SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 108
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THẾ VƢƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐắK LắK
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Đắk Lắk - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THẾ VƢƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐắK LắK
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học:
PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết
Đắk Lắk - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của học viên dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết.
Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là chính xác, có trích
dẫn nguồn gốc rõ ràng, trung thực.
Học viên
Lê Thế Vƣơng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh
ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực
nghiên cứu của bản thân, sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức ngành y tế tỉnh Đắk Lắk.
Học viên xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết đã tận
tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Học viên xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Lê Thế Vƣơng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐTBD Đào tạo, bồi dƣỡng
HCNN Hành chính nhà nƣớc
HĐND Hội đồng nhân dân
KCB Khám chữa bệnh
KT-XH Kinh tế - xã hội
QLNN Quản lý nhà nƣớc
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bệnh viện tuyến huyện
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh, huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2010 –
2016
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh
ở tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.3. Số lƣợt ngƣời dân khám chữa bệnh ở Đắk Lắk giai đoạn 2012
– 2015
Bảng 2.4. Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016
Bảng 2.5. Cơ cấu theo ngành, nghề đào tạo của đội ngũ y tế tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2010 - 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 01
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 01
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................... 03
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 06
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 06
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 07
6. Đóng góp của luận văn...................................................................................... 07
7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................... 08
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN................................ 09
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn............................................ 09
1.1.1. Bệnh viện tuyến huyện................................................................................ 09
1.1.2. Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện ................................... 13
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.
................................................................................................................................ 19
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh
viện tuyến huyện.................................................................................................... 24
1.2.1. Định hƣớng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện ............... 24
1.2.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến
huyện...................................................................................................................... 26
1.2.3. Góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện ... 27
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến
huyện...................................................................................................................... 28
1.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở
bệnh viện tuyến huyện .......................................................................................... 28
1.3.2. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch
vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện................................. 29
1.3.3. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị
cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.......................................................... 30
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám chữa
bệnh ở bệnh viện tuyến huyện............................................................................... 31
1.3.5. Đánh giá và báo cáo thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện............................................................................................................ 31
1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở
bệnh viện tuyến huyện........................................................................................... 32
1.4.1. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ................................................... 32
1.4.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện........................................... 33
1.4.3. Thể chế và chính sách khám chữa bệnh ..................................................... 34
1.4.4. Hội nhập và toàn cầu hóa ........................................................................... 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM
CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK................ 37
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk .................... 37
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đắk Lắk........................... 37
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk .................................................. 38
2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk ................................................... 40
2.2. Thực trạng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk
Lắk ......................................................................................................................... 41
2.2.1. Quy mô và phân bố các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.................. 41
2.2.2. Điều kiện thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................................... 42
2.2.3. Nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk .......... 44
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh
viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ............................................................................ 47
2.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở
bệnh viện tuyến huyện........................................................................................... 47
2.3.2. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch
vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện................................. 50
2.3.3. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang thiết bị cho
dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện................................................................. 54
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám chữa
bệnh ở bệnh viện tuyến huyện............................................................................... 57
2.3.5. Đánh giá và báo cáo thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện............................................................................................................ 58
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến
huyện tỉnh Đắk Lắk .............................................................................................. 60
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện............................................................................................................ 60
2.4.2. Hạn chế trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện
tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk .................................................................................... 61
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 64
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN
HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK ................................................................................... 67
3.1. Quan điểm và định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám,
chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk............................................... 67
3.1.1. Quan điểm của Đảng về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân
........................................................................................................................... 67
3.1.2. Định hƣớng của ngành y tế về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho
nhân dân.................................................................................................................70
3.1.3. Định hƣớng của tỉnh Đăk Lăk về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho
nhân dân.................................................................................................................73
3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện
tỉnh Đắk Lắk ..........................................................................................................80
3.2.1. Tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả thể chế và chính sách về dịch vụ
KCB ở bệnh viện tuyến huyện..............................................................................81
3.2.2. Bồi dƣỡng năng lực quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ cho cán bộ quản
lý, nhân viên y tế thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện ...................81
3.2.3. Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho dịch
vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện ........................................................................85
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên và xử lý nghiêm vi phạm về
dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.................................................................86
3.2.5. Đánh giá sự hài lòng và chuẩn hóa hệ thống báo cáo thông tin về dịch
vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.........................................................................87
3.3. Một số khuyến nghị đối với ngành y tế và chính quyền địa phƣơng............89
3.3.1. Đối với ngành Y tế .....................................................................................89
3.3.2. Đối với cơ quan QLNN về Y tế ở tỉnh Đăk Lắc ........................................90
KẾT LUẬN............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................96
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đến vị thế cũng nhƣ
sự bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực hay trên thế giới là
chất lƣợng nguồn nhân lực. Việc tập trung đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực
đạt trình độ cao toàn diện về đức - trí - mỹ, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh
tế thế giới hiện nay là một đòi hỏi khách quan. Đáp ứng yêu cầu khách quan
ấy, y tế đƣợc xem là công cụ quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định.
Với bản chất nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà
nƣớc ta đã và đang nỗ lực nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận
dịch vụ y tế của mọi thành phần, mọi tộc ngƣời, mọi vùng miền. Trong thời
kỳ đổi mới, dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, cơ hội tiếp cận với dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nhiều hơn.
Nƣớc ta là một quốc gia có nhiều dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải
rác ở vùng núi, cao nguyên, vùng sâu, vùng xa mức sống thấp, điều kiện
sống gặp nhiều khó khăn, độ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã
hội ngày càng lớn. Họ là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng
các đồng bào dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, các dân tộc ít ngƣời ở nƣớc ta
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên
sự đa dạng về văn hóa cũng nhƣ sự vững vàng, ổn định về chính trị và an
ninh quốc phòng. Bởi vậy, chăm sóc y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở
nƣớc ta nói chung ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng không chỉ là biện pháp nâng cao
chất lƣợng sống cho đồng bào mà còn là con đƣờng phát triển vững chắc cho
quốc gia.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk đƣợc duy
trì thực hiện đúng quy định, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Đội ngũ
2
cán bộ y tế tiếp tục đƣợc nâng lên về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên,
chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến huyện
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhu cầu đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị cho
ngành rất lớn, nhƣng công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế còn hạn chế.
Trung tâm y tế các huyện còn thiếu bác sỹ, đặc biệt là bác sỹ chuyên khoa,
trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
của nhân dân.
Thực tế hiện nay hệ thống khám, chữa bệnh của tuyến huyện tỉnh Đắk
Lắk vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức, với những mặt tồn tại,
yếu kém cần phải vƣợt qua để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng
của ngƣời dân về dịch vụ y tế, để làm tăng sức hấp dẫn đối với ngƣời dân
khi lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, trong đó chất lƣợng bệnh viện và chăm
sóc y tế luôn là vấn đề đƣợc cả xã hội đặc biệt quan tâm.
Trình độ nguồn nhân lực y tế tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk còn nhiều hạn
chế, trình độ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân chƣa cao, thiếu bác
sỹ có trình độ chuyên môn tốt, chuyên môn sâu, chƣa triển khai đầy đủ đƣợc
các chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện, trình độ quản lý, điều hành của
một bộ phận cán bộ quản lý bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh còn nhiều bất
cập, hạn chế, quản lý điều hành ở một số cơ sở khám, chữa bệnh thiếu tính
khoa học, chƣa chủ động để đảm bảo cho sự phát triển, mặt bằng chung về
trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, các kỹ thuật y tế triển khai
theo phân tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh với số lƣợng chƣa đạt và chất
lƣợng chƣa cao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa
bệnh còn hạn chế. Cơ sở vật chất đầu tƣ chƣa mang tính đồng bộ, thiếu tính
quy hoạch phù hợp với phát triển quy mô giƣờng bệnh, một số tòa nhà
xuống cấp, chƣa phù hợp với công năng sử dụng ngày càng cao của trung
tâm, thủ tục hành chính về khám, chữa bệnh còn chƣa linh hoạt, tinh thần
3
thái độ phục vụ ngƣời bệnh của một bộ phận cán bộ y tế chƣa tốt, đời sống
của cán bộ y tế còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân không
ngừng đƣợc nâng lên, thay đổi trong mô hình bệnh tật, đòi hỏi công tác
khám, chữa bệnh ở tuyến huyện phải có những đổi mới, về cả hình thức và
nội dung, về cả số lƣợng và chất lƣợng. Nâng cao chất lƣợng từ con ngƣời,
đồng thời có quy trình hợp lý để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cơ sở khám
chữa bệnh nhằm thu hút ngƣời bệnh không phải thực hiện đƣợc ngay, nhƣng
càng không đƣợc chậm trễ trong thời đại hiện nay.
Đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là vô cùng
cần thiết. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ khám chữa
bệnh ở bệnh viện tuyến huyện còn có những hạn chế nhất định, chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu cho sự phát triển cũng nhƣ chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.
Bởi vậy, học viên chọn vấn đề Quản lý nhà nước về dịch vụ khám
chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk làm đề tài luận văn Thạc sỹ
quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Dịch vụ công đã đƣợc nghiên cứu tại các quốc gia phát triển từ đầu thế
kỷ XX. Các công trình nghiên cứu của các học giả tại các quốc gia châu Âu
tập trung làm sáng tỏ tính chất của dịch vụ công, quyền của ngƣời dân trong
hƣởng thụ dịch vụ công, các nguyên tắc hoạt động của dịch vụ công và các
quy định pháp luật khi đề cập tới nội dung này.
Ở Việt Nam hiện nay, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt
động cung ứng dịch vụ công, trên nhiều khía cạnh, góc độ khách nhau nhằm
nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ công của nhà nƣớc.
“Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực
trạng và giải pháp” của TS. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Nhà xuất bản Văn
4
hoá - Thông tin đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vai trò của nhà
nƣớc trong cung ứng dịch vụ công, các mô hình cung ứng dịch vụ công, thực
trạng và giải pháp, [19].
“Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của TS. Chu Văn Thành (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
là tập hợp 27 bài viết của nhiều tác giả khác nhau về ba mảng nội dung lớn:
Lý luận về dịch vụ công ở Việt Nam; Thực tiễn tổ chức thực hiện dịch vụ
công ở Việt Nam và Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới trong cung ứng
dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công [23].
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh tại
Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình” của tác giả Tống Thị Thanh Hoa (2011),
Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng
mô hình đánh giá chất lƣợng kỹ thuật/Chất lƣợng chức năng của Gronroos
và đã chỉ ra đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng bị ảnh hƣởng bởi ba yêu
tố đó là: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và quy trình khám chữa bệnh. Tuy
nhiên, phạm vi nghiên cứu của công trình này cũng chỉ mang tính riêng biệt
đối với Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình nên chƣa đạt dƣợc mức độ tổng
quát hóa của đề tài [20].
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh tại
Bệnh viện Đa khoa Phú Yên” của tác giả Nguyễn Xuân Vỹ (2011), Trƣờng Đại
học Nha Trang. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng thang đo SERVPERE
để đánh giá và kiểm định mô hình ảnh hƣởng của các yêu tố chất lƣợng dịch
vụ tới sự hài lòng của ngƣời bệnh, các yếu tố này bao gồm: sự tin cậy, sự
đảm bảo, nhiệt tình cảm thông, phƣơng tiện hữu hình và chi phí khám chữa
bệnh, đặc biệt trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra mức độ ƣu tiên theo thứ
tự của các yêu tố với ảnh hƣởng lớn nhất là yếu tố “tin cậy”, tiếp đến là tiếp
5
đến là “phƣơng tiện hữu hình”, “nhiệt tình”, sau cùng là “đảm bảo” và “chi
phí”, [32].
Bài viết “Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ” của
tác giả Phan Chí Anh và cộng sự (2013), Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh
doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1. Bài viết đã giới thiệu 7 mô hình tiêu
biểu đánh giá chất lƣợng dịch vụ, phân tích đặc điểm các mô hình, kết quả
áp dụng các mô hình này vào nghiên cứu trong thực tế và chỉ ra những hạn
chế của từng mô hình, qua đó tác giả đã tổng hợp và so sánh những mô hình
này dựa trên 8 tiêu chí nhất định, mặc dù tác giả nhận định rằng không có
bất cứ một mô hình nào đáp ứng đƣợc tất cả 8 tiêu chí nhƣng trong các mô
hình thì mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ dựa trên kết quả thực hiện đạt
đƣợc yêu cầu của hầu hết các tiêu chí hơn cả [1].
Luận văn thạc sỹ, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), “Chất lƣợng dịch
vụ và sự ảnh hƣởng của nó tới sự hài lòng, của ngƣời bệnh”, Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành điều
tra và cho thấy rằng có ba yếu tố tác động chủ yếu tới hài lòng của ngƣời
bệnh bao gồm: yếu tố hữu hình, sự tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, thái độ và đạo đức ngành Y. Đặc biệt, trong ba nhân tố chính này, tác
giả cũng đã nhấn mạnh tới yếu tố hữu hình là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh
nhất tới sự hài lòng của ngƣời tại các bệnh viện ở Việt Nam [18].
Nghiên cứu hoàn thiện công tác cung ứng dịch vụ y tế trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là một vấn đề cấp thiết, nhƣng cũng
rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình trong nƣớc và thế giới có nhiều
thay đổi, có nhiều chính sách đã lỗi thời và chƣa đồng bộ. Tuy nhiên xét trên
địa bàn tỉnh Đăk Lắk hiện nay chƣa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu
về công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện do
đó có thể đƣợc coi là một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý nhà nƣớc về y
6
tế nói chung và khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn bao gồm:
- Hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh
ở bệnh viện tuyến huyện.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám
chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ
khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám
chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà
nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ
khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm
2010 - 2016, và định hƣớng hoàn thiện trong giai đoạn tới.
7
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn đƣơc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về y tế và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phƣơng
pháp cơ bản sau đây.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu các tài liệu có
liên quan để có luận cứ khoa học cho việc đánh giá công tác quản lý nhà
nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện làm cơ sở để
phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh
ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ở chƣơng 2 của luận văn.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: thống kê, tham khảo ý kiến
chuyên gia, các nhà khoa học và quản lý về vấn đề nghiên cứu làm cơ sở
thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp ở chƣơng 3.
- Phƣơng pháp xử lý các thông tin, số liệu: phân tích, tổng hợp, sử
dụng phần mềm tin học.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp về lý luận
Hệ thống những lý luận cơ bản quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám
chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
- Phân tích và đánh giá thực trạng, xác định kết quả, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám
chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
8
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về
dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh
ở bệnh viện tuyến huyện.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở
bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc
về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Bệnh viện tuyến huyện
 Khái niệm bệnh viện tuyến huyện
Bệnh viện đƣợc coi là một loại tổ chức xã hội chủ chốt trong cung cấp
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho ngƣời bệnh và
toàn xã hội. Đó là chẩn đoán, chữa trị bệnh tật cũng nhƣ là nơi ngƣời ốm
dƣỡng bệnh và hồi phục sức khỏe.
