SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 115
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, để tồn tại và phát
triển, ngân hàng cần có những phương án kinh doanh đạt hiệu quả, vì vậy an toàn
trong hoạt động tín dụng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không
chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới.
Trong hoạt động tín dụng, bảo lãnh thanh toán là một mảng có khả năng phát
triển mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, vì cũng là một hình thức tín dụng nên rủi ro
trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân hàng là điều không tránh khỏi, do đó
vấn đề đặt ra là làm sao có thể hạn chế rủi ro luôn được ngân hàng quan tâm trong
suốt quá trình hoạt động của mình.
Trong thời gian qua đã có nhiều Quyết định, Nghị định, Thông tư được ban hành,
hướng dẫn về bảo lãnh ngân hàng và bảo đảm bằng tài sản, đáp ứng được sự mong
đợi của các Ngân hàng trong quá trình thẩm định tài sản đảm bảo, góp phần hạn chế
rủi ro trong bảo lãnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bảo lãnh có đảm bảo bằng
tài sản thế chấp, đã lộ ra một số yếu kém ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thẩm
định mà cần được khắc phục.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đã quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng
thẩm định hồ sơ bảo lãnh thanh toán bằng hình thức thế chấp tài sản đối với khách
hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Giảng Võ, ngân hàng thương mại
cổ phần Phương Nam” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đề cập đến một số lý luận cơ bản về thẩm định hồ sơ bảo lãnh bằng tài
sản thế chấp trong ngân hàng, vai trò của tài sản đảm bảo trong hoạt động ngân
hàng, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định hồ sơ bảo lãnh bằng tài
sản đảm bảo đồng thời nêu ra được những khó khăn hạn chế còn tồn tại tại chi
nhánh Giảng Võ. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng nghiệp vụ thẩm định hồ sơ tại chi nhánh Giảng Võ, ngân hàng thương mại cổ
2
phần Phương Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ thẩm định hồ sơ bảo lãnh có tài sản đảm
bảo, thực trạng thẩm định hồ sơ va nguyên ngân dẫn đến thực trạng đó tại chi nhánh
Giảng Võ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống
kê, so sánh, phương pháp suy luận logic cùng với phương pháp khảo sát thực tiễn.
5. Kết cấu khóa luận
Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định hồ sơ trong bảo lãnh thanh toán
đối với khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh
thanh toán đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ
phần Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ, Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong
bảo lãnh thanh toán đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương
mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ, Hà Nội
Thang Long University Library
3
LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn tháng thực hiện, vận dụng những kiến thức đã học được và cúng học
được thêm nhiều điều, hiện tại luận văn tốt nghiệp cũng đã hoàn thành. Để có được
kết quả này, không chỉ có công sức của riêng em, mà còn có sự hỗ trợ hết mình từ
phía gia đình, thầy cô và bạn bè. Chính vì vậy mà không thể thiếu những lời cảm ơn
chân thành đến những người “bạn đồng hành” đáng ký này.
Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến những người thân yêu trong gia đình mình,
những người đã, đang và sẽ luôn ủng hộ em.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy, người đã trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng trường
Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức tạo nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận của em và là hành trang quý báu giúp em vững bước trong
tương lai.
Em chân thành cảm ơn ban Giám đốc, các cô chú anh chị làm việc tại ngân hàng
thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ đã cho phép và tạo điều kiện
thuận lợi để em được thực tập tại ngân hàng.
Lời cảm ơn cuối cùng giành cho những người bạn đáng quý đã cùng em vượt qua
những khó khăn, luôn sẻ chia những kiến thức trong học tập, những vui buồn trong
cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thanh Huyền
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ THẾ CHẤP
TÀI SẢN TRONG BẢO LÃNH THANH TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.1. Khái niệm
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quan niệm của xã hội được hiểu nôm na
là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh không do Nhà Nước làm chủ và điều
hành. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã có Luật Doanh nghiệp năm 2005 và
Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 bao gồm các khái niệm, quy định về
Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, nhưng lại không đề
cập cụ thể về doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mặc dù đây là hai văn bản có vai
trò “kim chỉ nam” làm cơ sở pháp lý về việc định nghĩa, phân loại doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước số 14/2003/QH11 do Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành, tại điều 1 chương I có nêu ra khái
niệm doanh nghiệp Nhà Nước :” Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà
nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức
dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”.
Có thể thấy rằng sự khác biệt lớn nhất giữa “quốc doanh” và “ngoài quốc doanh”
là: chủ sở hữu nếu đối chiếu giữa nội dung của khái niệm trên với cách hiểu
thường thấy về doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hơn nữa có một chi tiết dễ dàng
được nhận ra: doanh nghiệp quốc doanh có chủ sở hữu là Nhà nước còn “ngoài
quốc doanh” thì ngược lại, chủ sở hữu không phải Nhà nước. Do đó, có thể rút ra
được một khái niệm tương đối về doanh nghiệp ngoài quốc doanh như sau:
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổ chức kinh tế do một hay nhiều cá nhân
và/hoặc tổ chức tư nhân làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn
góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Ngày nay, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vị thế quan trọng trong cơ cấu
nền kinh tế và đang phát huy thế mạnh sẵn có để góp phần phát triển nền kinh tế
đất nước.
Thứ nhất là, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang đóng góp cho nền
kinh tế một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đa dạng phong phú, chất lượng
cao, tạo quỹ tiêu dùng và xuất khẩu, đẩy mạnh cạnh tranh. Lấy ví dụ về tỷ trọng
giá trị sản xuất công nghiệp: nếu như vào năm 1995, tỷ trọng giá trị sản xuất công
Thang Long University Library
5
nghiệp của khu vực nhà nước và tư nhân là 50% - 50%, thì đến năm 2010, tỷ lệ
này chỉ còn là 25% - 75%. Không những thế, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng giá
trị sản xuất công nghiệp của khu vực nhà nước đã giảm từ 29% trong giai đoạn
2001 - 2005 xuống chỉ còn chưa đến 12% trong giai đoạn 2006-2010. Trong khi
đó, đóng góp của khu vực dân doanh tăng từ 34% lên 43% trong cùng thời kỳ
(theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, thành viên nhóm chuyên gia kinh tế, Ủy ban
Kinh tế Quốc hội trong bài báo “Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế
nào?” trên Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy.vn)
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những đặc điểm về tính sở hữu cao, bộ
máy sản xuất kinh doanh rất năng động, nhạy bén, hiệu quả sản xuất kinh doanh
gắn liền mục đích vì quyền lợi của chính cá nhân mình, của gia đình, của người
thân, đó là điều kiện giúp cho kinh tế ngoài quốc doanh phát huy được mọi tiềm
năng. Mặt khác nền kinh tế thị trường sẽ hoạt động có hiệu quả mang lại lợi ích tốt
nhất cho người tiêu dùng và cho xã hội khi và chỉ khi có cạnh tranh. Có cạnh tranh
thì người sản xuất mới chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn để làm thế
nào sản phẩm mình sản xuất ra được thị trường chấp nhận và tiêu thụ được.
Thứ hai là, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cường nguồn thu cho ngân
sách nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Hiện nay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp đáng kể vào GDP và
ngân sách Nhà nước. Trong giai đoạn 2006-2010, khu vực doanh nghiệp nhà nước
chiếm 45% tổng đầu tư nhưng chỉ tạo ra 28% GDP, trong khi đó khu vực doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 28% đầu tư nhưng lại tạo ra tới 46% GDP.
Tương tự như vậy, đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước vào tăng trưởng
GDP đã giảm rất nhanh từ mức 33% trong giai đoạn 2001-2005 xuống chỉ còn
19% trong giai đoạn 2006-2010, trong khi đó đóng góp của khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tăng từ 45% lên 54% trong cùng thời kỳ. Nguyên nhân chính
của những sự thay đổi này là do tốc độ tăng GDP của khu vực doanh nghiệp Nhà
nước đã giảm từ 7,6% trong giai đoạn 2001-2005 xuống 4,0% trong giai đoạn
2006-2010, tức là chỉ bằng một nửa so với khu vực ngoài quốc doanh (theo Tiến
sỹ Vũ Thành Tự Anh, thành viên nhóm chuyên gia kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc
hội trong bài báo “Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?” trên
Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy.vn)
Về phần đóng góp cho ngân sách, khu vực kinh tế ngoài của khu vực doanh
nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng vượt trội hơn so với khu vực Nhà nước qua
một thập niên gần đây. Trong suốt 10 năm, tỷ lệ đóng góp của khu vực doanh
nghiệp Nhà nước cho ngân sách quốc gia (ngoài dầu mỏ) trung bình chưa tới chưa
6
tới 20% và ngày một giảm so với chính mình cũng như so với khu vực tư nhân
(bao gồm khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư FDI). Nếu như trong
giai đoạn 2001 - 2005, doanh nghiệp Nhà nước đóng góp 19,6% cho ngân sách,
cao gần gấp rưỡi so với khu vực tư nhân, thì trong giai đoạn 2006 - 2010, tỷ lệ này
giảm xuống chỉ còn 17,6%, tức là chỉ bằng 4/5 so với khu vực tư nhân (theo Tiến
sỹ Vũ Thành Tự Anh, thành viên nhóm chuyên gia kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc
hội trong bài báo “Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?” trên
Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy.vn)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên và để
đáp ứng được nhu cầu xã hội, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn phải
tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là để tăng nguồn thu
cho chính các đơn vị và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Thêm nữa, các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang giải quyết một số vấn đề nan giải, đó là vấn
đề về công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đẩy
lùi các tệ nạn xã hội. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
cho thấy, tỷ trọng lao động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm rất nhanh từ
mức 44% trong giai đoạn 2001 - 2005 xuống chỉ còn 23% trong giai đoạn 2006-
2009. Không những thế, tỷ lệ tạo ra việc làm mới cũng giảm một cách tương ứng
từ -4% xuống -13%, tức là doanh nghiệp Nhà nước không những không tạo ra việc
làm mới mà còn cắt giảm lao động, do vậy đặt gánh nặng tạo việc làm mới hoàn
toàn trên vai của khu vực tư nhân, chủ yếu là của khu vực dân doanh. Từ đó ta
thấy rằng, sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh là một giải pháp hữu hiệu
cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (theo Tiến sỹ Vũ Thành
Tự Anh, thành viên nhóm chuyên gia kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội trong bài
báo “Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?” trên Thời báo kinh tế
Việt Nam VnEconomy.vn)
1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp chính của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì từ việc
đăng ký kinh doanh đến tổ chức hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ đều phải tuân
theo Luật Doanh nghiệp 2005. Từ đó cho thấy, các loại hình doanh nghiệp của khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng phù hợp với Luật này, cụ thể là có các loại
hình công ty như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn:
+ Công ty TNHH một thành viên
Thang Long University Library
7
+ Công ty TNHH hai thành viên
- Công ty hợp danh
với các đặc điểm, tính chất được quy định tại Luật doanh nghiệp số
60/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005.
Loại hình đầu tiên phải nhắc đến là doanh nghiệp tư nhân. Đây là hình thức tổ
chức kinh tế có những đặc điểm tách bạch rõ ràng nhất so với công ty Nhà Nước.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và không
có quyền phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào theo điều 141 chương 6 Luật
doanh nghiệp. Điều này còn quy định rõ rằng mỗi cá nhân chỉ được quyền thành
lập một doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô,
tạo ra những hàm lượng giá trị cao cho nền kinh tế, cung cấp một số lượng việc
làm lớn cho người lao động. Khối doanh nghiệp khu vực tư nhân hoạt động trên
nhiều lĩnh vực với sự năng động nhạy bén, vận dụng năng lực tối đa để tồn tại, tạo
sức ép đổi mới khối DNNN dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền
kinh tế. Không chỉ thu hút vốn đầu tư, quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh
nghiệp tư nhân trong nước đã tăng lên đáng kể cho thấy doanh nghiệp tư nhân
đang vươn lên để trở thành thành phần cốt cán trong cơ cấu nền kinh tế hiện nay.
Ví dụ, việc các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ áp đảo trong danh sách 500
doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011 - Fast 500 do Vietnam
Report vừa công bố, mà theo đó, các doanh nghiệp tư nhân đã chiếm tỷ lệ tới
71,6% trên bảng xếp hạng trong khi tỷ lệ này của các doanh nghiệp nhà nước chỉ
là 22,2%. Không những thế, các doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng cũng là những
doanh nghiệp đầy khát vọng và cam kết đầu tư dài hạn. Nhất là trong tình hình khó
khăn như hiện nay, Vietnam Report vẫn thống kê được trên 70% các doanh nghiệp
tư nhân FAST 500 dự kiến sẽ tăng đầu tư và mở rộng sản xuất trong năm 2012.
Đây là một minh chứng rõ ràng đã cho thấy sự tăng trưởng lớn mạnh của loại hình
doanh nghiệp này trong thời gian qua.
Điều 38, mục 1, chương 3 Luật Doanh Nghiệp do Quốc hội ban hành năm
2005 quy định, công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có
tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh, trong đó
thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm
mươi. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp và chỉ được
chuyển nhượng theo quy định tại các điều khoản trong Luật. Ngoài ra, công ty
trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
8
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, công ty TNHH hai thành viên là một loại
hình doanh nghiệp khá phổ biến do có nhiều ưu điểm về cơ cấu tổ chức cũng như
vốn. Có thể nói, đây là mô hình lý tưởng để lựa chọn khi kinh doanh ở qui mô vừa
và nhỏ. Thêm nữa, với qui định tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2005 thì chậm
nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật DN 2005 có hiệu lực (01/7/2006),
các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật DNNN năm 2003 phải
chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Vậy nên công ty TNHH
càng chứng tỏ được tiềm năng hứa hẹn của mình trong cơ cấu nền kinh tế.
Đặc điểm công ty TNHH một thành viên được nêu rõ tại điều 63, mục 2,
chương 3 như sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp
do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công
ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và không được quyền phát hành cổ phần.
Nhìn chung, công ty TNHH một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công ty
TNHH có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên
là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và
thành viên này phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân.
Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có
toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên,
loại hình công ty này cũng có hạn chế là các cá nhân không được phép thành lập
loại hình công ty này, chỉ có một số chủ thể có tư cách pháp nhân như các tổ chức
chính trị xã hội, công ty cổ phần, công ty nhà nước… mới được thành lập công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Được coi là sinh sau đẻ muộn hơn các loại hình doanh nghiệp truyền thống và
mới chỉ trở nên phổ biến ở kinh tế trong nước từ hơn mười năm trở lại đây, doanh
nghiệp có vốn cổ phần đã và đang chứng minh tiềm năng của mình, với các đặc
điểm phù hợp tình hình nền kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã gia
nhập WTO được gần 5 năm. Điều 77 chương 4 luật Doanh nghiệp quy định: công
ty cổ phần là là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối
thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã
Thang Long University Library
9
góp vào doanh nghiệp và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác theo quy định. Ngoài ra, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy
nhất có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Với những đặc điểm rất riêng của mình công ty cổ phần có vai trò quan trọng
đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, cụ thể là: công ty cổ
phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng với quy mô lớn để thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh lớn. Ngoài ra, công ty cổ phần còn góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng của đồng vốn do đề cao trách nhiệm của cổ đông và sức ép chia
lãi cổ phần. Hơn nữa, công ty cổ phần mở ra cơ hội kinh doanh cao hơn cho những
người đang nắm giữ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy tốc độ chu chuyển
vốn và điều hòa nguồn vốn hợp lý hơn. Với việc các doanh nghiệp Nhà nước hiện
nay tại Việt Nam sẽ cổ phần hóa 100%, tức là toàn bộ sẽ chuyển sang hình thức
công ty cổ phần, dễ thấy tỷ trọng và vai trò của doanh nghiệp cổ phần trong nền
kinh tế sẽ tăng lên như thế nào. Cụ thể, theo số liệu được Bộ Tài chính công bố
sau khi tổng hợp báo cáo từ 4 bộ, 9 tập đoàn kinh tế, 10 tổng công ty nhà nước đặc
biệt và 57 địa phương, sẽ có 367 doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hóa và 532
đơn vị thực hiện việc chuyển đổi theo hình thức sắp xếp khác (giao, bán, giải thể,
phá sản, giữ nguyên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển thành
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên). Bộ Tài chính còn cho biết, riêng
trong năm 2012, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là 93 đơn vị, trong
đó có 22 doanh nghiệp thuộc bộ, ngành, 33 đơn vị thuộc các tập đoàn, tổng công
ty và số còn lại là 38 thuộc về các địa phương.
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được nêu ra cuối cùng trong khái
niệm. Theo điều 135 chương 5 luật Doanh nghiệp năm 2005, công ty hợp danh là
loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp
danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh có thể có
thành viên góp vốn; trong đó, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Là công ty đối nhân điển hình (hầu hết các thành viên đều có mối quan hệ mật
thiết với nhau) nên các thành viên đều biết được tên tuổi các thành viên do đó giữa
các thành viên có sự tin cậy lẫn nhau cao. Là doanh nghiệp nhiều chủ nên phát huy
được trí tuệ tập thể. Thành viên hợp danh có trách nhiệm vô hạn nên có thể tạo sự
tin cậy cho đối tác.
10
1.2. Hoạt động bảo lãnh đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc
doanh của ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ bảo lãnh cho loại hình DNNQD hoàn toàn tuân theo các thể chế,
quy định của bảo lãnh nói chung, cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và
quy chế bảo lãnh ngân hàng được ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành năm
2006 và một số quy định khác. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về các khái
niệm và đặc điểm của hoạt động bảo lãnh này.
1.2.1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng
Trước khi quy chế bảo lãnh ngân hàng được ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ban hành vào năm 2006, khái niệm bảo lãnh đã tồn tại và được định nghĩa theo
nhiều cách qua các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau.
Có thể tìm thấy khái niệm bảo lãnh tại điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005
(Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành): “Bảo lãnh là việc người thứ ba
(say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được
bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình.”
Theo điều 2, chương I quy chế bảo lãnh ngân hàng năm 2006:” Bảo lãnh là
cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên
nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên
được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho
tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.”
Tại khoản 18, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành năm
2010: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín
dụng theo thỏa thuận.”
Ngày nay, hoạt động bảo lãnh phát triển phong phú và đa dạng trong mọi mặt
của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên hai khái niệm trên đây được coi là định nghĩa
đầy đủ nhất về bảo lãnh ngân hàng và là cơ sở áp dụng vào mọi hoạt động liên
quan đến bảo lãnh ngân hàng sau này.
Như vậy, một giao dịch bảo lãnh bao giờ cũng liên quan đến 3 bên: bên bảo
Thang Long University Library
11
lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Trong đó, khái niệm bên bảo lãnh được dựa trên quy chế bảo lãnh ngân hàng
2006 tại khoản 4, điều 2: “Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ
bảo lãnh…” và điều 3: “Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là: các tổ
chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; các ngân
hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực
hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước
ngoài”.
Bên được bảo lãnh theo quy định tại điều 4 quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006:”
Khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước
và nước ngoài…”. Trong đó, tổ chức tín dụng không được bảo lãnh đối với những
người sau đây:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc),
Phó Tổng Giám đốc (phó giám đốc) của tổ chức tín dụng.
- Cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện thẩm định, quyết định
bảo lãnh.
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc).
1.2.2. Các loại bảo lãnh chính
1.2.2.1. Theo phương thức phát hành bảo lãnh
Dựa trên phương thức thực hiện, ta có thể chia bảo lãnh ngân hàng ra làm hai
loại.
Thứ nhất là bảo lãnh trực tiếp: là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực
hiện dựa trên mối quan hệ giữa ba bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng
bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ mà không cần qua một
ngân hàng trung gian nào cả. Sau khi đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh,
ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh.
Quy trình bảo lãnh trực tiếp có thể khái quát qua sơ đồ sau:
12
Sơ đồ 1.1. Bảo lãnh trực tiếp
(1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh
(2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh
(3) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng
(sau khi đã xét duyệt và chấp nhận)
Thứ hai là phương thức bảo lãnh gián tiếp: là loại bảo lãnh trong đó người
được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị
ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho
người thụ hưởng. Với loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi
hoàn cho ngân hàng phát hành mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm
này, thông qua một cam kết gọi là đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. Bảo
lãnh đối ứng cũng có nội dung và điều khoản quy định như bảo lãnh chính. Sau
khi bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, ngân hàng chỉ thị có quyền truy đòi đối với
người được bảo lãnh.
Như vậy trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia: ngân hàng
chỉ thị, ngân hàng phát hành, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.
Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng là
người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở tại quốc gia của người thụ hưởng. Do
đó, quyền lợi của người thụ hưởng sẽ được đảm bảo hơn.
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
NGƯỜI ĐƯỢC
BẢO LÃNH
NGƯỜI THỤ HƯỞNG
BẢO LÃNH
(3)
(2)
(1)
Thang Long University Library
13
Quy trình bảo lãnh gián tiếp có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Bảo lãnh gián tiếp
(1) Hợp đồng gốc
(2) Khách hàng ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình ra chỉ thị cho ngân hàng
chính phát hành bảo lãnh
(3) Ngân hàng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh, đồng
thời cam kết bồi hoàn bảo lãnh đối ứng
(4) Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp đến người thụ
hưởng)
1.2.2.2. Theo hình thức phát hành
Các hình thức bảo lãnh dưới đây được trình bày và sắp xếp dựa trên công văn
số 2294 ngày 16 tháng 4 năm 2012 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi các
NHTM về việc báo cáo tình hình bảo lãnh ngân hàng của các NHTM.
Bảo lãnh thanh toán
Khái niệm bảo lãnh thanh toán được nêu tại khoản 2, điều 5, chương 1, quy chế
bảo lãnh ngân hàng 2006 như sau:”Bảo lãnh thanh toán là cam kết của tổ chức tín
dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho
khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.” Quan hệ giữa người mua với
người bán thực chất là quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận
trả tiền hàng hóa theo kỳ hạn nợ cụ thể. Trong trường hợp người mua không thanh
toán hoặc thanh toán không đủ số tiền như hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh trả
thay cho người mua như đã cam kết.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo khoản 4, điều 5 chương 1 quy chế bảo lãnh ngân hàng năm 2006, “Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh,
bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp
NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH
(NGÂN HÀNG THỨ HAI)
NGÂN HÀNG CHỈ THỊ
(NGÂN HÀNG THỨ NHẤT)
NGƯỜI THỤ HƯỞNG
BẢO LÃNH
NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH
(2)
(3)
(1)
(4)
14
đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng
và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.” Đây cũng là loại bảo lãnh
được dùng phổ biến và có thể không phải yêu cầu một loại bảo lãnh nào khác
ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hoá hoặc dự thầu xây dựng. Hiện nay có
thể kể đến một số loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng phổ biến như: bảo lãnh thực
hiện hợp đồng xây lắp; cung ứng máy móc, thiết bị, hàng hoá.
Bảo lãnh vay vốn
Loại hình bảo lãnh thứ ba hay được sử dụng là bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh vay
vốn là “cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay
cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ,
đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh” theo khoản 1, điều 5, chương 1 quy
chế bảo lãnh ngân hàng 2006. Bảo lãnh vay vốn ngày càng chứng tỏ được vị trí
của mình trong hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp. Không chỉ gia tăng
cơ hội vay đủ số vốn cần thiết cho doanh nghiệp, bảo lãnh vay vốn tăng cường hơn
nữa mối liên kết giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, giữa các ngân hàng
thương mại với nhau, tạo nên một hệ thống ba bên cùng có lợi, đặc biệt trong nền
kinh tế thị trường hiện nay.
Bảo lãnh dự thầu
Thay vì phải nộp một khoản tiền đặt cọc với mục đích là đảm bảo người dự
thầu không rút lui, không thay đổi ý định khi đã trúng thầu, doanh nghiệp tham gia
dự thầu hiện nay có thể sử dụng bảo lãnh dự thầu với khoản đích tương tự. Khái
niệm bảo lãnh dự thầu được quy định tại khoản 3, điều 5, chương I, quy chế bảo
lãnh ngân hàng năm 2006, đó là “cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời
thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách
hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp
đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay”. Trong
việc thực hiện các hợp đồng xây dựng hoặc cung cấp hàng hoá, đấu thầu thường
được sử dụng để lựa chọn đối tác tối ưu nhất. Việc đấu thầu bao gồm các bước gọi
thầu, mở thầu, tuyên bố trúng thầu. Trong hồ sơ xin dự thầu chủ thầu yêu cầu
người dự thầu phải có thư bảo lãnh của ngân hàng với giá trị từ 1% -3% tổng giá
trị ước tính của giá bỏ thầu nhằm xác minh khả năng của họ tham gia đấu thầu.
Mục đích của bảo lãnh dự thầu là khẳng định việc tham gia đấu thầu là nghiêm túc
và người dự thầu sẽ ký hợp đồng nếu trúng thầu.Việc phát hành bảo lãnh dự thầu
còn bảo đảm cho chủ thầu về khả năng tài chính của người thầu.Trong trường hợp
Thang Long University Library
15
trúng thầu các hình thức bảo lãnh cho các công việc tiếp theo như: bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền đặt cọc, ... sẽ được sẵn sàng.
Các loại bảo lãnh khác
Ngoài các loại bảo lãnh kể trên, hiện nay còn một số loại hình bảo lãnh khác
với tính chất linh hoạt phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh thương mại ngày
càng đa dạng của doanh nghiệp. Ví dụ như:
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: “là cam kết của của tổ chức tín dụng
với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về
chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường
hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận
bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ
thực hiện thay”.(khoản 5, điều 5, chương 1, quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006)
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: “là cam kết của tổ chức tín dụng với bên
nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng
theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm
hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không
đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. ”(khoản 6, điều 5, chương 1, quy chế
bảo lãnh ngân hàng 2006).
Bảo lãnh đối ứng:” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với
bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong
trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của
bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.”(khoản 7, điều 5, chương 1, quy chế
bảo lãnh ngân hàng 2006).
Ngoài ra còn có các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
1.2.3. Bảo lãnh thanh toán đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc
doanh của ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Mục đích bảo lãnh thanh toán
Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ là điều
hết sức quan trọng đối với khu vực doanh nghiệp này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực trong ngắn hạn để thực hiện
nhiều hợp đồng mua bán cùng lúc, hay đơn giản hơn là với các đối tác mới, mức
độ tin tưởng giữa các bên chưa cao, làm cho việc thỏa thuận ký kết hợp đồng trở
nên khó khăn hơn, đặc biệt trong các hợp đồng mua bán trả chậm. Thêm nữa, với
16
đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần, các mối quan hệ kinh tế ngày một phức tạp hơn, các thể chế chính sách có
lúc chưa theo kịp hoặc chưa hoàn toàn phù hợp với các hoạt động kinh tế đang
diễn ra, rủi ro trong kinh doanh có thể tăng lên gây thiệt hại cho không chỉ các
doanh nghiệp mới và còn những công ty đã hoạt động lâu năm. Chính vì vậy, bảo
lãnh thanh toán là chìa khóa gỡ rối, tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp trong
các hoạt động mua bán trả chậm. Thực tế đã cho thấy, bảo lãnh thanh toán ngày
càng chứng tỏ mức độ thông dụng khi được sử dụng trong các trường hợp cần bảo
đảm khả năng chi trả của khách hàng ở các hợp đồng mua bán phục vụ khoản đích
sản xuất, kinh doanh. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của công
ty mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp hơn, khi
nhận được sự bảo đảm thanh toán từ ngân hàng. Với vai trò như vậy, bảo lãnh
thanh toán đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong
việc thúc đẩy hoạt động mua bán của các doanh nghiệp.
Mặt khác, đối với ngân hàng bảo lãnh, việc thực hiện nghiệp vụ này giúp cho
ngân hàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ nhờ đó ngân hàng có thể giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Thứ hai, ngân hàng sẽ thu được một
khoản thu nhập thu được từ phí bảo lãnh khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Và thứ
ba, theo quy định của từng ngân hàng, khi muốn được bảo lãnh thì khách hàng
phải có một khoản ký quỹ tại ngân hàng trong suốt thời gian bảo lãnh. Khoản tiền
này ngân hàng có thể sử dụng để cho vay mà không phải trả lãi hoặc trả lãi không
thời hạn cho người được bảo lãnh. Đây là một nguồn vốn rẻ, ổn định và an toàn
của ngân hàng.
1.2.3.2. Các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh thanh toán
Xuất phát từ đặc điểm của bảo lãnh thanh toán ngân hàng là mối quan hệ đa
phương, một nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa
ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh mà còn bao hàm nhiều mối quan hệ
giữa ngân hàng bảo lãnh thanh toán và người nhận bảo lãnh. Trong đó, quan hệ
giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh là mối quan hệ gốc, là cơ sở
phát sinh yêu cầu bảo lãnh. Để được ngân hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh
không chỉ chứng minh độ tin cậy trong hợp đồng mua bán với người hưởng bảo
lãnh, mà còn phải chứng minh khả năng tài chính, khả năng trả nợ của mình với
ngân hàng một khi rủi ro trong thanh toán hợp đồng xảy ra buộc ngân hàng phải
thanh toán thay. Nhằm minh chứng cho điều này, người được bảo lãnh cần có một
hình thức đảm bảo thanh toán cho ngân hàng, vừa thể hiện trách nhiệm thực hiện
hợp đồng, vừa hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Thang Long University Library
17
Theo công văn số 2294 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi các NHTM, có
bốn phương thức đảm bảo phổ biến sau:
A. Đảm bảo bằng tín chấp (hay đảm bảo không có tài sản đảm bảo):
Người được bảo lãnh sẽ sử dụng duy nhất uy tín của mình để xin cấp bảo lãnh
mà không qua đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của bên thứ ba.
Do đó, doanh nghiệp muốn sử dụng hình thức đảm bảo này phải là doanh nghiệp
có năng lực tài chính mạnh, quản lý kinh doanh hiệu quả, có sự tín nhiệm lâu dài
từ các tổ chức tín dụng trong việc sử dụng vốn vay, trả lãi và hoàn trả gốc. Khách
hàng được bảo lãnh thanh toán bằng tín chấp cũng phải đáp ứng các điều kiện
được quy định tại điều 20 sửa đổi, nghị định số 85 năm 2000 của chính phủ:
- Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong quan
hệ vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Trong đó, sử dụng vốn vay có hiệu quả nghĩa là khách hàng phải sử dụng vốn
vay được đúng mục đích xin vay. Vì là vay vốn dựa trên sự tin cậy của ngân hàng
vào khách hàng (hình thức tín chấp) nên có thể có trường hợp khách hàng lợi dụng
sự tín nhiệm của ngân hàng mà vay vốn dùng vào mục đích không chính đáng,
hoặc vay vốn với mục đích này nhưng lại sử dụng cho mục đích khác. Ngoài ra,
nghĩa vụ trả nợ gốc và trả lãi vốn vay là một điều kiện cần và đủ, khách hàng bắt
buộc phải thực hiện, đặc biệt phải thực hiện theo đúng thời hạn đã quy định trong
hợp đồng vay vốn, vì khoản vốn mà ngân hàng cho vay không phải là “cho không”
mà là một khoản đầu tư của ngân hàng vào khách hàng nhằm mục đích sinh lời.
Khách hàng không trả nợ và gốc đúng hạn sẽ làm ngân hàng tạm thời mất đi
khoản vốn và lợi nhuận để đầu tư vào các hoạt động khác, làm gián đoạn hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa, khoản vay không được hoàn trả đúng
hạn sẽ bị chuyển nhóm nợ quá hạn, góp phần làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn cho
ngân hàng, kéo theo sự giảm đi về chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả;
hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định
của pháp luật.
Khách hàng khi đến vay ngân hàng cần chứng minh năng lực của mình vào
việc sử dụng khoản vay có hiệu quả để sản xuất kinh doanh sinh lời nhằm phát
triển và mở rộng quy mô. Điều này là hết sức cần thiết vì đây là một bằng chứng
quan trọng để thể hiện rằng ngân hàng đã đầu tư một khoản tiền vốn đúng người
đúng chỗ, rằng việc đầu tư này của ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận, sự tín nhiệm
và cơ hội mở rộng thị trường cho ngân hàng. Vậy nên, để chứng minh rằng mình
là đối tượng thích hợp nhất để đầu tư vốn, khách hàng cần chứng minh cho ngân
18
hàng thấy rằng mình có những dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh phù
hợp với các quy định pháp luật, có khả năng sinh lời cao và đồng thời có ý nghĩa
trong việc góp phần phát triển của kinh tế xã hội.
- Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Nghĩa vụ trả nợ là điều trọng yếu mà ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng vay
vốn của mình phải thực hiện. Việc khách hàng không có khả năng trả nợ là điều
không ngân hàng nào mong muốn. Thế nên ngân hàng luôn phải đảm bảo rằng
khách hàng có đủ năng lực về tài chính để trả nợ cho ngân hàng mà trước hết là trả
lãi vay đúng hạn. Sau đó nếu rủi ro tín dụng có xảy ra, tức là khách hàng không
hoàn trả nợ gốc đúng hạn, ngân hàng muốn chắc chắn rằng khách hàng vẫn còn có
khả năng để trả nợ gốc sau này.
- Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức
tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; cam
kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản
quy định tại điểm này.
Vay vốn bằng hình thức tín chấp là hình thức vay vốn duy nhất không sử dụng
bất cứ đảm bảo bằng tài sản hữu hình hoặc bảo lãnh nào mà chỉ đơn thuần dựa vào
uy tín của khách hàng. Vì thế nên có thể coi đây là hình thức vay có rủi ro cao hơn
hẳn với các hình thức còn lại. Do đó, để đảm bảo an toàn tín dụng, ngân hàng cần
