SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 190
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ HỒNG NGA
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ HỒNG NGA
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG
2. TS. PHẠM VĂN BÚA
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trương Thị Hồng Nga
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề
tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 24
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG VẬN DỤNG CHỦ
TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ
NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 29
2.1. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của
tỉnh Vĩnh Long 29
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển
nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2005 46
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 78
3.1. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và chủ trương của Đảng về
đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới 78
3.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới 86
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 112
4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2000 - 2015) 112
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 130
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 175
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CB,CC,VC Cán bộ, công chức, viên chức
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
HĐND Hội đồng Nhân dân
KH-CN Khoa học - công nghệ
KT-XH Kinh tế xã hội
NNL Nguồn nhân lực
UBND Ủy ban Nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá nhất so với tất các các nguồn
tài nguyên khác, là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của lực lượng sản
xuất trong mọi thời đại.
Vai trò của nguồn nhân lực (NNL) càng đặc biệt quan trọng khi bước
vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong tình
trạng nền kinh tế phát triển chưa bền vững, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào
tăng đầu tư và khai thác nguồn tài nguyên, năng suất lao động xã hội còn thấp,
chất lượng NNL chưa cao và còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực.
Do đó, để tiếp cận xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ
(KH-CN) phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành kinh tế tri thức,
từng bước đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX (2001) của Đảng chỉ rõ:
Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết
định sự phát triển đát nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Bồi
dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn
dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp
luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo
hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng
nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý
thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân
lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh
doanh, nhà quản lý.... phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá
nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [30, tr.202-203].
Để thực hiện mục tiêu đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
(2001 - 2010) Đảng đã đề ra khâu đột phá then chốt để làm chuyển động toàn
bộ tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) là: “Tạo bước chuyển mạnh về phát triển
nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đạo tạo, khoa học và công nghệ” [30,
tr.206] nhằm phát triển nhanh NNL.
2
Kế thừa và phát triển quan điểm phát triển NNL các đại hội trước và thực
tiễn sau 25 đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng xác
định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với
phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [37, tr.78] được khẳng định là khâu
đột phá thứ hai trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế phát triển về quy mô, mức độ
và hình thức đan xen phức tạp, đặc biệt là quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân
công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng.
Là tỉnh đồng bằng nằm giữa hai nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và
sông Hậu), nhìn bao quát tỉnh Vĩnh Long như hình con thoi nằm ở vị trí trung
tâm của đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông, địa hình chia cắt bởi sông rạch chằng
chịt, là tỉnh đầu mối giao thông nối liền giữa hai trung tâm kinh tế lớn của vùng
Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Là tỉnh có lịch sử
hình thành sớm nhất của khu vực, với đặc điểm của vùng đất “địa linh nhân
kiệt” đã sinh ra những nhân tài, những người hiền tài có công với nhân dân với
Tổ quốc, nhưng là tỉnh có gánh nặng về tỷ lệ dân số đứng hàng thứ hai so với
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (sau tỉnh Tiền Giang). Theo thống kê toàn
tỉnh Vĩnh Long có 1.045.037 người với mật độ dân số 685 người/km2
[20].
Trong đó, dân cư sinh sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 16,87% và dân cư sinh sống
ở nông thôn chiếm 83,13%, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước,
hoa màu, đánh bắt thủy sản và nguồn lực lao động trở thành thế mạnh của tỉnh
để phát triển KT-XH [20].
Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng bước vào thời kỳ đổi
mới và hội nhập quốc tế, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long chú trọng đến sự nghiệp phát
triển KT-XH ở địa phương, trong đó tỉnh đã tập trung vốn cho xây dựng cơ sở
vật chất, đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
chú trọng phát triển NNL, trong đó tập trung vào lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
để hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ
3
trí thức và lực lượng lao động có tay nghề cao trên các lĩnh vực đời sống xã hội
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương. Phấn đấu đưa Vĩnh
Long trở thành một tỉnh phát triển trung bình khá trong khu vực vào năm 2015
như Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2010 - 2015) đã nêu.
Tuy nhiên, sau gần 30 năm đổi mới, NNL của tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa
đáp ứng với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, NNL địa
phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội bền vững, NNL
vẫn còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đặc biệt là tình
trạng thiếu NNL có trình độ chuyên môn cao thuộc các nhóm ngành khoa học
- kỹ thuật, thiếu các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực trọng yếu trong
các cơ quan nhà nước, cơ cấu nguồn lực cán bộ, công chức, viên chức là lãnh
đạo, quản lý chưa phù hợp, chưa linh hoạt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
quy hoạch cán bộ; thiếu lực lượng lao động công nhân lành nghề phục vụ trực
tiếp trong các ngành then chốt thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; vấn đề
giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề lao động chuyên môn kỹ thuật khu
vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, mất cân đối và chưa quan tâm đúng
mức; dự báo khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại còn rất nhiều khó
khăn do tình trạng bất cập nêu trên.
Bởi vậy, đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về
phát triển NNL trong những năm đầu thế kỉ XXI là nhằm làm sáng tỏ tính
đúng đắn, sáng tạo và những thành công của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long trong
việc vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển NNL, qua đó chỉ rõ những
hạn chế, khiếm khuyết để góp phần tổng kết thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm
thực tiễn có giá trị về công tác này trong những năm tiếp theo là một việc
làm cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2015” làm
đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Long từ năm 2000 đến năm 2015, từ đó đúc kết những kinh nghiệm có thể vận
dụng vào thực tiễn phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới có hiệu
quả hơn.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình phát triển NNL của tỉnh
Vĩnh Long trong 15 năm từ năm 2000 đến năm 2015.
- Hệ thống, khái quát hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển NNL và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL
từ năm 2000 đến năm 2015.
- Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015.
- Đánh giá khách quan những thành tựu đạt được và hạn chế, khiếm
khuyết, nguyên nhân thành công và hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Long lãnh đạo phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015.
- Đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn hoạch định chủ trương và tổ
chức chỉ đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long qua ba nhiệm kỳ đại
hội Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
về phát triển NNL.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Nguồn nhân lực là khái niệm rộng bao gồm toàn bộ dân cư có khả
năng lao động, có trình độ chuyên môn được phân bố vào ngành nghề, lĩnh
vực, khu vực... Phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính
5
sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt về năng
lực, trình độ, khả năng làm việc nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho
sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó, chất lượng
NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu: một là, trình độ học vấn của nguồn
nhân lực; hai là, trình độ chuyên môn - kỹ thuật của NNL. Như vậy, một
trong những trọng tâm để phát triển NNL là thông qua giáo dục và đào tạo để
tạo ra một lực lượng lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu của một quốc gia,
một vùng, một ngành hay một tổ chức nào đó. Do vậy, trong phạm vi nghiên
cứu luận án tập trung đi sâu nội dung về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển giáo dục, đào tạo thông qua cơ cấu về số
lượng và chất lượng nguồn lực thuộc các ngành nghề, lĩnh vực… cho các đối
tượng ưu tiên để phát triển và thông qua chương trình dự án, đề án, kế hoạch,
cơ chế chính sách…
Nhóm đối tượng luận án tập trung khảo sát: một là, NNL cán bộ, công
chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống chính trị; hai là,
NNL lao động chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo trong 15 năm,
qua 03 nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ khóa VII năm 2001 đến
kết thúc nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa IX năm 2015. Luận
án lấy mốc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (2005) chia thành hai giai
đoạn: Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 và giai đoạn từ năm 2005 đến 2015.
- Không gian: Công tác phát triển NNL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai
trò NNL, phát triển NNL trong phát triển KT-XH, đặc biệt là quan điểm
của Đảng về phát triển NNL gắn với công tác đào tạo NNL trong công cuộc
đổi mới.
6
4.2. Nguồn tư liệu
- Dựa vào hệ thống các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
của Nhà nước; các văn kiện của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng
nhân dân (HĐND), các sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Long đề cập đến phát triển
NNL nói chung và lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL trong thời kỳ đổi
mới. Đặc biệt luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015
qua các văn kiện của ba kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, các Chương trình
hành động của tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh như: Chương trình hành động của
tỉnh ủy Vĩnh Long số: 09-CTr/TU ngày 08/11/2011 về phát triển và nâng cao
chất lượng NNL giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định
số: 1375/QĐ-UBND, ngày 28/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về
việc ban hành Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng NNL giai đoạn 2012-
2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số: 80/NQ-HĐND ngày
5/12/2013 của HĐND tỉnh Vĩnh Long về tiếp tục đào tạo cán bộ có trình độ thạc
sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020...
- Các công trình khoa học của tập thể, cá nhân liên quan đến vai trò NNL,
phát triển NNL và lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL nói chung và
Vĩnh Long nói riêng.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chủ yếu sử
dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu và tích hợp hai
phương pháp đó để làm rõ nội hàm khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” trên
phạm vi nghiên cứu của tổng thể lực lượng lao động theo trình độ đào tạo cho
các ngành nghề, lĩnh vực có trình độ chuyên môn từ trung cấp nghề đến sau đại
học thuộc các đối tượng là NNL cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan
nhà nước và NNL lao động chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, tác giả đã vận dụng một số phương khác
như: phương pháp thống kê, khảo sát, phân tích, tổng hợp...nhằm làm nổi bật
thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm
2000 đến năm 2015.
7
5. Đóng góp của luận án
- Góp phần tái hiện một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Long lãnh đạo phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015.
- Bước đầu nêu lên những nhận xét trong lãnh đạo phát triển NNL và rút
ra các kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Long từ năm 2000 đến năm 2015.
- Kết quả nghiên cứu là góp thêm tài liệu tham khảo cho đảng bộ các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nói riêng tiếp
tục bổ sung chủ trương, chính sách phát triển NNL trong thời gian tới có hiệu
quả hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Giải quyết những mục tiêu cơ bản nhất về tính cấp thiết phải xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Vĩnh Long; đúc kết những kinh nghiệm có ý
nghĩa về lý luận và thực tiễn trong chính sách phát triển nguồn nhân lực cả nước
nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua quá trình thực tiễn về nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long sẽ là kinh
nghiệm tham khảo không chỉ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà còn có ý
nghĩa rất lớn đối với một tỉnh mới tái lập như Vĩnh Long cần được tổng kết và
bổ sung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả
đã công bố liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Vấn đề NNL, phát triển NNL nói chung và lĩnh vực đào tạo NNL nói riêng
là vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn xuất phát từ yêu cầu phát
triển của đất nước trong công cuộc đổi mới, vì vậy có nhiều công trình của tập thể
và cá nhân đề cập, khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Qua quá trình khảo cứu
các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, có thể chia các nhóm công
trình liên quan đến NNL, phát triển NNL nói chung, công tác đào tạo NNL và vấn
đề phát triển NNL ở tỉnh Vĩnh Long như sau:
1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát
triển nguồn nhân lực nói chung
* Sách đã xuất bản
Cuốn sách "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn
nước ta" của Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm [133]. Các tác giả đã giới thiệu khái quát
về vai trò NNL trong thời kỳ đổi mới và kinh nghiệm phát triển NNL ở khía cạnh
phát triển giáo dục của một số nước trên thế giới; đồng thời nêu lên chính sách
phát triển NNL dưới góc độ phát triển giáo dục Việt Nam.
Cuốn sách “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Mai Quốc Chánh [14]. Tác giả đã làm
rõ vai trò của NNL, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NNL và thực trạng
chất lượng NNL đối với sự nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời tác giả cũng đã trình
bày những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL trong đó đặc biệt nhấn
mạnh đến yêu cầu xây dựng NNL là đội ngũ trí thức - một vấn đề cấp bách cho
công cuộc CNH, HĐH đất nước;
Cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh
nghiệm Đông Á của Lê Thị Ái Lâm [59]. Tác giả tập trung khai thác kinh nghiệm
9
phát triển NNL của một số nước Đông Á và khẳng định vai trò của giáo dục và
đào tạo luôn là nhân tố quyết định cho sự phát triển NNL của một số quốc gia tiêu
biểu như: Trung Quốc thông qua vai trò của nền giáo dục đã đem lại những thành
tựu rực rỡ của những chính sách cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài, là cơ
sở để Trung quốc tập trung phát triển NNL đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế và hiện đại hóa đất nước; Nhật Bản chú trọng giáo dục và đào tạo để tập trung
phát triển NNL có tính năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, khả năng
tư duy và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp để đáp ứng những đòi hỏi của thế
giới và xu thế cạnh tranh, hợp tác toàn cầu mà Nhật Bản đóng vai trò then chốt
trong việc chinh phục đỉnh cao của khoa học công nghệ; Bí quyết của Hàn Quốc
là dựa vào giáo dục để phát triển NNL, giáo dục là điều kiện để đưa Hàn Quốc từ
một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên trở thành quốc gia có sức ảnh
hưởng trong khu vực, là nhân tố để nâng cao chất lượng NNL và chính sách về
giáo dục luôn được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế Hàn Quốc.
Cuốn sách “Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001 - 2010” của
Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường và Nguyễn Kim Liệu [38]. Đây là công trình
tập hợp các bài viết về vai trò của NNL Việt Nam trong chiến lược phát triển
kinh tế 2001 - 2010. Cuốn sách xoay quanh nội dung phát triển NNL do Đại hội
IX (2001) của Đảng đề ra về nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. NNL là nhân tố quyết định sự phát
triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Cuốn sách “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận
thực tiễn” của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam [216]. Là cuốn sách chuyên
khảo đã làm rõ những vấn đề về chính sách, giải pháp và định hướng phát triển
NNL ở Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách còn trình bày những đặc điểm về công tác
quản lý NNL trong một số ngành, vùng đặc thù tiêu biểu trong cả nước.
Cuốn sách Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước của Đoàn Văn Khái [53]. Tác giả lý giải khá sâu sắc về vai trò của
nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong quá trình tiến hành sự nghiệp
10
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. Từ đó đánh giá thực trạng khách
quan nguồn lực con người của Việt Nam, đưa ra những định hướng và giải pháp
để xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh
tình hình mới.
Cuốn sách “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng” của
Trần Văn Tùng [135]. Tác giả chủ yếu bàn về thực trạng chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng NNL tài năng của đất nước, những bất cập quá trình sử dụng NNL tài năng.