Bệnh viện là một tổ chức phức tạp, có nhiệm vụ phục vụ lợi ích của
toàn xã hội qua việc cung cấp các dịch vụ phòng và chữa bệnh bên cạnh chức
năng là trung tâm đào tạo các nhân viên y tế. Những bƣớc tiến của xã hội
trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ bản khái niệm và quan niệm của mọi
ngƣời về bệnh viện, ngƣời dân ý thức đƣợc rõ hơn về quyền lợi của mình. Họ
ngày càng đòi hỏi cao hơn với hệ thống bệnh viện. Họ muốn đƣợc cung cấp
các dịch vụ y tế tốt hơn cả về tay nghề y, bác sỹ và cả thái độ phục vụ ngƣời
bệnh. Vì thế, việc tổ chức và quản lý bệnh viện cũng phải có thay đổi tƣơng
ứng. Quản lý bệnh viện cần thiết phải có sự hỗ trợ của các nhân viên giỏi, sao
cho công tác quản lý ấy thực sự hiệu quả để ngƣời bệnh có thể tiếp cận các
dịch vụ y tế kịp thời. Muốn nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế tại các bệnh viện
phải dựa vào đội ngũ y, bác sỹ giỏi, tận tình.
Mạng lƣới khám, chữa bệnh hệ thống bệnh viện chia làm 3 tuyến:
tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh/thành phố và tuyến huyện/quận. Ngoài ra, còn
có các bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành khác phục vụ công tác khám, chữa
10
bệnh cho (KCB) cán bộ, công chức, viên chức các ngành và đồng thời kết
hợp phục vụ nhân dân.
Bệnh viện tuyến huyện gồm các bệnh viện quận, huyện, thị xã là các
bệnh viện đa khoa hoặc đa khoa khu vực liên huyện thuộc tuyến 1 trong hệ
thống bệnh viện, đóng vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong
khu vực. Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y
tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho
nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn,
trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.
Sơ đồ 1.1.
Mô hình tổ chức bệnh viện tuyến huyện
11
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Phần lớn y tế tuyến huyện, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo đã phát huy đƣợc vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân,
nhất là đối tƣợng ngƣời nghèo, diện chính sách.
 Đặc trưng của bệnh viện tuyến huyện
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội,
là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ rất nặng nề nhƣng cũng rất vẻ
vang mà Đảng, Chính phủ và nhân dân tin tƣởng giao trọng trách đó cho
ngành Y tế.
Mạng lƣới y tế tuyến huyện là tuyến trực tiếp gần dân nhất, giúp cho
ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp nhất, góp
phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nếp sống
văn hóa.
Bệnh viện huyện thuộc tuyến y tế cơ sở với nhiệm vụ chủ yếu là
khám chữa bệnh, xử trí ban đầu đối với tất cả các vấn đề sức khỏe của
ngƣời dân trên địa bàn.
Bệnh viện tuyến huyện có 7 chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau:
- Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh;
- Đào tạo cán bộ y tế;
- Nghiên cứu khoa học về y học;
- Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn, kỹ thuật;
- Phòng bệnh;
- Hợp tác quốc tế;
- Quản lý kinh tế y tế.
 Vai trò của bệnh viện tuyến huyện trong khám chữa bệnh
12
Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế
tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân
dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang
thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.
Bệnh viện tuyến huyện có vai trò cơ bản sau:
- Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh, tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp
ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu,
khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng
nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nƣớc. Có trách nhiệm giải quyết toàn
bộ các bệnh tật thông thƣờng về nội khoa và các trƣờng hợp cấp cứu về ngoại
khoa. Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám
định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trƣng cầu. Tổ chức chuyển
ngƣời bệnh lên tuyến khi vƣợt quá khả năng của bệnh viện.
- Đào tạo cán bộ y tế, bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trƣờng, lớp
trung học y tế. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và
cơ sở y tế tuyến dƣới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý
chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Nghiên cứu khoa học về y học, tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và
chƣơng trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tham gia các công trình nghiên
cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu cấp bộ và cấp cơ sở. Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phƣơng
pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn, kỹ thuật, lập kế hoạch và chỉ đạo
tuyến dƣới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các pháp đồ chẩn đoán
và điều trị. Tổ chức chỉ đạo các xã, phƣờng thực hiện công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu và thực hiện các chƣơng trình y tế địa phƣơng.
13
- Phòng bệnh, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thƣờng xuyên thực
hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
- Hợp tác quốc tế, tham gia các chƣơng trình hợp tác với các tổ chức và
cá nhân ở ngoài nƣớc theo quy định của Nhà nƣớc.
- Hợp tác kinh tế y tế, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà
nƣớc và các nguồn kinh phí. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế:
viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ của nƣớc ngoài và các tổ chức kinh tế. Thực
hiện nghiêm chỉnh các quy dịnh của Nhà nƣớc về thu, chi ngân sách của bệnh
viện, từng bƣớc thực hiện hoạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
1.1.2. Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
 Dịch vụ y tế tại bệnh viện
Theo Bộ Y tế, dịch vụ y tế tại bệnh viện là một loại hình dịch vụ mà
trong đó các thực thể đơn vị tiến hành cung cấp việc khám, xét nghiệm và
điều trị nội trú hay ngoại trú cho các bệnh nhân và những ngƣời có biểu hiện
về rối loạn chức năng, điều chế thuốc hoặc các thiết bị y tế để chữa trị bệnh
cho các bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn đƣợc hiểu là một thủ tục chẩn đoán và
điều trị trên một cá nhân khi ngƣời đó đang ở trong tình trạng có vấn đề về
sức khỏe.
 Dịch vụ Khám chữa bệnh
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): dịch vụ y tế bao gồm tất cả các
dịch vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi
sức khoẻ. Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công
cộng.
Dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ về KCB, tiêm chủng, phòng chống bệnh
tật. Đây đƣợc xem nhƣ một quyền cơ bản của con ngƣời, vì vậy không thể
để cho thị trƣờng chi phối mà đó là trách nhiệm của nhà nƣớc.
14
Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng
những nhu cầu cơ bản của ngƣời dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch
vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ KCB theo yêu cầu (mang
tính chất hàng hóa tƣ nhiều hơn có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị
trƣờng này) và nhóm dịch vụ y tế công cộng nhƣ phòng chống dịch bệnh
(mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn) do Nhà nƣớc hoặc tƣ nhân đảm
nhiệm.
 Khái niệm dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
- KCB là một ngành dịch vụ trong đó ngƣời cung ứng và ngƣời sử
dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các
loại dich vụ khác, dịch vụ KCB có một số đăc điểm riêng, đó là:
- Một ngƣời đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
(CSSK) ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán đƣợc thời điểm
mắc bệnh nên thƣờng ngƣời ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế
không lƣờng trƣớc đƣợc.
- Dịch vụ KCB là loại hàng hóa mà ngƣời sử dụng (ngƣời bệnh, ngƣời
nhà của ngƣời bệnh) thƣờng không tự mình lựa chọn đƣợc mà chủ yếu do
bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngƣợc lại với
thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”.
Cụ thể, ngƣời bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhƣng điều trị bằng phƣơng
pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Nhƣ vậy, ngƣời bệnh,
chỉ có thể lữa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ
không đƣợc chủ động lựa chọn phƣơng pháp điều trị.
- Dich vụ KCB là loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con
ngƣời nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền
nhƣng ngƣời ta vẫn phải mua (KCB) đây là điểm đặc biệt không giống các
loại hàng hóa khác.
15
Trong cơ chế thị trƣờng, nhà sản xuất để có lợi nhuận tối đa, sẽ căn cứ
vào nhu cầu và giá cả thị trƣờng để sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào và
sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trƣờng thực hiện tốt đƣợc chức năng
của mình, thị trƣờng phải có môi trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy
đủ và không bị tác động vào các tác động ngoại lai. Trong lĩnh vực y tế, cơ
chế thị trƣờng không thể vận hành một cách hiệu quả. Các nhà phân tích
kinh tế thừa nhận trong thị trƣờng KCB luôn tồn tại các yếu tố “thất bại thị
trƣờng”, cụ thể:
- Thị trƣờng KCB không phải là thị trƣờng tự do. Trong thị trƣờng tự
do, giá của một mặt hàng đƣợc xác định dựa trên sự thỏa mãn tự nguyện
giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Trong thị trƣờng dịch vụ KCB không có sự
thỏa thuận này, giá dịch vụ do ngƣời bán quyết định.
- Dịch vụ KCB là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn
chế nhất định đối với sự gia nhập thị trƣờng của các nhà cung ứng dịch vụ.
Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ KCB cần đƣợc cấp giấy phép hành nghề và
cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách
khác, trong thị trƣờng y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo.
- Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng
dịch vụ. Nhƣ trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về
bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu hết nhƣ ngƣời bệnh hoàn toàn
phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ
KCB (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không đƣợc kiểm soát tốt sẽ
dẫn đến tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao phi y tế.
- Dịch vụ KCB là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng” và
mang tính chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi
ích không chỉ giới hạn ở những ngƣời trả tiền để hƣởng dịch vụ mà kể cả
những ngƣời không trả tiền (ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức
16
khỏe. Chính điều này không tạo ra đƣợc động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất,
làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này, để đảm bảo đủ cung ứng
cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nƣớc trong cung ứng các dịch vụ
y tế mang tính cộng đồng.
Do tính chất đặc thù của sức khỏe, dịch vụ CSSK và thị trƣờng CSSK,
Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng dịch vụ
CSSK. Nhà nƣớc cần giữ vai trò cung ứng đối với các dịch vụ KCB "công
cộng" và dịch vụ dành cho các đối tƣợng cần ƣu tiên còn để tƣ nhân cung
ứng các dịch vụ y tế tƣ nhân nhằm bảo đảm cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế cơ
bản cho mọi ngƣời dân, nhất là các đối tƣợng yếu thế nhƣ ngƣời nghèo, cận
nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời già [16].
Trong hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay, bệnh
viện tuyến huyện giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc khám bệnh, chữa
bệnh ban đầu cho nhân dân ở cơ sở.
Dịch vụ KCB tại bệnh viện tuyến huyện là một loại hình dịch vụ mà
trong đó các bệnh viện tuyến huyện tiến hành cung cấp việc khám, xét
nghiệm và điều trị nội trú hay ngoại trú cho các bệnh nhân và những ngƣời
có biểu hiện về rối loạn chức năng, điều chế thuốc hoặc các thiết bị y tế để
chữa trị bệnh cho các bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn đƣợc hiểu là một thủ tục
chuẩn đoán và điều trị trên một cá nhân khi ngƣời đó đang ở trong tình trạng
có vấn đề về sức khỏe.
Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế
tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân
dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang
thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.
17
Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra các cách hiểu chung về dịch vụ
KCB ở bệnh viện tuyến huyện nhƣ sau: dịch vụ KCB là thuật ngữ dùng để
chỉ những hoạt động của các cơ sở y tế tuyến huyện cung ứng các loại hình
CSSK, đem lại cơ hội nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho ngƣời dân,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của
pháp luật.
 Đặc thù của loại hình dịch vụ khám chữa bệnh
Cùng là loại hình dịch vụ công phổ biến và mang đến cho ngƣời sử
dụng những giá trị cần thiết, song y tế lại có những đặc điểm riêng biệt, đặc
thù. Những đặc điểm này có tác động nhất định đến việc tiếp cận dịch vụ của
đối tƣợng sử dụng loại hình này là quá trình tƣơng tác, nghĩa là cần sự tham
gia, phối hợp của cả chủ thể cung cấp lẫn đối tƣợng sử dụng, qua đó tạo nên
giá trị (sức khỏe đƣợc chăm sóc, sự sống đƣợc bảo đảm) chứ không nhƣ một
số loại hình dịch vụ hàng hóa khác, bản thân nó đã tự mang giá trị (cung cấp
nƣớc sạch, chiếu sang công cộng, xe buýt). Hơn nữa, nó là dịch vụ mà ngƣời
ta phải sử dụng nó trong một thời gian khá dài từ khi chƣa sinh ra đến khi kết
thúc cuộc đời. Bởi vậy, đặc thù của hai loại hình dịch vụ này khiến cho số
lƣợng, chất lƣợng của nó còn phụ thuộc vào quá trình tƣơng tác giữa cả ngƣời
cung cấp (y, bác sỹ) lẫn ngƣời thụ hƣởng dịch vụ (ngƣời đƣợc khám và chữa
bệnh). Cả hai chủ thể này đều có những vai trò nhất định trong việc nâng cao
khả năng tiếp cận dich vụ KCB, quá trình tƣơng tác giữa họ để cung ứng dịch
vụ trùng khớp với tiếp cận dịch vụ đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía.
Gắn với những đặc điểm của chủ thể cung cấp (Nhà nƣớc), đặc biệt là
đối tƣợng tiếp nhận (ngƣời bệnh), đặc thù của loại hình dịch vụ KCB tạo ra
những khó khăn riêng. Sự hạn chế trong nhận thức, sự bị động trong thái độ
tiếp nhận dịch vụ công với những rào cản từ điều kiện địa lý, khí hậu bất ổn,
cơ sở hạ tầng kém phát triển, khiến cho việc tiếp cận dịch vụ KCB của ngƣời
18
dân còn ở mức thấp, chƣa tích cực và thiếu hiệu quả. Khi mà cung làm tốt,
nhƣng cầu không tƣơng xứng (ngƣời dân không đón nhận và sử dụng dịch
vụ, hoặc sử dụng không tích cực, không đúng yêu cầu) thì cũng không hoàn
tất một quy trình khép kín dẫn đến hậu quả: ngƣời dân thì không đƣợc
hƣởng dịch vụ (mục tiêu của hoạt động KCB không đạt đƣợc) mà còn gây
lãng phí (thừa cung).
Chính từ mối quan hệ đặc biệt này, để giải quyết tốt vấn đề nâng cao
khả năng tiếp cận dịch vụ KCB cho ngƣời dân ở nƣớc ta, cần có những giải
pháp đồng bộ đối với cả ba nội dung trên: chủ thể cung ứng, đối tƣợng thụ
hƣởng và bản thân những loại hình dịch vụ đó.
 Phương thức thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện
Việc cung cấp và thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện đƣợc thực hiện chủ yếu bằng các phƣơng thức sau:
Thứ nhất, bệnh viện tuyến huyện trực tiếp cung ứng dịch vụ
Theo hình thức này, bệnh viện tuyến huyện chịu trách nhiệm trực tiếp
cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh ở cơ sở vì chúng liên quan đến lợi ích
chung của đất nƣớc, cũng nhƣ lợi ích thiết thực của ngƣời dân địa phƣơng.
