SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 176
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG HỮU NAM
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG HỮU NAM
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS TRỊNH QUỐC TUẤN
2. TS. ĐINH KHẮC TUẤN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Lương Hữu Nam
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 5
1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ
trí thức 5
1.2. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí
thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 16
1.3. Những giá trị của các công trình và vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 25
Chương 2: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28
2.1. Một số quan niệm cơ bản 28
2.2. Mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên với sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 39
2.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở
Tây Nguyên 54
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY
NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68
3.1. Thực trạng phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 68
3.2. Những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với sự phát triển đội ngũ trí thức ở
Tây Nguyên hiện nay 104
Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 114
4.1. Những quan điểm cơ bản tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
hiện nay 114
4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
hiện nay 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 163
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐNTT Đội ngũ trí thức
GDĐT Giáo dục, đào tạo
KHCN Khoa học và công nghệ
KTTT Kinh tế tri thức
KT-XH Kinh tế - xã hội
NCKH Nghiên cứu khoa học
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu GDP vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 59
Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người ở Tây Nguyên giai đoạn
2001 - 2015 59
Bảng 3.1: Tỉ lệ người có trình độ đại học trở lên theo trình độ và so
với dân số, lực lượng lao động 70
Bảng 3.2: Tỉ lệ trí thức dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ trí
thức ở Tây Nguyên 78
Bảng 3.3: Chi cho sự nghiệp khoa học của các tỉnh Tây Nguyên 97
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu 3.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên. 76
Biểu 3.2: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
phân theo trình độ học vấn 90
Biểu 3.3: Cơ sở vật chất phụcvụ công việc cho đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 96
Biểu 3.4: Những khó khăn tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở
Tây Nguyên hiện nay 98
Biểu 3.5: Đánh giá của trí thức ở Tây Nguyên về các chính sách đối với
đội ngũ trí thức 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trí thức là vốn quý của dân tộc, là hiện thân trí tuệ của thời đại. Xã hội
càng phát triển, vị trí, vai trò của trí thức càng được đề cao, nhất là trong bối
cảnh cuộc cách mạng KHCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự cạnh
tranh về chất xám ngày càng tăng.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ
trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày
nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt
quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược
phát triển [40, tr.81].
Bởi vậy, phát triển ĐNTT chính là nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của dân
tộc, qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng khẳng định “xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [42, tr.161].
Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên
nhiên và việc khai thác các yếu tố này đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy
nhiên, do chưa tìm hiểu, đánh giá đầy đủ và thấu đáo dẫn đến sự hiểu biết về
vùng đất, con người nơi đây còn nhiều hạn chế. Tư duy khai thác mang tính
tận thu, tận diệt vẫn là chủ đạo ở nhiều cấp, nhiều ngành và người dân ở đây,
chưa hình thành tư duy khai thác gắn với bảo tồn, phát triển. Hệ quả là rừng
bị tàn phá, môi trường sinh thái xuống cấp nghiêm trọng; cơ cấu dân cư có
nhiều thay đổi và xáo trộn không theo quy hoạch; nhiều vấn đề phức tạp nảy
sinh, tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đe doạ đến sự
ổn định và phát triển Tây Nguyên, từ đó dễ tạo ra những lỗ hổng, kẽ hở cho
các thế lực thù địch, phản động chống phá.
2
Thực tế trên cho thấy, để đảm bảo sự ổn định, phát triển nhanh và bền
vững thì Tây Nguyên cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng
sang kết hợp chiều rộng với chiều sâu. Trong đó, cần phải xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao làm bước đột phá. Giải quyết bài toán này chính là
gỡ nút thắt cho sự đi lên nơi đây. Song tìm ra lời giải cho bài toán không phải
là việc dễ dàng mà hết sức khó khăn. Nhất là trong một thời gian dài Tây
Nguyên là vùng trũng về GDĐT, kéo theo đó là nguồn nhân lực nói chung và
ĐNTT nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Bên cạnh đó, trong những năm qua dù đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về Tây Nguyên nhưng dưới góc độ triết học chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
Điều đó cũng đặt ra sự cần thiết phải tìm hiểu về lĩnh vực này.
Xuất phát từ những lý do trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực
trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để xác định quan điểm, giải pháp tiếp
tục phát huy, phát triển đội ngũ này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt
lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, là một người con sinh sống, trưởng thành và
công tác hơn 30 năm qua ở Tây Nguyên, với mong muốn đóng góp một phần
sức lực nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển, coi như một sự tri ân đối với
vùng đất và con người nơi đây đã nuôi dưỡng, đùm bọc mình, vì vậy, nghiên
cứu sinh chọn đề tài “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, giải
pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này trong thời gian tới, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH Tây Nguyên.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án khái quát các công trình nghiên cứu về trí thức, phát triển
ĐNTT nói chung và ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng.
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Đưa ra
quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, những yếu tố tác động đến sự
phát triển. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ này ở Tây
Nguyên và chỉ rõ những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ĐNTT và sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên từ
năm 1996 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Việc thực hiện luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về trí thức, phát triển ĐNTT. Luận án còn kế thừa có chọn lọc
những thành tựu nghiên cứu lý luận của ngành khoa học xã hội và nhân văn
liên quan đến đề tài.
- Cơ sở thực tiễn: Thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào quá trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Là những tài liệu thu thập được từ các
nghị quyết, quyết định, báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố và các
tài liệu khác liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng và sử dụng bảng hỏi để lấy
ý kiến. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành xử lý và phân tích theo mục
4
đích, yêu cầu và nội dung nghiên cứu. Để đạt được mục đích, yêu cầu, nghiên
cứu sinh tiến hành khảo sát 5 tỉnh Tây Nguyên. Tổng số phiếu khảo sát là 750
phiếu. Đối tượng được khảo sát là những người có trình độ đại học trở lên, đang
công tác và làm việc ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
Sau khi lấy ý kiến, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm thống kê xã hội
học (phần mềm SPSS) để xử lý và phân tích các dữ liệu thu được từ các phiếu
khảo sát, trong đó có sự phân tích mối tương quan giữa các câu trả lời để làm
cơ sở cho việc nhận định, đánh giá thực trạng.
- Phương pháp trình bày nội dung luận án: Lịch sử - lôgíc, phân tích -
tổng hợp, so sánh, thống kê.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đưa ra quan niệm về ĐNTT, phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
Mối quan hệ giữa phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên với đẩy mạnh CNH, HĐH
và những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
- Cung cấp một cách nhìn về thực trạng ĐNTT và phát triển ĐNTT ở
Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và những vấn đề đặt ra
trong quá trình phát triển đội ngũ này.
- Đề xuất và đưa ra các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu tiếp tục
phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên trong những năm tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung một số nội dung lý luận về ĐNTT
và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để hoàn thiện thêm cơ sở cho việc xem
xét, hoạch định chính sách đối với sự phát triển đội ngũ này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ thực trạng phát triển ĐNTT
ở Tây Nguyên và những giải pháp tiếp tục phát triển đội ngũ này.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển nhanh chóng và ngày càng mạnh mẽ của KHCN,
KTTT, những năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập
đến các phương diện khác nhau của ĐNTT. Điều đó thể hiện vị trí, vai trò của
đội ngũ này ngày càng quan trọng đối với sự phát triển. Liên quan đến vấn đề
trên, có thể kể đến một số công trình khoa học tiêu biểu sau:
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức
- Trí thức Việt Nam thời xưa, của Vũ Khiêu [59]: Khẳng định: Trí thức
Việt Nam dù ngày xưa hay hôm nay đều chung một dòng chảy. Thời kỳ khác
nhau có thể đem lại sự khác nhau giữa các thế hệ trí thức Việt Nam về hoàn
cảnh xã hội, nhiệm vụ lịch sử, cách thức tư duy và hành động nhưng điều đó
không làm lu mờ phẩm chất bền vững của họ từ xưa đến nay, đó là sự gắn bó
máu thịt với dân tộc, cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng chảy lịch sử:
Hưng thịnh hay suy vong; vinh quang hay tủi nhục; thành công hay thất bại.
Từ đó tác giả khẳng định: Trí thức thời xưa vẫn còn gửi lại trí thức hôm nay
những hoài bão chưa thực hiện được và những lo lắng khôn nguôi về vận
mệnh của dân tộc, đất nước.
- Bác Hồ với nhân sĩ trí thức, do Trần Đương (biên soạn) [44]: Cuốn
sách là sự chắt lọc, hệ thống hoá các nguồn tư liệu thành những bài viết về
mối quan hệ và ảnh hưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với nhân sĩ, trí
thức Việt Nam thời kỳ đất nước mới giành được độc lập, đang rất cần những
người có tâm, có tài để phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Người đã
quy tụ được đông đảo nhân sĩ, trí thức rất nổi tiếng và tài năng, cả những
người đã từng phục vụ trong chế độ cũ, các nhà khoa học đã thành danh ở
nước ngoài trở về với dân tộc, cống hiến tài năng cho sự nghiệp cách mạng.
6
Qua cuốn sách cho ta thấy được những phẩm chất cao quý của trí thức
chân chính đó là đức tính khiêm tốn, giản dị, tâm huyết với ngành, nghề của
mình và luôn trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng.
Đồng thời, thấy được tâm đức, nghệ thuật của Bác Hồ trong việc cảm hóa, thu
hút và sử dụng trí thức, trong đó đầu tiên là việc phát hiện trí thức; sự chân
thành, cầu thị và niềm tin của Người vào trí thức.
- Về trí thức Nga, nhiều tác giả (Nga), do La Thành và Phạm Nguyên
Trường dịch [78]: Nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức trong định nghĩa trí
thức. Trí thức Nga được hiểu là một tầng lớp xã hội theo nghĩa một lớp người
tương đối đông về số lượng và có sự liên kết nội tại mật thiết và thống nhất.
Đặc điểm phân biệt họ với các tầng lớp xã hội khác là họ có trình độ cao hơn
so với mặt bằng chung của xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định, luôn
tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với toàn thể cộng đồng và có thái độ dấn
thân để thực hiện sứ mệnh đem lại tương lai tươi sáng cho cộng đồng.
Các tác giả nhấn mạnh phẩm chất, tính cách trí thức trước hết là tính
độc lập trong tư duy, “những con người tự do trong đức tin của mình, những
con người không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc về kinh tế, đảng phái, quyền
chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng, mới thuộc giới trí thức”
[78, tr.240].
- Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng, của
Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) [58]: Từ phương pháp tiếp cận mang tính liên
ngành, cuốn sách đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam và xây dựng, phát huy
nguồn lực trí tuệ; những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này.
Từ đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển
nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Trong đó nhấn mạnh ba giải pháp chủ yếu, đó là: Chống chảy máu chất
xám; hoàn thiện chính sách bảo hộ tài sản trí tuệ; chú trọng xây dựng và phát
huy nguồn lực trí thức nữ, DTTS và trí thức Việt kiều.
7
- Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, của Nguyễn Đắc Hưng [55]:
Khái quát về trí thức và ĐNTT, phân tích nội hàm khái niệm trí thức, theo đó:
Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn và chuyên môn cao,
lao động bằng trí óc trên mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH mà còn phải có
khả năng sáng tạo ra tri thức và vận dụng tri thức vào thực tiễn, làm ra của
cải, phục vụ nhu cầu con người và phát triển xã hội. Tác giả cũng chỉ ra
những thách thức mới đòi hỏi ĐNTT phải phát huy vai trò trong công tác dự
báo và chủ động trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình trong nước
và thế giới. Đồng thời, qua phân tích vai trò của GDĐT, cho thấy sự cần thiết
của việc đổi mới công tác GDĐT và chính sách thu hút, sử dụng trí thức.
- Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng
và phương hướng xây dựng, của Đỗ Thị Thạch [85]: Đây là công trình nghiên
cứu chuyên sâu về lực lượng trí thức nữ. Tác giả đã có những đóng góp mới
cả về lý luận và thực tiễn khi kiến giải tiềm năng cũng như vai trò to lớn của
lực lượng trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đời sống xã hội. Xuất
phát từ thái độ tôn trọng, tin vào khả năng đóng góp của lực lượng này, tác
giả đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy tiềm năng,
vai trò của lực lượng trí thức nữ trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong quá
trình đổi mới đất nước.
- Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới,
của Trịnh Quang Cảnh [16]: Nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội về trí
thức DTTS ở Việt Nam với tư cách là một bộ phận trong tầng lớp trí thức
Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng nguồn lực trí tuệ, trí
thức người DTTS và tình hình ĐNTT DTTS, tác giả đề xuất phương hướng
và một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển tiềm năng trí tuệ của đội ngũ
này đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH vùng miền núi, DTTS.
- Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, của Nguyễn Công
Trí [97]: Từ cách tiếp cận tổng hợp, tác giả nêu lên những đặc trưng, tiêu chí
cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát triển
8
KTTT. Trí thức là người lao động trí óc và thường có trình độ học vấn cao,
được đào tạo hoặc tự đào tạo. Giá trị quan trọng nhất của trí thức chân chính
đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin và ngay thẳng, có lòng tự
trọng, khả năng hành xử đúng mực.
- Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của
Nguyễn Thị Thanh Hà [46]: Trình bày những quan niệm, đặc điểm và vai trò
của ĐNTT giáo dục đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào phân tích, đánh giá thực trạng và đề
xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
ĐNTT giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
trong giai đoạn hiện nay, của Lê Công Lương [70]: Khẳng định trí thức là
vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ của một quốc
gia. Tác giả trình bày một số quan niệm về trí thức và công tác vận động trí
thức. Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra những
kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở thực tiễn cho việc
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác vận động
trí thức. Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề
xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận
động trí thức đến năm 2025.
- Quan điểm và chính sách của V.I.Lênin đối với trí thức trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa, của Trịnh Quốc Tuấn [101]: Bài nghiên cứu khẳng
định trí thức có vai trò hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,
vì vậy cần phải phát huy tiềm năng trí tuệ, nếu không “thì cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa nổ ra và giành những thắng lợi rực rỡ sẽ ngừng lại bởi thiếu sự
phát động khởi nguồn và xã hội khó tránh khỏi lâm vào khủng hoảng” [101,
tr.8]. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh, V.I.Lênin đã từ bản thân mình là
một trí thức để nhìn nhận tầng lớp trí thức, qua đó có chính sách đúng đắn đối
9
với trí thức. Tác giả khẳng định đặc trưng nổi bật nhất của trí thức là nhân
cách sáng tạo. Và để phát huy vai trò ĐNTT cần phải tạo điều kiện cho họ
được làm việc theo nguyện vọng, sở trường và tài năng; quan tâm cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần để tạo điều kiện cho họ làm việc, cống hiến; có
môi trường tự do cho lao động sáng tạo, có không khí dân chủ để giao lưu.
- Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu, của Trần
Phương Hoa [52]: Khẳng định lịch sử văn hoá, văn minh châu Âu là lịch sử
của các dòng chảy tư tưởng, trong đó có sự đóng góp của trí thức. Đồng thời
đưa ra những cách nhìn nhận về trí thức:
Trước hết, người Anh dùng khái niệm “intellectual” để nói về văn
hóa của họ, một nền văn hóa được đúc kết từ trí tuệ của con người.
Sau sự kiện Dreyfus ở Pháp, nước Anh mới tập trung vào
“intellectual” như là một giai tầng đặc biệt và vấn đề trách nhiệm
của họ đối với xã hội. Trước thế kỷ XIX, khái niệm “intellectual”
hoặc “intelligentsia” không được sử dụng để chỉ một “giai tầng”.
Những người làm việc trí óc được mô tả qua các từ “clerisy” (trí
thức), “man of letter”, “literary men” (kẻ sĩ), hoặc “cultivators of
science” (người vun trồng khoa học). Sau những năm 1870, 1880
mới dùng các từ “intellectual” [52].
Bài nghiên cứu cũng đề cập đến việc các nhà nghiên cứu châu Âu phân
biệt 5 nghĩa khác nhau của khái niệm trí thức: Trí thức là “học giả”; trí thức
được dùng như tính từ có nghĩa là “trí tuệ”: Trí thức là người có trí tuệ,
thường có nghĩa bổ sung là người có học thức cao, phân biệt với những người
làm việc tay chân; trí thức là người có tư duy độc lập và có đầu óc phê phán;
trí thức là người thực hiện các chức năng xã hội hoặc vì xã hội; trí thức, ngoài
chức năng định hướng văn hóa còn có vai trò định hướng chính trị và xã hội,
họ phải có vai trò can thiệp vào đời sống chính trị và có tiếng nói đối với nhà
cầm quyền dựa trên quan điểm khoa học.
