SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 11
Việc làm và thu nhập của lao động nữ khu vực phi chính thức
- Những yếu tố ảnh hưởng tới bình đẳng giới
ThS. Lê Thị Ngọc Dung
TÓM TẮT
Lao động nữ khu vực kinh tế phi chính thức chịu nhiều thiệt thòi, so với các
khu vực kinh tế khác, vì việc làm thiếu ổn định, thu nhập thấp, điều kiện làm
việc chưa bảo đảm, điều kiện sống khó khăn, mà nguyên nhân sâu xa là trình
độ học vấn, trình độ nghề của người lao động còn thấp. Để người phụ nữ dần
nâng cao vai trò và vị thế của mình trong xã hội, cần có sự nỗ lực, vươn lên
tự hoàn thiện mình của lao động nữ, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của
chính quyền, Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc nâng cao trình độ
học vấn, đào tạo nghề nghiệp cho lao động nữ khu vực kinh tế phi chính
thức, như một giải pháp căn bản cho vấn đề tiến bộ xã hội, thu hẹp khoảng
cách giới.
NỘI DUNG
Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tiến bộ xã hội, vai trò và địa vị của
người phụ nữ Việt Nam ngày nay đã dần dần được nâng lên và cải thiện. Những
nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giới của các tổ chức xã hội đã có kết quả đáng
ghi nhận, Việt Nam đã dần dần có tiến bộ về phương diện bình đẳng giới. Tuy
nhiên, để chính sách thực sự đi vào đời sống của từng giai tầng xã hội, mang lại
hiệu quả cao hơn cho công cuộc giải phóng phụ nữ, cần có sự hỗ trợ của chính
quyền giúp người phụ nữ vươn lên, tạo nhiều cơ hội hơn nữa trong đào tạo học
vấn và nghề nghiệp. Bản thân người phụ nữ cũng cần độc lập, nỗ lực vươn lên, tự
hoàn thiện mình. Với công việc tốt và thu nhập cao, bằng cách đó, người phụ nữ
mới có vị thế vững chắc trong gia đình, bình đẳng ngoài xã hội. Yếu tố thu nhập
và việc làm ảnh hưởng nhiều tới vị thế người phụ nữ và bình đẳng giới, thể hiện
rõ rệt trong lao động nữ khu vực kinh tế phi chính thức.
Số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tháng 8/2013 cho
thấy lực lượng lao động khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm trên
40% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh1. Theo
đánh giá của Cục Việc làm, trong tổng số việc làm của nữ lao động đóng góp
công việc cho gia đình không được trả lương là 53,5%2
; trong khi đó nam là
31,9%. Có đến 78% nữ giới có việc làm thuộc về nhóm lao động tự làm và lao
động gia đình, cao hơn so với nam giới (75%), trong đó nữ giới có việc làm tập
trung ở nhóm lao động nữ đóng góp cho gia đình mà không hưởng lương - nhóm
1 Nguồn: số liệu của Sở Lao động – Thương binh - Xã hội TP.HCM, tháng 8/2013
2
MOLISA-ILO-EU, Xu hướng việc làm Việt nam 2009, H. 8-2009
1
dễ bị tổn thương nhất. Khi Nhà nước thực hiện giảm biên chế vào những năm
1990-1992, người phụ nữ chịu tác động nặng nề hơn nam giới phụ nữ bị giảm
biên chế nhiều hơn nam giới, khoảng 550.000 người mất việc, trong khi đó số
người mất việc là nam giới ít hơn, khoảng 300.000 người.
Lao động nữ rất khó kiếm việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức vì
sự phân biệt đối xử của người chủ sử dụng lao động, mà một trong những nguyên
nhân quan trọng là hạn chế trong công việc gia đình của người phụ nữ. Trong khi
đó, khu vực kinh tế phi chính thức là nơi cung cấp nguồn việc làm và sự tích lũy
quan trọng cho phụ nữ, những người rất dễ bị tổn thương.
Những nguyên nhân
Vì bận bịu công việc gia đình người phụ nữ rất khó khăn trong tiếp cận giáo
dục và đào tạo nghề. Do trình độ học vấn thấp, trình độ nghề nghiệp thấp, người
phụ nữ gặp khó khăn trong tiếp cận việc làm.
Theo số liệu điều tra của đề tài “Lao động trong khu vực phi chính thức
thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa - Thực trạng và giải
pháp” năm 2012 , lao động nữ chiếm 43,3%. Tỷ lệ lao động nữ không đều trong
các ngành nghề.
Bảng 1. Cơ cấu giới tính theo ngành
Nguồn: số liệu của đề tài năm 2012
Trong lĩnh vực thương mại, lao động nữ có ưu thế hơn lao động nam,
61,9% nữ so với 38,1% nam, có thể trong ngành này phụ nữ có khả năng nghề
nghiệp tốt hơn. Người bán hàng rong là phụ nữ chiếm đa số trong lĩnh vực thương
mại. Trong khi đó, ở ngành công nghiệp - xây dựng, lao động nữ chiếm tỷ lệ ít hơn
nhiều so với nam nữ chiếm 12,7%, nam chiếm 87,3%. Trong ngành dịch vụ, tỷ lệ
nam/nữ không chênh lệch nhau quá nhiều, nữ chiếm 44,3%, nam chiếm tỷ lệ
55,7%. Họ chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ như nhà hàng ăn uống, khách sạn,
sửa chữa nhỏ... chiếm tỷ lệ 46,7%, tiếp theo là thương mại (bán buôn, bán lẻ)
32,3% và các ngành khác chiếm bộ phận nhỏ thuộc công nghiệp - xây dựng
21,0%.
Trình độ học vấn của lao động nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức rất
thấp, thấp hơn so với trình độ lao động nam trong cùng khu vực, thấp hơn nhiều
so với lao động nữ trong khu vực kinh tế chính thức. Đây là nguyên nhân khiến
giảm vị thế của chị em trong mắt người thân trong gia đình: chồng, con, bà con
xóm giềng. Số liệu điều tra của đề tài cho thấy người lao động khu vực phi chính
thức phần đông có trình độ học vấn còn thấp: 70,2% có trình độ dưới phổ thông
trung học, chỉ có 29,8% số lao động có trình độ từ phổ thông trung học trở lên.
Đây cũng là lý do khiến người lao động khó tìm được việc làm trong khu vực kinh
Cơ cấu chung Công nghiệp - xây dựng Thương mại Dịch vụ
Giới nam nữ nam nữ nam nữ nam nữ
Số lượng 170 130 55 8 37 60 78 62
Tỷ lệ (%) 56.7 43.3 87.3 12.7 38.1 61.9 55.7 44.3
2
tế chính thức. Ở các bậc học Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, đại học, tỷ lệ lao
động nữ rất thấp, thấp hơn so với trình độ lao động nam trong cùng khu vực, thấp
hơn nhiều so với lao động nữ trong khu vực kinh tế chính thức Trung học chuyên
nghiệp (4,6%), cao đẳng - đại học (2,1%).
Bảng 2. Trình độ học vấn
Bậc học Nam
Tỷ lệ (%)
Nữ
Tỷ lệ (%)
Tiểu học 28.2 28.6
Trung học cơ sở 41.0 41.6
Phổ thông Trung học 22.3 23.1
Trung học chuyên nghiệp 6.0 4.6
Cao đẳng, đại học 2.5 2.1
Trên đại học 0 0
Tổng 100.0 100.0
Nguồn: Số liệu đề tài năm 2012
Số lao động nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức có chứng chỉ nghề
chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 4,6%. Số lao động không có chứng chỉ nghề là 95,4%.
Bảng 3. Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn Số người Tỷ lệ (%)
Có chứng chỉ nghề 6 4.6
Không có chứng chỉ nghề 124 95.4
Tổng 130 100.0
Nguồn: số liệu đề tài năm 2012
Do trình độ học vấn thấp, trình độ nghề nghiệp thấp, lao động nữ trong
khu vực phi chính thức khó có cơ hội việc làm, nếu có việc làm thì thu nhập
chưa cao.
Bảng 4. Thu nhập trung bình của người lao động
Thu nhập trung bình 1 tháng Số lượng Tỷ lệ (%)
Dưới 1 triệu đ/1 tháng 4 3,1
Từ 1 đến 1,5 triệu đ/1 tháng 19 14,6
Từ 1,5 đến 2 triệu đ/1 tháng 20 15,4
Từ 2 đến 2,5 triệu đ/1 tháng 21 16,2
Từ 2,5 đến 3 triệu đ/1 tháng 52 40,0
Trên 3 triệu đ/1 tháng 14 10,7
Tổng 130 100,0
Nguồn: số liệu đề tài năm 2012
Kết quả điều tra cho thấy: số người lao động có thu nhập từ 2 đến 2,5 triệu
đồng /1 tháng chiếm tỷ lệ 16,5%; số người lao động có thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu
đồng /1 tháng chiếm tỷ lệ cao 40,0%. Nếu gộp chung lại, nhóm người lao động có
thu nhập từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng /1 tháng sẽ là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ
56,7%.
Như vậy số người có thu nhập dưới 2 triệu đồng/1 tháng còn chiếm một tỷ
lệ khá cao: 33,1%, với mức thu nhập thấp, lao động nữ sẽ gặp nhiều khó khăn, vất
3
vả trong cuộc sống, vị thế chưa đượic nâng lên trong gia đình. Số người thu nhập
trên 3 triệu đồng/1 tháng chiếm tỷ lệ thấp: 10,7%.
Thu nhập bình quân của lao động nữ theo số liệu điều tra là: 2,5 triệu đồng/
tháng. Như vậy, nếu so sánh với mức thu nhập bình quân trong khu vực chính
thức là 3,7 triệu đồng/tháng (Nguồn: Điều tra lao động & việc làm, Tổng cục
thống kê Việt Nam/ VQHTK/ IRD-DIAL 2009), thu nhập của người lao động khu
vực phi chính thức còn thấp, chỉ bằng khoảng 2/3 so với khu vực kinh tế chính
thức, mặc dầu thâm niên lao động của người lao động không phải là ít thời gian.
- Nguồn thu nhập chính
Bảng 5. Nguồn thu nhập chính của lao động nữ
Nguồn thu nhập chính Số lượng Tỷ lệ (%)
Thu nhập từ công việc chính 97 74.6
Làm thêm công việc khác 28 21.5
Từ 2 nguồn trên 4 3.1
Nguồn khác 1 0.8
Tổng 130 100.0
Nguồn: số liệu đề tài năm 2012
