SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 106
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HOA
SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở
XÃ KON ĐÀO, HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HOA
SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở
XÃ KON ĐÀO, HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM
Ngành: Dân tộc học
Mã số: 8 31 03 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ MAI PHƯƠNG
Hà Nội, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu
trình bày và trích dẫn trong luận văn đều được nghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài “Sinh kế hiện nay của người Xơ
Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum”, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, có hiệu quả của nhiều cơ quan, tập
thể và cá nhân. Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học là TS. Võ Thị Mai Phương, người đã trực
tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Dân tộc học và
Nhân học, Học viện Khoa học xã hội đã trang bị cho học viên những kiến thức
chuyên ngành trong suốt quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát
triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi - Học viện Dân tộc - nơi tôi công tác;
Phòng Quản lý và đào tạo Học viện Khoa học xã hội; Khoa Dân tộc học và Nhân
học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng
như giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum,
Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô, Ủy ban nhân dân xã Kon Đào, đặc biệt là đồng
bào người Xơ Đăng ở xã Kon Đào... đã đón tiếp nồng hậu, giúp đỡ nhiệt tình và
cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý giá để hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hoa
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................13
1.2. Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................15
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu........................................................................16
Chương 2 SINH KẾ CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở XÃ KON ĐÀO, HUYỆN
ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM TỪ 1986 ĐẾN NAY ..........................................23
2.1. Trồng trọt.......................................................................................................23
2.2. Chăn nuôi ......................................................................................................35
2.3. Khai thác nguồn lợi tự nhiên.........................................................................36
2.4. Nghề thủ công ...............................................................................................38
2.5.Các hình thức sinh kế khác ............................................................................44
Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC
HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ
BỀN VỮNG Ở NGƯỜI XƠ ĐĂNG XÃ KON ĐÀO.......................................49
3.1. Một số yếu tố biến đổi trong sinh kế hiện của người Xơ Đăng....................49
3.2. Các yếu tố tác động đến biến đổi sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào,
huyện Đắk Tô, tỉnh Kun Tum ..............................................................................56
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong sinh kế của
người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kun Tum...............................69
KẾT LUẬN.........................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................81
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 DTTS Dân tộc thiểu số
2 NXB Nhà xuất bản
3 NTM Nông thôn mới
4 UBND Ủy ban Nhân dân
5 ODA Viết tắt của cụm từ Official Development
Assistance (là một hình thức đầu tư nước ngoài)
6 WTO Viết tắt của cụm từ World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới)
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các dân tộc của huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2017 ..................17
Bảng 1.2. Các nhóm của dân tộc Xơ Đăng ở xã Kon Đào tỉnh Kon Tum năm
2018......................................................................................................................18
Bảng 3.1. Sản phẩm một số loại cây trồng xã Kon Đào năm 2018 .....................53
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế là cách thức kiếm sống của con người lựa chọn phù hợp với điều
kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái,... Việc lựa chọn
phương thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào
dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo
nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà
nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta.
Người Xơ Đăng là một trong những tộc người sinh sống lâu đời ở Kon
Tum và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là dân
tộc có dân số đông nhất trong số các tộc người thiểu số ở Kon Tum, gồm 26.570
hộ (122.045 khẩu)1
(gồm 5 nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Ca
Dong và Hà Lăng. Người Xơ Đăng cư trú chủ yếu ở các huyện Đắk Tô, Tu Mơ
Rông, Đắk Hà, Kon Plong và một số cư trú ở huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Ngọc
Hồi và huyện Đắk Glei.
Ở huyện Đắk Tô, người Xơ Đăng tập trung khá đông, đặc biệt là nhóm Xơ
Teng, trong đó tập trung đông ở xã Kon Đào. Người Xơ Đăng ở đây đã lựa chọn
cho mình các hoạt động mưu sinh phù hợp, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ
công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên,… từng bước đảm bảo nhu cầu
cuộc sống. Hiện nay, dưới tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội chung và
sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào có sự biến đổi, đem lại diện mạo mới
cho người Xơ Đăng ở đây.
Từ nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sinh kế hiện nay của
người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum”. Qua nghiên
cứu, đề tài mong muốn làm rõ sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở xã Kon
1
Theo số liệu của Ban dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017
2
Đào, huyện Đắk Tô trong sự so sánh với truyền thống. Từ đó, nhằm đưa ra một
số kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả hoạt động mưu sinh trong truyền thống
và kết hợp với các hình thức mưu sinh mới để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc hơn cho tộc người này tại địa bàn nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu về sinh kế nói chung
Ở nước ta, từ những năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
đã có một số công trình nghiên cứu viết về hoạt động sinh kế/ hoạt động mưu
sinh đặc biệt của người dân miền núi như: “Một số vấn đề kinh tế gia đình hiện
nay ở miền núi” của Nguyễn Văn Huy, đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4/1984
hay “Kinh tế hộ gia đình ở vùng đồng bào các dân tộc phía Bắc” của Lê Sỹ Giáo
đăng trên Tạp chí Thông tin lý luận số 5 năm 1990, Bùi Thị Thanh Hà với “Vai
trò giới trong cải thiện sinh kế của người Xơ Đăng” đăng trên Tạp chí Khoa học
về phụ nữ, số 1/2005, “Sinh kế của người Cơ Tu: Khả năng tiếp cận và cơ hội -
Nghiên cứu trường hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả
Trần Thị Mai An, Thông báo dân tộc học năm 2005… Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, các tộc người thiểu số ở Việt Nam có nhiều loại hình sinh kế khác nhau để
duy trì cuộc sống của mình, đây cũng là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm ngày một nhiều hơn.
Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo trong báo cáo cuối cùng của dự án Giám sát
xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam (2001) đã khẳng định Chính phủ
luôn ưu tiên cho việc phát triển khu vực vùng núi phía Bắc. Các chính sách khác
nhau nhằm phát triển kinh tế xã hội đối với các tộc người khác nhau đưa lại các
hiệu quả khác nhau. Các tác giả cũng chỉ ra nền kinh tế của các tộc người nơi đây
mang tính thuần nông, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người
thấp, dân số tăng nhanh nhưng dân trí thấp, tình trạng đói nghèo diễn ra thường
xuyên và đặc biệt văn hóa đang ở trong tình trạng hụt hẫng khi cái cũ bị phá vỡ mà
cái mới chưa hình thành. Đây chính là trở ngại đáng kể trong việc phát triển kinh tế
của khu vực này.
3
Trong Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam
của tác giả Trần Bình hay Luận án Tiến sĩ với chủ đề Sinh kế của người Thái tái
định cư thuỷ điện Sơn La của NCS Phạm Quang Linh đã đề cập đến vai trò của
từng loại hình hoạt động sinh kế khác nhau, vùng miền khác nhau, văn hoá tộc
người khác nhau.
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại
một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (2009) của tác giả Trương Thúy Hằng có sử
dụng lý thuyết về phát triển nông thôn bền vững để nêu ra các hoạt động mưu sinh
của các hộ gia đình ở Bắc Ninh và những ảnh hưởng của nó đến môi trường sống và
bảo tồn văn hóa. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã khẳng định nông nghiệp
không còn được coi là nguồn sinh kế chủ yếu của các hộ gia đình ở đây, họ coi hoạt
động sản xuất, mua bán phế liệu là hoạt động sinh kế, đảm bảo cuộc sống hàng
ngày của mình.
Luận án tiến sĩ “Phương thức mưu sinh của cư dân ở xã Nghi Sơn, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” của Vũ Văn Tuyến (2017) đã làm rõ các hình thức
đánh bắt hải sản cũng như những hình thức mưu sinh khác gắn với đánh bắt hải
sản của cư dân một xã đảo của huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Tác giả đã phân
tích, đánh giá các yếu tố xã hội như quan hệ gia đình, dòng họ, quan hệ chủ
thuyền, bạn thuyền,… và các yếu tố văn hóa như các tri thức dân gian về môi
trường biển, các kiêng kị, nghi lễ trong đánh bắt,… để thấy được mối quan hệ và
tác động của các yếu tố này tới hoạt động mưu sinh.
Luận án tiến sĩ “Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng
Bôn, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” bảo vệ năm 2013 của Bùi Thị Bích Lan
đã đi sâu tìm hiểu cách thức kiếm sống trong trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ
công,… của người Kháng nơi đây trước kia và làm rõ những biến đổi trong
sinh kế của họ từ Đổi mới tới nay và nguyên nhân của sự biến đổi đó. Đồng
thời, luận án phân tích một cách có hệ thống và toàn diện về sự tác động của
mưu sinh tới phát triển bền vững của người Kháng nói riêng và các dân tộc
thiểu số nói chung.
4
2.2. Các công trình nghiên cứu về người Xơ Đăng
Dân tộc Xơ Đăng là một trong những dân tộc thiểu số có nền văn hóa đặc
sắc, mang giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện qua các sinh hoạt, phong tục tập
quán của dân tộc. Do vậy, cho đến nay đã có nhiều tác giả, nhà khoa học quan
tâm và nghiên cứu về tộc người này. Các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học đã nêu bật được tổng thể bức tranh sinh hoạt văn hóa của tộc người Xơ
Đăng và từng nhóm Xơ Đăng vùng Kon Tum, trong đó có hoạt động sản xuất
kinh tế của người Xơ Đăng.
Bài nghiên cứu “Về sự phân bố cư dân, nguồn gốc tên gọi và tổ chức xã
hội người Xơ Đăng ở Đông Bắc tỉnh Kon Tum” (Tây Nguyên), của tác giả Vị
Hoàng, (1974, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 1, Tr. 82-88). Có nội dung: “Dân tộc
Xơ Đăng có khoảng 80.000 người, sống ở tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi. Họ có 7
nhóm người địa phương. Mỗi nhóm người địa phương ở vào một vùng. Tổ chức xã
hội của người Xơ Đăng là công xã nông thôn và lấy làng làm đơn vị cao nhất. Xã
hội người Xơ Đăng giai cấp chưa phân hoá rõ rệt nhưng chia làm 4 tầng lớp: Tầng
lớp trên; tầng lớp trung gian; tầng lớp nông dân lao động; tầng lớp tôi tớ”,…
Năm 1979, tác giả Nguyễn Đình Khoa viết bài về “Hình thái nhân
chủng người Ba Na và Xơ Đăng”, (Tạp chí Dân tộc học, số 3, Tr 63-71). Nội
dung đề cập đến hình thái nhân chủng người Ba Na và Xơ Đăng tỉnh Gia lai -
Kon Tum qua hai nội dung:
1) Hình thái nhân chủng người Ba Na và Xơ Đăng (chiều cao thân, hệ sắc
tố, tóc và lông trên thân, hình thái hộp sọ, trắc diện mặt và độ dô gò má...).
2) So sánh khái quát loại hình Ba Na và Xơ Đăng (những nét tương đồng
và khác biệt giữa hai dân tộc này).
Với bài “Dệt thủ công của người Xơ Đăng”, của tác giả Nguyễn Thúy
Trang, (1988, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 1+2, Tr 63-67) đã mô tả quy trình
của nghề dệt thủ công ở người Xơ Đăng, gồm các công đoạn, trồng bông và thu
hoạch, kéo sợi; nhuộm sợi; đánh sợi. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả các dụng cụ
5
và kỹ thuật dệt; dệt; tạo hoa văn; một số nhận xét về nghề dệt của người Xơ
Đăng qua quá trình nghiên cứu.
Báo cáo điền dã “Vài nét về người Xơ Đăng” (nhóm Ca Dong ở xã Trà
Bui, huyện Trà My, Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), của tác giả Nguyễn Tôn Kiểm
- Lần thứ nhất, (1995, Viện Dân tộc học). Giới thiệu sơ lược về người Xơ Đăng
(nhóm Ca Dong) huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng về kinh tế, chăn
nuôi, nghề thủ công gia đình, nhà ở, sinh hoạt văn hoá của họ.
Bài nghiên cứu “Góp phần tìm hiểu nghề rèn của người Tơđra”, của tác giả
Lưu Hùng, (1997, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 4, Tr 7-17) đề cập nghề rèn là một
nét văn hóa đặc sắc trong cuộc sống của người Tơđra gắn với nghề thủ công truyền
thống (một trong 5 nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng). Rèn là công việc của
đàn ông, phụ nữ chỉ lo việc cơm nước. Gắn liền với nghề rèn có một số kiêng cữ và
lễ thức mang tính tôn giáo.
Bài viết “Studies of Todra blacksmith”, của tác giả: Anthropology
Review (Lưu Hùng dịch: Nghiên cứu nghề rèn của người Tơ Đrá), (2002). Bài
viết ngoài việc giới thiệu về các quy trình của nghề rèn của người Tơ đrá còn
miêu tả một số kỹ thuật thể hiện trình độ tinh xảo trong nghề rèn của người
Tơ đrá. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia của nam và nữ trong các
công đoạn - từ tìm kiếm, chế biến nguyên liệu đến làm ra các loại sản phẩm.
Bài viết “Những hoạt động sản xuất kinh tế xưa và nay của tộc người Xơ
Đăng Xơ Teng ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc
thiểu số tỉnh Kon Tum, của tác giả Pa Hùng (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn
hóa nghệ thuật Việt Nam) đã đi sâu tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh tế
của người Xơ Đăng xưa và nay. Các hoạt động sản xuất chủ yếu bao gồm: canh
tác nương rẫy, lúa nước, chọc lỗ tra hạt trên nương, nghề rèn, đan lát,…
Cũng trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh
Kon Tum - Sở Văn hóa Thông tin Kon Tum, (2008, NXB Viện văn hóa nghệ
thuật Việt Nam), bài viết “Tộc người Xơ Đăng” đã giới thiệu khái quát về dân
6
tộc Xơ Đăng thông qua lịch sử tộc người, phong tục tập quán, văn hóa, xã hội,
tôn giáo tín ngưỡng của người Xơ Đăng ở Kon Tum.
Bài viết “Tanprai - nghề dệt thổ cẩm của người Xơ Đăng Hà Lăng”,
trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, của
tác giả Phạm Cao Đạt (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt
Nam) tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Xơ Đăng, từ trồng
bông, làm sợi, dệt vải,…
Bài viết “Những kiêng kị trong lao động sản xuất và sinh hoạt của người
Xơ Đăng”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon
Tum, của tác giả Trần Khánh Lễ (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ
thuật Việt Nam). Bài viết đi sâu tìm hiểu kỹ những kiêng kị của người Xơ Đăng
trong chọn rẫy, trỉa hạt, làm kho lúa, làm nhà, săn bắt và một số sinh hoạt khác.
Tác phẩm “Dân tộc Xơ Đăng”, trong cuốn: Tổng quan văn hóa truyền
thống các dân tộc Việt Nam (quyển 2), của tác giả Hoàng Nam, (2013, NXB Văn
hóa Thông tin). Phần này của cuốn sách giới thiệu khái quát về dân số, lịch sử cư
trú của tộc người Xơ Đăng. Tìm hiểu về kinh tế truyền thống và văn hóa truyền
thống của dân tộc Xơ Đăng. Kinh tế truyền thống được xem xét qua các yếu tố:
trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa, khai thác nguồn
lợi tự nhiên,…
Bài viết “Dân tộc Xơ Đăng”, trong cuốn: Các dân tộc ít người ở Việt
Nam (các tỉnh phía Nam), của tác giả Đặng Nghiêm Vạn - Tái bản lần thứ 2,
(2014, NXB Khoa học xã hội) đã giới thiệu những nét khái quát nhất về những
lịch sử tộc người, địa bàn cư trú của dân tộc Xơ Đăng. Tìm hiểu một cách toàn
diện về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, kinh tế, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng,
hôn nhân gia đình,… của dân tộc Xơ Đăng.
Báo cáo tổng hợp đề tài cơ sở “Biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Xơ
Đăng (1980-2014)”, của nhóm tác giả: Trần Hồng Thu, Phạm Quang Linh,
(2014, Viện Dân tộc học, Hà Nội). Đề tài đã nghiên cứu bao quát các nội dung
chủ yếu sau:
7
1) Tìm hiểu đời sống kinh tế-xã hội, văn hóa của người Xơ Đăng;
2) Tìm hiểu xu thế biến đổi kinh tế - xã hội, văn hóa của người Xơ Đăng
trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Ngoài ra cho đến nay, còn có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa,
phong tục, tập quán của người Xơ Đăng ở Việt Nam nói chung và về nhóm tộc
người Xơ Đăng nói riêng như:
Tác phẩm“Kho tàng sử thi Tây Nguyên. Sử thi Xơ Đăng. Măng Lăng vu
cho Duông ăn cấp trâu; Duông Nâng đốt rừng”, (2011, Viện nghiên cứu Văn
Hóa - Lần thứ nhất). Nội dung: Giới thiệu hai sử thi của dân tộc Xơ Đăng. Nội
dung chính phản ánh cuộc sống làm nương rẫy, đánh cá, săn bắt thú rừng, xây
dựng cuộc sống ấm no của người Xơ Đăng. Tác phẩm là bài ca lao động của
những con người cần cù, chất phác, gian khổ nhưng vẫn vui tươi, yêu đời.
Bài nghiên cứu: “Pô H'rúp - Trang phục truyền thống của người Xơ Đăng Hà
lăng ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh
Kon Tum, tác giả: Phạm Cao Đạt, (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam).
Nội dung: Bài viết giới thiệu khái quát về trang phục truyền thống của người Xơ Đăng:
từ trang phục vỏ cây trang phục truyền thống còn tồn tại đến ngày nay của trẻ em, của
đàn ông, đàn bà. Tìm hiểu những phân biệt thành phần xã hội qua trang phục.
Trong cuốn “Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum”
với bài“Một số lễ hội tiêu biểu của dân tộc Xơ Đăng”, tác giả Trần Vĩnh (sưu tầm),
(2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam). Nội dung bài viết giới thiệu chung
về các lễ hội của người Xơ Đăng. Người Xơ Đăng có 10 lễ hội chính. Lễ hội của họ
phụ thuộc vào vòng đời con người và quy trình sản xuất mùa vụ.
Bài nghiên cứu: “Lễ hội mừng nhà rông mới của người Xơ Đăng Tơ Đrá
ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh
Kon Tum, Nguyễn Hoàng (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt
Nam) cũng đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa của người Xơ Đăng. Nội
dung đi sâu miêu tả, phân tích lễ hội mừng nhà rông là lễ hội lớn nhất và quan
8
trọng nhất của người Xơ-đăng. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với sự tham gia của
toàn thể cộng đồng người dân trong làng.
Bài “Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng”, của nhóm Xơ Teng (Đắk
Tô - Kon Tum), trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh
Kon Tum, Kim Sơn (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam)
một lần nữa nghiên cứu sâu hơn về lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng vào
khoảng tháng 10 (dương lịch). Lễ hội chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn ăn lúa
mới tại mỗi gia đình, giai đoạn uống rượu mừng lúa mới tại cộng đồng làng.
Bài “Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ công
nghiệp hóa - vấn đề đặt ra và giải pháp”, trong cuốn: Việt Nam học lần thứ II (tập
II), tác giả: Trương Minh Dục, (2014, NXB Thế giới). Nội dung bài viết tìm hiểu về
quá trình "Phá thần" và "tạo thần" trong quá trình du nhập Công giáo vào đời sống
tộc người Bana, Xơ đăng và Giarai. Tìm hiểu những luật tục gắn với các nghi lễ công
giáo. Qua đó chỉ ra những khía cạnh của bản địa hóa và sự sáng tạo ra chữ viết của
các nhà truyền giáo. Song song với truyền giáo đó là các hoạt động xã hội - từ thiện.
Điểm lại các công trình trên cho thấy, các tác giả đã cho thấy những nét
chung nhất về lịch sử tộc người, bản sắc văn hóa (các nghi lễ, trang phục, phong
tục, tập quán,…) của người Xơ Đăng ở Tây Nguyên, song việc nghiên cứu cụ
thể về sinh kế của tộc người Xơ Đăng ở một địa phương, cụ thể là xã Kon Đào,
huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ
thống. Các kết quả trên là sự gợi mở và là những tài liệu quý báu giúp tác giả
hoàn thiện đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nêu lên các hoạt động sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện
Đắk Tô, tỉnh KonTum, từ 1986 đến nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Những biến đổi trong hoạt động mưu sinh của người Xơ Đăng ở xã Kon
Đào từ Đổi mới đến nay, đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó.
9
Đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả hoạt động mưu sinh
trong truyền thống và kết hợp với các hình thức mưu sinh mới để đem lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc hơn cho tộc người này tại địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động sinh kế của người Xơ
Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, với các hoạt động chủ yếu là
trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa và một số ngành
nghề, dịch vụ mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận văn được xác
định là xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Trong đó chọn ra 3 thôn là:
Thôn Kon Đào 1, thôn Kon Đào 2 và Thôn Đắk Lung, nơi người Xơ Đăng tập
trung sinh sống đông nhất và lâu đời nhất.
Phạm vi về thời gian: Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra vào 1986 thực
sự trở thành cột mốc đổi mới toàn diện đất nước. Theo Văn kiện Đại hội VI,
Đảng nhận định “đối với nước ta đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”. Đại hội VI đã đem lại luồng
sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên. Đây
được coi là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam.
Trên phạm vi cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công
cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam đã thu được nhiều kết quả quan trọng: tình
hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt. Do
vậy, đây là cơ sở và là nguyên nhân dẫn tới nhiều thay đổi sâu rộng trong đời
sống xã hội của người Xơ Đăng nơi đây, trong đó có sự thay đổi của sinh kế.
Chính vì vậy, tác giả lấy mốc năm 1986 để phân định giữa truyền thống và biến
đổi về sinh kế trong luận văn.
10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện luận văn này tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:
- Tư liệu điền dã Dân tộc học của học viên về hoạt động sinh kế của
người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum từ tháng 5 đến
tháng 11 năm 2018.
- Nguồn tài liệu thành văn: Kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan
đến sinh kế của các dân tộc nói chung và của người Xơ Đăng nói riêng. Bên
cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp về địa lý dân cư, báo cáo tình hình kinh tế,
xã hội và những số liệu về dân số, dân tộc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum,
Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Tô và Ủy ban Nhân dân xã Kon Đào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn
Với phương pháp này tác giả thu thập, đọc và tổng hợp các thông tin và
tài liệu liên quan đến đề tài luận văn như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án;
các công trình nghiên cứu về sinh kế của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Bên
cạnh đó, còn có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện Đắk Tô, các
văn bản báo cáo, thống kê, tổng hợp, hướng dẫn… của các phòng/ ban chức
năng của xã Kon Đào.
