SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 75
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay Nhà nước đã đề
ra các chính sách mở cửa cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh với công
nghệ mới. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự sâm nhập của nhiều chủng
loại hàng hóa từ nước ngoài vào. Để đứng vững và phát triển được trong thị
trưởng ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản
lý, đó là công tác kế toán, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, trong
đó có yếu tố về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố
quan trọng chiếm tỷ trọng lớn và cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Biện pháp này nhằm mục đích quản lý chặt chẽ trong quá trình thu mua,
bảo quản vả tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm được nguồn
vốn cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành đã chú trọng đến
vấn đề nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán. Do vậy mà Công ty đã
thu được những hiệu quả trong công tác kế toán, trong đó có kế toán
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giữ một vai trò quan trọng trong quản lý
doanh nghiệp.
Qua một thời gia thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông
Long Thành em nhận thấy các yếu tố đầu vào để phục vụ cho các công
trình là rất đa dạng và phong phúc, nhiều chủng loại. Việc quản lý tốt các
yếu tố đầu vào này có ý nghĩa rất lớn đến lợi nhuận của Công ty nên em
chon đề tài :
“ Kế toán về nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ” tại Công ty.
1
Phần 1: Đặc điểm chung của Công ty cổ phần xây dựng giao
thông Long Thành.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty.
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành
* Trụ sở chính: khu III- xã Phượng Cách- Huyện Quốc Oai- Hà Tây.
Văn phòng đại diện: Ngõ 16- đường Ngô Quyền- Thị xã Hà Đông.
Điện thoại : 034829059 - Fax: 034527685
* Năm thành lập:
- Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành hoạt động kinh
doanh theo gíấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số:
0303000152 do Sở Kế Hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 1 tháng 04
năm 2004 .
- Mã số thuế: 0500447237
- Tài khoản: 421101070010 Tại ngân hàng nông nghiệp và phátt triển
nông thôn Quốc Oai
2. Một số chỉ tiêu mà Công ty đạt được trong những năm gần đây.
STT Danh mục Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 So sánh
1 Giá trị sản lượng Đồng 6.500.124.577 10.742.456.280
2 Doanh thu Đồng 4.795.478.943 5.568.219.279
3 Đầu tư thiết bị Đồng 1.024.135 2.000.125.378
4 Tiền lương bình quân Đồng 850.000 1.000.256
5 Lợi nhuận 80.000.000 120.000.000
Theo trên cho thấy, với năm 2004 Công ty CPXD giao thông Thong
Thành đã thực sự tăng trưởng về mọi mặt.
2
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy Công ty.
*Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc.
- Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất, tự chịu mọi trách nhiệm
về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyên ủy quyền,
bãi nhiệm, kỷ luật các nhân viên cấp dưới. Ngoài việc ủy quyền và trách
nhiệm cho phó giám đốc còn trực tiếp chỉ huy đến các trưởng phòng,
trưởng đội công trình.
- Phó giám đốc: Có chức năng là giúp giám đốc điều hành Công ty theo
phân công và ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về nhiệm vụ giám đốc giao và ủy quyền.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm phụ trách phòng kỹ thuật.
+ Phó giám đốc kế hoạch: Phụ trách phòng tài chính kế toán và phòng
kế hoạch vật tư.
+ Phó giám đốc nội chính: Phụ trách phòng tổ chức hành chính.
- Ban kỹ thuật- Vật tư:
Quản lý và nghiệm thu khối lượng công trình, làm công tác chỉ đạo kỹ
thuật thi công, trực tiếp tham gia vào các công tác đấu thầu. Quản lý các hồ
sơ gốc liên quan đến công trình, theo dõi cung cấp kịp thời và chính xác
các loại vật tư cho công trình thi công. Quản lý kỹ thuật, quản lý sử dụng
thiết bị.
- Ban kế toán – tài vụ:
Tham mưu cho giám đốc những công việc cụ thể như: Quản lý vốn, vây
vốn từ ngân hàng…để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên ở cơ quan và bảo quản
tiền mặt tốt.
Tổng hợp phân tích hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
theo từng công trình và niên độ kế toán. Thanh toán tiền với các chủ đầu tư
và các tổ chức kinh tế có quan hệ hợp đồng với Công ty.
- Ban tổ chức nhân chính:
3
Làm nhiệm vụ là tham mưu cho giám đốc các mặt công tác về tổ chức
cán bộ, lao động tiền lương…Tổ chức các lớp học để nâng cao trình độ kỹ
thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Phụ trách công tác về khen
thưởng, kỷ luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra các lao động tiền lương.
Hưởng dẫn chỉ đạo cho công nhân viên thực hiện công tác an toàn trong khi
lao động.
- Ban kế hoạch dự án:
Thu thập và tiếp nhận các thông tin kinh tế, đề ra các kế hoạch cho các
đội, đồng thời thanh lý các hợp đồng giao khoán với các đội, thanh quyết
toán nội bộ với các chủ đầu tư. Đấu thầu, tìm kiếm việc làm. Làm báo cáo
thống kê và tổng hợp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Các phòng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về phần việc được giao,
chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu cho giám đốc Công
ty, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế, kiểm
soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật, hướng dẫn
các đơn vị mình nộp các chứng từ về Công ty lưu trữ theo quy định của
Công ty.
+ Phòng máy thiết bị: Là cơ quan quản lý mọi vật tư, thiết bị của Công
ty mình, có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị mua sắm vật tư để
thực hiện xây đựng công trình .
+ Phòng kỹ thuật công nghệ: Căn cứ vào kiểu thiết kế của từng công
trình, bóc tách khối lượng, lập các dự án, phương án tổ chức thi công, kiểm
tra giám sát các công trình theo đúng trong bảng thiết kế để đảm bảo tiến
độ thi công của công trình.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Lập các kế hoạch và lên các phương án sao
cho phù hợp với mục tiêu của công ty, lập dự toán công trình, lập các dự án
đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thống kê tình hình hoạt động của Công ty, làm
công tác nhập- xuất vật tư cho các đơn vị.
4
+ Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương: Theo dõi tình hình
nhân sự của toàn công ty, giúp cho giám đốc sử dụng cán bộ của mình theo
đúng trình độ và năng lực, đề ra các nội quy, quy chế chặt chẽ, theo dõi
thực hiện chế độ lao động tiền lương và an toàn lao động.
+ Phòng hành chính quản trị: Thực hiện công việc về công tác văn thư,
hành chính, quản lý và sử dụng các tài sản, phương tiện làm việc và đảm
bảo sinh hoạt trong Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
5
Giám đốc
PGĐ dự ánPGĐ nội chínhPGĐ kỹ thuật
Ban kỹ thuật Ban vật tư
thiết bị
Ban kế toán
tài vụ
Ban nhân
chính
Ban kế hoạch
Đội trưởng
Đội phó Kế toán Thống kế vật tư Kỹ thuật đội
Tổ
Công nhân
III. Đặc điểm của hoạt động kế toán tại Công ty.
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Để phù hợp và đáp ứng với nhu cầu kinh doanh của mình, Công ty đã tổ
chức bộ máy kế toán theo hình thức sản xuất tập chung. Cụ thể:
1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán.
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc, tham mưa giúp
giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính của công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty phù hợp với khả năng của từng
người trong ban nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả báo cáo kế toán, đáp
ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra.
Tổ chức việc hạch toán, ghi chép, luân chuyển theo đúng chính sách chế
độ ban hành.
6
Kế toán trưởng
Kiêm trưởng phòng
Kế toán tổng hợp
Kiêm phó phòng
Thủ quỹ Kế toán thanh toán
và tiền lương
Kế toán TGNH,
vật tư, TSCĐ
Kế toán kê khai thuế
và chứng từ đội
Kế toán cấp đội,
xưởng
Tổ chức lập kế hoạch về tài chính, tín dụng. Kế hoạch vốn chi tiêu tiền
mặt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kết hợp với
các phòng ban có liên quan lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm vật
tư…
Soạn thảo các văn bản liên quan đến công tác tài chính của Công ty và
kết hợp với các phòng ban trong công ty xây dựng các định mức về chi phí
tiền lương, kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu vốn và xác định giá thành
thành phẩm.
Có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho
ban lãnh đạo Công ty. Cuối kỳ thì báo cáo kết hợp với việc phân tích đánh
giá tình hình của đơn vị.
Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước Giám đốc Công ty về công tác
kế toán tài chính của công ty cũng như các số liệu trên báo cáo tài chính.
- Thủ quỹ :
Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã được Giám đốc hoặc kế toán
trưởng ký duyệt để thu hoặc chi tiền mặt cho các đối tượng có liên quan.
Ký các thủ tục vay và nhận tiền mặt từ Công ty.
Phát tiền lương hàng tháng đến từng người lao động.
Cuối kỳ nhận chứng từ để đóng dấu và lưu trữ chứng từ theo quy định
của Nhà nước.
Cuối kỳ phải lập các báo cáo:
+ Báo cáo BHXH, BHYT, KPCĐ, báo cáo quỹ…
- Kế toán tổng hợp
Tổng hợp số liệu của các kế toán viên khác, khoá sổ lập báo cáo quyết
toán. Báo cáo với kế toán trưởng kịp thời về việc sử lý các số liệu kế toán
hàng tháng trước khi khóa sổ lên báo cáo tài chính, kế toán mở sổ theo dõi
tài sản cố định và tổng hợp kiểm kê tài sản.
Hàng tháng quyết toánchi phí sửa chữa lớn tài sản cố định
Cuối kỳ kế toán tổng hợp lập những báo cáo sau:
7
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo công nợ
+ Báo cáo phân tích chỉ tiêu tài chính…
- Kế toán hạch toán và tiền lương
- Kế toán tổng hợp các bảng thanh toán và lên bảng kê, sau đó chuyển
cho kế toán tổng hợp
Hàng ngày viết phiếu thu, chi sau đó đối chiếu sổ quỹ với thủ quỹ và
chuyển chưng từ cho kế toán công nợ.
Liên tực báo cáo cho kế toán trưởng biết được số dư tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng.
Thường xuyên kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ được sử dụng với
các bộ phận khác và xác định các khấu hao, phụ phí, lãi vay phải nộp.
Kế toán có nghiệm vụ lập một số báo cáo sau:
+ Báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
+ Báo cáo tiền gửi ngân hàng và chốt số liệu báo cáo.
Kế toán căn cứ vào bảng lương và thanh toán lương cho các bộ phận
vào cuối kỳ, lên bảng thanh toán lương và các khoản phải trả cho công
nhân viên hàng tháng.
- Kế toán vật tư tài sản cố định:
Kế toán lập kế hoạch vay vốn, chụi trách nhiệm tài chính về việc thanh
toán và vay tiền chuyển khoản, lập quỹ tiền mặt.
Ngoài ra kế toán có trách nhiệm tính toán và phân bổ chính xác số khấu
hao số tài sản cố định vào chi phí xây lắp công trình.
Hàng ngày cập nhật phiếu nhập kho, xuất kho và lưu giữ chứng từ cẩn
thận.
Báo cáo cho kế toán trưởng về tình hình nhập xuất vật tư cùng các bộ
phận khác đối chiếu số liệu sổ sách với số liệu thực tế.
Các báo cáo mà kế toán phải lập:
8
+ Báo cáo nhập, Xuất, tồn nhiên vật liệu.
+ Bảng báo giá nhiên vật liệu xuất kho.
- Kế toán kê khai thuế.
Kế toán kê khai thuế có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các chứng từ về nhập
– xuất để phản ánh số giá trị gia tăng phải nộp và khấu trừ. Làm nhiệm vụ
với ngân sách nhà nước.
- Kế toán cấp sưởng, đội :
Nhiệm vụ của kế toán là phải theo dõi về thu, chi, xuất, nhập vật tư cho
thi công và cùng các đội trưởng quản lý việc thanh toán hợp đồng lao động
để trả lương cho các công nhân viên theo đúng quy chế của đơn vị.
- Cuối kỳ, nộp chứng từ báo cáo chi tiêu hoàn nợ cho phòng tài vụ.
2. Hình thức tổ chức sổ kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty, kế toán công ty đã và đang sử dụng
hình thức kế toán “ Nhật ký chung” để quản lý sổ sách kế toán.
9
Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
10
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái các TK
Bảng đối chiếu số
phát sinh
Báo cáo tài chính
kế toán
Sổ, thể kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ quỹ
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm có các sổ chủ yếu sau đây:
+ Sổ chi tiết
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái
+ Sổ nhật ký chuyên dùng.
Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ tiến
hành lập định khoản kế toán, sau đó ghi trực tiếp vào sổ nhật ký chung theo
thứ tự thời gian.
Hàng ngày kế toán tổng hợp số liệu từ nhật ký chung để ghi vào sổ cái
các tài khoản có liên quan.
Kế toán quản lý chi tiết những chứng từ gốc phản ánh các hoạt động tài
chính. Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi vào sổ và thẻ
chi tiết. Cuối kỳ kế toán tổng hợp số liệu từ sổ thẻ kế toán và tiến hành lập
bảng tổng hợp chi tiết.
Kế toán căn cứ vào sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, thấy khớp đúng thì
kế toán tiến hành lập bảng cân đối kế toán.
Cuối kỳ kế toán tổng hợp số liệu từ bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp và bảng tổng hợp chi tiết để lập lên báo cáo tài chính kế toán.
3. Đặc điểm của một số phần hành kế toán:
3.1. Các chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ gồm:
+ Phiếu giao việc
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Phiếu chi tạm ứng.
+ Giấy ủy nhiệm chi
+ Hóa đơn giá trị gia tăng của người bán.
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho.
11
3.2. Luân chuyển chứng từ:
- Phiếu giao việc: Sau khi người đại diện Công ty ký kết hợp đồng với
khách hàng, phòng kinh tế làm phiếu giao việc và gửi đến các xí nghiệp sản
xuất
- Giấy đề nghị tạm ứng: Khi nhận được phiếu giao việc, phòng được
giao làm thủ tục xin mua vật tư. Căn cứ vào công việc được giao gửi phòng
tài chính kế toán theo giấy đề nghị tạm ứng thể hiện số tiền đề nghị Giám
đốc phê duyệt và cho tạm ứng để tiến hành sản xuất theo ký kết hợp đồng
- Phiếu chi tạm ứng: Mẫu số 02- TT/BB QĐ 141- TC/CĐKT. Phiếu
này chỉ có hiệu lực khi có chữ ký của Giám đốc. Khi giám đốc phê duyệt
và ký vào giấy đề nghị tạm ứng, người được giao việc xuống phòng kế toán
để làm phiếu chi tạm ứng cho mình.
- Giấy uỷ nhiệm chi( Bảng 4).
Là chứng từ dùng phản ánh số tiền thanh toán mua vật tư bằng chuyển
khoản của Công ty tại ngân hàng
- Hoá đơn giá trị gia tăng của người bán.
Mẫu hoá đơn ( Bảng 3).
Bao gồm:
+ Tên gọi của chứng từ là Hoá Đơn (GTGT) hoá đơn này chỉ dùng cho
các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Ngày tháng năm lập chứng từ: là ngày mà phát sinh các nghiệp vụ tại
địa điểm mua hàng.
+ Đơn vị bán hàng, địa chỉ: phải ghi đầy đủ tên gọi của công ty, địa chỉ
để kế toán vào sổ chi tiết thanh toán để dễ theo dõi từng đối tượng và khi
có sự cố về chất lượng hàng hoá thì tiện cho việc trả lại hoặc giảm giá
hàng mua, hàng bán .
+ Số tài khoản: Tùy từng doanh nghiệp hoặc đơn vị cá nhân có những
đơn vị cá nhân không có số tài khoản thì không phải ghi. Số tài khoản này
12
thuận tiện cho việc thanh toán với người bán hoặc người mua bằng chuyển
khoản.
+ Mã số: Là các mã số thuế của doanh nghiệp khi ghi hoá đơn phải ghi
đầy đủ thuế vào các ô trong hóa đơn
+ Cột số thứ tự: Dùng để ghi thư tự các loại hàng hoá dịch vụ.
+ Cột tên hàng hoá, dịch vụ: Dùng để ghi tên hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp mua bán.
+ Cột đơn vị tính: Dùng để ghi đơn vị tính đặc trưng của các mặt hàng
mà doanh nghiệp mua vào hoặc bán ra.
+ Cột số lượng: Dùng để ghi số lượng của các mặt hàng mà doanh
nghiệp mua vào hoặc bán ra.
+ Cột đơn giá: Cột này để ghi đơn giá của một loại hàng hoá hay nhiều loại
theo đơn giá quy định của doanh nghiệp.
+ Cột thành tiền: Để ghi số tiền của một loại hàng hoá, hay nhiều loại
cột này là kết quả của cột đơn giá x số lượng.
+ Dòng cộng tiền hàng: Dòng này là tổng cộng của cột thành tiền.
+ Dòng thuế suât, tiền thuế: Dòng này để ghi thuế suất đánh vào mặt
hàng là bao nhiêu phần trăm và số tiền thuế của các loại hàng hoá.
+ Dòng tổng cộng thanh toán: Dòng này ghi số tiền hàng cộng cả tiền
thuế GTGT.
+ Số tiền viết bằng chữ: Sau khi đã tính toán ra tổng số tiền phải thanh toán
thì số tiền này phải viết bằng chữ, để tránh thêm bớt các số vào dòng tổng cộng
thanh toán (dòng chữ số).
Cuối cùng người mua, kế toán trưởng , thủ trưởng đơn vị phải ký tên và
ghi rõ họ tên để xác nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trên.
Phiếu nhập kho
Nội dung cơ bản của phiếu nhập kho bao gồm:
- Ngày tháng nhập kho.
- Số hiệu của phiếu
13
- Ghi Nợ TK, Ghi có TK
- Họ và tên người nhập hàng.
- Theo số, ngày, tháng, năm, của hoá đơn hoặc phiếu nhập kho.
- Nhập tại kho.
- Các cột của phiếu:
+ Các cột A, B, C, D lần lượt ghi số thứ tự , tên nhãn hiệu. quy cách, mã
số, đơn vị tính của vật tư.
+ Cột số 1: Ghi số lượng theo hoá đơn hoặc lệnh nhập
+ Cột số 2: Thủ kho ghi số lương thực tế nhập
+ Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá và tính ra thành tiền của từng loại vật tư
+ Dòng cộng: ghi tổng số tiền của các loại vật tư thực tế xuất kho
Phiếu nhập kho được coi là đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp khi có đầy đủ các
chữ ký sau:
- Phụ trách cung tiêu
- Người giao hàng
- Thủ kho
- Kế toán trưởng
- Thủ trưởng đơn vị
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2
hoặc 3 liên được đặt bằng giấy than viết 1 lần in đều sang 3 liên:
- Liên 1: Lưu giư tại kho
- Liên 2: Đưa về phòng kế toán cộng với Hoá đơn GTGT làm căn cứ ghi
sổ
- Liên 3: Giao cho phòng vật tư để theo dõi,
Phiếu xuất kho
Nội dung của phiếu xuất kho.
+ Số: ghi số thứ tự của các lần lĩnh, xuất vật tư.
+ Ghi Nợ TK
14
+ Họ và tên người nhận vật tư: Ghi rõ người chịu trách nhiệm với số vật
tư đã xuất kho.
+ Lý do xuất vật tư: Ghi rõ lý do lĩnh dùng vào hoạt động gì ?
+ Các cột A, B, C, D lần lượt ghi số thứ tự , tên nhãn hiệu. quy cách, mã
số, đơn vị tính của vật tư.
+ Cột số 1: Ghi số lương xuất theo yêu cầu.
+ Cột số 2: Thủ kho ghi số lương thực tế xuất.
+ Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá và tính ra thành tiền của từng loại vật tư
+ Dòng cộng: ghi tổng số tiền của các loại vật tư thực tế xuất kho
Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng,
người nhận, thủ kho...
Phiếu xuất kho được đặt bằng giấy than viết 1 lần in đều sang 3 liên:
- Liên 1: Lưu giư tại kho
- Liên 2: Đưa về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ
- Liên 3: Giao cho phòng vật tư để theo dõi
3.3. Các sổ sách kế toán dùng để ghi chép tại Công ty.
Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành áp dụng hình thức ghi sổ
theo hình thức “ Nhật ký chung” và hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ
dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
Những sổ sách kế toán gồm có;
+ Thẻ kho
+ Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Sổ tổng hợp về nhập- xuất- tồn
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán
+ Sổ chi tiết thanh toán tạm ứng
+ Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
+ sổ nhật ký chung
+ Sổ cái.
15
3.4. Các phương pháp ghi sổ:
Trong Công ty có rất nhiều đơn vị tham gia song song quản lý nên tình
hình nhập- xuất- tồn kho các nhiên vật liệu hàng ngày chủ yếu được thực
hiện ở bộ phận kho và phòng kế toán trên cơ sở những chứng từ kế toán để
ghi vào sổ sách kế toán một cách hợp lý và khoa học.
- Ở tại kho: Thủ kho hàng ngày căn cứ vào các chứng từ về nhập- xuất
số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất để vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho
chuyển những chứng từ cho phòng kế toán.
- Ở phòng kế toán mở sổ chi tiết cho từng thứ từ của vật liệu cho đúng
với thẻ kho để theo dõi mặt số lượng và giá trị. Bên cạnh đó kế toán còn
tổng hợp số liệu để ghi sổ kế toán .
+ Sổ chi tiết : Được mở tại phòng kế toán của Công ty để mở chi tiết
cho từng loại sản phẩm. Định kỳ khi phòng kế toán nhận được chứng từ
nhập- xuất phải kiểm tra chứng từ ghi đơn giá, tính thành tiền, phân loại
chứng từ, sau đó ghi vào sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm.
+ Bảng tổng hợp về nhập- xuất- tồn được lập tại phòng kế toán, nó phản
ánh tổng hợp từng loại nhiên vật liệu về mặt giá trị ghi chép, giá trị từng
loại vật liệu theo các cột như: tồn kho đầu kỳ, nhập kho trong kỳ, xuất kho
trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán: Sổ được mở chi tiết cho từng
loại khách hàng, đến cuối kỳ kế toán tổng hợp lại số dư cuối kỳ, căn cứ vào
số tồn cuối kỳ truớc để ghi vào tồn đầu kỳ này và căn cứ vào chứng từ phát
sinh trong kỳ kế toán.
+ Sổ nhật ký chung: Là sổ tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt động
kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ, các nghiệp vụ phản ánh theo mối quan
hệ đối ứng nợ, có của các tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái.
+ Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt động
kinh tế tài chính theo từng khoản. Sổ cái của từng tài khoản nó ánh phán số
16
tồn kho đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số tồn cuối kỳ của từng loại nhiên
vật liệu.
3.5. Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các phiếu nhập- xuất để ghi vào thẻ kho,
sổ chi tiết, ghi vào sổ nhật ký chung.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết ghi vào “ Bảng tổng hợp
nhập- xuất- tồn”. Căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái.
Sơ đồ trình tự ghi sổ
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu kiểm tra.
17
Phiếu nhập, xuất kho
vật tư
Sổ chi tiết vật
tư
Bảng tổng hợp nhập -
xuất - tồn
Thẻ kho
Sổ cái
Sổ nhật ký
chung
Bảng phân bổ vật
liệu, công cụ dụng cụ
4. Một số đặc điểm khác liên quan đến hoạt động kế toán.
4.1.Hệ thống tài khoản vận dụng tại Công ty:
Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành hiện đang áp dụng hệ
thống tài khoản. ( Được ban hành theo Quyết định số 1141TC/CĐKT ngày
1-11-1995 của Bộ trưởng bộ tài chính- Đã sửa đổi bổ sung)
4.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Hiện tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
4.3 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế.
Căn cứ để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là các hoá đơn
GTGT mua vật tư, hàng hoá ... mua vào trong tháng theo quy định của luật
thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu ra: cũng được tính toán kê khai trên cơ sở toàn bộ số
hàng hoá đơn vật tư, hàng hoá, sản phẩm .. bán trong tháng theo quy định
của luật thuế GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau:
Số thuế GTGT phải
nộp trong kỳ
=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT
đầu vào
Trong đó thuế đầu ra và đầu vào được tình như sau:
Số thuế GTGT
đầu ra phải nộp
=
Giá tính thuế của hàng
hoá dịch vụ chịu thuế
bán ra
x
Thuế suất thuế
GTGT của hàng hoá
dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu = Tổng số thuế ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ
18
vào được khấu từ (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu)
4.4. Phương pháp hạch toán TSCĐ.
* Đặc điểm của TSCĐ:
Công ty xây dựng Long Thành quản lý số lượng TSCĐ rất lớn , nhiều
chủng loại. Phần lớn TSCĐ của công ty có đặc điểm là không nằm cố định
tại kho, sân bãi của công ty mà thường xuyên được điều động di chuyển
theo các công trình thi công. Một TSCĐ cùng lúc có thể phục vụ cho nhiều
công trình ở địa điểm khác nhau. Do đó việc quản lý hạch toán TSCĐ có
nhiều khó khăn.
Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ cho
công tác thi công như là ôtô, máy xúc, máy lu, máy san … Có thể nói, máy
móc thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình thi công của công ty khá
đầy đủ và đồng bộ.
* Sổ kế toán chi tiết:
Sổ chi tiết TSCĐ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ toàn công ty theo
kiểu Nhật ký. Sổ do kế toán TSCĐ mở hàng quý, chi tiết cho tài khoản cấp
2.
Nội dung, kết cấu sổ này như sau: Gồm 10 cột: 1- Ngày, 2 – Số chứng
từ, 3 – Mã chứng từ, 6- Nội dung, 7- TK Đối ứng, 8 - Đối tượng tập hợp, 9
– Số tiền Nợ, 10 – Số tiền Có. Các dòng ngang phản ánh số dư đầu kỳ, các
nghiệp cụ tăng, giảm trong kỳ, cộng phát sinh, số dư cuối kỳ .
Cuối kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ trên cơ sở cộng Sổ
chi tiết theo từng tài khoản đối ứng. Lập Bảng tình hình tăng giảm tài sản
cố định
* Hạch toán tăng giảm TSCĐ.
Căn cứ vào đề nghị đầu tư mới hoặc thanh lý TSCĐ của phòng kỹ thuật
thiết bị , giám đốc ra quyết định đầu tư mới hoặc thanh lý TSCĐ. Phòng kỹ
thuật thiết bị tổ chức mua sắm hoặc thanh lý TSCĐ và lập biên bản giao
19
nhận hoặc biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản dược chuyển cho kế toán
TSCĐ tiến hành lập thẻ TSCĐ , ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp .
*Hạch toán khấu hao TSCĐ:
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều để tính khấu hao tài sản cố
định. Khấu hao tính chung cho toàn công ty sau dó phân bổ cho từng công
trình căn cứ vào sản lượng thực hiện .
Cuối quí, kế toán lập danh sách TSCĐ khấu hao công ty để tính khấu
hao cho từng TSCĐ .
Kết cấu nội dung của Bảng này như sau : Các cột gồm STT, Tên tài sản,
Năm sử dụng, Tỷ lệ khấu hao, Nguyên giá đầu kỳ, Mức khấu hao. Các
dòng phản ánh khấu hao của từng TSCĐ. Các TSCĐ được xếp theo 4 nhóm
: Phương tiện vận tải, Nhà cửa, phương tiện công tác, thiết bị văn phòng.
Danh sách TSCĐ khấu hao toàn công ty là căn cứ để kế toán lập Bảng
phân bố khấu hao TSCĐ . Các cột phản ánh số khấu hao phải tính cho từng
đối tượng sử dụng tài sản cố định.
4.5. Phương pháp hạch toán Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
* Đặc điểm.
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là một công ty thuộc ngành xây
dựng trong lĩnh vực GTVT. Các sản phẩm chính của Công ty là xây dựng
mới, nâng cấp và sửa chữa các con đường. Bởi vậy vật liệu của Công ty đa
dạng về chủng loại và quy cách. Hiện nay, các loại vật liệu dùng cho ngành
xây dựng cơ bản đều có sẵn trên thị trường, giá cả ít biến động, giá một số
mặt hàng được Nhà nước quy định như giá Xi Măng, Sắt, Thép ...
* Phương pháp hạch toán.
Công ty hạch toán chi tiết nhiên vật liệu theo phương pháp thẻ song
song.
Thẻ kho (mẫu 06 – VT của bộ tài chính) do thủ kho ghi, được mở cho
từng kho , từng loại vật tư. Cuối ngày, thủ kho căn cứ các chứng từ nhập
xuất để ghi thẻ kho, mỗi chứng từ ghi trên một dòng. Cuối tháng cộng nhập
20
xuất tồn trên từng thẻ để đối chiếu với nguyên vật liệu, lập báo cáo nhập
xuất tồn trình phòng kế hoạch xem xét.
Sổ chi tiết nguyên vật liệu do kế toán mở và ghi tương ứng với thẻ kho,
cơ sở ghi sổ chi tiết là chứng từ nhập xuất vật tư. Cuối tháng kế toán nhập
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
* Hạch toán tổng hợp.
Các đội dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật
tư để lập kế hoạch mua vật tư. Khi có nhu cầu mua vật tư, Chỉ huy đội viết
giấy đề nghị tạm ứng, căn cứ vào Bảng kế hoạch mua vật tư và phiếu báo
giá vật tư, phòng kế hoạch vật tư duyệt, chuyển cho kế ttoán trưởng và
giám đốc kỹ thuật ký duyệt, kế toán tiền mặt căn cứ vào giấy đề nghị tạm
ứng đã được lập để viết phiếu chi, ghi Nhật ký chứng từ 1 ( Ghi Có TK
111, Nợ TK 331) và ghi sổ chi tiết TK 331.
Nhân viên cung ứng vật tư nhập kho công trình. Phiếu nhập kho do cán
bọ vật tư phòng kế hoạch vật tư lập. Thủ kho kiểm nhận hàng và lập thẻ
kho. Kế toán căn cứ giấy đề nghị thanh toán, phiếu nhập kho, hoá đơn mua
hàng để ghi sổ chi tiết TK331, Bảng kê ghi Có TK331.
Đối với nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, căn cứ nhu cầu xuất nguyên vật
liệu, nhân viên vật tư lập phiếu xuất, chỉ huy đội ký duyệt, thủ kho xuất
nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệulập Bảng kê xuất nguyên vật liệu,
sau đó cộng số liệu ở Bảng kê nguyên vật liệu để lập Bảng phân bổ nguyên
vật liệu.
Kế toán lấy số liệu trên Bảng phân bổ để vào Bảng kê 4, Bảng kê 5,
Bảng kê 6, từ các Bảng kê, kế toán ghi Nhật ký chứng từ 7.
Ngoài các sổ trên, kế toán còn mở sổ phụ tài khoản 331 theo dõi chi tiết
cho từng công trình.
21
4.6 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Đặc điểm
* Tổng quỹ lương tiền lương của Công ty được xác định = Khối lượng x
Đơn giá.
Mỗi công trình khi thực hiện nó sẽ được bóc tách thành rất nhiều loại
công việc khác nhau. Tuỳ theo mỗi loại công việc mà có đơn giá tiền lương
khác nhau, dựa vào khối lượng của từng loại công việc và đơn giá tiền
lương của từng loại công việc Công ty sẽ tính được tổng quỹ tiền lương.
- Các hình thức trả lương:
+ Trả lương theo bản khoán công việc ( đây chính là hình thức trả lương
theo sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất).
+ Trả lương theo hợp đồng vụ việc.
+ Trả lương theo hệ số biên chế.
+ Trả lương theo tính phức tạp của công việc
* Tiền thưởng và các hình thức trả thưởng.
Để kịp thời khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành
tốt công việc được giao Công ty có thành lập quỹ tiền thưởng. Các khoản
thưởng thường được trích từ quỹ tiền thưởng, tiền thưởng được trả trong
các trường hợp như khối lượng công việc được giao hoàn thành sớm, tiến
độ làm việc nhanh , hiệu quả…
* Chứng từ sử dụng.
- Bảng chấm công (mẫu số 01 – LĐTL) : Hàng ngày , trưởng bộ phận
hoặc người được uỷ quyền căn cứ tình hình thực tế của bộ phận mình để
chấm công . Bảng chấm công là cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương .
22
Tổng quỹ tiền thưởng =
Đơn giá (101 Đồng) x Doanh thu
1000 Đồng
- Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 02 – LĐTL ) : Bảng thanh toán tiền
lương được lập hàng tháng tương ứng với Bảng chấm công .
Đối với lao động khối văn phòng. Bảng thanh toán tiền lương do kế toán
tiền lương lập cho từng phòng ban.
Đối với lao động ở các đội thi công. Bảng thanh toán tiền do kế toán đội
thành lập riêng cho từng tổ trong đội.
- Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương: Bảng này được thành lập vào
cuối tháng sau khi cộng các Bảng thanh toán lương. Bảng tổng hợp thanh
toán tiền lương do kế toán đội lập riêng cho từng đội và do kế toán tiền
lương lập chung cho toàn công ty. Mỗi đối tượng ( tổ, phòng ) được ghi
trên một dòng
- Đối với lao động thuê ngoài, công ty trả lương theo hình thức khoán
chứng từ gốc bao gồm : Hợp đồng giao khoán, Biên bản thanh lý hợp đồng,
Biên bản đối chiếu khối lương và thanh toán. Chỉ huy đội tiến hành thoả
thuận giá cả và ký hợp đồng thuê khoán với tổ lao động thuê ngoài. Khi
công việc hoàn thành, chỉ huy đội tiến hành nghiệm thu thanh lý hợp đồng,
bàn giao khối lượng và thanh toán.
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội ( Mẫu 04- LĐTL )
* Luân chuyển chứng từ :
Cuối tháng, kế toán đội căn cứ Bảng chấm công của các tổ để lập Bảng
thanh toán tiền lương cho từng tổ. Sau đó lập Bảng tổng hợp thanh toán
tiền lương trên cơ sở cộng các Bảng thanh toán tiền lương. Đội trưởng ký
duyệt Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và
lập Giấy xin tạm ứng.
Các chứng từ trên gửi lên phòng kế toán công ty. Kế toán tiền lương
tính, kiểm tra lại Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán
tiền lương. Sau đó chuyển Văn phòng (bộ phận lao động và tiền lương), kế
toán trưởng, giám đốc duyệt. Căn cứ giấy đề nghị tạm ứng được duyệt, kế
toán lập phiếu chi và ghi sổ.
23
* Hạch toán nghiệp vụ tính lương và các khoản trích theo lương :
Kế toán căn cứ các Bảng thanh toán tiền lương, phân loại chứng từ theo
đối tượng sử dụng, tính toán số tiền lương phải trả, trích các khoản kinh phí
công đoàn, bảo hiểm xã hội .
4.7 Kế toán chi phí sản xuất, giá thành.
* Đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành.
Để hoạch toán giá thành toàn bộ của 1 công trình Công ty cổ phần xây
dựng giao thông Long Thành đã áp dụng hình thức tập hợp chi phí theo
khoản mục. Những nguồn lực được sử dụng vào cùng một mục đích được
xếp chung vào một loại gọi là khoản mục. Bao gồm:
- Chi phí trực tiếp
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí máy thi công trực tiếp
- Chi phí chung
- Thuế và lãi định mức.
* Chi phí trực tiếp .
Bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sử dụng máy thi công, đối với những phát sinh không lường trước mà phát
sinh trong quá trình thi công như: Chi phí vét bùn, tát nước, bơm nước…
cũng được tính vào chi phí trực tiếp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( VL ).
Chi phí vật liệu bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ,
các cấu kiện thi công, các cấu kiện thép, các vật liệu sử dụng luân chuyển
( sử dụng cho nhiều công trình ) như ván, khuôn, dàn giáo, các vật liệu
khác…trong chi phí vật liệu không gồm giá trị vật liệu tính vào chi phí
chung, chi phí thuộc kinh phí kiến thiết cơ bản khác.
Để xác định chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp trước tiên người ta
căn cứ vào bản tiên lượng khối lượng công việc xây lắp để xác định chi phí
24
vật liệu trong đơn xây dựng cơ bản ( đơn giá các tỉnh, thành phố hoặc đơn
giá công trình). Sau đó xác định giá dự toán xây lắp của chi phí vật liệu
bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân với đơn giá vật liệu
trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây lắp. Khi có sự
thay đổi về giá cả, cước phí vận tải thì căn cứ vào cước phí bình quân khu
vực của từng thời kỳ xác định phần chênh lệch vào đơn vị trực tiếp chi phí
vật liệu trong dự toán.
Trong đó :
- ΣQj là khối lượng công tác xây lắp j ( đơn vị tính m, m2
, … tuỳ từng
công tác xây lắp).
- Dj
VL là đơn giá vật liệu của công tác xây lắp loại ( đơn vị tính đồng).
- CLVL chênh lệch vật liệu ( về giá trị nếu có).
Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài thì bước đầu có thể sử
dụng định mức vật tư hiện hành của Việt Nam để tính giá. Tuy nhiên, đối
với những công việc có yêu cầu phải làm theo tiêu chuẩn nước ngoài thì
phải điều chỉnh lại đinh mức cho phù hợp. Đối với những công tác đặc biệt
mà ở nước ta chưa có định mức tương ứng thì đơn vị nhận thầu căn cứ vào
thuyết minh kỹ thuật kèm theo hồ sơ dự thầu để xây dựng định mức phù
hợp.
Về giá vật tư, vật liệu ngoại thì tính theo giá thực nhập cộng với chi phí
vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ đến hiện trường. Vật liệu sản xuất trong
nước lấy theo mức giá thị trường cao nhất. Những loại sản phẩm đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu thì lấy theo giá nội bộ hoặc lấy theo giá tương ứng khu
vực Đông Nam Á.
25
VL = ΣQj x Dj
VL + CLVL
- Chi phí nhân công trực tiếp ( NC).
Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các loại phụ cấp của cac
loại lao động tham gia vào công trình xây dựng, các loại phụ cấp khai thác
theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người
lao động để tính cho một ngày công định mức. Theo nguyên tắc này, chi
phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản được xác đinh như sau.
Trong đó:
- ΣQi
j
: Khối lượng công tác xây lắp j
- Dj
NC : Đơn giá nhân công của công tác xây lắp loại j
- kj
: Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công của các nhóm
Nhóm 1 ( xây dựng dân dụng và công nghiệp ) k 1 = 1
Nhóm 2 ( xây dựng đường, lắp đặt máy móc, thiết bị ) k2 = 1,064
- F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có), tính theo tiền lương tối thiểu
mà chưa được tính hoặc tính chưa đầy đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản.
- F2 : Các khoản phụ cấp lương( nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà
chưa được tính hoặc tính chưa đầy đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản.
- h1
j
: Hệ số biểu thi mối quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá
so với tiền lương tối thiểu của các nhóm.
Cách tính chi phí nhân công trong đơn giá.
Đưa trực tiếp vào đơn giá các khoản lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp
lương và các chế độ đối với công nhân xây lắp mà công nhân được hưởng.
Đối với đơn giá tại các tỉnh, thành phố áp dụng chung cho nhiều công
trình trong một khu vực nên khi tính các khoản lương cơ bản, lương phụ,
phụ cấp áp dụng tốt nhất đối với tất cả các công trình trong khu vực và các
chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp. Có thể khoán trực tiếp chi
26
NC = ΣQi
j
x Dj
NC
x kj
[ ]
F1
F2
1 + +
h1
j
h2
j
người lao động. Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí này bằng hai
lần chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các địa
phương.
Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng áp
dụng hiện hành trong lao động để tính giá. Những công việc chưa có định
mức thì phải xây dựng định mức mới, có cân đối với các định mức của các
nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên áp dụng định mức quy định
hiện hành trong nước ta, do năng suất lao động chưa cao, tiền lương lại
thấp, nên khi nâng tiền lương lên thì với năng suất thấp cũng có thể dẫn đến
chi phí nhân công trong đơn gia đầy đủ không còn hợp lý nữa. Trong
trường hợp này cần phải điều chỉnh chi phí nhân công sao cho đơn giá đầy
đủ của loại công tác được hợp lý, có thể chấp nhận được.
Tiền lương công nhân được tính theo mức trung bình thấp của công
nhân xây dựng trong khu vực Đông Nam Á, nhằm tạo ra sự cạnh tranh nhất
định khi đấu thầu với Công ty nước ngoài, nhưng sao cho mức lương này
cao hơn mức lương trong nước để khuyến khích người công nhân làm việc
với chất lượng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của người nước ngoài.
* Chi phí máy thi công.
Chi phí máy thi công là toàn bộ chi phí máy cần thiết để cho những tài
sản là máy thi công hoạt động bình thường. Tài sản là xe máy thi công,
thiết bị cơ giới chạy bằng động cơ không phân biệt nguồn nhiên liệu cung
cấp cho nó. Những thiết bị máy móc cơ giới này phải phục vụ trực tiếp khi
thi công ngoài công trường. Trong đó chi phi sử dụng máy thi công thường
tách làm hai phần.
- Chi phí phí thường xuyên trong sử dụng máy: Là chi phí mang tính
chất phát sinh hàng ngày, hàng giờ.
+ Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn.
+ Khấu hao máy ( Khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn).
27
+ Chi phí quản lí máy : được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí sử
dụng máy.
- Các chi phí khác của máy thi công bao gồm:
+ Những chi phí xảy ra trong một lần trong suốt quá trình thi công như
là vận chuyển máy đến và trả lại nơi tập kết cũ.
+ Chi phí làm công trình tạm cho máy sản xuất như đường xá đi lại, bệ
bục kê máy.
Chi phí sử dựng máy trong thi công xây lắp được tính bằng công thức:
M = ΣQj x Dm
j
Trong đó: Dm
j
là đơn giá máy thi công của công tác xây lắp loại j
Chi phí trực tiếp (T) bằng tổng của ba loại chi phí trên.
T = VL + NC + M
* Chi phí chung (C).
Trong dự toán xây lắp, ngoài chi phí trực tiếp thì tất cả các chi phí khác
bao gồm: Chi phí bộ phận quản lí doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, kinh phí
công đoàn…được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân công cho
từng công trình theo quy định của thông tư số 03/BXD – VKT ngày
30/04/1994 của bộ xây dựng.
C = P x NC
Trong đó P là định mức chi phí chung ( đối với xây dựng đường P =
66%)
Giá thành kế hoạch toàn bộ là:
GT = T + C
Hiện nay phương pháp tính giá thành kế hoạch này được áp dụng rộng
rãi cho tất cả các Doanh nghiệp xây dựng trong đó có Công ty CTGT 4.
Dựa vào đó mà mỗi công ty có thể xác định giá dự thầu khi tham gia đấu
thầu. Tuy nhiên đối với giá xây lắp thực tế thì ngoài các chi phí trên còn
phải cộng thêm giá thực tế của một số chi phí phát sinh khác trong quá
trình thi công.
28
* Chứng từ sử dụng.
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Bảng phân bổ vật liệu , dụng cụ.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao.
- Các chứng từ phản ánh chi phí về thuế , phí , lệ phí , chi phí bằng tiền
khác.
* Sổ kế toán chi tiết .
Kế toán mở sổ chi tiết theo lõi TK 621, TK622, TK627, TK154, TK641,
TK642. Các sổ này theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí là
các công trình , hạng mục công trình.
Kết cấu của các sổ này gồm các cột : Diễn giải , ngày chứng từ, số
chứng từ, số dư đầu kỳ nợ có, số phát sinh nợ có, só dư cuối kỳ nợ có.
* Phương pháp hạch toán.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí
và giá vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình để ghi :
Nợ TK621 – Chi phí NL,VL trực tiếp (chi tiết)
Có TK111,112,331 -
Có TK611 – Mua hàng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp : Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương .
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên.
