SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 10
Baixar para ler offline
NHẠC SĨ LAM PHƢƠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BÍ MẬT

        Tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 thang 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, thị xã
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Con ông Lâm Đình Chất và bà Trần Thị Nho. Năm lên 10, ông được gửi lên
Sài Gòn trọ học tại nhà người bác ruột ở đường Đinh Công
Tráng (gần nhà thờ Tân Định, gần bánh xèo Đinh Công Tráng
bây giờ). Tuần lễ trước khi từ giã quê nhà, nhạc sĩ đã lang
thang trên khắp các bờ đê, ngồi thẫn thờ hàng giờ nhìn đàn
cò trắng tung bay trên đồng lúa xanh rờn, nhìn đám lục bình
trôi trên bến Dầu Voi (nơi hội nhập của hai giòng sông). Sáng
sớm tinh mơ khi ôm gói quần áo ra bến xe đò tìm đường lên
Sài Gòn, ông đã không cầm được nước mắt trong vòng tay
của người mẹ hiền, từng tiếng nấc nghẹn ngào hòa lẫn vào
hồi chuông công phu buổi sáng từ chùa Thập Phương vọng
lại.

Ở nhà bác Tư, ngoài giờ học ở trường Les Lauriers, ông
dành thời giờ học nhạc với nhạc sĩ Hoàng Lang. Thương cậu
học trò nhỏ nghèo nhưng đầy năng khiếu và đam mê âm
nhạc, người thầy dốc lòng truyền dậy mà không lấy nhạc phí.
Sau vài tháng thụ huấn nhạc lý, vì bận rộn bài vở, thi cử nơi
học đường, ông phải tạm ngưng việc học nhạc để đi làm. Tất cả những khó khăn, trắc trở đó đã không
làm thui chột lòng đam mê âm nhạc và ước mơ trở thành nhạc sĩ. Có được đồng nào là ông tìm mua các
sách nhạc để nghiền ngẫm, tự học thêm. Sau đó, ông có cơ duyên gặp gỡ được nhạc sĩ Lê Thƣơng
hướng dẫn thêm phương pháp soạn ca khúc phổ thông. “Tôi chỉ có thể dạy em về kỹ thuật sáng tác,
nhưng hồn nhạc thì tôi không dạy được, cái đó là do thiên phú nơi môĩ người”. Câu nói chân tình của
nhạc sĩ Lê Thương được ông khắc ghi mãi đến hôm nay.
Những giòng nhạc đâu đời đã được sáng tác ở tuổi 13.
        Hai năm sau, năm 1952 ông cho phát hành bản Chiều Thu ấy, và thành công ngay từ bước đầu.
Các giọng ca ăn khách thời đó như Bích Thủy, Ngọc Hà và Trọng Nghĩa đã truyền đạt qua làn sóng điện
của đài phát thanh Pháp Á suốt mấy tháng liền. Được sự cổ võ nồng nhiệt của khán giả và thân hữu, ông
sáng tác ca khúc thứ hai Trăng Thanh Bình, lại thêm một thành công rực rỡ. Từ đó ông liên tục sáng tác
thêm những tác phẩm như Kiếp Tha Hƣơng, Tình Cố Đô, Chuyến Đò Vĩ Tuyến…
        Một buổi tối, khi đang ngồi học thi, chợt nghe tiếng ru con của người hàng xóm, xen kẽ tiếng ru là
nhịp gõ từ khúc cây xuống mặt chiếc phản gỗ. Bực mình vì chia trí không học được, ông bỏ ra ngoài hiên
đứng ngắm vầng trăng đêm. Tiếng dội cộp, cộp vẫn vang đều tai. Kỷ niệm của thủơ ấu thơ nơi thôn làng
xưa bỗng vụt sống lại. Ông chạy vội vào nhà ôm lấy cây đàn và hí hoáy ghi vội những giòng nhạc thoáng
hiện. Nhạc sĩ hỏng thi hôm sau, nhưng đã để lại cho đời một bài nhạc bất hủ: Khúc Ca Ngày Mùa.




                                                     1
Đó là vào năm 1957, Hai tuần sau, trên toa xe lửa ra miền Trung dự trại hè
liên trƣờng, ông xúc động nhìn cảnh núi rừng vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của quê
hƣơng. Khi đoàn tàu đến ga Nha Trang, ông cũng vừa viết xong bài Đoàn Người
Lữ Thứ.***
       Võ Hiếu Nghĩa tôi cùng đi với anh trên chuyến xe lửa này. Xe lửa bắt đầu
khởi hành từ 7g30 tối đến khoảng 9g30- 10g khuya, hai anh em ra ngồi ngoài
hành lang giữa hai toa xe, chỗ đó là nơi rộng rãi nhất (xe lửa bây giờ thì đã bị
ngăn chận lại và đóng lại bằng các cửa ngang để tránh việc đeo bám xe trốn phí
và cũng tránh hiễm nghèo cho hành khách, có thể bị té xuống đƣờng). Anh Phùng
(Lam Phƣơng) có đem theo cây đàn ghi ta vừa nhìn phong cảnh rừng cây hai bên
đƣờng vừa hát lên theo hứng một khúc nhạc, về sau anh mới đặt tên cho nó là
Đoàn Người Lữ Thứ. Anh mới xoay qua tôi và bảo “nghe nói toi đang học ở âm
nhạc viện Saigon, có một khúc nhạc láy theo kiểu tyrol – là-í là là-í – Đó là những
khoảng 6 (sixte majeur) toi thử đặt một bản nhạc thuộc loại này xem. Thế là mình
cũng rĩ rã đặt bản Nha thành Dạ khúc (sau đồi lại là Biển Trăng). Thực tế thì Lam
Phƣơng hay mình chỉ mới làm một bản nháp mà thôi, về sau còn phải chỉnh tới
chỉnh lui nhiều lần và nhiều ngày mới hoàn thành.
       Buổi sáng, khoảng 6g30 thì tới Nha Trang, hai anh em bèn tới khách sạn
“Hotel Terminus” để gặp anh Võ Hữu Hạnh là anh ruột của mình theo hẹn trƣớc.
Anh Hạnh lúc đó là Trung úy Ủy viên Quân sự hỏa xa, phụ trách an ninh cho các
chuyến xe lửa đoạn đƣờng đi từ Saigon-Nha trang và ngƣợc lại. Anh cũng mới vừa
đổi về Nha Trang nên ở tạm trong Hotel, về sau thì Tỉnh Nha Trang cấp cho một
căn biệt thự ngay trong khuôn viên Hỏa xa Nha Trang.
Vào Hotel, Lam Phƣơng bèn đi tắm rửa và diện bộ đồ trắng thật đẹp. Bất ngờ con
chó bẹt-giê của anh Hạnh chồm lên ngƣời LAM PHƢƠNG tạo nên các vết lấm,
anh ta sụ mặt liền.
Sau đó nhƣ dự trù anh Hạnh và chị chở hai đứa tụi này đi Đại lãnh chơi bằng xe
jeep quân đội của anh. Mới vừa ra khỏi Nha trang chừng vài cây số thì gặp quân
cảnh chận các xe quân sự. Anh Hạnh thấy từ xa, bèn kêu hai anh em tui xuống đi
bộ một khoảng để qua khỏi vùng xét hỏi của quân cảnh. Anh LAM PHƢƠNG nhà
ta đi bộ một chút than mệt mỏi quá trời.
Thế rồi cũng tới đƣợc Đại lãnh. Thật là một bãi biển quá đẹp.
       Sau đó thì LAM PHƢƠNG hoàn tất bản Đoàn Người Lữ Thứ và đã in tặng
anh Hạnh cùng với mình các bản in đặc biệt. Quí hóa lắm. Mình đã tới tận căn
nhà ọp ẹp “Kiếp nghèo” của anh tại căn hẻm nhỏ bên hông rạp Văn Hoa ở đƣờng
Trần Quang Khải để nhận các bản nhạc tặng vật này.
       Còn bản nhạc Nha thành Dạ khúc của mình thì đƣợc vợ chồng anh Clovis
Trọng và Thanh đặt lới và đã đƣợc hát bởi ca sĩ Minh Trang, và hòa tấu bởi ban
nhạc Đại hòa tấu Nguyễn Quý Lãm, trên Đài phát thanh Saigon cũng trong năm


                                         2
1957 đó. Đến năm 2012 thì mình duyệt lại, đổi tên thành BIỂN TRĂNG, và đã do
ca sĩ Hạ Trâm, Giải nhất Ngôi sao Tiếng Hát Truyền hình 2007 trình bày.

