SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 56
Baixar para ler offline
Tập san Hoa Sen - Số Đặc biệt
Biên tập:
Bùi Trân Thuý
Nguyễn Kim Diệu Hằng
Trần Bảo Ngọc
Thiết kế:
Phạm Quốc Việt
Diễm Nguyễn
HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
06
17
-
18
19
-
46
55
-
325 NĂM MỘT HÀNH TRÌNH
MỤC LỤC
TẬP SAN - 12/2016
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen
Ngày ấy - Bây giờ
Những hoạt động
tiến đến kỷ niệm
25 năm
Tản mạn
Hoa Sen
7 giá trị cốt lõi 					 06
Bài ca Đại học Hoa Sen				 07
25 năm định danh và lan toả			 08
Hoa Sen với công luận				 14
20
45
-Tỏa ngát
hương Sen
Danh hiệu vui			 20
Cặp đôi Hoa Sen			 22
Vì sao bạn chọn Hoa Sen		 24
Hoa Sen không tuổi 		
Một Hoa Sen không có tuổi	 28
Người thầy đi cùng năm tháng	 32
Hoa Sen với cộng đồng
Một chương trình, vạn yêu thương 35
Cơ duyên và niềm đam mê CTXH 38
Cuộc thi ảnh: Dấu ấn Hoa Sen	 41
Tản mạn cùng cựu sinh viên Hoa Sen 44
Một trường đại học dễ
thương, dễ mến
Người đồng nghiệp tử tế
Có một Hoa Sen
trong tôi rất khác
Nơi lan tỏa văn hóa
“cám ơn”
Hình ảnh trong Lễ kỷ
niệm 20 năm thành lập
trường (1991 - 2011)
46
48
50
52
54
4 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
25 năm, tương đương một
phần tư đời người. Nhưng
đối với lịch sử một trường đại
học, chỉ như một chớp mắt.
Nó chưa đủ dài để định vị và
đánh giá chính xác về sự phát
triển của trường. Tuy nhiên,
suốt thời gian qua, đội ngũ
sư phạm Hoa Sen đã dốc lòng
xây dựng một Hoa Sen uy tín,
vững mạnh. Và giờ đây, chúng
ta có thể tự hào về những
thành quả đã đạt được.
Nhìn lại chặng đường mà thầy
trò Hoa Sen đi qua, nhiều khó
khăn, thách thức nhưng chúng
ta chưa bao giờ lùi bước, luôn
theo đuổi định hướng hoạt
động không vì lợi nhuận mà
trường đã đề ra từ khi thành
lập. Chúng ta vẫn đã, đang
và sẽ nỗ lực để bảo vệ những
thành quả ấy. Chúng tôi hy vọng
và mong rằng các thành viên
Hoa Sen luôn gìn giữ và bảo vệ
sự tử tế, lẽ phải, chính nghĩa…,
tin tưởng vào những giá trị mà
chúng ta cùng nhau xây dựng.
Từ nền tảng của trường Nghiệp
vụ Tin học và Quản lý Hoa Sen,
trở thành Cao đẳng Bán công
Hoa Sen; từ 2006 đến nay, là Đại
học Hoa Sen có uy tín, được xã
hội và đối tác quốc tế công nhận.
Điều gì là cốt lõi đã làm nên Đại
học Hoa Sen ngày nay? Trước
hết, thiết nghĩ tôi nên chia sẻ về
tên gọi “Hoa Sen”. Trong những
tờ gấp đầu tiên (bằng tiếng
Pháp) mà anh Trần Hà Nam
đưa cho tôi, có vẽ hoa sen trong
logo của trường và ghi rõ: “Hoa
sen, sự trong sạch”. Như vậy,
sự trong sạch đã được thể hiện
trong ý tưởng ban đầu vì dự án
thành lập trường là một dự án
thuần khiết về giáo dục, trong
sạch như hoa sen.
Tôi cũng đã giải thích với các
đối tác nước ngoài về hoa sen:
đây là loại hoa mọc từ bùn lầy
nước đọng, có cuống rất dài,
có thể vượt lên bùn lầy với sắc
hương riêng. Vì vậy, đối với tôi
cũng như đội ngũ giảng viên
- nhân viên, hoa sen, tên gọi
của trường tượng trưng cho sự
trong sạch, vươn lên và khẳng
định mình.
Giá trị của sự trong sạch đã đi
cùng chúng tôi suốt hành trình
phát triển của trường. Từ khi
thành lập năm 1991 đến nay,
trường Đại học Hoa Sen đã trải
qua nhiều chặng đường chông
gai, thử thách. Tuy nhiên, với
nội lực và quyết tâm trở thành
một trường Đại học Việt Nam
muốn khẳng định vị thế hàng
đầu về chất lượng, được sự
công nhận của quốc tế trong
đào tạo, nghiên cứu và phục vụ
cộng đồng, đội ngũ sư phạm
Hoa Sen đã không ngừng nỗ
lực để phát triển trong suốt hai
mươi lăm năm qua.
Đến nay, Hoa Sen đã xác định
7 giá trị cốt lõi: Hiếu học, Hiếu
tri; Tư duy độc lập; Trách
nhiệm; Chính trực; Tôn trọng
sự khác biệt; Năng động, sáng
tạo; Cam kết về chất lượng.
Chúng ta đã xây dựng được một
môi trường học tập và làm việc
hiện đại, tiên tiến, mang tính
quốc tế, là nơi mà mọi sáng
LỜI MỞ ĐẦU
5HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
kiến, tư duy mới mẻ của giảng
viên, sinh viên đều được tôn
trọng và phát huy.
Tập san: “Hoa Sen, 25 năm, một
hành trình” tuy chỉ là nét chấm
phá về cả một hành trình nhưng
tôi tin rằng đứng ở cột mốc lịch
sử 25 năm, mỗi chúng ta đều
có những cảm xúc khác nhau.
Dù chỉ mới tiếp xúc với Hoa Sen
trong thời gian ngắn hay cùng
đồng hành đoạn đường dài hơn,
tôi hy vọng rằng Hoa Sen luôn
có vị trí nhất định trong trái tim
mỗi người. Từ tấm lòng yêu quý
Hoa Sen, chia sẻ và thấu hiểu
7 giá trị cốt lõi, chúng ta sẽ tiếp
tục đồng hành, dù phải vượt
sóng gió, bão giông, vẫn cùng
nhau giữ vững một niềm tin ở
các giá trị Hoa Sen, ở con người.
BÙI TRÂN PHƯỢNG
Toà nhà Nguyễn Văn Tráng
Lễ khánh thành trụ sở chính - ngày 09/11/2013Lễ khánh thành thư viện Lê Quý Đôn - ngày 09/11/2013
6 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
Hiếu học, hiếu tri
(Desire for knowledge)
Hiếu học, hiếu tri là sự khát khao học hỏi,
khát khao hiểu biết, coi trọng tri thức và tôn
trọng chân lý.
Chính trực
(Integrity)
Chính trực là trung thực, công bằng và
thẳng thắn. Người chính trực nghĩ, nói và
làm theo lẽ phải một cách nhất quán.
Tư duy độc lập
(Autonomous/independent thinking)
Tư duy độc lập là khả năng tự nhận thức,
suy nghĩ, lập luận; người có tư duy độc lập
tự tin, mạnh dạn, không e ngại khi cần phải
nghĩ, làm và sống khác với số đông.
Trách nhiệm
(Responsibility)
Trách nhiệm là ý thức, thái độ và hành
động của mổi người để làm tròn nghĩa vụ
đối với bản thân và người khác. Người có
trách nhiệm là người dám nghĩ, dám làm
và dám chịu trách nhiệm trong công việc và
cuộc sống.
Năng động, sáng tạo
(Proactivity and Creativity)
Năng động, sáng tạo là chủ động tìm tòi,
tạo ra các ý tưởng, sáng kiến và giải pháp
mới. Năng động sáng tạo bao hàm ý nghĩa
dấn thân, vượt thách thức để hiện thực hoá
cái mới.
Tôn trọng sự khác biệt
(Respect for Difference)
Tôn trọng sự khác biệt là lắng nghe, hiểu
và thừa nhận sự đa dạng trong quan điểm,
cách nghĩ, cách làm, lối sống của người
khác, tổ chức khác, văn hoá khác. Tôn
trọng sự khác biệt giúp phát huy tối đa
năng lực của mọi thành viên, tạo điều kiện
hợp tác hiệu quả với cá nhân và tổ chức
có khác biệt. Tôn trọng sự khác biệt không
có nghĩa là nhân nhượng, thoả hiệp trong
những vấn đề liên quan đến các giá trị đạo
đức phổ quát.
Cam kết về chất lượng
(Commitment to Quality Excellence)
Cam kết về chất lượng là đảm bảo của nhà
trường về sứ mệnh đào tạo con người toàn
diện, sự thực học và trải nghiệm thực tiễn
làm kim chỉ nam, đồng thời liên tục nâng cao
chất lượng của quá trình dạy, học và nghiên
cứu cũng như mọi hoạt động khác của nhà
trường hướng tới những chuẩn mực quốc tế
tiên tiến trong giáo dục đại học.
Đại học Hoa Sen xác định các giá trị cốt lõi làm kim chỉ nam
cho mọi hoạt động của từng thành viên trong nhà trường.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA
7
1 5
6
7
2
3
4
7HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
“Bài ca Hoa Sen” được nhạc sĩ Trần Xuân Tiến sáng tác năm 2011 nhân kỷ niệm 20 năm ngày
thành lập trường. Nhạc sĩ là phụ huynh của sinh viên Trần Xuân Khánh (2004-2007, ngành CNTT).
BÀI CA ĐẠI HỌC HOA SEN
Nhạc và lời: Trần Xuân Tiến
8 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
Ngay từ đầu thập niên 1990, từ
nhu cầu thực tế lúc ấy là xã hội
cần một lực lượng lao động có
thể làm việc được ngay sau khi
nhận việc, ý tưởng thành lập
trường đã được hình thành từ
Ban bảo trợ là ông Phạm Chánh
Trực (lúc đó là Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM), cùng với sự hợp
tác của Hội Lotus France. Đây
là một tổ chức quy tụ hơn 40 tổ
chức và cá nhân trong lĩnh vực
gíáo dục - đào tạo ở Pháp, điển
hình là Tiến sĩ Cổ Minh Đức,
người có công vận động cho dự
án bất vụ lợi này. Phòng Thương
mại Versailles với hệ thống các
trường chuyên nghiệp trực
thuộc cũng là một đối tác tích
cực. Các thành viên sáng lập
trường gồm: TS. Trần Hà Nam
- Giám đốc Công ty Scitec, GS.
Lưu Tiến Hiệp (nguyên là Phó
phòng Đào tạo Trường ĐH Bách
Khoa), TS. Nguyễn Thiện Tống
(GV trường ĐH Bách Khoa), Kỹ
sư Phan Thị Hồng (làm việc tại
Tổng công ty Xuất nhập khẩu
Imexco).
Từ Trường Nghiệp vụ tin học
và Quản lý Hoa Sen
Từ một dự án bất vụ lợi, với mục đích chăm lo cho thế hệ trẻ,
ngôi trường mang tên Hoa Sen đã ra đời. Năm 2016 đánh dấu
25 năm kể từ ngày ấy. Một phần tư thế kỷ đã trôi qua với biết
bao nhiêu thăng trầm, “Hoa Sen bất vụ lợi” đã được định danh
và ngày càng lan tỏa.
Trường Tin học và Quản lý Hoa Sen (1991)
LAN TỎA GIÁ TRỊ
ĐỊNH DANH VÀ
25 NĂM
9HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
Cơ sở Nguyễn Văn Tráng (năm 1994)
Lầu 3 & 4 toà nhà là cơ sở đầu tiên của trường Tin học & Quản lý Hoa Sen (nay là trường Trần Đại Nghĩa)
Dự án được xúc tiến và năm
1991, trường được thành lập
theo Quyết định số 257/QĐ-UB
ngày 12/08/1991 của Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh, trực thuộc sự quản lý của
Hiệp hội Xuất nhập khẩu và Hợp
tác đầu tư TP.HCM. Tại thời điểm
ấy, vì thành phố chỉ có quyền
cấp giấy phép cho các trường
nghiệp vụ nên Hoa Sen có tên
là Trường Nghiệp vụ tin học
và Quản lý Hoa Sen. Trong Quy
chế hoạt động, trường đã chọn
mô hình hoạt động bất vụ lợi.
Từ nhu cầu thực tế, năm 1991,
trường bắt đầu đào tạo 3 ngành
Kỹ thuật viên (Nghiệp vụ văn
phòng, Tin học quản lý, Truyền
thông đa phương tiện - Multi-
media). Hoa Sen đã tự thiết kế
các chương trình (có tham khảo
từ chương trình của Pháp) để
đào tạo trong hai năm những
học sinh tốt nghiệp phổ thông.
Kết thúc hai năm học, các em
sẽ nhận bằng Kỹ thuật viên cao
cấp, là một văn bằng được kết
hợp giữa Brevet de technicien
superieur và bằng DUT (là
diplome universitaire de tech-
nologie). Văn bằng này là một
thách thức đối với Hoa Sen, vì,
đối với người Việt Nam, trình độ
kỹ thuật viên thì không thể được
công nhận là “cao cấp”. Để xóa
bỏ định kiến này, thông qua mô
hình đào tạo mới mẻ, Hoa Sen
muốn khẳng định: dù là đào tạo
bậc Kỹ thuật viên nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng cao nhất
có thể. Đây là văn bằng đồng
ký giữa Hoa Sen và Phòng Công
nghiệp Thương mại Versailles
(Pháp), tồn tại trong 10 năm với
tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay
sau khi tốt nghiệp trên 90%.
Thành công của Hoa Sen lúc đó
là phương thức “đào tạo xen
kẽ”, kết hợp việc học lý thuyết ở
trường và thực tập tại các công
ty, doanh nghiệp. Phương thức
này đã giúp cho sinh viên Hoa
Sen có kiến thức, kỹ năng và
cách ứng xử phù hợp khi đi làm
việc. Cũng chính từ bậc học này,
Hoa Sen đã bắt đầu tự khẳng
định, hoàn thành sứ mệnh đối
với cộng đồng, thiết lập các mối
quan hệ quốc tế để duy trì và
tiếp tục phát triển cho đến nay.
Năm 1996, trường đã chuyển
về số 8 Nguyễn Văn Tráng, là cơ
sở do Nhà Nước cấp, trước đây
là trường Trung học Kinh tế. Cơ
sở tuy rộng rãi hơn nhưng đã
xuống cấp và Hoa Sen phải cải
tạo nhiều. Ưu đãi cấp cho Hoa
Sen một cơ sở ở tại trung tâm
Quận 1 là một minh chứng cho
việc Nhà Nước luôn ủng hộ và
tạo điều kiện để mô hình bất vụ
lợi của Hoa Sen thực hiện được
với sự chấp nhận và ủng hộ của
các cấp chính quyền, của xã hội.
Đến Trường Cao đẳng Bán
công Hoa Sen
Ngày 27/4/1999, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số
115 thành lập trường Cao đẳng
Bán công Hoa Sen. Vì cơ sở của
trường được Nhà Nước cấp nên
trường phải hoạt động theo cơ
chế của trường Bán công. Tại
thời điểm ấy, Trường đã bắt
đầu áp dụng một mô hình tiên
tiến, phù hợp hơn so với trước
đây, nhưng không tách khỏi