10
- Chính sách thu hút nhân tài của Singapore: Bài bản và chuyên
nghiệp, của Hà Minh [71]: Nêu lên những kinh nghiệm trong việc thu hút
nhân tài của Singapore, trong đó nhấn mạnh đến sự rõ ràng, bài bản và
chuyên nghiệp trong chính sách; thực hiện mức lương tương xứng với giá trị
chất xám; quan tâm đến giáo dục và có niềm tin mãnh liệt đối với nhân tài.
Các Bộ trưởng Singapore cũng đều tốt nghiệp các trường đại học
nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ
ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tàu định hướng cho đất nước phát triển,
nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa sau
hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ông nói: "Lãnh đạo
dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những
vị trí quan trọng". Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là
thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia [71].
Qua một số công trình khoa học tiêu biểu nêu trên cho thấy, ĐNTT
được các nhà nghiên cứu đề cập khá đầy đủ ở nhiều khía cạnh khác nhau từ
khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm, phẩm chất đến thực trạng và giải pháp đối
với đội ngũ này. Ngoài các nội dung thống nhất thì vẫn còn những quan niệm
khác nhau khi đề cập đến trí thức và ĐNTT. Điều đó cho thấy, việc nghiên
cứu đối tượng này đến nay vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ trí thức
- Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực sáng
tạo của giới trí thức và sinh viên, Phạm Tất Dong chủ nhiệm [33]: Từ việc
trình bày, phân tích một số quan niệm khác nhau về trí thức, qua đó nhấn
mạnh 4 chức năng cơ bản của trí thức là: Chức năng sáng tạo văn hoá, sáng
tạo và duy trì những giá trị cơ bản của xã hội: chân, thiện, mỹ; chức năng phê
phán; chức năng đào tạo lớp trí thức mới và chức năng xã hội. Từ đó đề tài đi
đến kết luận những dấu hiệu đặc trưng của trí thức là: Sáng tạo, phổ biến và
vận dụng văn hoá; thể hiện được trình độ, trí tuệ của thời đại; trăn trở với thời
cuộc, luôn hướng đến sự nghiệp xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bình
11
đẳng; có năng lực tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, sự say mê,
tập trung cao độ, dũng cảm theo đuổi công việc.
Công trình cũng đánh giá thực trạng, tình hình cũng như tâm trạng, nhu
cầu và xu thế phát triển của ĐNTT, từ đó xác định những quan điểm và đề
xuất một số chính sách đối với ĐNTT. Về quan điểm, tác giả nhấn mạnh: con
người với trí tuệ thời đại là nhân tố quyết định sự phát triển KT-XH; đào tạo
và xây dựng ĐNTT là một vòng đua tranh của thời đại; lao động trí tuệ là lao
động phức tạp mang lại những giá trị đặc biệt và đầu tư cho việc xây dựng
ĐNTT phải là một ưu tiên. Về chính sách: Thực hiện chính sách GDĐT; sử
dụng và đãi ngộ trí thức; thực hiện đoàn kết và tập hợp rộng rãi ĐNTT.
- Đào tạo nguồn nhân lực ở Nhật Bản, bài học cho Việt Nam, do
Nguyễn Tiến Lực (chủ biên) [69]: Một trong những yếu tố đưa Nhật Bản
vươn lên là sự tích cực trong tiếp thu văn minh, thành tựu của nhân loại, tham
gia giao thương quốc tế, cử người đi du học nước ngoài, mời chuyên gia nước
ngoài đến Nhật làm việc để học cái hay nhất, cái tốt nhất. Cuốn sách cũng cho
thấy, con người là yếu tố quan trọng nhất để làm nên kỳ tích Nhật Bản. Nhật
Bản lấy con người làm trung tâm, có cả một triết lý đào tạo và giáo dục con
người. Nhật Bản rất coi trọng đào tạo nguồn nhân lực, có nền giáo dục đứng
vào tốp đầu thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, Nhật Bản đã để lại
những bài học quý báu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Những bài
học này có giá trị tham khảo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cho sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam.
- Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, của Nguyễn
An Ninh [79]: Hệ thống hoá những nội dung lý luận về tiềm năng của trí thức
khoa học xã hội, cũng như những yếu tố quy định tiềm năng của trí thức khoa
học xã hội. Theo tác giả: “Tiềm năng của con người là những khả năng, năng
lực, phẩm chất, xu thế phát triển, … hiện có trong con người song chưa có
điều kiện bộc lộ ra hoặc chưa có điều kiện để thể hiện ra trọn vẹn” [79, tr.17].
Từ đó khẳng định việc khai thác tiềm năng của trí thức khoa học xã hội là xu
thế tất yếu của thời đại.
12
Trên cơ sở lý luận, tác giả đi vào phân tích đặc điểm, tiềm năng và thực
trạng phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội Việt Nam trong tiến
trình cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới nhằm làm rõ mối quan hệ
có tính quy luật giữa tiềm năng của trí thức khoa học xã hội với nhu cầu phát
triển đất nước. Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát huy
tiềm năng của trí thức khoa học xã hội ở nước ta. Trong đó nhấn mạnh việc
nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học xã hội; tạo động lực
cho quá trình phát huy tiềm năng; tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển tiềm
năng trí thức khoa học xã hội và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước để phát huy tiềm năng của đội ngũ này ở nước ta.
- Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, do Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền
(đồng chủ biên) [6]: Khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong
công tác xây dựng ĐNTT, đồng thời đánh giá những đóng góp, hạn chế của
đội ngũ này, trên cơ sở đó nêu lên những giải pháp xây dựng ĐNTT ở nước ta
giai đoạn 2011- 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, của Đàm Đức Vượng [117]: Cuốn sách làm rõ hơn
khái niệm trí thức, dẫn ra những khái niệm về trí thức ở một số nước trên thế
giới. Trong đó nhấn mạnh, việc xác định đúng nội dung cơ bản của khái niệm
trí thức là cơ sở phát hiện, khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ này.
Nó còn liên quan đến công tác tổ chức, việc hoạch định các chính sách, nhiệm
vụ và giải pháp xây dựng ĐNTT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Bên cạnh đó, tác giả phân tích những đặc trưng, chức năng cơ bản của
trí thức nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng, qua đó làm rõ đặc trưng cơ
bản của các thế hệ trí thức Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay. Về phẩm
chất của trí thức Việt Nam, tác giả nhấn mạnh đến đức và tài, thể hiện ở tư
cách của con người, chất lượng NCKH. Phẩm chất đặt ra cho trí thức là phải
làm gì và làm như thế nào để góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
13
Đã là trí thức thì ở nước nào cũng vậy, thời nào cũng vậy, đều phải
có phẩm chất, tính cách chung là đề cao giá trị chân - thiện - mỹ. Để
có được phẩm chất, bản thân người trí thức, trước hết phải có tinh
thần độc lập trong tư duy, và chế độ xã hội phải tạo mọi điều kiện
thuận lợi để người trí thức được tự do sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi dân
tộc đều có tính cách riêng, tầng lớp trí thức của mỗi dân tộc cũng có
bản sắc riêng [117, tr.39].
- Chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam hiện nay, của Cao Văn
Thông và Đỗ Xuân Tuất [87]: Đề cập đến các khái niệm tiềm năng, năng
khiếu, năng lực, tài năng, nhân tài, thiên tài, trí thức cùng đặc điểm của nhân
tài; những quan điểm của ông cha ta về hiền tài và việc chiêu hiền, đãi sĩ của
các triều đại phong kiến Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và nhân
tài; kinh nghiệm trong công tác đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài của
Trung Quốc và một số vấn đề rút ra qua các công tác này; những quan điểm,
chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tài và một số kiến nghị đối
với công tác đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài của Việt Nam hiện nay.
Trong đó, các tác giả nhấn mạnh đến việc đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo
nghiên cứu, xây dựng Chiến lược nhân tài quốc gia phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, cũng như trong công tác đào tạo, sử dụng
và đãi ngộ nhân tài.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay, của Lê Văn Phục
[81]: Đề cập đến nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của nó đối với quá
trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát
triển nguồn nhân lực này. Trên cơ sở đó nêu lên một số quan điểm và đề xuất
giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng.
- Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, của
Phan Thanh Khôi [61]: Nêu và phân tích những kiểu lao động sáng tạo của trí
thức, đồng thời xác định và sơ đồ hoá hệ thống động lực của quá trình lao
14
động của trí thức; cách xác định lực lượng trí thức với tính cách là nguồn
nhân lực trí tuệ của đất nước; những biểu hiện của tình trạng chưa phát huy
hết khả năng sáng tạo của trí thức Việt Nam. Tác giả còn nêu lên một cách có
hệ thống các yếu tố động lực trực tiếp của trí thức như lý tưởng - tình cảm, trí
tuệ - tinh thần và kinh tế - vật chất.
- Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện
nay, của Bùi Thị Ngọc Lan [62]: Phân tích cấu trúc, đặc trưng và nội dung
nguồn lực trí tuệ trong tương quan với nguồn lực con người và các nguồn lực
khác. Dự báo xu hướng phát triển, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ
yếu để phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới đất nước.
- Xây dựng đội ngũ trí thức ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay, của Lê Quang Quý [82]: Nêu lên quan niệm, đặc điểm,
nhiệm vụ và vai trò của ĐNTT ngành kiến trúc ở nước ta. Trên cơ sở đó điều
tra, khảo sát thực trạng đội ngũ này trong công cuộc đổi mới, từ đó đưa ra dự
báo về những xu hướng vận động, phát triển và đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ này.
- Xây dựng đội ngũ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của Trương Văn Tuấn [102]: Trên
cơ sở lý luận về trí thức và xây dựng ĐNTT, tác giả đánh giá thực trạng việc
xây dựng và phát triển ĐNTT thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp CNH,
HĐH về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và chủ trương, chính sách xây
dựng, phát triển, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây
dựng đội ngũ này, trong đó nhấn mạnh đến cơ chế, chính sách; về quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng ĐNTT; về đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công
nghệ; về mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế.
- Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam: Kinh nghiệm của Phần Lan, của
Nguyễn Thành Huy [56]: Nêu lên quan niệm về giới trí thức Phần Lan, đó là:
“Giới trí thức được hiểu là những người có văn hóa hoặc nhóm người có văn
15
hóa, những người này là những nhà tư tưởng và được xem là báu vật quốc
gia. Giới trí thức là thuật ngữ dùng để chỉ cộng đồng những người có ảnh
hưởng tới toàn bộ nền khoa học và văn hóa của xã hội” [56].
Tác giả cũng nêu lên những bài học kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò
của trí thức, trong đó trước hết cần phải có môi trường tự do và tính độc lập
trong phản biện; phản biện được khuyến khích. Đồng thời nhấn mạnh việc
xây dựng ĐNTT cần phải bắt nguồn từ giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ
thông vì “trẻ em thất học từ nhỏ không những sẽ là một gánh nặng cho xã hội
mà còn không thể và không bao giờ trở thành một trí thức” [56].
- Thu hút và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay, của Đinh
Ngọc Giang [45]: Khẳng định việc sử dụng, trọng dụng nhân tài là truyền
thống quý báu của dân tộc, được kế thừa, phát triển lên tầm cao mới trong
thời đại Hồ Chí Minh. Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài là vô cùng cần
thiết để cách mạng thành công, là một nội dung trong công tác cán bộ. Muốn
có kết quả tốt, cần phải xem xét, kiểm tra việc thu hút và trọng dụng nhân tài,
từ đó có chính sách hợp lý. Cần nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về
thu hút và trọng dụng nhân tài, qua đó đề cao trách nhiệm của các cấp ủy; đổi
mới cách đánh giá ĐNTT, coi trọng và thường xuyên xem xét, đánh giá nhân
tài để có chủ trương, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân
tài; thu hút và trọng dụng nhân tài là một nghệ thuật; cùng với việc hỗ trợ tài
chính, cần đặc biệt quan tâm tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi để
họ phát huy tài năng, cống hiến cho đất nước; chống kéo bè, kéo cánh, dùng
người thân, hẹp hòi trong thu hút và trọng dụng nhân tài.
- Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, của Phùng Hữu Phú [80]: Nêu lên sự cần thiết của việc ban
hành nghị quyết về ĐNTT và một số điểm mới, nội dung cơ bản của đề án
như: Khái niệm về trí thức; đánh giá tình hình ĐNTT nước ta; bối cảnh, mục
tiêu, quan điểm chỉ đạo công tác xây dựng ĐNTT; về nhiệm vụ, giải pháp xây
dựng đội ngũ này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế.
Trong đó nhấn mạnh việc hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho
16
hoạt động của trí thức; xây dựng, thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và
tôn vinh trí thức; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức;
đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các
hội của trí thức; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với ĐNTT.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
Tây Nguyên là vùng đất còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá hết, vì
vậy trong thời gian qua đã thu hút nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu, qua đó
cho ra đời nhiều công trình khoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Liên
quan đến ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, trong những năm qua có
một số công trình khoa học tiêu biểu sau:
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tây Nguyên,
nhưng việc nghiên cứu chuyên sâu về ĐNTT ở Tây Nguyên lại chưa nhiều, vì
vậy đây vẫn là chủ đề còn nhiều hấp dẫn, cần có sự nghiên cứu, nhìn nhận và
đánh giá đầy đủ hơn. Liên quan đến vấn đề nay trong những năm qua có thể
kể đến một số công trình sau:
- Tây Nguyên cuối thế kỷ XX vấn đề dân cư và nguồn nhân lực, của
Nguyễn Tuấn Triết [98]: Đề cập đến những vấn đề chủ yếu về dân cư và
nguồn nhân lực ở Tây Nguyên. Về nguồn nhân lực, tác giả nêu lên những
thành tựu, hạn chế của nguồn nhân lực nơi đây, qua đó khẳng định: “Nâng
cao dân trí là yêu cầu bức thiết để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới nền kinh tế tri thức, chủ
động hội nhập quốc tế ở nước ta. Yêu cầu này đối với Tây Nguyên càng trở
nên bức thiết hơn” [98; tr.111].
- Y Ngông Niê Kđăm cuộc đời và trong lòng bạn bè, đồng nghiệp, của
nhiều tác giả [121]: Đề cập những bài viết, ý kiến về một trí thức, một nhân
cách lớn của người Êđê nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đại biểu quốc hội
từ khoá I đến khoá IX, chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội. Thông qua
17
đó, có thể thấy Ông “là một trí thức giàu lòng yêu nước, sớm giác ngộ và gắn
cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng chí luôn tin
tưởng và đi theo sự lãnh đạo của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam” [121,
tr.14]. Cuốn sách cũng nêu lên những trăn trở, suy tư của Y Ngông Niê Kđăm
đối với con người và vùng đất Tây Nguyên, đó là những mong muốn, khát
vọng phát triển Tây Nguyên.
- Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên, của Lê Văn Khoa và
Phạm Quang Tú (chủ biên) [60]: Đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của
Tây Nguyên, từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và xã hội, cộng đồng các dân tộc
đến việc quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển bền
vững Tây Nguyên. Trên cơ sở đó nêu lên những quan điểm, định hướng chiến
lược và giải pháp phát triển. Cuốn sách cho thấy, nhu cầu phát triển bền vững
Tây Nguyên là tất yếu của quá trình đi lên ở đây. Muốn vậy phải khai thác có
hiệu quả các nguồn lực phát triển, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Về nguồn nhân lực và chính sách khoa học và công nghệ trên địa bàn
tỉnh, báo cáo của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Kon Tum [66]:
Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, trong đó khẳng định
những mặt mạnh của nguồn nhân lực như: trung thành, kiên định mục tiêu, lý
tưởng của Đảng; giữ vững phẩm chất đạo đức; được đào tạo, rèn luyện, phấn
đấu và trưởng thành; có tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên, có nhiều đóng góp
trong việc phát triển KT-XH; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Nhiều trí thức trẻ
đã thể hiện được tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra những bất cập và hạn chế: Cơ cấu về
ngành nghề bất hợp lý; trí thức đầu ngành hầu như không có; trí thức có trình
độ cao về CNTT, công nghệ sinh học, ngoại ngữ còn thiếu; các chuyên gia kỹ
thuật có khả năng chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn
quá ít. Sự phân bố mất cân đối. Khả năng làm chủ công nghệ mới gặp nhiều
18
khó khăn, việc ứng dụng KHCN vào thực tiễn rất lúng túng; kỹ năng phân
tích và hoạch định chính sách, phản biện hạn chế. Một bộ phận trí thức là cán
bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém; phong
cách, lề lối làm việc chậm đổi mới; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân chưa
cao đã gây nên sự trì trệ, cản trở cho công cuộc cải cách hành chính, tiếp thu
cái mới, công nghệ mới. Số lượng trí thức là người DTTS còn ít, chưa tương
xứng với tỉ lệ dân số và yêu cầu của sự phát triển.
