SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 56
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.011
LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian từ 06/02/2012 đến 28/04/2012 em đã thực tập tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thăng Long với đề tài “ Công
tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Bắc Á Chi nhánh
Thăng Long - Thực trang và giải pháp giai đoạn 2009 - 2011 “
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của em. Những số
liệu nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn từ các tài liệu của Chi
nhánh. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý luận và quá
trình nghiên cứu thực tiễn. Nếu có sai sót Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Hạnh
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.012
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................1
MỤC LỤC ................................................................................................2
CHƯƠNG I...............................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................6
1.1. Tổng quan về NHTM .........................................................................6
1.1.1. Khái niệm về NHTM...................................................................... 6
1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của NHTM ........................................ 7
1.2.2. Vai trò của vốn huy động đốivới hoạt động kinh doanh của NHTM
............................................................................................................. 16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại..............................................................................................17
1.3.1. Nhân tố khách quan...................................................................... 17
1.3.2. Nhân tố chủ quan ......................................................................... 19
CHƯƠNG II...........................................................................................21
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH THĂNG LONG.....................................21
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long....21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP – chi nhánh
Thăng Long........................................................................................... 21
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bắc Á – chi
nhánh Thăng Long trong năm 2009 – 2011............................................. 22
2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh.............................25
2.2.1. Các sảnphẩm tiền gửi tại ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh
Thăng Long giai đoạn 2009 - 2011....................................................... 25
2.2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh....................... 27
2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á – chi
nhánh Thăng Long .................................................................................39
2.3.1. Kết quả đạt được.......................................................................... 39
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.013
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại....................................................................... 40
2.3.3. Những nguyên nhân còn tồn tại hạn chế ........................................ 40
CHƯƠNG III..........................................................................................42
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á - CHI NHÁNH
THĂNG LONG.......................................................................................42
3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP chi
nhánh Thăng Long .................................................................................42
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc
Á chi nhánh Thăng Long ........................................................................42
3.2.1. Củng cố mạng lưới hiện có, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
vốn để thu hút nguồn tiền gửi của dân cư................................................ 43
3.2.2. Tăng cường marketing trong ngân hàng nhằm phát triển sản phẩm và
đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng .............................................. 44
3.2.3. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng............................... 45
3.2.4. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ............................... 46
3.2.5. Chú trọng công tác phân tích nguồn vốn........................................ 47
3.2.6. Củng cố, nâng cao uy tín, tạo niềm tin với khách hàng, duy trì mối
quan hệ với khách hàng lớn, tìm kiếm thêm khách hàng và các dự án mới 49
3.2.7. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ............................. 49
3.3. Một số kiến nghị...............................................................................51
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ............................................... 51
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ......................................................... 52
3.3.1. Kiến nghị đối với NHTMCP Bắc Á............................................... 52
KẾT LUẬN.............................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................56
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.014
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với hoạt động ngân hàng vốn là yếu tố chủ yếu quyết định mọi
hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các ngân hàng thương mại hiện nay vốn tự
có chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác.
Trong đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy,
có thể khẳng định vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn
quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng.
Tại Việt Nam hiện nay huy động vốn hay là việc khai thác lượng tiền
nhàn rỗi trong công chúng hộ gia đình, của các tổ chức kinh tế xã hội hay tổ
chức tín dụng khác của ngân hàng thương mại còn nhiều vấn đề cần giải
quyết. Làm sao để giảm chi phí, có quy mô ổn định, phù hợp trong việc tài trợ
cho các danh mục tài sản, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng, giúp ngân
hàng giảm thiểu rủi ro. Do đó việc tăng cường huy động vốn với chi phí hợp
lý và ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng đối với
ngân hàng.
Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và
vai trò của ngân hàng thương mại, với những nghiệp vụ không ngừng được
cải thiện và mở rộng cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các
dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Việc làm này của các ngân hàng
thương mại đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu,
đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô sản
xuất, góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để có thể thực hiện
tất cả các nghiệp vụ trên ngân hàng phải có nguồn vốn. Với sự xuất hiện của
các tổ chức tài chính nước ngoài, tổ chức tài chính mới trong nước như bảo
hiểm hay chứng khoán làm cho nguồn vốn chảy và ngân hàng ngày càng giảm
dần. Chính vì thế , muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường mới, các
ngân hàng luôn luôn cần có nguồn vốn dồi dào. Khi đó, huy động vốn trở
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.015
thành biện pháp hữu hiệu cho ngân hàng thương mại thực hiện chiến lược của
mình.
Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á qua 18 năm hoạt động đã đạt
được những thành tựu đáng kể cả trong công tác huy động vốn, cả trong công
tác tín dụng. Ngân hàng đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng vốn
huy động để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Chính vì thế Em đã quyết định chọn đề tài “ Công tác huy động vốn
tại ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long, thực trạng và giải
pháp giai đoạn 2009 – 2011 “ để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Kết cấu bài luận văn chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vềNHTM và hoạt động huy động vốn của
NHTM
Chương 2: Thực trạng của công tác huy động vốn của NHTMCP Bắc Á
- chi nhánh Thăng Long
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP
Bắc Á – chi nhánh Thăng Long
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài cố gắng của bản thân, Em đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo là Thạc Sĩ Đặng Thị
Ái, đồng thời là sự giúp đỡ của anh chị nhân viên của ngân hàng TMCP Bắc
Á – chi nhánh Thăng Long. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo và
các anh chị nhân viên đã giúp đỡ Em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.016
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về NHTM
1.1.1. Khái niệm về NHTM
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng – Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền
kinh tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những
vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các NHTM
mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Có nhiều khái niệm khác nhau
về Ngân hàng thương mại:
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng
thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và
chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng
l0/1998:
“ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan ”.
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định
nghĩa: “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu
lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước “.
Theo luật Tổ Chức Tín Dụng năm 2010: Ngân hàng thương mại là
loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.017
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng có thể hiểu
tổng quát: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động
tiền gửi dưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn
huy động này và vốn chủ sở hữu của ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ
cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi
giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế.
1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.2.1. Hoạt động tạo lập vốn
Cũng như những doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh phải có
vốn. Tạo lập vốn là nhiệm vụ quan trọng của NHTM. Ngoài số vốn tự có
được hình thành từ vốn điều lệ, quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại thì các ngân
hàng thương mại còn tạo lập vốn thông qua việc huy động nguồn tiền tạm
thời nhàn rỗi trong xã hội.
Nghiệp vụ tạo lập vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản của
NHTM. NHTM đã “góp nhặt” nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới các hình
thức bằng tiền hoặc bằng vàng được huy động thông qua các hình thức: tiền
gửi, phát hành giấy tờ có giá, vốn đi vay NHNN hoặc TCTD khác.
Ngân hàng mở các dịch vụ nhận tiền gửi để đảm bảo hộ người gửi
tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Để tìm và thu hút các khoản tiền gửi các
ngân hàng thương mại thường đưa ra những mức lãi suất huy động khá hấp
dẫn, kèm theo các chương trình khuyến khích gửi tiền như phần thưởng cho
khách hàng gửi tiền hay là quay giải thưởng. Sau khi thu hút vốn ngân hàng
sẽ “ gián tiếp” thu “phí” thông qua thu nhập của việc sử dụng khoản tiền đó.
Hoạt động tạo lập vốn là hoạt động cơ sở cũng như tiền đề cho hoạt
động cho vay. Bất kỳ một ngân hàng nào muốn cho vay được đều phải đi huy
động vốn. Huy động vốn vừa sinh lời cho các cá nhân, tổ chức gửi tiền cũng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.018
vừa tạo nguồn vốn cho chính ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền
tệ.
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Sử dụng vốn trong ngân hàng thương mại bao gồm: Dữ trữ, Đầu tư và
cho vay
 Dự trữ của ngân hàng thương mại : bao gồm Tồn quỹ, Tiền gửi của
ngân hàng trung ương, tiền gửi TCTD khác.
Bên cạnh dự trữ bắt buộc, NHTM còn phải có các khoản dự trữ để
đáp ứng nhu cầu thanh toán hằng ngày. Phần dự trữ này nhiều hay ít phụ
thuộc vào thời hạn của các khoản nợ, các cam kết giải ngân và nhu cầu thanh
toán thông thường hàng ngày của khách hàng ...
Phần dự trữ này sinh lời thấp hoặc không sinh lời nhưng nó có tính
lỏng cao nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và sự an toàn trong hoạt động
kinh doanh khác của ngân hàng
 Đầu tư : Là một trong những lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận
lớn cho ngân hàng thương mại. Hoạt động đầu tư tuy có quy mô và tỷ trọng
nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với việc tạo điều kiện cho NHTM thâm
nhập vào nền kinh tế. Các ngân hàng hiện nay được phép đầu tư chứng khoán,
đầu tư tài chính ...
 Cho vay : là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua
hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới
hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động từ trong xã hội để
đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống
Hoạt động cho vay một mặt mang lại thu nhập cho ngân hàng, mặt
khác chứa đựng rủi ro cho ngân hàng. Nếu cho vay một cách có hiệu quả sẽ
bù đắp được chi phí huy động vốn và thu được lợi nhuận. Ngược lại nếu cho
vay không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và tính chất
an toàn của hệ thống ngân hàng. Do vậy, yêu cầu các ngân hàng thương mại
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.019
phải xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn và không ngừng đa
dạng hóa các loại hình cho vay.
1.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh hoạt động tạo lập vốn, sử dụng vốn ngân hàng còn cung cấp
nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ
quản lý ngân qũy, bảo quản vật có giá, cho thuê tài sản …
 Dịch vụ mua bán ngoại tệ
Dịch vụ mua bán ngoại tệ được ngân hàng thực hiện, ngân hàng đứng
ra mua và bán một loại tiền này chẳng hạn VNĐ, USD để lấy một loại tiền
khác như EURO, JYP … và hưởng phí dịch vụ
Có các phương thức mua bán ngoại tệ như: hợp đồng mua bán trao
ngay, hợp đồng mua bán có kỳ hạn, hợp đồng mua bán tương lai, hợp đồng
mua bán quyền chọn.
 Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD ( bên bảo
lãnh) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực
hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Khách hàng phải nhận nợ và trả nợ cho TCTD số tiền đã được trả thay.Trong
thương mại quốc tế, Bảo lãnh ngân hàng được xem như loại hình tài trợ ngoại
thương nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi
phạm nghĩa vụ của các bên đối tác có liên quan.
Có nhiều loại bảo lãnh được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
+ Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh, bảo lãnh được chia
làm hai loại là bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp.
+ Căn cứ vào mục đích bảo lãnh có bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh
thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm
chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán và các loại bảo lãnh khác.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0110
 Dịch vụ kinh doanh vàng, bạc, đá quý
Các ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh về
vàng bạc, đá quý theo quy định của ngân hàng trung ương. Do đặc thù riêng
của nghiệp vụ này, NHTM phải tổ chức bộ phận kinh doanh riêng. Các
nghiệp vụ kinh doanh như:
+ Gia công chế tác vàng, bạc, đá quý
+ Mua bán vàng, bạc, đá quý
+ Cho vay kim loại quý
 Dịch vụ kinh doanh chứng khoán
Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng phải tổ chức bộ phận kinh doanh
riêng hoặc có thể thành lập công ty chứng khoán phụ thuộc. Các công ty
chứng khoán có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau về chứng khoán
như: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục vốn đầu tư, tư
vấn đầu tư chứng khoán.
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngân hàng phải
tuân theo những quy định của ngân hàng nhà nước
Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn có những dịch vụ khác như:
dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ quản lý tài sản có giá, dịch vụ thông tin tư vấn…
1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM
1.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTM
Vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền ( nội tệ và ngoại
tệ) và bằng vàng được hình thành từ ba bộ phận: Vốn huy động từ tiền gửi,
vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá và vốn đi vay
1.2.1.1. Vốn huy động từ tiền gửi
Để huy động vốn, các ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi
khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà các
ngân hàng đưa ra đều có đặc điểm riêng làm cho chúng phù hợp hơn với nhu
cầu của khách hàng trong việc tiết kiệm và thực hiện thanh toán. Căn cứ vào
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0111
nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các NHTM bao gồm tiền gửi của tổ chức
kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác.
 Tiền gửi của tổ chức kinh tế:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có
một bộ phận vốn nhàn rỗi tạm thời như: Khấu hao đã trích nhưng chưa đến
lúc sử dụng; Tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên liệu, trả lương; Các
quỹ đầu tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến
… Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế
có thể gửi số vốn đó vào ngân hàng. Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử
dụng vốn đơn vị có thể thanh toán qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch
vụ khác của ngân hàng. Khi đó, họ cần phải gửi vốn vào ngân hàng. Tổ chức
kinh tế có thể gửi vốn vào ngân hàng dưới các hình thức: Tiền gửi không kỳ
hạn và tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau. Đồng thời ngân hàng sẽ
mở cho đơn vị các tài khoản tương ứng để thuận tiện trong việc sử dụng.
+ Tiền gửi không kỳ hạn : Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi mà
người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng có nghĩa vụ phải thỏa mãn
nhu cầu đó. Loại tiền gửi này có mục đích chính là để thanh toán
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, mặc dù việc gửi và rút tiền có thể
thực hiện bất cứ lúc nào, ngân hàng khó xác định trước, nhưng trên thực tế
luôn có sự chênh lệch về thời gian và số lượng giữa việc gửi tiền và rút tiền,
cho nên tại mỗi ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi không kỳ hạn và
ngân hàng có thể sử dụng để cho vay. Lãi suất loại tiền gửi này thường thấp,
thậm chí có những khoản tiền ngân hàng không phải trả lãi. Cho nên nguồn
vốn này giúp cho ngân hàng hạ thấp giá mua vốn, nâng cao khả năng cạnh
tranh trong cho vay và đầu tư.
+ Tiền gửi có kỳ hạn : Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có sự thỏa
thuận về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút theo
thời hạn đã thỏa thuận, song trên thực tế để thu hút khoản tiền gửi này với kỳ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0112
hạn dài các ngân hàng thường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách
hàng chỉ được hưởng lãi suất theo lãi suất không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi
suất tương ứng theo kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định.
Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hàng chủ động trong quá
trình sử dụng.Vì vậy, để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân
hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp với thời gian nhàn
rỗi vốn của mỗi đơn vị, mỗi kỳ hạn có mức lãi suất tương ứng theo nguyên
tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao.
 Tiền gửi của dân cư : Tiền gửi của dân cư là bộ phận thu nhập bằng
tiền của tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đíchtiết
kiệm, kiếm lời và để thanh toán. Tiền gửi của dân cư bao gồm hai loại: Tiền
gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán
+ Tiền gửi tiết kiệm : Đây là hình thức huy động vốn truyền thống
của ngân hàng. Với loại tiền này, người gửi được ngân hàng giao cho một sổ
tiết kiệm, trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm đó có thể dùng làm vật cầm cố
hoặc được chiết khấu để vay vốn ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau.
+ Tiền gửi thanh toán : Các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu
và được pháp luật cho phép thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Khi đó họ
cũng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng và gửi tiền vào đó để
đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như để sử dụng các tiện ích khách có liên
quan của ngân hàng
Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm và
tiền gửi thanh toán của dân cư tạo nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
thương mại
Trên thực tế tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong
tổng vốn huy động của ngân hàng. Để khai thác nguồn vốn này, các ngân
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0113
hàng luôn chú trọng trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như:
Huy động bằng vàng, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm một nơi nhưng lĩnh
nhiều nơi với lãi suất hợp lý …
 Tiền gửi khác: Ngoài hai loại tiền gửi trên tại các ngân hàng thương
mại còn có thêm các loại tiền gửi khác như:
+ Tiền gửi của TCTD khác
+ Tiền gửi của kho bạc nhà nước
+ Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội
1.2.1.2. Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá
Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua phát hành giấy tờ có
giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi …
+ Kỳ phiếu : Là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập
phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định
trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác. Là một hình
thức huy động ngắn hạn của ngân hàng
+ Trái phiếu : Trái phiếu là loại chứng khoán được phát hành dưới
dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ ( bao gồm nợ
gốc và lãi) của tổ chức phát hành đối với người sở hữu. Là hình thức huy
động trung – dài hạn của ngân hàng
Trên trái phiếu thông thường có ba nội dung chính đó là: Mệnh
giá, lãi suất định kỳ(coupon), thời hạn. Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ -
con nợ giữa nhà phát hành và người đầu tư. Là chủ nợ - người nắm giữ trái
phiếu( trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán đã cam kết về khối lượng
và thời hạn, nhưng không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát
hành. Lãi suất của các trái phiếu là rất khác nhau được quy định bởi: Cung –
cầu vốn trên thị trường tín dụng, mức độ rủi ro của từng nhà phát hành và
từng đợt phát hành, thời gian đáo hạn của các trái phiếu.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0114
+ Chứng chỉ tiền gửi : Là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát
hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân. Chứng chỉ tiền gửi có thể là
chứng chỉ tiền gửi ghi danh, chứng chỉ tiền gửi vô danh, chứng chỉ tiền gửi
ghi sổ. Quyền lợi cơ bản của người sở hữu chứng chỉ tiền gửi là : Được hưởng
lãi suất trễ số tiền đã mua, được quyền chuyển nhượng, cho tặng theo quy
định của pháp luật và tổ chức phát hành và các quyền lợi khác do tổ chức phát
hành quy định.
Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi
là các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập
tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây là một kênh đầu tư của
người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng hay cơ hội đầu tư trực
tiếp. Các giấy tờ này có khả năng chuyển đổi dễ dàng sang tiền khi cần thiết
bằng cách bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân
hàng.
Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có
khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn
chủ động trong sử dụng vốn. Hình thức này thường được thực hiện khi ngân
hàng tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh
của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong
toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thống Đốc ngân hàng
trung ương.
1.2.1.3. Vốn đi vay
Trong quá trình kinh doanh của NHTM luôn có tình trạng thừa hoặc
thiếu vốn, đó là khi huy động nhưng chưa cho vay hết, hay khi khách hàng có
nhu cầu vay lớn nhưng nguồn vốn lại không đủ, hoặc người gửi tiền rút tiền
trước thời hạn trong khi đó vốn cho vay chưa đến lúc thu hồi. Khi đó các
NHTM có thể gửi các TCTD để hưởng lãi, hay đi vay để tận dụng cơ hội kinh
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0115
doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. NHTM có thể vay vốn ở các TCTD
khác hoặc vay vốn ở NHTW
 Vốn vay của TCTD khác
Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi
nhánh và hạch toán toàn ngành, thực hiện điều chuyển giữa các chi nhánh qua
hội sở chính, khi thừa vốn các chi nhánh về hội sở chính, khi thiếu vốn các
chi nhánh được nhận vốn điều chuyển từ hội sở chính. Vì vậy, việc vay vốn
của TCTD khác trong và ngoài nước thường chỉ thực hiện ở ngân hàng trung
ương của từng hệ thống.
 Vốn vay của NHTW
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, và là ngân
hàng cho vay cuối cùng của các ngân hàng trong nền kinh tế.Vì vậy, các
NHTM có thể được NHTW cho vay vốn khi cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay
NHNN cho các NHTM vay vốn ngắn hạn dưới các hình thức:
+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn
hạn khác
+ Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá
ngắn hạn khác
Ngoài ra NHNN còn cho NHTM vay bổ sung thiếu hụt trong thanh
toán bù trừ. Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ Tướng chính phủ chấp
thuận, NHNN còn cho vay đối với những ngân hàng tạm thời mất khả năng
chi trả có nguy cơ gấy mất an toàn cho toàn hệ thống.
Vốn vay từ TCTD khác và vay từ NHTW thường chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng vốn kinh doanh của NHTM, cho nên ngoài tác dụng góp phần gia
tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng, nó còn có ý nghĩa trong
việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu suất sử
dụng vốn của NHTM.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0116
Bên cạnh những nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động
NHTM còn có thể tạo lập vốn của mình từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Vốn trong thanh toán
+ Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hay của các tổ chức
trong nước hay ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Các nguồn vốn này của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử
dụng đôi khi rất ngắn, nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này ngân hàng
không phải tố kém chi phí huy động, nhưng lại có điều kiện phát triển các
nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
1.2.2. Vaitrò củavốnhuyđộng đốivớihoạtđộngkinhdoanhcủaNHTM
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải
có vốn, vốn là nhân tố chủ yếu quyết định đến khả năng, quy mô hoạt động
của ngân hàng.
Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn cho phép mở rộng các hình
thức kinh doanh hay giúp cho các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi
nhuận. Vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động. Vốn huy
động có vai trò hết sức to lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
 Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất
kinh doanh đều cần có vốn, vốn quyết định khả năng kinh doanh của doanh
nghiệp. NHTM vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ sở để ngân
hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu vốn NHTM không thể
thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vốn là điểm xuất phát đầu tiên trong
hoạt động kinh doanh của NHTM
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0117
 Vốn huy động đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng
Một NHTM có thể thu hút được được đông đảo khách hàng đến gửi
tiền và sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị
trường. Uy tín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh
toán cho khách hàng khi họ yêu cầu. Khả năng thanh toán của ngân hàng
thường tỷ lệ thuận với khối lượng vốn mà ngân hàng đó có. Nếu có vốn lớn,
thì năng lực thanh toán của ngân hàng được nâng cao, do đó uy tín của ngân
hàng được nâng cao từ đó sẽ thu hút nhiều khách hàng và nâng cao vị thế của
mình trên thị trường.
 Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh
của ngân hàng
Với mỗi ngân hàng quy mô, trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề để
thu hút vốn. Đồng thời khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng
khối lượng tín dụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay. Do đó, tiềm
lực về vốn lớn ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo cho ngân
hàng ưu thế cạnh tranh, và giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các
hình thức liên doanh, liên kết, cho thuê, mua bán, kinh doanh chứng khoán.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại.
1.3.1. Nhântố khách quan
 Môi trường pháp luật – chính trị
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự
giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính Phủ. Môi
trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt các cơ hội mới và thách
thức mới cho hoạt động ngân hàng. Cụ thể như việc Nhà nước ban hành
những chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng như quy định chính sách
tiết kiệm, chính sách lãi suất, chính sách thu hút vốn. Khi những chính sách
này có thay đổi nó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0118
Không một quốc gia nào phát triển mà môi trường chính trị không ổn
định. Sự ổn định chính trị có tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của các ngân
hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Ổn định chính trị
tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, từ đó tạo điều
kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Điều này càng quan trọng
hơn khi Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có tác động mạnh mẽ đến công tác huy động vốn
của NHTM. Trong nền kinh tế tăng trưởng cao mới có tích lũy trong doanh
nghiệp và dân cư. Do đó tiền gửi vào các NHTM mới gia tăng. Ngoài ra trong
một nền kinh tế tăng trưởng thì công nghệ ngân hàng được hiện đại hóa,
người dân có thói quen sử dụng những tiện ích do ngân hàng cung ứng.
Nghiệp vụ thanh toán chủ yếu thực hiện thông qua ngân hàng, từ đó ngân
hàng thu được nhiều khoản vốn
Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát thất
nghiệp tăng. Hoạt động của các doanh nghiệp giảm sút. Từ đó thu hút vốn
không thuận lợi ảnh hưởng đến cơ cấu và chất lượng vốn của ngân hàng.
Lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy
động vốn của ngân hàng. Lạm phát cao hay biến động cao làm cho đồng tiền
mất giá. Người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà đổi sang dữ trữ bằng
hình thức khác. Điều này làm giảm khoản mục tiền gửi của NHTM, NHTM
phải bỏ chi phí cao hơn trong khi nguồn huy động không ổn định làm cho
chất lượng nguồn vốn của ngân hàng giảm sút.
 Môi trường văn hóa – xã hội
Đây cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến huy động vốn
của ngân hàng. Một môi trường văn hóa – xã hội tốt con người có xu hướng
gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0119
Ngoài ba nhân tố trên môi trường công nghệ cũng tác động đến hoạt
động huy động vốn. Những thay đổi và tiến bộ trong công nghệ ứng dụng vào
ngân hàng cho phép ngân hàng đổi mới lớn trong hoạt động chung và đặc biệt
là hoạt động huy động vốn. Công nghệ tiên tiến mang lại tiện ích thiết thực
cho hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng.
1.3.2. Nhântố chủ quan
 Chính sách lãi suất huy động vốn và các dịch vụ đi kèm
Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của
ngân hàng thương mại. Khi người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng tiền
được an toàn và thu được khoản lãi nhất định. Vì thế ngân hàng phải có mức
lãi suất hợp lý nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Hiện nay, hầu hết các ngân
hàng để thu hút tiền gửi đều có mức lãi suất linh hoạt, chia nhỏ lãi suất theo
những kỳ hạn khác nhau. Ngoài ra, khách hàng còn quan tâm đến những lợi
ích của mình khi gửi tiền như các quà tặng, được tham gia bốc thăm trúng
thưởng …
 Trình độ quản lý và đội ngũ cán bộ nhân viên
Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực quản lý về mặt
nhân sự thì trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng dự
đoán được rủi ro xảy ra, dự đoán được một môi trường đầu tư của mình có
hiệu quả hay không, nắm bắt được những biến động của thị trường một cách
nhanh chóng để có thể tư vấn cho khách hàng của mình nên đầu tư vào đâu
hiệu quả nhất. Mặt khác, do quản lý tốt nên trong quá trình hoạt động ngân
hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, từ đó có điều kiện thu hút khách
hàng gửi tiền cũng như vay vốn.
 Mạng lưới phục vụ
Mạng lưới hoạt động rộng rãi và phù hợp với điều kiện kinh tế sẽ
thuận lợi hơn trong huy động vốn. Một ngân hàng có mạng lưới hoạt động
rộng khắp các địa bàn có khả năng thu hút khách hàng gửi tiền nhiều hơn là
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0120
ngân hàng có mạng lưới hoạt động hẹp hơn. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ còn
thể hiện tiềm lực tài chính của ngân hàng, mạng lưới rộng thể hiện tiềm lực
tài chính khá mạnh, tạo uy tín cho khách hàng, thu hút khách hàng gửi tiền.
 Các hình thức huy động
Để thu hút tối đa các nguồn vốn trong nền kinh tế thì NHTM đã đa
dạng hóa các hình thức huy động và các nguồn huy động phong phú hơn.
Ngân hàng có các hình thức huy động vốn phong phú, nhiều tiện ích cho
khách hàng thì thu hút được càng nhiều khách hàng.
Ngoài những yếu tố nêu trên còn có nhưng yếu tố liên quan đến thông
tin, uy tín của ngân hàng, những tiện ích trong thanh toán
 Văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới vốn huy động
của ngân hàng. Một nền kinh tế có truyền thống không sử dụng tiền mặt để
thanh toán sẽ giúp ngân hàng tăng khoản tiền gửi thanh toán, ngược lại truyền
thống thanh toán dùng tiền mặt.
 Thói quen, tâm lý tiêu dùng và tiết kiệm của khách hàng
Thói quen của khách hàng trong việc tiêu dùng và tiết kiệm cũng ảnh
hưởng tới vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể, khách hàng có thói quen tiết
kiệm hơn là tiêu dùng thì có xu hướng gửi vào ngân hàng, từ đó ngân hàng
tăng vốn huy động từ dân cư
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0121
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP – chi
nhánh Thăng Long
Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long là một chi nhánh cấp
1 của ngân hàng TMCP Bắc Á. Được thành lập năm 2005, ban đầu thành lập
là một chi nhánh cấp 2. Và đến năm 2008 được nâng cấp thành chi nhánh cấp
1 của ngân hàng TMCP Bắc Á.
Ngân hàng TMCP Bắc Á - chi nhánh Thăng Long( gọi tắt là chi
nhánh Thăng Long) có trụ sở đặt tại 337 đường Trường Chinh, Thanh Xuân,
Hà Nội.
Chi nhánh Thăng Long có 2 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm: Bao gồm
+ Phònggiao dịch Cát Linh: Địa chỉ 10A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
+ Phònggiao dịchHào Nam: Địa chỉ 139 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
+ Quỹ tiết kiệm Trường Chinh: Địa chỉ 22 Trường Chinh, Thanh
Xuân, Hà Nội
+ Quỹ tiết kiệm Đền Lừ: Địa chỉ 382 lô 6, Đền Lừ II, Hoàng Văn
Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.
Chi nhánh Thăng Long có khoảng 52 nhân viên, bao gồm cả ban quản
lý, các nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học.
Chi nhánh Thăng Long là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Bắc
Á. Thực hiện các chức năng chính là huy động vốn và cho vay. Là một tổ
chức trung gian tài chính kinh tế. Thực hiện nhiệm vụ thu hút vốn bằng các
loại tiền gửi, sau đó dùng vốn này để cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0122
đầu tư, thực hiện các hoạt động dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh,… nhằm thu
được chênh lệch và hoạt động có hiệu quả.
Sơ đồ :Cơ cấutổ chức của ngânhàng TMCP Bắc Á– chinhánh Thăng Long
( Nguồn :Phòng tổ chức hành chính )
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bắc Á –
chi nhánh Thăng Long trong năm 2009 – 2011..
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh
Thăng Long đã không gặp ít khó khăn nhưng bên cạnh cũng có nhiều thuận
lợi nhất định. Cùng với việc khắc phục những khó khăn và nắm bắt những cơ
hội để từ đó đề ra những mục tiêu, bước đi và giải pháp phù hợp Ngân hàng
đã có những kết quả nhất định sau:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG GIAO
DỊCH
QUỸ TIẾT
KIỆMCHI NHÁNH
PHÒNG
KIỂM
SOÁT
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
NGUỒN
VỐN VÀ
NGÂN
QUỸ
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
TÍN
DỤNG
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0123
 Trong công tác huy động vốn
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng NV huy động 603.837 100 681.194 100 784.374 100
Nguồn nội tệ( VNĐ) 525.338 86,99 588.180 86,34 682.405 87
Nguồn ngoại tệ 78.499 13,01 93.014 13,66 101.969 13
( Nguồn: Báo cáo huy động vốn ngân hàng TMCP Bắc Á Thăng Long năm 2009-
2011)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân
hàng tăng do cả nguồn huy động nội tệ và nguồn huy động ngoại tệ đều tăng.
Cả ba năm 2009 – 2011 tỷ trọng nguồn vốn nội tệ đều chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 nguồn vốn nội tệ là 525.338 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng l86,99% còn nguồn vốn ngoại tệ là 78.499 triệu đồng chiếm tỷ
trọng là 13,01%. Năm 2010 cả nguồn nội tệ và ngoại tệ tăng lên và tỷ trọng
nguồn nội tệ vẫn tiếp tục cao, nguồn nội tệ là 588.180 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 86,34%, nguồn ngoại tệ là 93.014 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,66%.
Năm 2011 các nguồn vốn tiếp tục tăng so với 2010 và nguồn nội tệ vẫn chiếm
tỷ trọng rất cao, nguồn nội tệ là 682.405 triệu đồng chiếm gần 87%, nguồn
ngoại tệ là 101.969 triệu đồng chiếm gần 13 %. Do chi nhánh nằm trong địa
bàn nội địa lại có quan hệ chủ yếu với những khách hàng trong nước nên vốn
huy động bằng VNĐ chiếm ưu thế hơn hẳn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0124
 Công tác tín dụng
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng dư nợ 115.045 100 127.147 100 140.356 100
Dư nợ ngắn hạn 90.531 78,69 101.446 79,78 113.689 81.01
Dư nợ trung hạn 14.955 12,99 16.129 12,68 16.815 11,98
Dư nợ dài hạn 9.559 8,32 9.572 7,54 9.852 7,01
(Nguồn: Báo cáo tín dụng ngân hàng TMCP Bắc Á Thăng Long 2009-2011)
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh có xu hướng tăng trong giai đoạn
2009 – 2011. Năm 2009 tổng dư nợ là 115.045 triệu đồng, năm 2010 tăng lên
thành 127.147 triệu đồng, năm 2011 tăng lên thành 140.356 triệu đồng. Trong
tổng dư nợ nhìn chung thì dư nợ ngắn hạn ở cả ba năm đều chiếm tỷ trọng cao
nhất. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 90.531 triệu đồng chiếm tỷ trọng là
78,69%, dư nợ trung hạn là 14.955 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 12,99%, còn
dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng bé nhất chỉ chiếm 8,32%( 9.559 triệu đồng).
Năm 2010 dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 79,78%, dư
nợ dài hạn chỉ có lượng nhỏ là 9.572 triệu đồng chiếm 7,54% trong tổng dư
nợ. Năm 2011 xu hướng này vẫn không thay đổi, ngân hàng vẫn ưu tiên tập
trung cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong 2011 là 101.689 triệu
đồng chiếm 81,01% còn dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng vẫn thấp, trung
hạn chiếm 11,98% còn dài hạn chiếm 7,01 %. Trong giai đoạn này ngân hàng
đảm bảo an toàn trong công tác sử dụng vốn cao. Nhìn chung dư nợ cho vay ở
các thời hạn đều tăng nhưng dư nợ trung hạn, dư nợ dài hạn tăng mức độ thấp
hơn. Và ở cả 3 năm dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cả, chiếm
gần 80% trên tổng dư nợ. Điều này là do chính sách tín dụng của ngân hàng,
tập trung cho vay ngắn hạn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0125
 Kết quả tài chính
Bảng 3: Tình hình kết quả tài chính ngân hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng thu 703.206 780.558 882.697
Tổng chi 517.817 579.223 615.134
Lợi nhuận 185.389 201.335 267.563
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2011)
Tổng thu của ngân hàng qua 3 năm đều tăng, năm 2010 tăng từ
703.205 triệu đồng ở năm 2009 lên 780.558 triệu đồng. Năm 2011 tăng lên là
882.697 triệu đồng. Tổng chi của ngân hàng cũng tăng nhưng tốc độ tăng của
tổng thu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi vì vậy lợi nhuận qua 3 năm vẫn
tăng. Năm 2009 lợi nhuận là 185.389 triệu đồng, năm 2010 tăng lên là
201.335 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 267.563 triệu đồng.
