SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 25
Baixar para ler offline
Kỹ thuật 27 : Sử dụng HỘP CÔNG CỤ
CỦA PHOTOSHOP

Khi làm việc trên Photoshop, hộp công cụ luôn luôn được hiển thị, nÕếu không
hãy gõ lệnh [Window> Tools]. Bạn chỉ cần rê đặt trên một trong các hộp, quà mô
tả tên hộp sẽ hiện ra giúp bạn.
Tại mỗi hộp công cụ khi được chỉ định :
       - Kích phải sẽ hiển thị trình đơn thả (hình tam giác).
       - Một thanh các tùy chọn (Options bar) sẽ hiển thị các tùy chọn ứng với công
cụ đó, nằm ngay dưới dãy lệnh trình đơn.




                                        1
A.- CÁC CÔNG CỤ CHỈ ĐỊNH-(SELECT)
Muốn làm việc trên một vùng nào của ảnh, bạn phải chỉ định (hay chọn) vùng đó,
bằng một trong các công cụ chọn.
Các công cụ chọn do Photoshop sắp đặt gồm : Marquee, Move, Lasso và Magic
Wand.




Công cụ 1-Trái : MARQUEE tool
Công cụ chọn, kích phải sẽ làm hiện ra các công cụ phụ Rectangular (hình chữ
nhật), Elliptical (hình bầu dục), Single Row (hàng ngang), Single Column (cột
dọc). Kích lên tên công cụ phụ + Rê vẽ vùng chọn trên ảnh.
1/ Công cụ chọn hình chữ nhật [Marquee> Rectangular]
- Để vẽ hình chọn chữ nhật : kích rê từ góc trên-trái xuống dưới-phải.
- Để vẽ hình chọn vuông : Bấm <Shift> + kích rê từ góc trên-trái xuống dưới-phải.
- Để vẽ hình chọn xuất phát từ tâm : Bấm <Alt> + kích rê vẽ.
* Thanh tuỳ chọn của công cụ (nằm phía trên ảnh)
- [Style] : chọn [Normal] cho hình chữ nhật bình thường; chọn [Constrained
Aspect Ratio] để giữ tỷ lệ khung ảnh không đổi; chọn [Fixed Size] để giữ kích cỡ
không đổi.
- [Feather] : Chọn Feather = 0, vùng chọn có đường viền sắc cạnh và rõ nét. Giá trị
Feather càng lớn, đường viền vùng chọn càng mờ dịu (còn gọi là viền xốp). Phải
xác định giá trị Feather trước khi vẽ vùng chọn.
- [Anti-aliased] : giúp đường viền của vùng chọn mịn hơn.
2/ Công cụ chọn hình bầu dục [Marquee> Elliptical]
- Để vẽ hình chọn bầu dục : kích rê từ góc trên-trái xuống dưới-phải (hình chữ nhật
nội tiếp hình bầu dục).
- Để vẽ hình chọn tròn : Bấm <Shift> + kích rê từ góc trên-trái xuống dưới-phải
(hình vuông nội tiếp hình tròn).
- Để vẽ hình chọn xuất phát từ tâm : Bấm <Alt> + kích rê vẽ.
3/ Công cụ chọn hàng ngang đơn [Marquee> Single Row]
Để tạo vùng chọn bao gồm những pixels nằm trên hàng ngang.
4/ Công cụ chọn cột dọc đơn [Marquee> Single Column]
Để tạo vùng chọn bao gồm những pixels nằm trên cột dọc.
                                      2
Công cụ 1-Phải : MOVE
Công cụ di chuyển, di dời một vùng đã chọn, một lớp hay đường hướng dẫn
(guide). Kích chọn công cụ + kích rê vùng đã chọn di chuyển đến vị trí mới.
* Thanh tuỳ chọn gồm có :
Auto Select Layer : chỉ định lớp trên hết đã có những điểm ảnh (pixels) đang trực
thuộc công cụ Move.
Auto Select Groups : chỉ định nhóm lớp có chứa lớp được chọn.
Show Transform Controls : hiển thị các núm bao quanh mục được chọn.
Công cụ 2-Trái- Lasso :
Công cụ vòng dây Lasso gồm có :
FREEHAND : dùng để tạo một vùng chọn tự do tùy ý bằng cách kích rê và vẽ.
POLYGONAL LASSo, tạo đa giác cạnh thẳng, kích tạo các điểm ở góc + kích kép
điểm cuối để tạo thành hình đa giác.
MAGNETIC LASSO, tạo vùng chọn tự động có dãy màu phân cách nhau rõ rệt
(nếu màu phân cách không rõ ràng, kích tạo các điểm hướng dẫn đến giáp vùng
chọn).
Có 2 cách sử dụng công cụ Lasso :
- Cách 1 : bấm trái và rê chuột để vẽ trực tiếp vùng chọn.
- Cách 2 : bấm giử phím <ALT>, lần lượt kích lên từng điểm hướng dẫn riêng biệt.
Một đường nhấp nháy sẽ xuất hiện nối các điểm này lại, tạo thành vùng chọn.
Thanh tuỳ chọn của Lasso gồm có :
Ngoài các tuỳ chọn đã nêu từ trước như Feather và Anti-aliased, còn có :
- Width : Bề rộng của vùng chọn (từ 1-40 pixels).
- Frequency (0-100) : xác định tần số xuất hiện của các điểm nút trên vùng chọn.
- Edge Contrast (1-100%) : xác định độ nhạy của việc dò tìm biên của công cụ
Lasso. Giá trị lớn của nó dùng để dò biên những hình ảnh có độ tương phản cao,
giá trị nhỏ cho các độ tương phản nhỏ.
Công cụ 2-Phải- Magic wand :
Công cụ đũa thần. Kích lên công cụ + kích vào một điểm trên ảnh, công cụ sẽ tự
động tạo ra một vùng chọn có màu tương tự.
- Để mở rộng vùng chọn hay để chọn nhiều vùng liên tiếp bằng công cụ đũa thần :
bấm giữ <Shift> + kích lên từng vùng. Đủa thần có thêm dấu (+).
- Để thu nhỏ vùng chọn (loại bớt các giải màu) : bấm giữ <Alt> + kích lên giải
màu muốn loại bỏ. Đủa thần có thêm dấu (-).
Thanh tuỳ chọn của Magic Wand gồm có :
- Tolerance : độ dung sai màu. Giá trị càng lớn vùng chọn càng được mở rộng, mặc
định là 32 và tối đa là 255.
- Anti-aliased : làm trơn dịu phần biên của vùng chọn.

                                        3
- Contiguous : áp dụng cho các vùng chọn liên tục. Kích đổi thành Non-contiguous
để áp dụng cho các vùng chọn không liên tục.
- Use All Layers : Áp dụng thấu qua nhiều lớp, nếu không chọn thì chỉ có lớp hiện
hành mới chịu tác động mà thôi.
* Một số tác động lên vùng chọn
1/ Tô vùng chọn với màu nổi : bấm <Alt+Delete>.
2/ Tô vùng chọn với màu nền : bấm <Ctrl+Delete>.
3/ Chọn tất cả hình ảnh : lệnh [Select > All].
4/ Huỷ bỏ vùng chọn : lệnh [Select > Deselect].
5/ Chọn trở lại vùng vừa huỷ bỏ : lệnh [Select > Reselect].
6/ Đảo vùng chọn : lệnh [Select > Inverse].
7/ Hiện/Ẩn vùng chọn : lệnh [View> Show> Selection Edges].
8/ Làm mờ phần biên vùng chọn : lệnh [Select > Feather].
9/ Cộng thêm vùng chọn : bấm giữ <Shift> + tạo vùng chọn mới bằng một công cụ
tạo vùng chọn, để cộng thêm vào vùng chọn cũ. Con trỏ có thêm dấu (+).
10/ Trừ bớt một vùng chọn : bấm giữ <Alt> + tạo vùng chọn mới bằng một công
cụ tạo vùng chọn, để trừ bớt đi vùng chọn cũ. Con trỏ có thêm dấu (-).
11/ Lấy phần giao giữa hai vùng chọn : bấm giữ <Alt+Shift> + tạo vùng chọn mới
       bằng một công cụ tạo vùng chọn, để lấy phần giao giữa hai vùng chọn cũ và
       mới. Con trỏ có thêm dấu (X).
12/ Dời vùng chọn không mang theo nội dung : Kích hoạt một công cụ tạo vùng
       chọn + trong vùng chọn dùng các phím <mũi tên> trên bàn phím để dời lên,
       xuống, trái, phải 1 pixel. Hoặc + bấm <Shift> + các phím <Mũi tên> để dời
       lên, xuống, trái, phải 10 pixel.
13/ Các phép biến đổi hình học trên vùng chọn : chọn lệnh [Select> Transform
       Selection]. Sau đó bạn có thể :
       - Co dãn (Scale) + bấm <Shift> để giữ đúng tỷ lệ cũ;
       - Quay (rotate);
       - Làm nghiêng (Skew) + bấm giữ <Ctrl>.
       - Biến dạng (Distort) + bấm giữ <Ctrl>.
       - Phối cảnh (Perspective) + bấm giữ <Ctrl>.
       - Kết thúc : bấm <Enter>.
14/ Dời vùng chọn có mang theo nội dung :
- Dùng công cụ [Move] 1-Phải, để dời vùng chọn có mang theo nội dung đến
       một vị trí khác trên ảnh. Khi đó vị trí cũ của vùng chọn sẽ:
       a/ có màu nền, nếu đang đứng trên nền (Background).
       b/ trở thành trong suốt, nếu đang đứng trên lớp (Layer).
- Để sao chép nội dung vùng chọn, bấm giữ phím <Alt> + dời vùng chọn       bằng
công cụ [Move].

                                        4
- Ngoài ra bạn cũng có thể dời vùng chọn bằng công cụ [Move] từ ảnh này sang
một cửa sổ ảnh khác.
15/ Mở rộng vùng chọn dựa vào màu sắc :
       a/ Dùng lệnh [Select> Grow] để mở rộng vùng chọn ra các pixel kế cận dựa
vào màu sắc tương tự (với sai số Tolerance xác định trong thanh tuỳ chọn Magic
Wand).
       b/ Dùng lệnh [Select> Similar] để mở rộng vùng chọn ra các pixel ở bất cứ
đâu trên ảnh dựa vào màu sắc tương tự (với sai số Tolerance xác định trong thanh
tuỳ chọn Magic Wand).
16/ Chỉnh sửa vùng chọn :
a/ Dùng lệnh [Select> Modify> Border] để tạo thêm một khung (Frame) cho một
vùng chọn có sẵn, có bề rộng xác định bởi mục [Width].
b/ Dùng lệnh [Select> Modify> Expand] hay [Select> Modify> Contract] để mở
rộng hay thu hẹp một vùng chọn có sẵn, một số pixels theo giá trị được xác định
trong [Expand by] và [Contract by].
c/ Dùng lệnh [Select> Modify> Smooth] để làm trơn mịn vùng chọn, hay bo tròn
các góc vuông.
17/ Lưu giữ và nạp lại vùng đã chọn
Sau khi tạo một vùng chọn mới thì vùng chọn cũ đương bị mất đi. Nếu cần, bạn có
thể lưu giữ và nạp lại vùng đã chọn.
a/ Để lưu giữ một vùng chọn :
       - Dùng lệnh [Select> Save Selection] + xác định tên + OK.
       - Hoặc trong bảng [Channels Palette], kích nút lệnh [Save Selection as
Channel] (nút thứ hai ở đáy bảng). Khi đó Photoshop sẽ tạo một kênh mới gọi là
kênh Alpha (kênh này dùng để lưu trữ vùng chọn). Kênh Alpha gồm hai vùng :
vùng trắng ứng với vùng chọn (Selection area), vùng đen ứng với vùng mặt nạ
(masked area).
b/ Để nạp lại một vùng chọn :
       - Dùng lệnh [Select> Load Selection] + xác định tên (thí dụ : Alpha 1) +
OK.
       - Hoặc trong bảng [Channels Palette], chỉ định kênh chứa vùng chọn + kích
nút lệnh [Load Channel as Selection] (nút cực trái ở đáy bảng).
       - Hoặc bấm giữ <Ctrl> + kích lên kênh Alpha muốn nạp trong bảng
[Channels Palette].




                                       5
B.- CÁC CÔNG CỤ XÉN & LÁT MỎNG




Công cụ 3-Trái- Crop :
Công cụ cắt xén, dùng để xén nhỏ một ảnh. Trước hết kích chọn công cụ [Crop] +
rê vẽ vùng chọn muốn xén + bấm <Enter> để thực hiện việc xén.
Bạn có thể điều chỉnh vùng chọn để xén như sau :
- Để dời đi : đặt trỏ bên trong vùng + kích rê đi.
- Để định lại vùng chọn, rê một núm của vùng. Để thu nhỏ nó, bấm giữ <Shift> +
rê một núm ở góc.
- Để xoay vùng chọn, đặt trỏ bên ngoài vùng, con trỏ biến dạng thành mũi tên
cong, rê quay.
- Để kết thúc việc xén : bấm <Enter>, hoặc kích kép bên trong vùng, hoặc kích nút
kiểm trên thanh các tuỳ chọn.
- Để huỷ bỏ việc xén : bấm <Esc> hoặc nút huỷ (hình tròn có đường chéo) trên
thanh các tuỳ chọn.
Công cụ 3-Phải - Slice :
Lát mỏng (phần hình chữ nhật của một ảnh được dùng để hiển thị trên Web), có 2
công cụ : [Slice] dùng để tạo, hay [Slice Select] để chỉ định những lát mỏng.
* Để tạo một lát mỏng từ công cụ Slice : Chỉ định công cụ + chọn một thiết kế về
kiểu dạng trên thanh các tuỳ chọn (Normal để xác định hình có tỷ lệ theo đường rê
của bạn; Fixed Aspect Ratio để xác định hình có tỷ lệ do bạn định 2x1, 3x2...;
Fixed Size để xác định hình có kích cỡ cố định do bạn chọn theo pixel) + Rê vẽ
trên vùng muốn tạo Slice.
<Shift+ Rê> để vẽ một hình vuông; <Alt + Rê> để vẽ xuất phát từ tâm; dùng lệnh
[View> Snap to] để chỉnh thẳng hàng với một đường dẫn hay một Slice khác.



C.- CÁC CÔNG CỤ TÚT SỬA ẢNH
Gồm các công cụ Spot Healing Brush (4-T), Clone Stamp (5-T), Eraser (6-T), Blur
(7-T), Dodge (7-P).



                                        6
Công cụ 4-Trái- Spot Healing Brush
       - SPOT HEALING BRUSH : Công cụ dùng để xoá nhanh các vết bẩn, trầy
trụa trong ảnh. Nó tự động lấy màu mẫu từ các vùng lân cận để tút ảnh. Rất hay.
Xem lại kỹ thuật 2.
       - HEALING BRUSH : Lấy từ một mẫu màu hay một kiểu dáng (Pattern) để
tút sữa các lỗi trong một ảnh.
       - PATCH : chữa lỗi trong một vùng chọn của một ảnh bằng cách lấy mẫu từ
một mẫu hay một kiểu dáng của một vùng khác.
Trước hết chọn công cụ [Patch-dán] + vẽ một vùng chọn tại nơi có vết bẩn cần dán
lấp lên
       + Chọn [Source] + kéo rê vùng chọn nguồn (có tỳ vết) này đến một vùng
đích tốt (không tỳ vết) + thả. Vùng nguồn đã được dán lấp bởi vùng đích.
       + Nếu bạn chọn [Destination] + kéo rê vùng đích tốt (không tỳ vết) đến một
vùng chọn nguồn (có tỳ vết) + thả.
       - RED EYE : công cụ này dùng để chữa mắt đỏ (chỉ mới có trong
Photoshop CS2). Phóng lớn khu vực mắt đỏ + chọn công cụ [Red Eye] + kích vào
vùng mắt đỏ là xong. Nếu chưa vừa ý, dùng lệnh [Edit> Undo] để huỷ bỏ, rồi thay
đổi các giá trị [Pupil size] và [Darken Amount] trên thanh tuỳ chọn rồi thực hiện
lại. Xem lại kỹ thuật 2.
Công cụ 5-Trái - Công cụ sao chép một vùng ảnh (Stamp)
       - CLONE STAMP (vẽ bằng một mẫu của một ảnh) : Công cụ sao chép còn
gọi là con dấu cao su. Công cụ này giúp sao chép nhanh các vùng trên cùng một
tấm ảnh hoặc từ tấm ảnh này qua 1 tấm ảnh khác khi cả hai cùng được mở ra trên
màn hình.
+ Chọn công cụ sao chép + bấm giữ phím <ALT>.
+ Kích vào vùng gốc (vùng muốn sao chép đi) + thả <ALT> + nhả chuột
+ Rê trỏ đến vùng mới (vùng muốn đặt bản sao) + Kích rê vẽ (sao chép) lại trên
vùng mới.
Bảng tùy chọn gồm có :
- Mode : chọn chế độ màu của ảnh được sao chép đến (xem các chế độ trong hộp
công cụ BRUSH).
- Opacity : độ thấu quang của ảnh được sao chép, gía trị càng lớn, ảnh càng rõ.
- Use all Layers : sử dụng cho tất cả các lớp, nghĩa là bạn có thể sao chép từ lớp
này qua lớp khác.
- Aligned : chọn để có thể sử dụng lại nhiều lần một vùng gốc đã chỉ định, nếu
không, bạn phải chỉ định lại vùng gốc mỗi lần muốn sao vẽ lại.
* Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút (rộng/hẹp) để sao vẽ.