        đoàn người lữ thứ
        Lam Phương
  Kìa là rừng sâu âm u dưới sương trời khuya
 Một đoàn tàu đi quanh co giữa đêm trăng đầy
 Lòng tràn niềm vui đêm nay chúng ta cùng sum vầy
 Bên nhau ta hát hát mãi hát quên đường xa

 Rừng già về khuya im nghe tiếng ca đoàn ta
 Hòa cùng trời mây bao la sáng tươi mơ màng
 Vượt ngàn dặm xa gian nguy chí trai thề tung hoành
 Ra đi ta chỉ ước một ngày mai huy hoàng

 Ôi ! Dừng chân đây hỡi
 làn mây đêm thâu lơ lững về đâu ?
 Ôi ! Mây thấu chăng miền Bắc
 giờ đau thương tràn khắp đồng sâu.
 Rừng ơi ! Trăng sáng lả lướt muôn nơi.
 Trăng thắm tô thêm nhạc thêm vui
 Tình xuân chan chứa mơ ước xa xôi
 Nhưng biết đâu đời là mộng thôi

 Một hồi còi vang ngân lên xé tan màn sương
 Lòng người rừng sâu nôn nao thức giữa đêm trường
 Nhìn đoàn người đi mênh mang biết đâu là bến bờ
 Đi xây no ấm, bác ái, đi xây tự do

 Dù đường còn xa bao la hay qua đồi cao
 Biển rộng rừng sâu khi đi thân trai ngại gì
 Rồi một ngày mai khi non sông say nhạc thanh bình
 Chim xanh đua hót đón mừng đoàn ta trở về
 *
 Chim xanh đua hót
 ……. đón mừng ngày về vinh quang.
 *************************************


Năm 1958 ông nhập ngũ.
Năm 1959 ông giải ngũ và gia nhập Đoàn Hoa Tình Thương. Đây là giai đoạn ông di chuyển
nhiều nhất, theo chương trình ông có dịp đi khắp nơi từ Bến Hải đến Hà Tiên. Những cảnh sắc,
tâm tình ở mỗi địa phương đã là nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.
Năm 1959 đời sống ổn định, lợi tức thu nhập khá hơn do chính ông tự phát hành nhạc của mình
mà không qua trung gian các nhà phát hành. Từ giã xóm Vạn Chài, ông và gia đình dọn về căn
nhà mới khang trang ở cư xá Lữ Gia. Cũng trong năm này, ông lập gia đình với nữ kịch sĩ Túy
Hồng. Cuộc hôn nhân này cho ông được hai cô con gái xinh xắn, dễ thương.
Năm 1973 sau khi các em đã ăn học nên người, tạm xong trách nhiệm của người anh trưởng, ông
dọn về một căn nhà khác trên đường Nhật Tảo và ở đây cho đến ngày mất nước.


                                                      3
Năm 1975 ông và gia đình cùng hơn 4,000 người lên tàu Trường Xuân để vượt thoát làn sóng đỏ
bạo tàn đang tràn vào Sài Gòn. Sau vài tháng ở trại tỵ nạn, gia đình ông được bảo trợ về định cư
tại thành phố Virginia Beach .Được vài tháng, gia đình ông dọn về thành phố Falls Church,
Virginia. Năm sau, gia đình dọn về thành phố Dallas, rồi Houston thuộc tiểu bang Texas.

Năm 1981 những xáo trộn, bất đồng trong đời sống đưa đến việc chia tay giữa ông và người bạn đời.
Sau đó, ông sang Pháp cùng với cô em út mở một nhà hàng ở Paris. Đây là thời gian ông sáng tác dồi
dào nhất tại hải ngoại.
Năm 1995, ông trở về Hoa Kỳ, cư ngụ ở California. Ngày 13 tháng 3 năm 1999, ông bị đứt mạch máu
não ở bán cầu não bên trái. Tuy được cấp cứu kịp thời, nhưng hậu quả là ông bị liệt nửa thân người.
Sau 5 năm kiên trì tập luyện, ông đã có thể di chuyển quanh nhà một mình mà không cần gậy. Hiện nay,
ông sống tại Garden Grove, sức khỏe khả quan hơn nhiều . Bản tính lạc quan đã giúp ông đủ sức mạnh
tinh thần để chịu đựng nổi bất hạnh và vượt qua nghịch cảnh.
         Các bạn có thể gọi đến số điện thoại của ông Tel : 1-714-657-9358



 Lam Phương
(theo Wikipedia)
Ông sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang.

Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền
Nam Việt Nam với khoảng 200 tác phẩm.

Khi mới 15 tuổi ông đã sáng tác bản Chiều thu ấy nhưng mãi
đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài Kiếp
nghèo và Chuyến đò vĩ tuyến.

Nhạc của ông chuộng điệu mambo nhưng đa dạng với rất nhiều
đề tài. Nói lên cảm xúc vềcuộc di cư năm 1954 có Chuyến đò vĩ
tuyến, Nhạc rừng khuya, Đoàn người lữ thứ và Nắng đẹp miền
Nam.

Năm 1958 ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và nhạc
của ông cũng phản ảnh chiến cuộc với những bản Tình anh lính
chiến, Chiều hành quân, Đêm dài chiến tuyến. Ông tham gia với
Đài Phát thanh Quân đội và Biệt đoàn Văn nghệ.

Ngoài sinh hoạt âm nhạc, ông còn cộng tác với ban kịch Thẩm
Thúy Hằng và ban kịch "Sống" của kịch sĩ Túy Hồng.

Năm 1975 ông rời Sài Gòn trên con tàu "Trường Xuân" với 4.000 người vào ngày 30 tháng 4. Tàu hỏng
máy nhưng được một thương thuyền Đan Mạch kéo vào Hương Cảng tỵ nạn. Lam Phương được định
cư đi Mỹ nhưng sau rời sang Paris, Pháp.

Thời gian ở hải ngoại sáng tác của ông mang tính cách tình cảm hơn.

Năm 1995 ông trở về định cư ở Hoa Kỳ.

                                                  4
Đầu năm 1999 Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Sức khỏe đã phục hồi một phần
tuy không được như xưa.

Các thế hệ ca sĩ nổi tiếng theo dòng nhạc trữ tình đều trưởng thành từ dòng nhạc của Lam Phương.



Trung tâm Thúy Nga đã làm 4 chương trình về nhạc Lam Phương:

   Paris By Night 22: 40 Năm âm nhạc Lam Phương
   Paris By Night 28: Lam Phương 2 - Dòng nhạc tiếp nối - Sacrée Soirée 3
   Paris By Night 88: Lam Phương - Đường về quê hương
   Paris By Night 102 : Nhạc Yêu Cầu Lam Phương
Một số tác phẩm
Dưới đây là danh sách các nhạc phẩm của Lam Phương (chưa đầy đủ).