 Công tác phát triển dịch vụ của ngân hàng
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng
hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh. Ngân hàng TMCP Bắc Á –
chi nhánh Thăng Long đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản
phẩm dịch vụ như: Bảo lãnh trong nước và quốc tế, dịch vụ trả lương qua thẻ,
dịch vụ mua bán ngoại tệ. Trong giai đoạn năm 2009 - 2011
2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh
2.2.1. Các sản phẩm tiền gửi tại ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh
Thăng Long giai đoạn 2009 - 2011
Để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của người dân hiện nay, ngân
hàng TMCP Bắc Á đã có nhiều sản phẩm tiền gửi, với nhiều tiện ích và đặc
điểm nổi bật. Những sản phẩm tiền gửi của ngân hàng bao gồm cả tiền gửi có
kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0126
Bac A Bank đưa ra các giải pháp tài chính tối ưu nhất cho những
khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng với lãi suất ưu đãi nhất và phương thức
giao dịch linh hoạt nhất
 Tiền gửi có kỳ hạn
Đặc điểm của sản phẩm: Hưởng lãi suất có kỳ hạn được Bắc Á niêm
yết tại thời điểm gửi tiền, khách hàng có thể gửi và rút tiền tại bất kỳ đơn vị
kinh doanh nào của Bắc Á trên phạm vi toàn quốc, khách hàng có thể chọn
hình thức lĩnh lãi hàng tháng, hàng quý, hay cuối kỳ. Có các hình thức cầm
cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn tại Bacabank với lãi suất ưu đãi, Kỳ hạn:
Theo các kỳ hạn niêm yết của Bắc Á, Loại tiền gửi tiết kiệm: VNĐ, USD
 Sản phẩm tiền gửi góp: Gửi góp cho tương lai
Thay thế cho những hình thức tiết kiệm truyền thống với ràng buộc
bằng những số tiền gửi và kỳ hạn nhất định, nay khách hàng sẽ có thể gửi tiết
kiệm định kỳ linh hoạt với số tiền gửi phù hợp với khả năng tài chính của
mình với mục tiêu tích lũy để biến những ước mơ của mình thành hiện thực
Được cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc chuyển
nhượng sổ tiết kiệm khi có nhu cầu
Phương thức gửi tiền đa dạng, linh hoạt, tiết kiệm thời gian. Khách
hàng có thể gửi trực tiếp tại các địa điểm giao dịch của ngân hàng Bắc Á,
thông qua phương thức chuyển khoản hoặc thông qua hệ thống ATM có chức
năng gửi tiền của ngân hàng Bắc Á.
Đặc điểm: Tên sản phẩm là tiết kiệm gửi góp “ Tích lũy cho tương
lai”, Kỳ hạn gửi: Từ 01 Đến 03 năm, Loại tiền gửi: VNĐ, USD. Định kỳ gửi
tiền: 01 tháng, 02 tháng và 03 tháng tùy khách hàng lựa chọn, Chỉ tính lãi
cuối kỳ khi tất toán sổ tiết kiệm. Lãi suất: Áp dụng theo biểu lãi suất tiết kiệm
do Bắc Á công bố từng thời kỳ, Nguyên tắc tính lãi: Tiền lãi của sổ tiết kiệm
được tính trên cơ sở tích số giữa số dư sổ tiết kiệm thực tế so với số ngày gửi
thực tế và theo mức lãi suất tương ứng với thời hạn gửi tiết kiệm
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0127
 Tiền gửi không kỳ hạn
Do nhu cầu thanh toán của các tổ chức kinh tế, ngân hàng cung cấp
loại tiền gửi không kỳ hạn nhằm đáp ứng mục đích thanh toán của hàng. Loại
tiền gửi này có lãi suất rất thấp, áp dụng đối với những tổ chức có nhu cầu để
thanh toán trong quan hệ mua bán với đối tác. Loại tiền gửi có thể là VNĐ
hay USD hay ngoại tệ khác.
 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chương trình “ Căn hộ hạnh phúc”
Tên sản phẩm là tiền gửi tiết kiệm ghi danh có kỳ hạn bằng VND và
USD, khi khách hàng tham gia chương trình tiết kiệm kèm dự thưởng tùy theo
loại tiền là VNĐ hay USD, ngân hàng phát hành Sổ tiết kiệm kèm theo phiếu
dự thưởng của ngân hàng Bắc Á. Phiếu dự thưởng bao gồm hai phần có nội
dung giống nhau. Một phần giữ tại ngân hàng, phần còn lại giao cho khách
hàng bảo quản để nhận thưởng khi trúng giải. Cả hai phần đều được đóng dấu
giáp lai của ngân hàng phát hành. Cơ cấu giải thưởng được ngân hàng quy
định đối với những khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, khi quay giải thưởng,
khách hàng được giải đặc biệt là một căn hộ chung cư tại Hà Nội, giải nhất
100.000.000 đồng tiền mặt, giải nhì là 50.000.000 đồng tiền mặt, giải ba là
10.000.000 đồng tiền mặt.
2.2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh
2.2.2.1. Kết quả huy động vốn
Trong hoạt động của ngân hàng vốn huy động đóng vai trò quan
trọng, hoạt động huy động vốn cơ bản tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Nó duy
trì tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng TMCP Bắc Á – chi
nhánh Thăng Long cũng ra sức tạo ra nguồn vốn dồi dào, tìm đến nguồn huy
động để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0128
603837
681194
784374
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
2009 2010 2011
Nguồn : Báo cáo hoạt động huy động vốn năm
2009 - 2011
Biểu đồ quy mô nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động
Trong những năm qua tuy có nhiều khó khăn trong công tác huy động
vốn do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, nền kinh tế còn trải qua
nhiều khó khăn do khủng hoảng 2008 nhưng tổng nguOồn vốn huy động của
chi nhánh Thăng Long qua các năm vẫn tăng trưởng liên tục và ổn định. Năm
2010 tăng so với năm 2009 là 12,81 % tương ứng với 77.357 triệu đồng, năm
2011 tăng so với năm 2010 là 15,15 % tương ứng với 103.180 triệu đồng. Sự
tăng trưởng này có được là do mấy năm vừa qua ngân hàng có các sản phẩm
tiền gửi hấp dẫn thu hút khách hàng gửi tiền. Các sản phẩm tiền gửi ngân
hàng đưa ra đó là: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm học bổng, tiết kiệm lãi bậc
thang … Với hai phòng giao dịch và hai quỹ tiết kiệm với chức năng chủ yếu
là huy động vốn, chi nhánh Thăng Long luôn là một trong những chi nhánh có
thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn, đáp ứng dầy đủ nhu cầu vay
vốn của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0129
Bảng 4 : Cơ cấuvốn của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long
năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Số tiền
So với năm
2009 Số tiền
So với năm
2010
+/- % +/- %
I. Nguồn vốn
huy động
603.837 681.194 77.357 12,81 784.374 103.180 15,15
1. Vốn huy động
từ tiền gửi
603.837 681.194 77.375 12,81 784.374 103.180 15,15
2. Vốn huy động
từ phát hành
GTCG
- - - - - - -
II. Vốn ủy thác 57.230 74.910 17.689 30,89 119.952 45.042 60,01
Tổng nguồn vốn 661.067 756.104 95.064 14,3 904.326 148.222 19,6
( Nguồn: Báo cáo hoạt động huy động vốn ngân hàng 2009-2011)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng nguồn vốn ngân hàng qua ba năm
có xu hướng đều tăng. Tổngnguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng 95.064
triệu đồng, tương ứng 14,3%. Tổng nguồn vốn năm 2011 tăng so với năm 2010
là 148.22 triệu đồngtương ứng 19,6 %. Trong đó nguồn vốn huy động toàn bộ
là nguồn huy độngtừ tiền gửi. Nền kinh tế càng phát triển ổn định, nhu cầu vốn
trung và dài hạn đầu tư cho sản xuất, đổi mới công nghệ ngày càng tăng. Huy
động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá góp phần đáp ứng nhu cầu vốn
trung và dàihạn khi cần thiết. Đây được coi là hình thức có khả năng cung ứng
vốn trung và dài hạn nhanh nhất và khá chủ động nhất đối với các ngân hàng.
Nhưng do ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long là chi nhánh ra đời chưa
được lâu nên trong giai đoạn 2009 – 2010 ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh
Thăng Long không có đợt phát hành giấy tờ có giá nào.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0130
Các khoản ủy thác đầu tư ngân hàng có trong giai đoạn này là không
nhỏ. Nguồn vốn này ngân hàng không phải mất chi phí huy động và còn được
hưởng hoa hồng từ việc giải ngân thay cho các nhà tài trợ. Đó là nguồn vốn
được tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch hoặc vốn thu hồi về
nhưng chưa đến hạn chuyển trả lại cho chủ đầu tư, khi đó ngân hàng sẽ chiếm
dụng được một khoản vốn. Nguồn vốn ủy thác của ngân hàng qua cả ba năm
đều có hướng tăng. Và tỷ lệ tăng trưởng khá là cao. Năm 2010 tăng 30,89%
so với năm 2009, năm 2011 tăng 60,01% so với năm 2010. Do cuối năm 2010
ngân hàng tiếp nhận và quản lý, triển khai thành công các dự án.
Nói chung cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng
Long đảm bảo chỉ tiêu ngân hàng đề ra và khá hợp lý. Tuy nhiên ngân hàng
chưa có đợt phát hành giấy tờ có giá nào, chưa tận dụng được hình thức huy
động vốn chủ động này. Trong giai đoạn tiếp theo ngân hàng dự kiến sẽ có
đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền % Số tiền %
So với
2009
Số tiền %
So với
2010
Tiền gửi
không kỳ hạn
78.115 12,93 87.573 12,86 9.458 96.568 12,31 8.955
Tiền gửi có
kỳ hạn dưới
12 tháng
482.407 78,89 531.118 77,97 48.711 622.870 79,41 91.752
Tiền gửi có
kỳ hạn từ 12
tháng trở lên
43.315 7,18 62.503 9,17 19.188 64.936 8,28 2.433
Tổng tiền gửi 603.837 100 681.194 100 77.357 784.374 100 103.180
( Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2009-2011)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0131
Trên bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ
trọng rất cao ở cả 3 năm: năm 2009 chiếm 78,89%, năm 2010 chiếm 77,97%,
năm 2011 chiếm 79,41% trong tổng tiền gửi. Còn lại là tiền gửi không kỳ hạn
chiếm tỷ trọng hơn 10% và tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng dưới 10%. Cả ba
loại tiền gửi đều có xu hướng tăng. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2010 tăng
9.458 triệu đồng, tương ứng với 12,01%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là
8.995% tương ứng với 10,27%. Điều này cho thấy nhu cầu của khách hàng
gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán tăng. Tiền gửi kỳ hạn dưới 12
tháng tăng . Năm 2010 so với năm 2009 tiền gửi này tăng 48.711 triệu đồng,
tương ứng 10,09%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 91.752 triệu đồng, tương
ứng với 17,27%. Loại tiền gửi này khách hàng gửi vào chủ yếu với mục đích
hưởng lãi, các kỳ hạn dưới 12 tháng rất đa dạng và lãi suất hấp dẫn nên loại
tiền gửi này thu hút lượng khách hàng tương đối lớn. Đối với tiền gửi trên 12
tháng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cả 3 năm, do kỳ hạn dài bên cạnh lãi
suất cũng hạn chế nên khách hàng không chuộng loại tiền gửi này, khách
hàng gửi kỳ hạn trên 12 tháng rất ít. Tóm lại loại tiền gửi không kỳ hạn và
loại tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp là do lãi suất ngân hàng
Bắc Á đưa ra cho tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng hấp dẫn và linh động thu hút
khách hàng hơn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0132
Bảng 6: Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số tiền (%) Số tiền (%)
So với
2009
Số tiền (%)
So với
2010
TG của TCKT
- KKH
- CKH < 12t
- CKH > 12t
TG tiết kiệm
- KKH
- CKH < 12t
- CKH > 12t
276.557
237.819
23.276
15.102
327.280
35.441
234.667
37.171
45,79
85,99
8,05
1,96
54,21
10,82
71,70
17,48
324.156
262.566
35.140
24.450
357.038
28.343
268.625
40.070
47,58
80,99
10,84
8,17
52,42
13,54
75,24
11,22
47.599
24.747
11.864
9.348
29.758
12.902
33.958
2.899
327.968
279.563
56.253
37.152
411.406
50.315
313.307
47.784
47,55
74,95
15,08
9,97
52,45
12,23
76,15
11,62
48.812
16.997
21.113
12.702
54.368
1.972
44.682
7.714
Tổng tiền gửi 603.387 100 681.194 100 77.357 784.374 100 103.180
( Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long)
Theo bảng số liệu trên:
* Tiền gửi tổ chức kinh tế:
- Năm 2009: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 276.557 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 45,79% trong tổng nguồn vốn huy động bằng tiền gửi, trong
đó tiền gửi không kỳ hạn là 237.819 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85,99% trong
tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi này gồm tiền gửi thanh toán, tiền
gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi không kỳ hạn khác mà chủ doanh nghiệp gửi
vào ngân hàng với mục đích thanh toán qua ngân hàng. Tiền gửi kỳ hạn dưới
12 tháng là 23.276 triệu đồng chiếm 8,05%, và tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng
là 15.102 triệu đồng chiếm 1,96%. Hai loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ do
các tổ chức kinh tế chủ yếu gửi tiền không phải vì mục đích hưởng lãi. Như
vậy, trong năm 2009 này các doanh nghiệp chủ yếu gửi tiền không kỳ hạn
vào ngân hàng để sử dụng dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thanh toán tiền
hàng, chuyển khoản... Còn tiền gửi kỳ hạn là doanh nghiệp gửi vào để dự
phòng cho kế hoạch trong tương lai sau 1- 2 năm tiếp theo.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0133
- Năm 2010: Tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên 47.599 triệu đồng
tương ứng với 17,21 %. Trong đó, các loại tiền gửi theo kỳ hạn cũng đều
tăng. Cụ thể tiền gửi không kỳ hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 là 24.747
triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng: tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng
11.864 triệu đồng, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng 9.348 triệu đồng. Điều
này cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của các
doanh nghiệp tăng lên. Ngân hàng không những giữ được uy tín đối với các
khách hàng cũ mà còn thu hút được những tổ chức khác sử dụng dịch vụ của
mình. Năm 2010 ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất có kỳ hạn khá cạnh
tranh do đó cũng thu hút được những khoản tiền gửi có kỳ hạn của những tổ
chức kinh tế.
- Năm 2011: Tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng có xu hướng tăng so
với 2010, tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2011 tăng so với năm 2010 là
48.812 triệu đồng tương ứng với 15,05%. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2011
tăng so với năm 2010 là 16.997 triệu đồng, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng
21.113 triệu đồng, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng 12.702 triệu đồng. Điều
này cũng chứng tỏ là nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức kinh
tế tăng, và các khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng.
* Tiền gửi tiết kiệm
- Năm 2009: Tiền gửi tiết kiệm của dân cư năm 2009 là 327.280 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 54,21% trong tổng tiền gửi. Trong đó tiền gửi không kỳ
hạn là 35.441 triệu đồng chiếm 10,82% trong tổn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
kỳ hạn dưới 12 tháng là 234.677 triệu đồng chiếm 71,70%, tiền gửi kỳ hạn
trên 12 tháng là 37.171 triệu đồng chiếm 17,48%. Ta thấy tiền gửi kỳ hạn
dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, do nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng là
để hưởng lãi suất. Đối với không kỳ hạn thì lãi suất thấp, kỳ hạn dưới 12
tháng là được khách hàng gửi nhiều nhất do hưởng được lãi suất cao hơn
không kỳ hạn, có kỳ hạn linh động như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0134
- Năm 2010: Tiền gửi tiết kiệm năm 2010 là 357.038 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 52,42% trong tổng tiền gửi và tăng 29.758 triệu so với năm
2009. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 28.343 triệu đồng chiếm 13,54%,
tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 268.625 triệu đồng chiếm 75,24%, tiền gửi
kỳ hạn trên 12 tháng là 40.070 triệu đồng chiếm 11,22 % trong tổng tiền gửi
tiết kiệm. Cả 3 kỳ hạn của loại tiền gửi này đều có xu hướng tăng nhưng tiền
gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là chiểm tỷ trọng cao nhất. Như vậy, nhu cầu hưởng
lãi suất của khách hàng vẫn là chủ yếu.
- Năm 2011: Tiền gửi tiết kiệm là 411.406 triệu đồng chiếm tỷ trọng
52,45% trong tổng tiền gửi và tăng 54.368 triệu đồng so với năm 2010. Trong
đó, tiền gửi không kỳ hạn là 50.315 triệu đồng chiếm 12,23%, tiền gửi kỳ hạn
dưới 12 tháng là 313.307 triệu đồng chiếm 76,15%, tiền gửi kỳ hạn trên 12
tháng là 47.784 chiếm 11,62% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi
của các kỳ hạn đều tăng so với năm 2010.
Bảng 7: Cơ cấu vốn tiền gửi phân theo loại tiền
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền (%) Số tiền (%)
So với
2009
Số tiền (%)
So với
2010
Nội tệ
(VND)
- TG TCKT
- TG cá
nhân
505.338
216.683
288.655
83,75
42,88
57,12
588.180
266.495
321.685
86,34
45,30
54,70
62.842
49.812
13.030
682.405
287.943
394.462
86,99
42,19
57,81
94.225
21.448
72.777
Ngoại tệ
quy đổi
- TG TCKT
- TG cá
nhân
78.489
59.864
18.625
16,25
76,27
23,73
93.014
67.564
25.450
13,66
72,64
27,36
14.515
7.700
6.825
101.969
75.326
26.643
13,01
73,87
26,13
8.955
7.700
6.825
Tổng tiền
gửi
603.387 100 681.194 100 77.357 784.374 100 103.180
( Nguồn: Báo cáo tín dụng ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long)
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0135
Nhìn vào bảng số liệu trên: Tiền gửi cả bằng VND và tiền gửi bằng
ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên.
