SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 191
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HÀ VÂN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HÀ VÂN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐỖ NGỌC NINH
2. TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của Tôi; các số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Trần Thị Hà Vân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẢNGCỘNGSẢNVIỆTNAMLÃNHĐẠOCÔNGTÁCBẢOVỆMÔITRƯỜNG 6
1.1. Các công trình nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường 6
1.2. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với các lĩnh vực đời sống xã hội 20
1.3. Kết quả và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ 27
Chương 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA - NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29
2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác bảo vệ môi trường ở nước ta 29
2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường nước ta -
khái niệm, nội dung và phương thức 60
Chương 3: CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 68
3.1. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường ở nước ta 68
3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường - thực trạng,
nguyên nhân và kinh nghiệm 76
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030 112
4.1. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường nước ta đến năm 2030 112
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo vệ môi trường ở nước ta đến năm 2030 120
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 166
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CTBVMT : Công tác bảo vệ môi trường
HTCT : Hệ thống chính trị
MTST : Môi trường sinh thái
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những vấn đề sống còn của nhân
loại; là nhân tố rất quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức khỏe
của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội; ổn định chính
trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “…bảo vệ môi trường vừa là
mục tiêu, vừa là một trong những nội dung của phát triển bền vững” [60, tr.141].
Nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người, trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Đảng ta luôn coi
BVMT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu song hành với nhiệm vụ phát triển, bền
vững kinh tế - xã hội ở nước ta.
Lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đã làm thay đổi diện mạo của đất
nước và đời sống của nhân dân trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, do
còn nhiều hạn chế trong lãnh đạo, quản lý về công tác bảo vệ môi trường
(CTBVMT) của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với
ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao nên ở nhiều địa phương môi trường
chưa được bảo vệ tốt. Ở khá nhiều nơi môi trường xuống cấp nhanh chóng, đáng
báo động, tác động xấu đến sự phát triển mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội. Ở một vài
nơi, ô nhiễm môi trường tiềm ẩn những yếu tố trở thành vấn đề chính trị. Từ thực
trạng đó, Đảng ta đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT và lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện một cách quyết liệt. Cụ thể, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-
NQ/TW ngày 15/11/2004 “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết chỉ rõ: “Xây dựng nước ta trở
thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện
tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi
trường, sống thân thiện với thiên nhiên” [50, tr.3]. Nghị quyết Đại hội Đại XII của
Đảng tiếp tục khẳng định:
Ngăn chặn từng bước và khắc phục sự xuống cấp của môi trường do con
người, nhất là các dự án phát triển kinh tế gây ra. Hạn chế, tiến tới khắc
2
phục tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Ban hành các
chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật
nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường... [60, tr.31-32].
Thực hiện các nghị quyết, quan điểm, chủ trương nêu trên của Đảng; trong
thời gian qua, CTBVMT ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực: Nhà nước đã
cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, quan điểm, các nghị quyết của Đảng về
BVMT thành chính sách, pháp luật, chương trình, đề án và tổ chức thực hiện trong
toàn xã hội. Nhận thức về BVMT của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
(MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân
dân được nâng lên một bước; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố về môi
trường từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
có tiến bộ rõ rệt… Những chuyển biến tích cực và kết quả đó, đã tạo tiền đề để
Đảng lãnh đạo CTBVMT đạt kết quả lớn hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, công tác BVMT còn nhiều hạn chế, yếu kém; ý thức BVMT của
cán bộ, đảng viên và nhiều người dân, nhìn chung còn thấp; việc hoàn thiện cơ chế,
chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường còn chậm; đội ngũ
cán bộ quản lý môi trường còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn; việc xử
lý, giải quyết ô nhiễm môi trường hiệu quả thấp; thiếu kiên quyết trong xử lý vi
phạm pháp luật về BVMT. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi tiếp tục
gia tăng với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh
tế, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống nhân dân đang là vấn đề báo động.
Những hạn chế yếu kém nói trên cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và
mặt trái của hội nhập quốc tế đặt ra cho công tác BVMT nhiều thách thức lớn trước
mắt và lâu dài.
Những yếu kém trong CTBVMT chủ yếu từ những hạn chế, bất cập trong
lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT. Cụ thể là, Đảng còn lúng túng trong xác định
nội dung và phương thức lãnh đạo (PTLĐ) CTBVMT; chưa xác định rõ trọng tâm,
trọng điểm lãnh đạo trong từng khoảng thời gian nhất định; còn lúng túng trong
lãnh đạo Nhà nước về BVMT; sự phân công, phân cấp trách nhiệm của các cấp ủy
3
đảng về lãnh đạo CTBVMT có một số điểm chưa cụ thể, rõ ràng; công tác tư tưởng
đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân về CTBVMT còn hạn chế, hiệu quả chưa
cao. Sự lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng trong xác minh và xử lý tập thể, cá
nhân vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường có lúc chưa kịp thời, quyết
liệt và nghiêm minh; việc lãnh đạo hợp tác quốc tế về BVMT còn nhiều hạn chế,
hiệu quả thấp… Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, tìm giải pháp khả thi
phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với CTBVMT giai đoạn hiện nay thực sự là vấn đề rất cấp thiết.
Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và
thực hiện đề tài luận án tiến sỹ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo
vệ môi trường giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo CTBVMT, luận án đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với CTBVMT đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra kết quả
đạt được và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo CTBVMT trong giai đoạn hiện nay;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng CTBVMT và thực trạng Đảng lãnh đạo
CTBVMT ở nước ta trong những năm qua; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên
nhân và kinh nhiệm.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với CTBVMT đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
CTBVMT nước ta giai đoạn hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với CTBVMT từ năm 2004 đến nay; phương hướng và giải pháp đề xuất trong
luận án có giá trị đến năm 2030.
Về không gian: Luận án nghiên cứu CTBVMT và Đảng lãnh đạo CTBVMT;
tập trung nghiên cứu vấn đề này ở một số tỉnh đặc thù của ba miền nước ta; miền
Bắc (Hà Nội), miền Trung (Hà Tĩnh), miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh). Đây là
những tỉnh, thành phố tập trung khu công nghiệp, khu chế xuất, đông dân cư tiềm
ẩn lớn sự ô nhiễm môi trường.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng ta về môi trường, BVMT và sự lãnh đạo của
Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tiễn CTBVMT ở nước ta và sự lãnh đạo
CTBVMT của Đảng từ năm 2004 - 2018 qua nghiên cứu thực tế và các đánhg giá
của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền ở một số tỉnh, thành điển hình.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp: logíc kết hợp với phương pháp lịch sử; phân tích kết hợp với tổng
hợp; thống kê, so sánh; điều tra xã hội học; coi trọng phương pháp khảo sát, tổng
kết thực tiễn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT là toàn bộ
hoạt động của Đảng, như: xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT;
quán triệt, tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức
đảng và đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT), tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế và nhân dân theo quy định làm cho môi trường trong lành, cân
bằng, bền vững.
5
- Hai kinh nghiệm về Đảng lãnh đạo CTBVMT từ năm 2004 đến nay. Một
là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc huy động và phát huy sức mạnh
tổng hợp của HTCT, các tổ chức, và toàn dân, mọi nguồn lực trong và ngoài nước
để BVMT. Hai là, Đảng đặc biệt coi trọng lãnh đạo việc xử lý kịp thời, nghiêm
minh những tổ chức và cá nhân vi phạm Luật BVMT.
- Hai giải pháp đột phá tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
CTBVMT đến năm 2030: thứ nhất, xây dựng Nhà nước và chính quyền các cấp
vững mạnh, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về BVMT. Thứ
hai, xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên,
nhất là các đảng bộ xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận
động, tổ chức nhân dân BVMT.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT nước ta giai đoạn hiện nay.
Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng nghiên cứu
xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo CTBVMT trong những năm tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ học tập, nghiên cứu môn xây dựng Đảng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ của Đảng, Nhà nước ta, nhất là ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
các trường chính trị tỉnh, thành phố trong cả nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4
chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Công trình khoa học ở Việt Nam
- Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Kim Hoàng, “Đạo đức môi trường” [92].
Các tác giả nhận định, sự phát triển của loài người song hành cùng sự phát
triển của khoa học công nghệ, của máy móc hiện đại đã để lại nhiều tác động đến
môi trường. Tác giả đã giành chương 4 tập trung cho vấn đề đạo đức môi trường,
bàn về khía cạnh đạo đức trong BVMT. Từ thực trạng của sự suy thoái môi trường
hiện nay, tác giả luận giải, con người là nạn nhân của ô nhiễm, nhưng chính bản
thân họ cũng là những thủ phạm gây nên những thảm họa về môi trường. Trong quá
trình sinh sống do khai thác tài nguyên, thiên nhiên không hợp lý làm cho môi
trường tự nhiên bị suy kiệt; do thiếu ý thức mà con người xả rác bừa bãi, nhận thức
và ý thức BVMT kém đã làm cho môi trường bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng
- Đỗ Thị Ngọc Lan, “Môi trường tự nhiên trong hoạt động cuộc sống của
con người” [99]. Tác giả nhận định: con người và xã hội loài người là bộ phận đặc
biệt của tự nhiên, cho nên trước khi biến đổi được tự nhiên con người cần phải thích
nghi được với nó; nhưng trong thực tế, con người hầu như không quan tâm tới mối
liên hệ biến đổi và thích nghi, bất chấp quy luật tự nhiên, bất chấp sự giới hạn của
giới tự nhiên và môi trường. Theo tác giả, chính sự khai thác tài nguyên quá mức
của con người đã làm suy thoái môi trường; phá vỡ tính đa dạng sinh học; hủy hoại
các hệ sinh thái.
Tác giả khẳng định, để phát triển bền vững mối quan hệ thích nghi và biến
đổi môi trường tự nhiên, cần có những giải pháp đồng bộ; như, giữ tỷ lệ tăng dân số
một cách hợp lý; trong sự tăng trưởng kinh tế cần có sự cân nhắc giữa chi phí và lợi
ích, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; nhanh chóng áp dụng thành tựu của
khoa học công nghệ mới vào khai thác tài nguyên và xử lý chất thải; đẩy mạnh giáo
dục nhận thức về môi trường sống.
7
- Nguyễn Minh Hằng, “Môi trường sinh thái - vấn đề của mọi người” [72]
Tác giả khẳng định, môi trường suy thoái (MTST) là một mạng lưới chỉnh
thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống
trong phạm vi toàn cầu. Vì vậy, chỉ cần rối loạn, bất ổn định ở một khâu nào đó
trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Trong quá trình sinh sống,
con người là chủ thể bồi đắp cho thiên nhiên; nhưng cũng vì lợi ích và nhu cầu của
cuộc sống, đã khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) làm suy thoái
MTST, dần dần con người trở nên đối lập với thiên nhiên. Suy thoái môi trường
làm cho trái đất nóng lên do “hiệu ứng nhà kính”; ô nhiễm nguồn nước ngày càng
nghiêm trọng; tầng ôzon suy thoái tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái đất, làm
giảm khả năng miễn dịch của con người, gia tăng bệnh tật.
Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, trong cuốn sách “Môi trường sinh thái - vấn
đề và giải pháp” [161].
Tác giả khẳng định: mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên là mối
quan hệ biện chứng. Theo tác giả, nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa con người,
xã hội và tự nhiên thông qua cơ sở lý luận, phương pháp luận. Thứ nhất, tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội, tự
nhiên với con người; thứ hai, sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa
con người, xã hội và tự nhiên; thứ ba, sự phụ thuộc của con người, xã hội và tự
nhiên vào trình độ phát triển của xã hội. Tác giả nhận định, cùng với sự phát triển
của xã hội, sự tác động của con người, làm cho môi trường biến đổi theo chiều
hướng ngày càng xấu đi. Nguyên nhân chính là từ nhận thức và ý thức của con
người đối với môi trường hạn chế. Để BVMT cần phải thay đổi quan niệm về tự
nhiên; coi vấn đề giáo dục trở thành một nột dung quan trọng trong chương trình
giáo dục và đào tạo.
- Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn, “Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam” [149].
Các tác giả đã phân tích và nhận định: tài nguyên, môi trường, một mặt, là
cơ sở nền tảng của sự phát triển xã hội, bao gồm phát triển kinh tế và các lĩnh vực
xã hội ngoài kinh tế; mặt khác, tài nguyên, môi trường là một bộ phận cấu thành của
một hệ thống kinh tế xã hội; BVMT là bảo vệ nguồn lợi và nguồn vốn của con
người thu được từ thiên nhiên.
8
Các tác giả đã dành một chương để trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng
những vấn đề môi trường và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường; cụ thể là,
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chủ yếu dựa vào khai thác, sử dụng nhiều TNTN
mà không quan tâm đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. Điều đó đã dẫn
đến tình trạng tàn phá, hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên; môi trường nước,
không khí, rác thải ở cả đô thị và nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng gây nhiều hệ
lụy cho sự phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;
trong khi đó, việc quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập.
- Nguyễn Thị Khương, “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay” [97].
Dưới góc độ triết học, tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa
tăng trưởng kinh tế với BVMT sinh thái và khẳng định: tăng trưởng kinh tế tác
động tới bảo vệ MTST thông qua yếu tố người lao động, tài nguyên thiên nhiên,
khoa học và công nghệ - là những yếu tố cơ bản quyết định tới sự tăng trưởng của
nền kinh tế và ảnh hưởng tới quá trình bảo vệ MTST. Ngược lại, MTST giữ vai trò
tiền đề, điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, phát triển của con người cũng như
nền sản xuất vật chất của xã hội; nó cung cấp những điều kiện vật chất - tức là
nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn để con người sản xuất ra của cải, duy trì sự sinh
tồn và phát triển. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ MTST là hai nhiệm
vụ quan trọng xuyên suốt, luôn đồng hành với nhau trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội.
Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, nước ta đang đối mặt
với nhiều thách thức, hàng loạt mâu thuẫn nẩy sinh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ MTST đòi hỏi phải nhận thức, tìm cách giải quyết để đưa đất nước phát triển
ngày càng bền vững.
- Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Thị Hoàng Yến, “Bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững ở Việt Nam” [162].
Các nhà khoa học nhận định, muốn phát triển bền vững phải tính đến yếu tố
môi trường. Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội có quan hệ chặt chẽ, khăng khít,
tác động qua lại lẫn nhau. Chính trong quá trình sản xuất, con người do thiếu ý thức,
thiếu hiểu biết, tận khai thác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường; hủy hoại
những giá trị của môi trường. Các tác giả đã đánh giá cụ thể về hiện trạng của ô
9
nhiễm môi trường; như, mức độ ô nhiễm ở hạ lưu các con sông ngày càng tăng,
chất lượng đất và diện tích đất canh tác bị thu hẹp, ô nhiễm không khí, tiếng ồn giao
thông… sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho đời sống, sức khỏe con người, cho sự phát
triển kinh tế - xã hội; hậu quả đó không phải chỉ một quốc gia phải gánh chịu và còn
gây hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
- Trần Thiết, “Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững” [155].
Tác giả chỉ rõ, mức độ nguy hiểm của biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm
môi trường; trong đó, Việt Nam là nước ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo tác giả,
nguyên nhân dẫn tới môi trường bị suy giảm, ngoài yếu tố khách quan có nguyên
nhân chủ quan thuộc về nhận thức và ý thức của người dân và chủ doanh nghiệp.
Việc BVMT để phát triển bền vững là trách nhiệm của cả HTCT, của toàn dân, mà
trước hết là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng.
Lê Thị Thanh Hà,“Vai trò của nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” [69].
Tác giả khái quát đặc điểm của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở Việt Nam, chỉ rõ những tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn đến môi trường nước ta hiện nay, như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
tác động trực tiếp đến môi trường; quá trình đô thị hóa đã thu hẹp tài nguyên đất sản
xuất nông nghiệp; dân số tăng cộng với các dịch vụ khác đã gây sức ép lớn cho môi
trường; sự phát triển của làng nghề làm gia tăng chất thải nguy hại; tác động của
việc khai thác khoáng sản làm nảy sinh vấn đề môi trường bức xúc. Tác giả khẳng
định vai trò của nhà nước trong CTBVMT thời gian qua và chỉ rõ những hạn chế,
bất cập của pháp luật BVMT; hạn chế của tổ chức bộ máy; hạn chế trong việc tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia BVMT...
