SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 105
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TUYỀN
PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH
Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TUYỀN
PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 603850
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thu Hạnh
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trƣờng Đại học Quốc Gia Hà
Nội, các Quý Thầy, Cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo môi trƣờng điều
kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.
TS Vũ Thu Hạnh đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động
viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành
luận văn.
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
CDM Cơ chế phát triển sạch
CERs Chứng chỉ giảm phát thải đã đƣợc công nhận
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
FIT Biểu giá ƣu đãi
GDP Tổng thu nhập quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
UNFCCC Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
QCN Quyền con ngƣời
VBA Hiệp hội khí sinh học Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
5. Dự kiến tính mới và những đóng góp của đề tài....................................... 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH,
PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH.................................... 7
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LƢỢNG XANH................... 7
1.1.1. Khái niệm năng lƣợng xanh............................................................ 7
1.1.2. Các nguồn năng lƣợng xanh .........................................................11
1.1.3. Vai trò của năng lƣợng xanh đối với phát triển kinh tế - xã hội...14
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN
NĂNG LƢỢNG XANH .............................................................................20
1.2.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển pháp luật năng
lƣợng xanh ..............................................................................................20
1.2.2. Khái niệm pháp luật phát triển năng lƣợng xanh..........................21
1.2.3. Nguyên tắc chủ yếu trong pháp luật phát triển năng lƣợng xanh .23
1.2.4. Các biện pháp phát triển năng lƣợng xanh ...................................25
1.2.5. Nội dung pháp luật phát triển năng lƣợng xanh............................27
1.2.6. Nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh .........................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ
PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM.................................35
2.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH.....................................................35
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ PHÁT
TRIỂN CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG XANH........................................39
2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển nguồn năng
lƣợng mặt trời..........................................................................................39
2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng
lƣợng gió.................................................................................................52
2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng lƣợng
sinh khối..................................................................................................59
2.2.4. Nguyên nhân thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý phát triển
năng lƣợng xanh thiếu và yếu .................................................................69
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG
XANH Ở VIỆT NAM.....................................................................................72
3.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG VIỆC HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH........................72
3.1.1. Những định hƣớng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
năng lƣợng xanh......................................................................................72
3.1.2. Khuyến khích phát triển năng lƣợng xanh nhằm đảm bảo quyền
con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, ứng phó biến đổi khí
hậu và phát triển bền vững......................................................................77
3.2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
NĂNG LƢỢNG XANH .............................................................................81
3.2.1. Đề xuất một số kiến nghị về lý luận pháp luật khuyến khích phát
triển năng lƣợng xanh .............................................................................81
3.2.2. Một vài đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật phát triển năng
lƣợng xanh ..............................................................................................83
KẾT LUẬN.....................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................93
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Năng lƣợng đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế, xã hội và
nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Hiện nay và đến gần cuối thế kỷ 21, năng
lƣợng hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ vẫn là nguồn năng lƣợng quan trọng nhất,
và chƣa có dạng năng lƣợng nào có thể thay thế đƣợc. Nhƣng đây là dạng
năng lƣợng không tái tạo, dù trữ lƣợng có lớn đến đâu rồi thì cũng sẽ đến lúc
cạn kiệt, giá thành cao và sử dụng gây ra ô nhiễm.
Bên cạnh đó, có thể thấy việc sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch trong
nhiều thập kỷ qua đã gây ra những hậu quả về biến đổi khí hậu ngày nay. Đây
thực sự là mối đe dọa với nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam. Những kết quả
nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chƣa từng có
trong vòng 12.000 năm qua. Chính hiện tƣợng này đã gây nên tình trạng trái
đất nóng lên trong vòng 30 năm trở lại đây. Các nhà khoa học đã cho rằng:
Thế kỷ vừa qua nhiệt độ của Trái đất đã tăng thêm 10
C do việc tích lũy các
chất Cácbon điôxít (CO2 ), mêtan (CH4), và các khí thải gây hiệu ứng nhà
kính khác trong không khí( nhƣ N2O, HFCs, PFCs, SF6)- sản phẩm sinh ra từ
việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phƣơng tiện giao thông và
các nguồn khác, những hiện tƣợng trên đều do biến đổi khí hậu gây nên. Biến
đổi khí hậu đƣợc coi là toàn cầu vì nó diễn ra ở hầu nhƣ trên thế giới. Đặc
biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nƣớc bị ảnh hƣởng bởi khí hậu
toàn cầu. Do đó, nếu không có những biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của
biến đổi khí hậu thì hậu quả sẽ khó lƣờng.
Hơn nữa, nhiên liệu hóa thạch theo tính toán của các nhà khoa học và
môi trƣờng học sẽ cạn kiệt trong vòng 50 năm nữa nếu cứ sử dụng với tốc độ
hiện nay. Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam chỉ đáp ứng đƣợc 30% nhu
2
cầu tiêu thụ năng lƣợng trong nƣớc và tƣơng lai, Việt Nam có thể sẽ phải
nhập khẩu năng lƣợng. Trƣớc tình hình trên, phƣơng thức chuyển đổi từ năng
lƣợng hóa thạch sang năng lƣợng xanh ngày càng trở nên cấp bách
Năng lƣợng xanh là một khái niệm không còn xa lạ đối với chúng ta, đó
là khái niệm để chỉ những nguồn năng lƣợng sạch có trữ lƣợng gần nhƣ vô tận
và thân thiện với môi trƣờng. Trong hoàn cảnh năng lƣợng hóa thạch đang
cạn kiệt dần, chất thải từ việc sử dụng năng lƣợng hóa thạch gây ô nhiễm môi
trƣờng, làm thay đổi khí hậu, đe dọa cuộc sống của chúng ta thì vấn đề thay
thế dần năng lƣợng hóa thạch bằng năng lƣợng xanh là vấn đề rất cấp bách.
Việt Nam là nƣớc có rất nhiều ƣu thế về năng lƣợng mặt trời, về năng lƣợng
gió, có một nền nông nghiệp phong phú với rất nhiều phụ phẩm có thể sử
dụng để làm ra năng lƣợng sạch. Phát triển năng lƣợng sạch thành công hay
không, vấn đề còn lại phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế, chính sách, quyết tâm
của chính phủ và nhận thức của cộng đồng về tính cấp thiết trong bảo vệ môi
trƣờng, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu nhằm đem
lại lợi ích tổng thể trong chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia.
Ý thức đƣợc tầm quan trọng của các nguồn năng lƣợng sạch trong chiến
lƣợc quốc gia về an ninh năng lƣợng và phát triển bền vững, tác giả lựa chọn
đề tài “Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam” để làm luận văn
cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói những năm trƣớc đây, lĩnh vực năng lƣợng xanh ít đƣợc các
nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu thƣờng chỉ tập trung
vào những vấn đề nhƣ: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, tình hình biến
đổi khí hậu… Hiện nay, trƣớc tình hình nguồn nhiên liệu hóa thành đang dần
cạn kiệt, việc cần phải tìm ra nguồn năng lƣợng mới thay thế đã trở nên vô
3
cùng cấp thiết. Đó là những nguồn năng lƣợng có khả năng tái tạo, thân thiện
với môi trƣờng. Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu, ứng
dụng về năng lƣợng xanh nhƣ: Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế-kỹ thuật của “
Trương Công chí, Nghiên cứu máy phát điện bằng năng lượng gió”; Luận
văn thạc sĩ Thạc sĩ Phạm Quang Minh, “Năng lượng mặt trời – Công nghệ
dẫn và chiếu sáng bằng cable quang”… Tuy nhiên, những công trình này
mới chỉ dừng lại ở vấn đề nghiên cứu, phát minh ra những mô hình phát điện
để thay thế các nhà máy thủy điện hiện nay chứ không phân tích và đi sâu về
quy định của pháp luật về năng lƣợng xanh. Gần đây nhất có luận văn thạc sĩ
luật học của Phan Duy An “Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ
phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay” đã bƣớc đầu xây dựng,
đặt nền móng cho pháp luật về khuyến khích phát triển nguồn năng lƣợng tái
tạo, thân thiện với môi trƣờng; Đào Khắc An – Trần Mạnh Tuấn “ Vấn đề an
ninh năng lượng & các giải pháp khai thác năng lượng mặt trời từ vũ trụ
truyền về trái đất” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2012; Ngô
Đăng Nghĩa “ Năng lượng xanh” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm
2011; Đỗ Văn Phú “ Năng lượng xanh – Nguồn năng lượng cho sự phát triển
bền vững”, năm 2012 của Tạp chí Khoa học Công nghệ & Môi trƣờng công
an. Các nghiên cứu này mặc dù đã nêu lên lợi ích của việc phát triển năng
lƣợng xanh và đề xuất một số kiến nghị hợp lý đối với cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền. Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá
mang tính định hƣớng mà chƣa có tính hệ thống về các chế định, quy định của
pháp luật trong phát triển năng lƣợng xanh. Do đó, Luận văn thạc sĩ luật học
của tác giả chính là đề tài mang tính khoa học, chuyên sâu đầu tiên về việc
nghiên cứu, phân tích, đánh giá và hoàn thiện quy định pháp luật về phát triển
năng lƣợng xanh ở Việt Nam hiện nay.
4
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất một hƣớng tiếp cận mới về chính sách phát triển nguồn năng
lƣợng xanh. Đƣa ra những giải pháp, định hƣớng xây dựng và hoàn thiện
pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả của cơ chế thực thi pháp luật về phát
triển năng lƣợng xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn sẽ tập
trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về
phát triển năng lƣợng xanh. Trong đó làm rõ các quy định của pháp luật về thị
trƣờng năng lƣợng; bảo vệ môi trƣờng; hậu quả biến đổi khí hậu do khai thác
quá mức các nguồn năng lƣợng hóa thạch; quyền con ngƣời đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành. Phát hiện những mâu thuẫn, bất cập và khoảng trống
của quy định pháp luật hiện hành về phát triển năng lƣợng xanh trong đời
sống thực tiễn. Trên cơ sở đó luận văn đánh giá đƣợc các khó khăn, vƣớng
mắc khi áp dụng pháp luật vào đời sống thực tiễn. Luận văn bƣớc đầu tìm ra
những nguyên nhân tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật để từ đó đƣa ra
đƣợc các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về
khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ các dự án năng lƣợng xanh.
- Nghiên cứu các nguồn năng lƣợng xanh, và mối liên hệ giữa năng lƣợng
xanh với biến đổi khí hậu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề pháp lý về năng
lƣợng xanh, các nguồn năng lƣợng xanh, thực trạng pháp luật và thực tiễn
5
pháp lý về năng lƣợng xanh trƣớc tình hình năng lƣợng hóa thạch ngày càng
cạn kiệt và thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do khai thác tài nguyên gây ra.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh với tƣ cách
là một bộ phận của pháp luật môi trƣờng, trong mối liên hệ trực tiếp với biến
đổi khí hậu, và giới hạn ở các nguồn năng lƣợng phù hợp với đặc thù về điều
kiện khí hậu của Việt Nam, gồm năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng
lƣợng sinh khối.
5. Dự kiến tính mới và những đóng góp của đề tài
- Hiện nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu một cách hoàn chỉnh
về pháp luật phát triển năng lƣợng xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đề tài sẽ đƣa ra một hƣớng tiếp cận mới trong chính sách pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện chính sách,
pháp luật quốc gia về pháp luật phát triển năng lƣợng xanh, nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Những giải pháp
đƣợc đƣa ra có tác dụng khuyến khích các cơ quan hữu quan trong việc phát
hiện và phát triển các nguồn năng lƣợng xanh, thân thiện với môi trƣờng.
- Những luận cứ khoa học và thực tiễn đƣợc trình bày có thể làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy kiến thức về môi trƣờng; những
kết luận, khuyến nghị có thể đƣợc tham khảo trong việc thực thi và ban hành
các chính sách pháp luật về phát triển nguồn năng lƣợng xanh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài trình bày trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, đề tài sử dụng các
6
phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh, phân tích định tính,
định lƣợng và khái quát hóa, đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp suy luận
logic. Thêm vào đó, đề tài đã kết hợp phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia
trong lĩnh vực Kinh tế, Năng lƣợng, Môi trƣờng tại Trƣờng Đại học Quốc gia
Hà Nội, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Trƣờng Đại học Tây Nguyên, Viện
Nhà nƣớc và Pháp luật.
Từ những tài liệu thu thập đƣợc và trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên
gia, tác giả sẽ đƣa ra ý kiến riêng về pháp luật pháp triển năng lƣợng xanh ở
Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận năng lƣợng xanh, pháp luật phát triển
năng lƣợng xanh.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng
lƣợng xanh ở Việt Nam.
Chƣơng 3: Hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam.
7
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH,
PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LƢỢNG XANH
1.1.1. Khái niệm năng lượng xanh
Theo lý thuyết tƣơng đối của Albert Einstein năng lƣợng là một thƣớc đo
khác của lƣợng vật chất đƣợc xác định theo công thức liên quan đến khối
lƣợng toàn phần E = mc². Nó là khối lƣợng nhân với một hằng số có đơn vị là
vận tốc bình phƣơng, nên đơn vị đo năng lƣợng trong hệ đo lƣờng quốc tế là
kg (m/s)².
Hiểu theo nghĩa thông thƣờng, năng lƣợng là khả năng làm thay đổi
trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.
Vậy, năng lƣợng đƣợc định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có
nhiều dạng năng lƣợng nhƣ: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng
làm tăng nhiệt độ của vật thể, vv…
Trong thời kỳ sơ khai của loài ngƣời, nhiệt sinh ra do đốt than hoặc khí
chỉ đƣợc sử dụng trực tiếp vào việc nấu nƣớng và sƣởi ấm. Sau đó, nhiệt đƣợc
dùng để chạy máy móc và xe cộ. Ngày nay, trong xã hội hiện đại việc sử dụng
các nguồn nhiên liệu hóa thạch nhƣ than, dầu, khí đốt tự nhiên…là yếu tố
quan trọng tạo ra và duy trì sự phát triển, tiến bộ của xã hội loài ngƣời. Tuy
nhiên, cùng với cuộc “cách mạng công nghiệp” diễn ra từ cuối thế kỷ 18, đầu
thế kỷ 19 đến nay, việc khai thác và sử dụng quá mức các nguồn nhiên liệu
hóa thạch và đang đẩy Hành tinh xanh của chúng ta đối mặt với những vấn
đề nghiêm trọng về năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng.
8
Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, trong 1 – 2 thế kỷ nữa, nhân
loại sẽ phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng năng lƣợng và môi trƣờng
nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, năng lƣợng xanh đƣợc coi là sự lựa chọn
hợp lý nhất cho sự phát triển bền vững của trái đất.
Năng lƣợng xanh là một khái niệm rộng, mang tính mới và hiện nay
xung quanh khái niệm này trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam có nhiều quan
niệm khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới cho rằng năng
lƣợng xanh chính là một khái niệm hẹp trong năng lƣợng tái tạo, và nó biểu
thị về các nguồn năng lƣợng tái tạo và các công nghệ chế tạo năng lƣợng có
lợi nhất cho môi trƣờng. Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Mỹ định nghĩa năng
lƣợng xanh là năng lƣợng điện đã đƣợc chế tạo từ năng lƣợng mặt trời, gió,
địa nhiệt, khối lƣợng sinh học, và các trạm thủy điện nhỏ có tác động thấp tới
môi trƣờng. [43. Tr 6].
Còn tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu lại chia làm hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, năng lƣợng xanh để chỉ năng lƣợng đƣợc
sinh ra từ các nguồn năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng hơn là các nguồn
năng lƣợng hóa thạch. Năng lƣợng xanh bao gồm các nguồn năng lƣợng tái tạo
nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng địa nhiệt, nhiên liệu sinh
học, thủy năng. Đồng thời các nhà khoa học theo quan điểm này cũng cho rằng
thuật ngữ năng lƣợng xanh đồng nghĩa với năng lƣợng tái tạo. [23. Tr 111]
Quan điểm thứ hai thì cho rằng, năng lƣợng xanh bao gồm những
nguồn năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo [23. Tr 113]. Tức là khái niệm
năng lƣợng xanh lớn hơn, khái quát hơn năng lƣợng tái tạo hay năng lƣợng
sạch. Những ngƣời theo quan điểm này cho rằng: Khái niệm tái tạo nghĩa là
nguồn năng lƣợng đó có thể đƣợc bù đắp trong tự nhiên và hầu nhƣ không
9
thay đổi nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, hay năng lƣợng từ sức
nƣớc. Nhƣng tái tạo chƣa đủ để là năng lƣợng xanh. Ví dụ các nhà máy thủy
điện lớn gây ảnh hƣởng lớn lao đến môi trƣờng và hiện nay có nhiều nƣớc
đang dỡ bỏ các đập thủy điện lớn. Do đó xu thế phát triển thủy điện nhỏ đƣợc
cho là “xanh hơn’ và đƣợc khuyến khích hơn.
Bên cạnh đó, cũng theo quan điểm này khái niệm năng lƣợng xanh
không chỉ dùng cho các nguồn năng lƣợng tái tạo mà còn mở rộng cho việc
tồn trữ năng lƣợng. Ví dụ các tòa nhà đƣợc cấu trúc sao cho mát mẻ vào ban
ngày và ấm vào ban đêm do các đặc điểm kiến trúc của nó thay vì dựa vào
máy điều hòa không khí hay máy sƣởi.
Qua những quan điểm trên, tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai.
Theo tác giả khái niệm năng lƣợng xanh là khái niệm rộng bao gồm cả năng
