SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 84
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VÂN TRANG
ĐẢM BẢO QUYỀN AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN
CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VÂN TRANG
ĐẢM BẢO QUYỀN AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN
CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu
Hà nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Vân Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em
CERD Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi thình thức phân
biệt chủng tộc
CEDAW Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ.
ILO Tổ chức lao động thế giới
ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính tr ị
ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh t ế, xã hội,
văn hóa
NGO Tổ chức phi ch ính phủ
UDHR Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quy ền
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên h ợp qu ốc
WHO Tổ chức y t ế thế giới
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………... 1
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quyền an sinh xã hội và bảo
đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản………………………………………………………………............. 9
1.1. Quan niệm về quyền an sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã
hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản……………………… 9
1.2.Nội dung quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản………………………………………………………………......... 16
1.3.Các biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản …………………………………………………… 28
Kết luận chương 1………………………………………………………. 32
Chƣơng 2: Thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam……………………….. 33
2.1. Thực trạng bảo đảm quyền giáo dục cơ bản……………………… 33
2.2. Thực trạng bảo đảm quyền chăm sóc y tế cơ bản………………… 40
2.3. Thực trạng bảo đảm quyền có nơi cư trú………………………….. 47
2.4. Thực trạng bảo đảm quyền được cung cấp nước sạch……………. 52
2.5.Thực trạng bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin……………….. 55
Kết luận chương 2………………………………………………………. 61
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm quyền an
sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam 62
3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc bảo đảm thực hiện quyền an sinh xã
hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản……………………… 62
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyền an sinh xã hội
trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản………………………….. 64
3.3. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện quyền an sinh xã hội
trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản………………………….. 68
Kết luận chương 3………………………………………………………. 73
KẾT LUẬN……………………………………………………………... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………... 76
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo đảm quyền an sinh xã hội là yêu cầu, và là điều kiện cần thiết cho
sự ổn định, phát triển đất nước, góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của
mọi người dân. Trên thực tế, quyền An sinh xã hội và bảo đảm thực hiện
quyền an sinh xã hội luôn là mối quan tâm của cả nhân loại, là lý tưởng mà
các quốc gia hướng tới, và là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế
giới. Trong Tuyên ngôn Quốc tê Nhân quyền (1948) (UDHR) , Liên hợp quốc
đã đề cập đến an sinh xã hội và nhấn mạnh: “Mọi người dân và hộ gia đình
đều có quyền có mức sống tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội, bao
gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an
sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già... hoặc
các trường hợp bất khả kháng khác”[ Điều 25]
Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, Đảng và
Nhà nước đã luôn coi trọng việc đảm bảo quyền an sinh xã hội, coi việc phát
triển bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm chất lượng sống cho người dân ngày
càng được an toàn và cải thiện, là động lực và mục tiêu xuyên suốt của sự
nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong một thời
gian dài, an sinh xã hội chỉ được thực hiện ở mức độ nhất định với những chế
độ cơ bản. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống an sinh
xã hội ngày càng phát triển, thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội. Việc bảo đảm quyền an sinh xã hội cho người dân cũng được
thực thi ngày một hiệu quả hơn thông qua hệ thống các văn bản pháp luật.
Đặc biệt, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) khẳng
định, công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội [Điều 34] . Đây là
quyền mới, chưa có trong các bản Hiến pháp trước đây. Trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc khẳng định quyền được bảo đảm an
sinh xã hội của người dân được xem là tất yếu.
2
Quyền an sinh xã hội ở nước ta ngày càng được nâng lên đáng kể, mở rộng
trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như: Quyền được bảo vệ
thu nhập; Quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; Quyền được trợ giúp
trong các hoàn cảnh khó khăn; Quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản; Quyền an sinh xã hội đối với một số đối tượng đặc biệt… Trong đó,
Quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Có thể hiểu, dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống dịch vụ được cung cấp,
nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận.
Dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm các nhóm: giáo dục cơ bản, chăm sóc y tế cơ
bản, cư trú (nhà ở), cung cấp nước sạch, tiếp cận thông tin. Đó là những nhu
cầu tối thiểu mà bất cứ một cá nhân nào cũng cần phải có, để tồn tại và phát
triển. Con người là mục tiêu, động lực, tiền đề cho sự phát triển của mỗi một
quốc gia. Bởi vậy, đảm bảo tốt đời sống cho người dân, không ngừng nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân cũng chính là góp phần tích cực vào
việc ổn định, an toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất
nước.
Hiện nay, ở Việt Nam, bảo đảm quyền an sinh trong việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, như: Luật
Giáo dục (2005, sửa đổi năm 2009), Luật Bảo hiểm y tế (2008), Luật Khám
chữa bệnh (2009), Luật cư trú (2006, sửa đổi, bổ sung 2013), Luật Nhà ở
(2014), Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước
sạch, Luật Báo chí (1989, sửa đổi năm 1999), Luật Viễn thông (2009)…
Những văn bản này đã luật hóa hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có
quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản một cách có hiệu quả, thông qua
hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, làm cơ sở cho sự phát triển thống nhất,
toàn diện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội ở nước ta.
3
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc bảo đảm quyền an sinh trong
việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở nước ta còn nhiều bất cập. Chẳng
hạn, nội dung bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, mặc dù đã
được thể chế hóa tương đối đầy đủ trong các văn bản pháp luật, nhưng xét từ
khía cạnh quản lý, thi hành, áp dụng trong thực tiễn, việc quy định như vậy
dẫn đến sự tản mạn, lan man, thiếu tính hệ thống. Bên cạnh đó, trong từng
khía cạnh của các dịch vụ xã hội cơ bản, việc bảo đảm quyền cho người dân
vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể kể đến một số ví dụ, như : Trong lĩnh vực giáo
dục, mặc dù Việt Nam đã hoàn thành được một số mục tiêu như phổ cập giáo
dục tiểu học, đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong độ tuổi, tuy
nhiên, chất lượng giáo dục không đồng đều, năng lực giáo viên chưa đáp ứng
yêu cầu, học sinh bỏ học nhiều do hoàn cảnh khó khăn… Trong lĩnh vực y tế,
nhìn chung các hoạt động khám chữa bệnh còn nhiều yếu kém. Chất lượng
khám, chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là các tuyến
y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các bệnh viện tuyến tỉnh,
tuyến Trung ương thường trong tình trạng quá tải. Thủ tục hành chính khám
chữa bệnh còn rườm rà, nhất là đối với đối tượng có bảo hiểm y tế. Trong
việc tiếp cận thông tin, do chưa được cụ thể hóa thành cơ chế bảo đảm, quyền
thông tin của công dân chưa được thực thi một cách thống nhất, hiệu quả
trong các lĩnh vực. Thực tế này đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu, đánh giá
toàn diện về việc bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt
Nam.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề Đảm bảo quyền an
sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam làm đề
tài Luận văn thạc sĩ, nhằm giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn
đang đặt ra trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản ở nước ta hiện nay.
4
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản không còn là vấn đề mới mẻ. Ở những phương diện và mức độ
khác nhau đã có một số công trình, bài báo đề cập đến vấn đề này. Dựa vào
nguồn tư liệu bao quát được, và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi
thấy nổi bật lên một số công trình sau:
Năm 2010, cuốn sách “Pháp luật an sinh xã hội - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” của TS.Nguyễn Hiền Phương được xuất bản, đã đưa đến cái nhìn
tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật an sinh xã hội, từ đó đưa ra
những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Năm 2011, trong cuốn chuyên khảo “Pháp luật về an sinh xã hội:kinh
nghiệm của một số nước đối với Việt Nam”, các tác giả TS. Trần Hoàng Hải
và TS. Lê Thị Thúy Hương đã nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật an
sinh xã hội ở một số quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Đức, Nga, đồng thời trình
bày những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác
giả đã nhận định, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế trong pháp luật hiện
hành, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
về lĩnh vực này.
Năm 2014, Chuyên khảo “Quyền An sinh xã hội và đảm bảo thực hiện
trong pháp luật Việt Nam”, do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên, được xuất
bản. Đây công trình tiêu biểu nghiên cứu toàn diện, hệ thống vấn đề quyền An
sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội. Cuốn sách gợi mở nhiều vấn đề
cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về an sinh xã hội, đặc biệt là trên phương diện
quyền con người ở nước ta hiện nay. Trong đó, vấn đề quyền tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản đã được tác giả đề cập đến ở mục 3.3, chương III – “Quyền
An sinh xã hội trong pháp luật Việt Nam”. Đặc biệt, các tác giả đã dành hẳn
chương VII để bàn về “Thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”. Tuy nhiên, do tính chất của một cuốn
5
sách chuyên khảo, nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về mọi mặt của quyền
An sinh xã hội, nên các tác giả chưa đi sâu, phân tích lý giải vấn đề trên cơ sở
phân loại các nhóm đối tượng của quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản.
Như đã nói ở trên, quyền tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm các
nhóm: Quyền giáo dục cơ bản, Quyền chăm sóc y tế cơ bản, Quyền có nơi cư
trú (nhà ở), Quyền được cung cấp nước sạch, Quyền tiếp cận thông tin. Việc
phân tích, nghiên cứu những nhóm quyền này cũng đã được nhiều người quan
tâm. Một số đề tài nghiên cứu, sach chuyên khảo, bài báo khoa học đã bước
đầu đi sâu bàn về những vấn đề cụ thể. Trong đó, có thể kể đến một số công
trình được công bố thời gian gần đây, như: Lê Thị Hoài Thu, Xây dựng Luật
bảo hiểm y tế ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2008; Đào văn
Dũng, Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta: Thành tựu, Thách thức
và giải pháp, Tạp chí Tuyên giáo, 2009; Vũ Công Giao, Cơ chế và việc hoàn
thiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan nhà nước ở
Việt Nam, Website của Trung tâm nghiên cứu Quyền con người và Quyền
công dân; Phạm Thị Phương Liên, Quyền tiếp cận thông tin và thực hiện
quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Đại học Văn hóa
Hà Nội ; Nguyễn Hiền Phương (Chủ biên), Pháp luật bảo hiểm y tế một số
quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
2013; Nguyễn Hiền Phương, Giáo dục đối với người khuyết tật theo pháp luật
Việt Nam – Từ quy định đến thực tiễn, Tạp chí Luật học – Đại học Luật Hà
Nội, 2013… Ở những phạm vi và mức độ khác nhau, những công trình, bài
viết kể trên đã đề cập đến thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc
tiếp cận một số nhóm dịch vụ xã hội cơ bản ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên,
hầu hết những bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào một số vấn đề, như dịch
vụ y tế, quyền tiếp cận thông tin. Trong khi đó có nhiều vấn đề thiết yếu của
đời sống xã hội, như: quyền giáo dục cơ bản, quyền được cư trú, quyền tự do
6
báo chí, quyền được cấp nước sạch,… vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy
đủ, thậm chí là còn bỏ ngỏ.
Kinh tế - xã hội của nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển.
Điều đó đòi hỏi phải không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống an
sinh xã hội. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế xã hội đã cho thấy, nhiều vấn
đề bất cập của hệ thống luật pháp hiện hành về bảo đảm quyền an sinh xã hội
nói chung và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nói riêng. Nói cách
khác, nhiều vấn đề của luật pháp đã không còn phù hợp với sự phát triển,
biến động của đời sống xã hội. Thực tế đó đòi hỏi cần thiết phải có một công
trình nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, và có hệ thống về quyền được tiếp cận các
nhóm dịch vụ xã hội cơ bản trong bảo đảm an ninh xã hội.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước về
bảo đảm quyền an sinh xã hội, chúng tôi thực hiện đề tài Bảo đảm quyền an
sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam với
mong muốn góp thêm một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu, hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật bảo đảm quyền an sinh xã hội ở nước ta. Dựa vào
những khảo sát, phân tích một cách hệ thống, toàn diện những văn bản pháp
luật hiện hành ở nước ta về Bảo đảm quyền an sinh xã hội, chúng tôi sẽ đề
cập đến một số vấn đề lý luận, thực tiễn về bảo đảm quyền tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục tiêu tổng quát
Luận văn đưa ra một cái nhìn tương đối hệ thống, toàn diện về bảo đảm
quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từ đó, kiến nghị, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.
3.2 Mục tiêu cụ thể
7
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn cần giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, khái quát được một số vấn đề lý luận về quyền an sinh xã
hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản.
Thứ hai, chỉ ra thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm quyền an
sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và
nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, về vấn bảo đảm quyền con người
nói chung và quyền an sinh xã hội nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, tác
giả sẽ vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để phân tích làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng
hợp, hệ thống, tiếp cận lịch sử và phương pháp so sánh để làm sáng tỏ những
vấn đề liên quan.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là Luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu những vấn
đề lý luận, thực tiễn về bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam.
Đề tài có ý nghĩa lý luận trong việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật
thống nhất, toàn diện về an sinh xã hội, làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng
các quy phạm pháp luật liên quan, nhằm đảm bảo chất lượng đời sống cho
người dân, ổn định xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ở Việt
Nam.
8
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền an sinh xã hội và bảo đảm
quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm quyền an sinh xã
hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
9
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN AN SINH XÃ HỘI
VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN
CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN
1.1. Quan niệm về quyền an sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội
trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
1.1.1. Quyền an sinh xã hội một trong những quyền cơ bản của con ngƣời
Như một lẽ tự nhiên, để tồn tại và phát triển, con người trước hết phải
có cái ăn, cái mặc, có chỗ để ở. Những nhu cầu thiết yếu ấy chỉ có thể được
đáp ứng khi con người biết lao động, được lao động. Nói cách khác, lao động
là điều kiện, là phương thức có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của
con người, xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải khi nào con người
cũng có thể lao động tạo ra thu nhập. Bởi lẽ, trong cuộc sống con người luôn
phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh mà nguyên nhân có thể đến
từ nhiều phía, như ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong;
thiên tai hay rủi ro trong nghề nghiệp. Lịch sử phát triển của nhân loại cho
thấy, cuộc sống của con người phụ thuộc nhiều vào môi trường sống tự nhiên
và xã hội. Ở đó luôn tiềm ẩn những biến động, thay đổi khó lường. Bởi vậy,
để tồn tại và phát triển, con người phải luôn chủ động tìm kiếm những giải
pháp khắc phục khó khăn, ứng phó với những rủi ro, bất trắc. Từ rất sớm, con
người đã nghĩ tới việc “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” và ứng xử với
nhau theo tinh thần “tương thân tương ái”, san sẻ, đùm bọc nhau trong khó
khăn, hoạn nạn. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự tương trợ dần dần được
mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức. Những yếu tố đoàn kết, hướng
thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của Nhà nước ở
các chế độ xã hội khác nhau. Trong đó, an sinh xã hội được nhìn nhận như
một vấn đề thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của con người, xã hội.
10
Bước ngoặt lớn, đánh dấu cho sự ra đời chính thức của hệ thống an sinh
xã hội đó là cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào thế kỷ XIX ở các nước
châu Âu. Lao động thủ công được thay thế bằng lao động máy móc,nền sản
xuất thủ công dần chuyển sang nền sản xuất cơ khí. Năng suất lao động ngày
càng cao, đời sống của người ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh
những thay đổi tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội, người lao động luôn phải
đối mặt với nguy cơ mất việc làm, giảm thu nhập do tai nạn lao động, ốm đau
và tuổi già. Để đối phó với những nguy cơ ngày một hiện hữu, các nghiệp
đoàn đã hình thành những quỹ cứu trợ, nhằm bảo đảm ổn định xã hội và lợi
ích của người lao động. Nhận rõ ích lợi của hoạt động đó, nhà nước và giới
chủ đã tham gia vào việc đóng góp, hình thành và tổ chức hoạt động của các
quỹ mang tính đoàn kết, tương trợ. Đây có thể xem là cơ sở cho sự hình thành
và phát triển của hệ thống an sinh xã hội.
Mô hình an sinh xã hội đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Đức vào
năm1850, sau đó bắt đầu lan dần ra châu Âu rồi sang các nước Mỹ Latinh,
Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế
giới thứ hai, an sinh xã hội đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở
châu Á, châu Phi, vùng Caribe. Thuật ngữ An sinh xã hội lần lượt được ghi
nhận trong nhiều văn bản, đạo luật khác nhau .
