyếukém
5.Thiếukếhoạchsửdụng
đất
6.Cơchếquảnlýchồngchéo
7.Thiếucánbộchuyênmôn
9.Cộngđồngthiếukiếnthức
cơbản
10.Thiếusựđiềuphốigiữa
cácbanngành
11.Thiếusựthamgiacộng
đồng
Bãibùnbịthuhẹp
Cácloàisinhvật
bịkhaitháckiệt
quệ
Cácquátrìnhsinh
tháiđảolộn
Suygiảmsố
lượng,quầnthể
22
4. Các công cụ và một số kỹ năng hỗ trợ các giai đoạn thực hiện Dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề là sử dụng các công cụ
hỗ trợ để phân tích vấn đề, tìm ra các nguyên nhân sâu xa, tìm giải pháp, từ đó phát triển kịch bản
nhằm hướng dẫn học sinh đặt vấn đề và cùng nhau giải quyết vấn đề. Các công cụ hỗ trợ bao gồm:
Bản đồ tư duy, Phỏng vấn có sự tham gia, Cây vấn đề (Problem Tree hay Root causes), và Tư duy
hệ thống và Động thái hệ thống. Mỗi loại công cụ sẽ được sử dụng tùy theo từng điều kiện cụ thể,
hoàn cảnh cụ thể của từng giáo viên, ở từng địa phương. Ở đây ta sẽ xem xét một số nét chung của
các loại công cụ này.
a. Bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng hình ảnh và màu sắc để mở rộng và đào
sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm, từ đây sẽ được phát triển
thành các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm. Các nhánh chính
lại được ra những nhánh nhỏ là các chủ đề ở mức sâu hơn, từ đây lại phân ra các nhánh nhỏ hơn,
và cứ như vậy các nhánh nhỏ hơn nữa để thể hiện các ý tưởng sâu hơn.
Có thể nói bản đồ tư duy được sử dụng để phát triển các ý tưởng, khái niệm hoặc vấn đề từ
việc lên kế hoạch cho một bài báo cáo, lên lớp, giảng bài, thuyết trình, kế hoạch nghiên cứu… Đặc
biệt, bản đồ tư duy được sử dụng để thiết kế bài giảng hoặc hướng dẫn học sinh. Ví dụ, mỗi lần
dạy chủ đề mới, giáo viên có thể yêu cầu học sinh ghi các từ khóa của chủ đề vào giữa tờ giấy
trắng và từ đó vẽ các nhánh với các từ liên quan để chi tiết hóa những ý tưởng, kiến thức và sự
hiểu biết của các em về chủ đề cụ thể đó. Điều này cũng nâng cao hiệu quả tự học và óc sáng tạo
của học sinh.
Các ứng dụng của bản đồ tư duy: Bản đồ tư duy được ứng dụng trong mọi lĩnh vực như:
Viết báo cáo, đề tài, giáo án…; tổ chức kế hoạch; tổ chức hoạt động động não; các cuộc họp; danh
sách các việc cần làm; làm đề cương các bài thuyết trình; ghi chép…
Có thể nói, bản đồ tư duy cung cấp một công cụ “vi phân” kế hoạch, chia nhỏ các vấn đề
lớn thành các mục nhỏ hơn để dễ dàng quản lý, hạn chế các khó khăn, trở ngại.
23
Hình7:Vídụvềsửdụngbảnđồtưduyđểphântíchnguyênnhâncácvấnđềởđịaphương
24
b. Cây vấn đề
Kỹ thuật phân tích nguyên nhân sâu xa hay “cây vấn đề” là cách thức tìm ra những nguyên
nhân thường bị che khuất bởi các hiện tượng bên ngoài. Chính từ các nguyên nhân này mà chúng
ta có thể tìm ra được những giải pháp tối ưu cho các vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn như trong
sơ đồ phân tích nguyên nhân sâu xa của suy giảm đa dạng sinh học khu sinh quyển thế giới châu
thổ sông Hồng, qua bảng phân tích ta có thể phân biệt được “hình cây” và “gốc rễ” của vấn đề.
Hình 8: Ví dụ về phân tích ‘Cây vấn đề” thiếu nước canh tác
dẫn đến nghèo đói ở khu Sinh quyển Tây Nghệ An
25
HHiiệệnn ttrrạạnngg
bbứứcc xxúúcc??
NNhhữữnngg đđiiềềuu
mmoonngg mmuuốốnn ??
Nguồn cung
suy giảm? Nỗ lực cộng
đồng?
PPhát triển
bền vững
Nỗ lực cá
nhân ?
Đáp ứng nhu
cầu hiện tại?
Nhu cầu
luôn tăng?
LLààmm tthhếế nnààoo
đđểể đđạạtt đđưượợcc??
c. Tư duy hệ thống và động thái hệ thống
Tư duy hệ thống là một công cụ để phân tích các vấn đề thực tế, xây dựng các kịch bản dựa
trên động thái hệ thống. Hệ thống là tổng thể các thành phần, sản phẩm của nó là các mối tương
tác giữa các thành phần này. Chúng ta phải hiểu tổng thể trước khi hiểu từng bộ phận và các mối
quan hệ giữa chúng với nhau, chẳng hạn như hệ mặt trời, các hệ thống cơ khí, sinh học, hệ sinh
thái, các hệ thống kinh tế, xã hội... Tư duy hệ thống là một phương pháp luận khoa học để hiểu và
quản lý sự phức tạp này. Các công cụ cho tư duy hệ thống bao gồm:
Lý thuyết và các nguyên lý
Mô hình hóa định tính (Vòng nhân quả, hành vi theo thời gian, nguyên mẫu hệ thống)
Mô hình hóa động thái (động thái hệ thống)
“Phòng thí nghiệm học tập” trên máy tính
Một trong những công cụ để thể hiện tư duy hệ thống đó là các sơ đồ vòng nhân quả và mô
hình động thái hệ thống. Hầu hết các vấn đề thực tế ở địa phương đều có nguyên nhân, một nguyên
nhân có thể tạo ra nhiều kết quả và mỗi kết quả có thể do nhiều nguyên nhân, và mỗi kết quả lại
đôi khi trở thành nguyên nhân của các vấn đề khác theo các cơ chế phản hồi và thích ứng (sơ đồ
vòng nhân quả )
Giải pháp
Vấn đề
Giải pháp tận
gốc
S
O
S
OO
Phát sinh
B3
B4
Hình 9: Sơ đồ vòng nhân quả
26
Sử dụng mô hình động thái hệ thống trong giải quyết vấn đề thực tế địa phương sẽ giúp
chúng ta không chỉ giải quyết được vấn đề hiện tại, dự đoán được những vấn đề trong tương lai,
chỉ ra những giải pháp mà còn dự đoán được những kết quả trong tương lai. Hơn nữa, thực tế là
các yếu tố của vấn đề trong một hệ thống luôn vận động (Hình 9), chính vì vậy trong quá trình giải
quyết vấn đề, nên tính đến sự vận động của các yếu tố trong phạm vi tương lai có thể dự đoán
được, xem xét tính phù hợp thực tế của các giải pháp ở từng thời điểm hoặc điều kiện cụ thể, nếu
giải pháp không phù hợp thì cần phải đề xuất giải pháp khác, phương án giải quyết khác kịp thời.
d. Phỏng vấn có sự tham gia
Đây là một hình thức mang lại hiệu quả khá cao khi học sinh và giáo viên được làm việc
trực tiếp với cộng đồng người dân địa phương nhằm tìm hiểu sâu những vấn đề thực tế của địa
phương. Phỏng vấn có sự tham gia là cuộc phỏng vấn mà cả người hỏi và người được hỏi đều hòa
nhập vào trong dòng chảy sự kiện hoặc câu chuyện mang lại hiệu quả cao, đồng thời cũng rèn
luyện kỹ năng làm việc với cộng đồng cho học sinh.
Những hoạt động như mời cán bộ địa phương đến nói chuyện cho học sinh nghe đôi khi
mang lại kết quả không như mong muốn bởi vì những câu chuyện mà người lớn muốn kể đôi khi
không gây được hứng thú cho học sinh. Nếu thay hoạt động này bằng các cuộc đối thoại, giao lưu
thì hiệu quả có thể sẽ cao hơn nhiều.
Cần phải thiết kế câu hỏi, bảng hỏi trước khi phỏng vấn.
e. Khung phân tích
Vận dụng khung phân tích để phân tích lập kế hoạch và tích hợp những vấn đề của địa
phương vào chương trình và kế hoạch giảng dạy của bộ môn (ma trận tích hợp), các đợt thực tập,
thực tế... có thể mang lại hiệu quả khá cao.
Hìn thức tổ chức
Những vấn đề thực tế
Tham
quan
thực tế
Sinh
hoạt
đoàn đội
Sinh hoạt
lớp
Các hoạt
động
khác
Tham
quan
thực tế
Thời
gian
Môi trường tự nhiên xung
quanh
• Không khí
• Nước
• Đất
• Đa dạng sinh học
27
Kinh tế - xã hội
• Tăng trưởng
• Năng suất, hiệu quả
• Thị trường
• Tệ nạn xã hội
• Đạo đức lối sống
• Giáo dục, tuyên truyền
• Đô thị hóa, giao thông
Liên ngành- đa lĩnh vực
• Nghèo đói
• Biến đổi khí hậu
• Toàn cầu hóa
• Bệnh dịch
• Chiến tranh
Bảng 4: Nội dung dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương
Cấp học: Trung học cơ sở
Thực tế địa phương Môn .. Môn .. Môn .. Môn ..
• Tiết… Tiết… Tiết… Tiết…
• Tiết… Tiết… Tiết… Tiết…
• Tiết… Tiết… Tiết… Tiết…
• Tiết… Tiết… Tiết… Tiết…
Tổng số ..tiết ..tiết ..tiết ..tiết
Bảng 5: Kế hoạch dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương ở các môn học chính
28
Lớp.. Lớp.. Lớp..
Kế hoạch Học
kỳ 1
Học
kỳ 2
Cả
năm
Học
kỳ 1
Học
kỳ 2
Cả
năm
Học
kỳ 1
Học
kỳ 2
Cả
năm
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động xã hội
Các hoạt động khác
Tổng số
Bảng 6: Bảng Kế hoạch và chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội.
e. Địa điểm tổ chức các hoạt động ngoại khóa
Bảng dưới đây là gợi ý một số địa điểm thực tế thuận lợi cho tổ chức các hoạt động ngoại
khoá gắn với thực tế địa phương:
Mục đích Cơ hội cho giáo dục Ghi chú
Quốc gia
Vườn quốc gia Bảo tồn sinh vật, cảnh quan,
loài quí hiếm với khu bảo vệ
nghiêm ngặt
Giáo dục tình yêu thiên
nhiên, kỹ năng phân tích
vai trò của đa dạng sinh
học
Nước ta hiện có
33 VQG, phần
lớn thuộc tỉnh
quản lý
Khu bảo tồn
thiên nhiên
Bảo tồn sinh vật, cảnh quan,
loài quí hiếm cấp bậc thấp
hơn VQG
Giáo dục tình yêu thiên
nhiên, kỹ năng phân tích
vai trò của đa dạng sinh
học
Khu di tích lịch
sử, văn hóa,
cảnh quan
Bảo tồn di tích lịch sử, văn
hóa, cảnh quan cấp quốc gia
Giáo dục giá trị các di tích
và kỹ năng bảo tồn
Khu bảo tồn
biển
Bảo tồn đa dạng sinh học
biển, đại dương
Giáo dục tình yêu biển, kỹ
năng phân tích vai trò của
đa dạng sinh học biển
Khu bảo tồn đất
ngập nước
Bảo tồn hệ sinh thái đất ngâp
nước
Giáo dục giá trị đất ngập
nước và bảo tồn
Quốc tế
29
Di sản văn hóa Bảo tồn các giá trị nổi tiếng,
duy nhất của di sản
Giáo dục giá trị di sản và
trách nhiệm
Nước ta hiện có
3 di sản văn hóa
do tỉnh quản lý
Di sản văn hóa
phi vật thể
Bảo tồn không gian văn hóa Giáo dục giá trị di sản và
trách nhiệm
Nước ta hiện có
2 di sản phi vật
thể do tỉnh quản
lý
Di sản thiên
nhiên
Bảo tồn giá trị đại chất, địa
mạo, cảnh quan, đa dạng
sinh học
Giáo dục giá trị di sản và
trách nhiệm
Nước ta hiện có
2 di sản thiên
nhiên tỉnh quản
lý
Khu sinh quyển
thế giới
Mô hình bảo tồn cho phát
triển, phát triển để bảo tồn
Giáo dục vì phát triển bền
vững
Nước ta hiện có
8 khu sinh
quyển tỉnh
quản lý
Khu Ramsar Bảo tồn các loài chim di cư Giáo dục giá trị bảo tồn các
loài chim di cư và trách
nhiệm
Nước ta hiện có
2 khu Ramsar
do VQG quản
lý
Vườn di sản
Asean
Bảo tồn đa dạng sinh học và
cảnh quan
Giáo dục bảo tồn đa dạng
sinh học và trách nhiệm
Nước ta hiện có
4 di sản Asean
do VQG quản
lý
Bảng 7: Bảng một số địa điểm thực tế thuận lợi cho tổ chức các hoạt động ngoại khoá
5. Thiết kế mô đun dạy học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương cho
hoạt động ngoài giờ lên lớp
a. Khái niệm về môđun
Thuật ngữ môđun (module) xuất hiện cùng với thời đại chinh phục vũ trụ, với việc sáng tạo
ra các con tàu vũ trụ và lắp ráp chúng thành những trạm nghiên cứu vũ trụ. Sau đó, thuật ngữ
môđun trở nên được sử dụng phổ biến trong khoa học kỹ thuật. Trong mỗi một lĩnh vực, thuật ngữ
môđun lại mang nội hàm khác nhau. Tuy vậy, những đặc điểm chung cơ bản nhất của môđun là
như sau:
Môđun là một đơn vị, một khâu, một bộ phận có tính độc lập tương đối của một hệ
thống phức tạp có cấu trúc tổng thể.
30
Môđun được chế tạo theo thể thức tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, với hệ thống các
thông số xác định.
Trong giáo dục, cách tiếp cận dạy học theo môđun gắn liền với tư tưởng công nghệ dạy
học. Người ta cần thiết kế những hệ dạy học có khả năng cung cấp cho người học cơ hội có thể
học lên theo nhịp độ cá nhân, được cá thể hóa và phân hóa cao độ, vừa mềm dẻo, vừa đa dạng.
Việc đào tạo ở đại học, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp, những hệ giáo dục suốt đời hoặc đào tạo
liên tục đều là những hệ dạy học vừa mềm dẻo, vừa đa dạng, dễ dàng thích nghi với những biến
đổi về mục tiêu và nội dung đào tạo. Tiếp cận môđun ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu cho hệ
dạy học như thế. Đó chính là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung
dạy học sao cho chương trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, dễ dàng thích hợp hơn với việc tổ
chức học tập vừa đa dạng vừa luôn biến động.
Trong dạy học, môđun là: Một đơn vị trọn vẹn về mặt chuyên môn; một đơn vị học tập trọn
vẹn có thể được thực hiện theo từng cá nhân và theo một trình tự xác định trước để kết thúc
môđun; một đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố của các môn học lý thuyết, các kỹ năng và các
kiến thức liên quan để tạo ra một năng lực chuyên môn; một bộ phận có thể xác định được một
khóa đào tạo nhằm đạt tới trình độ học vấn nhất định.
Tóm lại, môđun dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc
một cách đặc biệt, nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy
học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau
thành một thể hoàn chỉnh.
Khả năng khai thác
theo từng cấp, lớp
và tiết học
Mô đun Dạy học
dựa trên giải quyết
vấn đề
Mô đun khai thác từ
chương trình
SGK hiện hành
Mô đun hoạt động
ngoài giờ lên lớp
và các hoạt động
xã hội
Hoạt động ngoại
khoá của từng
cấp, lớp và từng
học kỳ
Các sở, phòng
GD, trường
Nguồn tài liệu
tham khảo
Mục đích, nội dung
và phương pháp dạy
học dựa trên giải
quyết vấn đề
Các vụ chỉ đạo GD
phổ thông
Hình 10: Sơ đồ tra cứu nhanh để viết, sử dụng và đánh giá các mô đun theo
cách tiếp cận dạy dựa trên giải quyết vấn đề
31
b. Đặc trưng cơ bản của một môđun và nguyên lý thiết kế môđun
Một môđun dạy học có 4 đặc trưng cơ bản sau:
Bao gồm 1 tập hợp những tình huống dạy học, được tổ chức xoay quanh một chủ đề rõ
ràng;
Được định hướng bởi hệ thống mục tiêu dạy học được xác định cụ thể rõ ràng và có
thể đo lường được;
Chứa đựng hệ thống những bài học điều khiển quá trình dạy học, nhằm đảm bảo thống
nhất hoạt động dạy, hoạt động học và cả việc kiểm tra – đánh giá;
Có khả năng thích nghi tốt với những hệ dạy học phân hóa - cá thể hóa, tức một môđun
chứa đựng nhiều con đường lĩnh hội theo những cách thức khác nhau để chiếm lĩnh
cùng một nội dung tri thức, đảm bảo cho người học tiến lên theo nhịp độ riêng, đi tới
mục tiêu chung.
Do những đặc tính như vậy, người ta có thể thấy mỗi môđun dạy học là một phương tiện tự
học hiệu nghiệm. Và vì tính độc lập tương đối về nội dung dạy học, có thể “lắp ghép” và “tháo gỡ”
các môđun để xây dựng nên các chương trình dạy học đa dạng và phong phú. Và với những đặc
tính như vậy, các nguyên lý khi thiết kế môđun dạy học là:
Tính trọn vẹn: mỗi môđun mang một chủ đề xác định, từ đó người dạy xác định được
mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện, do đó, nó không phụ thuộc
vào nội dung đã có và sẽ có sau nó.
Tính linh hoạt: chương trình của một môđun phải có tính mềm dẻo, dễ dàng thay đổi,
bổ sung để thích hợp với từng đối tượng học tập.
Tính phát triển: môđun phải có khả năng liên kết với các môđun khác sao cho phù hợp
với mục đích của quá trình đào tạo.
Tính tích hợp: môđun cần phải có khả năng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cũng
như giữa các yếu tố của quá trình dạy học.
Khi so sánh giữa một môđun và bài học, có thể nhận thấy những điểm khác biệt như sau:
Một bài học thường được thiết kế như một cấu trúc mắt xích: Nó liên quan đến cái trước nó
và là bước đi tới cái kế tiếp. Nghĩa là, một bài học thường không độc lập mà nó là một khâu liên
hoàn với những cái đứng trước và sau.
Trái lại, môđun dạy học thì tương đối độc lập, nó có một đời sống riêng, nó không gắn với
cái gì đi trước nó hay sẽ đi sau nó, về mặt nội dung dạy học. Nhưng nó lại liên quan chặt chẽ với
những cái đi trước và cái sau nó về hoạt động học tập của người học: Muốn học tiếp được môđun
32
này người học phải có điều kiện tiên quyết về kiến thức, kỹ năng (càng gần môđun càng tốt) và
học xong môđun này, người học có khả năng ứng dụng vào những lĩnh vực nào.
Cũng cần phải phân biệt sự khác nhau giữa hai dạng môđun chủ yếu: Môđun khai thác từ
chương trình và sách giáo khoa hiện hành; Môđun cho hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt
động xã hội.
Tuy nhiên, dù đó là môđun khai thác từ chương trình và sách giáo khoa hay môđun cho
hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội, thì cấu trúc của một môđun vẫn cơ bản giống
nhau.
c. Quy trình thiết kế môđun dạy học trong các hoạt động ngoại khóa
Quy trình thiết kế môđun dạy học cho các hoạt động ngoại khóa có thể được thể hiện như
trong sơ đồ sau:
Hình 11: Quy trình thiết kế môđun dạy học (Theo Trần Thanh Nguyên và Phạm Văn Đức)
Phân tích chương trình ngoại khóa
Mục đích của việc phân tích chương trình ngoại khóa là để tìm hiểu vị trí, chức năng của
chương trình đó trong chương trình đào tạo chung của nhà trường cũng như nhận thức các mục
XÁC ĐỊNH CHỦ
ĐỀ
1. PHÂN TÍCH
CHƯƠNG TRÌNH
PHÂN TÍCH NỘI
DUNG
PHÂN TÍCH MỤC
TIÊU
MÔĐUN
2
MÔĐUN
1
MÔĐUN
N …
2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
XÁC ĐỊNH TiỂU MÔĐUN
BIÊN SOẠN TEST VÀ CHỈ
DẪN
3. BIÊN
SOẠN
MÔĐUN
4. THỬ
NGHIỆM VÀ
ĐÁNH GIÁ
MÔĐUN
XÁC ĐỊNH CHỦ
ĐỀ
1. PHÂN TÍCH
CHƯƠNG TRÌNH
PHÂN TÍCH NỘI
DUNG
PHÂN TÍCH MỤC
TIÊU
MÔĐUN
2
MÔĐUN
1
MÔĐUN
N …
2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
XÁC ĐỊNH TiỂU MÔĐUN
BIÊN SOẠN TEST VÀ CHỈ
DẪN
3. BIÊN
SOẠN
MÔĐUN
4. THỬ
NGHIỆM VÀ
ĐÁNH GIÁ
MÔĐUN
XÁC ĐỊNH CHỦ
ĐỀ
1. PHÂN TÍCH
CHƯƠNG TRÌNH
PHÂN TÍCH NỘI
DUNG
PHÂN TÍCH MỤC
TIÊU
MÔĐUN
2
MÔĐUN
1
MÔĐUN
N …
2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN
XÁC ĐỊNH CHỦ
ĐỀ
1. PHÂN TÍCH
CHƯƠNG TRÌNH
PHÂN TÍCH NỘI
DUNG
PHÂN TÍCH MỤC
TIÊU
1. PHÂN TÍCH
CHƯƠNG TRÌNH
PHÂN TÍCH NỘI
DUNG
PHÂN TÍCH MỤC
TIÊU
MÔĐUN
2
MÔĐUN
1
MÔĐUN
N …
2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN
MÔĐUN
2
MÔĐUN
1
MÔĐUN
N …
2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
XÁC ĐỊNH TiỂU MÔĐUN
BIÊN SOẠN TEST VÀ CHỈ
DẪN
3. BIÊN
SOẠN
MÔĐUN
4. THỬ
NGHIỆM VÀ
ĐÁNH GIÁ
MÔĐUN
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
XÁC ĐỊNH TiỂU MÔĐUN
BIÊN SOẠN TEST VÀ CHỈ
DẪN
3. BIÊN
SOẠN
MÔĐUN
4. THỬ
NGHIỆM VÀ
ĐÁNH GIÁ
MÔĐUN
33
tiêu, nội dung của môn học ngoại khóa cùng các điều kiện thực hiện. Việc phân tích chương trình
học ngoại khóa được thực hiện theo các bước như sau:
Xác định rõ vị trí, chức năng của chương trình;
Xác định các điều kiện thực hiện chương trình;
Nghiên cứu các mục tiêu của chương trình đã được định ra trong chương trình chung;
Nghiên cứu nội dung chương trình;
Tìm ra các chủ đề làm cơ sở để biên soạn các môđun.
Xác định môđun
Người thiết kế môđun cần phải xác định tên, số lượng các môđun được hình thành trong
chương trình môn học ngoại khóa. Việc xác định các môđun được tiến hành như sau:
Đặt tên các môđun trên cơ sở các chủ đề đã xác định (có thể trùng hoặc khác với tên
của chủ đề).
Xác định số lượng các môđun tương ứng với các chủ đề, có thể xác định thêm một số
môđun phụ đạo hoặc chuyên sâu.
Trình bày các môđun cấu thành chương trình môn học ngoại khóa theo một mẫu xác
định.
Biên soạn môđun
Việc biên soạn môđun có mục đích để tạo ra các môđun dạy học với cấu trúc và các dấu
hiệu nhận biết đã được xác định. Môđun được biên soạn qua các bước cụ thể như sau:
Xác định mục tiêu của môđun;
Xác định các tiểu môđun;
Xây dựng các công cụ kiểm tra đánh giá và các chỉ dẫn.
Thử nghiệm và đánh giá môđun
Sau khi môđun đã được biên soạn xong, cần phải thử nghiệm và đánh giá để đưa môđun
thành chính thức sau khi đã sửa đổi, khắc phục những thiếu sót được phát hiện trong quá trình thử
nghiệm. Môđun được thử nghiệm và đánh giá qua các bước cụ thể như sau:
Đánh giá tính khả thi của môđun (lưu ý khả năng tiếp nhận và sử dụng môđun một
cách thuận lợi của người học cũng như khả năng tiến hành các hoạt động ngoại khóa
cụ thể).
Đánh giá hiệu quả của môđun.
Tiến hành sửa chữa những sai sót nếu có.
34
d. Mô đun cho các hoạt động ngoại khóa
Như đã nói ở trên, mô đun là một phần hay một bộ phận trong một tổng thể, một hệ thống,
nhưng nếu tách riêng thì nó vẫn có thể tự vận động để thực hiện các chức năng riêng của mình. Mô
đun hoạt động phải thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa các việc làm và nội dung bài giảng. Nói
một cách khác, mô đun hoạt động là một chuỗi các việc làm được thiết kế nhằm khai thác nội dung
bài giảng để đạt được mục tiêu đề ra trong khi vẫn tuân thủ các tiến trình của một bài giảng thông
thường.
Để viết, sử dụng và đánh giá một mô đun cụ thể (Hình 10), ta cần xem xét nó có phù hợp
với mục đích, nội dung và phương pháp hay không, cũng như nguồn tài liệu tham khảo cho các
công việc thiết kế, thực hiện và đánh giá sau này. Bên cạnh đó, việc xây dựng các bảng khai thác
nội dung theo từng bài, lớp và cấp học cho mô đun khi khai thác sách giáo khoa và bảng kế hoạch
và chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của từng trường cho mô đun hoạt động ngoài giờ lên
lớp là hết sức quan trọng.
Một yêu cầu hết sức quan trọng khi thiết kế, thực hiện cũng như giám sát một mô đun cần
có sự chỉ đạo cũng như phù hợp với những qui định, văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo từ tổ
bộ môn, trường, phòng, sở cũng như các vụ, viện chuyên môn của Bộ GD-ĐT. Có thể nói đây là
công việc tổng hợp, phức tạp nhưng cũng rất thú vị vì các hoạt động này không tách rời các hoạt
động đang diễn ra mà nó hoà nhập và gắn kết như một thể thống nhất trong các hoạt động GD-ĐT
của địa phương.
Xây dựng bảng khai thác nội dung
Chúng ta cần chấp nhận một thực tế là việc khai thác những nội dung chương trình hiện
hành rất phức tạp và đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là điều kiện cụ thể từng cấp
