SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 96
Baixar para ler offline
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
1
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện chủ trương của ngành giáo dục về dạy học tích cực cũng như giúp cho
học sinh có tài liệu cơ bản trong quá trình học tập. Giáo viên môn học đã biên soạn giáo
trình môn học Quản lý & Tổ chức Y tế.
Giáo trình được biên soạn bám sát mục tiêu, chương trình khung, chương trình
giáo dục ngành. Giáo trình được biên soạn dựa trên các sách giáo khoa và tài liệu của Bộ Y
tế có cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Quản lý & Tổ chức Y tế. Đây là
tài liệu dạy / học chính thức cho các đối tượng trung cấp Y- Dược của nhà trường, là cơ
sở để học sinh nghiên cứu ôn thi, kiểm tra; đồng thời là tài liệu tham khảo cho quý đồng
nghiệp khi có vấn đề liên quan đến môn học nầy. Giáo trình được trình bày theo bố cục
như sau:
-Bài học được trình bày theo thứ tự như ở phần chương trình .
-Mỗi bài học đều có phần lượng giá giúp học sinh tự lượng giá ở nhà và có phần
đáp án ở cuối tài liệu.
Giáo trình này chỉ lưu hành nội bộ. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn
nhiều thiếu sót, giáo viên môn học mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý đồng
nghiệp cũng như của các em học sinh để những lần tái bản sau được hoàn thiện hơn
nhiều.
NGƯỜI BIÊN SOẠN
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
2
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
SỐ TIẾT
STT TÊN BÀI HỌC
LT TH TC
GHI
CHÚ
1 Hệ thống tổ chức Ngành Y tế, và hệ thống tổ
chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam
3 3
2 Những quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng về
công tác chăm sóc vả bảo vệ sức khỏe nhân dân .
Chiến lược chăm sóc vả bảo vệ sức khỏe nhân
dân trong giai đoạn hiện nay
3 3
3 Đạo đức của người cán bộ y tế 2 2
4 Tổ chức và quản lý y tế cơ sở 2 2
5 Tổ chức và quản lý bệnh viện 2 2
6 Chức trách, chế độ quy định đối với cán bộ y tế 2 2
7 Đại cương về quản lý y tế 1 1
8 Lập kế hoạch Y tế 5 5
9 Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế 2 2
10 Giám sát 2 2
11 Truyền thông giao tiếp với đồng ghiệp 2 2
12 Huy động sự tham gia của cộng đồng 2 2
13 Làm việc theo nhóm 2 2
Kiểm tra định kỳ 1 1
Tổng cộng 31 31
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
3
Bài 1
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
NGÀNH Y TẾ VÀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Mô tả được hệ thống tổ chức các tuyến của Ngành Y tế Việt Nam.
1.2.Trìnhbàyđượcnguyêntắctổchứcvàđiềuhànhcủahệthốngđiềudưỡng.
1.3. Trình bày được nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng bệnh viện.
2. Về kỹ năng:
2.1. Phân tích được chức năng của các tuyến.
2.2. Vẽ và giải thích được sơ đồ hệ thống tổ chức Ngành Y tế và hệ thống điều
dưỡng các cấp ở Việt Nam.
3. Về thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
1.Tổ chức chung của Ngành Y tế Việt Nam.
Theo Thông tư 02 ngày 27 / 6 / 1998, nghị định 172/ 2003/ NĐ – CP ngày 29/ 09/
2004 của chính phủ, thông tư liên tịch số 11/ 2005/ TTLT – BYT – BNV ngày 12/ 04 /
2005 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008, thông tư
liên tịch số 03/2008/ TTLT-YT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế -Bộ Nội vụ thì tổ chức
Ngành Y tế Việt Nam tóm tắc như sau:
1.1. Tuyến Trung ương: bao gồm.
- Bộ Y tế
- Các bệnh viện, viện trung ương.
- Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc bộ y tế.
1.2. Tuyến điạ phương: bao gồm.
1.2.1. Tuyến tỉnh -thành phố trực thuộc TW: gồm.
- Sở y tế tỉnh.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thành phố, Bệnh viện Đa khoa khu vực.
- Các bệnh viện, các trung tâm chuyên khoa tỉnh, thành phố.
- Trường Cao đẳng, trường Trung cấp y tế tỉnh, thành phố .
1.2.2. Tuyến cơ sở: gồm.
- Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố thuộc tỉnh.
- Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố thuộc tỉnh.
- Phòng y tế huyện, thành phố thuộc tỉnh.
- Phòng khám đa khoa khu vực.
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản.
( Riêng các huyện miền núi và hải đảo những nơi khó khăn chưa hội đủ diều kiện thì
còn tổ chức Phòng y tế và Trung tâm y tế huyện).
1.3. Y tế ngành:
- Bệnh viện riêng của 6 bộ (Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn, Công nghiệp, Bưu chính viễn thông, Giáo dục - Đào tạo).
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
4
- Bệnh viện Bộ Quốc phòng, Bộ công an, nhà Điều dưỡng thương bệnh binh thuộc
Bộ lao động thương binh và xã hội.
2. Tổ chức của các tuyến y tế:
2.1. Tuyến Trung ương - Bộ Y tế:
Theo nghị định số 49/2003/NĐ - CP ngày 15/5/2003 của chính phủ Bộ Y tế có các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
* Chức năng chung: pháp luật, chiến lược, quy hoạch, hợp tác quốc tế...
* Nhiệm vụ - quyền hạn: quản lý Nhà nước và điều hành 13 lĩnh vực cụ thể sau:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ngành nói chung.
- Về YTDP - Về ĐT CBYT
- Về KCB, PHCN - Về NCKH, ứng dụng CN
- Về YHCT - Thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư.
- Về Thuốc và Mỹ phẩm - Thanh tra chuyên ngành .
- Về VSATTP - Về các dịch vụ công.
- Về TTB và công trình Y tế - Về các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ y tế.
Về tổ chức Bộ y tế gồm có 14 cơ quan và 6 lĩnh vực trực thuộc Bộ y tế đó là:
2.1.1.Cơ quan Bộ Y tế: Có 14 cơ quan.
- Vụ Điều trị - Vụ Pháp chế
- Vụ YHCT - Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ SKSS - Văn phòng
- Vụ TTB và công trình y tế - Thanh tra
- Vụ Khoa học - Đào tạo - Cục YTDP và phòng chống HIV/AIDS
- Vụ Hợp tác quốc tế - Cục Quản lý Dược
- Vụ Kế hoạch - Tài chính - Cục ATVSTP
2.1.2. Các lĩnh vực y tế: có 6 lĩnh vực.
- YTDP
- KCB, Điều dưỡng, PHCN
- Đào tạo
- Giám định, Kiểm nghiệm
- Giáo dục truyền thông và chiến lược, chính sách y tế
- Dược - Thiết bị Y tế
2.2. Tuyến địa phương:
Theo nghị định số 01/1998 NĐ - CP ngày 03/01/1998 và Nghị định 172/ 2003/ NĐ -
CP ngày 29/9/2004 của chính phủ và thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT - BYT- BNV
ngày 12/04 2005 của Bộ y tế - Bộ Nội vụ và nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày
04/02/2008, thông tư liên tịch số 03/2008/ TTLT-YT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế -
Bộ Nội vụ thì tuyến địa phương của Ngành Y tế bao gồm:
2.2.1. Sở y tế :
2.2.1.1. Vị trí - Chức năng:
- Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chịu sự quản lý toàn diện của UBNH tỉnh, thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ y tế.
- Chức năng của Sở y tế là giúp UBND tỉnh, thành phố quản lý Nhà nước về y tế
trên địa bàn; đồng thời quản lý kinh phí và nhân lực y tế đối với hệ thống y tế theo phân
cấp của cơ quan có thẩm quyền.
2.2.1.2.Tổ chức thuộc Sở y tế:
* Các tổ chức chuyên môn - kỹ thuật
- Trung tâm YTDP
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
5
- Trung tâm CSSKSS
- Trung tâm Phòng chống bệnh xã Hội ( Mắt, Da liễu, Sốt rét, Nội tiết...)
- Trung tâm TTGDSK
- Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm
- Các BVĐK, BVCK, BVĐKKV.
- Trường Cao đẳng y tế hoặc THYT
- Các tổ chức kinh doanh, sản xuất Dược, TTBYT
- Phòng Giám định y khoa
- Tổ chức Giám định y pháp tỉnh, thành phố.
* Các phòng chức năng giúp việc Giám đốc sở có:
- Phòng KHTH - Phòng TCCB
- Phòng Nghiệp vụ Y - Phòng HC- QT
- Phòng Quản lý dược - Thanh tra Y tế
- Phòng TC- KT
2.2.2.Y tế cơ sở: gồm có.
2.2.2.1. Phòng y tế quận, huyện, thành phố, thị xã ( thuộc tỉnh)
* Vị trí, chức năng:
- Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh.
- Chịu sự chỉ đạo về quản lý, tổ chức, tài chính, của UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố, đồng thời chịu sự kiểm tra, chỉ đạo chuyên môn của Sở y tế.
- Chức năng là quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân trên địa bàn bao gồm: YTDP, KCB - PHCN, YHCT, Mỹ phẩm, ATVSTP, TTBYT;
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của UBND cấp huyện và uỷ quyền
của Sở Y tế.
* Tổ chức biên chế:
Tuỳ tình hình thực tế, CT UBND cấp huyện (nói chung) quyết định biên chế và tổ
chức của Phòng y tế để đảm bảo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Biên chế
thường bao gồm:
- 1 Trưởng phòng
- 1 đến 2 phó trưởng phòng
- 1 CB phụ trách công tác Tài chính - kế toán.
- 1 CB phụ trách Thủ quỷ - Văn thư - Lưu trữ.
- 3- 4 CB phụ trách công tác tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, thống kê báo cáo,
chuyên trách các chương trình y tế mục tiêu...
2.2.2.2. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện - ( phòng khám đa khoa khu vực)
* Vị trí, chức năng:
- Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra của Giám đốc Sở y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế.
- Chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp huyện ( nói chung) trong việc xây dựng kế
hoạch KCB - Điều dưỡng - PHCN và tổ chức thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn.
- Chức năng là KCB, chăm sóc, PHCN cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn, đồng thời
hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế xã, phường, thị trấn.
* Tổ chức BV huyện:
+ Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật gồm:
- Các Khoa lâm sàng, cận lâm sàng
- Đội Y tế lưu động
- Phòng khám đa khoa khu vực
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
6
+ Các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc
- Phòng KH - Nghiệp vụ
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị.
2.2.2.3. Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
* Vị trí - chức năng:
- Là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Sở y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và
hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí
và nhân lực y tế.
- Chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch phòng
bệnh, vệ sinh phòng dịch và tổ chức thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn.
- Chức năng là phòng bệnh, phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch và triển khai các
chương trình y tế mục tiêu quốc gia trên địa bàn, quản lý y tế xã, phường, thị trấn
* Tổ chức TT YTDP huyện
+ Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật
- Các Khoa: Bệnh xã hội, BVSKBM - TE, Dịch tể
ATVSTP, HIV/AIDS, Sốt rét.
- Đội Y tế lưu động
- Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
+ Các phòng chức năng giúp việc Giám đốc
- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
Những nơi địa phương / vùng còn khó khăn chưa đủ điều kiện tách rời Bệnh viện
huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện thì vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức Phòng y
tế huyện, và Trung tâm y tế huyện
2.2.2.4. Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
* Vị trí, chức năng:
- Là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân trong hệ thống Y tế Nhà nước.
- Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của phòng y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh
phí, nhân lực y tế.
- Chịu sự quản lý Nhà nước của UBND xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng, thực
hiện các kế hoạch y tế trên địa bàn, đồng thời chịu sự giám sát và chỉ đạo chuyên môn kỹ
thuật của BVĐK và chịu sự quản lý toàn diện của Trung tâm YTDP cấp huyện.
- Chức năng là thực hiện các dịch vụ kỹ thuật CSSK BĐ, phát hiện và báo cáo dịch,
phòng chống dịch thực hiện các chương trình y tế mục tiêu quốc gia.
- Giúp Trung tâm y tế dự phòng cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn quản lý y tế
thôn bản cũng như thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác y tế trên địa bàn
* Tổ chức chế biến: tuỳ điều kiện thực tế, thông thường là:
- 1 Trưởng trạm
- 1 Phó trưởng trạm
- 1 CB chuyên trách các công tác TCMR, VSPD, các chương trình y tế mục tiêu.
- 1 CB chuyên trách công tác BVSKBM -TE- KHHGĐ
- 1-2 CB chuyên trách công tác KCB - Dược - YTCT.
2.2.2.5. Y tế thôn bản:
Không có trong tổ chức y tế Nhà nước, chỉ có nhân lực bán chuyên trách, có tên là
nhân viên y tế thôn bản ( y tế thôn) do nhân dân chọn cử, được ngành y tế đào tạo và cấp
chứng chỉ.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
7
- Chịu sự quản lý của Trưởng thôn, Trưởng bản và chỉ đạo của Trạm Y tế xã. Phòng
Y tế quản lý nhân lực, kinh phí và chuyên môn.
- Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản là truyền thông - GDSK, hướng dẫn nhân dân
vệ sinh phòng dịch, CSSKBMTE - KHHGĐ, sơ cứu ban đầu, chăm sóc bệnh thông
thường, thực hiện các chương trình y tế trong thôn - bản
Ghi chú:
Cơ quan quản lý y tế Quản lý và chỉ đạo trực tiếp
Đơn vị sự nghiệp y tế Chỉ đạo gián tiếp
Chỉ đạo chuyên môn
Sơ đồ 2. Hệ thống tổ chức Ngành Y tế
CÁC BỘ
KHÁC
CHÍNH PHỦ
BỘ Y TẾ
CÁC CƠ SỞ
Y TẾ NGÀNH
CÁC ĐƠN VỊ
TRỰC THUỘC
BỘ Y TẾ
UBND TỈNH
SỞ Y TẾ
CÁC ĐƠN VỊ
TRỰC
THUỘC SỞ Y
UBND HUYỆN
TRUNG
TÂM Y
TẾ
UBND XÃ
TRẠM Y TẾ XÃ
NHÂN VIÊN Y
TẾ THÔN
BẢNTHÔN, BẢN
PHÒNG Y TẾ
HUYỆN
BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN
TTYT DỰ
PHÒNG
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
8
II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
1. Tổ chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam:
1.1. Quá trình hình thành:
Mặc dù các bệnh viện của Việt Nam đã được hình thành từ đầu thế kỷ thứ 20 và
lúc đó, đã có các y tá làm việc trong các bệnh viện nhưng công việc của người y tá hoàn
toàn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các bác sĩ và vì thế, không có hệ thống tổ chức riêng
cho y tá.
Đến năm 1965, Bộ Y tế đặt ra chức vụ Y tá trưởng bệnh viện và Y tá trưởng khoa.
Nhiệm vụ chính của y tá trưởng là làm các công việc kiểm tra chăm sóc và vệ sinh trong
các khoa và bệnh viện, chưa được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống y
tá trong bệnh viện cũng như điều hành công tác chăm sóc bệnh nhân
Năm 1987, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Điều dưỡng Thụy Điển, phòng y tá
thí điểm đầu tiên được thành lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Ban Y tá được thành
lập tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Cũng vào những năm này, Bộ Y tế
thành lập tổ nghiên cứu công tác y tá quốc gia và nhiều hội thảo cấp vùng đã được tổ
chức với sự hỗ trợ của SIDA Thụy Điển, để nghiên cứu kinh nghiệm công tác y tá của hai
bệnh viện do Thụy Điển giúp đỡ và kinh nghiệm công tác điều dưỡng tại các tỉnh phía
Nam và bệnh viện Việt Nam - Cu Ba tại Đồng Hới, Quảng Bình.
Năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập Phòng Y tá - Điều dưỡng trong
các bệnh viện toàn quốc và giao nhiệm vụ cho Phòng Y tá tổ chức điều hành các hoạt
động chăm sóc và toàn bộ y tá, hộ lý trong bệnh viện. Đây là một điểm rất quan trọng mở
đường cho công tác y tá của nước ta phát triển.
Năm 1992, sau khi hàng loạt các bệnh viện thành lập phòng y tá, làm xuất hiện
nhu cầu cần có một tổ chức cao hơn để chỉ đạo các hoạt động của các phòng y tá bệnh
viện. Vì vậy Phòng Y tá thuộc Vụ Quản lý Sức khỏe nay là Vụ Điều trị được thành lập.
Việc ra đời Phòng Y tá thuộc Vụ Điều trị là một mốc lịch sử thứ hai, mở ra hướng xây
dựng hệ thống điều dưỡng thành một chuyên ngành riêng biệt bên cạnh các hệ thống y -
dược trong Ngành Y tế.
Năm 1999, sau nhiều cố gắng của Hội Điều dưỡng và trên cơ sở đề nghị của các
vụ của BộY tế, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định ban hành chức vụ Điều dưỡng trưởng
Sở Y tế và là phó phòng Nghiệp vụ y.
Như vậy, sau gần một trăm năm, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây, sau nhiều nỗ lực
của Bộ Y tế và Hội Điều dưỡng Việt Nam. Hệ Thống tổ chức Điều dưỡng Việt Nam đã
được hình thành. Cùng với việc ra đời của Hội Nghề nghiệp và đưa chương trình điều
dưỡng vào đào tạo trong các trường đại học, đã làm cho điều dưỡng trở thành một nghề
chuyên nghiệp và thay đổi cơ bản hình ảnh cũng như vị thế của người điều dưỡng trong
xã hội.
1.2. Hệ thống tổ chức:
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
9
- Tại Vụ Điều trị Bộ Y tế: Phòng y tá được thành lập 1992, hiện tại là một bộ phận
thuộc Vụ được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống y tá điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên
(gọi chung là y tá điều dưỡng) trong toàn quốc.
- Tại các Sở Y tế: Bộ Y tế đã có quyết định bổ nhiệm chức vụ Điều dưỡng trưởng
Sở Y tế từ năm 1999. Điều dưỡng trưởng Sở Y tế được cơ cấu là phó phòng nghiệp vụ y
chuyên trách công tác y tá điều dưỡng trong toàn tỉnh.
- Tại các Trung tâm Y tế quận / huyện: Tùy theo số giường bệnh mà có, Tổ điều
dưỡng trưởng hoặc một Điều dưỡng trưởng Trung tâm Y tế huyện. Vai trò của Điều
dưỡng trưởng các trung tâm y tế đối với điều dưỡng làm việc tại các trạm y tế đang được
nghiên cứu xác định cụ thể.
- Tại các bệnh viện hạng I, II và III: Các bệnh viện có Phòng Y tá điều dưỡng hoạt
động theo quy chế bệnh viện ban hành năm 1997. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của phòng,
nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng Y tá điều dưỡng trưởng bệnh viện và Y tá điều
dưỡng trưởng khoa đã được xác định rõ và hoạt động ngày càng có hiệu quả (xem sơ đồ 3).
2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng các cấp:
2.1. Nhiệm vụ của Phòng điều dưỡng, Vụ Điều trị, Bộ Y tế:
( Ban hành theo quyết định 356/BYT – QĐ,/ 14/3/1992)
- Xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên trong toàn ngành.
- Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế chuyên môn, điều lệ kỹ thuật trong lĩnh vực
y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.
- Kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc và theo dõi hoạt động của hệ thống y tá
điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh trong cả nước.
- Tham mưu cho lãnh đạo Vụ Điều trị về các vấn đề liên quan tới y tá điều dưỡng,
kỹ thuật viên và hộ sinh.
- Tham gia quản lý và biên soạn các chương trình đào tạo, bổ túc, tập huấn cho y
tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.
2.2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở y tế:
( Theo Quyết định 1936/1999/QĐ – BYT, ngày 02/7/1999)
- Xây dựng kế hoạch, phương án công tác y tá điều dưỡng của tỉnh và tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân ở các cơ sở y tế.
- Quản lý, chỉ đạo y tá điều dưỡng trưởng các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y
tế huyện về lĩnh vực y tá điều dưỡng.
- Phối hợp với trường trung học y tế và các bệnh viện xây dựng chương trình và tổ
chức đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, y đức cho y tá điều dưỡng.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
10
Điều dưỡng trưởng các khoa
Điều dưỡng trưởng Điều dưỡng Điều dưỡng
các khoa trưởng các trạm y tế
khoa
Ghi chú:
Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo gián tiếp
Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức Ngành Điều dưỡng
- Phối hợp với các phòng chức năng của sở y tế trong việc lập kế hoạch, quy hoạch
và đề xuất việc đào tạo, tuyển dụng, điều động và sử dụng đội ngũ y tá điều dưỡng
trên địa bàn.
- Nghiên cứu về tổ chức, quản lý, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực y tá điều
dưỡng. Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc,
phục vụ sức khỏe nhân dân.
- Phối hợp Ban chấp hành Hội Điều dưỡng tỉnh, tổ chức và triển khai các hoạt
động của Hội Điều dưỡng.
- Tổng hợp công tác y tá điều dưỡng của địa phương, để trình Giám đốc Sở và báo
cáo Bộ Y tế theo định kỳ.
