SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 86
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.05
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1............................................................................................... 5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN.............. 5
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT..................... 5
1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp
sản xuất...................................................................................................... 5
1.1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý đối với kế toán TSCĐ................................ 5
1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất................................................................................. 8
1.2. TSCĐ và phân loại TSCĐ .................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm TSCĐ............................................................................... 8
1.2.2. Phân loại TSCĐ ............................................................................... 9
1.2.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện ......................................... 9
1.2.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu............................................... 11
1.2.3. Đánh giá TSCĐ............................................................................... 11
1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ........................................................................ 14
1.3.1. Xác định đối tượng ghi nhận TSCĐ ................................................. 14
1.3.2. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ ....................................................... 14
1.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ..................................................................... 16
1.4.3 Kế toán khấu hao TSCĐ................................................................... 22
1.4.3.1. Bản chất của khấu hao TSCĐ........................................................ 22
1.4.3.2. Các phương pháp tính khấu hao .................................................... 23
1.4.3.3. Một số quy định về tính khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành...... 26
1.4.3.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ............................................................ 27
1.4.4. Kế toán sửa chữa TSCĐ .................................................................. 28
1.4.5. Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê ................................................... 29
1.5. Tổ chức hệ thống sổ sách phục vụ công tác kế toán TSCĐ................... 30
CHƯƠNG 2..............................................................................................31
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.05
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DPA...............31
2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................. 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần DPA .................. 31
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần DPA...................... 32
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chăn nuôi của công ty cổ phần DPA... 32
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở công ty Cổ phần DPA................ 34
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần DPA........... 37
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần DPA........................ 37
2.1.5.2. Chính sách kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần DPA...................... 41
2.1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần DPA........................ 42
2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ ở công ty Cổ phần DPA............................... 44
2.2.1 Đặc điểm tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ
phần DPA................................................................................................. 44
2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ của công ty và phân loại TSCĐ. ........................... 44
2.2.1.2. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần DPA
................................................................................................................ 46
2.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ...................................................................... 47
2.2.2.1. Xác định đối tượng ghi nhận TSCĐ............................................... 47
2.2.2.2. Các thủ tục kế toán liên quan Hạch toán ban đầu TSCĐ................. 50
2.2.2.3. Kế toán chi tiết TSCĐ................................................................... 51
2.2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ .................................................................. 53
CHƯƠNG 3..............................................................................................74
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DPA.........................................................74
3.1 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty
Cổ phần DPA........................................................................................... 74
3.1.1 Ưu điểm........................................................................................... 74
3.1.2 Những vấn đề chung còn tồn tại........................................................ 76
3.2. Phân tích tình hình kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần DPA................... 76
3.2.1. Sựcần thiết hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần DPA... 77
3.2.2. Nhữngưu điểm nổibật trongcông tác kế toánTSCĐ tạicông ty............ 77
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.05
3.2.3. Mộtsố tồn tại trong tổ chức hạch toánTSCĐ tạicông ty........................ 78
3.3. Nội dung các vấn đề hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty Cổ
phần DPA................................................................................................. 79
KẾT LUẬN...............................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.05
DANH MỤC VIẾT TẮT
DN: Doanhnghiệp
NG: Nguyên giá
TSCĐ:Tàisản cố định
SXKD: Sản xuất kinh doanh
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.051
LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng của ngành nông nghiệp
bên cạnh trồng trọt, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân mà
còn đem lại thu nhập quan trọng của hàng triệu người, trong bối cảnh có tới
70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp.
Trong mấy năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta không ngừng phát
triển và đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà Nước
cũng đã đề ra rất nhiều chính sách định hướng và hỗ trợ nhằm triển khai
chương trình phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản
xuất chính. Ngành chăn nuôi heo đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển
đó cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi heo là một hình thức
chăn nuôi phổ biến ở các hộ gia đình ở Việt Nam vì sự phù hợp với những
điều kiện xã hội, tự nhiên, điều kiện địa lý của nước ta. Không những thế,
ngành chăn nuôi heo phát triển còn góp phần bổ trợ đáng kể cho ngành trồng
trọt, cung cấp trực tiếp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, đóng góp
cho lĩnh vực xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nền kinh tế.
Chăn nuôi heo là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở Việt
Nam, kể cả ở nông thôn hay trong thành phố. Thực tiễn cho thấy chăn nuôi
heo là ngành rất có tiềm năng, do nhu cầu sử dụng thịt heo ở Việt Nam rất
cao. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ tại các hộ gia đình,
điều đó khiến cho gánh nặng chi phí thức ăn chăn nuôi trở nên rất lớn. Mặc dù
có sử dụng đến nguồn thức ăn từ thực phẩm thừa, nhưng hiệu quả chăn nuôi
không cao, hơn nữa vì nuôi tại chuồng nuôi gần nhà nên xuất hiện nhiều nguy
cơ về vệ sinh cũng như dịch bệnh. Từ những khó khăn đó, kết hợp kinh
nghiệm quốc tế và những bài học trong quá trình phát triển sản xuất ở Việt
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.052
Nam đã chỉ ra rằng để chăn nuôi heo có hiệu quả kinh tế cao, cần phải tiến
hành đầu tư trên quy mô công nghiệp, đầu tư lớn.
Xác định rằng đầu tư quy mô lớn trong chăn nuôi, TSCĐ trở nên có vai
trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu đầu tư và chi phí cũng như dòng tiền của
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khác với chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ với đa số
tận dụng diện tích có sẵn, ít đầu tư chi phí chuồng trại, chăn nuôi trên quy mô
công nghiệp cần nguồn kinh phí rất lớn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại,
hệ thống kỹ thuật chuồng nuôi, phương tiện vận tải phân phối hàng hóa…
Việc đầu tư lớn và thời gian thu hồi lâu dài, hơn nữa đặc điểm sản xuất nông
nghiệp chịu nhiều rủi ro dẫn đến quản lý chặt chẽ Tài sản cố định và quản trị
dòng tiền từ khấu hao và bù đắp rủi ro cũng như các chi phí lãi vay trở thành
vấn đề hệ trọng trong đầu tư, sản xuất và phát triển của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó trong bối cảnh giai đoạn năm 2013 - 2014, giai đoạn có
nhiều những biến động của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đối mặt với
nhiều trở ngại lớn. Cùng với công cuộc công nghiêp hóa - hiện đại hóa, thu
hút đầu tư từ nước ngoài, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của nhân
dân, trong năm 2014 Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể. Thử
thách lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
là môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng, nhiều loại hình doanh nghiệp,
xu thế hội nhập, cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ đến từ trong nước mà còn
từ thị trường quốc tế. Điều này buộc các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh
doanh linh hoạt, chủ động, đúng đắn, phù hợp với môi trường kinh doanh mới
để đứng vững trên thị trường và nâng cao lợi nhuận. Do đó có thể coi mục
tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm trong đó
một bộ phận cốt lõi cấu thành chi phí đến từ nhân tố TSCĐ là yếu tố quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xét trong phạm vi của
doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ tài sản cố định, khấu hao tài sản hợp lý cũng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.053
như luôn có những khoản dự phòng và quỹ phát triển sẽ tạo điều kiện cơ bản
cho phát triển kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, thông qua
những thông tin về tài sản cố định, kế toán cung cấp cho nhà quản trị để phân
tích, đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn, tài sản… để từ đó có biện pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và dự kiến mở rộng quy mô hay phòng
tránh, giảm thiểu rủi ro, qua đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì
vậy, việc thực hiện tốt công tác kiểm soát và công tác kế toán tài sản cố định
có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Xét riêng về tình hình thực trạng của công ty cổ phần DPA, công ty đã
tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, các khu nhà văn phòng, ký
túc xá cho công nhân, phương tiện vận tải với khối lượng đầu tư rất lớn.
TSCĐ trong nông nghiệp có đặc thù là khó khấu hao trên đơn vị sản phẩm,
bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, vì thế gây ra nhiều khó
khăn trong việc xác định hiệu quả sử dụng tài sản một cách chi tiết. Mặc dù
cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần DPA đa số thuộc về chủ sở hữu (hơn
90%), vốn vay ít qua đó đảm bảo độ an toàn và ổn định trong cơ cấu vốn và
có khả năng điều chỉnh tốt áp lực thu hồi vốn từ TSCĐ. Tuy nhiên trong
tương lai ban lãnh đạo có kế hoạch mở rộng khu chuồng nuôi hiện tại, nhân
rộng mô hình ra các địa bàn khác. Trong bối cảnh đó việc vay vốn đầu tư sẽ
trở nên hết sức cần thiết. Việc sử dụng vốn vay đem đến hiệu quả cao, khả
năng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh tốt, nhưng lại tăng hơn nữa áp lực
thu hồi vốn, cân đối dòng tiền để thanh toán khoản vay. TSCĐ chiếm tỷ trọng
lớn trong giá trị đầu tư ban đầu, dòng tiền từ khấu hao TSCĐ và thu hồi vốn
thông qua doanh thu bán hàng là những chỉ số quan trọng trong quản lý và
điều hành dự án kinh doanh sản xuất nông nghiệp. Từ thực tiễn em nhận thấy,
thấu hiểu rõ về TSCĐ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, có vai trò
tiên quyết trong những quyết định phát triển của mọi Doanh nghiệp, đặc biệt
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.054
là công ty nông nghiệp đặc thù như công ty cổ phần DPA. Nhằm phục vụ tốt
nhất công tác quản trị nói chung, quản lý tài chính thông qua công cụ kế toán
nói riêng, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu về kế toán TSCĐ của
công ty cổ phần DPA.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài ở công ty Cổ phần DPA giúp em
hệ thống hóa lý luận về kế toán tài sản cố định. Được khảo sát cũng như làm
việc thực tế tại doanh nghiệp giúp em có thể đánh giá thực tế với lý thuyết từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định
trong mục tiêu hướng đến những dự án lâu dài và tầm nhìn phát triển chiến
lược của công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu đề tài.
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần
DPA thông qua các số liệu và thông tin thu thập được từ công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học ,dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mac-Lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời sử dụng một số
phương pháp kỹ thuật như: thống kê, diễn giải, quy nạp, tổng hợp…để nghiên
cứu đề tài này.
5.Kết cấu của đề tài.
Đề tài ngoài đoạn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán tài sản cố
định trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố địnhở công ty Cổ phần DPA.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài
sản cố định ở công ty Cổ phần DPA.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.055
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh
nghiệp sản xuất
1.1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý đối với kế toán TSCĐ
Đặc điểm
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần thiết phải có
đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: tư liệu lao động,
đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu
của tư liệu lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Công tác quản lý tài sản cố định ảnh hưởng vô cùng
lớn đến khả năng sản xuất, năng lực sản xuất, dòng tiền đầu tư cũng như dòng
tiền luân chuyển của công ty. Những công ty quản lý tốt tài sản và có chiến
lược sử dụng cũng như đầu tư tài sản hợp lý luôn có lợi thế lớn về năng lực
sản xuất, khả năng mở rộng về quy mô sản xuất hay phát triển sản phẩm mới.
Việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài sản được các doanh
nghiệp áp dụng thường xuyên và triệt để nhằm mục đích tăng lợi nhuận, tăng
tích lũy và khả năng sản xuất cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế
nói chung. Để làm được điều này, trước hết cần hiểu được sâu sắc các nhân tố
tác động đến tài sản cố định cũng như công tác quản lý TSCĐ:
- Nhóm nhân tố khách quan: thị trường, mặt hàng sản xuất, quy trình
sản xuất, các điều kiện khoa học - công nghệ, các điều kiện tác động khác như
thời tiết, nguyên nhiên vật liệu, điều kiện bảo quản, vận chuyển, điều kiện của
sự cung cấp nguyên liệu …
Đối với thị trường đầu vào ảnh hưởng tới vấn đề về TSCĐ của doanh
nghiệp xét trên khả năng tiếp cận và cung cấp tài sản, phương thức thanh toán
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.056
tài sản, độ phổ biến công nghệ cũng như chính tài sản đó, vấn đề vận chuyển
và lắp đặt TSCĐ để các chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Mặt hàng sản xuất cũng như quy trình sản xuất quy định đến chính
TSCĐ và quyết định đầu tư hay sử dụng TSCĐ.
Điều kiện khoa học - công nghệ quyết định đến giá trị sử dụng cũng như
giá trị của TSCĐ, đặc biệt trên khía cạnh hao mòn vô hình TSCĐ do thay đổi
công nghệ.
Ngoài ra các nhân tố khác như: điều kiện tự nhiên, chế độ, chính sách
của nhà nước, môi trường kinh doanh…
- Nhóm nhân tố chủ quan:
o Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng tận
dụng công suất máy móc thiết bị trong doanh nghiệp
o Trình độ sử dụng nguyên vật liệu năng lượng
o Trình độ sử dụng lao động
o Trình độ tổ chức sản xuất
o Trình độ tổ chức tài chính, quản lý TSCĐ của doanh nghiệp
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng lớn đến TSCĐ, một yếu tố hết
sức then chốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi
trong công tác quản lý cần hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực và
phát huy tối đa lợi thế đang có để tăng công suất sản xuất, hạ chi phí và tăng
cường lợi nhuận.
Biện pháp quản lý TSCĐ và yêu cầu đối với kế toán
Nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét trên cơ sở các chi phí thực tế và
các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư và khai thác TSCĐ của doanh
nghiệp để tìm được các biện pháp có thể sử dụng hiệu quả TSCĐ, từ đó sẽ sử
dụng tổng hợp các biện pháp một cách hợp lý nhất, tiết kiệm triệt để chi phí
sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.057
Yêu cầu chung quản lý TSCĐ ở các DN cần phản ánh kịp thời số hiện
có, tình hình biến động của từng thứ, loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh
nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng; đảm bảo an toàn về hiện vật, khai
thác sử dụng đảm bảo khai thác hết công suất có hiệu quả. Quản lý TSCĐ
phải dựa theo những nguyên tác cơ bản nhất định đã được quy định tại Quyết
định số 206-BTC như sau:
- Phảilập bộ hồ sơ chomọiTSCĐcótrongDN, hồ sơ bao gồm: Biên bản
giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và chứng từ liên quan khác.
- Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi
tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán
và đơn vị sử dụng.
- TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá
trị còn lại trên sổ kế toán.
- Định kỳ cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải kiểm kê TSCĐ.
Mọi trường hợp thiếu thừa đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện
pháp xử lý.
- Tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với sử dụng tài sản và
đây là vai trò của kế toán không thể thiếu được, bởi lẽ:
Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí khấu hao và sử dụng tài sản là
những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp
quan tâm. Tính đúng, tính đủ những chi phí trên trong sản xuất kinh doanh và
giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, phản ánh kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác nhất. Tài liệu về chi
phí khấu hao và sử dụng tài sản còn là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh
giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.058
sản phẩm trong doanh nghiệp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ
doanh nghiệp.
1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp sản xuất
Để tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ nhằm đáp ứng đầy đủ, trung thực
và kịp thời, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý kinh tế kế toán cần
thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình
hình tăng, giảm TSCĐ của toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận trên
các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ
việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm
nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
- Tính toán chính xác, kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ
đúng đắn chi phí khấu hao và các đối tượng sử dụng TSCĐ.
- Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ.
Tham gia lập dự toán về chi phí sửa chữa và đôn đốc đưa TSCĐ được sửa
chữa vào sử dụng một cách nhanh chóng.
- Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán
TSCĐ nhằmbảo đảmviệc quảnlý và sửdụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
- Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử
dụng và bảo quản các loại TSCĐ.
1.2. TSCĐ và phân loại TSCĐ
1.2.1. Khái niệm TSCĐ
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các
tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh và
giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm,
dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.059
TSCĐ là các tư liệu lao động chủ yếu như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,
dụng cụ quản lý. Đây là những TSCĐ có hình thái hiện vật cụ thể, đa dạng
kiểu dáng, màu sắc, chủng loại… Có những TSCĐ không có hình thái vật
chất nhưng vẫn tham sản xuất như quyền sử dụng đất, bằng sáng chế …..
Không phải tư liệu lao động nào cũng được ghi nhận là TSCĐ. Các tài
sản ghi nhận là TSCĐ phải có đủ bốn tiêu chuẩn sau:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;
b) Nguyên giá tài sản cố định được xác định một cách tin cậy;
c) Có thời gian sử dụng ước tính một năm trở lên;
d) Có giá trị từ đủ tiêu chuẩn quy định
Tiêu chuẩn giá trị ghi nhận TSCĐ thay đổi tùy thuộc yêu cầu quản lý
quốc gia theo từng thời kỳ. Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định
TSCĐ phải có hai điều kiện sau:
- Giá trị từ 30.000.000 đồng Việt Nam trở lên
- Thời gian sử dụng từ một năm trở lên
1.2.2. Phân loại TSCĐ
TSCĐ trong DN có công dụng khác nhau trong hoạt động SXKD, để
quản lý tốt cần phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp các TSCĐ
trong DN thành từng nhóm loại có cùng tính chất, đặc điểm theo những tiêu
thức nhất định. Trong DN thường phân loại theo các tiêu thức sau
1.2.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Căn cứ hình thái biểu hiện phân chia TSCĐ thành TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vô hình, theo đó căn cứ chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 và số 04,
phân loại như sau:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0510
* TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do DN
nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ. Loại này phân chia theo nhóm căn cứ đặc tính kỹ thuật bao gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, kho,
chuồng trại, sân phơi …
- Máy móc, thiết bị: Gồm máy móc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị
công tác… dùng cho sản xuất kinh doanh.
