SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 172
VI N H N L M
KHO H X H I VI T N M
V Ộ
ĐỖ QU G SƠ
BẢ ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦ GƢỜ L ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHI P CÓ VỐ ĐẦU TƢ ƢỚC NGOÀI
THEO PHÁP LUẬT VI T
N n : Lu t ến pháp-Lu t Hành chính
s : 9.38.01.02
LUẬ T S LUẬT
n n o PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí
Ộ 2019
LỜ Đ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. ác tư liệu và số
liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tôi xin chịu
trách nhiệm về tất cả những tư liệu và số liệu đó. Những kết luận khoa học của luận
án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác.
Tác ả lu n án
Đỗ Quan Sơn
Ụ LỤ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
ƣơn 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 6
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước....................................................... 6
1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................20
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu.......................................................................................................30
1.4. ơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..............................................32
ƣơn 2: HỮNG VẤ ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO
ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦ GƢỜ L ĐỘNG TRONG
DOANH NGHI P CÓ VỐ ĐẦU TƢ ƢỚC NGOÀI............................36
2.1. Khái quát chung về bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .........................................................36
2.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo pháp luật....................................................................45
2.3. Phương thức bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài....................................................................61
ƣơn 3: T ỰC TRẠNG BẢ ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA
GƢỜ L ĐỘNG TRONG DOANH NGHI P CÓ VỐ ĐẦU TƢ
ƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VI T NAM HI N NAY..............69
3.1. Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích về việc làm của người lao động
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài................................................69
3.2. Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích về thu nhập của người lao động...88
3.3. Thực trạng bảo đảm quyền nhân thân của người lao động......................93
3.4. Thực trạng bảo đảm quyền liên kết và tự do công đoàn..........................98
3.5. Thực trạng các phương thức bảo đảm quyền và lợi ích của người lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ..............................102
ƣơn 4: P ƢƠ G ƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢ ĐẢM QUYỀN VÀ
LỢI ÍCH CỦ GƢỜ L ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHI P
CÓ VỐ ĐẦU TƢ ƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VI T NAM 120
4.1. Phương hướng bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam...............120
4.2. Giải pháp hoàn thiện việc bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.....128
4.3. Giải pháp hoàn thiện phương thức bảo đảm quyền và lợi ích của người
lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...............................139
K T LUẬN..................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC
TÀI LI U THAM KHẢO
PHỤ LỤC
D Ụ Ữ V T TẮT
UN : Liên Hợp quốc
ILO : Tổ chức Lao động quốc tế
ICCPR : ông ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị
ICESCR
UDHR
HĐLĐ
: ông ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
: Tuyên ngôn về quyền con người
: Hợp đồng lao động
HP 2013 : Hiến pháp năm 2013
BLLĐ 2012 : Bộ luật Lao động năm 2012
LPS 2014 : Luật phá sản năm 2014
LĐT 2014 : Luật đầu tư năm 2014
LDN 2014 : Luật doanh nghiệp 2014
Bộ LĐTBXH : Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
DN VĐTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
NLĐ : Người lao động
NSDLĐ : Người sử dụng lao động
FTA : Hiệp định thương mại tự do
CPTPP : Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT : Bảo hiểm y tế
TVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động
NKT : Người khuyết tật
LĐN : Lao động nữ
TULĐTT : Thỏa ước lao động tập thể
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TTLĐ : Thị trường lao động
QHLĐ : Quan hệ lao động
T LĐTT : Tranh chấp lao động tập thể
1
Ở ĐẦU
1. Tín cấp t ết của đề t n ên cứu
Trong những năm qua, với chính sách mở cửa và hội nhập hệ thống pháp luật
Việt Nam từng bước được hoàn thiện, môi trường đầu tư được cải thiện, đã thu hút
lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng nhanh, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra một thị trường
lao động lớn đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu NLĐ và góp phần vào sự
tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nhiều DN VĐTNN đã quan tâm bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ làm
việc trong doanh nghiệp của họ, trả lương cho NLĐ thỏa đáng, quan tâm đến
điều kiện, môi trường làm việc, có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời
sống, vật chất của NLĐ. Phần lớn NLĐ làm việc trong DN VĐTNN có thu nhập
cao và ổn định, lợi ích kinh tế cơ bản được bảo đảm, đời sống từng bước được
cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật lao động tại nhiều
DN VĐTNN vẫn còn xảy ra, như: HĐLĐ giao kết không đúng loại; không nộp
BHXH hoặc nộp chậm; chưa đăng ký nội quy lao động; thiếu hệ thống biển báo;
chỉ dẫn về an toàn lao động cho NLĐ; kéo dài thời gian làm thêm; thời gian thử
việc; chưa báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bảo hộ lao động 6 tháng, hàng
năm với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, chưa xây dựng thang bảng
lương... dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là của NLĐ
chưa được bảo đảm. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những
cuộc tranh chấp lao động và đình công trong các DN VĐTNN ở nước ta trong
thời gian qua và hiện nay. Do vậy, các DN VĐTNN ở Việt Nam không chỉ bảo
đảm việc làm cho NLĐ, mà cần bảo đảm các quyền và lợi ích của NLĐ theo luật
pháp Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việc vi phạm pháp luật lao động trong bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ
trong các DN VĐTNN thời gian qua làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của
pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Do đó, việc bảo
đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN VĐTNN phải là vấn đề được các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cũng như của chính NLĐ quan tâm thỏa đáng trong
khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, sao cho vừa bảo đảm được quyền và lợi ích của
2
NLĐ, vừa tiếp tục khuyến khích các DN VĐTNN sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước.
Về bản chất, QHLĐ trong các doanh nghiệp nói chung và DN VĐTNN nói
riêng, được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện. QHLĐ giữa NSDLĐ và
NLĐ là nhân tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt
động kinh doanh của NSDLĐ và thu nhập, việc làm của NLĐ. Về phương diện
pháp lý, Việt Nam ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm xây dựng QHLĐ
trong các doanh nghiệp hài hòa, ổn định và tiến bộ, trong đó quyền và lợi ích của
hai bên trong quan hệ lao động được bảo vệ, bảo đảm. Tuy nhiên, trong QHLĐ,
NLĐ luôn ở vị thế yếu hơn, các quyền và lợi ích chính đáng của họ dễ bị NSDLĐ
xâm hại do họ phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ. Do vậy, phù
hợp với ông ước quốc tế của Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức lao động thế giới
(ILO) về quyền con người trong lĩnh vực lao động, pháp luật nước ta quy định chặt
chẽ các nội dung bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ trong QHLĐvới trụ
cột chính là nhân quyền của NLĐ. Điều này được thể hiện qua các bản Hiến pháp
năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 đều ghi nhận các quyền công dân,
quyền của người lao động. Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Công dân có
quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công
ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng
lương, chế độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử
dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Thể chế hóa các quy định về
quyền của NLĐ trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đã chuyển hóa các ghi nhận
về quyền của NLĐ trong Hiến pháp thành các quy định pháp luật cụ thể nhằm bảo
đảm các quyền của NLĐ được thực hiện đầy đủ trên thực tế.
Thêm nữa, với việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA)
thế hệ mới mà gần đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương ( PTPP) cùng với những cam kết mạnh mẽ, thực chất, sâu rộng liên quan các
tiêu chuẩn lao động quốc tế dẫn đến hệ thống pháp luật lao động cần có sự thay đổi, điều
chỉnh phù hợp, đặc biệt là ở khía cạnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Như vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện để đưa ra những giải
pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN không
3
chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề cấp thiết trong việc cải thiện môi trường
kinh doanh. Từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, góp
phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên ngành Luật hiến pháp
và Luật hành chính hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu, hệ thống về
vấn đề này. Do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Bảo đảm quyền và lợi ích của
n l o động trong các doanh nghiệp có vốn đầu t n c ngoài theo pháp luật
Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án của mình. Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đíc v n ệm vụ nghiên cứu
2.1. Mụ đí n ên ứu
Mục đích của luận án là tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề lý luận trong việc
bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật; tổng
hợp, phân tích, làm sáng tỏ nội dung pháp luật thực định và một số vấn đề thực tiễn thi
hành pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật Việt Nam trong việc bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong các DN VĐTNN ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận án là:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong
DN VĐTNN: Quan niệm quyền, lợi ích của NLĐ; đặc trưng, nội dung pháp luật
bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN ĐTNN; phương thức bảo đảm quyền
và lợi ích của NLĐ trong các DN VĐTNN…
Thứ hai, phân tích thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong
DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam: những kết quả đã đạt được; tồn tại, hạn chế
và nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích
của NLĐ trong DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam.
3. Đ tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Về đố t ợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ Việt
Nam làm việc tại DN VĐTNN chủ yếu là các quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực pháp
luật lao động, pháp luật công đoàn và các phương thức bảo đảm trên cơ sở cụ thể hóa các
4
quyền của NLĐ được ghi nhận trong hiến pháp, các quan điểm mang tính lý luận và thực
tiễn bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN trên thế giới và ở Việt Nam.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp lý về
bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN. Phân tích làm rõ yêu cầu
bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN ở nước ta hiện nay.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế quốc
gia trong việc bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Ngoài ra, Luận án
cũng làm sáng tỏ thực trạng các quy định và thực thi pháp luật của nước ta về vấn
đề bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN, từ đó Luận án đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và
lợi ích của NLĐ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật. Luận
án không nghiên cứu quyền và lợi ích của NLĐ là người nước ngoài tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu về bảo đảm quyền và lợi
ích của NLĐ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
nhưng có sự tương quan đối với pháp luật lao động quốc tế và đề xuất giải pháp phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khoảng năm 2000 đến nay có
tham chiếu, so sánh với giai đoạn trước đó.
4. Đón óp mới của Lu n án
Một là, luận án sẽ là công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp cơ sở lý luận và
thực tiễn pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN ở
Việt Nam dưới góc độ chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính. Kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp các nội dung cơ bản:
- Luận án tiếp tục hoàn thiện và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận bảo đảm
quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN trên cơ sở lý thuyết về nhân
quyền trong lao động và bối cảnh Việt Nam ký kết và gia nhập các FTA thế hệ mới
với những cam kết sâu sắc và toàn diện về lĩnh vực lao động, việc làm;
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ
làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện
hành. Luận án chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế của việc bảo đảm quyền, lợi ích
của NLĐ tại DN VĐTNN theo pháp luật, cũng như các phương thức, thiết chế bảo
5
đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Trên cơ sở đó, Luận án nêu ra
những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để nâng
cao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN;
- Đề xuất phương hướng, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện việc bảo đảm
quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
Hai là, kết quả nghiên cứu mà luận án có được khi triển khai vào thực tiễn có
giá trị giúp nâng cao nhận thức của các chủ thể có liên quan về QHLĐ trong
DN VĐTNN. Kết quả nghiên cứu của luận án là một phương tiện giúp bảo đảm tốt
hơn những quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Qua đó,
luận án cũng góp phần vào hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người
trong một lĩnh vực cụ thể: Pháp luật lao động và công đoàn.
5. Ý n ĩa lý lu n và thực tiễn của Lu n án
Về lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận pháp lý về bảo
đảm quyền, lợi ích của NLĐ nói chung và bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại
DN VĐTNN ở Việt Nam nói riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và yêu
cầu hội nhập. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp phần hoàn thiện việc bảo đảm
quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu
lập pháp cũng như thực tiễn bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN
theo pháp luật Việt Nam. Luận án cũng có thể là tài liệu giảng dạy và học tập trong các
cơ sở đào tạo pháp luật, tài liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm đến quyền con người,
quyền của NLĐ dưới góc độ chuyên ngành Luật hiến pháp, Luật hành chính.
6. Kết cấu của Lu n án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết
cấu bốn chương:
hương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
hương 2: Những vấn đề lý luận pháp lý về bảo đảm quyền và lợi ích của
người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hương 3: Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện nay
hương 4: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện nay
6
ƣơn 1
TỔ G QU TÌ Ì G Ê ỨU
1.1. ác côn trìn n ên cứu tron nƣớc
1.1.1. Cá ôn trìn n ên ứu tron n về quyền và lợ í ủ n l o độn
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo
Nguyễn Linh Khiếu (1999), “Lợi ích động lực phát triển xã hội”. Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã tổng kết lại nhiều nghiên cứu khác nhau về lợi ích
trong nước và ngoài nước. Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận mới về khái niệm lợi
ích: "Lợi ích chỉ có ý nghĩa là lợi ích trong các quan hệ lợi ích cụ thể. Ngoài quan
hệ lợi ích nó không còn là lợi ích nữa mà chỉ là cái có lợi hay có ích đối với các chủ
thể ở một hoàn cảnh nhất định. Trong trường hợp này, nó cũng giống như các đối
tượng thoả mãn nhu cầu hoặc chính là các đối tượng thoả mãn nhu cầu". Từ sự
phân tích trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về quan hệ lợi ích như một khái niệm
trung gian để giải thích khái niệm lợi ích. Ông viết: "Quan hệ lợi ích là mối quan hệ
khách quan giữa các chủ thể có cùng nhu cầu và cùng đối tượng thoả mãn nhu cầu
như nhau trong việc thực hiện nhu cầu ấy". Quan hệ lợi ích chỉ nảy sinh trong một
hoàn cảnh xã hội nhất định và chỉ nảy sinh khi quan hệ nhu cầu trở nên không trực
tiếp thực hiện được. Ngoài ra, tác giả còn phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lợi
ích vật chất và lợi ích tinh thần; giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài. Mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích tiêu biểu với
tư cách là động lực của xã hội đã được ông biện giải rất rành mạch và thuyết phục.
Về quan hệ giữa lợi ích vật chất (lợi ích kinh tế) và lợi ích tinh thần, tác giả khẳng
định: "Xét đến cùng thì các lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định và là tiền đề, là
cơ sở để thực hiện các lợi ích tinh thần. Và thực hiện được các lợi ích tinh thần sẽ
tạo ra những khả năng mới trong sự nảy sinh cũng như làm xuất hiện những
phương thức thực hiện lợi ích vật chất mới". Khi phân tích bản chất, vai trò của lợi
ích chung và lợi ích riêng, tác giả nhận thấy rõ vai trò, động lực trực tiếp của lợi ích
riêng trong việc thôi thúc cá nhân hoạt động, nó chính là nhân tố quyết định con
người tích cực tham gia hoạt động xã hội, vì vậy nó là cơ sở để thực hiện lợi ích
chung. Ngược lại, khi lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội được thực hiện
nó sẽ đóng vai trò là điều kiện và định hướng cho lợi ích riêng, cho nên, chỉ khi tạo
lập được mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mới có thể tạo ra
7
sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả xã hội. Nguyễn Linh Khiếu cũng tổng kết
lại quá trình sử dụng vai trò, động lực của lợi ích trong thực tiễn cách mạng Việt
Nam. Đây là một công trình khoa học vừa mang tính lý luận quan trọng về lợi ích nói
chung vừa nghiên cứu về lợi ích kinh tế nói riêng. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên
cứu lợi ích của NLĐ trong quan hệ pháp luật lao động giữa chủ doanh nghiệp và
NLĐ trong luận án của mình.
Nguyễn Dương, Linh Sơn (2005),“Nghệ thuật sử dụng nguồn nhân lực trong
kinh doanh. Con người - chìa khóa của sự thành công”. Nxb. Thế giới, Hà Nội. Nội
dung cuốn sách gồm: hương I: on người - Chìa khóa của thành công; hương II:
Dùng người trong kinh doanh; hương III: Giữ người trong kinh doanh. Tuy cuốn
sách chỉ đề cập đến nghệ thuật sử dụng nguồn nhân sự trong kinh doanh không đề cập
sâu đến vấn đề quyền và lợi ích của người lao động trong hoạt động kinh doanh nhưng
các tác giả đã nhìn nhận và khẳng định việc bảo đảm quyền và lợi ích thích đáng cho
NLĐ là phương thức giữ chân NLĐ làm việc cho doanh nghiệp mình và việc sử dụng
NLĐ hợp lý, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho NLĐ sẽ góp phần nâng
cao năng suất lao động, góp phần tạo ra nhiều giá trị thặng dư trong kinh doanh.
Võ Khánh Vinh (2010), “Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành
Luật học”. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách gồm các tham luận của nhiều
