SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 103
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
................../............... ........../.........
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THANH HÙNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
................../............... ........../.........
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THANH HÙNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành : QUẢN LÝ CÔNG
Mã số : 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Cao học Hành chính công “Quản lý nhà
nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và thông tin được sử dụng trong Luận văn có xuất xứ rõ ràng
và kết quả nghiên cứu là do quá trình lao động trung thực của bản thân tôi.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo Học
viện Hành chính về Luận văn cao học này.
Học viên
Bùi Thanh Hùng
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc tới TS. Trần Thị Diệu Oanh, Học viện Hành chính Quốc gia đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành
Luận văn Thạc sỹ Quản lý công với đề tài: “Quản lý nhà nước về phổ biến,
giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ”
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy giáo, cô giáo của Học
viện Hành chính đã tận tình, chu đáo trong quá trình tham gia giảng dạy và
truyền đạt kiến thức cho tác giả. Xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến
toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Học viện Hành chính đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành chương trình cao học cũng như hoàn thành Luận văn này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo UBND Tỉnh Phú
Thọ, Văn phòng UBND Tỉnh Phú Thọ, Sở Tư pháp Tỉnh Phú Thọ, các cơ sở
Đoàn, Hội, Đội, cán bộ, công chức, các cơ sở giáo dục trong địa bàn Tỉnh
Phú Thọ mà tác giả đã đến khảo sát, lấy số liệu phục vụ cho việc hoàn thành
Luận văn này.
Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, đồng
nghiệp và các học viên cao học - Học viện Hành chính và quý bạn đọc để
Luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Bùi Thanh Hùng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ...............8
1.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số 8
1.2. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân
tộc thiểu số ..............................................................................................................18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp
luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số................................................................26
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ THỌ............................................................................................32
2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp
luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ......................32
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên
người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................................................40
2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh
viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...........................................57
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ....................63
3.1. Một số định hướng tăng cường công tác tư pháp, phổ biến giáo dục pháp
luật của tỉnh Phú Thọ ..............................................................................................63
3.2. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp
luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ......................65
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.............................70
KẾT LUẬN.....................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................93
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTTS : Dân tộc thiểu số
HĐND : Hội đồng nhân dân
HĐPH : Hội đồng phối hợp
HSSV : Học sinh sinh viên
KTX : Ký túc xá
PBGDPL : Phổ biến giáo dục pháp luật
QLNN : Quản lý nhà nước
QPPL : Quy phạm pháp luật
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài của luận văn
Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng
thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Trong những năm
qua, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Bên cạnh việc thể
chế hóa Hiến pháp năm 2013 về lĩnh vực dân tộc, Nhà nước tiếp tục dành những
nguồn lực đầu tư phát triển thông qua các chương trình, dự án đã triển khai như:
Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Chương trình 135 giai
đoạn III; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 69 huyện nghèo và
23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; chính sách định canh định cư; chính sách hỗ trợ đất
ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã,
thôn, bản đặc biệt khó khăn...
Tuy nhiên, vào những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS đã và đang xuất
hiện một số vấn đề như: tình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai đông người có xu
hướng tăng lên. Tình trạng lao động người DTTS qua biên giới làm thuê theo mùa
vụ ngày càng nhiều, không chỉ ở vùng giáp biên mà còn ở cả vùng sâu trong nội
địa; nạn lừa gạt, mua bán phụ nữ qua biên giới với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tình
trạng mua bán các chất ma tuý và dụ dỗ đồng bào DTTS tham gia vận chuyển các
chất ma tuý, sử dụng các chất ma túy diễn biến phức tạp. Đạo lạ, tà đạo xuất hiện,
cùng với hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo, tranh giành tín đồ đang làm
mất ổn định về an ninh trật tự ở vùng đồng bào DTTS [23].
Mặt khác, Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ năm
2009 đến tháng 8/2014, tổng số HSSV liên quan đến pháp luật hình sự trên 8000 vụ
việc, trong đó, gây rối trật tự công cộng là 935 vụ, tội phạm ma túy là 357 trường
hợp, giết người 37 vụ, cướp, trộm cắp tài sản là 6000 vụ...
Từ năm 2010 đến tháng 8/2014 đã có tới 7.735 HSSV tham gia đánh nhau, bị
xử lý kỷ luật. Tệ nạn ma túy trong HSSV diễn biến phức tạp. Theo điều tra của liên
ngành giáo dục-công an thì năm 2010 có 538 HSSV, năm 2011 có 350 HSSV, năm
2012 có 159 HSSV, năm 2013 có 296 HSSV vi phạm tệ nạn ma túy. Đáng chú ý,
2
tình hình sử dụng ma túy tổng hợp, đặc biệt là ma túy đá đang có xu hướng tăng
mạnh tại các thành phố lớn.
Tình trạng đánh bạc trong KTX đã được ngăn chặn, đẩy lùi do sự quản lý chặt
chẽ của các nhà trường nhưng HSSV ở ngoại trú chơi lô đề, cá độ bóng đá, đánh
bạc rất khó kiểm soát. Đã có những trường hợp quá đam mê lô đề dẫn đến bỏ học,
tham gia trộm cướp [22].
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vấn đề trên là do sự nhận
thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế.
Trong những năm qua, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp
luật, Đảng và nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến việc PBGDPL sâu rộng trong
các tầng lớp nhân dân, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường QLNN,
quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và
tăng cường pháp chế XHCN.
Hoạt động PBGDPL cho các đối tượng sinh viên là người DTTS trong thời
gian qua đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Cụ thể đã ban hành các văn bản
như : Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý
thức pháp luật của cán bộ và nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/
2009 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày
25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách
pháp luật; Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tăng cường công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý
thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015; Thông tư liên tịch số
30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ
Tư pháp hướng dẫn phối hợp công tác PBGDPL trong trường học.... Ngày
20/6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng cho công tác PBGDPL, tạo chuyển biến căn bản, bền vững, hiệu
quả cho hoạt động PBGDPL với việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia
3
công tác PBGDPL, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; xác lập trách nhiệm và
cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức xã hội cho công
tác PBGDPL.
Thực tế cho thấy, hoạt động PBGDPL cho đối tượng sinh viên người DTTS
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tỉnh Phú
Thọ là một tỉnh miền núi với 34 dân tộc anh em cùng chung sống, 16% dân số là
người DTTS, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, họ chỉ cần
tới pháp luật khi nảy sinh những vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích cá
nhân mà không hình thành được ý thức pháp luật không có thói quen tìm hiểu pháp
luật. Điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác PBGDPL cho đồng bào người
DTTS, đặc biệt là đối tượng sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hơn thế nữa, nhu cầu PBGDPL cho nhân dân nói chung và cho sinh viên
người DTTS trên địa bàn tỉnh nói riêng ngày một gia tăng khi chúng ta đang xây
dựng nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến hiện
tượng đô thị hóa nông thôn và hội nhập quốc tế ngày càng nhiều. Trong khi đó, đội
ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL còn chưa đáp ứng yêu cầu, lúng túng trong quản
lý, điều hành. Cơ sở vật chất và kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL chưa được
quan tâm đầu tư tương xứng với vị trí và vai trò của công tác PBGDPL.
Trước tình hình đó, tôi lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo
dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ"
làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sỹ. Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa lý luận
cũng như thực tiễn trong việc góp phần cung cấp nội dung khoa học cho quá trình chủ
động, tích cực tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng công tác
QLNN về PBGDPL cho đối tượng sinh viên người DTTS.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn
Công tác QLNN về PBGDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nhà nước
ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề có rất nhiều nhà khoa học quan tâm.
Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố như:
4
- Thạc sỹ Phạm Thị Kim Dung (2011), Phổ biến giáo dục pháp luật cho học
sinh sinh viên trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ Tư pháp.
- PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (2014), Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
- TS. Lương Khắc Hiếu (2006), Tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về một số
suy nghĩ về công tác tuyên truyền hiện nay, Đề tài cấp bộ.
- Dương Thanh Mai (1996), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước
ta - Thực trạng và giải pháp.
- Trần Ngọc Đường- Dương Thị Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp
luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Lê Đình Khiên (1996), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản
lý hành chính ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi
mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Lê Thị Thu Ba (2006), Tăng cường vai trò của Hội đồng Phối hợp công tác
PBGDPL đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ đưa pháp luật vào cuộc sống, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật, Số chuyên đề năm 2006, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hồi (2008), Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật- Số chuyên đề tháng 2 năm 2008, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hoàng Lan (2009), Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức
pháp luật phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật - Số tháng 10 năm 2009, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
- Phạm Đức Hoài (2009), Quản lý nhà nước về PBGDPL trong Bộ Quốc
Phòng hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính,
Hà Nội.
- Nguyễn Tất Viễn (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật, Đề tài cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
5
- Nguyễn Duy Lãm (2012), Sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp pháp luật- số chuyên đề
tháng 10 năm 2012, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
- Nguyễn Đình Đình Đặng Lục (2008), Giáo dục pháp luật trong nhà trường,
Nxb Giáo dục Hà Nội.
- Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ .
- Hà Thị Tuyến (2011),Phổ biến pháp luật cho người nông dân nông thôn và
đồng bào dân tộc thiểu số trong xây điều kiện dựng nhà nước pháp quyền, Luận văn
Thạc sĩ.
- Phùng Thị Lan Anh (2013), Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh
Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ.
Những công trình khoa học trên đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở lý
luận, kiến thức, kinh nghiệm đối với công tác QLNN trên nhiều góc độ. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
thống về công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
Vì vậy, đây là đề tài không trùng lắp với các công trình có liên quan đã được
công bố trong thời gian gần đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề QLNN
về PBGDPL, trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng của QLNN về PBGDPL cho
sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tìm ra những giải pháp nhằm triển
khai thực hiện hiệu quả QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS dựa trên
tình hình thực tế của địa phương.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
6
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của PBGDPL và QLNN về PBGDPL
cho sinh viên người DTTS.
- Nghiên cứu thực trạng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về PBGDPL, nâng cao ý
thức pháp luật của sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người
DTTS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên
người DTTS đang học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác QLNN về PBGDPL cho sinh
viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm
ra mối liên hệ nhằm đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học; dựa trên tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương của
Đảng về quản lý xã hội bằng pháp luật; các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước về công tác dân tộc; những quy định pháp luật về QLNN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ vấn đề,
trong đó tập trung một số phương pháp sau:
+ Phương pháp khảo cứu tài liệu: Tác giả đã sử dụng được giới thiệu tại Phần
mở đầu, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (mục 2, phần mở đầu) và để thực
7
hiện Chương 1 của luận văn. Phương pháp này cung cấp cơ sở lý luận, những luận
cứ cho việc đánh giá và đề ra giải pháp cho công tác công tác QLNN về PBGDPL
cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tham vấn ý kiến của đồng chí Chánh
Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, đồng chí Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú
Thọ và đồng chí Trưởng phòng Tuyên truyền Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về công tác
PBGDPL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tác giả đã trực tiếp trao đổi với các đồng
chí Quản lý sinh viên của các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
về nội dung, những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức PBGDPL cho sinh
viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như : phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận
QLNN về PBGDPL, từ đó làm phong phú thêm về hành chính học và quản lý công.
Những đề xuất của luận văn có ý nghĩa nhất định trong việc QLNN về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như có giá trị
tham khảo cho các địa phương có điều kiện tương tự như tỉnh Phú Thọ.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu
liên quan sau này.
7. Kết cấu của Luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật cho
sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến
giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
1.1.1. Quan niệm, mục đích, nguyên tắc về phổ biến, giáo dục pháp luật cho
sinh viên người dân tộc thiểu số
1.1.1.1. Quan niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân
tộc thiểu số
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về PBGDPL, trong đó có thể kể như:
Quan niệm thứ nhất cho rằng, PBGDPL là một bộ phận của giáo dục chính trị,
tư tưởng, đạo đức. Theo quan niệm này, khi tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng,
các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng cho nhân dân thì tự nó sẽ hình
thành nên ý thức pháp luật. Hay nói cách khác, sự hình thành ý thức pháp luật là hệ
quả tất yếu của việc giáo dục chính trị, tư tưởng hay giáo dục đạo đức.
Quan niệm thứ hai cho rằng, PBGDPL chỉ đơn thuần là hoạt động tuyên
truyền, giải thích pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách
báo, phát thanh, truyền hình. Do vậy, coi đây là chỉ là công việc của hệ thống các
phương tiện thông tin đại chúng.
Quan niệm thứ ba cho rằng, pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
Mọi công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Vì vậy, không cần đặt ra vấn đề
PBGDPL.