lƣợng tái tạo, thêm vào đó việc khuyến khích sử dụng năng lƣợng xanh không
chỉ là việc sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lƣợng tái tạo mà còn thể hiện ở
việc cải tiến phƣơng thức sử dụng các nguồn năng lƣợng hóa thạch sao cho
“xanh hơn” và ít chất thải (nhƣ các công nghệ than sạch).
Mặc dù có những quan điểm khác nhau nhƣ trên, nhƣng khi đƣa ra liệt
kê các nguồn năng lƣợng xanh, các nguồn năng lƣợng tái tạo và năng lƣợng
sạch thì tất cả các nhà khoa học đều thống nhất đó là những nguồn năng lƣợng
mặt trời; năng lƣợng gió; năng lƣợng địa nhiệt, năng lƣợng sinh khối; năng
lƣợng sức nƣớc và các dạng năng lƣợng khác.
Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp luật về môi trƣờng của Việt
Nam mới chỉ sử dụng thuật ngữ “năng lƣợng tái tạo” mà chƣa đề cập tới thuật
ngữ“ năng lƣợng xanh”, nhƣ:
Bách khoa toàn thƣ Việt Nam có định nghĩa: Năng lượng tái tạo hay
năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn
10
mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng
lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục
trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này
thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt trời.
Khoản 1 Điều 33 Luật môi trƣờng năm 2005 (quy định về phát triển
năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trƣờng)
có định nghĩa nhƣ sau: Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng
được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái
tạo khác.
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm
và hiệu quả năm 2010 (có hiệu lực thi hành 01/01/2011) định nghĩa:
“1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực
tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái
tạo và tái tạo.
2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ,
khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả
năng tái tạo.
3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt
trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả
năng tái tạo”
Khoản 13 Điều 2 Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008, ban
hành quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu
áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo của Bộ trƣởng
Bộ Công thƣơng có định nghĩa: Năng lượng tái tạo là năng lượng được sản
xuất từ các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh
khối, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học.
11
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ƣu
đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ có định nghĩa : Sản
xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là việc sản xuất năng lượng từ sử
dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt.
Hơn nữa, có thể thấy những định nghĩa theo pháp luật hiện hành đều
mang tính chất liệt kê, vì thế khi áp dụng trong thực tiễn sẽ gặp nhiều khó
khăn, nếu phát sinh một dạng năng lƣợng tái tạo mà Luật không ghi nhận và
không lƣờng trƣớc đƣợc. Do đó, trong trƣờng hợp Nhà đầu tƣ quyết định thực
hiện một số dự án về khai thác, sử dụng năng lƣợng xanh hay năng lƣợng tái
tạo sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí phải xin cơ chế đặc thù từ phía cơ
quan nhà nƣớc.
1.1.2. Các nguồn năng lượng xanh
Năng lƣợng xanh bao gồm các nguồn năng lƣợng có khả năng tái tạo,
không xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhƣ: Năng lƣợng gió, năng lƣợng
mặt trời, năng lƣợng địa nhiệt, năng lƣợng sinh khối, thủy triều, hydro… Tuy
nhiên, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu những dạng năng lƣợng mà theo tác giả là phù hợp
với điều kiện khí hậu, tự nhiên cũng nhƣ thổ nhƣỡng của Việt Nam.
1.1.2.1. Năng lượng mặt trời
Năng lƣợng mặt trời là năng lƣợng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ
mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lƣợng của các hạt hạ nguyên tử khác
phóng ra từ mặt trời. Đây là nguồn năng lƣợng phong phú nhất, dồi dào nhất
trong tất cả các nguồn năng lƣợng có sẵn trong tự nhiên. Ánh sáng mặt trời là
một nguồn năng lƣợng dồi dào. Mặt trời truyền đến cho ta một năng lƣợng
khổng lồ vƣợt ra ngoài sự tƣởng tƣợng của mọi ngƣời. Trong 10 phút truyền
xạ, trái đất nhận một năng lƣợng khoảng 5 x 1020J, tƣơng đƣơng với lƣợng
12
tiêu thụ của toàn thể nhân loại trong vòng một năm. Trong 36 giờ truyền xạ,
mặt trời cho chúng ta một năng lƣợng bằng tất cả những giếng dầu của quả đất.
Năng lƣợng mặt trời có những ƣu điểm nhƣ: sạch, chi phí nhiên liệu và
bảo dƣỡng thấp, an toàn cho ngƣời sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành
công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lƣợng
hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trƣờng. Vì thế, đây đƣợc
coi là nguồn năng lƣợng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lƣợng cũ
đang ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay năng lƣợng mặt trời đang đƣợc các nƣớc tập trung nghiên cứu,
ứng dụng trong đời sống thực tiễn, nhƣng do vẫn còn đang trong thời kỳ đầu
của những ứng dụng, vì vậy chi phí đầu tƣ lớn cho thiết bị, dẫn tới số lƣợng
thành phần sử dụng trực tiếp năng lƣợng mặt trời phục vụ sản xuất, kinh
doanh cũng nhƣ đời sống sinh hoạt thƣờng ngày vẫn còn hạn chế.
1.1.2.2. Năng lượng gió
Vào đầu thế kỷ 21, năng lƣợng gió đƣợc xem là nguồn năng lƣợng tái
tạo có nhiều triển vọng nhất. Tiềm năng của năng lƣợng gió là rất lớn, theo
ƣớc tính, sản lƣợng điện gió có thể đạt 20.000 - 50.000 tỷ kWh/năm.
Hiện nay, sức gió đang đƣợc ứng dụng để chuyển hóa thành điện năng
phục vụ đời sống con ngƣời, thông qua những máy quay gió (tuabin gió).
Loại hình này cũng không tạo ra chất thải ô nhiễm môi trƣờng, vì vậy việc tận
dụng lợi thế tại những khu vực có lƣu lƣợng gió ổn định để phát triển các nhà
máy phong điện sẽ là lời giải cho bài toán năng lƣợng và môi trƣờng trong
thời gian tới. Tuy nhiên, giống nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió cũng
đòi hỏi vốn đầu tƣ khá cao và lệ thuộc vào tự nhiên, nên nhiều nhà đầu tƣ vẫn
còn rụt rè khi đầu tƣ vào dạng năng lƣợng này.
13
1.1.2.3. Năng lượng sinh khối
Sinh khối là tên chung cho tất cả các vật liệu hữu cơ từ cây cỏ, kể cả
các loại tảo. Các nguồn sinh khối tạo ra năng lƣợng có thể rất khác nhau nhƣ
các chất thải hữu cơ, chất thải nông nghiệp, lâm nghiệp và cả các loại cây
trồng dùng để sản xuất năng lƣợng hay để làm nhiên liệu sinh học.
Năng lƣợng sinh khối đƣợc chia thành:
- Năng lƣợng sinh khối cổ điển nhƣ củi, gỗ để nấu ăn và sƣởi ấm.
- Năng lƣợng sinh khối hiện đại gồm:
Khí sinh học (Biogas): Là một ứng dụng hiện đại từ nhiên liệu sinh
khối, là nguồn năng lƣợng phù hợp với các vùng nông thôn tại các nƣớc đang
phát triển. Chất liệu chính để đƣa vào các hầm ủ để sản xuất khí sinh học gồm
các loại phân gia súc, gia cầm, các chất thải của ngƣời và các loại thực vật
nhƣ bèo, cây cỏ… Khí sinh học đem đến nhiều lợi ích, ngoài khí mêtan dùng
để đun, nấu, thắp sáng; phần thải loại còn lại đƣợc dùng làm phân bón, đồng
thời góp phần bảo vệ môi trƣờng.
Nhiên liệu sinh học: Là các loại nhiên liệu lỏng hay khí sản xuất từ sinh
khối. Các loại nhiên liệu sinh học phổ biến hiện nay là: dầu sinh học (bio oil)
đƣợc tạo ra bằng cách nhiệt phân sinh khối ở nhiệt độ 5000C trong môi
trƣờng không có oxi; Ethanol đƣợc chế tạo bằng cách lên men đƣờng chứa
trong các vật liệu sinh khối nhƣ mía, bắp, ngô, lúa mì… và đƣợc sử dụng cho
các động cơ đốt trong thay thế xăng, dầu…
Thế kỷ 21, với thách thức về biến đổi khí hậu, sự suy giảm tài nguyên,
phải là thế kỷ của cách mạng xanh, với mục tiêu là sự tăng trƣởng ít cacbon,
trong đó năng lƣợng xanh sẽ đóng vai trò chủ chốt. Cho dù vẫn còn đó những
tranh cãi về tác động tiêu cực và lợi ích của việc phát triển nhiên liệu sinh
14
học. Năng lƣợng sinh học vẫn sẽ là một hƣớng đi của thế giới trong việc thực
hiện cuộc cách mạng này.
1.1.3. Vai trò của năng lượng xanh đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Sự tất yếu của việc sử dụng năng lượng xanh
Thứ nhất: Sự gia tăng dân số quá nhanh trong những năm vừa qua dẫn
tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng lớn.
Tổng dân số thế giới năm 2011 vào khoảng 7 tỷ ngƣời, nhƣng đƣợc dự
báo của Liên Hợp Quốc đến năm 2025 là 8 tỷ và sẽ đạt tới 11 tỷ vào năm
2050, trong đó dân số của các nƣớc đang phát triển sẽ chiếm khoảng 80%
[52]. Giả sử, nguồn tài nguyên hữu hạn này đến một ngày nào đó sẽ rơi vào
tình trạng cạn kiệt, mức tiêu thụ năng lƣợng của các nƣớc đang phát triển sẽ
tăng gấp 2 lần so với hiện nay thì chúng ta sẽ phải đối mặt với một thời kỳ rất
khó khăn trong việc đáp ứng cung và cầu của năng lƣợng hóa thạch mà chủ
yếu là dầu mỏ.
Thứ hai: Sự thiếu hụt và ngày càng cạn kiệt của của các nguồn năng
lượng truyền thống
Từ trƣớc đến nay, hệ thống năng lƣợng của Việt Nam vẫn dựa vào ba trụ
cột chính là dầu khí, than đá và điện nhƣng chỉ trong một vài năm tới, ba
nguồn năng lƣợng này sẽ không thể đáp ứng đầy đủ cho hệ thống tiêu thụ
năng lƣợng của cả nƣớc, càng không thể đảm bảo lâu dài cho ngành năng
lƣợng Việt Nam.
Nhiều chuyên gia nhận định, đến năm 2015 Việt Nam sẽ thiếu than và số
lƣợng thiếu hụt sẽ tăng dần theo từng năm. Cụ thể là năm 2015 thiếu 5,8 triệu
tấn; năm 2016 thiếu 25 triệu tấn, và năm 2020 lên đến 66 triệu tấn, điều này
đồng nghĩa với việc Việt Nam phải nhập khẩu than từ năm 2015 trở đi [37].
Không chỉ vậy, nhu cầu điện cũng thiếu hụt trầm trọng với mức tăng tiêu thụ
15
từ 15 – 20% mỗi năm. Đặc biệt, trong thời gian tới nếu Việt Nam không phát
hiện thêm các mỏ dầu mới có trữ lƣợng lớn thì đến 2025 sẽ cơ bản cạn kiệt tài
nguyên dầu khí. Việt Nam chuyển từ vị thế xuất khẩu năng lƣợng (dầu thô,
than) sang nƣớc nhập khẩu năng lƣợng và mức độ phụ thuộc vào năng lƣợng
nhập khẩu sẽ ngày một tăng trong vòng 10 – 15 năm tới.
Thứ ba: Tác hại của việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch tới môi
trường, sức khỏe con người và đời sống kinh tế xã hội
Nhiên liệu hóa thạch nhƣ dầu, than, khí tự nhiên khi đốt cháy sẽ thải ra
đioxít cacbon (CO2), ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NOx). Khi nồng độ của
CO2 trong không khí tăng lên thì nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên. Các nghiên cứu
khoa học đƣa ra kết luận rằng nếu nhân loại cứ tiếp tục đốt các nhiên liệu hóa
thạch nhƣ thế này và khí CO2 vẫn tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm, nhiệt độ
trung bình của trái đất sẽ tăng lên hai độ làm ảnh hƣởng rất lớn đối với trái
đất. Khi nhiệt độ trái đất nóng lên là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật mang
mầm bệnh nhƣ sốt rét, viêm não, sốt vàng da sẽ gia tăng, ung thƣ da sẽ gia
tăng do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đồng thời, các nhà khoa học cho rằng
thời tiết nóng giúp cho sự tăng sinh của các loại tảo ở dƣới nƣớc, đặc biệt là
khi nƣớc bị ô nhiễm, từ đó một số bệnh truyền nhiễm nhƣ tiêu chảy sẽ xảy ra
nhiều hơn. Ngoài ra, ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NOx) là nguyên nhân tạo
ra hiện tƣợng mƣa axít gây ra những tác hại to lớn đối với động thực vật trên
trái đất.
Từ những phân tích trên cho thấy sự tác hại của nhiên liệu hóa thạch
đối với đời sống con ngƣời. Và trƣớc tình hình nguồn năng lƣợng hóa thạch
đang ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu về năng lƣợng ngày càng gia tăng,
việc tìm kiếm nguồn năng lƣợng thay thế đang trở thành nhu cầu cấp bách
cho mỗi quốc gia.
16
1.1.3.2. Vai trò của năng lượng xanh đối với phát triển kinh tế xã hội
a. Vai trò của năng lượng xanh trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu
“Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh
học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục
hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến
hoạt động của các hệ thống kinh tế- xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của
con người”.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ
và đất liền khác.
Hiện nay đối với Việt Nam, biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nhanh và
tác động ngày càng rõ rệt. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự thay đổi thời tiết rất
khó lƣờng. Trong khoảng 60 năm qua (1951- 2011), nhiệt độ trung bình hàng
năm ở Việt Nam đã tăng lên từ 0,5- 0,7 0
C và đang có xu hƣớng tiếp tục tăng,
nhiệt độ các vùng phía Bắc và Bắc trung bộ sẽ tăng nhanh hơn so với Nam bộ.
Và với mức tăng nhƣ vậy thì các nhà nghiên cứu tính toán đến năm 2100
nhiệt độ có thể tăng lên 30
C. Bên cạnh đó, tính chất mùa cũng có sự biến
động, trong hai thập kỷ gần đây, mùa đông ngắn hơn với mật độ các đợt
không khí lạnh giảm đi trong khi đó các đợt nắng nóng kéo dài diễn ra thƣờng
xuyên hơn trong mùa hè. Đặc biệt xuất hiện những kiểu thời tiết bất thƣờng
nhƣ rét đậm, rét hại kéo dài vào tháng 1 và tháng 2 năm 2008 tại các tỉnh phía
Bắc; nắng nóng kỷ lục trong vòng 60 năm vào tháng 6 năm 2010 tại Hà Nội,
nhiệt độ lên tới 44,40
C [37]
Trƣớc những diễn biến phức tạp của tình trạng biến đổi khí hậu trong
những năm qua đã gây ra những ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống kinh tế -
17
xã hội và môi trƣờng, chính vì vậy việc tìm ra các nguồn năng lƣợng mới,
thay thế cho các nguồn năng lƣợng hóa thạch nhằm giảm phát thải gây hiệu
ứng nhà kính là một việc làm cấp thiết không chỉ của Việt Nam mà còn là vấn
đề của toàn nhân loại. Những dạng năng lƣợng mới này không chỉ thân thiện
với môi trƣờng mà còn giảm tình trạng phụ thuộc vào các nguồn năng lƣợng
truyền thống đang ngày càng cạn kiệt.
b. Vai trò của năng lượng xanh với vấn đề bảo vệ môi trường và phát
triển kinh tế - xã hội
Để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã và
đang tiến hành nhiều hoạt động nhƣ xây dựng thể chế, xây dựng Chƣơng trình,
Mục tiêu quốc gia, giao nhiệm vụ điều phối các hoạt động ứng phó với biến đổi
khí hậu cho các bộ, ngành. Đồng thời, Việt Nam mở rộng nhiều kênh thông tin
về biến đổi khí hậu trong cộng đồng và phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc
tế, nhà tài trợ trên nhiều lĩnh vực về biến đổi khí hậu. Nhà nƣớc và nhiều địa
phƣơng đã phối hợp với các nhà tài trợ tạo lập đƣợc cơ chế khuyến khích sử
dụng và phát triển năng lƣợng xanh, năng lƣợng tái tạo thân thiện với môi
trƣờng nhƣ: năng lƣợng khí sinh học (biogas, phế thải trong nông nghiệp ở
nông thôn); năng lƣợng mặt trời (thiết bị đun nƣớc nóng, chiếu sáng bằng pin
mặt trời), khí gas (bãi rác đô thị); năng lƣợng gió (phát điện, bơm nƣớc vào
ruộng muối ở vùng ven biển, hải đảo); thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ và
cực nhỏ với công suất lắp đặt lên tới hàng nghìn MW (phát điện ở vùng sâu,
vùng xa hoặc phối hợp điều tiết, cấp nƣớc, tƣới tiêu. Việc phát triển các nguồn
năng lƣợng xanh có vai trò vô cùng to lớn, thể hiện trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất: Trên lĩnh vực phát triển kinh tế
Năng lƣợng xanh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững.
Với việc sử dụng các dạng năng lƣợng xanh giúp tránh việc khai thác quá
18
mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ tài nguyên nƣớc, rừng, không
khí... là nguồn cung cấp tối cần thiết cho sự sống. Qua đó ngăn cản đƣợc sự
suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái đang ảnh hƣởng rất
lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp..
Sử dụng các nguồn năng lƣợng xanh trong sản xuất, kinh doanh và sinh
hoạt sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là trong ngành
năng lƣợng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, giao thông công cộng, cải tạo các khu
công nghiệp, tái chế sản phẩm phụ và rảc thải..
Ngoài ra, các dự án điện sinh khối sẽ sử dụng các phế thải đáng nhẽ phải
bỏ đi để tạo ra nguồn năng lƣợng tại chỗ, không những đáp ứng đủ nhu cầu
mà còn cung cấp lƣợng điện dƣ thừa cho lƣới điện địa phƣơng. Điều này
mang lại hiệu quả cao không những cho quốc gia mà còn trực tiếp cho các cơ
sở sản xuất.
Nhiều dự án năng lƣợng xanh sẽ bán đƣợc các chứng chỉ giảm phát thải
Cácbon cho cộng đồng quốc tế, đây sẽ là các nguồn thu bổ sung để thúc đẩy
các dự án năng lƣợng xanh cho sự phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Thứ hai: Trên lĩnh vực đời sống xã hội
Các dự án năng lƣợng xanh hiện nay thƣờng có quy mô nhỏ nằm ở vùng
sâu vùng xa, đó thực sự là chất xúc tác cho phát triển nông thôn và tạo cơ hội
việc làm. Các hoạt động xây dựng ở vùng sâu vùng xa đòi hỏi phát triển giao
thông và nhƣ vậy sẽ cải thiện đƣờng vào cho cộng đồng dân cƣ khu vực này.
Đối với Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa
thì việc xây dựng và phát triển các đô thị sinh thái và công nghiệp bền vững có
tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì dân số đô thị ngày càng chiếm tỷ lệ cao, các
hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng tập trung trong các khu đô thị và khu công
nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ xanh vào xây dựng đô thị sinh thái và công
19
nghiệp bền vững sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, giảm thiểu chất thải đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân.
Thứ ba: Trên lĩnh vực bảo vệ môi trường
Việc khai thác, vận hành bình thƣờng, nguồn năng lƣợng xanh, không có
khả năng phát sinh khí thải, hay chất phóng xạ là nguyên nhân chính gây ô
nhiễm môi trƣờng, thay đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, tăng cƣờng công suất sử
dụng năng lƣợng xanh đồng nghĩa với việc tăng khả năng giảm thải chất có
khả năng gây hiệu ứng nhà kính, nhƣ các nguồn năng lƣợng hóa thạch thải ra
môi trƣờng, ví dụ nhƣ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hay dầu nhƣ
hiện nay. Ngoài ra, năng lƣợng xanh còn có khả năng thay thế các nguồn năng
lƣợng hoá thạch làm giảm chi phí do ảnh hƣởng môi trƣờng từ việc đốt các
loại nhiên liệu hóa thạch này.
So với lƣợng khí thải khổng lồ của năng lƣợng hóa thạch vào khí quyển
và môi trƣờng trái đất, lƣợng chất thải do năng lƣợng xanh gần nhƣ không có,
vì hiện nay với công nghệ hiện đại thì các dạng ô nhiễm đã đƣợc khắc phục,
ví dụ nhƣ ô nhiễm tiếng ồn do các tuabin gió…
Tóm lại, đứng trƣớc nguy cơ khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên
không thể tái tạo, cũng nhƣ những hậu quả nghiêm trọng của việc khai thác
nguồn tài nguyên đó đối với sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng xung quanh.
Trong khi Việt Nam lại là một nƣớc có khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên
thuận lợi, lý tƣởng cho việc khai thác các nguồn tài nguyên năng lƣợng thiên
nhiên có khả năng tái tạo và những ƣu thế, lợi ích mà năng lƣợng tái tạo đem
lại, thì Nhà nƣớc cần phải có những biện pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ
phát triển năng lƣợng xanh nhƣ một nhu cầu cấp bách, cần phải đẩy mạnh hơn
nữa trong thời gian tới. Vì vậy, việc hoàn thiện, khắc phụ các hạn chế, bất cấp
20
trong các quy định pháp luật về hỗ trợ, khuyến khích phát triển năng lƣợng
xanh là mục tiêu quan trọng mà Nhà nƣớc cần phải tiến hành gấp, không nên
để chậm chễ.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN
NĂNG LƢỢNG XANH
1.2.1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật năng lượng xanh
Pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là ngành khoa học mới đối với
phần lớn các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Pháp luật với tƣ cách là
công cụ điều tiết xã hội luôn luôn phải chịu sự chi phối của nhu cầu xã hội.
Khi vấn đề bảo vệ môi trƣờng, chống biến đối khí hậu, sự cạn kiệt của các
nguồn năng lƣợng truyền thống chƣa trở thành thách thức thì pháp luật phát
triển năng lƣợng xanh vẫn chƣa đƣợc chú ý. Trong thế kỷ trƣớc, những thập
kỷ đầu và giữa của thế kỷ này, khi sự phát triển kinh tế là động lực phát triển
của các quốc gia thì tài nguyên, môi trƣờng, năng lƣợng không phải là vấn đề
quan trọng, các quốc gia sẵn sàng khai thác hết tài nguyên để công nghiệp
hóa, để phát triển. Năng lƣợng chƣa phải thử thách khi vấn đề biến đổi khí
hậu, tăng dân số và sự khan hiếm các nguồn năng lƣợng truyền thống chƣa
đạt tới mức độ báo động. Chỉ đến khi các quốc gia phải đối mặt với sự cạn
kiệt các nguồn năng lƣợng, sự mất cân bằng sinh thái và những sự trả thù
khốc liệt của thiên nhiên thì vấn đề tìm các nguồn năng lƣợng mới thân thiện
với môi trƣờng, thay thế nguồn năng lƣợng hóa thạch nổi lên nhƣ một thách
thức với xã hội.
Mục tiêu của việc sử dụng năng lƣợng xanh là thay thế các nguồn năng
lƣợng hóa thạch và truyền thống sắp cạn kiệt bằng các nguồn năng lƣợng
mới, tái tạo đƣợc, thân thiện hơn và cố gắng bảo vệ môi trƣờng sinh thái của
21
toàn bộ Trái đất. Nhƣng quan trọng hơn cả là năng lƣợng xanh đang
thay đổi thế giới quan, ảnh hƣởng đến các quan hệ kinh tế chính trị thế giới.
Ở Việt Nam, có một thực tế là nhiều năm qua chúng ta chƣa thực hiện
đƣợc quy hoạch tổng thể hệ thống năng lƣợng quốc gia. Trong quá trình phát
triển, tới nay, mới chỉ xây dựng đƣợc các chiến lƣợc cho từng tiểu ngành cụ
thể, ví dụ chiến lƣợc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (7 lần), quy hoạch
phát triển ngành than (5 lần), quy hoạch phát triển dầu, khí (3 lần), quy hoạch
phát triển năng lƣợng tái tạo (dự thảo lần 1) hay chiến lƣợc phát triển năng
lƣợng quốc gia (lần đầu tiên đƣợc phê duyệt vào ngày 27/12/2007).
Tuy nhiên, trƣớc tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trở nên khó lƣờng,
nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt, môi trƣờng ô nhiễm… vấn đề bảo vệ môi trƣờng,
khai thác, ứng dụng các nguồn năng lƣợng xanh, sạch không chỉ là mối quan
tâm hàng đầu của Việt Nam mà còn ngày càng đƣợc cộng đồng thế giới quan
tâm. Việt Nam đã tham gia một số công ƣớc quốc tế về chống biến đối khí hậu
và từng bƣớc ban hành các quy định về khuyến khích phát triển năng lƣợng
xanh, năng lƣợng tái tạo nhằm đáp ứng nhu cầu năng lƣợng quốc gia.
Bƣớc phát triển nổi bật nhất của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là
việc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến
pháp ngày 28 tháng 11 năm 2013, thể hiện quan điểm của nhà nƣớc Việt Nam
về ƣu tiên, khuyến khích phát triển năng lƣợng mới tại Điều 63: “Nhà nƣớc
khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trƣờng, phát triển, sử dụng năng
lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo”.
1.2.2. Khái niệm pháp luật phát triển năng lượng xanh
Những năm gần đây, khái niệm năng lƣợng xanh (sạch) không còn xa lạ
với nhiều nƣớc trên thế giới. Năng lƣợng xanh là những dạng năng lƣợng thu
đƣợc từ thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trƣờng, bền vững và có thể tái
22
tạo… Các dạng năng lƣợng xanh bao gồm năng lƣợng mặt trời; năng lƣợng
gió; năng lƣợng thủy điện; năng lƣợng sinh khối; năng lƣợng hydro.
Trong thời gian qua, nguồn năng lƣợng đƣợc khai thác chủ yếu là các
dạng năng lƣợng truyền thống nhƣ: dầu khí, than đá và điện nhƣng chỉ vài
năm nữa, các nguồn năng lƣợng này sẽ cạn kiệt và không thể đảm bảo lâu dài
cho cho ngành năng lƣợng Việt Nam. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng
lƣợng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải ở nƣớc ta
ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, sự gia tăng ô nhiễm môi trƣờng do các loại
khí thải ra từ nhiên liệu hóa thạch, sự nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu
phức tạp… đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà khoa học và các nhà hoạch
định chính sách. Chính vì vậy, việc ban hành pháp luật phát triển năng lƣợng
xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch là biện pháp hữu hiệu nhất trên con đƣờng
phát triển bền vững.
Hiện nay xung quanh vấn đề pháp luật phát triển năng lƣợng xanh, có
một số quan điểm về khái niệm này cho rằng “pháp luật phát triển năng
lượng xanh” và “pháp luật về năng lượng xanh” là đồng nhất về khái niệm.
Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả, hai khái niệm này không hoàn toàn đồng
nhất với nhau. Khái niệm “pháp luật phát triển năng lượng xanh” sẽ tập trung
vào các quy định khuyến khích, nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng
lƣợng mới vào thực tiễn cuộc sống thông qua các chủ trƣơng, chính sách và
định hƣớng của Nhà nƣớc. Còn “pháp luật về năng lượng xanh” sẽ chỉ tập
trung vào việc khai thác các dạng năng lƣợng và phân loại các dạng năng
lƣợng mới mà thôi.
Vậy, pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là hệ thống những quy phạm
pháp luật điều chỉnh mối quan hệ nảy sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc
với các cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc hoạch định các chính sách, đƣờng
23
lối, chủ trƣơng về nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lƣợng mới, thân
thiện môi trƣờng; Các quy phạm quy định quyền hạn và nghĩa vụ của Nhà
nƣớc trong việc phát triển các nguồn năng lƣợng xanh; Quy phạm quy định
trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đề xuất,
thực hiện các chính sách, hoạt động trong khảo sát, phát hiện và phát triển các
nguồn năng lƣợng mới thân thiện với môi trƣờng, có khả năng tái tạo.
1.2.3. Nguyên tắc chủ yếu trong pháp luật phát triển năng lượng xanh
1.2.3.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường
trong lành
Quyền con ngƣời (QCN) đối với môi trƣờng là một trong những quyền
thuộc nhóm quyền thứ ba (quyền đƣợc hƣởng hòa bình, quyền phát triển và
quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành) đƣợc nghi nhận vào những
năm 80. Điều này đã đƣợc phản ánh trong Báo cáo phát triển con ngƣời năm
2000, một tuyên bố mang tính bƣớc ngoặt về QCN khi đƣợc gắn với phát
triển con ngƣời “Xóa nghèo là một thách thức chính của QCN thế kỷ XXI.
Một mức sống phù hợp, chăm sóc, giáo dục tử tế, việc làm và bảo vệ chống
lại thiên tai không chỉ là mục tiêu phát triển, mà là QCN”.
Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trƣờng đã đƣa quyền của con ngƣời
đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành thành một nguyên tắc quan hệ giữa
các quốc gia. Nguyên tắc số 1 của Tuyên bố Stockholm nêu rõ: “ Con người
có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc
sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm bảo vệ, cải thiện
cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc này là quy
phạm pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh, chính sách pháp luật phát triển
năng lƣợng xanh phải lấy điều kiện sống của con ngƣời trong môi trƣờng
trong lành làm ƣu tiên số 1.
24
1.2.3.2. Nguyên tắc pháp luật phát triển năng lượng xanh bảo đảm phát triển
bền vững
Phát triển bền vững thực chất là sự liên kết giữa tăng trƣởng kinh tế với
đầu tƣ phát triển các dự án năng lƣợng xanh, thân thiện với môi trƣờng. Phát
triển bền vững là phải gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trƣờng, nguyên tắc này đòi hỏi:
Pháp luật phát triển năng lƣợng xanh phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản
lý có hiệu quả để có thể tránh đƣợc tham nhũng, lãng phí các nguồn lực, khai
thác có hiệu quả các nguồn năng lƣợng xanh, thân thiện với môi trƣờng.
Pháp luật phát triển năng lƣợng xanh phải đƣợc coi là một yếu tố cấu
thành trong các chiến lƣợc hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất
nƣớc, của địa phƣơng, vùng và của tổ chức.
Pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là định hƣớng mới thúc đẩy kinh tế
phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo
nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái
mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng nhƣ cho những
thế hệ mai sau. Những chính sách về phát triển năng lƣợng xanh là một phần
của những cải cách chính sách cần thiết để thúc đẩy sự tăng trƣởng bền vững.
1.2.3.3. Tính thống nhất trong quản lý và phát triển năng lượng xanh
Các chính sách cũng nhƣ các quy định của pháp luật về năng lƣợng xanh
phải đƣợc ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của
năng lƣợng và môi trƣờng để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh
vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ.
Việc quản lý năng lƣợng xanh cần phải đƣợc thực hiện dƣới sự điều
hành của một cơ quan thống nhất. Hệ thống cơ quan quản lý về năng lƣợng
25
xanh trong những năm gần đây đã đƣợc xây dựng và hoàn thiện đáng kể. Vai
trò, chức năng và quyền hạn của hệ thống cơ quan này đã đƣợc xác định và
phân công tƣơng đối hợp lý.
Phát triển năng lƣợng xanh phải đƣợc coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của
toàn dân. Mọi công dân, mọi tổ chức đều phải có ý thức sử dụng các sản
phẩm thân thiện với môi trƣờng, đầu tƣ phát triển các dự án năng lƣợng xanh
giảm phát thải khí nhà kính.
1.2.4. Các biện pháp phát triển năng lượng xanh
1.2.4.1. Biện pháp tổ chức – chính trị
Chính trị đƣợc coi là một trong những biện pháp quan trọng của phát
triển năng lƣợng xanh. Ở các nƣớc phát triển, vấn đề môi trƣờng, bảo vệ môi
trƣờng, phát triển năng lƣợng mới thân thiện với môi trƣờng nhằm giảm phát
thải khí gây hiệu ứng nhà kính đƣợc các đảng phái, tổ chức sử dụng triệt để
thu hút sự ủng hộ chính trị của quần chúng và các tổ chức xã hội.
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam đƣa vấn đề môi trƣờng gắn với
phát triển năng lƣợng xanh vào cƣơng lĩnh, chiến lƣợc hành động của mình
không nhằm mục đích tranh cử hay giành quyền lực chính trị mà nhằm làm
tăng thêm tính chất toàn diện, đúng đắn và khả thi của cƣơng lĩnh, chiến lƣợc
đó để trên cơ sở nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội. Nghị quyết
số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đã nhấn mạnh: “Tài nguyên là tài sản quốc
gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất
nước. Tài nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán
trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm,
có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
an ninh tài nguyên. Chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu
26
mới, tái chế”; “Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ
năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5% tổng năng lượng thương mại
sơ cấp; giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP”.
1.2.4.2. Biện pháp kinh tế
Các biện pháp kinh tế đƣợc sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động
quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong chiến lƣợc phát triển năng
lƣợng xanh, các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Sử dụng
biện pháp kinh tế là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế. Thực chất của
biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng, phát triển năng lƣợng xanh là việc
dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động
có lợi cho môi trƣờng, cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế đƣợc thực hiện
trong lĩnh vực pháp luật phát triển năng lƣợng xanh bao gồm:
Có những cơ chế, chính sách ƣu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp,
nhà đầu tƣ, tổ chức, cá nhân có những dự án đƣa ra các giải pháp giảm khí
thải gây hiệu ứng nhà kính, thân thiện với môi trƣờng.
Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sử dụng chúng
có tác động xấu đến môi trƣờng.
Dán nhãn sinh thái lên những sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng, không gây
ô nhiễm môi trƣờng, khuyến khích thƣơng mại đối với những sản phẩm góp
phần bảo vệ môi trƣờng.
1.2.4.3. Biện pháp giáo dục
Ý thức của cộng đồng về hậu quả của biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt của
các nguồn năng lƣợng hóa thạch và nhu cầu cấp thiết của việc phát triển năng
lƣợng xanh sẽ đƣợc nâng cao thông qua các hoạt động tuyên truyền và giáo
dục pháp luật phát triển năng lƣợng xanh. Vai trò của giáo dục đặc biệt quan
27
trọng. Khi con ngƣời ta vì vô thức đã tàn phá, khai thác cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên thì việc thức tỉnh họ là điều cần thực hiện trƣớc sự trừng phạt và
răn đe. Các biện pháp giáo dục ý thức pháp luật năng lƣợng xanh đƣợc thể
hiện dƣới nhiều hình thức, cấp độ và phạm vi khác nhau. Điển hình là các
hình thức sau:
Đƣa giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng, nâng cao nhận thức pháp luật
phát triển năng lƣợng xanh vào chƣơng trình học tập chính của các trƣờng
phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học;
Sử dụng rộng rãi các phƣơng tiện truyền thông để giáo dục cộng đồng; tổ
chức các hoạt động cụ thể, các diễn đàn về năng lƣợng xanh.
1.2.5. Nội dung pháp luật phát triển năng lượng xanh
Pháp luật năng lƣợng xanh cần phải thế chế hóa đƣờng lối, quan điểm
của Đảng về phát triển năng lƣợng quốc gia, đảm bảo an ninh năng lƣợng,
khai thác có hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên của đất nƣớc, đáp ứng
nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng, phát triển đất nƣớc. `
Nhƣ vậy, nội dung pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh bao gồm các
quy định của pháp luật về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu
tƣ phát triển các nguồn năng lƣợng xanh; Các quy phạm quy định trách
nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ, ứng dụng và phát
triển năng lƣợng xanh.
1.2.5.1. Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển năng lượng xanh
Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, có thể thấy tăng
trƣởng kinh tế luôn song hành với tăng nhu cầu sử dụng năng lƣợng và phát
triển các nguồn năng lƣợng mới bên cạnh các biện pháp tiết kiệm năng lƣợng.
Tăng trƣởng kinh tế càng nhanh chóng, đòi hỏi nguồn năng lƣợng sử dụng
28
càng lớn. Sức ép về nguồn năng lƣợng hóa thạch đang cạn kiệt khiến nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lƣợng thay thế.
Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học - kỹ thuật hiện đại,
con ngƣời đã có thể khai thác các nguồn năng lƣợng sạch nhƣ: Gió, mặt trời,
địa nhiệt, thuỷ triều và sinh khối.
Trong những năm qua, ngành năng lƣợng Việt Nam đã có bƣớc phát
triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
dân sinh. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu bảo đảm nhu cầu về năng lƣợng để duy trì
mức tăng trƣởng kinh tế cao trong một thời gian dài, nghĩa là phát triển bền
vững, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và không
ngừng cải thiện đời sống nhân dân, …ngành năng lƣợng Việt Nam cũng đang
đứng trƣớc những thách thức rất lớn: sự cạn kiệt và khan hiếm nguồn tài
nguyên sơ cấp. Theo dự báo, từ năm 2015, Việt Nam chuyển từ nƣớc xuất
khẩu sang nhập khẩu năng lƣợng, khó khăn trong việc thu xếp đủ vốn cho đầu
tƣ phát triển năng lƣợng và từng bƣớc đƣa giá năng lƣợng tiếp cận thị trƣờng.
Để làm đƣợc điều đó thì vấn đề lớn hiện nay là phải có sự quản lý, điều hành
của Nhà nƣớc về các dự án năng lƣợng, chính sách phát triển, tìm kiếm và
khai thác các nguồn năng lƣợng mới thông qua Chính phủ và các cơ quan
chuyên môn. Sự quản lý của Nhà nƣớc sẽ giúp các doanh nghiệp có những
định hƣớng đúng đắn trong việc tìm kiếm và tích cực triển khai các dự án
năng lƣợng mới, bên cạnh đó tránh tình trạng phát triển năng lƣợng một cách
tự phát, nhỏ lẻ gây khó khăn cho vấn đề quản lý và quy hoạch cũng nhƣ trong
việc triển khai các chính sách ƣu đãi cho nhà đầu tƣ.
Một khó khăn hiện nay đối với Việt Nam vẫn là chƣa có một cơ quan
chuyên môn cụ thể để quản lý nhà nƣớc đối với ngành năng lƣợng nói chung
và năng lƣợng xanh nói riêng. Vì vậy việc thành lập cơ quan quản lý nhà
nƣớc về năng lƣợng xanh trực thuộc Bộ Công thƣơng thực hiện nhiệm vụ
29
quản lý và điều hành các hoạt động thúc đẩy phát triển năng lƣợng xanh là
cấp thiết, hợp lý. Cơ quan này sẽ có chức năng đầu mối quốc gia về phát triển
công nghệ năng lƣợng xanh; thực hiện các chiến dịch tuyên truyền có qui mô
lớn nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen mua sắm và đầu tƣ; xây dựng
chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách và lộ trình phát triển và sử dụng các nguồn
năng lƣợng xanh.
Vai trò quản lý của Nhà nƣớc về năng lƣợng xanh đƣợc thể hiện trong các
nội dung nhƣ: Thông qua các công cụ về kinh tế để hỗ trợ cho sự phát triển
năng lƣợng bền vững, bằng việc có thể quy định về chính sách thuế đối với
doanh nghiệp sản xuất. Theo đó, Nhà nƣớc sẽ có chính sách tăng thuế so với
mức quy định nếu một sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất gây hại cho môi
trƣờng, ngƣợc lại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trƣờng sẽ
đƣợc tạo điều kiện và có chính sách ƣu đãi về thuế; Nhà nƣớc cũng có cơ chế
khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch, khuyến khích các nhà đầu
tƣ và ngƣời dân tích cực đầu tƣ khai thác, sử dụng các sản phẩm từ năng lƣợng
xanh thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu,
tác hại của ô nhiễm môi trƣờng và lợi ích của năng lƣợng xanh; Đồng thời pháp
luật cần tạo môi trƣờng thuận lợi, ổn định để phát huy tối đa cơ chế thị trƣờng
cho các dự án năng lƣợng xanh đƣợc phát triển; có chính sách hỗ trợ cho
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các dạng năng lƣợng mới. Và khía cạnh
quan trọng hơn cả là pháp luật năng lƣợng xanh cần phải tạo ra khung pháp lý
hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ phát triển trong lĩnh vực
công nghệ mới, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trƣờng.
1.2.5.2. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong phát triển năng lượng xanh
Đứng trƣớc tình hình nhu cầu sử dụng năng lƣợng ngày càng tăng trong
khi nguồn năng lƣợng hóa thạch đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trƣờng dẫn
30
đến biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp. Chính vì vậy vấn đề
cấp bách hiện nay là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong việc tiết kiệm năng lƣợng trong sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt và hình
thành thói quen mua sắm xanh, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần có trách nhiệm, ý thức
tiết kiệm trong sản xuất, sinh hoạt, tăng cƣờng sử dụng các nguồn năng lƣợng
xanh. Hiện nay, ở Việt Nam theo ý kiến của các chuyên gia, để tăng 1% tổng
thu nhập quốc nội (GDP) thì điện năng phải tăng từ 2% trở lên, trong khi con
số này ở các nƣớc khác chỉ là 1 - 1,3%. Điều này có nghĩa là tỉ trọng giá điện
trong giá thành sản phẩm còn rất cao, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp muốn tiếp tục phát triển bền vững, tăng sức