phải chuẩn bị các phương án phòng trừ khi có rủi ro xảy ra. Cụ thể khách hàng sẽ
phải cam kết chuyển hình thức vay vốn bằng tín chấp sang vay vốn bằng tài sản
đảm bảo nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Và
nếu khi đã chuyển hình thức vay nhưng khách hàng vẫn không thực hiện được các
biện pháp đảm bảo bằng tài sản thì ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng trả nợ
trước hạn.
B. Đảm bảo bằng ký quỹ
Theo điều 360 bộ luật Dân sự ban hành năm 2005 thì ký quỹ là việc bên có
nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào
tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt
hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. Thủ tục gửi
và thanh toán do pháp luật về ngân hàng quy định.
Đối với ký quỹ bảo lãnh, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng mở một tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng với số tiền ký quỹ cần thiết. Có thể nói
hình thức ký quỹ là cách làm khá thuận tiện vì tiền gửi là tài sản có tính thanh
Thang Long University Library
19
khoản cao, thứ hai là việc mở tài khoản tại ngân hàng hiện nay nhanh gọn, tiết
kiệm thời gian cho cả hai bên.
C. Đảm bảo bằng thế chấp tài sản
Hình thức thế chấp tài sản được nêu tại điều 342 bộ luật Dân sự 2005 như sau:
thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi
là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ
của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Tiền, trái phiếu, cổ
phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác. Cụ thể các loại tài sản được phép thế chấp
là các tài sản được quy định tại chương 6, điều 174 bộ Luật Dân sự năm 2005,
gồm có: bất động sản và động sản
• Bất động sản là các tài sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà,
công trình xây dựng đó.
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai.
- Các tài sản khác do pháp luật quy định.
• Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
D. Bảo lãnh của bên thứ ba
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh)
cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của
mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà
khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo
điều 2, chương 1 nghị định số 178/199/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về
đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng.
Thực tế hiện nay một số ngân hàng thương mại và doanh nghiệp khi thoả thuận
kí kết hợp hợp đồng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm vay vốn
ngân hàng thường thiết lập hợp đồng có cả ba bên gồm: bên bảo đảm (bên thế
chấp) bên được được bảo đảm (bên vay vốn) và bên nhận bảo đảm (bên nhận thế
chấp). Điều này chỉ đúng khi các chủ thể đó độc lập với nhau và người đại diện
theo pháp luật của bên thế chấp và bên vay vốn không phải là một người. Trên
thực tế, rất nhiều trường hợp một người vừa là chủ sở hữu tài sản là chủ thể bên
thế chấp vừa là người đại diện theo pháp luật của chủ thể bên vay vốn cùng ký kết
20
trên một hợp đồng thế chấp với bên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng). Điều này là
trái với qui định tại khoản 5, điều 144 Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể như sau: Người
đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc
với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp
pháp luật có qui định khác. Để đảm bảo qui định của pháp luật cũng như quyền,
lợi ích hợp pháp của các bên khi giao kết hợp đồng, đặc biệt là khi có tranh chấp
tại toà án, hợp đồng không bị vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật, các
doanh nghiệp cần chú ý khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ các quy định pháp
luật.
E. Các hình thức đảm bảo khác
Ngoài các hình thức được nêu ra ở trên, ngân hàng thương mại còn sử dụng
một số hình thức khác như cầm cố, ký cược… trong nghiệp vụ bảo lãnh thanh
toán.
1.3. Thẩm định hồ sơ đảm bảo bằng hình thức thế chấp tài sản trong bảo lãnh
thanh toán
1.3.1. Đảm bảo bằng thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán
1.3.1.1. Khái niệm
Vay vốn ngân hàng bằng việc thế chấp tài sản từ lâu đã không còn là một hình
thức xa lạ đối với người đi vay và bên cho vay, ở đây là ngân hàng thương mại.
Việc người đi vay mang tài sản cá nhân, tổ chức mình ra làm nguồn đảm bảo trả
nợ giúp tăng sự tin cậy của ngân hàng, thúc đầy việc đồng ý cho vay. Tuy nhiên,
bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thanh toán của ngân hàng nói riêng là những hình
thức cấp tín dụng hiện đại, thời gian xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam chưa lâu. Cho
đến tận năm 2000, quy chế bảo lãnh ngân hàng lần đầu được Quốc hội ban hành
để thuận tiện cho các NHTM ứng dụng trong tình hình mới.
Việc đảm bảo cho bảo lãnh bằng hình thức thế chấp tài sản đã được nhắc đến
trong điều 21, quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/02/2003 của thống đốc
ngân hàng Nhà nước về sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân
hàng năm 2000: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không
áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh
bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên
thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.”
Theo điều 1 sửa đổi thuộc nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của
chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: “Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực
Thang Long University Library
21
hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân
sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên
đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ
sở trong trường hợp tín chấp.”
Cùng với khái niệm thế chấp tài sản được trình bày tại điều 342 bộ luật Dân sự
năm 2005, có thể rút ra một định nghĩa chung về đảm bảo bảo lãnh bằng thế chấp
tài sản như sau:
Đảm bảo cho bảo lãnh thanh toán bằng hình thức thế chấp tài sản là việc
người bảo đảm dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của
mình để bảo đảm với ngân hàng bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán hợp
đồng với bên được hưởng bảo lãnh.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật
phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp
thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế
chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tài sản thế chấp cũng có thể là
tài sản được hình thành trong tương lai. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ.
Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Mặc dù thế chấp tài sản biểu hiện dưới hai dạng: tài sản hữu hình hoặc quyền
tài sản, tuy nhiên, do trình độ am hiểu pháp luật của người đi vay khác nhau, hệ
thống pháp luật vẫn có những kẽ hở làm việc thế chấp quyền tài sản có khả năng
gây tranh chấp nên thế chấp tài sản hữu hình trở nên phổ biến hơn.
1.3.1.2. Các điều kiện của tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp trong quan hệ bảo lãnh phải tuân thủ đúng các quy định của
pháp luật, cụ thể là dựa trên các điều 7, 8, 9 chương 2 nghị định 178 năm 1999 về
việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và nghị định 163 năm 2006 của
chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về giao dịch đảm bảo:
Thứ nhất, về điều kiện, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố,
thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
- Tài sản, điều kiện nhận tài sản thế chấp bảo lãnh, thủ tục ký kết và thực hiện
hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và đăng
ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Hợp đồng bảo đảm có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực
của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu các bên có thoả thuận, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
- Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật
về đất đai.
22
- Việc kiểm tra tính hợp pháp và điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay do tổ
chức tín dụng thực hiện.
Thứ hai là cần phải xác định giá trị tài sản thế chấp bảo đảm. Tài sản thế chấp
phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định
giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức bảo lãnh của tổ chức
tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài
sản bảo đảm phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp đồng bảo đảm.
- Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất, thì việc
xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chức
tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác
định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của nhà nước (nếu có), giá
mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá.
Thứ ba là, việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản gắn
liền, thì giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá
trị tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, giá trị tài sản cầm cố, thế chấp được xác định
bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó nếu các bên có
thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Trong trường hợp tài sản thế chấp là toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì giá
trị của vật phụ cũng thuộc giá trị tài sản thế chấp; nếu chỉ thế chấp một phần bất
động sản có vật phụ, thì giá trị vật phụ chỉ thuộc giá trị tài sản thế chấp khi các bên
có thoả thuận.
Thứ tư là, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được
bảo đảm. Đây là điều kiện tiên quyết của ngân hàng khi chấp nhận tài sản thế chấp
bảo đảm. Việc này dựa trên yêu cầu của quy chế ngân hàng về đảm bảo khả năng
trả nợ của khách hàng khi đến hạn, do phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và giá trị
nghĩa vụ được bảo đảm sẽ được lấy ra để trả nợ trong trường hợp ngân hàng phải
thực hiện thanh toán hợp đồng thay người được bảo lãnh.
Một chú ý nữa là nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm
bằng một hoặc nhiều tài sản; bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm bằng tài sản,
với điều kiện tổng giá trị các tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được
bảo đảm.
1.3.2. Quy trình thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán của
ngân hàng thương mại
1.3.2.1. Nguyên tắc thẩm định:
Mặc dù được xếp vào hoạt động cấp tín dụng nhưng bảo lãnh lại được theo dõi
ngoài bảng do những đặc thù của nó. Tuy nhiên, cũng như đối với thẩm định cho
Thang Long University Library
23
vay, thẩm định bảo lãnh cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định,
nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro thanh toán cho ngân hàng.
Thứ nhất, bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách
nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định chấp nhận bảo lãnh, nhằm đảm bảo khả
năng thu hồi vốn, yêu cầu quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải giữ vững đaọ đức nghề nghiệp,
nguyên tắc làm việc. Do công tác đánh giá hồ sơ có bao hàm yếu tố chủ quan, rủi
ro do cán bộ tín dụng đánh giá sai là hoàn toàn có thể. Nếu rơi vào trường hợp
này, trách nhiệm thuộc về cá nhân nhưng ngân hàng sẽ gánh chịu hậu quả. Do vậy,
cán bộ tín dụng phải ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình để làm việc
hiệu quả mà vẫn đảm bảo các yêu cầu nói trên của ngân hàng.
Thứ hai, căn cứ các quy định trong quy trình để loại trừ dần các đơn vị không
đủ điều kiện hoặc thuộc diện không được cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng
nhằm giảm thời gian xem xét.
Thực hiện tốt nguyên tắc này không chỉ giúp ngân hàng tiết kiệm đựợc thời
gian và chi phí xét duyệt hồ sơ mà còn tăng cơ hội tìm được khách hàng tốt hơn,
đảm bảo được lợi nhuận và uy tín hơn, Không chỉ có vậy, khách hàng không được
xét duyệt sẽ tiết kiệm được thời gian chờ đợi, có cơ hội xem xét lại hồ sơ của
doanh nghiệp mình có chỗ nào chưa ổn, chưa đúng pháp luật để cải thiện, hoặc có
tiêu chí nào ngân hàng đặt ra quá cao so với điều kiện của mình để doanh nghiệp
tìm hướng giải quyết.
Thứ ba, cán bộ thẩm định phải đi kiểm tra thực tế địa điểm thực hiện dự án, nơi
sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, tìm hiểu thông tin thực tế về chủ đầu tư, dự
án, tài sản đảm bảo.
Đây là một phần hết sức quan trọng trong quy trình thẩm định không chỉ của
bảo lãnh. Cán bộ tín dụng không thể chỉ căn cứ vào thông tin trên giấy tờ mà cần
đi sâu vào chi tiết, nắm rõ được tình hình thực tế các nhân tố nêu trên để kiểm tra
tính xác định nguồn trả nợ của doanh nghiệp. Càng thực hiện khâu này cẩn thận,
cán bộ tín dụng càng đảm bảo được tính an toàn của nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt
khi hiện nay, việc doanh nghiệp làm giả hồ sơ bảo lãnh xảy ra không chỉ một lần.
1.3.2.2. Quy trình thẩm định
Bảo lãnh là một trong các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, do đó muốn
được ngân hàng chấp nhận phát hành bảo lãnh thì khách hàng (người được bảo
lãnh) phải đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng mà ngân hàng yêu cầu. Các tài
liệu mà khách hàng phải xuất trình làm căn cứ để ngân hàng xét duyệt bao gồm:
- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh: Trong đó khách hàng nêu các điều kiện và điều
24
khoản cần thiết phải có trong văn bản bảo lãnh, phù hợp với hợp đồng giữa họ và
người thụ hưởng bảo lãnh. Đồng thời, phải có cam kết hoàn trả lại cho ngân hàng
phát hành sau khi ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
- Các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng: bảng cân đối tài
chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.v.v..
- Các tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh, ở đây là hợp đồng
thương mại…
- Các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh (chẳng hạn các
giấy tờ thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ 3).Tất cả các tài liệu trên
cùng với những thông tin bổ sung từ việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng, từ trung
tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC)…sẽ giúp ngân hàng có sự phân tích
khách hàng chính xác và định dạng rủi ro khách hàng trước khi chấp nhận phát
hành bảo lãnh
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh thanh toán của khách hàng, cán bộ tín
dụng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ qua các bước sau:
Bước 1: Thẩm định hồ sơ pháp lý khách hàng
Bao gồm thẩm định các yếu tố như:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Mã số thuế.
- Điều lệ công ty, lịch sử hình thành và hoạt động.
- Cơ cấu công ty.
- Người đại diện hợp pháp và giấy tờ chứng minh quyền công dân của người
đại diện đó (chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu).
- Các tài liệu chứng minh sự tồn tại một cách hợp pháp của hoạt động mua
bán/thanh toán như: hợp đồng mua bán, biên bản, cam kết thanh toán và cách giấy
tờ liên quan theo yêu cầu của ngân hàng.
Bước 2: Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của
khách hàng
Bao gồm thẩm định các yếu tố như:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo tài chính hai năm gần nhất và báo cáo tài chính tháng/quý gần nhất
với thời điểm thẩm định.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu ngân hàng yêu cầu).
Dựa trên các chỉ tiêu phân tích tài chính tính toán được từ ba tài liệu này, cán
bộ tín dụng thực hiện đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
dựa trên cơ sở so sánh với các chỉ số của ngành và tình hình biến động của thị
Thang Long University Library
25
trường đầu vào đầu ra của doanh nghiệp. Cụ thể các chỉ tiêu đó là:
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán nhanh
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động
+ Số vòng quay hàng tồn kho
+ Vòng quay các khoản phải thu
+ Số ngày phải thu bình quân
+ Vòng quay các khoản phải trả
+ Số ngày phải trả bình quân
- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
+ Hệ số đòn bẩy(vay ngắn hạn/vốn CSH)
+ Hệ số tự tài trợ
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+ Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bước 3: Thẩm định nguồn trả nợ: tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh
doanh, năng lực thực hiện dự án.v.v…
Trong đó cán bộ tín dụng sẽ đi sâu vào phân tích các yếu tố như: tính pháp lý
của tài sản/ phương án sản xuất/dự án; giá trị tài sản/ lợi nhuận thu được từ việc
thực hiện dự án hay phương án sản xuất.
* Chi tiết cụ thể từng bước trong quy trình được trình bày dưới đây:
A. Thẩm định hồ sơ pháp lý khách hàng
Cán bộ tín dụng nhận xét năng lực của đơn vị vay vốn và kinh nghiệm tổ chức
quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của người đại diện dựa trên những tiêu chí
sau:
Về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn: dựa trên những nghiên cứu về
quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động; các ngành nghề kinh doanh chủ yếu; số lượng,
cơ cấu và trình độ tay nghề của đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý. Ngoài ra còn
xét đến quá trình hình thành, phát triển; việc tuân thủ chính sách thuế cũng như
chính sách lao động; các sản phẩm chủ yếu, nhu cầu sản phẩm trên thị trường,
khách hàng truyền thống; khả năng kiểm soát được nguồn cung, giá cả đối với các
nhà cung cấp nguyên liệu chính cho dự án; khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ
sản phẩm; khả năng tuyển dụng và đào tạo lao động,...kim ngạch và giá trị xuất
nhập khẩu (nếu có) trong thời gian vừa qua.
Về người đại diện đơn vị vay vốn: tư cách pháp luật, khả năng, kinh nghiệm
26
của người điều hành đối với lĩnh vực đầu tư; nhận xét trình độ chuyên môn, phẩm
chất đạo đức, uy tín đối với các nhân viên và các khách hàng; kinh nghiệm và
năng lực tổ chức quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp thông qua các lĩnh vực
hoạt động mà họ đã trải qua cũng như uy tín của họ đối với các tổ chức tín dụng
từng hợp tác.
Ngoài ra, đối với pháp nhân mới thành lập thực hiện dự án mới nhưng
đơn vị vay vốn (hoặc người có ảnh hưởng lớn nhất đối với doanh nghiệp)
đã từng tham gia quản lý điều hành kinh doanh ở một đơn vị khác thì cán bộ
thẩm định cần tìm hiểu và phân tích sơ bộ về hiệu quả họat động của doanh nghiệp
mà đơn vị vay vốn đã từng tham gia, nhằm đánh giá chính xác năng lực tài chính
và năng lực quản lý của đơn vị vay vốn.
B. Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của
khách hàng
Về năng lực tài chính: nhận xét về khả năng, quy mô nguồn vốn tự có hiện tại
của đơn vị vay vốn, khả năng tăng trưởng nguồn vốn hoạt động trong những năm
trước (nếu là doanh nghiệp đã hoạt động) và trong tương lai. Dựa trên thông tin
phản hồi từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN, cán bộ thẩm định phân tích, đánh
giá về các khoản dư nợ và uy tín tín dụng của đơn vị vay vốn (nếu có).
Chuyên viên thẩm định qua kiểm tra thực tế và sổ sách, đánh giá tính chính
xác, trung thực các số liệu báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là những thông tin quan trọng vì các báo cáo này tổng hợp về tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Tuy nhiên, các số liệu báo cáo
tài chính chưa thể lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy,