- Đối với tiền gửi bằng VND : Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng rất
cao trong tổng tiền gửi, cả 3 năm đều chiếm tỷ trọng trên 80%. Điều này là
do địa bàn hoạt động của chi nhánh là nội địa nên phần lớn là tiền gửi là
VND. Cụ thể tiền gửi bằng VND năm 2010 là 588.180 triệu đồng tăng
62.842 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 là 682.405 triệu đồng tăng
94.225 triệu đồng. Trong tổng thể tiền gửi bằng VND, có tiền gửi của tổ chức
kinh tế và tiền gửi cá nhân, cả hai loại đối tượng này đều có lượng tiền gửi
tăng qua ba năm, nó được thể hiện rõ trong bảng số liệu trên.
- Đối với tiền gửi ngoại tệ: Tiền gửi bằng ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng
nhỏ nhưng vẫn có xu hướng tăng qua cả ba năm liên tiếp. Năm 2009 tiền gửi
bằng ngoại tệ được quy đổi là 78.489 triệu đồng, năm 2010 là 93.014 triệu
đồng tăng lên 14.515 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 là 101.969 triệu
đồng tăng 8.955 triệu đồng so với 2010. Cũng như tiền gửi bằng VND, tiền
gửi bắng ngoại tệ cũng bao gồm 2 bộ phận đó là tiền gửi của tổ chức kinh tế
và tiền gửi của cá nhân. Đối với tiền gửi ngoại tệ tổ chức kinh tế gửi vào là
nhằm mục đích thanh toán, còn đối với cá nhân chủ yếu là để hưởng lãi.
Nhưng do mối quan hệ và địa bàn hoạt động của chi nhánh nên lượng tiền gửi
này vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trọng tổng tiền gửi của ngân hàng.
2.2.2.2. Chi phí huy động vốn
Để huy động được nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, ngân hàng
phải trả mức chi phí của việc huy động đó, đó là lãi suất huy động như: lãi
suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm, lãi suất tài trợ, lãi suất chiết khấu, lãi
suất cho vay … Chi phí huy động vốn càng cao cho thấy lãi suất huy động
vốn càng lớn, lãi suất huy động vốn quyết định rất lớn đến quy mô của nguồn
vốn huy động. Việc đưa ra lãi suất phù hợp tạo điều kiện cho việc huy động
và thu hút khách hàng của ngân hàng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0136
Bảng 8: Chi phí huy động vốn
Đơn vị tính: % / năm
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lãi suất đầu vào bình quân 10,67 11,44 13,67
Lãi suất đầu ra bình quân 12.86 14,03 16,36
Chênh lệch 2,19 2,59 2,69
(Nguồn: Báo cáo tín dụng chi nhánh Thăng long giai đoạn năm 2009 – 2011)
Nhìn vào báng số liệu trên ta thấy lãi suất đầu vào bình quân của ngân
hàng qua cả ba năm đều tăng, năm 2009 lãi suất đầu vào bình quân là 10,67
%/ năm, năm 2009 theo quy định của ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng
thương mại chỉ được phép huy động với trần lãi suất là 12 %/ năm. Do đó,
ngân hàng cũng đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn theo từng thời kỳ cụ thể
nhưng lãi suất bình quân là ở mức 10,67%. Sang năm 2010 lãi suất huy động
có tăng lên thể hiện ở chỗ lãi suất huy động bình quân năm tăng lên 11,44
%/năm. Trong năm 2010 ngân hàng nhà nước chưa có sự thay đổi về trần lãi
suất huy động nên để thu hút tiền gửi từ khách hàng ngân hàng đã tăng lãi
suất huy động nhưng vẫn đảm bảo không vượt quá trần lãi suất đã quy định.
Năm 2011 lãi suất huy động vốn bình quân là 13,67%/năm. Để đảm bảo có lãi
ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, và ở cả ba
năm lãi suất cho vay vẫn có xu hướng tăng tương ứng với sự tăng của lãi suất
huy động. Năm 2009 lãi suất đầu ra bình quân là 12,86% chênh lệch so với lãi
suất đầu vào là 2,19%/năm. Năm 2010 lãi suất đầu ra bình quân là
14,03%/năm chênh lệch so với lãi suất đầu vào là 2,59%/năm. Năm 2011 lãi
suất đầu ra bình quân là 16,36%/năm chênh lệch so với lãi suất đầu vào là
2,69%/năm. Cả ba năm chênh lệch lãi suất đầu vào và ra tương đối cao đối
với chi nhánh.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0137
2.2.2.3. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Bằng các hình thức huy động vốn phong phú và đa dạng, cố gắng
ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh Thăng
Long đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư
nguồn vốn tăng lên rõ rệt. Với nguồn vốn ngày càng cao, đã tạo điều kiện cho
chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, điều quan
trọng là công tác cho vay có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không, vấn đề
huy động vốn không thể tách rời hoạt động cho vay của nó.
Bảng 9: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng theo thời hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
1. Tổng NV huy động 603.837 681.194 784.374
- Nguồn vốn ngắn hạn 560.522 618.691 719.438
- Nguồn vốn trung – dài hạn 43.315 62.503 64.936
2. Tổng dư nợ 115.045 127.047 140.356
- Dư nợ ngắn hạn 90.531 101.446 113.689
- Dư nợ trung – dài hạn 24.514 25.601 26.667
(Nguồn: Báo Cáo tín dụng ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long 2009 -2011)
603837
115045
681194
127047
784374
140356
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
Năm2009 Năm2010 Năm2011
Nguồn : Báo cáo tín dụng ngân hàng Bắc Á chi nhánh
Thăng Long năm 2009 - 2011
Biểu đồ : So sánh huy động vốn và dư nợ tín dụng
Nguồn vốn huy động
Dư nợ tín dụng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0138
Nhìn vào sơ đồ và bảng số liệu:
Cả nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của ngân hàng đều tăng cho
thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng giúp hoạt động tín dụng của
ngân hàng cũng tăng trưởng theo.
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn ngắn hạn và dư nợ cho vay ngắn hạn
đều tăng. Năm 2009 nguồn vốn ngắn hạn là 560.522 triệu đồng, năm 2010
tăng lên 618.691 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 719.438 triệu đồng. Dư nợ
cho vay ngắn hạn năm 2009 là 90.531 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 101.446
triệu đồng, năm 2011 tăng lên là 113.689 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn
ngắn hạn trong tổng nguồn vốn chiếm phần lớn, tương ứng tỷ trọng dư nợ
ngắn hạn chiếm phần lớn. Điều này cho thấy ngân hàng có kế hoạch huy động
và sử dụng vốn khá an toàn, bảo đảm khả năng thanh toán. Còn phần tiền huy
động được dư ra ngân hàng đã tính toán đầy đủ nguồn đảm bảo khả năng
thanh toán, chi nhánh cũng gửi tiền ở các TCTD khác để tránh việc ứ đọng
vốn vô ích, tạo điều kiện cho ngân hàng điều hòa vốn. Đặc biệt trong điều
kiện huy động vốn trên thị trường khó khăn nên chi nhánh có khả năng cho
vay nóng trên thị trường liên ngân hàng. Việc cho vay trên ngân hàng này chủ
yếu là ngắn hạn và hưởng lãi suất cao.
Đối với nguồn vốn trung – dài hạn và dư nợ cho vay trung – dài hạn
có xu hướng tăng qua cả 3 năm giai đoạn 2009 – 2011. Nguồn vốn trung –
dài hạn năm 2009 là 43.315 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 62.503 triệu đồng,
năm 2011 tăng lên 64.936 triệu đồng. Dư nợ cho vay trung – dài hạn tăng qua
các năm, năm 2009 là 24.514 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 25.601 triệu
đồng, năm 2011 tăng lên 26.667 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn trung – dài
hạn và dư nợ cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong đó, phần
dư nguồn vốn trung – dài hạn cũng khá nhiều. Điều này cho thấy ngân hàng
vẫn giữ được khả năng thanh toán cao song ngân hàng cũng thận trọng trong
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0139
việc chi phí huy động, có biện pháp thích hợp để không làm lãng phí quá
nguồn vốn này.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á – chi
nhánh Thăng Long
2.3.1. Kếtquả đạt được
Qua phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc Á
chi nhánh Thăng Long cho thấy ngân hàng đã không ngừng phát triển quy mô
và chất lượng huy động vốn, tạo điều kiện cho việc mở rộng đáp ứng nhu cầu
phục vụ đầu tư phục vụ của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Có được thành công đó là do ngân hàng đã thực hiện
tốt những giải pháp sau :
- Thực hiện tốt việc duy trì mối quan hệ với khách hàng, đồng thời
mạnh dạn đầu tư để tìm kiếm khách hàng
- Chú trọng đến việc theo dõi những biến động nguồn vốn lớn để có
phương án điều hành, bù đắp phù hợp
- Tăng cường phát triển dịch vụ khai thác các nguồn vốn rẻ, không kỳ hạn
- Ngoài ra, ngân hàng còn đặc biệt coi trọng công tác huy động vốn từ
dân cư như : Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, khuyến mãi, trang bị
thêm kiến thức tiếp thị cho nhân viên, văn hóa giao dịch cho cán bộ tiếp xúc
trực tiếp với dân cư, cải thiện dần cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch để tỏ
lòng tin của khách hàng
Qua phân tích trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng Bắc Á
chi nhánh Thăng Long chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Và tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này cho thấy nguồn vốn của
ngân hàng khá ổn định và giúp ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn.
Tóm lại : Trong giai đoạn năm 2009-2012 ngân hàng Bắc Á chi
nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả khả quan trong việc huy động
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0140
vốn, kiểm soát tốt sự ổn định của nguồn vốn, đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu
cầu tín dụng của ngân hàng.
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại
Trong giai đoạn 2009-2011, ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long,
đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn
tồn tại những hạn chế nhất định.
- Lượng vốn ngân hàng huy động được chưa nhiều, chưa phong phú
các chủng loại và kỳ hạn nên chưa đáp ứng triệt để nhu cầu đa dạng của việc
sử dụng vốn.
- Chi phí sử dụng vốn cao hơn so với bình quân trong ngành ngân
hàng đặc biệt là đối với các ngân hàng lớn trong khu vực do đó ảnh hưởng
trong công tác sử dụng vốn của ngân hàng
- Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các loại dịch vụ chưa
phong phú, còn đơn điệu, phần lớn là duy trì các hình thức truyền thống.
Mạng lưới huy động chưa được mở rộng
2.3.3. Những nguyên nhân còn tồn tại hạn chế
Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế công tác huy động vốn tại ngân hàng
Bắc Á chi nhánh Thăng Long là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường, đặc biệt là các
ngân hàng lớn và tiếng tăm khác như: ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam, Viettin bank, Vietcom bank ... nên việc huy động vốn của ngân hàng
cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy ngân hàng cần có những tiện ích nổi bật để
thu hút và giữ chân khách hàng.
- Mạng lưới ngân hàng còn hẹp, số lượng chi nhánh và phòng giao
dịch chưa được rải rộng, mới chỉ tập trung tại các vùng trọng điểm. Vì thế
chưa có sự tiếp xúc với những vùng khác.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0141
- Hệ thống ATM của ngân hàng không nhiều, và khách hàng sử dụng
chưa nhiều. Người dân chưa biết nhiều về ngân hàng vì thế mà không lựa
chọn ngân hàng
- Việc đổi mới công nghệ cung ứng dịch vụ bất cập với yêu cầu hiện
nay, chiến lược khách hàng tuy đã nhận thức rõ nhưng sự chuyển biến còn bất
cập chưa thực sụ phù hợp và tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, mức độ
chưa chính xác.
- Trình độ cán bộ chưa được đào tạo kịp thời thích ứng với những
biến động của thị trường. Như vậy, trình độ nhận thức, trình độ năng lực của
cán bộ nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được đòi hỏi của NHTM phải
chuyển sang kinh doanh theo hướng đa năng
- Lãi suất huy động có thể chưa linh hoạt, hấp dẫn và hợp lý để có thể
cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0142
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC
Á - CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP chi
nhánh Thăng Long
Trải qua hơn 18 năm hoạt động, chi nhánh Thăng Long đã gặt hái
được nhiều thành tựu to lớn, phát triển kinh doạnh có hiệu quả. Tiếp tục phát
triển trong môi trường hội nhập với sứ mệnh của ngân hàng Bắc Á là “ Tư
vấn và phục vụ cho một hệ các doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra giá
trị cốt lõi, mang lại giá trị đích thực cho cộng đồng và thân thiện với môi
trường” . Chi nhánh Thăng Long định hướng tiếp tục nâng cao công tác huy
động vốn để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu do ngân hàng Bắc Á đề ra. Kế
hoạch đề ra của chi nhánh Thăng Long trong năm 2012 là:
- Phấn đấu đến hết năm 2012 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
là 905.000 triệu đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011.
- Tỷ lệ tiền gửi dân cư tiếp tục chiếm tỷ trọng cao so với tiền gửi của
các tổ chức kinh tế
- Dự kiến sang năm 2012 chi nhánh sẽ có đợt phát hành chứng chỉ
tiền gửi để tăng nguồn vốn huy động
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc
Á chi nhánh Thăng Long
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại luôn
chịu áp lực của thị trường, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà
trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng luôn tồn tại nhất định, huy động vốn
cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Xuất phát từ thực trạng công tác huy
động vốn tại Bắc Á Thăng Long chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp
nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0143
3.2.1. Củng cố mạng lưới hiện có, đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn vốn để thu hút nguồn tiền gửi của dân cư.
Để có quy mô nguồn vốn lớn và có tính ổn định cao, ngân hàng Bắc
Á Thăng Long luôn coi việc huy động từ các khoản tiền gửi của dân cư. Vì
đây là nguồn vốn chi phí huy động rẻ mà khá ổn định
Trong phân tích thực trạng của nguồn vốn, chúng ta thấy nguồn tiền
gửi có kỳ hạn của dân cư vẫn liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên tiền gửi không
kỳ hạn trong dân cư chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đây là nguồn vốn không ổn định
nhưng lại có chi phí huy động rẻ và thậm chí ngân hàng không mất chi phí
huy động. Để thu hút tiền gửi của dân cư tăng lên hơn nữa ngân hàng nên tăng
lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
Thực tế thì nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Bắc Á Thăng Long. Tuy nhiên
nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư còn lớn, ngân hàng cần thực hiện tốt các giải
pháp sau :
- Mở ra các kênh thu hút tiền gửi, cung cấp dịch vụ thanh toán, ngân
quỹ một cách tiện lợi nhằm thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng như
tiện ích, chính xác và kịp thời tạo ra sự tin tưởng khách hàng
- Cải tiến thủ tục thanh toán sao cho thật đơn giản và gọn nhẹ không
để khách hàng phải đợi lâu như : trong việc vay vốn ngân hàng, khách hàng
có nhu cầu vay vốn được hay không giải quyết trong thời gian ngắn nhất
- Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin, phát triển các dịch vụ
thanh toán điện tử, máy rút tiền tự động. Ngân hàng đến từng các đơn vị,
trường học đầu tư đặt máy rút tiền tự động sau đó phát hành thẻ ATM để thu
hút mọi người sử dụng. Củng cố và phát triển dịch vụ thanh toán tiện lợi và
nhanh chóng.
- Cần tăng cường mạng giao dịch hiện có bằng cách thành lập thêm
phòng giao dịch mới ở những địa điểm có khả năng phát triển, bên cạnh đó
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0144
cần cải thiện dần cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch để tăng lòng tin cho
khách hàng. Cơ sở vật chất là yếu tố bên ngoài tạo lòng tin cho khách hàng,
cơ sở vật chất tốt chứng tỏ ngân hàng có tiềm lực tài chính khá mạnh, do vậy
mà ngân hàng không ngừng cải thiện cơ sở vật chất.
- Cần trang bị thêm kiến thức huy động vốn, văn hóa giao tiếp cho
cán bộ trực tiếp tiếp xúc với dân cư. Điều để lại ấn tượng nhất trong lòng
khách hàng là cách phục vụ của các nhân viên. Họ sẽ cảm thấy thoải mái khi
đến các nhân viên niềm nở, tận tụy và nhiệt tình giúp đỡ họ. Vì vậy, đối với
Bắc Á Thăng Long văn hóa giao tiếp luôn phải được xem trọng
- Kiên quyết chỉ đạo lãi suất theo cơ chế thị trường, từng bước tăng
dần chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào, trích đủ, kịp thời các khoản dự phòng
rủi ro...
3.2.2. Tăng cường marketing trong ngân hàng nhằm phát triển sản
phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
Việc marketing trong ngân hàng là rất quan trọng, nó giúp ngân hàng
tăng nguồn vốn huy động từ các đối tượng khách hàng khác nhau đòi hỏi
ngân hàng phải nắm bắt được một cách chính xác nhu cầu của họ. Việc
marketing không phải ngân hàng nào cũng làm tốt, vì vậy ngân hàng cần có
những kế hoạch và chiến lược cụ thể để thực hiện marketing có hiệu quả mà
tiết kiệm chi phí.