hệ thống giáo dục quốc dân. Vì
10 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
vậy, khi sinh viên tốt nghiệp sẽ
được nhận một văn bằng trong
hệ thống văn bằng quốc gia và
được Bộ Giáo dục và Đào tạo
công nhận. Trường đào tạo theo
hướng ngày càng chuyên sâu
hơn với 3 khoa: Công nghệ thông
tin, Quản trị, Ngoại ngữ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân
TP.HCM đã ra quyết định số 14/
QĐ-UB-VX ngày 11/01/2000, bổ
nhiệm chính thức Cô Bùi Trân
Phượng làm Hiệu Trưởng trường
Cao đẳng Bán công Hoa Sen.
Ngày 08/03/2000, TS. Nguyễn
Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân TP.HCM, cùng
Đoàn Sở Khoa học - Công nghệ
và Môi trường, đã đến viếng
thăm trường Cao Đẳng Bán
Công Hoa Sen. Đoàn đã quan
tâm đến hoạt động đào tạo và
nghiên cứu của Trường, nhất
là việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác đào
tạo. Đoàn cũng đã tham quan
các phòng thực hành xử lý ảnh,
phòng thực hành mạng… và ghi
nhận nhiều ý kiến của Trường.
Chuyến viếng thăm có ý nghĩa
này cho thấy trường Cao Đẳng
Bán Công Hoa Sen sẽ tiếp tục
được lãnh đạo thành phố quan
tâm và giúp đỡ trong những
bước phát triển mới.
Năm 2001 đánh dấu 10 năm
thành lập trường Hoa Sen,
Trường đã khánh thành Cơ sở 2
tại Công viên phần mềm Quang
Trung. Trong buổi khai trương,
Trường đã vinh dự đón tiếp ông
Chu Hảo – Thứ Trưởng Bộ Khoa
học - Công nghệ và Môi trường,
TS. Mai Liêm Trực – Tổng cục
trưởng Tổng cục Bưu Điện VN,
ông Võ Viết Thanh – Chủ tịch
UBND TP.HCM, TS. Nguyễn
Thiện Nhân – Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM – Trưởng ban chỉ
đạo xây dựng Công viên phần
mềm Quang Trung, ông Nguyễn
Kim Lý – Phó Giám đốc Sở Ngoại
vụ, ông Chu Tiến Dũng – Phó
Giám đốc Công ty phát triển
phần mềm Quang Trung cùng
các chuyên viên của các sở, ban,
Lễ ra mắt trường Cao đẳng bán công Hoa Sen (năm 1999)
Lễ ra mắt trường Đại học Hoa Sen (năm 2006)
ngành. Ngoài ra, trường cũng
đã vinh dự đón tiếp đoàn Tổng
Lãnh sự Hoa Kỳ, Tổng Lãnh sự
Pháp, cùng nhiều tổ chức trong
và ngoài nước.
Trường cũng khai trương 3
Trung tâm đào tạo Lập trình
viên quốc tế NIIT.
Năm 2001, Trường đào tạo
6 ngành hệ kỹ thuật viên, 6
ngành cao đẳng – NIIT – UBI –
USTV. Theo thống kê vào năm
2004, tỉ lệ sinh viên có việc làm
ngay là 95% (trước khi nhận
bằng tốt nghiệp).
Năm học 2005-2006, Trường
bắt đầu đào tạo chương trình
cử nhân Quản trị kinh doanh
liên kết với UBI (Bỉ).
11HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
Định hình giá trị của “Trí thực học - Chí
ra khơi - Hồn khai phóng”
Năm 2006, Trường có quyết định trở thành
trường Đại học. Hội đồng Quản trị được
thành lập với Chủ tịch là Ông Trần Văn Tạo,
Phó Chủ tịch là bà Bùi Trân Phượng. Ban
Giám hiệu gồm ba thành viên: Tiến sĩ Bùi
Trân Phượng là Hiệu trưởng; Thạc sỹ Đỗ Sỹ
Cường: Phó hiệu trưởng, phụ trách đào tạo;
Thạc sỹ Phạm Thị Thủy: Phó hiệu trưởng,
phụ trách tài chính.
Đại học Hoa Sen tiếp tục duy trì các nét
đặc thù đào tạo, triết lý hoạt động không
vì mục tiêu lợi nhuận đã có từ trước để giữ
vững các quan hệ đối tác, nắm bắt nhu cầu
của doanh nghiệp, quan tâm chia sẻ với
cộng đồng, đo lường được hiệu quả sinh
viên ra trường có việc làm với những thông
số chính xác, xây dựng các chương trình
đào tạo nhằm tạo nền tảng để sinh viên
khi tốt nghiệp vừa có kiến thức, kỹ năng, có
khả năng thích nghi nhanh, đồng thời, cũng
có thể tiếp tục học ở các bậc cao hơn.
Trường tiếp tục phát triển với 4 Khoa: Khoa
học và Công nghệ, Ngôn ngữ và Văn hóa
học, Kinh tế - Thương mại, Đào tạo chuyên
nghiệp. Các chương trình đào tạo được
cập nhật hằng năm cho phù hợp với nhu
cầu của doanh nghiệp, xu hướng toàn cầu,
trong đó có các chương trình dạy hoàn toàn
bằng tiếng Anh.
Vào năm 2006, Trường đào tạo 10 ngành hệ
Kỹ thuật viên, 8 ngành cao đẳng, 8 ngành
đại học. Trường vẫn tiếp tục thực hiện cùng
lúc ba nhiệm vụ: Giảng dạy, đào tạo; nghiên
cứu khoa học; phục vụ xã hội.
Năm 2007, Trường bắt đầu đa dạng hóa
hình thức liên thông giữa các bậc đào tạo
và các trường quốc tế.
Năm 2008, Trường tuyển sinh bậc Thạc sĩ
đầu tiên, The institute for financial science
and insurance – ISFA (Pháp).
Năm 2009, Ban Tu thư trường Đại học Hoa
Sen được thành lập với Hội đồng cố vấn
bao gồm các chuyên gia, giáo sư, nhà báo...
hàng đầu trong lĩnh vực học thuật. Bên
cạnh hoạt động dịch thuật và xuất bản các
đầu sách phục vụ cho học tập, nghiên cứu,
giảng dạy, Ban Tu thư còn tổ chức các buổi
(Trích bài phát biểu của ông Emmanuel Ly-Batallan, Tổng
lãnh sự Pháp, tại Đại hội của Đại học Hoa Sen, 31/01/2015)
Ông Emmanuel Ly-Batallan, Tổng lãnh sự Pháp:
Hoa Sen bất vụ lợi đã rung động trái tim tôi
Trường Hoa Sen ra đời vào năm 1991, có tên gọi là Trường
Nghiệp vụ tin học và Quản lý Hoa Sen, với sự hỗ trợ mạnh
mẽ từ chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, và cả chính
quyền nước Cộng Hòa Pháp. Quả thực, ngay từ đầu, hiệp
hội Lotus France đã được thành lập để hỗ trợ trường; Phòng
thương mại và công nghiệp Versailles cũng đã mang đến
những hỗ trợ đáng kể về tài chính và nghiệp vụ sư phạm;
cũng như Thị trưởng Thành phố Paris khi ấy, người có nhiều
mối liên hệ với Việt Nam – là người có tên Jacques Chirac.
Cần phải nói thêm rằng vào thời kỳ ấy, thời kỳ bắt đầu đổi
mới và tăng tốc kinh tế của Việt Nam, ý tưởng về một ngôi
trường cung cấp các chương trình đào tạo đáp ứng đúng
theo các nhu cầu mới xuất hiện đã có sức thu hút đặc biệt.
Với đặc điểm ấy, trường Hoa Sen chính là đơn vị tiên phong.
Trường Hoa Sen đã luôn giữ vững tư duy tiên phong này
trong suốt quá trình phát triển, dưới nhiều hình thức sau:
Đầu tiên là bằng việc liên tục điều chỉnh các chương
trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của giới trẻ và
nhu cầu của đất nước.
Kế đến là bằng việc phát triển quan hệ hợp tác với
nhiều trường đại học khác, đặc biệt là các trường nước
ngoài tại Pháp, Ấn Độ, Bỉ hay Hoa Kỳ.
Cuối cùng, bằng cách xây dựng cho trường mục tiêu
hoạt động không vì lợi nhuận ngay từ khi trở thành
trường đại học năm 2006. Định hướng đó rất hấp
dẫn về chính trị và làm rung động trái tim tôi, một
người Pháp.
12 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
giới thiệu sách, hội thảo về dịch
thuật... và nhận được sự quan
tâm của đông đảo giảng viên,
sinh viên cũng như nhiều bạn
đọc khác.
Năm 2011, Trường tổ chức kỷ
niệm 20 năm thành lập, đồng
thời đây cũng là năm thứ năm
trường hoạt động theo cơ chế
của một trường đại học. Tuy
chỉ mới qua 5 năm, nhưng các
hoạt động của Trường đã thể
hiện được đặc trưng cơ bản của
một trường đại học đúng nghĩa.
Trường cũng đã đề ra chiến lược
phát triển trong 10 năm sắp tới
để xây dựng một Đại học Hoa
Sen được thế giới công nhận về
chất lượng đào tạo, là những
bước đầu thuận lợi để sinh viên
vào đời, có thể hội nhập quốc
tế. Trường vẫn tiếp tục giữ các
nét đặc trưng đã có từ trước:
xây dựng quan hệ và nắm bắt
nhu cầu của doanh nghiệp,
quan tâm chia sẻ với cộng đồng,
đo được hiệu quả sinh viên ra
trường có việc làm với những
thống kê chính xác, tạo nền
tảng để sinh viên tiếp tục học
các bậc cao hơn.
Năm 2011, Trường đào tạo 3
ngành hệ TCCN, 4 ngành kỹ
thuật viên, 10 ngành cao đẳng,
16 ngành đại học. Đội ngũ giảng
viên phát triển mạnh về số
lượng và chất lượng: 3.57% Giáo
sư và Phó giáo sư, 11.61% Tiến
sĩ, 61.16% Thạc sĩ, 20.98% Đại
học, 2.68% trình độ khác.
Năm 2013, Trường khánh thành
trụ sở chính hiện đại Nguyễn
Văn Tráng, nâng tầm cơ sở vật
chất của trường lên đẳng cấp
quốc tế, đánh dấu cột mốc quan
trọng trong chặng đường 22
năm phát triển. Tọa lạc ngay
tại trung tâm thành phố, trụ sở
mới với 10 tầng được thiết kế
theo tiêu chuẩn quốc tế, tổng
diện tích sử dụng gần 12.000
m2
, có hai hầm giữ xe. Tòa nhà
có các phòng hội nghị, thư viện,
phòng họp, khu văn phòng làm
việc và các giảng đường, lớp học
được trang bị đầy đủ tiện nghi
đáp ứng cho nhu cầu dạy học
và nghiên cứu theo chuẩn mực
quốc tế mà trường đã theo đuổi
nhiều năm.
Từ năm 2014 đến nay, có một
nhóm cổ đông đã không còn ủng
hộ mục tiêu không vì lợi nhuận
của trường, từ đó, có những
hành vi quấy rối nhằm đạt ý đồ
của họ. Mặc dù phải đối đầu với
những thủ đoạn của nhóm lợi
ích này nhưng Hội đồng quản trị,
Ban Giám hiệu cùng tập thể sư
phạm của trường vẫn kiên định
lập trường, nỗ lực gìn giữ ngôi
trường thân yêu đã dày công xây
dựng cũng như bảo đảm sự ổn
định của trường, giúp sinh viên
yên tâm học tập, phụ huynh tiếp
tục giữ vững niềm tin đối với nơi
mà phụ huynh đã chọn lựa cho
con em mình.
Trường cũng đã đề ra chiến lược
phát triển trong 5 năm sắp tới
(từ 2015 đến 2020) để xây dựng
một Đại học Hoa Sen được đối
tác trên thế giới công nhận
về chất lượng đào tạo, là môi
trường học tập thuận lợi để sinh
viên vững bước vào đời, nhanh
chóng thích nghi và hội nhập
quốc tế.
Ngày 19/11/2015, trường Đại
học Hoa Sen là trường đầu
tiên ở Việt Nam có các chương
trình đào tạo bậc đại học được
ACBSP kiểm định (Accreditation
Council for Business Schools
and Programs – Hội đồng Kiểm
định các trường và chương trình
đào tạo về kinh doanh).
Tháng 7/2016, Đại học Hoa
Sen trở thành thành viên liên
kết của Tổ chức Đảm bảo chất
lượng của mạng lưới các trường
đại học Đông Nam Á AUN – QA
(ASEAN University Network –
Quality Assurance).
Vào tháng 8/2016, đội ngũ giảng
viên cơ hữu của trường là 377,
trong đó có 6 Phó Giáo sư, 51
Tiến sĩ, 250 Thạc sĩ, 70 Cử nhân.
Đặc biệt, tỉ lệ giảng viên của
trường tốt nhiệp từ nước ngoài
lên đến 38% (145/377). Đây
là một tỉ lệ đáng mơ ước của
Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường Hoa Sen (năm 2011)
13HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
chất cũng như lượng, giữ vững
vị thế với những bước phát triển
vững chắc theo định hướng phi
lợi nhuận mà trường đã đề ra từ
khi thành lập.
- khách sạn - nhà hàng, hành
chính văn phòng...
Trong vòng một phần tư thế
kỷ qua, trường Hoa Sen đã đào
tạo trên 50.000 sinh viên (bao
gồm cả ngắn hạn và dài hạn),
hiện đang làm việc tại hơn 6.000
doanh nghiệp và các tổ chức
khác nhau tại Việt Nam và nước
ngoài. Hiện nay, Đại học Hoa
Sen có hơn 30 đối tác quốc tế ở
khắp các châu lục trên thế giới.
Cho đến nay, Đại học Hoa Sen
vẫn đang tiếp tục phát triển về
TS Đỗ Bá Khang, Trưởng khoa Kinh tế - Thương mại,
trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân (06/2016)
trường đại học trong thời đại
toàn cầu hóa. Tỉ lệ sinh viên tốt
nghiệp tháng 6/2016 và có việc
làm ngay đạt tỉ lệ 82,2%.
Trường hiện có bốn khoa: Kinh
tế - Thương mại, Khoa học và
Công nghệ, Ngôn ngữ và Văn
hoá học, Đào tạo chuyên nghiệp
và Chương trình Giáo dục tổng
quát. Trường đào tạo đa dạng
các lĩnh vực, ngành nghề liên
quan đến: kinh tế, khoa học
công nghệ, thiết kế, hệ thống
thông tin, ngôn ngữ, du lịch
BAN BIÊN TẬP
Lễ tốt nghiệp lần thứ 27 (tháng 12/2015)
Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng phát biểu tại lễ công bố các chương trình đào tạo được kiểm định bởi ACBSP, Hoa Kỳ
14 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
BẢO VỆ ĐỊNH HƯỚNG PHI LỢI NHUẬN
Khi sinh viên thực tập nhận thức
Giữa tháng 9-2011, nhóm sinh viên Huỳnh Ngọc Yến Nhi, Vũ Thùy Trang,
Trần Ngọc Kinh Thanh, Trần Thị Minh Thùy (sinh viên ngành Marketing, khoa
Kinh tế thương mại) sẽ kết thúc kỳ thực tập nhận thức tại Công ty Vàng bạc
đá quý Phú Nhuận (TP.HCM). … Theo quy định của Trường (ban hành năm
