SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 170
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THU HƢƠNG
HỘI NHẬP VĂN HÓA – PHƢƠNG THỨC
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THU HƢƠNG
HỘI NHẬP VĂN HÓA – PHƢƠNG THỨC
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 92.29.002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên
HÀ NỘI - năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở
những công trình nghiên cứu khác.
Tác giả luận án
Đào Thu Hương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN........ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lý luận chung
về văn hóa ..................................................................................................... 8
1.1.1. Những nghiên cứu về khái niệm văn hóa......................................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu về bản chất của văn hóa ..................................11
1.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc và vai trò của văn hóa trong
phát triển xã hội........................................................................................14
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển nền văn
hóa Việt Nam trong hội nhập văn hóa.....................................................19
1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam ..................................................................................................19
1.2.2. Nghiên cứu về hội nhập văn hóa với tư cách phương thức phát
triển văn hóa.............................................................................................23
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với
luận án.........................................................................................................28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................31
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ HỘI
NHẬP VĂN HÓA..........................................................................................32
2.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa ......................................................32
2.1.1. Khái niệm, bản chất văn hóa, quy luật vận động và phát triển
của văn hóa...............................................................................................32
2.1.2. Văn hóa - tinh hoa của dân tộc.......................................................43
2.2. Một số vấn đề chủ yếu về hội nhập văn hóa và phát triển văn hóa...48
2.2.1. Khái niệm hội nhập văn hóa và phát triển văn hóa, tính tất yếu
và nội dung của hội nhập văn hóa............................................................48
2.2.2. Vai trò của hội nhập văn hóa đối với sự phát triển nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..............................................................63
TIẾU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................76
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HỘI NHẬP VĂN HÓA TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN,
ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC...................................................................78
3.1. Thành tựu của hội nhập văn hóa trong sự phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.....................................78
3.1.1. Hội nhập văn hóa đã bổ sung, hình thành và phát triển nhiều
giá trị văn hóa mới theo hướng tiên tiến và hiện đại................................78
3.1.2. Hội nhập văn hóa đã làm mới và đậm đà thêm các giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc theo hướng tiến bộ và nhân văn................92
3.1.3. Hội nhập văn hóa góp phần nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam
trên trường quốc tế .................................................................................103
3.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra của hội nhập văn hóa trong sự
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc......105
3.2.1. Sự tiếp nhận giá trị mới từ bên ngoài và nguy cơ mai một
nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ......................................105
3.2.2. Hội nhập văn hóa tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn từ bên
ngoài vào các lĩnh vực văn hóa ở nước ta..............................................109
3.2.3. Sự xâm nhập của các sản phẩm phản văn hóa và tư duy bảo
thủ, chậm đổi mới kìm hãm hiệu quả hội nhập văn hóa hiện nay .........117
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..........................................................................120
Chƣơng 4. ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP VĂN HÓA NHẰM TIẾP TỤC
PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC..................................................................................122
4.1. Quan điểm và nguyên tắc đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm
tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.......................................................................................................122
4.1.1. Một số quan điểm cơ bản đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm
tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc ....................................................................................................122
4.1.2. Một số nguyên tắc chủ yếu đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm
tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc ....................................................................................................128
4.2. Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...........135
4.2.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
trong việc đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm phát triển nền văn hóa
mới ở Việt Nam......................................................................................135
4.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ để nâng cao năng lực và hiệu quả hội nhập văn hóa ............138
4.2.3. Phát triển nhanh các lĩnh vực, các yếu tố văn hóa để bổ sung
và phát triển các giá trị văn hóa .............................................................141
4.2.4. Đa dạng hóa các hình thức hội nhập văn hóa ..............................143
4.2.5. Ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm phản văn hóa ngoại lai
và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong nền văn hóa dân tộc........................146
TIẾU KẾT CHƢƠNG 4..........................................................................148
KẾT LUẬN..................................................................................................149
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là tinh hoa của con người và xã hội, là linh hồn và sức sống
của mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi dân tộc, bằng lao động sáng tạo của mình đã
làm nên văn hóa riêng với bản sắc độc đáo của mình. Đến lượt mình, văn hóa
dân tộc lại trở thành nội lực cho dân tộc phát triển và trường tồn. Vì vậy, văn
hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Lịch sử nhân loại đã
chứng minh văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là công cụ của lịch
sử sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc. Kinh nghiệm phát triển kinh tế
- xã hội ở nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng nếu quốc gia nào trong sự phát triển
của mình mà tách rời sự phát triển kinh tế ra khỏi môi trường văn hóa thì nhất
định sẽ bị mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và nền văn
hóa đó cũng sẽ bị mai một, suy yếu dần. Do đó, trong thời đại ngày nay, bên
cạnh việc cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, tất cả các quốc gia trên thế
giới đều đã và đang nỗ lực không ngừng tìm cách hội nhập, trao đổi, hợp tác
nhằm tìm ra những giải pháp phát triển văn hóa, làm động lực cho sự phát
triển kinh tế, xã hội và con người.
Nhưng làm thế nào để phát triển nền văn hóa? Trong quá trình phát
triển ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, văn hóa bao giờ cũng được phát triển từ
nhiều yếu tố khác nhau: từ điều kiện tự nhiên, đặc điểm con người, truyền
thống dân tộc, nhất là các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục - đào
tạo, khoa học - công nghệ,... Trong đó, giao lưu, hội nhập giữa các nền văn
hóa là một cách thức quan trọng để xây dựng và phát triển nền văn hóa. Lịch
sử phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới nói chung, phát triển văn
hóa của các quốc gia nói riêng cho thấy, không hội nhập quốc tế nói chung,
hội nhập quốc tế về văn hóa nói riêng thì không thể phát triển được.
Cũng như quy luật phát triển xã hội nói chung, văn hóa không thể đứng
tách biệt; nếu đứng tách khỏi cộng đồng văn hóa loài người, văn hóa dân tộc
2
sẽ ngày một nghèo nàn. Quy luật vận động và phát triển của văn hóa là thâm
nhập vào các nền văn hóa khác, tiếp nhận, học hỏi, bổ sung, làm phong phú
cho văn hóa riêng của dân tộc, đồng thời làm phong phú thêm các nền văn
hóa khác. Bởi vì văn hóa là tinh hoa của dân tộc. Các nền văn hóa hội nhập,
trao đổi với nhau có nghĩa là nền văn hóa này tiếp thu tinh hoa của các dân
tộc khác. Đó là một trong những phương thức tối ưu của quá trình mỗi nền
văn hóa dân tộc tự làm giàu có cho chính mình, phát triển chính mình.
Thông qua hội nhập văn hóa, nền văn hóa của các dân tộc đã tiếp thu,
học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần làm đa dạng, phong phú và sâu
sắc hơn nền văn hóa dân tộc. Đồng thời, hội nhập văn hóa cũng đòi hỏi các
dân tộc phải giữ vững các giá trị văn hóa đặc sắc của mình và giới thiệu các
giá trị văn hóa tiêu biểu đó với thế giới trong quá trình hội nhập.
Hội nhập văn hóa có vai trò quan trọng như vậy trong sự phát triển văn
hóa nhưng trong một thời gian dài trước đây, việc triển khai vấn đề này ở
nước ta còn chưa đúng mức, làm hạn chế rất nhiều đến quá trình phát triển
nền văn hóa nước nhà. Trong thời gian gần đây, với chủ trương đẩy mạnh hội
nhập quốc tế, trong đó có hội nhập văn hóa, lĩnh vực văn hóa của xã hội ta có
nhiều khởi sắc. Nội dung và phương thức hội nhập quốc tế về văn hóa đã
được đổi mới nhiều và thực tế, nhiều khía cạnh của văn hóa Việt Nam được
khám phá, vị trí và vai trò của văn hóa Việt Nam được khẳng định và tác
động mạnh tới sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội…
Tuy nhiên, so với sự phát triển nhanh của các lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, xã hội… thì lĩnh vực văn hóa nước ta vẫn còn quá chậm và chưa
đồng bộ, chưa toàn diện. Điều đó có thể do chủ thể văn hóa chưa chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế, có thể do chúng ta chưa khai thác và phát huy đúng
và hiệu quả các tiềm năng văn hóa dân tộc; có thể do trình độ và năng lực tổ
chức, triển khai các thế mạnh riêng của văn hóa Việt Nam trong các điều kiện
3
mới… Song theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân chậm trễ và chưa
hiệu quả trong quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà
bản sắc dân tộc, đó là chúng ta chưa nhận thức đúng và sâu sắc vai trò của hội
nhập quốc tế về văn hóa đối với sự phát triển nền văn hóa nước ta; chưa có
tầm nhìn và chiến lược xây dựng nội dung hội nhập quốc tế về văn hóa; từ đó,
chưa vạch ra chính xác và cụ thể các khía cạnh, các nội dung, đặc biệt là các
cách thức hội nhập quốc tế về văn hóa; làm thế nào để khai thác hiệu quả
nhất các yếu tố của nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập. Có được
tư duy khoa học và năng lực hội nhập quốc tế về văn hóa, chắc chắn nền văn
hóa Việt Nam vốn phong phú, đa dạng và đặc sắc sẽ nhanh chóng trở thành
một nền văn hóa tiên tiến, hiện đại. Với những vấn đề và tính cấp thiết trên,
nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Hội nhập văn hóa - Phương thức phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” làm đề tài luận án
tiến sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu, luận giải một cách thuyết phục hội nhập quốc tế về văn
hóa là một phương thức phát triển ưu trội của phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
Thứ nhất, trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
đánh giá tình hình nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án tiếp tục
nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận về bản chất và vai trò của hội
nhập quốc tế về văn hóa với tư cách là một phương thức phát triển văn hóa
ưu trội.
4
Thứ ba, làm rõ thành tựu và hạn chế của quá trình hội nhập quốc tế
về văn hóa trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc trong những năm vừa qua.
Thứ tư, đề xuất một số quan điểm, nguyên tắc và những giải pháp chủ
yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh hội nhập văn hóa vì sự phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu hội nhập quốc tế về văn hóa với tính cách là phương thức
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tiếp cận những vấn đề văn hóa, hội nhập quốc tế về văn hóa và
phát triển văn hóa theo quan điểm mácxít. Hội nhập quốc tế về văn hóa có rất
nhiều nội dung: có thể nghiên cứu từ phương diện lịch sử, chính trị, quan hệ
quốc tế… Luận án này tiếp cận vấn đề từ phương diện triết học, chỉ tập trung
luận giải, chứng minh cho thuyết phục bản chất khoa học và hiệu quả của hội
nhập quốc tế trong phát triển văn hóa Việt Nam.
3.3. Không gian, thời gian nghiên cứu của luận án
Luận án tiến hành nghiên cứu vấn đề từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến
hành công cuộc đổi mới đất nước và mở cửa hội nhập quốc tế (từ năm 1986
đến nay), trọng tâm là từ khi Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế về văn hóa.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Cơ sở lý luận của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và hội
nhập để phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, luận án có sử dụng các lý thuyết
phát triển hiện đại về văn hóa và hội nhập văn hóa.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là công cụ
chung nhất để nhìn nhận, tiếp cận và phân tích đối tượng của luận án một
cách có căn cứ lý luận và thực tiễn làm rõ cơ sở của quá trình hình thành và
phát triển các yếu tố cấu thành nền văn hóa, nguyên tắc và cơ chế tiếp nhận
các giá trị văn hóa với tư cách là tinh hoa của các dân tộc, làm phong phú,
hiện đại hóa và tiên tiến hóa bản sắc văn hóa của mỗi nền văn hóa thông qua
sự hội nhập quốc tế về văn hóa.
Phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án là: lịch sử và lôgic,
phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn...
Phương pháp lịch sử và logic luôn luôn gắn kết với nhau trong suốt quá
trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề và nội dung của luận án. Cặp
phương pháp này chứng minh quá trình hình thành và phát triển của bản chất,
các yếu tố, các giá trị văn hóa. Chúng sẽ luận giải một cách thuyết phục quá
trình hội nhập văn hóa có tính lịch sử và logic như một tất yếu. Quá trình hội
nhập văn hóa của các dân tộc chỉ có thể diễn ra trong lịch sử - logic của nó, nó
diễn ra từ thấp đến cao, bối cảnh lịch sử quy định sự lựa chọn các giá trị văn
hóa phù hợp, không thể hội nhập một cách phi thực tế.
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong luận án nhằm
phân tích - tổng hợp để làm rõ quá trình tiếp nhận và phát triển các yếu tố, các
giá trị văn hóa mới trong quá trình các nền văn hóa thống nhất với nhau, tác
động và thúc đẩy quá trình nảy sinh các yếu tố và các giá trị mới trong mỗi
nền văn hóa. Sự phân tích các sự kiện, các yếu tố và việc xác định bản chất
của chúng là căn cứ để đi đến sự tổng hợp kết quả phân tích đó. Có thể nói,
cặp phương pháp phân tích - tổng hợp là thế mạnh trong việc chứng minh tính
tất yếu của sự hình thành và phát triển của các giá trị mới của nền văn hóa
Việt Nam trong quá trình hội nhập.
6
Phương pháp khái quát hóa là phương pháp đứng trên kết quả của quá
trình phân tích - tổng hợp để rút ra những kết luận theo hướng khẳng định
rằng, quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa tất yếu sẽ đưa đến những kết quả
hình thành và phát triển của những giá trị mới của mỗi bên tham gia hội nhập.
Khái quát hóa không chỉ là dựa trên số liệu, chất liệu của phân tích - tổng hợp,
mà là phương pháp hữu hiệu để người nghiên cứu đi đến những kết luận có cơ
sở khoa học, do đó có tính thuyết phục. Phương pháp khái quát hóa đã cho
phép nghiên cứu sinh rút ra được những kết luận có sức thuyết phục trong
luận án.
Phương pháp gắn lý luận với thực tiễn được sử dụng trong luận án để
làm tăng sức thuyết phục của những phương pháp phân tích - tổng hợp và
khái quát hóa những kết luận. Lý thuyết không thể tách rời với thực tiễn.
Thực tiễn là cơ sở của chân lý (V.I.Lênin). Luận án vừa có những nội dung
trừu tượng, vừa kết hợp lý luận với thực tiễn đã được sử dụng trong luận án,
làm cho những cái trừu tượng trở nên thực tế hơn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã luận chứng, làm rõ về mặt lý luận tính ưu việt của hội
nhập quốc tế về văn hóa trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Thứ hai, luận án đã làm rõ những thành tựu và hạn chế của hội nhập
quốc tế về văn hóa trong quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian qua.
Thứ ba, luận án đề xuất được một số quan điểm, nguyên tắc và giải pháp
khả thi để tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa nhằm đẩy nhanh quá
trình phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án góp phần làm rõ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về hội
nhập văn hóa với tư cách là một phương thức ưu việt của quá trình phát triển
7
văn hóa nói chung, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc nói riêng; góp phần làm phong phú cả nội dung và phương thức xây
dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho
các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc
hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Luận án
cũng là tài liệu tham khảo có tính chuyên sâu dành cho công tác nghiên cứu,
học tập trong lĩnh vực cụ thể.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
Nghiên cứu về vấn đề hội nhập văn hóa và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc những năm qua thu hút không ít nhà
khoa học tham gia với những chủ đề phong phú, phương pháp tiếp cận đa
dạng. Theo mục đích, nhiệm vụ của luận án, chương tổng quan tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài sẽ làm rõ hai nhóm vấn đề chính.
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lý luận chung
về văn hóa
1.1.1. Những nghiên cứu về khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm rộng lớn, tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về khái niệm văn
hóa thuộc các ngành khoa học lịch sử, nhân loại học, dân tộc học, xã hội học,
văn hóa học, triết học... Điều đó cho thấy các quan điểm về văn hóa là rất
phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp.
Về xuất xứ khái niệm văn hóa, đa số các nhà nghiên cứu đều coi định
nghĩa văn hóa của nhà nghiên cứu văn hóa người Anh Edward B. Tylor (1832
- 1917) đưa ra trong công trình “Văn hóa nguyên thủy” (1871) là định nghĩa
khoa học đầu tiên về văn hóa. Trong công trình“Văn hóa: Tổng luận về các
khái niệm và định nghĩa” (1952), hai tác giả A.L.Kroeber và Clyde
Kluckhohn đã liệt kê hơn 150 định nghĩa văn hóa. Từ đó cho đến nay, đã xuất
hiện thêm rất nhiều định nghĩa văn hóa.
Khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về
văn hóa trên thế giới đã tập trung làm rõ nội hàm của văn hóa, coi văn hóa là
những đặc điểm về thói quen, lối sống, phong tục, tập quán, cách thức lao
9
động sản xuất… của các cộng đồng người, các quốc gia, dân tộc, coi đó là
những cái giúp phân biệt các dân tộc trên thế giới với nhau.