Điều này cũng dễ nhận thấy khi mà nhà nƣớc cần đứng ra trực tiếp cho
ngƣời sử dụng dịch vụ (đƣợc khám chữa bệnh để bảo đảm sức khảe, tính
mạng) mà còn là nhân tố đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực và tƣơng lai
cho cả đất nƣớc. Hơn nữa, có những mảng cung cấp dịch vụ này, thị trƣờng
không thể hoặc không muốn tham gia do chi phí quá cao hay khó có lợi
nhuận (phòng chống bệnh lao, tiêm chủng mở rộng) nên Nhà nƣớc phải trực
tiếp cung ứng. Các chủ thể công cung ứng những loại dịch vụ này là bệnh
viện công. Đây là các đơn vị sự nghiệp hoạt động tƣơng tự nhƣ các công ty
nhƣng không vì mục tiêu lợi nhuận, Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đảm bảo
19
những điều kiện vật chất cho sự hoạt động của các đơn vị ở thời kỳ đầu và
dần dần họ có sự tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, bệnh viện tuyến huyện chuyển một phần hoạt động cung ứng
dịch vụ cho thị trường và xã hội dưới các hình thức khác nhau.
- Uỷ quyền, đây là hình thức Nhà nƣớc cho phép các tổ chức, đơn vị,
cá nhân ngoài khu vực nhà nƣớc đƣợc thực hiện cung cấp một số loại hình
dịch vụ KCB thuộc quyền quản lý đầy đủ. Việc ủy quyền có thể đƣợc thực
hiện trong thời hạn hay ngắn hạn đối với một số loại dịch vụ cụ thể tùy thuộc
vào mức cầu của ngƣời dân, năng lực của chủ thể đƣợc ủy quyền cung ứng
cũng nhƣ khả năng của Nhà nƣớc. Bởi vì, Nhà nƣớc vẫn có trách nhiệm bảo
đảm thƣờng xuyên nguồn kinh phí trích từ ngân sách nhà nƣớc.
- Liên doanh và hợp danh, đây là hình thức Nhà nƣớc có thể bỏ vốn
cùng tham gia với các tổ chức xã hội, tƣ nhân trong suốt quá trình sản xuất,
cung cấp các hàng hóa dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Nhờ đó, Nhà nƣớc vừa
giảm bớt gánh nặng về quản lý và tài chính, tận dụng đƣợc những ƣu điểm
sẵn có của thị trƣờng, vừa có sự kiểm soát nhất định đối với việc cung ứng
các dịch vụ này, đảm bảo không chịu sự chi phối hoàn toàn của thị trƣờng.
Đó là sự ra đời các bệnh viện bán công.
- Hợp đồng mua từ bên ngoài, Nhà nƣớc dùng tiền ngân sách ký hợp
đồng cung ứng một số loại hình dịch vụ KCB đối với các tổ chức xã hội, các
hiệp hội nghề nghiệp, khi các tổ chức này có điều kiện thực hiện hiệu quả
việc cung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh, tƣ vấn, giám định [16].
1.1.3. Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến
huyện
 Khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh
viện tuyến huyện
20
Hoạt động y tế nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ KCB nói
riêng cũng nhƣ mọi hoạt động xã hội khác đều cần đƣợc Nhà nƣớc điều
chỉnh, quản lý. Dịch vụ KCB là một loại hình hoạt động rộng lớn mang tính
xã hội cao, nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân - vốn quý nhất của con ngƣời
và của toàn xã hội. Do vậy, vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với dịch vụ
KCB có ý nghĩa vô cùng quan trọng cần phải đƣợc quan tâm, điều chỉnh bởi
nhà nƣớc.
Sở dĩ nói dịch vụ KCB là hoạt động có tính xã hội cao vì đây là hoạt
động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ở đâu có con
ngƣời tồn tại thì ở đó cần có cán bộ y tế để CSSK cho họ. Đối tƣợng đƣợc
dịch vụ KCB và CSSK ở đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, đứa trẻ từ khi mới
đƣợc hình thành, là bào thai trong bụng mẹ đã đƣợc chăm sóc, rồi sinh ra,
trƣởng thành, già lão và chết, bất kể thành phần giàu, nghèo, cán bộ, công
chức hay nông dân đều có thể là đối tƣợng của dịch vụ KCB. Việc KCB cho
một đối tƣợng là nhân dân nên phạm vi rộng, nhu cầu ngày càng cao. Do đó,
cung cấp dịch vụ này cho xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế
mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, mà của
mọi cấp, mọi ngành trong đó, ngành Y tế giữa vai trò nòng cốt.
Muốn làm tốt công tác CSSKND, Nhà nƣớc không thể không can
thiệp vào hoạt động cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế,
nguyên do:
Thứ nhất, dịch vụ KCB là hoạt động cần có sự tham gia đông đảo của
các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng. Do vậy cần phải có một chủ thể
thực hiện vai trò tập trung, tập hợp sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, khai
thác và phát huy năng lực vốn có của từng tổ chức, thành viên trong cộng
đồng. Chủ thể đó không ai khác là Nhà nƣớc.
21
Thứ hai, dịch vụ KCB là hoạt động y tế cần có sự đầu tƣ rất lớn trong
khi ngân sách nhà nƣớc cấp cho y tế có hạn. Do vậy cần phải có sự động
viên, đóng góp về tài chính, vật lực của các lực lƣợng xã hội, các nhà hảo
tâm, từ thiện, các tổ chức phi chính phủ, các nguồn viện trợ khác. Vấn đề
này một ngành, một cá nhân không thể làm đƣợc mà cần phải có cơ chế,
chính sách tức là cần sự can thiệp của Nhà nƣớc.
Thứ ba, dịch vụ KCB là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục, là cả một
quá trình nối tiếp nhau, kế thừa thành tựu của những thế hệ trƣớc. Chính vì
vậy, hoạt động KCB đòi hỏi sự nhất quán trong định hƣớng, chiến lƣợc phù
hợp với định hƣớng chiến lƣợc của Nhà nƣớc.
Cuối cùng, chỉ có Nhà nƣớc với vai trò, vị trí, quyền uy của mình mới
có thể giải quyết đƣợc vấn đề nảy sinh trong hoạt động KCB nhằm hoàn
thiện và nâng cao chất lƣợng phục vụ của dịch vụ KCB trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
QLNN về dịch vụ KCB là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý
chính là Nhà nƣớc. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc,
đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc và bộ máy HCNN để điều chỉnh các quan
hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời trong lĩnh vực hoạt động KCB.
Nhƣ vậy có thể thấy, QLNN về dịch vụ KCB đƣợc thực hiện bởi các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền tác động lên các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp
vào hoạt động cung ứng dịch vụ KCB bằng pháp luật và chính sách nhằm
đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra đúng mục tiêu, định hƣớng của Đảng
và Nhà nƣớc.
QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là một bộ phận trong
tổng thể hoạt động của QLNN về y tế của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền.
22
 Chủ thể quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh
viện tuyến huyện
Bệnh viện huyện thuộc tuyến y tế cơ sở với nhiệm vụ chủ yếu là KCB,
xử trí ban đầu đối với tất cả các vấn đề sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn.
Theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng [11], Thông tƣ liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày
11/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng và phòng y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh [4], Quyết định số 3226/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của sở y tế, ngày 28/10/2016 của
UBND tỉnh Đắk Lắk thì:
Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham
mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng, KCB, phục hồi chức năng, y dƣợc cổ
truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, mỹ phẩm, an toàn vệ sinh
thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số, bảo hiểm y tế. Sở y tế có tƣ cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng
dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Các phòng chức năng của sở y tế không có tƣ cách pháp nhân, hoạt động
hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều hành chung của lãnh đạo sở, do đó quan hệ
giữa lãnh đạo sở và các phòng là quan hệ hành chính mang tính trực thuộc.
Trong quá trình thực thi hoạt động QLNN chúng cũng nhân danh quyền lực
Nhà nƣớc để buộc các đối tƣợng quản lý thực thi quyết định hành chính.
23
Phòng y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ KCB trên địa bàn
huyện.
Phòng y tế có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp huyện,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của sở y tế.
- Theo sự chỉ đạo của UBND huyện, phòng y tế huyện trình UBND
huyện dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm,
hàng năm, đề án, chƣơng trình phát triển y tế, cải cách hành chính, xã hội
hoá trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện, dự thảo biện pháp huy động liên
ngành trong quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác phòng,
chống dịch bệnh, dân số - kế hoạch hoá gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm,
khắc phục hậu quả của dịch, bệnh, tai nạn thƣơng tích, thiên tai thảm hoạ
ảnh hƣởng đến sức khoẻ nhân dân xảy ra trên địa bàn huyện.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, chƣơng trình phát triển y tế trên địa bàn huyện sau khi đƣợc
phê duyệt.
- Giúp UBND cấp huyện thẩm định các điều kiện hành nghề y tế trên
địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp
tỉnh.
- Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chính sách, kế hoạch, đề án, chƣơng trình, dự án và hoạt động đối
với các cơ sở cung cấp dịch vụ về y tế trên địa bàn huyện.
24
- Hƣớng dẫn UBND cấp xã tổ chức thực hiện chƣơng trình y tế cơ sở,
dân số - kế hoạch hoá gia đình, vận động nhân dân gìn giữ vệ sinh, an toàn
thực phẩm, phòng, chống các dịch bệnh.
- Quản lý tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định
của pháp luật và phân cấp của UBND cấp huyện.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao và theo
quy định của pháp luật [31].
Nhƣ vậy, chủ thể thực hiện hoạt động QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh
viện tuyến huyện bao gồm cơ quan HCNN có thẩm quyền chung là UBND
cấp tỉnh cấp huyện và cơ quan HCNN có thẩm quyền riêng là sở y tế và
phòng y tế, các cơ quan này giúp cho UBND cùng cấp thực hiện hoạt động
QLNN về dịch vụ KCB của các bệnh viện tuyến huyện.
 Đối tượng quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh
viện tuyến huyện
Đối tƣợng QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là các cơ
sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện bao gồm các cơ sở cung
cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện, phòng khám, cơ sở hành nghề
y, dƣợc tƣ nhân.
Các đối tƣợng này chịu sự QLNN của các chủ thể quản lý có thẩm
quyền từ việc xem xét, phê duyệt cấp phép thành lập cho đến việc kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến khám chữa
bệnh.
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ khám chữa bệnh ở
bệnh viện tuyến huyện
1.2.1. Định hướng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
25
Từ định hƣớng của các cơ quan QLNN về quản lý dịch vụ KCB tại
các bệnh viện, cần xác dịnh rõ mục tiêu và phƣơng hƣớng hoàn thiện QLNN
về dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện nhƣ sau.
- Mục tiêu tổng quát, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của
pháp luật về KCB và hệ thống chính sách, pháp luật về QLNN đối với chất
lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện nhằm phát huy tối đa tiềm
năng, lợi thế, và chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Mục tiêu cụ thể, Để QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện
tuyến huyện một cách hiệu quả phải đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN và chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện.
- Hoạch định chính sách nhằm thực hiện mục tiêu phát triển chất
lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh hiện có của địa phƣơng và phù hợp với nhu cầu KCB của nhân
dân.
- Tạo môi trƣờng cho các bệnh viện tuyến huyện đạt đƣợc các mục
tiêu cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB.
Để đảm bảo cho sự phát triễn vừng chắc và nhằm đạt đƣợc mục tiêu
hoàn thiện QLNN, phƣơng hƣớng cho QLNN đối với dịch vụ KCB ở các
bệnh viện tuyến huyện cần đƣợc cụ thể nhƣ sau:
Một là, các cấp quản lý cần xây dựng và ban hành các văn bản chiến
lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển dich vụ KCB ở các bệnh viện. Coi chất
lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện là một trong những ƣu
điểm của ngành y tế trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế nói
chung của địa phƣơng. Dịch vụ KCB là một trong những ngành dịch vụ
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và dịch vụ KCB phát triền sẽ góp
phần quan trọng việc thúc đẩy nhiều ngành Kinh tế khác phát triển theo.
26
Hai là, QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện phải
định hƣớng để hình thành mô hình dịch vụ chất lƣợng dịch vụ KCB điện tử
(E-logistics), trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và các thành
quả các công nghệ thông tin nhằm nâng cáo hiệu quả của dịch vụ KCB, đặc
biệt là hệ thống mạng internet. Đây là xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế
giới trong chiến lƣợc phát triển chất lƣợng dịch vụ KCB và cũng là điều
kiện kiên quyết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các bệnh viện.
Ba là, cần tập trung các nguồn lực đầu tƣ nhằm tạo bƣớc đột phá
trong việc đổi mới QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến
huyện. Trong đó, cần ƣu tiên trong việc đầu tƣ tạo lập hệ thống cơ sở hạ
tầng KCB ở các bệnh viện thuộc tuyến này.
Với phƣơng hƣớng trọng tâm cũng là nhiệm vụ mà các cấp QLNN
đối với dịch vụ KCB của các bệnh viện tuyến huyện phải thực hiện đó cũng
là định hƣớng của đề tài này để có giải pháp đúng hƣớng nhằm hoàn thiện
về QLNN về dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện hiện nay.
1.2.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện
Chất lƣợng dịch vụ KCB là vấn đề đƣợc cộng đồng và cả xã hội hết
sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến ngƣời bệnh và ảnh hƣởng đến
chất lƣợng cuộc sống của mọi ngƣời, đặc biệt là những ngƣời ốm, đau phải
nhập viện khám và điều trị. Việc quá tải các bệnh viện, các sai sót chuyên
môn, vấn đề về y đức đã gây nhiều bức xúc trong dƣ luận, đòi hỏi Nhà nƣớc
phải có sự quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động KCB diễn ra đúng pháp
luật, đúng định hƣớng của Nhà nƣớc.
Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách, hệ thống tổ
chức nhằm tăng cƣờng quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB là một nhiệm vụ
quan trọng của Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Nhà nƣớc với tƣ cách là
27
chủ thể quản lý về chất lƣợng dịch vụ KCB có nhiệm vụ: xây dựng, ban
hành và giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý liên quan đến
chất lƣợng dịch vụ KCB, xây dựng chính sách khuyến khích nâng cao chất
lƣợng đối với cơ sở KCB và ngƣời hành nghề, thúc đẩy và tạo điều kiện
thành lập tổ chức chứng nhận chất lƣợng đối với cơ sở KCB, cấp nhập điều
chỉnh các quy định liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn và
thông qua đánh giá năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thiếp lập hệ
thống quản lý chất lƣợng lồng ghép trong hệ thống y tế.
1.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến
huyện
Dịch vụ KCB trong hệ thống khám chữa bệnh nói chung, dịch vụ
KCB tuyến huyện nói riêng, có những đóng góp quan trọng trong công tác
bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Chất lƣợng dịch vụ KCB là vấn đề đƣợc cộng đồng và cả xã hội hết
sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến ngƣời bệnh, đặc biệt là những
ngƣời ốm, đau phải nhập viện khám và điều trị. Chất lƣợng dịch vụ KCB
tuyến huyện ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong cộng
đồng.
Việc quá tải tại các bệnh viện, các sai sót chuyên môn, chất lƣợng
dịch vụ chƣa đáp ứng, vấn đề y đức của viên chức y tế trong các bệnh viện
tuyến huyện đã gây nhiều bức xúc trong dƣ luận. Đòi hỏi Nhà nƣớc phải có
sự quản lý nhằm đảm bảo cho dịch vụ KCB diễn ra đúng pháp luật, đúng
định hƣớng của Nhà nƣớc và chất lƣợng KCB ngày càng tốt hơn.