2008), thực tập nhận thức là điều kiện cho sinh viên tiếp cận môi trường
thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp để tự trang bị thêm những kỹ năng, kiến
thức thực tiễn để tích lũy được kinh nghiệm, vốn sống thực tế.
Hà Bình, Báo Tuổi trẻ, ngày 20/09/2011
Trong một trường đại học, đồng tiền phải
phục vụ giáo dục!
Đại học tư thục không vì lợi nhuận: Cần
hành lang pháp lý
“Nếu coi trường đại học là nơi sản xuất ra đồng
tiền, kiếm lời thì thật đáng buồn cười. Chẳng lẽ
chúng ta khai thác sinh viên để kiếm đồng tiền
mọn. Trong một trường đại học, đồng tiền phải
phục vụ giáo dục” (Quan điểm của GS Phan Văn
Trường tại buổi Gặp gỡ Hoa Sen 2016 diễn ra
sáng 9.4.2016 tại Đại học Hoa Sen).
Trọng Văn, Người đô thị, ngày 09/04/2016
Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH
Hoa Sen chia sẻ: “Để tồn tại và phát triển trong
suốt 25 năm qua, trường chủ yếu dựa vào
nguồn tiền đóng góp của xã hội, từ Nhà nước,
từ phụ huynh, các thành viên góp vốn, tài trợ
của các doanh nghiệp dưới hình thức tài chính
hoặc phi tài chính. Nếu không có những đóng
góp, hỗ trợ đó thì trường mới phát triển mạnh.
Vì thế, việc vận dụng hợp lý và sát thực tế hành
lang pháp lý đã có cho mô hình ĐHTT KVLN sẽ
tạo cơ hội cho trường ổn định, đóng góp tích
cực việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước”.
Hoàng Thái, Báo Sài gòn giải phóng,
ngày 08/07/2016
DẪN ĐẦU VỀ
CHẤT LƯỢNG
HOA SEN
VỚI CÔNG LUẬN
BUSINESS NEWS
NO:1234 /11:12:2014
NEWS DAILY NEWS
Trong suốt quá trình hoạt động 25 năm, Hoa Sen
đã được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội, đặc biệt
là của báo chí. Ban Biên tập xin trích giới thiệu
một số bài tiêu biểu.
15HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
BRAN
D
Trường Đại học Hoa Sen - “Thực học, thực làm”
Luôn trung thành với triết lý đào tạo “thực học, thực làm” và khẩu hiệu “cam kết
chất lượng tốt nhất”, Trường ĐH Hoa Sen đã từng bước khẳng định vai trò và thế
mạnh của một trường ĐH Việt Nam có chất lượng quốc tế. Khảo sát năm 2014,
các thí sinh dự thi vào Hoa Sen có những lý do để chọn Hoa Sen: uy tín chất lượng
đào tạo của nhà trường, tỷ lệ việc làm ngay sau khi tốt nghiệp cao, cơ sở vật chất
tốt, phòng thực hành có nhiều thiết bị đầy đủ, môi trường học tập năng động
thực tế…
Đức Bình - Bảo Ngọc, Báo Tuổi trẻ, ngày 11/01/2015
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Vì sao người trẻ mê showbiz hơn làm nhà diễn thuyết như Obama?
Học năm thứ nhất tại
trường Đại học Hoa Sen
có gì thú vị?
Cuốn sách ngày khai giảng Trường ĐH Hoa Sen khai
giảng khóa đào tạo thạc sĩ
đầu tiên
Sáng 1-8, tại Trường ĐH Hoa Sen (TP.HCM) đã diễn ra buổi diễn thuyết của GS Chu
Hảo về chí sĩ Phan Châu Trinh với chủ đề Tư tưởng triết học Phan Châu Trinh. Đây
là buổi diễn thuyết đầu tiên trong chuỗi chương trình Diễn thuyết về danh nhân
do ĐH Hoa Sen tổ chức. Sau phần diễn thuyết của GS Chu Hảo là phần tranh luận
học thuật của TS Bùi Trân Phượng, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc, Hồng Cúc… Một
buổi trò chuyện đáng giá không chỉ ở góc độ học thuật mà cần thiết cho người trẻ
hiện tại.
Quỳnh Trang, Báo Pháp luật TPHCM, ngày 01/08/2016
Kể từ khóa trúng tuyển năm
2016, các tân sinh viên Trường
ĐH Hoa Sen sẽ trải qua năm
thứ nhất với những thay đổi
quan trọng so với sinh viên
của những khóa trước. Trường
mong muốn tân sinh viên biến
năm nhất trở thành nền tảng
cho thành công ở những năm
học tiếp theo. Đây là thời gian
quan trọng để trang bị những
kỹ năng học tập cần thiết;
đồng thời mang lại một đời
sống sinh viên tự lập, chủ động
khám phá những ý nghĩa, cơ
hội mới.
Phạm Huệ, Báo Sài gòn giải
phóng, ngày 05/08/2016
Ngày 1/10, tại CLB Lan Anh -
TPHCM, Trường ĐH Hoa Sen đã
tổ chức Lễ khai giảng năm học
2016 – 2017 cho hơn 1.650 tân
sinh viên (SV). Đây là năm học
đánh dấu mốc kỷ niệm 25 năm
hoạt động giáo dục phục vụ xã
hội với tinh thần khai phóng
và bất vụ lợi của tập thể nhà
trường. Điểm đặc biệt, năm nay
các tân SV đến dự lễ khai giảng
được nhận ngay tại ghế ngồi
của mình một quyển sách là
quà mừng của nhà trường cho
ngày đầu vào đại học. Có 7 đầu
sách khác nhau được trao ngẫu
nhiên, thuộc các thể loại khác
nhau, tác giả đến từ nhiều quốc
gia trên thế giới.
H. Chương, Báo Giáo dục và
Thời đại, ngày 01/10/2016
Tối 21/10, Trường Đại học Hoa
Sen khai giảng khóa 1 chương
trình thạc sĩ Quản trị kinh
doanh (MBA). Đây là khóa đào
tạo thạc sĩ đầu tiên, đánh dấu
bước trưởng thành sau 25 năm
hình thành và phát triển của
trường. Chương trình được thiết
kế theo định hướng thực hành.
Học viên sẽ được vận dụng sáng
tạo bài giảng vào việc giải quyết
các tình huống thực tiễn thông
qua các đề tài nghiên cứu cá
nhân và thảo luận nhóm.
H. Chương, Báo Giáo dục và
Thời đại, ngày 22/10/2016
16 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
Trường ĐH Hoa Sen phát triển phần mềm
nguồn mở
Trường ĐH Hoa Sen đào tạo, sát hạch kỹ
sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản
Những sinh viên Du lịch làm lan tỏa “sự tử tế”Ra mắt mô hình học tập mới: Học dấn thân
Ngày 3-6, tại Trường ĐH Hoa Sen TP.HCM, Bộ
Khoa học - công nghệ đã ký kết dự án hợp tác
phát triển, sử dụng thử nghiệm phần mềm nguồn
mở OpenRay với các trường ĐH và doanh nghiệp
trong nước. OpenRay là hệ thống phần mềm
nguồn mở đang được sử dụng xây dựng chính
phủ điện tử tại Úc. Bộ Khoa học - công nghệ Việt
Nam thông qua chương trình hợp tác với Úc
chuyển giao hệ thống OpenRay về Việt Nam. Các
trường ĐH cùng các doanh nghiệp trong nước
khác sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cộng đồng các
lập trình viên Việt Nam để triển khai Việt hóa, tùy
biến và phát triển hệ thống OpenRay phù hợp với
nhu cầu sử dụng của người Việt Nam.
Đức Thiện, Báo Tuổi trẻ, ngày 03/06/2013
Trường ĐH Hoa Sen, Hội Tin học TPHCM (HCA),
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Cục
Phát triển CNTT Nhật Bản (IPA) vừa phối hợp tổ
chức hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực CNTT
theo chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản”. Tại hội
thảo, đại diện VITEC và Trường Đại học Hoa Sen
đã ký kết hợp tác triển khai chương trình đào
tạo và sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật
Bản. Đại diện VITEC cũng đã trao chứng nhận
đối tác chương trình ITPEC tại Việt Nam cho các
đối tác, gồm Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH
Văn Lang.
Phạm Huệ, Báo Người Lao động,
ngày 30/09/2016
Khi đây đó báo chí vẫn đưa tin về tình trạng du
lịch kiểu “ăn xổi”, chặt chém du khách, nhiều
người vẫn dùng mánh khóe để chèo kéo, gạt lừa
khách ngoại quốc… thì vẫn có những bạn trẻ
tình nguyện làm tour guide miễn phí, âm thầm
“tiếp thị” sự tử tế của người Việt. “Saigon Free
Walking Tours” (SFWT) - chương trình hoàn toàn
miễn phí dành cho du khách nước ngoài được
khởi xướng bởi sinh viên nhóm ngành Du lịch,
trường Đại học Hoa Sen.
Kênh 14.vn, ngày 14/08/2015
Ngày 9.4, Trường ĐH Hoa Sen đã chính thức ra
mắt mô hình học tập mới ở Việt Nam: Học dấn
thân, còn gọi là học tập thông qua phục vụ cộng
đồng (Service learning) kết hợp giữa việc học
trong trường với các hoạt động cộng đồng. Mô
hình này cung cấp cho sinh viên cơ hội được áp
dụng những kiến thức từ lớp học để hỗ trợ giải
quyết những vấn đề của những địa phương còn
gặp nhiều khó khăn, những cộng đồng yếu thế
trong xã hội.
Như Lịch, Báo Thanh niên, ngày 09/04/2015
HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHỤCVỤCỘNGĐỒNG
17HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
3 lợi thế giúp sinh viên Hoa Sen dễ tìm việc
Nhận học bổng du học Pháp nhờ bộ sưu tập thời trang
Sinh viên Trịnh Lương Dương với bộ sưu tập ESCAPISM đã được chọn
trao giải nhất với suất học bổng miễn 100% học phí năm nhất chương
trình cao học tại Viện Nghệ thuật và thời trang Mod’Art. Bên cạnh đó,
sinh viên Phan Đức Thọ với FLY ME TO MARS được thiết kế từ trang phục
của các phi hành gia đã giành giải nhì với suất học bổng giảm 50% học
phí năm nhất chương trình trên.
Hân Trân, Báo Thanh niên, ngày 28/06/2015
Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá, kiến thức chuyên ngành tốt, thích ứng
nhanh, khả năng tiếng Anh vượt trội là những ưu thế nổi bật của sinh
viên trường Đại học Hoa Sen…Trong đó, nhiều ngành có tỷ lệ việc làm lên
đến 100% như: Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, quản trị nhà hàng
& dịch vụ ăn uống (đại học), Quản trị nguồn nhân lực, Công nghệ thông
tin, Truyền thông & mạng máy tính (liên thông đại học).
Ngân Hà, Báo Phụ nữ, ngày 05/07/2016
Đại học Hoa Sen: 100% sinh viên tốt nghiệp đại học đều có
việc làm ngay
Sáng 12-12-2009, Trường ĐH Hoa Sen đã làm lễ trao bằng tốt nghiệp
cho 1.143 tân khoa hoàn thành chương trình cử nhân ĐH, CĐ, kỹ thuật
viên các ngành QTKD, CNTT, kế toán, Anh văn thương mại, mạng máy
tính… Theo thống kê từ Trung tâm Hỗ trợ SV và cộng đồng công bố riêng
từng loại hình đào tạo cho thấy: tỉ lệ SV có việc làm ngay sau khi tốt
nghiệp ở hệ ĐH là 100%, CĐ 90,64% và hệ kỹ thuật viên là 92,5%.
Ngọc Anh, Báo Giáo dục TPHCM, ngày 14/12/2009
Cô gái Bạc Liêu kinh doanh túi vải không dệt
Rời vị trí quản lý tại một công ty Nhật Bản, Nguyễn Thị Cẩm Loan tìm
hướng đi riêng cho mình với túi vải không dệt. Loan sinh ra trong gia
đình có 7 anh chị em ở vùng quê nghèo Bạc Liêu, thi đậu hệ cao đẳng
Đại học Hoa Sen chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, khóa 2004-2007...
Với kinh nghiệm xuất nhập khẩu, sau một thời gian, Loan mạnh dạn
hướng ra thị trường nước ngoài với các đối tác chiến lược từ Pháp,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ. Mỗi tháng công ty xuất khẩu 2-3
container hàng.
Diễm Phạm, Vnexpress, ngày 02/10/2015
SINH VIÊN TÀI NĂNG
20% 60% 80%
18 DÒNG SỰ KIỆN 25 NĂM
03
01
02
04
05
06
07
08
09
10
11
12
Lễ khai giảng năm học 2015 - 2016
và năm học 2016 - 2017
Ra mắt ứng dụng bản đồ tiếp cận Dmap
cho người khuyết tật
Chuỗi diễn thuyết về các
danh nhân
Clip giới thiệu về Đại học
Hoa Sen (tiếng Anh)
Cuộc thi chuyện kể từ Hoa Sen
Hội diễn văn nghệ - Hoa Sen Gala
Thiết kế logo 25 năm,
lễ phục tốt nghiệp và lịch 2016
Lễ tổng kết 5 năm thực hiện
chiến lược phát triển trường
và công bố chiến lược mới
Chuỗi hội thảo về
chất lượng giảng dạy đại học
Ra mắt Quỹ Hoa Sen
không vì lợi nhuận
cụdoáiG“ềvếtcốuqoảhtiộH
Đại học và Toàn cầu hóa”
Hội thao toàn trường
NHỮNG HOẠT ĐỘNG TIẾN ĐẾN KỶ N
19DÒNG SỰ KIỆN 25 NĂM
15
13
14
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Hội thảo Báo cáo kết quả
nghiên cứu Giới & Xã hội lần 3
Cuộc thi ảnh Dấu ấn Hoa Sen
dành cho Cựu sinh viên
Lễ kỷ niệm 25 năm thành
lập trường Đại học Hoa Sen
Xuất bản sách và ấn phẩm
do giảng viên biên soạn,
biên dịch trong năm học
Phim tài liệu về Hoa Sen
Cuộc thi Văn phòng xanh
Lễ tốt nghiệp lần thứ 28 & 29
Graduation Show & Fashion
Show Creation 2016
Triễn lãm dấu ấn Hoa Sen
25 năm
Triễn lãm nghệ thuật Đồng hành
- STAND BY ME Art Exhibition
Hội nghị Khoa học và Công nghệ
toàn quốc
Ra mắt tập san 25 năm, Hoa Sen,
một hành trình
Dạ hội tốt nghiệp
Sparkling Prom 2016
NIỆM 25 NĂM
DANH HIỆU VUI
Thầy ĐỖ SỸ HUY (CTGDTQ)
CôĐoànMinhChâu(KhoaKTTM)
Cô NGUYỄN THỊ THANH NGUYÊN (P.NS)
ThầyNGUYỄNANHTUẤN(KhoaKHCN)
Thầy ĐỖ SỸ CƯỜNG (PHT)
Người gầy nhất
Tiến sĩ trẻ nhất
Người yêu hoa nhất
Mã số đặc biệt
Google của Hoa Sen
“Là giảng viên tiêu biểu …mà
sao ốm vậy”