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:Ô tô, máy kéo, đầu kéo, đường
dây điện, hệ thống ống nước…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Thiết bị quản lý kinh doanh, quản lý hành
chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Áp dụng cho các
doanh nghiệp nông nghiệp.
- TSCĐ hữu hình khác: Các TSCĐ hữu hình không thuộc các nhóm trên
*TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể do
doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ. Bao gồm:
- Quyền sử dụng đất: Là toàn bộ chi phí thực tế đã chi có liên quan
đến sử dụng đất, như: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù,
san lấp, giải phóng mặt bằng…
- Nhãn hiệu hàng hóa: Chi phí DN bỏ ra để có quyền sử dụng nhãn
hiệu, thương hiệu hàng hóa nào đó.
- Bản quyền, bằng sáng chế: Là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra cho
công trình nghiên cứu, sản xuất được Nhà nước cấp bằng sáng chế.
- Phần mềm máy vi tính: Giá trị phần mềm vi tính DN mua hoặc tự
xây dựng, thiết kế.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0511
- Giấyphép và giấyphépnhượngquyền:Chiphí DN bỏ ra đểcó giấy phép,
giấy phép nhượng quyền nhằm có thể thực hiện các nghiệp vụ nhất định
- Quyền phát hành: Chi phí DN bỏ ra để có quyền phát hành các ấn
phẩm, báo chí, sách…
- TSCĐ vô hình khác.
Việc phân loại TSCĐ giúp DN có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức
hạch toán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao phù
hợp đặc điểm kỹ thuật từng nhóm
1.2.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Căn cứ quyền sở hữu của DN về TSCĐ chia thành hai loại TSCĐ tự có
và TSCĐ thuê ngoài
TSCĐ tự có là TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn
vốn DN được cấp, vốn vay, vốn liên doanh, quỹ, các TSCĐ biếu tặng. Đây là
TSCĐ thuộc sở hữu của DN.
TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định
theo hợp đồng thuê tài sản. Theo đó, thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa bên
thuê và bên cho thuê về chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong thời
gian nhất định với mức phí cho thuê thỏa thuận. Tùy theo hợp đồng thuê mà
phân chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. Điểm khác
biệt giữa hai loại hình thuê trên nằm ở việc chuyển giao hay không phần lớn
rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê với tùy chọn
chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê vào cuối thời gian thuê.
Ngoài ra còn có những cách phân loại TSCĐ khác tùy theo đặc thù của
các DN.
1.2.3. Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá
trị của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0512
Theo quy định của Nhà nước thì mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều
phải tính theo nguyên giá (NG).
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho
tới khi TSCĐ đi vào hoạt động bình thường. Nói cách khác đó là giá trị ban
đầu, đầy đủ của TSCĐ khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ được xác định theo quy định sau:
- Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình:
+ TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên gía tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là
giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản
thuế được hoàn lại).
+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua với hình thức trao đổi với một TSCĐ
hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lí của TSCĐ hữu
hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm
các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản
thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
+ TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoăc là tự sản xuất là giá
thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành
theo phương thức giao thầu:
Được xác định là giá quyết toán công trình theo quy định tại Quy chế
quản lý đầu tư xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên
quan trực tiếp khác.
+ TSCĐ được cấp, được điều chỉnh đến:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0513
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến là giá trị
còn lại trên sổ kế toán TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị
theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên
nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt,
chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)…
+ Tài sản cố định được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên
doanh, nhận lại vốn góp do phát hiện thừa:
Nguyên giá TSCĐ được chi, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên
doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của
Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính
đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận
chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ
(nếu có)…
- Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình.
Nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định là tổng của toàn bộ chi
phí thực tế phát sinh để có được tài sản đó
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê: là giá trị
hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý
của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản
tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài
chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ cho thuê.
- Nguyên giá TSCĐ của công ty cổ phần mới được thành lập: mà
không còn hoá đơn, chứng từ là giá trị hợp lý do Doanh nghiệp tự xác định tại
thời điểm đăng ký kinh doanh, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác của giá trị đó.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0514
- Nguyên giá TSCĐ trong Doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong
các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật.
+ Nâng cấp TSCĐ.
+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.
- Ngoài ra để phản ánh đúng đắn năng lực thực tế về TSCĐ thì
TSCĐ còn được tính theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao lũy kế
Hoặc Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị đã hao mòn
1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ
1.3.1. Xác định đối tượng ghi nhận TSCĐ
TSCĐ là là các tài sản có giá trị lớn cần quản lý đơn chiếc, để phục vụ
công tác quản lý cần ghi sổ theo từng đối tượng ghi TSCĐ.
Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vât kết cấu hoàn chỉnh bao gồm
cả vật gá lắp và phụ tùng đi kèm. Đối tượng trên có thể là từng vật thể kết cấu
riêng biệt có chức năng độc lập nhất định, hoặc hệ thống gồm nhiều bộ phận
tài sản liên kết nhau không tách rời nhằm thực hiện một hoặc một vài chức
năng nào đó.
Đối tượng ghi nhận TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một
nội dung chi phí và một mục đích riêng mà DN có thể xác định một cách
riêng biệt, có thể kiểm soát và thu lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản.
Để tiện theo dõi, quản lý, từng tài sản sẽ có đánh số và ký hiệu riêng biệt
tùy theo từng điều kiện cụ thể của DN để đảm bảo thuận tiện phân loại, không
trùng lặp.
1.3.2. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ
TSCĐ trong doanh nghiệp biến động chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất trong doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp biến động do nhiều
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0515
nguyên nhân, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào đều phải có chứng từ hợp
lý, hợp lệ chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành hệ thống
chứng từ này gồm:
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 - TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05 - TSCĐ)
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03 - TSCĐ)
Ngoài các chứng từ trên doanh nghiệp còn sử dụng thêm một số chứng
từ khác như: hoá đơn, hợp đồng liên doanh, quyết định cấp TSCĐ, các chứng
từ thanh toán... Bên cạnh việc sử dụng chứng từ để chứng minh cho nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, quản lý TSCĐ còn dựa trên cơ sở các hồ sơ gồm:
- Hồ sơ kỹ thuật: Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật của TSCĐ, hồ sơ này
do phòng kỹ thuật quản lý.
- Hồ sơ kinh tế gồm: Hợp đồng kinh tế khi mua sắm, lắp đặt, xây dựng
hoặc hợp đồng liên doanh, quyết định cấp TSCĐ, quyết định giao nhận vốn;
Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng; Biên bản nghiệm thu về kỹ thuật của
TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ; Các chứng từ thanh toán khác nếu mua
sắm TSCĐ.
* Các bước tiến hành hạch toán chi tiết TSCĐ được tóm tắt như sau:
- Đánh số hiệu cho TSCĐ.
- Lập thẻ TSCĐ hoặc vào sổ chi tiết TSCĐ theo từng đối tượng.
Thẻ TSCĐ được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐ. Thẻ này nhằm
mục đích theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp , tình hình thay đổi
nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.
Ngoài ra kế toán cũng theo dõi TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ, mỗi một
sổ hay một số trang sổ được mở, theo dõi một loại TSCĐ, sổ chi tiết này là
căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấp được các thông tin cho
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0516
người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao 1 năm, số khấu hao TSCĐ tính
đến thời điểm ghi giảm TSCĐ, lý do giảm TSCĐ. Song song với việc hạch
toán chi tiết TSCĐ, kế toán tiến hành hạch toán tổng hợp TSCĐ để đảm bảo
tính chặt chẽ, chính xác trong hoạt động quản lý TSCĐ và tính thống nhất
trong hạch toán.
1.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ
Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, theo chế độ hiện hành
kế toán sử dụng một số tài khoản liên quan sau
* TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh
giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp theo nguyên giá.
* Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”: Tài khoản này dùng để
phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của
doanh nghiệp .
Phản ánh nguyên giá TSCĐ
hữu hình giảm trong kỳ
Nợ TK 211 Có
DĐK: Phản ánh nguyên giá
TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ
DCK: Nguyên giá TSCĐ
hữu hình hiện có
Nợ TK 213 Có
DĐK: Phản ánh nguyên giá
TSCĐ vô hình tăng trong kỳ
Phản ánh nguyên giá TSCĐ
vô hình giảm trong kỳ
DCK: Nguyên giá TSCĐ
vô hình hiện có tại DN
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0517
* Tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này phản ánh giá trị hao
mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản
tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp.
* Tàikhoản411 “Nguồnvốnkinh doanh”:Đâylà tài khoảnphảnánhsố vốn
kinh doanh hiện có và tình hình tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
TK 411 được chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn. Trong đó cần theo
dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.
Ngoài các TK nêu trên, trong quá trình thanh toán còn sử dụng một số
tài khoản khác có liên quan như 111, 112, 142, 212, 331, 335, 241 ... và một
số tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán như TK 001 “TSCĐ thuê ngoài” và
TK 009 “Nguồn vốn khấu hao”.
1.4.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
TSCĐ của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua
sắm, xây dựng, cấp phát... kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để
ghi sổ cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương
Nợ TK 214 Có
Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ
giảm do các lý do giảm TSCĐ
ĐDK: Phản ánh giá trị hao mòn
TSCĐ tăng do tríchkhấu hao, do
đánh giá lại TSCĐ
DCK: Giá trị hao mòn của
TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp
Nợ TK 411 Có
Vốn kinh doanh giảm trong kỳ DĐK: Vốn kinh doanh tăng trong kỳ
DCK: Vốn kinh doanh hiện
có của doanh nghiệp
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0518
pháp khấu trừ, các nghiệp vụ tăng TSCĐ được hạch toán như sau: (với doanh
nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp, cách hạch toán tương tự,
chỉ khác số thuế VAT đầu vào không tách riêng mà hạch toán vào nguyên giá
TSCĐ).
a. Tăng do mua ngoài không qua lắp đặt:
Kế toán phản ánh các bút toán:
BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán.
Có TK 341, 111, 112: Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới).
BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (trường hợp đầu tư bằng
vốn chủ sở hữu).
Nợ TK 4141: Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 4312: Nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư
Nợ TK 441: Đầu tư bằng vốn XDCB
Có TK 411: Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh
Có TK 4312: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi.
b. Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài
Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối
tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết
chuyển nguồn vốn.
c. Trường hợp tăng do xây dựng cơ bản bàn giao
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được tập hợp riêng trên Tk 241 (2412),
chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải
ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn vốn giống như tăng TSCĐ do mua
sắm phải qua lắp đặt.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0519
d. Trường hợp tăng do nhận vốn góp liên doanh
Căn cứ vào giá trị vốn góp do 2 bên thoả thuận, kế toán ghi tăng vốn
góp vào nguyên giá TSCĐ.
e. Trường hợp nhận lại vốn góp liên doanh
g. Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ, dụng cụ thành TSCĐ
- Nếu CCDC còn mới, chưa sử dụng ghi nhận theo nguyên giá
- Nếu CCDC đã sử dụng phải điều chỉnh theo giá trị còn lại sau phân bổ
h. Tăng do đánh giá TSCĐ
Phần giá trị chênh lệch ghi nhận trên tài khoản 412, đối ứng với tài
khoản 211, 213, 214
i. Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê
Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp theo 1 trong
các trường hợp đã nêu (nếu do để ngoài sổ sách chưa ghi sổ). Nếu TSCĐ đó
đang sử dụng cần trích bổ sung khấu hao.
Nếu không xác định được chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp
trên và cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý.
k. Các trường hợp tăng TCSĐ khác
- TăngTSCĐtrongquátrìnhthànhlậpchuẩn bị kinh doanh. Kế toán phải
tập hợp toànbộ chiphí phátsinhliên quanđếnquá trình thành lập doanh nghiệp.
Kết thúc quá trình đầu tư, ghi tăng TSCĐ
- Tăng TSCĐ vô hình do bỏ tiền mua bằng phát minh, sáng chế, đặc
nhượng, quyền sử dụng đất
- Tăng TSCĐ vô hình do đầu tư nghiên cứu, phát triển nhằm phục vụ lợi
ích lâu dài của doanh nghiệp
Kế toán phải tập hợp chi phí theo từng dự án, khi kết thúc quá trình
nghiên cứu mới ghi tăng TCSĐ
- Tăng TSCĐ vô hình do phải chi phí về lợi thế thương mại
Khi chi về lợi thế thương mại, cần xác định chính xác số tiền phải bỏ ra
bởi vì lợi thế thương mại thường gắn với TSCĐHH cụ thể như nhà cửa, nhà
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0520
máy, cửa hàng... Ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vào các tài khoản
TSCĐ tương ứng (213, 211)
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán tổng quát tăng TSCĐ
1.4.2. Hạch toán giảm TSCĐ
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý... Tuỳ theo từng trường
hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.
a. Nhượng bán TSCĐ
TK211, 213
TK 111, 112,
341...
TK 111, 112,
341...
SD xxx
Nguyên
giá tài
sản cố
định
tăng
trong kỳ
Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới)
TK 1332
Thuế VAT được khấu trừ
TK331
Trả tiền cho người
bán
Phải trả người bán
TK 411
Nhận cấp phát, tặng thưởng liên doanh
TK 414, 431,
441...Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu
Các trường hợp tăng khác (nhận
lại
vốn góp liên doanh, đánh giá tăng...)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0521
Doanh nghiệp được nhượng bán các TSCĐ không cần dùng hoặc xét
thấy sử dụng không có hiệu quả hay lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi vốn sử
dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần làm đủ
mọi thủ tục, chứng từ để nhượng bán.
b. Thanh lý TSCĐ hữu hình
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được mà
doanh nghiệp xét thấy không thể (hoặc có thể) sửa chữa để khôi phục hoạt
động nhưng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ
thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể
nhượng bán được. Kế toán tiến hành xóa sổ, ghi nhận các khoản thu và chi
liên quan đến nghiệp vụ phát sinh
c. Giảm do chuyển thành CCDC nhỏ
Trong trường hợp này, kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ
để ghi các bút toán cho phù hợp.
d. Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử
dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị
1 lần, phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp
vốn sẽ vào bên Nợ hoặc Có tài khoản 412
e. Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh
g. Thiếu phát hiện qua kiểm kê
Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của giám đốc doanh
nghiệp (hoặc cấp có thẩm quyền) kế toán ghi giảm TSCĐ
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0522
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ
1.4.3 Kế toán khấu hao TSCĐ
1.4.3.1. Bản chất của khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định không phải là bền mãi với thời gian mà giá trị và giá trị
sử dụng của nó bị giảm dần dưới tác động của nhiều nhân tố. Sự giảm dần này
là do hiện tượng hao mòn gây nên, bao gồm cả hao mòn vô hình và hao mòn
hữu hình.
Hao mòn hữu hình là hao mòn TSCĐ do quá trình sử dụng bị cọ sát, bị
ăn mòn hay do điều kiện thiên nhiên tác động. Mức độ hao mòn hữu hình tỷ
lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ.
TK211,213
Nguyên
giá tài sản
cố định
giảm do
nhượng
bán, thanh
lý
TK21
4
Giá trị hao mòn
TK82
1
Giá trị cònlại
TK111,112,331
… Các chi phí liên quan
đến
nhượng bán, thanh lý
TK721 TK111,112, 152,
131…
Các khoản
thu liên
quan đến
nhượng
bán, thanh
lý
TK33311
Thuế VAT
phải nộp
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0523
Hao mòn vô hình là sự hao mòn TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nhiều thế hệ TSCĐ mới với
tính năng ưu việt hơn ra đời. Sự hiện diện của những thế hệ hiện đại này làm
cho TSCĐ bị giảm giá trị.
Hao mòn TSCĐ là phạm trù có tính trừu tượng. Vì vậy nó cần phải được
thể hiện dựa trên một căn cứ cụ thể nào đó. Trên thực tế, để thu hồi lại giá trị
hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành tính khấu hao bằng cách chuyển phần
giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, khấu hao TSCĐ
chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản đã hao mòn. Khấu hao
TSCĐ là một phạm trù có tính chủ quan và tính cụ thể.
Việc tiến hành khấu hao TSCĐ là xuất phát từ hao mòn thực tế của
TSCĐ. Trong doanh nghiệp, TSCĐ được sử dụng thường xuyên, liên tục
không có điều kiện để xác định hao mòn trên cơ sở khách quan. Vì vậy hao
mòn TSCĐ được tính bằng mức khấu hao TSCĐ.
Việc tính khấu hao TSCĐ có ý nghĩa rất lớn. Trước hết khấu hao cho
phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực tế của TSCĐ, ghi nhận sự giảm
giá TSCĐ. Mặt khác khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh
nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ. Tiền tính khấu hao là yếu
tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, do vậy tính khấu hao chính xác
sẽ góp phần cho việc xác định giá thành chính xác hơn. Hơn nữa khấu hao là
một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính trừ vào lợi tức chịu thuế làm cho
thuế thu nhập của doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước giảm đi góp phần cải
thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.4.3.2. Các phương pháp tính khấu hao
Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp cho doanh nghiệp
có ý nghĩa quan trọng. Trước hết nó góp phần bảo toàn vốn cố định, tránh hao
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0524
mòn vô hình một cách hữu hiệu và góp phần xác định giá thành chính xác,
tránh được hiện tượng lãi giả lỗ thật đang còn tồn tại ở các doanh nghiệp.
Trên thế giới tồn tại ba phương pháp khấu hao cơ bản, đó là phương
pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao theo sản lượng và khấu hao theo số dư
giảm dần.