- Phương pháp điền dã Dân tộc học
Được sử dụng để thu thập nguồn tài liệu liên quan đến đề tài trên thực địa.
Trong đó thực hành các công cụ và phương pháp như: quan sát trực tiếp, quan
sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm… Chúng tôi đã cùng sống và trải
nghiệm tại các gia đình người Xơ Đăng ở địa phương để có thể quan sát tham dự
được các hoạt động mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong quá trình
đó, kết hợp thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với những
thông tín viên phù hợp, nhất là những người am hiểu phong tục tập quán và có
11
uy tín như già làng, trưởng thôn/bản, chủ gia đình,… Các đối tượng được lựa
chọn đảm bảo nguyên tắc về tính đại diện cho lứa tuổi, giới tính, điều kiện kinh
tế và nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình điền dã, chúng tôi đã sử dụng
các công cụ bổ trợ như ghi âm, chụp ảnh các nội dung liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi thực hiện các cuộc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong
lĩnh vực sinh kế như các chuyên gia đã từng có kinh nghiệm nghiên cứu về sinh
kế/các hoạt động mưu sinh của các tộc người thiểu số ở Việt Nam; cán bộ
khuyến nông, cán bộ phụ trách mảng nông, lâm nghiệp của huyện, xã, các già
làng, trưởng bản,… từ đó thu thập những ý kiến, đánh giá chuyên sâu và những
kinh nghiệm của họ về vấn đề nghiên cứu tại địa bàn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là một nghiên cứu một cách có hệ thống về sinh kế của dân tộc
Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Dựa trên những nguồn tư
liệu, đề tài làm rõ sinh kế của người Xơ Đăng - các hoạt động kinh tế nhằm đảm
bảo cuộc sống của tộc người. Đồng thời, khẳng định những giá trị sinh hoạt văn
hóa tốt đẹp, những mặt còn hạn chế, lạc hậu trong hoạt động sinh kế của người
Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc nghiên cứu sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk
Tô, tỉnh Kon Tum từ 1986 đến nay. Tác giả đưa phân tích các yếu tố tác động
đến sự biến đổi của các hoạt động sinh kế ở người Xơ Đăng nhằm đưa ra những
chủ trương, giải pháp để phát triển các hoạt động sinh kế bền vững, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người Xơ Đăng cũng như các dân tộc anh em cùng
sinh sống ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
12
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
cơ cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh
Kon Tum từ 1986 đến nay
Chương 3: Các yếu tố tác động đến sự biến đổi của các hoạt động sinh
kế và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững ở người Xơ
Đăng xã Kon Đào
13
Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm
Để phục vụ cho việc nghiên cứu về nội dung của đề tài nghiên cứu, trước
hết luận văn đi sâu tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến đề tài như sinh kế,
hoạt động mưu sinh, biến đổi và biến đổi sinh kế và phát triển bền vững.
Khái niệm sinh kế
Do sinh kế là hoạt động quan trọng trong đời sống con người và xã hội
loài người nên khái niệm này rất được chú trọng và xem xét ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Chẳng hạn, học giả Robert H. Lavenda đưa ra khái niệm rằng “Khi nói
đến sinh kế là hàm ý con người phải làm gì để có được của cải vật chất như lương
thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống”. Đây là khái niệm được sử dụng
nhiều hơn cả.
Theo DFID (Bộ phát triển quốc tế Anh) thì “sinh kế bao gồm khả năng,
nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết
làm phương tiện sống của con người”. Theo từ điển Tiếng Anh Oxford năm 1971,
sinh kế là “phương tiện sinh sống, duy trì, nuôi dưỡng, đặc biệt kiếm được, có
được, tạo được, tìm kiếm được một sinh kế” (Sorensen và Olwig, 2002, tr.3).
Theo Từ điển tiếng Việt “Sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”
việc làm, kế sinh nhai, cách kiếm sống (Từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT,1999).
Trong nghiên cứu này, sinh kế được hiểu là hoạt động tất yếu của con
người để tồn tại, thể hiện qua cách thức mà con người tác động vào tự nhiên, môi
trường để tạo ra của cải vật chất nhằm đảm bảo cuộc sống của mình. Sinh kế
cũng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan
hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống (văn hóa vật chất), văn hóa xã hội (cấu
trúc, thiết chế, các quan hệ xã hội) và văn hóa nhận thức (tri thức, tín ngưỡng, tôn
14
giáo, ngôn ngữ…). Mặt khác, sinh kế còn có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi
sinh (tự nhiên và xã hội), có giao lưu, tiếp nhận và trao đổi với các cộng đồng
khác. Hay nói cách khác, phương thức sinh kế sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh
thái, văn hóa, tâm lý và xã hội của nhóm người hay các cộng đồng người. Chính
điều đó làm cho văn hóa cũng như sinh kế tộc người luôn có những thích ứng để
sinh tồn và phát triển.
- Phương thức mưu sinh: Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Phương thức có
nghĩa là phương pháp, cách thức; mưu sinh là làm ăn, làm việc để sống. Như vậy
phương thức mưu sinh là cách thức làm ăn, làm việc để sinh sống của con người.
- Biến đổi sinh kế: Là thuật ngữ mới xuất hiện gần đây trong các nghiên
cứu về sinh kế, trong các công trình nghiên cứu của Champer, Ashley và D.
Carney đã đưa ra các chỉ số và khung phân tích về biến đổi khung sinh kế như
sau: Biến đổi về cơ cấu thu nhập; Biến đổi về phân công lao động; và trong
nghiên cứu về sinh kế nông thôn, còn có thêm một chỉ số nữa: Quá trình chuyển
đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp kết hợp với phi nông
nghiệp (dịch vụ, làm thuê, công chức…)
Biến đổi là quy luật tất yếu trong hoạt động sinh kế của con người. Trong
quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, dưới tác động của nhiều yếu tố như
các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, sự biến đổi của sinh kế của các tộc
người ngày càng trở nên sâu sắc và rộng khắp. Chính vì thế trong khuôn khổ của
luận văn, ngoài đề cập đến những hoạt động mưu sinh của người Xơ Đăng trước
kia như thế nào, chúng tôi luôn xem xét đến sự biến đổi đó trong bối cảnh cụ thể.
- Sinh kế bền vững: Tác giả Chambers và Conway cho rằng sinh kế bền
vững khi nó được phát huy hết tiềm năng của con người để từ đó sản xuất ra của
cải vật chất và duy trì phương tiện kiếm sống ổn định cuộc sống của họ. Sinh kế
bền vững phải có khả năng đương đầu và vượt qua các áp lực cũng như sự thay
đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi
trường hoặc các sinh kế khác.
15
1.2. Cơ sở lý thuyết
- Lý thuyết về sinh thái văn hóa
Lý thuyết sinh thái văn hóa xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỷ trước,
thuật ngữ do một số nhà nhân học người Mỹ khởi xướng như: M. Beits, Andrew
Vayda, Royppaport,…
Lý thuyết này nhằm giải thích mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa môi
trường tự nhiên và văn hóa. Mỗi văn hóa hình thành tồn tại đều là sự thích nghi
với môi trường sinh sống, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Hiểu văn hóa theo nghĩa rộng gồm cả sinh kế, có thể quan niệm có mối chặt chẽ
giữa môi trường tự nhiên với sinh kế, trong đó, môi trường quy định sinh kế, môi
trường tự nhiên nào sẽ tạo ra sinh kế đó.
Ngày nay, trong các xã hội tiền công nghiệp, sinh thái quy định sinh kế…
Sinh kế là văn hóa nên các sinh kế được hiểu bình đẳng với nhau, được tôn trọng
như nhau, không có sinh kế lạc hậu, sinh kế văn minh.
- Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Lý thuyết biến đổi văn hóa xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỷ XX, do nhà
dân tộc học người Mĩ J. H. Stewward khởi xướng, qua công trình “Lý thuyết về
biến đổi văn hóa, phương pháp luận về tiến hóa đa hệ”, xuất bản năm 1955.
Tác giả luận văn vận dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa nhằm giải thích
nguyên nhân và thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế nơi đây. Bởi văn hóa không
biến đổi tự phát và hỗn loạn, trái lại, văn hóa luôn biến đổi tự giác và có chọn
lọc, theo hướng văn hóa nội tại giữ lại yếu tố tích cực, hợp thời, phản ánh bản
sắc tộc người, đào thải yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tiếp thu và bản địa hóa yếu tố
nhân văn, phù hợp; chối bỏ yếu tố tiêu cực, xa lạ. Quy luật biến đổi văn hóa này
là cơ sở cho định hướng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII (1998).
16
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Kon Đào là một xã thuộc khu vực II của huyện, cách trung tâm thị trấn Đắk
Tô khoảng 7km về phía bắc. Xã Kon Đào có diện tích khoảng 33,61 km², dân số
năm 2017 là 3897 người, mật độ dân số đạt 116 người/km². Địa phận xã Kon Đào
trải dài từ 14o
43’ 0” vĩ độ Bắc và từ 107o
50’ 20” độ kinh Đông. Phía bắc giáp xã
Đắk Trăm và xã Văn Lem, phía nam giáp xã Tân Cảnh và Thị trấn Đắk Tô, phía
đông giáp xã Văn Lem, phía tây giáp xã Ngọc Tụ và xã Đắk Trăm.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên xã Kon Đào là 3361,01 ha.
Trong đó, đến năm 2017, đất sản xuất nông nghiệp là: 2166,15 ha chiếm
64,45%; đất lâm nghiệp là: 530,69 ha chiếm 15,79%; đất nuôi trồng thủy sản là:
7,87 ha chiếm 0,23%; đất chuyên dùng là 469,74 ha chiếm 13,98%; đất ở là:
64,84 ha chiếm 193%. Đất đai, địa hình trên địa bàn xã cơ bản thích nghi với
nhiều loại cây trồng vùng nhiệt đới, á nhiệt đới như: cây cà phê, cây cao su, cây
bời lời, cây mì,…
Tài nguyên nước: Tài nguyên mặt nước được phân bố chủ yếu trên 3 lưu
vực của các sông chính: Đắk Tờ Kan, Pô Kô, Đắk Pờ Xi. Lượng mưa bình quân
từ 2.400-2.600 mm/năm nên nguồn nước mặt rất lớn. Các con sông này là nguồn
cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất, có nhiều tiềm năng để xây dựng
và phát triển các công trình thủy điện, thủy lợi, cấp nước.
Tài nguyên khoáng sản: huyện Đắk Tô có nguồn khoáng sản đá, cát, sỏi
xây dựng, đất sét,… Ở Kon Đào có suối nước khoáng Đắk Rơ Nga.
Về du lịch: huyện Đắk Tô có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái và
cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: Rừng thông thị trấn Đắk Tô, suối nước nóng
Kon Đào, thác Đắk Lung. Kết hợp du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử
Chiến thắng Đắk Tô và các lễ hội dân tộc của Bắc Tây Nguyên.
17
1.3.2. Dân cư và thành phần dân tộc nghiên cứu
Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum năm 2017, dân số toàn
huyện Đắk Tô có 44.586 người, mật độ dân số là 90 người/km2. Trong đó, tỉ lệ
các thành phần dân tộc của huyện được thể hiện như sau:
Bảng 1.1. Các dân tộc của huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2017
STT Thành phần dân tộc Hộ Khẩu (Người)
1 Kinh 5.034 19.040
2 Gia-rai 2 5
3 Ba-na 1.209 4.722
4 Xơ-đăng 3.239 16.112
5 Gié - Triêng 51 158
6 Tày 151 518
7 Nùng 97 428
8 Thái 137 541
9 Mường 73 245
10 Thổ 10 41
11 Sán Dìu 3 8
12 Sán Chay 1 3
13 Mnông 2 12
14 Dao 4 6
15 Hoa 8 30
16 Khơ Me 5 22
17 Cor 1 1
18 Hrê 533 2.684
19 Ra Glai 1 2
20 Co-ho 2 4
21 Ê-đê 1 3
22 Tà-ôi 0 1
Tổng cộng 10.564 45.828
(Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017).
Số liệu bảng trên cho thấy, người Kinh có số lượng đống nhất, chiếm
42,703%, thứ hai là người Xơ Đăng chiếm 36,13%, thứ ba là người Ba Na với
10,59%, tộc người Hrê là 6,01%, tộc người Thái 1,21%. Trong đó, dân tộc Kinh
18
sống tập trung tại trung tâm các phố, chợ, thị trấn của huyện làm nghề buôn bán
kinh doanh. Tộc người Xơ Đăng sống tập trung ở các xã, thôn; đồng bào có tập
quán canh tác lúa rẫy, lúa nước, trồng mì, cây bời lời,...
Có số dân đông, huyện Đắk Tô có nguồn lao động khá lớn. Năm 2017, có
22.356 người trong độ tuổi lao động, trong đó 50% lực lượng trẻ, 87% lao động
nông nghiệp; 6% lao động công nghiệp – xây dựng; 5% lao động trong lĩnh vực
dịch vụ - thương mại; lao động nữ chiếm 48%. Tuy nhiên, số lao động được đào
tạo chỉ đạt khoảng 12%, chủ yếu dưới hình thức đào tạo bồi dưỡng qua các lớp
ngắn ngày nên tay nghề thấp, tập trung vào một số nghề như: nông nghiệp, trồng
cây công nghiệp,...
1.3.2.1. Người Xơ Đăng ở xã Kon Đào
Bảng 1.2: Người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum
năm 2018
TT Tổng Dân tộc Xơ-đăng
Các thôn trong xã 350 1.942 - -
1 Thôn 1 15 26 - -
2 Thôn 2 25 84 - -
3 Thôn 3 14 47 - -
4 Thôn Kon Đào 1 109 730 109 730
5 Thôn Kon Đào 2 81 521 81 521
6 Thôn Đắk Lung 84 478 82 472
7 Thôn 6 11 35 - -
8 Thôn 7 11 21 - -
Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017.
Cho đến nay, chưa có tư liệu nào trình bày rõ về những cuộc chuyển cư
của các nhóm dân tộc Xơ Đăng. Các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra thông
tin chung đây là một trong những cư dân Môn - Khơ me đã có mặt sớm nhất
trong các cư dân ở miền Bắc Tây Nguyên. Nhưng họ chưa đưa ra được vào thời
gian nào, vì sao các nhóm Xơ Đăng lại phải lên vùng núi cao để cư trú. Theo tích
cũ kể về nguồn gốc tộc người, từ người Ca Dong, Tơ Đrá, Xơ Teng đến người
19
Ha Lăng, Mơ Nâm,… cho rằng thủy tổ của mình là một người đàn bà cùng con
chó sống sót sau một trận lụt khủng khiếp đã kịp chạy thoát lên một trong những
ngọn núi cao không bị ngập nước ở trong vùng. Lịch sử của họ trong các trường
ca, các truyền thuyết, vẫn được kể lại gắn với các ngọn núi như Ngọc Ang (gần
Ngọc Linh) trong truyện của người Xơ Teng ở Đắk Tô; núi Giang Mo Rai, ngọn
núi ở phía tây thị xã Kon Tum, có hồ nước Đnâu, hay núi Ngọc Cu trong truyện
của người Ha Lăng; núi Ngọc Ang cao chót vót hơn tất cả các dãy núi khác
thuộc dãy Ngọc Linh trong truyện của người Tơ Đrá; núi Rơ Cô giáp xã Hiếu và
xã Pne ở Đông Bắc huyện Kon Plông; núi Ngọc Bum ở xã Măng Cành trong
truyện của người Cà Dong ở Ngọc Têm (Kon Plông); ngọn núi Hòn Bà (Mul
Con Ót hay Leng Ót trong truyện của người Ca Dong ở Trà My...
Các nhóm địa phương trong cộng đồng Xơ Đăng có những nét chung nhất
về ngôn ngữ, về nhân chủng và văn hóa. Nhưng mỗi nhóm vẫn giữ được những
sắc thái riêng biệt.
Nhóm Xơ Teng tập trung đông ở huyện Đắk Tô, họ tự nhận là Xơ Teng,
Xteng, Hđăng, Rtiêng tùy theo từng vùng mà tên gọi chệch đi. Có tác giả gọi là
Kătng, Kon Lan, Duăn và coi đó là những tộc người khác nhau. Thật ra, tên Kom
Răng không thấy trên thực tế. Kon Lan là chỉ tên làng. Tên Duăn đáng chú ý vì
cũng là tên các cư dân miền núi miền Nam và dân tộc Khơ me gọi người Việt.
Tơ Đrá (Tơ trá, Hđrá): tự nhận là Tơ trá, cũng bị phiên âm theo nhiều
cách khác nhau như: Deđrab, Xơđrab, Towtrah, C’trá, Sơra,… sinh sống ở vùng
giáp ranh giữa ba huyện Đăk Glây, thị xã Kông Tum và Kông Plông.
Mơ Nâm: thường bị lẫn với người Bơ Nâm, một tên gọi có tính miệt thị để
chỉ những nhóm Ba Na chậm tiến hơn, ở vùng cao hơn. Người Mơ Nâm có
nhiều nhất ở huyện Kông Plông.
Ca Dong: là tên tự gọi của người Ca Dong của các bộ phận ở huyện Sa
Thầy và Kông Plông. Tên này chỉ mới được phổ biến rộng rãi với người Ca
Dong ở huyện Trà My (trước là Duăn), một cư dân trước đây được gọi bằng một
20
tên chung với tên của nhóm Duăn. Trước đây, còn được ghi lệch đi là Hejung,
Hayan, Sayan, hay được phiên là Kyon, Kayông, Kagiương.
Hà Lăng: là nhóm di động nhiều nơi, cư trú ở vùng giáp ranh nên ở các
địa phương lại mang những tên phiên âm hơi khác, tuy tên có ý thức thống nhất
là một nhóm, nhưng ở từng địa phương lại mang những tên phiên âm hơi khác.
Họ tự nhận là Xơ Lang, Xa Lăng. Có vùng như ở xã Đắk Na, huyện Đắk Tô, do
tên gọi và phong tục gần giống người Xơ Teng (ở đó người Xơ Teng tự nhận là
Xtang và được các cư dân trong vùng gọi là Xlang như người Hà Lăng), nên hai
nhóm này gần như là một. Ngược lại, ở huyện Sa Thầy, giữa họ và người Ca
Dong hầu như không có sự phân biệt. Bộ phận gần thị xã Kon Tum phong tục lại
gần gũi với người Ba Na.
Thường có những từ để phân biệt giữa những người ở trên cao và người ở
dưới thấp. Như người Tơ Đrá gọi người Xơ Teng là Xitâng “người ở vùng núi
cao” để phân biệt với người Ha Lăng được goi là Xi Lang “người ở dưới thấp”.
Họ cũng được gọi là người Ca Dong với tên tương tự như người Ha Lăng.
Ở Mường Hoong và xung quanh, có nhóm Tà Trĩ hay Tơ Trẽ, xưa ở vùng
phát nguyên song Ttranh, về sau di chuyển đến vùng phát nguyên sông Đắk Mi
dưới chân núi Ngọc Linh. Tên Tà trĩ do cư dân xung quanh gọi họ với ý nghĩa là
nhóm không cùng gốc, không cùng tiếng nói. Họ chấp nhận tên gọi này và bỏ
tên cũ: Brile (hay Gung Nue hoặc Nual). Nhóm này cư trú kề cạnh người Xơ
Đăng nên tự nguyện nhập vào tộc người này. Đó cũng là tình trạng của nhóm
Châu ở cạnh đó.
1.3.3. Một vài nét về kinh tế, xã hội và văn hóa của người Xơ Đăng
Về đặc điểm kinh tế: Ngoài dân tộc Kinh sinh sống với các hoạt động kinh
tế phát triển, sản xuất chính của đồng bào Xơ Đăng chủ yếu là làm nương rẫy; cây
lương thực chính là lúa, ngoài ra còn có ngô, khoai, mì làm lương thực phụ và
chăn nuôi, nấu rượu. Gần đây với sự vận dụng và hướng dẫn về phương thức kỹ
thuật của các cơ quan, ban, ngành cùng với sự đầu tư của Nhà nước nên người Xơ
21
Đăng ở đây đã biết kỹ thuật canh tác lúa nước, trồng cây công nghiệp và kỹ thuật
bảo vệ rừng.
Về đặc điểm đời sống: Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của đồng bào dân
tộc vẫn theo thói quen thả rông. Ngoài sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đồng
bào dân tộc còn có một số ngành thủ công truyền thống, tuy nhiên do trình độ
tay nghề còn thấp nên sản phẩm làm ra chủ yếu mang tính chất trao đổi, chưa đủ
phát triển mạnh thành thị trường kinh tế. Hiện nay, những nghề này đang từng
bước được phục hồi để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn
các giá trị truyền thống. Do trình độ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật của
đồng bào Xơ Đăng còn thấp nên phương thức sản xuất còn lạc hậu, hiệu quả lao
động thấp. Mặt khác, việc sản xuất và tiêu dùng còn thiếu kế hoạch, không tính
toán lâu dài nên làm cho cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.
Về văn hóa, xã hội: Đồng bào các dân tộc huyện Đắk Tô nói chung và
Kon Đào nói riêng có một kho tàng văn hóa dân gian hết sức phong phú, độc
đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và mang phong cách chung của văn hóa tỉnh Kon
Tum, có sắc thái sơ nguyên của nền văn hóa bản địa cổ đại ở vùng Tây Nguyên.
Bản sắc, phong cách văn hóa đó được thể hiện trong sự đam mê văn hóa, nghệ
thuật cổ truyền của từng người dân, trong từng vật kiến trúc, trong những bản
trường ca, những lễ nghi, hội hè và trong những phong tục tập quán tạo nên cho
nền văn hóa của đồng bào Xơ Đăng ở Đắk Tô một sức hút mãnh liệt đối với các
nhà nghiên cứu, các khách thăm quan, du lịch.
Trong cộng đồng các dân tộc ở Kon Tum, làng là một cộng đồng, là một
tổ chức xã hội cơ bản, nhỏ nhất và duy nhất của người DTTS. Mặc dù đã trải qua
quá trình lịch sử đầy biến động với các cuộc chiến tranh loạn lạc, các loại hình tổ
chức hành chính khác nhau, nhưng đến nay diện mạo làng vẫn duy trì đậm nét.