- Văn hoá và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 -
2000, của Đặng Văn Vũ [116]: Nêu lên vẻ đẹp, sự phong phú của các giá trị
văn hóa Tây Nguyên được thể hiện một cách độc đáo trong các tác phẩm văn
xuôi; những yếu tố tiêu cực trong các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người
Tây Nguyên; thực trạng biến đổi văn hóa ở Tây Nguyên theo hướng tích cực
lẫn tiêu cực; hình ảnh người Tây Nguyên với những phẩm chất tốt đẹp của họ
trong chiến đấu cũng như trong cuộc sống thường nhật; sự thay đổi về phẩm
chất con người Tây Nguyên trong quá trình hội nhập với các dân tộc khác.
- Một lớp trí thức mới của Tây Nguyên, hoàn toàn là hiện thực, của
Nguyên Ngọc [73]: Bài viết đặt ra những vấn đề và dấu hỏi lớn đối với sự
phát triển Tây Nguyên, đó là:
Phải giữ cho được bản sắc độc đáo của các dân tộc trên vùng đất
đặc biệt về nhiều phương diện này, nhưng Tây Nguyên, ngay hôm
nay và sắp đến, chắc chắn không thể đứng ngoài sự phát triển chung
của đất nước, thậm chí của thế giới, tất phải hiện đại hóa, Tây
Nguyên sẽ có còn là mình trong hiện đại hóa không? Hoặc nói một
cách thẳng thắn và rõ ràng hơn: Con người Tây Nguyên, văn hóa
Tây Nguyên có đủ khả năng trụ vững và phát triển trong hiện đại
hóa tất yếu không? [73].
Trên cơ sở đó, tác giả nhìn nhận, phân tích, đánh giá và đi đến kết luận:
Hoàn toàn có thể đào tạo nên cả một tầng lớp trí thức mới của Tây
Nguyên, trao cho họ những tri thức cao nhất trong tất cả các lĩnh
vực cả tự nhiên lẫn xã hội, mà họ chắc chắn sẽ làm chủ được một
19
cách vững vàng. Vững vàng và uyên thâm hơn rất, rất nhiều những
người đang định đến đấy để làm thay họ, với những ý định có thể là
tốt lành đấy nhưng vẫn tiềm ẩn một thứ tâm lý dân tộc lớn mà chính
mình có khi không nhận ra [73].
- Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực trí thức tỉnh Đắk Lắk
đến năm 2020, của Phạm Thế Trịnh [99]: Khái quát những đóng góp của
ĐNTT ở Đắk Lắk đối với thành tựu 30 năm đổi mới của tỉnh, đặc biệt là trong
công tác xoá đói, giảm nghèo và chuyển giao KHCN vào sản xuất và đời
sống. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của đội ngũ này trong thời kỳ hội
nhập như số lượng, chất lượng còn bất cập; cơ cấu ngành, nghề bất hợp lý; trí
thức trong lĩnh vực công nghệ và đầu ngành ít; năng lực sáng tạo, khả năng tư
vấn, phản biện và giám định xã hội yếu; trí thức DTTS có trình độ đại học và
sau đại học ít. Hiệu quả khai thác, sử dụng chất xám thấp; một số đề tài
nghiên cứu chưa gắn với sản xuất và đời sống.
Từ thực trạng trên, tham luận đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy,
phát triển ĐNTT, trong đó nhấn mạnh giải pháp xây dựng, quy hoạch phát
triển nhân lực trí thức gắn với chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020.
Qua việc khái quát các công trình nghiên cứu về ĐNTT ở Tây Nguyên
nêu trên cho thấy, mặc dù chưa có công trình khoa học nào nêu lên quan niệm
về ĐNTT ở Tây Nguyên nhưng đã có những ý niệm, tư tưởng bước đầu hết
sức quan trọng về đội ngũ này. Đây là một trong những cơ sở cho việc kế
thừa, tiếp thu của luận án để từ đó đưa ra quan niệm về ĐNTT ở Tây Nguyên.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ trí thức ở
Tây Nguyên
- Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên, do Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) [72]: Đi
sâu trình bày, phân tích, đánh giá một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo cấp huyện người dân tộc ở Tây Nguyên như: vị trí, vai trò đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc; các nhân tố ảnh hưởng
đến việc hình thành đội ngũ cán bộ người các dân tộc ở Tây Nguyên; thực
20
trạng, định hướng và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người các dân tộc ở
Tây Nguyên. Trong đó nhấn mạnh:
Trong cơ cấu đội ngũ cán bộ ở Tây Nguyên, cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp huyện người các dân tộc giữ vị trí rất quan trọng. Đó là
những người gắn bó với quê hương, hiểu được tập quán, tâm tư,
nguyện vọng của đồng bào, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với
các dân tộc và cũng là trụ cột để giữ vững ổn định chính trị, củng
cố khối đoàn kết dân tộc trên vùng địa bàn chiến lược này. Chính
vì vậy, việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp huyện người các dân tộc là một yêu cầu quan trọng
và cấp bách [72].
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn và sử dụng hiệu quả
nhân lực trí thức dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk, do Nguyễn Đức Bách
chủ nhiệm [1]: Từ việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các nhà nghiên cứu về trí thức, đề tài đi đến khái niệm
ĐNTT. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng nhân lực trí thức DTTS tại chỗ của
Đắk Lắk, những mặt mạnh và hạn chế của đội ngũ này; từ đó đề xuất bốn giải
pháp chủ yếu trong việc tạo nguồn và sử dụng ĐNTT, đó là: Đổi mới, nâng
cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của
ĐNTT trong giai đoạn hiện nay; tăng số lượng và nâng cao chất lượng tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng trí thức; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế
hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng trí thức; xây dựng, hoàn thiện, thực hiện các
chế độ, chính sách khuyến khích, đãi ngộ đối với ĐNTT.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát huy trí tuệ của
đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do Y Ghi Niê làm chủ nhiệm
[120]: Khẳng định trí thức có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
của nhân loại nói chung, của đất nước và Đắk Lắk nói riêng. Coi trọng trí thức
chính là coi trọng con người, coi trọng sự phát triển, đặt con người vào vị trí
trung tâm của sự phát triển. ĐNTT ở Đắk Lắk trong thời gian qua đã có sự
chuyển biến nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đóng góp
21
quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu
cầu của sự phát triển, số lượng trí thức còn ít, chất lượng hạn chế, cơ cấu và
sự phân bố trí thức có nhiều bất cập, chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với trí
thức bất hợp lý.
- Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, do Nguyễn Võ Linh chủ nhiệm
[68]: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, đề tài đi vào nghiên
cứu thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Đắk Nông, hiện trạng việc làm và
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân
lực ở một số tỉnh có nét tương đồng với Đắk Nông. Từ đó đánh giá tác động,
dự báo khả năng, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, cũng như
đề xuất một số mô hình đào tạo áp dụng tại Đắk Nông cùng một số giải pháp
phát triển nguồn lực này. Trong đó nhấn mạnh các giải pháp về công tác dân
số và lao động; phát triển ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; phát
triển hệ thống GDĐT; tạo việc làm cho lao động và sử dụng lao động sau khi
được đào tạo; tăng cường hợp tác với các tỉnh và mở rộng thị trường; thực
hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực.
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ trí
thức tỉnh Lâm Đồng, do Trương Trổ chủ nhiệm [100]: Qua việc trình bày một
số đặc điểm về dân số, lao động, doanh nghiệp, cơ cấu kinh tế Lâm Đồng thời
kỳ 2005-2010 và các mục tiêu, giải pháp phát triển KT-XH đến 2015 và định
hướng 2020, đề tài đi vào đánh giá thực trạng ĐNTT của tỉnh, trong đó nhấn
mạnh sự phát triển và những đóng góp của đội ngũ này trong thời kỳ đấu
tranh cách mạng giải phóng dân tộc và hiện nay. Đồng thời chỉ ra những bất
cập, hạn chế của ĐNTT cũng như chính sách đối với đội ngũ này. Từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển trong thời gian tới như ưu tiên
trọng dụng, đề bạt, bổ nhiệm, trả lương cao cho những trí thức có đề tài, công
trình đem lại giá trị tăng thêm cho địa phương; tăng cường công tác xây dựng
quy hoạch nguồn nhân lực và thực hiện quy hoạch trên cơ sở đào tạo và trọng
dụng ĐNTT; có chiến lược cụ thể trong việc khai thác, sử dụng lực lượng trí
22
thức của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; tăng cường đầu tư
cho các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, nghiên cứu ứng dụng KHCN,
phát triển GDĐT, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đổi mới nhận thức về vấn đề
tập hợp trí thức của các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp thu hút
và sử dụng lao động chất lượng cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại.
- Tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số các tỉnh
Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, của Trương Thị Bạch Yến [119]: Trên cơ sở
những vấn đề lý luận chung về nguồn và tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã
các DTTS ở Tây Nguyên, tác giả đánh giá thực trạng nguồn, tạo nguồn cán
bộ, công chức cấp xã người DTTS ở Tây Nguyên, dự báo những yếu tố tác
động và đề xuất phương hướng, giải pháp tạo nguồn cán bộ công chức cấp
xã người DTTS ở Tây Nguyên. Về giải pháp, tác giả đề xuất hai giải pháp có
tính đặc thù, khả thi nhằm đẩy mạnh tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã
người DTTS đến năm 2020: Một là, củng cố, phát triển và giao trách nhiệm
cụ thể cho hệ thống các trường dân tộc nội trú, các cơ sở GDĐT trên địa bàn
Tây Nguyên tham gia tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người DTTS; Hai
là, xây dựng, củng cố và phát huy vai trò hệ thống chính trị xã, người có uy
tín trong cộng đồng ở thôn, buôn trong tạo nguồn cán bộ, công chức xã
người DTTS.
- Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông các tỉnh
bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, của Cao Thị Thanh Xuân
[118]: Đề cập đến nhiều vấn đề về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung
học phổ thông trong mối quan hệ với phát triển nguồn nhân lực ở các tỉnh bắc
Tây Nguyên, nội dung và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đội
ngũ này, cũng như thực trạng của sự phát triển. Từ đó đưa ra định hướng,
quan điểm và giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ
thông ở các tỉnh bắc Tây Nguyên.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh
Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, của Nguyễn Thành Dũng [36]: Trên cơ
sở lý luận về cán bộ, đội ngũ cán bộ chủ chốt, tác giả đánh giá, phân tích vai
23
trò, thực trạng việc nâng cao đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh
Tây Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này.
Về đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, tác giả đưa ra 3 phương diện chủ yếu
là số lượng, chất lượng và cơ cấu. Đồng thời nêu lên tiêu chí đánh giá chất
lượng đội ngũ này trên 3 yếu tố: Mức độ tín nhiệm, số lượng và cơ cấu phù
hợp; chất lượng toàn diện và kết quả hoàn thành nhiệm vụ.
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải nam
Trung Bộ và Tây Nguyên, của Trần Sơn Hải [47]: Nêu lên khái niệm nguồn
nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
nguồn nhân lực ngành du lịch, phân tích thực trạng phát triển nhân lực ngành
du lịch về số lượng, chất lượng và cơ cấu; công tác đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực ngành này ở các tỉnh khu vực duyên hải nam Trung Bộ và Tây
Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của ngành
du lịch đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường quản
lý nhà nước và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Xây dựng đội ngũ trí thức các tộc người ở Tây Nguyên thời kỳ đổi
mới, của Trương Minh Dục [34]: Bài nghiên cứu khẳng định việc xây dựng
ĐNTT các tộc người ở Tây Nguyên là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc, qua đó phát huy tính tích
cực và khả năng của các tộc người ở đây. Tác giả khái quát một số chủ trương
của Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên về xây dựng ĐNTT các tộc người, trong đó
nhấn mạnh sự đặc biệt quan tâm đào tạo, sử dụng và xây dựng đội ngũ này có
đủ năng lực, phẩm chất hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
- Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về xây
dựng đội ngũ trí thức ở tỉnh Gia Lai, của Phạm Thị Thu Dung [35]: Đề cập
đến những đóng góp quan trọng của ĐNTT đối với quá trình phát triển KT-
XH, giữ vững an ninh chính trị của tỉnh. Nhiều đề tài nghiên cứu về khoa học
xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên được ĐNTT đảm nhận đã góp phần
quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH địa phương.
24
Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những hạn chế: Cơ cấu và
sự phân bố ĐNTT theo ngành, nghề chưa phù hợp với cơ cấu KT-XH. Đa số
trí thức tập trung nơi có điều kiện phát triển. Số trí thức là người đồng bào
DTTS tăng nhưng rất chậm. Thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ
quản lý có trình độ chuyên môn cao, thiếu chuyên gia giỏi. Một số trí thức
còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, thiếu tính chuyên nghiệp. Các cơ sở
GDĐT trong tỉnh liên kết đào tạo đại học, sau đại học chưa gắn với yêu cầu,
nhiệm vụ công tác. Chất lượng đào tạo chưa cao. Số lượng đề tài khoa học
được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn còn ít, chất lượng thấp. Việc tham
gia hoạt động tư vấn, phản biện, giám định còn hạn chế.
- Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực vùng Tây Nguyên trong thời kỳ
đổi mới và phát triển, của Bùi Tất Thắng [86]: Đề cập đến những yêu cầu đặt
ra đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực ở Tây Nguyên; đặc điểm phát
triển và đào tạo nguồn nhân lực của vùng, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp
cho vấn đề này, trong đó nhấn mạnh các giải pháp: Tăng các nguồn vốn đầu
tư và kinh phí cho phát triển GDĐT và nguồn nhân lực Tây Nguyên; đổi mới
quản lý nhà nước về GDĐT và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn Tây
Nguyên; cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để tạo việc làm có năng
suất cao và chuyển dịch cơ cấu lao động; mở rộng hợp tác liên vùng trong
nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên.
- Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới, tham luận
của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk [84]: Nêu lên quan niệm về đào
tạo nguồn nhân lực trí thức; vai trò của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trí
thức; thực trạng và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực trí thức ở Đắk Lắk.
Trong đó nhấn mạnh chất lượng đào tạo là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc sau khi ra trường. Chính vì vậy cần
quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, nội dung và loại
hình đào tạo. Đồng thời cần đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nhân tài.
- Đào tạo đại học với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng
Tây Nguyên hiện nay, của Trương Thị Hạnh [48]: Tham luận nêu lên thực
25
trạng đào tạo đại học và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tây
Nguyên hiện nay, những vấn đề đặt ra và những giải pháp chủ yếu góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo đại học, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Tây Nguyên. Tác giả cũng nhấn mạnh về khoảng cách giữa chất lượng đào
tạo và nhu cầu xã hội, số lượng đào tạo ngày càng gia tăng nhưng chất lượng
của nguồn lao động qua đào tạo, khả năng thích ứng công việc và phát huy
kết quả đào tạo lại rất thấp.
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển ĐNTT ở
Tây Nguyên nêu trên cho thấy: Các công trình đã đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên - mà chủ yếu là ở mỗi tỉnh,
như chỉ ra mặt tích cực, ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm trong phát triển đội
ngũ này, việc đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ
này trong thời gian tới. Dù vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra
quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, vì vậy tác giả luận án tiếp thu,
kế thừa có chọn lọc một số nội dung của các công trình trên, từ đó tìm hiểu,
nghiên cứu đưa ra quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên.
1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những giá trị của các công trình
Qua tổng quan những tài liệu trên liên quan đến luận án có thể khẳng
định, vấn đề phát triển ĐNTT không phải là vấn đề mới mà đã được đề cập
khá nhiều trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Song không
vì thế mà tính thời sự và hấp dẫn của nó mất đi. Ngược lại, cùng với sự phát
triển của KHCN và KTTT, thì vấn đề này ngày càng đặt ra nhiều điều mới mẻ
cần được tiếp tục nghiên cứu và giải đáp. Và những công trình NCKH trên đã
đi vào nghiên cứu, phân tích những vấn đề về phát triển ĐNTT, mà có thể
khái quát thành những giá trị, đóng góp sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về trí thức và phát triển ĐNTT đã
đề cập đến nhiều khía cạnh như quan niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm của trí
thức. Mặc dù vẫn còn những cách hiểu khác nhau, song hầu hết các công trình
26
đều thừa nhận những đóng góp hết sức quan trọng của ĐNTT đối với tiến
trình phát triển của xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và KTTT, thì ĐNTT
chính là lực lượng “tiên phong” trong sự phát triển. Ở đâu có ĐNTT lớn
mạnh, ở đó có tiền đề cơ bản cho sự phát triển ổn định và bền vững. Phát triển
ĐNTT là đòi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh nền kinh tế
thế giới đang chuyển sang nền KTTT.