Các phương pháp khấu hao này phân bổ các số tiền khác nhau vào chi
phí khấu hao cho các thời kỳ khác nhau. Tuy vậy tổng số tiền khấu hao là
bằng nhau và bằng giá trị phải khấu hao qua suốt đời tồn tại cuả TSCĐ.
* Phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian sử
dụng, hay phương pháp tuyến tính. Theo phương pháp này thì mức khấu hao
hàng năm là bằng nhau và được xác định như sau:
NG
Tsd
Trong đó: MKH: mức khấu hao hàng năm
Tsd: Thời gian sử dụng ước tính
NG: Nguyên giá TSCĐ
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Mức khấu
hao được phân bổ vào giá thành này một cách đều đặn làm cho giá thành ổn
định. Tuy nhiên phương pháp này không phản ánh đúng giá trị hao mòn tài
sản trong khối lượng công tác hoàn thành và sẽ không thích hợp đối với các
doanh nghiệp có quy mô lớn, có khối lượng TSCĐ lớn, chủng loại phức tạp vì
nếu áp dụng phương pháp này dễ dẫn tới khối lượng tính toán nhiều, gây khó
khăn cho công tác quản lý.
* Phương pháp khấu hao nhanh
MKH =
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0525
Đây là phương pháp đưa lại số khấu hao rất lớn trong những năm đầu
của thời gian sử dụng của TSCĐ và càng về những năm sau mức khấu hao
càng giảm dần. Theo phương pháp này bao gồm: Phương pháp khấu hao theo
số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số năm.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là phương pháp sử dụng
rộng rãi trong trường hợp khấu hao nhanh:
Đây là phương pháp khấu hao gia tốc nhưng mức khấu hao hàng năm sẽ
khác nhau theo chiều hướng giảm dần và được xác định như sau:
Mk(t) = T kh G CL (t)
Trong đó: Mk(t) : Mức khấu hao năm thứ t
T kh : Tỷ lệ khấu hao
G CL (t) : Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t
Tỷ lệ khấu hao này luôn lớn hơn tỷ lệ khấu hao tính trong phương pháp
khấu hao đường thẳng và thường được xác định như sau:
Tkh = Tỷ lệ khấu hao thường * TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao thường =
1
Thời gian sử dụng
Phương pháp này có ưu điểm thu hồi vốn nhanh, do đó tạo khả năng
đổi mới trang bị công nghệ cho doanh nghiệp.
* Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Phương pháp này mức khấu hao mỗi năm là thay đổi tuỳ thuộc vào sản
lượng sản phẩm sản xuất ra bởi tài sản đó. Nhưng số tiền khấu hao được cố
định cho 1 đơn vị sản phẩm đầu ra được tạo bởi sản phẩm đó:
Mức khấu hao tính cho một
đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá TSCĐ
Tổng SP dự kiến
*
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0526
Mức khấu hao
Trích hàng năm
=
Số lượng sản phẩm
Thực hiện (năm)
*
Mức khấu hao tính
cho 1 đơn vị SP
Phương pháp này có ưu điểm: Mức khấu hao trên từng TSCĐ được xác
định đúng theo công suất huy động thực tế của TSCĐ đó.
1.4.3.3. Một số quy định về tính khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành.
a. Về tăng mức khấu hao.
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được phép tăng mức khấu
hao cơ bản (không quá 02 lần mức tính theo phương pháp khấu hao thẳng và
báo cho cơ quan tài chính biết để theo dõi) trong các trường hợp sau với điều
kiện không bị lỗ:
- Những TSCĐ có tiến bộ kỹ thuật nhanh (Hao mòn vô hình nhanh)
- TSCĐ làm việc với chế độ cao hơn mức bình thường
- TSCĐ đầu tư bằng vốn vay hay các hình thức hợp pháp khác (thuê
mua, liên doanh...) mà thời gian trả nợ hay thanh toán nhanh hơn thời gian
khấu hao theo quy định.
Nếu DN khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức quy định thì phần vượt quá
đó không được tính là chi phí hợp lý trong kỳ khi tính thuế thu nhập.
b. Về những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng
Với những tài sản cố định này doanh nghiệp không phải trích khấu hao
cơ bản nhưng vẫn phải quản lý và sử dụng bình thường.
c. Về mức trích khấu hao năm cuối
Mức trích khấu hao cho năm cuốicùng của thời hạn sử dụng TSCĐ được
xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện
của TSCĐ đó.
d. Về những TSCĐ không phải trích khấu hao
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0527
Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải
trích khấu hao, bao gồm:
- TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan có
thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất giữ, bảo quản, điều
động... cho doanh nghiệp khác.
- TSCĐthuộcdựtrữnhànước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ...
- TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ,
câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn... TSCĐ của các đơn vị sự nghiệp, quốc
phòng, an ninh (trừ những đơn vị hạch toán kinh tế) trong doanh nghiệp;
những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, bến
bãi... mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- TSCĐ khác không tham gia vào quá trình kinh doanh.
1.4.3.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ
- Định kỳ (tháng, quý...) tính khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chí phí sản
xuất kinh doanh.
Nợ TK 627: KH TSCĐ sử dụng PX, bộ phận SX.
Nợ TK 641: KH TSCĐ dùng cho bán hàng.
Nợ TK 642: KH TSCĐ dùng cho QLDN.
Có TK 214: Tổng số khấu hao phải trích.
- Trường hợp khấu hao hết với TSCĐ vô hình (ghi theo nguyên giá).
Nợ TK 214 (2143)
Có TK 213
Với TSCĐ đi thuê tài chính , khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ
khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí chờ
phân bổ (Nếu giá trị còn lại lớn) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh
trong kỳ (Nếu giá trị còn lại nhỏ)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0528
- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ thì đồng thời với việc giảm nguyên giá
TSCĐ phải phản ảnh giảm giá bị hao mòn của TSCĐ.
1.4.4. Kế toán sửa chữa TSCĐ
TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi
tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận
chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng. Do vậy, để khôi phục năng lực
hoạt động bình thường của TSCĐ và để đảm bảo an toàn trong lao động sản
xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của
TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Công việc
sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa
chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐ.
* Trường hợp sửa chữa thường xuyên.
Đây là hình thức sửa chữa có tính chất bảo quản, bảo dưỡng thường
xuyên TSCĐ, kỹ thuật sửa chữa đơn giản, thời gian sửa chữa diễn ra ngắn và
chi phí sửa chữa phát sinh thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của
doanh nghiệp. Do đó chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi
phí kinh doanh đến đó.
* Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính phục hồi hoặc nâng cấp.
- Tập hợp chi phí sửa chữa
+ Nếu thuê ngoài:
Khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao, phản ánh số tiền phải trả
theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn.
+ Nếu do doanh nghiệp tự làm:
Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế chi ra theo từng công trình;
- Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành.
Tuỳ theo quy mô, tính chất, thời gian và mục đích sửa chữa, sau khi
công việc sửa chữa hoàn thành, TSCĐ được phục hồi năng lực hoạt động hay
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0529
tăng năng lực và kéo dài tuổi thọ, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa
chữa vào các tài khoản thích hợp.
1.4.5. Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê
Mộtthực tế hiện nay là có nhiềudoanhnghiệp khôngcó đủvốnđể tiến hành
mua sắmTSCĐ phụcvụcho nhucầu sản xuất. Song bên cạnh đó, lại có một số
doanh nghiệp tồn tại một số TSCĐ chưa cần dùng. Hiện tượng này đã làm nảy
sinh quanhệ thuê và cho thuêTSCĐgiữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh
tế nhằm thiết lập phươngán sửdụngTSCĐmộtcáchhiệuquả, giải quyếtnhu cầu
về vốn và tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Thuê TSCĐ có thể được thực hiện dưới hình thức thuê hoạt động hay
thuê tài chính, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng TSCĐ trong các
doanh nghiệp.
a. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động
* Tại đơn vị đi thuê: Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ
theo các quy định trong hợp đồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối
với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh
doanh trong kỳ.
* Tại đơn vị cho thuê:
TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng
tháng vẫn phải tính khấu hao.
b. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính
* Tại đơn vị đi thuê: Đối với đơn vị đi thuê tài chính TSCĐ về dùng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi nhận TSCĐ thuê tài chính kế toán căn
cứ vào hoạt động thuê tài chính và chứng từ có liên quan để phản ánh các tài
khoản kế toán tương ứng. Với TCSĐ thuê tài chính đơn vị đi thuê phải trích
khấu hao
* Tại đơn vị cho thuê
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0530
Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê,
bởi vậy kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ
cho thuê. Theo chế độ quy định, bên cho thuê tài chính là đối tượng không
chịu thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Số thuế VAT đầu vào khi
mua TSCĐ đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trong thời gian cho thuê theo
nguyên tắc phân bổ đều cho thời gian thuê. Bên cho thuê không trích khấu
hao TCSĐ đã cho thuê
1.5. Tổ chức hệ thống sổ sáchphục vụ công tác kế toán TSCĐ
Để thực hiện một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian
cũng như theo đối tượng, mỗi một doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm sản
xuất kinh doanh, quy mô, nhu cầu hạch toán, trình độ quản lý, trang thiết bị
vật chất của mình để lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0531
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DPA
2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần DPA
Công ty Cổ phần DPA (gọi tắt là "Công ty") được thành lập theo Giấy
phép đầu tư do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp theo quy định của
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần DPA
Địa chỉ: Thôn Mai Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Điện thoại: 0906 01 91 68
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ, ba mươi tỷ đồng
Mã số thuế: 0201196497
Giám đốc: Ông Phạm Tuấn Anh
Ngành nghề kinh doanh: Chăn nuôi gia cầm
Công ty cổ phần DPA là công ty sản xuất, hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp về chăn nuôi. Với đội ngũ nhân viên là các kỹ sư nông nghiệp, công
nhân nông nghiệp được đào tạo bài bản có trình độ cao trong lĩnh vực chăn
nuôi heo thịt. Ngoài ra công ty cổ phần DPA đang áp dụng công nghệ chăn
nuôi mới, được nghiên cứu tại Nhật Bản, ứng dụng hoàn thiện và cải tiến cho
phù hợp với giống heo của Việt Nam.
Tronggiai đoạntừ năm 2009 đến nửa đầu năm 2011, công ty xây dựng hệ
thống chuồngtrại trên quy mô 3,4ha, cùngvới đó tiến hành lắp đặt hệ thống phụ
trợ chuồng nuôi như hệ thống nước và xử lý chất thải, hệ thống điện và quạt
thông gió cho chuồng nuôi theo tiêu chuẩn và công nghệ Nhật Bản.
Đến tháng 7 năm 2011 Công ty chính thức đi vào sản xuất thử nghiệm và
dần tiến hành sản xuất tập trung. Sản phẩm chủ yếu của công ty là heo thịt để
phục vụ nhà máy đồ hộp, heo xuất bán để giết mổ đưa ra thị trường. Trong
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0532
thời gian sắp tới, với việc hoàn tất quy trình chuyển đổi giống heo chất lượng
cao, dự kiến tăng lượng heo xuất chuồng, và có xu hướng mở rộng xuất bán
heo giống. Trong kế hoạch dài hạn của Công ty, sau khi khu chuồng nuôi số 8
mới được đưa vào hoạt động từ tháng 2 năm 2015 đi vào ổn định, công ty tiến
hành đầu tư mở rộng các chuồng hiện tại. Năm 2016 công ty có kế hoạch mở
rộng thêm 2 cơ sở chăn nuôi tại Thái Bình và Hải Dương.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần DPA
Công ty cổ phần DPA là công ty chuyên về chăn nuôi. Các sản phẩm của
công ty đa phần phục vu cho ngành công nghiệp thực phầm đồ hộp và phục
vụ đại chúng tại các chợ.
Công ty cổ phần DPA tuy còn non trẻ, nhưng với công nghệ tiên tiến,
quy mô chuồng trại lớn, cùng với quyết tâm phấn đấu không ngừng của tập
thể công công nhân, cán bộ, đã thúc đẩy công ty ngày một phát triển vững
chắc, có chỗ đứng nhất định trên thương trường. Mặc dù đầu tư vào ngành
nông nghiệp chăn nuôi với đặc thù nhiều rủi ro và tỷ suất lợi nhuận thấp,
nhưng công ty xác định với khả năng và sự học hỏi không ngừng, sẽ đem lại
thành công lớn trên lĩnh vực khó khăn này. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong
công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty hoà nhập nhanh vào sự phát triển
kinh tế của đất nước, luôn chủ động trong hoạt động sản xuất và kinh doanh,
tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, tăng tài sản và thu nhập,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong
toàn bộ công ty.
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chăn nuôi của công ty cổ phần DPA
Ngành nghề sản xuất, gia công và kinh doanh của Công ty cổ phần DPA
là chăn nuôi heo. Không như nhiều công ty sản xuất khác, khách hàng của
công ty chủ yếu là đặt mua trước, giao hàng ngay tại chuồng trại và công ty
vận chuyển theo yêu cầu đến địa điểm tập kết cho đối tác. Đội ngũ nhân viên
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0533
kinh doanh của công ty sẽ tìm kiếm liên hệ và xác nhận đặt hàng của khách
hàng, từ đó điều chỉnh quy mô nuôi và thời gian cung cấp hàng. Hiện tại, đối
tác lớn nhất của công ty là các đơn vị giết mổ heo và cung cấp cho cả các
công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, ngoài ra có cung cấp cho những công
ty sản xuất đồ hộp như Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản
(VISSAN), công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, tuy nhiên số lượng cung cấp là
chưa lớn và công ty đang đẩy mạnh phát triển thị trường này.
Với quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến, công ty đã và
đang thành lập quy trình nuôi hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường để cung
cấp trung bình hơn 2.000 con heo/ tháng, trọng lượng trung bình đạt 95 – 100
kg/con. Kỹ thuật nuôi áp dụng việc phân chia khẩu phần thức ăn chi tiết cho
từng con trong từng thời kỳ sinh trưởng, hệ thống thông gió chuồng đảm bảo
duy trì nhiệt độ ổn định của chuồng nuôi, hệ thống thu gom và xử lý chất thải
chăn nuôi, qua đó sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, với
đội ngũ Bác sĩ thú y và kỹ sư tận tình và có tay nghề, trình độ chuyên môn
cao, đảm bảo duy trì tình trạng sức khỏe đàn heo tốt nhất, giảm thiểu tối đa tỷ
lệ heo chết non, heo mắc bệnh dịch, qua đó tăng sản lượng heo xuất chuồng
cũng như chất lượng của heo. Việc ứng dụng các công nghệ này cho phép
giảm giá thành sản phẩm từ 10 đến 20% so với việc nuôi bằng quy trình cũ,
tiết kiệm thức ăn chăn nuôi và thuốc chữa bệnh cũng như tiêm ngừa, sử dụng
được chất thải của heo làm phân bón, tạo ra một nguồn thu khác cho công ty.
Việc giảm chi phí vốn trong khi thời gian nuôi giảm đi 7 – 10 ngày cho một
lứa trung bình đã đem lại lợi nhuận lớn hơn so với trung bình ngành chăn nuôi
cho công ty.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0534
Sơ đồ 3: Sơ đồ quá trình SXKD của Công ty
Điểm khác biệt của quy trình chăn nuôi của công ty cổ phần DPA đó là
không duy trì đàn heo nái đẻ liên tục trong thời gian dài, bởi sẽ làm giảm chất
lượng heo con do mất đi ưu thế lai F1. Bên cạnh đó, việc thay thế đàn heo nái
liên tục sẽ giúp đẩy nhanh công tác chọn giống, thay thế giống cho phù hợp
nhu cầu thị trường, nhanh chóng thay đổi quy mô đàn trong thời gian chưa
đến 6 tháng. Heo nái đẻ xong 1 - 2 lứa đầu vẫn có thể sử dụng làm thịt heo
thương phẩm với chất lượng khác biệt không nhiều, đa số sử dụng trong chế
biến thịt xay và sản xuất mỡ.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở công ty Cổ phần DPA
Công ty cổ phần DPA là một công ty có bộ máy quản lý tổ chức gọn
nhẹ, lãnh đạo của công ty là những người có năng lực, trình độ cao trong quản
lý điều hành, riêng vị trí kỹ sư trưởng còn phải am hiểu kỹ thuật nông nghiệp
hết sức sâu sắc và cả các mảng kỹ thuật khác một cách cơ bản. Công ty gồm:
Heo con
Heo trong
quá trình lớn
(1 – 3 tháng)
Lợn nái
trong thời kỳ
động dục và
mang thai
Heo từ 3
tháng trở
lên
Chọn lọc lợn nái làm
hậu bị cho lứa sau
Đẻ và nuôi con
Chọn lọc
từ Heo nái
đẻ nhiều lần
Lợn thương phẩm
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0535
1 giám đốc, 1 kỹ sư trưởng tại trại và 6 bộ phận hành chính. Tổng số nhân
viên làm việc là 50 người, duy trì hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: bộ máy nhân sự công ty
1. Giám đốc công ty: Là người điều hành cao nhất trong công ty và là
người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết
định quản lý điều hành sản xuất của toàn công ty. Giám đốc Công ty có quyền
ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan.