+ Chi phí vật liệu sử dụng máy thi công.
Nợ TK 621 - Chi phí NL,VL trực tiếp .(chi tiết)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 611 – Mua hàng.
+ Chi phí tiền lương.
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 334,338.
+ Chi phí sản xuất chung .
29
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Có TK 152,153,214,334,338...
Cuối kỳ kết chuyển: (Tổng hợp chi phí)
Nợ TK 154,631 – Chi tiết chi phí sử dụng máy.
Có TK 621 – Chi phí NL, VL trực tiếp.
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Căn cứ các chứng từ gốc về chi phí, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH,
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Bảng phân bổ khấu hao, để vào các Bảng kê
Kế toán lấy số liệu trên các Bảng kê để vào Nhật ký chung
4.8 Kế toán doanh thu .
* Chứng từ sử dụng.
- Hợp đồng.
- Bản thanh lý hợp đồng.
- Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao .
- Các chứng từ thanh toán.
* Sổ kế toán chi tiết.
Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi TK632, TK511, TK131.
Sổ chi tiết TK632, TK511 có kết cấu kiểu Nhật ký, gồm các cột Ngày
chứng từ, số chứng từ, diễn giải, tài khoản đối ứng. Số phát sinh Nợ / Có.
* Hạch toán tổng hợp.
Căn cứ vào các chứng từ gốc về tiêu thụ, kế toán ghi sổ chi tiết các
TK511, TK632, TK131.
Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết để vào Nhật ký chung.
5. Tổ chức Báo cáo tài chính kế toán:
Những báo cáo được lập tại Công ty gồm có:
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : mẫu số B02 – DN ;gồm 2
phần:
+ Phần 1: Lãi ,Lỗ.
30
+ Phần 2: Nghĩa vụ với Nhà nước.
Báo cáo này được lập vào cuối quý và cuối niên độ kế toán do kế toán
tổng hợp lập
* Bảng cân đối kế toán: (Mẫu số B01-DN).
Báo cáo này được lập vào cuối tháng do kế toán tổng hợp lập,đây là báo
cáo bên ngoài được lập dựa vào sự tổng hợp số liệu từ các phần hành khác
theo quy định, Bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ
quản lý thuế, cán bộ kiểm toán và các bên có nhu cầu cũng như bên quản lý
của doanh nghiệp.
* Quyết toán thuế GTGT.
Báo cáo này được lập vào cuối niên độ kế toán do kế toán tổng hợp lập
, báo cáo được lập với mục đích cung cấp số liệu cho cán bộ thuế để báo
cáo với cấp trên về tình hình thuế phải nộp của doanh nghiệp.
* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo này được lập vào cuối tháng do kế toán thanh toán lậpvới mục
đích cung cấp cho lãnh đạo về tình hình tiền tệ trong doanh nghiệp để từ
đó có quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.
* Bảng phân tích tài chính doanh nghiệp
Là một loại báo cáo nội bộ , căn cứ vào tình hình tài chính thực tế của
công ty kế toán tổng hợp lập Bảng phân tích TCDN vào cuối mỗi tháng qua
đó đánh giá một cách chính xác nhất tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty để đưa ra những quyết định hợp lý.
* Thuyết minh báo cáo tài chính
Đây là báo cáo đi kèm với báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
là báo cáo bên ngoài với mục đích diễn giải những chi tiết chưa rõ của báo cáo
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thấy được phuơng pháp mà công ty
áp dụng để lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy thiết kế được một hệ thống báo cáo đầy đủ và có chất lượng sẽ
giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra được những quyết định kinh doanh hợp lý
31
Phần 2: Thực trạng về kế toán Nguyên vật liệu ( NVL) – Công
cụ dụng cụ ( CCDC) tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông
Long Thành.
I. Những vấn đề chung của kế toán NVL, CCDC.
1. Nhiệm vụ của kế toán NVL- CCDC trong công ty.
Trong Công ty, Kế toán NVL- CCDC là một công cụ quan trọng điều
hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong lính vực quản lý
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Để quản lý tốt chức năng và công việc
của mình thì kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cần thực hiện tốt
nhiệm vụ mà công ty đã đề ra, đó là:
- Tổ chức ghi chép và phản ánh tổng hợp số liệu về tính hình nhập –
xuất- tồn kho vật liệu. Tính giá thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho,
tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu về các mặt: số lượng, chủng
loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời đúng chủng
loại vật liệu cho quá trình sản xuất.
- Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
và các chứng từ có liên quan hợp lệ để tiến hành ghi sổ và hạch toán.
- Kế toán vận dụng đúng phương pháp hạch toán ban đầu về vật liệu,
công cụ dụng cụ cho hợp lý và khoa học theo đúng tài khoản quy định của
Bộ tài chính và của Công ty.
- Kế toán phải cung cấp đầy đủ lượng thông tinh kinh tế chính xác của
từng loại NVL, CCDC cả về mặt lượng và giá trị cho các nhà quản lý và
lãnh đạo Công ty.
- Tính toán chính xác giá thực tế xuất kho NVL, CCDC phân bổ vật
liệu theo đúng đối tượng sử dụng.
- Kiểm tra việc bảo quản, dự trữ, khi phát hiện vật liệu thừa hoặc thiếu,
vật liệu bị ứ đọng phải có biện pháp xử lý kịp thời . Tính toán chính xác số
32
lượng vật liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ
chính xác vật liệu đã tiêu hao và đối tượng sử dụng.
- Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo chế độ nhà nước quy
đinh, lập báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý điều
hành và phân tích kinh tế.
2. Những quy định chung về kế toán NVL- CCDC trong Công ty.
Mỗi một công ty đều đưa ta những quy định riêng của mình nhằm mục
đích là để quản lý NVL- CCDC chặt chẽ, giảm được những hư hao mất
mát xảy ra. Trong Công ty thì NVL, CCDC lại chiếm một tỷ trọng rất lớn
khoảng 60-70% nên việc đề ra những quy định về kế toán là rất cần thiết.
Vậy người quản lý về NVL- CCDC cần tuân theo những quy định sau đây.
- Phải phân loại NVL- CCDC theo yêu cầu và nội dung kinh tế của Ban
lãnh đạo Công ty và công tác hạch toán.
- Đánh giá thực tế vật liệu, CCDC nhập- xuất- tồn kho theo quy định
của Công ty.
- Quản lý chặt chẽ tình hình thu mua NVL- CCDC trên các mặt số
lượng, chất lượng, giá trị và thời hạn cung cấp. Quá trình thu mua vật liệu
phải đảm bảo kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phân đinh được chính xác vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất kinh
doanh.
- Xác định trình tự hạch toán về nhập- xuất- tồn vật tư.
- Dự trữ vật liệu, CCDC hợp lý và tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí vật
liệu trong giá thành sản phẩm.
- Tổ chức bảo quản vật liệu, CCDC trong kho cũng như đang trên
đường vận chuyển nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra.
3. Phân loại và đánh giá NVL- CCDC trong Công ty.
3.1. Phân loại.
Do tính chất ngành nghề của công ty là thuộc về xây dựng giao thông
nên NVL, CCDC gồm rất nhiều chủng loại như: Sắt, thép, đá, cát, xi
33
măng… các sản phẩm này đều có những tính năng lý hoá khác nhau, có
mục đích sử dụng là khác nhau. Do đó việc phân loại các NVL, CCDC là
rất quan trọng đối người quản lý nó. Vì vậy để thuận tiện cần phân loại như
sau:
- Về Nguyên vật liệu gồm có:
+ Nguyên vật liệu chính: Là những thứ NVL, khi tham gia vào quá trình
sản xuất sẽ là thành phần chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản
phẩm như: Sắt thép, xi măng, cát, đá…
+ Vật liệu phụ; Là những sản phẩm khi tham gia vào quá trình sản xuất
không tạo nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng phụ là làm tăng
chất lượng giá trị của sản phẩm như: Nhựa thông, sơn chống rỉ, que hàn…
+ Nhiên liệu như: Xăng, dầu, than, củi…
+ Vật kết cấu: Là những bộ phận của sản phẩm trong công ty bao gồm:
Vật kết cấu bê tông đúc sẵn…
Căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy
định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu chia
thành:
+ Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo săn phẩm.
+ Vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: phục vụ quản lý ở các phân
xưởng, tổ, đội sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
- Phân loại công cụ dụng cụ:
Trong Công ty các loại công cụ dụng cụ được chia thanh:
+ Dụng cụ đồ nghề: Máy khoan, may đầm, xẻng, bàn là…
+ Dụng cụ quản lý: Máy tính, giấy bút…
+ Dụng cụ khác: Gỗ cốp pha, quần áo bảo hộ lao động…
3.2. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty.
Để thuận tiện cho việc quản lý NVL, CCDC Công ty đã thực hiện việc
đánh giá NVL, CCDC theo giá thực tế.
- Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho:
34
Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành đã áp dụng tính thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
Giá thực tế vật liệu nhập kho do mua ngoài được tính theo công thức:
Giá thực tế
vật liệu nhập
kho
=
Giá mua theo
hoá đơn (chưa
có thuế
GTGT)
+
Các chi
phí thu
mua
-
Các
khoản
giảm trừ
+
Thuế nhập
khẩu (nếu
có)
- Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho:
Tại Công ty giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo
phương pháp: Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ để hạch toán.
Giá đơn vị
bình quân cả
kỳ dự trữ
=
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ
Giá thực tế vật
liệu xuất dùng
= Số lượng vật
liệu xuất dùng
x Giá đơn vị
bình quân
Phương pháp này nó phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Căn
cứ vào từng công trình đã được giao khoán vật liệu sẽ được xuất ra và đưa
vào sản xuất.
Phương pháp này có thể giúp cho công việc của người kế toán đơn giản
hơn, nhưng độ chính xác vẫn chưa được cao, người kế toán vật tư bị dồn
vào cuối tháng, ảnh hưởng tới công tác nói chung.
35
II. Phương pháp kế toán tổng hợp tại Công ty.
1. Phương pháp kế toán nhập NVL, CCDC
1.1. Khi hàng và hoá đơn cùng về.
- Khi hàng về đủ nhập kho khi đó kế toán tiến hành ghi;
Nợ TK “152”: Nguyên vật liệu
NợTK “153”: Công cụ dụng cụ
Nợ TK “1331”: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK “111, 112, 331…”: Tổng giá thanh toán.
- Khi hàng về mà số lượng lại bị thiếu so với hoá đơn:
Nếu phát hiện được nguyên nhân thiếu kế toán ghi:
Nợ TK “ 138” (1381) : Tài khoản thiếu chờ xử lý.
Có TK 111,112,331…: Tổng giá hàng bị thiếu.
Nếu phát hiện được nguyên nhân kế toán ghi:
Nợ TK 627, 821, 1388
Có TK 138 (1381)
- Khi hàng về mà kiểm thấy thừa nhưng doanh nghiệp vẫn quyết định
nhập kho thì kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,112,331…: Tổng giá thanh toán
1.2. Khi hàng đã về mà hoá đơn chưa về:
Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ: “ Hàng về hoá đơn chưa về”
Nếu cuối tháng hoá đơn chưa về kế toán dùng giá tạm tính để ghi sổ:
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khâu trừ
Có TK 331: Giá tạm tính.
Sang tháng sau khi hoá đơn về nếu giá hoá đơn khác giá tạm tính thì kế
toán phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
36
1.3. Khi hoá đơn về trước hàng chưa về.
Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi trên đường”
Nếu cuối tháng mà hàng vẫn chưa về nhập kho thì căn cứ vào hoá đơn
kế toán ghi:
Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán.
Nếu có phát sinh chi phí thu mua kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331..: Tổng giá thanh toán.
2. Phương pháp kế toán xuất vật liệu.
- Xuất vật tư dùng cho chế tạo sản phẩm.
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 152: Nguyên vật liệu.
- Vật tư xuất dùng cho các bộ phận sử dụng.
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 153 :nguyên liệu sản xuất
- Xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất
- Đối với công cụ dụng cụ phân bổ một lần: là những công cụ dụng cụ
xuất dùng đều đặn hàng tháng, giá trị nhỏ:
Nợ Tk 627(3):Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641(3): Chi phí bán hàng
Nợ TK642(3): Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 153: Công cụ dụng cụ.
37
+ Đối với công cụ dụng cụ phân bổ dần: là những công cụ dụng cụ có
giá trị lớn thời gian sử dụng dài xuất dùng không đèu đặn giữa các tháng kế
toán sử dụng tài khoản 142 – “Chi phí trả trước” để theo dõi giá trị công
cụdụng cụ xuất dùng:
Mức phân bổ = Giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng
công cụ dụng cụ Số lần phân bổ
Xuất công cụ dụng cụ can cứ vào phiếu xuất kế toán tính giá thực tế
xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 142: Chi phí trả trước
Có TK 153: Công cụ dụng cụ.
Bên cạnh đó kế toán phân bổ gí trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ theo mức độ phân bổ.
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 142 : Chi phí trả trước.
Khi báo hỏng công cụ dụng cụ kế toán phân bổ nốt gía trị công cụ dụng
cụ vào chi phí sản xuất theo công thức:
Nợ TK 627
Nợ TK 641:
Nợ TK 642:
Có TK 153:
Công thức:
Số phân
bổ nốt
Giá trị thực tế CCDC báo hỏng
-
Gía trị phế liệu
thu hồi
Tiền bồi thường vật chất
(nếu có)Số lần phân bổ
38
Khi phân bổ nốt gía trị còn lại kế toán ghi:
Nợ TK 152, 1388
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 142: Chi phí ttả trước.
III. Phương pháp kế toán chi tiết tại Công ty.
1. Kế toán nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, người điều hành công việc sẽ
giao công việc đến từng bộ phận, từng xưởng đội…Người được giao việc
là mua các vật tư để phục vụ cho hợp đồng tới làm giấy đề nghị tạm ứng
gửi lên phòng tài chính. Kế toán theo giấy đề nghị tạm ứng được phê duyệt
của Giám đốc xuất tiền tạm ứng.
Giấy đề nghị tạm ứng
Số 11
Ngày 01 tháng 01 năm 2006
Kính gửi: Giám đốc Công ty CP giao thông Long Thành
Tên tôi là: Nguyễn Thế Cường
Địa chỉ: Trưởng phòng kế hoạch vật tư Công ty CPXDGT Long Thành
Đề nghị ông Giám đốc cho tạm ứng số tiền 512 .031.700 đồng
Viết bằng chữ (Năm trăm mười hai triệu không trăm ba mươi mốt ngàn
bảy trăm ngàn đồng chẵn).
Lý do tạm ứng: Mua vật tư để phục vụ cho việc thi công công trình theo
hợp đồng số 15
Theo phiếu giao việc số 10 ngày 01/ 01/02006
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
( Ký, họ tên)
Người đề nghị
tạm ứng
( Ký, họ tên)
39
Sau khi được giám đốc phê duyệt phòng tài chính kế toán làm phiếu
chi tạm ứng.
Phiếu chi
Ngày 2 tháng 01 năm 2006
Quyển số
Số 9
Mẫu số 02- TT/BB
QĐ số 1141-
TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của BTC
Nợ TK 141
Có TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thế Cường
Địa chỉ:Trưởng phòng thiết bị vật tư công ty cổ phần xây dựng giao
thông Long Thành
Lý do chi: Chi tạm ứng mua vật
Số tiền: 5122.031.700 đồng
Kèm theo một chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền( Viết bằng chữ):( Năm trăm mươi hai triệu không
trăm ba mươi mốt ngàn bảy trăm ngàn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Người lập phiếu
( Ký, họ tên)
Thủ quỹ
( Ký, họ tên)
Người nhận
( Ký, họ tên)
Khi nhận được tiền tạm ứng, giấy uỷ nhiệm chi và các chứng từ khác có
liên quan, phòng vật tư sẽ tiến hành mua vật tư về Công ty cùng với hoá
đơn bán hàng do đơn vị bán hàng giao cho
40
Khi vật liệu, công cụ dụng cụ mua về phải qua kiểm tra chất lượng vật
tư hàng hoá, xác nhận đạt yêu cầu sẽ nhập kho vật tư. Hàng ngày khi nhập
kho vật tư thủ kho làm thủ tục nhập kho, đối chiếu với phiếu nhập kho.
Phiếu được lập thành 3 liên:
- 1 liên thủ kho lưu lại làm căn cứ ghi vào thẻ kho.
- 1 liên chuyển lên phòng kinh doanh.
- 1 liên người nhập vật tư mang nộp cho phòng ké toán để ghi sổ.
41
Đơn vị: Cửa hàng Hoá đơn bán hàng Mẫu số 01A – BH
Xăng dầu Thuỵ Phương (Hoá đơn GTGT)
Tây Hồ – HN Liên 2(giao cho khách hàng) BE/99B
Ngày 03 tháng 01 năm 2006 Số 10
Hộ và tên người mua hàng: Anh Nguyễn Thế Cường
Đơn vị: Trưởng phòng thiết bị vật tư công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành
Địa điểm giao hàng: Giao hàng trên phương tiện người mua tại kho cửa hàng Xằng,
dầu Thuỵ Phương – Tây Hồ – Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
Đơn vị tính: Đồng
STT Tên hàng
hoá,dịch vụ
ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3
1 Dầu Diezen Lít 200 3.755 751.000
2 Dầu HD 40 Lít 183 11.000 2.013.000
Cộng 3.764.000
Số tiền viết bắng chữ: Ba triệu bảy trăm sáu mươi bốn nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ngày 2/1 Anh Nguyễn Thế Cường mua dầu Diezen và dầu HD 40 của
cửa hàng xăng dầu – Thuỵ Phương – Tây Hồ – HN. Theo hoá đơn GTGT
số 10 cùng giấy đã nhập kho theo phiếu nhập kho số 01. Giá bán chưa có
thuế GTGT là 3.764.000 (trong dầu Diezen là: 751.000; dầu HD 40 là:
2.013.000) thuế GTGT là 10% đã thanh toán bằng tiền mặt tổng số tiền là
4.140.400 đồng.
Đơn vị: Công ty CPXD Mã số: 02 - VT
GT Long Thành QĐ số 1141- TC/CĐKT
PHIẾU NHẬP KHO Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC
Ngày 03 tháng 01 năm 2006 Số 01
Nợ TK 152
Có 111
Họ và tên người giao hàng: Vũ Quốc Đoàn
Theo hợp đồng số 8761 ngày 02/01/2006.
Nhập tại kho: Anh Nguyễn Thế Cường- Công ty CPXD giao thông
Long Thành
STT Tên nhãn hiệu, quy cách
phẩm chất vật tư (sản
phẩm, hàng hoá)
Mã
số ĐV
T
Số lượng
Đơn giá Thành tiềnTheo
C.từ
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
Dầu điezen lít 200 200 3.755 751.000
Dầu HD 40 Lít 183 183 11.000 2.013.000
Thuế suất thuế GTGT 10% 376.400
Cộng 4.140.400
Tổng số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu một trăm bốn mươi nghìn đồng
bốn trăm đồng chẵn.
Nhập ngày 03 tháng 01 năm 2006.
Thủ trưởng Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người giao Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Khi người giao nộp phiếu nhập kho cho phòng kế toán, kế toán tiến
hành định khoản
42
Nợ TK (1523) : 3.764.000
(Dầu Diezen): 751.000
(Dầu HD 40): 2.013.000
Nợ TK(133) : 376.400
Có TK(111) : 4.140.400
2.Ngày04/01/2006 Anh Hùng thuộc phòng vật tư thiết bị của công ty
mua vật liệu chính; cát vàng 120 m3
( giá: 30.480đ)và đá xanh 1x2 là 221,6
m3
( giá: 102.000đ)theo hoá đơn GTGT số 11 và phiếu nhập kho số 02
cùng ngày đã nhâp kho đủ. Giá mua chưa có thuế GTGT là: 26.260.800
(trong đó: cát vàng là 3.657.600 đồng, đá xanh 1x2 là 22.603.200 đồng)
thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 152(1521): 26.260.800
(Cát vàng): 3.657.600.
(Đá xanh): 22.603.200
Nợ TK 133 : 2.626.080
Có TK 111: 28.886.880
3.Ngày 05/01/2006 phiếu chi tiền mặt số 10 mua công cụ dụng cụ đã
nhập kho theo phiếu nhập kho số 03. Theo hoá đơn GTGT số 13 giá mua
chưa có thuế là 1.725.000 đồng(Trong đó: Quần áo bảo hộ lao động10 bộ
thành tiền 650.000 đồng, giầy vải 11 đôi thành tiền 165.000 đồng, găng tay
vải 300 đôi thành tiền 900.000 đồng. Khẩu trang 100 cái thành tiền 100.000
đồng). Thuế GTGT 10%
Nợ Tk 153: 1.725.000
(Quần áo): 650.000
(Giày vải): 165.000
(Gang tay): 900.000
(Khẩu trang): 100.000
Nợ TK 133: 172.500
43
Có TK 111: 1.897.500
4. Ngày 06/1/2006 xí nghiệp mua thép của đại lý thép số 05 – công ty
Thép Thái Nguyên -chi nhánh tại Hà Nội đã nhập kho số 04 theo hóa đơn
GTGT số 52 giá mua chưa có thuế 339.006.650 đồng (trong đó: Thép ∅6 :
70.000 kg thành tiền là: 326.970.000 đồng Thép ∅10A1: 1.000 kg thành
tiền là 4.380.000 đồng, Thép ∅ 14A2 số lượng 500 kg thành tiền là
2.272.850 đồng, thép ∅14 A3 400kg thành tiền : 2.553.600 đồng, thép
∅12A3 600Kg thành tiền là 2.830.200) Thuế suất thuế GTGT 10%. Đã
thanh toán bằng tiền mặt
Nợ TK 152 (1521): 339.006.650
Nợ TK 133 : 33.900.665
Có TK 111 : 372.907.315
5. Ngày 7/1/2006 nhận được giấy báo nợ của ngân hàng Nông nghiệp
Hà Tây số 101 chuyển trả tiền mua xi măng PC 40 Bút sơn theo giấy uỷ
nhiệm chi số 14. Xi măng đã nhập kho đủ 120.000 kg theo phiếu nhập kho
số 05 cùng ngày. Theo hoá đơn GTGT giá mua chưa có thuế 85.800.000
đồng, thuế suất GTGT là 10%
Nợ TK 152 (1521): 85.800.000
Nợ TK 133 : 8.580.000
Có TK 111 : 94.380.000
6. Ngày 8/1/2006 Công ty Thành Long mua gỗ cốt pha của công ty
thiết bị vật tư và dịch vụ Hà nội đã nhập kho số 06 theo hoá đơn GTGT số
68. Giá mua chưa có thuế GTGT là 18.600.000 đồng (Số lượng 30m3
) thuế
GTGT 10%. Chưa thanh toán tiền cho người bán.
Nợ TK 153 : 18.600.000
Nợ TK 133 : 1.860.000
Có TK 331 : 20.460.000
2. Kế toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại kho của công ty
44
Do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây
dựg giao thông Long Thành. Khi phòng kế hoạch vật tư nhận được phiếu
giao việc (Giao khoán) sẽ làm thủ tục xin lĩnh vật tư theo đơn đặt hàng.
Phòng vật tư sẽ căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư để lập ra phiếu xuất kho. Phiếu
