SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 25
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hoà Philippin
HOÀNG HƢƠNG LY
NHỮNG BÀI HỌC MẪU ĐỂ PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG VIẾT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ và Văn học Anh
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH
THÁI NGUYÊN, 2015
Chƣơng trình đƣợc thực hiện tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Matilda H. Dimaano
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp Đại học
họp tại ………………………………………………………………
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015
Có thể tìm luận án tại:
Thư viện quốc gia
Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế
Thư viện trường Đại học Tổng hợp Batangas, Philippin
"Trong luận án tóm tắt này, tất cả các số liệu và bảng được đánh số
như trong luận án"
Mục đích của việc sử dụng ngôn ngữ là để giao tiếp và thu
hẹp khoảng cách giao tiếp giữa con người với nhau. Do đó, tiếng
Anh - ngôn ngữ chung của toàn thế giới - được giảng dạy trong các
giai đoạn khác nhau của hệ thống giáo dục, đặc biệt là tại các nước
đã áp dụng nó như ngôn ngữ thứ hai. Điều này đòi hỏi người học
tiếng Anh phải có nỗ lực lớn để sử dụng tiếng Anh trong văn nói
cũng như văn viết. Do đó, họ tập trung vào việc phát triển các kỹ
năng chính và các tiểu kỹ năng.
Bốn kỹ năng chính của ngôn ngữ diễn ra trong quá trình tuần
tự là nghe, nói, đọc, viết. Những kỹ năng chính này có liên quan đến
nhau theo hai cách của giao tiếp - đầu vào và đầu ra, và theo phương
thức giao tiếp - bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Trên cơ sở đó, các
tiểu kĩ năng đạt được sẽ bao gồm ngữ pháp, từ vựng, phát âm và
chính tả.
Trong bốn kỹ năng, viết là kỹ năng đòi hỏi có sự sáng tạo và
cũng là kỹ năng khó nhất đối với người học Tiếng Anh ở các trình độ
khác nhau, đặc biệt là trình độ sơ cấp bởi vì họ cần phải có những
kiến thức Tiếng Anh cơ bản nói chung và kiến thức về viết nói riêng.
Để đạt được hiệu quả trong quá trình viết, cần phải có những bài học
môn viết phù hợp và hữu ích với những bài tập đa dạng để người học
có thể luyện tập.
Vì vậy, chủ đề "Những bài học mẫu để phát triển kỹ năng
viết của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên" được lựa
chọn để nghiên cứu.
Cấu trúc của luận án bao gồm 5 chương.
1
CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. MỞ ĐẦU
Mặc dù tiếng Anh chỉ đứng thứ ba trong xếp hạng các ngôn
ngữ trên thế giới, ngôn ngữ đứng số một là tiếng Trung Quốc phổ
thông và thứ hai là tiếng Tây Ban Nha, nhưng việc áp dụng rộng rãi
và chấp nhận tiếng Anh hiện đại trong giao tiếp đã giúp Tiếng Anh
liên tục thành công. Trong thực tế, các quốc gia ở châu Phi và châu Á
với những người đa ngôn ngữ và đa phương ngữ đã biến tiếng Anh
thành ngôn ngữ chung để thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa các
thành viên trong khu vực của họ. Vì vậy, tiếng Anh từ chỗ là ngôn
ngữ của thực dân đã trở thành ngôn ngữ của dân chủ và tiến bộ.
Rõ ràng là chúng ta không thể chỉ sử dụng ngôn ngữ nói để
giao tiếp vì ngôn ngữ viết đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh
vực. Tuy nhiên, hầu hết người học tiếng Anh thường xuyên phải đối
mặt với kỹ năng viết và làm thế nào để viết tiếng Anh một cách chính
xác và hiệu quả là một trong những mục tiêu hàng đầu của họ.
Trong suốt quá trình giảng dạy tiếng Anh cơ bản tại trường
đại học, tôi rất quan tâm đến việc nhiều sinh viên năm thứ nhất gặp
khó khăn trong kỹ năng viết và một số lý do gây ra điều đó. Ví dụ,
các em sinh viên thường viết những câu đơn giản, không biết làm thế
nào để sử dụng câu ghép và câu phức, và các em lung túng với việc
dựng câu, kết nối các ý tưởng và sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả.
Do đó, các em có những sai sót trong quá trình viết, đặc biệt là viết
đoạn văn hay tiểu luận. Thêm vào đó, hầu hết các em đều sợ viết
hoặc không thực hành viết một cách thường xuyên.
2
Nghiên cứu này sẽ được thực hiện để thăm dò các kỹ năng
viết của sinh viên Việt Nam năm đầu tiên học tiếng Anh cơ bản và
kết quả này sẽ được so sánh với đánh giá của các giáo viên Tiếng
Anh dạy các em. Cách tiếp cận này sẽ không chỉ xác nhận tính xác
thực của các dữ liệu mà còn đo được mối liên quan giữa khả năng
viết của học sinh với đánh giá của giáo viên.
Một số nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến việc
đánh giá khả năng ngữ pháp và viết. Tuy nhiên, những gì chúng ta
thường thấy là các thông số được đánh giá một cách riêng biệt. Trong
hầu hết các nghiên cứu được tiến hành, ngữ pháp đã được sử dụng
như một chỉ số cho nghiên cứu can thiệp theo chiều dọc, cùng chiều
với khả năng viết. Nghiên cứu này sẽ kiểm tra hai thông số cùng một
lúc đối với sinh viên năm thứ nhất đang học tiếng Anh cơ bản trong
một thiết kế mặt cắt ngang và không can thiệp và nó sẽ là nghiên cứu
đầu tiên được thực hiện với các sinh viên Việt Nam.
Với tất cả những lý do nêu trên, tôi mong muốn nghiên cứu
khả năng viết tiếng Anh của sinh viên thông qua cách các em kết hợp
câu, dựng câu, nối ý, sử dụng từ hiệu quả và phát triển viết đoạn văn.
Dựa trên các khám phá và kết quả nghiên cứu, các bài học mẫu có
thể được đề xuất với hy vọng cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất
những tài liệu học tập hữu ích để cải thiện kỹ năng viết cho các em.
2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kỹ năng viết của sinh viên
năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên.
Cụ thể, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
1. Thông tin về sinh viên qua các lĩnh vực:
3
1.1. Giới tính;
1.2. Trình độ học vấn của phụ huynh;
1.3. Sự tiếp xúc với các phương tiện truyền thông bằng
tiếng Anh;
1.4. Quê quán;
1.5. Tốt nghiệp trường phổ thông nào?
2. Xác định khả năng viết của sinh viên thông qua việc làm
bài kiểm tra viết về:
2.1. Kết hợp câu;
2.2. Dựng câu;
2.3. Nối ý;
2.4. Sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả; và
2.5. Phát triển đoạn.
3. Có những mối quan hệ quan trọng giữa kết quả của người
tham gia làm bài kiểm tra viết và thông tin cá nhân được điều tra hay
không?
4. Làm thế nào để giáo viên đánh giá việc viết bằng tiếng
Anh của sinh viên?
5. Có sự khác biệt đáng kể về kết quả viết của sinh viên và
đánh giá của giáo viên hay không?
6. Những bài học mẫu có thể được đề xuất để phát triển kỹ
năng viết của sinh viên hay không?
4
3. PHẠM VI, PHÂN ĐỊNH VÀ GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu bao gồm các kỹ năng viết của sinh viên năm thứ
nhất Đại học Thái Nguyên. Mục đích của nghiên cứu là những bài
học mẫu để phát triển các kỹ năng viết tiếng Anh cho sinh viên năm
thứ nhất của Đại học Thái Nguyên.
Đối tượng của nghiên cứu bao gồm 379 sinh viên năm thứ
nhất đang học tiếng Anh cơ bản tại các trường Đại học được lựa chọn
tại Thái Nguyên và các giáo viên tiếng Anh của họ. Kết quả nghiên
cứu chỉ giới hạn trong phạm vi dữ liệu thu được từ các đối tượng này.
4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tin rằng rất có ý nghĩa với các nhà quản lý
của Đại học Thái Nguyên, sinh viên năm thứ nhất, các thầy cô dạy
tiếng Anh cơ bản, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên
cứu tương lai.
Đối với nhà quản lý: Kết quả nghiên cứu cung cấp những
thông tin cần thiết để họ có thể thiết kế chương trình học hiệu quả
cho sinh viên. Các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định lớn để thiết
lập một chương trình Tiếng Anh giúp sinh viên khắc phục khuyết
điểm hoặc sự can thiệp mang tính chiến lược từ giáo viên và những
bài học mẫu – đầu ra của nghiên cứu sẽ đáp ứng việc bổ sung kỹ
năng còn thiếu của sinh viên.
Đối với sinh viên năm thứ nhất: Kết quả nghiên cứu giúp
người học biết được về khả năng viết tiếng Anh của mình. Điều này
được coi như nền tảng cho sự cải thiện những phần các em thấy khó
5
nhất. Đầu ra được phát triển trong nghiên cứu là những bài học mẫu
giúp các em củng cố kiến thức thiếu hụt.
Giáo viên dạy tiếng Anh cơ bản: Kết quả nghiên cứu có lợi
cho giáo viên vì họ có thể có những đánh giá chủ quan về sinh viên
của mình. Tương tự như vậy, họ sẽ được hưởng lợi từ các kết quả thu
được ở cuối nghiên cứu. Do đó, họ sẽ hiểu lý do tại sao các sinh viên
của họ làm được bài một cách phù hợp. Họ cũng sẽ được hưởng lợi
từ các bài học mẫu hỗ trợ trong việc học tập của sinh viên .
Những nhà hoạch định chính sách: Kết quả nghiên cứu sẽ
cung cấp cho họ khả năng viết của sinh viên năm thứ nhất. Việc này
có thể giúp xây dựng chính sách mang tính quốc gia. Kết quả cũng sẽ
cho thấy giáo dục ở bậc tiểu học và trung học đã chuẩn bị cho sinh
viên ở bậc đại học thành công hay chưa.
Những nhà nghiên cứu tƣơng lai: Nghiên cứu này có thể
hữu ích với các nhà nghiên cứu khác muốn nghiên cứu những vấn đề
tương tự. Các nhà nghiên cứu tương lai cũng có thể sử dụng nghiên
cứu này để mở rộng kiến thứ trong lĩnh vực viết.
6
CHƢƠNG II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. CÁC TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Phần này trình bày một số tài liệu và nghiên cứu có liên quan
đến chủ đề nghiên cứu, tổng hợp các nghiên cứu trước đây, đưa ra
khung khái niệm và định nghĩa các thuật ngữ. Những lý thuyết này là
nền tảng rất quan trọng đối với nghiên cứu này.
2. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Hình 1 trình bày mô hình nghiên cứu của nghiên cứu đóng
vai trò như một bàn đạp trong quá trình tiến hành nghiên cứu này.
Đầu vào bao gồm các thông tin của sinh viên về giới tính, trình độ
học vấn của phụ huynh, sự tiếp xúc với các phương tiện truyền thông
bằng tiếng Anh, quê quán, và trường phổ thông đã học cũng như khả
năng viết của các em thông qua cách các em kết hợp câu, dựng câu,
nối ý, sử dụng từ hiệu quả và phát triển viết đoạn văn. Phần đầu vào
này cũng bao gồm đánh giá của giáo viên về khả năng viết tiếng Anh
của sinh viên. Phần hộp quy trình liên quan đến sự đánh giá bài kiểm
tra của sinh viên và đánh giá của giáo viên theo thang Likert. Những
việc này sẽ được đánh giá thông qua sử các công cụ thu thập dữ liệu,
các bảng câu hỏi kiểm tra cho sinh viên và các bảng câu hỏi khảo sát