22
Tiểu kết chương 1
Đắk Tô là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum có 22 dân tộc anh em
cùng cư trú, trong đó người Xơ Đăng chiếm 36,13%. Trong quá trình sinh sống,
môi trường tự nhiên, xã hội là hai yếu tố tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và
văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và người Xơ Đăng ở Kon
Đào nói riêng. Điều kiện thuận lợi về tài nguyên đất, nước, rừng và nhân lực là
nền tảng phát triển nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những yếu tố
không thuận lợi như địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt lại có ảnh
hưởng lớn đến đời sống của con người. Vì vậy, để mưu sinh, người Xơ Đăng ở
Kon Đào có những cách ứng xử hợp lí, thể hiện sức chống chịu, khả năng thích
nghi với đặc điểm tự nhiên. Điều này được thể hiện rõ trong sinh kế của tộc
người, đồng thời là cơ sở tạo nên nét riêng về lịch sử hình thành, bản sắc văn hóa
trong sự hòa hợp, kết nối với những tộc người khác tạo nên đời sống vật chất và
đời sống tinh thần khá đa dạng, phong phú cho người Xơ Đăng ở xã Kon Đào,
huyện Đắk Tô, tỉnh KonTum.
23
Chương 2
SINH KẾ CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở XÃ KON ĐÀO,
HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM TỪ 1986 ĐẾN NAY
Sinh kế được hiểu là các hoạt động kinh tế, hay các cách thức sản xuất mà
con người thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Các hoạt động kinh tế
này chủ yếu được hình thành trong lịch sử dưới sự tác động của nhiều yếu tố như
môi trường, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,… nơi mà con người sinh
sống. Có thể bao gồm: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương
nghiệp,... Tùy vào các điều kiện cụ thể mà con người định hướng, sử dụng các
phương thức sinh kế cho phù hợp.
Đối với người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum,
hoạt động sinh kế chủ yếu là trồng trọt kết hợp với các hoạt động kinh tế khác
như tiểu thủ công nghiệp, săn bắt và hái lượm, các ngành nghề, dịch vụ mới.
2.1. Trồng trọt
Người Xơ Đăng cư trú ở vùng cao, cho nên đồng bào sinh sống chủ yếu
bằng nghề trồng trọt trên rẫy. Tuy nhiên, trong dân tộc Xơ Đăng, một số nhóm
như: Xơ Teng, Mơ Nâm đã làm ruộng nước từ hàng trăm năm trước, theo lối
canh tác dùng trâu quần ruộng. Ngày nay, dù đã có sự xuất hiện ngày càng lớn
hơn của các hình thức canh tác ruộng nước và vườn, nhưng nương rẫy vẫn là
nguồn thu nhập lương thực chính của đa số các tộc người nơi đây, cũng như ảnh
hưởng của nó vẫn còn đậm sâu và chi phối mọi mặt đời sống của họ.
2.1.1. Nương rẫy
Nương rẫy là hai từ tiếng Việt, được dùng phổ biến trong đời sống và
trong nghiên cứu trồng trọt ở các vùng đất có độ cao, dốc. Nương là từ dùng phổ
biến ở miền Bắc, rẫy là từ dùng phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Nương và
rẫy đều có nội hàm chỉ hình thức trồng trọt dựa trên cơ sở: chặt rừng, đốt cây lấy
tro trồng trọt ở các sườn núi dốc của các tộc người miền núi. Do vậy, nương và
24
rẫy có thể coi là những từ đồng nghĩa, được dùng, được hiểu tương đương nhau,
có chăng nương và rẫy chỉ là cách diễn đạt khác nhau của cùng một khái niệm.
Vì vậy, nương hay rẫy được hiểu như một thuật ngữ trồng trọt, là “Những
mảnh đất canh tác do chặt cây, đốt rừng mà có, nhìn chung không sử dụng vĩnh
viễn, không liên tục, có thời gian bỏ hóa, trong điều kiện dân số gia tăng quá
mức cho phép, từ du canh sẽ dẫn đến du cư”.
Rẫy ở người Xơ Đăng chỉ có một loại, gọi là diếc hay dếc. Khác với trên
ruộng nước, trên rẫy thực hiện nhiều loại cây trồng khác nhau. Lúa là loại cây
trồng chính. Lúa rẫy thuộc loài lúa cạn, cùng với lúa nước là các cây trồng bản
địa, phân biệt với lúa nước bởi những đặc tính sinh học riêng.
2.1.1.1. Lịch nông nghiệp
Từ trước đến nay người Xơ Đăng đã lấy rẫy làm nghề sinh sống chủ yếu.
Trải qua quá trình làm rẫy lâu dài, những kinh nghiệm và thói quen dần trở thành
truyền thống, họ đã tạo nên hệ thống nông lịch theo chu kỳ:
TT Tháng Công việc
1 Tháng thứ nhất Dọn rẫy bắp, trỉa bắp, mì, đỗ, thuốc lá, bầu bí
2 Tháng thứ hai Chọn rẫy trồng lúa, phát rẫy; trồng bắp đợt hai, trồng
môn, khoai, mì, bí. Chuẩn bị công cụ
3 Tháng thứ ba Phát rẫy, đốn cây; trồng bắp, kê, khoai, đậu, lạc.
Chuẩn bị công cụ
4 Tháng thứ tư Đốt, dọn rẫy. Bắt đầu trỉa lúa, thu bắp
5 Tháng thứ năm Đốt rẫy lớn, trỉa rẫy. Làm tròi ở rẫy
6 Tháng thứ sáu Làm cỏ. Rào nương
7 Tháng thứ bảy Làm cỏ. Rào nương. Đặt bẫy, chông, thò
8 Tháng thứ tám Làm gùi, giỏ, đan phên phơi lúa, sửa hoặc dựng kho
lúa
9 Tháng thứ chín Suốt lúa
10 Tháng thứ mười Suốt lúa
11 Tháng thứ mười một Tháng ăn chơi, nghỉ ngơi. Trồng bắp vụ xuân.
12 Tháng thứ mười hai Tháng ăn chơi, nghỉ ngơi. Trồng bắp vụ xuân.
Nguồn: Tư liệu điều tra tại xã Kon Đào, huyện Đắk Tô tháng 6/2018
25
Lịch này tính theo lịch địa phương. Lịch này chênh với lịch Dương lịch
khoảng từ hai đến ba tháng, xê dịch cụ thể theo từng nhóm và từng địa phương
có thời tiết, khí hậu khác nhau.
Lịch nông nghiệp của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô tỉnh
Kon Tum cho thấy, việc sản xuất của đồng bào phụ thuộc chặt chẽ vào quy luật
của thời tiết. Đối với việc canh tác rẫy, nguồn nước mưa hàng năm là quan trọng
nhất. Do vậy, rẫy chỉ làm một vụ, trùng vào mùa mưa để bảo đảm đủ lượng nước
trong suốt thời kì sinh trưởng của cây trồng. Cùng với lịch nông nghiệp là dự
đoán thời tiết, người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum cũng
như các dân tộc khác thường căn cứ quy luật nắng mưa thường niên để thực hiện
kịp thời các khâu trong trồng trọt.
2.1.1.2. Phương thức canh tác
Canh tác nương rẫy là sinh kế truyền thống chủ yếu của người Xơ Đăng
xã Kon Đào, huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào đã lấy rẫy làm nghề sinh sống
chủ yếu. Mặc dù hiện nay phạm vi của nó đang bị thu hẹp dần, không còn phổ
biến như trước nữa nhưng những kinh nghiệm, cách thức, phương thức tiến hành
vẫn còn được lưu giữ trong tiềm thức của đồng bào, phản ánh tập quán mưu sinh
truyền thống của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
Rẫy là hình thức canh tác chủ yếu của người Xơ Đăng được sử dụng theo
một chu kỳ kín, mỗi lần một năm. Khi mới khai phá đồng bào thường trồng lúa,
sau đó tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất, rẫy có thể sử dụng tiếp hai, ba vụ nữa
và có thể trồng lúa hoặc trồng sắn. Rồi bỏ hóa từ 8 đến 10 năm trở lên cho đất
phục hồi độ màu mỡ, mới canh tác lại.
Rẫy được khai phá theo chu kỳ kín, bao gồm các công đoạn tối thiểu sau:
Chọn rẫy, phát rẫy, đốt và dọn rẫy, gieo trỉa, chăm sóc và thu hoạch.
Chọn rẫy: là công đoạn đầu tiên của quá trình làm rẫy. Việc này thường
do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm. Mặc dù, không tốn thời gian và
công sức nhưng việc chọn rẫy là bước quan trọng bởi nó quyết định một phần
26
năng suất thu hoạch và thời gian canh tác. Rẫy được chọn thường là những khu
rừng già hoặc những khu rừng tái sinh đã 15 – 20 năm, đất đai màu mỡ. Khi đã
chọn được đám rừng làm rẫy ưng ý, người Xơ Đăng khẳng định quyền chiếm
hữu của mình trên đám rừng đó bằng cách cắm một đoạn cây cao hơn đầu người
trên khoảng đất đã phát sạch, đầu cây hoặc được gài ngang một que ngắn, hoặc
được buộc một tấm đan mắt cáo nhỏ bằng tre. Cách làm trên chứng tỏ khu vực
đất rừng đã có chủ sở hữu.
Phát rẫy: Nếu như chọn rẫy là công đoạn đầu tiên của quy trình canh tác
rẫy thì phát rẫy là bước đầu tiên cho mùa canh tác.Việc phát rẫy được bắt đầu vào
giữa mùa khô, khoảng trung tuần tháng hai. Việc phát rẫy ở người Xơ Đăng đầu
tiên là phải chặt cây, công việc này thường do nam giới đảm nhiệm. Cây được
chặt ở tầm ngang thắt lưng (1m – 1,2m), là tầm chặt ở tư thế đứng, có thể thao tác
lâu mà vẫn ít mỏi. Với những cây quá to, người ta chỉ chặt một đường khoét sâu
xung quanh cho cây khô dần. Rẫy bao giờ cũng được phát từ chỗ thấp lên chỗ cao
để khi chặt cây đổ đúng hướng. Phụ nữ và trẻ em phụ giúp phát quang cây nhỏ,
cây non và chặt dây leo, sau đó quay lại chặt cành và ngọn cây to đã đổ.
Rìu là nông cụ dùng để chặt cây to trong phát rẫy, do đàn ông sử dụng. Có
hai loại rìu phổ biến: loại thứ nhất có đặc điểm là lưỡi được tra vào cán dọc theo
kiểu tra của lưỡi thuổng; loại thứ hai: có đặc điểm là lưỡi được tra vào cán dọc
theo kiểu tra của lưỡi mai. Điểm chung của cả hai loại rìu này là cán dọc được
đút qua lỗ gần phía trên đầu của cán ngang và cán ngang bao giờ cũng to hơn,
dài hơn cán dọc. Kết cấu và kiểu dáng của rìu đảm bảo độ nặng và độ chắc để có
thể thao tác với hiệu quả cao.
Dao là công cụ dùng cho phụ nữ và trẻ em sử dụng trong phát rẫy. Dao có
đặc điểm là cán dài hơn lưỡi. Đặc điểm này nằm thích hợp cho việc chặt phá ở
nơi rừng rậm. Người Xơ Đăng sử dụng loại dao cán thẳng, lưỡi thẳng có móc ở
đầu, dùng trong việc vừa chặt, vừa phát, vừa kéo cành cây, dây leo về phía sau.
Có thể nói rằng, trong các công đoạn của quá trình làm rẫy, phát rẫy là công
việc vất vả nhất, với cường độ lao động cao, mọi thao tác lại phải tiến hành dưới
27
thời tiết khô nóng. Đây cũng là công đoạn kéo dài, thường từ sáu tuần đến hai
tháng. Khi rẫy đã được chặt phá xong, người Xơ Đăng rải đều cành và lá cây khắp
mặt rẫy cho mau khô. Thao tác sau cùng là dọn sạch cây cỏ, tạo thành đường biên
từ 3m đến 4m xung quanh để sau này đốt rẫy lửa không cháy lan ra rừng.
Đốt và dọn rẫy. Đốt rẫy có vai trò quan trọng và không thể thiếu được của
quá trình canh tác nương rẫy. Đây có thể coi là hình thức làm đất, cải tạo đất
trong làm rẫy. Khi đốt rẫy làm cháy các loại hạt cây có trong lớp đất mỏng, do
đó các tác dụng hạn chế được phần nào sự sinh trưởng và phát triển của cây cỏ
về sau này. Quan trọng hơn, nó tạo lớp tro thực vật, làm tăng đáng kể nguồn sinh
dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Rẫy phát xong được phơi khô từ một tháng đến một tháng rưỡi thì đốt.
Việc đốt rẫy bao giờ cũng do đàn ông thực hiện với sự tham gia chống cháy rừng
của các thành viên trong gia đình. Có những kinh nghiệm trong việc đốt rẫy
nhằm đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa nạn cháy rừng. Theo tập quán, rẫy
thường được bắt đầu đốt vào lúc giữa trưa, khi cây còn đang khô nỏ, và kết thúc
vào lúc xẩm tối. Tuy vậy, trong một số trường hợp, thời điểm đốt rẫy có thể thay
đổi do những nguyên nhân thời tiết. Chẳng hạn, để đề phòng cháy rừng, nếu có
gió to, người ta sẽ đốt rẫy muộn hơn bình thường. Tùy theo đặc điểm sinh thái
của rừng mà người ta đốt rẫy theo những cách khác nhau. Người Xơ Đăng
thường thấy nước suối sủi bọt là biết trời sắp có mưa và khẩn trương tiến hành
đốt rẫy. Thời điểm đốt rẫy vào trung tuần đến cuối tháng tư.
Một ngày sau khi đốt rẫy lần đầu, khi đám cháy đã nguội, người Xơ Đăng
thường dọn những cây thân nhỏ, cành cây và ngọn cây chưa cháy hết chất thành
đống ở gần các cây to để đốt lại. Những cây to khó đốt được khiêng hay vần ra
rìa rẫy để sau này chặt dần làm củi đun. Với những thân cây quá to, người ta
buộc phải để nguyên tại chỗ. Ở những đám rẫy lớn, việc dọn và đốt lại đôi khi
kéo dài hai đến ba ngày. Thao tác cuối cùng của công đoạn đốt dọn là dùng chân
hoặc cành cây san các đống tro cho đều trên mặt rẫy. Dọn rẫy là công việc nặng
28
nhọc, vất vả, nóng bức và bụi bặm, đòi hỏi nhanh chóng, khẩn trương nên bao
giờ cũng huy động sự tham gia của mọi thành viên trong gia đình.
Tiếp đến là gieo trỉa. Sau những đợt mưa đầu mùa, từ thời điểm đốt rẫy
vài ngày, khi đất rẫy còn đang ẩm và mềm, công việc gieo trỉa được tiến hành.
Đối với các cư dân nương rẫy ở Kon Tum nói chung và người Xơ Đăng nói
riêng, việc gieo trỉa đúng và kịp thời vụ trên rẫy luôn được chú ý. Ở đây, kinh
nghiệm xem xét và đoán định thời tiết hết sức quan trọng. Hàng năm, tiếng sấm
là tiếng “hiệu lệnh mùa lao động sản xuất mới. Theo kinh nghiệm của đồng bào
Xơ Đăng, năm nào tiếng sấm đầu năm ra trước khi con chim klang pong – “bắt
cô trói cột” kêu thì năm đó đói to. Nhưng nếu tiếng sấm ra sau khi con chim
klang pong gọi đàn thì năm đó được mùa. Vào mùa sản xuất, đồng bào “đánh
thức hồn lúa” ngủ quên trong bịch “gọi hồn” các nông cụ trở dậy.
Chọc lỗ, bỏ hạt là cách thức gieo trỉa truyền thống ở đồng bào Xơ Đăng.
Kiểu gieo trỉa tập thể, trong đó, những người đàn ông hai tay hai gậy, hay một tay
một gậy dàn hàng ngang đi trước chọc lỗ, còn những người phụ nữ cũng dàn hang
ngang theo sau bỏ hạt. Theo tìm hiểu cho thấy, ở kiểu gieo trỉa này, tính tập thể và
phân công lao động theo giới được tuân thủ chặt chẽ. Do đặc điểm của thao tác,
những người đàn ông chọc lỗ thường bỏ xa những người phụ nữ tra hạt phía sau,
nhưng với thói quen và kinh nghiệm thành thục, các lỗ được chọc thường thẳng
hàng và vì thế ít có tình trạng một số lỗ nào đó lại bị bỏ sót không được tra hạt. Nếu
khoảng cách giữa những người chọc lỗ và những người tra hạt quá xa, những người
đàn ông sẽ tạm nghỉ chờ chứ không bao giờ họ cùng phụ nữ tra hạt.
Theo tập quán và thói quen, việc gieo trỉa của người Xơ Đăng được bắt
đầu lần lượt từ chân rẫy (chỗ thấp) lên đỉnh rẫy (chỗ cao). Nếu như thao tác chọc
lỗ là thống nhất ở mọi tộc người thì cách thức tra hạt của người Xơ Đăng thường
thì, hạt giống được đựng trong một số ống lồ ô cầm tay trái, khi gieo, tay trái dốc
hạt giống từ ống lồ ô sang tay phải, sau khi tra hạt bằng tay phải, người ta dùng
đáy ống lồ ô để gạt đất lấp hạt giống.
29
Khoảng cách gieo trỉa giữa các hố tùy thuộc vào đất tốt hay xấu. Đất càng
tốt, hố càng được chọc thưa, và ngược lại đất càng xấu, hố được chọc dày.
Thông thường ở rẫy đất tốt, trồng năm đầu hay năm thứ hai, khoảng cách giữa
các hố chừng 35 – 40cm, ở rẫy đã trồng năm thứ ba, thứ tư, đất đã xấu, khoảng
cách giữa các hố dày hơn, chừng 25 – 35cm.
Gậy chọc lỗ là công cụ đặc trưng của loại hình canh tác rẫy. Có thể nói, ở
đâu có hình thức làm rẫy thì ở đó có gậy chọc lỗ. Phổ biến khắp mọi nơi, thường
thì đến mùa trỉa lúa, người ta mới vào rừng lựa những cây gỗ hay le cầm vừa tay,
róc qua loa để làm gậy chọc lỗ. Sau mỗi mùa gieo trỉa, thậm chí, sau mỗi một
đám rẫy, chiếc gậy có thể bị vứt đi để rồi khi cần lại có thể dễ dàng kiếm cái
khác. Đó là loại công cụ đơn và tạm thời. Người Xơ Đăng đã biết chế tác loại
gậy chọc lỗ để gieo trỉa dùng được lâu năm: gậy có mũi sắt. Tuy nhiên, sự tồn tại
của các loại gậy này không mang tính chất phổ biến, nhiều khi hoặc là công cụ
đa năng, chủ yếu dùng để trỉa lúa lại, hoặc có ý nghĩa văn hóa nhiều hơn là ý
nghĩa thực dụng.
Thời gian dành cho gieo trỉa kéo dài từ một tháng đến một tháng rưỡi. Tùy
theo từng vùng, từng nhóm Xơ Đăng. Chẳng hạn, người Xơ Đăng ở Đắk Tô, mùa
gieo trỉa thường kéo dài một tháng, bắt đầu từ tháng tư và kết thúc vào tháng năm.
Cho tới thời điểm hiện tại, lúa rẫy ở đây bao gồm hai loại: Lúa tẻ và lúa nếp, trong
đó, lúa tẻ có tính ưu việt về năng suất nên được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi như
là cây lương thực truyền thống chính còn lúa nếp tuy ngon nhưng do năng suất
thấp nên ngày nay ít được trồng và chủ yếu chỉ còn được dùng trong nghi lễ. Bên
cạnh các loại cây ngũ cốc, được gieo trồng rộng rãi trên rẫy là các loại cây như:
cao su, cà phê, sắn, thuốc lá, các loại rau, các loại cây làm thuốc,…
Liên quan đến công đoạn gieo trỉa là kỹ thuật đa canh và đan xen. Trên
rẫy phổ biến hình thức xen canh gối vụ và họ cũng chọn những nơi đất màu mỡ
để trồng các loại rau, bầu bí, kê, ý dĩ, các loại thân củ và dễ củ. Đặc biệt, ở đây
có loại kê chân vịt (doan) dùng làm bánh hay chế thành rượu rất ngon, thường để
tiếp khách quý hay uống trong lễ hòa giải sau một vụ xung đột giữa hai làng.
30
Việc làm cỏ rẫy được tiến hành khoảng từ sau khi gieo trỉa được 20 ngày
đến giữa tháng bảy. Xưa, do rẫy được phát nơi rừng có nhiều cây, lại trồng năm
một rồi bỏ hóa, nên ít cỏ và việc làm cỏ nhìn chung cũng không quá vất vả,
không mất nhiều công sức. Việc làm cỏ rẫy chỉ một lần, chủ yếu bằng chiếc cuốc
con truyền thống, loại công cụ dễ luồn lách dùng để làm cỏ khá đặc trưng của
người Xơ Đăng.
Dụng cụ làm cỏ rẫy của người Xơ Đăng là chiếc cuốc con. Có đặc điểm là
lưỡi nhỏ, dài và cán dài rất thích hợp và tiện dụng trong việc luồn lách để rẫy cỏ
và chặt các mầm cây hay mầm le mọc lẫn trong các khóm lúa.
Việc bảo vệ rẫy khá kỹ, mất nhiều thời gian, công sức và có vai trò quan
trọng hơn việc làm cỏ. Lúa được trồng vào chính giữa cùng các cây quý và được
bảo vệ bằng hàng rào, cây trồng xung quanh gồm các loại rau đậu, hoa màu, gần
đây là sắn. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, nếu không được bảo vệ
thường xuyên, chỉ sau một đêm hay nửa buổi ban ngày, lợn rừng hay chim rừng
có thể cướp đi phần lớn nỗ lực trong năm của người lao động trên nương rẫy.
Công việc bảo vệ rẫy vì thế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người Xơ Đăng có
câu: “Mười ngày tuốt lúa không bằng một ngày đuổi chim”.
Công việc đầu tiên và bắt buộc phải ngay sau mùa gieo trỉa nhằm bảo vệ
rẫy là làm hàng rào rẫy, đặt các loại bẫy chông (snong), bẫy đá (knó), bẫy tre
(hra) thò (hđa, troóc) đặt trên đường đi và quanh rẫy để ngăn thú. Vật liệu làm
rào rẫy là cây rừng, tre, bương, vầu, nứa, lồ ô. Đặc biệt, lợi dụng sức nước và sức
gió để tạo âm thanh đuổi chim, thú phá hoại rẫy, có thể kể đến hệ thống dàn mõ
chriêng của người Xơ Đăng ở huyện Đắk Tô, theo đó, sức nước khi đầy khi vơi
trong máng bập bênh kéo căng hay thả chùng sợi dây có mắc những ống tre và
quả lắc bằng đá, làm chúng va vào nhau cộng hưởng với tiếng nước đổ tạo âm
thanh dồn dập khiến chim thú giật mình.
Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ rẫy trên dù phong phú, độc đáo và sáng
tạo, cũng chỉ có tác dụng bổ trợ. Khi lúa vàng đầu, các gia đình thường phải thay
nhau túc trực trên rẫy hay chuyển cả gia đình ra ở hẳn ngoài nhà rẫy. Tại đó, họ
31
trực tiếp điều khiển hệ thống mõ tre, nứa, đá, tạo tiếng động thường xuyên hay la
hét để xua đuổi chim thú.
Cùng với việc dựng rào rẫy là việc làm chòi rẫy. Chòi rẫy là nơi nghỉ ngơi
và trông nom rẫy trong thời gian từ khi cây làm hạt đến lúc thu hoạch. Người Xơ
Đăng ở nơi đây làm chòi rẫy (nhê diếc – đều có nghĩa đen là nhà rẫy) rất cẩn
thận và chắc chắn gần như ngôi nhà ở trong làng. Cho đến nay nhà rẫy của người
Xơ Đăng vùng Đắk Tô vẫn là nơi ăn, ở sinh hoạt của nhiều gia đình trong suốt
thời gian từ lúc làm cỏ đến lúc thu hoạch.
Thu hoạch, tùy từng loại cây trồng mà thời điểm và phương cách thu hoạch
khác nhau. Lúa được thu hoạch từ tháng chín đến hết tháng mười. Trước khi thu
hoạch, người ta lựa những bông lúa tốt, tách hạt, sang sảy sạch sẽ, phơi kỹ và bảo
quản trong những chiếc ché hay gùi có nắp kín để làm giống cho năm sau.
Lúa tẻ trên rẫy có đặc điểm là chín nhanh, mau khô và rất dễ rụng. Mùa
lúa chín cũng là mùa chim chóc tìm đến phá hàng ngày. Bởi thế, việc thu hoạch
lúa đòi hỏi khẩn trương và tập trung. Do đặc tính dễ rụng nên lúa tẻ trên rẫy
được tuốt chứ không được cắt. Có hai kiểu tuốt lúa: tuốt bằng tay và tuốt bằng
thanh kẹp. Với các loại lúa tẻ khi chín rất dễ rụng trên rẫy nên ở Đắk Tô, người
Xơ Đăng dùng tay tuốt là phương cách thu hoạch tiện lợi và hiệu quả hơn cả.
Đối với lúa nếp, có đặc tính dai và rậm, người Xơ Đăng thu hoạch bằng thanh
kẹp và nhíp.
Nông cụ thu hoạch bao gồm gùi lớn để tuốt và vận chuyển lúa, thanh kẹp
tre để tuốt lúa và nhíp để cắt lúa.
2.1.2. Ruộng nước
Cho đến nay, ruộng nước là hình thức trồng trọt chiếm vị trí thứ hai sau
nương rẫy. Ở người Xơ Đăng tồn tại cả hai hình thức ruộng nước: Ruộng trâu
quần và ruộng cày bừa:
2.1.2.1. Ruộng nước trâu quần
Ruộng nước trâu quần là hình thức làm ruộng cổ xưa, có mặt sớm nhất ở
Tây Nguyên. Ruộng nước trâu quần chỉ tồn tại ở những chỗ sình lầy, quanh năm
32
đọng nước. Đất phải được làm mềm và nhuyễn trước khi gieo trồng bằng
phương pháp dùng sức trâu hay sức người quần, dẫm, đạp. Người Xơ Đăng gọi
cách làm ruộng này là “ruộng”.
Kỹ thuật làm ruộng trâu quần ở các nhóm tộc người Xơ Đăng này khá
thống nhất. Ở những chỗ sình lầy, người Xơ Đăng dùng dao và cuốc dọn sạch
cỏ, cây và củi mục. Tùy theo địa hình mà người Xơ Đăng san đất, đắp bờ tạo nên
những đám ruộng sình (diếc đác klaang hay déc đác kpô chua) với diện tích nhỏ
to khác nhau, thường là khoảng vài trăm đến hàng nghìn m2
. Ruộng chỉ được
làm một vụ, trùng với mùa mưa, từ tháng năm đến tháng mười lịch địa phương.
Sau mỗi vụ thu hoạch, đất được bỏ hóa qua mùa khô trong trạng thái cạn nước
nhưng sình lầy. Khoảng vào tháng tư người Xơ Đăng bắt đầu làm cỏ quang mặt
ruộng bằng tay hoặc dao nhổ. Đến đầu tháng năm, những trận mưa đầu trút
xuống, nước trong ruộng đã đủ, đồng bào tiến hành làm cho đất mịn và nhuyễn,
dùng trâu đàn quần dẫm (rô pô) kết hợp với người sục (chua, lác). Việc này
được cố gắng hoàn thành trong một ngày. Thường thì đến vụ quần ruộng hai hay
nhiều gia đình góp trâu vào làm đổi công cho nhau. Điều khiển đàn trâu là những
người đàn ông. Ở đây, con người không chỉ đơn thuần điều khiển trâu, mà còn
có vai trò cùng trâu sục nát đất.
Khi làm đất đã hoàn tất, người ta tháo nước vào ruộng để hôm sau có thể
gieo. Lúa giống được gieo thẳng như ném mạ cho đều trên mặt ruộng, không qua
xử lý cho nảy mầm và không qua làm mạ. Sau khi gieo vài ngày, thấy lúa nảy
mầm, người Xơ Đăng cho một lượt nước láng qua mặt ruộng. Khi lúa được
khoảng một tháng đến tháng rưỡi, mực nước trong ruộng được giữ cố định khoảng
từ 4 đến 6 phân. Khi lúa được hai tháng tuổi, người Xơ Đăng tiến hành tỉa bớt ở
các khóm lúa mọc dày cấy sang những chỗ lúa bị chết hay mọc thưa, mật độ
khoảng từ 10 đến 15cm.
Việc làm cỏ ít được quan tâm.Lúa ruộng không được bón phân. Đất ruộng
được vun bằng tro cỏ đốt tại ruộng hàng năm, hoặc bằng tro đốt cây, lá mang từ
nơi khác đến, hoặc chất mùn từ trên núi theo mưa xuống.
33
Đến mùa thu hoạch, đàn ông gặt lúa, đàn bà dùng chân dẫm vò lúa trong
những cái nong to (knoong tih).
Tuy được canh tác vào mùa mưa, chủ yếu trông vào nước trời. So với
nương rẫy, năng suất ruộng trâu quần không cao hơn bao nhiêu nhưng do công
bỏ ra ít hơn nên năng suất lao động lại cao hơn nhiều.
Có thể nói rằng ruộng nước trâu quần có vai trò khác nhau trong những
thời kỳ khác nhau. Đã có một thời kỳ các nhóm người Xơ Đăng coi đây là nguồn
sống quan trọng không kém nương rẫy. Ngày nay, do đàn trâu suy giảm và do
tính ưu việt của các loại hình ruộng nước khác nên vai trò và vị trí của ruộng trâu
quần ngày càng mờ nhạt, ít có điều kiện tồn tại.
2.1.2.2. Ruộng nước dùng cày bừa
Ruộng dùng cày bừa xuất hiện sau, có thể bị ảnh hưởng của người Lào,
người Chàm, hay người Việt. Tuy nhiên, do tính ưu việt nhiều mặt của nó, càng về
sau, hình thức làm ruộng này càng chiếm vai trò quan trọng hơn so với ruộng
trâu quần.
Trong làm ruộng cũng có phần tương tự như trong làm rẫy, đồng bào đắp
đập (knung), ngăn nước suối chảy vào các con mương (hno) để đưa nước vào
ruộng. Công cụ làm đất đơn giản, chỉ có chiếc cuốc. Vụ làm ruộng được bắt đầu
từ việc cuốc đất lật lên phơi cho đất ải. Công việc này được thực hiện từ sau khi
gặt vụ năm trước. Mùa xuân đến, đồng bào tháo nước vào ruộng, người ta gieo
mạ xuống ruộng mạ. Khi cây mạ mọc được 4 lá thì nhổ mạ lên rồi đem cấy
xuống ruộng. Ít khi gieo sạ lúa. Lúa chỉ được canh tác một vụ trong một năm.
Sau khi cấy, đồng bào ít chăm sóc cây lúa. Cấy thưa, lúa chỉ được làm cỏ qua loa
bằng tay và không được bón phân, không phải bảo vệ như lúa nương. Công cụ
làm ruộng nước trước đây chỉ là chiếc cuốc bằng gỗ. Về sau này có dùng cuốc
lưỡi sắt. Ruộng chủ yếu trông vào nước trời mà không được làm thủy lợi. Vai trò
của lao động nữ vẫn là ưu thế. Nam và nữ cùng tham gia khai phá đất thành các
thửa ruộng, cùng nhau làm đất, nhưng sau đó các công việc gieo trồng, làm cỏ
34
lúa, gặt lúa, phơi thóc, làm sạch thóc và vận chuyển thóc về kho đều chủ yếu
dành cho nữ.
Trong lịch sử làm ruộng nước, gieo thẳng là kỹ thuật có trước, gieo cấy là
kỹ thuật có sau. Gieo thẳng trên ruộng nước là cách gieo trồng đơn giản, thích hợp
với trình độ sản xuất và công cụ thấp, trong điều kiện đất rộng, người thưa, có thể
trồng trọt quảng canh, nặng về khai thác tự nhiên, gần với kỹ thuật làm rẫy, khác
với làm mạ cấy, là cách gieo trồng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trong điều kiện đất chật
người đông.
2.1.3. Vườn
Trong tiếng Việt, khái niệm vườn dùng để chỉ mảnh đất trồng trọt của mỗi
gia đình, thường là nằm quanh nhà, nếu là vườn đa canh cây tự cấp, tự túc và
nằm quanh làng hoặc ngoài đồng nếu là vườn chuyên canh cây hàng hóa.
Bên cạnh làm rẫy, làm ruộng, từ xưa các cư dân Xơ Đăng đã biết làm
vườn (tmấc). Có ba loại vườn:
Loại thứ nhất: Vườn trên rẫy, xen canh gối vụ cùng lúa và hoa màu (lúa
được trồng vào chính giữa cùng các cây quý và được bảo vệ bằng hàng rào, cây
trồng xung quanh gồm các loại rau đậu, hoa màu, gần đây là sắn).
Loại thứ hai: Vườn chuyên canh ở cách xa làng, trồng các cây để dệt
(bông, gai, lanh, chàm), thuốc lá, gia vị, cây ăn quả, mía,… loại vườn này được
xem như một nguồn quan trọng cung cấp các thực phẩm và nhu yếu phẩm cho
gia đình, thường được gọi là diang brạ, đêu.
Loại thứ ba: Vườn cạnh nhà khá phát triển (tđum hay ktrum), trồng các
cây ăn quả dài ngày và lấy bóng rợp. Đồng bào còn trồng một số cây gia vị, rau,
thuốc lá,… Ở những mảnh đất được đưa lên cao bằng bốn chiếc cọc để tránh bị
gia súc quấy phá.
Việc làm vườn thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Đây là những mảnh
đất canh tác được sử dụng liên tục, được chăm sóc và rào dậu cẩn thận. Công cụ
làm vườn là chiếc cuốc con truyền thống, chiếc thuổng, đôi khi là gậy chọc lỗ
đầu bịt sắt hay chiếc cuốc to hiện nay.
35
Xét về hiện trạng và xu thế, cơ cấu cây trồng trong vườn rất phong phú.
Tuy nhiên, hiện nay cây làm sợi giảm đi nhiều do nghề dệt vải đã mai một.
2.2. Chăn nuôi
Ngoài việc trồng trọt, người Xơ Đăng cũng chú trọng đến việc chăn nuôi
gia súc, gia cầm.
2.2.1. Chăn nuôi gia súc
Vật nuôi truyền thống bao gồm các loài gia súc như: trâu, bò, heo (lợn),
dê, chó,… Ngày trước, gia súc lớn chỉ có trâu được nuôi nhiều và rất được coi
trọng. Bởi con trâu được coi là biểu tượng cho sự giàu sang, đồng thời cũng có
giá trị rất lớn khi cần trao đổi mua bán những vật quý giá trong gia đình. Về sau,
đàn bò phát triển mạnh hơn và đàn trâu ngày càng suy giảm, thậm chí hiện nay
có những thôn chỉ còn vài con hoặc hoàn toàn vắng bóng trâu. Các sản phẩm
chăn nuôi trước đây chủ yếu dùng làm vật hiến sinh cho các lễ cúng diễn ra trong
năm hoặc dùng để trao đổi chứ ít khi giết thịt để cải thiện bữa ăn hàng ngày,
càng không nhằm mục đích cày kéo hay lấy phân cho trồng trọt. Ngày nay, do
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng từ lúa cạn sang sản xuất lúa nước nên
việc chăn nuôi chủ yếu sử dụng làm sức kéo, cày bừa,… nhằm phục vụ cho đời
sống sinh hoạt hàng ngày.
Gia súc ở đây, đồng bào Xơ Đăng chăn thả theo lối tự nhiên. Ban ngày,
trâu bò được thả ra rừng để ăn cỏ, gần tối mới đi tìm và lùa về nhà nhốt chuồng.
Trong mùa nông nhàn, trâu, bò được thả rông, tự kiếm ăn trong rừng, đến mùa
sản xuất mới đi tìm dắt về nhà nuôi chuồng.Việc chăn nuôi trâu, bò theo phương
thức thả rông, ít chăm sóc dẫn đến đàn gia súc bị thiếu thức ăn, dịch bệnh, thiếu
sức kéo,...
So với trâu và bò, lợn được nuôi nhiều hơn. Lợn cũng nuôi thả rông, nhất
là sau khi đã thu hoạch mùa màng và trước khi gieo trồng vụ mới. Thức ăn
thường là cây chuối rừng, các loại rau rừng.
36
2.2.2. Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm như: gà, vịt, mang tính phổ biến trong các gia đình
người Xơ Đăng. Việc chăn nuôi gia cầm được thực hiện chủ yếu theo phương
thức chăn thả ra ngoài rừng xung quanh nhà tự kiếm ăn, tối lùa về chuồng.
Những con vật nuôi này thường nhằm vào hai mục đích:
Thứ nhất: phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng;
Thứ hai: sử dụng làm thực phẩm trong các lễ hội: cưới xin, ma chay, lễ bỏ
mả,…Chính vì vậy mà số lượng của gia cầm phụ thuộc vào mục đích sử dụng
của từng gia đình. Ở người Xơ Đăng, việc chăn nuôi gia cầm vẫn mang tính chất
tự phát lẻ tẻ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình.
2.3. Khai thác nguồn lợi tự nhiên
2.3.1. Hái lượm
Đây là một hoạt động thường xuyên và có ý nghĩa kinh kết vô cùng quan
trọng trong đời sống của người Xơ Đăng trước đây. Có thể nói, sản phẩm hái
lượm có mặt hằng ngày trong mỗi gia đình, đặc biệt để dùng làm thức ăn và để
làm thuốc chữa bệnh. Hái lượm thực vật phản ánh một mảng lớn về sự thích nghi
với môi trường rừng và việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng của người
Xơ Đăng, đồng thời là một phần trong truyền thống bao gồm những tri thức bản
địa phong phú và đầy tính thực tiễn của cộng đồng người Xơ Đăng. Ngay cả
ngày nay, dù rừng đã giảm nhiều và trong lối sống đã bớt đi sự phụ thuộc rừng,
nhưng hái lượm vẫn giữ vị trí đáng kể đối với phần đông các gia đình người Xơ
Đăng. Như một sự phân công tự nhiên, trong khi việc săn bắt do nam giới đảm
nhiệm, thì nữ giới lại có ưu thế hơn hẳn trong hoạt động hái lượm. Việc hái lượm
có thể thực hiện theo kiểu tranh thủ kết hợp khi đi làm rẫy, đi rừng, hoặc cũng có
khi dành cả buổi, cả ngày đi hái lượm.
Sản phẩm là những loại thức ăn thực vật rất đa dạng và phong phú, bao gồm
các loại rau, măng, nấm, quả, củ,… Đây là nguồn lương thực, thực phẩm bổ trợ hữu
ích cho người Xơ Đăng vào những ngày giáp hạt hay những năm mất mùa.
37
2.3.2. Đánh bắt cá
Cá là một nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Xơ Đăng, dùng để
cải thiện bữa ăn hằng ngày, để làm lễ vật và thức ăn trong những dịp cưới xin, lễ
hội. Trước kia sông suối trong vùng có nhiều cá, thời nay được coi là đặc sản ở
vùng người Xơ Đăng.
Người Xơ Đăng có nhiều hình thức bắt cá: chài, lưới, câu, đơm, xúc bằng
vợt, đâm bằng đinh 2, đinh 3, dựng chặng ngang suối để hứng cá. Đến nay, do sự
đánh bắt thái quá của con người suốt nhiều năm trước đây, đặc biệt là sử dụng
hình thức đánh bắt theo kiểu tiêu diệt đại trà (dùng thuốc nổ, dụng cụ xung điện),
nên nguồn thủy sản tại chỗ đã trở nên nghèo nàn rõ rệt, sông suối không chỉ ít cá,
mà còn rất hiếm khi gặp cá lớn. Nguồn cá suy giảm trầm trọng, nên hình thức
gây độc nước để bắt cá theo lối cổ truyền hầu như đã chấm dứt trong vùng người
Xơ Đăng.
2.3.3. Săn bắn
Săn bắt đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Xơ Đăng. Săn
bắt không chỉ có phần nhằm bảo vệ mùa màng, mà còn đem lại nguồn thực phẩm
cần thiết đáp ứng nhu cầu thường ngày cũng như phục vụ các dịp sinh hoạt lễ
hội, tập tục của gia đình và của cộng đồng dân làng.
Việc săn bắt xưa kia khá phát triển bởi còn nhiều rừng rậm, với nhiều loại
chim thú; còn nay rừng đã bị giảm thiểu, ít rừng già, chim thú bị tàn sát, săn đuổi
và phiêu dạt đi, thậm chí có những loài đã hiếm hoặc ít gặp. Hơn nữa, khi Nhà
nước cấm săn bắn các loại động vật hoang dã và cấm rừng thì việc săn bắn bị
hạn chế nhằm để bảo vệ những loài động vật quý đang bị đe dọa biến mất; việc
thu súng của dân là một biện pháp nhằm thực hiện chủ trương đó.
Hình thức săn bắn cũng đa dạng. Trước những năm 90 của thế kỷ XX, có
khi cả làng cùng tham gia một cuộc vây đuổi bắt lợn rừng. Có khi một người hay
một nhóm người đi săn, có thể đem theo chó. Khi đi đặt bẫy, họ cũng thường đi
lẻ một mình, hoặc bố con hay anh em trong nhà rủ nhau cùng đi.
38
Kết quả săn bắt của người Xơ Đăng phần lớn là lợn rừng, hoẵng (mang),
sơn dương, nai, khỉ, chồn, dúi, chuột, sóc, chim, gà rừng,… Tuy có thể săn
bắn quanh năm, nhưng từ kinh nghiệm thực tế, người Xơ Đăng săn bắn sôi
nổi nhất vào mùa mưa, cũng là thời kỳ quả rừng chín rộ, thú và chim xuất
hiện nhiều và những loại thú trên cây hay xuống đất nên dễ săn bắt. Đặc biệt,
trong các tháng 9, 10, 11 và 12 (dương lịch), nam giới tập trung vào việc săn
bắt, thậm chí nhiều người ở trong rừng nhiều hơn ở nhà, cho nên việc thu
hoạch lúa rẫy dồn cả cho phụ nữ.
Đàn ông Xơ Đăng vốn giỏi săn bắn, săn bắn trở thành một thói quen và
nhu cầu của họ. Họ có nhiều kinh nghiệm đi rừng, am hiểu các loài chim
nuông trong rừng. Công cụ chủ yếu là tên nỏ, giáo và các loại cạm bẫy. Hiện
nay, chủ yếu họ chỉ săn bắt một số loại nhỏ như chim, chuột, dúi… nhằm bảo
vệ mùa màng cũng như tăng thêm nguồn thực phẩm cho gia đình.
2.4. Nghề thủ công
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp sản xuất các loại công cụ
đơn giản, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cũng là một ngành nghề quan trọng trong
tập quán mưu sinh của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô.
Các nghề thủ công truyền thống của người Xơ Đăng được hình thành từ
lâu đời, song vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp trở thành ngành kinh tế độc lập
còn bó hẹp trong khuôn khổ nghề phụ gia đình. Hoạt động của nghề thủ công
mang tính thời vụ và thường được làm vào những lúc rỗi rãi. Nhìn chung các
ngành nghề thủ công của đồng bào vẫn còn được lưu giữ, làm phong phú thêm
hoạt động kinh tế gồm các nghề như: nghề dệt thổ cẩm (nhóm Ha Lăng), nghề
rèn (nhóm Tơ Đrá), nghề đan lát (nhóm),… Các sản phẩm nghề thủ công khá đa
dạng phong phú mang đậm dấu ấn cá nhân và cộng đồng, phản ánh sâu sắc các
giá trị văn hoá dân tộc. Sản phẩm của nghề thủ công chủ yếu dùng trong sinh
hoạt hàng ngày và trao đổi giữa các làng và các nhánh trong cộng đồng người
Xơ Đăng.
39
2.4.1. Nghề dệt
Trong số những nghề thủ công truyền thống thì nghề dệt đóng vai trò rất
quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Xơ Đăng. Sản
phẩm của nghề dệt không những đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà
còn giúp họ cải thiện đời sống, bảo tồn và thể hiện được bản sắc độc đáo của dân
tộc mình. Các sản phẩm dệt khá đa dạng, gồm nhiều thể loại và màu sắc khác
nha, loại chuyên dùng trong sinh hoạt hàng ngày, đi rừng; loại chỉ sử dụng trong
các dịp lễ hội của gia đình cũng như cộng đồng.
Trước đây, nghề dệt vải khá phổ biến đối với người Xơ Đăng ở Kon Tum.
Hầu như nghề dệt vải đều có ở các nhóm cư dân Xơ Đăng, trừ nhóm Ca Dong.