28
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện
tuyến huyện
1.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa
bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Trên cơ sở các luật đƣợc Quốc hội thông qua, Chính phủ ban hành các
nghị định hƣớng dẫn thi hành luật, Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành các
thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện nghị định, quyết định ban hành các quy chế
triển khai thực hiện từng hình thức QLNN, quy định các điều kiện để các cơ
sở KCB đƣợc phép mở rộng thêm các hình thức KCB, các cấp bộ, ngành ban
hành các thông tƣ, quyết định và UBND tỉnh, thành phố ban hành các quyết
định nhằm phối hợp cùng các Bộ hƣớng dẫn, điều tiết hoạt động của các cơ
sở KCB, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ KCB phù hợp với đặc thù của ngành,
phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, Cục quản lý KCB
ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ sở KCB trong hoạt động
cung cấp dịch vụ KCB trên địa bàn đƣợc phân cấp quản lý từng bƣớc mở
rộng các hình thức, loại hình và phƣơng thức hoạt động.
Tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện, các quy
định về chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng dịch vụ.
Bệnh viện bảo đảm các điều kiện để đƣợc cấp giấy phép hoạt động
theo lộ trình quy định tại Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của
Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật
Khám bệnh [12].
Bệnh viện đã đƣợc cấp giấy có trách nhiệm tiếp tục duy trì các hoạt
động để bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều kiện khác
do Bộ Y tế quy định.
29
Xây dựng bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện dựa trên hƣớng dẫn của Bộ
Y tế và tham khảo các bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện trong nƣớc hoặc nƣớc
ngoài.
Thực hiện đo lƣờng chỉ số chất lƣợng trong bệnh viện.
Tổ chức thu thập, quản lý, lƣu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu liên
quan đến chất lƣợng bệnh viện.
Lồng ghép báo cáo chất lƣợng vào báo cáo hoạt động chung của bệnh
viện.
Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữu liệu, phân tích,
xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lƣợng bệnh viện.
Tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong KCB
và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế.
Tổ chức triển khai thực hiện quy định kiểm định chất lƣợng nhằm
đánh giá việc thực hiện các quy định, hƣớng dẫn chuyển môn của bệnh viện,
tiến hành phấn tích có hệ thống chất lƣợng chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc
ngƣời bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng
trong chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh.
Thiết lập chƣơng trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an
toàn ngƣời bệnh và nhân viên y tế.
1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên
thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện
Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ,
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và ý thức phục vụ cho đội
ngũ cung ứng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là nội dung quản lý nhà
nƣớc rất quan trọng, quyết định chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của ngƣời
dân.
30
Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dƣỡng nâng cao
năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực bệnh viện,
đào tạo các bộ quản lý và nghiệp vụ cho lĩnh vực quản lý dịch vụ KCB, thực
hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong
bệnh viện.
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt dịch vụ KCB cho tất cả
các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển
đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
Huy động và tạo điều kiện cho các thành viên chuyên môn trong bệnh
viện đƣợc tham gia nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở các
cấp, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và
các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
1.3.3. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch
vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện
Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong thực
hiện cung ứng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.
Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện
tuyến huyện đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cấp.
Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện
tuyến huyện đƣợc huy động từ các nguồn thu khác.
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất
cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà
nƣớc cấp và đƣợc từ các nguồn thu khác.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi tài
chính, từng bƣớc thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh ở bệnh
viện tuyến huyện.
31
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế,
đầu tƣ nƣớc ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm về dịch vụ khám
chữa bệnhở các bệnh viện tuyến huyện
 Về thanh tra, kiểm tra, giám sát
Cơ quan thanh tra, giám sát của các cấp QLNN thực hiện hoạt động
kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình phát triển các hình thức, loại, phƣơng
thức quản lý dịch vụ KCB theo phƣơng pháp thanh tra, giám sát bao gồm,
thanh tra việc chấp hành các điều kiện đƣợc cấp phép hoạt động, tuân thủ
các quy chế của các cơ sở KCB, thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông
tin, dữ liệu theo yêu cầu thanh tra, giám sát, xem xét, đánh giá mức độ chất
lƣợng dịch vụ KCB, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi bổ
sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu
QLNN đối với dịch vụ KCB, kiến nghị, yêu cầu các bộ, ngành có biện pháp
hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm
quyền, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật
trong cung ứng dịch vụ KCB.
 Về xử lý vi phạm
Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có hành động khắc phục
đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ
quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro.
1.3.5. Đánh giá và báo cáo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở các
bệnh viện tuyến huyện
 Về đánh giá chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện
Triển khai thực hiện đánh giá chất lƣợng nội bộ của bệnh viện dựa
trên bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng do Bộ Y tế ban hành hoặc
thừa nhận. Hiện tại áp dụng theo Quyết đinh 4858/QĐ-BYT ngày
32
01/12/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất
lƣợng bệnh viện, [6].
Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác
định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ
quan của nhân viên y tế, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
Đánh giá hiệu qủa áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phƣơng
pháp về quản lý chất lƣợng tại bệnh viện để đƣa ra quyết định lựa chọn tiêu
chí, tiêu chuẩn, mô hình, phƣơng pháp phù hợp.
Bệnh viện thực hiện lấy ý kiến thăm dò và đánh giá sự hài lòng của
ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh, nhân viên y tế thƣờng xuyên ít nhất là 03
tháng một lần, làm cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lƣợng phục vụ
ngƣời bệnh và sự hài lòng của nhân viên y tế.
 Về báo cáo chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện
Bệnh viện xây dựng các báo cáo chất lƣợng và tự công bố báo cáo
chất lƣợng theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế: thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo
sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh viện,
bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện,
1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa
bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
1.4.1. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân
Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng về số lƣợng
và chất lƣợng. Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm diễn biến
phức tạp, bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thƣơng tích gia tăng.
Diễn biến phức tạp của mô hình bệnh tật là nguyên nhân gia tăng đáng
kể nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Bệnh dịch đã làm cho lƣợng bệnh nhân tăng dồn dập theo từng thời
điểm nhất định, lƣợng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh viện.
33
Bệnh không lây nhiễm lại chủ yếu là những bệnh mạn tính, cần sự
chăm sóc và theo dõi lâu dài đã là yếu tố cơ bản để tăng số lƣợt khám chữa
bệnh và tổng số ngày điều trị nội/ ngoại trú trong hệ thống khám chữa bệnh.
Nhu cầu và ý thức KCB của ngƣời dân, ngƣời bệnh đƣợc tự chọn dịch
vụ KCB dẫn đến quá tải bệnh viện. Vấn đề quá tải còn có lý do quan trọng là
hoạt động phân tuyến chƣa hiệu quả, ngƣời dân chấp nhận quá tải mà không
sử dụng dịch vụ y tế cho phù hợp.
Các yêu cầu về văn hóa, thói quen tiêu dùng, khả năng thanh toán, các
điều kiện về kinh tế khác cũng ảnh hƣởng lớn đến sự thành bại của các cơ sở
cung ứng dịch vụ KCB.
Mặt khác, kỹ thuật y học ngày càng phát triển, nhu cầu KCB của
ngƣời dân ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ làm cho
chi phí y tế tăng nhanh, trong đó ngân sách có tăng nhƣng mức tăng còn thấp
chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu chi tiêu cơ bản.
1.4.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện
 Về lực lượng lao động trong bệnh viện
Lực lƣợng lao động trong cơ sở KCB nói chung, trong bệnh viện
tuyến huyện nói riêng là yếu tố giữ vị trí then chốt, quan trọng đối với cơ sở
KCB.
Đây là một trong những yếu tố cơ bản để tạo ra những dịch vụ y tế có
chất lƣợng tốt cho xã hội. Cùng với công nghệ, con ngƣời giúp cơ sở KCB
đạt chất lƣợng cao trên cơ sở giảm chi phí, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu
cung cấp dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Hình thành và phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng đƣợc những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lƣợng dịch vụ
KCB ở bệnh viện tuyến huyện là một trong những nội dung cơ bản của quản
lý chất lƣợng dịch vụ KCB trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trình độ
chuyên môn y tế không đều và còn thấp, tình trạng mất cân đối về cơ cấu lực
34
lƣợng lao động giữa các cơ sở y tế nói chung, bệnh viện tuyến huyện nói
riêng hiện đang là vấn đề tác động lớn tới dịch vụ KCB của nhân dân.
 Về trang thiết bị và công nghệ
Khả năng về trang thiết bị, công nghệ hiện có và quy trình công nghệ
của cơ sở KCB nói chung, bệnh viện tuyến huyện nói riêng ảnh hƣởng rất
lớn đến chất lƣợng dịch vụ KCB. Trong nhiều trƣờng hợp, trình độ và cơ cấu
công nghệ quyết định đến chất lƣợng dịch vụ KCB tạo ra. Sử dụng tiết kiệm
có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hợp giữa công nghệ hiện có với
đổi mới để nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB là một trong những hƣớng
quan trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ sở KCB và dịch vụ
KCB.
 Về trình trình độ tiến bộ khoa học -công nghệ
Trình độ chất lƣợng của dịch vụ KCB không thể vƣợt qua giới hạn khả
năng của trình dộ tiến bộ khoa học - công nghệ của một giai đoạn lich sử nhất
định. Dịch vụ KCB trƣớc hết thể hiện ở những đặc trƣng về trình độ kỹ thuật
tạo ra dịch vụ đó. Mặt khác, tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phƣơng tiện
điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và
biến đổi nhu cầu thành đặc điểm dịch vụ chính xác hơn nhờ trang bị những
phƣơng tiện hiện đại.
1.4.3. Thể chế và chính sách khám chữa bệnh
Môi trƣờng pháp lý và chính sách KCB cùng với cơ chế quản lý có tác
động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cáo chất lƣợng dịch vụ KCB
của các cơ sở KCB và bệnh viện tuyến huyện.
Môi trƣờng pháp lý với những cơ chế phù hợp sẽ kích thích các cơ sở
KCB đẩy mạnh đầu tƣ, cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ.
Ngƣợc lại, môi trƣờng pháp lý và chính sách không khuyến khích sẽ
tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB.
35
Trình độ tổ chức quản lý của các cơ sở cung cấp dịch vụ KCB cũng có
tác động trực tiếp và to lớn đến chất lƣợng dịch vụ KCB.
Một cơ sở KCB là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ
thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Chất lƣợng đạt đƣợc trên cơ sở giảm
chi phí phục thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của cơ sở KCB.
Chất lƣợng của hoạt động quản lý chất lƣợng hoạt động của dịch vụ
KCB. Theo W.E.Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lƣợng do hoạt
động quản lý gây ra. Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao
chất lƣợng dịch vụ KCB, thỏa mãn nhu cầu KCB cả về chi phí và các chỉ
tiêu kinh tế, kỹ thuật khác.
1.4.4. Hội nhập và toàn cầu hóa
Tình hình phát triển kinh tế trên thế giới, xu hƣớng toàn cầu hóa với
sự tham gia hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh tự do
thƣơng mại quốc tế, sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin đã làm
thay đổi nhiều cách tƣ duy và đòi hỏi các cơ sở KCB phải có khả năng thích
ứng cao, cạnh trang ngày càng gay gắt giữa các đơn vị KCB cùng với sự bão
hòa của thị trƣờng.
Thị trƣờng là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút
định hƣớng cho sự phát triển của dịch vụ KCB. Các cơ sở chỉ có thể tồn tại
khi nó đáp ứng đƣợc những nhƣ cầu của khách hàng.
Xu hƣớng phát triển và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ KCB phụ thuộc
chủ yếu vào đăch điểm và xu hƣớng vận động của nhu cầu trên thị trƣơng.
Thị trƣờng sẽ tự điều tiết theo các quy luật khách quan nhƣ quy luật giá trị,
cung -cầu, cạnh tranh.
Dịch vụ KCB và chất lƣợng dịch vụ KCB đƣợc tạo ra trong toàn bộ
quá trình hoạt động của các cơ sở KCB. Do tính chất phức tạp và tổng hợp
của khái niệm chất lƣợng dịch vụ KCB nên việc tạo ra và hoàn thiện dịch vụ
36
KCB chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài và
những nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong của các cơ sở KCB. Các nhân tố
này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp
đến chất lƣợng dịch vụ KCB của các cơ sở KCB và bệnh viện tuyến huyện.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về QLNN
đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện hiện nay. QLNN đối với
dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện có vai trò quan trọng trong quá
trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta nói chung cũng nhƣ tỉnh
Đăk Lắk nói riêng hiện nay và việc tăng cƣờng QLNN đối với dịch vụ KCB
tại các bệnh viện tuyến huyện là thực sự cần thiết.
Kết hợp với Thông tƣ 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2103 của Bộ y tế
về việc quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện và Quyết định số
4858/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 03/12/2013 về việc ban hành dự thảo tiêu
chí chất lƣợng bệnh viện, việc nghiên cứu lý luận QLNN đối với dịch vụ
KCB tại các bệnh viện tuyến huyện ở chƣơng 1 tạo cơ sở lý luận vững chắc
để thực hiện các nội dung nghiên cứu ở những chƣơng tiếp theo của luận
văn.
37
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA
BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm
2012 đạt 1.796.666 ngƣời, mật độ dân số đạt hơn 137 ngƣời/km². Trong đó,
dân số sống tại thành thị đạt 432.458 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt
1.364.208 ngƣời. Dân số nam đạt 906.619 ngƣời, dân số nữ đạt 890.047
ngƣời. Cộng đồng dân cƣ Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, ngƣời Kinh
chiếm trên 70%, các dân tộc thiểu số nhƣ Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,
chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.
Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.834.800
ngƣời, mật độ dân số đạt 135 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị
đạt gần 426.000 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 ngƣời. Dân
số nam đạt 894.200 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 877.600 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 12,9 ‰ [28].
Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ
yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, và ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27
chạy qua nhƣ Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật
độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn nhƣ Ea Súp, Buôn
Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo.
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông
khác dân di cƣ từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập
nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng
cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về
38
giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và
môi trƣờng sinh thái, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở độ cao từ 400m - 600m so với mặt biển, có vùng
đất bazan rộng lớn, tƣơng đối bằng phẳng và rất màu mỡ, thích hợp với các
loại cây công nghiệp, hiện có 210.000 ha cà phê với sản lƣợng 350.000 tấn
nhân, nhiều nhất cả nƣớc. Sản phẩm cà phê của tỉnh chiếm tỷ trọng 70% tổng
giá trị kinh tế của ngành Nông nghiệp. Diện tích cao su khoảng 25.000 nghìn
ha với sản lƣợng mủ khai thác 17.000 tấn mủ khô/năm. Diện tích cây bông vải
đạt trên 12.000 ha, cao nhất cả nƣớc. Ngành Công nghiệp của tỉnh phát triển
chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ, trên địa bàn
có Nhà máy Thuỷ điện Đray H'linh với công suất 12 MW. Hiện nay, Nhà
nƣớc đang đầu tƣ xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Kuốp công suất 260
MW và công trình thuỷ điện Đray H'linh 2 với công suất 18 MW trên dòng
sông Sêrêpốc. Là một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên
rất đa dạng, phong phú, đặc biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế
trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Giai đoạn 2010 - 2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói
chung và Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là
tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nƣớc và khu vực trên thế giới, những
vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông, doanh nghiệp hoạt
động đình trệ, thua lỗ, giải thể, khô hạn diễn ra khốc liệt. Tất cả các yếu tố
trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Song với quyết tâm
chính trị cao, toàn Đảng bộ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh
đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng.