cho giáo viên. Dựa trên việc đánh giá, hộp thứ ba của mô hình mô tả
đầu ra của nghiên cứu này là những bài học mẫu được đề xuất để
phát triển kỹ năng viết của sinh viên.
7
ĐẦU VÀO QUY TRÌNH ĐẦU RA
Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu
Những bài học
mẫu để phát
triển kỹ năng
viết của sinh
viên
Câu hỏi điều
tra
Bài kiểm tra
giáo viên ra
A. Thông tin về sinh
viên qua các lĩnh
vực:
1. Giới tính
2. Trình độ học vấn
của phụ huynh
3. Sự tiếp xúc với các
phương tiện truyền
thông bằng tiếng Anh;
4. Quê quán; và
5. Tốt nghiệp trường
phổ thông nào?
B. Kết quả của ngƣời
tham gia làm bài
kiểm tra viết thông
qua việc:
1. Kết hợp câu;
2. Dựng câu;
3. Nối ý;
4. Sử dụng từ hiệu
quả; và
5. Phát triển đoạn.
C. Đánh giá của giáo
viên về khả năng viết
tiếng Anh của sinh
viên.
9
CHƢƠNG III
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này theo thiết kế nghiên cứu miêu tả mặt cắt
ngang không can thiệp, sử dụng kết hợp câu hỏi điều tra (câu hỏi
khảo sát và câu hỏi trong bài kiểm tra) mà các đối tượng sẽ trả lời.
Sau đó bảng câu hỏi điều tra sẽ được thu thập và phân tích.
Trong nghiên cứu này, các thông tin về sinh viên và khả
năng thực hiện bài viết của các em được xác định. Các phần này
được đưa vào câu hỏi khảo sát và bài kiểm tra do giáo viên ra. Đầu ra
của nghiên cứu là những bài học mẫu để phát triển các kỹ năng viết
của sinh viên năm thứ nhất.
2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Các đối tượng của nghiên cứu bao gồm 379 sinh viên năm
năm thứ nhất đang học tiếng Anh cơ bản tại bốn trường đại học đó là:
Đại học Sư phạm, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp, và Đại học Nông Lâm trong hệ thống Đại học Thái
Nguyên kỳ 1 năm học 2014-2015.
Như trình bày trong bảng, tổng số sinh viên của 4 trường Đại
học là 7300. Theo công thức Slovin, số sinh viên được nghiên cứu là
379 với khoảng 3% sinh viên mắc lỗi. Tuy nhiên, trong quá trình thu
thập dữ liệu, sau khi kiểm tra và đối chiếu các câu trả lời, chỉ có 326
sinh viên hoàn thành câu hỏi, do đó mẫu nhỏ hơn và khả năng mắc
lỗi tăng nhẹ lên khoảng 5,4%. Vì vậy, nghiên cứu chỉ tiến hành
10
phân tích số liệu với 326 sinh viên đã hoàn thành bài kiểm tra. Bên
cạnh đối tượng là sinh viên nêu trên, tất cả 66 giáo viên tiếng Anh
của bốn trường đều là đối tượng tham gia vào nghiên cứu này.
3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Câu hỏi điều tra gồm 2 loại: một cho sinh viên và một cho
giáo viên tiếng Anh của họ. Các câu hỏi đã được thiết kế theo mô
hình WIDA và Sawir (2005).
Các phương pháp chuẩn được sử dụng trong việc thu thập
các câu trả lời để các câu hỏi được thiết kế khách quan hơn, đáng tin
BẢNG 1
Phân bố số lƣợng nghiên cứu
Trường đại học Tổng số Số được chọn để nghiên cứu
Giáo viên Sinh viên Teachers Students
Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp
17 1300 17 68
Đại học Nông Lâm 9 2500 9 129
Đại học Công nghệ
thông tin
17 1300 17 68
Đại học sư phạm 23 2200 23 114
Tổng số 66 7300 66 379
11
cậy hơn, và dễ hiểu hơn nhằm đảm bảo dễ dàng trong việc thu thập
các thông tin mong muốn.
Sự phê chuẩn bảng câu hỏi điều tra đã được thực hiện với sự
giúp đỡ của ba chuyên gia là giáo sư của lĩnh vực này để đảm bảo
rằng nội dung của các câu hỏi là chính xác. Gợi ý và chỉnh sửa đã
được thực hiện trong bảng câu hỏi điều tra cuối cùng của trước khi
cho tiến hành làm thử nghiệm để xác định độ tin cậy của chúng.
Giáo viên đã đưa ra phản hồi về tần suất sử dụng, điểm số
được dựa trên thang Likert mà giá trị bằng số được qui theo tần suất
tương ứng sau đây:
Bảng 1: Quy mô các giá trị về mức độ sử dụng
Điểm số Khung giá trị Mô tả bằng lời
5 4.50 – 5.00 Luôn luôn
4 3.50 – 4-49 Thường xuyên
3 2.50 – 3.49 Thi thoảng
2 1.50 – 2.49 Hiếm khi
1 1.00 – 1.49 Không bao giờ
Tương tự như vậy, phản hồi về tầm quan trọng của các lĩnh
vực được kiểm tra, điểm số cũng dựa trên thang Likert mà giá trị
bằng số được quy theo mức độ quan trọng tương ứng sau:
12
Bảng 2: Quy mô giá trị về tầm quan trọng
Điểm số Khung giá trị Mô tả bằng lời
5 4.50 – 5.00 Rất quan trọng
4 3.50 – 4-49 Khá quan trọng
3 2.50 – 3.49 Quan trọng
2 1.50 – 2.49 Ít quan trọng
1 1.00 – 1.49 Không quan trọng
3. QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU
Những khái niệm và tài liệu văn học được nhà nghiên cứu
nghiên cứu kỹ lưỡng để hiểu sâu các kiến thức và hiểu rõ hơn về vấn
đề nghiên cứu. Để xây dựng bảng câu hỏi điều tra, sách, tập san, tạp
chí, các tài liệu tham khảo trực tuyến và các tài liệu khác được đọc,
tổng hợp và sử dụng làm căn cứ cho vấn đề nghiên cứu hiện tại.
Hai công cụ thu thập dữ liệu chính là câu hỏi điều tra cho đối
tượng giáo viên và bài kiểm tra cho sinh viên đã được chuẩn bị kỹ.
Bảng câu hỏi điều tra đầu tiên được nộp cho giáo viên hướng dẫn
nhận xét và gợi ý nếu cần thay đổi. Bài kiểm tra cho sinh viên và câu
hỏi điều tra cho giáo viên được các giáo viên tiếng Anh xem xét và
kiểm tra để xác định mức độ phù hợp. Tiếp theo, bài kiểm tra cho
sinh viên được sinh viên không phải là đối tượng trong nghiên cứu
làm thử để đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của công cụ. Hai
công cụ này cũng được đánh giá bởi các chuyên gia trước khi tiến
13
hành phân phát cho đối tượng nghiên cứu thuộc Đại học Thái
Nguyên.
Bốn trường đại học thuộc đại học Thái nguyên được chọn.
Sau đó, đơn được gửi tới Ban giám hiệu của bốn trường đại học này
để xin phép tiến hành nghiên cứu. Sinh viên tại bốn trường đại học
có tối đa một tiếng để hoàn thành bài kiểm tra. Ngay sau khi kiểm tra
xong, bảng câu hỏi kiểm tra được thu lại. Đối với đối tượng nghiên
cứu là giáo viên, các câu hỏi được đưa đến cho các giáo viên tiếng
Anh của Bộ Ngoại ngữ của bốn trường đại học được lựa chọn. Sau
đó, các bảng câu hỏi và bài kiểm tra được kiểm tra và chấm điểm,
tính toán và phân tích.
5. XỬ LÝ THÔNG KÊ DỮ LIỆU
Các dữ liệu đã được thu thập được phân tích bằng cách sử
dụng các công cụ thống kê Microsoft Excel sau đây:
Sự phân bố tần số và tỷ lệ phần trăm. Chúng được sử dụng
để cung cấp mô tả ý nghĩa của cấp độ của người trả lời về trình độ
tiếng Anh trong bốn phương thức thể hiện ngôn ngữ .
Bình quân trọng số. Nó được sử dụng để xác định số lượng
bốn phương thức sinh viên thể hiện khả năng ngôn ngữ và các tiểu kỹ
năng của họ.
Độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn được sử dụng để xác định các
cấp độ sinh viên thể hiện ngôn ngữ và các tiểu kỹ năng.
Kiểm định T. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra sự
khác biệt giữa khả năng thành thạo ngôn ngữ của sinh viên với sự
đánh giá của các giáo viên về các tiểu kỹ năng của sinh viên.
14
CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thông tin về sinh viên
(Xem Bảng 1-7)
2. Khả năng viết của sinh viên
(Xem Bảng 8 – Kết quả bài kiểm tra viết của sinh viên)
3. Mối quan hệ giữa khả năng viết của sinh viên và thông tin cá
nhân
(Xem Bảng 9 – Khả năng viết của sinh viên trong được phân chia
theo các biến thông tin cá nhân)
4. Đánh giá của giáo viên về khả năng viết tiếng Anh của sinh
viên
(Xem Bảng 10 –Bảng 12)
5. Mối quan hệ giữa các đánh giá của giáo viên và khả năng làm
bài kiểm tra viết của sinh viên
(Xem Bảng 13 – Khả năng viết của sinh viên và đánh giá của giáo
viên về khả năng của các em)
6. Những bài học mẫu đƣợc đề xuất để phát triển kỹ năng viết
của sinh viên
(Xem Bảng 14 - Cơ sở để thiết kế bài học mẫu để phát triển kỹ năng
viết của sinh viên)
15
CHƢƠNG V
TÓM TẮT, KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
1. TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kỹ năng viết của sinh viên
năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên.
Cụ thể, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
1. Thông tin về sinh viên qua các lĩnh vực:
1.1 . Giới tính;
1.2 . Trình độ học vấn của phụ huynh;
1.3 . Sự tiếp xúc với các phương tiện truyền thông
bằng tiếng Anh;
1.4. Quê quán;
1.5 . Tốt nghiệp trường phổ thông nào?
2. Xác định khả năng viết của sinh viên thông qua việc làm
bài kiểm tra viết về:
2.1 . Kết hợp câu;
2.2 . Dựng câu;
2.3 . Nối ý;
2.4 . Sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả; và
2.5 . Phát triển đoạn.
16
3. Có những mối quan hệ quan trọng giữa kết quả của người
tham gia làm bài kiểm tra viết và thông tin cá nhân được điều tra hay
không?
4. Làm thế nào để giáo viên đánh giá việc viết của sinh viên
bằng tiếng Anh ?
5. Có sự khác biệt đáng kể về kết quả viết của sinh viên và
đánh giá của giáo viên hay không?
6. Những bài học mẫu có thể được đề xuất để phát triển kỹ
năng viết của sinh viên không?
Nghiên cứu này thực hiện việc sử dụng các phương pháp mô
tả trong nghiên cứu, sử dụng câu hỏi khảo sát và bài kiểm tra do giáo
viên ra. Đối tượng trả lời câu hỏi của nghiên cứu là 379 sinh viên
năm đầu tiên đang học tiếng Anh cơ bản được chọn từ các trường
Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên và 66 giáo viên tiếng Anh.
Nghiên cứu này đã thử nghiệm giả thuyết: Không có sự khác biệt
giữa khả năng viết của sinh viên với mỗi thông tin cá nhân thu được
và không có sự khác biệt đáng kể giữa khả năng viết của sinh viên và
sự đánh giá của giáo viên về khả năng của các em ở cùng lĩnh vực.
Các dữ liệu thu thập được được phân tích qua các công cụ thống kê
của Microsoft Excel sử dụng các số liệu thống kê sau: Phân phối tần
số và tỷ lệ phần trăm, bình quân trọng số, độ lệch chuẩn, và kiểm
định T.
2. KẾT QUẢ
Nghiên cứu cho thấy những khám phá sau đây:
1. Thông tin về đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên
17
1.1. Giới tính
Có 55,83 % nam và 44,17% nữ trong nhóm đối tượng và tỉ lệ
nam vượt nữ là 11.66 % . Điều này có nghĩa rằng đối tượng nghiên
cứu có phân bố giới tính gần như bằng nhau và có thể được coi là
cân bằng giới tính. Điều này cũng hàm ý rằng ở các trường đại học
không có sự lệch lạc về giới tính mà có thể ảnh hưởng đến sinh viên.
1.2 Trình độ học vấn của phụ huynh
Trong số 326 người được hỏi có 303 (92,94%) sinh viên có
cha mẹ có trình độ giáo dục đại học, 19 người (5,83%) có cha mẹ đã
tốt nghiệp phổ thông trung học và 4 người (1,23%) có cha mẹ có
