SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 104
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
SUY LUẬN TRONG DẠY CHƯƠNG II
PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
SUY LUẬN TRONG DẠY CHƯƠNG II
PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy môn Sinh học
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG VĨNH PHÚ
Nghệ An – 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè,
các em học sinh đã đóng góp cho luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học TS.Hoàng Vĩnh Phú đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn Thầy Cô trường Đại học Vinh, các anh chị lớp Cao học Sinh
K20 đã nhiệt tình hỗ trợ về tài liệu, phương pháp khi tôi tham gia học và
nghiên cứu tại trường.
Chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM,
trường cấp 2-3 Hòa Bình (Vĩnh Long), trường THPT Tân Phú (Hậu Giang)
cùng các em học sinh đã hợp tác, tham gia vào quá trình điều tra, thực nghiệm
sư phạm.
Mặc dù đã rất cố gắng nhung việc thực hiện luận văn không thể tránh
khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng bảo vệ để
luận văn hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp,bạn bè, người thân đã động
viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Nghệ An, tháng 05 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ......................... iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................. vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TƯ DUY TRONG
DẠY HỌC........................................................................................................ 7
1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu...................................................................... 7
1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài ....... 7
1.1.2.Những vấn đề nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài ......... 8
1.2. Lí thuyết về sơ đồ ................................................................................ 10
1.2.1. Khái niệm sơ đồ ............................................................................. 10
1.2.2. Sơ đồ hóa........................................................................................ 12
1.2.3. Ý nghĩa sơ đồ trong dạy học .......................................................... 12
1.3 Kĩ năng suy luận .................................................................................... 13
1.3.1. Khái niệm kĩ năng suy luận............................................................ 13
1.3.2. Các kiểu suy luận ........................................................................... 13
1.3.3. Nguyên tắc, qui trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng suy luận..... 13
1.4. Sự phù hợp của việc sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận.... 15
1.5. Thực trạng dạy - học chương Cấu trúc tế bào, sinh học 10 trong
nhà trường THPT hiện nay ................................................................. 16
1.6. Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học ở trường THPT
hiện nay............................................................................................... 20
Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II, PHẦN SINH
HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10..................................................................... 22
iii
2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương
Cấu trúc tế bào, phần Sinh học tế bào, Sinh học 10.................................... 22
2.1.1. Mục tiêu.......................................................................................... 22
2.1.2. Cấu trúc chương trình..................................................................... 22
2.1.3. Về nội dung .................................................................................... 24
2.2. Thiết kế sơ đồ để dạy học chương II, phần Sinh học tế bào ................ 25
2.2.1. Qui trình thiết kế sơ đồ................................................................... 25
2.2.2. Hệ thống các sơ đồ đã xây dựng trong chương “Cấu trúc tế bào”.... 27
2.3. Tổ chức dạy học chương II, phần Sinh học tế bào bằng việc sử
dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS ...................................... 34
2.3.1. Xác định nội dung kiến thức có thể thiết kế sơ đồ ....................... 34
2.3.2. Qui trình sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận.......................... 34
2.3.3. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy bài mới...... 37
2.3.4. Biện pháp sơ đồ để củng cố, ôn tập.............................................. 47
2.3.5. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong kiểm tra,
đánh giá......................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 54
3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................... 54
3.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 54
3.3. Tổ chức thực nghiệm............................................................................ 54
3.3.1. Thời gian thực nghiệm ................................................................... 54
3.3.2. Địa điểm thực nghiệm.................................................................... 54
3.3.3.Đối tượng thực nghiệm ................................................................... 55
3.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................. 55
3.4.1 Phân tích định lượng ....................................................................... 55
3.4.2. Phân tích định tính.......................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Đọc là
HS Học sinh
GV Giáo viên
THPT Trung học phổ thông
SGK Sách giáo khoa
TB Trung bình
TN Thưc nghiệm
ĐC Đối chứng
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng SGK và phương
pháp sơ đồ trong dạy Sinh học.................................................... 17
Bảng 1.2. Kết quả điều tra phương pháp học của HS lớp 10 đối với bộ
môn Sinh học .............................................................................. 18
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra ........................................... 55
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 1 ........................................ 56
Bảng 3.3. Tần suất điểm kiểm tra 1 giữa lớp TN và lớp ĐC...................... 56
Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1............................. 57
Bảng 3.5. So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1............................. 58
Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 2 ........................................ 58
Bảng 3.7. Tần suất điểm kiểm tra 2 giữa lớp TN và lớp ĐC...................... 58
Bảng 3.8. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 2............................. 59
Bảng 3.9. So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2............................. 60
Bảng 3.10. So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1, 2: ....................... 61
Bảng 3.11. Tỉ lệ xếp loại kết quả 2 lần kiểm tra ........................................... 61
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực........................................28
Sơ đồ 2.2. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................28
Sơ đồ 2.3. Chức năng một số bào quan........................................................29
Sơ đồ 2.4. Cấu trúc tế bào............................................................................29
Sơ đồ 2.5. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................30
Sơ đồ 2.6. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................30
Sơ đồ 2.7. Cấu trúc tế bào............................................................................31
Sơ đồ 2.8. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................31
Sơ đồ 2.9. Cấu trúc tế bào nhân thực (sơ đồ đáp án) ...................................32
Sơ đồ 2.10. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................32
Sơ đồ 2.11. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................32
Sơ đồ 2.12. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................33
Sơ đồ 2.13. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................33
Sơ đồ 2.14. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................33
Sơ đồ 2.15. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ khuyết)........................36
Sơ đồ 2.16. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ hoàn chỉnh)..................37
Sơ đồ 2.17. Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hỗn hợp)...............38
Sơ đồ 2.18. Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hoàn chỉnh) ..........39
Sơ đồ 2.19. Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hỗn hợp)...........................40
Sơ đồ 2.20. Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hoàn chỉnh) ......................42
Sơ đồ 2.21. Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ bất hợp lí) ......................43
Sơ đồ 2.22. Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ hoàn chỉnh)....................44
Sơ đồ 2.23. Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ khuyết) .......45
Sơ đồ 2.24. Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ hoàn chỉnh) 47
Sơ đồ 2.25. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................47
Sơ đồ 2.26. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................48
Sơ đồ 2.27. Cấu trúc tế bào............................................................................49
vii
Sơ đồ 2.28. Cấu trúc tế bào............................................................................50
Sơ đồ 2.29. Cấu trúc và chức năng bào quan.................................................51
Sơ đồ 2.30. Cấu trúc và chức năng của lizôxôm và không bào.....................52
Sơ đồ 2.31. Cấu trúc tế bào (Sơ đồ đáp án) ...................................................53
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 của lớp ĐC và lớp TN ......... 56
Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1 ......................... 57
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần suất điểm bài kiểm tra 2 của lớp TN và ĐC.......... 59
Biểu đồ 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra 2................... 60
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân loại trình độ, khả năng tư duy suy luận HS
qua 2 bài kiểm tra...................................................................... 61
1
PHẦN I:MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nội dung kiến thức ngày một tăng và nhiều thay đổi, HS cần
có kĩ năng để giải quyết, thích ứng với những biến đổi. Định hướng đổi mới
giáo dục trên đã được chính phủ đề ra trong Nghị quyết trung ương 4 khóa
VII phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” [29]
và được pháp chế hóa trong luật giáo dục (điều 28- 2) “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh, phải phù hợp với các đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...cho
học sinh” [24].
Trong quá trình dạy và học, việc hình thành cho HS một thế giới quan
khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là mục tiêu quan trọng của giáo
dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế tại các quốc
gia trên thế giới. “Sơ đồ hóa” là một phương pháp dạy học tích cực thích hợp
cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên đặc biệt đối với bậc
THPT, khi HS đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa
học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
Hoạt động tạo thói quen thiết lập sơ đồ có thể giúp HS (đặc biệt HS yếu
kém) nắm được nội dung cốt lõi mà không cần ghi chép quá nhiều; hỗ trợ cho
HS nhận dạng nội nào cần ghi nhớ lâu dài và nội dung nào chỉ nhớ tạm thời.
Mặt khác, phương thức truyền đạt bằng sơ đồ còn góp phần rèn luyện, phát
triển tư duy ở HS nhất là khả năng suy luận, giải quyết vấn đề.
Đối với bộ môn Sinh học, kiến thức Sinh học tế bào đóng vai trò nền
tảng cơ sở. Tuy nhiên, khi dạy phần Sinh học tế bào, cụ thể là chương II - Cấu
trúc tế bào thì việc dạy cấu trúc và chức năng chưa có mối liên hệ với nhau.
HS nhớ cấu trúc nhưng không nêu được chức năng hoặc ngược lại nêu được
chức năng nhưng các em không thể suy luận để trình bày lại đặc điểm cấu
2
trúc đã học. Như vậy, để HS tự hình thành kĩ năng suy luận qua hoạt động xây
dựng và tích lũy kiến thức thì việc rèn luyện kĩ năng nên thực hiện ngay từ
chương trình Sinh học tế bào, THPT .
Xuất phát từ lí do trên , chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ để rèn
luyện kĩ năng suy luận trong dạy chươngII phần Sinh học tế bào, sinh học
10”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng biện pháp sơ đồ để tổ chức dạy học theo hướng rèn
luyện kĩ năng suy luận cho người học trong dạy học chương II – phần Sinh
học tế bào, Sinh học 10 THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng các biện pháp
rèn kĩ năng suy luận cho HS ở trường THPT hiện nay.
3.2. Phân tích nội dung chương II phần Sinh học tế bào. Từ đó, đề xuất
biện pháp thích hợp và thiết kế bài giảng theo hướng sử dụng sơ đồ để rèn
luyện cho HS kĩ năng suy luận .
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi cũng như
hiệu quả của biện pháp đã xây dựng.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng và sử dụng biện pháp sơ
đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy phần Sinh học tế bào lớp 10.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học phần Sinh học tế bào ở
trường THPT (GV và HS khối 10 THPT).
5. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chọn nội dung chương Cấu trúc tế bào, phần Sinh học tế bào,
Sinh học 10 để nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hướng nghiên cứu như:
3
- Đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước
thông qua Luật giáo dục, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các nghị
quyết của Bộ giáo dục...
- Sách, tài liệu tham khảo về Sinh học, về PPDH bằng sơ đồ.
- Tạp chí khoa học và giáo dục, các khóa luận, luận văn, luận án... có liên
quan trực tiếp đến đề tài đã được nghiên cứu và công bố.
Từ đó xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi, đối tượng nghiên cứu đồng
thời hình thành cơ sở khoa học cho việc biện giải các số liệu thu thập trong
quá trình nghiên cứu.
6.2.Phương pháp điều tra thực trạng
Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin từ đối tượng (GV, HS ), trên
cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng, nhằm đề ra giải pháp phù hợp cho việc cải
biến thực trạng đó.
6.3.Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với các chuyên sư phạm, các thầy cô giáo ở các trường THPT
trên địa bàn để xin ý kiến về các vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là xin ý kiến để
chuẩn hóa các sơ đồ đã xây dựng.
6.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mục đích thực nghiệm: kiểm tra chất lượng của sơ đồ được xây dựng có
phù hợp với yêu cầu nội dung chương trình không; khi được ứng dụng trong
thực tế có mang lại hiệu quả không, có khả thi không.
Chọn trường ĐH Công nghiệp TP.HCM với các lớp sau: TH. CK41, TH.
DI41B, TH. QK 41A, TH. QK41B.
Trong đó có các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
- Lớp thực nghiệm: dạy học có sử dụng sơ đồ.
- Lớp đối chứng: dạy học không sử dụng sơ đồ.
4
6.5.Phương pháp thống kê toán học [27, 34]
Để đưa ra các kết luận khái quát chính xác, chúng tôi đã sử dụng công
cụ toán thống kê đối với các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu, thực
nghiệm.
Các số liệu thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chấm
theo thang điểm 10 và được xử lí bằng thống kê toán học theo các bảng và các
tham số sau:
* Bảng thống kê cho cả lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN)
Phương án n
Xi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Trong đó :
n: tổng số bài kiểm tra của lớp ĐC (hay TN) hoặc tổng số HS của lớp ĐC
(hay TN)
Xi : điểm số theo thang điểm 10
* Các tham số đặc trưng:
- Trung bình cộng: X (Đo độ trung bình của một tập hợp)
k
i i
i=1
1
X x n
n
= ∑
Trong đó: xi : giá trị của từng điểm số nhất định.
ni: số bài có điểm số đạt xi.
n : tổng số bài làm.
Phương sai (Variance): Khi xác định được giá trị TB (X ), chúng ta cần
xác định khoảng cách giữa một điểm bất kì với TB, từ đó có thể kết luận về
giá trị tin cậy của X , tham số đó chính là phương sai, phương sai được tính
theo công thức:
k
2 2
i i
i=1
1
s = (x -X) .n
n
∑
5
Nếu n < 30 thì dùng công thức:
k
2 2
i i
i=1
1
s = (x -X) .n
n - 1
∑
Sai số trung bình cộng (m): Sai số trung bình cộng có thể hiểu là trung
bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu.
S
m
n
=
Hệ số biến thiên (Cv): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có
X khác nhau.
Cv (%) =
s
.100
X
(%)
Trong đó: Cv: 0 - 9% Dao động nhỏ, độ tin cậy cao
Cv: 10 - 29% Dao động TB
Cv: 30 -100%  Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ
Hiệu trung bình (đTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của nhóm
lớp TN và ĐC trong các lần kiểm tra.
đTN-ĐC = X TN - X ĐC
Trong đó : X TN: X của lớp thực nghiệm
X ĐC: X của lớp đối chứng
Độ tin cậy (Td): Sai khác giữa 2 giá trị TB phản ánh kết quả của 2
phương án TN và ĐC.
Td =
S
XX
d
ĐCTN
−
với Sd =
2 2
1 2
1 2
s s
+
n n
X TN ; X ĐC: Là điểm số TB cộng của các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và
của lớp đối chứng.
n1, n2: là số bài làm trong mỗi phương án.
6
Giá trị tới hạn của T là Tα tìm được trong bảng phân phối Student α =
0,05, bậc tự do là f = n1 + n2 – 2
Nếu Td < Tα thì sự sai khác giữa X TN ; X ĐC là không có nghĩa (hoặc X
TN không sai khác với X ĐC ).
Nếu Td > Tα thì sự sai khác giữa X TN ; X ĐC là có nghĩa ( hay X TN sai
khác với X ĐC ) .
7. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nội dung chương II - phần Sinh học tế bào, Sinh học 10, nếu
xây dựng được hệ thống sơ đồ đủ chuẩn và thiết kế được qui trình sử dụng sơ
đồ phù hợp để rèn luyện kĩ năng suy luận sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy - học nói chung và hình thành, phát triển kĩ năng tư duy cho HS THPT.
8. Đóng góp của đề tài
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về sơ đồ, biện pháp sơ đồ trong rèn
luyện kỹ năng tư duy nói riêng và trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
nói chung.
Xây dựng được các sơ đồ phù hợp để rèn luyện kỹ năng suy luận cho
học sinh trong dạy học chương II – phần Sinh học tế bào, Sinh học 10. Đồng
thời phân loại được các sơ đồ theo các tiêu chí khác nhau để dạy học nhằm
mục đích rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh trong dạy học.
7
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TƯ DUY TRONG
DẠY HỌC
1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài
Ra đời cách đây hơn 250 năm, lí thuyết sơ đồ (còn được gọi là lí thuyết
Graph) chỉ là bộ phận nhỏ của toán học với vai trò chủ yếu nghiên cứu giải
quyết các bài toán có tính chất giải trí, đố vui. Vào những năm 30 của thế kỉ
XX , phương pháp sơ đồ mới thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khi toán
học ứng dụng và lí thuyết đồ thị phát triển mạnh thì thành tựu về sơ đồ bắt
đầu xuất hiện.[5]
Công trình nghiên cứu đầu tiên về lí thuyết sơ đồ ra đời vào năm 1736
khi nhà toán học thiên tài Lenohard Euler đặt và giải bài toán rất nổi tiếng về
bảy chiếc cầu bắc qua sông Pregel.
Tại Liên xô, vào năm 1965 A.M.Xokhor đã vận dụng phương pháp sơ
đồ để mô hình hoá một đoạn nội dung tài liệu sách giáo khoa. Ông là nhà
khoa học Xô Viết tiên phong trong việc sơ đồ hóa các khái niệm cơ bản tạo
nên nội dung tài liệu sách giáo khoa và cả mối liên hệ giữa chúng với nhau.
A.M.Xokhor đã giúp cho HS phát hiện được nội dung của tài liệu giáo khoa
một cách trực quan, nhận dạng được cấu trúc của kiến thức.[26]
Năm 1967, nhà lí luận dạy học hoá học V.X.Polosin đã dùng phương
pháp sơ đồ để diễn tả trực quan tiến trình một giờ dạy học thông qua việc
phân tích tiến trình giảng dạy một bài hóa học ở trường phổ thông.
Năm 1972, V.P.Garkunov đã sử dụng phương pháp sơ đồ để lập mô hình các
tình huống dạy học của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Theo V.P. Garkumov
trong quá trình hình thành các mẫu tình huống nêu vấn đề và giải quyết vấn
8
đề thì việc sử dụng sơ đồ có thể giúp ích rất nhiều trong lý luận dạy học. Trên
cơ sở đó, ông phân loại ra các tình huống khác nhau trong dạy học nêu vấn đề.
Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: “graph và ứng dụng của
nó” với bố cục 8 chương của L.Iu.Berezina; “Graph và mạng lưới hữu hạn”
của R.Baxep, T.Xachi; “lí thuyết graph” của V.V.Belop, E.M.Vôpôbôep...
Hiện nay, rất nhiều nhóm tác giả thuộc các trường đại học trên thế giới
nghiên cứu về sơ đồ và về sự chuyển hóa của lí thuyết sơ đồ vào các lĩnh vực
khoa học. Chẳng hạn như : nhóm nghiên cứu của giáo sư (GS) Hartmut Ehrig
trường đại học kỹ thuật Beclin – Đức (Technische Univesitaet Berlin), GS.
Grzegorz trường đại học tổng hợp Layden – Hà Lan (University of Leiden),
nhóm nghiên cứu của GS. Drirk Janssens trường đại học tổng hợp Antrep –
Bỉ (University of Antwerp)... Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của
Jonathan L Gross (trường đại học Comlumbia, New York) cùng Jay Yellen
(trường Rolin, Florida) – Mỹ. Hai tác giả này đã đem đến cho độc giả những
thông tin đầy đủ và dễ hiểu nhất về sơ đồ qua cuốn “Sổ tay lí thuyết graph”
(Handbook of Graph Theory) cùng với những ứng dụng của sơ đồ trong lĩnh
vực tin học qua hơn 700 hình vẽ và hơn 1600 ví dụ hướng dẫn cụ thể ở tác
phẩm “ Lí thuyết graph và những ứng dụng của nó” (Graph Theory and It’s
Applications) [47].
Trên mạng Internet, tính đến tháng 8 năm 2004 có 2058 bài báo nghiên
cứu về lí thuyết graph và những ứng dụng của nó được đăng tải trên các tạp
chí như: Tạp chí Lí thuyết graph (Journal of Graph Theory); Tạp chí Lý
thuyết tổ hợp (Journal of Combinatorial Theory, Series B); Tạp chí Graph
angorit và ứng dụng (Journal of Graph Algorithm and Applications) và nhiều
tạp chí nổi tiếng khác [6].
1.1.2.Những vấn đề nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Từ những năm 1970 cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tích cực, tự
lực và sáng tạo của HS, đặc biệt là xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học
9
tích cực. Các công trình khoa học đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của
biện pháp sơ đồ trong công tác giáo dục ở các trường phổ thông. Có thể kể
đến một số nghiên cứu và công trình liên quan đến đề tài của chúng tôi như:
Nghiên cứu chuyển hóa graph toán học thành graph dạy học của giáo sư
Nguyễn Ngọc Quang vào năm 1971. Giáo sư (GS) cũng là người Việt Nam
đầu tiên đề xuất việc nghiên cứu, vận dụng và tiến hành đưa lí thuyết grap dạy
trong trường phổ thông và đại học. Năm 1981, GS. Nguyễn Ngọc Quang đã
công bố “Phương pháp graph trong dạy học” trên Tạp chí nghiên cứu giáo
dục. [31]
Vào năm 1980, Trần Trọng Dương với sự chỉ dẫn của GS. Nguyễn Ngọc
Quang đã tiến hành áp dụng phương pháp graph và algorit hóa để nghiên cứu
cấu trúc và phương pháp giải đồng thời còn xây dựng hệ thống bài toán về lập
công thức hóa học ở trường phổ thông. [10]
Tiếp đó, năm 1983 Nguyễn Đình Bào thực hiện nghiên cứu sử dụng
graph để hướng dẫn ôn tập môn toán. Cụ thể là tác giả đã dùng graph để giúp
HS hệ thống và thiết lập mối liên hệ kiến thức đã được tìm hiểu trước đó, có
thể là nội dung kiến thức trong một chương hoặc nhiều chương hay thậm chí
là cả một học phần. [41]
Một năm sau (tức là năm 1984), cũng dưới sự hướng dẫn của GS.
Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Tư đã vận dụng graph vào dạy - học môn hóa
học. Tác giả đã nghiên cứu việc dùng graph với tư cách là một phương pháp
dạy học thực sự hiệu quả trong hoạt động dạy. Công trình được thực hiện trên
đề tài “Dùng graph để dạy và học môn hóa học chương nitơ- photpho ở lớp 11
trường THPT”. [36]
Đến năm 1987, phương pháp graph còn được Nguyễn Chính Trung dùng
trong việc lập chương trình tối ưu để dạy môn “Sử dụng thông tin trong chiến
dịch”. Tác giả đã chuyển hóa graph toán học vào lĩnh vực giảng dạy khoa học
quân sự [35].