- Trương Mạnh Tiến, “Sự phát triển của thương mại tự do trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay với vấn đề bảo vệ môi trường sinh
thái” [159].
Tác giả đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tự do thương
mại và bảo vệ MTST ở nước ta. Khi nghiên cứu về nền kinh tế thị trường và quá
trình tự do hóa thương mại, tác giả phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến nhận
định: sự bền vững về MTST chính là cơ sở để tăng trưởng kinh tế; con đường khả
10
thi duy nhất để tăng trưởng kinh tế lâu bền là cân bằng các nguồn lực kinh tế, sinh
thái, con người.
Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và chỉ rõ những hậu quả về mặt môi
trường của các chính sách kinh tế tự do hóa thương mại gây ra; tác giả cho rằng,
quy mô hoạt động thương mại tăng, sẽ dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và ô nhiễm MTST cũng tăng theo; các hoạt động tự do hóa thương mại
như nhập hàng hóa kém chất lượng, rác thải công nghiệp, xuất khẩu gỗ, thủy hải
sản… để lại nhiều hậu quả về MTST; tự do hóa thương mại dẫn tới tăng trưởng
kinh tế cao hơn, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho các ngành công nghiệp gia tăng,
việc khai thác TNTN sẽ dẫn đến tình trạng MTST ô nhiễm ngày càng nặng nề hơn.
Tác giả rút ra kết luận: sự phát triển tự do thương mại trong điều kiện kinh tế
thị trường ở nước ta ảnh hưởng rõ rệt tới MTST, nhưng tự do hóa thương mại có vai
trò thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững; vì vậy, cần phải có biện pháp để BVMT
sinh thái trong điều kiện tự do hóa thương mại ở nước ta.
- Nguyễn Đình Hòa, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
ở nước ta hiện nay - khía cạnh môi trường sống” [81].
Tác giả khẳng định, ở nước ta các vấn đề về môi trường sống nảy sinh trong
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang trở nên hết sức phức
tạp, tạo nên sức ép to lớn đối với môi trường sống khu vực này, nếu không được
giải quyết kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, cản trở quá trình phát triển.
Nguy cơ cạn kiệt một số nguồn tài TNTN do các hoạt động sản xuất và dân sinh,
vấn đề ô nhiễm môi trường do tác động của quá trình CNH, HĐH; nguy cơ giảm đa
dạng sinh học chủ yếu do các hoạt động sản xuất và dân sinh; các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp được triển khai tại nhiều địa phương góp phần gây ô nhiễm… là
vấn đề cấp bách hiện nay cần có những giải pháp căn cơ để khắc phục.
- Nguyễn Thị Nga, “Vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam hiện nay” [121].
Tác giả phân tích những đặc điểm của môi trường tự nhiên ở nước ta; chỉ rõ
nội dung cơ bản của công tác BVMT trong tiến trình CNH, HĐH ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay; tác giả đánh giá hiện trạng và hoạt động của môi trường tự
nhiên liên quan đến các lĩnh vực như: tài nguyên đất, tài nguyên nước; tài nguyên
khoáng sản; tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; chỉ rõ những ưu điểm và hạn
11
chế của nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân đối với việc bảo vệ môi
trường tự nhiên.
Trên cơ sở đó, tác giả đề ra các nhóm giải pháp để BVMT trong tiến trình
CNH, HĐH; trong đó, coi trọng giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước đối với
hoạt động này; như, hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về BVMT tự nhiên; vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước
trong BVMT và tăng cường đầu tư nguồn tài chính cho CTBVMT.
- Nguyễn Hữu Cát, Vương Cường, “Khảo sát thực trạng quản lý Nhà nước
về môi trường tại một số tỉnh phía Nam ở nước ta hiện nay” [23].
Các tác giả đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường
qua khảo sát ở một số tỉnh phía Nam, chỉ rõ những yếu kém, bất cập trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ và tái tạo môi trường của hệ thống pháp luật ở nước ta, yếu kém của
đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực môi trường. Trên cơ sở đó, các tác giả
đề xuất hệ thống giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý môi trường trong thời
gian tới, đó là: hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; tăng cường bộ máy quản lý Nhà
nước về môi trường và nâng cao hiệu quả hoạt động của nó; tăng cường giáo dục ý
thức môi trường cho người dân...
- Nguyễn Minh Quang, “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh
công tác bảo vệ tài nguyên môi trường” [133].
Tác giả khẳng định, BVMT được nhìn nhận là vấn đề sống còn, được coi là
một trong ba trụ cột để phát triển đất nước. Tác giả đánh giá và khẳng định những
kết quả đạt được trong CTBVMT, cụ thể: nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của
CTBVMT của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và người dân đã
có những chuyển biến tích cực; mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường được hạn chế;
công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường được đẩy mạnh. Tuy nhiên,
MTST nước ta cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức như biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, triều cường, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường gia tăng.
Tác giả nhấn mạnh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh
công tác bảo vệ tài nguyên môi trường là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn; là nhiệm
vụ của cả HTCT; là cơ sở tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển
kinh tế, xã hội; là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là trách
12
nhiệm của mỗi tổ chức cá nhân và cộng đồng, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo
dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia giám sát của toàn xã hội.
- Trần Đắc Hiến, “Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay - thực trạng và
một số giải pháp khắc phục” [75].
Tác giả cho rằng, trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, việc
phát triển kinh tế gắn với môi trường chưa chú trọng đúng mức, dẫn đến ô nhiễm
môi trường ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, nóng bỏng và là vấn đề gây bức
xúc trong dư luận xã hội. Theo tác giả, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
nghiêm trọng là do bất cập của cơ chế, chính sách; quyền hạn pháp lý của các cơ
quan BVMT chưa đủ mạnh; chính quyền chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng
của CTBVMT. Giải quyết được tình trạng này, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật về BVMT, trong đó các chế tài xử phạt phải đủ sức răn đe; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường; chú trọng công tác quy hoạch khu
công nghiệp, cụm công nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo
dục nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT.
- Trần Thị Thu Hường, “Tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” [90].
Trên cơ sở nghiên cứu Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, tác giả chỉ rõ tám
nhóm hành vi vi phạm chính về quy định BVMT gồm: hành vi vi phạm về kế hoạch
BVMT, đánh giá tác động môi trường; hành vi gây ô nhiễm môi trường; hành vi vi
phạm về xử lý chất thải; hành vi vi phạm về quy định BVMT của các cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ và khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công
nghệ cao, khu kinh doanh dịch vụ tập trung; hành vi vi phạm quy định về BVMT
trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị; hành vi vi phạm trong hoạt động lễ
hội, du lịch và khai thác khoáng sản... Tác giả cho rằng, việc xác định trách nhiệm
và cơ chế phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt của Nghị định
155, đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức thiết, góp phần thực hiện công tác kiểm tra,
thanh tra, xử lý vi phạm quy định về môi trường được thống nhất, hiệu quả, có tính
răn đe cao; buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải thay đổi hành vi BVMT, nâng cao
tinh thần thượng tôn pháp luật cho các tổ chức, doanh nghiệp trong CTBVMT.
13
- Nguyễn Hằng, “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đa dạng hóa các hoạt
động truyền thông trong công tác bảo vệ môi trường” [74].
Tác giả phân tích và khái quát vai trò của công tác tuyên truyền đối với
CTBVMT, công tác tuyên truyền là một hoạt động góp phần thúc đẩy thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra đối với CTBVMT. Vì vậy, cần
tổ chức truyền thông, phổ biến các cơ chế, chính sách, chủ trương lớn về tài
nguyên và môi trường ngay từ khi chuẩn bị, ban hành và tổ chức triển khai. Tác
giả chỉ rõ biện pháp chủ yếu trong công tác truyền thông là: chú trọng tuyên
truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả các nguồn TNTN, ý thức trách nhiệm trong CTBVMT; phổ biến, hướng dẫn,
tăng cường năng lực cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp thực hiện
chức năng giám sát, phản biện và tham vấn cộng đồng về tài nguyên và môi
trường; chú trọng ứng dụng công nghệ và phương thức truyền thông để lắng nghe
ý kiến của doanh nghiệp, người dân và cộng đồng xã hội, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường.
- Vũ Ngọc Lân, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác
bảo vệ môi trường” [102].
Tác giả đánh giá kết quả đạt được khi người dân tham gia BVMT trong thời
gian qua như: xu hướng người dân tham gia trực tiếp vào CTBVMT ở địa bàn cơ
sở ngày càng tăng; việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã từng
bước cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên
nhiều lĩnh vực, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
nông thôn mới, trong đó có BVMT. Tuy nhiên, theo tác giả, ở nhiều nơi người dân
chưa biết được việc xử lý, BVMT trên địa bàn của mình như thế nào nên cũng
không thể bàn và kiểm tra, do các khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bao bọc, khép kín và người dân bất khả
xâm phạm. Tác giả nhận định, trách nhiệm trước hết là do người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền địa phương và các cơ quan tham mưu, thẩm định dự án về môi
trường; các tổ chức đoàn thể chưa đủ chuyên môn về môi trường để giám sát và
phản biện. Tác giả cho rằng, để thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” trong công tác BVMT cần phải có các quy chế, quy định
mang tính pháp quy; phát huy hơn nữa thế mạnh của các phương tiện thông tin đại
14
chúng; việc công khai phê bình các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về vi
phạm BVMT trên báo chí cần phải được tái lập, đây là những giải pháp thiết thực
để nhân dân tham gia công tác BVMT.
- Bùi Cách Tuyến, “Giám sát xã hội và bảo vệ môi trường ở Việt Nam” [164].
Tác giả đã nhận định: để nâng cao hiệu quả của CTBVMT thì một trong
những biện pháp cần được thực hiện thường xuyên đó là làm tốt chức năng giám sát
xã hội đối với hoạt động này. Tác giả xác định rõ, chủ thể của giám sát xã hội là
MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cá nhân, công dân
hoặc cộng đồng dân cư, các cơ quan truyền thông đại chúng. Đối tượng chịu sự
giám sát xã hội là cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh
doanh, họ có nghĩa vụ chấp hành Luật BVMT.
Theo tác giả, thời gian qua, hoạt động giám sát xã hội về BVMT ở Việt Nam
đã được tiến hành khá tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề cần
giải quyết về cả tổ chức thực thi và phương diện hoàn thiện thể chế. Vì vậy, các cấp
ủy đảng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhận thức đúng về bản chất và
thiết lập khuôn khổ pháp lý để hoạt động giám sát xã hội về BVMT diễn ra một
cách thuận lợi và đạt kết quả.
- Nguyễn Văn Kim, “Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường - kinh
nghiệm của Nhật Bản” [98].
Từ thực tiễn phát triển kinh tế của Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XX, tác
giả nhận xét: chính hoạt động và ý thức của con người khi khai thác quá mức tài
nguyên đã tác động xấu đến MTST; bên cạnh đó, sự tập trung quá mức các nguồn
tài nguyên phục vụ cho các ngành sản xuất đã dẫn đến mất cân bằng sinh thái và ô
nhiễm môi trường. Tác giả luận giải và nhận định, dù là có ý thức hay vô thức, thì
chính con người là tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường, tàn phá, hủy hoại
môi trường. Hậu quả của nó lại chính con người phải gánh chịu. Chính vì mục tiêu
tăng trưởng nhanh, chính phủ Nhật bản chưa tập trung cho CTBVMT mà còn dung
túng cho các tổ chức hủy hoại môi trường.
Tác giả khái quát những kết quả đạt được của Nhật Bản trong BVMT, và nêu
một số kinh nghiệm của Nhật Bản trong CTBVMT, đó là: luật hóa và tăng cường
thực thi pháp luật về BVMT; thiết lập cơ quan chuyên trách BVMT; sử dụng công
nghệ sạch, đảm bảo an toàn; giáo dục cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa và trách
15
nhiệm của BVMT và vận động nhân dân tham gia tích cực phòng chống ô nhiễm;
thay đổi chiến lược phát triển kinh tế... Theo tác giả, đây là bài học kinh nghiệm
đáng để Việt Nam nghiên cứu vận dụng nhằm thực hiện tốt việc BVMT.
Jung Gun Young, “Quản lý nhà nước về môi trường ở Hàn Quốc - Những
giá trị tham khảo cho Việt Nam” [91].
Tác giả tập trung phân tích, đánh giá, so sánh thực tiễn quản lý nhà nước về
BVMT ở Hàn Quốc và Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;
cụ thể như, so sánh về mô hình tổ chức và hoạt động của chính phủ trong quản lý
nhà nước về môi trường, thông qua nghiên cứu điển hình và phân tích chuyên sâu
về các mô hình tổ chức này tại Hàn Quốc và Việt Nam trong mỗi giai đoạn phát
triển kinh tế, xã hội khác nhau. Từ đó, tác giả khẳng định những kinh nghiệm của
Hàn Quốc trong BVMT mà Việt Nam cần ưu tiên vận dụng đó là: cần quyết liệt và
nhanh chóng triển khai các chính sách phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong tất cả
các ngành kinh tế; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác kiểm
tra, giám sát, kiềm chế ô nhiễm môi trường thông qua một đầu mối để tránh sự
chồng chéo, trùng lắp và tiết kiệm ngân sách; cải cách mạnh mẽ chính sách phí và
thuế môi trường.
Trần Thị Duyên, “Các giải pháp, chính sách của Đài Loan đối với các vấn
đề môi trường” [41].
Tác giả phân tích và chỉ rõ, kế hoạch BVMT mang tính tổng thể đã được
chính quyền Đài Loan đặc biệt lưu tâm từ năm 1990. Luật BVMT ở Đài Loan
không chỉ tiến bộ về mặt tinh thần mà còn phối hợp với cơ chế kiểm soát môi
trường hiện đại để hạn chế những tác động xấu của các vấn đề môi trường đặt ra.
Bài viết đã phân tích cụ thể các chính sách của chính phủ Đài Loan đối với việc
BVMT không khí và tầng ozone; chính sách BVMT nước, kiểm soát tiếng ồn;
chính sách, biện pháp để giảm thiểu và tái chế rác thải... Tác giả nhấn mạnh, vấn
đề môi trường là vấn đề manh tính toàn cầu; vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề
này, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của riêng Đài Loan, mà cần có sự hợp tác của tất
cả các nước trên thế giới để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững môi
trường sinh thái.
16
- Phạm Thị Xuân Mai, “Đối sách của Trung Quốc trước các vấn đề môi
trường” [114].
Tác giả nhận định, Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn phát triển nhanh
chóng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Đây cũng là giai đoạn mâu
thuẫn xẩy ra nhiều nhất giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT. Cụ thể là, dân số tăng
nhanh, tài nguyên bị khai thác quá mức đã dẫn đến nhiều vấn đề sinh thái như, dất
đai bị xói mòn, tình trạng hoang mạc hóa, mất đi đa dạng sinh học; môi trường
nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề. Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp, chính
sách để đối phó với ô nhiễm môi trường và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy
nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng ở một số khu vực cho thấy việc thực thi
và hiệu quả của những chính sách này còn hạn chế. Vì vậy, thay đổi chính sách phù
hợp để BVMT là nhiệm vụ được chính phủ Trung Quốc đặt lên hàng đầu. Những
chính sách Trung Quốc đang thực thi là kinh nghiệm để Việt Nam có thể tham khảo
đối với công tác BVMT, như: tăng cường quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp
BVMT; tăng cường đổi mới công nghệ, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tăng
cường xây dựng kênh đầu tư đa nguyên hóa và cơ chế huy động vốn vào ngành
công nghiệp BVMT; ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong CTBVMT; quy
hoạch, chấn hưng ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng và BVMT.
- Hoàng Hồng Hạnh, “Kinh nghiệm quốc tế về phân vùng môi trường trong
quy hoạch và bảo vệ môi trường” [71].