trình độ giáo dục khác (ví dụ như tốt nghiệp giáo dục tiểu học hoặc
không đi học …) . Điều này có nghĩa rằng phần lớn những sinh viên
là đối tượng nghiên cứu có cha mẹ có trình độ giáo dục tốt. Điều này
ngụ ý rằng các sinh viên có thể cũng được hướng dẫn trong việc học
và theo đuổi giáo dục đại học của họ.
1.3. Sự tiếp xúc với phƣơng tiện truyền thông tiếng Anh
Hơn một nửa số sinh viên (51,23 %) tiếp xúc với các phương
tiện truyền thông tiếng Anh ít nhất, 41,10% tiếp xúc vừa phải và 7.67
% tiếp xúc nhiều. Kết quả cho thấy phần lớn các sinh viên chưa được
tiếp xúc với các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh và do đó
thấy xa lạ với nó. Các em chỉ tiếp xúc với các phương tiện truyền
thông tiếng Anh có thể có trong trường học như là một phần của một
khóa học ngôn ngữ.
Chỉ có hai trong số tám loại phương tiện truyền thông có tỷ
lệ sinh viên tiếp xúc trên 50%. Đấy là mạng Internet và sách. Còn lại
đều dưới 50 phần trăm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của
18
Bảng 4 cho thấy xu hướng chung là các em ít tiếp xúc với các
phương tiện truyền thông tiếng Anh. Đây là kết quả thú vị bởi vì nó
cho thấy rằng những cuốn sách vẫn là nguồn phương tiện truyền
thông tiếng Anh chính mà sinh viên tiếp xúc với nhưng cũng không
đạt được tỷ lệ 100%. Tức là một số sinh viên đã không có cơ hội để
học hỏi từ sách. Internet đã trở thành nguồn thứ hai của phương tiện
truyền thông được sinh viên tiếp xúc và truyền hình đứng thứ ba.
Như vậy, Internet đang làm thay đổi cách sinh viên học tiếng Anh.
Các đài phát thanh, báo chí và các tờ rơi có tỷ lệ phần trăm tiếp xúc thấp.
1.4.Quê quán
Kết quả cho thấy 188 trong số 326 sinh viên (57,67 %) có
nguồn gốc từ các khu đô thị ở Việt Nam trong khi 138 em (42,33%)
có nguồn gốc từ khu vực nông thôn. Hầu hết đối tượng nghiên cứu
đến từ các khu vực đô thị. Các em lớn lên và sớm nhận được sự giáo
dục trong khu vực gần thành phố, nơi sẵn có các công nghệ học tập
tiên tiến. Do đó, các em có lợi thế hơn các bạn ở nông thôn.
1.5. Trƣờng phổ thông sinh viên đã học
Đa số sinh viên (98,77%) học trong các trường công lập. Chỉ
có 4 trong số 326 em tương đương 1,23% đã học trung học tại các
trường tư. Điều này có nghĩa rằng hầu hết các sinh viên học trong các
trường công có chương trình giáo dục được chuẩn hóa .
2. Khả năng viết của sinh viên
2.1. Kết hợp câu
Kết quả cho thấy tỷ lệ phần trăm các câu sinh viên làm đúng
trong bài kết hợp câu là 69,8 %. Giá trị trên 50 phần trăm này là số
19
điểm cao nhất trong số các bài kỹ năng khác nhau. Như vậy, sinh
viên đã đạt được một trình độ nhất định trong kỹ năng kết hợp câu.
Điều này nghĩa là: Mặc dù vẫn là sinh viên năm thứ nhất nhưng kỹ
năng này của các em trong phần viết đã đạt đến một mức độ nhất
định. Hơn nữa, các sinh viên cũng khá thoải mái với việc kết hợp câu.
2.2. Dựng câu
Tỷ lệ phần trăm chính xác của sinh viên trong bài dựng câu
là 53,3 % tương đương với mức trung bình. Mặc dù có tỷ lệ đúng
trên 50%, nó vẫn là số điểm thấp nhất trong số các tỷ lệ đúng khi làm
các bài kỹ năng viết. Điều này có nghĩa rằng sinh viên thấy dựng câu
là phần khó nhất của bài viết và kỹ năng cơ bản chưa chắc đã dễ với
các em.
2.3. Nối ý
Phần trăm sinh viên làm đúng bài này là 62,0%, đạt mức
trung bình. Đây là số điểm cao thứ hai trong các bài tập kỹ năng khác
nhau, đứng ngay sau kết quả bài kết hợp câu. Ta thấy rằng: Đối với
sinh viên, kết hợp câu là một trong những thành phần không mấy khó
khăn trong những kỹ năng viết. Nó cũng cho thấy rằng kỹ năng nối ý
cùng với kết hợp câu luôn phát triển giữa các nhóm của người học
ngôn ngữ thứ hai và phản ánh việc học tích hợp và phát triển kỹ năng
tích hợp mà họ có hơn là phương pháp giản lược và tiếp cận từng bước.
2.4. Sử dụng từ có hiệu quả
Tỷ lệ phần trăm sinh viên làm chính xác các câu trong bài sử
dụng từ ngữ một cách hiệu quả là 54,3% - tương đương với mức
trung bình. Giá trị này thấp thứ hai trong các phần khác nhau của kỹ
20
năng viết, sau phần dựng câu. Như vậy, đây là một trong những phần
khó hơn trong những kỹ năng viết.
2.5. Phát triển đoạn văn
Tỷ lệ phần trăm sinh viên làm đúng bài này là 59,5% - đạt
mức trung bình. Nhìn chung, các sinh viên thấy kỹ năng này không
quá khó và cũng không quá dễ. Các em đã phát triển đến một mức độ
nhất định về kỹ năng xây dựng đoạn mặc dù không hoàn toàn tốt
nhưng cũng đủ để hỗ trợ quá trình tiến bộ liên tục trong kỹ năng viết
khi học ở bậc đại học.
3. Mối quan hệ giữa khả năng viết của sinh viên và thông
tin cá nhân
Kết quả cho thấy: Trong phần giới tính, các giá trị p so với
ba trong năm kỹ năng thành phần là dưới 0,05. Từ đó, ta thấy khả
năng viết của sinh viên nam và nữ khác nhau đáng kể. Khả năng của
các nam sinh viên trong việc kết hợp câu, nối ý và phát triển đoạn
khác với các nữ sinh viên. Trong khi đó, đối với hai kỹ năng thành
phần khác liên quan đến dựng câu và sử dụng từ một cách hiệu quả -
hai phần khó nhất và cũng là hai thành phần cơ bản nhất, các giá trị p
trên 0,05 cho thấy không có sự khác nhau đáng kể.
Về trình độ giáo dục của phụ huynh, có thể lưu ý rằng trong
ba trong số năm kỹ năng thành phần có các giá trị p dưới 0,05 hoặc
khác nhau đáng kể, đặc biệt ở phụ huynh có trình độ giáo dục đại học
so với các bậc phụ huynh chỉ tốt nghiệp phổ thông. Điều này có
nghĩa rằng trình độ giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng đến các kỹ năng
viết của sinh viên và sự ảnh hưởng này đặc biệt thấy được giữa các
phụ huynh tốt nghiệp trung học và những người học đại học.
21
Về mức độ tiếp xúc với các phương tiện truyền thông Anh,
chỉ xuất hiện giá trị p nhỏ hơn 0,05 trong phần nối ý liên quan đến
việc tiếp xúc với các phương tiện truyền thông ở mức ít nhất và trung
bình. Điều này chỉ ra rằng sự tiếp xúc với phương tiện truyền thông
có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kết nối ý của sinh viên.
Về quê quán, tất cả năm kỹ năng thành phần, các p-giá trị
dưới mức 0,05 và khác nhau đáng kể với sinh viên có nguồn gốc
thành thị và nông thôn. Như vậy, yếu tố nhân khẩu học là quan trọng
trong việc học tập của sinh viên. Sinh viên đến từ các khu vực nông
thôn được dự kiến có kết quả thấp hơn so với những người đến từ các
khu vực đô thị. Theo như kết quả nghiên cứu thì môi trường cũng
bao gồm các yếu tố văn hóa xã hội và công nghệ có thể thay đổi việc
học tiếng Anh của sinh viên.
Trong trường hợp của các loại hình trường phổ thông, chỉ
trong việc sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả có các giá trị p dưới
0,05 chỉ ra rằng: Khả năng của sinh viên trong lĩnh vực này là khác
nhau đáng kể. Tuy nhiên, giáo dục trong các trường công lập nói
chung không khác các trường tư thục.
4. Đánh giá của giáo viên về khả năng viết tiếng Anh của
sinh viên
Kết quả cho thấy rằng tất cả 11 mục đều có tỷ lệ "đồng ý"
hơn 50%. Nghĩa là các giáo viên nhất trí rằng: Tất cả các mục được
liệt kê phù hợp để đánh giá các kỹ năng viết của các sinh viên năm
thứ nhất. Các giáo viên hoàn toàn cho rằng các lĩnh vực được đánh
giá là tiêu biểu cho các kỹ năng viết của sinh viên.
22
Theo tần suất sử dụng của các sinh viên, kết quả cho thấy, 7
trong số 11 mục có xếp hạng từ 3,5 đến 3,9 hoặc tương đương với
mức độ “thường xuyên” và 5 trong số 11 mục có đánh giá từ 2,8 đến
3,3 hoặc tương đương mức độ “thi thoảng”. Nói chung, các giáo viên
đánh giá rằng các sinh viên đang thực hiện các kỹ năng viết một cách
thường xuyên. Các mục với số điểm tần số cao nhất liên quan đến kết
hợp các câu và nối ý. Các mục này cũng là những bài mà học sinh
đạt được kết quả tốt hơn.
Về mức độ quan trọng, 10 trong số 11 mục có số điểm trung
bình gần 4,0 - tương đương mức khá quan trọng, và một mục có điểm
gần 5,0 tương đương rất quan trọng. Điều này chỉ ra rằng: Các giáo
viên có đánh giá rất cao về mức độ quan trọng của các mục khác
nhau của kỹ năng viết. Họ coi tất cả các kỹ năng đều là kỹ năng quan
trọng mà sinh viên phải phát triển.
5. Mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và khả năng
làm bài viết của sinh viên
Khả năng viết của sinh viên thể hiện ở 3 trong số 5 lĩnh vực
khác với các xếp hạng theo tần số của giáo viên. Không có mối liên
quan giữa khả năng của học sinh làm các bài kết hợp câu, dựng câu
và nối ý với đánh giá của giáo viên. Ngược lại, không có khác biệt
đáng kể giữa kết quả của sinh viên ở hai bài sử dụng từ ngữ một cách
hiệu quả và phát triển đoạn với đánh giá của giáo viên. Mặc dù các
các giáo viên đánh giá cao các kỹ năng (ví dụ như kết hợp câu và nối
ý), họ vẫn đánh giá khả năng của sinh viên cao hơn so với thực tế.
Các kết quả t-test liên quan đến sử dụng từ ngữ một cách
hiệu quả và phát triển đoạn văn cho thấy có sự liên kết giữa khả năng
23
của học sinh và đánh giá của giáo viên và do đó có thể dự đoán được.
Do đó, các biện pháp can thiệp thích hợp cho các lĩnh vực này sẽ
được thực hiện bởi các giáo viên được dự kiến có thể sẽ ảnh hưởng
đến khả năng viết của sinh viên trong các lĩnh vực này.
6. Những bài học mẫu đƣợc đề xuất để phát triển kỹ năng
viết của sinh viên
Một số yếu tố được xem xét trong việc chuẩn bị bài học mẫu
để phát triển các hoạt động viết của sinh viên cho nhóm giáo viên và
sinh viên Việt Nam này. Chúng sẽ bao gồm: Các điểm số thấp của
các sinh viên trong các kỹ năng viết, mối quan hệ có ý nghĩa của các
điểm số bài làm với các thông tin cá nhân và mối quan hệ có ý nghĩa
của các điểm số bài viết với đánh giá của giáo viên.
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc phát triển bài
học mẫu là để cung cấp một tài liệu học tập mà có thể giải quyết
những thiếu hụt trong kỹ năng viết của một số sinh viên.
3. KIẾN NGHỊ
Từ những phát hiện và kết luận của nghiên cứu này, các
khuyến nghị sau đây được đưa ra:
1. Những bài học mẫu có thể được trình bày với lãnh đạo nhà
trường để xem xét và đề nghị.
2. Cải thiện các bài học mẫu nên được thực hiện.
3. Nghiên cứu sâu hơn có thể được tiến hành trong các trường
đại học.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Graduation thesis of English Major
Graduation thesis of English MajorGraduation thesis of English Major
Graduation thesis of English Major
Phi Pham
 