10
Năm 1993, Hoàng Việt Anh công bố trên công trình mang tên “Dùng
phương pháp sơ đồ- graph vào giảng dạy địa lý các lớp 6 và 8 ở trường trung
học cơ sở”. Tác giả sử dụng biện pháp sơ đồ để phát triển tư duy HS đồng
thời hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác tài liệu như SGK, sách
tham khảo...cho HS [1].
Năm 2000, tại trường Đại học Vinh., tác giả Phan Thị Thanh Hội đã bảo
vệ thành công đề tài “Xây dựng và sử dụng một số dạng sơ đồ trong dạy học
Sinh thái học lớp 11- trung học phổ thông”. Đây có thể được xem như là một
trong những nghiên cứu đầu tiên về gragh trong giảng dạy Sinh học ở trường
Đại học Vinh. Tiếp theo nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thanh Hội, nhiều
nghiên cứu khác về thiết kế và sử dụng gragh trong dạy học, trong rèn luyện
năng lực tư duy lần lượt hoàn thành. Chúng ta có thể kể đến: Xây dựng và sử
dụng sơ đồ để dạy học chương II, sinh học 11 của Phạm Thị Ngọc Ẩn; Sử
dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học phần di truyền học – sinh học 12 của
Trần Thị Thúy Nga,…[45]
Vào năm 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh đã vận dụng lí thuyết graph vào
công tác giảng dạy môn Giải phẩu sinh lí người. Bên cạnh đó, Nguyễn Phúc
Chỉnh còn sử dụng graph vào nhiều hoạt động khác như sử dụng graph nhằm
tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy sinh thái học hoặc sử
dụng graph trong dạy sinh học để phát triển tư duy hệ thống cho HS [5].
Đến nay, lí thuyết về sơ đồ nói chung và sơ đồ trong dạy học sinh học
nói riêng đã được nghiên cứu khá kỹ từ nhiều nhà giáo dục trong và ngoài
nước. Xu thế hiện nay đang tập trung nghiên cứu qui trình vận dụng sơ đồ
một cách cụ thể trong việc dạy và học của các bộ môn ở phổ thông. Việc ứng
dụng sơ đồ như một biện pháp để rèn luyện tư duy, khả năng tự học đang
được chú trọng .
1.2. Lí thuyết về sơ đồ
1.2.1. Khái niệm sơ đồ
11
Sơ đồ (Graph) là bao gồm một tập hợp rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh
và một tập hợp A những yếu tố gọi là cạnh ( hay cung).
Trong đó : E là tập hợp các đỉnh; A là tập hợp các cạnh ( cung).
- Nếu những yếu tố của E không xếp theo thứ tự thì đó là Graph vô
hướng.
Ví dụ (VD) :
- Nếu những yếu tố E xếp theo thứ tự có hướng thì đó là Graph định
hướng.
VD:
Trong sơ đồ :
Sự sắp xếp trật tự trước sau của đỉnh cạnh có ý nghĩa quyết định còn
kích thước , hình dạng không có ý nghĩa. [28]
12
Các cạnh của sơ đồ thẳng hay cong, dài hay ngắn, các đỉnh ở vị trí nào
không quan trọng mà điều bản chất là sơ đồ có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu
cạnh, đỉnh nào được nối với đỉnh nào.
1.2.2. Sơ đồ hóa
Sơ đồ hóa là biện pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ.
Ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các kí hiệu khác nhau như: hình vẽ, lược
đồ, đồ thị, bảng biểu…
Sơ đồ hóa chính là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật,
hoạt động và cho phép hình dung một cách trực quan các mối quan hệ giữa
các yếu tố trong cấu trúc của sự vật, cấu trúc logic của qui trình triển khai
hoạt động (tức là con đường từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc hoạt động) giúp
con người qui hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động.[8]
Mỗi loại kiến thức có thể được mô hình hóa bằng một loại sơ đồ đặc
trưng để phản ánh thuộc tính bản chất của loại kiến thức đó. Trong dạy học,
có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy một khái niệm, một bài học, một
chương hoặc một phần.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nội dung dạy học đều có thể sử dụng
biện pháp sơ đồ hóa. Khi sử dụng biện pháp sơ đồ hóa ta cần xét các phần tử
của một tập hợp nào đó và mối quan hệ giữa các phần tử. Các phần tử của tập
hợp được biểu thị bằng các đỉnh của sơ đồ, còn các mối quan hệ của các cặp
phần tử được biểu thị bằng tập hợp các cạnh hay cung.[26]
1.2.3. Ý nghĩa sơ đồ trong dạy học
Thứ nhất, ngôn ngữ sơ đồ vừa trù tượng vừa mang tính khái quát cao
nhưng lại rất trực quan. Chính vì thế sơ đồ có ưu thế tuyệt đối trong mô hình
hóa cấu trúc cũng như mô hình hóa logic phát triển của các sự vật hiện tượng,
từ vi mô đến vĩ mô.
Thứ hai, phương pháp sơ đồ hóa còn có ưu thế nổi bật đấy là khả năng
diễn đạt rất thành công hai mặt tĩnh (cấu trúc) và mặt động (logic phát triển)
của sự vật hiện tượng.
13
Chính những ưu thế này, phương pháp sơ đồ toán học đã được chuyển
thành phương pháp dạy học của rất nhiều môn khoa học trong đó có bộ môn
sinh học.
1.3 Kĩ năng suy luận
1.3.1. Khái niệm kĩ năng suy luận
Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay
nhiều phán đoán theo các qui tắc logic xác định. [28]
Bất kì suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề còn
gọi là phán đoán xuất phát, là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán
mới. Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường logic từ các tiền đề.
Cách thức logic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận.
Quan hệ suy diễn logic giữa các tiền đề và kết luận được qui định bởi
mối liên hệ giữa các tiền đề về mặt nội dung. Nếu các phán đoán không có
liên hệ về mặt nội dung thì không thể lập luận để rút ra kết luận.
1.3.2. Các kiểu suy luận
Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia thành suy luận diễn
dịch, suy luận qui nạp và suy luận loại suy.
- Suy luận diễn dịch là suy luận trong đó lập luận từ cái chung đến cái
riêng, cái đơn nhất.
- Suy luận qui nạp là suy luận trong đó lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất
đến cái chung.[8]
- Suy luận loại suy là suy luận trong đó kết luận được rút ra chỉ bằng
cách lập luận loại bỏ các phán đoán bất hợp lí, không chính xác.
1.3.3. Nguyên tắc, qui trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng suy luận
a. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng suy luận
- Đảm bảo mục tiêu, nội dung dạy học.
- Đảm bảo tính logic hệ thống khoa học.
- Đảm bảo tính sư phạm.
- Đảm bảo phát huy tính tích cực và chủ động của HS.
14
b. Qui trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng suy luận
Bước 1. Giới thiệu mục đích, bản chất yêu cầu của kĩ năng suy luận.
- Xác định mục đích, ý nghĩa của kiến thức mới.
Bước 2. GV làm mẫu, HS quan sát.
- HS học tập, bắt chước làm theo.
Bước 3. Tổ chức HS rèn kĩ năng suy luận.
- Sử dụng sơ đồ, câu hỏi, phiếu học tập...yêu cầu HS hoàn thiện.
Bước 4. HS trao đổi, thảo luận để thực hiện kĩ năng suy luận.
- Dựa vào đáp án, sơ đồ HS suy luận, giải quyết vấn đề .
Bước 5. GV kết luận, chính xác hóa.
c. Tiêu chí đánh giá khả năng suy luận HS
Dựa vào mức độ hoàn thành (tức là sơ đồ được xây dựng, các tình huống
vấn đề được giải quyết...) có thể xếp khả năng suy luận HS vào một trong các
tiêu chí kĩ năng suy luận sau đây:
- Tiêu chí 1. HS tiếp thu được nhiệm vụ, xác định phán đoán ban đầu
nhiệm vụ.
- Tiêu chí 2. HS thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung với phán đoán 1.
- Tiêu chí 3. Trên cơ sở phán đoán 1 xây dựng phán đoán tiếp theo (phán
đoán )
- Tiêu chí 4. Tổ chức xử lí thông tin các phán đoán, tìm phán đoán hợp lí
– logic.
- Tiêu chí 5. Lập luận và logic phán đoán cuối cùng. Nhưng thực tế, trong
hoạt động dạy để xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng suy luận HS phải
dựa vào cả 5 tiêu chí kĩ năng ở trên, nếu:
• HS không tiếp thu được nhiệm vụ, không xác định được phán đoán
ban đầu (phán đoán tiền đề), không thiết lập mối quan hệ về mặt nội
dung với phán đoán, không hình thành được phán đoán tiếp theo,
không tổ chức - sắp xếp - xử lí hợp lí các thông tin trong phán đoán
15
mới và không lập luận logic cho phán đoán → Đánh giá khả năng
suy luận chỉ ở thấp - mức độ 1.
• HS tiếp thu được nhiệm vụ, xác định được phán đoán ban đầu (phán
đoán tiền đề), biết thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung với phán
đoán, hình thành được phán đoán tiếp theo, biết tổ chức- sắp xếp- xử
lí các thông tin trong phán đoán mới và có thể lập luận logic cho
phán đoán tuy chưa thật đầy đủ, chặt chẽ → Đánh giá khả năng suy
luận ở cao hơn - mức độ 2.
• HS tiếp thu được nhiệm vụ, xác định chính xác phán đoán ban đầu
(phán đoán tiền đề), thiết lập được mối quan hệ mật thiết về mặt nội
dung với phán đoán, hình thành đúng phán đoán tiếp theo, tổ chức-
sắp xếp- xử lí rất hợp lí các thông tin trong phán đoán mới đồng thời
lập luận logic cho phán đoán sau cùng rất chặt chẽ, đầy đủ, mạch lạc
→ Đánh giá khả năng suy luận ở mức cao nhất – mức độ 3.
1.4. Sự phù hợp của việc sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận.
 Hiệu quả thông tin cao.
Trong dạy học, sơ đồ sẽ đơn giản hóa những kiến thức trừu tượng thành
những dấu hiệu trực quan, dễ nhận biết, dễ liên tưởng; Diễn đạt tối ưu các
thông tin về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, mối quan hệ giữa cấu trúc
và chức năng cũng như các sự kiện, quá trình sinh học.
Với sơ đồ, GV có thể dễ dàng diễn tả cả mặt tĩnh (phản ánh cấu trúc)
cũng như mặt động (phản ánh chức năng) của hiện tượng sinh học, tiết kiệm
thời gian để tăng cường các hoạt động rèn luyện kĩ năng, rèn luyện và phát
triển tư duy cho HS .
Phương pháp sơ đồ giúp HS nhận thấy mối quan hệ giữa các sự kiện,
hình dung kiến thức cơ bản của bài học. Tự định hướng tập trung vào kiến
thức trọng tâm, theo dõi được sự phát triển logic của nội dung bài học, ghi
chép ngắn gọn, dễ dàng hơn. Khắc phục được tính hình thức, cách ghi nhớ
16
máy móc mà không hiểu bản chất của kiến thức qua đó HS nhớ lâu hơn, tái
hiện chính xác hơn.
 Hiệu quả phát triển năng lực nhận thức của HS.
Thông qua việc tổ chức tài liệu học tập thành một hệ thống kiến thức,
H S tự bồi dưỡng cho mình phương pháp tự học, rèn luyện tư duy, kỹ năng
suy luận, tự nghiên cứu, phát huy tính chủ động sáng tạo, tính tích cực hoạt
động ở HS.
Thường xuyên hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ sẽ giúp cho
học sinh có thói quen để tự học suốt đời một cách khoa học.
Vai trò của sơ đồ là rất lớn tuy nhiên hiệu quả đạt được tùy vào phương
pháp và biện pháp sử dụng. Có thể sử dụng sơ đồ ở mọi khâu như: hình thành
kiến thức mới, củng cố - hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá. Ở mức thấp
nhất, sơ đồ giống phương tiện truyền đạt của giáo viên. Mức cao hơn, sơ đồ
giống phương tiện tổ chức HS tự học. Mức cao nhất là HS tự lập và hoàn
thiện sơ đồ.
1.5. Thực trạng dạy - học chương Cấu trúc tế bào, sinh học 10 trong nhà
trường THPT hiện nay
Việc điều tra thực trạng dạy và học này là nhằm tìm hiểu về phương
pháp học của HS, phương tiện dạy học và phương pháp dạy học chính yếu
mà GV dùng trong giảng dạy. Để từ đó, chúng tôi đề ra biện pháp dạy học
vừa phù hợp lại vừa có thể phát huy tối đa lợi thế của SGK phương tiện
chuyên dụng, phổ biến, không thể thiếu trong thực tế dạy - học hiện nay.
Chúng tôi tiến hành sử dụng một số biện pháp như quan sát sư phạm, dự
giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn một số GV…đặc biệt thông qua phiếu
khảo sát gửi đến 31 GV dạy bộ môn Sinh học cùng 282 HS (lớp 10) tập trung
chủ yếu các trường THPT tiến hành thực nghiệm sư phạm thuộc 3 tỉnh, thành
phố
- Thành phố Hồ Chí Minh : trường ĐH Công nghiệp.
- Tỉnh Vĩnh Long: trường cấp 2-3 Hòa Bình.
17
- Tỉnh Hậu Giang: trường THPT Tân Phú.
Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng SGK và phương pháp sơ
đồ trong dạy Sinh học
TT
Mức độ
Các nội
dung khảo sát
Thường
xuyên
Không TX Ít khi Không
SL % SL % SL % SL %
1
Để HS sử dụng SGK làm phương
tiện học trên lớp, thầy cô đã chỉ dẫn
HS dùng SGK nhằm mục đích nào
?
- Nêu và nhắc lại một số kiến thức
đã học .
13 41,94 5 16,13 3 9,68 10 32.25
- Trình bày khái niệm, định nghĩa. 24 77,42 7 22,58 0 0 0 0
- Trả lời câu hỏi, sơ đồ, hoàn thành
bài tâp mà SGK yêu cầu.
23 74,19 6 19.36 2 6,45 0 0
- Tìm thông tin, phân tích dữ liệu
SGK từ đó hình thành nội dung
của bài mới.
18 58,06 7 22,58 5 16,13 1 3,23
2
Đồng thời GV cũng hướng dẫn HS
cách sử dụng SGK ở nhà cho việc
- Lập sơ đồ để tự ôn tập kiến thức
đã học.
2 6,45 7 22,58 8 25,81 14 45,16
- Xem trước nội dung bài mới . 18 58,06 9 29,03 3 9,68 1 3.23
- Hoàn thành sơ đồ mà GV yêu cầu
chuẩn bị trước .
1 3.23 4 12,9 7 22,58 19 61,29
3
Bản thân GV đã sử dụng biện pháp
nào khi dạy chương Cấu trúc tế bào
?
- Giải thích minh họa 14 45,16 16 51,61 1 3.23 0 0
- Hỏi đáp ( vấn đáp) 20 64,52 11 35,48 0 0 0 0
- Sơ đồ rèn luyện tư duy 0 0 12 38,71 18 58,06 1 3,23
- Phương pháp khác ( thuyết trình,
bài tập tình huống, phiếu học tập
…)
6 19,36 11 35,48 14 45,16 0 0
18
Từ bảng 1.1 trên cho thấy, đa phần GV chủ yếu hướng dẫn HS sử dụng
SGK vào việc trả lời các câu hỏi, hình thành kiến thức mới. Việc hướng dẫn
HS dùng SGK để xây dựng sơ đồ trên lớp khi dạy bài mới hoặc ôn tập các
kiến thức đã học tại nhà… hay vấn đề sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ
đồ ở GV để rèn luyện tư duy HS vẫn còn khá mới lạ. Thậm chí có GV ở bậc
THPT còn lúng túng khi phân biệt khái niệm phương tiện sơ đồ và biện pháp
(phương pháp) sơ đồ nên rèn luyện các kĩ năng tư duy bằng sơ đồ cho HS
chưa được chú trọng .
Bảng 1.2. Kết quả điều tra phương pháp học của HS lớp 10 đối với bộ môn
Sinh học
TT Mức độ
Nội dung
khảo sát
Rất thường
xuyên
Không
thường xuyên
Ít khi Không
SL % SL % SL % SL %
1
Bản thân các em thường
chuẩn bị bài mới như thế nào
?
- Không chuẩn bị. 10 3,55 27 9,57 85 30,14 160 56,74
- Chỉ chuẩn bị bài mới bằng
cách học bài cũ.
168 59,57 90 31,91 19 6,74 5 1,77
- Chỉ xem và làm phần nội
dung mà GV yêu cầu ở buổi
học hôm trước.
143 50,71 101 35,82 22 7,80 16 5,67
- Luôn tự học và tìm hiểu
trước nội dung kiến thức mới
có trong SGK
56 19,86 85 30,14 135 47.87 6 2,13
- Luôn tự bồi dưỡng, tham
khảo thêm thông tin ngoài
SGK (internet, sách tham
khảo, sách chuyên ngành, báo
khoa học và công nghệ, tạp
chí khoa học phổ thông…)
12 4,26 31 10,99 71 25,18 168 59,57
19
2
Nếu GV dạy kiến thức mới
bằng sơ đồ, bản thân các em
thường làm gì ?
- Không làm gì, chỉ chờ sơ đồ
đáp án GV cung cấp.
89 31,56 101 35,82 29 10,28 63 22,34
- Đọc SGK để tìm các đáp án
điền vào sơ đồ .
127 45,04 95 33,68 43 15,23 17 6,03
- Nhiệt tình tham gia và nổ
lực nhanh chóng tìm đáp án
đúng hoàn thiện sơ đồ (trao
đổi với bạn, đọc SGK, sách
tham khảo...)
71 25,18 103 36,53 67 23,76 41 14,53
Phân tích kết quả thu nhận từ các phiếu khảo sát, các số liệu trong các
bảng tổng hợp trên, trao đổi trực tiếp, dự giờ các GV, trao đổi với các em HS
kết hợp cùng với những hiểu biết của bản thân tích luỹ được khi dạy HS học
phần nội dung kiến thức “Cấu trúc tế bào” ở trường THPT, chúng tôi có thể
nêu một số nhận định khái quát về thực trạng dạy - học “Cấu trúc tế bào” ở
trường THPT như sau:
- Thứ nhất, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực bằng sơ đồ để
rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong giờ dạy chưa gây dựng được
sự quan tâm lớn từ phía GV cũng như vấn đề xây dựng và sử dụng sơ
đồ của GV trong hoạt động dạy học đã có nhưng không nhiều.
- Thứ hai, phần lớn các GV đã soạn giáo án và giảng dạy theo PPDH tích
cực. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy GV chủ yếu dùng sơ đồ làm
phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học còn sử dụng sơ đồ làm biện pháp,
phương pháp dạy thì rất ít. Bên cạnh đó, sơ đồ được dùng nhiều vào
khâu củng cố - ôn tập, kiểm tra đánh giá nhưng mức độ sử dụng
phương pháp sơ đồ vào hình thành kiến thức mới còn rất thấp .
- Thứ ba, mặc dù đã có một số ít GV liệt kê ra một số thao tác tư duy cần
rèn luyện cho HS trong hoạt động dạy nhưng chưa nhiều. Mỗi một gián
20
án, GV có thể sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp nhiều
phương pháp trong một giáo án tuy nhiên cần đầu tư và chú trọng hơn
nữa vào việc rèn kĩ năng cho HS nhất là kĩ năng tư duy phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, kĩ năng suy luận giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, chúng tôi còn thấy rằng đa số các HS tỏ ra rất hứng thú trong
các tiết dạy hoặc trong các giờ thao giảng mà GV tạo tình huống bằng sơ đồ
sơ, có sử dụng sơ đồ trong khâu củng cố, ôn tập.
1.6. Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học ở trường THPT hiện
nay
Hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đã có vận dụng biện pháp sơ đồ
nhưng mức độ sử dụng còn hạn chế và không thường xuyên. Mặc dù các GV
đều cho rằng so với các phương pháp khác thì rèn luyện tư duy bằng sơ đồ có
phần vượt trội hơn, theo chúng tôi có thể là do những nguyên nhân sau:
Phía GV, một là, các thầy cô phải tự cập nhật các phần mềm hỗ trợ xây
dựng sơ đồ, phải tự tìm người tham vấn khi có thắc mắc hay vấn đề nảy sinh
trong quá trình sử dụng phần mềm. Hai là, để vận dụng thành thạo phương
pháp sơ đồ thì bản thân mỗi GV phải nắm vững quy trình lập sơ đồ, nắm vững
kiến thức tổng hợp. Ba là, các đồng nghiệp cũng cho biết việc soạn và dạy
bằng phương pháp sơ đồ gặp rất nhiều khó khăn nhất là giáo án cho HS ở
những lớp có tỉ lệ HS khá giỏi không cao.
Tóm lại, với GV thì phương pháp này chỉ có thể phổ biến nhanh đối với
thầy cô có trình độ chuyên môn, phương pháp tốt, ham học hỏi; có điều kiện
về kinh tế, về thời gian, về độ nhạy bén, thích ứng nhanh với công nghệ thông
tin, có đầy đủ thiết bị máy móc dùng cho công tác soạn giáo án và giảng dạy.
Phía HS, bắt đầu từ độ tuổi bắt đầu đi học đến nay, các em quen chép và
học theo câu, đoạn ; các em chưa có thói quen lập sơ đồ. Vì vậy, việc ghi bài
bằng sơ đồ khiến vấn đề học ở nhà của HS gặp khó khăn, các em không biết
học như thế nào với các từ, cụm từ rời rạc được đóng khung và chỉ kết nối với
21
nhau bằng mũi tên. Một số HS có khả năng tư duy tốt, học lực khá - giỏi
nhưng GV không yêu cầu nên kĩ năng sơ đồ hóa bị hạn chế.