   Bài Tango cho em                        Em đi rồi                           Nửa đời gian khổ

   Bài thơ không đoạn kết                  Em là tất cả                        Nửa đời yêu em

   Bé yêu                                  Gác vắng                            Phút cuối

   Biển sầu                                Giã từ người yêu                    Rừng khuya

   Biển tình                               Giòng lệ                            Rừng xưa

   Biết đến bao giờ                        Giọt lệ sầu                         Tạ ơn mẹ

   Bọt biển                                Giọt lệ tình                        Tàn thu

   Bức tâm thư (lời Phương Nhật Hồ)        Hạnh phúc mang theo                 Tan vỡ

   Buồn                                    Hạnh phúc trong tầm tay             Thành phố buồn

   Buồn chi em ơi                          Hẹn một mùa xuân (Tôi sẽ về)        Thiên đàng ái ân

   Buồn không em                           Hoa đầu mùa                         Thu đến bao giờ

   Cám ơn người tình                       Hương thanh bình                    Thu sầu

   Chắp tay nguyện cầu                     Khóc mẹ                             Thuyền không bến đỗ

   Chỉ có em                               Khóc thầm                           Tiếc

   Chỉ còn là kỷ niệm                      Khúc ca ngày mùa                    Tiễn người đi

   Chiếc áo mùa đông                       Kiếp nghèo                          Tim vỡ

   Chiều hành quân (1958)                  Kiếp phiêu bồng                     Tình anh lính chiến

   Chiều hoang                             Kiếp tha hương                      Tình bơ vơ

   Chiều hoang đảo                         Kiếp ve sầu                         Tình chết theo mùa đông

   Chiều hoang vắng                        Lá thư xuân                         Tình cố đô (lời Mạnh Thường)

   Chiều tàn                               Lá thư miền Trung (lời Hồ Đình      Tình đau

   Chiều Tây Đô                             Phương)                             Tình đầu muôn thuở



                                                     5
     Chiều thu ấy (lời Cẩm Huệ)                      Lầm                                     Tình đẹp như mơ

     Chờ                                             Lạy trời con được bình yên              Tình mẹ

     Cho em quên tuổi ngọc                           Lời yêu cuối                            Tình người viễn xứ

     Chờ một ngày                                    Mất                                     Tình nghĩa đôi mình chỉ thế

     Chờ người                                       Mình mất nhau bao giờ                    thôi

     Chúc mừng                                       Mộng ước                                Tình như mây khói

     Chung mộng                                      Một đêm trăng                           Tình thiên thu

     Chuyện buồn ngày xuân                           Một đời tan vỡ                          Tình vẫn chưa yên

     Chuyến đò vĩ tuyến                              Một kỷ niệm                             Trăm nhớ ngàn thương

     Chuyến tàu Thống Nhất (lời Hồ Đình Phương)      Một mình                                Trăng thanh bình

     Chuyện tình nàng Tô Thị                         Một thời hoa mộng                       Trước lầu Ngưng Bích

     Cỏ úa                                           Mưa lệ                                  Từ lúc em đi

     Con tàu định mệnh                               Mùa hoa phượng (lời Hoàng Thi Thơ)      Tuyết muộn

     Đà Lạt cô liêu                                  Mùa thu yêu đương                       Sầu ly hương (lời Lê Mộng

     Đánh mất đêm vui                                Mùa xuân không còn nữa                   Bảo)

     Đêm dài chiến tuyến                             Nắng đẹp Miền Nam (lời Hồ Đình          Sài Gòn ơi vĩnh biệt

     Đêm tiền đồn                                     Phương)                                 Vùng trời ngày đó

     Đèn khuya                                       Ngày buồn                               Vĩnh biệt

     Đoạn cuối một cuộc tình                         Ngày em đi                              Vĩnh biệt người tình

     Đoàn người lữ thứ                               Ngày hạnh phúc                          Xa

     Đơn côi                                         Ngày tạm biệt                           Xin thời gian qua mau

     Đừng để tôi biết em dối gian                    Nghẹn ngào                              Xót xa

     Dòng lệ                                         Nguyện cầu cho người                    Xuân mộng

     Đường về quê Hương                              Nhạc rừng khuya                         Yêu nhau bốn mùa

     Duyên kiếp                                      Như giấc chiêm bao                      Yêu thầm

                                                      Những gì cho em

                                                      Niềm vui không trọn vẹn


    ******************************************
Nhạc sĩ Lam Phương: Đời là vạn ngày sầu
11-08-2012 * Nguồn Internet

Trong số tất cả những nhạc sĩ đứng ở trên đỉnh cao danh vọng của Tân nhạc Việt
Nam giai đoạn 1954 – 1975 như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên hay Vũ Thành

                                                                6
An... có lẽ nhạc sĩ Lam Phương chênh vênh, long đong và lận đận hơn hết thảy.
Suốt cuộc đời nhạc sĩ tài hoa này chỉ ngập trong vùng trời thương đau, nước mắt,
chia ly và nỗi buồn. Nỗi buồn theo Lam Phương từ lúc ông mới chạm ngõ bình
minh cuộc đời cho tới khi tựa ngọn đèn leo lắt tắt dần trước gió.

15 tuổi đã khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu
Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/03/1937 tại Rạch
Gía Kiên Giang. Nội tổ của ông chính là người Hoa, bỏ xứ lênh đênh sang Việt
Nam lập nghiệp. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai dòng máu Việt và đến bố ông
thì vẻ ngoài chẳng còn chút gì sót lại của bóng dáng của người gốc Hoa nữa.
Lam Phương sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó có sáu anh em, ông là anh
cả. Bố đã rời bỏ gia đình theo người đàn bà khác từ khi Lam Phương còn rất bé.
Thậm chí, ông không nhớ nổi mặt cha vì lớn lên chỉ biết có mẹ. Cả thời thơ ấu của
Lam Phương chìm ngập trong thiếu thốn, khó khăn và vất vả. Mẹ ông, người đàn
bà tảo tần sớm khuya, người nuôi dưỡng cảm xúc, giúp ông viết trọn rất nhiều
những ca khúc hay và là người mà mỗi khi Lam Phương nhắc đến đều không thể
ngăn được nước mắt tuôn rơi đã một tay chăm lo cho cả đại gia đình. “Tôi thương
má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi
lắm. Con trai lớn mà! Má tôi chỉ cần nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn
chết luôn”, ông nhớ về má mình trong hồi ức ấm áp bồi hồi.
Mười tuổi, Lam Phương giã từ mái nhà tranh xơ xác nơi vùng quê nghèo, lên Sài
Gòn làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi các em. Ông ở trong khu lao động tối
tăm, hàng ngày làm thuê, làm mướn tất cả các nghề để có tiền đi học và gửi về cho
mẹ. Đây cũng chính là thời điểm Lam Phương phát hiện mình có một đam mê, tình
yêu mãnh liệt và nhạc cảm tuyệt vời. Ông tự mua sách vở chong đèn mày mò học
nhạc sau giờ đi làm. Rồi được hai nhạc sĩ Hoàng Lan và Lê Thương truyền nghề.
Bút hiệu Lam Phương được ông sử dụng cho sáng tác ca khúc đầu tay Chiều thu
ấy (khi ông 15 tuổi) cho tới những nhạc phẩm cuối cùng trong đời. Theo cách lý
giải của ông, nó rất giản dị và bắt nguồn từ chính tên thật của mình. Lâm Đình
Phùng gần như chỉ lấy họ và tên của mình để ghép thành hai từ: Lam Phương.
Chính từ cái tên gợi sự nhẹ nhàng ấy, Tân nhạc Việt Nam có một tên tuổi gắn với

                                        7
217 nhạc khúc (theo thống kê của Thời báo Canada) với nhiều chủ đề, đồng hành
cùng nhiều thăng trầm của dân tộc và thời cuộc.
Nói về ca khúc Chiều thu ấy, Lam Phương coi nó như một hộp âm kỷ niệm suốt
đời không thể nào quên. Ít ai có thể tượng tượng một cậu bé 15 tuổi, độ tuổi còn
đầy mộng mơ, hồn nhiên và rất con trẻ lại có thể khắc khoải và nặng nợ với duyên
phận tình yêu đến vậy. Một tình khúc với lời ca khúc triết, đầy suy tư. Sau đó, nó
đã được những ca sỹ nổi tiếng nhất của Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đó thể hiện như
Bích Thủy, Túy Hồng. Lúc này, Lam Phương đã có một quyết định- theo ông là
liều lĩnh nhất trong cuộc đời thanh niên đó là vay mượn bạn bè khắp nơi được 600
đồng (khi đó rất lớn) để tự in bản nhạc rồi thuê xe lam chở đi giao ở các quầy hàng
bán lẻ khắp Sài Gòn. Tuy cũng gỡ gạc được vốn nhưng Chiều thu ấy vẫn chưa phải
là cú nổ đột phá để đưa Lam Phương chính thức có một tấm vé bước chân vào
thiên đường Tân nhạc.