cạnh tranh, thì việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng, triển khai ứng
dụng công nghệ năng lƣợng xanh là xu hƣớng tất yếu trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Có thể nói, Việt Nam là nƣớc có tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhanh.
Các khu đô thị, nhà chung cƣ, nhà ống, biệt thự... đƣợc xây dựng nhiều kéo
theo gánh nặng về năng lƣợng. Theo khảo sát mới đây của thạc sĩ Patrick
Bivona của Đại học Kiến trúc, điện toán, kỹ thuật Đông Luân Đôn, tại TP Hồ
Chí Minh hiện nay cứ 77 ngƣời dân là có 1 máy điều hòa nhiệt độ; khảo sát
trong 6 tháng đầu năm 2012, số lƣợng máy điều hòa đƣợc bán ra là 500 nghìn
chiếc. Tốc độ phát triển nhanh chóng của máy điều hòa đè một gánh nặng lên
năng lƣợng điện và xa hơn là ngân sách quốc gia.
Vẫn theo khảo sát của thạc sĩ Patrick Bivona, việc sử dụng điều hòa này
phụ thuộc vào hƣớng nhà, kết cấu nhà. Ví dụ những ngôi nhà có mặt hƣớng
tây, lòng nhà hẹp sẽ phải sử dụng nhiều năng lƣợng cho điều hòa hơn. Với
những tòa nhà có mặt sàn từ 1000 mét vuông, hàng chục tầng sẽ là những con
31
“khủng long tiêu thụ năng lƣợng”. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để hạn chế
nguồn năng lƣợng ấy? Và một trong các giải pháp mà chúng ta có thể tính tới
đó là “kiến trúc nhà xanh”, đây là những ngôi nhà tận dụng đƣợc gió và ánh
sáng từ môi trƣờng tự nhiên, các giải pháp giảm nhiệt cho ngôi nhà cũng đƣợc
đánh giá là tối ƣu với những “vách xanh”, “mái xanh” bằng cây cỏ. Những
ngôi nhà xanh nhƣ vậy sẽ làm giảm lƣợng tiêu thụ điện năng một cách đáng kể.
Trên cơ sở đó, pháp luật phát triển năng lƣợng xanh cần có những biện
pháp tuyên truyền, đánh vào ý thức của ngƣời dân về trách nhiệm sử dụng
năng lƣợng tiết kiệm thông qua việc xây dựng, sử dụng những dạng năng
lƣợng mới thân thiện với môi trƣờng. Cần phải giáo dục ý thức ngƣời dân coi
tiết kiệm năng lƣợng nhƣ là một đạo đức trong Nhà nƣớc cũng nhƣ nhân dân.
Còn đối với các tổ chức và cá nhân đang trực tiếp khai thác và sử dụng
nguồn năng lƣợng có nguồn gốc từ năng lƣợng hóa thạch thì phải có trách
nhiệm chịu một phần chi phí thúc đẩy phát triển năng lƣợng xanh nhƣ: Phí từ
việc tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu, than đá, phí khai thác tài nguyên năng
lƣợng; Yêu cầu doanh nghiệp phải có dán nhãn sinh thái trên sản phẩm để
tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ sản phẩm tiết kiệm
điện, thân thiện với môi trƣờng.
1.2.6. Nguồn của pháp luật phát triển năng lượng xanh
Nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là những văn bản quy
phạm pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc phê
chuẩn, theo những trình tự, thủ tục và dƣới những hình thức nhất định, có nội
dung chứa đựng những quy phạm pháp luật phát triển năng lƣợng xanh. Trên
thực tế khi nghiên cứu nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh cũng
nhƣ nguồn của bất kỳ ngành luật nào trong những thời điểm nhất định chúng
ta chỉ xem xét những văn bản có hiệu lực thi hành ở thời điểm đó.
32
Nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh bao gồm hệ thống
những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc Việt
Nam ban hành. Cũng nhƣ nguồn của nhiều ngành luật, lĩnh vực khác, nguồn
của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh đa dạng về hình thức. Tuy nhiên
hiện nay Việt Nam chƣa có văn bản quy phạm pháp luật riêng về phát triển
năng lƣợng xanh mà chủ yếu đƣợc ban hành trong văn bản pháp luật chung.
Chính vì vậy việc xác định nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh có
ý nghĩa trong việc xác định hiệu lực của các quy phạm.
1.2.6.1. Các văn bản luật
a. Hiến pháp
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền tảng của hệ
thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của
chế độ chính trị kinh tế văn hóa xã hội quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân, cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ
quan nhà nƣớc, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc quản
lý nhân dân làm chủ.
Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất
trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định của Hiến pháp tùy thuộc vào
những nội dung khác nhau là nguồn của tất cả các ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam và dĩ nhiên là nguồn của luật phát triển năng lƣợng xanh.
Với ý nghĩa là nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh, Hiến pháp
2013 có những quy định về phát triển năng lƣợng mới, năng lƣợng xanh,
sạch, tái tạo thân thiện với môi trƣờng. Chúng là cơ sở cho việc ban hành các
quy phạm pháp luật về môi trƣờng. Chẳng hạn, Điều 63 Hiến pháp 2013 quy
định: “ 1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và là nghĩa
vụ của mọi tổ chức, cá nhân ; 2. Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi
33
trường; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn
đa dạng sinh học; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí
hậu. Mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, năng
lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch của tổ chức,
cá nhân được Nhà nước khuyến khích ; 3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi
trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải
bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”.
b. Luật
Bên cạnh Hiến pháp với tƣ cách là đạo luật gốc có ý nghĩa nền tảng
chung, các luật đơn hành cũng chứa đựng nhiều quy định về năng lƣợng xanh,
năng lƣợng sạch hoặc liên quan trực tiếp đến năng lƣợng xanh. Có những đạo
luật mà nhà nƣớc ban hành chỉ để điều chỉnh các vấn đề cụ thể về môi trƣờng
song cũng có những đạo luật trong đó Nhà nƣớc xác định nghĩa vụ, trách
nhiệm của chủ thể đối với việc phát triển năng lƣợng xanh trong một lĩnh vực
cụ thể nào đó nhƣ điện lực, giao thông, môi trƣờng.
Luật Điện lực năm 2004;
Luật Đầu tƣ năm 2005;
Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005;
Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010.
1.2.6.2. Các văn bản dưới luật
Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Năng lƣợng tái tạo quốc gia của Việt
Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050;
34
Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dƣ án đầu tƣ theo CDM
trong khuôn khổ Nghị định thƣ Kyoto;
Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam;
Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai
đoạn 2011-2020;
Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tƣớng
Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025;
Thông tƣ số 64/2011/TT-BGTVT ngày 26/12/2011 của Bộ Giao thông
vận tải quy định biện pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong
hoạt động giao thông vận tải;
Thông tƣ số 96/2012/TT-BTC ngày 08/6/2012 của Bộ Tài chính hƣớng
dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lƣới;
Thông tƣ số 06/2013/TT-BCT ngày 08/3/2013 của Bộ Công thƣơng
quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch
phát triển điện gió;
Thông tƣ số 19/2013/TT- BNNPTNT ngày 15/3/2013 của Bộ trƣởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về “ Hướng dẫn biện pháp sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp”.
35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ
VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM
2.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH
Việc phát triển năng lƣợng xanh là nhu cầu thiết yếu của bất cứ quốc gia
nào, vì những lợi ích của năng lƣợng xanh đem lại, không những vì lợi ích kinh
tế, xã hội, mà nó còn là công cụ để bảo đảm an ninh năng lƣợng cho xã hội
trong thời gian dài, đồng thời cũng là công cụ để bảo vệ môi trƣờng, không
phát thải khí nhà kính, ít có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy, trong
những năm vừa qua, Việt Nam đã rất quan tâm tới vấn đề này, điều đó đƣợc thể
hiện trong những văn bản quy phạm pháp luật của các cấp các ngành nhƣ:
Luật Điện lực năm 2004 quy định: "Phát triển điện bền vững trên cơ sở
khai thác tối ƣu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống
nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng,
và an ninh năng lƣợng"; "Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng
lƣợng tái tạo để phát điện" (Điều 4); "Dự án đầu tƣ phát triển nhà máy phát
điện sử dụng các nguồn năng lƣợng mới và năng lƣợng tái tạo đƣợc hƣởng ƣu
đãi về đầu tƣ, giá điện và thuế theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính" (điểm c
khoản 1 Điều 16); "khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng lƣới điện
hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lƣợng tại chỗ, năng lƣợng tái tạo để cung
cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo" (khoản 4 Điều 60).
Luật Đầu tƣ đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 27- Lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ, Mục
1, Chƣơng V về Lĩnh vực, địa bàn đầu tƣ, ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ đã quy định rõ
36
về ƣu đãi đầu tƣ cho sản xuất vật liệu mới, năng lƣợng mới; sản xuất sản phẩm
công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005; phát triển năng lƣợng tái tạo đƣợc quy
định tại Điều 5, Điều 6, Điều 117, trong đó rõ nhất là Điều 33 có quy định: Phát
triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trƣờng:
Tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển, sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo,
sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng đƣợc Nhà nƣớc ƣu đãi về thuế,
hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất; Nâng dần tỷ trọng năng lƣợng
sạch, năng lƣợng tái tạo trong tổng sản lƣợng năng lƣợng quốc gia; thực hiện
mục tiêu bảo đảm an ninh năng lƣợng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm
thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính,…
Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định phê duyệt số 1855/QĐ-TTg, ngày 27
tháng 12 năm 2007), Chính phủ đã định hƣớng mục tiêu phát triển năng lƣợng
tái tạo: "Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo lên khoảng
3% tổng năng lƣợng thƣơng mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm
2020, và khoảng 11% vào năm 2050.", "Hoàn thành chƣơng trình năng lƣợng
nông thôn, miền núi. Đƣa số hộ nông thôn sử dụng năng lƣợng thƣơng mại để
đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt
95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn
có điện". Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia của Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hƣớng cụ thể về việc thành lập Quỹ
phát triển năng lƣợng tái tạo: "Thành lập quỹ phát triển năng lƣợng để hỗ trợ
đầu tƣ cho phát triển năng lƣợng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích"
(điểm b, khoản 5, Điều 1).
Trong đó, định hƣớng phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lƣợng:
Điện, dầu khí, than, năng lƣợng mới và tái tạo, bên cạnh đó quan tâm phát
37
triển năng lƣợng xanh, ƣu tiên phát triển năng lƣợng mới và tái tạo. Chiến
lƣợc cũng đề ra định hƣớng phát triển là: Khuyến khích phát triển nguồn điện
sử dụng năng lƣợng mới, tái tạo. Thực hiện điều tra quy hoạch các dạng năng
lƣợng mới và tái tạo chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ, tiến tới quy hoạch, phân
vùng các dạng năng lƣợng này để có kế hoạch đầu tƣ, khai thác hợp lý, tăng
cƣờng tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo để cấp cho
các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý
để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này; Lồng ghép sử
dụng năng lƣợng mới và tái tạo vào chƣơng trình tiết kiệm năng lƣợng và các
chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác nhƣ chƣơng trình điện khí hoá nông
thôn, trồng rừng, xoá đói giảm nghèo, nƣớc sạch, VAC...; Khuyến khích các
doanh nghiệp xây dựng các cơ sở thích hợp để sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các
loại thiết bị năng lƣợng mới nhƣ đun nƣớc nóng, thuỷ điện nhỏ, động cơ gió,
hầm khí sinh vật... ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua công nghệ của các
nƣớc đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao nhƣ pin mặt trời, điện
gió... từng bƣớc làm phù hợp và tiến tới lắp ráp, chế tạo trong nƣớc; hỗ trợ
đầu tƣ cho các chƣơng trình điều tra, nghiên cứu, chế thử, xây dựng các điểm
điển hình sử dụng năng lƣợng mới và tái tạo; ƣu đãi thuế nhập thiết bị, công
nghệ mới, thuế sản xuất, lƣu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các
phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị; cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế
trong và ngoài nƣớc phối hợp đầu tƣ khai thác nguồn năng lƣợng mới và tái tạo
trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Chiến lƣợc xác định các chính sách là: Ƣu tiên
thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia theo hƣớng phát
triển đồng bộ các nguồn năng lƣợng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn
năng lƣợng trong nƣớc... Ƣu tiên phát triển năng lƣợng mới, năng lƣợng xanh,
năng lƣợng sinh học, điện hạt nhân. Khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài để tìm
kiếm nguồn năng lƣợng; có chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành
38
phần kinh tế tham gia vào phát triển năng lƣợng. Chiến lƣợc đề ra các giải pháp
thực hiện, bao gồm tăng đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cho các dự
án năng lƣợng nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và
xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực này; xem xét thành lập quỹ phát triển
năng lƣợng để hỗ trợ đầu tƣ cho phát triển năng lƣợng mới và tái tạo, thực hiện
các dự án công ích; ƣu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ƣu đãi từ quỹ hỗ trợ phát
triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phƣơng khác của nƣớc
ngoài cho các dự án năng lƣợng nhƣ: Tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng
lƣợng mới tái tạo, năng lƣợng sinh học,... Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề; đào
tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất là các ngành
năng lƣợng mới và tái tạo, năng lƣợng sinh học.....
Ngoài ra, việc nỗ lực cố gắng phát triển năng lƣợng xanh cũng đã đƣợc
đặt ra mục tiêu rất cụ thể tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2010
của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc
gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI),
trong đó Thủ tƣớng đã đƣa ra yêu cầu rất rõ ràng về lộ trình phát triển năng
lƣợng tái tạo từng thời kỳ (2006 - 2015, và 2016 - 2025), từng năm đối với
các miền, từng dự án, từng loại hình đầu tƣ khác nhau và theo những phƣơng
án khác nhau (trong đó có quy định về phƣơng án cơ sở và phƣơng án cao).
Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả năm 2010, tại khoản 3 Điều 5 có
quy định: Tăng đầu tƣ, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử
dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển
năng lƣợng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp
phần bảo đảm an ninh năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng [32]. Điểm c khoản 1
điều 6 quy định: "Thúc đẩy sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, ƣu tiên
39
phát triển hợp lý công nghệ năng lƣợng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng
lƣợng tái tạo" [32]. Ngoài ra, Luật còn quy định các tổ chức, cá nhân phải ƣu
tiên sử dụng năng lƣợng tái tạo trong các hoạt động công nhƣ: Chiếu sáng đô
thị, xuất - nhập khẩu, sản xuất nông nghiệp, nông thôn và hộ gia đình…
Nhƣ vậy là mục đích và mục tiêu cụ thể về khuyến khích phát triển năng
lƣợng xanh, năng lƣợng tái tạo nhằm đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở
khai thác tối ƣu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống
nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc
phòng, và an ninh năng lƣợng đã đƣợc định hƣớng rõ ràng.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ
PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG XANH
2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển nguồn năng
lượng mặt trời
2.2.1.1. Thực trạng pháp luật về phát triển năng lượng mặt trời
Năng lƣợng mặt trời đƣợc con ngƣời biết đến từ rất sớm, nhƣng ứng
dụng năng lƣợng mặt trời vào công nghệ sản xuất và trên quy mô rộng chỉ
thực sự diễn ra ở cuối thế kỷ XVIII. Ban đầu chủ yếu ở những nƣớc có nguồn
năng lƣợng mặt trời lớn, những vùng sa mạc. Từ sau cuộc khủng hoảng năng
lƣợng thế giới năm 1968 và năm 1973 năng lƣợng mặt trời càng đƣợc quan
tâm đặc biệt. Các nƣớc công nghiệp phát triển đã đi tiên phong trong việc
nghiên cứu ứng dụng năng lƣợng mặt trời. Ứng dụng phổ biến của năng
lƣợng mặt trời hiện nay là Pin mặt trời để sản xuất điện thông qua thiết bị biến
đổi quang điện.
Việt Nam trải dài từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc, Việt Nam
nằm trong khu vực có cƣờng độ bức xạ mặt trời khá cao, rất có tiềm năng
trong việc ứng dụng năng lƣợng mặt trời. Cơ sở dữ liệu về lƣợng ánh sáng
40
trung bình của đài khí tƣợng NASA - thƣờng đƣợc dùng trong tính toán, lắp
đặt tấm điện mặt trời cho thấy: Lƣợng ánh sáng mặt trời trung bình năm tại
TP. HCM là 5,20 kWh/ngày, Hà Nội là 4,3 kWh/ngày, Đà Nẵng là 4,88
kWh/ngày [12].
Năng lƣợng mặt trời là nguồn năng lƣợng sạch và vô tận. Nguồn năng
lƣợng ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất trong một giờ nhiều hơn năng lƣợng
cả thế giới sử dụng trong một năm. Bên cạnh nguồn cung cấp dồi dào, việc sử
dụng năng lƣợng mặt trời thay thế cho các loại nhiên liệu khác sẽ giúp tránh
nhiễm bẩn, nhiễm độc không khí hay biến đổi khí hậu trái đất. Việt Nam có
bức xạ Mặt Trời vào loại cao trên thế giới, với số giờ nắng dao động từ 1.600-
2.600 giờ/năm, đặc biệt là khu vực phía Nam. Việt Nam hiện có trên 100 trạm
quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lƣợng mặt trời. Tính trung
bình toàn quốc thì bức xạ Mặt Trời dao động từ 3,8-5,2 kWh/m2
/ngày [12].
Tiềm năng điện Mặt Trời là tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở
vào miền Nam (bức xạ dao động từ 4,0-5,9 kWh/m2/ngày). Tại miền Bắc,
bức xạ Mặt Trời dao động khá lớn, từ 2,4-5,6 kWh/m2/ngày, trong đó vùng
Đông Bắc trong đó có Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng thấp nhất, với thời
tiết thay đổi đáng kể theo mùa. Theo các tính toán gần đây, tiềm năng kỹ thuật
cho các hệ hấp thu nhiệt Mặt Trời để đun nƣớc là 42,2 PJ, tiềm năng hệ điện
Mặt Trời tập trung/hòa mạng (intergrated PV system) là 1.799 MW và tiềm
năng lắp đặt các hệ điện Mặt Trời cục bộ/gia đình (SHS: Solar Home Sytem)
là 300.000 hộ gia đình, tƣơng đƣơng với công suất là 20 MW.
Trên cơ sở đó, Chính phủ và các Bộ có liên quan đã ban hành một số văn
bản quy phạm pháp luật khuyến khích, hỗ trợ phát triển các dự án năng lƣợng
mặt trời cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi nhất để có khai thác, phát triển và
ứng dụng nguồn năng lƣợng mặt trời thông qua các chính sách nhƣ thuế, phí
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd  dap an de cuongGiao dich dam phan va kd  dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd dap an de cuongQuách Đại Dương
 
Cach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicCach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicforeman
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxNguynHong218306
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhBee Bee
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonLý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonPhong Olympia
 
Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa ky
Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa kyPhuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa ky
Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa kyTuyet Muahe
 

Mais procurados (20)

Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt NamLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
 
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd  dap an de cuongGiao dich dam phan va kd  dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
 
Cach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logicCach xay dung du an theo khung logic
Cach xay dung du an theo khung logic
 
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
 
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docxTiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
Tiểu luận- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.docx
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonLý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
 
Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa ky
Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa kyPhuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa ky
Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa ky
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Luận văn: Chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, HAYLuận văn: Chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, HAY
 

Semelhante a Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY

Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíKhóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộLuận Văn 1800
 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAMHOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAMlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Na...
Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Na...Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Na...
Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Na...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sảnPháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sảnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Cẩm nang năng lượng xanh - Năng lượng Sinh khối Việt Nam
Cẩm nang năng lượng xanh - Năng lượng Sinh khối Việt NamCẩm nang năng lượng xanh - Năng lượng Sinh khối Việt Nam
Cẩm nang năng lượng xanh - Năng lượng Sinh khối Việt NamMạng dược liệu
 

Semelhante a Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY (20)

Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
 
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAYĐề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíKhóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
 
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAMHOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
 
Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Na...
Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Na...Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Na...
Pháp luật về Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Na...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sảnPháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát TriểnLuận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
 
Luận Văn Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Độn...
Luận Văn Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Độn...Luận Văn Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Độn...
Luận Văn Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu, Cấu Trúc Sở Hữu Lên Hiệu Quả Hoạt Độn...
 