Vì thu nhập từ một công việc không đủ sống nên một số lao động nữ trong
khu vực phi chính thức phải tìm kiếm thêm việc phụ. Phần lớn người lao động có
thu nhập từ công việc chính (chiếm 74,6%), một số kiếm thêm thu nhập từ công
việc khác 21,5%. Số ít không đáng kể có thu nhập từ công việc chính và thêm công
việc khác nữa (chiếm 3,1%). Có 0,8% số người lao động tìm kiếm thêm công việc
khác để tăng thu nhập.
- Thời gian làm việc trong tuần
Hầu hết lao động nữ khu vực phi chính thức phải làm việc nhiều hơn số thời
gian theo quy định (chiếm 97,6%); số người phải làm việc trên 8 giờ làm việc mỗi
ngày chiếm 58,3%; số người phải làm thêm vào các ngày thứ bảy, chủ nhật chiếm
đến 21,6%.
Bảng 6. Thời gian làm việc của người lao động
Thời gian làm việc Tỷ lệ (%)
Trên 8 giờ mỗi ngày 58.3
Thứ bảy 5.3
Chủ nhật 11.3
Thứ bảy và Chủ nhật 5.0
Ngoài giờ làm việc chính mỗi ngày và Chủ nhật 17.0
Khác 0.7
Tổng 97.6
Không rõ 2.3
Tổng 100.0
Nguồn: số liệu đề tài năm 2012
Về mức độ làm thêm giờ, có 24,3% số người lao động ngoài số giờ làm việc
chính thức, phải thường xuyên làm thêm giờ; 58,0% số người lao động thỉnh
thoảng làm thêm giờ. Như vậy, ngoài giờ làm việc quy định, người lao động phải
làm thêm giờ nên sức khỏe bị ảnh hưởng.
4
- Thời lượng làm thêm
Bảng 7. Thời lượng làm thêm của người lao động
Thời lượng làm thêm Số lượng Tỷ lệ (%)
1 giờ / ngày 17 5.7
1,5 giờ / ngày 43 14.3
2 giờ/ ngày 53 17.6
2,5 giờ/ ngày 38 12.7
3 giờ/ ngày 48 16.0
3,5 giờ/ ngày 9 3.0
4 giờ/ ngày 33 11.0
Hơn 4 giờ/ ngày 27 9.0
Tổng 268 89.3
Không phải làm thêm 32 10.6
Tổng 300 100.0
Nguồn: số liệu đề tài 2012
Theo số liệu điều tra, người lao động phải làm thêm giờ chiếm tỷ lệ: 89,3%,
thời lượng làm thêm trung bình là khoảng 2 giờ/ ngày. Đặc biệt số người làm
thêm 4 giờ/ngày trở lên chiếm tỷ lệ: 20%. Do làm thêm giờ, lại thêm công việc gia
đình, chị em ít có thời gian chăm lo cho bản thân.
Kết quả điều tra cũng cho thấy: Tuy phải làm thêm giờ nhưng 68,9% người
lao động cho rằng mức thu nhập của họ nhận được chưa thỏa đáng, 19,8% người
lao động được trả lương thỏa đáng khi làm thêm giờ, 18,3% số người lao động tìm
thêm một công việc khác để kiếm thêm thu nhập, họ tận dụng mọi thời gian để
kiếm sống, làm bất cứ công việc gì miễn là không vi phạm pháp luật để có thêm
thu nhập. Tuy nhiên vì muốn thêm thu nhập, người lao động làm bất kể giờ giấc
và sức chịu đựng, hại sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến tương lai của chính họ.
- Điều kiện làm việc
Về điều kiện làm việc của người lao động, có 96,3% số người lao động
không đăng ký kinh doanh, có 4,7% số người lao động có ký hợp đồng bằng văn
bản, 24,3% có thỏa thuận miệng, hợp đồng miệng giữa đôi bên, 12,7% vào làm
trước rồi tính sau, chỉ có khoảng 4,7% có hợp đồng lao động bằng văn bản.
Bảng 8. Điều kiện làm việc
Tình trạng Số lượng Tỷ lệ (%)
Không đăng ký kinh doanh 76 58.4
Hợp đồng miệng 12 9.2
Thỏa thuận miệng 19 14.6
Làm trước, tính sau 17 13.1
Có hợp đồng (văn bản) 6 4.6
Tổng 130 100.0
Nguồn: số liệu đề tài năm 2012
Theo số liệu điều tra của đề tài, chỉ có 4,6% số người lao động có hợp đồng
lao động bằng văn bản, có 58,4% không có đăng ký kinh doanh, 14,6% có thỏa
thuận miệng, hợp đồng miệng, 13,1% số người lao động vào làm trước rồi tính
sau. Trường hợp vào làm trước rồi tính sau nghĩa là người lao động cứ vào làm,
chủ trả lương bao nhiêu thì trả, không hứa hẹn điều gì. Trường hợp có thỏa thuận
5
miệng (chiếm 14,6%), tức là khi vào làm việc chủ có hứa hẹn về mức lương, có
ứng trước một phần lương.
Loại giấy tờ hợp lệ đối với lao động nữ khu vực phi chính thức để tuyển
dụng lao động là giấy chứng minh nhân dân. Khi giữa người lao động và người
chủ sử dụng lao động không có ràng buộc hợp đồng lao động, thì người chủ sử
dụng lao động không có trách nhiệm và nghĩa vụ gì với người lao động, thiệt thòi
về phía người lao động phải gánh chịu, nhất khi xảy ra tranh chấp về lao động,
tiền lương. Người chủ trả lương theo cảm tính về mặt bằng chung thị trường lao
động phổ thông. Người lao động đánh giá theo cảm tính về mức lương cho mình
thỏa đáng hay không thỏa đáng. Chủ nếu là người thân quen, thì mối quan hệ
giống như quan hệ gia đình. Vì thân quen nên ngại yêu cầu hợp đồng rõ ràng, chỉ
trao đổi miệng, vì vậy rất khó yêu cầu tăng lương, hoặc rất ngại đòi lương khi bị
trễ hạn. Như vậy quan hệ thân quen với chủ cơ sở sản xuất có thể là điều kiện
thuận lợi ban đầu, nhưng khi có sự cố xảy ra, thì mọi thiệt thòi người lao động
phải chịu vì không có những ràng buộc rõ ràng và cụ thể về mặt pháp lý.
Lao động nữ khu vực phi chính thức chủ yếu làm trong các cơ sở sản xuất có
quy mô nhỏ, manh mún, đa dạng về ngành nghề, thu nhập ở mức thấp, bấp bênh,
thiếu ổn định, điều kiện rất tạm bợ, khó tiếp cận tới các dịch vụ công. Thiếu nơi sản
xuất kinh doanh là nguyên nhân chính ngăn cản tăng quy mô lao động của mình
lên. Hệ quả là điều kiện lao động và thu nhập thấp kém.
- Tiếp cận các hình thức bảo hiểm
Bảng 9. Tiếp cận các hình thức bảo hiểm
Các loại bảo hiểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Bảo hiểm y tế 0 0.0
Bảo hiểm thất nghiệp 0 0.0
Bảo hiểm xã hội 0 0.0
Bảo hiểm nhân thọ 1 0.7
Bảo hiểm khác 1 0.7
Không tham gia loại bảo hiểm nào 128 98,4
Tổng 130 100.0
Nguồn: số liệu đề tài năm 2012
Không tham gia bảo hiểm khiến cuộc sống lao động nữ khi gặp khó khăn, rủi
ro nghế nghiệp cao hơn, khó khăn hơn, vị thế trong gia đình của họ càng kém hơn.
Lao động nữ khu vực phi chính thức hầu hết không tham gia các loại bảo hiểm nào,
chiếm tỷ lệ 98,4%, tham gia một loại bảo hiểm chiếm tỷ lệ 0,7%, bảo hiểm nhân
thọ chiếm tỷ lệ 0,7%. Các hình thức bảo hiểm khá xa lạ với lao động nữ khu vực
phi chính thức TP.HCM vì hầu hết họ không được các cơ sở sản xuất kinh doanh
đóng bảo hiểm xã hội. Bản thân người lao động thu nhập thấp không thể tự đóng
bảo hiểm cho mình. Theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân của lao động nữ khu
vực phi chính thức thành phố chỉ đạt 2,5 triệu đồng/tháng. Số tiền đó với chi tiêu
hàng ngày đã rất khó khăn, nên không thể tham gia bảo hiểm xã hội. Hơn nữa, mức
đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tăng dần thì nhiều người không chắc chắn có
thể theo đuổi được mức đóng lũy tiến đó đến khi đạt đến mức 22% lương tối thiểu
chung.
Tóm lại, thu nhập của phần lớn lao động nữ khu vực phi chính thức còn thấp,
thậm chí chưa đủ chi tiêu và lo cho con cái, gia đình. Với những người là lao động
6
chính trong gia đình, vừa phải nuôi con cái, vừa phải nuôi cha mẹ già thì cuộc sống
rất khó khăn. Do đó, vấn đề trước mắt đối với họ là tồn tại chứ không phải là lo
lắng cho tương lai xa, đặc biệt là với lao động nữ có thu nhập không ổn định.
- Tiếp cận y tế
Do chủ cơ sở sản xuất không mua bảo hiểm y tế cho người lao động, nên họ
không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế một cách chính qui, người lao động
thường tự mua thuốc uống khi bệnh. Bảo hiểm y tế không có, tỷ lệ người lao động
tự mua thuốc uống khi bệnh chiếm 48,4%, người lao động thường không khám
bệnh định kỳ.
Bảng 10. Cách thức tiếp cận y tế của người lao động
Hình thức tiếp cận y tế Số lượng Tỷ lệ (%)
Bảo hiểm y tế 0 0.0
Cơ sở phát thuốc uống khi bị bệnh nhẹ 25 19.2
Tự mua thuốc uống khi bệnh 64 48.4
Khám bệnh định kỳ 0 0.0
Khác 41 31.5
Tổng 130 100.0
Nguồn: số liệu đề tài năm 2012
- Công việc bấp bênh, thiếu ổn định
Lao động khu vực phi chính thức còn có những đặc điểm dễ nhận thấy khác
là: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định; không có hợp đồng lao động, thu nhập thấp
(trung bình chỉ đạt 2,5 triệu/tháng). Những người lao động làm việc trong khu vực
phi chính thức thường còn hạn chế về năng lực, kiến thức và vật chất, khó có cơ
hội hòa nhập xã hội để phát triển.
- Bất ổn về công việc
Sự bất ổn về công việc gây tâm lý không yên tâm cho lao động nữ chiếm tỳ
lệ là 76%, trong đó có 11,6% số người lao động có ý định thay đổi công việc. Lý
do người lao động muốn chuyển đổi công việc là do thu nhập còn thấp, điều kiện
làm việc chưa tốt, môi trường không bảo đảm sự an toàn, công việc thiếu tính ổn
định. Chỉ có 18% số người lao động cảm thấy yên tâm về công việc.
- Nguồn vốn đầu tư
Do quy mô sản xuất nhỏ, số người lao động trong một đơn vị kinh doanh ít,