 Những bản nhạc tựa nửa hồn thương đau
1955, sau ba năm âm thầm và tự mình làm dày kiến thức âm nhạc, Lam Phương
mới bắt đầu trở lại và lần này là sự trở lại đầy mạnh mẽ với một sức sáng tạo thần
kỳ. Ông tung ra một số ca khúc làm nổ tung các sân khấu dành cho sinh viên, học
sinh và nổi đình nổi đám tại khắp các hang cùng ngõ hẻm Sài thành. Kiếp nghèo,
Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền
Nam, Khúc ca ngày mưa…lần lượt được háo hức đón nhận và tung hô như một
hiện tượng độc đáo trên bầu trời Tân nhạc khi ấy.
Đặc biệt với ca khúc Kiếp nghèo tựa tiếng lòng Lam Phương mà ngân vang đồng
điệu với hàng triệu trái tim sống cảnh túng quẫn, thiếu thốn khi đó “Mưa chẳng yêu
kiếp sống mong manh”. Ca khúc này được ông coi như một phiên bản tâm trạng,
tham chiếu mọi ngõ ngách sâu kín nhất trong trạng thái cô đơn, bất lực trước đời
sống hiện thực của ông khi đó: “Tôi sáng tác Kiếp nghèo trong hoàn cảnh thật. Đó
là một đêm mưa rất to, tôi đạp xe đi lang thang trong đêm, đi mãi mà không nhìn
thấy bất cứ một ngôi nhà nào để chạy vào xin nhờ trú mưa. Lúc đó, tôi thấy mình
thật cô đơn, thấy mình bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi đi mãi



                                         8
cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về Kiếp
nghèo, về phận bạc của mình”.
17 tuổi với Kiếp nghèo, Lam Phương thấm thía mọi cay đắng và những cơ cực mà
mình và gia đình đang phải chịu đựng. Dường như, đời ông lúc nào cũng nằm sẵn
trong vòng lẩn quẩn tối đen, niềm vui thì ít mà nỗi buồn thì nhiều. Nói như Lam
Phương nó cũng gần tương tự ngọn đèn khuya thỉnh thoảng lóe lên trong tim rồi lại
tắt và mịt mùng trong màn đêm vô tận
Thứ âm nhạc bình dân, mộc mạc được viết từ trải nghiệm cá nhân và hòa vào với
bộn bề của không khí thời đại đã trở thành tiếng ca mãnh liệt đến với đông đảo trái
tim mọi người yêu nhạc. Nhạc của Lam Phương có độ phủ rộng rãi, là lời đầu môi
của nhiều bạn trẻ theo suốt dọc dài đất nước. Ở đâu, nhất là trong các trường học,
người ta cũng cho học sinh, sinh viên hát nhạc Lam Phương. Những bài đồng ca
tươi vui, lành mạnh, đầy hào sảng như Nắng đẹp miền Nam hay Khúc ca ngày mùa
có thể coi là những sáng tác cởi mở của ông.
Ở giai đoạn đầu trong cuộc đời Lam Phương dù không ít hơi thở bi ai thì vẫn như
một lời tuyên thệ có giá trị về vẻ đẹp quê hương và niềm tin chiến thắng vào một
ngày đất nước được toàn vẹn thanh bình. Trong dáng hình của những ca khúc ngập
tràn hơi thở thời đại ấy, người ta vẫn phác họa được chân dung của một kẻ sĩ nhìn
đời bằng nửa hồn thương đau, nửa hồn lạc quan, trong sáng
  Hồn nhạc là thứ trời cho
Chính cuộc đời đầy bóng tối không có nhiều tia sáng ấy lại trở thành một động lực
sống mãnh liệt thôi thúc Lam Phương viết nhạc. Giữa lúc phong trào phản chiến,
lối sống Hippie và dòng nghệ thuật hiện sinh phát triển như vũ bão với nhiều tác
phẩm đầy ắp tiếng thở than, chỉ toàn một màu tro bụi thì âm nhạc Lam Phương lại
đi trở ngược những nguyên tắc và giá trị đầy khinh bạc cuộc đời ấy. Buồn lượm
vào đời từ nhỏ, nhưng nếu nghe kỹ các tác phẩm mà ông viết vẫn thấy một tin yêu,
một dấu vết của những khao khát hồi sinh trong đời.
Sau này, nhắc đến kỷ niệm đi học nhạc của mình, Lam Phương vẫn bùi ngùi: “Tôi
vẫn không bao giờ quên câu mà ông thầy Lê Thương nói với mình khi buổi đầu
tiên bước vào lớp học nhạc: “Anh có thể dạy cho em tất cả kỹ thuật nhưng hồn
nhạc thứ trời cho thì anh không dạy được. Cái này chỉ phụ thuộc vào em” . “Buồn

                                         9
vì trời mưa hay vì bão trong tim?”- Câu hát trong nhạc khúc của ông từng được
đông đảo thanh niên Sài Gòn trước 1975 yêu thích cũng là một câu hỏi lớn mà suốt
đời Lam Phương tìm kiếm nhưng vô vọng. Có lẽ trời đã đày một thiên tài rớt
xuống nhân gian, đã khiến một tâm hồn yếu đuối suốt đời phải rơi lệ, thống thiết và
nức nở mà chỉ biết gói gọn giãi bày trong những thang âm trầm bổng của cung đàn.
 Hương Giang (Internet)
 ************************************************

                  Vài dòng nói thêm sau 75 ở Saigon

      Sau 75 thì bạn bè của Lam Phương còn ở lại rất nhiều, và hãy còn rất đông
 đảo người ngưỡng mộ anh.
      Ánh Tuyết đã tổ chức các đêm nhạc Lam Phương, người đi xem chật kín đến
 hết chỗ.
      Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, người bạn thân một thời của chúng tôi, say sưa đàn
 phụ họa cho Ánh Tuyết hát. Mình và nhóm bạn bè thân quí của Lam Phương đều
 có mặt, trong đó có nhiều bạn học, bạn đàn, cùng ban nhạc với Lam Phương.
       Mới đây nhất, trong buổi Thay Lời Muốn Nói của chương trình tháng 10, đã
 có trên 5 ca sĩ hát toàn các bản nhạc của Lam Phương, gồm Ý Lan, Elvis Phương,
 Cẩm Vân, Hồ Trung Dũng, Quỳnh Lan…
 Chúc bạn Lam Phương sớm lành bịnh.