                                         7
- PATTERN STAMP : Trên trình đơn thả của hộp công cụ này còn có công
cụ sao chép mẫu tô (Pattern Stamp- vẽ một phần của một ảnh theo một kiểu dáng
hay mẫu tô).
Bạn có thể chọn mẫu tô từ các mẫu có sẵn hoặc tự tạo lấy.
** Để sử dụng công cụ [Pattern Stamp tool]:
1. Chỉ định công cụ [Pattern Stamp]. .
2. Chọn một loại cọ vẽ và thiết lập các tùy chọn cho nó (mode, opacity, Aligned,
Impressionist và flow) trong thanh các tùy chọn.
3. Chỉ định một mẫu tô từ bảng các mẫu tô được thả xuống khi bạn kích mũi tên
chọn [Pattern].
4. Rê vẽ trên ảnh với mẫu tô đã chọn.
** Để sử dụng các mẫu tô có sẵn hay do bạn tạo :
1. Chỉ định một vùng ảnh muốn tạo thành mẫu tô bằng công cụ chọn hình chữ nhật
(rectangular marquee tool).
2. Chọn lệnh [Edit> Define Pattern], chương trình sẽ đặt tên theo thứ tư là [Pattern
3, 4, 5] + [OK].
3. Chỉ định một vùng đích để sao chép xuống đó, bằng công cụ chọn hình chữ nhật
(rectangular marquee tool).
4. Chọn lệnh [Edit> Fill]. Hộp thoại [Fill] xuất hiện, điền vào [Use : Pattern] + kích
chọn mũi tên xuống ở mục [Custom Pattern] + chọn tên Pattern 3, 4, 5 mà bạn đã
tạo ra ở trên (có hình nhỏ).
Chú ý : các kiểu mẫu tô có sẵn nằm trong trình đơn thả [Pattern] áp dụng cho các
hộp công cụ Paint Bucket, Pattern Stamp, Healing Brush, Patch cùng trong hộp
thoại [Layer Style].
Bạn có thể dùng công cụ này để chép một vùng da đẹp trám vào một vùng da bị
trầy trụa sần sùi, hay bị mụn.
Công cụ 6-Trái- Eraser
a- ERASER : Công cụ xoá các pixel và phục hồi các phần của một ảnh về một
trạng thái đã lưu trước đó.
* Nếu đang làm việc trên nền, công cụ sẽ xoá ảnh thành màu nền. Nếu đang làm
việc trên lớp, công cụ sẽ xoá lớp thành trong suốt.
* Thanh các tuỳ chọn gồm có :
       - [Brush] : kích để chọn các loại đầu tẩy.
       - [Mode] : chọn chế độ tẩy theo kiểu cọ (Brush), kiểu bút chì (Pencil), hay
khối (Block).
       - [Opacity] : chọn 100% để tẩy sạch hoàn toàn, <100% để chỉ tẩy một phần.
       - [Flow] : chọn tốc độ tẩy (100%).
       - [Hình cọ phun] : chọn để dùng tẩy như một cọ sơn phun Airbrush.


                                          8
- [Erase to History] : chọn để xoá ảnh thành một trạng thái hay một bản chụp
trong bảng History Palette.
b- BACKGROUND ERASER : Xoá các vùng đã được rê qua thành trong suốt.
* Để sử dụng công cụ Background Eraser
- Trong bảng [Layers], chọn lớp chứa vùng muốn xoá.
- Chỉ định công cụ Background Eraser
- Kích lên mẫu cọ Brush trên thanh các tuỳ chọn, và thiết lập các tuỳ chọn về :
Diameter (đường kính), Hardness (độ cứng/mềm của cọ), Spacing (khoảng trống
giữa 2 cọ), Angle (góc xoay của cọ), và Roundness (tròn góc). Nếu dùng thanh tẩy,
bạn có thể điền thêm vào kích cỡ (Size) và độ dung sai (Tolerance). Chọn
[Tolerance] là Pen Pressure để dựa trên biến đổi của lực nén cây bút; hoặc là Stylus
Wheel để dựa trên biến đổi của lực xoay đầu bút. Chọn [Off] để không tạo biến
đổi.
* Thanh tuỳ chọn công cụ
- Chọn [Limits] là Discontiguous để xóa màu mẫu bất cứ đâu mà nó xuất hiện;
Contiguous để xoá những vùng chứa màu mẫu và nằm kế cận nhau; và Find Edges
để xoá những vùng chứa màu mẫu nối kết nhau trong khi vẫn bảo toàn độ sắc nét
của những đường biên.
- [Tolerance]-dung sai : nhập vào một giá trị hay rê nút trượt. Một dung sai thấp
giới hạn việc xoá trên các vùng có màu mẫu rất giống nhau. Dung sai lớn xoá đi
dãy lớn các màu.
- [Protect Foreground Color] : Chọn bảo vệ màu nổi để ngăn việc xoá các vùng có
màu phù hợp với màu nổi trong hộp công cụ.
- [Sampling] : Chọn Continuous để lấy mẫu màu liên tục trong khi rê; Once để chỉ
xoá các vùng chứa màu mà bạn đã kích chọn đầu tiên; Background Swatch để chỉ
xoá các vùng chứa màu nền hiện hành.
Cuối cùng là rê chuột trên vùng cần xoá.
c- MAGIC ERASER : Xoá các vùng màu đặc thành trong suốt, bằng chỉ một kích
đơn.
Khi bạn kích trong một lớp bằng công cụ [Magic Eraser], nó sẽ tự động thay thế tất
cả các pixel có màu giống nhau. Nếu bạn đang làm việc trên một nền hay trên một
lớp bị khoá vùng trong suốt, các pixel này sẽ biến đổi thành màu nền; nếu ở trên
lớp, chúng sẽ trở thành trong suốt.
* Thanh tuỳ chọn công cụ
Cũng gồm các tuỳ chọn như 2 công cụ xoá ở trên : Tolerance, Anti-aliased,
Contiguous, Use All Layers, Opacity.
Cuối cùng là kích lên một phần của lớp mà bạn muốn xoá.
Công cụ 7-Trái- CÔNG CỤ MỜ/SẮC/NHÒE (Blur, Sharpen, Smudge)
- BLUR : Công cụ làm mờ (dịu) đi các cạnh cứng (sắc nhọn) trong một ảnh.

                                         9
Bảng tùy chọn gồm có :
       + Normal : làm mờ bằng cách làm nhòe đều tất cả các điểm, không kể sáng
tối và màu sắc.
       + Darken : làm mờ bằng cách làm nhòe các điểm sậm màu.
       + Lighten : làm mờ bằng cách làm nhòe các điểm sáng.
       + Hue : làm mờ bằng cách hòa trộn sắc độ của các điểm ảnh kề cận nhau.
       + Saturation :làm mờ bằng cách hòa trộn cường độ màu của các điểm ảnh kề
cận nhau.
       + Color : làm mờ bằng cách làm các điểm màu kề cận loang vào nhau.
       + Luminosity : tạo nên một hiệu ứng làm mờ quang học, như được lọc bởi
một tấm kính có chiết suất khác nhau.
       + Pressure : giá trị càng lớn, công cụ làm mờ càng mạnh.
       + Use All Layers : áp dụng việc làm mờ cho tất cả các lớp.
       * Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút thích hợp (rộng/hẹp) để
thực hiện.
- SHARPEN : Công cụ làm cho sắc nét hơn cho các cạnh mềm (mờ nhạt) trong
một ảnh.
       Bảng tùy chọn giống như trong BLUR, nhưng tính chất là làm sắc nét hơn
(chứ không làm mờ hơn như Blur).
- SMUDGE : Làm nhoè các dữ liệu trong một ảnh.
       Bảng tùy chọn giống như trong BLUR, nhưng tính chất là làm nhòe đi (chứ
không làm mờ như Blur).
       + Ngoài ra còn có thêm [Finger Painting] trong đó, công cụ nhòe trở thành
cây bút vẽ nhòe bằng đầu ngón tay. Phần nhòe trước có màu nổi (Foreground) sau
nhòe dần đi và hòa lẫn với các màu phía dưới của ảnh.
Công cụ 7-Phải- Công cụ Sáng- Tối- Sắc độ (Dodge, Burn, Sponge)
- DODGE : Công cụ làm sáng các vùng trong một ảnh.
      Bảng tùy chọn gồm có :
+ Shadows : làm sáng hơn các vùng bị tối.
+ Midtones : làm tăng độ sáng đều cho mọi vùng.
+ Highlight : làm tăng độ sáng cho các vùng sáng.
+ Exposure : càng lớn, tác dụng làm sáng càng mạnh.
* Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút (rộng/hẹp) để làm sáng.
- BURN : làm tối các vùng trong một ảnh.
      Bảng tùy chọn gồm có :
      + Shadows : làm tối hơn các vùng bị tối.
      + Midtones : làm tăng độ tối đều cho mọi vùng.
      + Highlight : làm tăng độ tối cho các vùng sáng.
      + Exposure : càng lớn, tác dụng làm tối càng mạnh.

                                       10
* Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút (rộng/hẹp) để làm tối.
- SPONGE : thay đổi độ bảo hoà màu trong một vùng, làm cho vùng được rê qua
trở nên rực rỡ hơn, hoặc u tối hơn.
       Bảng tùy chọn gồm có :
       + Saturate : làm tăng sắc độ.
       + Desaturate : làm giảm sắc độ.
       + Pressure : càng lớn, hiệu quả công cụ càng mạnh.
       * Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút (rộng/hẹp) hay loại viền
sắt/ viền xốp để thực hiện.



d.- CÁC CÔNG CỤ SƠN (PAINT)
Các công cụ sơn được Photoshop bố trí gồm Brush, History Brush, Gradient.




Công cụ 4-Phải- BRUSH
- COLOR REPLACEMENT : Công cụ thay thế một màu chỉ định bằng màu mới
(màu nổi Foreground).
1/ Kích chọn công cụ [Color Replacement].
2/ Chọn kiểu và độ lớn cọ vẽ trên mục [Brush] của thanh các tuỳ chọn. Chọn
[Mode] nên là Color.
3/ Tuỳ chọn mẫu [Sampling], gồm có : [Continuous] : rê vẽ màu mẫu liên tục);
[Once] : thay thế bằng màu đích chỉ trên những vùng chứa màu mà bạn đã kích chỉ
định đầu tiên; [Background Swatch] thay thế chỉ trên những vùng chứa màu nền
hiện hành.
4/ [Limits] : Chọn [Discontiguous] để thay thế màu mẫu vào vị trí ở dưới điểm trỏ;
[Contiguous] để thay thế màu kế cận với màu nằm ngay dưới điểm trỏ; [Find
Edges] để liên kết các vùng chứa màu mẫu trong khi vẫn bảo toàn tốt độ sắc nét
của các đường biên.

5/ [Tolerance] : Nhập giá trị phần trăm (từ 0 đến 255) hoặc rê nút trượt để xác định
độ dung sai. Giá trị thấp sẽ làm thay thế các màu tương đương với điểm ảnh bạn đã
kích lên; giá trị cao hơn sẽ thay thế một dãy lớn các màu.


                                        11
6/ [Anti-aliased] chọn để làm trơn nhẵn các đường biên giữa các vùng được chỉnh
sửa.
7/ Chọn màu nổi muốn thay thế.
8/ Kích màu này lên ảnh, nơi bạn muốn thay đổi màu + Rê trên vùng này.
- PENCIL : Vẽ bằng các đường nét đậm.
- BRUSH : Công cụ cọ vẽ, vẽ các đường nét như của một cây cọ vẽ. Kiểu và hình
dáng đầu bút, áp lực nặng nhẹ khi vẽ, được chọn từ thanh các tuỳ chọn (Options
Bar, phía trên ảnh).
* Để sử dụng công cụ [Brush] hoặc [Pencil] :
Hai công cụ này sơn màu nổi hiện hành lên ảnh. [Brush] tạo các đường nét màu
mềm dịu, trong khi [Pencil] tạo các đường nét cứng rắn hơn.
1/ Chỉ định một màu nổi.
2/ Chọn công cụ muốn dùng, [Brush] hay [Pencil].
3/ Thiết lập các tuỳ chọn trên thanh các tuỳ chọn [Options] :
- Chọn một kiểu cọ vẽ từ hộp thoại [Brush Presets picker], và thiết lập các tuỳ chọn
cho cọ.
- Chọn một chế độ pha trộn từ trình đơn thả [Mode] (xem mục các Mode ở cuối
đoạn này).
- Chỉ định độ thấu quang bằng rê nút trượt [Opacity]. Độ này xác định lượng sơn
phủ lên trên mỗi nét.
       * Đối với công cụ [Brush], xác định tốc độ sơn bằng rê nút trượt [Flow].
Nếu muốn chọn cọ phun, hãy kích nút [Airbrush].
       * Đối với công cụ [Pencil], chỉ định [Auto Erase] để sơn màu nền cho những
vùng chứa màu nổi.
4/ Rê con trỏ chuột trong ảnh để sơn.
- Để tạo một đường thẳng : kích điểm đầu + bấm giữ <Shift> + kích điểm cuối.
- Khi dùng công cụ [Brush] như một cọ phun [AirBrush], bấm giữ nút chuột
(không cần rê) để tạo màu.
Công cụ 5-Phải- History Brush
       - HISTORY BRUSH : Công cụ vẽ một bản sao của một trạng thái đã được
chỉ định hoặc một snapshot (bản chụp nhanh) vào trong cửa sổ ảnh hiện hành.
Để phục hồi một phần của ảnh về một phiên bản đã lưu trước đó. Thực hiện một
trong các cách sau :
- Dùng công cụ [History Brush] để vẽ bằng một trạng thái đã được chỉ định hoặc
một bản chụp trên bảng [History palette].
- Dùng công cụ [Eraser] với tuỳ chọn [Erase To History].
- Chỉ định vùng muốn khôi khục và chọn lệnh [Edit > Fill]. Ở mục [Use], chọn
History + OK.


                                        12
- ART HISTORY BRUSH giúp bạn vẽ với các đường nét có kiểu dáng mô
phỏng các kiểu dáng khác bằng một trạng thái đã được chỉ định hoặc một bản chụp
(snapshot).
Khác với [History Brush], vẽ bằng việc tái tạo các dữ liệu nguồn xác định, công cụ
[Art History Brush tool] sử dụng các dữ liệu dựa trên các tuỳ chọn mà bạn đã thiết
lập để tạo ra các màu và các kiểu nghệ thuật khác.


Công cụ 6-Phải- Gradient




       - PAINT BUCKET : Công cụ tô màu tương tự trên các vùng (bằng kích các
pixels lên đó), theo màu mặt nổi.
* Để sử dụng công cụ [Paint Bucket]
- Chọn màu nổi.
- Chỉ định công cụ [Paint Bucket].
- Xác định việc tô lên vùng chọn bằng màu nổi hay bằng một kiểu dạng (Pattern).
- Chọn một chế độ pha trộn từ trình đơn thả [Mode] (xem mục các Mode ở cuối
đoạn này).
- [Tolerance] : Độ dung sai xác định một điểm ảnh (pixel) có màu tương tự như thế
nào để tô đầy. Nhập giá trị phần trăm (từ 0 đến 255) hoặc rê nút trượt để xác định

                                        13
độ dung sai. Giá trị thấp sẽ làm thay thế các màu tương đương với điểm ảnh bạn đã
kích lên; giá trị cao hơn sẽ thay thế một dãy lớn các màu.
- [Anti-aliased] chọn để làm trơn nhẵn các đường biên giữa các vùng được chỉnh
sửa.
- Để chỉ tô lên các điểm ảnh kế cận với điểm mà bạn đã kích, chọn Contiguous.
Nếu không, tất cả các điểm ảnh tương tự sẽ đều được tô đầy.
- Để tô các pixels cơ sở trên các dữ liệu màu pha trộn từ tất cả các lớp thấy được,
chỉ định [All Layers].
- Kích lên phần ảnh bạn muốn tô. Tất cả các điểm ảnh bên trong độ dung sai xác
định, sẽ được tô đầy với màu nổi hay Pattern.
       - GRADIENT TOOL : Tạo một kiểu hoà trộn (tô màu chuyển sắc từ màu
này đến màu kia), giữa hai hay nhiều màu theo kiểu tuyến tính (Linear), toả tròn
(Radial), theo góc (Angle), phản chiếu (Reflected), hoặc dạng kim cương
(Diamond).
* A.- Để tạo một tô màu chuyển sắc trơn liền (Smooth Gradient)
1/ - Chỉ định công cụ [Gradient].
2/ - Hiển thị hộp thoại [ Gradient Editor] : kích bên trong mẫu Gradient trong thanh
các tuỳ chọn.
- Để dựa trên một Gradient có sẵn, chỉ định một mẫu Gradient trong khung
[Presets].
- Chọn [Solid] từ mục [Gradient Type].
3/ Để xác định màu khởi đầu của Gradient, kích nút dừng màu ở dưới-trái thanh
Gradient. Tam giác phía trên nút dừng (Stop) trở thành đen cho biết màu khởi đầu
đang được chỉnh sửa.
4/ Để chọn một màu, thực hiện một trong các cách sau :
- Kích kép nút dừng màu, hoặc kích lên ô [Color] trong khung [Stops] của hộp
thoại. Chọn lấy một màu + [OK].
- Chọn một tuỳ chọn từ trình đơn thả [Color] trong khung [Stops] của hộp thoại.
- Đặt con trỏ trên thanh Gradient (trỏ trở thành que nhỏ mắt eyedropper + kích để
lấy mẫu một màu, hoặc kích lên bất cứ đâu trong ảnh để lấy mẫu một màu từ ảnh.
5/ Để xác định màu cuối của Gradient, kích nút dừng màu ở dưới-phải thanh
Gradient + chọn một màu.
6/ Để chỉnh đúng vị trí điểm đầu và điểm cuối, thực hiện một trong các cách sau :
- Rê nút dừng màu tương ứng trái, phải đến đúng vị trí theo ý.
- Kích nút dừng màu tương ứng + nhập vào một gía trị ở ô [Location] bên trong
khung [Stops]. Giá trị 0% cho điểm cực trái và 100% cho điểm cực phải của thanh
Gradient.