2.3. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của Phòng điều dưỡng bệnh viện:
(Theo Quyết định 1895/1997/BYT – QĐ, ngày 19/09/1997)
Phòng điều dưỡng bệnh viện là phòng chỉ đạo nghiệp vụ chăm sóc. Quản lý hệ
thống y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ lý toàn bệnh viện.
BỘ Y TẾ
Điều dưỡng
trưởng Sở Y tế
Phòng điều dưỡng Bệnh
viện trung ương
Phòng điều
dưỡng bệnh
viện đa khoa /
chuyên khoa
Điều dưỡng trưởng
Trung tâm y tế quận/
huyện
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
11
Với các bệnh viện hạng I, II và III đều có phòng điều dưỡng bệnh viện. Phòng
điều dưỡng có các bộ phận: chăm sóc, đào tạo và nghiên cứu khoa học (xem sơ đồ 4)
Các điều dưỡng Các điều dưỡng Các điều dưỡng
trưởng khoa trưởng khoa trưởng khoa
Sơ đồ 4. Tổ chức Phòng Điều dưỡng bệnh viện
Phòng điều dưỡng bệnh viện có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, chỉ đạo chăm sóc bệnh nhân toàn diện. Với chức năng chỉ đạo nghiệp
vụ chăm sóc, Phòng điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện
trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc và phục vụ cho bệnh nhân toàn diện.
Nội dung chăm sóc toàn diện bao gồm các chăm sóc về y tế, chăm sóc về thể chất, tinh
thần và xã hội cho bệnh nhân khi nằm viện.
- Kiểm tra thực hiện kỹ thuật và quy chế bệnh viện.Việc kiểm tra được thực hiện
hàng ngày bởi các Điều dưỡng trưởng khối và kiểm tra định kỳ. Nội dung kiểm tra theo
GIÁM ĐỐC
BỆNH VIỆN
TRƯỞNG/ PHÓ
PHÒNG ĐIỀU
DƯỠNG
CHI HỘI
ĐIỀU
DƯỠNG
ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỞNG KHỐI
NỘI
ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỞNG KHỐI
KHÁM
ĐIỀU DƯỠNG
TRƯỞNG KHỐI
NGOẠI
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
12
tiêu chuẩn kiểm tra của Bộ Y tế và tập trung vào việc thực hiện các quy trình kỹ thuật
chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm khuẩn bệnh viện, thực hiện các quy định về giao tiếp và
quy chế bệnh viện.
- Đào tạo, hướng dẫn học sinh, kiểm tra tay nghề. Phòng điều dưỡng và các điều
dưỡng trưởng chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho
điều dưỡng viên. Nội dung đào tạo trong giai đoạn hiện nay là tập trung đào tạo về chăm
sóc toàn diện, chống nhiễm khuẩn và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, tạo điều kiện và giúp
đỡ cho học sinh sinh viên đến thực tập.
- Dự trù, kiểm tra sử dụng và bảo quản vật tư. Phòng y tá chịu trách nhiệm xây
dựng định mức tiêu hao vật tư và dụng cụ y tế phục vụ cho công tác chăm sóc và phục vụ
bệnh nhân, để lập kế hoạch mua sắm và đề nghị việc cấp phát cho các khoa, đồng thời
kiểm tra việc sử dụng bảo đảm tiết kiệm.
- Chỉ đạo công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa.
Phối hợp chặc chẻ với khoa chống nhiễm khuẩn để chỉ đạo công tác và kỹ thuật vệ sinh
bệnh viện của hộ lý, công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, xử lý chất thải y tế và các kỹ thuật
phòng chống lây chéo trong bệnh viện.
- Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ để bố trí và điều hành điều dưỡng viên, nữ hộ
sinh, kỹ thuật viên và hộ lý trong toàn bệnh viện. Theo quy chế của Bộ Y tế, mọi điều
dưỡng viên làm việc trong bệnh viện đều thuộc quyền điều hành của phòng điều dưỡng
và Điều dưỡng trưởng bệnh viện. Phòng điều dưỡng tham gia với phòng tổ chức cán bộ
bệnh viện trong việc lập kế hoạch nhân lực chăm sóc, trong quá trình tuyển chọn và bố
trí, cũng như luân chuyển điều dưỡng viên tại các khoa trong bệnh viện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Hàng năm, phòng xây dựng kế
hoạch nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt.
Những lĩnh vực nghiên cứu và cải tiến trọng tâm hiện nay là thực hành chăm sóc, vệ sinh
chống nhiễm khuẩn, quản lý kinh tế và viện phí trong bệnh viện.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo. Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện chịu
trách nhiệm tổ chức sơ kết các hoạt động chăm sóc bệnh nhân hàng tháng, hàng quý và
hàng năm, đồng thời báo cáo cho Giám đốc bệnh viện và Điều dưỡng trưởng cấp trên.
Tóm lại:
Ngành Điều dưỡng thế giới trong vòng 50 năm trở lại đây đã có những bước chuyển
biến rất quan trọng trong cả 4 lĩnh vực: quản lý, giáo dục, nghiên cứu và thực hành.
Ở nước ta, trong vòng 10 năm trở lại đây, kể từ khi Bộ Y tế cho phép thành lập
Phòng Y tá điều dưỡng trong các bệnh viện, và kể từ khi Nhà nước cho phép thành lập
Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tạo cho ngành Điều dưỡng có những thay đổi mang tính
chất nền móng rất cơ bản, đó là đã hoàn thành hệ thống quản lý điều dưỡng ở các cấp;
đào tạo điều dưỡng đã nâng lên được hai bậc ở trình độ cao đẳng và đại học; thực hành
điều dưỡng đang có chuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc bệnh nhân toàn diện; vị
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
13
trí xã hội của người điều dưỡng đã được lãnh đạo các cấp của Ngành Y tế và xã hội nhìn
nhận ngày càng đúng mức.
Ngành Điều dưỡng đang đứng trước nhiều triển vọng, song cũng có nhiều thử
thách. Bên cạnh sự quan tâm, động viên của ngành và xã hội, bản thân người điều dưỡng
cũng cần nổ lực vươn lên hơn nữa, để khẳng định vị trí của chính mình.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
1. Tuyến Y tế Trung ương: bao gồm.
A. …… B. …… C. Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc bộ y tế.
2. Năm …(A)…, phòng y tá thí điểm đầu tiên được thành lập tại và đến năm
…(B)… Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập Phòng Y tá - Điều dưỡng trong
các bệnh viện toàn quốc.
3. Năm …(A)…, Phòng Y tá thuộc Vụ Điều trị được thành lập và năm …(B)…, Bộ
Y tế đã có quyết định ban hành chức vụ Điều dưỡng trưởng Sở Y tế.
4. Tuyến y tế điạ phương gồm:
A. …… B. ……
5. Tuyến y tế cơ sở gồm có các cơ sở Y tế:
A. …… B. …… C. Phòng y tế huyện, thành phố thuộc tỉnh.
D. Phòng khám đa khoa khu vực. E. Trạm y tế xã, phường, thị trấn và y tế
thôn bản.
6. Phòng Y tá tại Vụ Điều trị Bộ Y tế là một bộ phận thuộc …(A)… được giao nhiệm
vụ chỉ đạo hệ thống …(B)…(gọi chung là y tá điều dưỡng) trong toàn quốc.
7. Điều dưỡng trưởng Sở Y tế được cơ cấu là …(A)…. chuyên trách công tác
…(B)… trong toàn tỉnh.
8. Phòng Điều dưỡng bệnh viện là phòng chỉ đạo …(A)…. Quản lý hệ thống
…(B)… toàn bệnh viện.
9. Tuyến tỉnh - thành phố trực thuộc TW gồm các cơ sở y tế:
A. ……. B. …… C. Các bệnh viện, các trung tâm chuyên khoa tỉnh,
thành phố. D. Trường Cao đẳng, trường Trung cấp y tế tỉnh, thành phố.
10. Phòng Điều dưỡng có các bộ phận: …(A)…và …(B)…
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
11. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
12. Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện và sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp
của UBNH tỉnh, thành phố.
13. Chức năng của Sở y tế là giúp UBND tỉnh, thành phố quản lý Nhà nước về y tế
trên địa bàn.
14. Phòng Y tế quận, huyện, thành phố, thị xã ( thuộc tỉnh) chịu sự chỉ đạo về quản
lý, tổ chức, tài chính, của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra, chỉ đạo
chuyên môn của Sở y tế.
15. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự
quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về
chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế.
16. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND tỉnh trong
việc xây dựng kế hoạch KCB - Điều dưỡng – PHCN.
17. Những nơi địa phương / vùng còn khó khăn chưa đủ điều kiện tách rời Bệnh
viện huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện thì vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức
Phòng Y tế huyện, và Trung tâm Y tế huyện.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
14
18. Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND xã
về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực y tế.
19. Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý Nhà nước của UBND xã, phường,
thị trấn trong việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch y tế trên địa bàn.
20. Y tế thôn bản có trong tổ chức y tế Nhà nước, là nhân lực chuyên trách, có tên là
nhân viên y tế thôn bản ( y tế thôn) do nhân dân chọn cử, được ngành y tế đào
tạo và cấp chứng chỉ.
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
21. Chức năng Bệnh viện đa khoa tuyến huyện là:
A. Khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn
B. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế xã, phường, thị trấn.
C. Chăm sóc, PHCN cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn
D. Các câu A, B, C đều đúng
22. Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật của BV huyện gồm:
A. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng B. Các Trạm y tế xã.
C. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng; đội y tế lưu động; Phòng khám đa khoa
khu vực D. Các câu A, B, C đều đúng
23. Các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc của BV huyện gồm:
A. Phòng vật tư B. Phòng KH - Nghiệp vụ, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức -
Hành chính -Quản trị C. Phòng Điều dưỡng. D. Các câu A, B, C đều đúng
24. Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
A. Là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Sở y tế.
B. Chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở
Y tế về chuyên môn nghiệp vụ. C. Chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về kinh phí và nhân lực y tế.
D. Các câu A, B, C đều đúng
25. Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có
chức năng là:
A. Phòng bệnh, phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình y tế.
B. Điều trị bệnh. C. Quản lý bệnh viện huyện. D. Các câu A, B, C đều đúng
26. Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật của Tổ chức TT YTDP huyện
A. Các khoa B. Đội y tế lưu động C. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
D. Các câu A, B, C đều đúng
27. Các khoa TT YTDP huyện gồm :
A. Truyền nhiễm. B. Nội, Ngoại.
C. Bệnh xã hội; BVSKBM – TE, Dịch tể, ATVSTP; HIV/AIDS, Sốt rét.
D. Các câu A, B, C đều đúng
28. Tuỳ điều kiện thực tế, tổ chức biên chế Trạm y tế xã, phường, thị trấn thông
thường là:
A. 1 Trưởng trạm, 1 phó trưởng trạm,- 1 CB chuyên trách các công tác TCMR, VSPD
B. 1 CB chuyên trách công tác BVSKBM -TE- KHHGĐ
C. 1-2 CB chuyên trách công tác KCB - Dược - YTCT. D. Các câu A, B, C đều đúng
29. Nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng, Vụ Điều trị, Bộ Y tế:
A. Xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên trong
toàn ngành. B. Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân ở
các cơ sở y tế. C. Quản lý, chỉ đạo y tá điều dưỡng trưởng các bệnh viện
tuyến tỉnh và trung tâm y tế huyện về lĩnh vực y tá điều dưỡng.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
15
D. Phối hợp với trường trung học y tế và các bệnh viện xây dựng chương trình
và tổ chức đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, y đức cho y tá điều dưỡng.
30. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở y tế:
A. Xây dựng kế hoạch, phương án công tác y tá điều dưỡng của tỉnh và tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt.
B. Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế chuyên môn, điều lệ kỹ thuật trong lĩnh
vực y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.
C. Kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc và theo dõi hoạt động của hệ thống y tá
điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh trong cả nước.
D. Tham mưu cho lãnh đạo Vụ Điều trị về các vấn đề liên quan tới y tá điều
dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
16
Bài 2
NHỮNG QUAN ĐIỂM - ĐƯỜNG LỐI CƠ BẢN CỦA ĐẢNG
VỀ CÔNG TÁC CS VÀ BVSK NHÂN DÂN
CHIẾN LƯỢC CS VÀ BVSK NHÂN DÂN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được 5 quan điểm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân từ nay cho đến năm 2010.
1.2.Nêu được mục tiêu chung và 4 mục tiêu cụ thể của chiến lược chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010.
1.3. Trình bày được 11 giải pháp chính để thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
2. Về kỹ năng:
Vận dụng được các quan điểm, mục tiêu, giải pháp trên vào trong học tập và công tác.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Tôn trọng và nghiêm túc xây dựng cho bản thân những quan điểm, tình cảm
đúng đắn về chăm sóc, bảo vệ, nâng cao SKND.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai
đoạn hiện nay.
Nghị quyết TW4 khoá VII đã khẳng định 5 quan điểm bao gồm:
1.1. Sức khoẻ và con người:
Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất
nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội. Vì vậy đầu tư cho
sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho mỗi cá nhân và mỗi gia đình.
1.2. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ:
Bản chất nhân đạo và định hướng XHCN của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng
trong CSSK. Chính sách y tế hướng tới công bằng sẽ giải quyết vấn đề làm sao cho mọi
người, các tầng lớp dân cư được hưởng cùng một chất lượng và số lượng dịch vụ y tế,
làm cho các tầng lớp dân cư sẽ có chung một mức độ sức khoẻ, giảm chênh lệch về tình
trạng sức khoẻ và bệnh tật giữa các nhóm dân cư.
Nhà nước XHCN đảm bảo cho mọi người được CSSK phù hợp với khả năng kinh tế
của đất nước, đồng thời có chính sách khám sức khoẻ miễn phí và giảm phí đối với người
có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn, dân tộc ít
người.
1.3. Dự phòng tích cực và chủ động:
Là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam
XHCN. Quan điểm này là nhận thức sâu sắc và vận dụng trong việc tạo ra lối sống lành
mạnh và văn minh, đảm bảo môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng
bệnh và tăng cường sức khoẻ, chủ động phòng chống các tác nhân có hại cho sức khoẻ
trong đô thị và công nghiệp hóa. Triển khai các chương trình y tế quốc gia như Sức khỏe
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
17
sinh sản, làm mẹ an toàn, KHHGĐ, phòng chống tai nạn và thương tích... chủ động trong
công tác phòng chống dịch, không để dịch lớn xảy ra.
1.4. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền:
Là quan điểm toàn diện của Đảng ta. YHCT là một di sản văn hóa của dân tộc cần được
bảo vệ, phát huy và phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại
hoá YHCT kết hợp với YHHĐ, nhưng không làm mất bản chất của YHCT Việt Nam. Tăng
cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực YHCT, ngăn chặn và loại trừ những hành vi lợi dụng
chính sách của Đảng, nhà nước đối với YHCT gây tổn hại tới sức khoẻ nhân dân.
1.5. Đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức khoẻ:
Trong đó, Y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các loại hình thức CSSK
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các hình thức CSSK của nhân dân trong điều
kiện nguồn lực nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế.
Cần khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của y tế dân lập, y tế tư nhân
nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và CSSK nhân dân, chống mọi biểu
hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
2. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010.
2.1. Mục tiêu chung:
- Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất luợng.
- Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Gồm 4 mục tiêu.
2.2.1. Đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu sức khoẻ cụ thể là:
- Tuổi thọ trung bình: 71
- Tỷ lệ chết mẹ còn 70/ 100.000 trẻ đẻ sống.
- Tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi còn 32 %
- Tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi còn < 25 %
- Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500g còn < 6 %
- Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD còn < 20 %, không còn SDD nặng
- Chiều cao trung bình của thanh niên đạt ≥ 1,60 m
- Có 4- 5 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/ 10.000 dân .
2.2.2. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch và các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục, không để dịch lớn xảy ra. Duy trì kết quả thanh toán bại liệt,
loại trừ uốn ván sơ sinh. Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS.
Phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn thương tích, đái tháo đường, bệnh
nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử, nghiện rượu, nghiện ma tuý, béo phì...
2.2.3. Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK, đặc biệt là
các dịch vụ khám chữa bệnh.
2.2.4. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế trong các lĩnh vực phòng bệnh,
khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ. Ứng dụng các tiến bộ khoa
học xã hội để ngành y tế nước ta phát triển kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
3.CácgiảiphápchínhthựchiệnchiếnlượcchămsócvàBVSKnhândân giaiđoạn2001–2010.
3.1. Về đầu tư: gồm nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu
tư của nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cần chú ý:
- Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
18
- Thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách tài chính mới dựa trên bảo hiểm y tế và viện phí.
Điều chỉnh giá viện phí, đầu tư kỹ thuật và trình độ chuyên môn theo từng tuyến kỹ thuật
phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và khả năng chi trả của đối tượng.
- Mở rộng BHYT tự nguyện, củng cố BHYT bắt buộc, tiến tới thực hiện BHYT bắt
buộc toàn dân.
- Tăng cường huy động và điều phối các nguồn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện
trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay ưu đãi cho đầu tư phát triển.
3.2. Kiện toàn tổ chức:
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện Hệ thống tổ chức Ngành Y tế, xây dựng và hoàn
thiện các mạng lưới y tế dự phòng, khám chữa bệnh, Dược theo hướng tinh giảm đầu mối
để đạt hiệu quả cao. Hoàn thiện cơ chế quản lý từ cấp tỉnh đến cơ sở.
- Phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực, ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh.
- Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ trung ương đến cơ sở đặc biệt là
trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và đội vệ sinh phòng dịch các huyện, quận. Củng cố
các khoa y tế lao động và thành lập các phòng khám bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh trọng
điểm công nghiệp. Hoàn thiện mạng lưới quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành.
- Sắp xếp lại mạng lưới và nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo
cán bộ y tế. Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đội ngủ cán bộ
giảng dạy tại một số trường trung học y tế để phát triển thành các trường cao đẳng y tế.
3.3. Tăng cường công tác quản lý:
- Đào tạo cán bộ y tế và quản lý y tế ở các cấp. Phân cấp quản lý rõ ràng cho các
tuyến Y tế, các địa phương.
- Nâng cao năng lực lập kế hoạch trong các hoạt động của Ngành Y tế, thường
xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động lập và thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện tốt chủ trương tăng cường có thời hạn cán bộ chuyên môn y tế
cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu. Kết hợp quân y và dân y trong CSSK
nhân dân.
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về y tế, xây dựng và ban hành Luật dược,
Pháp lệnh thực phẩm, Pháp lệnh sữa đổi bổ sung, Pháp lệnh hành ngề Y, Dược tư nhân...
Ban hành các quy chế, tiêu chuẩn chuyên môn và danh mục tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