xuất kho dùng để theo dõi chặt chẽ lượng vật tư xuất kho cho các đối tượng
sử dụng trong đơn vị. Cứ định kỳ 2 đến 3 ngày thủ kho gửi phiếu xuất kho
vật liệu, công cụ dụng cụ cho phòng kế toán.
Nguyên vật liệu xuất dùng cho thi công công trình phần lớn là mua
trong nước nên không phải mất nhiều thời gian . Vì vậy lượng nguyên vật
liệu , công cụ dụng cụ dự trữ trong kho rất ít. Số lượng vật liệu công cụ
dụng cụ xuất dùng cho sản xuất trong công ty tính theo đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ.
Trong công ty lượng nguyên vật liệu tồn đầu tháng:
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Dầu điezen Lít 14 3.776 52.864
2 Xi măng PC40 Bút
Sơn (bao)
Kg 800 628 502.400
Kế toán căn cứ vào vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong
kỳ, tên các phiếu nhập kho số 01 và số 05 để tính ra giá thực tế vật liệu,
công cụ dụng cụ xuất kho theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:
* Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ của một số nguyên vật liệu :
- Dầu Điezen:
52.864 + 751.000
= 3.756,4 đồng / lít
14 Lít + 200 Lít
- Xi măng PC 40 Bút Sơn (bao)
502.400 + 85.800.000
= 714,4 đồng /kg
800kg + 120.000kg
45
1. Ngày 5/01/2006 Xuất kho 100 m3
cát vàng; 221.6 m3
, đá xanh 1x2
dùng cho sản xuất sản phẩm để phục vụ công trình theo hợp đồng số
15.Theo phiếu xuất kho số 16. Tổng giá trị 52.053.600 đồng.
Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 621 (PXTH): 52.053.600
Có TK 152 (1521):52.053.600
Cát vàng: 7.010.400
Đá xanh: 45.053.200
Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 621: 25.651.200
Có TK 152 (1521) : 25.651.200
Cát vàng : 3.048.000
46
Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành : 02 - VT
QĐ số 1141- TC/CĐKT
PHIẾU XUẤT KHO Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC
(Kiêm vận chuyển nội bộ) Số 02 - Quyển số
Ngày 05 tháng 01 năm 2006 Nợ TK 621
Liên 2:Dùng để vạn chuyển Có TK 152 (1521)
Căn cứ vào lệnh điều động số 13 ngày 5/1/2005
Của Công ty CPXDGT Long Thành
Họ và tên người vận chuyển:Anh Phương Hợp đồng số
Phương tiện vận chuyển:
Xuất tại kho: Vật tư Anh Cường
Nhập tại kho: Chị Lan Phân xưởng tạo hình
Đơn vị tính: đồng
S
T
T
Tên nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật tư
(sản phẩm, hàng hoá)
Mã
số
ĐV
T
Số lượng
Đơn giá Thành tiềnYêu
cầu
Thực
lĩnh
A B C D 1 2 3 4
1 Cát vàng m3
100 100 30.480 3.048.000
2 Đá xanh 1x2 m3
221.6 221,6 102.000 22.603.200
Cộng 25.651.200
Tổng số tiền viết bằng chữ: Năm mươi năm triệu đồng sáu trăm năm mươi mốt
nghìn hai trăm đồng chẵn.
Thủ trưởng Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên)
Đá xanh : 22.603.200
2. Ngày 5/1/2006 xuất 210 lít dầu điêzen tổng gía trị xuất 788.844
đồng trong đó: xuất dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng tạo hình 80 lít số
tiền: 300.512 đồng; xuất dùng cho đội cẩu hàng ở xí nghiệp 60lít số tiền
225.384 đồng; xuất dùng 40 lít cho bộ phận quản lý doanh nghiệp giá trị
xuất 150.256 đồng; xuất dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng sắt 30 lít giá
trị 112.692 đồng theo phiếu xuất kho số 17 ngày 5/1/2006.
Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 627: 413.204
PXTH: 300.512
PX sắt: 112.692
Nợ TK 641: 225.384
Nợ TK 642: 150.256
Có TK 153: 788.844
3. Ngày 7/1/2006 phòng vật tư xuất vật liệu cho phân xưởng sắt theo
phiếu xuất kho số 18 ngày 7/1/2005 tổng giá trị xuất là 335.820.150 đồng:
trong đó thép phi 6 là 70.000 kg giá trị xuất 326.970.000 đồng; thép phi
10A1 800 kg giá trị xuất 3.504.000 đồng; thép phi 12 A3 450 kg giá trị xuất
2.122.650 đồng; Thép phi 14A2 400 kg giá trị xuất 1.824.000 đồng; thép
phi 14A3 300 kg giá trị xuất 1.399.500 đồng.
Kế toán ghi.
Nợ TK 621 (PXsắt) : 335.820.150
Có TK 152 (1521) : 335.820.150
4. Ngày 8/1/2006 xuất xi măng PC 40 Bút Sơn bao cho phân xưởng tạo
hình dùng để sản xuất sản phẩm; theo phiếu xuất kho số 19 ngày 8/1/2005
số lượng 100.000 kg giá trị xuất 72.728.000 đồng.
Kế toán định khoản
Nợ TK 621 (PXTH) : 72.728.000
Có TK 152 (1521) : 72.728.000
47
5. Ngày10/1/2006 xuất công cụ dụng cụ phục vụ các phân xưởng sản xuất
theo phiếu xuất kho số 20 ngày 10/01/2005 giá trị xuất loại phân bổ 1 lần
Xuất dùng ở phân xưởng tạo hình: 5 bộ quần áo BHLĐ số tiền
325.000 đồng, 7 đôi giày vải số tiền 105.000 đồng, găng tay vải 200 đôi giá
trị xuất 600.000 đồng.
Xuất dùng ở phân xưởng sắt: 3 bộ quần áo BHLĐ giá trị xuất 195.000
đồng. 4 đôi giày vải giá trị xuất 60.000 đồng, 80 đôi găng tay vải giá trị
xuất 240.000 đồng.
Kế toán ghi:
Nợ TK 627 : 1.525.000
PXTH : 1.030.000
PX sắt : 195.000
Có TK 153 : 1.525.000
6. Ngày 12/01/2006 xuất vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong quá
trình sản xuất theo phiếu xuất kho số 23 ngày 12 tháng 1 năm 2002
- Xuất 150 lít dầu HD 40 dùng cho đội cầu hàng, trị giá xuất là
1.650.000 đồng sản xuất để phục vụ công trình.
Nợ TK 641: 1.650.000
Có TK 152: 1.650.000
- Xuất 30 m3
gỗ cốp pha phân bổ 2 lần giá trị xuất 18.600.000 đồng
dùng ở phân xưởng tạo hình. Kế toán ghi.
a. Nợ TK 142: 18.600.000
Có TK 152 : 18.600.000
b. Nợ TK 627: 9.300.000
Có TK 142: 9.300.000
c. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
Vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những loại tài sản cần phải
được hạch toán chi tiết cả về mặt gía trị và hiện vật và phải hạch toán chi
48
tiết theo từng loại, nhóm, thứ... và phải được tiến hành đồng thời cả ở kho
và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho. Công ty cổ
phần xây dựng Hà Nội đã tổ chức hệ thống chứng từ, mở sổ kế toán chi tiết
và vận dụng kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ
song song.
Tại kho: hàng ngày thủ kho văn cứ vào chứng từ nhập, xuất rồi ghi
số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Thẻ kho được thủ kho
sắp xếp theo từng loại, từng nhóm vật liệu để tiện cho việc kiểm tra và đối
chiếu. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho ghi trên thẻ kho
với số vật liệu tồn kho thực tế hàng ngày, sau đó thủ kho chuyển những
chứng từ nhập xuất cho phòng kế toán.
49
Thẻ kho
50
Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT
QĐ số 1141- TC/CĐKT
THẺ KHO Ngày 1 - 12 - 1997 của BTC
Ngày lập thẻ 1/1/2005
Tờ số: 01
Tên kho vật tư: Kho anh Cường
Số tờ: 01
Tên vật liệu: dầu điezen
Mã số: 1520
Đơn vị tính: lít
Ngày
nhập
xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng Ký xác nhận
của kế toán
Số hiệu Ngày
tháng
Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất
1/1 Tồn đầu tháng 14
3/01 01 3/1 Nhập kho 200
5/01 17 5/1 Xuất kho 210
Cộng PS 200 210
Tồn cuối tháng 4
51
Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT
QĐ số 1141- TC/CĐKT
THẺ KHO Ngày 1 - 12 - 1997 của BTC
Ngày lập thẻ 1/1/2005
Tờ số: 02
Tên kho vật tư: Kho anh Cường
Số tờ: 01
Tên vật liệu: dầu HD40
Mã số: 1521
Đơn vị tính: lít
Ngày
nhập
xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng Ký xác
nhận của
kế toán
Số hiệu Ngày
tháng
Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất
1/1 Tồn đầu tháng -
3/1 01 3/1 Nhập kho 183
Xuất kho 150
Cộng PS 183 150
Tồn cuối tháng 33
52
Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT
QĐ số 1141- TC/CĐKT
THẺ KHO Ngày 1 - 12 - 1997 của BTC
Ngày lập thẻ 1/1/2005
Tờ số: 01
Tên kho vật tư: Kho anh Cường
Số tờ: 03
Tên vật liệu: Cát vàng
Mã số: 1522
Đơn vị tính: m3
Ngày
nhập
xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng Ký xác
nhận của
kế toán
Số hiệu Ngày
tháng
Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất
1/1 Tồn đầu tháng -
4/1 02 4/1 Nhập kho 120
5/1 16 5/1 Xuất kho 100
Cộng PS 120 100
Tồn cuối tháng 20
53
Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT
QĐ số 1141- TC/CĐKT
THẺ KHO Ngày 1 - 12 - 1997 của BTC
Ngày lập thẻ 1/1/2005
Tờ số: 04
Tên kho vật tư: Kho anh Bảo
Số tờ: 01
Tên vật liệu: Xi măng PC40
Mã số: 1523
Đơn vị tính: kg
Ngày
nhập
xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng Ký xác
nhận của
kế toán
Số hiệu Ngày
tháng
Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất
1/1 Tồn đầu tháng 800
7/1 05 7/1 Nhập kho 120.000
8/1 19 8/1 Xuất kho 100.000
Cộng PS 120.000 100.000
Tồn cuối tháng 20.800
54
Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT
QĐ số 1141- TC/CĐKT
THẺ KHO Ngày 1 - 12 – 199 của BTC
Ngày lập thẻ 1/1/2005
Tờ số: 05
Tên kho vật tư: Kho anh Cường
Số tờ: 01
Tên vật liệu: Thép
Mã số: 1524
Đơn vị tính: lít
Ngày
nhập
xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng Ký xác
nhận của
kế toán
Số hiệu Ngày
tháng
Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất
1/1 Thép ∅6 Tồn đầu tháng
6/1 04 Nhập kho 70.000
7/1 18 7/1 Xuất kho 70.000
Cộng PS 70.000 70.000
Tồn cuối tháng 0
1/1 Thép ∅12A1 Tồn đầu tháng
6/1 04 Nhập kho 1.000
7/1 18 7/1 Xuất kho 800
Cộng PS 1.000 800
Tồn cuối tháng 200
1/1 Thép ∅12A3 Tồn đầu tháng
6/1 04 Nhập kho 600
7/1 18 7/1 Xuất kho 450
Cộng PS 600 450
Tồn cuối tháng 150
1/1 Thép ∅14A2 Tồn đầu tháng
6/1 04 Nhập kho 500
7/1 18 7/1 Xuất kho 400
Cộng PS 500 400
Tồn cuối tháng 100
1/1 Thép ∅14A3 Tồn đầu tháng
5/1 04 Nhập kho 400
7/1 20 7/1 Xuất kho 300
Cộng PS 400 300
Tồn cuối tháng 100
Tại phòng kế toán của Công ty, kế toán mở sổ chi tiết vật liệu, công cụ
dụng cụ cho từng loại đúng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số
lượng và giá trị. Định kỳ từ 2 đến 3 ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất
kế toán kiểm tra hóa đơn, tính thành tiền, phân loại chứng từ sau đó ghi vào
sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. Cuối tháng kế toán vào sổ kho đối
chiếu số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ.
+ Sổ chi tiết do kế toán lập ra gồm các cột sau:
- Cột chứng từ bao gồm hai cột là cột số hiệu, cột ngày tháng.
- Cột diễn giải phản ánh số tồn đầu, số nhập, số xuất, số tồn cuối tháng
theo nội dung nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ.
- Cột ngày tháng nhập xuất
- Cột nhập, xuất, tồn gồm có các cột số lượng, đơn giá, thành tiền.
Mỗi phiếu nhập, phiếu xuất được ghi trên một hàng.
55
Công ty CPXDGT Long Thành
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
Tháng 1 năm 2005
Tên vật tư: Dầu điezen
Tên kho: Anh Cường
Mã số : 1520
Đơn vị tính: lít
Đơn vị tính: đồng
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Dư đầu tháng 1 14 3756 52.584
03 01 Nhập kho 200 3755 751.000
05 17 Xuất kho 210 3756.4 788.844
Cộng PS tháng 200 751.000 210 3756.4 788.844
Dư cuối tháng 1 4 3756.4 15.025.6
Công ty CPXDGT Long Thành
56
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
Tháng 1 năm 2005
Tên vật tư: Dầu HD40
Tên kho: Anh Cường
Mã số : 1521
Đơn vị tính: lít
Đơn vị tính: đồng
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Dư đầu tháng 1 - -
03 01 Nhập kho 183 11.000 2.013.000
12 23 Xuất kho 150 11.000 1.650.000
Cộng PS tháng 183 2.013.000 150 1.650.000
Dư cuối tháng 1 33 385.000
Công ty CPXDGT Long Thành
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
Tháng 1 năm 2005
Tên vật tư: Cát vàng
57
Tên kho: Anh Cường
Mã số : 1522
Đơn vị tính: m3
Đơn vị tính: đồng
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Nhập Xuất Tồn
Nhập Xuất SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
Dư đầu tháng 1 - - -
4/1 02 Nhập kho 120 30.480 3.657.600
5/1 16 Xuất kho 100 30.480 3.048.000
Cộng PS tháng 120 3.657.000 100 3.048.000
Dư cuối tháng 1 20 609.600
Tương tự đối với vật liệu, công cụ dụng cụ còn lại kế toán cũng vào sổ chi tiết cho từng loại vật liệu,
công cụ dụng cụ như trên.
58
Công ty CPXDGT Long Thành
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN
Tháng 1 năm 2005
TK 331 - Phải trả người cung cấp
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Thời hạn
được chiết
khấu
Số phát sinh Số dư
SH NT Nợ Có Nợ Có
Dư đầu tháng 1
01 Mua cốp pha chưa
thanh toán cho C.ty
TBVT - DV - HN
9 Giá mua chưa thuế 153 18.600.000
Thuế GTGT 133 1.860.000
Cộng PS 20.460.000
Dư cuối tháng 1 20.460.000
Do Công ty áp dụng hình thức ghi sổ theo hình thức ‘Nhật ký chung” nên
ở trong công ty không sử dụng: Bảng kê nhập, xuất vật tư, bảng kê phân loại
chứng từ nhập, xuất vật tư, “Sổ nhật ký chuyên dùng”
Cuối tháng kế toán căn cứ từ sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán
ghi cào bảng tổng hơp nhập - xuất - tồn vật tư.
- Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn gồm các cột nhóm hàng như tồn đầu
kỳ, nhập trong kỳ, tồn cuối kỳ.
- Số tồn đầu kỳ là số tồn chuyển từ cuối tháng trước sang.
- Số nhập là lượng nhập trên các phiếu nhập kho.
- Số xuất kế toán tính số tiền từng phiếu xuất kho theo đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ.
- Số lượng tồn cuối kỳ là số lượng giá trị vật liệu tồn đầu kỳ + nhập trong
kỳ – xuất trong kỳ.
59
Mỗi loại vật liệu, công cụ dụng cụ nhập - xuất - tồn được ghi vào một
hàng sau đó cộng dồn từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ.
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư
Tháng 1 năm 2001
Đơn vị tính: đồng
Nhóm hàng
Tồn kho
đầu kỳ
Nhập trong
kỳ
Xuất trong
kỳ
Tồn cuối kỳ
* TK 1521 502.400 473.506.850 391.055.350 82.953.550
- Cát vàng 3.657.000 3.048.000 609.000
- Đá xanh 45.043.200 45.043.200 -
- Thép ∅6 326.970.000 326.970.000 -
- Thép ∅10A1 4.380.000 3.504.000 876.000
- Thép ∅12A3 2.830.200 2.122.650 707.550
- Thép ∅14A2 2.272.850 1.824.000 448.850
- Thép ∅14A3 2.553.600 1.399.500 1.154.100
Ximăng PC 40 502.400 85.800.000 7.144.000 79.158.400
* TK 1523 52.584 2.764.000 2.438.844 400.025,6
- Dầu Điêzen 52.584 751.000 788.844 15.025,6
- Dâu HD40 2.013.000 1.650.000 385.000
* TK 153 20.415.000 20.125.000 290.000
- Quần áo BHLĐ 650.000 520.000 130.000
- Giầy vải 165.000 165.000 -
- Găng tay vải 900.000 840.000 60.000
- Khẩu trang 100.000 - 100.000
- Gỗ cốp pha 18.600.000 18.600.000 _
* Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư và
sổ chi tiết vật tư để lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ. Kết cấu và nội
dung chủ yếu của bảng phân bổ gồm:
- Cột: Tên bộ phận
- Cột tài khoản, cột đơn vị.
- Cột tồn đầu là số vật liệu sử dụng không hết để lại cuối tháng trước
chuyển sang đầu tháng này.
60
- Cột lĩnh trong kỳ là số vật liệu xuất dùng sử dụng trong kỳ cho quá trình
sản xuất kinh doanh.
- Cột tồn cuối kỳ là số vật liệu cuối kỳ sử dụng không hết để lại các bộ
phận của công ty
- Cột vật liệu sử dụng gồm: Cột thực tế và cột quyết toán.
- Cột số báo có: phản ánh số vật liệu thực tế đã xuất dùng trong tháng.
- Mỗi loại vật liệu sử dụng cho đối tượng nào được ghi trên một hàng.
61
Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành
Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 1 năm 2002
Tên các bộ phận
TK
ĐƯ
ĐVT
Tồn
đầu kỳ
Lĩnh trong
kỳ
Tồn
cuối kỳ
Vật liệu sử dụng
Số báo có
Thực tế Quyết toán
I. Phân xưởng tạo hình
- Vật liệu chính 621 172.563.730
- Nhiên liệu 627 375.500
- Công cụ dụng cụ 627 1.186.600
II. Phân xưởng II
- Vật liệu chính 621 431.748.800
- Vật liệu phụ 627 2.250.000
- Nhiên liệu 627 187.750
- Công cụ dụng cụ 627 12.981.000
III. Bộ phận bán hàng 641
- Nhiên liệu 2.537.950
IV. Bộ phận QLDN 642
- Nhiên liệu 262.850
V. Chi phí trả trước 142
- Công cụ dụng cụ 24.800.000
62
* Hàng ngày kế toan căn cứ vào phiếu nhập, phiéu xuất kho nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ để ghi vào sổ nhật ký chung.
Nội dung và kết cấu của sổ nhật ký chung bao gồm:
- Cột chứng từ, cột ngày tháng.
- Cột nội dung: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình nhập,
xuất vật liệu, công cụ dụng cụ trên các phiếu nhập, phiếu xuất.
- Cột Tài khoản đối ứng phản ánh số nợ , số có.
- Cột số phát sinh phản ánh giá trị nợ. Có.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một ngày được ghi trên một
dòng sau đó cuối ngày cộng dồn.
Sổ sổ nhật ký chung
Tháng 1 năm 2006
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
01 3/1 Mua nhiên liệu của cửa hàng
xăng dầu Thuỵ Phương - Tây Hồ
- Hà Nội đã thanh toán = TM
152
133
111
3.764.000
376.400
4.140.000
02 4/1 Mua vật liệu chính ( cát vàng, đá
xanh) đã thanh toán bằng TM
1522
133
111
48.700.200
4.870.020
53.570.220
03 5/1 Mua công cụ dụng cụ bao gồm:
Quần áo BHLĐ, giầy vải, găng
tay vải, khẩu trang ... trả = TM
153
133
111
1.725.000
172.500
1.897.500
16 05/1 Xuất vật liệu chính (cát vàng, đá
xanh) cho sản xuất sản phẩm
621
152
25.651.200
25.651.200
04 6/1 Mua thép của đại lý thép Thái
Nguyên bao gồm thép ∅6, thép
∅10A1, thép ∅12A3 ... trả = TM
152
133
111
339.006.650
33.900.665
372.907.315
63
17 5/1 Xuất dầu điezen phục vụ các bộ
phận
627
641
642
1523
413.204
228.384
262.850
778.844
05 7/1 Trả tiền mua nguyên vật liệu (Xi
măng PC 40) bằng tiền gửi ngân
hàng
152
133
112
85.800.000
8.580.000
94.380.000
18 7/1 Xuất thép dùng sản xuất sản
phẩm ở phân xưởng sắt
621
152
335.820.150
335.820.150
19 8/1 Xuất xi măng PC40 để sản xuất
sản phẩm ở PX tạo hình
621
152
72.728.000
72.728.000
06 8/1 Mua cốp pha chưa thanh toán
cho người bán
153
133
331
18.600.000
1.860.000
20.460.000
22 11/1 Xuất công cụ dụng cụ cho các
phân xưởng
627
152
1.650.000
1.650.000
Xuất công cụ dụng cụ loại phân
bổ 50%
142
152
24.800.000
24.800.000
Số phân bổ vào chi phí sản xuất
kinh doanh kỳ này
627
142
9.300.000
9.300.000
64
Kế toán căn cứ từ sổ sổ nhật ký chung cuối tháng ghi vào sổ cái của
từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Nội dung và kết cấu của sổ cái. Sổ cái gồm các cột.
- Cột ngày thàng ghi sổ.
- Cột nhật ký chung gồm cột số cột số hiệu và cột ngày tháng.
- Cột nội dung: phản ánh số dư đầu kỳ, nhập, xuất trong kỳ, dư cuối kỳ
- Cột tài khoản đối ứng: Phản ánh tài khoản liên quan đến TK 153,
152.
- Cột số tiền phản ánh số nợ có và các cột tài khoản cấp 2 (nếu có) .
- Số dư đầu tháng là chuyển số dư cuối tháng trước sang.
- Số phát sinh trong tháng phản ánh tình hình nhập kho, xuất kho
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
- Số dư cuối kỳ : bằng số dư đầu kỳ + nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ.
65
Phần 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tại Công
ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành.
I. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty nói chung và công
tác về Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ nói riêng tại Công ty.
1. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty nói chung.
Qua một thời gian thực tập tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty
Long Thành, nhìn chung các chứng từ kế toán trong Công ty là đầy đủ và
đảm bảo tính hợp lý, đúng với chế độ do Nhà nước ban hành. Công tác ghi
chép và luân chuyển chúng từ là kịp thời giúp cho kế toán có được số liệu
để phản ánh chính xác tình hình phát sinh trong Công ty. Vì vậy sử dụng
hình thức kế toán sổ “ Nhật ký chung ” là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm
của Công ty. Công ty áp dụng hình thức này nên cũng hạn chế được những
sổ sách không cần thiết , giảm được khối lượng ghi chép giúp công tác kế
toán tổng hợp cuối tháng nhanh gọn, không bị trùng lặp.
Trong Công ty luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với
nhau, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất từ giám đốc, kế toán
trưởng tới các nhân viên các đội giúp công tác kế toán được thuận lợi rất
nhiều. Tổ chức kế toán như hiện nay cũng đảm bảo việc phối hợp nhịp
nhàng giữa phòng kế toán với các phòng chức năng khác trong Công
ty.Các nguyên tắc về quản lý tài sản như: Nhập- xuất- tồn vật tư, thu chi
tiền mặt…đều được thực hiện khá chặt chẽ. Điều này một mặt giúp cho
việc quản lý và bảo vệ tài sản của Công ty được tốt, mặt khác thuận tiện
cho công tác ghi chép kế toán mà vẫn đảm bảo tốt cho các hoạt động thi
công của công trình được diễn ra liên tục, thông suốt.
2. Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty.
Nhìn chung công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công
ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành được tổ chức một cách có quy
mô, thống nhất hạch toán hợp lý phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty.
66
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Đề tài: Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài Giảng Tổ Chức Công Tác Kế Toán
Bài Giảng Tổ Chức Công Tác Kế Toán Bài Giảng Tổ Chức Công Tác Kế Toán
Bài Giảng Tổ Chức Công Tác Kế Toán nataliej4
 
