SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 68
1
CHƢƠNG 1 – MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây xanh – Một phần không thể thiếu tại các thành phố lớn như Tp Hồ Chí
Minh. Cây xanh không chỉ giúp làm giảm ô nhiễm không khí, giảm tiếng
ồn, cho bóng mát, tăng vẻ mỹ quan mà còn có thể giúp tinh thần bớt căng
thẳng và sảng khoái. Trên đường phố, công viên và nhất là trong trang trí
ngoại thất, việc lựa chọn cây xanh phù hợp làm nguyên liệu thiết kế đóng
vai trò quan trọng.
Cây Đầu lân (Couroupita guianensis Aubl.) thuộc họ Lộc vừng
(Lecythidaceae) là loài cây che bóng, có hoa đẹp, nở quanh năm, hương
thơm thanh thoát và có ý nghĩa về tâm linh Phật giáo. Hiện nay, Đầu lân
được trồng rải rác trong một số công viên như Tao Đàn, Bình Quới, Thảo
Cầm Viên… và trồng nhiều ở các chùa Kỳ Quang, Tường Quang, Xá Lợi,
Vĩnh Nghiêm… Ngoài ra, đây cũng là loài cây có quả và lá được dùng làm
dược liệu chữa các bệnh thông thường.
Từ những ưu điểm nêu trên của loài cây này, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
ảnh hƣởng của độ che sáng và thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sự
phát triển của cây Đầu lân (Couroupita guianensis Aubl.) thuộc họ Lộc
vừng (Lecythidaceae) trong giai đoạn vƣờn ƣơm” để nghiên cứu sâu
hơn về quá trình sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm và tiến tới
phát triển loài cây có giá trị trang trí ngoại thất cao và có ý nghĩa Phật giáo
đặc biệt này.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các điều kiện thích hợp cho cây con phát triển ở giai đoạn
vườn ươm như:
+ Xác định độ che sáng phù hợp
+ Xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu khi gieo ươm
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cây Đầu lân (Couroupita guianensis) được nhân giống trong vườn ươm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây Đầu lân với các
điều kiện che sáng, thành phần hỗn hợp ruột bầu khác nhau để chọn ra
công thức gieo ươm tốt nhất.
1.4. Đóng góp của đề tài
Bước đầu cung cấp một số thông tin làm cơ sở cho việc gieo ươm cây Đầu
Lân con.
1.5. Bố cục của đề tài
Chương 1 – Mở đầu
Chương 2 – Tổng quan tài liệu
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 – Kết quả và thảo luận
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị
3
CHƢƠNG 2 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên của khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
Tổng diện tích đất tự nhiên là 543,8884 ha, Hiệp Thành có dạng một tứ giác
lồi về hướng Tây và Tây Bắc, nằm ở giữa Quận 12 – Thành phố Hồ Chí
Minh, bốn hướng tiếp giáp với:
Hướng Đông : Phường Thới An – Quận 12
Hướng Tây : Phường Tân Chánh Hiệp – Quận 12 và xã Thới Tam Môn – Hóc
Môn
Hướng Nam : Phường Tân Chánh Hiệp và phường Tân Thới Hiệp – Quận 12
Hướng Bắc : Xã Đông Thạnh – Huyện Hóc Môn.
b. Địa hình, địa mạo:
Hiệp Thành thuộc vùng đồng bằng Nam bộ, mang 2 dạng địa hình : thấp và
cao.
- Địa hình thấp : tương đối thấp và bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,6
– 0,8 m.
- Địa hình cao : độ cao trung bình là 4,5 – 5 m.
Vì vậy, Hiệp Thành có khả năng phát triển cả về canh tác nông nghiệp cũng
như thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng – kỹ thuật.
c. Khí hậu:
- Nằm trong vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa của nước ta nên Hiệp
Thành mang nét đặc trưng của khí hậu Đông Nam Bộ có 2 mùa rõ rệt : mùa
khô và mùa mưa.
4
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, chiếm 10% lượng mưa cả năm.
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, số ngày mưa khoảng
132 ngày, lượng mưa bình quân là 1980 mm/ năm, chiếm 90% lượng mưa cả
năm.
- Nhiệt độ bình quân là 290
C, độ ẩm không khí trung bình 61%.
- Hai hướng gió chủ đạo là Đông Nam và Tây Bắc, với vận tốc trung bình 2,5
m/s.
d. Thủy văn :
Phường Hiệp Thành được bao bọc về hướng Tây Bắc bởi kênh Trần Quang
Cơ và rạch Cầu Dừa. Ngoài ra, xung quanh phường không còn sông suối chảy
qua nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải sinh hoạt và chất
thải công nghiệp, gây ít nhiều ảnh hưởng đến mùa màng ở địa phương.
5
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Hiệp Thành là 543,8884 ha được
chia theo từng loại đất như sau:
- Đất nông nghiệp : 200,6440 ha
- Đất ở : 195,7374 ha
- Đất chuyên dùng : 147,5070 ha
Hiện nay, trên địa bàn phường, toàn bộ diện tích đất đã được đưa vào sử
dụng.
Trong đó, về thổ nhưỡng có 3 thành phần đất chính:
- Đất xám bạc màu
- Đất cát pha
- Đất xám trên phù sa cổ
Ngoài ra có một phần nhỏ diện tích đất phù sa nhiễm phèn nhiều.
Bảng 2: Phân loại đất đai phƣờng Hiệp Thành, quận 12
Ký
hiệu
Phân loại đất Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)FAO/UNESCO Việt Nam
ACd Dystric Acrisols Đất xám bạc màu 208,99 38,53
ACf Ferric Acrisols Đất nâu vàng trên phù sa cổ 207,16 38,20
ACh Haplic Acrisols Đất xám trên phù sa cổ 119,84 22,10
FLtp Protothionic Fluvisols Đất phù sa nhiễm phèn nhiều 6,36 1,17
(Nguồn : Bản đồ đất quận 12 – TP. Hồ Chí Minh)
Điều này tạo điều kiện cho Hiệp Thành phát triển đa dạng về thành phần
kinh tế, tuy vậy cũng gây hạn chế cho việc phát triển đồng đều, cân đối
giữa các ngành dựa trên tiềm lực sẵn có ở địa bàn.
6
Hình. Bản đồ đất phƣờng Hiệp Thành, quận 12
(Nguồn : Bản đồ đất quận 12 – TP. Hồ Chí Minh)
b. Tài nguyên nước :
Ở đây, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm với mực nước giếng
đào sâu từ 8 - 10m. Nhìn chung, chất lượng nước tương đối tốt nên đại đa
số hộ dân trong phường đều sử dụng hầu hết là giếng khoan, chỉ một số ít
hộ dùng giếng đào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
7
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với cây gỗ non trong giai
đoạn vƣờn ƣơm
a. Ánh sáng
Theo Kimmins (1998) [40], ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp
của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng
trưởng mới giữa các bộ phận của cây gỗ. Khi được che bóng, tăng trưởng
chiều cao của cây gỗ non diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu
và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng
mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra chậm, nhưng đường kính
lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che bóng giúp cây con
tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng
thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu.
Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ
thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm. Những cây con
sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu
bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ
thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây
con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay
thế bằng các lá ưa sang, Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5], Vũ Thị Lan (2007)
[18]
Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra
tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/
đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể
sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế,
8
trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con.
Nguyễn Thị Hà Linh (2009) [19], Trương Thị Cẩm Nhung (2010) [22]
b. Nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn vườn
ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư
thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây gỗ non. Hệ rễ cây con trong
bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước
sẽ tạo ra môi trường quá ẩm ; kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu
không khí. Nếu cây thiếu nước, chất nguyên sinh sẽ bị mất nước, chúng có thể
chuyển sang trạng thái coaxecva hoặc trạng thái gel và kèm theo giảm hoạt
động sống của chúng. Đồng thời khi mất nước có thể làm giảm tính bền vững
của keo nguyên sinh chất và ở mức độ có thể gây nên biến tính keo nguyên
sinh chất và cây sẽ chết (Hoàng Minh Tấn và ctv, 1994) [29]. Vì thế, việc xác
định hàm lượng nước thích hợp cho cây non vườn ươm là việc làm rất quan
trọng (Larcher, 1983) [17], (Nguyễn Văn Sở, 2004) [28].
c) Thành phần hỗn hợp ruột bầu
Thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm (Nguyễn Văn Thêm,
Phạm Thanh Hải, 2004) [33]. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều
kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh. Một hỗn
hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất
khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt (Nguyễn Tuấn Bình, 2002) [5],
(Nguyễn Văn Sở, 2003) [27]. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều
chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng và chất lượng cây con.
9
Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất
phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm
ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu thịt nhẹ, pH trung tính, không mang
mầm mống sâu bệnh hại, (Vũ Thị Lan, 2007) [18], (Trương Thị Cẩm Nhung,
2010) [22].
Cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải
thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai
đoạn vươm ươm, những nhân tố được đặt biệt quan tâm là đạm, lân, kali và
các chất phụ gia (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [23]
d) Kích thước bầu
Kích thước bầu là chỉ tiêu phản ánh khoảng không gian sinh sống của cây
con. Mỗi loài cây khác nhau đòi hỏi một khoảng không gian để sinh trưởng,
phát triển tốt (Nguyễn Minh Đường, 1985) [9]. Kích thước bầu chi phối
không chỉ hàm lượng dinh dưỡng nhiều hay ít, mà còn đến ánh sáng và nước,
hình dạng và tình trạng phát triển của hệ rễ và thân cây (Nguyễn Xuân Quát,
1985) [23]. Kích thước bầu còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và kĩ thuật
trồng rừng. Kích thước bầu quá lớn sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cây
con tới nơi trồng rừng, tốn nhiều hỗn hợp ruột bầu…; do đó chi phí trồng
rừng cao (Nguyễn Văn Thêm, 2002 và 2003) [30], [31]. Kích thước bầu quá
nhỏ dẫn đến thu hẹp không gian sinh sống, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng,
ánh sáng, nước; kết quả cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Vì thế, trong
giai đoạn vườn ươm kích thước bầu được nhiều tác giả quan tâm (Nguyễn
Tuấn Bình, 2002) [5].
Kích thước bầu cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây: (1) giữ cây đứng vững,
hệ rễ phát triển bình thường ; (2) cung cấp đầy đủ ánh sáng và chất khoáng
10
cho cây con; (3) tiết kiệm không gian gieo ươm; (4) dễ vận chuyển và xử lý
khi đem trồng (Vũ Thị Lan, 2007) [18].
2.2.2. Những nghiên cứu về gieo ƣơm các loài cây gỗ
a. Trên thế giới:
Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non,
Khurama và Singh (2000) [39] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh
hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây
con. Năm 1981, Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu và đáng giá khả năng
chịu bóng của một số loài như Shorea taluranh, Sovalis, Hopea helferei và
Vatica odorata. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường
độ ánh sáng cao hơn 50%.
Theo Thomas (1985) [41], chất lượng cây con có quan hệ với tình trạng chất
khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc
của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo
lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
b. Ở Việt Nam:
Có nhiều công trình nghiên cứu gieo ươm cây gỗ ở Việt Nam. Nhìn chung,
khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu hướng vào xác
định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của
cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột
bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng
vào việc làm rõ tiêu chuẩn của cây con đem trồng.
Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân Quát
(1985) [23] đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu.
11
Tương tự Hoàng Công Đãng (2000) [8] đã thực hiện với loài Bần chua ở giai
đoạn vườn ươm.
Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Nguyễn Xuân Quát (1985)
[23] và Hoàng Công Đãng (2000) [8] đã phân chia 5 mức che ánh sáng:
không che (đối chứng), che 25%, 50%, 75%, 100%. Để thăm dò phản ứng của
cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) [23] và Hoàng Công Đãng
(2000) [8] đã bón lót super lân, clorua kali, sunphat amôn với tỷ lệ từ 0 – 6%
so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng
phân chuồng (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 – 25% so
với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng
của cây gỗ non với nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay còn
thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [23].
Từ năm 1980 – 1985, Nguyễn Minh Đường [9] và nhiều tác giả khác cũng có
những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng miền
Đông Nam Bộ.
Năm 1997, Nguyễn Thị Mừng [20] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che
bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong
giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 –
4 tháng tuổi, mức độ che bóng 50 – 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm
lai có hàm lượng diệp lục a,b và tổng số cao hơn, sinh khối, sinh trưởng chiều
cao đều lớn hơn so với đối chứng (không che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6,
các chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%.
Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre),
Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5] nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp
cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu về cây
Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K.) trong giai đoạn 6 tháng tuổi cũng cho
12
thấy độ che sáng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Huỳnh liên là
50% (Nguyễn Thị Cẩm Nhung, 2006) [21].
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây
gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tấn Bình (2002)
[5], kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20 x 30 cm, đục
8-10 lỗ.
Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần hỗn hợp
ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [29], sự phát triển của cây con phụ
thuộc không chỉ vào tính di truyền của cây mà còn vào môi trường sinh
trưởng của nó (tính chất lý hóa của ruột bầu). Tuy nhiên không phải tất cả các
loài cây đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào
đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây. Theo Nguyễn Thị Mừng (1997) [20],
thành phần ruột bầu được cấu tạo từ 79% đất + 18% phân chuồng + 0,5% N +
2% P + 0,5% K hoặc 80% đất + 15% phân chuồng + 1% N +3% P +1% K sẽ
đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) sinh trưởng tốt trong
giai đoạn vườn ươm. Các nghiên cứu về gieo ươm như Dầu song nàng
(Dipterrocarpus dyeri) của Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5], Chiêu liêu nước
(terminalia calamansanai) của Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh Hải (2004)
[33], cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K) của Nguyễn Thị Cẩm Nhung
(2006) [21], các tác giả đều đi đến kết luận: hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng
rất nhiều đến sinh trưởng của cây con.
2.2.3. Tình hình nghiên cứu cây Đầu Lân trong và ngoài nƣớc
a. Ở nước ngoài
Cây Đầu lân được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet đặt danh pháp
khoa học vào năm 1755. [45]
13
Cây Đầu lân phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực
sông Amazon. Đầu lân có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây
này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau
được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á. Đây còn là loại cây trồng
đường phố khá phổ biến tại Thái Lan, Singapore…
b. Ở Việt Nam
Cây Đầu lân được người trong giới cây cảnh Việt Nam gọi bằng nhiều tên
khác nhau như: Cây Sala, cây Hàm rồng, cây Vô ưu, cây Ngọc kỳ lân. Cây
được trồng trong các công viên và chùa chiềng. Trần Hợp đã mô tả Đầu
lân về hình thái, phân bố và công dụng trong “Cây cảnh, hoa Việt Nam”
xuất bản năm 2000 [10], “Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn” [12] và “Tài
nguyên cây gỗ Việt Nam” [11] xuất bản năm 2002.
14
CHƢƠNG 3 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở khoa học:
Sinh trưởng và phát triển của cây luôn chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều
nhân tố sinh thái. Trong điều kiện vườn ươm, nhân tố chủ đạo thường là ánh
sáng (hay độ tàn che), nước, thành phần hỗn hợp ruột bầu (dinh dưỡng), kích
thước bầu (hay mật độ gieo ươm), độ sâu lấp đất… Mặt khác, theo quy luật
giới hạn sinh thái của Shelford, 1913 (dẫn theo Nguyễn Tuấn Bình) [5], mỗi
giai đoạn sống của cây chỉ thích ứng với một biên độ tác động nhất định của
nhân tố sinh thái. Trong biên độ sinh thái của một loài, có một khoảng xác
định của nhân tố sinh thái mà tại đó cho phép cây sinh trưởng tốt nhất. Vì thế,
trong nghiên cứu một mặt phải xác định được biên độ thích ứng của cây con
với các nhân tố sinh thái, mặt khác phải tìm được ngưỡng tác động thích hợp
của nhân tố sinh thái để cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó, tác giả
đã sử dụng phương pháp sinh thái học thực nghiệm để giải quyết yêu cầu đặt
ra. Bằng phương pháp thực nghiệm, trước hết xem xét phản ứng sinh trưởng
của cây con theo một cấp biến đổi của nhân tố sinh thái. Sau đó, thông qua
phương pháp phân tích đối chiếu, đi đến xác định ngưỡng tác động thích hợp
của nhân tố sinh thái đối với sinh trưởng của cây con.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian:
Từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2012
- Địa điểm:
Vườn ươm Hiệp Thành, Quận 12 (thuộc Công ty Công viên cây xanh
Tp.Hồ Chí Minh)
15
3.3. Vật liệu và phƣơng tiện hỗ trợ nghiên cứu
- Vật liệu:
+ Hạt: Quả sau khi thu lượm tại chùa Tường Quang (Quận 12), được
tách riêng lấy hạt để chuẩn bị nguồn hạt gieo ươm cây con.
+ Đất trồng: Đất gieo ươm cây con được lấy từ Quận 12, sử dụng tầng
đất mặt có chiều dày 20cm.
+ Hỗn hợp ruột bầu gieo trồng gồm đất trồng: phân chuồng: xơ dừa: tro
trấu với tỷ lệ sử dụng theo các nghiệm thức.
+ Túi bầu polyetylen có kích thước 10x15cm và 20x30cm để cấy cây
con.
+ Lưới nhựa với các độ che nắng: 25%, 50%, 75%, có kích thước
2mx4m.
- Phương tiện hỗ trợ:
+ Máy ảnh kỹ thuật số (Casio 10.1 pixels): dùng để chụp và lưu lại các
hình ảnh của cây Đầu lân trong gieo ươm và các hình ảnh khác trong quá
trình thực hiện luận văn.
+ Thước thẳng, thước kẹp palme, cân để đo kích thước, khối lượng của
quả, lá và thân cây con.
3.4. Các phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm
3.4.1. Thu thập và ngâm hạt để gieo
Sau khi thu quả ngoài tự nhiên, cạo bỏ bớt phần thịt ở phía ngoài, tách
riêng lấy hạt để gieo ươm. Nhằm kích thích cho hạt nảy mầm, dùng
phương pháp phổ biến là ngâm hạt trong nước khoảng 6 – 8h. Sau đó là
gieo hạt vào bầu.
16
3.4.2. Bố trí thí nghiệm trong vƣờn ƣơm
a. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây con
 Thiết kế thí nghiệm:
- Hạt được gieo vào bầu, hỗn hợp đất bầu gồm đất và phân hữu cơ trộn
theo tỷ lệ đất thịt nhẹ 90% + phân hỗn hợp 10%.
- Bầu được xếp vào 4 lô thí nghiệm ở vườn ươm, mỗi lô gồm 100 bầu
với chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau nhưng ở 4 điều kiện che
sáng khác nhau:
+ Lô 1 (che sáng 75%): dùng lưới 75 phủ lên giàn để 25% ánh sáng lọt
vào.
+ Lô 2 (che sáng 50%): dùng lưới 50 phủ lên giàn để 50% ánh sáng lọt
vào.
+ Lô 3 (che sáng 25%): dùng lưới 25 phủ lên giàn để 75% ánh sáng lọt
vào.
+ Lô 4 (không che sáng): ánh sáng 100%.
- Mỗi lô gắn bảng chú thích và chụp hình định kỳ hàng tháng để so sánh
kết quả giữa các lô.
 Phân tích thí nghiệm:
Mỗi lô thí nghiệm được tiến hành đo đếm với tổng số cây còn sống.
Thời gian đo đếm được thực hiện theo định kỳ hàng tháng.
o Tỷ lệ sống của cây (%): đếm tổng số cây còn sống của mỗi lô che
bóng qua từng tháng.
o Chiều cao cây (H, cm): đo từ mặt bầu đến đỉnh ngọn cây, bằng
thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm.
o Đường kính cổ rễ (D0, mm): đo cách mặt bầu 5cm, bằng thước
kẹp Palme với độ chính xác 0,1mm.
17
o Đường kính tán (Dt, cm): đo độ xòe tán rộng nhất của cây, bằng
thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm.
o Số lá trên cây (lá): đếm tổng số lá trên từng cây cho mỗi loại R
o Chiều dài lóng (ℓ, cm): đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác
0,1cm.
o Tính sinh khối (B, g/cây)
Sinh khối tươi và khô tuyệt đối được xác định bằng cách cân đo
trọng lượng của 3 cây trung bình / lô thí nghiệm ở vào tháng thứ 6.
Để đo trọng lượng tươi, các mẫu cây được nhổ lên, phun nước cho
sạch đất, để ráo nước và cân tổng trọng lượng / cây. Sau đó, tách
thành các bộ phận (thân, lá, rễ) và cân riêng. Để đo sinh khối khô,
các mẫu cây được đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050
C trong 20 phút;
sau đó, hạ thấp nhiệt độ đến 800
C cho đến khi khô kiệt. Trọng lượng
cây (khô và tươi) được đo lặp lại 3 lần bằng cân phân tích với độ
chính xác đến 0,01 gram; lấy kết quả trung bình của 3 lần đo. Tỷ lệ
chất khô / sinh khối tươi được tính theo phần trăm. Phương pháp
tính sinh khối được tiến hành tại phòng thí nghiệm Sinh Hóa, trường
Đại học Sài Gòn.
18
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh
trưởng cây con
- Thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm bao gồm đất + phân chuồng +
xơ dừa + tro trấu được trộn theo tỷ lệ nghiệm thức. Các thành phần hỗn
hợp ruột bầu được trộn đều rồi vô bầu.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên.
- Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con sau gieo trong
thời gian 6 tháng.
Bảng 3. Thành phần hỗn hợp ruột bầu
Ký hiệu nghiệm thức R1 R2 R3 R4
Đất đen (%) 90 90 90 90
Phân chuồng (%) 10 5 5 5
Xơ dừa (%) 0 5 0 2,5
Tro trấu (%) 0 0 5 2,5
Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lần lặp 1 R1 R2 R3 R4
Lần lặp 2 R4 R1 R2 R3
Lần lặp 3 R3 R4 R1 R2
 Chỉ tiêu theo dõi: Tương tự với các chỉ tiêu theo dõi ở nghiên cứu ảnh
hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm đến sinh trưởng cây
con. Gồm:
o Tỷ lệ sống của cây (%)
o Chiều cao cây (H, cm)
o Đường kính cổ rễ (D0 , mm)
o Đường kính tán (Dt, cm)
o Số lá trên cây (lá)
o Chiều dài lóng (ℓ, cm)
19
o Tính sinh khối (B, g/cây)
3.4.3. Phƣơng tiện xử lý và phân tích số liệu
Tất cả các số liệu đo đếm về tỷ lệ sống của cây, chiều cao (H, cm), đường
kính cổ rễ (D0, mm), đường kính tán (Dt, cm), số lá trên cây, kích thước
lóng (l, cm) và sinh khối của Đầu Lân ở các giai đoạn tuổi khác nhau trên
các nghiệm thức đều được xử lý bằng phương pháp thống kê. Trước hết,
tính các đặc trưng thống kê mô tả cho các tham số đường kính, chiều cao,
sinh khối… (trị bình quân, phương sai, sai tiêu chuẩn mẫu, biến động…).
Sau đó, thực hiện việc so sánh từng chỉ tiêu bằng phương pháp phân tích
phương sai.
Những tính toán thống kê mô tả và kiểm định các giả thuyết được thực hiện
bằng phần mềm thống kê Statgraphics 3.0 và bảng tính Excel. Sau đó,
những kết quả tính toán được tổng hợp thành bảng và đồ thị để phân tích.
20
CHƢƠNG 4 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hƣởng của ánh sáng đến tăng trƣởng của cây con
4.1.1. Trồng cây:
a. Chuẩn bị bầu:
3 tháng đầu, số lượng bầu được sử dụng là 400 bầu. Kích thước bầu 10 x
15cm. Vỏ bầu được làm bằng chất dẻo tổng hợp PE có đục lỗ tròn đường
kính 5mm ở 2 bên và dưới đáy. Thành phần ruột bầu gồm: đất thịt (75%),
đất cát (25%), phân hỗn hợp (10%). Sắp xếp 400 bầu vào 4 lô, mỗi lô rộng
1m5, dài 1m5, tưới nước cho ẩm, lượng nước tưới trung bình10 lít/m2
. Mỗi
bầu gieo 1 hạt, dùng que chọc lỗ trong đất bầu sâu khoảng 1cm rồi cho hạt
vào, lấp đất và ém nhẹ.
3 tháng sau, đảo bầu. Số lượng bầu sử dụng là 355 bầu tương ứng với số
lượng cây còn sống. Kích thước 20 x 30cm, không đổi thành phần đất
trong ruột bầu. Mỗi bầu cho đất vào ½ ruột. Sau đó, chuyển toàn bộ đất và
cây từ bầu cũ sang bầu mới, rồi cho thêm đất vào bầu để ém chặt cây.
b. Tiến hành che nắng:
Ba tháng đầu, làm giàn che cao khoảng 50cm, dùng lưới phủ lên 3 lô, bố
trí mỗi lô là 1 độ che phủ khác nhau (75%, 50% và 25%).
Ba tháng sau, vẫn dùng 3 loại lưới trên nhưng làm giàn che cao lên 1m.
c. Chăm sóc – Tưới nước:
Trong 6 tháng thực hiện, hằng ngày, tưới nước bằng vòi sen 2 lần vào 2
buổi: sáng, chiều, mỗi lần 10 lít/lô. Trong quá trình cây phát triển, thường
xuyên làm cỏ và theo dõi sâu bệnh, khi cây có hiện tượng rễ phát triển ra
ngoài bầu thì tiến hành đảo bầu và xén rễ.
21
4.1.2. Kết quả:
a. Về cây mầm:
- Thời gian hạt nảy mầm từ lúc ươm là 10 – 15 ngày, kết thúc nảy mầm
là 15 – 20 ngày.
- Tỉ lệ hạt bị hư hỏng khi đã ươm gieo là không đáng kể, các hạt có thể bị
lép, bị kiến ăn, ở những lô che sáng thì tỷ lệ hạt nảy mầm cao hơn.
- Các cây con mọc ở lô được che sáng nhiều có lóng dài, thân nhỏ, lá to,
sậm màu hơn so với lô không che sáng.
 Các loại sâu bệnh:
+ Châu chấu, sâu xanh và sâu bướm ăn lá
+ Lá có đốm trắng, lá xoắn
 Một số biện pháp đề nghị để cây phát triển tốt trong vườn ươm:
+ Vệ sinh cỏ ở luống trước và sau khi đặt bầu, làm sạch cỏ ở xung quanh
vườn ươm.
+ Thường xuyên kiểm tra và bắt sâu, cào cào gây hại cho cây.
+ Đối với lá có đốm trắng, lá xoắn thì hái bỏ, phơi khô và đốt.
22
A. Sâu ăn lá; B. Cào cào; C. Bệnh lá xoắn; D. Bệnh đốm trắng
Hình 4.1. Các dạng sâu bệnh ở cây Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
b. Tỉ lệ sống của cây con trong điều kiện vườn ươm:
Kết quả thu được qua 6 tháng gieo ươm và theo dõi tỷ lệ sống của các cây
con ở các lô che sáng:
Bảng 4.1. Tỉ lệ sống của cây con ở 4 lô
Lô Tháng
1 2 3 4 5 6
4 (không che sáng) 76 70 70 70 70 70
3 (che sáng 25%) 99 99 97 97 97 97
2 (che sáng 50%) 97 95 95 95 95 95
1 (che sáng 75%) 99 93 93 93 93 93
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 Tháng
Số cây
Lô 4
Lô 3
Lô 2
Lô 1
Hình 4.2. Đồ thị tỷ lệ sống của cây con trong vƣờn ƣơm
23
Qua kết quả phân tích ở bảng 2 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.1 cùng
đồ thị 4.4 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số
nhận xét sau:
Tỷ lệ sống của cây con qua 3 tháng đầu đều trên 90%, đặc biệt là ở lô 2 và lô
3 (trên 97%). Điều này cho thấy với mức độ che sáng vừa phải từ 25% (lô 3)
đến 50% (lô 2) thì tỷ lệ sống của cây con sẽ cao. Lô 1 (75%) độ ẩm cao, cây
con dễ chết, lô 4 (không che sáng) lượng nắng cao làm lá dễ bị vàng và sâu
bệnh.
Từ tháng thứ 3 trở đi, sức sống của cây đã hoàn toàn ổn định về số lượng.
c. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự tăng trưởng của cây con:
* Tăng trưởng về chiều cao:
+ Về hình thái: Lô 1 có chiều cao cây con thấp nhất, còn các cây ở lô 4 lại
cao nhất.
+ Về chiều cao: theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây con trong
vườn ươm sau 3 tháng, kết quả tăng trưởng chiều cao của cây như sau:
Bảng 4.2. Chiều cao trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng H (cm)
Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%)
1 6,64 ± 1,53 7,16 ± 1,36 8,35 ± 2,12 8,92 ± 1,91
2 10,49 ± 2,12 10,06 ± 2,01 12,75 ± 2,98 12,43 ± 2,12
3 19,47 ± 4,67 15,29 ± 3,23 18,61 ± 5,54 17,72 ± 3,83
4 30,71 ± 6,77 16,31 ± 4,35 25,28 ± 5,63 22,75 ± 4,09
5 40,51 ± 13,29 20,70 ± 4,74 32,74 ± 8,24 27,20 ± 5,94
6 51,36 ± 13,99 40,75 ± 9,65 32,83 ± 8,21 29,82 ± 6,52
24
Bảng 4.3. Gia tăng chiều cao trung bình của cây mỗi tháng
Tháng Gia tăng chiều cao trung bình
Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%)
1 - - - -
2 3,85 2,9 4,4 3,51
3 8,98 5,23 5,86 5,29
4 11,24 1,02 6,67 5,03
5 9,8 4,39 7,46 4,45
6 10,85 20,05 0,09 2,62
8,94 6,72 4,90 4,18
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 Tháng
H (cm)
Lô 4
Lô 3
Lô 2
Lô 1
Hình 4.3. Đồ thị tăng trƣởng chiều cao của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 3 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.2, 4.3 cùng đồ thị 4.5 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng
tôi có một số nhận xét sau:
Lô 4 đối chứng (không che sáng), tháng đầu tiên, có chiều cao thấp nhất
(6,64cm). Tháng thứ 2, bắt đầu có sự tăng trưởng khá mạnh, tăng 3,85cm. Bắt
25
đầu từ tháng thứ 3 trở đi, lô 1 luôn có sự tăng trưởng mạnh và chiều cao luôn
dẫn đầu so với 3 lô còn lại.
Lô 3 (25%) có sự tăng trưởng chậm qua từng tháng nhưng ở tháng cuối có sự
tăng trưởng vượt bậc, tăng 20,05cm.
Lô 1, lô 2 có sự tăng trưởng đồng đều qua từng tháng. Riêng ở 2 tháng đầu,
đây là 2 lô có chiều cao trung bình khá cao so với các lô còn lại. Nhưng vào 2
tháng cuối, sự tăng trưởng chiều cao lại không nhiều. Trong đó, có lô 1 đạt
chiều cao thấp nhất (29,82cm).
Như vậy, trong 2 tháng đầu, có thể che sáng cho cây theo mức độ giảm dần để
cây tăng trưởng tốt về chiều cao. Từ tháng thứ 3 trở đi, cây không cần che
sáng.
* Tăng trưởng về đường kính cổ rễ
Bảng 4.4. Đƣờng kính cổ rễ trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng D0 (mm)
Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%)
1 4,32 ± 0,85 4,06 ± 0,89 3,95 ± 0,36 3,87 ± 0,42
2 5,14 ± 0,84 4,70 ± 0,56 4,81 ± 0,72 4,58 ± 0,91
3 5,94 ± 0,96 5,18 ± 0,74 4,84 ± 0,85 4,88 ± 0,90
4 6,80 ± 0,65 6,16 ± 1,35 5,89 ± 1,52 5,29 ± 0,92
5 7,93 ± 1,77 6,55 ± 1,27 6,21 ± 1,42 6,31 ± 1,1
6 11,21 ± 2,91 8,24 ± 2,58 7,03 ± 1,47 6,99 ± 1,56
Bảng 4.5. Gia tăng đƣờng kính cổ rễ trung bình của cây mỗi tháng
Tháng Gia tăng đường kính cổ rễ trung bình
Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%)
1 - - - -
26
2 0,82 0,64 0,86 0,71
3 0,8 0,48 0,3 0,3
4 0,86 0,98 1,05 0,41
5 1,13 0,39 0,32 1,02
6 3,28 1,69 0,82 0,68
1,38 0,84 0,67 0,62
0
2
4
6
8
10
12
1 2 3 4 5 6 Tháng
Do (mm)
Lô 4
Lô 3
Lô 2
Lô 1
Hình 4.4. Đồ thị tăng trƣởng D0 của cây con trong vƣờn ƣơm
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 4 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.4, 4.5 cùng đồ thị 4.6 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng
tôi có một số nhận xét sau:
Lô 4 luôn có đường kính cổ rễ lớn nhất và sự gia tăng đường kính cổ rễ gần
như là mạnh nhất qua từng tháng. Tháng thứ 3, đường kính cổ rễ ở lô 4 đạt
5,94mm; tăng 0,8mm; tháng thứ 5, đạt 7,93mm; tăng 1,13mm; đặc biệt là
tháng cuối đạt 11,21mm; tăng 3,28mm.
27
Lô 3 và lô 2 có đường kính cổ rễ và sự gia tăng đường kính cổ rễ gần như
tương đương nhau. Ở tháng thứ 1; lô 2 đạt 3,95mm; lô 3 đạt 4,06mm. Tháng
thứ 2; lô 2 đạt 4,81mm; lô 3 đạt 4,7mm. Tháng thứ 4; lô 2 đạt 5,89mm tăng
1,05mm; lô 3 đạt 6,16mm tăng 0,98mm. Tháng thứ 5; lô 2 tăng 0,32mm; lô 3
tăng 0,39mm.
Lô 1 luôn có đường kính cổ rễ nhỏ nhất và sự gia tăng đường kính cổ rễ
không được đều so với lô 4 đối chứng. Tháng thứ 1; lô 1 chỉ đạt 3,87mm;
tháng thứ 2 đạt 4,58mm; tháng thứ 4 đạt 5,29mm; tháng thứ 6 đạt 6,99mm.
Đây là 4 tháng mà lô 1 có đường kính cổ rễ đạt thấp nhất so với 3 lô còn lại.
Về sự gia tăng đường kính cổ rễ, tháng thứ 2 tăng 0,71mm nhưng tháng thứ 3
chỉ tăng 0,3mm; tháng thứ 5 tăng 1,02mm nhưng tháng thứ 6 chỉ tăng
0,68mm.
Như vậy, qua 6 tháng theo dõi, chúng tôi nhận thấy đường kính cổ rễ lớn và
sự gia tăng đường kính cổ rễ đồng đều khi độ che sáng giảm.
* Tăng trưởng về đường kính tán:
Bảng 4.6. Đƣờng kính tán trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng Dt (cm)
Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%)
1 10,20 ± 2,25 13,12 ± 1,84 12,19 ± 2,82 13,63 ± 2,15
2 17,54 ± 3,18 17,93 ± 3,45 18,88 ± 4,23 20,38 ± 3,27
3 25,24 ± 5,71 20,48 ± 4,02 24,37 ± 5,55 23,51 ± 4,32
4 26,86 ± 7,48 22,09 ± 3,19 23,95 ± 6,52 22,1 ± 2,57
5 31,14 ± 9,52 25,29 ± 4,23 24,35 ± 6,84 23,57 ± 5,43
6 38,5 ± 9,79 28,03 ± 4,37 27,07 ± 5,80 25,73 ± 5,34
28
Bảng 4.7. Gia tăng đƣờng kính tán trung bình của cây qua mỗi tháng
Tháng Dt
Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%)
1 - - - -
2 7,34 4,81 6,69 6,75
3 7,7 2,55 5,49 3,13
4 1,62 1,61 -0,42 -1,41
5 4,28 1,66 0,4 5,45
6 7,36 2,55 2,72 3,42
5,66 2,64 2,98 3,47
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1 2 3 4 5 6 Tháng
Dt (cm)
Lô 4
Lô 3
Lô 2
Lô 1
Hình 4.5. Đồ thị tăng trƣởng Dt của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 5 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.6, 4.7 cùng đồ thị 4.7 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng
tôi có một số nhận xét sau:
Ở lô 1 (75%), đường kính tán phát triển nhanh nhất ở 2 tháng đầu nhưng lại
phát triển chậm nhất ở 2 tháng cuối. Tháng thứ 1, đường kính tán ở lô 1 đạt
29
13,63cm; tháng thứ 2 đạt 20,38 nhưng đến tháng thứ 5, đường kính tán ở lô 1
chỉ đạt 23,57cm; tháng thứ 6; đạt 25,73cm.
Lô 2 (50%) và lô 3 (25%) có đường kính tán phát triển gần như tương đương
nhau. Trong đó, lô 2 có đường kính tán nhỏ nhất vào tháng 3 chỉ đạt 20,48cm
và tháng 4 đạt 22,09cm.
Lô 4 (0%) đối chứng, phát triển đường kính tán chậm nhất trong 2 tháng đầu.
Tháng thứ 1 chỉ đạt 10,20cm; tháng thứ 2 đạt 17,54cm. Từ tháng thứ 3 trở đi,
lô 4 luôn có sự phát triển đường kính tán nhanh nhất so với 3 lô còn lại.
Tháng thứ 3; lô 4 đạt 25,24cm; tháng thứ 4 đạt 26,86; tháng thứ 5 đạt
31,14cm; tháng thứ 6 đạt 38,5cm.
Như vậy, đường kính tán cao khi che sáng cho cây ở 2 tháng đầu, những
tháng sau, đường kính tán cao khi không che sáng.
* Tăng trưởng về số lượng lá:
Bảng 4.8. Số lƣợng lá trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng Số lượng lá trung bình
Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%)
1 4,03 ± 1,01 3,90 ± 0,44 4,02 ± 0,35 3,90 ± 0,44
2 10,60 ± 1,50 9,29 ± 2,65 11,09 ± 2,38 7,59 ± 1,30
3 15,60 ± 3,58 13,94 ± 3,06 15,49 ± 4,01 11,76 ± 2,96
4 21,66 ± 7,79 17,63 ± 2,74 19,56 ± 3,84 17,11 ± 4,11
5 26,74 ± 6,49 20,39 ± 4,27 26,34 ± 4,03 18,48 ± 5,56
6 39,46 ± 10,24 30,6 ± 6,93 28,69 ± 6,17 38,47 ± 10,21
30
Bảng 4.9. Gia tăng số lƣợng lá trung bình của cây qua mỗi tháng
Tháng Gia tăng số lượng lá trung bình
Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%)
1 - - - -
2 6,57 5,39 7,07 3,69
3 5 4,65 4,4 4,17
4 6,06 3,69 4,07 5,35
5 5,08 2,76 6,78 1,37
6 12,72 10,21 2,35 19,99
7,09 5,34 4,93 6,91
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1 2 3 4 5 6 Tháng
Số lá
Lô 4
Lô 3
Lô 2
Lô 1
Hình 4.6. Đồ thị tăng trƣởng số lƣợng lá của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 6 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.8, 4.9 cùng đồ thị 4.8 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng
tôi có một số nhận xét sau:
Lô 1 (75%) có số lượng lá hầu như là thấp nhất và sự tăng trưởng lá không
đồng đều qua từng tháng. Tháng thứ 1; lô 1 chỉ đạt 3,9 lá. Tháng thứ 2 chỉ đạt
31
7,59 lá tăng 3,69 lá. Tháng thứ 4 chỉ đạt 17,11 lá tăng 5,35 lá. Tháng thứ 5 chỉ
đạt 18,48 lá tăng 1,37 lá. Tháng cuối cùng, đạt 38,47 lá tăng đến 19,99 lá.
Lô 4 (0%) đối chứng có số lượng lá lớn nhất vào các tháng thứ 1 (4,03 lá),
tháng thứ 4 (21,66 lá), tháng thứ 5 (26,74 lá) và tháng thứ 6 (39,46 lá). Ngoài
ra, sự gia tăng số lượng lá ở lô 4 đồng đều, không đột ngột như lô 1.
Lô 2 và lô 3 gần như tương đương nhau về số lượng lá và sự tăng trưởng số
lượng lá.
Như vậy, độ che sáng càng cao thì số lượng lá càng giảm và tăng trưởng về số
lượng lá cũng không ổn định.
* Tăng trưởng về chiều dài lóng:
Bảng 4.10. Chiều dài lóng trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng ℓ (cm)
Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%)
1 0,15 ± 0,05 0,19 ± 0,10 0,22 ± 0,10 0,31 ± 0,11
2 0,29 ± 0,10 0,33 ± 0,13 0,48 ± 0,20 0,56 ± 0,30
3 0,69 ± 0,32 0,81 ± 0,36 0,88 ± 0,45 1,02 ± 0,37
4 0,74 ± 0,37 0,94 ± 0,38 1,19 ± 0,50 1,06 ± 0,36
5 1,05 ± 0,46 1,08 ± 0,36 1,27 ± 0,49 1,18 ± 0,36
6 1,61 ± 0,78 1,19 ± 0,33 1,37 ± 0,46 1,19 ± 0,35
Bảng 4.11. Gia tăng kích thƣớc lóng trung bình của cây qua mỗi tháng
Tháng Gia tăng kích thước lóng trung bình
Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%)
1 - - - -
2 0,14 0,14 0,26 0,25
3 0,4 0,48 0,4 0,46
32
4 0,05 0,13 0,31 0,04
5 0,31 0,14 0,08 0,12
6 0,56 0,11 0,1 0,01
0,29 0,20 0,23 0,18
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
1 2 3 4 5 6 Tháng
l (cm)
Lô 4
Lô 3
Lô 2
Lô 1
Hình 4.7. Đồ thị tăng trƣởng ℓ của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 7 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.10, 4.11 cùng đồ thị 4.9 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
Lô 1 (75%) có chiều dài lóng dài nhất trong 3 tháng đầu: tháng thứ 1 đạt
0,31cm; tháng thứ 2 đạt 0,56cm; tháng thứ 3 đạt 1,02cm nhưng từ tháng thứ 4
thì sự tăng trưởng của lô 1 bắt đầu chậm lại. Đặc biệt ở tháng cuối, chiều dài
lóng chỉ đạt 1,19cm và tăng 0,01cm.
Lô 2 (50%) luôn có sự tăng trưởng mạnh về chiều dài lóng, đặc biệt vào tháng
thứ 4 đạt 1,19cm tăng 0,31cm và tháng thứ 5 đạt 1,27cm tăng 0,08cm. Sau 6
tháng, đây là lô có chiều dài lóng trung bình cao nhất 0,9cm.
Lô 3 (25%) và lô 4 (0%) là 2 lô có chiều dài lóng trung bình nhỏ nhất qua 6
tháng. Trong đó, lô 4 luôn có chiều dài nhỏ nhất so với các lô còn lại: tháng
33
thứ 1 chỉ đạt 0,15cm; tháng thứ 2 đạt 0,29cm; tháng thứ 3 đạt 0,69cm; tháng
thứ 4 đạt 0,74cm; tháng thứ 5 đạt 1,05cm.
Vậy, độ che sáng càng cao thì chiều dài lóng càng dài.
* Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh khối của cây con:
Bảng 4.12. Sinh khối của cây con ở từng lô sau 6 tháng
Lô Sinh khối tươi (g/cây) Sinh khối khô (g/cây) Khô/Tươi
(%)Rễ Thân Lá Tổng Rễ Thân Lá Tổng
4 4,95 5,23 10,81 20,99 1,93 2,26 3,47 7,66 36,49
3 4,76 4,22 9,19 18,17 1,56 2,08 2,81 6,45 35,5
2 4,52 3,74 8,35 16,61 1,44 1,85 2,43 5,72 34,43
1 2,34 2,47 5,11 9,92 0,76 0,89 1,75 3,4 34,27
0
5
10
15
20
25
1 2 3 4 Lô
Sinh khối
(g/cây)
SKT
SKK
Hình 4.8. Đồ thị biểu hiện sinh khối của cây con ở từng lô sau 6 tháng
Qua kết quả thống kê ở bảng 4.12 cùng đồ thị 4.10 đối với tỷ lệ sống của cây
con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Qua bảng và hình, sinh khối tươi của cây con 6 tháng tuổi dưới các mức che
sáng khác nhau dao động từ 9,92 – 20,99g/cây, còn sinh khối khô dao động từ
3,4 – 7,66g/cây. Tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi ở các công thức thí
34
nghiệm biến đổi từ 34,27 – 36,49%. Phân tích chi tiết cho thấy cả sinh khối
tươi và sinh khối khô đều đạt cao nhất ở lô 4 (không che sáng) và thấp nhất ở
lô 1 (che sáng 75%).
Điều đó chứng tỏ với độ che sáng càng cao thì lượng sinh khối càng giảm.
35
Hình 4.9. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
1 tháng tuổi
36
Hình 4.10. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
2 tháng tuổi
37
Hình 4.11. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
3 tháng tuổi
38
Hình 4.12. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
4 tháng tuổi
39
Hình 4.13. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
5 tháng tuổi
40
Hình 4.14. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
6 tháng tuổi
41
4.3.2. Ảnh hƣởng của hỗn hợp ruột bầu đến tăng trƣởng của cây con:
4.3.2.1. Trồng cây:
a. Chuẩn bị bầu:
Bảng 4.13. Thành phần ruột bầu
Ký hiệu nghiệm thức R1 R2 R3 R4
Đất đen (%) 90 90 90 90
Phân chuồng (%) 10 5 5 5
Xơ dừa (%) 0 5 0 2,5
Tro trấu (%) 0 0 5 2,5
Sắp xếp khối ngẫu nhiên theo sơ đồ
Lần lặp 1 R1 R2 R3 R4
Lần lặp 2 R4 R1 R2 R3
Lần lặp 3 R3 R4 R1 R2
Hình 4.15. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Mỗi loại R có 20 bầu và được lặp lại 3 lần.
b. Chăm sóc – Tưới nước:
Trong 6 tháng thực hiện, hằng ngày, tưới nước bằng vòi sen 2 lần vào 2
buổi: sáng, chiều, mỗi lần 10 lít/lô. Trong quá trình cây phát triển, thường
xuyên làm cỏ và theo dõi sâu bệnh, khi cây có hiện tượng rễ phát triển ra
ngoài bầu thì tiến hành đảo bầu và xén rễ.
4.3.2.2. Kết quả:
a. Về cây mầm:
- Thời gian hạt nảy mầm từ lúc ươm là 10 – 15 ngày, kết thúc nảy mầm
là 15 – 20 ngày.
42
- Tỉ lệ hạt bị hư hỏng khi đã ươm gieo là không đáng kể, các hạt có thể bị
lép, bị kiến ăn
- Tỉ lệ hạt nảy mầm cao và đồng đều giữa các lô.
 Các loại sâu bệnh:
+ Châu chấu, sâu xanh và sâu bướm ăn lá
+ Lá có đốm trắng, lá xoắn
 Một số biện pháp đề nghị để cây phát triển tốt trong vườn ươm:
+ Vệ sinh cỏ ở luống trước và sau khi đặt bầu, làm sạch cỏ ở xung quanh
vườn ươm.
+ Thường xuyên kiểm tra và bắt sâu, cào cào gây hại cho cây.
+ Đối với lá có đốm trắng, lá xoắn thì hái bỏ, phơi khô và đốt.
b. Tỉ lệ sống của cây con trong điều kiện vườn ươm:
Bảng 4.14. Tỉ lệ sống của cây con ở 4 nghiệm thức
Tháng Số cây còn sống (%)
R1 R2 R3 R4
1 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 60 (100%)
2 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 59 (98,33%)
3 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 57 (95%)
4 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 57 (95%)
5 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 57 (95%)
6 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 57 (95%)
43
54
55
56
57
58
59
60
61
1 2 3 4 5 6 Tháng
Số cây
R1
R2
R3
R4
Hình 4.16. Đồ thị tỉ lệ sống của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 9 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.14
cùng đồ thị 4.18 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có
một số nhận xét sau:
Tỷ lệ sống của cây con ở 4 loại ruột bầu là trên 95%, trong đó các cây ở 3 loại
R1, R2, R3 có tỷ lệ sống là 100%. Như vậy, thành phần ruột bầu nếu giảm đi
lượng phân chuồng, thay vào đó là xơ dừa, hoặc tro trấu, hoặc cả xơ dừa và
tro trấu thì tỷ lệ sống của cây con sẽ đạt 100%.
c. Ảnh hưởng của hỗn hợp R đến sự tăng trưởng của cây con:
* Tăng trưởng về chiều cao:
Bảng 4.15. Chiều cao trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng H (cm)
R1 R2 R3 R4
1 6,79 ± 1,24 6,38 ± 1,26 6,93 ± 1,22 6,73 ± 1,70
2 11,72 ± 2,88 10,25 ± 2,79 11,46 ± 2,84 11,71 ± 3,49
44
3 18,00 ± 3,55 14,54 ± 4,17 16,68 ± 3,92 16,95 ± 3,51
4 26,88 ± 5,77 21,16 ± 5,44 20,61 ± 5,12 25,42 ± 5,24
5 41,93 ± 13,66 37,32 ± 10,04 47,19 ± 8,76 36,75 ± 10,83
6 49,59 ± 9,02 39,75 ± 13,29 48,79 ± 12,14 37,09 ± 14,22
Bảng 4.16. Gia tăng chiều cao trung bình của cây ở mỗi tháng
Tháng Gia tăng chiều cao trung bình
R1 R2 R3 R4
1 - - - -
2 4,93 3,87 4,53 4,98
3 6,28 4,29 5,22 5,24
4 8,88 6,62 3,93 8,47
5 15,05 16,16 26,58 11,33
6 7,66 2,43 1,60 0,34
8,56 6,67 8,37 6,07
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 Tháng
H (cm)
R1
R2
R3
R4
Hình 4.17. Đồ thị tăng trƣởng chiều cao của cây con trong vƣờn ƣơm
45
Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 10 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.15, 4.16 cùng đồ thị 4.19 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
Nghiệm thức R1 có chiều cao trung bình cao nhất (25,81cm) và sự gia tăng là
lớn nhất (8,56cm). Tiếp đến là nghiệm thức R3 (25,28cm); R4 (22,44cm) và
R2 (21,57cm). Như vậy, đất và phân chuồng giúp cây tăng trưởng chiều cao
tốt nhất, nếu trong thành phần ruột bầu có thêm xơ dừa thì hạn chế sự tăng
trưởng chiều cao của cây.
* Tăng trưởng về đường kính cổ rễ:
Bảng 4.17. Đƣờng kính cổ rễ trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng D0 (mm)
R1 R2 R3 R4
1 4,00 ± 0,62 4,04 ± 0,60 3,98 ± 0,67 4,02 ± 0,57
2 5,47 ± 1,03 4,84 ± 0,65 5,35 ± 0,92 5,02 ± 0,57
3 5,78 ± 0,94 5,13 ± 1,21 5,54 ± 0,89 6,05 ± 1,23
4 7,19 ± 1,32 6,21 ± 1,00 6,58 ± 0,98 6,74 ± 0,97
5 7,98 ± 2,54 6,79 ± 1,60 7,11 ± 1,68 7,18 ± 2,16
6 12,76 ± 2,53 11,09 ± 2,38 10,44 ± 2,51 9,79 ± 2,02
Bảng 4.18. Gia tăng đƣờng kính cổ rễ trung bình của cây ở mỗi tháng
Tháng Gia tăng đường kính cổ rễ trung bình
R1 R2 R3 R4
1 - - - -
2 1,47 0,80 1,37 1,0
3 0,31 0,29 0,19 1,03
46
4 1,41 1,08 1,04 0,69
5 0,79 0,58 0,53 0,44
6 4,78 4,3 3,33 2,61
1,75 1,41 1,29 1,15
0
2
4
6
8
10
12
14
1 2 3 4 5 6 Tháng
D0 (mm)
R1
R2
R3
R4
Hình 4.18. Đồ thị tăng trƣởng D0 của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 11 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.17, 4.18 cùng đồ thị 4.20 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
Nghiệm thức R1 có sự gia tăng đường kính cổ rễ nhiều nhất 1,75cm và có
đường kính cổ rễ lớn nhất 7,20cm. R3 và R4 có đường kính cổ rễ tương
đương nhau lần lượt là 6,50cm và 6,45cm. Thấp nhất là R2 với đường kính cổ
rễ trung bình là 6,35cm. Vậy thành phần ruột bầu có đất và phân giúp cây có
đường kính cổ rễ lớn nhất, khi thành phần ruột bầu có thêm xơ dừa thì đường
kính cổ rễ kém phát triển nhất.
47
* Tăng trưởng về đường kính tán:
Bảng 4.19. Đƣờng kính tán trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng Dt (cm)
R1 R2 R3 R4
1 12,03 ± 2,57 11,39 ± 2,39 11,89 ± 2,20 12,28 ± 2,61
2 20,16 ± 3,61 17,63 ± 4,70 18,79 ± 3,27 18,14 ± 3,72
3 22,69 ± 7,14 21,25 ± 5,43 21,37 ± 3,68 21,95 ± 4,61
4 29,33 ± 8,62 27,16 ± 6,20 22,65 ± 2,60 25,07 ± 3,10
5 30,52 ± 5,35 32,98 ± 8,71 31,95 ± 7,95 27,67 ± 8,20
6 32,81 ± 5,13 35,89 ± 5,49 37,81 ± 5,51 30,23 ± 6,83
Bảng 4.20. Gia tăng đƣờng kính tán trung bình của cây qua mỗi tháng
Tháng Dt (cm)
R1 R2 R3 R4
1 - - - -
2 8,13 6,24 6,90 5,86
3 2,53 3,62 2,58 3,81
4 6,64 5,91 1,28 3,12
5 1,19 5,82 9,3 2,6
6 2,29 2,91 5,86 2,56
4,16 4,90 5,18 3,59
48
0
5
10
15
20
25
30
35
40
1 2 3 4 5 6 Tháng
Dt (cm)
R1
R2
R3
R4
Hình 4.19. Đồ thị tăng trƣởng Dt của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 12 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.19, 4.20 cùng đồ thị 4.21 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
3 tháng đầu, cả 4 nghiệm thức đều có sự gia tăng đường kính tán tương đương
nhau.
Tháng thứ 4, R1 có đường kính tán lớn nhất (29,33cm), R3 có đường kính tán
nhỏ nhất (22,65cm).
Tháng thứ 5, R2 đạt giá trị lớn nhất (32,98cm), R4 chỉ đạt 27,67cm.
Tháng thứ 6, R3 đạt lớn nhất 37,81cm về đường kính tán, còn R4 chỉ đạt
30,23cm nhỏ nhất so với 3 nghiệm thức còn lại.
Qua 6 tháng, R1, R2, R3 có đường kính tán tương đương nhau. Trong đó, R3
có sự gia tăng đường kính tán trung bình nhiều nhất (5,18cm), còn R4 có
đường kính tán nhỏ nhất (22,56cm) và sự gia tăng cũng nhỏ nhất (3,59cm).
Vậy thành phần R có thêm tro trấu thì đường kính tán lớn và phát triển nhanh
nhưng khi có thêm xơ dừa thì đường kính tán sẽ nhỏ và phát triển chậm.
49
* Tăng trưởng về số lượng lá:
Bảng 4.21. Số lƣợng lá trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng Số lượng lá trung bình
R1 R2 R3 R4
1 5,97 ± 0,88 6,11 ± 0,80 5,96 ± 1,10 6,13 ± 0,72
2 11,38 ± 2,52 10,37 ± 2,53 11,44 ± 2,58 10,58 ± 3,52
3 15,76 ± 3,35 14,61 ± 3,66 14,70 ± 3,37 15,02 ± 3,17
4 22,55 ± 3,69 21,23 ± 5,36 19,51 ± 4,90 21,65 ± 7,49
5 33,62 ± 9,05 23,96 ± 4,05 27,58 ± 3,44 22,56 ± 3,89
6 38,00 ± 1,63 36,70 ± 6,84 38,61 ± 9,43 33,60 ± 10,26
Bảng 4.22. Gia tăng số lƣợng lá trung bình của cây qua mỗi tháng
Tháng Gia tăng số lượng lá trung bình
R1 R2 R3 R4
1 - - - -
2 5,41 4,26 5,48 4,45
3 4,38 4,24 3,26 4,44
4 6,79 6,62 4,81 6,63
5 11,07 2,73 8,07 0,91
6 4,38 12,74 11,03 11,04
6,41 6,12 6,53 5,49
50
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1 2 3 4 5 6 Tháng
Số lá
R1
R2
R3
R4
Hình 4.22. Đồ thị tăng trƣởng số lƣợng lá của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 13 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.21, 4.22 cùng đồ thị 4.22 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
4 tháng đầu tiên, số lượng lá của 4 loại R gần như tương đương nhau.
Tháng thứ 1, số lượng lá dao động trong khoảng từ 5 đến 6 lá.
Tháng thứ 2, số lượng lá dao động trong khoảng từ 10 đến 11 lá.
Tháng thứ 3, số lượng lá dao động trong khoảng từ 10 đến 15 lá.
Tháng thứ 4, số lượng lá dao động trong khoảng từ 19 đến 22 lá.
Sang tháng thứ 5, số lượng lá bắt đầu có sự chênh lệch rõ rệt. R1 có số lượng
lá nhiều nhất là 33,62 lá; R3 là 27,58 lá; R2 là 23,96 lá và R4 có số lượng lá ít
nhất 22,56 lá.
Vào tháng thứ 6, R3 có số lượng lá nhiều nhất 38,61 lá; R4 vẫn có số lượng lá
ít nhất 33,6 lá.
Như vậy, thành phần R có đất và phân hoặc có thêm tro trấu thì số lượng lá sẽ
nhiều và độ gia tăng sẽ lớn. Nếu thêm vào xơ dừa thì số lượng và sự gia tăng
lá lại ít hơn.
51
* Tăng trưởng về chiều dài lóng:
Bảng 4.23. Chiều dài lóng trung bình của cây con mỗi tháng
Tháng ℓ (cm)
R1 R2 R3 R4
1 0,12 ± 0,04 0,15 ± 0,05 0,11 ± 0,03 0,19 ± 0,05
2 0,37 ± 0,19 0,36 ± 0,20 0,38 ± 0,30 0,50 ± 0,28
3 0,66 ± 0,29 0,45 ± 0,23 0,60 ± 0,28 0,53 ± 0,26
4 0,89 ± 0,51 0,67 ± 0,33 0,67 ± 0,37 0,97 ± 0,46
5 1,23 ± 0,66 1,25 ± 0,65 1,48 ± 0,73 1,20 ± 0,59
6 1,72 ± 0,47 1,26 ± 0,57 1,51 ± 0,41 1,26 ± 0,56
Bảng 4.24. Gia tăng chiều dài lóng trung bình của cây qua mỗi tháng
Tháng Gia tăng kích thước lóng trung bình
R1 R2 R3 R4
1 - - - -
2 0,25 0,21 0,27 0,31
3 0,29 0,09 0,22 0,03
4 0,23 0,22 0,07 0,44
5 0,34 0,58 0,81 0,23
6 0,49 0,01 0,03 0,06
0,32 0,22 0,28 0,21
52
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
1 2 3 4 5 6 Tháng
l (cm)
R1
R2
R3
R4
Hình 4.21. Đồ thị tăng trƣởng ℓ của cây con trong vƣờn ƣơm
Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 14 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng
4.23, 4.24 cùng đồ thị 4.23 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
Trong 4 tháng đầu, kích thước lóng của R4 luôn đạt giá trị lớn nhất vào các
tháng 1,2 và 4 nhưng 2 tháng sau, tăng trưởng rất chậm và đạt giá trị nhỏ nhất.
So với R1 đối chứng, kích thước lóng hằng tháng không đạt được giá trị lớn
nhất nhưng sự gia tăng hàng tháng khá đều và mạnh. Do đó, sau 6 tháng R1
có chiều dài lóng trung bình cao nhất và sự gia tăng cũng mạnh nhất. Thành
phần ruột gồm đất, phân, xơ dừa và tro trấu chỉ làm chiều dài lóng tăng trong
những tháng đầu.
* Ảnh hưởng của ruột bầu đến sinh khối của cây con:
Bảng 4.25. Sinh khối của cây con của từng nghiệm thức qua 6 tháng
Nghiệm
thức
Sinh khối tươi (g/cây) Sinh khối khô (g/cây) Khô/Tươi
(%)Rễ Thân Lá Tổng Rễ Thân Lá Tổng
R1 5,31 5,83 15,04 26,18 2,56 1,92 5,67 10,15 38,77
53
R2 6,18 6,7 15,61 28,49 3,22 2,05 6,78 12,05 42,3
R3 7,53 8,79 18,03 34,35 4,53 3,02 8,72 16,27 47,37
R4 5,98 6,39 15,12 27,49 3,16 2,15 7,64 12,95 47,11
0
5
10
15
20
25
30
35
40
R1 R2 R3 R4 Nghiệm thức
Sinh khối
(g/cây)
SKT
SKK
Hình 4.22. Đồ thị tổng lƣợng sinh khối của 4 nghiệm thức sau 6 tháng
Qua kết quả thống kê ở bảng 4.25 cùng đồ thị 4.24 đối với tỷ lệ sống của cây
con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Sinh khối tươi của cây con 6 tháng tuổi ở các nghiệm thức khác nhau dao
động từ 26,18 – 34,35g/cây, sinh khối khô dao động từ 10,15 – 16,27g/cây.
Tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi ở các công thức thí nghiệm biến đổi
từ 38,77 – 47,37%. Phân tích chi tiết cho thấy cả sinh khối tươi và sinh khối
khô đều đạt cao nhất ở R3 và thấp nhất ở R1 (đối chứng). Điều đó chứng tỏ
với thành phần ruột bầu có thêm xơ dừa, tro trấu, đặc biệt là tro trấu thì sinh
khối sẽ cao hơn thành phần R chỉ có đất với phân chuồng.
54
Hình 4.23. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
1 tháng tuổi
55
Hình 4.24. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
2 tháng tuổi
56
Hình 4.25. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
3 tháng tuổi
57
Hình 4.26. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
4 tháng tuổi
58
Hình 4.27. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
5 tháng tuổi
59
Hình 4.28. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl.
6 tháng tuổi
60
CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua 1 năm nghiên cứu các đặc điểm sinh lý – sinh thái của cây Đầu Lân trên
địa bàn TpHCM và 6 tháng gieo ươm trong vườn, chúng tôi có 1 số kết luận
sau:
5.1.1. Cách thu hạt:
Khi quả chín nẫu và mùi nồng thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm
cây mới. Quả già bổ ra, thấy có nhiều múi nạc bao hạt giống quả bình bát.
Cần nhào nặn để lấy hạt, và dùng dao cạo bớt lớp thịt bên ngoài hạt.
5.1.2. Trong vƣờn ƣơm:
- Tỷ lệ nẩy mầm của hạt khá cao (trên 70%), sức sống tốt.
- Tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm trên 95%.
- Yêu cầu về ánh sáng của cây con thay đổi theo từng tháng: Trong 2
tháng đầu, cây con cần điều kiện che sáng cao (50% – 75%). Từ tháng
thứ 3 trở đi cây con phát triển tốt trong điều kiện không che sáng.
- Sau 6 tháng theo dõi cây con trong vườn ươm, chúng tôi có các kết quả
sau:
+ Chiều cao:
 Ở thí nghiệm che sáng: H và sự gia tăng H tỉ lệ nghịch với độ tàn che.
 Ở thí nghiệm thành phần của R: R1 đạt H và sự gia tăng H nhiều nhất,
R4 đạt H và sự gia tăng H ít nhất.
+ Đường kính cổ rễ:
 Ở thí nghiệm che sáng: D0 và sự gia tăng D0 giảm dần khi độ tàn che
tăng dần.
61
 Ở thí nghiệm thành phần của R: D0 và sự gia tăng D0 giảm dần theo
trình tự R1, R2, R3 và R4.
+ Đường kính tán:
 Ở thí nghiệm che sáng: Dt và sự gia tăng Dt của lô 4 là cao nhất, còn lô
1 có Dt nhỏ nhất nhưng lại có sự gia tăng Dt cao hơn lô 2, lô 3.
 Ở thí nghiệm thành phần của R: R3 có Dt và sự gia tăng Dt lớn nhất, R4
có Dt và sự gia tăng Dt nhỏ nhất.
+ Số lượng lá:
 Ở thí nghiệm che sáng: Số lượng lá và sự gia tăng số lượng lá theo trình
tự lô 4 nhiều nhất, lô 1, lô 2 và lô 3 thấp nhất.
 Ở thí nghiệm thành phần của R: Số lượng lá nhiều nhất ở R3, ít nhất ở
R4 và sự gia tăng số lượng lá nhiều nhất ở R2, ít nhất ở R1.
+ Chiều dài lóng:
 Ở thí nghiệm che sáng: ℓ và sự gia tăng ℓ ở lô 4 cao nhất và lô 1, lô 3
đạt ℓ thấp nhất.
 Ở thí nghiệm thành phần của R: R1 đạt ℓ và sự gia tăng ℓ cao nhất, R2
và R4 đạt ℓ và sự gia tăng ℓ thấp nhất.
+ Sinh khối:
 Ở thí nghiệm che sáng: Độ che sáng càng cao thì lượng sinh khối càng
giảm.
 Ở thí nghiệm thành phần của R: R3 có tổng lượng sinh khối cao nhất và
R1 có tổng lượng sinh khối thấp nhất.
62
5.2. Kiến nghị:
- Khi thu hạt: Cần chọn quả chín, hôi và tự rụng, cần mang găng tay cao
su khi nhào nặn để lấy hạt. Cạo bớt lớp thịt dính trên hạt để giúp cho
hạt dễ nẩy mầm.
- Có thể trộn thêm 1 lượng nhỏ thuốc trừ sâu, côn trùng gây hại vào nước
tưới để hạn chế sâu xanh, cào cào gây hại và 1 số bệnh khác của cây
con.
- Trước khi gieo hạt, cần trộn thêm Basudin vào đất để hạn chế kiến, sâu
ăn hạt.
- Đề tài này chỉ thực hiện 2 thí nghiệm về gieo ươm Đầu Lân. Kết quả
của thí nghiệm mới chỉ được đánh giá trong thời gian 6 tháng. Do đó,
những kết luận được đưa ra chỉ đúng trong điều kiện của đề tài này.
Cho đến nay, thời gian nuôi dưỡng Đầu Lân trong vườn ươm vẫn chưa
được nghiên cứu cụ thể. Vì thế, khi áp dụng những kết quả của đề tài
này vào thực tế, chúng tôi đề nghị cần phải lưu ý đến những điều kiện
của đề tài.
- Bên cạnh việc cây có hoa lạ, đẹp, thơm nên được ưa chuộng trồng trang
trí ngoại thất, cây còn có những ưu điểm như: tán rộng, lá rụng theo
mùa, rễ không lồi, các bộ phận của cây đều không độc nên rất thích hợp
trồng trên đường phố.
- Ở thí nghiệm ảnh hưởng của thành phần R đến sự sinh trưởng của cây
con, các loại R gần như tương đương nhau ở mỗi chỉ tiêu đo đếm. Vì
vậy, chúng tôi đề nghị trong những nghiên cứu tiếp theo, nên giảm tỷ lệ
đất, tăng tỉ lệ phân chuồng, xơ dừa, tro trấu để thấy rõ độ khác biệt giữa
các chỉ tiêu. Từ đó, có được công thức thích hợp hơn cho cây Đầu lân
con.
63
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài này nhận được nguồn hạt giống
Đầu lân thu hái tại chùa Tường Quang. Đất làm ruột bầu được lấy từ
đất ở vườn ươm Hiệp Thành, quận 12. Thành phần ruột bầu không bổ
sung NPK. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần có những nghiên cứu bổ sung
những vật liệu gieo ươm được sử dụng từ những nguồn khác. Điều này
cho phép đưa ra những kết luận chính xác hơn, đồng thời phạm vi ứng
dụng của đề tài sẽ rộng hơn.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. B.Aubret, G.Vullin (1999). Kỹ thuật vườn ươm và vườn cây ăn quả có
múi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Bá (2009). Giáo trình Thực vật học. Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực
vật hạt kín ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Bé (2004). Atlas Khuẩn lam – Nấm – Thực vật. Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm.
5. Nguyễn Tuấn Bình (2002). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus Dyeri
Pierre) 1 năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Luận văn Thạc sĩ khoa
học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TpHCM.
6. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978). Phân loại thực vật bậc cao. Nhà
xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
7. Cục khuyến nông và khuyến lâm (2002). Kỹ thuật vườn ươm cây rừng
ở hộ gia đình. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
8. Hoàng Công Đãng (2000). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia
caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận văn Tiến sĩ nông
nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Đường (1985). Nghiên cứu gây trồng Dầu, Sao, Vên vên
trên các dạng đất đai trống trọc còn khả năng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý.
Báo cáo khoa học 01.9.3. Phân viện Lâm nghiệp phía Nam.
10.Trần Hợp (2000). Cây cảnh, hoa Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp
TpHCM.
65
11.Trần Hợp (2002). Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông
nghiệp TpHCM.
12.Trần Hợp (2002). Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn. Nhà xuất bản Nông
nghiệp TpHCM.
13.Lê Đình Khả (1996). Kỹ thuật vườn ươm và chất lượng cây con đem
trồng. WFP project 4304 UNDP/FAO/VIE/92/022 Hà Nội.
14.Trần Công Khánh (1981). Thực tập hình thái và giải phẫu học thực vật.
Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
15. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn (2001). Tin học
ứng dụng trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Kiểng (2000). Thống kê học ứng dụng, các kiểu mẫu thí
nghiệm. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm TpHCM.
17.Larcher. W, (1983). Sinh thái học thực vật. Lê Trọng Cúc dịch. Nhà
xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
18.Vũ Thị Lan (2007). Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng của cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) 6 tháng tuổi trong giai
đoạn vườn ươm. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại
học Nông Lâm TpHCM.
19.Nguyễn Thị Hà Linh (2009). Đánh giá khả năng nảy mầm và phát triển
của Dầu song nàng (Dipterocarpus Dyeri Pierre) thuộc họ Dầu
(Dipterocarpaceae Blume) trong vườn ươm tại Vườn Quốc gia Lò Gò –
Xa Mát tỉnh Tây Ninh. Luận văn Cao học Sinh học, Trường Đại học Sư
phạm TpHCM.
20.Nguyễn Thị Mừng (1997). Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng,
hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis
Pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum. Luận án thạc sĩ khoa học
Lâm nghiệp Trường Đại học Lâm nghiệp.
66
21.Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006). Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo
ươm cây Huỳnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị.
Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm
TpHCM.
22.Trương Thị Cẩm Nhung (2010). Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm 2 loài
Muồng hoàng yến (Cassia fistula) và Huỳnh liên (Tecoma stans) phục
vụ cho trồng cây xanh đô thị. Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Nông lâm
TpHCM.
23.Nguyễn Xuân Quát (1985). Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất
lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt
luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp
Việt Nam.
24.Nguyễn Phương Quyên (2005). Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến
năm 2010, tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2020 Phường Hiệp Thành
Quận 12 Tp Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý đất đai
và bất động sản, trường Đại học Nông Lâm TpHCM.
25.Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2003). Hình thái – Giải phẫu
học thực vật. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
26. Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé (2005). Phân loại học Thực vật. Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm.
27.Nguyễn Văn Sở (2003). Trồng rừng nhiệt đới. Tủ sách Trường Đại học
Nông lâm TpHCM.
28.Nguyễn Văn Sở (2004). Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ
sách Trường Đại học Nông lâm TpHCM.
29.Hoàng Minh Tấn và các tác giả khác (1994). Giáo trình sinh lý thực
vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
67
30.Nguyễn Văn Thêm (2002). Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
chi nhánh TpHCM.
31. Nguyễn Văn Thêm (2003). Phân tích các thí nghiệm gieo ươm cây gỗ
dựa trên nhiều biến phản hồi. Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp. Tủ
sách Trường Đại học Nông Lâm TpHCM.
32.Nguyễn Văn Thêm (2004). Hướng dẫn sử dụng Stagraphics Plus
Version 3.0 và 5.1 để xử lý và phân tích thông tin trong lâm học. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, chi nhánh TpHCM.
33.Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải (2004). Ảnh hưởng của hỗn hợp
ruột bầu đến sinh trưởng của Chiêu liêu nước (Terminalia
calamansanai) 6 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm. Tạp chí KHKT
Nông Lâm nghiệp. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm TpHCM.
34.Phạm Quang Thu (2009). Bệnh cây học. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
35.Đào Xuân Trường (1995). Phòng trừ một số sâu bệnh hại ở vườn ươm
và rừng trồng. Kiến thức LNXH. Tập 2. NXB Nông nghiệp Hà Nội
36.Ủy Ban Nhân dân phường Hiệp Thành Quận 12 TpHCM (2010). Báo
cáo tổng kết về việc thực hiện nhiệm vụ Kinh tế, Văn hóa, Xã hội – An
ninh Quốc phòng năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
Tiếng Anh
37. Cao Van Philippe (1996). Modern Practices for Citrus Nursery. Cirad
– Flhor Vietnam. Training Course at SOFRI.
38. Hudson T.Hartman, Dales K.Kester, Jr.Davies (1990). Plant
Propagation: Principles and Practice. Prentic Hall Inc, Englewood
Cliffs, N.J.07632.
68
39.Ekta K. & J.S. Singh (2000). Ecology of seed and seedling growth for
conservation and restoration of tropical dry forest: a review.
Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India.
40.Kimmins, J.P. (1998). Forest ecology. Prentice – Hall, Upper Saddle
River, New Jersey
41.Thomas D.L (1985). Mineral nutrition as an index of seedling quality.
Evaluating seedling quality: principles, procedures and predictive
abilities of major tets. Workshop held October 16-18, 1984. Forest
Research Laboratory, Oregon State University.
Trang web
42. Sinh vật rừng Việt Nam: http://vncreatures.net
43.Trung tâm dữ liệu Thực vật Việt Nam: http://www.botanyvn.com
44. United States Department of Agriculture: http://plants.usda.gov
45.Wikipedia: http://en.wikipedia.org

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppTài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppBluebell Bing Bing
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamHieu Nguyen
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTnghiadoi.com
 
ô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtsamesb
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngChém Gió Thành Bão
 
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trườngÔ nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trườngSâu Đỗ
 
Powerpoint Môi trường
Powerpoint Môi trườngPowerpoint Môi trường
Powerpoint Môi trườngNhung Lê
 
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...nataliej4
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤTkudos21
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
 

Mais procurados (17)

Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppTài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
 
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
 
Dat cat
Dat catDat cat
Dat cat
 
Ô nhiễm tài nguyên đất.
Ô nhiễm tài nguyên đất.Ô nhiễm tài nguyên đất.
Ô nhiễm tài nguyên đất.
 
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình ChánhLuận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
 
ô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đất
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường
 
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trườngÔ nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường
 
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đấtQuy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
 
Tac dong cua co ng
Tac dong cua co ngTac dong cua co ng
Tac dong cua co ng
 
ô Nhiễm đất
ô Nhiễm đấtô Nhiễm đất
ô Nhiễm đất
 
Powerpoint Môi trường
Powerpoint Môi trườngPowerpoint Môi trường
Powerpoint Môi trường
 
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường B...
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 

Semelhante a Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân

Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...nataliej4
 
Sinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suSinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suMáy Tính
 
đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)Bình Trà Nhỏ
 
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThomas Tran
 
Kltn hoàn thiện cường 2012-2013
Kltn hoàn thiện   cường 2012-2013Kltn hoàn thiện   cường 2012-2013
Kltn hoàn thiện cường 2012-2013MC Silver
 
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdfQUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdfNgocNguyn23
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...nataliej4
 
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...Man_Ebook
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...nataliej4
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...nataliej4
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...hanhha12
 
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdfPhân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdfHanaTiti
 
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdfsach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdfTrường Nguyễn Duy
 

Semelhante a Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân (20)

Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
 
Sinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suSinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao su
 
đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)
 
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
 
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
 
Thưc hanh phan bón
Thưc hanh phan bónThưc hanh phan bón
Thưc hanh phan bón
 
Kltn hoàn thiện cường 2012-2013
Kltn hoàn thiện   cường 2012-2013Kltn hoàn thiện   cường 2012-2013
Kltn hoàn thiện cường 2012-2013
 
Nhan 9055
Nhan 9055Nhan 9055
Nhan 9055
 
Nhan 9055
Nhan 9055Nhan 9055
Nhan 9055
 
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdfQUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
 
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn hà đông, xã đi...
 
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha sua...
 
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG - Melientha su...
 
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdfPhân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
 
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdfsach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
sach bi quyet lam giau cho nong dan1.pdf
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân

  • 1. 1 CHƢƠNG 1 – MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây xanh – Một phần không thể thiếu tại các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh. Cây xanh không chỉ giúp làm giảm ô nhiễm không khí, giảm tiếng ồn, cho bóng mát, tăng vẻ mỹ quan mà còn có thể giúp tinh thần bớt căng thẳng và sảng khoái. Trên đường phố, công viên và nhất là trong trang trí ngoại thất, việc lựa chọn cây xanh phù hợp làm nguyên liệu thiết kế đóng vai trò quan trọng. Cây Đầu lân (Couroupita guianensis Aubl.) thuộc họ Lộc vừng (Lecythidaceae) là loài cây che bóng, có hoa đẹp, nở quanh năm, hương thơm thanh thoát và có ý nghĩa về tâm linh Phật giáo. Hiện nay, Đầu lân được trồng rải rác trong một số công viên như Tao Đàn, Bình Quới, Thảo Cầm Viên… và trồng nhiều ở các chùa Kỳ Quang, Tường Quang, Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm… Ngoài ra, đây cũng là loài cây có quả và lá được dùng làm dược liệu chữa các bệnh thông thường. Từ những ưu điểm nêu trên của loài cây này, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ che sáng và thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sự phát triển của cây Đầu lân (Couroupita guianensis Aubl.) thuộc họ Lộc vừng (Lecythidaceae) trong giai đoạn vƣờn ƣơm” để nghiên cứu sâu hơn về quá trình sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm và tiến tới phát triển loài cây có giá trị trang trí ngoại thất cao và có ý nghĩa Phật giáo đặc biệt này.
  • 2. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được các điều kiện thích hợp cho cây con phát triển ở giai đoạn vườn ươm như: + Xác định độ che sáng phù hợp + Xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu khi gieo ươm 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Cây Đầu lân (Couroupita guianensis) được nhân giống trong vườn ươm. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây Đầu lân với các điều kiện che sáng, thành phần hỗn hợp ruột bầu khác nhau để chọn ra công thức gieo ươm tốt nhất. 1.4. Đóng góp của đề tài Bước đầu cung cấp một số thông tin làm cơ sở cho việc gieo ươm cây Đầu Lân con. 1.5. Bố cục của đề tài Chương 1 – Mở đầu Chương 2 – Tổng quan tài liệu Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu Chương 4 – Kết quả và thảo luận Chương 5 – Kết luận và kiến nghị
  • 3. 3 CHƢƠNG 2 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên của khu vực nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Tổng diện tích đất tự nhiên là 543,8884 ha, Hiệp Thành có dạng một tứ giác lồi về hướng Tây và Tây Bắc, nằm ở giữa Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh, bốn hướng tiếp giáp với: Hướng Đông : Phường Thới An – Quận 12 Hướng Tây : Phường Tân Chánh Hiệp – Quận 12 và xã Thới Tam Môn – Hóc Môn Hướng Nam : Phường Tân Chánh Hiệp và phường Tân Thới Hiệp – Quận 12 Hướng Bắc : Xã Đông Thạnh – Huyện Hóc Môn. b. Địa hình, địa mạo: Hiệp Thành thuộc vùng đồng bằng Nam bộ, mang 2 dạng địa hình : thấp và cao. - Địa hình thấp : tương đối thấp và bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,6 – 0,8 m. - Địa hình cao : độ cao trung bình là 4,5 – 5 m. Vì vậy, Hiệp Thành có khả năng phát triển cả về canh tác nông nghiệp cũng như thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng – kỹ thuật. c. Khí hậu: - Nằm trong vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa của nước ta nên Hiệp Thành mang nét đặc trưng của khí hậu Đông Nam Bộ có 2 mùa rõ rệt : mùa khô và mùa mưa.
  • 4. 4 + Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, chiếm 10% lượng mưa cả năm. + Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, số ngày mưa khoảng 132 ngày, lượng mưa bình quân là 1980 mm/ năm, chiếm 90% lượng mưa cả năm. - Nhiệt độ bình quân là 290 C, độ ẩm không khí trung bình 61%. - Hai hướng gió chủ đạo là Đông Nam và Tây Bắc, với vận tốc trung bình 2,5 m/s. d. Thủy văn : Phường Hiệp Thành được bao bọc về hướng Tây Bắc bởi kênh Trần Quang Cơ và rạch Cầu Dừa. Ngoài ra, xung quanh phường không còn sông suối chảy qua nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, gây ít nhiều ảnh hưởng đến mùa màng ở địa phương.
  • 5. 5 2.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Hiệp Thành là 543,8884 ha được chia theo từng loại đất như sau: - Đất nông nghiệp : 200,6440 ha - Đất ở : 195,7374 ha - Đất chuyên dùng : 147,5070 ha Hiện nay, trên địa bàn phường, toàn bộ diện tích đất đã được đưa vào sử dụng. Trong đó, về thổ nhưỡng có 3 thành phần đất chính: - Đất xám bạc màu - Đất cát pha - Đất xám trên phù sa cổ Ngoài ra có một phần nhỏ diện tích đất phù sa nhiễm phèn nhiều. Bảng 2: Phân loại đất đai phƣờng Hiệp Thành, quận 12 Ký hiệu Phân loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)FAO/UNESCO Việt Nam ACd Dystric Acrisols Đất xám bạc màu 208,99 38,53 ACf Ferric Acrisols Đất nâu vàng trên phù sa cổ 207,16 38,20 ACh Haplic Acrisols Đất xám trên phù sa cổ 119,84 22,10 FLtp Protothionic Fluvisols Đất phù sa nhiễm phèn nhiều 6,36 1,17 (Nguồn : Bản đồ đất quận 12 – TP. Hồ Chí Minh) Điều này tạo điều kiện cho Hiệp Thành phát triển đa dạng về thành phần kinh tế, tuy vậy cũng gây hạn chế cho việc phát triển đồng đều, cân đối giữa các ngành dựa trên tiềm lực sẵn có ở địa bàn.
  • 6. 6 Hình. Bản đồ đất phƣờng Hiệp Thành, quận 12 (Nguồn : Bản đồ đất quận 12 – TP. Hồ Chí Minh) b. Tài nguyên nước : Ở đây, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm với mực nước giếng đào sâu từ 8 - 10m. Nhìn chung, chất lượng nước tương đối tốt nên đại đa số hộ dân trong phường đều sử dụng hầu hết là giếng khoan, chỉ một số ít hộ dùng giếng đào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
  • 7. 7 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với cây gỗ non trong giai đoạn vƣờn ƣơm a. Ánh sáng Theo Kimmins (1998) [40], ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây gỗ. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che bóng giúp cây con tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sang, Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5], Vũ Thị Lan (2007) [18] Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/ đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế,
  • 8. 8 trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con. Nguyễn Thị Hà Linh (2009) [19], Trương Thị Cẩm Nhung (2010) [22] b. Nước Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây gỗ non. Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm ; kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu không khí. Nếu cây thiếu nước, chất nguyên sinh sẽ bị mất nước, chúng có thể chuyển sang trạng thái coaxecva hoặc trạng thái gel và kèm theo giảm hoạt động sống của chúng. Đồng thời khi mất nước có thể làm giảm tính bền vững của keo nguyên sinh chất và ở mức độ có thể gây nên biến tính keo nguyên sinh chất và cây sẽ chết (Hoàng Minh Tấn và ctv, 1994) [29]. Vì thế, việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây non vườn ươm là việc làm rất quan trọng (Larcher, 1983) [17], (Nguyễn Văn Sở, 2004) [28]. c) Thành phần hỗn hợp ruột bầu Thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm (Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải, 2004) [33]. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt (Nguyễn Tuấn Bình, 2002) [5], (Nguyễn Văn Sở, 2003) [27]. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và chất lượng cây con.
  • 9. 9 Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại, (Vũ Thị Lan, 2007) [18], (Trương Thị Cẩm Nhung, 2010) [22]. Cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vươm ươm, những nhân tố được đặt biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [23] d) Kích thước bầu Kích thước bầu là chỉ tiêu phản ánh khoảng không gian sinh sống của cây con. Mỗi loài cây khác nhau đòi hỏi một khoảng không gian để sinh trưởng, phát triển tốt (Nguyễn Minh Đường, 1985) [9]. Kích thước bầu chi phối không chỉ hàm lượng dinh dưỡng nhiều hay ít, mà còn đến ánh sáng và nước, hình dạng và tình trạng phát triển của hệ rễ và thân cây (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [23]. Kích thước bầu còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và kĩ thuật trồng rừng. Kích thước bầu quá lớn sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cây con tới nơi trồng rừng, tốn nhiều hỗn hợp ruột bầu…; do đó chi phí trồng rừng cao (Nguyễn Văn Thêm, 2002 và 2003) [30], [31]. Kích thước bầu quá nhỏ dẫn đến thu hẹp không gian sinh sống, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, ánh sáng, nước; kết quả cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Vì thế, trong giai đoạn vườn ươm kích thước bầu được nhiều tác giả quan tâm (Nguyễn Tuấn Bình, 2002) [5]. Kích thước bầu cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây: (1) giữ cây đứng vững, hệ rễ phát triển bình thường ; (2) cung cấp đầy đủ ánh sáng và chất khoáng
  • 10. 10 cho cây con; (3) tiết kiệm không gian gieo ươm; (4) dễ vận chuyển và xử lý khi đem trồng (Vũ Thị Lan, 2007) [18]. 2.2.2. Những nghiên cứu về gieo ƣơm các loài cây gỗ a. Trên thế giới: Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Khurama và Singh (2000) [39] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Năm 1981, Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu và đáng giá khả năng chịu bóng của một số loài như Shorea taluranh, Sovalis, Hopea helferei và Vatica odorata. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%. Theo Thomas (1985) [41], chất lượng cây con có quan hệ với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con. b. Ở Việt Nam: Có nhiều công trình nghiên cứu gieo ươm cây gỗ ở Việt Nam. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn của cây con đem trồng. Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân Quát (1985) [23] đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu.
  • 11. 11 Tương tự Hoàng Công Đãng (2000) [8] đã thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm. Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Nguyễn Xuân Quát (1985) [23] và Hoàng Công Đãng (2000) [8] đã phân chia 5 mức che ánh sáng: không che (đối chứng), che 25%, 50%, 75%, 100%. Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) [23] và Hoàng Công Đãng (2000) [8] đã bón lót super lân, clorua kali, sunphat amôn với tỷ lệ từ 0 – 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 – 25% so với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay còn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [23]. Từ năm 1980 – 1985, Nguyễn Minh Đường [9] và nhiều tác giả khác cũng có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng miền Đông Nam Bộ. Năm 1997, Nguyễn Thị Mừng [20] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 – 4 tháng tuổi, mức độ che bóng 50 – 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai có hàm lượng diệp lục a,b và tổng số cao hơn, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều lớn hơn so với đối chứng (không che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%. Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5] nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu về cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K.) trong giai đoạn 6 tháng tuổi cũng cho
  • 12. 12 thấy độ che sáng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Huỳnh liên là 50% (Nguyễn Thị Cẩm Nhung, 2006) [21]. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tấn Bình (2002) [5], kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20 x 30 cm, đục 8-10 lỗ. Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần hỗn hợp ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [29], sự phát triển của cây con phụ thuộc không chỉ vào tính di truyền của cây mà còn vào môi trường sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa của ruột bầu). Tuy nhiên không phải tất cả các loài cây đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây. Theo Nguyễn Thị Mừng (1997) [20], thành phần ruột bầu được cấu tạo từ 79% đất + 18% phân chuồng + 0,5% N + 2% P + 0,5% K hoặc 80% đất + 15% phân chuồng + 1% N +3% P +1% K sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm. Các nghiên cứu về gieo ươm như Dầu song nàng (Dipterrocarpus dyeri) của Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5], Chiêu liêu nước (terminalia calamansanai) của Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh Hải (2004) [33], cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K) của Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [21], các tác giả đều đi đến kết luận: hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây con. 2.2.3. Tình hình nghiên cứu cây Đầu Lân trong và ngoài nƣớc a. Ở nước ngoài Cây Đầu lân được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet đặt danh pháp khoa học vào năm 1755. [45]
  • 13. 13 Cây Đầu lân phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Đầu lân có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á. Đây còn là loại cây trồng đường phố khá phổ biến tại Thái Lan, Singapore… b. Ở Việt Nam Cây Đầu lân được người trong giới cây cảnh Việt Nam gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Cây Sala, cây Hàm rồng, cây Vô ưu, cây Ngọc kỳ lân. Cây được trồng trong các công viên và chùa chiềng. Trần Hợp đã mô tả Đầu lân về hình thái, phân bố và công dụng trong “Cây cảnh, hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 [10], “Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn” [12] và “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam” [11] xuất bản năm 2002.
  • 14. 14 CHƢƠNG 3 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở khoa học: Sinh trưởng và phát triển của cây luôn chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố sinh thái. Trong điều kiện vườn ươm, nhân tố chủ đạo thường là ánh sáng (hay độ tàn che), nước, thành phần hỗn hợp ruột bầu (dinh dưỡng), kích thước bầu (hay mật độ gieo ươm), độ sâu lấp đất… Mặt khác, theo quy luật giới hạn sinh thái của Shelford, 1913 (dẫn theo Nguyễn Tuấn Bình) [5], mỗi giai đoạn sống của cây chỉ thích ứng với một biên độ tác động nhất định của nhân tố sinh thái. Trong biên độ sinh thái của một loài, có một khoảng xác định của nhân tố sinh thái mà tại đó cho phép cây sinh trưởng tốt nhất. Vì thế, trong nghiên cứu một mặt phải xác định được biên độ thích ứng của cây con với các nhân tố sinh thái, mặt khác phải tìm được ngưỡng tác động thích hợp của nhân tố sinh thái để cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó, tác giả đã sử dụng phương pháp sinh thái học thực nghiệm để giải quyết yêu cầu đặt ra. Bằng phương pháp thực nghiệm, trước hết xem xét phản ứng sinh trưởng của cây con theo một cấp biến đổi của nhân tố sinh thái. Sau đó, thông qua phương pháp phân tích đối chiếu, đi đến xác định ngưỡng tác động thích hợp của nhân tố sinh thái đối với sinh trưởng của cây con. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2012 - Địa điểm: Vườn ươm Hiệp Thành, Quận 12 (thuộc Công ty Công viên cây xanh Tp.Hồ Chí Minh)
  • 15. 15 3.3. Vật liệu và phƣơng tiện hỗ trợ nghiên cứu - Vật liệu: + Hạt: Quả sau khi thu lượm tại chùa Tường Quang (Quận 12), được tách riêng lấy hạt để chuẩn bị nguồn hạt gieo ươm cây con. + Đất trồng: Đất gieo ươm cây con được lấy từ Quận 12, sử dụng tầng đất mặt có chiều dày 20cm. + Hỗn hợp ruột bầu gieo trồng gồm đất trồng: phân chuồng: xơ dừa: tro trấu với tỷ lệ sử dụng theo các nghiệm thức. + Túi bầu polyetylen có kích thước 10x15cm và 20x30cm để cấy cây con. + Lưới nhựa với các độ che nắng: 25%, 50%, 75%, có kích thước 2mx4m. - Phương tiện hỗ trợ: + Máy ảnh kỹ thuật số (Casio 10.1 pixels): dùng để chụp và lưu lại các hình ảnh của cây Đầu lân trong gieo ươm và các hình ảnh khác trong quá trình thực hiện luận văn. + Thước thẳng, thước kẹp palme, cân để đo kích thước, khối lượng của quả, lá và thân cây con. 3.4. Các phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm 3.4.1. Thu thập và ngâm hạt để gieo Sau khi thu quả ngoài tự nhiên, cạo bỏ bớt phần thịt ở phía ngoài, tách riêng lấy hạt để gieo ươm. Nhằm kích thích cho hạt nảy mầm, dùng phương pháp phổ biến là ngâm hạt trong nước khoảng 6 – 8h. Sau đó là gieo hạt vào bầu.
  • 16. 16 3.4.2. Bố trí thí nghiệm trong vƣờn ƣơm a. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây con  Thiết kế thí nghiệm: - Hạt được gieo vào bầu, hỗn hợp đất bầu gồm đất và phân hữu cơ trộn theo tỷ lệ đất thịt nhẹ 90% + phân hỗn hợp 10%. - Bầu được xếp vào 4 lô thí nghiệm ở vườn ươm, mỗi lô gồm 100 bầu với chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau nhưng ở 4 điều kiện che sáng khác nhau: + Lô 1 (che sáng 75%): dùng lưới 75 phủ lên giàn để 25% ánh sáng lọt vào. + Lô 2 (che sáng 50%): dùng lưới 50 phủ lên giàn để 50% ánh sáng lọt vào. + Lô 3 (che sáng 25%): dùng lưới 25 phủ lên giàn để 75% ánh sáng lọt vào. + Lô 4 (không che sáng): ánh sáng 100%. - Mỗi lô gắn bảng chú thích và chụp hình định kỳ hàng tháng để so sánh kết quả giữa các lô.  Phân tích thí nghiệm: Mỗi lô thí nghiệm được tiến hành đo đếm với tổng số cây còn sống. Thời gian đo đếm được thực hiện theo định kỳ hàng tháng. o Tỷ lệ sống của cây (%): đếm tổng số cây còn sống của mỗi lô che bóng qua từng tháng. o Chiều cao cây (H, cm): đo từ mặt bầu đến đỉnh ngọn cây, bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm. o Đường kính cổ rễ (D0, mm): đo cách mặt bầu 5cm, bằng thước kẹp Palme với độ chính xác 0,1mm.
  • 17. 17 o Đường kính tán (Dt, cm): đo độ xòe tán rộng nhất của cây, bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm. o Số lá trên cây (lá): đếm tổng số lá trên từng cây cho mỗi loại R o Chiều dài lóng (ℓ, cm): đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm. o Tính sinh khối (B, g/cây) Sinh khối tươi và khô tuyệt đối được xác định bằng cách cân đo trọng lượng của 3 cây trung bình / lô thí nghiệm ở vào tháng thứ 6. Để đo trọng lượng tươi, các mẫu cây được nhổ lên, phun nước cho sạch đất, để ráo nước và cân tổng trọng lượng / cây. Sau đó, tách thành các bộ phận (thân, lá, rễ) và cân riêng. Để đo sinh khối khô, các mẫu cây được đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050 C trong 20 phút; sau đó, hạ thấp nhiệt độ đến 800 C cho đến khi khô kiệt. Trọng lượng cây (khô và tươi) được đo lặp lại 3 lần bằng cân phân tích với độ chính xác đến 0,01 gram; lấy kết quả trung bình của 3 lần đo. Tỷ lệ chất khô / sinh khối tươi được tính theo phần trăm. Phương pháp tính sinh khối được tiến hành tại phòng thí nghiệm Sinh Hóa, trường Đại học Sài Gòn.
  • 18. 18 b. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con - Thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm bao gồm đất + phân chuồng + xơ dừa + tro trấu được trộn theo tỷ lệ nghiệm thức. Các thành phần hỗn hợp ruột bầu được trộn đều rồi vô bầu. - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên. - Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con sau gieo trong thời gian 6 tháng. Bảng 3. Thành phần hỗn hợp ruột bầu Ký hiệu nghiệm thức R1 R2 R3 R4 Đất đen (%) 90 90 90 90 Phân chuồng (%) 10 5 5 5 Xơ dừa (%) 0 5 0 2,5 Tro trấu (%) 0 0 5 2,5 Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lần lặp 1 R1 R2 R3 R4 Lần lặp 2 R4 R1 R2 R3 Lần lặp 3 R3 R4 R1 R2  Chỉ tiêu theo dõi: Tương tự với các chỉ tiêu theo dõi ở nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm đến sinh trưởng cây con. Gồm: o Tỷ lệ sống của cây (%) o Chiều cao cây (H, cm) o Đường kính cổ rễ (D0 , mm) o Đường kính tán (Dt, cm) o Số lá trên cây (lá) o Chiều dài lóng (ℓ, cm)
  • 19. 19 o Tính sinh khối (B, g/cây) 3.4.3. Phƣơng tiện xử lý và phân tích số liệu Tất cả các số liệu đo đếm về tỷ lệ sống của cây, chiều cao (H, cm), đường kính cổ rễ (D0, mm), đường kính tán (Dt, cm), số lá trên cây, kích thước lóng (l, cm) và sinh khối của Đầu Lân ở các giai đoạn tuổi khác nhau trên các nghiệm thức đều được xử lý bằng phương pháp thống kê. Trước hết, tính các đặc trưng thống kê mô tả cho các tham số đường kính, chiều cao, sinh khối… (trị bình quân, phương sai, sai tiêu chuẩn mẫu, biến động…). Sau đó, thực hiện việc so sánh từng chỉ tiêu bằng phương pháp phân tích phương sai. Những tính toán thống kê mô tả và kiểm định các giả thuyết được thực hiện bằng phần mềm thống kê Statgraphics 3.0 và bảng tính Excel. Sau đó, những kết quả tính toán được tổng hợp thành bảng và đồ thị để phân tích.
  • 20. 20 CHƢƠNG 4 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hƣởng của ánh sáng đến tăng trƣởng của cây con 4.1.1. Trồng cây: a. Chuẩn bị bầu: 3 tháng đầu, số lượng bầu được sử dụng là 400 bầu. Kích thước bầu 10 x 15cm. Vỏ bầu được làm bằng chất dẻo tổng hợp PE có đục lỗ tròn đường kính 5mm ở 2 bên và dưới đáy. Thành phần ruột bầu gồm: đất thịt (75%), đất cát (25%), phân hỗn hợp (10%). Sắp xếp 400 bầu vào 4 lô, mỗi lô rộng 1m5, dài 1m5, tưới nước cho ẩm, lượng nước tưới trung bình10 lít/m2 . Mỗi bầu gieo 1 hạt, dùng que chọc lỗ trong đất bầu sâu khoảng 1cm rồi cho hạt vào, lấp đất và ém nhẹ. 3 tháng sau, đảo bầu. Số lượng bầu sử dụng là 355 bầu tương ứng với số lượng cây còn sống. Kích thước 20 x 30cm, không đổi thành phần đất trong ruột bầu. Mỗi bầu cho đất vào ½ ruột. Sau đó, chuyển toàn bộ đất và cây từ bầu cũ sang bầu mới, rồi cho thêm đất vào bầu để ém chặt cây. b. Tiến hành che nắng: Ba tháng đầu, làm giàn che cao khoảng 50cm, dùng lưới phủ lên 3 lô, bố trí mỗi lô là 1 độ che phủ khác nhau (75%, 50% và 25%). Ba tháng sau, vẫn dùng 3 loại lưới trên nhưng làm giàn che cao lên 1m. c. Chăm sóc – Tưới nước: Trong 6 tháng thực hiện, hằng ngày, tưới nước bằng vòi sen 2 lần vào 2 buổi: sáng, chiều, mỗi lần 10 lít/lô. Trong quá trình cây phát triển, thường xuyên làm cỏ và theo dõi sâu bệnh, khi cây có hiện tượng rễ phát triển ra ngoài bầu thì tiến hành đảo bầu và xén rễ.
  • 21. 21 4.1.2. Kết quả: a. Về cây mầm: - Thời gian hạt nảy mầm từ lúc ươm là 10 – 15 ngày, kết thúc nảy mầm là 15 – 20 ngày. - Tỉ lệ hạt bị hư hỏng khi đã ươm gieo là không đáng kể, các hạt có thể bị lép, bị kiến ăn, ở những lô che sáng thì tỷ lệ hạt nảy mầm cao hơn. - Các cây con mọc ở lô được che sáng nhiều có lóng dài, thân nhỏ, lá to, sậm màu hơn so với lô không che sáng.  Các loại sâu bệnh: + Châu chấu, sâu xanh và sâu bướm ăn lá + Lá có đốm trắng, lá xoắn  Một số biện pháp đề nghị để cây phát triển tốt trong vườn ươm: + Vệ sinh cỏ ở luống trước và sau khi đặt bầu, làm sạch cỏ ở xung quanh vườn ươm. + Thường xuyên kiểm tra và bắt sâu, cào cào gây hại cho cây. + Đối với lá có đốm trắng, lá xoắn thì hái bỏ, phơi khô và đốt.
  • 22. 22 A. Sâu ăn lá; B. Cào cào; C. Bệnh lá xoắn; D. Bệnh đốm trắng Hình 4.1. Các dạng sâu bệnh ở cây Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. b. Tỉ lệ sống của cây con trong điều kiện vườn ươm: Kết quả thu được qua 6 tháng gieo ươm và theo dõi tỷ lệ sống của các cây con ở các lô che sáng: Bảng 4.1. Tỉ lệ sống của cây con ở 4 lô Lô Tháng 1 2 3 4 5 6 4 (không che sáng) 76 70 70 70 70 70 3 (che sáng 25%) 99 99 97 97 97 97 2 (che sáng 50%) 97 95 95 95 95 95 1 (che sáng 75%) 99 93 93 93 93 93 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 Tháng Số cây Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 Hình 4.2. Đồ thị tỷ lệ sống của cây con trong vƣờn ƣơm
  • 23. 23 Qua kết quả phân tích ở bảng 2 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.1 cùng đồ thị 4.4 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Tỷ lệ sống của cây con qua 3 tháng đầu đều trên 90%, đặc biệt là ở lô 2 và lô 3 (trên 97%). Điều này cho thấy với mức độ che sáng vừa phải từ 25% (lô 3) đến 50% (lô 2) thì tỷ lệ sống của cây con sẽ cao. Lô 1 (75%) độ ẩm cao, cây con dễ chết, lô 4 (không che sáng) lượng nắng cao làm lá dễ bị vàng và sâu bệnh. Từ tháng thứ 3 trở đi, sức sống của cây đã hoàn toàn ổn định về số lượng. c. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự tăng trưởng của cây con: * Tăng trưởng về chiều cao: + Về hình thái: Lô 1 có chiều cao cây con thấp nhất, còn các cây ở lô 4 lại cao nhất. + Về chiều cao: theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây con trong vườn ươm sau 3 tháng, kết quả tăng trưởng chiều cao của cây như sau: Bảng 4.2. Chiều cao trung bình của cây con mỗi tháng Tháng H (cm) Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 6,64 ± 1,53 7,16 ± 1,36 8,35 ± 2,12 8,92 ± 1,91 2 10,49 ± 2,12 10,06 ± 2,01 12,75 ± 2,98 12,43 ± 2,12 3 19,47 ± 4,67 15,29 ± 3,23 18,61 ± 5,54 17,72 ± 3,83 4 30,71 ± 6,77 16,31 ± 4,35 25,28 ± 5,63 22,75 ± 4,09 5 40,51 ± 13,29 20,70 ± 4,74 32,74 ± 8,24 27,20 ± 5,94 6 51,36 ± 13,99 40,75 ± 9,65 32,83 ± 8,21 29,82 ± 6,52
  • 24. 24 Bảng 4.3. Gia tăng chiều cao trung bình của cây mỗi tháng Tháng Gia tăng chiều cao trung bình Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 - - - - 2 3,85 2,9 4,4 3,51 3 8,98 5,23 5,86 5,29 4 11,24 1,02 6,67 5,03 5 9,8 4,39 7,46 4,45 6 10,85 20,05 0,09 2,62 8,94 6,72 4,90 4,18 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 Tháng H (cm) Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 Hình 4.3. Đồ thị tăng trƣởng chiều cao của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 3 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.2, 4.3 cùng đồ thị 4.5 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Lô 4 đối chứng (không che sáng), tháng đầu tiên, có chiều cao thấp nhất (6,64cm). Tháng thứ 2, bắt đầu có sự tăng trưởng khá mạnh, tăng 3,85cm. Bắt
  • 25. 25 đầu từ tháng thứ 3 trở đi, lô 1 luôn có sự tăng trưởng mạnh và chiều cao luôn dẫn đầu so với 3 lô còn lại. Lô 3 (25%) có sự tăng trưởng chậm qua từng tháng nhưng ở tháng cuối có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 20,05cm. Lô 1, lô 2 có sự tăng trưởng đồng đều qua từng tháng. Riêng ở 2 tháng đầu, đây là 2 lô có chiều cao trung bình khá cao so với các lô còn lại. Nhưng vào 2 tháng cuối, sự tăng trưởng chiều cao lại không nhiều. Trong đó, có lô 1 đạt chiều cao thấp nhất (29,82cm). Như vậy, trong 2 tháng đầu, có thể che sáng cho cây theo mức độ giảm dần để cây tăng trưởng tốt về chiều cao. Từ tháng thứ 3 trở đi, cây không cần che sáng. * Tăng trưởng về đường kính cổ rễ Bảng 4.4. Đƣờng kính cổ rễ trung bình của cây con mỗi tháng Tháng D0 (mm) Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 4,32 ± 0,85 4,06 ± 0,89 3,95 ± 0,36 3,87 ± 0,42 2 5,14 ± 0,84 4,70 ± 0,56 4,81 ± 0,72 4,58 ± 0,91 3 5,94 ± 0,96 5,18 ± 0,74 4,84 ± 0,85 4,88 ± 0,90 4 6,80 ± 0,65 6,16 ± 1,35 5,89 ± 1,52 5,29 ± 0,92 5 7,93 ± 1,77 6,55 ± 1,27 6,21 ± 1,42 6,31 ± 1,1 6 11,21 ± 2,91 8,24 ± 2,58 7,03 ± 1,47 6,99 ± 1,56 Bảng 4.5. Gia tăng đƣờng kính cổ rễ trung bình của cây mỗi tháng Tháng Gia tăng đường kính cổ rễ trung bình Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 - - - -
  • 26. 26 2 0,82 0,64 0,86 0,71 3 0,8 0,48 0,3 0,3 4 0,86 0,98 1,05 0,41 5 1,13 0,39 0,32 1,02 6 3,28 1,69 0,82 0,68 1,38 0,84 0,67 0,62 0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 Tháng Do (mm) Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 Hình 4.4. Đồ thị tăng trƣởng D0 của cây con trong vƣờn ƣơm Nhận xét: Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 4 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.4, 4.5 cùng đồ thị 4.6 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Lô 4 luôn có đường kính cổ rễ lớn nhất và sự gia tăng đường kính cổ rễ gần như là mạnh nhất qua từng tháng. Tháng thứ 3, đường kính cổ rễ ở lô 4 đạt 5,94mm; tăng 0,8mm; tháng thứ 5, đạt 7,93mm; tăng 1,13mm; đặc biệt là tháng cuối đạt 11,21mm; tăng 3,28mm.
  • 27. 27 Lô 3 và lô 2 có đường kính cổ rễ và sự gia tăng đường kính cổ rễ gần như tương đương nhau. Ở tháng thứ 1; lô 2 đạt 3,95mm; lô 3 đạt 4,06mm. Tháng thứ 2; lô 2 đạt 4,81mm; lô 3 đạt 4,7mm. Tháng thứ 4; lô 2 đạt 5,89mm tăng 1,05mm; lô 3 đạt 6,16mm tăng 0,98mm. Tháng thứ 5; lô 2 tăng 0,32mm; lô 3 tăng 0,39mm. Lô 1 luôn có đường kính cổ rễ nhỏ nhất và sự gia tăng đường kính cổ rễ không được đều so với lô 4 đối chứng. Tháng thứ 1; lô 1 chỉ đạt 3,87mm; tháng thứ 2 đạt 4,58mm; tháng thứ 4 đạt 5,29mm; tháng thứ 6 đạt 6,99mm. Đây là 4 tháng mà lô 1 có đường kính cổ rễ đạt thấp nhất so với 3 lô còn lại. Về sự gia tăng đường kính cổ rễ, tháng thứ 2 tăng 0,71mm nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 0,3mm; tháng thứ 5 tăng 1,02mm nhưng tháng thứ 6 chỉ tăng 0,68mm. Như vậy, qua 6 tháng theo dõi, chúng tôi nhận thấy đường kính cổ rễ lớn và sự gia tăng đường kính cổ rễ đồng đều khi độ che sáng giảm. * Tăng trưởng về đường kính tán: Bảng 4.6. Đƣờng kính tán trung bình của cây con mỗi tháng Tháng Dt (cm) Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 10,20 ± 2,25 13,12 ± 1,84 12,19 ± 2,82 13,63 ± 2,15 2 17,54 ± 3,18 17,93 ± 3,45 18,88 ± 4,23 20,38 ± 3,27 3 25,24 ± 5,71 20,48 ± 4,02 24,37 ± 5,55 23,51 ± 4,32 4 26,86 ± 7,48 22,09 ± 3,19 23,95 ± 6,52 22,1 ± 2,57 5 31,14 ± 9,52 25,29 ± 4,23 24,35 ± 6,84 23,57 ± 5,43 6 38,5 ± 9,79 28,03 ± 4,37 27,07 ± 5,80 25,73 ± 5,34
  • 28. 28 Bảng 4.7. Gia tăng đƣờng kính tán trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Dt Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 - - - - 2 7,34 4,81 6,69 6,75 3 7,7 2,55 5,49 3,13 4 1,62 1,61 -0,42 -1,41 5 4,28 1,66 0,4 5,45 6 7,36 2,55 2,72 3,42 5,66 2,64 2,98 3,47 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 Tháng Dt (cm) Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 Hình 4.5. Đồ thị tăng trƣởng Dt của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 5 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.6, 4.7 cùng đồ thị 4.7 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Ở lô 1 (75%), đường kính tán phát triển nhanh nhất ở 2 tháng đầu nhưng lại phát triển chậm nhất ở 2 tháng cuối. Tháng thứ 1, đường kính tán ở lô 1 đạt
  • 29. 29 13,63cm; tháng thứ 2 đạt 20,38 nhưng đến tháng thứ 5, đường kính tán ở lô 1 chỉ đạt 23,57cm; tháng thứ 6; đạt 25,73cm. Lô 2 (50%) và lô 3 (25%) có đường kính tán phát triển gần như tương đương nhau. Trong đó, lô 2 có đường kính tán nhỏ nhất vào tháng 3 chỉ đạt 20,48cm và tháng 4 đạt 22,09cm. Lô 4 (0%) đối chứng, phát triển đường kính tán chậm nhất trong 2 tháng đầu. Tháng thứ 1 chỉ đạt 10,20cm; tháng thứ 2 đạt 17,54cm. Từ tháng thứ 3 trở đi, lô 4 luôn có sự phát triển đường kính tán nhanh nhất so với 3 lô còn lại. Tháng thứ 3; lô 4 đạt 25,24cm; tháng thứ 4 đạt 26,86; tháng thứ 5 đạt 31,14cm; tháng thứ 6 đạt 38,5cm. Như vậy, đường kính tán cao khi che sáng cho cây ở 2 tháng đầu, những tháng sau, đường kính tán cao khi không che sáng. * Tăng trưởng về số lượng lá: Bảng 4.8. Số lƣợng lá trung bình của cây con mỗi tháng Tháng Số lượng lá trung bình Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 4,03 ± 1,01 3,90 ± 0,44 4,02 ± 0,35 3,90 ± 0,44 2 10,60 ± 1,50 9,29 ± 2,65 11,09 ± 2,38 7,59 ± 1,30 3 15,60 ± 3,58 13,94 ± 3,06 15,49 ± 4,01 11,76 ± 2,96 4 21,66 ± 7,79 17,63 ± 2,74 19,56 ± 3,84 17,11 ± 4,11 5 26,74 ± 6,49 20,39 ± 4,27 26,34 ± 4,03 18,48 ± 5,56 6 39,46 ± 10,24 30,6 ± 6,93 28,69 ± 6,17 38,47 ± 10,21
  • 30. 30 Bảng 4.9. Gia tăng số lƣợng lá trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Gia tăng số lượng lá trung bình Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 - - - - 2 6,57 5,39 7,07 3,69 3 5 4,65 4,4 4,17 4 6,06 3,69 4,07 5,35 5 5,08 2,76 6,78 1,37 6 12,72 10,21 2,35 19,99 7,09 5,34 4,93 6,91 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 Tháng Số lá Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 Hình 4.6. Đồ thị tăng trƣởng số lƣợng lá của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 6 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.8, 4.9 cùng đồ thị 4.8 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Lô 1 (75%) có số lượng lá hầu như là thấp nhất và sự tăng trưởng lá không đồng đều qua từng tháng. Tháng thứ 1; lô 1 chỉ đạt 3,9 lá. Tháng thứ 2 chỉ đạt
  • 31. 31 7,59 lá tăng 3,69 lá. Tháng thứ 4 chỉ đạt 17,11 lá tăng 5,35 lá. Tháng thứ 5 chỉ đạt 18,48 lá tăng 1,37 lá. Tháng cuối cùng, đạt 38,47 lá tăng đến 19,99 lá. Lô 4 (0%) đối chứng có số lượng lá lớn nhất vào các tháng thứ 1 (4,03 lá), tháng thứ 4 (21,66 lá), tháng thứ 5 (26,74 lá) và tháng thứ 6 (39,46 lá). Ngoài ra, sự gia tăng số lượng lá ở lô 4 đồng đều, không đột ngột như lô 1. Lô 2 và lô 3 gần như tương đương nhau về số lượng lá và sự tăng trưởng số lượng lá. Như vậy, độ che sáng càng cao thì số lượng lá càng giảm và tăng trưởng về số lượng lá cũng không ổn định. * Tăng trưởng về chiều dài lóng: Bảng 4.10. Chiều dài lóng trung bình của cây con mỗi tháng Tháng ℓ (cm) Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 0,15 ± 0,05 0,19 ± 0,10 0,22 ± 0,10 0,31 ± 0,11 2 0,29 ± 0,10 0,33 ± 0,13 0,48 ± 0,20 0,56 ± 0,30 3 0,69 ± 0,32 0,81 ± 0,36 0,88 ± 0,45 1,02 ± 0,37 4 0,74 ± 0,37 0,94 ± 0,38 1,19 ± 0,50 1,06 ± 0,36 5 1,05 ± 0,46 1,08 ± 0,36 1,27 ± 0,49 1,18 ± 0,36 6 1,61 ± 0,78 1,19 ± 0,33 1,37 ± 0,46 1,19 ± 0,35 Bảng 4.11. Gia tăng kích thƣớc lóng trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Gia tăng kích thước lóng trung bình Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 - - - - 2 0,14 0,14 0,26 0,25 3 0,4 0,48 0,4 0,46
  • 32. 32 4 0,05 0,13 0,31 0,04 5 0,31 0,14 0,08 0,12 6 0,56 0,11 0,1 0,01 0,29 0,20 0,23 0,18 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1 2 3 4 5 6 Tháng l (cm) Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 Hình 4.7. Đồ thị tăng trƣởng ℓ của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 7 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.10, 4.11 cùng đồ thị 4.9 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Lô 1 (75%) có chiều dài lóng dài nhất trong 3 tháng đầu: tháng thứ 1 đạt 0,31cm; tháng thứ 2 đạt 0,56cm; tháng thứ 3 đạt 1,02cm nhưng từ tháng thứ 4 thì sự tăng trưởng của lô 1 bắt đầu chậm lại. Đặc biệt ở tháng cuối, chiều dài lóng chỉ đạt 1,19cm và tăng 0,01cm. Lô 2 (50%) luôn có sự tăng trưởng mạnh về chiều dài lóng, đặc biệt vào tháng thứ 4 đạt 1,19cm tăng 0,31cm và tháng thứ 5 đạt 1,27cm tăng 0,08cm. Sau 6 tháng, đây là lô có chiều dài lóng trung bình cao nhất 0,9cm. Lô 3 (25%) và lô 4 (0%) là 2 lô có chiều dài lóng trung bình nhỏ nhất qua 6 tháng. Trong đó, lô 4 luôn có chiều dài nhỏ nhất so với các lô còn lại: tháng
  • 33. 33 thứ 1 chỉ đạt 0,15cm; tháng thứ 2 đạt 0,29cm; tháng thứ 3 đạt 0,69cm; tháng thứ 4 đạt 0,74cm; tháng thứ 5 đạt 1,05cm. Vậy, độ che sáng càng cao thì chiều dài lóng càng dài. * Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh khối của cây con: Bảng 4.12. Sinh khối của cây con ở từng lô sau 6 tháng Lô Sinh khối tươi (g/cây) Sinh khối khô (g/cây) Khô/Tươi (%)Rễ Thân Lá Tổng Rễ Thân Lá Tổng 4 4,95 5,23 10,81 20,99 1,93 2,26 3,47 7,66 36,49 3 4,76 4,22 9,19 18,17 1,56 2,08 2,81 6,45 35,5 2 4,52 3,74 8,35 16,61 1,44 1,85 2,43 5,72 34,43 1 2,34 2,47 5,11 9,92 0,76 0,89 1,75 3,4 34,27 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 Lô Sinh khối (g/cây) SKT SKK Hình 4.8. Đồ thị biểu hiện sinh khối của cây con ở từng lô sau 6 tháng Qua kết quả thống kê ở bảng 4.12 cùng đồ thị 4.10 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Qua bảng và hình, sinh khối tươi của cây con 6 tháng tuổi dưới các mức che sáng khác nhau dao động từ 9,92 – 20,99g/cây, còn sinh khối khô dao động từ 3,4 – 7,66g/cây. Tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi ở các công thức thí
  • 34. 34 nghiệm biến đổi từ 34,27 – 36,49%. Phân tích chi tiết cho thấy cả sinh khối tươi và sinh khối khô đều đạt cao nhất ở lô 4 (không che sáng) và thấp nhất ở lô 1 (che sáng 75%). Điều đó chứng tỏ với độ che sáng càng cao thì lượng sinh khối càng giảm.
  • 35. 35 Hình 4.9. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 1 tháng tuổi
  • 36. 36 Hình 4.10. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 2 tháng tuổi
  • 37. 37 Hình 4.11. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 3 tháng tuổi
  • 38. 38 Hình 4.12. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 4 tháng tuổi
  • 39. 39 Hình 4.13. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 5 tháng tuổi
  • 40. 40 Hình 4.14. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 6 tháng tuổi
  • 41. 41 4.3.2. Ảnh hƣởng của hỗn hợp ruột bầu đến tăng trƣởng của cây con: 4.3.2.1. Trồng cây: a. Chuẩn bị bầu: Bảng 4.13. Thành phần ruột bầu Ký hiệu nghiệm thức R1 R2 R3 R4 Đất đen (%) 90 90 90 90 Phân chuồng (%) 10 5 5 5 Xơ dừa (%) 0 5 0 2,5 Tro trấu (%) 0 0 5 2,5 Sắp xếp khối ngẫu nhiên theo sơ đồ Lần lặp 1 R1 R2 R3 R4 Lần lặp 2 R4 R1 R2 R3 Lần lặp 3 R3 R4 R1 R2 Hình 4.15. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Mỗi loại R có 20 bầu và được lặp lại 3 lần. b. Chăm sóc – Tưới nước: Trong 6 tháng thực hiện, hằng ngày, tưới nước bằng vòi sen 2 lần vào 2 buổi: sáng, chiều, mỗi lần 10 lít/lô. Trong quá trình cây phát triển, thường xuyên làm cỏ và theo dõi sâu bệnh, khi cây có hiện tượng rễ phát triển ra ngoài bầu thì tiến hành đảo bầu và xén rễ. 4.3.2.2. Kết quả: a. Về cây mầm: - Thời gian hạt nảy mầm từ lúc ươm là 10 – 15 ngày, kết thúc nảy mầm là 15 – 20 ngày.
  • 42. 42 - Tỉ lệ hạt bị hư hỏng khi đã ươm gieo là không đáng kể, các hạt có thể bị lép, bị kiến ăn - Tỉ lệ hạt nảy mầm cao và đồng đều giữa các lô.  Các loại sâu bệnh: + Châu chấu, sâu xanh và sâu bướm ăn lá + Lá có đốm trắng, lá xoắn  Một số biện pháp đề nghị để cây phát triển tốt trong vườn ươm: + Vệ sinh cỏ ở luống trước và sau khi đặt bầu, làm sạch cỏ ở xung quanh vườn ươm. + Thường xuyên kiểm tra và bắt sâu, cào cào gây hại cho cây. + Đối với lá có đốm trắng, lá xoắn thì hái bỏ, phơi khô và đốt. b. Tỉ lệ sống của cây con trong điều kiện vườn ươm: Bảng 4.14. Tỉ lệ sống của cây con ở 4 nghiệm thức Tháng Số cây còn sống (%) R1 R2 R3 R4 1 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 60 (100%) 2 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 59 (98,33%) 3 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 57 (95%) 4 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 57 (95%) 5 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 57 (95%) 6 58 (96,67%) 56 (93,33%) 57 (95%) 57 (95%)
  • 43. 43 54 55 56 57 58 59 60 61 1 2 3 4 5 6 Tháng Số cây R1 R2 R3 R4 Hình 4.16. Đồ thị tỉ lệ sống của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 9 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.14 cùng đồ thị 4.18 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Tỷ lệ sống của cây con ở 4 loại ruột bầu là trên 95%, trong đó các cây ở 3 loại R1, R2, R3 có tỷ lệ sống là 100%. Như vậy, thành phần ruột bầu nếu giảm đi lượng phân chuồng, thay vào đó là xơ dừa, hoặc tro trấu, hoặc cả xơ dừa và tro trấu thì tỷ lệ sống của cây con sẽ đạt 100%. c. Ảnh hưởng của hỗn hợp R đến sự tăng trưởng của cây con: * Tăng trưởng về chiều cao: Bảng 4.15. Chiều cao trung bình của cây con mỗi tháng Tháng H (cm) R1 R2 R3 R4 1 6,79 ± 1,24 6,38 ± 1,26 6,93 ± 1,22 6,73 ± 1,70 2 11,72 ± 2,88 10,25 ± 2,79 11,46 ± 2,84 11,71 ± 3,49
  • 44. 44 3 18,00 ± 3,55 14,54 ± 4,17 16,68 ± 3,92 16,95 ± 3,51 4 26,88 ± 5,77 21,16 ± 5,44 20,61 ± 5,12 25,42 ± 5,24 5 41,93 ± 13,66 37,32 ± 10,04 47,19 ± 8,76 36,75 ± 10,83 6 49,59 ± 9,02 39,75 ± 13,29 48,79 ± 12,14 37,09 ± 14,22 Bảng 4.16. Gia tăng chiều cao trung bình của cây ở mỗi tháng Tháng Gia tăng chiều cao trung bình R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 4,93 3,87 4,53 4,98 3 6,28 4,29 5,22 5,24 4 8,88 6,62 3,93 8,47 5 15,05 16,16 26,58 11,33 6 7,66 2,43 1,60 0,34 8,56 6,67 8,37 6,07 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 Tháng H (cm) R1 R2 R3 R4 Hình 4.17. Đồ thị tăng trƣởng chiều cao của cây con trong vƣờn ƣơm
  • 45. 45 Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 10 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.15, 4.16 cùng đồ thị 4.19 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Nghiệm thức R1 có chiều cao trung bình cao nhất (25,81cm) và sự gia tăng là lớn nhất (8,56cm). Tiếp đến là nghiệm thức R3 (25,28cm); R4 (22,44cm) và R2 (21,57cm). Như vậy, đất và phân chuồng giúp cây tăng trưởng chiều cao tốt nhất, nếu trong thành phần ruột bầu có thêm xơ dừa thì hạn chế sự tăng trưởng chiều cao của cây. * Tăng trưởng về đường kính cổ rễ: Bảng 4.17. Đƣờng kính cổ rễ trung bình của cây con mỗi tháng Tháng D0 (mm) R1 R2 R3 R4 1 4,00 ± 0,62 4,04 ± 0,60 3,98 ± 0,67 4,02 ± 0,57 2 5,47 ± 1,03 4,84 ± 0,65 5,35 ± 0,92 5,02 ± 0,57 3 5,78 ± 0,94 5,13 ± 1,21 5,54 ± 0,89 6,05 ± 1,23 4 7,19 ± 1,32 6,21 ± 1,00 6,58 ± 0,98 6,74 ± 0,97 5 7,98 ± 2,54 6,79 ± 1,60 7,11 ± 1,68 7,18 ± 2,16 6 12,76 ± 2,53 11,09 ± 2,38 10,44 ± 2,51 9,79 ± 2,02 Bảng 4.18. Gia tăng đƣờng kính cổ rễ trung bình của cây ở mỗi tháng Tháng Gia tăng đường kính cổ rễ trung bình R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 1,47 0,80 1,37 1,0 3 0,31 0,29 0,19 1,03
  • 46. 46 4 1,41 1,08 1,04 0,69 5 0,79 0,58 0,53 0,44 6 4,78 4,3 3,33 2,61 1,75 1,41 1,29 1,15 0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 4 5 6 Tháng D0 (mm) R1 R2 R3 R4 Hình 4.18. Đồ thị tăng trƣởng D0 của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 11 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.17, 4.18 cùng đồ thị 4.20 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Nghiệm thức R1 có sự gia tăng đường kính cổ rễ nhiều nhất 1,75cm và có đường kính cổ rễ lớn nhất 7,20cm. R3 và R4 có đường kính cổ rễ tương đương nhau lần lượt là 6,50cm và 6,45cm. Thấp nhất là R2 với đường kính cổ rễ trung bình là 6,35cm. Vậy thành phần ruột bầu có đất và phân giúp cây có đường kính cổ rễ lớn nhất, khi thành phần ruột bầu có thêm xơ dừa thì đường kính cổ rễ kém phát triển nhất.
  • 47. 47 * Tăng trưởng về đường kính tán: Bảng 4.19. Đƣờng kính tán trung bình của cây con mỗi tháng Tháng Dt (cm) R1 R2 R3 R4 1 12,03 ± 2,57 11,39 ± 2,39 11,89 ± 2,20 12,28 ± 2,61 2 20,16 ± 3,61 17,63 ± 4,70 18,79 ± 3,27 18,14 ± 3,72 3 22,69 ± 7,14 21,25 ± 5,43 21,37 ± 3,68 21,95 ± 4,61 4 29,33 ± 8,62 27,16 ± 6,20 22,65 ± 2,60 25,07 ± 3,10 5 30,52 ± 5,35 32,98 ± 8,71 31,95 ± 7,95 27,67 ± 8,20 6 32,81 ± 5,13 35,89 ± 5,49 37,81 ± 5,51 30,23 ± 6,83 Bảng 4.20. Gia tăng đƣờng kính tán trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Dt (cm) R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 8,13 6,24 6,90 5,86 3 2,53 3,62 2,58 3,81 4 6,64 5,91 1,28 3,12 5 1,19 5,82 9,3 2,6 6 2,29 2,91 5,86 2,56 4,16 4,90 5,18 3,59
  • 48. 48 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 Tháng Dt (cm) R1 R2 R3 R4 Hình 4.19. Đồ thị tăng trƣởng Dt của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 12 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.19, 4.20 cùng đồ thị 4.21 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: 3 tháng đầu, cả 4 nghiệm thức đều có sự gia tăng đường kính tán tương đương nhau. Tháng thứ 4, R1 có đường kính tán lớn nhất (29,33cm), R3 có đường kính tán nhỏ nhất (22,65cm). Tháng thứ 5, R2 đạt giá trị lớn nhất (32,98cm), R4 chỉ đạt 27,67cm. Tháng thứ 6, R3 đạt lớn nhất 37,81cm về đường kính tán, còn R4 chỉ đạt 30,23cm nhỏ nhất so với 3 nghiệm thức còn lại. Qua 6 tháng, R1, R2, R3 có đường kính tán tương đương nhau. Trong đó, R3 có sự gia tăng đường kính tán trung bình nhiều nhất (5,18cm), còn R4 có đường kính tán nhỏ nhất (22,56cm) và sự gia tăng cũng nhỏ nhất (3,59cm). Vậy thành phần R có thêm tro trấu thì đường kính tán lớn và phát triển nhanh nhưng khi có thêm xơ dừa thì đường kính tán sẽ nhỏ và phát triển chậm.
  • 49. 49 * Tăng trưởng về số lượng lá: Bảng 4.21. Số lƣợng lá trung bình của cây con mỗi tháng Tháng Số lượng lá trung bình R1 R2 R3 R4 1 5,97 ± 0,88 6,11 ± 0,80 5,96 ± 1,10 6,13 ± 0,72 2 11,38 ± 2,52 10,37 ± 2,53 11,44 ± 2,58 10,58 ± 3,52 3 15,76 ± 3,35 14,61 ± 3,66 14,70 ± 3,37 15,02 ± 3,17 4 22,55 ± 3,69 21,23 ± 5,36 19,51 ± 4,90 21,65 ± 7,49 5 33,62 ± 9,05 23,96 ± 4,05 27,58 ± 3,44 22,56 ± 3,89 6 38,00 ± 1,63 36,70 ± 6,84 38,61 ± 9,43 33,60 ± 10,26 Bảng 4.22. Gia tăng số lƣợng lá trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Gia tăng số lượng lá trung bình R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 5,41 4,26 5,48 4,45 3 4,38 4,24 3,26 4,44 4 6,79 6,62 4,81 6,63 5 11,07 2,73 8,07 0,91 6 4,38 12,74 11,03 11,04 6,41 6,12 6,53 5,49
  • 50. 50 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 Tháng Số lá R1 R2 R3 R4 Hình 4.22. Đồ thị tăng trƣởng số lƣợng lá của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 13 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.21, 4.22 cùng đồ thị 4.22 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: 4 tháng đầu tiên, số lượng lá của 4 loại R gần như tương đương nhau. Tháng thứ 1, số lượng lá dao động trong khoảng từ 5 đến 6 lá. Tháng thứ 2, số lượng lá dao động trong khoảng từ 10 đến 11 lá. Tháng thứ 3, số lượng lá dao động trong khoảng từ 10 đến 15 lá. Tháng thứ 4, số lượng lá dao động trong khoảng từ 19 đến 22 lá. Sang tháng thứ 5, số lượng lá bắt đầu có sự chênh lệch rõ rệt. R1 có số lượng lá nhiều nhất là 33,62 lá; R3 là 27,58 lá; R2 là 23,96 lá và R4 có số lượng lá ít nhất 22,56 lá. Vào tháng thứ 6, R3 có số lượng lá nhiều nhất 38,61 lá; R4 vẫn có số lượng lá ít nhất 33,6 lá. Như vậy, thành phần R có đất và phân hoặc có thêm tro trấu thì số lượng lá sẽ nhiều và độ gia tăng sẽ lớn. Nếu thêm vào xơ dừa thì số lượng và sự gia tăng lá lại ít hơn.
  • 51. 51 * Tăng trưởng về chiều dài lóng: Bảng 4.23. Chiều dài lóng trung bình của cây con mỗi tháng Tháng ℓ (cm) R1 R2 R3 R4 1 0,12 ± 0,04 0,15 ± 0,05 0,11 ± 0,03 0,19 ± 0,05 2 0,37 ± 0,19 0,36 ± 0,20 0,38 ± 0,30 0,50 ± 0,28 3 0,66 ± 0,29 0,45 ± 0,23 0,60 ± 0,28 0,53 ± 0,26 4 0,89 ± 0,51 0,67 ± 0,33 0,67 ± 0,37 0,97 ± 0,46 5 1,23 ± 0,66 1,25 ± 0,65 1,48 ± 0,73 1,20 ± 0,59 6 1,72 ± 0,47 1,26 ± 0,57 1,51 ± 0,41 1,26 ± 0,56 Bảng 4.24. Gia tăng chiều dài lóng trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Gia tăng kích thước lóng trung bình R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 0,25 0,21 0,27 0,31 3 0,29 0,09 0,22 0,03 4 0,23 0,22 0,07 0,44 5 0,34 0,58 0,81 0,23 6 0,49 0,01 0,03 0,06 0,32 0,22 0,28 0,21
  • 52. 52 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 1 2 3 4 5 6 Tháng l (cm) R1 R2 R3 R4 Hình 4.21. Đồ thị tăng trƣởng ℓ của cây con trong vƣờn ƣơm Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 14 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.23, 4.24 cùng đồ thị 4.23 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Trong 4 tháng đầu, kích thước lóng của R4 luôn đạt giá trị lớn nhất vào các tháng 1,2 và 4 nhưng 2 tháng sau, tăng trưởng rất chậm và đạt giá trị nhỏ nhất. So với R1 đối chứng, kích thước lóng hằng tháng không đạt được giá trị lớn nhất nhưng sự gia tăng hàng tháng khá đều và mạnh. Do đó, sau 6 tháng R1 có chiều dài lóng trung bình cao nhất và sự gia tăng cũng mạnh nhất. Thành phần ruột gồm đất, phân, xơ dừa và tro trấu chỉ làm chiều dài lóng tăng trong những tháng đầu. * Ảnh hưởng của ruột bầu đến sinh khối của cây con: Bảng 4.25. Sinh khối của cây con của từng nghiệm thức qua 6 tháng Nghiệm thức Sinh khối tươi (g/cây) Sinh khối khô (g/cây) Khô/Tươi (%)Rễ Thân Lá Tổng Rễ Thân Lá Tổng R1 5,31 5,83 15,04 26,18 2,56 1,92 5,67 10,15 38,77
  • 53. 53 R2 6,18 6,7 15,61 28,49 3,22 2,05 6,78 12,05 42,3 R3 7,53 8,79 18,03 34,35 4,53 3,02 8,72 16,27 47,37 R4 5,98 6,39 15,12 27,49 3,16 2,15 7,64 12,95 47,11 0 5 10 15 20 25 30 35 40 R1 R2 R3 R4 Nghiệm thức Sinh khối (g/cây) SKT SKK Hình 4.22. Đồ thị tổng lƣợng sinh khối của 4 nghiệm thức sau 6 tháng Qua kết quả thống kê ở bảng 4.25 cùng đồ thị 4.24 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Sinh khối tươi của cây con 6 tháng tuổi ở các nghiệm thức khác nhau dao động từ 26,18 – 34,35g/cây, sinh khối khô dao động từ 10,15 – 16,27g/cây. Tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi ở các công thức thí nghiệm biến đổi từ 38,77 – 47,37%. Phân tích chi tiết cho thấy cả sinh khối tươi và sinh khối khô đều đạt cao nhất ở R3 và thấp nhất ở R1 (đối chứng). Điều đó chứng tỏ với thành phần ruột bầu có thêm xơ dừa, tro trấu, đặc biệt là tro trấu thì sinh khối sẽ cao hơn thành phần R chỉ có đất với phân chuồng.
  • 54. 54 Hình 4.23. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 1 tháng tuổi
  • 55. 55 Hình 4.24. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 2 tháng tuổi
  • 56. 56 Hình 4.25. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 3 tháng tuổi
  • 57. 57 Hình 4.26. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 4 tháng tuổi
  • 58. 58 Hình 4.27. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 5 tháng tuổi
  • 59. 59 Hình 4.28. Các loại R của Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 6 tháng tuổi
  • 60. 60 CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 1 năm nghiên cứu các đặc điểm sinh lý – sinh thái của cây Đầu Lân trên địa bàn TpHCM và 6 tháng gieo ươm trong vườn, chúng tôi có 1 số kết luận sau: 5.1.1. Cách thu hạt: Khi quả chín nẫu và mùi nồng thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Quả già bổ ra, thấy có nhiều múi nạc bao hạt giống quả bình bát. Cần nhào nặn để lấy hạt, và dùng dao cạo bớt lớp thịt bên ngoài hạt. 5.1.2. Trong vƣờn ƣơm: - Tỷ lệ nẩy mầm của hạt khá cao (trên 70%), sức sống tốt. - Tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm trên 95%. - Yêu cầu về ánh sáng của cây con thay đổi theo từng tháng: Trong 2 tháng đầu, cây con cần điều kiện che sáng cao (50% – 75%). Từ tháng thứ 3 trở đi cây con phát triển tốt trong điều kiện không che sáng. - Sau 6 tháng theo dõi cây con trong vườn ươm, chúng tôi có các kết quả sau: + Chiều cao:  Ở thí nghiệm che sáng: H và sự gia tăng H tỉ lệ nghịch với độ tàn che.  Ở thí nghiệm thành phần của R: R1 đạt H và sự gia tăng H nhiều nhất, R4 đạt H và sự gia tăng H ít nhất. + Đường kính cổ rễ:  Ở thí nghiệm che sáng: D0 và sự gia tăng D0 giảm dần khi độ tàn che tăng dần.
  • 61. 61  Ở thí nghiệm thành phần của R: D0 và sự gia tăng D0 giảm dần theo trình tự R1, R2, R3 và R4. + Đường kính tán:  Ở thí nghiệm che sáng: Dt và sự gia tăng Dt của lô 4 là cao nhất, còn lô 1 có Dt nhỏ nhất nhưng lại có sự gia tăng Dt cao hơn lô 2, lô 3.  Ở thí nghiệm thành phần của R: R3 có Dt và sự gia tăng Dt lớn nhất, R4 có Dt và sự gia tăng Dt nhỏ nhất. + Số lượng lá:  Ở thí nghiệm che sáng: Số lượng lá và sự gia tăng số lượng lá theo trình tự lô 4 nhiều nhất, lô 1, lô 2 và lô 3 thấp nhất.  Ở thí nghiệm thành phần của R: Số lượng lá nhiều nhất ở R3, ít nhất ở R4 và sự gia tăng số lượng lá nhiều nhất ở R2, ít nhất ở R1. + Chiều dài lóng:  Ở thí nghiệm che sáng: ℓ và sự gia tăng ℓ ở lô 4 cao nhất và lô 1, lô 3 đạt ℓ thấp nhất.  Ở thí nghiệm thành phần của R: R1 đạt ℓ và sự gia tăng ℓ cao nhất, R2 và R4 đạt ℓ và sự gia tăng ℓ thấp nhất. + Sinh khối:  Ở thí nghiệm che sáng: Độ che sáng càng cao thì lượng sinh khối càng giảm.  Ở thí nghiệm thành phần của R: R3 có tổng lượng sinh khối cao nhất và R1 có tổng lượng sinh khối thấp nhất.
  • 62. 62 5.2. Kiến nghị: - Khi thu hạt: Cần chọn quả chín, hôi và tự rụng, cần mang găng tay cao su khi nhào nặn để lấy hạt. Cạo bớt lớp thịt dính trên hạt để giúp cho hạt dễ nẩy mầm. - Có thể trộn thêm 1 lượng nhỏ thuốc trừ sâu, côn trùng gây hại vào nước tưới để hạn chế sâu xanh, cào cào gây hại và 1 số bệnh khác của cây con. - Trước khi gieo hạt, cần trộn thêm Basudin vào đất để hạn chế kiến, sâu ăn hạt. - Đề tài này chỉ thực hiện 2 thí nghiệm về gieo ươm Đầu Lân. Kết quả của thí nghiệm mới chỉ được đánh giá trong thời gian 6 tháng. Do đó, những kết luận được đưa ra chỉ đúng trong điều kiện của đề tài này. Cho đến nay, thời gian nuôi dưỡng Đầu Lân trong vườn ươm vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Vì thế, khi áp dụng những kết quả của đề tài này vào thực tế, chúng tôi đề nghị cần phải lưu ý đến những điều kiện của đề tài. - Bên cạnh việc cây có hoa lạ, đẹp, thơm nên được ưa chuộng trồng trang trí ngoại thất, cây còn có những ưu điểm như: tán rộng, lá rụng theo mùa, rễ không lồi, các bộ phận của cây đều không độc nên rất thích hợp trồng trên đường phố. - Ở thí nghiệm ảnh hưởng của thành phần R đến sự sinh trưởng của cây con, các loại R gần như tương đương nhau ở mỗi chỉ tiêu đo đếm. Vì vậy, chúng tôi đề nghị trong những nghiên cứu tiếp theo, nên giảm tỷ lệ đất, tăng tỉ lệ phân chuồng, xơ dừa, tro trấu để thấy rõ độ khác biệt giữa các chỉ tiêu. Từ đó, có được công thức thích hợp hơn cho cây Đầu lân con.
  • 63. 63 - Những kết quả nghiên cứu của đề tài này nhận được nguồn hạt giống Đầu lân thu hái tại chùa Tường Quang. Đất làm ruột bầu được lấy từ đất ở vườn ươm Hiệp Thành, quận 12. Thành phần ruột bầu không bổ sung NPK. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần có những nghiên cứu bổ sung những vật liệu gieo ươm được sử dụng từ những nguồn khác. Điều này cho phép đưa ra những kết luận chính xác hơn, đồng thời phạm vi ứng dụng của đề tài sẽ rộng hơn.
  • 64. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. B.Aubret, G.Vullin (1999). Kỹ thuật vườn ươm và vườn cây ăn quả có múi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Bá (2009). Giáo trình Thực vật học. Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Hoàng Thị Bé (2004). Atlas Khuẩn lam – Nấm – Thực vật. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 5. Nguyễn Tuấn Bình (2002). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus Dyeri Pierre) 1 năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TpHCM. 6. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978). Phân loại thực vật bậc cao. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 7. Cục khuyến nông và khuyến lâm (2002). Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. NXB Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 8. Hoàng Công Đãng (2000). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận văn Tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Đường (1985). Nghiên cứu gây trồng Dầu, Sao, Vên vên trên các dạng đất đai trống trọc còn khả năng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý. Báo cáo khoa học 01.9.3. Phân viện Lâm nghiệp phía Nam. 10.Trần Hợp (2000). Cây cảnh, hoa Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TpHCM.
  • 65. 65 11.Trần Hợp (2002). Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TpHCM. 12.Trần Hợp (2002). Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn. Nhà xuất bản Nông nghiệp TpHCM. 13.Lê Đình Khả (1996). Kỹ thuật vườn ươm và chất lượng cây con đem trồng. WFP project 4304 UNDP/FAO/VIE/92/022 Hà Nội. 14.Trần Công Khánh (1981). Thực tập hình thái và giải phẫu học thực vật. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 15. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn (2001). Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Kiểng (2000). Thống kê học ứng dụng, các kiểu mẫu thí nghiệm. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm TpHCM. 17.Larcher. W, (1983). Sinh thái học thực vật. Lê Trọng Cúc dịch. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 18.Vũ Thị Lan (2007). Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TpHCM. 19.Nguyễn Thị Hà Linh (2009). Đánh giá khả năng nảy mầm và phát triển của Dầu song nàng (Dipterocarpus Dyeri Pierre) thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume) trong vườn ươm tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh. Luận văn Cao học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm TpHCM. 20.Nguyễn Thị Mừng (1997). Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum. Luận án thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp Trường Đại học Lâm nghiệp.
  • 66. 66 21.Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006). Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỳnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm TpHCM. 22.Trương Thị Cẩm Nhung (2010). Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm 2 loài Muồng hoàng yến (Cassia fistula) và Huỳnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị. Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Nông lâm TpHCM. 23.Nguyễn Xuân Quát (1985). Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 24.Nguyễn Phương Quyên (2005). Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2020 Phường Hiệp Thành Quận 12 Tp Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý đất đai và bất động sản, trường Đại học Nông Lâm TpHCM. 25.Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2003). Hình thái – Giải phẫu học thực vật. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 26. Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé (2005). Phân loại học Thực vật. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 27.Nguyễn Văn Sở (2003). Trồng rừng nhiệt đới. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm TpHCM. 28.Nguyễn Văn Sở (2004). Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm TpHCM. 29.Hoàng Minh Tấn và các tác giả khác (1994). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
  • 67. 67 30.Nguyễn Văn Thêm (2002). Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, chi nhánh TpHCM. 31. Nguyễn Văn Thêm (2003). Phân tích các thí nghiệm gieo ươm cây gỗ dựa trên nhiều biến phản hồi. Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm TpHCM. 32.Nguyễn Văn Thêm (2004). Hướng dẫn sử dụng Stagraphics Plus Version 3.0 và 5.1 để xử lý và phân tích thông tin trong lâm học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, chi nhánh TpHCM. 33.Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải (2004). Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) 6 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm. Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm TpHCM. 34.Phạm Quang Thu (2009). Bệnh cây học. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 35.Đào Xuân Trường (1995). Phòng trừ một số sâu bệnh hại ở vườn ươm và rừng trồng. Kiến thức LNXH. Tập 2. NXB Nông nghiệp Hà Nội 36.Ủy Ban Nhân dân phường Hiệp Thành Quận 12 TpHCM (2010). Báo cáo tổng kết về việc thực hiện nhiệm vụ Kinh tế, Văn hóa, Xã hội – An ninh Quốc phòng năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011. Tiếng Anh 37. Cao Van Philippe (1996). Modern Practices for Citrus Nursery. Cirad – Flhor Vietnam. Training Course at SOFRI. 38. Hudson T.Hartman, Dales K.Kester, Jr.Davies (1990). Plant Propagation: Principles and Practice. Prentic Hall Inc, Englewood Cliffs, N.J.07632.
  • 68. 68 39.Ekta K. & J.S. Singh (2000). Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India. 40.Kimmins, J.P. (1998). Forest ecology. Prentice – Hall, Upper Saddle River, New Jersey 41.Thomas D.L (1985). Mineral nutrition as an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures and predictive abilities of major tets. Workshop held October 16-18, 1984. Forest Research Laboratory, Oregon State University. Trang web 42. Sinh vật rừng Việt Nam: http://vncreatures.net 43.Trung tâm dữ liệu Thực vật Việt Nam: http://www.botanyvn.com 44. United States Department of Agriculture: http://plants.usda.gov 45.Wikipedia: http://en.wikipedia.org