và trang bị cho các lĩnh vực chuyên ngành y tế. Xây dựng các chế độ, chính sách áp
dụng cho cán bộ y tế công tác tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
- Nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước và pháp luật cho cán bộ trong ngành.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại tất cả các cơ sở y tế. Xây dựng phong trào thi
đua, đặc biệt là xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.
3.4. Phát triển nhân lực y tế:
- Tiêu chuẩn hoá việc đào tạo các loại cán bộ y tế cho từng tuyến.
- Đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành để đảm bảo số lượng cán bộ y tế theo
đầu dân, cân đối giữa các chuyên khoa.
- Sắp xếp lại các nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện để có thể điều
động luân phiên các bác sĩ về tăng cường cho y tế cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn,
tăng cường kỹ thuật lao động và Y đức, Dược đức cho cán bộ y tế.
- Tiến tới thực hiện chế độ nghĩa vụ phục vụ công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa
đối với bác sĩ mới tốt nghiệp.
3.5. Củng cố và phát triển y tế cơ sở:
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
19
- 100 % xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế địa lý, môi trường sinh thái và
nhu cầu khám chữa bệnh của từng vùng.
- 100 % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất 80%). 100 % trạm y tế có HSTH
hoặc YS chuyên khoa sản nhi, có cán bộ y tế có trình độ dược tá phụ trách công tác dược.
Phát triển đội ngủ tình nguyện viên y tế tại các thôn, ấp, bản, làng...
- Tăng cường công tác quản lý y tế cơ sở, triển khai các giải pháp quản lý mới như
lồng ghép các hoạt động y tế, nâng cao năng lực quản lý CSSKBĐ dựa vào cộng đồng...
3.6. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe:
- Tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và
bệnh dịch nguy hiểm. Triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các bệnh tim
mạch, đái tháo đường...
- Chủ động phòng chống dịch bệnh, củng cố hệ thống báo dịch, không để dịch lớn
xảy ra.
- Xây dựng các phương án đề phòng và khắc phục nhanh chóng hậu quả của thảm
hoạ, thiên tai, phòng chống tai nạn giao thông, lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Triển khai các vấn đề sức khỏe và môi trường lao động trong các doanh nghiệp.
- Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Triển khai các chương trình sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa
thiết yếu và dịch vụ KHHGĐ. Phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ chết mẹ, tỷ lệ nạo phá thai và tỷ
lệ mắc bệnh phụ khoa.
- Thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em.
- Phát huy phong trào toàn dân tập TDTT, dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe và tầm
vóc người Việt Nam.
3.7. Khám chữa bệnh:
- Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh phù hợp với nhu cầu từng
vùng và khả năng kinh tế xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hoạt động phục hồi
chức năng, phòng ngừa di chứng bệnh tật.
- Triển khai thực hiện tốt quy chế bệnh viện, cải cách thủ tục hành chính trong khám
chữa bệnh.
- Đa dạng hoá các hoạt động khám chữa bệnh.
3.8. Phát triển y học cổ truyền:
Đẩy mạnh xã hội hoá YHCT tại cơ sở kể cả khu vực Y tế Nhà nước, thôn bản, cụm
dân cư và gia đình. Phát triển YHCT gắn liền với công việc xoá đói, giảm nghèo, phát
triển kinh tế gia đình nhằm đạt 3 mục tiêu: kinh tế, sức khoẻ, cải tạo cảnh quan môi
trường sống.
3.9. Thuốc và trang thiết bị y tế
- Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc “Nhằm đảm bảo cung ứng thường
xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến với người dân; thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, có hiệu quả.
- Quy hoạch và tổ chức lại ngành công nghiệp dược theo hướng tập trung, chuyên
môn hoá và đầu tư có trọng điểm, bảo đảm đầu tư có hiệu quả.
- Hoàn chỉnh văn bản pháp quy về trang thiết bị y tế, kiện toàn về tổ chức và xây
dựng trung tâm dịch vụ và kỹ thuật trang thiết bị y tế.
3.10. Phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế:
- Từng bước hiện đại hoá về chẩn đoán hình ảnh.
- Phát triển công nghệ sinh học nhất là công nghệ Gen, công nghệ nhân giống và nuôi
cấy mô phục vụ cho sản xuất thuốc, vaccin, chế phẩm sinh học cho chẩn đoán và điều trị.
- Củng cố hệ thống báo cáo thống kê, thông tin quản lý và cung cấp thông tin kịp thời.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
20
- Phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý ngành từ
trung ương đến cơ sở.
3.11. Xã hội hoá công tác y tế:
- Đa dạng hoá các loại hình CSSK, tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tư khác
nhau cho y tế.
- Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe các
tỉnh, thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên đến xã. Sử dụng các hình thức và
biện pháp truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự
nguyện tham gia và đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cho
cộng đồng.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
1. Năm quan điểm chỉ đạo của Đảng về chăm sóc và bảo vệ sức bảo vệ sức khoẻ
nhân dân trong giai đoạn hiện nay:
A. …… B. …… C. Dự phòng tích cực và chủ động.
D. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. E. Đa dạng hoá các hình thức chăm sóc
sức khoẻ.
2. Con người là nguồn…(A)… quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức
khoẻ là …(B)…của con người và toàn xã hội.
3. Nhà nước XHCN đảm bảo cho mọi người được CSSK phù hợp với …(A)… của
đất nước, đồng thời có chính sách …(B)… đối với người có công với nước,
người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn, dân tộc ít người.
4. Dự phòng tích cực và chủ động là …(A)…xuyên suốt quá trình xây dựng và
phát triển …(B)…XHCN.
5. Y học cổ truyền là một …(A)… của dân tộc cần được …(B)….
6. Đa dạng hoá các hình thức…(A)… trong đó, Y tế nhà nước giữ …(B)…
7. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phải đạt được chỉ tiêu sức khoẻ về tuổi thọ trung
bình là …(A)… và chiều cao trung bình của thanh niên đạt…(B)… 8. Mục tiêu
cụ thể đến năm .
8. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu sức khoẻ như: có
…(A)…bác sỹ và …(B)… dược sỹ đại học/ 10.000 dân .
9. Giải pháp về đầu tư gồm Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế
trong đó có đầu tư của …(A)… giữ vai trò …(B)….
10. Củng cố và phát triển y tế cơ sở với …(A)… % xã đồng bằng có bác sĩ (miền
núi ít nhất 80%). …(B)… % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi.
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
11. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
12. Nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại,
nhưng không làm mất bản chất của y học cổ truyền Việt Nam.
13. Không khuyến khích và quản lý tốt hoạt động của y tế dân lập, y tế tư nhân
nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và CSSK nhân dân.
14. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
về tỷ lệ chết mẹ còn 70/ 100.000 trẻ đẻ sống.
15. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
về tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi còn 40 %.
16. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
về tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi còn < 25 % .
17. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
21
về tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500g còn < 10 %.
18. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
về tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD còn < 20 %, không còn SDD nặng.
19. Các giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về đầu
tư: gồm Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó đóng góp
của cộng đồng đóng vai trò chủ đạo.
20. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về củng cố
và phát triển y tế cơ sở với 100 % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất 80%).
100 % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi.
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
21. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nghĩa là:
A. Làm sao cho mọi người được hưởng cùng một chất lượng và số lượng dịch
vụ y tế B. Làm cho các tầng lớp dân cư sẽ có chung một mức độ sức khoẻ.
C. Giảm chênh lệch về tình trạng sức khoẻ và bệnh tật giữa các nhóm dân cư.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
22. Mụctiêuchungchiếnlượcchămsócvàbảovệsứckhoẻnhândân giaiđoạn2001–2010.
A. Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất luợng.
B. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và
tinh thần.
C. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
23. Mục tiêu cụ thể chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn
2001 – 2010:
A. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm.
B. Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK.
C. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
24. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về
đầu tư gồm:
A. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu tư của nhà nước giữ
vai trò chủ đạo.
B. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó viện trợ quốc tế giữ vai trò
chủ đạo.
C. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó đóng góp của cộng đồng giữ
vai trò chủ đạo
D. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó cộng đồng và viện trợ quốc tế
giữ vai trò chủ đạo
25. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về
vùng đầu tư:
A. Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
B. Ưu tiên đầu tư cho vùng thành thị dân cư đông đúc.
C. Ưu tiên đầu tư cho vùng nông thôn.
D. Ưu tiên đầu tư cho vùng biên giới, hải đảo.
26. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về
đầu tư liên quan đến BHYT
A. Mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện
B. Củng cố bảo hiểm y tế bắt buộc
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
22
C. Tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
27. Các giải pháp chính thực hiện chiến lượcCS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 –
2010 về phát triển nhân lực y tế:
A. Tiêu chuẩn hoá việc đào tạo và đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành.
B. Sắp xếp lại các nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện.
C. Tiến tới thực hiện chế độ nghĩa vụ phục vụ công tác ở miền núi, vùng sâu,
vùng xa đối với bác sĩ mới tốt nghiệp.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
28. Các giải pháp chính thực hiện chiến lượcCS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 –
2010 về củng cố và phát triển y tế cơ sở:
A. 100 % xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế địa lý, môi trường sinh
thái và nhu cầu Khám chữa bệnh B. 100 % trạm y tế xã có bác sĩ .
C. 100 % trạm y tế có bác sĩ sản khoa. D. Các câu A, B, C đều đúng.
29. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 –
2010 về khám chữa bệnh:
A. Đẩy mạnh xã hội hoá y học cổ truyền.
B. Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống KCB phù hợp với nhu cầu từng vùng và khả năng
KT- XH. C. Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
30. Các giải pháp chính thực hiện chiến lượcCS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 –
2010 về phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế:
A. Từng bước hiện đại hoá về chẩn đoán hình ảnh.
B. Phát triển công nghệ sinh học.
C. Củng cố hệ thống báo cáo thống kê, phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ
thông tin. D. Các câu A, B, C đều đúng.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
23
Bài 3
ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y – DƯỢC
( Y ĐỨC, DƯỢC ĐỨC )
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được khái niệm, vị trí và tầm quan trọng của y đức.
1.2. Liệt kê được 12 điều y đức, 10 điều dược đức
2. Về kỹ năng:
2.1. Phân tích được 6 mối quan hệ trong y đức/ dược đức.
2.2. Vận dụng được những qui định về y đức và 10 qui định về dược đức trong
công tác hằng ngày.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Thường xuyên có ý thức rèn luyện y đức, dược đức cho bản thân, tích cực ,
nhiệt tình trong việc tuyên truyền phổ biến y đức, dược đức cho đồng nghiệp cũng như
cho cộng đồng.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Y đức:
1.1. Khái niệm, vị trí, tầm quan trọng của y đức:
1.1.1. Khái niệm:
Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên
tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc
với bệnh nhân và cộng đồng.
Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc.
1.1.2. Vị trí, tầm quan trọng của y đức:
Nghề y là một nghề đặc biệt, vì chỉ cần một lỗi lầm, một thiếu sót cho dù là rất nhỏ
cũng có thể gây nên những tác hại lớn đến sức khoẻ và sinh mạng con người, đến hạnh
phúc của từng gia đình, tương lai giống nòi, đến sức khoẻ và sự cường thịnh của dân tộc
và toàn xã hội.
Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, những con người cụ thể đang bị đau
đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Sức khoẻ và sự sống của họ được giao phó cho thầy
thuốc. Vì vậy, không thể tha thứ cho một sự cẩu thả, bàng quang và chủ nghĩa hình thức
ở người thầy thuốc.
Chính vì những lý do trên mà từ bao đời nay đạo đức của nghề y luôn được đề cao.
Người làm công tác y tế không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng nhiệm vụ
cao cả của ngành và sự yêu mến tín nhiệm của nhân dân. Thực hiện lời dạy của Hồ chủ
tịch “Lương y phải như từ mẫu”.
1.2. Những quy định về y đức:
Gồm 12 điều được ban hành theo quyết định 2088/ BYT - QĐ ngày 6 / 11 / 1996
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.2.1. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng
cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc không ngừng học tập và nghiên cứu khoa
học để nâng cao trình độ chuyên môn, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
24
1.2.2. Tôn trọng luật pháp và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không
được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị,
nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ y tế và sự chấp thuận của bệnh nhân.
1.2.3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng những
bí mật riêng tư của bệnh nhân, khi thăm khám, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo, lịch sự.
Quan tâm đến bệnh nhân trong diện chính sách ưu đãi của xã hội; không được đối xử
phân biệt với bệnh nhân; không có thái độ ban ơn lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà
cho bệnh nhân. Phải trung thực khi thanh toán các phí khám bệnh, chữa bệnh.
1.2.4. Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình;
trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho bệnh nhân; phải giải thích tình hình
bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị, phổ biến cho họ về
chính sách quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân; động viên, an ủi, khuyến khích bệnh
nhân điều trị, tập luyện mau chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên
lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời báo cho bệnh
nhân biết.
1.2.5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy
bệnh nhân.
1.2.6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém phẩm chất, thuốc không
đúng với nhu cầu và mức độ bệnh.
1.2.7. Không được rời bỏ vị trí làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn
biến của bệnh nhân.
1.2.8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự
chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
1.2.9. Khi bệnh nhân tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp
đỡ gia đình họ làm các tủ tục cần thiết.
1.2.10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy sẵn sàng
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau.
1.2.11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự nhận trách nhiệm về mình, không đỗ lỗi
cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
1.2.12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp
sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
1.3. Những mối quan hệ trong y đức:
1.3.1. Quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp:
Phải vun đắp cho mình lòng yêu nghề, ham công việc, cần cù học tập, phấn đấu
vươn lên để đạt “vừa hồng vừa chuyên” trong đó “hồng” tức là đạo đức là rất quan trọng;
“chuyên” là giỏi chuyên môn; “muốn hồng thắm phải chuyên sâu”. Nghĩa là muốn cứu
chữa được người thì vừa phải có y đức vừa phải giỏi chuyên môn.
1.3.2. Quan hệ của người cán bộ y tế với bệnh nhân:
Phải tôn trọng và thông cảm sâu sắc với bệnh nhân “coi họ đau đớn cũng như mình
đau đớn”. Không phân biệt đối xử với các đối tượng bệnh nhân. Thực hiện chữa theo
bệnh, thận trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân theo phương châm:
- Đến: tiếp đón niềm nở.
- Ở: chăm sóc tận tình.
- Đi: dặn dò ân cần.
1.3.3. Quan hệ của người cán bộ y tế với khoa học:
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
25
Phải luôn tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ và năng
lực tay nghề nhằm phục vụ nhân dân được tốt hơn. Không bao giờ được bằng lòng, thoả
mãn với những gì đã biết.
1.3.4. Quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy, với đồng nghiệp:
Dân tộc Việt Nam có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đã học thầy phải kính trọng
và nhớ ơn thầy, giúp đỡ thầy khi già yếu hoặc gặp khó khăn.
Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, học hỏi, thật thà, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau,
không nói xấu đỗ lỗi cho đồng nghiệp. Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi có sai sót.
1.3.5. Quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò:
Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ cho học trò nhằm giúp họ trở thành những người
thầy thuốc có đủ năng lực và phẩm chất để kế tục và phát huy truyền thống của ngành.
1.3.6. Quan hệ giữa cán bộ y tế với cộng đồng xã hội:
Phải luôn quan tâm đến sức khoẻ của cộng đồng, kể cả người nhà của bệnh nhân.
Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức khoẻ và cứu
chữa người bị nạn.
Tóm lại, thực hiện tốt 6 mối quan hệ nêu trên thì sẽ đạt được chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp (y đức) và người thầy thuốc mới thực sự là người thầy thuốc của nhân dân,
mẹ hiền của bệnh nhân.
2. Dược đức:
Gồm 10 điều được ban hành theo quyết định 2397/1999/QĐ- BYT ngày 10 / 8 / 1999.
2.1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của nhân dân lên trên hết.
2.2. Phải hướng dẩn sử dụng thuốc hợp lý; an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân.
2.3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền, những bí mật liên quan đến bệnh tật của người bệnh.
2.4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nhữmg qui định chuyên môn, thực hiện Chính
sách Quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề
nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
2.5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước, kiên quyết đấu tranh với những
hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
2.6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp, sẵn sàng
học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đở nhau cùng tiến bộ.
2.7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch
bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
2.8. Phải thận trọng, tỉ mĩ, chính xác trong khi hành nghề. Không vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt
hại sức khỏe và quyền lợi của người bệnh, ảnh hưởng xấu đền danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.
2.9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích cực
nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiền đáp ứng các
nhu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
2.10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống văn
minh, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
1. Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua những …(A)…được xã hội
thừa nhận, nhằm điều chỉnh …(B)… của thầy thuốc với bệnh nhân và cộng đồng.
2. Y đức xác định …(A)… và …(B)… của người thầy thuốc.
3. Nghề y là một nghề đặc biệt, vì chỉ cần …(A)… cho dù là rất nhỏ cũng có thể
gây nên những …(B)… đến sức khoẻ và sinh mạng con người.
4. Người làm công tác y tế không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng
…(A)… của ngành và sự …(B)… của nhân dân. Thực hiện lời dạy của Hồ chủ
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
26
tịch “Lương y phải như từ mẫu”.
5. Điều 5 y đức quy định: khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, …(A)… kịp
thời không được …(B)… bệnh nhân.
6. Điều 6 y đức quy định: kê đơn phải phù hợp với …(A)… và đảm bảo sử dụng
thuốc …(B)… , không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém
phẩm chất, thuốc không đúng với nhu cầu và mức độ bệnh.
7. Điều 11 y đức quy định: Khi bản thân có thiếu sót, phải …(A)… về mình, không
…(B)… cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
8. Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, những con người cụ thể đang bị
đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
9. Quy định về y đức gồm 10 điều.
10. Điều 1 y đức quy định về lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc.
11. Y đức quy định người thầy thuốc không được sử dụng bệnh nhân làm thực
nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học.
12. Người thầy thuốc phải tôn trọng và thông cảm sâu sắc với bệnh nhân “coi họ đau
đớn cũng như mình đau đớn”.
13. Người thầy thuốc “vừa hồng vừa chuyên” trong đó “hồng” tức là đạo đức và
“chuyên” là chuyên cần.
14. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự
chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
15. Điều 3 quy định về y đức qui định:
A. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
B. Tôn trọng những bí mật riêng tư của bệnh nhân.
C. Không được đối xử phân biệt với bệnh nhân. D. Các câu A, B, C.
16. Để bệnh nhân, gia đình bệnh nhân cùng hợp tác điều trị người thầy thuốc cần
phải:
A. Giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu.
B. Giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân hiểu.
C. Giải thích tình hình bệnh tật cho gia đình bệnh nhân.
D. Không nên giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ.
17. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề
nghiệp:
A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
C.“tôn sư trọng đạo” D. Đến: tiếp đón niềm nở.
18. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân :
A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
C.“tôn sư trọng đạo” D.“muốn hồng thắm phải chuyên sâu”.
19. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy:
A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
C.“tôn sư trọng đạo” D. Đi: dặn dò ân cần.
20. Cần thực hiện mối quan hệ nào sau đây để đạt được chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp (y đức) :
A. Quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp, quan hệ của người cán bộ y tế với
bệnh nhân. B. Quan hệ của người cán bộ y tế với khoa học, quan hệ giữa cán bộ y tế với
ngườithầy,vớiđồngnghiệp C. Quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò, quan hệ giữa
cán bộ y tế với cộng đồng xã hội D. Các câu A, B, C.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
27
Bài 4
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được tổ chức và biên chế của Trạm y tế cơ sở.
1.2. Kể được 11 nhiệm vụ của Trạm y tế cơ sở.
1.3. Trình bày được 5 nội dung chính trong quản lý tại Trạm y tế cơ sở.
2. Về kỹ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện việc tổ chức và quản lý cơ sở nơi
được phân công công tác.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Cẩn thận, chính xác, phù hợp khi xây dựng tổ chức và quản lý / điều hành y tế
cơ sở.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Khái niệm y tế cơ sở
Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là
tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ
bản, với chi phí thấp, góp phân thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây
dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y
tế nhà nước, có nhiệm vụ hực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát
hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ đẻ thường,
cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia
đình (KHHGĐ), tăng cường sức khỏe.
Đặc điểm của y tế cơ sở là:
- Hướng về dự phòng, hướng về chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Thực hiện lồng ghép và phối hợp các tổ chức hoạt động để phát huy được sức
mạnh và làm cho tổ chức y tế ở huyện gọn nhẹ hơn.
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn thống nhất trong huyện, tăng cường
được hiệu quả, tránh được lãng phí nguồn lực y tế của huyện.
2. Y tế huyện, quận, thị xã ( Y tế cấp Huyện )
2.1. Khái niệm, vị trí tính chất:
Tuyến y tế huyện, quận, thị xã hiện nay theo một loại hình tổ chức thống nhất là
Trung tâm Y tế (TTYT) ở những vùng khó khăn chưa đủ điều kiện chia tách. Còn ở
những nơi có điều kiện thì Y tế cấp huyện bao gồm Phòng Y tế cấp huyện, BVĐK cấp
huyện, TT YTDP cấp huyện, Ba tổ chức này chúng ta đã được học trong bài “Hệ thống tố
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
28
chức Ngành Y tế và Hệ thống tố chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam.” ở bài này chúng ta
nghiên cứu tổ chức TT Y tế cấp huyện.
Trung tâm Y tế là một tổ chức chuyên môn kỹ thuật, một đơn vị sự nghiệp có tư
cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được Nhà nước cấp kinh phí và mở tài
khoản tại ngân hàng. TTYT huyện thị được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức sự
nghiệp y tế hiện có của huyện, thị (Bệnh viện huyện, phòng y tế, đội vệ sinh phòng dịch –
chống sốt rét, đội Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình (BVSKBMTE
– KHHGĐ), nhà hộ sinh khu vực, phòng khám đa khoa khu vực…).
TTYT là tổ chức thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thanh tra,
kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực, chỉ đạo của
UBND huyện về xây dựng kế hoạch (nhiệm vụ quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn
huyện được chuyển cho UBND huyện).
2.2. Tổ chức Trung tâm Y tế huyện
TTYT huyện gồm các bộ phận:
- Bộ máy lãnh đạo (Ban Giám đốc TTYT): gồm một giám đốc và 2 – 3 phó Giám
đốc. Giám đốc, phó Giám đốc do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
sau khi có sự thảo luận bằng văn bản của chủ tịch UBND huyện. Giám đốc chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động của trung tâm, trực tiếp chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch, tổ chức
cán bộ, phong trào thi đua. Phó giám đốc phụ trách giám đốc trong một số lĩnh vực do
giám đốc phân công, như công tác khám và điều trị, khoa học kỹ thuật, công tác dược, y
học dự phòng, màng lưới y tế cơ sở, công tác hành chính quản trị, hậu cần.
Bộ máy giúp việc giám đốc trung tâm gồm có:
- Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ
- Phòng Tài Vụ
- Phòng Tổ chức – Hành chính.
Các tổ chức cấu thành TTYT huyện bao gồm:
- Đội Y tế dự phòng: thực hiện công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, phòng
chống sốt rét, bứu cổ và các bệnh xã hội.
- Đội BVSKBMTE/ KHHGĐ.
- Đội y tế lưu động: ở các huyện vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
- Bệnh viện huyện – các khoa lâm sàng và cận lâm sàng:
+ Phòng khám bệnh đa khoa trung tâm
+ Các khoa: Ngoại Sản; Nội – Y học cổ truyền, Nhi – Hồi sức cấp cứu; Truyền
nhiễm; Cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, x quang, dược, vật tư y tế…).
+ Phòng khám bệnh đa khoa khu vực ở những huyện sáp nhập, vùng cao, vùng
sâu, vùng xa.
- Tổ chức trạm y tế xã.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
29
- Xây dựng kế hoạch phát triển y tế hàng năm của huyện và tổ chức thực hiện kế
hoạch đã được phê duyệt.
- Thực hiện các nhiệm vụ về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, dự phòng, kết
hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh,
phòng chống sốt rét, bướu cổ, quản lý thai sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và nhiệm
vụ chuyên môn kỹ thuật về KHHGĐ, cung ứng thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu cho
cộng đồng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ của
các đơn vị y tế công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan, trường học…đóng trên địa
bàn, nhằm làm tốt công tác chăm sóc và BVSK nhân dân, đặc biệt là nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ).
- Quản lý tổ chức, cán bộ, kinh phí, dược, vật tư trang thiết bị y tế tuyến huyện và
tuyến y tế cơ sở.
- Giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong
hoạt động y tế Nhà nước và các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn, theo các
quy định của Nhà nước và sự phân cấp của tỉnh.
- Xây dựng, củng cố mạng lưới y tế từ huyện đến xã, phường, thị trấn, thôn ấp,
làng, bản…và hướng dẫn, kiểm tra các mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đối với các
trạm y tế cơ sở.
- Xây dựng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế; đảm bảo cơ cấu hợp lý,
thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế trong huyện.
- Tổng kết việc việc dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khám
chữa bệnh, dự phòng và phong trào y tế cơ sở để phổ biến, áp dụng.
- Chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể, quần chúng trong huyện để làm công
tác truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do ủy ban nhân dân huyện và sở y tế giao.
2.4. Các nội dung quản lý chính sách của TTYT huyện:
- Quản lý kế hoạch.
- Quản lý nhân lực.
- Quản lý thông tin y tế.
- Quản lý chuyên môn.
- Quản lý vật tư, trang thiết bị y tế.
- Quản lý dược.
- Quản lý tài chính.
3. Tuyến y tế xã, phường, thị trấn (Trạm y tế cơ sở):
3.1. Khái niệm:
Trạm y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong
hệ thống Y tế Nhà nước. Trạm y tế cơ sở bao gồm các trạm y tế xã, phường, thị trấn, hay
y tế của các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
30
3.2. Tổ chức biên chế
Trạm y tế cơ sở được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư, địa giới hành chính và theo
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và khả năng ngân sách của cộng đồng. Cán bộ phụ trách có
năng lực quản lý.
-Các bộ phân tổ chức: trạm y tế cơ sở thường có ba bộ phận:
+Vệ sinh, phòng dịch.
+Điều trị và hộ sinh.
+Dược .
-Biên chế cán bộ y tế ở trạm : được xác định dựa theo:
+Địa bàn hoạt đông
+Số lượng dân cư (tốt nhất cư 100 dân có một cán bộ y tế )
+ Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.
Cụ thể hiện nay được bố trí như sau:
3.2.1. Khu vực đồng bằng, trung du:
•Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 4 đến 5 cán bộ y tế gồm:
1-2 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (1 sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm 1 biết về y học dân
tộc )
1-2 y sĩ đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học
1 y tá trung học hay sơ học
•Những xã trên 8000-12000 dân bố trí 5-7 cán bộ y tế bao gồm:
1-2 bác sĩ y sĩ đa khoa(1 sâuvề cộng đồnglàm trưởngtrạm và 1 biết về y học dân tộc)
1-2 y sĩ đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học
1 nữ hộ sinh trung học hoặc sơ học
1-2 y tá trung học hay sơ học
•Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 8 cán bộ y tế gồm:
2-3 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (1 sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạmvà 1 biết về y học
dân tộc)
1-2 y sĩ đa khoa ( biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hoặc sơ học
1 nữ hộ sinh trung học hay sơ học
1-2 y tá trung học hay sơ học
3.2.2. Khu vực miền núi, tây nguyên, biên giới, hải đảo
• Xã dưới 3000 dân được bố trí đến 6 cán bộ y tế gồm:
1 bác sĩ hoặc 1 y sí đa khoa sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm
2-3 y sí đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học
2 y tá trung học hay sơ học
• Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 6 đến 8 cán bộ y tế gồm:
1 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm
2-3 y sĩ đa khoa ( biết thêm về sản nhi)hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học
2-3 y tá trung học hay sơ học biết về nữ hộ sinh
• Ở vùng cao , vùng sâu , vùng xa xôi hẻo lánh :
Chỉ bố trí 1-2 cán bộ y tế, số cán bộ còn lại được phân công về các bản , buôn , làng, ấp
và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm
* Khu vực thành phố , thị xã , thị trấn : các phường , thị trấn và những xã có phòng khám
khu vực đóng: số lượng cán bộ y tế được bố trí 2-3 người.
* Những nơi có bác sĩ thì bố trí vào vị trí chủ chốt , những nơi chưa có thì phải xây dựng
kế hoạch đào tạo bác sĩ đa khoa có kiến thức về y tế công cộng
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
31
* Ngoài số cán bộ y tế trong biên chế định mức Nhà nước của từng trạm y tế , nếu nhu
cầu cần thêm cán bộ y tế thì UBND xã , phường…. có thể ký hợp đồng với cán bộ y tế
khác có nhu cầu làm việc và thù lao xã hội tự lo.
3.3. Chức trách cá nhân:
3.3. 1. Nhiệm vụ chức trách của trưởng trạm:
- Quản lý mọi mặt hoạt động của trạm;
. Vệ sinh phòng dịch;
. Cải tạo môi trường;
. . Chữa bệnh;
. Quản lý bệnh xã hội;
. Bảo vệ BMTE và KHHGĐ;
- Phát triển thuốc Nam và cung cấp thuốc;
- Điều hành các công việc cụ thể hàng ngày của trạm, đề ra chương trình hoạt
động y tế hàng năm, quý, tháng và tổ chức thực hiện nhằm đạt mục tiêu cơ bản của ngành
đã đề ra.
- Phối hợp với các ngành địa phương cùng nhau thực hiện chiến lược bảo vệ và
quản lý sức khỏe.
- Làm tham mưu cho các cấp ủy đảng và chính quyền trong lĩnh vực y tế và chăm
sóc sức khỏe nhân dân.
- Đảm bảo hoạt động cho ban chỉ đạo các chương trình y tế ở địa phương.
3.3. 2 . Nhiệm vụ chức trách của Y Bác sĩ:
- Khám và lập hồ sơ sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên.
- Khám chữa bệnh cho nhân dân hàng ngày;
- Định kỳ theo dõi chăm sóc chữa bệnh cho bệnh nhân về bệnh mãn tính và bệnh
xã hội tại nhà;
- Kiểm tra hồ sơ sức khỏe đã lập và bổ sung cho hoàn chỉnh;
- Thực hiện chữa bệnh tại nhà kết hợp thăm gia đình để giáo dục sức khỏe hoặc
thăm trường học, nhà trẻ.
- Vận động và phát triển hội viên Hội Chữ thập đỏ.
3.3. 3. . Nhiệm vụ chức trách của Lương y hoặc Y sĩ YHDT:
- Khám và chữa bệnh cho nhân dân bằng thuốc Nam và châm cứu;
- Chế biến dược liệu theo phương pháp cổ truyền;
- Phối hợp với dược tá chăm sóc vườn thuốc nam của trạm;
- Kết hợp với Dược tá vận động nhân dân trồng dược liệu, thu mua, bảo quản chế
biến dược liệu ở địa phương.
- Phát hiện các kinh nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp dân gian và bằng dược
liệu ở địa phương.
3.3. 4. Nhiệm vụ chức trách của Nữ hộ sinh hay Y sĩ sản nhi:
- Thăm thai cho thai phụ, thử Albumin niệu ghi vào hồ sơ và phiếu sức khỏe của bà mẹ;
- Nắm vững những người có thai và dự kiến trẻ trong tháng, những thai phụ dự
kiến đẻ khó thì chuyển lên tuyến trên;
- Mỗi tuần thăm vài gia đình thai phụ;
- Đỡ đẻ an toàn cho mẹ, chăm sóc chu đáo cho trẻ sơ sinh;
- Giáo dục, vận động sinh đẻ có kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức các biện pháp tránh
thai để làm giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên, vận động hướng dẫn nuôi con khỏe;
- Chữa bệnh cho thai phụ cũng như chữa các bệnh phụ khoa thông thường;
- Tổ chức hàng năm vài ba đợt đặt vòng tránh thai cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ;
- Thăm nhà trẻ một tháng một lần.
Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm
32
3.3. 5. Nhiệm vụ chức trách của Điều dưỡng:
- Giúp Bác sĩ trong các nhiệm vụ lập hồ sơ sức khỏe và khám chữa bệnh;
- Lấy một số tiêu bản về phân, đờm, máu;
- Thực hiện việc chữa bệnh ở nhà theo y lệnh của Bác sĩ;
- Vận động và hướng dẫn các gia đình thực hiện các chương trình y tế đang thực
hiện ở địa phương;
- Theo dõi những bệnh nhân bị bệnh xã hội tại nhà để báo Y, Bác sĩ kịp thời.
3.3. 6. Nhiệm vụ chức trách của dược tá:
- Giúp Y, Bác sĩ trong việc lập hồ sơ sức khỏe và khám chữa bệnh;
- Quản lý cửa hàng dược, kinh doanh thuốc, đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu
để phòng và chữa bệnh cho nhân dân;
- Chăm sóc vườn thuốc của trạm;
- Theo dõi việc trồng cây thuốc trong xã, hằng tuần thăm một vài gia đình để vận
động họ, trồngkhóm thuốc gia đình;
- Phối hợp với trường PTCS để vận động trồng cây thuốc ở vườn trường.
- Phối hợp với hội phụ lão để vận động trồng cây thuốc và nuôi động vật làm thuốc;
- Thường xuyên báo cáo tình hình phát triển dược liệu và nguồn dược liệu ở địa
phương cho trưởng trạm;
- Thu mua dược liệu để sản xuất các dạng thuốc đơn giản phục vụ cho nhu cầu địa
phương, sơ bộ chế biến để bán cho các nơi có nhu cầu.
4. Nhiệm vụ của Trạm Y tế cơ sở
-NV1: lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y
tế của UBND xã , phường, thị trấn duyệt , báo cáo trung tâm y tế huyện , quận , thị xã và
các tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã dược phê duyệt .
-NV2: phát hiện báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền
địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh , phòng chống dịch ,
giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng , xã , tuyên truyền ý thức bảo vệ sức
khỏe cho mọi đối tượng tại cộng đồng.
-NV3: tuyên truyền vận động , triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, bảo đảm việc quản lý thai , khám
thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ.
-NV4: tổ chức sơ cứu ban đầu , khám , chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại
trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ từ hộ gia đình.
-NV5: tổ chức khám sức khoẻ và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong khu
vực mình phụ trách , tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự .
-NV6: xây dựng vốn tủ thuốc , hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý , có kế
hoạch quản lý các nguồn thuốc an toàn và hợp lý , có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc .xây
dựng , phát triển thuốc nam , kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh.
-NV7: quản lý các chỉ số sức khoẻ và tổng hợp báo cáo , cung cấp thông tin kịp
thời , chính xác lên tuyến trên theo đơn vị thuộc mình phụ trách .
-NV8: bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn , làng , ấp ,
bản và nhân viên y tế cộng đồng
-NV9:tham mưu cho chính quyền xã , phường , thị trấn và giám đốc Trung tâm y
tế huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tổ chức thực hiện
các nội dung chuyên môn thuộc các chưong trình trong điểm về y tế địa phương.
-NV10: phát hiện báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi hoạt
động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp ngăn chặn và xử lý .
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHSoM
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngMa Hoa
 
Giáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngGiáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngSoM
 
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1 Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1 nataliej4
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tếGia Hue Dinh
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGTRAN Bach
 
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHBÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHSoM
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênTS DUOC
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Great Doctor
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Luân Đặng
 
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tếGia Hue Dinh
 
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹGiáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹCat Anh Nguyen Ngoc
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhHuyen Thanh
 
Csnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpCsnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpebookedu
 
Dược Học Cổ Truyền
Dược Học Cổ TruyềnDược Học Cổ Truyền
Dược Học Cổ Truyền1691994
 
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnBáo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápChăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápebookedu
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeangTrnHong
 

Mais procurados (20)

KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
 
Giáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngGiáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năng
 
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1 Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
 
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHBÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
 
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
 
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹGiáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 
Csnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpCsnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấp
 
Dược Học Cổ Truyền
Dược Học Cổ TruyềnDược Học Cổ Truyền
Dược Học Cổ Truyền
 
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnBáo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
 
Chăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápChăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết áp
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
 

Semelhante a Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ

Quy Che Benh Vien
Quy Che Benh VienQuy Che Benh Vien
Quy Che Benh VienNguyen Tam
 
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020jackjohn45
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Quy che bv_97
Quy che bv_97Quy che bv_97
Quy che bv_97Duoc Vang
 
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docxThực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docxHNhQunh6
 
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãBáo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãDucha254
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...sividocz
 
Qd28 2005-bnv
Qd28 2005-bnvQd28 2005-bnv
Qd28 2005-bnvhoangtruc
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...Man_Ebook
 
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ OnTimeVitThu
 

Semelhante a Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ (20)

Quy Che Benh Vien
Quy Che Benh VienQuy Che Benh Vien
Quy Che Benh Vien
 
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
 
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện nội tiết Hải Phòng, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện nội tiết Hải Phòng, HOTLuận văn tốt nghiệp: Bệnh viện nội tiết Hải Phòng, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện nội tiết Hải Phòng, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Quy che bv_97
Quy che bv_97Quy che bv_97
Quy che bv_97
 
Đề tài: Tình hình chi phí y tế khám giám định tại Y khoa Phú Yên
Đề tài: Tình hình chi phí y tế khám giám định tại Y khoa Phú YênĐề tài: Tình hình chi phí y tế khám giám định tại Y khoa Phú Yên
Đề tài: Tình hình chi phí y tế khám giám định tại Y khoa Phú Yên
 
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docxThực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
 
Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Y Tế Tại Các Huyện Miền Núi Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Y Tế Tại Các Huyện Miền Núi Tỉnh Quảng Ngãi.docThực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Y Tế Tại Các Huyện Miền Núi Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Y Tế Tại Các Huyện Miền Núi Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãBáo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
 
Phát Tri Ển Dịch Vụ Y Tế Trên Địa Bàn T Ỉnh Trà Vinh.doc
Phát Tri Ển Dịch Vụ Y Tế Trên Địa Bàn T Ỉnh Trà Vinh.docPhát Tri Ển Dịch Vụ Y Tế Trên Địa Bàn T Ỉnh Trà Vinh.doc
Phát Tri Ển Dịch Vụ Y Tế Trên Địa Bàn T Ỉnh Trà Vinh.doc
 
luận văn tốt nghiệp Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Quảng Nam.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Quảng Nam.docluận văn tốt nghiệp Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Quảng Nam.doc
luận văn tốt nghiệp Phát triển dịch vụ y tế tỉnh Quảng Nam.doc
 
Qd28 2005-bnv
Qd28 2005-bnvQd28 2005-bnv
Qd28 2005-bnv
 
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.docĐẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
 
Quy che bv 97
Quy che bv 97Quy che bv 97
Quy che bv 97
 
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện tim mạch Hải Phòng, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện tim mạch Hải Phòng, HOTLuận văn tốt nghiệp: Bệnh viện tim mạch Hải Phòng, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện tim mạch Hải Phòng, HOT
 
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
DOWNLOAD BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
 

Mais de TS DUOC

Y học cổ truyền
Y học cổ truyềnY học cổ truyền
Y học cổ truyềnTS DUOC
 
Vi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùngVi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùngTS DUOC
 
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐVi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐTS DUOC
 
Vì khí hậu - NXBHN
Vì khí hậu - NXBHNVì khí hậu - NXBHN
Vì khí hậu - NXBHNTS DUOC
 
Ung thư học
Ung thư họcUng thư học
Ung thư họcTS DUOC
 
Tổ chức quản lý y tế
Tổ chức quản lý y tếTổ chức quản lý y tế
Tổ chức quản lý y tếTS DUOC
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý họcTS DUOC
 
Sức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trườngSức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trườngTS DUOC
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpTS DUOC
 
Sinh lý học
Sinh lý họcSinh lý học
Sinh lý họcTS DUOC
 
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếTS DUOC
 
Phục hồi chức năng - NXB HN
Phục hồi chức năng - NXB HNPhục hồi chức năng - NXB HN
Phục hồi chức năng - NXB HNTS DUOC
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩTS DUOC
 
Nội khoa Đông Tây Y
Nội khoa Đông Tây YNội khoa Đông Tây Y
Nội khoa Đông Tây YTS DUOC
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Kỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngKỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngTS DUOC
 
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emKhoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emTS DUOC
 
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà NộiKhoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà NộiTS DUOC
 

Mais de TS DUOC (20)

Y học cổ truyền
Y học cổ truyềnY học cổ truyền
Y học cổ truyền
 
Vi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùngVi sinh ký sinh trùng
Vi sinh ký sinh trùng
 
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐVi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
 
Vì khí hậu - NXBHN
Vì khí hậu - NXBHNVì khí hậu - NXBHN
Vì khí hậu - NXBHN
 
Ung thư học
Ung thư họcUng thư học
Ung thư học
 
Tổ chức quản lý y tế
Tổ chức quản lý y tếTổ chức quản lý y tế
Tổ chức quản lý y tế
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý học
 
Sức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trườngSức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trường
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
 
Sinh lý học
Sinh lý họcSinh lý học
Sinh lý học
 
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - ĐH Thái Nguyên
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
 
Phục hồi chức năng - NXB HN
Phục hồi chức năng - NXB HNPhục hồi chức năng - NXB HN
Phục hồi chức năng - NXB HN
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩ
 
Nội khoa Đông Tây Y
Nội khoa Đông Tây YNội khoa Đông Tây Y
Nội khoa Đông Tây Y
 
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái NguyênMôi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
Môi trường và độc chất - ĐH Thái Nguyên
 
Kỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngKỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡng
 
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ emKhoa học và Sức khỏe trẻ em
Khoa học và Sức khỏe trẻ em
 
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà NộiKhoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
Khoa học hành vi GDSK - NXB Hà Nội
 

Último

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Último (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ

  • 1. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 1 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương của ngành giáo dục về dạy học tích cực cũng như giúp cho học sinh có tài liệu cơ bản trong quá trình học tập. Giáo viên môn học đã biên soạn giáo trình môn học Quản lý & Tổ chức Y tế. Giáo trình được biên soạn bám sát mục tiêu, chương trình khung, chương trình giáo dục ngành. Giáo trình được biên soạn dựa trên các sách giáo khoa và tài liệu của Bộ Y tế có cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Quản lý & Tổ chức Y tế. Đây là tài liệu dạy / học chính thức cho các đối tượng trung cấp Y- Dược của nhà trường, là cơ sở để học sinh nghiên cứu ôn thi, kiểm tra; đồng thời là tài liệu tham khảo cho quý đồng nghiệp khi có vấn đề liên quan đến môn học nầy. Giáo trình được trình bày theo bố cục như sau: -Bài học được trình bày theo thứ tự như ở phần chương trình . -Mỗi bài học đều có phần lượng giá giúp học sinh tự lượng giá ở nhà và có phần đáp án ở cuối tài liệu. Giáo trình này chỉ lưu hành nội bộ. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, giáo viên môn học mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp cũng như của các em học sinh để những lần tái bản sau được hoàn thiện hơn nhiều. NGƯỜI BIÊN SOẠN
  • 2. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 2 CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC Y TẾ SỐ TIẾT STT TÊN BÀI HỌC LT TH TC GHI CHÚ 1 Hệ thống tổ chức Ngành Y tế, và hệ thống tổ chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam 3 3 2 Những quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng về công tác chăm sóc vả bảo vệ sức khỏe nhân dân . Chiến lược chăm sóc vả bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay 3 3 3 Đạo đức của người cán bộ y tế 2 2 4 Tổ chức và quản lý y tế cơ sở 2 2 5 Tổ chức và quản lý bệnh viện 2 2 6 Chức trách, chế độ quy định đối với cán bộ y tế 2 2 7 Đại cương về quản lý y tế 1 1 8 Lập kế hoạch Y tế 5 5 9 Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế 2 2 10 Giám sát 2 2 11 Truyền thông giao tiếp với đồng ghiệp 2 2 12 Huy động sự tham gia của cộng đồng 2 2 13 Làm việc theo nhóm 2 2 Kiểm tra định kỳ 1 1 Tổng cộng 31 31
  • 3. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 3 Bài 1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VÀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Mô tả được hệ thống tổ chức các tuyến của Ngành Y tế Việt Nam. 1.2.Trìnhbàyđượcnguyêntắctổchứcvàđiềuhànhcủahệthốngđiềudưỡng. 1.3. Trình bày được nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng bệnh viện. 2. Về kỹ năng: 2.1. Phân tích được chức năng của các tuyến. 2.2. Vẽ và giải thích được sơ đồ hệ thống tổ chức Ngành Y tế và hệ thống điều dưỡng các cấp ở Việt Nam. 3. Về thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM 1.Tổ chức chung của Ngành Y tế Việt Nam. Theo Thông tư 02 ngày 27 / 6 / 1998, nghị định 172/ 2003/ NĐ – CP ngày 29/ 09/ 2004 của chính phủ, thông tư liên tịch số 11/ 2005/ TTLT – BYT – BNV ngày 12/ 04 / 2005 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008, thông tư liên tịch số 03/2008/ TTLT-YT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế -Bộ Nội vụ thì tổ chức Ngành Y tế Việt Nam tóm tắc như sau: 1.1. Tuyến Trung ương: bao gồm. - Bộ Y tế - Các bệnh viện, viện trung ương. - Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc bộ y tế. 1.2. Tuyến điạ phương: bao gồm. 1.2.1. Tuyến tỉnh -thành phố trực thuộc TW: gồm. - Sở y tế tỉnh. - Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thành phố, Bệnh viện Đa khoa khu vực. - Các bệnh viện, các trung tâm chuyên khoa tỉnh, thành phố. - Trường Cao đẳng, trường Trung cấp y tế tỉnh, thành phố . 1.2.2. Tuyến cơ sở: gồm. - Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố thuộc tỉnh. - Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố thuộc tỉnh. - Phòng y tế huyện, thành phố thuộc tỉnh. - Phòng khám đa khoa khu vực. - Trạm y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản. ( Riêng các huyện miền núi và hải đảo những nơi khó khăn chưa hội đủ diều kiện thì còn tổ chức Phòng y tế và Trung tâm y tế huyện). 1.3. Y tế ngành: - Bệnh viện riêng của 6 bộ (Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Công nghiệp, Bưu chính viễn thông, Giáo dục - Đào tạo).
  • 4. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 4 - Bệnh viện Bộ Quốc phòng, Bộ công an, nhà Điều dưỡng thương bệnh binh thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội. 2. Tổ chức của các tuyến y tế: 2.1. Tuyến Trung ương - Bộ Y tế: Theo nghị định số 49/2003/NĐ - CP ngày 15/5/2003 của chính phủ Bộ Y tế có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau: * Chức năng chung: pháp luật, chiến lược, quy hoạch, hợp tác quốc tế... * Nhiệm vụ - quyền hạn: quản lý Nhà nước và điều hành 13 lĩnh vực cụ thể sau: - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ngành nói chung. - Về YTDP - Về ĐT CBYT - Về KCB, PHCN - Về NCKH, ứng dụng CN - Về YHCT - Thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư. - Về Thuốc và Mỹ phẩm - Thanh tra chuyên ngành . - Về VSATTP - Về các dịch vụ công. - Về TTB và công trình Y tế - Về các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ y tế. Về tổ chức Bộ y tế gồm có 14 cơ quan và 6 lĩnh vực trực thuộc Bộ y tế đó là: 2.1.1.Cơ quan Bộ Y tế: Có 14 cơ quan. - Vụ Điều trị - Vụ Pháp chế - Vụ YHCT - Vụ Tổ chức cán bộ - Vụ SKSS - Văn phòng - Vụ TTB và công trình y tế - Thanh tra - Vụ Khoa học - Đào tạo - Cục YTDP và phòng chống HIV/AIDS - Vụ Hợp tác quốc tế - Cục Quản lý Dược - Vụ Kế hoạch - Tài chính - Cục ATVSTP 2.1.2. Các lĩnh vực y tế: có 6 lĩnh vực. - YTDP - KCB, Điều dưỡng, PHCN - Đào tạo - Giám định, Kiểm nghiệm - Giáo dục truyền thông và chiến lược, chính sách y tế - Dược - Thiết bị Y tế 2.2. Tuyến địa phương: Theo nghị định số 01/1998 NĐ - CP ngày 03/01/1998 và Nghị định 172/ 2003/ NĐ - CP ngày 29/9/2004 của chính phủ và thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT - BYT- BNV ngày 12/04 2005 của Bộ y tế - Bộ Nội vụ và nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008, thông tư liên tịch số 03/2008/ TTLT-YT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ thì tuyến địa phương của Ngành Y tế bao gồm: 2.2.1. Sở y tế : 2.2.1.1. Vị trí - Chức năng: - Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Chịu sự quản lý toàn diện của UBNH tỉnh, thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ y tế. - Chức năng của Sở y tế là giúp UBND tỉnh, thành phố quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn; đồng thời quản lý kinh phí và nhân lực y tế đối với hệ thống y tế theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền. 2.2.1.2.Tổ chức thuộc Sở y tế: * Các tổ chức chuyên môn - kỹ thuật - Trung tâm YTDP
  • 5. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 5 - Trung tâm CSSKSS - Trung tâm Phòng chống bệnh xã Hội ( Mắt, Da liễu, Sốt rét, Nội tiết...) - Trung tâm TTGDSK - Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm - Các BVĐK, BVCK, BVĐKKV. - Trường Cao đẳng y tế hoặc THYT - Các tổ chức kinh doanh, sản xuất Dược, TTBYT - Phòng Giám định y khoa - Tổ chức Giám định y pháp tỉnh, thành phố. * Các phòng chức năng giúp việc Giám đốc sở có: - Phòng KHTH - Phòng TCCB - Phòng Nghiệp vụ Y - Phòng HC- QT - Phòng Quản lý dược - Thanh tra Y tế - Phòng TC- KT 2.2.2.Y tế cơ sở: gồm có. 2.2.2.1. Phòng y tế quận, huyện, thành phố, thị xã ( thuộc tỉnh) * Vị trí, chức năng: - Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. - Chịu sự chỉ đạo về quản lý, tổ chức, tài chính, của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố, đồng thời chịu sự kiểm tra, chỉ đạo chuyên môn của Sở y tế. - Chức năng là quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn bao gồm: YTDP, KCB - PHCN, YHCT, Mỹ phẩm, ATVSTP, TTBYT; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của UBND cấp huyện và uỷ quyền của Sở Y tế. * Tổ chức biên chế: Tuỳ tình hình thực tế, CT UBND cấp huyện (nói chung) quyết định biên chế và tổ chức của Phòng y tế để đảm bảo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Biên chế thường bao gồm: - 1 Trưởng phòng - 1 đến 2 phó trưởng phòng - 1 CB phụ trách công tác Tài chính - kế toán. - 1 CB phụ trách Thủ quỷ - Văn thư - Lưu trữ. - 3- 4 CB phụ trách công tác tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, thống kê báo cáo, chuyên trách các chương trình y tế mục tiêu... 2.2.2.2. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện - ( phòng khám đa khoa khu vực) * Vị trí, chức năng: - Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế. - Chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp huyện ( nói chung) trong việc xây dựng kế hoạch KCB - Điều dưỡng - PHCN và tổ chức thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn. - Chức năng là KCB, chăm sóc, PHCN cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn, đồng thời hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế xã, phường, thị trấn. * Tổ chức BV huyện: + Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật gồm: - Các Khoa lâm sàng, cận lâm sàng - Đội Y tế lưu động - Phòng khám đa khoa khu vực
  • 6. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 6 + Các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc - Phòng KH - Nghiệp vụ - Phòng Tài chính Kế toán - Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị. 2.2.2.3. Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: * Vị trí - chức năng: - Là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Sở y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế. - Chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch phòng bệnh, vệ sinh phòng dịch và tổ chức thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn. - Chức năng là phòng bệnh, phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình y tế mục tiêu quốc gia trên địa bàn, quản lý y tế xã, phường, thị trấn * Tổ chức TT YTDP huyện + Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật - Các Khoa: Bệnh xã hội, BVSKBM - TE, Dịch tể ATVSTP, HIV/AIDS, Sốt rét. - Đội Y tế lưu động - Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn. + Các phòng chức năng giúp việc Giám đốc - Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Phòng Tài chính - Kế toán - Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị Những nơi địa phương / vùng còn khó khăn chưa đủ điều kiện tách rời Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện thì vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức Phòng y tế huyện, và Trung tâm y tế huyện 2.2.2.4. Trạm y tế xã, phường, thị trấn. * Vị trí, chức năng: - Là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân trong hệ thống Y tế Nhà nước. - Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của phòng y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực y tế. - Chịu sự quản lý Nhà nước của UBND xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch y tế trên địa bàn, đồng thời chịu sự giám sát và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật của BVĐK và chịu sự quản lý toàn diện của Trung tâm YTDP cấp huyện. - Chức năng là thực hiện các dịch vụ kỹ thuật CSSK BĐ, phát hiện và báo cáo dịch, phòng chống dịch thực hiện các chương trình y tế mục tiêu quốc gia. - Giúp Trung tâm y tế dự phòng cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn quản lý y tế thôn bản cũng như thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác y tế trên địa bàn * Tổ chức chế biến: tuỳ điều kiện thực tế, thông thường là: - 1 Trưởng trạm - 1 Phó trưởng trạm - 1 CB chuyên trách các công tác TCMR, VSPD, các chương trình y tế mục tiêu. - 1 CB chuyên trách công tác BVSKBM -TE- KHHGĐ - 1-2 CB chuyên trách công tác KCB - Dược - YTCT. 2.2.2.5. Y tế thôn bản: Không có trong tổ chức y tế Nhà nước, chỉ có nhân lực bán chuyên trách, có tên là nhân viên y tế thôn bản ( y tế thôn) do nhân dân chọn cử, được ngành y tế đào tạo và cấp chứng chỉ.
  • 7. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 7 - Chịu sự quản lý của Trưởng thôn, Trưởng bản và chỉ đạo của Trạm Y tế xã. Phòng Y tế quản lý nhân lực, kinh phí và chuyên môn. - Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản là truyền thông - GDSK, hướng dẫn nhân dân vệ sinh phòng dịch, CSSKBMTE - KHHGĐ, sơ cứu ban đầu, chăm sóc bệnh thông thường, thực hiện các chương trình y tế trong thôn - bản Ghi chú: Cơ quan quản lý y tế Quản lý và chỉ đạo trực tiếp Đơn vị sự nghiệp y tế Chỉ đạo gián tiếp Chỉ đạo chuyên môn Sơ đồ 2. Hệ thống tổ chức Ngành Y tế CÁC BỘ KHÁC CHÍNH PHỦ BỘ Y TẾ CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGÀNH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ UBND TỈNH SỞ Y TẾ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ Y UBND HUYỆN TRUNG TÂM Y TẾ UBND XÃ TRẠM Y TẾ XÃ NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢNTHÔN, BẢN PHÒNG Y TẾ HUYỆN BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TTYT DỰ PHÒNG
  • 8. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 8 II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM 1. Tổ chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam: 1.1. Quá trình hình thành: Mặc dù các bệnh viện của Việt Nam đã được hình thành từ đầu thế kỷ thứ 20 và lúc đó, đã có các y tá làm việc trong các bệnh viện nhưng công việc của người y tá hoàn toàn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các bác sĩ và vì thế, không có hệ thống tổ chức riêng cho y tá. Đến năm 1965, Bộ Y tế đặt ra chức vụ Y tá trưởng bệnh viện và Y tá trưởng khoa. Nhiệm vụ chính của y tá trưởng là làm các công việc kiểm tra chăm sóc và vệ sinh trong các khoa và bệnh viện, chưa được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống y tá trong bệnh viện cũng như điều hành công tác chăm sóc bệnh nhân Năm 1987, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Điều dưỡng Thụy Điển, phòng y tá thí điểm đầu tiên được thành lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Ban Y tá được thành lập tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Cũng vào những năm này, Bộ Y tế thành lập tổ nghiên cứu công tác y tá quốc gia và nhiều hội thảo cấp vùng đã được tổ chức với sự hỗ trợ của SIDA Thụy Điển, để nghiên cứu kinh nghiệm công tác y tá của hai bệnh viện do Thụy Điển giúp đỡ và kinh nghiệm công tác điều dưỡng tại các tỉnh phía Nam và bệnh viện Việt Nam - Cu Ba tại Đồng Hới, Quảng Bình. Năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập Phòng Y tá - Điều dưỡng trong các bệnh viện toàn quốc và giao nhiệm vụ cho Phòng Y tá tổ chức điều hành các hoạt động chăm sóc và toàn bộ y tá, hộ lý trong bệnh viện. Đây là một điểm rất quan trọng mở đường cho công tác y tá của nước ta phát triển. Năm 1992, sau khi hàng loạt các bệnh viện thành lập phòng y tá, làm xuất hiện nhu cầu cần có một tổ chức cao hơn để chỉ đạo các hoạt động của các phòng y tá bệnh viện. Vì vậy Phòng Y tá thuộc Vụ Quản lý Sức khỏe nay là Vụ Điều trị được thành lập. Việc ra đời Phòng Y tá thuộc Vụ Điều trị là một mốc lịch sử thứ hai, mở ra hướng xây dựng hệ thống điều dưỡng thành một chuyên ngành riêng biệt bên cạnh các hệ thống y - dược trong Ngành Y tế. Năm 1999, sau nhiều cố gắng của Hội Điều dưỡng và trên cơ sở đề nghị của các vụ của BộY tế, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định ban hành chức vụ Điều dưỡng trưởng Sở Y tế và là phó phòng Nghiệp vụ y. Như vậy, sau gần một trăm năm, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây, sau nhiều nỗ lực của Bộ Y tế và Hội Điều dưỡng Việt Nam. Hệ Thống tổ chức Điều dưỡng Việt Nam đã được hình thành. Cùng với việc ra đời của Hội Nghề nghiệp và đưa chương trình điều dưỡng vào đào tạo trong các trường đại học, đã làm cho điều dưỡng trở thành một nghề chuyên nghiệp và thay đổi cơ bản hình ảnh cũng như vị thế của người điều dưỡng trong xã hội. 1.2. Hệ thống tổ chức:
  • 9. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 9 - Tại Vụ Điều trị Bộ Y tế: Phòng y tá được thành lập 1992, hiện tại là một bộ phận thuộc Vụ được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống y tá điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên (gọi chung là y tá điều dưỡng) trong toàn quốc. - Tại các Sở Y tế: Bộ Y tế đã có quyết định bổ nhiệm chức vụ Điều dưỡng trưởng Sở Y tế từ năm 1999. Điều dưỡng trưởng Sở Y tế được cơ cấu là phó phòng nghiệp vụ y chuyên trách công tác y tá điều dưỡng trong toàn tỉnh. - Tại các Trung tâm Y tế quận / huyện: Tùy theo số giường bệnh mà có, Tổ điều dưỡng trưởng hoặc một Điều dưỡng trưởng Trung tâm Y tế huyện. Vai trò của Điều dưỡng trưởng các trung tâm y tế đối với điều dưỡng làm việc tại các trạm y tế đang được nghiên cứu xác định cụ thể. - Tại các bệnh viện hạng I, II và III: Các bệnh viện có Phòng Y tá điều dưỡng hoạt động theo quy chế bệnh viện ban hành năm 1997. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của phòng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng Y tá điều dưỡng trưởng bệnh viện và Y tá điều dưỡng trưởng khoa đã được xác định rõ và hoạt động ngày càng có hiệu quả (xem sơ đồ 3). 2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng các cấp: 2.1. Nhiệm vụ của Phòng điều dưỡng, Vụ Điều trị, Bộ Y tế: ( Ban hành theo quyết định 356/BYT – QĐ,/ 14/3/1992) - Xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên trong toàn ngành. - Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế chuyên môn, điều lệ kỹ thuật trong lĩnh vực y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh. - Kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc và theo dõi hoạt động của hệ thống y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh trong cả nước. - Tham mưu cho lãnh đạo Vụ Điều trị về các vấn đề liên quan tới y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh. - Tham gia quản lý và biên soạn các chương trình đào tạo, bổ túc, tập huấn cho y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh. 2.2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở y tế: ( Theo Quyết định 1936/1999/QĐ – BYT, ngày 02/7/1999) - Xây dựng kế hoạch, phương án công tác y tá điều dưỡng của tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt. - Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân ở các cơ sở y tế. - Quản lý, chỉ đạo y tá điều dưỡng trưởng các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế huyện về lĩnh vực y tá điều dưỡng. - Phối hợp với trường trung học y tế và các bệnh viện xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, y đức cho y tá điều dưỡng.
  • 10. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 10 Điều dưỡng trưởng các khoa Điều dưỡng trưởng Điều dưỡng Điều dưỡng các khoa trưởng các trạm y tế khoa Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp Chỉ đạo gián tiếp Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức Ngành Điều dưỡng - Phối hợp với các phòng chức năng của sở y tế trong việc lập kế hoạch, quy hoạch và đề xuất việc đào tạo, tuyển dụng, điều động và sử dụng đội ngũ y tá điều dưỡng trên địa bàn. - Nghiên cứu về tổ chức, quản lý, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực y tá điều dưỡng. Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ sức khỏe nhân dân. - Phối hợp Ban chấp hành Hội Điều dưỡng tỉnh, tổ chức và triển khai các hoạt động của Hội Điều dưỡng. - Tổng hợp công tác y tá điều dưỡng của địa phương, để trình Giám đốc Sở và báo cáo Bộ Y tế theo định kỳ. 2.3. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của Phòng điều dưỡng bệnh viện: (Theo Quyết định 1895/1997/BYT – QĐ, ngày 19/09/1997) Phòng điều dưỡng bệnh viện là phòng chỉ đạo nghiệp vụ chăm sóc. Quản lý hệ thống y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ lý toàn bệnh viện. BỘ Y TẾ Điều dưỡng trưởng Sở Y tế Phòng điều dưỡng Bệnh viện trung ương Phòng điều dưỡng bệnh viện đa khoa / chuyên khoa Điều dưỡng trưởng Trung tâm y tế quận/ huyện
  • 11. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 11 Với các bệnh viện hạng I, II và III đều có phòng điều dưỡng bệnh viện. Phòng điều dưỡng có các bộ phận: chăm sóc, đào tạo và nghiên cứu khoa học (xem sơ đồ 4) Các điều dưỡng Các điều dưỡng Các điều dưỡng trưởng khoa trưởng khoa trưởng khoa Sơ đồ 4. Tổ chức Phòng Điều dưỡng bệnh viện Phòng điều dưỡng bệnh viện có các nhiệm vụ sau: - Tổ chức, chỉ đạo chăm sóc bệnh nhân toàn diện. Với chức năng chỉ đạo nghiệp vụ chăm sóc, Phòng điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc và phục vụ cho bệnh nhân toàn diện. Nội dung chăm sóc toàn diện bao gồm các chăm sóc về y tế, chăm sóc về thể chất, tinh thần và xã hội cho bệnh nhân khi nằm viện. - Kiểm tra thực hiện kỹ thuật và quy chế bệnh viện.Việc kiểm tra được thực hiện hàng ngày bởi các Điều dưỡng trưởng khối và kiểm tra định kỳ. Nội dung kiểm tra theo GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG CHI HỘI ĐIỀU DƯỠNG ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHỐI NỘI ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHỐI KHÁM ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHỐI NGOẠI
  • 12. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 12 tiêu chuẩn kiểm tra của Bộ Y tế và tập trung vào việc thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm khuẩn bệnh viện, thực hiện các quy định về giao tiếp và quy chế bệnh viện. - Đào tạo, hướng dẫn học sinh, kiểm tra tay nghề. Phòng điều dưỡng và các điều dưỡng trưởng chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho điều dưỡng viên. Nội dung đào tạo trong giai đoạn hiện nay là tập trung đào tạo về chăm sóc toàn diện, chống nhiễm khuẩn và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, tạo điều kiện và giúp đỡ cho học sinh sinh viên đến thực tập. - Dự trù, kiểm tra sử dụng và bảo quản vật tư. Phòng y tá chịu trách nhiệm xây dựng định mức tiêu hao vật tư và dụng cụ y tế phục vụ cho công tác chăm sóc và phục vụ bệnh nhân, để lập kế hoạch mua sắm và đề nghị việc cấp phát cho các khoa, đồng thời kiểm tra việc sử dụng bảo đảm tiết kiệm. - Chỉ đạo công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa. Phối hợp chặc chẻ với khoa chống nhiễm khuẩn để chỉ đạo công tác và kỹ thuật vệ sinh bệnh viện của hộ lý, công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, xử lý chất thải y tế và các kỹ thuật phòng chống lây chéo trong bệnh viện. - Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ để bố trí và điều hành điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý trong toàn bệnh viện. Theo quy chế của Bộ Y tế, mọi điều dưỡng viên làm việc trong bệnh viện đều thuộc quyền điều hành của phòng điều dưỡng và Điều dưỡng trưởng bệnh viện. Phòng điều dưỡng tham gia với phòng tổ chức cán bộ bệnh viện trong việc lập kế hoạch nhân lực chăm sóc, trong quá trình tuyển chọn và bố trí, cũng như luân chuyển điều dưỡng viên tại các khoa trong bệnh viện. - Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Hàng năm, phòng xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt. Những lĩnh vực nghiên cứu và cải tiến trọng tâm hiện nay là thực hành chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm khuẩn, quản lý kinh tế và viện phí trong bệnh viện. - Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo. Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm tổ chức sơ kết các hoạt động chăm sóc bệnh nhân hàng tháng, hàng quý và hàng năm, đồng thời báo cáo cho Giám đốc bệnh viện và Điều dưỡng trưởng cấp trên. Tóm lại: Ngành Điều dưỡng thế giới trong vòng 50 năm trở lại đây đã có những bước chuyển biến rất quan trọng trong cả 4 lĩnh vực: quản lý, giáo dục, nghiên cứu và thực hành. Ở nước ta, trong vòng 10 năm trở lại đây, kể từ khi Bộ Y tế cho phép thành lập Phòng Y tá điều dưỡng trong các bệnh viện, và kể từ khi Nhà nước cho phép thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tạo cho ngành Điều dưỡng có những thay đổi mang tính chất nền móng rất cơ bản, đó là đã hoàn thành hệ thống quản lý điều dưỡng ở các cấp; đào tạo điều dưỡng đã nâng lên được hai bậc ở trình độ cao đẳng và đại học; thực hành điều dưỡng đang có chuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc bệnh nhân toàn diện; vị