Đạo luật đầu tiên về An sinh xã hội trên thế giới là Đạo luật năm 1935
ở Mỹ. Theo đó, an sinh xã hội “…là sự bảo đảm nhằm bảo tồn nhân cách
cùng những giá trị cá nhân đồng thời tạo lập cho mỗi con người một đời sống
sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ”. Tiếp đến, Hiến
chương Đại Tây Dương (1941) cũng chính thức sử dụng thuật ngữ “An sinh
xã hội”. Trong bản Hiến chương này, an sinh xã hội được hiểu theo nghĩa rất
rộng, đó là: “Sự bảo đảm thực hiện quyền con người sống trong hoà bình,
được tự do làm ăn cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ
của pháp luật, được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, được học tập, làm việc,
11
nghỉ ngơi, có nhà ở, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập để có thể thỏa
mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, thai sản, ốm đau, tuổi
già...”. Trong cuốn sách “Giới thiệu về an sinh xã hội” do Tổ chức lao động
quốc tế xuất bản tại Genever năm 1992, khái niệm về an sinh xã hội được xác
định: “...là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hoà bình,
được học tập, được làm việc và nghỉ ngơi, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu
nhập” Tại Hội nghị trù bị về “an sinh xã hội ASEAN” tháng 6/2001 ở
Singapore, các nhà khoa học cũng đã đưa ra một khái niệm tương đối rộng về
an sinh xã hội. Hệ thống an sinh xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội và tiết
kiệm; Bảo hiểm tai nạn công nghiệp, y tế, người già, thất nghiệp. Đó là hệ
thống có sự tham gia đóng góp của các bên tạo nguồn dự trữ để sử dụng cho
các trường hợp tuổi già, ốm đau, thai sản, chết, tàn tật, thương tật, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp; Trợ giúp xã hội và những dịch vụ xã hội (trợ cấp). Đó là
loại phúc lợi xã hội trích từ thuế và các nhà tài trợ và chính sách thị trường lao
động (bao gồm cả thị trường lao động tích cực và thụ động); tạo cơ hội việc
làm, hình thành nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tìm kiếm
việc làm (thông tin, giới thiệu việc làm; đào tạo lại; hỗ trợ việc làm).
Qua các khái niệm trên, có thể thấy an sinh xã hội có đối tượng áp dụng
rộng lớn, bao gồm toàn bộ thành viên xã hội. Không nên xem an sinh xã hội
đơn thuần chỉ là giá trị về tiền bạc, mà phải xem đó là sự đầu tư cho con
người, lấy con người làm trọng tâm, nhằm mục tiêu nâng cao sức lao động,
hướng tới một nền sản xuất hiệu quả. Nói một cách cụ thể hơn, nội dung của
an sinh xã hội chính là sự bảo vệ của xã hội được thực hiện thông qua một
loạt các biện pháp công cộng tiến hành bởi Nhà nước, tổ chức, cá nhân. dưới
hình thức tương trợ bằng tiền, hiện vật, phương tiện... nhằm mục đích chống
lại những túng quẫn về kinh tế, những khó khăn về mặt xã hội của người dân
khi gặp phải những biến cố, rủi ro góp phần đảm bảo cuộc sống con người và
cao hơn thế là đảm bảo an toàn chung cho toàn xã hội.
12
Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về an sinh xã hội.
Do được dịch từ nhiều thứ tiếng khác nhau nên có nhiều cách gọi khác nhau
cho nội dung này như: “An ninh xã hội”, “An toàn xã hội”, “Bảo trợ xã hội”.
Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất sử dụng cụm từ
“an sinh xã hội” xuất phát từ cụm từ “Social security” mà ILO ghi nhận. Về
nội hàm của “an sinh xã hội”, trong một công trình nghiên cứu của mình,
PGS.TS Đỗ Minh Cương cho rằng an sinh xã hội “…là sự bảo vệ của xã hội
đối với những thành viên của mình, trước hết là trong những trường hợp túng
thiếu về kinh tế và xã hội, bị mất hoặc giảm sút thu nhập đáng kể do gặp
những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất
việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ do thai sản, về già, trong các trường
hợp thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn. Đồng thời xã hội cũng ưu đãi
những thành viên của mình đã xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến
đặc biệt cho cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặt khác cũng cứu vớt
những thành viên lầm lỗi mắc vào tệ nạn xã hội nhằm phối hợp chặt chẽ với
các chính sách xã hội khác đạt tới mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội văn
minh”[25, tr18] . Tiếp cận dưới góc độ rộng hơn, GS.Tương Lai cho rằng
“An sinh xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, không chỉ bao hàm sự bảo vệ của xã
hội đối với mọi người khi gặp phải thiếu thốn về kinh tế mà còn đảm bảo về
môi trường thuận lợi để giúp mọi người phát triển về giáo dục, văn hóa nhằm
nâng cao trình độ dân trí, học vấn.”[26]. Có thể thấy, các khái niệm này đều
xác định được những nội dung cơ bản của an sinh xã hội song do được tiếp
cận từ những góc độc khác nhau nên chỉ phù hợp với những giới hạn nhất
định. Ở đây, chúng tôi đồng tình với quan điểm của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu
trong bài viết “Một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội”, theo đó: “an sinh xã
hội là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những người
“yếu thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các
đối tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu nhập hoặc là bị
13
rủi ro, bất hạnh, hoặc là trong tình trạng nghèo đói, hoặc là ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất sức lao động, già
yếu...động viên, khuyến khích tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của chính
họ.”
Nói cách khác, mục đích sâu xa của an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu
nhập và đời sống cho công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là
thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành
viên, thể hiện ý nghĩa xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Nhìn từ góc độ này thì
“quyền an sinh xã hội” chính là một bộ phận của quyền con người và điều này
được các quốc gia trên thế giới thừa nhận.
Trong Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông
qua ngày 10/12/1948, nội dung của quyền an sinh xã hội được khẳng
định:“Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng
an sinh xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã
hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người…”. Ngày
25/6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã thông qua Công ước số 102, được
gọi là Công ước về an sinh xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở tập hợp các
chế độ về an sinh xã hội đã có trên toàn thế giới thành chín bộ phận: Chăm
sóc y tế, Trợ cấp ốm đau, Trợ cấp thất nghiệp, Trợ cấp tuổi già (hưu bổng),
Trợ cấp tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp, Trợ cấp thai sản,Trợ cấp tàn tật,
Trợ cấp tiền tuất, Trợ cấp gia đình. Theo công ước này, Nhà nước chịu trách
nhiệm chính về bộ máy quản lý, bảo đảm an toàn và kiểm soát hoạt động của
quỹ an sinh xã hội, tạo điều kiện cho đại diện của những người được bảo vệ,
người sử dụng lao động và Chính phủ cùng tham gia. Tháng 11/1966, Công
ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội văn hóa (ICESCR) ra đời, ghi nhận
quyền an sinh xã hội như sau: “Các quốc gia thành viên Công ước này công
nhận quyền được hưởng an sinh xã hội của tất cả mọi người, bao gồm cả bảo
hiểm xã hội”[Điều 9]. Tuy cách thức diễn đạt, ghi nhận ở các văn bản này có
14
khác nhau, song tất cả đều có sự gặp gỡ và thống nhất, theo đó quyền an sinh
xã hội là quyền của con người được bảo đảm an toàn để sinh sống trong đời
sống chung của cộng đồng xã hội”[22, tr17].
Là một bộ phận của quyền con người, nên quyền an sinh xã hội cũng
mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của quyền con người, đó là: tính phổ
biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia, tính liên hệ và
phụ thuộc lẫn nhau [22, tr19].
Ngày nay, an sinh xã hội ngày càng chứng minh được vai trò quan
trọng của nó đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới.
Không một quốc gia nào có thể bác bỏ được chân lý “Quyền được hưởng an
sinh xã hội là một trong những quyền cơ bản của con người”. Việc thực hiện
an sinh xã hội không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, và
nó được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động cứu trợ xã hội, các hiệp định hợp
tác về bảo hiểm xã hội giữa các quốc gia vì một thế giới hòa bình, ổn định và
phát triển.
1.1.2. Khái niệm bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản
1.1.2.1. Dịch vụ xã hội
Trước hết, theo nghĩa rộng, “dịch vụ xã hội” là một khái niệm “kép”, được
gắn kết hữu cơ bởi hai khái niệm “dịch vụ” và “xã hội”, bao gồm những dịch
vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai
trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị chân lý, nhân văn, vì
con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà nước, thị
trường hoặc xã hội dân sự cung ứng, tùy theo tính chất thuần công, không
thuần công hay tư của từng loại hình dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực: giáo dục
– đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục - thể thao
và các trợ giúp xã hội khác. [7, Tr20-21]
15
Tuy nhiên, trong bối cảnh nghiên cứu của luận văn, chúng tôi không
nghiên cứu về dịch vụ xã hội theo nghĩa rộng như trên mà xem xét nó trong
mối liên hệ với chức năng bảo đảm an sinh và phát triển xã hội của ngành Lao
động thương binh và xã hội. Cụ thể, dịch vụ xã hội là những hình thức cụ thể
hoá của các chính sách xã hội. Cần phải hiểu khái niệm dịch vụ xã hội như là
những phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là các nhóm đối
tượng yếu thế mà nhà nước và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGO)
thực hiện và cung cấp. Dịch vụ xã hội cung cấp và hỗ trợ thông qua các dịch
vụ đặc thù giúp các công dân trong xã hội có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp
hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa
nhập và tham gia vào thị trường lao động cũng như các hoạt động cộng đồng,
xã hội [30]. Qua các tài liệu nghiên cứu của ILO [3] thì dịch vụ xã hội ở đây
bao gồm dịch vụ y tế, dự phòng y tế, dự phòng tai nạn, dịch vụ đặc biệt đối
với người tàn tật, người già yếu bảo vệ trẻ em, kế hoạch gia đình... Việc đưa
những loại dịch vụ này vào hệ thống An sinh xã hội là tuỳ thuộc theo lịch sử
phát triển An sinh xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước và
theo thứ tự ưu tiên trong cơ cấu và phạm vi của các dịch vụ.
1.1.2.2. Dịch vụ xã hội cơ bản.
Trong bài viết “A Theory of Human Motivation” [27], nhà tâm lý học
Abraham Maslow đã đưa ra nhận định: về căn bản, nhu cầu của con người
được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc
cao (meta needs). Theo đó, có thể chia nhu cầu thành 5 tầng: Tầng thứ nhất:
Nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống, nghỉ ngơi…; Tầng
thứ hai: Nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ…; Tầng thứ ba:
Nhu cầu giao tiếp xã hội: Tình thương yêu, được hoà nhập; Tầng thứ tư: Nhu
cầu được tôn trọng: Được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm
người…;Tầng thứ năm: Nhu cầu tự khẳng định mình: Nhu cầu hoàn thiện,
được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình.
16
Có thể thấy, nhu cầu cơ bản là những nhu cầu không thể thiếu hụt mà nếu
không được đáp ứng, con người khó có thể tồn tại và phát triển. Căn cứ vào
tháp nhu cầu của Maslow và căn cứ vào sự phát triển chung của xã hội, có thể
kể đến các nhu cầu cơ bản để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của con người, đó
là: thức ăn, không khí, nước, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, việc làm và hòa nhập
vào xã hội. Bất cứ một cá nhân nào trong xã hội cũng đều có quyền được đáp
ứng các nhu cầu cơ bản nói trên. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, các hoạt
động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống được gọi là dịch vụ xã hội cơ bản [28]
Từ các quan điểm và những cơ sở phân tích ở trên, có thể hiểu dịch vụ xã
hội cơ bản là hệ thống các hoạt động đầu tiên và ở tầng thấp nhất trong hệ
thống an sinh xã hội, đảm bảo những điều kiện cần thiết tối thiểu nhất cho
cuộc sống của người dân.
Như vậy, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là một bộ phận của
quyền an sinh xã hội, là một nhóm quyền con người được pháp luật quốc tế và
quốc gia ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Khái niệm đảm bảo ở đây được hiểu
là việc tạo mọi điều kiện cần thiết, chắc chắn để đạt được mục tiêu. Do đó,
đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là việc nhà nước tạo mọi
điều kiện cần thiết để chắc chắn rằng người dân có thể hưởng đầy đủ các dịch
vụ xã hội cơ bản. Tùy vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc
gia, tùy vào từng giai đoạn nhất định mà mức độ đảm bảo quyền này có thể
khác nhau, nhưng nhìn chung, phạm vi của quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản có thể bao gồm các quyền: 1) Quyền được hưởng giáo dục cơ bản; 2)
Quyền được chăm sóc y tế cơ bản; 3) Quyền có nơi cư trú; 4) Quyền được
cung cấp nước sạch và 5) Quyền được tiếp cận thông tin.
1.2.Nội dung quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản
1.2.1. Quyền đƣợc hƣởng giáo dục cơ bản
17
Trước hết, cần phải hiểu “Nhu cầu học tập cơ bản là những kỹ năng học
tập cần thiết như (biết chữ, biết diễn đạt bằng lời nói, biết đếm số, và giải
quyết vấn đề) và những nội dung học tập cơ bản (như kiến thức, kỹ năng, giá
trị và thái độ) cần thiết của con người để có thể sống, phát triển đầy đủ năng
lực của mình, sống và làm việc có nhân phẩm, tham gia đầy đủ quá trình phát
triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa ra quyết định và tiếp tục học
tập”(Điều 1, UDHR). Do vậy, quyền được hưởng giáo dục cơ bản là một
quyền con người, đồng thời là điều kiện không thể thiếu để thực hiện những
quyền con người khác. Không ai có thể phủ nhận giáo dục là phương tiện
quan trọng nhất mà nhờ đó tất cả mọi người (kể cả trẻ em) có thể tự mình
thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo và nắm bắt được những điều kiện cần thiết
để tham gia vào cộng đồng xã hội. Chỉ khi được tiếp cận với giáo dục, con
người mới nhận thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình, biết tự bảo
vệ mình và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 khẳng định: “Mọi người
đều có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở bậc
tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc. Giáo dục kỹ
thuật dạy nghề phải đến được với mọi người và giáo dục đại học hay cao hơn
phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng” [Điều 26]. Căn cứ
vào quy định trên có thể thấy, quyền được hưởng giáo dục cơ bản gắn liền với
quyền được phổ cập giáo dục của công dân. Nói cách khác, đó là sự bảo đảm
tất cả mọi công dân tối thiểu phải đạt trình độ giáo dục ở một bậc đào tạo nhất
định. Mặc dù giáo dục tiểu học không đồng nghĩa với giáo dục cơ bản, nhưng
có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai khái niệm đó. Theo quan điểm của UNICEF,
“Giáo dục tiểu học là hợp phần quan trọng nhất của giáo dục cơ bản” [23,
Tr1], bởi vậy giáo dục tiểu học có hai đặc trưng cơ bản nhất đó là “bắt buộc”
và miễn phí cho tất cả mọi người”. Quy định này sau đó được cụ thể hóa
trong các Điều 13 và Điều 14 của ICESCR, trong đó Điều 13 quy định toàn
18
diện và bao quát nhất về quyền được giáo dục trong luật quốc tế về quyền con
người; còn Điều 14 quy định các kế hoạch hành động về giáo dục tiểu học.
Theo bình luận chung số 13 về Quyền được giáo dục của Ủy ban kinh
tế, xã hội, văn hóa được thông qua tại phiên họp lần thứ 21 năm 1999, việc
đảm bảo quyền được hưởng giáo dục cơ bản có thể được thực hiện ở các mức
độ khác nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia, tuy
nhiên, phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Tính sẵn có: Các chương trình và cơ sở giáo dục đang hoạt động phải
đảm bảo đủ về số lượng trong lãnh thổ thuộc quyền tài phán của quốc gia
thành viên. Những yêu cầu cho hoạt động của các chương trình và cơ sở này
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả môi trường phát triển mà
các chương trình và cơ sở đó vận hành. Chẳng hạn: đòi hỏi tất cả các cơ sở và
chương trình phải có cơ sở vật chất hoặc những bảo đảm khác liên quan đến
các vấn đề như cơ sở vệ sinh cho cả hai giới, nước sạch, giáo viên đã qua đào
tạo được nhận mức lương cạnh tranh ở trong nước, tài liệu giảng dạy…; đồng
thời, một vài chương trình và cơ sở còn đòi hỏi những trang thiết bị như thư
viện, máy tính và công nghệ thông tin.