 VÕ HIẾU NGHĨA ghi lại
 Saigon 3/11/2012
 http://vhnghia40.blogspot.com

                     **************************************




                                         10

Mais conteúdo relacionado

Mais de Vo Hieu Nghia

1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHNVo Hieu Nghia
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHNVo Hieu Nghia
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNVo Hieu Nghia
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHNVo Hieu Nghia
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHNVo Hieu Nghia
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNVo Hieu Nghia
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHNVo Hieu Nghia
 
Tuong's birthday VHN
  Tuong's birthday VHN  Tuong's birthday VHN
Tuong's birthday VHNVo Hieu Nghia
 
Cá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHNCá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHNVo Hieu Nghia
 
Tình cảm của người á châu VHN
 Tình cảm của người á châu VHN Tình cảm của người á châu VHN
Tình cảm của người á châu VHNVo Hieu Nghia
 
Vườn quốc gia cát tiên VHN
 Vườn quốc gia cát tiên VHN Vườn quốc gia cát tiên VHN
Vườn quốc gia cát tiên VHNVo Hieu Nghia
 
Sinh nhật vui VHN
  Sinh nhật vui VHN  Sinh nhật vui VHN
Sinh nhật vui VHNVo Hieu Nghia
 

Mais de Vo Hieu Nghia (20)

Huu Duyen VHN
Huu Duyen VHNHuu Duyen VHN
Huu Duyen VHN
 
Đặt tên con VHN
Đặt tên con VHNĐặt tên con VHN
Đặt tên con VHN
 
Phương nam vhn
Phương nam vhnPhương nam vhn
Phương nam vhn
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHN
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHN
 
Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
Nobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhnNobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhn
 
Tuong's birthday VHN
  Tuong's birthday VHN  Tuong's birthday VHN
Tuong's birthday VHN
 
Cá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHNCá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHN
 
What if VHN
 What if VHN What if VHN
What if VHN
 
Tình cảm của người á châu VHN
 Tình cảm của người á châu VHN Tình cảm của người á châu VHN
Tình cảm của người á châu VHN
 
Vườn quốc gia cát tiên VHN
 Vườn quốc gia cát tiên VHN Vườn quốc gia cát tiên VHN
Vườn quốc gia cát tiên VHN
 
Quà VHN
 Quà VHN Quà VHN
Quà VHN
 
Sinh nhật vui VHN
  Sinh nhật vui VHN  Sinh nhật vui VHN
Sinh nhật vui VHN
 

Nhạc sĩ Lam Phương VHN

  • 1. NHẠC SĨ LAM PHƢƠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BÍ MẬT Tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 thang 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Con ông Lâm Đình Chất và bà Trần Thị Nho. Năm lên 10, ông được gửi lên Sài Gòn trọ học tại nhà người bác ruột ở đường Đinh Công Tráng (gần nhà thờ Tân Định, gần bánh xèo Đinh Công Tráng bây giờ). Tuần lễ trước khi từ giã quê nhà, nhạc sĩ đã lang thang trên khắp các bờ đê, ngồi thẫn thờ hàng giờ nhìn đàn cò trắng tung bay trên đồng lúa xanh rờn, nhìn đám lục bình trôi trên bến Dầu Voi (nơi hội nhập của hai giòng sông). Sáng sớm tinh mơ khi ôm gói quần áo ra bến xe đò tìm đường lên Sài Gòn, ông đã không cầm được nước mắt trong vòng tay của người mẹ hiền, từng tiếng nấc nghẹn ngào hòa lẫn vào hồi chuông công phu buổi sáng từ chùa Thập Phương vọng lại. Ở nhà bác Tư, ngoài giờ học ở trường Les Lauriers, ông dành thời giờ học nhạc với nhạc sĩ Hoàng Lang. Thương cậu học trò nhỏ nghèo nhưng đầy năng khiếu và đam mê âm nhạc, người thầy dốc lòng truyền dậy mà không lấy nhạc phí. Sau vài tháng thụ huấn nhạc lý, vì bận rộn bài vở, thi cử nơi học đường, ông phải tạm ngưng việc học nhạc để đi làm. Tất cả những khó khăn, trắc trở đó đã không làm thui chột lòng đam mê âm nhạc và ước mơ trở thành nhạc sĩ. Có được đồng nào là ông tìm mua các sách nhạc để nghiền ngẫm, tự học thêm. Sau đó, ông có cơ duyên gặp gỡ được nhạc sĩ Lê Thƣơng hướng dẫn thêm phương pháp soạn ca khúc phổ thông. “Tôi chỉ có thể dạy em về kỹ thuật sáng tác, nhưng hồn nhạc thì tôi không dạy được, cái đó là do thiên phú nơi môĩ người”. Câu nói chân tình của nhạc sĩ Lê Thương được ông khắc ghi mãi đến hôm nay. Những giòng nhạc đâu đời đã được sáng tác ở tuổi 13. Hai năm sau, năm 1952 ông cho phát hành bản Chiều Thu ấy, và thành công ngay từ bước đầu. Các giọng ca ăn khách thời đó như Bích Thủy, Ngọc Hà và Trọng Nghĩa đã truyền đạt qua làn sóng điện của đài phát thanh Pháp Á suốt mấy tháng liền. Được sự cổ võ nồng nhiệt của khán giả và thân hữu, ông sáng tác ca khúc thứ hai Trăng Thanh Bình, lại thêm một thành công rực rỡ. Từ đó ông liên tục sáng tác thêm những tác phẩm như Kiếp Tha Hƣơng, Tình Cố Đô, Chuyến Đò Vĩ Tuyến… Một buổi tối, khi đang ngồi học thi, chợt nghe tiếng ru con của người hàng xóm, xen kẽ tiếng ru là nhịp gõ từ khúc cây xuống mặt chiếc phản gỗ. Bực mình vì chia trí không học được, ông bỏ ra ngoài hiên đứng ngắm vầng trăng đêm. Tiếng dội cộp, cộp vẫn vang đều tai. Kỷ niệm của thủơ ấu thơ nơi thôn làng xưa bỗng vụt sống lại. Ông chạy vội vào nhà ôm lấy cây đàn và hí hoáy ghi vội những giòng nhạc thoáng hiện. Nhạc sĩ hỏng thi hôm sau, nhưng đã để lại cho đời một bài nhạc bất hủ: Khúc Ca Ngày Mùa. 1
  • 2. Đó là vào năm 1957, Hai tuần sau, trên toa xe lửa ra miền Trung dự trại hè liên trƣờng, ông xúc động nhìn cảnh núi rừng vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của quê hƣơng. Khi đoàn tàu đến ga Nha Trang, ông cũng vừa viết xong bài Đoàn Người Lữ Thứ.*** Võ Hiếu Nghĩa tôi cùng đi với anh trên chuyến xe lửa này. Xe lửa bắt đầu khởi hành từ 7g30 tối đến khoảng 9g30- 10g khuya, hai anh em ra ngồi ngoài hành lang giữa hai toa xe, chỗ đó là nơi rộng rãi nhất (xe lửa bây giờ thì đã bị ngăn chận lại và đóng lại bằng các cửa ngang để tránh việc đeo bám xe trốn phí và cũng tránh hiễm nghèo cho hành khách, có thể bị té xuống đƣờng). Anh Phùng (Lam Phƣơng) có đem theo cây đàn ghi ta vừa nhìn phong cảnh rừng cây hai bên đƣờng vừa hát lên theo hứng một khúc nhạc, về sau anh mới đặt tên cho nó là Đoàn Người Lữ Thứ. Anh mới xoay qua tôi và bảo “nghe nói toi đang học ở âm nhạc viện Saigon, có một khúc nhạc láy theo kiểu tyrol – là-í là là-í – Đó là những khoảng 6 (sixte majeur) toi thử đặt một bản nhạc thuộc loại này xem. Thế là mình cũng rĩ rã đặt bản Nha thành Dạ khúc (sau đồi lại là Biển Trăng). Thực tế thì Lam Phƣơng hay mình chỉ mới làm một bản nháp mà thôi, về sau còn phải chỉnh tới chỉnh lui nhiều lần và nhiều ngày mới hoàn thành. Buổi sáng, khoảng 6g30 thì tới Nha Trang, hai anh em bèn tới khách sạn “Hotel Terminus” để gặp anh Võ Hữu Hạnh là anh ruột của mình theo hẹn trƣớc. Anh Hạnh lúc đó là Trung úy Ủy viên Quân sự hỏa xa, phụ trách an ninh cho các chuyến xe lửa đoạn đƣờng đi từ Saigon-Nha trang và ngƣợc lại. Anh cũng mới vừa đổi về Nha Trang nên ở tạm trong Hotel, về sau thì Tỉnh Nha Trang cấp cho một căn biệt thự ngay trong khuôn viên Hỏa xa Nha Trang. Vào Hotel, Lam Phƣơng bèn đi tắm rửa và diện bộ đồ trắng thật đẹp. Bất ngờ con chó bẹt-giê của anh Hạnh chồm lên ngƣời LAM PHƢƠNG tạo nên các vết lấm, anh ta sụ mặt liền. Sau đó nhƣ dự trù anh Hạnh và chị chở hai đứa tụi này đi Đại lãnh chơi bằng xe jeep quân đội của anh. Mới vừa ra khỏi Nha trang chừng vài cây số thì gặp quân cảnh chận các xe quân sự. Anh Hạnh thấy từ xa, bèn kêu hai anh em tui xuống đi bộ một khoảng để qua khỏi vùng xét hỏi của quân cảnh. Anh LAM PHƢƠNG nhà ta đi bộ một chút than mệt mỏi quá trời. Thế rồi cũng tới đƣợc Đại lãnh. Thật là một bãi biển quá đẹp. Sau đó thì LAM PHƢƠNG hoàn tất bản Đoàn Người Lữ Thứ và đã in tặng anh Hạnh cùng với mình các bản in đặc biệt. Quí hóa lắm. Mình đã tới tận căn nhà ọp ẹp “Kiếp nghèo” của anh tại căn hẻm nhỏ bên hông rạp Văn Hoa ở đƣờng Trần Quang Khải để nhận các bản nhạc tặng vật này. Còn bản nhạc Nha thành Dạ khúc của mình thì đƣợc vợ chồng anh Clovis Trọng và Thanh đặt lới và đã đƣợc hát bởi ca sĩ Minh Trang, và hòa tấu bởi ban nhạc Đại hòa tấu Nguyễn Quý Lãm, trên Đài phát thanh Saigon cũng trong năm 2
  • 3. 1957 đó. Đến năm 2012 thì mình duyệt lại, đổi tên thành BIỂN TRĂNG, và đã do ca sĩ Hạ Trâm, Giải nhất Ngôi sao Tiếng Hát Truyền hình 2007 trình bày. đoàn người lữ thứ Lam Phương Kìa là rừng sâu âm u dưới sương trời khuya Một đoàn tàu đi quanh co giữa đêm trăng đầy Lòng tràn niềm vui đêm nay chúng ta cùng sum vầy Bên nhau ta hát hát mãi hát quên đường xa Rừng già về khuya im nghe tiếng ca đoàn ta Hòa cùng trời mây bao la sáng tươi mơ màng Vượt ngàn dặm xa gian nguy chí trai thề tung hoành Ra đi ta chỉ ước một ngày mai huy hoàng Ôi ! Dừng chân đây hỡi làn mây đêm thâu lơ lững về đâu ? Ôi ! Mây thấu chăng miền Bắc giờ đau thương tràn khắp đồng sâu. Rừng ơi ! Trăng sáng lả lướt muôn nơi. Trăng thắm tô thêm nhạc thêm vui Tình xuân chan chứa mơ ước xa xôi Nhưng biết đâu đời là mộng thôi Một hồi còi vang ngân lên xé tan màn sương Lòng người rừng sâu nôn nao thức giữa đêm trường Nhìn đoàn người đi mênh mang biết đâu là bến bờ Đi xây no ấm, bác ái, đi xây tự do Dù đường còn xa bao la hay qua đồi cao Biển rộng rừng sâu khi đi thân trai ngại gì Rồi một ngày mai khi non sông say nhạc thanh bình Chim xanh đua hót đón mừng đoàn ta trở về * Chim xanh đua hót ……. đón mừng ngày về vinh quang. ************************************* Năm 1958 ông nhập ngũ. Năm 1959 ông giải ngũ và gia nhập Đoàn Hoa Tình Thương. Đây là giai đoạn ông di chuyển nhiều nhất, theo chương trình ông có dịp đi khắp nơi từ Bến Hải đến Hà Tiên. Những cảnh sắc, tâm tình ở mỗi địa phương đã là nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông. Năm 1959 đời sống ổn định, lợi tức thu nhập khá hơn do chính ông tự phát hành nhạc của mình mà không qua trung gian các nhà phát hành. Từ giã xóm Vạn Chài, ông và gia đình dọn về căn nhà mới khang trang ở cư xá Lữ Gia. Cũng trong năm này, ông lập gia đình với nữ kịch sĩ Túy Hồng. Cuộc hôn nhân này cho ông được hai cô con gái xinh xắn, dễ thương. Năm 1973 sau khi các em đã ăn học nên người, tạm xong trách nhiệm của người anh trưởng, ông dọn về một căn nhà khác trên đường Nhật Tảo và ở đây cho đến ngày mất nước. 3
