SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 173
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
* * *
VÕ THANH PHONG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
* * *
VÕ THANH PHONG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY
Ngành: Đạo đức học
Mã số : 9229006
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
- PGS. TS Cao Thu Hằng
- TS Lương Thu Hiền
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả luận án
Võ Thanh Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay...................7
1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam...........................................19
1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục giá trịđạo
đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...........28
1.4 Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã có và
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................33
Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN
HIỆN NAY.......................................................................................36
2.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, các khái niệm ................36
2.2 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam: sự hình thành
và một số giá trị cơ bản ....................................................................44
2.3 Thanh niên Long An và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........55
Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN
HIỆN NAY ......................................................................................76
3.1. Những kết quả đạt được trong giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ........................... 76
3.2. Những hạn chế trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho thanh niên Long An hiện nay ............................................ 98
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN
TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY ................ 113
4.1. Tăng cường hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền, các đoàn
thể xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho
thanh niên Long An hiện nay ....................................................... 113
4.2. Đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục cho thanh niên
....................................................................................................... 122
4.3. Nâng cao vai trò của các thiết chế văn hóa trong giáo dục các giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........128
4.4. Nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện và tiếp thu các giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc của thanh niên Long An hiện nay 137
4.5 Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện để thanh
niên tham gia phát triển kinh tế..................................................... 141
KẾT LUẬN ................................................................................. 149
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể khẳng định rằng, dù bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, thanh niên luôn
là một lực lượng trụ cột của dân tộc, “là rường cột của nước nhà”. Gắn với bề
dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, họ luôn là lực lượng xung kích
đi đầu. Có biết bao nhiêu gương thanh niên đã được sử sách ghi nhận trong lịch
sử hào hùng của dân tộc.
Ngày hôm nay, khi nước nhà được hoàn toàn độc lập, thanh niên Việt
Nam vẫn tiếp tục là lực lượng tiên phong, xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là lực lượng năng động nhất, tiếp thu nhanh
nhạy và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước… Cùng với đó, thanh niên cũng chính là lực lượng nòng cốt, âm
thầm ngày đêm giữ gìn sự bình yên, giữ gìn biên giới, hải đảo thiêng liêng của
Tổ quốc.
Cùng với truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam, trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thanh niên Long An luôn nêu cao khí
phách anh hùng cách mạng, góp phần làm rạng rỡ quê hương Long An với Tám
chữ vàng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Với tinh thần xung
phong, xung kích, không ngại gian khổ, hàng vạn thanh niên xung phong Long
An đã tiến về khai phá vùng Đồng Tháp Mười, biến nơi đây từ vùng đất hoang
hóa trở nên trù phú, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước và tham
gia xuất khẩu. Cùng với thanh niên cả nước, thanh niên Long An luôn là lực
lượng xung kích đi đầu trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung,
Long An nói riêng. Họ chính là lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành công
của tỉnh trong tiến trình hội nhập, đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày
càng diễn ra hết sức sâu rộng và mạnh mẽ. Biết bao thanh niên Long An đã và
2
đang âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì sự bình yên, hạnh
phúc của nhân dân, nhất là góp phần rất quan trọng trong giữ gìn chủ quyền, an
ninh biên giới, tạo mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với nước bạn Campuchia.
Có thể thấy rằng, để đạt được những thành tựu trên, không thể không kể
đến vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, của giáo dục các giá trị này cho
thanh niên tỉnh Long An. Các giá trị đạo đức truyền thống, như tinh thần yêu
nước, lòng thương người, tinh thần lao động cần cù tiết kiệm,... chính là nhân tố
tạo nên những thành tựu vẻ vang trên của thanh niên Long An. Cũng chính nhờ
có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống mà đã hình thành nên bao thế hệ thanh
niên Long An luôn có tinh thần xung kích, xả thân vì nghĩa,...
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tại Long An, cùng với truyền thống hào hùng và
những đóng góp đáng trân trọng của mình, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế
thị trường, của quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, một bộ phận không nhỏ thanh
niên Long An dần xa rời những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, định
hướng chính trị có phần lệch lạc, ham hưởng thụ, không có tinh thần ham học,
thiếu ý chí vươn lên… Những ứng xử hàng ngày tưởng chừng như đơn giản, là
chuyện đương nhiên phải biết, phải làm, nhưng thanh niên không biết hoặc
không quan tâm, như tôn trọng người lớn tuổi, gắn bó với cộng đồng, làng xóm,
sống vì cộng đồng… Tại Long An, thời gian gần đây, có một bộ phận thanh niên
thậm chí vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như trộm cắp,
cướp của, giết người; cá biệt, một số còn cấu kết với tổ chức phản động nước
ngoài chống phá Đảng và Nhà nước ta… Có thể thấy, những điều này thể hiện
sự phai nhạt những giá trị sống truyền thống đáng tự hào mà cha ông ta đã dày
công vun đắp trong một bộ phận thanh niên Long An hiện nay, như Văn kiện Đại
hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ
2017 – 2022 đã nhận xét: “Tình hình vi phạm các tệ nạn xã hội hiện nay trong
thanh niên như: ma túy, đá gà, cờ bạc, HIV/AIDS... tương đối nhiều và diễn biến
phức tạp. Nhận thức và quan niệm trong cuộc sống hiện nay trong thanh niên
3
chưa sát với thực tế, một số thanh niên có lối sống thực dụng, ý thức kỷ luật
kém, chưa có bản lĩnh chính trị nên dễ bị sa ngã vướng vào các hoạt động trái
pháp luật” [36, tr.1]. Ở đây, bên cạnh một số nguyên nhân, không thể không kể
là do công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên trong tỉnh
còn có hạn chế nhất định, chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Cùng với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm
kỳ 2015 - 2020 cũng đề ra mục tiêu phát triển của tỉnh là "Đoàn kết - dân chủ -
kỷ cương – đổi mới - phát triển". Theo đó, mục tiêu cụ thể là: “Xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh
tế; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đảm bảo an sinh xã hội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng, an
ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã hội; xây dựng nền tảng đảm
bảo phát triển nhanh và bền vững” [24, tr.46].
Có thể thấy, mục tiêu này chỉ thành công khi Long An có được một nguồn
nhân lực chất lượng cao, trong đó, tầng lớp thanh niên - tầng lớp trụ cột của bất
cứ sự phát triển nào, mang trong mình những giá trị sống không chỉ của thời đại,
mà còn là lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm của dân tộc. Do đó, việc triển khai
nghiên cứu đề tài Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Long An hiện nay, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu qủa của quá trình này là việc làm cần thiết, cấp bách.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về giá trị đạo đức truyền thống, lý
luận và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
4
Long An hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đánh
giá những nội dung mà các công trình nghiên cứu trước đó đã thực hiện và
những nội dung mà luận án sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ các khái niệm đạo đức, đạo đức truyền thống, giá trị đạo
đức truyền thống; sự hình thành giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và tầm
quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cho thanh niên
Long An hiện nay.
Thứ ba, làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
cho thanh niên Long An hiện nay và nguyên nhân của thực trạng.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện
nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chọn một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tiêu biểu; không
liệt kê, không phân tích tất cả các giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam.
Do tình hình thanh niên tỉnh Long An luôn thay đổi một cách nhanh
chóng, nên số liệu minh chứng được sử dụng chủ yếu trong 10 năm gần đây.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận:
5
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các nghị quyết, văn
bản của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh cùng các ban, ngành khác của Long An liên quan đến thanh niên và giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp khác,
như phân tích, tổng hợp, thống kê…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần luận chứng cho sự cần thiết, tầm quan trọng của giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
- Luận án góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận án góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An nói riêng, thanh niên Việt Nam nói
chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khuyến nghị cho công tác giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với thanh niên trên địa bàn tỉnh Long
An hiện nay, nhất là các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, ngành Giáo dục và
đào tạo, Ban Tuyên giáo…
7. Kết cấu của luận án
6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương,
14 tiết.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay
1.1.1.Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc nói chung
Có thể nói, giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói
riêng của dân tộc Việt Nam là nội dung được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu.
Trước hết, có thể kể đến công trình của Giáo sư Trần Văn Giàu với cuốn
sách Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1980). Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên
cứu và đưa ra những nhận định sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của
dân tộc Việt Nam. Theo tác giả, chính điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện lịch
sử hết sức đặc thù, đặc biệt là các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi, mà các giá trị
đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành. Bảng phạm trù nói đến các đức
tính tốt đẹp (yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì
nghĩa) được tác giả trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa
giống như một “Bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Công trình này được thực
hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, thời điểm mà chưa có nghiên cứu mang
tính hệ thống nào về chủ đề giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, cho đến
nay, công trình vẫn còn có giá trị khoa học, là tài liệu tham khảo quý cho tác giả
luận án triển khai nghiên cứu đề tài của mình.
8
Đề cập đến sự hình thành các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam,
trong đó có các giá trị đạo đức, còn có công trình Về giá trị văn hóa tinh thần
Việt Nam (Tập thể tác giả, 02 tập, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1983). Cuốn
sách là tập hợp những bài viết có giá trị của nhiều tác giả, như Trường Chinh, Vũ
Khiêu, Nguyễn Tài Thư… Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra những
quan điểm, nhận định của mình về một số vấn đề lý luận và phương pháp luận
trong việc nghiên cứu về giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam; đồng
thời, công trình cũng nêu lên một số vấn đề về giá trị văn hóa tinh thần của
người Việt Nam. Tác giả Lê Anh Trà, trong bài viết Những giá trị truyền thống
tinh thần Việt Nam, đã cho rằng “Mọi giá trị truyền thống văn hóa là một kết quả
đấu tranh, tiếp biến văn hóa lâu dài, liên quan chặt chẽ với quá trình đấu tranh
chính trị, xã hội, kinh tế của dân tộc, trong đó hai mặt đấu tranh chủ yếu là chống
ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mặt khác, các giá trị truyền thống nó không
bao giờ đứng một chỗ mà có phát triển, luôn đấu tranh với các thói quen, tư
tưởng bảo thủ, tiêu cực, nó thay đổi, luôn tiến lên, và cũng có thể thụt lùi, truyền
thống ở ý nghĩa đó bao giờ cũng có tính vừa dân tộc, vừa hiện đại...” [138, tr.34].
Theo tác giả, những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta là: yêu nước bất
khuất chống ngoại xâm; lao động cần cù xây dựng đất nước; lòng nhân ái Việt
Nam, ý thức về lẽ phải, công lý; quan niệm về lối sống, phong cách sống.
Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay
(Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, đề tài KX 07 – 02, Hà Nội,
1996) do Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang làm chủ biên đã công bố những kết quả
nghiên cứu về giá trị truyền thống và những cơ sở tạo nên giá trị truyền thống
Việt Nam. Nhận xét về cơ sở hình thành các giá trị truyền thống Việt Nam, trong
bài viết Nội dung của truyền thống Việt Nam, tác giả Vũ Minh Giang cho rằng:
“Truyền thống được hình thành do những yếu tố thường xuyên tác động đến
cuộc sống của người Việt. Do phải đối phó với những tác động đó, nhiều phẩm
chất của người Việt được trui rèn, nhiều thói quen trở thành tập quán và tính
9
cách được hình thành” [48, tr.11]. Công trình cũng đã có nhiều bài viết quan
trọng về nội dung của truyền thống Việt Nam; những mặt hạn chế và tiêu cực
trong di sản truyền thống của dân tộc ta; so sánh một số nét truyền thống của dân
tộc ta với truyền thống một số nước trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Đồng thời, công trình cũng đã công bố kết quả khai thác và xử lý các nguồn tư
liệu quan trọng liên quan đến truyền thống và cơ sở hình thành truyền thống của
dân tộc ta.
Công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa
(Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002) đã nêu một cách khái quát về khái niệm truyền thống, đặc
điểm truyền thống nói chung, những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
nói riêng. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng, chính
quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ vượt qua thiên tai triền miên và chống lại
các cuộc xâm lược tàn bạo kéo dài của ngoại bang đã hun đúc nên truyền thống
yêu nước mãnh liệt, ý thức liên kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc vô cùng bền
chặt, đức tính tiết kiệm và tự lập tự cường, ý chí vượt qua mọi gian khổ, khó
khăn và tinh thần cần cù, sáng tạo trong chiến đấu và lao động, cách ứng xử linh
hoạt và thích nghi nhanh với cái mới và cả những biến động bất thường [Xem:
9, tr.11].
Trong công trình Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống
trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Nguyễn Văn Lý,
NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013), tác giả đã khẳng định, các giá
trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước;
lòng thương người sâu sắc; tinh thần đoàn kết cộng đồng; đức tính cần kiệm;
lòng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc
quan. Tác giả cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc hình thành
gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử.
10
Đó là kết quả và động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển
đất nước.
Công trình Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại (Lê Huy Hòa,
Hoàng Đức Nhuận tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1999) đã tập
hợp và giới thiệu những nghiên cứu của các giáo sư chuyên gia về văn hóa, như
Trần Ngọc Thêm, Trần Văn Giàu, Hoàng Chí Bảo, Vũ Khiêu… Nhìn chung, các
tác giả đều khẳng định rằng: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam
đã tạo nên cơ sở hình thành nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa vừa là nền tảng, vừa
là động lực tinh thần của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tác
giả Trần Ngọc Thêm, trong bài viết Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện
đại của cuốn sách này, đã khẳng định sự hình thành các giá trị văn hóa truyền
thống của Việt Nam: “Văn hóa Việt Nam hình thành trên nền của văn hóa Nam
Á và Đông Nam Á (Lớp văn hóa thứ nhất). Trải qua nhiều thế kỷ, nó đã phát
triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hóa khu vực, trước hết là văn hóa Trung
Quốc (Lớp văn hóa thứ hai). Từ vài thế kỷ trở lại đây, nó đang chuyển mình dữ
dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hóa phương Tây (Lớp văn
hóa thứ ba). Nhưng dù trải qua hai lần lột xác mạnh mẽ như thế, văn hóa Việt
Nam vẫn mang trong mình những nét bản sắc chung” [117, tr.14].
Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về sự hình thành và các giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc còn có các các công trình Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nguyễn Khoa Điềm chủ
biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001), Kế thừa và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay
(Võ Văn Thắng, Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2005)… Nhìn chung, các công trình
này đều xem xét sự hình thành các giá trị truyền thống dân tộc từ những điều
kiện tự nhiên và xã hội đặc thù của Việt Nam. Các công trình cũng chỉ ra những
giá trị truyền thống cơ bản của Việt Nam, như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự
lực tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, bao dung.