39
Quy mô, chất lƣợng nền kinh tế tiếp tục đƣợc nâng lên: trong bối cảnh
có nhiều yếu tố không thuận lợi, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá
so sánh năm 1994) vẫn đạt mức tăng khá, bình quân 8%/năm. So với năm
2010, quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp gần 1,5 lần, thu nhập bình quân đầu
ngƣời đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực
phi nông nghiệp. Năm 2015, ƣớc tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 47%, giảm 2,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%,
dịch vụ chiếm 36,7%, tăng 2,7% so với năm 2010.
Nông nghiệp, nông thôn có bƣớc phát triển đi vào chiều sâu: tốc độ
tăng trƣởng trong lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định, bình quân tăng
4%/năm. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều
tăng diện tích và từng bƣớc thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học -
công nghệ về giống, quản lý dịch bệnh, tƣới nƣớc, thu hoạch, sơ chế, bảo
quản sau thu hoạch, đã cải thiện năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gia tăng
thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ƣớc tính giá trị sản xuất bình quân/1 ha
đất nông nghiệp năm 2015 đạt khoảng 72,3 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với
năm 2010. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo.
Đến tháng 9/2015, bình quân chung toàn tỉnh đã đạt 10,4 tiêu chí/xã và có 7
xã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới.
Từng bƣớc cải thiện cơ sở hạ tầng: hệ thống các đô thị, điểm dân cƣ
nông thôn tiếp tục đƣợc quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh,
thành phố Buôn Ma Thuột đã đƣợc công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh
và đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Các
tuyến giao thông đối ngoại nhƣ: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các
tuyến quốc lộ đã và đang đƣợc cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới.
Giao thông đối nội đã kết nối thông suốt đến 100% trung tâm các xã trên
40
toàn tỉnh, trong đó nhựa hoá và bê tông hoá 95,5% đƣờng tỉnh, 81% đƣờng
huyện và 42% đƣờng xã.
Thƣơng mại - dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lƣợng: khu vực
dịch vụ đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,2%/năm, giá trị năm 2015 ƣớc
đạt 47.686 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Nhiều siêu thị, trung tâm
thƣơng mại đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoạt động khá tốt, góp phần cung ứng
hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lƣợng, giữ bình ổn giá và từng bƣớc hình
thành thói quen giao dịch văn minh, hiện đại trong dân cƣ. Đến cuối năm
2014, trên địa bàn tỉnh có 5.813 doanh nghiệp hoạt động, tổng vốn đăng ký
gần 19.200 tỷ đồng.
2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có
những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc
ÊĐê, M'Nông, tày, nùng với những lễ hội cồng chiêng, đua voi vào những
ngày trọng đại của tỉnh, kiến trúc nhà sàn, nhà Rông, các nhạc cụ lâu đời nổi
tiếng nhƣ các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rƣng, các bản trƣờng ca Tây
Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã đƣợc tổ chức UNESCO
công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng,
phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cƣ trú chủ
yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk
và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme,
địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế, HOT
 
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAYTiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
Luận văn thực trạng quản lý và đề xuất mô hình quản lý chất thải y tế của các...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia LaiLuận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
Luận văn: Sự hài lòng của người khám bệnh BHYT tỉnh Gia Lai
 
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAYĐề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
 
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh VĩnhBáo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOTLuận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tế tự nguyện, HAY, 9đ
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 

Semelhante a Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT

Semelhante a Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT (20)

Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện NaLuận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
Luận án: Vấn Đề Phát Triển Con Người Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Na
 
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đLuận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
 
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BỆNH TẬT THEO PH...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ ĐứcKhóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
 
Luận văn: Quản lý viên chức ngành y tế tại Bệnh viện phổi, HAY
Luận văn: Quản lý viên chức ngành y tế tại Bệnh viện phổi, HAYLuận văn: Quản lý viên chức ngành y tế tại Bệnh viện phổi, HAY
Luận văn: Quản lý viên chức ngành y tế tại Bệnh viện phổi, HAY
 
Đề tài: Quản lý đối với viên chức ngành y tế - Bệnh viện Phổi, HAY
Đề tài: Quản lý đối với viên chức ngành y tế - Bệnh viện Phổi, HAYĐề tài: Quản lý đối với viên chức ngành y tế - Bệnh viện Phổi, HAY
Đề tài: Quản lý đối với viên chức ngành y tế - Bệnh viện Phổi, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
 
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Đề tài: Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình thuộc Bộ Y tế, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình thuộc Bộ Y tế, HAYĐề tài: Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình thuộc Bộ Y tế, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình thuộc Bộ Y tế, HAY
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công LậpLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Công Lập
 
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đNâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THẾ VƢƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐắK LắK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk - 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THẾ VƢƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐắK LắK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết Đắk Lắk - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của học viên dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là chính xác, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Học viên Lê Thế Vƣơng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực nghiên cứu của bản thân, sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tỉnh Đắk Lắk. Học viên xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết đã tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn. Học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Học viên xin trân trọng cảm ơn! Học viên Lê Thế Vƣơng
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CSSK Chăm sóc sức khỏe CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTBD Đào tạo, bồi dƣỡng HCNN Hành chính nhà nƣớc HĐND Hội đồng nhân dân KCB Khám chữa bệnh KT-XH Kinh tế - xã hội QLNN Quản lý nhà nƣớc UBND Ủy ban nhân dân
  • 6. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bệnh viện tuyến huyện Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh, huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2010 – 2016 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh ở tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.3. Số lƣợt ngƣời dân khám chữa bệnh ở Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2015 Bảng 2.4. Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016 Bảng 2.5. Cơ cấu theo ngành, nghề đào tạo của đội ngũ y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016
  • 7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 01 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 01 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................... 03 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 06 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 06 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 07 6. Đóng góp của luận văn...................................................................................... 07 7. Kết cấu của luận văn.......................................................................................... 08 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN................................ 09 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn............................................ 09 1.1.1. Bệnh viện tuyến huyện................................................................................ 09 1.1.2. Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện ................................... 13 1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. ................................................................................................................................ 19 1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.................................................................................................... 24 1.2.1. Định hƣớng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện ............... 24 1.2.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện...................................................................................................................... 26 1.2.3. Góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện ... 27 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện...................................................................................................................... 28 1.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện .......................................................................................... 28 1.3.2. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện................................. 29
  • 8. 1.3.3. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.......................................................... 30 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện............................................................................... 31 1.3.5. Đánh giá và báo cáo thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện............................................................................................................ 31 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện........................................................................................... 32 1.4.1. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ................................................... 32 1.4.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện........................................... 33 1.4.3. Thể chế và chính sách khám chữa bệnh ..................................................... 34 1.4.4. Hội nhập và toàn cầu hóa ........................................................................... 35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK................ 37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk .................... 37 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đắk Lắk........................... 37 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk .................................................. 38 2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk ................................................... 40 2.2. Thực trạng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................................................... 41 2.2.1. Quy mô và phân bố các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.................. 41 2.2.2. Điều kiện thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................................... 42 2.2.3. Nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk .......... 44 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ............................................................................ 47 2.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện........................................................................................... 47
  • 9. 2.3.2. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện................................. 50 2.3.3. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang thiết bị cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện................................................................. 54 2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện............................................................................... 57 2.3.5. Đánh giá và báo cáo thông tin về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện............................................................................................................ 58 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk .............................................................................................. 60 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện............................................................................................................ 60 2.4.2. Hạn chế trong QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk .................................................................................... 61 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 64 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK ................................................................................... 67 3.1. Quan điểm và định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk............................................... 67 3.1.1. Quan điểm của Đảng về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân ........................................................................................................................... 67 3.1.2. Định hƣớng của ngành y tế về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân.................................................................................................................70 3.1.3. Định hƣớng của tỉnh Đăk Lăk về CSSK và phát triển dịch vụ KCB cho nhân dân.................................................................................................................73 3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ..........................................................................................................80
  • 10. 3.2.1. Tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả thể chế và chính sách về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện..............................................................................81 3.2.2. Bồi dƣỡng năng lực quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ cho cán bộ quản lý, nhân viên y tế thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện ...................81 3.2.3. Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện ........................................................................85 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên và xử lý nghiêm vi phạm về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.................................................................86 3.2.5. Đánh giá sự hài lòng và chuẩn hóa hệ thống báo cáo thông tin về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.........................................................................87 3.3. Một số khuyến nghị đối với ngành y tế và chính quyền địa phƣơng............89 3.3.1. Đối với ngành Y tế .....................................................................................89 3.3.2. Đối với cơ quan QLNN về Y tế ở tỉnh Đăk Lắc ........................................90 KẾT LUẬN............................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................96
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đến vị thế cũng nhƣ sự bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực hay trên thế giới là chất lƣợng nguồn nhân lực. Việc tập trung đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ cao toàn diện về đức - trí - mỹ, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay là một đòi hỏi khách quan. Đáp ứng yêu cầu khách quan ấy, y tế đƣợc xem là công cụ quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định. Với bản chất nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nƣớc ta đã và đang nỗ lực nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế của mọi thành phần, mọi tộc ngƣời, mọi vùng miền. Trong thời kỳ đổi mới, dƣới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nhiều hơn. Nƣớc ta là một quốc gia có nhiều dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác ở vùng núi, cao nguyên, vùng sâu, vùng xa mức sống thấp, điều kiện sống gặp nhiều khó khăn, độ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng lớn. Họ là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các đồng bào dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, các dân tộc ít ngƣời ở nƣớc ta đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự đa dạng về văn hóa cũng nhƣ sự vững vàng, ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng. Bởi vậy, chăm sóc y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nƣớc ta nói chung ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng không chỉ là biện pháp nâng cao chất lƣợng sống cho đồng bào mà còn là con đƣờng phát triển vững chắc cho quốc gia. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk đƣợc duy trì thực hiện đúng quy định, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Đội ngũ
  • 12. 2 cán bộ y tế tiếp tục đƣợc nâng lên về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến huyện chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhu cầu đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị cho ngành rất lớn, nhƣng công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế còn hạn chế. Trung tâm y tế các huyện còn thiếu bác sỹ, đặc biệt là bác sỹ chuyên khoa, trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhân dân. Thực tế hiện nay hệ thống khám, chữa bệnh của tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức, với những mặt tồn tại, yếu kém cần phải vƣợt qua để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của ngƣời dân về dịch vụ y tế, để làm tăng sức hấp dẫn đối với ngƣời dân khi lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, trong đó chất lƣợng bệnh viện và chăm sóc y tế luôn là vấn đề đƣợc cả xã hội đặc biệt quan tâm. Trình độ nguồn nhân lực y tế tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk còn nhiều hạn chế, trình độ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân chƣa cao, thiếu bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt, chuyên môn sâu, chƣa triển khai đầy đủ đƣợc các chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện, trình độ quản lý, điều hành của một bộ phận cán bộ quản lý bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh còn nhiều bất cập, hạn chế, quản lý điều hành ở một số cơ sở khám, chữa bệnh thiếu tính khoa học, chƣa chủ động để đảm bảo cho sự phát triển, mặt bằng chung về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, các kỹ thuật y tế triển khai theo phân tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh với số lƣợng chƣa đạt và chất lƣợng chƣa cao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh còn hạn chế. Cơ sở vật chất đầu tƣ chƣa mang tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch phù hợp với phát triển quy mô giƣờng bệnh, một số tòa nhà xuống cấp, chƣa phù hợp với công năng sử dụng ngày càng cao của trung tâm, thủ tục hành chính về khám, chữa bệnh còn chƣa linh hoạt, tinh thần
  • 13. 3 thái độ phục vụ ngƣời bệnh của một bộ phận cán bộ y tế chƣa tốt, đời sống của cán bộ y tế còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên, thay đổi trong mô hình bệnh tật, đòi hỏi công tác khám, chữa bệnh ở tuyến huyện phải có những đổi mới, về cả hình thức và nội dung, về cả số lƣợng và chất lƣợng. Nâng cao chất lƣợng từ con ngƣời, đồng thời có quy trình hợp lý để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cơ sở khám chữa bệnh nhằm thu hút ngƣời bệnh không phải thực hiện đƣợc ngay, nhƣng càng không đƣợc chậm trễ trong thời đại hiện nay. Đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện còn có những hạn chế nhất định, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho sự phát triển cũng nhƣ chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Bởi vậy, học viên chọn vấn đề Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk làm đề tài luận văn Thạc sỹ quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Dịch vụ công đã đƣợc nghiên cứu tại các quốc gia phát triển từ đầu thế kỷ XX. Các công trình nghiên cứu của các học giả tại các quốc gia châu Âu tập trung làm sáng tỏ tính chất của dịch vụ công, quyền của ngƣời dân trong hƣởng thụ dịch vụ công, các nguyên tắc hoạt động của dịch vụ công và các quy định pháp luật khi đề cập tới nội dung này. Ở Việt Nam hiện nay, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động cung ứng dịch vụ công, trên nhiều khía cạnh, góc độ khách nhau nhằm nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ công của nhà nƣớc. “Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp” của TS. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Nhà xuất bản Văn
  • 14. 4 hoá - Thông tin đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vai trò của nhà nƣớc trong cung ứng dịch vụ công, các mô hình cung ứng dịch vụ công, thực trạng và giải pháp, [19]. “Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Chu Văn Thành (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia là tập hợp 27 bài viết của nhiều tác giả khác nhau về ba mảng nội dung lớn: Lý luận về dịch vụ công ở Việt Nam; Thực tiễn tổ chức thực hiện dịch vụ công ở Việt Nam và Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới trong cung ứng dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công [23]. Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình” của tác giả Tống Thị Thanh Hoa (2011), Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình đánh giá chất lƣợng kỹ thuật/Chất lƣợng chức năng của Gronroos và đã chỉ ra đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng bị ảnh hƣởng bởi ba yêu tố đó là: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và quy trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của công trình này cũng chỉ mang tính riêng biệt đối với Trung tâm Da liễu tỉnh Thái Bình nên chƣa đạt dƣợc mức độ tổng quát hóa của đề tài [20]. Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên” của tác giả Nguyễn Xuân Vỹ (2011), Trƣờng Đại học Nha Trang. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng thang đo SERVPERE để đánh giá và kiểm định mô hình ảnh hƣởng của các yêu tố chất lƣợng dịch vụ tới sự hài lòng của ngƣời bệnh, các yếu tố này bao gồm: sự tin cậy, sự đảm bảo, nhiệt tình cảm thông, phƣơng tiện hữu hình và chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra mức độ ƣu tiên theo thứ tự của các yêu tố với ảnh hƣởng lớn nhất là yếu tố “tin cậy”, tiếp đến là tiếp
  • 15. 5 đến là “phƣơng tiện hữu hình”, “nhiệt tình”, sau cùng là “đảm bảo” và “chi phí”, [32]. Bài viết “Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ” của tác giả Phan Chí Anh và cộng sự (2013), Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1. Bài viết đã giới thiệu 7 mô hình tiêu biểu đánh giá chất lƣợng dịch vụ, phân tích đặc điểm các mô hình, kết quả áp dụng các mô hình này vào nghiên cứu trong thực tế và chỉ ra những hạn chế của từng mô hình, qua đó tác giả đã tổng hợp và so sánh những mô hình này dựa trên 8 tiêu chí nhất định, mặc dù tác giả nhận định rằng không có bất cứ một mô hình nào đáp ứng đƣợc tất cả 8 tiêu chí nhƣng trong các mô hình thì mô hình đánh giá chất lƣợng dịch vụ dựa trên kết quả thực hiện đạt đƣợc yêu cầu của hầu hết các tiêu chí hơn cả [1]. Luận văn thạc sỹ, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), “Chất lƣợng dịch vụ và sự ảnh hƣởng của nó tới sự hài lòng, của ngƣời bệnh”, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành điều tra và cho thấy rằng có ba yếu tố tác động chủ yếu tới hài lòng của ngƣời bệnh bao gồm: yếu tố hữu hình, sự tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thái độ và đạo đức ngành Y. Đặc biệt, trong ba nhân tố chính này, tác giả cũng đã nhấn mạnh tới yếu tố hữu hình là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất tới sự hài lòng của ngƣời tại các bệnh viện ở Việt Nam [18]. Nghiên cứu hoàn thiện công tác cung ứng dịch vụ y tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là một vấn đề cấp thiết, nhƣng cũng rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình trong nƣớc và thế giới có nhiều thay đổi, có nhiều chính sách đã lỗi thời và chƣa đồng bộ. Tuy nhiên xét trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk hiện nay chƣa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện do đó có thể đƣợc coi là một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý nhà nƣớc về y
  • 16. 6 tế nói chung và khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn bao gồm: - Hệ thống cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. - Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2010 - 2016, và định hƣớng hoàn thiện trong giai đoạn tới.