Cẩm nang năng lượng xanh - Năng lượng Sinh khối Việt Nam
Cẩm nang năng lượng xanh - Năng lượng Sinh khối Việt NamCẩm nang năng lượng xanh - Năng lượng Sinh khối Việt Nam
Cẩm nang năng lượng xanh - Năng lượng Sinh khối Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Último (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TUYỀN PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TUYỀN PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 603850 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thu Hạnh HÀ NỘI – 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trƣờng Đại học Quốc Gia Hà Nội, các Quý Thầy, Cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo môi trƣờng điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn tới PGS. TS Vũ Thu Hạnh đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.
  • 5. DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á CDM Cơ chế phát triển sạch CERs Chứng chỉ giảm phát thải đã đƣợc công nhận EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam FIT Biểu giá ƣu đãi GDP Tổng thu nhập quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế UNFCCC Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu QCN Quyền con ngƣời VBA Hiệp hội khí sinh học Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới
  • 6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 5. Dự kiến tính mới và những đóng góp của đề tài....................................... 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH, PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH.................................... 7 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LƢỢNG XANH................... 7 1.1.1. Khái niệm năng lƣợng xanh............................................................ 7 1.1.2. Các nguồn năng lƣợng xanh .........................................................11 1.1.3. Vai trò của năng lƣợng xanh đối với phát triển kinh tế - xã hội...14 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH .............................................................................20 1.2.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển pháp luật năng lƣợng xanh ..............................................................................................20 1.2.2. Khái niệm pháp luật phát triển năng lƣợng xanh..........................21
  • 7. 1.2.3. Nguyên tắc chủ yếu trong pháp luật phát triển năng lƣợng xanh .23 1.2.4. Các biện pháp phát triển năng lƣợng xanh ...................................25 1.2.5. Nội dung pháp luật phát triển năng lƣợng xanh............................27 1.2.6. Nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh .........................31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM.................................35 2.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH.....................................................35 2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG XANH........................................39 2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển nguồn năng lƣợng mặt trời..........................................................................................39 2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng lƣợng gió.................................................................................................52 2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng lƣợng sinh khối..................................................................................................59 2.2.4. Nguyên nhân thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý phát triển năng lƣợng xanh thiếu và yếu .................................................................69 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM.....................................................................................72 3.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH........................72 3.1.1. Những định hƣớng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển năng lƣợng xanh......................................................................................72
  • 8. 3.1.2. Khuyến khích phát triển năng lƣợng xanh nhằm đảm bảo quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững......................................................................77 3.2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH .............................................................................81 3.2.1. Đề xuất một số kiến nghị về lý luận pháp luật khuyến khích phát triển năng lƣợng xanh .............................................................................81 3.2.2. Một vài đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật phát triển năng lƣợng xanh ..............................................................................................83 KẾT LUẬN.....................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................93
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Năng lƣợng đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Hiện nay và đến gần cuối thế kỷ 21, năng lƣợng hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ vẫn là nguồn năng lƣợng quan trọng nhất, và chƣa có dạng năng lƣợng nào có thể thay thế đƣợc. Nhƣng đây là dạng năng lƣợng không tái tạo, dù trữ lƣợng có lớn đến đâu rồi thì cũng sẽ đến lúc cạn kiệt, giá thành cao và sử dụng gây ra ô nhiễm. Bên cạnh đó, có thể thấy việc sử dụng các loại nhiên liệu hoá thạch trong nhiều thập kỷ qua đã gây ra những hậu quả về biến đổi khí hậu ngày nay. Đây thực sự là mối đe dọa với nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chƣa từng có trong vòng 12.000 năm qua. Chính hiện tƣợng này đã gây nên tình trạng trái đất nóng lên trong vòng 30 năm trở lại đây. Các nhà khoa học đã cho rằng: Thế kỷ vừa qua nhiệt độ của Trái đất đã tăng thêm 10 C do việc tích lũy các chất Cácbon điôxít (CO2 ), mêtan (CH4), và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí( nhƣ N2O, HFCs, PFCs, SF6)- sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phƣơng tiện giao thông và các nguồn khác, những hiện tƣợng trên đều do biến đổi khí hậu gây nên. Biến đổi khí hậu đƣợc coi là toàn cầu vì nó diễn ra ở hầu nhƣ trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nƣớc bị ảnh hƣởng bởi khí hậu toàn cầu. Do đó, nếu không có những biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu thì hậu quả sẽ khó lƣờng. Hơn nữa, nhiên liệu hóa thạch theo tính toán của các nhà khoa học và môi trƣờng học sẽ cạn kiệt trong vòng 50 năm nữa nếu cứ sử dụng với tốc độ hiện nay. Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam chỉ đáp ứng đƣợc 30% nhu
  • 10. 2 cầu tiêu thụ năng lƣợng trong nƣớc và tƣơng lai, Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu năng lƣợng. Trƣớc tình hình trên, phƣơng thức chuyển đổi từ năng lƣợng hóa thạch sang năng lƣợng xanh ngày càng trở nên cấp bách Năng lƣợng xanh là một khái niệm không còn xa lạ đối với chúng ta, đó là khái niệm để chỉ những nguồn năng lƣợng sạch có trữ lƣợng gần nhƣ vô tận và thân thiện với môi trƣờng. Trong hoàn cảnh năng lƣợng hóa thạch đang cạn kiệt dần, chất thải từ việc sử dụng năng lƣợng hóa thạch gây ô nhiễm môi trƣờng, làm thay đổi khí hậu, đe dọa cuộc sống của chúng ta thì vấn đề thay thế dần năng lƣợng hóa thạch bằng năng lƣợng xanh là vấn đề rất cấp bách. Việt Nam là nƣớc có rất nhiều ƣu thế về năng lƣợng mặt trời, về năng lƣợng gió, có một nền nông nghiệp phong phú với rất nhiều phụ phẩm có thể sử dụng để làm ra năng lƣợng sạch. Phát triển năng lƣợng sạch thành công hay không, vấn đề còn lại phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế, chính sách, quyết tâm của chính phủ và nhận thức của cộng đồng về tính cấp thiết trong bảo vệ môi trƣờng, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu nhằm đem lại lợi ích tổng thể trong chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của các nguồn năng lƣợng sạch trong chiến lƣợc quốc gia về an ninh năng lƣợng và phát triển bền vững, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam” để làm luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể nói những năm trƣớc đây, lĩnh vực năng lƣợng xanh ít đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu thƣờng chỉ tập trung vào những vấn đề nhƣ: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, tình hình biến đổi khí hậu… Hiện nay, trƣớc tình hình nguồn nhiên liệu hóa thành đang dần cạn kiệt, việc cần phải tìm ra nguồn năng lƣợng mới thay thế đã trở nên vô
  • 11. 3 cùng cấp thiết. Đó là những nguồn năng lƣợng có khả năng tái tạo, thân thiện với môi trƣờng. Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu, ứng dụng về năng lƣợng xanh nhƣ: Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế-kỹ thuật của “ Trương Công chí, Nghiên cứu máy phát điện bằng năng lượng gió”; Luận văn thạc sĩ Thạc sĩ Phạm Quang Minh, “Năng lượng mặt trời – Công nghệ dẫn và chiếu sáng bằng cable quang”… Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở vấn đề nghiên cứu, phát minh ra những mô hình phát điện để thay thế các nhà máy thủy điện hiện nay chứ không phân tích và đi sâu về quy định của pháp luật về năng lƣợng xanh. Gần đây nhất có luận văn thạc sĩ luật học của Phan Duy An “Pháp luật về các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nay” đã bƣớc đầu xây dựng, đặt nền móng cho pháp luật về khuyến khích phát triển nguồn năng lƣợng tái tạo, thân thiện với môi trƣờng; Đào Khắc An – Trần Mạnh Tuấn “ Vấn đề an ninh năng lượng & các giải pháp khai thác năng lượng mặt trời từ vũ trụ truyền về trái đất” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2012; Ngô Đăng Nghĩa “ Năng lượng xanh” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2011; Đỗ Văn Phú “ Năng lượng xanh – Nguồn năng lượng cho sự phát triển bền vững”, năm 2012 của Tạp chí Khoa học Công nghệ & Môi trƣờng công an. Các nghiên cứu này mặc dù đã nêu lên lợi ích của việc phát triển năng lƣợng xanh và đề xuất một số kiến nghị hợp lý đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mang tính định hƣớng mà chƣa có tính hệ thống về các chế định, quy định của pháp luật trong phát triển năng lƣợng xanh. Do đó, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả chính là đề tài mang tính khoa học, chuyên sâu đầu tiên về việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và hoàn thiện quy định pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam hiện nay.
  • 12. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất một hƣớng tiếp cận mới về chính sách phát triển nguồn năng lƣợng xanh. Đƣa ra những giải pháp, định hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả của cơ chế thực thi pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng. 3.2. Mục tiêu cụ thể Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về phát triển năng lƣợng xanh. Trong đó làm rõ các quy định của pháp luật về thị trƣờng năng lƣợng; bảo vệ môi trƣờng; hậu quả biến đổi khí hậu do khai thác quá mức các nguồn năng lƣợng hóa thạch; quyền con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành. Phát hiện những mâu thuẫn, bất cập và khoảng trống của quy định pháp luật hiện hành về phát triển năng lƣợng xanh trong đời sống thực tiễn. Trên cơ sở đó luận văn đánh giá đƣợc các khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng pháp luật vào đời sống thực tiễn. Luận văn bƣớc đầu tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ các dự án năng lƣợng xanh. - Nghiên cứu các nguồn năng lƣợng xanh, và mối liên hệ giữa năng lƣợng xanh với biến đổi khí hậu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề pháp lý về năng lƣợng xanh, các nguồn năng lƣợng xanh, thực trạng pháp luật và thực tiễn
  • 13. 5 pháp lý về năng lƣợng xanh trƣớc tình hình năng lƣợng hóa thạch ngày càng cạn kiệt và thực trạng ô nhiễm môi trƣờng do khai thác tài nguyên gây ra. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh với tƣ cách là một bộ phận của pháp luật môi trƣờng, trong mối liên hệ trực tiếp với biến đổi khí hậu, và giới hạn ở các nguồn năng lƣợng phù hợp với đặc thù về điều kiện khí hậu của Việt Nam, gồm năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng sinh khối. 5. Dự kiến tính mới và những đóng góp của đề tài - Hiện nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về pháp luật phát triển năng lƣợng xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề tài sẽ đƣa ra một hƣớng tiếp cận mới trong chính sách pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia về pháp luật phát triển năng lƣợng xanh, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Những giải pháp đƣợc đƣa ra có tác dụng khuyến khích các cơ quan hữu quan trong việc phát hiện và phát triển các nguồn năng lƣợng xanh, thân thiện với môi trƣờng. - Những luận cứ khoa học và thực tiễn đƣợc trình bày có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy kiến thức về môi trƣờng; những kết luận, khuyến nghị có thể đƣợc tham khảo trong việc thực thi và ban hành các chính sách pháp luật về phát triển nguồn năng lƣợng xanh. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài trình bày trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, đề tài sử dụng các
  • 14. 6 phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh, phân tích định tính, định lƣợng và khái quát hóa, đồng thời kết hợp với các phƣơng pháp suy luận logic. Thêm vào đó, đề tài đã kết hợp phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực Kinh tế, Năng lƣợng, Môi trƣờng tại Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Trƣờng Đại học Tây Nguyên, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật. Từ những tài liệu thu thập đƣợc và trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ đƣa ra ý kiến riêng về pháp luật pháp triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận năng lƣợng xanh, pháp luật phát triển năng lƣợng xanh. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam. Chƣơng 3: Hoàn thiện pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh ở Việt Nam.
  • 15. 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LƢỢNG XANH, PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LƢỢNG XANH 1.1.1. Khái niệm năng lượng xanh Theo lý thuyết tƣơng đối của Albert Einstein năng lƣợng là một thƣớc đo khác của lƣợng vật chất đƣợc xác định theo công thức liên quan đến khối lƣợng toàn phần E = mc². Nó là khối lƣợng nhân với một hằng số có đơn vị là vận tốc bình phƣơng, nên đơn vị đo năng lƣợng trong hệ đo lƣờng quốc tế là kg (m/s)². Hiểu theo nghĩa thông thƣờng, năng lƣợng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất. Vậy, năng lƣợng đƣợc định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều dạng năng lƣợng nhƣ: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể, vv… Trong thời kỳ sơ khai của loài ngƣời, nhiệt sinh ra do đốt than hoặc khí chỉ đƣợc sử dụng trực tiếp vào việc nấu nƣớng và sƣởi ấm. Sau đó, nhiệt đƣợc dùng để chạy máy móc và xe cộ. Ngày nay, trong xã hội hiện đại việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch nhƣ than, dầu, khí đốt tự nhiên…là yếu tố quan trọng tạo ra và duy trì sự phát triển, tiến bộ của xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên, cùng với cuộc “cách mạng công nghiệp” diễn ra từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 đến nay, việc khai thác và sử dụng quá mức các nguồn nhiên liệu hóa thạch và đang đẩy Hành tinh xanh của chúng ta đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về năng lƣợng và bảo vệ môi trƣờng.
  • 16. 8 Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, trong 1 – 2 thế kỷ nữa, nhân loại sẽ phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng năng lƣợng và môi trƣờng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, năng lƣợng xanh đƣợc coi là sự lựa chọn hợp lý nhất cho sự phát triển bền vững của trái đất. Năng lƣợng xanh là một khái niệm rộng, mang tính mới và hiện nay xung quanh khái niệm này trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau. Theo quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới cho rằng năng lƣợng xanh chính là một khái niệm hẹp trong năng lƣợng tái tạo, và nó biểu thị về các nguồn năng lƣợng tái tạo và các công nghệ chế tạo năng lƣợng có lợi nhất cho môi trƣờng. Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Mỹ định nghĩa năng lƣợng xanh là năng lƣợng điện đã đƣợc chế tạo từ năng lƣợng mặt trời, gió, địa nhiệt, khối lƣợng sinh học, và các trạm thủy điện nhỏ có tác động thấp tới môi trƣờng. [43. Tr 6]. Còn tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu lại chia làm hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất cho rằng, năng lƣợng xanh để chỉ năng lƣợng đƣợc sinh ra từ các nguồn năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng hơn là các nguồn năng lƣợng hóa thạch. Năng lƣợng xanh bao gồm các nguồn năng lƣợng tái tạo nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, thủy năng. Đồng thời các nhà khoa học theo quan điểm này cũng cho rằng thuật ngữ năng lƣợng xanh đồng nghĩa với năng lƣợng tái tạo. [23. Tr 111] Quan điểm thứ hai thì cho rằng, năng lƣợng xanh bao gồm những nguồn năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo [23. Tr 113]. Tức là khái niệm năng lƣợng xanh lớn hơn, khái quát hơn năng lƣợng tái tạo hay năng lƣợng sạch. Những ngƣời theo quan điểm này cho rằng: Khái niệm tái tạo nghĩa là nguồn năng lƣợng đó có thể đƣợc bù đắp trong tự nhiên và hầu nhƣ không
  • 17. 9 thay đổi nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, hay năng lƣợng từ sức nƣớc. Nhƣng tái tạo chƣa đủ để là năng lƣợng xanh. Ví dụ các nhà máy thủy điện lớn gây ảnh hƣởng lớn lao đến môi trƣờng và hiện nay có nhiều nƣớc đang dỡ bỏ các đập thủy điện lớn. Do đó xu thế phát triển thủy điện nhỏ đƣợc cho là “xanh hơn’ và đƣợc khuyến khích hơn. Bên cạnh đó, cũng theo quan điểm này khái niệm năng lƣợng xanh không chỉ dùng cho các nguồn năng lƣợng tái tạo mà còn mở rộng cho việc tồn trữ năng lƣợng. Ví dụ các tòa nhà đƣợc cấu trúc sao cho mát mẻ vào ban ngày và ấm vào ban đêm do các đặc điểm kiến trúc của nó thay vì dựa vào máy điều hòa không khí hay máy sƣởi. Qua những quan điểm trên, tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai. Theo tác giả khái niệm năng lƣợng xanh là khái niệm rộng bao gồm cả năng lƣợng tái tạo, thêm vào đó việc khuyến khích sử dụng năng lƣợng xanh không chỉ là việc sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lƣợng tái tạo mà còn thể hiện ở việc cải tiến phƣơng thức sử dụng các nguồn năng lƣợng hóa thạch sao cho “xanh hơn” và ít chất thải (nhƣ các công nghệ than sạch). Mặc dù có những quan điểm khác nhau nhƣ trên, nhƣng khi đƣa ra liệt kê các nguồn năng lƣợng xanh, các nguồn năng lƣợng tái tạo và năng lƣợng sạch thì tất cả các nhà khoa học đều thống nhất đó là những nguồn năng lƣợng mặt trời; năng lƣợng gió; năng lƣợng địa nhiệt, năng lƣợng sinh khối; năng lƣợng sức nƣớc và các dạng năng lƣợng khác. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp luật về môi trƣờng của Việt Nam mới chỉ sử dụng thuật ngữ “năng lƣợng tái tạo” mà chƣa đề cập tới thuật ngữ“ năng lƣợng xanh”, nhƣ: Bách khoa toàn thƣ Việt Nam có định nghĩa: Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn
  • 18. 10 mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt trời. Khoản 1 Điều 33 Luật môi trƣờng năm 2005 (quy định về phát triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trƣờng) có định nghĩa nhƣ sau: Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối và các nguồn tái tạo khác. Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 (có hiệu lực thi hành 01/01/2011) định nghĩa: “1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo. 2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo. 3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo” Khoản 13 Điều 2 Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008, ban hành quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo của Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng có định nghĩa: Năng lượng tái tạo là năng lượng được sản xuất từ các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học.
  • 19. 11 Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ có định nghĩa : Sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là việc sản xuất năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt. Hơn nữa, có thể thấy những định nghĩa theo pháp luật hiện hành đều mang tính chất liệt kê, vì thế khi áp dụng trong thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu phát sinh một dạng năng lƣợng tái tạo mà Luật không ghi nhận và không lƣờng trƣớc đƣợc. Do đó, trong trƣờng hợp Nhà đầu tƣ quyết định thực hiện một số dự án về khai thác, sử dụng năng lƣợng xanh hay năng lƣợng tái tạo sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí phải xin cơ chế đặc thù từ phía cơ quan nhà nƣớc. 1.1.2. Các nguồn năng lượng xanh Năng lƣợng xanh bao gồm các nguồn năng lƣợng có khả năng tái tạo, không xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhƣ: Năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng địa nhiệt, năng lƣợng sinh khối, thủy triều, hydro… Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những dạng năng lƣợng mà theo tác giả là phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên cũng nhƣ thổ nhƣỡng của Việt Nam. 1.1.2.1. Năng lượng mặt trời Năng lƣợng mặt trời là năng lƣợng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lƣợng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ mặt trời. Đây là nguồn năng lƣợng phong phú nhất, dồi dào nhất trong tất cả các nguồn năng lƣợng có sẵn trong tự nhiên. Ánh sáng mặt trời là một nguồn năng lƣợng dồi dào. Mặt trời truyền đến cho ta một năng lƣợng khổng lồ vƣợt ra ngoài sự tƣởng tƣợng của mọi ngƣời. Trong 10 phút truyền xạ, trái đất nhận một năng lƣợng khoảng 5 x 1020J, tƣơng đƣơng với lƣợng
  • 20. 12 tiêu thụ của toàn thể nhân loại trong vòng một năm. Trong 36 giờ truyền xạ, mặt trời cho chúng ta một năng lƣợng bằng tất cả những giếng dầu của quả đất. Năng lƣợng mặt trời có những ƣu điểm nhƣ: sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dƣỡng thấp, an toàn cho ngƣời sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lƣợng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trƣờng. Vì thế, đây đƣợc coi là nguồn năng lƣợng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lƣợng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Hiện nay năng lƣợng mặt trời đang đƣợc các nƣớc tập trung nghiên cứu, ứng dụng trong đời sống thực tiễn, nhƣng do vẫn còn đang trong thời kỳ đầu của những ứng dụng, vì vậy chi phí đầu tƣ lớn cho thiết bị, dẫn tới số lƣợng thành phần sử dụng trực tiếp năng lƣợng mặt trời phục vụ sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ đời sống sinh hoạt thƣờng ngày vẫn còn hạn chế. 1.1.2.2. Năng lượng gió Vào đầu thế kỷ 21, năng lƣợng gió đƣợc xem là nguồn năng lƣợng tái tạo có nhiều triển vọng nhất. Tiềm năng của năng lƣợng gió là rất lớn, theo ƣớc tính, sản lƣợng điện gió có thể đạt 20.000 - 50.000 tỷ kWh/năm. Hiện nay, sức gió đang đƣợc ứng dụng để chuyển hóa thành điện năng phục vụ đời sống con ngƣời, thông qua những máy quay gió (tuabin gió). Loại hình này cũng không tạo ra chất thải ô nhiễm môi trƣờng, vì vậy việc tận dụng lợi thế tại những khu vực có lƣu lƣợng gió ổn định để phát triển các nhà máy phong điện sẽ là lời giải cho bài toán năng lƣợng và môi trƣờng trong thời gian tới. Tuy nhiên, giống nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió cũng đòi hỏi vốn đầu tƣ khá cao và lệ thuộc vào tự nhiên, nên nhiều nhà đầu tƣ vẫn còn rụt rè khi đầu tƣ vào dạng năng lƣợng này.