học, bộ môn và địa phương cụ thể. Một số ý tưởng được trình bày ở bảng 4, 5 và 6 sẽ giúp tìm ra
một số giải pháp nhằm thực hiện công việc này.
Bảng 4 trình bày ví dụ về khả năng khai thác thực tế trong nội dung chương trình các
môn học. Bảng này sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục, cán bộ chuyên môn theo dõi
và đánh giá các việc làm trong đơn vị mình quản lý (các trường phổ thông, các phòng
và sở giáo dục và đào tạo)
Bảng 5 trình bày ví dụ về khả năng khai thác thực tế từ nội dung SGK của từng bài cụ
thể thuộc một môn học cụ thể.
Bảng 6 trình bày ví dụ về khả năng khai thác thực tế từ các hoạt động ngoài giờ lên lớp
và trong các hoạt động xã hội, đoàn thể ở địa phương.
35
e. Mẫu thiết kế mô đun mẫu dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương cho
hoạt động ngoài giờ lên lớp
Mô đun mẫu gồm những nội dung sau:
1. Tên hoạt động: Xác định rõ tên hoạt động, thường thể hiện mục tiêu hoặc kết quả cuối
cùng của hoạt động cần đạt được, hoặc tên hoạt động nêu được vấn đề của thực tế địa
phương cần giải quyết.
2. Mục tiêu: Nêu rõ các sản phẩm phải làm được.
3. Thời gian: Cần phân bố thời gian thích hợp tuỳ thuộc vào kế hoạch của nhà trường, mùa
vụ trong năm..
4. Địa điểm: Nơi diễn ra hoạt động, thường là một địa điểm thuộc một địa phương cụ thể.
5. Chuẩn bị: Công tác tổ chức, sắp xếp, phân chia nhóm, một số hoạt động tập dượt cần được
chuẩn bị kỹ càng; chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng (nếu cần).
6. Các bước tiến hành: Các bước tiến hành càng cụ thể càng dễ thực hiện, dễ theo dõi và
đánh giá, bao gồm các bước giải quyết vấn đề (xem mục ......), nêu rõ sử dụng những công
cụ nào hỗ trợ phân tích vấn đề.
Hoạt động 1: Thu thập thông tin dữ liệu
Hoạt động 2: Phân tích vấn đề (có sử dụng các công cụ hỗ trợ) và đề xuất các giải pháp
Hoạt động 3: Trình bày kết quả, sản phẩm sau khi giải quyết xong vấn đề và thảo luận
nhóm. Trong hoạt động này cần phối hợp nhiều hình thức thiết kế câu hỏi và cách hỏi.
7. Đánh giá : Nêu rõ hình thức trình bày kết quả của học sinh, từ đó đưa ra các cách đánh giá
khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hình hoạt động.
8. Tài liệu tham khảo: Liệt kê những tài liệu tham khảo khi thiết kế hoạt động này.
9. Gợi ý cho người sử dụng: Người thiết kế cần làm rõ thêm ý tưởng của mình sao cho người
khác không thể hiểu lầm được về nội dung, các bước thực hiện và tiêu chí đánh giá. Phần
này cũng cung cấp cho người sử dụng một số kiến thức chung về các vấn đề liên quan,
36
PHẦN III: MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1. MÔN LỊCH SỬ
MÔ ĐUN 1
BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử tại Đền Tiên La – Thái Bình)
1. Mục tiêu
Qua hoạt động ngoại khóa tại Đền Tiên La (Thái Bình), học sinh có khả năng:
a. Kiến thức
− Trình bày được giá trị lịch sử và văn hóa Đền Tiên La (Thái Bình).
− Phân tích tác động của môi trường tới sự xuống cấp của di tích lịch sử (xói mòn biến
dạng…).
− Củng cố kiến thức về mối liên hệ giữa môi trường tự nhiên với di tích lịch sử, từ đó chỉ
ra các giải pháp bảo vệ, bảo tồn di tích lịch sử.
b. Kỹ năng
− Thu thập, tổ chức, phân tích thông tin về những tác động của môi trường làm xói mòn
di tích lịch sử ở địa phương; sử dụng các công cụ như bản đồ tư duy, cây vấn đề… để
trình bày và phân tích thông tin thu được.
− Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, quan sát, tổng hợp các yếu tố của môi trường.
c. Thái độ
− Đánh giá được đúng giá trị của di tích lịch sử.
− Hình thành lòng quý trọng, yêu mến di tích quê hương, có thái độ đúng đắn trong việc
bảo vệ di tích lịch sử, thông qua tìm hiểu các giá trị của di tích lịch sử.
− Góp phần tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng địa phương những việc làm hạn chế
các tác động của môi trường tự nhiên đối với di tích lịch sử để duy trì, bảo tồn, bảo trì
di tích lịch sử.
2. Thời gian: Nửa ngày (sáng hoặc chiều tuỳ điều kiện cụ thể ở mỗi trường).
3. Địa điểm: Đền Tiên La thuộc thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình.
4. Chuẩn bị của giáo viên – học sinh
37
− Tiền trạm: Liên hệ với cán bộ quản lý, hướng dẫn khu di tích về nội dung và thời gian
diễn ra hoạt động ngoại khóa tại khu di tích.
− Thu thập thông tin (giáo viên và học sinh): Chuẩn bị trước một số tài liệu, tranh ảnh,
mẩu chuyện lịch sử có liên quan đến di tích, theo phân công của giáo viên.
− Cơ sở vật chất: Phương tiện đi lại (ô tô, nếu ở xa), nước uống, phương tiện học tập…,
hương, hoa (cho hoạt động dâng hương).
− Kế hoạch chi tiết của buổi ngoại khóa.
− Phân công hoạt động nhóm của học sinh:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về giá trị của khu đền.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về các tác động của thời tiết, môi trường đến khu di tích.
+ Nhóm 3: Đề xuất các giải pháp bảo tồn di tích.
5. Các bước tiến hành:
Hoạt động 1: Định hướng (30’)
− Tập trung học sinh đầy đủ tại địa điểm nêu trên, theo đúng giờ trong kế hoạch
− Giáo viên hướng dẫn học sinh về nghi lễ tưởng niệm tại đền/chùa nói chung và cùng
học sinh thắp hương theo đúng nghi lễ của địa phương.
− Giáo viên định hướng bài ngoại khoá, gắn liền với giới thiệu khu di tích mà học sinh sẽ
quan sát.
Ví dụ: Đền Tiên La thờ Bát nạn tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân- một nữ tướng
của Hai Bà Trưng) nằm ở thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là
ngôi đền cổ với nét đẹp riêng của vùng Thái Bình. Tuy nhiên, trải qua năm tháng, cùng với các yếu
tố, đặc biệt là yếu tố tự nhiên, ngôi đền này đã có nhiều phần bị xuống cấp và cần được tái tạo, tu
bổ kịp thời. Vậy tác động của những nhân tố này đến quá trình xuống cấp và xói mòn khu di tích
này như thế nào? Buổi ngoại khoá hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm điều đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nội dung chính (120’)
Nhóm 1: Tìm hiểu giá trị của khu di tích
- Hướng dẫn học sinh quan sát những chi tiết và hiện vật chủ yếu của đền: hệ thống cổng
đền, toà tiền tế, toà trung tế, thượng điện, hệ thống sân đền…; đồ tế có niên đại từ thời Lê, các tài
liệu liên quan: Thần tích và sắc phong thời Lê và thời Nguyễn, bia đá, minh chuông.
- Hướng dẫn và giới thiệu học sinh tìm hiểu thông tin qua các tài liệu phổ biến tại đền và
những người làm việc tại đền.
Lưu ý học sinh kết hợp với tài liệu đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
38
Nhóm 2: Tìm hiểu sự tác động của môi trường đến di tích
Giáo viên hướng dẫn học sinh:
− Chỉ ra đặc điểm của khí hậu của địa phương: nóng ẩm vào mùa hè, mưa phùn vào mùa
đông…, mưa lớn, lụt lội, bão…
− Các ảnh hưởng của thời tiết đến di tích:
Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt
các đợt mưa phùn khiến một số bộ phận của toà điện bái đường và thượng điện
được kiến trúc bằng vật liệu gỗ đã bị cong vênh, mối mục; các bức chạm trổ qua
ảnh hưởng của nắng mưa cũng mất dần đường nét tinh tế; hệ thống xà, cột, kèo
bằng đá chịu tác động của quá trình sụt lún về địa chất cúng bị xuống cấp. Hiện
tượng nứt, rạn ở chân cột, đầu xà…;
Do ẩm thấp, mối mọt mà một số tài liệu như thần tích, sắc phong thần bằng chất
liệu vải, giấy dễ bị mục nát, khó định hình cơ bản;
Hệ thống bia đá, minh chuông cũng cần được trùng tu vì một số hỏng hóc: bão
làm gẫy một cột gỗ, mưa nắng làm mờ dấu khắc trên văn bia, hệ thống tường bị
ẩm thấp, loang lổ, xuất hiện nhiều vết nứt rạn ở chân tường, nền điện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng cây vấn đề để diễn đạt các ảnh hưởng của thời tiết.
Nhóm 3: Đề xuất các giải pháp bảo tồn di tích
Nhóm 3 đồng thời tìm hiểu các hoạt động của nhóm 2, kết hợp với kết quả của nhóm 2.
Giáo viên gợi ý học sinh các giải pháp:
− Giáo dục: Tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ di tích;
− Tiến hành trùng tu, bảo dưỡng trên tinh thần vẫn giữ những nét truyền thống có giá trị
cổ truyền của khu di tích;
− Sơn bảo vệ một số bề mặt khu đền, gia cố hệ thống xà cột ở toà bái đường;
− Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khôi phục, ghi chép lại các tư liệu thành văn về đền thờ.
Hoạt động 3: Trình bày kết quả hoạt động (60’)
Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ tổng thể khu di tích và một số địa điểm tiêu
biểu, xem xét các hiện vật và nghe giới thiệu, giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả hoạt
động của nhóm:
Nhóm 1: Thông qua quan sát và tài liệu thu thập được, nêu những hiểu biết của em về di
tích lịch sử.
Nhóm 2: Trên cơ sở quan sát các địa điểm chủ yếu của khu di tích, đặc biệt hệ thống các
hiện vật của khu đền, hãy trình bày những tác động của môi trường tự nhiên đến khu di tích.
39
Nhóm 3: Trên cơ sở giá trị lịch sử- văn hoá của khu di tích và hiện trạng xói mòn của khu
di tích hãy nêu những biện pháp cần thiết để bảo vệ, khôi phục và tu bổ.
Yêu cầu khi trình bày:
− Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, càng có nhiều thành viên tham gia trình bày càng
tốt.
− Các thành viên còn lại nghe, ghi chép và nêu ý kiến bổ sung, thảo luận.
Hoạt động 4: Tổng kết, nhận xét, đánh giá.
− Giáo viên nhận xét và đánh về ý thức, thái độ, tinh thần học tập, chất lượng sản phẩm
hoạt động của mỗi nhóm; rút kinh nghiệm để kết quả đạt tốt hơn.
− Bài tập về nhà: Mỗi nhóm viết 1 báo cáo tổng thể về kết quả của hoạt động 2 và 3.
40
MÔ ĐUN 2
ĐI TÌM DẤU VẾT LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
(Qua dấu vết lịch sử địa phương – Chùa Nghi Khê)
1. Mục tiêu
Sau buổi ngoại khóa, học sinh có khả năng:
a. Kiến thức:
− Trình bày được các thông tin về lịch sử của ngôi chùa cổ Nghi Khê tại địa phương
mình.
− Chỉ ra được những tác động của môi trường với các di tích lịch sử.
− Đề xuất được các biện pháp hạn chế tác động của môi trường nhằm bảo vệ di tích lịch
sử chùa Nghi Khê.
b. Kĩ năng:
− Thu thập tài liệu thông qua, quan sát, phân tích những hiện vật còn lại ngôi chùa cổ.
− Kỹ năng sử dụng một số công cụ trong phân tích và thu thập dữ liệu như bản đồ tư
duy, cây vấn đề, khung logic.
− Thảo luận nhóm, viết báo cáo để trình bày tác động của môi trường tới ngôi chùa cổ
qua việc tìm dấu tích của ngôi chùa xưa và nay.
c. Thái độ:
− Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
− Hình thành được lòng tự hào dân tộc, tự hào đối với quê hương mình để từ đó có thái
độ tích cực trong việc xây dựng quê hương, đất nước.
− Nhận thức rõ được tác động của môi trường.
− Có ý thức bảo vệ cấc di tích lịch sử trước sự tàn phá của tự nhiên, đồng thời phải có ý
thức cùng chung tay với cộng đồng bảo vệ môi trường.
− Củng cố thêm lòng say mê, yêu thích môn lịch sử.
2. Thời gian
Một buổi (1/2 ngày).
3. Địa điểm
Chùa Nghi Khê
4. Chuẩn bị
41
− Phân công nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị thông tin về chùa Nghi Khê bằng hệ thống
những câu hỏi liên quan tới vấn đề của nội dung tìm hiểu và yêu cầu giao cho các
nhóm cụ thể chuẩn bị trước để có thể thuyết trình trước cả lớp khi đi thực tế nhằm
nâng cao hiệu quả của buổi thực tế.
− Chia nhóm học sinh: chia 3 hoặc 4 nhóm tùy thuộc số lượng học sinh.
− Liên hệ trước với nhà chùa, đi tiền trạm (nếu cần).
− Chuẩn bị các học liệu (giấy khổ to, bút…)
− Cơ sở vật chất và phương tiện đi lại.
5. Tiến trình tổ chức buổi ngoại khoá
* Mở đầu:
Giáo viên tập trung học sinh (đúng 8h00) tại sân chùa, hướng dẫn học sinh thắp hương và
chào hỏi sư thầy, hoặc các vãi trong chùa.
Giáo viên giới thiệu nội dung buổi ngoại khóa và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức về lịch sử và giá trị kiến trúc của chùa Nghi Khê (120’)
Nhóm phụ trách: Nhóm 1.
Nội dung: tìm hiểu kiến thức lịch sử và giá trị kiến trúc của chùa qua phần hướng dẫn quan
sát của giáo viên.
Phương pháp: Quan sát cảnh quan, phỏng vấn những người trông coi chùa, hoặc sư thầy,
kết hợp với thông tin đã chuẩn bị từ trước.
Giáo viên gợi ý:
+ Chùa Nghi Khê có tên tự là chùa Phúc Duyên. Gọi như thế vì nhân dân trong thôn mong
muốn ngôi chùa thờ phật phúc lộc thọ. Đây là tên chữ chỉ dùng trong văn bia còn thường ngày
nhân dân gọi là chùa Nghi Khê theo tên thôn. Nghi Khê còn là tên của một con sông ở địa phương.
Chùa Nghi Khê khi được xây dựng vào thời Lê, trên một khu đất cao ráo phía đầu làng.
+ Theo thuyết phong thổ của địa phương thì chùa nằm trên đầu của con rồng và 2 giếng ở
chùa chính là 2 con mắt của rồng. Chùa lập nên là nhờ công lớn của một vị quan Thái Tể lệnh.
Ông họ Nguyễn, hiện còn văn bia tại chùa. Trong chùa có một ngôi miếu cổ được xây từ thời tiền
Lê..
+ Qua thời gian với sự tàn phá của môi trường và chiến tranh nên ngôi chùa không giữ
được vẻ nguyên sơ ban đầu mà hiện nay đã được tôn tạo, trùng tu nhiều. Tuy nhiên nó vẫn giữ
được những nét kiến trúc cổ xưa. Những nét chạm khắc trong gian đại đường còn nguyên từ thời
Lê. Nhà Tổ được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. 2 giếng của chùa học sinh có thể nhận ra những
nét chạm khắc đầu rồng thời Lê. Những nét cong vút của mái đình chính là những đặc trưng được
42
trùng tu từ thời Nguyễn. Mái đỏ của gạch ngói là vết tích của những đợt trùng tu gần đây trên cơ
sở cố gắng khôi phục lại nét cổ kính của ngôi chùa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của môi trường tới cảnh quan và kiến trúc của
chùa
Nhóm phụ trách: Nhóm 2.
Nội dung: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của môi trường tới cảnh quan và kiến trúc của chùa
và một số hoạt động bảo vệ của nhà chùa.
Phương pháp: quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, kết hợp với phỏng vấn.
Giáo viên gợi ý:
+ Sử dụng cây vấn đề, hoặc bản đồ tư duy để trình bày, diễn đạt phần phân tích vấn đề dựa
trên các thông tin, dữ liệu thu thập được;
+ Để đối phó với sự tàn phá của tự nhiên như mưa, nắng, gió bão. Đặc biệt trong thời gian
khí hậu biến đổi thất thường đã ảnh hưởng đến ngôi chùa cổ vì kiến trúc được xây từ lâu nên
không còn vững chắc, do đó nhà chùa liên tục phải trùng tu. Có thể kể tới một số lần tiêu biểu:
Lần 1: Năm giáp thời niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1614). Hiện nay, chùa còn có kiến trúc
theo kiểu chữ công gồm nhà chùa chính, gác chuông và thờ tổ;
Lần 2: Năm 1844;
Lần 3: Năm 1942;
Lần 4 : Năm 1999;
Lần 5: Năm 2005.
Hoạt động 3: Cần làm gì để bảo vệ khu di tích chống lại những tác động của môi trường
Nhóm phụ trách: Nhóm 3.
Nội dung: Đề xuất các biện pháp để bảo vệ khu di tích chống lại những tác động của môi
trường
Phương pháp: quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, kết hợp với phỏng vấn.
Giáo viên gợi ý:
+ Trùng tu có định kỳ;
+ Giáo dục tuyên truyền ý thức vệ sinh chung tại chùa…;
+ Sử dụng công cụ khung logic, cây vấn đề, hoặc bản đồ tư duy để diễn đạt.
Hoạt động 4: Trình bày kết quả và tổng kết, đánh giá buổi ngoại khóa
43
Trình bày kết quả: Các nhóm trình bày kết quả theo nhiệm vụ được phân công ở hoạt động
1,2, 3.
Thảo luận: Các nhóm khác đặt câu hỏi, thảo luận và góp ý cho phần trình bày của nhóm.
Tổng kết:
- Giáo viên nêu lại vấn đề: các khu di tích đền chùa (đền Nghi Khê) có giá trị về văn hóa và
lịch sử, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị xuống cấp do các tác động của thời tiết. Cần phải
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn nhằm gìn giữ lâu dài khu di tích.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả buổi ngoại khóa và giao bài tập về nhà cho học sinh
(bài báo cáo hoàn chỉnh giới thiệu, hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ chùa Nghi Khê).
6. Gợi ý sử dụng
− Hoạt động có thể diễn ra cả ngày (2 buổi) nếu khu di tích ở xa.
− Hoạt động có thể áp dụng cho các nội dung tương tự với di tích chùa chiền như miếu,
đền… tùy thuộc những di tích mà địa phương có.
− Cách thức trình bày kết quả hoạt động của học sinh có thể thay đổi: hoặc ngay tại khu
di tích (nếu địa điểm cho phép), hoặc trình bày tại trường, lớp mình.
44
MÔ ĐUN 3
ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ VỚI MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Qua khảo sát làng nghề giết mổ trâu bò Văn Thai, xã Cẩm Văn)
1. Mục tiêu
Sau buổi ngoại khoá học sinh có khả năng:
a. Kiến thức
− Chỉ ra thực trạng tại làng nghề địa phương, đời sống vật chất tinh thần của người dân,
phân tích những ưu điểm, hạn chế của làng nghề đối với cộng đồng dân cư, tác động
của sản xuất làng nghề với môi trường, mức độ các loại ô nhiễm môi trường.
− Lí giải và nêu các nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại làng nghề.
− Vận dụng kiến thức đề xuất các giải pháp để bảo vệ môi trường địa phương.
b. Kỹ năng
− Qua việc quan sát, điều tra thu thập tài liệu thực tế để rèn luyện khả năng tư duy của
học sinh, khả năng quan sát, sưu tầm, đánh gái sự vật, sự kiện trực quan.
− Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng camera, công cụ bản đồ tư duy, cây vấn đề, vẽ
sơ đồ, chụp ảnh phục vụ thu thập tài liệu và phân tích vấn đề.
− Hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích, viết thu hoạch.
c. Thái độ:
− Ý thức được về vai trò của làng nghề với địa phương và vấn đề bảo vệ môi trường.
− Củng cố lòng yêu quê hương đất nước, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường
xanh- sạch- đẹp của địa phương.
2. Thời gian
1 ngày.
3. Địa điểm
Một số địa điểm tại làng nghề giết mổ trâu bò Văn Thai, xã Cẩm Văn
4. Chuẩn bị
− Giáo viên khảo sát tiền trạm, chọn những địa điểm điển hình về ô nhiễm môi trường tại
làng nghề giết mổ trâu bò Văn Thai, xã Cẩm Văn (vị trí nước thải của 1 lò mổ gây ô
nhiễm nguồn nước – cống rãnh, ao tù; nơi có ô nhiễm không khí – mùi hôi, nơi có
nhiều người bị bệnh nặng như ung thư…xung quanh các lò mổ).
45
− Các phương tiện quan sát và thu thập thông tin: máy ảnh, máy quay phim, các phiếu
hỏi, hệ thống câu hỏi…
− Các phương tiện trình bày kết quả: máy tính, máy chiếu, giấy khổ to, bút dạ…
5. Tiến hành tổ chức
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học và định hướng nội dung của bài (60’)
Giáo viên đặt vấn đề và giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Hiện nay làng nghề đang được coi là điểm sáng của kinh tế nông thôn, làm thay đổi đời
sống và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều gia đình, góp phần thúc đẩy bộ mặt kinh tế – xã
hội ở nhiều địa phương. Nhưng sau sự ăn nên làm ra của các làng nghề luôn ẩn chứa nỗi lo môi
trường bị ô nhiễm.
- Trong các địa phương, làng nghề giết mổ trâu bò Văn Thai xã Cẩm Văn đã có 50-60 năm
hoạt động, đem lại thu nhập lớn cho các hộ gia đình ở đây; nhưng đến nay vấn đề ô nhiễm môi
trường và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề cấp bách.
- Việc khảo sát làng nghề Văn Thai là để hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường. Học sinh có nhiệm vụ quan sát, điều tra tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng
nghề, nguyên nhân của sự ô nhiễm, ý thức của người dân làng nghề với môi trường sống và đề ra
các biện pháp đẻ bảo vệ môi trường làng nghề.
Phân công nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1: Quan sát tổng thể một số (có thể là từ 2-3 lò) lò giết mổ, chú ý thông tin về số
lượng giết mổ trong một ngày, số lượng và loại phế thải ra môi trường. Đề xuất các giải pháp liên
quan đến nội dung nhóm mình điều tra.
Nhóm 2: Điều tra cơ sở hạ tầng các lò mổ và tình trạng môi trường nước, không khí xung
quanh lò mổ. Đề xuất các giải pháp liên quan đến nội dung nhóm mình điều tra.
Nhóm 3: Điều tra về sức khỏe con người: số liệu, tỷ lệ những người mắc bệnh tại trạm y tế
xã; phỏng vấn người dân về các bệnh mãn tính, dị ứng… Đề xuất các giải pháp liên quan đến nội
dung nhóm mình điều tra.
Hoạt động 2: Điều tra, thu thập số liệu, thông tin (180’)
Các nhóm thu thập thông tin theo phân công ở Hoạt động 1; sử dụng các thiết bị hỗ trợ để
điều tra: máy chụp ảnh, máy quay phim…; sử dụng bản đồ tư duy và khung logic để trình bày các
dữ liệu và thông tin thu thập được.
Gợi ý nội dung điều tra của nhóm 1:
− Đây là làng nghề không cần đầu tư nhiều nhưng vẫn thu được lời cao: Một con trâu
hoặc bò nặng 400-500kg được lời khoảng 70-100.000đ, trung bình mỗi ngày mỗi lò
giết và tiêu thụ từ 6-10 con.
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm Thành Nguyễn
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhTài liệu sinh học
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Trần Đức Anh
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...hajz_zjah
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP nataliej4
 
