SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 69
Baixar para ler offline
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 1
MỤC LỤC
thị trường viễn thông
việt nam
Nhìn nhận về dịch vụ 3G
tại Việt Nam & Nhật Bản
thị trường viễn thông
thế giới
chương I
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
chương Ii
chương Iii
chương Iv
3
7
33
47
Chịu trách nhiệm nội dung:
BÙI QUỐC VIỆT
Thư ký:
VŨ THANH THỦY
Những người thực hiện:
TRẦN MẠNH ĐẠT
NGUYỄN THÚY HẰNG
LÊ THỊ HƯỜNG
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Thiết kế:
QN
Điện thoại liên hệ: 04.37741566
Email: vtthuy@vnpt.vn
THƯ BAN BIÊN TẬP
Kính thưa Quý vị độc giả,
Với việc chính thức thu phí thuê bao hoà mạng mới và siết chặt hoạt động
khuyến mại, quản lý thông tin thuê bao trả trước, năm 2013 đã chứng kiến mức tăng
trưởng âm của thị trường di động VN bởi giảm thiểu được thuê bao ảo phát sinh và
xoá bỏ hàng chục triệu thuê bao ảo hiện hữu. Với khoảng 60% dân số hiện đang sử
dụng di động (~54 triệu dân), con số 121 triệu thuê bao có lẽ vẫn còn khá “ảo”. Tuy
nhiên, có thể nói đích đến những số liệu thực chất không còn quá xa.
Việt Nam hiện đang có khoảng hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số
thuê bao Internet băng rộng cố định đạt hơn 5,17 triệu thuê bao, Internet băng rộng
di động (3G data card) đạt khoảng 3,5 triệu thuê bao. Dù vẫn chiếm thị phần khống
chế thị trường Internet băng rộng (52%) song ADSL tiếp tục phát triển chậm lại so
với các công nghệ truy nhập khác. Nhờ chi phí đầu tư cho mỗi thuê bao đã giảm rất
mạnh nên các ISP càng có điều kiện thuận lợi phát triển mạng cáp quang cũng như
đẩy mạnh công tác bán hàng, tăng cường khuyến mại. Chính vì vậy, trong năm 2013
ADSL đã mất đi 2% thị phần thuê bao vào tay FTTx. Cũng bởi độ nóng của thị trường
FTTx mà trong năm 2013 đã chứng kiến không ít phương thức cạnh tranh không lành
mạnh của một số ISP mà điển hình nhất là hình thức cắt ngầm đường truyền cáp.
Trong khi cả di động và ADSL đều phát triển chững lại và dường như đã chạm
ngưỡng bão hòa thì 3G nổi lên như điểm sáng cho các nhà mạng mở rộng doanh thu
và lợi nhuận. Nhân dịp cuối năm, chuyên đề lần này của BCVT sẽ cung cấp những
góc nhìn khác nhau về dịch vụ 3G tại Việt Nam sau 4 cung cấp. Đồng thời phân tích
những nguyên nhân thành công của 3G tại Nhật Bản để từ đó gợi mở một số hướng
phát triển 3G tại Việt Nam.
BBT rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp của Quý vị độc giả
cũng như sự hợp tác của đông đảo cộng tác viên để chất lượng nội dung ấn phẩm
ngày càng được nâng cao hơn nữa.
							 Xin trân trọng cảm ơn!
							 BBT Báo cáo Viễn thông
Tình hình
kinh tế
Việt Nam
năm 2013
CHƯƠNG I
So với mức tăng 5,03 % của
năm 2012, tốc độ tăng GDP năm
nay có sự cải thiện và biến động tích
cực qua từng quý, cụ thể quý I tăng
4,76% ; quý II tăng 5%, quý III tăng
5,54% và quý IV tăng 6,04%. Tuy
nhiên, con số này vẫn thấp hơn mục
tiêu tăng 5,5% đề ra.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 5
GDP năm 2013 tăng hơn 5,4%
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước ước đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng
sau 12 tháng, tăng 5,42% so với cùng kỳ. Lạm phát cả năm đạt 6,04%.
Khu vực dịch vụ tiếp tục là đầu tàu thúc đẩy kinh tế năm qua với mức tăng 6,56%
so với cùng kỳ. Trong khi đó, nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng lần lượt tăng 2,67%
và 5,43%.
So với mức tăng 5,03 % của năm 2012, tốc độ tăng GDP năm nay có sự cải
thiện và biến động tích cực qua từng quý, cụ thể quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5%,
quý III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mục
tiêu tăng 5,5% đề ra.
Sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất toàn
ngành công nghiệp (IIP) năm 2013 ước tính tăng 5,9%, cao hơn mức 4,8% của năm
ngoái. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại 1/12/2013 tăng 10,2%
so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn mức 23% cùng kỳ năm 2011 và 20,1% cùng
kỳ năm 2012. (Biểu đồ 1.1)
Biểuđồ1.1 (Nguồn:Tổngcụcthốngkê)
Năm 2013 cũng là năm có mức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất
trong nhiều năm qua và vượt chỉ tiêu đề ra (13-15 tỷ USD). Lượng vốn FDI thu hút từ đầu
năm đến 15/12/2013 ước đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Giải ngân
vốn FDI cả năm khoảng 11,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước. Vốn FDI tập trung chủ
yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước...
Cũng theo số liệu được Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong
năm đạt gần 132,2 tỷ USD, nhập khẩu ước trên 131,3 tỷ USD. Như vậy trong năm 2013,
Việt Nam đã xuất siêu khoảng 900 triệu USD.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/20136
CPI năm 2013 tăng thấp nhất trong 10 năm
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng
0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. 
Mức tăng 6,04% của giá cả năm nay cũng được ghi nhận là thấp nhất trong vòng
10 năm trở lại đây, đúng như VnEconomy đã nhận định từ tháng 6/2013.
Diễn biến trong năm của CPI đã gây ra những cung bậc cảm xúc khác nhau đối với
giới quan sát. Từ mức tăng 1,31% vào tháng 2 do các tác động mang tính thời vụ của Tết
Nguyên đán Quý Tỵ, CPI giảm gần như thẳng đứng về mức - 0,19% trong tháng 3, tăng
rất khẽ 0,02% vào tháng 4 phần lớn nhờ quyết định hành chính, rồi lại âm trở lại 0,06%
ở tháng 5.
Biểuđồ1.2(Nguồn:Tổngcụcthốngkê)
Khi đó, mối lo giảm phát và sức khỏe nền kinh tế tiếp tục đi xuống đã được nhiều
chuyên gia kinh tế đặt ra trong bối cảnh cả sản xuất và tiêu dùng đều tăng ở mức thấp. 
Ngoại trừ chỉ số tồn kho tiếp tục tăng cao ở mức 13,1%, các chỉ tiêu khác như chỉ
số sản xuất công nghiệp tăng 5% thấp hơn con số 5,9% của năm 2012, chỉ số sử dụng
lao động tăng 0,1%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 4,6% tiếp
tục ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Hai tháng kế tiếp, CPI đã tăng nhẹ trở lại nhờ các đợt điều chỉnh giá xăng dầu, trong
đó đã có thời điểm giá xăng tăng lên mức cao kỷ lục ở mức 24.570 đồng/lít. Nhờ các tác
động này, CPI đã thoát khỏi chuỗi các tháng liên tục âm hoặc tăng thấp để rồi tăng vọt vào
các tháng sau đó, mà đỉnh điểm là mức tăng 1,06% vào tháng 9 do các tác động đến từ
việc tăng học phí các cấp và phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện công. 
Việc CPI liên tiếp tăng khá cao không gây bất ngờ cho giới quan sát bởi việc điều
chỉnh các dịch vụ công kia được thực hiện theo lộ trình với sự điều chỉnh khá lớn, đồng
thời những tác động này chỉ mang tính nhất thời tại thời điểm các quyết định đó có hiệu
lực. 
Nếu loại trừ các yếu tố tăng giá trên, CPI giai đoạn đó tăng bình quân 0,6%/ tháng
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 7
phản ánh phần nào kinh tế có khởi sắc hơn. Sau 11 tháng, chỉ số tồn kho còn 9,7%, chỉ
số sản xuất công nghiệp tăng 5,4%, chỉ số sử dụng lao động tăng 4,4%, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trở lại với diễn biến giá cả trong tháng, mức tăng 0,51% so tháng trước thấp hơn
dự báo của nhiều chuyên gia cũng như kỳ vọng của các tổ chức tín dụng theo khảo sát
của Ngân hàng Nhà nước (tăng 0,62%) nhưng không quá bất ngờ khi mà thành phố Hà
Nội và Tp.HCM vừa công bố mức tăng lần lượt là 0,33% và 0,39%.
Tăng mạnh nhất trong tháng là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất
đốt khi đạt mức 2,31% so tháng trước. Giá gas nhập khẩu tăng mạnh nhất từ năm 2012
khiến giá gas bán lẻ trong nước của các hãng tiếp tục điều chỉnh tăng đồng loạt 80 nghìn/
bình 12 kg chính là lực đẩy chính của nhóm này.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại có đà tăng thấp hơn tháng trước khi xác lập
ở mức tăng 0,49% trong đó lương thực tăng 1,22%, thực phẩm tăng 0,38% và ăn uống
ngoài gia đình tăng 0,17%. 
Mặc dù đã vào dịp cuối năm nhưng cả lương thực và thực phẩm đều
có xu hướng giảm dần mức tăng trong những tháng dần đây. Nguồn cung
lương thực, thực phẩm trong cả nước ổn định cộng với nhu cầu tiêu dùng của
người dân hạn chế là những nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng trên.  
    