Thứ hai, nhiều công trình khoa học đã đi sâu trình bày, phân tích và
khái quát những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và của Đảng Cộng sản Việt Nam về ĐNTT và phát triển đội ngũ này. Trong
đó đều thừa nhận và nhấn mạnh sự coi trọng trí thức cũng như những đóng
góp to lớn của ĐNTT đối với sự phát triển.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận về ĐNTT và phát triển ĐNTT, các công trình
đã đi vào đánh giá, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ này, những mặt
mạnh, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất hệ
thống giải pháp nhằm tiếp tục phát triển ĐNTT. Về sự phát triển ĐNTT, các
công trình nhấn mạnh sự phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu và chính
sách đối với đội ngũ này.
Thứ tư, trong các công trình nghiên cứu về phát triển ĐNTT ở Tây
Nguyên (chủ yếu ở mỗi tỉnh của Tây Nguyên) đã có những nhận định, phân
tích bước đầu về thực trạng ĐNTT và phát triển ĐNTT, nêu lên những vấn đề
cần giải quyết và giải pháp để tiếp tục phát triển đội ngũ này ở Tây Nguyên.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về ĐNTT và phát triển ĐNTT nêu
trên đã có nhiều đóng góp hết sức quan trọng cả về phương diện lý luận và
thực tiễn.
1.3.2. Những kế thừa của luận án và vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trên đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong
việc giải quyết một số vấn đề lý luận, thực tiễn về ĐNTT và phát triển ĐNTT.
Những kết quả đó là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa
27
vào quá trình nghiên cứu. Luận án kế thừa những thành quả về phương pháp
luận nghiên cứu ĐNTT nói chung, phương pháp triển khai nghiên cứu ĐNTT
ở Tây Nguyên nói riêng. Tham khảo những gợi ý bước đầu về phân tích thực
trạng và tìm kiếm giải pháp phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH. Tiếp thu và sử dụng vào luận án một số dữ liệu, số liệu được một
số công trình nêu ra đã được xác minh về xuất xứ.
Tuy nhiên, dưới góc độ phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thì đến nay vẫn
chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ
thống về lý luận, thực tiễn và thực trạng phát triển ĐNTT nơi đây, nhất là
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Chính vì vậy, luận án tập trung giải
quyết một số tồn tại đó, cụ thể là:
Một là, trình bày quan niệm về ĐNTT, phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên,
mối quan hệ giữa phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên với việc đẩy mạnh CNH,
HĐH và những yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ này;
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây
Nguyên, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với sự
phát triển đội ngũ này;
Ba là, trên cơ sở thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên và những
vấn đề đặt ra, luận án đề xuất những quan điểm cơ bản, hệ giải pháp chủ yếu
nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này thời gian tới, đáp ứng đòi hỏi của sự
nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH Tây Nguyên.
Luận án là một công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với các
công trình đã nghiên cứu trước đó.
28
Chương 2
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Quan niệm về đội ngũ trí thức và đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
2.1.1.1. Quan niệm về đội ngũ trí thức
Hiện nay, thuật ngữ “trí thức” được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thế giới và không chỉ trong các công trình khoa học, mà còn được dùng
trong quan hệ giao tiếp hàng ngày. Dù được sử dụng phổ biến nhưng ở mỗi
nước, mỗi thời kỳ lịch sử, thậm chí ở nhiều nhà khoa học trong một quốc gia
lại có những quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau khi bàn về trí
thức, cũng như vị trí, vai trò, chức năng và đặc điểm của họ.
Sinh thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã quan tâm đến vấn đề trí thức
nhưng chưa đưa ra một định nghĩa về trí thức. Dù vậy, hai ông đã nêu lên một
phương pháp tiếp cận khoa học (vấn đề giai cấp) cho việc nghiên cứu vấn đề
này. Dưới góc độ triết học, trí thức được xem là một phạm trù lịch sử, chỉ
xuất hiện khi trình độ phát triển xã hội đến một giai đoạn nhất định (có sự
phân công lao động xã hội, nhất là giữa lao động trí óc và chân tay).
Trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết của C.Mác và
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nghiên cứu đầy đủ hơn về trí thức với tư cách là
một tầng lớp, nhất là sau cách mạng tháng Mười Nga (1917). Ông đã đi sâu
nghiên cứu về đặc điểm, tính chất của tầng lớp trí thức, từ đó thu hút, lôi kéo
trí thức cũ và đào tạo trí thức mới cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga.
V.I.Lênin viết:
Tôi dùng chữ trí thức, giới trí thức, để dịch những danh từ Đức Literat,
Literatentum là những danh từ có nghĩa bao hàm không những chỉ các
nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức,
các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao
29
động trí óc (tức là những người mà người Anh gọi là brain worker),
khác với những đại biểu của lao động chân tay [112, tr.372].
Như vậy, trí thức trong quan niệm của V.I.Lênin không chỉ là những
nhà tư tưởng vĩ đại (nhà trước tác), mà còn là những người có học thức và đại
biểu lao động trí óc của các tầng lớp trong xã hội. V.I.Lênin không đồng nhất
lao động trí óc với trí thức, mà chỉ có những người tiêu biểu trong hàng ngũ
lao động trí óc mới được coi là trí thức.
Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định:
Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: Một là
hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là
hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó
mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Một người học
xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng,
không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc
khác. Nói tóm lại: Công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ
có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí
thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải
biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế [49, tr.235].
Theo cách tiếp cận này thì trí thức không chỉ là người hiểu biết, có tri
thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải đem sự hiểu biết, tri thức đó vào thực
tiễn đời sống. Đồng thời, một trong những tiêu chí cụ thể để có thể được coi
là trí thức về mặt học vấn là từ tốt nghiệp đại học trở lên. Quan niệm này cũng
cho thấy sự hình thành trí thức và chức năng, nhiệm vụ của trí thức.
Trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn của
Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định "Trí thức là những người lao
động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có
năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những
sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [40, tr.82].
30
Có thể nhận thấy quan niệm của Đảng về trí thức ngày càng toàn diện,
đầy đủ và sâu sắc trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển Chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức cùng với thực tiễn vận động của đất
nước và thực trạng ĐNTT nước ta. Theo cách tiếp cận này thì có 3 tiêu chí cơ
bản để phân biệt trí thức với các bộ phận khác:
Thứ nhất, về trình độ học vấn, trí thức phải là những người có trình độ
học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Lao động của trí thức mang tính sáng tạo, phức tạp và không tự nhiên
hình thành mà chủ yếu thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một
cách có hệ thống ở các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu. Kết quả của
quá trình này được biểu hiện thông qua trình độ học vấn và sự công nhận về
bằng cấp. Theo chúng tôi, nếu xét về bằng cấp cũng phải từ tốt nghiệp đại học
trở lên, vì bắt đầu từ trình độ này, sự sáng tạo trong lao động mới bộc lộ
tương đối rõ nét.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người có trình độ học vấn cao đều
là trí thức và những người không có trình độ học vấn cao (thể hiện qua bằng
cấp) không phải là trí thức. Vì trong thực tế, có những người có trình độ học
vấn cao nhưng lao động của họ mang ít tính sáng tạo thì không thể coi là trí
thức và cũng có những người không được đào tạo, không có bằng cấp nhưng
lao động sáng tạo, phức tạp thì họ là trí thức. Do đó, trình độ học vấn là một
trong những yếu tố quan trọng để xem một cá nhân là trí thức hay không
nhưng còn phải căn cứ vào các yếu tố khác mới có một quan niệm đầy đủ.
Thứ hai, về phương thức lao động và chức năng. Trí thức lao động
bằng trí óc, có năng lực độc lập trong tư duy, sáng tạo, truyền bá và làm giàu
tri thức cho xã hội. Trí thức là người lao động trí óc nhưng không phải tất cả
lao động trí óc đều là trí thức, mà phải là những người lao động trí óc sáng tạo
và có tính độc lập trong tư duy. Họ không chỉ có chức năng sáng tạo mà còn
truyền bá, phổ biến và làm giàu tri thức cho xã hội thông qua lao động của
mình, làm cho sự hiểu biết của con người ngày càng đa dạng, phong phú, đi
31
sâu vào nhận thức bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
Chúng tôi cho rằng, đây là tiêu chí quan trọng nhất để nhận biết trí thức.
Thứ ba, sản phẩm lao động của trí thức là những giá trị tinh thần và vật
chất. Thước đo đối với trí thức chính là sản phẩm mà họ tạo ra cho xã hội, sản
phẩm là kết quả lao động sáng tạo của trí thức, do đó để sản phẩm càng có giá
trị thì lao động của trí thức càng khó khăn, phức tạp. Không ít trí thức hy sinh
cả cuộc đời của mình chỉ để theo đuổi niềm say mê khám phá, sáng tạo của
mình và khi sản phẩm ra đời đã mang lại những giá trị hết sức to lớn đối với
sự vận động và phát triển xã hội, qua đó ghi đậm dấu ấn sáng tạo của họ.
Theo từ điển Triết học thì "Trí thức - tập đoàn xã hội gồm những người
làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy
thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người làm công tác khoa học, một bộ
phận viên chức” [76, tr.598].
Từ điển Chủ nghĩa Cộng sản khoa học xác định:
Trí thức - một nhóm xã hội bao gồm những người chuyên làm nghề
lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho
ngành lao động đó. Sự tồn tại của trí thức với tính cách là một nhóm
xã hội đặc biệt gắn liền với việc phân công xã hội giữa lao động trí
óc và lao động chân tay [75, tr.360].
Từ điển Bách khoa Việt Nam khẳng định "Trí thức là tầng lớp xã hội
làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học
vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát
minh” [77, tr.582].
Từ điển Tiếng Việt xác định "Trí thức là người chuyên làm việc lao
động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp
của mình” [114, tr.999].
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về trí thức, thể hiện tính đa
dạng cũng như phức tạp khi tiếp cận, nhìn nhận và đánh giá họ. Trong mỗi
quan niệm đều có những nhân tố hợp lý và khoa học. Chúng tôi cho rằng,
quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức là sự phản ánh khá đầy
32
đủ, sâu sắc về trí thức, nhất là trí thức Việt Nam, là cơ sở, định hướng để
nghiên cứu về trí thức và phát triển ĐNTT hiện nay.
2.1.1.2. Quan niệm về đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
Trên cơ sở quan niệm về trí thức nêu trên cùng với tính đặc thù của các
điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hoá và dân tộc ở Tây Nguyên, chúng tôi cho
rằng: ĐNTT ở Tây Nguyên là một bộ phận của ĐNTT Việt Nam, bao gồm
những người lao động trí óc sáng tạo, có năng lực tư duy độc lập và trình độ
hiểu biết, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm có giá trị
cho xã hội, đang sinh sống, công tác ở các tỉnh Tây Nguyên.
Từ quan niệm trên, có thể hiểu ĐNTT ở Tây Nguyên được xác định
thông qua một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, ĐNTT ở Tây Nguyên là một bộ phận của ĐNTT Việt Nam,
do đó nó mang trong mình những đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam, là
bộ phận không thể tách rời và gắn bó với vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Thứ hai, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những người lao động trí óc sáng
tạo, có năng lực tư duy độc lập và trình độ hiểu biết. Trong đó, trình độ hiểu
biết có thể đo lường thông qua trình độ học vấn hoặc cũng có thể không. Nếu
thông qua trình độ học vấn phải từ tốt nghiệp đại học trở lên.
Thứ ba, chức năng chủ yếu của ĐNTT ở Tây Nguyên là truyền bá, làm
giàu tri thức và tạo ra những sản phẩm có giá trị tinh thần, vật chất phục vụ
cho sự phát triển của xã hội, mà trực tiếp và trước hết là Tây Nguyên.
Thứ tư, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những người có phẩm chất đạo đức
và bản lĩnh chính trị; tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan
đến sự ổn định và phát triển Tây Nguyên.
Thứ năm, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những trí thức đang sinh sống,
công tác ở các tỉnh Tây Nguyên. Họ sinh ra, lớn lên ở đây và cũng có thể từ
nơi khác tới đây sinh sống, lập nghiệp, hiện đang làm việc trong các cơ quan,
đơn vị, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau ở Tây Nguyên, bao gồm những trí
33
thức công tác trong các cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên.
Do đặc thù của Tây Nguyên, nhiều già làng là những người tiêu biểu về
mặt trí tuệ của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Nếu như quan
niệm trí thức là những người có trình độ học vấn cao thể hiện qua bằng cấp,
thì các già làng ở Tây Nguyên không có, nhưng nói về sự am hiểu điều kiện
địa lý, tự nhiên, xã hội, lịch sử và văn hoá truyền thống thì phải kể đến những
người này. Họ không chỉ là người đại diện cho sự đoàn kết, gắn bó của cộng
đồng các dân tộc ở đây mà còn là hiện thân của trí tuệ, tinh hoa của DTTS tại
chỗ ở Tây Nguyên. Lao động của họ mang tính sáng tạo.
Phần lớn già làng là những người có uy tín, là chỗ dựa tinh thần, là
người hướng dẫn trong làm ăn, sản xuất, đồng thời trực tiếp giải quyết nhiều
vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây
Nguyên. Họ là kho kinh nghiệm và tri thức sản xuất, là pho sử thi sống, là thủ
lĩnh của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên.
Việc truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và các tri thức mới tới cộng đồng các DTTS ở Tây Nguyên có
hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tiếng nói, việc làm của các già làng.
Đồng thời, tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng các dân tộc ở đây cũng được
thể hiện chủ yếu thông qua lực lượng này.
Mặc dù, hiện nay vai trò của già làng so với trước đã có phần giảm sút
nhưng chưa có lực lượng, cá nhân nào có thể đảm đương, thay thế được họ
trong đời sống xã hội của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Họ vẫn
là đại diện cho tinh hoa, trí tuệ của DTTS tại chỗ nơi đây.
Trong thực tế, đa số các già làng ở Tây Nguyên đã đảm nhiệm vai trò
của trí thức và họ xứng đáng được xã hội và nhà nước tôn vinh là những trí
thức theo một danh tính nào đó.
2.1.2. Quan niệm về phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên
Phát triển là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khoa
học, lĩnh vực khác nhau, vì vậy có nhiều cách hiểu không giống nhau. Dưới
34
góc độ triết học, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phát triển là sự
vận động theo hướng đi lên cả về lượng và chất. Nguồn gốc của sự phát triển
nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập.
Từ điển tiếng Việt xác định “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [115, tr.769].
Theo giáo trình triết học Mác-Lênin thì: “Phát triển là một phạm trù
triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [53, tr.227].
Từ những lý giải nêu trên có thể thấy một số đặc điểm chủ yếu của phát
triển như sau:
Phát triển là quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo hướng ngày
càng hoàn thiện. Là quá trình vận động từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Phát triển là kết quả tự thân của sự vật, hiện tượng do các yếu tố, mối
liên hệ bên trong, cũng như bên ngoài quy định. Trong đó mối liên hệ bên
trong mang tính tự thân vận động quyết định. Còn các yếu tố, mối liên hệ bên
ngoài tác động, thâm nhập vào bên trong sự vật, hiện tượng.
Nội dung của sự phát triển được thể hiện trên các mặt chủ yếu là số
lượng, chất lượng và cơ cấu.
Như vậy, sự phát triển là quá trình hoàn thiện về số lượng, chất lượng
và cơ cấu. Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển do chính các yếu tố nội tại
bên trong sự vật, hiện tượng quyết định.
Qua sự trình bày, phân tích về ĐNTT và quan niệm phát triển nêu trên,
chúng tôi xác định: Phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên là quá trình vận động
tăng lên về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu của ĐNTT ở Tây Nguyên,
do sự tác động hợp quy luật của các chủ thể. Từ quan niệm này, có thể hiểu
sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên bao gồm:
Thứ nhất, nội dung phát triển:
Phát triển về số lượng được thể hiện ở số lượng trí thức thời kỳ sau
nhiều hơn thời kỳ trước và tỉ lệ này tăng lên trong cơ cấu dân số, phù hợp với
35
điều kiện, hoàn cảnh của Tây Nguyên. Đó là sự bảo đảm về số lượng đáp ứng
yêu cầu thực hiện thắng lợi quá trình CNH, HĐH Tây Nguyên. Để đáp ứng
được yêu cầu này phải phát triển KT-XH, nâng cao quy mô giáo dục, nhất là
giáo dục đại học và khả năng thu hút trí thức từ các địa phương khác lên Tây
Nguyên công tác.