Do đó, không chỉ GV mà cả HS cũng phải mất khá nhiều thời gian làm
quen: từ việc dùng sơ đồ thay cho ghi toàn bộ nội dung bài học như trước đây,
đến hình thành các thao tác xây dựng sơ đồ, hình thành kĩ năng, rèn luyện tư
duy bằng sơ đồ...
Phía nhà trường, một số đơn vị giáo dục còn thiếu phương tiện hỗ trợ
cho công tác dạy và học bằng phương pháp sơ đồ. Số lượng máy chiếu phục
vụ giảng dạy ở bậc phổ thông còn rất hạn chế, thậm chí có một số trường có
tranh, ảnh minh họa cho GV sử dụng chưa được đầy đủ, nhất là các đầu sách,
các tài liệu tham khảo về phương pháp sơ đồ, biện pháp rèn luyện tư duy, kĩ
năng… trong tủ sách ở các trường THPT rất ít, thậm chí một số trường còn
chưa có.
22
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II, PHẦN
SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10
2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương Cấu
trúc tế bào, phần Sinh học tế bào, Sinh học 10
2.1.1.Mục tiêu
Sau khi học xong chương II, phần Sinh học tế bào bậc THPT, HS phải:
a. Về kiến thức
- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào
quan trong tế bào.
b. Về kĩ năng
Rèn luyện các kỹ năng sau:
- Kĩ năng suy luận cũng như khả năng lập luận logic, khả năng phán
đoán.
- Kĩ năng làm việc với SGK, làm việc nhóm.
- Kĩ năng thiết kế và sử dụng sơ đồ .
- Kĩ năng hệ thống kiến thức thông qua các sơ đồ khái quát về tế bào.
- Phát huy tính học tập tích cực của HS (qua thảo luận nhóm, làm việc
độc lập).
c. Về thái độ
- Xây dựng niềm tin của học sinh vào khoa học hiện đại.
- Hiểu và có ý thức vận dụng các tri thức kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống
2.1.2. Cấu trúc chương trình
Nội dung chương cấu trúc tế bào gồm : cấu trúc tế bào nhân sơ, cấu trúc
tế bào nhân thực, cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào. Vận
23
chuyển các chất qua màng sinh chất. Thực hành quan sát tế bào dưới kính
hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
Cấu trúc của tế bào [45]
Chương II, phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 gồm 6 bài (bài 7 – bài 12):
Tế bào nhân sơ: gồm 1 bài (bài 7) chỉ dạy trong 1 tiết dạy. Có 2 nội
dung chính: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và cấu tạo tế bào nhân sơ
(giới thiệu cấu trúc và chức năng màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân)
24
Tế bào nhân thực: gồm 5 bài (bài 8-> bài 12) với 4 tiết dạy trong đó có
1 tiết thực hành. Có các nội dung về: Nhân, tế bào chất (hệ thống nội màng
và bào quan), màng sinh chất và vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
2.1.3. Về nội dung
Kiến thức sinh học trong bậc THPT và tất cả các chương kể cả chương
Cấu trúc tế bào đều sắp xếp và trình bày theo nhiều chủ đề, nhưng có 3 chủ
đề bao trùm sinh học có thể dễ dàng nhận ra đó là chủ đề tiến hóa, chủ đề tế
bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể và chủ đề cấu trúc - chức năng
phù hợp với nhau ở mọi cấp độ tổ chức sinh học.[4]
- Với thông tin di truyền sự sống, thì bắt đầu từ chỗ vật liệu di truyền
chưa có màng bao bọc, bảo vệ đến chỗ có nhân hoàn chỉnh với đầy đủ
thành phần màng nhân, dịch nhân và nhân con.
- Với tế bào, thì tìm hiểu tế bào đơn giản – tế bào nhân sơ trước kế đó
mới tìm hiểu tế bào phức tạp, tiến hóa hơn - tế bào nhân thực.
- Đối với cơ thể, dù là cơ thể sinh vật cấu tạo từ tế bào nhân sơ (vi khuẩn
và vi khuẩn cổ) hay tế bào nhân thực (nấm, thực vật , kể cả động vật)
thì cấu trúc và chức năng của nó cũng phụ thuộc vào các tế bào.
- Đối với giải phẩu học sự sống ở mọi cấp độ cấu trúc, khi phân tích cấu
trúc sinh học sẽ cho chúng ta manh mối về việc cấu trúc đó làm gì và
hoạt động như thế nào. Ngược lại, biết được chức năng của bộ phận nào
đó giúp chúng ta có thể thâm nhập vào bên trong cấu trúc đó, ví dụ:
+) Thành phần cấu tạo của tất cả màng tế bào đều gồm photpholipit và
prôtêin. Do đó, mọi tế bào sống bất kể đó là tế bào nhân sơ đơn giản
hay tế bào nhân thực phức tạp đều có khả năng trao đổi chất một
cách có chọn lọc với môi trường thông qua hệ thống cấu trúc khảm
động này.
+) Các tế bào, cơ thể đều lấy năng lượng từ bào quan được gọi là ti thể.
Ti thể với rất nhiều nếp gấp. Các phân tử gắn kết ở màng trong thực
hiện nhiều giai đoạn trong quá trình sản sinh năng lượng và các nếp
25
gấp của màng trong giúp cho một lượng lớn lớp màng này nằm gọn
trong một không gian hẹp.
+) Thực vật, tảo có thể quang hợp là do trong tế bào (lá, thân) có chứa
bào quan lục lạp. Nhờ vào hệ sắc tố quang hợp đính ở các túi dẹp
tilacoit và enzim quang hợp trong dịch nền stroma mà bào quan lục
lạp có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng và chuyển hóa thành
năng lượng phục vụ cho quá trình hình thành hợp chất hữu cơ phức
tạp (cacbohidrat).
Vì vậy, khi khám phá sự sống, chúng ta đều phát hiện ra vẻ đẹp về chức
năng ở mỗi bộ phận cấu trúc. Việc tiếp cận các cấu trúc tổ chức sống bằng
phương pháp sơ đồ giúp quá trình truyền thụ kiến thức rõ ràng, ngắn gọn và
hiệu quả hơn.
2.2. Thiết kế sơ đồ để dạy học chương II, phần Sinh học tế bào
2.2.1. Qui trình thiết kế sơ đồ
Để hoạt động dạy học thực tiễn đạt hiệu quả thì khi sử dụng phương
pháp sơ đồ rèn luyện kĩ năng tư duy, chúng tôi nhận thấy GV nên sơ đồ hóa
nội dung bài học theo nguyên tắc thiết lập sơ đồ gợi ý dưới đây.
Qui trình lập sơ đồ
• Bước 1. Xác định các đỉnh của sơ đồ
Xác định các đỉnh
Thiết lập cung
Sắp xếp các đỉnh, cung hình thành sơ đồ
26
Việc xác định các đỉnh cho sơ đồ nội dung cần được lựa chọn chính xác.
Mỗi đỉnh của sơ đồ phải là đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung và giữ vị trí
không thể thiếu trong hệ thống đơn vị kiến thức.
• Bước 2. Thiết lập các cung (cạnh)
Tức là biểu hiện các mối liên hệ của các đơn vị kiến thức bằng các mũi
tên. Việc thiết lập quan hệ giữa các đỉnh của sơ đồ phải bảo đảm tính logíc
khoa học, bảo đảm những quy luật khách quan và bảo đảm được tính hệ thống
của nội dung kiến thức.
Lưu ý: Nếu xét thấy các mối quan hệ của các đỉnh chưa hợp lý thì quay
trở lại bước 1 để xác định lại các đỉnh của sơ đồ cho hợp lý hơn.
• Bước 3. Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng
Khi sắp xếp, bố trí các đỉnh lên một mặt phẳng phải bảo đảm một
số yêu cầu sau:
- Bảo đảm tính khoa học, tính logic.
- Bảo đảm tính sư phạm.
- Bảo đảm tính trực quan cao.
Ví dụ: Lập sơ đồ cấu trúc tế bào nhân sơ
Bước 1. Xác định các đỉnh của sơ đồ: Chọn kiến thức cần, đủ và mã hóa
chúng cho thật xúc tích.
Cụ thể, kiến thức phần cấu trúc tế bào nhân sơ sẽ có 5 đỉnh với nội
dung ngắn gọn là tế bào nhân sơ, màng sinh chất, tế bào chất, bào quan không
màng và vùng nhân.
Bước 2. Thiết lập các cung: có nhiều cách khác nhau thể hiện mối quan hệ
giữa các đỉnh.
Cách 1. Tế bào nhân sơ là đỉnh xuất phát thì sơ đồ có dạng
27
Cách 2. Đỉnh trung tâm là Tế bào nhân sơ thì các cung và đỉnh còn lại
được sắp xếp như sau
Bước 3: Bố trí đỉnh và cung sao cho thật hợp lí để hình thành sơ đồ
hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm phần tên cho sơ đồ (tức là đặt tên
sơ đồ).
Sơ đồ. Cấu trúc tế bào nhân sơ
2.2.2 Hệ thống các sơ đồ đã xây dựng trong chương “Cấu trúc tế bào”
a. Theo mục đích dạy học
- Sơ đồ hình thành kiến thức mới
VD: Khi dạy, GV có thể sử dụng sơ đồ hoàn chỉnh để xây dựng hình
thành kiến thức về đặc điểm chung tế bào nhân thực
28
Sơ đồ 2.1.: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Sơ đồ củng cố, ôn tập
VD: Sau khi kết thúc nội dung mục II, bài7 Tế bào nhân sơ:
 GV cung cấp sơ đồ khuyết .
 Yêu cầu ngẫu nhiên một HS trong lớp học, hoàn thành liền sơ đồ
đã được cung cấp để củng cố nhanh phần kiến thức vừa tìm hiểu
xong.
Sơ đồ 2.2: Cấu trúc tế bào nhân sơ
- Sơ đồ kiểm tra, đánh giá
VD: Để đánh giá khả năng nhớ chức năng của một số bào quan mà HS
đã học trước đó. GV có thể kiểm trabằng câu hỏi sơ đồ sau:
29
- Dựa vào bảng một số bào quan và chức năng đã cho dưới đây:
BÀO QUAN CHỨC NĂNG
Ti thể
Không bào
Lizôxôm
Lục lạp
Rib ôxôm
Phân hủy tế bào
Tổng hợp pr ôtêin
Quang hợp
Hô hấp
Tạo lực hút
Hãy điền vào phần còn khuyết của sơ đồ sao cho phù hợp.
Sơ đồ 2.3: Chức năng một số bào quan
b. Theo kĩ năng nhận thức
- Sơ đồ rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
VD: Cho sơ đồ cấu trúc tế bào như sau.Theo em, nếu giữ nguyên sơ đồ
chỉ đổi tên thành sơ đồ tế bào động vật, vậy có hợp lí không? Tại sao?
Sơ đồ 2.4: Cấu trúc tế bào
30
- Sơ đồ rèn luyện kĩ năng so sánh
VD: Có 2 sơ đồ dùng trong việc so sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế
bào nhân thực nhưng chưa hoàn chỉnh. Em hãy hoàn thành sơ đồ sau đây để
thấy điểm giống và khác nhau giữa 2 tế bào này.
Sơ đồ 2.5: Cấu trúc tế bào nhân sơ
Sơ đồ 2.6: Cấu trúc tế bào nhân thực
- Sơ đồ rèn luyện kĩ năng khái quát hóa
VD: Có một bạn khái quát cấu trúc tế bào nhân thực bằng một sơ đồ
nhưng còn khuyết một số chỗ. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ đó.
31
Sơ đồ 2.7: Cấu trúc tế bào
- Sơ đồ rèn luyện kĩ năng suy luận
VD: Dựa vào sơ đồ cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực cho dưới
đây.
Em hãy thiết kế và xây dựng sơ đồ cấu trúc chung của tế bào.
Sơ đồ 2.8: Cấu trúc tế bào nhân sơ
32
Sơ đồ 2.9: Cấu trúc tế bào nhân thực (sơ đồ đáp án)
c. Theo mức độ chính xác, hoàn chỉnh
- Sơ đồ hoàn chỉnh: có thông tin ở tất cả các đỉnh đều được ghi chú
(hoặc kí hiệu) đầy đủ, không thiếu một đỉnh nào.
VD:
Sơ đồ 2.10: Cấu trúc tế bào nhân thực
- Sơ đồ câm: thông tin ( hoặc kí hiệu) ở tất cả các đỉnh đều rỗng, không
có kí hiệu hay ngôn từ nào
VD:
Sơ đồ 2.11: Cấu trúc tế bào nhân thực
MÀNG
TẾ BÀO
CHẤT
TẾ BÀO
NHÂN
33
- Sơ đồ khuyết: trong đó có thông tin ở một hoặc một số đỉnh rỗng,
VD:
Sơ đồ 2.12: Cấu trúc tế bào nhân thực
- Sơ đồ bất hợp lí: thông tin ở tất cả hoặc một số đỉnh ghi chú (hoặc kí
hiệu) không đúng, thiếu chính xác.
VD:
Sơ đồ 2.13: Cấu trúc tế bào nhân thực
- Sơ đồ hỗn hợp: vừa có một số đỉnh thông tin không đúng, thiếu chính
xác vừa có cả một số đỉnh không ghi chú (hoặc không kí hiệu).
VD:
Sơ đồ 2.14: Cấu trúc tế bào nhân thực
MÀNG
TẾ BÀO
TẾ BÀO
TẾ BÀO
CHẤT
MÀNG
NHÂN
TẾ BÀO
NHÂN
MÀNG
34
2.3. Tổ chức dạy học chương II, phần Sinh học tế bào bằng việc sử dụng
sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS
2.3.1. Xác định nội dung kiến thức có thể thiết kế sơ đồ
Dựa vào mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh
khi dạy chương II, phần Sinh học tế bào chúng tôi đã chọn được một số nội
dung để thiết kế sơ đồ nhằm rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh như sau:
Tên chương Tên bài Nội dung được thiết kế thành sơ đồ.
Chương II
Cấu trúc
tế bào
Bài 8
Tế bào nhân thực
Nhân
Lưới nội chất
Bài 9
Tế bào nhân thực
(tiếp theo)
Ti thể
Lục lạp
Bài 10
Tế bào nhân thực
(tiếp theo)
Màng sinh chất
Sau khi chọn nội dung và hoàn thành việc xây dựng sơ đồ, GV tiến hành
tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS theo qui trình gợi ý dưới
đây:
2.3.2. Qui trình sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận
• Bước 1. GV cung cấp sơ đồ.
Sơ đồ đặt ra là các nội dung kiến thức HS cần phải nắm, là sơ đồ HS
phải hoàn thiện để rèn kĩ năng suy luận.
• Bước 2. GV đưa ra hệ thống các hoạt động
Các hoạt động khai thác sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận cho HS, cụ thể:
- Tổ chức nhóm.
- Câu hỏi gợi ý.
- Phiếu học tập...yêu cầu HS hoàn thiện.
35
• Bước 3. Tổ chức HS rèn kĩ năng suy luận.
- HS trao đổi, thảo luận để thực hiện kĩ năng suy luận
- Thông qua việc tìm câu trả lời cho phiếu học tập, câu hỏi gợi ý...HS suy
luận, giải quyết vấn đề và hoàn thành sơ đồ.
• Bước 4. GV kết luận, chính xác hóa.
- HS nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên (sơ đồ đáp án).
- Đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra.
- HS phân tích điểm đạt, chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận.
Ví dụ minh họa : Khi giảng dạy cấu trúc và chức năng của “Nhân”
- Yêu cầu:
Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc của nhân.
- Thấy được tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng nhân tế bào.
Kĩ năng
- Rèn kĩ năng suy luận giải quyết vấn đề.
- Phát triển kĩ năng thiết lập sơ đồ.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
Thái độ
- Xây dựng và hình thành niềm tin khoa học về di truyền và một số hiện
tượng đặc biệt ở cấp độ tế bào ( tế bào không nhân, tế bào nhiều hơn
một nhân ).
- Qui trình các bước tiến hành sử dụng sơ đồ khuyết để rèn kĩ năng suy
luận
Bước 1 . GV cung cấp sơ đồ khuyết (sơ đồ 2.15)
36
Sơ đồ 2.15. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ khuyết)
Bước 2. Tổ chức hoạt động thực hiện kĩ năng suy luận
- Tổ chức nhóm (từ 5-7 HS)
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình nhân tế bào để
hoàn thành sơ đồ khuyết.
- GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS (Dựa vào trang 37/ SGK ) hãy:
• Phân biệt nhân với các bào quan khác trong tế bào.
• Mô tả đặc điểm thành phần cấu trúc nhân tế bào.
• Thành phần nào sẽ quyết định chức năng của nhân? Tại sao.
Bước 3. HS trao đổi thực hiện kĩ năng suy luận
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Hoàn thiện bản đồ đã được cung cấp
37
Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.16)
Sơ đồ 2.16. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ hoàn chỉnh)
- HS nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên.
- Đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra.
- HS phân tích điểm đạt , chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận.
2.3.3. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy bài mới
2.3.3.1. Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ hỗn hợp
Giảng dạy cấu trúc và chức năng “Lưới nội chất”
 Yêu cầu:
a. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc, chức năng của lưới nội chất (LNC).
- Giúp HS thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của LNC.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng suy luận.
- Kĩ năng thảo luận nhóm.
- Kĩ năng xây dựng sơ đồ.
38
c. Thái độ
- Giúp HS có niềm tin đúng đắn hơn vào khoa học nói chung và bộ môn
sinh học nói riêng thông qua việc giải đáp logic khoa học một số vấn đề
liên quan đến LNC.
 Qui trình:
Bước 1. GV cung cấp sơ đồ hỗn hợp (sơ đồ 2.17), phiếu học tập, chia nhóm.
Sơ đồ 2.17: Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hỗn hợp)
Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận
- Dựa vào nội dung SGK ( trang 37) và hình LNC để hoàn thành bảng
sau:
Bảng 2.1. Cấu trúc lưới nội chất
LNC hạt LNC trơn
Vị trí
Cấu trúc
Chức năng
- Mô tả sự khác biệt cấu trúc LNC hạt và LNC trơn .
39
- Sự khác biệt về cấu trúc của các loại LNC ảnh hưởng như thế nào đến
chức năng của chúng?
- Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ đã cung cấp.
Bước 3. HS thảo luận, thực hiện kĩ năng suy luận
- Các nhóm hoàn thành bảng 1.
- HS trao đổi hoàn thiện sơ đồ.
Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.18).
- HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra.
- HS tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng suy
luận.
Sơ đồ 2.18: Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hoàn chỉnh)
Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Ti thể”
 Yêu cầu:
a. Kiến thức
- Liệt kê các thành phần cấu trúc ti thể.
- Phân tích sơ đồ cấu trúc để từ đó có thể suy luận để nêu chức năng của
bào quan có 2 lớp màng trên.
40
b. Kĩ năng
- Hình thành và phát triển kĩ năng phân tích, suy luận giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng thiết lập sơ đồ.
c. Thái độ
- Vững tin hơn vào bộ môn sinh học hiện đại.
- Giải thích được một vài hiện tượng (như tại sao số lượng ti thể ở tế bào
cơ tim, cơ ngực rất nhiều) khoa học hơn và chặt chẽ hơn về lập luận.
 Qui trình
Bước 1. GV cung cấp sơ đồ hỗn hợp, phiếu học tập, chia nhóm.
Sơ đồ 2.19: Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hỗn hợp)
Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận
Bước 3. HS thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm.
41
- Nghiên cứu nội dung SGK và hình 9.1
GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như sau: (Dựa vào SGK, trang 40)
- Mô tả cấu trúc của ti thể bằng sơ đồ (sơ đồ 2.19).
- Tại sao nói ti thể là nhà máy điện của tế bào?
- Cấu trúc kiểu răng lược của màng trong có ý nghĩa như thế nào đối với
việc chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào?
HS trao đổi hoàn thiện sơ đồ.
Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh ( sơ đồ 2.20).
- HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra.
- HS tự phân tích điểm đạt, chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng.
42
Sơ đồ 2.20: Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hoàn chỉnh)
2.3.3.2 Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ bất hợp lí
Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Lục lạp”
 Yêu cầu
a. Kiến thức
- Mô tả cấu trúc lục lạp.
- Từ đặc điểm cấu trúc có thể suy luận và giải thích được tai sao lục lạp
có chức năng quang hợp.
b. Kĩ năng
- Kĩ năng so sánh, phân tích và kĩ năng suy luận.
- Kĩ năng trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.
- Kĩ năng thiết lập sơ đồ.
43
 Qui trình
Bước 1. GV giới thiệu sơ đồ bất hợp lí
- Có một bạn HS sau khi quan sát hình cấu trúc lục lạp dưới đây,
- HS đó đã phát biểu rằng: “ Lục lạp có 2 lớp màng giống ti thể nên
màng sẽ là cấu trúc qui định chức năng của lục lạp” và thiết lập sơ đồ
thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc với chức năng của lục lạp như sau:
Sơ đồ 2.21: Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ bất hợp lí)
44
- Em hãy đưa ra nhận xét về phát biểu trên. “Sơ đồ 2.21” có cần điều
chỉnh không? Tại sao?
Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận
- GV chia nhóm từ 3-5 em
Bước 3. HS thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm.
- HS trao đổi, điều chỉnh thông tin sơ đồ 2.21 (sơ đồ bất hợp lí).
Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.22).
- HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra.
- HS tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng suy
luận.