Trước đây, đồng bào chủ yếu dệt vải bằng các sợi đay, gai. Các loai sợi này,
thường là sợi cây dại mọc ở trên rừng, nhưng cũng có một phần được trồng ở
trong vườn. Về sau, các nhóm: Tơ Đrá và Ha Lăng chuyển sang trồng bông kéo
sợi, dệt vải. Khổ vải dệt của người Xơ Đăng rộng từ 90 đến 120cm. Điều này có
khác với khổ vải dệt thủ công thông thường (chỉ rộng khoảng 40cm).
Vào mùa trồng bông (kpai) đồng thời với mùa trồng trỉa lúa. Họ trỉa bông
và tháng 5 dương lịch để đến thu hoạch (pí kpai) khoảng nửa năm sau (tháng 11
dương lịch)… Nghề dệt rộ lên vào tháng 12 (cuối năm). Nghề dệt vải không phải
là công việc chuyên mà chỉ tranh thủ thời gian rảnh rỗi sau khi thu hoạch lúa.
Nguyên liệu chính của dệt vải gốm có cây bông và các loại cây củ từ tự nhiên để
nhuộm màu.
Cũng như hấu hết các dân tộc bản địa khác ở Kon Tum, công cụ dệt của
người Xơ Đăng khá đơn giản, bao gồm dụng cụ để cán bông (ptah), dụng cụ
bật bông (tik mik), sa kéo sợi (truôi), khung dệt… Bộ khung dệt của người Xơ
Đăng được làm bằng gỗ và tre, gồm 12 thanh lớn nhỏ khác nhau, trong đó có
những thanh rời, có những thanh kết hợp với nhau thành từng bộ phận có tên
gọi và chức năng khác
Do cuộc sống thay đổi nhiều, điều kiện đất đai phải tập trung vào những
mục đích thiết thực khác có giá trị kinh tế cao hơn nên đất để trồng bông ngày
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mais procurados (20)

Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn QuốcSổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
 
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn QuốcSổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤ...
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
 
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAYLuận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAYLuận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
 
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao BằngLuận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
 
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáoLuận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
 
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcPhát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A LướiLuận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
 
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph... Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt namVĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
 

Semelhante a Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Semelhante a Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái NguyênLuận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đTập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
 
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đTập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
 
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồngTrò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn LaLuận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Último (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HOA SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở XÃ KON ĐÀO, HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HOA SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở XÃ KON ĐÀO, HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM Ngành: Dân tộc học Mã số: 8 31 03 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THỊ MAI PHƯƠNG Hà Nội, năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày và trích dẫn trong luận văn đều được nghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Thu Hoa
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài “Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, có hiệu quả của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân. Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học là TS. Võ Thị Mai Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Dân tộc học và Nhân học, Học viện Khoa học xã hội đã trang bị cho học viên những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập tại Học viện Khoa học xã hội. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực vùng dân tộc và miền núi - Học viện Dân tộc - nơi tôi công tác; Phòng Quản lý và đào tạo Học viện Khoa học xã hội; Khoa Dân tộc học và Nhân học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như giúp đỡ tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô, Ủy ban nhân dân xã Kon Đào, đặc biệt là đồng bào người Xơ Đăng ở xã Kon Đào... đã đón tiếp nồng hậu, giúp đỡ nhiệt tình và cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý giá để hoàn thành đề tài. Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Thu Hoa
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................13 1.2. Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................15 1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu........................................................................16 Chương 2 SINH KẾ CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở XÃ KON ĐÀO, HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM TỪ 1986 ĐẾN NAY ..........................................23 2.1. Trồng trọt.......................................................................................................23 2.2. Chăn nuôi ......................................................................................................35 2.3. Khai thác nguồn lợi tự nhiên.........................................................................36 2.4. Nghề thủ công ...............................................................................................38 2.5.Các hình thức sinh kế khác ............................................................................44 Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG Ở NGƯỜI XƠ ĐĂNG XÃ KON ĐÀO.......................................49 3.1. Một số yếu tố biến đổi trong sinh kế hiện của người Xơ Đăng....................49 3.2. Các yếu tố tác động đến biến đổi sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kun Tum ..............................................................................56 3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kun Tum...............................69 KẾT LUẬN.........................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................81 PHỤ LỤC
  • 6. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 DTTS Dân tộc thiểu số 2 NXB Nhà xuất bản 3 NTM Nông thôn mới 4 UBND Ủy ban Nhân dân 5 ODA Viết tắt của cụm từ Official Development Assistance (là một hình thức đầu tư nước ngoài) 6 WTO Viết tắt của cụm từ World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các dân tộc của huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2017 ..................17 Bảng 1.2. Các nhóm của dân tộc Xơ Đăng ở xã Kon Đào tỉnh Kon Tum năm 2018......................................................................................................................18 Bảng 3.1. Sản phẩm một số loại cây trồng xã Kon Đào năm 2018 .....................53
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế là cách thức kiếm sống của con người lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái,... Việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta. Người Xơ Đăng là một trong những tộc người sinh sống lâu đời ở Kon Tum và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là dân tộc có dân số đông nhất trong số các tộc người thiểu số ở Kon Tum, gồm 26.570 hộ (122.045 khẩu)1 (gồm 5 nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Ca Dong và Hà Lăng. Người Xơ Đăng cư trú chủ yếu ở các huyện Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Đắk Hà, Kon Plong và một số cư trú ở huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Ngọc Hồi và huyện Đắk Glei. Ở huyện Đắk Tô, người Xơ Đăng tập trung khá đông, đặc biệt là nhóm Xơ Teng, trong đó tập trung đông ở xã Kon Đào. Người Xơ Đăng ở đây đã lựa chọn cho mình các hoạt động mưu sinh phù hợp, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên,… từng bước đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Hiện nay, dưới tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội chung và sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào có sự biến đổi, đem lại diện mạo mới cho người Xơ Đăng ở đây. Từ nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum”. Qua nghiên cứu, đề tài mong muốn làm rõ sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở xã Kon 1 Theo số liệu của Ban dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017
  • 9. 2 Đào, huyện Đắk Tô trong sự so sánh với truyền thống. Từ đó, nhằm đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả hoạt động mưu sinh trong truyền thống và kết hợp với các hình thức mưu sinh mới để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn cho tộc người này tại địa bàn nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu về sinh kế nói chung Ở nước ta, từ những năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã có một số công trình nghiên cứu viết về hoạt động sinh kế/ hoạt động mưu sinh đặc biệt của người dân miền núi như: “Một số vấn đề kinh tế gia đình hiện nay ở miền núi” của Nguyễn Văn Huy, đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4/1984 hay “Kinh tế hộ gia đình ở vùng đồng bào các dân tộc phía Bắc” của Lê Sỹ Giáo đăng trên Tạp chí Thông tin lý luận số 5 năm 1990, Bùi Thị Thanh Hà với “Vai trò giới trong cải thiện sinh kế của người Xơ Đăng” đăng trên Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1/2005, “Sinh kế của người Cơ Tu: Khả năng tiếp cận và cơ hội - Nghiên cứu trường hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Trần Thị Mai An, Thông báo dân tộc học năm 2005… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tộc người thiểu số ở Việt Nam có nhiều loại hình sinh kế khác nhau để duy trì cuộc sống của mình, đây cũng là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm ngày một nhiều hơn. Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo trong báo cáo cuối cùng của dự án Giám sát xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam (2001) đã khẳng định Chính phủ luôn ưu tiên cho việc phát triển khu vực vùng núi phía Bắc. Các chính sách khác nhau nhằm phát triển kinh tế xã hội đối với các tộc người khác nhau đưa lại các hiệu quả khác nhau. Các tác giả cũng chỉ ra nền kinh tế của các tộc người nơi đây mang tính thuần nông, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, dân số tăng nhanh nhưng dân trí thấp, tình trạng đói nghèo diễn ra thường xuyên và đặc biệt văn hóa đang ở trong tình trạng hụt hẫng khi cái cũ bị phá vỡ mà cái mới chưa hình thành. Đây chính là trở ngại đáng kể trong việc phát triển kinh tế của khu vực này.
  • 10. 3 Trong Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam của tác giả Trần Bình hay Luận án Tiến sĩ với chủ đề Sinh kế của người Thái tái định cư thuỷ điện Sơn La của NCS Phạm Quang Linh đã đề cập đến vai trò của từng loại hình hoạt động sinh kế khác nhau, vùng miền khác nhau, văn hoá tộc người khác nhau. Luận văn Thạc sĩ Xã hội học Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (2009) của tác giả Trương Thúy Hằng có sử dụng lý thuyết về phát triển nông thôn bền vững để nêu ra các hoạt động mưu sinh của các hộ gia đình ở Bắc Ninh và những ảnh hưởng của nó đến môi trường sống và bảo tồn văn hóa. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã khẳng định nông nghiệp không còn được coi là nguồn sinh kế chủ yếu của các hộ gia đình ở đây, họ coi hoạt động sản xuất, mua bán phế liệu là hoạt động sinh kế, đảm bảo cuộc sống hàng ngày của mình. Luận án tiến sĩ “Phương thức mưu sinh của cư dân ở xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” của Vũ Văn Tuyến (2017) đã làm rõ các hình thức đánh bắt hải sản cũng như những hình thức mưu sinh khác gắn với đánh bắt hải sản của cư dân một xã đảo của huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Tác giả đã phân tích, đánh giá các yếu tố xã hội như quan hệ gia đình, dòng họ, quan hệ chủ thuyền, bạn thuyền,… và các yếu tố văn hóa như các tri thức dân gian về môi trường biển, các kiêng kị, nghi lễ trong đánh bắt,… để thấy được mối quan hệ và tác động của các yếu tố này tới hoạt động mưu sinh. Luận án tiến sĩ “Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôn, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” bảo vệ năm 2013 của Bùi Thị Bích Lan đã đi sâu tìm hiểu cách thức kiếm sống trong trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công,… của người Kháng nơi đây trước kia và làm rõ những biến đổi trong sinh kế của họ từ Đổi mới tới nay và nguyên nhân của sự biến đổi đó. Đồng thời, luận án phân tích một cách có hệ thống và toàn diện về sự tác động của mưu sinh tới phát triển bền vững của người Kháng nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.
  • 11. 4 2.2. Các công trình nghiên cứu về người Xơ Đăng Dân tộc Xơ Đăng là một trong những dân tộc thiểu số có nền văn hóa đặc sắc, mang giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện qua các sinh hoạt, phong tục tập quán của dân tộc. Do vậy, cho đến nay đã có nhiều tác giả, nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu về tộc người này. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã nêu bật được tổng thể bức tranh sinh hoạt văn hóa của tộc người Xơ Đăng và từng nhóm Xơ Đăng vùng Kon Tum, trong đó có hoạt động sản xuất kinh tế của người Xơ Đăng. Bài nghiên cứu “Về sự phân bố cư dân, nguồn gốc tên gọi và tổ chức xã hội người Xơ Đăng ở Đông Bắc tỉnh Kon Tum” (Tây Nguyên), của tác giả Vị Hoàng, (1974, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 1, Tr. 82-88). Có nội dung: “Dân tộc Xơ Đăng có khoảng 80.000 người, sống ở tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi. Họ có 7 nhóm người địa phương. Mỗi nhóm người địa phương ở vào một vùng. Tổ chức xã hội của người Xơ Đăng là công xã nông thôn và lấy làng làm đơn vị cao nhất. Xã hội người Xơ Đăng giai cấp chưa phân hoá rõ rệt nhưng chia làm 4 tầng lớp: Tầng lớp trên; tầng lớp trung gian; tầng lớp nông dân lao động; tầng lớp tôi tớ”,… Năm 1979, tác giả Nguyễn Đình Khoa viết bài về “Hình thái nhân chủng người Ba Na và Xơ Đăng”, (Tạp chí Dân tộc học, số 3, Tr 63-71). Nội dung đề cập đến hình thái nhân chủng người Ba Na và Xơ Đăng tỉnh Gia lai - Kon Tum qua hai nội dung: 1) Hình thái nhân chủng người Ba Na và Xơ Đăng (chiều cao thân, hệ sắc tố, tóc và lông trên thân, hình thái hộp sọ, trắc diện mặt và độ dô gò má...). 2) So sánh khái quát loại hình Ba Na và Xơ Đăng (những nét tương đồng và khác biệt giữa hai dân tộc này). Với bài “Dệt thủ công của người Xơ Đăng”, của tác giả Nguyễn Thúy Trang, (1988, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 1+2, Tr 63-67) đã mô tả quy trình của nghề dệt thủ công ở người Xơ Đăng, gồm các công đoạn, trồng bông và thu hoạch, kéo sợi; nhuộm sợi; đánh sợi. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả các dụng cụ
  • 12. 5 và kỹ thuật dệt; dệt; tạo hoa văn; một số nhận xét về nghề dệt của người Xơ Đăng qua quá trình nghiên cứu. Báo cáo điền dã “Vài nét về người Xơ Đăng” (nhóm Ca Dong ở xã Trà Bui, huyện Trà My, Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), của tác giả Nguyễn Tôn Kiểm - Lần thứ nhất, (1995, Viện Dân tộc học). Giới thiệu sơ lược về người Xơ Đăng (nhóm Ca Dong) huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng về kinh tế, chăn nuôi, nghề thủ công gia đình, nhà ở, sinh hoạt văn hoá của họ. Bài nghiên cứu “Góp phần tìm hiểu nghề rèn của người Tơđra”, của tác giả Lưu Hùng, (1997, NXB Tạp chí Dân tộc học, số 4, Tr 7-17) đề cập nghề rèn là một nét văn hóa đặc sắc trong cuộc sống của người Tơđra gắn với nghề thủ công truyền thống (một trong 5 nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng). Rèn là công việc của đàn ông, phụ nữ chỉ lo việc cơm nước. Gắn liền với nghề rèn có một số kiêng cữ và lễ thức mang tính tôn giáo. Bài viết “Studies of Todra blacksmith”, của tác giả: Anthropology Review (Lưu Hùng dịch: Nghiên cứu nghề rèn của người Tơ Đrá), (2002). Bài viết ngoài việc giới thiệu về các quy trình của nghề rèn của người Tơ đrá còn miêu tả một số kỹ thuật thể hiện trình độ tinh xảo trong nghề rèn của người Tơ đrá. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia của nam và nữ trong các công đoạn - từ tìm kiếm, chế biến nguyên liệu đến làm ra các loại sản phẩm. Bài viết “Những hoạt động sản xuất kinh tế xưa và nay của tộc người Xơ Đăng Xơ Teng ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, của tác giả Pa Hùng (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam) đã đi sâu tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh tế của người Xơ Đăng xưa và nay. Các hoạt động sản xuất chủ yếu bao gồm: canh tác nương rẫy, lúa nước, chọc lỗ tra hạt trên nương, nghề rèn, đan lát,… Cũng trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum - Sở Văn hóa Thông tin Kon Tum, (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam), bài viết “Tộc người Xơ Đăng” đã giới thiệu khái quát về dân
  • 13. 6 tộc Xơ Đăng thông qua lịch sử tộc người, phong tục tập quán, văn hóa, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng của người Xơ Đăng ở Kon Tum. Bài viết “Tanprai - nghề dệt thổ cẩm của người Xơ Đăng Hà Lăng”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, của tác giả Phạm Cao Đạt (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam) tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Xơ Đăng, từ trồng bông, làm sợi, dệt vải,… Bài viết “Những kiêng kị trong lao động sản xuất và sinh hoạt của người Xơ Đăng”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, của tác giả Trần Khánh Lễ (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam). Bài viết đi sâu tìm hiểu kỹ những kiêng kị của người Xơ Đăng trong chọn rẫy, trỉa hạt, làm kho lúa, làm nhà, săn bắt và một số sinh hoạt khác. Tác phẩm “Dân tộc Xơ Đăng”, trong cuốn: Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam (quyển 2), của tác giả Hoàng Nam, (2013, NXB Văn hóa Thông tin). Phần này của cuốn sách giới thiệu khái quát về dân số, lịch sử cư trú của tộc người Xơ Đăng. Tìm hiểu về kinh tế truyền thống và văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. Kinh tế truyền thống được xem xét qua các yếu tố: trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa, khai thác nguồn lợi tự nhiên,… Bài viết “Dân tộc Xơ Đăng”, trong cuốn: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), của tác giả Đặng Nghiêm Vạn - Tái bản lần thứ 2, (2014, NXB Khoa học xã hội) đã giới thiệu những nét khái quát nhất về những lịch sử tộc người, địa bàn cư trú của dân tộc Xơ Đăng. Tìm hiểu một cách toàn diện về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, kinh tế, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân gia đình,… của dân tộc Xơ Đăng. Báo cáo tổng hợp đề tài cơ sở “Biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Xơ Đăng (1980-2014)”, của nhóm tác giả: Trần Hồng Thu, Phạm Quang Linh, (2014, Viện Dân tộc học, Hà Nội). Đề tài đã nghiên cứu bao quát các nội dung chủ yếu sau:
  • 14. 7 1) Tìm hiểu đời sống kinh tế-xã hội, văn hóa của người Xơ Đăng; 2) Tìm hiểu xu thế biến đổi kinh tế - xã hội, văn hóa của người Xơ Đăng trong bối cảnh xã hội hiện nay. Ngoài ra cho đến nay, còn có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Xơ Đăng ở Việt Nam nói chung và về nhóm tộc người Xơ Đăng nói riêng như: Tác phẩm“Kho tàng sử thi Tây Nguyên. Sử thi Xơ Đăng. Măng Lăng vu cho Duông ăn cấp trâu; Duông Nâng đốt rừng”, (2011, Viện nghiên cứu Văn Hóa - Lần thứ nhất). Nội dung: Giới thiệu hai sử thi của dân tộc Xơ Đăng. Nội dung chính phản ánh cuộc sống làm nương rẫy, đánh cá, săn bắt thú rừng, xây dựng cuộc sống ấm no của người Xơ Đăng. Tác phẩm là bài ca lao động của những con người cần cù, chất phác, gian khổ nhưng vẫn vui tươi, yêu đời. Bài nghiên cứu: “Pô H'rúp - Trang phục truyền thống của người Xơ Đăng Hà lăng ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, tác giả: Phạm Cao Đạt, (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam). Nội dung: Bài viết giới thiệu khái quát về trang phục truyền thống của người Xơ Đăng: từ trang phục vỏ cây trang phục truyền thống còn tồn tại đến ngày nay của trẻ em, của đàn ông, đàn bà. Tìm hiểu những phân biệt thành phần xã hội qua trang phục. Trong cuốn “Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum” với bài“Một số lễ hội tiêu biểu của dân tộc Xơ Đăng”, tác giả Trần Vĩnh (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam). Nội dung bài viết giới thiệu chung về các lễ hội của người Xơ Đăng. Người Xơ Đăng có 10 lễ hội chính. Lễ hội của họ phụ thuộc vào vòng đời con người và quy trình sản xuất mùa vụ. Bài nghiên cứu: “Lễ hội mừng nhà rông mới của người Xơ Đăng Tơ Đrá ở Kon Tum”, trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, Nguyễn Hoàng (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam) cũng đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa của người Xơ Đăng. Nội dung đi sâu miêu tả, phân tích lễ hội mừng nhà rông là lễ hội lớn nhất và quan
  • 15. 8 trọng nhất của người Xơ-đăng. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với sự tham gia của toàn thể cộng đồng người dân trong làng. Bài “Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng”, của nhóm Xơ Teng (Đắk Tô - Kon Tum), trong cuốn: Phác thảo văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, Kim Sơn (sưu tầm), (2008, NXB Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam) một lần nữa nghiên cứu sâu hơn về lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng vào khoảng tháng 10 (dương lịch). Lễ hội chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn ăn lúa mới tại mỗi gia đình, giai đoạn uống rượu mừng lúa mới tại cộng đồng làng. Bài “Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa - vấn đề đặt ra và giải pháp”, trong cuốn: Việt Nam học lần thứ II (tập II), tác giả: Trương Minh Dục, (2014, NXB Thế giới). Nội dung bài viết tìm hiểu về quá trình "Phá thần" và "tạo thần" trong quá trình du nhập Công giáo vào đời sống tộc người Bana, Xơ đăng và Giarai. Tìm hiểu những luật tục gắn với các nghi lễ công giáo. Qua đó chỉ ra những khía cạnh của bản địa hóa và sự sáng tạo ra chữ viết của các nhà truyền giáo. Song song với truyền giáo đó là các hoạt động xã hội - từ thiện. Điểm lại các công trình trên cho thấy, các tác giả đã cho thấy những nét chung nhất về lịch sử tộc người, bản sắc văn hóa (các nghi lễ, trang phục, phong tục, tập quán,…) của người Xơ Đăng ở Tây Nguyên, song việc nghiên cứu cụ thể về sinh kế của tộc người Xơ Đăng ở một địa phương, cụ thể là xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Các kết quả trên là sự gợi mở và là những tài liệu quý báu giúp tác giả hoàn thiện đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nêu lên các hoạt động sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh KonTum, từ 1986 đến nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Những biến đổi trong hoạt động mưu sinh của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào từ Đổi mới đến nay, đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó.
  • 16. 9 Đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả hoạt động mưu sinh trong truyền thống và kết hợp với các hình thức mưu sinh mới để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn cho tộc người này tại địa bàn nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa và một số ngành nghề, dịch vụ mới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận văn được xác định là xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Trong đó chọn ra 3 thôn là: Thôn Kon Đào 1, thôn Kon Đào 2 và Thôn Đắk Lung, nơi người Xơ Đăng tập trung sinh sống đông nhất và lâu đời nhất. Phạm vi về thời gian: Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra vào 1986 thực sự trở thành cột mốc đổi mới toàn diện đất nước. Theo Văn kiện Đại hội VI, Đảng nhận định “đối với nước ta đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”. Đại hội VI đã đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên. Đây được coi là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Trên phạm vi cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam đã thu được nhiều kết quả quan trọng: tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt. Do vậy, đây là cơ sở và là nguyên nhân dẫn tới nhiều thay đổi sâu rộng trong đời sống xã hội của người Xơ Đăng nơi đây, trong đó có sự thay đổi của sinh kế. Chính vì vậy, tác giả lấy mốc năm 1986 để phân định giữa truyền thống và biến đổi về sinh kế trong luận văn.