Giám đốc phụ trách khối Hành chính của công ty bao gồm các đơn vị:
 Bộ phận bán hàng
 Bộ phận tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư
 Bộ phận quản lý nhân sự, lương và phục vụ ăn uống
 Bộ phận quản lý kho vật tư và quỹ tiền mặt
2. Kỹ sư trưởng: là người trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động
sản xuất của công ty, có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc. Kỹ sư trưởng phụ trách Khối sản xuất của công ty bao gồm các đơn vị:
Bộ phận
nhân sự,
chấm
công, ăn
uống
Bộ phận
kế hoạch,
tài chính,
kế toán,
thủ quỹ
Giám đốc
Bộ
phận
bán
hàng
Bác sĩ
thú y
Công
nhân và
kỹ sư
nông
nghiệp
Đội kỹ
thuật, bảo
dưỡng,
vận hành,
bảo vệ
Phó giám đốc Kỹ sư trưởng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0536
 8 chuồng nuôi và kỹ sư, công nhân trực tiếp làm việc tại chuồng trại
 Bộ phận kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng hệ thống nước, điện, xử lý
chất thải
 Đội ngũ bác sĩ thú y
3. Bộ phận tài chính,kế toán, kế hoạch đầu tư: phòng có chức năng tham
mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, công tác hành
chính, công tác bảo vệ tài sản, bảo vệ chính trị, bảo vệ nội bộ, bảo vệ kinh tế
của công ty; quản lý tài chính đúng nguyên tắc, chế độ tài chính kế toán theo
đúng luật kế toán của Nhà nước và cấp trên đề ra. Xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch quản lý tài chính, chủ động khai thác nguồn vốn đảm bảo đủ
vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát hoạt động của đồng
vốn để việc đầu tư có hiệu quả và chi tiêu đúng mục đích; quản lý, điều phối,
cung cấp vật tư phục kế hoạch sản xuất của Công ty; căn cứ vào đơn đặt hàng
lập kế hoạch cung ứng vật tư và kết hợp các đơn vị liên quan lập kế hoạch sản
xuất, tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược phủ hợp cũng như tư vấn về
hình thức quảng cáo tiếp thị đồng thời theo dõi tình hình vật tư báo cáo lại
cho Giám đốc. Bộ phận này gồm có: 1 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng, 2 kế
toán, 1 nhân viên khác.
4. Bộ phận quản lý kho và quỹ tiền mặt: quản lý, điều phối, cung cấp vật
tư phục kế hoạch sản xuất của Công ty, quản lý quỹ tiền mặt cũng như theo
dõi tiền gửi ngân hàng của công ty, bao gồm 1 thủ quỹ tiền mặt và 2 người
quản lý kho vật tư.
5. Bộ phận quản lý nhân sự, lương, phục vụ ăn uống: có chức năng điều
phối nhân sự theo ca, theo dõi tình hình và tính, chấm công, tính toán công
của nhân viên, đề xuất chi trả lương, trả lương cho công nhân viên, xử lý công
tác về Bảo hiểm và các chế độ cho nhân viên; tổ chức nấu ăn phục vụ công
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0537
nhân viên. Bộ phận gồm có 1 trưởng bộ phận, 1 nhân viên, 2 người phục vụ
nấu ăn.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần DPA
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần DPA
Côngty cổ phầnDPA là mộtcôngty có quymô vừa, địa bàn hoạt động tại
Hải Phòngvà phân phốihàng hóađi các tỉnh, thànhphố phía Bắc. Tuy nhiên do
số lượng nhân công ít, hoạt động nông nghiệp đa số ít phát sinh nghiệp vụ kế
toánphức tạp, vì thế, để phù hợp với điều kiện kinh doanh, bộ máy kế toán của
côngty được tổ chức rấtnhỏ gọnvới nhân lực chínhlà kế toán trưởng, 2 kế toán
viên và 1 nhân viên. Tuy vậy, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành kế toán
khác nhau. Bộ phận Kế toán Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Giám
đốc trongđiều hành, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê và quản lý tài
sản của Công ty theo quy định của pháp luật, ngoài ra đảm nhiệm việc tư vấn
đầu tư, quản lý tài chínhcho côngty. Ngoài ra Thủ quỹ và thủ kho công ty cũng
được tínhlà mộtthành phần củabộ phậnkế toán, mặc dù đặc thù được phântách
ra thành bộ phận riêng do yếu tố công việc.
Nhiệm vụ của bộ phận kế toán trong công ty
(i) Tổ chức thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán theo đúng chế độ, quy
định của Nhà nước về hệ thống kế toán;
(ii) Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu và chi phí của
Công ty; Tổ chức hạch toán đầy đủ giá thành các loại sản phẩm, dịch vụ và
giá thành các công trình thi công;
(iii)Theo dõi, kiểm soát, đối chiếu định kỳ công nợ bao gồm: công nợ
với khách hàng, tạm ứng, công nợ nội bộ, các khoản phải thu, phải trả, nợ
ngân hàng...;
(iv)Thanh quyết toán đối với các hạng mục công trình đã hoàn thành;
Thực hiện thanh quyết toán các hợp đồng theo hóa đơn chứng từ hợp lệ và
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0538
thanh lý hợp đồng đúng hạn theo đúng các quy trình; thanh quyết toán với
khách hàng; thanh quyết toán cho nhà thầu chính, nhà thầu phụ và các đội thi
công theo hợp đồng giao khoán khi tiến hành xây dựng chuồng trại, và trong
tương lai theo kế hoạch mở rộng sản xuất.
(v) Kiểm tra, giám sát giá củatất cảcác hoạtđộngmua sắmtrong Công ty;
(vi)Thanh toán lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và các chi phí khác
theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty cho
người lao động;
(vii) Lập sổ sách theo dõi, quản lý giá trị tài sản cố định, máy móc, thiết
bị của Công ty; tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ và bất thường;
(viii)Theo dõi giám sát, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên
quan đến hoạt động xuất, nhập vật tư, máy móc thiết bị và lập báo cáo tình
hình giá trị khấu hao tài sản cố định, khấu hao máy móc, thiết bị;
(ix) Kiểm tra dự toán và thực hiện thanh quyết toán các công trình,
kiểm soát hiệu quả xây dựng công trình, hướng dẫn thủ tục thanh toán và
kiểm tra duyệt quyết toán công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
của các phòng ban;
(x) Thực hiện công tác thủ quỹ: Lập kế hoạch, kiểm soát các khoản thu
chi, thực hiện việc thu chi tiền mặt đã được kế toán kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ của chứng từ thu chi tiền mặt; mở sổ sách theo quy định để quản lý,
theo dõi tồn quỹ, phát sinh tăng giảm hàng ngày, đối chiếu số dư tồn quỹ hàng
ngày với sổ kế toán chi tiết;
(xi) Quản lý quỹ tiền mặt hiện có tại Công ty, báo cáo tình hình thu chi
tiền mặt theo chế độ quy định, lưu trữ chứng từ thu chi, quản lý thiết bị hành
chính văn phòng như két sắt, máy đếm tiền; quan hệ chặt chẽ với ngân hàng
để cập nhật số dư trên các tài khoản ngân hàng;
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0539
(xii) Cân đối thuế, nộp thuế và các khoản nghĩa vụ khác cho Nhà nước
theo quy định của pháp luật; Lập, trình ký, nộp các báo cáo tài chính theo yêu
cầu của Công ty và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật;
(xiii)Lưu trữ hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định (các văn
bản chứng từ liên quan đến thanh quyết toán công trình); Tổ chức bảo quản và
lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật và của Công ty;
(xiv) Theo dõi, quản lý việc mua bán cổ phần của Công ty; tính lãi và trả
lãi cho cổ đông theo đúng quy định;
(xv) Cung cấp các số liệu thống kê kế toán cho các đơn vị liên quan theo
quy định của Nhà nước và Công ty; Thu thập và tổng hợp thông tin số liệu kế
toán, tài chínhtrongCôngty, phân tích và báo cáo số liệu thống kê về công tác
kế toán, tài chính, kinh doanh của các dự án để cung cấp cho Ban Giám đốc;
(xvi) Lập Báo cáo tài chính, Báo cáo thống kê về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cho Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng định kỳ hàng
quý, hàng năm và theo yêu cầu đột xuất;
(xvii) Thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, đánh giá tình hình tài
chính, đề xuất các phương án cân đối tài chính trình Giám đốc quyết định;
(xviii) Thực hiện các công việc khác được Giám đốc giao.
Bộ phận tài chính kế toán có 5 nhân viên chính là: kế toán trưởng, thủ
quỹ, kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, và một nhân viên thực hiện nghiệp
vụ đặc thù. Mỗi thành viên thực hiện những công việc khác nhau phục vụ cho
những mục đích sử dụng thông tin khác nhau, cụ thể như sau :
- Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế
toán tài chính, thông tin kinh tế trong toàn công ty. Đồng thời hướng dẫn, thể
chế và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của
Nhà nước và Công ty. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập kế hoạch
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0540
tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tài chính kế
toán của Công ty, lập Báo Cáo Tài chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo Công ty. Ngoài ra
Kế toán tổng hợp còn là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ cũng
như việc ghi chép sổ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công
ty; ngoài ra kiêm nhiệm chức năng kế toán sản xuất như là ghi chép, theo dõi
và căn cứ vào các hợp đồng chứng từ được duyệt để tiến hành sản xuất, theo
dõi và tính toán chi phí, giá thành. Với đặc thù của một công ty sản xuất, kế
toán sản xuất có vai trò quan trọng, giúp Ban giám đốc có những bước đi và
kế hoạch đúng đắn.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình công nợ phải thu của khách
hàng, viết hóa đơn, theo dõi tiến độ thu nợ của nhân viên kinh doanh, hỗ trợ
nhân viên kinh doanh trong xử lý nợ. Hàng tuần gửi báo cáo công nợ phải thu
cho kế toán trưởng, nhân viên kinh doanh để thúc đẩy tiến độ thu nợ.
- Thủ quỹ: Quản Lý tiền mặt của Công ty, căn cứ vào các chứng từ được
duyệt hợp lý, hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thu chi tiền mặt, giao dịch ngân
hàng; quản lý và tiến hành nhập, xuất quỹ vật tư của công ty cho phân xưởng
- Nhân viên chuyên trách: do đặc thù của công ty đặt tại vùng nông thôn
của Hải Phòng, đường xá và điều kiện đi lại chưa thực sự thuận lợi, nhân viên
chuyên trách sẽ đảm nhiệm những công việc cần di chuyển như làm hồ sơ
giấy tờ, đóng thuế, nộp báo cáo tài chính, xử lý công việc với Cơ quan chức
năng Nhà nước; bên cạnh đó hỗ trợ công tác kế toán cho kế toán tổng hợp.
Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán thành sơ đồ sau:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0541
Sơ đồ 5: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.1.5.2. Chính sách kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần DPA
Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Bộ tài chính.
Kỳ kế toán: Công ty áp dụng kỳ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ
ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung, không sử
dụng phần mềm kế toán chuyên biệt mà chỉ sử dụng Excel
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phươngpháp tínhgiávật tư, thành phẩmxuất kho:Côngty sử dụng phương
pháp giá hạch toán, điều chỉnh vào cuối mỗi tháng, quý và cuối kỳ kế toán.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: áp dụng phương pháp khấu hao
đường thẳng.
Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: công ty thực hiện kê
khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên trong
năm 2015 bắt đầu chuyển sang phương pháp kê khai trực tiếp
KT tr-ëng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
Thanh toán
Nhân viên
chuyên trách
Thñ quü
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0542
Đơn vị tiền tệ: VNĐ
Các sổ kế toán áp dụng:
Sổ nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để cập nhật tất cả các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ.
Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán
áp dụng cho doanh nghiệp.
Sổ chi tiết tài khoản: là sổ dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý.
2.1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần DPA
Do đặc thù DN và lọai hình sản xuất kinh doanh nên công ty không
sử dụng phần mềm kế toán chuyên biệt mà sử dụng phần mềm Microsoft
Excel để tiến hành ghi chép và thực hiện công tác kế toán. Tất cả mọi công
việc hạch toán đều được lập trên Excel từ khâu lập chứng từ ban đầu, vào sổ
kế toán cho đến khâu lên báo cáo tài chính cuối cùng.
Hình thức kế toán hiện nay công ty áp dụng là: "Nhật ký chung". Đây
là hình thức ghi sổ đơn giản, phù hợp với việc áp dụng kế toán máy mà vẫn
đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, báo cáo cần thiết.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0543
Sơ đồ 6 : trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
tại công ty cổ phần DPA
Ghi chú:
: nhập số liệu hằng ngày
: ghi định kỳ, đối chiếu, kiểm tra
: tình toán, in sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán, kiểm tra, rà soát sau đó
nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu trong Excel, xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu đã được
thiết kế sẵn. Sau đó tiến hành rà soát ngay sau khi nhập dữ liệu.
Định kỳ kế toán nhập dữ liệu vào các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản, song
song đó tiến hành rà soát liên tục lỗi sai có thể mắc phải.
Cuối tháng kế toán căn cứ cơ sở dữ liệu tiến hành khóa sổ, lập báo cáo
nội bộ. In sổ ra giấy để lưu trữ
Cuối năm, tiến hành tính toán và lập báo cáo tài chính, in các tài liệu kế
toán, in sổ và báo cáo tài chính để lưu trữ và làm cơ sở kiểm toán trong
trường hợp có yêu cầu
Nhập vào cơ sở dữ
liệu trên Excel
Chứng từ kế toán
Rà soát lại trước, trong
vào sau khi nhập dữ liệu
Sổ cái, Sổ chi tiếtBáo cáo tài chính
Sổ nhật ký chung
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0544
2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ ở công ty Cổ phần DPA
2.2.1 Đặcđiểm tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ
phần DPA
2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ của công ty và phân loại TSCĐ.
Công ty Cổ phần DPA là công ty sản xuất nông nghiệp với lĩnh vực
chính là chăn nuôi. Đặc thù chăn nuôi trên quy mô lớn là cần xây dựng nhà
xưởng, chuồng trại cũng như hệ thống kỹ thuật chuồng nuôi lớn cho nên
TSCĐ quan trọng nhất và có giá trị lớn nhất của công ty là hệ thống chuồng
trại và các hệ thống điện, nước phục vụ cho chuồng nuôi. Bên cạnh đó do đặc
thù về vị trí địa lý xa vùng trung tâm thành phố, và đặc điểm bán hàng nên
công ty đã đầu tư mua sắm ô tô tải để vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vật tư,
trang thiết bị và chuyên chở sản phẩm đến cho đối tác.
Ngoài ra một điểm đặc thù của chăn nuôi heo đó là heo nái được xem là
TSCĐ của công ty, tuy nhiên với công ty cổ phần DPA, việc áp dụng quy
trình chăn nuôi kiểu mới khiến cho số lượng cũng như chủng loại đàn heo nái
luôn biến động. Căn cứ trên tình hình thực tế, công ty đã có quyết định loại bỏ
heo nái ra khỏi danh mục TSCĐ của công ty, và có tờ trình gửi tới Chi cục
thuế thành phố Hải Phòng. Sau quá trình kiểm toán và kết thúc kiểm tra, kiểm
toán vào 30/9/2013, Chi cục thuế Hải Phòng đã có quyết định chấp nhận tở
trình của công ty và công ty đã thực hiện loại bỏ heo nái khỏi danh mục
TSCĐ của công ty vào ngày 12/10/2013.
Không chỉ có vậy, với khu vực chuồng trại, căn cứ vào thời gian sử dụng
thực tế và khấu hao, cũng như khả năng thay thế của hệ thống điện nước đi
kèm chuồng trại (hệ thống điện thiết kế nổi, đường ống nước nổi dẫn nước
vào máng), kế toán công ty phân tách hệ thống điện nước ra khỏi TSCĐ
chuồng nuôi và trở thành một TSCĐ riêng biệt. Tuy vậy tách riêng từng chi
tiết hệ thống điện nước thành từng thành phần nhỏ sẽ không đủ giá trị trở
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0545
thành TSCĐ, vì thế kế toán khi ghi nhận TSCĐ này đã ghi nhận toàn bộ hệ
thống điện và toàn bộ hệ thống nước là TSCĐ. Đi kèm với sổ cái tài khoản là
sổ chi tiết và bản vẽ kỹ thuật của từng chi tiết trong hai hệ thống trên để tiện
theo dõi và sửa chữa.
Với khối nhà Văn phòng và ký túc xá được tính chung vào TSCĐ nhà
xưởng trong sổ cái, trong sổ chi tiết có phân tách riêng để theo dõi từng phần.
Căn cứ đặc điểm tài sản cố định của công ty, kế toán công ty đã phân
loại TSCĐ của công ty như sau:
- Nhà xưởng, trong đó bao gồm cụ thể những khu nhà sau: Khu Văn
phòng, Khu vực ký túc xá, Tường bao, 8 chuồng nuôi đang hoạt động và 1
chuồng nuôi mới được đưa vào nghiệm thu, Kho và nhà để xe.
- Máy móc thiết bị:
+ Hệ thống điện - quạt gió (bao gồm toàn bộ hệ thống điện các khu nhà,
đường dây tải điện trong nội bộ khu chuồng nuôi, máy phát điện, các quạt gió
trong chuồng nuôi),
+ Hệ thống Tháp bơm - bể nước (bao gồm Bể nước, đường ống nước
cung cấp đến bể, đường nước chạy trong các khu nhà chuồng nuôi không tính
khu văn phòng và ký túc xá, Tháp bể nước),
+ Hệ thống xử lý nước thải (đường ống nước đi từ cống ra khu vực xử lý
nước thải, máy bơm trong bể nước thải, hệ thống máy xử lý nước thải, đường
nước xả thải),
+ Hệ thống bơm nước (Toàn bộ các máy bơm dẫn nước vào bể chứa,
bơm vào đường ống, bơm điều hòa ao nước, bơm điều hòa - chống ngập
chuồng nuôi, không tính máy bơm trong hệ thống xử lý nước thải)
+ Trạm biến áp và đường dây điện cao thế
- Phương tiện vận tải như: Ô tô tải, ô tô bán tải
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0546
2.2.1.2. Công tácquản lý và sử dụng tàisản cố định tại công ty cổ phần DPA
Công tác quản lý TSCĐ của công ty cổ phần DPA về cơ bản quản lý
theo hai quy trình như sau:
a. Quy trình kỹ thuật: Kỹ sư trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý kỹ
thuật toàn bộ TSCĐ của công ty. Kỹ sư trưởng lên danh sách chi tiết hệ thống
kỹ thuật, phân tách nhỏ từng bộ phận hệ thống, thiết lập các quy trình vận
hành và bảo dưỡng, bảo trì hệ thống kỹ thuật.