                                        14
7/ Để chỉnh đúng vị trí điểm giữa (nơi Gradient hiển thị một giá trị pha trộn chẵn
chòi giữa các màu đầu, cuối) : rê nút hình thoi phía dưới thanh Gradient sang trái
hay phải, hoặc kích lên nút hình thoi + nhập vào một giá trị ở ô [Location].
8/ Để thêm các màu trung gian cho một Gradient, kích phía dưới thanh Gradient để
định nghĩa một nút dừng màu mới khác. Sau đó thực hiện các điều chỉnh y như tại
các nút dừng màu ở đầu, cuối.
9/ Để xóa nút dừng màu đang soạn thảo, kích [Delete].
10/ Để thiết lập độ chuyển màu trơn liền cho toàn Gradient, nhập vào một giá trị
trong hộp văn bản [smoothness], hoặc rê nút trượt ở khung [smoothness].
11/ Nếu cần hãy thiết lập các giá trị trong suốt (thấu quang- Opacity) cho Gradient.
12/ Nhập vào một tên cho Gradient mới này.
13/ Để lưu giữ nó như một Gradient có sẵn (Preset), kích [New].
Chú ý : Các thiết kế mới đều được lưu trong tập tin Preferences. Nếu bạn xóa nó
hoặc dùng lệnh [Reset] để thiết lập lại các thiết kế theo kiểu mặc định, các thiết kế
mới này sẽ bị mất. Để lưu giữ thường xuyên chúng, hãy lưu chúng trong các thư
viện (Library).


* B.- Để tạo một tô màu chuyển sắc không trơn liền
Một tô màu chuyển sắc không trơn liền hay một Gradient nhiễm sắc (noise
gradient), là một Gradient chứa các màu được phân bố đột xuất bên trong dãy màu
do bạn xác định.
1/ - Chỉ định công cụ [Gradient].
2/ - Hiển thị hộp thoại [ Gradient Editor] : kích bên trong mẫu Gradient trong thanh
các tuỳ chọn.
- Để dựa trên một Gradient có sẵn, chỉ định một mẫu Gradient trong khung
[Presets].
- Chọn [Noise] từ mục [Gradient Type].
3/ Để thiết lập độ chuyển màu gồ ghề cho toàn Gradient, nhập vào một giá trị
trong hộp văn bản [Roughness], hoặc rê nút trượt ở khung [Roughness].
4/ Để định nghĩa một kiểu mẫu màu, hãy chọn nó từ danh sách [Color Model].
5/ Để điều chỉnh dãy màu, hãy rê các nút trượt (phải chọn các giá trị khả chấp
nhận). Thí dụ, nếu chọn kiểu HSB, bạn phải hạn chế Gradient với HUE (xanh-lam
Blue-Green), Saturation (độ bảo hòa cao-High), và độ sáng Brightness (trung bình-
medium).
6/ Thiết lập các hạn chế màu và thêm độ thấu quang.
7/ Để ngẫu nhiên hóa một Gradient cho phù hợp với các thiết kế, kích nút
[Randomize] cho đến khi bạn tìm thấy thiết kế như ý.
8/ Nhập vào một tên cho Gradient mới này. Để lưu giữ nó như một Gradient có sẵn
(preset), kích [New].

                                         15
** CÁC CHẾ ĐỘ PHA TRỘN (blending Mode) trong
BRUSH và trong các CÔNG CỤ TÔ VẼ KHÁC
* Nhắc lại :
·      Màu cơ bản là màu gốc của một ảnh.
·      Màu pha trộn là màu được áp dụng vào ảnh bằng các công cụ vẽ hay soạn
thảo.
·      Màu kết quả là màu cuối cùng của ảnh sau khi đã hòa trộn.
* Để chỉ định một màu trộn từ một công cụ tô vẽ : Chọn trình đơn thả [Mode]
trong thanh các tùy chọn [Options bar].
Normal
Soạn thảo hoặc vẽ mỗi điểm ảnh (pixel) để tạo thành màu kết quả. Đây là chế độ
mặc định. Chế độ Normal được gọi là Threshold khi bạn làm việc với một ảnh
bitmap hoặc có màu được chỉ mục.
Dissolve
Soạn thảo hoặc vẽ mỗi điểm ảnh (pixel) để tạo thành màu kết quả.
Tuy nhiên màu kết quả (lấm tấm, đổ hột) là một thay thế ngẫu nhiên các pixel bằng
màu cơ bản hay màu pha trộn, tùy vào độ thấu quang tại một vị trí pixel.
Behind
Soạn thảo hoặc vẽ chỉ trên phần trong suốt của một lớp. Chế độ này chỉ áp dụng
trong các lớp khi đã hủy-chỉ-định mục [Lock Transparency] và tương đương với sự
vẽ trên mặt sau của các vùng trong suốt của một miếng Axêtat (acetate).
Clear
Soạn thảo hoặc vẽ từng pixel và biến nó thành trong suốt. Chế độ này khả dụng
trong các công cụ Line tool (khi vùng tô được chỉ định), Paint Bucket tool, Brush
tool, Pencil tool, và các lệnh [Fill], [Stroke]. Để dùng chế độ này, bạn phải ở trong
một lớp đã hủy-chỉ-định mục [Lock Transparency].
Darken
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và chỉ định màu cơ bản hoặc màu pha trộn -
bất cứ màu gì tối hơn- đều được dùng như một màu kết quả.
Các pixel có màu nhạt hơn màu pha trộn đều được thay thế, và các pixel có màu
sậm hơn màu pha trộn thì không thay đổi.
Multiply
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và nhân màu cơ bản với màu pha trộn. Màu
kết quả thường có màu sậm hơn. Nhân bất cứ màu nào với màu đen sẽ tạo ra màu
đen. Nhân bất cứ màu nào với màu tờ giấy, màu đó sẽ không thay đổi. Khi bạn vẽ

                                         16
bằng một màu khác với đen và trắng, và gõ nhiều lần một công cụ vẽ, sẽ tạo ra một
màu càng sậm hơn.
Color Burn
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và làm tối đi màu cơ bản để phản ánh màu
pha trộn bằng tăng cường độ tương phản. Pha trộn với màu trắng sẽ không làm
thay đổi gì cả.
Linear Burn
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và làm tối đi màu cơ bản để phản ánh màu
pha trộn bằng giảm đi cường độ sáng. Pha trộn với màu trắng sẽ không làm thay
đổi gì cả.
Lighten
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và chỉ định màu cơ bản hoặc màu pha trộn -
bất cứ màu gì sáng hơn- đều được dùng như một màu kết quả. Các pixel có màu
sậm hơn màu pha trộn đều được thay thế, và các pixel có màu nhạt hơn màu pha
trộn thì không thay đổi.
Screen
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và nhân với màu nghịch đảo của màu cơ bản
và màu pha trộn. Màu kết quả thường có màu sáng hơn. Màn hình trộn với màu
đen sẽ không làm đổi màu, màn hình trộn với màu trắng sẽ cho ra màu trắng. Hiệu
ứng cũng giống như trực chiếu nhiều tờ ảnh chiếu xếp chồng lên nhau.
Color Dodge
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và làm sáng đi màu cơ bản để phản ánh màu
pha trộn bằng giảm đi độ tương phản. Pha trộn với màu trắng sẽ không làm thay
đổi màu.
Linear Dodge
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và làm sáng đi màu cơ bản để phản ánh màu
pha trộn bằng tăng thêm độ sáng. Pha trộn với màu đen sẽ không làm thay đổi
màu.
Overlay
Nhân màu hoặc màn hình hóa các màu dựa trên màu cơ bản. Các mẫu tô hay các
màu sẽ nằm phủ lên các pixel đã có, nhưng vẫn giữ độ sáng và tối của màu cơ bản.
Màu cơ bản không bị thay thế nhưng được trộn với màu pha trộn để phản ánh độ
sáng và tối của màu cơ bản.



                                       17
Soft Light
Làm sáng đi hay tối đi các màu tùy vào màu pha trộn. Hiệu ứng cũng giống như
chiếu sáng một điểm sáng tản mạn trên một ảnh.
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) sáng hơn 50% xám, ảnh sẽ được sáng hơn như
khi dùng công cụ Dodge.
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, ảnh sẽ bị tối đi như khi
dùng công cụ Burn.
- Việc vẽ bằng màu đen tuyền hay trắng tinh sẽ tạo ra các vùng có màu đen hay
trắng riêng biệt chứ không còn là tinh tuyền nữa.
Hard Light
Nhân màu hoặc màn hình hóa các màu dựa trên màu pha trộn. Hiệu ứng cũng
giống như chiếu sáng một điểm sáng thô ráp trên một ảnh.
- Nếu màu pha trộn sáng (từ nguồn sáng) hơn 50% xám, ảnh sẽ được sáng hơn như
khi dùng công cụ Screen. Cách này hữu ích để thêm độ sáng mạnh vào một ảnh.
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, ảnh sẽ bị tối đi như khi
dùng công cụ Multiply. Cách này hữu ích để thêm độ tối cho một ảnh.
- Việc vẽ bằng màu đen tuyền hay trắng tinh sẽ tạo ra các vùng có màu đen tuyền
hay trắng tinh.
Vivid Light
Làm tối đi (Burn) hoặc làm sáng (Dodge) các màu bằng tăng hay giảm độ tương
phản, dựa trên màu pha trộn.
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) sáng hơn 50% xám, ảnh sẽ được sáng hơn
bằng giảm đi độ tương phản.
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, ảnh sẽ bị tối đi bằng tăng
thêm độ tương phản.
Linear Light
Làm tối đi (Burn) hoặc làm sáng (Dodge) các màu bằng tăng hay giảm độ sáng,
dựa trên màu pha trộn.
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) sáng hơn 50% xám, ảnh sẽ được sáng hơn
bằng tăng thêm độ sáng.
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, ảnh sẽ bị tối đi bằng giảm đi
độ sáng.
Pin Light
Thay thế các màu dựa trên màu pha trộn.
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) sáng hơn 50% xám, các pixel có màu tối hơn
màu pha trộn, sẽ bị thay thế, các pixel có màu sáng hơn màu pha trộn, sẽ không
thay đổi.

                                       18
- Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, các pixel có màu sáng hơn
màu pha trộn, sẽ bị thay thế, các pixel có màu tối hơn màu pha trộn, sẽ không thay
đổi.
Cách này rất hữu ích trong việc bổ sung các hiệu ứng đặc biệt cho một ảnh.
Difference
Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và trừ đi hoặc màu pha trộn từ màu cơ bản,
hoặc màu cơ bản từ màu pha trộn, tùy vào màu nào có giá trị độ sáng lớn hơn. Pha
trộn với màu trắng sẽ làm nghịch đảo các giá trị của màu cơ bản; pha trộn với màu
đen sẽ không làm đổi màu.
Exclusion
Tạo một hiệu ứng tương tự với chế độ [Difference], nhưng có độ tương phản thấp
hơn. Pha trộn với màu trắng sẽ làm nghịch đảo các giá trị của màu cơ bản; pha trộn
với màu đen sẽ không làm đổi màu.
Hue
Tạo một màu kết quả bằng độ chói sáng và độ bảo hòa của màu cơ bản và sắc thái
Hue của màu pha trộn.
Saturation
Tạo một màu kết quả bằng độ chói sáng và sắc thái [Hue] của màu cơ bản và độ
bảo hòa của màu pha trộn. Vẽ bằng chế độ này và trong một vùng không độ bảo
hoà (xám) sẽ không làm đổi màu.
Color
Tạo một màu kết quả bằng độ chói sáng của màu cơ bản, và sắc thái [Hue] và độ
bảo hòa của màu pha trộn. Điều này bảo quản các mức độ xám trong một ảnh, hữu
ích cho việc tô màu các ảnh đơn sắc, và cho việc nhuộm các ảnh màu.
Luminosity
Tạo một màu kết quả bằng sắc thái Hue và độ bảo hòa của màu cơ bản, và độ chói
sáng của màu pha trộn. Chế độ này tạo một hiệu ứng nghịch đảo với chế độ
[Color].
GHI CHÚ : Các chế độ tô màu nêu trên được áp dụng khi ta cần tô thêm màu cho
một ảnh có màu sắc kém (ảnh cũ, phai màu, ảnh kém từ cách quét ảnh Scanner
không chuyên), hoặc tô màu cho một ảnh trắng đen. Ví dụ như :
- Tô màu cho ảnh trắng đen : dùng chế độ [Color].
- Tô màu sáng vào một vùng tối : dùng chế độ [Hard Light] hoặc [Lighten].
- Tô màu tối vào một vùng sáng : dùng chế độ [Soft Light] hoặc [Darken].
- Tô màu sáng vào một vùng sáng : dùng chế độ [Color Burn].
- Tô màu tối vào một vùng tối : dùng chế độ [Color Dodge].
                                        19
e.- CÁC CÔNG CỤ VẼ & VIẾT




Công cụ 8-Trái- Path Selection :
Công cụ chỉ định các đường dẫn theo hình dạng hay theo đoạn, có hiển thị các
điểm neo, các đường và các điểm có định hướng.
Công cụ trong nhóm là Direct Selection, dùng để chỉ định các đường dẫn có hình
cong.
* Để chỉ định một đường dẫn (path)
Việc chỉ định một bộ phận (component) hay một đoạn (segment) đường dẫn (Path)
sẽ làm hiển thị tất cả các điểm neo trên phần chỉ định đó, gồm cả các đường định
hướng (tiếp tuyến) và các điểm định hướng nếu đoạn chỉ định là một đoạn cong.
Các điểm định hướng (direction point) xuất hiện như các vòng tròn đầy, các điểm
neo (anchor point) đã được chỉ định hiển thị như các hình vuông đầy, và các điểm
neo không được chỉ định như các hình vuông rỗng.
- Để chỉ định một bộ phận đường dẫn (bao gồm một hình dạng-shape trong một lớp
hình dạng), kích chọn công cụ [Path Selection]+ kích bất cứ đâu bên trong bộ
phận. Nếu một đường dẫn gồm nhiều bộ phận, chỉ bộ phận nằm dưới điểm trỏ mới
được chỉ định.
- Để hiển thị hộp bao đường dẫn chỉ định, kích chọn [Show Bounding Box] trên
thanh các tùy chọn.
- Để chỉ định một đoạn đường dẫn, chọn [Direct Selection tool] + kích lên một
trong các điểm neo của đọan, hoặc rê vẽ một vùng chọn trên phần của đoạn.
- Để chỉ định bổ sung thêm các bộ phận hay các đoạn đường dẫn, chọn công cụ
[Path Selection] hay [Direct Selection] + bấm giữ <Shift> + chỉ định bổ sung.
- Khi công cụ [Direct Selection] được chọn, bạn có thể chỉ định trọn hay một bộ
phận đường dẫn, bằng <Alt + kích chuột> bên trong đường dẫn.
- Để kích hoạt công cụ [Direct Selection] khi hầu hết các công cụ khác đã bị chọn,
hãy đặt điểm trỏ trên điểm neo + bấm <Ctrl>.
Ghi chú : Công cụ [Path Selection] hay [Direct Selection] chỉ dùng để chỉ định các
đường dẫn, để vẽ các đường dẫn hãy dùng các công cụ của các nhóm [Pen] và
[Rectangle].


                                       20
Công cụ 8-PHẢI- TYPE
       - TYPE : Công cụ tạo chữ trên một ảnh, theo hàng ngang (Horizontal) hoặc
theo cột dọc (Vertical), đồng thời tạo thêm một lớp mới riêng cho nó. Khi chọn
công cụ này, thanh các tuỳ chọn phía trên ảnh sẽ hiển thị các thuộc tính văn bản để
bạn xác định (Font, kích cỡ, gióng hàng...).
- Kích lên một ảnh bằng công cụ [Type] sẽ tạo ra một chế độ soạn thảo văn bản.
Thanh các tuỳ chọn khi đó sẽ hiện hai nút cam kết [Commit] và hủy bỏ [Cancel].
- Để soạn thảo văn bản trong một lớp văn bản, bạn có thể chèn thêm văn bản mới,
thay đổi văn bản hiện có hoặc xóa đi, như sau :
1. Chỉ định công cụ [Horizontal Type] hay [Vertical Type].
2. Chỉ định lớp văn bản trên bảng [Layers], hoặc kích lên giòng văn bản để tự động
chỉ định lớp này.
3. Đặt điểm chèn trên văn bản và :
       - Kích để thiết lập điểm chèn,
       - Chỉ định một hay nhiều ký tự muốn soạn thảo,
       - Gõ nhập văn bản theo ý,
       - Thực hiện các thay đổi cho lớp văn bản.
       - TYPE MASK : Tạo một vùng chọn (mặt nạ) trong khuôn dạng của chữ,
theo hàng hoặc cột, nhưng không tạo thêm một lớp mới.
Công cụ 9-Trái- Pen :
Công cụ cây viết [Pen] giúp bạn vẽ các đường dẫn thẳng hoặc cong. Bạn có thể
dùng công cụ [Pen] phối hợp với các công cụ hình dạng [Shape] để tạo ra các hình
dạng phức tạp hơn.
* Để vẽ bằng công cụ [Pen]
1. Chỉ định công cụ [Pen].
2. Thiết lập các tùy chọn sau :
       - Để thêm hoặc xóa một điểm neo khi kích lên một đọan, chọn [Auto
Add/Delete] trên thanh các tùy chọn.
       - Để xem trước các đoạn đường dẫn ngay lúc bạn vẽ, kích lên mũi tên đảo kế
bên các nút hình dạng trên thanh các tùy chọn và chỉ định [Rubber Band].
- Đặt con trỏ viết tại nơi bạn muốn bắt đầu vẽ + kích để xác định điểm neo đầu
tiên.
- Kích hoặc rê để thiết lập các điểm neo cho các đoạn bổ sung.
- Để hoàn tất một đường dẫn :
       + Để kết thúc một đường dẫn mở, bấm <Ctrl + kích> từ đường dẫn.
       + Để đóng lại một đường dẫn, đặt con trỏ viết tại điểm neo đầu tiên. Một
kính lúp nhỏ xuất hiện kế bên đầu viết khi nó được đặt đúng chỗ + kích để đóng lại
đường dẫn.


                                        21
- Tạo một đường dẫn mới trong bảng [Paths] trước khi bạn bắt đầu vẽ để tự động
lưu giữ đường dẫn đang làm việc (work path) như là một tên đường dẫn.
Công cụ 9-Phải- Rectangle
Công cụ tạo các hình dạng như hình chữ nhật (Rectangle), hình chữ nhật góc tròn
(Rounded Rectangle), hình bầu dục (Ellipse), hình đa giác (Polygone), đường
thẳng (Line), hoặc một hình dạng tự tạo của bạn (Custom Shape). Tất cả đều có
màu của mặt nổi.



f.- CÁC CÔNG CỤ GHI CHÚ, ĐO LƢỜNG & ĐIỀU
HƢỚNG (Annotation, measuring, Navigation)




Công cụ 10-Trái- Notes
       - Notes : Công cụ tạo một ghi chú. Bạn có thể sử dụng các lệnh cơ bản để
tạo một tài liệu văn bản như Undo, Cut, Copy, Paste, và Select All. Kích phải lên
một vùng để hiện trình đơn thả từ đó thực hiện công việc ghi chú của bạn.
1. Chỉ định công cụ ghi chú [Notes].
2. Trên thanh các tùy chọn, điền vào các chi tiết, nếu cần : Author- tên tác giả,
Size- kích cỡ bản ghi chú; Color- chỉ định màu cho biểu tượng hay thanh tiêu đề.
3. Kích đặt trỏ tại nơi bạn muốn gõ nhập văn bản, hoặc rê để tạo một cửa sổ có
kích cỡ theo ý.
4. Kích bên trong cửa sổ và gõ nhập văn bản.
5. Để đóng lại ghi chú như một biểu tượng, kích nút đóng [Close].
- Audio Annotation : ghi chú có âm nghe được.
Công cụ 10-Phải- Eyedropper
      - Eyedropper (que nhỏ mắt) : Công cụ lấy một mẫu màu trong ảnh hay bất
cứ đâu trên màn hình và biến nó thành một màu nổi hay màu nền, để dùng về sau.
* Để chọn một màu nổi/nền bằng công cụ [Eyedropper]
1. Chỉ định công cụ [Eyedropper].


                                        22
2. Để thay đổi kích cỡ que lấy mẫu màu, chọn một tùy chọn từ trình đơn [Sample
Size] : Point Sample (giá trị pixel cụ thể mà bạn đã kích chọn); 3 by 3 Average
hoặc 5 by 5 Average (xác định giá trị trung bình các pixel trong vùng chọn).
3. Để chọn một màu nổi, kích một điểm bên trong ảnh, hay kích giữ trỏ bên trong
ảnh + rê, hộp chọn màu nổi sẽ thay đổi khi bạn rê + đến điểm ảnh màu muốn chọn
làm màu nổi + thả.
4. Để chọn một màu nền, <Alt + kích> một điểm bên trong ảnh, hoặc bấm giữ
<Alt> + kích giữ trỏ bên trong ảnh + rê, hộp chọn màu nền sẽ thay đổi khi bạn rê +
đến điểm ảnh màu muốn chọn làm màu nền + thả.
Để sử dụng công cụ [Eyedropper] tạm thời trong khi vẫn sử dụng một công cụ sơn
khác, hãy bấm và giữ phím <Alt>.
* Để chỉnh sửa các màu bằng các que nhỏ mắt [eyedroppers], trong hộp thoại
[Levels] hay [Curves]
Đồng nhất hóa một vùng sáng, trung bình hay tối để trở nên màu xám trung tính.
Tùy vào ảnh và kết quả bạn muốn, bạn có thể chỉ cần đồng nhất hóa một vùng mà
thôi.
- Sử dụng bộ lấy mẫu màu [Color sampler] để đánh dấu một vùng trung tính hầu
sau đó bạn có thể kích lên đó bằng một que nhỏ mắt [Eyedropper].
- Dùng lệnh [Image > Adjustments] + chọn [ Levels] hay [Curves] để mở hộp thoại
[Levels] hay [Curves]. Bạn cũng có thể dùng lệnh [Layer> Adjustments] để mở
chúng trong lớp.
- Kích kép công cụ [Set Black Point Eyedropper], [Set Gray Point Eyedropper] hay
[Set White Point Eyedropper]. Dùng hộp thoại [Adobe Color Picker] để xác định
một màu đích trung tính.
- Nếu bạn đang làm việc trong chế độ màu RGB, hãy nhập cùng giá trị cho R, G,
và B để xác định một màu trung tính (neutral color). Màu trung tính phải gần sát
với các giá trị của mẫu màu.
- Với que nhỏ mắt đích, kích vào vùng trung tính mà bạn đã nhận dạng trước đây.
Thực hiện tương tự với vùng tối và vùng sáng.
- Kích [OK].
       - COLOR SAMPLER: Công cụ lấy mẫu màu, dùng để xác định công thức
màu của những điểm cần kiểm tra. Kích lên điểm cần xác định, một dấu hiệu sẽ
được ghi lên ảnh, và công thức màu sẽ xuất hiện trong bảng [Info]. Bạn có thể xác
định cùng lúc 4 điểm ảnh. Để huỷ các điểm này, dùng công cụ + bấm <Alt> + kích
lên điểm.
       - MEASURE : đo các khoảng cách, các vị trí và các góc. Hiện kết quả trong
bảng [Info].
Công cụ 11-Trái- Hand :
Công cụ di chuyển một ảnh trong chính cửa sổ của nó.

                                       23
Công cụ 11-Phải- Zoom :
Công cụ phóng lớn hay thu nhỏ ảnh.


G.- CÁC CÔNG CỤ KHÁC
Công cụ 12-Trái-SET FOREGROUND/BACKGROUND COLOR : Công cụ thiết
lập màu nổi và màu nền.
* Để tô đầy một vùng chọn hay một lớp bằng màu nổi hay màu nền
- Chọn màu nổi hay nền.
- Chỉ định vùng muốn tô. Để tô trọn một lớp, chỉ định lớp này trong bảng [Layers].
- Chọn lệnh [Edit > Fill] để tô màu cho một vùng chọn hay một lớp. Hoặc để tô
màu một đường dẫn, chỉ định đường dẫn + chọn [Fill Path] từ trình đơn của bảng
[Paths].
- Trong hộp thoại [Fill], chọn một trong các tùy chọn sau đây để sử dụng, hoặc chỉ
định một hình dạng tự chế (custom Pattern) :
       + Màu nổi (Foreground Color), màu nền (Background Color), đen (Black),
50% xám (50% Gray), hoặc trắng (White).
       + Color : để tô một màu được chọn từ hộp thoại [Color Picker].
       + Pattern : để tô vùng chọn bằng một kiểu dạng. Kích mũi tên bên cạnh
[Pattern sample] + chọn một kiểu dạng từ trình đơn thả. Bạn có thể nạp các kiểu
dạng bổ sung (do bạn vừa tạo ra) bằng trình đơn thả của bảng. Chỉ định tên của thư
viện các kiểu dạng hoặc chọn [Load Patterns] và chuyển tới danh mục chứa các
kiểu dạng muốn dùng.
       + History : Phục hồi vùng chọn về một trạng thái hoặc bản chụp ảnh đã được
thiết kế như nguồn trong bảng [History].
- Xác định chế độ pha trộn và độ thấu quang của tác vụ. Xem danh sách các chế độ
pha trộn.
- Nếu bạn đang làm việc trên một lớp và muốn chỉ tô các vùng chứa các điểm ảnh
(pixels), chọn [Preserve Transparency].
- Kích nút [OK] để áp dụng việc tô màu này.
- Để áp dụng việc tô màu nổi chỉ trên các vùng chứa các điểm ảnh (pixels), bấm
<Alt+Shift+Backspace>. Điều này sẽ bảo lưu sự thấu quang của lớp. Để áp dụng
việc tô màu nền chỉ trên các vùng chứa các điểm ảnh (pixels), bấm
<Ctrl+Shift+Backspace>.




                                       24
Công cụ 12-Phải+ Set Background Color : Công cụ thiết lập màu nền.
Công cụ 13-Trái- Edit in Standard Mode : Soạn thảo trong chế độ chuẩn.
Công cụ 13-Phải- Edit in Quick Mask Mode : Soạn thảo trong chế độ mặt nạ
nhanh.
Ở chế độ này bạn có thể sử dụng hầu hết các công cụ và bộ lọc (Filter) để điều
chỉnh mặt nạ (Mask), mà không phải dùng đến bảng [Channels].
Công cụ 14-Trái- Standard Screen Mode : Chế độ màn hình chuẩn.
Công cụ 14-Giữa - Full Screen Mode with Menu bar :
Chế độ màn hình đầy đủ với thanh trình đơn.
Công cụ 14-Phải- Full Screen Mode : Chế độ màn hình đầy đủ.
Công cụ 15-Trái- Edit in ImageReady : Soạn thảo trong ImageReady.




                                      25

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Photoshop shortcut
Photoshop shortcutPhotoshop shortcut
Photoshop shortcutThangvc Td
 
BÀI 3 Sử dụng màu sắc trong ILLUSTRATOR - Giáo trình FPT
BÀI 3 Sử dụng màu sắc trong ILLUSTRATOR - Giáo trình FPTBÀI 3 Sử dụng màu sắc trong ILLUSTRATOR - Giáo trình FPT
BÀI 3 Sử dụng màu sắc trong ILLUSTRATOR - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
6 slide bai giang thiet ke do hoa co ban
6 slide bai giang thiet ke do hoa co ban6 slide bai giang thiet ke do hoa co ban
6 slide bai giang thiet ke do hoa co banPhi Phi
 
Cs6 photoshop
Cs6 photoshopCs6 photoshop
Cs6 photoshopTrung Nam
 
Ung dung windows
Ung dung windowsUng dung windows
Ung dung windowslam04dt
 
Bài 3 Làm việc với vùng chọn & công cụ tạo vùng chọn trong PHOTOSHOP - Giáo t...
Bài 3 Làm việc với vùng chọn & công cụ tạo vùng chọn trong PHOTOSHOP - Giáo t...Bài 3 Làm việc với vùng chọn & công cụ tạo vùng chọn trong PHOTOSHOP - Giáo t...
Bài 3 Làm việc với vùng chọn & công cụ tạo vùng chọn trong PHOTOSHOP - Giáo t...MasterCode.vn
 
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPTBài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPTBÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Bài 5 Tô vẽ và chỉnh sửa ảnh - Giáo trình FPT
Bài 5 Tô vẽ và chỉnh sửa ảnh - Giáo trình FPTBài 5 Tô vẽ và chỉnh sửa ảnh - Giáo trình FPT
Bài 5 Tô vẽ và chỉnh sửa ảnh - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
BÀI 1 LÀM QUEN VỚI ADOBE ILLUSTRATOR CS4 & KHÔNG GIAN LÀM VIỆC - Giáo trình FPT
BÀI 1 LÀM QUEN VỚI ADOBE ILLUSTRATOR CS4 & KHÔNG GIAN LÀM VIỆC - Giáo trình FPTBÀI 1 LÀM QUEN VỚI ADOBE ILLUSTRATOR CS4 & KHÔNG GIAN LÀM VIỆC - Giáo trình FPT
BÀI 1 LÀM QUEN VỚI ADOBE ILLUSTRATOR CS4 & KHÔNG GIAN LÀM VIỆC - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Quyển giáo trình adobe indesign cs3
Quyển giáo trình adobe indesign cs3Quyển giáo trình adobe indesign cs3
Quyển giáo trình adobe indesign cs3Học Huỳnh Bá
 
Các thao tác cơ bản trên photoshop cs3 (phần 1)
Các thao tác cơ bản trên photoshop cs3 (phần 1)Các thao tác cơ bản trên photoshop cs3 (phần 1)
Các thao tác cơ bản trên photoshop cs3 (phần 1)Học Huỳnh Bá
 
BÀI 4 Làm việc với công cụ vẽ và văn bản - Giáo trình FPT
BÀI 4 Làm việc với công cụ vẽ và văn bản - Giáo trình FPTBÀI 4 Làm việc với công cụ vẽ và văn bản - Giáo trình FPT
BÀI 4 Làm việc với công cụ vẽ và văn bản - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Ghi chép lý thuyết corel draw 1
Ghi chép lý thuyết corel draw 1Ghi chép lý thuyết corel draw 1
Ghi chép lý thuyết corel draw 1Học Huỳnh Bá
 

Mais procurados (16)

Photoshop shortcut
Photoshop shortcutPhotoshop shortcut
Photoshop shortcut
 
BÀI 3 Sử dụng màu sắc trong ILLUSTRATOR - Giáo trình FPT
BÀI 3 Sử dụng màu sắc trong ILLUSTRATOR - Giáo trình FPTBÀI 3 Sử dụng màu sắc trong ILLUSTRATOR - Giáo trình FPT
BÀI 3 Sử dụng màu sắc trong ILLUSTRATOR - Giáo trình FPT
 
6 slide bai giang thiet ke do hoa co ban
6 slide bai giang thiet ke do hoa co ban6 slide bai giang thiet ke do hoa co ban
6 slide bai giang thiet ke do hoa co ban
 
Cs6 photoshop
Cs6 photoshopCs6 photoshop
Cs6 photoshop
 
Ung dung windows
Ung dung windowsUng dung windows
Ung dung windows
 
Bài 3 layers
Bài 3 layersBài 3 layers
Bài 3 layers
 
Bài 3 Làm việc với vùng chọn & công cụ tạo vùng chọn trong PHOTOSHOP - Giáo t...
Bài 3 Làm việc với vùng chọn & công cụ tạo vùng chọn trong PHOTOSHOP - Giáo t...Bài 3 Làm việc với vùng chọn & công cụ tạo vùng chọn trong PHOTOSHOP - Giáo t...
Bài 3 Làm việc với vùng chọn & công cụ tạo vùng chọn trong PHOTOSHOP - Giáo t...
 