học giả tập trung vào một số vấn đề: Những vấn đề lý luận, lịch sử về quyền con
người, bảo đảm thực hiện và cơ chế bảo vệ quyền con người; Bảo vệ quốc tế quyền
con người; Quyền con người ở Việt Nam: những vấn đề chung; Quyền con người
và các ngành luật.
Tập 1 gồm các tham luận: Quyền con người: giá trị xã hội, tính phổ biến và tính
đặc thù; Những nguyên tắc cơ bản; các chủ thể liên quan đến quyền con người;
nghiên cứu quyền con người; ác công ước quốc tế về quyền con người; Sự phân
chia các thế hệ quyền con người: có thực sự cần thiết; Mô hình bộ máy quốc gia về
nhân quyền ở một số nước và suy nghĩ về cơ chế bảo đảm quyền con người ở nước
ta; Quyền con người và Hiến pháp; Hợp tác quốc tế bảo vệ quyền con người trong thế
giới ngày nay; Các tổ chức quốc tế về quyền con người; Tòa án hình sự quốc tế - một
thiết chế bảo vệ các quyền con người; Luật hình sự quốc tế và việc bảo vệ quyền con
người; Quyền con người và luật nhân đạo quốc tế; ơ chế bảo vệ quyền con người tại
Liên minh Châu Âu; Giám sát Hiến pháp: cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người:
nhìn từ góc độ kinh nghiệm nước ngoài; Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của
8
pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay; Nội luật hóa các
ông ước quốc tế về quyền con người trong pháp luật Việt Nam; Thực hiện quyền
con người vì mục tiêu phát triển con người ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và
thực tiễn; Biện chứng của độc lập dân tộc, pháp trị dân chủ và quyền con người trong
tư tưởng Hồ Chí Minh; Xây dựng nền hành chính đáp ứng nhiệm vụ dân chủ hóa xã
hội và bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay.
Tập 2 gồm các tham luận: Quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội;
hính sách pháp luật Việt Nam với bảo đảm quyền con người trên lĩnh vực kinh tế,
xã hội và văn hóa; Sự tham gia của “công dân” vào các hoạt động quản lý nhà nước,
quản lý xã hội dưới phương diện bảo đảm quyền con người; Bảo vệ quyền con
người và việc xây dựng tòa án Hiến pháp ở Việt Nam; Quyền con người về dân sự ở
Việt Nam; Quyền nhân thân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; Quyền con
người về hôn nhân và gia đình; Quyền tự do kinh doanh của công dân và nhà nước
thuế; Pháp luật lao động Việt Nam và việc bảo vệ quyền con người; Mối quan hệ
giữa quyền con người với Luật Hình sự Việt Nam; Vấn đề quyền con người trong
lĩnh vực pháp luật đất đai; Quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, trong
tố tụng dân sự Việt Nam; Mối quan hệ giữa quyền con người với Luật Thi hành án
hình sự Việt Nam; Bảo vệ quyền con người trong thi hành án dân sự; Bảo vệ quyền
của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong pháp luật Việt Nam và
các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký với một số nước; Những rào cản đối
với việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ
quyền con người; huyển hóa các điều ước quốc tế về quyền con người vào pháp
luật Việt Nam.
Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm
vấn đề quyền con người nói chung và quyền của người lao động nói riêng.
Đại học quốc gia Hà Nội (2011), “Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và
Việt Nam”, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã khẳng định đi kèm với
quá trình toàn cầu hóa là vấn đề di cư lao động quốc tế. Theo tác giả, chưa có thời
kỳ nào trong lịch sử nhân loại, tình trạng di cư lao động quốc tế lại phổ biến như
hiện nay. Theo ước tính của ILO và IOM, hiện trên thế giới có gần 200 triệu người
lao động di trú, chiếm 3% dân số toàn cầu, tính ra cứ 35 người dân và 26 người lao
động trên thế giới thì có một người sống và làm việc ở ngoài đất nước mình. Di cư
quốc tế vì việc làm là kết quả tất yếu và là một yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa
9
về kinh tế. Nó mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế
của nhiều quốc gia nói riêng, cũng như cho nhiều gia đình, tuy nhiên, nó cũng tiềm
ẩn những khó khăn, thách thức mà các Chính phủ và NLĐ di trú khắp nơi phải đối
mặt, đó là tình trạng người lao động bị phân biệt đối xử, bị bóc lột và thậm chí bị
xâm phạm các quyền và lợi ích cơ bản cả ở nước gửi và nước nhận lao động.
1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, báo cáo
nghiên cứu và các bài báo khoa học
Diệp Thành Nguyên (2005), “Vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học
Cần Thơ, số tháng 5/2005. Bài viết đã chỉ rõ chính đường lối phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khơi dậy tiềm năng
của đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh
tế thị trường đã tạo ra nhiều mâu thuẫn so với bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Đó là xu thế phân hoá giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền, sự cạnh tranh sống còn
giữa các doanh nghiệp; cơ chế thị trường cũng là mảnh đất nảy sinh chủ nghĩa cá
nhân, tạo cơ hội cho một bộ phận bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, tìm mọi
cách mưu lợi cho bản thân, điều này dẫn đến quyền và lợi ích của NLĐ luôn bị đe
doạ, xâm hại. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định thành lập nên nhiều cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, trong đó
công đoàn là một tổ chức có mối quan hệ gần gũi và có những hoạt động thiết thực,
có hiệu quả để bảo vệ NLĐ. Trong bài viết, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về
vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ về khái niệm, tính chất,
chức năng, nguyên tắc tô chức và hoạt động của công đoàn. Ngoài ra, tác giả cũng
đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp trong bảo
vệ quyền và lợi ích của NLĐ. Từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm phát huy vai trò
của công đoàn trong bảo vệquyền và lợi ích của NLĐ.
Vũ Hương Liên (2007), “Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia. Trong luận văn, tác giả đã
khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền lao động dưới góc độ pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam. Giới thiệu các quy định cơ bản về quyền lao động
theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật quốc tế như: quy
định về việc làm và một số quy định chung về bảo đảm điều kiện làm việc cho
người lao động. Thực trạng thực thi pháp luật về việc làm và bảo đảm các điều kiện
10
làm việc cho người lao động tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo
đảm điều kiện làm việc cho NLĐ: thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về
việc làm và bảo đảm điều kiện làm việc cho NLĐ, tăng cường đào tạo nghề cho
NLĐ có chất lượng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn TTLĐ trong nước và quốc tế,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm các điều kiện làm việc cho NLĐ.
Trần Minh Yến (2007), "Đình công, tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh
vực lao động, việc làm ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 353.
Tác giả bài viết đã phân tích về đặc điểm cơ bản của các cuộc đình công ở nước ta
hiện nay, đình công có xu hướng tăng nhanh về số lượng, lớn về quy mô, có tính
chất lan tỏa và ngày càng gay gắt, phức tạp hơn. Đình công đã xảy ra ở các thành
phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu xảy ra ở
DN VĐTNN (điển hình là doanh nghiệp Đài Loan và doanh nghiệp Hàn Quốc), đó
là: Thứ nhất, về phía DN VĐTNN (NSDLĐ), thực tế hầu hết các cuộc đình công
đều xuất phát từ sự vi phạm pháp luật lao động, vi phạm những cam kết từ phía
NSDLĐ. Thứ hai, về phía NLĐ, do NLĐ hiểu biết pháp luật còn hạn chế và do thu
nhập thấp, mức lương tối thiểu thấp, thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Thứ
ba, về phía cơ quan quản lý nhà nước, chưa làm tốt việc tổ chức và phối hợp thực
hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định pháp luật về lao động, tiền lương
nên việc vi phạm lao động còn nhiều. Thứ tư, vai trò của công đoàn còn yếu và mờ
nhạt, chưa lãnh đạo được các cuộc đình công theo đúng trình tự của Bộ luật lao
động quy định. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp giảm thiểu đình công: Tăng
cường hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động; nâng cao chất lượng và hiệu quả
quản lý Nhà nước để luật pháp đã được ban hành phải được tuân thủ một cách
nghiêm túc triệt để; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp; đối với
doanh nghiệp phải chấp hành đầy đủ các qui định về chế độ tiền lương, trả lương
thấp; đối với người lao động, phải tăng cường hiểu biết kiến thức về pháp luật, nâng
cao ý thức tuân thủ pháp luật lao động.
Đỗ Thị Vân Anh (2010), "Nguyên nhân đình công ở một số doanh nghiệp
trong thời gian qua", Tạp chí cộng sản điện tử, số tháng 6/2010. Trong đó, đã phân
tích một hiện tượng xã hội mới xuất hiện, đó là mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa hợp
tác giữa NSDLĐ và NLĐ. Đình công là hiện tượng không mới trong quá trình công
nghiệp hóa trên thế giới, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội, tuy nhiên cách xử lý
nó như thế nào lại phản ánh bản chất của nền KTTT định hướng XNCH mà Việt
11
Nam đang đặt ra. Đây cũng là vấn đề phức tạp đã và đang được tranh luận khá sôi
nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước, để góp phần vào việc giảm thiểu xung
đột giữa người lao động và giới chủ, tiến tới loại bỏ đình công, việc tìm hiểu những
nguyên nhân dẫn tới đình công trong các doanh nghiệp, cả nhà nước lẫn tư nhân là
rất cần thiết. Hầu hết các lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất
cả các doanh nghiệp đều tập trung vào các vấn đề như làm tăng ca, điều kiện làm
việc, sinh hoạt không bảo đảm, lương thưởng quá thấp, không lo đủ cho cuộc sống,
thực hiện một số nội quy, quy định quá khắc nghiệt đối với NLĐ nên không những
không khuyến khích NLĐ tăng năng suất mà còn có tác động ngược trở lại... Tác
giả đã đưa ra một số nội dung khác như: Bảo đảm trả đúng hạn lương sẽ loại bỏ yếu
tố gây bãi công cao nhất; các chế độ phúc lợi và quyền lợi vật chất, chế độ bảo hộ
lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nội quy lao động trái với quy định của pháp
luật, NSDLĐ không thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Để tiếp tục thúc
đẩy sản xuất phát triển, cải thiện, tạo sự hài hòa trong quan hệ lợi ích giữa hai tầng
lớp xã hội, NSDLĐ và NLĐ, tác giả đã đưa ra cần giải quyết một số vấn đề cơ bản
sau: khuyến khích NSDLĐ thu lợi nhuận chính đáng; tăng cường kiểm tra, đẩy lùi
tiêu cực; có chính sách phân chia lợi nhuận công bằng; biểu dương chủ doanh
nghiệp có thành tích cải thiện đời sống NLĐ; quan tâm và giúp đỡ người có thu
nhập thấp; NSDLĐ và NLĐ có sự thống nhất và minh bạch về lợi ích; công đoàn
cần thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp. Nhìn chung,
các bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến đình công của NLĐ
trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên còn chưa toàn diện sâu sắc, chỉ nêu ra những vấn
đề chung mà người lao động quan tâm là tiền lương, tiền thưởng, một số giải pháp
nêu ra chưa giải quyết được triệt để về điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến trong
nghề nghiệp của NLĐ.
Nguyễn Thanh Hà (2011), “Luật Việt Nam trong tương quan với luật Quốc tế
về lao động”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn,
tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về sự tương quan giữa pháp luật Việt Nam
với pháp luật quốc tế với các nội dung như: sự cần thiết, tính phức tạp của mối
tương quan; một số lý thuyết về sự tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia về lao động. ũng trong luận án, tác giả đã đánh giá sự tương quan giữa
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về lao động. Trong đó, phân tích những
đặc điểm của lao động Việt Nam; giới thiệu hệ thống pháp luật về lao động của Việt
12
Nam. Phân tích, đánh giá quá trình Việt Nam tham gia vào pháp luật quốc tế về lao
động. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần làm tương thích giữa pháp
luật Việt Nam với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động. Nhiều luận điểm
trong tài liệu này sẽ được nghiên cứu sinh kế thưa, phát triển như: Vấn đề đặc thù
của lao động và pháp luật lao động cả về phương diện quốc gia và phương diện quốc
tế trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ quốc gia và các cam kết quốc tế về lao
động,… khi nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các
DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam.
ông đoàn ông thương Việt Nam (2012), “Những quyền cơ bản của người
lao động (Theo Bộ luật Lao động năm 2012)”. Để góp phần nâng cao kiến thức pháp
luật cho người lao động và phục vụ nhu cầu tìm hiểu Luật Lao động (sửa đổi), Công
đoàn ông Thương Việt Nam biên soạn cuốn sách “Những quyền cơ bản của người
lao động”. uốn sách gồm 7 phần: Giải thích từ ngữ; quyền và nghĩa vụ của người
lao động; Hợp đồng lao động; Tiền lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; n
toàn lao động; Lao động nữ và ông đoàn. uốn sách đã tóm tắt những quyền cơ bản
nhất của NLĐ được quy định trong Bộ luật lao động (sửa đổi năm 2012) của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng cuốn sách hướng tới là công nhân
lao động đặc biệt là công nhân lao động trẻ mới gia nhập đội ngũ lao động thuộc mọi
thành phần kinh tế. Cuốn sách góp phần tích cực vào việc nâng cao hiểu biết pháp
luật và là cẩm nang để NLĐ tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong quá trình tham
gia QHLĐ trong các doanh nghiệp nói chung và trong DN VĐTNN nói riêng.
Phạm Minh Huân (2015) “Chính sách bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng
cho người lao động”, Tạp chí cộng sản, số tháng 6/2015. Bài viết đã đánh giá
những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính bảo đảm quyền và lợi ích cho
NLĐ thời gian qua. Cụ thể như: Thứ nhất, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của
Đảng thành hệ thống chính sách, pháp luật về lao động; Thứ hai, công tác quản lý
nhà nước về lao động tiếp tục được tăng cường; Thứ ba, hệ thống chính sách, pháp
luật về lao động được ban hành và áp dụng trong thực tiễn đã góp phần tăng việc
làm cho NLĐ, thúc đẩy TTLĐ phát triển, tăng cường kết nối cung - cầu lao động,
nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao
động, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ; Thứ tư, hệ thống
chính sách pháp luật của Nhà nước cơ bản phù hợp với các ông ước về Quyền con
người của Liên hợp quốc và công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt
13
Nam đã phê chuẩn, tạo điều kiện, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và hội nhập
quốc tế của Việt Nam cũng như tham gia ký kết các hiệp định thương mại song
phương, đa phương thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam với các nước trong
khu vực và trên thế giới; Thứ năm, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của NLĐ
được nâng lên, vai trò của tổ chức công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong việc đại
diện kiến nghị yêu cầu NSDLĐ tôn trọng và thực hiện đúng quy định pháp luật lao
động ở nhiều nơi được khẳng định và đã bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ.
Thứ sáu, đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ từng bước được nâng lên do sự
điều chỉnh mặt bằng lương tối thiểu của Nhà nước, mức tăng tiền lương trên thị
trường lao động cũng như việc cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp
ngành, nghề đã dẫn đến việc các doanh nghiệp phải điều chỉnh mức tiền lương thỏa
thuận với NLĐ. Tuy nhiên, cũng theo tác giả tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng so
với yêu cầu thực tế thì các hệ thống chính sách đó vẫn chưa bảo đảm chính vì vậy phải
tiếp tục hoàn thiện, phải tổ chức tuyên truyền để NLĐ, NSDLĐ hiểu biết đầy đủ và tổ
chức thực hiện tốt hệ thống chính sách pháp luật lao động mà Nhà nước đã ban hành.
Bài viết đã cho nghiên cứu sinh thấy được bức tranh về tình hình thực hiện chính sách
đối với lao động nói chung, trong đó có những mặt tích cực và những tồn tại, hạn chế.
Đây chính là tài liệu để tác giả tham khảo khi nghiên cứu đề xuất việc hoàn thiện pháp
luật trong bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN VĐTNN.
Nguyễn Bình An (2016), “Quyền của người lao động theo pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số tháng 5/2016.
Theo tác giả quyền của NLĐ được coi là một trong những quyền cơ bản nhất trong
phạm trù quyền con người mà các quốc gia đã ghi nhận trong các văn bản pháp lý
quốc tế nói chung và trong hệ thống pháp luật của từng nước nói riêng. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của NLĐ ngày càng được coi trọng
trên cơ sở coi NLĐ là trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại
quốc tế nên họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của quá trình
này, họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản.
Trong bài viết này, tác giả đã nêu tổng quan về một số điều ước quốc tế và pháp luật
Việt Nam về quyền của NLĐ, đồng thời đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn
thiện pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền của NLĐ trong giai đoạn hiện nay. Tuy
bài viết chỉ đề cập đến quyền của người lao động nói chung không đề cập đến quyền
của NLĐ trong các DNVĐTNN. Nhưng đây là tài liệu có giá trị để nghiên cứu sinh
14
tham khảo khi nghiên cứu cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong
các DNVĐTNN.
Trần Phong (2016), “Tiến trình nào để người lao động được “Quyền lợi bảo
vệ - An sinh bảo đảm - Phúc lợi tốt hơn”, ông đoàn công thương Việt Nam, tháng
6/2016. Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ lao động là nguồn lực sản xuất chính và
không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế. Do đó, với vai trò này lao động cần
được xem xét ở cả hai khía cạnh, đó là “chi phí” và “lợi ích”. Lao động là yếu tố đầu
vào, nó có ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố khác. Vì vậy,
lao động cũng bao hàm những lợi ích tiềm tàng góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời
sống, giảm đói nghèo. Theo tác giả, để quyền lợi NLĐ được bảo đảm và phúc lợi tốt
hơn tại nhiều doanh nghiệp là điều không dễ dàng, thường có hai vấn đề xảy ra “không
có chi phí, kinh phí" hay "không có thời gian để làm việc đó". Ngoài ra, vai trò của lao
động cũng còn được thể hiện ở khía cạnh thứ hai đó lao động là một bộ phận của dân
số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Như vậy, người lao động
phải được tạo các cơ hội trở thành lao động sáng tạo, có năng suất, được tôn trọng và
được bảo đảm quyền con người. Thu nhập không phải là tất cả cuộc sống của NLĐ. Do
đó cần đẩy mạnh an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với NLĐ một cách toàn diện,
đồng bộ và hiệu quả. ũng trong bài viết của mình, tác giả cũng đề cập đến một số vấn
đề mang tính bắt buộc cần thực hiện để bảo đảm quyền lợi của NLĐ.
Trần Nguyên ường (2017), “Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, luận
án tiến sĩ chuyên ngành Luật kinh tế, Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã trình
bày và phân tích một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại các
DN VĐTNN như: khái niệm, đặc điểm của DN VĐTNN, sự cần thiết bảo vệ
quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN; khái niệm và đặc điểm, nguyên tắc, nội
dung, ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Về
phương diện thực tiễn Luận án đã phân tích, đánh giá về thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc
tại DN VĐTNN. Luận án phân tích, đánh giá, nêu ra những ưu điểm cũng như hạn