  • 13. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 13 trí xã hội của người điều dưỡng đã được lãnh đạo các cấp của Ngành Y tế và xã hội nhìn nhận ngày càng đúng mức. Ngành Điều dưỡng đang đứng trước nhiều triển vọng, song cũng có nhiều thử thách. Bên cạnh sự quan tâm, động viên của ngành và xã hội, bản thân người điều dưỡng cũng cần nổ lực vươn lên hơn nữa, để khẳng định vị trí của chính mình. C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết 1. Tuyến Y tế Trung ương: bao gồm. A. …… B. …… C. Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc bộ y tế. 2. Năm …(A)…, phòng y tá thí điểm đầu tiên được thành lập tại và đến năm …(B)… Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập Phòng Y tá - Điều dưỡng trong các bệnh viện toàn quốc. 3. Năm …(A)…, Phòng Y tá thuộc Vụ Điều trị được thành lập và năm …(B)…, Bộ Y tế đã có quyết định ban hành chức vụ Điều dưỡng trưởng Sở Y tế. 4. Tuyến y tế điạ phương gồm: A. …… B. …… 5. Tuyến y tế cơ sở gồm có các cơ sở Y tế: A. …… B. …… C. Phòng y tế huyện, thành phố thuộc tỉnh. D. Phòng khám đa khoa khu vực. E. Trạm y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản. 6. Phòng Y tá tại Vụ Điều trị Bộ Y tế là một bộ phận thuộc …(A)… được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống …(B)…(gọi chung là y tá điều dưỡng) trong toàn quốc. 7. Điều dưỡng trưởng Sở Y tế được cơ cấu là …(A)…. chuyên trách công tác …(B)… trong toàn tỉnh. 8. Phòng Điều dưỡng bệnh viện là phòng chỉ đạo …(A)…. Quản lý hệ thống …(B)… toàn bệnh viện. 9. Tuyến tỉnh - thành phố trực thuộc TW gồm các cơ sở y tế: A. ……. B. …… C. Các bệnh viện, các trung tâm chuyên khoa tỉnh, thành phố. D. Trường Cao đẳng, trường Trung cấp y tế tỉnh, thành phố. 10. Phòng Điều dưỡng có các bộ phận: …(A)…và …(B)… Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 11. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 12. Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện và sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp của UBNH tỉnh, thành phố. 13. Chức năng của Sở y tế là giúp UBND tỉnh, thành phố quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn. 14. Phòng Y tế quận, huyện, thành phố, thị xã ( thuộc tỉnh) chịu sự chỉ đạo về quản lý, tổ chức, tài chính, của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra, chỉ đạo chuyên môn của Sở y tế. 15. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế. 16. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch KCB - Điều dưỡng – PHCN. 17. Những nơi địa phương / vùng còn khó khăn chưa đủ điều kiện tách rời Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện thì vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức Phòng Y tế huyện, và Trung tâm Y tế huyện.
  • 14. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 14 18. Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND xã về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực y tế. 19. Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý Nhà nước của UBND xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch y tế trên địa bàn. 20. Y tế thôn bản có trong tổ chức y tế Nhà nước, là nhân lực chuyên trách, có tên là nhân viên y tế thôn bản ( y tế thôn) do nhân dân chọn cử, được ngành y tế đào tạo và cấp chứng chỉ. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 21. Chức năng Bệnh viện đa khoa tuyến huyện là: A. Khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn B. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế xã, phường, thị trấn. C. Chăm sóc, PHCN cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn D. Các câu A, B, C đều đúng 22. Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật của BV huyện gồm: A. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng B. Các Trạm y tế xã. C. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng; đội y tế lưu động; Phòng khám đa khoa khu vực D. Các câu A, B, C đều đúng 23. Các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc của BV huyện gồm: A. Phòng vật tư B. Phòng KH - Nghiệp vụ, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức - Hành chính -Quản trị C. Phòng Điều dưỡng. D. Các câu A, B, C đều đúng 24. Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: A. Là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Sở y tế. B. Chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ. C. Chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về kinh phí và nhân lực y tế. D. Các câu A, B, C đều đúng 25. Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng là: A. Phòng bệnh, phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình y tế. B. Điều trị bệnh. C. Quản lý bệnh viện huyện. D. Các câu A, B, C đều đúng 26. Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật của Tổ chức TT YTDP huyện A. Các khoa B. Đội y tế lưu động C. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn. D. Các câu A, B, C đều đúng 27. Các khoa TT YTDP huyện gồm : A. Truyền nhiễm. B. Nội, Ngoại. C. Bệnh xã hội; BVSKBM – TE, Dịch tể, ATVSTP; HIV/AIDS, Sốt rét. D. Các câu A, B, C đều đúng 28. Tuỳ điều kiện thực tế, tổ chức biên chế Trạm y tế xã, phường, thị trấn thông thường là: A. 1 Trưởng trạm, 1 phó trưởng trạm,- 1 CB chuyên trách các công tác TCMR, VSPD B. 1 CB chuyên trách công tác BVSKBM -TE- KHHGĐ C. 1-2 CB chuyên trách công tác KCB - Dược - YTCT. D. Các câu A, B, C đều đúng 29. Nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng, Vụ Điều trị, Bộ Y tế: A. Xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên trong toàn ngành. B. Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân ở các cơ sở y tế. C. Quản lý, chỉ đạo y tá điều dưỡng trưởng các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế huyện về lĩnh vực y tá điều dưỡng.
  • 15. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 15 D. Phối hợp với trường trung học y tế và các bệnh viện xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, y đức cho y tá điều dưỡng. 30. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở y tế: A. Xây dựng kế hoạch, phương án công tác y tá điều dưỡng của tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt. B. Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế chuyên môn, điều lệ kỹ thuật trong lĩnh vực y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh. C. Kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc và theo dõi hoạt động của hệ thống y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh trong cả nước. D. Tham mưu cho lãnh đạo Vụ Điều trị về các vấn đề liên quan tới y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.
  • 16. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 16 Bài 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM - ĐƯỜNG LỐI CƠ BẢN CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC CS VÀ BVSK NHÂN DÂN CHIẾN LƯỢC CS VÀ BVSK NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Trình bày được 5 quan điểm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ nay cho đến năm 2010. 1.2.Nêu được mục tiêu chung và 4 mục tiêu cụ thể của chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010. 1.3. Trình bày được 11 giải pháp chính để thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn hiện nay. 2. Về kỹ năng: Vận dụng được các quan điểm, mục tiêu, giải pháp trên vào trong học tập và công tác. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Tôn trọng và nghiêm túc xây dựng cho bản thân những quan điểm, tình cảm đúng đắn về chăm sóc, bảo vệ, nâng cao SKND. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết TW4 khoá VII đã khẳng định 5 quan điểm bao gồm: 1.1. Sức khoẻ và con người: Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội. Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân và mỗi gia đình. 1.2. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ: Bản chất nhân đạo và định hướng XHCN của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong CSSK. Chính sách y tế hướng tới công bằng sẽ giải quyết vấn đề làm sao cho mọi người, các tầng lớp dân cư được hưởng cùng một chất lượng và số lượng dịch vụ y tế, làm cho các tầng lớp dân cư sẽ có chung một mức độ sức khoẻ, giảm chênh lệch về tình trạng sức khoẻ và bệnh tật giữa các nhóm dân cư. Nhà nước XHCN đảm bảo cho mọi người được CSSK phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước, đồng thời có chính sách khám sức khoẻ miễn phí và giảm phí đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn, dân tộc ít người. 1.3. Dự phòng tích cực và chủ động: Là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam XHCN. Quan điểm này là nhận thức sâu sắc và vận dụng trong việc tạo ra lối sống lành mạnh và văn minh, đảm bảo môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ, chủ động phòng chống các tác nhân có hại cho sức khoẻ trong đô thị và công nghiệp hóa. Triển khai các chương trình y tế quốc gia như Sức khỏe
  • 17. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 17 sinh sản, làm mẹ an toàn, KHHGĐ, phòng chống tai nạn và thương tích... chủ động trong công tác phòng chống dịch, không để dịch lớn xảy ra. 1.4. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền: Là quan điểm toàn diện của Đảng ta. YHCT là một di sản văn hóa của dân tộc cần được bảo vệ, phát huy và phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá YHCT kết hợp với YHHĐ, nhưng không làm mất bản chất của YHCT Việt Nam. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực YHCT, ngăn chặn và loại trừ những hành vi lợi dụng chính sách của Đảng, nhà nước đối với YHCT gây tổn hại tới sức khoẻ nhân dân. 1.5. Đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức khoẻ: Trong đó, Y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các loại hình thức CSSK nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các hình thức CSSK của nhân dân trong điều kiện nguồn lực nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế. Cần khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và CSSK nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. 2. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010. 2.1. Mục tiêu chung: - Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất luợng. - Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. - Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Gồm 4 mục tiêu. 2.2.1. Đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu sức khoẻ cụ thể là: - Tuổi thọ trung bình: 71 - Tỷ lệ chết mẹ còn 70/ 100.000 trẻ đẻ sống. - Tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi còn 32 % - Tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi còn < 25 % - Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500g còn < 6 % - Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD còn < 20 %, không còn SDD nặng - Chiều cao trung bình của thanh niên đạt ≥ 1,60 m - Có 4- 5 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/ 10.000 dân . 2.2.2. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, không để dịch lớn xảy ra. Duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS. Phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn thương tích, đái tháo đường, bệnh nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử, nghiện rượu, nghiện ma tuý, béo phì... 2.2.3. Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK, đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh. 2.2.4. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế trong các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ. Ứng dụng các tiến bộ khoa học xã hội để ngành y tế nước ta phát triển kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. 3.CácgiảiphápchínhthựchiệnchiếnlượcchămsócvàBVSKnhândân giaiđoạn2001–2010. 3.1. Về đầu tư: gồm nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu tư của nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cần chú ý: - Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
  • 18. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 18 - Thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách tài chính mới dựa trên bảo hiểm y tế và viện phí. Điều chỉnh giá viện phí, đầu tư kỹ thuật và trình độ chuyên môn theo từng tuyến kỹ thuật phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và khả năng chi trả của đối tượng. - Mở rộng BHYT tự nguyện, củng cố BHYT bắt buộc, tiến tới thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân. - Tăng cường huy động và điều phối các nguồn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay ưu đãi cho đầu tư phát triển. 3.2. Kiện toàn tổ chức: - Tiếp tục củng cố và hoàn thiện Hệ thống tổ chức Ngành Y tế, xây dựng và hoàn thiện các mạng lưới y tế dự phòng, khám chữa bệnh, Dược theo hướng tinh giảm đầu mối để đạt hiệu quả cao. Hoàn thiện cơ chế quản lý từ cấp tỉnh đến cơ sở. - Phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực, ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh. - Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ trung ương đến cơ sở đặc biệt là trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh và đội vệ sinh phòng dịch các huyện, quận. Củng cố các khoa y tế lao động và thành lập các phòng khám bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công nghiệp. Hoàn thiện mạng lưới quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành. - Sắp xếp lại mạng lưới và nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đội ngủ cán bộ giảng dạy tại một số trường trung học y tế để phát triển thành các trường cao đẳng y tế. 3.3. Tăng cường công tác quản lý: - Đào tạo cán bộ y tế và quản lý y tế ở các cấp. Phân cấp quản lý rõ ràng cho các tuyến Y tế, các địa phương. - Nâng cao năng lực lập kế hoạch trong các hoạt động của Ngành Y tế, thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động lập và thực hiện kế hoạch. - Tổ chức thực hiện tốt chủ trương tăng cường có thời hạn cán bộ chuyên môn y tế cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu. Kết hợp quân y và dân y trong CSSK nhân dân. - Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về y tế, xây dựng và ban hành Luật dược, Pháp lệnh thực phẩm, Pháp lệnh sữa đổi bổ sung, Pháp lệnh hành ngề Y, Dược tư nhân... Ban hành các quy chế, tiêu chuẩn chuyên môn và danh mục tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang bị cho các lĩnh vực chuyên ngành y tế. Xây dựng các chế độ, chính sách áp dụng cho cán bộ y tế công tác tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa. - Nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước và pháp luật cho cán bộ trong ngành. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại tất cả các cơ sở y tế. Xây dựng phong trào thi đua, đặc biệt là xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành. 3.4. Phát triển nhân lực y tế: - Tiêu chuẩn hoá việc đào tạo các loại cán bộ y tế cho từng tuyến. - Đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành để đảm bảo số lượng cán bộ y tế theo đầu dân, cân đối giữa các chuyên khoa. - Sắp xếp lại các nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện để có thể điều động luân phiên các bác sĩ về tăng cường cho y tế cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỹ thuật lao động và Y đức, Dược đức cho cán bộ y tế. - Tiến tới thực hiện chế độ nghĩa vụ phục vụ công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đối với bác sĩ mới tốt nghiệp. 3.5. Củng cố và phát triển y tế cơ sở:
  • 19. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 19 - 100 % xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám chữa bệnh của từng vùng. - 100 % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất 80%). 100 % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi, có cán bộ y tế có trình độ dược tá phụ trách công tác dược. Phát triển đội ngủ tình nguyện viên y tế tại các thôn, ấp, bản, làng... - Tăng cường công tác quản lý y tế cơ sở, triển khai các giải pháp quản lý mới như lồng ghép các hoạt động y tế, nâng cao năng lực quản lý CSSKBĐ dựa vào cộng đồng... 3.6. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe: - Tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các bệnh tim mạch, đái tháo đường... - Chủ động phòng chống dịch bệnh, củng cố hệ thống báo dịch, không để dịch lớn xảy ra. - Xây dựng các phương án đề phòng và khắc phục nhanh chóng hậu quả của thảm hoạ, thiên tai, phòng chống tai nạn giao thông, lao động và bệnh nghề nghiệp. - Triển khai các vấn đề sức khỏe và môi trường lao động trong các doanh nghiệp. - Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Triển khai các chương trình sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa thiết yếu và dịch vụ KHHGĐ. Phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ chết mẹ, tỷ lệ nạo phá thai và tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa. - Thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em. - Phát huy phong trào toàn dân tập TDTT, dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam. 3.7. Khám chữa bệnh: - Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh phù hợp với nhu cầu từng vùng và khả năng kinh tế xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hoạt động phục hồi chức năng, phòng ngừa di chứng bệnh tật. - Triển khai thực hiện tốt quy chế bệnh viện, cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh. - Đa dạng hoá các hoạt động khám chữa bệnh. 3.8. Phát triển y học cổ truyền: Đẩy mạnh xã hội hoá YHCT tại cơ sở kể cả khu vực Y tế Nhà nước, thôn bản, cụm dân cư và gia đình. Phát triển YHCT gắn liền với công việc xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình nhằm đạt 3 mục tiêu: kinh tế, sức khoẻ, cải tạo cảnh quan môi trường sống. 3.9. Thuốc và trang thiết bị y tế - Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc “Nhằm đảm bảo cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến với người dân; thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả. - Quy hoạch và tổ chức lại ngành công nghiệp dược theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và đầu tư có trọng điểm, bảo đảm đầu tư có hiệu quả. - Hoàn chỉnh văn bản pháp quy về trang thiết bị y tế, kiện toàn về tổ chức và xây dựng trung tâm dịch vụ và kỹ thuật trang thiết bị y tế. 3.10. Phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế: - Từng bước hiện đại hoá về chẩn đoán hình ảnh. - Phát triển công nghệ sinh học nhất là công nghệ Gen, công nghệ nhân giống và nuôi cấy mô phục vụ cho sản xuất thuốc, vaccin, chế phẩm sinh học cho chẩn đoán và điều trị. - Củng cố hệ thống báo cáo thống kê, thông tin quản lý và cung cấp thông tin kịp thời.
  • 20. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 20 - Phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý ngành từ trung ương đến cơ sở. 3.11. Xã hội hoá công tác y tế: - Đa dạng hoá các loại hình CSSK, tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tư khác nhau cho y tế. - Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe các tỉnh, thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên đến xã. Sử dụng các hình thức và biện pháp truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia và đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cho cộng đồng. C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết 1. Năm quan điểm chỉ đạo của Đảng về chăm sóc và bảo vệ sức bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn hiện nay: A. …… B. …… C. Dự phòng tích cực và chủ động. D. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. E. Đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức khoẻ. 2. Con người là nguồn…(A)… quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là …(B)…của con người và toàn xã hội. 3. Nhà nước XHCN đảm bảo cho mọi người được CSSK phù hợp với …(A)… của đất nước, đồng thời có chính sách …(B)… đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn, dân tộc ít người. 4. Dự phòng tích cực và chủ động là …(A)…xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển …(B)…XHCN. 5. Y học cổ truyền là một …(A)… của dân tộc cần được …(B)…. 6. Đa dạng hoá các hình thức…(A)… trong đó, Y tế nhà nước giữ …(B)… 7. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phải đạt được chỉ tiêu sức khoẻ về tuổi thọ trung bình là …(A)… và chiều cao trung bình của thanh niên đạt…(B)… 8. Mục tiêu cụ thể đến năm . 8. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu sức khoẻ như: có …(A)…bác sỹ và …(B)… dược sỹ đại học/ 10.000 dân . 9. Giải pháp về đầu tư gồm Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu tư của …(A)… giữ vai trò …(B)…. 10. Củng cố và phát triển y tế cơ sở với …(A)… % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất 80%). …(B)… % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 11. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 12. Nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, nhưng không làm mất bản chất của y học cổ truyền Việt Nam. 13. Không khuyến khích và quản lý tốt hoạt động của y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và CSSK nhân dân. 14. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về tỷ lệ chết mẹ còn 70/ 100.000 trẻ đẻ sống. 15. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi còn 40 %. 16. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi còn < 25 % . 17. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
  • 21. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 21 về tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500g còn < 10 %. 18. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD còn < 20 %, không còn SDD nặng. 19. Các giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về đầu tư: gồm Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó đóng góp của cộng đồng đóng vai trò chủ đạo. 20. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về củng cố và phát triển y tế cơ sở với 100 % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất 80%). 100 % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 21. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nghĩa là: A. Làm sao cho mọi người được hưởng cùng một chất lượng và số lượng dịch vụ y tế B. Làm cho các tầng lớp dân cư sẽ có chung một mức độ sức khoẻ. C. Giảm chênh lệch về tình trạng sức khoẻ và bệnh tật giữa các nhóm dân cư. D. Các câu A, B, C đều đúng. 22. Mụctiêuchungchiếnlượcchămsócvàbảovệsứckhoẻnhândân giaiđoạn2001–2010. A. Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất luợng. B. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. C. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. D. Các câu A, B, C đều đúng. 23. Mục tiêu cụ thể chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010: A. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm. B. Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK. C. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế. D. Các câu A, B, C đều đúng. 24. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về đầu tư gồm: A. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu tư của nhà nước giữ vai trò chủ đạo. B. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó viện trợ quốc tế giữ vai trò chủ đạo. C. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó đóng góp của cộng đồng giữ vai trò chủ đạo D. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó cộng đồng và viện trợ quốc tế giữ vai trò chủ đạo 25. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về vùng đầu tư: A. Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. B. Ưu tiên đầu tư cho vùng thành thị dân cư đông đúc. C. Ưu tiên đầu tư cho vùng nông thôn. D. Ưu tiên đầu tư cho vùng biên giới, hải đảo. 26. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về đầu tư liên quan đến BHYT A. Mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện B. Củng cố bảo hiểm y tế bắt buộc
  • 22. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 22 C. Tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân. D. Các câu A, B, C đều đúng. 27. Các giải pháp chính thực hiện chiến lượcCS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về phát triển nhân lực y tế: A. Tiêu chuẩn hoá việc đào tạo và đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành. B. Sắp xếp lại các nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện. C. Tiến tới thực hiện chế độ nghĩa vụ phục vụ công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đối với bác sĩ mới tốt nghiệp. D. Các câu A, B, C đều đúng. 28. Các giải pháp chính thực hiện chiến lượcCS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về củng cố và phát triển y tế cơ sở: A. 100 % xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu Khám chữa bệnh B. 100 % trạm y tế xã có bác sĩ . C. 100 % trạm y tế có bác sĩ sản khoa. D. Các câu A, B, C đều đúng. 29. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về khám chữa bệnh: A. Đẩy mạnh xã hội hoá y học cổ truyền. B. Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống KCB phù hợp với nhu cầu từng vùng và khả năng KT- XH. C. Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc. D. Các câu A, B, C đều đúng. 30. Các giải pháp chính thực hiện chiến lượcCS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế: A. Từng bước hiện đại hoá về chẩn đoán hình ảnh. B. Phát triển công nghệ sinh học. C. Củng cố hệ thống báo cáo thống kê, phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin. D. Các câu A, B, C đều đúng.