Những quan niệm nêu trên mặc dù ở góc độ nào đó không sai, nhưng chưa đầy
đủ. Pháp luật được ban hành trên văn bản mới chỉ là bước đầu tiên của quy trình
QLNN: ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tổ chức thực hiện, theo dõi thi
hành, kiểm tra giám sát.
Ở một góc độ khác, có thể thấy PBGDPL là một từ ghép hai từ "phổ biến pháp
luật" và "giáo dục pháp luật".
Phổ biến pháp luật có hai nghĩa:
9
- Nghĩa hẹp: Là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tượng của nó.
- Nghĩa rộng: là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân.
Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL thì: Giáo dục pháp luật là một
khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và
bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị...) hình thành tình cảm, niềm tin
pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật của đối tượng [2].
Cả cụm từ PBGDPL có hai nghĩa:
- Nghĩa hẹp: là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức,
tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp
luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
- Nghĩa rộng: là công tác, lĩnh vực, bao gồm tất cả các công đoạn như định
hướng công tác PBGDPL, lập chương trình, kế hoạch PBGPL, áp dụng các hình
thức PBGDPL, triển khai chương trình về PBGDPL, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc
rút kinh nghiệm về PBGDPL.
PBGDPL là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể
tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Trong
công tác QLNN thì PBGDPL được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một
công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành
[20].
Từ những đặc thù và phân tích trên ta có thể thấy rõ bản chất của PBGDPL là
hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể PBGDPL nhằm chuyển
tải các tri thức về nhà nước và pháp luật đến đối tượng được giáo dục pháp luật với
mục đích hình thành ở họ những tri thức pháp lý, tình cảm, lòng tin và ý thức tự
giác tuân thủ pháp luật.
Việc PBGDPL cho sinh viên người DTTS là một quá trình triển khai và áp
dụng các quy trình của PBGDPL cho đối tượng là sinh viên người DTTS.
10
Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" có nghĩa là
người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Theo ngôn
ngữ Hán Việt, từ "sinh viên" được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc
đời. Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "sinh viên" được dùng để chỉ người học
ở bậc đại học[44].
Theo Điều 59, Luật Giáo dục đại học số: 08/2012/QH13 thì: " sinh viên" được
hiểu là người học của các cơ sở giáo dục đại học theo chương trình đào tạo cao đẳng
và chương trình đào tạo đại học.
Cụm từ “dân tộc thiểu số” hiện đang được sử dụng tương đối phổ biến trong
các văn bản của Đảng, Nhà nước và trong đời sống xã hội. Đây là những khái niệm
khoa học liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay,
có lúc có nơi vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về cách gọi cũng như nội hàm của
nó.
“Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế
giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ
chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít.
Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân
tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm phát
triển”… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của
giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia.
Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan
về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì
khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát
triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở
số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã
hội và lịch sử của mỗi dân tộc.
Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình: Việt Nam là
11
một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 90 triệu người.
Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số,
được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được
quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm
“dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi
là “dân tộc ít người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc
thiểu số” và cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung [34].
Như vậy, có thể hiểu : PBGDPL cho sinh viên người DTTS là hoạt động có
định hướng, có tổ chức, có dự định của chủ thể PBGDPL tác động lên đối tượng là
sinh viên người DTTS một cách có hệ thống và thường xuyên, nhằm mục đích hình
thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các
quy định pháp luật hiện hành.
1.1.1.2. Mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc
thiểu số
Mục đích PBGDPL là hoạt động mang tính định hướng, nhằm nâng cao ý thức
pháp luật, hình thành tình cảm, lòng tin và sự tôn trọng đối với pháp luật của Nhà
nước, từ đó tự giác xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành.
Mục đích của PBGDPL là một trong những yếu tố tạo lên cấu trúc bên trong
của PBGDPL, là đặc trưng để phân biệt PBGDPL với các loại giáo dục khác như
giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức...Việc xác định mục đích của PBGDPL có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong cả lý luận lẫn thực tiễn, đó là cơ sở khoa học cho
việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, mang lại chất lượng, hiệu
quả cho công tác PBGDPL.
Mục đích của PBGDPL cho sinh viên người DTTS bao gồm mục đích tổng
quát và mục địch cụ thể.
Mục đích tổng quát của PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là góp
phần hình thành và nâng cao văn hóa pháp lý cho từng sinh viên người DTTS và
toàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, xây dựng nhà nước pháp quyền.
Mục đích cụ thể gồm có bốn mục đích sau:
12
Mục đích thứ nhất, nâng cao hiểu biết pháp luật cho sinh viên người DTTS
(Mục đích nhận thức)
PBGDPL cho sinh viên người DTTS bao gồm hai lĩnh vực : phổ biến pháp
luật và giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục
cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp
luật là một phần của nội dung chương trình giáo dục. Giáo dục pháp luật cho sinh
viên thực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong trong
chương trình giáo dục chính khóa qua môn học Pháp luật đại cương, Pháp luật
chuyên ngành. Phổ biến pháp luật cho sinh viên được thực hiện thông qua các hoạt
động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp [26].
PBGDPL chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu nội
dung và các quy định pháp luật đến với sinh viên người DTTS, giúp cho họ hiểu
biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho
việc tự tìm hiểu, tự học tập. Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao
hiểu biết pháp luật cho sinh viên người DTTS.
Mục đích thứ hai, hình thành lòng tin vào pháp luật của sinh viên người DTTS
(Mục đích cảm xúc)
Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởng
vào những quy định của pháp luật. Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho công dân, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo công
bằng và dân chủ xã hội. Khi nào sinh viên người DTTS nhận thức được đầy đủ về
pháp luật thì không cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế mà họ vẫn tự giác thực
hiện.
Tạo lập niềm tin vào pháp luật cho sinh viên người DTTS đòi hỏi sự kết hợp
của nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng là PBGDPL để sinh
viên người DTTS hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện và áp dụng
pháp luật, tuyên truyền về những mặt thuận lợi và khó khăn phức tạp của việc thực
hiện và áp dụng pháp luật, những mặt ưu điểm và hạn chế của quá trình điều chỉnh
pháp luật.
13
Pháp luật cũng như mọi hiện tượng khác trong xã hội bao giờ cũng có hai mặt,
không phải lúc nào nó cũng thoả mãn hết, phản ánh được đầy đủ nguyện vọng,
mong muốn của tất cả sinh viên người DTTS cũng như mọi người trong xã hội. Quá
trình điều chỉnh pháp luật sẽ lấy lợi ích của đông đảo nhân dân trong xã hội làm tiêu
chí, thước đo, do đó sẽ có một số ít đối tượng không được thoả mãn. Chính các yếu
tố hạn chế và mặt trái của các quy định pháp luật càng tạo đòi hỏi sự cần thiết của
công tác PBGDPL để sinh viên người DTTS hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộ
pháp luật. Có như vậy mới hình thành lòng tin vào pháp luật của sinh viên người
DTTS và đông đảo nhân dân trong xã hội.
Mục đích thứ ba, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên
người DTTS (Mục đích hành vi)
Ý thức pháp luật của người dân nói chung, sinh viên người DTTS nói riêng
được hình thành từ hai yếu tố: tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật.
Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS chỉ có thể được
nâng cao khi công tác PBGDPL được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính
thuyết phục. PBGDPL góp phần củng cố những tri thức được học trong chương
trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình
thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định. PBGDPL trong nhà
trường giúp sinh viên người DTTS tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn,
thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản, từ đó nâng cao ý
thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS [26].
Mục đích thứ tư, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN trong quản lý
xã hội và quản lý sinh viên người DTTS.
Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp
luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của
bộ máy nhà nước. Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác
dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hệ
thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi
tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển. PBGDPL
14
giúp cho sinh viên người DTTS có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và
hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường
pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi sinh viên người DTTS.
PBGDPL đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi
trường QLNN bằng pháp luật, hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá
trình QLNN, quản lý xã hội; tạo ra khả năng phát hiện và loại trừ những hiện tượng
tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý.
1.1.1.3. Nguyên tắc của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân
tộc thiểu số
Nguyên tắc của PBGDPL chính là những quy định, quy tắc có tính chỉ đạo
xuyên suốt công tác PBGDPL, bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả, thiết thực.
Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các nguyên tắc PBGDPL
bao gồm:
Một là, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
Hai là, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
Ba là, đa dạng các hình thức PBGDPL, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ
của đối tượng được PBGDPL và truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân
tộc.
Bốn là, gắn liền với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống
hàng ngày của người dân.
Năm là, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
1.1.2. Nội dung, hình thức của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên
người dân tộc thiểu số
Do đối tượng của PBGDPL ở đây chính là sinh viên người DTTS, là đối tượng
có tâm lý thường hay tự ti, bảo thủ, bao gồm cả tư tưởng cục bộ địa phương, địa
phương chủ nghĩa, các cộng đồng, các cụm dân cư, dòng họ có phong tục tập quán
15
riêng biệt. Trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật còn thấp, chưa có ý thức tự giác
trong việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật [18].
Theo đánh giá, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng nguồn nhân lực ở
vùng DTTS, miền núi vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ở cả ba mặt thể
lực, trí lực và tâm lực vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, xã
hội trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt thể lực, đa số đồng bào DTTS có chiều cao, cân nặng nhỏ bé hơn mức
trung bình của cả nước kém xa mức trung bình về thể chất của người dân trên thế
giới.
Về mặt trí lực, nguồn nhân lực ở vùng DTTS, miền núi đã từng bước được cải
thiện do các chính sách ưu đãi trong giáo dục để thu hút trẻ em tới trường và theo
học các cấp, bậc học cao hơn. Song chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, miền núi
nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, tình trạng lưu ban, bỏ học
tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn.
Về mặt tâm lực, do đặc điểm địa hình xa xôi, cách trở; điều kiện sống ít giao
thiệp với bên ngoài và khó khăn về mặt ngôn ngữ nên phần đa trẻ em DTTS, miền
núi chưa có nhiều kỹ năng sống trong môi trường hiện đại cần hợp tác, trao
đổi...[43]
Do vậy chúng ta cần quan tâm đến nội dung, hình thức PBGDPL cho phù hợp
với đối tượng sinh viên người DTTS.
Theo Điều 10 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật thì việc tổ chức PBGDPL
tập trung vào các nội dung sau:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các
quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình
đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc
phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và
trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp
luật mới được ban hành.
16
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của
việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Ngoài ra, đối với sinh viên người DTTS chúng ta cũng cần tập trung
PBGDPL trên các nội dung :
- Các chế độ, chính sách mà Đảng và nhà nước đặc biệt ưu tiên cho sinh viên
và đồng bào DTTS.
- Phê phán các luật tục lạc hậu, trái với pháp luật của nhà nước, với lợi ích của
xã hội, tập thể, kìm hãm văn minh tiến bộ.
- GDPBPL về đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân...
- Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng ta về đại
đoàn kết dân tộc, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân tộc, các chính sách
pháp luật chung và chính sách Dân tộc trong giai đoạn mới, các mục tiêu quốc gia
về thiên niên kỷ và chiến lược công tác Dân tộc, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,
các chương trình phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ
chủ quyền biên giới quốc gia.
- Tuyên truyền vận động sinh viên người DTTS thường xuyên nâng cao cảnh
giác trước mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề Dân tộc, Tôn giáo,
lợi dụng những khó khăn trong đời sống của họ để lôi kéo, kích động, chia rẽ khối
đại đoàn kết Dân tộc.
- Tuyên truyền cho sinh viên người DTTS chương trình chung tay xây dựng
nông thôn mới và chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, tiếp thu các tiến bộ
KHKT, nêu gương các tập thể cá nhân điển hình gương mẫu trong mọi lĩnh vực về
làm kinh tế giỏi, giữ gìn an ninh trật tự nông thôn, cải tạo tập quán lạc hậu, xây
dựng nếp sống văn minh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
khu dân cư, các gương người tốt việc tốt để nhận diện học tập noi theo.
17
- Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền,
lợi ích chính đáng của sinh viên người DTTS, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm
như tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, phòng chống các tai tệ nạn xã
hội, buôn bán phụ nữ, trẻ em, phụ nữ bỏ đi khỏi địa bàn, tảo hôn, hôn nhân cận
huyết, các luật tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong sinh viên người DTTS [8]
Theo Điều 11 của Luật PBGDPL đã luật hóa các hình thức PBGDPL cho sinh
viên người DTTS hiện đang được áp dụng nhiều trên thực tế và có hiệu quả là:
- Họp báo, thông cáo báo chí;
- PBGDPL trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin,
tài liệu pháp luật;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet,
pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải trên trang thông tin
điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư;
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong
bộ máy nhà nước, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở;
- Lồng nghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính
trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ
sở;
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân;
- Các hình thức PBGDPL khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để đảm bảo hiệu quả cho công
tác PBGDPL.