Sơ đồ 2.22: Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ hoàn chỉnh)
45
2.3.3.3 Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết
Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Màng sinh chất”
 Yêu cầu
a. Kiến thức
- Mô tả thành phần và mô hình cấu trúc màng sinh chất.
- Từ thành phần cấu tạo suy luận hoặc lập luận để giải thích các chức
năng của màng sinh chất.
- Nêu được tính thóng nhất giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh
chất.
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thiết lập sơ đồ.
- Phát triển khả năng suy luận, lập luận.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
c. Thái độ
- Củng cố thêm niềm tin vào bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khoa
học khác.
 Qui trình
Bước 1 . GV cung cấp sơ đồ khuyết (sơ đồ 2.23)
Sơ đồ 2.23: Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ khuyết)
46
Bước 2. Tổ chức hoạt động thực hiện kĩ năng suy luận
- Tổ chức nhóm (3 HS)
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình màng tế bào để
hoàn thành sơ đồ khuyết.
- GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS
• Mô tả chức năng của các thành phần cấu trúc nên màng tế bào.
• Thành phần nào sẽ quyết định chức năng của màng? Hãy lập luận
để thấy cấu trúc phù hợp với chức năng màng sinh chất.
• Tại sao nói màng có cấu trúc khảm động?
• Tại sao cholesterol là thành phần không thể thiếu trong màng tế bào
động vật.
Bước3. HS trao đổi thực hiện kĩ năng suy luận
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Hoàn thiện sơ đồ đã được cung cấp
Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.24)
47
Sơ đồ 2.24. Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ hoàn chỉnh)
- HS phân tích điểm đạt, chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận.
2.3.4. Biện pháp sơ đồ để củng cố, ôn tập
Khi tiến hành củng cố - ôn tập chương Cấu trúc tế bào, GV có thể đưa
vào bài giảng một số sơ đồ rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS. Ví dụ: sơ đồ
khuyết để củng cố mục II, bài Tế bào nhân sơ; sơ đồ câm trong ôn tập Cấu
trúc tế bào, bài 21 Ôn tập phần Sinh học tế bào.....
2.3.4.1 Qui trình rèn kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết
Củng cố nội dung “Tế bào nhân sơ”
Bước 1. GV cung cấp sơ đồ khuyết
- Khi kết thúc nội dung mục II, bài 7 Tế bào nhân sơ GV phát cho HS
sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.25. Cấu trúc tế bào nhân sơ
48
Bước 2. GV đặt yêu cầu cho HS:
- Dựa vào kiến thức mới được hình thành trong tiết học, em hãy đề xuất
thêm một số nội dung còn khiếm khuyết trong sơ đồ 2.25.
- Việc nhóm đề xuất vào các ô trống sơ đồ trên có hợp lí không? Tại sao?
Bước 3. Tổ chức HS rèn luện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết đã cung cấp
- HS thảo luận nhanh, hoàn tất sơ đồ (2 phút).
Bước 4. GV cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh ( sơ đồ 2.26)
- HS so sánh, đối chiếu và hoàn thiện kĩ năng suy luận.
Sơ đồ 2.26. Cấu trúc tế bào nhân sơ
2.3.4.2 Qui trình sử dụng sơ đồ câm để rèn kĩ năng suy luận
Ôn tập chương Cấu trúc tế bào
Bước 1. GV cung cấp và giới thiệu sơ đồ câm (Sơ đồ 2.27) HS cần hoàn
thiện.
- Có một bạn HS lớp 10 đã xây dựng sơ đồ để hệ thống kiến thức Cấu
trúc tế bào.
Nhưng bạn HS trên đã cố tình xóa hết thông tin của sơ đồ. Dựa vào kiến
thức tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đã được học, các em hãy đề xuất nội
dung cần điền vào các ô trống sao cho thật hợp lí?
49
Sơ đồ 2.27. Cấu trúc tế bào
Bước 2. Tổ chức thực hiện kĩ năng suy luận
- Tổ chức nhóm 5- 6 HS.
- GV có thể gợi ý cho nhóm bằng câu hỏi:
• Hãy tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế
bào nhân thực.
• Liệt kê các cấu trúc có trong bào tương (vào 1 hàng ô trống nằm
dưới cùng của sơ đồ).
Bước 3. HS trao đổi, đưa ra ý kiến nhóm.
Bướ c 4. GV kết luận, chính xác hóa bằng sơ đồ hoàn chỉnh.
50
Sơ đồ 2.28. Cấu trúc tế bào
- HS tự hoàn thiện kĩ năng suy luận.
2.3.5. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong kiểm tra, đánh
giá
Nội dung phần “Cấu trúc tế bào” là nội dung kiến thức khó nhớ vì khi
nghiên cứu cấu trúc tế bào tức là vừa phải tìm hiểu vị trí, đặc điểm cấu tạo của
từng thành phần xây dựng nên tế bào, vừa tìm hiểu chức năng của chúng,
khiến HS dễ nhầm lẫn các kiến thức (ví dụ như: cấu trúc bào quan này với
chức năng của bào quan khác) làm cho HS không ghi nhớ sâu sắc kiến thức
đã học dẫn tới chất lượng lĩnh hội kiến thức chương“Cấu trúc tế bào” chưa
sâu. Điều đó sẽ gây khó khăn cho cả GV trong việc giảng dạy các chương còn
lại và HS khi tiếp cận các nội dung kiến thức kế tiếp (đặc biệt là Chuyển hóa
vật chất và năng lượng trong tế bào).
Vì vậy GV có thể kiểm tra bằng câu hỏi tự luận, câu trắc nghiệm, bằng
sơ đồ (sơ đồ khuyết, câm, hỗn hợp ...) hoặc kết hợp giữa hình thức kiểm tra
bằng sơ đồ với câu hỏi trắc nghiệm, sơ đồ với câu hỏi tự luận trong các bài
kiểm tra 15 phút, 1 tiết... nhằm đánh giá mức độ nhận thức HS từ đó điều
chỉnh lại nội dung giáo án, phương pháp truyền thụ đạt kết quả tối ưu.
51
Dưới đây là một số sơ đồ tham khảo và qui trình sử dụng sơ đồ:
2.3.5.1 Qui trình sử dụng sơ đồ khuyết để rèn kĩ năng suy luận
Kiểm tra kiến thức “cấu trúc và chức năng của bào quan”
Bước 1. GV cung cấp sơ đồ
- Cho HS tên của một số cấu trúc trong tế bào và chức năng của chúng,
- Yêu cầu HS điền các thông tin đã cho vào sơ đồ đã cho.
Cụ thể:
BÀO QUAN CHỨC NĂNG
Ti thể
Ribôxôm
Lizôxôm
Lục lạp
Phân hủy tế bào
Quang hợp
Hô hấp
Tổng hợp prôtêin
Hãy điền vào phần còn khuyết của sơ đồ sau cho phù hợp
Sơ đồ 2.29. Cấu trúc và chức năng bào quan
Bước 2 và 3. HS tự lực hoàn thành sơ đồ.
( Hình thành tư duy suy luận)
Bước 4. GV kết luận và chính xác hóa thông tin sau khi thu bài.
- HS tự đối chiếu, so sánh và hoàn thiện kĩ năng suy luận.
52
2.3.5.2 Qui trình sử dụng sơ đồ bất hợp lí để rèn kĩ năng suy luận
Kiểm tra, đánh giá kiến thức HS về bào quan 1 lớp màng
(không bào và lizôxôm).
Bước 1. GV phát đề kiểm tra có sơ đồ bất hợp lí
Sơ đồ 2.30. Cấu trúc và chức năng của lizôxôm và không bào
- Nếu thông tin trong sơ đồ cho sau đây còn chỗ nào chưa chính xác thì
em hãy giải thích và đề xuất đáp án thay thế.
Bước 2 và 3. HS nghiên cứu tìm ra điểm bất hợp lí, sửa lại cho chính xác
(hình thành kĩ năng suy luận).
Bước 4. GV có thể cung cấp sơ đồ đáp án khi trả bài kiểm tra.
2.3.5.3 Qui trình tổ chức HS tự thiết lập sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận
Kiểm tra kiến thức Cấu trúc tế bào
Bước 1. GV đặt yêu cầu về sơ đồ cần xây dựng trong bài kiểm tra
Có thể dưới dạng câu hỏi :
- Dựa vào kiến thức về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đã học, em
hãy thiết kế sơ đồ mô tả ngắn gọn cấu trúc tế bào.
Bước 2 và 3. HS tự thiết kế sơ đồ .
Bước 4. Sau khi thu bài GV có thể cung cấp sơ đồ đáp án.
53
Sơ đồ 2.31. Cấu trúc tế bào (Sơ đồ đáp án)
Như vậy tùy theo đối tượng HS mà GV vận dụng phương pháp sơ đồ vào
quá trình giảng dạy để tổ chức bài giảng đạt hiệu quả tốt nhất . GV có thể sử
dụng phương pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong tất cả các
khâu từ hình thành kiến thức mới, đến củng cố ôn tập hay kiểm tra đánh giá .
54
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của các sơ
đồ đã xây dựng và lựa chọn trong việc rèn luyện khả năng suy luận cho HS
phương pháp dạy học mà luận văn đề xuất trong dạy học phần sinh học tế
bào, Sinh học 10. Thông qua thực nghiệm, các sơ đồ chưa hoàn thiện được
chúng tôi chỉnh sửa hoặc lựa chọn sơ đồ khác phù hợp hơn.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên các bài :
TT Bài dạy Số tiết
1 Bài 8. Tế bào nhân thực 1
2 Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) 1
3 Bài 10. Tế bào nhân thực ( tiếp theo) 1
- Nội dung một bài do một GV thực hiện.
- Giảng dạy bằng phương pháp sử dụng sơ đồ.
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Thời gian thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào học kì I (tháng 10.2013 -11.2013).
3.3.2. Địa điểm thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại Trường ĐH Công Nghiệp, TP. Hồ
Chí Minh với các lớp:
- TH. DI41B
- TH. QK41A
- TH. CK41
- TH. QK41B
55
3.3.3.Đối tượng thực nghiệm
HS lớp 10 (ban cơ bản) được chia thành 2 nhóm. Các giáo án thực
nghiệm do chúng tôi soạn và trao đổi trực tiếp với GV đứng lớp về cách dạy
và mục đích dạy. Chúng tôi tiến hành chọn 2 nhóm lớp (1 lớp thực nghiệm, 1
lớp đối chứng) có số lượng HS và năng lực HS tương đương nhau. Giáo án ở
các lớp đối chứng là giáo án thường ngày của GV. Các lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng đều do cùng một giáo viên giảng dạy và thời gian, nội dung
kiến thức, hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học là như nhau.
3.4. Kết quả thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành cho HS làm bài
kiểm tra (kiểm tra tự luận ngắn đồng thời kết hợp với phương pháp kiểm tra
trắc nghiệm khách quan) và thu được kết quả
3.4.1 Phân tích định lượng
Các số liệu thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chấm
theo thang điểm 10 và được thống kê vào bảng 3.1
Bảng 3.1 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra
Lần
kiểm
tra
Lớp
Tổng
số bài
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
ĐC 82 0 1 3 8 19 15 18 11 7 0
TN 82 0 0 1 5 13 17 21 12 9 4
2
ĐC 82 0 2 5 10 22 19 16 8 0 0
TN 82 0 0 2 6 11 26 18 10 6 3
Tổng
hợp
ĐC 164 0 3 8 18 41 34 34 19 7 0
TN 164 0 0 3 11 24 43 39 22 15 7
56
Để rút ra kết luận mang tính khách quan, các kết quả kiểm tra lần 1,
kiểm tra lần 2 và tổng hợp 2 lần kiểm tra được phân tích định lượng thông
qua các giá trị thống kê cơ bản. Kết quả thu được trình bày ở các bảng và biểu
đồ sau.
 Phân tích kết quả bài kiểm tra 1
Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 1
Lớp
Tổng
số bài
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 82 0 1 3 8 19 15 18 11 7 0
TN 82 0 0 1 5 13 17 21 12 9 4
Bảng 3.3 Tần suất điểm kiểm tra 1 giữa lớp TN và lớp ĐC
Lớp
Tổng
số
bài
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 82 1.22 3.66 9.76 23.17 18.29 21.95 13.41 8.54 0.00
TN 82 0.00 1.22 6.1 15.85 20.73 25.61 14.63 10.98 4.88
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 của lớp ĐC và lớp TN
0
5
10
15
20
25
30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
57
Dựa vào bảng điểm và biểu đồ tần suất cho thấy :
- Giá trị Mod của các lớp TN (điểm 7) cao hơn các lớp ĐC .
- Với các lớp TN thì điểm 8- 9 -10 tăng và ngược lại với trường hợp
điểm 2-3- 4 giảm.
Như vậy, các lớp TN có kết quả kiểm tra cao hơn lớp ĐC.
Bảng 3.4 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1
LỚP
Tổng
số
bài
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC ́́́́82 100 100 98.78 95.12 85.37 62.20 43.90 21.95 8.54 0.00
TN 82 100 100 100 98.78 92.68 76.83 56.10 30.49 15.85 4.88
Biểu đồ 3.2 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1
Đường tần suất hội tụ lớp ĐC nằm phía dưới, bên trái đường tần suất hội
tụ tiến lớp TN. Điều này, cho thấy kết quả bài làm của lớp ĐC thấp hơn lớp
TN.
Đ
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
58
Bảng 3.5 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1
Tham
số
n ± m s
Cv
(%)
đ TN-ĐC Tđ
ĐC 84 6.15 0.18 1.62 26.41
0.6 2.37
TN 84 6.76 0.18 1.59 23.63
Bảng so sánh các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 cũng cho thấy:
- Điểm trung bình lớp TN (6.76) cao hơn lớp ĐC (6.15).
- Hệ số biến thiên dù cả 2 nhóm lớp đều dao động ở mức trung bình
nhưng lớp TN có độ phân tán( 23.63) thấp hơn lớp ĐC (26.41). Vậy
việc sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận thực sự có hiệu quả.
- Độ tin cậy bài kiểm tra 1 Tđ = 2.37 > Tα = 1.96 ( với mức ý nghĩa
α=0.05, số bậc tự do xác định f=n1+n2-2=162). Vậy kết quả rèn luyện
khả năng tư duy suy luận bằng sơ đồ cho HS lớp TN cao hơn lớp ĐC là
hoàn toàn đáng tin cậy.
 Phân tích kết quả bài kiểm tra 2
Bảng 3.6 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 2
Lớp
Tổng
số bài
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 82 0 2 5 10 22 19 16 8 0 0
TN 82 0 0 2 6 11 26 18 10 6 3
Bảng 3.7 Tần suất điểm kiểm tra 2 giữa lớp TN và lớp ĐC
Lớp
Tổng
số
bài
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 82 2.44 6.1 12.2 26.83 23.17 19.51 9.75 0.00 0.00
TN 82 0.00 2.44 7.32 13.41 31.70 21.95 12.2 7.32 3.66
X
59
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ tần suất điểm bài kiểm tra 2 của lớp TN và ĐC
Qua bảng thống kê điểm và biểu đồ tần suất cho thấy :
- Giá trị Mod của các lớp TN là điểm 6 cao hơn các lớp ĐC (điểm 5).
- Đối với trường hợp từ điểm 5 trở xuống tần suất điểm các lớp ĐC cao
hơn lớp TN và ngược lại tuần suất điểm lớp ĐC thấp hơn lớp TN với
trường hợp từ điểm 6 trở lên.
- Kết quả kiểm tra ở lớp TN : điểm 9 -10 tăng còn điểm 3-4 giảm.
Từ đây, có thể kết luận HS ở các lớp TN làm bài tốt hơn HS nhóm lớp ĐC.
Bảng 3.8 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 2
LỚP
Tổng
số
bài
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 82́ ́ 100 100 97.56 91.46 79.27 52.44 29.27 9.76 0.00 0.00
TN 82 100 100 100 97.56 90.24 76.83 45.12 23.17 10.98 3.66
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
60
Biểu đồ 3.4 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra 2
Đường đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến của lớp ĐC nằm phía dưới,
bên trái so với đường tần suất hội tụ tiến của lớp TN đã minh chứng một lần
nữa “ kết quả bài kiểm tra lớp TN cao hơn lớp ĐC”.
Bảng 3.9 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2
Tham
số
n ± m s
Cv
(%)
đ TN-ĐC Tđ
ĐC 84 5.59 0.16 1.46 26.00
0.88 3.75
TN 84 6.47 0.17 1.53 23.78
Bảng so sánh các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 cũng cho thấy:
- Điểm trung bình lớp TN (6.47) cao hơn lớp ĐC (5.59).
- Hệ số biến thiên dù cả 2 nhóm lớp đều dao động ở mức trung bình
nhưng lớp TN có độ phân tán( 23.78) thấp hơn lớp ĐC (26).
- Độ tin cậy bài kiểm tra 1 Tđ = 3.75 > Tα = 1.96 ( với mức ý nghĩa
α=0.05, số bậc tự do xác định f=n1+n2-2=162). Vậy kết quả rèn luyện
khả năng tư duy suy luận bằng sơ đồ cho HS lớp TN cao hơn lớp ĐC là
hoàn toàn đáng tin cậy.
ĐC
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
X
61
 Phân tích 2 bài kiểm tra.
Bảng 3.10 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1, 2:
Lần
kiểm
tra
Lớp n ± m s
Cv
(%)
đ TN-ĐC Tđ
1
ĐC 82 6.15 0.18 1.62 26.41
0.6 2.37
TN 82 6.76 0.18 1.59 23.63
2
ĐC 82 5.59 0.16 1.46 26.00
0.88 3.75
TN 82 6.47 0.17 1.53 23.78
Bảng 3.11 Tỉ lệ xếp loại kết quả 2 lần kiểm tra
Lớp n
Yếu kém
(%)
Trung
bình (%)
Khá
(%)
Giỏi
(%)
ĐC 164 17.68 45.73 32.32 4.27
TN 164 8.53 40.85 37.20 13.42
YẾU-KÉM TRUNG BÌNH KHÁ GIỎI
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ phân loại trình độ, khả năng tư duy suy luận HS qua
2 bài kiểm tra
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
0.5
ĐC
TN
X
62
Qua bảng 3.10, 3.11 và biểu đồ hình 3.5 cho thấy:
- Điểm trung bình lớp TN (6.76 - 6.47) luôn cao hơn ở lớp ĐC (6.15 -
5.59), điều này cho biết khả năng nhớ bài, hiểu bài và vận dụng kiến
thức để suy luận ở lớp có sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng tốt hơn
so với lớp dạy theo phương pháp cũ.
- Các bài kiểm tra có đ TN-ĐC luôn dương và tăng dần từ 0.6 - 0.88, đã
minh chứng HS có khả năng suy luận tốt hơn khi sử dụng sơ đồ trong
dạy học, trong rèn luyện tư duy.
- Hệ số biến thiên Cv(%) qua các bài kiểm tra, lớp ĐC (26 – 26.41) luôn
cao hơn so với ở lớp TN (23.63 – 23.78), cho ta thấy lớp TN có điểm
trung bình kiểm tra đáng tin cậy hơn ở lớp ĐC.
- Độ tin cậy Tđ > Tα ở cả bài kiểm tra 1 và bài kiểm tra 2, đã cho minh
chứng một lần nữa kết quả điểm trung bình cộng lớp TN cao hơn lớp
ĐC là hoàn toàn tin cậy.
- Bảng xếp loại và biểu đồ phân loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra cho
thấy,
• Tỉ lệ yếu – kém giảm đi hơn một nửa từ 17.68% xuống chỉ còn
8.53%.
• Tỉ lệ khá và giỏi tăng lên, đặc biệt giỏi tăng gấp đôi từ 4.27% lên
13.42%.
Điều này cho phép khẳng định, việc sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy
luận trong dạy học đã làm tăng tỉ lệ khá giỏi và khả năng suy luận các em HS
được nâng cao hơn, tốt hơn.
3.4.2. Phân tích định tính
Qua phân tích định lượng kết quả thực nghiệm cho thấy kết quả học tập
các lớp TN cao hơn các lớp ĐC về chất lượng lĩnh hội kiến thức, về năng lực
tư duy, về khả năng suy luận vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề và về độ
bền kiến thức.
63
Về năng lực tư duy suy luận, vận dụng dụng kiến thức giải quyết vấn đề:
- Thể hiện ở khả năng tiếp thu nhiệm vụ, xác định phán đoán cơ sở, hình
thành mối liên hệ giữa nội dung kiến thức với phán đoán mới, xử lí
thông tin và vận dụng kiến thức để lập luận, suy luận giải quyết các vấn
đề trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống.
- Cụ thể qua câu hỏi giải quyết tình huống mới “Trình bày cấu trúc tế
bào” (câu tự luận, đề kiểm tra 2, phụ lục 4). Câu hỏi này yêu cầu HS
phải có kĩ năng suy luận tốt, phải hiểu rõ cấu trúc tế bào nhân sơ và tế
bào nhân thực thì mới có thể trả lời chính xác và đầy đủ thành phần cấu
trúc của tế bào.
• Ở các lớp ĐC, HS đa số trả lời đơn giản gồm: màng sinh chất, tế bào
chất và nhân hoặc vùng nhân. Dù có một số ít HS liệt kê thêm một
vài thành phần (ti thể, lục lạp, không bào, ribôxôm...) nhưng không
thể xếp chúng thành nhóm cho ngắn gọn, dễ hiểu.