Tác giả nhận định, phân vùng môi trường được hiểu là một công cụ quy
hoạch không gian, cơ sở để phân loại môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và
có thể cả yếu tố kinh tế - xã hội tại mỗi vùng phụ thuộc vào mục đích ưu tiên của
từng vùng. Từ thực tế phân vùng môi trường đã và đang được tiến hành ở nhiều
quốc gia như châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, Úc, Malaixia, Ấn Độ... Tác giả
khẳng định, phân vùng môi trường được coi là công cụ quan trọng và là bước đầu
tiên của quy hoạch BVMT. Để phân vùng môi trường, Việt Nam cần vận dụng các
kinh nghiệm sau: thứ nhất, chú ý đến các đặc điểm, đặc trưng của từng vùng và làm
rõ mục tiêu cần đạt được; thứ hai, xây dựng bản đồ là một trong những công cụ để
thể hiện được sự giao thoa giữa hoạt động kinh tế và điều kiện môi trường; thứ ba,
chú trọng tính kết nối và tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố, đặc biệt là tính kết nối
sinh thái, sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội; thứ tư, quy hoạch
17
BVMT cần phải dự báo và kiểm soát ảnh hưởng tiềm tàng của phát triển kinh tế -
xã hội, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội đang diễn ra nhanh và tất
yếu hiện nay.
1.1.2. Công trình khoa học ở nước ngoài
- Hilary French, “After the Earth Summit: the Future of Environmental
Governance”, “Tương lai của công tác quản lý nhà nước về môi trường sau Hội
nghị thượng đỉnh trái đất” [175].
Cuốn sách đã tổng hợp tiến trình phát triển quản lý nhà nước về BVMT trên
thế giới. Từ việc khẳng định vai trò quản lý nhà nước đối với CTBVMT, tác giả
nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và công tác
quản lý nhà nước về môi trường để giải quyết các vấn đề về môi trường do đặc tính
“xuyên biên giới” và quy mô toàn cầu của vấn đề này. Đặc biệt, tác giả chỉ rõ
những thành tựu và khó khăn, thách thức đặt ra đối với CTBVMT trong bối cảnh
toàn cầu hóa và vấn đề biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu diễn ra mạnh mẽ
khắp toàn cầu. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đưa ra một số kết luận quan trọng, cần
tham khảo cho CTBVMT của các quốc gia; cụ thể, thể chế hóa hoạt động BVMT,
đưa quy định trách nhiệm BVMT vào Hiến pháp để nâng cao hiệu quả của công tác
này; nỗ lực của toàn cầu và khu vực nhằm giải quyết hiệu quả những khó khăn,
thách thức về nguồn lực tài chính cho hoạt động BVMT; không lạm dụng các
nguồn tài nguyên và đòi hỏi quá mức về môi trường sẽ làm cho nền kinh tế thế giới
bị hạn chế. Tác giả cho rằng, bên cạnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi
trường, cần tập trung cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nghèo là biện pháp
quan trọng để BVMT, tránh cho môi trường bị hủy hoại, xuống cấp.
- Tác giả Helige Jorgens, Helmut Weidner, với cuốn sách“Capacity building
in national Environmental policy comparative Study of 17 countries”, (Tăng cường
năng lực về chính sách môi trường - nghiên cứu so sánh 17 quốc gia) [170].
Đây là công trình của của tập thể tác giả nhằm phân tích, đánh giá, tổng kết,
rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý môi trường nhiều quốc gia và đưa
ra các mô hình quản lý tối ưu cho công tác quản lý môi trường phù hợp cho các
quốc gia đang phát triển.
Các tác giả khái quát quá trình phát triển và chính sách quản lý môi trường
trường giai đoạn 1970 - 2000 ở các quốc gia Đông Âu đang trong giai đoạn chuyển
18
dịch nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường gồm: Tiệp Khắc, Bungari,
Hungari, và Ba Lan; 7 quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển ở miền Nam Mỹ,
châu Á và châu Phi gồm: Bradin, Mêhicô, Môrốccô, Côxtarica, Ấn Độ, Đài Loan
và Việt Nam; 6 quốc gia phát triển gồm: Canađa, Italia, Áo, Úc, Pháp, Niu Di Lân.
Nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề trọng tâm sau đây về môi trường: khái niệm về
năng lực quản lý và chính sách môi trường; quan điểm và cách hiểu của các quốc
gia về năng lực quản lý nhà nước về môi trường; những hạn chế về năng lực của hệ
thống quản lý nhà nước về môi trường... Các tác giả đã khái quát về tiến trình phát
triển của hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam giai đoạn từ 1990 đến 2000;
phân tích, so sánh với các quốc gia phát triển và đang phát triển và nêu một số kiến
nghị cho Việt Nam trong CTBVMT.
Tác giả Koos Neetjes với công trình: “Environment and livelihoods:
strategies for sustainable development” (môi trường và sinh kế - các chiến lược
phát triển bền vững [171].
Với kết cấu 5 chương, cuốn sách phản ánh mối quan hệ giữa đói nghèo và
những thay đổi về môi trường; phân tích và khái quát lý thuyết về môi trường và
phát triển, nhất là phát triển bền vững. Theo tác giả, phát triển bền vững dựa vào ba
yếu tố cốt lõi: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, BVMT và TNTN. Tác giả cho
rằng, hệ sinh thái và nơi sinh sống của các loài động thực vật hoang dã sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng nếu môi trường bị ô nhiễm, TNTN bị hủy diệt; ngoài ra, còn
ảnh hưởng đến đất canh tác và hiện tượng thiếu nước ngọt. Điều này, đã dẫn đến
những biến động xã hội chưa từng thấy mà những người nghèo và cộng đồng trực
tiếp sống dựa vào TNTN phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất; tình trạng này đang xảy
ra ở phần lớn các nước đang phát triển. Từ đó, tác giả khẳng định: môi trường cần
thiết cho sự sống của con người, nếu không bảo vệ được môi trường thì không thể
cải thiện được cuộc sống của con người; bảo vệ và phục hồi môi trường và hệ sinh
thái là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững, giảm bớt những khó khăn trong
cuộc sống của con người.
Tác giả Mohamed Labir Bouquerra với cuốn “La Polution in visible” (Nạn ô
nhiễm vô hình) [173].
Theo tác giả, trái đất đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Tác nhân gây nên
tình trạng ô nhiễm này là do hóa chất, vì hiện nay có tới trên 4 triệu hóa chất
19
thường xuyên luân chuyển quanh ta, chúng gây ra tác hại cho sức khỏe, sự sống
của con người và môi trường. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng tác hại của ô
nhiễm môi trường ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ và khẳng định, ô nhiễm
từ các loại hóa chất đang gây ra nhiều căn bệnh cho con người, gây ra gánh nặng
về kinh tế. Tác giả khẳng định, sự cần thiết và cấp bách trong cuộc đấu tranh
BVMT vì sự sống trên hành tinh của chúng ta; trong đó, việc hạn chế sử dụng hóa
chất và cấm sử dụng hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người là biện
pháp cần thực hiện.
Cuốn “Umweltver Waltung” (Quản lý môi trường) của ManFRedSchReiner [172].
Theo tác giả, môi trường tự nhiên là đầu vào của hệ thống kinh tế và cũng là
nơi tiếp nhận chất thải; nguồn tài nguyên cũng như khả năng tiếp nhận của chất thải
của môi trường tự nhiên là có hạn. Vì vậy, khi tài nguyên suy giảm, môi trường bị
quá tải thì môi trường sẽ đòi hỏi cải thiện và đề bù. Tác giả cho rằng, nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do quan niệm về giá trị cuộc
sống. Đã có thời kỳ các nước phương Tây đưa ra phương châm hành động bị phê
phán “tổng sản phẩm xã hội và sự tăng trưởng của nó”, đây là nguyên nhân chính
gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngày nay, đã có sự thay đổi trong quan niệm
giá trị; thước đo tiêu chuẩn cuộc sống từ chỗ được đo bằng đại lượng tổng sản phẩm
xã hội thì ngày nay được thay bằng đại lượng “chất lượng cuộc sống”.
Tác giả Beria Leimona, Meine Van Noordwijk với cuốn sách“Payment for
environmental services: Experiences and lessons in Vietnam” (Chi trả dịch vụ môi
trường: kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam) [174].
Trên cơ sở phân tích bản chất và sự cần thiết tất yếu của hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường nhằm tạo ra lợi ích cho cá nhân và cộng đồng; các tác giả đã
tiếp cận các vấn đề từ thực tiễn Việt Nam để đề xuất những giải pháp BVMT thông
qua các hoạt động chi trả môi trường. Các tác giả đề xuất, đưa vấn đề chi trả dịch vụ
hệ sinh thái vào các chính sách và chương trình của Việt Nam; hoạt động này được
thực hiện trên nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền (những người hưởng
lợi từ dịch vụ hệ sinh thái và họ phải trả chi phí cho các dịch vụ này); người gây ô
nhiễm trả tiền (bất kỳ ai phá hoại môi trường đều phải bồi thường cho những thiệt
hại họ gây ra). Trên cơ sở đó, các tác giả cho rằng, Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng
20
một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạt động chi trả phí dịch
vụ hệ sinh thái. Nhưng vấn đề đặt ra chính mà là thiếu một khung pháp lý, thiếu cơ
sở pháp lý cho cộng đồng để tham gia ký kết hợp đồng
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.2.1. Công trình khoa học ở Việt Nam
- Lê Quang Phi, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn từ 1991 đến 2002 [130].
Luận án đánh giá, tổng kết và làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo, chủ trương,
đường lối của Đảng, những thành tựu đạt được và những yếu kém trong quá trình
Đảng lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta năm 1991 đến năm
2002. Qua đó, luận án rút ra một số kinh nghiệm để hoàn thiện đường lối, chủ
trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Những vấn đề luận án có thể vận dụng, tham khảo, kế thừa: làm rõ nội dung,
PTLĐ của Đảng nói chung và nội dung, PTLĐ của Đảng đối với sự nghiệp CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn; những giải pháp cần thực hiện để tăng cường năng
lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn những năm tới.
- Trần Đình Nghiêm, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [123].
Cuốn sách tập trung luận bàn và giải quyết một số vấn đề về lý luận và
thực tiễn về PTLĐ; mối quan hệ giữa nội dung lãnh đạo và PTLĐ; sự cần thiết
đổi mới PTLĐ của Đảng đối với HTCT và các lĩnh vực đời sống của xã hội. Từ
thực trạng của PTLĐ, nguyên nhân ưu điểm và hạn chế, cuốn sách xác định các
giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội.
Những nội dung này có giá trị tham khảo làm sáng tỏ nội dung lãnh đạo và
PTLĐ của Đảng đối với CTBVMT.
- Lê Văn Lý, “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội nước ta” [111].
Cuốn sách đã chỉ ra và phân tích làm rõ những căn cứ chủ yếu để xác định
nội dung, PTLĐ của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu; chức năng, nhiệm vụ, vị
trí, vai trò, đặc điểm của đảng cầm quyền; xác định nội dung, PTLĐ của Đảng đối
21
với một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta, gồm các lĩnh vực: kinh
tế, tư tưởng - lý luận, quốc phòng, an ninh, văn học - nghệ thuật. Đây là những gợi
mở để luận án xác định nội dung, PTLĐ của Đảng và xác định các giải pháp tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối CTBVMT.
- Đỗ Ngọc Ninh, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình
mới” [129].
Tác giả khẳng định từ sau Đại hội X đến nay, việc đổi mới PTLĐ của Đảng
đã có chuyển biến tích cực, cụ thể: đã xây dựng quy chế làm việc, chương trình
công tác toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Đảng; trong đó, xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết, những
vấn đề bức xúc đặt ra; kết quả là, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đã có
tiến bộ; chế độ báo cáo, lấy ý kiến về hoạt động của mình trước hội nghị toàn thể
đảng viên được quan tâm thực hiện; việc học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội đã đi
sâu hơn vào những vấn đề mới, những quyết định quan trọng trong Văn kiện Đại
hội Đảng, coi trọng trao đổi, thảo luận; PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước và chính
quyền địa phương có cải tiến…
Tuy nhiên, việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng đặt ra nhiều vấn đề cần
giải quyết: nâng cao nhận thức về việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng trong
điều kiện hiện nay; nâng cao trình độ, trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng; tập
trung hơn vào việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước; sắp xếp, kiện toàn tổ
chức bộ máy của Đảng và các tổ chức trong HTCT các cấp phù hợp yêu cầu công
cuộc đổi mới; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp.
- Lê Văn Thư, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn
hóa - xã hội giai đoạn hiện nay” [158].
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển văn hóa - xã hội và thực
trạng các tỉnh uỷ đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội; chỉ ra
nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị thực
tiễn. Đặc biệt, luận án đề xuất 5 giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các
tỉnh uỷ ở vùng này, đối với phát triển văn hoá - xã hội: nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là của các tỉnh uỷ và tỉnh uỷ viên về
vai trò lãnh đạo của tỉnh ủy đối với phát triển văn hoá - xã hội ở địa phương; nâng
cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động trong các
22
cơ quan chuyên trách về công tác văn hóa - xã hội tỉnh; tiếp tục đổi mới nội dung,
PTLĐ của tỉnh ủy trong phát triển văn hóa - xã hội; lãnh đạo nâng cao hiệu lực quản
lý của chính quyền tỉnh và phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội trong phát triển văn hóa - xã hội; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc
thực hiện nghị quyết và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
- Nguyễn Xuân Hưng, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực
hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay” [86].
Luận án đưa ra khái niệm các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực
hiện công bằng xã hội; xác định nội dung và PTLĐ của các tỉnh ủy đối thực hiện
công bằng xã hội; thực trạng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội của các tỉnh ủy
thời gian qua và đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở
vùng này đối với thực hiện công bằng xã hội đến năm 2025. Cụ thể, đổi mới quá
trình xây dựng và tổ chức thực hiện tốt một số nghị quyết chuyên đề của tỉnh uỷ về
phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về thực hiện công bằng xã hội; xây
dựng chính quyền từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh, bảo đảm thực hiện công bằng xã
hội đạt kết quả tốt; xây dựng các tỉnh ủy vững mạnh thực sự là chủ thể lãnh đạo
thực hiện công bằng xã hội đạt kết quả; tăng cường thanh tra, xử lý sai phạm về
thực hiện công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và lợi ích
nhóm; nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội của các tổ chức cơ sở
đảng; phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế -
xã hội trong thực hiện công bằng xã hội; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung
ương đối với các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng trong lãnh đạo thực hiện công
bằng xã hội.
- Bùi Văn Nghiêm, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay” [124].
Luận án đưa ra khái niệm Tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xác định nội dung và PTLĐ của tỉnh ủy
đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Luận án đánh giá và nêu rõ những ưu điểm và hạn chế về nội dung lãnh đạo
và PTLĐ của tỉnh ủy Đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh
23
tế nông nghiệp và đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở
đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến
năm 2015. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp như: Thứ nhất, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các tỉnh ủy viên, cấp ủy viên huyện, xã và cán bộ, đảng viên. Thứ
hai, xây dựng chính quyền tỉnh, huyện, xã vững mạnh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh
ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thứ ba, tỉnh ủy xác định đúng
những vấn đề trọng tâm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, tập
trung lãnh đạo đạt kết quả. Thứ tư, nâng cao chất lượng tỉnh ủy, các cơ quan tham
mưu tỉnh ủy, đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp thông qua tổ chức đảng và đảng viên. Thứ năm, có cơ chế phối hợp giữa
các tỉnh ủy trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tăng cường sự
chỉ đạo, tạo thuận lợi của các bộ, ngành Trung ương; tiếp thu vận dụng kinh
nghiệm của nước ngoài. Thứ sáu, phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính
trị - xã hội, nhân dân và các doanh nghiệp, cơ quan khoa học, công nghệ trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
sơ kết, tổng kết thực tiễn.
1.2.2. Các công trình khoa học ở nước ngoài
* Các công trình khoa học ở Trung Quốc
- Hạ Quốc Cường,“Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình
độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và
chống rủi ro” [36].
Tác giả đã phân tích quá trình đổi mới công tác xây dựng Đảng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc và chỉ rõ hai vấn đề lớn: thứ nhất, nâng cao hơn nữa trình độ
lãnh đạo và trình độ cầm quyền của Đảng; thứ hai, tăng cường hơn nữa năng lực
chống tha hoá, phòng biến chất và chống rủi ro.