Mais procurados (20)

Nhật ký thực tập ngành ngôn ngữ anh
Nhật ký thực tập ngành ngôn ngữ anhNhật ký thực tập ngành ngôn ngữ anh
Nhật ký thực tập ngành ngôn ngữ anh
 
Internship Report on Studying the English Teaching Process.docx
Internship Report on Studying the English Teaching Process.docxInternship Report on Studying the English Teaching Process.docx
Internship Report on Studying the English Teaching Process.docx
 
Graduation thesis of English Major
Graduation thesis of English MajorGraduation thesis of English Major
Graduation thesis of English Major
 
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
 
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
 
Báo cáo thực tập ngôn ngữ anh tại công ty xây dựng, ĐIỂM CAO
Báo cáo thực tập ngôn ngữ anh tại công ty xây dựng, ĐIỂM CAOBáo cáo thực tập ngôn ngữ anh tại công ty xây dựng, ĐIỂM CAO
Báo cáo thực tập ngôn ngữ anh tại công ty xây dựng, ĐIỂM CAO
 
Compare and contrast british and vietnamese food,
Compare and contrast british and vietnamese food,Compare and contrast british and vietnamese food,
Compare and contrast british and vietnamese food,
 
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viênLuận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
Luận án: Nhu cầu về tiểu kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh của sinh viên
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Trợ Giảng Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ, 9 Điểm.docx
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Trợ Giảng Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ, 9 Điểm.docxMẫu Báo Cáo Thực Tập Trợ Giảng Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ, 9 Điểm.docx
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Trợ Giảng Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
 
đốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anhđốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anh
 
Báo cáo thực tập giảng dạy tại trung tâm nhật ngữ
Báo cáo thực tập giảng dạy tại trung tâm nhật ngữBáo cáo thực tập giảng dạy tại trung tâm nhật ngữ
Báo cáo thực tập giảng dạy tại trung tâm nhật ngữ
 
Một số câu hỏi ôn tập môn - American Culture
Một số câu hỏi ôn tập môn - American CultureMột số câu hỏi ôn tập môn - American Culture
Một số câu hỏi ôn tập môn - American Culture
 