việc thẩm định tình hình tài chính của đơn vị vay vốn đòi hỏi chuyên viên thẩm
định không chỉ căn cứ vào các số liệu báo cáo mà cần phải dùng đến các hệ số tài
chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Các hệ số này được tính toán
dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh căn cứ
theo mẫu biểu do Bộ Tài Chính quy định tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Cụ thể, cán bộ tín dụng
sẽ sử dụng nhóm các chỉ tiêu sau để đánh giá:
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Các chỉ số thanh toán ngắn hạng xác
định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp (nói cách
khác, chi trả các hóa đơn được chuyển tới). Với dòng tiền đủ lớn, doanh nghiệp có
thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính, nhờ đó mà không lâm vào tình cảnh vỡ
nợ hay kiệt quệ tài chính. Gồm có:
+ Hệ số thanh toán nhanh
Thang Long University Library
27
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động
+ Số vòng quay hàng tồn kho
+ Vòng quay các khoản phải thu
+ Số ngày phải thu bình quân
+ Vòng quay các khoản phải trả
+ Số ngày phải trả bình quân
- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
+ Hệ số đòn bẩy(vay ngắn hạn/vốn CSH)
+ Hệ số tự tài trợ
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+ Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tuy nhiên, việc sử dụng những chỉ tiêu nào trong bộ các hệ số này để đánh giá
là tùy thuộc vào đặc điểm hình thức cấp tín dụng và trình độ đánh giá của cán bộ
tín dụng. Do đó, cán bộ tín dụng cần kết hợp các chỉ tiêu hợp lý và linh hoạt để có
thể đưa ra cái nhìn chân thực nhất về tình hình tài chính tại doanh nghiệp.
C. Thẩm định nguồn trả nợ: tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh
doanh, năng lực thực hiện dự án.
Phạm vi phần này sẽ tập trung vào thẩm định tài sản đảm bảo là tài sản cố định,
bất động sản với biện pháp bảo đảm tiền vay được nói đến tại đây là thế chấp tài
sản của khách hàng. Trong đó, đối với hồ sơ tài sản cần thẩm định sẽ bao gồm các
yếu tố chính:
- Yêu cầu bằng văn bản về thẩm định tài sản thế chấp được tiến hành bởi ngân
hàng bảo lãnh do cấp quản lý của đơn vị ký tên.
- Bản gốc, bản sao hoặc bản photo giấy tờ thể hiện quyền sử dụng, sở hữu hợp
pháp đối với tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc của bên thứ ba (giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất/ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở/ giấy phép xây dựng/ biên bản hoàn công/ hợp đồng mua bán, tặng cho
nhà… )
- Các yêu cầu khác theo quy định của ngân hàng
* Các loại tài sản đảm bảo được chấp nhận
Tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và quy
định cụ thể về tài sản đảm bảo của từng ngân hàng. Bao gồm:
- Quyền sử dụng đất
28
- Nhà xưởng, các công trình xây dựng trên đất
- Nhà ở
- Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh
- Phương tiện vận tải đường bộ, đường sông
* Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm
Thứ nhất là, xét tính pháp lý của tài sản đảm bảo: chuyên viên thẩm định kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ theo qui định của pháp luật của các hồ sơ, chứng từ (bản
sao có đối chiếu bản chính) liên quan đến TSBĐ, cụ thể:
- Đối với tài sản hiện có là các bất động sản như đất, nhà ở…, các hồ sơ, chứng từ
như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
và đất ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình; giấy đăng ký sử dụng đối với
phương tiện vận tải; hợp đồng, hóa đơn mua sắm máy móc thiết bị (lưu ý đối với
các hợp đồng trả chậm, cho thuê tài chính) thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
- Đối với tài sản hình thành trong tương lai: các quyết định giao đất, thu hồi đất,
giấy phép xây dựng, hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, các chứng từ nộp tiền (nếu có), phê duyệt dự án,…
Thứ hai là, xét tính giao dịch, tính thanh khoản của TSBĐ. Để xem xét tính
thanh khoản của TSBĐ, ta cần xét xem tài sản đó có được tham gia các giao dịch
theo qui định của pháp luật như mua, bán, thế chấp, cầm cố. Để thuận tiện cho
việc thẩm định, có thể căn cứ vào một số văn bản quy phạm pháp luật sau: Luật
đất đai năm 2005; những nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
Luật nhà ở và những nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; nghị định
163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm; nghị định
83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;
thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP ngày 04/05/2005 và số 03/2006/TTLT-
BTP ngày 13/06/2006 của bộ Tư pháp hướng dẫn đăng ký thế chấp quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, đối với động sản là máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải: xét đến niên hạn sử dụng, công nghệ lạc hậu hay hiện đại.
Cán bộ tín dụng cũng cần xét xem yếu tố thanh khoản của TSBĐ, cao, thấp hoặc
không có tính thanh khoản, căn cứ vào vị trí sinh lợi của tài sản, xu hướng thị
trường, nhu cầu về tài sản, công năng sử dụng chuyên dùng, đặc thù hay phổ
biến… Riêng đối với tài sản hình thành từ tương lai không đủ điều kiện thế chấp
như đường giao thông, công viên cây xanh,… đủ điều kiện là tài sản cố định
nhưng khó quản lý do tính chất hoạt động phải thay đổi phụ tùng liên tục, có thể
được thay đổi bằng tài sản khác có giá trị thanh khoản cao hơn.
Thứ ba là, xác định giá trị TSBĐ. Thực hiện nghiệp vụ này bằng cách tổ chức
Thang Long University Library
29
tiến hành đi kiểm tra thực tế TSBĐ, xác định hiện trạng: địa điểm, vị trí, tình trạng
tài sản và giá trị. Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm cơ sở để
xác định mức bảo lãnh, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Riêng đối với tài sản hình thành trong tương lai, cán bộ tín dụng cần kiểm tra và
định giá dựa trên nguyên tắc định giá sau:
- Đất: căn cứ giá đất theo quy định của UBND Tỉnh/Thành phố; giá đền bù khu
vực liền kề (nếu có); giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm
thế chấp, vị trí sinh lợi, thời hạn giao đất,... để xác định giá trị thế chấp.
- Nhà ở, nhà xưởng: căn cứ cấp nhà, giá đền bù nhà ở, nhà xưởng theo quy định
của UBND Tỉnh/Thành phố, giá giao dịch, vị trí sinh lợi, thời gian sử dụng... để
xác định giá trị thế chấp.
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: căn cứ hợp đồng mua bán, hóa đơn bán
hàng, giá thị trường, công nghệ, năm sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sử
dụng,... để xác định giá trị thế chấp.
Cuối cùng, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra nhận xét tổng quát về toàn bộ các yếu tố
nói trên và đưa ra đề xuất trình hội đồng tín dụng duyệt hay từ chối phát hành thư
bảo lãnh.
1.4. Chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán
1.4.1. Khái niệm
Theo Philip Crosby - một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về quản lý chất lượng
thì “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”, mà yêu cầu ở đây là yêu cầu của
người tiêu dùng và người sản xuất. Còn theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá
(ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO đã đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm như sau:
“Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó, thể hiện được sự
thoả mãn nhu cầu trong những biểu hiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công
dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong hoạt động ngân
hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy, để gia tăng thu nhập cho mình
các NHTM có xu hướng đa dạng hóa và mở rộng nhiều dịch vụ. Hoạt động bảo
lãnh thanh toán là một trong số các dịch vụ của ngân hàng đã và đang trở thành
một hoạt động đóng góp vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, đây
cũng là một hoạt động chứa nhiều rủi ro. Bởi vậy, để coi một nghiệp vụ bảo lãnh
là chất lượng, ta cần xem xét đến việc thực hiện tốt tất cả các khâu từ lúc phát sinh
đến khi kết thúc việc bảo lãnh. Trong đó, việc thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản có
lẽ là một khâu quan trọng nhất, quyết định sự thành công của bảo lãnh, đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Thêm nữa, do hoạt động thế chấp tài sản mang tính chất
30
nhạy cảm dễ xảy ra tranh chấp, kiện tụng, việc thẩm định hồ sơ thế chấp sao cho
tốt lại càng trở nên quan trọng.
Chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán được
đánh giá thông qua việc tính toán và xác định nhiều loại chỉ tiêu khác nhau trong
đó yếu tố quyết định nhất là cán bộ tín dụng phải bám sát vào quy trình thẩm định
và kết quả thẩm định. Vì vậy, chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong
bảo lãnh thanh toán muốn có được sự phản ánh trung thực, chính xác thì phải
nghiên cứu rõ nội dung ý nghĩa, nguyên tắc sử dụng, ưu nhược điểm của các chỉ
tiêu. Do đó, chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán
tùy từng đối tượng và tùy từng giác độ khác nhau mà chất lượng thẩm định hồ sơ
thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán được đánh giá khác nhau.
Thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán được coi là có chất
lượng khi qua quá trình xem xét đánh giá cũng như phân tích các dữ liệu dựa trên
hồ sơ thế chấp tài sản của khách hàng NHTM có thể phát hiện ra những nhược
điểm chưa phù hợp mà khách hàng không phát hiện ra hay cố tình không phát hiện
ra. Từ đó có thể thuyết phục khách hàng có kế hoạch thay đổi bộ hồ sơ thế chấp tài
sản của mình cho phù hợp. Cùng với việc đưa ra các quyết định hợp lý, chính xác
ngân hàng sẽ chỉ tài trợ cho những hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán
khả thi và có khả năng đảm bảo an toàn vốn tài trợ cho ngân hàng.
Chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản là một yếu tố có tính quyết định
đối với chất lượng trong bảo lãnh thanh toán của ngân hàng.
1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá
Để có thể đánh giá được đâu là thẩm định hồ sơ tốt, đâu là chưa tốt, cần có một
hệ thống các chỉ tiêu đánh giá định tính lẫn định lượng.
1.4.2.1. Định tính
Đối với hồ sơ đảm bảo bằng tài sản thế chấp để vay vốn, hay ở đây là xin cấp
bảo lãnh, cán bộ tín dụng không chỉ xem xét những tài liệu chứng minh năng lực
tài chính của khách hàng mà cần đi sâu phân tích tài sản được thế chấp để đưa ra
quyết định tốt nhất. Hiện nay, bất động sản vẫn là tài sản thế chấp phổ biến nhất
trong hồ sơ tín dụng, trong đó có bảo lãnh thanh toán của khách hàng rồi mới đến
các tài sản cố định khác. Việc thẩm định hồ sơ được coi là chất lượng khi nó thực
hiện được hai điều: thứ nhất là sử dụng vốn huy động hiệu quả nhằm hoàn thành
các khoản tiêu về kinh tế-xã hội, thứ hai là mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân
hàng. Để làm được điều này, khi thẩm định một bộ hồ sơ, cán bộ tín dụng cần
đánh giá được mức độ rủi ro và khả năng đem lại lợi nhuận của hoạt động thương
Thang Long University Library
31
mại cần bảo lãnh thanh toán đó. Cụ thể là:
Thứ nhất, hồ sơ bảo lãnh cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
Bộ hồ sơ cần có hai phần: phần hồ sơ bảo lãnh thanh toán và phần hồ sơ chứng
minh khả năng trả nợ mà ở đây là tài sản thế chấp. Việc tuân thủ đúng pháp luật
khi xem xét hồ sơ tài sản thế chấp sẽ giúp ngân hàng tránh được các rắc rối về
tranh chấp tài sản hay rủi ro thanh toán về sau.
Thứ hai, cán bộ thẩm định cần đảm bảo thu lại tiền từ khách hàng một cách
nhanh chóng nhất.
Do đặc điểm của bảo lãnh thanh toán hiện nay là phần lớn dựa trên các hợp
đồng mua bán trả chậm có thời hạn đa dạng từ ngắn hạn (dưới 12 tháng) đến dài
hạn (12 đến 48 tháng) nên cán bộ thẩm định cần đánh giá dựa trên những điểm
sau: loại hàng hóa được mua bán trong hợp đồng có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong
và sau thời điểm thẩm định hồ sơ không; khả năng ngân hàng hoàn thành nghiệp
vụ bảo lãnh trước thời hạn có cao không; tình hình thị trường bất động sản tại thời
điểm đó (nếu tài sản thế chấp là bất động sản); tình trạng tài sản hữu hình có đảm
bảo thanh khoản trong ngắn hạn không. Về dài hạn, biến động của thị trường bất
động sản, thị trường tài chính trong nước theo hướng nào, có những ảnh hưởng gì
lên giá trị của tài sản thế chấp, ảnh hưởng đó tác động tích cực hay tiêu cực lên
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ ba, thời gian để cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ cần tuân theo quy định
của bản thân ngân hàng. Công tác thẩm định cần đảm bảo tiến độ về thời gian để
đáp ứng dịch vụ theo yêu cầu khách hàng trong thời gian nhanh nhất như: thủ tục
đơn giản, quá trình cấp bảo lãnh nhanh chóng, các điều khoản thuận lợi khi thanh
toán. Không chỉ có vậy, việc tiết kiệm được thời gian chứng tỏ việc thẩm định
diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch, góp phần làm tăng chất lượng thẩm định.
Thứ tư, giá trị món bảo lãnh cần phải phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng
và nguồn vốn của ngân hàng. Giá trị bảo lãnh cao có thể mang lại khoản phí bảo
lãnh lớn. Tuy nhiên, kèm theo đó là tài sản thế chấp có giá trị lớn. Đối với tài sản
là bất động sản: đất đai, nhà cửa.v.v…khi thị trường bất động sản “đóng băng”,
tính thanh khoản của tài sản giảm, ngân hàng lâm vào tình trạng khó thu lại được
khoản bảo lãnh. Vì vây, cán bộ tín dụng cần tính đến những yếu tố kể trên khi
thẩm định hồ sơ.
Thứ năm, sự phản hồi của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá
chất lượng hoạt động bảo lãnh. Khách hàng tìm đến những dịch vụ ngân hàng bởi
sự thuận tiện trong sử dụng giúp khách hàng nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
Khách hàng không chỉ yêu cầu sự đảm bảo của ngân hàng mà còn yêu cầu sự
32
nhanh chóng về thời gian xem xét, sự đơn giản về thủ tục tiến hành, sự thuận lợi
trong các điều khoản mà ngân hàng cung cấp. Mức ký quỹ thấp cùng một mức phí
phù hợp trong hoàn cảnh cạnh tranh khắc nghiệt giữa các NH sẽ càng hấp dẫn
khách hàng. Chất lượng dịch vụ sẽ được phản ánh đầy đủ khi khách hàng sử dụng
dịch vụ và phản hồi kết quả điều tra từ phía khách hàng. Ngoài ra, cảm giác an tâm
của khách hàng khi đến giao dịch với NH nếu như NH có bãi gửi xe, có nhân viên
trông xe không thu lệ phí, có bảo vệ thì NH đã tạo được ấn tượng ban đầu an toàn
trong lòng khách hàng.Từ cách bố trí văn phòng làm việc, trang phục của nhân
viên và quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng tốt sẽ tạo được thiện
cảm trong tâm trí khách hàng. Uy tín và thương hiệu cũng góp phần không nhỏ
trong việc lôi kéo nhiều khách hàng tạo nên hiệu quả hoạt động bảo lãnh.
1.4.2.2. Định lượng
Mặc dù thẩm định hồ sơ là bước đầu tiên trong toàn bộ quá trình thực hiện bảo
lãnh nhưng để biết được việc thẩm định đó có hiệu quả như dự tính không thì cần
phải xét cả đến các giai đoạn phía sau, từ khi hồ sơ bảo lãnh được thông qua cho
đến lúc hợp đồng mua bán của người hưởng bảo lãnh được thanh toán, nghiệp vụ
bảo lãnh kết thúc.
A. Nhóm các chỉ số liên quan đến tài sản thế chấp theo hồ sơ do khách hàng
cung cấp
Một khâu trong quy trình để xem việc thẩm định bộ hồ sơ thế chấp tài sản
trong bảo lãnh thanh toán là có chất lượng hay không thì cần phải thẩm định một
tài sản thế chấp ngân hàng có “chất lượng”, do đó, cần xem xét tới hai yếu tố: tính
rủi ro của bản thân tài sản đó và điều kiện về giá trị của tài sản đó trong việc đảm
bảo cho khoản bảo lãnh.
* Hệ số rủi ro của tài sản thế chấp
Thứ nhất, về tính rủi ro của bản thân tài sản. Vẫn biết rủi ro là điều không thể
tránh, hơn nữa lại không phải là thứ hữu hình có thể nhìn thấy hay cân đong đo
đếm được nhưng vẫn có một số các cơ sở định lượng có thể đánh giá một cách
tương đối khách quan vấn đề này. Trong trên hiệp ước về vốn Basel năm 2004, có
nhắc tới thang đo hệ số rủi ro của tài sản thuộc quản lý ngân hàng, cụ thể là: các
loại tài sản có hệ số rủi ro bằng 0% bao gồm cả các khoản vay có thế chấp bằng
tiền, cho tới tài sản có hệ số rủi ro bằng 50% đối với các tài sản là động sản, bất
động sản được thế chấp. Từ đó, thấy rằng nếu tài sản đảm bảo của khách hàng là
tài sản thế chấp bằng tiền, ví dụ như sổ tiết kiệm thì hệ số rủi ro của tài sản đó là
0,0; nếu tài sản thế chấp là động sản và bất động sản thì hệ số rủi ro của tài sản đó
Thang Long University Library
33
là 0,5. Như vậy, nếu tham chiếu trên thang đo này thì hệ số rủi ro từ thấp đến cao
của tài sản thế chấp là 0,0 đến 0,5. Hơn nữa, trong hiệp ước Basel II, hệ số này
cũng được sử dụng để làm trọng số tính toán cho giá trị tài sản đảm bảo được điều
chỉnh và số vốn tối thiểu mà ngân hàng cần nắm giữ để bù đắp rủi ro từ tài sản
này. Trong đó:
Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro = Giá trị khoản vay/bảo lãnh x
trọng số rủi ro
Ví dụ: với khoản bảo lãnh được đảm bảo bằng tài sản thế chấp có giá trị 1 tỷ
đồng thì giá trị được điều chỉnh của tài sản sẽ là: 1 x 0,5 = 0,5 tỷ đồng, tức là giá
trị đảm bảo của tài sản đó sau khi trừ đi yếu tố rủi ro chỉ còn 500 triệu đồng, số
500 triệu đồng còn lại là phần mà ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro.
Vốn tối thiểu = tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro x 8%
Ví dụ: tiếp theo ví dụ trên, yêu cầu về vốn tối thiểu của ngân hàng mà bị nắm
giữ từ tài sản đó là: 500 x 8% = 40 triệu đồng.
Thế nên nếu ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản thế chấp thì giá trị của phần
rủi ro trong tài sản lại càng cao. Hơn nữa giá trị của phần “vốn” bị chiếm giữ này
thay vì có thể mang đi đầu tư nhưng lại phải dùng vào làm dự phòng bù đắp rủi ro,
gây ra sự tăng lên về chi phí cho ngân hàng.
* Tỷ lệ giá trị khoản bảo lãnh/giá trị tài sản thế chấp
Thứ hai, giá trị của tài sản đảm bảo bằng hình thức thế chấp phải lớn hơn giá trị
mà khách hàng xin vay/bảo lãnh. Cụ thể, giá trị khoản vay/bảo lãnh tối đa nên
bằng 70% giá trị tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng, cụ
thể là bù lỗ cho ngân hàng nếu khách hàng không trả được nợ và ngân hàng phải
phát mại tài sản đảm bảo đó. Vậy nên nếu giá trị của khoản vay/bảo lãnh lớn hơn
70% giá trị tài sản thế chấp thì không thể coi tài sản được thể hiện trên hồ sơ
vay/bảo lãnh đó là có chất lượng được.
B. Nhóm các chỉ số liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng
* Chỉ tiêu chi phí từ hoạt động bảo lãnh
Công thức tính: chi phí bảo lãnh = tổng các khoản tiền ngân hàng đã bỏ ra để
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và các nghĩa vụ liên quan khác.
Chi phí này được đưa vào chi phí ngoài để hạch toán. Tổng chi phí bảo lãnh
càng giảm chứng tỏ hoạt động bảo lãnh ít rủi ro.
Có thể thấy rằng, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng luôn đối mặt với rủi ro.
Để đánh giá rủi ro trong các món bảo lãnh chúng ta hãy tìm hiểu mức độ rủi ro của
các tài sản có của ngân hàng. Người ta phân chia tài sản có của ngân hàng ra thành
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8
Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tập
nguyendaiphong
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
Phi FA
 