11
Ở góc độ nghiên cứu những giá trị đạo đức truyền thống cụ thể, có thể kể
đến công trình Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (Lương Gia Ban, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999). Trong công trình
này, tác giả cho rằng, chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt
Nam. Theo tác giả, tùy theo điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tinh
thần yêu nước của mỗi quốc gia, dân tộc có quá trình hình thành và phát triển
khác nhau, và mang bản sắc riêng. Được hình thành trong quá trình lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam –
sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc – đã phát huy sức mạnh lớn lao
trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và là một động lực nội sinh quan trọng
hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong công trình này, tác giả đã
phân tích một cách cụ thể những nội dung liên quan đến một giá trị đạo đức
truyền thống căn bản của Việt Nam – yêu nước. Đó là con đường phát triển biện
chứng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi coi chủ nghĩa nhân văn là một hiện tượng văn hóa tinh thần, bao hàm
nội dung căn bản của quá trình văn minh mà ở đó nó được biểu hiện thành các
chuẩn mực đạo đức, lý tưởng xã hội, tương trợ và hợp tác, chính nghĩa..., tác giả
Trần Nguyên Việt, trong bài viết Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa (trong công trình Giá trị truyền thống trước thách thức
của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) đã cho rằng, điều kiện tự nhiên, hoàn
cảnh lịch sử (như chiến tranh), văn hóa (sự tiếp biến các yếu tố tích cực trong
Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo) đã hình thành nên chủ nghĩa nhân văn truyền
thống Việt Nam. Theo tác giả, đây vừa là di sản quý báu, vừa là động lực thúc
đẩy xã hội ta phát triển [Xem: 162, tr.111-123].
Cùng chủ đề này, có thể kể đến công trình Giáo dục truyền thống yêu
nước cho thế hệ trẻ ngày nay (Nghiêm Đình Vỳ, NXB Đại học Sư phạm, Hà
12
Nội, 2009); trong đó, tác giả cho rằng, truyền thống dân tộc được tạo nên trong
quá trình sống, lao động và đấu tranh của nhân dân lao động, đồng thời có sự
đóng góp của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trong nước và tiếp thu những
tinh hoa của truyền thống nhân loại. Truyền thống dân tộc được gạn lọc, lựa
chọn qua thời gian, qua thực tiển cuộc sống nên loại bỏ những điều không tốt,
đồng thời phát triển những mặt tích cực, phù hợp với sự phát triển hợp qui luật
của lịch sữ. Theo tác giả, những giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân
tộc Việt Nam là: Truyền thống yêu quê hương, đất nước; truyền thống cộng
đồng; truyền thống lao động cần cù, sáng tạo; truyền thống hiếu học tôn sư trọng
đạo.
Ngoài các công trình kể trên, liên quan đến việc nghiên cứu các giá trị đạo
đức truyền thống cụ thể của Việt Nam, có thể kể đến các công trình như Truyền
thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (Nguyễn Thế Long, NXB Văn hoá Thông
tin, Hà Nội, 2006); Về truyền thống đoàn kết trong văn hoá Việt Nam (Vũ Trọng
Dung, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2, 2009); Tác động của toàn cầu hoá đến
truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam (Mai Thị Quý, Tạp chí Triết
học, số 5, 2008); Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam (Nguyễn Đình Minh (chủ biên),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016)… Các công trình này là những tài liệu
tham khảo hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với Việt Nam nói chung và thanh niên Việt
Nam hiện nay nói riêng
Trong bài viết Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở
Việt Nam hiện nay (Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 9, 2004), tác giả khẳng
định: Tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống
chủ đạo của dân tộc Việt Nam ta. Hai giá trị này gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ
và làm thành cốt lõi của tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay,
những giá trị này phải được tiếp tục gìn giữ và phát huy. Tác giả bài viết đã có
13
nhận định hết sức sâu sắc rằng, “Trong điều kiện hiện nay, tinh thần dân tộc vẫn
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc cải cách, hiện đại hóa của mỗi
quốc gia. Thực tế của công cuộc cải cách, hiện đại hóa ở các nước trong khu vực
và trên thế giới trong những năm vừa qua đã chỉ ra rằng, nhờ biết phát huy tinh
thần dân tộc, một số nước đã đạt được những thành công kỳ diệu và ngược lại, do
chối bỏ các chuẩn mực truyền thống để vội vã tiếp nhận các giá trị phương Tây
mà công cuộc cải cách của một số nước đã đi đến thất bại thảm hại” [46, tr.07].
Về giá trị và giá trị châu Á (Hồ Sĩ Quý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2005, tái bản 2006) là kết quả nghiên cứu công phu, kết hợp với những nguồn tư
liệu phong phú từ các sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước. Những vấn đề giá
trị và giá trị châu Á được tác giả luận giải một cách khoa học và có hệ thống.
Theo tác giả, các giá trị châu Á với đặc trưng nổi bật là đề cao các giá trị cần cù,
hiếu học, tôn trọng các giá trị gia đình và cộng đồng, đã có vai trò tích cực đối
với sự phát triển thần kỳ của nhiều nước châu Á trong thời gian qua trước những
thách thức của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; rằng, việc nghiên cứu
các giá trị châu Á sẽ giúp các quốc gia trong khu vực có thể nhận thấy rõ nét hơn
vai trò của bản sắc văn hóa trong quá trình phát triển; từ đó, thấy được những
hạn chế cũng như phát huy được ưu thế của những giá trị văn hóa truyền thống
để có thể phát triển toàn diện và bền vững. Trong công trình này, tác giả đã luận
giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống châu Á và nền văn hóa Việt
Nam; đồng thời, phân tích sự biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị
châu Á tại Việt Nam, như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng trước tác động
của quá trình toàn cầu hóa.
Công trình Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương - một
số vấn đề triết học (Phạm Văn Đức chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
2007) gồm những bài viết, những kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học
trong và ngoài nước. Trong công trình này, nội dung các bài viết hết sức phong
phú, đề cập đến quá trình toàn cầu hóa trong khu vực, trong đó có Việt Nam, như
14
làm sáng tỏ thực chất của quá trình toàn cầu hóa, trên cơ sở đó có sự nhìn nhận
khách quan, đúng đắn và khoa học, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực
tiễn. Theo các tác giả, toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế vận động khách quan
của lịch sử; nó vừa có những yếu tố tích cực, vừa có những yếu tố tiêu cực; vừa
mang lại những cơ hội to lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với tất
cả các quốc gia, đặc biệt với các quốc gia phương Đông với những giá trị đặc
thù. Do đó, Việt Nam cần phải có những động thái tích cực, đánh giá những
điểm tích cực và tiêu cực trong di sản truyền thống, khắc phục khiếm khuyết di
sản truyền thống, của toàn cầu hóa hiện nay để có thể phát triển bền vững hơn.
Công trình Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống
của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Mai Thị Quý, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2009) đã khẳng định: Bên cạnh những tác động tích cực, toàn
cầu hóa có thể phá vỡ những giá trị truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân
tộc, làm cho dân tộc này có thể bị hòa tan trở thành cái bóng của dân tộc khác,
đánh mất bản thân mình và đánh mất sức mạnh vốn có của dân tộc mình. Do đó,
trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa, chúng ta không được đánh mất những giá
trị truyền thống của dân tộc, phải giữ gìn, kế thừa, phát huy và đổi mới những
giá trị đó, biến chúng thành sức mạnh, đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới,
đủ sức nắm bắt những cơ hội mới do chính quá trình toàn cầu hóa đem lại.
Công trình Xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay - dưới góc
độ truyền thống (Cao Thu Hằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016) đã đề
cập đến cơ sở hình thành cũng như nội dung cơ bản một số giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc Việt Nam hiện nay; khẳng định: Việc xây dựng nhân cách con
người Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống
của dân tộc; nhất là trong giai đoạn đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu sắc. Xem xét giá trị đạo
đức truyền thống trong mối liên hệ với thanh niên, có thể kể đến công trình Lịch
sử Thanh niên xung phong Việt Nam 1950 – 2001 (NXB Thanh niên, Hà Nội,
15
2002) đã khắc họa được hình ảnh người thanh niên xung phong Việt Nam trong
hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; thanh niên xung phong luôn nêu cao tinh
thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần quyết chiến quyết thắng, góp phần
vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2007)
đã phản ánh, phân tích, làm rõ quá trình đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên của cả nước, phản ánh sự kế thừa
những giá trị truyền thống của thanh niên Việt Nam trong suốt quá trình phát
triển của mình. Đó là truyền thống chiến đấu kiên cường, anh dũng, lao động
sáng tạo... Những truyền thống này đã được tuổi trẻ cả nước kế thừa và phát huy
vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại. Công trình Lịch sử Phong trào
Học sinh, Sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam 1925 – 2008 (NXB
Thanh niên, Hà Nội, 2008) thì ghi lại truyền thống yêu nước nồng nàn của các
thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
cũng như trong giai đoạn hiện nay.
Trong công trình Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay
(Nghiêm Đình Vỳ, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009), tác giả khẳng định:
Trong xu thế chung của hội nhập quốc tế và khu vực, một mặt chúng ta phải hòa
vào đời sống chung của nhân loại, mặt khác phải gìn giữ và phát huy đặc trưng,
bản sắc, bản lĩnh dân tộc, chống lại sự “hòa tan”, “lai căng”, “học đòi”... đánh
mất giá trị truyền thống, tiếp nhận những điều không phù hợp, có hại cho lối
sống lành mạnh tốt đẹp, làm xói mòn, suy yếu sức mạnh dân tộc. Do đó, việc
giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Tác giả cũng
nêu lại một câu nói trong Di chúc của Bác “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”.
Công trình Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá
trình đổi mới và hội nhập quốc tế (Phạm Hồng Tung, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2011) đã làm sáng tỏ các nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận và
16
cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên và đời sống của thanh niên. Trên cơ
sở những nghiên cứu, luận cứ có tính thuyết phục, tác giả đã đưa ra những
khuyến nghị khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống của
thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước hiện nay. Bên cạnh
đó, công trình nghiên cứu này cũng góp phần tổng kết công tác thanh niên của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Các số liệu,
những minh chứng được nêu ra trong công trình được thực hiện rất công phu,
mang tính thuyết phục cao.
Ở một khía cạnh khác, gắn liền với vai trò giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc đối với thanh niên, công trình Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây
dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Ngô Thị Thu Ngà, Luận án
tiến sỹ, Hà Nội, 2011) đã làm rõ vai trò quan trọng của giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, xã hội
càng phát triển, con người càng phải hiểu sâu sắc hơn những giá trị truyền thống
của dân tộc mình. Càng hướng tới văn minh hiện đại, xã hội càng phải chú trọng
đảm bảo đạo đức và văn hóa đạo đức trong phát triển. Không xây dựng được nền
tảng đạo đức tinh thần lành mạnh trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc, xã hội không thể phát triển bền vững, cuộc sống của
mỗi cá nhân và cả cộng đồng không thể bình yên, hạnh phúc. Theo đó, giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc là ngọn nguồn, là động lực tinh thần giúp cho thế
hệ trẻ tự tin, vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững khí phách, phẩm chất của
con người Việt Nam trong thời đại mới; góp phần quan trọng trong việc định
hướng cho đạo đức mới của thế hệ trẻ theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ...
Cùng hướng nghiên cứu này còn có luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hà – Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho
sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2014). Trong công trình này, ngoài việc đề cập
đến các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, tác giả cũng đã luận chứng cho
17
tất yếu việc kế thừa các giá trị này trong xây dựng lối sống cho sinh viên. Luận
án cũng đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho việc kế thừa các giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thanh niên.
Đề cập đến tầm quan trọng của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc,
có thể kể đến công trình Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ
Quý đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Trong công trình
này, bên cạnh việc đề cập tới các khái niệm giá trị, giá trị truyền thống, các giá
trị truyền thống Việt Nam, các tác giả cũng cho thấy vai trò động lực, tầm quan
trọng của văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển đất nước. Theo đó, các
tác giả cho rằng, khi tăng trưởng kinh tế nhanh với cơ chế thị trường mà tách rời
cội nguồn văn hóa dân tộc, không dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc thì chúng ta sẽ không tránh khỏi "lâm vào nguy cơ tha hóa". Đồng
quan điểm đó, các tác giả trong công trình Giá trị truyền thống trước thách thức
của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt
của giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng trong giai
đoạn mới. Theo các tác giả, kinh nghiệm của các xã hội đạt tới trình độ phát triển
cao cho thấy rằng, bằng cách không lãng quên truyền thống, khai thác các giá trị
nhân bản của truyền thống, làm cho các giá trị hiện đại ăn nhập hoặc không mâu
thuẫn với các giá trị truyền thống... đó là con đường tự nhiên và tất yếu mà các xã
hội, dù muốn hay không, dù nhận thức được hay chưa nhận thức được, cũng đều
phải thực hiện để đạt tới phát triển bền vững [Xem: 9, tr. 59-60].
Trong công trình Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng
nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt đồng
chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014), các tác giả đã nêu vấn đề: Là
một bộ phận của thanh niên, sinh viên thuộc lớp người có trí thức, năng động,
nhạy bén trong tiếp thu cái mới và trong mọi hành động của đất nước ta. Tuy
18
nhiên, hiện nay, một bộ phận sinh viên sống thiếu lý tưởng, giảm niềm tin, ít
quan tâm đến tình hình đất nước, coi thường và xa rời các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc. Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc không chỉ xuất
phát từ tình hình suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay của một bộ phận sinh viên,
mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành
động chiến lược. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội rất cần đến sức mạnh
của kinh tế. Tuy nhiên, nếu không xây dựng nền tảng tinh thần, lối sống, đời
sống tinh thần lành mạnh thì xã hội không thể phát triển bền vững.
Công trình Thanh niên quân đội với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
trong hội nhập quốc tế hiện nay (Lưu Ngọc Khải, Nguyễn Văn Tùng, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) nêu rõ: Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt
lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh
của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với
nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là
một trong những động lực to lớn bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của
đất nước. Đó là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, là nguồn sức mạnh
đảm bảo cho dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển trong mọi thời đại lịch sử.