  • 17. 7 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn đƣơc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phƣơng pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phƣơng pháp cơ bản sau đây. - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có luận cứ khoa học cho việc đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ở chƣơng 2 của luận văn. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: thống kê, tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học và quản lý về vấn đề nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp ở chƣơng 3. - Phƣơng pháp xử lý các thông tin, số liệu: phân tích, tổng hợp, sử dụng phần mềm tin học. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Đóng góp về lý luận Hệ thống những lý luận cơ bản quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. 6.2. Đóng góp về thực tiễn - Phân tích và đánh giá thực trạng, xác định kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
  • 18. 8 - Nghiên cứu đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk.
  • 19. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Bệnh viện tuyến huyện  Khái niệm bệnh viện tuyến huyện Bệnh viện đƣợc coi là một loại tổ chức xã hội chủ chốt trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho ngƣời bệnh và toàn xã hội. Đó là chẩn đoán, chữa trị bệnh tật cũng nhƣ là nơi ngƣời ốm dƣỡng bệnh và hồi phục sức khỏe. Bệnh viện là một tổ chức phức tạp, có nhiệm vụ phục vụ lợi ích của toàn xã hội qua việc cung cấp các dịch vụ phòng và chữa bệnh bên cạnh chức năng là trung tâm đào tạo các nhân viên y tế. Những bƣớc tiến của xã hội trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ bản khái niệm và quan niệm của mọi ngƣời về bệnh viện, ngƣời dân ý thức đƣợc rõ hơn về quyền lợi của mình. Họ ngày càng đòi hỏi cao hơn với hệ thống bệnh viện. Họ muốn đƣợc cung cấp các dịch vụ y tế tốt hơn cả về tay nghề y, bác sỹ và cả thái độ phục vụ ngƣời bệnh. Vì thế, việc tổ chức và quản lý bệnh viện cũng phải có thay đổi tƣơng ứng. Quản lý bệnh viện cần thiết phải có sự hỗ trợ của các nhân viên giỏi, sao cho công tác quản lý ấy thực sự hiệu quả để ngƣời bệnh có thể tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời. Muốn nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế tại các bệnh viện phải dựa vào đội ngũ y, bác sỹ giỏi, tận tình. Mạng lƣới khám, chữa bệnh hệ thống bệnh viện chia làm 3 tuyến: tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh/thành phố và tuyến huyện/quận. Ngoài ra, còn có các bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành khác phục vụ công tác khám, chữa
  • 20. 10 bệnh cho (KCB) cán bộ, công chức, viên chức các ngành và đồng thời kết hợp phục vụ nhân dân. Bệnh viện tuyến huyện gồm các bệnh viện quận, huyện, thị xã là các bệnh viện đa khoa hoặc đa khoa khu vực liên huyện thuộc tuyến 1 trong hệ thống bệnh viện, đóng vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong khu vực. Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bệnh viện tuyến huyện
  • 21. 11 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Phần lớn y tế tuyến huyện, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã phát huy đƣợc vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân, nhất là đối tƣợng ngƣời nghèo, diện chính sách.  Đặc trưng của bệnh viện tuyến huyện Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ rất nặng nề nhƣng cũng rất vẻ vang mà Đảng, Chính phủ và nhân dân tin tƣởng giao trọng trách đó cho ngành Y tế. Mạng lƣới y tế tuyến huyện là tuyến trực tiếp gần dân nhất, giúp cho ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa. Bệnh viện huyện thuộc tuyến y tế cơ sở với nhiệm vụ chủ yếu là khám chữa bệnh, xử trí ban đầu đối với tất cả các vấn đề sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn. Bệnh viện tuyến huyện có 7 chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau: - Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh; - Đào tạo cán bộ y tế; - Nghiên cứu khoa học về y học; - Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn, kỹ thuật; - Phòng bệnh; - Hợp tác quốc tế; - Quản lý kinh tế y tế.  Vai trò của bệnh viện tuyến huyện trong khám chữa bệnh
  • 22. 12 Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. Bệnh viện tuyến huyện có vai trò cơ bản sau: - Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh, tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nƣớc. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thƣờng về nội khoa và các trƣờng hợp cấp cứu về ngoại khoa. Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trƣng cầu. Tổ chức chuyển ngƣời bệnh lên tuyến khi vƣợt quá khả năng của bệnh viện. - Đào tạo cán bộ y tế, bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trƣờng, lớp trung học y tế. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dƣới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu. - Nghiên cứu khoa học về y học, tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chƣơng trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp bộ và cấp cơ sở. Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc. - Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn, kỹ thuật, lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dƣới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các pháp đồ chẩn đoán và điều trị. Tổ chức chỉ đạo các xã, phƣờng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chƣơng trình y tế địa phƣơng.
  • 23. 13 - Phòng bệnh, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. - Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. - Hợp tác quốc tế, tham gia các chƣơng trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở ngoài nƣớc theo quy định của Nhà nƣớc. - Hợp tác kinh tế y tế, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nƣớc và các nguồn kinh phí. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ của nƣớc ngoài và các tổ chức kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy dịnh của Nhà nƣớc về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bƣớc thực hiện hoạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 1.1.2. Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện  Dịch vụ y tế tại bệnh viện Theo Bộ Y tế, dịch vụ y tế tại bệnh viện là một loại hình dịch vụ mà trong đó các thực thể đơn vị tiến hành cung cấp việc khám, xét nghiệm và điều trị nội trú hay ngoại trú cho các bệnh nhân và những ngƣời có biểu hiện về rối loạn chức năng, điều chế thuốc hoặc các thiết bị y tế để chữa trị bệnh cho các bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn đƣợc hiểu là một thủ tục chẩn đoán và điều trị trên một cá nhân khi ngƣời đó đang ở trong tình trạng có vấn đề về sức khỏe.  Dịch vụ Khám chữa bệnh Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ về chẩn đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ. Chúng bao gồm các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng. Dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ về KCB, tiêm chủng, phòng chống bệnh tật. Đây đƣợc xem nhƣ một quyền cơ bản của con ngƣời, vì vậy không thể để cho thị trƣờng chi phối mà đó là trách nhiệm của nhà nƣớc.
  • 24. 14 Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của ngƣời dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm dịch vụ KCB theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tƣ nhiều hơn có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trƣờng này) và nhóm dịch vụ y tế công cộng nhƣ phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn) do Nhà nƣớc hoặc tƣ nhân đảm nhiệm.  Khái niệm dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện - KCB là một ngành dịch vụ trong đó ngƣời cung ứng và ngƣời sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dich vụ khác, dịch vụ KCB có một số đăc điểm riêng, đó là: - Một ngƣời đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán đƣợc thời điểm mắc bệnh nên thƣờng ngƣời ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lƣờng trƣớc đƣợc. - Dịch vụ KCB là loại hàng hóa mà ngƣời sử dụng (ngƣời bệnh, ngƣời nhà của ngƣời bệnh) thƣờng không tự mình lựa chọn đƣợc mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngƣợc lại với thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, ngƣời bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhƣng điều trị bằng phƣơng pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Nhƣ vậy, ngƣời bệnh, chỉ có thể lữa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không đƣợc chủ động lựa chọn phƣơng pháp điều trị. - Dich vụ KCB là loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con ngƣời nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhƣng ngƣời ta vẫn phải mua (KCB) đây là điểm đặc biệt không giống các loại hàng hóa khác.
  • 25. 15 Trong cơ chế thị trƣờng, nhà sản xuất để có lợi nhuận tối đa, sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá cả thị trƣờng để sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào và sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trƣờng thực hiện tốt đƣợc chức năng của mình, thị trƣờng phải có môi trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ và không bị tác động vào các tác động ngoại lai. Trong lĩnh vực y tế, cơ chế thị trƣờng không thể vận hành một cách hiệu quả. Các nhà phân tích kinh tế thừa nhận trong thị trƣờng KCB luôn tồn tại các yếu tố “thất bại thị trƣờng”, cụ thể: - Thị trƣờng KCB không phải là thị trƣờng tự do. Trong thị trƣờng tự do, giá của một mặt hàng đƣợc xác định dựa trên sự thỏa mãn tự nguyện giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Trong thị trƣờng dịch vụ KCB không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do ngƣời bán quyết định. - Dịch vụ KCB là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trƣờng của các nhà cung ứng dịch vụ. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ KCB cần đƣợc cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trƣờng y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. - Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Nhƣ trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu hết nhƣ ngƣời bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ KCB (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không đƣợc kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao phi y tế. - Dịch vụ KCB là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng” và mang tính chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi ích không chỉ giới hạn ở những ngƣời trả tiền để hƣởng dịch vụ mà kể cả những ngƣời không trả tiền (ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức
  • 26. 16 khỏe. Chính điều này không tạo ra đƣợc động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này, để đảm bảo đủ cung ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nƣớc trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính cộng đồng. Do tính chất đặc thù của sức khỏe, dịch vụ CSSK và thị trƣờng CSSK, Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK. Nhà nƣớc cần giữ vai trò cung ứng đối với các dịch vụ KCB "công cộng" và dịch vụ dành cho các đối tƣợng cần ƣu tiên còn để tƣ nhân cung ứng các dịch vụ y tế tƣ nhân nhằm bảo đảm cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản cho mọi ngƣời dân, nhất là các đối tƣợng yếu thế nhƣ ngƣời nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời già [16]. Trong hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay, bệnh viện tuyến huyện giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân ở cơ sở. Dịch vụ KCB tại bệnh viện tuyến huyện là một loại hình dịch vụ mà trong đó các bệnh viện tuyến huyện tiến hành cung cấp việc khám, xét nghiệm và điều trị nội trú hay ngoại trú cho các bệnh nhân và những ngƣời có biểu hiện về rối loạn chức năng, điều chế thuốc hoặc các thiết bị y tế để chữa trị bệnh cho các bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn đƣợc hiểu là một thủ tục chuẩn đoán và điều trị trên một cá nhân khi ngƣời đó đang ở trong tình trạng có vấn đề về sức khỏe. Bệnh viện tuyến huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế tỉnh, thành phố và các ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và các ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp.