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...nataliej4
 
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...nataliej4
 
Học môi trường tại các vườn quốc gia
Học môi trường tại các vườn quốc giaHọc môi trường tại các vườn quốc gia
Học môi trường tại các vườn quốc giaThành Nguyễn
 
Hoc moi truong tai vuon thu thu le
Hoc moi truong tai vuon thu thu leHoc moi truong tai vuon thu thu le
Hoc moi truong tai vuon thu thu leThành Nguyễn
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucLe Hang
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSHọc Tập Long An
 

Mais procurados (19)

Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượngLuận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần quang hình học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần quang hình họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần quang hình học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần quang hình học
 
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
 
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
 
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
 
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
 
Học môi trường tại các vườn quốc gia
Học môi trường tại các vườn quốc giaHọc môi trường tại các vườn quốc gia
Học môi trường tại các vườn quốc gia
 
Hoc moi truong tai vuon thu thu le
Hoc moi truong tai vuon thu thu leHoc moi truong tai vuon thu thu le
Hoc moi truong tai vuon thu thu le
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
 

Semelhante a 7 chu de tap huan singapore

Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Luong Phan
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Võ Linh
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcVõ Linh
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
DTP - Digital Teaching Platform
DTP - Digital Teaching Platform DTP - Digital Teaching Platform
DTP - Digital Teaching Platform Luong Phan
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfNuioKila
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...HanaTiti
 

Semelhante a 7 chu de tap huan singapore (20)

Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02Tap chicongnghegiaoduc so02
Tap chicongnghegiaoduc so02
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái họcLuận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
Luận án: Hoạt động học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOTĐề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
DTP - Digital Teaching Platform
DTP - Digital Teaching Platform DTP - Digital Teaching Platform
DTP - Digital Teaching Platform
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đLuận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
 

Mais de Võ Tâm Long

Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca namBai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca namVõ Tâm Long
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0Võ Tâm Long
 
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithiVõ Tâm Long
 
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoaVõ Tâm Long
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Võ Tâm Long
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVõ Tâm Long
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVõ Tâm Long
 
Thuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsThuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsVõ Tâm Long
 

Mais de Võ Tâm Long (20)

Chuanhk2
Chuanhk2Chuanhk2
Chuanhk2
 
Chuanhk1
Chuanhk1Chuanhk1
Chuanhk1
 
Chuan
ChuanChuan
Chuan
 
Ly p han 2
Ly p han 2Ly p han 2
Ly p han 2
 
Phuongphap
PhuongphapPhuongphap
Phuongphap
 
HÓa 11
HÓa 11HÓa 11
HÓa 11
 
Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca namBai tap hoa hoc lop 11 ca nam
Bai tap hoa hoc lop 11 ca nam
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
 
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
 
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa7 chuyenkhao dicu-dothihoa
7 chuyenkhao dicu-dothihoa
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da cam
 
Nvt phanquyet jw
Nvt phanquyet jwNvt phanquyet jw
Nvt phanquyet jw
 
Vu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da camVu kien chat doc mau da cam
Vu kien chat doc mau da cam
 
Raodat
RaodatRaodat
Raodat
 
Thuyết trình cmts
Thuyết trình cmtsThuyết trình cmts
Thuyết trình cmts
 

Último

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 

Último (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

7 chu de tap huan singapore

  • 1. DẠY VÀ HỌC TỪ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (Sách bồi dưỡng giáo viên phổ thông trung học cơ sở) Hà Nội, 8-2010 Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Hoàng Trí PGS.TS Đặng Văn Đức, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, Th.S. Đặng Tuyết Anh, Th.S. Vũ Thu Hương, Th.S. Nguyễn Thành Công VVOB – ĐHSP HN
  • 2. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU.....................................................................................................................3 PHẦN 1: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC CƠ SỞ..............................................................................................................................5 1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp...................................................... 5 2. Một số đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp.................................. 5 3. Các hình thức phổ biến của hoạt động ngoài giờ lên lớp ................................... 6 4. Chu trình “Kinh nghiệm - Hành động” trong hoạt động ngoài giờ lên lớp............ 7 5. Tiếp cận quan hệ cộng đồng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp .................. 8 PHẦN II: ỨNG DỤNG DẠY VÀ HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP...........................11 1. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề (PBL) ........................................................ 11 2. Tiếp cận thực tế địa phương cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp................... 11 3. Vận dụng dạy học và học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa phương ................................................................................................................. 19 4. Các công cụ và một số kỹ năng hỗ trợ các giai đoạn thực hiện Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề................................................................................................... 22 5. Thiết kế mô đun dạy học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương cho hoạt động ngoài giờ lên lớp .................................................................................. 29 PHẦN III: MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ..................................................................................................................................................36 1. MÔN LỊCH SỬ.................................................................................................. 36 2. MÔN ĐỊA LÝ..................................................................................................... 54 3. MÔN SINH VẬT................................................................................................ 59 4. MÔN TOÁN ...................................................................................................... 70 5. MÔN VĂN HỌC ................................................................................................ 78
  • 3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Thực tế những năm qua cho thấy, trong giáo dục phổ thông ở nước ta sự gắn bó giữa “học” và “hành”, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa bài học và sự liên hệ với đời sống – xã hội... chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Vì vậy, phần lớn học sinh đều bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn đề môi trường nóng bỏng của địa phương, hoặc không biết đến những giá trị di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa mà địa phương mình có… Học sinh càng ít cơ hội được hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích, giải quyết những vấn đề thực tế, kể cả kỹ năng sống. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể tạo cơ hội để học sinh có được những kinh nghiệm đó thông qua dạy học bộ môn bằng các hình thức dạy học ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa… Hơn nữa, nhiệm vụ của giáo dục vì sự phát triển bền vững là tạo nên các thế hệ trẻ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và hành vi phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước và của địa phương. Việc dạy và học dựa trên thực tiễn địa phương chính là cách tiếp cận hiệu quả để đạt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ trên. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề thông qua thực tế địa phương là một cách tiếp cận không mới trong giảng dạy và học tập ở các trường phổ thông. Đó là việc sử dụng các bối cảnh, tư liệu… của thực tế địa phương để tạo nên các tình huống có vấn đề trong các bài giảng trên lớp hoặc là nơi tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khoá cho học sinh. Nói một cách khác, một vấn đề cụ thể của địa phương sẽ được từng bộ môn khai thác theo thế mạnh và sự phù hợp với bộ môn bằng các hình thức khác nhau. Hầu hết các môn học đều có thể dựa vào thực tế của địa phương để tiến hành các hoạt động học tập, song trong cuốn tài liệu này, chúng tôi tập trung sâu hơn vào 5 bộ môn Toán, Văn, Sinh học, Địa lý và Lịch sử. Hoạt động ngoại khoá (hoạt động ngoài giờ lên lớp) có ưu thế ở sự linh hoạt nhất định về nội dung, thời gian cũng như không gian, trong tài liệu này chúng tôi vận dụng cách tiếp cận thực tế địa phương để đưa ra giải pháp như một gợi ý về cách tổ chức để các hoạt động này trở nên hiệu quả hơn. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương thực chất là một quá trình nhằm củng cố và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm trước hết tới những vấn đề môi trường xung quanh mình, bao gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, kỹ năng và ý thức trách nhiệm để học sinh có thể tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường xung quanh mình trước mắt cũng như lâu dài (Bộ Giáo dục và Đào tạo/Chương trình phát triển Liên hợp quốc 1998). Mục tiêu của dạy và học dựa trên thực tế địa phương là mà mỗi hoạt động cần đạt tới là: Giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết và cảm nhận về môi trường xung quanh mình cùng các vấn đề của nó (nhận thức); tiếp thu những khái niệm cơ bản về môi trường xung quanh mình và cách bảo vệ môi trường xung quanh mình (kiến thức); có được những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường xung quanh mình (thái độ, hành vi); học được những kỹ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹ năng); có tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề môi trường xung quanh mình và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
  • 4. 4 Hiệu quả của dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ trên thực tế địa phương mang lại cho các thế hệ thanh thiếu niên tình cảm và trách nhiệm đối với địa phương mình, bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề môi trường xung quanh và tìm ra các giải pháp, đóng góp cho những quyết định về môi trường xung quanh mình ở các phạm vi và mức độ khác nhau dựa trên nền tảng là kiến thức các môn học. Để giải quyết các vấn đề môi trường xung quanh cần có trách nhiệm và nỗ lực của từng cá nhân, cộng đồng và Phính phủ. Thông thường, mỗi con người sẽ thấy mình có trách nhiệm đối với các vấn đề môi trường xung quanh khi họ hiểu rằng họ có thể, dù không nhiều, tác động đến quá trình đưa ra các quyết định giải quyết các vấn đề môi trường xung quanh mình. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương tạo điều kiện cho học sinh thấy được các em có thể làm được điều đó và thực sự các em sẽ làm được. Một chương trình Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương được xem là thành công khi nội dung và phương pháp hoạt động đạt được những mục đích cụ thể, từ nhận thức tới kỹ năng, và cam kết thực hiện thông qua việc nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể cũng như chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề môi trường xung quanh hiện nay. Nếu phát triển bền vững là sự phát triển không làm ảnh hưởng tới các thế hệ mai sau do sự suy giảm chất lượng môi trường xung quanh của thế hệ ngày nay tạo ra (UNEP, 1987) thì giáo dục vì sự phát triển bền vững là giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện khả năng của con người đáp ứng với những vấn đề môi trường xung quanh. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương được xem là nhân tố quan trọng trong giáo dục vì sự phát triển bền vững. Điều này tưởng như đơn giản nhưng rất phức tạp do nó đòi hỏi những tư duy mới, sáng kiến mới và cách làm mới trong giảng dạy và học tập. Mục đích của cuốn sách này là trang bị cho giáo viên phổ thông trung học cơ sở những kiến thức và kỹ năng cơ bản của cách tiếp cận “Dạy và học dựa trên vấn đề” trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là các đợt dã ngoại, thực tập, thăm quan thực tế ở địa phương như thăm quan vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản, sinh quyển thế giới… Thông qua các hoạt động này, học sinh có cơ hội để củng cố các bài học trên lớp, học thêm các bài học thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tế địa phương, thông qua đó rèn luyện được các kỹ năng phân tích, tổng hợp… và hình thành hành vi và lối sống hữu ích cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
  • 5. 5 PHẦN 1: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp Ở trường phổ thông, có 2 hình thức dạy học chủ yếu, đó là dạy học nội khoá (chính khoá) và ngoại khoá – hoạt động ngoài giờ lên lớp. Dạy học nội khoá Dạy học nội khoá là hình thức dạy học chính, chiếm chủ yếu thời gian học tập của học sinh ở trường và diễn ra liên tục trong suốt cả năm học. Dạy học nội khoá bao gồm các tiết dạy trên lớp, các giờ thực hành ở phòng thí nghiệm, một số giờ học ngoài lớp học với nội dung bám sát sách giáo khoa, phân phối chương trình về cả thời gian lẫn khối lượng kiến thức. Dạy học ngoài giờ lên lớp Song song với dạy học chính khoá, các trường học còn có hoạt động ngoài giờ lên lớp, đây là một hình thức học tập rất linh hoạt về cả thời gian lẫn nội dung, địa điểm cũng như hình thức tổ chức và có sự tham gia của cả các giáo viên thuộc các bộ môn khác, các tổ chức đoàn thể như Đoàn, Đội, Công đoàn, Phụ nữ...và lãnh đạo nhà trường. Vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp Trong các trường phổ thông nói chung, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một quá trình nâng cao kiến thức và nhận thức, hình thành và phát triển kỹ năng hành động trong thực tế của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với cộng đồng và thiên nhiên xung quanh (UNESCO, 1999). Các hoạt động ngoại khoá có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thái độ và góp phần hình thành những chuyển biến trong hành vi của học sinh, bởi các hoạt động ngoại khoá là cơ hội để các em học sinh bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã học được từ các môn học, tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức trong bài học với thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn... Đặc biệt, đối với GDMT, qua các hoạt động ngoại khoá trong môi trường, học sinh có được cách nhìn nhận vấn đề môi trường một cách đầy đủ, đó là cơ sở và động lực để các em có được thái độ và hành vi đúng đắn đối với thiên nhiên, môi trường một cách tự giác. 2. Một số đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động ngoài giờ lên lớp có một số đặc trưng cơ bản sau đây: Không bị khống chế về thời gian như trong các bài học chính khoá; Không bị khống chế về không gian, có thể tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại lớp học, Hội trường, phòng truyền thống, tại sân trường, vườn trường, tại các
  • 6. 6 khu vực khác nhau của địa phương, tại các khu di sản thiên nhiên, các khu công nghiệp ...; Không bị khống chế về nội dung, có thể gắn liền với nội dung kiến thức của một môn học chính khóa; có thể có nội dung nhằm hưởng ứng cuộc vận động của các bộ ngành khác trong xã hội (ví dụ: Tuần lễ an toàn vệ sinh thực phẩm do ngành Y tế phát động...); có thể có nội dung nhân dịp một Ngày kỷ niệm như Ngày Môi trường thế giới, Ngày nước sạch thế giới...; Hoạt động dưới các hình thức khác nhau, có thể gắn với phong trào tập thể có sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng, nhà trường, giáo viên, tổ chức đoàn, đội thiếu niên…; Học sinh được kích thích hứng thú học tập do nơi tổ chức và hình thức tổ chức đa dạng và phong phú; Học sinh có cơ hội được trang bị và rèn luyện các kỹ năng sống; Hoạt động theo phương thức tự chọn. 3. Các hình thức phổ biến của hoạt động ngoài giờ lên lớp Tham quan, dã ngoại Đây là những cơ hội tốt để học sinh được trau dồi tình cảm đối với thiên nhiên, đáp ứng tâm lý tò mò, ham hiểu biết của lứa tuổi học sinh. Các hoạt động tham quan dã ngoại sẽ đạt hiệu quả cao nếu tổ chức học sinh như một đoàn nghiên cứu. Học sinh sẽ được hướng dẫn và được giao nhiệm vụ cụ thể như quan sát, thu thập thông tin, xử lý thông tin và trình bày kết quả. Ngoài các địa điểm, khu vực của địa phương phù hợp với nội dung ngoại khoá để có thể tổ chức ngoại khoá, các giáo viên cũng nên tổ chức cho học sinh tham quan những nơi làm tốt công tác bảo tồn (vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển...) và cả những nơi chưa làm tốt (chuyển rừng ngập mặn sang nuôi tôm, phá rừng làm nương rẫy...). Thí nghiệm theo dõi dài ngày Trong hoạt động này, học sinh đóng vai trò như một nhà nghiên cứu, tiến hành một số thí nghiệm có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng. Các thí nghiệm có thể được tiến hành ngay trong trường hoặc địa phương như quan sát chim di cư, quan sát chu trình biến thái sâu bọ, đo tiếng ồn, ô nhiễm và bụi, rác thải trên đường phố, xung quanh trường… Lưu ý, nên triển khai nghiên cứu theo các bước sau: xác định mục tiêu, địa điểm, phương pháp, cách thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định về môi trường xung quanh. Câu lạc bộ bộ môn Học sinh có thể thành lập các Câu lạc bộ bộ môn dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn (có thể phối hợp với giáo viên chủ nhiệm). Quy mô của Câu lạc bộ bộ môn có thể là toàn khối hoặc một lớp, nhóm một số lớp cùng khối hoặc khác khối. Nội dung hoạt động của Câu lạc bộ bộ môn phải gắn bó với với nội dung bài học dưới hình thức lấy bài học làm chủ đề hoặc làm kiến thức cơ sở. Thời gian hoạt động của Câu lạc bộ hoàn toàn phụ thuộc vào điều