Ngày nay, thanh niên quân đội không chỉ có bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên
môn, nghiệp vụ quân sự, mà còn phải tinh thông về văn hóa, tham gia giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngoài các công trình kể trên, còn có các công trình: Đến hiện đại từ truyền
thống (Trần Đình Hượu, Hà Nội, 1994), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền
thống dân tộc và nhân loại (Vũ Khiêu chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
1993), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
trong đổi mới và hội nhập (Ngô Đức Thịnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
2010)... Trong các công trình này, các tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, và
19
qua đó, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong quá trình này đối với mỗi
người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, nhìn chung, các công trình khoa học đã xuất bản liên quan đến
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Các công
trình cũng khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc cho thanh niên – những người trẻ tuổi, được sinh ra và lớn lên trong thời
bình, trong sự chuyển đổi của nền kinh tế. Đây là những tài liệu tham khảo hữu
ích cho nghiên cứu sinh trong triển khai nghiên cứu đề tài.
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho thanh niên Việt Nam
1.2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng công tác
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu tinh thần yêu nước của sinh viên Việt Nam hiện nay, trong
công trình Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
(Trần Thị Anh Đào, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010), tác giả đã khảo sát,
đánh giá thực trạng công tác giáo dục lý luận cho sinh viên, cho thấy những hạn
chế của công tác này trong thời gian gần đây, qua đó, cho thấy định hướng chính
trị, tinh thần yêu nước, mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam giàu
mạnh… của sinh viên Việt Nam hiện nay ra sao. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra
phương hướng, giải pháp giáo dục lý luận cho sinh viên trong giai đoạn hiện
nay.
Trong công trình Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt đồng chủ
biên, NXB Chính trị Quốc gia, 2013), các tác giả cho rằng, hiện nay, do ảnh
hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, cũng như xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt
do thiếu nghiêm túc trong việc rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận sinh viên nước
20
ta có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại như sống thiếu lý tưởng, giảm niềm
tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, coi
thường và xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, sa vào các tệ nạn xã hội... Tất
cả những suy nghĩ và biểu hiện lệch lạc đó dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước
mơ, hoài bão vươn lên của thế hệ trẻ. Các tác giả cũng nêu ra thực trạng của
công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay, gồm 5 nhóm vấn đề là: thực
trạng việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; sự tác động của phong trào chính trị xã hội thực tiễn; kết quả tác động của
các phương tiện thông tin đại chúng và nghệ thuật; sự chủ động của gia đình;
việc tự giác học tập, tiếp thu các giá trị đạo đức mới của sinh viên trong quá trình
hình thành, phát triển nhân cách.
Công trình Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa một số vấn đề
lý luận và thực tiễn (Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hà Nội, 2002) cho
rằng: Văn hóa với thanh niên và thanh niên với văn hóa là một quan hệ đặc thù.
Mối quan hệ này ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp trong giai
đoạn mới. Các bài viết trong quyển sách đã góp phần đánh giá đúng thực trạng
sự biến đổi và phát triển nhu cầu thị hiếu và năng lực văn hóa của thanh niên
trong điều kiện hiện nay. Cùng với đó, quyển sách cũng góp phần đánh giá đúng
hiệu quả, những tác động tích cực cũng như tiêu cực của văn hóa thời kỳ mới đối
với thanh niên.
Ở góc độ cụ thể, liên quan đến việc giáo dục giá trị truyền thống dân tộc
nói chung, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng, cho thanh
niên, có thể kể đến công trình Giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên
trong giai đoạn hiện nay (Triệu Quang Minh, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3,
2004, tr.2-6). Trong công trình này, tác giả cho rằng, việc giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ, đã nhận được sự quan tâm của các chủ thể, các
bên liên quan, như gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên, theo tác giả, bên
21
cạnh đó, công tác này còn có những hạn chế nhất định. Đó là chưa có sự thống
nhất, kết hợp giữa các môi trường giáo dục, chưa có sự gương mẫu của các chủ
thể trong quá trình giáo dục... Những điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục đến đối tượng giáo dục.
Trong công trình Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức
mới cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay, tác giả Ngô Thị Thu Ngà cho rằng, dưới
góc độ xây dựng đạo đức mới, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho thế hệ trẻ có những thành công và hạn chế nhất định. Những thành công
và hạn chế đó gắn liền với các chủ thể giáo dục, như tổ chức Đảng, chính quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình, nhà trường và chính bản thân thế hệ trẻ.
Chính vì lý do đó, một mặt, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang tiếp nối truyền
thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, tinh thần xả thân vì Tổ quốc, vì nhân
dân, khát vọng đấu tranh cho hòa bình, lẽ phải và công lý, chống bạo quyền,
chống cái ác; có tinh thần xung phong vượt khó, dám đón lấy những nhiệm vụ
nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám nghĩ, dám làm, sáng
tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặt khác, vẫn còn một bộ phận thanh
niên có ý thức chính trị thấp, có thái độ bàng quang với tình hình đất nước; vẫn
còn tiêu cực trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất…
Công trình Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với sự hình thành và
phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay của tác giả Phạm Huy Thành (Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2014), bên
cạnh việc làm rõ một số vấn đề như nhân cách, nhân cách sinh viên, toàn cầu hóa
và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh
viên Việt Nam hiện nay dưới tác động của toàn cầu hóa, tác giả cũng đã làm rõ
thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức cho đối tượng này. Thực trạng giáo
dục này được tác giả xem xét dưới góc độ chủ thể và đối tượng giáo dục, như
nhà trường, gia đình, sinh viên... Theo tác giả, quá trình giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho sinh viên khu vực Tây Nguyên đã đạt được những
22
thành tựu nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi phải có các
giải pháp nhất định nhằm nâng cao hiệu quả quá trình này.
Ngoài các công trình kể trên, còn có các công trình khác bàn về công tác
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên, như Về chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ (Phan Ngọc Liên,
Tạp chí Giáo dục lý luận, số 1, 2005, tr.45-48), Thế hệ trẻ và văn hóa truyền
thống dân tộc (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 3, 2007, tr.13-18); Giáo dục giá
trị truyền thống cho thế hệ trẻ (Trần Viết Lưu, Tạp chí Giáo dục, số 181, 2007),
Tăng cường công tác giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Đàm Thế Vinh, Tạp chí Lý luận chính trị số
216, 2014), Định hướng giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập (Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2015)… Trong các công trình này, các tác giả cho rằng, công tác
giáo dục giá trị truyền thống dân tộc nói chung, cho thanh niên, thế hệ trẻ Việt
Nam nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Môi trường giáo dục không được
trong lành; sự gương mẫu của các chủ thể là vấn đề cần phải quan tâm; hệ thống
truyền thông chủ yếu đưa những tin giật gân, câu bạn đọc, mà ít chú ý đến việc
truyền thụ các giá trị tốt đẹp của dân tộc...
1.2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao
hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Việt Nam hiện
nay
Công trình Chính sách và quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở một
số nước trên thế giới (Nguyễn Văn Trung chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1997) đã nêu ra tầm quan trọng, sự cần thiết phải ban hành chính sách về
thanh niên. Đồng thời, tác giả đã giới thiệu chương trình, chính sách phát triển
thanh niên và cơ chế tổ chức quản lý nhà nước về công tác thanh niên của nước
ta hiện nay. Đặc biệt, quyển sách đã tổng hợp và giới thiệu mô hình tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác thanh niên ở 20 quốc gia trên thế
23
giới. Đây là những mô hình, kinh nghiệm hết sức quý báu để nghiên cứu và áp
dụng vào thực tiễn nước ta.
Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm nhân cách, sinh viên, nhân cách sinh
viên, cũng như tầm quan trọng, thực trạng giáo dục đạo đức đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên, tác giả Trần Sỹ Phán trong luận án Giáo
dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
hiện nay (Hà Nội, 1999) đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
Công trình Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển thanh niên
(Chu Xuân Việt chủ biên, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003) đã khẳng định tầm
quan trọng của việc xây dựng một chiến lược phát triển thanh niên hiện nay.
Theo các tác giả, điều này xuất phát từ vai trò của thanh niên đối với sự phát
triển đất nước. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất các giải pháp cho việc xây
dựng chiến lược phát triển thanh niên hiện nay. Trong các giải pháp đó, thì vấn
đề giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng là những nội dung được các tác giả
đặc biệt quan tâm.
Công trình Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện
nay (Đoàn Văn Thái, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006) đã cung cấp những thông
tin cơ bản và nhận thức mới về tình hình thanh niên; lịch sử phát triển và bài học
kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên; những kinh
nghiệm trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên ở một số nước trên thế
giới; một số dự báo về tình hình thanh niên và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Theo tác giả, việc quản
lý tốt đối với thanh niên sẽ góp phần hình thành một thế hệ thanh niên có lý tưởng
và đạo đức cách mạng, có lối sống văn hóa, có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có
trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu để
góp phần xây dựng đất nước.
24
Cuốn sách Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng
thành và phát triển (Dương Tự Đam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) đã
góp phần tổng hợp đường lối, chính sách phát triển thanh niên của Đảng và Nhà
nước ta trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, trên cơ sở khoa học, tác giả đã đưa ra các
phương pháp, giải pháp góp phần giáo dục tư tưởng, xây dựng nhân cách sống cho
thế hệ trẻ, như: giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; về vai trò của tổ chức
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa Cộng sản
cho thanh niên; việc vận dụng các phương pháp khoa học và công nghệ để rèn
luyện, phát triển thanh niên. Đặc biệt, trong công trình này, tác giả đã giới thiệu 20
mô hình hiệu quả nhằm giáo dục thanh niên một cách phù hợp nhất.
Công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên (Đoàn Nam Đàn,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) trình bày những vấn đề cơ bản về nguồn
gốc, quá trình hình thành tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục thanh
niên, việc vận dụng tư tưởng giáo dục thanh niên của người trong điều kiện hiện
nay và những biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát huy năng lực của thanh
niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong công trình
này, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, đó là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thanh niên theo tư tưởng
Hồ Chí Minh; quán triệt phương châm, phương pháp giáo dục thanh niên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng tổ chức Đoàn, Hội thật sự vững mạnh đi đôi với
việc tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vào
quản lý nhà nước, có chính sách đúng đắn đối với sự nghiệp “trồng người” theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Liên quan đến việc xử lý giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc nói riêng, trong công trình Giá trị truyền thống trước thách
thức của toàn cầu hóa, các tác giả cho rằng, cần phải tuân theo một số phương
châm cơ bản, như phải giữ được bản sắc dân tộc song không được để rơi vào thái
cực bảo thủ, không chịu thay đổi cho phù hợp với những điều kiện lịch sử đang
25
thay đổi, các giá trị truyền thống dân tộc cũng phải được hiện đại hóa; phát huy
nội lực đồng thời với việc mở rộng giao lưu học hỏi bên ngoài; trong giao lưu, hội
nhập phải tích cực chống âm mưu đồng hóa, xóa nhòa văn hóa truyền thống dân
tộc [Xem: 54, tr.268-270]. Cũng ở góc độ chung, tác giả Đặng Hữu Toàn, trong
bài viết Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay (Trong công trình Mấy vấn đề đạo đức trong điều
kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003), cho rằng, sẽ là phi khoa học, phản nhân văn nếu chúng ta chấp nhận quan
niệm cho rằng khi chuyển sang kinh tế thị trường thì cần phải gạt bỏ những giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc hoặc đẩy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ấy
xuống thứ bậc dưới trong hệ các giá trị tinh thần của đời sống xã hội. Theo tác giả,
trong thời đại ngày nay, một hệ thống các giá trị đạo đức xã hội sẽ không thể phát
triển theo hướng tiến bộ nếu phủ nhận sạch trơn các giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc và không hướng tới mục tiêu ngày càng nhân đạo hóa đời sống con người
[Xem: 136, tr.233].
Trong luận án tiến sĩ Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo
đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng, thực
trạng, tác giả Ngô Thị Thu Ngà cũng đã đề xuất các phương hướng và giải pháp
nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đó chính là quán triệt
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vai trò của giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện
nay, bảo đảm sự thống nhất giữa kế thừa và đổi mới, tạo lập môi trường xã hội
lành mạnh.
Công trình Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Nguyễn Văn Lý, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) đã tập trung đi sâu nghiên cứu và phân tích
quy luật của kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc;
phân tích tác động của các nhân tố, nhất là tác động của kinh tế thị trường đến
26
đời sống đạo đức của xã hội nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ
bản nhằm đảm bảo kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Có 4 nhóm phương hướng
và giải pháp được tác giả đề cập, gồm: kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy
mạnh giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với nội dung và hình thức
phù hợp; nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật trong việc gìn giữ và phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị của thế
giới.
Trong công trình Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, các tác giả cho rằng, việc giáo dục lối sống
lành mạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc của thanh niên không thể thiếu vắng
vai trò của các tổ chức đoàn thể, của gia đình, nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay,
công tác này vẫn còn có những hạn chế nhất định. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả
giáo dục, theo tác giả, cần phải đầu tư nâng cao chất lượng các môn học giáo dục
đạo đức, giáo dục công dân và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, bởi
chúng chính là những môn học giúp học sinh, sinh viên nâng cao năng lực hội
nhập với xã hội hiện đại, giúp họ có đủ hành trang văn hóa để bước vào đời. Đặc
biệt, tác giả cũng cho rằng, cần phải có biện pháp khắc phục quan niệm "môn
chính", môn phụ" rất phổ biến ở các bậc học phổ thông.
Nếu như các công trình kể trên đề cập đến làm thế nào để xây dựng đạo đức
thanh niên, làm thế nào để sử dụng giá trị văn hóa truyền thống nói chung, giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng trong điều kiện hiện nay, thì ở một góc độ
khác, các tác giả trong công trình Thanh niên quân đội với việc giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay, cho thấy vai trò của thanh niên
quân đội trong quá trình này. Từ vai trò đó, các tác giả đã đề xuất phương hướng
và giải pháp phát huy vai trò của thanh niên quan đội trong việc giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay. Đó là tăng cường giáo dục, nâng
27
cao nhận thức và năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên quân
đội; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên quân đội thông qua các
phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; thực hiện tốt hoạt động
kết nghĩa với Đoàn thanh niên địa phương nơi đóng quân... [Xem: 66, tr.118-140].