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...ThuyDangThi
 
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhChuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhdeadpoint89
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhNgọc Ánh Nguyễn
 
Tổ chức hạch toán tài sản cố định
Tổ chức hạch toán tài sản cố địnhTổ chức hạch toán tài sản cố định
Tổ chức hạch toán tài sản cố địnhLinh Nguyễn
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016tuan nguyen
 
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 
Tiền lương và khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt - Gửi miễn...
Tiền lương và khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt - Gửi miễn...Tiền lương và khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt - Gửi miễn...
Tiền lương và khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013Công ty TNHH Nhân thành
 
Kế toán các khoản phải thu
Kế toán các khoản phải thuKế toán các khoản phải thu
Kế toán các khoản phải thuPhương Thảo Vũ
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu - Gửi miễn phí ...
 
Kế toán nguyên vật liệu ở Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, HAY
Kế toán nguyên vật liệu ở Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, HAYKế toán nguyên vật liệu ở Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, HAY
Kế toán nguyên vật liệu ở Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, HAY
 
Bài Giảng Tổ Chức Công Tác Kế Toán
Bài Giảng Tổ Chức Công Tác Kế Toán Bài Giảng Tổ Chức Công Tác Kế Toán
Bài Giảng Tổ Chức Công Tác Kế Toán
 
Đề tài Kế toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Đề tài  Kế toán tài sản cố định và đầu tư dài hạnĐề tài  Kế toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Đề tài Kế toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn
 
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
 
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Vĩnh Phúc
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Vĩnh PhúcChi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Vĩnh Phúc
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Vĩnh Phúc
 
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinhBao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
 
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt lenĐề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
 
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty lai dắt ...
 
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhChuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
 
Tổ chức hạch toán tài sản cố định
Tổ chức hạch toán tài sản cố địnhTổ chức hạch toán tài sản cố định
Tổ chức hạch toán tài sản cố định
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
 
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Tiền lương và khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt - Gửi miễn...
Tiền lương và khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt - Gửi miễn...Tiền lương và khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt - Gửi miễn...
Tiền lương và khoản trích nộp theo lương tại Công ty Mặt Trời Việt - Gửi miễn...
 
Bao cao ngọc tm
Bao cao ngọc tmBao cao ngọc tm
Bao cao ngọc tm
 
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Kế toán các khoản phải thu
Kế toán các khoản phải thuKế toán các khoản phải thu
Kế toán các khoản phải thu
 

Semelhante a Đề tài tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017

Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiềnKế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiềnluanvantrust
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bách V...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bách V...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bách V...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bách V...sividocz
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangDương Hà
 
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiBáo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiNguyen Minh Chung Neu
 
Bao cao-thuc-tap-tong-hop-vinacom
Bao cao-thuc-tap-tong-hop-vinacomBao cao-thuc-tap-tong-hop-vinacom
Bao cao-thuc-tap-tong-hop-vinacomLan Te
 
đề Cương tốt nghiệp
đề Cương tốt nghiệpđề Cương tốt nghiệp
đề Cương tốt nghiệpKaikenrock
 
đề Cương tốt nghiệp
đề Cương tốt nghiệpđề Cương tốt nghiệp
đề Cương tốt nghiệpKaikenrock
 
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhMẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhPerfect Man
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa ĐôngThực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đôngluanvantrust
 
Kế toán tổng hợp tại Công ty thương mại và sản xuất Chung Đức
Kế toán tổng hợp tại Công ty thương mại và sản xuất Chung ĐứcKế toán tổng hợp tại Công ty thương mại và sản xuất Chung Đức
Kế toán tổng hợp tại Công ty thương mại và sản xuất Chung Đứcluanvantrust
 
Bao cao thuc tap
Bao cao thuc tapBao cao thuc tap
Bao cao thuc tapphuong ha
 

Semelhante a Đề tài tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017 (20)

Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiềnKế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền
 
Baocao 2
Baocao 2Baocao 2
Baocao 2
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất và thương mại Trọng Phát.docx
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất và thương mại Trọng Phát.docxKế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất và thương mại Trọng Phát.docx
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất và thương mại Trọng Phát.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bách V...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bách V...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bách V...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bách V...
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len mùa Đông.doc
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len mùa Đông.docThực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len mùa Đông.doc
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len mùa Đông.doc
 
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây lắp
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây lắpCơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây lắp
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây lắp
 
Hoàn thiện công tác kế toánnguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh bat.docx
Hoàn thiện công tác kế toánnguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh bat.docxHoàn thiện công tác kế toánnguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh bat.docx
Hoàn thiện công tác kế toánnguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh bat.docx
 
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T...
 
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiBáo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
 
Thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ...
Thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ...Thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ...
Thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ...
 
Bao cao-thuc-tap-tong-hop-vinacom
Bao cao-thuc-tap-tong-hop-vinacomBao cao-thuc-tap-tong-hop-vinacom
Bao cao-thuc-tap-tong-hop-vinacom
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Qủa Kinh Doanh
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Qủa Kinh DoanhCơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Qủa Kinh Doanh
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Doanh Thu Chi Phí Và Xác Định Kết Qủa Kinh Doanh
 
đề Cương tốt nghiệp
đề Cương tốt nghiệpđề Cương tốt nghiệp
đề Cương tốt nghiệp
 
đề Cương tốt nghiệp
đề Cương tốt nghiệpđề Cương tốt nghiệp
đề Cương tốt nghiệp
 
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chínhMẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
Mẫu báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tài chính
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa ĐôngThực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông
 
Kế toán tổng hợp tại Công ty thương mại và sản xuất Chung Đức
Kế toán tổng hợp tại Công ty thương mại và sản xuất Chung ĐứcKế toán tổng hợp tại Công ty thương mại và sản xuất Chung Đức
Kế toán tổng hợp tại Công ty thương mại và sản xuất Chung Đức
 
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.docThực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
 
Bao cao thuc tap
Bao cao thuc tapBao cao thuc tap
Bao cao thuc tap
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Último (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài tốt nghiệp kế toán công cụ dụng cụ hay nhất 2017