Trong các hình thức PBGDPL trên, có những hình thức Nhà nước, cơ sở giáo
dục thực hiện trách nhiệm chủ động PBGDPL cho sinh viên người DTTS, đáp ứng
quyền của sinh viên người DTTS được thông tin về pháp luật, nhưng cũng có những
18
hình thức để sinh viên người DTTS thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước cung cấp
thông tin pháp luật, chủ động tìm hiểu các vấn đề pháp luật cụ thể. Nhà nước, cơ sở
giáo dục có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu này của sinh viên người DTTS (như
hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật...).
Một số hình thức như đăng tải thông tin pháp luật trên cổng thông tin điện tử,
PBGDPL trên phương tiện thông tin đại chúng được quy định cụ thể về cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm thực hiện các hình thức PBGDPL này để bảo đảm tính khả thi,
tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức.
1.2. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người
dân tộc thiểu số
1.2.1. Quan niệm về quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho
sinh viên người dân tộc thiểu số
Sự ra đời của nhà nước đã dẫn đến sự xuất hiện QLNN. QLNN phụ thuộc vào
chế độ lịch sử, chính trị, đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia qua các giai đoạn lịch sử. Trong toàn bộ hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham
gia quản lý xã hội như: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế,
các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội...Trong các chủ thể quản lý xã hội đó thì Nhà
nước là một chủ thể đặc biệt và quản lý nhà nước có những điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước (theo nghĩa rộng) là các cơ quan, cá nhân
trong bộ máy nhà nước được trao quyền gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp
và cơ quan tư pháp.
Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống
và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài quốc
gia.
Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao...
Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ
pháp luật và các chính sách của nhà nước để quản lý xã hội.
19
Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn
định và phát triển của toàn xã hội.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành
vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong
bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội [17].
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước) trên cơ sở Hiến
pháp, luật để tổ chức đời sống xã hội theo Hiến pháp và luật.
PBGDPL là một lĩnh vực trong QLNN, đang được Đảng và nhà nước ta hết
sức quan tâm bởi vai trò và ý nghĩa to lớn của PBGDPL đối với toàn xã hội.
QLNN trong lĩnh vực PBGDPL được Đảng và Nhà nước ta đã xác định là một
công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước và của các cấp, các
ngành. Trách nhiệm của nhà nước được xác định là: xây dựng cơ chế phối hợp hoạt
động PBGDPL có hiệu quả, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nâng cao hiệu quả, phát
huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức và cá nhân trong hoạt động PBGDPL.
Trên cơ sở đó, có thể hiểu, QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là
hoạt động của các cơ quan QLNN (ban hành văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện
văn bản pháp luật về PBGDPL, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong PBGDPL...)
nhằm bảo đảm PBGDPL cho sinh viên người DTTS đạt được mục đích đề ra.
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh
viên người dân tộc thiểu số
Chủ thể của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là các cơ quan
QLNN từ trung ương đến cơ sở. Luật PBGDPL xác định rõ chủ thể QLNN về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:
1.2.2.1. Chính phủ
Chính phủ thống nhất QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
20
Điều 6 Luật Tổ chức Chính phủ quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính
phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, gồm :
- Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được
giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ và của chính quyền địa phương; kiểm tra việc thi hành các văn bản
đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật.
- Quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định
của Chủ tịch nước; chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết,
nghị định, chương trình công tác của Chính phủ.
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp và
pháp luật; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để
thi hành Hiến pháp và pháp luật; thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp,
bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước, thi hành án.
- Tổng hợp đánh giá tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật và báo cáo với
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về PBGDPL
cho sinh viên người DTTS; chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cho sinh viên người DTTS.
Khoản 12 Điều 2 Nghị định 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Bộ Tư pháp nêu rõ nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực PBGDPL cho sinh viên người DTTS
gồm:
21
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho sinh viên
người DTTS;
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL ở
Trung ương;
- Công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;
- Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường,
thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.
1.2.2.3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vị,
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện QLNN về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch PBGDPL cho sinh
viên người DTTS và chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản
lý triển khai thực hiện.
- Xác định nội dung và hình thức PBGDPL phù hợp với đối tượng sinh viên
người DTTS; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo
đảm quyền được thông tin về pháp luật của sinh viên người DTTS;
- Tổ chức PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sỹ trong
lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua
PBGDPL trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử
của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn;
- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cho sinh viên
người DTTS của bộ, ngành;
- Chỉ đạo các trường thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong
cơ sở giáo dục; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy pháp luật.
22
- Đối với công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS trong các cơ sở giáo
dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định Bộ
Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành chương trình giáo dục pháp luật phù
hợp với cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành chuẩn
hóa giảng viên dạy pháp luật. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề.
Ngoài ra, theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao
ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân thì : bộ, ngành nào chủ trì dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật thì bộ, ngành đó phải chịu trách nhiệm chính về
phổ biến và thực hiện văn bản pháp luật đó trong cán bộ, công chức của bộ, ngành
mình; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, các đoàn thể ở trung
ương và chính quyền các cấp triển khai PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
1.2.2.4. Chính quyền địa phương các cấp
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Luật PBGDPL quy định:
Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp có trách nhiệm:
- Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho
sinh viên người DTTS; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác
PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Giám sát việc thực hiện pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp có trách nhiệm:
- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL cho
sinh viên người DTTS;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác PBGDPL cho
sinh viên người DTTS;
- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ
giảng viên giảng dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;
23
- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động
PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
1.2.3. Đối tượng của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho
sinh viên người dân tộc thiểu số
Đối tượng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là hệ thống
thực hiện mọi hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS trong phạm vi cả
nước.
Đối tượng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:
Một là, Hội đồng phối hợp PBGDPL
Theo điều Điều 7 của Luật PBGDPL thì Hội đồng phối hợp PBGDPL được
thành lập ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS và huy
động nguồn lực cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; và Cơ quan
thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp.
Theo Điều 1, Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL thì Hội
đồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ, là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ
quan, ban, ngành, tổ chức ở trung ương và địa phương về công tác PBGDPL cho
sinh viên người DTTS; duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác PBGDPL
cho sinh viên người DTTS.
Trên cơ sở kế hoạch chung của Chính phủ, HĐPH PBGDPL có nhiệm vụ đề ra
kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn và
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và địa phương thực hiện PBGDPL;
sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác PBGDPL trên phạm vi cả
nước; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ [3].
24
Hai là, đội ngũ làm công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, báo cáo
viên, tuyên truyền viên và thành viên các tổ hòa giải ở cơ sở.
Báo cáo viên pháp luật cho sinh viên người DTTS: là cá nhân có phẩm chất
đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; có khả năng
truyền đạt; có bằng tốt nghiệp Đại học Luật và thời gian công tác trong lĩnh vực
pháp luật ít nhất 2 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật nhưng có
bằng tốt nghiệp đại học khác phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít
nhất 3 năm. Báo cáo viên pháp luật phải được cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định
công nhận. Trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật do Bộ
trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS : là người có uy tín,
kiến thức, am hiểu về pháp luật, được xem xét để công nhận là Tuyên truyền viên
pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia PBGDPL cho sinh viên
người DTTS ở cơ sở. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận Tuyên truyền
viên pháp luật.
Đội ngũ làm công tác PBGDPL, báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên
các tổ hòa giải ở cơ sở đều phải thực hiện các nhiệm vụ được HĐPH PBGDPL ở
mỗi cấp phân công, chịu sự quản lý của chính quyền địa phương của cấp đó, cụ thể:
- Tham gia vào một ban hoặc một lĩnh vực công tác của HĐPH PBGDPL phân
công.
- Tham dự các phiên họp của HĐPH PBGDPL. Nếu vắng mặt phải báo cáo
Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL; đồng thời cử người tham dự phiên họp, gửi
ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ
quan thường trực tổng hợp, báo cáo;
- Đề xuất với Hội đồng phối hợp PBGDPL, với các ban của Hội đồng các biện
pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả PBGDPL cho sinh viên
người DTTS; đề nghị Hội đồng phối hợp PBGDPL, các ban của Hội đồng hỗ trợ,
tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở các cơ
sở giáo dục;
25
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách về
việc thực hiện kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS của Chính phủ, của
Hội đồng và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình, kết quả
thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL, Trưởng ban mà mình là thành viên;
- Được cung cấp các tài liệu PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
1.2.4. Nội dung, hình thức của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp
luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
1.2.4.1. Nội dung của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho
sinh viên người dân tộc thiểu số
Luật Phổ biến giáo dục pháp luật quy định cụ thể các nội dung quản lý nhà
nước về PBGDPL cho sinh viên người DTTS, bao gồm:
- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho sinh viên
người DTTS;
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho sinh viên người
DTTS;
- Xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về pháp luật cho sinh viên người
DTTS;
- Thống kê, tổng kết về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong
PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Hợp tác quốc tế về PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
1.2.4.2. Hình thức của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho
sinh viên người dân tộc thiểu số
Điều 11 của Luật PBGD đã quy định rất cụ thể về hình thức PBGDPL cho
sinh viên người DTTS. Hình thức QLNN về PBGDPL được chia làm 2 nhóm: hình
thức mang tính pháp lý và hình thức không mang tính pháp lý
26
Hình thức mang tính pháp lý
- Ban hành văn bản có tính chất chủ đạo: là văn bản do các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra những chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp lớn về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Đây là cơ sở trực tiếp để ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, quy định những quy tắc xử sự
chung trong lĩnh vực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS (VD: các
Luật, Nghị định của Chính phủ điều chỉnh về PBGDPL...)
- Ban hành văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật): Là loại văn bản do
các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình nhằm giải quyết những vụ việc cụ thể về PBGDPL cho sinh
viên người DTTS. (VD: Quyết định cá biệt của UBND về công tác PBGDPL...)
- Văn bản hành chính thông thường: là những văn bản mang tính thông tin,
phản ánh tình hình, trao đổi, đề xuất công việc của các cơ quan QLNN về hoạt động
PBGDPL cho sinh viên người DTTS (VD: công văn hướng dẫn về PBGDPL...)
- Các hình thức mang tính pháp lý khác như: hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham
gia PBGDPL cho sinh viên người DTTS, cung cấp các dịch vụ về trợ giúp pháp lý,
tư vấn pháp luật cho sinh viên người DTTS...
Hình thức không mang tính pháp lý
- Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp như tổ chức hội nghị, hội thảo
nhằm triển khai kế hoạch, truyền đạt chủ trương, chính sách về PBGDPL cho sinh
viên người DTTS.
- Hoạt động điều hành công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS bằng các
phương tiện thông tin, kỹ thuật hiện đại như mạng máy tính, chính phủ điện tử...
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục
pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
1.3.1. Nhận thức về quản lý nhà nước đối với phổ biến, giáo dục pháp luật
cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng và có tính chất quyết định đối với
QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Nếu có nhận thức tốt về vị trí và
27
tầm quan trọng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS thì công tác
PBGDPL cho sinh viên người DTTS sẽ được các cấp Đảng, chính quyền địa
phương quan tâm, đầu tư thích đáng; hệ thống pháp luật về PBGDPL cho sinh viên
người DTTS sẽ được hoàn thiện hơn, các hoạt động PBGDPL cho sinh viên người
DTTS được triển khai toàn diện và sâu sắc.
Nếu nhận thức chưa tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến chất lượng và
hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Nhận thức chưa đầy đủ về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS còn có thể dẫn đến tính hình thức, phong trào
hoặc không theo kịp tình hình thực tiễn của hoạt động PBGDPL cho sinh viên
người DTTS.
Trong những năm qua, nhận thức về QLNN về PBGDPL cho sinh viên người
DTTS đã có nhiều cố gắng và thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với
yêu cầu về thực hiện “quản lý nhà nước bằng pháp luật” vẫn còn những tồn tại hạn
chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả PBGDPL cho sinh viên người
DTTS và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS. Chính
những yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng QLNN về PBGDPL cho sinh
viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh
đạo, chỉ đạo triển khai công PBGDPL cho sinh viên người DTTS; chưa quan tâm
chỉ đạo tổng kết và nhân rộng các mô hình PBGDPL cho sinh viên người DTTS tốt
tại cơ sở; chưa coi công tác này “là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”; còn tình trạng cấp uỷ đảng coi
PBGDPL cho sinh viên người DTTS là nhiệm vụ riêng của các cơ quan nhà nước
và các tổ chức đoàn thể, thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Một bộ phận cán bộ,
đảng viên chưa tích cực tham gia vào các hoạt động PBGDPL cho sinh viên người
DTTS; chưa thực sự gương mẫu chấp hành pháp luật, lời nói chưa đi đôi với việc
làm, từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến công tác PBGDPL cho sinh viên người
DTTS[13].