  • 27. 17 Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra các cách hiểu chung về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện nhƣ sau: dịch vụ KCB là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động của các cơ sở y tế tuyến huyện cung ứng các loại hình CSSK, đem lại cơ hội nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho ngƣời dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.  Đặc thù của loại hình dịch vụ khám chữa bệnh Cùng là loại hình dịch vụ công phổ biến và mang đến cho ngƣời sử dụng những giá trị cần thiết, song y tế lại có những đặc điểm riêng biệt, đặc thù. Những đặc điểm này có tác động nhất định đến việc tiếp cận dịch vụ của đối tƣợng sử dụng loại hình này là quá trình tƣơng tác, nghĩa là cần sự tham gia, phối hợp của cả chủ thể cung cấp lẫn đối tƣợng sử dụng, qua đó tạo nên giá trị (sức khỏe đƣợc chăm sóc, sự sống đƣợc bảo đảm) chứ không nhƣ một số loại hình dịch vụ hàng hóa khác, bản thân nó đã tự mang giá trị (cung cấp nƣớc sạch, chiếu sang công cộng, xe buýt). Hơn nữa, nó là dịch vụ mà ngƣời ta phải sử dụng nó trong một thời gian khá dài từ khi chƣa sinh ra đến khi kết thúc cuộc đời. Bởi vậy, đặc thù của hai loại hình dịch vụ này khiến cho số lƣợng, chất lƣợng của nó còn phụ thuộc vào quá trình tƣơng tác giữa cả ngƣời cung cấp (y, bác sỹ) lẫn ngƣời thụ hƣởng dịch vụ (ngƣời đƣợc khám và chữa bệnh). Cả hai chủ thể này đều có những vai trò nhất định trong việc nâng cao khả năng tiếp cận dich vụ KCB, quá trình tƣơng tác giữa họ để cung ứng dịch vụ trùng khớp với tiếp cận dịch vụ đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía. Gắn với những đặc điểm của chủ thể cung cấp (Nhà nƣớc), đặc biệt là đối tƣợng tiếp nhận (ngƣời bệnh), đặc thù của loại hình dịch vụ KCB tạo ra những khó khăn riêng. Sự hạn chế trong nhận thức, sự bị động trong thái độ tiếp nhận dịch vụ công với những rào cản từ điều kiện địa lý, khí hậu bất ổn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, khiến cho việc tiếp cận dịch vụ KCB của ngƣời
  • 28. 18 dân còn ở mức thấp, chƣa tích cực và thiếu hiệu quả. Khi mà cung làm tốt, nhƣng cầu không tƣơng xứng (ngƣời dân không đón nhận và sử dụng dịch vụ, hoặc sử dụng không tích cực, không đúng yêu cầu) thì cũng không hoàn tất một quy trình khép kín dẫn đến hậu quả: ngƣời dân thì không đƣợc hƣởng dịch vụ (mục tiêu của hoạt động KCB không đạt đƣợc) mà còn gây lãng phí (thừa cung). Chính từ mối quan hệ đặc biệt này, để giải quyết tốt vấn đề nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ KCB cho ngƣời dân ở nƣớc ta, cần có những giải pháp đồng bộ đối với cả ba nội dung trên: chủ thể cung ứng, đối tƣợng thụ hƣởng và bản thân những loại hình dịch vụ đó.  Phương thức thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Việc cung cấp và thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc thực hiện chủ yếu bằng các phƣơng thức sau: Thứ nhất, bệnh viện tuyến huyện trực tiếp cung ứng dịch vụ Theo hình thức này, bệnh viện tuyến huyện chịu trách nhiệm trực tiếp cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh ở cơ sở vì chúng liên quan đến lợi ích chung của đất nƣớc, cũng nhƣ lợi ích thiết thực của ngƣời dân địa phƣơng. Điều này cũng dễ nhận thấy khi mà nhà nƣớc cần đứng ra trực tiếp cho ngƣời sử dụng dịch vụ (đƣợc khám chữa bệnh để bảo đảm sức khảe, tính mạng) mà còn là nhân tố đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực và tƣơng lai cho cả đất nƣớc. Hơn nữa, có những mảng cung cấp dịch vụ này, thị trƣờng không thể hoặc không muốn tham gia do chi phí quá cao hay khó có lợi nhuận (phòng chống bệnh lao, tiêm chủng mở rộng) nên Nhà nƣớc phải trực tiếp cung ứng. Các chủ thể công cung ứng những loại dịch vụ này là bệnh viện công. Đây là các đơn vị sự nghiệp hoạt động tƣơng tự nhƣ các công ty nhƣng không vì mục tiêu lợi nhuận, Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đảm bảo
  • 29. 19 những điều kiện vật chất cho sự hoạt động của các đơn vị ở thời kỳ đầu và dần dần họ có sự tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật. Thứ hai, bệnh viện tuyến huyện chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ cho thị trường và xã hội dưới các hình thức khác nhau. - Uỷ quyền, đây là hình thức Nhà nƣớc cho phép các tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài khu vực nhà nƣớc đƣợc thực hiện cung cấp một số loại hình dịch vụ KCB thuộc quyền quản lý đầy đủ. Việc ủy quyền có thể đƣợc thực hiện trong thời hạn hay ngắn hạn đối với một số loại dịch vụ cụ thể tùy thuộc vào mức cầu của ngƣời dân, năng lực của chủ thể đƣợc ủy quyền cung ứng cũng nhƣ khả năng của Nhà nƣớc. Bởi vì, Nhà nƣớc vẫn có trách nhiệm bảo đảm thƣờng xuyên nguồn kinh phí trích từ ngân sách nhà nƣớc. - Liên doanh và hợp danh, đây là hình thức Nhà nƣớc có thể bỏ vốn cùng tham gia với các tổ chức xã hội, tƣ nhân trong suốt quá trình sản xuất, cung cấp các hàng hóa dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Nhờ đó, Nhà nƣớc vừa giảm bớt gánh nặng về quản lý và tài chính, tận dụng đƣợc những ƣu điểm sẵn có của thị trƣờng, vừa có sự kiểm soát nhất định đối với việc cung ứng các dịch vụ này, đảm bảo không chịu sự chi phối hoàn toàn của thị trƣờng. Đó là sự ra đời các bệnh viện bán công. - Hợp đồng mua từ bên ngoài, Nhà nƣớc dùng tiền ngân sách ký hợp đồng cung ứng một số loại hình dịch vụ KCB đối với các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp, khi các tổ chức này có điều kiện thực hiện hiệu quả việc cung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh, tƣ vấn, giám định [16]. 1.1.3. Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện  Khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
  • 30. 20 Hoạt động y tế nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ KCB nói riêng cũng nhƣ mọi hoạt động xã hội khác đều cần đƣợc Nhà nƣớc điều chỉnh, quản lý. Dịch vụ KCB là một loại hình hoạt động rộng lớn mang tính xã hội cao, nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân - vốn quý nhất của con ngƣời và của toàn xã hội. Do vậy, vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với dịch vụ KCB có ý nghĩa vô cùng quan trọng cần phải đƣợc quan tâm, điều chỉnh bởi nhà nƣớc. Sở dĩ nói dịch vụ KCB là hoạt động có tính xã hội cao vì đây là hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ở đâu có con ngƣời tồn tại thì ở đó cần có cán bộ y tế để CSSK cho họ. Đối tƣợng đƣợc dịch vụ KCB và CSSK ở đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, đứa trẻ từ khi mới đƣợc hình thành, là bào thai trong bụng mẹ đã đƣợc chăm sóc, rồi sinh ra, trƣởng thành, già lão và chết, bất kể thành phần giàu, nghèo, cán bộ, công chức hay nông dân đều có thể là đối tƣợng của dịch vụ KCB. Việc KCB cho một đối tƣợng là nhân dân nên phạm vi rộng, nhu cầu ngày càng cao. Do đó, cung cấp dịch vụ này cho xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, mà của mọi cấp, mọi ngành trong đó, ngành Y tế giữa vai trò nòng cốt. Muốn làm tốt công tác CSSKND, Nhà nƣớc không thể không can thiệp vào hoạt động cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, nguyên do: Thứ nhất, dịch vụ KCB là hoạt động cần có sự tham gia đông đảo của các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng. Do vậy cần phải có một chủ thể thực hiện vai trò tập trung, tập hợp sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, khai thác và phát huy năng lực vốn có của từng tổ chức, thành viên trong cộng đồng. Chủ thể đó không ai khác là Nhà nƣớc.
  • 31. 21 Thứ hai, dịch vụ KCB là hoạt động y tế cần có sự đầu tƣ rất lớn trong khi ngân sách nhà nƣớc cấp cho y tế có hạn. Do vậy cần phải có sự động viên, đóng góp về tài chính, vật lực của các lực lƣợng xã hội, các nhà hảo tâm, từ thiện, các tổ chức phi chính phủ, các nguồn viện trợ khác. Vấn đề này một ngành, một cá nhân không thể làm đƣợc mà cần phải có cơ chế, chính sách tức là cần sự can thiệp của Nhà nƣớc. Thứ ba, dịch vụ KCB là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục, là cả một quá trình nối tiếp nhau, kế thừa thành tựu của những thế hệ trƣớc. Chính vì vậy, hoạt động KCB đòi hỏi sự nhất quán trong định hƣớng, chiến lƣợc phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc của Nhà nƣớc. Cuối cùng, chỉ có Nhà nƣớc với vai trò, vị trí, quyền uy của mình mới có thể giải quyết đƣợc vấn đề nảy sinh trong hoạt động KCB nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng phục vụ của dịch vụ KCB trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. QLNN về dịch vụ KCB là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nƣớc. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc và bộ máy HCNN để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời trong lĩnh vực hoạt động KCB. Nhƣ vậy có thể thấy, QLNN về dịch vụ KCB đƣợc thực hiện bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tác động lên các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động cung ứng dịch vụ KCB bằng pháp luật và chính sách nhằm đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra đúng mục tiêu, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc. QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là một bộ phận trong tổng thể hoạt động của QLNN về y tế của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
  • 32. 22  Chủ thể quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Bệnh viện huyện thuộc tuyến y tế cơ sở với nhiệm vụ chủ yếu là KCB, xử trí ban đầu đối với tất cả các vấn đề sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn. Theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng [11], Thông tƣ liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và phòng y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [4], Quyết định số 3226/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của sở y tế, ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk thì: Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng, KCB, phục hồi chức năng, y dƣợc cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số, bảo hiểm y tế. Sở y tế có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Các phòng chức năng của sở y tế không có tƣ cách pháp nhân, hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều hành chung của lãnh đạo sở, do đó quan hệ giữa lãnh đạo sở và các phòng là quan hệ hành chính mang tính trực thuộc. Trong quá trình thực thi hoạt động QLNN chúng cũng nhân danh quyền lực Nhà nƣớc để buộc các đối tƣợng quản lý thực thi quyết định hành chính.
  • 33. 23 Phòng y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ KCB trên địa bàn huyện. Phòng y tế có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của sở y tế. - Theo sự chỉ đạo của UBND huyện, phòng y tế huyện trình UBND huyện dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án, chƣơng trình phát triển y tế, cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện, dự thảo biện pháp huy động liên ngành trong quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, dân số - kế hoạch hoá gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, khắc phục hậu quả của dịch, bệnh, tai nạn thƣơng tích, thiên tai thảm hoạ ảnh hƣởng đến sức khoẻ nhân dân xảy ra trên địa bàn huyện. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chƣơng trình phát triển y tế trên địa bàn huyện sau khi đƣợc phê duyệt. - Giúp UBND cấp huyện thẩm định các điều kiện hành nghề y tế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp tỉnh. - Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, đề án, chƣơng trình, dự án và hoạt động đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ về y tế trên địa bàn huyện.
  • 34. 24 - Hƣớng dẫn UBND cấp xã tổ chức thực hiện chƣơng trình y tế cơ sở, dân số - kế hoạch hoá gia đình, vận động nhân dân gìn giữ vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống các dịch bệnh. - Quản lý tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp huyện. - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao và theo quy định của pháp luật [31]. Nhƣ vậy, chủ thể thực hiện hoạt động QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện bao gồm cơ quan HCNN có thẩm quyền chung là UBND cấp tỉnh cấp huyện và cơ quan HCNN có thẩm quyền riêng là sở y tế và phòng y tế, các cơ quan này giúp cho UBND cùng cấp thực hiện hoạt động QLNN về dịch vụ KCB của các bệnh viện tuyến huyện.  Đối tượng quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Đối tƣợng QLNN về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện bao gồm các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện, phòng khám, cơ sở hành nghề y, dƣợc tƣ nhân. Các đối tƣợng này chịu sự QLNN của các chủ thể quản lý có thẩm quyền từ việc xem xét, phê duyệt cấp phép thành lập cho đến việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh. 1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện 1.2.1. Định hướng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
  • 35. 25 Từ định hƣớng của các cơ quan QLNN về quản lý dịch vụ KCB tại các bệnh viện, cần xác dịnh rõ mục tiêu và phƣơng hƣớng hoàn thiện QLNN về dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện nhƣ sau. - Mục tiêu tổng quát, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về KCB và hệ thống chính sách, pháp luật về QLNN đối với chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, và chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Mục tiêu cụ thể, Để QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện một cách hiệu quả phải đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả QLNN và chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện. - Hoạch định chính sách nhằm thực hiện mục tiêu phát triển chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện có của địa phƣơng và phù hợp với nhu cầu KCB của nhân dân. - Tạo môi trƣờng cho các bệnh viện tuyến huyện đạt đƣợc các mục tiêu cải tiến và nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB. Để đảm bảo cho sự phát triễn vừng chắc và nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoàn thiện QLNN, phƣơng hƣớng cho QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện cần đƣợc cụ thể nhƣ sau: Một là, các cấp quản lý cần xây dựng và ban hành các văn bản chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển dich vụ KCB ở các bệnh viện. Coi chất lƣợng dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện là một trong những ƣu điểm của ngành y tế trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế nói chung của địa phƣơng. Dịch vụ KCB là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và dịch vụ KCB phát triền sẽ góp phần quan trọng việc thúc đẩy nhiều ngành Kinh tế khác phát triển theo.
  • 36. 26 Hai là, QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện phải định hƣớng để hình thành mô hình dịch vụ chất lƣợng dịch vụ KCB điện tử (E-logistics), trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ thông tin và các thành quả các công nghệ thông tin nhằm nâng cáo hiệu quả của dịch vụ KCB, đặc biệt là hệ thống mạng internet. Đây là xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới trong chiến lƣợc phát triển chất lƣợng dịch vụ KCB và cũng là điều kiện kiên quyết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các bệnh viện. Ba là, cần tập trung các nguồn lực đầu tƣ nhằm tạo bƣớc đột phá trong việc đổi mới QLNN đối với dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện. Trong đó, cần ƣu tiên trong việc đầu tƣ tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng KCB ở các bệnh viện thuộc tuyến này. Với phƣơng hƣớng trọng tâm cũng là nhiệm vụ mà các cấp QLNN đối với dịch vụ KCB của các bệnh viện tuyến huyện phải thực hiện đó cũng là định hƣớng của đề tài này để có giải pháp đúng hƣớng nhằm hoàn thiện về QLNN về dịch vụ KCB ở các bệnh viện tuyến huyện hiện nay. 1.2.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Chất lƣợng dịch vụ KCB là vấn đề đƣợc cộng đồng và cả xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến ngƣời bệnh và ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của mọi ngƣời, đặc biệt là những ngƣời ốm, đau phải nhập viện khám và điều trị. Việc quá tải các bệnh viện, các sai sót chuyên môn, vấn đề về y đức đã gây nhiều bức xúc trong dƣ luận, đòi hỏi Nhà nƣớc phải có sự quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động KCB diễn ra đúng pháp luật, đúng định hƣớng của Nhà nƣớc. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách, hệ thống tổ chức nhằm tăng cƣờng quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Nhà nƣớc với tƣ cách là
  • 37. 27 chủ thể quản lý về chất lƣợng dịch vụ KCB có nhiệm vụ: xây dựng, ban hành và giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý liên quan đến chất lƣợng dịch vụ KCB, xây dựng chính sách khuyến khích nâng cao chất lƣợng đối với cơ sở KCB và ngƣời hành nghề, thúc đẩy và tạo điều kiện thành lập tổ chức chứng nhận chất lƣợng đối với cơ sở KCB, cấp nhập điều chỉnh các quy định liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn và thông qua đánh giá năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thiếp lập hệ thống quản lý chất lƣợng lồng ghép trong hệ thống y tế. 1.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện Dịch vụ KCB trong hệ thống khám chữa bệnh nói chung, dịch vụ KCB tuyến huyện nói riêng, có những đóng góp quan trọng trong công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Chất lƣợng dịch vụ KCB là vấn đề đƣợc cộng đồng và cả xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến ngƣời bệnh, đặc biệt là những ngƣời ốm, đau phải nhập viện khám và điều trị. Chất lƣợng dịch vụ KCB tuyến huyện ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong cộng đồng. Việc quá tải tại các bệnh viện, các sai sót chuyên môn, chất lƣợng dịch vụ chƣa đáp ứng, vấn đề y đức của viên chức y tế trong các bệnh viện tuyến huyện đã gây nhiều bức xúc trong dƣ luận. Đòi hỏi Nhà nƣớc phải có sự quản lý nhằm đảm bảo cho dịch vụ KCB diễn ra đúng pháp luật, đúng định hƣớng của Nhà nƣớc và chất lƣợng KCB ngày càng tốt hơn.