New microsoft word document
New microsoft word documentNew microsoft word document
New microsoft word document
chanhyen1990
 

Mais procurados (17)

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mạiLuận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Thư...
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Thư...Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Thư...
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Thư...
 
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tập
 
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VietcombankChất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng, HOTĐề tài: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng, HOT
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
New microsoft word document
New microsoft word documentNew microsoft word document
New microsoft word document
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệmPhân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
 
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mạiLuận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
 
20192
2019220192
20192
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 

Semelhante a Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8

Semelhante a Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8 (20)

Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Agribank tỉnh Nam Định, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Agribank tỉnh Nam Định, 9đNâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Agribank tỉnh Nam Định, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Agribank tỉnh Nam Định, 9đ
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
 
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngQuản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Hiệu quả cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay vốn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doa...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay vốn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doa...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay vốn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doa...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay vốn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doa...
 
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
 
Mẫu báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Quốc tế VIB, 9đ
Mẫu báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Quốc tế VIB, 9đMẫu báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Quốc tế VIB, 9đ
Mẫu báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Quốc tế VIB, 9đ
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế.
 
Luận văn: Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, HAYLuận văn: Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, HAY
Luận văn: Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, HAY
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
 
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi N...
Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi N...Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi N...
Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi N...
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Último (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản, ĐIỂM 8