Tác giả chỉ ra thực trạng năng lực Đảng lãnh đạo, đấu tranh phòng chống tha
hóa, biến chất trong đội ngũ đảng viên và đề ra những giải pháp chủ yếu như: nắm
vững nhiệm vụ trung tâm của cách mạng; tuân theo đường lối cơ bản của Đảng; xây
dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; tăng cường xây dựng tư tưởng lý
luận, thực hiện Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác; xây dựng ban lãnh đạo, xây dựng
24
đội ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ cán bộ, coi trọng
xây dựng nhân tài; tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng; giữ gìn mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân; tăng cường và cải tiến toàn diện việc
xây dựng tác phong của Đảng đảm bảo sự liêm chính, kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, tha hóa trong nội bộ.
- Trác Vệ Hoa, "Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung
Quốc 30 năm qua" [80].
Tác giả khẳng định vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân là tư tưởng
chiến lược, nhất quán của Đảng Cộng sản trung Quốc; phân kỳ và đánh giá sự phát
triển của nông thôn Trung Quốc qua 30 năm; khái quát những hạn chế và thành tựu
quan trọng; qua đó, rút ra một số kinh nghiệm, đồng thời xác định các giải pháp
thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc; như, ra sức cải cách sâu sắc, sáng
tạo, tăng cường xây dựng chế độ nông thôn, tạo động lực cho sự phát triển nhịp
nhàng kinh tế, xã hội cả thành thị và nông thôn; không ngừng hoàn thiện chế độ hỗ
trợ chế độ bảo vệ nông nghiệp; tăng cường đầu tư của nhà nước đối với phát triển
nông thôn..., trong đó tác giả nhấn mạnh vấn đề BVMT trong phát triển nông thôn,
như hình thành cơ chế khích lệ, có lợi cho bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tài cây
trồng, vật nuôi nông nghiệp.
- Chu Húc Đông,“Kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm minh,
triển khai cuộc xây dựng Đảng tiên phong, liêm chính và đấu tranh chống tham
nhũng” [65].
Tác giả đã phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng tham nhũng ở
Trung Quốc như quá trình cải cách thể chế còn những kẽ hở; việc giáo dục, bồi
dưỡng đạo đức chưa được chú trọng; chưa quyết liệt trong xử lý cán bộ tham
nhũng... Đồng thời, đưa ra những giải pháp để xây dựng Đảng tiên phong, liêm
chính và đấu tranh chống tham nhũng, gồm: đẩy mạnh xây dựng tư tưởng chính trị;
điều tra và xử lý các vụ án lớn và án quan trọng; chỉnh đốn nghiêm túc kỷ luật Đảng
và luật pháp Nhà nước, xử lý nghiêm theo pháp luật một loạt kẻ tham nhũng; uốn
nắn tác phong không lành mạnh, tác phong làm việc của một số cơ quan và ngành
nghề; không ngừng tăng cường tính tự giác của cán bộ lãnh đạo đảng viên về hành
25
chính liêm khiết; tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế liêm chính,
từng bước xoá bỏ mảnh đất nảy sinh tham nhũng; tăng cường giám sát dân chủ... để
đảm bảo việc chống tham nhũng được thực hiện hiệu quả.
- Trương Vệ Quốc, “Tập trung giải quyết vấn đề nổi cộm mà quần chúng
nhân dân phản ánh gay gắt” [135].
Từ việc phân tích thực trạng của vấn đề tham nhũng và ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng ở Trung Quốc, tác giả khẳng định, đây chính là những vấn đề nổi cộm
mà nhân dân phản ánh gay gắt cần nhận thức đúng và tập trung giải quyết tốt. Theo
tác giả, những vấn đề này cần được giải quyết bằng những quyết sách lớn, tư duy
chiến lược sâu rộng, điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của
Đảng và của đất nước Trung Hoa. Tác giả đề xuất các giải pháp, gồm: phải tăng
cường giáo dục tư tưởng, thường xuyên “bổ sung can xi” cho Đảng; kiên trì kết hợp
giáo dục tư tưởng và ràng buộc chế độ, tức là vừa giải quyết tốt vấn đề thế giới
quan, nhân sinh quan, giá trị quan, vừa phải tăng cường giám sát quyền lực; làm
cho quan điểm quần chúng bén rễ trong đầu; tăng cường dựa vào dân.
* Các công trình khoa học ở Lào
- Xổm Nức - Xổm Vi Chít (2008), “Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo
Nhà nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [168].
Tác giả đã chỉ rõ vai trò quyết định của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong
quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH, HĐH đất nước ở Lào trong
thời gian qua. Sau khi phân tích một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về
PTLĐ của Đảng, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới PTLĐ của Đảng nhân
dân cách mạng Lào đối với Nhà nước Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp chủ
yếu sau: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy hiệu lực quản lý
của Nhà nước; khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động lãnh đạo của
Đảng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tác giả nhấn mạnh: PTLĐ của Đảng
được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của Đảng. Do đó, đổi mới PTLĐ của Đảng đối
với từng lĩnh vực đời sống xã hội và với Nhà nước phải coi trọng công tác cán bộ,
xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của
Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành.
26
- Thoong Băn Seng Aphone, “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ
vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay” [157].
Tác giả luận giải những vấn đề chủ yếu về Đảng Nhân dân cách mạng Lào
lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay; các nội dung và PTLĐ
của Đảng đối với an ninh quốc gia.
Tác giả phân tích tình hình an ninh ở Lào hiện nay; xác định những nội dung
chủ yếu về đổi mới nội dung và PTLĐ của Đảng đối với giữ vững an ninh quốc gia;
thực trạng Đảng lãnh đạo an ninh quốc gia những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm
về nội dung lãnh đạo và PTLĐ của Đảng và các nguyên nhân. Đồng thời, tác giả đề
xuất các giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với giữ vững an ninh quốc gia trong
những năm tới, gồm: tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với
bảo đảm an ninh tại các địa phương; xây dựng lực lượng an ninh trở thành lực
lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, được trang bị
hiện đại; đổi mới việc phối hợp lực lượng công an và quân đội, các lực lượng an
ninh với quốc phòng; xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp với quốc phòng
toàn dân; thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh.
- Bun-Thoong Chit-Ma-Ni, “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” [21].
Tác giả đưa ra quan niệm về nông thôn mới; khái niệm Đảng Nhân dân cách
mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới; chỉ ra các nội dung và phương thức
Đảng Nhân dân cách mạng Lào và nội dung, PTLĐ của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nhấn mạnh nội dung lãnh đạo và
PTLĐ của các cấp ủy địa phương đối với chính quyền cùng cấp trong xây dựng
nông thôn mới.
Tác giả khái quát thành tựu đạt được và chỉ rõ hạn chế, bất cập trong xây
dựng nông thôn mới ở Lào như: sự chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới còn
chậm, chưa rõ nét; nhiều tiềm năng, lợi thế xây dựng nông thôn mới chưa được phát
huy; sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn chưa đáng kể... là đòi hỏi bức thiết đặt ra
cần đổi mới PTLĐ của Đảng. Tác giả đề ra hệ thống giải pháp tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay. Trong đó, giải
pháp có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng nông thôn mới ở Lào là nâng cao
27
chất lượng các hoạt động ra nghị quyết; xây dựng, hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm
nguyên tắc, quy trình lãnh đạo; đổi mới công tác cán bộ.
1.3. KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
LÀM SÁNG TỎ
1.3.1. Kết quả đạt được
* Các công trình nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường
Thứ nhất: thống nhất cơ bản về khái niệm môi trường; môi trường còn được
hiểu là MTST; một số tác giả còn đồng nhất khái niệm môi trường tự nhiên với khái
niệm môi trường.
Thứ hai: khẳng định vai trò của môi trường là một yếu tố rất quan trọng đối
với đời sống của con người và thế giới sinh vật; là nơi chứa đựng các nguồn tài
nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người; vì vậy, BVMT chính là bảo
vệ cuộc sống của bản thân mình.
Thứ ba: khái quát thực trạng của môi trường ở nước ta hiện nay, bên cạnh
những kết quả đạt được, môi trường đang bị suy thoái và xuống cấp nghiêm trọng,
gây hậu quả xấu đến đời sống của con người và những vấn đề bức thiết đặt ra hiện
nay cần phải giải quyết.
Thứ tư: xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan của thực trạng môi
trường hiện nay và khẳng định hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước
về môi trường; ý thức, trách nhiệm của các đơn vị, cơ sở sản xuất và nhân dân còn
hạn chế.
Thứ năm: tập trung phân tích và đưa ra một số các giải pháp cơ bản để
BVMT trong điều kiện CNH, HĐH hiện nay; giải pháp được nhiều công trình đề
xuất là hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT; phát huy vai trò của các tổ chức
trong HTCT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan chuyên trách
BVMT; phát triển khoa học công nghệ; giáo dục đạo đức sinh thái cho chủ doanh
nghiệp, xí nghiệp và nhân dân.
Những nội dung trên là gợi mở quan trọng để luận án nghiên cứu khái niệm
môi trường, BVMT; CTBVMT, tính tất yếu phải làm tốt CTBVMT trong giai đoạn
hiện nay; các giải pháp để BVMT, trong đó giải pháp tăng vai trò quản lý nhà nước
28
về môi trường đều được các tác giả khẳng định là giải pháp cơ bản và có tính quyết
định. Tuy nhiên, những giải pháp các tác giả đề xuất để thực hiện được trong thực
tiễn tất yếu cần có sự lãnh đạo của Đảng.
* Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và cấp ủy địa phương
lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội
Thứ nhất: làm rõ khái niệm Đảng cầm quyền, vị trí, vai trò, đặc điểm của
Đảng cầm quyền.
Thứ hai: các công trình tập trung làm rõ nội dung và PTLĐ của Đảng; thực
trạng Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay.
Thứ ba: xác định nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa -xã hội.
Thứ tư: đề xuất các giải pháp để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
các lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay; tập trung vào các giải pháp cụ thể như: nâng
cao nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng đối với lãnh đạo các lĩnh vực đời
sống xã hội; lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh
tế, văn hóa - xã hội; xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh. Song, đến
nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về Đảng lãnh
đạo CTBVMT giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ
Thứ nhất: khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT là tất yếu và
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT giai đoạn hiện nay; tập trung làm rõ khái niệm,
nội dung lãnh đạo và PTLĐ của Đảng đối với CTBVMT giai đoạn hiện nay, xác
định rõ chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, cách thức lãnh đạo để giải quyết
tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
Thứ ba: khảo sát, đánh giá thực trạng Đảng lãnh đạo CTBVMT trong những
năm qua, nhất là những năm gần đây; xác định rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên
nhân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp khả thi tăng cường
sự của Đảng đối với CTBVMT ở nước ta những năm tới.
29
Chương 2
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA -
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
NƯỚC TA
2.1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay - chức năng, nhiệm vụ, vai trò
và đặc điểm
2.1.1.1. Chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chức năng của các Đảng Cộng sản, nói chung và của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nói riêng là lãnh đạo. Điều này đã được C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin
chỉ ra và luận chứng một cách khoa học, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
phân tích, luận giải một cách cụ thể và khẳng định. C.Mác, Ph.Ăngghen đã luận
chứng sự cần thiết phải có Đảng Cộng sản để lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động lật đổ xã hội tư sản, các thế lực áp bức, bóc lột, xây
dựng xã hội cộng sản, tức là lãnh đạo, tổ chức giai cấp công nhân, nhân dân lao
động thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Hai
Ông còn luận chứng sâu sắc sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu. Qua luận
chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen, thấy rõ tư tưởng: Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại
và phát triển là để lãnh đạo, tổ chức giai cấp công nhân, nhân dân lao động thực
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Đây là lý do ra
đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản và là chức năng của Đảng Cộng sản.
Như vậy, chức năng của Đảng Cộng sản là lãnh đạo.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thể hiện trong hai thời kỳ với hai điều
kiện khác nhau, đó là Đảng lãnh đạo trong điều kiện chưa trở thành Đảng cầm
quyền và Đảng lãnh đạo trong điều kiện đã giành được chính quyền, trở thành Đảng
cầm quyền. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Mục đích trước mắt của những người
cộng sản là “Tổ chức những người vô sản thành giai cấp” [113, tr.558].
C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ ra, Đảng Cộng sản là người lãnh đạo, người
tổ chức thực tiễn. Sự lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của Đảng gồm lãnh đạo, tổ chức
giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị và lãnh đạo, tổ chức giai cấp vô sản và nhân
30
dân lao động xây dựng chủ nghĩa cộng sản, khi giai cấp vô sản đã giành được chính
quyền, Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền. Trong Điều lệ của Hội Liên hiệp
công nhân quốc tế C.Mác viết: “Việc giai cấp vô sản tổ chức thành chính đảng là tất
yếu để đảm bảo cho cách mạng xã hội chủ nghĩa thu được thắng lợi và thực hiện
được mục tiêu cuối cùng của nó là: tiêu diệt giai cấp” [112, tr.470].
Quá trình đi đến mục tiêu cuối cùng sau khi trở thành Đảng cầm quyền là
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa cộng sản, cũng là quá
trình xóa bỏ dần giai cấp đi đến xã hội không còn giai cấp. Đảng Cộng sản cầm
quyền có chức năng lãnh đạo, tổ chức quá trình ấy.
V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển, làm sâu sắc thêm chức năng lãnh đạo của
Đảng Cộng sản trong điều kiện lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và chỉ rõ, sự
lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị. Sự lãnh đạo ấy, bao gồm một nội dung rất
quan trọng là tổ chức thực tiễn. V.I.Lênin viết:
Chỉ có đảng của giai cấp công nhân, tức là đảng cộng sản… lãnh đạo tất
cả những hành động liên hợp của toàn bộ giai cấp vô sản, tức là lãnh đạo
giai cấp đó về mặt chính trị, và thông qua giai cấp đó mà lãnh đạo tất cả
quần chúng lao động. Nếu không thế, thì không thể thực hiện chuyên
chính vô sản được [106, tr.113].
V.I.Lênin chỉ rõ, Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo quần chúng nhân dân
xây dựng CNXH và bảo vệ đất nước, Đảng lãnh đạo tất cả các tổ chức đảng và đội
ngũ đảng viên của mình, đó là đội tiên phong trong công cuộc xây dựng CNXH và
bảo vệ. Chức năng tổ chức xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản cầm quyền cũng
được V.I.Lênin chỉ ra và luận chứng. Người viết: “Sự nghiệp vô sản hoặc xã hội
chủ nghĩa của cách mạng, chung quy, có ba điều chính dưới đây: 1)… 3) xây dựng
những cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa” [107, tr.279]. Để chuyên chính vô
sản, có sức sống và giành thắng lợi, Đảng Cộng sản cầm quyền phải lãnh đạo, tổ
chức “đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với
chủ nghĩa tư bản” [104, tr.16].
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam ta luôn khẳng định chức
năng của Đảng ta là lãnh đạo. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Nguyễn Ái
Quốc viết:
31
Cách mệnh trước hết phải có gì? "Trước hết, phải có đảng cách mệnh, để
trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và
vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người
cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” [116, tr.267-268].
Như vậy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc coi Đảng là người lãnh đạo cách mạng,
như người cầm lái “con thuyền cách mạng”, người cầm lái kiên định con đường và
mục tiêu đã chọn, linh hoạt, sáng tạo trước mọi tình huống, đưa cách mạng vượt qua
mọi thác gềnh, hiểm nguy đến mục tiêu đã xác định. Khi trở thành Đảng cầm
quyền, Người luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng và nhiều lần
luận bàn, chỉ ra những yếu tố tạo nên sự “lãnh đạo đúng” của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ta luôn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với
thắng lợi của cách mạnh nước ta. Sự lãnh đạo của Đảng ta được nhân dân thừa
nhận, suy tôn và được nhân dân đồng tình ghi vào Hiến pháp nước ta tại Điều 4:
“Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam..., là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội” [138, tr.10].