  • 4. Năm 1975 ông và gia đình cùng hơn 4,000 người lên tàu Trường Xuân để vượt thoát làn sóng đỏ bạo tàn đang tràn vào Sài Gòn. Sau vài tháng ở trại tỵ nạn, gia đình ông được bảo trợ về định cư tại thành phố Virginia Beach .Được vài tháng, gia đình ông dọn về thành phố Falls Church, Virginia. Năm sau, gia đình dọn về thành phố Dallas, rồi Houston thuộc tiểu bang Texas. Năm 1981 những xáo trộn, bất đồng trong đời sống đưa đến việc chia tay giữa ông và người bạn đời. Sau đó, ông sang Pháp cùng với cô em út mở một nhà hàng ở Paris. Đây là thời gian ông sáng tác dồi dào nhất tại hải ngoại. Năm 1995, ông trở về Hoa Kỳ, cư ngụ ở California. Ngày 13 tháng 3 năm 1999, ông bị đứt mạch máu não ở bán cầu não bên trái. Tuy được cấp cứu kịp thời, nhưng hậu quả là ông bị liệt nửa thân người. Sau 5 năm kiên trì tập luyện, ông đã có thể di chuyển quanh nhà một mình mà không cần gậy. Hiện nay, ông sống tại Garden Grove, sức khỏe khả quan hơn nhiều . Bản tính lạc quan đã giúp ông đủ sức mạnh tinh thần để chịu đựng nổi bất hạnh và vượt qua nghịch cảnh. Các bạn có thể gọi đến số điện thoại của ông Tel : 1-714-657-9358 Lam Phương (theo Wikipedia) Ông sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng 200 tác phẩm. Khi mới 15 tuổi ông đã sáng tác bản Chiều thu ấy nhưng mãi đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài Kiếp nghèo và Chuyến đò vĩ tuyến. Nhạc của ông chuộng điệu mambo nhưng đa dạng với rất nhiều đề tài. Nói lên cảm xúc vềcuộc di cư năm 1954 có Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Đoàn người lữ thứ và Nắng đẹp miền Nam. Năm 1958 ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và nhạc của ông cũng phản ảnh chiến cuộc với những bản Tình anh lính chiến, Chiều hành quân, Đêm dài chiến tuyến. Ông tham gia với Đài Phát thanh Quân đội và Biệt đoàn Văn nghệ. Ngoài sinh hoạt âm nhạc, ông còn cộng tác với ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch "Sống" của kịch sĩ Túy Hồng. Năm 1975 ông rời Sài Gòn trên con tàu "Trường Xuân" với 4.000 người vào ngày 30 tháng 4. Tàu hỏng máy nhưng được một thương thuyền Đan Mạch kéo vào Hương Cảng tỵ nạn. Lam Phương được định cư đi Mỹ nhưng sau rời sang Paris, Pháp. Thời gian ở hải ngoại sáng tác của ông mang tính cách tình cảm hơn. Năm 1995 ông trở về định cư ở Hoa Kỳ. 4
  • 5. Đầu năm 1999 Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Sức khỏe đã phục hồi một phần tuy không được như xưa. Các thế hệ ca sĩ nổi tiếng theo dòng nhạc trữ tình đều trưởng thành từ dòng nhạc của Lam Phương. Trung tâm Thúy Nga đã làm 4 chương trình về nhạc Lam Phương:  Paris By Night 22: 40 Năm âm nhạc Lam Phương  Paris By Night 28: Lam Phương 2 - Dòng nhạc tiếp nối - Sacrée Soirée 3  Paris By Night 88: Lam Phương - Đường về quê hương  Paris By Night 102 : Nhạc Yêu Cầu Lam Phương Một số tác phẩm Dưới đây là danh sách các nhạc phẩm của Lam Phương (chưa đầy đủ).  Bài Tango cho em  Em đi rồi  Nửa đời gian khổ  Bài thơ không đoạn kết  Em là tất cả  Nửa đời yêu em  Bé yêu  Gác vắng  Phút cuối  Biển sầu  Giã từ người yêu  Rừng khuya  Biển tình  Giòng lệ  Rừng xưa  Biết đến bao giờ  Giọt lệ sầu  Tạ ơn mẹ  Bọt biển  Giọt lệ tình  Tàn thu  Bức tâm thư (lời Phương Nhật Hồ)  Hạnh phúc mang theo  Tan vỡ  Buồn  Hạnh phúc trong tầm tay  Thành phố buồn  Buồn chi em ơi  Hẹn một mùa xuân (Tôi sẽ về)  Thiên đàng ái ân  Buồn không em  Hoa đầu mùa  Thu đến bao giờ  Cám ơn người tình  Hương thanh bình  Thu sầu  Chắp tay nguyện cầu  Khóc mẹ  Thuyền không bến đỗ  Chỉ có em  Khóc thầm  Tiếc  Chỉ còn là kỷ niệm  Khúc ca ngày mùa  Tiễn người đi  Chiếc áo mùa đông  Kiếp nghèo  Tim vỡ  Chiều hành quân (1958)  Kiếp phiêu bồng  Tình anh lính chiến  Chiều hoang  Kiếp tha hương  Tình bơ vơ  Chiều hoang đảo  Kiếp ve sầu  Tình chết theo mùa đông  Chiều hoang vắng  Lá thư xuân  Tình cố đô (lời Mạnh Thường)  Chiều tàn  Lá thư miền Trung (lời Hồ Đình  Tình đau  Chiều Tây Đô Phương)  Tình đầu muôn thuở 5
  • 6. Chiều thu ấy (lời Cẩm Huệ)  Lầm  Tình đẹp như mơ  Chờ  Lạy trời con được bình yên  Tình mẹ  Cho em quên tuổi ngọc  Lời yêu cuối  Tình người viễn xứ  Chờ một ngày  Mất  Tình nghĩa đôi mình chỉ thế  Chờ người  Mình mất nhau bao giờ thôi  Chúc mừng  Mộng ước  Tình như mây khói  Chung mộng  Một đêm trăng  Tình thiên thu  Chuyện buồn ngày xuân  Một đời tan vỡ  Tình vẫn chưa yên  Chuyến đò vĩ tuyến  Một kỷ niệm  Trăm nhớ ngàn thương  Chuyến tàu Thống Nhất (lời Hồ Đình Phương)  Một mình  Trăng thanh bình  Chuyện tình nàng Tô Thị  Một thời hoa mộng  Trước lầu Ngưng Bích  Cỏ úa  Mưa lệ  Từ lúc em đi  Con tàu định mệnh  Mùa hoa phượng (lời Hoàng Thi Thơ)  Tuyết muộn  Đà Lạt cô liêu  Mùa thu yêu đương  Sầu ly hương (lời Lê Mộng  Đánh mất đêm vui  Mùa xuân không còn nữa Bảo)  Đêm dài chiến tuyến  Nắng đẹp Miền Nam (lời Hồ Đình  Sài Gòn ơi vĩnh biệt  Đêm tiền đồn Phương)  Vùng trời ngày đó  Đèn khuya  Ngày buồn  Vĩnh biệt  Đoạn cuối một cuộc tình  Ngày em đi  Vĩnh biệt người tình  Đoàn người lữ thứ  Ngày hạnh phúc  Xa  Đơn côi  Ngày tạm biệt  Xin thời gian qua mau  Đừng để tôi biết em dối gian  Nghẹn ngào  Xót xa  Dòng lệ  Nguyện cầu cho người  Xuân mộng  Đường về quê Hương  Nhạc rừng khuya  Yêu nhau bốn mùa  Duyên kiếp  Như giấc chiêm bao  Yêu thầm  Những gì cho em  Niềm vui không trọn vẹn ****************************************** Nhạc sĩ Lam Phương: Đời là vạn ngày sầu 11-08-2012 * Nguồn Internet Trong số tất cả những nhạc sĩ đứng ở trên đỉnh cao danh vọng của Tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên hay Vũ Thành 6