“ Trẻ …mà sao học giỏi vậy ? ”
“Ở đâu có tui, ở đó có hoa !”
“Hãy vote cho tôi, mã số đầu
tiên của nhân viên 00001”
“Người lưu trữ dữ liệu đầy đủ,
khoa học nhất”
Ban Biên Tập xin giới thiệu 10 danh hiệu thú vị nhất
của các thành viên Hoa Sen mà bạn có thể chưa biết !
20 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Anh BÙI MINH TÂM (P.TT)
Cô BÙI TRÂN PHƯỢNG (HT)
Chị TRẦN THỊ MỸ QUYÊN (P.ĐT)
Cô BÙI TRÂN THUÝ
Anh LÊ TẤN TUẤN (P. QL & PTXSVC)
Người cao nhất
Người đọc sách nhiều nhất
Người không có tuổi
Người nói nhanh nhất
Đầu đinh - Chung thuỷ
“Là hotboy phải không ?”
“Sách có một hấp lực, ngày nào
cũng đọc, không ngán ngại”
“Có ai rượt chị không vậy ?”
“Muốn tập yoga cười, xin
liên hệ với tui”
“Có thề nguyện gì không…
mà giữ mãi mái đầu đinh”
21TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
CẶP ĐÔI HOA SEN
22 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
23TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
24 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN24 TOẢ NGÁT HƯƠNG SEN
“Hoa Sen, nơi ươm mầm và đồng hành
cùng tôi trong cuộc sống”.
NGUYỄN ĐĂNG KHOA
Phòng Đào tạo
“Chất lượng đào tạo thật”.
ĐỖ HOÀNG PHỐ
Khoa Kinh tế Thương mại
“Kiến thức thực, giá trị thực”.
TRẦN THỊ KIM ẤN
Trung tâm Đào tạo
“Nói thật, làm thật ”.
NGUYỄN HOÀNG TÙNG
Đoàn Thanh niên
“VÌ SAO
BẠN CHỌN HOA SEN ?”
Tôi yêu Hoa Sen! Tôi chọn Hoa Sen là nơi học tập và phát triển nghề nghiệp
của mình! Vì sao vậy?? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các thành viên Hoa
Sen để biết lý do nhé!
25TỎA NGÁT HƯƠNG SEN 25TÔI CHỌN HOA SEN
“Hoa Sen là nơi bắt đầu của những tình
yêu bất tận ”.
“Hoa Sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn”.
“Muốn làm lại cuộc đời”.
“Công việc chọn tôi”.
“Vì chất lượng đào tạo thật ”.
TRƯƠNG THỊ THANH THANH
Phòng Truyền thông
HUỲNH THỊ PHI ÁNH - P.HTSV
NGUYỄN NAM PHƯƠNG
Phòng Đào tạo
PHAN MINH TRÍ
Ban Tu thư
TRẦN THỊ NGỌC OANH
Khoa NN & VHH
26 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN26 TOẢ NGÁT HƯƠNG SEN
“Từ ảnh hưởng của cô Bùi Trân Thúy khi
học với cô cũng như khi ứng tuyển”.
“Hoa Sen tôn trọng sự khác biệt”.
VÕ NGỌC VŨ - P.HTSV
NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM
Phòng Nghiên cứu khoa học
“Chất lượng tốt, học xen kẽ với thực tập,
ra trường có việc làm ngay”.
“Vì “một chữ tình”.
“Vì tin Hoa Sen”.
NGÔ THỊ MỸ LAN
Phòng Đào tạo
HỒ THỤY HƯƠNG THỦY
Ban Dự Án ERP - Phòng Công nghệ thông tin
BÙI THỊ HƯƠNG THẢO
Phòng Đào tạo
27TỎA NGÁT HƯƠNG SEN 27TÔI CHỌN HOA SEN
“16 năm trước, khi chưa có trường nào
công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau
khi tốt nghiệp thì tỷ lệ này của Hoa Sen
đã đạt trên 70%. ”.
“Hoa Sen, học phí khá cao, nhưng ra
trường, có việc làm với thu nhập tốt”.
“Tôi chọn Hoa Sen vì triết lý giáo dục
sâu sắc, tính thực tiễn ứng dụng cao và
là một cộng đồng biết chia sẻ,
phát triển bền vững”.
“Học vì Hoa Sen cho tôi một nghề, làm
vì đây là môi trường phát triển, giúp
tôi có cuộc sống khá ổn định với chế độ
phúc lợi tốt”.
“Chọn và đến với Hoa Sen như một cái
Duyên, ở Hoa Sen tôi gặp được bạn bè,
đồng nghiệp yêu quý và đặc biệt là tình
yêu lớn của đời tôi”.
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM - P.HTSV
VŨ XUÂN THÀNH
Phòng Truyền thông
LƯ TRỌNG HIẾU - Phòng Truyền thông
PHẠM THỊ HỒNG NGỌC - Khoa NN & VHH
NGUYỄN BÁ LONG - P.HTSV
28 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Tôi đã có
MỘT HOA SEN
KHÔNG CÓ TUỔI
Trong quá trình đi tìm gương mặt có tuổi cao nhất
và có tuổi trẻ nhất của gia đình Hoa Sen để giới
thiệu với bạn đọc, Ban Biên tập đã rất ngạc nhiên
khi phát hiện hai gương mặt này đều thuộc Trung
tâm nghiên cứu Giới và xã hội. Điều này thật thú vị
với ý nghĩa “tre già, măng mọc”. Đọc chia sẻ của hai
thành viên này, chúng ta sẽ cảm nhận được sự tiếp
nối tri thức, để Hoa Sen mãi không có tuổi.
Sáu năm làm việc ở Hoa Sen,
tôi được xếp vào hạng cao tuổi
nhất trong tập thể sư phạm của
trường. Điều đầu tiên tôi muốn
nói là tôi vui vì Hoa Sen đã chấp
nhận tôi, không phân biệt tuổi
tác, giúp cho tôi nuôi dưỡng
tinh thần lạc quan, lòng yêu
thích công việc, có điều kiện tiếp
tục tham gia vào sự nghiệp giáo
dục và nghiên cứu, một lãnh
vực nghề nghiệp mà tôi quen
thuộc nhất.
Cũng như khá nhiều giảng viên
đại học khác, sau khi nghỉ hưu
theo chế độ nhà nước, tôi thấy
mình có nhiều tự do lựa chọn
nơi làm việc và có cơ hội làm
những việc có ý nghĩa. Vì vậy,
khi cô Bùi Trân Phượng, Hiệu
trưởng, đề nghị tôi về Hoa Sen
để thực hiện những hoạt động
nghiên cứu và phổ biến thông
tin về giới và bình đẳng giới, tôi
đã không ngần ngại nhận lời,
bởi tôi tin rằng với kinh nghiệm
nhiều năm giảng dạy và nghiên
cứu về giới, tôi có thể đóng góp
phần nào cho mảng nghiên cứu
này. Thiết lập nghiên cứu và
một lựa chọn đúng đắn
giảng dạy về giới, Hoa Sen trở
thành một trong rất ít trường
đại học Việt Nam thể hiện tính
tiên phong trong việc phát triển
những nội dung học thuật mang
tinh thần nhân bản và khai
phóng, hướng đến những giá trị
cốt lõi là công bằng, bình đẳng
và tôn trọng sự khác biệt.
Sáu năm làm việc tại Hoa Sen
là một thời gian đủ dài cho tôi
nhận ra là tôi đã có một lựa
chọn đúng đắn. Với cương vị
Giám đốc Trung tâm nghiên
cứu Giới và xã hội, kiêm nhiệm
Trưởng phòng nghiên cứu khoa
học, tôi đã được lãnh đạo nhà
trường tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi thực hiện các kế
hoạch do Trung tâm chủ động
xây dựng. Tôi đã tìm thấy một
môi trường làm việc thân thiện,
những đồng nghiệp thân ái, hòa
nhã và luôn sẵn sàng hợp tác,
giúp đỡ. Chính sự hợp lực đó
đã tạo điều kiện cho Trung tâm
nghiên cứu Giới và xã hội đạt
được kết quả khả quan, đáng kể
nhất là ba hội thảo thường niên
về giới với ba ấn phẩm khoa
học, các Bản tin điện tử, sáu đề
tài nghiên cứu khoa học, trong
đó có đề tài “Khảo sát năng lực
chuyên môn và quản lý của nữ
trí thức trong độ tuổi 56 – 60
tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã
được Hội đồng thuộc Sở Khoa
học Thành phố Hồ Chí Minh xếp
hạng xuất sắc. Tôi có một niềm
nuối tiếc là trong thời gian làm
việc tại Hoa Sen, do không tham
gia giảng dạy nên tôi ít có dịp
29TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
tiếp xúc với sinh viên Hoa Sen. Tuy
nhiên, những hội thảo nghiên cứu
khoa học của sinh viên hàng năm
đã cho tôi cảm nhận được tinh
thần ham học hỏi và tiềm năng
nghiên cứu, sáng tạo của sinh viên
Hoa Sen.
Nay tôi sắp rời Hoa Sen, yên tâm
thanh thản vì trong quá trình làm
việc tôi luôn chú trọng đào tạo
thế hệ kế thừa, Trung tâm nghiên
cứu Giới đã có những đồng nghiệp
trẻ hơn tôi, dày dạn kinh nghiệm
trong quản lý, nghiên cứu và thực
hành về giới. Với lòng kiên trì và trí
tuệ sáng tạo, các đồng nghiệp của
tôi sẽ có nhiều cống hiến hiệu quả
hơn cho sự phát triển của nghiên
cứu giới và của nhà trường.
TS.THÁI THỊ NGỌC DƯ
Hội thảo báo cáo các kết quả nghiên cứu về Giới và Xã hội lần thứ 3 (tháng 08/2016)
Hội thảo Giáo dục đại học và toàn cầu hoá (11/2016)
30 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Tôi đã
chọn hai lần
Năm thứ nhất của tôi bắt đầu
tại một trường đại học với
chuyên ngành Công nghệ sinh
học theo mong muốn của gia
đình, một lĩnh vực tôi không
đam mê, cũng không thích thú,
nhưng chấp nhận được. Và con
đường đại học của tôi sẽ không
rẽ hướng nếu Hoa Sen không
liên tiếp “len lỏi” vào suy nghĩ
của người thích khám phá cái
mới như tôi. Tôi tiếp tục được
nghe về Hoa Sen với những
môn học lạ mà tôi chưa từng
biết đến, nghe về các kỹ năng
tôi còn khuyết, và còn nhiều cái
lạ đến nỗi không thể kìm hãm
bước chân của tôi. Cuối cùng,
tôi quyết định thi lại và chọn
học ngành Quản trị nhân lực
vì tôi nghĩ rằng ngành này phù
hợp với giới nữ.
Tôi lựa chọn môn học “Giới và
phát triển”. Tên môn học còn lạ
lẫm với sinh viên, dù vậy, tôi vẫn
ao ước được tiếp cận và hiểu
vấn đề này. Trong buổi học thứ
hai, tôi nhận công việc bán thời
gian đầu tiên tại Trường Hoa
Sen với vị trí cộng tác viên của
Trung tâm Nghiên cứu Giới và
Xã hội, đó là cơ duyên, cơ may
và cũng là cơ hội của tôi.
Đến kì thực tập tốt nghiệp vào
cuối năm ba, tôi ứng tuyển vào
một ví trí thuộc phòng Nhân sự
của Tập đoàn Viễn thông FPT.
Sau khoảng thời gian thực tập
tôi được giữ lại làm việc. Đúng
vào lúc ấy, tôi biết trung tâm
Nghiên cứu Giới và Xã hội đang
tuyển nhân viên. Một chút niềm
vui, rồi cân nhắc, đắn đo… Đã từ
lâu, tôi muốn được tìm hiểu các
kiến thức về giới và xã hội, tuy
nhiên, để làm việc tại Trung tâm
thì phải có vốn tiếng Anh, đặc
biệt kỹ năng viết lách và nghiên
cứu tài liệu. Dường như những
yêu cầu này ngoài khả năng có
sẵn của tôi. Thế là tôi bắt đầu
trăn trở với hai vị trí… Liệu một
chút hiểu biết về giới và phát
triển xã hội và nhiệt tình có đủ
giúp tôi hoàn thành công việc
tại Trung tâm hay không? Càng
nghĩ tôi lại càng thấy rõ bản
thân tôi đã ngại khó, không dám
dấn thân mà chỉ biết bằng lòng
với cái mình đang có để được an
toàn. Phải chăng tôi đang từ bỏ
những cơ hội mà với sức trẻ và
sự nhiệt tình, tôi hoàn toàn có
thể làm được. Lại một lần nữa,
tôi đến với Hoa Sen, chấp nhận
thách thức để được trải nghiệm.
Tôi nghĩ rằng, được làm việc tại
Trung tâm Nghiên cứu Giới và
Xã hội là một cơ hội để tôi tiếp
xúc nhiều hơn với sinh viên,
trước là để chia sẻ thêm những
nhận thức về giới, và sau đó là
phát triển những ý tưởng nhằm
góp phần hướng đến bình đẳng
giới một cách bền vững.
Có lẽ, tôi là nhân viên có tuổi
đời lẫn tuổi nghề nhỏ nhất tại
trung tâm. Một tháng làm việc
31TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Tham gia hoạt động xã hội, chương trình Xuân Yêu Thương tại Đồng Tháp ( 01/2016)
vừa qua, với tôi, mỗi ngày trôi
qua đều đặc biệt. Tôi được tạo
điều kiện để làm việc, không áp
lực, không khắt khe, chỉ có sự
thân thiện. Cô Dư tuy lớn tuổi
nhưng không kém hài hước và
sâu sắc trong cung cách làm
việc, điều hành Phòng. Cô Thúy
giản dị và gần gũi, là người tiếp
thêm nhiệt huyết cho tôi khi
chia sẻ với cô về những e ngại
về khả năng viết lách kém cỏi
của mình. Cô Hạnh vui vẻ, tận
tụy, không ngại truyền đạt kiến
thức và hướng dẫn cho tôi kỹ
năng làm việc. Được làm việc tại
Hoa Sen quả thật là một niềm
vui lớn. Vì thế, tôi luôn mong
muốn được góp sức mình vào
sự phát triển của Trung tâm,
chia sẻ và thể hiện những giá trị
mà tôi đã hiểu từ khi còn là sinh
viên Đại học Hoa Sen.
NGUYỄN HOÀNG ÁNH LINH
Ánh Linh nhận học bổng vượt khó năm học 2015 - 2016
32 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Năm 1991, tôi thấy Công ty SCITEC, nơi tôi đang làm việc chở về
nhiều máy tính nên các anh, chị trong phòng Kỹ thuật và tôi phải lắp
ráp, kiểm tra, chạy thử máy trước khi giao cho khách. Tôi còn nhớ
thời điểm này, một chiếc máy tính này có giá từ 3.000 – 4.000 USD.
Cuối cùng, tôi cũng biết đích đến của lô hàng này là trường Nghiệp
vụ Tin học Hoa Sen, số 20 Lý Tự Trọng, Q1 - lắp ráp cho hai phòng
(60 máy tính) có nối mạng Novell Netware 3.
Bén duyên Hoa Sen
Địa chỉ này cũng là ngôi trường cũ của tôi - Lasan Taberd, nên khi
bàn giao máy tính cho trường Hoa Sen thì những kỷ niệm đẹp của 9
năm thời học sinh của tôi lại ùa về. Vì thế, tôi càng vui hơn khi được
làm công việc này.
Sau đó, tôi thường xuyên đến trường Hoa Sen để bảo trì máy tính.
Nhờ tôi có chút năng khiếu, tôi sửa chữa máy tính rất nhanh. Vì vậy,
trường hỏi tôi có thích chia sẻ kinh nghiệm lắp ráp và sửa chữa máy