Như vậy, chức năng của Đảng ta là lãnh đạo chính trị. Tức là, Đảng đề ra
đường lối cách mạng, lãnh đạo tổ chức thực hiện và tiến hành công tác kiểm tra,
giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Đảng không can thiệp, không bao biện
làm thay công việc của Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng
không buông lỏng lãnh đạo các tổ chức này. Đảng lãnh đạo là để phát huy tính chủ
động, sáng tạo và vai trò của các tổ chức này, trong thực hiện thắng lợi Cương lĩnh
và đường lối chính trị, các nghị quyết, quyết định của Đảng.
2.1.1.2. Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
Một là, Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng
Thực hiện nhiệm vụ này, Đảng tiến hành xây dựng, ban hành các nghị quyết,
quyết định, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng (xây dựng nội bộ Đảng) làm cho
Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức,
đủ khả năng lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn
hiện nay, tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng đủ khả năng lãnh đạo thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng thành công CNXH
trên đất nước ta.
32
Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ: thứ nhất, lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng
viên thực hiện thắng lợi các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn
Đảng để Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Thứ hai, lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện thắng lợi
Cương lĩnh, đường lối, các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng HTCT…
Hai là, Đảng lãnh đạo Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tổ chức khác, trong đó trọng tâm là
lãnh đạo Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt coi trọng lãnh
đạo Nhà nước
Lãnh đạo Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội là nhiệm vụ rất
quan trọng của Đảng. Đồng thời, Đảng còn lãnh đạo các tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội và các tổ chức khác. Về nguyên tắc, tất cả các tổ chức tồn tại và hoạt động trên
đất nước ta theo quy định của Hiến pháp và pháp luật đều phải chịu sự lãnh đạo của
Đảng ta. Song, từng tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và đặc điểm
khác nhau nên sự lãnh đạo của Đảng đối với từng tổ chức, ngoài những điểm
chung, còn có những điểm khác nhau.
Trong nhiệm vụ nêu trên, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng là lãnh đạo Nhà
nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó đặc biệt coi trọng lãnh đạo
Nhà nước. Đảng thực hiện nhiệm vụ nêu trên, cũng trên hai việc: thứ nhất, Đảng
lãnh đạo các tổ chức này, tham gia thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần để Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị,
tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thứ hai, Đảng lãnh đạo các tổ chức này, thực hiện
thắng lợi Cương lĩnh, đường lối, các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng HTCT theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, góp phần thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Ba là, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó lãnh đạo phát
triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm
Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, như: kinh tế, chính trị, xã hội,
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư
tưởng, văn hóa, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng
33
nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, BVMT… Trong đó, nhiệm vụ trung tâm là
lãnh đạo phát triển kinh tế. Đảng xây dựng, ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện
các các nghị quyết, quyết định về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh,
đối ngoại và phát triển từng lĩnh vực đời sống xã hội để các lĩnh vực phát triển
mạnh mẽ, vững chắc.
2.1.1.3. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta (bổ
sung, phát triển năm 2011) đã tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng hơn 80 năm
của Đảng ta, rút ra năm bài học lớn trong đó có một bài học khẳng định vai trò đặc
biệt quan trọng của Đảng ta đối thắng lợi của cách mạng Việt Nam: “Sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam” [54, tr.66].
Sự khẳng định nêu trên về vai trò của Đảng, thể hiện trong thời kỳ đổi mới
hiện nay, gồm:
Thứ nhất, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng thành công CNXH trên
đất nước ta, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa (XHCN).
Chức năng, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu trên, đã nói rõ vai
trò của Đảng. Hơn nữa, trở thành Đảng cầm quyền, Đảng có HTCT từ Trung ương
đến cơ sở, ở khắp các vùng, miền của đất nước, đặc biệt Đảng có Nhà nước XHCN
là lực lượng đặc biệt quan trọng để thể chế hóa, cụ thể hóa Cương lĩnh, đường lối
chính trị của Đảng thành Hiến pháp và pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại… để Nhà nước thực
hiện. Mọi giai cấp, tầng lớp xã hội đều phải chấp hành và thực hiện Hiến pháp,
pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án đó, cũng là thực hiện Cương lĩnh, đường
lối chính trị của Đảng về xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
Cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh, để xây dựng thành công CNXH, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, dứt khoát phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
Cộng sản. Với bản chất của các đảng chính trị (các đảng không phải là Đảng Cộng
sản), các đảng này đặt ra nhiệm vụ, không lãnh đạo và cũng không thể lãnh đạo
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (6)

Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở Đắk Lắk ( 2003 - 2015 )
 
Soan thao tb_bt nhom
Soan thao tb_bt nhomSoan thao tb_bt nhom
Soan thao tb_bt nhom
 
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thốngPháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
 
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậuThành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
 
De cuong bao cao ket qua ky hop (hdnd9 khoa xviii)
De cuong bao cao ket qua ky hop (hdnd9  khoa xviii)De cuong bao cao ket qua ky hop (hdnd9  khoa xviii)
De cuong bao cao ket qua ky hop (hdnd9 khoa xviii)
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hộiLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
 

Semelhante a Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY

Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Semelhante a Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY (20)

Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAYLuận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trườngĐề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
 
Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung BộTăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nayCác tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
 
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh tháiLuận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Luận án: Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
 
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý môi trường tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
 
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAYLuận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Chính sách phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, HAY
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
 
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
 
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngQuản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.docLuận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HÀ VÂN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HÀ VÂN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ NGỌC NINH 2. TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của Tôi; các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Hà Vân
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢNGCỘNGSẢNVIỆTNAMLÃNHĐẠOCÔNGTÁCBẢOVỆMÔITRƯỜNG 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các lĩnh vực đời sống xã hội 20 1.3. Kết quả và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ 27 Chương 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA - NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác bảo vệ môi trường ở nước ta 29 2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường nước ta - khái niệm, nội dung và phương thức 60 Chương 3: CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 68 3.1. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường ở nước ta 68 3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 76 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030 112 4.1. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường nước ta đến năm 2030 112 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đến năm 2030 120 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 166
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTBVMT : Công tác bảo vệ môi trường HTCT : Hệ thống chính trị MTST : Môi trường sinh thái MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PTLĐ : Phương thức lãnh đạo TNTN : Tài nguyên thiên nhiên XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố rất quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức khỏe của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “…bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung của phát triển bền vững” [60, tr.141]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Đảng ta luôn coi BVMT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu song hành với nhiệm vụ phát triển, bền vững kinh tế - xã hội ở nước ta. Lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đã làm thay đổi diện mạo của đất nước và đời sống của nhân dân trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong lãnh đạo, quản lý về công tác bảo vệ môi trường (CTBVMT) của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao nên ở nhiều địa phương môi trường chưa được bảo vệ tốt. Ở khá nhiều nơi môi trường xuống cấp nhanh chóng, đáng báo động, tác động xấu đến sự phát triển mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội. Ở một vài nơi, ô nhiễm môi trường tiềm ẩn những yếu tố trở thành vấn đề chính trị. Từ thực trạng đó, Đảng ta đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt. Cụ thể, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết chỉ rõ: “Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên” [50, tr.3]. Nghị quyết Đại hội Đại XII của Đảng tiếp tục khẳng định: Ngăn chặn từng bước và khắc phục sự xuống cấp của môi trường do con người, nhất là các dự án phát triển kinh tế gây ra. Hạn chế, tiến tới khắc
  • 7. 2 phục tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường... [60, tr.31-32]. Thực hiện các nghị quyết, quan điểm, chủ trương nêu trên của Đảng; trong thời gian qua, CTBVMT ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực: Nhà nước đã cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, quan điểm, các nghị quyết của Đảng về BVMT thành chính sách, pháp luật, chương trình, đề án và tổ chức thực hiện trong toàn xã hội. Nhận thức về BVMT của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân được nâng lên một bước; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố về môi trường từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có tiến bộ rõ rệt… Những chuyển biến tích cực và kết quả đó, đã tạo tiền đề để Đảng lãnh đạo CTBVMT đạt kết quả lớn hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, công tác BVMT còn nhiều hạn chế, yếu kém; ý thức BVMT của cán bộ, đảng viên và nhiều người dân, nhìn chung còn thấp; việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường còn chậm; đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn; việc xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường hiệu quả thấp; thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm pháp luật về BVMT. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi tiếp tục gia tăng với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống nhân dân đang là vấn đề báo động. Những hạn chế yếu kém nói trên cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và mặt trái của hội nhập quốc tế đặt ra cho công tác BVMT nhiều thách thức lớn trước mắt và lâu dài. Những yếu kém trong CTBVMT chủ yếu từ những hạn chế, bất cập trong lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT. Cụ thể là, Đảng còn lúng túng trong xác định nội dung và phương thức lãnh đạo (PTLĐ) CTBVMT; chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm lãnh đạo trong từng khoảng thời gian nhất định; còn lúng túng trong lãnh đạo Nhà nước về BVMT; sự phân công, phân cấp trách nhiệm của các cấp ủy
  • 8. 3 đảng về lãnh đạo CTBVMT có một số điểm chưa cụ thể, rõ ràng; công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân về CTBVMT còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Sự lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng trong xác minh và xử lý tập thể, cá nhân vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường có lúc chưa kịp thời, quyết liệt và nghiêm minh; việc lãnh đạo hợp tác quốc tế về BVMT còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp… Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT giai đoạn hiện nay thực sự là vấn đề rất cấp thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sỹ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT, luận án đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra kết quả đạt được và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT trong giai đoạn hiện nay; - Khảo sát, đánh giá thực trạng CTBVMT và thực trạng Đảng lãnh đạo CTBVMT ở nước ta trong những năm qua; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nhiệm. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với CTBVMT nước ta giai đoạn hiện nay.
  • 9. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với CTBVMT từ năm 2004 đến nay; phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. Về không gian: Luận án nghiên cứu CTBVMT và Đảng lãnh đạo CTBVMT; tập trung nghiên cứu vấn đề này ở một số tỉnh đặc thù của ba miền nước ta; miền Bắc (Hà Nội), miền Trung (Hà Tĩnh), miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh). Đây là những tỉnh, thành phố tập trung khu công nghiệp, khu chế xuất, đông dân cư tiềm ẩn lớn sự ô nhiễm môi trường. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về môi trường, BVMT và sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tiễn CTBVMT ở nước ta và sự lãnh đạo CTBVMT của Đảng từ năm 2004 - 2018 qua nghiên cứu thực tế và các đánhg giá của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền ở một số tỉnh, thành điển hình. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: logíc kết hợp với phương pháp lịch sử; phân tích kết hợp với tổng hợp; thống kê, so sánh; điều tra xã hội học; coi trọng phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT là toàn bộ hoạt động của Đảng, như: xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT; quán triệt, tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức đảng và đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT), tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và nhân dân theo quy định làm cho môi trường trong lành, cân bằng, bền vững.
  • 10. 5 - Hai kinh nghiệm về Đảng lãnh đạo CTBVMT từ năm 2004 đến nay. Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của HTCT, các tổ chức, và toàn dân, mọi nguồn lực trong và ngoài nước để BVMT. Hai là, Đảng đặc biệt coi trọng lãnh đạo việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức và cá nhân vi phạm Luật BVMT. - Hai giải pháp đột phá tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT đến năm 2030: thứ nhất, xây dựng Nhà nước và chính quyền các cấp vững mạnh, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về BVMT. Thứ hai, xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là các đảng bộ xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân BVMT. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT nước ta giai đoạn hiện nay. Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng nghiên cứu xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo CTBVMT trong những năm tới. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu môn xây dựng Đảng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước ta, nhất là ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trong cả nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Công trình khoa học ở Việt Nam - Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Kim Hoàng, “Đạo đức môi trường” [92]. Các tác giả nhận định, sự phát triển của loài người song hành cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, của máy móc hiện đại đã để lại nhiều tác động đến môi trường. Tác giả đã giành chương 4 tập trung cho vấn đề đạo đức môi trường, bàn về khía cạnh đạo đức trong BVMT. Từ thực trạng của sự suy thoái môi trường hiện nay, tác giả luận giải, con người là nạn nhân của ô nhiễm, nhưng chính bản thân họ cũng là những thủ phạm gây nên những thảm họa về môi trường. Trong quá trình sinh sống do khai thác tài nguyên, thiên nhiên không hợp lý làm cho môi trường tự nhiên bị suy kiệt; do thiếu ý thức mà con người xả rác bừa bãi, nhận thức và ý thức BVMT kém đã làm cho môi trường bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng - Đỗ Thị Ngọc Lan, “Môi trường tự nhiên trong hoạt động cuộc sống của con người” [99]. Tác giả nhận định: con người và xã hội loài người là bộ phận đặc biệt của tự nhiên, cho nên trước khi biến đổi được tự nhiên con người cần phải thích nghi được với nó; nhưng trong thực tế, con người hầu như không quan tâm tới mối liên hệ biến đổi và thích nghi, bất chấp quy luật tự nhiên, bất chấp sự giới hạn của giới tự nhiên và môi trường. Theo tác giả, chính sự khai thác tài nguyên quá mức của con người đã làm suy thoái môi trường; phá vỡ tính đa dạng sinh học; hủy hoại các hệ sinh thái. Tác giả khẳng định, để phát triển bền vững mối quan hệ thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên, cần có những giải pháp đồng bộ; như, giữ tỷ lệ tăng dân số một cách hợp lý; trong sự tăng trưởng kinh tế cần có sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; nhanh chóng áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ mới vào khai thác tài nguyên và xử lý chất thải; đẩy mạnh giáo dục nhận thức về môi trường sống.
  • 12. 7 - Nguyễn Minh Hằng, “Môi trường sinh thái - vấn đề của mọi người” [72] Tác giả khẳng định, môi trường suy thoái (MTST) là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Vì vậy, chỉ cần rối loạn, bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Trong quá trình sinh sống, con người là chủ thể bồi đắp cho thiên nhiên; nhưng cũng vì lợi ích và nhu cầu của cuộc sống, đã khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) làm suy thoái MTST, dần dần con người trở nên đối lập với thiên nhiên. Suy thoái môi trường làm cho trái đất nóng lên do “hiệu ứng nhà kính”; ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng; tầng ôzon suy thoái tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái đất, làm giảm khả năng miễn dịch của con người, gia tăng bệnh tật. Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, trong cuốn sách “Môi trường sinh thái - vấn đề và giải pháp” [161]. Tác giả khẳng định: mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên là mối quan hệ biện chứng. Theo tác giả, nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên thông qua cơ sở lý luận, phương pháp luận. Thứ nhất, tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội, tự nhiên với con người; thứ hai, sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên; thứ ba, sự phụ thuộc của con người, xã hội và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội. Tác giả nhận định, cùng với sự phát triển của xã hội, sự tác động của con người, làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Nguyên nhân chính là từ nhận thức và ý thức của con người đối với môi trường hạn chế. Để BVMT cần phải thay đổi quan niệm về tự nhiên; coi vấn đề giáo dục trở thành một nột dung quan trọng trong chương trình giáo dục và đào tạo. - Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn, “Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam” [149]. Các tác giả đã phân tích và nhận định: tài nguyên, môi trường, một mặt, là cơ sở nền tảng của sự phát triển xã hội, bao gồm phát triển kinh tế và các lĩnh vực xã hội ngoài kinh tế; mặt khác, tài nguyên, môi trường là một bộ phận cấu thành của một hệ thống kinh tế xã hội; BVMT là bảo vệ nguồn lợi và nguồn vốn của con người thu được từ thiên nhiên.