28
1.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho quản lý
nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động
PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở nước ta ngày càng hoàn thiện. Sau gần 30
năm đổi mới, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh
hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Nếu so với thời gian 40 năm
trước đó (1945-1985), thì trong gần 20 năm qua, số văn bản luật và pháp lệnh lớn
hơn 40 năm cộng lại. Pháp luật đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện, thể
chế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào
việc ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế và quan trọng nhất là tạo tiền đề cho việc
xây dựng nhà nước quản lý bằng pháp luật. Tuy vậy, hệ thống pháp luật hiện hành
còn nhiều hạn chế và chính sự hạn chế này làm giảm hiệu lực của pháp luật trong
cuộc sống, ảnh hưởng đến khâu thực thi pháp luật. Các văn bản pháp luật đều có
khiếm khuyết chung như: thiếu cụ thể, rõ ràng; trùng lặp chồng chéo, thậm chí mâu
thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống quy phạm
còn yếu. Đã vậy, trong một thời gian dài, công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy
phạm pháp luật chưa được chú trọng, do đó, trong thực tế có tình trạng khó phân
biệt văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực. Hệ thống pháp luật như vậy
làm cho ngay cả những cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi pháp luật cũng
gặp khó khăn. Do đó, một hệ thống pháp luật muốn phát huy tác dụng tốt trong cuộc
sống, thì phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh
bạch theo đúng tinh thần của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 [21].
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người
DTTS chính là “hành lang” pháp lý cho QLNN về PBGDPL cho sinh viên người
DTTS. Các văn bản của Đảng và Nhà nước về PBGDPL cho sinh viên người DTTS
đã tạo cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ công tác PBGDPL
cho sinh viên người DTTS; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động
của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về vai trò của QLNN về PBGDPL cho sinh
29
viên người DTTS. Nếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho
QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS thiếu đồng bộ, chồng chéo hoặc bỏ
trống thì việc triển khai các hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS sẽ bị
động, lúng túng và thiếu sự ổn định. Ngược lại, các quy định của pháp luật về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS ngày càng được hoàn thiện đồng nghĩa với vị
trí công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS được khẳng định, chất lượng
QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS ngày càng được nâng cao.
1.3.3. Năng lực quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh
viên người dân tộc thiểu số
Năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là khả năng
thực hiện chức năng QLNN của bộ máy hành chính nhà nước trong lĩnh vực
PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực QLNN về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:
- Chất lượng của hệ thống thể chế về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Chất lượng của bộ máy hành chính trong đó có phân định rành mạch chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính;
- Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ
về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Việc bảo đảm các nguồn lực vật chất cho công tác PBGDPL cho sinh viên
người DTTS.
Năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS quyết định hiệu lực,
hiệu quả của công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS và hiệu lực, hiệu quả
của PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là biểu hiện thực tiễn về năng lực
QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
Để nâng cao năng lực QLNN, Nhà nước ta đã tiến hành cải cách hành chính
nói chung và trong lĩnh vực PBGDPL nói riêng. Mục tiêu cải cách hành chính được
xác định là: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại
30
hóa; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan
nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả...
Như vậy, năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS phụ thuộc
vào các yếu tố trên và trong lĩnh vực PBGDPL cho sinh viên người DTTS cũng cần
phải tiến hành cải cách hành chính, hòa chung với tiến trình cải cách nói chung của
nền hành chính nước ta.
1.3.4. Cơ sở vật chất và kinh phí đảm bảo cho quản lý nhà nước về phổ biến,
giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Ngoài yếu tố con người thì yếu tố nguồn lực về vật chất và kinh phí đảm bảo
cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS cũng là yếu tố rất quan trọng
đảm bảo hiệu quả thực hiện PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên thực tế. Các
quy định của pháp luật sẽ chỉ nằm trên văn bản nếu công tác PBGDPL cho sinh viên
người DTTS không được quan tâm đầu tư. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện
làm việc dành cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, nhất là ở các cơ
sở giáo dục cần phải được đầu tư tương xứng với vị trí và vai trò của công tác
PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
Hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở
các địa phương còn hết sức khiêm tốn, nhất là ở những địa phương nguồn thu không
nhiều. Do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng, đủ mạnh nên địa phương nào quan tâm
đến công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS thì dự trù hoặc cấp kinh phí phù
hợp và ngược lại, dẫn đến sự không đồng đều trong mặt bằng PBGDPL cho sinh
viên người DTTS ở các địa phương, đơn vị. Vì vậy, nguồn kinh phí đảm bảo cho
công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS cần được quy định cụ thể, được đảm
bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực hỗ trợ khác.
Tiểu kết chương 1
PBGDPL cho sinh viên người DTTS là nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời
cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện bản
chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, từng bước xã hội hóa công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, trong đó
31
Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, khuyến khích, hướng dẫn, huy động sự tham gia,
đóng góp của xã hội vào công tác này
Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản về công tác
PBGDPL cho sinh viên người DTTS, quy định cụ thể về nguyên tắc PBGDPL cho
sinh viên người DTTS; đối tượng được PBGDPL, tổ chức và người thực hiện
PBGDPL cho sinh viên người DTTS, hình thành các chuẩn mực, quy tắc nghề
nghiệp trong công tác này, huy động nguồn lực bảo đảm hoạt động và tăng cường
công tác QLNN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh
viên người DTTS;
Những nội dung về lý luận và pháp lý liên quan trong Chương 1 là luận cứ
khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người
DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay, trong Chương 2 cũng như xây dựng
phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về
PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ được đề cập đến
trong Chương 3 của Luận văn.
32
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục
pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 3.534,6
km2; trong đó diện tích miền núi là 3.359,2 km2
, chiếm tỷ lệ 91,1% trên diện tích
toàn tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có trên 170.718 ha, trong đó có 16.421,6 ha
rừng đặc dụng, 33.528 ha rừng phòng hộ, 120.768,9 ha rừng sản xuất cung cấp gỗ
cho công nghiệp chế biến. Ngoài ra còn hơn 15.000 ha rừng nguyên sinh, tạo điều
kiện phát triển du lịch sinh thái. Phú Thọ nằm trong khu vực giao thoa giữa vùng
Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ
đô Hà Nội, cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh
Thuỷ (Hà Giang) hơn 200 km; cách thành phố Hải phòng 170 km; cách cảng Cái
Lân (Quảng Ninh) 200km. Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu
vùng; phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc,
phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh
Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ
mang sắc thái của ba vùng địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven sông. Đối
với tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Tây Nam của tỉnh, chủ yếu là vùng mà địa
hình dốc có độ cao từ 200 – 500m và nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m với sườn dốc
và nhọn; do đó thường gặp một số khó khăn về giao thông, nhưng có tiềm năng phát
triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò
đồi thấp, xen kẽ với đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, sông Lô và sông
Đà là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp
dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ
sản, phát triển công nghiệp. Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Phú Thọ là địa phương
33
có nhiều loại tài nguyên khoáng sản khác nhau, bao gồm nhiên liệu than, sắt, chì,
kẽm, vàng, pyrite, felspat, đất sét... và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng như: đá
vôi, cao lanh, đá silic… phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, giao
thông...
Trên địa bàn tỉnh có nhiều hệ thống sông, ngòi chạy qua, trong đó có 03 con
sông lớn của Miền Bắc như: sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Đoạn sông Hồng chạy
qua địa bàn tỉnh dài 140 km, sông Lô 70 km, sông Đà 41 km. Hệ thống sông, ngòi
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt,
đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, tạo ra hệ thống giao thông đường thủy
thuận lợi. Có hệ thống giao thông đường bộ (Quốc lộ 2, Quốc lộ 70, Quốc lộ 32
A,B,C); hệ thống đường sắt và đường sông nối các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi
Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác và là cầu nối trung chuyển, giao lưu kinh tế -
văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi
Tây Bắc [9].
2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa, xã hội
2.1.2.1. Đơn vị hành chính và tình hình dân số
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Việt Trì
(trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh), thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao
và 10 huyện miền núi (Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập,
Cẩm Khê, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh); với tổng số 277 đơn vị xã,
phường, thị trấn, trong đó có 218/277 xã, thị trấn miền núi, với 2.186 thôn, bản
miền núi; 43 xã và 190 thôn bản được hưởng chương trình 135 (giai đoạn II) của
Chính phủ.
Đến hết năm 2015, dân số tỉnh Phú Thọ là 1.370.652 người, mật độ 388
người/km2. Toàn tỉnh có 34 dân tộc đang sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa
số.Trong các DTTS có 4 dân tộc: Mường, Dao, Cao Lan, Mông sống tập trung
thành làng bản riêng; có bản sắc văn hoá, phong tục tập quán khá đậm nét. Dân số
miền núi gần 962.000 người, chiếm 74% dân số toàn tỉnh; riêng đồng bào DTTS có
34
gần 213.000 người, chiếm 16% dân số toàn tỉnh [9].
2.1.2.2. Tình hình thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi
Trong những năm qua, Phú Thọ đã triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịp
thời các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội miền núi,
vùng đồng bào DTTS. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã phát huy hiệu
quả; các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu bảo
dưỡng sau đầu tư thuộc Chương trình 135 với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng; các dự
án, chính sách hỗ trợ định canh, định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn
giai đoạn 2013 - 2015 với số tiền 19 tỷ đồng. Hằng năm, các cấp, các ngành đều tổ
chức nhiều hội nghị, đợt tuyên truyền, PBGDPL cho người dân nông thôn và đồng
bào DTTS; tổ chức thực hiện các mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình
đẳng giới... Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo, các huyện
miền núi đã hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ người dân tham gia
bảo hiểm y tế (qua các hình thức) đạt trên 75%. Đến nay, đời sống của nhân dân và
bộ mặt nông thôn, miền núi tỉnh Phú Thọ có nhiều đổi mới, nạn thiếu đói về lương
thực cơ bản được giải quyết. Các hoạt động từ thiện, trợ giúp hộ nghèo, thiên tai, lũ
lụt được thực hiện có hiệu quả. Các nhu cầu ăn, ở, đi lại của nhân dân được cải
thiện đáng kể, số hộ nông dân có nhà kiên cố và phương tiện sinh hoạt hiện đại tăng
nhanh. Toàn tỉnh có 624 người có uy tín trong đồng bào DTTS và được hưởng chế
độ theo qui đỉnh. Hằng năm tỉnh cấp hơn 550.000 tờ báo, tạp chí không thu tiền
phục vụ cho đồng bào DTTS miền núi…. Nhìn chung đồng bào các dân tộc đã chấp
hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; từng bước đổi
mới về tư duy kinh tế, tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình; đời sống vật chất, tinh
thần từng bước được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi được duy trì và giữ vững.
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2010 -2015) đạt
5,87%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 7,25%, nông lâm nghiệp thuỷ sản
35
tăng 5,09%, dịch vụ tăng 4,93%. Quy mô của nền kinh tế theo giá hiện hành đạt
40.400 tỷ đồng, tăng 84%; GRDP bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng, tăng
77,4% so năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù
hợp với định hướng phát triển của tỉnh; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng
36,5%, dịch vụ 38%, nông lâm nghiệp 25,5%. Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng
16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 19,9%/năm.