tính cho học viên hay không. Tôi đồng ý và trường mời tôi viết đề
cương và dạy thỉnh giảng cho môn Lắp ráp_sửa chữa máy tính, và
môn Sửa chữa các thiết bị ngoại vi (máy in, máy scan, nguồn UPS...).
Tôi bắt đầu có ấn tượng với ngôi trường này vì việc dám đầu tư một
cách bài bản cho một ngành nghề còn rất mới mẻ tại Việt Nam nói
NGƯỜI THẦY ĐI
CÙNG NĂM THÁNG
33TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
chung và TP.HCM nói riêng:
trang bị cho mỗi học viên một
máy tính, trong khi lúc ấy, giá
một máy không hề rẻ. Cái duyên
của tôi với Hoa Sen khởi đi từ đó.
Chia sẻ giá trị Hiếu học, Hiếu tri
Khi gắn bó lâu dài với trường, tôi
thành thật nhận thấy tôi đã chia
sẻ với Hoa Sen nhiều giá trị, trong
đó nổi bật là: Hiếu học, Hiếu tri.
“Đi cùng năm tháng” với Hoa Sen,
tôi thật sự đã phát triển năng lực
bản thân cùng với sự phát triển
lớn mạnh của Hoa Sen. Giá trị
này không phải dễ dàng tìm kiếm
được ở nơi khác. Hoa Sen đã tạo
điều kiện và thúc đẩy tôi luôn học
hỏi, tiến về phía trước. Những
điều mới mẻ tôi học được, tôi lại
chia sẻ cho sinh viên, góp phần
phát triển nhà trường.
Khi bắt đầu dạy thỉnh giảng cho
trường Nghiệp vụ Quản Lý Tin Học
Lotus, tôi chỉ có bằng Trung cấp
điện tử. Chính tại nơi này, tôi biết
rằng mình cần phải học thêm nữa.
Và tôi đã lấy bằng Cử nhân Anh
văn năm 1999, lấy các chứng chỉ
MCP (của Microsoft) năm 1999.
Đến năm 2000, Phòng Công
nghiệp Versailles Pháp có vận
động các trường tặng cho trường
Hoa Sen hai máy Oscilloscope, hai
máy phát sóng mẫu để cân chỉnh
monitor, đồng hồ đo VOM, cùng
các trang thiết bị khác... đầy đủ cho
một phòng thực hành sửa chữa
điện tử. Lúc đó, tôi được tuyển
dụng chính thức vào Hoa Sen và
được cử đi Pháp học 3 tháng để
sử dụng các thiết bị này (từ tháng
5/2000 đến tháng 8/2000).
Xin chia sẻ thêm, tôi đã quyết
định về trường Hoa Sen với mức
lương 3 triệu đồng, trong khi
nếu tôi làm việc ở một công ty
khác thì mức lương của tôi là 3,5
triệu đồng rồi. Sự chênh lệch về
thu nhập này có ý nghĩa nhất
định đối với gia đình tôi nhưng
vì sao tôi lại chọn Hoa Sen? Tôi
thuyết phục gia đình chính vì tôi
đã nhìn thấy sự ổn định và phát
triển của ngôi trường này.
Đến khi làm việc ở Khoa Khoa
học và Công nghệ thì tôi đã học
để lấy bằng Cử nhân Công nghệ
thông tin vào năm 2008. Kế
hoạch tiếp theo là tôi sẽ học lên
Thạc sĩ, nhưng hiện nay điều kiện
sức khỏe không cho phép nên tôi
chưa thực hiện được.
Sau đó, tôi chuyển về Khoa Đào
tạo chuyên nghiệp. Khoa có
nhiều ngành thiết kế nên tôi đi
học thêm lấy Chứng chỉ Nhiếp
ảnh 3 cấp độ và hiện nay đang
theo học để lấy Chứng chỉ Họa
viên kiến trúc cao cấp.
Quý đồng nghiệp có ai đã từng
“đi tìm hiểu” xem trường của
chúng ta có đường dây chạy
điểm hoặc đổi tiền, đổi tình lấy
điểm chưa? Tôi thì có tìm hiểu,
nhưng chưa tìm ra được đường
dây chạy điểm này… và đây là
giá trị mà tôi thích nhất.
Năng động, sáng tạo
Giá trị kế tiếp khiến tôi tâm đắc
để gắn kết với Hoa Sen là: sự
năng động và tính sáng tạo. Tôi
có một số sáng kiến trong lĩnh
vực của mình, đều được Hoa
Sen trân trọng sử dụng. Khi
được thừa nhận, tôi lại có thêm
năng lượng và động cơ để tiếp
tục sáng tạo. Các đề cương mà
tôi soạn và dạy, trực tiếp và gián
tiếp, nhà trường đều có sử
Thầy Ngô Hùng Dũng trong một lớp học năm 1999
34 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
phải dạy thay cho thầy Ngọc cho
đến khi thầy mất trong 3 tháng.
Thù lao dạy trong thời gian này,
hơn 2/3 tôi gửi vào Quỹ do Công
đoàn vận động để hỗ trợ cho
thầy Ngọc chữa bệnh. Tôi nghĩ
rằng đó là lương của thầy, điều
mong ước lớn nhất của tôi là
thầy Ngọc vượt qua bệnh tật để
tiếp tục giảng dạy. Thầy Ngọc
là một giảng viên được đồng
nghiệp, sinh viên yêu quý. Thầy
bệnh nặng, cả trường tập trung
lo liệu, chăm sóc vì gia đình thầy
neo đơn. Tôi nhớ mãi điều này vì
đó là cái tình rất lớn của “người
Hoa Sen” mà tôi cảm nhận được.
dụng. Năm 2001-2002, tôi là tổ
trưởng dự án cải tạo lưới điện
cho Trường, vì trường thường
xuyên bị cúp điện do quá tải.
Sau khi dự án được nghiệm thu,
tôi nhận phần thưởng 900.000
đồng, anh Minh và anh Tuyến
được thưởng 600.000 đồng. Hệ
thống điện này hoạt động ổn
định cho tới khi ngôi trường cũ
đập đi để xây lại ngôi trường
mới khang trang như hiện nay.
Quản lý email là nổi ám ảnh cho
nhân viên Phòng Quản trị thông
tin. Trong những bài giảng dạy
tôi có giới thiệu cho sinh viên
đăng ký sử dụng Email của
Google dành cho doanh nghiệp,
mà hiện nay trường của chúng
ta vẫn đang sử dụng Gmail này.
Các điện thoại màu đen mà quý
đồng nghiệp đang sử dụng hiện
nay ở các phòng ban đã có trong
đề cương môn học VoIP mà tôi
đã biên soạn từ năm 2003-2004
ở Khoa Khoa học và Công nghệ.
Từ năm 2006 đến 2011, gần như
trên 80% video clip của trường
Hoa Sen là do tôi tình nguyện
ghi lại làm kỷ niệm cho trường.
Và hiện nay thì tôi đang theo
đuổi Elearning và máy in 3D để
phục vụ việc giảng dạy.
Cái tình còn ở lại
Tôi muốn nói đến cái tình ở Hoa
Sen. Khi bảo trì máy tính tại
Hoa Sen, tôi thường làm việc với
anh Tuyến, nhân viên phụ trách
trang thiết bị thời điểm năm
1995. Hiện nay, anh bị tai biến,
mất sức lao động.
Tôi còn có kỷ niệm đáng nhớ
với một người đồng nghiệp
khác, đó là thầy Đặng Văn Ngọc,
người đã đi xa vì bạo bệnh năm
2012. Thầy là người ham học
hỏi và tận tụy, hết lòng với đồng
nghiệp, sinh viên. Thầy thường
trao đổi với tôi về các thiết bị
mới sử dụng trong văn phòng.
Vì thế, tôi và thầy Ngọc rất gắn
bó và quý mến nhau. Khi thầy
Ngọc bị bệnh đột xuất nên tôi
NGÔ HÙNG DŨNG
Thầy Ngô Hùng Dũng hướng dẫn sinh viên lắp ráp máy tính (năm 2000)
35TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Tôi có may mắn dự Hội chợ “Vòng tay yêu thương”
do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức nhằm gây quỹ để
đưa một số học sinh nghèo, học giỏi được tham
quan Đà Lạt vào dịp nghỉ hè. Mục đích vận động rõ
ràng, nhưng hình thức tổ chức thì khá mới lạ, ít nhất
là lạ đối với tôi.
Tại phiên chợ này, nhiều sản
phẩm cũ và mới được bày bán. Vật
phẩm cũ là quà tặng của những
người muốn ủng hộ chương trình,
có thể là những vật dụng đã dùng
nhưng vẫn còn giá trị sử dụng,
cũng có thể là những tặng phẩm
được để dành từ rất lâu. Toàn bộ
tiền bán vật phẩm được sử dụng
cho chương trình. Ngoài ra, còn có
phần đấu giá các vật phẩm có giá
trị và chính việc đấu giá đã mang
lại những số tiền lớn, ngoài dự
kiến của Ban tổ chức (BTC).
Học tập mô hình này, năm
2012, Công đoàn trường Đại học
Hoa Sen đã phát động chương
trình “Nối vòng tay yêu thương”
vào cuối năm. Ý tưởng đã có,
nhưng thật sự, chúng tôi cũng
không biết phải bắt đầu từ đâu
và bắt đầu như thế nào? Chưa
ai có một hình dung rõ ràng.
Cuối cùng, “vượt chướng ngại
vật”, BTC bắt đầu thu nhận vật
phẩm, từ những vật rất nhỏ
( vòng đeo tay, kẹp, nơ, dây
chuyền…) đến các thiết bị (điện
thoại, máy xay sinh tố…), có cả
sách, CD nhạc…Nhờ sự trợ giúp
của phòng Quản trị Thông tin,
chúng tôi đã có thể mua bán
online, up hình, “sản phẩm đã
bán” dần trở thành cụm từ quen
thuộc của chúng tôi. Vật phẩm
ngày càng nhiều, sức mua cũng
tăng nhanh nhưng vì giá trị sản
phẩm thấp nên tổng số tiền thu
được không bao nhiêu mà BTC
thì quá vất vả, vì chúng tôi hoàn
toàn không có kinh nghiệm, chỉ
có…tấm lòng thì dường như
chưa đủ! Chợ online này cũng
đã “ngốn” nhiều thời gian của
chúng tôi nên dần dần, có vẻ ai
cũng bắt đầu ngán ngại.
VẠN YÊU THƯƠNG
MỘT CHƯƠNG TRÌNH,
36 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Khi cả trường chuẩn bị nghỉ Tết,
chúng tôi có buổi Tổng kết năm
học diễn ra tại Khu Du lịch Bình
Quới. Đây là dịp để chúng tôi tổ
chức đấu giá một số vật phẩm
có giá trị, và cũng lại là lần đầu
Hoa Sen đấu giá. Các MC đều
bối rối nhưng cuối cùng, mọi
việc vẫn diễn ra khá suôn sẻ.
Cây kiếm Nhật của người đồng
nghiệp thân thương, là vật
phẩm đấu giá thành công nhất
với số tiền trên 30 triệu đồng,
chắc ở nơi xa xôi, anh Đặng Văn
Ngọc cũng mãn nguyện. Từ
tiền vận động được, chúng tôi
đã đến Trung tâm Bảo trợ Xã
hội Chánh Phú Hoà (Bến Cát,
Bình Dương) để thăm, tặng quà,
gửi bao lì xì cho các cụ ông, cụ
bà, không người nuôi dưỡng,
đang sống tại đây. Món quà
tuy nhỏ nhưng từ khâu chuẩn
bị cho đến khi tiếp xúc thực tế
đã khiến chúng tôi hiểu rõ hơn
về chương trình, ý nghĩa của
những việc làm tuy nhỏ mà vẫn
mang lại lợi ích thiết thực cho
cộng đồng. Chúng tôi tiếp tục
đi thăm và tặng quà cho các gia
đình khó khăn ở Tân Phú ( Bến
Tre). Chuyến đi đã để lại nhiều
ấn tượng cho cả đoàn. Tận mắt
chứng kiến sự cơ cực, tình trạng
bệnh tật của một số người, anh
chị em đã đóng góp “tại chỗ”
thêm mà vẫn thấy “lòng nhiều
mà của ít”.
Năm 2014, Công đoàn tổ chức
thăm Khoa Nhi của Trung tâm
Ung Bướu, nơi được “mệnh
danh” là “địa ngục trần gian”.
Trước mắt chúng tôi là những
em nhỏ mắc bệnh nan y, chưa
đủ khôn lớn để hiểu về chứng
bệnh quái ác ấy, cha mẹ đành
sống với con chặng đường cuối.
Trợ cấp cho những gia đình khó
khăn nhất, một số tiền nhỏ, rời
nơi này, chúng tôi không khỏi
băn khoăn: quả thật, sự giúp đỡ
quá nhỏ nhoi so với những gì
các em đang phải gánh chịu.
Kết hợp với Đoàn Thanh niên,
Công đoàn còn vận động để
tặng 15 chiếc xe đạp cho học
sinh nghèo huyện Gò Quao
(Kiên Giang) trong chương trình
“Tiếp bước đến trường”. Sống
giữa nơi thị thành, không biết
đến nơi xa xôi mà muốn đến
trường, phải vượt mấy chục cây
số đường dài, quả thật, là điều
thiếu sót. Hãy chia sẻ niềm vui
với các em khi được sở hữu
chiếc xe đạp, món quà quý giá,
thỉnh thoảng ẩn hiện trong mơ.
Từ năm 2012 đến 2015,
Chương trình đã vận động được:
270.000.000 đồng với sự đóng
góp của giảng viên – nhân viên
(GV – NV), cựu sinh viên, một số
nhà hảo tâm. Và được sự giới
thiệu của GV – NV trường, dựa
vào hoàn cảnh thực tế của một
số cơ sở, năm 2015, Công đoàn
đã tổ chức thăm, tặng quà cho
trẻ tại Trung tâm Nuôi dưỡng
trẻ em khuyết tật Gò Vấp. Đa
số trẻ nơi đây bị bại não (mức
Công tác chuẩn bị cho hoạt động từ thiện tại BV Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh
37TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
các chương trình thiện nguyện:
•	 Nâng cấp nền trường Mẫu
giáo xã An Hiệp 1 (Huyện Ba
Tri, tỉnh Bến Tre)
•	 Mua dụng cụ và dược liệu cho
phòng khám từ thiện chùa
Phước Thạnh (Ninh Thuận)
•	 Tặng thùng chứa nước cho
GV trường tiểu học Hòn Mấu
(Kiên Giang)
•	 Thăm mái ấm Đức Quan
(Bến Tre)
•	 Ủng hộ đồng bào miền
Trung, với tổng số tiền gần
200 triệu đồng.
Mong sao vòng tay ngày càng
rộng, yêu thương ngày càng lan
tỏa để nhiều người được san sẻ,
hạnh phúc đơm hoa, kết trái và
chia sẻ với cộng đồng mãi mãi là
định hướng đúng đắn của Hoa Sen.
được sao mà khiêm tốn đến vậy.
Ngoài ra, tiền vận động được từ
chương trình còn được chia sẻ
với các GV – NV gặp khó khăn
đột xuất. Sự trợ giúp tuy không
lớn nhưng thể hiện được những
tấm lòng Hoa Sen và điều đó,
khiến mái nhà Hoa Sen thêm
ấm áp, nghĩa tình.
Cho đến nay, chương trình vẫn
được duy trì, ngày càng có thêm
nhiều thành viên và số tiền vận
động ngày càng tăng lên đáng kể.
Trong năm 2015, đã thực hiện
độ nặng – nhẹ khác nhau) được
nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo
dù có những trường hợp hầu
như không tri giác. Cuộc sống
tại Trung tâm vẫn trôi qua từng
ngày, hầu như không có điểm
chung với sự xô bồ, tất bật
thường nhật của chúng ta. Hãy
một lần đến đây…
Giáp Tết, chúng tôi đã đến tặng