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
 
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đMẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
 
Luận án: Kỹ năng vĩ mô trong ngôn ngữ tiếng anh đối với sinh viên
Luận án: Kỹ năng vĩ mô trong ngôn ngữ tiếng anh đối với sinh viênLuận án: Kỹ năng vĩ mô trong ngôn ngữ tiếng anh đối với sinh viên
Luận án: Kỹ năng vĩ mô trong ngôn ngữ tiếng anh đối với sinh viên
 
Đề và đáp án Linguistic 2
Đề và đáp án Linguistic 2Đề và đáp án Linguistic 2
Đề và đáp án Linguistic 2
 
Mẫu Internship Report Ngành Ngôn Ngữ Anh Đạt 9 Điểm.doc
Mẫu Internship Report Ngành Ngôn Ngữ Anh Đạt 9 Điểm.docMẫu Internship Report Ngành Ngôn Ngữ Anh Đạt 9 Điểm.doc
Mẫu Internship Report Ngành Ngôn Ngữ Anh Đạt 9 Điểm.doc
 
Đề tài: Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh cơ bản cho học sinh yếu- kém lớp 10
Đề tài: Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh cơ bản cho học sinh yếu- kém lớp 10Đề tài: Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh cơ bản cho học sinh yếu- kém lớp 10
Đề tài: Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh cơ bản cho học sinh yếu- kém lớp 10
 
Sáng kiến kinh nghiệm thủ thuật dạy phần “warm up” trong môn tiếng anh 8, 9 n...
Sáng kiến kinh nghiệm thủ thuật dạy phần “warm up” trong môn tiếng anh 8, 9 n...Sáng kiến kinh nghiệm thủ thuật dạy phần “warm up” trong môn tiếng anh 8, 9 n...
Sáng kiến kinh nghiệm thủ thuật dạy phần “warm up” trong môn tiếng anh 8, 9 n...
 

Semelhante a Phát triển kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất ĐH Thái Nguyên

Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anh
mrwindy_3282
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anh
mrwindy_3282
 
Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc học
Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc họcTác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc học
Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc học
Huỳnh Khanh
 

Semelhante a Phát triển kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất ĐH Thái Nguyên (20)

Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAYTài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
 
Luận án: Hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực của sinh viên
Luận án: Hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực của sinh viênLuận án: Hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực của sinh viên
Luận án: Hoạt động ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực của sinh viên
 
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú phápLuận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
 
Kĩ năng tiếp nhận và thực hành tiếng anh của sinh viên ĐH Thái Nguyên
Kĩ năng tiếp nhận và thực hành tiếng anh của sinh viên ĐH Thái NguyênKĩ năng tiếp nhận và thực hành tiếng anh của sinh viên ĐH Thái Nguyên
Kĩ năng tiếp nhận và thực hành tiếng anh của sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
Khả năng giao tiếp của các nhà quản lý giáo dục tại Vĩnh Phúc, HAY
Khả năng giao tiếp của các nhà quản lý giáo dục tại Vĩnh Phúc, HAYKhả năng giao tiếp của các nhà quản lý giáo dục tại Vĩnh Phúc, HAY
Khả năng giao tiếp của các nhà quản lý giáo dục tại Vĩnh Phúc, HAY
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
 
Luận án: Năng lực ngôn ngữ xã hội học của sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Năng lực ngôn ngữ xã hội học của sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Năng lực ngôn ngữ xã hội học của sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Năng lực ngôn ngữ xã hội học của sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7 SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
 
Đề tài: Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh
Đề tài: Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng AnhĐề tài: Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh
Đề tài: Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh
 
Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh, HAY
Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh, HAYPhương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh, HAY
Phương pháp giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ Tiếng Anh, HAY
 
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng AnhPhương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
Phương pháp nhằm giúp học sinh làm tốt kỹ năng đọc hiểu trong bài thi Tiếng Anh
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anh
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anh
 
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhấtNăng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
 
Luận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anh
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCSSáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS
 
Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc học
Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc họcTác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc học
Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc học
 