  • 1. Lời mở đầu Trong nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay Nhà nước đã đề ra các chính sách mở cửa cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh với công nghệ mới. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự sâm nhập của nhiều chủng loại hàng hóa từ nước ngoài vào. Để đứng vững và phát triển được trong thị trưởng ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý, đó là công tác kế toán, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, trong đó có yếu tố về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố quan trọng chiếm tỷ trọng lớn và cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Biện pháp này nhằm mục đích quản lý chặt chẽ trong quá trình thu mua, bảo quản vả tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm được nguồn vốn cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành đã chú trọng đến vấn đề nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán. Do vậy mà Công ty đã thu được những hiệu quả trong công tác kế toán, trong đó có kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giữ một vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Qua một thời gia thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành em nhận thấy các yếu tố đầu vào để phục vụ cho các công trình là rất đa dạng và phong phúc, nhiều chủng loại. Việc quản lý tốt các yếu tố đầu vào này có ý nghĩa rất lớn đến lợi nhuận của Công ty nên em chon đề tài : “ Kế toán về nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ” tại Công ty. 1
  • 2. Phần 1: Đặc điểm chung của Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành. I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 1. Sự hình thành và phát triển của Công ty. Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành * Trụ sở chính: khu III- xã Phượng Cách- Huyện Quốc Oai- Hà Tây. Văn phòng đại diện: Ngõ 16- đường Ngô Quyền- Thị xã Hà Đông. Điện thoại : 034829059 - Fax: 034527685 * Năm thành lập: - Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành hoạt động kinh doanh theo gíấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số: 0303000152 do Sở Kế Hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 1 tháng 04 năm 2004 . - Mã số thuế: 0500447237 - Tài khoản: 421101070010 Tại ngân hàng nông nghiệp và phátt triển nông thôn Quốc Oai 2. Một số chỉ tiêu mà Công ty đạt được trong những năm gần đây. STT Danh mục Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 So sánh 1 Giá trị sản lượng Đồng 6.500.124.577 10.742.456.280 2 Doanh thu Đồng 4.795.478.943 5.568.219.279 3 Đầu tư thiết bị Đồng 1.024.135 2.000.125.378 4 Tiền lương bình quân Đồng 850.000 1.000.256 5 Lợi nhuận 80.000.000 120.000.000 Theo trên cho thấy, với năm 2004 Công ty CPXD giao thông Thong Thành đã thực sự tăng trưởng về mọi mặt. 2
  • 3. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy Công ty. *Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. - Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất, tự chịu mọi trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyên ủy quyền, bãi nhiệm, kỷ luật các nhân viên cấp dưới. Ngoài việc ủy quyền và trách nhiệm cho phó giám đốc còn trực tiếp chỉ huy đến các trưởng phòng, trưởng đội công trình. - Phó giám đốc: Có chức năng là giúp giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ giám đốc giao và ủy quyền. + Phó giám đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm phụ trách phòng kỹ thuật. + Phó giám đốc kế hoạch: Phụ trách phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạch vật tư. + Phó giám đốc nội chính: Phụ trách phòng tổ chức hành chính. - Ban kỹ thuật- Vật tư: Quản lý và nghiệm thu khối lượng công trình, làm công tác chỉ đạo kỹ thuật thi công, trực tiếp tham gia vào các công tác đấu thầu. Quản lý các hồ sơ gốc liên quan đến công trình, theo dõi cung cấp kịp thời và chính xác các loại vật tư cho công trình thi công. Quản lý kỹ thuật, quản lý sử dụng thiết bị. - Ban kế toán – tài vụ: Tham mưu cho giám đốc những công việc cụ thể như: Quản lý vốn, vây vốn từ ngân hàng…để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên ở cơ quan và bảo quản tiền mặt tốt. Tổng hợp phân tích hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng công trình và niên độ kế toán. Thanh toán tiền với các chủ đầu tư và các tổ chức kinh tế có quan hệ hợp đồng với Công ty. - Ban tổ chức nhân chính: 3
  • 4. Làm nhiệm vụ là tham mưu cho giám đốc các mặt công tác về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương…Tổ chức các lớp học để nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Phụ trách công tác về khen thưởng, kỷ luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra các lao động tiền lương. Hưởng dẫn chỉ đạo cho công nhân viên thực hiện công tác an toàn trong khi lao động. - Ban kế hoạch dự án: Thu thập và tiếp nhận các thông tin kinh tế, đề ra các kế hoạch cho các đội, đồng thời thanh lý các hợp đồng giao khoán với các đội, thanh quyết toán nội bộ với các chủ đầu tư. Đấu thầu, tìm kiếm việc làm. Làm báo cáo thống kê và tổng hợp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phòng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về phần việc được giao, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật, hướng dẫn các đơn vị mình nộp các chứng từ về Công ty lưu trữ theo quy định của Công ty. + Phòng máy thiết bị: Là cơ quan quản lý mọi vật tư, thiết bị của Công ty mình, có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị mua sắm vật tư để thực hiện xây đựng công trình . + Phòng kỹ thuật công nghệ: Căn cứ vào kiểu thiết kế của từng công trình, bóc tách khối lượng, lập các dự án, phương án tổ chức thi công, kiểm tra giám sát các công trình theo đúng trong bảng thiết kế để đảm bảo tiến độ thi công của công trình. + Phòng kế hoạch vật tư: Lập các kế hoạch và lên các phương án sao cho phù hợp với mục tiêu của công ty, lập dự toán công trình, lập các dự án đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thống kê tình hình hoạt động của Công ty, làm công tác nhập- xuất vật tư cho các đơn vị. 4
  • 5. + Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương: Theo dõi tình hình nhân sự của toàn công ty, giúp cho giám đốc sử dụng cán bộ của mình theo đúng trình độ và năng lực, đề ra các nội quy, quy chế chặt chẽ, theo dõi thực hiện chế độ lao động tiền lương và an toàn lao động. + Phòng hành chính quản trị: Thực hiện công việc về công tác văn thư, hành chính, quản lý và sử dụng các tài sản, phương tiện làm việc và đảm bảo sinh hoạt trong Công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 5 Giám đốc PGĐ dự ánPGĐ nội chínhPGĐ kỹ thuật Ban kỹ thuật Ban vật tư thiết bị Ban kế toán tài vụ Ban nhân chính Ban kế hoạch Đội trưởng Đội phó Kế toán Thống kế vật tư Kỹ thuật đội Tổ Công nhân
  • 6. III. Đặc điểm của hoạt động kế toán tại Công ty. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. Để phù hợp và đáp ứng với nhu cầu kinh doanh của mình, Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức sản xuất tập chung. Cụ thể: 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán. - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc, tham mưa giúp giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính của công ty. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty phù hợp với khả năng của từng người trong ban nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả báo cáo kế toán, đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra. Tổ chức việc hạch toán, ghi chép, luân chuyển theo đúng chính sách chế độ ban hành. 6 Kế toán trưởng Kiêm trưởng phòng Kế toán tổng hợp Kiêm phó phòng Thủ quỹ Kế toán thanh toán và tiền lương Kế toán TGNH, vật tư, TSCĐ Kế toán kê khai thuế và chứng từ đội Kế toán cấp đội, xưởng
  • 7. Tổ chức lập kế hoạch về tài chính, tín dụng. Kế hoạch vốn chi tiêu tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kết hợp với các phòng ban có liên quan lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm vật tư… Soạn thảo các văn bản liên quan đến công tác tài chính của Công ty và kết hợp với các phòng ban trong công ty xây dựng các định mức về chi phí tiền lương, kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu vốn và xác định giá thành thành phẩm. Có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo Công ty. Cuối kỳ thì báo cáo kết hợp với việc phân tích đánh giá tình hình của đơn vị. Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước Giám đốc Công ty về công tác kế toán tài chính của công ty cũng như các số liệu trên báo cáo tài chính. - Thủ quỹ : Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã được Giám đốc hoặc kế toán trưởng ký duyệt để thu hoặc chi tiền mặt cho các đối tượng có liên quan. Ký các thủ tục vay và nhận tiền mặt từ Công ty. Phát tiền lương hàng tháng đến từng người lao động. Cuối kỳ nhận chứng từ để đóng dấu và lưu trữ chứng từ theo quy định của Nhà nước. Cuối kỳ phải lập các báo cáo: + Báo cáo BHXH, BHYT, KPCĐ, báo cáo quỹ… - Kế toán tổng hợp Tổng hợp số liệu của các kế toán viên khác, khoá sổ lập báo cáo quyết toán. Báo cáo với kế toán trưởng kịp thời về việc sử lý các số liệu kế toán hàng tháng trước khi khóa sổ lên báo cáo tài chính, kế toán mở sổ theo dõi tài sản cố định và tổng hợp kiểm kê tài sản. Hàng tháng quyết toánchi phí sửa chữa lớn tài sản cố định Cuối kỳ kế toán tổng hợp lập những báo cáo sau: 7
  • 8. + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Báo cáo công nợ + Báo cáo phân tích chỉ tiêu tài chính… - Kế toán hạch toán và tiền lương - Kế toán tổng hợp các bảng thanh toán và lên bảng kê, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp Hàng ngày viết phiếu thu, chi sau đó đối chiếu sổ quỹ với thủ quỹ và chuyển chưng từ cho kế toán công nợ. Liên tực báo cáo cho kế toán trưởng biết được số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ được sử dụng với các bộ phận khác và xác định các khấu hao, phụ phí, lãi vay phải nộp. Kế toán có nghiệm vụ lập một số báo cáo sau: + Báo cáo tồn quỹ tiền mặt. + Báo cáo tiền gửi ngân hàng và chốt số liệu báo cáo. Kế toán căn cứ vào bảng lương và thanh toán lương cho các bộ phận vào cuối kỳ, lên bảng thanh toán lương và các khoản phải trả cho công nhân viên hàng tháng. - Kế toán vật tư tài sản cố định: Kế toán lập kế hoạch vay vốn, chụi trách nhiệm tài chính về việc thanh toán và vay tiền chuyển khoản, lập quỹ tiền mặt. Ngoài ra kế toán có trách nhiệm tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao số tài sản cố định vào chi phí xây lắp công trình. Hàng ngày cập nhật phiếu nhập kho, xuất kho và lưu giữ chứng từ cẩn thận. Báo cáo cho kế toán trưởng về tình hình nhập xuất vật tư cùng các bộ phận khác đối chiếu số liệu sổ sách với số liệu thực tế. Các báo cáo mà kế toán phải lập: 8
  • 9. + Báo cáo nhập, Xuất, tồn nhiên vật liệu. + Bảng báo giá nhiên vật liệu xuất kho. - Kế toán kê khai thuế. Kế toán kê khai thuế có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các chứng từ về nhập – xuất để phản ánh số giá trị gia tăng phải nộp và khấu trừ. Làm nhiệm vụ với ngân sách nhà nước. - Kế toán cấp sưởng, đội : Nhiệm vụ của kế toán là phải theo dõi về thu, chi, xuất, nhập vật tư cho thi công và cùng các đội trưởng quản lý việc thanh toán hợp đồng lao động để trả lương cho các công nhân viên theo đúng quy chế của đơn vị. - Cuối kỳ, nộp chứng từ báo cáo chi tiêu hoàn nợ cho phòng tài vụ. 2. Hình thức tổ chức sổ kế toán. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty, kế toán công ty đã và đang sử dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung” để quản lý sổ sách kế toán. 9
  • 10. Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra 10 Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái các TK Bảng đối chiếu số phát sinh Báo cáo tài chính kế toán Sổ, thể kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ
  • 11. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm có các sổ chủ yếu sau đây: + Sổ chi tiết + Sổ nhật ký chung + Sổ cái + Sổ nhật ký chuyên dùng. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ tiến hành lập định khoản kế toán, sau đó ghi trực tiếp vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian. Hàng ngày kế toán tổng hợp số liệu từ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Kế toán quản lý chi tiết những chứng từ gốc phản ánh các hoạt động tài chính. Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi vào sổ và thẻ chi tiết. Cuối kỳ kế toán tổng hợp số liệu từ sổ thẻ kế toán và tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết. Kế toán căn cứ vào sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, thấy khớp đúng thì kế toán tiến hành lập bảng cân đối kế toán. Cuối kỳ kế toán tổng hợp số liệu từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và bảng tổng hợp chi tiết để lập lên báo cáo tài chính kế toán. 3. Đặc điểm của một số phần hành kế toán: 3.1. Các chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ gồm: + Phiếu giao việc + Giấy đề nghị tạm ứng + Phiếu chi tạm ứng. + Giấy ủy nhiệm chi + Hóa đơn giá trị gia tăng của người bán. + Phiếu nhập kho. + Phiếu xuất kho. 11
  • 12. 3.2. Luân chuyển chứng từ: - Phiếu giao việc: Sau khi người đại diện Công ty ký kết hợp đồng với khách hàng, phòng kinh tế làm phiếu giao việc và gửi đến các xí nghiệp sản xuất - Giấy đề nghị tạm ứng: Khi nhận được phiếu giao việc, phòng được giao làm thủ tục xin mua vật tư. Căn cứ vào công việc được giao gửi phòng tài chính kế toán theo giấy đề nghị tạm ứng thể hiện số tiền đề nghị Giám đốc phê duyệt và cho tạm ứng để tiến hành sản xuất theo ký kết hợp đồng - Phiếu chi tạm ứng: Mẫu số 02- TT/BB QĐ 141- TC/CĐKT. Phiếu này chỉ có hiệu lực khi có chữ ký của Giám đốc. Khi giám đốc phê duyệt và ký vào giấy đề nghị tạm ứng, người được giao việc xuống phòng kế toán để làm phiếu chi tạm ứng cho mình. - Giấy uỷ nhiệm chi( Bảng 4). Là chứng từ dùng phản ánh số tiền thanh toán mua vật tư bằng chuyển khoản của Công ty tại ngân hàng - Hoá đơn giá trị gia tăng của người bán. Mẫu hoá đơn ( Bảng 3). Bao gồm: + Tên gọi của chứng từ là Hoá Đơn (GTGT) hoá đơn này chỉ dùng cho các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. + Ngày tháng năm lập chứng từ: là ngày mà phát sinh các nghiệp vụ tại địa điểm mua hàng. + Đơn vị bán hàng, địa chỉ: phải ghi đầy đủ tên gọi của công ty, địa chỉ để kế toán vào sổ chi tiết thanh toán để dễ theo dõi từng đối tượng và khi có sự cố về chất lượng hàng hoá thì tiện cho việc trả lại hoặc giảm giá hàng mua, hàng bán . + Số tài khoản: Tùy từng doanh nghiệp hoặc đơn vị cá nhân có những đơn vị cá nhân không có số tài khoản thì không phải ghi. Số tài khoản này 12
  • 13. thuận tiện cho việc thanh toán với người bán hoặc người mua bằng chuyển khoản. + Mã số: Là các mã số thuế của doanh nghiệp khi ghi hoá đơn phải ghi đầy đủ thuế vào các ô trong hóa đơn + Cột số thứ tự: Dùng để ghi thư tự các loại hàng hoá dịch vụ. + Cột tên hàng hoá, dịch vụ: Dùng để ghi tên hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp mua bán. + Cột đơn vị tính: Dùng để ghi đơn vị tính đặc trưng của các mặt hàng mà doanh nghiệp mua vào hoặc bán ra. + Cột số lượng: Dùng để ghi số lượng của các mặt hàng mà doanh nghiệp mua vào hoặc bán ra. + Cột đơn giá: Cột này để ghi đơn giá của một loại hàng hoá hay nhiều loại theo đơn giá quy định của doanh nghiệp. + Cột thành tiền: Để ghi số tiền của một loại hàng hoá, hay nhiều loại cột này là kết quả của cột đơn giá x số lượng. + Dòng cộng tiền hàng: Dòng này là tổng cộng của cột thành tiền. + Dòng thuế suât, tiền thuế: Dòng này để ghi thuế suất đánh vào mặt hàng là bao nhiêu phần trăm và số tiền thuế của các loại hàng hoá. + Dòng tổng cộng thanh toán: Dòng này ghi số tiền hàng cộng cả tiền thuế GTGT. + Số tiền viết bằng chữ: Sau khi đã tính toán ra tổng số tiền phải thanh toán thì số tiền này phải viết bằng chữ, để tránh thêm bớt các số vào dòng tổng cộng thanh toán (dòng chữ số). Cuối cùng người mua, kế toán trưởng , thủ trưởng đơn vị phải ký tên và ghi rõ họ tên để xác nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trên. Phiếu nhập kho Nội dung cơ bản của phiếu nhập kho bao gồm: - Ngày tháng nhập kho. - Số hiệu của phiếu 13
  • 14. - Ghi Nợ TK, Ghi có TK - Họ và tên người nhập hàng. - Theo số, ngày, tháng, năm, của hoá đơn hoặc phiếu nhập kho. - Nhập tại kho. - Các cột của phiếu: + Các cột A, B, C, D lần lượt ghi số thứ tự , tên nhãn hiệu. quy cách, mã số, đơn vị tính của vật tư. + Cột số 1: Ghi số lượng theo hoá đơn hoặc lệnh nhập + Cột số 2: Thủ kho ghi số lương thực tế nhập + Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá và tính ra thành tiền của từng loại vật tư + Dòng cộng: ghi tổng số tiền của các loại vật tư thực tế xuất kho Phiếu nhập kho được coi là đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp khi có đầy đủ các chữ ký sau: - Phụ trách cung tiêu - Người giao hàng - Thủ kho - Kế toán trưởng - Thủ trưởng đơn vị Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 hoặc 3 liên được đặt bằng giấy than viết 1 lần in đều sang 3 liên: - Liên 1: Lưu giư tại kho - Liên 2: Đưa về phòng kế toán cộng với Hoá đơn GTGT làm căn cứ ghi sổ - Liên 3: Giao cho phòng vật tư để theo dõi, Phiếu xuất kho Nội dung của phiếu xuất kho. + Số: ghi số thứ tự của các lần lĩnh, xuất vật tư. + Ghi Nợ TK 14
  • 15. + Họ và tên người nhận vật tư: Ghi rõ người chịu trách nhiệm với số vật tư đã xuất kho. + Lý do xuất vật tư: Ghi rõ lý do lĩnh dùng vào hoạt động gì ? + Các cột A, B, C, D lần lượt ghi số thứ tự , tên nhãn hiệu. quy cách, mã số, đơn vị tính của vật tư. + Cột số 1: Ghi số lương xuất theo yêu cầu. + Cột số 2: Thủ kho ghi số lương thực tế xuất. + Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá và tính ra thành tiền của từng loại vật tư + Dòng cộng: ghi tổng số tiền của các loại vật tư thực tế xuất kho Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng, người nhận, thủ kho... Phiếu xuất kho được đặt bằng giấy than viết 1 lần in đều sang 3 liên: - Liên 1: Lưu giư tại kho - Liên 2: Đưa về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ - Liên 3: Giao cho phòng vật tư để theo dõi 3.3. Các sổ sách kế toán dùng để ghi chép tại Công ty. Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành áp dụng hình thức ghi sổ theo hình thức “ Nhật ký chung” và hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song. Những sổ sách kế toán gồm có; + Thẻ kho + Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ + Sổ tổng hợp về nhập- xuất- tồn + Sổ chi tiết thanh toán với người bán + Sổ chi tiết thanh toán tạm ứng + Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ + sổ nhật ký chung + Sổ cái. 15
  • 16. 3.4. Các phương pháp ghi sổ: Trong Công ty có rất nhiều đơn vị tham gia song song quản lý nên tình hình nhập- xuất- tồn kho các nhiên vật liệu hàng ngày chủ yếu được thực hiện ở bộ phận kho và phòng kế toán trên cơ sở những chứng từ kế toán để ghi vào sổ sách kế toán một cách hợp lý và khoa học. - Ở tại kho: Thủ kho hàng ngày căn cứ vào các chứng từ về nhập- xuất số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất để vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho chuyển những chứng từ cho phòng kế toán. - Ở phòng kế toán mở sổ chi tiết cho từng thứ từ của vật liệu cho đúng với thẻ kho để theo dõi mặt số lượng và giá trị. Bên cạnh đó kế toán còn tổng hợp số liệu để ghi sổ kế toán . + Sổ chi tiết : Được mở tại phòng kế toán của Công ty để mở chi tiết cho từng loại sản phẩm. Định kỳ khi phòng kế toán nhận được chứng từ nhập- xuất phải kiểm tra chứng từ ghi đơn giá, tính thành tiền, phân loại chứng từ, sau đó ghi vào sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm. + Bảng tổng hợp về nhập- xuất- tồn được lập tại phòng kế toán, nó phản ánh tổng hợp từng loại nhiên vật liệu về mặt giá trị ghi chép, giá trị từng loại vật liệu theo các cột như: tồn kho đầu kỳ, nhập kho trong kỳ, xuất kho trong kỳ và tồn kho cuối kỳ. + Sổ chi tiết thanh toán với người bán: Sổ được mở chi tiết cho từng loại khách hàng, đến cuối kỳ kế toán tổng hợp lại số dư cuối kỳ, căn cứ vào số tồn cuối kỳ truớc để ghi vào tồn đầu kỳ này và căn cứ vào chứng từ phát sinh trong kỳ kế toán. + Sổ nhật ký chung: Là sổ tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ, các nghiệp vụ phản ánh theo mối quan hệ đối ứng nợ, có của các tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái. + Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính theo từng khoản. Sổ cái của từng tài khoản nó ánh phán số 16
  • 17. tồn kho đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số tồn cuối kỳ của từng loại nhiên vật liệu. 3.5. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày kế toán căn cứ vào các phiếu nhập- xuất để ghi vào thẻ kho, sổ chi tiết, ghi vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết ghi vào “ Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn”. Căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Sơ đồ trình tự ghi sổ : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu kiểm tra. 17 Phiếu nhập, xuất kho vật tư Sổ chi tiết vật tư Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn Thẻ kho Sổ cái Sổ nhật ký chung Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
  • 18. 4. Một số đặc điểm khác liên quan đến hoạt động kế toán. 4.1.Hệ thống tài khoản vận dụng tại Công ty: Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành hiện đang áp dụng hệ thống tài khoản. ( Được ban hành theo Quyết định số 1141TC/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ trưởng bộ tài chính- Đã sửa đổi bổ sung) 4.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hiện tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 4.3 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Căn cứ để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là các hoá đơn GTGT mua vật tư, hàng hoá ... mua vào trong tháng theo quy định của luật thuế GTGT. Thuế GTGT đầu ra: cũng được tính toán kê khai trên cơ sở toàn bộ số hàng hoá đơn vật tư, hàng hoá, sản phẩm .. bán trong tháng theo quy định của luật thuế GTGT. Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau: Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó thuế đầu ra và đầu vào được tình như sau: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp = Giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó Thuế GTGT đầu = Tổng số thuế ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ 18
  • 19. vào được khấu từ (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu) 4.4. Phương pháp hạch toán TSCĐ. * Đặc điểm của TSCĐ: Công ty xây dựng Long Thành quản lý số lượng TSCĐ rất lớn , nhiều chủng loại. Phần lớn TSCĐ của công ty có đặc điểm là không nằm cố định tại kho, sân bãi của công ty mà thường xuyên được điều động di chuyển theo các công trình thi công. Một TSCĐ cùng lúc có thể phục vụ cho nhiều công trình ở địa điểm khác nhau. Do đó việc quản lý hạch toán TSCĐ có nhiều khó khăn. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công như là ôtô, máy xúc, máy lu, máy san … Có thể nói, máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình thi công của công ty khá đầy đủ và đồng bộ. * Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết TSCĐ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ toàn công ty theo kiểu Nhật ký. Sổ do kế toán TSCĐ mở hàng quý, chi tiết cho tài khoản cấp 2. Nội dung, kết cấu sổ này như sau: Gồm 10 cột: 1- Ngày, 2 – Số chứng từ, 3 – Mã chứng từ, 6- Nội dung, 7- TK Đối ứng, 8 - Đối tượng tập hợp, 9 – Số tiền Nợ, 10 – Số tiền Có. Các dòng ngang phản ánh số dư đầu kỳ, các nghiệp cụ tăng, giảm trong kỳ, cộng phát sinh, số dư cuối kỳ . Cuối kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ trên cơ sở cộng Sổ chi tiết theo từng tài khoản đối ứng. Lập Bảng tình hình tăng giảm tài sản cố định * Hạch toán tăng giảm TSCĐ. Căn cứ vào đề nghị đầu tư mới hoặc thanh lý TSCĐ của phòng kỹ thuật thiết bị , giám đốc ra quyết định đầu tư mới hoặc thanh lý TSCĐ. Phòng kỹ thuật thiết bị tổ chức mua sắm hoặc thanh lý TSCĐ và lập biên bản giao 19
  • 20. nhận hoặc biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản dược chuyển cho kế toán TSCĐ tiến hành lập thẻ TSCĐ , ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp . *Hạch toán khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều để tính khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tính chung cho toàn công ty sau dó phân bổ cho từng công trình căn cứ vào sản lượng thực hiện . Cuối quí, kế toán lập danh sách TSCĐ khấu hao công ty để tính khấu hao cho từng TSCĐ . Kết cấu nội dung của Bảng này như sau : Các cột gồm STT, Tên tài sản, Năm sử dụng, Tỷ lệ khấu hao, Nguyên giá đầu kỳ, Mức khấu hao. Các dòng phản ánh khấu hao của từng TSCĐ. Các TSCĐ được xếp theo 4 nhóm : Phương tiện vận tải, Nhà cửa, phương tiện công tác, thiết bị văn phòng. Danh sách TSCĐ khấu hao toàn công ty là căn cứ để kế toán lập Bảng phân bố khấu hao TSCĐ . Các cột phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng tài sản cố định. 4.5. Phương pháp hạch toán Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ * Đặc điểm. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là một công ty thuộc ngành xây dựng trong lĩnh vực GTVT. Các sản phẩm chính của Công ty là xây dựng mới, nâng cấp và sửa chữa các con đường. Bởi vậy vật liệu của Công ty đa dạng về chủng loại và quy cách. Hiện nay, các loại vật liệu dùng cho ngành xây dựng cơ bản đều có sẵn trên thị trường, giá cả ít biến động, giá một số mặt hàng được Nhà nước quy định như giá Xi Măng, Sắt, Thép ... * Phương pháp hạch toán. Công ty hạch toán chi tiết nhiên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Thẻ kho (mẫu 06 – VT của bộ tài chính) do thủ kho ghi, được mở cho từng kho , từng loại vật tư. Cuối ngày, thủ kho căn cứ các chứng từ nhập xuất để ghi thẻ kho, mỗi chứng từ ghi trên một dòng. Cuối tháng cộng nhập 20