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPTBài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
Bài 6 Tìm hiểu LAYER - Giáo trình FPT
 
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPTBÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
BÀI 5 Tổ chức hình vẽ với Layer & Làm việc với Symbol - Giáo trình FPT
 
Bài 5 Tô vẽ và chỉnh sửa ảnh - Giáo trình FPT
Bài 5 Tô vẽ và chỉnh sửa ảnh - Giáo trình FPTBài 5 Tô vẽ và chỉnh sửa ảnh - Giáo trình FPT
Bài 5 Tô vẽ và chỉnh sửa ảnh - Giáo trình FPT
 
Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5
 
BÀI 1 LÀM QUEN VỚI ADOBE ILLUSTRATOR CS4 & KHÔNG GIAN LÀM VIỆC - Giáo trình FPT
BÀI 1 LÀM QUEN VỚI ADOBE ILLUSTRATOR CS4 & KHÔNG GIAN LÀM VIỆC - Giáo trình FPTBÀI 1 LÀM QUEN VỚI ADOBE ILLUSTRATOR CS4 & KHÔNG GIAN LÀM VIỆC - Giáo trình FPT
BÀI 1 LÀM QUEN VỚI ADOBE ILLUSTRATOR CS4 & KHÔNG GIAN LÀM VIỆC - Giáo trình FPT
 
Quyển giáo trình adobe indesign cs3
Quyển giáo trình adobe indesign cs3Quyển giáo trình adobe indesign cs3
Quyển giáo trình adobe indesign cs3
 
Các thao tác cơ bản trên photoshop cs3 (phần 1)
Các thao tác cơ bản trên photoshop cs3 (phần 1)Các thao tác cơ bản trên photoshop cs3 (phần 1)
Các thao tác cơ bản trên photoshop cs3 (phần 1)
 
BÀI 4 Làm việc với công cụ vẽ và văn bản - Giáo trình FPT
BÀI 4 Làm việc với công cụ vẽ và văn bản - Giáo trình FPTBÀI 4 Làm việc với công cụ vẽ và văn bản - Giáo trình FPT
BÀI 4 Làm việc với công cụ vẽ và văn bản - Giáo trình FPT
 
Ghi chép lý thuyết corel draw 1
Ghi chép lý thuyết corel draw 1Ghi chép lý thuyết corel draw 1
Ghi chép lý thuyết corel draw 1
 

Semelhante a Photoshop04

Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02lekytho
 
Tài Liệu Photoshop CS5
Tài Liệu Photoshop CS5 Tài Liệu Photoshop CS5
Tài Liệu Photoshop CS5 Jessie Doan
 
Hướng dẫn sử dụng adobe photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng adobe photoshop cs5Hướng dẫn sử dụng adobe photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng adobe photoshop cs5Nguyen Thu
 
Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5Nhan Tran Trong
 
Giao-trinh-thiet ke do hoa bang cong cu AI.pdf
Giao-trinh-thiet ke do hoa bang cong cu AI.pdfGiao-trinh-thiet ke do hoa bang cong cu AI.pdf
Giao-trinh-thiet ke do hoa bang cong cu AI.pdfLngVn19
 
[Kho tài liệu ngành may ] tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
[Kho tài liệu ngành may ] tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5[Kho tài liệu ngành may ] tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
[Kho tài liệu ngành may ] tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
Tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5Tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
Tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình SketchUp Pro
Giáo trình SketchUp ProGiáo trình SketchUp Pro
Giáo trình SketchUp ProTrinh Cong Anh
 
Giao trinh sketchup
Giao trinh sketchupGiao trinh sketchup
Giao trinh sketchuptkbd112
 
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5realcom
 
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 28
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 28Huong dan su dung photoshop cs5 phan 28
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 28nhatthai1969
 
1. Bài 1_Giới thiệu photoshop.pptx
1. Bài 1_Giới thiệu photoshop.pptx1. Bài 1_Giới thiệu photoshop.pptx
1. Bài 1_Giới thiệu photoshop.pptxDungNguyen69008
 
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 1
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 1Huong dan su dung photoshop cs5 phan 1
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 1nhatthai1969
 
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 14
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 14Huong dan su dung photoshop cs5 phan 14
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 14nhatthai1969
 
Giáo trình tự học AI.pdf
Giáo trình tự học AI.pdfGiáo trình tự học AI.pdf
Giáo trình tự học AI.pdfngohoangchuc
 
Giáo trình tự học Adobe Illustrator CS6 bằng tiếng Việt
Giáo trình tự học Adobe Illustrator CS6 bằng tiếng ViệtGiáo trình tự học Adobe Illustrator CS6 bằng tiếng Việt
Giáo trình tự học Adobe Illustrator CS6 bằng tiếng Việtlycatminh
 

Semelhante a Photoshop04 (20)

Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
Ungdungwindows 110716212459-phpapp02
 
Tài Liệu Photoshop CS5
Tài Liệu Photoshop CS5 Tài Liệu Photoshop CS5
Tài Liệu Photoshop CS5
 
Hướng dẫn sử dụng adobe photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng adobe photoshop cs5Hướng dẫn sử dụng adobe photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng adobe photoshop cs5
 
Photoshop02
Photoshop02Photoshop02
Photoshop02
 
Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5Huong dan su dung photoshop cs5
Huong dan su dung photoshop cs5
 
Giao-trinh-thiet ke do hoa bang cong cu AI.pdf
Giao-trinh-thiet ke do hoa bang cong cu AI.pdfGiao-trinh-thiet ke do hoa bang cong cu AI.pdf
Giao-trinh-thiet ke do hoa bang cong cu AI.pdf
 
[Kho tài liệu ngành may ] tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
[Kho tài liệu ngành may ] tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5[Kho tài liệu ngành may ] tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
[Kho tài liệu ngành may ] tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
 
Tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
Tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5Tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
Tài liệu hướng dẫn sử dụng accumark 8.5
 
SKETCHUP 1-2-3.pdf
SKETCHUP 1-2-3.pdfSKETCHUP 1-2-3.pdf
SKETCHUP 1-2-3.pdf
 
Giáo trình SketchUp Pro
Giáo trình SketchUp ProGiáo trình SketchUp Pro
Giáo trình SketchUp Pro
 
Giao trinh sketchup
Giao trinh sketchupGiao trinh sketchup
Giao trinh sketchup
 
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
Hướng dẫn sử dụng photoshop cs5
 
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 28
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 28Huong dan su dung photoshop cs5 phan 28
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 28
 
Tom tat bai giang illustrator
Tom tat bai giang illustratorTom tat bai giang illustrator
Tom tat bai giang illustrator
 
1. Bài 1_Giới thiệu photoshop.pptx
1. Bài 1_Giới thiệu photoshop.pptx1. Bài 1_Giới thiệu photoshop.pptx
1. Bài 1_Giới thiệu photoshop.pptx
 
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 1
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 1Huong dan su dung photoshop cs5 phan 1
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 1
 
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 14
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 14Huong dan su dung photoshop cs5 phan 14
Huong dan su dung photoshop cs5 phan 14
 
Giáo trình Illustrator cs6
Giáo trình Illustrator cs6Giáo trình Illustrator cs6
Giáo trình Illustrator cs6
 
Giáo trình tự học AI.pdf
Giáo trình tự học AI.pdfGiáo trình tự học AI.pdf
Giáo trình tự học AI.pdf
 
Giáo trình tự học Adobe Illustrator CS6 bằng tiếng Việt
Giáo trình tự học Adobe Illustrator CS6 bằng tiếng ViệtGiáo trình tự học Adobe Illustrator CS6 bằng tiếng Việt
Giáo trình tự học Adobe Illustrator CS6 bằng tiếng Việt
 

Mais de Vo Hieu Nghia

Từ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleTừ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleVo Hieu Nghia
 
Gộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩaGộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩaVo Hieu Nghia
 
Tuần lễ vui vẻ bb copy
Tuần lễ vui vẻ bb   copyTuần lễ vui vẻ bb   copy
Tuần lễ vui vẻ bb copyVo Hieu Nghia
 
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hônKỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hônVo Hieu Nghia
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Phuong's birthday VHN
  Phuong's birthday VHN  Phuong's birthday VHN
Phuong's birthday VHNVo Hieu Nghia
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHNVo Hieu Nghia
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHNVo Hieu Nghia
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNVo Hieu Nghia
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHNVo Hieu Nghia
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHNVo Hieu Nghia
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNVo Hieu Nghia
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHNVo Hieu Nghia
 

Mais de Vo Hieu Nghia (20)

Từ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleTừ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessole
 
Gộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩaGộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩa
 
Tuần lễ vui vẻ bb copy
Tuần lễ vui vẻ bb   copyTuần lễ vui vẻ bb   copy
Tuần lễ vui vẻ bb copy
 
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hônKỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
 
FIFO 2015 VHN
FIFO 2015 VHNFIFO 2015 VHN
FIFO 2015 VHN
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHN
 
Phuong's birthday VHN
  Phuong's birthday VHN  Phuong's birthday VHN
Phuong's birthday VHN
 
Huu Duyen VHN
Huu Duyen VHNHuu Duyen VHN
Huu Duyen VHN
 
Đặt tên con VHN
Đặt tên con VHNĐặt tên con VHN
Đặt tên con VHN
 
Phương nam vhn
Phương nam vhnPhương nam vhn
Phương nam vhn
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHN
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHN
 
Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
Nobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhnNobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhn
 

Último

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Último (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