  • 38. 28 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện 1.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Trên cơ sở các luật đƣợc Quốc hội thông qua, Chính phủ ban hành các nghị định hƣớng dẫn thi hành luật, Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện nghị định, quyết định ban hành các quy chế triển khai thực hiện từng hình thức QLNN, quy định các điều kiện để các cơ sở KCB đƣợc phép mở rộng thêm các hình thức KCB, các cấp bộ, ngành ban hành các thông tƣ, quyết định và UBND tỉnh, thành phố ban hành các quyết định nhằm phối hợp cùng các Bộ hƣớng dẫn, điều tiết hoạt động của các cơ sở KCB, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ KCB phù hợp với đặc thù của ngành, phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, Cục quản lý KCB ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ sở KCB trong hoạt động cung cấp dịch vụ KCB trên địa bàn đƣợc phân cấp quản lý từng bƣớc mở rộng các hình thức, loại hình và phƣơng thức hoạt động. Tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện, các quy định về chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng dịch vụ. Bệnh viện bảo đảm các điều kiện để đƣợc cấp giấy phép hoạt động theo lộ trình quy định tại Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh [12]. Bệnh viện đã đƣợc cấp giấy có trách nhiệm tiếp tục duy trì các hoạt động để bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều kiện khác do Bộ Y tế quy định.
  • 39. 29 Xây dựng bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện dựa trên hƣớng dẫn của Bộ Y tế và tham khảo các bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài. Thực hiện đo lƣờng chỉ số chất lƣợng trong bệnh viện. Tổ chức thu thập, quản lý, lƣu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu liên quan đến chất lƣợng bệnh viện. Lồng ghép báo cáo chất lƣợng vào báo cáo hoạt động chung của bệnh viện. Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữu liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lƣợng bệnh viện. Tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong KCB và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế. Tổ chức triển khai thực hiện quy định kiểm định chất lƣợng nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định, hƣớng dẫn chuyển môn của bệnh viện, tiến hành phấn tích có hệ thống chất lƣợng chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh. Thiết lập chƣơng trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn ngƣời bệnh và nhân viên y tế. 1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và ý thức phục vụ cho đội ngũ cung ứng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là nội dung quản lý nhà nƣớc rất quan trọng, quyết định chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của ngƣời dân.
  • 40. 30 Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dƣỡng nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực bệnh viện, đào tạo các bộ quản lý và nghiệp vụ cho lĩnh vực quản lý dịch vụ KCB, thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt dịch vụ KCB cho tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. Huy động và tạo điều kiện cho các thành viên chuyên môn trong bệnh viện đƣợc tham gia nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở các cấp, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc. 1.3.3. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong thực hiện cung ứng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cấp. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc huy động từ các nguồn thu khác. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cấp và đƣợc từ các nguồn thu khác. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi tài chính, từng bƣớc thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.
  • 41. 31 Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ nƣớc ngoài và của các tổ chức kinh tế khác. 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnhở các bệnh viện tuyến huyện  Về thanh tra, kiểm tra, giám sát Cơ quan thanh tra, giám sát của các cấp QLNN thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình phát triển các hình thức, loại, phƣơng thức quản lý dịch vụ KCB theo phƣơng pháp thanh tra, giám sát bao gồm, thanh tra việc chấp hành các điều kiện đƣợc cấp phép hoạt động, tuân thủ các quy chế của các cơ sở KCB, thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu thanh tra, giám sát, xem xét, đánh giá mức độ chất lƣợng dịch vụ KCB, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu QLNN đối với dịch vụ KCB, kiến nghị, yêu cầu các bộ, ngành có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong cung ứng dịch vụ KCB.  Về xử lý vi phạm Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có hành động khắc phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro. 1.3.5. Đánh giá và báo cáo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện  Về đánh giá chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện Triển khai thực hiện đánh giá chất lƣợng nội bộ của bệnh viện dựa trên bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận. Hiện tại áp dụng theo Quyết đinh 4858/QĐ-BYT ngày
  • 42. 32 01/12/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng bệnh viện, [6]. Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Đánh giá hiệu qủa áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phƣơng pháp về quản lý chất lƣợng tại bệnh viện để đƣa ra quyết định lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phƣơng pháp phù hợp. Bệnh viện thực hiện lấy ý kiến thăm dò và đánh giá sự hài lòng của ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh, nhân viên y tế thƣờng xuyên ít nhất là 03 tháng một lần, làm cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời bệnh và sự hài lòng của nhân viên y tế.  Về báo cáo chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện Bệnh viện xây dựng các báo cáo chất lƣợng và tự công bố báo cáo chất lƣợng theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế: thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện, 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện 1.4.1. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng. Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thƣơng tích gia tăng. Diễn biến phức tạp của mô hình bệnh tật là nguyên nhân gia tăng đáng kể nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Bệnh dịch đã làm cho lƣợng bệnh nhân tăng dồn dập theo từng thời điểm nhất định, lƣợng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh viện.
  • 43. 33 Bệnh không lây nhiễm lại chủ yếu là những bệnh mạn tính, cần sự chăm sóc và theo dõi lâu dài đã là yếu tố cơ bản để tăng số lƣợt khám chữa bệnh và tổng số ngày điều trị nội/ ngoại trú trong hệ thống khám chữa bệnh. Nhu cầu và ý thức KCB của ngƣời dân, ngƣời bệnh đƣợc tự chọn dịch vụ KCB dẫn đến quá tải bệnh viện. Vấn đề quá tải còn có lý do quan trọng là hoạt động phân tuyến chƣa hiệu quả, ngƣời dân chấp nhận quá tải mà không sử dụng dịch vụ y tế cho phù hợp. Các yêu cầu về văn hóa, thói quen tiêu dùng, khả năng thanh toán, các điều kiện về kinh tế khác cũng ảnh hƣởng lớn đến sự thành bại của các cơ sở cung ứng dịch vụ KCB. Mặt khác, kỹ thuật y học ngày càng phát triển, nhu cầu KCB của ngƣời dân ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ làm cho chi phí y tế tăng nhanh, trong đó ngân sách có tăng nhƣng mức tăng còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu chi tiêu cơ bản. 1.4.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện  Về lực lượng lao động trong bệnh viện Lực lƣợng lao động trong cơ sở KCB nói chung, trong bệnh viện tuyến huyện nói riêng là yếu tố giữ vị trí then chốt, quan trọng đối với cơ sở KCB. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để tạo ra những dịch vụ y tế có chất lƣợng tốt cho xã hội. Cùng với công nghệ, con ngƣời giúp cơ sở KCB đạt chất lƣợng cao trên cơ sở giảm chi phí, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu cung cấp dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lƣợng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn y tế không đều và còn thấp, tình trạng mất cân đối về cơ cấu lực
  • 44. 34 lƣợng lao động giữa các cơ sở y tế nói chung, bệnh viện tuyến huyện nói riêng hiện đang là vấn đề tác động lớn tới dịch vụ KCB của nhân dân.  Về trang thiết bị và công nghệ Khả năng về trang thiết bị, công nghệ hiện có và quy trình công nghệ của cơ sở KCB nói chung, bệnh viện tuyến huyện nói riêng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ KCB. Trong nhiều trƣờng hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến chất lƣợng dịch vụ KCB tạo ra. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB là một trong những hƣớng quan trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ sở KCB và dịch vụ KCB.  Về trình trình độ tiến bộ khoa học -công nghệ Trình độ chất lƣợng của dịch vụ KCB không thể vƣợt qua giới hạn khả năng của trình dộ tiến bộ khoa học - công nghệ của một giai đoạn lich sử nhất định. Dịch vụ KCB trƣớc hết thể hiện ở những đặc trƣng về trình độ kỹ thuật tạo ra dịch vụ đó. Mặt khác, tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phƣơng tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm dịch vụ chính xác hơn nhờ trang bị những phƣơng tiện hiện đại. 1.4.3. Thể chế và chính sách khám chữa bệnh Môi trƣờng pháp lý và chính sách KCB cùng với cơ chế quản lý có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cáo chất lƣợng dịch vụ KCB của các cơ sở KCB và bệnh viện tuyến huyện. Môi trƣờng pháp lý với những cơ chế phù hợp sẽ kích thích các cơ sở KCB đẩy mạnh đầu tƣ, cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Ngƣợc lại, môi trƣờng pháp lý và chính sách không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB.
  • 45. 35 Trình độ tổ chức quản lý của các cơ sở cung cấp dịch vụ KCB cũng có tác động trực tiếp và to lớn đến chất lƣợng dịch vụ KCB. Một cơ sở KCB là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Chất lƣợng đạt đƣợc trên cơ sở giảm chi phí phục thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của cơ sở KCB. Chất lƣợng của hoạt động quản lý chất lƣợng hoạt động của dịch vụ KCB. Theo W.E.Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lƣợng do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB, thỏa mãn nhu cầu KCB cả về chi phí và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật khác. 1.4.4. Hội nhập và toàn cầu hóa Tình hình phát triển kinh tế trên thế giới, xu hƣớng toàn cầu hóa với sự tham gia hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh tự do thƣơng mại quốc tế, sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhiều cách tƣ duy và đòi hỏi các cơ sở KCB phải có khả năng thích ứng cao, cạnh trang ngày càng gay gắt giữa các đơn vị KCB cùng với sự bão hòa của thị trƣờng. Thị trƣờng là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hƣớng cho sự phát triển của dịch vụ KCB. Các cơ sở chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng đƣợc những nhƣ cầu của khách hàng. Xu hƣớng phát triển và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ KCB phụ thuộc chủ yếu vào đăch điểm và xu hƣớng vận động của nhu cầu trên thị trƣơng. Thị trƣờng sẽ tự điều tiết theo các quy luật khách quan nhƣ quy luật giá trị, cung -cầu, cạnh tranh. Dịch vụ KCB và chất lƣợng dịch vụ KCB đƣợc tạo ra trong toàn bộ quá trình hoạt động của các cơ sở KCB. Do tính chất phức tạp và tổng hợp của khái niệm chất lƣợng dịch vụ KCB nên việc tạo ra và hoàn thiện dịch vụ
  • 46. 36 KCB chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài và những nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong của các cơ sở KCB. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lƣợng dịch vụ KCB của các cơ sở KCB và bệnh viện tuyến huyện. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện hiện nay. QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta nói chung cũng nhƣ tỉnh Đăk Lắk nói riêng hiện nay và việc tăng cƣờng QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện là thực sự cần thiết. Kết hợp với Thông tƣ 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2103 của Bộ y tế về việc quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện và Quyết định số 4858/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 03/12/2013 về việc ban hành dự thảo tiêu chí chất lƣợng bệnh viện, việc nghiên cứu lý luận QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện ở chƣơng 1 tạo cơ sở lý luận vững chắc để thực hiện các nội dung nghiên cứu ở những chƣơng tiếp theo của luận văn.
  • 47. 37 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 đạt 1.796.666 ngƣời, mật độ dân số đạt hơn 137 ngƣời/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 ngƣời. Dân số nam đạt 906.619 ngƣời, dân số nữ đạt 890.047 ngƣời. Cộng đồng dân cƣ Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, ngƣời Kinh chiếm trên 70%, các dân tộc thiểu số nhƣ Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1.834.800 ngƣời, mật độ dân số đạt 135 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 ngƣời. Dân số nam đạt 894.200 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 877.600 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 12,9 ‰ [28]. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, và ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua nhƣ Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn nhƣ Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo. Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cƣ từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về
  • 48. 38 giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trƣờng sinh thái, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk nằm ở độ cao từ 400m - 600m so với mặt biển, có vùng đất bazan rộng lớn, tƣơng đối bằng phẳng và rất màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, hiện có 210.000 ha cà phê với sản lƣợng 350.000 tấn nhân, nhiều nhất cả nƣớc. Sản phẩm cà phê của tỉnh chiếm tỷ trọng 70% tổng giá trị kinh tế của ngành Nông nghiệp. Diện tích cao su khoảng 25.000 nghìn ha với sản lƣợng mủ khai thác 17.000 tấn mủ khô/năm. Diện tích cây bông vải đạt trên 12.000 ha, cao nhất cả nƣớc. Ngành Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ, trên địa bàn có Nhà máy Thuỷ điện Đray H'linh với công suất 12 MW. Hiện nay, Nhà nƣớc đang đầu tƣ xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Kuốp công suất 260 MW và công trình thuỷ điện Đray H'linh 2 với công suất 18 MW trên dòng sông Sêrêpốc. Là một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú, đặc biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Giai đoạn 2010 - 2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nƣớc và khu vực trên thế giới, những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông, doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể, khô hạn diễn ra khốc liệt. Tất cả các yếu tố trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Song với quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng bộ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng.
  • 49. 39 Quy mô, chất lƣợng nền kinh tế tiếp tục đƣợc nâng lên: trong bối cảnh có nhiều yếu tố không thuận lợi, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) vẫn đạt mức tăng khá, bình quân 8%/năm. So với năm 2010, quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp gần 1,5 lần, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Năm 2015, ƣớc tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%, giảm 2,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%, dịch vụ chiếm 36,7%, tăng 2,7% so với năm 2010. Nông nghiệp, nông thôn có bƣớc phát triển đi vào chiều sâu: tốc độ tăng trƣởng trong lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định, bình quân tăng 4%/năm. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều tăng diện tích và từng bƣớc thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ về giống, quản lý dịch bệnh, tƣới nƣớc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, đã cải thiện năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ƣớc tính giá trị sản xuất bình quân/1 ha đất nông nghiệp năm 2015 đạt khoảng 72,3 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo. Đến tháng 9/2015, bình quân chung toàn tỉnh đã đạt 10,4 tiêu chí/xã và có 7 xã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới. Từng bƣớc cải thiện cơ sở hạ tầng: hệ thống các đô thị, điểm dân cƣ nông thôn tiếp tục đƣợc quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột đã đƣợc công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Các tuyến giao thông đối ngoại nhƣ: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các tuyến quốc lộ đã và đang đƣợc cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới. Giao thông đối nội đã kết nối thông suốt đến 100% trung tâm các xã trên
  • 50. 40 toàn tỉnh, trong đó nhựa hoá và bê tông hoá 95,5% đƣờng tỉnh, 81% đƣờng huyện và 42% đƣờng xã. Thƣơng mại - dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lƣợng: khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,2%/năm, giá trị năm 2015 ƣớc đạt 47.686 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Nhiều siêu thị, trung tâm thƣơng mại đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoạt động khá tốt, góp phần cung ứng hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lƣợng, giữ bình ổn giá và từng bƣớc hình thành thói quen giao dịch văn minh, hiện đại trong dân cƣ. Đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 5.813 doanh nghiệp hoạt động, tổng vốn đăng ký gần 19.200 tỷ đồng. 2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc ÊĐê, M'Nông, tày, nùng với những lễ hội cồng chiêng, đua voi vào những ngày trọng đại của tỉnh, kiến trúc nhà sàn, nhà Rông, các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng nhƣ các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rƣng, các bản trƣờng ca Tây Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.