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, để tồn tại và phát triển, ngân hàng cần có những phương án kinh doanh đạt hiệu quả, vì vậy an toàn trong hoạt động tín dụng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Trong hoạt động tín dụng, bảo lãnh thanh toán là một mảng có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, vì cũng là một hình thức tín dụng nên rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân hàng là điều không tránh khỏi, do đó vấn đề đặt ra là làm sao có thể hạn chế rủi ro luôn được ngân hàng quan tâm trong suốt quá trình hoạt động của mình. Trong thời gian qua đã có nhiều Quyết định, Nghị định, Thông tư được ban hành, hướng dẫn về bảo lãnh ngân hàng và bảo đảm bằng tài sản, đáp ứng được sự mong đợi của các Ngân hàng trong quá trình thẩm định tài sản đảm bảo, góp phần hạn chế rủi ro trong bảo lãnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bảo lãnh có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, đã lộ ra một số yếu kém ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thẩm định mà cần được khắc phục. Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đã quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ bảo lãnh thanh toán bằng hình thức thế chấp tài sản đối với khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Giảng Võ, ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận đề cập đến một số lý luận cơ bản về thẩm định hồ sơ bảo lãnh bằng tài sản thế chấp trong ngân hàng, vai trò của tài sản đảm bảo trong hoạt động ngân hàng, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định hồ sơ bảo lãnh bằng tài sản đảm bảo đồng thời nêu ra được những khó khăn hạn chế còn tồn tại tại chi nhánh Giảng Võ. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định hồ sơ tại chi nhánh Giảng Võ, ngân hàng thương mại cổ
  • 2. 2 phần Phương Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ thẩm định hồ sơ bảo lãnh có tài sản đảm bảo, thực trạng thẩm định hồ sơ va nguyên ngân dẫn đến thực trạng đó tại chi nhánh Giảng Võ. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp suy luận logic cùng với phương pháp khảo sát thực tiễn. 5. Kết cấu khóa luận Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định hồ sơ trong bảo lãnh thanh toán đối với khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ, Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ, Hà Nội Thang Long University Library
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Trải qua bốn tháng thực hiện, vận dụng những kiến thức đã học được và cúng học được thêm nhiều điều, hiện tại luận văn tốt nghiệp cũng đã hoàn thành. Để có được kết quả này, không chỉ có công sức của riêng em, mà còn có sự hỗ trợ hết mình từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè. Chính vì vậy mà không thể thiếu những lời cảm ơn chân thành đến những người “bạn đồng hành” đáng ký này. Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến những người thân yêu trong gia đình mình, những người đã, đang và sẽ luôn ủng hộ em. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức tạo nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận của em và là hành trang quý báu giúp em vững bước trong tương lai. Em chân thành cảm ơn ban Giám đốc, các cô chú anh chị làm việc tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại ngân hàng. Lời cảm ơn cuối cùng giành cho những người bạn đáng quý đã cùng em vượt qua những khó khăn, luôn sẻ chia những kiến thức trong học tập, những vui buồn trong cuộc sống. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 08 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thanh Huyền
  • 4. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG BẢO LÃNH THANH TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quan niệm của xã hội được hiểu nôm na là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh không do Nhà Nước làm chủ và điều hành. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã có Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 bao gồm các khái niệm, quy định về Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, nhưng lại không đề cập cụ thể về doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mặc dù đây là hai văn bản có vai trò “kim chỉ nam” làm cơ sở pháp lý về việc định nghĩa, phân loại doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước số 14/2003/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành, tại điều 1 chương I có nêu ra khái niệm doanh nghiệp Nhà Nước :” Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Có thể thấy rằng sự khác biệt lớn nhất giữa “quốc doanh” và “ngoài quốc doanh” là: chủ sở hữu nếu đối chiếu giữa nội dung của khái niệm trên với cách hiểu thường thấy về doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hơn nữa có một chi tiết dễ dàng được nhận ra: doanh nghiệp quốc doanh có chủ sở hữu là Nhà nước còn “ngoài quốc doanh” thì ngược lại, chủ sở hữu không phải Nhà nước. Do đó, có thể rút ra được một khái niệm tương đối về doanh nghiệp ngoài quốc doanh như sau: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổ chức kinh tế do một hay nhiều cá nhân và/hoặc tổ chức tư nhân làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. 1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Ngày nay, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vị thế quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế và đang phát huy thế mạnh sẵn có để góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Thứ nhất là, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang đóng góp cho nền kinh tế một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đa dạng phong phú, chất lượng cao, tạo quỹ tiêu dùng và xuất khẩu, đẩy mạnh cạnh tranh. Lấy ví dụ về tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp: nếu như vào năm 1995, tỷ trọng giá trị sản xuất công Thang Long University Library
  • 5. 5 nghiệp của khu vực nhà nước và tư nhân là 50% - 50%, thì đến năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn là 25% - 75%. Không những thế, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nhà nước đã giảm từ 29% trong giai đoạn 2001 - 2005 xuống chỉ còn chưa đến 12% trong giai đoạn 2006-2010. Trong khi đó, đóng góp của khu vực dân doanh tăng từ 34% lên 43% trong cùng thời kỳ (theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, thành viên nhóm chuyên gia kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội trong bài báo “Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?” trên Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy.vn) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những đặc điểm về tính sở hữu cao, bộ máy sản xuất kinh doanh rất năng động, nhạy bén, hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn liền mục đích vì quyền lợi của chính cá nhân mình, của gia đình, của người thân, đó là điều kiện giúp cho kinh tế ngoài quốc doanh phát huy được mọi tiềm năng. Mặt khác nền kinh tế thị trường sẽ hoạt động có hiệu quả mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng và cho xã hội khi và chỉ khi có cạnh tranh. Có cạnh tranh thì người sản xuất mới chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn để làm thế nào sản phẩm mình sản xuất ra được thị trường chấp nhận và tiêu thụ được. Thứ hai là, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp đáng kể vào GDP và ngân sách Nhà nước. Trong giai đoạn 2006-2010, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 45% tổng đầu tư nhưng chỉ tạo ra 28% GDP, trong khi đó khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 28% đầu tư nhưng lại tạo ra tới 46% GDP. Tương tự như vậy, đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước vào tăng trưởng GDP đã giảm rất nhanh từ mức 33% trong giai đoạn 2001-2005 xuống chỉ còn 19% trong giai đoạn 2006-2010, trong khi đó đóng góp của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 45% lên 54% trong cùng thời kỳ. Nguyên nhân chính của những sự thay đổi này là do tốc độ tăng GDP của khu vực doanh nghiệp Nhà nước đã giảm từ 7,6% trong giai đoạn 2001-2005 xuống 4,0% trong giai đoạn 2006-2010, tức là chỉ bằng một nửa so với khu vực ngoài quốc doanh (theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, thành viên nhóm chuyên gia kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội trong bài báo “Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?” trên Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy.vn) Về phần đóng góp cho ngân sách, khu vực kinh tế ngoài của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng vượt trội hơn so với khu vực Nhà nước qua một thập niên gần đây. Trong suốt 10 năm, tỷ lệ đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước cho ngân sách quốc gia (ngoài dầu mỏ) trung bình chưa tới chưa
  • 6. 6 tới 20% và ngày một giảm so với chính mình cũng như so với khu vực tư nhân (bao gồm khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư FDI). Nếu như trong giai đoạn 2001 - 2005, doanh nghiệp Nhà nước đóng góp 19,6% cho ngân sách, cao gần gấp rưỡi so với khu vực tư nhân, thì trong giai đoạn 2006 - 2010, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 17,6%, tức là chỉ bằng 4/5 so với khu vực tư nhân (theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, thành viên nhóm chuyên gia kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội trong bài báo “Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?” trên Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy.vn) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên và để đáp ứng được nhu cầu xã hội, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn phải tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là để tăng nguồn thu cho chính các đơn vị và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Thêm nữa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang giải quyết một số vấn đề nan giải, đó là vấn đề về công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng lao động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm rất nhanh từ mức 44% trong giai đoạn 2001 - 2005 xuống chỉ còn 23% trong giai đoạn 2006- 2009. Không những thế, tỷ lệ tạo ra việc làm mới cũng giảm một cách tương ứng từ -4% xuống -13%, tức là doanh nghiệp Nhà nước không những không tạo ra việc làm mới mà còn cắt giảm lao động, do vậy đặt gánh nặng tạo việc làm mới hoàn toàn trên vai của khu vực tư nhân, chủ yếu là của khu vực dân doanh. Từ đó ta thấy rằng, sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh là một giải pháp hữu hiệu cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, thành viên nhóm chuyên gia kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội trong bài báo “Doanh nghiệp Nhà nước đang “chủ đạo” như thế nào?” trên Thời báo kinh tế Việt Nam VnEconomy.vn) 1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp chính của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Dù là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì từ việc đăng ký kinh doanh đến tổ chức hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ đều phải tuân theo Luật Doanh nghiệp 2005. Từ đó cho thấy, các loại hình doanh nghiệp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng phù hợp với Luật này, cụ thể là có các loại hình công ty như sau: - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty cổ phần - Công ty trách nhiệm hữu hạn: + Công ty TNHH một thành viên Thang Long University Library
  • 7. 7 + Công ty TNHH hai thành viên - Công ty hợp danh với các đặc điểm, tính chất được quy định tại Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005. Loại hình đầu tiên phải nhắc đến là doanh nghiệp tư nhân. Đây là hình thức tổ chức kinh tế có những đặc điểm tách bạch rõ ràng nhất so với công ty Nhà Nước. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và không có quyền phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào theo điều 141 chương 6 Luật doanh nghiệp. Điều này còn quy định rõ rằng mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô, tạo ra những hàm lượng giá trị cao cho nền kinh tế, cung cấp một số lượng việc làm lớn cho người lao động. Khối doanh nghiệp khu vực tư nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực với sự năng động nhạy bén, vận dụng năng lực tối đa để tồn tại, tạo sức ép đổi mới khối DNNN dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Không chỉ thu hút vốn đầu tư, quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng lên đáng kể cho thấy doanh nghiệp tư nhân đang vươn lên để trở thành thành phần cốt cán trong cơ cấu nền kinh tế hiện nay. Ví dụ, việc các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ áp đảo trong danh sách 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011 - Fast 500 do Vietnam Report vừa công bố, mà theo đó, các doanh nghiệp tư nhân đã chiếm tỷ lệ tới 71,6% trên bảng xếp hạng trong khi tỷ lệ này của các doanh nghiệp nhà nước chỉ là 22,2%. Không những thế, các doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng cũng là những doanh nghiệp đầy khát vọng và cam kết đầu tư dài hạn. Nhất là trong tình hình khó khăn như hiện nay, Vietnam Report vẫn thống kê được trên 70% các doanh nghiệp tư nhân FAST 500 dự kiến sẽ tăng đầu tư và mở rộng sản xuất trong năm 2012. Đây là một minh chứng rõ ràng đã cho thấy sự tăng trưởng lớn mạnh của loại hình doanh nghiệp này trong thời gian qua. Điều 38, mục 1, chương 3 Luật Doanh Nghiệp do Quốc hội ban hành năm 2005 quy định, công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp và chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều khoản trong Luật. Ngoài ra, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
  • 8. 8 Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, công ty TNHH hai thành viên là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến do có nhiều ưu điểm về cơ cấu tổ chức cũng như vốn. Có thể nói, đây là mô hình lý tưởng để lựa chọn khi kinh doanh ở qui mô vừa và nhỏ. Thêm nữa, với qui định tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2005 thì chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật DN 2005 có hiệu lực (01/7/2006), các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật DNNN năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Vậy nên công ty TNHH càng chứng tỏ được tiềm năng hứa hẹn của mình trong cơ cấu nền kinh tế. Đặc điểm công ty TNHH một thành viên được nêu rõ tại điều 63, mục 2, chương 3 như sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được quyền phát hành cổ phần. Nhìn chung, công ty TNHH một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công ty TNHH có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên, loại hình công ty này cũng có hạn chế là các cá nhân không được phép thành lập loại hình công ty này, chỉ có một số chủ thể có tư cách pháp nhân như các tổ chức chính trị xã hội, công ty cổ phần, công ty nhà nước… mới được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Được coi là sinh sau đẻ muộn hơn các loại hình doanh nghiệp truyền thống và mới chỉ trở nên phổ biến ở kinh tế trong nước từ hơn mười năm trở lại đây, doanh nghiệp có vốn cổ phần đã và đang chứng minh tiềm năng của mình, với các đặc điểm phù hợp tình hình nền kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO được gần 5 năm. Điều 77 chương 4 luật Doanh nghiệp quy định: công ty cổ phần là là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã Thang Long University Library
  • 9. 9 góp vào doanh nghiệp và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định. Ngoài ra, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Với những đặc điểm rất riêng của mình công ty cổ phần có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, cụ thể là: công ty cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng với quy mô lớn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh lớn. Ngoài ra, công ty cổ phần còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn do đề cao trách nhiệm của cổ đông và sức ép chia lãi cổ phần. Hơn nữa, công ty cổ phần mở ra cơ hội kinh doanh cao hơn cho những người đang nắm giữ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn và điều hòa nguồn vốn hợp lý hơn. Với việc các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay tại Việt Nam sẽ cổ phần hóa 100%, tức là toàn bộ sẽ chuyển sang hình thức công ty cổ phần, dễ thấy tỷ trọng và vai trò của doanh nghiệp cổ phần trong nền kinh tế sẽ tăng lên như thế nào. Cụ thể, theo số liệu được Bộ Tài chính công bố sau khi tổng hợp báo cáo từ 4 bộ, 9 tập đoàn kinh tế, 10 tổng công ty nhà nước đặc biệt và 57 địa phương, sẽ có 367 doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hóa và 532 đơn vị thực hiện việc chuyển đổi theo hình thức sắp xếp khác (giao, bán, giải thể, phá sản, giữ nguyên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên). Bộ Tài chính còn cho biết, riêng trong năm 2012, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là 93 đơn vị, trong đó có 22 doanh nghiệp thuộc bộ, ngành, 33 đơn vị thuộc các tập đoàn, tổng công ty và số còn lại là 38 thuộc về các địa phương. Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được nêu ra cuối cùng trong khái niệm. Theo điều 135 chương 5 luật Doanh nghiệp năm 2005, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; trong đó, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Là công ty đối nhân điển hình (hầu hết các thành viên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau) nên các thành viên đều biết được tên tuổi các thành viên do đó giữa các thành viên có sự tin cậy lẫn nhau cao. Là doanh nghiệp nhiều chủ nên phát huy được trí tuệ tập thể. Thành viên hợp danh có trách nhiệm vô hạn nên có thể tạo sự tin cậy cho đối tác.
  • 10. 10 1.2. Hoạt động bảo lãnh đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ bảo lãnh cho loại hình DNNQD hoàn toàn tuân theo các thể chế, quy định của bảo lãnh nói chung, cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và quy chế bảo lãnh ngân hàng được ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành năm 2006 và một số quy định khác. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về các khái niệm và đặc điểm của hoạt động bảo lãnh này. 1.2.1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng Trước khi quy chế bảo lãnh ngân hàng được ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành vào năm 2006, khái niệm bảo lãnh đã tồn tại và được định nghĩa theo nhiều cách qua các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau. Có thể tìm thấy khái niệm bảo lãnh tại điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành): “Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.” Theo điều 2, chương I quy chế bảo lãnh ngân hàng năm 2006:” Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.” Tại khoản 18, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành năm 2010: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.” Ngày nay, hoạt động bảo lãnh phát triển phong phú và đa dạng trong mọi mặt của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên hai khái niệm trên đây được coi là định nghĩa đầy đủ nhất về bảo lãnh ngân hàng và là cơ sở áp dụng vào mọi hoạt động liên quan đến bảo lãnh ngân hàng sau này. Như vậy, một giao dịch bảo lãnh bao giờ cũng liên quan đến 3 bên: bên bảo Thang Long University Library
  • 11. 11 lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong đó, khái niệm bên bảo lãnh được dựa trên quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006 tại khoản 4, điều 2: “Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh…” và điều 3: “Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là: các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài”. Bên được bảo lãnh theo quy định tại điều 4 quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006:” Khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài…”. Trong đó, tổ chức tín dụng không được bảo lãnh đối với những người sau đây: - Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (phó giám đốc) của tổ chức tín dụng. - Cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng đó thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh. - Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc). 1.2.2. Các loại bảo lãnh chính 1.2.2.1. Theo phương thức phát hành bảo lãnh Dựa trên phương thức thực hiện, ta có thể chia bảo lãnh ngân hàng ra làm hai loại. Thứ nhất là bảo lãnh trực tiếp: là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa ba bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ mà không cần qua một ngân hàng trung gian nào cả. Sau khi đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh trực tiếp có thể khái quát qua sơ đồ sau:
  • 12. 12 Sơ đồ 1.1. Bảo lãnh trực tiếp (1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh (2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh (3) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng (sau khi đã xét duyệt và chấp nhận) Thứ hai là phương thức bảo lãnh gián tiếp: là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng. Với loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm này, thông qua một cam kết gọi là đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và điều khoản quy định như bảo lãnh chính. Sau khi bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, ngân hàng chỉ thị có quyền truy đòi đối với người được bảo lãnh. Như vậy trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia: ngân hàng chỉ thị, ngân hàng phát hành, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở tại quốc gia của người thụ hưởng. Do đó, quyền lợi của người thụ hưởng sẽ được đảm bảo hơn. NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH (3) (2) (1) Thang Long University Library
  • 13. 13 Quy trình bảo lãnh gián tiếp có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Bảo lãnh gián tiếp (1) Hợp đồng gốc (2) Khách hàng ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình ra chỉ thị cho ngân hàng chính phát hành bảo lãnh (3) Ngân hàng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh, đồng thời cam kết bồi hoàn bảo lãnh đối ứng (4) Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp đến người thụ hưởng) 1.2.2.2. Theo hình thức phát hành Các hình thức bảo lãnh dưới đây được trình bày và sắp xếp dựa trên công văn số 2294 ngày 16 tháng 4 năm 2012 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi các NHTM về việc báo cáo tình hình bảo lãnh ngân hàng của các NHTM. Bảo lãnh thanh toán Khái niệm bảo lãnh thanh toán được nêu tại khoản 2, điều 5, chương 1, quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006 như sau:”Bảo lãnh thanh toán là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.” Quan hệ giữa người mua với người bán thực chất là quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hóa theo kỳ hạn nợ cụ thể. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền như hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh trả thay cho người mua như đã cam kết. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Theo khoản 4, điều 5 chương 1 quy chế bảo lãnh ngân hàng năm 2006, “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH (NGÂN HÀNG THỨ HAI) NGÂN HÀNG CHỈ THỊ (NGÂN HÀNG THỨ NHẤT) NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH (2) (3) (1) (4)
  • 14. 14 đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.” Đây cũng là loại bảo lãnh được dùng phổ biến và có thể không phải yêu cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hoá hoặc dự thầu xây dựng. Hiện nay có thể kể đến một số loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng phổ biến như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp; cung ứng máy móc, thiết bị, hàng hoá. Bảo lãnh vay vốn Loại hình bảo lãnh thứ ba hay được sử dụng là bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh vay vốn là “cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh” theo khoản 1, điều 5, chương 1 quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006. Bảo lãnh vay vốn ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trong hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp. Không chỉ gia tăng cơ hội vay đủ số vốn cần thiết cho doanh nghiệp, bảo lãnh vay vốn tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, giữa các ngân hàng thương mại với nhau, tạo nên một hệ thống ba bên cùng có lợi, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bảo lãnh dự thầu Thay vì phải nộp một khoản tiền đặt cọc với mục đích là đảm bảo người dự thầu không rút lui, không thay đổi ý định khi đã trúng thầu, doanh nghiệp tham gia dự thầu hiện nay có thể sử dụng bảo lãnh dự thầu với khoản đích tương tự. Khái niệm bảo lãnh dự thầu được quy định tại khoản 3, điều 5, chương I, quy chế bảo lãnh ngân hàng năm 2006, đó là “cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay”. Trong việc thực hiện các hợp đồng xây dựng hoặc cung cấp hàng hoá, đấu thầu thường được sử dụng để lựa chọn đối tác tối ưu nhất. Việc đấu thầu bao gồm các bước gọi thầu, mở thầu, tuyên bố trúng thầu. Trong hồ sơ xin dự thầu chủ thầu yêu cầu người dự thầu phải có thư bảo lãnh của ngân hàng với giá trị từ 1% -3% tổng giá trị ước tính của giá bỏ thầu nhằm xác minh khả năng của họ tham gia đấu thầu. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là khẳng định việc tham gia đấu thầu là nghiêm túc và người dự thầu sẽ ký hợp đồng nếu trúng thầu.Việc phát hành bảo lãnh dự thầu còn bảo đảm cho chủ thầu về khả năng tài chính của người thầu.Trong trường hợp Thang Long University Library
  • 15. 15 trúng thầu các hình thức bảo lãnh cho các công việc tiếp theo như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền đặt cọc, ... sẽ được sẵn sàng. Các loại bảo lãnh khác Ngoài các loại bảo lãnh kể trên, hiện nay còn một số loại hình bảo lãnh khác với tính chất linh hoạt phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh thương mại ngày càng đa dạng của doanh nghiệp. Ví dụ như: Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: “là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay”.(khoản 5, điều 5, chương 1, quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: “là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. ”(khoản 6, điều 5, chương 1, quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006). Bảo lãnh đối ứng:” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.”(khoản 7, điều 5, chương 1, quy chế bảo lãnh ngân hàng 2006). Ngoài ra còn có các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.2.3. Bảo lãnh thanh toán đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại 1.2.3.1. Mục đích bảo lãnh thanh toán Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ là điều hết sức quan trọng đối với khu vực doanh nghiệp này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực trong ngắn hạn để thực hiện nhiều hợp đồng mua bán cùng lúc, hay đơn giản hơn là với các đối tác mới, mức độ tin tưởng giữa các bên chưa cao, làm cho việc thỏa thuận ký kết hợp đồng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong các hợp đồng mua bán trả chậm. Thêm nữa, với
  • 16. 16 đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các mối quan hệ kinh tế ngày một phức tạp hơn, các thể chế chính sách có lúc chưa theo kịp hoặc chưa hoàn toàn phù hợp với các hoạt động kinh tế đang diễn ra, rủi ro trong kinh doanh có thể tăng lên gây thiệt hại cho không chỉ các doanh nghiệp mới và còn những công ty đã hoạt động lâu năm. Chính vì vậy, bảo lãnh thanh toán là chìa khóa gỡ rối, tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Thực tế đã cho thấy, bảo lãnh thanh toán ngày càng chứng tỏ mức độ thông dụng khi được sử dụng trong các trường hợp cần bảo đảm khả năng chi trả của khách hàng ở các hợp đồng mua bán phục vụ khoản đích sản xuất, kinh doanh. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của công ty mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp hơn, khi nhận được sự bảo đảm thanh toán từ ngân hàng. Với vai trò như vậy, bảo lãnh thanh toán đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động mua bán của các doanh nghiệp. Mặt khác, đối với ngân hàng bảo lãnh, việc thực hiện nghiệp vụ này giúp cho ngân hàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ nhờ đó ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Thứ hai, ngân hàng sẽ thu được một khoản thu nhập thu được từ phí bảo lãnh khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Và thứ ba, theo quy định của từng ngân hàng, khi muốn được bảo lãnh thì khách hàng phải có một khoản ký quỹ tại ngân hàng trong suốt thời gian bảo lãnh. Khoản tiền này ngân hàng có thể sử dụng để cho vay mà không phải trả lãi hoặc trả lãi không thời hạn cho người được bảo lãnh. Đây là một nguồn vốn rẻ, ổn định và an toàn của ngân hàng. 1.2.3.2. Các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh thanh toán Xuất phát từ đặc điểm của bảo lãnh thanh toán ngân hàng là mối quan hệ đa phương, một nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh mà còn bao hàm nhiều mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh thanh toán và người nhận bảo lãnh. Trong đó, quan hệ giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh là mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh. Để được ngân hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh không chỉ chứng minh độ tin cậy trong hợp đồng mua bán với người hưởng bảo lãnh, mà còn phải chứng minh khả năng tài chính, khả năng trả nợ của mình với ngân hàng một khi rủi ro trong thanh toán hợp đồng xảy ra buộc ngân hàng phải thanh toán thay. Nhằm minh chứng cho điều này, người được bảo lãnh cần có một hình thức đảm bảo thanh toán cho ngân hàng, vừa thể hiện trách nhiệm thực hiện hợp đồng, vừa hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Thang Long University Library
  • 17. 17 Theo công văn số 2294 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi các NHTM, có bốn phương thức đảm bảo phổ biến sau: A. Đảm bảo bằng tín chấp (hay đảm bảo không có tài sản đảm bảo): Người được bảo lãnh sẽ sử dụng duy nhất uy tín của mình để xin cấp bảo lãnh mà không qua đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của bên thứ ba. Do đó, doanh nghiệp muốn sử dụng hình thức đảm bảo này phải là doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, quản lý kinh doanh hiệu quả, có sự tín nhiệm lâu dài từ các tổ chức tín dụng trong việc sử dụng vốn vay, trả lãi và hoàn trả gốc. Khách hàng được bảo lãnh thanh toán bằng tín chấp cũng phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 20 sửa đổi, nghị định số 85 năm 2000 của chính phủ: - Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay hoặc các tổ chức tín dụng khác. Trong đó, sử dụng vốn vay có hiệu quả nghĩa là khách hàng phải sử dụng vốn vay được đúng mục đích xin vay. Vì là vay vốn dựa trên sự tin cậy của ngân hàng vào khách hàng (hình thức tín chấp) nên có thể có trường hợp khách hàng lợi dụng sự tín nhiệm của ngân hàng mà vay vốn dùng vào mục đích không chính đáng, hoặc vay vốn với mục đích này nhưng lại sử dụng cho mục đích khác. Ngoài ra, nghĩa vụ trả nợ gốc và trả lãi vốn vay là một điều kiện cần và đủ, khách hàng bắt buộc phải thực hiện, đặc biệt phải thực hiện theo đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng vay vốn, vì khoản vốn mà ngân hàng cho vay không phải là “cho không” mà là một khoản đầu tư của ngân hàng vào khách hàng nhằm mục đích sinh lời. Khách hàng không trả nợ và gốc đúng hạn sẽ làm ngân hàng tạm thời mất đi khoản vốn và lợi nhuận để đầu tư vào các hoạt động khác, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa, khoản vay không được hoàn trả đúng hạn sẽ bị chuyển nhóm nợ quá hạn, góp phần làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn cho ngân hàng, kéo theo sự giảm đi về chất lượng tín dụng tại ngân hàng. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật. Khách hàng khi đến vay ngân hàng cần chứng minh năng lực của mình vào việc sử dụng khoản vay có hiệu quả để sản xuất kinh doanh sinh lời nhằm phát triển và mở rộng quy mô. Điều này là hết sức cần thiết vì đây là một bằng chứng quan trọng để thể hiện rằng ngân hàng đã đầu tư một khoản tiền vốn đúng người đúng chỗ, rằng việc đầu tư này của ngân hàng sẽ đem lại lợi nhuận, sự tín nhiệm và cơ hội mở rộng thị trường cho ngân hàng. Vậy nên, để chứng minh rằng mình là đối tượng thích hợp nhất để đầu tư vốn, khách hàng cần chứng minh cho ngân
  • 18. 18 hàng thấy rằng mình có những dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với các quy định pháp luật, có khả năng sinh lời cao và đồng thời có ý nghĩa trong việc góp phần phát triển của kinh tế xã hội. - Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nghĩa vụ trả nợ là điều trọng yếu mà ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng vay vốn của mình phải thực hiện. Việc khách hàng không có khả năng trả nợ là điều không ngân hàng nào mong muốn. Thế nên ngân hàng luôn phải đảm bảo rằng khách hàng có đủ năng lực về tài chính để trả nợ cho ngân hàng mà trước hết là trả lãi vay đúng hạn. Sau đó nếu rủi ro tín dụng có xảy ra, tức là khách hàng không hoàn trả nợ gốc đúng hạn, ngân hàng muốn chắc chắn rằng khách hàng vẫn còn có khả năng để trả nợ gốc sau này. - Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng; cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm này. Vay vốn bằng hình thức tín chấp là hình thức vay vốn duy nhất không sử dụng bất cứ đảm bảo bằng tài sản hữu hình hoặc bảo lãnh nào mà chỉ đơn thuần dựa vào uy tín của khách hàng. Vì thế nên có thể coi đây là hình thức vay có rủi ro cao hơn hẳn với các hình thức còn lại. Do đó, để đảm bảo an toàn tín dụng, ngân hàng cần phải chuẩn bị các phương án phòng trừ khi có rủi ro xảy ra. Cụ thể khách hàng sẽ phải cam kết chuyển hình thức vay vốn bằng tín chấp sang vay vốn bằng tài sản đảm bảo nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Và nếu khi đã chuyển hình thức vay nhưng khách hàng vẫn không thực hiện được các biện pháp đảm bảo bằng tài sản thì ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn. B. Đảm bảo bằng ký quỹ Theo điều 360 bộ luật Dân sự ban hành năm 2005 thì ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. Thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về ngân hàng quy định. Đối với ký quỹ bảo lãnh, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng mở một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng với số tiền ký quỹ cần thiết. Có thể nói hình thức ký quỹ là cách làm khá thuận tiện vì tiền gửi là tài sản có tính thanh Thang Long University Library
  • 19. 19 khoản cao, thứ hai là việc mở tài khoản tại ngân hàng hiện nay nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. C. Đảm bảo bằng thế chấp tài sản Hình thức thế chấp tài sản được nêu tại điều 342 bộ luật Dân sự 2005 như sau: thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác. Cụ thể các loại tài sản được phép thế chấp là các tài sản được quy định tại chương 6, điều 174 bộ Luật Dân sự năm 2005, gồm có: bất động sản và động sản • Bất động sản là các tài sản bao gồm: - Đất đai; - Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. - Các tài sản khác gắn liền với đất đai. - Các tài sản khác do pháp luật quy định. • Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. D. Bảo lãnh của bên thứ ba Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo điều 2, chương 1 nghị định số 178/199/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng. Thực tế hiện nay một số ngân hàng thương mại và doanh nghiệp khi thoả thuận kí kết hợp hợp đồng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm vay vốn ngân hàng thường thiết lập hợp đồng có cả ba bên gồm: bên bảo đảm (bên thế chấp) bên được được bảo đảm (bên vay vốn) và bên nhận bảo đảm (bên nhận thế chấp). Điều này chỉ đúng khi các chủ thể đó độc lập với nhau và người đại diện theo pháp luật của bên thế chấp và bên vay vốn không phải là một người. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp một người vừa là chủ sở hữu tài sản là chủ thể bên thế chấp vừa là người đại diện theo pháp luật của chủ thể bên vay vốn cùng ký kết
  • 20. 20 trên một hợp đồng thế chấp với bên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng). Điều này là trái với qui định tại khoản 5, điều 144 Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể như sau: Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Để đảm bảo qui định của pháp luật cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khi giao kết hợp đồng, đặc biệt là khi có tranh chấp tại toà án, hợp đồng không bị vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật, các doanh nghiệp cần chú ý khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ các quy định pháp luật. E. Các hình thức đảm bảo khác Ngoài các hình thức được nêu ra ở trên, ngân hàng thương mại còn sử dụng một số hình thức khác như cầm cố, ký cược… trong nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán. 1.3. Thẩm định hồ sơ đảm bảo bằng hình thức thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán 1.3.1. Đảm bảo bằng thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán 1.3.1.1. Khái niệm Vay vốn ngân hàng bằng việc thế chấp tài sản từ lâu đã không còn là một hình thức xa lạ đối với người đi vay và bên cho vay, ở đây là ngân hàng thương mại. Việc người đi vay mang tài sản cá nhân, tổ chức mình ra làm nguồn đảm bảo trả nợ giúp tăng sự tin cậy của ngân hàng, thúc đầy việc đồng ý cho vay. Tuy nhiên, bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thanh toán của ngân hàng nói riêng là những hình thức cấp tín dụng hiện đại, thời gian xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam chưa lâu. Cho đến tận năm 2000, quy chế bảo lãnh ngân hàng lần đầu được Quốc hội ban hành để thuận tiện cho các NHTM ứng dụng trong tình hình mới. Việc đảm bảo cho bảo lãnh bằng hình thức thế chấp tài sản đã được nhắc đến trong điều 21, quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/02/2003 của thống đốc ngân hàng Nhà nước về sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng năm 2000: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.” Theo điều 1 sửa đổi thuộc nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: “Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực Thang Long University Library
  • 21. 21 hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.” Cùng với khái niệm thế chấp tài sản được trình bày tại điều 342 bộ luật Dân sự năm 2005, có thể rút ra một định nghĩa chung về đảm bảo bảo lãnh bằng thế chấp tài sản như sau: Đảm bảo cho bảo lãnh thanh toán bằng hình thức thế chấp tài sản là việc người bảo đảm dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm với ngân hàng bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán hợp đồng với bên được hưởng bảo lãnh. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Mặc dù thế chấp tài sản biểu hiện dưới hai dạng: tài sản hữu hình hoặc quyền tài sản, tuy nhiên, do trình độ am hiểu pháp luật của người đi vay khác nhau, hệ thống pháp luật vẫn có những kẽ hở làm việc thế chấp quyền tài sản có khả năng gây tranh chấp nên thế chấp tài sản hữu hình trở nên phổ biến hơn. 1.3.1.2. Các điều kiện của tài sản thế chấp Tài sản thế chấp trong quan hệ bảo lãnh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, cụ thể là dựa trên các điều 7, 8, 9 chương 2 nghị định 178 năm 1999 về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và nghị định 163 năm 2006 của chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về giao dịch đảm bảo: Thứ nhất, về điều kiện, thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. - Tài sản, điều kiện nhận tài sản thế chấp bảo lãnh, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Hợp đồng bảo đảm có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu các bên có thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • 22. 22 - Việc kiểm tra tính hợp pháp và điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng thực hiện. Thứ hai là cần phải xác định giá trị tài sản thế chấp bảo đảm. Tài sản thế chấp phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức bảo lãnh của tổ chức tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp đồng bảo đảm. - Đối với tài sản bảo đảm tiền vay không phải là quyền sử dụng đất, thì việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá. Thứ ba là, việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản gắn liền, thì giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, giá trị tài sản cầm cố, thế chấp được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. - Trong trường hợp tài sản thế chấp là toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá trị tài sản thế chấp; nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì giá trị vật phụ chỉ thuộc giá trị tài sản thế chấp khi các bên có thoả thuận. Thứ tư là, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Đây là điều kiện tiên quyết của ngân hàng khi chấp nhận tài sản thế chấp bảo đảm. Việc này dựa trên yêu cầu của quy chế ngân hàng về đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn, do phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và giá trị nghĩa vụ được bảo đảm sẽ được lấy ra để trả nợ trong trường hợp ngân hàng phải thực hiện thanh toán hợp đồng thay người được bảo lãnh. Một chú ý nữa là nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản; bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm bằng tài sản, với điều kiện tổng giá trị các tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. 1.3.2. Quy trình thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại 1.3.2.1. Nguyên tắc thẩm định: Mặc dù được xếp vào hoạt động cấp tín dụng nhưng bảo lãnh lại được theo dõi ngoài bảng do những đặc thù của nó. Tuy nhiên, cũng như đối với thẩm định cho Thang Long University Library
  • 23. 23 vay, thẩm định bảo lãnh cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định, nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Thứ nhất, bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định chấp nhận bảo lãnh, nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn, yêu cầu quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải giữ vững đaọ đức nghề nghiệp, nguyên tắc làm việc. Do công tác đánh giá hồ sơ có bao hàm yếu tố chủ quan, rủi ro do cán bộ tín dụng đánh giá sai là hoàn toàn có thể. Nếu rơi vào trường hợp này, trách nhiệm thuộc về cá nhân nhưng ngân hàng sẽ gánh chịu hậu quả. Do vậy, cán bộ tín dụng phải ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình để làm việc hiệu quả mà vẫn đảm bảo các yêu cầu nói trên của ngân hàng. Thứ hai, căn cứ các quy định trong quy trình để loại trừ dần các đơn vị không đủ điều kiện hoặc thuộc diện không được cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng nhằm giảm thời gian xem xét. Thực hiện tốt nguyên tắc này không chỉ giúp ngân hàng tiết kiệm đựợc thời gian và chi phí xét duyệt hồ sơ mà còn tăng cơ hội tìm được khách hàng tốt hơn, đảm bảo được lợi nhuận và uy tín hơn, Không chỉ có vậy, khách hàng không được xét duyệt sẽ tiết kiệm được thời gian chờ đợi, có cơ hội xem xét lại hồ sơ của doanh nghiệp mình có chỗ nào chưa ổn, chưa đúng pháp luật để cải thiện, hoặc có tiêu chí nào ngân hàng đặt ra quá cao so với điều kiện của mình để doanh nghiệp tìm hướng giải quyết. Thứ ba, cán bộ thẩm định phải đi kiểm tra thực tế địa điểm thực hiện dự án, nơi sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, tìm hiểu thông tin thực tế về chủ đầu tư, dự án, tài sản đảm bảo. Đây là một phần hết sức quan trọng trong quy trình thẩm định không chỉ của bảo lãnh. Cán bộ tín dụng không thể chỉ căn cứ vào thông tin trên giấy tờ mà cần đi sâu vào chi tiết, nắm rõ được tình hình thực tế các nhân tố nêu trên để kiểm tra tính xác định nguồn trả nợ của doanh nghiệp. Càng thực hiện khâu này cẩn thận, cán bộ tín dụng càng đảm bảo được tính an toàn của nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt khi hiện nay, việc doanh nghiệp làm giả hồ sơ bảo lãnh xảy ra không chỉ một lần. 1.3.2.2. Quy trình thẩm định Bảo lãnh là một trong các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, do đó muốn được ngân hàng chấp nhận phát hành bảo lãnh thì khách hàng (người được bảo lãnh) phải đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng mà ngân hàng yêu cầu. Các tài liệu mà khách hàng phải xuất trình làm căn cứ để ngân hàng xét duyệt bao gồm: - Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh: Trong đó khách hàng nêu các điều kiện và điều
  • 24. 24 khoản cần thiết phải có trong văn bản bảo lãnh, phù hợp với hợp đồng giữa họ và người thụ hưởng bảo lãnh. Đồng thời, phải có cam kết hoàn trả lại cho ngân hàng phát hành sau khi ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng. - Các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng: bảng cân đối tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.v.v.. - Các tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh, ở đây là hợp đồng thương mại… - Các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh (chẳng hạn các giấy tờ thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ 3).Tất cả các tài liệu trên cùng với những thông tin bổ sung từ việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC)…sẽ giúp ngân hàng có sự phân tích khách hàng chính xác và định dạng rủi ro khách hàng trước khi chấp nhận phát hành bảo lãnh Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh thanh toán của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ qua các bước sau: Bước 1: Thẩm định hồ sơ pháp lý khách hàng Bao gồm thẩm định các yếu tố như: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Mã số thuế. - Điều lệ công ty, lịch sử hình thành và hoạt động. - Cơ cấu công ty. - Người đại diện hợp pháp và giấy tờ chứng minh quyền công dân của người đại diện đó (chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu). - Các tài liệu chứng minh sự tồn tại một cách hợp pháp của hoạt động mua bán/thanh toán như: hợp đồng mua bán, biên bản, cam kết thanh toán và cách giấy tờ liên quan theo yêu cầu của ngân hàng. Bước 2: Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng Bao gồm thẩm định các yếu tố như: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo tài chính hai năm gần nhất và báo cáo tài chính tháng/quý gần nhất với thời điểm thẩm định. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu ngân hàng yêu cầu). Dựa trên các chỉ tiêu phân tích tài chính tính toán được từ ba tài liệu này, cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh với các chỉ số của ngành và tình hình biến động của thị Thang Long University Library
  • 25. 25 trường đầu vào đầu ra của doanh nghiệp. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: - Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán + Hệ số thanh toán nhanh + Hệ số thanh toán ngắn hạn - Nhóm chỉ tiêu hoạt động + Số vòng quay hàng tồn kho + Vòng quay các khoản phải thu + Số ngày phải thu bình quân + Vòng quay các khoản phải trả + Số ngày phải trả bình quân - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động + Hệ số đòn bẩy(vay ngắn hạn/vốn CSH) + Hệ số tự tài trợ - Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời + Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) + Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Bước 3: Thẩm định nguồn trả nợ: tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh, năng lực thực hiện dự án.v.v… Trong đó cán bộ tín dụng sẽ đi sâu vào phân tích các yếu tố như: tính pháp lý của tài sản/ phương án sản xuất/dự án; giá trị tài sản/ lợi nhuận thu được từ việc thực hiện dự án hay phương án sản xuất. * Chi tiết cụ thể từng bước trong quy trình được trình bày dưới đây: A. Thẩm định hồ sơ pháp lý khách hàng Cán bộ tín dụng nhận xét năng lực của đơn vị vay vốn và kinh nghiệm tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của người đại diện dựa trên những tiêu chí sau: Về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn: dựa trên những nghiên cứu về quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động; các ngành nghề kinh doanh chủ yếu; số lượng, cơ cấu và trình độ tay nghề của đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý. Ngoài ra còn xét đến quá trình hình thành, phát triển; việc tuân thủ chính sách thuế cũng như chính sách lao động; các sản phẩm chủ yếu, nhu cầu sản phẩm trên thị trường, khách hàng truyền thống; khả năng kiểm soát được nguồn cung, giá cả đối với các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho dự án; khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm; khả năng tuyển dụng và đào tạo lao động,...kim ngạch và giá trị xuất nhập khẩu (nếu có) trong thời gian vừa qua. Về người đại diện đơn vị vay vốn: tư cách pháp luật, khả năng, kinh nghiệm
  • 26. 26 của người điều hành đối với lĩnh vực đầu tư; nhận xét trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, uy tín đối với các nhân viên và các khách hàng; kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp thông qua các lĩnh vực hoạt động mà họ đã trải qua cũng như uy tín của họ đối với các tổ chức tín dụng từng hợp tác. Ngoài ra, đối với pháp nhân mới thành lập thực hiện dự án mới nhưng đơn vị vay vốn (hoặc người có ảnh hưởng lớn nhất đối với doanh nghiệp) đã từng tham gia quản lý điều hành kinh doanh ở một đơn vị khác thì cán bộ thẩm định cần tìm hiểu và phân tích sơ bộ về hiệu quả họat động của doanh nghiệp mà đơn vị vay vốn đã từng tham gia, nhằm đánh giá chính xác năng lực tài chính và năng lực quản lý của đơn vị vay vốn. B. Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng Về năng lực tài chính: nhận xét về khả năng, quy mô nguồn vốn tự có hiện tại của đơn vị vay vốn, khả năng tăng trưởng nguồn vốn hoạt động trong những năm trước (nếu là doanh nghiệp đã hoạt động) và trong tương lai. Dựa trên thông tin phản hồi từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN, cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá về các khoản dư nợ và uy tín tín dụng của đơn vị vay vốn (nếu có). Chuyên viên thẩm định qua kiểm tra thực tế và sổ sách, đánh giá tính chính xác, trung thực các số liệu báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp là những thông tin quan trọng vì các báo cáo này tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Tuy nhiên, các số liệu báo cáo tài chính chưa thể lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc thẩm định tình hình tài chính của đơn vị vay vốn đòi hỏi chuyên viên thẩm định không chỉ căn cứ vào các số liệu báo cáo mà cần phải dùng đến các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Các hệ số này được tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh căn cứ theo mẫu biểu do Bộ Tài Chính quy định tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Cụ thể, cán bộ tín dụng sẽ sử dụng nhóm các chỉ tiêu sau để đánh giá: - Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Các chỉ số thanh toán ngắn hạng xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp (nói cách khác, chi trả các hóa đơn được chuyển tới). Với dòng tiền đủ lớn, doanh nghiệp có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính, nhờ đó mà không lâm vào tình cảnh vỡ nợ hay kiệt quệ tài chính. Gồm có: + Hệ số thanh toán nhanh Thang Long University Library
  • 27. 27 + Hệ số thanh toán ngắn hạn - Nhóm chỉ tiêu hoạt động + Số vòng quay hàng tồn kho + Vòng quay các khoản phải thu + Số ngày phải thu bình quân + Vòng quay các khoản phải trả + Số ngày phải trả bình quân - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động + Hệ số đòn bẩy(vay ngắn hạn/vốn CSH) + Hệ số tự tài trợ - Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời + Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) + Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tuy nhiên, việc sử dụng những chỉ tiêu nào trong bộ các hệ số này để đánh giá là tùy thuộc vào đặc điểm hình thức cấp tín dụng và trình độ đánh giá của cán bộ tín dụng. Do đó, cán bộ tín dụng cần kết hợp các chỉ tiêu hợp lý và linh hoạt để có thể đưa ra cái nhìn chân thực nhất về tình hình tài chính tại doanh nghiệp. C. Thẩm định nguồn trả nợ: tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh, năng lực thực hiện dự án. Phạm vi phần này sẽ tập trung vào thẩm định tài sản đảm bảo là tài sản cố định, bất động sản với biện pháp bảo đảm tiền vay được nói đến tại đây là thế chấp tài sản của khách hàng. Trong đó, đối với hồ sơ tài sản cần thẩm định sẽ bao gồm các yếu tố chính: - Yêu cầu bằng văn bản về thẩm định tài sản thế chấp được tiến hành bởi ngân hàng bảo lãnh do cấp quản lý của đơn vị ký tên. - Bản gốc, bản sao hoặc bản photo giấy tờ thể hiện quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp đối với tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc của bên thứ ba (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/ giấy phép xây dựng/ biên bản hoàn công/ hợp đồng mua bán, tặng cho nhà… ) - Các yêu cầu khác theo quy định của ngân hàng * Các loại tài sản đảm bảo được chấp nhận Tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và quy định cụ thể về tài sản đảm bảo của từng ngân hàng. Bao gồm: - Quyền sử dụng đất
  • 28. 28 - Nhà xưởng, các công trình xây dựng trên đất - Nhà ở - Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh - Phương tiện vận tải đường bộ, đường sông * Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm Thứ nhất là, xét tính pháp lý của tài sản đảm bảo: chuyên viên thẩm định kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ theo qui định của pháp luật của các hồ sơ, chứng từ (bản sao có đối chiếu bản chính) liên quan đến TSBĐ, cụ thể: - Đối với tài sản hiện có là các bất động sản như đất, nhà ở…, các hồ sơ, chứng từ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình; giấy đăng ký sử dụng đối với phương tiện vận tải; hợp đồng, hóa đơn mua sắm máy móc thiết bị (lưu ý đối với các hợp đồng trả chậm, cho thuê tài chính) thuộc sở hữu của bên bảo đảm. - Đối với tài sản hình thành trong tương lai: các quyết định giao đất, thu hồi đất, giấy phép xây dựng, hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các chứng từ nộp tiền (nếu có), phê duyệt dự án,… Thứ hai là, xét tính giao dịch, tính thanh khoản của TSBĐ. Để xem xét tính thanh khoản của TSBĐ, ta cần xét xem tài sản đó có được tham gia các giao dịch theo qui định của pháp luật như mua, bán, thế chấp, cầm cố. Để thuận tiện cho việc thẩm định, có thể căn cứ vào một số văn bản quy phạm pháp luật sau: Luật đất đai năm 2005; những nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai; Luật nhà ở và những nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm; nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP ngày 04/05/2005 và số 03/2006/TTLT- BTP ngày 13/06/2006 của bộ Tư pháp hướng dẫn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, đối với động sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: xét đến niên hạn sử dụng, công nghệ lạc hậu hay hiện đại. Cán bộ tín dụng cũng cần xét xem yếu tố thanh khoản của TSBĐ, cao, thấp hoặc không có tính thanh khoản, căn cứ vào vị trí sinh lợi của tài sản, xu hướng thị trường, nhu cầu về tài sản, công năng sử dụng chuyên dùng, đặc thù hay phổ biến… Riêng đối với tài sản hình thành từ tương lai không đủ điều kiện thế chấp như đường giao thông, công viên cây xanh,… đủ điều kiện là tài sản cố định nhưng khó quản lý do tính chất hoạt động phải thay đổi phụ tùng liên tục, có thể được thay đổi bằng tài sản khác có giá trị thanh khoản cao hơn. Thứ ba là, xác định giá trị TSBĐ. Thực hiện nghiệp vụ này bằng cách tổ chức Thang Long University Library
  • 29. 29 tiến hành đi kiểm tra thực tế TSBĐ, xác định hiện trạng: địa điểm, vị trí, tình trạng tài sản và giá trị. Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm cơ sở để xác định mức bảo lãnh, không áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Riêng đối với tài sản hình thành trong tương lai, cán bộ tín dụng cần kiểm tra và định giá dựa trên nguyên tắc định giá sau: - Đất: căn cứ giá đất theo quy định của UBND Tỉnh/Thành phố; giá đền bù khu vực liền kề (nếu có); giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp, vị trí sinh lợi, thời hạn giao đất,... để xác định giá trị thế chấp. - Nhà ở, nhà xưởng: căn cứ cấp nhà, giá đền bù nhà ở, nhà xưởng theo quy định của UBND Tỉnh/Thành phố, giá giao dịch, vị trí sinh lợi, thời gian sử dụng... để xác định giá trị thế chấp. - Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: căn cứ hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng, giá thị trường, công nghệ, năm sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sử dụng,... để xác định giá trị thế chấp. Cuối cùng, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra nhận xét tổng quát về toàn bộ các yếu tố nói trên và đưa ra đề xuất trình hội đồng tín dụng duyệt hay từ chối phát hành thư bảo lãnh. 1.4. Chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán 1.4.1. Khái niệm Theo Philip Crosby - một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về quản lý chất lượng thì “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”, mà yêu cầu ở đây là yêu cầu của người tiêu dùng và người sản xuất. Còn theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO đã đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm như sau: “Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những biểu hiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn” Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy, để gia tăng thu nhập cho mình các NHTM có xu hướng đa dạng hóa và mở rộng nhiều dịch vụ. Hoạt động bảo lãnh thanh toán là một trong số các dịch vụ của ngân hàng đã và đang trở thành một hoạt động đóng góp vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động chứa nhiều rủi ro. Bởi vậy, để coi một nghiệp vụ bảo lãnh là chất lượng, ta cần xem xét đến việc thực hiện tốt tất cả các khâu từ lúc phát sinh đến khi kết thúc việc bảo lãnh. Trong đó, việc thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản có lẽ là một khâu quan trọng nhất, quyết định sự thành công của bảo lãnh, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Thêm nữa, do hoạt động thế chấp tài sản mang tính chất
  • 30. 30 nhạy cảm dễ xảy ra tranh chấp, kiện tụng, việc thẩm định hồ sơ thế chấp sao cho tốt lại càng trở nên quan trọng. Chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán được đánh giá thông qua việc tính toán và xác định nhiều loại chỉ tiêu khác nhau trong đó yếu tố quyết định nhất là cán bộ tín dụng phải bám sát vào quy trình thẩm định và kết quả thẩm định. Vì vậy, chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán muốn có được sự phản ánh trung thực, chính xác thì phải nghiên cứu rõ nội dung ý nghĩa, nguyên tắc sử dụng, ưu nhược điểm của các chỉ tiêu. Do đó, chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán tùy từng đối tượng và tùy từng giác độ khác nhau mà chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán được đánh giá khác nhau. Thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán được coi là có chất lượng khi qua quá trình xem xét đánh giá cũng như phân tích các dữ liệu dựa trên hồ sơ thế chấp tài sản của khách hàng NHTM có thể phát hiện ra những nhược điểm chưa phù hợp mà khách hàng không phát hiện ra hay cố tình không phát hiện ra. Từ đó có thể thuyết phục khách hàng có kế hoạch thay đổi bộ hồ sơ thế chấp tài sản của mình cho phù hợp. Cùng với việc đưa ra các quyết định hợp lý, chính xác ngân hàng sẽ chỉ tài trợ cho những hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán khả thi và có khả năng đảm bảo an toàn vốn tài trợ cho ngân hàng. Chất lượng thẩm định hồ sơ thế chấp tài sản là một yếu tố có tính quyết định đối với chất lượng trong bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. 1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá Để có thể đánh giá được đâu là thẩm định hồ sơ tốt, đâu là chưa tốt, cần có một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá định tính lẫn định lượng. 1.4.2.1. Định tính Đối với hồ sơ đảm bảo bằng tài sản thế chấp để vay vốn, hay ở đây là xin cấp bảo lãnh, cán bộ tín dụng không chỉ xem xét những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của khách hàng mà cần đi sâu phân tích tài sản được thế chấp để đưa ra quyết định tốt nhất. Hiện nay, bất động sản vẫn là tài sản thế chấp phổ biến nhất trong hồ sơ tín dụng, trong đó có bảo lãnh thanh toán của khách hàng rồi mới đến các tài sản cố định khác. Việc thẩm định hồ sơ được coi là chất lượng khi nó thực hiện được hai điều: thứ nhất là sử dụng vốn huy động hiệu quả nhằm hoàn thành các khoản tiêu về kinh tế-xã hội, thứ hai là mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Để làm được điều này, khi thẩm định một bộ hồ sơ, cán bộ tín dụng cần đánh giá được mức độ rủi ro và khả năng đem lại lợi nhuận của hoạt động thương Thang Long University Library
  • 31. 31 mại cần bảo lãnh thanh toán đó. Cụ thể là: Thứ nhất, hồ sơ bảo lãnh cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Bộ hồ sơ cần có hai phần: phần hồ sơ bảo lãnh thanh toán và phần hồ sơ chứng minh khả năng trả nợ mà ở đây là tài sản thế chấp. Việc tuân thủ đúng pháp luật khi xem xét hồ sơ tài sản thế chấp sẽ giúp ngân hàng tránh được các rắc rối về tranh chấp tài sản hay rủi ro thanh toán về sau. Thứ hai, cán bộ thẩm định cần đảm bảo thu lại tiền từ khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Do đặc điểm của bảo lãnh thanh toán hiện nay là phần lớn dựa trên các hợp đồng mua bán trả chậm có thời hạn đa dạng từ ngắn hạn (dưới 12 tháng) đến dài hạn (12 đến 48 tháng) nên cán bộ thẩm định cần đánh giá dựa trên những điểm sau: loại hàng hóa được mua bán trong hợp đồng có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong và sau thời điểm thẩm định hồ sơ không; khả năng ngân hàng hoàn thành nghiệp vụ bảo lãnh trước thời hạn có cao không; tình hình thị trường bất động sản tại thời điểm đó (nếu tài sản thế chấp là bất động sản); tình trạng tài sản hữu hình có đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn không. Về dài hạn, biến động của thị trường bất động sản, thị trường tài chính trong nước theo hướng nào, có những ảnh hưởng gì lên giá trị của tài sản thế chấp, ảnh hưởng đó tác động tích cực hay tiêu cực lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ ba, thời gian để cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ cần tuân theo quy định của bản thân ngân hàng. Công tác thẩm định cần đảm bảo tiến độ về thời gian để đáp ứng dịch vụ theo yêu cầu khách hàng trong thời gian nhanh nhất như: thủ tục đơn giản, quá trình cấp bảo lãnh nhanh chóng, các điều khoản thuận lợi khi thanh toán. Không chỉ có vậy, việc tiết kiệm được thời gian chứng tỏ việc thẩm định diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch, góp phần làm tăng chất lượng thẩm định. Thứ tư, giá trị món bảo lãnh cần phải phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng và nguồn vốn của ngân hàng. Giá trị bảo lãnh cao có thể mang lại khoản phí bảo lãnh lớn. Tuy nhiên, kèm theo đó là tài sản thế chấp có giá trị lớn. Đối với tài sản là bất động sản: đất đai, nhà cửa.v.v…khi thị trường bất động sản “đóng băng”, tính thanh khoản của tài sản giảm, ngân hàng lâm vào tình trạng khó thu lại được khoản bảo lãnh. Vì vây, cán bộ tín dụng cần tính đến những yếu tố kể trên khi thẩm định hồ sơ. Thứ năm, sự phản hồi của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh. Khách hàng tìm đến những dịch vụ ngân hàng bởi sự thuận tiện trong sử dụng giúp khách hàng nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Khách hàng không chỉ yêu cầu sự đảm bảo của ngân hàng mà còn yêu cầu sự
  • 32. 32 nhanh chóng về thời gian xem xét, sự đơn giản về thủ tục tiến hành, sự thuận lợi trong các điều khoản mà ngân hàng cung cấp. Mức ký quỹ thấp cùng một mức phí phù hợp trong hoàn cảnh cạnh tranh khắc nghiệt giữa các NH sẽ càng hấp dẫn khách hàng. Chất lượng dịch vụ sẽ được phản ánh đầy đủ khi khách hàng sử dụng dịch vụ và phản hồi kết quả điều tra từ phía khách hàng. Ngoài ra, cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với NH nếu như NH có bãi gửi xe, có nhân viên trông xe không thu lệ phí, có bảo vệ thì NH đã tạo được ấn tượng ban đầu an toàn trong lòng khách hàng.Từ cách bố trí văn phòng làm việc, trang phục của nhân viên và quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng tốt sẽ tạo được thiện cảm trong tâm trí khách hàng. Uy tín và thương hiệu cũng góp phần không nhỏ trong việc lôi kéo nhiều khách hàng tạo nên hiệu quả hoạt động bảo lãnh. 1.4.2.2. Định lượng Mặc dù thẩm định hồ sơ là bước đầu tiên trong toàn bộ quá trình thực hiện bảo lãnh nhưng để biết được việc thẩm định đó có hiệu quả như dự tính không thì cần phải xét cả đến các giai đoạn phía sau, từ khi hồ sơ bảo lãnh được thông qua cho đến lúc hợp đồng mua bán của người hưởng bảo lãnh được thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh kết thúc. A. Nhóm các chỉ số liên quan đến tài sản thế chấp theo hồ sơ do khách hàng cung cấp Một khâu trong quy trình để xem việc thẩm định bộ hồ sơ thế chấp tài sản trong bảo lãnh thanh toán là có chất lượng hay không thì cần phải thẩm định một tài sản thế chấp ngân hàng có “chất lượng”, do đó, cần xem xét tới hai yếu tố: tính rủi ro của bản thân tài sản đó và điều kiện về giá trị của tài sản đó trong việc đảm bảo cho khoản bảo lãnh. * Hệ số rủi ro của tài sản thế chấp Thứ nhất, về tính rủi ro của bản thân tài sản. Vẫn biết rủi ro là điều không thể tránh, hơn nữa lại không phải là thứ hữu hình có thể nhìn thấy hay cân đong đo đếm được nhưng vẫn có một số các cơ sở định lượng có thể đánh giá một cách tương đối khách quan vấn đề này. Trong trên hiệp ước về vốn Basel năm 2004, có nhắc tới thang đo hệ số rủi ro của tài sản thuộc quản lý ngân hàng, cụ thể là: các loại tài sản có hệ số rủi ro bằng 0% bao gồm cả các khoản vay có thế chấp bằng tiền, cho tới tài sản có hệ số rủi ro bằng 50% đối với các tài sản là động sản, bất động sản được thế chấp. Từ đó, thấy rằng nếu tài sản đảm bảo của khách hàng là tài sản thế chấp bằng tiền, ví dụ như sổ tiết kiệm thì hệ số rủi ro của tài sản đó là 0,0; nếu tài sản thế chấp là động sản và bất động sản thì hệ số rủi ro của tài sản đó Thang Long University Library
  • 33. 33 là 0,5. Như vậy, nếu tham chiếu trên thang đo này thì hệ số rủi ro từ thấp đến cao của tài sản thế chấp là 0,0 đến 0,5. Hơn nữa, trong hiệp ước Basel II, hệ số này cũng được sử dụng để làm trọng số tính toán cho giá trị tài sản đảm bảo được điều chỉnh và số vốn tối thiểu mà ngân hàng cần nắm giữ để bù đắp rủi ro từ tài sản này. Trong đó: Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro = Giá trị khoản vay/bảo lãnh x trọng số rủi ro Ví dụ: với khoản bảo lãnh được đảm bảo bằng tài sản thế chấp có giá trị 1 tỷ đồng thì giá trị được điều chỉnh của tài sản sẽ là: 1 x 0,5 = 0,5 tỷ đồng, tức là giá trị đảm bảo của tài sản đó sau khi trừ đi yếu tố rủi ro chỉ còn 500 triệu đồng, số 500 triệu đồng còn lại là phần mà ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro. Vốn tối thiểu = tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro x 8% Ví dụ: tiếp theo ví dụ trên, yêu cầu về vốn tối thiểu của ngân hàng mà bị nắm giữ từ tài sản đó là: 500 x 8% = 40 triệu đồng. Thế nên nếu ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản thế chấp thì giá trị của phần rủi ro trong tài sản lại càng cao. Hơn nữa giá trị của phần “vốn” bị chiếm giữ này thay vì có thể mang đi đầu tư nhưng lại phải dùng vào làm dự phòng bù đắp rủi ro, gây ra sự tăng lên về chi phí cho ngân hàng. * Tỷ lệ giá trị khoản bảo lãnh/giá trị tài sản thế chấp Thứ hai, giá trị của tài sản đảm bảo bằng hình thức thế chấp phải lớn hơn giá trị mà khách hàng xin vay/bảo lãnh. Cụ thể, giá trị khoản vay/bảo lãnh tối đa nên bằng 70% giá trị tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng, cụ thể là bù lỗ cho ngân hàng nếu khách hàng không trả được nợ và ngân hàng phải phát mại tài sản đảm bảo đó. Vậy nên nếu giá trị của khoản vay/bảo lãnh lớn hơn 70% giá trị tài sản thế chấp thì không thể coi tài sản được thể hiện trên hồ sơ vay/bảo lãnh đó là có chất lượng được. B. Nhóm các chỉ số liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng * Chỉ tiêu chi phí từ hoạt động bảo lãnh Công thức tính: chi phí bảo lãnh = tổng các khoản tiền ngân hàng đã bỏ ra để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và các nghĩa vụ liên quan khác. Chi phí này được đưa vào chi phí ngoài để hạch toán. Tổng chi phí bảo lãnh càng giảm chứng tỏ hoạt động bảo lãnh ít rủi ro. Có thể thấy rằng, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng luôn đối mặt với rủi ro. Để đánh giá rủi ro trong các món bảo lãnh chúng ta hãy tìm hiểu mức độ rủi ro của các tài sản có của ngân hàng. Người ta phân chia tài sản có của ngân hàng ra thành