Tác giả đề cập giải pháp thiết thực, nhằm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL tài
năng của đất nước có hiệu quả.
Cuốn sách “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của Vũ Bá Thể [83]. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL
một số nước trên thế giới và thực trạng NNL ở Việt Nam, tác giả đưa ra quan
điểm về phát triển NNL, vai trò của NNL đối với tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp
CNH, HĐH, đồng thời đưa ra định hướng và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực
con người ở nước ta hiện nay.
Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” của Nguyễn Thanh [81]. Tác giả luận giải phát triển NNL là yếu tố
quyết định thành công sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời nêu lên thực trạng về phát
triển NNL có chất lượng, từ đó đưa ra một số định hướng chủ yếu để phát triển
NNL cho CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.
Cuốn sách Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Phạm Minh Hạc [45]. Tác giả tập trung
nghiên cứu chủ yếu về con người trong bối cảnh sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước; những vấn đề tác động đến sự phát triển toàn diện của con người và NNL
như: sức khỏe, trí tuệ, y tế, giáo dục và đào tạo,... Từ đó đề ra giải pháp chiến
lược nhằm phát triển toàn diện con người nói chung và NNL nói riêng trong
công cuộc CNH, HĐH.
Cuốn sách Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam của Phan Văn Kha [52]. Cuốn sách đã luận giải về vai trò quan trọng của
11
việc đào tạo và sử dụng nhân lực trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) ở Việt Nam; xác định rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đào tạo với sử
dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;
Đồng thời, cuốn sách đã khái quát thực trạng giữa đào tạo với sử dụng nhân lực của
Việt Nam và một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn giữa công tác đào tạo
và công tác sử dụng nhân lực ở các cấp, các hệ đào tạo ở Việt Nam.
Cuốn sách Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI của
Trần Khánh Đức [41]. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
giáo dục, quản lý giáo dục và vai trò của giáo dục đối với phát triển NNL; những
vấn đề triết lý xã hội khi bàn đến nền giáo dục hiện đại; lý thuyết về hệ thống giáo
dục hiện đại gắn với nhà trường và những kịch bản nhà trường tương lai (như mô
hình sư phạm kỹ thuật và công nghệ dạy học, chương trình giáo dục hiện đại, đo
lường và đánh giá kết quả học tập,...) nhằm tạo điều kiện để nền giáo dục làm tốt
chức năng đào tạo, bồi dưỡng NNL cho đất nước trong thế kỷ XXI.
Cuốn sách Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - lịch sử, hiện trạng và triển vọng
của Nguyễn Văn Khánh [54]. Tác giả tập trung trình bày bức tranh tổng thể về
tình hình, thực trạng và triển vọng nguồn lực trí tuệ Việt Nam được đóng góp
bằng thành tựu của tri thức trong suốt chiều dài lịch sử; phân tích quá trình xây
dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy
nguồn lực; từ đó tác giả đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính
sách đối với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ con người Việt
Nam phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thế kỷ XXI.
Cuốn sách Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài - Một số
kinh nghiệm của thế giới của Tạ Ngọc Tấn [79]. Tác giả đã tập trung trình bày vấn
đề NNL và nhân tài thông qua vai trò của phát triển giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) ở
một số nước tiêu biểu trên thế giới. Từ kinh nghiệm của thế giới, tác giả đã khẳng
định phát triển giáo dục và đào tạo là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cơ chế hoạch
định chính sách phát triển NNL, nhân tài ở Việt Nam. Đồng thời từ những kinh
nghiệm, bài học thành công, thất bại của thế giới, tác giả đã tập trung phân tích về
12
giáo dục và đào tạo NNL, nhân tài ở Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm thế giới để
thực hiện thành công sự nghiệp GD-ĐT trong những giai đoạn tiếp theo.
* Các luận án tiến sĩ
Luận án: Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công
nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta của Hà Quý Tình [90], đã nhấn mạnh đến vai
trò của Nhà nước trong dự báo, quy hoạch nguồn nhân lực; đặc biệt tác giả nhấn
mạnh đến vai trò của nhà nước trong vấn đề mở rộng quy mô, chương trình, hình
thức đào tạo để phát triển NNL cho đất nước.
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta - đặc điểm và xu hướng phát triển của Nguyễn Ngọc Sơn
[77]. Tác giả đã làm rõ thực trạng của việc sử dụng, phát triển NNL ở nông thôn
nước ta từ năm 1986 đến 2000. Nêu lên đặc điểm và xu hướng phát triển NNL ở
nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đề xuất những giải pháp
chủ yếu có tính khả thi nhằm phát huy hiệu quả NNL nông thôn trong quá trình
CNH, HĐH đất nước.
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với
phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
ta hiện nay của Nguyễn Thanh [80] đã khẳng định phát triển NNL là yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nướ, đồng thời để phát triển NNL
có chất lượng thì phải xác định giáo dục và đào tạo làm “quốc sách hàng đầu”, là điều
kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng NNL. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích thực
trạng và đề ra một số định hướng chủ yếu của việc phát triển NNL ở nước ta.
Luận án: Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu
cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Phan Chính Thức
[89] đã nêu rõ vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển NNL và qua khảo sát
thực tế ở các cơ sở dạy nghề trong cả nước, tác giả cũng chỉ rõ những hạn chế về
vấn đề dạy nghề cho lực lượng lao động; đề xuất những giải pháp phát triển đào
tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH.
13
Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn Việt Nam của Trần Thanh Bình [12] đã đi sâu vào cơ sở
lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH
nông thôn. Nêu thực trạng đào tạo NNL cho nông nghiệp và nông thôn và các
giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo này.
Luận án: Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Phạm Văn Quý
[64] đã đánh giá thực trạng NNL KH-CN ở Việt Nam hiện nay; đề xuất phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL KH-CN đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến giải pháp giáo
dục, đào tạo.
Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở
Việt Nam của Lê Thị Ngân [63] đã trình bày những vấn đề lý luận về NNL, chất
lượng NNL, nâng cao chất lượng NNL tiếp cận kinh tế tri thức; những tác động
tới NNL của quốc gia và kinh nghiệm thực tiễn của một số nước, khẳng định
chất lượng NNL là động lực cho quá trình CNH, HĐH của Việt Nam. Trên cơ sở
đó, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng của NNL hiện nay, đề xuất giải pháp và
phương hướng nhằm khắc phục những hạn chế về chất lượng của NNL, tạo điều
kiện để tiếp cận nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn của Đào Quang Vinh [218] trình bày kết quả nghiên cứu
một số vấn đề lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn; đồng thời nêu thực trạng phát triển NNL cho nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam và những phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát triển NNL cho CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Luận án: Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam
của Bùi Tôn Hiến [47], tập trung khái quát lý luận về việc làm của lao động qua
đào tạo nghề; làm rõ thực trạng cơ hội việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở
Việt Nam khi bước vào công cuộc đổi mới, từ đó luận giải về mối quan hệ biện
14
chứng giữa việc làm với đào tạo nghề và đề xuất những giải pháp cho việc đào tạo
nghề và giải quyết việc làm trước yêu cầu của đất nước khi đẩy mạnh sự nghiệp
CNH, HĐH...
* Chương trình nghiên cứu và kỷ yếu hội thảo khoa học
Chương trình KH-CN cấp Nhà nước: Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế của Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha [42]: Đề tài đã tập
trung làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường,
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đặc biệt công trình nhấn mạnh đặc điểm thực
trạng lực lượng lao động và đào tạo nhân lực để có cái nhìn đúng đắn trong
chiến lược đào nhân lực ở Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH.
Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo nghề giữ vai trò trọng tâm trong chính sách phát
triển của Học viện Chính sách và Phát triển [49], các chuyên luận tập trung phân
tích những nhân tố tác động đến công tác đào tạo nghề ở Việt Nam, chỉ rõ trước
yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề có vai trò
trọng tâm trong chính sách phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Đồng thời, đưa ra các giải pháp chủ yếu đề thực hiện công tác đào tạo nghề đáp
ứng với nhu cầu nâng cao chất lượng NNL của đất nước.
* Các công trình tiêu biểu đã được đăng tải trên các tạp chí
Có thể kể đến các công trình như: Cơ hội và thách thức đối với việc đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế của
Trương Thu Hà [44]; Thành tựu bước đầu và những vấn đề cấp thiết đặt ra
trong đào tạo nhân lực ở nước ta của Phạm Tất Dong [21]; Giáo dục - đào tạo
với sự phát triển nguồn nhân lực” của Trần Thanh Đức [40]; Về công tác đào
tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thắng Lợi [61]; Đào tạo
và sử dụng đội ngũ trí thức tinh hoa Việt Nam 30 năm đổi mới - Thành tựu và
những vấn đề đặt ra của Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Cẩm Ngọc [55];...
Hầu hết các bài viết của các tác giả đều đề cập đến vai trò của NNL, của
công tác đào tạo NNL và làm rõ những cơ sở khoa học để chỉ ra thực trạng đào
15
tạo NNL nhằm xây dựng những giải pháp về mối quan hệ giữa GD-ĐT với phát
triển NNL một khi nó đã trở thành vấn đề quyết sách liên quan đến phát triển
NNL ở Việt Nam trong thế kỷ XXI. Đồng thời, cung cấp khá đầy đủ các quan
điểm nhận định về tình hình, thực trạng và giải pháp chủ yếu trong đào tạo NNL
phục vụ cho CNH, HĐH từ việc lập kế hoạch, dự báo, tạo nguồn đến cải cách
giáo dục trong lĩnh vực dạy nghề và đào tạo NNL. Vì vậy, các công trình đều
khẳng định đào tạo NNL đáp ứng thời kỳ mới của đất nước là công việc chung
của toàn xã hội.
1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát
triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực và vùng
miền, địa phương
* Sách đã xuất bản
Cuốn sách “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức” của Viện Khoa
học giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2008 [217]. Đây là cuốn sách chuyên
khảo khẳng định vai trò của phát triển GD-ĐT, KH-CN luôn gắn liền với xây
dựng đội ngũ trí thức, là quá trình được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng
minh, là cơ sở để mỗi quốc gia trên thế giới đúc rút kinh nghiệm để vận dụng
tốt hơn trong phát triển NNL đặc biệt là đội ngũ trí thức. Cuốn sách nêu lên
kinh nghiệm của các nước tiêu biểu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên
bang Đức là những nước phát triển hiện đại, có trình độ khoa học kỹ thuật cao
và có quá trình CNH, HĐH lâu dài; Hàn Quốc và Singapo là những nước
công nghiệp mới, đã vươn lên mạnh mẽ trở thành những nước phát triển mới;
Trung Quốc là nước có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam đang có tốc
độ tăng trưởng nhanh và sẽ trở thành một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế
giới. Vì vậy, đây là một cuốn sách có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên
cứu và hoạch định chính sách ở Việt Nam về phát triển NNL thông qua vai trò
GD-ĐT, KH-CN với xây dựng đội ngũ trí thức của từng nước.
16
Cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò của công đoàn của Lê
Thanh Hà [43]. Tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển NNL công nghiệp
Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công đoàn trong
việc phát triển NNL trong bối cảnh tình hình mới.
Cuốn sách Giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm góp phần
phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Bùi Đức Tú [132].
Tác giả đã đi sâu phân tích vai trò giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông là
một trong những bước đi căn bản, mang tính nền tảng, góp phần định hướng nghề
nghiệp quan trọng cho việc xây dựng NNL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy
mạnh đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp cụ thể, như giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông theo hướng gắn với
KT-XH, tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông gắn với đặc điểm cụ thể của
sự phát triển KT-XH vùng miền...
* Các luận án tiến sĩ
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta - đặc điểm và xu hướng phát triển của Nguyễn Ngọc Sơn [77],
đã phác họa thực trạng của việc sử dụng, phát triển NNL ở nông thôn nước ta
từ năm 1986 đến 2000; nêu lên đặc điểm và xu hướng phát triển NNL ở nước
ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đề xuất những giải pháp chủ
yếu có tính khả thi nhằm phát huy hiệu quả NNL nông thôn trong CNH, HĐH
đất nước.
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng
bằng sông Cửu Long của Phạm Công Khâm [56], đã tập trung làm rõ vị trí vai trò
của cấp xã nói chung, cấp xã đồng bằng sông Cửu Long nói riêng từ đó tác giả đã
đề ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã trong
sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay. Đồng thời nghiên cứu thực trạng KT-XH, đội ngũ cán bộ và công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long,
17
đề xuất kinh nghiệm và vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra mục tiêu, quan điểm và những
giải pháp chủ yếu để làm tốt công tác trên.
Luận án: Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với vấn đề đào tạo
người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện
nay (từ thực tiễn đồng bằng sông Cửu Long) của Trần Thanh Đức [39], đã làm rõ
vấn đề con người và nhân tố con người trong lực lượng sản xuất hiện đại theo
quan điểm của triết học mác xít về con người, phát huy nhân tố con người trong
lực lượng sản xuất thông qua quá trình đào tạo người lao động đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH ở Việt Nam. Từ những cơ sở trên, tác giả đã chỉ rõ thực trạng và
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo người lao động, phát huy nhân
tố con người trong lực lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước từ
thực tiễn đồng bằng sông Cửu Long.
Luận án: Nâng cao dân trí ở đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải
pháp của tác giả Lương Văn Tám [78] đã phân tích khái niệm dân trí và nâng cao
dân trí, mối quan hệ biện chứng giữa dân trí và nâng cao dân trí với sự phát triển
kinh tế, xã hội, giữa nâng cao dân trí với quá trình CNH, HĐH. Đồng thời tác giả
đánh giá thực trạng dân trí và nguyên nhân dẫn đến thực trạng dân trí còn thấp như
hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long và đề ra giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
dân trí phục vụ CNH, HĐH.
Luận án: Phát triển nguồn lực lao động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phạm Thế Chi [15] đã nêu lên khái
niệm và vai trò của NNL và sự tất yếu của việc phát triển NNL ở đồng bằng sông
Cửu Long. Qua đó, đề ra phương hướng và giải pháp phát triển NNL ở đồng bằng
sông Cửu Long giai đoạn 2001-2010.
Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn Việt Nam của Trần Thanh Bình [12] đi sâu vào cơ sở lý
luận và thực tiễn về đào tạo NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH nông thôn; nêu
thực trạng đào tạo NNL cho nông nghiệp và nông thôn và các giải pháp hoàn
thiện công tác đào tạo này.
18
Luận án: Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đào tạo NNL từ năm 2001 đến
năm 2010 của Nguyễn Thị Thu Hằng [46] đã phân tích Lào Cai là một tỉnh
miền núi giàu về tài nguyên khoáng sản, có cấu tạo địa hình và cộng đồng dân cư
đa dạng, là nơi hội tụ của văn hóa truyền thống dân tộc như chợ phiên vùng cao,
chợ tình… nên đã thành trung tâm du lịch thắng cảnh và nghỉ mát của cả nước.
Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử và những tác động của tự
nhiên Lào Cai không tránh khỏi những khó khăn của một tỉnh miền núi khi trình
độ văn hóa xã hội thấp nên về cơ bản Lào Cai vẫn là tỉnh nghèo. Do vậy, để khai
thác những tiềm năng của tỉnh đẩy mạnh phát triển KT-XH, Đảng bộ tỉnh Lào
Cai cần tập trung đẩy mạnh phát triển NNL, đặc biệt chú trọng đến đào tạo NNL
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Đây là đề tài được khai thác khá thành
công về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong công tác đào tạo NNL thuộc vùng
miền núi phía Bắc và cung cấp những bài học rất cần thiết cho các Đảng bộ có
điểm tương đồng, đặc thù như Lào Cai nghiên cứu và vận dụng.
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp
từ năm 2001 đến năm 2010 của Phạm Thị Kim Lan [58] đã làm rõ một tỉnh Thái
Bình thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng là vùng đất đạt năng suất lúa 5
tấn/ha được ghi đậm dấu ấn trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Để thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề đào tạo NNL cho nông nghiệp luôn
là vấn đề cấp bách và cần thiết để tỉnh Thái Bình duy trì tốc độ tăng trưởng. Tác
giả đã làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ về đào tạo NNL trong 10
năm từ năm 2001 đến năm 2010, qua đó rút ra những nhận xét và kinh nghiệm
có giá trị và thực tiễn có thể làm tư liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của
tỉnh Thái Bình nói riêng, cả nước nói chung.
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng NNL từ năm 2001
đến năm 2013 của Hà Vũ Tuyến [136] đã đi sâu nghiên cứu vào hai đối tượng
chính để phát triển NNL trên góc độ đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL lãnh
đạo, quản lý, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan hành chính sự
nghiệp trong khu vực Nhà nước và các khu vực khác; NNL chuyên môn kỹ thuật
19
trong khu vực công nghiệp, thành thị và khu vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó
gởi mở những giải pháp thiết thực có tính đính hướng cho công tác phát triển
NNL của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và giải pháp cho các tỉnh có điểm tương đồng
như Vĩnh Phúc tham khảo và nghiên cứu.
* Các chương trình nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học
Chương trình KH-CN cấp Nhà nước: Gia đình, nhà trường, xã hội với
việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài của
Nguyễn Trọng Bảo [11]. Đề tài phân tích vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội
với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài
để đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn lực con người nói chung. Đây là
đề tài rất thực tế đã đem luồng gió mới trong việc nghiên cứu, đánh giá góc nhìn
đời thường từ gia đình, nhà trường đến xã hội, đặc biệt là tuyển chọn, đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ ba: Việt Nam hội nhập và phát triển, Tập
6: Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Những nghiên cứu tổng hợp theo khu vực.
Quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước và khu vực do Đại học Quốc gia Hà
Nội tổ chức [22]. Một số chuyên luận trong kỷ yếu đề cập đến nhu cầu NNL của
đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế; về vai trò, hiệu quả của những chính
sách giáo dục, thực trạng giáo dục và đào tạo NNL của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay; Từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp về đổi mới cơ cấu hệ thống giáo
dục quốc dân đáp ứng nhu cầu nhân lực, chính sách quốc gia về giáo dục và phát
triển NNL...
Kỷ yếu hội thảo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Hội đồng quốc gia giáo dục Trung ương và Phát triển nhân lực. Có các chuyên
luận Những luận cứ khoa học của việc phát triển NNL công nghiệp cho vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam của Trương Thị Minh Sâm [9]; Phát triển nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Thanh [9]; Đa dạng
hóa cơ cấu để phát triển số lượng và chất lượng NNL của Nguyễn Thanh Tuấn
[9]; Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu công
20
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của Phạm Văn Sơn [9];... các bài viết đã tập
trung làm rõ nhiều vấn đề và mang tính toàn diện về đào tạo và phát triển NNL
như: Quan niệm về NNL, phát triển NNL và vai trò của phát triển NNL Việt Nam
trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Kinh nghiệm của một số quốc gia
về phát triển NNL; đánh giá thực trạng phát triển NNL của Việt Nam trong những
năm qua, nhất là trong hơn 25 năm đổi mới: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
của những thành tựu, hạn chế; những đóng góp của NNL trong những năm qua
đối với sự phát triển KT-XH của đất nước. Trên cơ sở quan điểm và các mục tiêu
phát triển NNL theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, những bài viết
trong Hội thảo đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển NNL đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Những giải pháp được đưa ra gồm: Giải
pháp về giáo dục, đào tạo; giải pháp phát triển và ứng dụng tiến bộ của khoa học,
công nghệ; giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút NNL chất lượng cao ở nước
ngoài và việc phát triển thị trường lao động góp phần cân bằng cung cầu NNL cả
về chất lượng và số lượng.
* Các bài đăng trên tạp chí
- Các tạp chí đề cập NNL, phát triển NNL nói chung như: Nguyễn Trọng
Chuẩn, Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Triết học,
số 2 năm 1994; Nguyễn Thị Hằng, Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến
năm 2010, Tạp chí Cộng sản, số 7 năm 1999; Nguyễn Đình Hoà, Mối quan hệ
giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp
chí Triết học, số 1 năm 2004; Mạc Văn Tiến, Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Lao động xã hội, số 264 năm 2006; Nguyễn
Thanh Tuấn, Phát triển nguồn nhân lực và lĩnh vực xã hội theo tinh thần văn kiện
Đại hội X của Đảng, Tạp chí Lao động xã hội, số 284 năm 2006; Vũ Hùng,
Nguồn nhân lực lao động của Việt Nam - cơ hội và thách thức sau khi hình
thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Tạp chí Báo cáo viên, số 8 năm 2015.
- Về đào tạo NNL như: Trương Thu Hà, Cơ hội và thách thức đối với việc
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế,
21
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4/ 2005; Đặng Hữu, Đào tạo nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay,
Tạp chí Cộng sản, số 4/2005; Phạm Tất Dong, Thành tựu bước đầu và những
vấn đề cấp thiết đặt ra trong đào tạo nhân lực ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số
9/2006; Nguyễn Thắng Lợi, Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi
mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12/2007; Phan Trần Phú Lộc, Quản lý liên kết
đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp theo mô hình
quản lý mục tiêu (MBO), Tạp chí Quản lý giáo dục, số 2 năm 2015; Chu Văn
Nguyên, Nâng cao chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong các trường
chuyên nghiệp, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 4 năm 2015; Đỗ Văn Trung, Xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Tạp chí Phát triển nhân lực, số 3 năm 2015; Nguyễn Văn Sáu, Đội ngũ cán bộ
quản lý trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 5 năm 2015;
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hệ thống cơ sở lý
luận cơ bản, quan trọng giúp tác giả luận giải về vai trò, tầm quan trọng của
NNL và phát triển NNL gắn với đào tạo NNL, qua đó nhằm hệ thống, khái quát
hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL từ nhiều
góc độ khác nhau với đa dạng lĩnh vực trên các vùng, miền và địa phương khác
trong cả nước. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng, giúp tác giả tham
khảo và giải quyết những vấn đề có liên quan đến chủ trương phát triển NNL của
Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Long.
1.1.3. Các công trình khoa học nghiên cứu về phát triển nguồn nhân
lực ở tỉnh Vĩnh Long
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, tỉnh Vĩnh Long được sự quan tâm rất lớn của
Đảng và Nhà nước nhưng do đặc điểm vùng miền còn nhiều khó khăn nên chưa
có công trình khoa học nghiên cứu độc lập tình hình phát triển NNL ở địa phương
kể cả những bài viết đăng trên các tạp chí của Đảng và Nhà nước, đây là khó khăn
cho người nghiên cứu lĩnh vực này. Tuy vậy, với sự trăn trở của cá nhân đối với
22
trách nhiệm phát triển NNL ở địa phương, tác giả đã tìm hiểu, tìm tòi những
nguồn tư liệu quý báu để phục vụ quá trình nghiên cứu. Có thể kể đến các công
trình đã có đề cập ít nhiều đến đề tài như:
Cuốn sách “Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732 - 2000)” của Ban Tuyên giáo
tỉnh ủy Vĩnh Long [7] đã đề cập khá toàn diện về điều kiện tự nhiên, đất đai,
thổ nhưỡng, khí hậu, con người, truyền thống lịch sử, truyền thống đấu tranh
cách mạng đến quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,.. Đồng thời, nêu
bật những thế mạnh, tiềm năng, những đặc trưng riêng biệt độc đáo của một
địa phương thuộc vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nguồn
tư liệu quý có giá trị khảo cứu, lưu giữ giá trị truyền thống và tinh hoa văn
hóa của tỉnh Vĩnh Long, cuốn sách như một “cẩm nang” cho cán bộ, công
chức, viên chức, các nhà doanh nghiệp và người con quê hương tỉnh Vĩnh
Long đang sinh sống, làm việc trên mọi miền đất nước, ở nước ngoài giúp
nắm bắt đầy đủ, toàn diện về vùng đất và con người Vĩnh Long trong suốt
chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển hiện nay. Cuốn sách đã trở thành người bạn đồng hành phục vụ cho mục
đích học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin về mặt giá trị lịch sử của một
vùng đất giàu truyền thống nơi đây.
Các cuốn sách: Vĩnh Long 20 năm phát triển kinh tế - xã hội (1975 -
1995) [92]; Vĩnh Long lịch sử và phát triển (tập 1 và 2) [98]; Kinh tế Vĩnh
Long trong sự nghiệp phát triển ở thập niên đầu thế kỷ XXI [97]; Vĩnh Long
30 năm xây dựng và phát triển [8]; 20 năm xây dựng và phát triển Tỉnh Vĩnh
Long (1992 - 2012) [122]; Đây là các công trình khoa học do tỉnh ủy, UBND
tỉnh, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy chỉ đạo biên soạn nhằm tổng kết những thành
tựu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Long trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong tất cả các lĩnh vực
đó, hầu hết công trình đã đề cập và đánh giá cao vai trò NNL trong sự nghiệp
phát triển KT-XH của tỉnh, nhất là công tác phát triển NNL đối với phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo đặc thù của một vùng trũng có hệ thống sông
23
ngòi dày đặc. Có thể nói đây là cơ sở quan trọng để tác giả giải quyết các vấn
đề mang tính đặc trưng rõ rệt của một tỉnh thuần nông trong vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (1930 - 2010) của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long [1] là một công trình khoa học công phu, ghi lại
những trang sử hào hùng, vẻ vang của lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ khi ra
đời năm 1930 đến giai đoạn thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công,
hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược và bước vào thực hiện sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.
Cuốn sách trở thành ấn phẩm đặc biệt, ghi nhận những ngày mới ra đời và
trong quá trình xây dựng quê hương của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long
đã luôn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khắc phục mọi khó khăn,
gian khổ vượt qua những thời kỳ cam go của cách mạng, tin tưởng vào đường
lối lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để cùng dân tộc đi đến thắng
lợi hoàn toàn. Đồng thời cuốn sách còn có ý nghĩa lớn lao nhằm khơi dậy niềm
tự hào của mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời đúc rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh vững bước
đi lên, cùng với cả nước hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH, trong đó phát triển
NNL là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng bộ ghi nhận trong
cuốn sách này.
Nhìn chung từ nhiều góc độ phạm vi nghiên cứu, thể loại sách khác
nhau, hầu hết các công trình trên đều đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học, nhà nghiên cứu, giới học giả đã khẳng định giá trị truyền thống văn
hóa, xã hội, địa lý và con người nơi đây. Là nguồn tư liệu tin cậy để luận án
tham khảo xây dựng nội dung về các yếu tố tác động đến NNL và công tác lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển NNL của Tỉnh theo từng giai đoạn lịch sử mà tác giả đã
xác định trong phạm vi thời gian nghiên cứu. Ngoài ra, các công trình đã góp
phần làm rõ những quan điểm chủ yếu về phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh
Long trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu phát triển nhanh và
24
bền vững, nhất là những quan điểm tạo sức lan tỏa cho các tỉnh và khu vực
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng trong
công tác phát triển NNL, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân trong những giai đoạn tiếp theo. Đây là những gợi mở
quý giá, là vấn đề để nghiên cứu sinh khai thác triệt để trong luận án khi nêu ra
tính cấp thiết và nhiệm vụ nghiên cứu về phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015.
Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về phát triển NNL như đặc
thù tỉnh Vĩnh Long và có quá ít các công trình nghiên cứu khi đề cập đến phát
triển NNL ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những vấn đề phát
triển NNL từ góc độ khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vấn đề
đã thôi thúc nghiên cứu sinh quyết tâm chọn đề tài, nhằm góp phần nhỏ xây
dựng quê hương tỉnh Vĩnh Long phát triển.
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG
NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được đề cập
Một là, các công trình khoa học được tiếp cận từ nhiều góc độ, phạm vi
và lĩnh vực khác nhau nhưng đều khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu khách
quan phải phát triển NNL, là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước. Các công trình đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng qua các kỳ
đại hội, đặc biệt là Đại hội Đảng lần thứ IX với quan điểm nhất quán: “Nguồn
nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào
tạo”. Đồng thời, bước đầu các công trình khoa học đã đi sâu, luận giải vai trò
của phát triển NNL trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước với mục
tiêu “phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Và muốn phát
triển nhanh và bền vững, NNL phải được đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo
25
yêu cầu về số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng NNL đóng vai trò
không thể thiếu cho công cuộc phát triển của các địa phương. Vì vậy, các công
trình nghiên cứu đều khẳng định phát triển NNL luôn gắn kết chặt chẽ với công
tác đào tạo, là yêu cầu khách quan, cấp thiết đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, dân tộc trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ và
xu thế toàn cầu hóa.
Hai là, một số công trình khoa học đã đề cập đến những vấn đề lý luận
dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, nguồn lực con người và những
vấn đề lý luận chung về NNL, phát triển NNL nhằm làm rõ thực trạng, kết quả
kinh nghiệm trong phát triển NNL ở Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để tác
giả kế thừa, tham khảo để có những nhận định, đánh giá khách quan khi thực
hiện đề tài.
Ba là, các công trình đã hệ thống, khái quát các quan điểm cơ bản, chủ
trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng
về phát triển NNL trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đồng thời đã phác
họa những thành tựu, hạn chế, khiếm khuyết từ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện chủ trương phát triển NNL, đúc kết những phương hướng và giải
pháp để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trên các lĩnh
vực khác nhau.
Bốn là, công trình khoa học đều có đối tượng, mục tiêu nghiên cứu khác
nhau nhưng về cơ bản các công trình đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển NNL
với nhiệm vụ đào tạo NNL là cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) trong các
cơ quan nhà nước thuộc HTCT và NNL là lực lượng lao động lành nghề trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn ở các cấp Đảng bộ địa phương, cấp vùng miền. Đây
là những gợi ý quan trọng giúp nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc và tiếp cận
phương pháp nghiên cứu đạt hiệu quả và có cơ sở khoa học hơn để giải quyết mục
tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
26
Năm là, hầu hết công trình khoa học tập trung trình bày có hệ thống những
quan điểm của Đảng về vai trò của GD-ĐT đối với việc nâng cao chất lượng
NNL, đặc biệt nhấn mạnh GD-ĐT ở hệ đại học, cao đẳng và đào tạo nghề trong
việc thúc đẩy phát triển NNL, trên cơ sở đó đề ra phương hướng giải pháp NNL
cho sự phát triển nhanh và bền vững một cách hiệu quả. Đây là tiền đề quan trọng
để nghiên cứu sinh làm sáng tỏ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
khi NNL gắn với công tác đào tạo được xem là khâu trọng yếu để nâng cao số
lượng và chất lượng phát triển NNL tỉnh nhà.
Như vậy, nhìn chung những công trình khoa học trên đã đề cập đến khá rõ
về các khái niệm liên quan đến NNL, phát triển NNL và tính cấp thiết phát triển
NNL được tập trung khai thác trong lĩnh vực GD-ĐT và ở một số vấn đề mang
tính vùng miền, địa phương trong bối cảnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. Đồng
thời các công trình đều thể hiện ý chí, quan điểm của Đảng, Nhà nước bằng những
chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện của thực tiễn ở Việt Nam, từ đó đề
ra định hướng, giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác
phát triển NNL những năm tiếp theo. Đây là những tài liệu quý để luận án kế thừa,
giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn chung được đặt ra trong mục đích và
nhiệm vụ của đề tài.
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố, cho đến nay
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về quá trình Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015 từ góc độ
nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình trên, Luận án
sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển NNL của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhất là từ năm
2000 đến năm 2015.
27
- Khảo sát thực trạng phát triển NNL của tỉnh Vĩnh Long qua hai giai đoạn
từ năm 2000 đến năm 2005 và từ năm 2005 đến năm 2015, từ đó chỉ ra những
thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác phát triển NNL của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Long.
- Hệ thống hóa các văn kiện chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về chủ
trương phát triển NNL qua ba nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến
năm 2015, từ đó phân tích quá trình vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương
Đảng vào thực tế địa phương góp phần nâng cao chất lượng NNL.
- Khảo sát quá trình thực hiện chủ trương phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Long gồm cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách thu hút nguồn
nhân lực,… trong phạm vi quản lý của tỉnh qua hai giai đoạn, từ năm 2000 đến
năm 2005 và từ năm 2005 đến năm 2015.
- Luận án khái quát những thành công, những hạn chế, khiếm khuyết và
nguyên nhân của những thành công, những hạn chế, khiếm khuyết từ quá trình
hoạch định chủ trương đến chỉ đạo thực tiễn và kết quả phát triển NNL của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Long qua hơn 15 năm, với ba nhiệm kỳ đại hội từ năm 2001 đến
năm 2015.
- Từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, luận án có nhiệm vụ
đúc kết, gợi mở những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ trong công tác
phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững trong những
năm tiếp theo.
Tiểu kết chương 1
Qua khảo cứu các công trình khoa học đã được công bố dưới nhiều thể loại:
sách đã xuất bản; luận án tiến sĩ đã bảo vệ; các đề tài, chương trình khoa học, kỷ
yếu hội thảo khoa học đến các bài được đăng tải trên các tạp chí khác nhau, có thể
chia thành ba nhóm công trình: Một là, các công trình khoa học nghiên cứu về
NNL, phát triển NNL và nói chung; Hai là, các công trình khoa học nghiên cứu về
28
NNL, phát triển NNL và đào tạo NNL nói chung từ thực tiễn các lĩnh vực, các
vùng, miền, địa phương trên cả nước; Ba là, các công trình khoa học nghiên cứu
có liên quan đến phát triển NNL nói chung ở tỉnh Vĩnh Long. Các công trình trên
đã cung cấp cho luận án về tình hình tổng quan nghiên cứu chung ở cả hai phương
diện lý luận và thực tiễn, qua đó các công trình đều khẳng định quan điểm chủ
trương của Đảng về phát triển NNL là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước xuyên suốt trong các Văn kiện, Nghị quyết và ngày càng được đề
cập nhiều hơn trong các Đại hội IX, X, XI của Đảng. Đây là cơ sở lý luận và thực
tiễn để tác giả tham khảo, kế thừa giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho công tác phát
triển NNL ở tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, nhìn chung chưa có công trình nào đề cập
một cách thấu đáo về quá trình hoạch định chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015. Vì vậy tình