chế, bất cập của pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ tại DN VĐTNN. Luận án nêu ra
các định hướng và giải pháp sửa đổi, bổ sung một số hạn chế trong các quy định
pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN, có luận
giải cụ thể, nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam bảo đảm vừa bảo vệ quyền và lợi
15
ích chính đáng của NLĐ vừa khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các
DN VĐTNN hoạt động, mở rộng đầu tư, phát triển kinh doanh và đóng góp nhiều
hơn nữa vào nền kinh tế đất nước. Đây là công trình có giá trị tham khảo rất có ý
nghĩa với luận án. Tuy nhiên, về tổng thể luận án của tác giả Trần Nguyên ường
được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Luật kinh tế.
Tóm lại, những cuốn sách, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của các
tác giả trong nước ở các mức độ khác nhau liên quan đến vấn đề quyền và lợi ích
nói chung cũng như quyền và lợi ích của NLĐ nói riêng. Đây là nguồn tài liệu
phong phú để tác giả kế thừa và phát triển khi nghiên cứu về nội dung quyền và lợi
ích của người lao động trong các DN BĐTNN. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu trên hầu như tập trung nghiên cứu quan hệ lợi ích trong QHLĐ giữa chủ doanh
nghiệp. Hơn nữa các công trình nghiên cứu khoa học này chủ yếu tiếp cận chủ yếu
dưới góc độ kinh tế, xã hội học nên khi nghiên cứu vấn đề này nghiên cứu sinh sẽ
phải tiếp cận phù hợp với mã số chuyên ngành đào tạo.
1.1.2. Cá ôn trìn n ên ứu tron n n ên ứu l ên qu n trự t ếp đến
bảo đảm quyền và lợ í ủ n l o độn tron á o n n ệp ó vốn đầu
t n n oà t eo p áp luật V ệt m
1.1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo, tham khảo
Bùi Anh Tuấn (2000), “Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Nxb Thống kê. Tác giả đã đánh giá tác động của
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong việc tạo thị trường lao động
cho người lao động, đánh giá, phân tích những thành tựu mà đầu tư trực tiếp
nước ngoài mang lại trong việc nâng cao thu nhập, trình độ kỹ thuật và điều kiện
làm việc cho người lao động. Tuy nhiên, tác giả cũng đánh giá những rủi ro, hạn
chế tác động đến quyền và lợi ích của người lao động làm việc trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Theo tác giả, để bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam cần xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật đầy đủ, phù hợp với thong lệ quốc tế và những cam kết của Việt Nam
trong bảo vệ quyền con người.
Trong số các nghiên cứu liên quan quyền con người phải kể đến hai công
trình tiêu biểu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Bộ sách về quyền con người
được triển khai trong khuôn khổ dự án “Diễn đàn giáo dục về quyền con người” do
16
PGS.TS Võ Khánh Vinh là chủ biên và “Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền
con người” do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Ths. Vũ ông Giao và Ths. Lã Khánh
Tùng đồng chủ biên. Các công trình tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận,
lịch sử về quyền con người, bảo đảm thực hiện và cơ chế bảo vệ quyền con người;
Bảo vệ quốc tế quyền con người; Quyền con người trên các lĩnh vực cụ thể theo
pháp luật Việt Nam...Đặc biệt, trên cơ sở các công ước quốc tế về quyền con người,
bước đầu các công trình đưa ra khái niệm về quyền con người và đều khẳng định
quyền con người là quyền tự nhiên vốn có và quyền này phải được pháp luật ghi
nhận, điều chỉnh. Công trình cung cấp nhiều tư liệu quý về những vấn đề liên quan
đến các quyền con người, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng một số nội dung của hai công
trình trong quá trình thực hiện luận án.
Trong cuốn sách “Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt
Nam” do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên, các tác giả đã nghiên cứu sâu sắc vấn
đề lý luận về quyền của người lao động và bảo vệ, bảo đảm quyền của người lao
động trong pháp luật quốc tế và Việt Nam. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về bảo
đảm quyền của người lao động trong pháp luật lao động và xác định bảo đảm quyền
của người lao động trong mối QHLĐ nhằm chống lại nguy cơ NLĐ bị bóc lột, bị
đối xử bất công, phải lao động trong những điều kiện lao động không bảo đảm cũng
như thái độ thiếu tôn trọng của giới chủ (tr.47-48).
1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, báo cáo
nghiên cứu và các bài báo khoa học
Mai Đức hính (2005), “Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử
dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ
hí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn
đã trình bày một cách khái quát những lý luận chung về vấn đề lợi ích kinh tế và
quan hệ lợi ích kinh tế. Trên cơ sở lý luận đó luận văn đã nghiên cứu thực trạng về
giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ trong các DN VĐTNN tại
thành phố Hồ Chí Minh và những nguyên nhân cơ bản của việc tồn tại những bất
đồng, mâu thuẫn và tranh chấp. Từ thực trạng đã phân tích, luận văn đã đưa ra
những phương hướng cùng giải pháp về hoàn thiện luật pháp, về nâng cao vai trò
của các tổ chức công đoàn, về giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài… để giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa NLĐ và
NSDLĐ trong các DN VĐTNN tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những cơ
17
sở pháp lý được luận văn sử dụng để phân tích và đánh giá thực trạng mối quan hệ
lợi ích giữa nguời lao động và nguời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đã cũ, hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới đã
được ban hành. Ngoài ra, phạm vị nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập đến quan hệ
lợi ích và giới hạn phạm vị nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Nguyên ường (2009), “Một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền và
lợi ích của người lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn, tác giả
đã nghiên cứu khái quát DN VĐTNN, nghiên cứu các quy phạm pháp luật về bảo
vệ quyền lợi của NLĐ tại các DN VĐTNN. Nghiên cứu tình hình triển khai thực tế
các quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ Việt Nam tại các
DN VĐTNN. Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của
NLĐ của các nước trên thế giới. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn việc triển
khai các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước điển hình tiên tiến trên
thế giới sẽ rút ra những hạn chế trong các quy định pháp luật Việt Nam và những ưu
điểm trong quy định của pháp luật các nước điển hình tiên tiến trên thế giới để
hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền
lợi NLĐ tại các DN VĐTNN. Theo tác giả việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ Việt
Nam tại các DN VĐTNN phải là vấn đề được quan tâm thỏa đáng nhiều hơn của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như của chính NLĐ, trong khuôn khổ
pháp lý hoàn thiện, sao cho vừa bảo đảm được quyền lợi của NLĐ Việt Nam, vừa
tiếp tục khuyến khích các DN VĐTNN sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần
vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ nghiên cứu một
số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ Việt Nam tại các
DN VĐTNN còn nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quyền và lợi ích của
NLĐ Việt Nam tại các DN VĐTNN chưa nghiên cứu.
Đồng Thị Thương Hiền (2011), “Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao
động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh
nghiệp: Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công ty TNHH Brother Việt Nam)”, Luận
văn thạc sỹ xã hội học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn tập
trung nghiên cứu lý luận xã hội học nói chung và xã hội học kinh tế - lao động nói
riêng. Luận văn đã phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận về tăng cường thương lượng trong
QHLĐ ở DN VĐTNN, đánh giá thực trạng thương lượng trong QHLĐ ở
18
DN VĐTNN: Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công ty TNHH Brother Việt Nam. Từ
đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thương lượng trong QHLĐ ở
DN VĐTNN ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã giúp những người quan tâm có những
nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn về việc vận dụng các lý thuyết xã hội học (trong đó có
lý thuyết xã hội học về hành động xã hội, lý thuyết tương tác biểu trưng, lý thuyết cấu
trúc - chức năng) trong nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề trong thương lượng trong
QHLĐ nói chung và QHLĐ trong DN VĐTNN nói riêng.
Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Vai trò của Công đoàn trong công tác bảo vệ
quyền lợi của người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề khái
quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Nghiên cứu một cách có
hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện vai trò của công đoàn trong việc
bảo vệ quyền lợi NLĐ trong các DN VĐTNN ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn
cũng đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện vai trò bảo vệ
quyền lợi NLĐ của công đoàn trong các DN VĐTNN ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra
một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi
NLĐ tại các DN VĐTNN.
Nguyễn Hữu Dũng (2012), “Định công trong doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, Tạp chí Sự kiện và
Nhận định số 1/2012. Trong bài viết tác giá đã phân tích, đánh giá thực trạng đình
công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở Việt Nam qua đó đưa ra những nhận
định cơ bản về QHLĐ trong DN VĐTNN ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất những
khuyến nghị trong việc xây dựng QHLĐ trong DN VĐTNN ở Việt Nam theo
hướng hài hòa, ổn định và tiến bộ nhằm giải quyết tranh chấp về quyền, lợi ích của
NLĐ và vấn đề đình công.
Lê Anh Nhân (2013), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Trang thông tin điện tử của BHXH Đà Nẵng. Trong
phạm vi bài viết, tác giả đã phản ảnh thực trạng tình hình về hoạt động đầu tư và việc
chấp hành pháp luật lao động của các DN VĐTNN trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng. Trong
đó, phân tích những kết quả tích cực đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc
thực hiện chính sách Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ trong các
19
DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo tác giả, để khắc phục những tồn
tại, hạn chế trong việc thực hiện quyền và lợi ích của NLĐ cần đề ra được những giải
pháp phù hợp với thực tiển, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi
trường sản xuất kinh doanh lành mạnh để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đánh giá kết quả thực hiện
việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ, từ đó đề xuất những giải pháp bảo đảm quyền
và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN ở Đà Nẵng.
Đào Huyền Trang (2015), “Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài”, Luận văn thạc sỹ luật học. Đại học quốc gia. Luận văn
đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về QHLĐ và sự điều chỉnh của pháp luật về
QHLĐ; đánh giá thực trạng QHLĐ từ thực tiễn các DN VĐTNNtại Việt Nam.
Trong đó, chỉ ra những tồn tại, bất cập về mặt pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về QHLĐ trong các DN VĐTNN ở Việt Nam và trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về QHLĐ từ thực tiễn các
DN VĐTNN góp phần tăng cường hiệu quả quản lý bằng pháp luật của Nhà nước
đối với QHLĐ trong các DN VĐTNN. Tuy nhiên, công trình chỉ đề cập đến
QHLĐ nói chung, không nghiên cứu chuyên sâu về quyền và lợi ích của NLĐ nên
cũng chưa đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền
và lợi ích của NLĐ làm việc trong các DN VĐTNN ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Minh Loan (2015), “Lợi ích kinh tế của người lao động trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận
án tiến sỹ kinh tế. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã nghiên cứu,
hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế như:
Khái niệm về lợi ích, lợi ích kinh tế, lợi ích kinh tế của NLĐ trong các
DN VĐTNN, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của
NLĐ. Trên cơ sở đó, luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận vững chắc về lợi ích
kinh tế của NLĐ trong các DN VĐTNN ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn phân
tích thực trạng lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DN VĐTNN trên địa bàn thành
phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2014, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những
mặt hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những hạn chế đó, đưa ra các quan điểm
và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của NLĐ trong các
DN VĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
20
Phạm Thị Hương (2016), “Quyền của người lao động tại các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật lao động Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật
học, Học viện khoa học xã hội. Luận văn đã luận giải một số vấn đề về cơ sở lý luận
về quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như quyền
lợi hợp pháp của NLĐ theo pháp luật Việt Nam. Phân tích các quy định pháp luật
và thực tiễn áp dụng các điều luật về quyền của NLĐ trong các DN VĐTNN theo
pháp luật Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật
về quyền của NLĐ trong các DN VĐTNN. Tuy nhiên, luận văn chỉ đề cập đến
quyền của NLĐ chưa đề cập đến lợi ích của NLĐ. Vấn đề này sẽ được tác giả
nghiên cứu sâu và hoàn thiện ở luận án của mình.
Như vậy, chúng ta thấy vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong
DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam là vấn đề mới nên chưa có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu trên mới
nghiên cứu về quyền hay lợi ích của NLĐ hoặc nghiên cứu về quyền và lợi ích
của NLĐ trong một phạm vi hẹp. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu toàn
diện vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN theo pháp
luật Việt Nam dưới góc độ chuyên ngành luật Hiến pháp – luật Hành chính. Nội
dung này sẽ được nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu trong luận án
của mình. Ngoài ra, các công trình khoa học trên chủ yếu tiếp cận quyền và lợi
ích của NLĐ trong DN VĐTNN dưới góc độ kinh tế, xã hội. Một số nghiên cứu
đã xem xét vấn đề này dưới góc độ luật học song chủ yếu tiếp cận dưới phương
diện quy định pháp luật mà chưa đi sâu phân tích việc thực hiện pháp luật về bảo
đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam trên
thực tế nên khi nghiên cứu vấn đề này nghiên cứu sinh sẽ phải tiếp cận dưới góc
độ luật học cả về phương diện quy định pháp luật và thực hiện pháp luật để làm
sáng tỏ cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DNCVĐTNN
theo pháp luật Việt Nam.
1.2. ác côn trìn n ên cứu ở nƣớc n o
1.2.1. Cá ôn trìn n ên ứu ở n n oà về quyền và lợ í ủ n l o độn
Richard Vigilante (1994), “Đình công: cuộc chiến tranh mới thường nhật và
tương lai của người lao động Mỹ” - (Strike :The Daily news war and the future of
American labor). Cuốn sách đã miêu tả cuộc chiến trên những đường phố của New
York, xe tải và các cửa hàng bị đập phá, người lao động bị giới chủ đánh đập. Đây
21
là cuộc bãi công của những người lao động làm việc cho tờ báo Tin tức hàng ngày
(Daily News). Cuộc bãi công này xảy ra năm 1990, là một trong những sự kiện kịch
tính nhất, tốn kém nhất và đấu tranh mạnh mẽ nhất trong lịch sử của NLĐ Mỹ. Đây
cũng là một cuộc chiến quan trọng về đạo đức, xã hội và kinh tế nhằm thay đổi cuộc
sống của hàng chục triệu NLĐ Mỹ. Nó yêu cầu giới chủ phải quan tâm hơn đến lợi
ích của NLĐ như là một vấn đề đạo đức, lương tâm của những người quản lý doanh
nghiệp. Chính các cuộc đình công này đã góp phần tái cấu trúc lại quan hệ giữa
những người quản lý và công nhân trong nền kinh tế Mỹ, trong đó việc quan tâm
đến lợi ích của NLĐ được đặt ra trong quan hệ giữa người chủ và NLĐ.
dam Smith (1997), “Của cải của các dân tộc”. Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Nội
dung cuốn sách thể hiện sự tiến bộ vĩ đại nhất trong quá trình phát triển sức sản xuất
của lao động và tỷ lệ đáng kể của nghệ thuật, kỹ năng và trí thông minh, rõ ràng đã
được xuất hiện nhờ kết quả của việc phân công lao động. Ông đã quan sát quá trình
làm việc của các xưởng thủ công thấy rõ khi có sự phân công chuyên môn hoá thì
năng suất của mỗi người trong điều kiện phân công chuyên môn hoá đã tăng gấp
nhiều lần. Điều quan trọng hơn cả là thông qua việc sản xuất theo lối phân công
chuyên môn hoá lao động, sẽ phát hiện ra cơ sở lợi ích. Lợi ích kinh tế và phân
công lao động chính là hai phạm trù có mối quan hệ gắn bó với nhau, vì lợi ích cá
nhân mà con người thực hiện thông qua việc phân công lao động để mỗi người tự
trau dồi nghề nghiệp của mình một cách chuyên sâu đến mức độ hoàn hảo, khiến
việc lao động mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, khi tham gia vào phân công lao
động sẽ làm cho lợi ích cá nhân gia tăng.
Hơn nữa, A.Smith còn có một quan điểm hết sức độc đáo và thực tế so với
đương thời khi ông cho rằng động lực thúc đẩy NLĐ để làm ra của cải vật chất cho
xã hội, tạo ra sự phồn thịnh của mọi quốc gia, mọi dân tộc chính là lợi ích kinh tế
của mỗi cá nhân, lòng ham tư lợi, vị kỷ của cá nhân, ham làm giàu. Đây là quan
điểm rất tiến bộ và thực tế, nhưng .Smith đã bị các nhà kinh tế đương thời phê
bình khá gay gắt.
.Smith đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích chung của toàn dân tộc, toàn
quốc gia và lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân. Ông khẳng định quốc gia sẽ trở nên
phồn thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt của riêng
mình tức thực hiện lợi ích cá nhân của mình. Mọi NLĐ, phục vụ người khác chính
là vì lợi ích riêng của họ, do đó khi muốn họ làm việc, phục vụ thì chúng ta không
22
bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà chỉ nói với họ về mối tư lợi
của họ. Đây thực sự là một quan niệm đặc biệt về lợi ích kinh tế, tính thực tiễn và
tiến bộ của quan điểm đặc biệt này đã được thực tế chứng minh.
Theo A.Smith, trong quá trình hoạt động kinh tế, mỗi người đều theo đuổi lợi
ích cá nhân, đều nỗ lực cải thiện mức sống của mình, như thế tất yếu sẽ dẫn đến làm
tăng của cải xã hội. Nhưng xuất phát từ tính vị kỷ của con người, lợi ích của cá
nhân này bị hạn chế bởi lợi ích của cá nhân khác và trong quá trình thực hiện lợi ích
kinh tế, tất cả các chủ thể đều có mối quan hệ với nhau. .Smith đã viết: "Anh cho
tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu, đó chính là ý nghĩa của trao đổi".
Từ quan điểm đó, .Smith đã chỉ rõ: Đó chính là toàn bộ ý nghĩa quan hệ kinh
tế và cũng chính bằng cách này mà người ta nhận được phần lớn các dịch vụ cần
thiết trong cuộc sống. Như vậy, lần đầu tiên ông đã nghiên cứu các lợi ích trong mối
quan hệ lẫn nhau giữa chúng, Ông cho rằng, bất cứ lợi ích nào cũng chỉ được đáp
ứng trong trường hợp nó không mâu thuẫn với tăng năng suất của tư bản. Tiền
lương cao không mâu thuẫn với lợi ích xã hội, vì theo mức tăng tiền lương thì năng
suất lao động cũng sẽ được tăng lên. Mặt tích cực trong lý luận lợi ích của A. Smith
là ở chỗ: lợi ích kinh tế được coi là động lực cơ bản của sự phát triển sản xuất xã
hội, ông thừa nhận yếu tố khách quan trong nội dung của lợi ích kinh tế với tư cách
là đầu mối trong hoạt động kinh tế của con người.
Susan Campbell Bartoletti (2003), “Kids on Strike – Những đứa trẻ đình
công”, Nxb. Houghton Mifflin. Cuốn sách miêu tả về sự kiện trong những năm đầu
của thế kỷ XX, gần 2 triệu trẻ em đã làm việc trên toàn nước Mỹ. Trẻ em phải làm
việc trong nhiều giờ mỗi ngày trong các điều kiện vô nhân đạo. Sau nhiều năm bị
đàn áp thì những đứa trẻ đã tập hợp lại để đấu tranh cho mức lương tốt hơn, chi phí
nhà ở rẻ hơn và môi trường làm việc an toàn hơn. Một số cuộc đình công của những
đứa trẻ đã thành công và một số thì thất bại, nhưng nó đã thể hiện sức mạnh của trí
tuệ và ý chí của trẻ em – những người đã góp phần xây dựng nên ngành công
nghiệp Mỹ. Đồng thời nó cũng nói lên vấn đề quyền và lợi ích của trẻ đang phải
làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của Mỹ.
Ann C. Foster (2003), “The problem in the US strike”, Văn phòng thống kê
lao động Mỹ. Nghiên cứu này cho thấy trong năm 2003 chỉ qua 14 cuộc đình công
lớn ở Mỹ đã có 129.200 người lao động tham gia và các doanh nghiệp đã bị mất 4,1
triệu ngày công. ũng theo nghiên cứu này trong năm 2002 ở Mỹ có 19 cuộc đình
23
công lớn với 46.000 người tham gia và làm mất đi 660.000 ngày công. Nếu tính các
cuộc đình công trong lĩnh vực công nghiệp thì trong năm 2003 có 12 cuộc đình
công lao động lớn trong cả khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Tác giả đã
đưa ra số liệu về những ngày lao động bị mất do các cuộc đình công như sau :
- Lĩnh vực bán lẻ thương mại mất 3.689.000 ngày;
- Lĩnh vực giao thông và kho bãi mất 178.700 ngày;
- Lĩnh vực sản xuất mất 82.800 ngày.
Tác giả đã phân tích một vấn đề quan trọng đối với NLĐ đó là họ bị mất
việc làm. Hay nói cách khác, quyền được làm việc của người lao động bị doanh
nghiệp vi phạm. Chỉ tính riêng trong năm 2003 có 130.000 người lao động bị mất
việc làm. Tại cuộc đình công lớn nhất có 67.300 người bị mất việc, cuộc đình công
lớn thứ hai có 17.500 người bị mất việc và cuộc đình công lớn thứ ba có 10.200
người bị mất việc làm. Chỉ tính riêng Los Angeles County Metropolitan
Transportation uthory and the malgamaled Transit Union ( TU) đã có 6.200
NLĐ bị mất việc. Năm 2003 số lượng ngày lao động bị mất lớn nhất thuộc về các
công ty Albertsons, Ralphs, Vons, UFCW là 3.374.200 ngày. Khi không có việc
làm, thất nghiệp thì nhiều lợi ích của người lao động cũng bị mất. Họ rơi vào cuộc
sống nghèo túng khó khăn, con cái không có điều kiện học tập. Đây là một nghiên
cứu nhìn nhận đình công ở một số góc độ khác nhau - nghiên cứu định tính về
những yếu tố quyết định hành vi đình công nói chung trong lịch sử và trên thế giới.
Tác giả đã chỉ ra một nguyên nhân cơ bản nhất của đình công chính là quyền và lợi
ích chính đáng của người lao động bị các doanh nghiệp vi phạm. Đình công là
phương thức hiệu quả để NLĐ đấu tranh để đòi quyền và lợi ích cho mình.
Viện Nghiên cứu Phát triển Đại học Sussex (2006), “Người lao động có thực
sự được hưởng”, Đại học Sussex. Đây là bản tổng hợp Đánh giá độc lập về hiệu
quả của Bộ Quy tắc Ứng xử về Chế độ lao động ETI. Bản tổng hợp này căn cứ vào
các kết quả nghiên cứu và những đề xuất của một nghiên cứu do Tổ chức Sáng Kiến
về Đạo Đức trong Kinh Doanh (ETI) giao phó và được Viện Nghiên cứu Phát Triển
(IDS) của Trường Đại học Sussex thực hiện trong những năm 2003-2006. ETI là
một liên minh của các công ty, nghiệp đoàn, tổ chức phi chính phủ có cam kết cải
thiện điều kiện làm việc của người lao động trong các chuỗi cung ứng hàng hóa
toàn cầu. Những công ty thành viên của ETI yêu cầu các nhà cung ứng của họ phải
tuân thủ Bộ Quy tắc ơ bản ETI, đây là một bộ quy tắc về điều kiện lao động trên
24
cơ sở các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Sau 5 năm hoạt động, ETI muốn đánh giá:
Các công ty thành viên đã áp dụng Bộ Quy tắc ơ bản ETI như thế nào; Ảnh hưởng
từ các hoạt động của các thành viên đến NLĐ trong chuỗi cung ứng hàng hóa; Làm
thế nào để cải thiện ảnh hưởng từ các hoạt động của các công ty thành viên. Họ đã
thực hiện năm nghiên cứu điển hình để kiểm tra sự ảnh hưởng trong một chuỗi cung
ứng hàng hóa gồm 11 thành viên ở ba quốc gia: Nam Phi, Việt Nam và Ấn Độ. Họ
đã thu thập những thông tin định tính và định lượng từ tất cả các nhóm thành viên,
bao gồm những công ty và nhà bán lẻ, các đại lý, các giám đốc nhà máy và nông
trại, các công đoàn, các tổ chức phi chính phủ cấp quốc tế và quốc gia và công
nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bộ quy tắc ứng xử ETI áp dụng cho trên 20.000
thành viên là nhà cung ứng và mang lại lợi ích cho rất nhiều NLĐ, đặc biệt là những
lợi ích về sức khỏe và an toàn. Theo họ, nhìn chung, lao động dài hạn và lao động
thường xuyên được hưởng lợi nhiều hơn, lao động nhập cư và lao động theo hợp
đồng vẫn còn ít thay đổi hoặc được hưởng lợi ít hơn. Tuy nhiên, mặc dù bộ quy tắc
này có hướng dẫn một số ưu tiên cụ thể cho lao động nữ (như chế độ thai sản),
nhưng có rất ít tác dụng, không công bằng so với việc tuyển dụng lao động, khuyến
khích và huấn luyện. Gia đình của người lao động đã được hưởng lợi từ việc giảm
giờ làm, BHXH, huấn luyện về sức khỏe và an toàn. Tuy nhiên, những thay đổi liên
quan đến giờ làm việc, lao động trẻ em, đôi khi bị coi là bất lợi, vi nó làm giảm thu
nhập của hộ gia đình hoặc làm mất cơ hội việc làm cho NLĐ trẻ. Ở rất nhiều nơi, bộ
quy tắc này đã nâng cao nhận thức về quản lý và tác động đến việc chấp hành luật
lao động của nước sở tại. Sự thay đổi này là rất quan trọng trong việc bảo đảm
quyền và lợi ích của NLĐ. Họ đã chỉ ra trong bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ có
sự tác động rất lớn của các tổ chức (nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ; các tổ
chức sáng kiến khác; giới truyền thông). Theo họ, các tổ chức này cần chung sức
tạo thành một lượng đủ lớn gây áp lực thay đổi, cho dù đó là việc tạo sự chú ý của
dư luận vào những khu vực có điều kiện lao động kém, hỗ trợ cho nhà cung ứng và
công nhân cải thiện điều kiện lao động, hay là việc tăng cường nội dung hoặc hiệu
lực thi hành của bộ luật lao động. Ở những nước có sự phối hợp giữa các tổ chức
khác nhau - kể cả sự tham gia của những cơ quan nhà nước - để xử lý những vấn đề
cụ thể, thì điều kiện lao động được cải thiện.
Sau khi đánh giá, họ đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện điều kiện lao động
lâu dài và bền vững như sau: yêu cầu các công ty phải đưa các tiêu chí về đạo đức
25
vào chiến lược kinh doanh của mình và đòi hỏi các chính phủ phải ban hành và thực
thi có hiệu quả hơn các quyền của người lao động.
Nghiên cứu “Chính sách Lao động Việc làm của Hàn Quốc 2010” [63]: của
Bahk Jaewan Employment and Labour Policy in Korea 2010- Bộ trưởng Bộ Lao
động và Việc làm Hàn Quốc. Tác giả giới thiệu các chính sách khác nhau mà Chính
phủ Hàn Quốc đã áp dụng nhằm bảo đảm quyền của NLĐ, tạo ra những công việc
tốt hơn cả về số lượng và chất lượng, và đạt được tăng trưởng về việc làm. Bên
cạnh đó, tác giả cung cấp cho chúng ta hiểu biết về TTLĐ của Hàn Quốc và các
chính sách liên quan như: chính sách việc làm và các công việc nhiều hơn và tốt
hơn; tiến bộ trong QHLĐ; hợp tác quốc tế; bảo đảm những quyền cơ bản của NLĐ
và nâng cao phúc lợi cho NLĐ”. Theo tác giả, để bảo vệ các quyền của NLĐ, Nhà
nước cần phải bảo đảm những điều kiện làm việc cơ bản cho NLĐ về giờ làm việc,
giờ làm việc linh hoạt, nâng cao quyền của NLĐ trong việc đòi tiền lương quá hạn
(overdue wage), cơ chế lương tối thiểu, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, sa thải, bảo hiểm
tai nạn lao động, hệ thống lương hưu cho NLĐ, bảo vệ sức khỏe của NLĐ.
Nghiên cứu về “Quyền của người lao động theo bộ luật lao động của Nhật Bản”
của tác giả Mutsuko sakura có đưa ra các tiêu chuẩn, định nghĩa mối QHLĐ và công
cụ để thiết lập các tiêu chuẩn lao động. Tác giả phân tích các nguyên tắc cơ bản của
PLLĐ và các quyền của NLĐ nêu rõ một số khái niệm về HĐLĐ, NLĐ, NSDLĐ và
mối QHLĐ trong Luật Tiêu chuẩn lao động của Nhật Bản. Đặc biệt, tác giả nêu quy
định về trách nhiệm hình sự đối với những người vi phạm quyền của NLĐ.
Nghiên cứu “Employee job rights: Foundation Considerations”, của Molz,
Rick - Journal of Business Ethics (1986-1987); August 1987, page 449. Theo tác
giả, quyền của mọi người được có và giữ việc làm là một chủ đề phức tạp và có tính
nhạy cảm, vì vậy quyền của NLĐ đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi, với một số
Tòa án ra luật cho NLĐ có quyền cơ bản trong việc giữ công việc của họ. Tác giả
xác định những giả thuyết cơ sở và phân tích sắc bén về các quyền của NLĐ, theo
tác giả những quyền này là những đòi hỏi lẫn nhau giữa NLĐ và NSDLĐ trong việc
đưa ra các giải pháp tốt nhất cho vấn đề về các quyền của NLĐ. Để thành công thì
điều này đòi hỏi sự cam kết của cả hai bên.
Sách “Globalization and the future of labour law” (2006), John D.R. Craig
and S.Micael Lynk. Tài liệu đã đề cập đến nội dung mà luận án quan tâm đó là
không phân biệt đối xử buộc thôi việc khi LĐN trong giai đoạn mang thai, bảo đảm
26
quyền cho LĐN được trở lại làm việc và hưởng mức lương tương đương với vị trí
làm việc khi nghỉ sinh con; không được buộc thôi việc khi NLĐ lập gia đình trong
quá trình làm việc (Tr136).
Tóm lại, những công trình nghiên cứu tiêu biểu về quyền và lợi ích của các tác
giả nước ngoài đã thể hiện rõ những quan điểm dưới góc độ nghiên cứu khác nhau
về quyền và lợi ích nói chung và quyền và lợi ích của NLĐ nói riêng. Nhưng cũng
đã có nhiều ý kiến đồng nhất, đặc biệt là sự cần thiết, ý nghĩa và vai trò của việc bảo
đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong việc phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát
triển kinh tế đất nước nói chung.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở n c ngoài nghiên cứu về quyền và lợi ích của
n l o động trong doanh nghiệp có vốn đầu t n c ngoài
N. Driffield và K. Taylor (2000), "FDI and the labour market: a review of the
evidence and policy implications". Paper preared for special edition of oxford
Review of Econnomic Policy on Globalisation and Labour Markets. Tác giả đã
nghiên cứu các kết quả liên quan đến tác động TTLĐ và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) ở Anh. Bài viết chứng minh rằng một trong những tác động quan trọng của
đầu tư trực tiếp nước ngoài là tăng sự bất bình đẳng tiền lương và sử dụng lao động
có tay nghề tương đối nhiều tại các doanh nghiệp trong nước. Kết quả này do sự kết
hợp của hai tác động: 1) Sự gia nhập của doanh nghiệp đa quốc gia (MNE: Multi-
national Enterprises) làm tăng nhu cầu về công nhân lành nghề trong một ngành
công nghiệp hoặc khu vực, do đó làm tăng sự bất bình đẳng tiền lương; 2) Sự phát
triển của công nghệ xảy ra từ nước ngoài tác động tới các doanh nghiệp trong nước,
là kết quả của những tác động lan tỏa, nhu cầu về công nhân lành nghề tăng lên ở
các công ty trong nước, tiếp tục tạo thêm sự bất bình đẳng tiền lương.
Nghiên cứu cũng xem xét các tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự
khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các tác động
này sẽ được thảo luận, dựa trên quan điểm của phát triển khu vực và hiệu quả khả năng
thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm thất nghiệp cơ cấu.
Dirk Willem te Velde và Oliver Morrissey (2002), "Foreign Direct
Investment, Skills and Wage Inequality in East Asia". Presented at DESG
conference in Nottingham, April 2002. Công trình nghiên cứu về những tác động
của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tiền lương và những bất công về tiền lương ở 5
quốc gia Đông Á giai đoạn 1985-1995. Theo đó, sự bất công về lương giảm dần ở
27
một vài nước, nhưng không phải ở tất cả quốc gia Đông Á. Nghiên cứu dựa trên dữ
liệu ILO (International Labour Organization) của nhóm tác giả không tìm ra được
nhiều những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy FDI làm giảm sự bất công bằng về tiền
lương, điển hình đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng sự bất công này ở Thái Lan.
Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả khẳng định: muốn tận dụng lợi thế của FDI thì
các quốc gia cần quan tâm đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực.
Viện Nghiên cứu phát triển hải ngoại của Anh (ODI) (2002), "Foreign
Direct Investment: Who gains?" (ODI Briefing Paper, Publication). Nghiên cứu này
dựa trên tình hình của các DN VĐTNN tại 5 quốc gia Đông Á và 5 quốc gia châu Phi;
qua đó cho thấy: về cơ bản các DN VĐTNN đã trả công cho NLĐ cao hơn các doanh
nghiệp trong nước, tuy nhiên chỉ đối với Mỹ nhóm công nhân có trình độ chuyên môn,
tay nghề cao, tạo ra khoảng cách chênh lệch về thu nhập ngày càng rõ rệt giữa lao động
trong các DN VĐTNN với lao động ở doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu cũng
đưa ra 4 giải pháp về chính sách cho các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài,
đồng thời nhằm hạn chế mặt trái của nó mang lại những tác động của vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến tiền lương và những bất công về tiền lương ở 5 quốc gia Đông Á
giai đoạn 1985-1995. Theo đó, sự bất công về lương giảm dần ở một vài nước, nhưng
không phải ở tất cả quốc gia Đông Á. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu ILO (International
Labour Organization) của nhóm tác giả không tìm ra được nhiều những bằng chứng
mạnh mẽ cho thấy vốn đầu tư nước ngoài làm giảm sự bất công bằng về tiền lương,
điển hình vốn đầu tư nước ngoài làm tăng sự bất công này ở Thái Lan. Qua nghiên cứu
này, nhóm tác giả khẳng định: Muốn tận dụng lợi thế của vốn đầu tư nước ngoài thì các
quốc gia cần quan tâm đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực.
Timothy BesleyRobin Burgess (2008), "Labor Regulation Hinder
Economic Performance? Evidence from India – 2008". Timothy BesleyRobin
Burgess. Bài báo này tập trung vào phân tích quan hệ lao động trong các bang của
Ấn Độ đã ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2005 - 2008.
Những vấn đề về: Tranh chấp luật theo hướng ủng hộ công nhân có kinh nghiệm
giảm sản lượng, việc làm, đầu tư và năng suất, ngược lại, sản lượng sản xuất không
đăng ký hoặc không chính thức tăng lên. Điều chỉnh theo hướng ủng hộ công nhân
cũng có liên quan với sự gia tăng nghèo đô thị. Vấn đề này cho thấy, những nỗ lực
khắc phục tình trạng mất cân bằng quyền lực giữa vốn và lao động có thể dẫn tới
làm tổn thương người nghèo.
28
Khondoker Abdul Mottaleb and Kaliappa Kalirajan (2010), "Determinants of
Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis".
ASARC Working Paper 2010/13. Các tác giả đã chỉ ra, bằng việc thu hẹp khoảng
cách giữa tiết kiệm nội địa và đầu tư cùng việc đưa công nghệ mới nhất và quản lý
bí quyết từ các nước phát triển đầu tư nước ngoài có thể đóng một vai trò quan
trọng trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước đang phát
triển. Các quốc gia đang phát triển đã không được coi là địa điểm thuận lợi cho đầu
tư nước ngoài như các nước phát triển, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria
và Sudan đang tiếp nhận phần lớn nguồn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, đã sử dụng
dữ liệu từ 68 nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình thấp, xác định các
yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển. Dựa
trên một cuộc thảo luận so sánh tập trung vào lý do tại sao một số nước thành công
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi những nước có đầu tư nước ngoài
lớn hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, tỷ lệ của thương mại quốc tế cao hơn và
môi trường kinh doanh thân thiện hơn là thành công hơn trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đóng một vai trò quan trọng trong
việc đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Các
quốc gia đang phát triển đã không được coi là địa điểm thuận lợi cho đầu tư nước
ngoài như các nước phát triển, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và
Sudan đang tiếp nhận phần lớn nguồn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, đã sử dụng dữ
liệu từ 68 nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình thấp, xác định các
yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển. Dựa
trên một cuộc thảo luận so sánh tập trung vào lý do tại sao một số nước thành công
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi những nước có GDP lớn hơn, tốc độ
tăng trưởng GDP cao hơn, tỷ lệ của thương mại quốc tế cao hơn và môi trường kinh
doanh thân thiện hơn là thành công hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Behzad Azarhoushang (2013), “The effects of FDI on China’s economic
development; case of Volkswagen in China”. (Behzad Azarhoushang - Institute of
Management Berlin, Publication). Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả đưa ra
một cái nhìn tổng quan về tình hình FDI ở Trung Quốc, lấy điển hình là doanh
nghiệp ô tô Volkswagen. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của đầu tư nước
ngoài đến mọi mặt của kinh tế Trung Quốc: sản lượng, nguồn lao động, tiền
lương, tình hình xuất khẩu. Nguồn nhân lực chất lượng cao, sự cạnh tranh của
29
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước về việc thu hút nhân
lực, cũng như sự mất cân đối về tiền lương trả cho 3 nhóm công nhân: Công nhân
lành nghề, công nhân bán chuyên và công nhân không có tay nghề.
Abhirup Bhunia (2013), Labour in times of rising foreign direct investment in
developing countries. Tác giả đưa ra những đánh giá về tác động của đầu tư nước
ngoài đến tình trạng tiền lương, tiền thưởng và thu nhập của công nhân các quốc gia
tiếp nhận vốn đầu tư có sự hấp dẫn về nguồn lao động giá rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này
đã không còn phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay, mà là chất lượng lao động,
môi trường, đầu tư, chính sách ưu đãi…
Layna Mosley (2013), “Labour rights and Multinational Production”.
Cambridge University Press, ambridge, 306p. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu
mối QHLĐ trong các tập đoàn đa quốc gia, những tranh cãi về "cuộc đua tới đáy", cạnh
tranh toàn cầu đang làm giảm sự bảo vệ đối với hầu hết NLĐ ở các nước đang phát
triển. Tác giả đã có một nghiên cứu xuyên quốc gia về quyền lợi lao động tập thể, đầu
tư nước ngoài và thương mại. Để làm điều này, Layna Mosley xây dựng một cơ sở dữ
liệu toàn diện mới về vi phạm quyền lao động ở các nước đang phát triển. Nội dung
của cơ sở dữ liệu tập trung vào quyền lợi tập thể, bao gồm cả cơ hội để liên hiệp,
thương lượng tập thể, tổ chức các cuộc đình công và quyền hợp pháp. Dữ liệu của tác
giả xây dựng dựa trên 90 quốc gia trong giai đoạn 1985-2002, dựa trên cơ sở 3 nguồn:
Báo cáo quốc gia về tình hình nhân quyền (Bộ ngoại giao Mỹ); báo cáo của Uỷ ban
chuyên gia về việc áp dụng ông ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế;
khảo sát về hành vi vi phạm của Tổ chức quốc tế về thương mại tự do.
Daniel S. Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee (2014), “Does labour
legislation benefit workers? Well-being after an hours reduction”. NBER working
paper No 20389. Trong nội dung nghiên cứu này, nhóm tác giả đã căn cứ vào câu hỏi
"Phải chăng, trong nền kinh tế hiện đại, người công nhân đang phải làm việc quá vất
vả? Liệu họ có cảm thấy tốt hơn nếu cân bằng được số lượng giờ lao động?" Nhóm tác
giả đã kiểm tra sự hài lòng về cuộc sống của người Hàn Quốc và Nhật Bản trong một
giai đoạn, khi họ bất ngờ phải đối mặt với án phạt khi làm quá giờ. Sử dụng phương
pháp nghiên cứu mặt cắt ngang, nhóm tác giả nhận thấy được sự hài lòng của công
nhân từ điều luật này; phát hiện tương tự cũng được tìm ra tại Hàn Quốc khi sử dụng
phương pháp dữ liệu theo chiều dọc, đó là người vợ hạnh phúc hơn khi chồng phải làm
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (15)

Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAYĐề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động, 9đ
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động, 9đLuận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động, 9đ
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động, 9đ
 
Hợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam
Hợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài tại Việt NamHợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam
Hợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOTĐề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
Đề tài: Pháp luật về đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, HOT
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phầnLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
 
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAYLuận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOTLuận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
 
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAYLuận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
Luận văn: Cấm phân biệt đối xử về nghề nghiệp và việc làm, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao độngLuận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
 

Semelhante a Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngLuận Văn 1800
 
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...PinkHandmade
 

Semelhante a Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài (20)

Quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn nước ngoàiQuyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn nước ngoài
 
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoàiQuyền của người lao động tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
 
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở V...
 
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam
 
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luậtLuận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật
 
Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOTLuận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
Luận văn: Quyền có việc làm của người lao động theo luật, HOT
 
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAYLuận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật, HAY
 
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao độngĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
ĐỀ TÀI : Luận án Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động
 
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
Luận án: Quyền có việc làm của lao động theo pháp luật lao động - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
 
Luận án: Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài
Luận án: Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoàiLuận án: Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài
Luận án: Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài
 
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo luật, HOT
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo luật, HOTĐề tài: Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo luật, HOT
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo luật, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao độngLuận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
 
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAYBài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
Bài mẫu Khóa luận đơn phương chấm dứt hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Último (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài

  • 1. VI N H N L M KHO H X H I VI T N M V Ộ ĐỖ QU G SƠ BẢ ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦ GƢỜ L ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHI P CÓ VỐ ĐẦU TƢ ƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VI T N n : Lu t ến pháp-Lu t Hành chính s : 9.38.01.02 LUẬ T S LUẬT n n o PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí Ộ 2019
  • 2. LỜ Đ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. ác tư liệu và số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả những tư liệu và số liệu đó. Những kết luận khoa học của luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Tác ả lu n án Đỗ Quan Sơn
  • 3. Ụ LỤ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 ƣơn 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 6 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước....................................................... 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................20 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.......................................................................................................30 1.4. ơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..............................................32 ƣơn 2: HỮNG VẤ ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦ GƢỜ L ĐỘNG TRONG DOANH NGHI P CÓ VỐ ĐẦU TƢ ƢỚC NGOÀI............................36 2.1. Khái quát chung về bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .........................................................36 2.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật....................................................................45 2.3. Phương thức bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài....................................................................61 ƣơn 3: T ỰC TRẠNG BẢ ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA GƢỜ L ĐỘNG TRONG DOANH NGHI P CÓ VỐ ĐẦU TƢ ƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VI T NAM HI N NAY..............69 3.1. Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích về việc làm của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài................................................69 3.2. Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích về thu nhập của người lao động...88 3.3. Thực trạng bảo đảm quyền nhân thân của người lao động......................93 3.4. Thực trạng bảo đảm quyền liên kết và tự do công đoàn..........................98 3.5. Thực trạng các phương thức bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ..............................102
  • 4. ƣơn 4: P ƢƠ G ƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢ ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦ GƢỜ L ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHI P CÓ VỐ ĐẦU TƢ ƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VI T NAM 120 4.1. Phương hướng bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam...............120 4.2. Giải pháp hoàn thiện việc bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.....128 4.3. Giải pháp hoàn thiện phương thức bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...............................139 K T LUẬN..................................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. D Ụ Ữ V T TẮT UN : Liên Hợp quốc ILO : Tổ chức Lao động quốc tế ICCPR : ông ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị ICESCR UDHR HĐLĐ : ông ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội : Tuyên ngôn về quyền con người : Hợp đồng lao động HP 2013 : Hiến pháp năm 2013 BLLĐ 2012 : Bộ luật Lao động năm 2012 LPS 2014 : Luật phá sản năm 2014 LĐT 2014 : Luật đầu tư năm 2014 LDN 2014 : Luật doanh nghiệp 2014 Bộ LĐTBXH : Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội GDP : Tổng sản phẩm quốc nội DN VĐTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động FTA : Hiệp định thương mại tự do CPTPP : Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương BHXH : Bảo hiểm xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHYT : Bảo hiểm y tế TVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động NKT : Người khuyết tật LĐN : Lao động nữ TULĐTT : Thỏa ước lao động tập thể XHCN : Xã hội chủ nghĩa TTLĐ : Thị trường lao động QHLĐ : Quan hệ lao động T LĐTT : Tranh chấp lao động tập thể
  • 6. 1 Ở ĐẦU 1. Tín cấp t ết của đề t n ên cứu Trong những năm qua, với chính sách mở cửa và hội nhập hệ thống pháp luật Việt Nam từng bước được hoàn thiện, môi trường đầu tư được cải thiện, đã thu hút lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra một thị trường lao động lớn đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu NLĐ và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhiều DN VĐTNN đã quan tâm bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ làm việc trong doanh nghiệp của họ, trả lương cho NLĐ thỏa đáng, quan tâm đến điều kiện, môi trường làm việc, có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống, vật chất của NLĐ. Phần lớn NLĐ làm việc trong DN VĐTNN có thu nhập cao và ổn định, lợi ích kinh tế cơ bản được bảo đảm, đời sống từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật lao động tại nhiều DN VĐTNN vẫn còn xảy ra, như: HĐLĐ giao kết không đúng loại; không nộp BHXH hoặc nộp chậm; chưa đăng ký nội quy lao động; thiếu hệ thống biển báo; chỉ dẫn về an toàn lao động cho NLĐ; kéo dài thời gian làm thêm; thời gian thử việc; chưa báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bảo hộ lao động 6 tháng, hàng năm với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, chưa xây dựng thang bảng lương... dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là của NLĐ chưa được bảo đảm. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những cuộc tranh chấp lao động và đình công trong các DN VĐTNN ở nước ta trong thời gian qua và hiện nay. Do vậy, các DN VĐTNN ở Việt Nam không chỉ bảo đảm việc làm cho NLĐ, mà cần bảo đảm các quyền và lợi ích của NLĐ theo luật pháp Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc vi phạm pháp luật lao động trong bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN VĐTNN thời gian qua làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Do đó, việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN VĐTNN phải là vấn đề được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như của chính NLĐ quan tâm thỏa đáng trong khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, sao cho vừa bảo đảm được quyền và lợi ích của
  • 7. 2 NLĐ, vừa tiếp tục khuyến khích các DN VĐTNN sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước. Về bản chất, QHLĐ trong các doanh nghiệp nói chung và DN VĐTNN nói riêng, được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện. QHLĐ giữa NSDLĐ và NLĐ là nhân tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của NSDLĐ và thu nhập, việc làm của NLĐ. Về phương diện pháp lý, Việt Nam ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm xây dựng QHLĐ trong các doanh nghiệp hài hòa, ổn định và tiến bộ, trong đó quyền và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động được bảo vệ, bảo đảm. Tuy nhiên, trong QHLĐ, NLĐ luôn ở vị thế yếu hơn, các quyền và lợi ích chính đáng của họ dễ bị NSDLĐ xâm hại do họ phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ. Do vậy, phù hợp với ông ước quốc tế của Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức lao động thế giới (ILO) về quyền con người trong lĩnh vực lao động, pháp luật nước ta quy định chặt chẽ các nội dung bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ trong QHLĐvới trụ cột chính là nhân quyền của NLĐ. Điều này được thể hiện qua các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 đều ghi nhận các quyền công dân, quyền của người lao động. Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Thể chế hóa các quy định về quyền của NLĐ trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đã chuyển hóa các ghi nhận về quyền của NLĐ trong Hiến pháp thành các quy định pháp luật cụ thể nhằm bảo đảm các quyền của NLĐ được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Thêm nữa, với việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà gần đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( PTPP) cùng với những cam kết mạnh mẽ, thực chất, sâu rộng liên quan các tiêu chuẩn lao động quốc tế dẫn đến hệ thống pháp luật lao động cần có sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là ở khía cạnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Như vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN không
  • 8. 3 chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề cấp thiết trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu, hệ thống về vấn đề này. Do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Bảo đảm quyền và lợi ích của n l o động trong các doanh nghiệp có vốn đầu t n c ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án của mình. Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đíc v n ệm vụ nghiên cứu 2.1. Mụ đí n ên ứu Mục đích của luận án là tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề lý luận trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật; tổng hợp, phân tích, làm sáng tỏ nội dung pháp luật thực định và một số vấn đề thực tiễn thi hành pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong các DN VĐTNN ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận án là: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN: Quan niệm quyền, lợi ích của NLĐ; đặc trưng, nội dung pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN ĐTNN; phương thức bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN VĐTNN… Thứ hai, phân tích thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam: những kết quả đã đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam. 3. Đ tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Về đố t ợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ Việt Nam làm việc tại DN VĐTNN chủ yếu là các quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các phương thức bảo đảm trên cơ sở cụ thể hóa các
  • 9. 4 quyền của NLĐ được ghi nhận trong hiến pháp, các quan điểm mang tính lý luận và thực tiễn bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN trên thế giới và ở Việt Nam. 3.2. Về phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp lý về bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN. Phân tích làm rõ yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN ở nước ta hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế quốc gia trong việc bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Ngoài ra, Luận án cũng làm sáng tỏ thực trạng các quy định và thực thi pháp luật của nước ta về vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN, từ đó Luận án đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật. Luận án không nghiên cứu quyền và lợi ích của NLĐ là người nước ngoài tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu về bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam nhưng có sự tương quan đối với pháp luật lao động quốc tế và đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khoảng năm 2000 đến nay có tham chiếu, so sánh với giai đoạn trước đó. 4. Đón óp mới của Lu n án Một là, luận án sẽ là công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN ở Việt Nam dưới góc độ chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp các nội dung cơ bản: - Luận án tiếp tục hoàn thiện và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN trên cơ sở lý thuyết về nhân quyền trong lao động và bối cảnh Việt Nam ký kết và gia nhập các FTA thế hệ mới với những cam kết sâu sắc và toàn diện về lĩnh vực lao động, việc làm; - Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành. Luận án chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế của việc bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ tại DN VĐTNN theo pháp luật, cũng như các phương thức, thiết chế bảo
  • 10. 5 đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Trên cơ sở đó, Luận án nêu ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN; - Đề xuất phương hướng, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện việc bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hai là, kết quả nghiên cứu mà luận án có được khi triển khai vào thực tiễn có giá trị giúp nâng cao nhận thức của các chủ thể có liên quan về QHLĐ trong DN VĐTNN. Kết quả nghiên cứu của luận án là một phương tiện giúp bảo đảm tốt hơn những quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Qua đó, luận án cũng góp phần vào hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người trong một lĩnh vực cụ thể: Pháp luật lao động và công đoàn. 5. Ý n ĩa lý lu n và thực tiễn của Lu n án Về lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận pháp lý về bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ nói chung và bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN ở Việt Nam nói riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và yêu cầu hội nhập. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp phần hoàn thiện việc bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam. Luận án cũng có thể là tài liệu giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo pháp luật, tài liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm đến quyền con người, quyền của NLĐ dưới góc độ chuyên ngành Luật hiến pháp, Luật hành chính. 6. Kết cấu của Lu n án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu bốn chương: hương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. hương 2: Những vấn đề lý luận pháp lý về bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hương 3: Thực trạng bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện nay hương 4: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện nay
  • 11. 6 ƣơn 1 TỔ G QU TÌ Ì G Ê ỨU 1.1. ác côn trìn n ên cứu tron nƣớc 1.1.1. Cá ôn trìn n ên ứu tron n về quyền và lợ í ủ n l o độn 1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo Nguyễn Linh Khiếu (1999), “Lợi ích động lực phát triển xã hội”. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã tổng kết lại nhiều nghiên cứu khác nhau về lợi ích trong nước và ngoài nước. Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận mới về khái niệm lợi ích: "Lợi ích chỉ có ý nghĩa là lợi ích trong các quan hệ lợi ích cụ thể. Ngoài quan hệ lợi ích nó không còn là lợi ích nữa mà chỉ là cái có lợi hay có ích đối với các chủ thể ở một hoàn cảnh nhất định. Trong trường hợp này, nó cũng giống như các đối tượng thoả mãn nhu cầu hoặc chính là các đối tượng thoả mãn nhu cầu". Từ sự phân tích trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về quan hệ lợi ích như một khái niệm trung gian để giải thích khái niệm lợi ích. Ông viết: "Quan hệ lợi ích là mối quan hệ khách quan giữa các chủ thể có cùng nhu cầu và cùng đối tượng thoả mãn nhu cầu như nhau trong việc thực hiện nhu cầu ấy". Quan hệ lợi ích chỉ nảy sinh trong một hoàn cảnh xã hội nhất định và chỉ nảy sinh khi quan hệ nhu cầu trở nên không trực tiếp thực hiện được. Ngoài ra, tác giả còn phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích tiêu biểu với tư cách là động lực của xã hội đã được ông biện giải rất rành mạch và thuyết phục. Về quan hệ giữa lợi ích vật chất (lợi ích kinh tế) và lợi ích tinh thần, tác giả khẳng định: "Xét đến cùng thì các lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định và là tiền đề, là cơ sở để thực hiện các lợi ích tinh thần. Và thực hiện được các lợi ích tinh thần sẽ tạo ra những khả năng mới trong sự nảy sinh cũng như làm xuất hiện những phương thức thực hiện lợi ích vật chất mới". Khi phân tích bản chất, vai trò của lợi ích chung và lợi ích riêng, tác giả nhận thấy rõ vai trò, động lực trực tiếp của lợi ích riêng trong việc thôi thúc cá nhân hoạt động, nó chính là nhân tố quyết định con người tích cực tham gia hoạt động xã hội, vì vậy nó là cơ sở để thực hiện lợi ích chung. Ngược lại, khi lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội được thực hiện nó sẽ đóng vai trò là điều kiện và định hướng cho lợi ích riêng, cho nên, chỉ khi tạo lập được mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mới có thể tạo ra
  • 12. 7 sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả xã hội. Nguyễn Linh Khiếu cũng tổng kết lại quá trình sử dụng vai trò, động lực của lợi ích trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là một công trình khoa học vừa mang tính lý luận quan trọng về lợi ích nói chung vừa nghiên cứu về lợi ích kinh tế nói riêng. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu lợi ích của NLĐ trong quan hệ pháp luật lao động giữa chủ doanh nghiệp và NLĐ trong luận án của mình. Nguyễn Dương, Linh Sơn (2005),“Nghệ thuật sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh. Con người - chìa khóa của sự thành công”. Nxb. Thế giới, Hà Nội. Nội dung cuốn sách gồm: hương I: on người - Chìa khóa của thành công; hương II: Dùng người trong kinh doanh; hương III: Giữ người trong kinh doanh. Tuy cuốn sách chỉ đề cập đến nghệ thuật sử dụng nguồn nhân sự trong kinh doanh không đề cập sâu đến vấn đề quyền và lợi ích của người lao động trong hoạt động kinh doanh nhưng các tác giả đã nhìn nhận và khẳng định việc bảo đảm quyền và lợi ích thích đáng cho NLĐ là phương thức giữ chân NLĐ làm việc cho doanh nghiệp mình và việc sử dụng NLĐ hợp lý, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho NLĐ sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, góp phần tạo ra nhiều giá trị thặng dư trong kinh doanh. Võ Khánh Vinh (2010), “Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học”. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách gồm các tham luận của nhiều học giả tập trung vào một số vấn đề: Những vấn đề lý luận, lịch sử về quyền con người, bảo đảm thực hiện và cơ chế bảo vệ quyền con người; Bảo vệ quốc tế quyền con người; Quyền con người ở Việt Nam: những vấn đề chung; Quyền con người và các ngành luật. Tập 1 gồm các tham luận: Quyền con người: giá trị xã hội, tính phổ biến và tính đặc thù; Những nguyên tắc cơ bản; các chủ thể liên quan đến quyền con người; nghiên cứu quyền con người; ác công ước quốc tế về quyền con người; Sự phân chia các thế hệ quyền con người: có thực sự cần thiết; Mô hình bộ máy quốc gia về nhân quyền ở một số nước và suy nghĩ về cơ chế bảo đảm quyền con người ở nước ta; Quyền con người và Hiến pháp; Hợp tác quốc tế bảo vệ quyền con người trong thế giới ngày nay; Các tổ chức quốc tế về quyền con người; Tòa án hình sự quốc tế - một thiết chế bảo vệ các quyền con người; Luật hình sự quốc tế và việc bảo vệ quyền con người; Quyền con người và luật nhân đạo quốc tế; ơ chế bảo vệ quyền con người tại Liên minh Châu Âu; Giám sát Hiến pháp: cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người: nhìn từ góc độ kinh nghiệm nước ngoài; Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của
  • 13. 8 pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay; Nội luật hóa các ông ước quốc tế về quyền con người trong pháp luật Việt Nam; Thực hiện quyền con người vì mục tiêu phát triển con người ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Biện chứng của độc lập dân tộc, pháp trị dân chủ và quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Xây dựng nền hành chính đáp ứng nhiệm vụ dân chủ hóa xã hội và bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay. Tập 2 gồm các tham luận: Quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội; hính sách pháp luật Việt Nam với bảo đảm quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa; Sự tham gia của “công dân” vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội dưới phương diện bảo đảm quyền con người; Bảo vệ quyền con người và việc xây dựng tòa án Hiến pháp ở Việt Nam; Quyền con người về dân sự ở Việt Nam; Quyền nhân thân trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; Quyền con người về hôn nhân và gia đình; Quyền tự do kinh doanh của công dân và nhà nước thuế; Pháp luật lao động Việt Nam và việc bảo vệ quyền con người; Mối quan hệ giữa quyền con người với Luật Hình sự Việt Nam; Vấn đề quyền con người trong lĩnh vực pháp luật đất đai; Quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, trong tố tụng dân sự Việt Nam; Mối quan hệ giữa quyền con người với Luật Thi hành án hình sự Việt Nam; Bảo vệ quyền con người trong thi hành án dân sự; Bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong pháp luật Việt Nam và các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký với một số nước; Những rào cản đối với việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quyền con người; huyển hóa các điều ước quốc tế về quyền con người vào pháp luật Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm vấn đề quyền con người nói chung và quyền của người lao động nói riêng. Đại học quốc gia Hà Nội (2011), “Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam”, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã khẳng định đi kèm với quá trình toàn cầu hóa là vấn đề di cư lao động quốc tế. Theo tác giả, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại, tình trạng di cư lao động quốc tế lại phổ biến như hiện nay. Theo ước tính của ILO và IOM, hiện trên thế giới có gần 200 triệu người lao động di trú, chiếm 3% dân số toàn cầu, tính ra cứ 35 người dân và 26 người lao động trên thế giới thì có một người sống và làm việc ở ngoài đất nước mình. Di cư quốc tế vì việc làm là kết quả tất yếu và là một yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa
  • 14. 9 về kinh tế. Nó mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế của nhiều quốc gia nói riêng, cũng như cho nhiều gia đình, tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những khó khăn, thách thức mà các Chính phủ và NLĐ di trú khắp nơi phải đối mặt, đó là tình trạng người lao động bị phân biệt đối xử, bị bóc lột và thậm chí bị xâm phạm các quyền và lợi ích cơ bản cả ở nước gửi và nước nhận lao động. 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, báo cáo nghiên cứu và các bài báo khoa học Diệp Thành Nguyên (2005), “Vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số tháng 5/2005. Bài viết đã chỉ rõ chính đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khơi dậy tiềm năng của đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều mâu thuẫn so với bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế phân hoá giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền, sự cạnh tranh sống còn giữa các doanh nghiệp; cơ chế thị trường cũng là mảnh đất nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, tạo cơ hội cho một bộ phận bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, tìm mọi cách mưu lợi cho bản thân, điều này dẫn đến quyền và lợi ích của NLĐ luôn bị đe doạ, xâm hại. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định thành lập nên nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, trong đó công đoàn là một tổ chức có mối quan hệ gần gũi và có những hoạt động thiết thực, có hiệu quả để bảo vệ NLĐ. Trong bài viết, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ về khái niệm, tính chất, chức năng, nguyên tắc tô chức và hoạt động của công đoàn. Ngoài ra, tác giả cũng đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp trong bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ. Từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm phát huy vai trò của công đoàn trong bảo vệquyền và lợi ích của NLĐ. Vũ Hương Liên (2007), “Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia. Trong luận văn, tác giả đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền lao động dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Giới thiệu các quy định cơ bản về quyền lao động theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật quốc tế như: quy định về việc làm và một số quy định chung về bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động. Thực trạng thực thi pháp luật về việc làm và bảo đảm các điều kiện
  • 15. 10 làm việc cho người lao động tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm điều kiện làm việc cho NLĐ: thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm và bảo đảm điều kiện làm việc cho NLĐ, tăng cường đào tạo nghề cho NLĐ có chất lượng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn TTLĐ trong nước và quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm các điều kiện làm việc cho NLĐ. Trần Minh Yến (2007), "Đình công, tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lao động, việc làm ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 353. Tác giả bài viết đã phân tích về đặc điểm cơ bản của các cuộc đình công ở nước ta hiện nay, đình công có xu hướng tăng nhanh về số lượng, lớn về quy mô, có tính chất lan tỏa và ngày càng gay gắt, phức tạp hơn. Đình công đã xảy ra ở các thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu xảy ra ở DN VĐTNN (điển hình là doanh nghiệp Đài Loan và doanh nghiệp Hàn Quốc), đó là: Thứ nhất, về phía DN VĐTNN (NSDLĐ), thực tế hầu hết các cuộc đình công đều xuất phát từ sự vi phạm pháp luật lao động, vi phạm những cam kết từ phía NSDLĐ. Thứ hai, về phía NLĐ, do NLĐ hiểu biết pháp luật còn hạn chế và do thu nhập thấp, mức lương tối thiểu thấp, thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Thứ ba, về phía cơ quan quản lý nhà nước, chưa làm tốt việc tổ chức và phối hợp thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định pháp luật về lao động, tiền lương nên việc vi phạm lao động còn nhiều. Thứ tư, vai trò của công đoàn còn yếu và mờ nhạt, chưa lãnh đạo được các cuộc đình công theo đúng trình tự của Bộ luật lao động quy định. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp giảm thiểu đình công: Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động; nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước để luật pháp đã được ban hành phải được tuân thủ một cách nghiêm túc triệt để; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp; đối với doanh nghiệp phải chấp hành đầy đủ các qui định về chế độ tiền lương, trả lương thấp; đối với người lao động, phải tăng cường hiểu biết kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật lao động. Đỗ Thị Vân Anh (2010), "Nguyên nhân đình công ở một số doanh nghiệp trong thời gian qua", Tạp chí cộng sản điện tử, số tháng 6/2010. Trong đó, đã phân tích một hiện tượng xã hội mới xuất hiện, đó là mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa hợp tác giữa NSDLĐ và NLĐ. Đình công là hiện tượng không mới trong quá trình công nghiệp hóa trên thế giới, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội, tuy nhiên cách xử lý nó như thế nào lại phản ánh bản chất của nền KTTT định hướng XNCH mà Việt
  • 16. 11 Nam đang đặt ra. Đây cũng là vấn đề phức tạp đã và đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước, để góp phần vào việc giảm thiểu xung đột giữa người lao động và giới chủ, tiến tới loại bỏ đình công, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới đình công trong các doanh nghiệp, cả nhà nước lẫn tư nhân là rất cần thiết. Hầu hết các lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào các vấn đề như làm tăng ca, điều kiện làm việc, sinh hoạt không bảo đảm, lương thưởng quá thấp, không lo đủ cho cuộc sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắc nghiệt đối với NLĐ nên không những không khuyến khích NLĐ tăng năng suất mà còn có tác động ngược trở lại... Tác giả đã đưa ra một số nội dung khác như: Bảo đảm trả đúng hạn lương sẽ loại bỏ yếu tố gây bãi công cao nhất; các chế độ phúc lợi và quyền lợi vật chất, chế độ bảo hộ lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nội quy lao động trái với quy định của pháp luật, NSDLĐ không thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Để tiếp tục thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện, tạo sự hài hòa trong quan hệ lợi ích giữa hai tầng lớp xã hội, NSDLĐ và NLĐ, tác giả đã đưa ra cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: khuyến khích NSDLĐ thu lợi nhuận chính đáng; tăng cường kiểm tra, đẩy lùi tiêu cực; có chính sách phân chia lợi nhuận công bằng; biểu dương chủ doanh nghiệp có thành tích cải thiện đời sống NLĐ; quan tâm và giúp đỡ người có thu nhập thấp; NSDLĐ và NLĐ có sự thống nhất và minh bạch về lợi ích; công đoàn cần thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp. Nhìn chung, các bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến đình công của NLĐ trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên còn chưa toàn diện sâu sắc, chỉ nêu ra những vấn đề chung mà người lao động quan tâm là tiền lương, tiền thưởng, một số giải pháp nêu ra chưa giải quyết được triệt để về điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của NLĐ. Nguyễn Thanh Hà (2011), “Luật Việt Nam trong tương quan với luật Quốc tế về lao động”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn, tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về sự tương quan giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế với các nội dung như: sự cần thiết, tính phức tạp của mối tương quan; một số lý thuyết về sự tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về lao động. ũng trong luận án, tác giả đã đánh giá sự tương quan giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về lao động. Trong đó, phân tích những đặc điểm của lao động Việt Nam; giới thiệu hệ thống pháp luật về lao động của Việt
  • 17. 12 Nam. Phân tích, đánh giá quá trình Việt Nam tham gia vào pháp luật quốc tế về lao động. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần làm tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động. Nhiều luận điểm trong tài liệu này sẽ được nghiên cứu sinh kế thưa, phát triển như: Vấn đề đặc thù của lao động và pháp luật lao động cả về phương diện quốc gia và phương diện quốc tế trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ quốc gia và các cam kết quốc tế về lao động,… khi nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam. ông đoàn ông thương Việt Nam (2012), “Những quyền cơ bản của người lao động (Theo Bộ luật Lao động năm 2012)”. Để góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động và phục vụ nhu cầu tìm hiểu Luật Lao động (sửa đổi), Công đoàn ông Thương Việt Nam biên soạn cuốn sách “Những quyền cơ bản của người lao động”. uốn sách gồm 7 phần: Giải thích từ ngữ; quyền và nghĩa vụ của người lao động; Hợp đồng lao động; Tiền lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; n toàn lao động; Lao động nữ và ông đoàn. uốn sách đã tóm tắt những quyền cơ bản nhất của NLĐ được quy định trong Bộ luật lao động (sửa đổi năm 2012) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng cuốn sách hướng tới là công nhân lao động đặc biệt là công nhân lao động trẻ mới gia nhập đội ngũ lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Cuốn sách góp phần tích cực vào việc nâng cao hiểu biết pháp luật và là cẩm nang để NLĐ tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong quá trình tham gia QHLĐ trong các doanh nghiệp nói chung và trong DN VĐTNN nói riêng. Phạm Minh Huân (2015) “Chính sách bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động”, Tạp chí cộng sản, số tháng 6/2015. Bài viết đã đánh giá những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính bảo đảm quyền và lợi ích cho NLĐ thời gian qua. Cụ thể như: Thứ nhất, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành hệ thống chính sách, pháp luật về lao động; Thứ hai, công tác quản lý nhà nước về lao động tiếp tục được tăng cường; Thứ ba, hệ thống chính sách, pháp luật về lao động được ban hành và áp dụng trong thực tiễn đã góp phần tăng việc làm cho NLĐ, thúc đẩy TTLĐ phát triển, tăng cường kết nối cung - cầu lao động, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ; Thứ tư, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước cơ bản phù hợp với các ông ước về Quyền con người của Liên hợp quốc và công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt
  • 18. 13 Nam đã phê chuẩn, tạo điều kiện, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới; Thứ năm, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của NLĐ được nâng lên, vai trò của tổ chức công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong việc đại diện kiến nghị yêu cầu NSDLĐ tôn trọng và thực hiện đúng quy định pháp luật lao động ở nhiều nơi được khẳng định và đã bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ. Thứ sáu, đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ từng bước được nâng lên do sự điều chỉnh mặt bằng lương tối thiểu của Nhà nước, mức tăng tiền lương trên thị trường lao động cũng như việc cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp ngành, nghề đã dẫn đến việc các doanh nghiệp phải điều chỉnh mức tiền lương thỏa thuận với NLĐ. Tuy nhiên, cũng theo tác giả tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng so với yêu cầu thực tế thì các hệ thống chính sách đó vẫn chưa bảo đảm chính vì vậy phải tiếp tục hoàn thiện, phải tổ chức tuyên truyền để NLĐ, NSDLĐ hiểu biết đầy đủ và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách pháp luật lao động mà Nhà nước đã ban hành. Bài viết đã cho nghiên cứu sinh thấy được bức tranh về tình hình thực hiện chính sách đối với lao động nói chung, trong đó có những mặt tích cực và những tồn tại, hạn chế. Đây chính là tài liệu để tác giả tham khảo khi nghiên cứu đề xuất việc hoàn thiện pháp luật trong bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN VĐTNN. Nguyễn Bình An (2016), “Quyền của người lao động theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số tháng 5/2016. Theo tác giả quyền của NLĐ được coi là một trong những quyền cơ bản nhất trong phạm trù quyền con người mà các quốc gia đã ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế nói chung và trong hệ thống pháp luật của từng nước nói riêng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của NLĐ ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi NLĐ là trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại quốc tế nên họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của quá trình này, họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Trong bài viết này, tác giả đã nêu tổng quan về một số điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền của NLĐ, đồng thời đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền của NLĐ trong giai đoạn hiện nay. Tuy bài viết chỉ đề cập đến quyền của người lao động nói chung không đề cập đến quyền của NLĐ trong các DNVĐTNN. Nhưng đây là tài liệu có giá trị để nghiên cứu sinh
  • 19. 14 tham khảo khi nghiên cứu cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong các DNVĐTNN. Trần Phong (2016), “Tiến trình nào để người lao động được “Quyền lợi bảo vệ - An sinh bảo đảm - Phúc lợi tốt hơn”, ông đoàn công thương Việt Nam, tháng 6/2016. Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế. Do đó, với vai trò này lao động cần được xem xét ở cả hai khía cạnh, đó là “chi phí” và “lợi ích”. Lao động là yếu tố đầu vào, nó có ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố khác. Vì vậy, lao động cũng bao hàm những lợi ích tiềm tàng góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm đói nghèo. Theo tác giả, để quyền lợi NLĐ được bảo đảm và phúc lợi tốt hơn tại nhiều doanh nghiệp là điều không dễ dàng, thường có hai vấn đề xảy ra “không có chi phí, kinh phí" hay "không có thời gian để làm việc đó". Ngoài ra, vai trò của lao động cũng còn được thể hiện ở khía cạnh thứ hai đó lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Như vậy, người lao động phải được tạo các cơ hội trở thành lao động sáng tạo, có năng suất, được tôn trọng và được bảo đảm quyền con người. Thu nhập không phải là tất cả cuộc sống của NLĐ. Do đó cần đẩy mạnh an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với NLĐ một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. ũng trong bài viết của mình, tác giả cũng đề cập đến một số vấn đề mang tính bắt buộc cần thực hiện để bảo đảm quyền lợi của NLĐ. Trần Nguyên ường (2017), “Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật kinh tế, Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã trình bày và phân tích một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại các DN VĐTNN như: khái niệm, đặc điểm của DN VĐTNN, sự cần thiết bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN; khái niệm và đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Về phương diện thực tiễn Luận án đã phân tích, đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN. Luận án phân tích, đánh giá, nêu ra những ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập của pháp luật bảo vệ quyền của NLĐ tại DN VĐTNN. Luận án nêu ra các định hướng và giải pháp sửa đổi, bổ sung một số hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền của NLĐ làm việc tại DN VĐTNN, có luận giải cụ thể, nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam bảo đảm vừa bảo vệ quyền và lợi
  • 20. 15 ích chính đáng của NLĐ vừa khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN VĐTNN hoạt động, mở rộng đầu tư, phát triển kinh doanh và đóng góp nhiều hơn nữa vào nền kinh tế đất nước. Đây là công trình có giá trị tham khảo rất có ý nghĩa với luận án. Tuy nhiên, về tổng thể luận án của tác giả Trần Nguyên ường được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Luật kinh tế. Tóm lại, những cuốn sách, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nước ở các mức độ khác nhau liên quan đến vấn đề quyền và lợi ích nói chung cũng như quyền và lợi ích của NLĐ nói riêng. Đây là nguồn tài liệu phong phú để tác giả kế thừa và phát triển khi nghiên cứu về nội dung quyền và lợi ích của người lao động trong các DN BĐTNN. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên hầu như tập trung nghiên cứu quan hệ lợi ích trong QHLĐ giữa chủ doanh nghiệp. Hơn nữa các công trình nghiên cứu khoa học này chủ yếu tiếp cận chủ yếu dưới góc độ kinh tế, xã hội học nên khi nghiên cứu vấn đề này nghiên cứu sinh sẽ phải tiếp cận phù hợp với mã số chuyên ngành đào tạo. 1.1.2. Cá ôn trìn n ên ứu tron n n ên ứu l ên qu n trự t ếp đến bảo đảm quyền và lợ í ủ n l o độn tron á o n n ệp ó vốn đầu t n n oà t eo p áp luật V ệt m 1.1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo, tham khảo Bùi Anh Tuấn (2000), “Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Nxb Thống kê. Tác giả đã đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong việc tạo thị trường lao động cho người lao động, đánh giá, phân tích những thành tựu mà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại trong việc nâng cao thu nhập, trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc cho người lao động. Tuy nhiên, tác giả cũng đánh giá những rủi ro, hạn chế tác động đến quyền và lợi ích của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Theo tác giả, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam cần xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với thong lệ quốc tế và những cam kết của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người. Trong số các nghiên cứu liên quan quyền con người phải kể đến hai công trình tiêu biểu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Bộ sách về quyền con người được triển khai trong khuôn khổ dự án “Diễn đàn giáo dục về quyền con người” do
  • 21. 16 PGS.TS Võ Khánh Vinh là chủ biên và “Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người” do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Ths. Vũ ông Giao và Ths. Lã Khánh Tùng đồng chủ biên. Các công trình tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, lịch sử về quyền con người, bảo đảm thực hiện và cơ chế bảo vệ quyền con người; Bảo vệ quốc tế quyền con người; Quyền con người trên các lĩnh vực cụ thể theo pháp luật Việt Nam...Đặc biệt, trên cơ sở các công ước quốc tế về quyền con người, bước đầu các công trình đưa ra khái niệm về quyền con người và đều khẳng định quyền con người là quyền tự nhiên vốn có và quyền này phải được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh. Công trình cung cấp nhiều tư liệu quý về những vấn đề liên quan đến các quyền con người, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng một số nội dung của hai công trình trong quá trình thực hiện luận án. Trong cuốn sách “Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam” do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên, các tác giả đã nghiên cứu sâu sắc vấn đề lý luận về quyền của người lao động và bảo vệ, bảo đảm quyền của người lao động trong pháp luật quốc tế và Việt Nam. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về bảo đảm quyền của người lao động trong pháp luật lao động và xác định bảo đảm quyền của người lao động trong mối QHLĐ nhằm chống lại nguy cơ NLĐ bị bóc lột, bị đối xử bất công, phải lao động trong những điều kiện lao động không bảo đảm cũng như thái độ thiếu tôn trọng của giới chủ (tr.47-48). 1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, báo cáo nghiên cứu và các bài báo khoa học Mai Đức hính (2005), “Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ hí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày một cách khái quát những lý luận chung về vấn đề lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế. Trên cơ sở lý luận đó luận văn đã nghiên cứu thực trạng về giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ trong các DN VĐTNN tại thành phố Hồ Chí Minh và những nguyên nhân cơ bản của việc tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn và tranh chấp. Từ thực trạng đã phân tích, luận văn đã đưa ra những phương hướng cùng giải pháp về hoàn thiện luật pháp, về nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn, về giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… để giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ trong các DN VĐTNN tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những cơ
  • 22. 17 sở pháp lý được luận văn sử dụng để phân tích và đánh giá thực trạng mối quan hệ lợi ích giữa nguời lao động và nguời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cũ, hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới đã được ban hành. Ngoài ra, phạm vị nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập đến quan hệ lợi ích và giới hạn phạm vị nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Nguyên ường (2009), “Một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu khái quát DN VĐTNN, nghiên cứu các quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ tại các DN VĐTNN. Nghiên cứu tình hình triển khai thực tế các quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi của NLĐ Việt Nam tại các DN VĐTNN. Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của NLĐ của các nước trên thế giới. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn việc triển khai các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước điển hình tiên tiến trên thế giới sẽ rút ra những hạn chế trong các quy định pháp luật Việt Nam và những ưu điểm trong quy định của pháp luật các nước điển hình tiên tiến trên thế giới để hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ tại các DN VĐTNN. Theo tác giả việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ Việt Nam tại các DN VĐTNN phải là vấn đề được quan tâm thỏa đáng nhiều hơn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như của chính NLĐ, trong khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, sao cho vừa bảo đảm được quyền lợi của NLĐ Việt Nam, vừa tiếp tục khuyến khích các DN VĐTNN sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề pháp lý cơ bản bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ Việt Nam tại các DN VĐTNN còn nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ Việt Nam tại các DN VĐTNN chưa nghiên cứu. Đồng Thị Thương Hiền (2011), “Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp: Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công ty TNHH Brother Việt Nam)”, Luận văn thạc sỹ xã hội học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận xã hội học nói chung và xã hội học kinh tế - lao động nói riêng. Luận văn đã phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận về tăng cường thương lượng trong QHLĐ ở DN VĐTNN, đánh giá thực trạng thương lượng trong QHLĐ ở
  • 23. 18 DN VĐTNN: Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công ty TNHH Brother Việt Nam. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thương lượng trong QHLĐ ở DN VĐTNN ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã giúp những người quan tâm có những nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn về việc vận dụng các lý thuyết xã hội học (trong đó có lý thuyết xã hội học về hành động xã hội, lý thuyết tương tác biểu trưng, lý thuyết cấu trúc - chức năng) trong nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề trong thương lượng trong QHLĐ nói chung và QHLĐ trong DN VĐTNN nói riêng. Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Vai trò của Công đoàn trong công tác bảo vệ quyền lợi của người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn. Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ trong các DN VĐTNN ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi NLĐ của công đoàn trong các DN VĐTNN ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ tại các DN VĐTNN. Nguyễn Hữu Dũng (2012), “Định công trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, Tạp chí Sự kiện và Nhận định số 1/2012. Trong bài viết tác giá đã phân tích, đánh giá thực trạng đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở Việt Nam qua đó đưa ra những nhận định cơ bản về QHLĐ trong DN VĐTNN ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất những khuyến nghị trong việc xây dựng QHLĐ trong DN VĐTNN ở Việt Nam theo hướng hài hòa, ổn định và tiến bộ nhằm giải quyết tranh chấp về quyền, lợi ích của NLĐ và vấn đề đình công. Lê Anh Nhân (2013), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Trang thông tin điện tử của BHXH Đà Nẵng. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã phản ảnh thực trạng tình hình về hoạt động đầu tư và việc chấp hành pháp luật lao động của các DN VĐTNN trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng. Trong đó, phân tích những kết quả tích cực đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ trong các
  • 24. 19 DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo tác giả, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quyền và lợi ích của NLĐ cần đề ra được những giải pháp phù hợp với thực tiển, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đánh giá kết quả thực hiện việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ, từ đó đề xuất những giải pháp bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN ở Đà Nẵng. Đào Huyền Trang (2015), “Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Luận văn thạc sỹ luật học. Đại học quốc gia. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về QHLĐ và sự điều chỉnh của pháp luật về QHLĐ; đánh giá thực trạng QHLĐ từ thực tiễn các DN VĐTNNtại Việt Nam. Trong đó, chỉ ra những tồn tại, bất cập về mặt pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về QHLĐ trong các DN VĐTNN ở Việt Nam và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về QHLĐ từ thực tiễn các DN VĐTNN góp phần tăng cường hiệu quả quản lý bằng pháp luật của Nhà nước đối với QHLĐ trong các DN VĐTNN. Tuy nhiên, công trình chỉ đề cập đến QHLĐ nói chung, không nghiên cứu chuyên sâu về quyền và lợi ích của NLĐ nên cũng chưa đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ làm việc trong các DN VĐTNN ở Việt Nam. Nguyễn Thị Minh Loan (2015), “Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã nghiên cứu, hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế như: Khái niệm về lợi ích, lợi ích kinh tế, lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DN VĐTNN, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của NLĐ. Trên cơ sở đó, luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận vững chắc về lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DN VĐTNN ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn phân tích thực trạng lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DN VĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2014, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những hạn chế đó, đưa ra các quan điểm và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DN VĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • 25. 20 Phạm Thị Hương (2016), “Quyền của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật lao động Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. Luận văn đã luận giải một số vấn đề về cơ sở lý luận về quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như quyền lợi hợp pháp của NLĐ theo pháp luật Việt Nam. Phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các điều luật về quyền của NLĐ trong các DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quyền của NLĐ trong các DN VĐTNN. Tuy nhiên, luận văn chỉ đề cập đến quyền của NLĐ chưa đề cập đến lợi ích của NLĐ. Vấn đề này sẽ được tác giả nghiên cứu sâu và hoàn thiện ở luận án của mình. Như vậy, chúng ta thấy vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam là vấn đề mới nên chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu trên mới nghiên cứu về quyền hay lợi ích của NLĐ hoặc nghiên cứu về quyền và lợi ích của NLĐ trong một phạm vi hẹp. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam dưới góc độ chuyên ngành luật Hiến pháp – luật Hành chính. Nội dung này sẽ được nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu trong luận án của mình. Ngoài ra, các công trình khoa học trên chủ yếu tiếp cận quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN dưới góc độ kinh tế, xã hội. Một số nghiên cứu đã xem xét vấn đề này dưới góc độ luật học song chủ yếu tiếp cận dưới phương diện quy định pháp luật mà chưa đi sâu phân tích việc thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DN VĐTNN theo pháp luật Việt Nam trên thực tế nên khi nghiên cứu vấn đề này nghiên cứu sinh sẽ phải tiếp cận dưới góc độ luật học cả về phương diện quy định pháp luật và thực hiện pháp luật để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong DNCVĐTNN theo pháp luật Việt Nam. 1.2. ác côn trìn n ên cứu ở nƣớc n o 1.2.1. Cá ôn trìn n ên ứu ở n n oà về quyền và lợ í ủ n l o độn Richard Vigilante (1994), “Đình công: cuộc chiến tranh mới thường nhật và tương lai của người lao động Mỹ” - (Strike :The Daily news war and the future of American labor). Cuốn sách đã miêu tả cuộc chiến trên những đường phố của New York, xe tải và các cửa hàng bị đập phá, người lao động bị giới chủ đánh đập. Đây