Hồ sơ kỹ thuật: bao gồm các tài liệu liên quan đến TSCĐ được lập và
lưu trữ tại bộ phận Vận hành - Bảo dưỡng Kỹ thuật.
Hồ sơ kế toán: Bao gồm những chứng từ liên quan đến TSCĐ được lập,
lưu trữ, quản lý tại bộ phận kế toán. Trong tập hồ sơ này có lưu trữ bản sao
hàng năm của tập hồ sơ kỹ thuật. Hồ sơ kế toán bao gồm:
- Quyết định đầu tư được phê duyệt
- Biên bản chỉ định thầu, hợp đồng thầu, Biên bản nghiệm thu kỹ thuật,
biên bản quyết toán công trình
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản bàn giao tài sản
b. Quy trình kế toán: Quy trình này thực hiện việc ghi chép và quản lý về
mặt giá trị TSCĐ của công ty, bắt đầu từ khi TSCĐ được hình thành bởi xây
dựng, hoặc mua, cho đến khi đi vào vận hành. Kế toán tiến hành phân bổ giá
trị khấu hao của TSCĐ bao gồm cả các hệ thống được tính là TSCĐ của công
ty. Với sổ chi tiết TSCĐ được lập dựa trên báo cáo kỹ thuật của kỹ sư trưởng
trong quá trình nghiệm thu công trình, về mặt giá trị dựa trên giá trị thực tế
chi ra, với bộ phận không có số liệu chi tiết tiến hành phân bổ dựa trên giá trị
của TSCĐ dạng hệ thống.
Công ty cổ phần DPA thực hiện tính giá TSCĐ theo nguyên giá, giá trị
hao mòn và giá trị còn lại theo các quyết định và chuẩn mực được ban hành
bởi Bộ Tài chính.
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA
Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCNguyễn Công Huy
 
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016tuan nguyen
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...NOT
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Dương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánBáo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánChâu Sa Mạn
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Lớp kế toán trưởng
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điệnĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây ...
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
BÁO CÁO tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng, HAY
BÁO CÁO tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng, HAYBÁO CÁO tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng, HAY
BÁO CÁO tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty thương m...
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAYĐề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánBáo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 

Semelhante a Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA

Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuChính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty bếp lửa 2022
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty bếp lửa 2022Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty bếp lửa 2022
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty bếp lửa 2022Luanvantot.com 0934.573.149
 
Thực Trạng Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty TNHH Hiếu Thành Phát
Thực Trạng Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty TNHH Hiếu Thành PhátThực Trạng Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty TNHH Hiếu Thành Phát
Thực Trạng Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty TNHH Hiếu Thành PhátDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Nhãn Mác Và Bao Bì Maxim Việt Nam
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Nhãn Mác Và Bao Bì Maxim Việt NamKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Nhãn Mác Và Bao Bì Maxim Việt Nam
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Nhãn Mác Và Bao Bì Maxim Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Semelhante a Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA (20)

Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuChính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntexPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
 
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty bếp lửa 2022
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty bếp lửa 2022Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty bếp lửa 2022
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty bếp lửa 2022
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại AgribankKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
 
Thực Trạng Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty TNHH Hiếu Thành Phát
Thực Trạng Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty TNHH Hiếu Thành PhátThực Trạng Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty TNHH Hiếu Thành Phát
Thực Trạng Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty TNHH Hiếu Thành Phát
 
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê HuyĐề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Nhãn Mác Và Bao Bì Maxim Việt Nam
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Nhãn Mác Và Bao Bì Maxim Việt NamKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Nhãn Mác Và Bao Bì Maxim Việt Nam
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Nhãn Mác Và Bao Bì Maxim Việt Nam
 
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minhPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh điện tử viễn thông quang minh
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty than Tây Bắc, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty than Tây Bắc, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả kinh doanh công ty than Tây Bắc, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty than Tây Bắc, ĐIỂM CAO, HOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 

Último (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Đề tài: Nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA

  • 1. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.05 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1............................................................................................... 5 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN.............. 5 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT..................... 5 1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất...................................................................................................... 5 1.1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý đối với kế toán TSCĐ................................ 5 1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất................................................................................. 8 1.2. TSCĐ và phân loại TSCĐ .................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm TSCĐ............................................................................... 8 1.2.2. Phân loại TSCĐ ............................................................................... 9 1.2.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện ......................................... 9 1.2.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu............................................... 11 1.2.3. Đánh giá TSCĐ............................................................................... 11 1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ........................................................................ 14 1.3.1. Xác định đối tượng ghi nhận TSCĐ ................................................. 14 1.3.2. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ ....................................................... 14 1.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ..................................................................... 16 1.4.3 Kế toán khấu hao TSCĐ................................................................... 22 1.4.3.1. Bản chất của khấu hao TSCĐ........................................................ 22 1.4.3.2. Các phương pháp tính khấu hao .................................................... 23 1.4.3.3. Một số quy định về tính khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành...... 26 1.4.3.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ............................................................ 27 1.4.4. Kế toán sửa chữa TSCĐ .................................................................. 28 1.4.5. Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê ................................................... 29 1.5. Tổ chức hệ thống sổ sách phục vụ công tác kế toán TSCĐ................... 30 CHƯƠNG 2..............................................................................................31
  • 2. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.05 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DPA...............31 2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................. 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần DPA .................. 31 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần DPA...................... 32 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chăn nuôi của công ty cổ phần DPA... 32 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở công ty Cổ phần DPA................ 34 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần DPA........... 37 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần DPA........................ 37 2.1.5.2. Chính sách kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần DPA...................... 41 2.1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần DPA........................ 42 2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ ở công ty Cổ phần DPA............................... 44 2.2.1 Đặc điểm tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần DPA................................................................................................. 44 2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ của công ty và phân loại TSCĐ. ........................... 44 2.2.1.2. Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần DPA ................................................................................................................ 46 2.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ...................................................................... 47 2.2.2.1. Xác định đối tượng ghi nhận TSCĐ............................................... 47 2.2.2.2. Các thủ tục kế toán liên quan Hạch toán ban đầu TSCĐ................. 50 2.2.2.3. Kế toán chi tiết TSCĐ................................................................... 51 2.2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ .................................................................. 53 CHƯƠNG 3..............................................................................................74 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DPA.........................................................74 3.1 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Cổ phần DPA........................................................................................... 74 3.1.1 Ưu điểm........................................................................................... 74 3.1.2 Những vấn đề chung còn tồn tại........................................................ 76 3.2. Phân tích tình hình kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần DPA................... 76 3.2.1. Sựcần thiết hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần DPA... 77 3.2.2. Nhữngưu điểm nổibật trongcông tác kế toánTSCĐ tạicông ty............ 77
  • 3. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.05 3.2.3. Mộtsố tồn tại trong tổ chức hạch toánTSCĐ tạicông ty........................ 78 3.3. Nội dung các vấn đề hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty Cổ phần DPA................................................................................................. 79 KẾT LUẬN...............................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
  • 4. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.05 DANH MỤC VIẾT TẮT DN: Doanhnghiệp NG: Nguyên giá TSCĐ:Tàisản cố định SXKD: Sản xuất kinh doanh
  • 5. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.051 LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài. Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng của ngành nông nghiệp bên cạnh trồng trọt, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân mà còn đem lại thu nhập quan trọng của hàng triệu người, trong bối cảnh có tới 70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp. Trong mấy năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta không ngừng phát triển và đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà Nước cũng đã đề ra rất nhiều chính sách định hướng và hỗ trợ nhằm triển khai chương trình phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính. Ngành chăn nuôi heo đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển đó cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi heo là một hình thức chăn nuôi phổ biến ở các hộ gia đình ở Việt Nam vì sự phù hợp với những điều kiện xã hội, tự nhiên, điều kiện địa lý của nước ta. Không những thế, ngành chăn nuôi heo phát triển còn góp phần bổ trợ đáng kể cho ngành trồng trọt, cung cấp trực tiếp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, đóng góp cho lĩnh vực xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nền kinh tế. Chăn nuôi heo là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở Việt Nam, kể cả ở nông thôn hay trong thành phố. Thực tiễn cho thấy chăn nuôi heo là ngành rất có tiềm năng, do nhu cầu sử dụng thịt heo ở Việt Nam rất cao. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ tại các hộ gia đình, điều đó khiến cho gánh nặng chi phí thức ăn chăn nuôi trở nên rất lớn. Mặc dù có sử dụng đến nguồn thức ăn từ thực phẩm thừa, nhưng hiệu quả chăn nuôi không cao, hơn nữa vì nuôi tại chuồng nuôi gần nhà nên xuất hiện nhiều nguy cơ về vệ sinh cũng như dịch bệnh. Từ những khó khăn đó, kết hợp kinh nghiệm quốc tế và những bài học trong quá trình phát triển sản xuất ở Việt
  • 6. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.052 Nam đã chỉ ra rằng để chăn nuôi heo có hiệu quả kinh tế cao, cần phải tiến hành đầu tư trên quy mô công nghiệp, đầu tư lớn. Xác định rằng đầu tư quy mô lớn trong chăn nuôi, TSCĐ trở nên có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu đầu tư và chi phí cũng như dòng tiền của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khác với chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ với đa số tận dụng diện tích có sẵn, ít đầu tư chi phí chuồng trại, chăn nuôi trên quy mô công nghiệp cần nguồn kinh phí rất lớn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống kỹ thuật chuồng nuôi, phương tiện vận tải phân phối hàng hóa… Việc đầu tư lớn và thời gian thu hồi lâu dài, hơn nữa đặc điểm sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro dẫn đến quản lý chặt chẽ Tài sản cố định và quản trị dòng tiền từ khấu hao và bù đắp rủi ro cũng như các chi phí lãi vay trở thành vấn đề hệ trọng trong đầu tư, sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong bối cảnh giai đoạn năm 2013 - 2014, giai đoạn có nhiều những biến động của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều trở ngại lớn. Cùng với công cuộc công nghiêp hóa - hiện đại hóa, thu hút đầu tư từ nước ngoài, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, trong năm 2014 Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể. Thử thách lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng, nhiều loại hình doanh nghiệp, xu thế hội nhập, cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ đến từ trong nước mà còn từ thị trường quốc tế. Điều này buộc các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh linh hoạt, chủ động, đúng đắn, phù hợp với môi trường kinh doanh mới để đứng vững trên thị trường và nâng cao lợi nhuận. Do đó có thể coi mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm trong đó một bộ phận cốt lõi cấu thành chi phí đến từ nhân tố TSCĐ là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xét trong phạm vi của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ tài sản cố định, khấu hao tài sản hợp lý cũng
  • 7. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.053 như luôn có những khoản dự phòng và quỹ phát triển sẽ tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, thông qua những thông tin về tài sản cố định, kế toán cung cấp cho nhà quản trị để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn, tài sản… để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và dự kiến mở rộng quy mô hay phòng tránh, giảm thiểu rủi ro, qua đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt công tác kiểm soát và công tác kế toán tài sản cố định có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Xét riêng về tình hình thực trạng của công ty cổ phần DPA, công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, các khu nhà văn phòng, ký túc xá cho công nhân, phương tiện vận tải với khối lượng đầu tư rất lớn. TSCĐ trong nông nghiệp có đặc thù là khó khấu hao trên đơn vị sản phẩm, bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, vì thế gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định hiệu quả sử dụng tài sản một cách chi tiết. Mặc dù cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần DPA đa số thuộc về chủ sở hữu (hơn 90%), vốn vay ít qua đó đảm bảo độ an toàn và ổn định trong cơ cấu vốn và có khả năng điều chỉnh tốt áp lực thu hồi vốn từ TSCĐ. Tuy nhiên trong tương lai ban lãnh đạo có kế hoạch mở rộng khu chuồng nuôi hiện tại, nhân rộng mô hình ra các địa bàn khác. Trong bối cảnh đó việc vay vốn đầu tư sẽ trở nên hết sức cần thiết. Việc sử dụng vốn vay đem đến hiệu quả cao, khả năng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh tốt, nhưng lại tăng hơn nữa áp lực thu hồi vốn, cân đối dòng tiền để thanh toán khoản vay. TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị đầu tư ban đầu, dòng tiền từ khấu hao TSCĐ và thu hồi vốn thông qua doanh thu bán hàng là những chỉ số quan trọng trong quản lý và điều hành dự án kinh doanh sản xuất nông nghiệp. Từ thực tiễn em nhận thấy, thấu hiểu rõ về TSCĐ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, có vai trò tiên quyết trong những quyết định phát triển của mọi Doanh nghiệp, đặc biệt
  • 8. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.054 là công ty nông nghiệp đặc thù như công ty cổ phần DPA. Nhằm phục vụ tốt nhất công tác quản trị nói chung, quản lý tài chính thông qua công cụ kế toán nói riêng, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu về kế toán TSCĐ của công ty cổ phần DPA. 2. Mục đích nghiên cứu. Thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài ở công ty Cổ phần DPA giúp em hệ thống hóa lý luận về kế toán tài sản cố định. Được khảo sát cũng như làm việc thực tế tại doanh nghiệp giúp em có thể đánh giá thực tế với lý thuyết từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định trong mục tiêu hướng đến những dự án lâu dài và tầm nhìn phát triển chiến lược của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài. Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA thông qua các số liệu và thông tin thu thập được từ công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu. Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học ,dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời sử dụng một số phương pháp kỹ thuật như: thống kê, diễn giải, quy nạp, tổng hợp…để nghiên cứu đề tài này. 5.Kết cấu của đề tài. Đề tài ngoài đoạn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố địnhở công ty Cổ phần DPA. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định ở công ty Cổ phần DPA.