  • 17. 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Để thực hiện luận văn này tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu sau đây: - Tư liệu điền dã Dân tộc học của học viên về hoạt động sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2018. - Nguồn tài liệu thành văn: Kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan đến sinh kế của các dân tộc nói chung và của người Xơ Đăng nói riêng. Bên cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp về địa lý dân cư, báo cáo tình hình kinh tế, xã hội và những số liệu về dân số, dân tộc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum, Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Tô và Ủy ban Nhân dân xã Kon Đào. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn Với phương pháp này tác giả thu thập, đọc và tổng hợp các thông tin và tài liệu liên quan đến đề tài luận văn như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án; các công trình nghiên cứu về sinh kế của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, còn có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện Đắk Tô, các văn bản báo cáo, thống kê, tổng hợp, hướng dẫn… của các phòng/ ban chức năng của xã Kon Đào. - Phương pháp điền dã Dân tộc học Được sử dụng để thu thập nguồn tài liệu liên quan đến đề tài trên thực địa. Trong đó thực hành các công cụ và phương pháp như: quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm… Chúng tôi đã cùng sống và trải nghiệm tại các gia đình người Xơ Đăng ở địa phương để có thể quan sát tham dự được các hoạt động mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong quá trình đó, kết hợp thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với những thông tín viên phù hợp, nhất là những người am hiểu phong tục tập quán và có
  • 18. 11 uy tín như già làng, trưởng thôn/bản, chủ gia đình,… Các đối tượng được lựa chọn đảm bảo nguyên tắc về tính đại diện cho lứa tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế và nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình điền dã, chúng tôi đã sử dụng các công cụ bổ trợ như ghi âm, chụp ảnh các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia Chúng tôi thực hiện các cuộc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực sinh kế như các chuyên gia đã từng có kinh nghiệm nghiên cứu về sinh kế/các hoạt động mưu sinh của các tộc người thiểu số ở Việt Nam; cán bộ khuyến nông, cán bộ phụ trách mảng nông, lâm nghiệp của huyện, xã, các già làng, trưởng bản,… từ đó thu thập những ý kiến, đánh giá chuyên sâu và những kinh nghiệm của họ về vấn đề nghiên cứu tại địa bàn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là một nghiên cứu một cách có hệ thống về sinh kế của dân tộc Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Dựa trên những nguồn tư liệu, đề tài làm rõ sinh kế của người Xơ Đăng - các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cuộc sống của tộc người. Đồng thời, khẳng định những giá trị sinh hoạt văn hóa tốt đẹp, những mặt còn hạn chế, lạc hậu trong hoạt động sinh kế của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ việc nghiên cứu sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum từ 1986 đến nay. Tác giả đưa phân tích các yếu tố tác động đến sự biến đổi của các hoạt động sinh kế ở người Xơ Đăng nhằm đưa ra những chủ trương, giải pháp để phát triển các hoạt động sinh kế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Xơ Đăng cũng như các dân tộc anh em cùng sinh sống ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
  • 19. 12 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cơ cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu Chương 2: Sinh kế của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum từ 1986 đến nay Chương 3: Các yếu tố tác động đến sự biến đổi của các hoạt động sinh kế và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững ở người Xơ Đăng xã Kon Đào
  • 20. 13 Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận Một số khái niệm Để phục vụ cho việc nghiên cứu về nội dung của đề tài nghiên cứu, trước hết luận văn đi sâu tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến đề tài như sinh kế, hoạt động mưu sinh, biến đổi và biến đổi sinh kế và phát triển bền vững. Khái niệm sinh kế Do sinh kế là hoạt động quan trọng trong đời sống con người và xã hội loài người nên khái niệm này rất được chú trọng và xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, học giả Robert H. Lavenda đưa ra khái niệm rằng “Khi nói đến sinh kế là hàm ý con người phải làm gì để có được của cải vật chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống”. Đây là khái niệm được sử dụng nhiều hơn cả. Theo DFID (Bộ phát triển quốc tế Anh) thì “sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người”. Theo từ điển Tiếng Anh Oxford năm 1971, sinh kế là “phương tiện sinh sống, duy trì, nuôi dưỡng, đặc biệt kiếm được, có được, tạo được, tìm kiếm được một sinh kế” (Sorensen và Olwig, 2002, tr.3). Theo Từ điển tiếng Việt “Sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống” việc làm, kế sinh nhai, cách kiếm sống (Từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT,1999). Trong nghiên cứu này, sinh kế được hiểu là hoạt động tất yếu của con người để tồn tại, thể hiện qua cách thức mà con người tác động vào tự nhiên, môi trường để tạo ra của cải vật chất nhằm đảm bảo cuộc sống của mình. Sinh kế cũng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống (văn hóa vật chất), văn hóa xã hội (cấu trúc, thiết chế, các quan hệ xã hội) và văn hóa nhận thức (tri thức, tín ngưỡng, tôn
  • 21. 14 giáo, ngôn ngữ…). Mặt khác, sinh kế còn có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội), có giao lưu, tiếp nhận và trao đổi với các cộng đồng khác. Hay nói cách khác, phương thức sinh kế sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái, văn hóa, tâm lý và xã hội của nhóm người hay các cộng đồng người. Chính điều đó làm cho văn hóa cũng như sinh kế tộc người luôn có những thích ứng để sinh tồn và phát triển. - Phương thức mưu sinh: Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Phương thức có nghĩa là phương pháp, cách thức; mưu sinh là làm ăn, làm việc để sống. Như vậy phương thức mưu sinh là cách thức làm ăn, làm việc để sinh sống của con người. - Biến đổi sinh kế: Là thuật ngữ mới xuất hiện gần đây trong các nghiên cứu về sinh kế, trong các công trình nghiên cứu của Champer, Ashley và D. Carney đã đưa ra các chỉ số và khung phân tích về biến đổi khung sinh kế như sau: Biến đổi về cơ cấu thu nhập; Biến đổi về phân công lao động; và trong nghiên cứu về sinh kế nông thôn, còn có thêm một chỉ số nữa: Quá trình chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp (dịch vụ, làm thuê, công chức…) Biến đổi là quy luật tất yếu trong hoạt động sinh kế của con người. Trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, dưới tác động của nhiều yếu tố như các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, sự biến đổi của sinh kế của các tộc người ngày càng trở nên sâu sắc và rộng khắp. Chính vì thế trong khuôn khổ của luận văn, ngoài đề cập đến những hoạt động mưu sinh của người Xơ Đăng trước kia như thế nào, chúng tôi luôn xem xét đến sự biến đổi đó trong bối cảnh cụ thể. - Sinh kế bền vững: Tác giả Chambers và Conway cho rằng sinh kế bền vững khi nó được phát huy hết tiềm năng của con người để từ đó sản xuất ra của cải vật chất và duy trì phương tiện kiếm sống ổn định cuộc sống của họ. Sinh kế bền vững phải có khả năng đương đầu và vượt qua các áp lực cũng như sự thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc các sinh kế khác.
  • 22. 15 1.2. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết về sinh thái văn hóa Lý thuyết sinh thái văn hóa xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỷ trước, thuật ngữ do một số nhà nhân học người Mỹ khởi xướng như: M. Beits, Andrew Vayda, Royppaport,… Lý thuyết này nhằm giải thích mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa môi trường tự nhiên và văn hóa. Mỗi văn hóa hình thành tồn tại đều là sự thích nghi với môi trường sinh sống, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Hiểu văn hóa theo nghĩa rộng gồm cả sinh kế, có thể quan niệm có mối chặt chẽ giữa môi trường tự nhiên với sinh kế, trong đó, môi trường quy định sinh kế, môi trường tự nhiên nào sẽ tạo ra sinh kế đó. Ngày nay, trong các xã hội tiền công nghiệp, sinh thái quy định sinh kế… Sinh kế là văn hóa nên các sinh kế được hiểu bình đẳng với nhau, được tôn trọng như nhau, không có sinh kế lạc hậu, sinh kế văn minh. - Lý thuyết về biến đổi văn hóa Lý thuyết biến đổi văn hóa xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỷ XX, do nhà dân tộc học người Mĩ J. H. Stewward khởi xướng, qua công trình “Lý thuyết về biến đổi văn hóa, phương pháp luận về tiến hóa đa hệ”, xuất bản năm 1955. Tác giả luận văn vận dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa nhằm giải thích nguyên nhân và thực trạng biến đổi văn hóa sinh kế nơi đây. Bởi văn hóa không biến đổi tự phát và hỗn loạn, trái lại, văn hóa luôn biến đổi tự giác và có chọn lọc, theo hướng văn hóa nội tại giữ lại yếu tố tích cực, hợp thời, phản ánh bản sắc tộc người, đào thải yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tiếp thu và bản địa hóa yếu tố nhân văn, phù hợp; chối bỏ yếu tố tiêu cực, xa lạ. Quy luật biến đổi văn hóa này là cơ sở cho định hướng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998).
  • 23. 16 1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Kon Đào là một xã thuộc khu vực II của huyện, cách trung tâm thị trấn Đắk Tô khoảng 7km về phía bắc. Xã Kon Đào có diện tích khoảng 33,61 km², dân số năm 2017 là 3897 người, mật độ dân số đạt 116 người/km². Địa phận xã Kon Đào trải dài từ 14o 43’ 0” vĩ độ Bắc và từ 107o 50’ 20” độ kinh Đông. Phía bắc giáp xã Đắk Trăm và xã Văn Lem, phía nam giáp xã Tân Cảnh và Thị trấn Đắk Tô, phía đông giáp xã Văn Lem, phía tây giáp xã Ngọc Tụ và xã Đắk Trăm. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên xã Kon Đào là 3361,01 ha. Trong đó, đến năm 2017, đất sản xuất nông nghiệp là: 2166,15 ha chiếm 64,45%; đất lâm nghiệp là: 530,69 ha chiếm 15,79%; đất nuôi trồng thủy sản là: 7,87 ha chiếm 0,23%; đất chuyên dùng là 469,74 ha chiếm 13,98%; đất ở là: 64,84 ha chiếm 193%. Đất đai, địa hình trên địa bàn xã cơ bản thích nghi với nhiều loại cây trồng vùng nhiệt đới, á nhiệt đới như: cây cà phê, cây cao su, cây bời lời, cây mì,… Tài nguyên nước: Tài nguyên mặt nước được phân bố chủ yếu trên 3 lưu vực của các sông chính: Đắk Tờ Kan, Pô Kô, Đắk Pờ Xi. Lượng mưa bình quân từ 2.400-2.600 mm/năm nên nguồn nước mặt rất lớn. Các con sông này là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất, có nhiều tiềm năng để xây dựng và phát triển các công trình thủy điện, thủy lợi, cấp nước. Tài nguyên khoáng sản: huyện Đắk Tô có nguồn khoáng sản đá, cát, sỏi xây dựng, đất sét,… Ở Kon Đào có suối nước khoáng Đắk Rơ Nga. Về du lịch: huyện Đắk Tô có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: Rừng thông thị trấn Đắk Tô, suối nước nóng Kon Đào, thác Đắk Lung. Kết hợp du lịch gắn với tham quan di tích lịch sử Chiến thắng Đắk Tô và các lễ hội dân tộc của Bắc Tây Nguyên.
  • 24. 17 1.3.2. Dân cư và thành phần dân tộc nghiên cứu Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum năm 2017, dân số toàn huyện Đắk Tô có 44.586 người, mật độ dân số là 90 người/km2. Trong đó, tỉ lệ các thành phần dân tộc của huyện được thể hiện như sau: Bảng 1.1. Các dân tộc của huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2017 STT Thành phần dân tộc Hộ Khẩu (Người) 1 Kinh 5.034 19.040 2 Gia-rai 2 5 3 Ba-na 1.209 4.722 4 Xơ-đăng 3.239 16.112 5 Gié - Triêng 51 158 6 Tày 151 518 7 Nùng 97 428 8 Thái 137 541 9 Mường 73 245 10 Thổ 10 41 11 Sán Dìu 3 8 12 Sán Chay 1 3 13 Mnông 2 12 14 Dao 4 6 15 Hoa 8 30 16 Khơ Me 5 22 17 Cor 1 1 18 Hrê 533 2.684 19 Ra Glai 1 2 20 Co-ho 2 4 21 Ê-đê 1 3 22 Tà-ôi 0 1 Tổng cộng 10.564 45.828 (Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017). Số liệu bảng trên cho thấy, người Kinh có số lượng đống nhất, chiếm 42,703%, thứ hai là người Xơ Đăng chiếm 36,13%, thứ ba là người Ba Na với 10,59%, tộc người Hrê là 6,01%, tộc người Thái 1,21%. Trong đó, dân tộc Kinh
  • 25. 18 sống tập trung tại trung tâm các phố, chợ, thị trấn của huyện làm nghề buôn bán kinh doanh. Tộc người Xơ Đăng sống tập trung ở các xã, thôn; đồng bào có tập quán canh tác lúa rẫy, lúa nước, trồng mì, cây bời lời,... Có số dân đông, huyện Đắk Tô có nguồn lao động khá lớn. Năm 2017, có 22.356 người trong độ tuổi lao động, trong đó 50% lực lượng trẻ, 87% lao động nông nghiệp; 6% lao động công nghiệp – xây dựng; 5% lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại; lao động nữ chiếm 48%. Tuy nhiên, số lao động được đào tạo chỉ đạt khoảng 12%, chủ yếu dưới hình thức đào tạo bồi dưỡng qua các lớp ngắn ngày nên tay nghề thấp, tập trung vào một số nghề như: nông nghiệp, trồng cây công nghiệp,... 1.3.2.1. Người Xơ Đăng ở xã Kon Đào Bảng 1.2: Người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum năm 2018 TT Tổng Dân tộc Xơ-đăng Các thôn trong xã 350 1.942 - - 1 Thôn 1 15 26 - - 2 Thôn 2 25 84 - - 3 Thôn 3 14 47 - - 4 Thôn Kon Đào 1 109 730 109 730 5 Thôn Kon Đào 2 81 521 81 521 6 Thôn Đắk Lung 84 478 82 472 7 Thôn 6 11 35 - - 8 Thôn 7 11 21 - - Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, 2017. Cho đến nay, chưa có tư liệu nào trình bày rõ về những cuộc chuyển cư của các nhóm dân tộc Xơ Đăng. Các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra thông tin chung đây là một trong những cư dân Môn - Khơ me đã có mặt sớm nhất trong các cư dân ở miền Bắc Tây Nguyên. Nhưng họ chưa đưa ra được vào thời gian nào, vì sao các nhóm Xơ Đăng lại phải lên vùng núi cao để cư trú. Theo tích cũ kể về nguồn gốc tộc người, từ người Ca Dong, Tơ Đrá, Xơ Teng đến người
  • 26. 19 Ha Lăng, Mơ Nâm,… cho rằng thủy tổ của mình là một người đàn bà cùng con chó sống sót sau một trận lụt khủng khiếp đã kịp chạy thoát lên một trong những ngọn núi cao không bị ngập nước ở trong vùng. Lịch sử của họ trong các trường ca, các truyền thuyết, vẫn được kể lại gắn với các ngọn núi như Ngọc Ang (gần Ngọc Linh) trong truyện của người Xơ Teng ở Đắk Tô; núi Giang Mo Rai, ngọn núi ở phía tây thị xã Kon Tum, có hồ nước Đnâu, hay núi Ngọc Cu trong truyện của người Ha Lăng; núi Ngọc Ang cao chót vót hơn tất cả các dãy núi khác thuộc dãy Ngọc Linh trong truyện của người Tơ Đrá; núi Rơ Cô giáp xã Hiếu và xã Pne ở Đông Bắc huyện Kon Plông; núi Ngọc Bum ở xã Măng Cành trong truyện của người Cà Dong ở Ngọc Têm (Kon Plông); ngọn núi Hòn Bà (Mul Con Ót hay Leng Ót trong truyện của người Ca Dong ở Trà My... Các nhóm địa phương trong cộng đồng Xơ Đăng có những nét chung nhất về ngôn ngữ, về nhân chủng và văn hóa. Nhưng mỗi nhóm vẫn giữ được những sắc thái riêng biệt. Nhóm Xơ Teng tập trung đông ở huyện Đắk Tô, họ tự nhận là Xơ Teng, Xteng, Hđăng, Rtiêng tùy theo từng vùng mà tên gọi chệch đi. Có tác giả gọi là Kătng, Kon Lan, Duăn và coi đó là những tộc người khác nhau. Thật ra, tên Kom Răng không thấy trên thực tế. Kon Lan là chỉ tên làng. Tên Duăn đáng chú ý vì cũng là tên các cư dân miền núi miền Nam và dân tộc Khơ me gọi người Việt. Tơ Đrá (Tơ trá, Hđrá): tự nhận là Tơ trá, cũng bị phiên âm theo nhiều cách khác nhau như: Deđrab, Xơđrab, Towtrah, C’trá, Sơra,… sinh sống ở vùng giáp ranh giữa ba huyện Đăk Glây, thị xã Kông Tum và Kông Plông. Mơ Nâm: thường bị lẫn với người Bơ Nâm, một tên gọi có tính miệt thị để chỉ những nhóm Ba Na chậm tiến hơn, ở vùng cao hơn. Người Mơ Nâm có nhiều nhất ở huyện Kông Plông. Ca Dong: là tên tự gọi của người Ca Dong của các bộ phận ở huyện Sa Thầy và Kông Plông. Tên này chỉ mới được phổ biến rộng rãi với người Ca Dong ở huyện Trà My (trước là Duăn), một cư dân trước đây được gọi bằng một
  • 27. 20 tên chung với tên của nhóm Duăn. Trước đây, còn được ghi lệch đi là Hejung, Hayan, Sayan, hay được phiên là Kyon, Kayông, Kagiương. Hà Lăng: là nhóm di động nhiều nơi, cư trú ở vùng giáp ranh nên ở các địa phương lại mang những tên phiên âm hơi khác, tuy tên có ý thức thống nhất là một nhóm, nhưng ở từng địa phương lại mang những tên phiên âm hơi khác. Họ tự nhận là Xơ Lang, Xa Lăng. Có vùng như ở xã Đắk Na, huyện Đắk Tô, do tên gọi và phong tục gần giống người Xơ Teng (ở đó người Xơ Teng tự nhận là Xtang và được các cư dân trong vùng gọi là Xlang như người Hà Lăng), nên hai nhóm này gần như là một. Ngược lại, ở huyện Sa Thầy, giữa họ và người Ca Dong hầu như không có sự phân biệt. Bộ phận gần thị xã Kon Tum phong tục lại gần gũi với người Ba Na. Thường có những từ để phân biệt giữa những người ở trên cao và người ở dưới thấp. Như người Tơ Đrá gọi người Xơ Teng là Xitâng “người ở vùng núi cao” để phân biệt với người Ha Lăng được goi là Xi Lang “người ở dưới thấp”. Họ cũng được gọi là người Ca Dong với tên tương tự như người Ha Lăng. Ở Mường Hoong và xung quanh, có nhóm Tà Trĩ hay Tơ Trẽ, xưa ở vùng phát nguyên song Ttranh, về sau di chuyển đến vùng phát nguyên sông Đắk Mi dưới chân núi Ngọc Linh. Tên Tà trĩ do cư dân xung quanh gọi họ với ý nghĩa là nhóm không cùng gốc, không cùng tiếng nói. Họ chấp nhận tên gọi này và bỏ tên cũ: Brile (hay Gung Nue hoặc Nual). Nhóm này cư trú kề cạnh người Xơ Đăng nên tự nguyện nhập vào tộc người này. Đó cũng là tình trạng của nhóm Châu ở cạnh đó. 1.3.3. Một vài nét về kinh tế, xã hội và văn hóa của người Xơ Đăng Về đặc điểm kinh tế: Ngoài dân tộc Kinh sinh sống với các hoạt động kinh tế phát triển, sản xuất chính của đồng bào Xơ Đăng chủ yếu là làm nương rẫy; cây lương thực chính là lúa, ngoài ra còn có ngô, khoai, mì làm lương thực phụ và chăn nuôi, nấu rượu. Gần đây với sự vận dụng và hướng dẫn về phương thức kỹ thuật của các cơ quan, ban, ngành cùng với sự đầu tư của Nhà nước nên người Xơ
  • 28. 21 Đăng ở đây đã biết kỹ thuật canh tác lúa nước, trồng cây công nghiệp và kỹ thuật bảo vệ rừng. Về đặc điểm đời sống: Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của đồng bào dân tộc vẫn theo thói quen thả rông. Ngoài sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đồng bào dân tộc còn có một số ngành thủ công truyền thống, tuy nhiên do trình độ tay nghề còn thấp nên sản phẩm làm ra chủ yếu mang tính chất trao đổi, chưa đủ phát triển mạnh thành thị trường kinh tế. Hiện nay, những nghề này đang từng bước được phục hồi để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn các giá trị truyền thống. Do trình độ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật của đồng bào Xơ Đăng còn thấp nên phương thức sản xuất còn lạc hậu, hiệu quả lao động thấp. Mặt khác, việc sản xuất và tiêu dùng còn thiếu kế hoạch, không tính toán lâu dài nên làm cho cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn. Về văn hóa, xã hội: Đồng bào các dân tộc huyện Đắk Tô nói chung và Kon Đào nói riêng có một kho tàng văn hóa dân gian hết sức phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và mang phong cách chung của văn hóa tỉnh Kon Tum, có sắc thái sơ nguyên của nền văn hóa bản địa cổ đại ở vùng Tây Nguyên. Bản sắc, phong cách văn hóa đó được thể hiện trong sự đam mê văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của từng người dân, trong từng vật kiến trúc, trong những bản trường ca, những lễ nghi, hội hè và trong những phong tục tập quán tạo nên cho nền văn hóa của đồng bào Xơ Đăng ở Đắk Tô một sức hút mãnh liệt đối với các nhà nghiên cứu, các khách thăm quan, du lịch. Trong cộng đồng các dân tộc ở Kon Tum, làng là một cộng đồng, là một tổ chức xã hội cơ bản, nhỏ nhất và duy nhất của người DTTS. Mặc dù đã trải qua quá trình lịch sử đầy biến động với các cuộc chiến tranh loạn lạc, các loại hình tổ chức hành chính khác nhau, nhưng đến nay diện mạo làng vẫn duy trì đậm nét.
  • 29. 22 Tiểu kết chương 1 Đắk Tô là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum có 22 dân tộc anh em cùng cư trú, trong đó người Xơ Đăng chiếm 36,13%. Trong quá trình sinh sống, môi trường tự nhiên, xã hội là hai yếu tố tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và người Xơ Đăng ở Kon Đào nói riêng. Điều kiện thuận lợi về tài nguyên đất, nước, rừng và nhân lực là nền tảng phát triển nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những yếu tố không thuận lợi như địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt lại có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. Vì vậy, để mưu sinh, người Xơ Đăng ở Kon Đào có những cách ứng xử hợp lí, thể hiện sức chống chịu, khả năng thích nghi với đặc điểm tự nhiên. Điều này được thể hiện rõ trong sinh kế của tộc người, đồng thời là cơ sở tạo nên nét riêng về lịch sử hình thành, bản sắc văn hóa trong sự hòa hợp, kết nối với những tộc người khác tạo nên đời sống vật chất và đời sống tinh thần khá đa dạng, phong phú cho người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh KonTum.