Tính có thể tiếp cận: Trong phạm vi thẩm quyền tài phán của Quốc gia
thành viên, các cơ sở và chương trình giáo dục phải mở cho sự tiếp cận của tất
cả mọi người mà không có phân biệt đối xử nào. Khả năng tiếp cận thể hiện ở
ba khía cạnh sau: i) Không phân biệt đối xử - xét cả về mặt pháp lý và thực
tiễn, giáo dục phải mở cửa cho tất cả mọi người có thể tiếp cận, đặc biệt là
những nhóm dễ bị tổn thương nhất mà không có sự phân biệt đối xử căn cứ
vào bất cứ yếu tố nào đã bị cấm; ii) Có thể tiếp cận trên thực tế - giáo dục
phải bảo đảm để mọi người có thể tiếp cận trên thực tế và an toàn, thông qua
việc học tập trực tiếp ở những cơ sở có vị trí địa lý thuận lợi hợp lý (ví dụ:
một môi trường ở khu vực lân cận) hoặc thông qua việc học tập gián tiếp
thông qua công nghệ hiện đại; iii) Phù hợp về kinh tế - giáo dục phải có thể
19
chấp nhận được với mọi người về mặt chi phí. Giáo dục tiểu học là miễn phí
cho tất cả mọi người, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải dần dần áp
dụng giáo dục miễn phí ở cấp trung học và cấp học cao hơn
Tính có thể chấp nhận được: Hình thức và nội dung giáo dục bao gồm
cả giáo trình và phương pháp giảng dạy, phải có thể chấp nhận được (ví dụ:
phải có tính liên quan, phù hợp về văn hóa và có chất lượng tốt) đối với sinh
viên và trong những trường hợp cần thiết cả đối với các bậc cha mẹ.
Tính thích ứng: Giáo dục phải linh hoạt để thích ứng với những nhu cầu
liên tục thay đổi của xã hội và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của sinh viên
trong những môi trường xã hội và văn hóa đa dạng [9, Tr93-94].
1.2.2. Quyền chăm sóc sức khỏe cơ bản
Trong cuộc sống con người, sức khỏe là "yếu tố thứ nhất" giữ vai trò
đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi con
người và xã hội. Nói đến sức khỏe của con người là nói đến sự thống nhất, hài
hòa giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Điều này đã được thể hiện
rõ trong định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ghi nhận
trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn
thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội”. Theo đó, không có một hoạt
động nào của con người mà không cần đến sức khỏe. Khi có sức khỏe, con
người mới có thể thực hiện được những hoạt động cá nhân và hoạt động xã
hội có hiệu quả. Đó là cơ sở để mỗi con người khẳng định mình trong xã hội,
đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước.
Hiến chương của WHO năm 1946 là công cụ quốc tế đầu tiên bảo vệ
sức khỏe, coi đó là “quyền cơ bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc,
tôn giáo, quan điểm chính trị, điều kiện kinh tế hay xã hội”. Hiến chương đó
được xem là đã thúc đẩy điều khoản về sức khỏe trong Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền. Quyền được chăm sóc sức khỏe được ghi nhận là một phần của
quyền được có mức sống thích đáng, quy định tại Điều 25, theo đó, “Mọi
20
người có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức
khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm
sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết… Các bà mẹ và trẻ em có quyền được
hưởng sự chăm sóc, và giúp đỡ đặc biệt”. Quy định của Điều 25 UDHR sau
đó đã được cụ thể hóa trong nhiều Công ước, như Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR); Công ước về Xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Công ước về Quyền trẻ em
(CRC); Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
(CERD); Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động thông qua tại Hội nghị
thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993. Đặc biệt, Điều 12 ICESCR
được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm
sóc sức khỏe. Theo điều này, mọi người có quyền được hưởng một tiêu chuẩn
sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia
thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền
này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong
của trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh
công nghiệp; ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh
nghề nghiệp và các loại bệnh khác và tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch
vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu [10, Tr272-273].
Trong Bình luận chung số 14 về Quyền đạt được mức độ sức khỏe cao
nhất có thể của Ủy ban kinh tế, xã hội, văn hóa, thông qua tại phiên họp lần
thứ 22 năm 2000, đã giải thích về quyền được chăm sóc sức khỏe như một
quyền tổng hợp, có nội dung không chỉ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe
thích đáng và kịp thời, mà còn liên quan đến những yếu tố cơ sở quyết định
đến sức khỏe như tiếp cận nước sạch, lương thực an toàn, dinh dưỡng đầy đủ,
nhà ở đảm bảo an toàn, môi trường sinh sống và môi trường làm việc lành
mạnh… Bên cạnh đó, ủy ban cũng chỉ ra những yếu tố cơ bản cấu thành trong
21
việc đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe cơ bản. Có thể tóm tắt lại như
sau: [9. Tr115-116]
Tính sẵn có: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế công, các loại hàng
hóa và dịch vụ cũng như các chương trình y tế cần phải sẵn sàng và đủ về số
lượng trong phạm vi Quốc gia thành viên. Nó bao gồm các yếu tố quyết định
nền tảng với sức khỏe như nước sạch, điều kiện vệ sinh, bệnh viện, trạm y tế,
cán bộ y tế có trình độ chuyên môn đạt yêu cầu, các loại thuốc điều trị thiết
yếu ..vv..
Tính có thể tiếp cận: Các cơ sở chăm sóc y tế, hàng hóa và dịch vụ phải
có thể tiếp cận được đối với mọi người mà không có sự phân biệt đối xử trong
phạm vi thẩm quyền của Quốc gia thành viên. Tính có thể tiếp cận bao gồm
các khía cạnh: i) Không phân biệt đối xử: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng
hóa và dịch vụ y tế phải có thể được tiếp cận được đối với tất cả mọi người,
nhất là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, bị gạt ra ngoài lề xã hội, mà
không có sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ cơ sở nào đã bị cấm; ii) Có thể
tiếp cận thực tế: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa dịch vụ y tế và
những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khỏe như nước sạch, cơ sở vệ sinh đủ
điều kiện đều phải nằm trong phạm vi tiếp cận được của tất cả các bộ phận
dân cư; iii) Có thể tiếp cận về mặt kinh tế: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng
hóa dịch vụ y tế (được cung cấp bởi tư nhân hay nhà nước) phải phù hợp về
mặt chi phí đối với mọi người; iv) Có thể tiếp cận về mặt thông tin: Khả năng
có thể tiếp cận bao gồm quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến những
thông tin và ý tưởng liên quan đến các vấn đề về sức khỏe.
Tính có thể chấp nhận: Tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa
và dịch vụ y tế phải tuân theo đạo đức y tế, phù hợp với chuẩn mực văn hóa
chung và của văn hóa địa phương nơi có cơ sở chăm sóc sức khỏe đó.
Chất lượng: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ y tế
phải phù hơp về mặt khoa học, y học và có chất lượng tốt. Điều này đòi hỏi
22
phải có đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn tốt, các loại thuốc
được phê duyệt cẩn thận và còn hạn sử dụng, thiết bị y tế đạt chuẩn yêu cầu,
nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh.
Ngoài những nguồn nêu trên, quyền được chăm sóc sức khỏe còn được
ghi nhận trong một số văn kiện khu vực về quyền con người, chẳng hạn như
Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961 sửa đổi [Điều 11]; Hiến chương châu
Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981 [Điều 16]; Nghị
định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
năm 1988 [Điều 10]… và trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới..
1.2.3. Quyền có nơi cƣ trú
Quyền có nơi cư trú là quyền của công dân được sinh sống tại một nơi
nào đó dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Theo chúng tôi, nội hàm của
quyền này bao gồm quyền tự do cư trú và quyền có nơi ở (nhà ở) hợp pháp.
Quyền tự do cư trú gắn liền với quyền tự do đi lại. Đây là hai quyền rất
quan trọng cho việc phát triển cá nhân, cũng là tiền đề cho sự phát triển của
xã hội. Điều 13 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng định “Mọi
người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của
quốc gia”. Quy định này được tái khẳng định và ghi nhận tại Điều 12 và 13
ICCPR và trong các Bình luận chung của Ủy ban nhân quyền. "Mọi người
đều có quyền tự do rời khỏi bất kì nước nào, kể cả nước mình (...) Không ai bị
tước đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về nước mình".
Có thể thấy, Điều 12 Công ước đề cập đến 4 dạng tự do cụ thể của các cá
nhân: Tự do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; tự do đi lại trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia; tự do đi khái bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; tự
do trở về nước mình. Tuy nhiên, quyền tự do đi lại và cư trú không phải là
một quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn chế nếu “do luật định và là cần thiết để
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc
23
các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được
ICCPR công nhận”.
Quyền có nơi ở (nhà ở) nằm trong nội hàm của quyền được hưởng và
duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng – một tập hợp các quyền liên quan đến việc
bảo đảm những điều kiện cơ bản của cuộc sống, như: ăn, mặc, ở, chăm sóc y
tế… Quyền này lần đầu tiên được đề cập trong Khoản 1 Điều 25 UDHR,
trong đó nêu rõ: “mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích
đáng, đủ để đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các
khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như
có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa
bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách
quan vượt quá khả năng đối phó của họ”. Quy định kể trên, sau đó được tái
khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 11 ICESCR, trong đó nêu rõ: Các quốc
gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được có một mức
sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn,
mặc, nhà ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc gia
thành viên phải thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc thực
hiện quyền này, và vì mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của
hợp tác quốc tế dựa trên sự tự do chấp thuận. Có thể nói, mặc dù đã có nhiều
văn kiện quốc tế nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của quyền được có
nhà ở, như Tuyên bố của Liên hợp quốc về Sự phát triển và tiến bộ xã hội
(1969); Tuyên bố Vancouver của Liên hợp quốc về sự định cư của con người
(1976), nhưng Điều 11 của ICESCR được xem là điều khoản quy định toàn
diện nhất.
Liên quan đến Điều 11 ICESCR, trong Bình luận chung số 04 đề cập
đến Quyền có nhà ở thích đáng, thông qua tại phiên họp thứ 6 năm 1991, Ủy
ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã giải thích rất cụ thể về ý nghĩa và nội
hàm của quyền này, trong đó có thể tóm tắt những vấn đề chính như sau:
24
Theo quan điểm của Ủy ban, quyền có nhà ở không được hiểu theo
nghĩa hẹp là quyền có một nơi trú ngụ với một mái che trên đầu. Thay vào đó,
cần hiểu đó là quyền được sống ở một nơi an toàn, bình yên và xứng đáng với
phẩm giá con người. Khoản 1 Điều 11 không chỉ nói đến nhà ở, mà còn nói
đến nhà ở thích đáng. Khái niệm nơi ở thích đáng ở đây được hiểu là nơi được
đảm bảo cơ bản ở mức chấp nhận được về tính riêng tư, an ninh, ánh sáng và
sự thông thoáng, kết cấu hạ tầng và địa điểm phù hợp với công việc và các cơ
sở vật chất – tất cả đều với chi phí hợp lý. Việc đưa ra định nghĩa về khái
niệm “thích đáng” này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyền về nhà ở,
bởi nó giúp cân bằng hàng loạt các yếu tố cần phải tính đến khi quyết định
liệu một hình thức cư ngụ bất kỳ có phải là “nhà ở thích đáng”[9, Tr25-26].
Mặc dù các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa, khí hậu, sinh thái và các
yếu tố khác quyết định một phần tính thích đáng, nhưng những khía cạnh nêu
sau đây cần được xem xét trong bất cứ bối cạnh cụ thể nào [9, Tr26,27] : i)
Bảo đảm pháp lý: Quyền với nhà ở có thể dưới nhiều hình thức khác nhau
như nhà thuê (của các chủ thể công cộng hay tư nhân), nhà hợp tác, nhà thuộc
sở hữu của mình, nhà tạm ở trong trường hợp khẩn cấp, nhà định cư không
chính thức...Trong mọi hình thức sở hữu, người ở đều có quyền được bảo đảm
pháp lý về nơi ở và tài sản ở mức độ nhất định để tránh khỏi bị quấy rối, tước
đoạt hay các nguy cơ khác; ii) Tính sẵn có của dịch vụ, vật chất, tiện nghi và
cơ sở hạ tầng: Một nơi ở thích đáng cần có những bảo đảm cơ bản về y tế, an
ninh, tiện nghi và sự nuôi dưỡng, mà từ đó có thể tiếp cận một cách bền vững
với các nguồn lực tự nhiên, với các điều kiện về nước sạch, chất đốt, ánh
sáng, hệ thống sưởi ấm, vệ sinh, giặt giũ, phương tiện bảo quản thực phẩm,
xử lý rác thải, thoát nước và các dịch vụ trong trường hợp khẩn cấp; iii) Tính
chấp nhận được: Một nơi ở thích đáng chỉ phải trả chi phí ở mức hợp lý mà cá
nhân hay hộ gia đình chấp nhận được, và việc chi trả cho nơi ở không ảnh
hưởng đến việc chi trả cho các nhu cầu thiết yếu khác; iv) Có thể sinh sống
25
được: Một nơi ở thích đáng cần bảo đảm có thể sinh sống ở đó được, thể hiện
ở các khía cạnh như có không gian thích đáng và có thể tránh được nóng,
lạnh, ẩm ướt, mưa, nắng, gió và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe hay làm lây nhiễm bệnh tật. Việc này cần tham chiếu với Các nguyên
tắc y tế về nhà ở do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra năm 1990.
1.2.4. Quyền đƣợc cung cấp nƣớc sạch
Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn
để duy trì sự sống tiếp tục. Nói cách khác nước có vai trò vô cùng quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của con người cũng như bất kỳ sinh vật nào
trên trái đất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này không phải là vô tận.
Nếu không được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí tài
nguyên nước, hạn chế sự tiếp cận của người dân đối với nguồn nước, đặc biệt
là nước sạch.
Quyền được cung cấp nước sạch là một quyền của con người, nằm
trong quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng, được quy định
tại Điều 25 UDHR và được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 11 của ICESCR.
Quyền tiếp cận với nước, vì vậy là một quyền cấp thiết, tối thiểu để đảm bảo
môi trường sống cho con người. Mặt khác, quyền tiếp cận nước sạch có sự
liên quan mật thiết với quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền có nơi cư trú
thích đáng (như đã phân tích ở các mục trước), là điều kiện tiên quyết cho
việc đảm bảo các quyền nêu trên. Với ý nghĩa đó, quyền được cung cấp nước
sạch đã được ghi nhận trong hàng loạt văn kiện quốc tế về quyền con người,
như: "Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ";
"Công ước về quyền trẻ em"; "Công ước Geneva năm 1949 về đối xử với tù
binh"…
Trong Bình luận chung số 15, khi đề cập đến quyền được cung cấp
nước sạch, Ủy ban các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa đã chỉ ra những
26
điểm quan trọng xung quanh quyền này, có thể tóm tắt như sau: [6, Tr266-
267]
Mỗi một quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi người có
khả năng tiếp cận các nguồn nước thích đáng cho nông nghiệp và các nguồn
nước sinh hoạt vệ sinh, không bị nhiễm độc.
Quyền về nước còn bao gồm việc tự do tiếp cận với các nguồn cung
cấp nước sẵn có, quyền được bảo vệ không bị tùy tiện cắt nước, hoặc làm ô
nhiễm nguồn nước, quyền bình đẳng trong việc tiếp cận các hệ thống cung
cấp nước.
Những yếu tố cơ bản của quyền về nước được áp dụng trong mọi
trường hợp đó là : (1) Tính sẵn có: thể hiện ở việc cung cấp nước phải liên tục
và đầy đủ cho mục đích sử dụng của cá nhân và gia đình. (2) Chất lượng:
Nước phải an toàn, không chứa các chất gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người. (3) Có thể tiếp cận: Tất cả mọi người, không phân biệt bởi bất cứ yếu
tố nào đều có quyền tiếp cận với nước và với các tiện ích dịch vụ về nước.
1.2.5. Quyền đƣợc tiếp cận thông tin
Quyền được tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của con người, được ghi
nhận tại nhiều công ước quốc tế như một bộ phận của quyền tự do ngôn luận.
Quốc gia đầu tiên chính thức quy định trong pháp luật về quyền tiếp cận
thông tin là Thụy Điển, vào năm 1776. Sau khi Liên Hợp Quốc ra đời, quyền
tiếp cận thông tin trở thành mối quan tâm chung của cộng đống quốc tế.
Quyền tiếp cận thông tin được ghi nhận trong UDHR, theo đó: "Mọi người có
quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, quyền này bao gồm quyền tự do giữ
quan điểm không có sự can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý
tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có biên giới" [Điều
19]. Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966 cũng ghi nhận:
"Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can
thiệp vào. Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền này bao gồm cả quyền
27
tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt
ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng hoặc bản viết, in hoặc bằng hình thức
nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa
chọn của họ" [ Điều 19].
Từ những ghi nhận trên, có thể hiểu quyền được tiếp cận thông tin, theo
nghĩa chung là nói về khả năng của tổ chức, cá nhân nhận được thông tin về
hoạt động của các cơ quan công quyền qua các kênh thông tin công khai, sẵn
có mà không cần phải yêu cầu, nhằm mục đích thực hiện hoặc bảo vệ các
quyền; lợi ích hợp pháp của mình.
Liên quan đến quyền tiếp cận thông tin, có thể thấy những nội dung cơ
bản sau:
Chủ thể có quyền tiếp cận thông tin gồm tất cả mọi cá nhân, công dân,
tổ chức. Với tư cách là chủ thể có quyền, họ nhận được những thông tin cần
thiết qua các kênh truyền thông công khai, sẵn có mà không cần phải yêu cầu;
được yêu cầu các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp những thông tin mà mình cần,
hoặc quan tâm trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép; và được truyền
đạt, chia sẻ quan điểm, thông tin với các chủ thể quyền khác không phân biệt
ranh giới hay hình thức phổ biến.
Chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin gồm các cơ quan công cộng
hoặc thậm chí có thể là tư nhân có hoạt động công quyền kể cả các doanh
nghiệp có sử dụng ngân sách công hoặc ngân sách nhà nước (ở một số quốc
gia trên thế giới). Với tư cách là chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin, họ
phải công khai những thông tin và hoạt động của mình một cách thường
xuyên; có trách nhiệm cung cấp thông tin khi có yêu cầu của chủ thể có
quyền; tôn trọng, không được ngăn cản quan hệ trao đổi, phổ biến thông tin
của các chủ thể có quyền.
Quyền tiếp cận thông tin không phải là quyền tuyệt đối mà nó có thể bị
giới hạn bởi những quy định của pháp luật, nhằm các mục đích nhất định mà
28
luật nhân quyền cho phép. ICCPR không nêu giới hạn chính đáng riêng đối
với tiếp cận thông tin, mà chỉ nêu những giới hạn chung đối với tự do biểu đạt
(quyền này bao trùm, gồm cả tự do thông tin, tiếp cận thông tin). Khoản 3
Điều 19 ICCPR khẳng định việc thực hiện quyền tự do biểu đạt “đi kèm theo
những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt.” Cụ thể, quyền này phải chịu một số
hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong
pháp luật và là cần thiết để: i) Tôn trọng các quyền hoặc danh dự của người
khác; ii) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo
đức công chúng. Về những điều kiện khi áp đặt hạn chế với quyền này, trong
Bình luận chung số 34, HRC nhấn mạnh: “… khi quốc gia thành viên đặt ra
những hạn chế với việc thực hành quyền tự do biểu đạt, các biện pháp hạn chế
này không được làm ảnh hưởng đến bản chất của quyền.”
1.3. Các biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản
Trước hết, cần phải hiểu biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội nói
chung và biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản nói riêng, là cách thức mà Nhà nước và cộng đồng xã hội sử
dụng, nhằm bảo đảm cho quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được thực
thi đầy đủ trên thực tế. Dựa trên những tiêu chí khác nhau mà các biện pháp
bảo đảm quyền này được phân chia thành nhiều loại. Chẳng hạn, căn cứ vào
nội dung của quyền, ta có biện pháp bảo đảm quyền được hưởng giáo dục cơ
bản; biện pháp bảo đảm quyền được chăm sóc y tế cơ bản; biện pháp bảo đảm
quyền được tiếp cận thông tin… Căn cứ vào chủ thể sử dụng, có biện pháp
bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản do
Nhà nước sử dụng; biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản do các các nhân, tổ chức khác sử dụng. Căn cứ
vào nội dung của các biện pháp bảo đảm, có biện pháp kinh tế, biện pháp xã
29
hội và biện pháp pháp lý. Đây cũng là cách phân loại khái quát đầy đủ nhất
mà chúng tôi lựa chọn để phân tích trong phần này.
1.3.1. Biện pháp kinh tế
Kinh tế là nền tảng cho sự phát triển của an sinh xã hội. Quyền an sinh
xã hội nói chung và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nói riêng chỉ có
thể được đảm bảo tốt dựa trên cơ sở một nền kinh tế phát triển, ổn định.
Những nội dung cơ bản của biện pháp này, bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường nguồn lực tài chính cho các các dịch vụ xã hội cơ
bản
Đảm bảo nguồn lực tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng
nhất trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân. Nguồn tài
chính chính phục vụ cho công tác này trước hết và chủ yếu là từ ngân sách
nhà nước, bên cạnh đó là gọi các nguồn lực từ bên ngoài (như nguồn ODA,
các chương trình viện trợ không hoàn lại của nước ngoài), nguồn lực xã hội từ
các doanh nghiệp, tổ chức và nguồn lực từ trong nhân dân.
Nhìn một cách tổng quát nhất, thì các nguồn tài chính này được chi cho
các hoạt động như: xây dựng chính sách, pháp luật về các dịch vụ xã hội cơ
bản và, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể cho công tác đảm bảo các
quyền này; đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo các công trình công cộng, trụ sở làm
việc cũng như bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho những người cung cấp
các dịch vụ xã hội cơ bản…
Thứ hai, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của
người dân, nâng cao nền tảng kinh tế của cá nhân và hộ gia đình.
Đây là một trong những biện pháp làm giảm gánh nặng tài chính cho
Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của
người dân. Đối với những người đang trong độ tuổi học văn hóa hoặc có khả
năng tham gia các cấp giáo dục chuyên nghiệp, học nghề và làm việc thì Nhà
nước tạo cơ hội cho họ được trang bị các kiến thức văn hóa, nghề nghiệp nhất
30
định để có thể ứng dụng vào trong quá trình lao động, làm việc, tạo ra thu
nhập để đảm bảo cuộc sống, đồng thời tự trang trải được phần nào các chi phí
cần thiết trong quá trình tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
1.3.2. Biện pháp xã hội
Biện pháp xã hội là một trong những biện pháp tích cực quan trọng
trong việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.
Những nội dung tiêu biểu của biện pháp này gồm có:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn
xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quyền an sinh xã hội, trong đó có
quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Ở đây, việc nâng cao nhận thức được áp dụng đối với tất cả các chủ thể
trong xã hội chứ không phải chỉ dành cho một nhóm đối tượng riêng biệt. Cụ
thể, đó là các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, chủ sử dụng lao
động, người lao động, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Để thực hiện mục tiêu
này, công tác giáo dục, đào tạo, tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Các nội dung về quyền an sinh xã hội nói chung cũng như quyền tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản nói riêng, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền này
cần được phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
qua sách vở, báo viết… nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là
đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Hai là, thường xuyên xây dựng, triển khai thực hiện các dự án và các
chương trình nhằm đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của
người dân.
Có thể kể đến các dự án, chương trình tiêu biểu như: Dự án xây dựng
nhà ở hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp; Chương trình gây quỹ
ủng hộ trẻ em nghèo; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, học sinh bỏ học trở lại trường, xây dựng nhà bán trú dân nuôi ; Các
hoạt động giáo dục chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên;
31
Chương trình từ thiện khám và cấp thuốc miễn phí cho các hộ gia đình chính
sách, người dân và trẻ em nghèo; Hướng nghiệp dạy nghề tạo việc làm góp
phần nâng cao chất lượng lao động hỗ trợ việc làm cho người lao động
1.3.3. Biện pháp pháp lý
Nếu như biện pháp kinh tế và biện pháp xã hội trực tiếp thực hiện các
quyền của người hưởng an sinh thì ngược lại các biện pháp pháp lý lại tạo cơ
sở, môi trường pháp lý cho việc thực hiện và bảo đảm thực hiện các biện pháp
kinh tế, xã hội đó. Nội dung chủ yếu của biện pháp pháp lý bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ xã hội
cơ bản và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Do đặc thù là một lĩnh vực khá rộng, liên quan đến nhiều vấn đề khác
nhau trong đời sống xã hội nên việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đòi hỏi
phải có tính đồng bộ, tránh sự chồng chéo mâu thuẫn nhau. Song song với
việc xây dựng văn bản luật, cần tiến hành các hoạt động rà soát lại các văn
bản luật có liên quan để bổ sung sửa đổi cho phù hợp .
Thứ hai, áp dụng các chế tài xử lý nghiêm ngặt đối với những hành vi
xâm phạm quyền tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
Mặc dù đã có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ và hợp lý về bảo
đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhưng trong thực tế vẫn còn rất
nhiều hành vi xâm phạm đến các nhóm quyền này. Bởi vậy việc áp dụng các
trách nhiệm pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân là
hoàn toàn cần thiết. Tùy từng đối tượng và từng trường hợp vi phạm mà có
thể áp dụng một hoặc đồng thời một số loại trách nhiệm pháp lý sau: trách
nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Việc lựa chọn áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý này căn
cứ vào quy định của các văn bản pháp luật liên quan.
Thứ ba, có cơ chế thanh tra kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên việc thực
hiện pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
32
Các quy định của pháp luật về quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
sẽ trở thành pháp luật “trên giấy” nếu như không được tổ chức thực hiện trong
cuộc sống. Tuy nhiên nếu thực hiện pháp luật mà không có khâu thanh tra,
kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thì việc
thực hiện pháp luật sẽ khó mang lại hiệu quả, thậm chí trở nên hình thức. Do
vậy việc thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được coi trọng như một trong những
tiêu chí quan trọng nhất để bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
của người dân.
Kết luận chƣơng 1
Ở chương 1 của Luận văn, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lý luận
cơ bản về khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền an sinh xã hội; bảo đảm
quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó có
thể rút ra một số kết luận sau:
An sinh xã hội là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối
với những người yếu thế trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ
trợ cho các đối tượng khi họ gặp rủi ro trong cuộc sống, động viên khuyến
khích tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của chính họ. Quyền an sinh xã hội
chính là một bộ phận của quyền con người và điều này được các quốc gia trên
thế giới thừa nhận.
Quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là một bộ phận của quyền an
sinh xã hội, là một nhóm quyền con người được pháp luật quốc tế và quốc gia
ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản là việc nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để chắc chắn rằng người dân
có thể hưởng đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.
Những kết luận trên đây là cơ sở lý luận để đi sâu nghiên cứu, làm rõ
thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản ở Việt Nam trong Chương 2.
33
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC
TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng bảo đảm quyền giáo dục cơ bản
2.1.1. Quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền giáo dục cơ bản
Ngay từ những ngày đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng
và chính phủ đã xác định rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu, là điều kiện cơ
bản để phát triển con người, phát triển xã hội. Trong bản Hiến pháp đầu tiên
(1946) được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946, quyền được hưởng giáo dục
cơ bản được chính thức thừa nhận là quyền của công dân. Điều 15 của bản
Hiến pháp ghi rõ: “Nền sơ học1
cưỡng bách và không học phí. Ở các trường
sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.Học
trò nghèo được Chính phủ giúp”.Tiếp nối tinh thần này, các bản Hiến pháp
lần lượt ra đời sau đó (1959, 1980, 1992) đã có các quy định cụ thể hơn về
quyền được giáo dục tại các Điều 33, Điều 60 và Điều 59. Theo đó, việc đảm
bảo quyền được học tập của công dân đã được quy định rõ ràng hơn, từ việc
Nhà nước từng bước thực hiện chế độ giáo dục cưỡng bách (Hiến pháp 1959),
từng bước thực hiện giáo dục phổ thông bắt buộc (Hiến pháp 1980) tiến đến
khẳng định giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí. Đặc biệt, quyền được
học tập của nhóm đối tượng yếu thế là trẻ em tàn tật, người khuyết tật đã được
ghi nhận trong Hiến Pháp 1992, và mới đây nhất là Hiến pháp 2013.
1
Theo kiến trúc của nền giáo dục phổ thông Pháp – Việt, hệ thống giáo dục phổ thông có 3 bậc với học trình
là 13 năm, trong đó Bậc Tiểu Học có 6 năm:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année) (9)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur)
Ba lớp đầu còn được gọi là bậc sơ học.
34
Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, ngày 02/12/1998, Quốc hội
ban hành Luật giáo dục 1998, quy định các nội dung liên quan đến hệ thống
giáo dục quốc dân, trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, người học cũng như
quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Trải qua 7 năm thực hiện, năm
2005, Luật giáo dục mới được ban hành, thay thế cho luật giáo dục 1998, và
sau đó được sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong đó, quyền được hưởng giáo
dục cơ bản của công dân được quy định như sau: “Học tập là quyền và nghĩa
vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,
nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về
cơ hội học tập” [Điều 10]. Học tập bao gồm học văn hóa và học nghề. Giáo
dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở đều là bậc giáo
dục bắt buộc, cụ thể:
Giáo dục mầm non: thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ
em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi [Điều 21] nhằm giúp trẻ em phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một [Điều 22].
Giáo dục tiểu học: Được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến
lớp năm [Khoản 1, Điều 26] nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển Đóng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [Khoản 2,
Điều 27].
Giáo dục trung học cơ sở: Được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp
sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu
học, có tuổi là mười một tuổi [Khoản 1 Điều 26]. Giáo dục trung học cơ sở
nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu
học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ
thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [Khoản 3, Điều 27].
35
Trẻ em, người tàn tật, người nghèo là nhóm đối tượng thường xuyên
gặp hạn chế trong việc tiếp cận với giáo dục cơ bản, bởi vậy Nhà nước đã
dành nhiều sự quan tâm đến nhóm đối tượng đặc biệt này. Khoản 2, Điều 26
Luật giáo dục ghi rõ: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những
trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ;
học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật,
khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi
không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà
nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt
lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước
khi vào học lớp một”. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật khác cũng được
ban hành nhằm đảm bảo một cách tối đa quyền được học tập cho mọi công
dân.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 quy định
trẻ em có quyền được học tập bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập
không phải trả học phí. Quyết định số 239/QĐ-TTg, ngày 9/2/2010 khẳng
định mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015. Chính
sách phổ cập giáo dục tiểu học quy định trẻ em 6 tuổi phải được học lớp 1;
học sinh học tại trường, lớp tiểu học công lập không phải đóng học phí. Mặt
khác, nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, trẻ
em là người dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn, trẻ em không nơi nương
tựa được tiếp cận giáo dục cơ bản, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách
miễn, giảm học phí và các chính sách ưu đãi khác, như Quyết định
85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh
bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định 12/2013/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/1/2013 về chính sách hỗ trợ học sinh trung
học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết
36
định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ
gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế, xã hôi đặc biệt
khó khăn.
Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 là một trong những văn bản
quan trọng quy định về giáo dục đối với người khuyết tật, là nền tảng giúp
cho các cơ quan nhà nước triển khai các chính sách, hoạt động cần thiết để
xây dựng nền giáo dục phù hợp đối với nhóm đối tượng này, nhằm đảm bảo
cho người khuyết tật có thể được đáp ứng nhu cầu học tập như những người
bình thường khác; được hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để có thể tham gia
học tập và hòa nhập cộng đồng, trong đó: Phương thức giáo dục chủ yếu đối
với người khuyết tật là giáo dục hòa nhập, tức là, giáo dục chung người
khuyết tật và người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục [Khoản 4, Điều 2] .
Đây được xem là mô hình giáo dục hiệu quả và hoàn thiện nhất đối với người
khuyết tật. Việc được học tập tại môi trường bình thường, gần gia đình, bạn
bè sẽ giúp trẻ gần gũi với người thân, bạn bè, không còn cảm giác bị tách biệt
ra khỏi xã hội, giảm những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết của mình. Ngoài
ra, tùy vào các dạng tật và mức độ khuyết tật mà các học sinh khuyết tật có
thể được hưởng quyền giáo dục theo hai phương thức giáo dục chuyên biệt và
giáo dục bán hòa nhập.
Nhìn chung, những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được
hưởng giáo dục cơ bản khá đầy đủ và hợp lý, phù hợp với các công ước quốc
tế mà Việt Nam tham gia và ký kết. Tuy nhiên trong thực tế, việc thực thi
pháp luật còn gặp nhiều sai phạm. Nói cách khác, nhiều quy định của pháp
luật về quyền giáo dục cơ bản chưa thể đi vào thực tế do thiếu vắng những cơ
chế bảo đảm hiệu quả.
2.1.2. Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền giáo dục cơ bản
Sau một thời gian thực hiện chính sách đảm bảo giáo dục tối thiểu,
mạng lưới giáo dục ở Việt Nam đã được tăng cường. Năm học 2012 - 2013 cả
37
nước có 13.548 trường mầm non, 15.361 trường tiểu học; 10.847 trường
Trung học cơ sở và 2.708 trường Trung học phổ thông. Ngoài ra còn có 305
trường Phổ thông dân tộc nội trú và 569 trường Phổ thông dân tộc bán trú.
Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, phổ cập
giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Năm 2012, tỷ lệ học sinh trong độ
tuổi đi học mẫu giáo 5 tuổi đạt 98,6%, tiểu học đạt 97,4%, trung học cơ sở
trên 85,5%, trung học phổ thông đạt 54,4%; tỷ lệ trẻ khuyết tật đi học đạt
58,4%; tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân đạt 56,1 người; tỷ lệ người biết chữ
trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đạt 98,25%. Công bằng xã hội trong giáo dục
đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em dân tộc
thiểu số, con em gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Giáo dục ở vùng đồng
bảo dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt [24, Tr 97]. Có thể
thấy, đây là một kết quả đáng ghi nhận của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực
đảm bảo quyền được giáo dục cơ bản cho mọi công dân. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu kể trên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Một là, tỷ lệ trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số, người khuyết
tật không đi học, hoặc bỏ học còn ở mức cao. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể
đến là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nghèo đói khiến người dân không quan
tâm nhiều đến học tập. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ học phí,
miễn giảm học phí đối với nhóm đối tượng này, nhưng nhìn chung mức hỗ trợ
còn thấp. Bên cạnh đó, theo quy định của luật, học sinh cấp tiểu học ở các
trường công lập không phải nộp học phí. Tuy nhiên, có những chi phí khác
như chi phí đi lại, đồng phục, tài liệu học tập …do nhà trường và địa phương
đề ra thì phụ huynh và học sinh vẫn phải chi trả. Bởi vậy, cho dù đã được hỗ
trợ, nhiều trẻ em, người nghèo vẫn phải bỏ học để đi làm, nhằm giảm bớt
gánh nặng kinh tế cho bản thân và gia đình.
Ngoài nguyên nhân nghèo đói, khó khăn về khoảng cách từ nơi ở đến
trường học, cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp nghiêm trọng; sách, giáo
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Chris2610
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luậtLuận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
 
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với khối thông ti...
Luận văn: Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với khối thông ti...Luận văn: Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với khối thông ti...
Luận văn: Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với khối thông ti...
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAYLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Luận văn: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tửLuận văn: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Luận văn: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOTLuận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAYLuận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
 

Semelhante a Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT

Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamLuận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quyền tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY - Gửi miễ...
Quyền tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY - Gửi miễ...Quyền tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY - Gửi miễ...
Quyền tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộihajz_zjah
 

Semelhante a Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT (20)

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt NamLuận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Luận văn: Thực trạng thi hành pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Bảo hiểm y tế tự nguyện trong Luật Bảo hiểm y tế, HOT
Đề tài: Bảo hiểm y tế tự nguyện trong Luật Bảo hiểm y tế, HOTĐề tài: Bảo hiểm y tế tự nguyện trong Luật Bảo hiểm y tế, HOT
Đề tài: Bảo hiểm y tế tự nguyện trong Luật Bảo hiểm y tế, HOT
 
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội, HAY
 
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội tại Hà Nội
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội tại Hà NộiLuận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội tại Hà Nội
Luận văn: Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội tại Hà Nội
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
02050004525
0205000452502050004525
02050004525
 
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
 
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện BiênĐảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
 
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAYĐề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Quyền tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY - Gửi miễ...
Quyền tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY - Gửi miễ...Quyền tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY - Gửi miễ...
Quyền tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY - Gửi miễ...
 
Quyền tham gia của cá nhân trong xây dựng chính sách pháp luật - Gửi miễn phí...
Quyền tham gia của cá nhân trong xây dựng chính sách pháp luật - Gửi miễn phí...Quyền tham gia của cá nhân trong xây dựng chính sách pháp luật - Gửi miễn phí...
Quyền tham gia của cá nhân trong xây dựng chính sách pháp luật - Gửi miễn phí...
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
 
Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Trong Luật Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam.doc
Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Trong Luật Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam.docBảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Trong Luật Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam.doc
Bảo Hiểm Y Tế Tự Nguyện Trong Luật Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam.doc
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Último (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VÂN TRANG ĐẢM BẢO QUYỀN AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VÂN TRANG ĐẢM BẢO QUYỀN AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Hà nội – 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Vân Trang
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em CERD Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi thình thức phân biệt chủng tộc CEDAW Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. ILO Tổ chức lao động thế giới ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính tr ị ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh t ế, xã hội, văn hóa NGO Tổ chức phi ch ính phủ UDHR Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quy ền UNICEF Quỹ nhi đồng Liên h ợp qu ốc WHO Tổ chức y t ế thế giới
  • 5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………………………... 1 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quyền an sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản………………………………………………………………............. 9 1.1. Quan niệm về quyền an sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản……………………… 9 1.2.Nội dung quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản………………………………………………………………......... 16 1.3.Các biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản …………………………………………………… 28 Kết luận chương 1………………………………………………………. 32 Chƣơng 2: Thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam……………………….. 33 2.1. Thực trạng bảo đảm quyền giáo dục cơ bản……………………… 33 2.2. Thực trạng bảo đảm quyền chăm sóc y tế cơ bản………………… 40 2.3. Thực trạng bảo đảm quyền có nơi cư trú………………………….. 47 2.4. Thực trạng bảo đảm quyền được cung cấp nước sạch……………. 52 2.5.Thực trạng bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin……………….. 55 Kết luận chương 2………………………………………………………. 61 Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam 62 3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc bảo đảm thực hiện quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản……………………… 62
  • 6. 3.2. Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản………………………….. 64 3.3. Một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản………………………….. 68 Kết luận chương 3………………………………………………………. 73 KẾT LUẬN……………………………………………………………... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………... 76
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo đảm quyền an sinh xã hội là yêu cầu, và là điều kiện cần thiết cho sự ổn định, phát triển đất nước, góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của mọi người dân. Trên thực tế, quyền An sinh xã hội và bảo đảm thực hiện quyền an sinh xã hội luôn là mối quan tâm của cả nhân loại, là lý tưởng mà các quốc gia hướng tới, và là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Trong Tuyên ngôn Quốc tê Nhân quyền (1948) (UDHR) , Liên hợp quốc đã đề cập đến an sinh xã hội và nhấn mạnh: “Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có mức sống tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội, bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già... hoặc các trường hợp bất khả kháng khác”[ Điều 25] Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã luôn coi trọng việc đảm bảo quyền an sinh xã hội, coi việc phát triển bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm chất lượng sống cho người dân ngày càng được an toàn và cải thiện, là động lực và mục tiêu xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong một thời gian dài, an sinh xã hội chỉ được thực hiện ở mức độ nhất định với những chế độ cơ bản. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống an sinh xã hội ngày càng phát triển, thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Việc bảo đảm quyền an sinh xã hội cho người dân cũng được thực thi ngày một hiệu quả hơn thông qua hệ thống các văn bản pháp luật. Đặc biệt, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) khẳng định, công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội [Điều 34] . Đây là quyền mới, chưa có trong các bản Hiến pháp trước đây. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc khẳng định quyền được bảo đảm an sinh xã hội của người dân được xem là tất yếu.
  • 8. 2 Quyền an sinh xã hội ở nước ta ngày càng được nâng lên đáng kể, mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như: Quyền được bảo vệ thu nhập; Quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; Quyền được trợ giúp trong các hoàn cảnh khó khăn; Quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyền an sinh xã hội đối với một số đối tượng đặc biệt… Trong đó, Quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam hiện nay. Có thể hiểu, dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống dịch vụ được cung cấp, nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận. Dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm các nhóm: giáo dục cơ bản, chăm sóc y tế cơ bản, cư trú (nhà ở), cung cấp nước sạch, tiếp cận thông tin. Đó là những nhu cầu tối thiểu mà bất cứ một cá nhân nào cũng cần phải có, để tồn tại và phát triển. Con người là mục tiêu, động lực, tiền đề cho sự phát triển của mỗi một quốc gia. Bởi vậy, đảm bảo tốt đời sống cho người dân, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cũng chính là góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay, ở Việt Nam, bảo đảm quyền an sinh trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, như: Luật Giáo dục (2005, sửa đổi năm 2009), Luật Bảo hiểm y tế (2008), Luật Khám chữa bệnh (2009), Luật cư trú (2006, sửa đổi, bổ sung 2013), Luật Nhà ở (2014), Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, Luật Báo chí (1989, sửa đổi năm 1999), Luật Viễn thông (2009)… Những văn bản này đã luật hóa hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản một cách có hiệu quả, thông qua hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, làm cơ sở cho sự phát triển thống nhất, toàn diện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội ở nước ta.
  • 9. 3 Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc bảo đảm quyền an sinh trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở nước ta còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, nội dung bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, mặc dù đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ trong các văn bản pháp luật, nhưng xét từ khía cạnh quản lý, thi hành, áp dụng trong thực tiễn, việc quy định như vậy dẫn đến sự tản mạn, lan man, thiếu tính hệ thống. Bên cạnh đó, trong từng khía cạnh của các dịch vụ xã hội cơ bản, việc bảo đảm quyền cho người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể kể đến một số ví dụ, như : Trong lĩnh vực giáo dục, mặc dù Việt Nam đã hoàn thành được một số mục tiêu như phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong độ tuổi, tuy nhiên, chất lượng giáo dục không đồng đều, năng lực giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, học sinh bỏ học nhiều do hoàn cảnh khó khăn… Trong lĩnh vực y tế, nhìn chung các hoạt động khám chữa bệnh còn nhiều yếu kém. Chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là các tuyến y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương thường trong tình trạng quá tải. Thủ tục hành chính khám chữa bệnh còn rườm rà, nhất là đối với đối tượng có bảo hiểm y tế. Trong việc tiếp cận thông tin, do chưa được cụ thể hóa thành cơ chế bảo đảm, quyền thông tin của công dân chưa được thực thi một cách thống nhất, hiệu quả trong các lĩnh vực. Thực tế này đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu, đánh giá toàn diện về việc bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề Đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam làm đề tài Luận văn thạc sĩ, nhằm giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản ở nước ta hiện nay.
  • 10. 4 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản không còn là vấn đề mới mẻ. Ở những phương diện và mức độ khác nhau đã có một số công trình, bài báo đề cập đến vấn đề này. Dựa vào nguồn tư liệu bao quát được, và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi thấy nổi bật lên một số công trình sau: Năm 2010, cuốn sách “Pháp luật an sinh xã hội - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS.Nguyễn Hiền Phương được xuất bản, đã đưa đến cái nhìn tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật an sinh xã hội, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật. Năm 2011, trong cuốn chuyên khảo “Pháp luật về an sinh xã hội:kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam”, các tác giả TS. Trần Hoàng Hải và TS. Lê Thị Thúy Hương đã nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở một số quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Đức, Nga, đồng thời trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhận định, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế trong pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này. Năm 2014, Chuyên khảo “Quyền An sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam”, do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên, được xuất bản. Đây công trình tiêu biểu nghiên cứu toàn diện, hệ thống vấn đề quyền An sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội. Cuốn sách gợi mở nhiều vấn đề cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về an sinh xã hội, đặc biệt là trên phương diện quyền con người ở nước ta hiện nay. Trong đó, vấn đề quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đã được tác giả đề cập đến ở mục 3.3, chương III – “Quyền An sinh xã hội trong pháp luật Việt Nam”. Đặc biệt, các tác giả đã dành hẳn chương VII để bàn về “Thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”. Tuy nhiên, do tính chất của một cuốn
  • 11. 5 sách chuyên khảo, nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về mọi mặt của quyền An sinh xã hội, nên các tác giả chưa đi sâu, phân tích lý giải vấn đề trên cơ sở phân loại các nhóm đối tượng của quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Như đã nói ở trên, quyền tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm các nhóm: Quyền giáo dục cơ bản, Quyền chăm sóc y tế cơ bản, Quyền có nơi cư trú (nhà ở), Quyền được cung cấp nước sạch, Quyền tiếp cận thông tin. Việc phân tích, nghiên cứu những nhóm quyền này cũng đã được nhiều người quan tâm. Một số đề tài nghiên cứu, sach chuyên khảo, bài báo khoa học đã bước đầu đi sâu bàn về những vấn đề cụ thể. Trong đó, có thể kể đến một số công trình được công bố thời gian gần đây, như: Lê Thị Hoài Thu, Xây dựng Luật bảo hiểm y tế ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2008; Đào văn Dũng, Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta: Thành tựu, Thách thức và giải pháp, Tạp chí Tuyên giáo, 2009; Vũ Công Giao, Cơ chế và việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam, Website của Trung tâm nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân; Phạm Thị Phương Liên, Quyền tiếp cận thông tin và thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Đại học Văn hóa Hà Nội ; Nguyễn Hiền Phương (Chủ biên), Pháp luật bảo hiểm y tế một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013; Nguyễn Hiền Phương, Giáo dục đối với người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam – Từ quy định đến thực tiễn, Tạp chí Luật học – Đại học Luật Hà Nội, 2013… Ở những phạm vi và mức độ khác nhau, những công trình, bài viết kể trên đã đề cập đến thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận một số nhóm dịch vụ xã hội cơ bản ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết những bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào một số vấn đề, như dịch vụ y tế, quyền tiếp cận thông tin. Trong khi đó có nhiều vấn đề thiết yếu của đời sống xã hội, như: quyền giáo dục cơ bản, quyền được cư trú, quyền tự do
  • 12. 6 báo chí, quyền được cấp nước sạch,… vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ, thậm chí là còn bỏ ngỏ. Kinh tế - xã hội của nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống an sinh xã hội. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế xã hội đã cho thấy, nhiều vấn đề bất cập của hệ thống luật pháp hiện hành về bảo đảm quyền an sinh xã hội nói chung và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nói riêng. Nói cách khác, nhiều vấn đề của luật pháp đã không còn phù hợp với sự phát triển, biến động của đời sống xã hội. Thực tế đó đòi hỏi cần thiết phải có một công trình nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, và có hệ thống về quyền được tiếp cận các nhóm dịch vụ xã hội cơ bản trong bảo đảm an ninh xã hội. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước về bảo đảm quyền an sinh xã hội, chúng tôi thực hiện đề tài Bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam với mong muốn góp thêm một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo đảm quyền an sinh xã hội ở nước ta. Dựa vào những khảo sát, phân tích một cách hệ thống, toàn diện những văn bản pháp luật hiện hành ở nước ta về Bảo đảm quyền an sinh xã hội, chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề lý luận, thực tiễn về bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục tiêu tổng quát Luận văn đưa ra một cái nhìn tương đối hệ thống, toàn diện về bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từ đó, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. 3.2 Mục tiêu cụ thể
  • 13. 7 Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn cần giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, khái quát được một số vấn đề lý luận về quyền an sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Thứ hai, chỉ ra thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, về vấn bảo đảm quyền con người nói chung và quyền an sinh xã hội nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, hệ thống, tiếp cận lịch sử và phương pháp so sánh để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Đây là Luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam. Đề tài có ý nghĩa lý luận trong việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, toàn diện về an sinh xã hội, làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật liên quan, nhằm đảm bảo chất lượng đời sống cho người dân, ổn định xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
  • 14. 8 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền an sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
  • 15. 9 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN AN SINH XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN 1.1. Quan niệm về quyền an sinh xã hội và bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 1.1.1. Quyền an sinh xã hội một trong những quyền cơ bản của con ngƣời Như một lẽ tự nhiên, để tồn tại và phát triển, con người trước hết phải có cái ăn, cái mặc, có chỗ để ở. Những nhu cầu thiết yếu ấy chỉ có thể được đáp ứng khi con người biết lao động, được lao động. Nói cách khác, lao động là điều kiện, là phương thức có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của con người, xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải khi nào con người cũng có thể lao động tạo ra thu nhập. Bởi lẽ, trong cuộc sống con người luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh mà nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía, như ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, tuổi già, tử vong; thiên tai hay rủi ro trong nghề nghiệp. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, cuộc sống của con người phụ thuộc nhiều vào môi trường sống tự nhiên và xã hội. Ở đó luôn tiềm ẩn những biến động, thay đổi khó lường. Bởi vậy, để tồn tại và phát triển, con người phải luôn chủ động tìm kiếm những giải pháp khắc phục khó khăn, ứng phó với những rủi ro, bất trắc. Từ rất sớm, con người đã nghĩ tới việc “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” và ứng xử với nhau theo tinh thần “tương thân tương ái”, san sẻ, đùm bọc nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của Nhà nước ở các chế độ xã hội khác nhau. Trong đó, an sinh xã hội được nhìn nhận như một vấn đề thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của con người, xã hội.
  • 16. 10 Bước ngoặt lớn, đánh dấu cho sự ra đời chính thức của hệ thống an sinh xã hội đó là cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào thế kỷ XIX ở các nước châu Âu. Lao động thủ công được thay thế bằng lao động máy móc,nền sản xuất thủ công dần chuyển sang nền sản xuất cơ khí. Năng suất lao động ngày càng cao, đời sống của người ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội, người lao động luôn phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm, giảm thu nhập do tai nạn lao động, ốm đau và tuổi già. Để đối phó với những nguy cơ ngày một hiện hữu, các nghiệp đoàn đã hình thành những quỹ cứu trợ, nhằm bảo đảm ổn định xã hội và lợi ích của người lao động. Nhận rõ ích lợi của hoạt động đó, nhà nước và giới chủ đã tham gia vào việc đóng góp, hình thành và tổ chức hoạt động của các quỹ mang tính đoàn kết, tương trợ. Đây có thể xem là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của hệ thống an sinh xã hội. Mô hình an sinh xã hội đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Đức vào năm1850, sau đó bắt đầu lan dần ra châu Âu rồi sang các nước Mỹ Latinh, Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, an sinh xã hội đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu Á, châu Phi, vùng Caribe. Thuật ngữ An sinh xã hội lần lượt được ghi nhận trong nhiều văn bản, đạo luật khác nhau . Đạo luật đầu tiên về An sinh xã hội trên thế giới là Đạo luật năm 1935 ở Mỹ. Theo đó, an sinh xã hội “…là sự bảo đảm nhằm bảo tồn nhân cách cùng những giá trị cá nhân đồng thời tạo lập cho mỗi con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ”. Tiếp đến, Hiến chương Đại Tây Dương (1941) cũng chính thức sử dụng thuật ngữ “An sinh xã hội”. Trong bản Hiến chương này, an sinh xã hội được hiểu theo nghĩa rất rộng, đó là: “Sự bảo đảm thực hiện quyền con người sống trong hoà bình, được tự do làm ăn cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ của pháp luật, được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, được học tập, làm việc,
  • 17. 11 nghỉ ngơi, có nhà ở, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập để có thể thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, thai sản, ốm đau, tuổi già...”. Trong cuốn sách “Giới thiệu về an sinh xã hội” do Tổ chức lao động quốc tế xuất bản tại Genever năm 1992, khái niệm về an sinh xã hội được xác định: “...là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hoà bình, được học tập, được làm việc và nghỉ ngơi, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập” Tại Hội nghị trù bị về “an sinh xã hội ASEAN” tháng 6/2001 ở Singapore, các nhà khoa học cũng đã đưa ra một khái niệm tương đối rộng về an sinh xã hội. Hệ thống an sinh xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội và tiết kiệm; Bảo hiểm tai nạn công nghiệp, y tế, người già, thất nghiệp. Đó là hệ thống có sự tham gia đóng góp của các bên tạo nguồn dự trữ để sử dụng cho các trường hợp tuổi già, ốm đau, thai sản, chết, tàn tật, thương tật, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp; Trợ giúp xã hội và những dịch vụ xã hội (trợ cấp). Đó là loại phúc lợi xã hội trích từ thuế và các nhà tài trợ và chính sách thị trường lao động (bao gồm cả thị trường lao động tích cực và thụ động); tạo cơ hội việc làm, hình thành nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm (thông tin, giới thiệu việc làm; đào tạo lại; hỗ trợ việc làm). Qua các khái niệm trên, có thể thấy an sinh xã hội có đối tượng áp dụng rộng lớn, bao gồm toàn bộ thành viên xã hội. Không nên xem an sinh xã hội đơn thuần chỉ là giá trị về tiền bạc, mà phải xem đó là sự đầu tư cho con người, lấy con người làm trọng tâm, nhằm mục tiêu nâng cao sức lao động, hướng tới một nền sản xuất hiệu quả. Nói một cách cụ thể hơn, nội dung của an sinh xã hội chính là sự bảo vệ của xã hội được thực hiện thông qua một loạt các biện pháp công cộng tiến hành bởi Nhà nước, tổ chức, cá nhân. dưới hình thức tương trợ bằng tiền, hiện vật, phương tiện... nhằm mục đích chống lại những túng quẫn về kinh tế, những khó khăn về mặt xã hội của người dân khi gặp phải những biến cố, rủi ro góp phần đảm bảo cuộc sống con người và cao hơn thế là đảm bảo an toàn chung cho toàn xã hội.
  • 18. 12 Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về an sinh xã hội. Do được dịch từ nhiều thứ tiếng khác nhau nên có nhiều cách gọi khác nhau cho nội dung này như: “An ninh xã hội”, “An toàn xã hội”, “Bảo trợ xã hội”. Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất sử dụng cụm từ “an sinh xã hội” xuất phát từ cụm từ “Social security” mà ILO ghi nhận. Về nội hàm của “an sinh xã hội”, trong một công trình nghiên cứu của mình, PGS.TS Đỗ Minh Cương cho rằng an sinh xã hội “…là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, trước hết là trong những trường hợp túng thiếu về kinh tế và xã hội, bị mất hoặc giảm sút thu nhập đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ do thai sản, về già, trong các trường hợp thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn. Đồng thời xã hội cũng ưu đãi những thành viên của mình đã xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc biệt cho cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặt khác cũng cứu vớt những thành viên lầm lỗi mắc vào tệ nạn xã hội nhằm phối hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội khác đạt tới mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”[25, tr18] . Tiếp cận dưới góc độ rộng hơn, GS.Tương Lai cho rằng “An sinh xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, không chỉ bao hàm sự bảo vệ của xã hội đối với mọi người khi gặp phải thiếu thốn về kinh tế mà còn đảm bảo về môi trường thuận lợi để giúp mọi người phát triển về giáo dục, văn hóa nhằm nâng cao trình độ dân trí, học vấn.”[26]. Có thể thấy, các khái niệm này đều xác định được những nội dung cơ bản của an sinh xã hội song do được tiếp cận từ những góc độc khác nhau nên chỉ phù hợp với những giới hạn nhất định. Ở đây, chúng tôi đồng tình với quan điểm của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu trong bài viết “Một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội”, theo đó: “an sinh xã hội là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những người “yếu thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu nhập hoặc là bị
  • 19. 13 rủi ro, bất hạnh, hoặc là trong tình trạng nghèo đói, hoặc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất sức lao động, già yếu...động viên, khuyến khích tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của chính họ.” Nói cách khác, mục đích sâu xa của an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên, thể hiện ý nghĩa xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Nhìn từ góc độ này thì “quyền an sinh xã hội” chính là một bộ phận của quyền con người và điều này được các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Trong Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948, nội dung của quyền an sinh xã hội được khẳng định:“Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng an sinh xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người…”. Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể của ILO đã thông qua Công ước số 102, được gọi là Công ước về an sinh xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở tập hợp các chế độ về an sinh xã hội đã có trên toàn thế giới thành chín bộ phận: Chăm sóc y tế, Trợ cấp ốm đau, Trợ cấp thất nghiệp, Trợ cấp tuổi già (hưu bổng), Trợ cấp tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp, Trợ cấp thai sản,Trợ cấp tàn tật, Trợ cấp tiền tuất, Trợ cấp gia đình. Theo công ước này, Nhà nước chịu trách nhiệm chính về bộ máy quản lý, bảo đảm an toàn và kiểm soát hoạt động của quỹ an sinh xã hội, tạo điều kiện cho đại diện của những người được bảo vệ, người sử dụng lao động và Chính phủ cùng tham gia. Tháng 11/1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội văn hóa (ICESCR) ra đời, ghi nhận quyền an sinh xã hội như sau: “Các quốc gia thành viên Công ước này công nhận quyền được hưởng an sinh xã hội của tất cả mọi người, bao gồm cả bảo hiểm xã hội”[Điều 9]. Tuy cách thức diễn đạt, ghi nhận ở các văn bản này có
  • 20. 14 khác nhau, song tất cả đều có sự gặp gỡ và thống nhất, theo đó quyền an sinh xã hội là quyền của con người được bảo đảm an toàn để sinh sống trong đời sống chung của cộng đồng xã hội”[22, tr17]. Là một bộ phận của quyền con người, nên quyền an sinh xã hội cũng mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của quyền con người, đó là: tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau [22, tr19]. Ngày nay, an sinh xã hội ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của nó đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào có thể bác bỏ được chân lý “Quyền được hưởng an sinh xã hội là một trong những quyền cơ bản của con người”. Việc thực hiện an sinh xã hội không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, và nó được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động cứu trợ xã hội, các hiệp định hợp tác về bảo hiểm xã hội giữa các quốc gia vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. 1.1.2. Khái niệm bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 1.1.2.1. Dịch vụ xã hội Trước hết, theo nghĩa rộng, “dịch vụ xã hội” là một khái niệm “kép”, được gắn kết hữu cơ bởi hai khái niệm “dịch vụ” và “xã hội”, bao gồm những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị chân lý, nhân văn, vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng, tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng loại hình dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục - thể thao và các trợ giúp xã hội khác. [7, Tr20-21]
  • 21. 15 Tuy nhiên, trong bối cảnh nghiên cứu của luận văn, chúng tôi không nghiên cứu về dịch vụ xã hội theo nghĩa rộng như trên mà xem xét nó trong mối liên hệ với chức năng bảo đảm an sinh và phát triển xã hội của ngành Lao động thương binh và xã hội. Cụ thể, dịch vụ xã hội là những hình thức cụ thể hoá của các chính sách xã hội. Cần phải hiểu khái niệm dịch vụ xã hội như là những phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là các nhóm đối tượng yếu thế mà nhà nước và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGO) thực hiện và cung cấp. Dịch vụ xã hội cung cấp và hỗ trợ thông qua các dịch vụ đặc thù giúp các công dân trong xã hội có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa nhập và tham gia vào thị trường lao động cũng như các hoạt động cộng đồng, xã hội [30]. Qua các tài liệu nghiên cứu của ILO [3] thì dịch vụ xã hội ở đây bao gồm dịch vụ y tế, dự phòng y tế, dự phòng tai nạn, dịch vụ đặc biệt đối với người tàn tật, người già yếu bảo vệ trẻ em, kế hoạch gia đình... Việc đưa những loại dịch vụ này vào hệ thống An sinh xã hội là tuỳ thuộc theo lịch sử phát triển An sinh xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước và theo thứ tự ưu tiên trong cơ cấu và phạm vi của các dịch vụ. 1.1.2.2. Dịch vụ xã hội cơ bản. Trong bài viết “A Theory of Human Motivation” [27], nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra nhận định: về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Theo đó, có thể chia nhu cầu thành 5 tầng: Tầng thứ nhất: Nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống, nghỉ ngơi…; Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ…; Tầng thứ ba: Nhu cầu giao tiếp xã hội: Tình thương yêu, được hoà nhập; Tầng thứ tư: Nhu cầu được tôn trọng: Được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm người…;Tầng thứ năm: Nhu cầu tự khẳng định mình: Nhu cầu hoàn thiện, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình.
  • 22. 16 Có thể thấy, nhu cầu cơ bản là những nhu cầu không thể thiếu hụt mà nếu không được đáp ứng, con người khó có thể tồn tại và phát triển. Căn cứ vào tháp nhu cầu của Maslow và căn cứ vào sự phát triển chung của xã hội, có thể kể đến các nhu cầu cơ bản để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của con người, đó là: thức ăn, không khí, nước, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, việc làm và hòa nhập vào xã hội. Bất cứ một cá nhân nào trong xã hội cũng đều có quyền được đáp ứng các nhu cầu cơ bản nói trên. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống được gọi là dịch vụ xã hội cơ bản [28] Từ các quan điểm và những cơ sở phân tích ở trên, có thể hiểu dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống các hoạt động đầu tiên và ở tầng thấp nhất trong hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo những điều kiện cần thiết tối thiểu nhất cho cuộc sống của người dân. Như vậy, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là một bộ phận của quyền an sinh xã hội, là một nhóm quyền con người được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Khái niệm đảm bảo ở đây được hiểu là việc tạo mọi điều kiện cần thiết, chắc chắn để đạt được mục tiêu. Do đó, đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là việc nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để chắc chắn rằng người dân có thể hưởng đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Tùy vào điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, tùy vào từng giai đoạn nhất định mà mức độ đảm bảo quyền này có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, phạm vi của quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có thể bao gồm các quyền: 1) Quyền được hưởng giáo dục cơ bản; 2) Quyền được chăm sóc y tế cơ bản; 3) Quyền có nơi cư trú; 4) Quyền được cung cấp nước sạch và 5) Quyền được tiếp cận thông tin. 1.2.Nội dung quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 1.2.1. Quyền đƣợc hƣởng giáo dục cơ bản
  • 23. 17 Trước hết, cần phải hiểu “Nhu cầu học tập cơ bản là những kỹ năng học tập cần thiết như (biết chữ, biết diễn đạt bằng lời nói, biết đếm số, và giải quyết vấn đề) và những nội dung học tập cơ bản (như kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ) cần thiết của con người để có thể sống, phát triển đầy đủ năng lực của mình, sống và làm việc có nhân phẩm, tham gia đầy đủ quá trình phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa ra quyết định và tiếp tục học tập”(Điều 1, UDHR). Do vậy, quyền được hưởng giáo dục cơ bản là một quyền con người, đồng thời là điều kiện không thể thiếu để thực hiện những quyền con người khác. Không ai có thể phủ nhận giáo dục là phương tiện quan trọng nhất mà nhờ đó tất cả mọi người (kể cả trẻ em) có thể tự mình thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo và nắm bắt được những điều kiện cần thiết để tham gia vào cộng đồng xã hội. Chỉ khi được tiếp cận với giáo dục, con người mới nhận thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình, biết tự bảo vệ mình và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật dạy nghề phải đến được với mọi người và giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng” [Điều 26]. Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, quyền được hưởng giáo dục cơ bản gắn liền với quyền được phổ cập giáo dục của công dân. Nói cách khác, đó là sự bảo đảm tất cả mọi công dân tối thiểu phải đạt trình độ giáo dục ở một bậc đào tạo nhất định. Mặc dù giáo dục tiểu học không đồng nghĩa với giáo dục cơ bản, nhưng có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai khái niệm đó. Theo quan điểm của UNICEF, “Giáo dục tiểu học là hợp phần quan trọng nhất của giáo dục cơ bản” [23, Tr1], bởi vậy giáo dục tiểu học có hai đặc trưng cơ bản nhất đó là “bắt buộc” và miễn phí cho tất cả mọi người”. Quy định này sau đó được cụ thể hóa trong các Điều 13 và Điều 14 của ICESCR, trong đó Điều 13 quy định toàn
  • 24. 18 diện và bao quát nhất về quyền được giáo dục trong luật quốc tế về quyền con người; còn Điều 14 quy định các kế hoạch hành động về giáo dục tiểu học. Theo bình luận chung số 13 về Quyền được giáo dục của Ủy ban kinh tế, xã hội, văn hóa được thông qua tại phiên họp lần thứ 21 năm 1999, việc đảm bảo quyền được hưởng giáo dục cơ bản có thể được thực hiện ở các mức độ khác nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia, tuy nhiên, phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Tính sẵn có: Các chương trình và cơ sở giáo dục đang hoạt động phải đảm bảo đủ về số lượng trong lãnh thổ thuộc quyền tài phán của quốc gia thành viên. Những yêu cầu cho hoạt động của các chương trình và cơ sở này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả môi trường phát triển mà các chương trình và cơ sở đó vận hành. Chẳng hạn: đòi hỏi tất cả các cơ sở và chương trình phải có cơ sở vật chất hoặc những bảo đảm khác liên quan đến các vấn đề như cơ sở vệ sinh cho cả hai giới, nước sạch, giáo viên đã qua đào tạo được nhận mức lương cạnh tranh ở trong nước, tài liệu giảng dạy…; đồng thời, một vài chương trình và cơ sở còn đòi hỏi những trang thiết bị như thư viện, máy tính và công nghệ thông tin. Tính có thể tiếp cận: Trong phạm vi thẩm quyền tài phán của Quốc gia thành viên, các cơ sở và chương trình giáo dục phải mở cho sự tiếp cận của tất cả mọi người mà không có phân biệt đối xử nào. Khả năng tiếp cận thể hiện ở ba khía cạnh sau: i) Không phân biệt đối xử - xét cả về mặt pháp lý và thực tiễn, giáo dục phải mở cửa cho tất cả mọi người có thể tiếp cận, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương nhất mà không có sự phân biệt đối xử căn cứ vào bất cứ yếu tố nào đã bị cấm; ii) Có thể tiếp cận trên thực tế - giáo dục phải bảo đảm để mọi người có thể tiếp cận trên thực tế và an toàn, thông qua việc học tập trực tiếp ở những cơ sở có vị trí địa lý thuận lợi hợp lý (ví dụ: một môi trường ở khu vực lân cận) hoặc thông qua việc học tập gián tiếp thông qua công nghệ hiện đại; iii) Phù hợp về kinh tế - giáo dục phải có thể
  • 25. 19 chấp nhận được với mọi người về mặt chi phí. Giáo dục tiểu học là miễn phí cho tất cả mọi người, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải dần dần áp dụng giáo dục miễn phí ở cấp trung học và cấp học cao hơn Tính có thể chấp nhận được: Hình thức và nội dung giáo dục bao gồm cả giáo trình và phương pháp giảng dạy, phải có thể chấp nhận được (ví dụ: phải có tính liên quan, phù hợp về văn hóa và có chất lượng tốt) đối với sinh viên và trong những trường hợp cần thiết cả đối với các bậc cha mẹ. Tính thích ứng: Giáo dục phải linh hoạt để thích ứng với những nhu cầu liên tục thay đổi của xã hội và cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong những môi trường xã hội và văn hóa đa dạng [9, Tr93-94]. 1.2.2. Quyền chăm sóc sức khỏe cơ bản Trong cuộc sống con người, sức khỏe là "yếu tố thứ nhất" giữ vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi con người và xã hội. Nói đến sức khỏe của con người là nói đến sự thống nhất, hài hòa giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Điều này đã được thể hiện rõ trong định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ghi nhận trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội”. Theo đó, không có một hoạt động nào của con người mà không cần đến sức khỏe. Khi có sức khỏe, con người mới có thể thực hiện được những hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội có hiệu quả. Đó là cơ sở để mỗi con người khẳng định mình trong xã hội, đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước. Hiến chương của WHO năm 1946 là công cụ quốc tế đầu tiên bảo vệ sức khỏe, coi đó là “quyền cơ bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, điều kiện kinh tế hay xã hội”. Hiến chương đó được xem là đã thúc đẩy điều khoản về sức khỏe trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Quyền được chăm sóc sức khỏe được ghi nhận là một phần của quyền được có mức sống thích đáng, quy định tại Điều 25, theo đó, “Mọi
  • 26. 20 người có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết… Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc, và giúp đỡ đặc biệt”. Quy định của Điều 25 UDHR sau đó đã được cụ thể hóa trong nhiều Công ước, như Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR); Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Công ước về Quyền trẻ em (CRC); Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD); Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993. Đặc biệt, Điều 12 ICESCR được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo điều này, mọi người có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp; ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác và tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu [10, Tr272-273]. Trong Bình luận chung số 14 về Quyền đạt được mức độ sức khỏe cao nhất có thể của Ủy ban kinh tế, xã hội, văn hóa, thông qua tại phiên họp lần thứ 22 năm 2000, đã giải thích về quyền được chăm sóc sức khỏe như một quyền tổng hợp, có nội dung không chỉ liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe thích đáng và kịp thời, mà còn liên quan đến những yếu tố cơ sở quyết định đến sức khỏe như tiếp cận nước sạch, lương thực an toàn, dinh dưỡng đầy đủ, nhà ở đảm bảo an toàn, môi trường sinh sống và môi trường làm việc lành mạnh… Bên cạnh đó, ủy ban cũng chỉ ra những yếu tố cơ bản cấu thành trong
  • 27. 21 việc đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe cơ bản. Có thể tóm tắt lại như sau: [9. Tr115-116] Tính sẵn có: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế công, các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như các chương trình y tế cần phải sẵn sàng và đủ về số lượng trong phạm vi Quốc gia thành viên. Nó bao gồm các yếu tố quyết định nền tảng với sức khỏe như nước sạch, điều kiện vệ sinh, bệnh viện, trạm y tế, cán bộ y tế có trình độ chuyên môn đạt yêu cầu, các loại thuốc điều trị thiết yếu ..vv.. Tính có thể tiếp cận: Các cơ sở chăm sóc y tế, hàng hóa và dịch vụ phải có thể tiếp cận được đối với mọi người mà không có sự phân biệt đối xử trong phạm vi thẩm quyền của Quốc gia thành viên. Tính có thể tiếp cận bao gồm các khía cạnh: i) Không phân biệt đối xử: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ y tế phải có thể được tiếp cận được đối với tất cả mọi người, nhất là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, bị gạt ra ngoài lề xã hội, mà không có sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ cơ sở nào đã bị cấm; ii) Có thể tiếp cận thực tế: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa dịch vụ y tế và những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khỏe như nước sạch, cơ sở vệ sinh đủ điều kiện đều phải nằm trong phạm vi tiếp cận được của tất cả các bộ phận dân cư; iii) Có thể tiếp cận về mặt kinh tế: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa dịch vụ y tế (được cung cấp bởi tư nhân hay nhà nước) phải phù hợp về mặt chi phí đối với mọi người; iv) Có thể tiếp cận về mặt thông tin: Khả năng có thể tiếp cận bao gồm quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến những thông tin và ý tưởng liên quan đến các vấn đề về sức khỏe. Tính có thể chấp nhận: Tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ y tế phải tuân theo đạo đức y tế, phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung và của văn hóa địa phương nơi có cơ sở chăm sóc sức khỏe đó. Chất lượng: Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ y tế phải phù hơp về mặt khoa học, y học và có chất lượng tốt. Điều này đòi hỏi
  • 28. 22 phải có đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn tốt, các loại thuốc được phê duyệt cẩn thận và còn hạn sử dụng, thiết bị y tế đạt chuẩn yêu cầu, nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh. Ngoài những nguồn nêu trên, quyền được chăm sóc sức khỏe còn được ghi nhận trong một số văn kiện khu vực về quyền con người, chẳng hạn như Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961 sửa đổi [Điều 11]; Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981 [Điều 16]; Nghị định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1988 [Điều 10]… và trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới.. 1.2.3. Quyền có nơi cƣ trú Quyền có nơi cư trú là quyền của công dân được sinh sống tại một nơi nào đó dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Theo chúng tôi, nội hàm của quyền này bao gồm quyền tự do cư trú và quyền có nơi ở (nhà ở) hợp pháp. Quyền tự do cư trú gắn liền với quyền tự do đi lại. Đây là hai quyền rất quan trọng cho việc phát triển cá nhân, cũng là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Điều 13 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 khẳng định “Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia”. Quy định này được tái khẳng định và ghi nhận tại Điều 12 và 13 ICCPR và trong các Bình luận chung của Ủy ban nhân quyền. "Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kì nước nào, kể cả nước mình (...) Không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về nước mình". Có thể thấy, Điều 12 Công ước đề cập đến 4 dạng tự do cụ thể của các cá nhân: Tự do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; tự do đi khái bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; tự do trở về nước mình. Tuy nhiên, quyền tự do đi lại và cư trú không phải là một quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn chế nếu “do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc
  • 29. 23 các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được ICCPR công nhận”. Quyền có nơi ở (nhà ở) nằm trong nội hàm của quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng – một tập hợp các quyền liên quan đến việc bảo đảm những điều kiện cơ bản của cuộc sống, như: ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế… Quyền này lần đầu tiên được đề cập trong Khoản 1 Điều 25 UDHR, trong đó nêu rõ: “mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ”. Quy định kể trên, sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 11 ICESCR, trong đó nêu rõ: Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc thực hiện quyền này, và vì mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của hợp tác quốc tế dựa trên sự tự do chấp thuận. Có thể nói, mặc dù đã có nhiều văn kiện quốc tế nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của quyền được có nhà ở, như Tuyên bố của Liên hợp quốc về Sự phát triển và tiến bộ xã hội (1969); Tuyên bố Vancouver của Liên hợp quốc về sự định cư của con người (1976), nhưng Điều 11 của ICESCR được xem là điều khoản quy định toàn diện nhất. Liên quan đến Điều 11 ICESCR, trong Bình luận chung số 04 đề cập đến Quyền có nhà ở thích đáng, thông qua tại phiên họp thứ 6 năm 1991, Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã giải thích rất cụ thể về ý nghĩa và nội hàm của quyền này, trong đó có thể tóm tắt những vấn đề chính như sau:
  • 30. 24 Theo quan điểm của Ủy ban, quyền có nhà ở không được hiểu theo nghĩa hẹp là quyền có một nơi trú ngụ với một mái che trên đầu. Thay vào đó, cần hiểu đó là quyền được sống ở một nơi an toàn, bình yên và xứng đáng với phẩm giá con người. Khoản 1 Điều 11 không chỉ nói đến nhà ở, mà còn nói đến nhà ở thích đáng. Khái niệm nơi ở thích đáng ở đây được hiểu là nơi được đảm bảo cơ bản ở mức chấp nhận được về tính riêng tư, an ninh, ánh sáng và sự thông thoáng, kết cấu hạ tầng và địa điểm phù hợp với công việc và các cơ sở vật chất – tất cả đều với chi phí hợp lý. Việc đưa ra định nghĩa về khái niệm “thích đáng” này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyền về nhà ở, bởi nó giúp cân bằng hàng loạt các yếu tố cần phải tính đến khi quyết định liệu một hình thức cư ngụ bất kỳ có phải là “nhà ở thích đáng”[9, Tr25-26]. Mặc dù các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa, khí hậu, sinh thái và các yếu tố khác quyết định một phần tính thích đáng, nhưng những khía cạnh nêu sau đây cần được xem xét trong bất cứ bối cạnh cụ thể nào [9, Tr26,27] : i) Bảo đảm pháp lý: Quyền với nhà ở có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như nhà thuê (của các chủ thể công cộng hay tư nhân), nhà hợp tác, nhà thuộc sở hữu của mình, nhà tạm ở trong trường hợp khẩn cấp, nhà định cư không chính thức...Trong mọi hình thức sở hữu, người ở đều có quyền được bảo đảm pháp lý về nơi ở và tài sản ở mức độ nhất định để tránh khỏi bị quấy rối, tước đoạt hay các nguy cơ khác; ii) Tính sẵn có của dịch vụ, vật chất, tiện nghi và cơ sở hạ tầng: Một nơi ở thích đáng cần có những bảo đảm cơ bản về y tế, an ninh, tiện nghi và sự nuôi dưỡng, mà từ đó có thể tiếp cận một cách bền vững với các nguồn lực tự nhiên, với các điều kiện về nước sạch, chất đốt, ánh sáng, hệ thống sưởi ấm, vệ sinh, giặt giũ, phương tiện bảo quản thực phẩm, xử lý rác thải, thoát nước và các dịch vụ trong trường hợp khẩn cấp; iii) Tính chấp nhận được: Một nơi ở thích đáng chỉ phải trả chi phí ở mức hợp lý mà cá nhân hay hộ gia đình chấp nhận được, và việc chi trả cho nơi ở không ảnh hưởng đến việc chi trả cho các nhu cầu thiết yếu khác; iv) Có thể sinh sống
  • 31. 25 được: Một nơi ở thích đáng cần bảo đảm có thể sinh sống ở đó được, thể hiện ở các khía cạnh như có không gian thích đáng và có thể tránh được nóng, lạnh, ẩm ướt, mưa, nắng, gió và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hay làm lây nhiễm bệnh tật. Việc này cần tham chiếu với Các nguyên tắc y tế về nhà ở do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra năm 1990. 1.2.4. Quyền đƣợc cung cấp nƣớc sạch Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn để duy trì sự sống tiếp tục. Nói cách khác nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người cũng như bất kỳ sinh vật nào trên trái đất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này không phải là vô tận. Nếu không được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên nước, hạn chế sự tiếp cận của người dân đối với nguồn nước, đặc biệt là nước sạch. Quyền được cung cấp nước sạch là một quyền của con người, nằm trong quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng, được quy định tại Điều 25 UDHR và được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 11 của ICESCR. Quyền tiếp cận với nước, vì vậy là một quyền cấp thiết, tối thiểu để đảm bảo môi trường sống cho con người. Mặt khác, quyền tiếp cận nước sạch có sự liên quan mật thiết với quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền có nơi cư trú thích đáng (như đã phân tích ở các mục trước), là điều kiện tiên quyết cho việc đảm bảo các quyền nêu trên. Với ý nghĩa đó, quyền được cung cấp nước sạch đã được ghi nhận trong hàng loạt văn kiện quốc tế về quyền con người, như: "Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ"; "Công ước về quyền trẻ em"; "Công ước Geneva năm 1949 về đối xử với tù binh"… Trong Bình luận chung số 15, khi đề cập đến quyền được cung cấp nước sạch, Ủy ban các vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa đã chỉ ra những
  • 32. 26 điểm quan trọng xung quanh quyền này, có thể tóm tắt như sau: [6, Tr266- 267] Mỗi một quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi người có khả năng tiếp cận các nguồn nước thích đáng cho nông nghiệp và các nguồn nước sinh hoạt vệ sinh, không bị nhiễm độc. Quyền về nước còn bao gồm việc tự do tiếp cận với các nguồn cung cấp nước sẵn có, quyền được bảo vệ không bị tùy tiện cắt nước, hoặc làm ô nhiễm nguồn nước, quyền bình đẳng trong việc tiếp cận các hệ thống cung cấp nước. Những yếu tố cơ bản của quyền về nước được áp dụng trong mọi trường hợp đó là : (1) Tính sẵn có: thể hiện ở việc cung cấp nước phải liên tục và đầy đủ cho mục đích sử dụng của cá nhân và gia đình. (2) Chất lượng: Nước phải an toàn, không chứa các chất gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. (3) Có thể tiếp cận: Tất cả mọi người, không phân biệt bởi bất cứ yếu tố nào đều có quyền tiếp cận với nước và với các tiện ích dịch vụ về nước. 1.2.5. Quyền đƣợc tiếp cận thông tin Quyền được tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại nhiều công ước quốc tế như một bộ phận của quyền tự do ngôn luận. Quốc gia đầu tiên chính thức quy định trong pháp luật về quyền tiếp cận thông tin là Thụy Điển, vào năm 1776. Sau khi Liên Hợp Quốc ra đời, quyền tiếp cận thông tin trở thành mối quan tâm chung của cộng đống quốc tế. Quyền tiếp cận thông tin được ghi nhận trong UDHR, theo đó: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có biên giới" [Điều 19]. Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966 cũng ghi nhận: "Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp vào. Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền này bao gồm cả quyền
  • 33. 27 tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng hoặc bản viết, in hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ" [ Điều 19]. Từ những ghi nhận trên, có thể hiểu quyền được tiếp cận thông tin, theo nghĩa chung là nói về khả năng của tổ chức, cá nhân nhận được thông tin về hoạt động của các cơ quan công quyền qua các kênh thông tin công khai, sẵn có mà không cần phải yêu cầu, nhằm mục đích thực hiện hoặc bảo vệ các quyền; lợi ích hợp pháp của mình. Liên quan đến quyền tiếp cận thông tin, có thể thấy những nội dung cơ bản sau: Chủ thể có quyền tiếp cận thông tin gồm tất cả mọi cá nhân, công dân, tổ chức. Với tư cách là chủ thể có quyền, họ nhận được những thông tin cần thiết qua các kênh truyền thông công khai, sẵn có mà không cần phải yêu cầu; được yêu cầu các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp những thông tin mà mình cần, hoặc quan tâm trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép; và được truyền đạt, chia sẻ quan điểm, thông tin với các chủ thể quyền khác không phân biệt ranh giới hay hình thức phổ biến. Chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin gồm các cơ quan công cộng hoặc thậm chí có thể là tư nhân có hoạt động công quyền kể cả các doanh nghiệp có sử dụng ngân sách công hoặc ngân sách nhà nước (ở một số quốc gia trên thế giới). Với tư cách là chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin, họ phải công khai những thông tin và hoạt động của mình một cách thường xuyên; có trách nhiệm cung cấp thông tin khi có yêu cầu của chủ thể có quyền; tôn trọng, không được ngăn cản quan hệ trao đổi, phổ biến thông tin của các chủ thể có quyền. Quyền tiếp cận thông tin không phải là quyền tuyệt đối mà nó có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật, nhằm các mục đích nhất định mà
  • 34. 28 luật nhân quyền cho phép. ICCPR không nêu giới hạn chính đáng riêng đối với tiếp cận thông tin, mà chỉ nêu những giới hạn chung đối với tự do biểu đạt (quyền này bao trùm, gồm cả tự do thông tin, tiếp cận thông tin). Khoản 3 Điều 19 ICCPR khẳng định việc thực hiện quyền tự do biểu đạt “đi kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt.” Cụ thể, quyền này phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: i) Tôn trọng các quyền hoặc danh dự của người khác; ii) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức công chúng. Về những điều kiện khi áp đặt hạn chế với quyền này, trong Bình luận chung số 34, HRC nhấn mạnh: “… khi quốc gia thành viên đặt ra những hạn chế với việc thực hành quyền tự do biểu đạt, các biện pháp hạn chế này không được làm ảnh hưởng đến bản chất của quyền.” 1.3. Các biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Trước hết, cần phải hiểu biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội nói chung và biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nói riêng, là cách thức mà Nhà nước và cộng đồng xã hội sử dụng, nhằm bảo đảm cho quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được thực thi đầy đủ trên thực tế. Dựa trên những tiêu chí khác nhau mà các biện pháp bảo đảm quyền này được phân chia thành nhiều loại. Chẳng hạn, căn cứ vào nội dung của quyền, ta có biện pháp bảo đảm quyền được hưởng giáo dục cơ bản; biện pháp bảo đảm quyền được chăm sóc y tế cơ bản; biện pháp bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin… Căn cứ vào chủ thể sử dụng, có biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản do Nhà nước sử dụng; biện pháp bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản do các các nhân, tổ chức khác sử dụng. Căn cứ vào nội dung của các biện pháp bảo đảm, có biện pháp kinh tế, biện pháp xã
  • 35. 29 hội và biện pháp pháp lý. Đây cũng là cách phân loại khái quát đầy đủ nhất mà chúng tôi lựa chọn để phân tích trong phần này. 1.3.1. Biện pháp kinh tế Kinh tế là nền tảng cho sự phát triển của an sinh xã hội. Quyền an sinh xã hội nói chung và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nói riêng chỉ có thể được đảm bảo tốt dựa trên cơ sở một nền kinh tế phát triển, ổn định. Những nội dung cơ bản của biện pháp này, bao gồm: Thứ nhất, tăng cường nguồn lực tài chính cho các các dịch vụ xã hội cơ bản Đảm bảo nguồn lực tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân. Nguồn tài chính chính phục vụ cho công tác này trước hết và chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, bên cạnh đó là gọi các nguồn lực từ bên ngoài (như nguồn ODA, các chương trình viện trợ không hoàn lại của nước ngoài), nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức và nguồn lực từ trong nhân dân. Nhìn một cách tổng quát nhất, thì các nguồn tài chính này được chi cho các hoạt động như: xây dựng chính sách, pháp luật về các dịch vụ xã hội cơ bản và, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể cho công tác đảm bảo các quyền này; đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo các công trình công cộng, trụ sở làm việc cũng như bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho những người cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản… Thứ hai, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của người dân, nâng cao nền tảng kinh tế của cá nhân và hộ gia đình. Đây là một trong những biện pháp làm giảm gánh nặng tài chính cho Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đối với những người đang trong độ tuổi học văn hóa hoặc có khả năng tham gia các cấp giáo dục chuyên nghiệp, học nghề và làm việc thì Nhà nước tạo cơ hội cho họ được trang bị các kiến thức văn hóa, nghề nghiệp nhất
  • 36. 30 định để có thể ứng dụng vào trong quá trình lao động, làm việc, tạo ra thu nhập để đảm bảo cuộc sống, đồng thời tự trang trải được phần nào các chi phí cần thiết trong quá trình tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 1.3.2. Biện pháp xã hội Biện pháp xã hội là một trong những biện pháp tích cực quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Những nội dung tiêu biểu của biện pháp này gồm có: Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quyền an sinh xã hội, trong đó có quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ở đây, việc nâng cao nhận thức được áp dụng đối với tất cả các chủ thể trong xã hội chứ không phải chỉ dành cho một nhóm đối tượng riêng biệt. Cụ thể, đó là các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, chủ sử dụng lao động, người lao động, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, công tác giáo dục, đào tạo, tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng. Các nội dung về quyền an sinh xã hội nói chung cũng như quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nói riêng, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền này cần được phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách vở, báo viết… nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Hai là, thường xuyên xây dựng, triển khai thực hiện các dự án và các chương trình nhằm đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Có thể kể đến các dự án, chương trình tiêu biểu như: Dự án xây dựng nhà ở hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp; Chương trình gây quỹ ủng hộ trẻ em nghèo; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bỏ học trở lại trường, xây dựng nhà bán trú dân nuôi ; Các hoạt động giáo dục chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên;
  • 37. 31 Chương trình từ thiện khám và cấp thuốc miễn phí cho các hộ gia đình chính sách, người dân và trẻ em nghèo; Hướng nghiệp dạy nghề tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng lao động hỗ trợ việc làm cho người lao động 1.3.3. Biện pháp pháp lý Nếu như biện pháp kinh tế và biện pháp xã hội trực tiếp thực hiện các quyền của người hưởng an sinh thì ngược lại các biện pháp pháp lý lại tạo cơ sở, môi trường pháp lý cho việc thực hiện và bảo đảm thực hiện các biện pháp kinh tế, xã hội đó. Nội dung chủ yếu của biện pháp pháp lý bao gồm: Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Do đặc thù là một lĩnh vực khá rộng, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội nên việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đòi hỏi phải có tính đồng bộ, tránh sự chồng chéo mâu thuẫn nhau. Song song với việc xây dựng văn bản luật, cần tiến hành các hoạt động rà soát lại các văn bản luật có liên quan để bổ sung sửa đổi cho phù hợp . Thứ hai, áp dụng các chế tài xử lý nghiêm ngặt đối với những hành vi xâm phạm quyền tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản Mặc dù đã có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ và hợp lý về bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhưng trong thực tế vẫn còn rất nhiều hành vi xâm phạm đến các nhóm quyền này. Bởi vậy việc áp dụng các trách nhiệm pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân là hoàn toàn cần thiết. Tùy từng đối tượng và từng trường hợp vi phạm mà có thể áp dụng một hoặc đồng thời một số loại trách nhiệm pháp lý sau: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc lựa chọn áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý này căn cứ vào quy định của các văn bản pháp luật liên quan. Thứ ba, có cơ chế thanh tra kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên việc thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
  • 38. 32 Các quy định của pháp luật về quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ trở thành pháp luật “trên giấy” nếu như không được tổ chức thực hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu thực hiện pháp luật mà không có khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thì việc thực hiện pháp luật sẽ khó mang lại hiệu quả, thậm chí trở nên hình thức. Do vậy việc thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được coi trọng như một trong những tiêu chí quan trọng nhất để bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Kết luận chƣơng 1 Ở chương 1 của Luận văn, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyền an sinh xã hội; bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Từ đó có thể rút ra một số kết luận sau: An sinh xã hội là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những người yếu thế trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khi họ gặp rủi ro trong cuộc sống, động viên khuyến khích tự lực vươn lên giải quyết vấn đề của chính họ. Quyền an sinh xã hội chính là một bộ phận của quyền con người và điều này được các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là một bộ phận của quyền an sinh xã hội, là một nhóm quyền con người được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là việc nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để chắc chắn rằng người dân có thể hưởng đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Những kết luận trên đây là cơ sở lý luận để đi sâu nghiên cứu, làm rõ thực trạng bảo đảm quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam trong Chương 2.
  • 39. 33 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN AN SINH XÃ HỘI TRONG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng bảo đảm quyền giáo dục cơ bản 2.1.1. Quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền giáo dục cơ bản Ngay từ những ngày đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng và chính phủ đã xác định rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu, là điều kiện cơ bản để phát triển con người, phát triển xã hội. Trong bản Hiến pháp đầu tiên (1946) được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946, quyền được hưởng giáo dục cơ bản được chính thức thừa nhận là quyền của công dân. Điều 15 của bản Hiến pháp ghi rõ: “Nền sơ học1 cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.Học trò nghèo được Chính phủ giúp”.Tiếp nối tinh thần này, các bản Hiến pháp lần lượt ra đời sau đó (1959, 1980, 1992) đã có các quy định cụ thể hơn về quyền được giáo dục tại các Điều 33, Điều 60 và Điều 59. Theo đó, việc đảm bảo quyền được học tập của công dân đã được quy định rõ ràng hơn, từ việc Nhà nước từng bước thực hiện chế độ giáo dục cưỡng bách (Hiến pháp 1959), từng bước thực hiện giáo dục phổ thông bắt buộc (Hiến pháp 1980) tiến đến khẳng định giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí. Đặc biệt, quyền được học tập của nhóm đối tượng yếu thế là trẻ em tàn tật, người khuyết tật đã được ghi nhận trong Hiến Pháp 1992, và mới đây nhất là Hiến pháp 2013. 1 Theo kiến trúc của nền giáo dục phổ thông Pháp – Việt, hệ thống giáo dục phổ thông có 3 bậc với học trình là 13 năm, trong đó Bậc Tiểu Học có 6 năm: - Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) - Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire) - Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire) - Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année) - Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année) (9) - Lớp Nhất (Cours Supérieur) Ba lớp đầu còn được gọi là bậc sơ học.
  • 40. 34 Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, ngày 02/12/1998, Quốc hội ban hành Luật giáo dục 1998, quy định các nội dung liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân, trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, người học cũng như quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Trải qua 7 năm thực hiện, năm 2005, Luật giáo dục mới được ban hành, thay thế cho luật giáo dục 1998, và sau đó được sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong đó, quyền được hưởng giáo dục cơ bản của công dân được quy định như sau: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập” [Điều 10]. Học tập bao gồm học văn hóa và học nghề. Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở đều là bậc giáo dục bắt buộc, cụ thể: Giáo dục mầm non: thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi [Điều 21] nhằm giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một [Điều 22]. Giáo dục tiểu học: Được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm [Khoản 1, Điều 26] nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển Đóng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [Khoản 2, Điều 27]. Giáo dục trung học cơ sở: Được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi [Khoản 1 Điều 26]. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [Khoản 3, Điều 27].
  • 41. 35 Trẻ em, người tàn tật, người nghèo là nhóm đối tượng thường xuyên gặp hạn chế trong việc tiếp cận với giáo dục cơ bản, bởi vậy Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm đến nhóm đối tượng đặc biệt này. Khoản 2, Điều 26 Luật giáo dục ghi rõ: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một”. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật khác cũng được ban hành nhằm đảm bảo một cách tối đa quyền được học tập cho mọi công dân. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 quy định trẻ em có quyền được học tập bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Quyết định số 239/QĐ-TTg, ngày 9/2/2010 khẳng định mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015. Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học quy định trẻ em 6 tuổi phải được học lớp 1; học sinh học tại trường, lớp tiểu học công lập không phải đóng học phí. Mặt khác, nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, trẻ em là người dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn, trẻ em không nơi nương tựa được tiếp cận giáo dục cơ bản, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm học phí và các chính sách ưu đãi khác, như Quyết định 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/1/2013 về chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết
  • 42. 36 định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế, xã hôi đặc biệt khó khăn. Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 là một trong những văn bản quan trọng quy định về giáo dục đối với người khuyết tật, là nền tảng giúp cho các cơ quan nhà nước triển khai các chính sách, hoạt động cần thiết để xây dựng nền giáo dục phù hợp đối với nhóm đối tượng này, nhằm đảm bảo cho người khuyết tật có thể được đáp ứng nhu cầu học tập như những người bình thường khác; được hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để có thể tham gia học tập và hòa nhập cộng đồng, trong đó: Phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là giáo dục hòa nhập, tức là, giáo dục chung người khuyết tật và người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục [Khoản 4, Điều 2] . Đây được xem là mô hình giáo dục hiệu quả và hoàn thiện nhất đối với người khuyết tật. Việc được học tập tại môi trường bình thường, gần gia đình, bạn bè sẽ giúp trẻ gần gũi với người thân, bạn bè, không còn cảm giác bị tách biệt ra khỏi xã hội, giảm những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết của mình. Ngoài ra, tùy vào các dạng tật và mức độ khuyết tật mà các học sinh khuyết tật có thể được hưởng quyền giáo dục theo hai phương thức giáo dục chuyên biệt và giáo dục bán hòa nhập. Nhìn chung, những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được hưởng giáo dục cơ bản khá đầy đủ và hợp lý, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và ký kết. Tuy nhiên trong thực tế, việc thực thi pháp luật còn gặp nhiều sai phạm. Nói cách khác, nhiều quy định của pháp luật về quyền giáo dục cơ bản chưa thể đi vào thực tế do thiếu vắng những cơ chế bảo đảm hiệu quả. 2.1.2. Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền giáo dục cơ bản Sau một thời gian thực hiện chính sách đảm bảo giáo dục tối thiểu, mạng lưới giáo dục ở Việt Nam đã được tăng cường. Năm học 2012 - 2013 cả
  • 43. 37 nước có 13.548 trường mầm non, 15.361 trường tiểu học; 10.847 trường Trung học cơ sở và 2.708 trường Trung học phổ thông. Ngoài ra còn có 305 trường Phổ thông dân tộc nội trú và 569 trường Phổ thông dân tộc bán trú. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010. Năm 2012, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo 5 tuổi đạt 98,6%, tiểu học đạt 97,4%, trung học cơ sở trên 85,5%, trung học phổ thông đạt 54,4%; tỷ lệ trẻ khuyết tật đi học đạt 58,4%; tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân đạt 56,1 người; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đạt 98,25%. Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số, con em gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Giáo dục ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt [24, Tr 97]. Có thể thấy, đây là một kết quả đáng ghi nhận của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo quyền được giáo dục cơ bản cho mọi công dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: Một là, tỷ lệ trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số, người khuyết tật không đi học, hoặc bỏ học còn ở mức cao. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nghèo đói khiến người dân không quan tâm nhiều đến học tập. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí đối với nhóm đối tượng này, nhưng nhìn chung mức hỗ trợ còn thấp. Bên cạnh đó, theo quy định của luật, học sinh cấp tiểu học ở các trường công lập không phải nộp học phí. Tuy nhiên, có những chi phí khác như chi phí đi lại, đồng phục, tài liệu học tập …do nhà trường và địa phương đề ra thì phụ huynh và học sinh vẫn phải chi trả. Bởi vậy, cho dù đã được hỗ trợ, nhiều trẻ em, người nghèo vẫn phải bỏ học để đi làm, nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bản thân và gia đình. Ngoài nguyên nhân nghèo đói, khó khăn về khoảng cách từ nơi ở đến trường học, cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp nghiêm trọng; sách, giáo