• Ở các lớp TN, phần lớn HS dùng sơ đồ để trả lời. Bên cạnh việc
dùng sơ đồ liệt kê thành phần màng sinh chất, nhân hoặc vùng nhân
như lớp ĐC, các em còn biết hệ thống đầy đủ các thành phần trong
tế bào chất dưới dạng hệ thống nội màng, hệ thống bào quan không
màng - 1 lớp màng - 2 lớp màng. Như vậy, có thể thấy khả năng tư
duy suy luận của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
Về chất lượng lĩnh hội kiến thức
- Trong quá trình chấm bài, cho thấy lớp ĐC không trình bày tốt mối
quan hệ cấu trúc – chức năng. Điều này trái ngược hoàn toàn so với lớp
TN cụ thể ở đề kiểm tra 1 (phụ lục 4) “ trình bày cấu trúc ti thể phù
hợp với chức năng của nó”.
• HS các lớp ĐC trình hết cấu trúc rồi đến chức năng. Giống y như
lối học thuộc lòng phổ biến trong giáo dục từ trước đến nay và
không thể tìm ra được mối quan hệ tương quan giữa chúng. Do đó,
số lượng bài đạt điểm tuyệt đối là 10 không có.
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nộiPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên menTổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên menTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi s...
đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi s...đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi s...
đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi s...nataliej4
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...jackjohn45
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namNghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (15)

Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiênLuận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nộiPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây lắp dầu khí hà nội
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
 
Tổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên menTổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên men
 
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPTLuận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
 
đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi s...
đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi s...đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi s...
đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi s...
 
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đLuận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
 
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy họcLuận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
 
Dạy học đại số theo mô hình DNR để nâng cao sơ đồ chứng minh
Dạy học đại số theo mô hình DNR để nâng cao sơ đồ chứng minhDạy học đại số theo mô hình DNR để nâng cao sơ đồ chứng minh
Dạy học đại số theo mô hình DNR để nâng cao sơ đồ chứng minh
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
 
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong họ...
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong họ...Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong họ...
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và sử dụng thí nghiệm trong họ...
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namNghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
 

Semelhante a Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Semelhante a Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10 (20)

BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS
luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HSluận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS
luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông q...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông q...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông q...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông q...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sinh học 11
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sinh học 11Luận văn: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sinh học 11
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sinh học 11
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huốngLuận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Co dac duong
Co dac duongCo dac duong
Co dac duong
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Último (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY CHƯƠNG II PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY CHƯƠNG II PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy môn Sinh học Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĨNH PHÚ Nghệ An – 2014
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, các em học sinh đã đóng góp cho luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học TS.Hoàng Vĩnh Phú đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn Thầy Cô trường Đại học Vinh, các anh chị lớp Cao học Sinh K20 đã nhiệt tình hỗ trợ về tài liệu, phương pháp khi tôi tham gia học và nghiên cứu tại trường. Chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, trường cấp 2-3 Hòa Bình (Vĩnh Long), trường THPT Tân Phú (Hậu Giang) cùng các em học sinh đã hợp tác, tham gia vào quá trình điều tra, thực nghiệm sư phạm. Mặc dù đã rất cố gắng nhung việc thực hiện luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng bảo vệ để luận văn hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp,bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Nghệ An, tháng 05 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung
  • 4. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ......................... iv DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................. vi PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TƯ DUY TRONG DẠY HỌC........................................................................................................ 7 1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu...................................................................... 7 1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài ....... 7 1.1.2.Những vấn đề nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài ......... 8 1.2. Lí thuyết về sơ đồ ................................................................................ 10 1.2.1. Khái niệm sơ đồ ............................................................................. 10 1.2.2. Sơ đồ hóa........................................................................................ 12 1.2.3. Ý nghĩa sơ đồ trong dạy học .......................................................... 12 1.3 Kĩ năng suy luận .................................................................................... 13 1.3.1. Khái niệm kĩ năng suy luận............................................................ 13 1.3.2. Các kiểu suy luận ........................................................................... 13 1.3.3. Nguyên tắc, qui trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng suy luận..... 13 1.4. Sự phù hợp của việc sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận.... 15 1.5. Thực trạng dạy - học chương Cấu trúc tế bào, sinh học 10 trong nhà trường THPT hiện nay ................................................................. 16 1.6. Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học ở trường THPT hiện nay............................................................................................... 20 Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II, PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10..................................................................... 22
  • 5. iii 2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương Cấu trúc tế bào, phần Sinh học tế bào, Sinh học 10.................................... 22 2.1.1. Mục tiêu.......................................................................................... 22 2.1.2. Cấu trúc chương trình..................................................................... 22 2.1.3. Về nội dung .................................................................................... 24 2.2. Thiết kế sơ đồ để dạy học chương II, phần Sinh học tế bào ................ 25 2.2.1. Qui trình thiết kế sơ đồ................................................................... 25 2.2.2. Hệ thống các sơ đồ đã xây dựng trong chương “Cấu trúc tế bào”.... 27 2.3. Tổ chức dạy học chương II, phần Sinh học tế bào bằng việc sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS ...................................... 34 2.3.1. Xác định nội dung kiến thức có thể thiết kế sơ đồ ....................... 34 2.3.2. Qui trình sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận.......................... 34 2.3.3. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy bài mới...... 37 2.3.4. Biện pháp sơ đồ để củng cố, ôn tập.............................................. 47 2.3.5. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong kiểm tra, đánh giá......................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 54 3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................... 54 3.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 54 3.3. Tổ chức thực nghiệm............................................................................ 54 3.3.1. Thời gian thực nghiệm ................................................................... 54 3.3.2. Địa điểm thực nghiệm.................................................................... 54 3.3.3.Đối tượng thực nghiệm ................................................................... 55 3.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................. 55 3.4.1 Phân tích định lượng ....................................................................... 55 3.4.2. Phân tích định tính.......................................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67 PHỤ LỤC
  • 6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Đọc là HS Học sinh GV Giáo viên THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa TB Trung bình TN Thưc nghiệm ĐC Đối chứng
  • 7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng SGK và phương pháp sơ đồ trong dạy Sinh học.................................................... 17 Bảng 1.2. Kết quả điều tra phương pháp học của HS lớp 10 đối với bộ môn Sinh học .............................................................................. 18 Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra ........................................... 55 Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 1 ........................................ 56 Bảng 3.3. Tần suất điểm kiểm tra 1 giữa lớp TN và lớp ĐC...................... 56 Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1............................. 57 Bảng 3.5. So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1............................. 58 Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 2 ........................................ 58 Bảng 3.7. Tần suất điểm kiểm tra 2 giữa lớp TN và lớp ĐC...................... 58 Bảng 3.8. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 2............................. 59 Bảng 3.9. So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2............................. 60 Bảng 3.10. So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1, 2: ....................... 61 Bảng 3.11. Tỉ lệ xếp loại kết quả 2 lần kiểm tra ........................................... 61
  • 8. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực........................................28 Sơ đồ 2.2. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................28 Sơ đồ 2.3. Chức năng một số bào quan........................................................29 Sơ đồ 2.4. Cấu trúc tế bào............................................................................29 Sơ đồ 2.5. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................30 Sơ đồ 2.6. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................30 Sơ đồ 2.7. Cấu trúc tế bào............................................................................31 Sơ đồ 2.8. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................31 Sơ đồ 2.9. Cấu trúc tế bào nhân thực (sơ đồ đáp án) ...................................32 Sơ đồ 2.10. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................32 Sơ đồ 2.11. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................32 Sơ đồ 2.12. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................33 Sơ đồ 2.13. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................33 Sơ đồ 2.14. Cấu trúc tế bào nhân thực ...........................................................33 Sơ đồ 2.15. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ khuyết)........................36 Sơ đồ 2.16. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ hoàn chỉnh)..................37 Sơ đồ 2.17. Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hỗn hợp)...............38 Sơ đồ 2.18. Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hoàn chỉnh) ..........39 Sơ đồ 2.19. Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hỗn hợp)...........................40 Sơ đồ 2.20. Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hoàn chỉnh) ......................42 Sơ đồ 2.21. Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ bất hợp lí) ......................43 Sơ đồ 2.22. Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ hoàn chỉnh)....................44 Sơ đồ 2.23. Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ khuyết) .......45 Sơ đồ 2.24. Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ hoàn chỉnh) 47 Sơ đồ 2.25. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................47 Sơ đồ 2.26. Cấu trúc tế bào nhân sơ...............................................................48 Sơ đồ 2.27. Cấu trúc tế bào............................................................................49
  • 9. vii Sơ đồ 2.28. Cấu trúc tế bào............................................................................50 Sơ đồ 2.29. Cấu trúc và chức năng bào quan.................................................51 Sơ đồ 2.30. Cấu trúc và chức năng của lizôxôm và không bào.....................52 Sơ đồ 2.31. Cấu trúc tế bào (Sơ đồ đáp án) ...................................................53 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 của lớp ĐC và lớp TN ......... 56 Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1 ......................... 57 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần suất điểm bài kiểm tra 2 của lớp TN và ĐC.......... 59 Biểu đồ 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra 2................... 60 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân loại trình độ, khả năng tư duy suy luận HS qua 2 bài kiểm tra...................................................................... 61
  • 10. 1 PHẦN I:MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, nội dung kiến thức ngày một tăng và nhiều thay đổi, HS cần có kĩ năng để giải quyết, thích ứng với những biến đổi. Định hướng đổi mới giáo dục trên đã được chính phủ đề ra trong Nghị quyết trung ương 4 khóa VII phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” [29] và được pháp chế hóa trong luật giáo dục (điều 28- 2) “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với các đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...cho học sinh” [24]. Trong quá trình dạy và học, việc hình thành cho HS một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. “Sơ đồ hóa” là một phương pháp dạy học tích cực thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên đặc biệt đối với bậc THPT, khi HS đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Hoạt động tạo thói quen thiết lập sơ đồ có thể giúp HS (đặc biệt HS yếu kém) nắm được nội dung cốt lõi mà không cần ghi chép quá nhiều; hỗ trợ cho HS nhận dạng nội nào cần ghi nhớ lâu dài và nội dung nào chỉ nhớ tạm thời. Mặt khác, phương thức truyền đạt bằng sơ đồ còn góp phần rèn luyện, phát triển tư duy ở HS nhất là khả năng suy luận, giải quyết vấn đề. Đối với bộ môn Sinh học, kiến thức Sinh học tế bào đóng vai trò nền tảng cơ sở. Tuy nhiên, khi dạy phần Sinh học tế bào, cụ thể là chương II - Cấu trúc tế bào thì việc dạy cấu trúc và chức năng chưa có mối liên hệ với nhau. HS nhớ cấu trúc nhưng không nêu được chức năng hoặc ngược lại nêu được chức năng nhưng các em không thể suy luận để trình bày lại đặc điểm cấu
  • 11. 2 trúc đã học. Như vậy, để HS tự hình thành kĩ năng suy luận qua hoạt động xây dựng và tích lũy kiến thức thì việc rèn luyện kĩ năng nên thực hiện ngay từ chương trình Sinh học tế bào, THPT . Xuất phát từ lí do trên , chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy chươngII phần Sinh học tế bào, sinh học 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng biện pháp sơ đồ để tổ chức dạy học theo hướng rèn luyện kĩ năng suy luận cho người học trong dạy học chương II – phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng suy luận cho HS ở trường THPT hiện nay. 3.2. Phân tích nội dung chương II phần Sinh học tế bào. Từ đó, đề xuất biện pháp thích hợp và thiết kế bài giảng theo hướng sử dụng sơ đồ để rèn luyện cho HS kĩ năng suy luận . 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi cũng như hiệu quả của biện pháp đã xây dựng. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng và sử dụng biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy phần Sinh học tế bào lớp 10. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học phần Sinh học tế bào ở trường THPT (GV và HS khối 10 THPT). 5. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chọn nội dung chương Cấu trúc tế bào, phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 để nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hướng nghiên cứu như:
  • 12. 3 - Đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước thông qua Luật giáo dục, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các nghị quyết của Bộ giáo dục... - Sách, tài liệu tham khảo về Sinh học, về PPDH bằng sơ đồ. - Tạp chí khoa học và giáo dục, các khóa luận, luận văn, luận án... có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được nghiên cứu và công bố. Từ đó xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi, đối tượng nghiên cứu đồng thời hình thành cơ sở khoa học cho việc biện giải các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu. 6.2.Phương pháp điều tra thực trạng Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin từ đối tượng (GV, HS ), trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng, nhằm đề ra giải pháp phù hợp cho việc cải biến thực trạng đó. 6.3.Phương pháp chuyên gia Trao đổi với các chuyên sư phạm, các thầy cô giáo ở các trường THPT trên địa bàn để xin ý kiến về các vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là xin ý kiến để chuẩn hóa các sơ đồ đã xây dựng. 6.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm Mục đích thực nghiệm: kiểm tra chất lượng của sơ đồ được xây dựng có phù hợp với yêu cầu nội dung chương trình không; khi được ứng dụng trong thực tế có mang lại hiệu quả không, có khả thi không. Chọn trường ĐH Công nghiệp TP.HCM với các lớp sau: TH. CK41, TH. DI41B, TH. QK 41A, TH. QK41B. Trong đó có các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. - Lớp thực nghiệm: dạy học có sử dụng sơ đồ. - Lớp đối chứng: dạy học không sử dụng sơ đồ.
  • 13. 4 6.5.Phương pháp thống kê toán học [27, 34] Để đưa ra các kết luận khái quát chính xác, chúng tôi đã sử dụng công cụ toán thống kê đối với các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm. Các số liệu thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chấm theo thang điểm 10 và được xử lí bằng thống kê toán học theo các bảng và các tham số sau: * Bảng thống kê cho cả lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) Phương án n Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN Trong đó : n: tổng số bài kiểm tra của lớp ĐC (hay TN) hoặc tổng số HS của lớp ĐC (hay TN) Xi : điểm số theo thang điểm 10 * Các tham số đặc trưng: - Trung bình cộng: X (Đo độ trung bình của một tập hợp) k i i i=1 1 X x n n = ∑ Trong đó: xi : giá trị của từng điểm số nhất định. ni: số bài có điểm số đạt xi. n : tổng số bài làm. Phương sai (Variance): Khi xác định được giá trị TB (X ), chúng ta cần xác định khoảng cách giữa một điểm bất kì với TB, từ đó có thể kết luận về giá trị tin cậy của X , tham số đó chính là phương sai, phương sai được tính theo công thức: k 2 2 i i i=1 1 s = (x -X) .n n ∑
  • 14. 5 Nếu n < 30 thì dùng công thức: k 2 2 i i i=1 1 s = (x -X) .n n - 1 ∑ Sai số trung bình cộng (m): Sai số trung bình cộng có thể hiểu là trung bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu. S m n = Hệ số biến thiên (Cv): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X khác nhau. Cv (%) = s .100 X (%) Trong đó: Cv: 0 - 9% Dao động nhỏ, độ tin cậy cao Cv: 10 - 29% Dao động TB Cv: 30 -100%  Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ Hiệu trung bình (đTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của nhóm lớp TN và ĐC trong các lần kiểm tra. đTN-ĐC = X TN - X ĐC Trong đó : X TN: X của lớp thực nghiệm X ĐC: X của lớp đối chứng Độ tin cậy (Td): Sai khác giữa 2 giá trị TB phản ánh kết quả của 2 phương án TN và ĐC. Td = S XX d ĐCTN − với Sd = 2 2 1 2 1 2 s s + n n X TN ; X ĐC: Là điểm số TB cộng của các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và của lớp đối chứng. n1, n2: là số bài làm trong mỗi phương án.
  • 15. 6 Giá trị tới hạn của T là Tα tìm được trong bảng phân phối Student α = 0,05, bậc tự do là f = n1 + n2 – 2 Nếu Td < Tα thì sự sai khác giữa X TN ; X ĐC là không có nghĩa (hoặc X TN không sai khác với X ĐC ). Nếu Td > Tα thì sự sai khác giữa X TN ; X ĐC là có nghĩa ( hay X TN sai khác với X ĐC ) . 7. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở nội dung chương II - phần Sinh học tế bào, Sinh học 10, nếu xây dựng được hệ thống sơ đồ đủ chuẩn và thiết kế được qui trình sử dụng sơ đồ phù hợp để rèn luyện kĩ năng suy luận sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy - học nói chung và hình thành, phát triển kĩ năng tư duy cho HS THPT. 8. Đóng góp của đề tài Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về sơ đồ, biện pháp sơ đồ trong rèn luyện kỹ năng tư duy nói riêng và trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông nói chung. Xây dựng được các sơ đồ phù hợp để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học chương II – phần Sinh học tế bào, Sinh học 10. Đồng thời phân loại được các sơ đồ theo các tiêu chí khác nhau để dạy học nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh trong dạy học.
  • 16. 7 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TƯ DUY TRONG DẠY HỌC 1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài Ra đời cách đây hơn 250 năm, lí thuyết sơ đồ (còn được gọi là lí thuyết Graph) chỉ là bộ phận nhỏ của toán học với vai trò chủ yếu nghiên cứu giải quyết các bài toán có tính chất giải trí, đố vui. Vào những năm 30 của thế kỉ XX , phương pháp sơ đồ mới thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khi toán học ứng dụng và lí thuyết đồ thị phát triển mạnh thì thành tựu về sơ đồ bắt đầu xuất hiện.[5] Công trình nghiên cứu đầu tiên về lí thuyết sơ đồ ra đời vào năm 1736 khi nhà toán học thiên tài Lenohard Euler đặt và giải bài toán rất nổi tiếng về bảy chiếc cầu bắc qua sông Pregel. Tại Liên xô, vào năm 1965 A.M.Xokhor đã vận dụng phương pháp sơ đồ để mô hình hoá một đoạn nội dung tài liệu sách giáo khoa. Ông là nhà khoa học Xô Viết tiên phong trong việc sơ đồ hóa các khái niệm cơ bản tạo nên nội dung tài liệu sách giáo khoa và cả mối liên hệ giữa chúng với nhau. A.M.Xokhor đã giúp cho HS phát hiện được nội dung của tài liệu giáo khoa một cách trực quan, nhận dạng được cấu trúc của kiến thức.[26] Năm 1967, nhà lí luận dạy học hoá học V.X.Polosin đã dùng phương pháp sơ đồ để diễn tả trực quan tiến trình một giờ dạy học thông qua việc phân tích tiến trình giảng dạy một bài hóa học ở trường phổ thông. Năm 1972, V.P.Garkunov đã sử dụng phương pháp sơ đồ để lập mô hình các tình huống dạy học của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Theo V.P. Garkumov trong quá trình hình thành các mẫu tình huống nêu vấn đề và giải quyết vấn
  • 17. 8 đề thì việc sử dụng sơ đồ có thể giúp ích rất nhiều trong lý luận dạy học. Trên cơ sở đó, ông phân loại ra các tình huống khác nhau trong dạy học nêu vấn đề. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như: “graph và ứng dụng của nó” với bố cục 8 chương của L.Iu.Berezina; “Graph và mạng lưới hữu hạn” của R.Baxep, T.Xachi; “lí thuyết graph” của V.V.Belop, E.M.Vôpôbôep... Hiện nay, rất nhiều nhóm tác giả thuộc các trường đại học trên thế giới nghiên cứu về sơ đồ và về sự chuyển hóa của lí thuyết sơ đồ vào các lĩnh vực khoa học. Chẳng hạn như : nhóm nghiên cứu của giáo sư (GS) Hartmut Ehrig trường đại học kỹ thuật Beclin – Đức (Technische Univesitaet Berlin), GS. Grzegorz trường đại học tổng hợp Layden – Hà Lan (University of Leiden), nhóm nghiên cứu của GS. Drirk Janssens trường đại học tổng hợp Antrep – Bỉ (University of Antwerp)... Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Jonathan L Gross (trường đại học Comlumbia, New York) cùng Jay Yellen (trường Rolin, Florida) – Mỹ. Hai tác giả này đã đem đến cho độc giả những thông tin đầy đủ và dễ hiểu nhất về sơ đồ qua cuốn “Sổ tay lí thuyết graph” (Handbook of Graph Theory) cùng với những ứng dụng của sơ đồ trong lĩnh vực tin học qua hơn 700 hình vẽ và hơn 1600 ví dụ hướng dẫn cụ thể ở tác phẩm “ Lí thuyết graph và những ứng dụng của nó” (Graph Theory and It’s Applications) [47]. Trên mạng Internet, tính đến tháng 8 năm 2004 có 2058 bài báo nghiên cứu về lí thuyết graph và những ứng dụng của nó được đăng tải trên các tạp chí như: Tạp chí Lí thuyết graph (Journal of Graph Theory); Tạp chí Lý thuyết tổ hợp (Journal of Combinatorial Theory, Series B); Tạp chí Graph angorit và ứng dụng (Journal of Graph Algorithm and Applications) và nhiều tạp chí nổi tiếng khác [6]. 1.1.2.Những vấn đề nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài Từ những năm 1970 cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, đặc biệt là xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học
  • 18. 9 tích cực. Các công trình khoa học đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của biện pháp sơ đồ trong công tác giáo dục ở các trường phổ thông. Có thể kể đến một số nghiên cứu và công trình liên quan đến đề tài của chúng tôi như: Nghiên cứu chuyển hóa graph toán học thành graph dạy học của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang vào năm 1971. Giáo sư (GS) cũng là người Việt Nam đầu tiên đề xuất việc nghiên cứu, vận dụng và tiến hành đưa lí thuyết grap dạy trong trường phổ thông và đại học. Năm 1981, GS. Nguyễn Ngọc Quang đã công bố “Phương pháp graph trong dạy học” trên Tạp chí nghiên cứu giáo dục. [31] Vào năm 1980, Trần Trọng Dương với sự chỉ dẫn của GS. Nguyễn Ngọc Quang đã tiến hành áp dụng phương pháp graph và algorit hóa để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải đồng thời còn xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở trường phổ thông. [10] Tiếp đó, năm 1983 Nguyễn Đình Bào thực hiện nghiên cứu sử dụng graph để hướng dẫn ôn tập môn toán. Cụ thể là tác giả đã dùng graph để giúp HS hệ thống và thiết lập mối liên hệ kiến thức đã được tìm hiểu trước đó, có thể là nội dung kiến thức trong một chương hoặc nhiều chương hay thậm chí là cả một học phần. [41] Một năm sau (tức là năm 1984), cũng dưới sự hướng dẫn của GS. Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Tư đã vận dụng graph vào dạy - học môn hóa học. Tác giả đã nghiên cứu việc dùng graph với tư cách là một phương pháp dạy học thực sự hiệu quả trong hoạt động dạy. Công trình được thực hiện trên đề tài “Dùng graph để dạy và học môn hóa học chương nitơ- photpho ở lớp 11 trường THPT”. [36] Đến năm 1987, phương pháp graph còn được Nguyễn Chính Trung dùng trong việc lập chương trình tối ưu để dạy môn “Sử dụng thông tin trong chiến dịch”. Tác giả đã chuyển hóa graph toán học vào lĩnh vực giảng dạy khoa học quân sự [35].
  • 19. 10 Năm 1993, Hoàng Việt Anh công bố trên công trình mang tên “Dùng phương pháp sơ đồ- graph vào giảng dạy địa lý các lớp 6 và 8 ở trường trung học cơ sở”. Tác giả sử dụng biện pháp sơ đồ để phát triển tư duy HS đồng thời hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác tài liệu như SGK, sách tham khảo...cho HS [1]. Năm 2000, tại trường Đại học Vinh., tác giả Phan Thị Thanh Hội đã bảo vệ thành công đề tài “Xây dựng và sử dụng một số dạng sơ đồ trong dạy học Sinh thái học lớp 11- trung học phổ thông”. Đây có thể được xem như là một trong những nghiên cứu đầu tiên về gragh trong giảng dạy Sinh học ở trường Đại học Vinh. Tiếp theo nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thanh Hội, nhiều nghiên cứu khác về thiết kế và sử dụng gragh trong dạy học, trong rèn luyện năng lực tư duy lần lượt hoàn thành. Chúng ta có thể kể đến: Xây dựng và sử dụng sơ đồ để dạy học chương II, sinh học 11 của Phạm Thị Ngọc Ẩn; Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học phần di truyền học – sinh học 12 của Trần Thị Thúy Nga,…[45] Vào năm 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh đã vận dụng lí thuyết graph vào công tác giảng dạy môn Giải phẩu sinh lí người. Bên cạnh đó, Nguyễn Phúc Chỉnh còn sử dụng graph vào nhiều hoạt động khác như sử dụng graph nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy sinh thái học hoặc sử dụng graph trong dạy sinh học để phát triển tư duy hệ thống cho HS [5]. Đến nay, lí thuyết về sơ đồ nói chung và sơ đồ trong dạy học sinh học nói riêng đã được nghiên cứu khá kỹ từ nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước. Xu thế hiện nay đang tập trung nghiên cứu qui trình vận dụng sơ đồ một cách cụ thể trong việc dạy và học của các bộ môn ở phổ thông. Việc ứng dụng sơ đồ như một biện pháp để rèn luyện tư duy, khả năng tự học đang được chú trọng . 1.2. Lí thuyết về sơ đồ 1.2.1. Khái niệm sơ đồ
  • 20. 11 Sơ đồ (Graph) là bao gồm một tập hợp rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập hợp A những yếu tố gọi là cạnh ( hay cung). Trong đó : E là tập hợp các đỉnh; A là tập hợp các cạnh ( cung). - Nếu những yếu tố của E không xếp theo thứ tự thì đó là Graph vô hướng. Ví dụ (VD) : - Nếu những yếu tố E xếp theo thứ tự có hướng thì đó là Graph định hướng. VD: Trong sơ đồ : Sự sắp xếp trật tự trước sau của đỉnh cạnh có ý nghĩa quyết định còn kích thước , hình dạng không có ý nghĩa. [28]
  • 21. 12 Các cạnh của sơ đồ thẳng hay cong, dài hay ngắn, các đỉnh ở vị trí nào không quan trọng mà điều bản chất là sơ đồ có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh, đỉnh nào được nối với đỉnh nào. 1.2.2. Sơ đồ hóa Sơ đồ hóa là biện pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ. Ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các kí hiệu khác nhau như: hình vẽ, lược đồ, đồ thị, bảng biểu… Sơ đồ hóa chính là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật, hoạt động và cho phép hình dung một cách trực quan các mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật, cấu trúc logic của qui trình triển khai hoạt động (tức là con đường từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc hoạt động) giúp con người qui hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động.[8] Mỗi loại kiến thức có thể được mô hình hóa bằng một loại sơ đồ đặc trưng để phản ánh thuộc tính bản chất của loại kiến thức đó. Trong dạy học, có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy một khái niệm, một bài học, một chương hoặc một phần. Tuy nhiên, không phải tất cả các nội dung dạy học đều có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa. Khi sử dụng biện pháp sơ đồ hóa ta cần xét các phần tử của một tập hợp nào đó và mối quan hệ giữa các phần tử. Các phần tử của tập hợp được biểu thị bằng các đỉnh của sơ đồ, còn các mối quan hệ của các cặp phần tử được biểu thị bằng tập hợp các cạnh hay cung.[26] 1.2.3. Ý nghĩa sơ đồ trong dạy học Thứ nhất, ngôn ngữ sơ đồ vừa trù tượng vừa mang tính khái quát cao nhưng lại rất trực quan. Chính vì thế sơ đồ có ưu thế tuyệt đối trong mô hình hóa cấu trúc cũng như mô hình hóa logic phát triển của các sự vật hiện tượng, từ vi mô đến vĩ mô. Thứ hai, phương pháp sơ đồ hóa còn có ưu thế nổi bật đấy là khả năng diễn đạt rất thành công hai mặt tĩnh (cấu trúc) và mặt động (logic phát triển) của sự vật hiện tượng.
  • 22. 13 Chính những ưu thế này, phương pháp sơ đồ toán học đã được chuyển thành phương pháp dạy học của rất nhiều môn khoa học trong đó có bộ môn sinh học. 1.3 Kĩ năng suy luận 1.3.1. Khái niệm kĩ năng suy luận Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán theo các qui tắc logic xác định. [28] Bất kì suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề còn gọi là phán đoán xuất phát, là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới. Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường logic từ các tiền đề. Cách thức logic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận. Quan hệ suy diễn logic giữa các tiền đề và kết luận được qui định bởi mối liên hệ giữa các tiền đề về mặt nội dung. Nếu các phán đoán không có liên hệ về mặt nội dung thì không thể lập luận để rút ra kết luận. 1.3.2. Các kiểu suy luận Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia thành suy luận diễn dịch, suy luận qui nạp và suy luận loại suy. - Suy luận diễn dịch là suy luận trong đó lập luận từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất. - Suy luận qui nạp là suy luận trong đó lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung.[8] - Suy luận loại suy là suy luận trong đó kết luận được rút ra chỉ bằng cách lập luận loại bỏ các phán đoán bất hợp lí, không chính xác. 1.3.3. Nguyên tắc, qui trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng suy luận a. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng suy luận - Đảm bảo mục tiêu, nội dung dạy học. - Đảm bảo tính logic hệ thống khoa học. - Đảm bảo tính sư phạm. - Đảm bảo phát huy tính tích cực và chủ động của HS.
  • 23. 14 b. Qui trình chung cho việc rèn luyện kĩ năng suy luận Bước 1. Giới thiệu mục đích, bản chất yêu cầu của kĩ năng suy luận. - Xác định mục đích, ý nghĩa của kiến thức mới. Bước 2. GV làm mẫu, HS quan sát. - HS học tập, bắt chước làm theo. Bước 3. Tổ chức HS rèn kĩ năng suy luận. - Sử dụng sơ đồ, câu hỏi, phiếu học tập...yêu cầu HS hoàn thiện. Bước 4. HS trao đổi, thảo luận để thực hiện kĩ năng suy luận. - Dựa vào đáp án, sơ đồ HS suy luận, giải quyết vấn đề . Bước 5. GV kết luận, chính xác hóa. c. Tiêu chí đánh giá khả năng suy luận HS Dựa vào mức độ hoàn thành (tức là sơ đồ được xây dựng, các tình huống vấn đề được giải quyết...) có thể xếp khả năng suy luận HS vào một trong các tiêu chí kĩ năng suy luận sau đây: - Tiêu chí 1. HS tiếp thu được nhiệm vụ, xác định phán đoán ban đầu nhiệm vụ. - Tiêu chí 2. HS thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung với phán đoán 1. - Tiêu chí 3. Trên cơ sở phán đoán 1 xây dựng phán đoán tiếp theo (phán đoán ) - Tiêu chí 4. Tổ chức xử lí thông tin các phán đoán, tìm phán đoán hợp lí – logic. - Tiêu chí 5. Lập luận và logic phán đoán cuối cùng. Nhưng thực tế, trong hoạt động dạy để xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng suy luận HS phải dựa vào cả 5 tiêu chí kĩ năng ở trên, nếu: • HS không tiếp thu được nhiệm vụ, không xác định được phán đoán ban đầu (phán đoán tiền đề), không thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung với phán đoán, không hình thành được phán đoán tiếp theo, không tổ chức - sắp xếp - xử lí hợp lí các thông tin trong phán đoán
  • 24. 15 mới và không lập luận logic cho phán đoán → Đánh giá khả năng suy luận chỉ ở thấp - mức độ 1. • HS tiếp thu được nhiệm vụ, xác định được phán đoán ban đầu (phán đoán tiền đề), biết thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung với phán đoán, hình thành được phán đoán tiếp theo, biết tổ chức- sắp xếp- xử lí các thông tin trong phán đoán mới và có thể lập luận logic cho phán đoán tuy chưa thật đầy đủ, chặt chẽ → Đánh giá khả năng suy luận ở cao hơn - mức độ 2. • HS tiếp thu được nhiệm vụ, xác định chính xác phán đoán ban đầu (phán đoán tiền đề), thiết lập được mối quan hệ mật thiết về mặt nội dung với phán đoán, hình thành đúng phán đoán tiếp theo, tổ chức- sắp xếp- xử lí rất hợp lí các thông tin trong phán đoán mới đồng thời lập luận logic cho phán đoán sau cùng rất chặt chẽ, đầy đủ, mạch lạc → Đánh giá khả năng suy luận ở mức cao nhất – mức độ 3. 1.4. Sự phù hợp của việc sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận.  Hiệu quả thông tin cao. Trong dạy học, sơ đồ sẽ đơn giản hóa những kiến thức trừu tượng thành những dấu hiệu trực quan, dễ nhận biết, dễ liên tưởng; Diễn đạt tối ưu các thông tin về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng cũng như các sự kiện, quá trình sinh học. Với sơ đồ, GV có thể dễ dàng diễn tả cả mặt tĩnh (phản ánh cấu trúc) cũng như mặt động (phản ánh chức năng) của hiện tượng sinh học, tiết kiệm thời gian để tăng cường các hoạt động rèn luyện kĩ năng, rèn luyện và phát triển tư duy cho HS . Phương pháp sơ đồ giúp HS nhận thấy mối quan hệ giữa các sự kiện, hình dung kiến thức cơ bản của bài học. Tự định hướng tập trung vào kiến thức trọng tâm, theo dõi được sự phát triển logic của nội dung bài học, ghi chép ngắn gọn, dễ dàng hơn. Khắc phục được tính hình thức, cách ghi nhớ
  • 25. 16 máy móc mà không hiểu bản chất của kiến thức qua đó HS nhớ lâu hơn, tái hiện chính xác hơn.  Hiệu quả phát triển năng lực nhận thức của HS. Thông qua việc tổ chức tài liệu học tập thành một hệ thống kiến thức, H S tự bồi dưỡng cho mình phương pháp tự học, rèn luyện tư duy, kỹ năng suy luận, tự nghiên cứu, phát huy tính chủ động sáng tạo, tính tích cực hoạt động ở HS. Thường xuyên hướng dẫn học sinh tự học bằng sơ đồ sẽ giúp cho học sinh có thói quen để tự học suốt đời một cách khoa học. Vai trò của sơ đồ là rất lớn tuy nhiên hiệu quả đạt được tùy vào phương pháp và biện pháp sử dụng. Có thể sử dụng sơ đồ ở mọi khâu như: hình thành kiến thức mới, củng cố - hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá. Ở mức thấp nhất, sơ đồ giống phương tiện truyền đạt của giáo viên. Mức cao hơn, sơ đồ giống phương tiện tổ chức HS tự học. Mức cao nhất là HS tự lập và hoàn thiện sơ đồ. 1.5. Thực trạng dạy - học chương Cấu trúc tế bào, sinh học 10 trong nhà trường THPT hiện nay Việc điều tra thực trạng dạy và học này là nhằm tìm hiểu về phương pháp học của HS, phương tiện dạy học và phương pháp dạy học chính yếu mà GV dùng trong giảng dạy. Để từ đó, chúng tôi đề ra biện pháp dạy học vừa phù hợp lại vừa có thể phát huy tối đa lợi thế của SGK phương tiện chuyên dụng, phổ biến, không thể thiếu trong thực tế dạy - học hiện nay. Chúng tôi tiến hành sử dụng một số biện pháp như quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn một số GV…đặc biệt thông qua phiếu khảo sát gửi đến 31 GV dạy bộ môn Sinh học cùng 282 HS (lớp 10) tập trung chủ yếu các trường THPT tiến hành thực nghiệm sư phạm thuộc 3 tỉnh, thành phố - Thành phố Hồ Chí Minh : trường ĐH Công nghiệp. - Tỉnh Vĩnh Long: trường cấp 2-3 Hòa Bình.
  • 26. 17 - Tỉnh Hậu Giang: trường THPT Tân Phú. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 1.1. Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng SGK và phương pháp sơ đồ trong dạy Sinh học TT Mức độ Các nội dung khảo sát Thường xuyên Không TX Ít khi Không SL % SL % SL % SL % 1 Để HS sử dụng SGK làm phương tiện học trên lớp, thầy cô đã chỉ dẫn HS dùng SGK nhằm mục đích nào ? - Nêu và nhắc lại một số kiến thức đã học . 13 41,94 5 16,13 3 9,68 10 32.25 - Trình bày khái niệm, định nghĩa. 24 77,42 7 22,58 0 0 0 0 - Trả lời câu hỏi, sơ đồ, hoàn thành bài tâp mà SGK yêu cầu. 23 74,19 6 19.36 2 6,45 0 0 - Tìm thông tin, phân tích dữ liệu SGK từ đó hình thành nội dung của bài mới. 18 58,06 7 22,58 5 16,13 1 3,23 2 Đồng thời GV cũng hướng dẫn HS cách sử dụng SGK ở nhà cho việc - Lập sơ đồ để tự ôn tập kiến thức đã học. 2 6,45 7 22,58 8 25,81 14 45,16 - Xem trước nội dung bài mới . 18 58,06 9 29,03 3 9,68 1 3.23 - Hoàn thành sơ đồ mà GV yêu cầu chuẩn bị trước . 1 3.23 4 12,9 7 22,58 19 61,29 3 Bản thân GV đã sử dụng biện pháp nào khi dạy chương Cấu trúc tế bào ? - Giải thích minh họa 14 45,16 16 51,61 1 3.23 0 0 - Hỏi đáp ( vấn đáp) 20 64,52 11 35,48 0 0 0 0 - Sơ đồ rèn luyện tư duy 0 0 12 38,71 18 58,06 1 3,23 - Phương pháp khác ( thuyết trình, bài tập tình huống, phiếu học tập …) 6 19,36 11 35,48 14 45,16 0 0
  • 27. 18 Từ bảng 1.1 trên cho thấy, đa phần GV chủ yếu hướng dẫn HS sử dụng SGK vào việc trả lời các câu hỏi, hình thành kiến thức mới. Việc hướng dẫn HS dùng SGK để xây dựng sơ đồ trên lớp khi dạy bài mới hoặc ôn tập các kiến thức đã học tại nhà… hay vấn đề sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ ở GV để rèn luyện tư duy HS vẫn còn khá mới lạ. Thậm chí có GV ở bậc THPT còn lúng túng khi phân biệt khái niệm phương tiện sơ đồ và biện pháp (phương pháp) sơ đồ nên rèn luyện các kĩ năng tư duy bằng sơ đồ cho HS chưa được chú trọng . Bảng 1.2. Kết quả điều tra phương pháp học của HS lớp 10 đối với bộ môn Sinh học TT Mức độ Nội dung khảo sát Rất thường xuyên Không thường xuyên Ít khi Không SL % SL % SL % SL % 1 Bản thân các em thường chuẩn bị bài mới như thế nào ? - Không chuẩn bị. 10 3,55 27 9,57 85 30,14 160 56,74 - Chỉ chuẩn bị bài mới bằng cách học bài cũ. 168 59,57 90 31,91 19 6,74 5 1,77 - Chỉ xem và làm phần nội dung mà GV yêu cầu ở buổi học hôm trước. 143 50,71 101 35,82 22 7,80 16 5,67 - Luôn tự học và tìm hiểu trước nội dung kiến thức mới có trong SGK 56 19,86 85 30,14 135 47.87 6 2,13 - Luôn tự bồi dưỡng, tham khảo thêm thông tin ngoài SGK (internet, sách tham khảo, sách chuyên ngành, báo khoa học và công nghệ, tạp chí khoa học phổ thông…) 12 4,26 31 10,99 71 25,18 168 59,57
  • 28. 19 2 Nếu GV dạy kiến thức mới bằng sơ đồ, bản thân các em thường làm gì ? - Không làm gì, chỉ chờ sơ đồ đáp án GV cung cấp. 89 31,56 101 35,82 29 10,28 63 22,34 - Đọc SGK để tìm các đáp án điền vào sơ đồ . 127 45,04 95 33,68 43 15,23 17 6,03 - Nhiệt tình tham gia và nổ lực nhanh chóng tìm đáp án đúng hoàn thiện sơ đồ (trao đổi với bạn, đọc SGK, sách tham khảo...) 71 25,18 103 36,53 67 23,76 41 14,53 Phân tích kết quả thu nhận từ các phiếu khảo sát, các số liệu trong các bảng tổng hợp trên, trao đổi trực tiếp, dự giờ các GV, trao đổi với các em HS kết hợp cùng với những hiểu biết của bản thân tích luỹ được khi dạy HS học phần nội dung kiến thức “Cấu trúc tế bào” ở trường THPT, chúng tôi có thể nêu một số nhận định khái quát về thực trạng dạy - học “Cấu trúc tế bào” ở trường THPT như sau: - Thứ nhất, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực bằng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong giờ dạy chưa gây dựng được sự quan tâm lớn từ phía GV cũng như vấn đề xây dựng và sử dụng sơ đồ của GV trong hoạt động dạy học đã có nhưng không nhiều. - Thứ hai, phần lớn các GV đã soạn giáo án và giảng dạy theo PPDH tích cực. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy GV chủ yếu dùng sơ đồ làm phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học còn sử dụng sơ đồ làm biện pháp, phương pháp dạy thì rất ít. Bên cạnh đó, sơ đồ được dùng nhiều vào khâu củng cố - ôn tập, kiểm tra đánh giá nhưng mức độ sử dụng phương pháp sơ đồ vào hình thành kiến thức mới còn rất thấp . - Thứ ba, mặc dù đã có một số ít GV liệt kê ra một số thao tác tư duy cần rèn luyện cho HS trong hoạt động dạy nhưng chưa nhiều. Mỗi một gián
  • 29. 20 án, GV có thể sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp trong một giáo án tuy nhiên cần đầu tư và chú trọng hơn nữa vào việc rèn kĩ năng cho HS nhất là kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, kĩ năng suy luận giải quyết vấn đề. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy rằng đa số các HS tỏ ra rất hứng thú trong các tiết dạy hoặc trong các giờ thao giảng mà GV tạo tình huống bằng sơ đồ sơ, có sử dụng sơ đồ trong khâu củng cố, ôn tập. 1.6. Nguyên nhân của thực trạng dạy học Sinh học ở trường THPT hiện nay Hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đã có vận dụng biện pháp sơ đồ nhưng mức độ sử dụng còn hạn chế và không thường xuyên. Mặc dù các GV đều cho rằng so với các phương pháp khác thì rèn luyện tư duy bằng sơ đồ có phần vượt trội hơn, theo chúng tôi có thể là do những nguyên nhân sau: Phía GV, một là, các thầy cô phải tự cập nhật các phần mềm hỗ trợ xây dựng sơ đồ, phải tự tìm người tham vấn khi có thắc mắc hay vấn đề nảy sinh trong quá trình sử dụng phần mềm. Hai là, để vận dụng thành thạo phương pháp sơ đồ thì bản thân mỗi GV phải nắm vững quy trình lập sơ đồ, nắm vững kiến thức tổng hợp. Ba là, các đồng nghiệp cũng cho biết việc soạn và dạy bằng phương pháp sơ đồ gặp rất nhiều khó khăn nhất là giáo án cho HS ở những lớp có tỉ lệ HS khá giỏi không cao. Tóm lại, với GV thì phương pháp này chỉ có thể phổ biến nhanh đối với thầy cô có trình độ chuyên môn, phương pháp tốt, ham học hỏi; có điều kiện về kinh tế, về thời gian, về độ nhạy bén, thích ứng nhanh với công nghệ thông tin, có đầy đủ thiết bị máy móc dùng cho công tác soạn giáo án và giảng dạy. Phía HS, bắt đầu từ độ tuổi bắt đầu đi học đến nay, các em quen chép và học theo câu, đoạn ; các em chưa có thói quen lập sơ đồ. Vì vậy, việc ghi bài bằng sơ đồ khiến vấn đề học ở nhà của HS gặp khó khăn, các em không biết học như thế nào với các từ, cụm từ rời rạc được đóng khung và chỉ kết nối với
  • 30. 21 nhau bằng mũi tên. Một số HS có khả năng tư duy tốt, học lực khá - giỏi nhưng GV không yêu cầu nên kĩ năng sơ đồ hóa bị hạn chế. Do đó, không chỉ GV mà cả HS cũng phải mất khá nhiều thời gian làm quen: từ việc dùng sơ đồ thay cho ghi toàn bộ nội dung bài học như trước đây, đến hình thành các thao tác xây dựng sơ đồ, hình thành kĩ năng, rèn luyện tư duy bằng sơ đồ... Phía nhà trường, một số đơn vị giáo dục còn thiếu phương tiện hỗ trợ cho công tác dạy và học bằng phương pháp sơ đồ. Số lượng máy chiếu phục vụ giảng dạy ở bậc phổ thông còn rất hạn chế, thậm chí có một số trường có tranh, ảnh minh họa cho GV sử dụng chưa được đầy đủ, nhất là các đầu sách, các tài liệu tham khảo về phương pháp sơ đồ, biện pháp rèn luyện tư duy, kĩ năng… trong tủ sách ở các trường THPT rất ít, thậm chí một số trường còn chưa có.