quà cho đồng bào nghèo ở xã
Tà Thiết (Bình Phước), căn cứ địa
năm xưa. Đồng bào còn nghèo
lắm, một lần nữa, không cam
lòng vì những gì chúng ta làm
BÙI TRÂN THÚY
Hoạt động từ thiện tại chùa Vạn Đức - tỉnh Bến Tre
Hoạt động từ thiện tại chùa Vạn Đức - tỉnh Bến Tre
38 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Mỗi lần về quê, tôi vẫn còn có
cảm giác của gần 20 năm về
trước. Vùng đất khô cằn với
nắng rát, với những con người
nhìn bề ngoài, sự khắc khổ hiện
rõ trên khuôn mặt.
Lúc đó, tôi còn là cô bé bán
hàng ở ngoài chợ. Không có
điều kiện để đi học tiếp sau
khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đành
tạm gác việc học để ra chợ bán
hàng. Một phần để đỡ phần chi
phí cho bố mẹ vì nhà còn 4 chị
em đang đi học. Phần thì con
đường lầy lội đã làm tôi trễ học
liên tục nên ba tôi không muốn
tôi phải khổ cực khi không biết
sau này, học xong liệu có ai
nhận tôi làm không?
Hơn 3 năm nơi làng quê nghèo,
mỗi sáng đi bán hàng, buổi
chiều tôi đi mua hàng hoặc ở
nhà phụ ba má lo cho các em ăn
học. Gian hàng của tôi bán dép
nhựa, mũ nón, các loại mỹ phẩm
thường. Tôi nhớ lúc ấy vật giá
và đời sống còn thấp. Mỗi món
hàng tôi bán chỉ có lời từ 100-
200 đồng. Đối với những ông cụ,
bà cụ, những người nghèo, tôi lại
bán rẻ hoặc tặng cho họ. Vì thế,
với 3 năm ròng rã buôn bán, cứ
nghĩ sẽ kiếm được 1 số vốn để đi
học lại nhưng chỉ đủ ăn.
Ba nói với tôi: “Tính con cứ thấy
ai tội nghiệp rồi bán rẻ hoặc
cho thì không có dư dả, giàu có
được. Phải chi con đi học như
bạn bè thì giờ con cũng sắp
ra trường rồi !” Câu nói của ba
làm tôi suy nghĩ. Tôi quyết định
quay trở lại với việc học.
Phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu
như thế nào đây? Sau gần 4 năm
ở chợ, chữ nghĩa bay đâu hết rồi.
Dịp ấy, may mắn tôi gặp được 1
thầy giáo dạy Toán, là bạn của
chị tôi. Thầy nói: “Em đã học rồi
thì không quên đâu, em đang
xếp chữ nghĩa vào một góc nào
đó, em sẽ dễ lấy ra lại thôi”. Tôi
bắt đầu có niềm tin nên quyết
định vừa ôn thi vừa đi bán hàng.
Bao năm ở nơi quê nghèo, tôi
hiểu rất rõ cái khó cái khổ của
người dân miền Trung, nơi khô
cằn với “chó ăn đá, gà ăn sỏi”
này. Chính vì thế, tôi luôn tự đặt
câu hỏi:“Làm sao để dân mình
bớt khổ nếu chỉ giúp họ bằng
cách bán hàng giá rẻ cho họ là
chưa đủ!”. Tôi nghĩ nếu học Đại
học, biết đâu sau này, ra trường
tôi sẽ giúp họ được nhiều hơn.
TRẦN THỊ MỸ QUYÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI
CƠ DUYÊN VÀ
NIỀM ĐAM MÊ
39TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Nghĩ vậy, tôi càng có động lực
để quyết tâm ôn thi.
Rồi ngày vào Đại học như mong
ước của tôi cũng đến. Xếp lại gánh
hàng để vào Sài Gòn, tôi đã để lại
cho những người mua hàng vẫn
chưa trả tiền cho tôi một số tiền
không nhỏ, nhưng với tôi, đó là
món quà chia tay. Tôi ra đi mang
theo gần 2 triệu đồng, kết quả cả
vốn và lãi sau gần 4 năm buôn
bán để vào Đại học.
Những ngày đầu, tôi được một
nhà báo phỏng vấn, bây giờ
ông ấy vẫn còn nhớ và nhắc lại.
Ông hỏi tôi tại sao lại vào đại
học và đi học xa với hoàn cảnh
khó khăn từ thể chất đến vật
chất. Tôi chỉ cười và trả lời: “Tôi
hy vọng giúp được nhiều người
khó khăn, những hoàn cảnh bất
hạnh như tôi và trả hiếu cho ba
mẹ”. Tôi đâu ngờ nơi thị thành
này quá phồn hoa, mọi chi
phí đều rất cao, không như tôi
tưởng. Tôi chới với, lạc lõng giữa
dòng người xuôi ngược.
Nhưng rồi 4 năm Đại học cũng
qua. Tôi dạy kèm, kiếm thêm
tiền trang trải và tham gia
công tác từ thiện với các anh
chị trường Tin học quản lý Hoa
Sen (nay là trường Đại học Hoa
Sen). Tôi mong muốn chia sẻ với
những mảnh đời bất hạnh hơn
mình. Quan trọng hơn, tôi có
cơ hội học hỏi thêm nghị lực từ
những người rất phi thường, dù
họ không may mắn. Điều ấy đã
cho tôi thêm sức mạnh, niềm tin
để có thể làm được nhiều việc.
Khi ra trường, tôi quyết định về
lại quê Quảng Nam để làm từ
thiện nhưng cơ quan từ thiện xã
hội không nhận người trẻ, chỉ có
người già nghỉ hưu thôi. Thế là,
một lần nữa tôi quyết định quay
lại nơi thị thành. Tôi xin vào dạy
học ở trường Khuyết tật Q.4,
TPHCM. Nơi đây, tôi đã giúp đỡ
những em bất hạnh học được
cái chữ, học được cách sống.
Tôi lập gia đình và sanh con. Vì
con tôi còn nhỏ không gởi được
nên tôi phải ở nhà và nghỉ dạy
ở trường khuyết tật. Đây là một
quyết định làm tôi đau lòng. Một
năm sau, tôi về làm ở phòng Đào
tạo trường Đại học Hoa Sen.
Lúc đầu, tôi hơi lo vì trong môi
trường làm việc của những
người bình thường, e rằng, tôi
sẽ ít có cơ hội tham gia công
tác xã hội, không có cơ hội giúp
những người khó khăn hơn mình.
Nhưng tôi đã lầm. Chính Hoa Sen
đã giúp tôi thực hiện ước nguyện,
thỏa được niềm đam mê vì đã
được chia sẻ cùng cộng đồng.
Người ta thường nghĩ chỉ làm
công tác xã hội khi bản thân là
người giàu có, khá giả mới giúp
được người khác. Mang vật
dụng, tiền bạc cho những người
nghèo là làm công tác xã hội.
Chưa hoàn toàn đúng. Bởi vì,
không biết bao nhiêu mới là đủ,
là dư? Ông bà ta có câu: “Một
miếng khi đói bằng một gói khi
no”. Chia sẻ, sẻ chia ngay khi
chúng ta gặp, ngay khi chúng
ta biết và ngay khi có thể làm.
Đừng để trái tim ta nguội lạnh
trước những hoàn cảnh, mảnh
đời. (Dĩ nhiên cũng phải bình
tĩnh suy xét, cân nhắc, kiểm tra,
tránh trường hợp bị lừa đảo).
Với niềm đam mê những công
việc sẻ chia cùng cộng đồng, tôi
được mời làm đại diện cho hội
VNED. Tôi đã có dịp tìm hiểu
và học hỏi rất nhiều về cách
làm công tác xã hội của họ. Từ
kinh nghiệm ấy, tôi đã thành
lập nên Nhóm Tình Thương,
một đội công tác xã hội của
trường, với sự gởi gắm niềm tin
từ cô Hiệu trưởng. Bản thân tôi
thì mong muốn thực hiện các
kinh nghiệm đã học được trong
chuyến đi Pháp với hội VNED.
40 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Mới đó mà đã 10 năm hoạt
động. Nhóm Tình Thương đã
cùng tôi tổ chức được rất nhiều
chương trình. Tên của nhóm dần
trở nên quen thuộc với nhiều
người, nhiều cộng đồng. Từ
những quà Tết, cây mùa xuân,
đêm rước đèn, những buffet chia
sẻ ấm áp, ý nghĩa. Những chuyến
đi không ngại đường xá xa xôi
trong mùa mưa bão, chúng tôi đã
mang những món quà trao tận
tay bà con. Niềm vui thật khó tả.
Chúng tôi được biết đến không
phải là thương hiệu, mà khi nhớ
đến chúng tôi, thầy cô, anh chị
đồng nghiệp, sinh viên đều biết là
chúng tôi đang mang yêu thương
chia sẻ với người khó khăn. Rồi
thế hệ sinh viên ra trường tiếp
nối những thế hệ khác, đã cùng
chúng tôi mang đến những món
quà cho những mảnh đời bất
hạnh. Chúng tôi đã nhận được
những lời cảm ơn trong niềm vui
hòa nước mắt khi trao ngôi nhà
tình thương do chính công sức
của chúng tôi.
Không phải chương trình chỉ
có ý nghĩa là những món quà
chúng tôi cho đi, mà từng thành
viên của nhóm, các thế hệ sinh
viên, khi tham gia chương trình
đã ngày càng trưởng thành hơn.
Kể cả khi đã tốt nghiệp, có chỗ
đứng trong xã hội, các bạn vẫn
tiếp tục truyền lửa cho những
đàn em hoặc những đồng
nghiệp tham gia các chương
trình của nhóm. Và không vắng
mặt trong các chương trình dù
công việc bận rộn.
Tôi nhớ một lần, khi vận động
quyên góp để cứu trợ đồng
bào miền Trung, do thời gian
gấp rút nên chúng tôi không
kịp tổ chức chương trình như
mọi lần mà quyết định mang
thùng quyên góp vào tận lớp,
với thông điệp: “Sẽ mang những
tình cảm chia sẻ của thầy cô,
sinh viên, anh chị đến tận tay bà
con miền Trung”. Nhiều lần, các
bạn chỉ mới đến trước cửa lớp,
thấy giảng viên đang say sưa
giảng bài nên không dám vào.
Vậy mà, có giảng viên vẫn ra
mở cửa, biết đó là chương trình
của nhóm Tình thương. Các
thầy cô không những cho phép
thành viên của nhóm vào lớp
mà còn vận động các bạn trong
lớp cùng ủng hộ. Tôi hạnh phúc
vì việc sẻ chia đã lan tỏa rộng
khắp toàn trường, và được tập
thể Hoa Sen ủng hộ.
Nhìn lại chặng đường 10 năm,
tuy không quá dài nhưng cũng
đem đến cho tôi những cảm xúc
thật khó tả. Tôi vui trong niềm
vui của những mảnh đời khốn
khó. Mừng khi họ có nhà như
mình đang được cùng họ. Nhóm
Tình Thương cùng tôi mang
đến cho bao thế hệ SV Hoa Sen
một hành trang vào đời. Đó là
việc chia sẻ lan tỏa trong cộng
đồng sinh viên, lan tỏa đến xã
hội. Giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về
cách sống biết sẻ chia, góp phần
thực hiện chủ đề năm học của
trường “Sống tử tế” để có thể
vươn xa hơn nữa “Kết nối năm
châu” nhưng vẫn không quên
nhiệm vụ “Học đàng hoàng” cho
có một tương lai tốt đẹp.
Tôi cảm nhận được giá trị đích
thực của việc tham gia công
tác xã hội là cho đi chính là
nhận lại niềm vui như câu
slogan của nhóm:
Yêu thương cho đi là yêu thương
không bao giờ mất
Chia sẻ là niềm đau vơi đi một
nửa và hạnh phúc nhân đôi.
41TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
DẤU ẤN HOA SEN
CUỘC THI ẢNH:
Giải nhất: Ký ức về những năm tháng đầu tiên của đời sinh viên
Hoàng Thị Thanh Trúc, Lớp VP11
Giải nhì: Một thời đã xa - Lễ tốt nghiệp 1996
Huỳnh Thị Phi Ánh, Lớp VP963B
Giải ba: Ký ức lại ùa về một lần nữa
Trần Hải Đông, Lớp VP05A1
Nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Trường, Ban Quan hệ Cựu sinh viên Hoa Sen
phối hợp cùng Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Hoa Sen tổ chức cuộc thi
ảnh “Dấu Ấn Hoa Sen”. Dưới đây những tác phẩm đạt giải và một số tác phẩm dự thi.
42 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Ảnhdựthi:Tresắp“già”,liệumăngcókịp“mọc”?
PhanMinhTrí,lớpVT091
Ảnh dự thi: Hoa Sen – Không gì là không thể !
Trần Mạnh Tuấn, lớp VT071A/ VT112L
Giải bình chọn: Hoa Sen cho tôi một... tình bạn quý giá
Tôn Nữ Anh Trâm
43TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Ảnh dự thi: Hoa Sen và ký ức
Nguyễn Huy Cường, lớp QL-95.1
Ảnh dự thi: Hoa Sen - Tuổi thanh xuân của tôi !
Nguyễn Thị Thanh Hương, lớp KT10
Ảnh dự thi: Hoa Sen, nơi giúp tôi phát triển bản thân một
cách toàn diện !
Nguyễn Hoàng Tùng, lớp KT10
Ảnh dự thi: Hoa Sen – Nơi ngọn lửa tuổi trẻ bùng cháy
mãi mãi !
Nguyễn Trí Tín, lớp TC101
44 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
CỰU SINH VIÊN HOA SEN
TẢN MẠN CÙNG
Khi bản thân tôi quyết định khởi nghiệp
– tức là chấp nhận bước vào một môi
trường kinh doanh đầy khắc nghiệt và
cạnh tranh. Chính nhờ những kiến thức
chuyên ngành vững chắc mà tôi lĩnh hội
được từ các thầy cô giảng viên Hoa Sen
bằng tất cả sự tận tụy và lòng yêu nghề,
đã giúp tôi chèo lái con thuyền của mình
vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.
Hoa Sen với tôi không chỉ là một nơi
chốn để hoài niệm, để nhớ nhung, để ra
đi và trưởng thành, mà còn là một gia
đình thân thương.
•	 Cựu sinh viên ngành Marketing
•	 Niên khóa: 2007 - 2011
•	 Nguyên Phó bí thư Chi đoàn MK071
•	 Đơn vị công tác: Công ty TNHH Khóa Vàng
•	 Chức vụ: Giám đốc
Nguyện vọng trước của tôi là được học
ngành Kế toán, nhưng sau khi được
thầy Quốc (nguyên trưởng khoa Quản
lý – trường Nghiệp vụ Tin học Quản lý
Hoa Sen) tư vấn nên học ngành quản lý
thông tin sẽ hay hơn. Học về lập trình và
phầm mềm thôi thì chưa đủ, thế là một
thời gian dài, anh em tụi tôi rủ nhau đi
học lỏm thêm phần cứng máy tính của
thầy Dũng để thỏa niềm đam mê được
đi “ráp máy tính!” (Cười). Hoa Sen đã dạy
tôi rằng, để vượt qua thử thách thì cần
có động lực và mục tiêu rõ ràng. Để có
được thành công như ngày hôm nay, tôi
đặt mục tiêu và vươn tới nó với lòng kiên
nhẫn và quyết tâm cao độ.
•	 Cựu sinh viên ngành Quản lý
•	 Niên khóa: 1995 - 1997
•	 Nguyên lớp trưởng lớp QL95
•	 Đơn vị công tác: FPT Telecom