Theo Từ điển Bách khoa thư Le Petit Larousse (năm 2000 của Pháp),
“văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị
hiếu, thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật, cũng như toàn bộ tổ chức môi
trường của con người, văn hóa vật chất gồm những công cụ, nhà ở và nói
chung toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ
và những ứng dụng của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó”
[23; tr.20].
Nhà nghiên cứu người Trung Quốc, Đàm Gia Kiện trong cuốn sách
“Lịch sử văn hóa Trung Quốc” (1993) quan niệm: “Ngoại diên của văn hóa
có rộng, có hẹp…, song trong đó các mặt chủ yếu không ngoài chế độ điển
chương (văn trị), tập tục xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, khoa
học, kỹ thuật” [Theo 121; tr.18].
UNESCO, trong Tuyên bố quốc tế về tính đa dạng văn hóa (2001) cũng
đã đưa ra một cách hiểu về văn hóa; cách hiểu đó cho rằng, văn hóa nên được
xem như một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và
tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn
bao hàm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền
thống và tín ngưỡng [Theo 121; tr.20].
Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa rõ khái niệm văn hóa xuất hiện trong văn tự
lần đầu tiên từ khi nào. Tuy nhiên, trong “Bình Ngô đại cáo” (1428), Nguyễn
Trãi đã bàn đến văn hiến như sau: “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng
nền văn hiến đã lâu”. Trong nền văn hiến đó, Nguyễn Trãi xác định nét đặc
trưng của văn hóa Việt là “phong tục” (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”).
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa ở nước
ta là rất phong phú và đa dạng. Trong đó, trước hết phải kể đến học giả Đào
10
Duy Anh với quan niệm “Văn hóa là cách sinh hoạt của người” [1; tr.10-11]
trong công trình nghiên cứu “Việt Nam văn hóa sử cương” (2000).
Ngay từ năm 1943, Hồ Chủ tịch đã đưa ra một khái niệm văn hóa có
thể nói là khái quát hầu hết nội hàm các khái niệm văn hóa trước đó:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [102; tr.431].
Trong những thập niên gần đây, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã đưa
ra thêm nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Trong công trình "Bản sắc văn hóa Việt Nam" (1998), nhà nghiên cứu
Phan Ngọc đã đề cập đến một số khái niệm như văn hóa, tiếp xúc văn hóa,
khúc xạ văn hóa, giao lưu bản sắc... đồng thời tác giả cũng đưa ra quan điểm
về sự giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác trên thế giới.
Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một định nghĩa mang tính chất thao tác luận về văn
hóa. Trong quan niệm về văn hóa, Phan Ngọc cho rằng văn hóa là một quan
hệ, có mặt ở mọi tộc người và chỉ ở con người mà thôi, cho nên cần tìm hiểu
khái niệm văn hóa ở những khoa học nghiên cứu loài người một cách tổng thể
như tâm lý học, triết học.
Khác với Phan Ngọc, nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng tiếp cận văn
hóa học từ các góc độ lịch sử và khảo cổ học. Các công trình tiêu biểu của
ông phải kể đến: “Việt Nam, cái nhìn địa văn hóa” (1998); “Văn hóa Việt
Nam, tìm tòi và suy ngẫm” (2000); Cơ sở văn hóa Việt Nam (2004)... Trong
các công trình nghiên cứu của mình, ông chủ yếu đề cập đến các giá trị văn
11
hóa truyền thống của dân tộc cũng như đề cao vẻ đẹp truyền thống của con
người Việt Nam - vốn được hình thành từ trong lịch sử dựng nước và giữ
nước hào hùng của dân tộc ta.
Trong công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Cái nhìn hệ thống
loại hình)”(1997), nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đã hướng đến những nét
bản sắc đặc trưng cơ bản cần thiết cho việc tìm hiểu văn hóa Việt Nam cùng
những quy luật hình thành và phát triển của chúng. Tác giả đã vận dụng cách
tiếp cận hệ thống - cấu trúc kết hợp với phương pháp so sánh loại hình để tiến
hành khảo sát văn hóa Việt Nam một cách toàn diện, trong sự liên hệ với các
nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra
định nghĩa về văn hóa với bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa: tính hệ
thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh.
Kết quả khảo sát trên cho thấy, trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều
cách định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa do cách tiếp cận về văn hóa
của các nhà khoa học khác nhau. Song, dù có khác nhau thì các quan điểm về
văn hóa vẫn có sự thống nhất, đó là xem văn hóa là toàn bộ những giá trị do
con người sáng tạo ra, bao gồm cả mặt vật chất và mặt tinh thần, là cái đặc
trưng của một cộng đồng người, giúp phân biệt các cộng đồng người khác
nhau trong lịch sử.
1.1.2. Những nghiên cứu về bản chất của văn hóa
Cùng với các nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa về văn hóa, thì các
quan niệm về bản chất của văn hóa đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên
cứu từ lâu. Nghiên cứu về bản chất của văn hóa, các học giả đều luận giải và
đi đến nhận định có tính chung về bản chất của văn hóa: Văn hóa là sản
phẩm của hoạt động của con người, nó thể hiện sức mạnh của con người,
năng lực của con người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 10 - 2003 có giới thiệu bài “Bản chất
của văn hóa” của các tác giả David Hicks và Margazet A. Gwynne. Bài viết
12
đã nêu lên được một số khía cạnh, thuộc tính của văn hoá đó là văn hoá không
phải là cái có sẵn trong giới tự nhiên mà văn hoá là sản phẩm do con người
tạo ra, là cái thuộc về con người và xã hội.
Từ góc độ triết học, có rất nhiều công trình, sách, bài báo nghiên cứu về
văn hóa với tư cách là phương thức hoạt động sáng tạo của con người. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Huy Hoàng đã công bố một số bài tạp chí bàn về bản chất
văn hóa, tiêu biểu phải kể đến cuốn sách “Tiếp cận hoạt động của Mác - Cơ
sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu và phát triển văn hóa con người
ngày nay”. Tác giả Lê Ngọc Anh có bài viết đăng trên tạp chí Triết học -
“Văn hóa với tư cách là phương thức hoạt động của con người”... Ở đây tác
giả trình bày phương thức hoạt động của con người như một sự nhận thức,
một tổ chức và cách thức lao động, sản xuất, hoạt động sống - chúng thể hiện
văn hóa của cộng đồng người.
Trong bài viết “Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con
người”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên đã phân tích sâu sắc bản chất của
văn hóa. Theo ông, văn hóa là “bản tính thứ hai” của loài người, nơi chứa đựng
toàn bộ tinh hoa trí tuệ, phẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của
con người; nói tổng quát là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra
“thiên nhiên thứ hai” thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự
nâng cao và hoàn thiện chính mình trong suốt chiều dài lịch sử. Văn hóa luôn
hiện thân trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của xã hội; nó quy định phong
cách tư duy, phương thức hành động, lối sống; nó cũng quy định hiệu quả và
chất lượng hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân. Sức mạnh quy định đó nằm
trong nhân lõi tinh túy được kết tụ thành tiềm năng sáng tạo to lớn của văn hóa.
Trong cuốn “Tìm hiểu về văn hóa và văn minh”, tác giả Hồ Sĩ Quý cho
rằng: “Văn hóa là biểu hiện của phương thức sống của con người, là tổng
hòa mọi giá trị người”, do đó, ông cũng cho rằng, bản chất của văn hóa nằm
13
ở thái độ và cách thức hoạt động của con người trong việc duy trì và thực hiện
cuộc sống của mình.
Các nhà nghiên cứu kể trên có quan niệm chung về bản chất của văn
hóa ở khía cạnh coi văn hóa là sản phẩm của con người, kết tinh của các giá
trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo ra.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, để tồn tại và phát triển,
hoạt động sản xuất cơ bản đầu tiên mà con người tiến hành là hoạt động sản
xuất vật chất. Đó là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, tạo ra sản phẩm để thỏa mãn các nhu
cầu cho con người. Khi sản xuất vật chất, con người đã thiết lập quan hệ
giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa người với người. Sản xuất vật
chất là hoạt động nền tảng cơ bản mà trên đó mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội được hình thành: lối sống, phong tục, tập quán, đạo đức, pháp luật, nghệ
thuật, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ,... Khi
các mặt cơ bản của đời sống được hình thành thì cũng tức là văn hóa được
hình thành. Như vậy, văn hóa đã xuất hiện với tư cách là sản phẩm của mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con
người trong sản xuất và sinh hoạt. Văn hóa được hình thành, tồn tại và phát
triển từ mọi mặt, mọi yếu tố trong đời sống xã hội.
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra nhưng không phải
cái gì do con người sáng tạo ra cũng là văn hóa. Những giá trị nào được
đúc kết từ trong lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội, có vai trò quy định,
điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, ứng xử của con người, hướng con người đến
với những lý tưởng tốt đẹp, góp phần hoàn thiện nhân cách con người,
phát triển con người và xã hội thì mới được coi là văn hóa. Vậy thì, văn
hóa còn là cái để phân biệt con người với động vật. Con người là loài
động vật tiến hóa cao cấp nhất của giới tự nhiên, là thực thể thống nhất
giữa mặt sinh học và mặt xã hội (C.Mác). Cái cơ bản để con người tách
14
mình ra khỏi loài vật và phát triển cho đến ngày ngày nay nằm ở bản chất
xã hội của con người, đó chính là văn hóa.
1.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc và vai trò của văn hóa trong
phát triển xã hội
Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có các quan
niệm khác nhau về cấu trúc của văn hóa. Song, dù khác nhau thì trong các
định nghĩa của các nhà nghiên cứu đều chứa đựng hai lĩnh vực sản phẩm, hai
lĩnh vực giá trị chung. Thông thường, văn hóa có cấu trúc gồm hai phần: văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất là những sản phẩm, những
hiện vật, những công trình, nói chung là những sáng tạo của con người mà
chúng ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan, với những kích
thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc, mùi vị, âm thanh nhất định. Văn hóa
tinh thần cũng là những sản phẩm do con người sáng tạo ra nhưng đó là
những sáng tạo thuộc lĩnh vực tri thức, tâm linh, hiểu biết, tình cảm, suy tư...
của con người. Văn hóa tinh thần thuộc về lĩnh vực tư duy trừu tượng mà
chúng ta không thể dùng các khí quan để cầm, nắm, quan sát nó, chỉ có thể
nhận biết thông qua suy nghĩ, cảm nhận và liên tưởng.
Tương tự cách phân chia trên, nhưng cách sử dụng từ ngữ khác nhau,
UNESCO đưa ra khái niệm cấu trúc văn hóa bao gồm hai thành tố: văn hóa vật
thể và văn hóa phi vật thể, tức là tổng thể văn hóa được phân định một cách
tương đối - một phần là những giá trị văn hóa được thể hiện ở các dạng vật thể
- được cảm nhận bằng hình khối, kích thước khá cụ thể; một phần là những giá
trị văn hóa có tính trừu tượng thuộc tinh thần, những gì thuộc phi vật thể.
Có thể thấy, việc xác định cấu trúc của văn hóa là một vấn đề phức tạp
vì bản thân văn hóa là mang tính muôn vẻ do các yếu tố môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, điều kiện địa lý - lịch sử và tâm lý con người chi phối.
Khái niệm văn hóa đa dạng như thế nào thì cấu trúc văn hóa cũng đa dạng
như vậy. Bên cạnh việc phân chia văn hóa thành văn hóa vật chất và tinh thần,
15
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể như trên, còn có nhiều cách phân chia
cấu trúc văn hóa khác nữa. Có mô hình cấu trúc văn hóa thành các thành tố
khác nhau, các bộ phận văn hóa khác nhau; hoặc có cách phân chia cấu trúc
văn hóa thành hệ, tiểu hệ, vi hệ…
- Về cấu trúc văn hóa gồm các bộ phận khác nhau, học giả Đào Duy
Anh phân chia văn hóa thành ba bộ phận: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội,
sinh hoạt tri thức; nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng lại phân chia cấu trúc
văn hóa bao gồm ba thành tố: văn hóa sản xuất, văn hóa vũ trang, văn hóa
sinh hoạt...
- Trong công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, từ cách tiếp
cận hệ thống, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng, có thể xem văn
hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố (tiểu hệ) cơ bản với các vi hệ như sau:
Văn hóa nhận thức bao gồm nhận thức về vũ trụ, nhận thức về con người;
Văn hóa tổ chức cộng đồng bao gồm văn hóa tổ chức đời sống tập thể, văn
hóa tổ chức đời sống cá nhân; Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Văn
hóa ứng xử với môi trường xã hội.
- Từ bản chất của văn hóa với tư cách là sản phẩm chung nhất của loài
người, của xã hội, của các dân tộc, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên lại
phân loại cấu trúc văn hóa theo các lĩnh vực hoạt động sống của con người:
văn hóa lao động, văn hóa tư tưởng, văn hóa chính trị, văn hóa kinh tế, văn
hóa pháp luật, văn hóa đạo đức, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa kinh doanh, văn
hóa ứng xử... [Xem 90; tr.296-322]. Như vậy, trong cấu trúc văn hóa bao giờ
cũng bao gồm nhiều yếu tố; mỗi yếu tố có vị trí, vai trò khác nhau nhưng luôn
gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên tính thống nhất và phong phú, đa dạng của
văn hóa.
Theo chúng tôi, các cách phân loại cấu trúc văn hóa trên không hề mâu
thuẫn, mà là thống nhất với nhau. Tính thống nhất là về bản chất của văn hóa
- là sản phẩm, phương thức hoạt động sống của con người. Khác nhau là ở
16
chỗ, mỗi học giả, từ góc độ quan tâm của mình mà đưa ra cấu trúc văn hóa
của mình. Song, cách phân loại chung nhất là phân loại văn hóa theo văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần, và cụ thể hơn, đó cũng có nghĩa là văn hóa vật
thể và văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, có cách phân loại văn hóa theo các
lĩnh vực hoạt động của con người, như văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt,
văn hóa ứng xử, văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa thẩm mỹ…
Nghiên cứu về văn hóa, tất cả các công trình khoa học không thể không
bàn đến vai trò của văn hóa. Văn hóa có vai trò rất đa dạng. Từ nhiều góc độ
tiếp cận và luận giải khác nhau về văn hóa, nhiều công trình nghiên cứu về
văn hóa ở nước ngoài đều khẳng định rằng văn hóa là yếu tố thúc đẩy sự hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách của con người.
Hội nghị văn hóa thế giới Mondiacult 1982 đã khẳng định về vai trò
của văn hóa như sau: “... văn hóa tạo cho con người khả năng suy tưởng về
chính mình. Chính văn hóa là cái làm cho chúng ta trở thành những bản thể
mang tính người, có lý trí, có óc phê phán một cách đặc thù và có trách nhiệm
đạo đức. Chính thông qua văn hóa mà chúng ta phân biệt được các giá trị và
thực hiện được những sự lựa chọn. Thông qua văn hóa mà con người được tự
thể hiện, có ý thức về mình, tự nhận ra mình như là một dự đồ chưa hoàn
thiện, xem xét lại những thành tựu của riêng mình, tìm kiếm không mệt mỏi
những ý nghĩa mới và sáng tạo ra những tác phẩm vượt lên trên bản thân
mình” [Theo 24; tr.18].
Công trình “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng” (2003) của nhà nghiên cứu
người Trung Quốc La Quốc Kiệt đã có cách nhìn riêng về vai trò của văn hóa
trong hoàn thiện nhân cách con người. Ông cho rằng: “tố chất văn hóa” có
ảnh hưởng lớn và thẩm thấu rất mạnh đối với sự hình thành và phát triển các
yếu tố trong cấu trúc của nhân cách.
Ở Việt Nam, vai trò của văn hóa trong phát triển ngày càng được quan
tâm chú ý hơn. Trước hết, thể hiện ở sự đổi mới về mặt nhận thức nhằm nâng
17
cao vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước và những chính
sách, đường lối phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước ta. Tại Hội nghị lần
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, trong Nghị quyết“Về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,
Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển văn hóa đúng đắn theo quan điểm hội
nhập quốc tế, xây dựng con người và văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ
biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc với quốc tế, coi văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, xã hội.
Vấn đề vai trò của văn hóa đã được đề cập từ rất sớm ở nhiều công
trình nghiên cứu, nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước. Những công trình như “Đến hiện đại từ truyền thống” (1996) của Trần
Đình Hượu; “Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm” (2000) của Trần Quốc
Vượng; “Góp phần nghiên cứu văn hóa và văn hóa tộc người” (1996) của
Nguyễn Từ Chi; “Về giá trị và giá trị châu Á” (2005) của Hồ Sĩ Quý và một
số tác phẩm của Trần Văn Giàu, Vũ Khiêu... đã nghiên cứu sâu sắc về văn
hóa Việt Nam và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội.