  • 7. 7 kiện thực tế cho phép và nhu cầu của học sinh cũng như nội dung của chương trình học chính khoá. Địa điểm sinh hoạt của Câu lạc bộ cũng rất linh hoạt, phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng trường. Các cuộc thi Các cuộc thi nhằm kích thích hoạt động tâm lý tích cực của học sinh và tạo cho học sinh có cơ hội để được khẳng định mình. Các cuộc thi có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau về môi trường xung quanh, và có hình thức khá đa dạng như cuộc thi văn nghệ, đóng vai, thi tìm hiểu… Các cuộc thi thường có người thắng cuộc hoặc đoạt giải, vì vậy cần chú ý chuẩn bị phần thưởng hay lời động viên trong các cuộc thi nhằm động viên, khích lệ và góp phần giúp các em tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự. Các hoạt động xanh Trong các hoạt động như câu lạc bộ xanh, đội hành động xanh, biểu diễn thời trang xanh, chứng chỉ xanh…, vai trò và trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng có thể được khẳng định một cách rõ rệt. Các loại hình câu lạc bộ theo chủ đề hoạt động cụ thể gắn với môi trường như ttrồng cây, chăm sóc cây, không ăn thịt thú hoang dã … cũng sẽ đạt hiệu quả cao, nếu được tổ chức và thực hiện tốt. Các chiến dịch Hình thức chiến dịch không chỉ tác động tới học sinh mà còn tác động tới cả cộng đồng, bởi trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của chiến dịch, học sinh phải huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng ở các mức độ khác nhau. Chính trong các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Có thể kể đến những chiến dịch mang tính định hướng cao như “Sống tiết kiệm vì môi trường xung quanh mình bền vững”, “Hãy chia sẻ cùng mọi người”,“Vì một thế giới sạch”, "Vì màu xanh quê hương"… Các hoạt động nghệ thuật Các hình thức ca, múa, nhạc, kịch mang nội dung về lòng yêu quê hương, cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng là một hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp và cũng có tác dụng giáo dục cao nếu được tổ chức tốt. 4. Chu trình “Kinh nghiệm - Hành động” trong hoạt động ngoài giờ lên lớp Cũng do không bị bó hẹp trong không gian lớp học và thời gian hạn hẹp của một tiết lên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp giống như một không gian mở. Học sinh có được những cơ hội để nâng cao và bồi dưỡng kiến thức và học được những kỹ năng mới được trải nghiệm trong thực tế mà giáo viên không thể tạo cơ hội cho các em tiếp thu trong khuôn khổ lớp học. Tất cả các hoạt động ngoài thiên nhiên đó được thể hiện trong một chu trình được gọi là chu trình “học tập” hay còn gọi là chu trình “kinh nghiệm-hành động".
  • 8. 8 Hình 1: Chu trình “Kinh nghiệm – Hành động” trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp Chu trình “Kinh nghiệm-Hành động” được UNESCO đề xuất và phát triển trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cơ sở khoa học của cách tiếp cận này dựa trên quy luật tâm sinh lý của lứa tuổi: Cái mới được hình thành và phát triển dựa trên những kinh nghiệm sẵn có của bản thân mỗi học sinh. Thông qua các hoạt động giáo dục học sinh sẽ tự hoàn thiện những khái niệm đã có hoặc hình thành khái niệm mới thông qua chuỗi nhu cầu - tư duy - hành động - đánh giá và làm giàu kinh nghiệm sống (UNESCO, 1998). Nếu giáo viên biết cách thực hiện một cách hiệu quả thì hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần đáng kể trong giáo dục thế hệ trẻ với những con người vừa có trình độ kiến thức vững chắc mà còn sở hữu năng lực hành động đáp ứng được những thay đổi phức tạp của đời sống thực. 5. Tiếp cận quan hệ cộng đồng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp Do có đặc trưng là không bị bó hẹp về không gian và cả thời gian nên dễ dàng có thể tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động ngoại khóa theo các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được coi như một cộng đồng nhỏ, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có một vai trò hết sức quan trọng. Mô hình tiếp cận quan hệ cộng đồng (Hình 2) cho thấy dòng thông tin vận động trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng được chuyển tiếp trong hệ thống cộng đồng theo thời gian, điều này có nghĩa là tất cả các học sinh trong nhóm đều phải tham gia các hoạt động nhất định theo phân công, thông qua quá trình học tập có tác động đến tất cả các em, giúp các em có được kinh nghiệm nhất định, rèn luyện các kỹ năng nhất định. Những điểm chủ yếu trong mô hình này là: Các mối quan hệ xã hội của học sinh hình thành một mạng lưới đa dạng và phức tạp; Mỗi học sinh là thành viên của cộng đồng và là một mắt xích trong quá trình trao đổi thông tin; Kiến thức đã được học & kinh nghiệm bản thân, những điều chưa biết trong thực tiễn Nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Tư duy (đặt câu hỏi, trao đổi, thảo luận…) Hành động có sự hướng dẫn nhằm giải quyết nhu cầu tìm hiểu Đánh giá việc thực hiện
  • 9. 9 Sự giao lưu thông tin thể hiện qua cả các hoạt động chính thức lẫn không chính thức; Hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng; Cả cộng đồng đóng vai trò là một đơn vị chuyển tải thông tin chứ không chỉ mỗi cá nhân học sinh; Có thể sử dụng nhiều loại hình hoạt động khác nhau để đạt hiệu quả cao khi áp dụng mô hình này. Trong tiếp cận quan hệ cộng đồng, học sinh hoạt động theo nhóm mình được phân công. Thông thường, trong một nhóm, các thành viên có các kỹ năng bù trừ nhau, có cùng chung mục đích và cùng chịu chung trách nhiệm, vì vậy cần phải lưu ý một số yếu tố chính đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của nhóm, các yếu tố đó bao gồm: Nên có các mối liên hệ tốt trong nhóm hoạt động và với những người khác ngoài nhóm. Tự biết mình: Mỗi thành viên trong nhóm nên cởi mở nhận rõ các điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tích cực lắng nghe: Mỗi thành viên trong nhóm nên học cách thực sự lắng nghe người khác nói. Tin tưởng lẫn nhau: Các thành viên nên tin tưởng lẫn nhau, hợp tác cùng làm sáng tỏ các sự kiện, tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất cũng như các cách làm khác nữa. Các thành viên không tìm cách lừa gạt, cài bẫy hay hạ thấp nhau, cũng không xuyên tạc, giấu giếm hoặc sử dụng thông tin và ý tưởng cho mục đích riêng. Sẵn sàng giúp đỡ: Sẵn sàng hướng tới mọi người cả trong lẫn ngoài nhóm hoạt động. Sẵn sàng hợp tác cả khi giải quyết vấn đề lẫn khi chia sẻ gánh nặng công việc. Hỗ trợ: Mở rộng các quan hệ hỗ trợ bao trùm toàn bộ thành viên trong nhóm, kể cả cấp dưới hay cấp trên. C¸ nh©n trong x· héi Dßng tri thøc mí i Vï ng giao tiÕp chÝnh thèng Vï ng giao tiÕp kh«ng chÝnh thèng Hình 2: Mô hình tiếp cận cộng đồng
  • 10. 10 Cộng tác: Các thành viên nêu cao tinh thần cộng tác làm việc trong và ngoài nhóm hết sức tránh chỉ trích lẫn nhau. Xung đột sáng tạo: Cần được khuyến khích xảy ra giữa các thành viên nhằm nuôi dưỡng các ý tưởng mới. Lãnh đạo cởi mở: Không chèn ép nhau trong nhóm hoạt động. Trách nhiệm cần được các thành viên chia sẻ và chấp nhận nhằm giảm bớt sự tranh giành quyền lãnh đạo không lành mạnh. Sự đồng thuận: Kết quả cuộc họp sẽ dẫn đến nhất trí chứ không thỏa hiệp khi nhóm thảo luận ra quyết định. Quyết định đúng đắn dựa vào sự kiện, chứ không dựa vào ý kiến đánh giá mơ hồ. Hành động: Mọi việc phải được hoàn thành theo tiến độ, tốn ít năng lượng. Biết rõ và đạt mục tiêu: Từng thành viên và cả nhóm hoạt động thoả mãn với việc thực hiện các mục tiêu. Đánh giá, xem xét lại các nhiệm vụ và tiến trình: Cả nhóm quan tâm đến nội dung công việc được thực hiện (nhiệm vụ) và cả cách làm (quá trình). Các mô đun mẫu hoạt động ngoại khoá trong phần 4 của tài liệu này được thiết kế theo tiếp cận quan hệ cộng đồng một cách linh hoạt xen kẽ với các hoạt động cá nhân và hoạt động chung của cả lớp/nhóm lớn. Thông thường, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp của các mô đun tại thực tế địa phương theo tiếp cận quan hệ cộng đồng, học sinh được phân chia thành các nhóm nhỏ và sinh hoạt cũng như thực hiện các hoạt động học tập trong khuôn khổ nhóm của mình trong một thời gian nhất định từ khâu chuẩn bị cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo kết quả của nhóm.
  • 11. 11 PHẦN II: ỨNG DỤNG DẠY VÀ HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề (PBL) Các vấn đề trong thực tế thường phức tạp, để giải quyết được đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lĩnh vực, khía cạnh, nhiều bên liên quan, vì vậy vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thực hiện dạy học gắn với thực tế địa phương là một cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả. PBL là viết tắt của cụm từ Problem-based learning (Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề). Về bản chất, đó là việc học thu được từ kết quả của quá trình giải quyết các vấn đề. Vấn đề thường là câu hỏi hay một điều có chứa đựng sự nghi ngờ, sự không chắc chắn, khó khăn hoặc chính là mâu thuẫn giữa những điều chưa biết và những điều đã biết, giữa lý thuyết và thực tế... và được đưa ra để thảo luận hay tìm kiếm giải pháp, thông qua giải quyết vấn đề, học sinh tự lực học được kiến thức mới, được hình thành hoặc rèn luyện các kỹ năng có liên quan. Các nhà nghiên cứu cho rằng cách tiếp cận Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề sẽ giúp học sinh có động lực học tập tốt hơn, phát triển được một cách hiểu sâu sắc hơn về vấn đề, khuyến khích việc học độc lập và mang tính tập thể, phát triển những kỹ năng nhận thức ở cấp độ cao hơn và phát triển một loạt những kỹ năng khác bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích phê phán (critical analysis) và kỹ năng giao tiếp. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề tạo cơ hội thực hành, sử dụng, (thậm chí là phát triển) các kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động giữa các cá nhân và theo nhóm, khả năng ứng phó với những thay đổi, các kỹ năng học tập tự lập hay học tập suốt đời và kỹ năng tự đánh giá. Đây là những kỹ năng có giá trị đối với bản thân học sinh. Điều này đối lập với tình hiện hiện nay là chúng ta thường quá tập trung chỉ vào kiến thức về môn học mà chúng ta đang học. 2. Tiếp cận thực tế địa phương cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề (PBL) từ thực tế địa phương chính là việc sử dụng thực tế môi trường xung quanh nhằm nâng cao chất lượng học tập thông qua các hoạt động tích cực: hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm (hợp tác), thu thập thông tin phản hồi… đáp ứng sở thích học tập của học sinh với việc trao quyền lợi và trách nhiệm cho học sinh thông qua việc học sinh phải đương đầu với nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra. Vì vậy, chất lượng của việc học tập của học sinh sẽ cải thiện một cách rõ rệt. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề kích thích tính tích cực của học sinh bằng cách tạo động lực học tập, phát huy khả năng của học sinh trong việc vận dụng và sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thường gặp phải trong thực tế.
  • 12. 12 a. Nguyên tắc thực hiện Việc dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề dựa trên thực tế địa phương bao gồm: Giáo dục Về môi trường xung quanh mình (kiến thức, nhận thức); Giáo dục Trong môi trường xung quanh mình (kỹ năng hành động); và Giáo dục Vì môi trường xung quanh mình (ý thức, thái độ). Các vấn đề trong thực tế bài học phải có mối quan hệ nhất định với bài học trên lớp của một môn học chính khóa ở nhiều dạng khác nhau: vận dụng kiến thức đã học, minh họa kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành, mở rộng kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức đã học thông qua thực tế… Dù là hoạt động ngoại khóa, cần phải giao nhiệm vụ và yêu cầu sinh viên trình bày sản phẩm của hoạt động, đồng thời có đánh giá phù hợp. Hoạt động này cần phải được duy trì đều đặn trong suốt cả quá trình học tại trường phổ thông. Một số điểm cần lưu ý: Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề dựa trên thực tế địa phương là một quá trình lâu dài, nó cần được bắt đầu từ tuổi mẫu giáo và được tiếp tục trong những năm học phổ thông cũng như sau này trong suốt cuộc đời. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề dựa trên thực tế địa phương là một lĩnh vực liên ngành, không thể coi nhẹ một yếu tố nào. Tham gia tích cực tìm ra giải pháp là yêu cầu quan trọng của việc dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương. Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương là sự nghiệp của toàn bộ cộng đồng được gắn liền với trách nhiệm của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, mỗi con người cụ thể. b. Nhận dạng những vấn đề ở địa phương Để thực hiện việc dạy học dựa trên thực tế địa phương, bước đầu tiên đóng vai trò tiên quyết là phát hiện vấn đề. Trước tiên, cần phải căn cứ vào nội dung môn học, chủ đề của hoạt động làm cơ sở lựa chọn các vấn đề trong thực tiễn có liên quan trực tiếp đến những nội dung đó. Một việc cũng không kém quan trọngvà có thể tiến hành song song với phát hiện vấn đề, đó là phân tích tình hình thực tế địa phương; nghiên cứu để nhóm các vấn đề có trong thực tế địa phương. Các nhóm vấn đề của địa phương thường bao gồm: Nhóm vấn đề về môi trường tự nhiên xung quanh, Nhóm vấn đề về các hoạt động kinh tế, các vấn đề xã hội, giáo dục…, Nhóm vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực như nghèo đói, biến đổi khí hậu, bệnh dịch… Các nhóm vấn đề trên được thể hiện trong 3 giai đoạn của kịch bản, bao gồm các vấn đề đang xảy ra tại địa phương (thường là không bền vững), những mong muốn về một tương
  • 13. 13 lai bền vững và cuối cùng là những nỗ lực để thúc đẩy quá trình. Có thể lấy tình hình giao thông đô thị của Hà Nội làm ví dụ cụ thể. Các vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn... thuộc nhóm vấn đề về môi trường tự nhiên. Ý thức người tham gia giao thông, xử phạt không nghiêm, cơ sở hạ tầng yếu kém… thuộc nhóm vấn đề về kinh tế xã hội. Các vấn đề về qui hoạch giao thông, lũ lụt, ngập úng do biến đổi khí hậu và quản lý yếu kém… thuộc các vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực. Các vấn đề này được thể hiện ở 3 trạng thái: hiện trạng, mong muốn và nỗ lực để đạt được mong muốn tốt đẹp hơn. Thực ra, việc phân chia chỉ mang tính chất tương đối, khi sử dụng vào điều kiện cụ thể ở địa phương chúng ta có thể điều chỉnh cho phù hợp. Các nhóm vấn đề Hiện trạng Mong muốn Nỗ lực thúc đẩy quá trình Môi trường tự nhiên xung quanh • Không khí VD: Đang bị ô nhiễm (do hoạt động sản xuất của làng nghề...) Cải tạo môi trường ô nhiễm Các hậu quả gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người dân; nhu cầu được sống trong môi trường đảm bảo an toàn; • Nước • Đất • Đa dạng sinh học … Kinh tế - xã hội • Tăng trưởng • Năng suất, hiệu quả • Thị trường • Tệ nạn xã hội • Đạo đức lối sống • Giáo dục, tuyên truyền • Đô thị hóa, giao thông … Liên ngành- đa lĩnh vực • Nghèo đói
  • 14. 14 • Biến đổi khí hậu • Toàn cầu hóa • Bệnh dịch • Chiến tranh Bảng 1: Cách phân loại các vấn đề khi tiếp cận với tình hình của địa phương c. Tìm hiểu sâu các vấn đề của địa phương dựa trên kịch bản Để nghiên cứu và hiểu sâu thêm các vấn đề của địa phương, cần phải áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin như trao đổi nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn có sự tham gia. Công cụ của các phương pháp thu thập thông tin là hệ thống câu hỏi, bảng hỏi, trao đổi thảo luận nhóm và phỏng vấn người dân địa phương và cộng đồng. Hệ thống câu hỏi này dựa trên qui tắc 5W và 1 H (Who? What? Where? When? Why? How?) Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? và Như thế nào? Tất cả các câu hỏi này sẽ được phát triển dựa trên quá trình phát triển kịch bản, bao gồm phân tích hiện trạng, mong muốn và những nỗ lực để cải tiện tình hình. Ngoài ra, việc tăng cường năng lực tư duy tổng hợp có tính chất cá nhân sẽ giúp cho các công việc trên có chất lượng tốt. Khi thu thập thông tin tại thực địa, cần chú ý tới những vấn đề sau: Buổi phỏng vấn sẽ diễn ra ở đâu? Địa điểm đó như thế nào? Làm thế nào đến được đó? Thời gian bao lâu? Những khó khăn có thể là gì? Phương tiện để đi đến đó? Phương tiện phỏng vấn? Kỹ năng phỏng vấn? Bao nhiêu người đi cùng? Những người này có vai trò gì? Bảng dưới đây là gợi ý những câu hỏi mà giáo viên có thể sử dụng để gợi ý giúp học sinh đặt ra câu hỏi và cùng nhau tìm ra câu trả lời. Nội dung câu hỏi Hiện trạng Mong muốn Thúc đẩy Ai? Ai biết điều gì xảy ra Ai tham gia Ai đã ở đó Ai ở đó và không nên ở đó Ai có trách nhiệm đối với việc đó Ai có thể giúp được chúng ta Ai là chuyên gia trong lĩnh vực này Ai cần biết