Phát triển về mặt chất lượng thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu về thể
lực, trí lực và nhân cách, trong đó về mặt thể lực là sự gia tăng chiều cao, cân
nặng, tuổi thọ, sức khoẻ và sự dẻo dai, bền bỉ cơ bắp và thần kinh; về mặt trí
lực bao gồm việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin
học; sức sáng tạo, kinh nghiệm, kỹ năng lao động cũng như khả năng tham
gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; về mặt nhân cách là
sự nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật,
lối sống lành mạnh, tích cực, có tinh thần trách nhiệm. Để phát triển về chất
lượng không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trong đó bao hàm cả
tự đào tạo, đào tạo lại mà còn phải đẩy mạnh CNH, HĐH Tây Nguyên, đẩy
nhanh việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống, cũng như sử
dụng đúng người, đúng việc để phát huy sức sáng tạo của trí thức.
Sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên về mặt chất lượng còn thể hiện ở
năng lực thực tiễn, đó là khả năng tổng kết thực tiễn, đúc rút thành lý luận cũng
như khả năng “thực tiễn hoá” lý luận thông qua hoạt động sáng tạo của mình.
Vì ĐNTT không chỉ nghiên cứu, khái quát các quá trình tự nhiên, xã hội thành
các quy luật và được biểu hiện qua các sáng tạo, phát minh, sáng chế mà còn
phải có năng lực đưa các tri thức trở lại thực tiễn để phục vụ sự phát triển.
Phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên còn bao hàm việc hình thành cơ cấu
ngày càng hợp lý, cân đối về thành phần xuất thân, trình độ học vấn, giới tính,
độ tuổi, ngành, nghề và thành phần dân tộc, v.v... Sự phát triển đội ngũ này
còn bao gồm yếu tố nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý và sử dụng
trí thức của các cơ quan, đơn vị. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch của các cấp uỷ
đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể đối với ĐNTT. Phát triển ĐNTT ở
36
Tây Nguyên về mặt cơ cấu cần bám sát mục tiêu của chiến lược phát triển
KT-XH trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Thứ hai, chủ thể phát triển:
Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển là sự tác động hợp quy luật của
các chủ thể. Trong đó, trước hết do yêu cầu nội tại trong chính bản thân của
đội ngũ này, đó là quá trình tự thân vận động không ngừng của các yếu tố cấu
thành ĐNTT, đồng thời là đòi hỏi khách quan của sự phát triển KT-XH và
CNH, HĐH. Môi trường tự nhiên và xã hội là những điều kiện hết sức quan
trọng đối với sự phát triển ĐNTT.
Chủ thể phát triển ĐNTT còn là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong
đó đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có
tác động hết sức to lớn đến sự phát triển, nhất là các chính sách đúng đắn, phù
hợp, có tính khả thi cao.
Thứ ba, phương thức phát triển:
Phát triển ĐNTT có nhiều phương thức khác nhau, trong đó chủ yếu là:
Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ làm cho số lượng tăng lên mà còn nâng
cao chất lượng ĐNTT, qua đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp CNH,
HĐH Tây Nguyên.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng bao gồm cả quá trình tự đào tạo, đào tạo
lại với nhiều phương thức khác nhau như đào tạo chính quy tập trung, không
chính quy, từ xa; qua trường lớp hoặc tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ.
Sử dụng trí thức là việc đặt trí thức vào một vị trí, một công việc nhất
định qua đó phát huy có hiệu quả năng lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo. Sử
dụng trí thức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát huy vai trò của họ
đối với sự phát triển. Sử dụng đúng người đúng việc sẽ là động lực để trí thức
phát huy tốt khả năng, sự sáng tạo của mình.
Môi trường, điều kiện công tác chính là không gian để trí thức tự do
phát minh, sáng tạo cũng như thể hiện tư tưởng, chính kiến của mình mà
không bị hiểu sai hoặc “chụp mũ”. Môi trường, điều kiện công tác bao gồm cả
cơ sở vật chất cũng như quan hệ giữa người với người trong quá trình công
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đLuận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAYKhóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
Luận văn: Kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyênLuận văn: Kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
Luận văn: Kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu PhongLuận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
 
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tàiLuận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
 
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
 
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải PhòngĐề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hiv
Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hivNhững đặc trưng tâm lý người nhiễm hiv
Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hiv
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà BồngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
 

Semelhante a Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY

Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hoc
quangbk1994
 

Semelhante a Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY (20)

Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thứcLuận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
 
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Định, 9đ
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Định, 9đThu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Định, 9đ
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Định, 9đ
 
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
Vấn đề khai thác nội lực và ngoại lực ở việt nam hiện nay 5513183
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10330112052019
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bình Sơn, tỉ...
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bình Sơn, tỉ...Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bình Sơn, tỉ...
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bình Sơn, tỉ...
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hoc
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
 
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa họcLuận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Chính trị khu vực III.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Chính trị khu vực III.docPhát triển nguồn nhân lực tại Học viện Chính trị khu vực III.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Học viện Chính trị khu vực III.doc
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực tại UBND Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng NamLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Quảng Nam
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở LàoLuận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
Luận án: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế ở Lào
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG HỮU NAM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG HỮU NAM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS TRỊNH QUỐC TUẤN 2. TS. ĐINH KHẮC TUẤN HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lương Hữu Nam
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí thức 5 1.2. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 16 1.3. Những giá trị của các công trình và vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 25 Chương 2: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28 2.1. Một số quan niệm cơ bản 28 2.2. Mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 39 2.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 54 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68 3.1. Thực trạng phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 68 3.2. Những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 104 Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 114 4.1. Những quan điểm cơ bản tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 114 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 163
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin DTTS Dân tộc thiểu số ĐNTT Đội ngũ trí thức GDĐT Giáo dục, đào tạo KHCN Khoa học và công nghệ KTTT Kinh tế tri thức KT-XH Kinh tế - xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu GDP vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 59 Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người ở Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 59 Bảng 3.1: Tỉ lệ người có trình độ đại học trở lên theo trình độ và so với dân số, lực lượng lao động 70 Bảng 3.2: Tỉ lệ trí thức dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 78 Bảng 3.3: Chi cho sự nghiệp khoa học của các tỉnh Tây Nguyên 97 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu 3.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên. 76 Biểu 3.2: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên phân theo trình độ học vấn 90 Biểu 3.3: Cơ sở vật chất phụcvụ công việc cho đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 96 Biểu 3.4: Những khó khăn tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 98 Biểu 3.5: Đánh giá của trí thức ở Tây Nguyên về các chính sách đối với đội ngũ trí thức 102
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trí thức là vốn quý của dân tộc, là hiện thân trí tuệ của thời đại. Xã hội càng phát triển, vị trí, vai trò của trí thức càng được đề cao, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng KHCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự cạnh tranh về chất xám ngày càng tăng. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển [40, tr.81]. Bởi vậy, phát triển ĐNTT chính là nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của dân tộc, qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định “xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [42, tr.161]. Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác các yếu tố này đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do chưa tìm hiểu, đánh giá đầy đủ và thấu đáo dẫn đến sự hiểu biết về vùng đất, con người nơi đây còn nhiều hạn chế. Tư duy khai thác mang tính tận thu, tận diệt vẫn là chủ đạo ở nhiều cấp, nhiều ngành và người dân ở đây, chưa hình thành tư duy khai thác gắn với bảo tồn, phát triển. Hệ quả là rừng bị tàn phá, môi trường sinh thái xuống cấp nghiêm trọng; cơ cấu dân cư có nhiều thay đổi và xáo trộn không theo quy hoạch; nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đe doạ đến sự ổn định và phát triển Tây Nguyên, từ đó dễ tạo ra những lỗ hổng, kẽ hở cho các thế lực thù địch, phản động chống phá.
  • 8. 2 Thực tế trên cho thấy, để đảm bảo sự ổn định, phát triển nhanh và bền vững thì Tây Nguyên cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp chiều rộng với chiều sâu. Trong đó, cần phải xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao làm bước đột phá. Giải quyết bài toán này chính là gỡ nút thắt cho sự đi lên nơi đây. Song tìm ra lời giải cho bài toán không phải là việc dễ dàng mà hết sức khó khăn. Nhất là trong một thời gian dài Tây Nguyên là vùng trũng về GDĐT, kéo theo đó là nguồn nhân lực nói chung và ĐNTT nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Bên cạnh đó, trong những năm qua dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Tây Nguyên nhưng dưới góc độ triết học chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Điều đó cũng đặt ra sự cần thiết phải tìm hiểu về lĩnh vực này. Xuất phát từ những lý do trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để xác định quan điểm, giải pháp tiếp tục phát huy, phát triển đội ngũ này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, là một người con sinh sống, trưởng thành và công tác hơn 30 năm qua ở Tây Nguyên, với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển, coi như một sự tri ân đối với vùng đất và con người nơi đây đã nuôi dưỡng, đùm bọc mình, vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH Tây Nguyên.
  • 9. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án khái quát các công trình nghiên cứu về trí thức, phát triển ĐNTT nói chung và ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Đưa ra quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, những yếu tố tác động đến sự phát triển. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ này ở Tây Nguyên và chỉ rõ những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu ĐNTT và sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Cơ sở lý luận: Việc thực hiện luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về trí thức, phát triển ĐNTT. Luận án còn kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu lý luận của ngành khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến đề tài. - Cơ sở thực tiễn: Thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào quá trình nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Là những tài liệu thu thập được từ các nghị quyết, quyết định, báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố và các tài liệu khác liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng và sử dụng bảng hỏi để lấy ý kiến. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành xử lý và phân tích theo mục
  • 10. 4 đích, yêu cầu và nội dung nghiên cứu. Để đạt được mục đích, yêu cầu, nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát 5 tỉnh Tây Nguyên. Tổng số phiếu khảo sát là 750 phiếu. Đối tượng được khảo sát là những người có trình độ đại học trở lên, đang công tác và làm việc ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Sau khi lấy ý kiến, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm thống kê xã hội học (phần mềm SPSS) để xử lý và phân tích các dữ liệu thu được từ các phiếu khảo sát, trong đó có sự phân tích mối tương quan giữa các câu trả lời để làm cơ sở cho việc nhận định, đánh giá thực trạng. - Phương pháp trình bày nội dung luận án: Lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đưa ra quan niệm về ĐNTT, phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Mối quan hệ giữa phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên với đẩy mạnh CNH, HĐH và những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. - Cung cấp một cách nhìn về thực trạng ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đội ngũ này. - Đề xuất và đưa ra các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên trong những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung một số nội dung lý luận về ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để hoàn thiện thêm cơ sở cho việc xem xét, hoạch định chính sách đối với sự phát triển đội ngũ này. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên và những giải pháp tiếp tục phát triển đội ngũ này. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
  • 11. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển nhanh chóng và ngày càng mạnh mẽ của KHCN, KTTT, những năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến các phương diện khác nhau của ĐNTT. Điều đó thể hiện vị trí, vai trò của đội ngũ này ngày càng quan trọng đối với sự phát triển. Liên quan đến vấn đề trên, có thể kể đến một số công trình khoa học tiêu biểu sau: 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức - Trí thức Việt Nam thời xưa, của Vũ Khiêu [59]: Khẳng định: Trí thức Việt Nam dù ngày xưa hay hôm nay đều chung một dòng chảy. Thời kỳ khác nhau có thể đem lại sự khác nhau giữa các thế hệ trí thức Việt Nam về hoàn cảnh xã hội, nhiệm vụ lịch sử, cách thức tư duy và hành động nhưng điều đó không làm lu mờ phẩm chất bền vững của họ từ xưa đến nay, đó là sự gắn bó máu thịt với dân tộc, cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng chảy lịch sử: Hưng thịnh hay suy vong; vinh quang hay tủi nhục; thành công hay thất bại. Từ đó tác giả khẳng định: Trí thức thời xưa vẫn còn gửi lại trí thức hôm nay những hoài bão chưa thực hiện được và những lo lắng khôn nguôi về vận mệnh của dân tộc, đất nước. - Bác Hồ với nhân sĩ trí thức, do Trần Đương (biên soạn) [44]: Cuốn sách là sự chắt lọc, hệ thống hoá các nguồn tư liệu thành những bài viết về mối quan hệ và ảnh hưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với nhân sĩ, trí thức Việt Nam thời kỳ đất nước mới giành được độc lập, đang rất cần những người có tâm, có tài để phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Người đã quy tụ được đông đảo nhân sĩ, trí thức rất nổi tiếng và tài năng, cả những người đã từng phục vụ trong chế độ cũ, các nhà khoa học đã thành danh ở nước ngoài trở về với dân tộc, cống hiến tài năng cho sự nghiệp cách mạng.
  • 12. 6 Qua cuốn sách cho ta thấy được những phẩm chất cao quý của trí thức chân chính đó là đức tính khiêm tốn, giản dị, tâm huyết với ngành, nghề của mình và luôn trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, thấy được tâm đức, nghệ thuật của Bác Hồ trong việc cảm hóa, thu hút và sử dụng trí thức, trong đó đầu tiên là việc phát hiện trí thức; sự chân thành, cầu thị và niềm tin của Người vào trí thức. - Về trí thức Nga, nhiều tác giả (Nga), do La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch [78]: Nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức trong định nghĩa trí thức. Trí thức Nga được hiểu là một tầng lớp xã hội theo nghĩa một lớp người tương đối đông về số lượng và có sự liên kết nội tại mật thiết và thống nhất. Đặc điểm phân biệt họ với các tầng lớp xã hội khác là họ có trình độ cao hơn so với mặt bằng chung của xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định, luôn tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với toàn thể cộng đồng và có thái độ dấn thân để thực hiện sứ mệnh đem lại tương lai tươi sáng cho cộng đồng. Các tác giả nhấn mạnh phẩm chất, tính cách trí thức trước hết là tính độc lập trong tư duy, “những con người tự do trong đức tin của mình, những con người không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc về kinh tế, đảng phái, quyền chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng, mới thuộc giới trí thức” [78, tr.240]. - Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng, của Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) [58]: Từ phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành, cuốn sách đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam và xây dựng, phát huy nguồn lực trí tuệ; những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này. Từ đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong đó nhấn mạnh ba giải pháp chủ yếu, đó là: Chống chảy máu chất xám; hoàn thiện chính sách bảo hộ tài sản trí tuệ; chú trọng xây dựng và phát huy nguồn lực trí thức nữ, DTTS và trí thức Việt kiều.
  • 13. 7 - Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, của Nguyễn Đắc Hưng [55]: Khái quát về trí thức và ĐNTT, phân tích nội hàm khái niệm trí thức, theo đó: Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn và chuyên môn cao, lao động bằng trí óc trên mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH mà còn phải có khả năng sáng tạo ra tri thức và vận dụng tri thức vào thực tiễn, làm ra của cải, phục vụ nhu cầu con người và phát triển xã hội. Tác giả cũng chỉ ra những thách thức mới đòi hỏi ĐNTT phải phát huy vai trò trong công tác dự báo và chủ động trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình trong nước và thế giới. Đồng thời, qua phân tích vai trò của GDĐT, cho thấy sự cần thiết của việc đổi mới công tác GDĐT và chính sách thu hút, sử dụng trí thức. - Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng, của Đỗ Thị Thạch [85]: Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lực lượng trí thức nữ. Tác giả đã có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn khi kiến giải tiềm năng cũng như vai trò to lớn của lực lượng trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đời sống xã hội. Xuất phát từ thái độ tôn trọng, tin vào khả năng đóng góp của lực lượng này, tác giả đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy tiềm năng, vai trò của lực lượng trí thức nữ trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong quá trình đổi mới đất nước. - Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, của Trịnh Quang Cảnh [16]: Nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội về trí thức DTTS ở Việt Nam với tư cách là một bộ phận trong tầng lớp trí thức Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng nguồn lực trí tuệ, trí thức người DTTS và tình hình ĐNTT DTTS, tác giả đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH vùng miền núi, DTTS. - Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, của Nguyễn Công Trí [97]: Từ cách tiếp cận tổng hợp, tác giả nêu lên những đặc trưng, tiêu chí cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát triển
  • 14. 8 KTTT. Trí thức là người lao động trí óc và thường có trình độ học vấn cao, được đào tạo hoặc tự đào tạo. Giá trị quan trọng nhất của trí thức chân chính đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin và ngay thẳng, có lòng tự trọng, khả năng hành xử đúng mực. - Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Nguyễn Thị Thanh Hà [46]: Trình bày những quan niệm, đặc điểm và vai trò của ĐNTT giáo dục đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò ĐNTT giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. - Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay, của Lê Công Lương [70]: Khẳng định trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ của một quốc gia. Tác giả trình bày một số quan niệm về trí thức và công tác vận động trí thức. Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác vận động trí thức. Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. - Quan điểm và chính sách của V.I.Lênin đối với trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, của Trịnh Quốc Tuấn [101]: Bài nghiên cứu khẳng định trí thức có vai trò hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vì vậy cần phải phát huy tiềm năng trí tuệ, nếu không “thì cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành những thắng lợi rực rỡ sẽ ngừng lại bởi thiếu sự phát động khởi nguồn và xã hội khó tránh khỏi lâm vào khủng hoảng” [101, tr.8]. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh, V.I.Lênin đã từ bản thân mình là một trí thức để nhìn nhận tầng lớp trí thức, qua đó có chính sách đúng đắn đối
  • 15. 9 với trí thức. Tác giả khẳng định đặc trưng nổi bật nhất của trí thức là nhân cách sáng tạo. Và để phát huy vai trò ĐNTT cần phải tạo điều kiện cho họ được làm việc theo nguyện vọng, sở trường và tài năng; quan tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần để tạo điều kiện cho họ làm việc, cống hiến; có môi trường tự do cho lao động sáng tạo, có không khí dân chủ để giao lưu. - Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu, của Trần Phương Hoa [52]: Khẳng định lịch sử văn hoá, văn minh châu Âu là lịch sử của các dòng chảy tư tưởng, trong đó có sự đóng góp của trí thức. Đồng thời đưa ra những cách nhìn nhận về trí thức: Trước hết, người Anh dùng khái niệm “intellectual” để nói về văn hóa của họ, một nền văn hóa được đúc kết từ trí tuệ của con người. Sau sự kiện Dreyfus ở Pháp, nước Anh mới tập trung vào “intellectual” như là một giai tầng đặc biệt và vấn đề trách nhiệm của họ đối với xã hội. Trước thế kỷ XIX, khái niệm “intellectual” hoặc “intelligentsia” không được sử dụng để chỉ một “giai tầng”. Những người làm việc trí óc được mô tả qua các từ “clerisy” (trí thức), “man of letter”, “literary men” (kẻ sĩ), hoặc “cultivators of science” (người vun trồng khoa học). Sau những năm 1870, 1880 mới dùng các từ “intellectual” [52]. Bài nghiên cứu cũng đề cập đến việc các nhà nghiên cứu châu Âu phân biệt 5 nghĩa khác nhau của khái niệm trí thức: Trí thức là “học giả”; trí thức được dùng như tính từ có nghĩa là “trí tuệ”: Trí thức là người có trí tuệ, thường có nghĩa bổ sung là người có học thức cao, phân biệt với những người làm việc tay chân; trí thức là người có tư duy độc lập và có đầu óc phê phán; trí thức là người thực hiện các chức năng xã hội hoặc vì xã hội; trí thức, ngoài chức năng định hướng văn hóa còn có vai trò định hướng chính trị và xã hội, họ phải có vai trò can thiệp vào đời sống chính trị và có tiếng nói đối với nhà cầm quyền dựa trên quan điểm khoa học.