•	 Chức vụ: Giám đốc chất lượng – TT
Quản lý đối tác FPT
Nguyễn Công Khanh Nguyễn Huy Cường
44 TOẢ NGÁT HƯƠNG SEN
45TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
Quãng thời gian sinh viên ai cũng chỉ có
một lần trong đời, nên hãy để ngọn lửa
tuổi trẻ trong bạn bùng cháy lớn nhất có
thể. Và bởi vì “mọi tòa nhà đều được xây
dựng từ những viên gạch nhỏ nhất”, cho
nên hãy học tập và rèn luyện bản thân
từ những việc tưởng chừng như đơn giản
nhất. Hãy vững tin vào những điều bạn
làm, đừng ngần ngại bất kỳ điều gì cả.
“Believe that you will succeed – and you
will!” - Dale Carnegie.
Hãy biết trân trọng từng giây phút ở hiện
tại khi bạn còn là sinh viên, bởi lẽ “đời”
sẽ không cho bạn nhiều cơ hội để thay
đổi như ở trường học. Không có gì là cho
không, bạn phải tham gia và trải qua rất
nhiều hoạt động khác nhau thì bạn mới tích
lũy được “tài sản” cho riêng mình.Quãng
thời gian học tập cũng như tham gia rất
nhiều đội nhóm và cuộc thi lớn nhỏ khác
nhau tại Hoa Sen đã tạo nên một tôi như
ngày hôm nay: mạnh mẽ và quyết đoán!
•	 Cựu sinh viên ngành Kế toán
•	 Niên khóa: 2011 - 2015
•	 Đơn vị công tác: Lune Production
•	 Chức vụ: Chuyên viên kinh doanh
•	 Cựu sinh viên ngành Quản trị khách sạn
•	 Niên khóa: 2009 – 2013
•	 Nguyên chủ nhiệm CLB SIFE, học bổng
Amcham 2011
•	 Đơn vị công tác: Total
•	 Chức vụ: MCO Market Segment Manager
Để nói về điều mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất
ở Hoa Sen, tôi sẽ tóm tắt bằng những từ sau:
Xóa bỏ mọi khoảng cách, Tôn trọng sự khác
biệt, Đề cao tính nhân văn & vì cộng đồng.
•	 Cựu sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng
•	 Niên khóa: 2010 - 2014
•	 Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thời Trang &
Mỹ Phẩm Âu Châu (ACFC)
•	 Chức vụ: Chuyên viên kinh doanh
Tôn Nữ Anh Trâm
Nguyễn Trí Tín
Châu Hồng Đức
45TOẢ NGÁT HƯƠNG SEN
46 TẢN MẠN HOA SEN
Tôi còn nhớ mãi lần đầu tiên tôi có mối liên hệ với
trường Đại học Hoa Sen. Đó là cách đây vào khoảng
mười năm, lúc trường Đại học Hoa Sen còn ở đường
Cao Thắng. Vào thời đó, tôi đang cộng tác với Thời
báo Kinh tế Sài Gòn với một số bài viết về kinh nghiệm
thương thuyết ở bốn phương trời. Những bài này
nhận được sự quan tâm của nhiều người, trong đó có
các bạn ở Đại học Hoa Sen.
Thầy, trò đều năng động
Em Vân Anh, ở Phòng Hỗ trợ
sinh viên của Đại học Hoa Sen,
đã gọi điện thoại cho tôi (tôi
cũng không biết làm sao em
tìm ra số điện thoại!) và một
cách rất hồn nhiên, mời tôi làm
diễn giả cho một hội thảo nho
nhỏ của các em sinh viên. Khi
hội thảo diễn ra, tôi rất ngạc
nhiên là các em sinh viên đến
dự khá đông. Ngạc nhiên hơn là
Vân Anh đã tìm đâu ra hình ảnh
của tôi để làm một bích chương
rất đẹp. Thế rồi trong buổi hội
thảo, tôi lại càng thú vị hơn khi
thấy sinh viên Hoa Sen rất hồn
nhiên, dạn dĩ, không ngại đặt
câu hỏi. Và ngay sau khi buổi
nói chuyện kết thúc, các em xin
mời tôi dùng cơm trưa. Hình
MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC
DỄ THƯƠNG, DỄ MẾN
GS. Phan Văn Trường phát biểu tại Lễ tốt nghiệp lần thứ 28 (tháng 6/2016)
47TẢN MẠN HOA SEN
ảnh của Vân Anh cũng như của
các em sinh viên hôm ấy thật
quá vui tươi, đơn giản mà lại
gần gũi. Tôi không khỏi ngạc
nhiên với sự đón tiếp đó, vì sinh
viên tại nước ngoài có lẽ không
quen thân thiện với thầy cô như
ở Hoa Sen.
Tôi cũng có dịp làm việc với
một số đông sinh viên Hoa
Sen tích cực trong các công tác
thiện nguyện. Một trong những
nhóm từ thiện mà tôi biết là
“Bạn Của Bé”. Sinh viên Hoa
Sen tham gia trong nhóm này
lại càng đặc biệt hơn nữa, năng
động, vui vẻ, manh dạn chia sẻ,
trao đổi, phóng khoáng và hầu
như không e ngại với bất cứ
vấn đề gì. Quả thật, đây là một
khám phá đối với tôi. Và tôi đã
giữ một mối liên hệ khá thường
xuyên với các em, một số vẫn
xin tôi lời khuyên nhủ khi cần,
chủ yếu là trong việc lựa chọn
nghề nghiệp và việc làm. Các
Thầy Cô ở Hoa Sen cũng có
những nét thật đặc trưng. Các
bạn ấy luôn luôn có nụ cười
trên môi, rất lễ độ, đặc biệt là,
rất năng động. Có một điểm
đáng ghi nhận là họ tỏ ra rất
yêu nghề, rất tận tụy, và rất sẵn
lòng. Tôi có cảm tưởng hễ có
việc cần đóng góp thì họ giơ tay
ủng hộ ngay. Trong cảm nhận
của tôi, đây là một hiện tượng
chỉ có thể thấy được trong một
tập thể đặt tình đồng nghiệp
lên trên hết, một tập thể có sự
tín nhiệm hoàn toàn vào sự
lãnh đạo của Ban Giám hiệu.
Một môi trường hạnh phúc
Không gian Hoa Sen là một
không gian mở, như là các
trường Đại Học phải có. Đi đâu
cũng cảm nhận được không khí
học đường cũng như sự hiện
diện của ông thần “kiến thức”.
Có thể, vì Hoa Sen cao nhiều
tầng nên kiến thức cũng sẽ
được nâng cao lên mãi chăng?
Nhưng điều tôi ấn tượng nhất
vẫn là những nỗ lực không
ngừng của Ban Giám Hiệu luôn
hướng đến trách nhiệm đào tạo
con em của đất nước. Không
một hành lang nào, phòng
làm việc nào có “mùi tiền”, mà
ngược lại, từ trường Hoa Sen
đã và đang lan tỏa không khí:
“Tất cả cho học đường, tất cả
cho sự trau dồi kiến thức”. Sách
mà nhà trường đã quảng bá
cho sinh viên là vô số, và đó là
những tựa sách có giá trị được
công nhận.
Chính vì thế mà sinh viên Hoa
Sen thường hay chia sẻ với
tôi, họ cảm nhận và tự hào về
những sự ưu ái mà nhà trường
đã dành cho họ. Có lẽ Hoa Sen
không phải là trường hợp duy
nhất, chắc hẳn có nhiều trường
đại học khác trên thế giới cũng
đã hoạt động như thế.
Từ Hoa Sen, tôi mong ước sao
trên đất nước này, sinh viên
Việt Nam nói chung sẽ tìm được
hạnh phúc trong môi trường
Đại học, ở thời điểm mà họ cần
được khuyến khích và hỗ trợ
nhiều nhất.
GS. PHAN VĂN TRƯỜNG
SinhviênHoaSenthânthiện,năngđộng
48 TẢN MẠN HOA SEN
Những ngày tháng 7 của năm
2012 là những ngày khủng
hoảng của chúng tôi vì sự sống
của anh Đặng Văn Ngọc, giảng
viên Khoa Đào tạo chuyên
nghiệp, chỉ còn tính từng giờ.
Từ Phòng Hồi sức cấp cứu của
Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Ngọc
đã được chuyển về Trung tâm Y
tế Quận 8, gọi là để… an dưỡng.
Nhưng chỉ một ngày sau đó, đã
phải cấp cứu tại Bệnh viện Chợ
Rẫy và đến ngày 14-7-2012 thì
anh đã vĩnh biệt mọi người.
Cho đi là hạnh phúc
Nhân dịp nhìn lại chặng đường
25, tôi muốn có đôi điều chia sẻ
về anh Đặng Văn Ngọc để giới
thiệu cùng các đồng nghiệp mới
về một người đồng nghiệp tử
tế, đồng thời, cũng thành tâm
tưởng nhớ anh, một người rất
đỗi thân thương của tôi và cả
đội ngũ Hoa Sen.
Anh Ngọc là cựu học viên ngành
Thư ký, từ khi trường còn là
Trung tâm tin học và Quản lý
Hoa Sen, anh về trường làm việc
sau khi tốt nghiệp.
Anh ít nói nhưng rất vui vẻ. Khi
ai có việc gì nhờ đến anh thì
anh luôn hết sức nhiệt tình.
Chúng tôi thường nhờ anh Ngọc
giúp khi máy tính trục trặc, khi
thì sửa chữa cái máy tính “khó
bảo”, cũng có khi cài đặt một
chương trình. Nói chung, ai có
khó khăn gì, anh Ngọc cũng
đều sẵn lòng. Khi tôi không biết
đường đi từ chỗ nọ sang chỗ
kia, tôi được Ngọc cung cấp
ngay sơ đồ đường đi, tuyến xe
bus và quả thật, khi còn làm
việc cùng Khoa, chúng tôi có
phần ỷ lại vào Ngọc. Kể cả cây
bút lông viết bảng, tôi cũng nhờ
Ngọc mua. Những cây viết ấy,
tôi còn giữ đến bây giờ. Nếu có
ai đó nhờ tìm giúp một quyển
sách hay thì anh rất sẵn sàng
mua tặng. Nhiều lần như vậy,
khiến chúng tôi ngại, không
dám nhờ. Anh thích quay phim,
chụp hình và thích thay đổi máy
“xịn” để chụp hình đẹp cho mọi
người. Anh hạnh phúc với điều
đó và không bao giờ nhờ người
khác chụp hình cho mình. Tôi
thật khó khăn mới tìm được vài
tấm hình của anh để minh họa
cho bài viết này. Cứ nhìn Ngọc
thao tác trên máy tính, chụp
hình, quay phim, tưởng như
anh rất chuyên nghiệp và đặc
biệt yêu nghề… Ngọc đã có đôi
lần làm việc với các đồng nghiệp
nước ngoài và với ai, anh cũng
hòa đồng mặc dù anh không
phải là một người thích chia sẻ
với người khác. Đặc biệt, đối với
những đồng nghiệp mới, những
đồng nghiệp trẻ thì anh đã hỗ
trợ rất nhiều.
Với sinh viên, thầy Ngọc nghiêm
Thầy Đặng Văn Ngọc cùng đồng nghiệp
NGƯỜI ĐỒNG NGHIỆP TỬ TẾ
49TẢN MẠN HOA SEN
khắc, không bao giờ chấp nhận
việc sinh viên đi trễ, về sớm,
thiếu nghiêm túc trong thi cử
nhưng lại rất sẵn sàng khi sinh
viên có yêu cầu được hỗ trợ.
Hoa Sen rất quen thuộc với
hình ảnh thầy Ngọc quây quần
cùng sinh viên, tận tình chuẩn
bị máy móc cho các em trong
các buổi bảo vệ, nhiệt tình giải
đáp thắc mắc hoặc hướng dẫn
các em tìm thông tin, tài liệu...
Gia đình chỉ còn một mẹ già
phải nuôi dưỡng nên anh nhận
dạy nhiều lớp, thời gian anh
Ngọc ở trường rất nhiều. Anh
cũng sẵn sàng làm việc ở bất
cứ cơ sở nào khi có yêu cầu.
Đồng nghiệp nào thường làm
việc ở Quang Trung và đi bằng
xe của trường thì khó mà quên
chỗ ngồi cạnh tài xế của một
người đúng giờ như cái đồng
hồ nhưng lại luôn quan sát xem
còn thiếu ai không để gọi điện
thoại nhắc nhở.
Khi ai đó muốn tâm sự thì anh
sẵn sàng lắng nghe, tếu táo cho
bạn bớt buồn nhưng mấy ai
hiểu được những ưu tư trong
đời thường của anh?
Mãi ấm áp tình người
Một ngày thứ bảy, hay tin anh
Ngọc bị tai biến phải cấp cứu,
tôi không có ở TPHCM nhưng
vẫn viết ngay một Thư kêu
gọi, mong muốn nhận được
sự ủng hộ của đội ngũ và sắp
Người đồng nghiệp ấy sống chân thật, giúp đỡ, chia sẻ
với mọi người không phải để được tuyên dương, khen
thưởng mà chỉ vì tình người, vì bản tính của anh vốn
như vậy.
xếp chăm sóc vì anh không có
người thân nào ngoài mẹ già
cũng đang đau yếu và có người
chăm sóc riêng. Thư viết vội vã
trong tâm trạng bấn loạn của
tôi, không ngờ đã nhận được
sự chia sẻ nghĩa tình của gia
đình Hoa Sen, gồm cựu GV-NV,
GV-NV hiện đang làm việc, đang
ở nước ngoài và đặc biệt là của
các SV, cựu SV. Với số tiền trên
300.000.000 đồng, chúng tôi đã
góp phần kéo dài sự sống cho
anh Ngọc trong hơn 4 tháng.
Tuy nhiên, những đóng góp vật
chất ấy sẽ không đủ nếu không
có nhiều đồng nghiệp (kể cả
những người chưa biết mặt anh
Ngọc) đã thay phiên nhau chăm
sóc anh tại các bệnh viện. Thật
không giản đơn khi phải thường
xuyên túc trực hai người (đêm
- ngày) và không thể tránh tình
trạng, lúc thì quá đông, lúc khác,
lại... không có ai. Cũng nhờ các
tình nguyện viên và thân hữu
luôn sẵn sàng “ứng chiến”, bất
kể đêm ngày nên phòng của
Ngọc luôn nhộn nhịp, chắc
Ngọc cũng ấm lòng. Có bạn đã
lấy phép năm để nghỉ, có bạn
hết sức thu vén gia đình thì mới
đến bệnh viện được. Không kể
là bạn nam hay nữ, có rất nhiều
bạn chưa từng nuôi ai ở bệnh
viện nhưng cũng làm tốt công
việc của mình, không chút e dè.
Vì gia đình anh Ngọc đơn chiếc
mà anh lại bệnh ngặt nghèo
BÙI TRÂN THÚY
nên cũng chưa có trường hợp
nào GV bệnh mà bộ ba (Ban
Giám hiệu, Công đoàn, Khoa
ĐTCN) cứ phải họp liên tục.
Quyết định nào cũng liên quan
đến mạng sống của anh, chúng
tôi thì không có chuyên môn,
quan điểm của các bác sĩ thì
cũng không thống nhất vì đây là
một ca rất khó.
Tất cả những cố gắng của chúng
tôi cũng như sự phấn đấu kiên
trì, không mệt mỏi của anh
Ngọc không mang đến một kết
quả tốt đẹp. Cuối cùng, một
cuộc đời rồi cũng kết thúc, cả
trường bàng hoàng thương tiếc.
Tôi viết và đọc điếu văn tiễn
biệt anh. Ngậm ngùi hiểu rằng,
cuộc đời hữu hạn, mặc dù tình
yêu thương thì vô hạn… Những
bước đi của người đồng nghiệp
tử tế và thân thương ấy không
còn đồng hành cùng chúng tôi.
Khoa ĐTCN trống một chỗ ngồi.
Nhưng tấm lòng của anh, sự
chân tình và nhiệt tình của anh,
chúng tôi xin được chia sẻ để
sống như anh cho ngôi nhà Hoa
Sen mãi mãi ấm áp tình người.
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