Thật vậy, một trong những hình thức marketing của ngân hàng là
quảng cáo. Quảng cáo đã thực sự truyền đạt được những thông tin của ngân
hàng tới khách hàng, kết hợp với quảng cáo và uy tín của ngân hàng sẽ làm
tăng thêm niềm tin nơi khách hàng giao dịch với ngân hàng và kết quả là có
nhiều người biết đến ngân hàng. Do vậy, việc tổ chức được đội ngũ nhân viên
quảng cáo, tuyên truyền mang tính chuyên nghiệp là việc cần thiết đối với
ngân hàng Bắc Á Thăng Long giai đoạn hiện nay.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0145
Song song với hình thức quảng cáo là hình thức khuyến mãi, đây là
hình thức bổ trợ cho quảng cáo, tạo ra sự hấp dẫn và phong phú cho quảng
cáo. Một ngân hàng khi đưa ra được các hình thức khuyến mãi đa dạng, hay
vào những thời điểm thích hợp thì ngay lập tức nó sẽ tạo ra sự thích thú với
khách hàng, khách hàng không những hưởng được lãi suất cao mà còn được
hưởng những dịch vụ khuyến mãi đem lại. Ví dụ như ngân hàng tặng quà và
trả lãi suất ưu đãi cho khách hàng giao dịch với khối lượng vốn lớn và thường
xuyên từ đó hình thành nên mối quan hệ vững chắc gắn bó mật thiết giữa
ngân hàng và khách hàng.
Ngoài ra, ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long cần dành sự quan
tâm tới mạng lưới thông tin quảng cáo, phải tích cực tuyên truyền sâu rộng
trên phạm vi địa bàn mình và có thể là xa hơn nữa nhằm đưa ra thông tin kịp
thời chính xác về các hoạt động của ngân hàng tới từng người dân, đáp ứng
mọi nhu cầu cũng như giải quyết mọi thắc mắc của người dân.
3.2.3. Đổimới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng không chỉ là những máy móc chuyên dụng,
trang thiết bị, nhà cửa đơn thuần mà còn bao gồm cả một cơ chế thanh toán,
một hệ thống thông tin tư liệu, thủ tục giấy tờ đang được áp dụng và trực tiếp
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc lựa chọn công nghệ
phù hợp với điều kiện, khả năng hiện nay của ngân hàng Bắc Á Thăng Long
là hết sức quan trọng. Trước hết, ngân hàng cần ưu tiên tập trung vốn đầu tư
vào hiện đại hóa công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng để
làm tăng lượng vốn tiền gửi của khách hàng trong ngân hàng.
Hiện đại hóa công nghệ không dùng tiền mặt qua ngân hàng có nghĩa
là ngân hàng Bắc Á Thăng Long phải từng bước đưa dịch vụ thanh toán qua
thẻ vào áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn. Mỗi thẻ tiết kiệm và tài khoản cá
nhân của khách hàng đều được sử dụng như một tài khoản tiền gửi thanh toán,
theo đó người gửi có thể phát hành séc, sư dụng thẻ điện tử hay áp dụng các
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0146
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác để thanh toán cho người thụ
hưởng mà không nhất thiết phải có mặt tại ngân hàng hoặc quỹ huy động
vốn cơ sở
Bên cạnh việc hiện đại hóa công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt
qua ngân hàng, ngân hàng Bắc Á Thăng Long cũng cần phải xây dựng cho
mình một hệ thống thông tin tư liệu hoàn chỉnh , chứa đầy đủ thông tin về
khách hàng thì ngân hàng mới có thể nắm bắt được những nhu cầu khách
hàng một cách kịp thời từ đó mới đề ra được những biện pháp phù hợp trong
hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Mặt khác nó còn giúp ngân hàng
giảm được chi phí huy động vốn trong khi vẫn không để lỡ cơ hội kinh doanh.
3.2.4. Đa dạng hóa các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng
Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng sẽ tác động đến quy mô, cơ cấu và
sự ổn định của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Trong đó, quy mô, tính
ổn định của số dư trên các tài khoản tiền gửi giao dịch chịu ảnh hưởng trực
tiếp do đối tượng khách hàng này có nhu cầu chủ yếu khi gửi tiền là được
nhận các dịch vụ. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất
lượng, đa dạng hóa về loại hình dịch vụ của khách hàng, ngân hàng cần có
một số sản phẩm mới phù hợp với yếu cầu quản lý tài sản.
- Cho khách hàng thuê két sắt để khách hàng có thể bảo quản tài sản
tại ngân hàng. Thực hiện dịch vụ này một mặt ngân hàng thu được phí dịch
vu, mặt khác khai thác được thông tin khách hàng, đặt khách hàng trước sự
lựa chọn giữa gửi tài sản như vàng, bạc đá quý ... hay gửi tiền vào ngân hàng
lấy lãi.
- Đối với tiền gửi có kỳ hạn trong trường hợp khách hàng rút trước
hạn có thể áp dụng mức lãi suất của kỳ hạn mà thời hạn gửi tại ngân hàng của
nớ vượt quá.
- Hiện nay, ngân hàng đã thực hiên chi trả lương cho hộ gia đình công
nhân viên một số công ty và thời gian tới sẽ mở rộng dịch vụ này sang với
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Mais conteúdo relacionado

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn LọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
 

Último

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Đề tài: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Bắc á - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.011 LỜI CAM ĐOAN Trong thời gian từ 06/02/2012 đến 28/04/2012 em đã thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thăng Long với đề tài “ Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Bắc Á Chi nhánh Thăng Long - Thực trang và giải pháp giai đoạn 2009 - 2011 “ Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của em. Những số liệu nêu trong luận văn là trung thực, được trích dẫn từ các tài liệu của Chi nhánh. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Nếu có sai sót Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Hạnh
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.012 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................1 MỤC LỤC ................................................................................................2 CHƯƠNG I...............................................................................................6 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................6 1.1. Tổng quan về NHTM .........................................................................6 1.1.1. Khái niệm về NHTM...................................................................... 6 1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của NHTM ........................................ 7 1.2.2. Vai trò của vốn huy động đốivới hoạt động kinh doanh của NHTM ............................................................................................................. 16 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại..............................................................................................17 1.3.1. Nhân tố khách quan...................................................................... 17 1.3.2. Nhân tố chủ quan ......................................................................... 19 CHƯƠNG II...........................................................................................21 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH THĂNG LONG.....................................21 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long....21 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP – chi nhánh Thăng Long........................................................................................... 21 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long trong năm 2009 – 2011............................................. 22 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh.............................25 2.2.1. Các sảnphẩm tiền gửi tại ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2009 - 2011....................................................... 25 2.2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh....................... 27 2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long .................................................................................39 2.3.1. Kết quả đạt được.......................................................................... 39
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.013 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại....................................................................... 40 2.3.3. Những nguyên nhân còn tồn tại hạn chế ........................................ 40 CHƯƠNG III..........................................................................................42 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á - CHI NHÁNH THĂNG LONG.......................................................................................42 3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP chi nhánh Thăng Long .................................................................................42 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long ........................................................................42 3.2.1. Củng cố mạng lưới hiện có, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn vốn để thu hút nguồn tiền gửi của dân cư................................................ 43 3.2.2. Tăng cường marketing trong ngân hàng nhằm phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng .............................................. 44 3.2.3. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng............................... 45 3.2.4. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ............................... 46 3.2.5. Chú trọng công tác phân tích nguồn vốn........................................ 47 3.2.6. Củng cố, nâng cao uy tín, tạo niềm tin với khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng lớn, tìm kiếm thêm khách hàng và các dự án mới 49 3.2.7. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ............................. 49 3.3. Một số kiến nghị...............................................................................51 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ............................................... 51 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ......................................................... 52 3.3.1. Kiến nghị đối với NHTMCP Bắc Á............................................... 52 KẾT LUẬN.............................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................56
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.014 LỜI MỞ ĐẦU Đối với hoạt động ngân hàng vốn là yếu tố chủ yếu quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các ngân hàng thương mại hiện nay vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy, có thể khẳng định vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng. Tại Việt Nam hiện nay huy động vốn hay là việc khai thác lượng tiền nhàn rỗi trong công chúng hộ gia đình, của các tổ chức kinh tế xã hội hay tổ chức tín dụng khác của ngân hàng thương mại còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Làm sao để giảm chi phí, có quy mô ổn định, phù hợp trong việc tài trợ cho các danh mục tài sản, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Do đó việc tăng cường huy động vốn với chi phí hợp lý và ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng đối với ngân hàng. Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai trò của ngân hàng thương mại, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Việc làm này của các ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để có thể thực hiện tất cả các nghiệp vụ trên ngân hàng phải có nguồn vốn. Với sự xuất hiện của các tổ chức tài chính nước ngoài, tổ chức tài chính mới trong nước như bảo hiểm hay chứng khoán làm cho nguồn vốn chảy và ngân hàng ngày càng giảm dần. Chính vì thế , muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường mới, các ngân hàng luôn luôn cần có nguồn vốn dồi dào. Khi đó, huy động vốn trở
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.015 thành biện pháp hữu hiệu cho ngân hàng thương mại thực hiện chiến lược của mình. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á qua 18 năm hoạt động đã đạt được những thành tựu đáng kể cả trong công tác huy động vốn, cả trong công tác tín dụng. Ngân hàng đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng vốn huy động để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chính vì thế Em đã quyết định chọn đề tài “ Công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long, thực trạng và giải pháp giai đoạn 2009 – 2011 “ để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Kết cấu bài luận văn chia làm ba chương như sau: Chương 1: Tổng quan vềNHTM và hoạt động huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng của công tác huy động vốn của NHTMCP Bắc Á - chi nhánh Thăng Long Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài cố gắng của bản thân, Em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo là Thạc Sĩ Đặng Thị Ái, đồng thời là sự giúp đỡ của anh chị nhân viên của ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo và các anh chị nhân viên đã giúp đỡ Em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.016 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về NHTM 1.1.1. Khái niệm về NHTM Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng – Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các NHTM mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại: Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan ”. Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước “. Theo luật Tổ Chức Tín Dụng năm 2010: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.017 Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng có thể hiểu tổng quát: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửi dưới các hình thức khác nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ sở hữu của ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế. 1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.2.1. Hoạt động tạo lập vốn Cũng như những doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh phải có vốn. Tạo lập vốn là nhiệm vụ quan trọng của NHTM. Ngoài số vốn tự có được hình thành từ vốn điều lệ, quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại thì các ngân hàng thương mại còn tạo lập vốn thông qua việc huy động nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. Nghiệp vụ tạo lập vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản của NHTM. NHTM đã “góp nhặt” nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới các hình thức bằng tiền hoặc bằng vàng được huy động thông qua các hình thức: tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vốn đi vay NHNN hoặc TCTD khác. Ngân hàng mở các dịch vụ nhận tiền gửi để đảm bảo hộ người gửi tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Để tìm và thu hút các khoản tiền gửi các ngân hàng thương mại thường đưa ra những mức lãi suất huy động khá hấp dẫn, kèm theo các chương trình khuyến khích gửi tiền như phần thưởng cho khách hàng gửi tiền hay là quay giải thưởng. Sau khi thu hút vốn ngân hàng sẽ “ gián tiếp” thu “phí” thông qua thu nhập của việc sử dụng khoản tiền đó. Hoạt động tạo lập vốn là hoạt động cơ sở cũng như tiền đề cho hoạt động cho vay. Bất kỳ một ngân hàng nào muốn cho vay được đều phải đi huy động vốn. Huy động vốn vừa sinh lời cho các cá nhân, tổ chức gửi tiền cũng
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.018 vừa tạo nguồn vốn cho chính ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ. 1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Sử dụng vốn trong ngân hàng thương mại bao gồm: Dữ trữ, Đầu tư và cho vay  Dự trữ của ngân hàng thương mại : bao gồm Tồn quỹ, Tiền gửi của ngân hàng trung ương, tiền gửi TCTD khác. Bên cạnh dự trữ bắt buộc, NHTM còn phải có các khoản dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hằng ngày. Phần dự trữ này nhiều hay ít phụ thuộc vào thời hạn của các khoản nợ, các cam kết giải ngân và nhu cầu thanh toán thông thường hàng ngày của khách hàng ... Phần dự trữ này sinh lời thấp hoặc không sinh lời nhưng nó có tính lỏng cao nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và sự an toàn trong hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng  Đầu tư : Là một trong những lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng thương mại. Hoạt động đầu tư tuy có quy mô và tỷ trọng nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với việc tạo điều kiện cho NHTM thâm nhập vào nền kinh tế. Các ngân hàng hiện nay được phép đầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính ...  Cho vay : là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động từ trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống Hoạt động cho vay một mặt mang lại thu nhập cho ngân hàng, mặt khác chứa đựng rủi ro cho ngân hàng. Nếu cho vay một cách có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn và thu được lợi nhuận. Ngược lại nếu cho vay không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và tính chất an toàn của hệ thống ngân hàng. Do vậy, yêu cầu các ngân hàng thương mại
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.019 phải xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn và không ngừng đa dạng hóa các loại hình cho vay. 1.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác Bên cạnh hoạt động tạo lập vốn, sử dụng vốn ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ quản lý ngân qũy, bảo quản vật có giá, cho thuê tài sản …  Dịch vụ mua bán ngoại tệ Dịch vụ mua bán ngoại tệ được ngân hàng thực hiện, ngân hàng đứng ra mua và bán một loại tiền này chẳng hạn VNĐ, USD để lấy một loại tiền khác như EURO, JYP … và hưởng phí dịch vụ Có các phương thức mua bán ngoại tệ như: hợp đồng mua bán trao ngay, hợp đồng mua bán có kỳ hạn, hợp đồng mua bán tương lai, hợp đồng mua bán quyền chọn.  Dịch vụ bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD ( bên bảo lãnh) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và trả nợ cho TCTD số tiền đã được trả thay.Trong thương mại quốc tế, Bảo lãnh ngân hàng được xem như loại hình tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của các bên đối tác có liên quan. Có nhiều loại bảo lãnh được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: + Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh, bảo lãnh được chia làm hai loại là bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp. + Căn cứ vào mục đích bảo lãnh có bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán và các loại bảo lãnh khác.
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0110  Dịch vụ kinh doanh vàng, bạc, đá quý Các ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh về vàng bạc, đá quý theo quy định của ngân hàng trung ương. Do đặc thù riêng của nghiệp vụ này, NHTM phải tổ chức bộ phận kinh doanh riêng. Các nghiệp vụ kinh doanh như: + Gia công chế tác vàng, bạc, đá quý + Mua bán vàng, bạc, đá quý + Cho vay kim loại quý  Dịch vụ kinh doanh chứng khoán Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng phải tổ chức bộ phận kinh doanh riêng hoặc có thể thành lập công ty chứng khoán phụ thuộc. Các công ty chứng khoán có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau về chứng khoán như: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục vốn đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, ngân hàng phải tuân theo những quy định của ngân hàng nhà nước Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn có những dịch vụ khác như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ quản lý tài sản có giá, dịch vụ thông tin tư vấn… 1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM 1.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTM Vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền ( nội tệ và ngoại tệ) và bằng vàng được hình thành từ ba bộ phận: Vốn huy động từ tiền gửi, vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá và vốn đi vay 1.2.1.1. Vốn huy động từ tiền gửi Để huy động vốn, các ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra đều có đặc điểm riêng làm cho chúng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng trong việc tiết kiệm và thực hiện thanh toán. Căn cứ vào
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0111 nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các NHTM bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác.  Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có một bộ phận vốn nhàn rỗi tạm thời như: Khấu hao đã trích nhưng chưa đến lúc sử dụng; Tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên liệu, trả lương; Các quỹ đầu tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến … Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế có thể gửi số vốn đó vào ngân hàng. Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn đơn vị có thể thanh toán qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Khi đó, họ cần phải gửi vốn vào ngân hàng. Tổ chức kinh tế có thể gửi vốn vào ngân hàng dưới các hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau. Đồng thời ngân hàng sẽ mở cho đơn vị các tài khoản tương ứng để thuận tiện trong việc sử dụng. + Tiền gửi không kỳ hạn : Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng có nghĩa vụ phải thỏa mãn nhu cầu đó. Loại tiền gửi này có mục đích chính là để thanh toán Đối với tiền gửi không kỳ hạn, mặc dù việc gửi và rút tiền có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ngân hàng khó xác định trước, nhưng trên thực tế luôn có sự chênh lệch về thời gian và số lượng giữa việc gửi tiền và rút tiền, cho nên tại mỗi ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi không kỳ hạn và ngân hàng có thể sử dụng để cho vay. Lãi suất loại tiền gửi này thường thấp, thậm chí có những khoản tiền ngân hàng không phải trả lãi. Cho nên nguồn vốn này giúp cho ngân hàng hạ thấp giá mua vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư. + Tiền gửi có kỳ hạn : Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút theo thời hạn đã thỏa thuận, song trên thực tế để thu hút khoản tiền gửi này với kỳ
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0112 hạn dài các ngân hàng thường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chỉ được hưởng lãi suất theo lãi suất không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi suất tương ứng theo kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định. Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hàng chủ động trong quá trình sử dụng.Vì vậy, để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp với thời gian nhàn rỗi vốn của mỗi đơn vị, mỗi kỳ hạn có mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao.  Tiền gửi của dân cư : Tiền gửi của dân cư là bộ phận thu nhập bằng tiền của tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đíchtiết kiệm, kiếm lời và để thanh toán. Tiền gửi của dân cư bao gồm hai loại: Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán + Tiền gửi tiết kiệm : Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng. Với loại tiền này, người gửi được ngân hàng giao cho một sổ tiết kiệm, trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm đó có thể dùng làm vật cầm cố hoặc được chiết khấu để vay vốn ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau. + Tiền gửi thanh toán : Các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu và được pháp luật cho phép thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Khi đó họ cũng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng và gửi tiền vào đó để đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như để sử dụng các tiện ích khách có liên quan của ngân hàng Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của dân cư tạo nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại Trên thực tế tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Để khai thác nguồn vốn này, các ngân
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0113 hàng luôn chú trọng trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: Huy động bằng vàng, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm một nơi nhưng lĩnh nhiều nơi với lãi suất hợp lý …  Tiền gửi khác: Ngoài hai loại tiền gửi trên tại các ngân hàng thương mại còn có thêm các loại tiền gửi khác như: + Tiền gửi của TCTD khác + Tiền gửi của kho bạc nhà nước + Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội 1.2.1.2. Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi … + Kỳ phiếu : Là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác. Là một hình thức huy động ngắn hạn của ngân hàng + Trái phiếu : Trái phiếu là loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ ( bao gồm nợ gốc và lãi) của tổ chức phát hành đối với người sở hữu. Là hình thức huy động trung – dài hạn của ngân hàng Trên trái phiếu thông thường có ba nội dung chính đó là: Mệnh giá, lãi suất định kỳ(coupon), thời hạn. Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ - con nợ giữa nhà phát hành và người đầu tư. Là chủ nợ - người nắm giữ trái phiếu( trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán đã cam kết về khối lượng và thời hạn, nhưng không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành. Lãi suất của các trái phiếu là rất khác nhau được quy định bởi: Cung – cầu vốn trên thị trường tín dụng, mức độ rủi ro của từng nhà phát hành và từng đợt phát hành, thời gian đáo hạn của các trái phiếu.