Nhiệm vụ quan trọng năm 2014-2015: Phục hồi niềm tin
Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/20138
kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn
sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm;
khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng
trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014. Tuy nhiên, bức tranh chung của
nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm
2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm
2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và
quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường.
Những dấu hiệu bất ổn vĩ mô được cải thiện so với các năm trước, đặc biệt là nguy
cơ lạm phát cao đã được ngăn chặn. Tốc độ tăng CPI từ hơn 18% năm 2011 đã kéo giảm
xuống còn 6,81% năm 2012; và dự kiến cả năm 2013 khoảng 6,5-7%. Đây là kết quả nổi
bật nhất trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể nói, trong ngắn hạn, lạm phát đã
trong tầm kiểm soát. Do đó, hiện nay là thời điểm thích hợp, là thời cơ để đưa ra những
quyết sách mạnh mẽ, tạo bước ngoặt làm thay đổi tình hình. Cụ thể:
Về ngắn hạn, nhiệm vụ tập trung vẫn là giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương
mại để xử lý điểm nghẽn của tín dụng, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn; trong
đó phải xử lý một phần nợ xây dựng cơ bản, mà ngân sách đang nợ DN. Điều chỉnh lại
Nghị quyết 02 của Chính phủ phần liên quan đến gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho
thị trường bất động sản theo hướng kích thích phân khúc thị trường nhà ở “phổ thông”,
tức là loại nhà ở có giá dưới 1 tỷ đồng/căn hộ ở TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và khoảng
500 triệu/căn hộ ở các địa phương khác thông qua công cụ tín dụng cho người mua nhà.
Hỗ trợ trực tiếp người mua, chứ không hỗ trợ trực tiếp người bán.
Về dài hạn, cần một chương trình trung hạn phục hồi kinh tế kéo dài đến hết năm
2015, dựa trên các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, chính sách chủ đạo của chương trình là thực hiện chính sách” lạm phát
mục tiêu”, với mức tăng CPI khoảng 7% mỗi năm trong 3 năm 2013-2015 và dưới 5%
trong các năm tiếp theo. Có sự phối hợp giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa,
chính sách thị trường hóa giá cả một số loại dịch vụ công, mà Nhà nước đang còn quy
định giá và chính sách ngoại thương. Chương trình phục hồi kinh tế trung hạn sẽ chấm
dứt tình trạng ban hành các giải pháp theo kiểu “ăn đong” như vừa qua. Phải chuyển
chính sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát chủ động. Mức lạm phát mục tiêu
sẽ tạo ra dư địa cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, cũng như lộ trình điều chỉnh
giá cả dịch vụ, hàng hóa công cộng, mà không gây ra lạm phát do chi phí đẩy.
Thứ hai, từ chính sách “lạm phát mục tiêu” nêu trên, chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa phải phục vụ cho mục tiêu huy động tổng đầu tư xã hội từ 30-32% GDP
trong 3 năm sắp đến. Ở đây đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa chính sách
tiền tệ và chính sách tài khóa và qua đó huy động các nguồn lực bổ sung cho nhau nhằm
bảo đảm tổng đầu tư xã hội.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 9
Thứ ba, trong 2 năm 2013-2014, cần mạnh dạn tăng chi tiêu công dưới nhiều hình
thức để kích thích tăng tổng cầu. Cụ thể, tăng trần bội chi ngân sách so với mức 4,8%
GDP hiện nay; phát hành trái phiếu Chính phủ, ngoài định mức 45 nghìn tỷ đồng/năm
như Quốc hội đã cho phép nhằm thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và các công trình
xây dựng dang dở. Vẫn biết rằng, nhiệm vụ phải bảo đảm an toàn của nợ công là quan
trọng, nhưng trong tình thế hiện nay, chính đầu tư công là giải pháp có tác động nhanh
nhất để kích thích sự tăng tổng cầu của nền kinh tế, khi mà chính sách tiền tệ đang có
tác dụng hạn chế. Một khi nền kinh tế hấp thụ được vốn tốt hơn, có điều kiện để tăng tín
dụng, thì sẽ giảm đầu tư công, khuyến khích đầu tư tư nhân, cân bằng mức nợ công như
Quốc hội đã cho phép.
Thứ tư, lồng ghép vào các nhóm giải pháp trên trong chương trình trung hạn cần có
sự đột phá trong nhiệm vụ tái cơ cấu khu vực DN nhà nước (DNNN). Hiệu quả sử dụng
nguồn lực này là nhân tố chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu kinh tế. Lực lượng DNNN
không làm thay thị trường, nhưng là một lực lượng rất quan trọng để bổ khuyết những
khuyết tật của thị trường. Trên quan điểm đó, thì không thể thành công nếu tái cơ cấu
từng tập đoàn, tổng công ty riêng rẽ, mà phải thực hiện trên tổng thể lực lượng DNNN
hiện hữu. Nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN là nhiệm vụ của Chính phủ, chứ không phải là
nhiệm vụ của từng đơn vị. Nếu đặt đúng tầm như vậy chúng ta mới có thể thực hiện thành
công việc tái cơ cấu DNNN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI).
Thị trường
viễn thông
trong nước
CHƯƠNG II
Chuyển hướng sang phát triển
các dịch vụ GTGT, tấn công một số thị
trường ngách tiềm năng nhất và tăng
cường phát triển/chăm sóc thuê bao trả
sau là hướng đi tiếp tục được các nhà
mạng triển khai trong năm 2013. Nhờ
đó, dù lượng thuê bao “giảm” nhưng các
nhà mạng vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng doanh thu. Tổng doanh thu viễn
thông ước đạt 9,9 tỷ USD, bằng 115% so
với cùng kỳ năm 2012.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 11
Theo số liệu từ Bộ TT&TT (MIC), tính đến hết năm 2013 tổng số thuê bao điện thoại
cả nước ước đạt 130 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93% tương ứng với khoảng
121 triệu thuê bao. Thuê bao cố định tiếp tục xu hướng giảm dần trước sự phổ biến của
di động.
Với việc chính thức thu phí thuê bao hoà mạng mới và siết chặt hoạt động khuyến
mại, quản lý thông tin thuê bao trả trước, năm 2013 đã chứng kiến mức tăng trưởng âm
của thị trường di động VN bởi giảm thiểu được thuê bao ảo phát sinh mới và xoá bỏ hàng
chục triệu thuê bao ảo hiện hữu. Với khoảng 60% dân số hiện đang sử dụng di động (~54
triệu dân), con số 121 triệu thuê bao có lẽ vẫn còn khá “ảo”. Tuy nhiên, có thể nói đích
đến những số liệu thực chất không còn quá xa.
Chuyển hướng sang phát triển các dịch vụ GTGT, tấn công một số thị trường ngách
tiềm năng nhất và tăng cường phát triển/chăm sóc thuê bao trả sau là hướng đi tiếp tục
được các nhà mạng triển khai trong năm 2013. Nhờ đó, dù lượng thuê bao “giảm” nhưng
các nhà mạng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tổng doanh thu viễn thông
ước đạt 9,9 tỷ USD, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2012.
TómtắttìnhhìnhdoanhthuvàtăngtrưởngcủacácDNnăm2013
Chỉ tiêu VNPT Viettel FPT Hanoi
Telecom
CMC VTC
Doanh thu (tỷ
đồng)
119.000 162.866 3.250 8.410 3.071 5.000
Lợi nhuận
trước thuế (tỷ
đồng)
9.265 35.068 810 29.2
Nộp ngân
sách nhà
nước (tỷ
đồng)
7.894 13.586 630 159 356
Tổng giá trị
đầu tư (Tỷ
đồng)
10.000 800 373
Thuê bao điện
thoại
40.400.000
Trong nước
Nước
ngoài
21.000
Phát
triển mới
10.053
TB di
động
Tổng
số thuê
bao
băng
rộng
trên
TH cáp
85.000
54.250.000 14.750.000
Thuê bao
băng rộng
phát triển mới
291.000 43.930
1.422.340
(tổng số)
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201312
Điểm nhấn nổi bật nhất của thị trường di động năm 2013 có lẽ là việc các nhà mạng
thực hiện tăng cước 3G - đánh dấu kết thúc thời kỳ kích cầu bằng giá rẻ của thị trường
3G nói riêng và thị trường di động Việt Nam nói chung. Lần đầu tiên những số liệu về giá
thành sản xuất dữ liệu được công bố cho thấy giá cước dịch vụ 3G của Việt Nam lâu nay
đang được bán với giá chỉ bằng khoảng ½ so với giá thành sản xuất.
Sự gia tăng lưu lượng 3G với tốc độ chóng mặt trên hệ thống kèm theo sự phát
triển nở rộ của các dịch vụ OTT khiến các nhà mạng không đủ sức bù chéo doanh thu cho
3G. Vì vậy, dù biết chắc chắn sẽ không nhận được sự đồng tình từ người dùng nhưng các
nhà mạng phải thực hiện tăng giá. Sau hai đợt điều chỉnh giá cước (tháng 4 và tháng 10),
giá gói Mobile Internet không giới hạn dung lượng (dịch vụ 3G có nhiều người sử dụng
nhất hiện nay) đã tăng lên tới 75%. Trong năm 2014, giá cước 3G sẽ còn tiếp tục phải
điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 25% nữa mới tiệm cận với giá thành sản xuất.
Thương vụ roaming với VinaPhone dù đã giúp Gmobile khắc phục được nhược
điểm lớn nhất của mình - hạn chế vùng phủ sóng song cũng không giúp Gmobile phát
triển khả quan hơn trong năm 2013. Các nhà mạng nhỏ vẫn tiếp tục một năm kinh doanh
khó khăn, thị phần thuê bao giảm mất một nửa, từ 14,2% xuống chỉ còn 7,1%. Nguyên
nhân chủ yếu là do các mạng lớn giờ cũng chú trọng tới cả những thị trường mà trước
đó chỉ có mạng nhỏ khai thác.
Không tính tới số lượng người dùng Internet trên điện thoại, Việt Nam hiện đang
có khoảng hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng cố
định đạt hơn 5,17 triệu thuê bao, Internet băng rộng di động (3G data card) đạt khoảng
3,5 triệu thuê bao. Dù vẫn chiếm thị phần khống chế thị trường Internet băng rộng (52%)
song ADSL tiếp tục phát triển chậm lại so với các công nghệ truy nhập khác. Nhờ chi phí
đầu tư cho mỗi thuê bao đã giảm rất mạnh nên các ISP càng có điều kiện thuận lợi phát
triển mạng cáp quang cũng như đẩy mạnh công tác bán hàng, tăng cường khuyến mại.
Chính vì vậy, trong năm 2013 ADSL đã mất đi 2% thị phần thuê bao vào tay FTTx. Cũng
bởi độ nóng của thị trường FTTx mà trong năm 2013 đã chứng kiến không ít phương thức
cạnh tranh không lành mạnh của một số ISP mà điển hình nhất là hình thức cắt ngầm
đường truyền cáp.
Có thể nói năm 2013 là năm thị trường truyền hình bước sang giai đoạn mới trên
nhiều phương diện. Các nhà đài đã bắt đầu tập trung nâng cao chất lượng nội dung với
hàng loạt kênh mới, chú trọng hơn vào công tác chăm sóc khách hàng, triển khai nhiều
chương trình khuyến mại. Thay đổi này có lẽ là do thị trường có sự góp mặt thêm của 2
gương mặt mới được đánh giá là khá nặng ký: Viettel, FPT dù tới nay hai đơn vị này vẫn
chưa có động thái gì nhiều.
2013 cũng là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình số hoá truyền hình để đạt
được mục tiêu là hoàn thành số hoá tại 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương vào tháng
6/2014. Đây là xu hướng phát triển chung của lĩnh vực truyền hình trên toàn thế giới.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 13
THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Tăng trưởng âm do thu phí thuê bao hoà mạng mới và loại bỏ thuê bao ảo
Theo số liệu từ Bộ TT&TT, ước tính đến hết năm 2013 tổng số thuê bao di động
trên cả nước vào khoảng 121 triệu thuê bao. Như vậy, so với số liệu thuê bao cuối năm
2012 chính thức được công bố trong sách trắng CNTT 2013 thì tổng số thuê bao di động
đã giảm mất khoảng 11 triệu thuê bao.
Kể từ khi các dịch vụ di động chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam, đây là
năm thứ 2 thị trường chứng kiến mức tăng trưởng thuê bao âm. Cách đây 2 năm, năm
2011, thị trường di động lần đầu tiên bị giảm mất 40 triệu thuê bao song tính chất hoàn
toàn khác biệt so với tình hình năm nay (Biểu đồ 2.1).
Tốc độ tăng trưởng thuê bao di động bắt đầu có dấu hiệu chững lại từ năm 2011
sau vài năm bùng nổ. Số lượng thống kê cho thấy đã có 36,1 triệu thuê bao biến mất trong
năm đó. Tuy nhiên, việc sụt giảm thuê bao chủ yếu là do Cục Thống kê đã thay đổi tiêu
chí thống kê từ tháng 5/2011, khiến hơn 45 triệu thuê bao “bốc hơi” trong khi thị trường
không có gì bất thường. Còn tất cả những tháng còn lại của năm 2011, kể cả trước và
sau khi thay đổi tiêu chí thống kê thì đều tăng trưởng dương, gần 1 triệu thuê bao mới
sau mỗi tháng.
Biểuđồ2.1(NguồnTCTK)
Diễn biến của năm 2013 lại hoàn toàn khác, trong 12 tháng của năm thì có tới 7
tháng lượng thuê bao bị giảm so với tháng trước đó dù không có bất cứ sự điều chỉnh nào
trong cách tính toán, thống kê của Bộ TT&TT. Tháng cao điểm nhất cũng chỉ tăng được
4,7 triệu thuê bao do việc các đại lý đua nhau kích hoạt để tránh phải đóng phí hoà mạng
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201314
bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2013.
Biểuđồ:2.2 (NguồnMIC)
Kết quả giảm mất 11 triệu thuê bao của năm 2013 chủ yếu do sự kết hợp của hai
nguyên nhân sau:
-	Thuê bao hoà mạng mới ít do phải đóng phí hoà mạng: Bắt đầu từ 1/1/2013, tất
cả các nhà mạng chính thức áp dụng thông tư 14 về thu phí hoà mạng thuê bao trả trước.
Theo đó, khi một sim mới được kích hoạt, thuê bao sẽ phải trả 25.000 đ (nếu là trả trước)
và 35.000 đ (nếu là trả sau). Cùng với đó là các quy định khiến các nhà mạng chỉ có thể
KM thẻ cào ở mức thấp với sim mới. Điều này đã nhanh chóng làm thay đổi thói quen
mua sim mới thay thẻ cào của người dùng - yếu tố khiến lượng thuê bao mới của các nhà
mạng tăng trưởng mạnh trong những năm trước đây.
-	Liên tục thanh lọc thuê bao ảo: Trong năm 2013, Bộ TT&TT liên tục thanh kiểm
tra công tác quản lý thuê bao trả trước theo các quy định trong thông tư 04. Ngoài các đợt
kiểm tra đột xuất ở các tỉnh thành lớn (như Hà Nội, Tp.HCM), hoặc các thời điểm đặc biệt
(ví dụ như thời điểm nhập học của các trường đại học…), Bộ TT&TT còn tổ chức một đợt
thanh kiểm tra trên phạm vi toàn quốc, với tất cả các nhà mạng (từ 15/5 - 31/8). Và sau
mỗi đợt kiểm tra này, hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu thuê bao ảo đã bị loại bỏ khỏi số
liệu thống kê.
Với 121 triệu thuê bao di động và 90 triệu dân, mức thâm nhập di động hiện nay
của Việt Nam vẫn rất cao ~ 134,4% song thực tế thì hiện mỗi người dùng di động đang
sử dụng tới 2,25 số thuê bao vì chỉ có khoảng 60% dân số hiện nay sử dụng điện thoại.
Điều này không lạ, bởi hiện có rất nhiều người dùng vài số thuê bao cùng lúc để liên lạc,
hoặc dùng sim di động và sim để dụng 3G trên laptop… song chắc cũng không nhiều
người dùng đến thế.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 15
Mặc dù đây vẫn chưa phải là con số phát triển thực chất của thị trường di động Việt
Nam, tài nguyên kho số vẫn đang bị lãng phí nhưng các cơ quan quản lý đang đi đúng
hướng để tiến gần hơn đến những số liệu đích thực.
2. Thị trường VAS: cần lắm một cú huých
Phát triển các tiện ích, dịch vụ giá trị gia tăng (gọi tắt là VAS) vẫn là định hướng
đúng đắn để gia tăng doanh thu trong bối cảnh tăng trưởng thuê bao trả trước đang
chững lại. Tuy nhiên, đã gần 3 năm kể từ khi các nhà mạng tập trung vào phát triển mảng
này, thị trường VAS vẫn chưa thể nói là phát triển dù đã có những tiến triển nhất định.
Thực sự cần một cú huých để thay đổi nhưng chính các nhà mạng cũng chưa biết cú
huých đó đến từ đâu?
Nỗ lực đưa dịch vụ VAS trở nên phổ biến
Nếu như cách đây một vài năm, hoạt động thường xuyên nhất của các nhà mạng
hàng tháng là các chương trình khuyến mại thẻ nạp, khuyến mại thuê bao hoà mạng mới
thì trong hai năm trở lại đây việc đó được thay thế bằng các chương trình KM sử dụng
các dịch vụ VAS, tiện ích mới cung cấp hoặc đã cung cấp từ trước.
Có thể thấy các nhà mạng đã nỗ lực rất nhiều để đưa dịch vụ tới gần người sử dụng
hơn. Nhiều kinh nghiệm phát triển trong và ngoài nước đã được áp dụng, trong đó có một
số phương thức phổ biến như:
-	Miễn cước đăng ký dịch vụ lần đầu: Cho phép khách hàng dùng thử dịch vụ trong
chu kỳ cước đầu tiên mà không phải trả tiền. Nếu không có nhu cầu sử dụng sau khi dùng
thử, khách hàng gửi tin nhắn huỷ dịch vụ.
-	Xây dựng hệ thống gian hàng giới thiệu và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch
vụ, tổ chức các chương trình hướng dẫn người dùng tại các trung tâm thương mại, mua
sắm lớn trên toàn quốc.
-	Khuyến khích thuê bao, đại lý giới thiệu dịch vụ cho người khác.
-	Cung cấp các dịch vụ mang tính thời vụ như: xem điểm thi đại học, nhận các
thông tin về thể thao nhân dịp các giải đấu, nhận các thông tin về một chương trình ăn
khách đang diễn ra trên truyền hình…
-	Thống nhất các cổng VAS, đầu số đăng ký dịch vụ để khách hàng dễ nhớ.
Bên cạnh đó, các nhà mạng liên tục phát triển các dịch vụ VAS mới, với nội dung
thông tin rất đa dạng, bao hàm tất cả các lĩnh vực. Cái được ở đây là các nhà mạng đã
thực sự làm cho thuê bao không còn xa lạ với các dịch vụ VAS nữa. Nhưng cái quan
trọng hơn là thúc đẩy được khách hàng muốn sử dụng dịch vụ, thúc đẩy yếu tố “cầu” của
người dùng tương xứng với khả năng “cung” của các nhà mạng thì vẫn chưa làm được.
Đâu sẽ là cú huých với thị trường?
Chất lượng nội dung, tính hữu ích, thiết thực của dịch vụ nội dung là điều mà lâu
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201316
nay báo chí vẫn phàn nàn, cho rằng là nguyên nhân khiến thuê bao không mặn mà lắm
với VAS. Một trong những lý do khiến việc chất lượng dịch vụ VAS chưa cao mà các nhà
cung cấp dịch vụ nội dung (CSP) đưa ra chính là tỷ lệ ăn chia của họ với nhà mạng quá
thấp (chưa tới 50% doanh thu dịch vụ). Thêm vào đó nhà mạng cũng gây nhiều khó khăn
trong quá trình thanh toán khiến họ không có nguồn lực để nghiên cứu và đầu tư sản
xuất các dịch vụ chất lượng cao, thực sự đáp ứng những nhu cầu của nhiều khách hàng.
Thực tế thì trong thời gian gần đây, tỷ lệ ăn chia giữa các CSP và nhà mạng đã
được điều chỉnh khá nhiều theo hướng có lợi cho các CSP. Với việc ban hành dự thảo về
tỷ lệ phân chia doanh thu giữa CSP - nhà mạng trong quý 3 và sẽ sớm có hiệu lực trong
một thời gian ngắn nữa, các CSP một lần nữa được tăng thêm lợi thế nhờ minh bạch hoá
cách tính cước dịch vụ. Theo đó, CSP sẽ chỉ phải trả phần cước kết nối do nhà mạng
đưa ra hoặc trả thêm x% (cước dịch vụ nội dung - cước kết nối) với x < 50 thay vì x>50
như hiện nay đang áp dụng. Liệu đây có trở thành cú huých với thị trường khi các CSP
có thêm doanh thu từ ăn chia với nhà mạng? CSP có dám đầu tư tiền của và công sức
để phát triển các dịch vụ tốt? Không ai dám chắc điều đó.
Kinh nghiệm của các nhà mạng trên thế giới cũng cho thấy, thuê bao sử dụng
smartphone có xu hướng sử dụng các dịch vụ dữ liệu, dịch vụ VAS cao hơn nhiều so
với thuê bao sử dụng điện thoại phổ thông. Trong năm qua, các nhà sản xuất trong
nước cũng như nước ngoài đang liên tục tung ra các dòng smartphone giá rẻ, chỉ tương
đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với giá điện thoại phổ thông khiến tỷ lệ người dùng
smartphone tại VN đang gia tăng nhanh chóng. Đây có thể cũng sẽ là một cú huých với
thị trường.
3. Phát triển thuê bao mới: Chú trọng trả sau và các thị trường ngách
Theo công bố của Bộ TT&TT thì vẫn còn tới gần 40% dân số cả nước chưa dùng
di động - một thông tin đáng mừng cho tất cả các nhà mạng trong bối cảnh tăng trưởng
thuê bao di động mới chậm chạp trong hai năm trở lại đây. Tuy nhiên, để có thể thu hút
những đối tượng người dùng này cũng không phải là việc dễ dàng bởi nếu có điều kiện
hoặc nhu cầu thì họ đã sử dụng điện thoại rồi. Chính vì vậy, trong khi từng bước nghiên
cứu thử nghiệm các gói cước mới và chính sách mới nhằm kích cầu các đối tượng khách
hàng này thì năm 2013, nhà mạng có phần tập trung thu hút thuê bao trả trước chuyển
sang trả sau hơn bằng các chương trình KM hấp dẫn và các tiện ích, ưu đãi mới cho thuê
bao trả sau để tăng ARPU.
Tăng cường phát triển trả sau mới, giữ chân trả sau cũ
Các chương trình khuyến khích thuê bao trả sau mới năm nay có phần áp đảo hơn
so với các chương trình thu hút thuê bao trả trước. Sau khi các chương trình KM bị Bộ
TT&TT yêu cầu tạm ngừng, các nhà mạng tiếp tục triển khai nhưng giảm bớt lượng phút
gọi miễn phí so với trước và chuyển sang hướng ưu đãi cho các thuê bao trả sau mới
đứng trên DN, trường học, trung tâm đào tạo. Từ trước tới nay, tất cả mọi người đều quan
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 17
niệm nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều thì mới dùng trả sau. Tuy nhiên, VinaPhone
đã ra thêm một gói cước với mức tiêu dùng chỉ 21.000 đ/tháng chưa tính tiền thuê bao
(ALO3) để thêm sức hút với những người không có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều để
xoá bỏ quan niệm này.
Ý thức được tình hình kinh tế khó khăn, giữ chân các thuê bao trả sau cũ, doanh
thu cao là điều vô cùng cần thiết và được các nhà mạng chú trọng hơn. Ngoài những
đêm nhạc, hội nghị tri ân khách hàng hoành tráng, nhà mạng còn giữ chân khách hàng
bằng cách hợp tác với đơn vị bán hàng trực tuyến để phát hành thẻ ưu đãi dành riêng
cho khách hàng (VinaPhone); hợp tác với các đối tác như ngân hàng để ưu đãi lãi suất
vay vốn cho khách hàng thân thiết, tặng các chuyến du lịch nước ngoài cho khách hàng
quan trọng, tặng/bán ưu đãi máy điện thoại cho người đứng đầu nhóm thuê bao của DN,
tăng dung lượng dữ liệu cho thuê bao (MobiFone).
Tiếp tục phát triển các gói cước mới hướng tới thị trường ngách
Từ trước tới nay, MobiFone luôn được coi là nhà mạng của những người thu nhập
cao nhưng năm nay nhà mạng này lại đi đầu trong việc phát triển các gói cước hướng tới
những đối tượng khách hàng thu nhập bình dân. Đây là một trong những nguyên nhân
khiến thị phần thuê bao của nhà mạng này cải thiện một cách ngoạn mục trong năm 2013:
Từ mức 21,4% (12/2012) lên 32% (11/2013).
Biểuđồ2.3(NguồnMIC)
Tháng 4/2013, MobiFone ra mắt gói Qkids hướng tới đối tượng khách hàng dưới
15 tuổi, còn đang phụ thuộc gia đình tương tự như gói 7Colors làm mưa làm gió của Viet-
tel năm ngoái, Qkids đã thu hút không ít thuê bao giúp thị phần thuê bao của nhà mạng
tăng từ 26,3% (tháng 3) lên 29,2% (tháng 5). Sau thành công của Qkids, MobiFone tiếp
tục cho ra mắt gói cước S30 dành cho thanh thiếu niên vùng sâu vùng xa với cước gọi nội
vùng giá rẻ, tặng thêm 20 nghìn và 15 MB dữ liệu vào tài khoản mỗi tháng.
Gói cước Rockstorm được tung ra mới đây hướng tới đối tượng khách hàng mê
rock đồng hành cùng chương trình Rockstorm tổ chức thường niên ở nhiều thành phố lớn
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201318
trên cả nước . Với điểm nhấn là cuộc gọi tới thuê bao Rockstorm khác chỉ 708 đ/phút, mỗi
tháng được cộng thêm 25.000 đ và 35MB dữ liệu vào tài khoản, dự kiến sẽ không ít thuê
bao mới đăng ký gói cước này. Dù không phải toàn bộ thuê bao đăng ký đều là thuê bao
mới nhưng chắc chắn nó cũng sẽ giúp MobiFone giữ chân những khách hàng trẻ tuổi, thu
nhập chưa cao nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ cao, cạnh tranh với những gói cước nội
mạng/nội nhóm giá rẻ của các nhà mạng nhỏ.
Kết hợp với các nhà sản xuất điện thoại, siêu thị điện thoại di động để triển khai các
chương trình ưu đãi cho khách hàng mua điện thoại cũng là một cách thức mà MobiFone
phát triển khách hàng mới. Theo đó, khi khách hàng mua điện thoại nằm trong danh mục
ưu đãi của MobiFone sẽ được tặng bộ hoà mạng mới của nhà mạng này và được phép
đăng ký các gói cước ưu đãi lớn. Phương thức này được MobiFone sử dụng rất nhiều
trong năm 2013, hợp tác với rất nhiều hãng điện thoại khác nhau, từ điện thoại phổ thông
như Nokia, Mobistar đến các sản phẩm cao cấp như Samsung Galaxy, HTC one….
4. Một năm thành công của các OTT tại Việt Nam
Được coi là một hiện tượng của thị trường viễn thông Việt Nam năm 2013, các dịch
vụ gọi điện nhắn tin miễn phí (OTT) đã ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà mạng. Cùng với
việc gia tăng nhanh chóng lượng người sử dụng, một thành công nữa trong năm qua mà
các nhà cung cấp dịch vụ OTT đạt được đó chính là các nhà mạng đã sẵn sàng hợp tác
thay vì tìm mọi cách ngăn cản.
Lượng người dùng gia tăng với tốc độ chóng mặt
Chính thức nở rộ trên thị trường VN từ cuối năm 2012, chỉ trong vài tháng đầu năm
2013 số lượng người sử dụng các ứng dụng OTT tăng lên con số hàng triệu bởi nó cho
phép người dùng sử dụng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện thoại chất lượng tốt, hoàn toàn
miễn phí thay vì phải trả tiền cho các nhà mạng.
Ngoài các ứng dụng OTT nổi tiếng đến từ nước ngoài như Kakao Talk, Line, Viber,
WhatsApp, Facetime… còn có sự góp mặt của các OTT trong nước mà nổi bật là Zalo.
VN chưa có các chính sách rõ ràng với OTT và lượng người dùng smartphone đang gia
tăng nhanh chóng là hai đặc điểm khiến Việt Nam trở thành một thị trường đầy tiềm năng
với các DN OTT.
Với mục tiêu đặt ra trong năm 2013 chỉ là thu hút người dùng nên các DN OTT chi
rất mạnh tay cho các chiến dịch truyền thông quảng cáo. Sau khi sử dụng các kênh truyền
thông phổ biến, chi phí thấp như mạng xã hội, báo điện tử, các diễn đàn trực tuyến…,
các dịch vụ OTT tiếp tục chạy đua nhau bằng các TVC quảng cáo trên các kênh truyền
hình với khách mời là những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng cả trong và ngoài nước dù chi phí
dành cho loại hình quảng cáo này không hề nhỏ. Bên cạnh đó các DN này còn liên tục
triển khai chương trình khuyến khích rủ thêm bạn để tích điểm đổi thẻ cào điện thoại hoặc
có cơ hội nhận các sản phẩm công nghệ có giá trị. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân,
nội dung cuộc gọi, tin nhắn cũng trở thành công cụ truyền thông để tăng sức cạnh tranh
trong bối cảnh rất nhiều ứng dụng OTT là chìa khoá để tin tặc ăn cắp thông tin trên điện
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 19
thoại người dùng.
Những số liệu thống kê gần đây nhất cho biết số lượng người dùng các ứng dụng
OTT tại VN hiện sơ sơ đã lên tới con số vài chục triệu. Viber hiện đang chiếm vị trí dẫn
đầu với 8 triệu người dùng và chắc chắn trong thời gian tới sẽ còn cao hơn rất nhiều bởi
hãng này đã chính thức gia nhập thị trường VN trong tháng 12 với văn phòng đại diện và
các chương trình truyền thông quảng bá rầm rộ đang được chuẩn bị. Tiếp đó là ứng dụng
OTT Zalo của Việt Nam đang bám đuổi rất sát với hơn 7 triệu người dùng. Line (Nhật
Bản) hiện cói 4 triệu người sử dụng. Kakao Talk - OTT đến từ Hàn Quốc có phần trầm
lắng trong 6 tháng cuối năm, có lẽ DN này đã chấp nhận nằm ngoài cuộc chơi. Ngoài ra
còn rất nhiều thuê bao đang sử dụng các ứng dụng OTT miễn phí được phát triển bởi
nhà sản xuất điện thoại như Facetime (đi kèm với máy iPhone), BBMessage (đi kèm điện
thoại BlackBerry).
Biểuđồ:2.4(NguồnMIC)
Theo Hiệp hội Internet Việt Nam, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ OTT qua smartphone tại
VN đang tăng dần từ 24,7% (2012) lên mức 33,8% (2013) và dự báo sẽ tiếp tục tăng lên
mức 41% (2014), 44,2% (2015) và 45,5% (2016).
Nhà mạng chuyển từ ngăn cản sang hợp tác
Cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ cơ bản, OTT gây giảm sút một lượng doanh
thu không nhỏ của nhà mạng. Các số liệu thống kê sơ bộ của các nhà mạng dù chưa đầy
đủ tất cả các OTT song cũng lên tới con số hàng nghìn tỷ mỗi năm. Chính vì vậy, không
có gì lạ khi các nhà mạng “đau đầu” với các OTT và tìm nhiều cách để ngăn cản sự phát
triển của các ứng dụng này.
Ngay từ Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 của Bộ TT&TT, đã có nhà mạng
đề xuất cơ quan quản lý cấm cửa các ứng dụng này giống như một số nước đã làm. Đề
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201320
xuất này lại tiếp tục được các nhà mạng khác đưa ra vào những cuộc họp giao ban trong
những tháng đầu năm 2013 khi mà OTT ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, Bộ
TT&TT vẫn im lặng.
Sự việc được đẩy lên một cao trào mới nữa khi một số nhà mạng tự thực hiện các
biện pháp kỹ thuật để chặn bớt đường truyền cho các ứng dụng OTT. Tuy nhiên, hình
thức này nhanh chóng bị các OTT và người dùng phản đối nên cũng không thực hiện
được lâu.
Càng về cuối năm, cuộc chiến giữa nhà mạng và OTT càng dịu dần dù rằng các số
lượng người dùng các ứng dụng OTT vẫn đang tăng chóng mặt. Nguyên nhân là dù chưa
có các chính sách cụ thể nhưng tín hiệu mà Bộ TT&TT phát đi rất rõ ràng: Sẽ không cấm
các ứng dụng OTT hoạt động bởi đây là xu thế chung của thế giới, có lợi cho người dùng,
tuy nhiên các doanh nghiệp này phải kinh doanh một cách “có trách nhiệm” với nhà mạng.
Vì vậy, tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ TT&TT, các nhà mạng
đều cho biết sẽ bắt tay với các OTT để hai bên cùng có lợi dù mức độ hợp tác vẫn đang
ở mức “sơ khai”.
Sẽ có chính sách về OTT trong giữa năm 2014
Là xu hướng phát triển chung của viễn thông thế giới hiện nay, đem lại lợi ích cho
người sử dụng nên việc không cấm các ứng dụng OTT là chủ trương hoàn toàn đúng đắn
của Bộ TT&TT. Tuy nhiên, không cấm không có nghĩa là buông lỏng hoàn toàn.
Giữa tháng 8, Chính phủ đã yêu cầu Bộ TT&TT sớm xây dựng các quy định đối với
các ứng dụng OTT. Thông tin mới đây nhất mà Bộ TT&TT cho biết thì các chính sách này
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 21
sẽ được Viện Chiến lược và Cục Viễn thông nghiên cứu và đề xuất trong quý 1/2014, ban
hành trong nửa đầu năm 2014.
Nội dung các quy định có lẽ sẽ phải chờ, song việc quản lý là cần thiết bởi hiện các
dịch vụ OTT đang phát triển rất mạnh, thu phí lớn từ quảng cáo trong khi lại không hề phải
đóng thuế cho nhà nước hay trả phí cho nhà mạng.
5. Kinh doanh ở nước ngoài của Viettel và câu hỏi về hiệu quả đầu tư
Hoạt động kinh doanh của Viettel ở nước ngoài năm 2013
Tiếp tục phát huy lợi thế về thương hiệu ở nước ngoài và cùng với định hướng của
Bộ TT&TT, Viettel liên tục mở rộng kinh doanh sang các thị trường quốc tế (chủ yếu là các
nước nghèo, đang phát triển và nền kinh tế có rất nhiều rủi ro, có thị trường viễn thông
chưa phát triển). Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của Viettel trong
năm 2013 phải kể đến là:
-	Chính thức đi vào cung cấp dịch vụ tại thị trường Peru dưới thương hiệu Bitel và
tiếp tục đấu thầu băng tần 4G tại nước này.
-	Thống nhất phương hướng hợp tác với công ty viễn thông Etecsa của Cuba
trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Bộ TT&TT tại Cuba. Theo đó, Viettel sẽ
cùng Etecsa đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển mạng
Internet rộng rãi, cung cấp dịch vụ viễn thông giá rẻ cho người nghèo, miễn phí Internet
cho các trường học…
-	Ngoài ra, Viettel cũng lọt vào danh sách rút gọn các nhà thầu được chọn trong đợt
đấu thầu giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Myanmar dù cuối cùng không trúng
thầu.
Với một số giải thưởng quốc tế đạt được có thể nói việc tạo dựng thương hiệu ở
nước ngoài của Viettel đã khá thành công. Kết quả kinh doanh cũng được công ty công
bố với những con số về doanh thu và lợi nhuận rất khả quan. Tính tới hết quý 3, Viettel
Global công bố đạt doanh thu 7.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 692 tỷ đồng. Tuy
nhiên, tính chính xác của những con số này liệu là vấn đề mà nhiều chuyên gia đặt vấn
đề nghi vấn.
Thông tin hoạt động kinh doanh tại nước ngoài chưa minh bạch, bị nghi ngờ
tính chính xác.
Đơn cử như số liệu về lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm ở trên. Do chỉ chiếm
49% cổ phẩn trong công ty Unitel (Lào), nên phần lợi nhuận của Viettel Global thực chất
chỉ vào khoảng 492 tỷ đồng. Trong các báo cáo kiểm toán, chính đơn vị thực hiện kiểm
toán cho Viettel Global (KPMG) cũng luôn ghi chú là họ không có đủ những thông tin
minh bạch về những hoạt động kinh doanh của Viettel ở nước ngoài để làm kiểm toán.
Ví dụ trong báo cáo kiểm toán năm 2012, đơn vị này dành 5 trang để ngoại trừ các vấn
đề không thực hiện xác minh được tại hàng loạt công ty con của Viettel Global, và những
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201322
khoản mục bị nghi ngờ tính chính xác.
Để đầu tư cho một mạng lưới viễn thông, cần kinh phí rất lớn. Vậy, vấn đề ở đây là
gì? Nếu như Viettel mang tiền của chính DN đi đầu tư ở nước ngoài thì lỗ hay lãi sẽ chỉ
là vấn đề của DN. Tuy nhiên, nếu nguồn đầu tư này được lấy từ ngân sách nhà nước,
thì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân. Chính vì vậy cần có sự rõ ràng
và minh bạch chứ không thể “tự tung tự hứng” như vậy. Các chuyên gia về đầu tư tài
chính đều lo ngại, mang hàng nghìn tỷ USD đến xứ người chỉ là canh bạc tất tay chứa
đựng nhiều rủi ro ; các cơ quan quản lý có cơ sở để lo lắng nhiều dòng vốn lớn từ trong
nước chuyển ra nước ngoài đầu tư và không thể kiểm soát được quá trình hoạt động
lỗ, lãi của Doanh nghiệp.
Mục tiêu trở thành công ty đa quốc gia
Trong thông điệp phát đi gần đây, nhà mạng này cho biết đang chuyển hướng để
trở thành một công ty đa quốc gia. Thị trường nước ngoài sẽ chiếm thị phần doanh thu
lớn hơn trong nước vào năm 2020. Mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 10 công ty viễn thông
lớn nhất thế giới về đầu tư ra nước ngoài và 1/20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới.
Theo đó, ngay từ năm 2014 Viettel sẽ thực hiện chuyển dịch chủ yếu sau trên tất
cả các thị trường đang kinh doanh:
-	Di động và băng rộng di động với số thuê bao 3G dự kiến tăng gấp đôi.
-	Di động và băng rộng cố định với việc đầu tư mạnh vào mạng cáp quang.
-	Thoại và data, viễn thông kết hợp CNTT. Mục tiêu doanh thu thoại và SMS chỉ
chiếm dưới 40% tổng doanh thu.
-	Từ công ty cung cấp dịch vụ sang công ty nghiên cứu và sản xuất công nghệ
cao.
Khi thị trường viễn thông trong nước đã trở nên “chật hẹp” thì việc phát triển
hướng tới thị trường nước ngoài là điều hoàn toàn hợp lý. Nếu xét về chiến lược lâu
dài, đầu tư ra nước ngoài đúng hướng sẽ thu về nguồn lợi lớn cho quốc gia, Tuy nhiên,
với hiện trạng đất nước chưa thoát nghèo, nhiều ý kiến cho rằng đầu tư ra nước ngoài
mà quản lý kém, không kiểm soát được lỗ lãi sẽ làm chảy máu ngoại tệ. Bởi nếu kinh
doanh ở nước ngoài mà thua lỗ thì xét cho cùng người dân bị thiệt,
6. Tổng kết một năm hoạt động của các nhà mạng nhỏ
Vietnamobile: Mất tới hơn 60% thuê bao dù đã nỗ lực
Mặc dù đã tập trung vào chăm sóc các khách hàng tiềm năng, ra mắt một số gói
cước nhắm tới đối tượng học sinh, sinh viên, triển khai những đợt khuyến mại lên tới
200% giá trị thẻ nạp và rất nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng may mắn song
bấy nhiêu vẫn chưa đủ giữ chân các thuê bao ở lại với Vietnamobile.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 23
Tổng số thuê bao và thị phần của nhà mạng này cứ giảm dần đều. Sau 11 tháng,
thị phần thuê bao và tổng số thuê bao của Vietnamobile tương ứng chỉ còn bằng 41%
và 37,7% so với thời điểm tháng 1/2013.
Thời điểm Tháng 1/2013 Tháng 6 Tháng 11/2013
Tổng số thuê bao (triệu) 12,7 7,68 4,79
Thị phần thuê bao (%) 9,4 6 3,9
Nhìn chung các chính sách mới của Vietnamobile đều khá tích cực, theo hướng có
lợi cho khách hàng. Tuy nhiên do các mạng lớn cũng đang tích cực khai thác thị trường
khách hàng bình dân với những chính sách hấp dẫn tương đương, kèm theo lợi thế về
vùng phủ nên lượng thuê bao của Vietnamobile cứ giảm dần đều qua từng tháng.
Mặc dù tận dụng cơ hội các nhà mạng tăng cước 3G bị người dùng phản đối mạnh
mẽ, cam kết đưa ra các gói cước giá rẻ cho ngành giao thông, giữ nguyên giá các gói
cước 3G hiện tại nhưng Vietnamobile cũng không phát triển được thêm nhiều thuê bao.
Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi người dùng chấp nhận việc các nhà mạng lớn
tăng cước 3G và khi mà Vietnamobile vẫn chưa có thêm băng tần. Chính vì vậy, nhà
mạng này vẫn đang rất kiên trì đấu tranh để được cấp phát thêm băng tần. Chính Phủ đã
có công văn gửi Bộ TT&TT tạo điều kiện, xem xét băng tần cho Vietnamobile nhưng cho
tới nay vẫn chưa có thêm thông tin gì về vấn đề này.
Gmobile: Lãi hay lỗ?
Kêu lỗ nặng vì roaming
Roaming với VinaPhone là sự kiện nổi bật nhất của Gmobile trong năm qua và như
một cách thức truyền thông hiệu quả trong bối cảnh Gmobile cắt giảm gần như toàn bộ
các chương trình truyền thông, quảng cáo. Việc sử dụng sóng của VinaPhone đã giúp
Gmobile khắc phục được nhược điểm lớn nhất của nhà mạng này - thiếu hụt hạ tầng
mạng lưới.
Số liệu thống kê cho thấy lượng người dùng dịch vụ roaming của Gmobile gia tăng
nhanh chóng song cũng không giúp Gmobile giữ chân các thuê bao bởi gói cước roaming
của Gmobile không mấy hấp dẫn. Chính vì vậy, chỉ sau vài tháng nhà mạng kêu trời vì lỗ
khoảng 750 triệu mỗi tháng “vì roaming” viện cớ do phải trả phí kết nối sang VinaPhone
cao. Tuy nhiên, bản chất của việc thua lỗ chủ yếu là do việc ra mắt gói cước Tỷ phú 5 với
chính sách hoàn tiền (theo chính sách này 80% tiền sử dụng ở tất cả các tài khoản trong
ngày hôm trước vào tài khoản phụ để gọi nội mạng và gọi nội mạng roaming). Số lượng
thuê bao tính tới hết tháng 11/2013 bằng 72,2% so với tháng 1/2013. Thị phần thuê bao
còn 3,2%, giảm 20% so với mức 4% của tháng 1/2013.
Thêm vào đó, Gmobile liên tục thay đổi rất nhiều chính sách theo hướng giảm
bớt ưu đãi cho khách hàng như: bắt đầu tính phí dịch vụ MCA, tăng cước dịch vụ nhạc
chuông, tính cước thuê bao gói Tỷ phú 3, giảm tỷ lệ khuyến mại thẻ nạp của chương
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201324
trình thứ 3 hàng tuần, … và thậm chí là tính cả phí nghe nội mạng nếu quá 30p/tháng.
Việc này càng khiến mọi người có cảm giác Gmobile đang rất chật vật để tồn tại bởi nhà
mạng này biết việc điều chỉnh sẽ càng khiến tỷ lệ thuê bao rời mạng cao lên nhưng vẫn
bắt buộc phải làm.
Rồi lại đang kinh doanh tốt
Chỉ một vài tháng sau khi kêu lỗ, nhà mạng này lại khẳng định vẫn đang “sống tốt”
với nhiều số liệu tăng trưởng ấn tượng: Doanh thu tăng 118% so với năm 2011; trong 6
tháng đầu năm 2013 doanh thu tăng 30% so với cùng kỳ năm 2012; ARPU tăng gấp đôi
so với thời điểm tiếp nhận từ đối tạc ngoại nhờ cắt giảm truyền thông, tập trung bán hàng
ở những khu vực trọng điểm nơi có chất lượng dịch vụ tốt. Thị trường bối rối trước những
thông tin về lãi lỗ song cũng mừng cho nhà mạng này bởi đã có những thay đổi cần thiết
và đúng hướng, bắt đầu kết quả kinh doanh khả quan, ARPU đi ngược lại xu hướng ngày
càng giảm của thị trường viễn thông VN.
Lại sắp phá sản?
Nhưng niềm vui lại chẳng kéo dài được lâu khi mà trong cuộc họp tổng kết hoạt
động của Bộ TT&TT cuối năm nay, lại có thông tin Gmobile đang rất khó khăn, thời gian
hoạt động chỉ còn tính bằng tháng, thậm chí là bằng tuần. Thông tin này nhiều khả năng
chính xác bởi nó do chính cơ quan chủ quản đưa ra.
Sau khi thông tin này được đưa ra, cũng không có lời đính chính nào từ phía nhà
mạng. Thậm chí nhà mạng này còn có vẻ tăng cường hoạt động hơn bằng cách tung ra
dịch vụ chữ ký Gsign, chuẩn bị cho gói cước Sinh viên, khai trương trung tâm dịch vụ
khách hàng thứ 5 tại Hà Nội, nhân đôi chương trình thứ 3 hàng tuần vào thứ sáu hàng
tuần, bán buôn cho các đại lý dải số đẹp mà nhà mạng này đang nắm giữ.
Không rõ nhà mạng này đang nỗ lực để cứu vãn tình thế hay đang tìm cách tận thu
tất cả những gì mà Gmobile đang sở hữu trước khi sập tiệm?
7. Một năm phát triển mạnh mẽ của thiết bị cầm tay đầu cuối thông minh Việt
Là yếu tố có tác động rất lớn tới sự phát triển của thị trường viễn thông, đặc biệt là
đối với việc gia tăng thuê bao 3G và kích cầu sử dụng dịch vụ VAS, smartphone, tablet
đã có một năm phát triển vô cùng khả quan tại Việt Nam, với sự góp mặt của các nhà sản
xuất Việt Nam.
Hàng loạt sản phẩm mới đổ bộ
Bên cạnh những dòng smartphone bình dân của những hãng điện thoại lớn, có tên
tuổi trên thế giới và những nhà sản xuất quen thuộc trong nước như Mobiistar, Qmobile…
thì năm 2013 cũng chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt những nhà sản xuất khác như FPT,
Viettel, VNPT Technology. Thậm chí cả nhà mạng MobiFone cũng ra mắt một sản phẩm
smartphone mang thương hiệu của mình M9000 với giá chỉ 1.790.000 đ.
Đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất có lẽ vẫn là FPT. Riêng trong năm 2013, công ty
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 25
này đã tung ra đến cả chục sản phẩm smartphone giá rẻ, cấu hình mạnh, màn hình lớn.
Không ít trong số đó là các sản phẩm chỉ có giá dưới 2 triệu như F20, F13, F50. Ngoài ra
FPT còn ra mắt nhiều sản phẩm tablet, phablet cũng với đặc trưng chung là giá thành rẻ
hơn, trong khi cấu hình tương đương hoặc mạnh hơn so với các hãng có tên tuổi để tạo
lợi thế cạnh tranh. Cho tới nay, danh mục các thiết bị đầu cuối thông minh của nhà sản
xuất này đã lên tới gần 30 sản phẩm.
Những nỗ lực trên đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng lượng người sử
dụng smartphone ấn tượng của Việt Nam.
IDC cho biết số lượng điện thoại thông minh (smartphone) đã chiếm 32,7%
tổng số điện thoại di động được phân phối trong Q2/2013. Google cũng cho biết
tính tới quý 2 Việt Nam hiện đang có khoảng 17 triệu người sử dụng smartphone.
Tốc độ tăng trưởng số lượng smartphone tiêu thụ của Việt Nam cũng đang
xếp ở top dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia. Tính tới hết
tháng 9 năm 2013, số lượng smartphone tiêu thụ tại Việt Nam đã tăng 156% so với
cùng kỳ năm 2012, tổng giá trị sản phẩm tương ứng tăng 113%. (GfK)
Phải nỗ lực nhiều hơn nữa
Mặc dù phát triển cả về lượng và chất, giá thành cũng rất cạnh tranh so với các
sản phẩm cấu hình tương tự của các hãng tên tuổi khác song sức hút của các sản phẩm
Việt thực sự chưa cao. Một phần là do tâm lý sính hàng ngoại, của người dùng Việt Nam
(ngoại trừ việc lựa chọn dịch vụ di động), song một phần cũng do xuất phát điểm của các
sản phẩm thương hiệu Việt.
Trước đây, phần lớn các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt mà các thương hiệu
đi trước như Mobiistar và Qmobile đều được thuê gia công và sản xuất ở Trung Quốc sau
đó được dán thương hiệu của Việt Nam. Với hình thức na ná như các dòng điện thoại ăn
khách trên thị trường, tính năng không có gì nổi bật nên không nhận được sự chào đón
của người dùng. Cũng từ đó, các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt, dù do công ty
Việt Nam nào đưa ra thị trường cũng lập tức được gắn mác hàng Trung Quốc sản xuất,
hàng chất lượng thấp.
Tâm lý đó đã được thay đổi nhiều trong thời gian gần đây, khi nhiều đơn vị có uy
tín và thương hiệu tốt như FPT, Viettel, VNPT cũng gia nhập thị trường này. Tuy nhiên,
rất nhiều người dùng vẫn lựa chọn hàng có thương hiệu lớn thay vì các sản phẩm Việt
Nam. Có lẽ các công ty mới gia nhập thị trường này nên nghiên cứu bài học kinh nghiệm
thành công của hàng thời trang Made in Vietnam để áp dụng vào trường hợp của mình.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201326
II. THỊ TRƯỜNG 3G
1. Tăng trưởng thuê bao vẫn khả quan
Trái với số liệu ước tính xấp xỉ 20 triệu thuê bao 3G được công bố trước đó, số
lượng thực tế tính đến hết tháng 12/2012 chỉ có 15,7 triệu (Sách trắng CNTT-TT 2013).
Chưa có số liệu thống kê chính thức của năm nay nhưng theo báo cáo từ các nhà mạng
thì sau hơn 1 tháng chính thức tăng cước (tức là vào khoảng đầu tháng 12/2013), số
lượng thuê bao 3G đã tăng thêm khoảng 5%. Như vậy, tính đến cuối năm 2013 VN sẽ
có khoảng trên dưới 20 triệu thuê bao 3G, tăng 4,3 triệu so thuê bao so với cùng kỳ năm
trước, chiếm khoảng 16% tổng số thuê bao di động trên cả nước. (Biểu đồ 2.5)
Trong bối cảnh tổng số thuê bao di động giảm mất 11 triệu thuê bao thì sự tăng
trưởng thuê bao 3G kể trên là tương đối khả quan. Nhất là khi năm 2013 các nhà mạng
đã thực hiện tăng giá cước dịch vụ này những 2 lần.
Biểuđồ:2.5(NguồnMIC)
Lĩnh vực 3G cũng chứng kiến tỷ lệ thuê bao trả trước chiếm ưu thế gần như tuyệt
đối. 80% số thuê bao 3G đang sử dụng dịch vụ trên điện thoại di động, 15% còn lại
sử dụng trên các máy tính xách tay (datacard). Với sự gia tăng tỷ lệ người sử dụng
smartphone thì dự kiến sự chênh lệch này sẽ còn cao hơn nữa trong thời gian tới. (Biểu
đồ 2.6)
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 27
Băng rộng di động là một trong những mục tiêu chiến lược của Viettel trong vài năm
trở lại đây. Với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn thị phần thuê bao 3G của nhà
mạng này đã gia tăng đáng kể so với cuối năm 2012 (Biểu đồ 2.7). Trong khi đó thị phần
thuê bao của VinaPhone giảm đáng kể tương ứng. MobiFone và Vietnamobile gần như
không có nhiều thay đổi.
Biểuđồ2.7(NguồnMIC)
2. Lần đầu tiên thực hiện điều chỉnh tăng cước
Kể từ khi chính thức cung cấp dịch vụ trên thị trường, sau số lần giảm giá dịch vụ
nhiều đến nỗi không nhớ nổi thì năm 2013 là năm đầu tiên các nhà mạng thực hiện tăng
cước dịch vụ. Đây là điều bất thường đối với thị trường 3G nói riêng và thị trường di động
Việt Nam nói chung.
Thực hiện điều chỉnh cước dịch vụ 2 lần trong năm
Đầu tháng 4/2013, hai nhà mạng MobiFone và VinaPhone chính thức tăng giá gói
cước Mobile Internet không giới hạn lưu lượng từ 40.000 lên 50.000 đ/tháng kèm theo
tăng dung lượng miễn phí lên 600 MB. Như vậy, giá cước tăng tương ứng 25% và lưu
lượng miễn phí tăng 20%.
Biểuđồ2.6(NguồnMIC)
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201328
Viettel trước đó đã áp dụng giá cước này, tuy nhiên tách thành 2 mục là cước dịch
vụ 40.000 đ và cước duy trì 10.000 đ/tháng. Một tháng sau đó, nhà mạng này công bố
gộp hai mức phí này vào làm một (50.000 đ) và giữ nguyên lưu lượng miễn phí là 500 MB.
Nhà mạng VinaPhone MobiFone Viettel
Giá cước 40.000 đ/tháng lên 50.000 đ/tháng 40.000 đ/tháng + 10.000 đ/
tháng duy trì dịch vụ
Gói cước cho
sinh viên
20.000 đ/tháng lên 35.000 đ/tháng 20.000 đ/tháng + 10.000 đ/
tháng duy trì dịch vụ
Dung lượng miễn
phí
500 MB lên 600 MB 500 MB
Đợt điều chỉnh này được coi là mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ kích cầu thuê bao 3G
bằng giá rẻ dù mức điều chỉnh tăng khá ít. Nguyên nhân chủ yếu thì được cho là do tác
động của các dịch vụ OTT bởi thời điểm đó các nhà mạng kêu ca, than phiền rất nhiều về
OTT, liên tục đề xuất Bộ TT&TT ngăn cấm dịch vụ này.
Trong quý 3, các nhà mạng úp mở với báo chí việc chuẩn bị tăng giá cước bởi thực
tế là trong tháng 8 và tháng 9, cả 3 nhà mạng đều đã đệ trình phương án tăng giá cước
lên Bộ TT&TT. Được sự đồng ý của cơ quan chủ quản, cả 3 nhà mạng lớn đã thông báo
tới khách hàng chính thức điều chỉnh giá cước 3G đợt 2 vào ngày 16/10/2013.
Đợt điều chỉnh cước lần này thực hiện trên phạm vi rộng hơn nhiều so với lần thứ
nhất. Nhiều gói cước Internet trên di động và trên máy tính nằm trong diện điều chỉnh,
theo đó có gói cước điều chỉnh tăng cước, có gói điều chỉnh giảm cước, có gói giữ nguyên
giá cước chỉ thay đổi block tính cước tăng lên. Nhìn chung các gói 3G trên laptop thì biên
độ điều chỉnh ít hơn, các gói 3G trên di động thì biên độ điều chỉnh cao hơn. Mức tăng
cước trung bình tính toán vào khoảng 20% so với giá cước áp dụng trước ngày 16/10.
Gói Mobile Internet là gói cước hiện có nhiều thuê bao sử dụng nhất nên gói cước
này thu hút được nhiều sự chú ý. Đây cũng là gói cước có mức điều chỉnh với biên độ
lớn nhất - tăng tới 40% (từ 50.000 đ/tháng lên 70.000 đ/tháng). Như vậy, sau hai đợt điều
chỉnh tăng của nhà mạng, giá gói cước này đã tăng thêm 30.000 đ, tương ứng với 75%
so với trước đó - một mức tăng rất cao. Giá gói cước ưu đãi dành cho đối tượng học sinh,
sinh viên cũng đã tăng từ 20.000 đ/tháng lên 50.000 đ/tháng, tương ứng tăng 250%.
Theo xu hướng chung của thế giới song ngược với tiền lệ của thị trường di
động VN
Dùng giá thành rẻ để thu hút thuê bao là cách thức phổ biến được các nhà mạng
sử dụng trên toàn thế giới, và gần như là phương thức duy nhất ở các quốc gia đang phát
triển, nơi thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Không ít nhà mạng thậm chí còn phải
giảm giá dưới giá thành sản xuất mới có thể kích cầu. Chi phí thiếu hụt tất nhiên phải lấy
từ doanh thu của các dịch vụ khác như thoại, sms.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 29
Tất cả các nhà mạng đều biết rằng doanh thu từ thoại và sms sẽ càng ngày càng
giảm đi bởi sự thay đổi nhu cầu dịch vụ của khách hàng sẽ chuyển dần từ thoại – dữ liệu.
Tuy nhiên, còn nhiều tác động khách quan khác mà nhà mạng khó có thể lường trước
được, điển hình là sự phát triển bùng nổ của các dịch vụ OTT, cho phép người dùng nhắn
tin, gọi điện thoại miễn phí khiến doanh thu từ các dịch vụ cơ bản giảm với tốc độ nhanh
hơn nhiều so với dự tính của nhà mạng. Trong khi đó, lượng người dùng và đặc biệt là lưu
lượng dữ liệu sử dụng gia tăng nhanh chóng khiến chi phí yêu cầu tái đầu tư, vận hành
mạng 3G gia tăng hơn nhiều. Điều này buộc các nhà mạng đã, đang và sẽ tiếp tục phải
tăng cước dịch vụ để có thể tiếp tục tồn tại.
Cũng là một quốc gia đang phát triển nên Việt Nam mang đầy đủ những đặc trưng
kể trên: thu nhập bình quân đầu người chưa cao, thuê bao nhạy cảm về giá rẻ cũng chính
là chiến lược các nhà mạng sử dụng để thu hút người dùng. Trong hơn ba năm cung cấp
dịch vụ 3G, số lần giảm giá cước dịch vụ lên tới hàng chục lần, với mức giảm khá cao (có
lần lên tới 80% giá cước dịch vụ). Năm 2013, giá cước bán ra dịch vụ 3G đã thấp hơn rất
nhiều so với mức giá thành sản xuất thực tế.
Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, với mức giá bán dữ liệu hiện vào khoảng
60 - 80 đ/MB trong khi tổng số tiền đầu tư cho mạng 3G lên tới 28.000 tỷ đồng thì giá
dịch vụ mà các nhà mạng đang bán chỉ bằng 35 - 62% giá thành sản xuất.
Tính bình quân hiện các nhà mạng Việt Nam thu khoảng 60.000 đồng/tháng/thuê
bao 3G. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, mức cước như vậy chỉ bằng
cước 3G ở Campuchia (do chủ yếu là dịch vụ của Viettel cung cấp), bằng 20% so với
Malaysia, 10% so với Trung Quốc, 3,5% so với Singapore, 6,3% so với gói cước 3G có
dung lượng truy cập 500MB (miễn phí thoại và tin nhắn) của hãng Verizon (Mỹ)…
Số lượng thuê bao 3G của Việt Nam cũng đang tăng nhanh trong vòng 2 năm qua.
Kèm theo đó là lưu lượng sử dụng của mỗi thuê bao cũng tăng mạnh bởi nhu cầu nhu cầu
dịch vụ cũng đã có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, nếu như số lượng thuê bao tăng gấp 2-3
lần thì lưu lượng dữ liệu thực tế trên mạng có khi tăng gấp 5-7 so với trước.
Thêm vào đó, như đã phân tích trong phần trước, năm 2013 cũng là năm các dịch
vụ OTT phát triển bùng nổ tại Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu thoại và sms
của các nhà mạng. Chính vì vậy, các nhà mạng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
hướng chung của thế giới, phải thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ để có thể đảm bảo
chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
3. Sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2014?
Người dùng phản ứng mạnh
Do là gói cước 3G được nhiều thuê bao di động sử dụng nhất nên việc tăng giá
cước liên tiếp 2 lần trong năm, đồng thời cả 3 nhà mạng cùng tăng một lúc, cùng một
mức như nhau khiến người dùng phản ứng mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201330
chúng. Ngoài các cá nhân người dùng còn có ý kiến không đồng tình của một vài tổ chức,
chuyên gia kinh tế khiến sự việc được đẩy lên cao trào. Đỉnh điểm của sự việc là động
thái Chính phủ phải yêu cầu Bộ Công thương vào cuộc điều tra xem có vi phạm luật cạnh
tranh việc nhà mạng tăng cước hay không.
Mặc dù Bộ TT&TT đã họp báo công bố các cơ sở cho phép nhà mạng tăng cước.
Trong đó cũng lý giải vì sao 3 nhà mạng tăng cước và tăng cùng một thời điểm. Theo đó:
•	Nhà mạng tăng cước là thực hiện đúng chủ trương từng bước điều chỉnh giá
cước ngang bằng dần với giá thành sản xuất. Hiện nay giá thành sản xuất là 184đ/MB dữ
liệu, còn giá bán mới chỉ có 100 đ/MB dữ liệu.
•	Thời điểm tăng cước: Các nhà mạng đã đề xuất tăng cước lên Bộ trong tháng
8-9/2013. Tuy nhiên đến ngày 4/10 Bộ mới đồng ý. Vì vậy các nhà mạng đều áp dụng vào
chu kỳ cước thứ 2 của tháng 10- tức ngày 16/10.
Tuy nhiên, những thông tin này cũng chẳng giúp xoa dịu bớt người dùng. Trong khi
chờ kết luận của Bộ Công thương thì rất nhiều thuê bao đã tự huỷ gói cước 3G đang sử
dụng để thể hiện sự phản đối.
Thuê bao vẫn hững hờ dù nhà mạng khuyến mại
Chứng kiến một lượng lớn thuê bao rời mạng chỉ sau một thời gian ngắn điều chỉnh
tăng cước các nhà mạng đã phải tung ra các chương trình khuyến mại. Những thuê bao
huỷ dịch vụ gần như đều nhận được tin nhắn mời sử dụng lại dịch vụ với mức giá cước
như trước khi tăng giá đợt hai trong một vài tháng đầu. Những tháng sau đó thì lại tiếp tục
áp dụng mức cước mới. Tuy nhiên, không nhiều thuê bao đăng ký lại.
Trong những ngày cuối cùng của năm, dù chưa họp báo công bố chính thức song
kết luận của Bộ Công thương về việc các nhà mạng tăng giá cước 3G đã được đăng tải.
Theo đó, nhà mạng có sở cứ hợp lý để tăng giá cước và dù mức tăng có vượt 5% so với
quy định song thực tế là lưu lượng trên mạng tăng quá mạnh, vượt khả năng cung cấp
của nhà mạng nên có thể áp dụng được. Tuy nhiên, cũng không nhiều thuê bao hào hứng
quay trở lại sử dụng dịch vụ bởi thấy sau hơn 1 tháng không sử dụng dịch vụ thì họ cũng
đã thấy quen, không có nhiều nhu cầu nữa.
Dù tăng cước là hợp lý, là hướng đi đúng để thị trường tiếp tục phát triển nhưng
tăng ra sao, lộ trình như thế nào là vấn đề mà cả các nhà mạng và cơ quan quản lý cần
xem xét. Sau bao nỗ lực giảm cước đưa dịch vụ tới gần người sử dụng hơn, việc tăng
cước không hợp lý chỉ một lần cũng đã khiến rất nhiều thuê bao quay lưng với nhà mạng.
Cùng với việc sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng cước dịch vụ trong năm sau thì dự báo lượng
thuê bao 3G đăng ký mới sẽ không nhiều.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 31
THỊ TRƯỜNG INTERNET-TRUYỀN HÌNH
I.THỊ TRƯỜNG INTERNET
1. Băng rộng cố định chững lại
Dịch vụ Internet xDSL được cung cấp tại Việt Nam từ năm 2003 với tốc độ phát
triển mạnh. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này đang dần
chững lại và bắt đầu gặp khó trước nhiều đối thủ cạnh tranh như băng rộng di động 3G,
cáp quang FTTH và hiện tại là Internet trên truyền hình cáp. Nhìn một cách tổng quan
chung có thể thấy thị trường băng rộng cố định chưa có bứt phá.
Năm 2013, mức tăng trưởng của thuê bao xDSL qua các tháng không đồng đều, có
tháng tăng tháng giảm nhưng đặc biệt ba tháng 9, 10,11/2013 đều tăng trưởng dương, số
lượng thuê bao giữa các tháng tăng không nhiều với mức tăng trung bình khoảng 41.000
thuê bao/tháng (Biểu đồ 2.8).
Biểuđồ2.8(Nguồn:VNNIC)
Đơnvị:triệuthuêbao
Trong khi đó, thuê bao FTTH phát triển với tốc độ tăng dần đều qua các tháng và
có xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm với số lượng thuê bao tăng xấp xỉ
100.000 thuê bao so với đầu năm 2013 (Biểu đồ 2.9).
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201332
Biểuđồ2.9 (Nguồn:VNNIC)
Đơnvị:Nghìnthuêbao
Đặc điểm của dịch vụ ADSL đường mạng dùng chung với đường line điện thoại cố
định nên chất lượng dịch vụ so với FTTH không ổn định hay bị ngắt mạng. Bên cạnh đó
với sự xuất hiện của nhiều thiết bị công nghệ mới nên người dùng không mặn mà với
dịch vụ này. Đối tượng khách hàng chính là các tổ chức, doanh nghiệp tập trung chủ yếu
tại các thành phố lớn, còn những khu vực khó khăn phát triển cầm chừng. Do chi phí đầu
tư cho ADSL là 150 USD - 200 USD/thuê bao, trong khi mức đầu tư cho một thuê bao
băng rộng di động trung bình khoảng 50 USD, việc phải bỏ vốn đầu tư lớn khiến nhiều
nhà cung cấp dịch vụ khó có thể đầu tư hạ tầng đủ mạnh để có vùng phủ rộng lớn như
lợi thế triển khai công nghệ 3G. Đây vẫn sẽ là thách thức cho các doanh nghiệp khi triển
khai dịch vụ ở những khu vực khó khăn về địa hình.
Các dịch vụ như băng rộng di động, cáp quang và Internet trên truyền hình cáp sẽ
có nhiều ưu thế về tốc độ và băng thông lớn (như xem phim có độ phân giải cao, truyền
hình trực tiếp độ nét cao…). Về lâu dài, không có những cải tiến thì các dịch vụ mới sẽ
dần lấn át ADSL đó là xu thế tất yếu của thị trường thanh lọc, loại bỏ dịch vụ kém hấp dẫn
để thế chỗ/tiến tới công nghệ mới với ưu thế nổi trội.
2. Xu hướng khả quan cho FTTH
Trong 11 tháng đầu năm 2013, số lượng thuê bao cáp quang (FTTH) đã tăng
khoảng trên 96.000 thuê bao, trong bối cảnh số thuê bao ADSL không có thay đổi nhiều
so với đầu năm. Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng tìm cách thu hút khách hàng sử dụng
ADSL gần nhau chuyển sang dùng chung một gói cước cáp quang để giảm chi phí. Mặc
dù, cách làm này là vi phạm quy định cạnh tranh, nhưng một số nhà mạng vẫn áp dụng
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 33
để cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Không chỉ giảm giá cước mà các nhà cung cấp dịch
vụ cũng khai thác những ứng dụng nội dung số trên đường truyền cáp quang để gia tăng
giá trị dịch vụ, như nâng cấp dịch vụ truyền hình và kho phim theo chuẩn HD,… Những
ưu đãi này khiến cho tốc đọ tăng trưởng thuê bao của FTTx tăng mạnh hơn so với xDSL
thuê bao của FTTx tăng hơn so với xDSL.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường, trong một năm trở lại đây các nhà cung cấp dịch
vụ: VNPT, Viettel, FPT đã có chính sách mới về giá cước tung ra nhiều ưu đãi cho người
dùng như miễn phí lắp đặt và hoà mạng, tặng modem wifi, địa chỉ IP tĩnh, tặng cước khi
đóng cước trước nhưng xem ra chi phí hàng tháng vẫn là rào cản lớn đối với người dùng
sử dụng FTTH “Cước phí cao”, “Giá không bình dân”… Mặc dù, so với ADSL, FTTH có
nhiều ưu thế như tốc độ truy cập cao, chất lượng, sự đa dạng về giá trị gia tăng cáp quang
đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng về các dịch vụ tiện ích đi kèm như IPTV, hội nghị
truyền hình, video trực tuyến, giám sát từ xa IP camera... Nhưng chưa phù hợp đại đa số
người dùng.
Các doanh nghiệp, người dùng sẽ có xu hướng chuyển sang dùng FTTH do tính
chất công việc đòi hỏi tốc độ, các tích hợp cao hơn… nếu giá cước giảm. Đây là vấn đề
các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hơi bởi nhiều người sử dụng sẽ làm tăng doanh
thu cho nhà cung cấp khi đã đầu tư vào hạ tầng mạng lưới. Thị trường cáp quang vẫn còn
nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác những nhu cầu mới của khách hàng, hay
thị trường ngách trong tương lai.
Như vậy, thị phần truy nhập Internet cố định hiện nay chủ yếu tập trung vào 5 doanh
nghiệp lớn gồm VNPT, Viettel, FPT, CMC, SCTV. Đến tháng 10/2013, thị trường băng
rộng cố định có khoảng hơn 5 triệu thuê bao, trong đó 87,5% sử dụng ADSL. Nếu coi dịch
vụ truy nhập Internet là 1 thị trường mà tổng doanh thu chỉ dưới 15.000 tỷ đồng là con
số đáng suy nghĩ, chưa đạt kỳ vọng. Cần một cách đánh giá nghiêm túc, nhìn nhận lại
nếu coi Internet là thị trường để tập trung phát triển và thu lợi nhuận từ đầu tư hạ tầng, tổ
chức kinh doanh. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp cần sớm
có những chính sách theo kịp sự phát triển chung của thị trường Internet.
II-THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
1. Doanh nghiệp viễn thông gia nhập thị trường truyền hình trả tiền
Có thể nói năm 2013 là năm thị trường truyền hình bước sang giai đoạn mới trên
nhiều phương diện và được các phương tiện truyền thông nhắc đến khá nhiều. Khởi
đầu cho sự thay đổi này là các nhà đài bắt đầu tập trung nâng cao chất lượng nội dung
và hướng đến phân khúc khách hàng mới, công tác chăm sóc khách hàng bấy lâu nay
bị bỏ ngỏ giờ đã được chú ý. Năm nay là năm đánh dấu bước ngoặt lớn trên thị trường
truyền hình với sự góp mặt của hai doanh nghiệp viễn thông: Viettel, FPT. Chính sự kiện
này khiến cho các doanh nghiệp truyền hình trên cả nước đã phải thay đổi phương thức
kinh doanh, cách thức phục vụ khách hàng không thể mang tính độc quyền ra áp đặt cho
người dùng.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201334
Tuy nhiên thị trường truyền hình Việt Nam nói chung vẫn còn tồn tại những vấn đề
cần giải quyết, đó là tình trạng thuê bao ảo vẫn khá lớn trên thị trường, vi phạm bản quyền
nội dung, sử dụng tràn lan các ứng dụng miễn phí... gây thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh
tế và công sức của các nhà cung cấp dịch vụ chính thống.
Đây là năm mà các doanh nghiệp viễn thông lấn sân sang lĩnh vực truyền hình, khai
cuộc cho một lĩnh vực mới. Ngày 26/4/2013, Bộ TT&TT đã chính thức cho phép Viettel
được triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Đến ngày 6/8/2013, Bộ cũng đã cấp
giấy phép dịch vụ truyền hình trả tiền cho FPT Telecom. Tiếp sau Viettel và FPT, VNPT
cũng đệ đơn lên Bộ TT&TT xin được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên phạm vi toàn
quốc. Việc các doanh nghiệp viễn thông “nhập cuộc sân chơi” vào thị trường truyền hình
cáp sẽ thúc đẩy cạnh tranh mạnh ở một lĩnh vực mà VTV đang gần như chiếm thế độc
quyền thị phần của dịch vụ truyền hình cáp.
Theo thống kê của Cục Quản lý Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ
Thông tin và Truyền thông), cả nước có hơn 40 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả
tiền nhưng cục diện phát triển không đồng đều, thị phần tập trung trong tay 3 đơn vị lớn.
Trong đó, SCTV giữ 40%, VCTV 30% và HTV 15%. Thị phần 15% chia cho số doanh
nghiệp còn lại, trong đó có tới 26 đơn vị truyền hình cáp (ngoài ra có vệ tinh, số mặt đất,
truyền hình IP, truyền hình di động).
Cả nước hiện có hơn 22,355 triệu hộ dân, trong đó số hộ gia đình sử dụng truyền
hình số mặt đất (chuẩn DVB-T) khoảng 3,64 triệu hộ, cáp và IPTV là 4,4 triệu hộ, truyền
hình vệ tinh (DTH) khoảng 973.000 hộ, số hộ gia đình thu sóng truyền hình analog là hơn
14 triệu hộ gia đình. Như vậy, đối tượng cần phải thực hiện số hóa truyền hình lên tới gần
14 triệu hộ đang xem truyền hình analog và  hơn 3,6 triệu hộ đang thu sóng số chuẩn
DVB-T cũng sẽ phải chuyển sang dùng đầu thu chuẩn DVB-T2.
Theo lộ trình mà Bộ TT&T đưa ra đến tháng 6/2014, 5 thành phố lớn trực thuộc
trung ương là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng sẽ phải phủ sóng
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 35
truyền hình số. Số hóa khâu truyền dẫn, phát sóng được xem là xu thế phổ biến trên toàn
thế giới và không thể đảo ngược trong bối cảnh CNTT ngày càng phát triển. Rất nhiều
nước đã chuyển đổi thành công sang truyền hình số và ngừng phát sóng tương tự trên
toàn quốc. Điều này sẽ giúp mang lại diện mạo mới cho truyền hình mặt đất với nhiều
kênh truyền hình chất lượng tốt hơn so với truyền hình tương tự và đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của người dân và những nhu cầu mới trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội.
Về vấn đề cấp phép dịch vụ truyền hình cáp, Bộ TT&TT sẽ tiến hành cấp lại giấy
phép truyền hình trả tiền theo hướng có chọn lọc cho các doanh nghiệp có khả năng
truyền dẫn phát sóng, đã có hạ tầng mạng truyền dẫn rộng khắp và có quy mô và năng
lực đầu tư, hay đầu tư dịch vụ đến những khu vực khó khăn để không tạo khoảng cách
quá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Trước mắt, dự kiến sẽ có thêm VNPT và VTC được cấp phép triển khai dịch vụ trên
toàn quốc. Việc cấp phép cho VNPT và VTC gia nhập thị trường truyền hình cáp trong
thời gian tới, sẽ nâng lên thành 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên cả
nước (4 doanh nghiệp đã được cấp phép là SCTV, VTVcab, Viettel, FPT Telecom).
Với việc chấn chỉnh lại các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền thị trường truyền
hình trong thời gian tới sẽ có những đột phá để thị trường phát triển bền vững và vươn
lên tầm cao mới theo hướng có lợi cho nhà cung cấp, người dùng.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201336
2. Truyền hình trả tiền kích cầu thuê bao bằng chiêu giảm cước
Có lẽ đây là điều chưa có trong lĩnh vực truyền hình bấy lâu nay, đặc biệt trong năm
2013 khi các doanh nghiệp viễn thông “lấn át” sang truyền hình đã khiến không ít các
doanh nghiệp truyền hình “giật mình” lo sợ mất thị phần. Năm nay là năm đầu tiên các đài
truyền hình tổ chức khuyến mãi với giá trị lớn nhằm hút khách nhiều chương trình khuyến
mãi, ưu đãi giảm giá được triển khai rầm rộ nhằm mục đích thu hút thuê bao như:
-VTC thực hiện chương trình hỗ trợ khách hàng chuyển đổi đầu thu vệ tinh HTV cũ
sang sử dụng  đầu thu vệ tinh mới VTC SH9 hoặc VTC HD với chi phí ưu đãi. Ngoài ra,
tung ra gói hỗ trợ người dân chuyển đổi mọi đầu thu truyền hình cũ, đang sử dụng, trong
đó gồm cả các đầu thu truyền hình số mặt đất và vệ tinh không có nguồn gốc rõ ràng, chất
lượng kém, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật sang đầu thu vệ tinh mới VTC chính hãng
model VTC SH9 hoặc VTC HD.
- Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) đã thực hiện chương trình miễn phí trọn đời
cho tivi thứ 2, thứ 3 khi khách hàng đăng ký mới dịch vụ và nộp trước 3 tháng thuê bao.
- Truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV) áp dụng chương trình tri ân khách hàng tặng
thêm tháng thuê bao cho khách hàng nộp cước thuê bao dài hạn. Ví dụ, khách hàng đóng
trước 3 tháng thuê bao sẽ được tặng thêm 1 tháng thuê bao, đóng trước 6 tháng thuê bao
được tặng thêm 2 tháng, 9 tháng thuê bao được tặng thêm 3 tháng, 12 tháng thuê bao
được tặng thêm 4 tháng.
-Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) nhân dịp ra mắt khách hàng khu vực Hà Nội
đã áp dụng chương trình ưu đãi đặc biệt. Cụ thể, khi khách hàng đăng ký sử dụng gói
kỹ thuật số HD sẽ được trang bị miễn phí một đầu thu HD và giá thuê bao chỉ với 80.000
đồng/tháng. Đồng thời nếu khách hàng sử dụng từ 2 dịch vụ của SCTV trở lên sẽ được
ưu đãi mức cước phí rẻ hơn 20% so với cước các dịch vụ riêng lẻ cộng lại.
- Không chịu thua kém các doanh nghiệp khác, K+ cũng tung ra chương trình
khuyến mãi tặng thêm cước thuê bao cho khách hàng đăng ký mới và mua trọn bộ thiết
bị, khách hàng được tặng thêm 3 tháng thuê bao tương ứng cho các gói kênh Access+,
Premium+ và HD+ với bất kỳ thời hạn nào.
- Hãng CMC Telecom khuyến mãi cho dịch vụ Internet trên truyền hình cáp mang
tên “Lắp Internet ring iPhone 5S về nhà”. Để thu hút các thượng đế, doanh nghiệp này
đưa ra giải thưởng lớn nếu khách hàng trúng thưởng sẽ sở hữu một chiếc iPhone 5S
phiên bản 16GB và 1 năm sử dụng miễn phí dịch vụ Internet.
Để tăng lượng khách hàng, có DN truyền hình sẵn sàng hạ phí hòa mạng và cước
thời gian dài dành cho người dùng đang là thuê bao của nhà đài khác chuyển sang.
Ngoài việc miễn, giảm phí lắp đặt hoặc thuê bao cho khách hàng, các DN còn kết hợp
tặng TV. Các chiến dịch được tung ra khá đồng bộ, đội ngũ kỹ thuật viên được đưa đến
từng gia đình thuê bao để chăm sóc, kiểm tra, hỗ trợ sửa chữa.
Tuy nhiên các chương trình khuyến mại hay ưu đãi là cần thiết tùy từng thời điểm
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 37
hướng đến tri ân khách hàng nhưng các DN vẫn phải chú ý tới kênh chất lượng cao, hoặc
những nội dung là thế mạnh của mình, bởi chất lượng sản phẩm mới là vấn đề chính để
thu hút thuê bao. Còn các chương trình KM chỉ là hỗ trợ và gia tăng lượng thuê bao tại
thời điểm nhất định, việc khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ là rất quan trọng bởi khi
đã lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có nghĩa DN đã đáp ứng các tiêu chí về giá cước, chất
lượng kênh phát sóng, nội dung thông tin… người dùng có nhu cầu.
3. Số lượng truyền hình cáp analog “ảo” chiếm gần ½ trên thị trường
Các thuê bao ảo có hai loại: Một là, các thuê bao có đăng ký sử dụng một thời gian,
sau đó cắt dịch vụ không dùng nữa nhưng lại tự đấu nối tín hiệu vào để xem tiếp mà
không trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ. Loại thứ hai là các hộ gia đình chỉ ký hợp đồng
dùng 1 thuê bao nhưng sau đó chia sẻ ra nhiều tivi trong gia đình, hoặc chia sẻ tín hiệu
cho nhà hàng xóm bên cạnh dùng chung nên các nhà cung cấp thực tế không thu được
cước của những thuê bao này.
Hiện nay các đơn vị truyền hình cáp đang phải với đối mặt với nhiều thuê bao “ảo”
xuất hiện trên thị trường. Theo ước tính loại thuê bao “ảo” này khá lớn hiện đang chiếm
khoảng 35%-38% tổng số thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog.
Các nhà cung cấp dịch vụ: Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), Truyền hình cáp
Việt Nam (VTVcab), Truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV), Truyền hình cáp TP.HCM (HCTV)
đều phát hiện ra vấn đề này nhưng chưa có cách xử lý triệt để tình trạng trên.
Sự phát triển tự phát cũng như ý thức của người dùng chưa cao là một trong những
nguyên nhân gây ra vấn nạn thuê bao ảo trong khi đó hành vi ăn cắp tín hiệu truyền hình,
vi phạm bản quyền nội dung tại Việt Nam chưa có một chế tài xử phạt là kẽ hở để người
dùng chưa nghiêm túc chấp hành đã làm khó cho cơ quan Quản lý…Cũng chính vì vấn
nạn thuê bao ảo đã gây khó khăn cho cơ quan Quản lý Phát thanh truyền hình khi công
bố số liệu chính xác về số lượng thuê bao truyền hình trả tiền hiện nay.
Chuyên đề:
Nhìn nhận về
dịch vụ 3G tại
Việt Nam &
Nhật Bản
CHƯƠNG III
Trong khi cả di động và ADSL
đều phát triển chững lại và dường
như đã chạm ngưỡng bão hòa thì
3G nổi lên như điểm sáng cho các
nhà mạng mở rộng doanh thu và lợi
nhuận. Nhân dịp cuối năm, chuyên
đề lần này của BCVT sẽ cung cấp
những góc nhìn khác nhau về dịch vụ
3G tại Việt Nam sau 4 cung cấp. Đồng
thời phân tích những nguyên nhân
thành công của 3G tại Nhật Bản để từ
đó gợi mở một số hướng phát triển 3G
tại Việt Nam.
chuyên đề
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 39
I. NHỮNG GÓC NHÌN KHÁC NHAU VỀ DỊCH VỤ 3G TẠI VIỆT NAM
1. 3G: Cán mốc 20 triệu thuê bao
Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến hết năm 2013 cả nước có 19,7 triệu thuê bao
3G, tăng gần 3 triệu so với thời điểm đầu năm, đạt tốc độ tăng trưởng gần 20% so với
cùng kỳ. Đây là một con số khá ấn tượng đặc biệt là trong bối cảnh bão hòa chung của
toàn ngành viễn thông. Nó cho thấy 3G là lĩnh vực đang được người sử dụng quan tâm.
Hình 1: Biểu đồ phát triển thuê bao 3G các tháng năm 2013 (Nguồn: MIC)
Ngoại trừ hai tháng giữa năm là tháng 6 và tháng 7 thị trường sụt giảm thuê
bao 3G thì các tháng còn lại đều chứng kiến sự tăng trưởng. Tuy nhiên có sự khác
biệt giữa những tháng cuối năm và các tháng đầu năm khi mà các tháng cuối năm thị
trường chứng kiến sự chững lại về tốc độ phát triển thuê bao. Trong khi 5 tháng đầu
năm số lượng thuê bao 3G tăng thêm đạt gần 2 triệu thì 5 tháng cuối năm (từ tháng
8 đến tháng 12) chỉ tăng được 0,2 triệu thuê bao, bằng 1/10 so với 5 tháng đầu năm
(Hình 1).
Nguyên nhân là do hai lần tăng cước dịch vụ 3G trong năm đã khiến nhiều
người dùng phải cân nhắc có nên sử dụng dịch vụ. Đặc biệt lần tăng cước thứ 2 từ
50.000 đồng lên 70.000 đồng không chỉ khiến người dùng mới e dè mà còn khiến
một bộ phận thuê bao rời bỏ dịch vụ. Một bộ phận người dùng khác đang ở trạng thái
phân vân cũng quyết định không dùng. Kết quả là tốc độ tăng thuê bao thực gần như
không đáng kể trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, dù sao nhìn trên bình diện cả năm thì có thể nói 3G vẫn là một điểm
sáng và là tâm điểm tập trung phát triển của tất cả các nhà mạng di động đang cung
cấp dịch vụ này.
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016InfoQ - GMO Research
 
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016InfoQ - GMO Research
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinhLe Thuy Hanh
 
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017MarketIntello
 
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017Kinh tế vĩ mô quý 1/2017
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017MarketIntello
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankraucan163
 
Lạm phát group
Lạm phát groupLạm phát group
Lạm phát groupHero Iloveu
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019ngothithungan1
 
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015Hung Thinh
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018hero_hn
 
2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet outngothithungan1
 
Bao cao thi_truong_04-05-2021
Bao cao thi_truong_04-05-2021Bao cao thi_truong_04-05-2021
Bao cao thi_truong_04-05-2021TopOnSeek
 
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Huy Hoang
 
Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017BIEN HOC
 
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Diễn Đàn YouStock
 
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011Nam Viet Gifts & Promotions
 

Mais procurados (18)

Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng - Quý 1/2016
 
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2017
 
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017Kinh tế vĩ mô quý 1/2017
Kinh tế vĩ mô quý 1/2017
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBank
 
Lạm phát group
Lạm phát groupLạm phát group
Lạm phát group
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
 
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018
 
2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out
 
Bao cao thi_truong_04-05-2021
Bao cao thi_truong_04-05-2021Bao cao thi_truong_04-05-2021
Bao cao thi_truong_04-05-2021
 
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
 
Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017
 
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
 
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
 

Destaque

Data Protection & Risk Management
Data Protection & Risk Management Data Protection & Risk Management
Data Protection & Risk Management Endcode_org
 
Studying Without Matric
Studying Without MatricStudying Without Matric
Studying Without MatricSkills Academy
 
LE SQUADRE
LE SQUADRELE SQUADRE
LE SQUADREcamarbmi
 
La netiqueta
La netiquetaLa netiqueta
La netiquetaJonannis
 
2013-10-23 DTL Next Generation Life Sciences Event, Utrecht
2013-10-23 DTL Next Generation Life Sciences Event, Utrecht2013-10-23 DTL Next Generation Life Sciences Event, Utrecht
2013-10-23 DTL Next Generation Life Sciences Event, UtrechtAlain van Gool
 
Vaizdine metodine medziaga svietejams 7 dalis sveiko zmogaus kodas
Vaizdine metodine medziaga svietejams 7 dalis sveiko zmogaus kodasVaizdine metodine medziaga svietejams 7 dalis sveiko zmogaus kodas
Vaizdine metodine medziaga svietejams 7 dalis sveiko zmogaus kodasvalentina valentina
 
IAB Online Content Regulation
IAB Online Content RegulationIAB Online Content Regulation
IAB Online Content RegulationEndcode_org
 
Targeted Threat (APT) Defense for Applications Featuring pxGrid: a deep dive
Targeted Threat (APT) Defense for Applications Featuring pxGrid: a deep diveTargeted Threat (APT) Defense for Applications Featuring pxGrid: a deep dive
Targeted Threat (APT) Defense for Applications Featuring pxGrid: a deep diveCisco DevNet
 
Final power point!
Final power point!Final power point!
Final power point!tlc6996
 
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van GoolAlain van Gool
 
Kas yra gebėjimas bendrauti 4 dalis vaizdine metodine medziaga svietejams 2013
Kas yra gebėjimas bendrauti 4 dalis vaizdine metodine medziaga svietejams 2013Kas yra gebėjimas bendrauti 4 dalis vaizdine metodine medziaga svietejams 2013
Kas yra gebėjimas bendrauti 4 dalis vaizdine metodine medziaga svietejams 2013valentina valentina
 
DJ Hay Landscape Architecture
DJ Hay Landscape ArchitectureDJ Hay Landscape Architecture
DJ Hay Landscape ArchitectureDavid James Hay
 
Final Powerpoint
Final PowerpointFinal Powerpoint
Final Powerpointtlc6996
 
Tia resume' 13'
Tia resume' 13'Tia resume' 13'
Tia resume' 13'tiarice
 
Fipp world media trends special report social media
Fipp world media trends special report social mediaFipp world media trends special report social media
Fipp world media trends special report social mediaTuan Anh Nguyen
 
Przywitania i pożegnania
Przywitania i pożegnaniaPrzywitania i pożegnania
Przywitania i pożegnaniaKamil Sowa
 
Coding 100-session-slides
Coding 100-session-slidesCoding 100-session-slides
Coding 100-session-slidesCisco DevNet
 

Destaque (20)

Ascent exports
Ascent exportsAscent exports
Ascent exports
 
Data Protection & Risk Management
Data Protection & Risk Management Data Protection & Risk Management
Data Protection & Risk Management
 
Studying Without Matric
Studying Without MatricStudying Without Matric
Studying Without Matric
 
LE SQUADRE
LE SQUADRELE SQUADRE
LE SQUADRE
 
Jm book final
Jm book finalJm book final
Jm book final
 
La netiqueta
La netiquetaLa netiqueta
La netiqueta
 
2013-10-23 DTL Next Generation Life Sciences Event, Utrecht
2013-10-23 DTL Next Generation Life Sciences Event, Utrecht2013-10-23 DTL Next Generation Life Sciences Event, Utrecht
2013-10-23 DTL Next Generation Life Sciences Event, Utrecht
 
Using advisor chat
Using advisor chat Using advisor chat
Using advisor chat
 
Vaizdine metodine medziaga svietejams 7 dalis sveiko zmogaus kodas
Vaizdine metodine medziaga svietejams 7 dalis sveiko zmogaus kodasVaizdine metodine medziaga svietejams 7 dalis sveiko zmogaus kodas
Vaizdine metodine medziaga svietejams 7 dalis sveiko zmogaus kodas
 
IAB Online Content Regulation
IAB Online Content RegulationIAB Online Content Regulation
IAB Online Content Regulation
 
Targeted Threat (APT) Defense for Applications Featuring pxGrid: a deep dive
Targeted Threat (APT) Defense for Applications Featuring pxGrid: a deep diveTargeted Threat (APT) Defense for Applications Featuring pxGrid: a deep dive
Targeted Threat (APT) Defense for Applications Featuring pxGrid: a deep dive
 
Final power point!
Final power point!Final power point!
Final power point!
 
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
 
Kas yra gebėjimas bendrauti 4 dalis vaizdine metodine medziaga svietejams 2013
Kas yra gebėjimas bendrauti 4 dalis vaizdine metodine medziaga svietejams 2013Kas yra gebėjimas bendrauti 4 dalis vaizdine metodine medziaga svietejams 2013
Kas yra gebėjimas bendrauti 4 dalis vaizdine metodine medziaga svietejams 2013
 
DJ Hay Landscape Architecture
DJ Hay Landscape ArchitectureDJ Hay Landscape Architecture
DJ Hay Landscape Architecture
 
Final Powerpoint
Final PowerpointFinal Powerpoint
Final Powerpoint
 
Tia resume' 13'
Tia resume' 13'Tia resume' 13'
Tia resume' 13'
 
Fipp world media trends special report social media
Fipp world media trends special report social mediaFipp world media trends special report social media
Fipp world media trends special report social media
 
Przywitania i pożegnania
Przywitania i pożegnaniaPrzywitania i pożegnania
Przywitania i pożegnania
 
Coding 100-session-slides
Coding 100-session-slidesCoding 100-session-slides
Coding 100-session-slides
 

Semelhante a Bcvtvn q4 2013

Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Duong Tien
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)trannhi2806tg
 
Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Nhu Lai
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanHuệ Lily
 
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022CDKTCaoThangBMDTCN
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 
VNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERVNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERTRUSTpay
 
Nhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docxNhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docxQuangTri10
 
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013Tan Hanhat
 
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers International | Vietnam
 
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Nguyen Ngoc
 
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfCL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfTamNguyen183831
 

Semelhante a Bcvtvn q4 2013 (20)

Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
 
Cập nhật tình hình kinh tế xã hội và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022
Cập nhật tình hình kinh tế xã hội và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022Cập nhật tình hình kinh tế xã hội và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022
Cập nhật tình hình kinh tế xã hội và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
Kehoachkiemtoan
 
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
Trien vong thi truong nua cuoi nam 2021 và 2022
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
VNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERVNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPER
 
Nhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docxNhóm Vĩ Mô.docx
Nhóm Vĩ Mô.docx
 
Vietnam Research & Forecast Report | Q22013 (VN)
Vietnam Research & Forecast Report | Q22013 (VN)Vietnam Research & Forecast Report | Q22013 (VN)
Vietnam Research & Forecast Report | Q22013 (VN)
 
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
 
Bao t3
Bao t3Bao t3
Bao t3
 
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
 
Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần nhựa bình minh.docx
Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần nhựa bình minh.docxPhân tích tài chính và định giá công ty cổ phần nhựa bình minh.docx
Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần nhựa bình minh.docx
 
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdfCL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
CL_270122_VCSC (bản Tiếng Việt của 2022 Strategy VCSC).pdf
 

Mais de Tuan Anh Nguyen

Digital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational StructureDigital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational StructureTuan Anh Nguyen
 
Summary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plansSummary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plansTuan Anh Nguyen
 
US consumer trends report
US consumer trends reportUS consumer trends report
US consumer trends reportTuan Anh Nguyen
 
Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends Tuan Anh Nguyen
 
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016Tuan Anh Nguyen
 
Consumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in AsiaConsumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in AsiaTuan Anh Nguyen
 
Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016Tuan Anh Nguyen
 
Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016Tuan Anh Nguyen
 
The 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbookThe 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbookTuan Anh Nguyen
 
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adaptVideo becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adaptTuan Anh Nguyen
 
How to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectationsHow to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectationsTuan Anh Nguyen
 
The future of Advertising
The future of Advertising The future of Advertising
The future of Advertising Tuan Anh Nguyen
 
Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016Tuan Anh Nguyen
 

Mais de Tuan Anh Nguyen (20)

State of mobility
State of mobilityState of mobility
State of mobility
 
Digital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational StructureDigital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational Structure
 
Summary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plansSummary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plans
 
US consumer trends report
US consumer trends reportUS consumer trends report
US consumer trends report
 
Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends
 
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
 
Global mobile trends
Global mobile trends Global mobile trends
Global mobile trends
 
Consumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in AsiaConsumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in Asia
 
Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016
 
Global Pay-TV landscape
Global Pay-TV landscapeGlobal Pay-TV landscape
Global Pay-TV landscape
 
Social trends 2016
Social trends 2016Social trends 2016
Social trends 2016
 
Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016
 
Digital in vn sep 2016
Digital in vn sep 2016Digital in vn sep 2016
Digital in vn sep 2016
 
OTT TV experience
OTT TV experienceOTT TV experience
OTT TV experience
 
Subcription vod
Subcription vod Subcription vod
Subcription vod
 
The 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbookThe 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbook
 
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adaptVideo becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
 
How to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectationsHow to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectations
 
The future of Advertising
The future of Advertising The future of Advertising
The future of Advertising
 
Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016
 

Bcvtvn q4 2013

  • 1. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 1
  • 2. MỤC LỤC thị trường viễn thông việt nam Nhìn nhận về dịch vụ 3G tại Việt Nam & Nhật Bản thị trường viễn thông thế giới chương I TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI chương Ii chương Iii chương Iv 3 7 33 47 Chịu trách nhiệm nội dung: BÙI QUỐC VIỆT Thư ký: VŨ THANH THỦY Những người thực hiện: TRẦN MẠNH ĐẠT NGUYỄN THÚY HẰNG LÊ THỊ HƯỜNG NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN Thiết kế: QN Điện thoại liên hệ: 04.37741566 Email: vtthuy@vnpt.vn
  • 3. THƯ BAN BIÊN TẬP Kính thưa Quý vị độc giả, Với việc chính thức thu phí thuê bao hoà mạng mới và siết chặt hoạt động khuyến mại, quản lý thông tin thuê bao trả trước, năm 2013 đã chứng kiến mức tăng trưởng âm của thị trường di động VN bởi giảm thiểu được thuê bao ảo phát sinh và xoá bỏ hàng chục triệu thuê bao ảo hiện hữu. Với khoảng 60% dân số hiện đang sử dụng di động (~54 triệu dân), con số 121 triệu thuê bao có lẽ vẫn còn khá “ảo”. Tuy nhiên, có thể nói đích đến những số liệu thực chất không còn quá xa. Việt Nam hiện đang có khoảng hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định đạt hơn 5,17 triệu thuê bao, Internet băng rộng di động (3G data card) đạt khoảng 3,5 triệu thuê bao. Dù vẫn chiếm thị phần khống chế thị trường Internet băng rộng (52%) song ADSL tiếp tục phát triển chậm lại so với các công nghệ truy nhập khác. Nhờ chi phí đầu tư cho mỗi thuê bao đã giảm rất mạnh nên các ISP càng có điều kiện thuận lợi phát triển mạng cáp quang cũng như đẩy mạnh công tác bán hàng, tăng cường khuyến mại. Chính vì vậy, trong năm 2013 ADSL đã mất đi 2% thị phần thuê bao vào tay FTTx. Cũng bởi độ nóng của thị trường FTTx mà trong năm 2013 đã chứng kiến không ít phương thức cạnh tranh không lành mạnh của một số ISP mà điển hình nhất là hình thức cắt ngầm đường truyền cáp. Trong khi cả di động và ADSL đều phát triển chững lại và dường như đã chạm ngưỡng bão hòa thì 3G nổi lên như điểm sáng cho các nhà mạng mở rộng doanh thu và lợi nhuận. Nhân dịp cuối năm, chuyên đề lần này của BCVT sẽ cung cấp những góc nhìn khác nhau về dịch vụ 3G tại Việt Nam sau 4 cung cấp. Đồng thời phân tích những nguyên nhân thành công của 3G tại Nhật Bản để từ đó gợi mở một số hướng phát triển 3G tại Việt Nam. BBT rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp của Quý vị độc giả cũng như sự hợp tác của đông đảo cộng tác viên để chất lượng nội dung ấn phẩm ngày càng được nâng cao hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! BBT Báo cáo Viễn thông
  • 4. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013 CHƯƠNG I So với mức tăng 5,03 % của năm 2012, tốc độ tăng GDP năm nay có sự cải thiện và biến động tích cực qua từng quý, cụ thể quý I tăng 4,76% ; quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra.
  • 5. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 5 GDP năm 2013 tăng hơn 5,4% Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước ước đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng sau 12 tháng, tăng 5,42% so với cùng kỳ. Lạm phát cả năm đạt 6,04%. Khu vực dịch vụ tiếp tục là đầu tàu thúc đẩy kinh tế năm qua với mức tăng 6,56% so với cùng kỳ. Trong khi đó, nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng lần lượt tăng 2,67% và 5,43%. So với mức tăng 5,03 % của năm 2012, tốc độ tăng GDP năm nay có sự cải thiện và biến động tích cực qua từng quý, cụ thể quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra. Sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2013 ước tính tăng 5,9%, cao hơn mức 4,8% của năm ngoái. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại 1/12/2013 tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn mức 23% cùng kỳ năm 2011 và 20,1% cùng kỳ năm 2012. (Biểu đồ 1.1) Biểuđồ1.1 (Nguồn:Tổngcụcthốngkê) Năm 2013 cũng là năm có mức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất trong nhiều năm qua và vượt chỉ tiêu đề ra (13-15 tỷ USD). Lượng vốn FDI thu hút từ đầu năm đến 15/12/2013 ước đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Giải ngân vốn FDI cả năm khoảng 11,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước. Vốn FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước... Cũng theo số liệu được Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm đạt gần 132,2 tỷ USD, nhập khẩu ước trên 131,3 tỷ USD. Như vậy trong năm 2013, Việt Nam đã xuất siêu khoảng 900 triệu USD.
  • 6. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/20136 CPI năm 2013 tăng thấp nhất trong 10 năm Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012.  Mức tăng 6,04% của giá cả năm nay cũng được ghi nhận là thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, đúng như VnEconomy đã nhận định từ tháng 6/2013. Diễn biến trong năm của CPI đã gây ra những cung bậc cảm xúc khác nhau đối với giới quan sát. Từ mức tăng 1,31% vào tháng 2 do các tác động mang tính thời vụ của Tết Nguyên đán Quý Tỵ, CPI giảm gần như thẳng đứng về mức - 0,19% trong tháng 3, tăng rất khẽ 0,02% vào tháng 4 phần lớn nhờ quyết định hành chính, rồi lại âm trở lại 0,06% ở tháng 5. Biểuđồ1.2(Nguồn:Tổngcụcthốngkê) Khi đó, mối lo giảm phát và sức khỏe nền kinh tế tiếp tục đi xuống đã được nhiều chuyên gia kinh tế đặt ra trong bối cảnh cả sản xuất và tiêu dùng đều tăng ở mức thấp.  Ngoại trừ chỉ số tồn kho tiếp tục tăng cao ở mức 13,1%, các chỉ tiêu khác như chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% thấp hơn con số 5,9% của năm 2012, chỉ số sử dụng lao động tăng 0,1%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 4,6% tiếp tục ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây. Hai tháng kế tiếp, CPI đã tăng nhẹ trở lại nhờ các đợt điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó đã có thời điểm giá xăng tăng lên mức cao kỷ lục ở mức 24.570 đồng/lít. Nhờ các tác động này, CPI đã thoát khỏi chuỗi các tháng liên tục âm hoặc tăng thấp để rồi tăng vọt vào các tháng sau đó, mà đỉnh điểm là mức tăng 1,06% vào tháng 9 do các tác động đến từ việc tăng học phí các cấp và phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện công.  Việc CPI liên tiếp tăng khá cao không gây bất ngờ cho giới quan sát bởi việc điều chỉnh các dịch vụ công kia được thực hiện theo lộ trình với sự điều chỉnh khá lớn, đồng thời những tác động này chỉ mang tính nhất thời tại thời điểm các quyết định đó có hiệu lực.  Nếu loại trừ các yếu tố tăng giá trên, CPI giai đoạn đó tăng bình quân 0,6%/ tháng
  • 7. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 7 phản ánh phần nào kinh tế có khởi sắc hơn. Sau 11 tháng, chỉ số tồn kho còn 9,7%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4%, chỉ số sử dụng lao động tăng 4,4%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trở lại với diễn biến giá cả trong tháng, mức tăng 0,51% so tháng trước thấp hơn dự báo của nhiều chuyên gia cũng như kỳ vọng của các tổ chức tín dụng theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước (tăng 0,62%) nhưng không quá bất ngờ khi mà thành phố Hà Nội và Tp.HCM vừa công bố mức tăng lần lượt là 0,33% và 0,39%. Tăng mạnh nhất trong tháng là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt khi đạt mức 2,31% so tháng trước. Giá gas nhập khẩu tăng mạnh nhất từ năm 2012 khiến giá gas bán lẻ trong nước của các hãng tiếp tục điều chỉnh tăng đồng loạt 80 nghìn/ bình 12 kg chính là lực đẩy chính của nhóm này. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại có đà tăng thấp hơn tháng trước khi xác lập ở mức tăng 0,49% trong đó lương thực tăng 1,22%, thực phẩm tăng 0,38% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%.  Mặc dù đã vào dịp cuối năm nhưng cả lương thực và thực phẩm đều có xu hướng giảm dần mức tăng trong những tháng dần đây. Nguồn cung lương thực, thực phẩm trong cả nước ổn định cộng với nhu cầu tiêu dùng của người dân hạn chế là những nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng trên.        Nhiệm vụ quan trọng năm 2014-2015: Phục hồi niềm tin Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền
  • 8. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/20138 kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường. Những dấu hiệu bất ổn vĩ mô được cải thiện so với các năm trước, đặc biệt là nguy cơ lạm phát cao đã được ngăn chặn. Tốc độ tăng CPI từ hơn 18% năm 2011 đã kéo giảm xuống còn 6,81% năm 2012; và dự kiến cả năm 2013 khoảng 6,5-7%. Đây là kết quả nổi bật nhất trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể nói, trong ngắn hạn, lạm phát đã trong tầm kiểm soát. Do đó, hiện nay là thời điểm thích hợp, là thời cơ để đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, tạo bước ngoặt làm thay đổi tình hình. Cụ thể: Về ngắn hạn, nhiệm vụ tập trung vẫn là giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương mại để xử lý điểm nghẽn của tín dụng, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn; trong đó phải xử lý một phần nợ xây dựng cơ bản, mà ngân sách đang nợ DN. Điều chỉnh lại Nghị quyết 02 của Chính phủ phần liên quan đến gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản theo hướng kích thích phân khúc thị trường nhà ở “phổ thông”, tức là loại nhà ở có giá dưới 1 tỷ đồng/căn hộ ở TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và khoảng 500 triệu/căn hộ ở các địa phương khác thông qua công cụ tín dụng cho người mua nhà. Hỗ trợ trực tiếp người mua, chứ không hỗ trợ trực tiếp người bán. Về dài hạn, cần một chương trình trung hạn phục hồi kinh tế kéo dài đến hết năm 2015, dựa trên các nội dung chính sau đây: Thứ nhất, chính sách chủ đạo của chương trình là thực hiện chính sách” lạm phát mục tiêu”, với mức tăng CPI khoảng 7% mỗi năm trong 3 năm 2013-2015 và dưới 5% trong các năm tiếp theo. Có sự phối hợp giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thị trường hóa giá cả một số loại dịch vụ công, mà Nhà nước đang còn quy định giá và chính sách ngoại thương. Chương trình phục hồi kinh tế trung hạn sẽ chấm dứt tình trạng ban hành các giải pháp theo kiểu “ăn đong” như vừa qua. Phải chuyển chính sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát chủ động. Mức lạm phát mục tiêu sẽ tạo ra dư địa cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, cũng như lộ trình điều chỉnh giá cả dịch vụ, hàng hóa công cộng, mà không gây ra lạm phát do chi phí đẩy. Thứ hai, từ chính sách “lạm phát mục tiêu” nêu trên, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phục vụ cho mục tiêu huy động tổng đầu tư xã hội từ 30-32% GDP trong 3 năm sắp đến. Ở đây đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa và qua đó huy động các nguồn lực bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm tổng đầu tư xã hội.
  • 9. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 9 Thứ ba, trong 2 năm 2013-2014, cần mạnh dạn tăng chi tiêu công dưới nhiều hình thức để kích thích tăng tổng cầu. Cụ thể, tăng trần bội chi ngân sách so với mức 4,8% GDP hiện nay; phát hành trái phiếu Chính phủ, ngoài định mức 45 nghìn tỷ đồng/năm như Quốc hội đã cho phép nhằm thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và các công trình xây dựng dang dở. Vẫn biết rằng, nhiệm vụ phải bảo đảm an toàn của nợ công là quan trọng, nhưng trong tình thế hiện nay, chính đầu tư công là giải pháp có tác động nhanh nhất để kích thích sự tăng tổng cầu của nền kinh tế, khi mà chính sách tiền tệ đang có tác dụng hạn chế. Một khi nền kinh tế hấp thụ được vốn tốt hơn, có điều kiện để tăng tín dụng, thì sẽ giảm đầu tư công, khuyến khích đầu tư tư nhân, cân bằng mức nợ công như Quốc hội đã cho phép. Thứ tư, lồng ghép vào các nhóm giải pháp trên trong chương trình trung hạn cần có sự đột phá trong nhiệm vụ tái cơ cấu khu vực DN nhà nước (DNNN). Hiệu quả sử dụng nguồn lực này là nhân tố chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu kinh tế. Lực lượng DNNN không làm thay thị trường, nhưng là một lực lượng rất quan trọng để bổ khuyết những khuyết tật của thị trường. Trên quan điểm đó, thì không thể thành công nếu tái cơ cấu từng tập đoàn, tổng công ty riêng rẽ, mà phải thực hiện trên tổng thể lực lượng DNNN hiện hữu. Nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN là nhiệm vụ của Chính phủ, chứ không phải là nhiệm vụ của từng đơn vị. Nếu đặt đúng tầm như vậy chúng ta mới có thể thực hiện thành công việc tái cơ cấu DNNN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI).
  • 10. Thị trường viễn thông trong nước CHƯƠNG II Chuyển hướng sang phát triển các dịch vụ GTGT, tấn công một số thị trường ngách tiềm năng nhất và tăng cường phát triển/chăm sóc thuê bao trả sau là hướng đi tiếp tục được các nhà mạng triển khai trong năm 2013. Nhờ đó, dù lượng thuê bao “giảm” nhưng các nhà mạng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tổng doanh thu viễn thông ước đạt 9,9 tỷ USD, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2012.
  • 11. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 11 Theo số liệu từ Bộ TT&TT (MIC), tính đến hết năm 2013 tổng số thuê bao điện thoại cả nước ước đạt 130 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93% tương ứng với khoảng 121 triệu thuê bao. Thuê bao cố định tiếp tục xu hướng giảm dần trước sự phổ biến của di động. Với việc chính thức thu phí thuê bao hoà mạng mới và siết chặt hoạt động khuyến mại, quản lý thông tin thuê bao trả trước, năm 2013 đã chứng kiến mức tăng trưởng âm của thị trường di động VN bởi giảm thiểu được thuê bao ảo phát sinh mới và xoá bỏ hàng chục triệu thuê bao ảo hiện hữu. Với khoảng 60% dân số hiện đang sử dụng di động (~54 triệu dân), con số 121 triệu thuê bao có lẽ vẫn còn khá “ảo”. Tuy nhiên, có thể nói đích đến những số liệu thực chất không còn quá xa. Chuyển hướng sang phát triển các dịch vụ GTGT, tấn công một số thị trường ngách tiềm năng nhất và tăng cường phát triển/chăm sóc thuê bao trả sau là hướng đi tiếp tục được các nhà mạng triển khai trong năm 2013. Nhờ đó, dù lượng thuê bao “giảm” nhưng các nhà mạng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tổng doanh thu viễn thông ước đạt 9,9 tỷ USD, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2012. TómtắttìnhhìnhdoanhthuvàtăngtrưởngcủacácDNnăm2013 Chỉ tiêu VNPT Viettel FPT Hanoi Telecom CMC VTC Doanh thu (tỷ đồng) 119.000 162.866 3.250 8.410 3.071 5.000 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 9.265 35.068 810 29.2 Nộp ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 7.894 13.586 630 159 356 Tổng giá trị đầu tư (Tỷ đồng) 10.000 800 373 Thuê bao điện thoại 40.400.000 Trong nước Nước ngoài 21.000 Phát triển mới 10.053 TB di động Tổng số thuê bao băng rộng trên TH cáp 85.000 54.250.000 14.750.000 Thuê bao băng rộng phát triển mới 291.000 43.930 1.422.340 (tổng số) TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
  • 12. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201312 Điểm nhấn nổi bật nhất của thị trường di động năm 2013 có lẽ là việc các nhà mạng thực hiện tăng cước 3G - đánh dấu kết thúc thời kỳ kích cầu bằng giá rẻ của thị trường 3G nói riêng và thị trường di động Việt Nam nói chung. Lần đầu tiên những số liệu về giá thành sản xuất dữ liệu được công bố cho thấy giá cước dịch vụ 3G của Việt Nam lâu nay đang được bán với giá chỉ bằng khoảng ½ so với giá thành sản xuất. Sự gia tăng lưu lượng 3G với tốc độ chóng mặt trên hệ thống kèm theo sự phát triển nở rộ của các dịch vụ OTT khiến các nhà mạng không đủ sức bù chéo doanh thu cho 3G. Vì vậy, dù biết chắc chắn sẽ không nhận được sự đồng tình từ người dùng nhưng các nhà mạng phải thực hiện tăng giá. Sau hai đợt điều chỉnh giá cước (tháng 4 và tháng 10), giá gói Mobile Internet không giới hạn dung lượng (dịch vụ 3G có nhiều người sử dụng nhất hiện nay) đã tăng lên tới 75%. Trong năm 2014, giá cước 3G sẽ còn tiếp tục phải điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 25% nữa mới tiệm cận với giá thành sản xuất. Thương vụ roaming với VinaPhone dù đã giúp Gmobile khắc phục được nhược điểm lớn nhất của mình - hạn chế vùng phủ sóng song cũng không giúp Gmobile phát triển khả quan hơn trong năm 2013. Các nhà mạng nhỏ vẫn tiếp tục một năm kinh doanh khó khăn, thị phần thuê bao giảm mất một nửa, từ 14,2% xuống chỉ còn 7,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do các mạng lớn giờ cũng chú trọng tới cả những thị trường mà trước đó chỉ có mạng nhỏ khai thác. Không tính tới số lượng người dùng Internet trên điện thoại, Việt Nam hiện đang có khoảng hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định đạt hơn 5,17 triệu thuê bao, Internet băng rộng di động (3G data card) đạt khoảng 3,5 triệu thuê bao. Dù vẫn chiếm thị phần khống chế thị trường Internet băng rộng (52%) song ADSL tiếp tục phát triển chậm lại so với các công nghệ truy nhập khác. Nhờ chi phí đầu tư cho mỗi thuê bao đã giảm rất mạnh nên các ISP càng có điều kiện thuận lợi phát triển mạng cáp quang cũng như đẩy mạnh công tác bán hàng, tăng cường khuyến mại. Chính vì vậy, trong năm 2013 ADSL đã mất đi 2% thị phần thuê bao vào tay FTTx. Cũng bởi độ nóng của thị trường FTTx mà trong năm 2013 đã chứng kiến không ít phương thức cạnh tranh không lành mạnh của một số ISP mà điển hình nhất là hình thức cắt ngầm đường truyền cáp. Có thể nói năm 2013 là năm thị trường truyền hình bước sang giai đoạn mới trên nhiều phương diện. Các nhà đài đã bắt đầu tập trung nâng cao chất lượng nội dung với hàng loạt kênh mới, chú trọng hơn vào công tác chăm sóc khách hàng, triển khai nhiều chương trình khuyến mại. Thay đổi này có lẽ là do thị trường có sự góp mặt thêm của 2 gương mặt mới được đánh giá là khá nặng ký: Viettel, FPT dù tới nay hai đơn vị này vẫn chưa có động thái gì nhiều. 2013 cũng là năm Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình số hoá truyền hình để đạt được mục tiêu là hoàn thành số hoá tại 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương vào tháng 6/2014. Đây là xu hướng phát triển chung của lĩnh vực truyền hình trên toàn thế giới.
  • 13. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 13 THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG I. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Tăng trưởng âm do thu phí thuê bao hoà mạng mới và loại bỏ thuê bao ảo Theo số liệu từ Bộ TT&TT, ước tính đến hết năm 2013 tổng số thuê bao di động trên cả nước vào khoảng 121 triệu thuê bao. Như vậy, so với số liệu thuê bao cuối năm 2012 chính thức được công bố trong sách trắng CNTT 2013 thì tổng số thuê bao di động đã giảm mất khoảng 11 triệu thuê bao. Kể từ khi các dịch vụ di động chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam, đây là năm thứ 2 thị trường chứng kiến mức tăng trưởng thuê bao âm. Cách đây 2 năm, năm 2011, thị trường di động lần đầu tiên bị giảm mất 40 triệu thuê bao song tính chất hoàn toàn khác biệt so với tình hình năm nay (Biểu đồ 2.1). Tốc độ tăng trưởng thuê bao di động bắt đầu có dấu hiệu chững lại từ năm 2011 sau vài năm bùng nổ. Số lượng thống kê cho thấy đã có 36,1 triệu thuê bao biến mất trong năm đó. Tuy nhiên, việc sụt giảm thuê bao chủ yếu là do Cục Thống kê đã thay đổi tiêu chí thống kê từ tháng 5/2011, khiến hơn 45 triệu thuê bao “bốc hơi” trong khi thị trường không có gì bất thường. Còn tất cả những tháng còn lại của năm 2011, kể cả trước và sau khi thay đổi tiêu chí thống kê thì đều tăng trưởng dương, gần 1 triệu thuê bao mới sau mỗi tháng. Biểuđồ2.1(NguồnTCTK) Diễn biến của năm 2013 lại hoàn toàn khác, trong 12 tháng của năm thì có tới 7 tháng lượng thuê bao bị giảm so với tháng trước đó dù không có bất cứ sự điều chỉnh nào trong cách tính toán, thống kê của Bộ TT&TT. Tháng cao điểm nhất cũng chỉ tăng được 4,7 triệu thuê bao do việc các đại lý đua nhau kích hoạt để tránh phải đóng phí hoà mạng
  • 14. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201314 bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2013. Biểuđồ:2.2 (NguồnMIC) Kết quả giảm mất 11 triệu thuê bao của năm 2013 chủ yếu do sự kết hợp của hai nguyên nhân sau: - Thuê bao hoà mạng mới ít do phải đóng phí hoà mạng: Bắt đầu từ 1/1/2013, tất cả các nhà mạng chính thức áp dụng thông tư 14 về thu phí hoà mạng thuê bao trả trước. Theo đó, khi một sim mới được kích hoạt, thuê bao sẽ phải trả 25.000 đ (nếu là trả trước) và 35.000 đ (nếu là trả sau). Cùng với đó là các quy định khiến các nhà mạng chỉ có thể KM thẻ cào ở mức thấp với sim mới. Điều này đã nhanh chóng làm thay đổi thói quen mua sim mới thay thẻ cào của người dùng - yếu tố khiến lượng thuê bao mới của các nhà mạng tăng trưởng mạnh trong những năm trước đây. - Liên tục thanh lọc thuê bao ảo: Trong năm 2013, Bộ TT&TT liên tục thanh kiểm tra công tác quản lý thuê bao trả trước theo các quy định trong thông tư 04. Ngoài các đợt kiểm tra đột xuất ở các tỉnh thành lớn (như Hà Nội, Tp.HCM), hoặc các thời điểm đặc biệt (ví dụ như thời điểm nhập học của các trường đại học…), Bộ TT&TT còn tổ chức một đợt thanh kiểm tra trên phạm vi toàn quốc, với tất cả các nhà mạng (từ 15/5 - 31/8). Và sau mỗi đợt kiểm tra này, hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu thuê bao ảo đã bị loại bỏ khỏi số liệu thống kê. Với 121 triệu thuê bao di động và 90 triệu dân, mức thâm nhập di động hiện nay của Việt Nam vẫn rất cao ~ 134,4% song thực tế thì hiện mỗi người dùng di động đang sử dụng tới 2,25 số thuê bao vì chỉ có khoảng 60% dân số hiện nay sử dụng điện thoại. Điều này không lạ, bởi hiện có rất nhiều người dùng vài số thuê bao cùng lúc để liên lạc, hoặc dùng sim di động và sim để dụng 3G trên laptop… song chắc cũng không nhiều người dùng đến thế.
  • 15. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 15 Mặc dù đây vẫn chưa phải là con số phát triển thực chất của thị trường di động Việt Nam, tài nguyên kho số vẫn đang bị lãng phí nhưng các cơ quan quản lý đang đi đúng hướng để tiến gần hơn đến những số liệu đích thực. 2. Thị trường VAS: cần lắm một cú huých Phát triển các tiện ích, dịch vụ giá trị gia tăng (gọi tắt là VAS) vẫn là định hướng đúng đắn để gia tăng doanh thu trong bối cảnh tăng trưởng thuê bao trả trước đang chững lại. Tuy nhiên, đã gần 3 năm kể từ khi các nhà mạng tập trung vào phát triển mảng này, thị trường VAS vẫn chưa thể nói là phát triển dù đã có những tiến triển nhất định. Thực sự cần một cú huých để thay đổi nhưng chính các nhà mạng cũng chưa biết cú huých đó đến từ đâu? Nỗ lực đưa dịch vụ VAS trở nên phổ biến Nếu như cách đây một vài năm, hoạt động thường xuyên nhất của các nhà mạng hàng tháng là các chương trình khuyến mại thẻ nạp, khuyến mại thuê bao hoà mạng mới thì trong hai năm trở lại đây việc đó được thay thế bằng các chương trình KM sử dụng các dịch vụ VAS, tiện ích mới cung cấp hoặc đã cung cấp từ trước. Có thể thấy các nhà mạng đã nỗ lực rất nhiều để đưa dịch vụ tới gần người sử dụng hơn. Nhiều kinh nghiệm phát triển trong và ngoài nước đã được áp dụng, trong đó có một số phương thức phổ biến như: - Miễn cước đăng ký dịch vụ lần đầu: Cho phép khách hàng dùng thử dịch vụ trong chu kỳ cước đầu tiên mà không phải trả tiền. Nếu không có nhu cầu sử dụng sau khi dùng thử, khách hàng gửi tin nhắn huỷ dịch vụ. - Xây dựng hệ thống gian hàng giới thiệu và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ, tổ chức các chương trình hướng dẫn người dùng tại các trung tâm thương mại, mua sắm lớn trên toàn quốc. - Khuyến khích thuê bao, đại lý giới thiệu dịch vụ cho người khác. - Cung cấp các dịch vụ mang tính thời vụ như: xem điểm thi đại học, nhận các thông tin về thể thao nhân dịp các giải đấu, nhận các thông tin về một chương trình ăn khách đang diễn ra trên truyền hình… - Thống nhất các cổng VAS, đầu số đăng ký dịch vụ để khách hàng dễ nhớ. Bên cạnh đó, các nhà mạng liên tục phát triển các dịch vụ VAS mới, với nội dung thông tin rất đa dạng, bao hàm tất cả các lĩnh vực. Cái được ở đây là các nhà mạng đã thực sự làm cho thuê bao không còn xa lạ với các dịch vụ VAS nữa. Nhưng cái quan trọng hơn là thúc đẩy được khách hàng muốn sử dụng dịch vụ, thúc đẩy yếu tố “cầu” của người dùng tương xứng với khả năng “cung” của các nhà mạng thì vẫn chưa làm được. Đâu sẽ là cú huých với thị trường? Chất lượng nội dung, tính hữu ích, thiết thực của dịch vụ nội dung là điều mà lâu
  • 16. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201316 nay báo chí vẫn phàn nàn, cho rằng là nguyên nhân khiến thuê bao không mặn mà lắm với VAS. Một trong những lý do khiến việc chất lượng dịch vụ VAS chưa cao mà các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CSP) đưa ra chính là tỷ lệ ăn chia của họ với nhà mạng quá thấp (chưa tới 50% doanh thu dịch vụ). Thêm vào đó nhà mạng cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình thanh toán khiến họ không có nguồn lực để nghiên cứu và đầu tư sản xuất các dịch vụ chất lượng cao, thực sự đáp ứng những nhu cầu của nhiều khách hàng. Thực tế thì trong thời gian gần đây, tỷ lệ ăn chia giữa các CSP và nhà mạng đã được điều chỉnh khá nhiều theo hướng có lợi cho các CSP. Với việc ban hành dự thảo về tỷ lệ phân chia doanh thu giữa CSP - nhà mạng trong quý 3 và sẽ sớm có hiệu lực trong một thời gian ngắn nữa, các CSP một lần nữa được tăng thêm lợi thế nhờ minh bạch hoá cách tính cước dịch vụ. Theo đó, CSP sẽ chỉ phải trả phần cước kết nối do nhà mạng đưa ra hoặc trả thêm x% (cước dịch vụ nội dung - cước kết nối) với x < 50 thay vì x>50 như hiện nay đang áp dụng. Liệu đây có trở thành cú huých với thị trường khi các CSP có thêm doanh thu từ ăn chia với nhà mạng? CSP có dám đầu tư tiền của và công sức để phát triển các dịch vụ tốt? Không ai dám chắc điều đó. Kinh nghiệm của các nhà mạng trên thế giới cũng cho thấy, thuê bao sử dụng smartphone có xu hướng sử dụng các dịch vụ dữ liệu, dịch vụ VAS cao hơn nhiều so với thuê bao sử dụng điện thoại phổ thông. Trong năm qua, các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài đang liên tục tung ra các dòng smartphone giá rẻ, chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với giá điện thoại phổ thông khiến tỷ lệ người dùng smartphone tại VN đang gia tăng nhanh chóng. Đây có thể cũng sẽ là một cú huých với thị trường. 3. Phát triển thuê bao mới: Chú trọng trả sau và các thị trường ngách Theo công bố của Bộ TT&TT thì vẫn còn tới gần 40% dân số cả nước chưa dùng di động - một thông tin đáng mừng cho tất cả các nhà mạng trong bối cảnh tăng trưởng thuê bao di động mới chậm chạp trong hai năm trở lại đây. Tuy nhiên, để có thể thu hút những đối tượng người dùng này cũng không phải là việc dễ dàng bởi nếu có điều kiện hoặc nhu cầu thì họ đã sử dụng điện thoại rồi. Chính vì vậy, trong khi từng bước nghiên cứu thử nghiệm các gói cước mới và chính sách mới nhằm kích cầu các đối tượng khách hàng này thì năm 2013, nhà mạng có phần tập trung thu hút thuê bao trả trước chuyển sang trả sau hơn bằng các chương trình KM hấp dẫn và các tiện ích, ưu đãi mới cho thuê bao trả sau để tăng ARPU. Tăng cường phát triển trả sau mới, giữ chân trả sau cũ Các chương trình khuyến khích thuê bao trả sau mới năm nay có phần áp đảo hơn so với các chương trình thu hút thuê bao trả trước. Sau khi các chương trình KM bị Bộ TT&TT yêu cầu tạm ngừng, các nhà mạng tiếp tục triển khai nhưng giảm bớt lượng phút gọi miễn phí so với trước và chuyển sang hướng ưu đãi cho các thuê bao trả sau mới đứng trên DN, trường học, trung tâm đào tạo. Từ trước tới nay, tất cả mọi người đều quan
  • 17. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 17 niệm nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều thì mới dùng trả sau. Tuy nhiên, VinaPhone đã ra thêm một gói cước với mức tiêu dùng chỉ 21.000 đ/tháng chưa tính tiền thuê bao (ALO3) để thêm sức hút với những người không có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều để xoá bỏ quan niệm này. Ý thức được tình hình kinh tế khó khăn, giữ chân các thuê bao trả sau cũ, doanh thu cao là điều vô cùng cần thiết và được các nhà mạng chú trọng hơn. Ngoài những đêm nhạc, hội nghị tri ân khách hàng hoành tráng, nhà mạng còn giữ chân khách hàng bằng cách hợp tác với đơn vị bán hàng trực tuyến để phát hành thẻ ưu đãi dành riêng cho khách hàng (VinaPhone); hợp tác với các đối tác như ngân hàng để ưu đãi lãi suất vay vốn cho khách hàng thân thiết, tặng các chuyến du lịch nước ngoài cho khách hàng quan trọng, tặng/bán ưu đãi máy điện thoại cho người đứng đầu nhóm thuê bao của DN, tăng dung lượng dữ liệu cho thuê bao (MobiFone). Tiếp tục phát triển các gói cước mới hướng tới thị trường ngách Từ trước tới nay, MobiFone luôn được coi là nhà mạng của những người thu nhập cao nhưng năm nay nhà mạng này lại đi đầu trong việc phát triển các gói cước hướng tới những đối tượng khách hàng thu nhập bình dân. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị phần thuê bao của nhà mạng này cải thiện một cách ngoạn mục trong năm 2013: Từ mức 21,4% (12/2012) lên 32% (11/2013). Biểuđồ2.3(NguồnMIC) Tháng 4/2013, MobiFone ra mắt gói Qkids hướng tới đối tượng khách hàng dưới 15 tuổi, còn đang phụ thuộc gia đình tương tự như gói 7Colors làm mưa làm gió của Viet- tel năm ngoái, Qkids đã thu hút không ít thuê bao giúp thị phần thuê bao của nhà mạng tăng từ 26,3% (tháng 3) lên 29,2% (tháng 5). Sau thành công của Qkids, MobiFone tiếp tục cho ra mắt gói cước S30 dành cho thanh thiếu niên vùng sâu vùng xa với cước gọi nội vùng giá rẻ, tặng thêm 20 nghìn và 15 MB dữ liệu vào tài khoản mỗi tháng. Gói cước Rockstorm được tung ra mới đây hướng tới đối tượng khách hàng mê rock đồng hành cùng chương trình Rockstorm tổ chức thường niên ở nhiều thành phố lớn
  • 18. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201318 trên cả nước . Với điểm nhấn là cuộc gọi tới thuê bao Rockstorm khác chỉ 708 đ/phút, mỗi tháng được cộng thêm 25.000 đ và 35MB dữ liệu vào tài khoản, dự kiến sẽ không ít thuê bao mới đăng ký gói cước này. Dù không phải toàn bộ thuê bao đăng ký đều là thuê bao mới nhưng chắc chắn nó cũng sẽ giúp MobiFone giữ chân những khách hàng trẻ tuổi, thu nhập chưa cao nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ cao, cạnh tranh với những gói cước nội mạng/nội nhóm giá rẻ của các nhà mạng nhỏ. Kết hợp với các nhà sản xuất điện thoại, siêu thị điện thoại di động để triển khai các chương trình ưu đãi cho khách hàng mua điện thoại cũng là một cách thức mà MobiFone phát triển khách hàng mới. Theo đó, khi khách hàng mua điện thoại nằm trong danh mục ưu đãi của MobiFone sẽ được tặng bộ hoà mạng mới của nhà mạng này và được phép đăng ký các gói cước ưu đãi lớn. Phương thức này được MobiFone sử dụng rất nhiều trong năm 2013, hợp tác với rất nhiều hãng điện thoại khác nhau, từ điện thoại phổ thông như Nokia, Mobistar đến các sản phẩm cao cấp như Samsung Galaxy, HTC one…. 4. Một năm thành công của các OTT tại Việt Nam Được coi là một hiện tượng của thị trường viễn thông Việt Nam năm 2013, các dịch vụ gọi điện nhắn tin miễn phí (OTT) đã ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà mạng. Cùng với việc gia tăng nhanh chóng lượng người sử dụng, một thành công nữa trong năm qua mà các nhà cung cấp dịch vụ OTT đạt được đó chính là các nhà mạng đã sẵn sàng hợp tác thay vì tìm mọi cách ngăn cản. Lượng người dùng gia tăng với tốc độ chóng mặt Chính thức nở rộ trên thị trường VN từ cuối năm 2012, chỉ trong vài tháng đầu năm 2013 số lượng người sử dụng các ứng dụng OTT tăng lên con số hàng triệu bởi nó cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện thoại chất lượng tốt, hoàn toàn miễn phí thay vì phải trả tiền cho các nhà mạng. Ngoài các ứng dụng OTT nổi tiếng đến từ nước ngoài như Kakao Talk, Line, Viber, WhatsApp, Facetime… còn có sự góp mặt của các OTT trong nước mà nổi bật là Zalo. VN chưa có các chính sách rõ ràng với OTT và lượng người dùng smartphone đang gia tăng nhanh chóng là hai đặc điểm khiến Việt Nam trở thành một thị trường đầy tiềm năng với các DN OTT. Với mục tiêu đặt ra trong năm 2013 chỉ là thu hút người dùng nên các DN OTT chi rất mạnh tay cho các chiến dịch truyền thông quảng cáo. Sau khi sử dụng các kênh truyền thông phổ biến, chi phí thấp như mạng xã hội, báo điện tử, các diễn đàn trực tuyến…, các dịch vụ OTT tiếp tục chạy đua nhau bằng các TVC quảng cáo trên các kênh truyền hình với khách mời là những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng cả trong và ngoài nước dù chi phí dành cho loại hình quảng cáo này không hề nhỏ. Bên cạnh đó các DN này còn liên tục triển khai chương trình khuyến khích rủ thêm bạn để tích điểm đổi thẻ cào điện thoại hoặc có cơ hội nhận các sản phẩm công nghệ có giá trị. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, nội dung cuộc gọi, tin nhắn cũng trở thành công cụ truyền thông để tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh rất nhiều ứng dụng OTT là chìa khoá để tin tặc ăn cắp thông tin trên điện
  • 19. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 19 thoại người dùng. Những số liệu thống kê gần đây nhất cho biết số lượng người dùng các ứng dụng OTT tại VN hiện sơ sơ đã lên tới con số vài chục triệu. Viber hiện đang chiếm vị trí dẫn đầu với 8 triệu người dùng và chắc chắn trong thời gian tới sẽ còn cao hơn rất nhiều bởi hãng này đã chính thức gia nhập thị trường VN trong tháng 12 với văn phòng đại diện và các chương trình truyền thông quảng bá rầm rộ đang được chuẩn bị. Tiếp đó là ứng dụng OTT Zalo của Việt Nam đang bám đuổi rất sát với hơn 7 triệu người dùng. Line (Nhật Bản) hiện cói 4 triệu người sử dụng. Kakao Talk - OTT đến từ Hàn Quốc có phần trầm lắng trong 6 tháng cuối năm, có lẽ DN này đã chấp nhận nằm ngoài cuộc chơi. Ngoài ra còn rất nhiều thuê bao đang sử dụng các ứng dụng OTT miễn phí được phát triển bởi nhà sản xuất điện thoại như Facetime (đi kèm với máy iPhone), BBMessage (đi kèm điện thoại BlackBerry). Biểuđồ:2.4(NguồnMIC) Theo Hiệp hội Internet Việt Nam, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ OTT qua smartphone tại VN đang tăng dần từ 24,7% (2012) lên mức 33,8% (2013) và dự báo sẽ tiếp tục tăng lên mức 41% (2014), 44,2% (2015) và 45,5% (2016). Nhà mạng chuyển từ ngăn cản sang hợp tác Cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ cơ bản, OTT gây giảm sút một lượng doanh thu không nhỏ của nhà mạng. Các số liệu thống kê sơ bộ của các nhà mạng dù chưa đầy đủ tất cả các OTT song cũng lên tới con số hàng nghìn tỷ mỗi năm. Chính vì vậy, không có gì lạ khi các nhà mạng “đau đầu” với các OTT và tìm nhiều cách để ngăn cản sự phát triển của các ứng dụng này. Ngay từ Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 của Bộ TT&TT, đã có nhà mạng đề xuất cơ quan quản lý cấm cửa các ứng dụng này giống như một số nước đã làm. Đề
  • 20. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201320 xuất này lại tiếp tục được các nhà mạng khác đưa ra vào những cuộc họp giao ban trong những tháng đầu năm 2013 khi mà OTT ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, Bộ TT&TT vẫn im lặng. Sự việc được đẩy lên một cao trào mới nữa khi một số nhà mạng tự thực hiện các biện pháp kỹ thuật để chặn bớt đường truyền cho các ứng dụng OTT. Tuy nhiên, hình thức này nhanh chóng bị các OTT và người dùng phản đối nên cũng không thực hiện được lâu. Càng về cuối năm, cuộc chiến giữa nhà mạng và OTT càng dịu dần dù rằng các số lượng người dùng các ứng dụng OTT vẫn đang tăng chóng mặt. Nguyên nhân là dù chưa có các chính sách cụ thể nhưng tín hiệu mà Bộ TT&TT phát đi rất rõ ràng: Sẽ không cấm các ứng dụng OTT hoạt động bởi đây là xu thế chung của thế giới, có lợi cho người dùng, tuy nhiên các doanh nghiệp này phải kinh doanh một cách “có trách nhiệm” với nhà mạng. Vì vậy, tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ TT&TT, các nhà mạng đều cho biết sẽ bắt tay với các OTT để hai bên cùng có lợi dù mức độ hợp tác vẫn đang ở mức “sơ khai”. Sẽ có chính sách về OTT trong giữa năm 2014 Là xu hướng phát triển chung của viễn thông thế giới hiện nay, đem lại lợi ích cho người sử dụng nên việc không cấm các ứng dụng OTT là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Bộ TT&TT. Tuy nhiên, không cấm không có nghĩa là buông lỏng hoàn toàn. Giữa tháng 8, Chính phủ đã yêu cầu Bộ TT&TT sớm xây dựng các quy định đối với các ứng dụng OTT. Thông tin mới đây nhất mà Bộ TT&TT cho biết thì các chính sách này
  • 21. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 21 sẽ được Viện Chiến lược và Cục Viễn thông nghiên cứu và đề xuất trong quý 1/2014, ban hành trong nửa đầu năm 2014. Nội dung các quy định có lẽ sẽ phải chờ, song việc quản lý là cần thiết bởi hiện các dịch vụ OTT đang phát triển rất mạnh, thu phí lớn từ quảng cáo trong khi lại không hề phải đóng thuế cho nhà nước hay trả phí cho nhà mạng. 5. Kinh doanh ở nước ngoài của Viettel và câu hỏi về hiệu quả đầu tư Hoạt động kinh doanh của Viettel ở nước ngoài năm 2013 Tiếp tục phát huy lợi thế về thương hiệu ở nước ngoài và cùng với định hướng của Bộ TT&TT, Viettel liên tục mở rộng kinh doanh sang các thị trường quốc tế (chủ yếu là các nước nghèo, đang phát triển và nền kinh tế có rất nhiều rủi ro, có thị trường viễn thông chưa phát triển). Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của Viettel trong năm 2013 phải kể đến là: - Chính thức đi vào cung cấp dịch vụ tại thị trường Peru dưới thương hiệu Bitel và tiếp tục đấu thầu băng tần 4G tại nước này. - Thống nhất phương hướng hợp tác với công ty viễn thông Etecsa của Cuba trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Bộ TT&TT tại Cuba. Theo đó, Viettel sẽ cùng Etecsa đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển mạng Internet rộng rãi, cung cấp dịch vụ viễn thông giá rẻ cho người nghèo, miễn phí Internet cho các trường học… - Ngoài ra, Viettel cũng lọt vào danh sách rút gọn các nhà thầu được chọn trong đợt đấu thầu giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Myanmar dù cuối cùng không trúng thầu. Với một số giải thưởng quốc tế đạt được có thể nói việc tạo dựng thương hiệu ở nước ngoài của Viettel đã khá thành công. Kết quả kinh doanh cũng được công ty công bố với những con số về doanh thu và lợi nhuận rất khả quan. Tính tới hết quý 3, Viettel Global công bố đạt doanh thu 7.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 692 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính chính xác của những con số này liệu là vấn đề mà nhiều chuyên gia đặt vấn đề nghi vấn. Thông tin hoạt động kinh doanh tại nước ngoài chưa minh bạch, bị nghi ngờ tính chính xác. Đơn cử như số liệu về lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm ở trên. Do chỉ chiếm 49% cổ phẩn trong công ty Unitel (Lào), nên phần lợi nhuận của Viettel Global thực chất chỉ vào khoảng 492 tỷ đồng. Trong các báo cáo kiểm toán, chính đơn vị thực hiện kiểm toán cho Viettel Global (KPMG) cũng luôn ghi chú là họ không có đủ những thông tin minh bạch về những hoạt động kinh doanh của Viettel ở nước ngoài để làm kiểm toán. Ví dụ trong báo cáo kiểm toán năm 2012, đơn vị này dành 5 trang để ngoại trừ các vấn đề không thực hiện xác minh được tại hàng loạt công ty con của Viettel Global, và những
  • 22. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201322 khoản mục bị nghi ngờ tính chính xác. Để đầu tư cho một mạng lưới viễn thông, cần kinh phí rất lớn. Vậy, vấn đề ở đây là gì? Nếu như Viettel mang tiền của chính DN đi đầu tư ở nước ngoài thì lỗ hay lãi sẽ chỉ là vấn đề của DN. Tuy nhiên, nếu nguồn đầu tư này được lấy từ ngân sách nhà nước, thì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân. Chính vì vậy cần có sự rõ ràng và minh bạch chứ không thể “tự tung tự hứng” như vậy. Các chuyên gia về đầu tư tài chính đều lo ngại, mang hàng nghìn tỷ USD đến xứ người chỉ là canh bạc tất tay chứa đựng nhiều rủi ro ; các cơ quan quản lý có cơ sở để lo lắng nhiều dòng vốn lớn từ trong nước chuyển ra nước ngoài đầu tư và không thể kiểm soát được quá trình hoạt động lỗ, lãi của Doanh nghiệp. Mục tiêu trở thành công ty đa quốc gia Trong thông điệp phát đi gần đây, nhà mạng này cho biết đang chuyển hướng để trở thành một công ty đa quốc gia. Thị trường nước ngoài sẽ chiếm thị phần doanh thu lớn hơn trong nước vào năm 2020. Mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 10 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về đầu tư ra nước ngoài và 1/20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Theo đó, ngay từ năm 2014 Viettel sẽ thực hiện chuyển dịch chủ yếu sau trên tất cả các thị trường đang kinh doanh: - Di động và băng rộng di động với số thuê bao 3G dự kiến tăng gấp đôi. - Di động và băng rộng cố định với việc đầu tư mạnh vào mạng cáp quang. - Thoại và data, viễn thông kết hợp CNTT. Mục tiêu doanh thu thoại và SMS chỉ chiếm dưới 40% tổng doanh thu. - Từ công ty cung cấp dịch vụ sang công ty nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao. Khi thị trường viễn thông trong nước đã trở nên “chật hẹp” thì việc phát triển hướng tới thị trường nước ngoài là điều hoàn toàn hợp lý. Nếu xét về chiến lược lâu dài, đầu tư ra nước ngoài đúng hướng sẽ thu về nguồn lợi lớn cho quốc gia, Tuy nhiên, với hiện trạng đất nước chưa thoát nghèo, nhiều ý kiến cho rằng đầu tư ra nước ngoài mà quản lý kém, không kiểm soát được lỗ lãi sẽ làm chảy máu ngoại tệ. Bởi nếu kinh doanh ở nước ngoài mà thua lỗ thì xét cho cùng người dân bị thiệt, 6. Tổng kết một năm hoạt động của các nhà mạng nhỏ Vietnamobile: Mất tới hơn 60% thuê bao dù đã nỗ lực Mặc dù đã tập trung vào chăm sóc các khách hàng tiềm năng, ra mắt một số gói cước nhắm tới đối tượng học sinh, sinh viên, triển khai những đợt khuyến mại lên tới 200% giá trị thẻ nạp và rất nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng may mắn song bấy nhiêu vẫn chưa đủ giữ chân các thuê bao ở lại với Vietnamobile.
  • 23. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 23 Tổng số thuê bao và thị phần của nhà mạng này cứ giảm dần đều. Sau 11 tháng, thị phần thuê bao và tổng số thuê bao của Vietnamobile tương ứng chỉ còn bằng 41% và 37,7% so với thời điểm tháng 1/2013. Thời điểm Tháng 1/2013 Tháng 6 Tháng 11/2013 Tổng số thuê bao (triệu) 12,7 7,68 4,79 Thị phần thuê bao (%) 9,4 6 3,9 Nhìn chung các chính sách mới của Vietnamobile đều khá tích cực, theo hướng có lợi cho khách hàng. Tuy nhiên do các mạng lớn cũng đang tích cực khai thác thị trường khách hàng bình dân với những chính sách hấp dẫn tương đương, kèm theo lợi thế về vùng phủ nên lượng thuê bao của Vietnamobile cứ giảm dần đều qua từng tháng. Mặc dù tận dụng cơ hội các nhà mạng tăng cước 3G bị người dùng phản đối mạnh mẽ, cam kết đưa ra các gói cước giá rẻ cho ngành giao thông, giữ nguyên giá các gói cước 3G hiện tại nhưng Vietnamobile cũng không phát triển được thêm nhiều thuê bao. Điều này càng trở nên khó khăn hơn khi người dùng chấp nhận việc các nhà mạng lớn tăng cước 3G và khi mà Vietnamobile vẫn chưa có thêm băng tần. Chính vì vậy, nhà mạng này vẫn đang rất kiên trì đấu tranh để được cấp phát thêm băng tần. Chính Phủ đã có công văn gửi Bộ TT&TT tạo điều kiện, xem xét băng tần cho Vietnamobile nhưng cho tới nay vẫn chưa có thêm thông tin gì về vấn đề này. Gmobile: Lãi hay lỗ? Kêu lỗ nặng vì roaming Roaming với VinaPhone là sự kiện nổi bật nhất của Gmobile trong năm qua và như một cách thức truyền thông hiệu quả trong bối cảnh Gmobile cắt giảm gần như toàn bộ các chương trình truyền thông, quảng cáo. Việc sử dụng sóng của VinaPhone đã giúp Gmobile khắc phục được nhược điểm lớn nhất của nhà mạng này - thiếu hụt hạ tầng mạng lưới. Số liệu thống kê cho thấy lượng người dùng dịch vụ roaming của Gmobile gia tăng nhanh chóng song cũng không giúp Gmobile giữ chân các thuê bao bởi gói cước roaming của Gmobile không mấy hấp dẫn. Chính vì vậy, chỉ sau vài tháng nhà mạng kêu trời vì lỗ khoảng 750 triệu mỗi tháng “vì roaming” viện cớ do phải trả phí kết nối sang VinaPhone cao. Tuy nhiên, bản chất của việc thua lỗ chủ yếu là do việc ra mắt gói cước Tỷ phú 5 với chính sách hoàn tiền (theo chính sách này 80% tiền sử dụng ở tất cả các tài khoản trong ngày hôm trước vào tài khoản phụ để gọi nội mạng và gọi nội mạng roaming). Số lượng thuê bao tính tới hết tháng 11/2013 bằng 72,2% so với tháng 1/2013. Thị phần thuê bao còn 3,2%, giảm 20% so với mức 4% của tháng 1/2013. Thêm vào đó, Gmobile liên tục thay đổi rất nhiều chính sách theo hướng giảm bớt ưu đãi cho khách hàng như: bắt đầu tính phí dịch vụ MCA, tăng cước dịch vụ nhạc chuông, tính cước thuê bao gói Tỷ phú 3, giảm tỷ lệ khuyến mại thẻ nạp của chương
  • 24. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201324 trình thứ 3 hàng tuần, … và thậm chí là tính cả phí nghe nội mạng nếu quá 30p/tháng. Việc này càng khiến mọi người có cảm giác Gmobile đang rất chật vật để tồn tại bởi nhà mạng này biết việc điều chỉnh sẽ càng khiến tỷ lệ thuê bao rời mạng cao lên nhưng vẫn bắt buộc phải làm. Rồi lại đang kinh doanh tốt Chỉ một vài tháng sau khi kêu lỗ, nhà mạng này lại khẳng định vẫn đang “sống tốt” với nhiều số liệu tăng trưởng ấn tượng: Doanh thu tăng 118% so với năm 2011; trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tăng 30% so với cùng kỳ năm 2012; ARPU tăng gấp đôi so với thời điểm tiếp nhận từ đối tạc ngoại nhờ cắt giảm truyền thông, tập trung bán hàng ở những khu vực trọng điểm nơi có chất lượng dịch vụ tốt. Thị trường bối rối trước những thông tin về lãi lỗ song cũng mừng cho nhà mạng này bởi đã có những thay đổi cần thiết và đúng hướng, bắt đầu kết quả kinh doanh khả quan, ARPU đi ngược lại xu hướng ngày càng giảm của thị trường viễn thông VN. Lại sắp phá sản? Nhưng niềm vui lại chẳng kéo dài được lâu khi mà trong cuộc họp tổng kết hoạt động của Bộ TT&TT cuối năm nay, lại có thông tin Gmobile đang rất khó khăn, thời gian hoạt động chỉ còn tính bằng tháng, thậm chí là bằng tuần. Thông tin này nhiều khả năng chính xác bởi nó do chính cơ quan chủ quản đưa ra. Sau khi thông tin này được đưa ra, cũng không có lời đính chính nào từ phía nhà mạng. Thậm chí nhà mạng này còn có vẻ tăng cường hoạt động hơn bằng cách tung ra dịch vụ chữ ký Gsign, chuẩn bị cho gói cước Sinh viên, khai trương trung tâm dịch vụ khách hàng thứ 5 tại Hà Nội, nhân đôi chương trình thứ 3 hàng tuần vào thứ sáu hàng tuần, bán buôn cho các đại lý dải số đẹp mà nhà mạng này đang nắm giữ. Không rõ nhà mạng này đang nỗ lực để cứu vãn tình thế hay đang tìm cách tận thu tất cả những gì mà Gmobile đang sở hữu trước khi sập tiệm? 7. Một năm phát triển mạnh mẽ của thiết bị cầm tay đầu cuối thông minh Việt Là yếu tố có tác động rất lớn tới sự phát triển của thị trường viễn thông, đặc biệt là đối với việc gia tăng thuê bao 3G và kích cầu sử dụng dịch vụ VAS, smartphone, tablet đã có một năm phát triển vô cùng khả quan tại Việt Nam, với sự góp mặt của các nhà sản xuất Việt Nam. Hàng loạt sản phẩm mới đổ bộ Bên cạnh những dòng smartphone bình dân của những hãng điện thoại lớn, có tên tuổi trên thế giới và những nhà sản xuất quen thuộc trong nước như Mobiistar, Qmobile… thì năm 2013 cũng chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt những nhà sản xuất khác như FPT, Viettel, VNPT Technology. Thậm chí cả nhà mạng MobiFone cũng ra mắt một sản phẩm smartphone mang thương hiệu của mình M9000 với giá chỉ 1.790.000 đ. Đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất có lẽ vẫn là FPT. Riêng trong năm 2013, công ty
  • 25. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 25 này đã tung ra đến cả chục sản phẩm smartphone giá rẻ, cấu hình mạnh, màn hình lớn. Không ít trong số đó là các sản phẩm chỉ có giá dưới 2 triệu như F20, F13, F50. Ngoài ra FPT còn ra mắt nhiều sản phẩm tablet, phablet cũng với đặc trưng chung là giá thành rẻ hơn, trong khi cấu hình tương đương hoặc mạnh hơn so với các hãng có tên tuổi để tạo lợi thế cạnh tranh. Cho tới nay, danh mục các thiết bị đầu cuối thông minh của nhà sản xuất này đã lên tới gần 30 sản phẩm. Những nỗ lực trên đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng lượng người sử dụng smartphone ấn tượng của Việt Nam. IDC cho biết số lượng điện thoại thông minh (smartphone) đã chiếm 32,7% tổng số điện thoại di động được phân phối trong Q2/2013. Google cũng cho biết tính tới quý 2 Việt Nam hiện đang có khoảng 17 triệu người sử dụng smartphone. Tốc độ tăng trưởng số lượng smartphone tiêu thụ của Việt Nam cũng đang xếp ở top dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia. Tính tới hết tháng 9 năm 2013, số lượng smartphone tiêu thụ tại Việt Nam đã tăng 156% so với cùng kỳ năm 2012, tổng giá trị sản phẩm tương ứng tăng 113%. (GfK) Phải nỗ lực nhiều hơn nữa Mặc dù phát triển cả về lượng và chất, giá thành cũng rất cạnh tranh so với các sản phẩm cấu hình tương tự của các hãng tên tuổi khác song sức hút của các sản phẩm Việt thực sự chưa cao. Một phần là do tâm lý sính hàng ngoại, của người dùng Việt Nam (ngoại trừ việc lựa chọn dịch vụ di động), song một phần cũng do xuất phát điểm của các sản phẩm thương hiệu Việt. Trước đây, phần lớn các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt mà các thương hiệu đi trước như Mobiistar và Qmobile đều được thuê gia công và sản xuất ở Trung Quốc sau đó được dán thương hiệu của Việt Nam. Với hình thức na ná như các dòng điện thoại ăn khách trên thị trường, tính năng không có gì nổi bật nên không nhận được sự chào đón của người dùng. Cũng từ đó, các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt, dù do công ty Việt Nam nào đưa ra thị trường cũng lập tức được gắn mác hàng Trung Quốc sản xuất, hàng chất lượng thấp. Tâm lý đó đã được thay đổi nhiều trong thời gian gần đây, khi nhiều đơn vị có uy tín và thương hiệu tốt như FPT, Viettel, VNPT cũng gia nhập thị trường này. Tuy nhiên, rất nhiều người dùng vẫn lựa chọn hàng có thương hiệu lớn thay vì các sản phẩm Việt Nam. Có lẽ các công ty mới gia nhập thị trường này nên nghiên cứu bài học kinh nghiệm thành công của hàng thời trang Made in Vietnam để áp dụng vào trường hợp của mình.
  • 26. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201326 II. THỊ TRƯỜNG 3G 1. Tăng trưởng thuê bao vẫn khả quan Trái với số liệu ước tính xấp xỉ 20 triệu thuê bao 3G được công bố trước đó, số lượng thực tế tính đến hết tháng 12/2012 chỉ có 15,7 triệu (Sách trắng CNTT-TT 2013). Chưa có số liệu thống kê chính thức của năm nay nhưng theo báo cáo từ các nhà mạng thì sau hơn 1 tháng chính thức tăng cước (tức là vào khoảng đầu tháng 12/2013), số lượng thuê bao 3G đã tăng thêm khoảng 5%. Như vậy, tính đến cuối năm 2013 VN sẽ có khoảng trên dưới 20 triệu thuê bao 3G, tăng 4,3 triệu so thuê bao so với cùng kỳ năm trước, chiếm khoảng 16% tổng số thuê bao di động trên cả nước. (Biểu đồ 2.5) Trong bối cảnh tổng số thuê bao di động giảm mất 11 triệu thuê bao thì sự tăng trưởng thuê bao 3G kể trên là tương đối khả quan. Nhất là khi năm 2013 các nhà mạng đã thực hiện tăng giá cước dịch vụ này những 2 lần. Biểuđồ:2.5(NguồnMIC) Lĩnh vực 3G cũng chứng kiến tỷ lệ thuê bao trả trước chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. 80% số thuê bao 3G đang sử dụng dịch vụ trên điện thoại di động, 15% còn lại sử dụng trên các máy tính xách tay (datacard). Với sự gia tăng tỷ lệ người sử dụng smartphone thì dự kiến sự chênh lệch này sẽ còn cao hơn nữa trong thời gian tới. (Biểu đồ 2.6)
  • 27. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 27 Băng rộng di động là một trong những mục tiêu chiến lược của Viettel trong vài năm trở lại đây. Với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn thị phần thuê bao 3G của nhà mạng này đã gia tăng đáng kể so với cuối năm 2012 (Biểu đồ 2.7). Trong khi đó thị phần thuê bao của VinaPhone giảm đáng kể tương ứng. MobiFone và Vietnamobile gần như không có nhiều thay đổi. Biểuđồ2.7(NguồnMIC) 2. Lần đầu tiên thực hiện điều chỉnh tăng cước Kể từ khi chính thức cung cấp dịch vụ trên thị trường, sau số lần giảm giá dịch vụ nhiều đến nỗi không nhớ nổi thì năm 2013 là năm đầu tiên các nhà mạng thực hiện tăng cước dịch vụ. Đây là điều bất thường đối với thị trường 3G nói riêng và thị trường di động Việt Nam nói chung. Thực hiện điều chỉnh cước dịch vụ 2 lần trong năm Đầu tháng 4/2013, hai nhà mạng MobiFone và VinaPhone chính thức tăng giá gói cước Mobile Internet không giới hạn lưu lượng từ 40.000 lên 50.000 đ/tháng kèm theo tăng dung lượng miễn phí lên 600 MB. Như vậy, giá cước tăng tương ứng 25% và lưu lượng miễn phí tăng 20%. Biểuđồ2.6(NguồnMIC)
  • 28. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201328 Viettel trước đó đã áp dụng giá cước này, tuy nhiên tách thành 2 mục là cước dịch vụ 40.000 đ và cước duy trì 10.000 đ/tháng. Một tháng sau đó, nhà mạng này công bố gộp hai mức phí này vào làm một (50.000 đ) và giữ nguyên lưu lượng miễn phí là 500 MB. Nhà mạng VinaPhone MobiFone Viettel Giá cước 40.000 đ/tháng lên 50.000 đ/tháng 40.000 đ/tháng + 10.000 đ/ tháng duy trì dịch vụ Gói cước cho sinh viên 20.000 đ/tháng lên 35.000 đ/tháng 20.000 đ/tháng + 10.000 đ/ tháng duy trì dịch vụ Dung lượng miễn phí 500 MB lên 600 MB 500 MB Đợt điều chỉnh này được coi là mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ kích cầu thuê bao 3G bằng giá rẻ dù mức điều chỉnh tăng khá ít. Nguyên nhân chủ yếu thì được cho là do tác động của các dịch vụ OTT bởi thời điểm đó các nhà mạng kêu ca, than phiền rất nhiều về OTT, liên tục đề xuất Bộ TT&TT ngăn cấm dịch vụ này. Trong quý 3, các nhà mạng úp mở với báo chí việc chuẩn bị tăng giá cước bởi thực tế là trong tháng 8 và tháng 9, cả 3 nhà mạng đều đã đệ trình phương án tăng giá cước lên Bộ TT&TT. Được sự đồng ý của cơ quan chủ quản, cả 3 nhà mạng lớn đã thông báo tới khách hàng chính thức điều chỉnh giá cước 3G đợt 2 vào ngày 16/10/2013. Đợt điều chỉnh cước lần này thực hiện trên phạm vi rộng hơn nhiều so với lần thứ nhất. Nhiều gói cước Internet trên di động và trên máy tính nằm trong diện điều chỉnh, theo đó có gói cước điều chỉnh tăng cước, có gói điều chỉnh giảm cước, có gói giữ nguyên giá cước chỉ thay đổi block tính cước tăng lên. Nhìn chung các gói 3G trên laptop thì biên độ điều chỉnh ít hơn, các gói 3G trên di động thì biên độ điều chỉnh cao hơn. Mức tăng cước trung bình tính toán vào khoảng 20% so với giá cước áp dụng trước ngày 16/10. Gói Mobile Internet là gói cước hiện có nhiều thuê bao sử dụng nhất nên gói cước này thu hút được nhiều sự chú ý. Đây cũng là gói cước có mức điều chỉnh với biên độ lớn nhất - tăng tới 40% (từ 50.000 đ/tháng lên 70.000 đ/tháng). Như vậy, sau hai đợt điều chỉnh tăng của nhà mạng, giá gói cước này đã tăng thêm 30.000 đ, tương ứng với 75% so với trước đó - một mức tăng rất cao. Giá gói cước ưu đãi dành cho đối tượng học sinh, sinh viên cũng đã tăng từ 20.000 đ/tháng lên 50.000 đ/tháng, tương ứng tăng 250%. Theo xu hướng chung của thế giới song ngược với tiền lệ của thị trường di động VN Dùng giá thành rẻ để thu hút thuê bao là cách thức phổ biến được các nhà mạng sử dụng trên toàn thế giới, và gần như là phương thức duy nhất ở các quốc gia đang phát triển, nơi thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Không ít nhà mạng thậm chí còn phải giảm giá dưới giá thành sản xuất mới có thể kích cầu. Chi phí thiếu hụt tất nhiên phải lấy từ doanh thu của các dịch vụ khác như thoại, sms.
  • 29. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 29 Tất cả các nhà mạng đều biết rằng doanh thu từ thoại và sms sẽ càng ngày càng giảm đi bởi sự thay đổi nhu cầu dịch vụ của khách hàng sẽ chuyển dần từ thoại – dữ liệu. Tuy nhiên, còn nhiều tác động khách quan khác mà nhà mạng khó có thể lường trước được, điển hình là sự phát triển bùng nổ của các dịch vụ OTT, cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí khiến doanh thu từ các dịch vụ cơ bản giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự tính của nhà mạng. Trong khi đó, lượng người dùng và đặc biệt là lưu lượng dữ liệu sử dụng gia tăng nhanh chóng khiến chi phí yêu cầu tái đầu tư, vận hành mạng 3G gia tăng hơn nhiều. Điều này buộc các nhà mạng đã, đang và sẽ tiếp tục phải tăng cước dịch vụ để có thể tiếp tục tồn tại. Cũng là một quốc gia đang phát triển nên Việt Nam mang đầy đủ những đặc trưng kể trên: thu nhập bình quân đầu người chưa cao, thuê bao nhạy cảm về giá rẻ cũng chính là chiến lược các nhà mạng sử dụng để thu hút người dùng. Trong hơn ba năm cung cấp dịch vụ 3G, số lần giảm giá cước dịch vụ lên tới hàng chục lần, với mức giảm khá cao (có lần lên tới 80% giá cước dịch vụ). Năm 2013, giá cước bán ra dịch vụ 3G đã thấp hơn rất nhiều so với mức giá thành sản xuất thực tế. Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, với mức giá bán dữ liệu hiện vào khoảng 60 - 80 đ/MB trong khi tổng số tiền đầu tư cho mạng 3G lên tới 28.000 tỷ đồng thì giá dịch vụ mà các nhà mạng đang bán chỉ bằng 35 - 62% giá thành sản xuất. Tính bình quân hiện các nhà mạng Việt Nam thu khoảng 60.000 đồng/tháng/thuê bao 3G. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, mức cước như vậy chỉ bằng cước 3G ở Campuchia (do chủ yếu là dịch vụ của Viettel cung cấp), bằng 20% so với Malaysia, 10% so với Trung Quốc, 3,5% so với Singapore, 6,3% so với gói cước 3G có dung lượng truy cập 500MB (miễn phí thoại và tin nhắn) của hãng Verizon (Mỹ)… Số lượng thuê bao 3G của Việt Nam cũng đang tăng nhanh trong vòng 2 năm qua. Kèm theo đó là lưu lượng sử dụng của mỗi thuê bao cũng tăng mạnh bởi nhu cầu nhu cầu dịch vụ cũng đã có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, nếu như số lượng thuê bao tăng gấp 2-3 lần thì lưu lượng dữ liệu thực tế trên mạng có khi tăng gấp 5-7 so với trước. Thêm vào đó, như đã phân tích trong phần trước, năm 2013 cũng là năm các dịch vụ OTT phát triển bùng nổ tại Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu thoại và sms của các nhà mạng. Chính vì vậy, các nhà mạng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, phải thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ để có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. 3. Sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2014? Người dùng phản ứng mạnh Do là gói cước 3G được nhiều thuê bao di động sử dụng nhất nên việc tăng giá cước liên tiếp 2 lần trong năm, đồng thời cả 3 nhà mạng cùng tăng một lúc, cùng một mức như nhau khiến người dùng phản ứng mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại
  • 30. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201330 chúng. Ngoài các cá nhân người dùng còn có ý kiến không đồng tình của một vài tổ chức, chuyên gia kinh tế khiến sự việc được đẩy lên cao trào. Đỉnh điểm của sự việc là động thái Chính phủ phải yêu cầu Bộ Công thương vào cuộc điều tra xem có vi phạm luật cạnh tranh việc nhà mạng tăng cước hay không. Mặc dù Bộ TT&TT đã họp báo công bố các cơ sở cho phép nhà mạng tăng cước. Trong đó cũng lý giải vì sao 3 nhà mạng tăng cước và tăng cùng một thời điểm. Theo đó: • Nhà mạng tăng cước là thực hiện đúng chủ trương từng bước điều chỉnh giá cước ngang bằng dần với giá thành sản xuất. Hiện nay giá thành sản xuất là 184đ/MB dữ liệu, còn giá bán mới chỉ có 100 đ/MB dữ liệu. • Thời điểm tăng cước: Các nhà mạng đã đề xuất tăng cước lên Bộ trong tháng 8-9/2013. Tuy nhiên đến ngày 4/10 Bộ mới đồng ý. Vì vậy các nhà mạng đều áp dụng vào chu kỳ cước thứ 2 của tháng 10- tức ngày 16/10. Tuy nhiên, những thông tin này cũng chẳng giúp xoa dịu bớt người dùng. Trong khi chờ kết luận của Bộ Công thương thì rất nhiều thuê bao đã tự huỷ gói cước 3G đang sử dụng để thể hiện sự phản đối. Thuê bao vẫn hững hờ dù nhà mạng khuyến mại Chứng kiến một lượng lớn thuê bao rời mạng chỉ sau một thời gian ngắn điều chỉnh tăng cước các nhà mạng đã phải tung ra các chương trình khuyến mại. Những thuê bao huỷ dịch vụ gần như đều nhận được tin nhắn mời sử dụng lại dịch vụ với mức giá cước như trước khi tăng giá đợt hai trong một vài tháng đầu. Những tháng sau đó thì lại tiếp tục áp dụng mức cước mới. Tuy nhiên, không nhiều thuê bao đăng ký lại. Trong những ngày cuối cùng của năm, dù chưa họp báo công bố chính thức song kết luận của Bộ Công thương về việc các nhà mạng tăng giá cước 3G đã được đăng tải. Theo đó, nhà mạng có sở cứ hợp lý để tăng giá cước và dù mức tăng có vượt 5% so với quy định song thực tế là lưu lượng trên mạng tăng quá mạnh, vượt khả năng cung cấp của nhà mạng nên có thể áp dụng được. Tuy nhiên, cũng không nhiều thuê bao hào hứng quay trở lại sử dụng dịch vụ bởi thấy sau hơn 1 tháng không sử dụng dịch vụ thì họ cũng đã thấy quen, không có nhiều nhu cầu nữa. Dù tăng cước là hợp lý, là hướng đi đúng để thị trường tiếp tục phát triển nhưng tăng ra sao, lộ trình như thế nào là vấn đề mà cả các nhà mạng và cơ quan quản lý cần xem xét. Sau bao nỗ lực giảm cước đưa dịch vụ tới gần người sử dụng hơn, việc tăng cước không hợp lý chỉ một lần cũng đã khiến rất nhiều thuê bao quay lưng với nhà mạng. Cùng với việc sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng cước dịch vụ trong năm sau thì dự báo lượng thuê bao 3G đăng ký mới sẽ không nhiều.
  • 31. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 31 THỊ TRƯỜNG INTERNET-TRUYỀN HÌNH I.THỊ TRƯỜNG INTERNET 1. Băng rộng cố định chững lại Dịch vụ Internet xDSL được cung cấp tại Việt Nam từ năm 2003 với tốc độ phát triển mạnh. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này đang dần chững lại và bắt đầu gặp khó trước nhiều đối thủ cạnh tranh như băng rộng di động 3G, cáp quang FTTH và hiện tại là Internet trên truyền hình cáp. Nhìn một cách tổng quan chung có thể thấy thị trường băng rộng cố định chưa có bứt phá. Năm 2013, mức tăng trưởng của thuê bao xDSL qua các tháng không đồng đều, có tháng tăng tháng giảm nhưng đặc biệt ba tháng 9, 10,11/2013 đều tăng trưởng dương, số lượng thuê bao giữa các tháng tăng không nhiều với mức tăng trung bình khoảng 41.000 thuê bao/tháng (Biểu đồ 2.8). Biểuđồ2.8(Nguồn:VNNIC) Đơnvị:triệuthuêbao Trong khi đó, thuê bao FTTH phát triển với tốc độ tăng dần đều qua các tháng và có xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm với số lượng thuê bao tăng xấp xỉ 100.000 thuê bao so với đầu năm 2013 (Biểu đồ 2.9).
  • 32. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201332 Biểuđồ2.9 (Nguồn:VNNIC) Đơnvị:Nghìnthuêbao Đặc điểm của dịch vụ ADSL đường mạng dùng chung với đường line điện thoại cố định nên chất lượng dịch vụ so với FTTH không ổn định hay bị ngắt mạng. Bên cạnh đó với sự xuất hiện của nhiều thiết bị công nghệ mới nên người dùng không mặn mà với dịch vụ này. Đối tượng khách hàng chính là các tổ chức, doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, còn những khu vực khó khăn phát triển cầm chừng. Do chi phí đầu tư cho ADSL là 150 USD - 200 USD/thuê bao, trong khi mức đầu tư cho một thuê bao băng rộng di động trung bình khoảng 50 USD, việc phải bỏ vốn đầu tư lớn khiến nhiều nhà cung cấp dịch vụ khó có thể đầu tư hạ tầng đủ mạnh để có vùng phủ rộng lớn như lợi thế triển khai công nghệ 3G. Đây vẫn sẽ là thách thức cho các doanh nghiệp khi triển khai dịch vụ ở những khu vực khó khăn về địa hình. Các dịch vụ như băng rộng di động, cáp quang và Internet trên truyền hình cáp sẽ có nhiều ưu thế về tốc độ và băng thông lớn (như xem phim có độ phân giải cao, truyền hình trực tiếp độ nét cao…). Về lâu dài, không có những cải tiến thì các dịch vụ mới sẽ dần lấn át ADSL đó là xu thế tất yếu của thị trường thanh lọc, loại bỏ dịch vụ kém hấp dẫn để thế chỗ/tiến tới công nghệ mới với ưu thế nổi trội. 2. Xu hướng khả quan cho FTTH Trong 11 tháng đầu năm 2013, số lượng thuê bao cáp quang (FTTH) đã tăng khoảng trên 96.000 thuê bao, trong bối cảnh số thuê bao ADSL không có thay đổi nhiều so với đầu năm. Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng tìm cách thu hút khách hàng sử dụng ADSL gần nhau chuyển sang dùng chung một gói cước cáp quang để giảm chi phí. Mặc dù, cách làm này là vi phạm quy định cạnh tranh, nhưng một số nhà mạng vẫn áp dụng
  • 33. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 33 để cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Không chỉ giảm giá cước mà các nhà cung cấp dịch vụ cũng khai thác những ứng dụng nội dung số trên đường truyền cáp quang để gia tăng giá trị dịch vụ, như nâng cấp dịch vụ truyền hình và kho phim theo chuẩn HD,… Những ưu đãi này khiến cho tốc đọ tăng trưởng thuê bao của FTTx tăng mạnh hơn so với xDSL thuê bao của FTTx tăng hơn so với xDSL. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, trong một năm trở lại đây các nhà cung cấp dịch vụ: VNPT, Viettel, FPT đã có chính sách mới về giá cước tung ra nhiều ưu đãi cho người dùng như miễn phí lắp đặt và hoà mạng, tặng modem wifi, địa chỉ IP tĩnh, tặng cước khi đóng cước trước nhưng xem ra chi phí hàng tháng vẫn là rào cản lớn đối với người dùng sử dụng FTTH “Cước phí cao”, “Giá không bình dân”… Mặc dù, so với ADSL, FTTH có nhiều ưu thế như tốc độ truy cập cao, chất lượng, sự đa dạng về giá trị gia tăng cáp quang đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng về các dịch vụ tiện ích đi kèm như IPTV, hội nghị truyền hình, video trực tuyến, giám sát từ xa IP camera... Nhưng chưa phù hợp đại đa số người dùng. Các doanh nghiệp, người dùng sẽ có xu hướng chuyển sang dùng FTTH do tính chất công việc đòi hỏi tốc độ, các tích hợp cao hơn… nếu giá cước giảm. Đây là vấn đề các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hơi bởi nhiều người sử dụng sẽ làm tăng doanh thu cho nhà cung cấp khi đã đầu tư vào hạ tầng mạng lưới. Thị trường cáp quang vẫn còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác những nhu cầu mới của khách hàng, hay thị trường ngách trong tương lai. Như vậy, thị phần truy nhập Internet cố định hiện nay chủ yếu tập trung vào 5 doanh nghiệp lớn gồm VNPT, Viettel, FPT, CMC, SCTV. Đến tháng 10/2013, thị trường băng rộng cố định có khoảng hơn 5 triệu thuê bao, trong đó 87,5% sử dụng ADSL. Nếu coi dịch vụ truy nhập Internet là 1 thị trường mà tổng doanh thu chỉ dưới 15.000 tỷ đồng là con số đáng suy nghĩ, chưa đạt kỳ vọng. Cần một cách đánh giá nghiêm túc, nhìn nhận lại nếu coi Internet là thị trường để tập trung phát triển và thu lợi nhuận từ đầu tư hạ tầng, tổ chức kinh doanh. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp cần sớm có những chính sách theo kịp sự phát triển chung của thị trường Internet. II-THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN 1. Doanh nghiệp viễn thông gia nhập thị trường truyền hình trả tiền Có thể nói năm 2013 là năm thị trường truyền hình bước sang giai đoạn mới trên nhiều phương diện và được các phương tiện truyền thông nhắc đến khá nhiều. Khởi đầu cho sự thay đổi này là các nhà đài bắt đầu tập trung nâng cao chất lượng nội dung và hướng đến phân khúc khách hàng mới, công tác chăm sóc khách hàng bấy lâu nay bị bỏ ngỏ giờ đã được chú ý. Năm nay là năm đánh dấu bước ngoặt lớn trên thị trường truyền hình với sự góp mặt của hai doanh nghiệp viễn thông: Viettel, FPT. Chính sự kiện này khiến cho các doanh nghiệp truyền hình trên cả nước đã phải thay đổi phương thức kinh doanh, cách thức phục vụ khách hàng không thể mang tính độc quyền ra áp đặt cho người dùng.
  • 34. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201334 Tuy nhiên thị trường truyền hình Việt Nam nói chung vẫn còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết, đó là tình trạng thuê bao ảo vẫn khá lớn trên thị trường, vi phạm bản quyền nội dung, sử dụng tràn lan các ứng dụng miễn phí... gây thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh tế và công sức của các nhà cung cấp dịch vụ chính thống. Đây là năm mà các doanh nghiệp viễn thông lấn sân sang lĩnh vực truyền hình, khai cuộc cho một lĩnh vực mới. Ngày 26/4/2013, Bộ TT&TT đã chính thức cho phép Viettel được triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Đến ngày 6/8/2013, Bộ cũng đã cấp giấy phép dịch vụ truyền hình trả tiền cho FPT Telecom. Tiếp sau Viettel và FPT, VNPT cũng đệ đơn lên Bộ TT&TT xin được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên phạm vi toàn quốc. Việc các doanh nghiệp viễn thông “nhập cuộc sân chơi” vào thị trường truyền hình cáp sẽ thúc đẩy cạnh tranh mạnh ở một lĩnh vực mà VTV đang gần như chiếm thế độc quyền thị phần của dịch vụ truyền hình cáp. Theo thống kê của Cục Quản lý Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cả nước có hơn 40 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nhưng cục diện phát triển không đồng đều, thị phần tập trung trong tay 3 đơn vị lớn. Trong đó, SCTV giữ 40%, VCTV 30% và HTV 15%. Thị phần 15% chia cho số doanh nghiệp còn lại, trong đó có tới 26 đơn vị truyền hình cáp (ngoài ra có vệ tinh, số mặt đất, truyền hình IP, truyền hình di động). Cả nước hiện có hơn 22,355 triệu hộ dân, trong đó số hộ gia đình sử dụng truyền hình số mặt đất (chuẩn DVB-T) khoảng 3,64 triệu hộ, cáp và IPTV là 4,4 triệu hộ, truyền hình vệ tinh (DTH) khoảng 973.000 hộ, số hộ gia đình thu sóng truyền hình analog là hơn 14 triệu hộ gia đình. Như vậy, đối tượng cần phải thực hiện số hóa truyền hình lên tới gần 14 triệu hộ đang xem truyền hình analog và  hơn 3,6 triệu hộ đang thu sóng số chuẩn DVB-T cũng sẽ phải chuyển sang dùng đầu thu chuẩn DVB-T2. Theo lộ trình mà Bộ TT&T đưa ra đến tháng 6/2014, 5 thành phố lớn trực thuộc trung ương là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng sẽ phải phủ sóng
  • 35. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 35 truyền hình số. Số hóa khâu truyền dẫn, phát sóng được xem là xu thế phổ biến trên toàn thế giới và không thể đảo ngược trong bối cảnh CNTT ngày càng phát triển. Rất nhiều nước đã chuyển đổi thành công sang truyền hình số và ngừng phát sóng tương tự trên toàn quốc. Điều này sẽ giúp mang lại diện mạo mới cho truyền hình mặt đất với nhiều kênh truyền hình chất lượng tốt hơn so với truyền hình tương tự và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và những nhu cầu mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Về vấn đề cấp phép dịch vụ truyền hình cáp, Bộ TT&TT sẽ tiến hành cấp lại giấy phép truyền hình trả tiền theo hướng có chọn lọc cho các doanh nghiệp có khả năng truyền dẫn phát sóng, đã có hạ tầng mạng truyền dẫn rộng khắp và có quy mô và năng lực đầu tư, hay đầu tư dịch vụ đến những khu vực khó khăn để không tạo khoảng cách quá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Trước mắt, dự kiến sẽ có thêm VNPT và VTC được cấp phép triển khai dịch vụ trên toàn quốc. Việc cấp phép cho VNPT và VTC gia nhập thị trường truyền hình cáp trong thời gian tới, sẽ nâng lên thành 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên cả nước (4 doanh nghiệp đã được cấp phép là SCTV, VTVcab, Viettel, FPT Telecom). Với việc chấn chỉnh lại các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền thị trường truyền hình trong thời gian tới sẽ có những đột phá để thị trường phát triển bền vững và vươn lên tầm cao mới theo hướng có lợi cho nhà cung cấp, người dùng.
  • 36. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/201336 2. Truyền hình trả tiền kích cầu thuê bao bằng chiêu giảm cước Có lẽ đây là điều chưa có trong lĩnh vực truyền hình bấy lâu nay, đặc biệt trong năm 2013 khi các doanh nghiệp viễn thông “lấn át” sang truyền hình đã khiến không ít các doanh nghiệp truyền hình “giật mình” lo sợ mất thị phần. Năm nay là năm đầu tiên các đài truyền hình tổ chức khuyến mãi với giá trị lớn nhằm hút khách nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá được triển khai rầm rộ nhằm mục đích thu hút thuê bao như: -VTC thực hiện chương trình hỗ trợ khách hàng chuyển đổi đầu thu vệ tinh HTV cũ sang sử dụng  đầu thu vệ tinh mới VTC SH9 hoặc VTC HD với chi phí ưu đãi. Ngoài ra, tung ra gói hỗ trợ người dân chuyển đổi mọi đầu thu truyền hình cũ, đang sử dụng, trong đó gồm cả các đầu thu truyền hình số mặt đất và vệ tinh không có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng kém, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật sang đầu thu vệ tinh mới VTC chính hãng model VTC SH9 hoặc VTC HD. - Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) đã thực hiện chương trình miễn phí trọn đời cho tivi thứ 2, thứ 3 khi khách hàng đăng ký mới dịch vụ và nộp trước 3 tháng thuê bao. - Truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV) áp dụng chương trình tri ân khách hàng tặng thêm tháng thuê bao cho khách hàng nộp cước thuê bao dài hạn. Ví dụ, khách hàng đóng trước 3 tháng thuê bao sẽ được tặng thêm 1 tháng thuê bao, đóng trước 6 tháng thuê bao được tặng thêm 2 tháng, 9 tháng thuê bao được tặng thêm 3 tháng, 12 tháng thuê bao được tặng thêm 4 tháng. -Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) nhân dịp ra mắt khách hàng khu vực Hà Nội đã áp dụng chương trình ưu đãi đặc biệt. Cụ thể, khi khách hàng đăng ký sử dụng gói kỹ thuật số HD sẽ được trang bị miễn phí một đầu thu HD và giá thuê bao chỉ với 80.000 đồng/tháng. Đồng thời nếu khách hàng sử dụng từ 2 dịch vụ của SCTV trở lên sẽ được ưu đãi mức cước phí rẻ hơn 20% so với cước các dịch vụ riêng lẻ cộng lại. - Không chịu thua kém các doanh nghiệp khác, K+ cũng tung ra chương trình khuyến mãi tặng thêm cước thuê bao cho khách hàng đăng ký mới và mua trọn bộ thiết bị, khách hàng được tặng thêm 3 tháng thuê bao tương ứng cho các gói kênh Access+, Premium+ và HD+ với bất kỳ thời hạn nào. - Hãng CMC Telecom khuyến mãi cho dịch vụ Internet trên truyền hình cáp mang tên “Lắp Internet ring iPhone 5S về nhà”. Để thu hút các thượng đế, doanh nghiệp này đưa ra giải thưởng lớn nếu khách hàng trúng thưởng sẽ sở hữu một chiếc iPhone 5S phiên bản 16GB và 1 năm sử dụng miễn phí dịch vụ Internet. Để tăng lượng khách hàng, có DN truyền hình sẵn sàng hạ phí hòa mạng và cước thời gian dài dành cho người dùng đang là thuê bao của nhà đài khác chuyển sang. Ngoài việc miễn, giảm phí lắp đặt hoặc thuê bao cho khách hàng, các DN còn kết hợp tặng TV. Các chiến dịch được tung ra khá đồng bộ, đội ngũ kỹ thuật viên được đưa đến từng gia đình thuê bao để chăm sóc, kiểm tra, hỗ trợ sửa chữa. Tuy nhiên các chương trình khuyến mại hay ưu đãi là cần thiết tùy từng thời điểm
  • 37. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 37 hướng đến tri ân khách hàng nhưng các DN vẫn phải chú ý tới kênh chất lượng cao, hoặc những nội dung là thế mạnh của mình, bởi chất lượng sản phẩm mới là vấn đề chính để thu hút thuê bao. Còn các chương trình KM chỉ là hỗ trợ và gia tăng lượng thuê bao tại thời điểm nhất định, việc khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ là rất quan trọng bởi khi đã lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có nghĩa DN đã đáp ứng các tiêu chí về giá cước, chất lượng kênh phát sóng, nội dung thông tin… người dùng có nhu cầu. 3. Số lượng truyền hình cáp analog “ảo” chiếm gần ½ trên thị trường Các thuê bao ảo có hai loại: Một là, các thuê bao có đăng ký sử dụng một thời gian, sau đó cắt dịch vụ không dùng nữa nhưng lại tự đấu nối tín hiệu vào để xem tiếp mà không trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ. Loại thứ hai là các hộ gia đình chỉ ký hợp đồng dùng 1 thuê bao nhưng sau đó chia sẻ ra nhiều tivi trong gia đình, hoặc chia sẻ tín hiệu cho nhà hàng xóm bên cạnh dùng chung nên các nhà cung cấp thực tế không thu được cước của những thuê bao này. Hiện nay các đơn vị truyền hình cáp đang phải với đối mặt với nhiều thuê bao “ảo” xuất hiện trên thị trường. Theo ước tính loại thuê bao “ảo” này khá lớn hiện đang chiếm khoảng 35%-38% tổng số thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog. Các nhà cung cấp dịch vụ: Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab), Truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV), Truyền hình cáp TP.HCM (HCTV) đều phát hiện ra vấn đề này nhưng chưa có cách xử lý triệt để tình trạng trên. Sự phát triển tự phát cũng như ý thức của người dùng chưa cao là một trong những nguyên nhân gây ra vấn nạn thuê bao ảo trong khi đó hành vi ăn cắp tín hiệu truyền hình, vi phạm bản quyền nội dung tại Việt Nam chưa có một chế tài xử phạt là kẽ hở để người dùng chưa nghiêm túc chấp hành đã làm khó cho cơ quan Quản lý…Cũng chính vì vấn nạn thuê bao ảo đã gây khó khăn cho cơ quan Quản lý Phát thanh truyền hình khi công bố số liệu chính xác về số lượng thuê bao truyền hình trả tiền hiện nay.
  • 38. Chuyên đề: Nhìn nhận về dịch vụ 3G tại Việt Nam & Nhật Bản CHƯƠNG III Trong khi cả di động và ADSL đều phát triển chững lại và dường như đã chạm ngưỡng bão hòa thì 3G nổi lên như điểm sáng cho các nhà mạng mở rộng doanh thu và lợi nhuận. Nhân dịp cuối năm, chuyên đề lần này của BCVT sẽ cung cấp những góc nhìn khác nhau về dịch vụ 3G tại Việt Nam sau 4 cung cấp. Đồng thời phân tích những nguyên nhân thành công của 3G tại Nhật Bản để từ đó gợi mở một số hướng phát triển 3G tại Việt Nam.
  • 39. chuyên đề BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ IV/2013 39 I. NHỮNG GÓC NHÌN KHÁC NHAU VỀ DỊCH VỤ 3G TẠI VIỆT NAM 1. 3G: Cán mốc 20 triệu thuê bao Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến hết năm 2013 cả nước có 19,7 triệu thuê bao 3G, tăng gần 3 triệu so với thời điểm đầu năm, đạt tốc độ tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ. Đây là một con số khá ấn tượng đặc biệt là trong bối cảnh bão hòa chung của toàn ngành viễn thông. Nó cho thấy 3G là lĩnh vực đang được người sử dụng quan tâm. Hình 1: Biểu đồ phát triển thuê bao 3G các tháng năm 2013 (Nguồn: MIC) Ngoại trừ hai tháng giữa năm là tháng 6 và tháng 7 thị trường sụt giảm thuê bao 3G thì các tháng còn lại đều chứng kiến sự tăng trưởng. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa những tháng cuối năm và các tháng đầu năm khi mà các tháng cuối năm thị trường chứng kiến sự chững lại về tốc độ phát triển thuê bao. Trong khi 5 tháng đầu năm số lượng thuê bao 3G tăng thêm đạt gần 2 triệu thì 5 tháng cuối năm (từ tháng 8 đến tháng 12) chỉ tăng được 0,2 triệu thuê bao, bằng 1/10 so với 5 tháng đầu năm (Hình 1). Nguyên nhân là do hai lần tăng cước dịch vụ 3G trong năm đã khiến nhiều người dùng phải cân nhắc có nên sử dụng dịch vụ. Đặc biệt lần tăng cước thứ 2 từ 50.000 đồng lên 70.000 đồng không chỉ khiến người dùng mới e dè mà còn khiến một bộ phận thuê bao rời bỏ dịch vụ. Một bộ phận người dùng khác đang ở trạng thái phân vân cũng quyết định không dùng. Kết quả là tốc độ tăng thuê bao thực gần như không đáng kể trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, dù sao nhìn trên bình diện cả năm thì có thể nói 3G vẫn là một điểm sáng và là tâm điểm tập trung phát triển của tất cả các nhà mạng di động đang cung cấp dịch vụ này.