  • 21. 13 1.1.2.3. Năng lượng sinh khối Sinh khối là tên chung cho tất cả các vật liệu hữu cơ từ cây cỏ, kể cả các loại tảo. Các nguồn sinh khối tạo ra năng lƣợng có thể rất khác nhau nhƣ các chất thải hữu cơ, chất thải nông nghiệp, lâm nghiệp và cả các loại cây trồng dùng để sản xuất năng lƣợng hay để làm nhiên liệu sinh học. Năng lƣợng sinh khối đƣợc chia thành: - Năng lƣợng sinh khối cổ điển nhƣ củi, gỗ để nấu ăn và sƣởi ấm. - Năng lƣợng sinh khối hiện đại gồm: Khí sinh học (Biogas): Là một ứng dụng hiện đại từ nhiên liệu sinh khối, là nguồn năng lƣợng phù hợp với các vùng nông thôn tại các nƣớc đang phát triển. Chất liệu chính để đƣa vào các hầm ủ để sản xuất khí sinh học gồm các loại phân gia súc, gia cầm, các chất thải của ngƣời và các loại thực vật nhƣ bèo, cây cỏ… Khí sinh học đem đến nhiều lợi ích, ngoài khí mêtan dùng để đun, nấu, thắp sáng; phần thải loại còn lại đƣợc dùng làm phân bón, đồng thời góp phần bảo vệ môi trƣờng. Nhiên liệu sinh học: Là các loại nhiên liệu lỏng hay khí sản xuất từ sinh khối. Các loại nhiên liệu sinh học phổ biến hiện nay là: dầu sinh học (bio oil) đƣợc tạo ra bằng cách nhiệt phân sinh khối ở nhiệt độ 5000C trong môi trƣờng không có oxi; Ethanol đƣợc chế tạo bằng cách lên men đƣờng chứa trong các vật liệu sinh khối nhƣ mía, bắp, ngô, lúa mì… và đƣợc sử dụng cho các động cơ đốt trong thay thế xăng, dầu… Thế kỷ 21, với thách thức về biến đổi khí hậu, sự suy giảm tài nguyên, phải là thế kỷ của cách mạng xanh, với mục tiêu là sự tăng trƣởng ít cacbon, trong đó năng lƣợng xanh sẽ đóng vai trò chủ chốt. Cho dù vẫn còn đó những tranh cãi về tác động tiêu cực và lợi ích của việc phát triển nhiên liệu sinh
  • 22. 14 học. Năng lƣợng sinh học vẫn sẽ là một hƣớng đi của thế giới trong việc thực hiện cuộc cách mạng này. 1.1.3. Vai trò của năng lượng xanh đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.3.1. Sự tất yếu của việc sử dụng năng lượng xanh Thứ nhất: Sự gia tăng dân số quá nhanh trong những năm vừa qua dẫn tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng lớn. Tổng dân số thế giới năm 2011 vào khoảng 7 tỷ ngƣời, nhƣng đƣợc dự báo của Liên Hợp Quốc đến năm 2025 là 8 tỷ và sẽ đạt tới 11 tỷ vào năm 2050, trong đó dân số của các nƣớc đang phát triển sẽ chiếm khoảng 80% [52]. Giả sử, nguồn tài nguyên hữu hạn này đến một ngày nào đó sẽ rơi vào tình trạng cạn kiệt, mức tiêu thụ năng lƣợng của các nƣớc đang phát triển sẽ tăng gấp 2 lần so với hiện nay thì chúng ta sẽ phải đối mặt với một thời kỳ rất khó khăn trong việc đáp ứng cung và cầu của năng lƣợng hóa thạch mà chủ yếu là dầu mỏ. Thứ hai: Sự thiếu hụt và ngày càng cạn kiệt của của các nguồn năng lượng truyền thống Từ trƣớc đến nay, hệ thống năng lƣợng của Việt Nam vẫn dựa vào ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và điện nhƣng chỉ trong một vài năm tới, ba nguồn năng lƣợng này sẽ không thể đáp ứng đầy đủ cho hệ thống tiêu thụ năng lƣợng của cả nƣớc, càng không thể đảm bảo lâu dài cho ngành năng lƣợng Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định, đến năm 2015 Việt Nam sẽ thiếu than và số lƣợng thiếu hụt sẽ tăng dần theo từng năm. Cụ thể là năm 2015 thiếu 5,8 triệu tấn; năm 2016 thiếu 25 triệu tấn, và năm 2020 lên đến 66 triệu tấn, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải nhập khẩu than từ năm 2015 trở đi [37]. Không chỉ vậy, nhu cầu điện cũng thiếu hụt trầm trọng với mức tăng tiêu thụ
  • 23. 15 từ 15 – 20% mỗi năm. Đặc biệt, trong thời gian tới nếu Việt Nam không phát hiện thêm các mỏ dầu mới có trữ lƣợng lớn thì đến 2025 sẽ cơ bản cạn kiệt tài nguyên dầu khí. Việt Nam chuyển từ vị thế xuất khẩu năng lƣợng (dầu thô, than) sang nƣớc nhập khẩu năng lƣợng và mức độ phụ thuộc vào năng lƣợng nhập khẩu sẽ ngày một tăng trong vòng 10 – 15 năm tới. Thứ ba: Tác hại của việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch tới môi trường, sức khỏe con người và đời sống kinh tế xã hội Nhiên liệu hóa thạch nhƣ dầu, than, khí tự nhiên khi đốt cháy sẽ thải ra đioxít cacbon (CO2), ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NOx). Khi nồng độ của CO2 trong không khí tăng lên thì nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên. Các nghiên cứu khoa học đƣa ra kết luận rằng nếu nhân loại cứ tiếp tục đốt các nhiên liệu hóa thạch nhƣ thế này và khí CO2 vẫn tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng lên hai độ làm ảnh hƣởng rất lớn đối với trái đất. Khi nhiệt độ trái đất nóng lên là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật mang mầm bệnh nhƣ sốt rét, viêm não, sốt vàng da sẽ gia tăng, ung thƣ da sẽ gia tăng do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đồng thời, các nhà khoa học cho rằng thời tiết nóng giúp cho sự tăng sinh của các loại tảo ở dƣới nƣớc, đặc biệt là khi nƣớc bị ô nhiễm, từ đó một số bệnh truyền nhiễm nhƣ tiêu chảy sẽ xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NOx) là nguyên nhân tạo ra hiện tƣợng mƣa axít gây ra những tác hại to lớn đối với động thực vật trên trái đất. Từ những phân tích trên cho thấy sự tác hại của nhiên liệu hóa thạch đối với đời sống con ngƣời. Và trƣớc tình hình nguồn năng lƣợng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu về năng lƣợng ngày càng gia tăng, việc tìm kiếm nguồn năng lƣợng thay thế đang trở thành nhu cầu cấp bách cho mỗi quốc gia.
  • 24. 16 1.1.3.2. Vai trò của năng lượng xanh đối với phát triển kinh tế xã hội a. Vai trò của năng lượng xanh trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế- xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Hiện nay đối với Việt Nam, biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nhanh và tác động ngày càng rõ rệt. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự thay đổi thời tiết rất khó lƣờng. Trong khoảng 60 năm qua (1951- 2011), nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam đã tăng lên từ 0,5- 0,7 0 C và đang có xu hƣớng tiếp tục tăng, nhiệt độ các vùng phía Bắc và Bắc trung bộ sẽ tăng nhanh hơn so với Nam bộ. Và với mức tăng nhƣ vậy thì các nhà nghiên cứu tính toán đến năm 2100 nhiệt độ có thể tăng lên 30 C. Bên cạnh đó, tính chất mùa cũng có sự biến động, trong hai thập kỷ gần đây, mùa đông ngắn hơn với mật độ các đợt không khí lạnh giảm đi trong khi đó các đợt nắng nóng kéo dài diễn ra thƣờng xuyên hơn trong mùa hè. Đặc biệt xuất hiện những kiểu thời tiết bất thƣờng nhƣ rét đậm, rét hại kéo dài vào tháng 1 và tháng 2 năm 2008 tại các tỉnh phía Bắc; nắng nóng kỷ lục trong vòng 60 năm vào tháng 6 năm 2010 tại Hà Nội, nhiệt độ lên tới 44,40 C [37] Trƣớc những diễn biến phức tạp của tình trạng biến đổi khí hậu trong những năm qua đã gây ra những ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống kinh tế -
  • 25. 17 xã hội và môi trƣờng, chính vì vậy việc tìm ra các nguồn năng lƣợng mới, thay thế cho các nguồn năng lƣợng hóa thạch nhằm giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính là một việc làm cấp thiết không chỉ của Việt Nam mà còn là vấn đề của toàn nhân loại. Những dạng năng lƣợng mới này không chỉ thân thiện với môi trƣờng mà còn giảm tình trạng phụ thuộc vào các nguồn năng lƣợng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt. b. Vai trò của năng lượng xanh với vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội Để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều hoạt động nhƣ xây dựng thể chế, xây dựng Chƣơng trình, Mục tiêu quốc gia, giao nhiệm vụ điều phối các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu cho các bộ, ngành. Đồng thời, Việt Nam mở rộng nhiều kênh thông tin về biến đổi khí hậu trong cộng đồng và phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trên nhiều lĩnh vực về biến đổi khí hậu. Nhà nƣớc và nhiều địa phƣơng đã phối hợp với các nhà tài trợ tạo lập đƣợc cơ chế khuyến khích sử dụng và phát triển năng lƣợng xanh, năng lƣợng tái tạo thân thiện với môi trƣờng nhƣ: năng lƣợng khí sinh học (biogas, phế thải trong nông nghiệp ở nông thôn); năng lƣợng mặt trời (thiết bị đun nƣớc nóng, chiếu sáng bằng pin mặt trời), khí gas (bãi rác đô thị); năng lƣợng gió (phát điện, bơm nƣớc vào ruộng muối ở vùng ven biển, hải đảo); thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ và cực nhỏ với công suất lắp đặt lên tới hàng nghìn MW (phát điện ở vùng sâu, vùng xa hoặc phối hợp điều tiết, cấp nƣớc, tƣới tiêu. Việc phát triển các nguồn năng lƣợng xanh có vai trò vô cùng to lớn, thể hiện trên các lĩnh vực sau: Thứ nhất: Trên lĩnh vực phát triển kinh tế Năng lƣợng xanh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững. Với việc sử dụng các dạng năng lƣợng xanh giúp tránh việc khai thác quá
  • 26. 18 mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ tài nguyên nƣớc, rừng, không khí... là nguồn cung cấp tối cần thiết cho sự sống. Qua đó ngăn cản đƣợc sự suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái đang ảnh hƣởng rất lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp.. Sử dụng các nguồn năng lƣợng xanh trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là trong ngành năng lƣợng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế sản phẩm phụ và rảc thải.. Ngoài ra, các dự án điện sinh khối sẽ sử dụng các phế thải đáng nhẽ phải bỏ đi để tạo ra nguồn năng lƣợng tại chỗ, không những đáp ứng đủ nhu cầu mà còn cung cấp lƣợng điện dƣ thừa cho lƣới điện địa phƣơng. Điều này mang lại hiệu quả cao không những cho quốc gia mà còn trực tiếp cho các cơ sở sản xuất. Nhiều dự án năng lƣợng xanh sẽ bán đƣợc các chứng chỉ giảm phát thải Cácbon cho cộng đồng quốc tế, đây sẽ là các nguồn thu bổ sung để thúc đẩy các dự án năng lƣợng xanh cho sự phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Thứ hai: Trên lĩnh vực đời sống xã hội Các dự án năng lƣợng xanh hiện nay thƣờng có quy mô nhỏ nằm ở vùng sâu vùng xa, đó thực sự là chất xúc tác cho phát triển nông thôn và tạo cơ hội việc làm. Các hoạt động xây dựng ở vùng sâu vùng xa đòi hỏi phát triển giao thông và nhƣ vậy sẽ cải thiện đƣờng vào cho cộng đồng dân cƣ khu vực này. Đối với Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì việc xây dựng và phát triển các đô thị sinh thái và công nghiệp bền vững có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì dân số đô thị ngày càng chiếm tỷ lệ cao, các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng tập trung trong các khu đô thị và khu công nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ xanh vào xây dựng đô thị sinh thái và công
  • 27. 19 nghiệp bền vững sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu chất thải đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân. Thứ ba: Trên lĩnh vực bảo vệ môi trường Việc khai thác, vận hành bình thƣờng, nguồn năng lƣợng xanh, không có khả năng phát sinh khí thải, hay chất phóng xạ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trƣờng, thay đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, tăng cƣờng công suất sử dụng năng lƣợng xanh đồng nghĩa với việc tăng khả năng giảm thải chất có khả năng gây hiệu ứng nhà kính, nhƣ các nguồn năng lƣợng hóa thạch thải ra môi trƣờng, ví dụ nhƣ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hay dầu nhƣ hiện nay. Ngoài ra, năng lƣợng xanh còn có khả năng thay thế các nguồn năng lƣợng hoá thạch làm giảm chi phí do ảnh hƣởng môi trƣờng từ việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch này. So với lƣợng khí thải khổng lồ của năng lƣợng hóa thạch vào khí quyển và môi trƣờng trái đất, lƣợng chất thải do năng lƣợng xanh gần nhƣ không có, vì hiện nay với công nghệ hiện đại thì các dạng ô nhiễm đã đƣợc khắc phục, ví dụ nhƣ ô nhiễm tiếng ồn do các tuabin gió… Tóm lại, đứng trƣớc nguy cơ khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, cũng nhƣ những hậu quả nghiêm trọng của việc khai thác nguồn tài nguyên đó đối với sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng xung quanh. Trong khi Việt Nam lại là một nƣớc có khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, lý tƣởng cho việc khai thác các nguồn tài nguyên năng lƣợng thiên nhiên có khả năng tái tạo và những ƣu thế, lợi ích mà năng lƣợng tái tạo đem lại, thì Nhà nƣớc cần phải có những biện pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lƣợng xanh nhƣ một nhu cầu cấp bách, cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Vì vậy, việc hoàn thiện, khắc phụ các hạn chế, bất cấp
  • 28. 20 trong các quy định pháp luật về hỗ trợ, khuyến khích phát triển năng lƣợng xanh là mục tiêu quan trọng mà Nhà nƣớc cần phải tiến hành gấp, không nên để chậm chễ. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH 1.2.1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật năng lượng xanh Pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là ngành khoa học mới đối với phần lớn các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Pháp luật với tƣ cách là công cụ điều tiết xã hội luôn luôn phải chịu sự chi phối của nhu cầu xã hội. Khi vấn đề bảo vệ môi trƣờng, chống biến đối khí hậu, sự cạn kiệt của các nguồn năng lƣợng truyền thống chƣa trở thành thách thức thì pháp luật phát triển năng lƣợng xanh vẫn chƣa đƣợc chú ý. Trong thế kỷ trƣớc, những thập kỷ đầu và giữa của thế kỷ này, khi sự phát triển kinh tế là động lực phát triển của các quốc gia thì tài nguyên, môi trƣờng, năng lƣợng không phải là vấn đề quan trọng, các quốc gia sẵn sàng khai thác hết tài nguyên để công nghiệp hóa, để phát triển. Năng lƣợng chƣa phải thử thách khi vấn đề biến đổi khí hậu, tăng dân số và sự khan hiếm các nguồn năng lƣợng truyền thống chƣa đạt tới mức độ báo động. Chỉ đến khi các quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt các nguồn năng lƣợng, sự mất cân bằng sinh thái và những sự trả thù khốc liệt của thiên nhiên thì vấn đề tìm các nguồn năng lƣợng mới thân thiện với môi trƣờng, thay thế nguồn năng lƣợng hóa thạch nổi lên nhƣ một thách thức với xã hội. Mục tiêu của việc sử dụng năng lƣợng xanh là thay thế các nguồn năng lƣợng hóa thạch và truyền thống sắp cạn kiệt bằng các nguồn năng lƣợng mới, tái tạo đƣợc, thân thiện hơn và cố gắng bảo vệ môi trƣờng sinh thái của
  • 29. 21 toàn bộ Trái đất. Nhƣng quan trọng hơn cả là năng lƣợng xanh đang thay đổi thế giới quan, ảnh hƣởng đến các quan hệ kinh tế chính trị thế giới. Ở Việt Nam, có một thực tế là nhiều năm qua chúng ta chƣa thực hiện đƣợc quy hoạch tổng thể hệ thống năng lƣợng quốc gia. Trong quá trình phát triển, tới nay, mới chỉ xây dựng đƣợc các chiến lƣợc cho từng tiểu ngành cụ thể, ví dụ chiến lƣợc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (7 lần), quy hoạch phát triển ngành than (5 lần), quy hoạch phát triển dầu, khí (3 lần), quy hoạch phát triển năng lƣợng tái tạo (dự thảo lần 1) hay chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia (lần đầu tiên đƣợc phê duyệt vào ngày 27/12/2007). Tuy nhiên, trƣớc tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trở nên khó lƣờng, nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt, môi trƣờng ô nhiễm… vấn đề bảo vệ môi trƣờng, khai thác, ứng dụng các nguồn năng lƣợng xanh, sạch không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam mà còn ngày càng đƣợc cộng đồng thế giới quan tâm. Việt Nam đã tham gia một số công ƣớc quốc tế về chống biến đối khí hậu và từng bƣớc ban hành các quy định về khuyến khích phát triển năng lƣợng xanh, năng lƣợng tái tạo nhằm đáp ứng nhu cầu năng lƣợng quốc gia. Bƣớc phát triển nổi bật nhất của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là việc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp ngày 28 tháng 11 năm 2013, thể hiện quan điểm của nhà nƣớc Việt Nam về ƣu tiên, khuyến khích phát triển năng lƣợng mới tại Điều 63: “Nhà nƣớc khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trƣờng, phát triển, sử dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo”. 1.2.2. Khái niệm pháp luật phát triển năng lượng xanh Những năm gần đây, khái niệm năng lƣợng xanh (sạch) không còn xa lạ với nhiều nƣớc trên thế giới. Năng lƣợng xanh là những dạng năng lƣợng thu đƣợc từ thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trƣờng, bền vững và có thể tái
  • 30. 22 tạo… Các dạng năng lƣợng xanh bao gồm năng lƣợng mặt trời; năng lƣợng gió; năng lƣợng thủy điện; năng lƣợng sinh khối; năng lƣợng hydro. Trong thời gian qua, nguồn năng lƣợng đƣợc khai thác chủ yếu là các dạng năng lƣợng truyền thống nhƣ: dầu khí, than đá và điện nhƣng chỉ vài năm nữa, các nguồn năng lƣợng này sẽ cạn kiệt và không thể đảm bảo lâu dài cho cho ngành năng lƣợng Việt Nam. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lƣợng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải ở nƣớc ta ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, sự gia tăng ô nhiễm môi trƣờng do các loại khí thải ra từ nhiên liệu hóa thạch, sự nóng lên của trái đất, biến đổi khí hậu phức tạp… đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách. Chính vì vậy, việc ban hành pháp luật phát triển năng lƣợng xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch là biện pháp hữu hiệu nhất trên con đƣờng phát triển bền vững. Hiện nay xung quanh vấn đề pháp luật phát triển năng lƣợng xanh, có một số quan điểm về khái niệm này cho rằng “pháp luật phát triển năng lượng xanh” và “pháp luật về năng lượng xanh” là đồng nhất về khái niệm. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả, hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Khái niệm “pháp luật phát triển năng lượng xanh” sẽ tập trung vào các quy định khuyến khích, nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lƣợng mới vào thực tiễn cuộc sống thông qua các chủ trƣơng, chính sách và định hƣớng của Nhà nƣớc. Còn “pháp luật về năng lượng xanh” sẽ chỉ tập trung vào việc khai thác các dạng năng lƣợng và phân loại các dạng năng lƣợng mới mà thôi. Vậy, pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ nảy sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc hoạch định các chính sách, đƣờng
  • 31. 23 lối, chủ trƣơng về nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lƣợng mới, thân thiện môi trƣờng; Các quy phạm quy định quyền hạn và nghĩa vụ của Nhà nƣớc trong việc phát triển các nguồn năng lƣợng xanh; Quy phạm quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đề xuất, thực hiện các chính sách, hoạt động trong khảo sát, phát hiện và phát triển các nguồn năng lƣợng mới thân thiện với môi trƣờng, có khả năng tái tạo. 1.2.3. Nguyên tắc chủ yếu trong pháp luật phát triển năng lượng xanh 1.2.3.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành Quyền con ngƣời (QCN) đối với môi trƣờng là một trong những quyền thuộc nhóm quyền thứ ba (quyền đƣợc hƣởng hòa bình, quyền phát triển và quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành) đƣợc nghi nhận vào những năm 80. Điều này đã đƣợc phản ánh trong Báo cáo phát triển con ngƣời năm 2000, một tuyên bố mang tính bƣớc ngoặt về QCN khi đƣợc gắn với phát triển con ngƣời “Xóa nghèo là một thách thức chính của QCN thế kỷ XXI. Một mức sống phù hợp, chăm sóc, giáo dục tử tế, việc làm và bảo vệ chống lại thiên tai không chỉ là mục tiêu phát triển, mà là QCN”. Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trƣờng đã đƣa quyền của con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành thành một nguyên tắc quan hệ giữa các quốc gia. Nguyên tắc số 1 của Tuyên bố Stockholm nêu rõ: “ Con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc này là quy phạm pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh, chính sách pháp luật phát triển năng lƣợng xanh phải lấy điều kiện sống của con ngƣời trong môi trƣờng trong lành làm ƣu tiên số 1.
  • 32. 24 1.2.3.2. Nguyên tắc pháp luật phát triển năng lượng xanh bảo đảm phát triển bền vững Phát triển bền vững thực chất là sự liên kết giữa tăng trƣởng kinh tế với đầu tƣ phát triển các dự án năng lƣợng xanh, thân thiện với môi trƣờng. Phát triển bền vững là phải gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, nguyên tắc này đòi hỏi: Pháp luật phát triển năng lƣợng xanh phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh đƣợc tham nhũng, lãng phí các nguồn lực, khai thác có hiệu quả các nguồn năng lƣợng xanh, thân thiện với môi trƣờng. Pháp luật phát triển năng lƣợng xanh phải đƣợc coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lƣợc hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nƣớc, của địa phƣơng, vùng và của tổ chức. Pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là định hƣớng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng nhƣ cho những thế hệ mai sau. Những chính sách về phát triển năng lƣợng xanh là một phần của những cải cách chính sách cần thiết để thúc đẩy sự tăng trƣởng bền vững. 1.2.3.3. Tính thống nhất trong quản lý và phát triển năng lượng xanh Các chính sách cũng nhƣ các quy định của pháp luật về năng lƣợng xanh phải đƣợc ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của năng lƣợng và môi trƣờng để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. Việc quản lý năng lƣợng xanh cần phải đƣợc thực hiện dƣới sự điều hành của một cơ quan thống nhất. Hệ thống cơ quan quản lý về năng lƣợng
  • 33. 25 xanh trong những năm gần đây đã đƣợc xây dựng và hoàn thiện đáng kể. Vai trò, chức năng và quyền hạn của hệ thống cơ quan này đã đƣợc xác định và phân công tƣơng đối hợp lý. Phát triển năng lƣợng xanh phải đƣợc coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân. Mọi công dân, mọi tổ chức đều phải có ý thức sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, đầu tƣ phát triển các dự án năng lƣợng xanh giảm phát thải khí nhà kính. 1.2.4. Các biện pháp phát triển năng lượng xanh 1.2.4.1. Biện pháp tổ chức – chính trị Chính trị đƣợc coi là một trong những biện pháp quan trọng của phát triển năng lƣợng xanh. Ở các nƣớc phát triển, vấn đề môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, phát triển năng lƣợng mới thân thiện với môi trƣờng nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đƣợc các đảng phái, tổ chức sử dụng triệt để thu hút sự ủng hộ chính trị của quần chúng và các tổ chức xã hội. Ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam đƣa vấn đề môi trƣờng gắn với phát triển năng lƣợng xanh vào cƣơng lĩnh, chiến lƣợc hành động của mình không nhằm mục đích tranh cử hay giành quyền lực chính trị mà nhằm làm tăng thêm tính chất toàn diện, đúng đắn và khả thi của cƣơng lĩnh, chiến lƣợc đó để trên cơ sở nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội. Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đã nhấn mạnh: “Tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước. Tài nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh tài nguyên. Chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu
  • 34. 26 mới, tái chế”; “Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp; giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP”. 1.2.4.2. Biện pháp kinh tế Các biện pháp kinh tế đƣợc sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong chiến lƣợc phát triển năng lƣợng xanh, các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Sử dụng biện pháp kinh tế là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế. Thực chất của biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng, phát triển năng lƣợng xanh là việc dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trƣờng, cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế đƣợc thực hiện trong lĩnh vực pháp luật phát triển năng lƣợng xanh bao gồm: Có những cơ chế, chính sách ƣu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, tổ chức, cá nhân có những dự án đƣa ra các giải pháp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thân thiện với môi trƣờng. Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sử dụng chúng có tác động xấu đến môi trƣờng. Dán nhãn sinh thái lên những sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng, không gây ô nhiễm môi trƣờng, khuyến khích thƣơng mại đối với những sản phẩm góp phần bảo vệ môi trƣờng. 1.2.4.3. Biện pháp giáo dục Ý thức của cộng đồng về hậu quả của biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt của các nguồn năng lƣợng hóa thạch và nhu cầu cấp thiết của việc phát triển năng lƣợng xanh sẽ đƣợc nâng cao thông qua các hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật phát triển năng lƣợng xanh. Vai trò của giáo dục đặc biệt quan