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Último (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Phát triển kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất ĐH Thái Nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hoà Philippin HOÀNG HƢƠNG LY NHỮNG BÀI HỌC MẪU ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Ngôn ngữ và Văn học Anh TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH THÁI NGUYÊN, 2015
  • 2. Chƣơng trình đƣợc thực hiện tại: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Matilda H. Dimaano Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại ……………………………………………………………… Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm luận án tại: Thư viện quốc gia Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế Thư viện trường Đại học Tổng hợp Batangas, Philippin
  • 3. "Trong luận án tóm tắt này, tất cả các số liệu và bảng được đánh số như trong luận án" Mục đích của việc sử dụng ngôn ngữ là để giao tiếp và thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa con người với nhau. Do đó, tiếng Anh - ngôn ngữ chung của toàn thế giới - được giảng dạy trong các giai đoạn khác nhau của hệ thống giáo dục, đặc biệt là tại các nước đã áp dụng nó như ngôn ngữ thứ hai. Điều này đòi hỏi người học tiếng Anh phải có nỗ lực lớn để sử dụng tiếng Anh trong văn nói cũng như văn viết. Do đó, họ tập trung vào việc phát triển các kỹ năng chính và các tiểu kỹ năng. Bốn kỹ năng chính của ngôn ngữ diễn ra trong quá trình tuần tự là nghe, nói, đọc, viết. Những kỹ năng chính này có liên quan đến nhau theo hai cách của giao tiếp - đầu vào và đầu ra, và theo phương thức giao tiếp - bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Trên cơ sở đó, các tiểu kĩ năng đạt được sẽ bao gồm ngữ pháp, từ vựng, phát âm và chính tả. Trong bốn kỹ năng, viết là kỹ năng đòi hỏi có sự sáng tạo và cũng là kỹ năng khó nhất đối với người học Tiếng Anh ở các trình độ khác nhau, đặc biệt là trình độ sơ cấp bởi vì họ cần phải có những kiến thức Tiếng Anh cơ bản nói chung và kiến thức về viết nói riêng. Để đạt được hiệu quả trong quá trình viết, cần phải có những bài học môn viết phù hợp và hữu ích với những bài tập đa dạng để người học có thể luyện tập. Vì vậy, chủ đề "Những bài học mẫu để phát triển kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên" được lựa chọn để nghiên cứu. Cấu trúc của luận án bao gồm 5 chương.
  • 4. 1 CHƢƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. MỞ ĐẦU Mặc dù tiếng Anh chỉ đứng thứ ba trong xếp hạng các ngôn ngữ trên thế giới, ngôn ngữ đứng số một là tiếng Trung Quốc phổ thông và thứ hai là tiếng Tây Ban Nha, nhưng việc áp dụng rộng rãi và chấp nhận tiếng Anh hiện đại trong giao tiếp đã giúp Tiếng Anh liên tục thành công. Trong thực tế, các quốc gia ở châu Phi và châu Á với những người đa ngôn ngữ và đa phương ngữ đã biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chung để thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa các thành viên trong khu vực của họ. Vì vậy, tiếng Anh từ chỗ là ngôn ngữ của thực dân đã trở thành ngôn ngữ của dân chủ và tiến bộ. Rõ ràng là chúng ta không thể chỉ sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp vì ngôn ngữ viết đóng vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, hầu hết người học tiếng Anh thường xuyên phải đối mặt với kỹ năng viết và làm thế nào để viết tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả là một trong những mục tiêu hàng đầu của họ. Trong suốt quá trình giảng dạy tiếng Anh cơ bản tại trường đại học, tôi rất quan tâm đến việc nhiều sinh viên năm thứ nhất gặp khó khăn trong kỹ năng viết và một số lý do gây ra điều đó. Ví dụ, các em sinh viên thường viết những câu đơn giản, không biết làm thế nào để sử dụng câu ghép và câu phức, và các em lung túng với việc dựng câu, kết nối các ý tưởng và sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả. Do đó, các em có những sai sót trong quá trình viết, đặc biệt là viết đoạn văn hay tiểu luận. Thêm vào đó, hầu hết các em đều sợ viết hoặc không thực hành viết một cách thường xuyên.
  • 5. 2 Nghiên cứu này sẽ được thực hiện để thăm dò các kỹ năng viết của sinh viên Việt Nam năm đầu tiên học tiếng Anh cơ bản và kết quả này sẽ được so sánh với đánh giá của các giáo viên Tiếng Anh dạy các em. Cách tiếp cận này sẽ không chỉ xác nhận tính xác thực của các dữ liệu mà còn đo được mối liên quan giữa khả năng viết của học sinh với đánh giá của giáo viên. Một số nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến việc đánh giá khả năng ngữ pháp và viết. Tuy nhiên, những gì chúng ta thường thấy là các thông số được đánh giá một cách riêng biệt. Trong hầu hết các nghiên cứu được tiến hành, ngữ pháp đã được sử dụng như một chỉ số cho nghiên cứu can thiệp theo chiều dọc, cùng chiều với khả năng viết. Nghiên cứu này sẽ kiểm tra hai thông số cùng một lúc đối với sinh viên năm thứ nhất đang học tiếng Anh cơ bản trong một thiết kế mặt cắt ngang và không can thiệp và nó sẽ là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện với các sinh viên Việt Nam. Với tất cả những lý do nêu trên, tôi mong muốn nghiên cứu khả năng viết tiếng Anh của sinh viên thông qua cách các em kết hợp câu, dựng câu, nối ý, sử dụng từ hiệu quả và phát triển viết đoạn văn. Dựa trên các khám phá và kết quả nghiên cứu, các bài học mẫu có thể được đề xuất với hy vọng cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất những tài liệu học tập hữu ích để cải thiện kỹ năng viết cho các em. 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này nhằm đánh giá kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên. Cụ thể, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: 1. Thông tin về sinh viên qua các lĩnh vực:
  • 6. 3 1.1. Giới tính; 1.2. Trình độ học vấn của phụ huynh; 1.3. Sự tiếp xúc với các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh; 1.4. Quê quán; 1.5. Tốt nghiệp trường phổ thông nào? 2. Xác định khả năng viết của sinh viên thông qua việc làm bài kiểm tra viết về: 2.1. Kết hợp câu; 2.2. Dựng câu; 2.3. Nối ý; 2.4. Sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả; và 2.5. Phát triển đoạn. 3. Có những mối quan hệ quan trọng giữa kết quả của người tham gia làm bài kiểm tra viết và thông tin cá nhân được điều tra hay không? 4. Làm thế nào để giáo viên đánh giá việc viết bằng tiếng Anh của sinh viên? 5. Có sự khác biệt đáng kể về kết quả viết của sinh viên và đánh giá của giáo viên hay không? 6. Những bài học mẫu có thể được đề xuất để phát triển kỹ năng viết của sinh viên hay không?
  • 7. 4 3. PHẠM VI, PHÂN ĐỊNH VÀ GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU Nghiên cứu bao gồm các kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất Đại học Thái Nguyên. Mục đích của nghiên cứu là những bài học mẫu để phát triển các kỹ năng viết tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất của Đại học Thái Nguyên. Đối tượng của nghiên cứu bao gồm 379 sinh viên năm thứ nhất đang học tiếng Anh cơ bản tại các trường Đại học được lựa chọn tại Thái Nguyên và các giáo viên tiếng Anh của họ. Kết quả nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi dữ liệu thu được từ các đối tượng này. 4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tin rằng rất có ý nghĩa với các nhà quản lý của Đại học Thái Nguyên, sinh viên năm thứ nhất, các thầy cô dạy tiếng Anh cơ bản, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu tương lai. Đối với nhà quản lý: Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cần thiết để họ có thể thiết kế chương trình học hiệu quả cho sinh viên. Các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định lớn để thiết lập một chương trình Tiếng Anh giúp sinh viên khắc phục khuyết điểm hoặc sự can thiệp mang tính chiến lược từ giáo viên và những bài học mẫu – đầu ra của nghiên cứu sẽ đáp ứng việc bổ sung kỹ năng còn thiếu của sinh viên. Đối với sinh viên năm thứ nhất: Kết quả nghiên cứu giúp người học biết được về khả năng viết tiếng Anh của mình. Điều này được coi như nền tảng cho sự cải thiện những phần các em thấy khó
  • 8. 5 nhất. Đầu ra được phát triển trong nghiên cứu là những bài học mẫu giúp các em củng cố kiến thức thiếu hụt. Giáo viên dạy tiếng Anh cơ bản: Kết quả nghiên cứu có lợi cho giáo viên vì họ có thể có những đánh giá chủ quan về sinh viên của mình. Tương tự như vậy, họ sẽ được hưởng lợi từ các kết quả thu được ở cuối nghiên cứu. Do đó, họ sẽ hiểu lý do tại sao các sinh viên của họ làm được bài một cách phù hợp. Họ cũng sẽ được hưởng lợi từ các bài học mẫu hỗ trợ trong việc học tập của sinh viên . Những nhà hoạch định chính sách: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho họ khả năng viết của sinh viên năm thứ nhất. Việc này có thể giúp xây dựng chính sách mang tính quốc gia. Kết quả cũng sẽ cho thấy giáo dục ở bậc tiểu học và trung học đã chuẩn bị cho sinh viên ở bậc đại học thành công hay chưa. Những nhà nghiên cứu tƣơng lai: Nghiên cứu này có thể hữu ích với các nhà nghiên cứu khác muốn nghiên cứu những vấn đề tương tự. Các nhà nghiên cứu tương lai cũng có thể sử dụng nghiên cứu này để mở rộng kiến thứ trong lĩnh vực viết.
  • 9. 6 CHƢƠNG II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. CÁC TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Phần này trình bày một số tài liệu và nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tổng hợp các nghiên cứu trước đây, đưa ra khung khái niệm và định nghĩa các thuật ngữ. Những lý thuyết này là nền tảng rất quan trọng đối với nghiên cứu này. 2. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Hình 1 trình bày mô hình nghiên cứu của nghiên cứu đóng vai trò như một bàn đạp trong quá trình tiến hành nghiên cứu này. Đầu vào bao gồm các thông tin của sinh viên về giới tính, trình độ học vấn của phụ huynh, sự tiếp xúc với các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh, quê quán, và trường phổ thông đã học cũng như khả năng viết của các em thông qua cách các em kết hợp câu, dựng câu, nối ý, sử dụng từ hiệu quả và phát triển viết đoạn văn. Phần đầu vào này cũng bao gồm đánh giá của giáo viên về khả năng viết tiếng Anh của sinh viên. Phần hộp quy trình liên quan đến sự đánh giá bài kiểm tra của sinh viên và đánh giá của giáo viên theo thang Likert. Những việc này sẽ được đánh giá thông qua sử các công cụ thu thập dữ liệu, các bảng câu hỏi kiểm tra cho sinh viên và các bảng câu hỏi khảo sát cho giáo viên. Dựa trên việc đánh giá, hộp thứ ba của mô hình mô tả đầu ra của nghiên cứu này là những bài học mẫu được đề xuất để phát triển kỹ năng viết của sinh viên.