  • 30. 23 Chương 2 SINH KẾ CỦA NGƯỜI XƠ ĐĂNG Ở XÃ KON ĐÀO, HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM TỪ 1986 ĐẾN NAY Sinh kế được hiểu là các hoạt động kinh tế, hay các cách thức sản xuất mà con người thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Các hoạt động kinh tế này chủ yếu được hình thành trong lịch sử dưới sự tác động của nhiều yếu tố như môi trường, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,… nơi mà con người sinh sống. Có thể bao gồm: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp,... Tùy vào các điều kiện cụ thể mà con người định hướng, sử dụng các phương thức sinh kế cho phù hợp. Đối với người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, hoạt động sinh kế chủ yếu là trồng trọt kết hợp với các hoạt động kinh tế khác như tiểu thủ công nghiệp, săn bắt và hái lượm, các ngành nghề, dịch vụ mới. 2.1. Trồng trọt Người Xơ Đăng cư trú ở vùng cao, cho nên đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt trên rẫy. Tuy nhiên, trong dân tộc Xơ Đăng, một số nhóm như: Xơ Teng, Mơ Nâm đã làm ruộng nước từ hàng trăm năm trước, theo lối canh tác dùng trâu quần ruộng. Ngày nay, dù đã có sự xuất hiện ngày càng lớn hơn của các hình thức canh tác ruộng nước và vườn, nhưng nương rẫy vẫn là nguồn thu nhập lương thực chính của đa số các tộc người nơi đây, cũng như ảnh hưởng của nó vẫn còn đậm sâu và chi phối mọi mặt đời sống của họ. 2.1.1. Nương rẫy Nương rẫy là hai từ tiếng Việt, được dùng phổ biến trong đời sống và trong nghiên cứu trồng trọt ở các vùng đất có độ cao, dốc. Nương là từ dùng phổ biến ở miền Bắc, rẫy là từ dùng phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Nương và rẫy đều có nội hàm chỉ hình thức trồng trọt dựa trên cơ sở: chặt rừng, đốt cây lấy tro trồng trọt ở các sườn núi dốc của các tộc người miền núi. Do vậy, nương và
  • 31. 24 rẫy có thể coi là những từ đồng nghĩa, được dùng, được hiểu tương đương nhau, có chăng nương và rẫy chỉ là cách diễn đạt khác nhau của cùng một khái niệm. Vì vậy, nương hay rẫy được hiểu như một thuật ngữ trồng trọt, là “Những mảnh đất canh tác do chặt cây, đốt rừng mà có, nhìn chung không sử dụng vĩnh viễn, không liên tục, có thời gian bỏ hóa, trong điều kiện dân số gia tăng quá mức cho phép, từ du canh sẽ dẫn đến du cư”. Rẫy ở người Xơ Đăng chỉ có một loại, gọi là diếc hay dếc. Khác với trên ruộng nước, trên rẫy thực hiện nhiều loại cây trồng khác nhau. Lúa là loại cây trồng chính. Lúa rẫy thuộc loài lúa cạn, cùng với lúa nước là các cây trồng bản địa, phân biệt với lúa nước bởi những đặc tính sinh học riêng. 2.1.1.1. Lịch nông nghiệp Từ trước đến nay người Xơ Đăng đã lấy rẫy làm nghề sinh sống chủ yếu. Trải qua quá trình làm rẫy lâu dài, những kinh nghiệm và thói quen dần trở thành truyền thống, họ đã tạo nên hệ thống nông lịch theo chu kỳ: TT Tháng Công việc 1 Tháng thứ nhất Dọn rẫy bắp, trỉa bắp, mì, đỗ, thuốc lá, bầu bí 2 Tháng thứ hai Chọn rẫy trồng lúa, phát rẫy; trồng bắp đợt hai, trồng môn, khoai, mì, bí. Chuẩn bị công cụ 3 Tháng thứ ba Phát rẫy, đốn cây; trồng bắp, kê, khoai, đậu, lạc. Chuẩn bị công cụ 4 Tháng thứ tư Đốt, dọn rẫy. Bắt đầu trỉa lúa, thu bắp 5 Tháng thứ năm Đốt rẫy lớn, trỉa rẫy. Làm tròi ở rẫy 6 Tháng thứ sáu Làm cỏ. Rào nương 7 Tháng thứ bảy Làm cỏ. Rào nương. Đặt bẫy, chông, thò 8 Tháng thứ tám Làm gùi, giỏ, đan phên phơi lúa, sửa hoặc dựng kho lúa 9 Tháng thứ chín Suốt lúa 10 Tháng thứ mười Suốt lúa 11 Tháng thứ mười một Tháng ăn chơi, nghỉ ngơi. Trồng bắp vụ xuân. 12 Tháng thứ mười hai Tháng ăn chơi, nghỉ ngơi. Trồng bắp vụ xuân. Nguồn: Tư liệu điều tra tại xã Kon Đào, huyện Đắk Tô tháng 6/2018
  • 32. 25 Lịch này tính theo lịch địa phương. Lịch này chênh với lịch Dương lịch khoảng từ hai đến ba tháng, xê dịch cụ thể theo từng nhóm và từng địa phương có thời tiết, khí hậu khác nhau. Lịch nông nghiệp của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum cho thấy, việc sản xuất của đồng bào phụ thuộc chặt chẽ vào quy luật của thời tiết. Đối với việc canh tác rẫy, nguồn nước mưa hàng năm là quan trọng nhất. Do vậy, rẫy chỉ làm một vụ, trùng vào mùa mưa để bảo đảm đủ lượng nước trong suốt thời kì sinh trưởng của cây trồng. Cùng với lịch nông nghiệp là dự đoán thời tiết, người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum cũng như các dân tộc khác thường căn cứ quy luật nắng mưa thường niên để thực hiện kịp thời các khâu trong trồng trọt. 2.1.1.2. Phương thức canh tác Canh tác nương rẫy là sinh kế truyền thống chủ yếu của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào đã lấy rẫy làm nghề sinh sống chủ yếu. Mặc dù hiện nay phạm vi của nó đang bị thu hẹp dần, không còn phổ biến như trước nữa nhưng những kinh nghiệm, cách thức, phương thức tiến hành vẫn còn được lưu giữ trong tiềm thức của đồng bào, phản ánh tập quán mưu sinh truyền thống của người Xơ Đăng xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Rẫy là hình thức canh tác chủ yếu của người Xơ Đăng được sử dụng theo một chu kỳ kín, mỗi lần một năm. Khi mới khai phá đồng bào thường trồng lúa, sau đó tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất, rẫy có thể sử dụng tiếp hai, ba vụ nữa và có thể trồng lúa hoặc trồng sắn. Rồi bỏ hóa từ 8 đến 10 năm trở lên cho đất phục hồi độ màu mỡ, mới canh tác lại. Rẫy được khai phá theo chu kỳ kín, bao gồm các công đoạn tối thiểu sau: Chọn rẫy, phát rẫy, đốt và dọn rẫy, gieo trỉa, chăm sóc và thu hoạch. Chọn rẫy: là công đoạn đầu tiên của quá trình làm rẫy. Việc này thường do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm. Mặc dù, không tốn thời gian và công sức nhưng việc chọn rẫy là bước quan trọng bởi nó quyết định một phần
  • 33. 26 năng suất thu hoạch và thời gian canh tác. Rẫy được chọn thường là những khu rừng già hoặc những khu rừng tái sinh đã 15 – 20 năm, đất đai màu mỡ. Khi đã chọn được đám rừng làm rẫy ưng ý, người Xơ Đăng khẳng định quyền chiếm hữu của mình trên đám rừng đó bằng cách cắm một đoạn cây cao hơn đầu người trên khoảng đất đã phát sạch, đầu cây hoặc được gài ngang một que ngắn, hoặc được buộc một tấm đan mắt cáo nhỏ bằng tre. Cách làm trên chứng tỏ khu vực đất rừng đã có chủ sở hữu. Phát rẫy: Nếu như chọn rẫy là công đoạn đầu tiên của quy trình canh tác rẫy thì phát rẫy là bước đầu tiên cho mùa canh tác.Việc phát rẫy được bắt đầu vào giữa mùa khô, khoảng trung tuần tháng hai. Việc phát rẫy ở người Xơ Đăng đầu tiên là phải chặt cây, công việc này thường do nam giới đảm nhiệm. Cây được chặt ở tầm ngang thắt lưng (1m – 1,2m), là tầm chặt ở tư thế đứng, có thể thao tác lâu mà vẫn ít mỏi. Với những cây quá to, người ta chỉ chặt một đường khoét sâu xung quanh cho cây khô dần. Rẫy bao giờ cũng được phát từ chỗ thấp lên chỗ cao để khi chặt cây đổ đúng hướng. Phụ nữ và trẻ em phụ giúp phát quang cây nhỏ, cây non và chặt dây leo, sau đó quay lại chặt cành và ngọn cây to đã đổ. Rìu là nông cụ dùng để chặt cây to trong phát rẫy, do đàn ông sử dụng. Có hai loại rìu phổ biến: loại thứ nhất có đặc điểm là lưỡi được tra vào cán dọc theo kiểu tra của lưỡi thuổng; loại thứ hai: có đặc điểm là lưỡi được tra vào cán dọc theo kiểu tra của lưỡi mai. Điểm chung của cả hai loại rìu này là cán dọc được đút qua lỗ gần phía trên đầu của cán ngang và cán ngang bao giờ cũng to hơn, dài hơn cán dọc. Kết cấu và kiểu dáng của rìu đảm bảo độ nặng và độ chắc để có thể thao tác với hiệu quả cao. Dao là công cụ dùng cho phụ nữ và trẻ em sử dụng trong phát rẫy. Dao có đặc điểm là cán dài hơn lưỡi. Đặc điểm này nằm thích hợp cho việc chặt phá ở nơi rừng rậm. Người Xơ Đăng sử dụng loại dao cán thẳng, lưỡi thẳng có móc ở đầu, dùng trong việc vừa chặt, vừa phát, vừa kéo cành cây, dây leo về phía sau. Có thể nói rằng, trong các công đoạn của quá trình làm rẫy, phát rẫy là công việc vất vả nhất, với cường độ lao động cao, mọi thao tác lại phải tiến hành dưới
  • 34. 27 thời tiết khô nóng. Đây cũng là công đoạn kéo dài, thường từ sáu tuần đến hai tháng. Khi rẫy đã được chặt phá xong, người Xơ Đăng rải đều cành và lá cây khắp mặt rẫy cho mau khô. Thao tác sau cùng là dọn sạch cây cỏ, tạo thành đường biên từ 3m đến 4m xung quanh để sau này đốt rẫy lửa không cháy lan ra rừng. Đốt và dọn rẫy. Đốt rẫy có vai trò quan trọng và không thể thiếu được của quá trình canh tác nương rẫy. Đây có thể coi là hình thức làm đất, cải tạo đất trong làm rẫy. Khi đốt rẫy làm cháy các loại hạt cây có trong lớp đất mỏng, do đó các tác dụng hạn chế được phần nào sự sinh trưởng và phát triển của cây cỏ về sau này. Quan trọng hơn, nó tạo lớp tro thực vật, làm tăng đáng kể nguồn sinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và năng suất cây trồng. Rẫy phát xong được phơi khô từ một tháng đến một tháng rưỡi thì đốt. Việc đốt rẫy bao giờ cũng do đàn ông thực hiện với sự tham gia chống cháy rừng của các thành viên trong gia đình. Có những kinh nghiệm trong việc đốt rẫy nhằm đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa nạn cháy rừng. Theo tập quán, rẫy thường được bắt đầu đốt vào lúc giữa trưa, khi cây còn đang khô nỏ, và kết thúc vào lúc xẩm tối. Tuy vậy, trong một số trường hợp, thời điểm đốt rẫy có thể thay đổi do những nguyên nhân thời tiết. Chẳng hạn, để đề phòng cháy rừng, nếu có gió to, người ta sẽ đốt rẫy muộn hơn bình thường. Tùy theo đặc điểm sinh thái của rừng mà người ta đốt rẫy theo những cách khác nhau. Người Xơ Đăng thường thấy nước suối sủi bọt là biết trời sắp có mưa và khẩn trương tiến hành đốt rẫy. Thời điểm đốt rẫy vào trung tuần đến cuối tháng tư. Một ngày sau khi đốt rẫy lần đầu, khi đám cháy đã nguội, người Xơ Đăng thường dọn những cây thân nhỏ, cành cây và ngọn cây chưa cháy hết chất thành đống ở gần các cây to để đốt lại. Những cây to khó đốt được khiêng hay vần ra rìa rẫy để sau này chặt dần làm củi đun. Với những thân cây quá to, người ta buộc phải để nguyên tại chỗ. Ở những đám rẫy lớn, việc dọn và đốt lại đôi khi kéo dài hai đến ba ngày. Thao tác cuối cùng của công đoạn đốt dọn là dùng chân hoặc cành cây san các đống tro cho đều trên mặt rẫy. Dọn rẫy là công việc nặng
  • 35. 28 nhọc, vất vả, nóng bức và bụi bặm, đòi hỏi nhanh chóng, khẩn trương nên bao giờ cũng huy động sự tham gia của mọi thành viên trong gia đình. Tiếp đến là gieo trỉa. Sau những đợt mưa đầu mùa, từ thời điểm đốt rẫy vài ngày, khi đất rẫy còn đang ẩm và mềm, công việc gieo trỉa được tiến hành. Đối với các cư dân nương rẫy ở Kon Tum nói chung và người Xơ Đăng nói riêng, việc gieo trỉa đúng và kịp thời vụ trên rẫy luôn được chú ý. Ở đây, kinh nghiệm xem xét và đoán định thời tiết hết sức quan trọng. Hàng năm, tiếng sấm là tiếng “hiệu lệnh mùa lao động sản xuất mới. Theo kinh nghiệm của đồng bào Xơ Đăng, năm nào tiếng sấm đầu năm ra trước khi con chim klang pong – “bắt cô trói cột” kêu thì năm đó đói to. Nhưng nếu tiếng sấm ra sau khi con chim klang pong gọi đàn thì năm đó được mùa. Vào mùa sản xuất, đồng bào “đánh thức hồn lúa” ngủ quên trong bịch “gọi hồn” các nông cụ trở dậy. Chọc lỗ, bỏ hạt là cách thức gieo trỉa truyền thống ở đồng bào Xơ Đăng. Kiểu gieo trỉa tập thể, trong đó, những người đàn ông hai tay hai gậy, hay một tay một gậy dàn hàng ngang đi trước chọc lỗ, còn những người phụ nữ cũng dàn hang ngang theo sau bỏ hạt. Theo tìm hiểu cho thấy, ở kiểu gieo trỉa này, tính tập thể và phân công lao động theo giới được tuân thủ chặt chẽ. Do đặc điểm của thao tác, những người đàn ông chọc lỗ thường bỏ xa những người phụ nữ tra hạt phía sau, nhưng với thói quen và kinh nghiệm thành thục, các lỗ được chọc thường thẳng hàng và vì thế ít có tình trạng một số lỗ nào đó lại bị bỏ sót không được tra hạt. Nếu khoảng cách giữa những người chọc lỗ và những người tra hạt quá xa, những người đàn ông sẽ tạm nghỉ chờ chứ không bao giờ họ cùng phụ nữ tra hạt. Theo tập quán và thói quen, việc gieo trỉa của người Xơ Đăng được bắt đầu lần lượt từ chân rẫy (chỗ thấp) lên đỉnh rẫy (chỗ cao). Nếu như thao tác chọc lỗ là thống nhất ở mọi tộc người thì cách thức tra hạt của người Xơ Đăng thường thì, hạt giống được đựng trong một số ống lồ ô cầm tay trái, khi gieo, tay trái dốc hạt giống từ ống lồ ô sang tay phải, sau khi tra hạt bằng tay phải, người ta dùng đáy ống lồ ô để gạt đất lấp hạt giống.
  • 36. 29 Khoảng cách gieo trỉa giữa các hố tùy thuộc vào đất tốt hay xấu. Đất càng tốt, hố càng được chọc thưa, và ngược lại đất càng xấu, hố được chọc dày. Thông thường ở rẫy đất tốt, trồng năm đầu hay năm thứ hai, khoảng cách giữa các hố chừng 35 – 40cm, ở rẫy đã trồng năm thứ ba, thứ tư, đất đã xấu, khoảng cách giữa các hố dày hơn, chừng 25 – 35cm. Gậy chọc lỗ là công cụ đặc trưng của loại hình canh tác rẫy. Có thể nói, ở đâu có hình thức làm rẫy thì ở đó có gậy chọc lỗ. Phổ biến khắp mọi nơi, thường thì đến mùa trỉa lúa, người ta mới vào rừng lựa những cây gỗ hay le cầm vừa tay, róc qua loa để làm gậy chọc lỗ. Sau mỗi mùa gieo trỉa, thậm chí, sau mỗi một đám rẫy, chiếc gậy có thể bị vứt đi để rồi khi cần lại có thể dễ dàng kiếm cái khác. Đó là loại công cụ đơn và tạm thời. Người Xơ Đăng đã biết chế tác loại gậy chọc lỗ để gieo trỉa dùng được lâu năm: gậy có mũi sắt. Tuy nhiên, sự tồn tại của các loại gậy này không mang tính chất phổ biến, nhiều khi hoặc là công cụ đa năng, chủ yếu dùng để trỉa lúa lại, hoặc có ý nghĩa văn hóa nhiều hơn là ý nghĩa thực dụng. Thời gian dành cho gieo trỉa kéo dài từ một tháng đến một tháng rưỡi. Tùy theo từng vùng, từng nhóm Xơ Đăng. Chẳng hạn, người Xơ Đăng ở Đắk Tô, mùa gieo trỉa thường kéo dài một tháng, bắt đầu từ tháng tư và kết thúc vào tháng năm. Cho tới thời điểm hiện tại, lúa rẫy ở đây bao gồm hai loại: Lúa tẻ và lúa nếp, trong đó, lúa tẻ có tính ưu việt về năng suất nên được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi như là cây lương thực truyền thống chính còn lúa nếp tuy ngon nhưng do năng suất thấp nên ngày nay ít được trồng và chủ yếu chỉ còn được dùng trong nghi lễ. Bên cạnh các loại cây ngũ cốc, được gieo trồng rộng rãi trên rẫy là các loại cây như: cao su, cà phê, sắn, thuốc lá, các loại rau, các loại cây làm thuốc,… Liên quan đến công đoạn gieo trỉa là kỹ thuật đa canh và đan xen. Trên rẫy phổ biến hình thức xen canh gối vụ và họ cũng chọn những nơi đất màu mỡ để trồng các loại rau, bầu bí, kê, ý dĩ, các loại thân củ và dễ củ. Đặc biệt, ở đây có loại kê chân vịt (doan) dùng làm bánh hay chế thành rượu rất ngon, thường để tiếp khách quý hay uống trong lễ hòa giải sau một vụ xung đột giữa hai làng.