  • 35. 27 trọng. Khi con ngƣời ta vì vô thức đã tàn phá, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên thì việc thức tỉnh họ là điều cần thực hiện trƣớc sự trừng phạt và răn đe. Các biện pháp giáo dục ý thức pháp luật năng lƣợng xanh đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức, cấp độ và phạm vi khác nhau. Điển hình là các hình thức sau: Đƣa giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng, nâng cao nhận thức pháp luật phát triển năng lƣợng xanh vào chƣơng trình học tập chính của các trƣờng phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học; Sử dụng rộng rãi các phƣơng tiện truyền thông để giáo dục cộng đồng; tổ chức các hoạt động cụ thể, các diễn đàn về năng lƣợng xanh. 1.2.5. Nội dung pháp luật phát triển năng lượng xanh Pháp luật năng lƣợng xanh cần phải thế chế hóa đƣờng lối, quan điểm của Đảng về phát triển năng lƣợng quốc gia, đảm bảo an ninh năng lƣợng, khai thác có hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên của đất nƣớc, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng, phát triển đất nƣớc. ` Nhƣ vậy, nội dung pháp luật về phát triển năng lƣợng xanh bao gồm các quy định của pháp luật về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ phát triển các nguồn năng lƣợng xanh; Các quy phạm quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ, ứng dụng và phát triển năng lƣợng xanh. 1.2.5.1. Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển năng lượng xanh Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, có thể thấy tăng trƣởng kinh tế luôn song hành với tăng nhu cầu sử dụng năng lƣợng và phát triển các nguồn năng lƣợng mới bên cạnh các biện pháp tiết kiệm năng lƣợng. Tăng trƣởng kinh tế càng nhanh chóng, đòi hỏi nguồn năng lƣợng sử dụng
  • 36. 28 càng lớn. Sức ép về nguồn năng lƣợng hóa thạch đang cạn kiệt khiến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lƣợng thay thế. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học - kỹ thuật hiện đại, con ngƣời đã có thể khai thác các nguồn năng lƣợng sạch nhƣ: Gió, mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều và sinh khối. Trong những năm qua, ngành năng lƣợng Việt Nam đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu bảo đảm nhu cầu về năng lƣợng để duy trì mức tăng trƣởng kinh tế cao trong một thời gian dài, nghĩa là phát triển bền vững, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, …ngành năng lƣợng Việt Nam cũng đang đứng trƣớc những thách thức rất lớn: sự cạn kiệt và khan hiếm nguồn tài nguyên sơ cấp. Theo dự báo, từ năm 2015, Việt Nam chuyển từ nƣớc xuất khẩu sang nhập khẩu năng lƣợng, khó khăn trong việc thu xếp đủ vốn cho đầu tƣ phát triển năng lƣợng và từng bƣớc đƣa giá năng lƣợng tiếp cận thị trƣờng. Để làm đƣợc điều đó thì vấn đề lớn hiện nay là phải có sự quản lý, điều hành của Nhà nƣớc về các dự án năng lƣợng, chính sách phát triển, tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lƣợng mới thông qua Chính phủ và các cơ quan chuyên môn. Sự quản lý của Nhà nƣớc sẽ giúp các doanh nghiệp có những định hƣớng đúng đắn trong việc tìm kiếm và tích cực triển khai các dự án năng lƣợng mới, bên cạnh đó tránh tình trạng phát triển năng lƣợng một cách tự phát, nhỏ lẻ gây khó khăn cho vấn đề quản lý và quy hoạch cũng nhƣ trong việc triển khai các chính sách ƣu đãi cho nhà đầu tƣ. Một khó khăn hiện nay đối với Việt Nam vẫn là chƣa có một cơ quan chuyên môn cụ thể để quản lý nhà nƣớc đối với ngành năng lƣợng nói chung và năng lƣợng xanh nói riêng. Vì vậy việc thành lập cơ quan quản lý nhà nƣớc về năng lƣợng xanh trực thuộc Bộ Công thƣơng thực hiện nhiệm vụ
  • 37. 29 quản lý và điều hành các hoạt động thúc đẩy phát triển năng lƣợng xanh là cấp thiết, hợp lý. Cơ quan này sẽ có chức năng đầu mối quốc gia về phát triển công nghệ năng lƣợng xanh; thực hiện các chiến dịch tuyên truyền có qui mô lớn nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen mua sắm và đầu tƣ; xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách và lộ trình phát triển và sử dụng các nguồn năng lƣợng xanh. Vai trò quản lý của Nhà nƣớc về năng lƣợng xanh đƣợc thể hiện trong các nội dung nhƣ: Thông qua các công cụ về kinh tế để hỗ trợ cho sự phát triển năng lƣợng bền vững, bằng việc có thể quy định về chính sách thuế đối với doanh nghiệp sản xuất. Theo đó, Nhà nƣớc sẽ có chính sách tăng thuế so với mức quy định nếu một sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất gây hại cho môi trƣờng, ngƣợc lại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trƣờng sẽ đƣợc tạo điều kiện và có chính sách ƣu đãi về thuế; Nhà nƣớc cũng có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch, khuyến khích các nhà đầu tƣ và ngƣời dân tích cực đầu tƣ khai thác, sử dụng các sản phẩm từ năng lƣợng xanh thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu, tác hại của ô nhiễm môi trƣờng và lợi ích của năng lƣợng xanh; Đồng thời pháp luật cần tạo môi trƣờng thuận lợi, ổn định để phát huy tối đa cơ chế thị trƣờng cho các dự án năng lƣợng xanh đƣợc phát triển; có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các dạng năng lƣợng mới. Và khía cạnh quan trọng hơn cả là pháp luật năng lƣợng xanh cần phải tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ phát triển trong lĩnh vực công nghệ mới, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trƣờng. 1.2.5.2. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong phát triển năng lượng xanh Đứng trƣớc tình hình nhu cầu sử dụng năng lƣợng ngày càng tăng trong khi nguồn năng lƣợng hóa thạch đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trƣờng dẫn
  • 38. 30 đến biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp. Chính vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tiết kiệm năng lƣợng trong sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt và hình thành thói quen mua sắm xanh, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần có trách nhiệm, ý thức tiết kiệm trong sản xuất, sinh hoạt, tăng cƣờng sử dụng các nguồn năng lƣợng xanh. Hiện nay, ở Việt Nam theo ý kiến của các chuyên gia, để tăng 1% tổng thu nhập quốc nội (GDP) thì điện năng phải tăng từ 2% trở lên, trong khi con số này ở các nƣớc khác chỉ là 1 - 1,3%. Điều này có nghĩa là tỉ trọng giá điện trong giá thành sản phẩm còn rất cao, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp muốn tiếp tục phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh, thì việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng, triển khai ứng dụng công nghệ năng lƣợng xanh là xu hƣớng tất yếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể nói, Việt Nam là nƣớc có tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhanh. Các khu đô thị, nhà chung cƣ, nhà ống, biệt thự... đƣợc xây dựng nhiều kéo theo gánh nặng về năng lƣợng. Theo khảo sát mới đây của thạc sĩ Patrick Bivona của Đại học Kiến trúc, điện toán, kỹ thuật Đông Luân Đôn, tại TP Hồ Chí Minh hiện nay cứ 77 ngƣời dân là có 1 máy điều hòa nhiệt độ; khảo sát trong 6 tháng đầu năm 2012, số lƣợng máy điều hòa đƣợc bán ra là 500 nghìn chiếc. Tốc độ phát triển nhanh chóng của máy điều hòa đè một gánh nặng lên năng lƣợng điện và xa hơn là ngân sách quốc gia. Vẫn theo khảo sát của thạc sĩ Patrick Bivona, việc sử dụng điều hòa này phụ thuộc vào hƣớng nhà, kết cấu nhà. Ví dụ những ngôi nhà có mặt hƣớng tây, lòng nhà hẹp sẽ phải sử dụng nhiều năng lƣợng cho điều hòa hơn. Với những tòa nhà có mặt sàn từ 1000 mét vuông, hàng chục tầng sẽ là những con
  • 39. 31 “khủng long tiêu thụ năng lƣợng”. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để hạn chế nguồn năng lƣợng ấy? Và một trong các giải pháp mà chúng ta có thể tính tới đó là “kiến trúc nhà xanh”, đây là những ngôi nhà tận dụng đƣợc gió và ánh sáng từ môi trƣờng tự nhiên, các giải pháp giảm nhiệt cho ngôi nhà cũng đƣợc đánh giá là tối ƣu với những “vách xanh”, “mái xanh” bằng cây cỏ. Những ngôi nhà xanh nhƣ vậy sẽ làm giảm lƣợng tiêu thụ điện năng một cách đáng kể. Trên cơ sở đó, pháp luật phát triển năng lƣợng xanh cần có những biện pháp tuyên truyền, đánh vào ý thức của ngƣời dân về trách nhiệm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm thông qua việc xây dựng, sử dụng những dạng năng lƣợng mới thân thiện với môi trƣờng. Cần phải giáo dục ý thức ngƣời dân coi tiết kiệm năng lƣợng nhƣ là một đạo đức trong Nhà nƣớc cũng nhƣ nhân dân. Còn đối với các tổ chức và cá nhân đang trực tiếp khai thác và sử dụng nguồn năng lƣợng có nguồn gốc từ năng lƣợng hóa thạch thì phải có trách nhiệm chịu một phần chi phí thúc đẩy phát triển năng lƣợng xanh nhƣ: Phí từ việc tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu, than đá, phí khai thác tài nguyên năng lƣợng; Yêu cầu doanh nghiệp phải có dán nhãn sinh thái trên sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ sản phẩm tiết kiệm điện, thân thiện với môi trƣờng. 1.2.6. Nguồn của pháp luật phát triển năng lượng xanh Nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn, theo những trình tự, thủ tục và dƣới những hình thức nhất định, có nội dung chứa đựng những quy phạm pháp luật phát triển năng lƣợng xanh. Trên thực tế khi nghiên cứu nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh cũng nhƣ nguồn của bất kỳ ngành luật nào trong những thời điểm nhất định chúng ta chỉ xem xét những văn bản có hiệu lực thi hành ở thời điểm đó.
  • 40. 32 Nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh bao gồm hệ thống những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc Việt Nam ban hành. Cũng nhƣ nguồn của nhiều ngành luật, lĩnh vực khác, nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh đa dạng về hình thức. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chƣa có văn bản quy phạm pháp luật riêng về phát triển năng lƣợng xanh mà chủ yếu đƣợc ban hành trong văn bản pháp luật chung. Chính vì vậy việc xác định nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh có ý nghĩa trong việc xác định hiệu lực của các quy phạm. 1.2.6.1. Các văn bản luật a. Hiến pháp Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của chế độ chính trị kinh tế văn hóa xã hội quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc quản lý nhân dân làm chủ. Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định của Hiến pháp tùy thuộc vào những nội dung khác nhau là nguồn của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và dĩ nhiên là nguồn của luật phát triển năng lƣợng xanh. Với ý nghĩa là nguồn của pháp luật phát triển năng lƣợng xanh, Hiến pháp 2013 có những quy định về phát triển năng lƣợng mới, năng lƣợng xanh, sạch, tái tạo thân thiện với môi trƣờng. Chúng là cơ sở cho việc ban hành các quy phạm pháp luật về môi trƣờng. Chẳng hạn, Điều 63 Hiến pháp 2013 quy định: “ 1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân ; 2. Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi
  • 41. 33 trường; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch của tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích ; 3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”. b. Luật Bên cạnh Hiến pháp với tƣ cách là đạo luật gốc có ý nghĩa nền tảng chung, các luật đơn hành cũng chứa đựng nhiều quy định về năng lƣợng xanh, năng lƣợng sạch hoặc liên quan trực tiếp đến năng lƣợng xanh. Có những đạo luật mà nhà nƣớc ban hành chỉ để điều chỉnh các vấn đề cụ thể về môi trƣờng song cũng có những đạo luật trong đó Nhà nƣớc xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể đối với việc phát triển năng lƣợng xanh trong một lĩnh vực cụ thể nào đó nhƣ điện lực, giao thông, môi trƣờng. Luật Điện lực năm 2004; Luật Đầu tƣ năm 2005; Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005; Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010. 1.2.6.2. Các văn bản dưới luật Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Năng lƣợng tái tạo quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050;
  • 42. 34 Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dƣ án đầu tƣ theo CDM trong khuôn khổ Nghị định thƣ Kyoto; Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam; Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025; Thông tƣ số 64/2011/TT-BGTVT ngày 26/12/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định biện pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải; Thông tƣ số 96/2012/TT-BTC ngày 08/6/2012 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lƣới; Thông tƣ số 06/2013/TT-BCT ngày 08/3/2013 của Bộ Công thƣơng quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió; Thông tƣ số 19/2013/TT- BNNPTNT ngày 15/3/2013 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về “ Hướng dẫn biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp”.
  • 43. 35 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Ở VIỆT NAM 2.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG XANH Việc phát triển năng lƣợng xanh là nhu cầu thiết yếu của bất cứ quốc gia nào, vì những lợi ích của năng lƣợng xanh đem lại, không những vì lợi ích kinh tế, xã hội, mà nó còn là công cụ để bảo đảm an ninh năng lƣợng cho xã hội trong thời gian dài, đồng thời cũng là công cụ để bảo vệ môi trƣờng, không phát thải khí nhà kính, ít có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã rất quan tâm tới vấn đề này, điều đó đƣợc thể hiện trong những văn bản quy phạm pháp luật của các cấp các ngành nhƣ: Luật Điện lực năm 2004 quy định: "Phát triển điện bền vững trên cơ sở khai thác tối ƣu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, và an ninh năng lƣợng"; "Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo để phát điện" (Điều 4); "Dự án đầu tƣ phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lƣợng mới và năng lƣợng tái tạo đƣợc hƣởng ƣu đãi về đầu tƣ, giá điện và thuế theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính" (điểm c khoản 1 Điều 16); "khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng lƣới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lƣợng tại chỗ, năng lƣợng tái tạo để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo" (khoản 4 Điều 60). Luật Đầu tƣ đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại Điều 27- Lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ, Mục 1, Chƣơng V về Lĩnh vực, địa bàn đầu tƣ, ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ đã quy định rõ
  • 44. 36 về ƣu đãi đầu tƣ cho sản xuất vật liệu mới, năng lƣợng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005; phát triển năng lƣợng tái tạo đƣợc quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 117, trong đó rõ nhất là Điều 33 có quy định: Phát triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trƣờng: Tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển, sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng đƣợc Nhà nƣớc ƣu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất; Nâng dần tỷ trọng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo trong tổng sản lƣợng năng lƣợng quốc gia; thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh năng lƣợng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính,… Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định phê duyệt số 1855/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 12 năm 2007), Chính phủ đã định hƣớng mục tiêu phát triển năng lƣợng tái tạo: "Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lƣợng thƣơng mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050.", "Hoàn thành chƣơng trình năng lƣợng nông thôn, miền núi. Đƣa số hộ nông thôn sử dụng năng lƣợng thƣơng mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện". Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hƣớng cụ thể về việc thành lập Quỹ phát triển năng lƣợng tái tạo: "Thành lập quỹ phát triển năng lƣợng để hỗ trợ đầu tƣ cho phát triển năng lƣợng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích" (điểm b, khoản 5, Điều 1). Trong đó, định hƣớng phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lƣợng: Điện, dầu khí, than, năng lƣợng mới và tái tạo, bên cạnh đó quan tâm phát
  • 45. 37 triển năng lƣợng xanh, ƣu tiên phát triển năng lƣợng mới và tái tạo. Chiến lƣợc cũng đề ra định hƣớng phát triển là: Khuyến khích phát triển nguồn điện sử dụng năng lƣợng mới, tái tạo. Thực hiện điều tra quy hoạch các dạng năng lƣợng mới và tái tạo chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lƣợng này để có kế hoạch đầu tƣ, khai thác hợp lý, tăng cƣờng tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lƣợng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này; Lồng ghép sử dụng năng lƣợng mới và tái tạo vào chƣơng trình tiết kiệm năng lƣợng và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác nhƣ chƣơng trình điện khí hoá nông thôn, trồng rừng, xoá đói giảm nghèo, nƣớc sạch, VAC...; Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở thích hợp để sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các loại thiết bị năng lƣợng mới nhƣ đun nƣớc nóng, thuỷ điện nhỏ, động cơ gió, hầm khí sinh vật... ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua công nghệ của các nƣớc đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao nhƣ pin mặt trời, điện gió... từng bƣớc làm phù hợp và tiến tới lắp ráp, chế tạo trong nƣớc; hỗ trợ đầu tƣ cho các chƣơng trình điều tra, nghiên cứu, chế thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lƣợng mới và tái tạo; ƣu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới, thuế sản xuất, lƣu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị; cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc phối hợp đầu tƣ khai thác nguồn năng lƣợng mới và tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Chiến lƣợc xác định các chính sách là: Ƣu tiên thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia theo hƣớng phát triển đồng bộ các nguồn năng lƣợng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lƣợng trong nƣớc... Ƣu tiên phát triển năng lƣợng mới, năng lƣợng xanh, năng lƣợng sinh học, điện hạt nhân. Khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài để tìm kiếm nguồn năng lƣợng; có chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành
  • 46. 38 phần kinh tế tham gia vào phát triển năng lƣợng. Chiến lƣợc đề ra các giải pháp thực hiện, bao gồm tăng đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cho các dự án năng lƣợng nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực này; xem xét thành lập quỹ phát triển năng lƣợng để hỗ trợ đầu tƣ cho phát triển năng lƣợng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích; ƣu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ƣu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phƣơng khác của nƣớc ngoài cho các dự án năng lƣợng nhƣ: Tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng lƣợng mới tái tạo, năng lƣợng sinh học,... Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lƣợng mới và tái tạo, năng lƣợng sinh học..... Ngoài ra, việc nỗ lực cố gắng phát triển năng lƣợng xanh cũng đã đƣợc đặt ra mục tiêu rất cụ thể tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI), trong đó Thủ tƣớng đã đƣa ra yêu cầu rất rõ ràng về lộ trình phát triển năng lƣợng tái tạo từng thời kỳ (2006 - 2015, và 2016 - 2025), từng năm đối với các miền, từng dự án, từng loại hình đầu tƣ khác nhau và theo những phƣơng án khác nhau (trong đó có quy định về phƣơng án cơ sở và phƣơng án cao). Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả năm 2010, tại khoản 3 Điều 5 có quy định: Tăng đầu tƣ, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lƣợng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng [32]. Điểm c khoản 1 điều 6 quy định: "Thúc đẩy sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, ƣu tiên
  • 47. 39 phát triển hợp lý công nghệ năng lƣợng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lƣợng tái tạo" [32]. Ngoài ra, Luật còn quy định các tổ chức, cá nhân phải ƣu tiên sử dụng năng lƣợng tái tạo trong các hoạt động công nhƣ: Chiếu sáng đô thị, xuất - nhập khẩu, sản xuất nông nghiệp, nông thôn và hộ gia đình… Nhƣ vậy là mục đích và mục tiêu cụ thể về khuyến khích phát triển năng lƣợng xanh, năng lƣợng tái tạo nhằm đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ƣu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, và an ninh năng lƣợng đã đƣợc định hƣớng rõ ràng. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG XANH 2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về phát triển nguồn năng lượng mặt trời 2.2.1.1. Thực trạng pháp luật về phát triển năng lượng mặt trời Năng lƣợng mặt trời đƣợc con ngƣời biết đến từ rất sớm, nhƣng ứng dụng năng lƣợng mặt trời vào công nghệ sản xuất và trên quy mô rộng chỉ thực sự diễn ra ở cuối thế kỷ XVIII. Ban đầu chủ yếu ở những nƣớc có nguồn năng lƣợng mặt trời lớn, những vùng sa mạc. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lƣợng thế giới năm 1968 và năm 1973 năng lƣợng mặt trời càng đƣợc quan tâm đặc biệt. Các nƣớc công nghiệp phát triển đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lƣợng mặt trời. Ứng dụng phổ biến của năng lƣợng mặt trời hiện nay là Pin mặt trời để sản xuất điện thông qua thiết bị biến đổi quang điện. Việt Nam trải dài từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cƣờng độ bức xạ mặt trời khá cao, rất có tiềm năng trong việc ứng dụng năng lƣợng mặt trời. Cơ sở dữ liệu về lƣợng ánh sáng
  • 48. 40 trung bình của đài khí tƣợng NASA - thƣờng đƣợc dùng trong tính toán, lắp đặt tấm điện mặt trời cho thấy: Lƣợng ánh sáng mặt trời trung bình năm tại TP. HCM là 5,20 kWh/ngày, Hà Nội là 4,3 kWh/ngày, Đà Nẵng là 4,88 kWh/ngày [12]. Năng lƣợng mặt trời là nguồn năng lƣợng sạch và vô tận. Nguồn năng lƣợng ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất trong một giờ nhiều hơn năng lƣợng cả thế giới sử dụng trong một năm. Bên cạnh nguồn cung cấp dồi dào, việc sử dụng năng lƣợng mặt trời thay thế cho các loại nhiên liệu khác sẽ giúp tránh nhiễm bẩn, nhiễm độc không khí hay biến đổi khí hậu trái đất. Việt Nam có bức xạ Mặt Trời vào loại cao trên thế giới, với số giờ nắng dao động từ 1.600- 2.600 giờ/năm, đặc biệt là khu vực phía Nam. Việt Nam hiện có trên 100 trạm quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lƣợng mặt trời. Tính trung bình toàn quốc thì bức xạ Mặt Trời dao động từ 3,8-5,2 kWh/m2 /ngày [12]. Tiềm năng điện Mặt Trời là tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào miền Nam (bức xạ dao động từ 4,0-5,9 kWh/m2/ngày). Tại miền Bắc, bức xạ Mặt Trời dao động khá lớn, từ 2,4-5,6 kWh/m2/ngày, trong đó vùng Đông Bắc trong đó có Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng thấp nhất, với thời tiết thay đổi đáng kể theo mùa. Theo các tính toán gần đây, tiềm năng kỹ thuật cho các hệ hấp thu nhiệt Mặt Trời để đun nƣớc là 42,2 PJ, tiềm năng hệ điện Mặt Trời tập trung/hòa mạng (intergrated PV system) là 1.799 MW và tiềm năng lắp đặt các hệ điện Mặt Trời cục bộ/gia đình (SHS: Solar Home Sytem) là 300.000 hộ gia đình, tƣơng đƣơng với công suất là 20 MW. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các Bộ có liên quan đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích, hỗ trợ phát triển các dự án năng lƣợng mặt trời cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi nhất để có khai thác, phát triển và ứng dụng nguồn năng lƣợng mặt trời thông qua các chính sách nhƣ thuế, phí