trung bình 1,5 người/ hộ, nên vốn đầu tư cho hoạt động kinh tế phi chính thức
không nhiều. Theo kết quả phỏng vấn, vốn đầu tư cho việc bán hàng rong hoặc
thu mua phế liệu khá thấp, nên người lao động có thể dễ dàng hành nghề. Ví dụ:
thu mua phế liệu đầu tư khoảng 1-2 triệu đồng; hàng rong đầu tư khoảng 500.000
-800.000 đồng. Điều kiện tham gia nghề khá dễ dàng, người lao động có thể đặt
một gánh hàng rong cạnh cổng trường, trước công ty hoặc chỗ trống nào đó trên
vỉa hè; đối với việc thu mua phế liệu, người lao động chỉ cần kiếm chiếc xe đạp
cũ, là có thể hành nghề được.
Lao động nữ khu vực kinh tế phi chính thức đa phần là người nghèo, nên việc
thiếu vốn và tỷ lệ đầu tư thấp thể hiện rất rõ, đặc biệt là thiếu vốn, nhưng tỷ lệ yêu
cầu vay tín dụng lại rất thấp, đa số người lao động khu vực phi chính thức rất khó
tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng, chỉ có 3.8% hộ tiếp cận được nguồn vốn của
Ngân hàng. Thủ tục hành chính thường phức tạp, phiền hà; nạn tham nhũng trong
7
khu vực chính thức cũng là rào cản khiến các hộ sản xuất trì hoãn việc đăng ký
kinh doanh.
Bảng 11. Tiếp cận vốn
Tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Số lượng Tỷ lệ (%)
Được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng 5 3.8
Không được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng 125 96.2
Tổng 130 100.0
Nguồn: số liệu đề tài 2012
- Đánh giá mức sống so với thu nhập của người lao động
Hiện nay mức tăng trưởng kinh tế của thành phố giảm, lực lượng lao động
khu vực phi chính thức tăng lên, nhưng nhu cầu về những dịch vụ này lại không
tăng, nên người lao động cũng đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt, kiếm sống khó
khăn hơn, thu nhập của người lao động bị sụt giảm. Mặt khác, do thu nhập của
người tiêu dùng giảm nên họ tiết kiệm, ít sử dụng các dịch vụ xe ôm, hoặc ăn
uống hàng rong hơn, nên cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động.
Bảng 12. Đánh giá mức sống - mức thu nhập
Đánh giá mức thu nhập
Số lượng Tỷ lệ (%)
Dư dả 1 0.7
Có dư chút ít 14 10.8
Vừa đủ 51 39.2
Hơi thiếu 45 34.6
Thiếu nhiều – khó khăn 19 14.6
Tổng 130 100.0
Nguồn: số liệu đề tài 2012
Kết quả điều tra cho thấy: 49,2% số người lao động cho rằng mức thu nhập
của họ còn thiếu so với nhu cầu cuộc sống, 14,6% số người lao động cảm thấy có
nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống, 10,8% số người lao động cho rằng họ
có dư chút ít gửi cho gia đình, chỉ có 0,7% số người lao động cảm thấy mức thu
nhập là dư dả.
- Phúc lợi xã hội
Người lao động khu vực phi chính thức không được hưởng bất kỳ khoản phúc
lợi nào từ hoạt động sản xuất kinh doanh nơi họ làm việc. Chỉ có 0,8% số lao
động được hưởng lợi nhuận, 4,6% được trả lương cho những ngày Lễ, Tết… Phần
lớn lao động nữ khu vực phi chính thức hoạt động gần như đơn độc, mối liên kết
gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ.
Bảng 13. Tình hình nghỉ phép của lao động nữ
Nghỉ phép, lễ, tết Số lượng Tỷ lệ (%)
Hưởng 100% lương 0 0.0
Hưởng 2/3 lương 1 0,8
Hưởng 50% lương 2 1.5
Hưởng 1/3 lương 4 3.1
8
Không có thu nhập 61 46.9
Không được hưởng lương 62 47.7
Tổng 130 100.0
Nguồn: số liệu đề tài 2012
- Hình thức giải trí
Thời gian cuối tuần, cách thức giải trí phổ biến đối với người lao động là xem
ti-vi. Truyền hình là phương tiện giải trí chính (39,2% số người lao động lựa
chọn). Hoạt động bên ngoài chủ yếu là “gặp gỡ bạn bè người thân” trong các quán
cà phê, quán nước lề đường, trong hẻm. Việc “gặp gỡ bạn bè, người thân” có ý
nghĩa rất lớn đối với lao động nữ nhập cư. Không chỉ là giao lưu tình cảm, duy trì
quan hệ, mà còn thông báo, trao đổi với nhau tình hình bà con, họ hàng, những
điều mới mẻ, thay đổi ở quê hương. Phần lớn lao động nữ khu vực phi chính thức
là người nhập cư từ miền Trung, miền Bắc, từ các tỉnh phía Nam (chiếm 93%).
Người lao động ngoài việc duy trì các mối quan hệ truyền thống, còn để thiết lập
các mối quan hệ mới, quan hệ đồng hương, dành thời gian nâng cao trình độ, học
thêm nghề mới, cơ hội thay đổi công việc cho cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên công
việc kéo dài suốt tuần, chỉ có số ít người lao động được nghỉ ngày chủ nhật.
Bảng 14. Sử dụng thời gian rảnh rỗi
Sử dụng thời gian rảnh rỗi Số lượng Tỷ lệ (%)
Làm việc nhà 82 63,1
Xem ti vi 51 39,2
Đọc sách báo 9 7,0
Ngủ 47 36,2
Gặp bạn bè, người thân 42 32,3
Nghe nhạc 30 23,1
Học thêm 5 3,8
Chơi thể thao 4 3,1
Mua sắm 17 13,1
Đến khu vui chơi giải trí 14 10,8
Đi chùa 38 29,2
Xem phim, ca nhạc ở rạp 4 3.1
Nguồn: số liệu đề tài 2012
Các số liệu cũng cho thấy đời sống tinh thần của lao động nữ còn nghèo nàn,
thiếu thốn. Vì phải làm việc liên tục, nên khi có chút thời gian rảnh rỗi, họ tranh thủ
ngủ để phục hồi sức lực (36,2%). Những hình thức giải trí như: xem phim, văn
nghệ ở rạp là điều xa xỉ đối với người lao động vì khá tốn kém mà mức thu nhập
của người lao động không cho phép, chỉ có 3,1% có hoạt động này vào dịp đặc biệt
do “không có dư tiền để đi xem ca nhạc”(phỏng vấn sâu). Việc đi mua sắm được
13,1% người lao động lựa chọn, tuy nhiên họ ít mua sắm, vì không dư dả tiền bạc,
chủ yếu đi chơi, xem hàng hóa. Rất ít người lao động giải trí bằng cách đọc sách
báo (7,0%). Như vậy, cần có chính sách quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần
của lao động nữ hơn nữa.
Thực trạng lao động nữ trong khu vực phi chính thức cho thấy: vì đảm đương
công việc nhà vất vả nên chị em không có thời gian cho đào tạo nghề, nâng cao
trình độ, không có cơ hội tìm kiếm công việc tốt, có thu nhập cao hơn, để nâng cao
đời sống cũng như vị thế của người phụ nữ. Tuy thời gian làm việc nhiều và làm
những công việc khác nhau, nhưng đo tính chất và đặc thù công việc, thu nhập của
9
các lao động nữ vẫn thấp. Chị em không có thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe giảm sút
vì việc chăm sóc con cái, việc gia đình chiếm hết các ngày nghỉ, không thể tái tạo
sức lao động. Đã vậy lao động nữ có đóng góp nhiều công sức cho gia đình mà
không hưởng lương, đây cũng là sự thiệt thòi cho người phụ nữ, làm cho vị thế
người phụ nữ càng giảm sút.
Những đề xuất
- Hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ đối với lao động nữ khu vực phi
chính thức, tạo cơ hội tìm việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn.
- Công nhận những đóng góp của người lao động, dần dần chính thức hóa về
mặt pháp lý.
- Giúp lao động nữ khu vực phi chính thức tiếp cận với các nguồn lực, tín dụng,
hỗ trợ vốn.
- Kiểm soát chế độ tiền lương và bảo đảm thu nhập công bằng cho lao động
khu vực phi chính thức.
- Hỗ trợ phap lý, tiếp cận bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiềm y tế.
- Bảo vệ lao động nữ khu vực phi chính thức khỏi bị sự xâm phạm của chủ
lao động. Bảo đảm giáo dục cơ bản đối với con của lao động nữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Ngọc Dung và nhóm CS, Đề tài Lao động trong khu vực phi chính thức thành
phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa - Thực trạng và giải pháp (NT tháng
2-2014), Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu phát triển.
2. Kỷ yếu hội thảo “An sinh xã hội cho người lao động khu vực phi chính thức”, Đại học
Tôn Đức Thắng, TP.HCM tháng 4-2013, tr.170.
3. Nguyễn Thị Hậu, Việc làm phi chính thức ở TP. HCM: Từ góc nhìn lịch sử - văn hóa,
Hội thảo Việc làm phi chính thức do Cục Việc làm - Bộ Lao động - TB - XH, ILO tổ
chức tháng 3-2010.
4. Tổng cục thống kê Việt Nam, Viện Khoa học thống kê, Viện Nghiên cứu phát triển
Pháp IRD-DIAL. Dự án điều tra lao động & việc làm, tháng 6-2009.
5. Nguồn: số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM, tháng
8/2013.
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
ThS. Lê Thị Ngọc Dung tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Rostov (Nga), chuyên
ngành Tâm lý học. Bà cũng có bằng thạc sĩ Giáo dục học tại Đại học Sư
phạm – TP.HCM. Bà đã giảng dạy tại Đại học Y Dược, Đại học Luật, Đại
học Sài Gòn. Hiện nay Bà làm việc tại Phòng quản lý khoa học, Viện
Nghiên cứu Phát triển TP.HCM. Ngòa ra, bà cũng làm chủ nhiệm các đề tài:
Giáo dục kỹ năng sống cho vị thành niên - 2007, Sức khỏe tinh thần vị thành
niên - 2009, Lao động khu vực phi chính thức TPHCM – 2014, và bà là
10
đồng tác giả sách "Tâm lý học hình thành nhân cách giới trẻ", NXB. Trẻ
TP.HCM, Tháng 5-2005.
11