hình tổng quan nghiên cứu của luận án là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đúc
kết những kinh nghiệm phát triển NNL có giá trị trên phương diện lý luận và thực
tiễn một cách khách quan, đó là những nội dung chủ yếu của luận án cần tiếp tục
nghiên cứu như đã nêu trên.
29
Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG VẬN DỤNG
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
2.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CỦA TỈNH VĨNH LONG
2.1.1. Nguồn nhân lực và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI
2.1.1.1. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá, là vấn đề then chốt trong sự
phát triển của mỗi quốc gia, nhất là trong điều kiện các nước đang phát triển tiến
hành hội nhập quốc tế trên hầu khắp các lĩnh vực thì NNL đã trở thành xu thế tất
yếu chiếm vị trí trọng yếu trong thước đo giá trị về mặt tăng trưởng kinh tế. Quốc
gia nào có chiến lược xây dựng nguồn lực con người đúng đắn và chuẩn bị được
NNL có trình độ chuyên môn, tay nghề cao thì năng lực cạnh tranh của quốc gia đó
sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu và tạo ra sự phát triển bền vững.
Cho đến nay, khái niệm nguồn nhân lực được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, nghĩa hẹp
và các cách tiếp cận khác nhau.
- Theo nghĩa rộng, NNL là số dân và chất lượng dân số bao gồm cả thể chất
và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và tác phong làm
việc. Đó là toàn bộ nguồn vốn của một con người, là tổng hợp trình độ chuyên môn
mà một người lao động tích lũy được, hay đó còn là tổng thể tiềm năng của con
người của một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương có khả năng huy động vào quá
trình phát triển KT-XH.
- Theo nghĩa hẹp, NNL được hiểu là nguồn lao động của xã hội (tổng số
người đang làm việc, người thất nghiệp và lao động dự phòng), hay bao gồm các
nhóm dân cư trong độ tuổi lao động được đào tạo và không được đào tạo, có thể
đang làm việc hoặc không có nhu cầu làm việc tham gia vào nền sản xuất xã hội.
Thậm chí, NNL này còn được hiểu là đối tượng lao động bao gồm những người có
việc làm (nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư) và những người chưa có việc làm
(lao động dự trữ). Cách hiểu này có ý nói đến NNL là những người có việc làm
30
được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp đang hoạt động trong các ngành kinh tế,
trong các lĩnh vực chính trị, xã hội nhằm cung cấp cho xã hội một lực lượng lao
động có chất lượng, bởi vì trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng của thế giới như
hiện nay, vấn đề đào tạo NNL là để nâng cao năng suất lao động là điểm then chốt
nhằm mục đích duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Như vậy, có thể hiểu NNL là một bộ phận của dân số, bao gồm các đối
tượng trong độ tuổi lao động khác nhau. Là bộ phận quan trọng nhất quyết định khả
năng nhu cầu lao động trong xã hội và là nguồn lực lao động mang tính tích cực
hoặc không tích cực trong một cộng đồng. Tuy nhiên NNL này còn được tiếp cận ở
vấn đề của một bộ phận số dân phụ thuộc vào điều kiện trình độ chuyên môn được
đào tạo đồng nghĩa là bộ phận số dân mang lại yếu tố tích cực cho sự phát triển kinh
tế hoặc đào tạo nhưng không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đồng thời NNL thường
gắn với độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Hiện nay, nhiều quốc gia đều
quy định tuổi lao động tối thiểu là 15, song độ tuổi lao động tối đa lại có sự khác
nhau giữa các nhóm nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển. Ở Việt Nam
theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, tuổi lao động được quy định là từ đủ
15 đến 60 đối với nam và đủ từ 15 đến 55 đối với nữ.
Từ những khái niệm đã phân tích trên, có thể rút ra khái niệm NNL như sau:
NNL là toàn bộ lực lượng lao động của xã hội được quy định số dân trong độ tuổi
lao động, gồm những người có việc làm và chưa có việc làm. Là bộ phận những
người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ lành nghề, kiến thức, năng
lực và sức khỏe nhất định, là nguồn lực quyết định cho sự phát triển KT-XH trong
một cộng đồng.
Phát triển NNL chính là quá trình biến đổi NNL nhằm phát huy, khơi dậy
tiềm năng con người. Theo quan niệm của Tổ chức quốc tế về Lao động (ILO) phát
triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt về năng lực, trình độ, khả năng làm
việc nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH trong từng
giai đoạn phát triển.
Tựu chung lại, quan niệm phát triển NNL được xem xét trên hai mặt chủ
yếu là: số lượng và chất lượng. Số lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu: tỉ
lệ NNL trong dân số; tỉ lệ lực lượng lao động trong dân số; tỉ lệ lực lượng lao
31
động trong độ tuổi lao động; tỉ lệ lao động có việc làm trong lực lượng lao động.
Chất lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu, đó là: chỉ tiêu trình độ học vấn
của nguồn nhân lực, đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng nguồn
nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển KT-XH. Trình độ học
vấn cao sẽ tạo điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng có hiệu quả những tiến bộ
mới của KH-CN trong thực tiễn; chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn - kỹ thuật
của NNL được thể hiện bằng tỉ lệ NNL có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại
học so với NNL chung.
Đối với Việt Nam, khi nghiên cứu phát triển NNL thì trước tiên đồng nghĩa
với lý thuyết về chính sách phát triển nguồn lực con người theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Cách tiếp cận thứ nhất, phát triển NNL là việc xây dựng, phân bổ và sử
dụng nguồn nhân lực cùng với các hoạt động có liên quan nhằm hình thành các
chuẩn mực và mạng lưới xã hội dưới sự trợ giúp của nhà nước, của cơ quan phát
triển nhân lực địa phương, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác. Cách tiếp cận
thứ hai, phát triển NNL là việc thông qua giáo dục và đào tạo để tạo ra một lực
lượng lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu của một quốc gia, một vùng, một
ngành hay một tổ chức nào đó. Đây là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng
động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả. Tuy nhiên phạm vi tiếp cận trên
bình diện là vai trò quan trọng của phát triển NNL đối với sự phát triển của xã hội
thì phát triển NNL được hiểu là những con người có trình độ chuyên môn cao, có
vốn tri thức và tay nghề giỏi, có khả năng nhận thức và tiếp thu nhanh những kiến
thức mới. Đây là chìa khóa chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật và
công nghệ trên con đường chống nguy cơ tụt hậu của tri thức, hay có thể hiểu phát
triển NNL là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể được đào
tạo lành nghề và chuyên môn kỹ thuật nhất định (trên đại học, cao đẳng, công nhân
kỹ thuật lành nghề).
Bên cạnh quan niệm về phát triển NNL được tiếp cận ở trên, còn có những
quan niệm có nội hàm hẹp hơn để chỉ người lao động thông qua quá trình đào tạo
và được xã hội chấp nhận trong những lĩnh vực chủ yếu như: Lĩnh vực sản xuất vật
chất là những người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo được đào tạo bởi
một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại họ là
những chuyên gia, nghệ nhân, công nhân lành nghề, những người lao động trí óc
32
bên cạnh trình độ học hàm, học vị như giáo viên, giảng viên, nhà lãnh đạo, quản lý,
cán bộ, công chức, viên chức. Lĩnh vực kinh tế là các doanh nhân. Lĩnh vực an ninh
quốc phòng, đối ngoại là những tướng lĩnh, nhà ngoại giao để chỉ NNL này. Ngoài
ra, để tôn vinh và phát triển NNL, xã hội còn chú ý đến đối tượng để thực hiện phát
triển NNL là học sinh, sinh viên ưu tú họ là nhân tài là lực lượng kế thừa của tinh
hoa đất nước hay nguồn “nguyên khí quốc gia”.
2.1.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong công
cuộc đổi mới
Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, trong đó có việc thực hiện phát triển NNL là vấn đề mấu chốt để
đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của đất nước, yêu cầu cấp bách nhất cần giải
quyết là nhanh chóng đào tạo NNL có tri thức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới đất nước từ năm 1986, Đảng
đã nhìn nhận vai trò của sự nghiệp giáo dục khi xem xét NNL. Đại hội Đảng lần thứ
VI của Đảng chỉ rõ: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về
ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp giáo
dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới
công tác quản lý kinh tế và xã hội [34, tr.772].
Đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước những diễn
biến như vũ bão của cách mạng KH-CN và bối cảnh toàn cầu hóa, Đảng xác định
vai trò đặc biệt của NNL là nhằm để phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư
cách là động lực xây dựng xã hội mới thì phải tập trung: “Phát triển sự nghiệp khoa
học, giáo dục, văn hóa nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24, tr.79]. Đặc biệt khi bước vào công cuộc
đổi mới, vấn đề nguồn lực con người gắn với phát triển KT-XH đã được Đảng
Cộng sản Việt Nam quán triệt và được coi là vấn đề sống còn của đất nước, là yêu
cầu cấp bách của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đảng đã chỉ đạo: “Lấy việc phát
huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”
[35, tr.106], đây là lần đầu tiên quan điểm về nguồn lực con người được đặt ở vị trí
trung tâm của chính sách phát triển.
33
Từ quan điểm trên, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng đã chỉ rõ nguồn lực con người rất dồi dào, con
người Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hóa, giáo dục, có
khả năng nắm bắt nhanh KH-CN đó là nguồn lực quan trọng nhất. Tuy nhiên, người
Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực, kiến thức, tay nghề, còn mang thói
quen sản xuất lạc hậu và dấu ấn của cơ chế cũ. Để khắc phục được những nhược
điểm đó thì vai trò của NNL phải thật sự trở thành thế mạnh của đất nước, NNL
không thể đứng ngoài mục tiêu của sự phát triển, Đảng chỉ rõ:
Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con
người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, giải
phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao
động và cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện cho mọi người
Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước [25, tr.12-13].
Như vậy, khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng đất nước, Đảng đã
nhận thức rõ lực lượng lao động với những tiêu chí cụ thể là “hình thành đội ngũ lao
động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng
tạo... bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, về quản lý
kinh tế và nhiều công nhân lành nghề; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật
cho người lao động” [24, tr.511]. Đây chính là những tiêu chí cụ thể của Đảng để
phát triển NNL, trong đó muốn phát triển NNL phải hình thành đội ngũ lao động có
tri thức, có tay nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) quyết định đưa đất
nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Do đó, nguồn lực con người trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là Đại hội có nhiều chuyển biến tích cực, mạnh mẽ
trong chính sách phát triển NNL, trên quan điểm NNL coi con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, các chính sách giáo dục đào tạo, KH-CN đều
hướng đến mục tiêu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Cụ
thể hóa chủ trương của Đại hội VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 12/1996) đã thực sự coi GD-ĐT là quốc
sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư
34
cho GD-ĐT là đầu tư phát triển, các cá nhân đều có trách nhiệm trách nhiệm góp
phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Đồng thời Đảng chủ trương GD-ĐT luôn gắn
liền với nhu cầu phát triển KT-XH nhằm hình thành và phát triển đội ngũ lao động
lành nghề, bảo đảm có nhiều nhân tài cho đất nước bước vào thế kỷ XXI.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) Đảng tiếp tục chủ trương đẩy
mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó nhấn mạnh về động lực phát triển đất
nước là phát huy sức mạnh của đại đoàn kết tất cả các giai tầng, các dân tộc và của
toàn xã hội. Đồng thời chỉ rõ xã hội ta là xã hội vì con người, đặt con người vào vị
trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng
cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế
phải đi đôi với giải quyết tốt những vấn đề xã hội và chính là thực hiện mục tiêu xây
dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng khẳng định: “Tăng cường
kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục,… nâng cao dân trí, giáo dục và
đào tạo con người, xây dựng và phát triển NNL của đất nước” [30, tr.169] và mọi
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ mục đích vì con
người, chăm sóc bồi dưỡng con người, phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH, đẩy
mạnh CNH, HĐH, văn hóa và giáo dục, KH&CN có nhiệm vụ khơi dậy mọi tiềm
năng, phát triển sức sáng tạo của con người Việt Nam, tạo ra nguồn lực nội sinh
quyết định sự nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời cần “tăng cường đầu tư vào phát triển
con người thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
Đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [30, tr.257].
Với quan điểm nêu trên, lần đầu tiên Đảng đã chỉ ra nhiệm vụ phát triển
NNL được cụ thể hóa bằng chủ trương chính sách cụ thể, trong đó nhấn mạnh chủ
trương cơ bản nhất là khẳng định sự nghiệp GD-ĐT phải là nhiệm vụ hàng đầu để
đẩy mạnh CNH, HĐH, nhằm mục tiêu:
Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề
nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức
vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành
nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà
35
quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi
năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [30, tr.201-202].
Với quan điểm tích cực về phát triển NNL, có thể khẳng định quan điểm
nhất quán của Đảng là tăng cường chính sách đầu tư cho GD-ĐT, coi GD-ĐT là
nhiệm vụ hàng đầu để phát triển NNL, vì NNL là nguồn lực quan trọng nhất để
thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí
kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, muốn phát triển NNL bền
vững yêu cầu nhiệm vụ của GD-ĐT là phải tạo ra đội ngũ con người có trí tuệ cao,
có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy
bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại.
Như vậy, phát triển NNL được Đảng đặc biệt quan tâm, là một khâu đột phá
trong chiến lược phát triển KT-XH. So với quan điểm chung thời kỳ trước, đây là
bước phát triển hơn hẳn trong nhận thức của Đảng về NNL và phát triển NNL. Đây
chính là những định hướng cơ bản cho các địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Long
vận dụng vào thực tế của tỉnh để triển khai phát triển NNL đáp ứng yêu cầu đẩy
mạnh CNH, HĐH của địa phương.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long tác động
đến phát triển nguồn nhân lực
Tỉnh Vĩnh Long được thành lập vào năm 1732 [7] với nhiều tên gọi địa
danh khác nhau. Năm 1832 toàn bộ vùng đất Nam Bộ được chia thành 6 tỉnh gọi
là Nam kỳ lục tỉnh, trấn Vĩnh Thanh được gọi là tỉnh Vĩnh Long gồm có 4 phủ, 8
huyện, 47 tổng.
Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thôn tính,
xác lập hệ thống chính quyền thực dân để bóc lột khai thác. Ngày 5/1/1876, Thống
đốc Nam kỳ Dupere ra nghị định phân chia toàn bộ Nam kỳ thành 4 khu vực hành
chính lớn là Sài Gòn, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bassac. Mỗi khu vực hành chính lớn lại
chia nhỏ thành nhiều tiểu khu hành chính, trong đó khu vực hành chính Vĩnh Long
gồm 4 tiểu khu là Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc. Ngày 20/12/1899, Toàn
36
quyền Đông Dương Paul Doumer ký Nghị định chính thức đổi tên gọi tiểu khu thành
tỉnh, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Trà.
Từ cuối năm 1954 đến 1975, chính quyền Sài Gòn đã tách tỉnh Vĩnh Trà thành
hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
(30/4/1975) đất nước thống nhất, ngày 15/2/1976 tỉnh Cửu Long được thiết lập trên
cơ sở của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.
Ngày 26/12/1991, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách
tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long được phân
chia thành 8 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện
(Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân) với 107 đơn vị
xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên Vĩnh Long rộng 148.737
ha (1.487,37 km2
), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái. Dân số tính đến
thời điểm năm 2000 có tổng 1.013.423 người, đứng hàng thứ hai trong 13 tỉnh
thành khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuyệt đại đa số dân cư sống ở
nông thôn chiếm 85,66%, số người sống ở thành thị 14,34% [19].
Là tỉnh ít bị nhiễm phèn trong đất, có tầng đất sét ở độ sâu từ 5m đến 20m
thích hợp trồng lúa và cây ăn trái ngắn ngày. Khí hậu Vĩnh Long nằm trong khu vực
có lượng gió lớn và thường có 3 hướng gió chính là gió Tây Nam, Đông Bắc, và gió
Đông Nam nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão từ biển Đông. Mặc dù ít bị
mưa lũ diễn ra bởi thời tiết tương đối điều hòa, nhưng hiện tượng bị ngập lụt vẫn
xảy ra ở nhiều nơi như ở các tuyến sông, kênh rạch thuộc các huyện Mang Thít, Trà
Ôn, Vũng Liêm, Tam Bình. Hiện tượng ngập lụt cũng đã làm cản trở đời sống sinh
hoạt của dân cư nơi đây và cũng chính dân cư sống ở vùng ngập lụt họ cũng chịu
những ảnh hưởng nhất định về điều kiện để đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh,
ổn định xã hội ở địa phương.
Vĩnh Long nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và
thành phố Cần Thơ, rất thuận lợi cho hệ thống giao thông huyết mạch đường bộ và
đường thủy đi qua, trong đó hệ thống đường bộ nội địa có năm Quốc lộ kết nối với
các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long như các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Cần
thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế và là
cửa ngõ vị trí chiến lược quốc phòng an ninh khu vực Tây Nam Bộ. Là tỉnh có vị trí
địa lý nằm giữa hai nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long có thế
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21trantuan202
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
La.ts nguon nhan luc o tth
La.ts nguon nhan luc o tthLa.ts nguon nhan luc o tth
La.ts nguon nhan luc o tthduyanhnguyen1202
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn p...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn p...Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn p...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...nataliej4
 