Công trình “Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát
triển” (1993) của nhiều tác giả do các nhà nghiên cứu Vũ Khiêu, Phạm Xuân
Nam và Hoàng Trinh chủ biên. Đáng chú ý là bài viết “Bản sắc văn hóa dân
tộc của văn hóa - một động lực của phát triển” của học giả Hoàng Trinh.
Trong đó, tác giả khái quát bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò động lực như là
một điểm tựa Archimede. Nếu giữ vững và phát huy được bản sắc dân tộc của
văn hóa thì sẽ thúc đẩy nền văn hóa dân tộc phát triển.
Từ góc nhìn khác về vai trò của văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Huyên đã luận giải vai trò chủ thể hoạt động sáng tạo của con người đối với
sự phát triển văn hóa và đối với chính sự phát triển nhân cách trong bài viết
“Quá trình hoạt động sáng tạo là sự tự hoàn thiện và phát triển nhân cách”
18
trong cuốn sách “Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người”
(2002). Tập trung nhất, trong công trình “Văn hóa - mục tiêu và động lực của
sự phát triển xã hội” (2006), tác giả Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) đã phân
tích, chứng minh văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
xã hội.
Đề cập đến vai trò của văn hóa đối với sự phát triển phải kể đến công trình
“Văn hóa vì phát triển” của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam (2005). Cuốn sách
đã đưa ra quan niệm về văn hóa từ hệ thống cấu trúc, chức năng của nó. Trong
đó, tác giả khẳng định rằng rõ ràng văn hóa không đứng ngoài phát triển, nó nằm
bên trong, là nhân tố nội sinh, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và hệ điều tiết
của sự phát triển. Từ đó, tác giả phân tích vai trò của văn hóa đối với các lĩnh
vực cụ thể, đó là vai trò của văn hóa trong phát triển nông thôn, văn hóa trong
sản xuất kinh doanh, văn hóa và quản lý môi trường và văn hóa trong đổi mới tư
duy lý luận.
Trong cuốn sách “Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn
hóa và con người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Dương Phú Hiệp cho rằng,
trong bối cảnh toàn cầu hóa, “phát triển con người phải lấy văn hóa làm trọng
tâm, làm nền tảng cho mọi sự phát triển; và phát triển văn hóa không phải là
vì văn hóa mà là để phục vụ con người nhằm đạt được mục đích cuối cùng là
phát triển con người bền vững”. Với bài “Vai trò của văn hóa đối với phát
triển” in trong “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - Những
vấn đề phương pháp luận” (nhà nghiên cứu Phạm Duy Đức chủ biên, 2010),
tác giả Dương Phú Hiệp cũng đã bàn đến vai trò của văn hóa đối với sự phát
triển kinh tế, phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực...
Nghiên cứu về vai trò của văn hóa đặt trong mối quan hệ với văn minh,
nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Quý công bố một số bài viết “Vai trò của nhân tố văn
hóa trong nền văn minh” (1993) và bài viết “Vai trò của văn hóa trong quan
niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen” (1996). Ngoài ra còn có các bài viết của các
19
nhà nghiên cứu khác về vai trò của văn hóa như: “Văn hóa Việt Nam và sự
phát triển lâu bền của quốc gia” của nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chuẩn
(1998); “Một vài suy nghĩ về bản sắc dân tộc của văn hóa” (1990) của nhà
nghiên cứu Đỗ Huy...
Vai trò của văn hóa trong phát triển xã hội được thể hiện tập trung và
khái quát nhất trong tác phẩm nổi tiếng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
“Văn hóa và Đổi mới”, trong đó, tác giả phân tích sâu sắc vai trò của văn hóa
trong sự nghiệp đổi mới, đổi mới chính là phát triển, văn hóa là đổi mới.
Các công trình kể trên đều khẳng định rằng văn hóa có vai trò vô cùng
to lớn đối với sự phát triển xã hội trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính
trị, con người và nguồn nhân lực, làm phong phú giá trị vật chất và tinh thần
của xã hội. Các công trình nghiên cứu đều chứng minh rằng văn hóa không hề
tách rời sự phát triển mà ngược lại, văn hóa có mối quan hệ biện chứng với
phát triển. Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển,
đồng thời còn là hệ điều tiết cho sự phát triển.
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển nền văn
hóa Việt Nam trong hội nhập văn hóa
1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam
Vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc từ lâu đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta,
của nhiều học giả nghiên cứu về văn hóa.
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng phát triển nền văn hóa
Việt Nam phải dựa trên việc tiếp thu, học hỏi có chọn lọc các giá trị văn hóa
tiến bộ từ các nước khác nhằm tạo ra một nền văn hóa vừa có tính dân tộc vừa
có tính tiên tiến, hiện đại. Người khẳng định rằng:
Văn hóa Việt Nam là kết quả ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa
Đông phương và Tây phương chung đúc lại (...). Tây phương hay
20
Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy để tạo ra một nền văn
hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và
văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần
thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ” [102; tr.157].
Tiếp nối tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển
nền văn hóa mới, vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc được thể hiện rất rõ trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa. Đảng ta xác định rằng lĩnh vực
hoạt động văn hóa là một bộ phận quan trọng của cách mạng Việt Nam. Sự
quan tâm, chú trọng của Đảng về lĩnh vực văn hóa được thể hiện trong Đề
cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng ta.
Từ năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra
đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực, trong đó có
lĩnh vực văn hóa. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội” (1991), Đảng ta đã xác định nền văn hóa mới mà nước ta
xây dựng và phát triển là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi đây
là mục tiêu, là nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp phát triển đất nước nói
chung, phát triển nền văn hóa nói riêng.
Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển đầy đủ và phong phú hơn trong các
văn kiện của Đảng sau này. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VII đã chỉ rõ: “Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây
dựng là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Năm 1998, trong
Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”, Đảng ta tiếp tục xác định nền văn hóa mà nước ta phấn
đấu xây dựng và phát triển là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
21
Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa và tính cấp thiết của công cuộc
xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX, X,
XI, XII tiếp tục nhấn mạnh vai trò và cách thức phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới.
Từ chủ trương, quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng
Cộng sản Việt Nam, các nhà nghiên cứu về văn hóa cũng đặc biệt quan tâm
đến vấn đề này. Có thể kể đến các công trình như sau:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khoa Điềm có công trình “Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (chủ biên,
2001). Nội dung của công trình này phản ánh những nét chính yếu về tính tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa mà Việt Nam đang xây dựng,
đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản và những kiến nghị để xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần
phát triển nền văn hóa Việt Nam nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.
Nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc có các công trình nghiên cứu về vấn
đề này như: “Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp
với tinh hoa nhân loại” (1996);“Vấn đề con người trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1996); “Về phát triển văn hóa và xây dựng con
người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Phạm Minh Hạc và Nguyễn
Khoa Điềm, 2003).
Công trình “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc: thành tựu và kinh nghiệm” của nhà nghiên cứu Đỗ
Thị Minh Thúy (chủ biên, 2004). Công trình này chủ yếu tập trung vào các
vấn đề: Một số vấn đề chung quán triệt những quan điểm chỉ đạo cơ bản của
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa; xây
dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa; bảo tồn và phát huy các
di sản văn hóa; một số vấn đề về: xây dựng chính sách văn hóa, củng cố xây
22
dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa, tăng cường nguồn lực và phương tiện
cho hoạt động văn hóa, mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế.
Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm chủ đề về phát triển văn hóa hiện
nay thời gian gần đây. Nhà nghiên cứu Dương Phú Hiệp xuất bản công trình
“Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - Những vấn đề phương
pháp luận” (2010). Nhà nghiên cứu Phạm Duy Đức có bài viết “Quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”… Các bài viết đã trình bày đặc trưng
cơ bản của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và những
quan điểm cơ bản chỉ đạo cùng với những nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Về thực trạng văn hóa và hướng xây dựng, phát triển văn hóa Việt
Nam, tác giả Đỗ Huy có các bài viết “Mô thức xây dựng “nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”; “Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa mới ở nước ta”; “Mấy suy nghĩ về thực trạng văn hóa Việt Nam”;
“Giao tiếp văn hóa và hệ giải pháp hình thành những giá trị văn hóa mới ở
Việt Nam”; “Hướng phát triển của văn hóa Việt Nam”...
Cùng mảng nghiên cứu này còn có một số bài viết: “Giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại”
của tác giả Lương Quỳnh Khuê (1992); “Khả năng phát triển giá trị truyền
thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa” của nhà nghiên cứu Nguyễn
Tài Thư (2001)...
Như vậy, vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được định hình rõ nét trong đường lối xây
dựng, phát triển văn hóa, phát triển đất nước theo quan niệm của Đảng và
Nhà nước ta. Những quan điểm này cũng ngày càng thu hút sự quan tâm của
23
các nhà nghiên cứu về văn hóa. Cùng với việc nghiên cứu về đặc trưng cơ
bản của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một số nhà
nghiên cứu cũng đã quan tâm đến vấn đề phương thức và các cách thức xây
dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, ở vấn đề này, phần lớn chỉ tập trung vào các cách thức giải pháp,
ít chú ý tới phương thức phát triển văn hóa.
1.2.2. Nghiên cứu về hội nhập văn hóa với tư cách phương thức phát
triển văn hóa
Không phải đến bây giờ vấn đề giao lưu, hội nhập văn hóa mới được
các nhà nghiên cứu quan tâm. Ngay từ khi các quốc gia ý thức được tầm quan
trọng của văn hóa đối với phát triển xã hội, việc nghiên cứu cách thức,
phương hướng phát triển văn hóa, trong đó có vấn đề hội nhập văn hóa đã
được coi như là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy văn hóa phát
triển. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có các quan
điểm khác nhau về hội nhập văn hóa.
Về vấn đề văn hóa và phát triển văn hóa, trong “Tuyên ngôn thế giới
của UNESCO về đa dạng văn hóa” (2001), Liên hợp quốc thể hiện tinh thần
đề cao vai trò của văn hóa trong sự phát triển các quốc gia, dân tộc và khuyến
khích tăng cường sự giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới với
nhau để tạo ra một nền văn hóa nhân loại phong phú và đa dạng.
Trong cuốn sách “Toàn cầu hóa văn hóa” (2003), tác giả Dominique
Wolton đưa ra quan niệm cho rằng các quốc gia, dân tộc với những bản sắc
văn hóa khác nhau có thể tăng cường trao đổi, học hỏi các giá trị văn hóa mới
để phát triển nền văn hóa của mình thông qua quá trình hội nhập quốc tế hiện
nay. Từ đó, tác giả khuyến khích các quốc gia, dân tộc trên thế giới nên chấp
nhận nền văn hóa đa dạng ngôn ngữ, đa tôn giáo, kết hợp truyền thống văn
hóa của các dân tộc với nhau để tạo nên nền văn hóa chung của thế giới…
24
Trong cuốn sách “Sự đối thoại giữa các nền văn hóa” (2007), tác giả
Léopold Sédar Senghor khẳng định rằng, trên thực tế, không có một nền văn
hóa nào tồn tại và phát triển được chỉ dựa trên các giá trị văn hóa bản địa, tách
biệt hoàn toàn với những nền văn hóa khác. Từ đó, ông nhấn mạnh rằng xu
hướng hội nhập quốc tế đã làm cho các nền văn hóa trên thế giới ngày càng
phát triển theo hướng phong phú và đa dạng.
Có thể thấy, đa số nhà nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đều cho rằng
giao lưu, hội nhập văn hóa giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, nền
văn hóa các dân tộc có điều kiện để trao đổi, học hỏi các giá trị văn hóa của
nhau; hội nhập văn hóa là điều kiện, tiền đề để các dân tộc cùng nhau giải
quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, góp phần vào sự phát triển chung của
toàn nhân loại.
Ở Việt Nam, vấn đề hội nhập văn hóa với tư cách một phương thức
phát triển văn hóa đã được quan tâm từ lâu, đầu tiên phải kể đến quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về giao lưu, hội nhập văn hóa.
Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 cho
đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chủ trương, đường lối đẩy mạnh
giao lưu, hội nhập văn hóa giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên
thế giới nhằm tiếp nhận những giá trị văn hóa tiên tiến, đặc sắc nhất để làm
giàu có, phát triển nền văn hóa nước nhà. Đặc biệt là từ Nghị quyết Trung
ương năm khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Kể từ đó, các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng ta luôn tiếp tục thực hiện đường lối phát triển văn hóa và đề ra
phương pháp thực hiện sự nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Hưởng ứng mạnh mẽ đường lối hội nhập quốc tế về văn hóa nhằm phát
triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu văn
25
hóa và hội nhập văn hóa ở Việt Nam đã được công bố quan tâm đến nhiều
khía cạnh vừa cơ bản vừa mới mẻ:
Công trình nghiên cứu “Triết lý phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt
yếu” do nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam chủ biên (2005) có một tư tưởng
quan trọng về giao lưu, hội nhập văn hóa: giao lưu, hội nhập văn hóa là điều
kiện không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của cả dân tộc. Trong thời
đại ngày nay, giao lưu, hội nhập văn hóa càng mang một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
Nghiên cứu về hội nhập văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân có
công trình“Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa” (2006). Trong
công trình này, tác giả đưa ra quan niệm về một nền văn hóa chung cho toàn
nhân loại trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu:
Một nền văn hóa toàn cầu chân chính trước hết phải là nền văn
hóa đại diện được cho những giá trị chung của nhân loại, thứ
hai là nó phải dung hợp được những giá trị tiến bộ của các nền
văn hóa dân tộc trên toàn thế giới, và thứ ba là nó còn phải đại
diện được cho tinh thần của nền văn minh thời đại. Và một nền
văn hóa như thế đang tồn tại một cách khách quan không thể
phủ nhận trên toàn hành tinh, với tư cách là sản phẩm của nền
văn minh hiện đại chứ không phải là của riêng lĩnh vực văn
hóa” [23; tr.124].
Cùng quan tâm đến vấn đề này, tác giả Ngô Đức Thịnh (chủ biên,
2010) có công trình “Những giá trị truyền thống Việt Nam”. Trong chương
VIII “Giao lưu và hội nhập văn hóa là động lực phát triển xã hội”, các tác
giả đã đề cập đến một số khái niệm như tiếp biến văn hóa, đối thoại văn hóa,
tiếp xúc, giao lưu văn hóa, hội nhập văn hóa... với quan điểm các khái niệm
này có những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau nhưng chúng đều hướng tới một
hiện tượng chung là hai hay nhiều nền văn hóa “gặp gỡ”, hội nhập với nhau,
26
“cho và nhận” những giá trị, những hiện tượng văn hóa của nhau, từ đó tạo
nên những biến đổi văn hóa của mỗi nền văn hóa đó. Tiếp đó, các tác giả đề
cập đến vai trò của giao lưu và hội nhập văn hóa trong xu hướng toàn cầu
hóa văn hóa hiện nay.
Đề cập đến vai trò của giao lưu, hội nhập văn hóa có các công trình
như: Công trình “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu
hóa” (2002) do các nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn
Huyên chủ biên. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích bản chất của
toàn cầu hóa, những thách thức và cơ hội của toàn cầu hóa đối với việc giữ
gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn
phát triển hiện nay.
Công trình “Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) do tác giả Phạm Duy Đức chủ biên. Công
trình này đã làm rõ những tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế đối với văn hóa Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra một số phương hướng
và giải pháp để phát huy những ưu thế, vượt qua những thách thức nhằm xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế.
Công trình “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế” (2010) do tác giả Nguyễn Chí Bền (chủ biên) đã nhấn mạnh đến vai trò
của giao lưu và hội nhập văn hóa, đó là giao lưu và hội nhập văn hóa là một
trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của
mỗi quốc gia, dân tộc.
Cùng chủ đề này, còn có các công trình khác liên quan đến vấn đề giao
lưu, hội nhập văn hóa như: “Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại”
(2000) do các tác giả Lê Huy Hòa, Hoàng Đức Nhuận tuyển chọn và giới
thiệu; “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” (2001) do các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn
27
Đức và Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên; công trình “Bản sắc văn hóa dân tộc”
(2003) của tác giả Hồ Bá Thâm tập hợp, hệ thống hóa các bài viết thành
chuyên luận.
Bên cạnh các cuốn sách, công trình nghiên cứu kể trên, còn có một số
bài báo liên quan đến mảng vấn đề này như:
Bài viết "Mấy suy nghĩ về văn hóa Việt Nam" của tác giả Hồ Sĩ Quý
(1998) đã đề cập đến bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam và đưa người đọc
đến với nhận định rằng văn hóa Việt Nam không thuộc vào dạng nền văn hóa
đóng kín mà còn là kết quả của sự giao lưu và tiếp biến với các nền văn minh
bên ngoài. Trong quá trình giao lưu này, văn hóa Việt Nam đã hình thành và
chứng tỏ được cốt cách của mình đồng thời cũng thường xuyên tiếp thu các
giá trị ngoại sinh để hoàn thiện bản sắc dân tộc của mình.
Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn có một loạt các bài viết về vấn đề văn
hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay như: “Toàn cầu hóa: Những cơ
hội và những thách thức”; “Những thách thức của toàn cầu hóa”; “Hội nhập
quốc tế: cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn
cầu hóa hiện nay”...
Cùng nghiên cứu đến vấn đề này có một số bài viết của tác giả Nguyễn
Văn Huyên như: “Bản sắc văn hóa Việt Nam trước thách thức của toàn cầu
hóa” ; “Văn hóa - phát huy bản sắc và hội nhập” ; “Giá trị truyền thống -
nhân lõi và sức sống trong cả sự phát triển đất nước”; “Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”; “Lối sống người
Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay”...
Cùng hướng nghiên cứu trên, còn có một số bài viết khác như: tác giả
Trường Lưu với bài viết “Giao lưu quốc tế về văn hóa và việc cảnh giác đối
với độc tố văn hóa”; tác giả Phạm Xuân Nam với bài viết: “Đối thoại giữa
các nền văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa”; tác giả Phạm Thái Việt với
bài viết: “Bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa”; tác giả Bùi Thanh
28
Quất có bài viết: "Bản sắc và giao lưu văn hóa - từ góc nhìn triết học"; tác giả
Trần Nguyên Việt với bài viết: “Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa”; tác giả Đỗ Huy có bài viết: “Bao dung là một
lối sống văn hóa” và “Mấy suy nghĩ về thực trạng văn hóa Việt Nam”...
Trong công trình “Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con
người” (2002), tác giả Nguyễn Văn Huyên có tiểu luận rất đáng chú ý, đó là
“Hội nhập văn hóa - phương thức tối ưu của quá trình phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Theo tác giả, trên thế giới
có bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu nền văn hóa với các bản sắc độc đáo
với hệ thống giá trị khác nhau mà mỗi dân tộc giữ gìn và vươn tới. Giao lưu,
hội nhập văn hóa làm lưu thông huyết mạch văn hóa giữa các dân tộc, đó là
phương thức tồn tại tự nhiên của mỗi cơ thể lành mạnh, sinh động. Trong
quá trình giao lưu, hội nhập đó, mỗi cơ thể văn hóa thực hiện sự chọn lọc,
đồng hóa và dị hóa, tiếp thu và gạt bỏ theo cơ chế tiến hóa. Một cơ thể văn
hóa lành mạnh sẽ là một nền văn hóa biết cách hội nhập những tinh hoa đặc
sắc; và điều quyết định nhất là nó có đủ sức đồng hóa các tinh chất đặc sắc
của các nền văn hóa khác sao cho phù hợp và có lợi cho mình, biến cái bên
ngoài thành cái bên trong, tạo ra nội lực phát triển.
Với quan điểm hội nhập văn hóa là tích hợp tinh hoa nhân loại, làm
phong phú và hiện đại nền văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định hội nhập là
phương thức tối ưu của quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, tác giả đưa ra một số nguyên tắc hội nhập vì
một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc.
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với
luận án
Nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đã được quan tâm từ xa xưa;
những vấn đề về bản chất, nội dung, cấu trúc của văn hóa đã được nghiên
cứu rất sâu sắc, các quan điểm bổ sung cho nhau, các nội dung làm phong
29
phú cho nhau... làm cho nhận thức về văn hóa ngày càng sâu sắc, các lý giải
về nội dung của văn hóa là hết sức đa dạng và ngày càng toàn diện. Ở Việt
Nam, nghiên cứu về văn hóa nói chung, về bản chất và vai trò của văn hóa
trong phát triển xã hội nói riêng ngày càng giành được nhiều thành quả quan
trọng. Nhận thức về vai trò của văn hóa trong phát triển xã hội nói chung,
quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam đã được
Đảng ta thể hiện trong các Văn kiện Đại hội của Đảng, nhất là ở các Đại hội
thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước. Tư tưởng “Văn hóa soi
đường cho quốc dân đi” (Hồ Chí Minh); “Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội”; “Văn hóa là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội” không chỉ
trở thành trọng tâm nghiên cứu, mà đã được lý giải, chứng minh một cách
khoa học và thuyết phục trong thời gian nghiên cứu gần đây, làm nền tảng lý
luận quan trọng trong việc sử dụng văn hóa vào phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội… và thực sự văn hóa đã trở thành mục tiêu và động lực của phát triển
trong xã hội ta.
Vấn đề hội nhập văn hóa đã trở thành một trong những sự quan tâm đặc
biệt của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển văn hóa. Để làm rõ sự
đúng đắn trong chủ trương, đường lối hội nhập văn hóa của Đảng, nhiều công
trình khoa học đã đi sâu, luận giải nhiều nội dung căn bản của giao lưu, hội
nhập văn hóa; tầm quan trọng của giao lưu, hội nhập văn hóa đối với quá trình
làm phong phú các giá trị văn hóa Việt Nam, xây dựng và phát triển nền văn
hóa mới Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên,
nhìn chung, mỗi công trình đi vào một vấn đề, một nội dung, một khía cạnh
riêng rẽ. Cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình khoa học nào đi sâu
chứng minh một cách hệ thống và toàn diện về vai trò to lớn, đặc điểm ưu trội
của hội nhập văn hóa quốc tế trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
30
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và trong đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện
nay của Việt Nam, nhất là trong yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam hiện nay việc thực hiện một công trình khoa học, nhất là từ góc độ
triết học, nghiên cứu một cách hệ thống và cơ bản về lợi thế hay tính ưu việt
của hội nhập quốc tế về văn hóa trong việc xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết.
Những vấn đề đặt ra đối với luận án là:
Thứ nhất, trên cơ sở lý luận về bản chất, nội dung, đặc điểm, cấu trúc
của văn hóa, luận án đi sâu nghiên cứu, làm rõ vai trò to lớn của hội nhập văn
hóa đối với sự phát triển của một nền văn hóa, nhất là sự phát triển có tính ưu
việt trong sự làm giàu các bản sắc văn hóa của mỗi nền văn hóa dân tộc.
Thứ hai, từ lý luận về vai trò đó, luận án khảo sát thực tế sự hội nhập
văn hóa của Việt Nam với các nền văn hóa khác trên thế giới trong mấy thập
niên vừa qua (Từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới
đất nước, mở cửa hội nhập quốc tế), chứng minh một cách thuyết phục rằng,
quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa đó đã tạo ra một cách hiệu quả sự tiên
tiến hóa, sự đậm đà hóa bản sắc văn hóa Việt Nam.
Thứ ba, từ tính ưu việt của quá trình hội nhập văn hóa đó, luận án sẽ
đề xuất những quan điểm, nguyên tắc và giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh
hội nhập văn hóa quốc tế để nền văn hóa Việt Nam nhanh chóng phát triển
theo hướng đúng đắn nhất, đó là vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam.
31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Nghiên cứu về văn hóa đã được quan tâm từ xa xưa trong lịch sử, có nội
dung hết sức phong phú, đa dạng và rất sâu sắc trên thế giới và ở Việt Nam.
Khi quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu về văn hoá đã phân
tích sâu vào các khía cạnh của văn hóa như khái niệm, bản chất, cấu trúc của
văn hóa. Những nghiên cứu đó là nền tảng khoa học để nghiên cứu sinh khai
thác, kế thừa, giải quyết những vấn đề trong đề tài luận án. Nghiên cứu về vai
trò của văn hóa trong sự phát triển xã hội cũng đặc biệt được các nhà khoa học
trong và ngoài nước quan tâm. Những công trình nghiên cứu này đã phân tích,
làm rõ các khía cạnh khác nhau về vai trò của văn hóa, đặc biệt là hai khía cạnh
cơ bản: văn hóa là mục tiêu và văn hóa là động lực phát triển xã hội.
Việc nghiên cứu về hội nhập văn hóa, vai trò của hội nhập văn hóa đối
với quá trình phát triển xã hội và quá trình phát triển của bản thân văn hóa đã
có một số nhà khoa học quan tâm, song chưa nhiều; hơn nữa các công trình
nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào một số khía cạnh của vấn đề hội nhập văn hóa,
chưa có nhiều công trình đi sâu vào bản chất, đặc điểm, những nét đặc thù của
hội nhập quốc tế về văn hóa; chưa có công trình nào với tư cách một công
trình khoa học đi sâu luận giải vị trí, vai trò ưu trội của quá trình phát triển
văn hóa qua quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa.
Việc nghiên cứu vấn đề hội nhập văn hóa với tư cách là một phương
thức phát triển ưu việt nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
là rất quan trọng và cần thiết xét về mặt lý luận lẫn thực tiễn, nhất là đối với
tình hình phát triển đất nước nói chung, phát triển văn hóa nói riêng hiện nay.
Là mảng nghiên cứu có nội dung lớn, quan trọng và thiết thực hiện nay, nó có
hiệu quả lớn trong việc xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề nêu trên về hội nhập
quốc tế về văn hóa sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh yêu cầu phát
triển nền văn hóa Việt Nam theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
32
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA
2.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa
Nghiên cứu về sự phát triển của văn hóa dân tộc trong hội nhập văn hóa
khi coi hội nhập là phương thức phát triển văn hóa, cần thiết phải làm rõ về
khái niệm, bản chất của văn hóa, quy luật vận động và phát triển của văn hóa.
Trong đó, cần thiết phải làm rõ quy luật giao lưu, hội nhập giữa các nền văn
hóa trên thế giới; đồng thời, cần làm rõ các đặc điểm của nền văn hóa dân tộc
- chủ thể của quá trình hội nhập văn hóa. Nền văn hóa dân tộc không thể tách
rời truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, không thể tách rời các điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội trong nước, cũng như không thể tồn tại nếu thiếu mối liên
hệ qua lại của nền văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
2.1.1. Khái niệm, bản chất văn hóa, quy luật vận động và phát triển
của văn hóa
2.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá
trình hoạt động thực tiễn. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thường có các quan
niệm khác nhau về văn hóa. Bởi lẽ cùng với sự vận động của xã hội, phát
triển về nhận thức của loài người, khái niệm văn hóa ngày càng được bổ sung
thêm những nội dung mới. Chính vì vậy, khái niệm văn hóa là một trong
những khái niệm rất phức tạp với nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, dù
rất phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau, để thực hiện mục đích luận án
là chứng minh thuyết phục rằng, hội nhập quốc tế về văn hóa là phương thức
ưu trội của phát triển nền văn hóa dân tộc, thì điều đầu tiên là xác định về triết
học một khái niệm văn hóa phù hợp với hướng tiếp cận của luận án.
33
Mặc dù đồng nhất văn hóa với văn minh, song vẫn có thể coi định
nghĩa đầu tiên về văn hóa là quan điểm của nhà văn hóa người Anh Edward
B. Tylor (1832 -1917) với định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa hay văn
minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất về dân tộc học của nó, là toàn bộ phức thể
bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và
những khả năng, những tập quán mà con người có được với tư cách là thành
viên xã hội” [Theo 64; tr.32].
Ở một khía cạnh khác, văn hóa được tiếp cận như là quan hệ ứng xử
của con người với tự nhiên và xã hội trong đời sống xã hội loài người. Cho
nên ở khía cạnh này, có thể thấy là văn hóa gắn liền với phong tục, tập quán,
cách suy nghĩ, tình cảm, lối ứng xử của các tộc người như trong định nghĩa về
văn hóa của UNESCO trong Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa (2001):
… Văn hóa nên được xem như là một tập hợp các đặc điểm nổi
bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm, của xã hội hay
một nhóm xã hội, ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối
sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền
thống và tín ngưỡng [158; tr.19].
Đề cập đến khái niệm văn hóa, nhiều học giả trong nước cũng đã đưa
ra những định nghĩa khác nhau về văn hóa. Có thể tìm hiểu một số định
nghĩa đó:
Với cách tiếp cận địa văn hóa, học giả Đào Duy Anh quan niệm văn
hóa là hoạt động sinh hoạt của các dân tộc qua từng giai đoạn, từng thời kỳ
lịch sử [1; tr.11].
Gần với cách tiếp cận của Đào Duy Anh, nhà nghiên cứu Trần Quốc
Vượng quan niệm “Văn hóa, trước hết, là một sự trả lời, một sự ứng phó, của
một cộng đồng dân cư, trước những thách thức của những điều kiện địa lý -
khí hậu (géoclimatique), và sau đó là sự trả lời, ứng phó, trước những điều
kiện xã hội - lịch sử” [175; tr.65].
34
Hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, nhiều công trình nghiên cứu cho rằng,
văn hóa bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Với cách hiểu
này, Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa một cách sâu sắc:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [102; tr.431].
Cùng chung quan điểm trên về văn hóa, học giả Vũ Khiêu cho rằng:
“Văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội…
Văn hóa là trạng thái con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày
càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính
của con người” [99; tr.8].
Từ góc độ giá trị, Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm văn hóa như sau:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [153; tr.27].
Với quan niệm “văn hóa là hoạt động”, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đưa
ra định nghĩa mà các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nó mang tính chất thao
tác luận. Ông viết:
Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá
nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá
nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại
trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ
này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành
35
một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu
lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác [125; tr.19-20].
Với sự ảnh hưởng sâu sắc của triết học mácxít, nhà nghiên cứu Đỗ Huy
quan niệm “Văn hóa chính là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, đó là các
giá trị vật chất, các giá trị tinh thần và bản thân sự phát triển của con người.
Trong văn hóa, cả ba giá trị này đều tương tác và gắn bó với nhau” [79; tr.15].
Một cách tổng quát và toàn diện hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Huyên đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là phạm trù Người, nó
chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ giữa chính mình và với thế giới
bên ngoài, ở đó kết tinh toàn bộ các giá trị, phương thức sống, năng lực hoạt
động và trình độ phát triển của con người” [87; tr.335].
Từ quan niệm triết học mácxít về văn hóa, coi văn hóa là thế giới
người, tác giả Hồ Sĩ Quý đã khai thác văn hóa ở khía cạnh thái độ và cách
thức hoạt động sống của con người. Tác giả Hồ Sĩ Quý cho rằng, “Văn hóa
là biểu hiện của phương thức sống của con người, là tổng hòa mọi giá trị
người” [136; tr.32].
Qua các quan niệm về văn hóa như trên, chúng tôi thấy rằng có hai
quan điểm chính về văn hóa. Thứ nhất, là quan điểm cho rằng văn hóa là
toàn bộ các giá trị do con người sáng tạo ra, đồng thời văn hóa cũng là
động lực giúp con người tự phát triển, hoàn thiện năng lực, phẩm chất của
mình. Thứ hai, là quan điểm cho rằng văn hóa là các giá trị về tinh thần,
các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ… của con người.
Tổng hợp các quan niệm với các nội hàm phong phú về khái niệm văn
hóa ở trên, tác giả lựa chọn một khái niệm chung nhất về văn hóa với mục
đích làm công cụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ của luận án này, đó là: Văn
hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra hoặc tác động để hình
thành các giá trị chân - thiện - mỹ trong quá trình hoạt động lý luận và thực
tiễn có tính lịch sử - xã hội, đưa con người đến với những lý tưởng, chuẩn
36
mực cao đẹp, giúp cho đời sống xã hội trong đó trung tâm là con người phát
triển theo hướng tiến bộ, nhân văn và bền vững.
2.1.1.2. Bản chất của văn hóa
Cũng giống như các khái niệm về văn hóa - tính trừu tượng, tính phức
tạp của nó, từ khi xuất hiện cho đến nay, đã có rất nhiều cách tiếp cận khác
nhau về bản chất của văn hóa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa là
toàn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần mà loài người đã và đang sáng
tạo ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt; quan điểm khác lại cho rằng văn
hóa là “giới tự nhiên” thứ hai của con người; hay văn hóa là đời sống tinh
thần của con người, là văn hóa nghệ thuật... Có thể thấy rằng mỗi quan niệm
trên đây về bản chất của văn hóa đều có thể đúng nếu đặt vào trong một bối
cảnh cụ thể, chính vì vậy, nó chưa đủ sức nói lên đầy đủ cái bản chất rút ra từ
toàn bộ những phương diện khác nhau của văn hóa.