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Nữ giới cần bình đẳng hơn trong công sở
Nữ giới cần bình đẳng hơn trong công sởNữ giới cần bình đẳng hơn trong công sở
Nữ giới cần bình đẳng hơn trong công sởJobStreet.com Vietnam
 
Chất lượng nguồn nhân lực với vấn đề tăng trưởng nền kinh tế ở việt nam_Nhận ...
Chất lượng nguồn nhân lực với vấn đề tăng trưởng nền kinh tế ở việt nam_Nhận ...Chất lượng nguồn nhân lực với vấn đề tăng trưởng nền kinh tế ở việt nam_Nhận ...
Chất lượng nguồn nhân lực với vấn đề tăng trưởng nền kinh tế ở việt nam_Nhận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamBÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamAnh Pham Duy
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-namLinh Nguyen
 

Mais procurados (15)

Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế SơnLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
 
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
 
Nữ giới cần bình đẳng hơn trong công sở
Nữ giới cần bình đẳng hơn trong công sởNữ giới cần bình đẳng hơn trong công sở
Nữ giới cần bình đẳng hơn trong công sở
 
Luận văn: Quản lý xuất khẩu lao động tại huyện Thăng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý xuất khẩu lao động tại huyện Thăng Bình, 9đLuận văn: Quản lý xuất khẩu lao động tại huyện Thăng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý xuất khẩu lao động tại huyện Thăng Bình, 9đ
 
Chất lượng nguồn nhân lực với vấn đề tăng trưởng nền kinh tế ở việt nam_Nhận ...
Chất lượng nguồn nhân lực với vấn đề tăng trưởng nền kinh tế ở việt nam_Nhận ...Chất lượng nguồn nhân lực với vấn đề tăng trưởng nền kinh tế ở việt nam_Nhận ...
Chất lượng nguồn nhân lực với vấn đề tăng trưởng nền kinh tế ở việt nam_Nhận ...
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOTLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
 
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000...
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lựcLuận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
Luận án: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực
 
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt NamBÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
BÁO CÁO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Quý 3 năm 2013 Việt Nam
 
Luan van thac si kinh te (21)
Luan van thac si kinh te (21)Luan van thac si kinh te (21)
Luan van thac si kinh te (21)
 
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đLuận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
 
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà NộiLuận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
Luận án: Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế Hà Nội
 
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà NộiGiải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
 

Destaque

Ley Nacional de Bosques
Ley Nacional de BosquesLey Nacional de Bosques
Ley Nacional de BosquesDaniel Delgado
 
Panorama internacional del abastecimiento forestal.
Panorama internacional del abastecimiento forestal.Panorama internacional del abastecimiento forestal.
Panorama internacional del abastecimiento forestal.Joselin Gómez
 
Implantación LPM - Consultoria para la Certificación SGS - Implantacion LPM -...
Implantación LPM - Consultoria para la Certificación SGS - Implantacion LPM -...Implantación LPM - Consultoria para la Certificación SGS - Implantacion LPM -...
Implantación LPM - Consultoria para la Certificación SGS - Implantacion LPM -...Antonio Garin Rodríguez
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelletripmhs
 
Shooting schedule overview bss day2
Shooting schedule overview bss day2Shooting schedule overview bss day2
Shooting schedule overview bss day2rhsmediastudies
 
Notaria Digital - Sistema Documental Notarial - Digitalizacion
Notaria Digital - Sistema Documental Notarial - DigitalizacionNotaria Digital - Sistema Documental Notarial - Digitalizacion
Notaria Digital - Sistema Documental Notarial - DigitalizacionAntonio Garin Rodríguez
 
aprendiendo-de-la-experiencia-wilfred-bion
aprendiendo-de-la-experiencia-wilfred-bion aprendiendo-de-la-experiencia-wilfred-bion
aprendiendo-de-la-experiencia-wilfred-bion Edison Valbuena
 

Destaque (17)

Ley Nacional de Bosques
Ley Nacional de BosquesLey Nacional de Bosques
Ley Nacional de Bosques
 
Panorama internacional del abastecimiento forestal.
Panorama internacional del abastecimiento forestal.Panorama internacional del abastecimiento forestal.
Panorama internacional del abastecimiento forestal.
 