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamBÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamAnh Pham Duy
 
Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của việt nam
Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của việt namThực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của việt nam
Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của việt namTrương Thanh Dũng
 
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Royal Scent
 

Mais procurados (19)

Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAYĐảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
 
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà NộiLuận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
 
La.ts nguon nhan luc o tth
La.ts nguon nhan luc o tthLa.ts nguon nhan luc o tth
La.ts nguon nhan luc o tth
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn p...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn p...Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn p...
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp - Gửi miễn p...
 
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
 
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng NamChính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
 
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng NamLuận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Huy động nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Luận văn: Huy động nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thônLuận văn: Huy động nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Luận văn: Huy động nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
 
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamBÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
 
Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của việt nam
Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của việt namThực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của việt nam
Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của việt nam
 
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
 
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu sốQuản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
 

Semelhante a Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...jackjohn45
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-namLinh Nguyen
 
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...jackjohn45
 

Semelhante a Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực (20)

Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nayNâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAYLuận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoàiLuận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
 
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên QuangLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
 
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAYLuận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
 
Luận án: Nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mớiLuận án: Nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
 
Nguồn lực thanh niên ĐB sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực thanh niên ĐB sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới Nguồn lực thanh niên ĐB sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực thanh niên ĐB sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
 
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
 
Luận văn: Đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực khoa học tỉnh Ninh Bình
 