Bên cạnh các công trình kể trên, còn có các công trình khác đã đề cập đến
giải pháp, như Những nguyên lý Lê – nin – nít về giáo dục thanh niên (X.M. Lê –
Pê – Khin, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1978)... Giáo dục truyền thống cho thanh
niên (Lương Ngọc, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1992), Giáo dục giá trị truyền
thống cho thế hệ trẻ (Trần Viết Lưu, Tạp chí Giáo dục, số 181, 2007, tr.4-6), Tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh
niên (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008), Cần nâng cao hiệu quả giáo dục
truyền thống ở trường Trung học phổ thông (Nguyễn Thị Hiền, Tạp chí Giáo
dục, số 224, tháng 10, 2009, tr.59-60), Nhìn lại 3 năm Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (Vũ Quốc
Anh, Nguyễn Đắc Vinh, Tạp chí Cộng sản, số 857, 2014, tr.44-48)... Trong các
công trình này, các tác giả, trên cơ sở thực trạng đối tượng nghiên cứu là thanh
niên, cùng cho rằng, trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc, đều không thể bỏ qua vai trò của các chủ thể giáo dục như gia đình, nhà
trường và xã hội. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, cần có
những biện pháp giáo dục linh hoạt. Cũng theo các tác giả, nhằm nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho thanh niên, cần nêu cao
tính gương mẫu trong giáo dục của các chủ thể đó.
Với những điều đã trình bày như trên, có thể thấy, giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc là vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Những
nghiên cứu này cũng cho thấy vai trò của chúng đối với xã hội hiện đại, và do
đó, cho thấy tầm quan trọng, thực trạng của việc giáo dục những giá trị này. Trên
cơ sở đó, các công trình đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
28
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đây là những tài liệu hết sức quý báu đối
với nghiên cứu sinh trong quá trình triển khai luận án.
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
1.3.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Bên cạnh việc nghiên cứu những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc,
ở Long An cũng xuất hiện những công trình nghiên cứu giá trị đạo đức truyền
thống của Long An - như một biểu hiện riêng trong những giá trị chung của dân
tộc. Theo nhiều tác giả, Long An là một trong những vùng đất được hình thành
sớm ở Nam bộ. Lịch sử Long An cũng đã được một số tác giả tập trung nghiên
cứu; qua đó cho thấy, cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc, của sự hình thành
các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, Long An cũng có một bề dày lịch
sử; rằng, bên cạnh sự biểu hiện chung những giá trị đạo đức truyền thống của
Việt Nam, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng có biểu hiện riêng ở
Long An, đặc trưng cho vùng đất của mình. Công trình Lịch sử Đảng bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam tỉnh Long An 1930 – 2005 (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long
An, 2005) đã khẳng định: “Là chủ nhân đi tiên phong khai mở vùng đất mới,
người Long An xưa sớm mang trong mình dòng máu truyền thống Việt Nam:
cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong công cuộc lao động chinh phục
thiên nhiên, với lý tưởng ngày càng làm giàu đẹp cho quê hương” [69, tr.14-15].
Trong công trình này, các tác giả cũng khẳng định rằng, người Long An xưa
cũng sớm có truyền thống chống áp bức, phong kiến và ngoại xâm.
Công trình Lịch sử và truyền thống ngành Văn hóa thông tin Long An (Sở
Văn hóa Thông tin Long An, 2008) đã giới thiệu một cách sâu sắc truyền thống
văn hóa của địa phương, đó là: “Những lớp lưu dân người Việt đầu tiên đến
vùng đất mới không chỉ mang theo bên mình các phương tiện sinh hoạt, công cụ
sản xuất mà trong hành trang còn có cả vốn liếng vật chất và tinh thần được hun
29
đúc qua bao thế hệ từ vùng đất cũ. Đó là những phong tục, tập quán, đạo đức,
nếp sống, vốn văn hóa, tình yêu con người, yêu quê hương đất nước, những kinh
nghiệm ứng xử trong lao động, đấu tranh với tự nhiên và xã hội. Kế thừa truyền
thống ấy, trải qua ba thế kỷ khai phá và xây dựng trên vùng đất phương Nam,
các thế hệ tiền nhân đã sáng tạo và để lại cho ngày nay bao giá trị văn hóa vô
cùng quý giá” [75, tr.07].
Lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Long An 1925 – 2007 (NXB
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) là một công trình có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với thanh niên địa phương, phản ánh những giá trị lịch sử của
công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh trong 80 năm. Công trình đã phản
ánh sự cống hiến và sự trưởng thành của thanh niên Long An, đặc biệt là trong
hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong lời mở đầu quyển sách có đoạn:
“Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tuổi trẻ Long An luôn nêu cao
khí phách anh hùng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường,
thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh…” [73, tr.07]. Trong giai đoạn đổi mới hôm
nay, những giá trị đó là hành trang quan trọng để tuổi trẻ Long An tiếp tục gìn
giữ và phát huy.
Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu tầm quan trọng của giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An một cách bài bản, có hệ
thống khoa học là chưa có. Tuy nhiên, các công trình, hay báo cáo trên là tài liệu
hết sức hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu đề tài luận án.
1.3.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng công tác
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Như đã đề cập, việc nghiên cứu tầm quan trọng giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An một cách hệ thống là chưa có.
Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An cũng xuất hiện rất ít ỏi. Thực trạng
này chỉ được đề cập một cách rải rác, lẻ tẻ trong một số báo cáo chung về giáo
30
dục đạo đức, báo cáo công tác thanh niên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh Long An, hay trong các báo cáo thường niên của Ủy ban nhân dân
tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, các kết luận của Tỉnh ủy Long An. Vì chưa có
công trình nghiên cứu một cách bài bản về giáo dục giá trị đạo đức cho thanh
niên Long An hiện nay, nên các báo cáo của các ban, ngành ở Long An như một
tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi triển khai nghiên cứu đề tài.
Ở Long An, trong các báo cáo của Hội Liên hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh
niên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, vấn đề thực trạng giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống cho thanh niên cũng đã được đề cập, nhưng vì chủ yếu
nằm trong các báo cáo nên chưa có sự chuyên sâu, như: Báo cáo số 116-BC/TU
ngày 13/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc Tổng kết 12 năm thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) về
công tác thanh niên thời kỳ mới (1993-2005), Kết luận số 139-KL/TU ngày
13/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện
Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, Báo cáo số:253/BC-UBND của
Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
tác thanh niên năm 2014...
Báo cáo số: 202/BC-HĐND, ngày 28/5/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Long An về kết quả giám sát thực hiện Luật thanh niên giai đoạn 2007 – 2014
ghi nhận: các ngành, các cấp trong tỉnh quan tâm ngày càng sâu sát đến công tác
giáo dục thanh niên. Trong đó, tỉnh đã có một số cơ chế riêng nhằm phát huy vai
trò của thanh niên. Từ năm 2011 đến năm 2014, tỉnh đã ban hành trên 200 văn
bản thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên, trong đó có
công tác giáo dục thanh niên. Báo cáo nêu: “Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức
cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân đã có những cách làm mới, sáng
tạo, bước đầu đạt hiệu quả…”[62, tr.4].
31
Báo cáo số: 446-BC/TĐTN-TG, ngày 09/12/2015 của Ban Thường vụ
Tỉnh Đoàn về Sơ kết chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 – 2015 đã
nhận định: công tác giáo dục thanh niên được đổi mới và từng bước nâng cao
chất lượng, hiệu quả. Nổi bật là việc tổ chức học tập 6 bài học lý luận chính trị
cho đoàn viên thanh niên, việc thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đoàn về “Tăng
cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn”, việc xây
dựng chuyên mục pháp luật trên Website Tỉnh Đoàn Long An.
Báo cáo số: 100-BC/TĐTN-CTTN, ngày 29/6/2018 của Ban Thường vụ
Tỉnh Đoàn Long An về kết quả thực hiện kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với thanh niên năm 2017, Báo cáo số:
44-BC/TĐTN-VP, ngày 30/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Long An về
tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Long An năm 2017
đều đưa ra nhận định: công tác giáo dục cho thanh niên trong tỉnh thời gian gần
đây được các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư, đáp ứng từng bước tình
hình thực tiễn được đặt ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần có sự tập trung hơn
nữa nhằm phát huy mọi nguồn lực xã hội cho công tác này.
1.3.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu
quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Cũng giống như việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tầm quan
trọng và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Long An hiện nay, vấn đề nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc cho đối tượng này còn chưa được đề cập một
cách bài bản, khoa học. Trong một chừng nhất định, đây chính là hệ quả của việc
chưa nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản vấn đề lý luận và thực trạng giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. Song,
các giải pháp đề cập trong các báo cáo khác liên quan đến chủ đề cũng là tài liệu
tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi triển khai luận án.
32
Trong những năm gần đây, trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết của
Đảng, nhà nước về công tác thanh niên, trong đó có công tác giáo dục thanh
niên; đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Long An cũng có một
số chủ trương cụ thể về giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
cho thanh niên tỉnh nhà, như: Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày
10/11/2008 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (Khóa X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác thanh niên, Chỉ thị số 78-CT/TU ngày 25/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-
2030, Kế hoạch số:3955/KH-UBND ngày 30/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lịch sử
và truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Long
An giai đoạn 2013-2018...
Kế hoạch số: 29/KH-UBND, ngày 13/02/2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Long
An về thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Long An giai đoạn 2016
– 2020 đã xác định: nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ quan,
đơn vị nhằm thực hiện tốt Chương trình phát triển thanh niên, nhất là việc giáo
dục thanh niên. Điểm nổi bật là tỉnh đã xác định được các chỉ tiêu cụ thể, phân
công tổ chức triển khai thực hiện, xác định được nguồn kinh phí đảm bảo.
Báo cáo số: 202/BC-HĐND, ngày 28/5/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Long An về kết quả giám sát thực hiện Luật thanh niên giai đoạn 2007 – 2014
ngoài việc ghi nhận những kết quả đạt được, Hội đồng nhân dân tỉnh đã chỉ ra
một số hạn chế, yếu kém của việc triển khai Luật, trong đó có việc giáo dục
thanh niên. Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đưa ra một số đề xuất, kiến
nghị đối với: Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân
tỉnh Long An.
33
Báo cáo số: 446-BC/TĐTN-TG, ngày 09/12/2015 của Ban Thường vụ
Tỉnh Đoàn Long An về Sơ kết chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 –
2015 xác định: một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh niên
trong thời gian tới là tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, ý thức tự tôn dân tộc,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cho thanh
niên.
Như vậy, có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên là chưa có. Những nội
dung như tầm quan trọng, hay thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho đối tượng này chỉ được đề cập
một cách rời rạc, lẻ tẻ ở một số báo cáo. Song, chúng cũng là tài liệu tham khảo
hữu ích cho nghiên cứu sinh trong quá trình triển khai viết đề tài luận án.
1.4. Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã có và
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là nội dung được nghiên
cứu tương đối nhiều. Hầu hết các công trình, khi nghiên cứu giá trị đạo đức
truyền thống Việt Nam cũng đều chỉ ra sự hình thành, nguồn gốc và hình thức
biểu hiện của giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Đây là những thuận lợi, tài
liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi triển khai nghiên cứu đề tài luận
án của mình.
Thứ hai, trên bình diện quốc gia, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam cho thanh niên, cũng bắt đầu được nghiên cứu tập trung trong
những năm gần đây; song, ở mức độ địa phương, cụ thể là Long An, vấn đề này
chưa được nghiên cứu nhiều.
Thứ ba, ở Long An, ngoài những bài viết mang tính bình luận, nhận xét
khá đơn giản về tình hình thanh niên, hiện tại chưa có một công trình độc lập cụ
thể nào nghiên cứu về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh
34
niên trong tỉnh. Một số định hướng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
cho thanh niên Long An cũng được đề cập trong các báo cáo thường niên, hội
nghị chuyên đề, chính sách phát triển thanh niên của các cấp chính quyền; song,
đó cũng chỉ mang tính định hướng, chứ chưa nghiên cứu một cách tổng thể,
chuyên biệt những vấn đề giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, tại sao phải giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
Do đó, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước, từ những thành công và
những vấn đề chưa được làm rõ, luận án tiếp tục nghiên cứu vấn đề giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay, bao gồm
những nội dung sau:
- Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở hình thành và một số giá trị đạo đức truyền
thống tiêu biểu của Việt Nam.
- Thứ hai, làm sáng tỏ tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam cho thanh niên Long An hiện nay.
- Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
- Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
Kết luận Chương 1
Có thể thấy, ở góc độ cấp quốc gia, đề tài nghiên cứu về giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc là nội dung không mới. Có rất nhiều công trình, tác phẩm,
bài viết về vấn đề này. Có những công trình khá công phu, nghiên cứu về quá
trình hình thành, sự phát triển của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Một số
công trình chỉ nghiên cứu một hoặc vài khía cạnh của vấn đề, như: tầm quan
trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay,
thực trạng, giải pháp để thực hiện tốt nội dung này... Cũng có những công trình
nghiên cứu với từng đối tượng thanh niên cụ thể, như: học sinh, sinh viên, thanh
35
niên trong quân đội... Đây chính là những tiền đề, tư liệu rất hữu ích cho nghiên
cứu sinh vận dụng vào đề tài luận án của mình.
Ở góc độ địa phương Long An, những công trình nghiên cứu về giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn rất ít, tản mạn, nhất là với đối tượng là
thanh niên. Do vậy, việc thực hiện đề tài giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay là cần thiết. Qua đó, sẽ đánh giá đúng
thực trạng, sẽ thấy được những vấn đề còn bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu sâu
liên quan đến đề tài luận án, tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề ra các giải pháp cụ
thể, phù hợp góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến việc giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
36
CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY
2.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, các khái niệm
2.1.1. Đạo đức
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
đã xuất hiện từ rất sớm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp cổ đại.
Có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức. Theo quan niệm của người
Trung Quốc cổ đại, đạo có nghĩa là con đường, đường đi, đức chính là nhân đức,
đức tính. Như vậy, đạo đức chính là những yêu cầu, nguyên tắc được đặt ra từ
phía xã hội mà mỗi người phải tuân theo.
Khi nói đến đạo đức, người phương Tây vừa nói đến lề thói, tập tục, vừa
nói đến cả tính cách, phẩm chất của con người hình thành trong quan hệ giữa họ
với nhau và trong xã hội con người nói chung. Cho đến nay, người ta vẫn coi
Xôcrát là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức học.
Khác với các quan niệm trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho rằng, đạo
đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử.
Theo các ông, trước khi làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, con người
phải ăn uống mặc ở, tức là sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống:
"Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp… tạo ra một cơ sở, từ
đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ
thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta” [85, tr.500].
Các ông cho rằng, những lý luận, những sản phẩm tinh thần tách ra khỏi lịch sử
hiện thực thì chúng chẳng có giá trị gì hết; do vậy, khi nghiên cứu vấn đề đạo
37
đức cũng cần phải có một quan điểm như vậy: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về
đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội
lúc bấy giờ” [86, tr.137].
Như vậy, sự hình thành đạo đức luôn bắt đầu từ những cơ sở hiện thực. Sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình lao động.