  • 13. 8 Các tác giả đã dành một chương để trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng những vấn đề môi trường và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường; cụ thể là, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chủ yếu dựa vào khai thác, sử dụng nhiều TNTN mà không quan tâm đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. Điều đó đã dẫn đến tình trạng tàn phá, hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên; môi trường nước, không khí, rác thải ở cả đô thị và nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người; trong khi đó, việc quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập. - Nguyễn Thị Khương, “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay” [97]. Dưới góc độ triết học, tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT sinh thái và khẳng định: tăng trưởng kinh tế tác động tới bảo vệ MTST thông qua yếu tố người lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ - là những yếu tố cơ bản quyết định tới sự tăng trưởng của nền kinh tế và ảnh hưởng tới quá trình bảo vệ MTST. Ngược lại, MTST giữ vai trò tiền đề, điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, phát triển của con người cũng như nền sản xuất vật chất của xã hội; nó cung cấp những điều kiện vật chất - tức là nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn để con người sản xuất ra của cải, duy trì sự sinh tồn và phát triển. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ MTST là hai nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt, luôn đồng hành với nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức, hàng loạt mâu thuẫn nẩy sinh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ MTST đòi hỏi phải nhận thức, tìm cách giải quyết để đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững. - Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Thị Hoàng Yến, “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam” [162]. Các nhà khoa học nhận định, muốn phát triển bền vững phải tính đến yếu tố môi trường. Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội có quan hệ chặt chẽ, khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau. Chính trong quá trình sản xuất, con người do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, tận khai thác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường; hủy hoại những giá trị của môi trường. Các tác giả đã đánh giá cụ thể về hiện trạng của ô
  • 14. 9 nhiễm môi trường; như, mức độ ô nhiễm ở hạ lưu các con sông ngày càng tăng, chất lượng đất và diện tích đất canh tác bị thu hẹp, ô nhiễm không khí, tiếng ồn giao thông… sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho đời sống, sức khỏe con người, cho sự phát triển kinh tế - xã hội; hậu quả đó không phải chỉ một quốc gia phải gánh chịu và còn gây hậu quả trên phạm vi toàn cầu. - Trần Thiết, “Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững” [155]. Tác giả chỉ rõ, mức độ nguy hiểm của biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm môi trường; trong đó, Việt Nam là nước ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo tác giả, nguyên nhân dẫn tới môi trường bị suy giảm, ngoài yếu tố khách quan có nguyên nhân chủ quan thuộc về nhận thức và ý thức của người dân và chủ doanh nghiệp. Việc BVMT để phát triển bền vững là trách nhiệm của cả HTCT, của toàn dân, mà trước hết là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng. Lê Thị Thanh Hà,“Vai trò của nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” [69]. Tác giả khái quát đặc điểm của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, chỉ rõ những tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đến môi trường nước ta hiện nay, như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tác động trực tiếp đến môi trường; quá trình đô thị hóa đã thu hẹp tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp; dân số tăng cộng với các dịch vụ khác đã gây sức ép lớn cho môi trường; sự phát triển của làng nghề làm gia tăng chất thải nguy hại; tác động của việc khai thác khoáng sản làm nảy sinh vấn đề môi trường bức xúc. Tác giả khẳng định vai trò của nhà nước trong CTBVMT thời gian qua và chỉ rõ những hạn chế, bất cập của pháp luật BVMT; hạn chế của tổ chức bộ máy; hạn chế trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BVMT... - Trương Mạnh Tiến, “Sự phát triển của thương mại tự do trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái” [159]. Tác giả đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tự do thương mại và bảo vệ MTST ở nước ta. Khi nghiên cứu về nền kinh tế thị trường và quá trình tự do hóa thương mại, tác giả phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến nhận định: sự bền vững về MTST chính là cơ sở để tăng trưởng kinh tế; con đường khả
  • 15. 10 thi duy nhất để tăng trưởng kinh tế lâu bền là cân bằng các nguồn lực kinh tế, sinh thái, con người. Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và chỉ rõ những hậu quả về mặt môi trường của các chính sách kinh tế tự do hóa thương mại gây ra; tác giả cho rằng, quy mô hoạt động thương mại tăng, sẽ dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và ô nhiễm MTST cũng tăng theo; các hoạt động tự do hóa thương mại như nhập hàng hóa kém chất lượng, rác thải công nghiệp, xuất khẩu gỗ, thủy hải sản… để lại nhiều hậu quả về MTST; tự do hóa thương mại dẫn tới tăng trưởng kinh tế cao hơn, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho các ngành công nghiệp gia tăng, việc khai thác TNTN sẽ dẫn đến tình trạng MTST ô nhiễm ngày càng nặng nề hơn. Tác giả rút ra kết luận: sự phát triển tự do thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta ảnh hưởng rõ rệt tới MTST, nhưng tự do hóa thương mại có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững; vì vậy, cần phải có biện pháp để BVMT sinh thái trong điều kiện tự do hóa thương mại ở nước ta. - Nguyễn Đình Hòa, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay - khía cạnh môi trường sống” [81]. Tác giả khẳng định, ở nước ta các vấn đề về môi trường sống nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang trở nên hết sức phức tạp, tạo nên sức ép to lớn đối với môi trường sống khu vực này, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, cản trở quá trình phát triển. Nguy cơ cạn kiệt một số nguồn tài TNTN do các hoạt động sản xuất và dân sinh, vấn đề ô nhiễm môi trường do tác động của quá trình CNH, HĐH; nguy cơ giảm đa dạng sinh học chủ yếu do các hoạt động sản xuất và dân sinh; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được triển khai tại nhiều địa phương góp phần gây ô nhiễm… là vấn đề cấp bách hiện nay cần có những giải pháp căn cơ để khắc phục. - Nguyễn Thị Nga, “Vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam hiện nay” [121]. Tác giả phân tích những đặc điểm của môi trường tự nhiên ở nước ta; chỉ rõ nội dung cơ bản của công tác BVMT trong tiến trình CNH, HĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; tác giả đánh giá hiện trạng và hoạt động của môi trường tự nhiên liên quan đến các lĩnh vực như: tài nguyên đất, tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; chỉ rõ những ưu điểm và hạn
  • 16. 11 chế của nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra các nhóm giải pháp để BVMT trong tiến trình CNH, HĐH; trong đó, coi trọng giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước đối với hoạt động này; như, hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT tự nhiên; vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước trong BVMT và tăng cường đầu tư nguồn tài chính cho CTBVMT. - Nguyễn Hữu Cát, Vương Cường, “Khảo sát thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường tại một số tỉnh phía Nam ở nước ta hiện nay” [23]. Các tác giả đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường qua khảo sát ở một số tỉnh phía Nam, chỉ rõ những yếu kém, bất cập trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và tái tạo môi trường của hệ thống pháp luật ở nước ta, yếu kém của đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực môi trường. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất hệ thống giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý môi trường trong thời gian tới, đó là: hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường và nâng cao hiệu quả hoạt động của nó; tăng cường giáo dục ý thức môi trường cho người dân... - Nguyễn Minh Quang, “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường” [133]. Tác giả khẳng định, BVMT được nhìn nhận là vấn đề sống còn, được coi là một trong ba trụ cột để phát triển đất nước. Tác giả đánh giá và khẳng định những kết quả đạt được trong CTBVMT, cụ thể: nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CTBVMT của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và người dân đã có những chuyển biến tích cực; mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường được hạn chế; công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường được đẩy mạnh. Tuy nhiên, MTST nước ta cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, triều cường, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường gia tăng. Tác giả nhấn mạnh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn; là nhiệm vụ của cả HTCT; là cơ sở tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội; là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là trách
  • 17. 12 nhiệm của mỗi tổ chức cá nhân và cộng đồng, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia giám sát của toàn xã hội. - Trần Đắc Hiến, “Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay - thực trạng và một số giải pháp khắc phục” [75]. Tác giả cho rằng, trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, việc phát triển kinh tế gắn với môi trường chưa chú trọng đúng mức, dẫn đến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, nóng bỏng và là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội. Theo tác giả, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng là do bất cập của cơ chế, chính sách; quyền hạn pháp lý của các cơ quan BVMT chưa đủ mạnh; chính quyền chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của CTBVMT. Giải quyết được tình trạng này, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, trong đó các chế tài xử phạt phải đủ sức răn đe; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường; chú trọng công tác quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT. - Trần Thị Thu Hường, “Tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” [90]. Trên cơ sở nghiên cứu Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, tác giả chỉ rõ tám nhóm hành vi vi phạm chính về quy định BVMT gồm: hành vi vi phạm về kế hoạch BVMT, đánh giá tác động môi trường; hành vi gây ô nhiễm môi trường; hành vi vi phạm về xử lý chất thải; hành vi vi phạm về quy định BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh doanh dịch vụ tập trung; hành vi vi phạm quy định về BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị; hành vi vi phạm trong hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản... Tác giả cho rằng, việc xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt của Nghị định 155, đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức thiết, góp phần thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về môi trường được thống nhất, hiệu quả, có tính răn đe cao; buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải thay đổi hành vi BVMT, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật cho các tổ chức, doanh nghiệp trong CTBVMT.
  • 18. 13 - Nguyễn Hằng, “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông trong công tác bảo vệ môi trường” [74]. Tác giả phân tích và khái quát vai trò của công tác tuyên truyền đối với CTBVMT, công tác tuyên truyền là một hoạt động góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra đối với CTBVMT. Vì vậy, cần tổ chức truyền thông, phổ biến các cơ chế, chính sách, chủ trương lớn về tài nguyên và môi trường ngay từ khi chuẩn bị, ban hành và tổ chức triển khai. Tác giả chỉ rõ biện pháp chủ yếu trong công tác truyền thông là: chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn TNTN, ý thức trách nhiệm trong CTBVMT; phổ biến, hướng dẫn, tăng cường năng lực cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp thực hiện chức năng giám sát, phản biện và tham vấn cộng đồng về tài nguyên và môi trường; chú trọng ứng dụng công nghệ và phương thức truyền thông để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, người dân và cộng đồng xã hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường. - Vũ Ngọc Lân, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác bảo vệ môi trường” [102]. Tác giả đánh giá kết quả đạt được khi người dân tham gia BVMT trong thời gian qua như: xu hướng người dân tham gia trực tiếp vào CTBVMT ở địa bàn cơ sở ngày càng tăng; việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã từng bước cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên nhiều lĩnh vực, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, trong đó có BVMT. Tuy nhiên, theo tác giả, ở nhiều nơi người dân chưa biết được việc xử lý, BVMT trên địa bàn của mình như thế nào nên cũng không thể bàn và kiểm tra, do các khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bao bọc, khép kín và người dân bất khả xâm phạm. Tác giả nhận định, trách nhiệm trước hết là do người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan tham mưu, thẩm định dự án về môi trường; các tổ chức đoàn thể chưa đủ chuyên môn về môi trường để giám sát và phản biện. Tác giả cho rằng, để thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác BVMT cần phải có các quy chế, quy định mang tính pháp quy; phát huy hơn nữa thế mạnh của các phương tiện thông tin đại
  • 19. 14 chúng; việc công khai phê bình các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về vi phạm BVMT trên báo chí cần phải được tái lập, đây là những giải pháp thiết thực để nhân dân tham gia công tác BVMT. - Bùi Cách Tuyến, “Giám sát xã hội và bảo vệ môi trường ở Việt Nam” [164]. Tác giả đã nhận định: để nâng cao hiệu quả của CTBVMT thì một trong những biện pháp cần được thực hiện thường xuyên đó là làm tốt chức năng giám sát xã hội đối với hoạt động này. Tác giả xác định rõ, chủ thể của giám sát xã hội là MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cá nhân, công dân hoặc cộng đồng dân cư, các cơ quan truyền thông đại chúng. Đối tượng chịu sự giám sát xã hội là cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, họ có nghĩa vụ chấp hành Luật BVMT. Theo tác giả, thời gian qua, hoạt động giám sát xã hội về BVMT ở Việt Nam đã được tiến hành khá tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về cả tổ chức thực thi và phương diện hoàn thiện thể chế. Vì vậy, các cấp ủy đảng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhận thức đúng về bản chất và thiết lập khuôn khổ pháp lý để hoạt động giám sát xã hội về BVMT diễn ra một cách thuận lợi và đạt kết quả. - Nguyễn Văn Kim, “Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường - kinh nghiệm của Nhật Bản” [98]. Từ thực tiễn phát triển kinh tế của Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XX, tác giả nhận xét: chính hoạt động và ý thức của con người khi khai thác quá mức tài nguyên đã tác động xấu đến MTST; bên cạnh đó, sự tập trung quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các ngành sản xuất đã dẫn đến mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Tác giả luận giải và nhận định, dù là có ý thức hay vô thức, thì chính con người là tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường, tàn phá, hủy hoại môi trường. Hậu quả của nó lại chính con người phải gánh chịu. Chính vì mục tiêu tăng trưởng nhanh, chính phủ Nhật bản chưa tập trung cho CTBVMT mà còn dung túng cho các tổ chức hủy hoại môi trường. Tác giả khái quát những kết quả đạt được của Nhật Bản trong BVMT, và nêu một số kinh nghiệm của Nhật Bản trong CTBVMT, đó là: luật hóa và tăng cường thực thi pháp luật về BVMT; thiết lập cơ quan chuyên trách BVMT; sử dụng công nghệ sạch, đảm bảo an toàn; giáo dục cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa và trách
  • 20. 15 nhiệm của BVMT và vận động nhân dân tham gia tích cực phòng chống ô nhiễm; thay đổi chiến lược phát triển kinh tế... Theo tác giả, đây là bài học kinh nghiệm đáng để Việt Nam nghiên cứu vận dụng nhằm thực hiện tốt việc BVMT. Jung Gun Young, “Quản lý nhà nước về môi trường ở Hàn Quốc - Những giá trị tham khảo cho Việt Nam” [91]. Tác giả tập trung phân tích, đánh giá, so sánh thực tiễn quản lý nhà nước về BVMT ở Hàn Quốc và Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; cụ thể như, so sánh về mô hình tổ chức và hoạt động của chính phủ trong quản lý nhà nước về môi trường, thông qua nghiên cứu điển hình và phân tích chuyên sâu về các mô hình tổ chức này tại Hàn Quốc và Việt Nam trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội khác nhau. Từ đó, tác giả khẳng định những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong BVMT mà Việt Nam cần ưu tiên vận dụng đó là: cần quyết liệt và nhanh chóng triển khai các chính sách phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong tất cả các ngành kinh tế; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, kiềm chế ô nhiễm môi trường thông qua một đầu mối để tránh sự chồng chéo, trùng lắp và tiết kiệm ngân sách; cải cách mạnh mẽ chính sách phí và thuế môi trường. Trần Thị Duyên, “Các giải pháp, chính sách của Đài Loan đối với các vấn đề môi trường” [41]. Tác giả phân tích và chỉ rõ, kế hoạch BVMT mang tính tổng thể đã được chính quyền Đài Loan đặc biệt lưu tâm từ năm 1990. Luật BVMT ở Đài Loan không chỉ tiến bộ về mặt tinh thần mà còn phối hợp với cơ chế kiểm soát môi trường hiện đại để hạn chế những tác động xấu của các vấn đề môi trường đặt ra. Bài viết đã phân tích cụ thể các chính sách của chính phủ Đài Loan đối với việc BVMT không khí và tầng ozone; chính sách BVMT nước, kiểm soát tiếng ồn; chính sách, biện pháp để giảm thiểu và tái chế rác thải... Tác giả nhấn mạnh, vấn đề môi trường là vấn đề manh tính toàn cầu; vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề này, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của riêng Đài Loan, mà cần có sự hợp tác của tất cả các nước trên thế giới để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững môi trường sinh thái.