Thành phố hcm
Thành phố hcmThành phố hcm
Thành phố hcm
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ HỒNG NGA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ HỒNG NGA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG 2. TS. PHẠM VĂN BÚA HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trương Thị Hồng Nga
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 24 Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 29 2.1. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Long 29 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2005 46 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 78 3.1. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới 78 3.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới 86 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 112 4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2000 - 2015) 112 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 130 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 175
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CB,CC,VC Cán bộ, công chức, viên chức CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐND Hội đồng Nhân dân KH-CN Khoa học - công nghệ KT-XH Kinh tế xã hội NNL Nguồn nhân lực UBND Ủy ban Nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá nhất so với tất các các nguồn tài nguyên khác, là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất trong mọi thời đại. Vai trò của nguồn nhân lực (NNL) càng đặc biệt quan trọng khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong tình trạng nền kinh tế phát triển chưa bền vững, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng đầu tư và khai thác nguồn tài nguyên, năng suất lao động xã hội còn thấp, chất lượng NNL chưa cao và còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Do đó, để tiếp cận xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN) phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành kinh tế tri thức, từng bước đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng chỉ rõ: Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đát nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý.... phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [30, tr.202-203]. Để thực hiện mục tiêu đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010) Đảng đã đề ra khâu đột phá then chốt để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) là: “Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đạo tạo, khoa học và công nghệ” [30, tr.206] nhằm phát triển nhanh NNL.
  • 7. 2 Kế thừa và phát triển quan điểm phát triển NNL các đại hội trước và thực tiễn sau 25 đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [37, tr.78] được khẳng định là khâu đột phá thứ hai trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế phát triển về quy mô, mức độ và hình thức đan xen phức tạp, đặc biệt là quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Là tỉnh đồng bằng nằm giữa hai nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu), nhìn bao quát tỉnh Vĩnh Long như hình con thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông, địa hình chia cắt bởi sông rạch chằng chịt, là tỉnh đầu mối giao thông nối liền giữa hai trung tâm kinh tế lớn của vùng Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Là tỉnh có lịch sử hình thành sớm nhất của khu vực, với đặc điểm của vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã sinh ra những nhân tài, những người hiền tài có công với nhân dân với Tổ quốc, nhưng là tỉnh có gánh nặng về tỷ lệ dân số đứng hàng thứ hai so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (sau tỉnh Tiền Giang). Theo thống kê toàn tỉnh Vĩnh Long có 1.045.037 người với mật độ dân số 685 người/km2 [20]. Trong đó, dân cư sinh sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 16,87% và dân cư sinh sống ở nông thôn chiếm 83,13%, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, hoa màu, đánh bắt thủy sản và nguồn lực lao động trở thành thế mạnh của tỉnh để phát triển KT-XH [20]. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long chú trọng đến sự nghiệp phát triển KT-XH ở địa phương, trong đó tỉnh đã tập trung vốn cho xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long chú trọng phát triển NNL, trong đó tập trung vào lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng để hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ
  • 8. 3 trí thức và lực lượng lao động có tay nghề cao trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương. Phấn đấu đưa Vĩnh Long trở thành một tỉnh phát triển trung bình khá trong khu vực vào năm 2015 như Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2010 - 2015) đã nêu. Tuy nhiên, sau gần 30 năm đổi mới, NNL của tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, NNL địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội bền vững, NNL vẫn còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đặc biệt là tình trạng thiếu NNL có trình độ chuyên môn cao thuộc các nhóm ngành khoa học - kỹ thuật, thiếu các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực trọng yếu trong các cơ quan nhà nước, cơ cấu nguồn lực cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp, chưa linh hoạt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch cán bộ; thiếu lực lượng lao động công nhân lành nghề phục vụ trực tiếp trong các ngành then chốt thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; vấn đề giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề lao động chuyên môn kỹ thuật khu vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, mất cân đối và chưa quan tâm đúng mức; dự báo khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại còn rất nhiều khó khăn do tình trạng bất cập nêu trên. Bởi vậy, đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL trong những năm đầu thế kỉ XXI là nhằm làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo và những thành công của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long trong việc vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển NNL, qua đó chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết để góp phần tổng kết thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn có giá trị về công tác này trong những năm tiếp theo là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2015” làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 9. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015, từ đó đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới có hiệu quả hơn. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình phát triển NNL của tỉnh Vĩnh Long trong 15 năm từ năm 2000 đến năm 2015. - Hệ thống, khái quát hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015. - Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015. - Đánh giá khách quan những thành tựu đạt được và hạn chế, khiếm khuyết, nguyên nhân thành công và hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015. - Đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn hoạch định chủ trương và tổ chức chỉ đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long qua ba nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nguồn nhân lực là khái niệm rộng bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, có trình độ chuyên môn được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực... Phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính
  • 10. 5 sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt về năng lực, trình độ, khả năng làm việc nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó, chất lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu: một là, trình độ học vấn của nguồn nhân lực; hai là, trình độ chuyên môn - kỹ thuật của NNL. Như vậy, một trong những trọng tâm để phát triển NNL là thông qua giáo dục và đào tạo để tạo ra một lực lượng lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu của một quốc gia, một vùng, một ngành hay một tổ chức nào đó. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu luận án tập trung đi sâu nội dung về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển giáo dục, đào tạo thông qua cơ cấu về số lượng và chất lượng nguồn lực thuộc các ngành nghề, lĩnh vực… cho các đối tượng ưu tiên để phát triển và thông qua chương trình dự án, đề án, kế hoạch, cơ chế chính sách… Nhóm đối tượng luận án tập trung khảo sát: một là, NNL cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống chính trị; hai là, NNL lao động chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo trong 15 năm, qua 03 nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ khóa VII năm 2001 đến kết thúc nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa IX năm 2015. Luận án lấy mốc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (2005) chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 và giai đoạn từ năm 2005 đến 2015. - Không gian: Công tác phát triển NNL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò NNL, phát triển NNL trong phát triển KT-XH, đặc biệt là quan điểm của Đảng về phát triển NNL gắn với công tác đào tạo NNL trong công cuộc đổi mới.
  • 11. 6 4.2. Nguồn tư liệu - Dựa vào hệ thống các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Nhà nước; các văn kiện của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), các sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Long đề cập đến phát triển NNL nói chung và lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 qua các văn kiện của ba kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, các Chương trình hành động của tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh như: Chương trình hành động của tỉnh ủy Vĩnh Long số: 09-CTr/TU ngày 08/11/2011 về phát triển và nâng cao chất lượng NNL giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số: 1375/QĐ-UBND, ngày 28/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng NNL giai đoạn 2012- 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số: 80/NQ-HĐND ngày 5/12/2013 của HĐND tỉnh Vĩnh Long về tiếp tục đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020... - Các công trình khoa học của tập thể, cá nhân liên quan đến vai trò NNL, phát triển NNL và lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL nói chung và Vĩnh Long nói riêng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu và tích hợp hai phương pháp đó để làm rõ nội hàm khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” trên phạm vi nghiên cứu của tổng thể lực lượng lao động theo trình độ đào tạo cho các ngành nghề, lĩnh vực có trình độ chuyên môn từ trung cấp nghề đến sau đại học thuộc các đối tượng là NNL cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và NNL lao động chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, tác giả đã vận dụng một số phương khác như: phương pháp thống kê, khảo sát, phân tích, tổng hợp...nhằm làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015.
  • 12. 7 5. Đóng góp của luận án - Góp phần tái hiện một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015. - Bước đầu nêu lên những nhận xét trong lãnh đạo phát triển NNL và rút ra các kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015. - Kết quả nghiên cứu là góp thêm tài liệu tham khảo cho đảng bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nói riêng tiếp tục bổ sung chủ trương, chính sách phát triển NNL trong thời gian tới có hiệu quả hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Giải quyết những mục tiêu cơ bản nhất về tính cấp thiết phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Vĩnh Long; đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong chính sách phát triển nguồn nhân lực cả nước nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua quá trình thực tiễn về nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long sẽ là kinh nghiệm tham khảo không chỉ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với một tỉnh mới tái lập như Vĩnh Long cần được tổng kết và bổ sung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.
  • 13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề NNL, phát triển NNL nói chung và lĩnh vực đào tạo NNL nói riêng là vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn xuất phát từ yêu cầu phát triển của đất nước trong công cuộc đổi mới, vì vậy có nhiều công trình của tập thể và cá nhân đề cập, khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Qua quá trình khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, có thể chia các nhóm công trình liên quan đến NNL, phát triển NNL nói chung, công tác đào tạo NNL và vấn đề phát triển NNL ở tỉnh Vĩnh Long như sau: 1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực nói chung * Sách đã xuất bản Cuốn sách "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta" của Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm [133]. Các tác giả đã giới thiệu khái quát về vai trò NNL trong thời kỳ đổi mới và kinh nghiệm phát triển NNL ở khía cạnh phát triển giáo dục của một số nước trên thế giới; đồng thời nêu lên chính sách phát triển NNL dưới góc độ phát triển giáo dục Việt Nam. Cuốn sách “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Mai Quốc Chánh [14]. Tác giả đã làm rõ vai trò của NNL, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NNL và thực trạng chất lượng NNL đối với sự nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời tác giả cũng đã trình bày những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu xây dựng NNL là đội ngũ trí thức - một vấn đề cấp bách cho công cuộc CNH, HĐH đất nước; Cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh nghiệm Đông Á của Lê Thị Ái Lâm [59]. Tác giả tập trung khai thác kinh nghiệm
  • 14. 9 phát triển NNL của một số nước Đông Á và khẳng định vai trò của giáo dục và đào tạo luôn là nhân tố quyết định cho sự phát triển NNL của một số quốc gia tiêu biểu như: Trung Quốc thông qua vai trò của nền giáo dục đã đem lại những thành tựu rực rỡ của những chính sách cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài, là cơ sở để Trung quốc tập trung phát triển NNL đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hóa đất nước; Nhật Bản chú trọng giáo dục và đào tạo để tập trung phát triển NNL có tính năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, khả năng tư duy và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới và xu thế cạnh tranh, hợp tác toàn cầu mà Nhật Bản đóng vai trò then chốt trong việc chinh phục đỉnh cao của khoa học công nghệ; Bí quyết của Hàn Quốc là dựa vào giáo dục để phát triển NNL, giáo dục là điều kiện để đưa Hàn Quốc từ một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên trở thành quốc gia có sức ảnh hưởng trong khu vực, là nhân tố để nâng cao chất lượng NNL và chính sách về giáo dục luôn được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế Hàn Quốc. Cuốn sách “Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001 - 2010” của Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường và Nguyễn Kim Liệu [38]. Đây là công trình tập hợp các bài viết về vai trò của NNL Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế 2001 - 2010. Cuốn sách xoay quanh nội dung phát triển NNL do Đại hội IX (2001) của Đảng đề ra về nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. NNL là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Cuốn sách “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận thực tiễn” của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam [216]. Là cuốn sách chuyên khảo đã làm rõ những vấn đề về chính sách, giải pháp và định hướng phát triển NNL ở Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách còn trình bày những đặc điểm về công tác quản lý NNL trong một số ngành, vùng đặc thù tiêu biểu trong cả nước. Cuốn sách Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đoàn Văn Khái [53]. Tác giả lý giải khá sâu sắc về vai trò của nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong quá trình tiến hành sự nghiệp
  • 15. 10 CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. Từ đó đánh giá thực trạng khách quan nguồn lực con người của Việt Nam, đưa ra những định hướng và giải pháp để xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh tình hình mới. Cuốn sách “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng” của Trần Văn Tùng [135]. Tác giả chủ yếu bàn về thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL tài năng của đất nước, những bất cập quá trình sử dụng NNL tài năng. Tác giả đề cập giải pháp thiết thực, nhằm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL tài năng của đất nước có hiệu quả. Cuốn sách “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Bá Thể [83]. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL một số nước trên thế giới và thực trạng NNL ở Việt Nam, tác giả đưa ra quan điểm về phát triển NNL, vai trò của NNL đối với tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời đưa ra định hướng và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay. Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Thanh [81]. Tác giả luận giải phát triển NNL là yếu tố quyết định thành công sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời nêu lên thực trạng về phát triển NNL có chất lượng, từ đó đưa ra một số định hướng chủ yếu để phát triển NNL cho CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Cuốn sách Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Phạm Minh Hạc [45]. Tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu về con người trong bối cảnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; những vấn đề tác động đến sự phát triển toàn diện của con người và NNL như: sức khỏe, trí tuệ, y tế, giáo dục và đào tạo,... Từ đó đề ra giải pháp chiến lược nhằm phát triển toàn diện con người nói chung và NNL nói riêng trong công cuộc CNH, HĐH. Cuốn sách Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam của Phan Văn Kha [52]. Cuốn sách đã luận giải về vai trò quan trọng của
  • 16. 11 việc đào tạo và sử dụng nhân lực trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam; xác định rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Đồng thời, cuốn sách đã khái quát thực trạng giữa đào tạo với sử dụng nhân lực của Việt Nam và một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn giữa công tác đào tạo và công tác sử dụng nhân lực ở các cấp, các hệ đào tạo ở Việt Nam. Cuốn sách Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI của Trần Khánh Đức [41]. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục, quản lý giáo dục và vai trò của giáo dục đối với phát triển NNL; những vấn đề triết lý xã hội khi bàn đến nền giáo dục hiện đại; lý thuyết về hệ thống giáo dục hiện đại gắn với nhà trường và những kịch bản nhà trường tương lai (như mô hình sư phạm kỹ thuật và công nghệ dạy học, chương trình giáo dục hiện đại, đo lường và đánh giá kết quả học tập,...) nhằm tạo điều kiện để nền giáo dục làm tốt chức năng đào tạo, bồi dưỡng NNL cho đất nước trong thế kỷ XXI. Cuốn sách Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - lịch sử, hiện trạng và triển vọng của Nguyễn Văn Khánh [54]. Tác giả tập trung trình bày bức tranh tổng thể về tình hình, thực trạng và triển vọng nguồn lực trí tuệ Việt Nam được đóng góp bằng thành tựu của tri thức trong suốt chiều dài lịch sử; phân tích quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực; từ đó tác giả đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ con người Việt Nam phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thế kỷ XXI. Cuốn sách Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài - Một số kinh nghiệm của thế giới của Tạ Ngọc Tấn [79]. Tác giả đã tập trung trình bày vấn đề NNL và nhân tài thông qua vai trò của phát triển giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) ở một số nước tiêu biểu trên thế giới. Từ kinh nghiệm của thế giới, tác giả đã khẳng định phát triển giáo dục và đào tạo là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cơ chế hoạch định chính sách phát triển NNL, nhân tài ở Việt Nam. Đồng thời từ những kinh nghiệm, bài học thành công, thất bại của thế giới, tác giả đã tập trung phân tích về
  • 17. 12 giáo dục và đào tạo NNL, nhân tài ở Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm thế giới để thực hiện thành công sự nghiệp GD-ĐT trong những giai đoạn tiếp theo. * Các luận án tiến sĩ Luận án: Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta của Hà Quý Tình [90], đã nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước trong dự báo, quy hoạch nguồn nhân lực; đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong vấn đề mở rộng quy mô, chương trình, hình thức đào tạo để phát triển NNL cho đất nước. Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta - đặc điểm và xu hướng phát triển của Nguyễn Ngọc Sơn [77]. Tác giả đã làm rõ thực trạng của việc sử dụng, phát triển NNL ở nông thôn nước ta từ năm 1986 đến 2000. Nêu lên đặc điểm và xu hướng phát triển NNL ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát huy hiệu quả NNL nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Luận án: Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thanh [80] đã khẳng định phát triển NNL là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nướ, đồng thời để phát triển NNL có chất lượng thì phải xác định giáo dục và đào tạo làm “quốc sách hàng đầu”, là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng NNL. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích thực trạng và đề ra một số định hướng chủ yếu của việc phát triển NNL ở nước ta. Luận án: Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Phan Chính Thức [89] đã nêu rõ vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển NNL và qua khảo sát thực tế ở các cơ sở dạy nghề trong cả nước, tác giả cũng chỉ rõ những hạn chế về vấn đề dạy nghề cho lực lượng lao động; đề xuất những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH.