  • 23. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 23 Bài 3 ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y – DƯỢC ( Y ĐỨC, DƯỢC ĐỨC ) A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Trình bày được khái niệm, vị trí và tầm quan trọng của y đức. 1.2. Liệt kê được 12 điều y đức, 10 điều dược đức 2. Về kỹ năng: 2.1. Phân tích được 6 mối quan hệ trong y đức/ dược đức. 2.2. Vận dụng được những qui định về y đức và 10 qui định về dược đức trong công tác hằng ngày. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Thường xuyên có ý thức rèn luyện y đức, dược đức cho bản thân, tích cực , nhiệt tình trong việc tuyên truyền phổ biến y đức, dược đức cho đồng nghiệp cũng như cho cộng đồng. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Y đức: 1.1. Khái niệm, vị trí, tầm quan trọng của y đức: 1.1.1. Khái niệm: Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc với bệnh nhân và cộng đồng. Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. 1.1.2. Vị trí, tầm quan trọng của y đức: Nghề y là một nghề đặc biệt, vì chỉ cần một lỗi lầm, một thiếu sót cho dù là rất nhỏ cũng có thể gây nên những tác hại lớn đến sức khoẻ và sinh mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai giống nòi, đến sức khoẻ và sự cường thịnh của dân tộc và toàn xã hội. Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, những con người cụ thể đang bị đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Sức khoẻ và sự sống của họ được giao phó cho thầy thuốc. Vì vậy, không thể tha thứ cho một sự cẩu thả, bàng quang và chủ nghĩa hình thức ở người thầy thuốc. Chính vì những lý do trên mà từ bao đời nay đạo đức của nghề y luôn được đề cao. Người làm công tác y tế không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng nhiệm vụ cao cả của ngành và sự yêu mến tín nhiệm của nhân dân. Thực hiện lời dạy của Hồ chủ tịch “Lương y phải như từ mẫu”. 1.2. Những quy định về y đức: Gồm 12 điều được ban hành theo quyết định 2088/ BYT - QĐ ngày 6 / 11 / 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 1.2.1. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc không ngừng học tập và nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
  • 24. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 24 1.2.2. Tôn trọng luật pháp và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ y tế và sự chấp thuận của bệnh nhân. 1.2.3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng những bí mật riêng tư của bệnh nhân, khi thăm khám, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo, lịch sự. Quan tâm đến bệnh nhân trong diện chính sách ưu đãi của xã hội; không được đối xử phân biệt với bệnh nhân; không có thái độ ban ơn lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho bệnh nhân. Phải trung thực khi thanh toán các phí khám bệnh, chữa bệnh. 1.2.4. Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho bệnh nhân; phải giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị, phổ biến cho họ về chính sách quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân; động viên, an ủi, khuyến khích bệnh nhân điều trị, tập luyện mau chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời báo cho bệnh nhân biết. 1.2.5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy bệnh nhân. 1.2.6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với nhu cầu và mức độ bệnh. 1.2.7. Không được rời bỏ vị trí làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của bệnh nhân. 1.2.8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. 1.2.9. Khi bệnh nhân tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các tủ tục cần thiết. 1.2.10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau. 1.2.11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự nhận trách nhiệm về mình, không đỗ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. 1.2.12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch. 1.3. Những mối quan hệ trong y đức: 1.3.1. Quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp: Phải vun đắp cho mình lòng yêu nghề, ham công việc, cần cù học tập, phấn đấu vươn lên để đạt “vừa hồng vừa chuyên” trong đó “hồng” tức là đạo đức là rất quan trọng; “chuyên” là giỏi chuyên môn; “muốn hồng thắm phải chuyên sâu”. Nghĩa là muốn cứu chữa được người thì vừa phải có y đức vừa phải giỏi chuyên môn. 1.3.2. Quan hệ của người cán bộ y tế với bệnh nhân: Phải tôn trọng và thông cảm sâu sắc với bệnh nhân “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Không phân biệt đối xử với các đối tượng bệnh nhân. Thực hiện chữa theo bệnh, thận trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân theo phương châm: - Đến: tiếp đón niềm nở. - Ở: chăm sóc tận tình. - Đi: dặn dò ân cần. 1.3.3. Quan hệ của người cán bộ y tế với khoa học:
  • 25. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 25 Phải luôn tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ và năng lực tay nghề nhằm phục vụ nhân dân được tốt hơn. Không bao giờ được bằng lòng, thoả mãn với những gì đã biết. 1.3.4. Quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy, với đồng nghiệp: Dân tộc Việt Nam có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đã học thầy phải kính trọng và nhớ ơn thầy, giúp đỡ thầy khi già yếu hoặc gặp khó khăn. Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, học hỏi, thật thà, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, không nói xấu đỗ lỗi cho đồng nghiệp. Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi có sai sót. 1.3.5. Quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò: Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ cho học trò nhằm giúp họ trở thành những người thầy thuốc có đủ năng lực và phẩm chất để kế tục và phát huy truyền thống của ngành. 1.3.6. Quan hệ giữa cán bộ y tế với cộng đồng xã hội: Phải luôn quan tâm đến sức khoẻ của cộng đồng, kể cả người nhà của bệnh nhân. Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức khoẻ và cứu chữa người bị nạn. Tóm lại, thực hiện tốt 6 mối quan hệ nêu trên thì sẽ đạt được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (y đức) và người thầy thuốc mới thực sự là người thầy thuốc của nhân dân, mẹ hiền của bệnh nhân. 2. Dược đức: Gồm 10 điều được ban hành theo quyết định 2397/1999/QĐ- BYT ngày 10 / 8 / 1999. 2.1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của nhân dân lên trên hết. 2.2. Phải hướng dẩn sử dụng thuốc hợp lý; an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân. 2.3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền, những bí mật liên quan đến bệnh tật của người bệnh. 2.4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nhữmg qui định chuyên môn, thực hiện Chính sách Quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật. 2.5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp. 2.6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp, sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đở nhau cùng tiến bộ. 2.7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học. 2.8. Phải thận trọng, tỉ mĩ, chính xác trong khi hành nghề. Không vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khỏe và quyền lợi của người bệnh, ảnh hưởng xấu đền danh dự và phẩm chất nghề nghiệp. 2.9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiền đáp ứng các nhu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống. 2.10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết 1. Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua những …(A)…được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh …(B)… của thầy thuốc với bệnh nhân và cộng đồng. 2. Y đức xác định …(A)… và …(B)… của người thầy thuốc. 3. Nghề y là một nghề đặc biệt, vì chỉ cần …(A)… cho dù là rất nhỏ cũng có thể gây nên những …(B)… đến sức khoẻ và sinh mạng con người. 4. Người làm công tác y tế không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng …(A)… của ngành và sự …(B)… của nhân dân. Thực hiện lời dạy của Hồ chủ
  • 26. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 26 tịch “Lương y phải như từ mẫu”. 5. Điều 5 y đức quy định: khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, …(A)… kịp thời không được …(B)… bệnh nhân. 6. Điều 6 y đức quy định: kê đơn phải phù hợp với …(A)… và đảm bảo sử dụng thuốc …(B)… , không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với nhu cầu và mức độ bệnh. 7. Điều 11 y đức quy định: Khi bản thân có thiếu sót, phải …(A)… về mình, không …(B)… cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai 8. Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, những con người cụ thể đang bị đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. 9. Quy định về y đức gồm 10 điều. 10. Điều 1 y đức quy định về lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc. 11. Y đức quy định người thầy thuốc không được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học. 12. Người thầy thuốc phải tôn trọng và thông cảm sâu sắc với bệnh nhân “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. 13. Người thầy thuốc “vừa hồng vừa chuyên” trong đó “hồng” tức là đạo đức và “chuyên” là chuyên cần. 14. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất 15. Điều 3 quy định về y đức qui định: A. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. B. Tôn trọng những bí mật riêng tư của bệnh nhân. C. Không được đối xử phân biệt với bệnh nhân. D. Các câu A, B, C. 16. Để bệnh nhân, gia đình bệnh nhân cùng hợp tác điều trị người thầy thuốc cần phải: A. Giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu. B. Giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân hiểu. C. Giải thích tình hình bệnh tật cho gia đình bệnh nhân. D. Không nên giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ. 17. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp: A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. C.“tôn sư trọng đạo” D. Đến: tiếp đón niềm nở. 18. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân : A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. C.“tôn sư trọng đạo” D.“muốn hồng thắm phải chuyên sâu”. 19. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy: A. “vừa hồng vừa chuyên” B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. C.“tôn sư trọng đạo” D. Đi: dặn dò ân cần. 20. Cần thực hiện mối quan hệ nào sau đây để đạt được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (y đức) : A. Quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp, quan hệ của người cán bộ y tế với bệnh nhân. B. Quan hệ của người cán bộ y tế với khoa học, quan hệ giữa cán bộ y tế với ngườithầy,vớiđồngnghiệp C. Quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò, quan hệ giữa cán bộ y tế với cộng đồng xã hội D. Các câu A, B, C.
  • 27. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 27 Bài 4 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ CƠ SỞ A. MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: 1.1. Trình bày được tổ chức và biên chế của Trạm y tế cơ sở. 1.2. Kể được 11 nhiệm vụ của Trạm y tế cơ sở. 1.3. Trình bày được 5 nội dung chính trong quản lý tại Trạm y tế cơ sở. 2. Về kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện việc tổ chức và quản lý cơ sở nơi được phân công công tác. 3. Về thái độ: 3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài. 3.2. Cẩn thận, chính xác, phù hợp khi xây dựng tổ chức và quản lý / điều hành y tế cơ sở. B. NỘI DUNG HỌC TẬP: 1. Khái niệm y tế cơ sở Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản, với chi phí thấp, góp phân thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. Y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ hực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ đẻ thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), tăng cường sức khỏe. Đặc điểm của y tế cơ sở là: - Hướng về dự phòng, hướng về chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Thực hiện lồng ghép và phối hợp các tổ chức hoạt động để phát huy được sức mạnh và làm cho tổ chức y tế ở huyện gọn nhẹ hơn. - Lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn thống nhất trong huyện, tăng cường được hiệu quả, tránh được lãng phí nguồn lực y tế của huyện. 2. Y tế huyện, quận, thị xã ( Y tế cấp Huyện ) 2.1. Khái niệm, vị trí tính chất: Tuyến y tế huyện, quận, thị xã hiện nay theo một loại hình tổ chức thống nhất là Trung tâm Y tế (TTYT) ở những vùng khó khăn chưa đủ điều kiện chia tách. Còn ở những nơi có điều kiện thì Y tế cấp huyện bao gồm Phòng Y tế cấp huyện, BVĐK cấp huyện, TT YTDP cấp huyện, Ba tổ chức này chúng ta đã được học trong bài “Hệ thống tố
  • 28. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 28 chức Ngành Y tế và Hệ thống tố chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam.” ở bài này chúng ta nghiên cứu tổ chức TT Y tế cấp huyện. Trung tâm Y tế là một tổ chức chuyên môn kỹ thuật, một đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được Nhà nước cấp kinh phí và mở tài khoản tại ngân hàng. TTYT huyện thị được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức sự nghiệp y tế hiện có của huyện, thị (Bệnh viện huyện, phòng y tế, đội vệ sinh phòng dịch – chống sốt rét, đội Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình (BVSKBMTE – KHHGĐ), nhà hộ sinh khu vực, phòng khám đa khoa khu vực…). TTYT là tổ chức thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực, chỉ đạo của UBND huyện về xây dựng kế hoạch (nhiệm vụ quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn huyện được chuyển cho UBND huyện). 2.2. Tổ chức Trung tâm Y tế huyện TTYT huyện gồm các bộ phận: - Bộ máy lãnh đạo (Ban Giám đốc TTYT): gồm một giám đốc và 2 – 3 phó Giám đốc. Giám đốc, phó Giám đốc do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thảo luận bằng văn bản của chủ tịch UBND huyện. Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của trung tâm, trực tiếp chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch, tổ chức cán bộ, phong trào thi đua. Phó giám đốc phụ trách giám đốc trong một số lĩnh vực do giám đốc phân công, như công tác khám và điều trị, khoa học kỹ thuật, công tác dược, y học dự phòng, màng lưới y tế cơ sở, công tác hành chính quản trị, hậu cần. Bộ máy giúp việc giám đốc trung tâm gồm có: - Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ - Phòng Tài Vụ - Phòng Tổ chức – Hành chính. Các tổ chức cấu thành TTYT huyện bao gồm: - Đội Y tế dự phòng: thực hiện công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, bứu cổ và các bệnh xã hội. - Đội BVSKBMTE/ KHHGĐ. - Đội y tế lưu động: ở các huyện vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. - Bệnh viện huyện – các khoa lâm sàng và cận lâm sàng: + Phòng khám bệnh đa khoa trung tâm + Các khoa: Ngoại Sản; Nội – Y học cổ truyền, Nhi – Hồi sức cấp cứu; Truyền nhiễm; Cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, x quang, dược, vật tư y tế…). + Phòng khám bệnh đa khoa khu vực ở những huyện sáp nhập, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. - Tổ chức trạm y tế xã. 2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
  • 29. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 29 - Xây dựng kế hoạch phát triển y tế hàng năm của huyện và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. - Thực hiện các nhiệm vụ về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, bướu cổ, quản lý thai sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về KHHGĐ, cung ứng thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu cho cộng đồng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan, trường học…đóng trên địa bàn, nhằm làm tốt công tác chăm sóc và BVSK nhân dân, đặc biệt là nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ). - Quản lý tổ chức, cán bộ, kinh phí, dược, vật tư trang thiết bị y tế tuyến huyện và tuyến y tế cơ sở. - Giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động y tế Nhà nước và các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn, theo các quy định của Nhà nước và sự phân cấp của tỉnh. - Xây dựng, củng cố mạng lưới y tế từ huyện đến xã, phường, thị trấn, thôn ấp, làng, bản…và hướng dẫn, kiểm tra các mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đối với các trạm y tế cơ sở. - Xây dựng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế; đảm bảo cơ cấu hợp lý, thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế trong huyện. - Tổng kết việc việc dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khám chữa bệnh, dự phòng và phong trào y tế cơ sở để phổ biến, áp dụng. - Chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể, quần chúng trong huyện để làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. - Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do ủy ban nhân dân huyện và sở y tế giao. 2.4. Các nội dung quản lý chính sách của TTYT huyện: - Quản lý kế hoạch. - Quản lý nhân lực. - Quản lý thông tin y tế. - Quản lý chuyên môn. - Quản lý vật tư, trang thiết bị y tế. - Quản lý dược. - Quản lý tài chính. 3. Tuyến y tế xã, phường, thị trấn (Trạm y tế cơ sở): 3.1. Khái niệm: Trạm y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống Y tế Nhà nước. Trạm y tế cơ sở bao gồm các trạm y tế xã, phường, thị trấn, hay y tế của các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học.
  • 30. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 30 3.2. Tổ chức biên chế Trạm y tế cơ sở được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư, địa giới hành chính và theo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và khả năng ngân sách của cộng đồng. Cán bộ phụ trách có năng lực quản lý. -Các bộ phân tổ chức: trạm y tế cơ sở thường có ba bộ phận: +Vệ sinh, phòng dịch. +Điều trị và hộ sinh. +Dược . -Biên chế cán bộ y tế ở trạm : được xác định dựa theo: +Địa bàn hoạt đông +Số lượng dân cư (tốt nhất cư 100 dân có một cán bộ y tế ) + Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng. Cụ thể hiện nay được bố trí như sau: 3.2.1. Khu vực đồng bằng, trung du: •Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 4 đến 5 cán bộ y tế gồm: 1-2 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (1 sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm 1 biết về y học dân tộc ) 1-2 y sĩ đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học 1 y tá trung học hay sơ học •Những xã trên 8000-12000 dân bố trí 5-7 cán bộ y tế bao gồm: 1-2 bác sĩ y sĩ đa khoa(1 sâuvề cộng đồnglàm trưởngtrạm và 1 biết về y học dân tộc) 1-2 y sĩ đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học 1 nữ hộ sinh trung học hoặc sơ học 1-2 y tá trung học hay sơ học •Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 8 cán bộ y tế gồm: 2-3 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (1 sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạmvà 1 biết về y học dân tộc) 1-2 y sĩ đa khoa ( biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hoặc sơ học 1 nữ hộ sinh trung học hay sơ học 1-2 y tá trung học hay sơ học 3.2.2. Khu vực miền núi, tây nguyên, biên giới, hải đảo • Xã dưới 3000 dân được bố trí đến 6 cán bộ y tế gồm: 1 bác sĩ hoặc 1 y sí đa khoa sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm 2-3 y sí đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học 2 y tá trung học hay sơ học • Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 6 đến 8 cán bộ y tế gồm: 1 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm 2-3 y sĩ đa khoa ( biết thêm về sản nhi)hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học 2-3 y tá trung học hay sơ học biết về nữ hộ sinh • Ở vùng cao , vùng sâu , vùng xa xôi hẻo lánh : Chỉ bố trí 1-2 cán bộ y tế, số cán bộ còn lại được phân công về các bản , buôn , làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm * Khu vực thành phố , thị xã , thị trấn : các phường , thị trấn và những xã có phòng khám khu vực đóng: số lượng cán bộ y tế được bố trí 2-3 người. * Những nơi có bác sĩ thì bố trí vào vị trí chủ chốt , những nơi chưa có thì phải xây dựng kế hoạch đào tạo bác sĩ đa khoa có kiến thức về y tế công cộng
  • 31. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 31 * Ngoài số cán bộ y tế trong biên chế định mức Nhà nước của từng trạm y tế , nếu nhu cầu cần thêm cán bộ y tế thì UBND xã , phường…. có thể ký hợp đồng với cán bộ y tế khác có nhu cầu làm việc và thù lao xã hội tự lo. 3.3. Chức trách cá nhân: 3.3. 1. Nhiệm vụ chức trách của trưởng trạm: - Quản lý mọi mặt hoạt động của trạm; . Vệ sinh phòng dịch; . Cải tạo môi trường; . . Chữa bệnh; . Quản lý bệnh xã hội; . Bảo vệ BMTE và KHHGĐ; - Phát triển thuốc Nam và cung cấp thuốc; - Điều hành các công việc cụ thể hàng ngày của trạm, đề ra chương trình hoạt động y tế hàng năm, quý, tháng và tổ chức thực hiện nhằm đạt mục tiêu cơ bản của ngành đã đề ra. - Phối hợp với các ngành địa phương cùng nhau thực hiện chiến lược bảo vệ và quản lý sức khỏe. - Làm tham mưu cho các cấp ủy đảng và chính quyền trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Đảm bảo hoạt động cho ban chỉ đạo các chương trình y tế ở địa phương. 3.3. 2 . Nhiệm vụ chức trách của Y Bác sĩ: - Khám và lập hồ sơ sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên. - Khám chữa bệnh cho nhân dân hàng ngày; - Định kỳ theo dõi chăm sóc chữa bệnh cho bệnh nhân về bệnh mãn tính và bệnh xã hội tại nhà; - Kiểm tra hồ sơ sức khỏe đã lập và bổ sung cho hoàn chỉnh; - Thực hiện chữa bệnh tại nhà kết hợp thăm gia đình để giáo dục sức khỏe hoặc thăm trường học, nhà trẻ. - Vận động và phát triển hội viên Hội Chữ thập đỏ. 3.3. 3. . Nhiệm vụ chức trách của Lương y hoặc Y sĩ YHDT: - Khám và chữa bệnh cho nhân dân bằng thuốc Nam và châm cứu; - Chế biến dược liệu theo phương pháp cổ truyền; - Phối hợp với dược tá chăm sóc vườn thuốc nam của trạm; - Kết hợp với Dược tá vận động nhân dân trồng dược liệu, thu mua, bảo quản chế biến dược liệu ở địa phương. - Phát hiện các kinh nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp dân gian và bằng dược liệu ở địa phương. 3.3. 4. Nhiệm vụ chức trách của Nữ hộ sinh hay Y sĩ sản nhi: - Thăm thai cho thai phụ, thử Albumin niệu ghi vào hồ sơ và phiếu sức khỏe của bà mẹ; - Nắm vững những người có thai và dự kiến trẻ trong tháng, những thai phụ dự kiến đẻ khó thì chuyển lên tuyến trên; - Mỗi tuần thăm vài gia đình thai phụ; - Đỡ đẻ an toàn cho mẹ, chăm sóc chu đáo cho trẻ sơ sinh; - Giáo dục, vận động sinh đẻ có kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức các biện pháp tránh thai để làm giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên, vận động hướng dẫn nuôi con khỏe; - Chữa bệnh cho thai phụ cũng như chữa các bệnh phụ khoa thông thường; - Tổ chức hàng năm vài ba đợt đặt vòng tránh thai cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; - Thăm nhà trẻ một tháng một lần.
  • 32. Biên soạn: BS CKI Nguyễn Miền Hiệu đính: BS CKII Mai Lượm 32 3.3. 5. Nhiệm vụ chức trách của Điều dưỡng: - Giúp Bác sĩ trong các nhiệm vụ lập hồ sơ sức khỏe và khám chữa bệnh; - Lấy một số tiêu bản về phân, đờm, máu; - Thực hiện việc chữa bệnh ở nhà theo y lệnh của Bác sĩ; - Vận động và hướng dẫn các gia đình thực hiện các chương trình y tế đang thực hiện ở địa phương; - Theo dõi những bệnh nhân bị bệnh xã hội tại nhà để báo Y, Bác sĩ kịp thời. 3.3. 6. Nhiệm vụ chức trách của dược tá: - Giúp Y, Bác sĩ trong việc lập hồ sơ sức khỏe và khám chữa bệnh; - Quản lý cửa hàng dược, kinh doanh thuốc, đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu để phòng và chữa bệnh cho nhân dân; - Chăm sóc vườn thuốc của trạm; - Theo dõi việc trồng cây thuốc trong xã, hằng tuần thăm một vài gia đình để vận động họ, trồngkhóm thuốc gia đình; - Phối hợp với trường PTCS để vận động trồng cây thuốc ở vườn trường. - Phối hợp với hội phụ lão để vận động trồng cây thuốc và nuôi động vật làm thuốc; - Thường xuyên báo cáo tình hình phát triển dược liệu và nguồn dược liệu ở địa phương cho trưởng trạm; - Thu mua dược liệu để sản xuất các dạng thuốc đơn giản phục vụ cho nhu cầu địa phương, sơ bộ chế biến để bán cho các nơi có nhu cầu. 4. Nhiệm vụ của Trạm Y tế cơ sở -NV1: lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế của UBND xã , phường, thị trấn duyệt , báo cáo trung tâm y tế huyện , quận , thị xã và các tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã dược phê duyệt . -NV2: phát hiện báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh , phòng chống dịch , giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng , xã , tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khỏe cho mọi đối tượng tại cộng đồng. -NV3: tuyên truyền vận động , triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, bảo đảm việc quản lý thai , khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ. -NV4: tổ chức sơ cứu ban đầu , khám , chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ từ hộ gia đình. -NV5: tổ chức khám sức khoẻ và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách , tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự . -NV6: xây dựng vốn tủ thuốc , hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý , có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc an toàn và hợp lý , có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc .xây dựng , phát triển thuốc nam , kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh. -NV7: quản lý các chỉ số sức khoẻ và tổng hợp báo cáo , cung cấp thông tin kịp thời , chính xác lên tuyến trên theo đơn vị thuộc mình phụ trách . -NV8: bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn , làng , ấp , bản và nhân viên y tế cộng đồng -NV9:tham mưu cho chính quyền xã , phường , thị trấn và giám đốc Trung tâm y tế huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tổ chức thực hiện các nội dung chuyên môn thuộc các chưong trình trong điểm về y tế địa phương. -NV10: phát hiện báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp ngăn chặn và xử lý .