  • 26. 21 là cuộc bãi công của những người lao động làm việc cho tờ báo Tin tức hàng ngày (Daily News). Cuộc bãi công này xảy ra năm 1990, là một trong những sự kiện kịch tính nhất, tốn kém nhất và đấu tranh mạnh mẽ nhất trong lịch sử của NLĐ Mỹ. Đây cũng là một cuộc chiến quan trọng về đạo đức, xã hội và kinh tế nhằm thay đổi cuộc sống của hàng chục triệu NLĐ Mỹ. Nó yêu cầu giới chủ phải quan tâm hơn đến lợi ích của NLĐ như là một vấn đề đạo đức, lương tâm của những người quản lý doanh nghiệp. Chính các cuộc đình công này đã góp phần tái cấu trúc lại quan hệ giữa những người quản lý và công nhân trong nền kinh tế Mỹ, trong đó việc quan tâm đến lợi ích của NLĐ được đặt ra trong quan hệ giữa người chủ và NLĐ. dam Smith (1997), “Của cải của các dân tộc”. Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Nội dung cuốn sách thể hiện sự tiến bộ vĩ đại nhất trong quá trình phát triển sức sản xuất của lao động và tỷ lệ đáng kể của nghệ thuật, kỹ năng và trí thông minh, rõ ràng đã được xuất hiện nhờ kết quả của việc phân công lao động. Ông đã quan sát quá trình làm việc của các xưởng thủ công thấy rõ khi có sự phân công chuyên môn hoá thì năng suất của mỗi người trong điều kiện phân công chuyên môn hoá đã tăng gấp nhiều lần. Điều quan trọng hơn cả là thông qua việc sản xuất theo lối phân công chuyên môn hoá lao động, sẽ phát hiện ra cơ sở lợi ích. Lợi ích kinh tế và phân công lao động chính là hai phạm trù có mối quan hệ gắn bó với nhau, vì lợi ích cá nhân mà con người thực hiện thông qua việc phân công lao động để mỗi người tự trau dồi nghề nghiệp của mình một cách chuyên sâu đến mức độ hoàn hảo, khiến việc lao động mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, khi tham gia vào phân công lao động sẽ làm cho lợi ích cá nhân gia tăng. Hơn nữa, A.Smith còn có một quan điểm hết sức độc đáo và thực tế so với đương thời khi ông cho rằng động lực thúc đẩy NLĐ để làm ra của cải vật chất cho xã hội, tạo ra sự phồn thịnh của mọi quốc gia, mọi dân tộc chính là lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân, lòng ham tư lợi, vị kỷ của cá nhân, ham làm giàu. Đây là quan điểm rất tiến bộ và thực tế, nhưng .Smith đã bị các nhà kinh tế đương thời phê bình khá gay gắt. .Smith đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích chung của toàn dân tộc, toàn quốc gia và lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân. Ông khẳng định quốc gia sẽ trở nên phồn thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt của riêng mình tức thực hiện lợi ích cá nhân của mình. Mọi NLĐ, phục vụ người khác chính là vì lợi ích riêng của họ, do đó khi muốn họ làm việc, phục vụ thì chúng ta không
  • 27. 22 bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà chỉ nói với họ về mối tư lợi của họ. Đây thực sự là một quan niệm đặc biệt về lợi ích kinh tế, tính thực tiễn và tiến bộ của quan điểm đặc biệt này đã được thực tế chứng minh. Theo A.Smith, trong quá trình hoạt động kinh tế, mỗi người đều theo đuổi lợi ích cá nhân, đều nỗ lực cải thiện mức sống của mình, như thế tất yếu sẽ dẫn đến làm tăng của cải xã hội. Nhưng xuất phát từ tính vị kỷ của con người, lợi ích của cá nhân này bị hạn chế bởi lợi ích của cá nhân khác và trong quá trình thực hiện lợi ích kinh tế, tất cả các chủ thể đều có mối quan hệ với nhau. .Smith đã viết: "Anh cho tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu, đó chính là ý nghĩa của trao đổi". Từ quan điểm đó, .Smith đã chỉ rõ: Đó chính là toàn bộ ý nghĩa quan hệ kinh tế và cũng chính bằng cách này mà người ta nhận được phần lớn các dịch vụ cần thiết trong cuộc sống. Như vậy, lần đầu tiên ông đã nghiên cứu các lợi ích trong mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng, Ông cho rằng, bất cứ lợi ích nào cũng chỉ được đáp ứng trong trường hợp nó không mâu thuẫn với tăng năng suất của tư bản. Tiền lương cao không mâu thuẫn với lợi ích xã hội, vì theo mức tăng tiền lương thì năng suất lao động cũng sẽ được tăng lên. Mặt tích cực trong lý luận lợi ích của A. Smith là ở chỗ: lợi ích kinh tế được coi là động lực cơ bản của sự phát triển sản xuất xã hội, ông thừa nhận yếu tố khách quan trong nội dung của lợi ích kinh tế với tư cách là đầu mối trong hoạt động kinh tế của con người. Susan Campbell Bartoletti (2003), “Kids on Strike – Những đứa trẻ đình công”, Nxb. Houghton Mifflin. Cuốn sách miêu tả về sự kiện trong những năm đầu của thế kỷ XX, gần 2 triệu trẻ em đã làm việc trên toàn nước Mỹ. Trẻ em phải làm việc trong nhiều giờ mỗi ngày trong các điều kiện vô nhân đạo. Sau nhiều năm bị đàn áp thì những đứa trẻ đã tập hợp lại để đấu tranh cho mức lương tốt hơn, chi phí nhà ở rẻ hơn và môi trường làm việc an toàn hơn. Một số cuộc đình công của những đứa trẻ đã thành công và một số thì thất bại, nhưng nó đã thể hiện sức mạnh của trí tuệ và ý chí của trẻ em – những người đã góp phần xây dựng nên ngành công nghiệp Mỹ. Đồng thời nó cũng nói lên vấn đề quyền và lợi ích của trẻ đang phải làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của Mỹ. Ann C. Foster (2003), “The problem in the US strike”, Văn phòng thống kê lao động Mỹ. Nghiên cứu này cho thấy trong năm 2003 chỉ qua 14 cuộc đình công lớn ở Mỹ đã có 129.200 người lao động tham gia và các doanh nghiệp đã bị mất 4,1 triệu ngày công. ũng theo nghiên cứu này trong năm 2002 ở Mỹ có 19 cuộc đình
  • 28. 23 công lớn với 46.000 người tham gia và làm mất đi 660.000 ngày công. Nếu tính các cuộc đình công trong lĩnh vực công nghiệp thì trong năm 2003 có 12 cuộc đình công lao động lớn trong cả khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Tác giả đã đưa ra số liệu về những ngày lao động bị mất do các cuộc đình công như sau : - Lĩnh vực bán lẻ thương mại mất 3.689.000 ngày; - Lĩnh vực giao thông và kho bãi mất 178.700 ngày; - Lĩnh vực sản xuất mất 82.800 ngày. Tác giả đã phân tích một vấn đề quan trọng đối với NLĐ đó là họ bị mất việc làm. Hay nói cách khác, quyền được làm việc của người lao động bị doanh nghiệp vi phạm. Chỉ tính riêng trong năm 2003 có 130.000 người lao động bị mất việc làm. Tại cuộc đình công lớn nhất có 67.300 người bị mất việc, cuộc đình công lớn thứ hai có 17.500 người bị mất việc và cuộc đình công lớn thứ ba có 10.200 người bị mất việc làm. Chỉ tính riêng Los Angeles County Metropolitan Transportation uthory and the malgamaled Transit Union ( TU) đã có 6.200 NLĐ bị mất việc. Năm 2003 số lượng ngày lao động bị mất lớn nhất thuộc về các công ty Albertsons, Ralphs, Vons, UFCW là 3.374.200 ngày. Khi không có việc làm, thất nghiệp thì nhiều lợi ích của người lao động cũng bị mất. Họ rơi vào cuộc sống nghèo túng khó khăn, con cái không có điều kiện học tập. Đây là một nghiên cứu nhìn nhận đình công ở một số góc độ khác nhau - nghiên cứu định tính về những yếu tố quyết định hành vi đình công nói chung trong lịch sử và trên thế giới. Tác giả đã chỉ ra một nguyên nhân cơ bản nhất của đình công chính là quyền và lợi ích chính đáng của người lao động bị các doanh nghiệp vi phạm. Đình công là phương thức hiệu quả để NLĐ đấu tranh để đòi quyền và lợi ích cho mình. Viện Nghiên cứu Phát triển Đại học Sussex (2006), “Người lao động có thực sự được hưởng”, Đại học Sussex. Đây là bản tổng hợp Đánh giá độc lập về hiệu quả của Bộ Quy tắc Ứng xử về Chế độ lao động ETI. Bản tổng hợp này căn cứ vào các kết quả nghiên cứu và những đề xuất của một nghiên cứu do Tổ chức Sáng Kiến về Đạo Đức trong Kinh Doanh (ETI) giao phó và được Viện Nghiên cứu Phát Triển (IDS) của Trường Đại học Sussex thực hiện trong những năm 2003-2006. ETI là một liên minh của các công ty, nghiệp đoàn, tổ chức phi chính phủ có cam kết cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong các chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Những công ty thành viên của ETI yêu cầu các nhà cung ứng của họ phải tuân thủ Bộ Quy tắc ơ bản ETI, đây là một bộ quy tắc về điều kiện lao động trên
  • 29. 24 cơ sở các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Sau 5 năm hoạt động, ETI muốn đánh giá: Các công ty thành viên đã áp dụng Bộ Quy tắc ơ bản ETI như thế nào; Ảnh hưởng từ các hoạt động của các thành viên đến NLĐ trong chuỗi cung ứng hàng hóa; Làm thế nào để cải thiện ảnh hưởng từ các hoạt động của các công ty thành viên. Họ đã thực hiện năm nghiên cứu điển hình để kiểm tra sự ảnh hưởng trong một chuỗi cung ứng hàng hóa gồm 11 thành viên ở ba quốc gia: Nam Phi, Việt Nam và Ấn Độ. Họ đã thu thập những thông tin định tính và định lượng từ tất cả các nhóm thành viên, bao gồm những công ty và nhà bán lẻ, các đại lý, các giám đốc nhà máy và nông trại, các công đoàn, các tổ chức phi chính phủ cấp quốc tế và quốc gia và công nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bộ quy tắc ứng xử ETI áp dụng cho trên 20.000 thành viên là nhà cung ứng và mang lại lợi ích cho rất nhiều NLĐ, đặc biệt là những lợi ích về sức khỏe và an toàn. Theo họ, nhìn chung, lao động dài hạn và lao động thường xuyên được hưởng lợi nhiều hơn, lao động nhập cư và lao động theo hợp đồng vẫn còn ít thay đổi hoặc được hưởng lợi ít hơn. Tuy nhiên, mặc dù bộ quy tắc này có hướng dẫn một số ưu tiên cụ thể cho lao động nữ (như chế độ thai sản), nhưng có rất ít tác dụng, không công bằng so với việc tuyển dụng lao động, khuyến khích và huấn luyện. Gia đình của người lao động đã được hưởng lợi từ việc giảm giờ làm, BHXH, huấn luyện về sức khỏe và an toàn. Tuy nhiên, những thay đổi liên quan đến giờ làm việc, lao động trẻ em, đôi khi bị coi là bất lợi, vi nó làm giảm thu nhập của hộ gia đình hoặc làm mất cơ hội việc làm cho NLĐ trẻ. Ở rất nhiều nơi, bộ quy tắc này đã nâng cao nhận thức về quản lý và tác động đến việc chấp hành luật lao động của nước sở tại. Sự thay đổi này là rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ. Họ đã chỉ ra trong bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ có sự tác động rất lớn của các tổ chức (nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ; các tổ chức sáng kiến khác; giới truyền thông). Theo họ, các tổ chức này cần chung sức tạo thành một lượng đủ lớn gây áp lực thay đổi, cho dù đó là việc tạo sự chú ý của dư luận vào những khu vực có điều kiện lao động kém, hỗ trợ cho nhà cung ứng và công nhân cải thiện điều kiện lao động, hay là việc tăng cường nội dung hoặc hiệu lực thi hành của bộ luật lao động. Ở những nước có sự phối hợp giữa các tổ chức khác nhau - kể cả sự tham gia của những cơ quan nhà nước - để xử lý những vấn đề cụ thể, thì điều kiện lao động được cải thiện. Sau khi đánh giá, họ đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện điều kiện lao động lâu dài và bền vững như sau: yêu cầu các công ty phải đưa các tiêu chí về đạo đức
  • 30. 25 vào chiến lược kinh doanh của mình và đòi hỏi các chính phủ phải ban hành và thực thi có hiệu quả hơn các quyền của người lao động. Nghiên cứu “Chính sách Lao động Việc làm của Hàn Quốc 2010” [63]: của Bahk Jaewan Employment and Labour Policy in Korea 2010- Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc. Tác giả giới thiệu các chính sách khác nhau mà Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nhằm bảo đảm quyền của NLĐ, tạo ra những công việc tốt hơn cả về số lượng và chất lượng, và đạt được tăng trưởng về việc làm. Bên cạnh đó, tác giả cung cấp cho chúng ta hiểu biết về TTLĐ của Hàn Quốc và các chính sách liên quan như: chính sách việc làm và các công việc nhiều hơn và tốt hơn; tiến bộ trong QHLĐ; hợp tác quốc tế; bảo đảm những quyền cơ bản của NLĐ và nâng cao phúc lợi cho NLĐ”. Theo tác giả, để bảo vệ các quyền của NLĐ, Nhà nước cần phải bảo đảm những điều kiện làm việc cơ bản cho NLĐ về giờ làm việc, giờ làm việc linh hoạt, nâng cao quyền của NLĐ trong việc đòi tiền lương quá hạn (overdue wage), cơ chế lương tối thiểu, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, sa thải, bảo hiểm tai nạn lao động, hệ thống lương hưu cho NLĐ, bảo vệ sức khỏe của NLĐ. Nghiên cứu về “Quyền của người lao động theo bộ luật lao động của Nhật Bản” của tác giả Mutsuko sakura có đưa ra các tiêu chuẩn, định nghĩa mối QHLĐ và công cụ để thiết lập các tiêu chuẩn lao động. Tác giả phân tích các nguyên tắc cơ bản của PLLĐ và các quyền của NLĐ nêu rõ một số khái niệm về HĐLĐ, NLĐ, NSDLĐ và mối QHLĐ trong Luật Tiêu chuẩn lao động của Nhật Bản. Đặc biệt, tác giả nêu quy định về trách nhiệm hình sự đối với những người vi phạm quyền của NLĐ. Nghiên cứu “Employee job rights: Foundation Considerations”, của Molz, Rick - Journal of Business Ethics (1986-1987); August 1987, page 449. Theo tác giả, quyền của mọi người được có và giữ việc làm là một chủ đề phức tạp và có tính nhạy cảm, vì vậy quyền của NLĐ đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi, với một số Tòa án ra luật cho NLĐ có quyền cơ bản trong việc giữ công việc của họ. Tác giả xác định những giả thuyết cơ sở và phân tích sắc bén về các quyền của NLĐ, theo tác giả những quyền này là những đòi hỏi lẫn nhau giữa NLĐ và NSDLĐ trong việc đưa ra các giải pháp tốt nhất cho vấn đề về các quyền của NLĐ. Để thành công thì điều này đòi hỏi sự cam kết của cả hai bên. Sách “Globalization and the future of labour law” (2006), John D.R. Craig and S.Micael Lynk. Tài liệu đã đề cập đến nội dung mà luận án quan tâm đó là không phân biệt đối xử buộc thôi việc khi LĐN trong giai đoạn mang thai, bảo đảm
  • 31. 26 quyền cho LĐN được trở lại làm việc và hưởng mức lương tương đương với vị trí làm việc khi nghỉ sinh con; không được buộc thôi việc khi NLĐ lập gia đình trong quá trình làm việc (Tr136). Tóm lại, những công trình nghiên cứu tiêu biểu về quyền và lợi ích của các tác giả nước ngoài đã thể hiện rõ những quan điểm dưới góc độ nghiên cứu khác nhau về quyền và lợi ích nói chung và quyền và lợi ích của NLĐ nói riêng. Nhưng cũng đã có nhiều ý kiến đồng nhất, đặc biệt là sự cần thiết, ý nghĩa và vai trò của việc bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ trong việc phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở n c ngoài nghiên cứu về quyền và lợi ích của n l o động trong doanh nghiệp có vốn đầu t n c ngoài N. Driffield và K. Taylor (2000), "FDI and the labour market: a review of the evidence and policy implications". Paper preared for special edition of oxford Review of Econnomic Policy on Globalisation and Labour Markets. Tác giả đã nghiên cứu các kết quả liên quan đến tác động TTLĐ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Anh. Bài viết chứng minh rằng một trong những tác động quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài là tăng sự bất bình đẳng tiền lương và sử dụng lao động có tay nghề tương đối nhiều tại các doanh nghiệp trong nước. Kết quả này do sự kết hợp của hai tác động: 1) Sự gia nhập của doanh nghiệp đa quốc gia (MNE: Multi- national Enterprises) làm tăng nhu cầu về công nhân lành nghề trong một ngành công nghiệp hoặc khu vực, do đó làm tăng sự bất bình đẳng tiền lương; 2) Sự phát triển của công nghệ xảy ra từ nước ngoài tác động tới các doanh nghiệp trong nước, là kết quả của những tác động lan tỏa, nhu cầu về công nhân lành nghề tăng lên ở các công ty trong nước, tiếp tục tạo thêm sự bất bình đẳng tiền lương. Nghiên cứu cũng xem xét các tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các tác động này sẽ được thảo luận, dựa trên quan điểm của phát triển khu vực và hiệu quả khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm thất nghiệp cơ cấu. Dirk Willem te Velde và Oliver Morrissey (2002), "Foreign Direct Investment, Skills and Wage Inequality in East Asia". Presented at DESG conference in Nottingham, April 2002. Công trình nghiên cứu về những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tiền lương và những bất công về tiền lương ở 5 quốc gia Đông Á giai đoạn 1985-1995. Theo đó, sự bất công về lương giảm dần ở
  • 32. 27 một vài nước, nhưng không phải ở tất cả quốc gia Đông Á. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu ILO (International Labour Organization) của nhóm tác giả không tìm ra được nhiều những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy FDI làm giảm sự bất công bằng về tiền lương, điển hình đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng sự bất công này ở Thái Lan. Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả khẳng định: muốn tận dụng lợi thế của FDI thì các quốc gia cần quan tâm đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực. Viện Nghiên cứu phát triển hải ngoại của Anh (ODI) (2002), "Foreign Direct Investment: Who gains?" (ODI Briefing Paper, Publication). Nghiên cứu này dựa trên tình hình của các DN VĐTNN tại 5 quốc gia Đông Á và 5 quốc gia châu Phi; qua đó cho thấy: về cơ bản các DN VĐTNN đã trả công cho NLĐ cao hơn các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên chỉ đối với Mỹ nhóm công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, tạo ra khoảng cách chênh lệch về thu nhập ngày càng rõ rệt giữa lao động trong các DN VĐTNN với lao động ở doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu cũng đưa ra 4 giải pháp về chính sách cho các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời nhằm hạn chế mặt trái của nó mang lại những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tiền lương và những bất công về tiền lương ở 5 quốc gia Đông Á giai đoạn 1985-1995. Theo đó, sự bất công về lương giảm dần ở một vài nước, nhưng không phải ở tất cả quốc gia Đông Á. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu ILO (International Labour Organization) của nhóm tác giả không tìm ra được nhiều những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy vốn đầu tư nước ngoài làm giảm sự bất công bằng về tiền lương, điển hình vốn đầu tư nước ngoài làm tăng sự bất công này ở Thái Lan. Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả khẳng định: Muốn tận dụng lợi thế của vốn đầu tư nước ngoài thì các quốc gia cần quan tâm đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực. Timothy BesleyRobin Burgess (2008), "Labor Regulation Hinder Economic Performance? Evidence from India – 2008". Timothy BesleyRobin Burgess. Bài báo này tập trung vào phân tích quan hệ lao động trong các bang của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2005 - 2008. Những vấn đề về: Tranh chấp luật theo hướng ủng hộ công nhân có kinh nghiệm giảm sản lượng, việc làm, đầu tư và năng suất, ngược lại, sản lượng sản xuất không đăng ký hoặc không chính thức tăng lên. Điều chỉnh theo hướng ủng hộ công nhân cũng có liên quan với sự gia tăng nghèo đô thị. Vấn đề này cho thấy, những nỗ lực khắc phục tình trạng mất cân bằng quyền lực giữa vốn và lao động có thể dẫn tới làm tổn thương người nghèo.
  • 33. 28 Khondoker Abdul Mottaleb and Kaliappa Kalirajan (2010), "Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis". ASARC Working Paper 2010/13. Các tác giả đã chỉ ra, bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa tiết kiệm nội địa và đầu tư cùng việc đưa công nghệ mới nhất và quản lý bí quyết từ các nước phát triển đầu tư nước ngoài có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Các quốc gia đang phát triển đã không được coi là địa điểm thuận lợi cho đầu tư nước ngoài như các nước phát triển, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Sudan đang tiếp nhận phần lớn nguồn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, đã sử dụng dữ liệu từ 68 nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình thấp, xác định các yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển. Dựa trên một cuộc thảo luận so sánh tập trung vào lý do tại sao một số nước thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi những nước có đầu tư nước ngoài lớn hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, tỷ lệ của thương mại quốc tế cao hơn và môi trường kinh doanh thân thiện hơn là thành công hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Các quốc gia đang phát triển đã không được coi là địa điểm thuận lợi cho đầu tư nước ngoài như các nước phát triển, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Sudan đang tiếp nhận phần lớn nguồn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, đã sử dụng dữ liệu từ 68 nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình thấp, xác định các yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển. Dựa trên một cuộc thảo luận so sánh tập trung vào lý do tại sao một số nước thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi những nước có GDP lớn hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, tỷ lệ của thương mại quốc tế cao hơn và môi trường kinh doanh thân thiện hơn là thành công hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Behzad Azarhoushang (2013), “The effects of FDI on China’s economic development; case of Volkswagen in China”. (Behzad Azarhoushang - Institute of Management Berlin, Publication). Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình FDI ở Trung Quốc, lấy điển hình là doanh nghiệp ô tô Volkswagen. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của đầu tư nước ngoài đến mọi mặt của kinh tế Trung Quốc: sản lượng, nguồn lao động, tiền lương, tình hình xuất khẩu. Nguồn nhân lực chất lượng cao, sự cạnh tranh của
  • 34. 29 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước về việc thu hút nhân lực, cũng như sự mất cân đối về tiền lương trả cho 3 nhóm công nhân: Công nhân lành nghề, công nhân bán chuyên và công nhân không có tay nghề. Abhirup Bhunia (2013), Labour in times of rising foreign direct investment in developing countries. Tác giả đưa ra những đánh giá về tác động của đầu tư nước ngoài đến tình trạng tiền lương, tiền thưởng và thu nhập của công nhân các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư có sự hấp dẫn về nguồn lao động giá rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này đã không còn phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay, mà là chất lượng lao động, môi trường, đầu tư, chính sách ưu đãi… Layna Mosley (2013), “Labour rights and Multinational Production”. Cambridge University Press, ambridge, 306p. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu mối QHLĐ trong các tập đoàn đa quốc gia, những tranh cãi về "cuộc đua tới đáy", cạnh tranh toàn cầu đang làm giảm sự bảo vệ đối với hầu hết NLĐ ở các nước đang phát triển. Tác giả đã có một nghiên cứu xuyên quốc gia về quyền lợi lao động tập thể, đầu tư nước ngoài và thương mại. Để làm điều này, Layna Mosley xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện mới về vi phạm quyền lao động ở các nước đang phát triển. Nội dung của cơ sở dữ liệu tập trung vào quyền lợi tập thể, bao gồm cả cơ hội để liên hiệp, thương lượng tập thể, tổ chức các cuộc đình công và quyền hợp pháp. Dữ liệu của tác giả xây dựng dựa trên 90 quốc gia trong giai đoạn 1985-2002, dựa trên cơ sở 3 nguồn: Báo cáo quốc gia về tình hình nhân quyền (Bộ ngoại giao Mỹ); báo cáo của Uỷ ban chuyên gia về việc áp dụng ông ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế; khảo sát về hành vi vi phạm của Tổ chức quốc tế về thương mại tự do. Daniel S. Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee (2014), “Does labour legislation benefit workers? Well-being after an hours reduction”. NBER working paper No 20389. Trong nội dung nghiên cứu này, nhóm tác giả đã căn cứ vào câu hỏi "Phải chăng, trong nền kinh tế hiện đại, người công nhân đang phải làm việc quá vất vả? Liệu họ có cảm thấy tốt hơn nếu cân bằng được số lượng giờ lao động?" Nhóm tác giả đã kiểm tra sự hài lòng về cuộc sống của người Hàn Quốc và Nhật Bản trong một giai đoạn, khi họ bất ngờ phải đối mặt với án phạt khi làm quá giờ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mặt cắt ngang, nhóm tác giả nhận thấy được sự hài lòng của công nhân từ điều luật này; phát hiện tương tự cũng được tìm ra tại Hàn Quốc khi sử dụng phương pháp dữ liệu theo chiều dọc, đó là người vợ hạnh phúc hơn khi chồng phải làm