Chúng ta sẽ phân tích một số quan niệm chủ yếu về bản chất của văn
hóa. Thứ nhất, văn hóa được hiểu như “giới tự nhiên” thứ hai (thiên nhiên thứ
hai) của con người.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người và xã hội loài
người là một bộ phận của giới tự nhiên, có nguồn gốc từ tự nhiên, tồn tại và
phát triển không thể tách rời khỏi tự nhiên. Trong hoạt động sản xuất vật chất
nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người thiết lập mối quan
hệ song trùng, đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con
người với con người. Trong quan hệ với tự nhiên, một mặt, con người phụ
thuộc vào tự nhiên, buộc phải thích nghi với tự nhiên; mặt khác, con người
tích cực hoạt động chinh phục, cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho nhu
cầu của con người. Trong lao động sản xuất, con người đã tạo ra của cải vật
chất phục vụ cho nhu cầu của mình, đồng thời con người cũng tạo ra các mối
quan hệ xã hội với những người khác. Các Mác đã khẳng định: “Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa tất cả những quan hệ xã
37
hội”. Như vậy, văn hóa thể hiện trình độ chinh phục, chiếm lĩnh, cải tạo và
hòa hợp với tự nhiên của con người. Do đó, “văn hóa hiện ra như một hình
thức liên hệ, thống nhất giữa con người với tự nhiên và bản tính tự nhiên của
con người” [47; tr.23].
Thứ hai, văn hóa là cái đặc trưng cho xã hội loài người, thể hiện trình
độ tự phát triển của con người.
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên. Văn hóa là cái đặc trưng cho xã hội loài người, là cái
phân biệt giữa loài người với loài vật. Quan trọng hơn, văn hóa còn là cái
phân biệt giữa người với người trong xã hội. Bởi vì “văn hóa là biểu hiện
phương thức sống của con người, là tổng hòa mọi giá trị người” [135; tr.32].
Trong quá trình hoạt động sống, mà trước hết là lao động, con người đã
sáng tạo ra văn hóa. Tuy nhiên, không phải cứ có lao động là có văn hóa. Bởi
vì lúc đầu con người tiến hành lao động với mục đích tạo ra những của cải vật
chất phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của mình. Dần dần, trong lao động, con
người không ngừng hoàn thiện bản thân, không chỉ nâng cao sức mạnh về mặt
thể chất mà còn phát triển cả về trí tuệ. Do đó, con người đã hướng đến mục
đích phát triển sản xuất, tăng hiệu quả lao động, giảm sức lao động, thì khi đó
lao động mới có thể sản xuất ra những sản phẩm mang giá trị văn hóa kết tinh
ở trong đó. Đồng thời, trong quá trình lao động, con người không chỉ sản xuất
ra cái mà mình cần mà còn tạo ra cái mà người khác cũng cần, tức là con
người đã thiết lập mối quan hệ xã hội với những người khác, hình thành nên
mối quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã
hội, như kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, tôn giáo,
pháp luật, đạo đức... Đó là quá trình thể hiện các lực lượng bản chất của con
người. “Sự thể hiện các lực lượng bản chất người là một quá trình biến lao
động của con người thành một tài sản mới, tạo ra một thiên nhiên mới, thiên
nhiên thứ hai. Đó là một quá trình văn hóa” [79; tr.472].
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk LắkĐề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đLuận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAYKhóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 

Semelhante a Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Semelhante a Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (20)

Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nayQuan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docxĐề tài luận văn 2024  Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
Đề tài luận văn 2024 Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài tiếng nói Việt Nam.docx
 
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
 
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
 
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt NamLuận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà NộiĐề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOTĐề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HOT
 
Bàn Về Yếu Tố Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam Thời Hội Nhập
Bàn Về Yếu Tố Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam Thời Hội NhậpBàn Về Yếu Tố Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam Thời Hội Nhập
Bàn Về Yếu Tố Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam Thời Hội Nhập
 
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèoQuản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
Quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo
 
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số - qua thực tiễ...
 
Luận Văn Đặc Điểm Và Giá Trị Văn Hóa Của Dân Tộc Tày Tại Định Hóa -Thái Nguyê...
Luận Văn Đặc Điểm Và Giá Trị Văn Hóa Của Dân Tộc Tày Tại Định Hóa -Thái Nguyê...Luận Văn Đặc Điểm Và Giá Trị Văn Hóa Của Dân Tộc Tày Tại Định Hóa -Thái Nguyê...
Luận Văn Đặc Điểm Và Giá Trị Văn Hóa Của Dân Tộc Tày Tại Định Hóa -Thái Nguyê...
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN ...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN ...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN ...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN ...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh BìnhĐề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Đề tài: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THU HƢƠNG HỘI NHẬP VĂN HÓA – PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - năm 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THU HƢƠNG HỘI NHẬP VĂN HÓA – PHƢƠNG THỨC PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 92.29.002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên HÀ NỘI - năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu khác. Tác giả luận án Đào Thu Hương
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN........ 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lý luận chung về văn hóa ..................................................................................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về khái niệm văn hóa......................................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu về bản chất của văn hóa ..................................11 1.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc và vai trò của văn hóa trong phát triển xã hội........................................................................................14 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển nền văn hóa Việt Nam trong hội nhập văn hóa.....................................................19 1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam ..................................................................................................19 1.2.2. Nghiên cứu về hội nhập văn hóa với tư cách phương thức phát triển văn hóa.............................................................................................23 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án.........................................................................................................28 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................31 Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA..........................................................................................32 2.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa ......................................................32 2.1.1. Khái niệm, bản chất văn hóa, quy luật vận động và phát triển của văn hóa...............................................................................................32 2.1.2. Văn hóa - tinh hoa của dân tộc.......................................................43 2.2. Một số vấn đề chủ yếu về hội nhập văn hóa và phát triển văn hóa...48 2.2.1. Khái niệm hội nhập văn hóa và phát triển văn hóa, tính tất yếu và nội dung của hội nhập văn hóa............................................................48
  • 5. 2.2.2. Vai trò của hội nhập văn hóa đối với sự phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..............................................................63 TIẾU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................76 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HỘI NHẬP VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC...................................................................78 3.1. Thành tựu của hội nhập văn hóa trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.....................................78 3.1.1. Hội nhập văn hóa đã bổ sung, hình thành và phát triển nhiều giá trị văn hóa mới theo hướng tiên tiến và hiện đại................................78 3.1.2. Hội nhập văn hóa đã làm mới và đậm đà thêm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc theo hướng tiến bộ và nhân văn................92 3.1.3. Hội nhập văn hóa góp phần nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế .................................................................................103 3.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra của hội nhập văn hóa trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc......105 3.2.1. Sự tiếp nhận giá trị mới từ bên ngoài và nguy cơ mai một nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ......................................105 3.2.2. Hội nhập văn hóa tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn từ bên ngoài vào các lĩnh vực văn hóa ở nước ta..............................................109 3.2.3. Sự xâm nhập của các sản phẩm phản văn hóa và tư duy bảo thủ, chậm đổi mới kìm hãm hiệu quả hội nhập văn hóa hiện nay .........117 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..........................................................................120 Chƣơng 4. ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP VĂN HÓA NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC..................................................................................122 4.1. Quan điểm và nguyên tắc đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.......................................................................................................122
  • 6. 4.1.1. Một số quan điểm cơ bản đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ....................................................................................................122 4.1.2. Một số nguyên tắc chủ yếu đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ....................................................................................................128 4.2. Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...........135 4.2.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc đẩy mạnh hội nhập văn hóa nhằm phát triển nền văn hóa mới ở Việt Nam......................................................................................135 4.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ để nâng cao năng lực và hiệu quả hội nhập văn hóa ............138 4.2.3. Phát triển nhanh các lĩnh vực, các yếu tố văn hóa để bổ sung và phát triển các giá trị văn hóa .............................................................141 4.2.4. Đa dạng hóa các hình thức hội nhập văn hóa ..............................143 4.2.5. Ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm phản văn hóa ngoại lai và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong nền văn hóa dân tộc........................146 TIẾU KẾT CHƢƠNG 4..........................................................................148 KẾT LUẬN..................................................................................................149 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................152
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa là tinh hoa của con người và xã hội, là linh hồn và sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi dân tộc, bằng lao động sáng tạo của mình đã làm nên văn hóa riêng với bản sắc độc đáo của mình. Đến lượt mình, văn hóa dân tộc lại trở thành nội lực cho dân tộc phát triển và trường tồn. Vì vậy, văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là công cụ của lịch sử sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc. Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng nếu quốc gia nào trong sự phát triển của mình mà tách rời sự phát triển kinh tế ra khỏi môi trường văn hóa thì nhất định sẽ bị mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và nền văn hóa đó cũng sẽ bị mai một, suy yếu dần. Do đó, trong thời đại ngày nay, bên cạnh việc cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đã và đang nỗ lực không ngừng tìm cách hội nhập, trao đổi, hợp tác nhằm tìm ra những giải pháp phát triển văn hóa, làm động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội và con người. Nhưng làm thế nào để phát triển nền văn hóa? Trong quá trình phát triển ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, văn hóa bao giờ cũng được phát triển từ nhiều yếu tố khác nhau: từ điều kiện tự nhiên, đặc điểm con người, truyền thống dân tộc, nhất là các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ,... Trong đó, giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa là một cách thức quan trọng để xây dựng và phát triển nền văn hóa. Lịch sử phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới nói chung, phát triển văn hóa của các quốc gia nói riêng cho thấy, không hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập quốc tế về văn hóa nói riêng thì không thể phát triển được. Cũng như quy luật phát triển xã hội nói chung, văn hóa không thể đứng tách biệt; nếu đứng tách khỏi cộng đồng văn hóa loài người, văn hóa dân tộc
  • 8. 2 sẽ ngày một nghèo nàn. Quy luật vận động và phát triển của văn hóa là thâm nhập vào các nền văn hóa khác, tiếp nhận, học hỏi, bổ sung, làm phong phú cho văn hóa riêng của dân tộc, đồng thời làm phong phú thêm các nền văn hóa khác. Bởi vì văn hóa là tinh hoa của dân tộc. Các nền văn hóa hội nhập, trao đổi với nhau có nghĩa là nền văn hóa này tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác. Đó là một trong những phương thức tối ưu của quá trình mỗi nền văn hóa dân tộc tự làm giàu có cho chính mình, phát triển chính mình. Thông qua hội nhập văn hóa, nền văn hóa của các dân tộc đã tiếp thu, học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần làm đa dạng, phong phú và sâu sắc hơn nền văn hóa dân tộc. Đồng thời, hội nhập văn hóa cũng đòi hỏi các dân tộc phải giữ vững các giá trị văn hóa đặc sắc của mình và giới thiệu các giá trị văn hóa tiêu biểu đó với thế giới trong quá trình hội nhập. Hội nhập văn hóa có vai trò quan trọng như vậy trong sự phát triển văn hóa nhưng trong một thời gian dài trước đây, việc triển khai vấn đề này ở nước ta còn chưa đúng mức, làm hạn chế rất nhiều đến quá trình phát triển nền văn hóa nước nhà. Trong thời gian gần đây, với chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập văn hóa, lĩnh vực văn hóa của xã hội ta có nhiều khởi sắc. Nội dung và phương thức hội nhập quốc tế về văn hóa đã được đổi mới nhiều và thực tế, nhiều khía cạnh của văn hóa Việt Nam được khám phá, vị trí và vai trò của văn hóa Việt Nam được khẳng định và tác động mạnh tới sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… Tuy nhiên, so với sự phát triển nhanh của các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội… thì lĩnh vực văn hóa nước ta vẫn còn quá chậm và chưa đồng bộ, chưa toàn diện. Điều đó có thể do chủ thể văn hóa chưa chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, có thể do chúng ta chưa khai thác và phát huy đúng và hiệu quả các tiềm năng văn hóa dân tộc; có thể do trình độ và năng lực tổ chức, triển khai các thế mạnh riêng của văn hóa Việt Nam trong các điều kiện
  • 9. 3 mới… Song theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân chậm trễ và chưa hiệu quả trong quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, đó là chúng ta chưa nhận thức đúng và sâu sắc vai trò của hội nhập quốc tế về văn hóa đối với sự phát triển nền văn hóa nước ta; chưa có tầm nhìn và chiến lược xây dựng nội dung hội nhập quốc tế về văn hóa; từ đó, chưa vạch ra chính xác và cụ thể các khía cạnh, các nội dung, đặc biệt là các cách thức hội nhập quốc tế về văn hóa; làm thế nào để khai thác hiệu quả nhất các yếu tố của nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập. Có được tư duy khoa học và năng lực hội nhập quốc tế về văn hóa, chắc chắn nền văn hóa Việt Nam vốn phong phú, đa dạng và đặc sắc sẽ nhanh chóng trở thành một nền văn hóa tiên tiến, hiện đại. Với những vấn đề và tính cấp thiết trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Hội nhập văn hóa - Phương thức phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Nghiên cứu, luận giải một cách thuyết phục hội nhập quốc tế về văn hóa là một phương thức phát triển ưu trội của phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Thứ nhất, trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đánh giá tình hình nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận về bản chất và vai trò của hội nhập quốc tế về văn hóa với tư cách là một phương thức phát triển văn hóa ưu trội.
  • 10. 4 Thứ ba, làm rõ thành tựu và hạn chế của quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm vừa qua. Thứ tư, đề xuất một số quan điểm, nguyên tắc và những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh hội nhập văn hóa vì sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Nghiên cứu hội nhập quốc tế về văn hóa với tính cách là phương thức phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án tiếp cận những vấn đề văn hóa, hội nhập quốc tế về văn hóa và phát triển văn hóa theo quan điểm mácxít. Hội nhập quốc tế về văn hóa có rất nhiều nội dung: có thể nghiên cứu từ phương diện lịch sử, chính trị, quan hệ quốc tế… Luận án này tiếp cận vấn đề từ phương diện triết học, chỉ tập trung luận giải, chứng minh cho thuyết phục bản chất khoa học và hiệu quả của hội nhập quốc tế trong phát triển văn hóa Việt Nam. 3.3. Không gian, thời gian nghiên cứu của luận án Luận án tiến hành nghiên cứu vấn đề từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và mở cửa hội nhập quốc tế (từ năm 1986 đến nay), trọng tâm là từ khi Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế về văn hóa. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Cơ sở lý luận của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và hội nhập để phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, luận án có sử dụng các lý thuyết phát triển hiện đại về văn hóa và hội nhập văn hóa.
  • 11. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là công cụ chung nhất để nhìn nhận, tiếp cận và phân tích đối tượng của luận án một cách có căn cứ lý luận và thực tiễn làm rõ cơ sở của quá trình hình thành và phát triển các yếu tố cấu thành nền văn hóa, nguyên tắc và cơ chế tiếp nhận các giá trị văn hóa với tư cách là tinh hoa của các dân tộc, làm phong phú, hiện đại hóa và tiên tiến hóa bản sắc văn hóa của mỗi nền văn hóa thông qua sự hội nhập quốc tế về văn hóa. Phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án là: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn... Phương pháp lịch sử và logic luôn luôn gắn kết với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề và nội dung của luận án. Cặp phương pháp này chứng minh quá trình hình thành và phát triển của bản chất, các yếu tố, các giá trị văn hóa. Chúng sẽ luận giải một cách thuyết phục quá trình hội nhập văn hóa có tính lịch sử và logic như một tất yếu. Quá trình hội nhập văn hóa của các dân tộc chỉ có thể diễn ra trong lịch sử - logic của nó, nó diễn ra từ thấp đến cao, bối cảnh lịch sử quy định sự lựa chọn các giá trị văn hóa phù hợp, không thể hội nhập một cách phi thực tế. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong luận án nhằm phân tích - tổng hợp để làm rõ quá trình tiếp nhận và phát triển các yếu tố, các giá trị văn hóa mới trong quá trình các nền văn hóa thống nhất với nhau, tác động và thúc đẩy quá trình nảy sinh các yếu tố và các giá trị mới trong mỗi nền văn hóa. Sự phân tích các sự kiện, các yếu tố và việc xác định bản chất của chúng là căn cứ để đi đến sự tổng hợp kết quả phân tích đó. Có thể nói, cặp phương pháp phân tích - tổng hợp là thế mạnh trong việc chứng minh tính tất yếu của sự hình thành và phát triển của các giá trị mới của nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập.