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0114 + Chứng chỉ tiền gửi : Là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân. Chứng chỉ tiền gửi có thể là chứng chỉ tiền gửi ghi danh, chứng chỉ tiền gửi vô danh, chứng chỉ tiền gửi ghi sổ. Quyền lợi cơ bản của người sở hữu chứng chỉ tiền gửi là : Được hưởng lãi suất trễ số tiền đã mua, được quyền chuyển nhượng, cho tặng theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành và các quyền lợi khác do tổ chức phát hành quy định. Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây là một kênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng hay cơ hội đầu tư trực tiếp. Các giấy tờ này có khả năng chuyển đổi dễ dàng sang tiền khi cần thiết bằng cách bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng. Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng vốn. Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thống Đốc ngân hàng trung ương. 1.2.1.3. Vốn đi vay Trong quá trình kinh doanh của NHTM luôn có tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, đó là khi huy động nhưng chưa cho vay hết, hay khi khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng nguồn vốn lại không đủ, hoặc người gửi tiền rút tiền trước thời hạn trong khi đó vốn cho vay chưa đến lúc thu hồi. Khi đó các NHTM có thể gửi các TCTD để hưởng lãi, hay đi vay để tận dụng cơ hội kinh
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0115 doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán. NHTM có thể vay vốn ở các TCTD khác hoặc vay vốn ở NHTW  Vốn vay của TCTD khác Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh và hạch toán toàn ngành, thực hiện điều chuyển giữa các chi nhánh qua hội sở chính, khi thừa vốn các chi nhánh về hội sở chính, khi thiếu vốn các chi nhánh được nhận vốn điều chuyển từ hội sở chính. Vì vậy, việc vay vốn của TCTD khác trong và ngoài nước thường chỉ thực hiện ở ngân hàng trung ương của từng hệ thống.  Vốn vay của NHTW Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, và là ngân hàng cho vay cuối cùng của các ngân hàng trong nền kinh tế.Vì vậy, các NHTM có thể được NHTW cho vay vốn khi cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay NHNN cho các NHTM vay vốn ngắn hạn dưới các hình thức: + Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác + Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác Ngoài ra NHNN còn cho NHTM vay bổ sung thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ Tướng chính phủ chấp thuận, NHNN còn cho vay đối với những ngân hàng tạm thời mất khả năng chi trả có nguy cơ gấy mất an toàn cho toàn hệ thống. Vốn vay từ TCTD khác và vay từ NHTW thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của NHTM, cho nên ngoài tác dụng góp phần gia tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng, nó còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của NHTM.
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0116 Bên cạnh những nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động NHTM còn có thể tạo lập vốn của mình từ nhiều nguồn khác nhau: + Vốn trong thanh toán + Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hay của các tổ chức trong nước hay ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Các nguồn vốn này của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn, nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này ngân hàng không phải tố kém chi phí huy động, nhưng lại có điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 1.2.2. Vaitrò củavốnhuyđộng đốivớihoạtđộngkinhdoanhcủaNHTM Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có vốn, vốn là nhân tố chủ yếu quyết định đến khả năng, quy mô hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn cho phép mở rộng các hình thức kinh doanh hay giúp cho các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận. Vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động. Vốn huy động có vai trò hết sức to lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh đều cần có vốn, vốn quyết định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. NHTM vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu vốn NHTM không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vốn là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0117  Vốn huy động đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng Một NHTM có thể thu hút được được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường. Uy tín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng khi họ yêu cầu. Khả năng thanh toán của ngân hàng thường tỷ lệ thuận với khối lượng vốn mà ngân hàng đó có. Nếu có vốn lớn, thì năng lực thanh toán của ngân hàng được nâng cao, do đó uy tín của ngân hàng được nâng cao từ đó sẽ thu hút nhiều khách hàng và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.  Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Với mỗi ngân hàng quy mô, trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề để thu hút vốn. Đồng thời khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối lượng tín dụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay. Do đó, tiềm lực về vốn lớn ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo cho ngân hàng ưu thế cạnh tranh, và giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, cho thuê, mua bán, kinh doanh chứng khoán. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. 1.3.1. Nhântố khách quan  Môi trường pháp luật – chính trị Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính Phủ. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt các cơ hội mới và thách thức mới cho hoạt động ngân hàng. Cụ thể như việc Nhà nước ban hành những chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng như quy định chính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất, chính sách thu hút vốn. Khi những chính sách này có thay đổi nó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0118 Không một quốc gia nào phát triển mà môi trường chính trị không ổn định. Sự ổn định chính trị có tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của các ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Ổn định chính trị tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Điều này càng quan trọng hơn khi Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.  Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có tác động mạnh mẽ đến công tác huy động vốn của NHTM. Trong nền kinh tế tăng trưởng cao mới có tích lũy trong doanh nghiệp và dân cư. Do đó tiền gửi vào các NHTM mới gia tăng. Ngoài ra trong một nền kinh tế tăng trưởng thì công nghệ ngân hàng được hiện đại hóa, người dân có thói quen sử dụng những tiện ích do ngân hàng cung ứng. Nghiệp vụ thanh toán chủ yếu thực hiện thông qua ngân hàng, từ đó ngân hàng thu được nhiều khoản vốn Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát thất nghiệp tăng. Hoạt động của các doanh nghiệp giảm sút. Từ đó thu hút vốn không thuận lợi ảnh hưởng đến cơ cấu và chất lượng vốn của ngân hàng. Lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Lạm phát cao hay biến động cao làm cho đồng tiền mất giá. Người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà đổi sang dữ trữ bằng hình thức khác. Điều này làm giảm khoản mục tiền gửi của NHTM, NHTM phải bỏ chi phí cao hơn trong khi nguồn huy động không ổn định làm cho chất lượng nguồn vốn của ngân hàng giảm sút.  Môi trường văn hóa – xã hội Đây cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng. Một môi trường văn hóa – xã hội tốt con người có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0119 Ngoài ba nhân tố trên môi trường công nghệ cũng tác động đến hoạt động huy động vốn. Những thay đổi và tiến bộ trong công nghệ ứng dụng vào ngân hàng cho phép ngân hàng đổi mới lớn trong hoạt động chung và đặc biệt là hoạt động huy động vốn. Công nghệ tiên tiến mang lại tiện ích thiết thực cho hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng. 1.3.2. Nhântố chủ quan  Chính sách lãi suất huy động vốn và các dịch vụ đi kèm Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại. Khi người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng tiền được an toàn và thu được khoản lãi nhất định. Vì thế ngân hàng phải có mức lãi suất hợp lý nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng để thu hút tiền gửi đều có mức lãi suất linh hoạt, chia nhỏ lãi suất theo những kỳ hạn khác nhau. Ngoài ra, khách hàng còn quan tâm đến những lợi ích của mình khi gửi tiền như các quà tặng, được tham gia bốc thăm trúng thưởng …  Trình độ quản lý và đội ngũ cán bộ nhân viên Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực quản lý về mặt nhân sự thì trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng dự đoán được rủi ro xảy ra, dự đoán được một môi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không, nắm bắt được những biến động của thị trường một cách nhanh chóng để có thể tư vấn cho khách hàng của mình nên đầu tư vào đâu hiệu quả nhất. Mặt khác, do quản lý tốt nên trong quá trình hoạt động ngân hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, từ đó có điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay vốn.  Mạng lưới phục vụ Mạng lưới hoạt động rộng rãi và phù hợp với điều kiện kinh tế sẽ thuận lợi hơn trong huy động vốn. Một ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp các địa bàn có khả năng thu hút khách hàng gửi tiền nhiều hơn là
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0120 ngân hàng có mạng lưới hoạt động hẹp hơn. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ còn thể hiện tiềm lực tài chính của ngân hàng, mạng lưới rộng thể hiện tiềm lực tài chính khá mạnh, tạo uy tín cho khách hàng, thu hút khách hàng gửi tiền.  Các hình thức huy động Để thu hút tối đa các nguồn vốn trong nền kinh tế thì NHTM đã đa dạng hóa các hình thức huy động và các nguồn huy động phong phú hơn. Ngân hàng có các hình thức huy động vốn phong phú, nhiều tiện ích cho khách hàng thì thu hút được càng nhiều khách hàng. Ngoài những yếu tố nêu trên còn có nhưng yếu tố liên quan đến thông tin, uy tín của ngân hàng, những tiện ích trong thanh toán  Văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới vốn huy động của ngân hàng. Một nền kinh tế có truyền thống không sử dụng tiền mặt để thanh toán sẽ giúp ngân hàng tăng khoản tiền gửi thanh toán, ngược lại truyền thống thanh toán dùng tiền mặt.  Thói quen, tâm lý tiêu dùng và tiết kiệm của khách hàng Thói quen của khách hàng trong việc tiêu dùng và tiết kiệm cũng ảnh hưởng tới vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể, khách hàng có thói quen tiết kiệm hơn là tiêu dùng thì có xu hướng gửi vào ngân hàng, từ đó ngân hàng tăng vốn huy động từ dân cư
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0121 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP – chi nhánh Thăng Long Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long là một chi nhánh cấp 1 của ngân hàng TMCP Bắc Á. Được thành lập năm 2005, ban đầu thành lập là một chi nhánh cấp 2. Và đến năm 2008 được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 của ngân hàng TMCP Bắc Á. Ngân hàng TMCP Bắc Á - chi nhánh Thăng Long( gọi tắt là chi nhánh Thăng Long) có trụ sở đặt tại 337 đường Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội. Chi nhánh Thăng Long có 2 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm: Bao gồm + Phònggiao dịch Cát Linh: Địa chỉ 10A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội + Phònggiao dịchHào Nam: Địa chỉ 139 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội + Quỹ tiết kiệm Trường Chinh: Địa chỉ 22 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội + Quỹ tiết kiệm Đền Lừ: Địa chỉ 382 lô 6, Đền Lừ II, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội. Chi nhánh Thăng Long có khoảng 52 nhân viên, bao gồm cả ban quản lý, các nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học. Chi nhánh Thăng Long là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Thực hiện các chức năng chính là huy động vốn và cho vay. Là một tổ chức trung gian tài chính kinh tế. Thực hiện nhiệm vụ thu hút vốn bằng các loại tiền gửi, sau đó dùng vốn này để cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng,
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0122 đầu tư, thực hiện các hoạt động dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh,… nhằm thu được chênh lệch và hoạt động có hiệu quả. Sơ đồ :Cơ cấutổ chức của ngânhàng TMCP Bắc Á– chinhánh Thăng Long ( Nguồn :Phòng tổ chức hành chính ) 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long trong năm 2009 – 2011.. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long đã không gặp ít khó khăn nhưng bên cạnh cũng có nhiều thuận lợi nhất định. Cùng với việc khắc phục những khó khăn và nắm bắt những cơ hội để từ đó đề ra những mục tiêu, bước đi và giải pháp phù hợp Ngân hàng đã có những kết quả nhất định sau: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆMCHI NHÁNH PHÒNG KIỂM SOÁT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG NGUỒN VỐN VÀ NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0123  Trong công tác huy động vốn Bảng 1: Tình hình nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng NV huy động 603.837 100 681.194 100 784.374 100 Nguồn nội tệ( VNĐ) 525.338 86,99 588.180 86,34 682.405 87 Nguồn ngoại tệ 78.499 13,01 93.014 13,66 101.969 13 ( Nguồn: Báo cáo huy động vốn ngân hàng TMCP Bắc Á Thăng Long năm 2009- 2011) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng do cả nguồn huy động nội tệ và nguồn huy động ngoại tệ đều tăng. Cả ba năm 2009 – 2011 tỷ trọng nguồn vốn nội tệ đều chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 nguồn vốn nội tệ là 525.338 triệu đồng, chiếm tỷ trọng l86,99% còn nguồn vốn ngoại tệ là 78.499 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 13,01%. Năm 2010 cả nguồn nội tệ và ngoại tệ tăng lên và tỷ trọng nguồn nội tệ vẫn tiếp tục cao, nguồn nội tệ là 588.180 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86,34%, nguồn ngoại tệ là 93.014 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,66%. Năm 2011 các nguồn vốn tiếp tục tăng so với 2010 và nguồn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, nguồn nội tệ là 682.405 triệu đồng chiếm gần 87%, nguồn ngoại tệ là 101.969 triệu đồng chiếm gần 13 %. Do chi nhánh nằm trong địa bàn nội địa lại có quan hệ chủ yếu với những khách hàng trong nước nên vốn huy động bằng VNĐ chiếm ưu thế hơn hẳn.
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0124  Công tác tín dụng Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng dư nợ 115.045 100 127.147 100 140.356 100 Dư nợ ngắn hạn 90.531 78,69 101.446 79,78 113.689 81.01 Dư nợ trung hạn 14.955 12,99 16.129 12,68 16.815 11,98 Dư nợ dài hạn 9.559 8,32 9.572 7,54 9.852 7,01 (Nguồn: Báo cáo tín dụng ngân hàng TMCP Bắc Á Thăng Long 2009-2011) Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009 tổng dư nợ là 115.045 triệu đồng, năm 2010 tăng lên thành 127.147 triệu đồng, năm 2011 tăng lên thành 140.356 triệu đồng. Trong tổng dư nợ nhìn chung thì dư nợ ngắn hạn ở cả ba năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 90.531 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 78,69%, dư nợ trung hạn là 14.955 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 12,99%, còn dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng bé nhất chỉ chiếm 8,32%( 9.559 triệu đồng). Năm 2010 dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 79,78%, dư nợ dài hạn chỉ có lượng nhỏ là 9.572 triệu đồng chiếm 7,54% trong tổng dư nợ. Năm 2011 xu hướng này vẫn không thay đổi, ngân hàng vẫn ưu tiên tập trung cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn trong 2011 là 101.689 triệu đồng chiếm 81,01% còn dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng vẫn thấp, trung hạn chiếm 11,98% còn dài hạn chiếm 7,01 %. Trong giai đoạn này ngân hàng đảm bảo an toàn trong công tác sử dụng vốn cao. Nhìn chung dư nợ cho vay ở các thời hạn đều tăng nhưng dư nợ trung hạn, dư nợ dài hạn tăng mức độ thấp hơn. Và ở cả 3 năm dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cả, chiếm gần 80% trên tổng dư nợ. Điều này là do chính sách tín dụng của ngân hàng, tập trung cho vay ngắn hạn.