Implantación LPM - Consultoria para la Certificación SGS - Implantacion LPM -...
Implantación LPM - Consultoria para la Certificación SGS - Implantacion LPM -...Implantación LPM - Consultoria para la Certificación SGS - Implantacion LPM -...
Implantación LPM - Consultoria para la Certificación SGS - Implantacion LPM -...
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
 
Dialogues a.1
Dialogues a.1Dialogues a.1
Dialogues a.1
 
Unidad6
Unidad6Unidad6
Unidad6
 
Trabajos ultima guia
Trabajos ultima guiaTrabajos ultima guia
Trabajos ultima guia
 
TP3 Leaders in KPI
TP3 Leaders in KPITP3 Leaders in KPI
TP3 Leaders in KPI
 
Cómo desbloquear procesos creativos
Cómo desbloquear procesos creativosCómo desbloquear procesos creativos
Cómo desbloquear procesos creativos
 
resume
resumeresume
resume
 
Terence McLeod (1)
Terence McLeod (1)Terence McLeod (1)
Terence McLeod (1)
 
Shooting schedule overview bss day2
Shooting schedule overview bss day2Shooting schedule overview bss day2
Shooting schedule overview bss day2
 
Final Presentation
Final PresentationFinal Presentation
Final Presentation
 
портф. б.виденова 1
портф. б.виденова 1портф. б.виденова 1
портф. б.виденова 1
 
Notaria Digital - Sistema Documental Notarial - Digitalizacion
Notaria Digital - Sistema Documental Notarial - DigitalizacionNotaria Digital - Sistema Documental Notarial - Digitalizacion
Notaria Digital - Sistema Documental Notarial - Digitalizacion
 
aprendiendo-de-la-experiencia-wilfred-bion
aprendiendo-de-la-experiencia-wilfred-bion aprendiendo-de-la-experiencia-wilfred-bion
aprendiendo-de-la-experiencia-wilfred-bion
 
Honeypot
HoneypotHoneypot
Honeypot
 

Semelhante a Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải pháp
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải phápThực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải pháp
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải phápYenPhuong16
 
Ktvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKtvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKhang Bui
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi hatripmhs
 
Tài liệu tình trạng thất nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm
Tài liệu tình trạng thất nghiệp và vấn đề giải quyết việc làmTài liệu tình trạng thất nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm
Tài liệu tình trạng thất nghiệp và vấn đề giải quyết việc làmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng thất nghiệp
Tình trạng thất nghiệpTình trạng thất nghiệp
Tình trạng thất nghiệpTÓc Đỏ XuÂn
 
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)TranQuy22
 
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdfGiải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdfTaiVu43
 
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.001310721609 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216Yen Dang
 
Đánh giá nguồn lao động Việt Nam từ 2005-2010
Đánh giá nguồn lao động Việt Nam từ 2005-2010Đánh giá nguồn lao động Việt Nam từ 2005-2010
Đánh giá nguồn lao động Việt Nam từ 2005-2010Son Lã
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh...sividocz
 

Semelhante a Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung (20)

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải pháp
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải phápThực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải pháp
Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải pháp
 
Ktvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKtvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiep
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
 
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Lê ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Lê ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Lê ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Lê ...
 
Ktvm nhóm-2 (1)
Ktvm nhóm-2 (1)Ktvm nhóm-2 (1)
Ktvm nhóm-2 (1)
 
Tài liệu tình trạng thất nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm
Tài liệu tình trạng thất nghiệp và vấn đề giải quyết việc làmTài liệu tình trạng thất nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm
Tài liệu tình trạng thất nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm
 
Tình trạng thất nghiệp
Tình trạng thất nghiệpTình trạng thất nghiệp
Tình trạng thất nghiệp
 
Tiểu Luận Triết Học Về Thất Nghiệp Việc Làm Ở Việt Nam.doc
Tiểu Luận Triết Học Về Thất Nghiệp Việc Làm Ở Việt Nam.docTiểu Luận Triết Học Về Thất Nghiệp Việc Làm Ở Việt Nam.doc
Tiểu Luận Triết Học Về Thất Nghiệp Việc Làm Ở Việt Nam.doc
 
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
 
Phân Tích Hiện Trạng Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Phân Tích Hiện Trạng Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay.docPhân Tích Hiện Trạng Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
Phân Tích Hiện Trạng Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay.doc
 
Day 4 caroline brassard vn
Day 4 caroline brassard vnDay 4 caroline brassard vn
Day 4 caroline brassard vn
 
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdfGiải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
Giải quyết việc làm cho lao động nữ tỉnh Quảng Nam.pdf
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
 
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.001310721609 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
 
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Tại Công Ty Du Lịch Sài Gòn.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Tại Công Ty Du Lịch Sài Gòn.docxBáo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Tại Công Ty Du Lịch Sài Gòn.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Tại Công Ty Du Lịch Sài Gòn.docx
 
Đánh giá nguồn lao động Việt Nam từ 2005-2010
Đánh giá nguồn lao động Việt Nam từ 2005-2010Đánh giá nguồn lao động Việt Nam từ 2005-2010
Đánh giá nguồn lao động Việt Nam từ 2005-2010
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Huyện Đại Lộc, tỉnh...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
 
Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực.docx
 

Mais de tripmhs

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhtripmhs
 
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...tripmhs
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúctripmhs
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sentripmhs
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viettripmhs
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016tripmhs
 
Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viettripmhs
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450tripmhs
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673tripmhs
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gastripmhs
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historytripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septtripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finaltripmhs
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thitripmhs
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuongtripmhs
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equalitytripmhs
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentairetripmhs
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghieptripmhs
 
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gasGioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gastripmhs
 
11 bdg chinh tri - mai thi que
11  bdg chinh tri - mai thi que11  bdg chinh tri - mai thi que
11 bdg chinh tri - mai thi quetripmhs
 

Mais de tripmhs (20)

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
 
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúc
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sen
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viet
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016
 
Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viet
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected history
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28sept
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equality
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentaire
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
 
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gasGioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
 
11 bdg chinh tri - mai thi que
11  bdg chinh tri - mai thi que11  bdg chinh tri - mai thi que
11 bdg chinh tri - mai thi que
 

Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung

  • 1. Việc làm và thu nhập của lao động nữ khu vực phi chính thức - Những yếu tố ảnh hưởng tới bình đẳng giới ThS. Lê Thị Ngọc Dung TÓM TẮT Lao động nữ khu vực kinh tế phi chính thức chịu nhiều thiệt thòi, so với các khu vực kinh tế khác, vì việc làm thiếu ổn định, thu nhập thấp, điều kiện làm việc chưa bảo đảm, điều kiện sống khó khăn, mà nguyên nhân sâu xa là trình độ học vấn, trình độ nghề của người lao động còn thấp. Để người phụ nữ dần nâng cao vai trò và vị thế của mình trong xã hội, cần có sự nỗ lực, vươn lên tự hoàn thiện mình của lao động nữ, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của chính quyền, Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc nâng cao trình độ học vấn, đào tạo nghề nghiệp cho lao động nữ khu vực kinh tế phi chính thức, như một giải pháp căn bản cho vấn đề tiến bộ xã hội, thu hẹp khoảng cách giới. NỘI DUNG Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tiến bộ xã hội, vai trò và địa vị của người phụ nữ Việt Nam ngày nay đã dần dần được nâng lên và cải thiện. Những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giới của các tổ chức xã hội đã có kết quả đáng ghi nhận, Việt Nam đã dần dần có tiến bộ về phương diện bình đẳng giới. Tuy nhiên, để chính sách thực sự đi vào đời sống của từng giai tầng xã hội, mang lại hiệu quả cao hơn cho công cuộc giải phóng phụ nữ, cần có sự hỗ trợ của chính quyền giúp người phụ nữ vươn lên, tạo nhiều cơ hội hơn nữa trong đào tạo học vấn và nghề nghiệp. Bản thân người phụ nữ cũng cần độc lập, nỗ lực vươn lên, tự hoàn thiện mình. Với công việc tốt và thu nhập cao, bằng cách đó, người phụ nữ mới có vị thế vững chắc trong gia đình, bình đẳng ngoài xã hội. Yếu tố thu nhập và việc làm ảnh hưởng nhiều tới vị thế người phụ nữ và bình đẳng giới, thể hiện rõ rệt trong lao động nữ khu vực kinh tế phi chính thức. Số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tháng 8/2013 cho thấy lực lượng lao động khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm trên 40% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh1. Theo đánh giá của Cục Việc làm, trong tổng số việc làm của nữ lao động đóng góp công việc cho gia đình không được trả lương là 53,5%2 ; trong khi đó nam là 31,9%. Có đến 78% nữ giới có việc làm thuộc về nhóm lao động tự làm và lao động gia đình, cao hơn so với nam giới (75%), trong đó nữ giới có việc làm tập trung ở nhóm lao động nữ đóng góp cho gia đình mà không hưởng lương - nhóm 1 Nguồn: số liệu của Sở Lao động – Thương binh - Xã hội TP.HCM, tháng 8/2013 2 MOLISA-ILO-EU, Xu hướng việc làm Việt nam 2009, H. 8-2009 1
  • 2. dễ bị tổn thương nhất. Khi Nhà nước thực hiện giảm biên chế vào những năm 1990-1992, người phụ nữ chịu tác động nặng nề hơn nam giới phụ nữ bị giảm biên chế nhiều hơn nam giới, khoảng 550.000 người mất việc, trong khi đó số người mất việc là nam giới ít hơn, khoảng 300.000 người. Lao động nữ rất khó kiếm việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức vì sự phân biệt đối xử của người chủ sử dụng lao động, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là hạn chế trong công việc gia đình của người phụ nữ. Trong khi đó, khu vực kinh tế phi chính thức là nơi cung cấp nguồn việc làm và sự tích lũy quan trọng cho phụ nữ, những người rất dễ bị tổn thương. Những nguyên nhân Vì bận bịu công việc gia đình người phụ nữ rất khó khăn trong tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề. Do trình độ học vấn thấp, trình độ nghề nghiệp thấp, người phụ nữ gặp khó khăn trong tiếp cận việc làm. Theo số liệu điều tra của đề tài “Lao động trong khu vực phi chính thức thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa - Thực trạng và giải pháp” năm 2012 , lao động nữ chiếm 43,3%. Tỷ lệ lao động nữ không đều trong các ngành nghề. Bảng 1. Cơ cấu giới tính theo ngành Nguồn: số liệu của đề tài năm 2012 Trong lĩnh vực thương mại, lao động nữ có ưu thế hơn lao động nam, 61,9% nữ so với 38,1% nam, có thể trong ngành này phụ nữ có khả năng nghề nghiệp tốt hơn. Người bán hàng rong là phụ nữ chiếm đa số trong lĩnh vực thương mại. Trong khi đó, ở ngành công nghiệp - xây dựng, lao động nữ chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều so với nam nữ chiếm 12,7%, nam chiếm 87,3%. Trong ngành dịch vụ, tỷ lệ nam/nữ không chênh lệch nhau quá nhiều, nữ chiếm 44,3%, nam chiếm tỷ lệ 55,7%. Họ chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ như nhà hàng ăn uống, khách sạn, sửa chữa nhỏ... chiếm tỷ lệ 46,7%, tiếp theo là thương mại (bán buôn, bán lẻ) 32,3% và các ngành khác chiếm bộ phận nhỏ thuộc công nghiệp - xây dựng 21,0%. Trình độ học vấn của lao động nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức rất thấp, thấp hơn so với trình độ lao động nam trong cùng khu vực, thấp hơn nhiều so với lao động nữ trong khu vực kinh tế chính thức. Đây là nguyên nhân khiến giảm vị thế của chị em trong mắt người thân trong gia đình: chồng, con, bà con xóm giềng. Số liệu điều tra của đề tài cho thấy người lao động khu vực phi chính thức phần đông có trình độ học vấn còn thấp: 70,2% có trình độ dưới phổ thông trung học, chỉ có 29,8% số lao động có trình độ từ phổ thông trung học trở lên. Đây cũng là lý do khiến người lao động khó tìm được việc làm trong khu vực kinh Cơ cấu chung Công nghiệp - xây dựng Thương mại Dịch vụ Giới nam nữ nam nữ nam nữ nam nữ Số lượng 170 130 55 8 37 60 78 62 Tỷ lệ (%) 56.7 43.3 87.3 12.7 38.1 61.9 55.7 44.3 2
  • 3. tế chính thức. Ở các bậc học Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, đại học, tỷ lệ lao động nữ rất thấp, thấp hơn so với trình độ lao động nam trong cùng khu vực, thấp hơn nhiều so với lao động nữ trong khu vực kinh tế chính thức Trung học chuyên nghiệp (4,6%), cao đẳng - đại học (2,1%). Bảng 2. Trình độ học vấn Bậc học Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Tiểu học 28.2 28.6 Trung học cơ sở 41.0 41.6 Phổ thông Trung học 22.3 23.1 Trung học chuyên nghiệp 6.0 4.6 Cao đẳng, đại học 2.5 2.1 Trên đại học 0 0 Tổng 100.0 100.0 Nguồn: Số liệu đề tài năm 2012 Số lao động nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức có chứng chỉ nghề chỉ chiếm tỷ lệ thấp là 4,6%. Số lao động không có chứng chỉ nghề là 95,4%. Bảng 3. Trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn Số người Tỷ lệ (%) Có chứng chỉ nghề 6 4.6 Không có chứng chỉ nghề 124 95.4 Tổng 130 100.0 Nguồn: số liệu đề tài năm 2012 Do trình độ học vấn thấp, trình độ nghề nghiệp thấp, lao động nữ trong khu vực phi chính thức khó có cơ hội việc làm, nếu có việc làm thì thu nhập chưa cao. Bảng 4. Thu nhập trung bình của người lao động Thu nhập trung bình 1 tháng Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 1 triệu đ/1 tháng 4 3,1 Từ 1 đến 1,5 triệu đ/1 tháng 19 14,6 Từ 1,5 đến 2 triệu đ/1 tháng 20 15,4 Từ 2 đến 2,5 triệu đ/1 tháng 21 16,2 Từ 2,5 đến 3 triệu đ/1 tháng 52 40,0 Trên 3 triệu đ/1 tháng 14 10,7 Tổng 130 100,0 Nguồn: số liệu đề tài năm 2012 Kết quả điều tra cho thấy: số người lao động có thu nhập từ 2 đến 2,5 triệu đồng /1 tháng chiếm tỷ lệ 16,5%; số người lao động có thu nhập từ 2,5 đến 3 triệu đồng /1 tháng chiếm tỷ lệ cao 40,0%. Nếu gộp chung lại, nhóm người lao động có thu nhập từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng /1 tháng sẽ là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 56,7%. Như vậy số người có thu nhập dưới 2 triệu đồng/1 tháng còn chiếm một tỷ lệ khá cao: 33,1%, với mức thu nhập thấp, lao động nữ sẽ gặp nhiều khó khăn, vất 3