  • 10. 7 ĐẦU VÀO QUY TRÌNH ĐẦU RA Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu Những bài học mẫu để phát triển kỹ năng viết của sinh viên Câu hỏi điều tra Bài kiểm tra giáo viên ra A. Thông tin về sinh viên qua các lĩnh vực: 1. Giới tính 2. Trình độ học vấn của phụ huynh 3. Sự tiếp xúc với các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh; 4. Quê quán; và 5. Tốt nghiệp trường phổ thông nào? B. Kết quả của ngƣời tham gia làm bài kiểm tra viết thông qua việc: 1. Kết hợp câu; 2. Dựng câu; 3. Nối ý; 4. Sử dụng từ hiệu quả; và 5. Phát triển đoạn. C. Đánh giá của giáo viên về khả năng viết tiếng Anh của sinh viên.
  • 11. 9 CHƢƠNG III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này theo thiết kế nghiên cứu miêu tả mặt cắt ngang không can thiệp, sử dụng kết hợp câu hỏi điều tra (câu hỏi khảo sát và câu hỏi trong bài kiểm tra) mà các đối tượng sẽ trả lời. Sau đó bảng câu hỏi điều tra sẽ được thu thập và phân tích. Trong nghiên cứu này, các thông tin về sinh viên và khả năng thực hiện bài viết của các em được xác định. Các phần này được đưa vào câu hỏi khảo sát và bài kiểm tra do giáo viên ra. Đầu ra của nghiên cứu là những bài học mẫu để phát triển các kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất. 2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Các đối tượng của nghiên cứu bao gồm 379 sinh viên năm năm thứ nhất đang học tiếng Anh cơ bản tại bốn trường đại học đó là: Đại học Sư phạm, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, và Đại học Nông Lâm trong hệ thống Đại học Thái Nguyên kỳ 1 năm học 2014-2015. Như trình bày trong bảng, tổng số sinh viên của 4 trường Đại học là 7300. Theo công thức Slovin, số sinh viên được nghiên cứu là 379 với khoảng 3% sinh viên mắc lỗi. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập dữ liệu, sau khi kiểm tra và đối chiếu các câu trả lời, chỉ có 326 sinh viên hoàn thành câu hỏi, do đó mẫu nhỏ hơn và khả năng mắc lỗi tăng nhẹ lên khoảng 5,4%. Vì vậy, nghiên cứu chỉ tiến hành
  • 12. 10 phân tích số liệu với 326 sinh viên đã hoàn thành bài kiểm tra. Bên cạnh đối tượng là sinh viên nêu trên, tất cả 66 giáo viên tiếng Anh của bốn trường đều là đối tượng tham gia vào nghiên cứu này. 3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU Câu hỏi điều tra gồm 2 loại: một cho sinh viên và một cho giáo viên tiếng Anh của họ. Các câu hỏi đã được thiết kế theo mô hình WIDA và Sawir (2005). Các phương pháp chuẩn được sử dụng trong việc thu thập các câu trả lời để các câu hỏi được thiết kế khách quan hơn, đáng tin BẢNG 1 Phân bố số lƣợng nghiên cứu Trường đại học Tổng số Số được chọn để nghiên cứu Giáo viên Sinh viên Teachers Students Đại học Kỹ thuật Công nghiệp 17 1300 17 68 Đại học Nông Lâm 9 2500 9 129 Đại học Công nghệ thông tin 17 1300 17 68 Đại học sư phạm 23 2200 23 114 Tổng số 66 7300 66 379
  • 13. 11 cậy hơn, và dễ hiểu hơn nhằm đảm bảo dễ dàng trong việc thu thập các thông tin mong muốn. Sự phê chuẩn bảng câu hỏi điều tra đã được thực hiện với sự giúp đỡ của ba chuyên gia là giáo sư của lĩnh vực này để đảm bảo rằng nội dung của các câu hỏi là chính xác. Gợi ý và chỉnh sửa đã được thực hiện trong bảng câu hỏi điều tra cuối cùng của trước khi cho tiến hành làm thử nghiệm để xác định độ tin cậy của chúng. Giáo viên đã đưa ra phản hồi về tần suất sử dụng, điểm số được dựa trên thang Likert mà giá trị bằng số được qui theo tần suất tương ứng sau đây: Bảng 1: Quy mô các giá trị về mức độ sử dụng Điểm số Khung giá trị Mô tả bằng lời 5 4.50 – 5.00 Luôn luôn 4 3.50 – 4-49 Thường xuyên 3 2.50 – 3.49 Thi thoảng 2 1.50 – 2.49 Hiếm khi 1 1.00 – 1.49 Không bao giờ Tương tự như vậy, phản hồi về tầm quan trọng của các lĩnh vực được kiểm tra, điểm số cũng dựa trên thang Likert mà giá trị bằng số được quy theo mức độ quan trọng tương ứng sau:
  • 14. 12 Bảng 2: Quy mô giá trị về tầm quan trọng Điểm số Khung giá trị Mô tả bằng lời 5 4.50 – 5.00 Rất quan trọng 4 3.50 – 4-49 Khá quan trọng 3 2.50 – 3.49 Quan trọng 2 1.50 – 2.49 Ít quan trọng 1 1.00 – 1.49 Không quan trọng 3. QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU Những khái niệm và tài liệu văn học được nhà nghiên cứu nghiên cứu kỹ lưỡng để hiểu sâu các kiến thức và hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Để xây dựng bảng câu hỏi điều tra, sách, tập san, tạp chí, các tài liệu tham khảo trực tuyến và các tài liệu khác được đọc, tổng hợp và sử dụng làm căn cứ cho vấn đề nghiên cứu hiện tại. Hai công cụ thu thập dữ liệu chính là câu hỏi điều tra cho đối tượng giáo viên và bài kiểm tra cho sinh viên đã được chuẩn bị kỹ. Bảng câu hỏi điều tra đầu tiên được nộp cho giáo viên hướng dẫn nhận xét và gợi ý nếu cần thay đổi. Bài kiểm tra cho sinh viên và câu hỏi điều tra cho giáo viên được các giáo viên tiếng Anh xem xét và kiểm tra để xác định mức độ phù hợp. Tiếp theo, bài kiểm tra cho sinh viên được sinh viên không phải là đối tượng trong nghiên cứu làm thử để đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của công cụ. Hai công cụ này cũng được đánh giá bởi các chuyên gia trước khi tiến
  • 15. 13 hành phân phát cho đối tượng nghiên cứu thuộc Đại học Thái Nguyên. Bốn trường đại học thuộc đại học Thái nguyên được chọn. Sau đó, đơn được gửi tới Ban giám hiệu của bốn trường đại học này để xin phép tiến hành nghiên cứu. Sinh viên tại bốn trường đại học có tối đa một tiếng để hoàn thành bài kiểm tra. Ngay sau khi kiểm tra xong, bảng câu hỏi kiểm tra được thu lại. Đối với đối tượng nghiên cứu là giáo viên, các câu hỏi được đưa đến cho các giáo viên tiếng Anh của Bộ Ngoại ngữ của bốn trường đại học được lựa chọn. Sau đó, các bảng câu hỏi và bài kiểm tra được kiểm tra và chấm điểm, tính toán và phân tích. 5. XỬ LÝ THÔNG KÊ DỮ LIỆU Các dữ liệu đã được thu thập được phân tích bằng cách sử dụng các công cụ thống kê Microsoft Excel sau đây: Sự phân bố tần số và tỷ lệ phần trăm. Chúng được sử dụng để cung cấp mô tả ý nghĩa của cấp độ của người trả lời về trình độ tiếng Anh trong bốn phương thức thể hiện ngôn ngữ . Bình quân trọng số. Nó được sử dụng để xác định số lượng bốn phương thức sinh viên thể hiện khả năng ngôn ngữ và các tiểu kỹ năng của họ. Độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn được sử dụng để xác định các cấp độ sinh viên thể hiện ngôn ngữ và các tiểu kỹ năng. Kiểm định T. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa khả năng thành thạo ngôn ngữ của sinh viên với sự đánh giá của các giáo viên về các tiểu kỹ năng của sinh viên.
  • 16. 14 CHƢƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Thông tin về sinh viên (Xem Bảng 1-7) 2. Khả năng viết của sinh viên (Xem Bảng 8 – Kết quả bài kiểm tra viết của sinh viên) 3. Mối quan hệ giữa khả năng viết của sinh viên và thông tin cá nhân (Xem Bảng 9 – Khả năng viết của sinh viên trong được phân chia theo các biến thông tin cá nhân) 4. Đánh giá của giáo viên về khả năng viết tiếng Anh của sinh viên (Xem Bảng 10 –Bảng 12) 5. Mối quan hệ giữa các đánh giá của giáo viên và khả năng làm bài kiểm tra viết của sinh viên (Xem Bảng 13 – Khả năng viết của sinh viên và đánh giá của giáo viên về khả năng của các em) 6. Những bài học mẫu đƣợc đề xuất để phát triển kỹ năng viết của sinh viên (Xem Bảng 14 - Cơ sở để thiết kế bài học mẫu để phát triển kỹ năng viết của sinh viên)
  • 17. 15 CHƢƠNG V TÓM TẮT, KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 1. TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá kỹ năng viết của sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Thái Nguyên. Cụ thể, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: 1. Thông tin về sinh viên qua các lĩnh vực: 1.1 . Giới tính; 1.2 . Trình độ học vấn của phụ huynh; 1.3 . Sự tiếp xúc với các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh; 1.4. Quê quán; 1.5 . Tốt nghiệp trường phổ thông nào? 2. Xác định khả năng viết của sinh viên thông qua việc làm bài kiểm tra viết về: 2.1 . Kết hợp câu; 2.2 . Dựng câu; 2.3 . Nối ý; 2.4 . Sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả; và 2.5 . Phát triển đoạn.
  • 18. 16 3. Có những mối quan hệ quan trọng giữa kết quả của người tham gia làm bài kiểm tra viết và thông tin cá nhân được điều tra hay không? 4. Làm thế nào để giáo viên đánh giá việc viết của sinh viên bằng tiếng Anh ? 5. Có sự khác biệt đáng kể về kết quả viết của sinh viên và đánh giá của giáo viên hay không? 6. Những bài học mẫu có thể được đề xuất để phát triển kỹ năng viết của sinh viên không? Nghiên cứu này thực hiện việc sử dụng các phương pháp mô tả trong nghiên cứu, sử dụng câu hỏi khảo sát và bài kiểm tra do giáo viên ra. Đối tượng trả lời câu hỏi của nghiên cứu là 379 sinh viên năm đầu tiên đang học tiếng Anh cơ bản được chọn từ các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên và 66 giáo viên tiếng Anh. Nghiên cứu này đã thử nghiệm giả thuyết: Không có sự khác biệt giữa khả năng viết của sinh viên với mỗi thông tin cá nhân thu được và không có sự khác biệt đáng kể giữa khả năng viết của sinh viên và sự đánh giá của giáo viên về khả năng của các em ở cùng lĩnh vực. Các dữ liệu thu thập được được phân tích qua các công cụ thống kê của Microsoft Excel sử dụng các số liệu thống kê sau: Phân phối tần số và tỷ lệ phần trăm, bình quân trọng số, độ lệch chuẩn, và kiểm định T. 2. KẾT QUẢ Nghiên cứu cho thấy những khám phá sau đây: 1. Thông tin về đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên
  • 19. 17 1.1. Giới tính Có 55,83 % nam và 44,17% nữ trong nhóm đối tượng và tỉ lệ nam vượt nữ là 11.66 % . Điều này có nghĩa rằng đối tượng nghiên cứu có phân bố giới tính gần như bằng nhau và có thể được coi là cân bằng giới tính. Điều này cũng hàm ý rằng ở các trường đại học không có sự lệch lạc về giới tính mà có thể ảnh hưởng đến sinh viên. 1.2 Trình độ học vấn của phụ huynh Trong số 326 người được hỏi có 303 (92,94%) sinh viên có cha mẹ có trình độ giáo dục đại học, 19 người (5,83%) có cha mẹ đã tốt nghiệp phổ thông trung học và 4 người (1,23%) có cha mẹ có trình độ giáo dục khác (ví dụ như tốt nghiệp giáo dục tiểu học hoặc không đi học …) . Điều này có nghĩa rằng phần lớn những sinh viên là đối tượng nghiên cứu có cha mẹ có trình độ giáo dục tốt. Điều này ngụ ý rằng các sinh viên có thể cũng được hướng dẫn trong việc học và theo đuổi giáo dục đại học của họ. 1.3. Sự tiếp xúc với phƣơng tiện truyền thông tiếng Anh Hơn một nửa số sinh viên (51,23 %) tiếp xúc với các phương tiện truyền thông tiếng Anh ít nhất, 41,10% tiếp xúc vừa phải và 7.67 % tiếp xúc nhiều. Kết quả cho thấy phần lớn các sinh viên chưa được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh và do đó thấy xa lạ với nó. Các em chỉ tiếp xúc với các phương tiện truyền thông tiếng Anh có thể có trong trường học như là một phần của một khóa học ngôn ngữ. Chỉ có hai trong số tám loại phương tiện truyền thông có tỷ lệ sinh viên tiếp xúc trên 50%. Đấy là mạng Internet và sách. Còn lại đều dưới 50 phần trăm. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của
  • 20. 18 Bảng 4 cho thấy xu hướng chung là các em ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông tiếng Anh. Đây là kết quả thú vị bởi vì nó cho thấy rằng những cuốn sách vẫn là nguồn phương tiện truyền thông tiếng Anh chính mà sinh viên tiếp xúc với nhưng cũng không đạt được tỷ lệ 100%. Tức là một số sinh viên đã không có cơ hội để học hỏi từ sách. Internet đã trở thành nguồn thứ hai của phương tiện truyền thông được sinh viên tiếp xúc và truyền hình đứng thứ ba. Như vậy, Internet đang làm thay đổi cách sinh viên học tiếng Anh. Các đài phát thanh, báo chí và các tờ rơi có tỷ lệ phần trăm tiếp xúc thấp. 1.4.Quê quán Kết quả cho thấy 188 trong số 326 sinh viên (57,67 %) có nguồn gốc từ các khu đô thị ở Việt Nam trong khi 138 em (42,33%) có nguồn gốc từ khu vực nông thôn. Hầu hết đối tượng nghiên cứu đến từ các khu vực đô thị. Các em lớn lên và sớm nhận được sự giáo dục trong khu vực gần thành phố, nơi sẵn có các công nghệ học tập tiên tiến. Do đó, các em có lợi thế hơn các bạn ở nông thôn. 1.5. Trƣờng phổ thông sinh viên đã học Đa số sinh viên (98,77%) học trong các trường công lập. Chỉ có 4 trong số 326 em tương đương 1,23% đã học trung học tại các trường tư. Điều này có nghĩa rằng hầu hết các sinh viên học trong các trường công có chương trình giáo dục được chuẩn hóa . 2. Khả năng viết của sinh viên 2.1. Kết hợp câu Kết quả cho thấy tỷ lệ phần trăm các câu sinh viên làm đúng trong bài kết hợp câu là 69,8 %. Giá trị trên 50 phần trăm này là số
  • 21. 19 điểm cao nhất trong số các bài kỹ năng khác nhau. Như vậy, sinh viên đã đạt được một trình độ nhất định trong kỹ năng kết hợp câu. Điều này nghĩa là: Mặc dù vẫn là sinh viên năm thứ nhất nhưng kỹ năng này của các em trong phần viết đã đạt đến một mức độ nhất định. Hơn nữa, các sinh viên cũng khá thoải mái với việc kết hợp câu. 2.2. Dựng câu Tỷ lệ phần trăm chính xác của sinh viên trong bài dựng câu là 53,3 % tương đương với mức trung bình. Mặc dù có tỷ lệ đúng trên 50%, nó vẫn là số điểm thấp nhất trong số các tỷ lệ đúng khi làm các bài kỹ năng viết. Điều này có nghĩa rằng sinh viên thấy dựng câu là phần khó nhất của bài viết và kỹ năng cơ bản chưa chắc đã dễ với các em. 2.3. Nối ý Phần trăm sinh viên làm đúng bài này là 62,0%, đạt mức trung bình. Đây là số điểm cao thứ hai trong các bài tập kỹ năng khác nhau, đứng ngay sau kết quả bài kết hợp câu. Ta thấy rằng: Đối với sinh viên, kết hợp câu là một trong những thành phần không mấy khó khăn trong những kỹ năng viết. Nó cũng cho thấy rằng kỹ năng nối ý cùng với kết hợp câu luôn phát triển giữa các nhóm của người học ngôn ngữ thứ hai và phản ánh việc học tích hợp và phát triển kỹ năng tích hợp mà họ có hơn là phương pháp giản lược và tiếp cận từng bước. 2.4. Sử dụng từ có hiệu quả Tỷ lệ phần trăm sinh viên làm chính xác các câu trong bài sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả là 54,3% - tương đương với mức trung bình. Giá trị này thấp thứ hai trong các phần khác nhau của kỹ
  • 22. 20 năng viết, sau phần dựng câu. Như vậy, đây là một trong những phần khó hơn trong những kỹ năng viết. 2.5. Phát triển đoạn văn Tỷ lệ phần trăm sinh viên làm đúng bài này là 59,5% - đạt mức trung bình. Nhìn chung, các sinh viên thấy kỹ năng này không quá khó và cũng không quá dễ. Các em đã phát triển đến một mức độ nhất định về kỹ năng xây dựng đoạn mặc dù không hoàn toàn tốt nhưng cũng đủ để hỗ trợ quá trình tiến bộ liên tục trong kỹ năng viết khi học ở bậc đại học. 3. Mối quan hệ giữa khả năng viết của sinh viên và thông tin cá nhân Kết quả cho thấy: Trong phần giới tính, các giá trị p so với ba trong năm kỹ năng thành phần là dưới 0,05. Từ đó, ta thấy khả năng viết của sinh viên nam và nữ khác nhau đáng kể. Khả năng của các nam sinh viên trong việc kết hợp câu, nối ý và phát triển đoạn khác với các nữ sinh viên. Trong khi đó, đối với hai kỹ năng thành phần khác liên quan đến dựng câu và sử dụng từ một cách hiệu quả - hai phần khó nhất và cũng là hai thành phần cơ bản nhất, các giá trị p trên 0,05 cho thấy không có sự khác nhau đáng kể. Về trình độ giáo dục của phụ huynh, có thể lưu ý rằng trong ba trong số năm kỹ năng thành phần có các giá trị p dưới 0,05 hoặc khác nhau đáng kể, đặc biệt ở phụ huynh có trình độ giáo dục đại học so với các bậc phụ huynh chỉ tốt nghiệp phổ thông. Điều này có nghĩa rằng trình độ giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng đến các kỹ năng viết của sinh viên và sự ảnh hưởng này đặc biệt thấy được giữa các phụ huynh tốt nghiệp trung học và những người học đại học.
  • 23. 21 Về mức độ tiếp xúc với các phương tiện truyền thông Anh, chỉ xuất hiện giá trị p nhỏ hơn 0,05 trong phần nối ý liên quan đến việc tiếp xúc với các phương tiện truyền thông ở mức ít nhất và trung bình. Điều này chỉ ra rằng sự tiếp xúc với phương tiện truyền thông có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kết nối ý của sinh viên. Về quê quán, tất cả năm kỹ năng thành phần, các p-giá trị dưới mức 0,05 và khác nhau đáng kể với sinh viên có nguồn gốc thành thị và nông thôn. Như vậy, yếu tố nhân khẩu học là quan trọng trong việc học tập của sinh viên. Sinh viên đến từ các khu vực nông thôn được dự kiến có kết quả thấp hơn so với những người đến từ các khu vực đô thị. Theo như kết quả nghiên cứu thì môi trường cũng bao gồm các yếu tố văn hóa xã hội và công nghệ có thể thay đổi việc học tiếng Anh của sinh viên. Trong trường hợp của các loại hình trường phổ thông, chỉ trong việc sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả có các giá trị p dưới 0,05 chỉ ra rằng: Khả năng của sinh viên trong lĩnh vực này là khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, giáo dục trong các trường công lập nói chung không khác các trường tư thục. 4. Đánh giá của giáo viên về khả năng viết tiếng Anh của sinh viên Kết quả cho thấy rằng tất cả 11 mục đều có tỷ lệ "đồng ý" hơn 50%. Nghĩa là các giáo viên nhất trí rằng: Tất cả các mục được liệt kê phù hợp để đánh giá các kỹ năng viết của các sinh viên năm thứ nhất. Các giáo viên hoàn toàn cho rằng các lĩnh vực được đánh giá là tiêu biểu cho các kỹ năng viết của sinh viên.
  • 24. 22 Theo tần suất sử dụng của các sinh viên, kết quả cho thấy, 7 trong số 11 mục có xếp hạng từ 3,5 đến 3,9 hoặc tương đương với mức độ “thường xuyên” và 5 trong số 11 mục có đánh giá từ 2,8 đến 3,3 hoặc tương đương mức độ “thi thoảng”. Nói chung, các giáo viên đánh giá rằng các sinh viên đang thực hiện các kỹ năng viết một cách thường xuyên. Các mục với số điểm tần số cao nhất liên quan đến kết hợp các câu và nối ý. Các mục này cũng là những bài mà học sinh đạt được kết quả tốt hơn. Về mức độ quan trọng, 10 trong số 11 mục có số điểm trung bình gần 4,0 - tương đương mức khá quan trọng, và một mục có điểm gần 5,0 tương đương rất quan trọng. Điều này chỉ ra rằng: Các giáo viên có đánh giá rất cao về mức độ quan trọng của các mục khác nhau của kỹ năng viết. Họ coi tất cả các kỹ năng đều là kỹ năng quan trọng mà sinh viên phải phát triển. 5. Mối quan hệ giữa đánh giá của giáo viên và khả năng làm bài viết của sinh viên Khả năng viết của sinh viên thể hiện ở 3 trong số 5 lĩnh vực khác với các xếp hạng theo tần số của giáo viên. Không có mối liên quan giữa khả năng của học sinh làm các bài kết hợp câu, dựng câu và nối ý với đánh giá của giáo viên. Ngược lại, không có khác biệt đáng kể giữa kết quả của sinh viên ở hai bài sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả và phát triển đoạn với đánh giá của giáo viên. Mặc dù các các giáo viên đánh giá cao các kỹ năng (ví dụ như kết hợp câu và nối ý), họ vẫn đánh giá khả năng của sinh viên cao hơn so với thực tế. Các kết quả t-test liên quan đến sử dụng từ ngữ một cách hiệu quả và phát triển đoạn văn cho thấy có sự liên kết giữa khả năng
  • 25. 23 của học sinh và đánh giá của giáo viên và do đó có thể dự đoán được. Do đó, các biện pháp can thiệp thích hợp cho các lĩnh vực này sẽ được thực hiện bởi các giáo viên được dự kiến có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng viết của sinh viên trong các lĩnh vực này. 6. Những bài học mẫu đƣợc đề xuất để phát triển kỹ năng viết của sinh viên Một số yếu tố được xem xét trong việc chuẩn bị bài học mẫu để phát triển các hoạt động viết của sinh viên cho nhóm giáo viên và sinh viên Việt Nam này. Chúng sẽ bao gồm: Các điểm số thấp của các sinh viên trong các kỹ năng viết, mối quan hệ có ý nghĩa của các điểm số bài làm với các thông tin cá nhân và mối quan hệ có ý nghĩa của các điểm số bài viết với đánh giá của giáo viên. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc phát triển bài học mẫu là để cung cấp một tài liệu học tập mà có thể giải quyết những thiếu hụt trong kỹ năng viết của một số sinh viên. 3. KIẾN NGHỊ Từ những phát hiện và kết luận của nghiên cứu này, các khuyến nghị sau đây được đưa ra: 1. Những bài học mẫu có thể được trình bày với lãnh đạo nhà trường để xem xét và đề nghị. 2. Cải thiện các bài học mẫu nên được thực hiện. 3. Nghiên cứu sâu hơn có thể được tiến hành trong các trường đại học.