Kết quả thực hiện 03 khâu đột phá trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt được một
số kết quả quan trọng. Về Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt đã tập
trung huy động tốt các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở hạ
tầng thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn
xã hội đạt 69,06 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm và tăng hơn 2 lần so với
giai đoạn 2006 - 2010; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 48,6%;
dân cư và tư nhân 44,6%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,8%. Kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội có bước phát triển đột phá; trong 5 năm đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo,
nâng cấp gần 1000 km quốc lộ, tỉnh và huyện lộ; hoàn thành 7 cầu lớn; hạ tầng đô
thị, nông nghiệp, nông thôn, thông tin truyền thông được tăng cường đầu tư, đưa
vào sử dụng nhiều công trình quy mô lớn; cơ bản hoàn thành hạ tầng Khu công
nghiệp và một số cụm công nghiệp; tích cực hoàn thiện, nâng cao tiêu chí đô thị loại
I của thành phố Việt Trì, xây dựng thị xã Phú Thọ để trở thành Thành phố; tập trung
đầu tư xây dựng các công trình thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường
Hùng Vương, Công viên Văn Lang, Trường Đại học Hùng Vương, các bệnh viện
tuyến tỉnh, huyện, trường lớp học... Về khâu đột phá "đào tạo nguồn nhân lực" đạt
được kết quả khá tích cực. Các cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề trên địa bàn được
củng cố, nâng cấp và xây mới; tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85,6% (bình quân
vùng Tây Bắc là 73%); mở rộng cơ cấu ngành, nghề đào tạo, cơ bản đáp ứng nhu
cầu học tập; kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng
64,3%, quy mô đào tạo tăng 35,5%; tổng số nhân lực đào tạo mới đạt 179,2 nghìn
người (bình quân 35,84 nghìn người/năm). Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền
nghề đạt 55% (bình quân vùng Tây Bắc là 45%). Về "hoạt động du lịch" có bước
36
phát triển; kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư; tổng nguồn vốn huy động phát
triển du lịch tăng 3,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, đưa vào khai thác một số dự
án du lịch thế mạnh tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Chương trình hợp tác
phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và các sản phẩm du lịch đặc trưng, nhất là
du lịch văn hóa tâm linh gắn với hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đưa vào
khai thác, bước đầu phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động chậm. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhỏ lẻ, chưa có nhiều vùng
sản xuất hàng hóa lớn. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp (đạt 48,3% so với chỉ
tiêu). Chưa cân đối được thu, chi ngân sách (thu ngân sách mới đáp ứng được
32,4% tổng chi và 62% chi thường xuyên). Quản lý tài nguyên khoáng sản hiệu quả
chưa cao; việc thu gom, xử lý rác thải chậm được cải thiện (đạt 50,6% so chỉ tiêu).
Kết nối giữa các tua, tuyến du lịch còn hạn chế.
Về lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; hệ thống y tế các
tuyến được củng cố, phát triển và tăng cường đầu tư hiện đại cơ sở vật chất, trang
thiết bị y tế. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc; xây
dựng và bảo vệ thành công hai di sản văn hoá phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và
“Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận và vinh
danh, tạo sự lan toả của không gian văn hoá vùng Đất Tổ. Phong trào "Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển sâu rộng; đảm bảo 100% khu dân cư có
nhà văn hoá; nhiều công trình văn hóa, thể thao hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp
phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Hằng năm giải quyết việc
làm cho 22,16 nghìn lao động, xuất khẩu lao động 2,5 nghìn người; quan tâm thực
hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách đối với người có công;
thu nhập và chất lượng cuộc sống của Nhân dân từng bước được nâng lên; tỷ lệ hộ
nghèo còn 7,89% (bình quân toàn vùng Tây Bắc là 15,5%), giảm 12,43% so với
năm 2010, thoát nghèo bình quân 8,6 nghìn hộ/năm; đã hỗ trợ trên 15 nghìn hộ
nghèo, người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở.
37
Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn thiếu; tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và sinh con thứ 3 trở lên có xu
hướng gia tăng. Chất lượng giáo dục đào tạo còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các
vùng, miền, loại hình. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi,
đồng bào dân tộc hiệu quả chưa cao. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái
nghèo cao, nhất là vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
2.1.3. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội
Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn trong những năm qua được giữ vững;
phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn việc lợi dụng
vấn đề dân tộc để chống phá Đảng, chính quyền. Quan tâm chỉ đạo phối hợp triển
khai thực hiện tốt quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ tự quản về an ninh trật tự
ở cơ sở, khu dân cư, tổ liên gia, dòng họ tự quản và phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc trong tình hình mới, không để xảy ra các hoạt động phức tạp về an
ninh trật tự. Tuy nhiên, Tình hình an ninh trật tự cơ sở, tội phạm và tệ nạn xã hội
tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác phối hợp giữa các lực lượng, cơ quan chức năng
trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề bức xúc ở cơ sở có nơi, có việc làm còn
chậm, chưa kịp thời. Trong giai đoạn 2010- 2015, lực lượng Công an đã triển khai
có hiệu quả 30 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, điều tra làm rõ 2.488/3.071
vụ án về trật tự xã hội, bắt 3.501 đối tượng (đạt tỷ lệ 81%, trong đó án đặc biệt
nghiêm trọng đạt 95%); bắt vận động đầu thú 1.071 đối tượng truy nã và triệt phá
747 ổ nhóm tội phạm...
Về tội phạm và tê nạn ma túy: tỉnh Phú Thọ không phải là trọng điểm về ma
túy, song tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh luôn diễn biến phức
tạp và có chiều hướng gia tăng. Với điều tự nhiên của tỉnh, các đối tượng đã cấu kết,
móc nối với các đối tượng trong tỉnh để hình thành những đường dây mua bán, vận
chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh, nhất là các địa bàn trọng điểm về ma túy vùng
Tây Bắc. Số ma túy sau khi xâm nhập vào địa bàn tỉnh Phú Thọ được các đối tượng
chia nhỏ, phân phối, cung cấp cho các tụ điểm, ổ nhóm và bán cho người nghiện,
gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của lực lượng
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (20)

Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại HuếLuận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOTĐề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luậtLuận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình ĐịnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 
Luận văn: Thi hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thi hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thi hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thi hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAYLuận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOTLuận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịchĐề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
 
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOTLuận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAYLuận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
 

Semelhante a Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ

Semelhante a Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ (20)

Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOTLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
 
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình PhướcQuản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thôngLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm ĐồngĐề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
Đề tài: Phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng
 
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu sốQuản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
pbien giao duc cho sinh vien mới.docx
pbien giao duc cho sinh vien  mới.docxpbien giao duc cho sinh vien  mới.docx
pbien giao duc cho sinh vien mới.docx
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc tỉnh Phú YênĐề tài: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia LaiLuận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk LắkLuận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
 
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệpTổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỘ TỊCH, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỘ TỊCH, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỘ TỊCH, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỘ TỊCH, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bả...
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bả...Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bả...
Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội và thực tiễn thực hiện pháp luật về bả...
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................../............... ........../......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THANH HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................../............... ........../......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THANH HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : QUẢN LÝ CÔNG Mã số : 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH HÀ NỘI, 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Cao học Hành chính công “Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và thông tin được sử dụng trong Luận văn có xuất xứ rõ ràng và kết quả nghiên cứu là do quá trình lao động trung thực của bản thân tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo Học viện Hành chính về Luận văn cao học này. Học viên Bùi Thanh Hùng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trần Thị Diệu Oanh, Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Quản lý công với đề tài: “Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Hành chính đã tận tình, chu đáo trong quá trình tham gia giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tác giả. Xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Học viện Hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình cao học cũng như hoàn thành Luận văn này. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo UBND Tỉnh Phú Thọ, Văn phòng UBND Tỉnh Phú Thọ, Sở Tư pháp Tỉnh Phú Thọ, các cơ sở Đoàn, Hội, Đội, cán bộ, công chức, các cơ sở giáo dục trong địa bàn Tỉnh Phú Thọ mà tác giả đã đến khảo sát, lấy số liệu phục vụ cho việc hoàn thành Luận văn này. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và các học viên cao học - Học viện Hành chính và quý bạn đọc để Luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Bùi Thanh Hùng
  • 5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ...............8 1.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số 8 1.2. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số ..............................................................................................................18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số................................................................26 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ............................................................................................32 2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ......................32 2.2. Tình hình quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................................................40 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...........................................57 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ....................63
  • 6. 3.1. Một số định hướng tăng cường công tác tư pháp, phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh Phú Thọ ..............................................................................................63 3.2. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ......................65 3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.............................70 KẾT LUẬN.....................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................93
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS : Dân tộc thiểu số HĐND : Hội đồng nhân dân HĐPH : Hội đồng phối hợp HSSV : Học sinh sinh viên KTX : Ký túc xá PBGDPL : Phổ biến giáo dục pháp luật QLNN : Quản lý nhà nước QPPL : Quy phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài của luận văn Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Trong những năm qua, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Bên cạnh việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về lĩnh vực dân tộc, Nhà nước tiếp tục dành những nguồn lực đầu tư phát triển thông qua các chương trình, dự án đã triển khai như: Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Chương trình 135 giai đoạn III; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 69 huyện nghèo và 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; chính sách định canh định cư; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn... Tuy nhiên, vào những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS đã và đang xuất hiện một số vấn đề như: tình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai đông người có xu hướng tăng lên. Tình trạng lao động người DTTS qua biên giới làm thuê theo mùa vụ ngày càng nhiều, không chỉ ở vùng giáp biên mà còn ở cả vùng sâu trong nội địa; nạn lừa gạt, mua bán phụ nữ qua biên giới với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tình trạng mua bán các chất ma tuý và dụ dỗ đồng bào DTTS tham gia vận chuyển các chất ma tuý, sử dụng các chất ma túy diễn biến phức tạp. Đạo lạ, tà đạo xuất hiện, cùng với hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo, tranh giành tín đồ đang làm mất ổn định về an ninh trật tự ở vùng đồng bào DTTS [23]. Mặt khác, Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ năm 2009 đến tháng 8/2014, tổng số HSSV liên quan đến pháp luật hình sự trên 8000 vụ việc, trong đó, gây rối trật tự công cộng là 935 vụ, tội phạm ma túy là 357 trường hợp, giết người 37 vụ, cướp, trộm cắp tài sản là 6000 vụ... Từ năm 2010 đến tháng 8/2014 đã có tới 7.735 HSSV tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật. Tệ nạn ma túy trong HSSV diễn biến phức tạp. Theo điều tra của liên ngành giáo dục-công an thì năm 2010 có 538 HSSV, năm 2011 có 350 HSSV, năm 2012 có 159 HSSV, năm 2013 có 296 HSSV vi phạm tệ nạn ma túy. Đáng chú ý,
  • 9. 2 tình hình sử dụng ma túy tổng hợp, đặc biệt là ma túy đá đang có xu hướng tăng mạnh tại các thành phố lớn. Tình trạng đánh bạc trong KTX đã được ngăn chặn, đẩy lùi do sự quản lý chặt chẽ của các nhà trường nhưng HSSV ở ngoại trú chơi lô đề, cá độ bóng đá, đánh bạc rất khó kiểm soát. Đã có những trường hợp quá đam mê lô đề dẫn đến bỏ học, tham gia trộm cướp [22]. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vấn đề trên là do sự nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Trong những năm qua, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, Đảng và nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến việc PBGDPL sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường QLNN, quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và tăng cường pháp chế XHCN. Hoạt động PBGDPL cho các đối tượng sinh viên là người DTTS trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Cụ thể đã ban hành các văn bản như : Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/ 2009 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015; Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn phối hợp công tác PBGDPL trong trường học.... Ngày 20/6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác PBGDPL, tạo chuyển biến căn bản, bền vững, hiệu quả cho hoạt động PBGDPL với việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia
  • 10. 3 công tác PBGDPL, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức xã hội cho công tác PBGDPL. Thực tế cho thấy, hoạt động PBGDPL cho đối tượng sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh miền núi với 34 dân tộc anh em cùng chung sống, 16% dân số là người DTTS, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, họ chỉ cần tới pháp luật khi nảy sinh những vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích cá nhân mà không hình thành được ý thức pháp luật không có thói quen tìm hiểu pháp luật. Điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác PBGDPL cho đồng bào người DTTS, đặc biệt là đối tượng sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh. Hơn thế nữa, nhu cầu PBGDPL cho nhân dân nói chung và cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh nói riêng ngày một gia tăng khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến hiện tượng đô thị hóa nông thôn và hội nhập quốc tế ngày càng nhiều. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL còn chưa đáp ứng yêu cầu, lúng túng trong quản lý, điều hành. Cơ sở vật chất và kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với vị trí và vai trò của công tác PBGDPL. Trước tình hình đó, tôi lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sỹ. Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn trong việc góp phần cung cấp nội dung khoa học cho quá trình chủ động, tích cực tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng công tác QLNN về PBGDPL cho đối tượng sinh viên người DTTS. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn Công tác QLNN về PBGDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề có rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố như:
  • 11. 4 - Thạc sỹ Phạm Thị Kim Dung (2011), Phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh sinh viên trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ Tư pháp. - PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (2014), Giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật. - TS. Lương Khắc Hiếu (2006), Tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về một số suy nghĩ về công tác tuyên truyền hiện nay, Đề tài cấp bộ. - Dương Thanh Mai (1996), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp. - Trần Ngọc Đường- Dương Thị Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Lê Đình Khiên (1996), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Lê Thị Thu Ba (2006), Tăng cường vai trò của Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ đưa pháp luật vào cuộc sống, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề năm 2006, Bộ Tư pháp, Hà Nội. - Nguyễn Thị Hồi (2008), Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật- Số chuyên đề tháng 2 năm 2008, Bộ Tư pháp, Hà Nội. - Nguyễn Thị Hoàng Lan (2009), Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Số tháng 10 năm 2009, Bộ Tư pháp, Hà Nội. - Phạm Đức Hoài (2009), Quản lý nhà nước về PBGDPL trong Bộ Quốc Phòng hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội. - Nguyễn Tất Viễn (2010), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Đề tài cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
  • 12. 5 - Nguyễn Duy Lãm (2012), Sự cần thiết và quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp pháp luật- số chuyên đề tháng 10 năm 2012, Bộ Tư pháp, Hà Nội. - Nguyễn Đình Đình Đặng Lục (2008), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb Giáo dục Hà Nội. - Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ . - Hà Thị Tuyến (2011),Phổ biến pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong xây điều kiện dựng nhà nước pháp quyền, Luận văn Thạc sĩ. - Phùng Thị Lan Anh (2013), Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ. Những công trình khoa học trên đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở lý luận, kiến thức, kinh nghiệm đối với công tác QLNN trên nhiều góc độ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, đây là đề tài không trùng lắp với các công trình có liên quan đã được công bố trong thời gian gần đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của Luận văn là nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề QLNN về PBGDPL, trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tìm ra những giải pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS dựa trên tình hình thực tế của địa phương. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
  • 13. 6 - Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của PBGDPL và QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. - Nghiên cứu thực trạng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về PBGDPL, nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS đang học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra mối liên hệ nhằm đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học; dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về quản lý xã hội bằng pháp luật; các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc; những quy định pháp luật về QLNN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ vấn đề, trong đó tập trung một số phương pháp sau: + Phương pháp khảo cứu tài liệu: Tác giả đã sử dụng được giới thiệu tại Phần mở đầu, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (mục 2, phần mở đầu) và để thực
  • 14. 7 hiện Chương 1 của luận văn. Phương pháp này cung cấp cơ sở lý luận, những luận cứ cho việc đánh giá và đề ra giải pháp cho công tác công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. + Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tham vấn ý kiến của đồng chí Chánh Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, đồng chí Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ và đồng chí Trưởng phòng Tuyên truyền Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tác giả đã trực tiếp trao đổi với các đồng chí Quản lý sinh viên của các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về nội dung, những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như : phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận QLNN về PBGDPL, từ đó làm phong phú thêm về hành chính học và quản lý công. Những đề xuất của luận văn có ý nghĩa nhất định trong việc QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như có giá trị tham khảo cho các địa phương có điều kiện tương tự như tỉnh Phú Thọ. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan sau này. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  • 15. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số 1.1.1. Quan niệm, mục đích, nguyên tắc về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số 1.1.1.1. Quan niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về PBGDPL, trong đó có thể kể như: Quan niệm thứ nhất cho rằng, PBGDPL là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức. Theo quan niệm này, khi tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng cho nhân dân thì tự nó sẽ hình thành nên ý thức pháp luật. Hay nói cách khác, sự hình thành ý thức pháp luật là hệ quả tất yếu của việc giáo dục chính trị, tư tưởng hay giáo dục đạo đức. Quan niệm thứ hai cho rằng, PBGDPL chỉ đơn thuần là hoạt động tuyên truyền, giải thích pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, phát thanh, truyền hình. Do vậy, coi đây là chỉ là công việc của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Quan niệm thứ ba cho rằng, pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Mọi công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Vì vậy, không cần đặt ra vấn đề PBGDPL. Những quan niệm nêu trên mặc dù ở góc độ nào đó không sai, nhưng chưa đầy đủ. Pháp luật được ban hành trên văn bản mới chỉ là bước đầu tiên của quy trình QLNN: ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tổ chức thực hiện, theo dõi thi hành, kiểm tra giám sát. Ở một góc độ khác, có thể thấy PBGDPL là một từ ghép hai từ "phổ biến pháp luật" và "giáo dục pháp luật". Phổ biến pháp luật có hai nghĩa:
  • 16. 9 - Nghĩa hẹp: Là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tượng của nó. - Nghĩa rộng: là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân. Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL thì: Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng [2]. Cả cụm từ PBGDPL có hai nghĩa: - Nghĩa hẹp: là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. - Nghĩa rộng: là công tác, lĩnh vực, bao gồm tất cả các công đoạn như định hướng công tác PBGDPL, lập chương trình, kế hoạch PBGPL, áp dụng các hình thức PBGDPL, triển khai chương trình về PBGDPL, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về PBGDPL. PBGDPL là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Trong công tác QLNN thì PBGDPL được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành [20]. Từ những đặc thù và phân tích trên ta có thể thấy rõ bản chất của PBGDPL là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể PBGDPL nhằm chuyển tải các tri thức về nhà nước và pháp luật đến đối tượng được giáo dục pháp luật với mục đích hình thành ở họ những tri thức pháp lý, tình cảm, lòng tin và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật. Việc PBGDPL cho sinh viên người DTTS là một quá trình triển khai và áp dụng các quy trình của PBGDPL cho đối tượng là sinh viên người DTTS.
  • 17. 10 Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ "sinh viên" được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc đời. Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "sinh viên" được dùng để chỉ người học ở bậc đại học[44]. Theo Điều 59, Luật Giáo dục đại học số: 08/2012/QH13 thì: " sinh viên" được hiểu là người học của các cơ sở giáo dục đại học theo chương trình đào tạo cao đẳng và chương trình đào tạo đại học. Cụm từ “dân tộc thiểu số” hiện đang được sử dụng tương đối phổ biến trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và trong đời sống xã hội. Đây là những khái niệm khoa học liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, có lúc có nơi vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về cách gọi cũng như nội hàm của nó. “Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Các học giả phương Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm phát triển”… Có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia. Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc. Vận dụng quan điểm trên vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan niệm nhất quán của mình: Việt Nam là
  • 18. 11 một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 90 triệu người. Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8% dân số được quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”. Mặc dù hiện nay đã có qui định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số” và cách gọi “dân tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung [34]. Như vậy, có thể hiểu : PBGDPL cho sinh viên người DTTS là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có dự định của chủ thể PBGDPL tác động lên đối tượng là sinh viên người DTTS một cách có hệ thống và thường xuyên, nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành. 1.1.1.2. Mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Mục đích PBGDPL là hoạt động mang tính định hướng, nhằm nâng cao ý thức pháp luật, hình thành tình cảm, lòng tin và sự tôn trọng đối với pháp luật của Nhà nước, từ đó tự giác xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành. Mục đích của PBGDPL là một trong những yếu tố tạo lên cấu trúc bên trong của PBGDPL, là đặc trưng để phân biệt PBGDPL với các loại giáo dục khác như giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức...Việc xác định mục đích của PBGDPL có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cả lý luận lẫn thực tiễn, đó là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, mang lại chất lượng, hiệu quả cho công tác PBGDPL. Mục đích của PBGDPL cho sinh viên người DTTS bao gồm mục đích tổng quát và mục địch cụ thể. Mục đích tổng quát của PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là góp phần hình thành và nâng cao văn hóa pháp lý cho từng sinh viên người DTTS và toàn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, xây dựng nhà nước pháp quyền. Mục đích cụ thể gồm có bốn mục đích sau:
  • 19. 12 Mục đích thứ nhất, nâng cao hiểu biết pháp luật cho sinh viên người DTTS (Mục đích nhận thức) PBGDPL cho sinh viên người DTTS bao gồm hai lĩnh vực : phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung chương trình giáo dục. Giáo dục pháp luật cho sinh viên thực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong trong chương trình giáo dục chính khóa qua môn học Pháp luật đại cương, Pháp luật chuyên ngành. Phổ biến pháp luật cho sinh viên được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp [26]. PBGDPL chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu nội dung và các quy định pháp luật đến với sinh viên người DTTS, giúp cho họ hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho sinh viên người DTTS. Mục đích thứ hai, hình thành lòng tin vào pháp luật của sinh viên người DTTS (Mục đích cảm xúc) Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởng vào những quy định của pháp luật. Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội. Khi nào sinh viên người DTTS nhận thức được đầy đủ về pháp luật thì không cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế mà họ vẫn tự giác thực hiện. Tạo lập niềm tin vào pháp luật cho sinh viên người DTTS đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng là PBGDPL để sinh viên người DTTS hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, tuyên truyền về những mặt thuận lợi và khó khăn phức tạp của việc thực hiện và áp dụng pháp luật, những mặt ưu điểm và hạn chế của quá trình điều chỉnh pháp luật.
  • 20. 13 Pháp luật cũng như mọi hiện tượng khác trong xã hội bao giờ cũng có hai mặt, không phải lúc nào nó cũng thoả mãn hết, phản ánh được đầy đủ nguyện vọng, mong muốn của tất cả sinh viên người DTTS cũng như mọi người trong xã hội. Quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ lấy lợi ích của đông đảo nhân dân trong xã hội làm tiêu chí, thước đo, do đó sẽ có một số ít đối tượng không được thoả mãn. Chính các yếu tố hạn chế và mặt trái của các quy định pháp luật càng tạo đòi hỏi sự cần thiết của công tác PBGDPL để sinh viên người DTTS hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộ pháp luật. Có như vậy mới hình thành lòng tin vào pháp luật của sinh viên người DTTS và đông đảo nhân dân trong xã hội. Mục đích thứ ba, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS (Mục đích hành vi) Ý thức pháp luật của người dân nói chung, sinh viên người DTTS nói riêng được hình thành từ hai yếu tố: tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS chỉ có thể được nâng cao khi công tác PBGDPL được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục. PBGDPL góp phần củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định. PBGDPL trong nhà trường giúp sinh viên người DTTS tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS [26]. Mục đích thứ tư, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN trong quản lý xã hội và quản lý sinh viên người DTTS. Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển. PBGDPL
  • 21. 14 giúp cho sinh viên người DTTS có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi sinh viên người DTTS. PBGDPL đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi trường QLNN bằng pháp luật, hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình QLNN, quản lý xã hội; tạo ra khả năng phát hiện và loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý. 1.1.1.3. Nguyên tắc của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Nguyên tắc của PBGDPL chính là những quy định, quy tắc có tính chỉ đạo xuyên suốt công tác PBGDPL, bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả, thiết thực. Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các nguyên tắc PBGDPL bao gồm: Một là, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực. Hai là, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. Ba là, đa dạng các hình thức PBGDPL, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được PBGDPL và truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Bốn là, gắn liền với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hàng ngày của người dân. Năm là, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội. 1.1.2. Nội dung, hình thức của phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Do đối tượng của PBGDPL ở đây chính là sinh viên người DTTS, là đối tượng có tâm lý thường hay tự ti, bảo thủ, bao gồm cả tư tưởng cục bộ địa phương, địa phương chủ nghĩa, các cộng đồng, các cụm dân cư, dòng họ có phong tục tập quán
  • 22. 15 riêng biệt. Trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật còn thấp, chưa có ý thức tự giác trong việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật [18]. Theo đánh giá, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng nguồn nhân lực ở vùng DTTS, miền núi vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ở cả ba mặt thể lực, trí lực và tâm lực vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay. Về mặt thể lực, đa số đồng bào DTTS có chiều cao, cân nặng nhỏ bé hơn mức trung bình của cả nước kém xa mức trung bình về thể chất của người dân trên thế giới. Về mặt trí lực, nguồn nhân lực ở vùng DTTS, miền núi đã từng bước được cải thiện do các chính sách ưu đãi trong giáo dục để thu hút trẻ em tới trường và theo học các cấp, bậc học cao hơn. Song chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, miền núi nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, tình trạng lưu ban, bỏ học tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn. Về mặt tâm lực, do đặc điểm địa hình xa xôi, cách trở; điều kiện sống ít giao thiệp với bên ngoài và khó khăn về mặt ngôn ngữ nên phần đa trẻ em DTTS, miền núi chưa có nhiều kỹ năng sống trong môi trường hiện đại cần hợp tác, trao đổi...[43] Do vậy chúng ta cần quan tâm đến nội dung, hình thức PBGDPL cho phù hợp với đối tượng sinh viên người DTTS. Theo Điều 10 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật thì việc tổ chức PBGDPL tập trung vào các nội dung sau: - Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
  • 23. 16 - Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế. - Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Ngoài ra, đối với sinh viên người DTTS chúng ta cũng cần tập trung PBGDPL trên các nội dung : - Các chế độ, chính sách mà Đảng và nhà nước đặc biệt ưu tiên cho sinh viên và đồng bào DTTS. - Phê phán các luật tục lạc hậu, trái với pháp luật của nhà nước, với lợi ích của xã hội, tập thể, kìm hãm văn minh tiến bộ. - GDPBPL về đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân... - Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối chiến lược của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân tộc, các chính sách pháp luật chung và chính sách Dân tộc trong giai đoạn mới, các mục tiêu quốc gia về thiên niên kỷ và chiến lược công tác Dân tộc, nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. - Tuyên truyền vận động sinh viên người DTTS thường xuyên nâng cao cảnh giác trước mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề Dân tộc, Tôn giáo, lợi dụng những khó khăn trong đời sống của họ để lôi kéo, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết Dân tộc. - Tuyên truyền cho sinh viên người DTTS chương trình chung tay xây dựng nông thôn mới và chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, tiếp thu các tiến bộ KHKT, nêu gương các tập thể cá nhân điển hình gương mẫu trong mọi lĩnh vực về làm kinh tế giỏi, giữ gìn an ninh trật tự nông thôn, cải tạo tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, các gương người tốt việc tốt để nhận diện học tập noi theo.