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0125  Kết quả tài chính Bảng 3: Tình hình kết quả tài chính ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng thu 703.206 780.558 882.697 Tổng chi 517.817 579.223 615.134 Lợi nhuận 185.389 201.335 267.563 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2011) Tổng thu của ngân hàng qua 3 năm đều tăng, năm 2010 tăng từ 703.205 triệu đồng ở năm 2009 lên 780.558 triệu đồng. Năm 2011 tăng lên là 882.697 triệu đồng. Tổng chi của ngân hàng cũng tăng nhưng tốc độ tăng của tổng thu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi vì vậy lợi nhuận qua 3 năm vẫn tăng. Năm 2009 lợi nhuận là 185.389 triệu đồng, năm 2010 tăng lên là 201.335 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 267.563 triệu đồng.  Công tác phát triển dịch vụ của ngân hàng Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh. Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ như: Bảo lãnh trong nước và quốc tế, dịch vụ trả lương qua thẻ, dịch vụ mua bán ngoại tệ. Trong giai đoạn năm 2009 - 2011 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh 2.2.1. Các sản phẩm tiền gửi tại ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2009 - 2011 Để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của người dân hiện nay, ngân hàng TMCP Bắc Á đã có nhiều sản phẩm tiền gửi, với nhiều tiện ích và đặc điểm nổi bật. Những sản phẩm tiền gửi của ngân hàng bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0126 Bac A Bank đưa ra các giải pháp tài chính tối ưu nhất cho những khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng với lãi suất ưu đãi nhất và phương thức giao dịch linh hoạt nhất  Tiền gửi có kỳ hạn Đặc điểm của sản phẩm: Hưởng lãi suất có kỳ hạn được Bắc Á niêm yết tại thời điểm gửi tiền, khách hàng có thể gửi và rút tiền tại bất kỳ đơn vị kinh doanh nào của Bắc Á trên phạm vi toàn quốc, khách hàng có thể chọn hình thức lĩnh lãi hàng tháng, hàng quý, hay cuối kỳ. Có các hình thức cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn tại Bacabank với lãi suất ưu đãi, Kỳ hạn: Theo các kỳ hạn niêm yết của Bắc Á, Loại tiền gửi tiết kiệm: VNĐ, USD  Sản phẩm tiền gửi góp: Gửi góp cho tương lai Thay thế cho những hình thức tiết kiệm truyền thống với ràng buộc bằng những số tiền gửi và kỳ hạn nhất định, nay khách hàng sẽ có thể gửi tiết kiệm định kỳ linh hoạt với số tiền gửi phù hợp với khả năng tài chính của mình với mục tiêu tích lũy để biến những ước mơ của mình thành hiện thực Được cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc chuyển nhượng sổ tiết kiệm khi có nhu cầu Phương thức gửi tiền đa dạng, linh hoạt, tiết kiệm thời gian. Khách hàng có thể gửi trực tiếp tại các địa điểm giao dịch của ngân hàng Bắc Á, thông qua phương thức chuyển khoản hoặc thông qua hệ thống ATM có chức năng gửi tiền của ngân hàng Bắc Á. Đặc điểm: Tên sản phẩm là tiết kiệm gửi góp “ Tích lũy cho tương lai”, Kỳ hạn gửi: Từ 01 Đến 03 năm, Loại tiền gửi: VNĐ, USD. Định kỳ gửi tiền: 01 tháng, 02 tháng và 03 tháng tùy khách hàng lựa chọn, Chỉ tính lãi cuối kỳ khi tất toán sổ tiết kiệm. Lãi suất: Áp dụng theo biểu lãi suất tiết kiệm do Bắc Á công bố từng thời kỳ, Nguyên tắc tính lãi: Tiền lãi của sổ tiết kiệm được tính trên cơ sở tích số giữa số dư sổ tiết kiệm thực tế so với số ngày gửi thực tế và theo mức lãi suất tương ứng với thời hạn gửi tiết kiệm
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0127  Tiền gửi không kỳ hạn Do nhu cầu thanh toán của các tổ chức kinh tế, ngân hàng cung cấp loại tiền gửi không kỳ hạn nhằm đáp ứng mục đích thanh toán của hàng. Loại tiền gửi này có lãi suất rất thấp, áp dụng đối với những tổ chức có nhu cầu để thanh toán trong quan hệ mua bán với đối tác. Loại tiền gửi có thể là VNĐ hay USD hay ngoại tệ khác.  Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng chương trình “ Căn hộ hạnh phúc” Tên sản phẩm là tiền gửi tiết kiệm ghi danh có kỳ hạn bằng VND và USD, khi khách hàng tham gia chương trình tiết kiệm kèm dự thưởng tùy theo loại tiền là VNĐ hay USD, ngân hàng phát hành Sổ tiết kiệm kèm theo phiếu dự thưởng của ngân hàng Bắc Á. Phiếu dự thưởng bao gồm hai phần có nội dung giống nhau. Một phần giữ tại ngân hàng, phần còn lại giao cho khách hàng bảo quản để nhận thưởng khi trúng giải. Cả hai phần đều được đóng dấu giáp lai của ngân hàng phát hành. Cơ cấu giải thưởng được ngân hàng quy định đối với những khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, khi quay giải thưởng, khách hàng được giải đặc biệt là một căn hộ chung cư tại Hà Nội, giải nhất 100.000.000 đồng tiền mặt, giải nhì là 50.000.000 đồng tiền mặt, giải ba là 10.000.000 đồng tiền mặt. 2.2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh 2.2.2.1. Kết quả huy động vốn Trong hoạt động của ngân hàng vốn huy động đóng vai trò quan trọng, hoạt động huy động vốn cơ bản tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Nó duy trì tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long cũng ra sức tạo ra nguồn vốn dồi dào, tìm đến nguồn huy động để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0128 603837 681194 784374 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2009 2010 2011 Nguồn : Báo cáo hoạt động huy động vốn năm 2009 - 2011 Biểu đồ quy mô nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động Trong những năm qua tuy có nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, nền kinh tế còn trải qua nhiều khó khăn do khủng hoảng 2008 nhưng tổng nguOồn vốn huy động của chi nhánh Thăng Long qua các năm vẫn tăng trưởng liên tục và ổn định. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 12,81 % tương ứng với 77.357 triệu đồng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 15,15 % tương ứng với 103.180 triệu đồng. Sự tăng trưởng này có được là do mấy năm vừa qua ngân hàng có các sản phẩm tiền gửi hấp dẫn thu hút khách hàng gửi tiền. Các sản phẩm tiền gửi ngân hàng đưa ra đó là: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm học bổng, tiết kiệm lãi bậc thang … Với hai phòng giao dịch và hai quỹ tiết kiệm với chức năng chủ yếu là huy động vốn, chi nhánh Thăng Long luôn là một trong những chi nhánh có thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn, đáp ứng dầy đủ nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0129 Bảng 4 : Cơ cấuvốn của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long năm 2009 – 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền So với năm 2009 Số tiền So với năm 2010 +/- % +/- % I. Nguồn vốn huy động 603.837 681.194 77.357 12,81 784.374 103.180 15,15 1. Vốn huy động từ tiền gửi 603.837 681.194 77.375 12,81 784.374 103.180 15,15 2. Vốn huy động từ phát hành GTCG - - - - - - - II. Vốn ủy thác 57.230 74.910 17.689 30,89 119.952 45.042 60,01 Tổng nguồn vốn 661.067 756.104 95.064 14,3 904.326 148.222 19,6 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động huy động vốn ngân hàng 2009-2011) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng nguồn vốn ngân hàng qua ba năm có xu hướng đều tăng. Tổngnguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng 95.064 triệu đồng, tương ứng 14,3%. Tổng nguồn vốn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 148.22 triệu đồngtương ứng 19,6 %. Trong đó nguồn vốn huy động toàn bộ là nguồn huy độngtừ tiền gửi. Nền kinh tế càng phát triển ổn định, nhu cầu vốn trung và dài hạn đầu tư cho sản xuất, đổi mới công nghệ ngày càng tăng. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trung và dàihạn khi cần thiết. Đây được coi là hình thức có khả năng cung ứng vốn trung và dài hạn nhanh nhất và khá chủ động nhất đối với các ngân hàng. Nhưng do ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long là chi nhánh ra đời chưa được lâu nên trong giai đoạn 2009 – 2010 ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long không có đợt phát hành giấy tờ có giá nào.
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0130 Các khoản ủy thác đầu tư ngân hàng có trong giai đoạn này là không nhỏ. Nguồn vốn này ngân hàng không phải mất chi phí huy động và còn được hưởng hoa hồng từ việc giải ngân thay cho các nhà tài trợ. Đó là nguồn vốn được tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch hoặc vốn thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển trả lại cho chủ đầu tư, khi đó ngân hàng sẽ chiếm dụng được một khoản vốn. Nguồn vốn ủy thác của ngân hàng qua cả ba năm đều có hướng tăng. Và tỷ lệ tăng trưởng khá là cao. Năm 2010 tăng 30,89% so với năm 2009, năm 2011 tăng 60,01% so với năm 2010. Do cuối năm 2010 ngân hàng tiếp nhận và quản lý, triển khai thành công các dự án. Nói chung cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long đảm bảo chỉ tiêu ngân hàng đề ra và khá hợp lý. Tuy nhiên ngân hàng chưa có đợt phát hành giấy tờ có giá nào, chưa tận dụng được hình thức huy động vốn chủ động này. Trong giai đoạn tiếp theo ngân hàng dự kiến sẽ có đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % So với 2009 Số tiền % So với 2010 Tiền gửi không kỳ hạn 78.115 12,93 87.573 12,86 9.458 96.568 12,31 8.955 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 482.407 78,89 531.118 77,97 48.711 622.870 79,41 91.752 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 43.315 7,18 62.503 9,17 19.188 64.936 8,28 2.433 Tổng tiền gửi 603.837 100 681.194 100 77.357 784.374 100 103.180 ( Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2009-2011)
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0131 Trên bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao ở cả 3 năm: năm 2009 chiếm 78,89%, năm 2010 chiếm 77,97%, năm 2011 chiếm 79,41% trong tổng tiền gửi. Còn lại là tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng hơn 10% và tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng dưới 10%. Cả ba loại tiền gửi đều có xu hướng tăng. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2010 tăng 9.458 triệu đồng, tương ứng với 12,01%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 8.995% tương ứng với 10,27%. Điều này cho thấy nhu cầu của khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán tăng. Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng . Năm 2010 so với năm 2009 tiền gửi này tăng 48.711 triệu đồng, tương ứng 10,09%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 91.752 triệu đồng, tương ứng với 17,27%. Loại tiền gửi này khách hàng gửi vào chủ yếu với mục đích hưởng lãi, các kỳ hạn dưới 12 tháng rất đa dạng và lãi suất hấp dẫn nên loại tiền gửi này thu hút lượng khách hàng tương đối lớn. Đối với tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cả 3 năm, do kỳ hạn dài bên cạnh lãi suất cũng hạn chế nên khách hàng không chuộng loại tiền gửi này, khách hàng gửi kỳ hạn trên 12 tháng rất ít. Tóm lại loại tiền gửi không kỳ hạn và loại tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp là do lãi suất ngân hàng Bắc Á đưa ra cho tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng hấp dẫn và linh động thu hút khách hàng hơn.
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0132 Bảng 6: Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) So với 2009 Số tiền (%) So với 2010 TG của TCKT - KKH - CKH < 12t - CKH > 12t TG tiết kiệm - KKH - CKH < 12t - CKH > 12t 276.557 237.819 23.276 15.102 327.280 35.441 234.667 37.171 45,79 85,99 8,05 1,96 54,21 10,82 71,70 17,48 324.156 262.566 35.140 24.450 357.038 28.343 268.625 40.070 47,58 80,99 10,84 8,17 52,42 13,54 75,24 11,22 47.599 24.747 11.864 9.348 29.758 12.902 33.958 2.899 327.968 279.563 56.253 37.152 411.406 50.315 313.307 47.784 47,55 74,95 15,08 9,97 52,45 12,23 76,15 11,62 48.812 16.997 21.113 12.702 54.368 1.972 44.682 7.714 Tổng tiền gửi 603.387 100 681.194 100 77.357 784.374 100 103.180 ( Nguồn: Báo cáo tín dụng của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long) Theo bảng số liệu trên: * Tiền gửi tổ chức kinh tế: - Năm 2009: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 276.557 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,79% trong tổng nguồn vốn huy động bằng tiền gửi, trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 237.819 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85,99% trong tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi này gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi không kỳ hạn khác mà chủ doanh nghiệp gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán qua ngân hàng. Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 23.276 triệu đồng chiếm 8,05%, và tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là 15.102 triệu đồng chiếm 1,96%. Hai loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ do các tổ chức kinh tế chủ yếu gửi tiền không phải vì mục đích hưởng lãi. Như vậy, trong năm 2009 này các doanh nghiệp chủ yếu gửi tiền không kỳ hạn vào ngân hàng để sử dụng dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thanh toán tiền hàng, chuyển khoản... Còn tiền gửi kỳ hạn là doanh nghiệp gửi vào để dự phòng cho kế hoạch trong tương lai sau 1- 2 năm tiếp theo.
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0133 - Năm 2010: Tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên 47.599 triệu đồng tương ứng với 17,21 %. Trong đó, các loại tiền gửi theo kỳ hạn cũng đều tăng. Cụ thể tiền gửi không kỳ hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 là 24.747 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng: tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 11.864 triệu đồng, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng 9.348 triệu đồng. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp tăng lên. Ngân hàng không những giữ được uy tín đối với các khách hàng cũ mà còn thu hút được những tổ chức khác sử dụng dịch vụ của mình. Năm 2010 ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất có kỳ hạn khá cạnh tranh do đó cũng thu hút được những khoản tiền gửi có kỳ hạn của những tổ chức kinh tế. - Năm 2011: Tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng có xu hướng tăng so với 2010, tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2011 tăng so với năm 2010 là 48.812 triệu đồng tương ứng với 15,05%. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 16.997 triệu đồng, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 21.113 triệu đồng, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng 12.702 triệu đồng. Điều này cũng chứng tỏ là nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức kinh tế tăng, và các khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng. * Tiền gửi tiết kiệm - Năm 2009: Tiền gửi tiết kiệm của dân cư năm 2009 là 327.280 triệu đồng chiếm tỷ trọng 54,21% trong tổng tiền gửi. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 35.441 triệu đồng chiếm 10,82% trong tổn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 234.677 triệu đồng chiếm 71,70%, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là 37.171 triệu đồng chiếm 17,48%. Ta thấy tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, do nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng là để hưởng lãi suất. Đối với không kỳ hạn thì lãi suất thấp, kỳ hạn dưới 12 tháng là được khách hàng gửi nhiều nhất do hưởng được lãi suất cao hơn không kỳ hạn, có kỳ hạn linh động như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0134 - Năm 2010: Tiền gửi tiết kiệm năm 2010 là 357.038 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,42% trong tổng tiền gửi và tăng 29.758 triệu so với năm 2009. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 28.343 triệu đồng chiếm 13,54%, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 268.625 triệu đồng chiếm 75,24%, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là 40.070 triệu đồng chiếm 11,22 % trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Cả 3 kỳ hạn của loại tiền gửi này đều có xu hướng tăng nhưng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là chiểm tỷ trọng cao nhất. Như vậy, nhu cầu hưởng lãi suất của khách hàng vẫn là chủ yếu. - Năm 2011: Tiền gửi tiết kiệm là 411.406 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,45% trong tổng tiền gửi và tăng 54.368 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn là 50.315 triệu đồng chiếm 12,23%, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 313.307 triệu đồng chiếm 76,15%, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là 47.784 chiếm 11,62% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi của các kỳ hạn đều tăng so với năm 2010. Bảng 7: Cơ cấu vốn tiền gửi phân theo loại tiền Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (%) Số tiền (%) So với 2009 Số tiền (%) So với 2010 Nội tệ (VND) - TG TCKT - TG cá nhân 505.338 216.683 288.655 83,75 42,88 57,12 588.180 266.495 321.685 86,34 45,30 54,70 62.842 49.812 13.030 682.405 287.943 394.462 86,99 42,19 57,81 94.225 21.448 72.777 Ngoại tệ quy đổi - TG TCKT - TG cá nhân 78.489 59.864 18.625 16,25 76,27 23,73 93.014 67.564 25.450 13,66 72,64 27,36 14.515 7.700 6.825 101.969 75.326 26.643 13,01 73,87 26,13 8.955 7.700 6.825 Tổng tiền gửi 603.387 100 681.194 100 77.357 784.374 100 103.180 ( Nguồn: Báo cáo tín dụng ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long)
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0135 Nhìn vào bảng số liệu trên: Tiền gửi cả bằng VND và tiền gửi bằng ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên. - Đối với tiền gửi bằng VND : Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tiền gửi, cả 3 năm đều chiếm tỷ trọng trên 80%. Điều này là do địa bàn hoạt động của chi nhánh là nội địa nên phần lớn là tiền gửi là VND. Cụ thể tiền gửi bằng VND năm 2010 là 588.180 triệu đồng tăng 62.842 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 là 682.405 triệu đồng tăng 94.225 triệu đồng. Trong tổng thể tiền gửi bằng VND, có tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi cá nhân, cả hai loại đối tượng này đều có lượng tiền gửi tăng qua ba năm, nó được thể hiện rõ trong bảng số liệu trên. - Đối với tiền gửi ngoại tệ: Tiền gửi bằng ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn có xu hướng tăng qua cả ba năm liên tiếp. Năm 2009 tiền gửi bằng ngoại tệ được quy đổi là 78.489 triệu đồng, năm 2010 là 93.014 triệu đồng tăng lên 14.515 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 là 101.969 triệu đồng tăng 8.955 triệu đồng so với 2010. Cũng như tiền gửi bằng VND, tiền gửi bắng ngoại tệ cũng bao gồm 2 bộ phận đó là tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi của cá nhân. Đối với tiền gửi ngoại tệ tổ chức kinh tế gửi vào là nhằm mục đích thanh toán, còn đối với cá nhân chủ yếu là để hưởng lãi. Nhưng do mối quan hệ và địa bàn hoạt động của chi nhánh nên lượng tiền gửi này vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trọng tổng tiền gửi của ngân hàng. 2.2.2.2. Chi phí huy động vốn Để huy động được nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, ngân hàng phải trả mức chi phí của việc huy động đó, đó là lãi suất huy động như: lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm, lãi suất tài trợ, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay … Chi phí huy động vốn càng cao cho thấy lãi suất huy động vốn càng lớn, lãi suất huy động vốn quyết định rất lớn đến quy mô của nguồn vốn huy động. Việc đưa ra lãi suất phù hợp tạo điều kiện cho việc huy động và thu hút khách hàng của ngân hàng.