  • 31. 22 Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II, PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương Cấu trúc tế bào, phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 2.1.1.Mục tiêu Sau khi học xong chương II, phần Sinh học tế bào bậc THPT, HS phải: a. Về kiến thức - Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. - Phân tích được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào. b. Về kĩ năng Rèn luyện các kỹ năng sau: - Kĩ năng suy luận cũng như khả năng lập luận logic, khả năng phán đoán. - Kĩ năng làm việc với SGK, làm việc nhóm. - Kĩ năng thiết kế và sử dụng sơ đồ . - Kĩ năng hệ thống kiến thức thông qua các sơ đồ khái quát về tế bào. - Phát huy tính học tập tích cực của HS (qua thảo luận nhóm, làm việc độc lập). c. Về thái độ - Xây dựng niềm tin của học sinh vào khoa học hiện đại. - Hiểu và có ý thức vận dụng các tri thức kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống 2.1.2. Cấu trúc chương trình Nội dung chương cấu trúc tế bào gồm : cấu trúc tế bào nhân sơ, cấu trúc tế bào nhân thực, cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào. Vận
  • 32. 23 chuyển các chất qua màng sinh chất. Thực hành quan sát tế bào dưới kính hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. Cấu trúc của tế bào [45] Chương II, phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 gồm 6 bài (bài 7 – bài 12): Tế bào nhân sơ: gồm 1 bài (bài 7) chỉ dạy trong 1 tiết dạy. Có 2 nội dung chính: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và cấu tạo tế bào nhân sơ (giới thiệu cấu trúc và chức năng màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân)
  • 33. 24 Tế bào nhân thực: gồm 5 bài (bài 8-> bài 12) với 4 tiết dạy trong đó có 1 tiết thực hành. Có các nội dung về: Nhân, tế bào chất (hệ thống nội màng và bào quan), màng sinh chất và vận chuyển các chất qua màng sinh chất. 2.1.3. Về nội dung Kiến thức sinh học trong bậc THPT và tất cả các chương kể cả chương Cấu trúc tế bào đều sắp xếp và trình bày theo nhiều chủ đề, nhưng có 3 chủ đề bao trùm sinh học có thể dễ dàng nhận ra đó là chủ đề tiến hóa, chủ đề tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể và chủ đề cấu trúc - chức năng phù hợp với nhau ở mọi cấp độ tổ chức sinh học.[4] - Với thông tin di truyền sự sống, thì bắt đầu từ chỗ vật liệu di truyền chưa có màng bao bọc, bảo vệ đến chỗ có nhân hoàn chỉnh với đầy đủ thành phần màng nhân, dịch nhân và nhân con. - Với tế bào, thì tìm hiểu tế bào đơn giản – tế bào nhân sơ trước kế đó mới tìm hiểu tế bào phức tạp, tiến hóa hơn - tế bào nhân thực. - Đối với cơ thể, dù là cơ thể sinh vật cấu tạo từ tế bào nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ) hay tế bào nhân thực (nấm, thực vật , kể cả động vật) thì cấu trúc và chức năng của nó cũng phụ thuộc vào các tế bào. - Đối với giải phẩu học sự sống ở mọi cấp độ cấu trúc, khi phân tích cấu trúc sinh học sẽ cho chúng ta manh mối về việc cấu trúc đó làm gì và hoạt động như thế nào. Ngược lại, biết được chức năng của bộ phận nào đó giúp chúng ta có thể thâm nhập vào bên trong cấu trúc đó, ví dụ: +) Thành phần cấu tạo của tất cả màng tế bào đều gồm photpholipit và prôtêin. Do đó, mọi tế bào sống bất kể đó là tế bào nhân sơ đơn giản hay tế bào nhân thực phức tạp đều có khả năng trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường thông qua hệ thống cấu trúc khảm động này. +) Các tế bào, cơ thể đều lấy năng lượng từ bào quan được gọi là ti thể. Ti thể với rất nhiều nếp gấp. Các phân tử gắn kết ở màng trong thực hiện nhiều giai đoạn trong quá trình sản sinh năng lượng và các nếp
  • 34. 25 gấp của màng trong giúp cho một lượng lớn lớp màng này nằm gọn trong một không gian hẹp. +) Thực vật, tảo có thể quang hợp là do trong tế bào (lá, thân) có chứa bào quan lục lạp. Nhờ vào hệ sắc tố quang hợp đính ở các túi dẹp tilacoit và enzim quang hợp trong dịch nền stroma mà bào quan lục lạp có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng và chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho quá trình hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp (cacbohidrat). Vì vậy, khi khám phá sự sống, chúng ta đều phát hiện ra vẻ đẹp về chức năng ở mỗi bộ phận cấu trúc. Việc tiếp cận các cấu trúc tổ chức sống bằng phương pháp sơ đồ giúp quá trình truyền thụ kiến thức rõ ràng, ngắn gọn và hiệu quả hơn. 2.2. Thiết kế sơ đồ để dạy học chương II, phần Sinh học tế bào 2.2.1. Qui trình thiết kế sơ đồ Để hoạt động dạy học thực tiễn đạt hiệu quả thì khi sử dụng phương pháp sơ đồ rèn luyện kĩ năng tư duy, chúng tôi nhận thấy GV nên sơ đồ hóa nội dung bài học theo nguyên tắc thiết lập sơ đồ gợi ý dưới đây. Qui trình lập sơ đồ • Bước 1. Xác định các đỉnh của sơ đồ Xác định các đỉnh Thiết lập cung Sắp xếp các đỉnh, cung hình thành sơ đồ
  • 35. 26 Việc xác định các đỉnh cho sơ đồ nội dung cần được lựa chọn chính xác. Mỗi đỉnh của sơ đồ phải là đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung và giữ vị trí không thể thiếu trong hệ thống đơn vị kiến thức. • Bước 2. Thiết lập các cung (cạnh) Tức là biểu hiện các mối liên hệ của các đơn vị kiến thức bằng các mũi tên. Việc thiết lập quan hệ giữa các đỉnh của sơ đồ phải bảo đảm tính logíc khoa học, bảo đảm những quy luật khách quan và bảo đảm được tính hệ thống của nội dung kiến thức. Lưu ý: Nếu xét thấy các mối quan hệ của các đỉnh chưa hợp lý thì quay trở lại bước 1 để xác định lại các đỉnh của sơ đồ cho hợp lý hơn. • Bước 3. Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng Khi sắp xếp, bố trí các đỉnh lên một mặt phẳng phải bảo đảm một số yêu cầu sau: - Bảo đảm tính khoa học, tính logic. - Bảo đảm tính sư phạm. - Bảo đảm tính trực quan cao. Ví dụ: Lập sơ đồ cấu trúc tế bào nhân sơ Bước 1. Xác định các đỉnh của sơ đồ: Chọn kiến thức cần, đủ và mã hóa chúng cho thật xúc tích. Cụ thể, kiến thức phần cấu trúc tế bào nhân sơ sẽ có 5 đỉnh với nội dung ngắn gọn là tế bào nhân sơ, màng sinh chất, tế bào chất, bào quan không màng và vùng nhân. Bước 2. Thiết lập các cung: có nhiều cách khác nhau thể hiện mối quan hệ giữa các đỉnh. Cách 1. Tế bào nhân sơ là đỉnh xuất phát thì sơ đồ có dạng
  • 36. 27 Cách 2. Đỉnh trung tâm là Tế bào nhân sơ thì các cung và đỉnh còn lại được sắp xếp như sau Bước 3: Bố trí đỉnh và cung sao cho thật hợp lí để hình thành sơ đồ hoàn chỉnh. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm phần tên cho sơ đồ (tức là đặt tên sơ đồ). Sơ đồ. Cấu trúc tế bào nhân sơ 2.2.2 Hệ thống các sơ đồ đã xây dựng trong chương “Cấu trúc tế bào” a. Theo mục đích dạy học - Sơ đồ hình thành kiến thức mới VD: Khi dạy, GV có thể sử dụng sơ đồ hoàn chỉnh để xây dựng hình thành kiến thức về đặc điểm chung tế bào nhân thực
  • 37. 28 Sơ đồ 2.1.: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực - Sơ đồ củng cố, ôn tập VD: Sau khi kết thúc nội dung mục II, bài7 Tế bào nhân sơ:  GV cung cấp sơ đồ khuyết .  Yêu cầu ngẫu nhiên một HS trong lớp học, hoàn thành liền sơ đồ đã được cung cấp để củng cố nhanh phần kiến thức vừa tìm hiểu xong. Sơ đồ 2.2: Cấu trúc tế bào nhân sơ - Sơ đồ kiểm tra, đánh giá VD: Để đánh giá khả năng nhớ chức năng của một số bào quan mà HS đã học trước đó. GV có thể kiểm trabằng câu hỏi sơ đồ sau:
  • 38. 29 - Dựa vào bảng một số bào quan và chức năng đã cho dưới đây: BÀO QUAN CHỨC NĂNG Ti thể Không bào Lizôxôm Lục lạp Rib ôxôm Phân hủy tế bào Tổng hợp pr ôtêin Quang hợp Hô hấp Tạo lực hút Hãy điền vào phần còn khuyết của sơ đồ sao cho phù hợp. Sơ đồ 2.3: Chức năng một số bào quan b. Theo kĩ năng nhận thức - Sơ đồ rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp VD: Cho sơ đồ cấu trúc tế bào như sau.Theo em, nếu giữ nguyên sơ đồ chỉ đổi tên thành sơ đồ tế bào động vật, vậy có hợp lí không? Tại sao? Sơ đồ 2.4: Cấu trúc tế bào
  • 39. 30 - Sơ đồ rèn luyện kĩ năng so sánh VD: Có 2 sơ đồ dùng trong việc so sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực nhưng chưa hoàn chỉnh. Em hãy hoàn thành sơ đồ sau đây để thấy điểm giống và khác nhau giữa 2 tế bào này. Sơ đồ 2.5: Cấu trúc tế bào nhân sơ Sơ đồ 2.6: Cấu trúc tế bào nhân thực - Sơ đồ rèn luyện kĩ năng khái quát hóa VD: Có một bạn khái quát cấu trúc tế bào nhân thực bằng một sơ đồ nhưng còn khuyết một số chỗ. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ đó.
  • 40. 31 Sơ đồ 2.7: Cấu trúc tế bào - Sơ đồ rèn luyện kĩ năng suy luận VD: Dựa vào sơ đồ cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực cho dưới đây. Em hãy thiết kế và xây dựng sơ đồ cấu trúc chung của tế bào. Sơ đồ 2.8: Cấu trúc tế bào nhân sơ
  • 41. 32 Sơ đồ 2.9: Cấu trúc tế bào nhân thực (sơ đồ đáp án) c. Theo mức độ chính xác, hoàn chỉnh - Sơ đồ hoàn chỉnh: có thông tin ở tất cả các đỉnh đều được ghi chú (hoặc kí hiệu) đầy đủ, không thiếu một đỉnh nào. VD: Sơ đồ 2.10: Cấu trúc tế bào nhân thực - Sơ đồ câm: thông tin ( hoặc kí hiệu) ở tất cả các đỉnh đều rỗng, không có kí hiệu hay ngôn từ nào VD: Sơ đồ 2.11: Cấu trúc tế bào nhân thực MÀNG TẾ BÀO CHẤT TẾ BÀO NHÂN
  • 42. 33 - Sơ đồ khuyết: trong đó có thông tin ở một hoặc một số đỉnh rỗng, VD: Sơ đồ 2.12: Cấu trúc tế bào nhân thực - Sơ đồ bất hợp lí: thông tin ở tất cả hoặc một số đỉnh ghi chú (hoặc kí hiệu) không đúng, thiếu chính xác. VD: Sơ đồ 2.13: Cấu trúc tế bào nhân thực - Sơ đồ hỗn hợp: vừa có một số đỉnh thông tin không đúng, thiếu chính xác vừa có cả một số đỉnh không ghi chú (hoặc không kí hiệu). VD: Sơ đồ 2.14: Cấu trúc tế bào nhân thực MÀNG TẾ BÀO TẾ BÀO TẾ BÀO CHẤT MÀNG NHÂN TẾ BÀO NHÂN MÀNG
  • 43. 34 2.3. Tổ chức dạy học chương II, phần Sinh học tế bào bằng việc sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS 2.3.1. Xác định nội dung kiến thức có thể thiết kế sơ đồ Dựa vào mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh khi dạy chương II, phần Sinh học tế bào chúng tôi đã chọn được một số nội dung để thiết kế sơ đồ nhằm rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh như sau: Tên chương Tên bài Nội dung được thiết kế thành sơ đồ. Chương II Cấu trúc tế bào Bài 8 Tế bào nhân thực Nhân Lưới nội chất Bài 9 Tế bào nhân thực (tiếp theo) Ti thể Lục lạp Bài 10 Tế bào nhân thực (tiếp theo) Màng sinh chất Sau khi chọn nội dung và hoàn thành việc xây dựng sơ đồ, GV tiến hành tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS theo qui trình gợi ý dưới đây: 2.3.2. Qui trình sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận • Bước 1. GV cung cấp sơ đồ. Sơ đồ đặt ra là các nội dung kiến thức HS cần phải nắm, là sơ đồ HS phải hoàn thiện để rèn kĩ năng suy luận. • Bước 2. GV đưa ra hệ thống các hoạt động Các hoạt động khai thác sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận cho HS, cụ thể: - Tổ chức nhóm. - Câu hỏi gợi ý. - Phiếu học tập...yêu cầu HS hoàn thiện.
  • 44. 35 • Bước 3. Tổ chức HS rèn kĩ năng suy luận. - HS trao đổi, thảo luận để thực hiện kĩ năng suy luận - Thông qua việc tìm câu trả lời cho phiếu học tập, câu hỏi gợi ý...HS suy luận, giải quyết vấn đề và hoàn thành sơ đồ. • Bước 4. GV kết luận, chính xác hóa. - HS nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên (sơ đồ đáp án). - Đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS phân tích điểm đạt, chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. Ví dụ minh họa : Khi giảng dạy cấu trúc và chức năng của “Nhân” - Yêu cầu: Kiến thức - Mô tả được cấu trúc của nhân. - Thấy được tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng nhân tế bào. Kĩ năng - Rèn kĩ năng suy luận giải quyết vấn đề. - Phát triển kĩ năng thiết lập sơ đồ. - Kĩ năng hoạt động nhóm. Thái độ - Xây dựng và hình thành niềm tin khoa học về di truyền và một số hiện tượng đặc biệt ở cấp độ tế bào ( tế bào không nhân, tế bào nhiều hơn một nhân ). - Qui trình các bước tiến hành sử dụng sơ đồ khuyết để rèn kĩ năng suy luận Bước 1 . GV cung cấp sơ đồ khuyết (sơ đồ 2.15)
  • 45. 36 Sơ đồ 2.15. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ khuyết) Bước 2. Tổ chức hoạt động thực hiện kĩ năng suy luận - Tổ chức nhóm (từ 5-7 HS) - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình nhân tế bào để hoàn thành sơ đồ khuyết. - GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS (Dựa vào trang 37/ SGK ) hãy: • Phân biệt nhân với các bào quan khác trong tế bào. • Mô tả đặc điểm thành phần cấu trúc nhân tế bào. • Thành phần nào sẽ quyết định chức năng của nhân? Tại sao. Bước 3. HS trao đổi thực hiện kĩ năng suy luận - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Hoàn thiện bản đồ đã được cung cấp
  • 46. 37 Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.16) Sơ đồ 2.16. Cấu trúc và chức năng của nhân (sơ đồ hoàn chỉnh) - HS nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên. - Đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS phân tích điểm đạt , chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. 2.3.3. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong dạy bài mới 2.3.3.1. Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ hỗn hợp Giảng dạy cấu trúc và chức năng “Lưới nội chất”  Yêu cầu: a. Kiến thức - Mô tả được cấu trúc, chức năng của lưới nội chất (LNC). - Giúp HS thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của LNC. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng suy luận. - Kĩ năng thảo luận nhóm. - Kĩ năng xây dựng sơ đồ.
  • 47. 38 c. Thái độ - Giúp HS có niềm tin đúng đắn hơn vào khoa học nói chung và bộ môn sinh học nói riêng thông qua việc giải đáp logic khoa học một số vấn đề liên quan đến LNC.  Qui trình: Bước 1. GV cung cấp sơ đồ hỗn hợp (sơ đồ 2.17), phiếu học tập, chia nhóm. Sơ đồ 2.17: Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hỗn hợp) Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận - Dựa vào nội dung SGK ( trang 37) và hình LNC để hoàn thành bảng sau: Bảng 2.1. Cấu trúc lưới nội chất LNC hạt LNC trơn Vị trí Cấu trúc Chức năng - Mô tả sự khác biệt cấu trúc LNC hạt và LNC trơn .
  • 48. 39 - Sự khác biệt về cấu trúc của các loại LNC ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng? - Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ đã cung cấp. Bước 3. HS thảo luận, thực hiện kĩ năng suy luận - Các nhóm hoàn thành bảng 1. - HS trao đổi hoàn thiện sơ đồ. Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.18). - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng suy luận. Sơ đồ 2.18: Cấu trúc và chức năng lưới nội chất (Sơ đồ hoàn chỉnh) Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Ti thể”  Yêu cầu: a. Kiến thức - Liệt kê các thành phần cấu trúc ti thể. - Phân tích sơ đồ cấu trúc để từ đó có thể suy luận để nêu chức năng của bào quan có 2 lớp màng trên.
  • 49. 40 b. Kĩ năng - Hình thành và phát triển kĩ năng phân tích, suy luận giải quyết vấn đề. - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. - Kĩ năng thiết lập sơ đồ. c. Thái độ - Vững tin hơn vào bộ môn sinh học hiện đại. - Giải thích được một vài hiện tượng (như tại sao số lượng ti thể ở tế bào cơ tim, cơ ngực rất nhiều) khoa học hơn và chặt chẽ hơn về lập luận.  Qui trình Bước 1. GV cung cấp sơ đồ hỗn hợp, phiếu học tập, chia nhóm. Sơ đồ 2.19: Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hỗn hợp) Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận Bước 3. HS thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm.
  • 50. 41 - Nghiên cứu nội dung SGK và hình 9.1 GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như sau: (Dựa vào SGK, trang 40) - Mô tả cấu trúc của ti thể bằng sơ đồ (sơ đồ 2.19). - Tại sao nói ti thể là nhà máy điện của tế bào? - Cấu trúc kiểu răng lược của màng trong có ý nghĩa như thế nào đối với việc chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào? HS trao đổi hoàn thiện sơ đồ. Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh ( sơ đồ 2.20). - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng.
  • 51. 42 Sơ đồ 2.20: Cấu trúc và chức năng ti thể (Sơ đồ hoàn chỉnh) 2.3.3.2 Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ bất hợp lí Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Lục lạp”  Yêu cầu a. Kiến thức - Mô tả cấu trúc lục lạp. - Từ đặc điểm cấu trúc có thể suy luận và giải thích được tai sao lục lạp có chức năng quang hợp. b. Kĩ năng - Kĩ năng so sánh, phân tích và kĩ năng suy luận. - Kĩ năng trình bày ý kiến trước nhóm, lớp. - Kĩ năng thiết lập sơ đồ.