  • 15. 15 Ai sẽ chịu tác động Chúng ta nên thông báo cho ai Điều gì? Điều gì xảy ra Có thể có những nguyên nhân nào Những thiết bị liên quan là gì Trạng thái thiết bị liên quan Chúng ta cố gắng đạt được điều gì Chúng ta có thể đạt được điều gì Chúng ta có những giả thiết gì Những người khác đang làm gì Những người khác đã làm gì Tác động lên các đối tác của chúng ta là gì Chất lượng, hiệu quả, hiệu suất của chúng ta Chúng ta nên thông báo cái gì Ở đâu? Điều ấy đã xảy ra ở đâu Vào thời điểm đó, người, thiết bị ở đâu Điều nay đã hay đang xảy ra ở đâu Điều này đã được giải quyết ở đâu Chúng ta nên thông báo cho nơi nào Khi nào? Điều đó xảy ra khi nào Điều đó đã xảy ra khi nào Lần đầu tiên chúng ta biết được điều đó là khi nào Lần đầu tiên điều đó xảy ra là khi nào
  • 16. 16 Khi nào chúng at sẽ kết thúc hay đạt được Khi nào chúng ta cần thông báo Tại sao? Tại sao điều đó lại xảy ra Tại sao bạn nghĩ điều đó lại xảy ra Tại sao chúng ta không thể làm được điều đó Tại sao những giả thiết của chúng ta có giá trị Tại sao chúng ta không có kinh nghiệm về vấn đề này Như thế nào Điều đó xảy ra như thế nào Điều này thường xảy ra như thế nào Làm thế nào bạn biết được điều đó Điều đó đã xảy ra như thế nào Làm thế nào chúng ta vượt qua được điều này Chúng ta làm điều này như thế nào Chúng ta nên thông báo như thế nào Bảng 2: Gợi ý những câu hỏi giáo viên có thể sử dụng để giúp học sinh đặt ra câu hỏi và cùng nhau tìm ra câu trả lời.
  • 18. 18 Hình4:VídụvềphântíchnguyênnhânsâuxasuygiảmđadạngsinhhọckhusinhquyểnchâuthổsôngHồng 8.Thiếuhỗtrợkhoahọckỹ thuật NguyênnhânsâuxaNhữngvấnđềsinhthái,môitrườngGiảiphápĐedọatrựctiếp Dunhậpđộng vậtngoạilai Rừngngập mặnkhông đượckhôi phục(1,2,3,4,5) ,8) Nănglực cánbộchưa đápứng nhucầu Sănbắntrộm (2,4,7,9,10) Khaithácquá mức (2,3,4,7,9,10,1) Suygiảm đadạng sinhhọc Rừngngậpmặnbị chết Cảitiếncơchế, chínhsáchtừ trungươngtới địaphương Khoanhvùng nuôithủysản (1,3,4,5,7) 1.Thiếuhiểubiếtvềsinhthái Cơchế chínhsách vàkhảnăng điềuhành yếukém Chínhsáchxóa đóigiảmnghèo, chohộnghèo vayvốn Đàotạocánbộ trongnướcvà hợptácquốctế Cảitiếnchínhsách vậnđộngngườidân thamgia Ngườidân vùngđệm quánghèo Cộngđồng ngườidân chưađược thamgia 2.Thiếutrangthiếtbịbảotồn 4.Nhậnthứccộngđồngthấp 3.Hệthốngquảnlýyếukém 5.Thiếukếhoạchsửdụng đất 6.Cơchếquảnlýchồngchéo 7.Thiếucánbộchuyênmôn 9.Cộngđồngthiếukiếnthức cơbản 10.Thiếusựđiềuphốigiữa cácbanngành 11.Thiếusựthamgiacộng đồng Bãibùnbịthuhẹp Cácloàisinhvật bịkhaitháckiệt quệ Cácquátrìnhsinh tháiđảolộn Suygiảmsố lượng,quầnthể
  • 19. 19 3. Vận dụng dạy học và học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa phương a. Quy trình thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa phương i. Xác định vấn đề: Giáo viên xây dựng vấn đề, các câu hỏi chính cần nghiên cứu, các nguồn tài liệu tham khảo. ii. Giải quyết vấn đề: Tổ chức lớp học để nghiên cứu vấn đề: chia nhóm, giao vấn đề, thống nhất các qui định về thời gian, phân công, trình bày, đánh giá. iii. Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận nhằm trả lời các câu hỏi của vấn đề. iv. Tổ chức báo cáo và đánh giá: các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, giáo viên tổ chức đánh giá Việc cụ thể hóa các bước nói trên phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính tích cực của người học (và đôi khi của cả giáo viên) và các điều kiện học tập, giảng dạy hiện hữu (tài liệu, trang thiết bị, nơi thảo luận …) Với một tiến trình dạy học như vậy, việc học của học sinh theo phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề có thể được tóm tắt như trong hình sau: Hình 5: Chu trình của việc học dựa trên giải quyết vấn đề (Theo Cindy E. Hmelo-Silver, Problem-Based Learning: What and How Do Students Learn?) Đưa ra giả thuyết Kịch bản vấn đề Xác định yếu tố Xác định tri thức còn Áp dụng tri thức mới Khái quát hóaĐánh giá Xác định vấn đề và phân tích vấn đề Quá trình tự học
  • 20. 20 b. Các bước giải quyết vấn đề Sau khi xác định vấn đề, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề theo các bước trong bảng dưới đây. Một cách lý tưởng nhất là giáo viên sử dụng được hầu hết các công cụ hỗ trợ để giúp cho quá trình phân tích các vấn đề thực tế địa phương. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế mà người giáo viên có thể sử dụng cũng như sắp xếp các bước để đạt hiệu quả cao trong việc hướng dẫn tính sáng tạo của học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bảng 3 trình bày một số bước cơ bản trong việc áp dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề với các hoạt động của thầy và trò được cụ thể hóa theo từng bước. Các bước tiến hành Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Các bước Nội dung cụ thể 1. Phân tích vấn đề (nhằm tìm hiểu sâu vấn đề) Xây dựng các loại bản đồ tư duy Vẽ mẫu trên phần mềm MindMap Học sinh học phương pháp làm và thực hành trên một vấn đề tự chọn Phỏng vấn có sự tham gia Làm việc trước với người dân địa phương, nêu rõ mục đích và cách làm, tổ chức buổi tiếp xúc, phỏng vấn, giao lưu. Hướng dẫn học sinh thực hiện Tự nêu câu hỏi dựa trên thực tế địa phương và nêu ra các giải pháp để thảo luận Phân tích nguyên nhân sâu xa Sử dụng công cụ cây vấn đề Hướng dẫn và làm mẫu đưa kết quả giao lưu phỏng vấn vào bản đồ tư duy hoặc cây vấn đề Tự hoàn thiện bản đồ tư duy hoặc cây vấn đề dựa trên số liệu thực tế và kết quả phỏng vấn 2. Xác định nguyên nhân Xây dựng các sơ đồ vòng nhân quả và động thái hệ thống, đề xuất giải pháp Xây dựng kịch bản mẫu từ nguyên nhân sâu xa đến giải pháp qua sơ đồ vòng và mô hình động thái Chỉ ra các nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa. Tự xây dựng các kịch bản để giải quyết vấn đề thực tế địa phương. 1. Đề xuất các giải pháp Sử dụng công cụ vòng tròn nhân quả Hướng dẫn học sinh tổng hợp các giải pháp Tổng hợp các giải pháp Bảng 3: Các bước giải quyết vấn đề
  • 21. Hình6:VídụvềphântíchnguyênnhânsâuxasuygiảmđadạngsinhhọckhusinhquyểnchâuthổsôngHồng 8.Thiếuhỗtrợkhoahọckỹ thuật NguyênnhânsâuxaNhữngvấnđềsinhthái,môitrườngGiảiphápĐedọatrựctiếp Dunhậpđộng vậtngoạilai Rừngngập mặnkhông đượckhôi phục(1,2,3,4,5) ,8) Nănglực cánbộchưa đápứng nhucầu Sănbắntrộm (2,4,7,9,10) Khaithácquá mức (2,3,4,7,9,10,1) Suygiảm đadạng sinhhọc Rừngngậpmặnbị chết Cảitiếncơchế, chínhsáchtừ trungươngtới địaphương Khoanhvùng nuôithủysản (1,3,4,5,7) 1.Thiếuhiểubiếtvềsinhthái Cơchế chínhsách vàkhảnăng điềuhành yếukém Chínhsáchxóa đóigiảmnghèo, chohộnghèo vayvốn Đàotạocánbộ trongnướcvà hợptácquốctế Cảitiếnchínhsách vậnđộngngườidân thamgia Ngườidân vùngđệm quánghèo Cộngđồng ngườidân chưađược thamgia 2.Thiếutrangthiếtbịbảotồn 4.Nhậnthứccộngđồngthấp 3.Hệthốngquảnlýyếukém 5.Thiếukếhoạchsửdụng đất 6.Cơchếquảnlýchồngchéo 7.Thiếucánbộchuyênmôn 9.Cộngđồngthiếukiếnthức cơbản 10.Thiếusựđiềuphốigiữa cácbanngành 11.Thiếusựthamgiacộng đồng Bãibùnbịthuhẹp Cácloàisinhvật bịkhaitháckiệt quệ Cácquátrìnhsinh tháiđảolộn Suygiảmsố lượng,quầnthể
  • 22. 22 4. Các công cụ và một số kỹ năng hỗ trợ các giai đoạn thực hiện Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề là sử dụng các công cụ hỗ trợ để phân tích vấn đề, tìm ra các nguyên nhân sâu xa, tìm giải pháp, từ đó phát triển kịch bản nhằm hướng dẫn học sinh đặt vấn đề và cùng nhau giải quyết vấn đề. Các công cụ hỗ trợ bao gồm: Bản đồ tư duy, Phỏng vấn có sự tham gia, Cây vấn đề (Problem Tree hay Root causes), và Tư duy hệ thống và Động thái hệ thống. Mỗi loại công cụ sẽ được sử dụng tùy theo từng điều kiện cụ thể, hoàn cảnh cụ thể của từng giáo viên, ở từng địa phương. Ở đây ta sẽ xem xét một số nét chung của các loại công cụ này. a. Bản đồ tư duy Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng hình ảnh và màu sắc để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm, từ đây sẽ được phát triển thành các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm. Các nhánh chính lại được ra những nhánh nhỏ là các chủ đề ở mức sâu hơn, từ đây lại phân ra các nhánh nhỏ hơn, và cứ như vậy các nhánh nhỏ hơn nữa để thể hiện các ý tưởng sâu hơn. Có thể nói bản đồ tư duy được sử dụng để phát triển các ý tưởng, khái niệm hoặc vấn đề từ việc lên kế hoạch cho một bài báo cáo, lên lớp, giảng bài, thuyết trình, kế hoạch nghiên cứu… Đặc biệt, bản đồ tư duy được sử dụng để thiết kế bài giảng hoặc hướng dẫn học sinh. Ví dụ, mỗi lần dạy chủ đề mới, giáo viên có thể yêu cầu học sinh ghi các từ khóa của chủ đề vào giữa tờ giấy trắng và từ đó vẽ các nhánh với các từ liên quan để chi tiết hóa những ý tưởng, kiến thức và sự hiểu biết của các em về chủ đề cụ thể đó. Điều này cũng nâng cao hiệu quả tự học và óc sáng tạo của học sinh. Các ứng dụng của bản đồ tư duy: Bản đồ tư duy được ứng dụng trong mọi lĩnh vực như: Viết báo cáo, đề tài, giáo án…; tổ chức kế hoạch; tổ chức hoạt động động não; các cuộc họp; danh sách các việc cần làm; làm đề cương các bài thuyết trình; ghi chép… Có thể nói, bản đồ tư duy cung cấp một công cụ “vi phân” kế hoạch, chia nhỏ các vấn đề lớn thành các mục nhỏ hơn để dễ dàng quản lý, hạn chế các khó khăn, trở ngại.
  • 24. 24 b. Cây vấn đề Kỹ thuật phân tích nguyên nhân sâu xa hay “cây vấn đề” là cách thức tìm ra những nguyên nhân thường bị che khuất bởi các hiện tượng bên ngoài. Chính từ các nguyên nhân này mà chúng ta có thể tìm ra được những giải pháp tối ưu cho các vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn như trong sơ đồ phân tích nguyên nhân sâu xa của suy giảm đa dạng sinh học khu sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, qua bảng phân tích ta có thể phân biệt được “hình cây” và “gốc rễ” của vấn đề. Hình 8: Ví dụ về phân tích ‘Cây vấn đề” thiếu nước canh tác dẫn đến nghèo đói ở khu Sinh quyển Tây Nghệ An
  • 25. 25 HHiiệệnn ttrrạạnngg bbứứcc xxúúcc?? NNhhữữnngg đđiiềềuu mmoonngg mmuuốốnn ?? Nguồn cung suy giảm? Nỗ lực cộng đồng? PPhát triển bền vững Nỗ lực cá nhân ? Đáp ứng nhu cầu hiện tại? Nhu cầu luôn tăng? LLààmm tthhếế nnààoo đđểể đđạạtt đđưượợcc?? c. Tư duy hệ thống và động thái hệ thống Tư duy hệ thống là một công cụ để phân tích các vấn đề thực tế, xây dựng các kịch bản dựa trên động thái hệ thống. Hệ thống là tổng thể các thành phần, sản phẩm của nó là các mối tương tác giữa các thành phần này. Chúng ta phải hiểu tổng thể trước khi hiểu từng bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng với nhau, chẳng hạn như hệ mặt trời, các hệ thống cơ khí, sinh học, hệ sinh thái, các hệ thống kinh tế, xã hội... Tư duy hệ thống là một phương pháp luận khoa học để hiểu và quản lý sự phức tạp này. Các công cụ cho tư duy hệ thống bao gồm: Lý thuyết và các nguyên lý Mô hình hóa định tính (Vòng nhân quả, hành vi theo thời gian, nguyên mẫu hệ thống) Mô hình hóa động thái (động thái hệ thống) “Phòng thí nghiệm học tập” trên máy tính Một trong những công cụ để thể hiện tư duy hệ thống đó là các sơ đồ vòng nhân quả và mô hình động thái hệ thống. Hầu hết các vấn đề thực tế ở địa phương đều có nguyên nhân, một nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả và mỗi kết quả có thể do nhiều nguyên nhân, và mỗi kết quả lại đôi khi trở thành nguyên nhân của các vấn đề khác theo các cơ chế phản hồi và thích ứng (sơ đồ vòng nhân quả ) Giải pháp Vấn đề Giải pháp tận gốc S O S OO Phát sinh B3 B4 Hình 9: Sơ đồ vòng nhân quả
  • 26. 26 Sử dụng mô hình động thái hệ thống trong giải quyết vấn đề thực tế địa phương sẽ giúp chúng ta không chỉ giải quyết được vấn đề hiện tại, dự đoán được những vấn đề trong tương lai, chỉ ra những giải pháp mà còn dự đoán được những kết quả trong tương lai. Hơn nữa, thực tế là các yếu tố của vấn đề trong một hệ thống luôn vận động (Hình 9), chính vì vậy trong quá trình giải quyết vấn đề, nên tính đến sự vận động của các yếu tố trong phạm vi tương lai có thể dự đoán được, xem xét tính phù hợp thực tế của các giải pháp ở từng thời điểm hoặc điều kiện cụ thể, nếu giải pháp không phù hợp thì cần phải đề xuất giải pháp khác, phương án giải quyết khác kịp thời. d. Phỏng vấn có sự tham gia Đây là một hình thức mang lại hiệu quả khá cao khi học sinh và giáo viên được làm việc trực tiếp với cộng đồng người dân địa phương nhằm tìm hiểu sâu những vấn đề thực tế của địa phương. Phỏng vấn có sự tham gia là cuộc phỏng vấn mà cả người hỏi và người được hỏi đều hòa nhập vào trong dòng chảy sự kiện hoặc câu chuyện mang lại hiệu quả cao, đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng làm việc với cộng đồng cho học sinh. Những hoạt động như mời cán bộ địa phương đến nói chuyện cho học sinh nghe đôi khi mang lại kết quả không như mong muốn bởi vì những câu chuyện mà người lớn muốn kể đôi khi không gây được hứng thú cho học sinh. Nếu thay hoạt động này bằng các cuộc đối thoại, giao lưu thì hiệu quả có thể sẽ cao hơn nhiều. Cần phải thiết kế câu hỏi, bảng hỏi trước khi phỏng vấn. e. Khung phân tích Vận dụng khung phân tích để phân tích lập kế hoạch và tích hợp những vấn đề của địa phương vào chương trình và kế hoạch giảng dạy của bộ môn (ma trận tích hợp), các đợt thực tập, thực tế... có thể mang lại hiệu quả khá cao. Hìn thức tổ chức Những vấn đề thực tế Tham quan thực tế Sinh hoạt đoàn đội Sinh hoạt lớp Các hoạt động khác Tham quan thực tế Thời gian Môi trường tự nhiên xung quanh • Không khí • Nước • Đất • Đa dạng sinh học
  • 27. 27 Kinh tế - xã hội • Tăng trưởng • Năng suất, hiệu quả • Thị trường • Tệ nạn xã hội • Đạo đức lối sống • Giáo dục, tuyên truyền • Đô thị hóa, giao thông Liên ngành- đa lĩnh vực • Nghèo đói • Biến đổi khí hậu • Toàn cầu hóa • Bệnh dịch • Chiến tranh Bảng 4: Nội dung dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương Cấp học: Trung học cơ sở Thực tế địa phương Môn .. Môn .. Môn .. Môn .. • Tiết… Tiết… Tiết… Tiết… • Tiết… Tiết… Tiết… Tiết… • Tiết… Tiết… Tiết… Tiết… • Tiết… Tiết… Tiết… Tiết… Tổng số ..tiết ..tiết ..tiết ..tiết Bảng 5: Kế hoạch dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương ở các môn học chính
  • 28. 28 Lớp.. Lớp.. Lớp.. Kế hoạch Học kỳ 1 Học kỳ 2 Cả năm Học kỳ 1 Học kỳ 2 Cả năm Học kỳ 1 Học kỳ 2 Cả năm Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động xã hội Các hoạt động khác Tổng số Bảng 6: Bảng Kế hoạch và chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội. e. Địa điểm tổ chức các hoạt động ngoại khóa Bảng dưới đây là gợi ý một số địa điểm thực tế thuận lợi cho tổ chức các hoạt động ngoại khoá gắn với thực tế địa phương: Mục đích Cơ hội cho giáo dục Ghi chú Quốc gia Vườn quốc gia Bảo tồn sinh vật, cảnh quan, loài quí hiếm với khu bảo vệ nghiêm ngặt Giáo dục tình yêu thiên nhiên, kỹ năng phân tích vai trò của đa dạng sinh học Nước ta hiện có 33 VQG, phần lớn thuộc tỉnh quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bảo tồn sinh vật, cảnh quan, loài quí hiếm cấp bậc thấp hơn VQG Giáo dục tình yêu thiên nhiên, kỹ năng phân tích vai trò của đa dạng sinh học Khu di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan Bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan cấp quốc gia Giáo dục giá trị các di tích và kỹ năng bảo tồn Khu bảo tồn biển Bảo tồn đa dạng sinh học biển, đại dương Giáo dục tình yêu biển, kỹ năng phân tích vai trò của đa dạng sinh học biển Khu bảo tồn đất ngập nước Bảo tồn hệ sinh thái đất ngâp nước Giáo dục giá trị đất ngập nước và bảo tồn Quốc tế