  • 37. 30 Việc làm cỏ rẫy được tiến hành khoảng từ sau khi gieo trỉa được 20 ngày đến giữa tháng bảy. Xưa, do rẫy được phát nơi rừng có nhiều cây, lại trồng năm một rồi bỏ hóa, nên ít cỏ và việc làm cỏ nhìn chung cũng không quá vất vả, không mất nhiều công sức. Việc làm cỏ rẫy chỉ một lần, chủ yếu bằng chiếc cuốc con truyền thống, loại công cụ dễ luồn lách dùng để làm cỏ khá đặc trưng của người Xơ Đăng. Dụng cụ làm cỏ rẫy của người Xơ Đăng là chiếc cuốc con. Có đặc điểm là lưỡi nhỏ, dài và cán dài rất thích hợp và tiện dụng trong việc luồn lách để rẫy cỏ và chặt các mầm cây hay mầm le mọc lẫn trong các khóm lúa. Việc bảo vệ rẫy khá kỹ, mất nhiều thời gian, công sức và có vai trò quan trọng hơn việc làm cỏ. Lúa được trồng vào chính giữa cùng các cây quý và được bảo vệ bằng hàng rào, cây trồng xung quanh gồm các loại rau đậu, hoa màu, gần đây là sắn. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, nếu không được bảo vệ thường xuyên, chỉ sau một đêm hay nửa buổi ban ngày, lợn rừng hay chim rừng có thể cướp đi phần lớn nỗ lực trong năm của người lao động trên nương rẫy. Công việc bảo vệ rẫy vì thế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người Xơ Đăng có câu: “Mười ngày tuốt lúa không bằng một ngày đuổi chim”. Công việc đầu tiên và bắt buộc phải ngay sau mùa gieo trỉa nhằm bảo vệ rẫy là làm hàng rào rẫy, đặt các loại bẫy chông (snong), bẫy đá (knó), bẫy tre (hra) thò (hđa, troóc) đặt trên đường đi và quanh rẫy để ngăn thú. Vật liệu làm rào rẫy là cây rừng, tre, bương, vầu, nứa, lồ ô. Đặc biệt, lợi dụng sức nước và sức gió để tạo âm thanh đuổi chim, thú phá hoại rẫy, có thể kể đến hệ thống dàn mõ chriêng của người Xơ Đăng ở huyện Đắk Tô, theo đó, sức nước khi đầy khi vơi trong máng bập bênh kéo căng hay thả chùng sợi dây có mắc những ống tre và quả lắc bằng đá, làm chúng va vào nhau cộng hưởng với tiếng nước đổ tạo âm thanh dồn dập khiến chim thú giật mình. Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ rẫy trên dù phong phú, độc đáo và sáng tạo, cũng chỉ có tác dụng bổ trợ. Khi lúa vàng đầu, các gia đình thường phải thay nhau túc trực trên rẫy hay chuyển cả gia đình ra ở hẳn ngoài nhà rẫy. Tại đó, họ
  • 38. 31 trực tiếp điều khiển hệ thống mõ tre, nứa, đá, tạo tiếng động thường xuyên hay la hét để xua đuổi chim thú. Cùng với việc dựng rào rẫy là việc làm chòi rẫy. Chòi rẫy là nơi nghỉ ngơi và trông nom rẫy trong thời gian từ khi cây làm hạt đến lúc thu hoạch. Người Xơ Đăng ở nơi đây làm chòi rẫy (nhê diếc – đều có nghĩa đen là nhà rẫy) rất cẩn thận và chắc chắn gần như ngôi nhà ở trong làng. Cho đến nay nhà rẫy của người Xơ Đăng vùng Đắk Tô vẫn là nơi ăn, ở sinh hoạt của nhiều gia đình trong suốt thời gian từ lúc làm cỏ đến lúc thu hoạch. Thu hoạch, tùy từng loại cây trồng mà thời điểm và phương cách thu hoạch khác nhau. Lúa được thu hoạch từ tháng chín đến hết tháng mười. Trước khi thu hoạch, người ta lựa những bông lúa tốt, tách hạt, sang sảy sạch sẽ, phơi kỹ và bảo quản trong những chiếc ché hay gùi có nắp kín để làm giống cho năm sau. Lúa tẻ trên rẫy có đặc điểm là chín nhanh, mau khô và rất dễ rụng. Mùa lúa chín cũng là mùa chim chóc tìm đến phá hàng ngày. Bởi thế, việc thu hoạch lúa đòi hỏi khẩn trương và tập trung. Do đặc tính dễ rụng nên lúa tẻ trên rẫy được tuốt chứ không được cắt. Có hai kiểu tuốt lúa: tuốt bằng tay và tuốt bằng thanh kẹp. Với các loại lúa tẻ khi chín rất dễ rụng trên rẫy nên ở Đắk Tô, người Xơ Đăng dùng tay tuốt là phương cách thu hoạch tiện lợi và hiệu quả hơn cả. Đối với lúa nếp, có đặc tính dai và rậm, người Xơ Đăng thu hoạch bằng thanh kẹp và nhíp. Nông cụ thu hoạch bao gồm gùi lớn để tuốt và vận chuyển lúa, thanh kẹp tre để tuốt lúa và nhíp để cắt lúa. 2.1.2. Ruộng nước Cho đến nay, ruộng nước là hình thức trồng trọt chiếm vị trí thứ hai sau nương rẫy. Ở người Xơ Đăng tồn tại cả hai hình thức ruộng nước: Ruộng trâu quần và ruộng cày bừa: 2.1.2.1. Ruộng nước trâu quần Ruộng nước trâu quần là hình thức làm ruộng cổ xưa, có mặt sớm nhất ở Tây Nguyên. Ruộng nước trâu quần chỉ tồn tại ở những chỗ sình lầy, quanh năm
  • 39. 32 đọng nước. Đất phải được làm mềm và nhuyễn trước khi gieo trồng bằng phương pháp dùng sức trâu hay sức người quần, dẫm, đạp. Người Xơ Đăng gọi cách làm ruộng này là “ruộng”. Kỹ thuật làm ruộng trâu quần ở các nhóm tộc người Xơ Đăng này khá thống nhất. Ở những chỗ sình lầy, người Xơ Đăng dùng dao và cuốc dọn sạch cỏ, cây và củi mục. Tùy theo địa hình mà người Xơ Đăng san đất, đắp bờ tạo nên những đám ruộng sình (diếc đác klaang hay déc đác kpô chua) với diện tích nhỏ to khác nhau, thường là khoảng vài trăm đến hàng nghìn m2 . Ruộng chỉ được làm một vụ, trùng với mùa mưa, từ tháng năm đến tháng mười lịch địa phương. Sau mỗi vụ thu hoạch, đất được bỏ hóa qua mùa khô trong trạng thái cạn nước nhưng sình lầy. Khoảng vào tháng tư người Xơ Đăng bắt đầu làm cỏ quang mặt ruộng bằng tay hoặc dao nhổ. Đến đầu tháng năm, những trận mưa đầu trút xuống, nước trong ruộng đã đủ, đồng bào tiến hành làm cho đất mịn và nhuyễn, dùng trâu đàn quần dẫm (rô pô) kết hợp với người sục (chua, lác). Việc này được cố gắng hoàn thành trong một ngày. Thường thì đến vụ quần ruộng hai hay nhiều gia đình góp trâu vào làm đổi công cho nhau. Điều khiển đàn trâu là những người đàn ông. Ở đây, con người không chỉ đơn thuần điều khiển trâu, mà còn có vai trò cùng trâu sục nát đất. Khi làm đất đã hoàn tất, người ta tháo nước vào ruộng để hôm sau có thể gieo. Lúa giống được gieo thẳng như ném mạ cho đều trên mặt ruộng, không qua xử lý cho nảy mầm và không qua làm mạ. Sau khi gieo vài ngày, thấy lúa nảy mầm, người Xơ Đăng cho một lượt nước láng qua mặt ruộng. Khi lúa được khoảng một tháng đến tháng rưỡi, mực nước trong ruộng được giữ cố định khoảng từ 4 đến 6 phân. Khi lúa được hai tháng tuổi, người Xơ Đăng tiến hành tỉa bớt ở các khóm lúa mọc dày cấy sang những chỗ lúa bị chết hay mọc thưa, mật độ khoảng từ 10 đến 15cm. Việc làm cỏ ít được quan tâm.Lúa ruộng không được bón phân. Đất ruộng được vun bằng tro cỏ đốt tại ruộng hàng năm, hoặc bằng tro đốt cây, lá mang từ nơi khác đến, hoặc chất mùn từ trên núi theo mưa xuống.
  • 40. 33 Đến mùa thu hoạch, đàn ông gặt lúa, đàn bà dùng chân dẫm vò lúa trong những cái nong to (knoong tih). Tuy được canh tác vào mùa mưa, chủ yếu trông vào nước trời. So với nương rẫy, năng suất ruộng trâu quần không cao hơn bao nhiêu nhưng do công bỏ ra ít hơn nên năng suất lao động lại cao hơn nhiều. Có thể nói rằng ruộng nước trâu quần có vai trò khác nhau trong những thời kỳ khác nhau. Đã có một thời kỳ các nhóm người Xơ Đăng coi đây là nguồn sống quan trọng không kém nương rẫy. Ngày nay, do đàn trâu suy giảm và do tính ưu việt của các loại hình ruộng nước khác nên vai trò và vị trí của ruộng trâu quần ngày càng mờ nhạt, ít có điều kiện tồn tại. 2.1.2.2. Ruộng nước dùng cày bừa Ruộng dùng cày bừa xuất hiện sau, có thể bị ảnh hưởng của người Lào, người Chàm, hay người Việt. Tuy nhiên, do tính ưu việt nhiều mặt của nó, càng về sau, hình thức làm ruộng này càng chiếm vai trò quan trọng hơn so với ruộng trâu quần. Trong làm ruộng cũng có phần tương tự như trong làm rẫy, đồng bào đắp đập (knung), ngăn nước suối chảy vào các con mương (hno) để đưa nước vào ruộng. Công cụ làm đất đơn giản, chỉ có chiếc cuốc. Vụ làm ruộng được bắt đầu từ việc cuốc đất lật lên phơi cho đất ải. Công việc này được thực hiện từ sau khi gặt vụ năm trước. Mùa xuân đến, đồng bào tháo nước vào ruộng, người ta gieo mạ xuống ruộng mạ. Khi cây mạ mọc được 4 lá thì nhổ mạ lên rồi đem cấy xuống ruộng. Ít khi gieo sạ lúa. Lúa chỉ được canh tác một vụ trong một năm. Sau khi cấy, đồng bào ít chăm sóc cây lúa. Cấy thưa, lúa chỉ được làm cỏ qua loa bằng tay và không được bón phân, không phải bảo vệ như lúa nương. Công cụ làm ruộng nước trước đây chỉ là chiếc cuốc bằng gỗ. Về sau này có dùng cuốc lưỡi sắt. Ruộng chủ yếu trông vào nước trời mà không được làm thủy lợi. Vai trò của lao động nữ vẫn là ưu thế. Nam và nữ cùng tham gia khai phá đất thành các thửa ruộng, cùng nhau làm đất, nhưng sau đó các công việc gieo trồng, làm cỏ
  • 41. 34 lúa, gặt lúa, phơi thóc, làm sạch thóc và vận chuyển thóc về kho đều chủ yếu dành cho nữ. Trong lịch sử làm ruộng nước, gieo thẳng là kỹ thuật có trước, gieo cấy là kỹ thuật có sau. Gieo thẳng trên ruộng nước là cách gieo trồng đơn giản, thích hợp với trình độ sản xuất và công cụ thấp, trong điều kiện đất rộng, người thưa, có thể trồng trọt quảng canh, nặng về khai thác tự nhiên, gần với kỹ thuật làm rẫy, khác với làm mạ cấy, là cách gieo trồng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trong điều kiện đất chật người đông. 2.1.3. Vườn Trong tiếng Việt, khái niệm vườn dùng để chỉ mảnh đất trồng trọt của mỗi gia đình, thường là nằm quanh nhà, nếu là vườn đa canh cây tự cấp, tự túc và nằm quanh làng hoặc ngoài đồng nếu là vườn chuyên canh cây hàng hóa. Bên cạnh làm rẫy, làm ruộng, từ xưa các cư dân Xơ Đăng đã biết làm vườn (tmấc). Có ba loại vườn: Loại thứ nhất: Vườn trên rẫy, xen canh gối vụ cùng lúa và hoa màu (lúa được trồng vào chính giữa cùng các cây quý và được bảo vệ bằng hàng rào, cây trồng xung quanh gồm các loại rau đậu, hoa màu, gần đây là sắn). Loại thứ hai: Vườn chuyên canh ở cách xa làng, trồng các cây để dệt (bông, gai, lanh, chàm), thuốc lá, gia vị, cây ăn quả, mía,… loại vườn này được xem như một nguồn quan trọng cung cấp các thực phẩm và nhu yếu phẩm cho gia đình, thường được gọi là diang brạ, đêu. Loại thứ ba: Vườn cạnh nhà khá phát triển (tđum hay ktrum), trồng các cây ăn quả dài ngày và lấy bóng rợp. Đồng bào còn trồng một số cây gia vị, rau, thuốc lá,… Ở những mảnh đất được đưa lên cao bằng bốn chiếc cọc để tránh bị gia súc quấy phá. Việc làm vườn thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Đây là những mảnh đất canh tác được sử dụng liên tục, được chăm sóc và rào dậu cẩn thận. Công cụ làm vườn là chiếc cuốc con truyền thống, chiếc thuổng, đôi khi là gậy chọc lỗ đầu bịt sắt hay chiếc cuốc to hiện nay.
  • 42. 35 Xét về hiện trạng và xu thế, cơ cấu cây trồng trong vườn rất phong phú. Tuy nhiên, hiện nay cây làm sợi giảm đi nhiều do nghề dệt vải đã mai một. 2.2. Chăn nuôi Ngoài việc trồng trọt, người Xơ Đăng cũng chú trọng đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. 2.2.1. Chăn nuôi gia súc Vật nuôi truyền thống bao gồm các loài gia súc như: trâu, bò, heo (lợn), dê, chó,… Ngày trước, gia súc lớn chỉ có trâu được nuôi nhiều và rất được coi trọng. Bởi con trâu được coi là biểu tượng cho sự giàu sang, đồng thời cũng có giá trị rất lớn khi cần trao đổi mua bán những vật quý giá trong gia đình. Về sau, đàn bò phát triển mạnh hơn và đàn trâu ngày càng suy giảm, thậm chí hiện nay có những thôn chỉ còn vài con hoặc hoàn toàn vắng bóng trâu. Các sản phẩm chăn nuôi trước đây chủ yếu dùng làm vật hiến sinh cho các lễ cúng diễn ra trong năm hoặc dùng để trao đổi chứ ít khi giết thịt để cải thiện bữa ăn hàng ngày, càng không nhằm mục đích cày kéo hay lấy phân cho trồng trọt. Ngày nay, do việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng từ lúa cạn sang sản xuất lúa nước nên việc chăn nuôi chủ yếu sử dụng làm sức kéo, cày bừa,… nhằm phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Gia súc ở đây, đồng bào Xơ Đăng chăn thả theo lối tự nhiên. Ban ngày, trâu bò được thả ra rừng để ăn cỏ, gần tối mới đi tìm và lùa về nhà nhốt chuồng. Trong mùa nông nhàn, trâu, bò được thả rông, tự kiếm ăn trong rừng, đến mùa sản xuất mới đi tìm dắt về nhà nuôi chuồng.Việc chăn nuôi trâu, bò theo phương thức thả rông, ít chăm sóc dẫn đến đàn gia súc bị thiếu thức ăn, dịch bệnh, thiếu sức kéo,... So với trâu và bò, lợn được nuôi nhiều hơn. Lợn cũng nuôi thả rông, nhất là sau khi đã thu hoạch mùa màng và trước khi gieo trồng vụ mới. Thức ăn thường là cây chuối rừng, các loại rau rừng.
  • 43. 36 2.2.2. Chăn nuôi gia cầm Chăn nuôi gia cầm như: gà, vịt, mang tính phổ biến trong các gia đình người Xơ Đăng. Việc chăn nuôi gia cầm được thực hiện chủ yếu theo phương thức chăn thả ra ngoài rừng xung quanh nhà tự kiếm ăn, tối lùa về chuồng. Những con vật nuôi này thường nhằm vào hai mục đích: Thứ nhất: phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng; Thứ hai: sử dụng làm thực phẩm trong các lễ hội: cưới xin, ma chay, lễ bỏ mả,…Chính vì vậy mà số lượng của gia cầm phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng gia đình. Ở người Xơ Đăng, việc chăn nuôi gia cầm vẫn mang tính chất tự phát lẻ tẻ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình. 2.3. Khai thác nguồn lợi tự nhiên 2.3.1. Hái lượm Đây là một hoạt động thường xuyên và có ý nghĩa kinh kết vô cùng quan trọng trong đời sống của người Xơ Đăng trước đây. Có thể nói, sản phẩm hái lượm có mặt hằng ngày trong mỗi gia đình, đặc biệt để dùng làm thức ăn và để làm thuốc chữa bệnh. Hái lượm thực vật phản ánh một mảng lớn về sự thích nghi với môi trường rừng và việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng của người Xơ Đăng, đồng thời là một phần trong truyền thống bao gồm những tri thức bản địa phong phú và đầy tính thực tiễn của cộng đồng người Xơ Đăng. Ngay cả ngày nay, dù rừng đã giảm nhiều và trong lối sống đã bớt đi sự phụ thuộc rừng, nhưng hái lượm vẫn giữ vị trí đáng kể đối với phần đông các gia đình người Xơ Đăng. Như một sự phân công tự nhiên, trong khi việc săn bắt do nam giới đảm nhiệm, thì nữ giới lại có ưu thế hơn hẳn trong hoạt động hái lượm. Việc hái lượm có thể thực hiện theo kiểu tranh thủ kết hợp khi đi làm rẫy, đi rừng, hoặc cũng có khi dành cả buổi, cả ngày đi hái lượm. Sản phẩm là những loại thức ăn thực vật rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại rau, măng, nấm, quả, củ,… Đây là nguồn lương thực, thực phẩm bổ trợ hữu ích cho người Xơ Đăng vào những ngày giáp hạt hay những năm mất mùa.
  • 44. 37 2.3.2. Đánh bắt cá Cá là một nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Xơ Đăng, dùng để cải thiện bữa ăn hằng ngày, để làm lễ vật và thức ăn trong những dịp cưới xin, lễ hội. Trước kia sông suối trong vùng có nhiều cá, thời nay được coi là đặc sản ở vùng người Xơ Đăng. Người Xơ Đăng có nhiều hình thức bắt cá: chài, lưới, câu, đơm, xúc bằng vợt, đâm bằng đinh 2, đinh 3, dựng chặng ngang suối để hứng cá. Đến nay, do sự đánh bắt thái quá của con người suốt nhiều năm trước đây, đặc biệt là sử dụng hình thức đánh bắt theo kiểu tiêu diệt đại trà (dùng thuốc nổ, dụng cụ xung điện), nên nguồn thủy sản tại chỗ đã trở nên nghèo nàn rõ rệt, sông suối không chỉ ít cá, mà còn rất hiếm khi gặp cá lớn. Nguồn cá suy giảm trầm trọng, nên hình thức gây độc nước để bắt cá theo lối cổ truyền hầu như đã chấm dứt trong vùng người Xơ Đăng. 2.3.3. Săn bắn Săn bắt đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Xơ Đăng. Săn bắt không chỉ có phần nhằm bảo vệ mùa màng, mà còn đem lại nguồn thực phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu thường ngày cũng như phục vụ các dịp sinh hoạt lễ hội, tập tục của gia đình và của cộng đồng dân làng. Việc săn bắt xưa kia khá phát triển bởi còn nhiều rừng rậm, với nhiều loại chim thú; còn nay rừng đã bị giảm thiểu, ít rừng già, chim thú bị tàn sát, săn đuổi và phiêu dạt đi, thậm chí có những loài đã hiếm hoặc ít gặp. Hơn nữa, khi Nhà nước cấm săn bắn các loại động vật hoang dã và cấm rừng thì việc săn bắn bị hạn chế nhằm để bảo vệ những loài động vật quý đang bị đe dọa biến mất; việc thu súng của dân là một biện pháp nhằm thực hiện chủ trương đó. Hình thức săn bắn cũng đa dạng. Trước những năm 90 của thế kỷ XX, có khi cả làng cùng tham gia một cuộc vây đuổi bắt lợn rừng. Có khi một người hay một nhóm người đi săn, có thể đem theo chó. Khi đi đặt bẫy, họ cũng thường đi lẻ một mình, hoặc bố con hay anh em trong nhà rủ nhau cùng đi.
  • 45. 38 Kết quả săn bắt của người Xơ Đăng phần lớn là lợn rừng, hoẵng (mang), sơn dương, nai, khỉ, chồn, dúi, chuột, sóc, chim, gà rừng,… Tuy có thể săn bắn quanh năm, nhưng từ kinh nghiệm thực tế, người Xơ Đăng săn bắn sôi nổi nhất vào mùa mưa, cũng là thời kỳ quả rừng chín rộ, thú và chim xuất hiện nhiều và những loại thú trên cây hay xuống đất nên dễ săn bắt. Đặc biệt, trong các tháng 9, 10, 11 và 12 (dương lịch), nam giới tập trung vào việc săn bắt, thậm chí nhiều người ở trong rừng nhiều hơn ở nhà, cho nên việc thu hoạch lúa rẫy dồn cả cho phụ nữ. Đàn ông Xơ Đăng vốn giỏi săn bắn, săn bắn trở thành một thói quen và nhu cầu của họ. Họ có nhiều kinh nghiệm đi rừng, am hiểu các loài chim nuông trong rừng. Công cụ chủ yếu là tên nỏ, giáo và các loại cạm bẫy. Hiện nay, chủ yếu họ chỉ săn bắt một số loại nhỏ như chim, chuột, dúi… nhằm bảo vệ mùa màng cũng như tăng thêm nguồn thực phẩm cho gia đình. 2.4. Nghề thủ công Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp sản xuất các loại công cụ đơn giản, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cũng là một ngành nghề quan trọng trong tập quán mưu sinh của người Xơ Đăng ở xã Kon Đào, huyện Đắk Tô. Các nghề thủ công truyền thống của người Xơ Đăng được hình thành từ lâu đời, song vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp trở thành ngành kinh tế độc lập còn bó hẹp trong khuôn khổ nghề phụ gia đình. Hoạt động của nghề thủ công mang tính thời vụ và thường được làm vào những lúc rỗi rãi. Nhìn chung các ngành nghề thủ công của đồng bào vẫn còn được lưu giữ, làm phong phú thêm hoạt động kinh tế gồm các nghề như: nghề dệt thổ cẩm (nhóm Ha Lăng), nghề rèn (nhóm Tơ Đrá), nghề đan lát (nhóm),… Các sản phẩm nghề thủ công khá đa dạng phong phú mang đậm dấu ấn cá nhân và cộng đồng, phản ánh sâu sắc các giá trị văn hoá dân tộc. Sản phẩm của nghề thủ công chủ yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày và trao đổi giữa các làng và các nhánh trong cộng đồng người Xơ Đăng.
  • 46. 39 2.4.1. Nghề dệt Trong số những nghề thủ công truyền thống thì nghề dệt đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Xơ Đăng. Sản phẩm của nghề dệt không những đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn giúp họ cải thiện đời sống, bảo tồn và thể hiện được bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Các sản phẩm dệt khá đa dạng, gồm nhiều thể loại và màu sắc khác nha, loại chuyên dùng trong sinh hoạt hàng ngày, đi rừng; loại chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội của gia đình cũng như cộng đồng. Trước đây, nghề dệt vải khá phổ biến đối với người Xơ Đăng ở Kon Tum. Hầu như nghề dệt vải đều có ở các nhóm cư dân Xơ Đăng, trừ nhóm Ca Dong. Trước đây, đồng bào chủ yếu dệt vải bằng các sợi đay, gai. Các loai sợi này, thường là sợi cây dại mọc ở trên rừng, nhưng cũng có một phần được trồng ở trong vườn. Về sau, các nhóm: Tơ Đrá và Ha Lăng chuyển sang trồng bông kéo sợi, dệt vải. Khổ vải dệt của người Xơ Đăng rộng từ 90 đến 120cm. Điều này có khác với khổ vải dệt thủ công thông thường (chỉ rộng khoảng 40cm). Vào mùa trồng bông (kpai) đồng thời với mùa trồng trỉa lúa. Họ trỉa bông và tháng 5 dương lịch để đến thu hoạch (pí kpai) khoảng nửa năm sau (tháng 11 dương lịch)… Nghề dệt rộ lên vào tháng 12 (cuối năm). Nghề dệt vải không phải là công việc chuyên mà chỉ tranh thủ thời gian rảnh rỗi sau khi thu hoạch lúa. Nguyên liệu chính của dệt vải gốm có cây bông và các loại cây củ từ tự nhiên để nhuộm màu. Cũng như hấu hết các dân tộc bản địa khác ở Kon Tum, công cụ dệt của người Xơ Đăng khá đơn giản, bao gồm dụng cụ để cán bông (ptah), dụng cụ bật bông (tik mik), sa kéo sợi (truôi), khung dệt… Bộ khung dệt của người Xơ Đăng được làm bằng gỗ và tre, gồm 12 thanh lớn nhỏ khác nhau, trong đó có những thanh rời, có những thanh kết hợp với nhau thành từng bộ phận có tên gọi và chức năng khác Do cuộc sống thay đổi nhiều, điều kiện đất đai phải tập trung vào những mục đích thiết thực khác có giá trị kinh tế cao hơn nên đất để trồng bông ngày