  • 18. 13 Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam của Trần Thanh Bình [12] đã đi sâu vào cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH nông thôn. Nêu thực trạng đào tạo NNL cho nông nghiệp và nông thôn và các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo này. Luận án: Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Phạm Văn Quý [64] đã đánh giá thực trạng NNL KH-CN ở Việt Nam hiện nay; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL KH-CN đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến giải pháp giáo dục, đào tạo. Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam của Lê Thị Ngân [63] đã trình bày những vấn đề lý luận về NNL, chất lượng NNL, nâng cao chất lượng NNL tiếp cận kinh tế tri thức; những tác động tới NNL của quốc gia và kinh nghiệm thực tiễn của một số nước, khẳng định chất lượng NNL là động lực cho quá trình CNH, HĐH của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng của NNL hiện nay, đề xuất giải pháp và phương hướng nhằm khắc phục những hạn chế về chất lượng của NNL, tạo điều kiện để tiếp cận nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án: Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đào Quang Vinh [218] trình bày kết quả nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đồng thời nêu thực trạng phát triển NNL cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và những phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát triển NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Luận án: Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam của Bùi Tôn Hiến [47], tập trung khái quát lý luận về việc làm của lao động qua đào tạo nghề; làm rõ thực trạng cơ hội việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam khi bước vào công cuộc đổi mới, từ đó luận giải về mối quan hệ biện
  • 19. 14 chứng giữa việc làm với đào tạo nghề và đề xuất những giải pháp cho việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm trước yêu cầu của đất nước khi đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH... * Chương trình nghiên cứu và kỷ yếu hội thảo khoa học Chương trình KH-CN cấp Nhà nước: Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha [42]: Đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đặc biệt công trình nhấn mạnh đặc điểm thực trạng lực lượng lao động và đào tạo nhân lực để có cái nhìn đúng đắn trong chiến lược đào nhân lực ở Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH. Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo nghề giữ vai trò trọng tâm trong chính sách phát triển của Học viện Chính sách và Phát triển [49], các chuyên luận tập trung phân tích những nhân tố tác động đến công tác đào tạo nghề ở Việt Nam, chỉ rõ trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề có vai trò trọng tâm trong chính sách phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đồng thời, đưa ra các giải pháp chủ yếu đề thực hiện công tác đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu nâng cao chất lượng NNL của đất nước. * Các công trình tiêu biểu đã được đăng tải trên các tạp chí Có thể kể đến các công trình như: Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế của Trương Thu Hà [44]; Thành tựu bước đầu và những vấn đề cấp thiết đặt ra trong đào tạo nhân lực ở nước ta của Phạm Tất Dong [21]; Giáo dục - đào tạo với sự phát triển nguồn nhân lực” của Trần Thanh Đức [40]; Về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thắng Lợi [61]; Đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức tinh hoa Việt Nam 30 năm đổi mới - Thành tựu và những vấn đề đặt ra của Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Cẩm Ngọc [55];... Hầu hết các bài viết của các tác giả đều đề cập đến vai trò của NNL, của công tác đào tạo NNL và làm rõ những cơ sở khoa học để chỉ ra thực trạng đào
  • 20. 15 tạo NNL nhằm xây dựng những giải pháp về mối quan hệ giữa GD-ĐT với phát triển NNL một khi nó đã trở thành vấn đề quyết sách liên quan đến phát triển NNL ở Việt Nam trong thế kỷ XXI. Đồng thời, cung cấp khá đầy đủ các quan điểm nhận định về tình hình, thực trạng và giải pháp chủ yếu trong đào tạo NNL phục vụ cho CNH, HĐH từ việc lập kế hoạch, dự báo, tạo nguồn đến cải cách giáo dục trong lĩnh vực dạy nghề và đào tạo NNL. Vì vậy, các công trình đều khẳng định đào tạo NNL đáp ứng thời kỳ mới của đất nước là công việc chung của toàn xã hội. 1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực và vùng miền, địa phương * Sách đã xuất bản Cuốn sách “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức” của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2008 [217]. Đây là cuốn sách chuyên khảo khẳng định vai trò của phát triển GD-ĐT, KH-CN luôn gắn liền với xây dựng đội ngũ trí thức, là quá trình được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh, là cơ sở để mỗi quốc gia trên thế giới đúc rút kinh nghiệm để vận dụng tốt hơn trong phát triển NNL đặc biệt là đội ngũ trí thức. Cuốn sách nêu lên kinh nghiệm của các nước tiêu biểu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức là những nước phát triển hiện đại, có trình độ khoa học kỹ thuật cao và có quá trình CNH, HĐH lâu dài; Hàn Quốc và Singapo là những nước công nghiệp mới, đã vươn lên mạnh mẽ trở thành những nước phát triển mới; Trung Quốc là nước có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh và sẽ trở thành một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vì vậy, đây là một cuốn sách có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở Việt Nam về phát triển NNL thông qua vai trò GD-ĐT, KH-CN với xây dựng đội ngũ trí thức của từng nước.
  • 21. 16 Cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò của công đoàn của Lê Thanh Hà [43]. Tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển NNL công nghiệp Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công đoàn trong việc phát triển NNL trong bối cảnh tình hình mới. Cuốn sách Giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Bùi Đức Tú [132]. Tác giả đã đi sâu phân tích vai trò giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông là một trong những bước đi căn bản, mang tính nền tảng, góp phần định hướng nghề nghiệp quan trọng cho việc xây dựng NNL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể, như giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông theo hướng gắn với KT-XH, tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông gắn với đặc điểm cụ thể của sự phát triển KT-XH vùng miền... * Các luận án tiến sĩ Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta - đặc điểm và xu hướng phát triển của Nguyễn Ngọc Sơn [77], đã phác họa thực trạng của việc sử dụng, phát triển NNL ở nông thôn nước ta từ năm 1986 đến 2000; nêu lên đặc điểm và xu hướng phát triển NNL ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát huy hiệu quả NNL nông thôn trong CNH, HĐH đất nước. Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long của Phạm Công Khâm [56], đã tập trung làm rõ vị trí vai trò của cấp xã nói chung, cấp xã đồng bằng sông Cửu Long nói riêng từ đó tác giả đã đề ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Đồng thời nghiên cứu thực trạng KT-XH, đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long,
  • 22. 17 đề xuất kinh nghiệm và vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra mục tiêu, quan điểm và những giải pháp chủ yếu để làm tốt công tác trên. Luận án: Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với vấn đề đào tạo người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (từ thực tiễn đồng bằng sông Cửu Long) của Trần Thanh Đức [39], đã làm rõ vấn đề con người và nhân tố con người trong lực lượng sản xuất hiện đại theo quan điểm của triết học mác xít về con người, phát huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất thông qua quá trình đào tạo người lao động đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam. Từ những cơ sở trên, tác giả đã chỉ rõ thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo người lao động, phát huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước từ thực tiễn đồng bằng sông Cửu Long. Luận án: Nâng cao dân trí ở đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp của tác giả Lương Văn Tám [78] đã phân tích khái niệm dân trí và nâng cao dân trí, mối quan hệ biện chứng giữa dân trí và nâng cao dân trí với sự phát triển kinh tế, xã hội, giữa nâng cao dân trí với quá trình CNH, HĐH. Đồng thời tác giả đánh giá thực trạng dân trí và nguyên nhân dẫn đến thực trạng dân trí còn thấp như hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long và đề ra giải pháp cơ bản nhằm nâng cao dân trí phục vụ CNH, HĐH. Luận án: Phát triển nguồn lực lao động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phạm Thế Chi [15] đã nêu lên khái niệm và vai trò của NNL và sự tất yếu của việc phát triển NNL ở đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó, đề ra phương hướng và giải pháp phát triển NNL ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2010. Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam của Trần Thanh Bình [12] đi sâu vào cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH nông thôn; nêu thực trạng đào tạo NNL cho nông nghiệp và nông thôn và các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo này.
  • 23. 18 Luận án: Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đào tạo NNL từ năm 2001 đến năm 2010 của Nguyễn Thị Thu Hằng [46] đã phân tích Lào Cai là một tỉnh miền núi giàu về tài nguyên khoáng sản, có cấu tạo địa hình và cộng đồng dân cư đa dạng, là nơi hội tụ của văn hóa truyền thống dân tộc như chợ phiên vùng cao, chợ tình… nên đã thành trung tâm du lịch thắng cảnh và nghỉ mát của cả nước. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử và những tác động của tự nhiên Lào Cai không tránh khỏi những khó khăn của một tỉnh miền núi khi trình độ văn hóa xã hội thấp nên về cơ bản Lào Cai vẫn là tỉnh nghèo. Do vậy, để khai thác những tiềm năng của tỉnh đẩy mạnh phát triển KT-XH, Đảng bộ tỉnh Lào Cai cần tập trung đẩy mạnh phát triển NNL, đặc biệt chú trọng đến đào tạo NNL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Đây là đề tài được khai thác khá thành công về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong công tác đào tạo NNL thuộc vùng miền núi phía Bắc và cung cấp những bài học rất cần thiết cho các Đảng bộ có điểm tương đồng, đặc thù như Lào Cai nghiên cứu và vận dụng. Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo NNL cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 của Phạm Thị Kim Lan [58] đã làm rõ một tỉnh Thái Bình thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng là vùng đất đạt năng suất lúa 5 tấn/ha được ghi đậm dấu ấn trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề đào tạo NNL cho nông nghiệp luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết để tỉnh Thái Bình duy trì tốc độ tăng trưởng. Tác giả đã làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ về đào tạo NNL trong 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010, qua đó rút ra những nhận xét và kinh nghiệm có giá trị và thực tiễn có thể làm tư liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh Thái Bình nói riêng, cả nước nói chung. Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng NNL từ năm 2001 đến năm 2013 của Hà Vũ Tuyến [136] đã đi sâu nghiên cứu vào hai đối tượng chính để phát triển NNL trên góc độ đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan hành chính sự nghiệp trong khu vực Nhà nước và các khu vực khác; NNL chuyên môn kỹ thuật
  • 24. 19 trong khu vực công nghiệp, thành thị và khu vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó gởi mở những giải pháp thiết thực có tính đính hướng cho công tác phát triển NNL của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và giải pháp cho các tỉnh có điểm tương đồng như Vĩnh Phúc tham khảo và nghiên cứu. * Các chương trình nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học Chương trình KH-CN cấp Nhà nước: Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài của Nguyễn Trọng Bảo [11]. Đề tài phân tích vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài để đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn lực con người nói chung. Đây là đề tài rất thực tế đã đem luồng gió mới trong việc nghiên cứu, đánh giá góc nhìn đời thường từ gia đình, nhà trường đến xã hội, đặc biệt là tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ ba: Việt Nam hội nhập và phát triển, Tập 6: Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Những nghiên cứu tổng hợp theo khu vực. Quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước và khu vực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức [22]. Một số chuyên luận trong kỷ yếu đề cập đến nhu cầu NNL của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế; về vai trò, hiệu quả của những chính sách giáo dục, thực trạng giáo dục và đào tạo NNL của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp về đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng nhu cầu nhân lực, chính sách quốc gia về giáo dục và phát triển NNL... Kỷ yếu hội thảo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng quốc gia giáo dục Trung ương và Phát triển nhân lực. Có các chuyên luận Những luận cứ khoa học của việc phát triển NNL công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Trương Thị Minh Sâm [9]; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Thanh [9]; Đa dạng hóa cơ cấu để phát triển số lượng và chất lượng NNL của Nguyễn Thanh Tuấn [9]; Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu công
  • 25. 20 nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của Phạm Văn Sơn [9];... các bài viết đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề và mang tính toàn diện về đào tạo và phát triển NNL như: Quan niệm về NNL, phát triển NNL và vai trò của phát triển NNL Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển NNL; đánh giá thực trạng phát triển NNL của Việt Nam trong những năm qua, nhất là trong hơn 25 năm đổi mới: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế; những đóng góp của NNL trong những năm qua đối với sự phát triển KT-XH của đất nước. Trên cơ sở quan điểm và các mục tiêu phát triển NNL theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, những bài viết trong Hội thảo đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Những giải pháp được đưa ra gồm: Giải pháp về giáo dục, đào tạo; giải pháp phát triển và ứng dụng tiến bộ của khoa học, công nghệ; giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút NNL chất lượng cao ở nước ngoài và việc phát triển thị trường lao động góp phần cân bằng cung cầu NNL cả về chất lượng và số lượng. * Các bài đăng trên tạp chí - Các tạp chí đề cập NNL, phát triển NNL nói chung như: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Triết học, số 2 năm 1994; Nguyễn Thị Hằng, Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2010, Tạp chí Cộng sản, số 7 năm 1999; Nguyễn Đình Hoà, Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Triết học, số 1 năm 2004; Mạc Văn Tiến, Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Lao động xã hội, số 264 năm 2006; Nguyễn Thanh Tuấn, Phát triển nguồn nhân lực và lĩnh vực xã hội theo tinh thần văn kiện Đại hội X của Đảng, Tạp chí Lao động xã hội, số 284 năm 2006; Vũ Hùng, Nguồn nhân lực lao động của Việt Nam - cơ hội và thách thức sau khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Tạp chí Báo cáo viên, số 8 năm 2015. - Về đào tạo NNL như: Trương Thu Hà, Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế,
  • 26. 21 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4/ 2005; Đặng Hữu, Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 4/2005; Phạm Tất Dong, Thành tựu bước đầu và những vấn đề cấp thiết đặt ra trong đào tạo nhân lực ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 9/2006; Nguyễn Thắng Lợi, Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12/2007; Phan Trần Phú Lộc, Quản lý liên kết đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp theo mô hình quản lý mục tiêu (MBO), Tạp chí Quản lý giáo dục, số 2 năm 2015; Chu Văn Nguyên, Nâng cao chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong các trường chuyên nghiệp, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 4 năm 2015; Đỗ Văn Trung, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 3 năm 2015; Nguyễn Văn Sáu, Đội ngũ cán bộ quản lý trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 5 năm 2015; Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến hệ thống cơ sở lý luận cơ bản, quan trọng giúp tác giả luận giải về vai trò, tầm quan trọng của NNL và phát triển NNL gắn với đào tạo NNL, qua đó nhằm hệ thống, khái quát hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL từ nhiều góc độ khác nhau với đa dạng lĩnh vực trên các vùng, miền và địa phương khác trong cả nước. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng, giúp tác giả tham khảo và giải quyết những vấn đề có liên quan đến chủ trương phát triển NNL của Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Long. 1.1.3. Các công trình khoa học nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Vĩnh Long Từ khi tái lập tỉnh đến nay, tỉnh Vĩnh Long được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước nhưng do đặc điểm vùng miền còn nhiều khó khăn nên chưa có công trình khoa học nghiên cứu độc lập tình hình phát triển NNL ở địa phương kể cả những bài viết đăng trên các tạp chí của Đảng và Nhà nước, đây là khó khăn cho người nghiên cứu lĩnh vực này. Tuy vậy, với sự trăn trở của cá nhân đối với
  • 27. 22 trách nhiệm phát triển NNL ở địa phương, tác giả đã tìm hiểu, tìm tòi những nguồn tư liệu quý báu để phục vụ quá trình nghiên cứu. Có thể kể đến các công trình đã có đề cập ít nhiều đến đề tài như: Cuốn sách “Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732 - 2000)” của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Long [7] đã đề cập khá toàn diện về điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, con người, truyền thống lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng đến quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,.. Đồng thời, nêu bật những thế mạnh, tiềm năng, những đặc trưng riêng biệt độc đáo của một địa phương thuộc vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nguồn tư liệu quý có giá trị khảo cứu, lưu giữ giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa của tỉnh Vĩnh Long, cuốn sách như một “cẩm nang” cho cán bộ, công chức, viên chức, các nhà doanh nghiệp và người con quê hương tỉnh Vĩnh Long đang sinh sống, làm việc trên mọi miền đất nước, ở nước ngoài giúp nắm bắt đầy đủ, toàn diện về vùng đất và con người Vĩnh Long trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển hiện nay. Cuốn sách đã trở thành người bạn đồng hành phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin về mặt giá trị lịch sử của một vùng đất giàu truyền thống nơi đây. Các cuốn sách: Vĩnh Long 20 năm phát triển kinh tế - xã hội (1975 - 1995) [92]; Vĩnh Long lịch sử và phát triển (tập 1 và 2) [98]; Kinh tế Vĩnh Long trong sự nghiệp phát triển ở thập niên đầu thế kỷ XXI [97]; Vĩnh Long 30 năm xây dựng và phát triển [8]; 20 năm xây dựng và phát triển Tỉnh Vĩnh Long (1992 - 2012) [122]; Đây là các công trình khoa học do tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy chỉ đạo biên soạn nhằm tổng kết những thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Long trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong tất cả các lĩnh vực đó, hầu hết công trình đã đề cập và đánh giá cao vai trò NNL trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, nhất là công tác phát triển NNL đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn theo đặc thù của một vùng trũng có hệ thống sông
  • 28. 23 ngòi dày đặc. Có thể nói đây là cơ sở quan trọng để tác giả giải quyết các vấn đề mang tính đặc trưng rõ rệt của một tỉnh thuần nông trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (1930 - 2010) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long [1] là một công trình khoa học công phu, ghi lại những trang sử hào hùng, vẻ vang của lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ khi ra đời năm 1930 đến giai đoạn thực hiện cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và bước vào thực hiện sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Cuốn sách trở thành ấn phẩm đặc biệt, ghi nhận những ngày mới ra đời và trong quá trình xây dựng quê hương của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã luôn nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ vượt qua những thời kỳ cam go của cách mạng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để cùng dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đồng thời cuốn sách còn có ý nghĩa lớn lao nhằm khơi dậy niềm tự hào của mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh vững bước đi lên, cùng với cả nước hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH, trong đó phát triển NNL là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng bộ ghi nhận trong cuốn sách này. Nhìn chung từ nhiều góc độ phạm vi nghiên cứu, thể loại sách khác nhau, hầu hết các công trình trên đều đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới học giả đã khẳng định giá trị truyền thống văn hóa, xã hội, địa lý và con người nơi đây. Là nguồn tư liệu tin cậy để luận án tham khảo xây dựng nội dung về các yếu tố tác động đến NNL và công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển NNL của Tỉnh theo từng giai đoạn lịch sử mà tác giả đã xác định trong phạm vi thời gian nghiên cứu. Ngoài ra, các công trình đã góp phần làm rõ những quan điểm chủ yếu về phát triển KT-XH của tỉnh Vĩnh Long trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu phát triển nhanh và
  • 29. 24 bền vững, nhất là những quan điểm tạo sức lan tỏa cho các tỉnh và khu vực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng trong công tác phát triển NNL, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong những giai đoạn tiếp theo. Đây là những gợi mở quý giá, là vấn đề để nghiên cứu sinh khai thác triệt để trong luận án khi nêu ra tính cấp thiết và nhiệm vụ nghiên cứu về phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về phát triển NNL như đặc thù tỉnh Vĩnh Long và có quá ít các công trình nghiên cứu khi đề cập đến phát triển NNL ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những vấn đề phát triển NNL từ góc độ khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vấn đề đã thôi thúc nghiên cứu sinh quyết tâm chọn đề tài, nhằm góp phần nhỏ xây dựng quê hương tỉnh Vĩnh Long phát triển. 1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được đề cập Một là, các công trình khoa học được tiếp cận từ nhiều góc độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau nhưng đều khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu khách quan phải phát triển NNL, là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Các công trình đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng qua các kỳ đại hội, đặc biệt là Đại hội Đảng lần thứ IX với quan điểm nhất quán: “Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”. Đồng thời, bước đầu các công trình khoa học đã đi sâu, luận giải vai trò của phát triển NNL trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước với mục tiêu “phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Và muốn phát triển nhanh và bền vững, NNL phải được đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo
  • 30. 25 yêu cầu về số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng NNL đóng vai trò không thể thiếu cho công cuộc phát triển của các địa phương. Vì vậy, các công trình nghiên cứu đều khẳng định phát triển NNL luôn gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo, là yêu cầu khách quan, cấp thiết đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Hai là, một số công trình khoa học đã đề cập đến những vấn đề lý luận dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, nguồn lực con người và những vấn đề lý luận chung về NNL, phát triển NNL nhằm làm rõ thực trạng, kết quả kinh nghiệm trong phát triển NNL ở Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa, tham khảo để có những nhận định, đánh giá khách quan khi thực hiện đề tài. Ba là, các công trình đã hệ thống, khái quát các quan điểm cơ bản, chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng về phát triển NNL trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đồng thời đã phác họa những thành tựu, hạn chế, khiếm khuyết từ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển NNL, đúc kết những phương hướng và giải pháp để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trên các lĩnh vực khác nhau. Bốn là, công trình khoa học đều có đối tượng, mục tiêu nghiên cứu khác nhau nhưng về cơ bản các công trình đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển NNL với nhiệm vụ đào tạo NNL là cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) trong các cơ quan nhà nước thuộc HTCT và NNL là lực lượng lao động lành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở các cấp Đảng bộ địa phương, cấp vùng miền. Đây là những gợi ý quan trọng giúp nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc và tiếp cận phương pháp nghiên cứu đạt hiệu quả và có cơ sở khoa học hơn để giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
  • 31. 26 Năm là, hầu hết công trình khoa học tập trung trình bày có hệ thống những quan điểm của Đảng về vai trò của GD-ĐT đối với việc nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt nhấn mạnh GD-ĐT ở hệ đại học, cao đẳng và đào tạo nghề trong việc thúc đẩy phát triển NNL, trên cơ sở đó đề ra phương hướng giải pháp NNL cho sự phát triển nhanh và bền vững một cách hiệu quả. Đây là tiền đề quan trọng để nghiên cứu sinh làm sáng tỏ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khi NNL gắn với công tác đào tạo được xem là khâu trọng yếu để nâng cao số lượng và chất lượng phát triển NNL tỉnh nhà. Như vậy, nhìn chung những công trình khoa học trên đã đề cập đến khá rõ về các khái niệm liên quan đến NNL, phát triển NNL và tính cấp thiết phát triển NNL được tập trung khai thác trong lĩnh vực GD-ĐT và ở một số vấn đề mang tính vùng miền, địa phương trong bối cảnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. Đồng thời các công trình đều thể hiện ý chí, quan điểm của Đảng, Nhà nước bằng những chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện của thực tiễn ở Việt Nam, từ đó đề ra định hướng, giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác phát triển NNL những năm tiếp theo. Đây là những tài liệu quý để luận án kế thừa, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn chung được đặt ra trong mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015 từ góc độ nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình trên, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhất là từ năm 2000 đến năm 2015.
  • 32. 27 - Khảo sát thực trạng phát triển NNL của tỉnh Vĩnh Long qua hai giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 và từ năm 2005 đến năm 2015, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long. - Hệ thống hóa các văn kiện chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về chủ trương phát triển NNL qua ba nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến năm 2015, từ đó phân tích quá trình vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng vào thực tế địa phương góp phần nâng cao chất lượng NNL. - Khảo sát quá trình thực hiện chủ trương phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long gồm cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách thu hút nguồn nhân lực,… trong phạm vi quản lý của tỉnh qua hai giai đoạn, từ năm 2000 đến năm 2005 và từ năm 2005 đến năm 2015. - Luận án khái quát những thành công, những hạn chế, khiếm khuyết và nguyên nhân của những thành công, những hạn chế, khiếm khuyết từ quá trình hoạch định chủ trương đến chỉ đạo thực tiễn và kết quả phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long qua hơn 15 năm, với ba nhiệm kỳ đại hội từ năm 2001 đến năm 2015. - Từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, luận án có nhiệm vụ đúc kết, gợi mở những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ trong công tác phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững trong những năm tiếp theo. Tiểu kết chương 1 Qua khảo cứu các công trình khoa học đã được công bố dưới nhiều thể loại: sách đã xuất bản; luận án tiến sĩ đã bảo vệ; các đề tài, chương trình khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học đến các bài được đăng tải trên các tạp chí khác nhau, có thể chia thành ba nhóm công trình: Một là, các công trình khoa học nghiên cứu về NNL, phát triển NNL và nói chung; Hai là, các công trình khoa học nghiên cứu về
  • 33. 28 NNL, phát triển NNL và đào tạo NNL nói chung từ thực tiễn các lĩnh vực, các vùng, miền, địa phương trên cả nước; Ba là, các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến phát triển NNL nói chung ở tỉnh Vĩnh Long. Các công trình trên đã cung cấp cho luận án về tình hình tổng quan nghiên cứu chung ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, qua đó các công trình đều khẳng định quan điểm chủ trương của Đảng về phát triển NNL là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước xuyên suốt trong các Văn kiện, Nghị quyết và ngày càng được đề cập nhiều hơn trong các Đại hội IX, X, XI của Đảng. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả tham khảo, kế thừa giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho công tác phát triển NNL ở tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, nhìn chung chưa có công trình nào đề cập một cách thấu đáo về quá trình hoạch định chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015. Vì vậy tình hình tổng quan nghiên cứu của luận án là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đúc kết những kinh nghiệm phát triển NNL có giá trị trên phương diện lý luận và thực tiễn một cách khách quan, đó là những nội dung chủ yếu của luận án cần tiếp tục nghiên cứu như đã nêu trên.
  • 34. 29 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 2.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH VĨNH LONG 2.1.1. Nguồn nhân lực và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI 2.1.1.1. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá, là vấn đề then chốt trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là trong điều kiện các nước đang phát triển tiến hành hội nhập quốc tế trên hầu khắp các lĩnh vực thì NNL đã trở thành xu thế tất yếu chiếm vị trí trọng yếu trong thước đo giá trị về mặt tăng trưởng kinh tế. Quốc gia nào có chiến lược xây dựng nguồn lực con người đúng đắn và chuẩn bị được NNL có trình độ chuyên môn, tay nghề cao thì năng lực cạnh tranh của quốc gia đó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu và tạo ra sự phát triển bền vững. Cho đến nay, khái niệm nguồn nhân lực được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, nghĩa hẹp và các cách tiếp cận khác nhau. - Theo nghĩa rộng, NNL là số dân và chất lượng dân số bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và tác phong làm việc. Đó là toàn bộ nguồn vốn của một con người, là tổng hợp trình độ chuyên môn mà một người lao động tích lũy được, hay đó còn là tổng thể tiềm năng của con người của một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương có khả năng huy động vào quá trình phát triển KT-XH. - Theo nghĩa hẹp, NNL được hiểu là nguồn lao động của xã hội (tổng số người đang làm việc, người thất nghiệp và lao động dự phòng), hay bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động được đào tạo và không được đào tạo, có thể đang làm việc hoặc không có nhu cầu làm việc tham gia vào nền sản xuất xã hội. Thậm chí, NNL này còn được hiểu là đối tượng lao động bao gồm những người có việc làm (nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư) và những người chưa có việc làm (lao động dự trữ). Cách hiểu này có ý nói đến NNL là những người có việc làm
  • 35. 30 được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp đang hoạt động trong các ngành kinh tế, trong các lĩnh vực chính trị, xã hội nhằm cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có chất lượng, bởi vì trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng của thế giới như hiện nay, vấn đề đào tạo NNL là để nâng cao năng suất lao động là điểm then chốt nhằm mục đích duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Như vậy, có thể hiểu NNL là một bộ phận của dân số, bao gồm các đối tượng trong độ tuổi lao động khác nhau. Là bộ phận quan trọng nhất quyết định khả năng nhu cầu lao động trong xã hội và là nguồn lực lao động mang tính tích cực hoặc không tích cực trong một cộng đồng. Tuy nhiên NNL này còn được tiếp cận ở vấn đề của một bộ phận số dân phụ thuộc vào điều kiện trình độ chuyên môn được đào tạo đồng nghĩa là bộ phận số dân mang lại yếu tố tích cực cho sự phát triển kinh tế hoặc đào tạo nhưng không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đồng thời NNL thường gắn với độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Hiện nay, nhiều quốc gia đều quy định tuổi lao động tối thiểu là 15, song độ tuổi lao động tối đa lại có sự khác nhau giữa các nhóm nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển. Ở Việt Nam theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, tuổi lao động được quy định là từ đủ 15 đến 60 đối với nam và đủ từ 15 đến 55 đối với nữ. Từ những khái niệm đã phân tích trên, có thể rút ra khái niệm NNL như sau: NNL là toàn bộ lực lượng lao động của xã hội được quy định số dân trong độ tuổi lao động, gồm những người có việc làm và chưa có việc làm. Là bộ phận những người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ lành nghề, kiến thức, năng lực và sức khỏe nhất định, là nguồn lực quyết định cho sự phát triển KT-XH trong một cộng đồng. Phát triển NNL chính là quá trình biến đổi NNL nhằm phát huy, khơi dậy tiềm năng con người. Theo quan niệm của Tổ chức quốc tế về Lao động (ILO) phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt về năng lực, trình độ, khả năng làm việc nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển. Tựu chung lại, quan niệm phát triển NNL được xem xét trên hai mặt chủ yếu là: số lượng và chất lượng. Số lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu: tỉ lệ NNL trong dân số; tỉ lệ lực lượng lao động trong dân số; tỉ lệ lực lượng lao
  • 36. 31 động trong độ tuổi lao động; tỉ lệ lao động có việc làm trong lực lượng lao động. Chất lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu, đó là: chỉ tiêu trình độ học vấn của nguồn nhân lực, đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển KT-XH. Trình độ học vấn cao sẽ tạo điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng có hiệu quả những tiến bộ mới của KH-CN trong thực tiễn; chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn - kỹ thuật của NNL được thể hiện bằng tỉ lệ NNL có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học so với NNL chung. Đối với Việt Nam, khi nghiên cứu phát triển NNL thì trước tiên đồng nghĩa với lý thuyết về chính sách phát triển nguồn lực con người theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận thứ nhất, phát triển NNL là việc xây dựng, phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực cùng với các hoạt động có liên quan nhằm hình thành các chuẩn mực và mạng lưới xã hội dưới sự trợ giúp của nhà nước, của cơ quan phát triển nhân lực địa phương, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác. Cách tiếp cận thứ hai, phát triển NNL là việc thông qua giáo dục và đào tạo để tạo ra một lực lượng lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu của một quốc gia, một vùng, một ngành hay một tổ chức nào đó. Đây là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả. Tuy nhiên phạm vi tiếp cận trên bình diện là vai trò quan trọng của phát triển NNL đối với sự phát triển của xã hội thì phát triển NNL được hiểu là những con người có trình độ chuyên môn cao, có vốn tri thức và tay nghề giỏi, có khả năng nhận thức và tiếp thu nhanh những kiến thức mới. Đây là chìa khóa chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên con đường chống nguy cơ tụt hậu của tri thức, hay có thể hiểu phát triển NNL là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể được đào tạo lành nghề và chuyên môn kỹ thuật nhất định (trên đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật lành nghề). Bên cạnh quan niệm về phát triển NNL được tiếp cận ở trên, còn có những quan niệm có nội hàm hẹp hơn để chỉ người lao động thông qua quá trình đào tạo và được xã hội chấp nhận trong những lĩnh vực chủ yếu như: Lĩnh vực sản xuất vật chất là những người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo được đào tạo bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại họ là những chuyên gia, nghệ nhân, công nhân lành nghề, những người lao động trí óc
  • 37. 32 bên cạnh trình độ học hàm, học vị như giáo viên, giảng viên, nhà lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức. Lĩnh vực kinh tế là các doanh nhân. Lĩnh vực an ninh quốc phòng, đối ngoại là những tướng lĩnh, nhà ngoại giao để chỉ NNL này. Ngoài ra, để tôn vinh và phát triển NNL, xã hội còn chú ý đến đối tượng để thực hiện phát triển NNL là học sinh, sinh viên ưu tú họ là nhân tài là lực lượng kế thừa của tinh hoa đất nước hay nguồn “nguyên khí quốc gia”. 2.1.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, trong đó có việc thực hiện phát triển NNL là vấn đề mấu chốt để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của đất nước, yêu cầu cấp bách nhất cần giải quyết là nhanh chóng đào tạo NNL có tri thức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới đất nước từ năm 1986, Đảng đã nhìn nhận vai trò của sự nghiệp giáo dục khi xem xét NNL. Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng chỉ rõ: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội [34, tr.772]. Đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước những diễn biến như vũ bão của cách mạng KH-CN và bối cảnh toàn cầu hóa, Đảng xác định vai trò đặc biệt của NNL là nhằm để phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là động lực xây dựng xã hội mới thì phải tập trung: “Phát triển sự nghiệp khoa học, giáo dục, văn hóa nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24, tr.79]. Đặc biệt khi bước vào công cuộc đổi mới, vấn đề nguồn lực con người gắn với phát triển KT-XH đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và được coi là vấn đề sống còn của đất nước, là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đảng đã chỉ đạo: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [35, tr.106], đây là lần đầu tiên quan điểm về nguồn lực con người được đặt ở vị trí trung tâm của chính sách phát triển.
  • 38. 33 Từ quan điểm trên, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng đã chỉ rõ nguồn lực con người rất dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hóa, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh KH-CN đó là nguồn lực quan trọng nhất. Tuy nhiên, người Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực, kiến thức, tay nghề, còn mang thói quen sản xuất lạc hậu và dấu ấn của cơ chế cũ. Để khắc phục được những nhược điểm đó thì vai trò của NNL phải thật sự trở thành thế mạnh của đất nước, NNL không thể đứng ngoài mục tiêu của sự phát triển, Đảng chỉ rõ: Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước [25, tr.12-13]. Như vậy, khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng đất nước, Đảng đã nhận thức rõ lực lượng lao động với những tiêu chí cụ thể là “hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo... bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế và nhiều công nhân lành nghề; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho người lao động” [24, tr.511]. Đây chính là những tiêu chí cụ thể của Đảng để phát triển NNL, trong đó muốn phát triển NNL phải hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) quyết định đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Do đó, nguồn lực con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là Đại hội có nhiều chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong chính sách phát triển NNL, trên quan điểm NNL coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, các chính sách giáo dục đào tạo, KH-CN đều hướng đến mục tiêu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 12/1996) đã thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư
  • 39. 34 cho GD-ĐT là đầu tư phát triển, các cá nhân đều có trách nhiệm trách nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Đồng thời Đảng chủ trương GD-ĐT luôn gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH nhằm hình thành và phát triển đội ngũ lao động lành nghề, bảo đảm có nhiều nhân tài cho đất nước bước vào thế kỷ XXI. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó nhấn mạnh về động lực phát triển đất nước là phát huy sức mạnh của đại đoàn kết tất cả các giai tầng, các dân tộc và của toàn xã hội. Đồng thời chỉ rõ xã hội ta là xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt những vấn đề xã hội và chính là thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng khẳng định: “Tăng cường kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục,… nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển NNL của đất nước” [30, tr.169] và mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ mục đích vì con người, chăm sóc bồi dưỡng con người, phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH, đẩy mạnh CNH, HĐH, văn hóa và giáo dục, KH&CN có nhiệm vụ khơi dậy mọi tiềm năng, phát triển sức sáng tạo của con người Việt Nam, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời cần “tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [30, tr.257]. Với quan điểm nêu trên, lần đầu tiên Đảng đã chỉ ra nhiệm vụ phát triển NNL được cụ thể hóa bằng chủ trương chính sách cụ thể, trong đó nhấn mạnh chủ trương cơ bản nhất là khẳng định sự nghiệp GD-ĐT phải là nhiệm vụ hàng đầu để đẩy mạnh CNH, HĐH, nhằm mục tiêu: Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà
  • 40. 35 quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [30, tr.201-202]. Với quan điểm tích cực về phát triển NNL, có thể khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng là tăng cường chính sách đầu tư cho GD-ĐT, coi GD-ĐT là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển NNL, vì NNL là nguồn lực quan trọng nhất để thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, muốn phát triển NNL bền vững yêu cầu nhiệm vụ của GD-ĐT là phải tạo ra đội ngũ con người có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Như vậy, phát triển NNL được Đảng đặc biệt quan tâm, là một khâu đột phá trong chiến lược phát triển KT-XH. So với quan điểm chung thời kỳ trước, đây là bước phát triển hơn hẳn trong nhận thức của Đảng về NNL và phát triển NNL. Đây chính là những định hướng cơ bản cho các địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Long vận dụng vào thực tế của tỉnh để triển khai phát triển NNL đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của địa phương. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long tác động đến phát triển nguồn nhân lực Tỉnh Vĩnh Long được thành lập vào năm 1732 [7] với nhiều tên gọi địa danh khác nhau. Năm 1832 toàn bộ vùng đất Nam Bộ được chia thành 6 tỉnh gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trấn Vĩnh Thanh được gọi là tỉnh Vĩnh Long gồm có 4 phủ, 8 huyện, 47 tổng. Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thôn tính, xác lập hệ thống chính quyền thực dân để bóc lột khai thác. Ngày 5/1/1876, Thống đốc Nam kỳ Dupere ra nghị định phân chia toàn bộ Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn là Sài Gòn, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bassac. Mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu hành chính, trong đó khu vực hành chính Vĩnh Long gồm 4 tiểu khu là Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc. Ngày 20/12/1899, Toàn
  • 41. 36 quyền Đông Dương Paul Doumer ký Nghị định chính thức đổi tên gọi tiểu khu thành tỉnh, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Trà. Từ cuối năm 1954 đến 1975, chính quyền Sài Gòn đã tách tỉnh Vĩnh Trà thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) đất nước thống nhất, ngày 15/2/1976 tỉnh Cửu Long được thiết lập trên cơ sở của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngày 26/12/1991, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân) với 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên Vĩnh Long rộng 148.737 ha (1.487,37 km2 ), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái. Dân số tính đến thời điểm năm 2000 có tổng 1.013.423 người, đứng hàng thứ hai trong 13 tỉnh thành khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuyệt đại đa số dân cư sống ở nông thôn chiếm 85,66%, số người sống ở thành thị 14,34% [19]. Là tỉnh ít bị nhiễm phèn trong đất, có tầng đất sét ở độ sâu từ 5m đến 20m thích hợp trồng lúa và cây ăn trái ngắn ngày. Khí hậu Vĩnh Long nằm trong khu vực có lượng gió lớn và thường có 3 hướng gió chính là gió Tây Nam, Đông Bắc, và gió Đông Nam nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão từ biển Đông. Mặc dù ít bị mưa lũ diễn ra bởi thời tiết tương đối điều hòa, nhưng hiện tượng bị ngập lụt vẫn xảy ra ở nhiều nơi như ở các tuyến sông, kênh rạch thuộc các huyện Mang Thít, Trà Ôn, Vũng Liêm, Tam Bình. Hiện tượng ngập lụt cũng đã làm cản trở đời sống sinh hoạt của dân cư nơi đây và cũng chính dân cư sống ở vùng ngập lụt họ cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về điều kiện để đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định xã hội ở địa phương. Vĩnh Long nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, rất thuận lợi cho hệ thống giao thông huyết mạch đường bộ và đường thủy đi qua, trong đó hệ thống đường bộ nội địa có năm Quốc lộ kết nối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long như các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Cần thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế và là cửa ngõ vị trí chiến lược quốc phòng an ninh khu vực Tây Nam Bộ. Là tỉnh có vị trí địa lý nằm giữa hai nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long có thế