  • 29. 29 Di sản văn hóa Bảo tồn các giá trị nổi tiếng, duy nhất của di sản Giáo dục giá trị di sản và trách nhiệm Nước ta hiện có 3 di sản văn hóa do tỉnh quản lý Di sản văn hóa phi vật thể Bảo tồn không gian văn hóa Giáo dục giá trị di sản và trách nhiệm Nước ta hiện có 2 di sản phi vật thể do tỉnh quản lý Di sản thiên nhiên Bảo tồn giá trị đại chất, địa mạo, cảnh quan, đa dạng sinh học Giáo dục giá trị di sản và trách nhiệm Nước ta hiện có 2 di sản thiên nhiên tỉnh quản lý Khu sinh quyển thế giới Mô hình bảo tồn cho phát triển, phát triển để bảo tồn Giáo dục vì phát triển bền vững Nước ta hiện có 8 khu sinh quyển tỉnh quản lý Khu Ramsar Bảo tồn các loài chim di cư Giáo dục giá trị bảo tồn các loài chim di cư và trách nhiệm Nước ta hiện có 2 khu Ramsar do VQG quản lý Vườn di sản Asean Bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan Giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học và trách nhiệm Nước ta hiện có 4 di sản Asean do VQG quản lý Bảng 7: Bảng một số địa điểm thực tế thuận lợi cho tổ chức các hoạt động ngoại khoá 5. Thiết kế mô đun dạy học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương cho hoạt động ngoài giờ lên lớp a. Khái niệm về môđun Thuật ngữ môđun (module) xuất hiện cùng với thời đại chinh phục vũ trụ, với việc sáng tạo ra các con tàu vũ trụ và lắp ráp chúng thành những trạm nghiên cứu vũ trụ. Sau đó, thuật ngữ môđun trở nên được sử dụng phổ biến trong khoa học kỹ thuật. Trong mỗi một lĩnh vực, thuật ngữ môđun lại mang nội hàm khác nhau. Tuy vậy, những đặc điểm chung cơ bản nhất của môđun là như sau: Môđun là một đơn vị, một khâu, một bộ phận có tính độc lập tương đối của một hệ thống phức tạp có cấu trúc tổng thể.
  • 30. 30 Môđun được chế tạo theo thể thức tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, với hệ thống các thông số xác định. Trong giáo dục, cách tiếp cận dạy học theo môđun gắn liền với tư tưởng công nghệ dạy học. Người ta cần thiết kế những hệ dạy học có khả năng cung cấp cho người học cơ hội có thể học lên theo nhịp độ cá nhân, được cá thể hóa và phân hóa cao độ, vừa mềm dẻo, vừa đa dạng. Việc đào tạo ở đại học, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp, những hệ giáo dục suốt đời hoặc đào tạo liên tục đều là những hệ dạy học vừa mềm dẻo, vừa đa dạng, dễ dàng thích nghi với những biến đổi về mục tiêu và nội dung đào tạo. Tiếp cận môđun ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu cho hệ dạy học như thế. Đó chính là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung dạy học sao cho chương trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, dễ dàng thích hợp hơn với việc tổ chức học tập vừa đa dạng vừa luôn biến động. Trong dạy học, môđun là: Một đơn vị trọn vẹn về mặt chuyên môn; một đơn vị học tập trọn vẹn có thể được thực hiện theo từng cá nhân và theo một trình tự xác định trước để kết thúc môđun; một đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố của các môn học lý thuyết, các kỹ năng và các kiến thức liên quan để tạo ra một năng lực chuyên môn; một bộ phận có thể xác định được một khóa đào tạo nhằm đạt tới trình độ học vấn nhất định. Tóm lại, môđun dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt, nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh. Khả năng khai thác theo từng cấp, lớp và tiết học Mô đun Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề Mô đun khai thác từ chương trình SGK hiện hành Mô đun hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội Hoạt động ngoại khoá của từng cấp, lớp và từng học kỳ Các sở, phòng GD, trường Nguồn tài liệu tham khảo Mục đích, nội dung và phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề Các vụ chỉ đạo GD phổ thông Hình 10: Sơ đồ tra cứu nhanh để viết, sử dụng và đánh giá các mô đun theo cách tiếp cận dạy dựa trên giải quyết vấn đề
  • 31. 31 b. Đặc trưng cơ bản của một môđun và nguyên lý thiết kế môđun Một môđun dạy học có 4 đặc trưng cơ bản sau: Bao gồm 1 tập hợp những tình huống dạy học, được tổ chức xoay quanh một chủ đề rõ ràng; Được định hướng bởi hệ thống mục tiêu dạy học được xác định cụ thể rõ ràng và có thể đo lường được; Chứa đựng hệ thống những bài học điều khiển quá trình dạy học, nhằm đảm bảo thống nhất hoạt động dạy, hoạt động học và cả việc kiểm tra – đánh giá; Có khả năng thích nghi tốt với những hệ dạy học phân hóa - cá thể hóa, tức một môđun chứa đựng nhiều con đường lĩnh hội theo những cách thức khác nhau để chiếm lĩnh cùng một nội dung tri thức, đảm bảo cho người học tiến lên theo nhịp độ riêng, đi tới mục tiêu chung. Do những đặc tính như vậy, người ta có thể thấy mỗi môđun dạy học là một phương tiện tự học hiệu nghiệm. Và vì tính độc lập tương đối về nội dung dạy học, có thể “lắp ghép” và “tháo gỡ” các môđun để xây dựng nên các chương trình dạy học đa dạng và phong phú. Và với những đặc tính như vậy, các nguyên lý khi thiết kế môđun dạy học là: Tính trọn vẹn: mỗi môđun mang một chủ đề xác định, từ đó người dạy xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện, do đó, nó không phụ thuộc vào nội dung đã có và sẽ có sau nó. Tính linh hoạt: chương trình của một môđun phải có tính mềm dẻo, dễ dàng thay đổi, bổ sung để thích hợp với từng đối tượng học tập. Tính phát triển: môđun phải có khả năng liên kết với các môđun khác sao cho phù hợp với mục đích của quá trình đào tạo. Tính tích hợp: môđun cần phải có khả năng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cũng như giữa các yếu tố của quá trình dạy học. Khi so sánh giữa một môđun và bài học, có thể nhận thấy những điểm khác biệt như sau: Một bài học thường được thiết kế như một cấu trúc mắt xích: Nó liên quan đến cái trước nó và là bước đi tới cái kế tiếp. Nghĩa là, một bài học thường không độc lập mà nó là một khâu liên hoàn với những cái đứng trước và sau. Trái lại, môđun dạy học thì tương đối độc lập, nó có một đời sống riêng, nó không gắn với cái gì đi trước nó hay sẽ đi sau nó, về mặt nội dung dạy học. Nhưng nó lại liên quan chặt chẽ với những cái đi trước và cái sau nó về hoạt động học tập của người học: Muốn học tiếp được môđun
  • 32. 32 này người học phải có điều kiện tiên quyết về kiến thức, kỹ năng (càng gần môđun càng tốt) và học xong môđun này, người học có khả năng ứng dụng vào những lĩnh vực nào. Cũng cần phải phân biệt sự khác nhau giữa hai dạng môđun chủ yếu: Môđun khai thác từ chương trình và sách giáo khoa hiện hành; Môđun cho hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, dù đó là môđun khai thác từ chương trình và sách giáo khoa hay môđun cho hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội, thì cấu trúc của một môđun vẫn cơ bản giống nhau. c. Quy trình thiết kế môđun dạy học trong các hoạt động ngoại khóa Quy trình thiết kế môđun dạy học cho các hoạt động ngoại khóa có thể được thể hiện như trong sơ đồ sau: Hình 11: Quy trình thiết kế môđun dạy học (Theo Trần Thanh Nguyên và Phạm Văn Đức) Phân tích chương trình ngoại khóa Mục đích của việc phân tích chương trình ngoại khóa là để tìm hiểu vị trí, chức năng của chương trình đó trong chương trình đào tạo chung của nhà trường cũng như nhận thức các mục XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ 1. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH NỘI DUNG PHÂN TÍCH MỤC TIÊU MÔĐUN 2 MÔĐUN 1 MÔĐUN N … 2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XÁC ĐỊNH TiỂU MÔĐUN BIÊN SOẠN TEST VÀ CHỈ DẪN 3. BIÊN SOẠN MÔĐUN 4. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MÔĐUN XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ 1. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH NỘI DUNG PHÂN TÍCH MỤC TIÊU MÔĐUN 2 MÔĐUN 1 MÔĐUN N … 2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XÁC ĐỊNH TiỂU MÔĐUN BIÊN SOẠN TEST VÀ CHỈ DẪN 3. BIÊN SOẠN MÔĐUN 4. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MÔĐUN XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ 1. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH NỘI DUNG PHÂN TÍCH MỤC TIÊU MÔĐUN 2 MÔĐUN 1 MÔĐUN N … 2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ 1. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH NỘI DUNG PHÂN TÍCH MỤC TIÊU 1. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH NỘI DUNG PHÂN TÍCH MỤC TIÊU MÔĐUN 2 MÔĐUN 1 MÔĐUN N … 2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN MÔĐUN 2 MÔĐUN 1 MÔĐUN N … 2. XÁC ĐỊNH CÁC MÔĐUN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XÁC ĐỊNH TiỂU MÔĐUN BIÊN SOẠN TEST VÀ CHỈ DẪN 3. BIÊN SOẠN MÔĐUN 4. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MÔĐUN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XÁC ĐỊNH TiỂU MÔĐUN BIÊN SOẠN TEST VÀ CHỈ DẪN 3. BIÊN SOẠN MÔĐUN 4. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MÔĐUN
  • 33. 33 tiêu, nội dung của môn học ngoại khóa cùng các điều kiện thực hiện. Việc phân tích chương trình học ngoại khóa được thực hiện theo các bước như sau: Xác định rõ vị trí, chức năng của chương trình; Xác định các điều kiện thực hiện chương trình; Nghiên cứu các mục tiêu của chương trình đã được định ra trong chương trình chung; Nghiên cứu nội dung chương trình; Tìm ra các chủ đề làm cơ sở để biên soạn các môđun. Xác định môđun Người thiết kế môđun cần phải xác định tên, số lượng các môđun được hình thành trong chương trình môn học ngoại khóa. Việc xác định các môđun được tiến hành như sau: Đặt tên các môđun trên cơ sở các chủ đề đã xác định (có thể trùng hoặc khác với tên của chủ đề). Xác định số lượng các môđun tương ứng với các chủ đề, có thể xác định thêm một số môđun phụ đạo hoặc chuyên sâu. Trình bày các môđun cấu thành chương trình môn học ngoại khóa theo một mẫu xác định. Biên soạn môđun Việc biên soạn môđun có mục đích để tạo ra các môđun dạy học với cấu trúc và các dấu hiệu nhận biết đã được xác định. Môđun được biên soạn qua các bước cụ thể như sau: Xác định mục tiêu của môđun; Xác định các tiểu môđun; Xây dựng các công cụ kiểm tra đánh giá và các chỉ dẫn. Thử nghiệm và đánh giá môđun Sau khi môđun đã được biên soạn xong, cần phải thử nghiệm và đánh giá để đưa môđun thành chính thức sau khi đã sửa đổi, khắc phục những thiếu sót được phát hiện trong quá trình thử nghiệm. Môđun được thử nghiệm và đánh giá qua các bước cụ thể như sau: Đánh giá tính khả thi của môđun (lưu ý khả năng tiếp nhận và sử dụng môđun một cách thuận lợi của người học cũng như khả năng tiến hành các hoạt động ngoại khóa cụ thể). Đánh giá hiệu quả của môđun. Tiến hành sửa chữa những sai sót nếu có.
  • 34. 34 d. Mô đun cho các hoạt động ngoại khóa Như đã nói ở trên, mô đun là một phần hay một bộ phận trong một tổng thể, một hệ thống, nhưng nếu tách riêng thì nó vẫn có thể tự vận động để thực hiện các chức năng riêng của mình. Mô đun hoạt động phải thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa các việc làm và nội dung bài giảng. Nói một cách khác, mô đun hoạt động là một chuỗi các việc làm được thiết kế nhằm khai thác nội dung bài giảng để đạt được mục tiêu đề ra trong khi vẫn tuân thủ các tiến trình của một bài giảng thông thường. Để viết, sử dụng và đánh giá một mô đun cụ thể (Hình 10), ta cần xem xét nó có phù hợp với mục đích, nội dung và phương pháp hay không, cũng như nguồn tài liệu tham khảo cho các công việc thiết kế, thực hiện và đánh giá sau này. Bên cạnh đó, việc xây dựng các bảng khai thác nội dung theo từng bài, lớp và cấp học cho mô đun khi khai thác sách giáo khoa và bảng kế hoạch và chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của từng trường cho mô đun hoạt động ngoài giờ lên lớp là hết sức quan trọng. Một yêu cầu hết sức quan trọng khi thiết kế, thực hiện cũng như giám sát một mô đun cần có sự chỉ đạo cũng như phù hợp với những qui định, văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo từ tổ bộ môn, trường, phòng, sở cũng như các vụ, viện chuyên môn của Bộ GD-ĐT. Có thể nói đây là công việc tổng hợp, phức tạp nhưng cũng rất thú vị vì các hoạt động này không tách rời các hoạt động đang diễn ra mà nó hoà nhập và gắn kết như một thể thống nhất trong các hoạt động GD-ĐT của địa phương. Xây dựng bảng khai thác nội dung Chúng ta cần chấp nhận một thực tế là việc khai thác những nội dung chương trình hiện hành rất phức tạp và đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là điều kiện cụ thể từng cấp học, bộ môn và địa phương cụ thể. Một số ý tưởng được trình bày ở bảng 4, 5 và 6 sẽ giúp tìm ra một số giải pháp nhằm thực hiện công việc này. Bảng 4 trình bày ví dụ về khả năng khai thác thực tế trong nội dung chương trình các môn học. Bảng này sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục, cán bộ chuyên môn theo dõi và đánh giá các việc làm trong đơn vị mình quản lý (các trường phổ thông, các phòng và sở giáo dục và đào tạo) Bảng 5 trình bày ví dụ về khả năng khai thác thực tế từ nội dung SGK của từng bài cụ thể thuộc một môn học cụ thể. Bảng 6 trình bày ví dụ về khả năng khai thác thực tế từ các hoạt động ngoài giờ lên lớp và trong các hoạt động xã hội, đoàn thể ở địa phương.
  • 35. 35 e. Mẫu thiết kế mô đun mẫu dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương cho hoạt động ngoài giờ lên lớp Mô đun mẫu gồm những nội dung sau: 1. Tên hoạt động: Xác định rõ tên hoạt động, thường thể hiện mục tiêu hoặc kết quả cuối cùng của hoạt động cần đạt được, hoặc tên hoạt động nêu được vấn đề của thực tế địa phương cần giải quyết. 2. Mục tiêu: Nêu rõ các sản phẩm phải làm được. 3. Thời gian: Cần phân bố thời gian thích hợp tuỳ thuộc vào kế hoạch của nhà trường, mùa vụ trong năm.. 4. Địa điểm: Nơi diễn ra hoạt động, thường là một địa điểm thuộc một địa phương cụ thể. 5. Chuẩn bị: Công tác tổ chức, sắp xếp, phân chia nhóm, một số hoạt động tập dượt cần được chuẩn bị kỹ càng; chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng (nếu cần). 6. Các bước tiến hành: Các bước tiến hành càng cụ thể càng dễ thực hiện, dễ theo dõi và đánh giá, bao gồm các bước giải quyết vấn đề (xem mục ......), nêu rõ sử dụng những công cụ nào hỗ trợ phân tích vấn đề. Hoạt động 1: Thu thập thông tin dữ liệu Hoạt động 2: Phân tích vấn đề (có sử dụng các công cụ hỗ trợ) và đề xuất các giải pháp Hoạt động 3: Trình bày kết quả, sản phẩm sau khi giải quyết xong vấn đề và thảo luận nhóm. Trong hoạt động này cần phối hợp nhiều hình thức thiết kế câu hỏi và cách hỏi. 7. Đánh giá : Nêu rõ hình thức trình bày kết quả của học sinh, từ đó đưa ra các cách đánh giá khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hình hoạt động. 8. Tài liệu tham khảo: Liệt kê những tài liệu tham khảo khi thiết kế hoạt động này. 9. Gợi ý cho người sử dụng: Người thiết kế cần làm rõ thêm ý tưởng của mình sao cho người khác không thể hiểu lầm được về nội dung, các bước thực hiện và tiêu chí đánh giá. Phần này cũng cung cấp cho người sử dụng một số kiến thức chung về các vấn đề liên quan,
  • 36. 36 PHẦN III: MỘT SỐ MÔ ĐUN MẪU CHO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. MÔN LỊCH SỬ MÔ ĐUN 1 BẢO TỒN DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG (Hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử tại Đền Tiên La – Thái Bình) 1. Mục tiêu Qua hoạt động ngoại khóa tại Đền Tiên La (Thái Bình), học sinh có khả năng: a. Kiến thức − Trình bày được giá trị lịch sử và văn hóa Đền Tiên La (Thái Bình). − Phân tích tác động của môi trường tới sự xuống cấp của di tích lịch sử (xói mòn biến dạng…). − Củng cố kiến thức về mối liên hệ giữa môi trường tự nhiên với di tích lịch sử, từ đó chỉ ra các giải pháp bảo vệ, bảo tồn di tích lịch sử. b. Kỹ năng − Thu thập, tổ chức, phân tích thông tin về những tác động của môi trường làm xói mòn di tích lịch sử ở địa phương; sử dụng các công cụ như bản đồ tư duy, cây vấn đề… để trình bày và phân tích thông tin thu được. − Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, quan sát, tổng hợp các yếu tố của môi trường. c. Thái độ − Đánh giá được đúng giá trị của di tích lịch sử. − Hình thành lòng quý trọng, yêu mến di tích quê hương, có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ di tích lịch sử, thông qua tìm hiểu các giá trị của di tích lịch sử. − Góp phần tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng địa phương những việc làm hạn chế các tác động của môi trường tự nhiên đối với di tích lịch sử để duy trì, bảo tồn, bảo trì di tích lịch sử. 2. Thời gian: Nửa ngày (sáng hoặc chiều tuỳ điều kiện cụ thể ở mỗi trường). 3. Địa điểm: Đền Tiên La thuộc thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình. 4. Chuẩn bị của giáo viên – học sinh