  • 4. vả trong cuộc sống, vị thế chưa đượic nâng lên trong gia đình. Số người thu nhập trên 3 triệu đồng/1 tháng chiếm tỷ lệ thấp: 10,7%. Thu nhập bình quân của lao động nữ theo số liệu điều tra là: 2,5 triệu đồng/ tháng. Như vậy, nếu so sánh với mức thu nhập bình quân trong khu vực chính thức là 3,7 triệu đồng/tháng (Nguồn: Điều tra lao động & việc làm, Tổng cục thống kê Việt Nam/ VQHTK/ IRD-DIAL 2009), thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức còn thấp, chỉ bằng khoảng 2/3 so với khu vực kinh tế chính thức, mặc dầu thâm niên lao động của người lao động không phải là ít thời gian. - Nguồn thu nhập chính Bảng 5. Nguồn thu nhập chính của lao động nữ Nguồn thu nhập chính Số lượng Tỷ lệ (%) Thu nhập từ công việc chính 97 74.6 Làm thêm công việc khác 28 21.5 Từ 2 nguồn trên 4 3.1 Nguồn khác 1 0.8 Tổng 130 100.0 Nguồn: số liệu đề tài năm 2012 Vì thu nhập từ một công việc không đủ sống nên một số lao động nữ trong khu vực phi chính thức phải tìm kiếm thêm việc phụ. Phần lớn người lao động có thu nhập từ công việc chính (chiếm 74,6%), một số kiếm thêm thu nhập từ công việc khác 21,5%. Số ít không đáng kể có thu nhập từ công việc chính và thêm công việc khác nữa (chiếm 3,1%). Có 0,8% số người lao động tìm kiếm thêm công việc khác để tăng thu nhập. - Thời gian làm việc trong tuần Hầu hết lao động nữ khu vực phi chính thức phải làm việc nhiều hơn số thời gian theo quy định (chiếm 97,6%); số người phải làm việc trên 8 giờ làm việc mỗi ngày chiếm 58,3%; số người phải làm thêm vào các ngày thứ bảy, chủ nhật chiếm đến 21,6%. Bảng 6. Thời gian làm việc của người lao động Thời gian làm việc Tỷ lệ (%) Trên 8 giờ mỗi ngày 58.3 Thứ bảy 5.3 Chủ nhật 11.3 Thứ bảy và Chủ nhật 5.0 Ngoài giờ làm việc chính mỗi ngày và Chủ nhật 17.0 Khác 0.7 Tổng 97.6 Không rõ 2.3 Tổng 100.0 Nguồn: số liệu đề tài năm 2012 Về mức độ làm thêm giờ, có 24,3% số người lao động ngoài số giờ làm việc chính thức, phải thường xuyên làm thêm giờ; 58,0% số người lao động thỉnh thoảng làm thêm giờ. Như vậy, ngoài giờ làm việc quy định, người lao động phải làm thêm giờ nên sức khỏe bị ảnh hưởng. 4
  • 5. - Thời lượng làm thêm Bảng 7. Thời lượng làm thêm của người lao động Thời lượng làm thêm Số lượng Tỷ lệ (%) 1 giờ / ngày 17 5.7 1,5 giờ / ngày 43 14.3 2 giờ/ ngày 53 17.6 2,5 giờ/ ngày 38 12.7 3 giờ/ ngày 48 16.0 3,5 giờ/ ngày 9 3.0 4 giờ/ ngày 33 11.0 Hơn 4 giờ/ ngày 27 9.0 Tổng 268 89.3 Không phải làm thêm 32 10.6 Tổng 300 100.0 Nguồn: số liệu đề tài 2012 Theo số liệu điều tra, người lao động phải làm thêm giờ chiếm tỷ lệ: 89,3%, thời lượng làm thêm trung bình là khoảng 2 giờ/ ngày. Đặc biệt số người làm thêm 4 giờ/ngày trở lên chiếm tỷ lệ: 20%. Do làm thêm giờ, lại thêm công việc gia đình, chị em ít có thời gian chăm lo cho bản thân. Kết quả điều tra cũng cho thấy: Tuy phải làm thêm giờ nhưng 68,9% người lao động cho rằng mức thu nhập của họ nhận được chưa thỏa đáng, 19,8% người lao động được trả lương thỏa đáng khi làm thêm giờ, 18,3% số người lao động tìm thêm một công việc khác để kiếm thêm thu nhập, họ tận dụng mọi thời gian để kiếm sống, làm bất cứ công việc gì miễn là không vi phạm pháp luật để có thêm thu nhập. Tuy nhiên vì muốn thêm thu nhập, người lao động làm bất kể giờ giấc và sức chịu đựng, hại sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến tương lai của chính họ. - Điều kiện làm việc Về điều kiện làm việc của người lao động, có 96,3% số người lao động không đăng ký kinh doanh, có 4,7% số người lao động có ký hợp đồng bằng văn bản, 24,3% có thỏa thuận miệng, hợp đồng miệng giữa đôi bên, 12,7% vào làm trước rồi tính sau, chỉ có khoảng 4,7% có hợp đồng lao động bằng văn bản. Bảng 8. Điều kiện làm việc Tình trạng Số lượng Tỷ lệ (%) Không đăng ký kinh doanh 76 58.4 Hợp đồng miệng 12 9.2 Thỏa thuận miệng 19 14.6 Làm trước, tính sau 17 13.1 Có hợp đồng (văn bản) 6 4.6 Tổng 130 100.0 Nguồn: số liệu đề tài năm 2012 Theo số liệu điều tra của đề tài, chỉ có 4,6% số người lao động có hợp đồng lao động bằng văn bản, có 58,4% không có đăng ký kinh doanh, 14,6% có thỏa thuận miệng, hợp đồng miệng, 13,1% số người lao động vào làm trước rồi tính sau. Trường hợp vào làm trước rồi tính sau nghĩa là người lao động cứ vào làm, chủ trả lương bao nhiêu thì trả, không hứa hẹn điều gì. Trường hợp có thỏa thuận 5
  • 6. miệng (chiếm 14,6%), tức là khi vào làm việc chủ có hứa hẹn về mức lương, có ứng trước một phần lương. Loại giấy tờ hợp lệ đối với lao động nữ khu vực phi chính thức để tuyển dụng lao động là giấy chứng minh nhân dân. Khi giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động không có ràng buộc hợp đồng lao động, thì người chủ sử dụng lao động không có trách nhiệm và nghĩa vụ gì với người lao động, thiệt thòi về phía người lao động phải gánh chịu, nhất khi xảy ra tranh chấp về lao động, tiền lương. Người chủ trả lương theo cảm tính về mặt bằng chung thị trường lao động phổ thông. Người lao động đánh giá theo cảm tính về mức lương cho mình thỏa đáng hay không thỏa đáng. Chủ nếu là người thân quen, thì mối quan hệ giống như quan hệ gia đình. Vì thân quen nên ngại yêu cầu hợp đồng rõ ràng, chỉ trao đổi miệng, vì vậy rất khó yêu cầu tăng lương, hoặc rất ngại đòi lương khi bị trễ hạn. Như vậy quan hệ thân quen với chủ cơ sở sản xuất có thể là điều kiện thuận lợi ban đầu, nhưng khi có sự cố xảy ra, thì mọi thiệt thòi người lao động phải chịu vì không có những ràng buộc rõ ràng và cụ thể về mặt pháp lý. Lao động nữ khu vực phi chính thức chủ yếu làm trong các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, manh mún, đa dạng về ngành nghề, thu nhập ở mức thấp, bấp bênh, thiếu ổn định, điều kiện rất tạm bợ, khó tiếp cận tới các dịch vụ công. Thiếu nơi sản xuất kinh doanh là nguyên nhân chính ngăn cản tăng quy mô lao động của mình lên. Hệ quả là điều kiện lao động và thu nhập thấp kém. - Tiếp cận các hình thức bảo hiểm Bảng 9. Tiếp cận các hình thức bảo hiểm Các loại bảo hiểm Số lượng Tỷ lệ (%) Bảo hiểm y tế 0 0.0 Bảo hiểm thất nghiệp 0 0.0 Bảo hiểm xã hội 0 0.0 Bảo hiểm nhân thọ 1 0.7 Bảo hiểm khác 1 0.7 Không tham gia loại bảo hiểm nào 128 98,4 Tổng 130 100.0 Nguồn: số liệu đề tài năm 2012 Không tham gia bảo hiểm khiến cuộc sống lao động nữ khi gặp khó khăn, rủi ro nghế nghiệp cao hơn, khó khăn hơn, vị thế trong gia đình của họ càng kém hơn. Lao động nữ khu vực phi chính thức hầu hết không tham gia các loại bảo hiểm nào, chiếm tỷ lệ 98,4%, tham gia một loại bảo hiểm chiếm tỷ lệ 0,7%, bảo hiểm nhân thọ chiếm tỷ lệ 0,7%. Các hình thức bảo hiểm khá xa lạ với lao động nữ khu vực phi chính thức TP.HCM vì hầu hết họ không được các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng bảo hiểm xã hội. Bản thân người lao động thu nhập thấp không thể tự đóng bảo hiểm cho mình. Theo kết quả điều tra, thu nhập bình quân của lao động nữ khu vực phi chính thức thành phố chỉ đạt 2,5 triệu đồng/tháng. Số tiền đó với chi tiêu hàng ngày đã rất khó khăn, nên không thể tham gia bảo hiểm xã hội. Hơn nữa, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tăng dần thì nhiều người không chắc chắn có thể theo đuổi được mức đóng lũy tiến đó đến khi đạt đến mức 22% lương tối thiểu chung. Tóm lại, thu nhập của phần lớn lao động nữ khu vực phi chính thức còn thấp, thậm chí chưa đủ chi tiêu và lo cho con cái, gia đình. Với những người là lao động 6
  • 7. chính trong gia đình, vừa phải nuôi con cái, vừa phải nuôi cha mẹ già thì cuộc sống rất khó khăn. Do đó, vấn đề trước mắt đối với họ là tồn tại chứ không phải là lo lắng cho tương lai xa, đặc biệt là với lao động nữ có thu nhập không ổn định. - Tiếp cận y tế Do chủ cơ sở sản xuất không mua bảo hiểm y tế cho người lao động, nên họ không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế một cách chính qui, người lao động thường tự mua thuốc uống khi bệnh. Bảo hiểm y tế không có, tỷ lệ người lao động tự mua thuốc uống khi bệnh chiếm 48,4%, người lao động thường không khám bệnh định kỳ. Bảng 10. Cách thức tiếp cận y tế của người lao động Hình thức tiếp cận y tế Số lượng Tỷ lệ (%) Bảo hiểm y tế 0 0.0 Cơ sở phát thuốc uống khi bị bệnh nhẹ 25 19.2 Tự mua thuốc uống khi bệnh 64 48.4 Khám bệnh định kỳ 0 0.0 Khác 41 31.5 Tổng 130 100.0 Nguồn: số liệu đề tài năm 2012 - Công việc bấp bênh, thiếu ổn định Lao động khu vực phi chính thức còn có những đặc điểm dễ nhận thấy khác là: việc làm bấp bênh, thiếu ổn định; không có hợp đồng lao động, thu nhập thấp (trung bình chỉ đạt 2,5 triệu/tháng). Những người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức thường còn hạn chế về năng lực, kiến thức và vật chất, khó có cơ hội hòa nhập xã hội để phát triển. - Bất ổn về công việc Sự bất ổn về công việc gây tâm lý không yên tâm cho lao động nữ chiếm tỳ lệ là 76%, trong đó có 11,6% số người lao động có ý định thay đổi công việc. Lý do người lao động muốn chuyển đổi công việc là do thu nhập còn thấp, điều kiện làm việc chưa tốt, môi trường không bảo đảm sự an toàn, công việc thiếu tính ổn định. Chỉ có 18% số người lao động cảm thấy yên tâm về công việc. - Nguồn vốn đầu tư Do quy mô sản xuất nhỏ, số người lao động trong một đơn vị kinh doanh ít, trung bình 1,5 người/ hộ, nên vốn đầu tư cho hoạt động kinh tế phi chính thức không nhiều. Theo kết quả phỏng vấn, vốn đầu tư cho việc bán hàng rong hoặc thu mua phế liệu khá thấp, nên người lao động có thể dễ dàng hành nghề. Ví dụ: thu mua phế liệu đầu tư khoảng 1-2 triệu đồng; hàng rong đầu tư khoảng 500.000 -800.000 đồng. Điều kiện tham gia nghề khá dễ dàng, người lao động có thể đặt một gánh hàng rong cạnh cổng trường, trước công ty hoặc chỗ trống nào đó trên vỉa hè; đối với việc thu mua phế liệu, người lao động chỉ cần kiếm chiếc xe đạp cũ, là có thể hành nghề được. Lao động nữ khu vực kinh tế phi chính thức đa phần là người nghèo, nên việc thiếu vốn và tỷ lệ đầu tư thấp thể hiện rất rõ, đặc biệt là thiếu vốn, nhưng tỷ lệ yêu cầu vay tín dụng lại rất thấp, đa số người lao động khu vực phi chính thức rất khó tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng, chỉ có 3.8% hộ tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng. Thủ tục hành chính thường phức tạp, phiền hà; nạn tham nhũng trong 7