  • 24. 17 - Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên người DTTS, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, phòng chống các tai tệ nạn xã hội, buôn bán phụ nữ, trẻ em, phụ nữ bỏ đi khỏi địa bàn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, các luật tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong sinh viên người DTTS [8] Theo Điều 11 của Luật PBGDPL đã luật hóa các hình thức PBGDPL cho sinh viên người DTTS hiện đang được áp dụng nhiều trên thực tế và có hiệu quả là: - Họp báo, thông cáo báo chí; - PBGDPL trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; - Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; - Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở; - Lồng nghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; - Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; - Các hình thức PBGDPL khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để đảm bảo hiệu quả cho công tác PBGDPL. Trong các hình thức PBGDPL trên, có những hình thức Nhà nước, cơ sở giáo dục thực hiện trách nhiệm chủ động PBGDPL cho sinh viên người DTTS, đáp ứng quyền của sinh viên người DTTS được thông tin về pháp luật, nhưng cũng có những
  • 25. 18 hình thức để sinh viên người DTTS thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước cung cấp thông tin pháp luật, chủ động tìm hiểu các vấn đề pháp luật cụ thể. Nhà nước, cơ sở giáo dục có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu này của sinh viên người DTTS (như hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật...). Một số hình thức như đăng tải thông tin pháp luật trên cổng thông tin điện tử, PBGDPL trên phương tiện thông tin đại chúng được quy định cụ thể về cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện các hình thức PBGDPL này để bảo đảm tính khả thi, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức. 1.2. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số 1.2.1. Quan niệm về quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Sự ra đời của nhà nước đã dẫn đến sự xuất hiện QLNN. QLNN phụ thuộc vào chế độ lịch sử, chính trị, đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Trong toàn bộ hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội...Trong các chủ thể quản lý xã hội đó thì Nhà nước là một chủ thể đặc biệt và quản lý nhà nước có những điểm khác biệt sau: Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước (theo nghĩa rộng) là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được trao quyền gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài quốc gia. Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao... Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật và các chính sách của nhà nước để quản lý xã hội.
  • 26. 19 Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [17]. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước) trên cơ sở Hiến pháp, luật để tổ chức đời sống xã hội theo Hiến pháp và luật. PBGDPL là một lĩnh vực trong QLNN, đang được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm bởi vai trò và ý nghĩa to lớn của PBGDPL đối với toàn xã hội. QLNN trong lĩnh vực PBGDPL được Đảng và Nhà nước ta đã xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước và của các cấp, các ngành. Trách nhiệm của nhà nước được xác định là: xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động PBGDPL có hiệu quả, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nâng cao hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức và cá nhân trong hoạt động PBGDPL. Trên cơ sở đó, có thể hiểu, QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là hoạt động của các cơ quan QLNN (ban hành văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về PBGDPL, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong PBGDPL...) nhằm bảo đảm PBGDPL cho sinh viên người DTTS đạt được mục đích đề ra. 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Chủ thể của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là các cơ quan QLNN từ trung ương đến cơ sở. Luật PBGDPL xác định rõ chủ thể QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm: 1.2.2.1. Chính phủ Chính phủ thống nhất QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
  • 27. 20 Điều 6 Luật Tổ chức Chính phủ quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, gồm : - Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của chính quyền địa phương; kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật. - Quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, nghị định, chương trình công tác của Chính phủ. - Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật; thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước, thi hành án. - Tổng hợp đánh giá tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật và báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật. 1.2.2.2. Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cho sinh viên người DTTS. Khoản 12 Điều 2 Nghị định 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Bộ Tư pháp nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:
  • 28. 21 - Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL ở Trung ương; - Công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định pháp luật; - Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; - Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học. 1.2.2.3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vị, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm: - Ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS và chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai thực hiện. - Xác định nội dung và hình thức PBGDPL phù hợp với đối tượng sinh viên người DTTS; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của sinh viên người DTTS; - Tổ chức PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua PBGDPL trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; - Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cho sinh viên người DTTS của bộ, ngành; - Chỉ đạo các trường thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy pháp luật.
  • 29. 22 - Đối với công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành chuẩn hóa giảng viên dạy pháp luật. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề. Ngoài ra, theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân thì : bộ, ngành nào chủ trì dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì bộ, ngành đó phải chịu trách nhiệm chính về phổ biến và thực hiện văn bản pháp luật đó trong cán bộ, công chức của bộ, ngành mình; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, các đoàn thể ở trung ương và chính quyền các cấp triển khai PBGDPL cho sinh viên người DTTS. 1.2.2.4. Chính quyền địa phương các cấp Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Luật PBGDPL quy định: Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp có trách nhiệm: - Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Giám sát việc thực hiện pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp có trách nhiệm: - Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;
  • 30. 23 - Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS. 1.2.3. Đối tượng của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Đối tượng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là hệ thống thực hiện mọi hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS trong phạm vi cả nước. Đối tượng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm: Một là, Hội đồng phối hợp PBGDPL Theo điều Điều 7 của Luật PBGDPL thì Hội đồng phối hợp PBGDPL được thành lập ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS và huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; và Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp. Theo Điều 1, Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL thì Hội đồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ, là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức ở trung ương và địa phương về công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Trên cơ sở kế hoạch chung của Chính phủ, HĐPH PBGDPL có nhiệm vụ đề ra kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và địa phương thực hiện PBGDPL; sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác PBGDPL trên phạm vi cả nước; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ [3].
  • 31. 24 Hai là, đội ngũ làm công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên các tổ hòa giải ở cơ sở. Báo cáo viên pháp luật cho sinh viên người DTTS: là cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; có khả năng truyền đạt; có bằng tốt nghiệp Đại học Luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất 2 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất 3 năm. Báo cáo viên pháp luật phải được cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định công nhận. Trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS : là người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật, được xem xét để công nhận là Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở cơ sở. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận Tuyên truyền viên pháp luật. Đội ngũ làm công tác PBGDPL, báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên các tổ hòa giải ở cơ sở đều phải thực hiện các nhiệm vụ được HĐPH PBGDPL ở mỗi cấp phân công, chịu sự quản lý của chính quyền địa phương của cấp đó, cụ thể: - Tham gia vào một ban hoặc một lĩnh vực công tác của HĐPH PBGDPL phân công. - Tham dự các phiên họp của HĐPH PBGDPL. Nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL; đồng thời cử người tham dự phiên họp, gửi ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo; - Đề xuất với Hội đồng phối hợp PBGDPL, với các ban của Hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả PBGDPL cho sinh viên người DTTS; đề nghị Hội đồng phối hợp PBGDPL, các ban của Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở các cơ sở giáo dục;
  • 32. 25 - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách về việc thực hiện kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS của Chính phủ, của Hội đồng và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; - Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL, Trưởng ban mà mình là thành viên; - Được cung cấp các tài liệu PBGDPL cho sinh viên người DTTS. 1.2.4. Nội dung, hình thức của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số 1.2.4.1. Nội dung của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Luật Phổ biến giáo dục pháp luật quy định cụ thể các nội dung quản lý nhà nước về PBGDPL cho sinh viên người DTTS, bao gồm: - Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về pháp luật cho sinh viên người DTTS; - Thống kê, tổng kết về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Hợp tác quốc tế về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. 1.2.4.2. Hình thức của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Điều 11 của Luật PBGD đã quy định rất cụ thể về hình thức PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Hình thức QLNN về PBGDPL được chia làm 2 nhóm: hình thức mang tính pháp lý và hình thức không mang tính pháp lý
  • 33. 26 Hình thức mang tính pháp lý - Ban hành văn bản có tính chất chủ đạo: là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra những chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp lớn về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Đây là cơ sở trực tiếp để ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, quy định những quy tắc xử sự chung trong lĩnh vực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS (VD: các Luật, Nghị định của Chính phủ điều chỉnh về PBGDPL...) - Ban hành văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật): Là loại văn bản do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhằm giải quyết những vụ việc cụ thể về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. (VD: Quyết định cá biệt của UBND về công tác PBGDPL...) - Văn bản hành chính thông thường: là những văn bản mang tính thông tin, phản ánh tình hình, trao đổi, đề xuất công việc của các cơ quan QLNN về hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS (VD: công văn hướng dẫn về PBGDPL...) - Các hình thức mang tính pháp lý khác như: hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham gia PBGDPL cho sinh viên người DTTS, cung cấp các dịch vụ về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho sinh viên người DTTS... Hình thức không mang tính pháp lý - Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp như tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm triển khai kế hoạch, truyền đạt chủ trương, chính sách về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. - Hoạt động điều hành công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS bằng các phương tiện thông tin, kỹ thuật hiện đại như mạng máy tính, chính phủ điện tử... 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số 1.3.1. Nhận thức về quản lý nhà nước đối với phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Nhận thức là khâu đầu tiên, quan trọng và có tính chất quyết định đối với QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Nếu có nhận thức tốt về vị trí và
  • 34. 27 tầm quan trọng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS thì công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS sẽ được các cấp Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư thích đáng; hệ thống pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS sẽ được hoàn thiện hơn, các hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS được triển khai toàn diện và sâu sắc. Nếu nhận thức chưa tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Nhận thức chưa đầy đủ về PBGDPL cho sinh viên người DTTS còn có thể dẫn đến tính hình thức, phong trào hoặc không theo kịp tình hình thực tiễn của hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Trong những năm qua, nhận thức về QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS đã có nhiều cố gắng và thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với yêu cầu về thực hiện “quản lý nhà nước bằng pháp luật” vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả PBGDPL cho sinh viên người DTTS và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên người DTTS. Chính những yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công PBGDPL cho sinh viên người DTTS; chưa quan tâm chỉ đạo tổng kết và nhân rộng các mô hình PBGDPL cho sinh viên người DTTS tốt tại cơ sở; chưa coi công tác này “là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”; còn tình trạng cấp uỷ đảng coi PBGDPL cho sinh viên người DTTS là nhiệm vụ riêng của các cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể, thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tích cực tham gia vào các hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS; chưa thực sự gương mẫu chấp hành pháp luật, lời nói chưa đi đôi với việc làm, từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS[13].