  • 7. An... có lẽ nhạc sĩ Lam Phương chênh vênh, long đong và lận đận hơn hết thảy. Suốt cuộc đời nhạc sĩ tài hoa này chỉ ngập trong vùng trời thương đau, nước mắt, chia ly và nỗi buồn. Nỗi buồn theo Lam Phương từ lúc ông mới chạm ngõ bình minh cuộc đời cho tới khi tựa ngọn đèn leo lắt tắt dần trước gió. 15 tuổi đã khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/03/1937 tại Rạch Gía Kiên Giang. Nội tổ của ông chính là người Hoa, bỏ xứ lênh đênh sang Việt Nam lập nghiệp. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai dòng máu Việt và đến bố ông thì vẻ ngoài chẳng còn chút gì sót lại của bóng dáng của người gốc Hoa nữa. Lam Phương sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó có sáu anh em, ông là anh cả. Bố đã rời bỏ gia đình theo người đàn bà khác từ khi Lam Phương còn rất bé. Thậm chí, ông không nhớ nổi mặt cha vì lớn lên chỉ biết có mẹ. Cả thời thơ ấu của Lam Phương chìm ngập trong thiếu thốn, khó khăn và vất vả. Mẹ ông, người đàn bà tảo tần sớm khuya, người nuôi dưỡng cảm xúc, giúp ông viết trọn rất nhiều những ca khúc hay và là người mà mỗi khi Lam Phương nhắc đến đều không thể ngăn được nước mắt tuôn rơi đã một tay chăm lo cho cả đại gia đình. “Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má tôi chỉ cần nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn”, ông nhớ về má mình trong hồi ức ấm áp bồi hồi. Mười tuổi, Lam Phương giã từ mái nhà tranh xơ xác nơi vùng quê nghèo, lên Sài Gòn làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi các em. Ông ở trong khu lao động tối tăm, hàng ngày làm thuê, làm mướn tất cả các nghề để có tiền đi học và gửi về cho mẹ. Đây cũng chính là thời điểm Lam Phương phát hiện mình có một đam mê, tình yêu mãnh liệt và nhạc cảm tuyệt vời. Ông tự mua sách vở chong đèn mày mò học nhạc sau giờ đi làm. Rồi được hai nhạc sĩ Hoàng Lan và Lê Thương truyền nghề. Bút hiệu Lam Phương được ông sử dụng cho sáng tác ca khúc đầu tay Chiều thu ấy (khi ông 15 tuổi) cho tới những nhạc phẩm cuối cùng trong đời. Theo cách lý giải của ông, nó rất giản dị và bắt nguồn từ chính tên thật của mình. Lâm Đình Phùng gần như chỉ lấy họ và tên của mình để ghép thành hai từ: Lam Phương. Chính từ cái tên gợi sự nhẹ nhàng ấy, Tân nhạc Việt Nam có một tên tuổi gắn với 7
  • 8. 217 nhạc khúc (theo thống kê của Thời báo Canada) với nhiều chủ đề, đồng hành cùng nhiều thăng trầm của dân tộc và thời cuộc. Nói về ca khúc Chiều thu ấy, Lam Phương coi nó như một hộp âm kỷ niệm suốt đời không thể nào quên. Ít ai có thể tượng tượng một cậu bé 15 tuổi, độ tuổi còn đầy mộng mơ, hồn nhiên và rất con trẻ lại có thể khắc khoải và nặng nợ với duyên phận tình yêu đến vậy. Một tình khúc với lời ca khúc triết, đầy suy tư. Sau đó, nó đã được những ca sỹ nổi tiếng nhất của Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đó thể hiện như Bích Thủy, Túy Hồng. Lúc này, Lam Phương đã có một quyết định- theo ông là liều lĩnh nhất trong cuộc đời thanh niên đó là vay mượn bạn bè khắp nơi được 600 đồng (khi đó rất lớn) để tự in bản nhạc rồi thuê xe lam chở đi giao ở các quầy hàng bán lẻ khắp Sài Gòn. Tuy cũng gỡ gạc được vốn nhưng Chiều thu ấy vẫn chưa phải là cú nổ đột phá để đưa Lam Phương chính thức có một tấm vé bước chân vào thiên đường Tân nhạc. Những bản nhạc tựa nửa hồn thương đau 1955, sau ba năm âm thầm và tự mình làm dày kiến thức âm nhạc, Lam Phương mới bắt đầu trở lại và lần này là sự trở lại đầy mạnh mẽ với một sức sáng tạo thần kỳ. Ông tung ra một số ca khúc làm nổ tung các sân khấu dành cho sinh viên, học sinh và nổi đình nổi đám tại khắp các hang cùng ngõ hẻm Sài thành. Kiếp nghèo, Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Khúc ca ngày mưa…lần lượt được háo hức đón nhận và tung hô như một hiện tượng độc đáo trên bầu trời Tân nhạc khi ấy. Đặc biệt với ca khúc Kiếp nghèo tựa tiếng lòng Lam Phương mà ngân vang đồng điệu với hàng triệu trái tim sống cảnh túng quẫn, thiếu thốn khi đó “Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh”. Ca khúc này được ông coi như một phiên bản tâm trạng, tham chiếu mọi ngõ ngách sâu kín nhất trong trạng thái cô đơn, bất lực trước đời sống hiện thực của ông khi đó: “Tôi sáng tác Kiếp nghèo trong hoàn cảnh thật. Đó là một đêm mưa rất to, tôi đạp xe đi lang thang trong đêm, đi mãi mà không nhìn thấy bất cứ một ngôi nhà nào để chạy vào xin nhờ trú mưa. Lúc đó, tôi thấy mình thật cô đơn, thấy mình bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi đi mãi 8
  • 9. cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về Kiếp nghèo, về phận bạc của mình”. 17 tuổi với Kiếp nghèo, Lam Phương thấm thía mọi cay đắng và những cơ cực mà mình và gia đình đang phải chịu đựng. Dường như, đời ông lúc nào cũng nằm sẵn trong vòng lẩn quẩn tối đen, niềm vui thì ít mà nỗi buồn thì nhiều. Nói như Lam Phương nó cũng gần tương tự ngọn đèn khuya thỉnh thoảng lóe lên trong tim rồi lại tắt và mịt mùng trong màn đêm vô tận Thứ âm nhạc bình dân, mộc mạc được viết từ trải nghiệm cá nhân và hòa vào với bộn bề của không khí thời đại đã trở thành tiếng ca mãnh liệt đến với đông đảo trái tim mọi người yêu nhạc. Nhạc của Lam Phương có độ phủ rộng rãi, là lời đầu môi của nhiều bạn trẻ theo suốt dọc dài đất nước. Ở đâu, nhất là trong các trường học, người ta cũng cho học sinh, sinh viên hát nhạc Lam Phương. Những bài đồng ca tươi vui, lành mạnh, đầy hào sảng như Nắng đẹp miền Nam hay Khúc ca ngày mùa có thể coi là những sáng tác cởi mở của ông. Ở giai đoạn đầu trong cuộc đời Lam Phương dù không ít hơi thở bi ai thì vẫn như một lời tuyên thệ có giá trị về vẻ đẹp quê hương và niềm tin chiến thắng vào một ngày đất nước được toàn vẹn thanh bình. Trong dáng hình của những ca khúc ngập tràn hơi thở thời đại ấy, người ta vẫn phác họa được chân dung của một kẻ sĩ nhìn đời bằng nửa hồn thương đau, nửa hồn lạc quan, trong sáng Hồn nhạc là thứ trời cho Chính cuộc đời đầy bóng tối không có nhiều tia sáng ấy lại trở thành một động lực sống mãnh liệt thôi thúc Lam Phương viết nhạc. Giữa lúc phong trào phản chiến, lối sống Hippie và dòng nghệ thuật hiện sinh phát triển như vũ bão với nhiều tác phẩm đầy ắp tiếng thở than, chỉ toàn một màu tro bụi thì âm nhạc Lam Phương lại đi trở ngược những nguyên tắc và giá trị đầy khinh bạc cuộc đời ấy. Buồn lượm vào đời từ nhỏ, nhưng nếu nghe kỹ các tác phẩm mà ông viết vẫn thấy một tin yêu, một dấu vết của những khao khát hồi sinh trong đời. Sau này, nhắc đến kỷ niệm đi học nhạc của mình, Lam Phương vẫn bùi ngùi: “Tôi vẫn không bao giờ quên câu mà ông thầy Lê Thương nói với mình khi buổi đầu tiên bước vào lớp học nhạc: “Anh có thể dạy cho em tất cả kỹ thuật nhưng hồn nhạc thứ trời cho thì anh không dạy được. Cái này chỉ phụ thuộc vào em” . “Buồn 9
  • 10. vì trời mưa hay vì bão trong tim?”- Câu hát trong nhạc khúc của ông từng được đông đảo thanh niên Sài Gòn trước 1975 yêu thích cũng là một câu hỏi lớn mà suốt đời Lam Phương tìm kiếm nhưng vô vọng. Có lẽ trời đã đày một thiên tài rớt xuống nhân gian, đã khiến một tâm hồn yếu đuối suốt đời phải rơi lệ, thống thiết và nức nở mà chỉ biết gói gọn giãi bày trong những thang âm trầm bổng của cung đàn. Hương Giang (Internet) ************************************************ Vài dòng nói thêm sau 75 ở Saigon Sau 75 thì bạn bè của Lam Phương còn ở lại rất nhiều, và hãy còn rất đông đảo người ngưỡng mộ anh. Ánh Tuyết đã tổ chức các đêm nhạc Lam Phương, người đi xem chật kín đến hết chỗ. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, người bạn thân một thời của chúng tôi, say sưa đàn phụ họa cho Ánh Tuyết hát. Mình và nhóm bạn bè thân quí của Lam Phương đều có mặt, trong đó có nhiều bạn học, bạn đàn, cùng ban nhạc với Lam Phương. Mới đây nhất, trong buổi Thay Lời Muốn Nói của chương trình tháng 10, đã có trên 5 ca sĩ hát toàn các bản nhạc của Lam Phương, gồm Ý Lan, Elvis Phương, Cẩm Vân, Hồ Trung Dũng, Quỳnh Lan… Chúc bạn Lam Phương sớm lành bịnh. VÕ HIẾU NGHĨA ghi lại Saigon 3/11/2012 http://vhnghia40.blogspot.com ************************************** 10