Trong quá trình lao động, nhờ có tư duy, con người nhận ra sự cần thiết phải có
sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Sự tương trợ đó ban đầu được xác định trên cơ sở lợi
ích của sự tương trợ lẫn nhau. Về sau, sự tương trợ đó trở thành thói quen, tập
quán, thành sự tự nguyện. Đó chính là cơ chế hình thành đạo đức [Xem: 12,
tr.68-69].
Theo từ điển triết học Liên Xô: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không trừ lĩnh vực nào” [143, tr.156].
Từ điển Triết học giản yếu (Việt Nam) cho rằng, đạo đức là một trong
những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý (đạo lý),
quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác
và với cộng đồng [Xem: 101, tr.145].
Tóm lại, có thể thấy, đạo đức là “những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực
điều chỉnh hành vi con người một cách tự giác, tự nguyện sao cho phù hợp với
lợi ích của xã hội trong các quan hệ xã hội của mình. Cụ thể hơn, chúng tôi đồng
tình với quan niệm coi đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng
xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được
thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã
hội” [60, tr.8].
Kết cấu của đạo đức:
Nghiên cứu về cấu trúc đạo đức, dưới góc độ ý thức và thực tiễn, về cơ
bản, có thể thấy rằng, đạo đức bao gồm ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Ý
38
thức đạo đức bao gồm chủ yếu tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và ý chí đạo
đức. Ý thức đạo đức biểu hiện ra trong các hoạt động thì đó chính là thực tiễn
đạo đức. Đây là hệ thống các hành vi đạo đức của con người được nảy sinh trên
cơ sở của ý thức đạo đức [Xem : 60, tr.14-15].
Đặc điểm của đạo đức:
Một là, đạo đức chịu sự tác động của điều kiện kinh tế, khi điều kiện kinh
tế có sự biến đổi, thì đạo đức cũng sẽ có sự biến đổi nhất định. Ph.Ăngghen đã
từng nhận xét: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay
đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [86, tr.137].
Một trong hai phát minh vĩ đại của C.Mác đó là quan niệm duy vật về lịch
sử. Quan niệm đó khẳng định rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; cơ sở
hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Với tư cách yếu tố thuộc kiến trúc
thượng tầng, đạo đức được hình thành và phát triển trong xã hội là do “Tình hình
kinh tế của xã hội lúc bấy giờ quy định”. Sự thay đổi của chế độ kinh tế làm thay
đổi đời sống đạo đức xã hội. Chẳng hạn, thời công xã nguyên thủy, khi của cải
làm ra chưa nhiều và chế độ sở hữu vẫn là sở hữu chung của cộng đồng, thì
chuẩn mực đạo đức “không được ăn cắp” chưa xuất hiện. Sang chế độ nông nô,
khi sở hữu tư nhân bắt đầu xuất hiện, lúc đó đã xuất hiện chuẩn mực đạo đức
“không được ăn cắp”, v.v.. Về cơ bản, có thể thấy rằng, chế độ kinh tế thời công
xã nguyên thủy thì có đạo đức công xã nguyên thủy. Chế độ kinh tế thời phong
kiến có đạo đức xã hội phong kiến. Chế độ kinh tế tư sản có đạo đức xã hội tư
sản, v.v.. Mỗi chế độ kinh tế - xã hội khác nhau thì có những nguyên tắc, chuẩn
mực đạo đức khác nhau. Về vấn đề này, C.Mác đã từng nhận xét: “Cơ sở kinh tế
thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều
nhanh chóng” [84, tr.15].
Tuy bị các quan hệ kinh tế quy định, nhưng các quan hệ kinh tế không
phải là cơ sở duy nhất, trực tiếp quy định nội dung và đặc trưng riêng biệt của
đạo đức. Chẳng hạn như, hiện nay kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ,
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGOnTimeVitThu
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852KimBumt1
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOTLuận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng HòaLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đườngĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
 
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCMLuận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dânXây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đLuận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 

Semelhante a Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên

Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...nataliej4
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...jackjohn45
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Semelhante a Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên (20)

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAYLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
 
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên HoàGiáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt NamLuận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
 
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách tha...
 
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAYBồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạoLuận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Luận án: Phát huy nguồn lực thanh niên ở CHDCND Lào, HOT
Luận án: Phát huy nguồn lực thanh niên ở CHDCND Lào, HOTLuận án: Phát huy nguồn lực thanh niên ở CHDCND Lào, HOT
Luận án: Phát huy nguồn lực thanh niên ở CHDCND Lào, HOT
 
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI * * * VÕ THANH PHONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI * * * VÕ THANH PHONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY Ngành: Đạo đức học Mã số : 9229006 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: - PGS. TS Cao Thu Hằng - TS Lương Thu Hiền HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Võ Thanh Phong
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 7 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay...................7 1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam...........................................19 1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục giá trịđạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay...........28 1.4 Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã có và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................33 Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY.......................................................................................36 2.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, các khái niệm ................36 2.2 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam: sự hình thành và một số giá trị cơ bản ....................................................................44 2.3 Thanh niên Long An và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........55 Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY ......................................................................................76
  • 5. 3.1. Những kết quả đạt được trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ........................... 76 3.2. Những hạn chế trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ............................................ 98 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY ................ 113 4.1. Tăng cường hơn nữa vai trò của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ....................................................... 113 4.2. Đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục cho thanh niên ....................................................................................................... 122 4.3. Nâng cao vai trò của các thiết chế văn hóa trong giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay ..........128 4.4. Nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện và tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc của thanh niên Long An hiện nay 137 4.5 Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện để thanh niên tham gia phát triển kinh tế..................................................... 141 KẾT LUẬN ................................................................................. 149 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... 152
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể khẳng định rằng, dù bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, thanh niên luôn là một lực lượng trụ cột của dân tộc, “là rường cột của nước nhà”. Gắn với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, họ luôn là lực lượng xung kích đi đầu. Có biết bao nhiêu gương thanh niên đã được sử sách ghi nhận trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngày hôm nay, khi nước nhà được hoàn toàn độc lập, thanh niên Việt Nam vẫn tiếp tục là lực lượng tiên phong, xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là lực lượng năng động nhất, tiếp thu nhanh nhạy và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Cùng với đó, thanh niên cũng chính là lực lượng nòng cốt, âm thầm ngày đêm giữ gìn sự bình yên, giữ gìn biên giới, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng với truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, thanh niên Long An luôn nêu cao khí phách anh hùng cách mạng, góp phần làm rạng rỡ quê hương Long An với Tám chữ vàng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Với tinh thần xung phong, xung kích, không ngại gian khổ, hàng vạn thanh niên xung phong Long An đã tiến về khai phá vùng Đồng Tháp Mười, biến nơi đây từ vùng đất hoang hóa trở nên trù phú, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước và tham gia xuất khẩu. Cùng với thanh niên cả nước, thanh niên Long An luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, Long An nói riêng. Họ chính là lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành công của tỉnh trong tiến trình hội nhập, đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng diễn ra hết sức sâu rộng và mạnh mẽ. Biết bao thanh niên Long An đã và
  • 7. 2 đang âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân, nhất là góp phần rất quan trọng trong giữ gìn chủ quyền, an ninh biên giới, tạo mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với nước bạn Campuchia. Có thể thấy rằng, để đạt được những thành tựu trên, không thể không kể đến vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, của giáo dục các giá trị này cho thanh niên tỉnh Long An. Các giá trị đạo đức truyền thống, như tinh thần yêu nước, lòng thương người, tinh thần lao động cần cù tiết kiệm,... chính là nhân tố tạo nên những thành tựu vẻ vang trên của thanh niên Long An. Cũng chính nhờ có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống mà đã hình thành nên bao thế hệ thanh niên Long An luôn có tinh thần xung kích, xả thân vì nghĩa,... Tuy nhiên, bên cạnh đó, tại Long An, cùng với truyền thống hào hùng và những đóng góp đáng trân trọng của mình, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, của quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, một bộ phận không nhỏ thanh niên Long An dần xa rời những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, định hướng chính trị có phần lệch lạc, ham hưởng thụ, không có tinh thần ham học, thiếu ý chí vươn lên… Những ứng xử hàng ngày tưởng chừng như đơn giản, là chuyện đương nhiên phải biết, phải làm, nhưng thanh niên không biết hoặc không quan tâm, như tôn trọng người lớn tuổi, gắn bó với cộng đồng, làng xóm, sống vì cộng đồng… Tại Long An, thời gian gần đây, có một bộ phận thanh niên thậm chí vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như trộm cắp, cướp của, giết người; cá biệt, một số còn cấu kết với tổ chức phản động nước ngoài chống phá Đảng và Nhà nước ta… Có thể thấy, những điều này thể hiện sự phai nhạt những giá trị sống truyền thống đáng tự hào mà cha ông ta đã dày công vun đắp trong một bộ phận thanh niên Long An hiện nay, như Văn kiện Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2017 – 2022 đã nhận xét: “Tình hình vi phạm các tệ nạn xã hội hiện nay trong thanh niên như: ma túy, đá gà, cờ bạc, HIV/AIDS... tương đối nhiều và diễn biến phức tạp. Nhận thức và quan niệm trong cuộc sống hiện nay trong thanh niên
  • 8. 3 chưa sát với thực tế, một số thanh niên có lối sống thực dụng, ý thức kỷ luật kém, chưa có bản lĩnh chính trị nên dễ bị sa ngã vướng vào các hoạt động trái pháp luật” [36, tr.1]. Ở đây, bên cạnh một số nguyên nhân, không thể không kể là do công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên trong tỉnh còn có hạn chế nhất định, chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra. Cùng với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đề ra mục tiêu phát triển của tỉnh là "Đoàn kết - dân chủ - kỷ cương – đổi mới - phát triển". Theo đó, mục tiêu cụ thể là: “Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã hội; xây dựng nền tảng đảm bảo phát triển nhanh và bền vững” [24, tr.46]. Có thể thấy, mục tiêu này chỉ thành công khi Long An có được một nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó, tầng lớp thanh niên - tầng lớp trụ cột của bất cứ sự phát triển nào, mang trong mình những giá trị sống không chỉ của thời đại, mà còn là lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm của dân tộc. Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qủa của quá trình này là việc làm cần thiết, cấp bách. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về giá trị đạo đức truyền thống, lý luận và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
  • 9. 4 Long An hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những nội dung mà các công trình nghiên cứu trước đó đã thực hiện và những nội dung mà luận án sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu. Thứ hai, làm rõ các khái niệm đạo đức, đạo đức truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống; sự hình thành giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cho thanh niên Long An hiện nay. Thứ ba, làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay và nguyên nhân của thực trạng. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chọn một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tiêu biểu; không liệt kê, không phân tích tất cả các giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam. Do tình hình thanh niên tỉnh Long An luôn thay đổi một cách nhanh chóng, nên số liệu minh chứng được sử dụng chủ yếu trong 10 năm gần đây. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận:
  • 10. 5 Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các nghị quyết, văn bản của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các ban, ngành khác của Long An liên quan đến thanh niên và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp khác, như phân tích, tổng hợp, thống kê… 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần luận chứng cho sự cần thiết, tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. - Luận án góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An nói riêng, thanh niên Việt Nam nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khuyến nghị cho công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với thanh niên trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay, nhất là các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, ngành Giáo dục và đào tạo, Ban Tuyên giáo… 7. Kết cấu của luận án
  • 11. 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 14 tiết.
  • 12. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay 1.1.1.Những công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói chung Có thể nói, giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng của dân tộc Việt Nam là nội dung được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trước hết, có thể kể đến công trình của Giáo sư Trần Văn Giàu với cuốn sách Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980). Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những nhận định sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Theo tác giả, chính điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện lịch sử hết sức đặc thù, đặc biệt là các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi, mà các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành. Bảng phạm trù nói đến các đức tính tốt đẹp (yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa) được tác giả trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “Bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Công trình này được thực hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, thời điểm mà chưa có nghiên cứu mang tính hệ thống nào về chủ đề giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, công trình vẫn còn có giá trị khoa học, là tài liệu tham khảo quý cho tác giả luận án triển khai nghiên cứu đề tài của mình.
  • 13. 8 Đề cập đến sự hình thành các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, trong đó có các giá trị đạo đức, còn có công trình Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam (Tập thể tác giả, 02 tập, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1983). Cuốn sách là tập hợp những bài viết có giá trị của nhiều tác giả, như Trường Chinh, Vũ Khiêu, Nguyễn Tài Thư… Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra những quan điểm, nhận định của mình về một số vấn đề lý luận và phương pháp luận trong việc nghiên cứu về giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam; đồng thời, công trình cũng nêu lên một số vấn đề về giá trị văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Tác giả Lê Anh Trà, trong bài viết Những giá trị truyền thống tinh thần Việt Nam, đã cho rằng “Mọi giá trị truyền thống văn hóa là một kết quả đấu tranh, tiếp biến văn hóa lâu dài, liên quan chặt chẽ với quá trình đấu tranh chính trị, xã hội, kinh tế của dân tộc, trong đó hai mặt đấu tranh chủ yếu là chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mặt khác, các giá trị truyền thống nó không bao giờ đứng một chỗ mà có phát triển, luôn đấu tranh với các thói quen, tư tưởng bảo thủ, tiêu cực, nó thay đổi, luôn tiến lên, và cũng có thể thụt lùi, truyền thống ở ý nghĩa đó bao giờ cũng có tính vừa dân tộc, vừa hiện đại...” [138, tr.34]. Theo tác giả, những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta là: yêu nước bất khuất chống ngoại xâm; lao động cần cù xây dựng đất nước; lòng nhân ái Việt Nam, ý thức về lẽ phải, công lý; quan niệm về lối sống, phong cách sống. Công trình Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay (Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, đề tài KX 07 – 02, Hà Nội, 1996) do Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang làm chủ biên đã công bố những kết quả nghiên cứu về giá trị truyền thống và những cơ sở tạo nên giá trị truyền thống Việt Nam. Nhận xét về cơ sở hình thành các giá trị truyền thống Việt Nam, trong bài viết Nội dung của truyền thống Việt Nam, tác giả Vũ Minh Giang cho rằng: “Truyền thống được hình thành do những yếu tố thường xuyên tác động đến cuộc sống của người Việt. Do phải đối phó với những tác động đó, nhiều phẩm chất của người Việt được trui rèn, nhiều thói quen trở thành tập quán và tính
  • 14. 9 cách được hình thành” [48, tr.11]. Công trình cũng đã có nhiều bài viết quan trọng về nội dung của truyền thống Việt Nam; những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản truyền thống của dân tộc ta; so sánh một số nét truyền thống của dân tộc ta với truyền thống một số nước trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật Bản… Đồng thời, công trình cũng đã công bố kết quả khai thác và xử lý các nguồn tư liệu quan trọng liên quan đến truyền thống và cơ sở hình thành truyền thống của dân tộc ta. Công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) đã nêu một cách khái quát về khái niệm truyền thống, đặc điểm truyền thống nói chung, những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng, chính quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ vượt qua thiên tai triền miên và chống lại các cuộc xâm lược tàn bạo kéo dài của ngoại bang đã hun đúc nên truyền thống yêu nước mãnh liệt, ý thức liên kết cộng đồng và đoàn kết dân tộc vô cùng bền chặt, đức tính tiết kiệm và tự lập tự cường, ý chí vượt qua mọi gian khổ, khó khăn và tinh thần cần cù, sáng tạo trong chiến đấu và lao động, cách ứng xử linh hoạt và thích nghi nhanh với cái mới và cả những biến động bất thường [Xem: 9, tr.11]. Trong công trình Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Nguyễn Văn Lý, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013), tác giả đã khẳng định, các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước; lòng thương người sâu sắc; tinh thần đoàn kết cộng đồng; đức tính cần kiệm; lòng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan. Tác giả cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc hình thành gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử.