  • 52. 43  Qui trình Bước 1. GV giới thiệu sơ đồ bất hợp lí - Có một bạn HS sau khi quan sát hình cấu trúc lục lạp dưới đây, - HS đó đã phát biểu rằng: “ Lục lạp có 2 lớp màng giống ti thể nên màng sẽ là cấu trúc qui định chức năng của lục lạp” và thiết lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc với chức năng của lục lạp như sau: Sơ đồ 2.21: Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ bất hợp lí)
  • 53. 44 - Em hãy đưa ra nhận xét về phát biểu trên. “Sơ đồ 2.21” có cần điều chỉnh không? Tại sao? Bước 2. Tổ chức hoạt động để HS rèn kĩ năng suy luận - GV chia nhóm từ 3-5 em Bước 3. HS thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. - HS trao đổi, điều chỉnh thông tin sơ đồ 2.21 (sơ đồ bất hợp lí). Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.22). - HS đối chiếu cách suy luận của bản thân với phần GV đưa ra. - HS tự phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt để hoàn thiện kĩ năng suy luận. Sơ đồ 2.22: Cấu trúc và chức năng lục lạp (Sơ đồ hoàn chỉnh)
  • 54. 45 2.3.3.3 Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết Giảng dạy cấu trúc và chức năng “ Màng sinh chất”  Yêu cầu a. Kiến thức - Mô tả thành phần và mô hình cấu trúc màng sinh chất. - Từ thành phần cấu tạo suy luận hoặc lập luận để giải thích các chức năng của màng sinh chất. - Nêu được tính thóng nhất giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. b. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng thiết lập sơ đồ. - Phát triển khả năng suy luận, lập luận. - Kĩ năng hoạt động nhóm. c. Thái độ - Củng cố thêm niềm tin vào bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khoa học khác.  Qui trình Bước 1 . GV cung cấp sơ đồ khuyết (sơ đồ 2.23) Sơ đồ 2.23: Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ khuyết)
  • 55. 46 Bước 2. Tổ chức hoạt động thực hiện kĩ năng suy luận - Tổ chức nhóm (3 HS) - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình màng tế bào để hoàn thành sơ đồ khuyết. - GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho HS • Mô tả chức năng của các thành phần cấu trúc nên màng tế bào. • Thành phần nào sẽ quyết định chức năng của màng? Hãy lập luận để thấy cấu trúc phù hợp với chức năng màng sinh chất. • Tại sao nói màng có cấu trúc khảm động? • Tại sao cholesterol là thành phần không thể thiếu trong màng tế bào động vật. Bước3. HS trao đổi thực hiện kĩ năng suy luận - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Hoàn thiện sơ đồ đã được cung cấp Bước 4. GV nhận xét và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh (sơ đồ 2.24)
  • 56. 47 Sơ đồ 2.24. Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất (sơ đồ hoàn chỉnh) - HS phân tích điểm đạt, chưa đạt và tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. 2.3.4. Biện pháp sơ đồ để củng cố, ôn tập Khi tiến hành củng cố - ôn tập chương Cấu trúc tế bào, GV có thể đưa vào bài giảng một số sơ đồ rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS. Ví dụ: sơ đồ khuyết để củng cố mục II, bài Tế bào nhân sơ; sơ đồ câm trong ôn tập Cấu trúc tế bào, bài 21 Ôn tập phần Sinh học tế bào..... 2.3.4.1 Qui trình rèn kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết Củng cố nội dung “Tế bào nhân sơ” Bước 1. GV cung cấp sơ đồ khuyết - Khi kết thúc nội dung mục II, bài 7 Tế bào nhân sơ GV phát cho HS sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.25. Cấu trúc tế bào nhân sơ
  • 57. 48 Bước 2. GV đặt yêu cầu cho HS: - Dựa vào kiến thức mới được hình thành trong tiết học, em hãy đề xuất thêm một số nội dung còn khiếm khuyết trong sơ đồ 2.25. - Việc nhóm đề xuất vào các ô trống sơ đồ trên có hợp lí không? Tại sao? Bước 3. Tổ chức HS rèn luện kĩ năng suy luận bằng sơ đồ khuyết đã cung cấp - HS thảo luận nhanh, hoàn tất sơ đồ (2 phút). Bước 4. GV cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh ( sơ đồ 2.26) - HS so sánh, đối chiếu và hoàn thiện kĩ năng suy luận. Sơ đồ 2.26. Cấu trúc tế bào nhân sơ 2.3.4.2 Qui trình sử dụng sơ đồ câm để rèn kĩ năng suy luận Ôn tập chương Cấu trúc tế bào Bước 1. GV cung cấp và giới thiệu sơ đồ câm (Sơ đồ 2.27) HS cần hoàn thiện. - Có một bạn HS lớp 10 đã xây dựng sơ đồ để hệ thống kiến thức Cấu trúc tế bào. Nhưng bạn HS trên đã cố tình xóa hết thông tin của sơ đồ. Dựa vào kiến thức tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đã được học, các em hãy đề xuất nội dung cần điền vào các ô trống sao cho thật hợp lí?
  • 58. 49 Sơ đồ 2.27. Cấu trúc tế bào Bước 2. Tổ chức thực hiện kĩ năng suy luận - Tổ chức nhóm 5- 6 HS. - GV có thể gợi ý cho nhóm bằng câu hỏi: • Hãy tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. • Liệt kê các cấu trúc có trong bào tương (vào 1 hàng ô trống nằm dưới cùng của sơ đồ). Bước 3. HS trao đổi, đưa ra ý kiến nhóm. Bướ c 4. GV kết luận, chính xác hóa bằng sơ đồ hoàn chỉnh.
  • 59. 50 Sơ đồ 2.28. Cấu trúc tế bào - HS tự hoàn thiện kĩ năng suy luận. 2.3.5. Biện pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong kiểm tra, đánh giá Nội dung phần “Cấu trúc tế bào” là nội dung kiến thức khó nhớ vì khi nghiên cứu cấu trúc tế bào tức là vừa phải tìm hiểu vị trí, đặc điểm cấu tạo của từng thành phần xây dựng nên tế bào, vừa tìm hiểu chức năng của chúng, khiến HS dễ nhầm lẫn các kiến thức (ví dụ như: cấu trúc bào quan này với chức năng của bào quan khác) làm cho HS không ghi nhớ sâu sắc kiến thức đã học dẫn tới chất lượng lĩnh hội kiến thức chương“Cấu trúc tế bào” chưa sâu. Điều đó sẽ gây khó khăn cho cả GV trong việc giảng dạy các chương còn lại và HS khi tiếp cận các nội dung kiến thức kế tiếp (đặc biệt là Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào). Vì vậy GV có thể kiểm tra bằng câu hỏi tự luận, câu trắc nghiệm, bằng sơ đồ (sơ đồ khuyết, câm, hỗn hợp ...) hoặc kết hợp giữa hình thức kiểm tra bằng sơ đồ với câu hỏi trắc nghiệm, sơ đồ với câu hỏi tự luận trong các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết... nhằm đánh giá mức độ nhận thức HS từ đó điều chỉnh lại nội dung giáo án, phương pháp truyền thụ đạt kết quả tối ưu.
  • 60. 51 Dưới đây là một số sơ đồ tham khảo và qui trình sử dụng sơ đồ: 2.3.5.1 Qui trình sử dụng sơ đồ khuyết để rèn kĩ năng suy luận Kiểm tra kiến thức “cấu trúc và chức năng của bào quan” Bước 1. GV cung cấp sơ đồ - Cho HS tên của một số cấu trúc trong tế bào và chức năng của chúng, - Yêu cầu HS điền các thông tin đã cho vào sơ đồ đã cho. Cụ thể: BÀO QUAN CHỨC NĂNG Ti thể Ribôxôm Lizôxôm Lục lạp Phân hủy tế bào Quang hợp Hô hấp Tổng hợp prôtêin Hãy điền vào phần còn khuyết của sơ đồ sau cho phù hợp Sơ đồ 2.29. Cấu trúc và chức năng bào quan Bước 2 và 3. HS tự lực hoàn thành sơ đồ. ( Hình thành tư duy suy luận) Bước 4. GV kết luận và chính xác hóa thông tin sau khi thu bài. - HS tự đối chiếu, so sánh và hoàn thiện kĩ năng suy luận.
  • 61. 52 2.3.5.2 Qui trình sử dụng sơ đồ bất hợp lí để rèn kĩ năng suy luận Kiểm tra, đánh giá kiến thức HS về bào quan 1 lớp màng (không bào và lizôxôm). Bước 1. GV phát đề kiểm tra có sơ đồ bất hợp lí Sơ đồ 2.30. Cấu trúc và chức năng của lizôxôm và không bào - Nếu thông tin trong sơ đồ cho sau đây còn chỗ nào chưa chính xác thì em hãy giải thích và đề xuất đáp án thay thế. Bước 2 và 3. HS nghiên cứu tìm ra điểm bất hợp lí, sửa lại cho chính xác (hình thành kĩ năng suy luận). Bước 4. GV có thể cung cấp sơ đồ đáp án khi trả bài kiểm tra. 2.3.5.3 Qui trình tổ chức HS tự thiết lập sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận Kiểm tra kiến thức Cấu trúc tế bào Bước 1. GV đặt yêu cầu về sơ đồ cần xây dựng trong bài kiểm tra Có thể dưới dạng câu hỏi : - Dựa vào kiến thức về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đã học, em hãy thiết kế sơ đồ mô tả ngắn gọn cấu trúc tế bào. Bước 2 và 3. HS tự thiết kế sơ đồ . Bước 4. Sau khi thu bài GV có thể cung cấp sơ đồ đáp án.
  • 62. 53 Sơ đồ 2.31. Cấu trúc tế bào (Sơ đồ đáp án) Như vậy tùy theo đối tượng HS mà GV vận dụng phương pháp sơ đồ vào quá trình giảng dạy để tổ chức bài giảng đạt hiệu quả tốt nhất . GV có thể sử dụng phương pháp sơ đồ để rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong tất cả các khâu từ hình thành kiến thức mới, đến củng cố ôn tập hay kiểm tra đánh giá .
  • 63. 54 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá tính khả thi của các sơ đồ đã xây dựng và lựa chọn trong việc rèn luyện khả năng suy luận cho HS phương pháp dạy học mà luận văn đề xuất trong dạy học phần sinh học tế bào, Sinh học 10. Thông qua thực nghiệm, các sơ đồ chưa hoàn thiện được chúng tôi chỉnh sửa hoặc lựa chọn sơ đồ khác phù hợp hơn. 3.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên các bài : TT Bài dạy Số tiết 1 Bài 8. Tế bào nhân thực 1 2 Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) 1 3 Bài 10. Tế bào nhân thực ( tiếp theo) 1 - Nội dung một bài do một GV thực hiện. - Giảng dạy bằng phương pháp sử dụng sơ đồ. 3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.3.1. Thời gian thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào học kì I (tháng 10.2013 -11.2013). 3.3.2. Địa điểm thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại Trường ĐH Công Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh với các lớp: - TH. DI41B - TH. QK41A - TH. CK41 - TH. QK41B
  • 64. 55 3.3.3.Đối tượng thực nghiệm HS lớp 10 (ban cơ bản) được chia thành 2 nhóm. Các giáo án thực nghiệm do chúng tôi soạn và trao đổi trực tiếp với GV đứng lớp về cách dạy và mục đích dạy. Chúng tôi tiến hành chọn 2 nhóm lớp (1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng) có số lượng HS và năng lực HS tương đương nhau. Giáo án ở các lớp đối chứng là giáo án thường ngày của GV. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do cùng một giáo viên giảng dạy và thời gian, nội dung kiến thức, hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học là như nhau. 3.4. Kết quả thực nghiệm Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành cho HS làm bài kiểm tra (kiểm tra tự luận ngắn đồng thời kết hợp với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan) và thu được kết quả 3.4.1 Phân tích định lượng Các số liệu thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chấm theo thang điểm 10 và được thống kê vào bảng 3.1 Bảng 3.1 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 82 0 1 3 8 19 15 18 11 7 0 TN 82 0 0 1 5 13 17 21 12 9 4 2 ĐC 82 0 2 5 10 22 19 16 8 0 0 TN 82 0 0 2 6 11 26 18 10 6 3 Tổng hợp ĐC 164 0 3 8 18 41 34 34 19 7 0 TN 164 0 0 3 11 24 43 39 22 15 7
  • 65. 56 Để rút ra kết luận mang tính khách quan, các kết quả kiểm tra lần 1, kiểm tra lần 2 và tổng hợp 2 lần kiểm tra được phân tích định lượng thông qua các giá trị thống kê cơ bản. Kết quả thu được trình bày ở các bảng và biểu đồ sau.  Phân tích kết quả bài kiểm tra 1 Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 1 Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82 0 1 3 8 19 15 18 11 7 0 TN 82 0 0 1 5 13 17 21 12 9 4 Bảng 3.3 Tần suất điểm kiểm tra 1 giữa lớp TN và lớp ĐC Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82 1.22 3.66 9.76 23.17 18.29 21.95 13.41 8.54 0.00 TN 82 0.00 1.22 6.1 15.85 20.73 25.61 14.63 10.98 4.88 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 của lớp ĐC và lớp TN 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN
  • 66. 57 Dựa vào bảng điểm và biểu đồ tần suất cho thấy : - Giá trị Mod của các lớp TN (điểm 7) cao hơn các lớp ĐC . - Với các lớp TN thì điểm 8- 9 -10 tăng và ngược lại với trường hợp điểm 2-3- 4 giảm. Như vậy, các lớp TN có kết quả kiểm tra cao hơn lớp ĐC. Bảng 3.4 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1 LỚP Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC ́́́́82 100 100 98.78 95.12 85.37 62.20 43.90 21.95 8.54 0.00 TN 82 100 100 100 98.78 92.68 76.83 56.10 30.49 15.85 4.88 Biểu đồ 3.2 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1 Đường tần suất hội tụ lớp ĐC nằm phía dưới, bên trái đường tần suất hội tụ tiến lớp TN. Điều này, cho thấy kết quả bài làm của lớp ĐC thấp hơn lớp TN. Đ 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN
  • 67. 58 Bảng 3.5 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 Tham số n ± m s Cv (%) đ TN-ĐC Tđ ĐC 84 6.15 0.18 1.62 26.41 0.6 2.37 TN 84 6.76 0.18 1.59 23.63 Bảng so sánh các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 cũng cho thấy: - Điểm trung bình lớp TN (6.76) cao hơn lớp ĐC (6.15). - Hệ số biến thiên dù cả 2 nhóm lớp đều dao động ở mức trung bình nhưng lớp TN có độ phân tán( 23.63) thấp hơn lớp ĐC (26.41). Vậy việc sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận thực sự có hiệu quả. - Độ tin cậy bài kiểm tra 1 Tđ = 2.37 > Tα = 1.96 ( với mức ý nghĩa α=0.05, số bậc tự do xác định f=n1+n2-2=162). Vậy kết quả rèn luyện khả năng tư duy suy luận bằng sơ đồ cho HS lớp TN cao hơn lớp ĐC là hoàn toàn đáng tin cậy.  Phân tích kết quả bài kiểm tra 2 Bảng 3.6 Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra 2 Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82 0 2 5 10 22 19 16 8 0 0 TN 82 0 0 2 6 11 26 18 10 6 3 Bảng 3.7 Tần suất điểm kiểm tra 2 giữa lớp TN và lớp ĐC Lớp Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82 2.44 6.1 12.2 26.83 23.17 19.51 9.75 0.00 0.00 TN 82 0.00 2.44 7.32 13.41 31.70 21.95 12.2 7.32 3.66 X
  • 68. 59 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ tần suất điểm bài kiểm tra 2 của lớp TN và ĐC Qua bảng thống kê điểm và biểu đồ tần suất cho thấy : - Giá trị Mod của các lớp TN là điểm 6 cao hơn các lớp ĐC (điểm 5). - Đối với trường hợp từ điểm 5 trở xuống tần suất điểm các lớp ĐC cao hơn lớp TN và ngược lại tuần suất điểm lớp ĐC thấp hơn lớp TN với trường hợp từ điểm 6 trở lên. - Kết quả kiểm tra ở lớp TN : điểm 9 -10 tăng còn điểm 3-4 giảm. Từ đây, có thể kết luận HS ở các lớp TN làm bài tốt hơn HS nhóm lớp ĐC. Bảng 3.8 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 2 LỚP Tổng số bài Số bài kiểm tra đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 82́ ́ 100 100 97.56 91.46 79.27 52.44 29.27 9.76 0.00 0.00 TN 82 100 100 100 97.56 90.24 76.83 45.12 23.17 10.98 3.66 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN
  • 69. 60 Biểu đồ 3.4 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra 2 Đường đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến của lớp ĐC nằm phía dưới, bên trái so với đường tần suất hội tụ tiến của lớp TN đã minh chứng một lần nữa “ kết quả bài kiểm tra lớp TN cao hơn lớp ĐC”. Bảng 3.9 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2 Tham số n ± m s Cv (%) đ TN-ĐC Tđ ĐC 84 5.59 0.16 1.46 26.00 0.88 3.75 TN 84 6.47 0.17 1.53 23.78 Bảng so sánh các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 1 cũng cho thấy: - Điểm trung bình lớp TN (6.47) cao hơn lớp ĐC (5.59). - Hệ số biến thiên dù cả 2 nhóm lớp đều dao động ở mức trung bình nhưng lớp TN có độ phân tán( 23.78) thấp hơn lớp ĐC (26). - Độ tin cậy bài kiểm tra 1 Tđ = 3.75 > Tα = 1.96 ( với mức ý nghĩa α=0.05, số bậc tự do xác định f=n1+n2-2=162). Vậy kết quả rèn luyện khả năng tư duy suy luận bằng sơ đồ cho HS lớp TN cao hơn lớp ĐC là hoàn toàn đáng tin cậy. ĐC 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN X
  • 70. 61  Phân tích 2 bài kiểm tra. Bảng 3.10 So sánh các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1, 2: Lần kiểm tra Lớp n ± m s Cv (%) đ TN-ĐC Tđ 1 ĐC 82 6.15 0.18 1.62 26.41 0.6 2.37 TN 82 6.76 0.18 1.59 23.63 2 ĐC 82 5.59 0.16 1.46 26.00 0.88 3.75 TN 82 6.47 0.17 1.53 23.78 Bảng 3.11 Tỉ lệ xếp loại kết quả 2 lần kiểm tra Lớp n Yếu kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) ĐC 164 17.68 45.73 32.32 4.27 TN 164 8.53 40.85 37.20 13.42 YẾU-KÉM TRUNG BÌNH KHÁ GIỎI Biểu đồ 3.5 Biểu đồ phân loại trình độ, khả năng tư duy suy luận HS qua 2 bài kiểm tra 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 ĐC TN X
  • 71. 62 Qua bảng 3.10, 3.11 và biểu đồ hình 3.5 cho thấy: - Điểm trung bình lớp TN (6.76 - 6.47) luôn cao hơn ở lớp ĐC (6.15 - 5.59), điều này cho biết khả năng nhớ bài, hiểu bài và vận dụng kiến thức để suy luận ở lớp có sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng tốt hơn so với lớp dạy theo phương pháp cũ. - Các bài kiểm tra có đ TN-ĐC luôn dương và tăng dần từ 0.6 - 0.88, đã minh chứng HS có khả năng suy luận tốt hơn khi sử dụng sơ đồ trong dạy học, trong rèn luyện tư duy. - Hệ số biến thiên Cv(%) qua các bài kiểm tra, lớp ĐC (26 – 26.41) luôn cao hơn so với ở lớp TN (23.63 – 23.78), cho ta thấy lớp TN có điểm trung bình kiểm tra đáng tin cậy hơn ở lớp ĐC. - Độ tin cậy Tđ > Tα ở cả bài kiểm tra 1 và bài kiểm tra 2, đã cho minh chứng một lần nữa kết quả điểm trung bình cộng lớp TN cao hơn lớp ĐC là hoàn toàn tin cậy. - Bảng xếp loại và biểu đồ phân loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra cho thấy, • Tỉ lệ yếu – kém giảm đi hơn một nửa từ 17.68% xuống chỉ còn 8.53%. • Tỉ lệ khá và giỏi tăng lên, đặc biệt giỏi tăng gấp đôi từ 4.27% lên 13.42%. Điều này cho phép khẳng định, việc sử dụng sơ đồ để rèn kĩ năng suy luận trong dạy học đã làm tăng tỉ lệ khá giỏi và khả năng suy luận các em HS được nâng cao hơn, tốt hơn. 3.4.2. Phân tích định tính Qua phân tích định lượng kết quả thực nghiệm cho thấy kết quả học tập các lớp TN cao hơn các lớp ĐC về chất lượng lĩnh hội kiến thức, về năng lực tư duy, về khả năng suy luận vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề và về độ bền kiến thức.
  • 72. 63 Về năng lực tư duy suy luận, vận dụng dụng kiến thức giải quyết vấn đề: - Thể hiện ở khả năng tiếp thu nhiệm vụ, xác định phán đoán cơ sở, hình thành mối liên hệ giữa nội dung kiến thức với phán đoán mới, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức để lập luận, suy luận giải quyết các vấn đề trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống. - Cụ thể qua câu hỏi giải quyết tình huống mới “Trình bày cấu trúc tế bào” (câu tự luận, đề kiểm tra 2, phụ lục 4). Câu hỏi này yêu cầu HS phải có kĩ năng suy luận tốt, phải hiểu rõ cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực thì mới có thể trả lời chính xác và đầy đủ thành phần cấu trúc của tế bào. • Ở các lớp ĐC, HS đa số trả lời đơn giản gồm: màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân. Dù có một số ít HS liệt kê thêm một vài thành phần (ti thể, lục lạp, không bào, ribôxôm...) nhưng không thể xếp chúng thành nhóm cho ngắn gọn, dễ hiểu. • Ở các lớp TN, phần lớn HS dùng sơ đồ để trả lời. Bên cạnh việc dùng sơ đồ liệt kê thành phần màng sinh chất, nhân hoặc vùng nhân như lớp ĐC, các em còn biết hệ thống đầy đủ các thành phần trong tế bào chất dưới dạng hệ thống nội màng, hệ thống bào quan không màng - 1 lớp màng - 2 lớp màng. Như vậy, có thể thấy khả năng tư duy suy luận của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức - Trong quá trình chấm bài, cho thấy lớp ĐC không trình bày tốt mối quan hệ cấu trúc – chức năng. Điều này trái ngược hoàn toàn so với lớp TN cụ thể ở đề kiểm tra 1 (phụ lục 4) “ trình bày cấu trúc ti thể phù hợp với chức năng của nó”. • HS các lớp ĐC trình hết cấu trúc rồi đến chức năng. Giống y như lối học thuộc lòng phổ biến trong giáo dục từ trước đến nay và không thể tìm ra được mối quan hệ tương quan giữa chúng. Do đó, số lượng bài đạt điểm tuyệt đối là 10 không có.