  • 9. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.055 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý đối với kế toán TSCĐ Đặc điểm Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác quản lý tài sản cố định ảnh hưởng vô cùng lớn đến khả năng sản xuất, năng lực sản xuất, dòng tiền đầu tư cũng như dòng tiền luân chuyển của công ty. Những công ty quản lý tốt tài sản và có chiến lược sử dụng cũng như đầu tư tài sản hợp lý luôn có lợi thế lớn về năng lực sản xuất, khả năng mở rộng về quy mô sản xuất hay phát triển sản phẩm mới. Việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài sản được các doanh nghiệp áp dụng thường xuyên và triệt để nhằm mục đích tăng lợi nhuận, tăng tích lũy và khả năng sản xuất cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Để làm được điều này, trước hết cần hiểu được sâu sắc các nhân tố tác động đến tài sản cố định cũng như công tác quản lý TSCĐ: - Nhóm nhân tố khách quan: thị trường, mặt hàng sản xuất, quy trình sản xuất, các điều kiện khoa học - công nghệ, các điều kiện tác động khác như thời tiết, nguyên nhiên vật liệu, điều kiện bảo quản, vận chuyển, điều kiện của sự cung cấp nguyên liệu … Đối với thị trường đầu vào ảnh hưởng tới vấn đề về TSCĐ của doanh nghiệp xét trên khả năng tiếp cận và cung cấp tài sản, phương thức thanh toán
  • 10. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.056 tài sản, độ phổ biến công nghệ cũng như chính tài sản đó, vấn đề vận chuyển và lắp đặt TSCĐ để các chi phí bỏ ra là thấp nhất. Mặt hàng sản xuất cũng như quy trình sản xuất quy định đến chính TSCĐ và quyết định đầu tư hay sử dụng TSCĐ. Điều kiện khoa học - công nghệ quyết định đến giá trị sử dụng cũng như giá trị của TSCĐ, đặc biệt trên khía cạnh hao mòn vô hình TSCĐ do thay đổi công nghệ. Ngoài ra các nhân tố khác như: điều kiện tự nhiên, chế độ, chính sách của nhà nước, môi trường kinh doanh… - Nhóm nhân tố chủ quan: o Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị trong doanh nghiệp o Trình độ sử dụng nguyên vật liệu năng lượng o Trình độ sử dụng lao động o Trình độ tổ chức sản xuất o Trình độ tổ chức tài chính, quản lý TSCĐ của doanh nghiệp Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng lớn đến TSCĐ, một yếu tố hết sức then chốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi trong công tác quản lý cần hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy tối đa lợi thế đang có để tăng công suất sản xuất, hạ chi phí và tăng cường lợi nhuận. Biện pháp quản lý TSCĐ và yêu cầu đối với kế toán Nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét trên cơ sở các chi phí thực tế và các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư và khai thác TSCĐ của doanh nghiệp để tìm được các biện pháp có thể sử dụng hiệu quả TSCĐ, từ đó sẽ sử dụng tổng hợp các biện pháp một cách hợp lý nhất, tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • 11. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.057 Yêu cầu chung quản lý TSCĐ ở các DN cần phản ánh kịp thời số hiện có, tình hình biến động của từng thứ, loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng; đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng đảm bảo khai thác hết công suất có hiệu quả. Quản lý TSCĐ phải dựa theo những nguyên tác cơ bản nhất định đã được quy định tại Quyết định số 206-BTC như sau: - Phảilập bộ hồ sơ chomọiTSCĐcótrongDN, hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và chứng từ liên quan khác. - Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và đơn vị sử dụng. - TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. - Định kỳ cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thiếu thừa đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. - Tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với sử dụng tài sản và đây là vai trò của kế toán không thể thiếu được, bởi lẽ: Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí khấu hao và sử dụng tài sản là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Tính đúng, tính đủ những chi phí trên trong sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác nhất. Tài liệu về chi phí khấu hao và sử dụng tài sản còn là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
  • 12. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.058 sản phẩm trong doanh nghiệp nhằm tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp. 1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Để tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ nhằm đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý kinh tế kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ của toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ. - Tính toán chính xác, kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ đúng đắn chi phí khấu hao và các đối tượng sử dụng TSCĐ. - Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ. Tham gia lập dự toán về chi phí sửa chữa và đôn đốc đưa TSCĐ được sửa chữa vào sử dụng một cách nhanh chóng. - Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhằmbảo đảmviệc quảnlý và sửdụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. - Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ. 1.2. TSCĐ và phân loại TSCĐ 1.2.1. Khái niệm TSCĐ TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
  • 13. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.059 TSCĐ là các tư liệu lao động chủ yếu như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý. Đây là những TSCĐ có hình thái hiện vật cụ thể, đa dạng kiểu dáng, màu sắc, chủng loại… Có những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng vẫn tham sản xuất như quyền sử dụng đất, bằng sáng chế ….. Không phải tư liệu lao động nào cũng được ghi nhận là TSCĐ. Các tài sản ghi nhận là TSCĐ phải có đủ bốn tiêu chuẩn sau: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Nguyên giá tài sản cố định được xác định một cách tin cậy; c) Có thời gian sử dụng ước tính một năm trở lên; d) Có giá trị từ đủ tiêu chuẩn quy định Tiêu chuẩn giá trị ghi nhận TSCĐ thay đổi tùy thuộc yêu cầu quản lý quốc gia theo từng thời kỳ. Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định TSCĐ phải có hai điều kiện sau: - Giá trị từ 30.000.000 đồng Việt Nam trở lên - Thời gian sử dụng từ một năm trở lên 1.2.2. Phân loại TSCĐ TSCĐ trong DN có công dụng khác nhau trong hoạt động SXKD, để quản lý tốt cần phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp các TSCĐ trong DN thành từng nhóm loại có cùng tính chất, đặc điểm theo những tiêu thức nhất định. Trong DN thường phân loại theo các tiêu thức sau 1.2.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Căn cứ hình thái biểu hiện phân chia TSCĐ thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, theo đó căn cứ chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 và số 04, phân loại như sau:
  • 14. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0510 * TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Loại này phân chia theo nhóm căn cứ đặc tính kỹ thuật bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, kho, chuồng trại, sân phơi … - Máy móc, thiết bị: Gồm máy móc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác… dùng cho sản xuất kinh doanh. - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:Ô tô, máy kéo, đầu kéo, đường dây điện, hệ thống ống nước… - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Thiết bị quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm. - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Áp dụng cho các doanh nghiệp nông nghiệp. - TSCĐ hữu hình khác: Các TSCĐ hữu hình không thuộc các nhóm trên *TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Bao gồm: - Quyền sử dụng đất: Là toàn bộ chi phí thực tế đã chi có liên quan đến sử dụng đất, như: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, san lấp, giải phóng mặt bằng… - Nhãn hiệu hàng hóa: Chi phí DN bỏ ra để có quyền sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nào đó. - Bản quyền, bằng sáng chế: Là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra cho công trình nghiên cứu, sản xuất được Nhà nước cấp bằng sáng chế. - Phần mềm máy vi tính: Giá trị phần mềm vi tính DN mua hoặc tự xây dựng, thiết kế.
  • 15. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0511 - Giấyphép và giấyphépnhượngquyền:Chiphí DN bỏ ra đểcó giấy phép, giấy phép nhượng quyền nhằm có thể thực hiện các nghiệp vụ nhất định - Quyền phát hành: Chi phí DN bỏ ra để có quyền phát hành các ấn phẩm, báo chí, sách… - TSCĐ vô hình khác. Việc phân loại TSCĐ giúp DN có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức hạch toán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao phù hợp đặc điểm kỹ thuật từng nhóm 1.2.2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu Căn cứ quyền sở hữu của DN về TSCĐ chia thành hai loại TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài TSCĐ tự có là TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn DN được cấp, vốn vay, vốn liên doanh, quỹ, các TSCĐ biếu tặng. Đây là TSCĐ thuộc sở hữu của DN. TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Theo đó, thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê về chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong thời gian nhất định với mức phí cho thuê thỏa thuận. Tùy theo hợp đồng thuê mà phân chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. Điểm khác biệt giữa hai loại hình thuê trên nằm ở việc chuyển giao hay không phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê với tùy chọn chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê vào cuối thời gian thuê. Ngoài ra còn có những cách phân loại TSCĐ khác tùy theo đặc thù của các DN. 1.2.3. Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung
  • 16. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0512 Theo quy định của Nhà nước thì mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải tính theo nguyên giá (NG). Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi TSCĐ đi vào hoạt động bình thường. Nói cách khác đó là giá trị ban đầu, đầy đủ của TSCĐ khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được xác định theo quy định sau: - Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình: + TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên gía tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). + TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua với hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lí của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). + TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoăc là tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử. + Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu: Được xác định là giá quyết toán công trình theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. + TSCĐ được cấp, được điều chỉnh đến:
  • 17. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0513 Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến là giá trị còn lại trên sổ kế toán TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)… + Tài sản cố định được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp do phát hiện thừa: Nguyên giá TSCĐ được chi, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)… - Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình. Nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định là tổng của toàn bộ chi phí thực tế phát sinh để có được tài sản đó - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê: là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ cho thuê. - Nguyên giá TSCĐ của công ty cổ phần mới được thành lập: mà không còn hoá đơn, chứng từ là giá trị hợp lý do Doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của giá trị đó.
  • 18. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0514 - Nguyên giá TSCĐ trong Doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật. + Nâng cấp TSCĐ. + Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ. - Ngoài ra để phản ánh đúng đắn năng lực thực tế về TSCĐ thì TSCĐ còn được tính theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao lũy kế Hoặc Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị đã hao mòn 1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ 1.3.1. Xác định đối tượng ghi nhận TSCĐ TSCĐ là là các tài sản có giá trị lớn cần quản lý đơn chiếc, để phục vụ công tác quản lý cần ghi sổ theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vât kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng đi kèm. Đối tượng trên có thể là từng vật thể kết cấu riêng biệt có chức năng độc lập nhất định, hoặc hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết nhau không tách rời nhằm thực hiện một hoặc một vài chức năng nào đó. Đối tượng ghi nhận TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một nội dung chi phí và một mục đích riêng mà DN có thể xác định một cách riêng biệt, có thể kiểm soát và thu lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản. Để tiện theo dõi, quản lý, từng tài sản sẽ có đánh số và ký hiệu riêng biệt tùy theo từng điều kiện cụ thể của DN để đảm bảo thuận tiện phân loại, không trùng lặp. 1.3.2. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ TSCĐ trong doanh nghiệp biến động chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp biến động do nhiều
  • 19. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0515 nguyên nhân, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành hệ thống chứng từ này gồm: - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 - TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05 - TSCĐ) - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03 - TSCĐ) Ngoài các chứng từ trên doanh nghiệp còn sử dụng thêm một số chứng từ khác như: hoá đơn, hợp đồng liên doanh, quyết định cấp TSCĐ, các chứng từ thanh toán... Bên cạnh việc sử dụng chứng từ để chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý TSCĐ còn dựa trên cơ sở các hồ sơ gồm: - Hồ sơ kỹ thuật: Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật của TSCĐ, hồ sơ này do phòng kỹ thuật quản lý. - Hồ sơ kinh tế gồm: Hợp đồng kinh tế khi mua sắm, lắp đặt, xây dựng hoặc hợp đồng liên doanh, quyết định cấp TSCĐ, quyết định giao nhận vốn; Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng; Biên bản nghiệm thu về kỹ thuật của TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ; Các chứng từ thanh toán khác nếu mua sắm TSCĐ. * Các bước tiến hành hạch toán chi tiết TSCĐ được tóm tắt như sau: - Đánh số hiệu cho TSCĐ. - Lập thẻ TSCĐ hoặc vào sổ chi tiết TSCĐ theo từng đối tượng. Thẻ TSCĐ được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐ. Thẻ này nhằm mục đích theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp , tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Ngoài ra kế toán cũng theo dõi TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ, mỗi một sổ hay một số trang sổ được mở, theo dõi một loại TSCĐ, sổ chi tiết này là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấp được các thông tin cho
  • 20. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0516 người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao 1 năm, số khấu hao TSCĐ tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐ, lý do giảm TSCĐ. Song song với việc hạch toán chi tiết TSCĐ, kế toán tiến hành hạch toán tổng hợp TSCĐ để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác trong hoạt động quản lý TSCĐ và tính thống nhất trong hạch toán. 1.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, theo chế độ hiện hành kế toán sử dụng một số tài khoản liên quan sau * TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo nguyên giá. * Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp . Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm trong kỳ Nợ TK 211 Có DĐK: Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ DCK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có Nợ TK 213 Có DĐK: Phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kỳ Phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ DCK: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có tại DN
  • 21. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0517 * Tài khoản 214 “Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp. * Tàikhoản411 “Nguồnvốnkinh doanh”:Đâylà tài khoảnphảnánhsố vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TK 411 được chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn. Trong đó cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn. Ngoài các TK nêu trên, trong quá trình thanh toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như 111, 112, 142, 212, 331, 335, 241 ... và một số tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán như TK 001 “TSCĐ thuê ngoài” và TK 009 “Nguồn vốn khấu hao”. 1.4.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ TSCĐ của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát... kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương Nợ TK 214 Có Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ giảm do các lý do giảm TSCĐ ĐDK: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tríchkhấu hao, do đánh giá lại TSCĐ DCK: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp Nợ TK 411 Có Vốn kinh doanh giảm trong kỳ DĐK: Vốn kinh doanh tăng trong kỳ DCK: Vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp
  • 22. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0518 pháp khấu trừ, các nghiệp vụ tăng TSCĐ được hạch toán như sau: (với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp, cách hạch toán tương tự, chỉ khác số thuế VAT đầu vào không tách riêng mà hạch toán vào nguyên giá TSCĐ). a. Tăng do mua ngoài không qua lắp đặt: Kế toán phản ánh các bút toán: BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT được khấu trừ Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán. Có TK 341, 111, 112: Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới). BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (trường hợp đầu tư bằng vốn chủ sở hữu). Nợ TK 4141: Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 4312: Nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư Nợ TK 441: Đầu tư bằng vốn XDCB Có TK 411: Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh Có TK 4312: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi. b. Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn. c. Trường hợp tăng do xây dựng cơ bản bàn giao Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được tập hợp riêng trên Tk 241 (2412), chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn vốn giống như tăng TSCĐ do mua sắm phải qua lắp đặt.
  • 23. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0519 d. Trường hợp tăng do nhận vốn góp liên doanh Căn cứ vào giá trị vốn góp do 2 bên thoả thuận, kế toán ghi tăng vốn góp vào nguyên giá TSCĐ. e. Trường hợp nhận lại vốn góp liên doanh g. Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ, dụng cụ thành TSCĐ - Nếu CCDC còn mới, chưa sử dụng ghi nhận theo nguyên giá - Nếu CCDC đã sử dụng phải điều chỉnh theo giá trị còn lại sau phân bổ h. Tăng do đánh giá TSCĐ Phần giá trị chênh lệch ghi nhận trên tài khoản 412, đối ứng với tài khoản 211, 213, 214 i. Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp theo 1 trong các trường hợp đã nêu (nếu do để ngoài sổ sách chưa ghi sổ). Nếu TSCĐ đó đang sử dụng cần trích bổ sung khấu hao. Nếu không xác định được chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý. k. Các trường hợp tăng TCSĐ khác - TăngTSCĐtrongquátrìnhthànhlậpchuẩn bị kinh doanh. Kế toán phải tập hợp toànbộ chiphí phátsinhliên quanđếnquá trình thành lập doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đầu tư, ghi tăng TSCĐ - Tăng TSCĐ vô hình do bỏ tiền mua bằng phát minh, sáng chế, đặc nhượng, quyền sử dụng đất - Tăng TSCĐ vô hình do đầu tư nghiên cứu, phát triển nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của doanh nghiệp Kế toán phải tập hợp chi phí theo từng dự án, khi kết thúc quá trình nghiên cứu mới ghi tăng TCSĐ - Tăng TSCĐ vô hình do phải chi phí về lợi thế thương mại Khi chi về lợi thế thương mại, cần xác định chính xác số tiền phải bỏ ra bởi vì lợi thế thương mại thường gắn với TSCĐHH cụ thể như nhà cửa, nhà
  • 24. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0520 máy, cửa hàng... Ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vào các tài khoản TSCĐ tương ứng (213, 211) Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán tổng quát tăng TSCĐ 1.4.2. Hạch toán giảm TSCĐ Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý... Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp. a. Nhượng bán TSCĐ TK211, 213 TK 111, 112, 341... TK 111, 112, 341... SD xxx Nguyên giá tài sản cố định tăng trong kỳ Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) TK 1332 Thuế VAT được khấu trừ TK331 Trả tiền cho người bán Phải trả người bán TK 411 Nhận cấp phát, tặng thưởng liên doanh TK 414, 431, 441...Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp liên doanh, đánh giá tăng...)
  • 25. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0521 Doanh nghiệp được nhượng bán các TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả hay lạc hậu về mặt kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần làm đủ mọi thủ tục, chứng từ để nhượng bán. b. Thanh lý TSCĐ hữu hình TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể (hoặc có thể) sửa chữa để khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. Kế toán tiến hành xóa sổ, ghi nhận các khoản thu và chi liên quan đến nghiệp vụ phát sinh c. Giảm do chuyển thành CCDC nhỏ Trong trường hợp này, kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp. d. Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị 1 lần, phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn sẽ vào bên Nợ hoặc Có tài khoản 412 e. Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh g. Thiếu phát hiện qua kiểm kê Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của giám đốc doanh nghiệp (hoặc cấp có thẩm quyền) kế toán ghi giảm TSCĐ
  • 26. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0522 Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ 1.4.3 Kế toán khấu hao TSCĐ 1.4.3.1. Bản chất của khấu hao TSCĐ Tài sản cố định không phải là bền mãi với thời gian mà giá trị và giá trị sử dụng của nó bị giảm dần dưới tác động của nhiều nhân tố. Sự giảm dần này là do hiện tượng hao mòn gây nên, bao gồm cả hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn TSCĐ do quá trình sử dụng bị cọ sát, bị ăn mòn hay do điều kiện thiên nhiên tác động. Mức độ hao mòn hữu hình tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ. TK211,213 Nguyên giá tài sản cố định giảm do nhượng bán, thanh lý TK21 4 Giá trị hao mòn TK82 1 Giá trị cònlại TK111,112,331 … Các chi phí liên quan đến nhượng bán, thanh lý TK721 TK111,112, 152, 131… Các khoản thu liên quan đến nhượng bán, thanh lý TK33311 Thuế VAT phải nộp
  • 27. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0523 Hao mòn vô hình là sự hao mòn TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nhiều thế hệ TSCĐ mới với tính năng ưu việt hơn ra đời. Sự hiện diện của những thế hệ hiện đại này làm cho TSCĐ bị giảm giá trị. Hao mòn TSCĐ là phạm trù có tính trừu tượng. Vì vậy nó cần phải được thể hiện dựa trên một căn cứ cụ thể nào đó. Trên thực tế, để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành tính khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản đã hao mòn. Khấu hao TSCĐ là một phạm trù có tính chủ quan và tính cụ thể. Việc tiến hành khấu hao TSCĐ là xuất phát từ hao mòn thực tế của TSCĐ. Trong doanh nghiệp, TSCĐ được sử dụng thường xuyên, liên tục không có điều kiện để xác định hao mòn trên cơ sở khách quan. Vì vậy hao mòn TSCĐ được tính bằng mức khấu hao TSCĐ. Việc tính khấu hao TSCĐ có ý nghĩa rất lớn. Trước hết khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực tế của TSCĐ, ghi nhận sự giảm giá TSCĐ. Mặt khác khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ. Tiền tính khấu hao là yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, do vậy tính khấu hao chính xác sẽ góp phần cho việc xác định giá thành chính xác hơn. Hơn nữa khấu hao là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính trừ vào lợi tức chịu thuế làm cho thuế thu nhập của doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước giảm đi góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.4.3.2. Các phương pháp tính khấu hao Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp cho doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Trước hết nó góp phần bảo toàn vốn cố định, tránh hao
  • 28. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0524 mòn vô hình một cách hữu hiệu và góp phần xác định giá thành chính xác, tránh được hiện tượng lãi giả lỗ thật đang còn tồn tại ở các doanh nghiệp. Trên thế giới tồn tại ba phương pháp khấu hao cơ bản, đó là phương pháp khấu hao đường thẳng, khấu hao theo sản lượng và khấu hao theo số dư giảm dần. Các phương pháp khấu hao này phân bổ các số tiền khác nhau vào chi phí khấu hao cho các thời kỳ khác nhau. Tuy vậy tổng số tiền khấu hao là bằng nhau và bằng giá trị phải khấu hao qua suốt đời tồn tại cuả TSCĐ. * Phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp này còn gọi là phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng, hay phương pháp tuyến tính. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm là bằng nhau và được xác định như sau: NG Tsd Trong đó: MKH: mức khấu hao hàng năm Tsd: Thời gian sử dụng ước tính NG: Nguyên giá TSCĐ Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành này một cách đều đặn làm cho giá thành ổn định. Tuy nhiên phương pháp này không phản ánh đúng giá trị hao mòn tài sản trong khối lượng công tác hoàn thành và sẽ không thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có khối lượng TSCĐ lớn, chủng loại phức tạp vì nếu áp dụng phương pháp này dễ dẫn tới khối lượng tính toán nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý. * Phương pháp khấu hao nhanh MKH =
  • 29. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0525 Đây là phương pháp đưa lại số khấu hao rất lớn trong những năm đầu của thời gian sử dụng của TSCĐ và càng về những năm sau mức khấu hao càng giảm dần. Theo phương pháp này bao gồm: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số năm. - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là phương pháp sử dụng rộng rãi trong trường hợp khấu hao nhanh: Đây là phương pháp khấu hao gia tốc nhưng mức khấu hao hàng năm sẽ khác nhau theo chiều hướng giảm dần và được xác định như sau: Mk(t) = T kh G CL (t) Trong đó: Mk(t) : Mức khấu hao năm thứ t T kh : Tỷ lệ khấu hao G CL (t) : Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t Tỷ lệ khấu hao này luôn lớn hơn tỷ lệ khấu hao tính trong phương pháp khấu hao đường thẳng và thường được xác định như sau: Tkh = Tỷ lệ khấu hao thường * TSCĐ Tỷ lệ khấu hao thường = 1 Thời gian sử dụng Phương pháp này có ưu điểm thu hồi vốn nhanh, do đó tạo khả năng đổi mới trang bị công nghệ cho doanh nghiệp. * Phương pháp khấu hao theo sản lượng. Phương pháp này mức khấu hao mỗi năm là thay đổi tuỳ thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất ra bởi tài sản đó. Nhưng số tiền khấu hao được cố định cho 1 đơn vị sản phẩm đầu ra được tạo bởi sản phẩm đó: Mức khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ Tổng SP dự kiến *
  • 30. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0526 Mức khấu hao Trích hàng năm = Số lượng sản phẩm Thực hiện (năm) * Mức khấu hao tính cho 1 đơn vị SP Phương pháp này có ưu điểm: Mức khấu hao trên từng TSCĐ được xác định đúng theo công suất huy động thực tế của TSCĐ đó. 1.4.3.3. Một số quy định về tính khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành. a. Về tăng mức khấu hao. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được phép tăng mức khấu hao cơ bản (không quá 02 lần mức tính theo phương pháp khấu hao thẳng và báo cho cơ quan tài chính biết để theo dõi) trong các trường hợp sau với điều kiện không bị lỗ: - Những TSCĐ có tiến bộ kỹ thuật nhanh (Hao mòn vô hình nhanh) - TSCĐ làm việc với chế độ cao hơn mức bình thường - TSCĐ đầu tư bằng vốn vay hay các hình thức hợp pháp khác (thuê mua, liên doanh...) mà thời gian trả nợ hay thanh toán nhanh hơn thời gian khấu hao theo quy định. Nếu DN khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức quy định thì phần vượt quá đó không được tính là chi phí hợp lý trong kỳ khi tính thuế thu nhập. b. Về những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng Với những tài sản cố định này doanh nghiệp không phải trích khấu hao cơ bản nhưng vẫn phải quản lý và sử dụng bình thường. c. Về mức trích khấu hao năm cuối Mức trích khấu hao cho năm cuốicùng của thời hạn sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của TSCĐ đó. d. Về những TSCĐ không phải trích khấu hao
  • 31. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0527 Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm: - TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất giữ, bảo quản, điều động... cho doanh nghiệp khác. - TSCĐthuộcdựtrữnhànước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ... - TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn... TSCĐ của các đơn vị sự nghiệp, quốc phòng, an ninh (trừ những đơn vị hạch toán kinh tế) trong doanh nghiệp; những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, bến bãi... mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. - TSCĐ khác không tham gia vào quá trình kinh doanh. 1.4.3.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ - Định kỳ (tháng, quý...) tính khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chí phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 627: KH TSCĐ sử dụng PX, bộ phận SX. Nợ TK 641: KH TSCĐ dùng cho bán hàng. Nợ TK 642: KH TSCĐ dùng cho QLDN. Có TK 214: Tổng số khấu hao phải trích. - Trường hợp khấu hao hết với TSCĐ vô hình (ghi theo nguyên giá). Nợ TK 214 (2143) Có TK 213 Với TSCĐ đi thuê tài chính , khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí chờ phân bổ (Nếu giá trị còn lại lớn) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ (Nếu giá trị còn lại nhỏ)
  • 32. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0528 - Các nghiệp vụ giảm TSCĐ thì đồng thời với việc giảm nguyên giá TSCĐ phải phản ảnh giảm giá bị hao mòn của TSCĐ. 1.4.4. Kế toán sửa chữa TSCĐ TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng. Do vậy, để khôi phục năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐ. * Trường hợp sửa chữa thường xuyên. Đây là hình thức sửa chữa có tính chất bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ, kỹ thuật sửa chữa đơn giản, thời gian sửa chữa diễn ra ngắn và chi phí sửa chữa phát sinh thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Do đó chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó. * Trường hợp sửa chữa lớn, mang tính phục hồi hoặc nâng cấp. - Tập hợp chi phí sửa chữa + Nếu thuê ngoài: Khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao, phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn. + Nếu do doanh nghiệp tự làm: Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế chi ra theo từng công trình; - Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành. Tuỳ theo quy mô, tính chất, thời gian và mục đích sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, TSCĐ được phục hồi năng lực hoạt động hay
  • 33. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0529 tăng năng lực và kéo dài tuổi thọ, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp. 1.4.5. Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê Mộtthực tế hiện nay là có nhiềudoanhnghiệp khôngcó đủvốnđể tiến hành mua sắmTSCĐ phụcvụcho nhucầu sản xuất. Song bên cạnh đó, lại có một số doanh nghiệp tồn tại một số TSCĐ chưa cần dùng. Hiện tượng này đã làm nảy sinh quanhệ thuê và cho thuêTSCĐgiữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nhằm thiết lập phươngán sửdụngTSCĐmộtcáchhiệuquả, giải quyếtnhu cầu về vốn và tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Thuê TSCĐ có thể được thực hiện dưới hình thức thuê hoạt động hay thuê tài chính, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp. a. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động * Tại đơn vị đi thuê: Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. * Tại đơn vị cho thuê: TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải tính khấu hao. b. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính * Tại đơn vị đi thuê: Đối với đơn vị đi thuê tài chính TSCĐ về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi nhận TSCĐ thuê tài chính kế toán căn cứ vào hoạt động thuê tài chính và chứng từ có liên quan để phản ánh các tài khoản kế toán tương ứng. Với TCSĐ thuê tài chính đơn vị đi thuê phải trích khấu hao * Tại đơn vị cho thuê
  • 34. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0530 Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê. Theo chế độ quy định, bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Số thuế VAT đầu vào khi mua TSCĐ đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trong thời gian cho thuê theo nguyên tắc phân bổ đều cho thời gian thuê. Bên cho thuê không trích khấu hao TCSĐ đã cho thuê 1.5. Tổ chức hệ thống sổ sáchphục vụ công tác kế toán TSCĐ Để thực hiện một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cũng như theo đối tượng, mỗi một doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô, nhu cầu hạch toán, trình độ quản lý, trang thiết bị vật chất của mình để lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp.
  • 35. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0531 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DPA 2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần DPA Công ty Cổ phần DPA (gọi tắt là "Công ty") được thành lập theo Giấy phép đầu tư do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần DPA Địa chỉ: Thôn Mai Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng Điện thoại: 0906 01 91 68 Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ, ba mươi tỷ đồng Mã số thuế: 0201196497 Giám đốc: Ông Phạm Tuấn Anh Ngành nghề kinh doanh: Chăn nuôi gia cầm Công ty cổ phần DPA là công ty sản xuất, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp về chăn nuôi. Với đội ngũ nhân viên là các kỹ sư nông nghiệp, công nhân nông nghiệp được đào tạo bài bản có trình độ cao trong lĩnh vực chăn nuôi heo thịt. Ngoài ra công ty cổ phần DPA đang áp dụng công nghệ chăn nuôi mới, được nghiên cứu tại Nhật Bản, ứng dụng hoàn thiện và cải tiến cho phù hợp với giống heo của Việt Nam. Tronggiai đoạntừ năm 2009 đến nửa đầu năm 2011, công ty xây dựng hệ thống chuồngtrại trên quy mô 3,4ha, cùngvới đó tiến hành lắp đặt hệ thống phụ trợ chuồng nuôi như hệ thống nước và xử lý chất thải, hệ thống điện và quạt thông gió cho chuồng nuôi theo tiêu chuẩn và công nghệ Nhật Bản. Đến tháng 7 năm 2011 Công ty chính thức đi vào sản xuất thử nghiệm và dần tiến hành sản xuất tập trung. Sản phẩm chủ yếu của công ty là heo thịt để phục vụ nhà máy đồ hộp, heo xuất bán để giết mổ đưa ra thị trường. Trong
  • 36. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0532 thời gian sắp tới, với việc hoàn tất quy trình chuyển đổi giống heo chất lượng cao, dự kiến tăng lượng heo xuất chuồng, và có xu hướng mở rộng xuất bán heo giống. Trong kế hoạch dài hạn của Công ty, sau khi khu chuồng nuôi số 8 mới được đưa vào hoạt động từ tháng 2 năm 2015 đi vào ổn định, công ty tiến hành đầu tư mở rộng các chuồng hiện tại. Năm 2016 công ty có kế hoạch mở rộng thêm 2 cơ sở chăn nuôi tại Thái Bình và Hải Dương. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty Cổ phần DPA Công ty cổ phần DPA là công ty chuyên về chăn nuôi. Các sản phẩm của công ty đa phần phục vu cho ngành công nghiệp thực phầm đồ hộp và phục vụ đại chúng tại các chợ. Công ty cổ phần DPA tuy còn non trẻ, nhưng với công nghệ tiên tiến, quy mô chuồng trại lớn, cùng với quyết tâm phấn đấu không ngừng của tập thể công công nhân, cán bộ, đã thúc đẩy công ty ngày một phát triển vững chắc, có chỗ đứng nhất định trên thương trường. Mặc dù đầu tư vào ngành nông nghiệp chăn nuôi với đặc thù nhiều rủi ro và tỷ suất lợi nhuận thấp, nhưng công ty xác định với khả năng và sự học hỏi không ngừng, sẽ đem lại thành công lớn trên lĩnh vực khó khăn này. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty hoà nhập nhanh vào sự phát triển kinh tế của đất nước, luôn chủ động trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, tăng tài sản và thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty. 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chăn nuôi của công ty cổ phần DPA Ngành nghề sản xuất, gia công và kinh doanh của Công ty cổ phần DPA là chăn nuôi heo. Không như nhiều công ty sản xuất khác, khách hàng của công ty chủ yếu là đặt mua trước, giao hàng ngay tại chuồng trại và công ty vận chuyển theo yêu cầu đến địa điểm tập kết cho đối tác. Đội ngũ nhân viên
  • 37. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0533 kinh doanh của công ty sẽ tìm kiếm liên hệ và xác nhận đặt hàng của khách hàng, từ đó điều chỉnh quy mô nuôi và thời gian cung cấp hàng. Hiện tại, đối tác lớn nhất của công ty là các đơn vị giết mổ heo và cung cấp cho cả các công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, ngoài ra có cung cấp cho những công ty sản xuất đồ hộp như Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, tuy nhiên số lượng cung cấp là chưa lớn và công ty đang đẩy mạnh phát triển thị trường này. Với quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến, công ty đã và đang thành lập quy trình nuôi hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường để cung cấp trung bình hơn 2.000 con heo/ tháng, trọng lượng trung bình đạt 95 – 100 kg/con. Kỹ thuật nuôi áp dụng việc phân chia khẩu phần thức ăn chi tiết cho từng con trong từng thời kỳ sinh trưởng, hệ thống thông gió chuồng đảm bảo duy trì nhiệt độ ổn định của chuồng nuôi, hệ thống thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi, qua đó sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, với đội ngũ Bác sĩ thú y và kỹ sư tận tình và có tay nghề, trình độ chuyên môn cao, đảm bảo duy trì tình trạng sức khỏe đàn heo tốt nhất, giảm thiểu tối đa tỷ lệ heo chết non, heo mắc bệnh dịch, qua đó tăng sản lượng heo xuất chuồng cũng như chất lượng của heo. Việc ứng dụng các công nghệ này cho phép giảm giá thành sản phẩm từ 10 đến 20% so với việc nuôi bằng quy trình cũ, tiết kiệm thức ăn chăn nuôi và thuốc chữa bệnh cũng như tiêm ngừa, sử dụng được chất thải của heo làm phân bón, tạo ra một nguồn thu khác cho công ty. Việc giảm chi phí vốn trong khi thời gian nuôi giảm đi 7 – 10 ngày cho một lứa trung bình đã đem lại lợi nhuận lớn hơn so với trung bình ngành chăn nuôi cho công ty.