Photoshop04

  • 1. Kỹ thuật 27 : Sử dụng HỘP CÔNG CỤ CỦA PHOTOSHOP Khi làm việc trên Photoshop, hộp công cụ luôn luôn được hiển thị, nÕếu không hãy gõ lệnh [Window> Tools]. Bạn chỉ cần rê đặt trên một trong các hộp, quà mô tả tên hộp sẽ hiện ra giúp bạn. Tại mỗi hộp công cụ khi được chỉ định : - Kích phải sẽ hiển thị trình đơn thả (hình tam giác). - Một thanh các tùy chọn (Options bar) sẽ hiển thị các tùy chọn ứng với công cụ đó, nằm ngay dưới dãy lệnh trình đơn. 1
  • 2. A.- CÁC CÔNG CỤ CHỈ ĐỊNH-(SELECT) Muốn làm việc trên một vùng nào của ảnh, bạn phải chỉ định (hay chọn) vùng đó, bằng một trong các công cụ chọn. Các công cụ chọn do Photoshop sắp đặt gồm : Marquee, Move, Lasso và Magic Wand. Công cụ 1-Trái : MARQUEE tool Công cụ chọn, kích phải sẽ làm hiện ra các công cụ phụ Rectangular (hình chữ nhật), Elliptical (hình bầu dục), Single Row (hàng ngang), Single Column (cột dọc). Kích lên tên công cụ phụ + Rê vẽ vùng chọn trên ảnh. 1/ Công cụ chọn hình chữ nhật [Marquee> Rectangular] - Để vẽ hình chọn chữ nhật : kích rê từ góc trên-trái xuống dưới-phải. - Để vẽ hình chọn vuông : Bấm <Shift> + kích rê từ góc trên-trái xuống dưới-phải. - Để vẽ hình chọn xuất phát từ tâm : Bấm <Alt> + kích rê vẽ. * Thanh tuỳ chọn của công cụ (nằm phía trên ảnh) - [Style] : chọn [Normal] cho hình chữ nhật bình thường; chọn [Constrained Aspect Ratio] để giữ tỷ lệ khung ảnh không đổi; chọn [Fixed Size] để giữ kích cỡ không đổi. - [Feather] : Chọn Feather = 0, vùng chọn có đường viền sắc cạnh và rõ nét. Giá trị Feather càng lớn, đường viền vùng chọn càng mờ dịu (còn gọi là viền xốp). Phải xác định giá trị Feather trước khi vẽ vùng chọn. - [Anti-aliased] : giúp đường viền của vùng chọn mịn hơn. 2/ Công cụ chọn hình bầu dục [Marquee> Elliptical] - Để vẽ hình chọn bầu dục : kích rê từ góc trên-trái xuống dưới-phải (hình chữ nhật nội tiếp hình bầu dục). - Để vẽ hình chọn tròn : Bấm <Shift> + kích rê từ góc trên-trái xuống dưới-phải (hình vuông nội tiếp hình tròn). - Để vẽ hình chọn xuất phát từ tâm : Bấm <Alt> + kích rê vẽ. 3/ Công cụ chọn hàng ngang đơn [Marquee> Single Row] Để tạo vùng chọn bao gồm những pixels nằm trên hàng ngang. 4/ Công cụ chọn cột dọc đơn [Marquee> Single Column] Để tạo vùng chọn bao gồm những pixels nằm trên cột dọc. 2
  • 3. Công cụ 1-Phải : MOVE Công cụ di chuyển, di dời một vùng đã chọn, một lớp hay đường hướng dẫn (guide). Kích chọn công cụ + kích rê vùng đã chọn di chuyển đến vị trí mới. * Thanh tuỳ chọn gồm có : Auto Select Layer : chỉ định lớp trên hết đã có những điểm ảnh (pixels) đang trực thuộc công cụ Move. Auto Select Groups : chỉ định nhóm lớp có chứa lớp được chọn. Show Transform Controls : hiển thị các núm bao quanh mục được chọn. Công cụ 2-Trái- Lasso : Công cụ vòng dây Lasso gồm có : FREEHAND : dùng để tạo một vùng chọn tự do tùy ý bằng cách kích rê và vẽ. POLYGONAL LASSo, tạo đa giác cạnh thẳng, kích tạo các điểm ở góc + kích kép điểm cuối để tạo thành hình đa giác. MAGNETIC LASSO, tạo vùng chọn tự động có dãy màu phân cách nhau rõ rệt (nếu màu phân cách không rõ ràng, kích tạo các điểm hướng dẫn đến giáp vùng chọn). Có 2 cách sử dụng công cụ Lasso : - Cách 1 : bấm trái và rê chuột để vẽ trực tiếp vùng chọn. - Cách 2 : bấm giử phím <ALT>, lần lượt kích lên từng điểm hướng dẫn riêng biệt. Một đường nhấp nháy sẽ xuất hiện nối các điểm này lại, tạo thành vùng chọn. Thanh tuỳ chọn của Lasso gồm có : Ngoài các tuỳ chọn đã nêu từ trước như Feather và Anti-aliased, còn có : - Width : Bề rộng của vùng chọn (từ 1-40 pixels). - Frequency (0-100) : xác định tần số xuất hiện của các điểm nút trên vùng chọn. - Edge Contrast (1-100%) : xác định độ nhạy của việc dò tìm biên của công cụ Lasso. Giá trị lớn của nó dùng để dò biên những hình ảnh có độ tương phản cao, giá trị nhỏ cho các độ tương phản nhỏ. Công cụ 2-Phải- Magic wand : Công cụ đũa thần. Kích lên công cụ + kích vào một điểm trên ảnh, công cụ sẽ tự động tạo ra một vùng chọn có màu tương tự. - Để mở rộng vùng chọn hay để chọn nhiều vùng liên tiếp bằng công cụ đũa thần : bấm giữ <Shift> + kích lên từng vùng. Đủa thần có thêm dấu (+). - Để thu nhỏ vùng chọn (loại bớt các giải màu) : bấm giữ <Alt> + kích lên giải màu muốn loại bỏ. Đủa thần có thêm dấu (-). Thanh tuỳ chọn của Magic Wand gồm có : - Tolerance : độ dung sai màu. Giá trị càng lớn vùng chọn càng được mở rộng, mặc định là 32 và tối đa là 255. - Anti-aliased : làm trơn dịu phần biên của vùng chọn. 3
  • 4. - Contiguous : áp dụng cho các vùng chọn liên tục. Kích đổi thành Non-contiguous để áp dụng cho các vùng chọn không liên tục. - Use All Layers : Áp dụng thấu qua nhiều lớp, nếu không chọn thì chỉ có lớp hiện hành mới chịu tác động mà thôi. * Một số tác động lên vùng chọn 1/ Tô vùng chọn với màu nổi : bấm <Alt+Delete>. 2/ Tô vùng chọn với màu nền : bấm <Ctrl+Delete>. 3/ Chọn tất cả hình ảnh : lệnh [Select > All]. 4/ Huỷ bỏ vùng chọn : lệnh [Select > Deselect]. 5/ Chọn trở lại vùng vừa huỷ bỏ : lệnh [Select > Reselect]. 6/ Đảo vùng chọn : lệnh [Select > Inverse]. 7/ Hiện/Ẩn vùng chọn : lệnh [View> Show> Selection Edges]. 8/ Làm mờ phần biên vùng chọn : lệnh [Select > Feather]. 9/ Cộng thêm vùng chọn : bấm giữ <Shift> + tạo vùng chọn mới bằng một công cụ tạo vùng chọn, để cộng thêm vào vùng chọn cũ. Con trỏ có thêm dấu (+). 10/ Trừ bớt một vùng chọn : bấm giữ <Alt> + tạo vùng chọn mới bằng một công cụ tạo vùng chọn, để trừ bớt đi vùng chọn cũ. Con trỏ có thêm dấu (-). 11/ Lấy phần giao giữa hai vùng chọn : bấm giữ <Alt+Shift> + tạo vùng chọn mới bằng một công cụ tạo vùng chọn, để lấy phần giao giữa hai vùng chọn cũ và mới. Con trỏ có thêm dấu (X). 12/ Dời vùng chọn không mang theo nội dung : Kích hoạt một công cụ tạo vùng chọn + trong vùng chọn dùng các phím <mũi tên> trên bàn phím để dời lên, xuống, trái, phải 1 pixel. Hoặc + bấm <Shift> + các phím <Mũi tên> để dời lên, xuống, trái, phải 10 pixel. 13/ Các phép biến đổi hình học trên vùng chọn : chọn lệnh [Select> Transform Selection]. Sau đó bạn có thể : - Co dãn (Scale) + bấm <Shift> để giữ đúng tỷ lệ cũ; - Quay (rotate); - Làm nghiêng (Skew) + bấm giữ <Ctrl>. - Biến dạng (Distort) + bấm giữ <Ctrl>. - Phối cảnh (Perspective) + bấm giữ <Ctrl>. - Kết thúc : bấm <Enter>. 14/ Dời vùng chọn có mang theo nội dung : - Dùng công cụ [Move] 1-Phải, để dời vùng chọn có mang theo nội dung đến một vị trí khác trên ảnh. Khi đó vị trí cũ của vùng chọn sẽ: a/ có màu nền, nếu đang đứng trên nền (Background). b/ trở thành trong suốt, nếu đang đứng trên lớp (Layer). - Để sao chép nội dung vùng chọn, bấm giữ phím <Alt> + dời vùng chọn bằng công cụ [Move]. 4
  • 5. - Ngoài ra bạn cũng có thể dời vùng chọn bằng công cụ [Move] từ ảnh này sang một cửa sổ ảnh khác. 15/ Mở rộng vùng chọn dựa vào màu sắc : a/ Dùng lệnh [Select> Grow] để mở rộng vùng chọn ra các pixel kế cận dựa vào màu sắc tương tự (với sai số Tolerance xác định trong thanh tuỳ chọn Magic Wand). b/ Dùng lệnh [Select> Similar] để mở rộng vùng chọn ra các pixel ở bất cứ đâu trên ảnh dựa vào màu sắc tương tự (với sai số Tolerance xác định trong thanh tuỳ chọn Magic Wand). 16/ Chỉnh sửa vùng chọn : a/ Dùng lệnh [Select> Modify> Border] để tạo thêm một khung (Frame) cho một vùng chọn có sẵn, có bề rộng xác định bởi mục [Width]. b/ Dùng lệnh [Select> Modify> Expand] hay [Select> Modify> Contract] để mở rộng hay thu hẹp một vùng chọn có sẵn, một số pixels theo giá trị được xác định trong [Expand by] và [Contract by]. c/ Dùng lệnh [Select> Modify> Smooth] để làm trơn mịn vùng chọn, hay bo tròn các góc vuông. 17/ Lưu giữ và nạp lại vùng đã chọn Sau khi tạo một vùng chọn mới thì vùng chọn cũ đương bị mất đi. Nếu cần, bạn có thể lưu giữ và nạp lại vùng đã chọn. a/ Để lưu giữ một vùng chọn : - Dùng lệnh [Select> Save Selection] + xác định tên + OK. - Hoặc trong bảng [Channels Palette], kích nút lệnh [Save Selection as Channel] (nút thứ hai ở đáy bảng). Khi đó Photoshop sẽ tạo một kênh mới gọi là kênh Alpha (kênh này dùng để lưu trữ vùng chọn). Kênh Alpha gồm hai vùng : vùng trắng ứng với vùng chọn (Selection area), vùng đen ứng với vùng mặt nạ (masked area). b/ Để nạp lại một vùng chọn : - Dùng lệnh [Select> Load Selection] + xác định tên (thí dụ : Alpha 1) + OK. - Hoặc trong bảng [Channels Palette], chỉ định kênh chứa vùng chọn + kích nút lệnh [Load Channel as Selection] (nút cực trái ở đáy bảng). - Hoặc bấm giữ <Ctrl> + kích lên kênh Alpha muốn nạp trong bảng [Channels Palette]. 5
  • 6. B.- CÁC CÔNG CỤ XÉN & LÁT MỎNG Công cụ 3-Trái- Crop : Công cụ cắt xén, dùng để xén nhỏ một ảnh. Trước hết kích chọn công cụ [Crop] + rê vẽ vùng chọn muốn xén + bấm <Enter> để thực hiện việc xén. Bạn có thể điều chỉnh vùng chọn để xén như sau : - Để dời đi : đặt trỏ bên trong vùng + kích rê đi. - Để định lại vùng chọn, rê một núm của vùng. Để thu nhỏ nó, bấm giữ <Shift> + rê một núm ở góc. - Để xoay vùng chọn, đặt trỏ bên ngoài vùng, con trỏ biến dạng thành mũi tên cong, rê quay. - Để kết thúc việc xén : bấm <Enter>, hoặc kích kép bên trong vùng, hoặc kích nút kiểm trên thanh các tuỳ chọn. - Để huỷ bỏ việc xén : bấm <Esc> hoặc nút huỷ (hình tròn có đường chéo) trên thanh các tuỳ chọn. Công cụ 3-Phải - Slice : Lát mỏng (phần hình chữ nhật của một ảnh được dùng để hiển thị trên Web), có 2 công cụ : [Slice] dùng để tạo, hay [Slice Select] để chỉ định những lát mỏng. * Để tạo một lát mỏng từ công cụ Slice : Chỉ định công cụ + chọn một thiết kế về kiểu dạng trên thanh các tuỳ chọn (Normal để xác định hình có tỷ lệ theo đường rê của bạn; Fixed Aspect Ratio để xác định hình có tỷ lệ do bạn định 2x1, 3x2...; Fixed Size để xác định hình có kích cỡ cố định do bạn chọn theo pixel) + Rê vẽ trên vùng muốn tạo Slice. <Shift+ Rê> để vẽ một hình vuông; <Alt + Rê> để vẽ xuất phát từ tâm; dùng lệnh [View> Snap to] để chỉnh thẳng hàng với một đường dẫn hay một Slice khác. C.- CÁC CÔNG CỤ TÚT SỬA ẢNH Gồm các công cụ Spot Healing Brush (4-T), Clone Stamp (5-T), Eraser (6-T), Blur (7-T), Dodge (7-P). 6
  • 7. Công cụ 4-Trái- Spot Healing Brush - SPOT HEALING BRUSH : Công cụ dùng để xoá nhanh các vết bẩn, trầy trụa trong ảnh. Nó tự động lấy màu mẫu từ các vùng lân cận để tút ảnh. Rất hay. Xem lại kỹ thuật 2. - HEALING BRUSH : Lấy từ một mẫu màu hay một kiểu dáng (Pattern) để tút sữa các lỗi trong một ảnh. - PATCH : chữa lỗi trong một vùng chọn của một ảnh bằng cách lấy mẫu từ một mẫu hay một kiểu dáng của một vùng khác. Trước hết chọn công cụ [Patch-dán] + vẽ một vùng chọn tại nơi có vết bẩn cần dán lấp lên + Chọn [Source] + kéo rê vùng chọn nguồn (có tỳ vết) này đến một vùng đích tốt (không tỳ vết) + thả. Vùng nguồn đã được dán lấp bởi vùng đích. + Nếu bạn chọn [Destination] + kéo rê vùng đích tốt (không tỳ vết) đến một vùng chọn nguồn (có tỳ vết) + thả. - RED EYE : công cụ này dùng để chữa mắt đỏ (chỉ mới có trong Photoshop CS2). Phóng lớn khu vực mắt đỏ + chọn công cụ [Red Eye] + kích vào vùng mắt đỏ là xong. Nếu chưa vừa ý, dùng lệnh [Edit> Undo] để huỷ bỏ, rồi thay đổi các giá trị [Pupil size] và [Darken Amount] trên thanh tuỳ chọn rồi thực hiện lại. Xem lại kỹ thuật 2. Công cụ 5-Trái - Công cụ sao chép một vùng ảnh (Stamp) - CLONE STAMP (vẽ bằng một mẫu của một ảnh) : Công cụ sao chép còn gọi là con dấu cao su. Công cụ này giúp sao chép nhanh các vùng trên cùng một tấm ảnh hoặc từ tấm ảnh này qua 1 tấm ảnh khác khi cả hai cùng được mở ra trên màn hình. + Chọn công cụ sao chép + bấm giữ phím <ALT>. + Kích vào vùng gốc (vùng muốn sao chép đi) + thả <ALT> + nhả chuột + Rê trỏ đến vùng mới (vùng muốn đặt bản sao) + Kích rê vẽ (sao chép) lại trên vùng mới. Bảng tùy chọn gồm có : - Mode : chọn chế độ màu của ảnh được sao chép đến (xem các chế độ trong hộp công cụ BRUSH). - Opacity : độ thấu quang của ảnh được sao chép, gía trị càng lớn, ảnh càng rõ. - Use all Layers : sử dụng cho tất cả các lớp, nghĩa là bạn có thể sao chép từ lớp này qua lớp khác. - Aligned : chọn để có thể sử dụng lại nhiều lần một vùng gốc đã chỉ định, nếu không, bạn phải chỉ định lại vùng gốc mỗi lần muốn sao vẽ lại. * Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút (rộng/hẹp) để sao vẽ. 7
  • 8. - PATTERN STAMP : Trên trình đơn thả của hộp công cụ này còn có công cụ sao chép mẫu tô (Pattern Stamp- vẽ một phần của một ảnh theo một kiểu dáng hay mẫu tô). Bạn có thể chọn mẫu tô từ các mẫu có sẵn hoặc tự tạo lấy. ** Để sử dụng công cụ [Pattern Stamp tool]: 1. Chỉ định công cụ [Pattern Stamp]. . 2. Chọn một loại cọ vẽ và thiết lập các tùy chọn cho nó (mode, opacity, Aligned, Impressionist và flow) trong thanh các tùy chọn. 3. Chỉ định một mẫu tô từ bảng các mẫu tô được thả xuống khi bạn kích mũi tên chọn [Pattern]. 4. Rê vẽ trên ảnh với mẫu tô đã chọn. ** Để sử dụng các mẫu tô có sẵn hay do bạn tạo : 1. Chỉ định một vùng ảnh muốn tạo thành mẫu tô bằng công cụ chọn hình chữ nhật (rectangular marquee tool). 2. Chọn lệnh [Edit> Define Pattern], chương trình sẽ đặt tên theo thứ tư là [Pattern 3, 4, 5] + [OK]. 3. Chỉ định một vùng đích để sao chép xuống đó, bằng công cụ chọn hình chữ nhật (rectangular marquee tool). 4. Chọn lệnh [Edit> Fill]. Hộp thoại [Fill] xuất hiện, điền vào [Use : Pattern] + kích chọn mũi tên xuống ở mục [Custom Pattern] + chọn tên Pattern 3, 4, 5 mà bạn đã tạo ra ở trên (có hình nhỏ). Chú ý : các kiểu mẫu tô có sẵn nằm trong trình đơn thả [Pattern] áp dụng cho các hộp công cụ Paint Bucket, Pattern Stamp, Healing Brush, Patch cùng trong hộp thoại [Layer Style]. Bạn có thể dùng công cụ này để chép một vùng da đẹp trám vào một vùng da bị trầy trụa sần sùi, hay bị mụn. Công cụ 6-Trái- Eraser a- ERASER : Công cụ xoá các pixel và phục hồi các phần của một ảnh về một trạng thái đã lưu trước đó. * Nếu đang làm việc trên nền, công cụ sẽ xoá ảnh thành màu nền. Nếu đang làm việc trên lớp, công cụ sẽ xoá lớp thành trong suốt. * Thanh các tuỳ chọn gồm có : - [Brush] : kích để chọn các loại đầu tẩy. - [Mode] : chọn chế độ tẩy theo kiểu cọ (Brush), kiểu bút chì (Pencil), hay khối (Block). - [Opacity] : chọn 100% để tẩy sạch hoàn toàn, <100% để chỉ tẩy một phần. - [Flow] : chọn tốc độ tẩy (100%). - [Hình cọ phun] : chọn để dùng tẩy như một cọ sơn phun Airbrush. 8