  • 15. 10 Đó là kết quả và động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Công trình Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại (Lê Huy Hòa, Hoàng Đức Nhuận tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1999) đã tập hợp và giới thiệu những nghiên cứu của các giáo sư chuyên gia về văn hóa, như Trần Ngọc Thêm, Trần Văn Giàu, Hoàng Chí Bảo, Vũ Khiêu… Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định rằng: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam đã tạo nên cơ sở hình thành nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa vừa là nền tảng, vừa là động lực tinh thần của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong bài viết Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại của cuốn sách này, đã khẳng định sự hình thành các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam: “Văn hóa Việt Nam hình thành trên nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á (Lớp văn hóa thứ nhất). Trải qua nhiều thế kỷ, nó đã phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hóa khu vực, trước hết là văn hóa Trung Quốc (Lớp văn hóa thứ hai). Từ vài thế kỷ trở lại đây, nó đang chuyển mình dữ dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hóa phương Tây (Lớp văn hóa thứ ba). Nhưng dù trải qua hai lần lột xác mạnh mẽ như thế, văn hóa Việt Nam vẫn mang trong mình những nét bản sắc chung” [117, tr.14]. Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về sự hình thành và các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn có các các công trình Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nguyễn Khoa Điềm chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (Võ Văn Thắng, Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2005)… Nhìn chung, các công trình này đều xem xét sự hình thành các giá trị truyền thống dân tộc từ những điều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù của Việt Nam. Các công trình cũng chỉ ra những giá trị truyền thống cơ bản của Việt Nam, như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, bao dung.
  • 16. 11 Ở góc độ nghiên cứu những giá trị đạo đức truyền thống cụ thể, có thể kể đến công trình Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Lương Gia Ban, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999). Trong công trình này, tác giả cho rằng, chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam. Theo tác giả, tùy theo điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tinh thần yêu nước của mỗi quốc gia, dân tộc có quá trình hình thành và phát triển khác nhau, và mang bản sắc riêng. Được hình thành trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam – sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc – đã phát huy sức mạnh lớn lao trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và là một động lực nội sinh quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong công trình này, tác giả đã phân tích một cách cụ thể những nội dung liên quan đến một giá trị đạo đức truyền thống căn bản của Việt Nam – yêu nước. Đó là con đường phát triển biện chứng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi coi chủ nghĩa nhân văn là một hiện tượng văn hóa tinh thần, bao hàm nội dung căn bản của quá trình văn minh mà ở đó nó được biểu hiện thành các chuẩn mực đạo đức, lý tưởng xã hội, tương trợ và hợp tác, chính nghĩa..., tác giả Trần Nguyên Việt, trong bài viết Giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (trong công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) đã cho rằng, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử (như chiến tranh), văn hóa (sự tiếp biến các yếu tố tích cực trong Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo) đã hình thành nên chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Theo tác giả, đây vừa là di sản quý báu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội ta phát triển [Xem: 162, tr.111-123]. Cùng chủ đề này, có thể kể đến công trình Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay (Nghiêm Đình Vỳ, NXB Đại học Sư phạm, Hà
  • 17. 12 Nội, 2009); trong đó, tác giả cho rằng, truyền thống dân tộc được tạo nên trong quá trình sống, lao động và đấu tranh của nhân dân lao động, đồng thời có sự đóng góp của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trong nước và tiếp thu những tinh hoa của truyền thống nhân loại. Truyền thống dân tộc được gạn lọc, lựa chọn qua thời gian, qua thực tiển cuộc sống nên loại bỏ những điều không tốt, đồng thời phát triển những mặt tích cực, phù hợp với sự phát triển hợp qui luật của lịch sữ. Theo tác giả, những giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam là: Truyền thống yêu quê hương, đất nước; truyền thống cộng đồng; truyền thống lao động cần cù, sáng tạo; truyền thống hiếu học tôn sư trọng đạo. Ngoài các công trình kể trên, liên quan đến việc nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống cụ thể của Việt Nam, có thể kể đến các công trình như Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (Nguyễn Thế Long, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006); Về truyền thống đoàn kết trong văn hoá Việt Nam (Vũ Trọng Dung, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 2, 2009); Tác động của toàn cầu hoá đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam (Mai Thị Quý, Tạp chí Triết học, số 5, 2008); Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam (Nguyễn Đình Minh (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016)… Các công trình này là những tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam hiện nay nói riêng Trong bài viết Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 9, 2004), tác giả khẳng định: Tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo của dân tộc Việt Nam ta. Hai giá trị này gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ và làm thành cốt lõi của tinh thần dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những giá trị này phải được tiếp tục gìn giữ và phát huy. Tác giả bài viết đã có
  • 18. 13 nhận định hết sức sâu sắc rằng, “Trong điều kiện hiện nay, tinh thần dân tộc vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc cải cách, hiện đại hóa của mỗi quốc gia. Thực tế của công cuộc cải cách, hiện đại hóa ở các nước trong khu vực và trên thế giới trong những năm vừa qua đã chỉ ra rằng, nhờ biết phát huy tinh thần dân tộc, một số nước đã đạt được những thành công kỳ diệu và ngược lại, do chối bỏ các chuẩn mực truyền thống để vội vã tiếp nhận các giá trị phương Tây mà công cuộc cải cách của một số nước đã đi đến thất bại thảm hại” [46, tr.07]. Về giá trị và giá trị châu Á (Hồ Sĩ Quý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tái bản 2006) là kết quả nghiên cứu công phu, kết hợp với những nguồn tư liệu phong phú từ các sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước. Những vấn đề giá trị và giá trị châu Á được tác giả luận giải một cách khoa học và có hệ thống. Theo tác giả, các giá trị châu Á với đặc trưng nổi bật là đề cao các giá trị cần cù, hiếu học, tôn trọng các giá trị gia đình và cộng đồng, đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển thần kỳ của nhiều nước châu Á trong thời gian qua trước những thách thức của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; rằng, việc nghiên cứu các giá trị châu Á sẽ giúp các quốc gia trong khu vực có thể nhận thấy rõ nét hơn vai trò của bản sắc văn hóa trong quá trình phát triển; từ đó, thấy được những hạn chế cũng như phát huy được ưu thế của những giá trị văn hóa truyền thống để có thể phát triển toàn diện và bền vững. Trong công trình này, tác giả đã luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống châu Á và nền văn hóa Việt Nam; đồng thời, phân tích sự biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị châu Á tại Việt Nam, như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng trước tác động của quá trình toàn cầu hóa. Công trình Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương - một số vấn đề triết học (Phạm Văn Đức chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007) gồm những bài viết, những kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong công trình này, nội dung các bài viết hết sức phong phú, đề cập đến quá trình toàn cầu hóa trong khu vực, trong đó có Việt Nam, như
  • 19. 14 làm sáng tỏ thực chất của quá trình toàn cầu hóa, trên cơ sở đó có sự nhìn nhận khách quan, đúng đắn và khoa học, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Theo các tác giả, toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế vận động khách quan của lịch sử; nó vừa có những yếu tố tích cực, vừa có những yếu tố tiêu cực; vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt với các quốc gia phương Đông với những giá trị đặc thù. Do đó, Việt Nam cần phải có những động thái tích cực, đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực trong di sản truyền thống, khắc phục khiếm khuyết di sản truyền thống, của toàn cầu hóa hiện nay để có thể phát triển bền vững hơn. Công trình Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Mai Thị Quý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009) đã khẳng định: Bên cạnh những tác động tích cực, toàn cầu hóa có thể phá vỡ những giá trị truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc, làm cho dân tộc này có thể bị hòa tan trở thành cái bóng của dân tộc khác, đánh mất bản thân mình và đánh mất sức mạnh vốn có của dân tộc mình. Do đó, trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa, chúng ta không được đánh mất những giá trị truyền thống của dân tộc, phải giữ gìn, kế thừa, phát huy và đổi mới những giá trị đó, biến chúng thành sức mạnh, đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới, đủ sức nắm bắt những cơ hội mới do chính quá trình toàn cầu hóa đem lại. Công trình Xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay - dưới góc độ truyền thống (Cao Thu Hằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016) đã đề cập đến cơ sở hình thành cũng như nội dung cơ bản một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hiện nay; khẳng định: Việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc; nhất là trong giai đoạn đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu sắc. Xem xét giá trị đạo đức truyền thống trong mối liên hệ với thanh niên, có thể kể đến công trình Lịch sử Thanh niên xung phong Việt Nam 1950 – 2001 (NXB Thanh niên, Hà Nội,
  • 20. 15 2002) đã khắc họa được hình ảnh người thanh niên xung phong Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; thanh niên xung phong luôn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần quyết chiến quyết thắng, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2007) đã phản ánh, phân tích, làm rõ quá trình đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên của cả nước, phản ánh sự kế thừa những giá trị truyền thống của thanh niên Việt Nam trong suốt quá trình phát triển của mình. Đó là truyền thống chiến đấu kiên cường, anh dũng, lao động sáng tạo... Những truyền thống này đã được tuổi trẻ cả nước kế thừa và phát huy vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại. Công trình Lịch sử Phong trào Học sinh, Sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam 1925 – 2008 (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2008) thì ghi lại truyền thống yêu nước nồng nàn của các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong giai đoạn hiện nay. Trong công trình Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay (Nghiêm Đình Vỳ, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009), tác giả khẳng định: Trong xu thế chung của hội nhập quốc tế và khu vực, một mặt chúng ta phải hòa vào đời sống chung của nhân loại, mặt khác phải gìn giữ và phát huy đặc trưng, bản sắc, bản lĩnh dân tộc, chống lại sự “hòa tan”, “lai căng”, “học đòi”... đánh mất giá trị truyền thống, tiếp nhận những điều không phù hợp, có hại cho lối sống lành mạnh tốt đẹp, làm xói mòn, suy yếu sức mạnh dân tộc. Do đó, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Tác giả cũng nêu lại một câu nói trong Di chúc của Bác “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Công trình Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế (Phạm Hồng Tung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011) đã làm sáng tỏ các nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận và
  • 21. 16 cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên và đời sống của thanh niên. Trên cơ sở những nghiên cứu, luận cứ có tính thuyết phục, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước hiện nay. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này cũng góp phần tổng kết công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước và các tổ chức thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Các số liệu, những minh chứng được nêu ra trong công trình được thực hiện rất công phu, mang tính thuyết phục cao. Ở một khía cạnh khác, gắn liền với vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với thanh niên, công trình Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Ngô Thị Thu Ngà, Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2011) đã làm rõ vai trò quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, xã hội càng phát triển, con người càng phải hiểu sâu sắc hơn những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Càng hướng tới văn minh hiện đại, xã hội càng phải chú trọng đảm bảo đạo đức và văn hóa đạo đức trong phát triển. Không xây dựng được nền tảng đạo đức tinh thần lành mạnh trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, xã hội không thể phát triển bền vững, cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng không thể bình yên, hạnh phúc. Theo đó, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là ngọn nguồn, là động lực tinh thần giúp cho thế hệ trẻ tự tin, vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững khí phách, phẩm chất của con người Việt Nam trong thời đại mới; góp phần quan trọng trong việc định hướng cho đạo đức mới của thế hệ trẻ theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ... Cùng hướng nghiên cứu này còn có luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà – Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2014). Trong công trình này, ngoài việc đề cập đến các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, tác giả cũng đã luận chứng cho
  • 22. 17 tất yếu việc kế thừa các giá trị này trong xây dựng lối sống cho sinh viên. Luận án cũng đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thanh niên. Đề cập đến tầm quan trọng của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, có thể kể đến công trình Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Trong công trình này, bên cạnh việc đề cập tới các khái niệm giá trị, giá trị truyền thống, các giá trị truyền thống Việt Nam, các tác giả cũng cho thấy vai trò động lực, tầm quan trọng của văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển đất nước. Theo đó, các tác giả cho rằng, khi tăng trưởng kinh tế nhanh với cơ chế thị trường mà tách rời cội nguồn văn hóa dân tộc, không dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì chúng ta sẽ không tránh khỏi "lâm vào nguy cơ tha hóa". Đồng quan điểm đó, các tác giả trong công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa (Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng trong giai đoạn mới. Theo các tác giả, kinh nghiệm của các xã hội đạt tới trình độ phát triển cao cho thấy rằng, bằng cách không lãng quên truyền thống, khai thác các giá trị nhân bản của truyền thống, làm cho các giá trị hiện đại ăn nhập hoặc không mâu thuẫn với các giá trị truyền thống... đó là con đường tự nhiên và tất yếu mà các xã hội, dù muốn hay không, dù nhận thức được hay chưa nhận thức được, cũng đều phải thực hiện để đạt tới phát triển bền vững [Xem: 9, tr. 59-60]. Trong công trình Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014), các tác giả đã nêu vấn đề: Là một bộ phận của thanh niên, sinh viên thuộc lớp người có trí thức, năng động, nhạy bén trong tiếp thu cái mới và trong mọi hành động của đất nước ta. Tuy
  • 23. 18 nhiên, hiện nay, một bộ phận sinh viên sống thiếu lý tưởng, giảm niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, coi thường và xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc không chỉ xuất phát từ tình hình suy thoái đạo đức, lối sống hiện nay của một bộ phận sinh viên, mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành động chiến lược. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội rất cần đến sức mạnh của kinh tế. Tuy nhiên, nếu không xây dựng nền tảng tinh thần, lối sống, đời sống tinh thần lành mạnh thì xã hội không thể phát triển bền vững. Công trình Thanh niên quân đội với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay (Lưu Ngọc Khải, Nguyễn Văn Tùng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) nêu rõ: Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Đó là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, là nguồn sức mạnh đảm bảo cho dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển trong mọi thời đại lịch sử. Ngày nay, thanh niên quân đội không chỉ có bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ quân sự, mà còn phải tinh thông về văn hóa, tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài các công trình kể trên, còn có các công trình: Đến hiện đại từ truyền thống (Trần Đình Hượu, Hà Nội, 1994), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền thống dân tộc và nhân loại (Vũ Khiêu chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập (Ngô Đức Thịnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010)... Trong các công trình này, các tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, và