  • 8. khu vực chính thức cũng là rào cản khiến các hộ sản xuất trì hoãn việc đăng ký kinh doanh. Bảng 11. Tiếp cận vốn Tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Số lượng Tỷ lệ (%) Được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng 5 3.8 Không được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng 125 96.2 Tổng 130 100.0 Nguồn: số liệu đề tài 2012 - Đánh giá mức sống so với thu nhập của người lao động Hiện nay mức tăng trưởng kinh tế của thành phố giảm, lực lượng lao động khu vực phi chính thức tăng lên, nhưng nhu cầu về những dịch vụ này lại không tăng, nên người lao động cũng đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt, kiếm sống khó khăn hơn, thu nhập của người lao động bị sụt giảm. Mặt khác, do thu nhập của người tiêu dùng giảm nên họ tiết kiệm, ít sử dụng các dịch vụ xe ôm, hoặc ăn uống hàng rong hơn, nên cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động. Bảng 12. Đánh giá mức sống - mức thu nhập Đánh giá mức thu nhập Số lượng Tỷ lệ (%) Dư dả 1 0.7 Có dư chút ít 14 10.8 Vừa đủ 51 39.2 Hơi thiếu 45 34.6 Thiếu nhiều – khó khăn 19 14.6 Tổng 130 100.0 Nguồn: số liệu đề tài 2012 Kết quả điều tra cho thấy: 49,2% số người lao động cho rằng mức thu nhập của họ còn thiếu so với nhu cầu cuộc sống, 14,6% số người lao động cảm thấy có nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống, 10,8% số người lao động cho rằng họ có dư chút ít gửi cho gia đình, chỉ có 0,7% số người lao động cảm thấy mức thu nhập là dư dả. - Phúc lợi xã hội Người lao động khu vực phi chính thức không được hưởng bất kỳ khoản phúc lợi nào từ hoạt động sản xuất kinh doanh nơi họ làm việc. Chỉ có 0,8% số lao động được hưởng lợi nhuận, 4,6% được trả lương cho những ngày Lễ, Tết… Phần lớn lao động nữ khu vực phi chính thức hoạt động gần như đơn độc, mối liên kết gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ. Bảng 13. Tình hình nghỉ phép của lao động nữ Nghỉ phép, lễ, tết Số lượng Tỷ lệ (%) Hưởng 100% lương 0 0.0 Hưởng 2/3 lương 1 0,8 Hưởng 50% lương 2 1.5 Hưởng 1/3 lương 4 3.1 8
  • 9. Không có thu nhập 61 46.9 Không được hưởng lương 62 47.7 Tổng 130 100.0 Nguồn: số liệu đề tài 2012 - Hình thức giải trí Thời gian cuối tuần, cách thức giải trí phổ biến đối với người lao động là xem ti-vi. Truyền hình là phương tiện giải trí chính (39,2% số người lao động lựa chọn). Hoạt động bên ngoài chủ yếu là “gặp gỡ bạn bè người thân” trong các quán cà phê, quán nước lề đường, trong hẻm. Việc “gặp gỡ bạn bè, người thân” có ý nghĩa rất lớn đối với lao động nữ nhập cư. Không chỉ là giao lưu tình cảm, duy trì quan hệ, mà còn thông báo, trao đổi với nhau tình hình bà con, họ hàng, những điều mới mẻ, thay đổi ở quê hương. Phần lớn lao động nữ khu vực phi chính thức là người nhập cư từ miền Trung, miền Bắc, từ các tỉnh phía Nam (chiếm 93%). Người lao động ngoài việc duy trì các mối quan hệ truyền thống, còn để thiết lập các mối quan hệ mới, quan hệ đồng hương, dành thời gian nâng cao trình độ, học thêm nghề mới, cơ hội thay đổi công việc cho cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên công việc kéo dài suốt tuần, chỉ có số ít người lao động được nghỉ ngày chủ nhật. Bảng 14. Sử dụng thời gian rảnh rỗi Sử dụng thời gian rảnh rỗi Số lượng Tỷ lệ (%) Làm việc nhà 82 63,1 Xem ti vi 51 39,2 Đọc sách báo 9 7,0 Ngủ 47 36,2 Gặp bạn bè, người thân 42 32,3 Nghe nhạc 30 23,1 Học thêm 5 3,8 Chơi thể thao 4 3,1 Mua sắm 17 13,1 Đến khu vui chơi giải trí 14 10,8 Đi chùa 38 29,2 Xem phim, ca nhạc ở rạp 4 3.1 Nguồn: số liệu đề tài 2012 Các số liệu cũng cho thấy đời sống tinh thần của lao động nữ còn nghèo nàn, thiếu thốn. Vì phải làm việc liên tục, nên khi có chút thời gian rảnh rỗi, họ tranh thủ ngủ để phục hồi sức lực (36,2%). Những hình thức giải trí như: xem phim, văn nghệ ở rạp là điều xa xỉ đối với người lao động vì khá tốn kém mà mức thu nhập của người lao động không cho phép, chỉ có 3,1% có hoạt động này vào dịp đặc biệt do “không có dư tiền để đi xem ca nhạc”(phỏng vấn sâu). Việc đi mua sắm được 13,1% người lao động lựa chọn, tuy nhiên họ ít mua sắm, vì không dư dả tiền bạc, chủ yếu đi chơi, xem hàng hóa. Rất ít người lao động giải trí bằng cách đọc sách báo (7,0%). Như vậy, cần có chính sách quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của lao động nữ hơn nữa. Thực trạng lao động nữ trong khu vực phi chính thức cho thấy: vì đảm đương công việc nhà vất vả nên chị em không có thời gian cho đào tạo nghề, nâng cao trình độ, không có cơ hội tìm kiếm công việc tốt, có thu nhập cao hơn, để nâng cao đời sống cũng như vị thế của người phụ nữ. Tuy thời gian làm việc nhiều và làm những công việc khác nhau, nhưng đo tính chất và đặc thù công việc, thu nhập của 9
  • 10. các lao động nữ vẫn thấp. Chị em không có thời gian nghỉ ngơi, sức khỏe giảm sút vì việc chăm sóc con cái, việc gia đình chiếm hết các ngày nghỉ, không thể tái tạo sức lao động. Đã vậy lao động nữ có đóng góp nhiều công sức cho gia đình mà không hưởng lương, đây cũng là sự thiệt thòi cho người phụ nữ, làm cho vị thế người phụ nữ càng giảm sút. Những đề xuất - Hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ đối với lao động nữ khu vực phi chính thức, tạo cơ hội tìm việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn. - Công nhận những đóng góp của người lao động, dần dần chính thức hóa về mặt pháp lý. - Giúp lao động nữ khu vực phi chính thức tiếp cận với các nguồn lực, tín dụng, hỗ trợ vốn. - Kiểm soát chế độ tiền lương và bảo đảm thu nhập công bằng cho lao động khu vực phi chính thức. - Hỗ trợ phap lý, tiếp cận bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiềm y tế. - Bảo vệ lao động nữ khu vực phi chính thức khỏi bị sự xâm phạm của chủ lao động. Bảo đảm giáo dục cơ bản đối với con của lao động nữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Ngọc Dung và nhóm CS, Đề tài Lao động trong khu vực phi chính thức thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa - Thực trạng và giải pháp (NT tháng 2-2014), Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu phát triển. 2. Kỷ yếu hội thảo “An sinh xã hội cho người lao động khu vực phi chính thức”, Đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM tháng 4-2013, tr.170. 3. Nguyễn Thị Hậu, Việc làm phi chính thức ở TP. HCM: Từ góc nhìn lịch sử - văn hóa, Hội thảo Việc làm phi chính thức do Cục Việc làm - Bộ Lao động - TB - XH, ILO tổ chức tháng 3-2010. 4. Tổng cục thống kê Việt Nam, Viện Khoa học thống kê, Viện Nghiên cứu phát triển Pháp IRD-DIAL. Dự án điều tra lao động & việc làm, tháng 6-2009. 5. Nguồn: số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM, tháng 8/2013. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ ThS. Lê Thị Ngọc Dung tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Rostov (Nga), chuyên ngành Tâm lý học. Bà cũng có bằng thạc sĩ Giáo dục học tại Đại học Sư phạm – TP.HCM. Bà đã giảng dạy tại Đại học Y Dược, Đại học Luật, Đại học Sài Gòn. Hiện nay Bà làm việc tại Phòng quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM. Ngòa ra, bà cũng làm chủ nhiệm các đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho vị thành niên - 2007, Sức khỏe tinh thần vị thành niên - 2009, Lao động khu vực phi chính thức TPHCM – 2014, và bà là 10
  • 11. đồng tác giả sách "Tâm lý học hình thành nhân cách giới trẻ", NXB. Trẻ TP.HCM, Tháng 5-2005. 11