  • 21. 16 - Phạm Thị Xuân Mai, “Đối sách của Trung Quốc trước các vấn đề môi trường” [114]. Tác giả nhận định, Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Đây cũng là giai đoạn mâu thuẫn xẩy ra nhiều nhất giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT. Cụ thể là, dân số tăng nhanh, tài nguyên bị khai thác quá mức đã dẫn đến nhiều vấn đề sinh thái như, dất đai bị xói mòn, tình trạng hoang mạc hóa, mất đi đa dạng sinh học; môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề. Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp, chính sách để đối phó với ô nhiễm môi trường và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng ở một số khu vực cho thấy việc thực thi và hiệu quả của những chính sách này còn hạn chế. Vì vậy, thay đổi chính sách phù hợp để BVMT là nhiệm vụ được chính phủ Trung Quốc đặt lên hàng đầu. Những chính sách Trung Quốc đang thực thi là kinh nghiệm để Việt Nam có thể tham khảo đối với công tác BVMT, như: tăng cường quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp BVMT; tăng cường đổi mới công nghệ, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tăng cường xây dựng kênh đầu tư đa nguyên hóa và cơ chế huy động vốn vào ngành công nghiệp BVMT; ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong CTBVMT; quy hoạch, chấn hưng ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng và BVMT. - Hoàng Hồng Hạnh, “Kinh nghiệm quốc tế về phân vùng môi trường trong quy hoạch và bảo vệ môi trường” [71]. Tác giả nhận định, phân vùng môi trường được hiểu là một công cụ quy hoạch không gian, cơ sở để phân loại môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và có thể cả yếu tố kinh tế - xã hội tại mỗi vùng phụ thuộc vào mục đích ưu tiên của từng vùng. Từ thực tế phân vùng môi trường đã và đang được tiến hành ở nhiều quốc gia như châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, Úc, Malaixia, Ấn Độ... Tác giả khẳng định, phân vùng môi trường được coi là công cụ quan trọng và là bước đầu tiên của quy hoạch BVMT. Để phân vùng môi trường, Việt Nam cần vận dụng các kinh nghiệm sau: thứ nhất, chú ý đến các đặc điểm, đặc trưng của từng vùng và làm rõ mục tiêu cần đạt được; thứ hai, xây dựng bản đồ là một trong những công cụ để thể hiện được sự giao thoa giữa hoạt động kinh tế và điều kiện môi trường; thứ ba, chú trọng tính kết nối và tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố, đặc biệt là tính kết nối sinh thái, sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội; thứ tư, quy hoạch
  • 22. 17 BVMT cần phải dự báo và kiểm soát ảnh hưởng tiềm tàng của phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội đang diễn ra nhanh và tất yếu hiện nay. 1.1.2. Công trình khoa học ở nước ngoài - Hilary French, “After the Earth Summit: the Future of Environmental Governance”, “Tương lai của công tác quản lý nhà nước về môi trường sau Hội nghị thượng đỉnh trái đất” [175]. Cuốn sách đã tổng hợp tiến trình phát triển quản lý nhà nước về BVMT trên thế giới. Từ việc khẳng định vai trò quản lý nhà nước đối với CTBVMT, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và công tác quản lý nhà nước về môi trường để giải quyết các vấn đề về môi trường do đặc tính “xuyên biên giới” và quy mô toàn cầu của vấn đề này. Đặc biệt, tác giả chỉ rõ những thành tựu và khó khăn, thách thức đặt ra đối với CTBVMT trong bối cảnh toàn cầu hóa và vấn đề biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu diễn ra mạnh mẽ khắp toàn cầu. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đưa ra một số kết luận quan trọng, cần tham khảo cho CTBVMT của các quốc gia; cụ thể, thể chế hóa hoạt động BVMT, đưa quy định trách nhiệm BVMT vào Hiến pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này; nỗ lực của toàn cầu và khu vực nhằm giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức về nguồn lực tài chính cho hoạt động BVMT; không lạm dụng các nguồn tài nguyên và đòi hỏi quá mức về môi trường sẽ làm cho nền kinh tế thế giới bị hạn chế. Tác giả cho rằng, bên cạnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, cần tập trung cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nghèo là biện pháp quan trọng để BVMT, tránh cho môi trường bị hủy hoại, xuống cấp. - Tác giả Helige Jorgens, Helmut Weidner, với cuốn sách“Capacity building in national Environmental policy comparative Study of 17 countries”, (Tăng cường năng lực về chính sách môi trường - nghiên cứu so sánh 17 quốc gia) [170]. Đây là công trình của của tập thể tác giả nhằm phân tích, đánh giá, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý môi trường nhiều quốc gia và đưa ra các mô hình quản lý tối ưu cho công tác quản lý môi trường phù hợp cho các quốc gia đang phát triển. Các tác giả khái quát quá trình phát triển và chính sách quản lý môi trường trường giai đoạn 1970 - 2000 ở các quốc gia Đông Âu đang trong giai đoạn chuyển
  • 23. 18 dịch nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường gồm: Tiệp Khắc, Bungari, Hungari, và Ba Lan; 7 quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển ở miền Nam Mỹ, châu Á và châu Phi gồm: Bradin, Mêhicô, Môrốccô, Côxtarica, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam; 6 quốc gia phát triển gồm: Canađa, Italia, Áo, Úc, Pháp, Niu Di Lân. Nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề trọng tâm sau đây về môi trường: khái niệm về năng lực quản lý và chính sách môi trường; quan điểm và cách hiểu của các quốc gia về năng lực quản lý nhà nước về môi trường; những hạn chế về năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về môi trường... Các tác giả đã khái quát về tiến trình phát triển của hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam giai đoạn từ 1990 đến 2000; phân tích, so sánh với các quốc gia phát triển và đang phát triển và nêu một số kiến nghị cho Việt Nam trong CTBVMT. Tác giả Koos Neetjes với công trình: “Environment and livelihoods: strategies for sustainable development” (môi trường và sinh kế - các chiến lược phát triển bền vững [171]. Với kết cấu 5 chương, cuốn sách phản ánh mối quan hệ giữa đói nghèo và những thay đổi về môi trường; phân tích và khái quát lý thuyết về môi trường và phát triển, nhất là phát triển bền vững. Theo tác giả, phát triển bền vững dựa vào ba yếu tố cốt lõi: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, BVMT và TNTN. Tác giả cho rằng, hệ sinh thái và nơi sinh sống của các loài động thực vật hoang dã sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu môi trường bị ô nhiễm, TNTN bị hủy diệt; ngoài ra, còn ảnh hưởng đến đất canh tác và hiện tượng thiếu nước ngọt. Điều này, đã dẫn đến những biến động xã hội chưa từng thấy mà những người nghèo và cộng đồng trực tiếp sống dựa vào TNTN phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất; tình trạng này đang xảy ra ở phần lớn các nước đang phát triển. Từ đó, tác giả khẳng định: môi trường cần thiết cho sự sống của con người, nếu không bảo vệ được môi trường thì không thể cải thiện được cuộc sống của con người; bảo vệ và phục hồi môi trường và hệ sinh thái là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững, giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của con người. Tác giả Mohamed Labir Bouquerra với cuốn “La Polution in visible” (Nạn ô nhiễm vô hình) [173]. Theo tác giả, trái đất đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm này là do hóa chất, vì hiện nay có tới trên 4 triệu hóa chất
  • 24. 19 thường xuyên luân chuyển quanh ta, chúng gây ra tác hại cho sức khỏe, sự sống của con người và môi trường. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng tác hại của ô nhiễm môi trường ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ và khẳng định, ô nhiễm từ các loại hóa chất đang gây ra nhiều căn bệnh cho con người, gây ra gánh nặng về kinh tế. Tác giả khẳng định, sự cần thiết và cấp bách trong cuộc đấu tranh BVMT vì sự sống trên hành tinh của chúng ta; trong đó, việc hạn chế sử dụng hóa chất và cấm sử dụng hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người là biện pháp cần thực hiện. Cuốn “Umweltver Waltung” (Quản lý môi trường) của ManFRedSchReiner [172]. Theo tác giả, môi trường tự nhiên là đầu vào của hệ thống kinh tế và cũng là nơi tiếp nhận chất thải; nguồn tài nguyên cũng như khả năng tiếp nhận của chất thải của môi trường tự nhiên là có hạn. Vì vậy, khi tài nguyên suy giảm, môi trường bị quá tải thì môi trường sẽ đòi hỏi cải thiện và đề bù. Tác giả cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do quan niệm về giá trị cuộc sống. Đã có thời kỳ các nước phương Tây đưa ra phương châm hành động bị phê phán “tổng sản phẩm xã hội và sự tăng trưởng của nó”, đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngày nay, đã có sự thay đổi trong quan niệm giá trị; thước đo tiêu chuẩn cuộc sống từ chỗ được đo bằng đại lượng tổng sản phẩm xã hội thì ngày nay được thay bằng đại lượng “chất lượng cuộc sống”. Tác giả Beria Leimona, Meine Van Noordwijk với cuốn sách“Payment for environmental services: Experiences and lessons in Vietnam” (Chi trả dịch vụ môi trường: kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam) [174]. Trên cơ sở phân tích bản chất và sự cần thiết tất yếu của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường nhằm tạo ra lợi ích cho cá nhân và cộng đồng; các tác giả đã tiếp cận các vấn đề từ thực tiễn Việt Nam để đề xuất những giải pháp BVMT thông qua các hoạt động chi trả môi trường. Các tác giả đề xuất, đưa vấn đề chi trả dịch vụ hệ sinh thái vào các chính sách và chương trình của Việt Nam; hoạt động này được thực hiện trên nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền (những người hưởng lợi từ dịch vụ hệ sinh thái và họ phải trả chi phí cho các dịch vụ này); người gây ô nhiễm trả tiền (bất kỳ ai phá hoại môi trường đều phải bồi thường cho những thiệt hại họ gây ra). Trên cơ sở đó, các tác giả cho rằng, Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng
  • 25. 20 một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạt động chi trả phí dịch vụ hệ sinh thái. Nhưng vấn đề đặt ra chính mà là thiếu một khung pháp lý, thiếu cơ sở pháp lý cho cộng đồng để tham gia ký kết hợp đồng 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1.2.1. Công trình khoa học ở Việt Nam - Lê Quang Phi, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn từ 1991 đến 2002 [130]. Luận án đánh giá, tổng kết và làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo, chủ trương, đường lối của Đảng, những thành tựu đạt được và những yếu kém trong quá trình Đảng lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta năm 1991 đến năm 2002. Qua đó, luận án rút ra một số kinh nghiệm để hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những vấn đề luận án có thể vận dụng, tham khảo, kế thừa: làm rõ nội dung, PTLĐ của Đảng nói chung và nội dung, PTLĐ của Đảng đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; những giải pháp cần thực hiện để tăng cường năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn những năm tới. - Trần Đình Nghiêm, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [123]. Cuốn sách tập trung luận bàn và giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về PTLĐ; mối quan hệ giữa nội dung lãnh đạo và PTLĐ; sự cần thiết đổi mới PTLĐ của Đảng đối với HTCT và các lĩnh vực đời sống của xã hội. Từ thực trạng của PTLĐ, nguyên nhân ưu điểm và hạn chế, cuốn sách xác định các giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với một số lĩnh vực đời sống xã hội. Những nội dung này có giá trị tham khảo làm sáng tỏ nội dung lãnh đạo và PTLĐ của Đảng đối với CTBVMT. - Lê Văn Lý, “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta” [111]. Cuốn sách đã chỉ ra và phân tích làm rõ những căn cứ chủ yếu để xác định nội dung, PTLĐ của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu; chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò, đặc điểm của đảng cầm quyền; xác định nội dung, PTLĐ của Đảng đối
  • 26. 21 với một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta, gồm các lĩnh vực: kinh tế, tư tưởng - lý luận, quốc phòng, an ninh, văn học - nghệ thuật. Đây là những gợi mở để luận án xác định nội dung, PTLĐ của Đảng và xác định các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối CTBVMT. - Đỗ Ngọc Ninh, “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới” [129]. Tác giả khẳng định từ sau Đại hội X đến nay, việc đổi mới PTLĐ của Đảng đã có chuyển biến tích cực, cụ thể: đã xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; trong đó, xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết, những vấn đề bức xúc đặt ra; kết quả là, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đã có tiến bộ; chế độ báo cáo, lấy ý kiến về hoạt động của mình trước hội nghị toàn thể đảng viên được quan tâm thực hiện; việc học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội đã đi sâu hơn vào những vấn đề mới, những quyết định quan trọng trong Văn kiện Đại hội Đảng, coi trọng trao đổi, thảo luận; PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước và chính quyền địa phương có cải tiến… Tuy nhiên, việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: nâng cao nhận thức về việc thực hiện đổi mới PTLĐ của Đảng trong điều kiện hiện nay; nâng cao trình độ, trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng; tập trung hơn vào việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và các tổ chức trong HTCT các cấp phù hợp yêu cầu công cuộc đổi mới; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp. - Lê Văn Thư, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hóa - xã hội giai đoạn hiện nay” [158]. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển văn hóa - xã hội và thực trạng các tỉnh uỷ đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển văn hoá - xã hội; chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn. Đặc biệt, luận án đề xuất 5 giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở vùng này, đối với phát triển văn hoá - xã hội: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là của các tỉnh uỷ và tỉnh uỷ viên về vai trò lãnh đạo của tỉnh ủy đối với phát triển văn hoá - xã hội ở địa phương; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động trong các
  • 27. 22 cơ quan chuyên trách về công tác văn hóa - xã hội tỉnh; tiếp tục đổi mới nội dung, PTLĐ của tỉnh ủy trong phát triển văn hóa - xã hội; lãnh đạo nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền tỉnh và phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển văn hóa - xã hội; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. - Nguyễn Xuân Hưng, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay” [86]. Luận án đưa ra khái niệm các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội; xác định nội dung và PTLĐ của các tỉnh ủy đối thực hiện công bằng xã hội; thực trạng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội của các tỉnh ủy thời gian qua và đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng này đối với thực hiện công bằng xã hội đến năm 2025. Cụ thể, đổi mới quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện tốt một số nghị quyết chuyên đề của tỉnh uỷ về phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về thực hiện công bằng xã hội; xây dựng chính quyền từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội đạt kết quả tốt; xây dựng các tỉnh ủy vững mạnh thực sự là chủ thể lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội đạt kết quả; tăng cường thanh tra, xử lý sai phạm về thực hiện công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm; nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế - xã hội trong thực hiện công bằng xã hội; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng trong lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội. - Bùi Văn Nghiêm, “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay” [124]. Luận án đưa ra khái niệm Tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xác định nội dung và PTLĐ của tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Luận án đánh giá và nêu rõ những ưu điểm và hạn chế về nội dung lãnh đạo và PTLĐ của tỉnh ủy Đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh
  • 28. 23 tế nông nghiệp và đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2015. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp như: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tỉnh ủy viên, cấp ủy viên huyện, xã và cán bộ, đảng viên. Thứ hai, xây dựng chính quyền tỉnh, huyện, xã vững mạnh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thứ ba, tỉnh ủy xác định đúng những vấn đề trọng tâm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, tập trung lãnh đạo đạt kết quả. Thứ tư, nâng cao chất lượng tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu tỉnh ủy, đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thông qua tổ chức đảng và đảng viên. Thứ năm, có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh ủy trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các bộ, ngành Trung ương; tiếp thu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài. Thứ sáu, phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và các doanh nghiệp, cơ quan khoa học, công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực tiễn. 1.2.2. Các công trình khoa học ở nước ngoài * Các công trình khoa học ở Trung Quốc - Hạ Quốc Cường,“Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” [36]. Tác giả đã phân tích quá trình đổi mới công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chỉ rõ hai vấn đề lớn: thứ nhất, nâng cao hơn nữa trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền của Đảng; thứ hai, tăng cường hơn nữa năng lực chống tha hoá, phòng biến chất và chống rủi ro. Tác giả chỉ ra thực trạng năng lực Đảng lãnh đạo, đấu tranh phòng chống tha hóa, biến chất trong đội ngũ đảng viên và đề ra những giải pháp chủ yếu như: nắm vững nhiệm vụ trung tâm của cách mạng; tuân theo đường lối cơ bản của Đảng; xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận, thực hiện Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác; xây dựng ban lãnh đạo, xây dựng
  • 29. 24 đội ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ cán bộ, coi trọng xây dựng nhân tài; tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng; giữ gìn mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân; tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của Đảng đảm bảo sự liêm chính, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tha hóa trong nội bộ. - Trác Vệ Hoa, "Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua" [80]. Tác giả khẳng định vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân là tư tưởng chiến lược, nhất quán của Đảng Cộng sản trung Quốc; phân kỳ và đánh giá sự phát triển của nông thôn Trung Quốc qua 30 năm; khái quát những hạn chế và thành tựu quan trọng; qua đó, rút ra một số kinh nghiệm, đồng thời xác định các giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc; như, ra sức cải cách sâu sắc, sáng tạo, tăng cường xây dựng chế độ nông thôn, tạo động lực cho sự phát triển nhịp nhàng kinh tế, xã hội cả thành thị và nông thôn; không ngừng hoàn thiện chế độ hỗ trợ chế độ bảo vệ nông nghiệp; tăng cường đầu tư của nhà nước đối với phát triển nông thôn..., trong đó tác giả nhấn mạnh vấn đề BVMT trong phát triển nông thôn, như hình thành cơ chế khích lệ, có lợi cho bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tài cây trồng, vật nuôi nông nghiệp. - Chu Húc Đông,“Kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng tiên phong, liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng” [65]. Tác giả đã phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng tham nhũng ở Trung Quốc như quá trình cải cách thể chế còn những kẽ hở; việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức chưa được chú trọng; chưa quyết liệt trong xử lý cán bộ tham nhũng... Đồng thời, đưa ra những giải pháp để xây dựng Đảng tiên phong, liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng, gồm: đẩy mạnh xây dựng tư tưởng chính trị; điều tra và xử lý các vụ án lớn và án quan trọng; chỉnh đốn nghiêm túc kỷ luật Đảng và luật pháp Nhà nước, xử lý nghiêm theo pháp luật một loạt kẻ tham nhũng; uốn nắn tác phong không lành mạnh, tác phong làm việc của một số cơ quan và ngành nghề; không ngừng tăng cường tính tự giác của cán bộ lãnh đạo đảng viên về hành
  • 30. 25 chính liêm khiết; tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế liêm chính, từng bước xoá bỏ mảnh đất nảy sinh tham nhũng; tăng cường giám sát dân chủ... để đảm bảo việc chống tham nhũng được thực hiện hiệu quả. - Trương Vệ Quốc, “Tập trung giải quyết vấn đề nổi cộm mà quần chúng nhân dân phản ánh gay gắt” [135]. Từ việc phân tích thực trạng của vấn đề tham nhũng và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Trung Quốc, tác giả khẳng định, đây chính là những vấn đề nổi cộm mà nhân dân phản ánh gay gắt cần nhận thức đúng và tập trung giải quyết tốt. Theo tác giả, những vấn đề này cần được giải quyết bằng những quyết sách lớn, tư duy chiến lược sâu rộng, điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Đảng và của đất nước Trung Hoa. Tác giả đề xuất các giải pháp, gồm: phải tăng cường giáo dục tư tưởng, thường xuyên “bổ sung can xi” cho Đảng; kiên trì kết hợp giáo dục tư tưởng và ràng buộc chế độ, tức là vừa giải quyết tốt vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan, vừa phải tăng cường giám sát quyền lực; làm cho quan điểm quần chúng bén rễ trong đầu; tăng cường dựa vào dân. * Các công trình khoa học ở Lào - Xổm Nức - Xổm Vi Chít (2008), “Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [168]. Tác giả đã chỉ rõ vai trò quyết định của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH, HĐH đất nước ở Lào trong thời gian qua. Sau khi phân tích một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về PTLĐ của Đảng, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước; khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động lãnh đạo của Đảng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tác giả nhấn mạnh: PTLĐ của Đảng được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của Đảng. Do đó, đổi mới PTLĐ của Đảng đối với từng lĩnh vực đời sống xã hội và với Nhà nước phải coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành.
  • 31. 26 - Thoong Băn Seng Aphone, “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay” [157]. Tác giả luận giải những vấn đề chủ yếu về Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay; các nội dung và PTLĐ của Đảng đối với an ninh quốc gia. Tác giả phân tích tình hình an ninh ở Lào hiện nay; xác định những nội dung chủ yếu về đổi mới nội dung và PTLĐ của Đảng đối với giữ vững an ninh quốc gia; thực trạng Đảng lãnh đạo an ninh quốc gia những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm về nội dung lãnh đạo và PTLĐ của Đảng và các nguyên nhân. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với giữ vững an ninh quốc gia trong những năm tới, gồm: tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với bảo đảm an ninh tại các địa phương; xây dựng lực lượng an ninh trở thành lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, được trang bị hiện đại; đổi mới việc phối hợp lực lượng công an và quân đội, các lực lượng an ninh với quốc phòng; xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp với quốc phòng toàn dân; thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh. - Bun-Thoong Chit-Ma-Ni, “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” [21]. Tác giả đưa ra quan niệm về nông thôn mới; khái niệm Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới; chỉ ra các nội dung và phương thức Đảng Nhân dân cách mạng Lào và nội dung, PTLĐ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nhấn mạnh nội dung lãnh đạo và PTLĐ của các cấp ủy địa phương đối với chính quyền cùng cấp trong xây dựng nông thôn mới. Tác giả khái quát thành tựu đạt được và chỉ rõ hạn chế, bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Lào như: sự chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới còn chậm, chưa rõ nét; nhiều tiềm năng, lợi thế xây dựng nông thôn mới chưa được phát huy; sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn chưa đáng kể... là đòi hỏi bức thiết đặt ra cần đổi mới PTLĐ của Đảng. Tác giả đề ra hệ thống giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay. Trong đó, giải pháp có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng nông thôn mới ở Lào là nâng cao
  • 32. 27 chất lượng các hoạt động ra nghị quyết; xây dựng, hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình lãnh đạo; đổi mới công tác cán bộ. 1.3. KẾT QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU LÀM SÁNG TỎ 1.3.1. Kết quả đạt được * Các công trình nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường Thứ nhất: thống nhất cơ bản về khái niệm môi trường; môi trường còn được hiểu là MTST; một số tác giả còn đồng nhất khái niệm môi trường tự nhiên với khái niệm môi trường. Thứ hai: khẳng định vai trò của môi trường là một yếu tố rất quan trọng đối với đời sống của con người và thế giới sinh vật; là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người; vì vậy, BVMT chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân mình. Thứ ba: khái quát thực trạng của môi trường ở nước ta hiện nay, bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường đang bị suy thoái và xuống cấp nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến đời sống của con người và những vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay cần phải giải quyết. Thứ tư: xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan của thực trạng môi trường hiện nay và khẳng định hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về môi trường; ý thức, trách nhiệm của các đơn vị, cơ sở sản xuất và nhân dân còn hạn chế. Thứ năm: tập trung phân tích và đưa ra một số các giải pháp cơ bản để BVMT trong điều kiện CNH, HĐH hiện nay; giải pháp được nhiều công trình đề xuất là hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT; phát huy vai trò của các tổ chức trong HTCT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan chuyên trách BVMT; phát triển khoa học công nghệ; giáo dục đạo đức sinh thái cho chủ doanh nghiệp, xí nghiệp và nhân dân. Những nội dung trên là gợi mở quan trọng để luận án nghiên cứu khái niệm môi trường, BVMT; CTBVMT, tính tất yếu phải làm tốt CTBVMT trong giai đoạn hiện nay; các giải pháp để BVMT, trong đó giải pháp tăng vai trò quản lý nhà nước
  • 33. 28 về môi trường đều được các tác giả khẳng định là giải pháp cơ bản và có tính quyết định. Tuy nhiên, những giải pháp các tác giả đề xuất để thực hiện được trong thực tiễn tất yếu cần có sự lãnh đạo của Đảng. * Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và cấp ủy địa phương lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội Thứ nhất: làm rõ khái niệm Đảng cầm quyền, vị trí, vai trò, đặc điểm của Đảng cầm quyền. Thứ hai: các công trình tập trung làm rõ nội dung và PTLĐ của Đảng; thực trạng Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay. Thứ ba: xác định nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo các lĩnh vực kinh tế, văn hóa -xã hội. Thứ tư: đề xuất các giải pháp để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay; tập trung vào các giải pháp cụ thể như: nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng đối với lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội; lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa - xã hội; xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh. Song, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về Đảng lãnh đạo CTBVMT giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ Thứ nhất: khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT là tất yếu và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai: luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT giai đoạn hiện nay; tập trung làm rõ khái niệm, nội dung lãnh đạo và PTLĐ của Đảng đối với CTBVMT giai đoạn hiện nay, xác định rõ chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, cách thức lãnh đạo để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Thứ ba: khảo sát, đánh giá thực trạng Đảng lãnh đạo CTBVMT trong những năm qua, nhất là những năm gần đây; xác định rõ ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp khả thi tăng cường sự của Đảng đối với CTBVMT ở nước ta những năm tới.
  • 34. 29 Chương 2 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA - NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA 2.1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay - chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm 2.1.1.1. Chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam Chức năng của các Đảng Cộng sản, nói chung và của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói riêng là lãnh đạo. Điều này đã được C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin chỉ ra và luận chứng một cách khoa học, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta phân tích, luận giải một cách cụ thể và khẳng định. C.Mác, Ph.Ăngghen đã luận chứng sự cần thiết phải có Đảng Cộng sản để lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động lật đổ xã hội tư sản, các thế lực áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội cộng sản, tức là lãnh đạo, tổ chức giai cấp công nhân, nhân dân lao động thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Hai Ông còn luận chứng sâu sắc sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu. Qua luận chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen, thấy rõ tư tưởng: Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại và phát triển là để lãnh đạo, tổ chức giai cấp công nhân, nhân dân lao động thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Đây là lý do ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản và là chức năng của Đảng Cộng sản. Như vậy, chức năng của Đảng Cộng sản là lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thể hiện trong hai thời kỳ với hai điều kiện khác nhau, đó là Đảng lãnh đạo trong điều kiện chưa trở thành Đảng cầm quyền và Đảng lãnh đạo trong điều kiện đã giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Mục đích trước mắt của những người cộng sản là “Tổ chức những người vô sản thành giai cấp” [113, tr.558]. C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ ra, Đảng Cộng sản là người lãnh đạo, người tổ chức thực tiễn. Sự lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của Đảng gồm lãnh đạo, tổ chức giai cấp vô sản thành giai cấp thống trị và lãnh đạo, tổ chức giai cấp vô sản và nhân
  • 35. 30 dân lao động xây dựng chủ nghĩa cộng sản, khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền. Trong Điều lệ của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế C.Mác viết: “Việc giai cấp vô sản tổ chức thành chính đảng là tất yếu để đảm bảo cho cách mạng xã hội chủ nghĩa thu được thắng lợi và thực hiện được mục tiêu cuối cùng của nó là: tiêu diệt giai cấp” [112, tr.470]. Quá trình đi đến mục tiêu cuối cùng sau khi trở thành Đảng cầm quyền là quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa cộng sản, cũng là quá trình xóa bỏ dần giai cấp đi đến xã hội không còn giai cấp. Đảng Cộng sản cầm quyền có chức năng lãnh đạo, tổ chức quá trình ấy. V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển, làm sâu sắc thêm chức năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong điều kiện lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và chỉ rõ, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị. Sự lãnh đạo ấy, bao gồm một nội dung rất quan trọng là tổ chức thực tiễn. V.I.Lênin viết: Chỉ có đảng của giai cấp công nhân, tức là đảng cộng sản… lãnh đạo tất cả những hành động liên hợp của toàn bộ giai cấp vô sản, tức là lãnh đạo giai cấp đó về mặt chính trị, và thông qua giai cấp đó mà lãnh đạo tất cả quần chúng lao động. Nếu không thế, thì không thể thực hiện chuyên chính vô sản được [106, tr.113]. V.I.Lênin chỉ rõ, Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo quần chúng nhân dân xây dựng CNXH và bảo vệ đất nước, Đảng lãnh đạo tất cả các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên của mình, đó là đội tiên phong trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ. Chức năng tổ chức xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản cầm quyền cũng được V.I.Lênin chỉ ra và luận chứng. Người viết: “Sự nghiệp vô sản hoặc xã hội chủ nghĩa của cách mạng, chung quy, có ba điều chính dưới đây: 1)… 3) xây dựng những cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa” [107, tr.279]. Để chuyên chính vô sản, có sức sống và giành thắng lợi, Đảng Cộng sản cầm quyền phải lãnh đạo, tổ chức “đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản” [104, tr.16]. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam ta luôn khẳng định chức năng của Đảng ta là lãnh đạo. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Nguyễn Ái Quốc viết:
  • 36. 31 Cách mệnh trước hết phải có gì? "Trước hết, phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” [116, tr.267-268]. Như vậy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc coi Đảng là người lãnh đạo cách mạng, như người cầm lái “con thuyền cách mạng”, người cầm lái kiên định con đường và mục tiêu đã chọn, linh hoạt, sáng tạo trước mọi tình huống, đưa cách mạng vượt qua mọi thác gềnh, hiểm nguy đến mục tiêu đã xác định. Khi trở thành Đảng cầm quyền, Người luôn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng và nhiều lần luận bàn, chỉ ra những yếu tố tạo nên sự “lãnh đạo đúng” của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ta luôn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với thắng lợi của cách mạnh nước ta. Sự lãnh đạo của Đảng ta được nhân dân thừa nhận, suy tôn và được nhân dân đồng tình ghi vào Hiến pháp nước ta tại Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam..., là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [138, tr.10]. Như vậy, chức năng của Đảng ta là lãnh đạo chính trị. Tức là, Đảng đề ra đường lối cách mạng, lãnh đạo tổ chức thực hiện và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Đảng không can thiệp, không bao biện làm thay công việc của Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng không buông lỏng lãnh đạo các tổ chức này. Đảng lãnh đạo là để phát huy tính chủ động, sáng tạo và vai trò của các tổ chức này, trong thực hiện thắng lợi Cương lĩnh và đường lối chính trị, các nghị quyết, quyết định của Đảng. 2.1.1.2. Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay Một là, Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Thực hiện nhiệm vụ này, Đảng tiến hành xây dựng, ban hành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng (xây dựng nội bộ Đảng) làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đủ khả năng lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng đủ khả năng lãnh đạo thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng thành công CNXH trên đất nước ta.
  • 37. 32 Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ: thứ nhất, lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện thắng lợi các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thứ hai, lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, đường lối, các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng HTCT… Hai là, Đảng lãnh đạo Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tổ chức khác, trong đó trọng tâm là lãnh đạo Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt coi trọng lãnh đạo Nhà nước Lãnh đạo Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng. Đồng thời, Đảng còn lãnh đạo các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tổ chức khác. Về nguyên tắc, tất cả các tổ chức tồn tại và hoạt động trên đất nước ta theo quy định của Hiến pháp và pháp luật đều phải chịu sự lãnh đạo của Đảng ta. Song, từng tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và đặc điểm khác nhau nên sự lãnh đạo của Đảng đối với từng tổ chức, ngoài những điểm chung, còn có những điểm khác nhau. Trong nhiệm vụ nêu trên, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng là lãnh đạo Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó đặc biệt coi trọng lãnh đạo Nhà nước. Đảng thực hiện nhiệm vụ nêu trên, cũng trên hai việc: thứ nhất, Đảng lãnh đạo các tổ chức này, tham gia thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần để Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thứ hai, Đảng lãnh đạo các tổ chức này, thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, đường lối, các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng HTCT theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ba là, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, như: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tư tưởng, văn hóa, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng
  • 38. 33 nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, BVMT… Trong đó, nhiệm vụ trung tâm là lãnh đạo phát triển kinh tế. Đảng xây dựng, ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện các các nghị quyết, quyết định về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và phát triển từng lĩnh vực đời sống xã hội để các lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, vững chắc. 2.1.1.3. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng hơn 80 năm của Đảng ta, rút ra năm bài học lớn trong đó có một bài học khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của Đảng ta đối thắng lợi của cách mạng Việt Nam: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [54, tr.66]. Sự khẳng định nêu trên về vai trò của Đảng, thể hiện trong thời kỳ đổi mới hiện nay, gồm: Thứ nhất, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng thành công CNXH trên đất nước ta, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Chức năng, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu trên, đã nói rõ vai trò của Đảng. Hơn nữa, trở thành Đảng cầm quyền, Đảng có HTCT từ Trung ương đến cơ sở, ở khắp các vùng, miền của đất nước, đặc biệt Đảng có Nhà nước XHCN là lực lượng đặc biệt quan trọng để thể chế hóa, cụ thể hóa Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng thành Hiến pháp và pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại… để Nhà nước thực hiện. Mọi giai cấp, tầng lớp xã hội đều phải chấp hành và thực hiện Hiến pháp, pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án đó, cũng là thực hiện Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng về xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh, để xây dựng thành công CNXH, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, dứt khoát phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản. Với bản chất của các đảng chính trị (các đảng không phải là Đảng Cộng sản), các đảng này đặt ra nhiệm vụ, không lãnh đạo và cũng không thể lãnh đạo