  • 21. xuất tồn trên từng thẻ để đối chiếu với nguyên vật liệu, lập báo cáo nhập xuất tồn trình phòng kế hoạch xem xét. Sổ chi tiết nguyên vật liệu do kế toán mở và ghi tương ứng với thẻ kho, cơ sở ghi sổ chi tiết là chứng từ nhập xuất vật tư. Cuối tháng kế toán nhập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn. * Hạch toán tổng hợp. Các đội dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư để lập kế hoạch mua vật tư. Khi có nhu cầu mua vật tư, Chỉ huy đội viết giấy đề nghị tạm ứng, căn cứ vào Bảng kế hoạch mua vật tư và phiếu báo giá vật tư, phòng kế hoạch vật tư duyệt, chuyển cho kế ttoán trưởng và giám đốc kỹ thuật ký duyệt, kế toán tiền mặt căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng đã được lập để viết phiếu chi, ghi Nhật ký chứng từ 1 ( Ghi Có TK 111, Nợ TK 331) và ghi sổ chi tiết TK 331. Nhân viên cung ứng vật tư nhập kho công trình. Phiếu nhập kho do cán bọ vật tư phòng kế hoạch vật tư lập. Thủ kho kiểm nhận hàng và lập thẻ kho. Kế toán căn cứ giấy đề nghị thanh toán, phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng để ghi sổ chi tiết TK331, Bảng kê ghi Có TK331. Đối với nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, căn cứ nhu cầu xuất nguyên vật liệu, nhân viên vật tư lập phiếu xuất, chỉ huy đội ký duyệt, thủ kho xuất nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệulập Bảng kê xuất nguyên vật liệu, sau đó cộng số liệu ở Bảng kê nguyên vật liệu để lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu. Kế toán lấy số liệu trên Bảng phân bổ để vào Bảng kê 4, Bảng kê 5, Bảng kê 6, từ các Bảng kê, kế toán ghi Nhật ký chứng từ 7. Ngoài các sổ trên, kế toán còn mở sổ phụ tài khoản 331 theo dõi chi tiết cho từng công trình. 21
  • 22. 4.6 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. * Đặc điểm * Tổng quỹ lương tiền lương của Công ty được xác định = Khối lượng x Đơn giá. Mỗi công trình khi thực hiện nó sẽ được bóc tách thành rất nhiều loại công việc khác nhau. Tuỳ theo mỗi loại công việc mà có đơn giá tiền lương khác nhau, dựa vào khối lượng của từng loại công việc và đơn giá tiền lương của từng loại công việc Công ty sẽ tính được tổng quỹ tiền lương. - Các hình thức trả lương: + Trả lương theo bản khoán công việc ( đây chính là hình thức trả lương theo sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất). + Trả lương theo hợp đồng vụ việc. + Trả lương theo hệ số biên chế. + Trả lương theo tính phức tạp của công việc * Tiền thưởng và các hình thức trả thưởng. Để kịp thời khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao Công ty có thành lập quỹ tiền thưởng. Các khoản thưởng thường được trích từ quỹ tiền thưởng, tiền thưởng được trả trong các trường hợp như khối lượng công việc được giao hoàn thành sớm, tiến độ làm việc nhanh , hiệu quả… * Chứng từ sử dụng. - Bảng chấm công (mẫu số 01 – LĐTL) : Hàng ngày , trưởng bộ phận hoặc người được uỷ quyền căn cứ tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công . Bảng chấm công là cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương . 22 Tổng quỹ tiền thưởng = Đơn giá (101 Đồng) x Doanh thu 1000 Đồng
  • 23. - Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 02 – LĐTL ) : Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng tương ứng với Bảng chấm công . Đối với lao động khối văn phòng. Bảng thanh toán tiền lương do kế toán tiền lương lập cho từng phòng ban. Đối với lao động ở các đội thi công. Bảng thanh toán tiền do kế toán đội thành lập riêng cho từng tổ trong đội. - Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương: Bảng này được thành lập vào cuối tháng sau khi cộng các Bảng thanh toán lương. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương do kế toán đội lập riêng cho từng đội và do kế toán tiền lương lập chung cho toàn công ty. Mỗi đối tượng ( tổ, phòng ) được ghi trên một dòng - Đối với lao động thuê ngoài, công ty trả lương theo hình thức khoán chứng từ gốc bao gồm : Hợp đồng giao khoán, Biên bản thanh lý hợp đồng, Biên bản đối chiếu khối lương và thanh toán. Chỉ huy đội tiến hành thoả thuận giá cả và ký hợp đồng thuê khoán với tổ lao động thuê ngoài. Khi công việc hoàn thành, chỉ huy đội tiến hành nghiệm thu thanh lý hợp đồng, bàn giao khối lượng và thanh toán. - Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội ( Mẫu 04- LĐTL ) * Luân chuyển chứng từ : Cuối tháng, kế toán đội căn cứ Bảng chấm công của các tổ để lập Bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ. Sau đó lập Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương trên cơ sở cộng các Bảng thanh toán tiền lương. Đội trưởng ký duyệt Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và lập Giấy xin tạm ứng. Các chứng từ trên gửi lên phòng kế toán công ty. Kế toán tiền lương tính, kiểm tra lại Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương. Sau đó chuyển Văn phòng (bộ phận lao động và tiền lương), kế toán trưởng, giám đốc duyệt. Căn cứ giấy đề nghị tạm ứng được duyệt, kế toán lập phiếu chi và ghi sổ. 23
  • 24. * Hạch toán nghiệp vụ tính lương và các khoản trích theo lương : Kế toán căn cứ các Bảng thanh toán tiền lương, phân loại chứng từ theo đối tượng sử dụng, tính toán số tiền lương phải trả, trích các khoản kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội . 4.7 Kế toán chi phí sản xuất, giá thành. * Đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành. Để hoạch toán giá thành toàn bộ của 1 công trình Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành đã áp dụng hình thức tập hợp chi phí theo khoản mục. Những nguồn lực được sử dụng vào cùng một mục đích được xếp chung vào một loại gọi là khoản mục. Bao gồm: - Chi phí trực tiếp + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí máy thi công trực tiếp - Chi phí chung - Thuế và lãi định mức. * Chi phí trực tiếp . Bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, đối với những phát sinh không lường trước mà phát sinh trong quá trình thi công như: Chi phí vét bùn, tát nước, bơm nước… cũng được tính vào chi phí trực tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( VL ). Chi phí vật liệu bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ, các cấu kiện thi công, các cấu kiện thép, các vật liệu sử dụng luân chuyển ( sử dụng cho nhiều công trình ) như ván, khuôn, dàn giáo, các vật liệu khác…trong chi phí vật liệu không gồm giá trị vật liệu tính vào chi phí chung, chi phí thuộc kinh phí kiến thiết cơ bản khác. Để xác định chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp trước tiên người ta căn cứ vào bản tiên lượng khối lượng công việc xây lắp để xác định chi phí 24
  • 25. vật liệu trong đơn xây dựng cơ bản ( đơn giá các tỉnh, thành phố hoặc đơn giá công trình). Sau đó xác định giá dự toán xây lắp của chi phí vật liệu bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân với đơn giá vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây lắp. Khi có sự thay đổi về giá cả, cước phí vận tải thì căn cứ vào cước phí bình quân khu vực của từng thời kỳ xác định phần chênh lệch vào đơn vị trực tiếp chi phí vật liệu trong dự toán. Trong đó : - ΣQj là khối lượng công tác xây lắp j ( đơn vị tính m, m2 , … tuỳ từng công tác xây lắp). - Dj VL là đơn giá vật liệu của công tác xây lắp loại ( đơn vị tính đồng). - CLVL chênh lệch vật liệu ( về giá trị nếu có). Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài thì bước đầu có thể sử dụng định mức vật tư hiện hành của Việt Nam để tính giá. Tuy nhiên, đối với những công việc có yêu cầu phải làm theo tiêu chuẩn nước ngoài thì phải điều chỉnh lại đinh mức cho phù hợp. Đối với những công tác đặc biệt mà ở nước ta chưa có định mức tương ứng thì đơn vị nhận thầu căn cứ vào thuyết minh kỹ thuật kèm theo hồ sơ dự thầu để xây dựng định mức phù hợp. Về giá vật tư, vật liệu ngoại thì tính theo giá thực nhập cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ đến hiện trường. Vật liệu sản xuất trong nước lấy theo mức giá thị trường cao nhất. Những loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì lấy theo giá nội bộ hoặc lấy theo giá tương ứng khu vực Đông Nam Á. 25 VL = ΣQj x Dj VL + CLVL
  • 26. - Chi phí nhân công trực tiếp ( NC). Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các loại phụ cấp của cac loại lao động tham gia vào công trình xây dựng, các loại phụ cấp khai thác theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. Theo nguyên tắc này, chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản được xác đinh như sau. Trong đó: - ΣQi j : Khối lượng công tác xây lắp j - Dj NC : Đơn giá nhân công của công tác xây lắp loại j - kj : Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công của các nhóm Nhóm 1 ( xây dựng dân dụng và công nghiệp ) k 1 = 1 Nhóm 2 ( xây dựng đường, lắp đặt máy móc, thiết bị ) k2 = 1,064 - F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có), tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc tính chưa đầy đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản. - F2 : Các khoản phụ cấp lương( nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc tính chưa đầy đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản. - h1 j : Hệ số biểu thi mối quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm. Cách tính chi phí nhân công trong đơn giá. Đưa trực tiếp vào đơn giá các khoản lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ đối với công nhân xây lắp mà công nhân được hưởng. Đối với đơn giá tại các tỉnh, thành phố áp dụng chung cho nhiều công trình trong một khu vực nên khi tính các khoản lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp áp dụng tốt nhất đối với tất cả các công trình trong khu vực và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp. Có thể khoán trực tiếp chi 26 NC = ΣQi j x Dj NC x kj [ ] F1 F2 1 + + h1 j h2 j
  • 27. người lao động. Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí này bằng hai lần chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các địa phương. Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng áp dụng hiện hành trong lao động để tính giá. Những công việc chưa có định mức thì phải xây dựng định mức mới, có cân đối với các định mức của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên áp dụng định mức quy định hiện hành trong nước ta, do năng suất lao động chưa cao, tiền lương lại thấp, nên khi nâng tiền lương lên thì với năng suất thấp cũng có thể dẫn đến chi phí nhân công trong đơn gia đầy đủ không còn hợp lý nữa. Trong trường hợp này cần phải điều chỉnh chi phí nhân công sao cho đơn giá đầy đủ của loại công tác được hợp lý, có thể chấp nhận được. Tiền lương công nhân được tính theo mức trung bình thấp của công nhân xây dựng trong khu vực Đông Nam Á, nhằm tạo ra sự cạnh tranh nhất định khi đấu thầu với Công ty nước ngoài, nhưng sao cho mức lương này cao hơn mức lương trong nước để khuyến khích người công nhân làm việc với chất lượng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của người nước ngoài. * Chi phí máy thi công. Chi phí máy thi công là toàn bộ chi phí máy cần thiết để cho những tài sản là máy thi công hoạt động bình thường. Tài sản là xe máy thi công, thiết bị cơ giới chạy bằng động cơ không phân biệt nguồn nhiên liệu cung cấp cho nó. Những thiết bị máy móc cơ giới này phải phục vụ trực tiếp khi thi công ngoài công trường. Trong đó chi phi sử dụng máy thi công thường tách làm hai phần. - Chi phí phí thường xuyên trong sử dụng máy: Là chi phí mang tính chất phát sinh hàng ngày, hàng giờ. + Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn. + Khấu hao máy ( Khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn). 27
  • 28. + Chi phí quản lí máy : được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí sử dụng máy. - Các chi phí khác của máy thi công bao gồm: + Những chi phí xảy ra trong một lần trong suốt quá trình thi công như là vận chuyển máy đến và trả lại nơi tập kết cũ. + Chi phí làm công trình tạm cho máy sản xuất như đường xá đi lại, bệ bục kê máy. Chi phí sử dựng máy trong thi công xây lắp được tính bằng công thức: M = ΣQj x Dm j Trong đó: Dm j là đơn giá máy thi công của công tác xây lắp loại j Chi phí trực tiếp (T) bằng tổng của ba loại chi phí trên. T = VL + NC + M * Chi phí chung (C). Trong dự toán xây lắp, ngoài chi phí trực tiếp thì tất cả các chi phí khác bao gồm: Chi phí bộ phận quản lí doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn…được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân công cho từng công trình theo quy định của thông tư số 03/BXD – VKT ngày 30/04/1994 của bộ xây dựng. C = P x NC Trong đó P là định mức chi phí chung ( đối với xây dựng đường P = 66%) Giá thành kế hoạch toàn bộ là: GT = T + C Hiện nay phương pháp tính giá thành kế hoạch này được áp dụng rộng rãi cho tất cả các Doanh nghiệp xây dựng trong đó có Công ty CTGT 4. Dựa vào đó mà mỗi công ty có thể xác định giá dự thầu khi tham gia đấu thầu. Tuy nhiên đối với giá xây lắp thực tế thì ngoài các chi phí trên còn phải cộng thêm giá thực tế của một số chi phí phát sinh khác trong quá trình thi công. 28
  • 29. * Chứng từ sử dụng. - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bảng phân bổ vật liệu , dụng cụ. - Bảng tính và phân bổ khấu hao. - Các chứng từ phản ánh chi phí về thuế , phí , lệ phí , chi phí bằng tiền khác. * Sổ kế toán chi tiết . Kế toán mở sổ chi tiết theo lõi TK 621, TK622, TK627, TK154, TK641, TK642. Các sổ này theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí là các công trình , hạng mục công trình. Kết cấu của các sổ này gồm các cột : Diễn giải , ngày chứng từ, số chứng từ, số dư đầu kỳ nợ có, số phát sinh nợ có, só dư cuối kỳ nợ có. * Phương pháp hạch toán. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và giá vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình để ghi : Nợ TK621 – Chi phí NL,VL trực tiếp (chi tiết) Có TK111,112,331 - Có TK611 – Mua hàng. + Chi phí nhân công trực tiếp : Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương . Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 334 – Phải trả công nhân viên. + Chi phí vật liệu sử dụng máy thi công. Nợ TK 621 - Chi phí NL,VL trực tiếp .(chi tiết) Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 611 – Mua hàng. + Chi phí tiền lương. Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 334,338. + Chi phí sản xuất chung . 29
  • 30. Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Có TK 152,153,214,334,338... Cuối kỳ kết chuyển: (Tổng hợp chi phí) Nợ TK 154,631 – Chi tiết chi phí sử dụng máy. Có TK 621 – Chi phí NL, VL trực tiếp. Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Căn cứ các chứng từ gốc về chi phí, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Bảng phân bổ khấu hao, để vào các Bảng kê Kế toán lấy số liệu trên các Bảng kê để vào Nhật ký chung 4.8 Kế toán doanh thu . * Chứng từ sử dụng. - Hợp đồng. - Bản thanh lý hợp đồng. - Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao . - Các chứng từ thanh toán. * Sổ kế toán chi tiết. Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi TK632, TK511, TK131. Sổ chi tiết TK632, TK511 có kết cấu kiểu Nhật ký, gồm các cột Ngày chứng từ, số chứng từ, diễn giải, tài khoản đối ứng. Số phát sinh Nợ / Có. * Hạch toán tổng hợp. Căn cứ vào các chứng từ gốc về tiêu thụ, kế toán ghi sổ chi tiết các TK511, TK632, TK131. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết để vào Nhật ký chung. 5. Tổ chức Báo cáo tài chính kế toán: Những báo cáo được lập tại Công ty gồm có: * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : mẫu số B02 – DN ;gồm 2 phần: + Phần 1: Lãi ,Lỗ. 30
  • 31. + Phần 2: Nghĩa vụ với Nhà nước. Báo cáo này được lập vào cuối quý và cuối niên độ kế toán do kế toán tổng hợp lập * Bảng cân đối kế toán: (Mẫu số B01-DN). Báo cáo này được lập vào cuối tháng do kế toán tổng hợp lập,đây là báo cáo bên ngoài được lập dựa vào sự tổng hợp số liệu từ các phần hành khác theo quy định, Bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ quản lý thuế, cán bộ kiểm toán và các bên có nhu cầu cũng như bên quản lý của doanh nghiệp. * Quyết toán thuế GTGT. Báo cáo này được lập vào cuối niên độ kế toán do kế toán tổng hợp lập , báo cáo được lập với mục đích cung cấp số liệu cho cán bộ thuế để báo cáo với cấp trên về tình hình thuế phải nộp của doanh nghiệp. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo này được lập vào cuối tháng do kế toán thanh toán lậpvới mục đích cung cấp cho lãnh đạo về tình hình tiền tệ trong doanh nghiệp để từ đó có quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất. * Bảng phân tích tài chính doanh nghiệp Là một loại báo cáo nội bộ , căn cứ vào tình hình tài chính thực tế của công ty kế toán tổng hợp lập Bảng phân tích TCDN vào cuối mỗi tháng qua đó đánh giá một cách chính xác nhất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đưa ra những quyết định hợp lý. * Thuyết minh báo cáo tài chính Đây là báo cáo đi kèm với báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo bên ngoài với mục đích diễn giải những chi tiết chưa rõ của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thấy được phuơng pháp mà công ty áp dụng để lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy thiết kế được một hệ thống báo cáo đầy đủ và có chất lượng sẽ giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra được những quyết định kinh doanh hợp lý 31
  • 32. Phần 2: Thực trạng về kế toán Nguyên vật liệu ( NVL) – Công cụ dụng cụ ( CCDC) tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành. I. Những vấn đề chung của kế toán NVL, CCDC. 1. Nhiệm vụ của kế toán NVL- CCDC trong công ty. Trong Công ty, Kế toán NVL- CCDC là một công cụ quan trọng điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong lính vực quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Để quản lý tốt chức năng và công việc của mình thì kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cần thực hiện tốt nhiệm vụ mà công ty đã đề ra, đó là: - Tổ chức ghi chép và phản ánh tổng hợp số liệu về tính hình nhập – xuất- tồn kho vật liệu. Tính giá thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho, tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời đúng chủng loại vật liệu cho quá trình sản xuất. - Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan hợp lệ để tiến hành ghi sổ và hạch toán. - Kế toán vận dụng đúng phương pháp hạch toán ban đầu về vật liệu, công cụ dụng cụ cho hợp lý và khoa học theo đúng tài khoản quy định của Bộ tài chính và của Công ty. - Kế toán phải cung cấp đầy đủ lượng thông tinh kinh tế chính xác của từng loại NVL, CCDC cả về mặt lượng và giá trị cho các nhà quản lý và lãnh đạo Công ty. - Tính toán chính xác giá thực tế xuất kho NVL, CCDC phân bổ vật liệu theo đúng đối tượng sử dụng. - Kiểm tra việc bảo quản, dự trữ, khi phát hiện vật liệu thừa hoặc thiếu, vật liệu bị ứ đọng phải có biện pháp xử lý kịp thời . Tính toán chính xác số 32
  • 33. lượng vật liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ chính xác vật liệu đã tiêu hao và đối tượng sử dụng. - Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo chế độ nhà nước quy đinh, lập báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý điều hành và phân tích kinh tế. 2. Những quy định chung về kế toán NVL- CCDC trong Công ty. Mỗi một công ty đều đưa ta những quy định riêng của mình nhằm mục đích là để quản lý NVL- CCDC chặt chẽ, giảm được những hư hao mất mát xảy ra. Trong Công ty thì NVL, CCDC lại chiếm một tỷ trọng rất lớn khoảng 60-70% nên việc đề ra những quy định về kế toán là rất cần thiết. Vậy người quản lý về NVL- CCDC cần tuân theo những quy định sau đây. - Phải phân loại NVL- CCDC theo yêu cầu và nội dung kinh tế của Ban lãnh đạo Công ty và công tác hạch toán. - Đánh giá thực tế vật liệu, CCDC nhập- xuất- tồn kho theo quy định của Công ty. - Quản lý chặt chẽ tình hình thu mua NVL- CCDC trên các mặt số lượng, chất lượng, giá trị và thời hạn cung cấp. Quá trình thu mua vật liệu phải đảm bảo kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Phân đinh được chính xác vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất kinh doanh. - Xác định trình tự hạch toán về nhập- xuất- tồn vật tư. - Dự trữ vật liệu, CCDC hợp lý và tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm. - Tổ chức bảo quản vật liệu, CCDC trong kho cũng như đang trên đường vận chuyển nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra. 3. Phân loại và đánh giá NVL- CCDC trong Công ty. 3.1. Phân loại. Do tính chất ngành nghề của công ty là thuộc về xây dựng giao thông nên NVL, CCDC gồm rất nhiều chủng loại như: Sắt, thép, đá, cát, xi 33
  • 34. măng… các sản phẩm này đều có những tính năng lý hoá khác nhau, có mục đích sử dụng là khác nhau. Do đó việc phân loại các NVL, CCDC là rất quan trọng đối người quản lý nó. Vì vậy để thuận tiện cần phân loại như sau: - Về Nguyên vật liệu gồm có: + Nguyên vật liệu chính: Là những thứ NVL, khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ là thành phần chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm như: Sắt thép, xi măng, cát, đá… + Vật liệu phụ; Là những sản phẩm khi tham gia vào quá trình sản xuất không tạo nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng phụ là làm tăng chất lượng giá trị của sản phẩm như: Nhựa thông, sơn chống rỉ, que hàn… + Nhiên liệu như: Xăng, dầu, than, củi… + Vật kết cấu: Là những bộ phận của sản phẩm trong công ty bao gồm: Vật kết cấu bê tông đúc sẵn… Căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu chia thành: + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo săn phẩm. + Vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. - Phân loại công cụ dụng cụ: Trong Công ty các loại công cụ dụng cụ được chia thanh: + Dụng cụ đồ nghề: Máy khoan, may đầm, xẻng, bàn là… + Dụng cụ quản lý: Máy tính, giấy bút… + Dụng cụ khác: Gỗ cốp pha, quần áo bảo hộ lao động… 3.2. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty. Để thuận tiện cho việc quản lý NVL, CCDC Công ty đã thực hiện việc đánh giá NVL, CCDC theo giá thực tế. - Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: 34
  • 35. Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành đã áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Giá thực tế vật liệu nhập kho do mua ngoài được tính theo công thức: Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua theo hoá đơn (chưa có thuế GTGT) + Các chi phí thu mua - Các khoản giảm trừ + Thuế nhập khẩu (nếu có) - Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: Tại Công ty giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo phương pháp: Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ để hạch toán. Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Số lượng vật liệu xuất dùng x Giá đơn vị bình quân Phương pháp này nó phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Căn cứ vào từng công trình đã được giao khoán vật liệu sẽ được xuất ra và đưa vào sản xuất. Phương pháp này có thể giúp cho công việc của người kế toán đơn giản hơn, nhưng độ chính xác vẫn chưa được cao, người kế toán vật tư bị dồn vào cuối tháng, ảnh hưởng tới công tác nói chung. 35
  • 36. II. Phương pháp kế toán tổng hợp tại Công ty. 1. Phương pháp kế toán nhập NVL, CCDC 1.1. Khi hàng và hoá đơn cùng về. - Khi hàng về đủ nhập kho khi đó kế toán tiến hành ghi; Nợ TK “152”: Nguyên vật liệu NợTK “153”: Công cụ dụng cụ Nợ TK “1331”: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK “111, 112, 331…”: Tổng giá thanh toán. - Khi hàng về mà số lượng lại bị thiếu so với hoá đơn: Nếu phát hiện được nguyên nhân thiếu kế toán ghi: Nợ TK “ 138” (1381) : Tài khoản thiếu chờ xử lý. Có TK 111,112,331…: Tổng giá hàng bị thiếu. Nếu phát hiện được nguyên nhân kế toán ghi: Nợ TK 627, 821, 1388 Có TK 138 (1381) - Khi hàng về mà kiểm thấy thừa nhưng doanh nghiệp vẫn quyết định nhập kho thì kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111,112,331…: Tổng giá thanh toán 1.2. Khi hàng đã về mà hoá đơn chưa về: Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ: “ Hàng về hoá đơn chưa về” Nếu cuối tháng hoá đơn chưa về kế toán dùng giá tạm tính để ghi sổ: Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khâu trừ Có TK 331: Giá tạm tính. Sang tháng sau khi hoá đơn về nếu giá hoá đơn khác giá tạm tính thì kế toán phải điều chỉnh lại cho phù hợp. 36
  • 37. 1.3. Khi hoá đơn về trước hàng chưa về. Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi trên đường” Nếu cuối tháng mà hàng vẫn chưa về nhập kho thì căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi: Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường. Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán. Nếu có phát sinh chi phí thu mua kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331..: Tổng giá thanh toán. 2. Phương pháp kế toán xuất vật liệu. - Xuất vật tư dùng cho chế tạo sản phẩm. Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Có TK 152: Nguyên vật liệu. - Vật tư xuất dùng cho các bộ phận sử dụng. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 153 :nguyên liệu sản xuất - Xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất - Đối với công cụ dụng cụ phân bổ một lần: là những công cụ dụng cụ xuất dùng đều đặn hàng tháng, giá trị nhỏ: Nợ Tk 627(3):Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641(3): Chi phí bán hàng Nợ TK642(3): Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 153: Công cụ dụng cụ. 37
  • 38. + Đối với công cụ dụng cụ phân bổ dần: là những công cụ dụng cụ có giá trị lớn thời gian sử dụng dài xuất dùng không đèu đặn giữa các tháng kế toán sử dụng tài khoản 142 – “Chi phí trả trước” để theo dõi giá trị công cụdụng cụ xuất dùng: Mức phân bổ = Giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng công cụ dụng cụ Số lần phân bổ Xuất công cụ dụng cụ can cứ vào phiếu xuất kế toán tính giá thực tế xuất, kế toán ghi: Nợ TK 142: Chi phí trả trước Có TK 153: Công cụ dụng cụ. Bên cạnh đó kế toán phân bổ gí trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo mức độ phân bổ. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 142 : Chi phí trả trước. Khi báo hỏng công cụ dụng cụ kế toán phân bổ nốt gía trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất theo công thức: Nợ TK 627 Nợ TK 641: Nợ TK 642: Có TK 153: Công thức: Số phân bổ nốt Giá trị thực tế CCDC báo hỏng - Gía trị phế liệu thu hồi Tiền bồi thường vật chất (nếu có)Số lần phân bổ 38