  • 24. 19 qua đó, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong quá trình này đối với mỗi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, nhìn chung, các công trình khoa học đã xuất bản liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Các công trình cũng khẳng định sự cần thiết của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên – những người trẻ tuổi, được sinh ra và lớn lên trong thời bình, trong sự chuyển đổi của nền kinh tế. Đây là những tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh trong triển khai nghiên cứu đề tài. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam 1.2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Việt Nam hiện nay Nghiên cứu tinh thần yêu nước của sinh viên Việt Nam hiện nay, trong công trình Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay (Trần Thị Anh Đào, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010), tác giả đã khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giáo dục lý luận cho sinh viên, cho thấy những hạn chế của công tác này trong thời gian gần đây, qua đó, cho thấy định hướng chính trị, tinh thần yêu nước, mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh… của sinh viên Việt Nam hiện nay ra sao. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra phương hướng, giải pháp giáo dục lý luận cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Trong công trình Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, 2013), các tác giả cho rằng, hiện nay, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, cũng như xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt do thiếu nghiêm túc trong việc rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận sinh viên nước
  • 25. 20 ta có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại như sống thiếu lý tưởng, giảm niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, coi thường và xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, sa vào các tệ nạn xã hội... Tất cả những suy nghĩ và biểu hiện lệch lạc đó dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước mơ, hoài bão vươn lên của thế hệ trẻ. Các tác giả cũng nêu ra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay, gồm 5 nhóm vấn đề là: thực trạng việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sự tác động của phong trào chính trị xã hội thực tiễn; kết quả tác động của các phương tiện thông tin đại chúng và nghệ thuật; sự chủ động của gia đình; việc tự giác học tập, tiếp thu các giá trị đạo đức mới của sinh viên trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách. Công trình Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hà Nội, 2002) cho rằng: Văn hóa với thanh niên và thanh niên với văn hóa là một quan hệ đặc thù. Mối quan hệ này ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp trong giai đoạn mới. Các bài viết trong quyển sách đã góp phần đánh giá đúng thực trạng sự biến đổi và phát triển nhu cầu thị hiếu và năng lực văn hóa của thanh niên trong điều kiện hiện nay. Cùng với đó, quyển sách cũng góp phần đánh giá đúng hiệu quả, những tác động tích cực cũng như tiêu cực của văn hóa thời kỳ mới đối với thanh niên. Ở góc độ cụ thể, liên quan đến việc giáo dục giá trị truyền thống dân tộc nói chung, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng, cho thanh niên, có thể kể đến công trình Giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay (Triệu Quang Minh, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3, 2004, tr.2-6). Trong công trình này, tác giả cho rằng, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đã nhận được sự quan tâm của các chủ thể, các bên liên quan, như gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên, theo tác giả, bên
  • 26. 21 cạnh đó, công tác này còn có những hạn chế nhất định. Đó là chưa có sự thống nhất, kết hợp giữa các môi trường giáo dục, chưa có sự gương mẫu của các chủ thể trong quá trình giáo dục... Những điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đến đối tượng giáo dục. Trong công trình Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay, tác giả Ngô Thị Thu Ngà cho rằng, dưới góc độ xây dựng đạo đức mới, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ có những thành công và hạn chế nhất định. Những thành công và hạn chế đó gắn liền với các chủ thể giáo dục, như tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình, nhà trường và chính bản thân thế hệ trẻ. Chính vì lý do đó, một mặt, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang tiếp nối truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, tinh thần xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân, khát vọng đấu tranh cho hòa bình, lẽ phải và công lý, chống bạo quyền, chống cái ác; có tinh thần xung phong vượt khó, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặt khác, vẫn còn một bộ phận thanh niên có ý thức chính trị thấp, có thái độ bàng quang với tình hình đất nước; vẫn còn tiêu cực trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất… Công trình Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với sự hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay của tác giả Phạm Huy Thành (Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2014), bên cạnh việc làm rõ một số vấn đề như nhân cách, nhân cách sinh viên, toàn cầu hóa và tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay dưới tác động của toàn cầu hóa, tác giả cũng đã làm rõ thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức cho đối tượng này. Thực trạng giáo dục này được tác giả xem xét dưới góc độ chủ thể và đối tượng giáo dục, như nhà trường, gia đình, sinh viên... Theo tác giả, quá trình giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên khu vực Tây Nguyên đã đạt được những
  • 27. 22 thành tựu nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi phải có các giải pháp nhất định nhằm nâng cao hiệu quả quá trình này. Ngoài các công trình kể trên, còn có các công trình khác bàn về công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên, như Về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ (Phan Ngọc Liên, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 1, 2005, tr.45-48), Thế hệ trẻ và văn hóa truyền thống dân tộc (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 3, 2007, tr.13-18); Giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ (Trần Viết Lưu, Tạp chí Giáo dục, số 181, 2007), Tăng cường công tác giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Đàm Thế Vinh, Tạp chí Lý luận chính trị số 216, 2014), Định hướng giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập (Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên đồng chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015)… Trong các công trình này, các tác giả cho rằng, công tác giáo dục giá trị truyền thống dân tộc nói chung, cho thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Môi trường giáo dục không được trong lành; sự gương mẫu của các chủ thể là vấn đề cần phải quan tâm; hệ thống truyền thông chủ yếu đưa những tin giật gân, câu bạn đọc, mà ít chú ý đến việc truyền thụ các giá trị tốt đẹp của dân tộc... 1.2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Việt Nam hiện nay Công trình Chính sách và quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở một số nước trên thế giới (Nguyễn Văn Trung chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997) đã nêu ra tầm quan trọng, sự cần thiết phải ban hành chính sách về thanh niên. Đồng thời, tác giả đã giới thiệu chương trình, chính sách phát triển thanh niên và cơ chế tổ chức quản lý nhà nước về công tác thanh niên của nước ta hiện nay. Đặc biệt, quyển sách đã tổng hợp và giới thiệu mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác thanh niên ở 20 quốc gia trên thế
  • 28. 23 giới. Đây là những mô hình, kinh nghiệm hết sức quý báu để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn nước ta. Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm nhân cách, sinh viên, nhân cách sinh viên, cũng như tầm quan trọng, thực trạng giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, tác giả Trần Sỹ Phán trong luận án Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Hà Nội, 1999) đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Công trình Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển thanh niên (Chu Xuân Việt chủ biên, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003) đã khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược phát triển thanh niên hiện nay. Theo các tác giả, điều này xuất phát từ vai trò của thanh niên đối với sự phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất các giải pháp cho việc xây dựng chiến lược phát triển thanh niên hiện nay. Trong các giải pháp đó, thì vấn đề giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng là những nội dung được các tác giả đặc biệt quan tâm. Công trình Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay (Đoàn Văn Thái, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006) đã cung cấp những thông tin cơ bản và nhận thức mới về tình hình thanh niên; lịch sử phát triển và bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên; những kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên ở một số nước trên thế giới; một số dự báo về tình hình thanh niên và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Theo tác giả, việc quản lý tốt đối với thanh niên sẽ góp phần hình thành một thế hệ thanh niên có lý tưởng và đạo đức cách mạng, có lối sống văn hóa, có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu để góp phần xây dựng đất nước.
  • 29. 24 Cuốn sách Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng thành và phát triển (Dương Tự Đam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) đã góp phần tổng hợp đường lối, chính sách phát triển thanh niên của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, trên cơ sở khoa học, tác giả đã đưa ra các phương pháp, giải pháp góp phần giáo dục tư tưởng, xây dựng nhân cách sống cho thế hệ trẻ, như: giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; về vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục chủ nghĩa Cộng sản cho thanh niên; việc vận dụng các phương pháp khoa học và công nghệ để rèn luyện, phát triển thanh niên. Đặc biệt, trong công trình này, tác giả đã giới thiệu 20 mô hình hiệu quả nhằm giáo dục thanh niên một cách phù hợp nhất. Công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên (Đoàn Nam Đàn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) trình bày những vấn đề cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, việc vận dụng tư tưởng giáo dục thanh niên của người trong điều kiện hiện nay và những biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát huy năng lực của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong công trình này, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt phương châm, phương pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng tổ chức Đoàn, Hội thật sự vững mạnh đi đôi với việc tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vào quản lý nhà nước, có chính sách đúng đắn đối với sự nghiệp “trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên quan đến việc xử lý giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng, trong công trình Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa, các tác giả cho rằng, cần phải tuân theo một số phương châm cơ bản, như phải giữ được bản sắc dân tộc song không được để rơi vào thái cực bảo thủ, không chịu thay đổi cho phù hợp với những điều kiện lịch sử đang
  • 30. 25 thay đổi, các giá trị truyền thống dân tộc cũng phải được hiện đại hóa; phát huy nội lực đồng thời với việc mở rộng giao lưu học hỏi bên ngoài; trong giao lưu, hội nhập phải tích cực chống âm mưu đồng hóa, xóa nhòa văn hóa truyền thống dân tộc [Xem: 54, tr.268-270]. Cũng ở góc độ chung, tác giả Đặng Hữu Toàn, trong bài viết Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (Trong công trình Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003), cho rằng, sẽ là phi khoa học, phản nhân văn nếu chúng ta chấp nhận quan niệm cho rằng khi chuyển sang kinh tế thị trường thì cần phải gạt bỏ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hoặc đẩy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ấy xuống thứ bậc dưới trong hệ các giá trị tinh thần của đời sống xã hội. Theo tác giả, trong thời đại ngày nay, một hệ thống các giá trị đạo đức xã hội sẽ không thể phát triển theo hướng tiến bộ nếu phủ nhận sạch trơn các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và không hướng tới mục tiêu ngày càng nhân đạo hóa đời sống con người [Xem: 136, tr.233]. Trong luận án tiến sĩ Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng, thực trạng, tác giả Ngô Thị Thu Ngà cũng đã đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đó chính là quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, bảo đảm sự thống nhất giữa kế thừa và đổi mới, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh. Công trình Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Nguyễn Văn Lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) đã tập trung đi sâu nghiên cứu và phân tích quy luật của kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc; phân tích tác động của các nhân tố, nhất là tác động của kinh tế thị trường đến
  • 31. 26 đời sống đạo đức của xã hội nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Có 4 nhóm phương hướng và giải pháp được tác giả đề cập, gồm: kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với nội dung và hình thức phù hợp; nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị của thế giới. Trong công trình Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, các tác giả cho rằng, việc giáo dục lối sống lành mạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc của thanh niên không thể thiếu vắng vai trò của các tổ chức đoàn thể, của gia đình, nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay, công tác này vẫn còn có những hạn chế nhất định. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục, theo tác giả, cần phải đầu tư nâng cao chất lượng các môn học giáo dục đạo đức, giáo dục công dân và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, bởi chúng chính là những môn học giúp học sinh, sinh viên nâng cao năng lực hội nhập với xã hội hiện đại, giúp họ có đủ hành trang văn hóa để bước vào đời. Đặc biệt, tác giả cũng cho rằng, cần phải có biện pháp khắc phục quan niệm "môn chính", môn phụ" rất phổ biến ở các bậc học phổ thông. Nếu như các công trình kể trên đề cập đến làm thế nào để xây dựng đạo đức thanh niên, làm thế nào để sử dụng giá trị văn hóa truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng trong điều kiện hiện nay, thì ở một góc độ khác, các tác giả trong công trình Thanh niên quân đội với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay, cho thấy vai trò của thanh niên quân đội trong quá trình này. Từ vai trò đó, các tác giả đã đề xuất phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của thanh niên quan đội trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay. Đó là tăng cường giáo dục, nâng
  • 32. 27 cao nhận thức và năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên quân đội; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên quân đội thông qua các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; thực hiện tốt hoạt động kết nghĩa với Đoàn thanh niên địa phương nơi đóng quân... [Xem: 66, tr.118-140]. Bên cạnh các công trình kể trên, còn có các công trình khác đã đề cập đến giải pháp, như Những nguyên lý Lê – nin – nít về giáo dục thanh niên (X.M. Lê – Pê – Khin, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1978)... Giáo dục truyền thống cho thanh niên (Lương Ngọc, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1992), Giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ (Trần Viết Lưu, Tạp chí Giáo dục, số 181, 2007, tr.4-6), Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008), Cần nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống ở trường Trung học phổ thông (Nguyễn Thị Hiền, Tạp chí Giáo dục, số 224, tháng 10, 2009, tr.59-60), Nhìn lại 3 năm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (Vũ Quốc Anh, Nguyễn Đắc Vinh, Tạp chí Cộng sản, số 857, 2014, tr.44-48)... Trong các công trình này, các tác giả, trên cơ sở thực trạng đối tượng nghiên cứu là thanh niên, cùng cho rằng, trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đều không thể bỏ qua vai trò của các chủ thể giáo dục như gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, cần có những biện pháp giáo dục linh hoạt. Cũng theo các tác giả, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho thanh niên, cần nêu cao tính gương mẫu trong giáo dục của các chủ thể đó. Với những điều đã trình bày như trên, có thể thấy, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Những nghiên cứu này cũng cho thấy vai trò của chúng đối với xã hội hiện đại, và do đó, cho thấy tầm quan trọng, thực trạng của việc giáo dục những giá trị này. Trên cơ sở đó, các công trình đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