  • 16. 10 - Chính sách thu hút nhân tài của Singapore: Bài bản và chuyên nghiệp, của Hà Minh [71]: Nêu lên những kinh nghiệm trong việc thu hút nhân tài của Singapore, trong đó nhấn mạnh đến sự rõ ràng, bài bản và chuyên nghiệp trong chính sách; thực hiện mức lương tương xứng với giá trị chất xám; quan tâm đến giáo dục và có niềm tin mãnh liệt đối với nhân tài. Các Bộ trưởng Singapore cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tàu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ông nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng". Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia [71]. Qua một số công trình khoa học tiêu biểu nêu trên cho thấy, ĐNTT được các nhà nghiên cứu đề cập khá đầy đủ ở nhiều khía cạnh khác nhau từ khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm, phẩm chất đến thực trạng và giải pháp đối với đội ngũ này. Ngoài các nội dung thống nhất thì vẫn còn những quan niệm khác nhau khi đề cập đến trí thức và ĐNTT. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu đối tượng này đến nay vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ trí thức - Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên, Phạm Tất Dong chủ nhiệm [33]: Từ việc trình bày, phân tích một số quan niệm khác nhau về trí thức, qua đó nhấn mạnh 4 chức năng cơ bản của trí thức là: Chức năng sáng tạo văn hoá, sáng tạo và duy trì những giá trị cơ bản của xã hội: chân, thiện, mỹ; chức năng phê phán; chức năng đào tạo lớp trí thức mới và chức năng xã hội. Từ đó đề tài đi đến kết luận những dấu hiệu đặc trưng của trí thức là: Sáng tạo, phổ biến và vận dụng văn hoá; thể hiện được trình độ, trí tuệ của thời đại; trăn trở với thời cuộc, luôn hướng đến sự nghiệp xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bình
  • 17. 11 đẳng; có năng lực tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, sự say mê, tập trung cao độ, dũng cảm theo đuổi công việc. Công trình cũng đánh giá thực trạng, tình hình cũng như tâm trạng, nhu cầu và xu thế phát triển của ĐNTT, từ đó xác định những quan điểm và đề xuất một số chính sách đối với ĐNTT. Về quan điểm, tác giả nhấn mạnh: con người với trí tuệ thời đại là nhân tố quyết định sự phát triển KT-XH; đào tạo và xây dựng ĐNTT là một vòng đua tranh của thời đại; lao động trí tuệ là lao động phức tạp mang lại những giá trị đặc biệt và đầu tư cho việc xây dựng ĐNTT phải là một ưu tiên. Về chính sách: Thực hiện chính sách GDĐT; sử dụng và đãi ngộ trí thức; thực hiện đoàn kết và tập hợp rộng rãi ĐNTT. - Đào tạo nguồn nhân lực ở Nhật Bản, bài học cho Việt Nam, do Nguyễn Tiến Lực (chủ biên) [69]: Một trong những yếu tố đưa Nhật Bản vươn lên là sự tích cực trong tiếp thu văn minh, thành tựu của nhân loại, tham gia giao thương quốc tế, cử người đi du học nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài đến Nhật làm việc để học cái hay nhất, cái tốt nhất. Cuốn sách cũng cho thấy, con người là yếu tố quan trọng nhất để làm nên kỳ tích Nhật Bản. Nhật Bản lấy con người làm trung tâm, có cả một triết lý đào tạo và giáo dục con người. Nhật Bản rất coi trọng đào tạo nguồn nhân lực, có nền giáo dục đứng vào tốp đầu thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, Nhật Bản đã để lại những bài học quý báu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Những bài học này có giá trị tham khảo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam. - Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, của Nguyễn An Ninh [79]: Hệ thống hoá những nội dung lý luận về tiềm năng của trí thức khoa học xã hội, cũng như những yếu tố quy định tiềm năng của trí thức khoa học xã hội. Theo tác giả: “Tiềm năng của con người là những khả năng, năng lực, phẩm chất, xu thế phát triển, … hiện có trong con người song chưa có điều kiện bộc lộ ra hoặc chưa có điều kiện để thể hiện ra trọn vẹn” [79, tr.17]. Từ đó khẳng định việc khai thác tiềm năng của trí thức khoa học xã hội là xu thế tất yếu của thời đại.
  • 18. 12 Trên cơ sở lý luận, tác giả đi vào phân tích đặc điểm, tiềm năng và thực trạng phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội Việt Nam trong tiến trình cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới nhằm làm rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa tiềm năng của trí thức khoa học xã hội với nhu cầu phát triển đất nước. Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội ở nước ta. Trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học xã hội; tạo động lực cho quá trình phát huy tiềm năng; tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển tiềm năng trí thức khoa học xã hội và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước để phát huy tiềm năng của đội ngũ này ở nước ta. - Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, do Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (đồng chủ biên) [6]: Khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng ĐNTT, đồng thời đánh giá những đóng góp, hạn chế của đội ngũ này, trên cơ sở đó nêu lên những giải pháp xây dựng ĐNTT ở nước ta giai đoạn 2011- 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, của Đàm Đức Vượng [117]: Cuốn sách làm rõ hơn khái niệm trí thức, dẫn ra những khái niệm về trí thức ở một số nước trên thế giới. Trong đó nhấn mạnh, việc xác định đúng nội dung cơ bản của khái niệm trí thức là cơ sở phát hiện, khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ này. Nó còn liên quan đến công tác tổ chức, việc hoạch định các chính sách, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ĐNTT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh đó, tác giả phân tích những đặc trưng, chức năng cơ bản của trí thức nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng, qua đó làm rõ đặc trưng cơ bản của các thế hệ trí thức Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay. Về phẩm chất của trí thức Việt Nam, tác giả nhấn mạnh đến đức và tài, thể hiện ở tư cách của con người, chất lượng NCKH. Phẩm chất đặt ra cho trí thức là phải làm gì và làm như thế nào để góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
  • 19. 13 Đã là trí thức thì ở nước nào cũng vậy, thời nào cũng vậy, đều phải có phẩm chất, tính cách chung là đề cao giá trị chân - thiện - mỹ. Để có được phẩm chất, bản thân người trí thức, trước hết phải có tinh thần độc lập trong tư duy, và chế độ xã hội phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để người trí thức được tự do sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có tính cách riêng, tầng lớp trí thức của mỗi dân tộc cũng có bản sắc riêng [117, tr.39]. - Chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam hiện nay, của Cao Văn Thông và Đỗ Xuân Tuất [87]: Đề cập đến các khái niệm tiềm năng, năng khiếu, năng lực, tài năng, nhân tài, thiên tài, trí thức cùng đặc điểm của nhân tài; những quan điểm của ông cha ta về hiền tài và việc chiêu hiền, đãi sĩ của các triều đại phong kiến Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và nhân tài; kinh nghiệm trong công tác đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài của Trung Quốc và một số vấn đề rút ra qua các công tác này; những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tài và một số kiến nghị đối với công tác đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài của Việt Nam hiện nay. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh đến việc đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng Chiến lược nhân tài quốc gia phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, cũng như trong công tác đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài. - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay, của Lê Văn Phục [81]: Đề cập đến nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của nó đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nguồn nhân lực này. Trên cơ sở đó nêu lên một số quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng. - Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, của Phan Thanh Khôi [61]: Nêu và phân tích những kiểu lao động sáng tạo của trí thức, đồng thời xác định và sơ đồ hoá hệ thống động lực của quá trình lao
  • 20. 14 động của trí thức; cách xác định lực lượng trí thức với tính cách là nguồn nhân lực trí tuệ của đất nước; những biểu hiện của tình trạng chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của trí thức Việt Nam. Tác giả còn nêu lên một cách có hệ thống các yếu tố động lực trực tiếp của trí thức như lý tưởng - tình cảm, trí tuệ - tinh thần và kinh tế - vật chất. - Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, của Bùi Thị Ngọc Lan [62]: Phân tích cấu trúc, đặc trưng và nội dung nguồn lực trí tuệ trong tương quan với nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Dự báo xu hướng phát triển, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. - Xây dựng đội ngũ trí thức ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, của Lê Quang Quý [82]: Nêu lên quan niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của ĐNTT ngành kiến trúc ở nước ta. Trên cơ sở đó điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ này trong công cuộc đổi mới, từ đó đưa ra dự báo về những xu hướng vận động, phát triển và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ này. - Xây dựng đội ngũ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của Trương Văn Tuấn [102]: Trên cơ sở lý luận về trí thức và xây dựng ĐNTT, tác giả đánh giá thực trạng việc xây dựng và phát triển ĐNTT thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp CNH, HĐH về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ này, trong đó nhấn mạnh đến cơ chế, chính sách; về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng ĐNTT; về đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; về mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế. - Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam: Kinh nghiệm của Phần Lan, của Nguyễn Thành Huy [56]: Nêu lên quan niệm về giới trí thức Phần Lan, đó là: “Giới trí thức được hiểu là những người có văn hóa hoặc nhóm người có văn
  • 21. 15 hóa, những người này là những nhà tư tưởng và được xem là báu vật quốc gia. Giới trí thức là thuật ngữ dùng để chỉ cộng đồng những người có ảnh hưởng tới toàn bộ nền khoa học và văn hóa của xã hội” [56]. Tác giả cũng nêu lên những bài học kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của trí thức, trong đó trước hết cần phải có môi trường tự do và tính độc lập trong phản biện; phản biện được khuyến khích. Đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng ĐNTT cần phải bắt nguồn từ giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông vì “trẻ em thất học từ nhỏ không những sẽ là một gánh nặng cho xã hội mà còn không thể và không bao giờ trở thành một trí thức” [56]. - Thu hút và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay, của Đinh Ngọc Giang [45]: Khẳng định việc sử dụng, trọng dụng nhân tài là truyền thống quý báu của dân tộc, được kế thừa, phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài là vô cùng cần thiết để cách mạng thành công, là một nội dung trong công tác cán bộ. Muốn có kết quả tốt, cần phải xem xét, kiểm tra việc thu hút và trọng dụng nhân tài, từ đó có chính sách hợp lý. Cần nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thu hút và trọng dụng nhân tài, qua đó đề cao trách nhiệm của các cấp ủy; đổi mới cách đánh giá ĐNTT, coi trọng và thường xuyên xem xét, đánh giá nhân tài để có chủ trương, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân tài; thu hút và trọng dụng nhân tài là một nghệ thuật; cùng với việc hỗ trợ tài chính, cần đặc biệt quan tâm tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi để họ phát huy tài năng, cống hiến cho đất nước; chống kéo bè, kéo cánh, dùng người thân, hẹp hòi trong thu hút và trọng dụng nhân tài. - Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Phùng Hữu Phú [80]: Nêu lên sự cần thiết của việc ban hành nghị quyết về ĐNTT và một số điểm mới, nội dung cơ bản của đề án như: Khái niệm về trí thức; đánh giá tình hình ĐNTT nước ta; bối cảnh, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo công tác xây dựng ĐNTT; về nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. Trong đó nhấn mạnh việc hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho
  • 22. 16 hoạt động của trí thức; xây dựng, thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với ĐNTT. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Tây Nguyên là vùng đất còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá hết, vì vậy trong thời gian qua đã thu hút nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu, qua đó cho ra đời nhiều công trình khoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Liên quan đến ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, trong những năm qua có một số công trình khoa học tiêu biểu sau: 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về Tây Nguyên, nhưng việc nghiên cứu chuyên sâu về ĐNTT ở Tây Nguyên lại chưa nhiều, vì vậy đây vẫn là chủ đề còn nhiều hấp dẫn, cần có sự nghiên cứu, nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn. Liên quan đến vấn đề nay trong những năm qua có thể kể đến một số công trình sau: - Tây Nguyên cuối thế kỷ XX vấn đề dân cư và nguồn nhân lực, của Nguyễn Tuấn Triết [98]: Đề cập đến những vấn đề chủ yếu về dân cư và nguồn nhân lực ở Tây Nguyên. Về nguồn nhân lực, tác giả nêu lên những thành tựu, hạn chế của nguồn nhân lực nơi đây, qua đó khẳng định: “Nâng cao dân trí là yêu cầu bức thiết để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới nền kinh tế tri thức, chủ động hội nhập quốc tế ở nước ta. Yêu cầu này đối với Tây Nguyên càng trở nên bức thiết hơn” [98; tr.111]. - Y Ngông Niê Kđăm cuộc đời và trong lòng bạn bè, đồng nghiệp, của nhiều tác giả [121]: Đề cập những bài viết, ý kiến về một trí thức, một nhân cách lớn của người Êđê nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đại biểu quốc hội từ khoá I đến khoá IX, chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội. Thông qua
  • 23. 17 đó, có thể thấy Ông “là một trí thức giàu lòng yêu nước, sớm giác ngộ và gắn cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng chí luôn tin tưởng và đi theo sự lãnh đạo của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam” [121, tr.14]. Cuốn sách cũng nêu lên những trăn trở, suy tư của Y Ngông Niê Kđăm đối với con người và vùng đất Tây Nguyên, đó là những mong muốn, khát vọng phát triển Tây Nguyên. - Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên, của Lê Văn Khoa và Phạm Quang Tú (chủ biên) [60]: Đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của Tây Nguyên, từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và xã hội, cộng đồng các dân tộc đến việc quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực nhằm phát triển bền vững Tây Nguyên. Trên cơ sở đó nêu lên những quan điểm, định hướng chiến lược và giải pháp phát triển. Cuốn sách cho thấy, nhu cầu phát triển bền vững Tây Nguyên là tất yếu của quá trình đi lên ở đây. Muốn vậy phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. - Về nguồn nhân lực và chính sách khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, báo cáo của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Kon Tum [66]: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, trong đó khẳng định những mặt mạnh của nguồn nhân lực như: trung thành, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; giữ vững phẩm chất đạo đức; được đào tạo, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành; có tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên, có nhiều đóng góp trong việc phát triển KT-XH; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Nhiều trí thức trẻ đã thể hiện được tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra những bất cập và hạn chế: Cơ cấu về ngành nghề bất hợp lý; trí thức đầu ngành hầu như không có; trí thức có trình độ cao về CNTT, công nghệ sinh học, ngoại ngữ còn thiếu; các chuyên gia kỹ thuật có khả năng chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn quá ít. Sự phân bố mất cân đối. Khả năng làm chủ công nghệ mới gặp nhiều
  • 24. 18 khó khăn, việc ứng dụng KHCN vào thực tiễn rất lúng túng; kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, phản biện hạn chế. Một bộ phận trí thức là cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém; phong cách, lề lối làm việc chậm đổi mới; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân chưa cao đã gây nên sự trì trệ, cản trở cho công cuộc cải cách hành chính, tiếp thu cái mới, công nghệ mới. Số lượng trí thức là người DTTS còn ít, chưa tương xứng với tỉ lệ dân số và yêu cầu của sự phát triển. - Văn hoá và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 - 2000, của Đặng Văn Vũ [116]: Nêu lên vẻ đẹp, sự phong phú của các giá trị văn hóa Tây Nguyên được thể hiện một cách độc đáo trong các tác phẩm văn xuôi; những yếu tố tiêu cực trong các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên; thực trạng biến đổi văn hóa ở Tây Nguyên theo hướng tích cực lẫn tiêu cực; hình ảnh người Tây Nguyên với những phẩm chất tốt đẹp của họ trong chiến đấu cũng như trong cuộc sống thường nhật; sự thay đổi về phẩm chất con người Tây Nguyên trong quá trình hội nhập với các dân tộc khác. - Một lớp trí thức mới của Tây Nguyên, hoàn toàn là hiện thực, của Nguyên Ngọc [73]: Bài viết đặt ra những vấn đề và dấu hỏi lớn đối với sự phát triển Tây Nguyên, đó là: Phải giữ cho được bản sắc độc đáo của các dân tộc trên vùng đất đặc biệt về nhiều phương diện này, nhưng Tây Nguyên, ngay hôm nay và sắp đến, chắc chắn không thể đứng ngoài sự phát triển chung của đất nước, thậm chí của thế giới, tất phải hiện đại hóa, Tây Nguyên sẽ có còn là mình trong hiện đại hóa không? Hoặc nói một cách thẳng thắn và rõ ràng hơn: Con người Tây Nguyên, văn hóa Tây Nguyên có đủ khả năng trụ vững và phát triển trong hiện đại hóa tất yếu không? [73]. Trên cơ sở đó, tác giả nhìn nhận, phân tích, đánh giá và đi đến kết luận: Hoàn toàn có thể đào tạo nên cả một tầng lớp trí thức mới của Tây Nguyên, trao cho họ những tri thức cao nhất trong tất cả các lĩnh vực cả tự nhiên lẫn xã hội, mà họ chắc chắn sẽ làm chủ được một