  • 12. 6 Phương pháp khái quát hóa là phương pháp đứng trên kết quả của quá trình phân tích - tổng hợp để rút ra những kết luận theo hướng khẳng định rằng, quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa tất yếu sẽ đưa đến những kết quả hình thành và phát triển của những giá trị mới của mỗi bên tham gia hội nhập. Khái quát hóa không chỉ là dựa trên số liệu, chất liệu của phân tích - tổng hợp, mà là phương pháp hữu hiệu để người nghiên cứu đi đến những kết luận có cơ sở khoa học, do đó có tính thuyết phục. Phương pháp khái quát hóa đã cho phép nghiên cứu sinh rút ra được những kết luận có sức thuyết phục trong luận án. Phương pháp gắn lý luận với thực tiễn được sử dụng trong luận án để làm tăng sức thuyết phục của những phương pháp phân tích - tổng hợp và khái quát hóa những kết luận. Lý thuyết không thể tách rời với thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở của chân lý (V.I.Lênin). Luận án vừa có những nội dung trừu tượng, vừa kết hợp lý luận với thực tiễn đã được sử dụng trong luận án, làm cho những cái trừu tượng trở nên thực tế hơn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã luận chứng, làm rõ về mặt lý luận tính ưu việt của hội nhập quốc tế về văn hóa trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thứ hai, luận án đã làm rõ những thành tựu và hạn chế của hội nhập quốc tế về văn hóa trong quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian qua. Thứ ba, luận án đề xuất được một số quan điểm, nguyên tắc và giải pháp khả thi để tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án góp phần làm rõ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về hội nhập văn hóa với tư cách là một phương thức ưu việt của quá trình phát triển
  • 13. 7 văn hóa nói chung, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng; góp phần làm phong phú cả nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Luận án cũng là tài liệu tham khảo có tính chuyên sâu dành cho công tác nghiên cứu, học tập trong lĩnh vực cụ thể. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 14. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN Nghiên cứu về vấn đề hội nhập văn hóa và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc những năm qua thu hút không ít nhà khoa học tham gia với những chủ đề phong phú, phương pháp tiếp cận đa dạng. Theo mục đích, nhiệm vụ của luận án, chương tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài sẽ làm rõ hai nhóm vấn đề chính. 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lý luận chung về văn hóa 1.1.1. Những nghiên cứu về khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm rộng lớn, tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về khái niệm văn hóa thuộc các ngành khoa học lịch sử, nhân loại học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, triết học... Điều đó cho thấy các quan điểm về văn hóa là rất phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp. Về xuất xứ khái niệm văn hóa, đa số các nhà nghiên cứu đều coi định nghĩa văn hóa của nhà nghiên cứu văn hóa người Anh Edward B. Tylor (1832 - 1917) đưa ra trong công trình “Văn hóa nguyên thủy” (1871) là định nghĩa khoa học đầu tiên về văn hóa. Trong công trình“Văn hóa: Tổng luận về các khái niệm và định nghĩa” (1952), hai tác giả A.L.Kroeber và Clyde Kluckhohn đã liệt kê hơn 150 định nghĩa văn hóa. Từ đó cho đến nay, đã xuất hiện thêm rất nhiều định nghĩa văn hóa. Khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đã tập trung làm rõ nội hàm của văn hóa, coi văn hóa là những đặc điểm về thói quen, lối sống, phong tục, tập quán, cách thức lao
  • 15. 9 động sản xuất… của các cộng đồng người, các quốc gia, dân tộc, coi đó là những cái giúp phân biệt các dân tộc trên thế giới với nhau. Theo Từ điển Bách khoa thư Le Petit Larousse (năm 2000 của Pháp), “văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu, thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật, cũng như toàn bộ tổ chức môi trường của con người, văn hóa vật chất gồm những công cụ, nhà ở và nói chung toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng dụng của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó” [23; tr.20]. Nhà nghiên cứu người Trung Quốc, Đàm Gia Kiện trong cuốn sách “Lịch sử văn hóa Trung Quốc” (1993) quan niệm: “Ngoại diên của văn hóa có rộng, có hẹp…, song trong đó các mặt chủ yếu không ngoài chế độ điển chương (văn trị), tập tục xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, khoa học, kỹ thuật” [Theo 121; tr.18]. UNESCO, trong Tuyên bố quốc tế về tính đa dạng văn hóa (2001) cũng đã đưa ra một cách hiểu về văn hóa; cách hiểu đó cho rằng, văn hóa nên được xem như một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn bao hàm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng [Theo 121; tr.20]. Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa rõ khái niệm văn hóa xuất hiện trong văn tự lần đầu tiên từ khi nào. Tuy nhiên, trong “Bình Ngô đại cáo” (1428), Nguyễn Trãi đã bàn đến văn hiến như sau: “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Trong nền văn hiến đó, Nguyễn Trãi xác định nét đặc trưng của văn hóa Việt là “phong tục” (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”). Cho đến nay, các công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa ở nước ta là rất phong phú và đa dạng. Trong đó, trước hết phải kể đến học giả Đào
  • 16. 10 Duy Anh với quan niệm “Văn hóa là cách sinh hoạt của người” [1; tr.10-11] trong công trình nghiên cứu “Việt Nam văn hóa sử cương” (2000). Ngay từ năm 1943, Hồ Chủ tịch đã đưa ra một khái niệm văn hóa có thể nói là khái quát hầu hết nội hàm các khái niệm văn hóa trước đó: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [102; tr.431]. Trong những thập niên gần đây, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã đưa ra thêm nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong công trình "Bản sắc văn hóa Việt Nam" (1998), nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã đề cập đến một số khái niệm như văn hóa, tiếp xúc văn hóa, khúc xạ văn hóa, giao lưu bản sắc... đồng thời tác giả cũng đưa ra quan điểm về sự giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác trên thế giới. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một định nghĩa mang tính chất thao tác luận về văn hóa. Trong quan niệm về văn hóa, Phan Ngọc cho rằng văn hóa là một quan hệ, có mặt ở mọi tộc người và chỉ ở con người mà thôi, cho nên cần tìm hiểu khái niệm văn hóa ở những khoa học nghiên cứu loài người một cách tổng thể như tâm lý học, triết học. Khác với Phan Ngọc, nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng tiếp cận văn hóa học từ các góc độ lịch sử và khảo cổ học. Các công trình tiêu biểu của ông phải kể đến: “Việt Nam, cái nhìn địa văn hóa” (1998); “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm” (2000); Cơ sở văn hóa Việt Nam (2004)... Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông chủ yếu đề cập đến các giá trị văn
  • 17. 11 hóa truyền thống của dân tộc cũng như đề cao vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam - vốn được hình thành từ trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta. Trong công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Cái nhìn hệ thống loại hình)”(1997), nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đã hướng đến những nét bản sắc đặc trưng cơ bản cần thiết cho việc tìm hiểu văn hóa Việt Nam cùng những quy luật hình thành và phát triển của chúng. Tác giả đã vận dụng cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc kết hợp với phương pháp so sánh loại hình để tiến hành khảo sát văn hóa Việt Nam một cách toàn diện, trong sự liên hệ với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về văn hóa với bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. Kết quả khảo sát trên cho thấy, trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa do cách tiếp cận về văn hóa của các nhà khoa học khác nhau. Song, dù có khác nhau thì các quan điểm về văn hóa vẫn có sự thống nhất, đó là xem văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra, bao gồm cả mặt vật chất và mặt tinh thần, là cái đặc trưng của một cộng đồng người, giúp phân biệt các cộng đồng người khác nhau trong lịch sử. 1.1.2. Những nghiên cứu về bản chất của văn hóa Cùng với các nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa về văn hóa, thì các quan niệm về bản chất của văn hóa đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu từ lâu. Nghiên cứu về bản chất của văn hóa, các học giả đều luận giải và đi đến nhận định có tính chung về bản chất của văn hóa: Văn hóa là sản phẩm của hoạt động của con người, nó thể hiện sức mạnh của con người, năng lực của con người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 10 - 2003 có giới thiệu bài “Bản chất của văn hóa” của các tác giả David Hicks và Margazet A. Gwynne. Bài viết
  • 18. 12 đã nêu lên được một số khía cạnh, thuộc tính của văn hoá đó là văn hoá không phải là cái có sẵn trong giới tự nhiên mà văn hoá là sản phẩm do con người tạo ra, là cái thuộc về con người và xã hội. Từ góc độ triết học, có rất nhiều công trình, sách, bài báo nghiên cứu về văn hóa với tư cách là phương thức hoạt động sáng tạo của con người. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hoàng đã công bố một số bài tạp chí bàn về bản chất văn hóa, tiêu biểu phải kể đến cuốn sách “Tiếp cận hoạt động của Mác - Cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu và phát triển văn hóa con người ngày nay”. Tác giả Lê Ngọc Anh có bài viết đăng trên tạp chí Triết học - “Văn hóa với tư cách là phương thức hoạt động của con người”... Ở đây tác giả trình bày phương thức hoạt động của con người như một sự nhận thức, một tổ chức và cách thức lao động, sản xuất, hoạt động sống - chúng thể hiện văn hóa của cộng đồng người. Trong bài viết “Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên đã phân tích sâu sắc bản chất của văn hóa. Theo ông, văn hóa là “bản tính thứ hai” của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa trí tuệ, phẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người; nói tổng quát là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra “thiên nhiên thứ hai” thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng cao và hoàn thiện chính mình trong suốt chiều dài lịch sử. Văn hóa luôn hiện thân trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của xã hội; nó quy định phong cách tư duy, phương thức hành động, lối sống; nó cũng quy định hiệu quả và chất lượng hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân. Sức mạnh quy định đó nằm trong nhân lõi tinh túy được kết tụ thành tiềm năng sáng tạo to lớn của văn hóa. Trong cuốn “Tìm hiểu về văn hóa và văn minh”, tác giả Hồ Sĩ Quý cho rằng: “Văn hóa là biểu hiện của phương thức sống của con người, là tổng hòa mọi giá trị người”, do đó, ông cũng cho rằng, bản chất của văn hóa nằm
  • 19. 13 ở thái độ và cách thức hoạt động của con người trong việc duy trì và thực hiện cuộc sống của mình. Các nhà nghiên cứu kể trên có quan niệm chung về bản chất của văn hóa ở khía cạnh coi văn hóa là sản phẩm của con người, kết tinh của các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, để tồn tại và phát triển, hoạt động sản xuất cơ bản đầu tiên mà con người tiến hành là hoạt động sản xuất vật chất. Đó là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, tạo ra sản phẩm để thỏa mãn các nhu cầu cho con người. Khi sản xuất vật chất, con người đã thiết lập quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa người với người. Sản xuất vật chất là hoạt động nền tảng cơ bản mà trên đó mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được hình thành: lối sống, phong tục, tập quán, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ,... Khi các mặt cơ bản của đời sống được hình thành thì cũng tức là văn hóa được hình thành. Như vậy, văn hóa đã xuất hiện với tư cách là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và sinh hoạt. Văn hóa được hình thành, tồn tại và phát triển từ mọi mặt, mọi yếu tố trong đời sống xã hội. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra nhưng không phải cái gì do con người sáng tạo ra cũng là văn hóa. Những giá trị nào được đúc kết từ trong lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội, có vai trò quy định, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, ứng xử của con người, hướng con người đến với những lý tưởng tốt đẹp, góp phần hoàn thiện nhân cách con người, phát triển con người và xã hội thì mới được coi là văn hóa. Vậy thì, văn hóa còn là cái để phân biệt con người với động vật. Con người là loài động vật tiến hóa cao cấp nhất của giới tự nhiên, là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội (C.Mác). Cái cơ bản để con người tách
  • 20. 14 mình ra khỏi loài vật và phát triển cho đến ngày ngày nay nằm ở bản chất xã hội của con người, đó chính là văn hóa. 1.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc và vai trò của văn hóa trong phát triển xã hội Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có các quan niệm khác nhau về cấu trúc của văn hóa. Song, dù khác nhau thì trong các định nghĩa của các nhà nghiên cứu đều chứa đựng hai lĩnh vực sản phẩm, hai lĩnh vực giá trị chung. Thông thường, văn hóa có cấu trúc gồm hai phần: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất là những sản phẩm, những hiện vật, những công trình, nói chung là những sáng tạo của con người mà chúng ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan, với những kích thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc, mùi vị, âm thanh nhất định. Văn hóa tinh thần cũng là những sản phẩm do con người sáng tạo ra nhưng đó là những sáng tạo thuộc lĩnh vực tri thức, tâm linh, hiểu biết, tình cảm, suy tư... của con người. Văn hóa tinh thần thuộc về lĩnh vực tư duy trừu tượng mà chúng ta không thể dùng các khí quan để cầm, nắm, quan sát nó, chỉ có thể nhận biết thông qua suy nghĩ, cảm nhận và liên tưởng. Tương tự cách phân chia trên, nhưng cách sử dụng từ ngữ khác nhau, UNESCO đưa ra khái niệm cấu trúc văn hóa bao gồm hai thành tố: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, tức là tổng thể văn hóa được phân định một cách tương đối - một phần là những giá trị văn hóa được thể hiện ở các dạng vật thể - được cảm nhận bằng hình khối, kích thước khá cụ thể; một phần là những giá trị văn hóa có tính trừu tượng thuộc tinh thần, những gì thuộc phi vật thể. Có thể thấy, việc xác định cấu trúc của văn hóa là một vấn đề phức tạp vì bản thân văn hóa là mang tính muôn vẻ do các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, điều kiện địa lý - lịch sử và tâm lý con người chi phối. Khái niệm văn hóa đa dạng như thế nào thì cấu trúc văn hóa cũng đa dạng như vậy. Bên cạnh việc phân chia văn hóa thành văn hóa vật chất và tinh thần,
  • 21. 15 văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể như trên, còn có nhiều cách phân chia cấu trúc văn hóa khác nữa. Có mô hình cấu trúc văn hóa thành các thành tố khác nhau, các bộ phận văn hóa khác nhau; hoặc có cách phân chia cấu trúc văn hóa thành hệ, tiểu hệ, vi hệ… - Về cấu trúc văn hóa gồm các bộ phận khác nhau, học giả Đào Duy Anh phân chia văn hóa thành ba bộ phận: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt tri thức; nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng lại phân chia cấu trúc văn hóa bao gồm ba thành tố: văn hóa sản xuất, văn hóa vũ trang, văn hóa sinh hoạt... - Trong công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, từ cách tiếp cận hệ thống, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố (tiểu hệ) cơ bản với các vi hệ như sau: Văn hóa nhận thức bao gồm nhận thức về vũ trụ, nhận thức về con người; Văn hóa tổ chức cộng đồng bao gồm văn hóa tổ chức đời sống tập thể, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân; Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. - Từ bản chất của văn hóa với tư cách là sản phẩm chung nhất của loài người, của xã hội, của các dân tộc, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên lại phân loại cấu trúc văn hóa theo các lĩnh vực hoạt động sống của con người: văn hóa lao động, văn hóa tư tưởng, văn hóa chính trị, văn hóa kinh tế, văn hóa pháp luật, văn hóa đạo đức, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử... [Xem 90; tr.296-322]. Như vậy, trong cấu trúc văn hóa bao giờ cũng bao gồm nhiều yếu tố; mỗi yếu tố có vị trí, vai trò khác nhau nhưng luôn gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên tính thống nhất và phong phú, đa dạng của văn hóa. Theo chúng tôi, các cách phân loại cấu trúc văn hóa trên không hề mâu thuẫn, mà là thống nhất với nhau. Tính thống nhất là về bản chất của văn hóa - là sản phẩm, phương thức hoạt động sống của con người. Khác nhau là ở
  • 22. 16 chỗ, mỗi học giả, từ góc độ quan tâm của mình mà đưa ra cấu trúc văn hóa của mình. Song, cách phân loại chung nhất là phân loại văn hóa theo văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, và cụ thể hơn, đó cũng có nghĩa là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, có cách phân loại văn hóa theo các lĩnh vực hoạt động của con người, như văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt, văn hóa ứng xử, văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa thẩm mỹ… Nghiên cứu về văn hóa, tất cả các công trình khoa học không thể không bàn đến vai trò của văn hóa. Văn hóa có vai trò rất đa dạng. Từ nhiều góc độ tiếp cận và luận giải khác nhau về văn hóa, nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa ở nước ngoài đều khẳng định rằng văn hóa là yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách của con người. Hội nghị văn hóa thế giới Mondiacult 1982 đã khẳng định về vai trò của văn hóa như sau: “... văn hóa tạo cho con người khả năng suy tưởng về chính mình. Chính văn hóa là cái làm cho chúng ta trở thành những bản thể mang tính người, có lý trí, có óc phê phán một cách đặc thù và có trách nhiệm đạo đức. Chính thông qua văn hóa mà chúng ta phân biệt được các giá trị và thực hiện được những sự lựa chọn. Thông qua văn hóa mà con người được tự thể hiện, có ý thức về mình, tự nhận ra mình như là một dự đồ chưa hoàn thiện, xem xét lại những thành tựu của riêng mình, tìm kiếm không mệt mỏi những ý nghĩa mới và sáng tạo ra những tác phẩm vượt lên trên bản thân mình” [Theo 24; tr.18]. Công trình “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng” (2003) của nhà nghiên cứu người Trung Quốc La Quốc Kiệt đã có cách nhìn riêng về vai trò của văn hóa trong hoàn thiện nhân cách con người. Ông cho rằng: “tố chất văn hóa” có ảnh hưởng lớn và thẩm thấu rất mạnh đối với sự hình thành và phát triển các yếu tố trong cấu trúc của nhân cách. Ở Việt Nam, vai trò của văn hóa trong phát triển ngày càng được quan tâm chú ý hơn. Trước hết, thể hiện ở sự đổi mới về mặt nhận thức nhằm nâng