  • 37. 37 − Tiền trạm: Liên hệ với cán bộ quản lý, hướng dẫn khu di tích về nội dung và thời gian diễn ra hoạt động ngoại khóa tại khu di tích. − Thu thập thông tin (giáo viên và học sinh): Chuẩn bị trước một số tài liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện lịch sử có liên quan đến di tích, theo phân công của giáo viên. − Cơ sở vật chất: Phương tiện đi lại (ô tô, nếu ở xa), nước uống, phương tiện học tập…, hương, hoa (cho hoạt động dâng hương). − Kế hoạch chi tiết của buổi ngoại khóa. − Phân công hoạt động nhóm của học sinh: + Nhóm 1: Tìm hiểu về giá trị của khu đền. + Nhóm 2: Tìm hiểu về các tác động của thời tiết, môi trường đến khu di tích. + Nhóm 3: Đề xuất các giải pháp bảo tồn di tích. 5. Các bước tiến hành: Hoạt động 1: Định hướng (30’) − Tập trung học sinh đầy đủ tại địa điểm nêu trên, theo đúng giờ trong kế hoạch − Giáo viên hướng dẫn học sinh về nghi lễ tưởng niệm tại đền/chùa nói chung và cùng học sinh thắp hương theo đúng nghi lễ của địa phương. − Giáo viên định hướng bài ngoại khoá, gắn liền với giới thiệu khu di tích mà học sinh sẽ quan sát. Ví dụ: Đền Tiên La thờ Bát nạn tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân- một nữ tướng của Hai Bà Trưng) nằm ở thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là ngôi đền cổ với nét đẹp riêng của vùng Thái Bình. Tuy nhiên, trải qua năm tháng, cùng với các yếu tố, đặc biệt là yếu tố tự nhiên, ngôi đền này đã có nhiều phần bị xuống cấp và cần được tái tạo, tu bổ kịp thời. Vậy tác động của những nhân tố này đến quá trình xuống cấp và xói mòn khu di tích này như thế nào? Buổi ngoại khoá hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm điều đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nội dung chính (120’) Nhóm 1: Tìm hiểu giá trị của khu di tích - Hướng dẫn học sinh quan sát những chi tiết và hiện vật chủ yếu của đền: hệ thống cổng đền, toà tiền tế, toà trung tế, thượng điện, hệ thống sân đền…; đồ tế có niên đại từ thời Lê, các tài liệu liên quan: Thần tích và sắc phong thời Lê và thời Nguyễn, bia đá, minh chuông. - Hướng dẫn và giới thiệu học sinh tìm hiểu thông tin qua các tài liệu phổ biến tại đền và những người làm việc tại đền. Lưu ý học sinh kết hợp với tài liệu đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • 38. 38 Nhóm 2: Tìm hiểu sự tác động của môi trường đến di tích Giáo viên hướng dẫn học sinh: − Chỉ ra đặc điểm của khí hậu của địa phương: nóng ẩm vào mùa hè, mưa phùn vào mùa đông…, mưa lớn, lụt lội, bão… − Các ảnh hưởng của thời tiết đến di tích: Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt các đợt mưa phùn khiến một số bộ phận của toà điện bái đường và thượng điện được kiến trúc bằng vật liệu gỗ đã bị cong vênh, mối mục; các bức chạm trổ qua ảnh hưởng của nắng mưa cũng mất dần đường nét tinh tế; hệ thống xà, cột, kèo bằng đá chịu tác động của quá trình sụt lún về địa chất cúng bị xuống cấp. Hiện tượng nứt, rạn ở chân cột, đầu xà…; Do ẩm thấp, mối mọt mà một số tài liệu như thần tích, sắc phong thần bằng chất liệu vải, giấy dễ bị mục nát, khó định hình cơ bản; Hệ thống bia đá, minh chuông cũng cần được trùng tu vì một số hỏng hóc: bão làm gẫy một cột gỗ, mưa nắng làm mờ dấu khắc trên văn bia, hệ thống tường bị ẩm thấp, loang lổ, xuất hiện nhiều vết nứt rạn ở chân tường, nền điện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng cây vấn đề để diễn đạt các ảnh hưởng của thời tiết. Nhóm 3: Đề xuất các giải pháp bảo tồn di tích Nhóm 3 đồng thời tìm hiểu các hoạt động của nhóm 2, kết hợp với kết quả của nhóm 2. Giáo viên gợi ý học sinh các giải pháp: − Giáo dục: Tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ di tích; − Tiến hành trùng tu, bảo dưỡng trên tinh thần vẫn giữ những nét truyền thống có giá trị cổ truyền của khu di tích; − Sơn bảo vệ một số bề mặt khu đền, gia cố hệ thống xà cột ở toà bái đường; − Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khôi phục, ghi chép lại các tư liệu thành văn về đền thờ. Hoạt động 3: Trình bày kết quả hoạt động (60’) Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ tổng thể khu di tích và một số địa điểm tiêu biểu, xem xét các hiện vật và nghe giới thiệu, giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm: Nhóm 1: Thông qua quan sát và tài liệu thu thập được, nêu những hiểu biết của em về di tích lịch sử. Nhóm 2: Trên cơ sở quan sát các địa điểm chủ yếu của khu di tích, đặc biệt hệ thống các hiện vật của khu đền, hãy trình bày những tác động của môi trường tự nhiên đến khu di tích.
  • 39. 39 Nhóm 3: Trên cơ sở giá trị lịch sử- văn hoá của khu di tích và hiện trạng xói mòn của khu di tích hãy nêu những biện pháp cần thiết để bảo vệ, khôi phục và tu bổ. Yêu cầu khi trình bày: − Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, càng có nhiều thành viên tham gia trình bày càng tốt. − Các thành viên còn lại nghe, ghi chép và nêu ý kiến bổ sung, thảo luận. Hoạt động 4: Tổng kết, nhận xét, đánh giá. − Giáo viên nhận xét và đánh về ý thức, thái độ, tinh thần học tập, chất lượng sản phẩm hoạt động của mỗi nhóm; rút kinh nghiệm để kết quả đạt tốt hơn. − Bài tập về nhà: Mỗi nhóm viết 1 báo cáo tổng thể về kết quả của hoạt động 2 và 3.
  • 40. 40 MÔ ĐUN 2 ĐI TÌM DẤU VẾT LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ (Qua dấu vết lịch sử địa phương – Chùa Nghi Khê) 1. Mục tiêu Sau buổi ngoại khóa, học sinh có khả năng: a. Kiến thức: − Trình bày được các thông tin về lịch sử của ngôi chùa cổ Nghi Khê tại địa phương mình. − Chỉ ra được những tác động của môi trường với các di tích lịch sử. − Đề xuất được các biện pháp hạn chế tác động của môi trường nhằm bảo vệ di tích lịch sử chùa Nghi Khê. b. Kĩ năng: − Thu thập tài liệu thông qua, quan sát, phân tích những hiện vật còn lại ngôi chùa cổ. − Kỹ năng sử dụng một số công cụ trong phân tích và thu thập dữ liệu như bản đồ tư duy, cây vấn đề, khung logic. − Thảo luận nhóm, viết báo cáo để trình bày tác động của môi trường tới ngôi chùa cổ qua việc tìm dấu tích của ngôi chùa xưa và nay. c. Thái độ: − Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. − Hình thành được lòng tự hào dân tộc, tự hào đối với quê hương mình để từ đó có thái độ tích cực trong việc xây dựng quê hương, đất nước. − Nhận thức rõ được tác động của môi trường. − Có ý thức bảo vệ cấc di tích lịch sử trước sự tàn phá của tự nhiên, đồng thời phải có ý thức cùng chung tay với cộng đồng bảo vệ môi trường. − Củng cố thêm lòng say mê, yêu thích môn lịch sử. 2. Thời gian Một buổi (1/2 ngày). 3. Địa điểm Chùa Nghi Khê 4. Chuẩn bị
  • 41. 41 − Phân công nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị thông tin về chùa Nghi Khê bằng hệ thống những câu hỏi liên quan tới vấn đề của nội dung tìm hiểu và yêu cầu giao cho các nhóm cụ thể chuẩn bị trước để có thể thuyết trình trước cả lớp khi đi thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của buổi thực tế. − Chia nhóm học sinh: chia 3 hoặc 4 nhóm tùy thuộc số lượng học sinh. − Liên hệ trước với nhà chùa, đi tiền trạm (nếu cần). − Chuẩn bị các học liệu (giấy khổ to, bút…) − Cơ sở vật chất và phương tiện đi lại. 5. Tiến trình tổ chức buổi ngoại khoá * Mở đầu: Giáo viên tập trung học sinh (đúng 8h00) tại sân chùa, hướng dẫn học sinh thắp hương và chào hỏi sư thầy, hoặc các vãi trong chùa. Giáo viên giới thiệu nội dung buổi ngoại khóa và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức về lịch sử và giá trị kiến trúc của chùa Nghi Khê (120’) Nhóm phụ trách: Nhóm 1. Nội dung: tìm hiểu kiến thức lịch sử và giá trị kiến trúc của chùa qua phần hướng dẫn quan sát của giáo viên. Phương pháp: Quan sát cảnh quan, phỏng vấn những người trông coi chùa, hoặc sư thầy, kết hợp với thông tin đã chuẩn bị từ trước. Giáo viên gợi ý: + Chùa Nghi Khê có tên tự là chùa Phúc Duyên. Gọi như thế vì nhân dân trong thôn mong muốn ngôi chùa thờ phật phúc lộc thọ. Đây là tên chữ chỉ dùng trong văn bia còn thường ngày nhân dân gọi là chùa Nghi Khê theo tên thôn. Nghi Khê còn là tên của một con sông ở địa phương. Chùa Nghi Khê khi được xây dựng vào thời Lê, trên một khu đất cao ráo phía đầu làng. + Theo thuyết phong thổ của địa phương thì chùa nằm trên đầu của con rồng và 2 giếng ở chùa chính là 2 con mắt của rồng. Chùa lập nên là nhờ công lớn của một vị quan Thái Tể lệnh. Ông họ Nguyễn, hiện còn văn bia tại chùa. Trong chùa có một ngôi miếu cổ được xây từ thời tiền Lê.. + Qua thời gian với sự tàn phá của môi trường và chiến tranh nên ngôi chùa không giữ được vẻ nguyên sơ ban đầu mà hiện nay đã được tôn tạo, trùng tu nhiều. Tuy nhiên nó vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa. Những nét chạm khắc trong gian đại đường còn nguyên từ thời Lê. Nhà Tổ được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. 2 giếng của chùa học sinh có thể nhận ra những nét chạm khắc đầu rồng thời Lê. Những nét cong vút của mái đình chính là những đặc trưng được
  • 42. 42 trùng tu từ thời Nguyễn. Mái đỏ của gạch ngói là vết tích của những đợt trùng tu gần đây trên cơ sở cố gắng khôi phục lại nét cổ kính của ngôi chùa. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của môi trường tới cảnh quan và kiến trúc của chùa Nhóm phụ trách: Nhóm 2. Nội dung: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của môi trường tới cảnh quan và kiến trúc của chùa và một số hoạt động bảo vệ của nhà chùa. Phương pháp: quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, kết hợp với phỏng vấn. Giáo viên gợi ý: + Sử dụng cây vấn đề, hoặc bản đồ tư duy để trình bày, diễn đạt phần phân tích vấn đề dựa trên các thông tin, dữ liệu thu thập được; + Để đối phó với sự tàn phá của tự nhiên như mưa, nắng, gió bão. Đặc biệt trong thời gian khí hậu biến đổi thất thường đã ảnh hưởng đến ngôi chùa cổ vì kiến trúc được xây từ lâu nên không còn vững chắc, do đó nhà chùa liên tục phải trùng tu. Có thể kể tới một số lần tiêu biểu: Lần 1: Năm giáp thời niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1614). Hiện nay, chùa còn có kiến trúc theo kiểu chữ công gồm nhà chùa chính, gác chuông và thờ tổ; Lần 2: Năm 1844; Lần 3: Năm 1942; Lần 4 : Năm 1999; Lần 5: Năm 2005. Hoạt động 3: Cần làm gì để bảo vệ khu di tích chống lại những tác động của môi trường Nhóm phụ trách: Nhóm 3. Nội dung: Đề xuất các biện pháp để bảo vệ khu di tích chống lại những tác động của môi trường Phương pháp: quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, kết hợp với phỏng vấn. Giáo viên gợi ý: + Trùng tu có định kỳ; + Giáo dục tuyên truyền ý thức vệ sinh chung tại chùa…; + Sử dụng công cụ khung logic, cây vấn đề, hoặc bản đồ tư duy để diễn đạt. Hoạt động 4: Trình bày kết quả và tổng kết, đánh giá buổi ngoại khóa
  • 43. 43 Trình bày kết quả: Các nhóm trình bày kết quả theo nhiệm vụ được phân công ở hoạt động 1,2, 3. Thảo luận: Các nhóm khác đặt câu hỏi, thảo luận và góp ý cho phần trình bày của nhóm. Tổng kết: - Giáo viên nêu lại vấn đề: các khu di tích đền chùa (đền Nghi Khê) có giá trị về văn hóa và lịch sử, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị xuống cấp do các tác động của thời tiết. Cần phải nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn nhằm gìn giữ lâu dài khu di tích. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả buổi ngoại khóa và giao bài tập về nhà cho học sinh (bài báo cáo hoàn chỉnh giới thiệu, hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ chùa Nghi Khê). 6. Gợi ý sử dụng − Hoạt động có thể diễn ra cả ngày (2 buổi) nếu khu di tích ở xa. − Hoạt động có thể áp dụng cho các nội dung tương tự với di tích chùa chiền như miếu, đền… tùy thuộc những di tích mà địa phương có. − Cách thức trình bày kết quả hoạt động của học sinh có thể thay đổi: hoặc ngay tại khu di tích (nếu địa điểm cho phép), hoặc trình bày tại trường, lớp mình.
  • 44. 44 MÔ ĐUN 3 ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ VỚI MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (Qua khảo sát làng nghề giết mổ trâu bò Văn Thai, xã Cẩm Văn) 1. Mục tiêu Sau buổi ngoại khoá học sinh có khả năng: a. Kiến thức − Chỉ ra thực trạng tại làng nghề địa phương, đời sống vật chất tinh thần của người dân, phân tích những ưu điểm, hạn chế của làng nghề đối với cộng đồng dân cư, tác động của sản xuất làng nghề với môi trường, mức độ các loại ô nhiễm môi trường. − Lí giải và nêu các nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại làng nghề. − Vận dụng kiến thức đề xuất các giải pháp để bảo vệ môi trường địa phương. b. Kỹ năng − Qua việc quan sát, điều tra thu thập tài liệu thực tế để rèn luyện khả năng tư duy của học sinh, khả năng quan sát, sưu tầm, đánh gái sự vật, sự kiện trực quan. − Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng camera, công cụ bản đồ tư duy, cây vấn đề, vẽ sơ đồ, chụp ảnh phục vụ thu thập tài liệu và phân tích vấn đề. − Hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích, viết thu hoạch. c. Thái độ: − Ý thức được về vai trò của làng nghề với địa phương và vấn đề bảo vệ môi trường. − Củng cố lòng yêu quê hương đất nước, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp của địa phương. 2. Thời gian 1 ngày. 3. Địa điểm Một số địa điểm tại làng nghề giết mổ trâu bò Văn Thai, xã Cẩm Văn 4. Chuẩn bị − Giáo viên khảo sát tiền trạm, chọn những địa điểm điển hình về ô nhiễm môi trường tại làng nghề giết mổ trâu bò Văn Thai, xã Cẩm Văn (vị trí nước thải của 1 lò mổ gây ô nhiễm nguồn nước – cống rãnh, ao tù; nơi có ô nhiễm không khí – mùi hôi, nơi có nhiều người bị bệnh nặng như ung thư…xung quanh các lò mổ).
  • 45. 45 − Các phương tiện quan sát và thu thập thông tin: máy ảnh, máy quay phim, các phiếu hỏi, hệ thống câu hỏi… − Các phương tiện trình bày kết quả: máy tính, máy chiếu, giấy khổ to, bút dạ… 5. Tiến hành tổ chức Hoạt động 1: Giới thiệu bài học và định hướng nội dung của bài (60’) Giáo viên đặt vấn đề và giao nhiệm vụ cho học sinh: - Hiện nay làng nghề đang được coi là điểm sáng của kinh tế nông thôn, làm thay đổi đời sống và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều gia đình, góp phần thúc đẩy bộ mặt kinh tế – xã hội ở nhiều địa phương. Nhưng sau sự ăn nên làm ra của các làng nghề luôn ẩn chứa nỗi lo môi trường bị ô nhiễm. - Trong các địa phương, làng nghề giết mổ trâu bò Văn Thai xã Cẩm Văn đã có 50-60 năm hoạt động, đem lại thu nhập lớn cho các hộ gia đình ở đây; nhưng đến nay vấn đề ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề cấp bách. - Việc khảo sát làng nghề Văn Thai là để hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường. Học sinh có nhiệm vụ quan sát, điều tra tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề, nguyên nhân của sự ô nhiễm, ý thức của người dân làng nghề với môi trường sống và đề ra các biện pháp đẻ bảo vệ môi trường làng nghề. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1: Quan sát tổng thể một số (có thể là từ 2-3 lò) lò giết mổ, chú ý thông tin về số lượng giết mổ trong một ngày, số lượng và loại phế thải ra môi trường. Đề xuất các giải pháp liên quan đến nội dung nhóm mình điều tra. Nhóm 2: Điều tra cơ sở hạ tầng các lò mổ và tình trạng môi trường nước, không khí xung quanh lò mổ. Đề xuất các giải pháp liên quan đến nội dung nhóm mình điều tra. Nhóm 3: Điều tra về sức khỏe con người: số liệu, tỷ lệ những người mắc bệnh tại trạm y tế xã; phỏng vấn người dân về các bệnh mãn tính, dị ứng… Đề xuất các giải pháp liên quan đến nội dung nhóm mình điều tra. Hoạt động 2: Điều tra, thu thập số liệu, thông tin (180’) Các nhóm thu thập thông tin theo phân công ở Hoạt động 1; sử dụng các thiết bị hỗ trợ để điều tra: máy chụp ảnh, máy quay phim…; sử dụng bản đồ tư duy và khung logic để trình bày các dữ liệu và thông tin thu thập được. Gợi ý nội dung điều tra của nhóm 1: − Đây là làng nghề không cần đầu tư nhiều nhưng vẫn thu được lời cao: Một con trâu hoặc bò nặng 400-500kg được lời khoảng 70-100.000đ, trung bình mỗi ngày mỗi lò giết và tiêu thụ từ 6-10 con.