  • 39. Khi phân bổ nốt gía trị còn lại kế toán ghi: Nợ TK 152, 1388 Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 142: Chi phí ttả trước. III. Phương pháp kế toán chi tiết tại Công ty. 1. Kế toán nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, người điều hành công việc sẽ giao công việc đến từng bộ phận, từng xưởng đội…Người được giao việc là mua các vật tư để phục vụ cho hợp đồng tới làm giấy đề nghị tạm ứng gửi lên phòng tài chính. Kế toán theo giấy đề nghị tạm ứng được phê duyệt của Giám đốc xuất tiền tạm ứng. Giấy đề nghị tạm ứng Số 11 Ngày 01 tháng 01 năm 2006 Kính gửi: Giám đốc Công ty CP giao thông Long Thành Tên tôi là: Nguyễn Thế Cường Địa chỉ: Trưởng phòng kế hoạch vật tư Công ty CPXDGT Long Thành Đề nghị ông Giám đốc cho tạm ứng số tiền 512 .031.700 đồng Viết bằng chữ (Năm trăm mười hai triệu không trăm ba mươi mốt ngàn bảy trăm ngàn đồng chẵn). Lý do tạm ứng: Mua vật tư để phục vụ cho việc thi công công trình theo hợp đồng số 15 Theo phiếu giao việc số 10 ngày 01/ 01/02006 Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận ( Ký, họ tên) Người đề nghị tạm ứng ( Ký, họ tên) 39
  • 40. Sau khi được giám đốc phê duyệt phòng tài chính kế toán làm phiếu chi tạm ứng. Phiếu chi Ngày 2 tháng 01 năm 2006 Quyển số Số 9 Mẫu số 02- TT/BB QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Nợ TK 141 Có TK 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thế Cường Địa chỉ:Trưởng phòng thiết bị vật tư công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành Lý do chi: Chi tạm ứng mua vật Số tiền: 5122.031.700 đồng Kèm theo một chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền( Viết bằng chữ):( Năm trăm mươi hai triệu không trăm ba mươi mốt ngàn bảy trăm ngàn đồng chẵn Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Người lập phiếu ( Ký, họ tên) Thủ quỹ ( Ký, họ tên) Người nhận ( Ký, họ tên) Khi nhận được tiền tạm ứng, giấy uỷ nhiệm chi và các chứng từ khác có liên quan, phòng vật tư sẽ tiến hành mua vật tư về Công ty cùng với hoá đơn bán hàng do đơn vị bán hàng giao cho 40
  • 41. Khi vật liệu, công cụ dụng cụ mua về phải qua kiểm tra chất lượng vật tư hàng hoá, xác nhận đạt yêu cầu sẽ nhập kho vật tư. Hàng ngày khi nhập kho vật tư thủ kho làm thủ tục nhập kho, đối chiếu với phiếu nhập kho. Phiếu được lập thành 3 liên: - 1 liên thủ kho lưu lại làm căn cứ ghi vào thẻ kho. - 1 liên chuyển lên phòng kinh doanh. - 1 liên người nhập vật tư mang nộp cho phòng ké toán để ghi sổ. 41 Đơn vị: Cửa hàng Hoá đơn bán hàng Mẫu số 01A – BH Xăng dầu Thuỵ Phương (Hoá đơn GTGT) Tây Hồ – HN Liên 2(giao cho khách hàng) BE/99B Ngày 03 tháng 01 năm 2006 Số 10 Hộ và tên người mua hàng: Anh Nguyễn Thế Cường Đơn vị: Trưởng phòng thiết bị vật tư công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành Địa điểm giao hàng: Giao hàng trên phương tiện người mua tại kho cửa hàng Xằng, dầu Thuỵ Phương – Tây Hồ – Hà Nội Hình thức thanh toán: Tiền mặt Đơn vị tính: Đồng STT Tên hàng hoá,dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Dầu Diezen Lít 200 3.755 751.000 2 Dầu HD 40 Lít 183 11.000 2.013.000 Cộng 3.764.000 Số tiền viết bắng chữ: Ba triệu bảy trăm sáu mươi bốn nghìn đồng chẵn. Người mua hàng người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  • 42. Ngày 2/1 Anh Nguyễn Thế Cường mua dầu Diezen và dầu HD 40 của cửa hàng xăng dầu – Thuỵ Phương – Tây Hồ – HN. Theo hoá đơn GTGT số 10 cùng giấy đã nhập kho theo phiếu nhập kho số 01. Giá bán chưa có thuế GTGT là 3.764.000 (trong dầu Diezen là: 751.000; dầu HD 40 là: 2.013.000) thuế GTGT là 10% đã thanh toán bằng tiền mặt tổng số tiền là 4.140.400 đồng. Đơn vị: Công ty CPXD Mã số: 02 - VT GT Long Thành QĐ số 1141- TC/CĐKT PHIẾU NHẬP KHO Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC Ngày 03 tháng 01 năm 2006 Số 01 Nợ TK 152 Có 111 Họ và tên người giao hàng: Vũ Quốc Đoàn Theo hợp đồng số 8761 ngày 02/01/2006. Nhập tại kho: Anh Nguyễn Thế Cường- Công ty CPXD giao thông Long Thành STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số ĐV T Số lượng Đơn giá Thành tiềnTheo C.từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 Dầu điezen lít 200 200 3.755 751.000 Dầu HD 40 Lít 183 183 11.000 2.013.000 Thuế suất thuế GTGT 10% 376.400 Cộng 4.140.400 Tổng số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu một trăm bốn mươi nghìn đồng bốn trăm đồng chẵn. Nhập ngày 03 tháng 01 năm 2006. Thủ trưởng Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người giao Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Khi người giao nộp phiếu nhập kho cho phòng kế toán, kế toán tiến hành định khoản 42
  • 43. Nợ TK (1523) : 3.764.000 (Dầu Diezen): 751.000 (Dầu HD 40): 2.013.000 Nợ TK(133) : 376.400 Có TK(111) : 4.140.400 2.Ngày04/01/2006 Anh Hùng thuộc phòng vật tư thiết bị của công ty mua vật liệu chính; cát vàng 120 m3 ( giá: 30.480đ)và đá xanh 1x2 là 221,6 m3 ( giá: 102.000đ)theo hoá đơn GTGT số 11 và phiếu nhập kho số 02 cùng ngày đã nhâp kho đủ. Giá mua chưa có thuế GTGT là: 26.260.800 (trong đó: cát vàng là 3.657.600 đồng, đá xanh 1x2 là 22.603.200 đồng) thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 152(1521): 26.260.800 (Cát vàng): 3.657.600. (Đá xanh): 22.603.200 Nợ TK 133 : 2.626.080 Có TK 111: 28.886.880 3.Ngày 05/01/2006 phiếu chi tiền mặt số 10 mua công cụ dụng cụ đã nhập kho theo phiếu nhập kho số 03. Theo hoá đơn GTGT số 13 giá mua chưa có thuế là 1.725.000 đồng(Trong đó: Quần áo bảo hộ lao động10 bộ thành tiền 650.000 đồng, giầy vải 11 đôi thành tiền 165.000 đồng, găng tay vải 300 đôi thành tiền 900.000 đồng. Khẩu trang 100 cái thành tiền 100.000 đồng). Thuế GTGT 10% Nợ Tk 153: 1.725.000 (Quần áo): 650.000 (Giày vải): 165.000 (Gang tay): 900.000 (Khẩu trang): 100.000 Nợ TK 133: 172.500 43
  • 44. Có TK 111: 1.897.500 4. Ngày 06/1/2006 xí nghiệp mua thép của đại lý thép số 05 – công ty Thép Thái Nguyên -chi nhánh tại Hà Nội đã nhập kho số 04 theo hóa đơn GTGT số 52 giá mua chưa có thuế 339.006.650 đồng (trong đó: Thép ∅6 : 70.000 kg thành tiền là: 326.970.000 đồng Thép ∅10A1: 1.000 kg thành tiền là 4.380.000 đồng, Thép ∅ 14A2 số lượng 500 kg thành tiền là 2.272.850 đồng, thép ∅14 A3 400kg thành tiền : 2.553.600 đồng, thép ∅12A3 600Kg thành tiền là 2.830.200) Thuế suất thuế GTGT 10%. Đã thanh toán bằng tiền mặt Nợ TK 152 (1521): 339.006.650 Nợ TK 133 : 33.900.665 Có TK 111 : 372.907.315 5. Ngày 7/1/2006 nhận được giấy báo nợ của ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây số 101 chuyển trả tiền mua xi măng PC 40 Bút sơn theo giấy uỷ nhiệm chi số 14. Xi măng đã nhập kho đủ 120.000 kg theo phiếu nhập kho số 05 cùng ngày. Theo hoá đơn GTGT giá mua chưa có thuế 85.800.000 đồng, thuế suất GTGT là 10% Nợ TK 152 (1521): 85.800.000 Nợ TK 133 : 8.580.000 Có TK 111 : 94.380.000 6. Ngày 8/1/2006 Công ty Thành Long mua gỗ cốt pha của công ty thiết bị vật tư và dịch vụ Hà nội đã nhập kho số 06 theo hoá đơn GTGT số 68. Giá mua chưa có thuế GTGT là 18.600.000 đồng (Số lượng 30m3 ) thuế GTGT 10%. Chưa thanh toán tiền cho người bán. Nợ TK 153 : 18.600.000 Nợ TK 133 : 1.860.000 Có TK 331 : 20.460.000 2. Kế toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại kho của công ty 44
  • 45. Do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựg giao thông Long Thành. Khi phòng kế hoạch vật tư nhận được phiếu giao việc (Giao khoán) sẽ làm thủ tục xin lĩnh vật tư theo đơn đặt hàng. Phòng vật tư sẽ căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư để lập ra phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho dùng để theo dõi chặt chẽ lượng vật tư xuất kho cho các đối tượng sử dụng trong đơn vị. Cứ định kỳ 2 đến 3 ngày thủ kho gửi phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ cho phòng kế toán. Nguyên vật liệu xuất dùng cho thi công công trình phần lớn là mua trong nước nên không phải mất nhiều thời gian . Vì vậy lượng nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ dự trữ trong kho rất ít. Số lượng vật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất trong công ty tính theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ. Trong công ty lượng nguyên vật liệu tồn đầu tháng: STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Dầu điezen Lít 14 3.776 52.864 2 Xi măng PC40 Bút Sơn (bao) Kg 800 628 502.400 Kế toán căn cứ vào vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, tên các phiếu nhập kho số 01 và số 05 để tính ra giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: * Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ của một số nguyên vật liệu : - Dầu Điezen: 52.864 + 751.000 = 3.756,4 đồng / lít 14 Lít + 200 Lít - Xi măng PC 40 Bút Sơn (bao) 502.400 + 85.800.000 = 714,4 đồng /kg 800kg + 120.000kg 45
  • 46. 1. Ngày 5/01/2006 Xuất kho 100 m3 cát vàng; 221.6 m3 , đá xanh 1x2 dùng cho sản xuất sản phẩm để phục vụ công trình theo hợp đồng số 15.Theo phiếu xuất kho số 16. Tổng giá trị 52.053.600 đồng. Kế toán ghi sổ: Nợ TK 621 (PXTH): 52.053.600 Có TK 152 (1521):52.053.600 Cát vàng: 7.010.400 Đá xanh: 45.053.200 Kế toán ghi sổ: Nợ TK 621: 25.651.200 Có TK 152 (1521) : 25.651.200 Cát vàng : 3.048.000 46 Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành : 02 - VT QĐ số 1141- TC/CĐKT PHIẾU XUẤT KHO Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC (Kiêm vận chuyển nội bộ) Số 02 - Quyển số Ngày 05 tháng 01 năm 2006 Nợ TK 621 Liên 2:Dùng để vạn chuyển Có TK 152 (1521) Căn cứ vào lệnh điều động số 13 ngày 5/1/2005 Của Công ty CPXDGT Long Thành Họ và tên người vận chuyển:Anh Phương Hợp đồng số Phương tiện vận chuyển: Xuất tại kho: Vật tư Anh Cường Nhập tại kho: Chị Lan Phân xưởng tạo hình Đơn vị tính: đồng S T T Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số ĐV T Số lượng Đơn giá Thành tiềnYêu cầu Thực lĩnh A B C D 1 2 3 4 1 Cát vàng m3 100 100 30.480 3.048.000 2 Đá xanh 1x2 m3 221.6 221,6 102.000 22.603.200 Cộng 25.651.200 Tổng số tiền viết bằng chữ: Năm mươi năm triệu đồng sáu trăm năm mươi mốt nghìn hai trăm đồng chẵn. Thủ trưởng Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên)
  • 47. Đá xanh : 22.603.200 2. Ngày 5/1/2006 xuất 210 lít dầu điêzen tổng gía trị xuất 788.844 đồng trong đó: xuất dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng tạo hình 80 lít số tiền: 300.512 đồng; xuất dùng cho đội cẩu hàng ở xí nghiệp 60lít số tiền 225.384 đồng; xuất dùng 40 lít cho bộ phận quản lý doanh nghiệp giá trị xuất 150.256 đồng; xuất dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng sắt 30 lít giá trị 112.692 đồng theo phiếu xuất kho số 17 ngày 5/1/2006. Kế toán ghi sổ: Nợ TK 627: 413.204 PXTH: 300.512 PX sắt: 112.692 Nợ TK 641: 225.384 Nợ TK 642: 150.256 Có TK 153: 788.844 3. Ngày 7/1/2006 phòng vật tư xuất vật liệu cho phân xưởng sắt theo phiếu xuất kho số 18 ngày 7/1/2005 tổng giá trị xuất là 335.820.150 đồng: trong đó thép phi 6 là 70.000 kg giá trị xuất 326.970.000 đồng; thép phi 10A1 800 kg giá trị xuất 3.504.000 đồng; thép phi 12 A3 450 kg giá trị xuất 2.122.650 đồng; Thép phi 14A2 400 kg giá trị xuất 1.824.000 đồng; thép phi 14A3 300 kg giá trị xuất 1.399.500 đồng. Kế toán ghi. Nợ TK 621 (PXsắt) : 335.820.150 Có TK 152 (1521) : 335.820.150 4. Ngày 8/1/2006 xuất xi măng PC 40 Bút Sơn bao cho phân xưởng tạo hình dùng để sản xuất sản phẩm; theo phiếu xuất kho số 19 ngày 8/1/2005 số lượng 100.000 kg giá trị xuất 72.728.000 đồng. Kế toán định khoản Nợ TK 621 (PXTH) : 72.728.000 Có TK 152 (1521) : 72.728.000 47
  • 48. 5. Ngày10/1/2006 xuất công cụ dụng cụ phục vụ các phân xưởng sản xuất theo phiếu xuất kho số 20 ngày 10/01/2005 giá trị xuất loại phân bổ 1 lần Xuất dùng ở phân xưởng tạo hình: 5 bộ quần áo BHLĐ số tiền 325.000 đồng, 7 đôi giày vải số tiền 105.000 đồng, găng tay vải 200 đôi giá trị xuất 600.000 đồng. Xuất dùng ở phân xưởng sắt: 3 bộ quần áo BHLĐ giá trị xuất 195.000 đồng. 4 đôi giày vải giá trị xuất 60.000 đồng, 80 đôi găng tay vải giá trị xuất 240.000 đồng. Kế toán ghi: Nợ TK 627 : 1.525.000 PXTH : 1.030.000 PX sắt : 195.000 Có TK 153 : 1.525.000 6. Ngày 12/01/2006 xuất vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất theo phiếu xuất kho số 23 ngày 12 tháng 1 năm 2002 - Xuất 150 lít dầu HD 40 dùng cho đội cầu hàng, trị giá xuất là 1.650.000 đồng sản xuất để phục vụ công trình. Nợ TK 641: 1.650.000 Có TK 152: 1.650.000 - Xuất 30 m3 gỗ cốp pha phân bổ 2 lần giá trị xuất 18.600.000 đồng dùng ở phân xưởng tạo hình. Kế toán ghi. a. Nợ TK 142: 18.600.000 Có TK 152 : 18.600.000 b. Nợ TK 627: 9.300.000 Có TK 142: 9.300.000 c. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ Vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những loại tài sản cần phải được hạch toán chi tiết cả về mặt gía trị và hiện vật và phải hạch toán chi 48
  • 49. tiết theo từng loại, nhóm, thứ... và phải được tiến hành đồng thời cả ở kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho. Công ty cổ phần xây dựng Hà Nội đã tổ chức hệ thống chứng từ, mở sổ kế toán chi tiết và vận dụng kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song. Tại kho: hàng ngày thủ kho văn cứ vào chứng từ nhập, xuất rồi ghi số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Thẻ kho được thủ kho sắp xếp theo từng loại, từng nhóm vật liệu để tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho ghi trên thẻ kho với số vật liệu tồn kho thực tế hàng ngày, sau đó thủ kho chuyển những chứng từ nhập xuất cho phòng kế toán. 49
  • 50. Thẻ kho 50 Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT QĐ số 1141- TC/CĐKT THẺ KHO Ngày 1 - 12 - 1997 của BTC Ngày lập thẻ 1/1/2005 Tờ số: 01 Tên kho vật tư: Kho anh Cường Số tờ: 01 Tên vật liệu: dầu điezen Mã số: 1520 Đơn vị tính: lít Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất 1/1 Tồn đầu tháng 14 3/01 01 3/1 Nhập kho 200 5/01 17 5/1 Xuất kho 210 Cộng PS 200 210 Tồn cuối tháng 4
  • 51. 51 Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT QĐ số 1141- TC/CĐKT THẺ KHO Ngày 1 - 12 - 1997 của BTC Ngày lập thẻ 1/1/2005 Tờ số: 02 Tên kho vật tư: Kho anh Cường Số tờ: 01 Tên vật liệu: dầu HD40 Mã số: 1521 Đơn vị tính: lít Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất 1/1 Tồn đầu tháng - 3/1 01 3/1 Nhập kho 183 Xuất kho 150 Cộng PS 183 150 Tồn cuối tháng 33
  • 52. 52 Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT QĐ số 1141- TC/CĐKT THẺ KHO Ngày 1 - 12 - 1997 của BTC Ngày lập thẻ 1/1/2005 Tờ số: 01 Tên kho vật tư: Kho anh Cường Số tờ: 03 Tên vật liệu: Cát vàng Mã số: 1522 Đơn vị tính: m3 Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất 1/1 Tồn đầu tháng - 4/1 02 4/1 Nhập kho 120 5/1 16 5/1 Xuất kho 100 Cộng PS 120 100 Tồn cuối tháng 20
  • 53. 53 Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT QĐ số 1141- TC/CĐKT THẺ KHO Ngày 1 - 12 - 1997 của BTC Ngày lập thẻ 1/1/2005 Tờ số: 04 Tên kho vật tư: Kho anh Bảo Số tờ: 01 Tên vật liệu: Xi măng PC40 Mã số: 1523 Đơn vị tính: kg Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất 1/1 Tồn đầu tháng 800 7/1 05 7/1 Nhập kho 120.000 8/1 19 8/1 Xuất kho 100.000 Cộng PS 120.000 100.000 Tồn cuối tháng 20.800
  • 54. 54 Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Mã số: 06 - VT QĐ số 1141- TC/CĐKT THẺ KHO Ngày 1 - 12 – 199 của BTC Ngày lập thẻ 1/1/2005 Tờ số: 05 Tên kho vật tư: Kho anh Cường Số tờ: 01 Tên vật liệu: Thép Mã số: 1524 Đơn vị tính: lít Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất 1/1 Thép ∅6 Tồn đầu tháng 6/1 04 Nhập kho 70.000 7/1 18 7/1 Xuất kho 70.000 Cộng PS 70.000 70.000 Tồn cuối tháng 0 1/1 Thép ∅12A1 Tồn đầu tháng 6/1 04 Nhập kho 1.000 7/1 18 7/1 Xuất kho 800 Cộng PS 1.000 800 Tồn cuối tháng 200 1/1 Thép ∅12A3 Tồn đầu tháng 6/1 04 Nhập kho 600 7/1 18 7/1 Xuất kho 450 Cộng PS 600 450 Tồn cuối tháng 150 1/1 Thép ∅14A2 Tồn đầu tháng 6/1 04 Nhập kho 500 7/1 18 7/1 Xuất kho 400 Cộng PS 500 400 Tồn cuối tháng 100 1/1 Thép ∅14A3 Tồn đầu tháng 5/1 04 Nhập kho 400 7/1 20 7/1 Xuất kho 300 Cộng PS 400 300 Tồn cuối tháng 100
  • 55. Tại phòng kế toán của Công ty, kế toán mở sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng loại đúng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Định kỳ từ 2 đến 3 ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất kế toán kiểm tra hóa đơn, tính thành tiền, phân loại chứng từ sau đó ghi vào sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. Cuối tháng kế toán vào sổ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ. + Sổ chi tiết do kế toán lập ra gồm các cột sau: - Cột chứng từ bao gồm hai cột là cột số hiệu, cột ngày tháng. - Cột diễn giải phản ánh số tồn đầu, số nhập, số xuất, số tồn cuối tháng theo nội dung nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ. - Cột ngày tháng nhập xuất - Cột nhập, xuất, tồn gồm có các cột số lượng, đơn giá, thành tiền. Mỗi phiếu nhập, phiếu xuất được ghi trên một hàng. 55
  • 56. Công ty CPXDGT Long Thành SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Tháng 1 năm 2005 Tên vật tư: Dầu điezen Tên kho: Anh Cường Mã số : 1520 Đơn vị tính: lít Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT Dư đầu tháng 1 14 3756 52.584 03 01 Nhập kho 200 3755 751.000 05 17 Xuất kho 210 3756.4 788.844 Cộng PS tháng 200 751.000 210 3756.4 788.844 Dư cuối tháng 1 4 3756.4 15.025.6 Công ty CPXDGT Long Thành 56
  • 57. SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Tháng 1 năm 2005 Tên vật tư: Dầu HD40 Tên kho: Anh Cường Mã số : 1521 Đơn vị tính: lít Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT Dư đầu tháng 1 - - 03 01 Nhập kho 183 11.000 2.013.000 12 23 Xuất kho 150 11.000 1.650.000 Cộng PS tháng 183 2.013.000 150 1.650.000 Dư cuối tháng 1 33 385.000 Công ty CPXDGT Long Thành SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Tháng 1 năm 2005 Tên vật tư: Cát vàng 57
  • 58. Tên kho: Anh Cường Mã số : 1522 Đơn vị tính: m3 Đơn vị tính: đồng Ngày Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT Dư đầu tháng 1 - - - 4/1 02 Nhập kho 120 30.480 3.657.600 5/1 16 Xuất kho 100 30.480 3.048.000 Cộng PS tháng 120 3.657.000 100 3.048.000 Dư cuối tháng 1 20 609.600 Tương tự đối với vật liệu, công cụ dụng cụ còn lại kế toán cũng vào sổ chi tiết cho từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ như trên. 58
  • 59. Công ty CPXDGT Long Thành SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tháng 1 năm 2005 TK 331 - Phải trả người cung cấp Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Thời hạn được chiết khấu Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Dư đầu tháng 1 01 Mua cốp pha chưa thanh toán cho C.ty TBVT - DV - HN 9 Giá mua chưa thuế 153 18.600.000 Thuế GTGT 133 1.860.000 Cộng PS 20.460.000 Dư cuối tháng 1 20.460.000 Do Công ty áp dụng hình thức ghi sổ theo hình thức ‘Nhật ký chung” nên ở trong công ty không sử dụng: Bảng kê nhập, xuất vật tư, bảng kê phân loại chứng từ nhập, xuất vật tư, “Sổ nhật ký chuyên dùng” Cuối tháng kế toán căn cứ từ sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán ghi cào bảng tổng hơp nhập - xuất - tồn vật tư. - Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn gồm các cột nhóm hàng như tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, tồn cuối kỳ. - Số tồn đầu kỳ là số tồn chuyển từ cuối tháng trước sang. - Số nhập là lượng nhập trên các phiếu nhập kho. - Số xuất kế toán tính số tiền từng phiếu xuất kho theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ. - Số lượng tồn cuối kỳ là số lượng giá trị vật liệu tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ – xuất trong kỳ. 59
  • 60. Mỗi loại vật liệu, công cụ dụng cụ nhập - xuất - tồn được ghi vào một hàng sau đó cộng dồn từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư Tháng 1 năm 2001 Đơn vị tính: đồng Nhóm hàng Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ * TK 1521 502.400 473.506.850 391.055.350 82.953.550 - Cát vàng 3.657.000 3.048.000 609.000 - Đá xanh 45.043.200 45.043.200 - - Thép ∅6 326.970.000 326.970.000 - - Thép ∅10A1 4.380.000 3.504.000 876.000 - Thép ∅12A3 2.830.200 2.122.650 707.550 - Thép ∅14A2 2.272.850 1.824.000 448.850 - Thép ∅14A3 2.553.600 1.399.500 1.154.100 Ximăng PC 40 502.400 85.800.000 7.144.000 79.158.400 * TK 1523 52.584 2.764.000 2.438.844 400.025,6 - Dầu Điêzen 52.584 751.000 788.844 15.025,6 - Dâu HD40 2.013.000 1.650.000 385.000 * TK 153 20.415.000 20.125.000 290.000 - Quần áo BHLĐ 650.000 520.000 130.000 - Giầy vải 165.000 165.000 - - Găng tay vải 900.000 840.000 60.000 - Khẩu trang 100.000 - 100.000 - Gỗ cốp pha 18.600.000 18.600.000 _ * Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư và sổ chi tiết vật tư để lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ. Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bổ gồm: - Cột: Tên bộ phận - Cột tài khoản, cột đơn vị. - Cột tồn đầu là số vật liệu sử dụng không hết để lại cuối tháng trước chuyển sang đầu tháng này. 60
  • 61. - Cột lĩnh trong kỳ là số vật liệu xuất dùng sử dụng trong kỳ cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Cột tồn cuối kỳ là số vật liệu cuối kỳ sử dụng không hết để lại các bộ phận của công ty - Cột vật liệu sử dụng gồm: Cột thực tế và cột quyết toán. - Cột số báo có: phản ánh số vật liệu thực tế đã xuất dùng trong tháng. - Mỗi loại vật liệu sử dụng cho đối tượng nào được ghi trên một hàng. 61
  • 62. Đơn vị: Công ty CPXDGT Long Thành Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 1 năm 2002 Tên các bộ phận TK ĐƯ ĐVT Tồn đầu kỳ Lĩnh trong kỳ Tồn cuối kỳ Vật liệu sử dụng Số báo có Thực tế Quyết toán I. Phân xưởng tạo hình - Vật liệu chính 621 172.563.730 - Nhiên liệu 627 375.500 - Công cụ dụng cụ 627 1.186.600 II. Phân xưởng II - Vật liệu chính 621 431.748.800 - Vật liệu phụ 627 2.250.000 - Nhiên liệu 627 187.750 - Công cụ dụng cụ 627 12.981.000 III. Bộ phận bán hàng 641 - Nhiên liệu 2.537.950 IV. Bộ phận QLDN 642 - Nhiên liệu 262.850 V. Chi phí trả trước 142 - Công cụ dụng cụ 24.800.000 62
  • 63. * Hàng ngày kế toan căn cứ vào phiếu nhập, phiéu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để ghi vào sổ nhật ký chung. Nội dung và kết cấu của sổ nhật ký chung bao gồm: - Cột chứng từ, cột ngày tháng. - Cột nội dung: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ trên các phiếu nhập, phiếu xuất. - Cột Tài khoản đối ứng phản ánh số nợ , số có. - Cột số phát sinh phản ánh giá trị nợ. Có. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một ngày được ghi trên một dòng sau đó cuối ngày cộng dồn. Sổ sổ nhật ký chung Tháng 1 năm 2006 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 01 3/1 Mua nhiên liệu của cửa hàng xăng dầu Thuỵ Phương - Tây Hồ - Hà Nội đã thanh toán = TM 152 133 111 3.764.000 376.400 4.140.000 02 4/1 Mua vật liệu chính ( cát vàng, đá xanh) đã thanh toán bằng TM 1522 133 111 48.700.200 4.870.020 53.570.220 03 5/1 Mua công cụ dụng cụ bao gồm: Quần áo BHLĐ, giầy vải, găng tay vải, khẩu trang ... trả = TM 153 133 111 1.725.000 172.500 1.897.500 16 05/1 Xuất vật liệu chính (cát vàng, đá xanh) cho sản xuất sản phẩm 621 152 25.651.200 25.651.200 04 6/1 Mua thép của đại lý thép Thái Nguyên bao gồm thép ∅6, thép ∅10A1, thép ∅12A3 ... trả = TM 152 133 111 339.006.650 33.900.665 372.907.315 63
  • 64. 17 5/1 Xuất dầu điezen phục vụ các bộ phận 627 641 642 1523 413.204 228.384 262.850 778.844 05 7/1 Trả tiền mua nguyên vật liệu (Xi măng PC 40) bằng tiền gửi ngân hàng 152 133 112 85.800.000 8.580.000 94.380.000 18 7/1 Xuất thép dùng sản xuất sản phẩm ở phân xưởng sắt 621 152 335.820.150 335.820.150 19 8/1 Xuất xi măng PC40 để sản xuất sản phẩm ở PX tạo hình 621 152 72.728.000 72.728.000 06 8/1 Mua cốp pha chưa thanh toán cho người bán 153 133 331 18.600.000 1.860.000 20.460.000 22 11/1 Xuất công cụ dụng cụ cho các phân xưởng 627 152 1.650.000 1.650.000 Xuất công cụ dụng cụ loại phân bổ 50% 142 152 24.800.000 24.800.000 Số phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này 627 142 9.300.000 9.300.000 64
  • 65. Kế toán căn cứ từ sổ sổ nhật ký chung cuối tháng ghi vào sổ cái của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Nội dung và kết cấu của sổ cái. Sổ cái gồm các cột. - Cột ngày thàng ghi sổ. - Cột nhật ký chung gồm cột số cột số hiệu và cột ngày tháng. - Cột nội dung: phản ánh số dư đầu kỳ, nhập, xuất trong kỳ, dư cuối kỳ - Cột tài khoản đối ứng: Phản ánh tài khoản liên quan đến TK 153, 152. - Cột số tiền phản ánh số nợ có và các cột tài khoản cấp 2 (nếu có) . - Số dư đầu tháng là chuyển số dư cuối tháng trước sang. - Số phát sinh trong tháng phản ánh tình hình nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, - Số dư cuối kỳ : bằng số dư đầu kỳ + nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ. 65
  • 66. Phần 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành. I. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty nói chung và công tác về Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ nói riêng tại Công ty. 1. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty nói chung. Qua một thời gian thực tập tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty Long Thành, nhìn chung các chứng từ kế toán trong Công ty là đầy đủ và đảm bảo tính hợp lý, đúng với chế độ do Nhà nước ban hành. Công tác ghi chép và luân chuyển chúng từ là kịp thời giúp cho kế toán có được số liệu để phản ánh chính xác tình hình phát sinh trong Công ty. Vì vậy sử dụng hình thức kế toán sổ “ Nhật ký chung ” là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Công ty. Công ty áp dụng hình thức này nên cũng hạn chế được những sổ sách không cần thiết , giảm được khối lượng ghi chép giúp công tác kế toán tổng hợp cuối tháng nhanh gọn, không bị trùng lặp. Trong Công ty luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất từ giám đốc, kế toán trưởng tới các nhân viên các đội giúp công tác kế toán được thuận lợi rất nhiều. Tổ chức kế toán như hiện nay cũng đảm bảo việc phối hợp nhịp nhàng giữa phòng kế toán với các phòng chức năng khác trong Công ty.Các nguyên tắc về quản lý tài sản như: Nhập- xuất- tồn vật tư, thu chi tiền mặt…đều được thực hiện khá chặt chẽ. Điều này một mặt giúp cho việc quản lý và bảo vệ tài sản của Công ty được tốt, mặt khác thuận tiện cho công tác ghi chép kế toán mà vẫn đảm bảo tốt cho các hoạt động thi công của công trình được diễn ra liên tục, thông suốt. 2. Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty. Nhìn chung công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành được tổ chức một cách có quy mô, thống nhất hạch toán hợp lý phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. 66