  • 9. - [Erase to History] : chọn để xoá ảnh thành một trạng thái hay một bản chụp trong bảng History Palette. b- BACKGROUND ERASER : Xoá các vùng đã được rê qua thành trong suốt. * Để sử dụng công cụ Background Eraser - Trong bảng [Layers], chọn lớp chứa vùng muốn xoá. - Chỉ định công cụ Background Eraser - Kích lên mẫu cọ Brush trên thanh các tuỳ chọn, và thiết lập các tuỳ chọn về : Diameter (đường kính), Hardness (độ cứng/mềm của cọ), Spacing (khoảng trống giữa 2 cọ), Angle (góc xoay của cọ), và Roundness (tròn góc). Nếu dùng thanh tẩy, bạn có thể điền thêm vào kích cỡ (Size) và độ dung sai (Tolerance). Chọn [Tolerance] là Pen Pressure để dựa trên biến đổi của lực nén cây bút; hoặc là Stylus Wheel để dựa trên biến đổi của lực xoay đầu bút. Chọn [Off] để không tạo biến đổi. * Thanh tuỳ chọn công cụ - Chọn [Limits] là Discontiguous để xóa màu mẫu bất cứ đâu mà nó xuất hiện; Contiguous để xoá những vùng chứa màu mẫu và nằm kế cận nhau; và Find Edges để xoá những vùng chứa màu mẫu nối kết nhau trong khi vẫn bảo toàn độ sắc nét của những đường biên. - [Tolerance]-dung sai : nhập vào một giá trị hay rê nút trượt. Một dung sai thấp giới hạn việc xoá trên các vùng có màu mẫu rất giống nhau. Dung sai lớn xoá đi dãy lớn các màu. - [Protect Foreground Color] : Chọn bảo vệ màu nổi để ngăn việc xoá các vùng có màu phù hợp với màu nổi trong hộp công cụ. - [Sampling] : Chọn Continuous để lấy mẫu màu liên tục trong khi rê; Once để chỉ xoá các vùng chứa màu mà bạn đã kích chọn đầu tiên; Background Swatch để chỉ xoá các vùng chứa màu nền hiện hành. Cuối cùng là rê chuột trên vùng cần xoá. c- MAGIC ERASER : Xoá các vùng màu đặc thành trong suốt, bằng chỉ một kích đơn. Khi bạn kích trong một lớp bằng công cụ [Magic Eraser], nó sẽ tự động thay thế tất cả các pixel có màu giống nhau. Nếu bạn đang làm việc trên một nền hay trên một lớp bị khoá vùng trong suốt, các pixel này sẽ biến đổi thành màu nền; nếu ở trên lớp, chúng sẽ trở thành trong suốt. * Thanh tuỳ chọn công cụ Cũng gồm các tuỳ chọn như 2 công cụ xoá ở trên : Tolerance, Anti-aliased, Contiguous, Use All Layers, Opacity. Cuối cùng là kích lên một phần của lớp mà bạn muốn xoá. Công cụ 7-Trái- CÔNG CỤ MỜ/SẮC/NHÒE (Blur, Sharpen, Smudge) - BLUR : Công cụ làm mờ (dịu) đi các cạnh cứng (sắc nhọn) trong một ảnh. 9
  • 10. Bảng tùy chọn gồm có : + Normal : làm mờ bằng cách làm nhòe đều tất cả các điểm, không kể sáng tối và màu sắc. + Darken : làm mờ bằng cách làm nhòe các điểm sậm màu. + Lighten : làm mờ bằng cách làm nhòe các điểm sáng. + Hue : làm mờ bằng cách hòa trộn sắc độ của các điểm ảnh kề cận nhau. + Saturation :làm mờ bằng cách hòa trộn cường độ màu của các điểm ảnh kề cận nhau. + Color : làm mờ bằng cách làm các điểm màu kề cận loang vào nhau. + Luminosity : tạo nên một hiệu ứng làm mờ quang học, như được lọc bởi một tấm kính có chiết suất khác nhau. + Pressure : giá trị càng lớn, công cụ làm mờ càng mạnh. + Use All Layers : áp dụng việc làm mờ cho tất cả các lớp. * Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút thích hợp (rộng/hẹp) để thực hiện. - SHARPEN : Công cụ làm cho sắc nét hơn cho các cạnh mềm (mờ nhạt) trong một ảnh. Bảng tùy chọn giống như trong BLUR, nhưng tính chất là làm sắc nét hơn (chứ không làm mờ hơn như Blur). - SMUDGE : Làm nhoè các dữ liệu trong một ảnh. Bảng tùy chọn giống như trong BLUR, nhưng tính chất là làm nhòe đi (chứ không làm mờ như Blur). + Ngoài ra còn có thêm [Finger Painting] trong đó, công cụ nhòe trở thành cây bút vẽ nhòe bằng đầu ngón tay. Phần nhòe trước có màu nổi (Foreground) sau nhòe dần đi và hòa lẫn với các màu phía dưới của ảnh. Công cụ 7-Phải- Công cụ Sáng- Tối- Sắc độ (Dodge, Burn, Sponge) - DODGE : Công cụ làm sáng các vùng trong một ảnh. Bảng tùy chọn gồm có : + Shadows : làm sáng hơn các vùng bị tối. + Midtones : làm tăng độ sáng đều cho mọi vùng. + Highlight : làm tăng độ sáng cho các vùng sáng. + Exposure : càng lớn, tác dụng làm sáng càng mạnh. * Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút (rộng/hẹp) để làm sáng. - BURN : làm tối các vùng trong một ảnh. Bảng tùy chọn gồm có : + Shadows : làm tối hơn các vùng bị tối. + Midtones : làm tăng độ tối đều cho mọi vùng. + Highlight : làm tăng độ tối cho các vùng sáng. + Exposure : càng lớn, tác dụng làm tối càng mạnh. 10
  • 11. * Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút (rộng/hẹp) để làm tối. - SPONGE : thay đổi độ bảo hoà màu trong một vùng, làm cho vùng được rê qua trở nên rực rỡ hơn, hoặc u tối hơn. Bảng tùy chọn gồm có : + Saturate : làm tăng sắc độ. + Desaturate : làm giảm sắc độ. + Pressure : càng lớn, hiệu quả công cụ càng mạnh. * Kết hợp với bảng [Brushes] : chọn kiểu đầu bút (rộng/hẹp) hay loại viền sắt/ viền xốp để thực hiện. d.- CÁC CÔNG CỤ SƠN (PAINT) Các công cụ sơn được Photoshop bố trí gồm Brush, History Brush, Gradient. Công cụ 4-Phải- BRUSH - COLOR REPLACEMENT : Công cụ thay thế một màu chỉ định bằng màu mới (màu nổi Foreground). 1/ Kích chọn công cụ [Color Replacement]. 2/ Chọn kiểu và độ lớn cọ vẽ trên mục [Brush] của thanh các tuỳ chọn. Chọn [Mode] nên là Color. 3/ Tuỳ chọn mẫu [Sampling], gồm có : [Continuous] : rê vẽ màu mẫu liên tục); [Once] : thay thế bằng màu đích chỉ trên những vùng chứa màu mà bạn đã kích chỉ định đầu tiên; [Background Swatch] thay thế chỉ trên những vùng chứa màu nền hiện hành. 4/ [Limits] : Chọn [Discontiguous] để thay thế màu mẫu vào vị trí ở dưới điểm trỏ; [Contiguous] để thay thế màu kế cận với màu nằm ngay dưới điểm trỏ; [Find Edges] để liên kết các vùng chứa màu mẫu trong khi vẫn bảo toàn tốt độ sắc nét của các đường biên. 5/ [Tolerance] : Nhập giá trị phần trăm (từ 0 đến 255) hoặc rê nút trượt để xác định độ dung sai. Giá trị thấp sẽ làm thay thế các màu tương đương với điểm ảnh bạn đã kích lên; giá trị cao hơn sẽ thay thế một dãy lớn các màu. 11
  • 12. 6/ [Anti-aliased] chọn để làm trơn nhẵn các đường biên giữa các vùng được chỉnh sửa. 7/ Chọn màu nổi muốn thay thế. 8/ Kích màu này lên ảnh, nơi bạn muốn thay đổi màu + Rê trên vùng này. - PENCIL : Vẽ bằng các đường nét đậm. - BRUSH : Công cụ cọ vẽ, vẽ các đường nét như của một cây cọ vẽ. Kiểu và hình dáng đầu bút, áp lực nặng nhẹ khi vẽ, được chọn từ thanh các tuỳ chọn (Options Bar, phía trên ảnh). * Để sử dụng công cụ [Brush] hoặc [Pencil] : Hai công cụ này sơn màu nổi hiện hành lên ảnh. [Brush] tạo các đường nét màu mềm dịu, trong khi [Pencil] tạo các đường nét cứng rắn hơn. 1/ Chỉ định một màu nổi. 2/ Chọn công cụ muốn dùng, [Brush] hay [Pencil]. 3/ Thiết lập các tuỳ chọn trên thanh các tuỳ chọn [Options] : - Chọn một kiểu cọ vẽ từ hộp thoại [Brush Presets picker], và thiết lập các tuỳ chọn cho cọ. - Chọn một chế độ pha trộn từ trình đơn thả [Mode] (xem mục các Mode ở cuối đoạn này). - Chỉ định độ thấu quang bằng rê nút trượt [Opacity]. Độ này xác định lượng sơn phủ lên trên mỗi nét. * Đối với công cụ [Brush], xác định tốc độ sơn bằng rê nút trượt [Flow]. Nếu muốn chọn cọ phun, hãy kích nút [Airbrush]. * Đối với công cụ [Pencil], chỉ định [Auto Erase] để sơn màu nền cho những vùng chứa màu nổi. 4/ Rê con trỏ chuột trong ảnh để sơn. - Để tạo một đường thẳng : kích điểm đầu + bấm giữ <Shift> + kích điểm cuối. - Khi dùng công cụ [Brush] như một cọ phun [AirBrush], bấm giữ nút chuột (không cần rê) để tạo màu. Công cụ 5-Phải- History Brush - HISTORY BRUSH : Công cụ vẽ một bản sao của một trạng thái đã được chỉ định hoặc một snapshot (bản chụp nhanh) vào trong cửa sổ ảnh hiện hành. Để phục hồi một phần của ảnh về một phiên bản đã lưu trước đó. Thực hiện một trong các cách sau : - Dùng công cụ [History Brush] để vẽ bằng một trạng thái đã được chỉ định hoặc một bản chụp trên bảng [History palette]. - Dùng công cụ [Eraser] với tuỳ chọn [Erase To History]. - Chỉ định vùng muốn khôi khục và chọn lệnh [Edit > Fill]. Ở mục [Use], chọn History + OK. 12
  • 13. - ART HISTORY BRUSH giúp bạn vẽ với các đường nét có kiểu dáng mô phỏng các kiểu dáng khác bằng một trạng thái đã được chỉ định hoặc một bản chụp (snapshot). Khác với [History Brush], vẽ bằng việc tái tạo các dữ liệu nguồn xác định, công cụ [Art History Brush tool] sử dụng các dữ liệu dựa trên các tuỳ chọn mà bạn đã thiết lập để tạo ra các màu và các kiểu nghệ thuật khác. Công cụ 6-Phải- Gradient - PAINT BUCKET : Công cụ tô màu tương tự trên các vùng (bằng kích các pixels lên đó), theo màu mặt nổi. * Để sử dụng công cụ [Paint Bucket] - Chọn màu nổi. - Chỉ định công cụ [Paint Bucket]. - Xác định việc tô lên vùng chọn bằng màu nổi hay bằng một kiểu dạng (Pattern). - Chọn một chế độ pha trộn từ trình đơn thả [Mode] (xem mục các Mode ở cuối đoạn này). - [Tolerance] : Độ dung sai xác định một điểm ảnh (pixel) có màu tương tự như thế nào để tô đầy. Nhập giá trị phần trăm (từ 0 đến 255) hoặc rê nút trượt để xác định 13
  • 14. độ dung sai. Giá trị thấp sẽ làm thay thế các màu tương đương với điểm ảnh bạn đã kích lên; giá trị cao hơn sẽ thay thế một dãy lớn các màu. - [Anti-aliased] chọn để làm trơn nhẵn các đường biên giữa các vùng được chỉnh sửa. - Để chỉ tô lên các điểm ảnh kế cận với điểm mà bạn đã kích, chọn Contiguous. Nếu không, tất cả các điểm ảnh tương tự sẽ đều được tô đầy. - Để tô các pixels cơ sở trên các dữ liệu màu pha trộn từ tất cả các lớp thấy được, chỉ định [All Layers]. - Kích lên phần ảnh bạn muốn tô. Tất cả các điểm ảnh bên trong độ dung sai xác định, sẽ được tô đầy với màu nổi hay Pattern. - GRADIENT TOOL : Tạo một kiểu hoà trộn (tô màu chuyển sắc từ màu này đến màu kia), giữa hai hay nhiều màu theo kiểu tuyến tính (Linear), toả tròn (Radial), theo góc (Angle), phản chiếu (Reflected), hoặc dạng kim cương (Diamond). * A.- Để tạo một tô màu chuyển sắc trơn liền (Smooth Gradient) 1/ - Chỉ định công cụ [Gradient]. 2/ - Hiển thị hộp thoại [ Gradient Editor] : kích bên trong mẫu Gradient trong thanh các tuỳ chọn. - Để dựa trên một Gradient có sẵn, chỉ định một mẫu Gradient trong khung [Presets]. - Chọn [Solid] từ mục [Gradient Type]. 3/ Để xác định màu khởi đầu của Gradient, kích nút dừng màu ở dưới-trái thanh Gradient. Tam giác phía trên nút dừng (Stop) trở thành đen cho biết màu khởi đầu đang được chỉnh sửa. 4/ Để chọn một màu, thực hiện một trong các cách sau : - Kích kép nút dừng màu, hoặc kích lên ô [Color] trong khung [Stops] của hộp thoại. Chọn lấy một màu + [OK]. - Chọn một tuỳ chọn từ trình đơn thả [Color] trong khung [Stops] của hộp thoại. - Đặt con trỏ trên thanh Gradient (trỏ trở thành que nhỏ mắt eyedropper + kích để lấy mẫu một màu, hoặc kích lên bất cứ đâu trong ảnh để lấy mẫu một màu từ ảnh. 5/ Để xác định màu cuối của Gradient, kích nút dừng màu ở dưới-phải thanh Gradient + chọn một màu. 6/ Để chỉnh đúng vị trí điểm đầu và điểm cuối, thực hiện một trong các cách sau : - Rê nút dừng màu tương ứng trái, phải đến đúng vị trí theo ý. - Kích nút dừng màu tương ứng + nhập vào một gía trị ở ô [Location] bên trong khung [Stops]. Giá trị 0% cho điểm cực trái và 100% cho điểm cực phải của thanh Gradient. 14
  • 15. 7/ Để chỉnh đúng vị trí điểm giữa (nơi Gradient hiển thị một giá trị pha trộn chẵn chòi giữa các màu đầu, cuối) : rê nút hình thoi phía dưới thanh Gradient sang trái hay phải, hoặc kích lên nút hình thoi + nhập vào một giá trị ở ô [Location]. 8/ Để thêm các màu trung gian cho một Gradient, kích phía dưới thanh Gradient để định nghĩa một nút dừng màu mới khác. Sau đó thực hiện các điều chỉnh y như tại các nút dừng màu ở đầu, cuối. 9/ Để xóa nút dừng màu đang soạn thảo, kích [Delete]. 10/ Để thiết lập độ chuyển màu trơn liền cho toàn Gradient, nhập vào một giá trị trong hộp văn bản [smoothness], hoặc rê nút trượt ở khung [smoothness]. 11/ Nếu cần hãy thiết lập các giá trị trong suốt (thấu quang- Opacity) cho Gradient. 12/ Nhập vào một tên cho Gradient mới này. 13/ Để lưu giữ nó như một Gradient có sẵn (Preset), kích [New]. Chú ý : Các thiết kế mới đều được lưu trong tập tin Preferences. Nếu bạn xóa nó hoặc dùng lệnh [Reset] để thiết lập lại các thiết kế theo kiểu mặc định, các thiết kế mới này sẽ bị mất. Để lưu giữ thường xuyên chúng, hãy lưu chúng trong các thư viện (Library). * B.- Để tạo một tô màu chuyển sắc không trơn liền Một tô màu chuyển sắc không trơn liền hay một Gradient nhiễm sắc (noise gradient), là một Gradient chứa các màu được phân bố đột xuất bên trong dãy màu do bạn xác định. 1/ - Chỉ định công cụ [Gradient]. 2/ - Hiển thị hộp thoại [ Gradient Editor] : kích bên trong mẫu Gradient trong thanh các tuỳ chọn. - Để dựa trên một Gradient có sẵn, chỉ định một mẫu Gradient trong khung [Presets]. - Chọn [Noise] từ mục [Gradient Type]. 3/ Để thiết lập độ chuyển màu gồ ghề cho toàn Gradient, nhập vào một giá trị trong hộp văn bản [Roughness], hoặc rê nút trượt ở khung [Roughness]. 4/ Để định nghĩa một kiểu mẫu màu, hãy chọn nó từ danh sách [Color Model]. 5/ Để điều chỉnh dãy màu, hãy rê các nút trượt (phải chọn các giá trị khả chấp nhận). Thí dụ, nếu chọn kiểu HSB, bạn phải hạn chế Gradient với HUE (xanh-lam Blue-Green), Saturation (độ bảo hòa cao-High), và độ sáng Brightness (trung bình- medium). 6/ Thiết lập các hạn chế màu và thêm độ thấu quang. 7/ Để ngẫu nhiên hóa một Gradient cho phù hợp với các thiết kế, kích nút [Randomize] cho đến khi bạn tìm thấy thiết kế như ý. 8/ Nhập vào một tên cho Gradient mới này. Để lưu giữ nó như một Gradient có sẵn (preset), kích [New]. 15
  • 16. ** CÁC CHẾ ĐỘ PHA TRỘN (blending Mode) trong BRUSH và trong các CÔNG CỤ TÔ VẼ KHÁC * Nhắc lại : · Màu cơ bản là màu gốc của một ảnh. · Màu pha trộn là màu được áp dụng vào ảnh bằng các công cụ vẽ hay soạn thảo. · Màu kết quả là màu cuối cùng của ảnh sau khi đã hòa trộn. * Để chỉ định một màu trộn từ một công cụ tô vẽ : Chọn trình đơn thả [Mode] trong thanh các tùy chọn [Options bar]. Normal Soạn thảo hoặc vẽ mỗi điểm ảnh (pixel) để tạo thành màu kết quả. Đây là chế độ mặc định. Chế độ Normal được gọi là Threshold khi bạn làm việc với một ảnh bitmap hoặc có màu được chỉ mục. Dissolve Soạn thảo hoặc vẽ mỗi điểm ảnh (pixel) để tạo thành màu kết quả. Tuy nhiên màu kết quả (lấm tấm, đổ hột) là một thay thế ngẫu nhiên các pixel bằng màu cơ bản hay màu pha trộn, tùy vào độ thấu quang tại một vị trí pixel. Behind Soạn thảo hoặc vẽ chỉ trên phần trong suốt của một lớp. Chế độ này chỉ áp dụng trong các lớp khi đã hủy-chỉ-định mục [Lock Transparency] và tương đương với sự vẽ trên mặt sau của các vùng trong suốt của một miếng Axêtat (acetate). Clear Soạn thảo hoặc vẽ từng pixel và biến nó thành trong suốt. Chế độ này khả dụng trong các công cụ Line tool (khi vùng tô được chỉ định), Paint Bucket tool, Brush tool, Pencil tool, và các lệnh [Fill], [Stroke]. Để dùng chế độ này, bạn phải ở trong một lớp đã hủy-chỉ-định mục [Lock Transparency]. Darken Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và chỉ định màu cơ bản hoặc màu pha trộn - bất cứ màu gì tối hơn- đều được dùng như một màu kết quả. Các pixel có màu nhạt hơn màu pha trộn đều được thay thế, và các pixel có màu sậm hơn màu pha trộn thì không thay đổi. Multiply Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và nhân màu cơ bản với màu pha trộn. Màu kết quả thường có màu sậm hơn. Nhân bất cứ màu nào với màu đen sẽ tạo ra màu đen. Nhân bất cứ màu nào với màu tờ giấy, màu đó sẽ không thay đổi. Khi bạn vẽ 16