  • 23. 17 cao vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước và những chính sách, đường lối phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước ta. Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, trong Nghị quyết“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển văn hóa đúng đắn theo quan điểm hội nhập quốc tế, xây dựng con người và văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc với quốc tế, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Vấn đề vai trò của văn hóa đã được đề cập từ rất sớm ở nhiều công trình nghiên cứu, nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Những công trình như “Đến hiện đại từ truyền thống” (1996) của Trần Đình Hượu; “Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm” (2000) của Trần Quốc Vượng; “Góp phần nghiên cứu văn hóa và văn hóa tộc người” (1996) của Nguyễn Từ Chi; “Về giá trị và giá trị châu Á” (2005) của Hồ Sĩ Quý và một số tác phẩm của Trần Văn Giàu, Vũ Khiêu... đã nghiên cứu sâu sắc về văn hóa Việt Nam và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội. Công trình “Phương pháp luận về vai trò của văn hóa trong phát triển” (1993) của nhiều tác giả do các nhà nghiên cứu Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam và Hoàng Trinh chủ biên. Đáng chú ý là bài viết “Bản sắc văn hóa dân tộc của văn hóa - một động lực của phát triển” của học giả Hoàng Trinh. Trong đó, tác giả khái quát bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò động lực như là một điểm tựa Archimede. Nếu giữ vững và phát huy được bản sắc dân tộc của văn hóa thì sẽ thúc đẩy nền văn hóa dân tộc phát triển. Từ góc nhìn khác về vai trò của văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên đã luận giải vai trò chủ thể hoạt động sáng tạo của con người đối với sự phát triển văn hóa và đối với chính sự phát triển nhân cách trong bài viết “Quá trình hoạt động sáng tạo là sự tự hoàn thiện và phát triển nhân cách”
  • 24. 18 trong cuốn sách “Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người” (2002). Tập trung nhất, trong công trình “Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội” (2006), tác giả Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) đã phân tích, chứng minh văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Đề cập đến vai trò của văn hóa đối với sự phát triển phải kể đến công trình “Văn hóa vì phát triển” của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam (2005). Cuốn sách đã đưa ra quan niệm về văn hóa từ hệ thống cấu trúc, chức năng của nó. Trong đó, tác giả khẳng định rằng rõ ràng văn hóa không đứng ngoài phát triển, nó nằm bên trong, là nhân tố nội sinh, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và hệ điều tiết của sự phát triển. Từ đó, tác giả phân tích vai trò của văn hóa đối với các lĩnh vực cụ thể, đó là vai trò của văn hóa trong phát triển nông thôn, văn hóa trong sản xuất kinh doanh, văn hóa và quản lý môi trường và văn hóa trong đổi mới tư duy lý luận. Trong cuốn sách “Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa và con người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Dương Phú Hiệp cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, “phát triển con người phải lấy văn hóa làm trọng tâm, làm nền tảng cho mọi sự phát triển; và phát triển văn hóa không phải là vì văn hóa mà là để phục vụ con người nhằm đạt được mục đích cuối cùng là phát triển con người bền vững”. Với bài “Vai trò của văn hóa đối với phát triển” in trong “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - Những vấn đề phương pháp luận” (nhà nghiên cứu Phạm Duy Đức chủ biên, 2010), tác giả Dương Phú Hiệp cũng đã bàn đến vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực... Nghiên cứu về vai trò của văn hóa đặt trong mối quan hệ với văn minh, nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Quý công bố một số bài viết “Vai trò của nhân tố văn hóa trong nền văn minh” (1993) và bài viết “Vai trò của văn hóa trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen” (1996). Ngoài ra còn có các bài viết của các
  • 25. 19 nhà nghiên cứu khác về vai trò của văn hóa như: “Văn hóa Việt Nam và sự phát triển lâu bền của quốc gia” của nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chuẩn (1998); “Một vài suy nghĩ về bản sắc dân tộc của văn hóa” (1990) của nhà nghiên cứu Đỗ Huy... Vai trò của văn hóa trong phát triển xã hội được thể hiện tập trung và khái quát nhất trong tác phẩm nổi tiếng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Văn hóa và Đổi mới”, trong đó, tác giả phân tích sâu sắc vai trò của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, đổi mới chính là phát triển, văn hóa là đổi mới. Các công trình kể trên đều khẳng định rằng văn hóa có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển xã hội trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, con người và nguồn nhân lực, làm phong phú giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Các công trình nghiên cứu đều chứng minh rằng văn hóa không hề tách rời sự phát triển mà ngược lại, văn hóa có mối quan hệ biện chứng với phát triển. Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển, đồng thời còn là hệ điều tiết cho sự phát triển. 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển nền văn hóa Việt Nam trong hội nhập văn hóa 1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam Vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ lâu đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, của nhiều học giả nghiên cứu về văn hóa. Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng phát triển nền văn hóa Việt Nam phải dựa trên việc tiếp thu, học hỏi có chọn lọc các giá trị văn hóa tiến bộ từ các nước khác nhằm tạo ra một nền văn hóa vừa có tính dân tộc vừa có tính tiên tiến, hiện đại. Người khẳng định rằng: Văn hóa Việt Nam là kết quả ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại (...). Tây phương hay
  • 26. 20 Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ” [102; tr.157]. Tiếp nối tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được thể hiện rất rõ trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa. Đảng ta xác định rằng lĩnh vực hoạt động văn hóa là một bộ phận quan trọng của cách mạng Việt Nam. Sự quan tâm, chú trọng của Đảng về lĩnh vực văn hóa được thể hiện trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng ta. Từ năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1991), Đảng ta đã xác định nền văn hóa mới mà nước ta xây dựng và phát triển là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi đây là mục tiêu, là nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, phát triển nền văn hóa nói riêng. Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển đầy đủ và phong phú hơn trong các văn kiện của Đảng sau này. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: “Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Năm 1998, trong Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng ta tiếp tục xác định nền văn hóa mà nước ta phấn đấu xây dựng và phát triển là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • 27. 21 Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa và tính cấp thiết của công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI, XII tiếp tục nhấn mạnh vai trò và cách thức phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới. Từ chủ trương, quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà nghiên cứu về văn hóa cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Có thể kể đến các công trình như sau: Nhà nghiên cứu Nguyễn Khoa Điềm có công trình “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (chủ biên, 2001). Nội dung của công trình này phản ánh những nét chính yếu về tính tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa mà Việt Nam đang xây dựng, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản và những kiến nghị để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung. Nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc có các công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại” (1996);“Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1996); “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm, 2003). Công trình “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: thành tựu và kinh nghiệm” của nhà nghiên cứu Đỗ Thị Minh Thúy (chủ biên, 2004). Công trình này chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Một số vấn đề chung quán triệt những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa; xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; một số vấn đề về: xây dựng chính sách văn hóa, củng cố xây
  • 28. 22 dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa, tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm chủ đề về phát triển văn hóa hiện nay thời gian gần đây. Nhà nghiên cứu Dương Phú Hiệp xuất bản công trình “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - Những vấn đề phương pháp luận” (2010). Nhà nghiên cứu Phạm Duy Đức có bài viết “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”… Các bài viết đã trình bày đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và những quan điểm cơ bản chỉ đạo cùng với những nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về thực trạng văn hóa và hướng xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, tác giả Đỗ Huy có các bài viết “Mô thức xây dựng “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta”; “Mấy suy nghĩ về thực trạng văn hóa Việt Nam”; “Giao tiếp văn hóa và hệ giải pháp hình thành những giá trị văn hóa mới ở Việt Nam”; “Hướng phát triển của văn hóa Việt Nam”... Cùng mảng nghiên cứu này còn có một số bài viết: “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại” của tác giả Lương Quỳnh Khuê (1992); “Khả năng phát triển giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa” của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư (2001)... Như vậy, vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được định hình rõ nét trong đường lối xây dựng, phát triển văn hóa, phát triển đất nước theo quan niệm của Đảng và Nhà nước ta. Những quan điểm này cũng ngày càng thu hút sự quan tâm của
  • 29. 23 các nhà nghiên cứu về văn hóa. Cùng với việc nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một số nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm đến vấn đề phương thức và các cách thức xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, ở vấn đề này, phần lớn chỉ tập trung vào các cách thức giải pháp, ít chú ý tới phương thức phát triển văn hóa. 1.2.2. Nghiên cứu về hội nhập văn hóa với tư cách phương thức phát triển văn hóa Không phải đến bây giờ vấn đề giao lưu, hội nhập văn hóa mới được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ngay từ khi các quốc gia ý thức được tầm quan trọng của văn hóa đối với phát triển xã hội, việc nghiên cứu cách thức, phương hướng phát triển văn hóa, trong đó có vấn đề hội nhập văn hóa đã được coi như là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy văn hóa phát triển. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có các quan điểm khác nhau về hội nhập văn hóa. Về vấn đề văn hóa và phát triển văn hóa, trong “Tuyên ngôn thế giới của UNESCO về đa dạng văn hóa” (2001), Liên hợp quốc thể hiện tinh thần đề cao vai trò của văn hóa trong sự phát triển các quốc gia, dân tộc và khuyến khích tăng cường sự giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới với nhau để tạo ra một nền văn hóa nhân loại phong phú và đa dạng. Trong cuốn sách “Toàn cầu hóa văn hóa” (2003), tác giả Dominique Wolton đưa ra quan niệm cho rằng các quốc gia, dân tộc với những bản sắc văn hóa khác nhau có thể tăng cường trao đổi, học hỏi các giá trị văn hóa mới để phát triển nền văn hóa của mình thông qua quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó, tác giả khuyến khích các quốc gia, dân tộc trên thế giới nên chấp nhận nền văn hóa đa dạng ngôn ngữ, đa tôn giáo, kết hợp truyền thống văn hóa của các dân tộc với nhau để tạo nên nền văn hóa chung của thế giới…
  • 30. 24 Trong cuốn sách “Sự đối thoại giữa các nền văn hóa” (2007), tác giả Léopold Sédar Senghor khẳng định rằng, trên thực tế, không có một nền văn hóa nào tồn tại và phát triển được chỉ dựa trên các giá trị văn hóa bản địa, tách biệt hoàn toàn với những nền văn hóa khác. Từ đó, ông nhấn mạnh rằng xu hướng hội nhập quốc tế đã làm cho các nền văn hóa trên thế giới ngày càng phát triển theo hướng phong phú và đa dạng. Có thể thấy, đa số nhà nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đều cho rằng giao lưu, hội nhập văn hóa giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, nền văn hóa các dân tộc có điều kiện để trao đổi, học hỏi các giá trị văn hóa của nhau; hội nhập văn hóa là điều kiện, tiền đề để các dân tộc cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, góp phần vào sự phát triển chung của toàn nhân loại. Ở Việt Nam, vấn đề hội nhập văn hóa với tư cách một phương thức phát triển văn hóa đã được quan tâm từ lâu, đầu tiên phải kể đến quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giao lưu, hội nhập văn hóa. Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chủ trương, đường lối đẩy mạnh giao lưu, hội nhập văn hóa giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tiếp nhận những giá trị văn hóa tiên tiến, đặc sắc nhất để làm giàu có, phát triển nền văn hóa nước nhà. Đặc biệt là từ Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Kể từ đó, các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ta luôn tiếp tục thực hiện đường lối phát triển văn hóa và đề ra phương pháp thực hiện sự nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Hưởng ứng mạnh mẽ đường lối hội nhập quốc tế về văn hóa nhằm phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu văn
  • 31. 25 hóa và hội nhập văn hóa ở Việt Nam đã được công bố quan tâm đến nhiều khía cạnh vừa cơ bản vừa mới mẻ: Công trình nghiên cứu “Triết lý phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt yếu” do nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nam chủ biên (2005) có một tư tưởng quan trọng về giao lưu, hội nhập văn hóa: giao lưu, hội nhập văn hóa là điều kiện không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của cả dân tộc. Trong thời đại ngày nay, giao lưu, hội nhập văn hóa càng mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu về hội nhập văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân có công trình“Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa” (2006). Trong công trình này, tác giả đưa ra quan niệm về một nền văn hóa chung cho toàn nhân loại trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu: Một nền văn hóa toàn cầu chân chính trước hết phải là nền văn hóa đại diện được cho những giá trị chung của nhân loại, thứ hai là nó phải dung hợp được những giá trị tiến bộ của các nền văn hóa dân tộc trên toàn thế giới, và thứ ba là nó còn phải đại diện được cho tinh thần của nền văn minh thời đại. Và một nền văn hóa như thế đang tồn tại một cách khách quan không thể phủ nhận trên toàn hành tinh, với tư cách là sản phẩm của nền văn minh hiện đại chứ không phải là của riêng lĩnh vực văn hóa” [23; tr.124]. Cùng quan tâm đến vấn đề này, tác giả Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 2010) có công trình “Những giá trị truyền thống Việt Nam”. Trong chương VIII “Giao lưu và hội nhập văn hóa là động lực phát triển xã hội”, các tác giả đã đề cập đến một số khái niệm như tiếp biến văn hóa, đối thoại văn hóa, tiếp xúc, giao lưu văn hóa, hội nhập văn hóa... với quan điểm các khái niệm này có những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau nhưng chúng đều hướng tới một hiện tượng chung là hai hay nhiều nền văn hóa “gặp gỡ”, hội nhập với nhau,
  • 32. 26 “cho và nhận” những giá trị, những hiện tượng văn hóa của nhau, từ đó tạo nên những biến đổi văn hóa của mỗi nền văn hóa đó. Tiếp đó, các tác giả đề cập đến vai trò của giao lưu và hội nhập văn hóa trong xu hướng toàn cầu hóa văn hóa hiện nay. Đề cập đến vai trò của giao lưu, hội nhập văn hóa có các công trình như: Công trình “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” (2002) do các nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên chủ biên. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích bản chất của toàn cầu hóa, những thách thức và cơ hội của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Công trình “Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) do tác giả Phạm Duy Đức chủ biên. Công trình này đã làm rõ những tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với văn hóa Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra một số phương hướng và giải pháp để phát huy những ưu thế, vượt qua những thách thức nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Công trình “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (2010) do tác giả Nguyễn Chí Bền (chủ biên) đã nhấn mạnh đến vai trò của giao lưu và hội nhập văn hóa, đó là giao lưu và hội nhập văn hóa là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Cùng chủ đề này, còn có các công trình khác liên quan đến vấn đề giao lưu, hội nhập văn hóa như: “Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại” (2000) do các tác giả Lê Huy Hòa, Hoàng Đức Nhuận tuyển chọn và giới thiệu; “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) do các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn
  • 33. 27 Đức và Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên; công trình “Bản sắc văn hóa dân tộc” (2003) của tác giả Hồ Bá Thâm tập hợp, hệ thống hóa các bài viết thành chuyên luận. Bên cạnh các cuốn sách, công trình nghiên cứu kể trên, còn có một số bài báo liên quan đến mảng vấn đề này như: Bài viết "Mấy suy nghĩ về văn hóa Việt Nam" của tác giả Hồ Sĩ Quý (1998) đã đề cập đến bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam và đưa người đọc đến với nhận định rằng văn hóa Việt Nam không thuộc vào dạng nền văn hóa đóng kín mà còn là kết quả của sự giao lưu và tiếp biến với các nền văn minh bên ngoài. Trong quá trình giao lưu này, văn hóa Việt Nam đã hình thành và chứng tỏ được cốt cách của mình đồng thời cũng thường xuyên tiếp thu các giá trị ngoại sinh để hoàn thiện bản sắc dân tộc của mình. Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn có một loạt các bài viết về vấn đề văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay như: “Toàn cầu hóa: Những cơ hội và những thách thức”; “Những thách thức của toàn cầu hóa”; “Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay”... Cùng nghiên cứu đến vấn đề này có một số bài viết của tác giả Nguyễn Văn Huyên như: “Bản sắc văn hóa Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa” ; “Văn hóa - phát huy bản sắc và hội nhập” ; “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống trong cả sự phát triển đất nước”; “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”; “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay”... Cùng hướng nghiên cứu trên, còn có một số bài viết khác như: tác giả Trường Lưu với bài viết “Giao lưu quốc tế về văn hóa và việc cảnh giác đối với độc tố văn hóa”; tác giả Phạm Xuân Nam với bài viết: “Đối thoại giữa các nền văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa”; tác giả Phạm Thái Việt với bài viết: “Bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa”; tác giả Bùi Thanh
  • 34. 28 Quất có bài viết: "Bản sắc và giao lưu văn hóa - từ góc nhìn triết học"; tác giả Trần Nguyên Việt với bài viết: “Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”; tác giả Đỗ Huy có bài viết: “Bao dung là một lối sống văn hóa” và “Mấy suy nghĩ về thực trạng văn hóa Việt Nam”... Trong công trình “Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người” (2002), tác giả Nguyễn Văn Huyên có tiểu luận rất đáng chú ý, đó là “Hội nhập văn hóa - phương thức tối ưu của quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Theo tác giả, trên thế giới có bao nhiêu dân tộc thì có bấy nhiêu nền văn hóa với các bản sắc độc đáo với hệ thống giá trị khác nhau mà mỗi dân tộc giữ gìn và vươn tới. Giao lưu, hội nhập văn hóa làm lưu thông huyết mạch văn hóa giữa các dân tộc, đó là phương thức tồn tại tự nhiên của mỗi cơ thể lành mạnh, sinh động. Trong quá trình giao lưu, hội nhập đó, mỗi cơ thể văn hóa thực hiện sự chọn lọc, đồng hóa và dị hóa, tiếp thu và gạt bỏ theo cơ chế tiến hóa. Một cơ thể văn hóa lành mạnh sẽ là một nền văn hóa biết cách hội nhập những tinh hoa đặc sắc; và điều quyết định nhất là nó có đủ sức đồng hóa các tinh chất đặc sắc của các nền văn hóa khác sao cho phù hợp và có lợi cho mình, biến cái bên ngoài thành cái bên trong, tạo ra nội lực phát triển. Với quan điểm hội nhập văn hóa là tích hợp tinh hoa nhân loại, làm phong phú và hiện đại nền văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định hội nhập là phương thức tối ưu của quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, tác giả đưa ra một số nguyên tắc hội nhập vì một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án Nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đã được quan tâm từ xa xưa; những vấn đề về bản chất, nội dung, cấu trúc của văn hóa đã được nghiên cứu rất sâu sắc, các quan điểm bổ sung cho nhau, các nội dung làm phong
  • 35. 29 phú cho nhau... làm cho nhận thức về văn hóa ngày càng sâu sắc, các lý giải về nội dung của văn hóa là hết sức đa dạng và ngày càng toàn diện. Ở Việt Nam, nghiên cứu về văn hóa nói chung, về bản chất và vai trò của văn hóa trong phát triển xã hội nói riêng ngày càng giành được nhiều thành quả quan trọng. Nhận thức về vai trò của văn hóa trong phát triển xã hội nói chung, quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta thể hiện trong các Văn kiện Đại hội của Đảng, nhất là ở các Đại hội thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước. Tư tưởng “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” (Hồ Chí Minh); “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”; “Văn hóa là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội” không chỉ trở thành trọng tâm nghiên cứu, mà đã được lý giải, chứng minh một cách khoa học và thuyết phục trong thời gian nghiên cứu gần đây, làm nền tảng lý luận quan trọng trong việc sử dụng văn hóa vào phát triển kinh tế, chính trị, xã hội… và thực sự văn hóa đã trở thành mục tiêu và động lực của phát triển trong xã hội ta. Vấn đề hội nhập văn hóa đã trở thành một trong những sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển văn hóa. Để làm rõ sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối hội nhập văn hóa của Đảng, nhiều công trình khoa học đã đi sâu, luận giải nhiều nội dung căn bản của giao lưu, hội nhập văn hóa; tầm quan trọng của giao lưu, hội nhập văn hóa đối với quá trình làm phong phú các giá trị văn hóa Việt Nam, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhìn chung, mỗi công trình đi vào một vấn đề, một nội dung, một khía cạnh riêng rẽ. Cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình khoa học nào đi sâu chứng minh một cách hệ thống và toàn diện về vai trò to lớn, đặc điểm ưu trội của hội nhập văn hóa quốc tế trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
  • 36. 30 Trong bối cảnh toàn cầu hóa và trong đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam, nhất là trong yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay việc thực hiện một công trình khoa học, nhất là từ góc độ triết học, nghiên cứu một cách hệ thống và cơ bản về lợi thế hay tính ưu việt của hội nhập quốc tế về văn hóa trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết. Những vấn đề đặt ra đối với luận án là: Thứ nhất, trên cơ sở lý luận về bản chất, nội dung, đặc điểm, cấu trúc của văn hóa, luận án đi sâu nghiên cứu, làm rõ vai trò to lớn của hội nhập văn hóa đối với sự phát triển của một nền văn hóa, nhất là sự phát triển có tính ưu việt trong sự làm giàu các bản sắc văn hóa của mỗi nền văn hóa dân tộc. Thứ hai, từ lý luận về vai trò đó, luận án khảo sát thực tế sự hội nhập văn hóa của Việt Nam với các nền văn hóa khác trên thế giới trong mấy thập niên vừa qua (Từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, mở cửa hội nhập quốc tế), chứng minh một cách thuyết phục rằng, quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa đó đã tạo ra một cách hiệu quả sự tiên tiến hóa, sự đậm đà hóa bản sắc văn hóa Việt Nam. Thứ ba, từ tính ưu việt của quá trình hội nhập văn hóa đó, luận án sẽ đề xuất những quan điểm, nguyên tắc và giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh hội nhập văn hóa quốc tế để nền văn hóa Việt Nam nhanh chóng phát triển theo hướng đúng đắn nhất, đó là vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
  • 37. 31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Nghiên cứu về văn hóa đã được quan tâm từ xa xưa trong lịch sử, có nội dung hết sức phong phú, đa dạng và rất sâu sắc trên thế giới và ở Việt Nam. Khi quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu về văn hoá đã phân tích sâu vào các khía cạnh của văn hóa như khái niệm, bản chất, cấu trúc của văn hóa. Những nghiên cứu đó là nền tảng khoa học để nghiên cứu sinh khai thác, kế thừa, giải quyết những vấn đề trong đề tài luận án. Nghiên cứu về vai trò của văn hóa trong sự phát triển xã hội cũng đặc biệt được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Những công trình nghiên cứu này đã phân tích, làm rõ các khía cạnh khác nhau về vai trò của văn hóa, đặc biệt là hai khía cạnh cơ bản: văn hóa là mục tiêu và văn hóa là động lực phát triển xã hội. Việc nghiên cứu về hội nhập văn hóa, vai trò của hội nhập văn hóa đối với quá trình phát triển xã hội và quá trình phát triển của bản thân văn hóa đã có một số nhà khoa học quan tâm, song chưa nhiều; hơn nữa các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào một số khía cạnh của vấn đề hội nhập văn hóa, chưa có nhiều công trình đi sâu vào bản chất, đặc điểm, những nét đặc thù của hội nhập quốc tế về văn hóa; chưa có công trình nào với tư cách một công trình khoa học đi sâu luận giải vị trí, vai trò ưu trội của quá trình phát triển văn hóa qua quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa. Việc nghiên cứu vấn đề hội nhập văn hóa với tư cách là một phương thức phát triển ưu việt nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là rất quan trọng và cần thiết xét về mặt lý luận lẫn thực tiễn, nhất là đối với tình hình phát triển đất nước nói chung, phát triển văn hóa nói riêng hiện nay. Là mảng nghiên cứu có nội dung lớn, quan trọng và thiết thực hiện nay, nó có hiệu quả lớn trong việc xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề nêu trên về hội nhập quốc tế về văn hóa sẽ góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh yêu cầu phát triển nền văn hóa Việt Nam theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 38. 32 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA 2.1. Những vấn đề lý luận về văn hóa Nghiên cứu về sự phát triển của văn hóa dân tộc trong hội nhập văn hóa khi coi hội nhập là phương thức phát triển văn hóa, cần thiết phải làm rõ về khái niệm, bản chất của văn hóa, quy luật vận động và phát triển của văn hóa. Trong đó, cần thiết phải làm rõ quy luật giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới; đồng thời, cần làm rõ các đặc điểm của nền văn hóa dân tộc - chủ thể của quá trình hội nhập văn hóa. Nền văn hóa dân tộc không thể tách rời truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, không thể tách rời các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, cũng như không thể tồn tại nếu thiếu mối liên hệ qua lại của nền văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới. 2.1.1. Khái niệm, bản chất văn hóa, quy luật vận động và phát triển của văn hóa 2.1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thường có các quan niệm khác nhau về văn hóa. Bởi lẽ cùng với sự vận động của xã hội, phát triển về nhận thức của loài người, khái niệm văn hóa ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới. Chính vì vậy, khái niệm văn hóa là một trong những khái niệm rất phức tạp với nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, dù rất phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau, để thực hiện mục đích luận án là chứng minh thuyết phục rằng, hội nhập quốc tế về văn hóa là phương thức ưu trội của phát triển nền văn hóa dân tộc, thì điều đầu tiên là xác định về triết học một khái niệm văn hóa phù hợp với hướng tiếp cận của luận án.
  • 39. 33 Mặc dù đồng nhất văn hóa với văn minh, song vẫn có thể coi định nghĩa đầu tiên về văn hóa là quan điểm của nhà văn hóa người Anh Edward B. Tylor (1832 -1917) với định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa hay văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất về dân tộc học của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng, những tập quán mà con người có được với tư cách là thành viên xã hội” [Theo 64; tr.32]. Ở một khía cạnh khác, văn hóa được tiếp cận như là quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội trong đời sống xã hội loài người. Cho nên ở khía cạnh này, có thể thấy là văn hóa gắn liền với phong tục, tập quán, cách suy nghĩ, tình cảm, lối ứng xử của các tộc người như trong định nghĩa về văn hóa của UNESCO trong Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa (2001): … Văn hóa nên được xem như là một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm, của xã hội hay một nhóm xã hội, ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng [158; tr.19]. Đề cập đến khái niệm văn hóa, nhiều học giả trong nước cũng đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về văn hóa. Có thể tìm hiểu một số định nghĩa đó: Với cách tiếp cận địa văn hóa, học giả Đào Duy Anh quan niệm văn hóa là hoạt động sinh hoạt của các dân tộc qua từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử [1; tr.11]. Gần với cách tiếp cận của Đào Duy Anh, nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng quan niệm “Văn hóa, trước hết, là một sự trả lời, một sự ứng phó, của một cộng đồng dân cư, trước những thách thức của những điều kiện địa lý - khí hậu (géoclimatique), và sau đó là sự trả lời, ứng phó, trước những điều kiện xã hội - lịch sử” [175; tr.65].
  • 40. 34 Hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, văn hóa bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Với cách hiểu này, Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa một cách sâu sắc: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [102; tr.431]. Cùng chung quan điểm trên về văn hóa, học giả Vũ Khiêu cho rằng: “Văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội… Văn hóa là trạng thái con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con người” [99; tr.8]. Từ góc độ giá trị, Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [153; tr.27]. Với quan niệm “văn hóa là hoạt động”, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đưa ra định nghĩa mà các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nó mang tính chất thao tác luận. Ông viết: Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành
  • 41. 35 một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác [125; tr.19-20]. Với sự ảnh hưởng sâu sắc của triết học mácxít, nhà nghiên cứu Đỗ Huy quan niệm “Văn hóa chính là tổng thể các giá trị do con người tạo ra, đó là các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần và bản thân sự phát triển của con người. Trong văn hóa, cả ba giá trị này đều tương tác và gắn bó với nhau” [79; tr.15]. Một cách tổng quát và toàn diện hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là phạm trù Người, nó chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ giữa chính mình và với thế giới bên ngoài, ở đó kết tinh toàn bộ các giá trị, phương thức sống, năng lực hoạt động và trình độ phát triển của con người” [87; tr.335]. Từ quan niệm triết học mácxít về văn hóa, coi văn hóa là thế giới người, tác giả Hồ Sĩ Quý đã khai thác văn hóa ở khía cạnh thái độ và cách thức hoạt động sống của con người. Tác giả Hồ Sĩ Quý cho rằng, “Văn hóa là biểu hiện của phương thức sống của con người, là tổng hòa mọi giá trị người” [136; tr.32]. Qua các quan niệm về văn hóa như trên, chúng tôi thấy rằng có hai quan điểm chính về văn hóa. Thứ nhất, là quan điểm cho rằng văn hóa là toàn bộ các giá trị do con người sáng tạo ra, đồng thời văn hóa cũng là động lực giúp con người tự phát triển, hoàn thiện năng lực, phẩm chất của mình. Thứ hai, là quan điểm cho rằng văn hóa là các giá trị về tinh thần, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ… của con người. Tổng hợp các quan niệm với các nội hàm phong phú về khái niệm văn hóa ở trên, tác giả lựa chọn một khái niệm chung nhất về văn hóa với mục đích làm công cụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ của luận án này, đó là: Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra hoặc tác động để hình thành các giá trị chân - thiện - mỹ trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn có tính lịch sử - xã hội, đưa con người đến với những lý tưởng, chuẩn
  • 42. 36 mực cao đẹp, giúp cho đời sống xã hội trong đó trung tâm là con người phát triển theo hướng tiến bộ, nhân văn và bền vững. 2.1.1.2. Bản chất của văn hóa Cũng giống như các khái niệm về văn hóa - tính trừu tượng, tính phức tạp của nó, từ khi xuất hiện cho đến nay, đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về bản chất của văn hóa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa là toàn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần mà loài người đã và đang sáng tạo ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt; quan điểm khác lại cho rằng văn hóa là “giới tự nhiên” thứ hai của con người; hay văn hóa là đời sống tinh thần của con người, là văn hóa nghệ thuật... Có thể thấy rằng mỗi quan niệm trên đây về bản chất của văn hóa đều có thể đúng nếu đặt vào trong một bối cảnh cụ thể, chính vì vậy, nó chưa đủ sức nói lên đầy đủ cái bản chất rút ra từ toàn bộ những phương diện khác nhau của văn hóa. Chúng ta sẽ phân tích một số quan niệm chủ yếu về bản chất của văn hóa. Thứ nhất, văn hóa được hiểu như “giới tự nhiên” thứ hai (thiên nhiên thứ hai) của con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người và xã hội loài người là một bộ phận của giới tự nhiên, có nguồn gốc từ tự nhiên, tồn tại và phát triển không thể tách rời khỏi tự nhiên. Trong hoạt động sản xuất vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người thiết lập mối quan hệ song trùng, đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người. Trong quan hệ với tự nhiên, một mặt, con người phụ thuộc vào tự nhiên, buộc phải thích nghi với tự nhiên; mặt khác, con người tích cực hoạt động chinh phục, cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong lao động sản xuất, con người đã tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình, đồng thời con người cũng tạo ra các mối quan hệ xã hội với những người khác. Các Mác đã khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa tất cả những quan hệ xã
  • 43. 37 hội”. Như vậy, văn hóa thể hiện trình độ chinh phục, chiếm lĩnh, cải tạo và hòa hợp với tự nhiên của con người. Do đó, “văn hóa hiện ra như một hình thức liên hệ, thống nhất giữa con người với tự nhiên và bản tính tự nhiên của con người” [47; tr.23]. Thứ hai, văn hóa là cái đặc trưng cho xã hội loài người, thể hiện trình độ tự phát triển của con người. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Văn hóa là cái đặc trưng cho xã hội loài người, là cái phân biệt giữa loài người với loài vật. Quan trọng hơn, văn hóa còn là cái phân biệt giữa người với người trong xã hội. Bởi vì “văn hóa là biểu hiện phương thức sống của con người, là tổng hòa mọi giá trị người” [135; tr.32]. Trong quá trình hoạt động sống, mà trước hết là lao động, con người đã sáng tạo ra văn hóa. Tuy nhiên, không phải cứ có lao động là có văn hóa. Bởi vì lúc đầu con người tiến hành lao động với mục đích tạo ra những của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của mình. Dần dần, trong lao động, con người không ngừng hoàn thiện bản thân, không chỉ nâng cao sức mạnh về mặt thể chất mà còn phát triển cả về trí tuệ. Do đó, con người đã hướng đến mục đích phát triển sản xuất, tăng hiệu quả lao động, giảm sức lao động, thì khi đó lao động mới có thể sản xuất ra những sản phẩm mang giá trị văn hóa kết tinh ở trong đó. Đồng thời, trong quá trình lao động, con người không chỉ sản xuất ra cái mà mình cần mà còn tạo ra cái mà người khác cũng cần, tức là con người đã thiết lập mối quan hệ xã hội với những người khác, hình thành nên mối quan hệ giữa người với người trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, tôn giáo, pháp luật, đạo đức... Đó là quá trình thể hiện các lực lượng bản chất của con người. “Sự thể hiện các lực lượng bản chất người là một quá trình biến lao động của con người thành một tài sản mới, tạo ra một thiên nhiên mới, thiên nhiên thứ hai. Đó là một quá trình văn hóa” [79; tr.472].