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0136 Bảng 8: Chi phí huy động vốn Đơn vị tính: % / năm Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lãi suất đầu vào bình quân 10,67 11,44 13,67 Lãi suất đầu ra bình quân 12.86 14,03 16,36 Chênh lệch 2,19 2,59 2,69 (Nguồn: Báo cáo tín dụng chi nhánh Thăng long giai đoạn năm 2009 – 2011) Nhìn vào báng số liệu trên ta thấy lãi suất đầu vào bình quân của ngân hàng qua cả ba năm đều tăng, năm 2009 lãi suất đầu vào bình quân là 10,67 %/ năm, năm 2009 theo quy định của ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng thương mại chỉ được phép huy động với trần lãi suất là 12 %/ năm. Do đó, ngân hàng cũng đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn theo từng thời kỳ cụ thể nhưng lãi suất bình quân là ở mức 10,67%. Sang năm 2010 lãi suất huy động có tăng lên thể hiện ở chỗ lãi suất huy động bình quân năm tăng lên 11,44 %/năm. Trong năm 2010 ngân hàng nhà nước chưa có sự thay đổi về trần lãi suất huy động nên để thu hút tiền gửi từ khách hàng ngân hàng đã tăng lãi suất huy động nhưng vẫn đảm bảo không vượt quá trần lãi suất đã quy định. Năm 2011 lãi suất huy động vốn bình quân là 13,67%/năm. Để đảm bảo có lãi ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, và ở cả ba năm lãi suất cho vay vẫn có xu hướng tăng tương ứng với sự tăng của lãi suất huy động. Năm 2009 lãi suất đầu ra bình quân là 12,86% chênh lệch so với lãi suất đầu vào là 2,19%/năm. Năm 2010 lãi suất đầu ra bình quân là 14,03%/năm chênh lệch so với lãi suất đầu vào là 2,59%/năm. Năm 2011 lãi suất đầu ra bình quân là 16,36%/năm chênh lệch so với lãi suất đầu vào là 2,69%/năm. Cả ba năm chênh lệch lãi suất đầu vào và ra tương đối cao đối với chi nhánh.
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0137 2.2.2.3. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn Bằng các hình thức huy động vốn phong phú và đa dạng, cố gắng ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh Thăng Long đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên rõ rệt. Với nguồn vốn ngày càng cao, đã tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng là công tác cho vay có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không, vấn đề huy động vốn không thể tách rời hoạt động cho vay của nó. Bảng 9: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng theo thời hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 1. Tổng NV huy động 603.837 681.194 784.374 - Nguồn vốn ngắn hạn 560.522 618.691 719.438 - Nguồn vốn trung – dài hạn 43.315 62.503 64.936 2. Tổng dư nợ 115.045 127.047 140.356 - Dư nợ ngắn hạn 90.531 101.446 113.689 - Dư nợ trung – dài hạn 24.514 25.601 26.667 (Nguồn: Báo Cáo tín dụng ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long 2009 -2011) 603837 115045 681194 127047 784374 140356 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 Năm2009 Năm2010 Năm2011 Nguồn : Báo cáo tín dụng ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long năm 2009 - 2011 Biểu đồ : So sánh huy động vốn và dư nợ tín dụng Nguồn vốn huy động Dư nợ tín dụng
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0138 Nhìn vào sơ đồ và bảng số liệu: Cả nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của ngân hàng đều tăng cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tăng trưởng theo. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn ngắn hạn và dư nợ cho vay ngắn hạn đều tăng. Năm 2009 nguồn vốn ngắn hạn là 560.522 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 618.691 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 719.438 triệu đồng. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2009 là 90.531 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 101.446 triệu đồng, năm 2011 tăng lên là 113.689 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn chiếm phần lớn, tương ứng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn. Điều này cho thấy ngân hàng có kế hoạch huy động và sử dụng vốn khá an toàn, bảo đảm khả năng thanh toán. Còn phần tiền huy động được dư ra ngân hàng đã tính toán đầy đủ nguồn đảm bảo khả năng thanh toán, chi nhánh cũng gửi tiền ở các TCTD khác để tránh việc ứ đọng vốn vô ích, tạo điều kiện cho ngân hàng điều hòa vốn. Đặc biệt trong điều kiện huy động vốn trên thị trường khó khăn nên chi nhánh có khả năng cho vay nóng trên thị trường liên ngân hàng. Việc cho vay trên ngân hàng này chủ yếu là ngắn hạn và hưởng lãi suất cao. Đối với nguồn vốn trung – dài hạn và dư nợ cho vay trung – dài hạn có xu hướng tăng qua cả 3 năm giai đoạn 2009 – 2011. Nguồn vốn trung – dài hạn năm 2009 là 43.315 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 62.503 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 64.936 triệu đồng. Dư nợ cho vay trung – dài hạn tăng qua các năm, năm 2009 là 24.514 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 25.601 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 26.667 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn trung – dài hạn và dư nợ cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong đó, phần dư nguồn vốn trung – dài hạn cũng khá nhiều. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn giữ được khả năng thanh toán cao song ngân hàng cũng thận trọng trong
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0139 việc chi phí huy động, có biện pháp thích hợp để không làm lãng phí quá nguồn vốn này. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long 2.3.1. Kếtquả đạt được Qua phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long cho thấy ngân hàng đã không ngừng phát triển quy mô và chất lượng huy động vốn, tạo điều kiện cho việc mở rộng đáp ứng nhu cầu phục vụ đầu tư phục vụ của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có được thành công đó là do ngân hàng đã thực hiện tốt những giải pháp sau : - Thực hiện tốt việc duy trì mối quan hệ với khách hàng, đồng thời mạnh dạn đầu tư để tìm kiếm khách hàng - Chú trọng đến việc theo dõi những biến động nguồn vốn lớn để có phương án điều hành, bù đắp phù hợp - Tăng cường phát triển dịch vụ khai thác các nguồn vốn rẻ, không kỳ hạn - Ngoài ra, ngân hàng còn đặc biệt coi trọng công tác huy động vốn từ dân cư như : Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, khuyến mãi, trang bị thêm kiến thức tiếp thị cho nhân viên, văn hóa giao dịch cho cán bộ tiếp xúc trực tiếp với dân cư, cải thiện dần cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch để tỏ lòng tin của khách hàng Qua phân tích trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này cho thấy nguồn vốn của ngân hàng khá ổn định và giúp ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn. Tóm lại : Trong giai đoạn năm 2009-2012 ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả khả quan trong việc huy động
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0140 vốn, kiểm soát tốt sự ổn định của nguồn vốn, đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của ngân hàng. 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại Trong giai đoạn 2009-2011, ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. - Lượng vốn ngân hàng huy động được chưa nhiều, chưa phong phú các chủng loại và kỳ hạn nên chưa đáp ứng triệt để nhu cầu đa dạng của việc sử dụng vốn. - Chi phí sử dụng vốn cao hơn so với bình quân trong ngành ngân hàng đặc biệt là đối với các ngân hàng lớn trong khu vực do đó ảnh hưởng trong công tác sử dụng vốn của ngân hàng - Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các loại dịch vụ chưa phong phú, còn đơn điệu, phần lớn là duy trì các hình thức truyền thống. Mạng lưới huy động chưa được mở rộng 2.3.3. Những nguyên nhân còn tồn tại hạn chế Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế công tác huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long là do một số nguyên nhân cơ bản sau: - Do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường, đặc biệt là các ngân hàng lớn và tiếng tăm khác như: ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Viettin bank, Vietcom bank ... nên việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy ngân hàng cần có những tiện ích nổi bật để thu hút và giữ chân khách hàng. - Mạng lưới ngân hàng còn hẹp, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch chưa được rải rộng, mới chỉ tập trung tại các vùng trọng điểm. Vì thế chưa có sự tiếp xúc với những vùng khác.
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0141 - Hệ thống ATM của ngân hàng không nhiều, và khách hàng sử dụng chưa nhiều. Người dân chưa biết nhiều về ngân hàng vì thế mà không lựa chọn ngân hàng - Việc đổi mới công nghệ cung ứng dịch vụ bất cập với yêu cầu hiện nay, chiến lược khách hàng tuy đã nhận thức rõ nhưng sự chuyển biến còn bất cập chưa thực sụ phù hợp và tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, mức độ chưa chính xác. - Trình độ cán bộ chưa được đào tạo kịp thời thích ứng với những biến động của thị trường. Như vậy, trình độ nhận thức, trình độ năng lực của cán bộ nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được đòi hỏi của NHTM phải chuyển sang kinh doanh theo hướng đa năng - Lãi suất huy động có thể chưa linh hoạt, hấp dẫn và hợp lý để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác.
  • 42. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0142 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á - CHI NHÁNH THĂNG LONG 3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP chi nhánh Thăng Long Trải qua hơn 18 năm hoạt động, chi nhánh Thăng Long đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, phát triển kinh doạnh có hiệu quả. Tiếp tục phát triển trong môi trường hội nhập với sứ mệnh của ngân hàng Bắc Á là “ Tư vấn và phục vụ cho một hệ các doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra giá trị cốt lõi, mang lại giá trị đích thực cho cộng đồng và thân thiện với môi trường” . Chi nhánh Thăng Long định hướng tiếp tục nâng cao công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu do ngân hàng Bắc Á đề ra. Kế hoạch đề ra của chi nhánh Thăng Long trong năm 2012 là: - Phấn đấu đến hết năm 2012 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 905.000 triệu đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011. - Tỷ lệ tiền gửi dân cư tiếp tục chiếm tỷ trọng cao so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế - Dự kiến sang năm 2012 chi nhánh sẽ có đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi để tăng nguồn vốn huy động 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thăng Long Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại luôn chịu áp lực của thị trường, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng luôn tồn tại nhất định, huy động vốn cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Xuất phát từ thực trạng công tác huy động vốn tại Bắc Á Thăng Long chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn.
  • 43. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0143 3.2.1. Củng cố mạng lưới hiện có, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn vốn để thu hút nguồn tiền gửi của dân cư. Để có quy mô nguồn vốn lớn và có tính ổn định cao, ngân hàng Bắc Á Thăng Long luôn coi việc huy động từ các khoản tiền gửi của dân cư. Vì đây là nguồn vốn chi phí huy động rẻ mà khá ổn định Trong phân tích thực trạng của nguồn vốn, chúng ta thấy nguồn tiền gửi có kỳ hạn của dân cư vẫn liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên tiền gửi không kỳ hạn trong dân cư chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đây là nguồn vốn không ổn định nhưng lại có chi phí huy động rẻ và thậm chí ngân hàng không mất chi phí huy động. Để thu hút tiền gửi của dân cư tăng lên hơn nữa ngân hàng nên tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Thực tế thì nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Bắc Á Thăng Long. Tuy nhiên nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư còn lớn, ngân hàng cần thực hiện tốt các giải pháp sau : - Mở ra các kênh thu hút tiền gửi, cung cấp dịch vụ thanh toán, ngân quỹ một cách tiện lợi nhằm thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng như tiện ích, chính xác và kịp thời tạo ra sự tin tưởng khách hàng - Cải tiến thủ tục thanh toán sao cho thật đơn giản và gọn nhẹ không để khách hàng phải đợi lâu như : trong việc vay vốn ngân hàng, khách hàng có nhu cầu vay vốn được hay không giải quyết trong thời gian ngắn nhất - Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin, phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, máy rút tiền tự động. Ngân hàng đến từng các đơn vị, trường học đầu tư đặt máy rút tiền tự động sau đó phát hành thẻ ATM để thu hút mọi người sử dụng. Củng cố và phát triển dịch vụ thanh toán tiện lợi và nhanh chóng. - Cần tăng cường mạng giao dịch hiện có bằng cách thành lập thêm phòng giao dịch mới ở những địa điểm có khả năng phát triển, bên cạnh đó
  • 44. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0144 cần cải thiện dần cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch để tăng lòng tin cho khách hàng. Cơ sở vật chất là yếu tố bên ngoài tạo lòng tin cho khách hàng, cơ sở vật chất tốt chứng tỏ ngân hàng có tiềm lực tài chính khá mạnh, do vậy mà ngân hàng không ngừng cải thiện cơ sở vật chất. - Cần trang bị thêm kiến thức huy động vốn, văn hóa giao tiếp cho cán bộ trực tiếp tiếp xúc với dân cư. Điều để lại ấn tượng nhất trong lòng khách hàng là cách phục vụ của các nhân viên. Họ sẽ cảm thấy thoải mái khi đến các nhân viên niềm nở, tận tụy và nhiệt tình giúp đỡ họ. Vì vậy, đối với Bắc Á Thăng Long văn hóa giao tiếp luôn phải được xem trọng - Kiên quyết chỉ đạo lãi suất theo cơ chế thị trường, từng bước tăng dần chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào, trích đủ, kịp thời các khoản dự phòng rủi ro... 3.2.2. Tăng cường marketing trong ngân hàng nhằm phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Việc marketing trong ngân hàng là rất quan trọng, nó giúp ngân hàng tăng nguồn vốn huy động từ các đối tượng khách hàng khác nhau đòi hỏi ngân hàng phải nắm bắt được một cách chính xác nhu cầu của họ. Việc marketing không phải ngân hàng nào cũng làm tốt, vì vậy ngân hàng cần có những kế hoạch và chiến lược cụ thể để thực hiện marketing có hiệu quả mà tiết kiệm chi phí. Thật vậy, một trong những hình thức marketing của ngân hàng là quảng cáo. Quảng cáo đã thực sự truyền đạt được những thông tin của ngân hàng tới khách hàng, kết hợp với quảng cáo và uy tín của ngân hàng sẽ làm tăng thêm niềm tin nơi khách hàng giao dịch với ngân hàng và kết quả là có nhiều người biết đến ngân hàng. Do vậy, việc tổ chức được đội ngũ nhân viên quảng cáo, tuyên truyền mang tính chuyên nghiệp là việc cần thiết đối với ngân hàng Bắc Á Thăng Long giai đoạn hiện nay.
  • 45. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0145 Song song với hình thức quảng cáo là hình thức khuyến mãi, đây là hình thức bổ trợ cho quảng cáo, tạo ra sự hấp dẫn và phong phú cho quảng cáo. Một ngân hàng khi đưa ra được các hình thức khuyến mãi đa dạng, hay vào những thời điểm thích hợp thì ngay lập tức nó sẽ tạo ra sự thích thú với khách hàng, khách hàng không những hưởng được lãi suất cao mà còn được hưởng những dịch vụ khuyến mãi đem lại. Ví dụ như ngân hàng tặng quà và trả lãi suất ưu đãi cho khách hàng giao dịch với khối lượng vốn lớn và thường xuyên từ đó hình thành nên mối quan hệ vững chắc gắn bó mật thiết giữa ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng Bắc Á chi nhánh Thăng Long cần dành sự quan tâm tới mạng lưới thông tin quảng cáo, phải tích cực tuyên truyền sâu rộng trên phạm vi địa bàn mình và có thể là xa hơn nữa nhằm đưa ra thông tin kịp thời chính xác về các hoạt động của ngân hàng tới từng người dân, đáp ứng mọi nhu cầu cũng như giải quyết mọi thắc mắc của người dân. 3.2.3. Đổimới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Công nghệ ngân hàng không chỉ là những máy móc chuyên dụng, trang thiết bị, nhà cửa đơn thuần mà còn bao gồm cả một cơ chế thanh toán, một hệ thống thông tin tư liệu, thủ tục giấy tờ đang được áp dụng và trực tiếp phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng hiện nay của ngân hàng Bắc Á Thăng Long là hết sức quan trọng. Trước hết, ngân hàng cần ưu tiên tập trung vốn đầu tư vào hiện đại hóa công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng để làm tăng lượng vốn tiền gửi của khách hàng trong ngân hàng. Hiện đại hóa công nghệ không dùng tiền mặt qua ngân hàng có nghĩa là ngân hàng Bắc Á Thăng Long phải từng bước đưa dịch vụ thanh toán qua thẻ vào áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn. Mỗi thẻ tiết kiệm và tài khoản cá nhân của khách hàng đều được sử dụng như một tài khoản tiền gửi thanh toán, theo đó người gửi có thể phát hành séc, sư dụng thẻ điện tử hay áp dụng các
  • 46. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hạnh Lớp: CQ 46/15.0146 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác để thanh toán cho người thụ hưởng mà không nhất thiết phải có mặt tại ngân hàng hoặc quỹ huy động vốn cơ sở Bên cạnh việc hiện đại hóa công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, ngân hàng Bắc Á Thăng Long cũng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống thông tin tư liệu hoàn chỉnh , chứa đầy đủ thông tin về khách hàng thì ngân hàng mới có thể nắm bắt được những nhu cầu khách hàng một cách kịp thời từ đó mới đề ra được những biện pháp phù hợp trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Mặt khác nó còn giúp ngân hàng giảm được chi phí huy động vốn trong khi vẫn không để lỡ cơ hội kinh doanh. 3.2.4. Đa dạng hóa các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng sẽ tác động đến quy mô, cơ cấu và sự ổn định của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Trong đó, quy mô, tính ổn định của số dư trên các tài khoản tiền gửi giao dịch chịu ảnh hưởng trực tiếp do đối tượng khách hàng này có nhu cầu chủ yếu khi gửi tiền là được nhận các dịch vụ. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, đa dạng hóa về loại hình dịch vụ của khách hàng, ngân hàng cần có một số sản phẩm mới phù hợp với yếu cầu quản lý tài sản. - Cho khách hàng thuê két sắt để khách hàng có thể bảo quản tài sản tại ngân hàng. Thực hiện dịch vụ này một mặt ngân hàng thu được phí dịch vu, mặt khác khai thác được thông tin khách hàng, đặt khách hàng trước sự lựa chọn giữa gửi tài sản như vàng, bạc đá quý ... hay gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi. - Đối với tiền gửi có kỳ hạn trong trường hợp khách hàng rút trước hạn có thể áp dụng mức lãi suất của kỳ hạn mà thời hạn gửi tại ngân hàng của nớ vượt quá. - Hiện nay, ngân hàng đã thực hiên chi trả lương cho hộ gia đình công nhân viên một số công ty và thời gian tới sẽ mở rộng dịch vụ này sang với