  • 35. 28 1.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở nước ta ngày càng hoàn thiện. Sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Nếu so với thời gian 40 năm trước đó (1945-1985), thì trong gần 20 năm qua, số văn bản luật và pháp lệnh lớn hơn 40 năm cộng lại. Pháp luật đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện, thể chế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế và quan trọng nhất là tạo tiền đề cho việc xây dựng nhà nước quản lý bằng pháp luật. Tuy vậy, hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều hạn chế và chính sự hạn chế này làm giảm hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống, ảnh hưởng đến khâu thực thi pháp luật. Các văn bản pháp luật đều có khiếm khuyết chung như: thiếu cụ thể, rõ ràng; trùng lặp chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống quy phạm còn yếu. Đã vậy, trong một thời gian dài, công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật chưa được chú trọng, do đó, trong thực tế có tình trạng khó phân biệt văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực. Hệ thống pháp luật như vậy làm cho ngay cả những cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi pháp luật cũng gặp khó khăn. Do đó, một hệ thống pháp luật muốn phát huy tác dụng tốt trong cuộc sống, thì phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 [21]. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là “hành lang” pháp lý cho QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Các văn bản của Đảng và Nhà nước về PBGDPL cho sinh viên người DTTS đã tạo cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về vai trò của QLNN về PBGDPL cho sinh
  • 36. 29 viên người DTTS. Nếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS thiếu đồng bộ, chồng chéo hoặc bỏ trống thì việc triển khai các hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS sẽ bị động, lúng túng và thiếu sự ổn định. Ngược lại, các quy định của pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS ngày càng được hoàn thiện đồng nghĩa với vị trí công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS được khẳng định, chất lượng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS ngày càng được nâng cao. 1.3.3. Năng lực quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là khả năng thực hiện chức năng QLNN của bộ máy hành chính nhà nước trong lĩnh vực PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm: - Chất lượng của hệ thống thể chế về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Chất lượng của bộ máy hành chính trong đó có phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính; - Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; - Việc bảo đảm các nguồn lực vật chất cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS quyết định hiệu lực, hiệu quả của công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS và hiệu lực, hiệu quả của PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là biểu hiện thực tiễn về năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Để nâng cao năng lực QLNN, Nhà nước ta đã tiến hành cải cách hành chính nói chung và trong lĩnh vực PBGDPL nói riêng. Mục tiêu cải cách hành chính được xác định là: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại
  • 37. 30 hóa; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả... Như vậy, năng lực QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS phụ thuộc vào các yếu tố trên và trong lĩnh vực PBGDPL cho sinh viên người DTTS cũng cần phải tiến hành cải cách hành chính, hòa chung với tiến trình cải cách nói chung của nền hành chính nước ta. 1.3.4. Cơ sở vật chất và kinh phí đảm bảo cho quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số Ngoài yếu tố con người thì yếu tố nguồn lực về vật chất và kinh phí đảm bảo cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS cũng là yếu tố rất quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên thực tế. Các quy định của pháp luật sẽ chỉ nằm trên văn bản nếu công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS không được quan tâm đầu tư. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc dành cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, nhất là ở các cơ sở giáo dục cần phải được đầu tư tương xứng với vị trí và vai trò của công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở các địa phương còn hết sức khiêm tốn, nhất là ở những địa phương nguồn thu không nhiều. Do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng, đủ mạnh nên địa phương nào quan tâm đến công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS thì dự trù hoặc cấp kinh phí phù hợp và ngược lại, dẫn đến sự không đồng đều trong mặt bằng PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở các địa phương, đơn vị. Vì vậy, nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS cần được quy định cụ thể, được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực hỗ trợ khác. Tiểu kết chương 1 PBGDPL cho sinh viên người DTTS là nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, từng bước xã hội hóa công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, trong đó
  • 38. 31 Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, khuyến khích, hướng dẫn, huy động sự tham gia, đóng góp của xã hội vào công tác này Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản về công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, quy định cụ thể về nguyên tắc PBGDPL cho sinh viên người DTTS; đối tượng được PBGDPL, tổ chức và người thực hiện PBGDPL cho sinh viên người DTTS, hình thành các chuẩn mực, quy tắc nghề nghiệp trong công tác này, huy động nguồn lực bảo đảm hoạt động và tăng cường công tác QLNN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; Những nội dung về lý luận và pháp lý liên quan trong Chương 1 là luận cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay, trong Chương 2 cũng như xây dựng phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ được đề cập đến trong Chương 3 của Luận văn.
  • 39. 32 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 3.534,6 km2; trong đó diện tích miền núi là 3.359,2 km2 , chiếm tỷ lệ 91,1% trên diện tích toàn tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có trên 170.718 ha, trong đó có 16.421,6 ha rừng đặc dụng, 33.528 ha rừng phòng hộ, 120.768,9 ha rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến. Ngoài ra còn hơn 15.000 ha rừng nguyên sinh, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái. Phú Thọ nằm trong khu vực giao thoa giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) hơn 200 km; cách thành phố Hải phòng 170 km; cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 200km. Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng; phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ mang sắc thái của ba vùng địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven sông. Đối với tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Tây Nam của tỉnh, chủ yếu là vùng mà địa hình dốc có độ cao từ 200 – 500m và nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m với sườn dốc và nhọn; do đó thường gặp một số khó khăn về giao thông, nhưng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò đồi thấp, xen kẽ với đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, sông Lô và sông Đà là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp. Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Phú Thọ là địa phương
  • 40. 33 có nhiều loại tài nguyên khoáng sản khác nhau, bao gồm nhiên liệu than, sắt, chì, kẽm, vàng, pyrite, felspat, đất sét... và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng như: đá vôi, cao lanh, đá silic… phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông... Trên địa bàn tỉnh có nhiều hệ thống sông, ngòi chạy qua, trong đó có 03 con sông lớn của Miền Bắc như: sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Đoạn sông Hồng chạy qua địa bàn tỉnh dài 140 km, sông Lô 70 km, sông Đà 41 km. Hệ thống sông, ngòi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, tạo ra hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi. Có hệ thống giao thông đường bộ (Quốc lộ 2, Quốc lộ 70, Quốc lộ 32 A,B,C); hệ thống đường sắt và đường sông nối các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác và là cầu nối trung chuyển, giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc [9]. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa, xã hội 2.1.2.1. Đơn vị hành chính và tình hình dân số Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Việt Trì (trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh), thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao và 10 huyện miền núi (Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh); với tổng số 277 đơn vị xã, phường, thị trấn, trong đó có 218/277 xã, thị trấn miền núi, với 2.186 thôn, bản miền núi; 43 xã và 190 thôn bản được hưởng chương trình 135 (giai đoạn II) của Chính phủ. Đến hết năm 2015, dân số tỉnh Phú Thọ là 1.370.652 người, mật độ 388 người/km2. Toàn tỉnh có 34 dân tộc đang sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số.Trong các DTTS có 4 dân tộc: Mường, Dao, Cao Lan, Mông sống tập trung thành làng bản riêng; có bản sắc văn hoá, phong tục tập quán khá đậm nét. Dân số miền núi gần 962.000 người, chiếm 74% dân số toàn tỉnh; riêng đồng bào DTTS có
  • 41. 34 gần 213.000 người, chiếm 16% dân số toàn tỉnh [9]. 2.1.2.2. Tình hình thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi Trong những năm qua, Phú Thọ đã triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào DTTS. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã phát huy hiệu quả; các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu bảo dưỡng sau đầu tư thuộc Chương trình 135 với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng; các dự án, chính sách hỗ trợ định canh, định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 - 2015 với số tiền 19 tỷ đồng. Hằng năm, các cấp, các ngành đều tổ chức nhiều hội nghị, đợt tuyên truyền, PBGDPL cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS; tổ chức thực hiện các mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới... Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo, các huyện miền núi đã hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (qua các hình thức) đạt trên 75%. Đến nay, đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn, miền núi tỉnh Phú Thọ có nhiều đổi mới, nạn thiếu đói về lương thực cơ bản được giải quyết. Các hoạt động từ thiện, trợ giúp hộ nghèo, thiên tai, lũ lụt được thực hiện có hiệu quả. Các nhu cầu ăn, ở, đi lại của nhân dân được cải thiện đáng kể, số hộ nông dân có nhà kiên cố và phương tiện sinh hoạt hiện đại tăng nhanh. Toàn tỉnh có 624 người có uy tín trong đồng bào DTTS và được hưởng chế độ theo qui đỉnh. Hằng năm tỉnh cấp hơn 550.000 tờ báo, tạp chí không thu tiền phục vụ cho đồng bào DTTS miền núi…. Nhìn chung đồng bào các dân tộc đã chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; từng bước đổi mới về tư duy kinh tế, tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình; đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc và miền núi được duy trì và giữ vững. 2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2010 -2015) đạt 5,87%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 7,25%, nông lâm nghiệp thuỷ sản
  • 42. 35 tăng 5,09%, dịch vụ tăng 4,93%. Quy mô của nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 40.400 tỷ đồng, tăng 84%; GRDP bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng, tăng 77,4% so năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 36,5%, dịch vụ 38%, nông lâm nghiệp 25,5%. Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 19,9%/năm. Kết quả thực hiện 03 khâu đột phá trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt được một số kết quả quan trọng. Về Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt đã tập trung huy động tốt các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 69,06 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm và tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 48,6%; dân cư và tư nhân 44,6%; đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,8%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển đột phá; trong 5 năm đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1000 km quốc lộ, tỉnh và huyện lộ; hoàn thành 7 cầu lớn; hạ tầng đô thị, nông nghiệp, nông thôn, thông tin truyền thông được tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều công trình quy mô lớn; cơ bản hoàn thành hạ tầng Khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp; tích cực hoàn thiện, nâng cao tiêu chí đô thị loại I của thành phố Việt Trì, xây dựng thị xã Phú Thọ để trở thành Thành phố; tập trung đầu tư xây dựng các công trình thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, Công viên Văn Lang, Trường Đại học Hùng Vương, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, trường lớp học... Về khâu đột phá "đào tạo nguồn nhân lực" đạt được kết quả khá tích cực. Các cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề trên địa bàn được củng cố, nâng cấp và xây mới; tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85,6% (bình quân vùng Tây Bắc là 73%); mở rộng cơ cấu ngành, nghề đào tạo, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập; kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng 64,3%, quy mô đào tạo tăng 35,5%; tổng số nhân lực đào tạo mới đạt 179,2 nghìn người (bình quân 35,84 nghìn người/năm). Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 55% (bình quân vùng Tây Bắc là 45%). Về "hoạt động du lịch" có bước
  • 43. 36 phát triển; kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư; tổng nguồn vốn huy động phát triển du lịch tăng 3,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, đưa vào khai thác một số dự án du lịch thế mạnh tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và các sản phẩm du lịch đặc trưng, nhất là du lịch văn hóa tâm linh gắn với hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đưa vào khai thác, bước đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chậm. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhỏ lẻ, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp (đạt 48,3% so với chỉ tiêu). Chưa cân đối được thu, chi ngân sách (thu ngân sách mới đáp ứng được 32,4% tổng chi và 62% chi thường xuyên). Quản lý tài nguyên khoáng sản hiệu quả chưa cao; việc thu gom, xử lý rác thải chậm được cải thiện (đạt 50,6% so chỉ tiêu). Kết nối giữa các tua, tuyến du lịch còn hạn chế. Về lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; hệ thống y tế các tuyến được củng cố, phát triển và tăng cường đầu tư hiện đại cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc; xây dựng và bảo vệ thành công hai di sản văn hoá phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận và vinh danh, tạo sự lan toả của không gian văn hoá vùng Đất Tổ. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển sâu rộng; đảm bảo 100% khu dân cư có nhà văn hoá; nhiều công trình văn hóa, thể thao hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Hằng năm giải quyết việc làm cho 22,16 nghìn lao động, xuất khẩu lao động 2,5 nghìn người; quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, chính sách đối với người có công; thu nhập và chất lượng cuộc sống của Nhân dân từng bước được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,89% (bình quân toàn vùng Tây Bắc là 15,5%), giảm 12,43% so với năm 2010, thoát nghèo bình quân 8,6 nghìn hộ/năm; đã hỗ trợ trên 15 nghìn hộ nghèo, người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở.
  • 44. 37 Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn thiếu; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng gia tăng. Chất lượng giáo dục đào tạo còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền, loại hình. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc hiệu quả chưa cao. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, nhất là vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc. 2.1.3. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn trong những năm qua được giữ vững; phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Đảng, chính quyền. Quan tâm chỉ đạo phối hợp triển khai thực hiện tốt quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở, khu dân cư, tổ liên gia, dòng họ tự quản và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới, không để xảy ra các hoạt động phức tạp về an ninh trật tự. Tuy nhiên, Tình hình an ninh trật tự cơ sở, tội phạm và tệ nạn xã hội tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác phối hợp giữa các lực lượng, cơ quan chức năng trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề bức xúc ở cơ sở có nơi, có việc làm còn chậm, chưa kịp thời. Trong giai đoạn 2010- 2015, lực lượng Công an đã triển khai có hiệu quả 30 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, điều tra làm rõ 2.488/3.071 vụ án về trật tự xã hội, bắt 3.501 đối tượng (đạt tỷ lệ 81%, trong đó án đặc biệt nghiêm trọng đạt 95%); bắt vận động đầu thú 1.071 đối tượng truy nã và triệt phá 747 ổ nhóm tội phạm... Về tội phạm và tê nạn ma túy: tỉnh Phú Thọ không phải là trọng điểm về ma túy, song tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh luôn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Với điều tự nhiên của tỉnh, các đối tượng đã cấu kết, móc nối với các đối tượng trong tỉnh để hình thành những đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy liên tỉnh, nhất là các địa bàn trọng điểm về ma túy vùng Tây Bắc. Số ma túy sau khi xâm nhập vào địa bàn tỉnh Phú Thọ được các đối tượng chia nhỏ, phân phối, cung cấp cho các tụ điểm, ổ nhóm và bán cho người nghiện, gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của lực lượng