  • 25. 19 cách vững vàng. Vững vàng và uyên thâm hơn rất, rất nhiều những người đang định đến đấy để làm thay họ, với những ý định có thể là tốt lành đấy nhưng vẫn tiềm ẩn một thứ tâm lý dân tộc lớn mà chính mình có khi không nhận ra [73]. - Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực trí thức tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, của Phạm Thế Trịnh [99]: Khái quát những đóng góp của ĐNTT ở Đắk Lắk đối với thành tựu 30 năm đổi mới của tỉnh, đặc biệt là trong công tác xoá đói, giảm nghèo và chuyển giao KHCN vào sản xuất và đời sống. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của đội ngũ này trong thời kỳ hội nhập như số lượng, chất lượng còn bất cập; cơ cấu ngành, nghề bất hợp lý; trí thức trong lĩnh vực công nghệ và đầu ngành ít; năng lực sáng tạo, khả năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội yếu; trí thức DTTS có trình độ đại học và sau đại học ít. Hiệu quả khai thác, sử dụng chất xám thấp; một số đề tài nghiên cứu chưa gắn với sản xuất và đời sống. Từ thực trạng trên, tham luận đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển ĐNTT, trong đó nhấn mạnh giải pháp xây dựng, quy hoạch phát triển nhân lực trí thức gắn với chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020. Qua việc khái quát các công trình nghiên cứu về ĐNTT ở Tây Nguyên nêu trên cho thấy, mặc dù chưa có công trình khoa học nào nêu lên quan niệm về ĐNTT ở Tây Nguyên nhưng đã có những ý niệm, tư tưởng bước đầu hết sức quan trọng về đội ngũ này. Đây là một trong những cơ sở cho việc kế thừa, tiếp thu của luận án để từ đó đưa ra quan niệm về ĐNTT ở Tây Nguyên. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên - Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên, do Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) [72]: Đi sâu trình bày, phân tích, đánh giá một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện người dân tộc ở Tây Nguyên như: vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc; các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành đội ngũ cán bộ người các dân tộc ở Tây Nguyên; thực
  • 26. 20 trạng, định hướng và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người các dân tộc ở Tây Nguyên. Trong đó nhấn mạnh: Trong cơ cấu đội ngũ cán bộ ở Tây Nguyên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc giữ vị trí rất quan trọng. Đó là những người gắn bó với quê hương, hiểu được tập quán, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với các dân tộc và cũng là trụ cột để giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối đoàn kết dân tộc trên vùng địa bàn chiến lược này. Chính vì vậy, việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc là một yêu cầu quan trọng và cấp bách [72]. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn và sử dụng hiệu quả nhân lực trí thức dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk, do Nguyễn Đức Bách chủ nhiệm [1]: Từ việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nhà nghiên cứu về trí thức, đề tài đi đến khái niệm ĐNTT. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng nhân lực trí thức DTTS tại chỗ của Đắk Lắk, những mặt mạnh và hạn chế của đội ngũ này; từ đó đề xuất bốn giải pháp chủ yếu trong việc tạo nguồn và sử dụng ĐNTT, đó là: Đổi mới, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của ĐNTT trong giai đoạn hiện nay; tăng số lượng và nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trí thức; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng trí thức; xây dựng, hoàn thiện, thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích, đãi ngộ đối với ĐNTT. - Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do Y Ghi Niê làm chủ nhiệm [120]: Khẳng định trí thức có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại nói chung, của đất nước và Đắk Lắk nói riêng. Coi trọng trí thức chính là coi trọng con người, coi trọng sự phát triển, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. ĐNTT ở Đắk Lắk trong thời gian qua đã có sự chuyển biến nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đóng góp
  • 27. 21 quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển, số lượng trí thức còn ít, chất lượng hạn chế, cơ cấu và sự phân bố trí thức có nhiều bất cập, chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với trí thức bất hợp lý. - Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, do Nguyễn Võ Linh chủ nhiệm [68]: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Đắk Nông, hiện trạng việc làm và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số tỉnh có nét tương đồng với Đắk Nông. Từ đó đánh giá tác động, dự báo khả năng, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, cũng như đề xuất một số mô hình đào tạo áp dụng tại Đắk Nông cùng một số giải pháp phát triển nguồn lực này. Trong đó nhấn mạnh các giải pháp về công tác dân số và lao động; phát triển ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân; phát triển hệ thống GDĐT; tạo việc làm cho lao động và sử dụng lao động sau khi được đào tạo; tăng cường hợp tác với các tỉnh và mở rộng thị trường; thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực. - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Lâm Đồng, do Trương Trổ chủ nhiệm [100]: Qua việc trình bày một số đặc điểm về dân số, lao động, doanh nghiệp, cơ cấu kinh tế Lâm Đồng thời kỳ 2005-2010 và các mục tiêu, giải pháp phát triển KT-XH đến 2015 và định hướng 2020, đề tài đi vào đánh giá thực trạng ĐNTT của tỉnh, trong đó nhấn mạnh sự phát triển và những đóng góp của đội ngũ này trong thời kỳ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và hiện nay. Đồng thời chỉ ra những bất cập, hạn chế của ĐNTT cũng như chính sách đối với đội ngũ này. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển trong thời gian tới như ưu tiên trọng dụng, đề bạt, bổ nhiệm, trả lương cao cho những trí thức có đề tài, công trình đem lại giá trị tăng thêm cho địa phương; tăng cường công tác xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực và thực hiện quy hoạch trên cơ sở đào tạo và trọng dụng ĐNTT; có chiến lược cụ thể trong việc khai thác, sử dụng lực lượng trí
  • 28. 22 thức của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; tăng cường đầu tư cho các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, nghiên cứu ứng dụng KHCN, phát triển GDĐT, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đổi mới nhận thức về vấn đề tập hợp trí thức của các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp thu hút và sử dụng lao động chất lượng cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại. - Tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, của Trương Thị Bạch Yến [119]: Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về nguồn và tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã các DTTS ở Tây Nguyên, tác giả đánh giá thực trạng nguồn, tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người DTTS ở Tây Nguyên, dự báo những yếu tố tác động và đề xuất phương hướng, giải pháp tạo nguồn cán bộ công chức cấp xã người DTTS ở Tây Nguyên. Về giải pháp, tác giả đề xuất hai giải pháp có tính đặc thù, khả thi nhằm đẩy mạnh tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người DTTS đến năm 2020: Một là, củng cố, phát triển và giao trách nhiệm cụ thể cho hệ thống các trường dân tộc nội trú, các cơ sở GDĐT trên địa bàn Tây Nguyên tham gia tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người DTTS; Hai là, xây dựng, củng cố và phát huy vai trò hệ thống chính trị xã, người có uy tín trong cộng đồng ở thôn, buôn trong tạo nguồn cán bộ, công chức xã người DTTS. - Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông các tỉnh bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, của Cao Thị Thanh Xuân [118]: Đề cập đến nhiều vấn đề về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông trong mối quan hệ với phát triển nguồn nhân lực ở các tỉnh bắc Tây Nguyên, nội dung và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ này, cũng như thực trạng của sự phát triển. Từ đó đưa ra định hướng, quan điểm và giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông ở các tỉnh bắc Tây Nguyên. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, của Nguyễn Thành Dũng [36]: Trên cơ sở lý luận về cán bộ, đội ngũ cán bộ chủ chốt, tác giả đánh giá, phân tích vai
  • 29. 23 trò, thực trạng việc nâng cao đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này. Về đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, tác giả đưa ra 3 phương diện chủ yếu là số lượng, chất lượng và cơ cấu. Đồng thời nêu lên tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ này trên 3 yếu tố: Mức độ tín nhiệm, số lượng và cơ cấu phù hợp; chất lượng toàn diện và kết quả hoàn thành nhiệm vụ. - Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải nam Trung Bộ và Tây Nguyên, của Trần Sơn Hải [47]: Nêu lên khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, phân tích thực trạng phát triển nhân lực ngành du lịch về số lượng, chất lượng và cơ cấu; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành này ở các tỉnh khu vực duyên hải nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. - Xây dựng đội ngũ trí thức các tộc người ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới, của Trương Minh Dục [34]: Bài nghiên cứu khẳng định việc xây dựng ĐNTT các tộc người ở Tây Nguyên là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc, qua đó phát huy tính tích cực và khả năng của các tộc người ở đây. Tác giả khái quát một số chủ trương của Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên về xây dựng ĐNTT các tộc người, trong đó nhấn mạnh sự đặc biệt quan tâm đào tạo, sử dụng và xây dựng đội ngũ này có đủ năng lực, phẩm chất hoàn thành nhiệm vụ đề ra. - Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức ở tỉnh Gia Lai, của Phạm Thị Thu Dung [35]: Đề cập đến những đóng góp quan trọng của ĐNTT đối với quá trình phát triển KT- XH, giữ vững an ninh chính trị của tỉnh. Nhiều đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên được ĐNTT đảm nhận đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH địa phương.
  • 30. 24 Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những hạn chế: Cơ cấu và sự phân bố ĐNTT theo ngành, nghề chưa phù hợp với cơ cấu KT-XH. Đa số trí thức tập trung nơi có điều kiện phát triển. Số trí thức là người đồng bào DTTS tăng nhưng rất chậm. Thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, thiếu chuyên gia giỏi. Một số trí thức còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, thiếu tính chuyên nghiệp. Các cơ sở GDĐT trong tỉnh liên kết đào tạo đại học, sau đại học chưa gắn với yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Chất lượng đào tạo chưa cao. Số lượng đề tài khoa học được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn còn ít, chất lượng thấp. Việc tham gia hoạt động tư vấn, phản biện, giám định còn hạn chế. - Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực vùng Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới và phát triển, của Bùi Tất Thắng [86]: Đề cập đến những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực ở Tây Nguyên; đặc điểm phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của vùng, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cho vấn đề này, trong đó nhấn mạnh các giải pháp: Tăng các nguồn vốn đầu tư và kinh phí cho phát triển GDĐT và nguồn nhân lực Tây Nguyên; đổi mới quản lý nhà nước về GDĐT và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn Tây Nguyên; cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để tạo việc làm có năng suất cao và chuyển dịch cơ cấu lao động; mở rộng hợp tác liên vùng trong nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên. - Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới, tham luận của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk [84]: Nêu lên quan niệm về đào tạo nguồn nhân lực trí thức; vai trò của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trí thức; thực trạng và giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực trí thức ở Đắk Lắk. Trong đó nhấn mạnh chất lượng đào tạo là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc sau khi ra trường. Chính vì vậy cần quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, nội dung và loại hình đào tạo. Đồng thời cần đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nhân tài. - Đào tạo đại học với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng Tây Nguyên hiện nay, của Trương Thị Hạnh [48]: Tham luận nêu lên thực
  • 31. 25 trạng đào tạo đại học và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tây Nguyên hiện nay, những vấn đề đặt ra và những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tây Nguyên. Tác giả cũng nhấn mạnh về khoảng cách giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu xã hội, số lượng đào tạo ngày càng gia tăng nhưng chất lượng của nguồn lao động qua đào tạo, khả năng thích ứng công việc và phát huy kết quả đào tạo lại rất thấp. Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên nêu trên cho thấy: Các công trình đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên - mà chủ yếu là ở mỗi tỉnh, như chỉ ra mặt tích cực, ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm trong phát triển đội ngũ này, việc đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này trong thời gian tới. Dù vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, vì vậy tác giả luận án tiếp thu, kế thừa có chọn lọc một số nội dung của các công trình trên, từ đó tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. 1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Những giá trị của các công trình Qua tổng quan những tài liệu trên liên quan đến luận án có thể khẳng định, vấn đề phát triển ĐNTT không phải là vấn đề mới mà đã được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Song không vì thế mà tính thời sự và hấp dẫn của nó mất đi. Ngược lại, cùng với sự phát triển của KHCN và KTTT, thì vấn đề này ngày càng đặt ra nhiều điều mới mẻ cần được tiếp tục nghiên cứu và giải đáp. Và những công trình NCKH trên đã đi vào nghiên cứu, phân tích những vấn đề về phát triển ĐNTT, mà có thể khái quát thành những giá trị, đóng góp sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về trí thức và phát triển ĐNTT đã đề cập đến nhiều khía cạnh như quan niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm của trí thức. Mặc dù vẫn còn những cách hiểu khác nhau, song hầu hết các công trình
  • 32. 26 đều thừa nhận những đóng góp hết sức quan trọng của ĐNTT đối với tiến trình phát triển của xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và KTTT, thì ĐNTT chính là lực lượng “tiên phong” trong sự phát triển. Ở đâu có ĐNTT lớn mạnh, ở đó có tiền đề cơ bản cho sự phát triển ổn định và bền vững. Phát triển ĐNTT là đòi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển sang nền KTTT. Thứ hai, nhiều công trình khoa học đã đi sâu trình bày, phân tích và khái quát những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về ĐNTT và phát triển đội ngũ này. Trong đó đều thừa nhận và nhấn mạnh sự coi trọng trí thức cũng như những đóng góp to lớn của ĐNTT đối với sự phát triển. Thứ ba, trên cơ sở lý luận về ĐNTT và phát triển ĐNTT, các công trình đã đi vào đánh giá, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ này, những mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục phát triển ĐNTT. Về sự phát triển ĐNTT, các công trình nhấn mạnh sự phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu và chính sách đối với đội ngũ này. Thứ tư, trong các công trình nghiên cứu về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên (chủ yếu ở mỗi tỉnh của Tây Nguyên) đã có những nhận định, phân tích bước đầu về thực trạng ĐNTT và phát triển ĐNTT, nêu lên những vấn đề cần giải quyết và giải pháp để tiếp tục phát triển đội ngũ này ở Tây Nguyên. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về ĐNTT và phát triển ĐNTT nêu trên đã có nhiều đóng góp hết sức quan trọng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 1.3.2. Những kế thừa của luận án và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trên đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong việc giải quyết một số vấn đề lý luận, thực tiễn về ĐNTT và phát triển ĐNTT. Những kết quả đó là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa
  • 33. 27 vào quá trình nghiên cứu. Luận án kế thừa những thành quả về phương pháp luận nghiên cứu ĐNTT nói chung, phương pháp triển khai nghiên cứu ĐNTT ở Tây Nguyên nói riêng. Tham khảo những gợi ý bước đầu về phân tích thực trạng và tìm kiếm giải pháp phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Tiếp thu và sử dụng vào luận án một số dữ liệu, số liệu được một số công trình nêu ra đã được xác minh về xuất xứ. Tuy nhiên, dưới góc độ phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thì đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về lý luận, thực tiễn và thực trạng phát triển ĐNTT nơi đây, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Chính vì vậy, luận án tập trung giải quyết một số tồn tại đó, cụ thể là: Một là, trình bày quan niệm về ĐNTT, phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, mối quan hệ giữa phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và những yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ này; Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển đội ngũ này; Ba là, trên cơ sở thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra, luận án đề xuất những quan điểm cơ bản, hệ giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này thời gian tới, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH Tây Nguyên. Luận án là một công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đó.
  • 34. 28 Chương 2 PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM CƠ BẢN 2.1.1. Quan niệm về đội ngũ trí thức và đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 2.1.1.1. Quan niệm về đội ngũ trí thức Hiện nay, thuật ngữ “trí thức” được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và không chỉ trong các công trình khoa học, mà còn được dùng trong quan hệ giao tiếp hàng ngày. Dù được sử dụng phổ biến nhưng ở mỗi nước, mỗi thời kỳ lịch sử, thậm chí ở nhiều nhà khoa học trong một quốc gia lại có những quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau khi bàn về trí thức, cũng như vị trí, vai trò, chức năng và đặc điểm của họ. Sinh thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã quan tâm đến vấn đề trí thức nhưng chưa đưa ra một định nghĩa về trí thức. Dù vậy, hai ông đã nêu lên một phương pháp tiếp cận khoa học (vấn đề giai cấp) cho việc nghiên cứu vấn đề này. Dưới góc độ triết học, trí thức được xem là một phạm trù lịch sử, chỉ xuất hiện khi trình độ phát triển xã hội đến một giai đoạn nhất định (có sự phân công lao động xã hội, nhất là giữa lao động trí óc và chân tay). Trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nghiên cứu đầy đủ hơn về trí thức với tư cách là một tầng lớp, nhất là sau cách mạng tháng Mười Nga (1917). Ông đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm, tính chất của tầng lớp trí thức, từ đó thu hút, lôi kéo trí thức cũ và đào tạo trí thức mới cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga. V.I.Lênin viết: Tôi dùng chữ trí thức, giới trí thức, để dịch những danh từ Đức Literat, Literatentum là những danh từ có nghĩa bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao
  • 35. 29 động trí óc (tức là những người mà người Anh gọi là brain worker), khác với những đại biểu của lao động chân tay [112, tr.372]. Như vậy, trí thức trong quan niệm của V.I.Lênin không chỉ là những nhà tư tưởng vĩ đại (nhà trước tác), mà còn là những người có học thức và đại biểu lao động trí óc của các tầng lớp trong xã hội. V.I.Lênin không đồng nhất lao động trí óc với trí thức, mà chỉ có những người tiêu biểu trong hàng ngũ lao động trí óc mới được coi là trí thức. Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: Một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: Công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế [49, tr.235]. Theo cách tiếp cận này thì trí thức không chỉ là người hiểu biết, có tri thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải đem sự hiểu biết, tri thức đó vào thực tiễn đời sống. Đồng thời, một trong những tiêu chí cụ thể để có thể được coi là trí thức về mặt học vấn là từ tốt nghiệp đại học trở lên. Quan niệm này cũng cho thấy sự hình thành trí thức và chức năng, nhiệm vụ của trí thức. Trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định "Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [40, tr.82].
  • 36. 30 Có thể nhận thấy quan niệm của Đảng về trí thức ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức cùng với thực tiễn vận động của đất nước và thực trạng ĐNTT nước ta. Theo cách tiếp cận này thì có 3 tiêu chí cơ bản để phân biệt trí thức với các bộ phận khác: Thứ nhất, về trình độ học vấn, trí thức phải là những người có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định. Lao động của trí thức mang tính sáng tạo, phức tạp và không tự nhiên hình thành mà chủ yếu thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một cách có hệ thống ở các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu. Kết quả của quá trình này được biểu hiện thông qua trình độ học vấn và sự công nhận về bằng cấp. Theo chúng tôi, nếu xét về bằng cấp cũng phải từ tốt nghiệp đại học trở lên, vì bắt đầu từ trình độ này, sự sáng tạo trong lao động mới bộc lộ tương đối rõ nét. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có trình độ học vấn cao đều là trí thức và những người không có trình độ học vấn cao (thể hiện qua bằng cấp) không phải là trí thức. Vì trong thực tế, có những người có trình độ học vấn cao nhưng lao động của họ mang ít tính sáng tạo thì không thể coi là trí thức và cũng có những người không được đào tạo, không có bằng cấp nhưng lao động sáng tạo, phức tạp thì họ là trí thức. Do đó, trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng để xem một cá nhân là trí thức hay không nhưng còn phải căn cứ vào các yếu tố khác mới có một quan niệm đầy đủ. Thứ hai, về phương thức lao động và chức năng. Trí thức lao động bằng trí óc, có năng lực độc lập trong tư duy, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức cho xã hội. Trí thức là người lao động trí óc nhưng không phải tất cả lao động trí óc đều là trí thức, mà phải là những người lao động trí óc sáng tạo và có tính độc lập trong tư duy. Họ không chỉ có chức năng sáng tạo mà còn truyền bá, phổ biến và làm giàu tri thức cho xã hội thông qua lao động của mình, làm cho sự hiểu biết của con người ngày càng đa dạng, phong phú, đi
  • 37. 31 sâu vào nhận thức bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Chúng tôi cho rằng, đây là tiêu chí quan trọng nhất để nhận biết trí thức. Thứ ba, sản phẩm lao động của trí thức là những giá trị tinh thần và vật chất. Thước đo đối với trí thức chính là sản phẩm mà họ tạo ra cho xã hội, sản phẩm là kết quả lao động sáng tạo của trí thức, do đó để sản phẩm càng có giá trị thì lao động của trí thức càng khó khăn, phức tạp. Không ít trí thức hy sinh cả cuộc đời của mình chỉ để theo đuổi niềm say mê khám phá, sáng tạo của mình và khi sản phẩm ra đời đã mang lại những giá trị hết sức to lớn đối với sự vận động và phát triển xã hội, qua đó ghi đậm dấu ấn sáng tạo của họ. Theo từ điển Triết học thì "Trí thức - tập đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người làm công tác khoa học, một bộ phận viên chức” [76, tr.598]. Từ điển Chủ nghĩa Cộng sản khoa học xác định: Trí thức - một nhóm xã hội bao gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó. Sự tồn tại của trí thức với tính cách là một nhóm xã hội đặc biệt gắn liền với việc phân công xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay [75, tr.360]. Từ điển Bách khoa Việt Nam khẳng định "Trí thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh” [77, tr.582]. Từ điển Tiếng Việt xác định "Trí thức là người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” [114, tr.999]. Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về trí thức, thể hiện tính đa dạng cũng như phức tạp khi tiếp cận, nhìn nhận và đánh giá họ. Trong mỗi quan niệm đều có những nhân tố hợp lý và khoa học. Chúng tôi cho rằng, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức là sự phản ánh khá đầy
  • 38. 32 đủ, sâu sắc về trí thức, nhất là trí thức Việt Nam, là cơ sở, định hướng để nghiên cứu về trí thức và phát triển ĐNTT hiện nay. 2.1.1.2. Quan niệm về đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên Trên cơ sở quan niệm về trí thức nêu trên cùng với tính đặc thù của các điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hoá và dân tộc ở Tây Nguyên, chúng tôi cho rằng: ĐNTT ở Tây Nguyên là một bộ phận của ĐNTT Việt Nam, bao gồm những người lao động trí óc sáng tạo, có năng lực tư duy độc lập và trình độ hiểu biết, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm có giá trị cho xã hội, đang sinh sống, công tác ở các tỉnh Tây Nguyên. Từ quan niệm trên, có thể hiểu ĐNTT ở Tây Nguyên được xác định thông qua một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, ĐNTT ở Tây Nguyên là một bộ phận của ĐNTT Việt Nam, do đó nó mang trong mình những đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam, là bộ phận không thể tách rời và gắn bó với vận mệnh của đất nước, dân tộc. Thứ hai, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những người lao động trí óc sáng tạo, có năng lực tư duy độc lập và trình độ hiểu biết. Trong đó, trình độ hiểu biết có thể đo lường thông qua trình độ học vấn hoặc cũng có thể không. Nếu thông qua trình độ học vấn phải từ tốt nghiệp đại học trở lên. Thứ ba, chức năng chủ yếu của ĐNTT ở Tây Nguyên là truyền bá, làm giàu tri thức và tạo ra những sản phẩm có giá trị tinh thần, vật chất phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mà trực tiếp và trước hết là Tây Nguyên. Thứ tư, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những người có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị; tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến sự ổn định và phát triển Tây Nguyên. Thứ năm, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những trí thức đang sinh sống, công tác ở các tỉnh Tây Nguyên. Họ sinh ra, lớn lên ở đây và cũng có thể từ nơi khác tới đây sinh sống, lập nghiệp, hiện đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau ở Tây Nguyên, bao gồm những trí
  • 39. 33 thức công tác trong các cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Do đặc thù của Tây Nguyên, nhiều già làng là những người tiêu biểu về mặt trí tuệ của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Nếu như quan niệm trí thức là những người có trình độ học vấn cao thể hiện qua bằng cấp, thì các già làng ở Tây Nguyên không có, nhưng nói về sự am hiểu điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội, lịch sử và văn hoá truyền thống thì phải kể đến những người này. Họ không chỉ là người đại diện cho sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các dân tộc ở đây mà còn là hiện thân của trí tuệ, tinh hoa của DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Lao động của họ mang tính sáng tạo. Phần lớn già làng là những người có uy tín, là chỗ dựa tinh thần, là người hướng dẫn trong làm ăn, sản xuất, đồng thời trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Họ là kho kinh nghiệm và tri thức sản xuất, là pho sử thi sống, là thủ lĩnh của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Việc truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các tri thức mới tới cộng đồng các DTTS ở Tây Nguyên có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tiếng nói, việc làm của các già làng. Đồng thời, tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng các dân tộc ở đây cũng được thể hiện chủ yếu thông qua lực lượng này. Mặc dù, hiện nay vai trò của già làng so với trước đã có phần giảm sút nhưng chưa có lực lượng, cá nhân nào có thể đảm đương, thay thế được họ trong đời sống xã hội của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Họ vẫn là đại diện cho tinh hoa, trí tuệ của DTTS tại chỗ nơi đây. Trong thực tế, đa số các già làng ở Tây Nguyên đã đảm nhiệm vai trò của trí thức và họ xứng đáng được xã hội và nhà nước tôn vinh là những trí thức theo một danh tính nào đó. 2.1.2. Quan niệm về phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên Phát triển là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khoa học, lĩnh vực khác nhau, vì vậy có nhiều cách hiểu không giống nhau. Dưới
  • 40. 34 góc độ triết học, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phát triển là sự vận động theo hướng đi lên cả về lượng và chất. Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Từ điển tiếng Việt xác định “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [115, tr.769]. Theo giáo trình triết học Mác-Lênin thì: “Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [53, tr.227]. Từ những lý giải nêu trên có thể thấy một số đặc điểm chủ yếu của phát triển như sau: Phát triển là quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo hướng ngày càng hoàn thiện. Là quá trình vận động từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển là kết quả tự thân của sự vật, hiện tượng do các yếu tố, mối liên hệ bên trong, cũng như bên ngoài quy định. Trong đó mối liên hệ bên trong mang tính tự thân vận động quyết định. Còn các yếu tố, mối liên hệ bên ngoài tác động, thâm nhập vào bên trong sự vật, hiện tượng. Nội dung của sự phát triển được thể hiện trên các mặt chủ yếu là số lượng, chất lượng và cơ cấu. Như vậy, sự phát triển là quá trình hoàn thiện về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển do chính các yếu tố nội tại bên trong sự vật, hiện tượng quyết định. Qua sự trình bày, phân tích về ĐNTT và quan niệm phát triển nêu trên, chúng tôi xác định: Phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên là quá trình vận động tăng lên về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu của ĐNTT ở Tây Nguyên, do sự tác động hợp quy luật của các chủ thể. Từ quan niệm này, có thể hiểu sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên bao gồm: Thứ nhất, nội dung phát triển: Phát triển về số lượng được thể hiện ở số lượng trí thức thời kỳ sau nhiều hơn thời kỳ trước và tỉ lệ này tăng lên trong cơ cấu dân số, phù hợp với
  • 41. 35 điều kiện, hoàn cảnh của Tây Nguyên. Đó là sự bảo đảm về số lượng đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi quá trình CNH, HĐH Tây Nguyên. Để đáp ứng được yêu cầu này phải phát triển KT-XH, nâng cao quy mô giáo dục, nhất là giáo dục đại học và khả năng thu hút trí thức từ các địa phương khác lên Tây Nguyên công tác. Phát triển về mặt chất lượng thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu về thể lực, trí lực và nhân cách, trong đó về mặt thể lực là sự gia tăng chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, sức khoẻ và sự dẻo dai, bền bỉ cơ bắp và thần kinh; về mặt trí lực bao gồm việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; sức sáng tạo, kinh nghiệm, kỹ năng lao động cũng như khả năng tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; về mặt nhân cách là sự nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống lành mạnh, tích cực, có tinh thần trách nhiệm. Để phát triển về chất lượng không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trong đó bao hàm cả tự đào tạo, đào tạo lại mà còn phải đẩy mạnh CNH, HĐH Tây Nguyên, đẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống, cũng như sử dụng đúng người, đúng việc để phát huy sức sáng tạo của trí thức. Sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên về mặt chất lượng còn thể hiện ở năng lực thực tiễn, đó là khả năng tổng kết thực tiễn, đúc rút thành lý luận cũng như khả năng “thực tiễn hoá” lý luận thông qua hoạt động sáng tạo của mình. Vì ĐNTT không chỉ nghiên cứu, khái quát các quá trình tự nhiên, xã hội thành các quy luật và được biểu hiện qua các sáng tạo, phát minh, sáng chế mà còn phải có năng lực đưa các tri thức trở lại thực tiễn để phục vụ sự phát triển. Phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên còn bao hàm việc hình thành cơ cấu ngày càng hợp lý, cân đối về thành phần xuất thân, trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi, ngành, nghề và thành phần dân tộc, v.v... Sự phát triển đội ngũ này còn bao gồm yếu tố nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý và sử dụng trí thức của các cơ quan, đơn vị. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể đối với ĐNTT. Phát triển ĐNTT ở
  • 42. 36 Tây Nguyên về mặt cơ cấu cần bám sát mục tiêu của chiến lược phát triển KT-XH trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Thứ hai, chủ thể phát triển: Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển là sự tác động hợp quy luật của các chủ thể. Trong đó, trước hết do yêu cầu nội tại trong chính bản thân của đội ngũ này, đó là quá trình tự thân vận động không ngừng của các yếu tố cấu thành ĐNTT, đồng thời là đòi hỏi khách quan của sự phát triển KT-XH và CNH, HĐH. Môi trường tự nhiên và xã hội là những điều kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển ĐNTT. Chủ thể phát triển ĐNTT còn là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có tác động hết sức to lớn đến sự phát triển, nhất là các chính sách đúng đắn, phù hợp, có tính khả thi cao. Thứ ba, phương thức phát triển: Phát triển ĐNTT có nhiều phương thức khác nhau, trong đó chủ yếu là: Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ làm cho số lượng tăng lên mà còn nâng cao chất lượng ĐNTT, qua đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH Tây Nguyên. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng bao gồm cả quá trình tự đào tạo, đào tạo lại với nhiều phương thức khác nhau như đào tạo chính quy tập trung, không chính quy, từ xa; qua trường lớp hoặc tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ. Sử dụng trí thức là việc đặt trí thức vào một vị trí, một công việc nhất định qua đó phát huy có hiệu quả năng lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo. Sử dụng trí thức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát huy vai trò của họ đối với sự phát triển. Sử dụng đúng người đúng việc sẽ là động lực để trí thức phát huy tốt khả năng, sự sáng tạo của mình. Môi trường, điều kiện công tác chính là không gian để trí thức tự do phát minh, sáng tạo cũng như thể hiện tư tưởng, chính kiến của mình mà không bị hiểu sai hoặc “chụp mũ”. Môi trường, điều kiện công tác bao gồm cả cơ sở vật chất cũng như quan hệ giữa người với người trong quá trình công