  • 17. bằng một màu khác với đen và trắng, và gõ nhiều lần một công cụ vẽ, sẽ tạo ra một màu càng sậm hơn. Color Burn Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và làm tối đi màu cơ bản để phản ánh màu pha trộn bằng tăng cường độ tương phản. Pha trộn với màu trắng sẽ không làm thay đổi gì cả. Linear Burn Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và làm tối đi màu cơ bản để phản ánh màu pha trộn bằng giảm đi cường độ sáng. Pha trộn với màu trắng sẽ không làm thay đổi gì cả. Lighten Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và chỉ định màu cơ bản hoặc màu pha trộn - bất cứ màu gì sáng hơn- đều được dùng như một màu kết quả. Các pixel có màu sậm hơn màu pha trộn đều được thay thế, và các pixel có màu nhạt hơn màu pha trộn thì không thay đổi. Screen Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và nhân với màu nghịch đảo của màu cơ bản và màu pha trộn. Màu kết quả thường có màu sáng hơn. Màn hình trộn với màu đen sẽ không làm đổi màu, màn hình trộn với màu trắng sẽ cho ra màu trắng. Hiệu ứng cũng giống như trực chiếu nhiều tờ ảnh chiếu xếp chồng lên nhau. Color Dodge Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và làm sáng đi màu cơ bản để phản ánh màu pha trộn bằng giảm đi độ tương phản. Pha trộn với màu trắng sẽ không làm thay đổi màu. Linear Dodge Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và làm sáng đi màu cơ bản để phản ánh màu pha trộn bằng tăng thêm độ sáng. Pha trộn với màu đen sẽ không làm thay đổi màu. Overlay Nhân màu hoặc màn hình hóa các màu dựa trên màu cơ bản. Các mẫu tô hay các màu sẽ nằm phủ lên các pixel đã có, nhưng vẫn giữ độ sáng và tối của màu cơ bản. Màu cơ bản không bị thay thế nhưng được trộn với màu pha trộn để phản ánh độ sáng và tối của màu cơ bản. 17
  • 18. Soft Light Làm sáng đi hay tối đi các màu tùy vào màu pha trộn. Hiệu ứng cũng giống như chiếu sáng một điểm sáng tản mạn trên một ảnh. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) sáng hơn 50% xám, ảnh sẽ được sáng hơn như khi dùng công cụ Dodge. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, ảnh sẽ bị tối đi như khi dùng công cụ Burn. - Việc vẽ bằng màu đen tuyền hay trắng tinh sẽ tạo ra các vùng có màu đen hay trắng riêng biệt chứ không còn là tinh tuyền nữa. Hard Light Nhân màu hoặc màn hình hóa các màu dựa trên màu pha trộn. Hiệu ứng cũng giống như chiếu sáng một điểm sáng thô ráp trên một ảnh. - Nếu màu pha trộn sáng (từ nguồn sáng) hơn 50% xám, ảnh sẽ được sáng hơn như khi dùng công cụ Screen. Cách này hữu ích để thêm độ sáng mạnh vào một ảnh. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, ảnh sẽ bị tối đi như khi dùng công cụ Multiply. Cách này hữu ích để thêm độ tối cho một ảnh. - Việc vẽ bằng màu đen tuyền hay trắng tinh sẽ tạo ra các vùng có màu đen tuyền hay trắng tinh. Vivid Light Làm tối đi (Burn) hoặc làm sáng (Dodge) các màu bằng tăng hay giảm độ tương phản, dựa trên màu pha trộn. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) sáng hơn 50% xám, ảnh sẽ được sáng hơn bằng giảm đi độ tương phản. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, ảnh sẽ bị tối đi bằng tăng thêm độ tương phản. Linear Light Làm tối đi (Burn) hoặc làm sáng (Dodge) các màu bằng tăng hay giảm độ sáng, dựa trên màu pha trộn. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) sáng hơn 50% xám, ảnh sẽ được sáng hơn bằng tăng thêm độ sáng. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, ảnh sẽ bị tối đi bằng giảm đi độ sáng. Pin Light Thay thế các màu dựa trên màu pha trộn. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) sáng hơn 50% xám, các pixel có màu tối hơn màu pha trộn, sẽ bị thay thế, các pixel có màu sáng hơn màu pha trộn, sẽ không thay đổi. 18
  • 19. - Nếu màu pha trộn (từ nguồn sáng) tối hơn 50% xám, các pixel có màu sáng hơn màu pha trộn, sẽ bị thay thế, các pixel có màu tối hơn màu pha trộn, sẽ không thay đổi. Cách này rất hữu ích trong việc bổ sung các hiệu ứng đặc biệt cho một ảnh. Difference Xem thông tin về màu trong mỗi kênh và trừ đi hoặc màu pha trộn từ màu cơ bản, hoặc màu cơ bản từ màu pha trộn, tùy vào màu nào có giá trị độ sáng lớn hơn. Pha trộn với màu trắng sẽ làm nghịch đảo các giá trị của màu cơ bản; pha trộn với màu đen sẽ không làm đổi màu. Exclusion Tạo một hiệu ứng tương tự với chế độ [Difference], nhưng có độ tương phản thấp hơn. Pha trộn với màu trắng sẽ làm nghịch đảo các giá trị của màu cơ bản; pha trộn với màu đen sẽ không làm đổi màu. Hue Tạo một màu kết quả bằng độ chói sáng và độ bảo hòa của màu cơ bản và sắc thái Hue của màu pha trộn. Saturation Tạo một màu kết quả bằng độ chói sáng và sắc thái [Hue] của màu cơ bản và độ bảo hòa của màu pha trộn. Vẽ bằng chế độ này và trong một vùng không độ bảo hoà (xám) sẽ không làm đổi màu. Color Tạo một màu kết quả bằng độ chói sáng của màu cơ bản, và sắc thái [Hue] và độ bảo hòa của màu pha trộn. Điều này bảo quản các mức độ xám trong một ảnh, hữu ích cho việc tô màu các ảnh đơn sắc, và cho việc nhuộm các ảnh màu. Luminosity Tạo một màu kết quả bằng sắc thái Hue và độ bảo hòa của màu cơ bản, và độ chói sáng của màu pha trộn. Chế độ này tạo một hiệu ứng nghịch đảo với chế độ [Color]. GHI CHÚ : Các chế độ tô màu nêu trên được áp dụng khi ta cần tô thêm màu cho một ảnh có màu sắc kém (ảnh cũ, phai màu, ảnh kém từ cách quét ảnh Scanner không chuyên), hoặc tô màu cho một ảnh trắng đen. Ví dụ như : - Tô màu cho ảnh trắng đen : dùng chế độ [Color]. - Tô màu sáng vào một vùng tối : dùng chế độ [Hard Light] hoặc [Lighten]. - Tô màu tối vào một vùng sáng : dùng chế độ [Soft Light] hoặc [Darken]. - Tô màu sáng vào một vùng sáng : dùng chế độ [Color Burn]. - Tô màu tối vào một vùng tối : dùng chế độ [Color Dodge]. 19
  • 20. e.- CÁC CÔNG CỤ VẼ & VIẾT Công cụ 8-Trái- Path Selection : Công cụ chỉ định các đường dẫn theo hình dạng hay theo đoạn, có hiển thị các điểm neo, các đường và các điểm có định hướng. Công cụ trong nhóm là Direct Selection, dùng để chỉ định các đường dẫn có hình cong. * Để chỉ định một đường dẫn (path) Việc chỉ định một bộ phận (component) hay một đoạn (segment) đường dẫn (Path) sẽ làm hiển thị tất cả các điểm neo trên phần chỉ định đó, gồm cả các đường định hướng (tiếp tuyến) và các điểm định hướng nếu đoạn chỉ định là một đoạn cong. Các điểm định hướng (direction point) xuất hiện như các vòng tròn đầy, các điểm neo (anchor point) đã được chỉ định hiển thị như các hình vuông đầy, và các điểm neo không được chỉ định như các hình vuông rỗng. - Để chỉ định một bộ phận đường dẫn (bao gồm một hình dạng-shape trong một lớp hình dạng), kích chọn công cụ [Path Selection]+ kích bất cứ đâu bên trong bộ phận. Nếu một đường dẫn gồm nhiều bộ phận, chỉ bộ phận nằm dưới điểm trỏ mới được chỉ định. - Để hiển thị hộp bao đường dẫn chỉ định, kích chọn [Show Bounding Box] trên thanh các tùy chọn. - Để chỉ định một đoạn đường dẫn, chọn [Direct Selection tool] + kích lên một trong các điểm neo của đọan, hoặc rê vẽ một vùng chọn trên phần của đoạn. - Để chỉ định bổ sung thêm các bộ phận hay các đoạn đường dẫn, chọn công cụ [Path Selection] hay [Direct Selection] + bấm giữ <Shift> + chỉ định bổ sung. - Khi công cụ [Direct Selection] được chọn, bạn có thể chỉ định trọn hay một bộ phận đường dẫn, bằng <Alt + kích chuột> bên trong đường dẫn. - Để kích hoạt công cụ [Direct Selection] khi hầu hết các công cụ khác đã bị chọn, hãy đặt điểm trỏ trên điểm neo + bấm <Ctrl>. Ghi chú : Công cụ [Path Selection] hay [Direct Selection] chỉ dùng để chỉ định các đường dẫn, để vẽ các đường dẫn hãy dùng các công cụ của các nhóm [Pen] và [Rectangle]. 20
  • 21. Công cụ 8-PHẢI- TYPE - TYPE : Công cụ tạo chữ trên một ảnh, theo hàng ngang (Horizontal) hoặc theo cột dọc (Vertical), đồng thời tạo thêm một lớp mới riêng cho nó. Khi chọn công cụ này, thanh các tuỳ chọn phía trên ảnh sẽ hiển thị các thuộc tính văn bản để bạn xác định (Font, kích cỡ, gióng hàng...). - Kích lên một ảnh bằng công cụ [Type] sẽ tạo ra một chế độ soạn thảo văn bản. Thanh các tuỳ chọn khi đó sẽ hiện hai nút cam kết [Commit] và hủy bỏ [Cancel]. - Để soạn thảo văn bản trong một lớp văn bản, bạn có thể chèn thêm văn bản mới, thay đổi văn bản hiện có hoặc xóa đi, như sau : 1. Chỉ định công cụ [Horizontal Type] hay [Vertical Type]. 2. Chỉ định lớp văn bản trên bảng [Layers], hoặc kích lên giòng văn bản để tự động chỉ định lớp này. 3. Đặt điểm chèn trên văn bản và : - Kích để thiết lập điểm chèn, - Chỉ định một hay nhiều ký tự muốn soạn thảo, - Gõ nhập văn bản theo ý, - Thực hiện các thay đổi cho lớp văn bản. - TYPE MASK : Tạo một vùng chọn (mặt nạ) trong khuôn dạng của chữ, theo hàng hoặc cột, nhưng không tạo thêm một lớp mới. Công cụ 9-Trái- Pen : Công cụ cây viết [Pen] giúp bạn vẽ các đường dẫn thẳng hoặc cong. Bạn có thể dùng công cụ [Pen] phối hợp với các công cụ hình dạng [Shape] để tạo ra các hình dạng phức tạp hơn. * Để vẽ bằng công cụ [Pen] 1. Chỉ định công cụ [Pen]. 2. Thiết lập các tùy chọn sau : - Để thêm hoặc xóa một điểm neo khi kích lên một đọan, chọn [Auto Add/Delete] trên thanh các tùy chọn. - Để xem trước các đoạn đường dẫn ngay lúc bạn vẽ, kích lên mũi tên đảo kế bên các nút hình dạng trên thanh các tùy chọn và chỉ định [Rubber Band]. - Đặt con trỏ viết tại nơi bạn muốn bắt đầu vẽ + kích để xác định điểm neo đầu tiên. - Kích hoặc rê để thiết lập các điểm neo cho các đoạn bổ sung. - Để hoàn tất một đường dẫn : + Để kết thúc một đường dẫn mở, bấm <Ctrl + kích> từ đường dẫn. + Để đóng lại một đường dẫn, đặt con trỏ viết tại điểm neo đầu tiên. Một kính lúp nhỏ xuất hiện kế bên đầu viết khi nó được đặt đúng chỗ + kích để đóng lại đường dẫn. 21
  • 22. - Tạo một đường dẫn mới trong bảng [Paths] trước khi bạn bắt đầu vẽ để tự động lưu giữ đường dẫn đang làm việc (work path) như là một tên đường dẫn. Công cụ 9-Phải- Rectangle Công cụ tạo các hình dạng như hình chữ nhật (Rectangle), hình chữ nhật góc tròn (Rounded Rectangle), hình bầu dục (Ellipse), hình đa giác (Polygone), đường thẳng (Line), hoặc một hình dạng tự tạo của bạn (Custom Shape). Tất cả đều có màu của mặt nổi. f.- CÁC CÔNG CỤ GHI CHÚ, ĐO LƢỜNG & ĐIỀU HƢỚNG (Annotation, measuring, Navigation) Công cụ 10-Trái- Notes - Notes : Công cụ tạo một ghi chú. Bạn có thể sử dụng các lệnh cơ bản để tạo một tài liệu văn bản như Undo, Cut, Copy, Paste, và Select All. Kích phải lên một vùng để hiện trình đơn thả từ đó thực hiện công việc ghi chú của bạn. 1. Chỉ định công cụ ghi chú [Notes]. 2. Trên thanh các tùy chọn, điền vào các chi tiết, nếu cần : Author- tên tác giả, Size- kích cỡ bản ghi chú; Color- chỉ định màu cho biểu tượng hay thanh tiêu đề. 3. Kích đặt trỏ tại nơi bạn muốn gõ nhập văn bản, hoặc rê để tạo một cửa sổ có kích cỡ theo ý. 4. Kích bên trong cửa sổ và gõ nhập văn bản. 5. Để đóng lại ghi chú như một biểu tượng, kích nút đóng [Close]. - Audio Annotation : ghi chú có âm nghe được. Công cụ 10-Phải- Eyedropper - Eyedropper (que nhỏ mắt) : Công cụ lấy một mẫu màu trong ảnh hay bất cứ đâu trên màn hình và biến nó thành một màu nổi hay màu nền, để dùng về sau. * Để chọn một màu nổi/nền bằng công cụ [Eyedropper] 1. Chỉ định công cụ [Eyedropper]. 22
  • 23. 2. Để thay đổi kích cỡ que lấy mẫu màu, chọn một tùy chọn từ trình đơn [Sample Size] : Point Sample (giá trị pixel cụ thể mà bạn đã kích chọn); 3 by 3 Average hoặc 5 by 5 Average (xác định giá trị trung bình các pixel trong vùng chọn). 3. Để chọn một màu nổi, kích một điểm bên trong ảnh, hay kích giữ trỏ bên trong ảnh + rê, hộp chọn màu nổi sẽ thay đổi khi bạn rê + đến điểm ảnh màu muốn chọn làm màu nổi + thả. 4. Để chọn một màu nền, <Alt + kích> một điểm bên trong ảnh, hoặc bấm giữ <Alt> + kích giữ trỏ bên trong ảnh + rê, hộp chọn màu nền sẽ thay đổi khi bạn rê + đến điểm ảnh màu muốn chọn làm màu nền + thả. Để sử dụng công cụ [Eyedropper] tạm thời trong khi vẫn sử dụng một công cụ sơn khác, hãy bấm và giữ phím <Alt>. * Để chỉnh sửa các màu bằng các que nhỏ mắt [eyedroppers], trong hộp thoại [Levels] hay [Curves] Đồng nhất hóa một vùng sáng, trung bình hay tối để trở nên màu xám trung tính. Tùy vào ảnh và kết quả bạn muốn, bạn có thể chỉ cần đồng nhất hóa một vùng mà thôi. - Sử dụng bộ lấy mẫu màu [Color sampler] để đánh dấu một vùng trung tính hầu sau đó bạn có thể kích lên đó bằng một que nhỏ mắt [Eyedropper]. - Dùng lệnh [Image > Adjustments] + chọn [ Levels] hay [Curves] để mở hộp thoại [Levels] hay [Curves]. Bạn cũng có thể dùng lệnh [Layer> Adjustments] để mở chúng trong lớp. - Kích kép công cụ [Set Black Point Eyedropper], [Set Gray Point Eyedropper] hay [Set White Point Eyedropper]. Dùng hộp thoại [Adobe Color Picker] để xác định một màu đích trung tính. - Nếu bạn đang làm việc trong chế độ màu RGB, hãy nhập cùng giá trị cho R, G, và B để xác định một màu trung tính (neutral color). Màu trung tính phải gần sát với các giá trị của mẫu màu. - Với que nhỏ mắt đích, kích vào vùng trung tính mà bạn đã nhận dạng trước đây. Thực hiện tương tự với vùng tối và vùng sáng. - Kích [OK]. - COLOR SAMPLER: Công cụ lấy mẫu màu, dùng để xác định công thức màu của những điểm cần kiểm tra. Kích lên điểm cần xác định, một dấu hiệu sẽ được ghi lên ảnh, và công thức màu sẽ xuất hiện trong bảng [Info]. Bạn có thể xác định cùng lúc 4 điểm ảnh. Để huỷ các điểm này, dùng công cụ + bấm <Alt> + kích lên điểm. - MEASURE : đo các khoảng cách, các vị trí và các góc. Hiện kết quả trong bảng [Info]. Công cụ 11-Trái- Hand : Công cụ di chuyển một ảnh trong chính cửa sổ của nó. 23
  • 24. Công cụ 11-Phải- Zoom : Công cụ phóng lớn hay thu nhỏ ảnh. G.- CÁC CÔNG CỤ KHÁC Công cụ 12-Trái-SET FOREGROUND/BACKGROUND COLOR : Công cụ thiết lập màu nổi và màu nền. * Để tô đầy một vùng chọn hay một lớp bằng màu nổi hay màu nền - Chọn màu nổi hay nền. - Chỉ định vùng muốn tô. Để tô trọn một lớp, chỉ định lớp này trong bảng [Layers]. - Chọn lệnh [Edit > Fill] để tô màu cho một vùng chọn hay một lớp. Hoặc để tô màu một đường dẫn, chỉ định đường dẫn + chọn [Fill Path] từ trình đơn của bảng [Paths]. - Trong hộp thoại [Fill], chọn một trong các tùy chọn sau đây để sử dụng, hoặc chỉ định một hình dạng tự chế (custom Pattern) : + Màu nổi (Foreground Color), màu nền (Background Color), đen (Black), 50% xám (50% Gray), hoặc trắng (White). + Color : để tô một màu được chọn từ hộp thoại [Color Picker]. + Pattern : để tô vùng chọn bằng một kiểu dạng. Kích mũi tên bên cạnh [Pattern sample] + chọn một kiểu dạng từ trình đơn thả. Bạn có thể nạp các kiểu dạng bổ sung (do bạn vừa tạo ra) bằng trình đơn thả của bảng. Chỉ định tên của thư viện các kiểu dạng hoặc chọn [Load Patterns] và chuyển tới danh mục chứa các kiểu dạng muốn dùng. + History : Phục hồi vùng chọn về một trạng thái hoặc bản chụp ảnh đã được thiết kế như nguồn trong bảng [History]. - Xác định chế độ pha trộn và độ thấu quang của tác vụ. Xem danh sách các chế độ pha trộn. - Nếu bạn đang làm việc trên một lớp và muốn chỉ tô các vùng chứa các điểm ảnh (pixels), chọn [Preserve Transparency]. - Kích nút [OK] để áp dụng việc tô màu này. - Để áp dụng việc tô màu nổi chỉ trên các vùng chứa các điểm ảnh (pixels), bấm <Alt+Shift+Backspace>. Điều này sẽ bảo lưu sự thấu quang của lớp. Để áp dụng việc tô màu nền chỉ trên các vùng chứa các điểm ảnh (pixels), bấm <Ctrl+Shift+Backspace>. 24
  • 25. Công cụ 12-Phải+ Set Background Color : Công cụ thiết lập màu nền. Công cụ 13-Trái- Edit in Standard Mode : Soạn thảo trong chế độ chuẩn. Công cụ 13-Phải- Edit in Quick Mask Mode : Soạn thảo trong chế độ mặt nạ nhanh. Ở chế độ này bạn có thể sử dụng hầu hết các công cụ và bộ lọc (Filter) để điều chỉnh mặt nạ (Mask), mà không phải dùng đến bảng [Channels]. Công cụ 14-Trái- Standard Screen Mode : Chế độ màn hình chuẩn. Công cụ 14-Giữa - Full Screen Mode with Menu bar : Chế độ màn hình đầy đủ với thanh trình đơn. Công cụ 14-Phải- Full Screen Mode : Chế độ màn hình đầy đủ. Công cụ 15-Trái- Edit in ImageReady : Soạn thảo trong ImageReady. 25