  • 33. 28 giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đây là những tài liệu hết sức quý báu đối với nghiên cứu sinh trong quá trình triển khai luận án. 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay 1.3.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay Bên cạnh việc nghiên cứu những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, ở Long An cũng xuất hiện những công trình nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống của Long An - như một biểu hiện riêng trong những giá trị chung của dân tộc. Theo nhiều tác giả, Long An là một trong những vùng đất được hình thành sớm ở Nam bộ. Lịch sử Long An cũng đã được một số tác giả tập trung nghiên cứu; qua đó cho thấy, cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc, của sự hình thành các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, Long An cũng có một bề dày lịch sử; rằng, bên cạnh sự biểu hiện chung những giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cũng có biểu hiện riêng ở Long An, đặc trưng cho vùng đất của mình. Công trình Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Long An 1930 – 2005 (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An, 2005) đã khẳng định: “Là chủ nhân đi tiên phong khai mở vùng đất mới, người Long An xưa sớm mang trong mình dòng máu truyền thống Việt Nam: cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong công cuộc lao động chinh phục thiên nhiên, với lý tưởng ngày càng làm giàu đẹp cho quê hương” [69, tr.14-15]. Trong công trình này, các tác giả cũng khẳng định rằng, người Long An xưa cũng sớm có truyền thống chống áp bức, phong kiến và ngoại xâm. Công trình Lịch sử và truyền thống ngành Văn hóa thông tin Long An (Sở Văn hóa Thông tin Long An, 2008) đã giới thiệu một cách sâu sắc truyền thống văn hóa của địa phương, đó là: “Những lớp lưu dân người Việt đầu tiên đến vùng đất mới không chỉ mang theo bên mình các phương tiện sinh hoạt, công cụ sản xuất mà trong hành trang còn có cả vốn liếng vật chất và tinh thần được hun
  • 34. 29 đúc qua bao thế hệ từ vùng đất cũ. Đó là những phong tục, tập quán, đạo đức, nếp sống, vốn văn hóa, tình yêu con người, yêu quê hương đất nước, những kinh nghiệm ứng xử trong lao động, đấu tranh với tự nhiên và xã hội. Kế thừa truyền thống ấy, trải qua ba thế kỷ khai phá và xây dựng trên vùng đất phương Nam, các thế hệ tiền nhân đã sáng tạo và để lại cho ngày nay bao giá trị văn hóa vô cùng quý giá” [75, tr.07]. Lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Long An 1925 – 2007 (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) là một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thanh niên địa phương, phản ánh những giá trị lịch sử của công tác Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh trong 80 năm. Công trình đã phản ánh sự cống hiến và sự trưởng thành của thanh niên Long An, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong lời mở đầu quyển sách có đoạn: “Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tuổi trẻ Long An luôn nêu cao khí phách anh hùng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh…” [73, tr.07]. Trong giai đoạn đổi mới hôm nay, những giá trị đó là hành trang quan trọng để tuổi trẻ Long An tiếp tục gìn giữ và phát huy. Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An một cách bài bản, có hệ thống khoa học là chưa có. Tuy nhiên, các công trình, hay báo cáo trên là tài liệu hết sức hữu ích cho tác giả khi triển khai nghiên cứu đề tài luận án. 1.3.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay Như đã đề cập, việc nghiên cứu tầm quan trọng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An một cách hệ thống là chưa có. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An cũng xuất hiện rất ít ỏi. Thực trạng này chỉ được đề cập một cách rải rác, lẻ tẻ trong một số báo cáo chung về giáo
  • 35. 30 dục đạo đức, báo cáo công tác thanh niên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Long An, hay trong các báo cáo thường niên của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, các kết luận của Tỉnh ủy Long An. Vì chưa có công trình nghiên cứu một cách bài bản về giáo dục giá trị đạo đức cho thanh niên Long An hiện nay, nên các báo cáo của các ban, ngành ở Long An như một tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi triển khai nghiên cứu đề tài. Ở Long An, trong các báo cáo của Hội Liên hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh niên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, vấn đề thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên cũng đã được đề cập, nhưng vì chủ yếu nằm trong các báo cáo nên chưa có sự chuyên sâu, như: Báo cáo số 116-BC/TU ngày 13/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc Tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) về công tác thanh niên thời kỳ mới (1993-2005), Kết luận số 139-KL/TU ngày 13/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, Báo cáo số:253/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên năm 2014... Báo cáo số: 202/BC-HĐND, ngày 28/5/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An về kết quả giám sát thực hiện Luật thanh niên giai đoạn 2007 – 2014 ghi nhận: các ngành, các cấp trong tỉnh quan tâm ngày càng sâu sát đến công tác giáo dục thanh niên. Trong đó, tỉnh đã có một số cơ chế riêng nhằm phát huy vai trò của thanh niên. Từ năm 2011 đến năm 2014, tỉnh đã ban hành trên 200 văn bản thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên, trong đó có công tác giáo dục thanh niên. Báo cáo nêu: “Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân đã có những cách làm mới, sáng tạo, bước đầu đạt hiệu quả…”[62, tr.4].
  • 36. 31 Báo cáo số: 446-BC/TĐTN-TG, ngày 09/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về Sơ kết chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 – 2015 đã nhận định: công tác giáo dục thanh niên được đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nổi bật là việc tổ chức học tập 6 bài học lý luận chính trị cho đoàn viên thanh niên, việc thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đoàn về “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn”, việc xây dựng chuyên mục pháp luật trên Website Tỉnh Đoàn Long An. Báo cáo số: 100-BC/TĐTN-CTTN, ngày 29/6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Long An về kết quả thực hiện kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với thanh niên năm 2017, Báo cáo số: 44-BC/TĐTN-VP, ngày 30/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Long An về tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Long An năm 2017 đều đưa ra nhận định: công tác giáo dục cho thanh niên trong tỉnh thời gian gần đây được các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư, đáp ứng từng bước tình hình thực tiễn được đặt ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần có sự tập trung hơn nữa nhằm phát huy mọi nguồn lực xã hội cho công tác này. 1.3.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay Cũng giống như việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tầm quan trọng và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay, vấn đề nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho đối tượng này còn chưa được đề cập một cách bài bản, khoa học. Trong một chừng nhất định, đây chính là hệ quả của việc chưa nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản vấn đề lý luận và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. Song, các giải pháp đề cập trong các báo cáo khác liên quan đến chủ đề cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi triển khai luận án.
  • 37. 32 Trong những năm gần đây, trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhà nước về công tác thanh niên, trong đó có công tác giáo dục thanh niên; đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Long An cũng có một số chủ trương cụ thể về giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên tỉnh nhà, như: Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 10/11/2008 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, Chỉ thị số 78-CT/TU ngày 25/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015- 2030, Kế hoạch số:3955/KH-UBND ngày 30/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2013-2018... Kế hoạch số: 29/KH-UBND, ngày 13/02/2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2020 đã xác định: nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện tốt Chương trình phát triển thanh niên, nhất là việc giáo dục thanh niên. Điểm nổi bật là tỉnh đã xác định được các chỉ tiêu cụ thể, phân công tổ chức triển khai thực hiện, xác định được nguồn kinh phí đảm bảo. Báo cáo số: 202/BC-HĐND, ngày 28/5/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An về kết quả giám sát thực hiện Luật thanh niên giai đoạn 2007 – 2014 ngoài việc ghi nhận những kết quả đạt được, Hội đồng nhân dân tỉnh đã chỉ ra một số hạn chế, yếu kém của việc triển khai Luật, trong đó có việc giáo dục thanh niên. Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với: Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
  • 38. 33 Báo cáo số: 446-BC/TĐTN-TG, ngày 09/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Long An về Sơ kết chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 – 2015 xác định: một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh niên trong thời gian tới là tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, ý thức tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cho thanh niên. Như vậy, có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên là chưa có. Những nội dung như tầm quan trọng, hay thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho đối tượng này chỉ được đề cập một cách rời rạc, lẻ tẻ ở một số báo cáo. Song, chúng cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh trong quá trình triển khai viết đề tài luận án. 1.4. Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã có và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là nội dung được nghiên cứu tương đối nhiều. Hầu hết các công trình, khi nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cũng đều chỉ ra sự hình thành, nguồn gốc và hình thức biểu hiện của giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Đây là những thuận lợi, tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi triển khai nghiên cứu đề tài luận án của mình. Thứ hai, trên bình diện quốc gia, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cho thanh niên, cũng bắt đầu được nghiên cứu tập trung trong những năm gần đây; song, ở mức độ địa phương, cụ thể là Long An, vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều. Thứ ba, ở Long An, ngoài những bài viết mang tính bình luận, nhận xét khá đơn giản về tình hình thanh niên, hiện tại chưa có một công trình độc lập cụ thể nào nghiên cứu về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh
  • 39. 34 niên trong tỉnh. Một số định hướng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An cũng được đề cập trong các báo cáo thường niên, hội nghị chuyên đề, chính sách phát triển thanh niên của các cấp chính quyền; song, đó cũng chỉ mang tính định hướng, chứ chưa nghiên cứu một cách tổng thể, chuyên biệt những vấn đề giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, tại sao phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. Do đó, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước, từ những thành công và những vấn đề chưa được làm rõ, luận án tiếp tục nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay, bao gồm những nội dung sau: - Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở hình thành và một số giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. - Thứ hai, làm sáng tỏ tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cho thanh niên Long An hiện nay. - Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. - Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay. Kết luận Chương 1 Có thể thấy, ở góc độ cấp quốc gia, đề tài nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là nội dung không mới. Có rất nhiều công trình, tác phẩm, bài viết về vấn đề này. Có những công trình khá công phu, nghiên cứu về quá trình hình thành, sự phát triển của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Một số công trình chỉ nghiên cứu một hoặc vài khía cạnh của vấn đề, như: tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay, thực trạng, giải pháp để thực hiện tốt nội dung này... Cũng có những công trình nghiên cứu với từng đối tượng thanh niên cụ thể, như: học sinh, sinh viên, thanh
  • 40. 35 niên trong quân đội... Đây chính là những tiền đề, tư liệu rất hữu ích cho nghiên cứu sinh vận dụng vào đề tài luận án của mình. Ở góc độ địa phương Long An, những công trình nghiên cứu về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc còn rất ít, tản mạn, nhất là với đối tượng là thanh niên. Do vậy, việc thực hiện đề tài giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay là cần thiết. Qua đó, sẽ đánh giá đúng thực trạng, sẽ thấy được những vấn đề còn bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu sâu liên quan đến đề tài luận án, tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay.
  • 41. 36 CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO THANH NIÊN LONG AN HIỆN NAY 2.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, các khái niệm 2.1.1. Đạo đức Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện từ rất sớm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp cổ đại. Có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức. Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại, đạo có nghĩa là con đường, đường đi, đức chính là nhân đức, đức tính. Như vậy, đạo đức chính là những yêu cầu, nguyên tắc được đặt ra từ phía xã hội mà mỗi người phải tuân theo. Khi nói đến đạo đức, người phương Tây vừa nói đến lề thói, tập tục, vừa nói đến cả tính cách, phẩm chất của con người hình thành trong quan hệ giữa họ với nhau và trong xã hội con người nói chung. Cho đến nay, người ta vẫn coi Xôcrát là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức học. Khác với các quan niệm trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho rằng, đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Theo các ông, trước khi làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, con người phải ăn uống mặc ở, tức là sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống: "Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp… tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta” [85, tr.500]. Các ông cho rằng, những lý luận, những sản phẩm tinh thần tách ra khỏi lịch sử hiện thực thì chúng chẳng có giá trị gì hết; do vậy, khi nghiên cứu vấn đề đạo
  • 42. 37 đức cũng cần phải có một quan điểm như vậy: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [86, tr.137]. Như vậy, sự hình thành đạo đức luôn bắt đầu từ những cơ sở hiện thực. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với quá trình lao động. Trong quá trình lao động, nhờ có tư duy, con người nhận ra sự cần thiết phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Sự tương trợ đó ban đầu được xác định trên cơ sở lợi ích của sự tương trợ lẫn nhau. Về sau, sự tương trợ đó trở thành thói quen, tập quán, thành sự tự nguyện. Đó chính là cơ chế hình thành đạo đức [Xem: 12, tr.68-69]. Theo từ điển triết học Liên Xô: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không trừ lĩnh vực nào” [143, tr.156]. Từ điển Triết học giản yếu (Việt Nam) cho rằng, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng [Xem: 101, tr.145]. Tóm lại, có thể thấy, đạo đức là “những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi con người một cách tự giác, tự nguyện sao cho phù hợp với lợi ích của xã hội trong các quan hệ xã hội của mình. Cụ thể hơn, chúng tôi đồng tình với quan niệm coi đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [60, tr.8]. Kết cấu của đạo đức: Nghiên cứu về cấu trúc đạo đức, dưới góc độ ý thức và thực tiễn, về cơ bản, có thể thấy rằng, đạo đức bao gồm ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Ý
  • 43. 38 thức đạo đức bao gồm chủ yếu tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và ý chí đạo đức. Ý thức đạo đức biểu hiện ra trong các hoạt động thì đó chính là thực tiễn đạo đức. Đây là hệ thống các hành vi đạo đức của con người được nảy sinh trên cơ sở của ý thức đạo đức [Xem : 60, tr.14-15]. Đặc điểm của đạo đức: Một là, đạo đức chịu sự tác động của điều kiện kinh tế, khi điều kiện kinh tế có sự biến đổi, thì đạo đức cũng sẽ có sự biến đổi nhất định. Ph.Ăngghen đã từng nhận xét: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [86, tr.137]. Một trong hai phát minh vĩ đại của C.Mác đó là quan niệm duy vật về lịch sử. Quan niệm đó khẳng định rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Với tư cách yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, đạo đức được hình thành và phát triển trong xã hội là do “Tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ quy định”. Sự thay đổi của chế độ kinh tế làm thay đổi đời sống đạo đức xã hội. Chẳng hạn, thời công xã nguyên thủy, khi của cải làm ra chưa nhiều và chế độ sở hữu vẫn là sở hữu chung của cộng đồng, thì chuẩn mực đạo đức “không được ăn cắp” chưa xuất hiện. Sang chế độ nông nô, khi sở hữu tư nhân bắt đầu xuất hiện, lúc đó đã xuất hiện chuẩn mực đạo đức “không được ăn cắp”, v.v.. Về cơ bản, có thể thấy rằng, chế độ kinh tế thời công xã nguyên thủy thì có đạo đức công xã nguyên thủy. Chế độ kinh tế thời phong kiến có đạo đức xã hội phong kiến. Chế độ kinh tế tư sản có đạo đức xã hội tư sản, v.v.. Mỗi chế độ kinh tế - xã hội khác nhau thì có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức khác nhau. Về vấn đề này, C.Mác đã từng nhận xét: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [84, tr.15]. Tuy bị các quan hệ kinh tế quy định, nhưng các quan hệ kinh tế không phải là cơ sở duy nhất, trực tiếp quy định nội dung và đặc trưng riêng biệt của đạo đức. Chẳng hạn như, hiện nay kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ,