SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 151
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Đức Hạnh
TỔ CHỨC LÃNH THỔ
TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Đức Hạnh
TỔ CHỨC LÃNH THỔ
TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ
TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI HÀ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh
Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu lí thuyết, tình hình thực tiễn của địa phương và dưới sự hướng dẫn của TS. Mai
Hà Phương.
Những số liệu, dữ liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực, nội dung
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước
khi trình và bảo vệ trước Hội động đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Địa lý học.
Người cam đoan
Tác giả
Nguyễn Đức Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, đề tài luận văn “Tổ chức lãnh thổ
trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng” của tôi đã được hoàn thành. Tôi xin được bày
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Mai Hà Phương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành Luận văn Cao học.
- Các Thầy, Cô phụ trách khóa học; các Thầy, Cô trong khoa Địa lý - Trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học.
- Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp.
- Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về
nguồn tư liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và đi thực địa.
Cùng lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã có nhiều
sự giúp đỡ, động viên, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể
hoàn thành tốt khóa học và nghiên cứu đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2012
Tác giả
Nguyễn Đức Hạnh
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ - sơ đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
3.1. Về không gian ..........................................................................................2
3.2. Về thời gian..............................................................................................2
3.3. Về nội dung..............................................................................................2
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ yếu .............................................3
4.1. Quan điểm nghiên cứu .............................................................................3
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ............................................................3
4.1.2. Quan điểm hệ thống ..........................................................................3
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh.............................................................3
4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái............................................................4
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững.........................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4
4.2.1. Phương thu thập và xử lý tài liệu......................................................4
4.2.2. Phương pháp thống kê toán học........................................................4
4.2.3. Phương pháp bản đồ..........................................................................5
4.2.4. Phương pháp dự báo..........................................................................5
4.2.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp....................................................5
4.2.6. Phương pháp so sánh.........................................................................5
4.2.7. Phương pháp khảo sát thực địa .........................................................6
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................6
6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ .................................................................................8
1.1. Các khái niệm.......................................................................................................8
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ....................................................................................8
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp...............................................................9
1.1.3. Liên kết nông - công nghiệp ...............................................................10
1.2. Một số vấn đề lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè......................12
1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ........................12
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè...16
1.3. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam ................................28
1.3.1. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới...................................28
1.3.2. Lược sử về trồng và chế biến chè Việt Nam.......................................29
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ
TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG ........................................31
2.1. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng ............................................................................31
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................31
2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội...............................................................33
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè..................33
2.2.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................33
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................37
2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng ..................46
2.3.1.Vị trí và vai trò của cây chè trong nền kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
.......................................................................................................................46
2.3.2. Thực trạng trồng chè giai đoạn 2000-2011.........................................48
2.3.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè ......................................................67
2.3.3. Sự kết hợp giữa trồng và chế biến chè................................................75
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè
tỉnh lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 .............................................................80
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN
CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
...................................................................................................................................85
3.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè đến năm 2020...................85
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng ...................................................................85
3.1.2. Định hướng .........................................................................................91
3.2. Các giải pháp thực hiện......................................................................................98
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cây chè ..............................98
3.2.2. Giải pháp về chọn giống; kỹ thuật canh tác và chế biến chè ..............99
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................105
3.2.4. Giải pháp về đầu tư ...........................................................................106
3.2.5. Giải pháp về thị trường .....................................................................108
3.2.6. Giải pháp về tổ chức không gian sản xuất – chế biến chè ................111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................113
1. KẾT LUẬN........................................................................................................113
2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................114
2.1. Đối với chính phủ, bộ ban ngành........................................................114
2.2. Đối với tỉnh Lâm Đồng.......................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116
PHỤ LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển châu Á.
ATTP : An toàn thực phẩm.
BVTV : Bảo vệ thực vật.
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân.
EAN : The European Article Numbering system - Hệ thống mã vạch
tiêu chuẩn châu Âu.
GMP : Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất tốt.
GAP : Good Agricultural Practices - Thực hành nông nghiệp tốt.
HTX : Hợp tác xã.
HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point - Hệ thống phân tích
mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn.
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp.
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
QSEAP : Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển
chương trình khí sinh học.
RFA : Radio Free Asia - Đài Á châu Tự do.
SAZ : Safe agricultural zones - Quy hoạch và xây dựng những vùng sản
xuất chè an toàn.
SPS : Sanitary and Phytosanitary Measures - Hiệp định về áp dụng các
biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
TBT : Agreement on Technical Barriers to Trade - Đề án thực thi Hiệp
định hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
TCLTNN : Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
TTNCTN : Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm.
UTZ : Chương trình chứng nhận sản phẩm nông nghiệp quốc tế.
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Thống kê các loại đất của tỉnh Lâm Đồng.............................................35
Bảng 2.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế.................................41
Bảng 2.3. Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số cây công nghiệp qua các năm tỉnh
Lâm Đồng..............................................................................................46
Bảng 2.4. Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tỉnh Lâm Đồng .......49
Bảng 2.5. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 .....................................50
Bảng 2.6. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011....................................52
Bảng 2.7. Sản lượng chè búp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 .....................54
Bảng 2.8. Diện tích trồng chè phân theo huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng ........62
Bảng 2.9. Năng suất trồng chè thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm ...............63
Bảng 3.1. Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng cây chè tỉnh Lâm Đồng...........92
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 ....................................51
Biểu đồ 2.2. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011...................................53
Biểu đồ 2.3. Sản lượng chè búp Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011............................54
Sơ đồ số 1. Tổ chức nền sản xuất xã hội.....................................................................8
Sơ đồ số 2. Mối liên kết giữa Nông – Công – Thương nghiệp ở Lâm Đồng ...........75
Sơ đồ số 3. Quy trình sản xuất kinh doanh chè........................................................91
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng ..........................................................32
Bản đồ 2. Bản đồ phân bố chè tỉnh Lâm Đồng ........................................................61
Bản đồ 3. Bản đồ phân bố một số nhà máy chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng..............68
Bản đồ 4. Dự báo về phát triển vùng chè tỉnh Lâm Đồng ........................................90
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cây chè cùng với cao su, cà phê, tiêu là những cây công nghiệp lâu năm đem
lại giá trị kinh tế cao ở nước ta. Lịch sử cây chè ở nước ta có từ thời Hùng Vương,
nhưng chỉ được khai thác và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm nay.
Cây chè có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người dân Việt Nam
nói chung và người dân Lâm Đồng nói riêng. Nó không chỉ là thức uống quen thuộc
và không thể thiếu trong nhiều gia đình mà còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã
hội. Từ lâu, cây chè đã gắn bó với đời sống của người dân, góp phần tích cực vào
xóa đói giảm nghèo, tạo môi trường sinh thái bền vững, góp phần thực hiện công
nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở vùng trung du - miền núi nước
ta.
Lâm Đồng là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho
sản xuất nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây
chè. Hiện nay, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước. Trồng và chế
biến chè đã góp phần vào tăng trưởng GDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều
lao động, xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân vùng
sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc. Cây chè đã và đang góp phần tích cực vào
sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đẩy nhanh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương..
Tuy nhiên, tình hình trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng trong những
năm gần đây đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Sự mở rộng quá
nhanh diện tích chè không theo quy hoạch dẫn đến hiện tượng đất bị thoái hoá; năng
suất, sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế còn thấp; môi trường sinh thái trong vùng trồng và
chế biến chè ngày càng bị ô nhiễm và mất tính ổn định, bền vững; sự liên kết hay tổ
chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến chưa đạt hiệu quả cao,… gây ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân trồng chè.
2
Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè ở
tỉnh Lâm Đồng” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình, mong được góp phần
mình vào sự phát triển của ngành chè ở địa phương.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng
và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng, đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế
biến chè ở địa phương đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện để phát triển bền
vững cây chè, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh Lâm Đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè
ở tỉnh Lâm Đồng.
- Phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng
giai đọan 2000-2011.
- Đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè đến năm 2020 và
các giải pháp thực hiện.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về không gian
Nghiên cứu trên diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, tập trung nghiên cứu
vùng chè trọng điểm: Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đà Lạt.
3.2. Về thời gian
- Phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè giai đọan
2000-2011.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến
chè đến năm 2020.
3.3. Về nội dung
Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh
tế - xã hội đến sự phân bố, sản xuất và phát triển cây chè; thực trạng và định hướng
3
tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè, không mở rộng sang các cây công
nghiệp lâu năm khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên các nhấn tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ
trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, cần xem xét và phân tích tổng hợp các
yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến trồng và chế biến
chè trong không gian lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng. Không thể và không được vận dụng
sự phân tích các nhân tố này này ở một lãnh thổ khác để vận dụng vào địa bàn
nghiên cứu.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Trồng và chế biến chè là hai phân hệ của một hệ thống – thể tổng hợp sản xuất
lãnh thổ. Vì thế, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm
Đồng chính là nghiên cứu một hệ thống sản xuất – lãnh thổ. Hệ thống này lại là một
bộ phận trong hệ thống kinh tế chung của tỉnh.
Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích rõ các tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn
nhau của từng phân hệ của hệ thống sản xuất – lãnh thổ. Trong hoạt động sản xuất
và chế biến chè, chỉ cần một công đoạn trong khâu trồng hoặc chế biến bị tác động
thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ngành chè của tỉnh.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Quan điểm lịch sử viễn cảnh cho phép đánh giá, phân tích cả quá trình phát
triển của sự vật, hiện tượng. Đối với lĩnh vực sản xuất, điều này cho phép lý giải sự
thay đổi của các nhân tố cũng và sự tác động của chúng đến hệ thống sản xuất, để từ
đó đề xuất được định hướng phát triển hợp lý trong tương lai.
Khi áp dụng vào nghiên cứu ngành chè tỉnh Lâm Đồng, chúng ta phải nghiên
tất cả lịch sử ngành trồng và chế biến chè từ khi hình thành và phát triển đến nay và
dựa vào đó để dự đoán tương lai phát triển của ngành theo xu hướng nào có lợi nhất
cho sự phát triển chung của tỉnh.
4
4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái
Quan điểm này đòi hỏi giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với sinh
thái, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Trong quá trình khai thác mỗi vùng
lãnh thổ, con người vừa là một thành phần vừa là chủ thể của hệ sinh thái. Vì thế,
mọi hoạt động khai thác kinh tế của con người phải được nhìn dưới góc độ kinh tế -
sinh thái chứ không chỉ là kinh tế đơn thuần.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai...". Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu đề tài, định hướng tổ
chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng phải nhằm vào mục tiêu đạt được
đạt hiệu quả cao và bền vững về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương thu thập và xử lý tài liệu
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về tỉnh Lâm Đồng
trên nhiều lĩn vực, trong đó có cây chè. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả
phải trải qua quá trình thu thập, sưu tầm tìm hiểu các tài liệu, các vấn đề có liên
quan đến đối tượng hay vấn đề mà mình nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau:
Các tài liệu dưới dạng sách báo, Internet, chương trình truyền hình, phát thanh,
phỏng vấn, tập chí, báo cáo khoa học… Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu liên
quan của những tác giả đi trước, tiến hành thu thập các tài liệu liên quan. Trên cơ sở
đó tác giả tiến hành xử lý, phân tích, tổng hợp theo mục đích của đề tài theo trình tự
khoa học, mạch lạc, súc tích… được xử lí bằng các phần mềm như word, excel,
mapinfo… để các thông tin này được chính xác, độ tin cậy cao và đồng bộ trên toàn
luận văn.
4.2.2. Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở số liệu thống kê sau khi được thu thập được trên các bài báo, tài
liệu, niên giám thống kê, sở NN & PTNT… tác giả thực hiện việc chọn lọc, phân
tích, thống kê trong các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý kinh tế - xã hội trong
5
tỉnh để phục vụ công tác nghiên cứu. Từ đó, rút ra những nhận xét, kết luận và
chứng minh cho các nhận định được trình bày trong đề tài nghiên cứu – là cơ sở dữ
liệu chính thức cho đề tài nghiên cứu của tác giả.
4.2.3. Phương pháp bản đồ
Dựa vào những số liệu mà tác giả đã thống kê và xử lí được về các yếu tố tự
nhiên và kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Tác giả thành lập những bản đồ về hành chính,
phân bố chè, một số nhà máy chế biến chè và bản đồ dự báo về sự phân bố trên toàn
tỉnh, để có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất, từ đó nhận xét, đánh giá tốc độ tăng
trưởng và ảnh hưởng của nó đối với việc phân bố sản xuất cây chè và sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh một cách đồng bộ, từ đó quy hoạch tổ chức lại lãnh thổ sản
xuất chè theo hướng phát triển quy mô và chất lượng ngành chè và theo đó đưa cây
chè chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh.
4.2.4. Phương pháp dự báo
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã dựa vào những kết quả nghiên cứu tốc độ
tăng trưởng và phát triển về diện tích, sản lượng… từ đó đưa ra dự báo có cơ sở
khoa học về việc sử dụng các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội phục vụ tổ chức
lãnh thổ trồng và chế biến cây chè trong tương lai và cũng từ đó, tôi đưa ra một số
định hướng và giải pháp nhằm sử dụng điều kiện tự nhiên một cách hiệu quả hơn
nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức lãnh thổ.
4.2.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Từ các tài liệu thu thập được, tôi tiến hành phân tích chi tiết từng số liệu: phân
bố, diện tích, sản lượng, năng suất, số lượng, quy mô và hiệu suất làm việc của các
nhà máy chế biến chè… Sau đó tiến hành phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp lại cho
phù hợp nội dung đề tài để đảm bảo thông tin đưa ra có tính chính xác cao phục vụ
đắc lực cho việc nghiên cứu.
4.2.6. Phương pháp so sánh
Các cây công nghiệp lâu năm sử dụng các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội vào quá trình sản xuất có sự khác nhau như cây chè cần địa hình, đất, nhiệt độ,
ánh sáng, chăm sóc, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu... khác so với cây cà phê hay
6
cao su… Nên khi nghiên cứu, đánh giá, tác giả đã tiến hành so sánh hiệu quả sử
dụng giữa các địa phương về các mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau để từ đó
xây dựng bản đồ phân cấp, bản đồ quy hoạch ngành chè cho phù hợp, chính xác
hơn.
4.2.7. Phương pháp khảo sát thực địa
Để công việc nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, tác giả đã tiến hành các
chuyến đi khảo sát thực tế địa bàn Lâm Đồng. Phạm vi khảo sát chủ yếu là dọc quốc
lộ 20 qua thành phố Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt,
thông qua việc quan sát thực tế nơi phân bố sản xuất, lắng nghe kinh nghiệm người
dân địa phương, ý kiến của những người hiểu biết, tích lũy các kiến thức có được từ
đó giúp tôi đánh giá thực tế, chính xác hơn thực trạng phân bố sản xuất cây chè,
phân bố các nhà máy chế biến và hiệu quả sử dụng điều kiện tự nhiên cũng như cơ
sở vật chất kĩ thuật của tỉnh nhằm mục đích phục vụ phát triển ngành chè.
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề phát triển sản xuất và phân bố hợp lý các cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao nói chung và cây chè nói riêng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa
học nghiên cứu và các nhà quản lý trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nhiều
thập kỷ qua như:
“Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp” - Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ - Các khái
niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam, năm 1996
“Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” – PGS-TS. Đặng Văn Phan - Các
khái niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam, năm 2008.
“Nâng cao khả năng xuất khẩu chè Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế” - Nguyễn Hữu Khải và Lê Thị Ngọc Lan – Phương pháp, giải pháp làm
tăng năng suất chè Việt Nam để đưa sản phẩm chè có thương hiệu quốc tế, năm
2003.
“Cây chè Miền Nam" Kỹ thuật Trồng - Chăm sóc - Chế biến” – ThS. Phạm S,
năm 2001.
7
Ở tỉnh Lâm Đồng cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu của Sở NN
& PTNT, Sở Công nghiệp, Sở Địa chính tỉnh Lâm Đồng, Viện Quy hoạch và Thiết
kế Nông nghiệp Miền Nam như: “Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè chất
lượng cao tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và TP Đà Lạt” - Dự án của Sở NN &
PTNT tỉnh Lâm Đồng. “Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an
toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến chè năm 2011” - Sở NN & PTNT
tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt là đề tài “Nghiên cứu sự biến động và chuyển đổi diện tích
các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng” – TS. Mai Hà Phương –
Tác giả đưa ra những nghiên cứu về sự biến động các cây công nghiệp của tỉnh Lâm
Đồng và đưa ra các định để chuyển đổi diện tích cho đúng tiềm năng của tỉnh, năm
2009…
Tuy nhiên, những công trình này chỉ đề cập đến lĩnh vực trồng và chế biến chè
dưới góc độ kinh tế chung, hoặc dưới góc độ kinh tế nông nghiệp, công nghiệp,
chưa có công trình nào nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè dưới
góc độ địa lý – khoa học về tổ chức lãnh thổ - sản xuất.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè.
Chương 2: Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm
Đồng đến năm 2020 và giải pháp thực hiện.
8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC
LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ
Theo quan điểm của các nhà khoa học Liên Xô (cũ): Tổ chức lãnh thổ kinh tế
là sự sắp xếp, phân bố và phối hợp các đối tượng có mối liên hệ qua lại giữa các hệ
thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các
nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường [19].
Theo quan điểm của các nhà khoa học Phương Tây: Tổ chức không gian là sự
lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn, có hiệu quả.
Theo Dzenhis, tổ chức là tính được sắp xếp, tính phù hợp bên trong của những
tác động qua lại giữa các bộ phận ít nhiều được phân công và độc lập của chỉnh thể
do cấu tạo của nó quy định. Bản thân tính tổ chức có 2 mặt cơ bản: tính sắp xếp và
tính định hướng. Tính sắp xếp được xác định bằng lượng như độ lớn, quy mô của
nó. Tính định hướng đặc trưng là sự phù hợp của hệ thống với các điều kiện của
môi trường xung quanh [19].
Như vậy, tổ chức là việc sắp xếp các đối tượng (xí nghiệp, công trình, các
ngành, các lĩnh vực, các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng)
Lãnh thổ: là địa bàn để tổ chức, sắp xếp các đối tượng, có ranh giới xác định.
Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội [19].
Sơ đồ số 1. Tổ chức nền sản xuất xã hội
Tổ chức nền sản xuất xã hội
Tổ chức lãnh thổ các ngành và vùng Tổ chức môi trường sống
Tổ chức lãnh thổ ngành Tổ chức lãnh thổ vùng Thành thị Nông thôn
9
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
TCLTNN là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo
lãnh thổ. Qua các công trình của K.I.Ivanov, VG.Kriutokov (1978) và một số tác giả
khác có thể quan niệm về vấn đề này như sau: “TCLTNN được hiểu là một hệ thống
liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa
trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp
hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo
lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất
lao động xã hội cao nhất” [19].
Như vậy, TCLTNN thể hiện một số đặc điểm nổi bật sau đây:
- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp các điều kiện tự
nhiên, kinh tế và lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo không
gian (lãnh thổ).
- Trong TCLTNN, khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ kết hợp chặt chẽ,
qua lại với nhau.
- Các đặc điểm không gian (lãnh thổ) của sản xuất nông nghiệp được xác định
bởi tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có.
- Hiệu quả kinh tế và năng suất lao động là tiêu chuẩn hàng đầu của TCLTNN.
TCLTNN luôn thay đổi, phù hợp với các hình thái kinh tế - xã hội. Trong điều
kiện hiện nay, TCLTNN gắn liền với khoa học công nghệ, với quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa
học công nghệ, nhiều hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quả
cao về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
Sự thống nhất về tổ chức của các giai đoạn trồng và chế biến nguyên liệu từ
nông nghiệp vào một xí nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành các hệ
thống lãnh thổ. Từ đó, hoạt động nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa to lớn
không chỉ về mặt lý luận, mà còn cả về mặt thực tiễn. Việc xem xét TCLTNN nói
chung và các hình thức tổ chức lãnh thổ nói riêng trước hết tạo ra những tiền đề cần
10
thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả nước cũng
như của từng địa phương. Việc nghiên cứu TCLTNN tạo nên những điều kiện nhằm
đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngành
sản xuất khác. Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với các
điều kiện tự nhiên rất khác nhau. Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tự
nhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vật
nuôi, cây trồng. Do vậy, khi vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp,
cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chung về phương diện
sinh thái. Điều đó nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơi có
điều kiện thích hợp nhất. Vì thế, việc phân bố cây trồng, vật nuôi cần được tiến
hành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
1.1.3. Liên kết nông - công nghiệp
Mối liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp chính là cơ sở cho việc tổ chức
lãnh thổ trồng và chế biến ngành nông nghiệp hiện đại.
Chúng ta có thể hiểu liên kết nông - công nghiệp là hình thức áp dụng kiểu sản
xuất công nghiệp trong ngành nông nghiệp trên quy mô lớn (liên kết nhiều xí
nghiệp có cùng chức năng lại với nhau), là quá trình liên kết giữa các ngành công
nghiệp với các ngành nông nghiệp trong chuỗi dây chuyền sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (cả những sản phẩm tươi
sống và các sản phẩm đã qua quá trình chế biến).
Mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp thể hiện ở
chỗ nông nghiệp nhận những sản phẩm của công nghiệp phục vụ cho quá trình sản
xuất nông nghiệp như phân bón, thiết bị máy móc, thuốc trừ sâu… và cả phương
pháp tiến hành sản xuất hợp lý kiểu nông nghiệp và ngược lại, nông nghiệp cung
cấp nguyên liệu cho các nhà máy, xí nghiệp nông nghiệp tồn tại và phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã chuyển giao công nghệ và áp
dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất nông nghiệp từ đó biến nông
11
nghiệp từ ngành sản xuất cổ truyền sang nền nông nghiệp sản xuất tiên tiến, dạng
công nghiệp và hướng tới trở thành ngành sản xuất hàng hoá.
Các xí nghiệp nông - công nghiệp không những chỉ kết hợp hoạt động sản xuất
nông nghiệp với các xí nghiệp chế biến nông sản mà còn quản lý luôn cả khâu bảo
quản, lưu trữ và lưu thông phân phối.
Xu thế hiện đại hóa nông nghiệp, áp dụng quy trình sản xuất kiểu công nghiệp
trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp và công nghiệp xích lại gần
nhau hơn, mối liên hệ về mặt sản xuất trở nên vững vàng hơn.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có khuynh hướng đổi mới cơ cấu
trong nông nghiệp. Có nghĩa là biến đổi nền sản xuất nông nghiệp trở thành một
kiểu sản xuất công nghiệp, bằng cách thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình
công nghệ và tổ chức quản lý nông nghiệp. Công nghiệp hóa nông nghiệp chính là
cơ sở vật chất tạo tiền đề cho việc hình thành liên kết nông - công nghiệp.
Công nghiệp hóa nông nghiệp là quá trình cơ giới hóa tổng hợp và tự động
hóa trong sản xuất nông nghiệp từ khâu trồng trọt đã áp dụng kỹ thuật công nghiệp
có tính dây chuyền và tính nhịp điệu vào mọi thao tác và các giai đoạn sản xuất để
tạo ra sản phẩm cuối cùng, đến việc chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm. Đưa
hoạt động từ xí nghiệp nông nghiệp sang xí nghiệp công nghiệp với những quy trình
công nghệ phức tạp có tính chất chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng
hóa có tính hàng loạt. Các xí nghiệp công nghiệp ngoài tính chuyên môn hóa còn
tiến tới tính tự động hóa sản xuất.
Trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh
chóng như hiện nay, công nghiệp hóa nông nghiệp được thể hiện qua các đặc điểm
như sau:
- Không chỉ hệ thống máy móc, mà tổ hợp các tư liệu lao động cơ giới, hóa
học, kỹ thuật, thủy lợi và sinh học đều nằm trong một tổng thể cơ sở vật chất sinh
học - kỹ thuật của nông nghiệp.
- Sự kết hợp hữu cơ những biến đổi cơ sở vật chất kỹ thuật với những cải tiến
tương ứng về tổ chức sản xuất ở mọi cấp.
12
- Công nghiệp hóa nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao, kết hợp chặt chẽ
với cơ sở vật chất sinh học, kỹ thuật của quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất.
Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp được thể hiện qua các khâu cơ giới hóa,
điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa…
Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa công nghiệp và thương nghiệp với nông
nghiệp trong quá trình nhất thể hóa làm cho số lượng sản phẩm (có nguồn gốc nông
nghiệp) đã qua chế biến ngày càng đa dạng và giá thành hạ. Quá trình liên kết giữa
nông nghiệp và công nghiệp không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà
liên quốc gia và có quy mô quốc tế.
Ở Việt Nam, việc chuyển đổi sang nền kinh tế mở cửa, giao lưu với các nước
trên thế giới đã tạo động lực thúc đẩy sự liên kết nông – công nghiệp trong quá trình
phát triển, đáp ứng yêu cầu hàng hoá của thị trường trong và ngoài nước. Là một đất
nước đi lên từ nông nghiệp thì việc liên kết nông – công nghiệp là con đường tất
yếu để tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nông nghiệp đưa nền kinh tế đất nước
phát triển theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
1.2. Một số vấn đề lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè
1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè
1.2.1.1. Quan niệm tăng trưởng nội sinh
Quan niệm này được phát sinh từ các quan sát thực nghiệm của G.B.Fisher
(1939) và C.Clack (1940). Quan niệm này nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên
trong của vùng, đến khả năng cung cấp của các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên,
vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực đó. Các yếu tố cung bên trong là
các yếu tố quyết định tăng trưởng vùng, phát triển vùng và tổ chức lại sản xuất. Khi
tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè phải tìm hiểu yếu tố tự nhiên địa phương -
nơi đảm bảo cho nguồn cung cấp sản xuất tồn tại ổn định và phát triển.
1.2.1.2. Quan niệm tăng trưởng ngoại sinh
Quan niệm này dựa vào xuất khẩu, cung cấp cho chúng ta khá rõ ràng một giải
thích về yếu tố bên ngoài trong quá trình phát triển vùng. Sự tăng trưởng và phát
triển vùng được xác định bởi sự khai thác các lợi thế tự nhiên của vùng và sự tăng
13
trưởng của các cơ sở xuất khẩu vùng dựa trên sự quay vòng, chịu ảnh hưởng rất lớn
của yếu tố bên ngoài, từ các vùng khác trong nước cũng như từ nước ngoài.
Muốn cho nội sinh tồn tại ổn định và phát triển thì yếu tố ngoại sinh phải ngày
càng mở rộng cả về quy mô và chất lượng làm cho quá trình tổ chức lãnh thổ ngày
càng hoàn thiện vững mạnh.
1.2.1.3. Quan niệm 3 khu vực hoạt động kinh tế - xã hội trong cơ cấu lao động
của J.Fourastier
Tất cả các hoạt động cộng đồng được chia thành 3 khu vực cơ bản sau:
Khu vực I: Bao gồm các hoạt động khai thác trực tiếp các tài nguyên thiên
nhiên sẵn có, trong đó nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là hoạt động chủ đạo và là
hoạt động ở thời kì đầu của tất cả các cộng đồng khi mới thành lập.
Khu vực II: Dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ
thuật, con người chế biến những sản phẩm khai thác từ tài nguyên thiên nhiên hoặc
tạo ra những sản phẩm mới mà thiên nhiên không có, thông qua ứng dụng của khoa
học – kĩ thuật phát triển ở các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.
Khu vực III: Gọi chung là khu vực dịch vụ: Dịch vụ thương mại, nghỉ dưỡng,
du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ giao tiếp, ngân hàng, tài chính, thuế quan, ngoại
thương, giáo dục, y tế, hành chính…
Khi thực hiện tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè chúng ta cần quan tâm
đến cả 3 khu vực trên vì nó hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.
1.2.1.4. Quan niệm về sự lựa chọn trong chiến lược phát triển
Theo cách tiếp cận đơn giản nhất thì trung tâm và ngoại vi là 2 yếu tố thể hiện
trong quá trình phát triển vùng. Lựa chọn trong chiến phát triển của vùng là xác
định được các lãnh thổ có vai trò động lực, những lãnh thổ quan trọng để đầu tư và
đảm bảo các mục tiêu quốc gia, mục tiêu vùng.
Lựa chọn một giống cây trồng làm chiến lược trong sự phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ là yếu tố quan trọng để tổ chức lãnh thổ
sản xuất nông nghiệp trong hiện tại và tương lai.
14
1.2.1.5. Quan niệm phát triển các vành đai nông nghiệp của G.Thunen
G.Thunen xem địa tô chênh lệch như là một nhân tố chìa khoá dẫn đến sự
phân chia lãnh thổ đồng nhất của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất đai khác
nhau. Trung tâm của một nước là một thành phố công nghiệp lớn, thị trường nông
sản lớn. Xung quanh thành phố, thị trường đó bố trí 5 vòng đai: Sát thành phố là
thực phẩm tươi sống, rừng là vòng cung cấp chất đốt cho thành phố, trồng cỏ và
lương thực cho súc vật, sản xuất rau, các bãi chăn nuôi và ngoài cùng là các vùng
săn bắn lạc hậu.
G.Thunen xem thành phố là những trọng điểm của lãnh thổ. Ý nghĩa quan
trọng của quan niệm này là việc xác định vai trò của một trung tâm, của những khu
vực mà kinh tế còn chậm phát triển.
Ở những vùng có điều kiện phát triển sản xuất cây chè đều có các thành phố,
thị xã… là trung tâm như Thái Nguyên ở trung du - miền núi Bắc bộ hay Bảo Lộc ở
Tây Nguyên, xung quanh là những vành đai chè nổi tiếng cung cấp cho cả nước và
trên thế giới.
1.2.1.6. Quan niệm về điểm trung tâm của W.Christaller
W.Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chịu ảnh hưởng của
một cực hút, đó là thành phố. Thành phố là một trung tâm cho tất các điểm dân cư
khác của vùng, đảm bảo cho chúng về các hàng hoá của trung tâm, các trung tâm
tồn tại theo nhiều cấp, từ cao đến thấp. Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọn
hàng hoá và dịch vụ, còn các trung tâm cấp thấp ít có khả năng lựa chọn hơn.
W.Christaller quan niệm thành phố như những cực hút, hạt nhân của sự phát
triển. Chúng là các đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ
thu hút và mức độ ảnh hưởng của một trung tâm, để xác định bán kính vùng tiêu
thụ, xác định giới hạn thị trường, ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi trong việc
phục vụ hàng hoá của trung tâm.
Quan niệm này đã khám phá được quy luật phân bố không gian từ tương quan
giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự được tính toán trong sự phân các thành
phố và nông thôn, sau khi nhận thức được quy luật khách quan sẽ áp dụng nó khi
15
quy hoạch các điểm dân cư, sản xuất trên những lãnh thổ mới khai phá, nghiên cứu
các hệ thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Đây là cơ sở để bố
trí các điểm đô thị và sản xuất mới cho những vùng chưa hoàn thành các đô thị và
vùng sản xuất.
Vì vậy, khi tổ chức lãnh thổ sản xuất cây chè cần gắn với vùng trung tâm vì
đây vừa là nơi cung cấp thiết bị máy móc và chế biến các loại nông sản vừa là nơi
tiêu thụ sản phẩm chủ yếu cho vùng vừa là nơi đưa các sản phẩm chè đi đến thị
trường tiêu thụ trong và ngoài nước làm cho quá trình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.1.7. Quan niệm cực của F.Peroux
Quan niệm phục vụ cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm.
Một vùng không thể cùng lúc phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh
thổ của nó mà có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc vài điểm cụ thể, trong khi ở
các nơi khác lại chậm phát triển hơn hoặc trì trệ.
Quan niệm này trú trọng vào những thay đổi trong khuôn khổ của một vùng,
một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh sự phát triển kinh tế của lãnh thổ.
Cực phát triển là một phức hợp trong đó có một hoạt động động lực và các
hoạt động khác xoay quanh nó, có những tác động lôi cuốn quan trọng đối với các
khu vực xung quanh. Tác động lôi cuốn đó rất đa dạng và thể hiện khác nhau trong
các hoàn cảnh cụ thể.
Cực tăng trưởng là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động thụ động chị
ảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài của một cực phát triển. Các cực tăng trưởng là các
cực vệ tinh thường là mạnh, bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những sức
thúc đẩy, sức lôi cuốn từ các cực phát triển.
Quan niệm này được áp dụng vào tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng và trên cả nước rất nhiều bởi chỉ có các cực phát triển chè
tốt thì cực tăng trưởng sẽ kéo theo và cho lợi ích kinh tế hoàn thiện. Xác định cây
chè là cực phát triển và cực tăng trưởng của Bảo Lộc, Bảo Lâm và nhiều huyện
16
khác trong tỉnh sẽ đưa ngành chè Lâm Đồng có vị trí cao hơn trong nền kinh tế - xã
hội toàn tỉnh và cả nước.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè
1.2.2.1. Điều kiện sinh thái cây chè
• Đất đai và địa hình
Yêu cầu đất: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè
phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm
phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường và cho năng suất cao.
Địa hình và địa thế: có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới thường có
độ cao cách mặt biển từ 500 - 800m. Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh
trưởng thường kém hơn ở vùng thấp.
Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze
(1969) nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều
vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía Nam hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búp
chè cao hơn ở hướng dốc phía Bắc.
Trong vùng nguyên liệu, nơi nào có nền địa chất tốt, bằng phẳng, có thể là trên
vùng đất kém hiệu quả hoặc có hiệu quả kinh tế và thoáng mát là nơi lí tưởng để
xây dựng các cơ sở chế biến chè.
• Nhiệt độ không khí
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất định.
Cây chè bắt đầu sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10o
C. Nhiệt độ bình quân hàng năm
để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5o
C và sinh trưởng tốt trong
phạm vi 15 - 23o
C. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000o
C.
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống,
có thể từ -5o
C đến -25o
C hoặc thấp hơn.
Nhiệt độ không khí cao, tổng lượng bức xạ lớn, số giờ nắng nhiều… sẽ rất
thuận lợi cho phơi xấy khô lá chè, vì vậy, các cơ sở chế biến cũng phải chú ý đến
yếu tố này.
17
• Độ ẩm và lượng mưa
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè
khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của
các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100mm. Chè yêu
cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp
là vào khoảng 85%. Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi
cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu
hướng tăng lên.
Lượng mưa, độ ẩm cũng là tiêu chí để xây dựng các cơ sở chế biến, những nơi
có lượng mưa và độ ẩm nhiều sẽ gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc và sản
phẩm. Ảnh hưởng đến quá trình sơ chế - hong khô chè, đặc biệt là ở các cơ sở chế
biến nhỏ chưa có quy trình máy móc xấy khô.
• Ánh sáng
Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành
phần hóa học của chúng.
Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N tổng
số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không có N
(tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp tanin, gluxit... và tăng
hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất định thường có lợi
cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè đen. Vì vậy, trồng cây
bóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu
để chế biến chè xanh.
1.2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
• Thị trường
Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị
trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất
kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ
chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. Còn
18
việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường,
xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ.
Muốn vậy phải xem xét quy luật cung - cầu trên thị trường. Ngành chè có ưu
thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ thông ở
trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và tương đối ổn
định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi chế biến có thể bảo
quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn các loại cây ăn quả. Chính
nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn định và khá vững chắc, là điều
kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển sản xuất của ngành chè.
• Giá cả
Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói riêng
thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (búp tươi và búp khô) trên thị trường; giá cả
không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè. Có thể nói sự biến động của
giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chè nói chung và đời sống của người sản xuất
nói riêng. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần
thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè.
• Nguồn lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao
động, tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất
cần thiết cho nhu cầu của mình. Nông hộ sử dụng lao động chủ yếu là lao động gia
đình. Các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu lấy lao động từ địa phương đã có nhiều kinh
nghiệm sản xuất chè.
Tuy nhiên, lao động trong nông hộ đông đảo về số lượng nhưng cơ bản vẫn là
lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật và
kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Nhưng các nhà máy, xí
nghiệp và cơ sở chế biến thì ngược lại, nó vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã
hội, bởi vì nhờ có phát triển sản xuất chè đã giải quyết được lượng lớn lao động cho
địa phương. Ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao
19
động, nó còn giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động lớn ở cả miền núi
và miền xuôi, đặc biệt là lao động nông thôn.
Tóm lại, các nhân tố kinh tế - xã hội có vai trò thúc đẩy hay kìm hãm sự phát
triển của các cơ sở chế biến chè. Nếu lao động tại dồi dào và có tay nghề cao và thị
trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả đủ lời cho thu nhập cao thì sẽ thúc đẩy sự xây dựng
các cơ sở chế biến phát triển.
• Hệ thống cơ sở chế biến chè
Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người ta sẽ tiến hành chế
biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên thị
trường.
Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức, chế biến,
quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm. Hạch toán được
giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao cho phù hợp. Hiện
nay ngành chè đang có những bước tiến đáng kể trong khâu chế biến, nhiều công ty,
doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển đổi thành các công ty cổ phần tham gia
liên kết với nước ngoài đưa vào sử dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn
đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của quá trình sản xuất chè. Tuy nhiên các doanh
nghiệp này phần lớn chỉ sản xuất, chế biến chè đen để phục vụ xuất khẩu là chủ yếu.
Một hình thức chế biến khác cũng đang được chú ý và áp dụng khá phổ biến là
cách chế biến thủ công, nông hộ mà Thái Nguyên và Lâm Đồng là một ví dụ tiêu
biểu. Ở các hộ nông dân trồng chè, việc sản xuất chè nguyên liệu và khâu chế biến
luôn gắn liền với nhau. Với hình thức này các hộ trồng chè cố gắng phát huy cao độ
những kỹ thuật cá nhân vừa có tính truyền thống, gia truyền vừa có tính khoa học để
chế biến ra sản phẩm tốt nhất. Thực tế cho thấy, hầu hết sản phẩm chè chế biến từ
các hộ gia đình có chất lượng cao hơn hẳn so với chế biến tại các nhà máy. Như
vậy, việc xây dựng các cơ sở chế biến chè, từ nhỏ tới lớn, từ chế biến thủ công tới
chế biến công nghiệp là yêu cầu hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn quyết định
tới sự phát triển của ngành chè nói chung.
20
• Hệ thống chính sách
Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và chất
lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế
thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu
quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh
tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược
lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển. Các chính sách này có
thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của ngành chè, tiêu biểu có
thể kể đến là: Chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách thị trường và sản
phẩm...
• Giống chè
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè
nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng
chè thời kỳ dài 30- 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng.
Nguyên liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với
giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc
chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng chủ
yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp trồng chè
cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rỗng rãi và dần dần trở thành biện pháp
chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ở Lâm Đồng.
• Khoa học - kỹ thuật
Khoa học - kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất trong công tác chọn và lai tạo
giống mới cho năng suất cao và quyết định công nghệ chế biến chè. Chuyển giao
tiến bộ khoa học - kỹ thuật là yếu tố then chốt để nâng cao giá trị thu nhập. Hiện
nay, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào lai tạo giống đã khá phổ biến trên toàn
tỉnh, đã lai tạo được nhiều giống chè cho năng suất cao. Công nghệ chế biến cũng
21
áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học – kĩ thuật, công nghệ chế biến chè
sạch và an toàn đưa áp dụng đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính nhất.
1.2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong
phạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một vài hình thức TCLTNN quan trọng.
• Xí nghiệp nông nghiệp
Xí nghiệp nông nghiệp là một trong những hình thức của TCLTNN trong đó
có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với công cụ và đối tượng lao động để sản
xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập về pháp lý và
có thể có quan hệ với các xí nghiệp khác [32].
Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, các nông trang, nông trường quốc doanh, tập
thể, các hợp tác xã nông nghiệp được coi là xí nghiệp nông nghiệp.
Ở các nước Tư bản chủ nghĩa, có nhiều hình thức liên quan đến xí nghiệp
nông nghiệp. Phổ biến là các nông trại và các đồn điền. Hình thức nông trại thường
thấy ở Tây Âu và Bắc Mỹ với quy mô khác nhau: từ vài ha đến hàng trăm ha. Trong
khi đó, hình thức đồn điền tương đối phổ biến ở các nước thuộc địa cũ thuộc vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sản phẩm của các đồn điền thường là các loại cây công
nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, ca cao, chè), cây công nghiệp hàng năm, cây thực
phẩm và chủ yếu để xuất khẩu.
• Thể tổng hợp nông nghiệp
Thể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức TCLTNN bắt nguồn
từ học thuyết của nhà địa lý Xô Viết N.N.Kôlôxôvaki. Trong các công trình của
mình, ông đã đưa ra học thuyết chu trình sản xuất động lực với 8 chu trình, sau đó
I.U.G.Xauskin và nhiều nhà khoa học khác đã phát triển tư tưởng này và chia thành
19 chu trình, trong đó tập hợp chu trình nông - công nghiệp được tách ra thành các
chu trình: trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi công nghiệp, chu trình
đồn điền và chu trình sinh nhiệt.
Theo K.I.Ivanov, thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối hợp của xí nghiệp
nông nghiệp có mối liên hệ qua lại và liên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như
22
của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp cho phép trên cơ sở các
quy trình kỹ thuật mới nhất, sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên và các điều kiện
kinh tế hình thành trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất.
Mặc dù quan niệm về các thể tổng hợp nông nghiệp rất đa dạng nhưng có thể
đề cập những quan niệm quan trọng dưới đây:
Các yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp gồm có vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chuyên môn hóa theo giai đoạn của xí
nghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệp
nông nghiệp chế biến nông sản.
Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở cấu trúc của các thể tổng hợp nông nghiệp là các xí
nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến.
Cơ sở để phân loại dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất những
sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và liên quan tới việc lựa
chọn các quy trình hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ hệ thống các xí
nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp liên quan với nhau và liền nhau về
lãnh thổ được hình thành xung quanh các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình
kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy.
Xuất phát từ những quan điểm trên, người ta chia thành hai nhóm thể tổng hợp
nông nghiệp:
Các thể tổng hợp mà những sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trước hết do các
điều kiện tự nhiên phân bố mang tính chất quyết định.
Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành. Đặc trưng cho các thể tổng hợp
này là ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm dân cư
thành phố chi phối.
Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành hình thành chủ yếu xung quanh các
thành phố, các trung tâm công nghiệp. Ở đây, các yếu tố kinh tế đóng vai trò chủ
đạo, còn các yếu tố tự nhiên tuy cũng được lưu ý nhưng chỉ giữ vị trí thứ yếu. Quy
23
mô (diện tích, sản phẩm) của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào
quy mô số dân của các thành phố, các trung tâm công nghiệp.
Có thể nói thể tổng hợp nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức sản
xuất theo lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, đây còn là bộ khung để
tạo nên các vùng nông nghiệp.
• Vùng nông nghiệp
Vùng nông nghiệp được coi là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp. Thực chất, đó là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng
nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được phân chia với mục đích phân
bố hợp lý và chuyên môn hóa đúng hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên
cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong
cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng [33].
Vùng nông nghiệp là sự biểu hiện tổng hợp của các hình thức sản xuất nông
nghiệp khác nhau và được coi như một lãnh thổ có sự lặp lại của các kiểu sản xuất
tương đối giống nhau hoặc các kiểu sản xuất khác nhau nhưng liên quan mật thiết
với nhau.
Các hình thức TCLTNN có liên quan mật thiết với nhau nhưng không thể thay
thế cho nhau được.
Trước hết là mối quan hệ giữa vùng nông nghiệp với kiểu xí nghiệp nông
nghiệp. Mặc dù một lãnh thổ được coi như một vùng nông nghiệp đồng nhất về các
điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, song điều đó không có nghĩa là các điều kiện này
không tác động đến sản xuất nông nghiệp hoàn toàn giống hệt nhau ở mọi nơi. Trên
thực tế, cơ cấu sản xuất của các xí nghiệp nông nghiệp được phân bố trong các vùng
có điều kiện tự nhiên giống nhau và có thể rất khác nhau.
Vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nước có sự lặp đi lặp lại
một cách có quy luật, sự kết hợp của các kiểu xí nghiệp nông nghiệp, trong đó đa số
kiểu xí nghiệp đặc trưng cho vùng, còn một vài kiểu khác không thể hiện bộ mặt
của vùng. Để tính toán đầy đủ sự khác nhau về phương diện lãnh thổ, cần tiến hành
phân loại các kiểu xí nghiệp nông nghiệp lẫn phân vùng nông nghiệp, bởi vì phân
24
kiểu các xí nghiệp nông nghiệp không thể thay thế cũng như không làm giảm ý
nghĩa của phân vùng nông nghiệp và ngược lại.
Trên cơ sở tổ chức sản xuất kinh tế - xã hội chuyên môn hoá, hợp tác hoá, tập
trung hoá, và liên hợp hoá đã hình thành nên các hình thức tổ chức lãnh thổ sau:
• Hộ gia đình (nông hộ)
Nhìn chung ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thừa nhận “hộ” là
“gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự
chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể
có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng
huyết tộc, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập,
đảm bảo sự tồn tại. Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng.
Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước
đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Các thành viên trong hộ gia
đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống
trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập.
Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình là đất đai, quy mô canh tác nhỏ bé, chủ
yếu sử dụng lao động gia đình, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Ở Ấn Độ bình quân
diện tích đất canh tác < 2ha/hộ, ở Philippin < 3ha/hộ, ở Việt Nam từ 0,5ha (ở miền
Bắc), đến 0,6 - 1ha ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở nước ta, hộ gia đình không có
quyền sở hữu ruộng đất mà chỉ có quyền sử dụng.
Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập
thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn
sản xuất hàng hoá.
• Trang trại
Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hoá, là hình
thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Hoạt động của kinh tế trang trại chịu
sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận quy
luật cạnh tranh.
25
Các đặc điểm nổi bật của trang trại bao gồm:
Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu
của thị trường. Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các hộ nông
nghiệp hàng hoá.
Đất đai thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (như ở Việt Nam) của một
người chủ độc lập. Quy mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa các
nước. Ví dụ, quy mô trung bình của trang trại ở Hoa Kỳ là 180ha, ở Anh 71ha, Pháp
29ha, Nhật 1,38ha, Việt Nam 6,3ha.
Ở Việt Nam, trang trại mới phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, song
đã tạo ra những biến chuyển mới trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để
nông nghiệp nước ta chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá.
Hiện nay, cả nước có trên 51,5 nghìn trang trại với các loại hình khác nhau
như trang trại nông nghiệp, trang trại lâm nghiệp, trang trại nông- lâm nghiệp, trang
trại lâm – nông - dịch vụ... Về quy mô của trang trại, lớn nhất là 1.000ha và nhỏ
nhất từ 2 đến 3ha.
• Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)
HTXNN là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốn
hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác, nhằm duy trì,
phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tế
cao cho các chủ trang trại.
HTXNN là đòi hỏi tất yếu của nông dân vì trong cơ chế thị trường có nhiều
thành phần, có cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các hộ gia đình, các chủ
trang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực cần thiết để đấu tranh bảo vệ lợi
ích của chính mình. Kinh tế hộ và trang trại càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng
cao.
Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nước Âu- Mỹ,
cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành (hay tổng hợp), phổ biến ở các nước
châu Á với nhiều loại dịch vụ.
26
Ở Việt Nam, trước năm 1986 mô hình HTX hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu
tập thể về tư liệu sản xuất (ruộng đất, trâu bò, các nông cụ chính) và sản xuất theo
kiểu tập trung, bao cấp. Kết quả lao động của người nông dân được trả theo công
điểm. Sau 1986, dựa trên chính sách khoán đến hộ gia đình, giao khoán đất 10 - 15
năm, các HTX trao quyền sử dụng đất, quyền tự chủ sản xuất cho xã viên. Hoạt
động của HTX chỉ tập trung cho các khâu mà từng hộ không làm được hoặc làm
không có hiệu quả, hay thực hiện các hoạt động dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp, hướng dẫn sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ cho kinh tế
hộ phát triển.
Hiện nay, cả nước có 9.085 HTXNN với 6,7 triệu xã viên là các hộ nông dân
nhỏ, lẻ đang hoạt động dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau, trong đó chủ
yếu là các HTX chuyển đổi (từ HTX kiểu cũ) và các HTX mới thành lập. Các HTX
này đều làm dịch vụ cho các hộ nông dân và các trang trại phù hợp với cơ chế thị
trường và luật HTX năm 1996. Hầu hết các HTXNN đã đảm nhiệm những dịch vụ
mang tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng và giá cả
dịch vụ do HTXNN cung ứng nói chung tốt và rẻ hơn so với dịch vụ tư nhân hoặc
hộ tự làm.
• Nông trường quốc doanh
Đây là một hình thức phổ biến ở các nước Xã hội chủ nghĩa, nông trường quốc
doanh là cơ sở kinh doanh nông nghiệp trên quy mô lớn về đất đai nhằm cung cấp
nông sản cho thị trường trong nước hoặc cho xuất khẩu.
Là xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh.
Quy mô đất đai lớn (tới vài trăm nghìn ha), được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật tốt,
có hướng chuyên môn hoá rõ, khả năng cơ giới hoá cao. Mỗi nông trường có bộ
máy riêng về quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh. Lao động làm việc trong
nông trường được gọi là công nhân nông nghiệp, được hưởng lương do nhà nước
trả.
Ở Việt Nam, Nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở vùng trung
du, trên các cao nguyên hay là vùng mới khai hoang. Các Nông trường quốc doanh
27
hiện nay có sự thay đổi về hình thức và chức năng. Nhiều nông trường đã giao
khoán đất đai, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình.
1.2.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất - kinh doanh chè
• Chỉ tiêu diện tích
Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất thực tế chè ở địa phương
chúng ta phải xác định được chỉ tiêu về diện tích chè (bao gồm tổng diện tích, diện
tích kinh doanh, diện tích trồng mới). Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và
diện tích còn khả năng mở rộng sản xuất.
• Chỉ tiêu về sản lượng
Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc
phản ánh về mặt chất lượng của quá trình phát triển sản xuất chè.
• Chỉ tiêu về năng suất
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản
xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét
đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè ở địa
phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất.
• Thu nhập
Là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm thu nhập của công lao
động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản xuất một đơn vị diện tích (chè
thường tính cho 1 năm). Thu nhập càng cao thì chúng ta càng thấy hiệu quả kinh tế
- xã hội mà địa phương đề ra.
• Giống và cơ cấu giống chè
Giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất phẩm chất
chè nguyên liệu và thành phẩm. Do đó, cần xem xét các chỉ tiêu về giống (là giống
chè gì? ưu và nhược điểm?) ngoài ra cần xác định được cơ cấu giống sản xuất của
địa phương. Từ đó thấy được thực trạng và đưa ra cơ cấu giống với tỷ lệ hợp lý
trong những năm tới.
28
• Giá sản phẩm chè
Các chỉ tiêu về giá bao gồm các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra. Đối
với các yếu tố đầu vào là giá các nguyên vật liệu như giống, phân bón, thuốc trừ
sâu... Còn giá các sản phẩm đầu ra là giá chè búp tươi và giá bán của chè búp khô.
Giá chè trên thị trường quốc tế là chỉ tiêu có ảnh hưởng nhất định tới giá bán
sản phẩm trong nước từ đó có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè trong nước.
1.3. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam
1.3.1. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới
Năm 1753, Carl Von Lenne, nhà thực vật học Thụy Điển đã thu thập, phân
loại các mẫu chè giống ở Trung Quốc, và lần đầu tiên đặt tên khoa học cây chè là
Thea sinensis, phân thành 2 giống chè: Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chè
xanh), như vậy đã xác nhận Trung Quốc là nơi ra đời của cây chè.
Năm 1951, Đào Thừa Trân (Trung Quốc) đưa ra thuyết chiết trung được nhiều
học giả thế giới công nhận. Theo thuyết này, cái nôi tự nhiên cây chè là ở khu vực
gió mùa Đông Nam Á, vì ở Lào, Mianma, Vân Nam và bắc Việt Nam đều có những
cây chè hoang dại. Các điều kiện đất đai, khí hậu, lượng mưa của cả khu vực này
đều rất thích hợp với sinh trưởng của cây chè, hợp thành một vườn chè nguyên
thủy. Hơn nữa các cây chè mọc hoang dại tìm thấy rất nhiều dọc 2 bờ các con sông
lớn: Kim Sa Giang, Phú Long Giang, Salouen, Irravadi, Mê Kông, Bramapoutro…
Các con sông này đều bắt nguồn từ dãy núi phía nam cao nguyên Tây Tạng. Cho
nên vùng nguyên sản cây chè là vùng núi ở cao nguyên Tây Tạng. Cây chè di thực
về phía đông qua tỉnh Tứ Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu, nên biến thành giống
chè lá nhỏ, di thực về phía nam và tây nam là Ấn Độ, Mianma, Annam (Việt Nam)
biến thành giống lá to. (Trồng trọt và chế biến chè, NXB Trung Hoa thư cục,
Thượng Hải, 1951).
Năm 1974 J.Werkhoven, Hà Lan chuyên viên của tổ chức Lương thực thế giới
FAO, đã tổng kết trong cuốn Công nghệ chè (Tập san Nông nghiệp 26,
Rôma,1974): “Cây chè được Linne xếp loại và đặt tên là Thea sinensis (L.) có
nguồn gốc ở vùng Đông Nam Trung Quốc gần nguồn sông Irrawadi (Mianma)”.
29
1.3.2. Lược sử về trồng và chế biến chè Việt Nam
1.3.2.1. Thời kỳ phong kiến
Việt Nam bắt đầu sản xuất chè hơn 3000 năm trước. Theo các tài liệu Hán
nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn – 1773 (Bộ
Bách Khoa từ điển đầu tiên của Việt Nam), từ thời kì các vua Hùng dựng nước, các
dân tộc Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ phát triển nông nghiệp, đã để lại cho ngày
nay 2 vùng chè lớn: Vùng chè tươi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ các
con sông. Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày…) ở miền núi
phía Bắc.
1.3.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945)
Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dương, người Pháp đã phát triển chè, một sản
phẩm quý hiếm của Viễn Đông, thành mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu. Năm
1890, Công ty thương mại Chaffanjon đã có đồn điền sản xuất chè đầu tiên trồng
60ha, ở Tinh Cương, - Phú Thọ, hiện nay vẫn còn mang tên địa danh Chủ Chè.
Năm 1918, thành lập Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú Thọ, đặt tại Phú Hộ,
chuyên nghiên cứu về phát triển chè, có nhà máy chè 3 tầng làm héo chè tự nhiên,
cối vò, máy sấy của Anh và máy phát điện, nồi hơi…, ứng dụng kỹ thuật nông
nghiệp và công nghệ chế biến tiên tiến của Indonexia và Srilanka.
Sau tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập
trung: Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc.
1.3.2.3. Thời kỳ 1945 - nay
Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945 – 1975), các
cơ sở nghiên cứu khoa học về chè ở hai Miền Nam và Bắc đều bị phá hoại nặng nề.
Phú Hộ ở Miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom, đốt
sạch, phá sạch, nhưng vẫn duy trì được đồi chè và vườn giống. Bảo Lộc ở miền
Nam trong vùng chiến tranh du kích bị phá huỷ nặng nề cũng không hoạt động
được.
Tuy phải sản xuất lương thực thực phẩm là chính, nhưng Nhà nước Việt Nam
vẫn quan tâm phát triển cây chè ở cả 5 thành phần. Năm 2009, đã có 131.000 ha chè
(kinh doanh, kiến thiết cơ bản và trồng mới), sản xuất ra 159.000 tấn chè khô, xuất
30
khẩu 134000 tấn, tiêu thụ nội địa 20.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 213.060.000
USD.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới cây chè được coi là mặt hàng chiến lược,
sản xuất chè ngày càng phát triển.
31
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH
THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 9.773,54
km2
và có dân số 1.218.691 người (năm 2011). Toàn tỉnh có 148 xã, phường, thị
trấn thuộc 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 10
huyện, trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm.
- Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các
trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố
Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng Đông cách cảng
biển Nha Trang 210Km. Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ ở các
nơi và trao đổi trang thiết bị nông nghiệp.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống
sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có
thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm
nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng với bề mặt
địa hình chủ yếu là các cao nguyên tương đối bằng bẳng có đất chủ yếu là đỏ vàng
trên nền đá bazan, khí hậu quanh năm mát mẻ… những điều kiện tự nhiên của tỉnh
rất thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm: cà phê, chè, cao su, hồ
tiêu…Và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở chế biến cây công nghiệp.
32
Bản Đồ 1.
Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh
33
2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,03%; GDP bình quân đầu người
25,55 triệu đồng/người/năm (hơn 2 triệu đồng/người/tháng). Cơ cấu kinh tế có khởi
sắc: Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (62%), Công nghiệp - Xây
dựng còn chiếm tỉ trọng nhỏ (14%), Dịch vụ chiếm 24%; Giá trị sản xuất ngành
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp năm 2011 đạt tỷ 121,150 tỷ đồng, Nông lâm
nghiệp năm 2011 đạt 4.418,5 tỷ đồng
Trong lĩnh vực xã hội năm 2011, tỉnh Lâm Đồng cũng đạt được kết quả cao về
nhiều mặt: Nền kinh tế đã giải quyết việc làm cho hơn 3.760 lao động. Tỷ lệ hộ
nghèo còn dưới 9,8% - Thấp nhất trong các tỉnh Tây Nguyên. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên 1,42%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưới dưới 5 tuổi còn 14,78%. Tỷ lệ hộ dân nông
thôn sử dụng điện đạt trên 96%. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh 91%.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội lớn nhất của tỉnh,
cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách
thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng Đông
cách cảng biển Nha Trang 210Km. Vùng chè Cầu Đất thuộc địa bàn TP. Đà Lạt –
có khí hậu lạnh nên rất thuận lợi cho trồng và chế biến chè Ô Long có giá trị kinh tế
cao.
Thành phố Bảo Lộc là trung tâm kinh tế - xã hội lớn thứ hai của tỉnh nhưng có
rất nhiều cơ sở chế biến chè hiện đại. Với vị trí chiến lược nằm ở vị trí trung chuyển
hàng hoá giữa Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên – Đông Nam Bộ, rất thuận lợi
cho cho việc tiêu thụ các sản phẩm chè, tiếp thu khoa học kỹ thuật và vật tư, thiết bị
cho trồng và chế biến chè.
2.2.1.2. Địa hình
Nhìn chung, địa hình của tỉnh là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ
yếu là bình sơn nguyên, núi cao (chiếm 97%) đồng thời cũng có những thung lũng
34
nhỏ bằng phẳng (3%) đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ
nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ
Bắc xuống Nam. Chia làm 3 bậc địa hình chính:
- Phía Bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Biang với những đỉnh
cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m). Tập
trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lạc Dương và một phần cao của huyện Đơn Dương.
- Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). Trên cao
nguyên Di Linh, bao gồm thành phố Bảo Lộc, các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm
Hà, Đức Trọng và một phần của huyện Đơn Dương.
- Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán
bình nguyên (độ cao 200-500m). Thuộc các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
Với địa hình phần lớn là núi cao trung bình và có các cao nguyên bằng phẳng
thuận lợi cho việc canh tác và xây dựng các cơ sở chế biến chè.
2.2.1.3. Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250
C, số giờ nắng trung bình cả
năm 1.890 – 2.500 giờ (khoảng nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây chè), thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động
lớn trong chu kỳ năm (Phụ lục 1).
Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả
năm 85 – 87% (Phụ lục 2,3).
Khí hậu nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc
biệt là cây chè.
35
2.2.1.4. Đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 974.590 ha (năm 2010) trong đó
đất có độ dốc trên 200
chiếm 62,78%.
Lâm Đồng có 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại đất, chất lượng đất đai của Lâm
Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 316.169,10 ha đất có khả năng sản
xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên
Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh
tế cao trong đó có cây chè. Do vậy, diện tích trồng chè tập trung chủ yếu ở Bảo
Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thống kê các loại đất của tỉnh Lâm Đồng
Hạng mục Diện tích (ha ) Tỷ lệ ( % )
Tổng diện tích tự nhiên 974.590 100
I. Diện tích các nhóm đất 965.696 98,9
Nhóm đất phù sa
Nhóm đất gley
Nhóm đất mới biến đổi
Nhóm đất đỏ
Nhóm đất xám
Nhóm đất mùn
Nhóm đất xói mòn
Nhóm đất đen
28.866
44.685
16.275
212.309
659.648
864
68
2.981
2,96
4,58
1,67
21,74
67,55
0,09
0,01
0,31
II. Sông, suối 10.709 1,10
III. Núi đá không cây 77 0,01
Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất năm 2010 tỉnh Lâm Đồng
Cây chè phù hợp với đất đỏ bazan, tầng đất này dày khoảng 2-3m, có độ phì
khá cao, độ ẩm điều hoà, tần mùn dày có hàm lượng 1,00 - 6,52%, hàm lượng chất
dinh dưỡng cao nhất là Nitơ và lân, pHKCL = 4,0 - 6,5, kết cấu tơi xốp, thoáng khí,
lại ở nơi có địa hình thoải, ít dốc, dễ cơ giới hoá do vậy rất thích hợp để cho cây chè
sinh trưởng và phát triển. Tập trung nhiều ở Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà.
36
Nhìn chung, tiềm năng đất của tỉnh có chủng loại phong phú, độ phì khá. Đất
thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung thành các vùng có quy mô
khá lớn, thuận lợi cho tổ chức khai thác thành vùng nguyên liệu tập trung.
Hạn chế chủ yếu là do địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa và cường độ mưa
lớn nên dễ bị xói mòn và rửa trôi, tiềm ẩn nguy cơ thoái hoá đất nếu không được
quản lý và sử dụng thích hợp. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất không cao,
cần có biện pháp bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
2.2.1.5. Nguồn nước
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất
phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc. Mạng lưới sông suối phân bố khá đồng
đều, mật độ trung bình 0,6km/km2. Phần lớn sông suối chảy từ hướng Đông Bắc
xuống Tây Nam.
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều
có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh
thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ
Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim.
Ngoài nước mặt, Lâm Đồng cũng có nguồn nước ngầm dồi dào ở vùng thung
lũng có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng, với lưu lượng lưu thông từ 0,1-0,14l/s.
Trữ lượng tĩnh ước tính khoảng 1 tỉ m3
, trữ lượng động tự nhiên khoảng 1,7 triệu
m3
/ngày với tổng lưu lượng dòng chảy năm khoảng 21 tỉ m3
. Tuy nhiên, mực nước
nằm ở độ sâu 90-100 dưới mặt đất nên việc khai thác gặp khó khăn. Nước ngầm tập
trung trong các khối bazan lớn ở Bảo Lộc, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng.
Lượng dòng chảy có sự phân hoá theo mùa và theo diện tích. Chủ yếu tập
trung vào mùa mưa, kéo dài 5-6 tháng, chiếm trên 80% lưu lượng. Vào mùa khô thì
lưu lượng nước nghèo nàn, nhiều nơi bị hạn hán không thể canh tác bình thường
phụ thuộc chủ yếu vào giếng khoan, ao, hồ.
Nhìn chung, nước mặt và nước ngầm của tỉnh khá phong phú, có khả năng
cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đây là
nơi có địa hình tương đối cao, cắt xẻ và phụ thuộc nhiều thời tiết. Mùa mưa thì dễ bị
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênNgọc Hưng
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcThanh Hoa
 
Mẫu khóa luận tốt nghiệp
Mẫu khóa luận tốt nghiệpMẫu khóa luận tốt nghiệp
Mẫu khóa luận tốt nghiệpHương Vũ
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệpnguyeminh thai
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Đàm Thế Ngọc
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtRiêng Trời
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Mais procurados (20)

Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Mẫu khóa luận tốt nghiệp
Mẫu khóa luận tốt nghiệpMẫu khóa luận tốt nghiệp
Mẫu khóa luận tốt nghiệp
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tếLuận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH    TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG BÀI 1: ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Ứng dụng KAIZEN và 5S tại Công ty Khách sạn Du lịch
Luận văn: Ứng dụng KAIZEN và 5S tại Công ty Khách sạn Du lịchLuận văn: Ứng dụng KAIZEN và 5S tại Công ty Khách sạn Du lịch
Luận văn: Ứng dụng KAIZEN và 5S tại Công ty Khách sạn Du lịch
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại công ty Xây Dựng!
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
 
Ảnh hưởng của lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên, HOT
Ảnh hưởng của lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên, HOTẢnh hưởng của lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên, HOT
Ảnh hưởng của lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
 

Semelhante a Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT

đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...nataliej4
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Semelhante a Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT (20)

Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂMLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
Đề tài Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQ...
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà NộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng TàuLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường tỉnh Vũng Tàu
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đức Hạnh TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đức Hạnh TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI HÀ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết, tình hình thực tiễn của địa phương và dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Hà Phương. Những số liệu, dữ liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực, nội dung luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước khi trình và bảo vệ trước Hội động đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Địa lý học. Người cam đoan Tác giả Nguyễn Đức Hạnh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, đề tài luận văn “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng” của tôi đã được hoàn thành. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: - TS. Mai Hà Phương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Cao học. - Các Thầy, Cô phụ trách khóa học; các Thầy, Cô trong khoa Địa lý - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. - Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. - Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và đi thực địa. Cùng lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã có nhiều sự giúp đỡ, động viên, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học và nghiên cứu đề tài. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2012 Tác giả Nguyễn Đức Hạnh
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục biểu đồ - sơ đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2 2.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2 3.1. Về không gian ..........................................................................................2 3.2. Về thời gian..............................................................................................2 3.3. Về nội dung..............................................................................................2 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ yếu .............................................3 4.1. Quan điểm nghiên cứu .............................................................................3 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ............................................................3 4.1.2. Quan điểm hệ thống ..........................................................................3 4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh.............................................................3 4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái............................................................4 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững.........................................................4 4.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4 4.2.1. Phương thu thập và xử lý tài liệu......................................................4 4.2.2. Phương pháp thống kê toán học........................................................4 4.2.3. Phương pháp bản đồ..........................................................................5 4.2.4. Phương pháp dự báo..........................................................................5 4.2.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp....................................................5 4.2.6. Phương pháp so sánh.........................................................................5 4.2.7. Phương pháp khảo sát thực địa .........................................................6
  • 6. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................6 6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ .................................................................................8 1.1. Các khái niệm.......................................................................................................8 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ....................................................................................8 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp...............................................................9 1.1.3. Liên kết nông - công nghiệp ...............................................................10 1.2. Một số vấn đề lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè......................12 1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ........................12 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè...16 1.3. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam ................................28 1.3.1. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới...................................28 1.3.2. Lược sử về trồng và chế biến chè Việt Nam.......................................29 Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG ........................................31 2.1. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng ............................................................................31 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................31 2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội...............................................................33 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè..................33 2.2.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................33 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................37 2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng ..................46 2.3.1.Vị trí và vai trò của cây chè trong nền kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng .......................................................................................................................46 2.3.2. Thực trạng trồng chè giai đoạn 2000-2011.........................................48 2.3.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè ......................................................67 2.3.3. Sự kết hợp giữa trồng và chế biến chè................................................75 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 .............................................................80 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ...................................................................................................................................85 3.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè đến năm 2020...................85
  • 7. 3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng ...................................................................85 3.1.2. Định hướng .........................................................................................91 3.2. Các giải pháp thực hiện......................................................................................98 3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cây chè ..............................98 3.2.2. Giải pháp về chọn giống; kỹ thuật canh tác và chế biến chè ..............99 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................105 3.2.4. Giải pháp về đầu tư ...........................................................................106 3.2.5. Giải pháp về thị trường .....................................................................108 3.2.6. Giải pháp về tổ chức không gian sản xuất – chế biến chè ................111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................113 1. KẾT LUẬN........................................................................................................113 2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................114 2.1. Đối với chính phủ, bộ ban ngành........................................................114 2.2. Đối với tỉnh Lâm Đồng.......................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116 PHỤ LỤC...................................................................................................................1
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển châu Á. ATTP : An toàn thực phẩm. BVTV : Bảo vệ thực vật. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân. EAN : The European Article Numbering system - Hệ thống mã vạch tiêu chuẩn châu Âu. GMP : Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất tốt. GAP : Good Agricultural Practices - Thực hành nông nghiệp tốt. HTX : Hợp tác xã. HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point - Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp. NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn. QSEAP : Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học. RFA : Radio Free Asia - Đài Á châu Tự do. SAZ : Safe agricultural zones - Quy hoạch và xây dựng những vùng sản xuất chè an toàn. SPS : Sanitary and Phytosanitary Measures - Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. TBT : Agreement on Technical Barriers to Trade - Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại. TCLTNN : Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. TTNCTN : Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm. UTZ : Chương trình chứng nhận sản phẩm nông nghiệp quốc tế. WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  • 9. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Thống kê các loại đất của tỉnh Lâm Đồng.............................................35 Bảng 2.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế.................................41 Bảng 2.3. Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số cây công nghiệp qua các năm tỉnh Lâm Đồng..............................................................................................46 Bảng 2.4. Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tỉnh Lâm Đồng .......49 Bảng 2.5. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 .....................................50 Bảng 2.6. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011....................................52 Bảng 2.7. Sản lượng chè búp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 .....................54 Bảng 2.8. Diện tích trồng chè phân theo huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng ........62 Bảng 2.9. Năng suất trồng chè thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm ...............63 Bảng 3.1. Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng cây chè tỉnh Lâm Đồng...........92
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 ....................................51 Biểu đồ 2.2. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011...................................53 Biểu đồ 2.3. Sản lượng chè búp Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011............................54 Sơ đồ số 1. Tổ chức nền sản xuất xã hội.....................................................................8 Sơ đồ số 2. Mối liên kết giữa Nông – Công – Thương nghiệp ở Lâm Đồng ...........75 Sơ đồ số 3. Quy trình sản xuất kinh doanh chè........................................................91
  • 11. DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng ..........................................................32 Bản đồ 2. Bản đồ phân bố chè tỉnh Lâm Đồng ........................................................61 Bản đồ 3. Bản đồ phân bố một số nhà máy chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng..............68 Bản đồ 4. Dự báo về phát triển vùng chè tỉnh Lâm Đồng ........................................90
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cây chè cùng với cao su, cà phê, tiêu là những cây công nghiệp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao ở nước ta. Lịch sử cây chè ở nước ta có từ thời Hùng Vương, nhưng chỉ được khai thác và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm nay. Cây chè có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân Lâm Đồng nói riêng. Nó không chỉ là thức uống quen thuộc và không thể thiếu trong nhiều gia đình mà còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội. Từ lâu, cây chè đã gắn bó với đời sống của người dân, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, tạo môi trường sinh thái bền vững, góp phần thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở vùng trung du - miền núi nước ta. Lâm Đồng là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho sản xuất nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây chè. Hiện nay, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước. Trồng và chế biến chè đã góp phần vào tăng trưởng GDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc. Cây chè đã và đang góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.. Tuy nhiên, tình hình trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng trong những năm gần đây đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Sự mở rộng quá nhanh diện tích chè không theo quy hoạch dẫn đến hiện tượng đất bị thoái hoá; năng suất, sản lượng tăng nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế còn thấp; môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến chè ngày càng bị ô nhiễm và mất tính ổn định, bền vững; sự liên kết hay tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến chưa đạt hiệu quả cao,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân trồng chè.
  • 13. 2 Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè ở tỉnh Lâm Đồng” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình, mong được góp phần mình vào sự phát triển của ngành chè ở địa phương. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng, đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở địa phương đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện để phát triển bền vững cây chè, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng. - Phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2000-2011. - Đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Về không gian Nghiên cứu trên diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, tập trung nghiên cứu vùng chè trọng điểm: Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đà Lạt. 3.2. Về thời gian - Phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè giai đọan 2000-2011. - Đề xuất những định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè đến năm 2020. 3.3. Về nội dung Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến sự phân bố, sản xuất và phát triển cây chè; thực trạng và định hướng
  • 14. 3 tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè, không mở rộng sang các cây công nghiệp lâu năm khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên các nhấn tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, cần xem xét và phân tích tổng hợp các yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến trồng và chế biến chè trong không gian lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng. Không thể và không được vận dụng sự phân tích các nhân tố này này ở một lãnh thổ khác để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Trồng và chế biến chè là hai phân hệ của một hệ thống – thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ. Vì thế, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng chính là nghiên cứu một hệ thống sản xuất – lãnh thổ. Hệ thống này lại là một bộ phận trong hệ thống kinh tế chung của tỉnh. Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích rõ các tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau của từng phân hệ của hệ thống sản xuất – lãnh thổ. Trong hoạt động sản xuất và chế biến chè, chỉ cần một công đoạn trong khâu trồng hoặc chế biến bị tác động thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ngành chè của tỉnh. 4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Quan điểm lịch sử viễn cảnh cho phép đánh giá, phân tích cả quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Đối với lĩnh vực sản xuất, điều này cho phép lý giải sự thay đổi của các nhân tố cũng và sự tác động của chúng đến hệ thống sản xuất, để từ đó đề xuất được định hướng phát triển hợp lý trong tương lai. Khi áp dụng vào nghiên cứu ngành chè tỉnh Lâm Đồng, chúng ta phải nghiên tất cả lịch sử ngành trồng và chế biến chè từ khi hình thành và phát triển đến nay và dựa vào đó để dự đoán tương lai phát triển của ngành theo xu hướng nào có lợi nhất cho sự phát triển chung của tỉnh.
  • 15. 4 4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái Quan điểm này đòi hỏi giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với sinh thái, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Trong quá trình khai thác mỗi vùng lãnh thổ, con người vừa là một thành phần vừa là chủ thể của hệ sinh thái. Vì thế, mọi hoạt động khai thác kinh tế của con người phải được nhìn dưới góc độ kinh tế - sinh thái chứ không chỉ là kinh tế đơn thuần. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu đề tài, định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng phải nhằm vào mục tiêu đạt được đạt hiệu quả cao và bền vững về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương thu thập và xử lý tài liệu Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về tỉnh Lâm Đồng trên nhiều lĩn vực, trong đó có cây chè. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả phải trải qua quá trình thu thập, sưu tầm tìm hiểu các tài liệu, các vấn đề có liên quan đến đối tượng hay vấn đề mà mình nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau: Các tài liệu dưới dạng sách báo, Internet, chương trình truyền hình, phát thanh, phỏng vấn, tập chí, báo cáo khoa học… Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu liên quan của những tác giả đi trước, tiến hành thu thập các tài liệu liên quan. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành xử lý, phân tích, tổng hợp theo mục đích của đề tài theo trình tự khoa học, mạch lạc, súc tích… được xử lí bằng các phần mềm như word, excel, mapinfo… để các thông tin này được chính xác, độ tin cậy cao và đồng bộ trên toàn luận văn. 4.2.2. Phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở số liệu thống kê sau khi được thu thập được trên các bài báo, tài liệu, niên giám thống kê, sở NN & PTNT… tác giả thực hiện việc chọn lọc, phân tích, thống kê trong các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý kinh tế - xã hội trong
  • 16. 5 tỉnh để phục vụ công tác nghiên cứu. Từ đó, rút ra những nhận xét, kết luận và chứng minh cho các nhận định được trình bày trong đề tài nghiên cứu – là cơ sở dữ liệu chính thức cho đề tài nghiên cứu của tác giả. 4.2.3. Phương pháp bản đồ Dựa vào những số liệu mà tác giả đã thống kê và xử lí được về các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Tác giả thành lập những bản đồ về hành chính, phân bố chè, một số nhà máy chế biến chè và bản đồ dự báo về sự phân bố trên toàn tỉnh, để có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất, từ đó nhận xét, đánh giá tốc độ tăng trưởng và ảnh hưởng của nó đối với việc phân bố sản xuất cây chè và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách đồng bộ, từ đó quy hoạch tổ chức lại lãnh thổ sản xuất chè theo hướng phát triển quy mô và chất lượng ngành chè và theo đó đưa cây chè chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh. 4.2.4. Phương pháp dự báo Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã dựa vào những kết quả nghiên cứu tốc độ tăng trưởng và phát triển về diện tích, sản lượng… từ đó đưa ra dự báo có cơ sở khoa học về việc sử dụng các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội phục vụ tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè trong tương lai và cũng từ đó, tôi đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm sử dụng điều kiện tự nhiên một cách hiệu quả hơn nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại trong quá trình tổ chức lãnh thổ. 4.2.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp Từ các tài liệu thu thập được, tôi tiến hành phân tích chi tiết từng số liệu: phân bố, diện tích, sản lượng, năng suất, số lượng, quy mô và hiệu suất làm việc của các nhà máy chế biến chè… Sau đó tiến hành phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp lại cho phù hợp nội dung đề tài để đảm bảo thông tin đưa ra có tính chính xác cao phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu. 4.2.6. Phương pháp so sánh Các cây công nghiệp lâu năm sử dụng các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vào quá trình sản xuất có sự khác nhau như cây chè cần địa hình, đất, nhiệt độ, ánh sáng, chăm sóc, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu... khác so với cây cà phê hay
  • 17. 6 cao su… Nên khi nghiên cứu, đánh giá, tác giả đã tiến hành so sánh hiệu quả sử dụng giữa các địa phương về các mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau để từ đó xây dựng bản đồ phân cấp, bản đồ quy hoạch ngành chè cho phù hợp, chính xác hơn. 4.2.7. Phương pháp khảo sát thực địa Để công việc nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, tác giả đã tiến hành các chuyến đi khảo sát thực tế địa bàn Lâm Đồng. Phạm vi khảo sát chủ yếu là dọc quốc lộ 20 qua thành phố Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt, thông qua việc quan sát thực tế nơi phân bố sản xuất, lắng nghe kinh nghiệm người dân địa phương, ý kiến của những người hiểu biết, tích lũy các kiến thức có được từ đó giúp tôi đánh giá thực tế, chính xác hơn thực trạng phân bố sản xuất cây chè, phân bố các nhà máy chế biến và hiệu quả sử dụng điều kiện tự nhiên cũng như cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh nhằm mục đích phục vụ phát triển ngành chè. 5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề phát triển sản xuất và phân bố hợp lý các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nói chung và cây chè nói riêng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học nghiên cứu và các nhà quản lý trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua như: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp” - Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ - Các khái niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam, năm 1996 “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” – PGS-TS. Đặng Văn Phan - Các khái niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam, năm 2008. “Nâng cao khả năng xuất khẩu chè Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” - Nguyễn Hữu Khải và Lê Thị Ngọc Lan – Phương pháp, giải pháp làm tăng năng suất chè Việt Nam để đưa sản phẩm chè có thương hiệu quốc tế, năm 2003. “Cây chè Miền Nam" Kỹ thuật Trồng - Chăm sóc - Chế biến” – ThS. Phạm S, năm 2001.
  • 18. 7 Ở tỉnh Lâm Đồng cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu của Sở NN & PTNT, Sở Công nghiệp, Sở Địa chính tỉnh Lâm Đồng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam như: “Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè chất lượng cao tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và TP Đà Lạt” - Dự án của Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng. “Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến chè năm 2011” - Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt là đề tài “Nghiên cứu sự biến động và chuyển đổi diện tích các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng” – TS. Mai Hà Phương – Tác giả đưa ra những nghiên cứu về sự biến động các cây công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng và đưa ra các định để chuyển đổi diện tích cho đúng tiềm năng của tỉnh, năm 2009… Tuy nhiên, những công trình này chỉ đề cập đến lĩnh vực trồng và chế biến chè dưới góc độ kinh tế chung, hoặc dưới góc độ kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, chưa có công trình nào nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè dưới góc độ địa lý – khoa học về tổ chức lãnh thổ - sản xuất. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè. Chương 2: Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng. Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và giải pháp thực hiện.
  • 19. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ Theo quan điểm của các nhà khoa học Liên Xô (cũ): Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp, phân bố và phối hợp các đối tượng có mối liên hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường [19]. Theo quan điểm của các nhà khoa học Phương Tây: Tổ chức không gian là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn, có hiệu quả. Theo Dzenhis, tổ chức là tính được sắp xếp, tính phù hợp bên trong của những tác động qua lại giữa các bộ phận ít nhiều được phân công và độc lập của chỉnh thể do cấu tạo của nó quy định. Bản thân tính tổ chức có 2 mặt cơ bản: tính sắp xếp và tính định hướng. Tính sắp xếp được xác định bằng lượng như độ lớn, quy mô của nó. Tính định hướng đặc trưng là sự phù hợp của hệ thống với các điều kiện của môi trường xung quanh [19]. Như vậy, tổ chức là việc sắp xếp các đối tượng (xí nghiệp, công trình, các ngành, các lĩnh vực, các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng) Lãnh thổ: là địa bàn để tổ chức, sắp xếp các đối tượng, có ranh giới xác định. Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [19]. Sơ đồ số 1. Tổ chức nền sản xuất xã hội Tổ chức nền sản xuất xã hội Tổ chức lãnh thổ các ngành và vùng Tổ chức môi trường sống Tổ chức lãnh thổ ngành Tổ chức lãnh thổ vùng Thành thị Nông thôn
  • 20. 9 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp TCLTNN là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Qua các công trình của K.I.Ivanov, VG.Kriutokov (1978) và một số tác giả khác có thể quan niệm về vấn đề này như sau: “TCLTNN được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất” [19]. Như vậy, TCLTNN thể hiện một số đặc điểm nổi bật sau đây: - Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế và lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo không gian (lãnh thổ). - Trong TCLTNN, khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ kết hợp chặt chẽ, qua lại với nhau. - Các đặc điểm không gian (lãnh thổ) của sản xuất nông nghiệp được xác định bởi tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có. - Hiệu quả kinh tế và năng suất lao động là tiêu chuẩn hàng đầu của TCLTNN. TCLTNN luôn thay đổi, phù hợp với các hình thái kinh tế - xã hội. Trong điều kiện hiện nay, TCLTNN gắn liền với khoa học công nghệ, với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ, nhiều hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Sự thống nhất về tổ chức của các giai đoạn trồng và chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp vào một xí nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành các hệ thống lãnh thổ. Từ đó, hoạt động nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt lý luận, mà còn cả về mặt thực tiễn. Việc xem xét TCLTNN nói chung và các hình thức tổ chức lãnh thổ nói riêng trước hết tạo ra những tiền đề cần
  • 21. 10 thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương. Việc nghiên cứu TCLTNN tạo nên những điều kiện nhằm đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngành sản xuất khác. Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với các điều kiện tự nhiên rất khác nhau. Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tự nhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vật nuôi, cây trồng. Do vậy, khi vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chung về phương diện sinh thái. Điều đó nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơi có điều kiện thích hợp nhất. Vì thế, việc phân bố cây trồng, vật nuôi cần được tiến hành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 1.1.3. Liên kết nông - công nghiệp Mối liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp chính là cơ sở cho việc tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến ngành nông nghiệp hiện đại. Chúng ta có thể hiểu liên kết nông - công nghiệp là hình thức áp dụng kiểu sản xuất công nghiệp trong ngành nông nghiệp trên quy mô lớn (liên kết nhiều xí nghiệp có cùng chức năng lại với nhau), là quá trình liên kết giữa các ngành công nghiệp với các ngành nông nghiệp trong chuỗi dây chuyền sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (cả những sản phẩm tươi sống và các sản phẩm đã qua quá trình chế biến). Mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp thể hiện ở chỗ nông nghiệp nhận những sản phẩm của công nghiệp phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp như phân bón, thiết bị máy móc, thuốc trừ sâu… và cả phương pháp tiến hành sản xuất hợp lý kiểu nông nghiệp và ngược lại, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, xí nghiệp nông nghiệp tồn tại và phát triển. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã chuyển giao công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất nông nghiệp từ đó biến nông
  • 22. 11 nghiệp từ ngành sản xuất cổ truyền sang nền nông nghiệp sản xuất tiên tiến, dạng công nghiệp và hướng tới trở thành ngành sản xuất hàng hoá. Các xí nghiệp nông - công nghiệp không những chỉ kết hợp hoạt động sản xuất nông nghiệp với các xí nghiệp chế biến nông sản mà còn quản lý luôn cả khâu bảo quản, lưu trữ và lưu thông phân phối. Xu thế hiện đại hóa nông nghiệp, áp dụng quy trình sản xuất kiểu công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp và công nghiệp xích lại gần nhau hơn, mối liên hệ về mặt sản xuất trở nên vững vàng hơn. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có khuynh hướng đổi mới cơ cấu trong nông nghiệp. Có nghĩa là biến đổi nền sản xuất nông nghiệp trở thành một kiểu sản xuất công nghiệp, bằng cách thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình công nghệ và tổ chức quản lý nông nghiệp. Công nghiệp hóa nông nghiệp chính là cơ sở vật chất tạo tiền đề cho việc hình thành liên kết nông - công nghiệp. Công nghiệp hóa nông nghiệp là quá trình cơ giới hóa tổng hợp và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp từ khâu trồng trọt đã áp dụng kỹ thuật công nghiệp có tính dây chuyền và tính nhịp điệu vào mọi thao tác và các giai đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng, đến việc chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm. Đưa hoạt động từ xí nghiệp nông nghiệp sang xí nghiệp công nghiệp với những quy trình công nghệ phức tạp có tính chất chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có tính hàng loạt. Các xí nghiệp công nghiệp ngoài tính chuyên môn hóa còn tiến tới tính tự động hóa sản xuất. Trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, công nghiệp hóa nông nghiệp được thể hiện qua các đặc điểm như sau: - Không chỉ hệ thống máy móc, mà tổ hợp các tư liệu lao động cơ giới, hóa học, kỹ thuật, thủy lợi và sinh học đều nằm trong một tổng thể cơ sở vật chất sinh học - kỹ thuật của nông nghiệp. - Sự kết hợp hữu cơ những biến đổi cơ sở vật chất kỹ thuật với những cải tiến tương ứng về tổ chức sản xuất ở mọi cấp.
  • 23. 12 - Công nghiệp hóa nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao, kết hợp chặt chẽ với cơ sở vật chất sinh học, kỹ thuật của quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất. Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp được thể hiện qua các khâu cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa… Sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa công nghiệp và thương nghiệp với nông nghiệp trong quá trình nhất thể hóa làm cho số lượng sản phẩm (có nguồn gốc nông nghiệp) đã qua chế biến ngày càng đa dạng và giá thành hạ. Quá trình liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà liên quốc gia và có quy mô quốc tế. Ở Việt Nam, việc chuyển đổi sang nền kinh tế mở cửa, giao lưu với các nước trên thế giới đã tạo động lực thúc đẩy sự liên kết nông – công nghiệp trong quá trình phát triển, đáp ứng yêu cầu hàng hoá của thị trường trong và ngoài nước. Là một đất nước đi lên từ nông nghiệp thì việc liên kết nông – công nghiệp là con đường tất yếu để tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nông nghiệp đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 1.2. Một số vấn đề lý luận về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 1.2.1.1. Quan niệm tăng trưởng nội sinh Quan niệm này được phát sinh từ các quan sát thực nghiệm của G.B.Fisher (1939) và C.Clack (1940). Quan niệm này nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, đến khả năng cung cấp của các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực đó. Các yếu tố cung bên trong là các yếu tố quyết định tăng trưởng vùng, phát triển vùng và tổ chức lại sản xuất. Khi tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè phải tìm hiểu yếu tố tự nhiên địa phương - nơi đảm bảo cho nguồn cung cấp sản xuất tồn tại ổn định và phát triển. 1.2.1.2. Quan niệm tăng trưởng ngoại sinh Quan niệm này dựa vào xuất khẩu, cung cấp cho chúng ta khá rõ ràng một giải thích về yếu tố bên ngoài trong quá trình phát triển vùng. Sự tăng trưởng và phát triển vùng được xác định bởi sự khai thác các lợi thế tự nhiên của vùng và sự tăng
  • 24. 13 trưởng của các cơ sở xuất khẩu vùng dựa trên sự quay vòng, chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố bên ngoài, từ các vùng khác trong nước cũng như từ nước ngoài. Muốn cho nội sinh tồn tại ổn định và phát triển thì yếu tố ngoại sinh phải ngày càng mở rộng cả về quy mô và chất lượng làm cho quá trình tổ chức lãnh thổ ngày càng hoàn thiện vững mạnh. 1.2.1.3. Quan niệm 3 khu vực hoạt động kinh tế - xã hội trong cơ cấu lao động của J.Fourastier Tất cả các hoạt động cộng đồng được chia thành 3 khu vực cơ bản sau: Khu vực I: Bao gồm các hoạt động khai thác trực tiếp các tài nguyên thiên nhiên sẵn có, trong đó nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là hoạt động chủ đạo và là hoạt động ở thời kì đầu của tất cả các cộng đồng khi mới thành lập. Khu vực II: Dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, con người chế biến những sản phẩm khai thác từ tài nguyên thiên nhiên hoặc tạo ra những sản phẩm mới mà thiên nhiên không có, thông qua ứng dụng của khoa học – kĩ thuật phát triển ở các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp. Khu vực III: Gọi chung là khu vực dịch vụ: Dịch vụ thương mại, nghỉ dưỡng, du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ giao tiếp, ngân hàng, tài chính, thuế quan, ngoại thương, giáo dục, y tế, hành chính… Khi thực hiện tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè chúng ta cần quan tâm đến cả 3 khu vực trên vì nó hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. 1.2.1.4. Quan niệm về sự lựa chọn trong chiến lược phát triển Theo cách tiếp cận đơn giản nhất thì trung tâm và ngoại vi là 2 yếu tố thể hiện trong quá trình phát triển vùng. Lựa chọn trong chiến phát triển của vùng là xác định được các lãnh thổ có vai trò động lực, những lãnh thổ quan trọng để đầu tư và đảm bảo các mục tiêu quốc gia, mục tiêu vùng. Lựa chọn một giống cây trồng làm chiến lược trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ là yếu tố quan trọng để tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trong hiện tại và tương lai.
  • 25. 14 1.2.1.5. Quan niệm phát triển các vành đai nông nghiệp của G.Thunen G.Thunen xem địa tô chênh lệch như là một nhân tố chìa khoá dẫn đến sự phân chia lãnh thổ đồng nhất của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất đai khác nhau. Trung tâm của một nước là một thành phố công nghiệp lớn, thị trường nông sản lớn. Xung quanh thành phố, thị trường đó bố trí 5 vòng đai: Sát thành phố là thực phẩm tươi sống, rừng là vòng cung cấp chất đốt cho thành phố, trồng cỏ và lương thực cho súc vật, sản xuất rau, các bãi chăn nuôi và ngoài cùng là các vùng săn bắn lạc hậu. G.Thunen xem thành phố là những trọng điểm của lãnh thổ. Ý nghĩa quan trọng của quan niệm này là việc xác định vai trò của một trung tâm, của những khu vực mà kinh tế còn chậm phát triển. Ở những vùng có điều kiện phát triển sản xuất cây chè đều có các thành phố, thị xã… là trung tâm như Thái Nguyên ở trung du - miền núi Bắc bộ hay Bảo Lộc ở Tây Nguyên, xung quanh là những vành đai chè nổi tiếng cung cấp cho cả nước và trên thế giới. 1.2.1.6. Quan niệm về điểm trung tâm của W.Christaller W.Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chịu ảnh hưởng của một cực hút, đó là thành phố. Thành phố là một trung tâm cho tất các điểm dân cư khác của vùng, đảm bảo cho chúng về các hàng hoá của trung tâm, các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp, từ cao đến thấp. Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, còn các trung tâm cấp thấp ít có khả năng lựa chọn hơn. W.Christaller quan niệm thành phố như những cực hút, hạt nhân của sự phát triển. Chúng là các đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của một trung tâm, để xác định bán kính vùng tiêu thụ, xác định giới hạn thị trường, ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi trong việc phục vụ hàng hoá của trung tâm. Quan niệm này đã khám phá được quy luật phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự được tính toán trong sự phân các thành phố và nông thôn, sau khi nhận thức được quy luật khách quan sẽ áp dụng nó khi
  • 26. 15 quy hoạch các điểm dân cư, sản xuất trên những lãnh thổ mới khai phá, nghiên cứu các hệ thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Đây là cơ sở để bố trí các điểm đô thị và sản xuất mới cho những vùng chưa hoàn thành các đô thị và vùng sản xuất. Vì vậy, khi tổ chức lãnh thổ sản xuất cây chè cần gắn với vùng trung tâm vì đây vừa là nơi cung cấp thiết bị máy móc và chế biến các loại nông sản vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm chủ yếu cho vùng vừa là nơi đưa các sản phẩm chè đi đến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước làm cho quá trình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. 1.2.1.7. Quan niệm cực của F.Peroux Quan niệm phục vụ cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm. Một vùng không thể cùng lúc phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó mà có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc vài điểm cụ thể, trong khi ở các nơi khác lại chậm phát triển hơn hoặc trì trệ. Quan niệm này trú trọng vào những thay đổi trong khuôn khổ của một vùng, một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh sự phát triển kinh tế của lãnh thổ. Cực phát triển là một phức hợp trong đó có một hoạt động động lực và các hoạt động khác xoay quanh nó, có những tác động lôi cuốn quan trọng đối với các khu vực xung quanh. Tác động lôi cuốn đó rất đa dạng và thể hiện khác nhau trong các hoàn cảnh cụ thể. Cực tăng trưởng là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động thụ động chị ảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài của một cực phát triển. Các cực tăng trưởng là các cực vệ tinh thường là mạnh, bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những sức thúc đẩy, sức lôi cuốn từ các cực phát triển. Quan niệm này được áp dụng vào tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và trên cả nước rất nhiều bởi chỉ có các cực phát triển chè tốt thì cực tăng trưởng sẽ kéo theo và cho lợi ích kinh tế hoàn thiện. Xác định cây chè là cực phát triển và cực tăng trưởng của Bảo Lộc, Bảo Lâm và nhiều huyện
  • 27. 16 khác trong tỉnh sẽ đưa ngành chè Lâm Đồng có vị trí cao hơn trong nền kinh tế - xã hội toàn tỉnh và cả nước. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 1.2.2.1. Điều kiện sinh thái cây chè • Đất đai và địa hình Yêu cầu đất: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường và cho năng suất cao. Địa hình và địa thế: có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè. Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 - 800m. Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở vùng thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze (1969) nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía Nam hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía Bắc. Trong vùng nguyên liệu, nơi nào có nền địa chất tốt, bằng phẳng, có thể là trên vùng đất kém hiệu quả hoặc có hiệu quả kinh tế và thoáng mát là nơi lí tưởng để xây dựng các cơ sở chế biến chè. • Nhiệt độ không khí Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất định. Cây chè bắt đầu sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10o C. Nhiệt độ bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5o C và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 - 23o C. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000o C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -5o C đến -25o C hoặc thấp hơn. Nhiệt độ không khí cao, tổng lượng bức xạ lớn, số giờ nắng nhiều… sẽ rất thuận lợi cho phơi xấy khô lá chè, vì vậy, các cơ sở chế biến cũng phải chú ý đến yếu tố này.
  • 28. 17 • Độ ẩm và lượng mưa Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100mm. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%. Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên. Lượng mưa, độ ẩm cũng là tiêu chí để xây dựng các cơ sở chế biến, những nơi có lượng mưa và độ ẩm nhiều sẽ gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc và sản phẩm. Ảnh hưởng đến quá trình sơ chế - hong khô chè, đặc biệt là ở các cơ sở chế biến nhỏ chưa có quy trình máy móc xấy khô. • Ánh sáng Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của chúng. Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N tổng số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không có N (tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp tanin, gluxit... và tăng hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất định thường có lợi cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè đen. Vì vậy, trồng cây bóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh. 1.2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội • Thị trường Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. Còn
  • 29. 18 việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ. Muốn vậy phải xem xét quy luật cung - cầu trên thị trường. Ngành chè có ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ thông ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi chế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn các loại cây ăn quả. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn định và khá vững chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển sản xuất của ngành chè. • Giá cả Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (búp tươi và búp khô) trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè. Có thể nói sự biến động của giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chè nói chung và đời sống của người sản xuất nói riêng. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè. • Nguồn lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Nông hộ sử dụng lao động chủ yếu là lao động gia đình. Các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu lấy lao động từ địa phương đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất chè. Tuy nhiên, lao động trong nông hộ đông đảo về số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Nhưng các nhà máy, xí nghiệp và cơ sở chế biến thì ngược lại, nó vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi vì nhờ có phát triển sản xuất chè đã giải quyết được lượng lớn lao động cho địa phương. Ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao
  • 30. 19 động, nó còn giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động lớn ở cả miền núi và miền xuôi, đặc biệt là lao động nông thôn. Tóm lại, các nhân tố kinh tế - xã hội có vai trò thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các cơ sở chế biến chè. Nếu lao động tại dồi dào và có tay nghề cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả đủ lời cho thu nhập cao thì sẽ thúc đẩy sự xây dựng các cơ sở chế biến phát triển. • Hệ thống cơ sở chế biến chè Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người ta sẽ tiến hành chế biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên thị trường. Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức, chế biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm. Hạch toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao cho phù hợp. Hiện nay ngành chè đang có những bước tiến đáng kể trong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển đổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài đưa vào sử dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của quá trình sản xuất chè. Tuy nhiên các doanh nghiệp này phần lớn chỉ sản xuất, chế biến chè đen để phục vụ xuất khẩu là chủ yếu. Một hình thức chế biến khác cũng đang được chú ý và áp dụng khá phổ biến là cách chế biến thủ công, nông hộ mà Thái Nguyên và Lâm Đồng là một ví dụ tiêu biểu. Ở các hộ nông dân trồng chè, việc sản xuất chè nguyên liệu và khâu chế biến luôn gắn liền với nhau. Với hình thức này các hộ trồng chè cố gắng phát huy cao độ những kỹ thuật cá nhân vừa có tính truyền thống, gia truyền vừa có tính khoa học để chế biến ra sản phẩm tốt nhất. Thực tế cho thấy, hầu hết sản phẩm chè chế biến từ các hộ gia đình có chất lượng cao hơn hẳn so với chế biến tại các nhà máy. Như vậy, việc xây dựng các cơ sở chế biến chè, từ nhỏ tới lớn, từ chế biến thủ công tới chế biến công nghiệp là yêu cầu hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn quyết định tới sự phát triển của ngành chè nói chung.
  • 31. 20 • Hệ thống chính sách Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển. Các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của ngành chè, tiêu biểu có thể kể đến là: Chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách thị trường và sản phẩm... • Giống chè Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng chè thời kỳ dài 30- 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng. Nguyên liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống. Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rỗng rãi và dần dần trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ở Lâm Đồng. • Khoa học - kỹ thuật Khoa học - kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất trong công tác chọn và lai tạo giống mới cho năng suất cao và quyết định công nghệ chế biến chè. Chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật là yếu tố then chốt để nâng cao giá trị thu nhập. Hiện nay, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào lai tạo giống đã khá phổ biến trên toàn tỉnh, đã lai tạo được nhiều giống chè cho năng suất cao. Công nghệ chế biến cũng
  • 32. 21 áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học – kĩ thuật, công nghệ chế biến chè sạch và an toàn đưa áp dụng đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính nhất. 1.2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong phạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một vài hình thức TCLTNN quan trọng. • Xí nghiệp nông nghiệp Xí nghiệp nông nghiệp là một trong những hình thức của TCLTNN trong đó có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với công cụ và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập về pháp lý và có thể có quan hệ với các xí nghiệp khác [32]. Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, các nông trang, nông trường quốc doanh, tập thể, các hợp tác xã nông nghiệp được coi là xí nghiệp nông nghiệp. Ở các nước Tư bản chủ nghĩa, có nhiều hình thức liên quan đến xí nghiệp nông nghiệp. Phổ biến là các nông trại và các đồn điền. Hình thức nông trại thường thấy ở Tây Âu và Bắc Mỹ với quy mô khác nhau: từ vài ha đến hàng trăm ha. Trong khi đó, hình thức đồn điền tương đối phổ biến ở các nước thuộc địa cũ thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sản phẩm của các đồn điền thường là các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, ca cao, chè), cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và chủ yếu để xuất khẩu. • Thể tổng hợp nông nghiệp Thể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức TCLTNN bắt nguồn từ học thuyết của nhà địa lý Xô Viết N.N.Kôlôxôvaki. Trong các công trình của mình, ông đã đưa ra học thuyết chu trình sản xuất động lực với 8 chu trình, sau đó I.U.G.Xauskin và nhiều nhà khoa học khác đã phát triển tư tưởng này và chia thành 19 chu trình, trong đó tập hợp chu trình nông - công nghiệp được tách ra thành các chu trình: trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi công nghiệp, chu trình đồn điền và chu trình sinh nhiệt. Theo K.I.Ivanov, thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối hợp của xí nghiệp nông nghiệp có mối liên hệ qua lại và liên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như
  • 33. 22 của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp cho phép trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế hình thành trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất. Mặc dù quan niệm về các thể tổng hợp nông nghiệp rất đa dạng nhưng có thể đề cập những quan niệm quan trọng dưới đây: Các yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp gồm có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chuyên môn hóa theo giai đoạn của xí nghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệp nông nghiệp chế biến nông sản. Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở cấu trúc của các thể tổng hợp nông nghiệp là các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến. Cơ sở để phân loại dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất những sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và liên quan tới việc lựa chọn các quy trình hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ hệ thống các xí nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp liên quan với nhau và liền nhau về lãnh thổ được hình thành xung quanh các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy. Xuất phát từ những quan điểm trên, người ta chia thành hai nhóm thể tổng hợp nông nghiệp: Các thể tổng hợp mà những sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trước hết do các điều kiện tự nhiên phân bố mang tính chất quyết định. Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành. Đặc trưng cho các thể tổng hợp này là ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm dân cư thành phố chi phối. Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành hình thành chủ yếu xung quanh các thành phố, các trung tâm công nghiệp. Ở đây, các yếu tố kinh tế đóng vai trò chủ đạo, còn các yếu tố tự nhiên tuy cũng được lưu ý nhưng chỉ giữ vị trí thứ yếu. Quy
  • 34. 23 mô (diện tích, sản phẩm) của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô số dân của các thành phố, các trung tâm công nghiệp. Có thể nói thể tổng hợp nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, đây còn là bộ khung để tạo nên các vùng nông nghiệp. • Vùng nông nghiệp Vùng nông nghiệp được coi là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Thực chất, đó là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được phân chia với mục đích phân bố hợp lý và chuyên môn hóa đúng hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng trong cả nước cũng như trong nội bộ từng vùng [33]. Vùng nông nghiệp là sự biểu hiện tổng hợp của các hình thức sản xuất nông nghiệp khác nhau và được coi như một lãnh thổ có sự lặp lại của các kiểu sản xuất tương đối giống nhau hoặc các kiểu sản xuất khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau. Các hình thức TCLTNN có liên quan mật thiết với nhau nhưng không thể thay thế cho nhau được. Trước hết là mối quan hệ giữa vùng nông nghiệp với kiểu xí nghiệp nông nghiệp. Mặc dù một lãnh thổ được coi như một vùng nông nghiệp đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, song điều đó không có nghĩa là các điều kiện này không tác động đến sản xuất nông nghiệp hoàn toàn giống hệt nhau ở mọi nơi. Trên thực tế, cơ cấu sản xuất của các xí nghiệp nông nghiệp được phân bố trong các vùng có điều kiện tự nhiên giống nhau và có thể rất khác nhau. Vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ của đất nước có sự lặp đi lặp lại một cách có quy luật, sự kết hợp của các kiểu xí nghiệp nông nghiệp, trong đó đa số kiểu xí nghiệp đặc trưng cho vùng, còn một vài kiểu khác không thể hiện bộ mặt của vùng. Để tính toán đầy đủ sự khác nhau về phương diện lãnh thổ, cần tiến hành phân loại các kiểu xí nghiệp nông nghiệp lẫn phân vùng nông nghiệp, bởi vì phân
  • 35. 24 kiểu các xí nghiệp nông nghiệp không thể thay thế cũng như không làm giảm ý nghĩa của phân vùng nông nghiệp và ngược lại. Trên cơ sở tổ chức sản xuất kinh tế - xã hội chuyên môn hoá, hợp tác hoá, tập trung hoá, và liên hợp hoá đã hình thành nên các hình thức tổ chức lãnh thổ sau: • Hộ gia đình (nông hộ) Nhìn chung ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thừa nhận “hộ” là “gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết tộc, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại. Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng. Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Các thành viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập. Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình là đất đai, quy mô canh tác nhỏ bé, chủ yếu sử dụng lao động gia đình, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Ở Ấn Độ bình quân diện tích đất canh tác < 2ha/hộ, ở Philippin < 3ha/hộ, ở Việt Nam từ 0,5ha (ở miền Bắc), đến 0,6 - 1ha ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở nước ta, hộ gia đình không có quyền sở hữu ruộng đất mà chỉ có quyền sử dụng. Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hoá. • Trang trại Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hoá, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Hoạt động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận quy luật cạnh tranh.
  • 36. 25 Các đặc điểm nổi bật của trang trại bao gồm: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hoá. Đất đai thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (như ở Việt Nam) của một người chủ độc lập. Quy mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa các nước. Ví dụ, quy mô trung bình của trang trại ở Hoa Kỳ là 180ha, ở Anh 71ha, Pháp 29ha, Nhật 1,38ha, Việt Nam 6,3ha. Ở Việt Nam, trang trại mới phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, song đã tạo ra những biến chuyển mới trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để nông nghiệp nước ta chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá. Hiện nay, cả nước có trên 51,5 nghìn trang trại với các loại hình khác nhau như trang trại nông nghiệp, trang trại lâm nghiệp, trang trại nông- lâm nghiệp, trang trại lâm – nông - dịch vụ... Về quy mô của trang trại, lớn nhất là 1.000ha và nhỏ nhất từ 2 đến 3ha. • Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) HTXNN là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác, nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất hàng hoá, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại. HTXNN là đòi hỏi tất yếu của nông dân vì trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần, có cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các hộ gia đình, các chủ trang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực cần thiết để đấu tranh bảo vệ lợi ích của chính mình. Kinh tế hộ và trang trại càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng cao. Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nước Âu- Mỹ, cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành (hay tổng hợp), phổ biến ở các nước châu Á với nhiều loại dịch vụ.
  • 37. 26 Ở Việt Nam, trước năm 1986 mô hình HTX hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất (ruộng đất, trâu bò, các nông cụ chính) và sản xuất theo kiểu tập trung, bao cấp. Kết quả lao động của người nông dân được trả theo công điểm. Sau 1986, dựa trên chính sách khoán đến hộ gia đình, giao khoán đất 10 - 15 năm, các HTX trao quyền sử dụng đất, quyền tự chủ sản xuất cho xã viên. Hoạt động của HTX chỉ tập trung cho các khâu mà từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả, hay thực hiện các hoạt động dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hướng dẫn sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển. Hiện nay, cả nước có 9.085 HTXNN với 6,7 triệu xã viên là các hộ nông dân nhỏ, lẻ đang hoạt động dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau, trong đó chủ yếu là các HTX chuyển đổi (từ HTX kiểu cũ) và các HTX mới thành lập. Các HTX này đều làm dịch vụ cho các hộ nông dân và các trang trại phù hợp với cơ chế thị trường và luật HTX năm 1996. Hầu hết các HTXNN đã đảm nhiệm những dịch vụ mang tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng và giá cả dịch vụ do HTXNN cung ứng nói chung tốt và rẻ hơn so với dịch vụ tư nhân hoặc hộ tự làm. • Nông trường quốc doanh Đây là một hình thức phổ biến ở các nước Xã hội chủ nghĩa, nông trường quốc doanh là cơ sở kinh doanh nông nghiệp trên quy mô lớn về đất đai nhằm cung cấp nông sản cho thị trường trong nước hoặc cho xuất khẩu. Là xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. Quy mô đất đai lớn (tới vài trăm nghìn ha), được trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, có hướng chuyên môn hoá rõ, khả năng cơ giới hoá cao. Mỗi nông trường có bộ máy riêng về quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh. Lao động làm việc trong nông trường được gọi là công nhân nông nghiệp, được hưởng lương do nhà nước trả. Ở Việt Nam, Nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở vùng trung du, trên các cao nguyên hay là vùng mới khai hoang. Các Nông trường quốc doanh
  • 38. 27 hiện nay có sự thay đổi về hình thức và chức năng. Nhiều nông trường đã giao khoán đất đai, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình. 1.2.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển sản xuất - kinh doanh chè • Chỉ tiêu diện tích Để xác định được tiềm năng phát triển sản xuất thực tế chè ở địa phương chúng ta phải xác định được chỉ tiêu về diện tích chè (bao gồm tổng diện tích, diện tích kinh doanh, diện tích trồng mới). Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích còn khả năng mở rộng sản xuất. • Chỉ tiêu về sản lượng Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt chất lượng của quá trình phát triển sản xuất chè. • Chỉ tiêu về năng suất Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản xuất của một địa phương hay một cơ sở sản xuất kinh doanh thì người ta xem xét đến năng suất cây trồng. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè ở địa phương, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất. • Thu nhập Là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản xuất một đơn vị diện tích (chè thường tính cho 1 năm). Thu nhập càng cao thì chúng ta càng thấy hiệu quả kinh tế - xã hội mà địa phương đề ra. • Giống và cơ cấu giống chè Giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất phẩm chất chè nguyên liệu và thành phẩm. Do đó, cần xem xét các chỉ tiêu về giống (là giống chè gì? ưu và nhược điểm?) ngoài ra cần xác định được cơ cấu giống sản xuất của địa phương. Từ đó thấy được thực trạng và đưa ra cơ cấu giống với tỷ lệ hợp lý trong những năm tới.
  • 39. 28 • Giá sản phẩm chè Các chỉ tiêu về giá bao gồm các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra. Đối với các yếu tố đầu vào là giá các nguyên vật liệu như giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Còn giá các sản phẩm đầu ra là giá chè búp tươi và giá bán của chè búp khô. Giá chè trên thị trường quốc tế là chỉ tiêu có ảnh hưởng nhất định tới giá bán sản phẩm trong nước từ đó có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè trong nước. 1.3. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam 1.3.1. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới Năm 1753, Carl Von Lenne, nhà thực vật học Thụy Điển đã thu thập, phân loại các mẫu chè giống ở Trung Quốc, và lần đầu tiên đặt tên khoa học cây chè là Thea sinensis, phân thành 2 giống chè: Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chè xanh), như vậy đã xác nhận Trung Quốc là nơi ra đời của cây chè. Năm 1951, Đào Thừa Trân (Trung Quốc) đưa ra thuyết chiết trung được nhiều học giả thế giới công nhận. Theo thuyết này, cái nôi tự nhiên cây chè là ở khu vực gió mùa Đông Nam Á, vì ở Lào, Mianma, Vân Nam và bắc Việt Nam đều có những cây chè hoang dại. Các điều kiện đất đai, khí hậu, lượng mưa của cả khu vực này đều rất thích hợp với sinh trưởng của cây chè, hợp thành một vườn chè nguyên thủy. Hơn nữa các cây chè mọc hoang dại tìm thấy rất nhiều dọc 2 bờ các con sông lớn: Kim Sa Giang, Phú Long Giang, Salouen, Irravadi, Mê Kông, Bramapoutro… Các con sông này đều bắt nguồn từ dãy núi phía nam cao nguyên Tây Tạng. Cho nên vùng nguyên sản cây chè là vùng núi ở cao nguyên Tây Tạng. Cây chè di thực về phía đông qua tỉnh Tứ Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu, nên biến thành giống chè lá nhỏ, di thực về phía nam và tây nam là Ấn Độ, Mianma, Annam (Việt Nam) biến thành giống lá to. (Trồng trọt và chế biến chè, NXB Trung Hoa thư cục, Thượng Hải, 1951). Năm 1974 J.Werkhoven, Hà Lan chuyên viên của tổ chức Lương thực thế giới FAO, đã tổng kết trong cuốn Công nghệ chè (Tập san Nông nghiệp 26, Rôma,1974): “Cây chè được Linne xếp loại và đặt tên là Thea sinensis (L.) có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Trung Quốc gần nguồn sông Irrawadi (Mianma)”.
  • 40. 29 1.3.2. Lược sử về trồng và chế biến chè Việt Nam 1.3.2.1. Thời kỳ phong kiến Việt Nam bắt đầu sản xuất chè hơn 3000 năm trước. Theo các tài liệu Hán nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn – 1773 (Bộ Bách Khoa từ điển đầu tiên của Việt Nam), từ thời kì các vua Hùng dựng nước, các dân tộc Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ phát triển nông nghiệp, đã để lại cho ngày nay 2 vùng chè lớn: Vùng chè tươi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ các con sông. Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày…) ở miền núi phía Bắc. 1.3.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945) Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dương, người Pháp đã phát triển chè, một sản phẩm quý hiếm của Viễn Đông, thành mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu. Năm 1890, Công ty thương mại Chaffanjon đã có đồn điền sản xuất chè đầu tiên trồng 60ha, ở Tinh Cương, - Phú Thọ, hiện nay vẫn còn mang tên địa danh Chủ Chè. Năm 1918, thành lập Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú Thọ, đặt tại Phú Hộ, chuyên nghiên cứu về phát triển chè, có nhà máy chè 3 tầng làm héo chè tự nhiên, cối vò, máy sấy của Anh và máy phát điện, nồi hơi…, ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ chế biến tiên tiến của Indonexia và Srilanka. Sau tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập trung: Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. 1.3.2.3. Thời kỳ 1945 - nay Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945 – 1975), các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè ở hai Miền Nam và Bắc đều bị phá hoại nặng nề. Phú Hộ ở Miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom, đốt sạch, phá sạch, nhưng vẫn duy trì được đồi chè và vườn giống. Bảo Lộc ở miền Nam trong vùng chiến tranh du kích bị phá huỷ nặng nề cũng không hoạt động được. Tuy phải sản xuất lương thực thực phẩm là chính, nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn quan tâm phát triển cây chè ở cả 5 thành phần. Năm 2009, đã có 131.000 ha chè (kinh doanh, kiến thiết cơ bản và trồng mới), sản xuất ra 159.000 tấn chè khô, xuất
  • 41. 30 khẩu 134000 tấn, tiêu thụ nội địa 20.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 213.060.000 USD. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới cây chè được coi là mặt hàng chiến lược, sản xuất chè ngày càng phát triển.
  • 42. 31 Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 9.773,54 km2 và có dân số 1.218.691 người (năm 2011). Toàn tỉnh có 148 xã, phường, thị trấn thuộc 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện, trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm. - Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận - Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai - Phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận - Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210Km. Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ ở các nơi và trao đổi trang thiết bị nông nghiệp. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc. Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng với bề mặt địa hình chủ yếu là các cao nguyên tương đối bằng bẳng có đất chủ yếu là đỏ vàng trên nền đá bazan, khí hậu quanh năm mát mẻ… những điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm: cà phê, chè, cao su, hồ tiêu…Và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở chế biến cây công nghiệp.
  • 43. 32 Bản Đồ 1. Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh
  • 44. 33 2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,03%; GDP bình quân đầu người 25,55 triệu đồng/người/năm (hơn 2 triệu đồng/người/tháng). Cơ cấu kinh tế có khởi sắc: Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (62%), Công nghiệp - Xây dựng còn chiếm tỉ trọng nhỏ (14%), Dịch vụ chiếm 24%; Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp năm 2011 đạt tỷ 121,150 tỷ đồng, Nông lâm nghiệp năm 2011 đạt 4.418,5 tỷ đồng Trong lĩnh vực xã hội năm 2011, tỉnh Lâm Đồng cũng đạt được kết quả cao về nhiều mặt: Nền kinh tế đã giải quyết việc làm cho hơn 3.760 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 9,8% - Thấp nhất trong các tỉnh Tây Nguyên. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,42%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưới dưới 5 tuổi còn 14,78%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện đạt trên 96%. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh 91%. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 2.2.1.1. Vị trí địa lí Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội lớn nhất của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210Km. Vùng chè Cầu Đất thuộc địa bàn TP. Đà Lạt – có khí hậu lạnh nên rất thuận lợi cho trồng và chế biến chè Ô Long có giá trị kinh tế cao. Thành phố Bảo Lộc là trung tâm kinh tế - xã hội lớn thứ hai của tỉnh nhưng có rất nhiều cơ sở chế biến chè hiện đại. Với vị trí chiến lược nằm ở vị trí trung chuyển hàng hoá giữa Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên – Đông Nam Bộ, rất thuận lợi cho cho việc tiêu thụ các sản phẩm chè, tiếp thu khoa học kỹ thuật và vật tư, thiết bị cho trồng và chế biến chè. 2.2.1.2. Địa hình Nhìn chung, địa hình của tỉnh là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao (chiếm 97%) đồng thời cũng có những thung lũng
  • 45. 34 nhỏ bằng phẳng (3%) đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống Nam. Chia làm 3 bậc địa hình chính: - Phía Bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Biang với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m). Tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lạc Dương và một phần cao của huyện Đơn Dương. - Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). Trên cao nguyên Di Linh, bao gồm thành phố Bảo Lộc, các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng và một phần của huyện Đơn Dương. - Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên (độ cao 200-500m). Thuộc các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Với địa hình phần lớn là núi cao trung bình và có các cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác và xây dựng các cơ sở chế biến chè. 2.2.1.3. Khí hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250 C, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ (khoảng nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè), thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm (Phụ lục 1). Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87% (Phụ lục 2,3). Khí hậu nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè.
  • 46. 35 2.2.1.4. Đất Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 974.590 ha (năm 2010) trong đó đất có độ dốc trên 200 chiếm 62,78%. Lâm Đồng có 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại đất, chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 316.169,10 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao trong đó có cây chè. Do vậy, diện tích trồng chè tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Thống kê các loại đất của tỉnh Lâm Đồng Hạng mục Diện tích (ha ) Tỷ lệ ( % ) Tổng diện tích tự nhiên 974.590 100 I. Diện tích các nhóm đất 965.696 98,9 Nhóm đất phù sa Nhóm đất gley Nhóm đất mới biến đổi Nhóm đất đỏ Nhóm đất xám Nhóm đất mùn Nhóm đất xói mòn Nhóm đất đen 28.866 44.685 16.275 212.309 659.648 864 68 2.981 2,96 4,58 1,67 21,74 67,55 0,09 0,01 0,31 II. Sông, suối 10.709 1,10 III. Núi đá không cây 77 0,01 Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất năm 2010 tỉnh Lâm Đồng Cây chè phù hợp với đất đỏ bazan, tầng đất này dày khoảng 2-3m, có độ phì khá cao, độ ẩm điều hoà, tần mùn dày có hàm lượng 1,00 - 6,52%, hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất là Nitơ và lân, pHKCL = 4,0 - 6,5, kết cấu tơi xốp, thoáng khí, lại ở nơi có địa hình thoải, ít dốc, dễ cơ giới hoá do vậy rất thích hợp để cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tập trung nhiều ở Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà.
  • 47. 36 Nhìn chung, tiềm năng đất của tỉnh có chủng loại phong phú, độ phì khá. Đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung thành các vùng có quy mô khá lớn, thuận lợi cho tổ chức khai thác thành vùng nguyên liệu tập trung. Hạn chế chủ yếu là do địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa và cường độ mưa lớn nên dễ bị xói mòn và rửa trôi, tiềm ẩn nguy cơ thoái hoá đất nếu không được quản lý và sử dụng thích hợp. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất không cao, cần có biện pháp bảo vệ và nâng cao độ phì của đất. 2.2.1.5. Nguồn nước Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc. Mạng lưới sông suối phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2. Phần lớn sông suối chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim. Ngoài nước mặt, Lâm Đồng cũng có nguồn nước ngầm dồi dào ở vùng thung lũng có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng, với lưu lượng lưu thông từ 0,1-0,14l/s. Trữ lượng tĩnh ước tính khoảng 1 tỉ m3 , trữ lượng động tự nhiên khoảng 1,7 triệu m3 /ngày với tổng lưu lượng dòng chảy năm khoảng 21 tỉ m3 . Tuy nhiên, mực nước nằm ở độ sâu 90-100 dưới mặt đất nên việc khai thác gặp khó khăn. Nước ngầm tập trung trong các khối bazan lớn ở Bảo Lộc, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng. Lượng dòng chảy có sự phân hoá theo mùa và theo diện tích. Chủ yếu tập trung vào mùa mưa, kéo dài 5-6 tháng, chiếm trên 80% lưu lượng. Vào mùa khô thì lưu lượng nước nghèo nàn, nhiều nơi bị hạn hán không thể canh tác bình thường phụ thuộc chủ yếu vào giếng khoan, ao, hồ. Nhìn chung, nước mặt và nước ngầm của tỉnh khá phong phú, có khả năng cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đây là nơi có địa hình tương đối cao, cắt xẻ và phụ thuộc nhiều thời tiết. Mùa mưa thì dễ bị