  • 38. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0534 Sơ đồ 3: Sơ đồ quá trình SXKD của Công ty Điểm khác biệt của quy trình chăn nuôi của công ty cổ phần DPA đó là không duy trì đàn heo nái đẻ liên tục trong thời gian dài, bởi sẽ làm giảm chất lượng heo con do mất đi ưu thế lai F1. Bên cạnh đó, việc thay thế đàn heo nái liên tục sẽ giúp đẩy nhanh công tác chọn giống, thay thế giống cho phù hợp nhu cầu thị trường, nhanh chóng thay đổi quy mô đàn trong thời gian chưa đến 6 tháng. Heo nái đẻ xong 1 - 2 lứa đầu vẫn có thể sử dụng làm thịt heo thương phẩm với chất lượng khác biệt không nhiều, đa số sử dụng trong chế biến thịt xay và sản xuất mỡ. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở công ty Cổ phần DPA Công ty cổ phần DPA là một công ty có bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, lãnh đạo của công ty là những người có năng lực, trình độ cao trong quản lý điều hành, riêng vị trí kỹ sư trưởng còn phải am hiểu kỹ thuật nông nghiệp hết sức sâu sắc và cả các mảng kỹ thuật khác một cách cơ bản. Công ty gồm: Heo con Heo trong quá trình lớn (1 – 3 tháng) Lợn nái trong thời kỳ động dục và mang thai Heo từ 3 tháng trở lên Chọn lọc lợn nái làm hậu bị cho lứa sau Đẻ và nuôi con Chọn lọc từ Heo nái đẻ nhiều lần Lợn thương phẩm
  • 39. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0535 1 giám đốc, 1 kỹ sư trưởng tại trại và 6 bộ phận hành chính. Tổng số nhân viên làm việc là 50 người, duy trì hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 4: bộ máy nhân sự công ty 1. Giám đốc công ty: Là người điều hành cao nhất trong công ty và là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quyết định quản lý điều hành sản xuất của toàn công ty. Giám đốc Công ty có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan. Giám đốc phụ trách khối Hành chính của công ty bao gồm các đơn vị:  Bộ phận bán hàng  Bộ phận tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư  Bộ phận quản lý nhân sự, lương và phục vụ ăn uống  Bộ phận quản lý kho vật tư và quỹ tiền mặt 2. Kỹ sư trưởng: là người trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty, có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Kỹ sư trưởng phụ trách Khối sản xuất của công ty bao gồm các đơn vị: Bộ phận nhân sự, chấm công, ăn uống Bộ phận kế hoạch, tài chính, kế toán, thủ quỹ Giám đốc Bộ phận bán hàng Bác sĩ thú y Công nhân và kỹ sư nông nghiệp Đội kỹ thuật, bảo dưỡng, vận hành, bảo vệ Phó giám đốc Kỹ sư trưởng
  • 40. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0536  8 chuồng nuôi và kỹ sư, công nhân trực tiếp làm việc tại chuồng trại  Bộ phận kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng hệ thống nước, điện, xử lý chất thải  Đội ngũ bác sĩ thú y 3. Bộ phận tài chính,kế toán, kế hoạch đầu tư: phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, công tác hành chính, công tác bảo vệ tài sản, bảo vệ chính trị, bảo vệ nội bộ, bảo vệ kinh tế của công ty; quản lý tài chính đúng nguyên tắc, chế độ tài chính kế toán theo đúng luật kế toán của Nhà nước và cấp trên đề ra. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tài chính, chủ động khai thác nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát hoạt động của đồng vốn để việc đầu tư có hiệu quả và chi tiêu đúng mục đích; quản lý, điều phối, cung cấp vật tư phục kế hoạch sản xuất của Công ty; căn cứ vào đơn đặt hàng lập kế hoạch cung ứng vật tư và kết hợp các đơn vị liên quan lập kế hoạch sản xuất, tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược phủ hợp cũng như tư vấn về hình thức quảng cáo tiếp thị đồng thời theo dõi tình hình vật tư báo cáo lại cho Giám đốc. Bộ phận này gồm có: 1 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng, 2 kế toán, 1 nhân viên khác. 4. Bộ phận quản lý kho và quỹ tiền mặt: quản lý, điều phối, cung cấp vật tư phục kế hoạch sản xuất của Công ty, quản lý quỹ tiền mặt cũng như theo dõi tiền gửi ngân hàng của công ty, bao gồm 1 thủ quỹ tiền mặt và 2 người quản lý kho vật tư. 5. Bộ phận quản lý nhân sự, lương, phục vụ ăn uống: có chức năng điều phối nhân sự theo ca, theo dõi tình hình và tính, chấm công, tính toán công của nhân viên, đề xuất chi trả lương, trả lương cho công nhân viên, xử lý công tác về Bảo hiểm và các chế độ cho nhân viên; tổ chức nấu ăn phục vụ công
  • 41. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0537 nhân viên. Bộ phận gồm có 1 trưởng bộ phận, 1 nhân viên, 2 người phục vụ nấu ăn. 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần DPA 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần DPA Côngty cổ phầnDPA là mộtcôngty có quymô vừa, địa bàn hoạt động tại Hải Phòngvà phân phốihàng hóađi các tỉnh, thànhphố phía Bắc. Tuy nhiên do số lượng nhân công ít, hoạt động nông nghiệp đa số ít phát sinh nghiệp vụ kế toánphức tạp, vì thế, để phù hợp với điều kiện kinh doanh, bộ máy kế toán của côngty được tổ chức rấtnhỏ gọnvới nhân lực chínhlà kế toán trưởng, 2 kế toán viên và 1 nhân viên. Tuy vậy, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành kế toán khác nhau. Bộ phận Kế toán Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc trongđiều hành, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê và quản lý tài sản của Công ty theo quy định của pháp luật, ngoài ra đảm nhiệm việc tư vấn đầu tư, quản lý tài chínhcho côngty. Ngoài ra Thủ quỹ và thủ kho công ty cũng được tínhlà mộtthành phần củabộ phậnkế toán, mặc dù đặc thù được phântách ra thành bộ phận riêng do yếu tố công việc. Nhiệm vụ của bộ phận kế toán trong công ty (i) Tổ chức thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán theo đúng chế độ, quy định của Nhà nước về hệ thống kế toán; (ii) Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu và chi phí của Công ty; Tổ chức hạch toán đầy đủ giá thành các loại sản phẩm, dịch vụ và giá thành các công trình thi công; (iii)Theo dõi, kiểm soát, đối chiếu định kỳ công nợ bao gồm: công nợ với khách hàng, tạm ứng, công nợ nội bộ, các khoản phải thu, phải trả, nợ ngân hàng...; (iv)Thanh quyết toán đối với các hạng mục công trình đã hoàn thành; Thực hiện thanh quyết toán các hợp đồng theo hóa đơn chứng từ hợp lệ và
  • 42. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0538 thanh lý hợp đồng đúng hạn theo đúng các quy trình; thanh quyết toán với khách hàng; thanh quyết toán cho nhà thầu chính, nhà thầu phụ và các đội thi công theo hợp đồng giao khoán khi tiến hành xây dựng chuồng trại, và trong tương lai theo kế hoạch mở rộng sản xuất. (v) Kiểm tra, giám sát giá củatất cảcác hoạtđộngmua sắmtrong Công ty; (vi)Thanh toán lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và các chi phí khác theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty cho người lao động; (vii) Lập sổ sách theo dõi, quản lý giá trị tài sản cố định, máy móc, thiết bị của Công ty; tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ và bất thường; (viii)Theo dõi giám sát, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến hoạt động xuất, nhập vật tư, máy móc thiết bị và lập báo cáo tình hình giá trị khấu hao tài sản cố định, khấu hao máy móc, thiết bị; (ix) Kiểm tra dự toán và thực hiện thanh quyết toán các công trình, kiểm soát hiệu quả xây dựng công trình, hướng dẫn thủ tục thanh toán và kiểm tra duyệt quyết toán công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn của các phòng ban; (x) Thực hiện công tác thủ quỹ: Lập kế hoạch, kiểm soát các khoản thu chi, thực hiện việc thu chi tiền mặt đã được kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thu chi tiền mặt; mở sổ sách theo quy định để quản lý, theo dõi tồn quỹ, phát sinh tăng giảm hàng ngày, đối chiếu số dư tồn quỹ hàng ngày với sổ kế toán chi tiết; (xi) Quản lý quỹ tiền mặt hiện có tại Công ty, báo cáo tình hình thu chi tiền mặt theo chế độ quy định, lưu trữ chứng từ thu chi, quản lý thiết bị hành chính văn phòng như két sắt, máy đếm tiền; quan hệ chặt chẽ với ngân hàng để cập nhật số dư trên các tài khoản ngân hàng;
  • 43. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0539 (xii) Cân đối thuế, nộp thuế và các khoản nghĩa vụ khác cho Nhà nước theo quy định của pháp luật; Lập, trình ký, nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Công ty và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; (xiii)Lưu trữ hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định (các văn bản chứng từ liên quan đến thanh quyết toán công trình); Tổ chức bảo quản và lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật và của Công ty; (xiv) Theo dõi, quản lý việc mua bán cổ phần của Công ty; tính lãi và trả lãi cho cổ đông theo đúng quy định; (xv) Cung cấp các số liệu thống kê kế toán cho các đơn vị liên quan theo quy định của Nhà nước và Công ty; Thu thập và tổng hợp thông tin số liệu kế toán, tài chínhtrongCôngty, phân tích và báo cáo số liệu thống kê về công tác kế toán, tài chính, kinh doanh của các dự án để cung cấp cho Ban Giám đốc; (xvi) Lập Báo cáo tài chính, Báo cáo thống kê về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng định kỳ hàng quý, hàng năm và theo yêu cầu đột xuất; (xvii) Thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, đánh giá tình hình tài chính, đề xuất các phương án cân đối tài chính trình Giám đốc quyết định; (xviii) Thực hiện các công việc khác được Giám đốc giao. Bộ phận tài chính kế toán có 5 nhân viên chính là: kế toán trưởng, thủ quỹ, kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, và một nhân viên thực hiện nghiệp vụ đặc thù. Mỗi thành viên thực hiện những công việc khác nhau phục vụ cho những mục đích sử dụng thông tin khác nhau, cụ thể như sau : - Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế trong toàn công ty. Đồng thời hướng dẫn, thể chế và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và Công ty. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập kế hoạch
  • 44. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0540 tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán của Công ty, lập Báo Cáo Tài chính của công ty. - Kế toán tổng hợp: Ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo Công ty. Ngoài ra Kế toán tổng hợp còn là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ cũng như việc ghi chép sổ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty; ngoài ra kiêm nhiệm chức năng kế toán sản xuất như là ghi chép, theo dõi và căn cứ vào các hợp đồng chứng từ được duyệt để tiến hành sản xuất, theo dõi và tính toán chi phí, giá thành. Với đặc thù của một công ty sản xuất, kế toán sản xuất có vai trò quan trọng, giúp Ban giám đốc có những bước đi và kế hoạch đúng đắn. - Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình công nợ phải thu của khách hàng, viết hóa đơn, theo dõi tiến độ thu nợ của nhân viên kinh doanh, hỗ trợ nhân viên kinh doanh trong xử lý nợ. Hàng tuần gửi báo cáo công nợ phải thu cho kế toán trưởng, nhân viên kinh doanh để thúc đẩy tiến độ thu nợ. - Thủ quỹ: Quản Lý tiền mặt của Công ty, căn cứ vào các chứng từ được duyệt hợp lý, hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thu chi tiền mặt, giao dịch ngân hàng; quản lý và tiến hành nhập, xuất quỹ vật tư của công ty cho phân xưởng - Nhân viên chuyên trách: do đặc thù của công ty đặt tại vùng nông thôn của Hải Phòng, đường xá và điều kiện đi lại chưa thực sự thuận lợi, nhân viên chuyên trách sẽ đảm nhiệm những công việc cần di chuyển như làm hồ sơ giấy tờ, đóng thuế, nộp báo cáo tài chính, xử lý công việc với Cơ quan chức năng Nhà nước; bên cạnh đó hỗ trợ công tác kế toán cho kế toán tổng hợp. Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán thành sơ đồ sau:
  • 45. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0541 Sơ đồ 5: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 2.1.5.2. Chính sách kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần DPA Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Bộ tài chính. Kỳ kế toán: Công ty áp dụng kỳ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung, không sử dụng phần mềm kế toán chuyên biệt mà chỉ sử dụng Excel Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phươngpháp tínhgiávật tư, thành phẩmxuất kho:Côngty sử dụng phương pháp giá hạch toán, điều chỉnh vào cuối mỗi tháng, quý và cuối kỳ kế toán. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: công ty thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên trong năm 2015 bắt đầu chuyển sang phương pháp kê khai trực tiếp KT tr-ëng Kế toán tổng hợp Kế toán Thanh toán Nhân viên chuyên trách Thñ quü
  • 46. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0542 Đơn vị tiền tệ: VNĐ Các sổ kế toán áp dụng: Sổ nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để cập nhật tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ. Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Sổ chi tiết tài khoản: là sổ dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý. 2.1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng ở công ty Cổ phần DPA Do đặc thù DN và lọai hình sản xuất kinh doanh nên công ty không sử dụng phần mềm kế toán chuyên biệt mà sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tiến hành ghi chép và thực hiện công tác kế toán. Tất cả mọi công việc hạch toán đều được lập trên Excel từ khâu lập chứng từ ban đầu, vào sổ kế toán cho đến khâu lên báo cáo tài chính cuối cùng. Hình thức kế toán hiện nay công ty áp dụng là: "Nhật ký chung". Đây là hình thức ghi sổ đơn giản, phù hợp với việc áp dụng kế toán máy mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, báo cáo cần thiết.
  • 47. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0543 Sơ đồ 6 : trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty cổ phần DPA Ghi chú: : nhập số liệu hằng ngày : ghi định kỳ, đối chiếu, kiểm tra : tình toán, in sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán, kiểm tra, rà soát sau đó nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu trong Excel, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn. Sau đó tiến hành rà soát ngay sau khi nhập dữ liệu. Định kỳ kế toán nhập dữ liệu vào các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản, song song đó tiến hành rà soát liên tục lỗi sai có thể mắc phải. Cuối tháng kế toán căn cứ cơ sở dữ liệu tiến hành khóa sổ, lập báo cáo nội bộ. In sổ ra giấy để lưu trữ Cuối năm, tiến hành tính toán và lập báo cáo tài chính, in các tài liệu kế toán, in sổ và báo cáo tài chính để lưu trữ và làm cơ sở kiểm toán trong trường hợp có yêu cầu Nhập vào cơ sở dữ liệu trên Excel Chứng từ kế toán Rà soát lại trước, trong vào sau khi nhập dữ liệu Sổ cái, Sổ chi tiếtBáo cáo tài chính Sổ nhật ký chung
  • 48. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0544 2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ ở công ty Cổ phần DPA 2.2.1 Đặcđiểm tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần DPA 2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ của công ty và phân loại TSCĐ. Công ty Cổ phần DPA là công ty sản xuất nông nghiệp với lĩnh vực chính là chăn nuôi. Đặc thù chăn nuôi trên quy mô lớn là cần xây dựng nhà xưởng, chuồng trại cũng như hệ thống kỹ thuật chuồng nuôi lớn cho nên TSCĐ quan trọng nhất và có giá trị lớn nhất của công ty là hệ thống chuồng trại và các hệ thống điện, nước phục vụ cho chuồng nuôi. Bên cạnh đó do đặc thù về vị trí địa lý xa vùng trung tâm thành phố, và đặc điểm bán hàng nên công ty đã đầu tư mua sắm ô tô tải để vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vật tư, trang thiết bị và chuyên chở sản phẩm đến cho đối tác. Ngoài ra một điểm đặc thù của chăn nuôi heo đó là heo nái được xem là TSCĐ của công ty, tuy nhiên với công ty cổ phần DPA, việc áp dụng quy trình chăn nuôi kiểu mới khiến cho số lượng cũng như chủng loại đàn heo nái luôn biến động. Căn cứ trên tình hình thực tế, công ty đã có quyết định loại bỏ heo nái ra khỏi danh mục TSCĐ của công ty, và có tờ trình gửi tới Chi cục thuế thành phố Hải Phòng. Sau quá trình kiểm toán và kết thúc kiểm tra, kiểm toán vào 30/9/2013, Chi cục thuế Hải Phòng đã có quyết định chấp nhận tở trình của công ty và công ty đã thực hiện loại bỏ heo nái khỏi danh mục TSCĐ của công ty vào ngày 12/10/2013. Không chỉ có vậy, với khu vực chuồng trại, căn cứ vào thời gian sử dụng thực tế và khấu hao, cũng như khả năng thay thế của hệ thống điện nước đi kèm chuồng trại (hệ thống điện thiết kế nổi, đường ống nước nổi dẫn nước vào máng), kế toán công ty phân tách hệ thống điện nước ra khỏi TSCĐ chuồng nuôi và trở thành một TSCĐ riêng biệt. Tuy vậy tách riêng từng chi tiết hệ thống điện nước thành từng thành phần nhỏ sẽ không đủ giá trị trở
  • 49. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0545 thành TSCĐ, vì thế kế toán khi ghi nhận TSCĐ này đã ghi nhận toàn bộ hệ thống điện và toàn bộ hệ thống nước là TSCĐ. Đi kèm với sổ cái tài khoản là sổ chi tiết và bản vẽ kỹ thuật của từng chi tiết trong hai hệ thống trên để tiện theo dõi và sửa chữa. Với khối nhà Văn phòng và ký túc xá được tính chung vào TSCĐ nhà xưởng trong sổ cái, trong sổ chi tiết có phân tách riêng để theo dõi từng phần. Căn cứ đặc điểm tài sản cố định của công ty, kế toán công ty đã phân loại TSCĐ của công ty như sau: - Nhà xưởng, trong đó bao gồm cụ thể những khu nhà sau: Khu Văn phòng, Khu vực ký túc xá, Tường bao, 8 chuồng nuôi đang hoạt động và 1 chuồng nuôi mới được đưa vào nghiệm thu, Kho và nhà để xe. - Máy móc thiết bị: + Hệ thống điện - quạt gió (bao gồm toàn bộ hệ thống điện các khu nhà, đường dây tải điện trong nội bộ khu chuồng nuôi, máy phát điện, các quạt gió trong chuồng nuôi), + Hệ thống Tháp bơm - bể nước (bao gồm Bể nước, đường ống nước cung cấp đến bể, đường nước chạy trong các khu nhà chuồng nuôi không tính khu văn phòng và ký túc xá, Tháp bể nước), + Hệ thống xử lý nước thải (đường ống nước đi từ cống ra khu vực xử lý nước thải, máy bơm trong bể nước thải, hệ thống máy xử lý nước thải, đường nước xả thải), + Hệ thống bơm nước (Toàn bộ các máy bơm dẫn nước vào bể chứa, bơm vào đường ống, bơm điều hòa ao nước, bơm điều hòa - chống ngập chuồng nuôi, không tính máy bơm trong hệ thống xử lý nước thải) + Trạm biến áp và đường dây điện cao thế - Phương tiện vận tải như: Ô tô tải, ô tô bán tải
  • 50. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Hưng Thịnh Lớp:CQ49/21.0546 2.2.1.2. Công tácquản lý và sử dụng tàisản cố định tại công ty cổ phần DPA Công tác quản lý TSCĐ của công ty cổ phần DPA về cơ bản quản lý theo hai quy trình như sau: a. Quy trình kỹ thuật: Kỹ sư trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật toàn bộ TSCĐ của công ty. Kỹ sư trưởng lên danh sách chi tiết hệ thống kỹ thuật, phân tách nhỏ từng bộ phận hệ thống, thiết lập các quy trình vận hành và bảo dưỡng, bảo trì hệ thống kỹ thuật. Hồ sơ kỹ thuật: bao gồm các tài liệu liên quan đến TSCĐ được lập và lưu trữ tại bộ phận Vận hành - Bảo dưỡng Kỹ thuật. Hồ sơ kế toán: Bao gồm những chứng từ liên quan đến TSCĐ được lập, lưu trữ, quản lý tại bộ phận kế toán. Trong tập hồ sơ này có lưu trữ bản sao hàng năm của tập hồ sơ kỹ thuật. Hồ sơ kế toán bao gồm: - Quyết định đầu tư được phê duyệt - Biên bản chỉ định thầu, hợp đồng thầu, Biên bản nghiệm thu kỹ thuật, biên bản quyết toán công trình - Hóa đơn GTGT - Biên bản bàn giao tài sản b. Quy trình kế toán: Quy trình này thực hiện việc ghi chép và quản lý về mặt giá trị TSCĐ của công ty, bắt đầu từ khi TSCĐ được hình thành bởi xây dựng, hoặc mua, cho đến khi đi vào vận hành. Kế toán tiến hành phân bổ giá trị khấu hao của TSCĐ bao gồm cả các hệ thống được tính là TSCĐ của công ty. Với sổ chi tiết TSCĐ được lập dựa trên báo cáo kỹ thuật của kỹ sư trưởng trong quá trình nghiệm thu công trình, về mặt giá trị dựa trên giá trị thực tế chi ra, với bộ phận không có số liệu chi tiết tiến hành phân bổ dựa trên giá trị của TSCĐ dạng hệ thống. Công ty cổ phần DPA thực hiện tính giá TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo các quyết định và chuẩn mực được ban hành bởi Bộ Tài chính.