[CHAM VIET NAM ] HỒ SƠ TÀI TRỢ MV " HƯỚNG VỀ HÀ NỘI "
[CHAM VIET NAM ] HỒ SƠ TÀI TRỢ MV " HƯỚNG VỀ HÀ NỘI " [CHAM VIET NAM ] HỒ SƠ TÀI TRỢ MV " HƯỚNG VỀ HÀ NỘI "
[CHAM VIET NAM ] HỒ SƠ TÀI TRỢ MV " HƯỚNG VỀ HÀ NỘI " Dao Hieu
 
Quy trình đánh giá hiệu quả marketing
Quy trình đánh giá hiệu quả marketingQuy trình đánh giá hiệu quả marketing
Quy trình đánh giá hiệu quả marketingHải Hoàng
 
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]Trong Hoang
 
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranhPhân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranhluanvantrust
 
ý tưởng giải quyết khủng hoảng Toyota Tại Việt Nam_ kỹ sư Tạch tố lỗi chân phanh
ý tưởng giải quyết khủng hoảng Toyota Tại Việt Nam_ kỹ sư Tạch tố lỗi chân phanhý tưởng giải quyết khủng hoảng Toyota Tại Việt Nam_ kỹ sư Tạch tố lỗi chân phanh
ý tưởng giải quyết khủng hoảng Toyota Tại Việt Nam_ kỹ sư Tạch tố lỗi chân phanhDuy, Vo Hoang
 
Con đường tơ lụa của trung quốc.final
Con đường tơ lụa của trung quốc.finalCon đường tơ lụa của trung quốc.final
Con đường tơ lụa của trung quốc.finaljunie2112
 
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendQuản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendNgọc Hưng
 
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE UP CỦA UNILEVER
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG  CLOSE UP CỦA UNILEVERCHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG  CLOSE UP CỦA UNILEVER
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE UP CỦA UNILEVERNguyen Adolf
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYLuận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạcHồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạcHoa PN Thaycacac
 
Sơn TOA Việt Nam
Sơn TOA Việt NamSơn TOA Việt Nam
Sơn TOA Việt NamTOA Paint VN
 
Chương 7(cuối): PR (Quan hệ cộng đồng)
Chương 7(cuối): PR (Quan hệ cộng đồng)Chương 7(cuối): PR (Quan hệ cộng đồng)
Chương 7(cuối): PR (Quan hệ cộng đồng)Zelda NGUYEN
 
Bai thi marketing tong quat final
Bai thi marketing tong quat finalBai thi marketing tong quat final
Bai thi marketing tong quat finalNguyen Minh Trang
 
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2Thủy Đại Phù
 
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệpBài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệpPhahamy Phahamy
 

Mais procurados (20)

[CHAM VIET NAM ] HỒ SƠ TÀI TRỢ MV " HƯỚNG VỀ HÀ NỘI "
[CHAM VIET NAM ] HỒ SƠ TÀI TRỢ MV " HƯỚNG VỀ HÀ NỘI " [CHAM VIET NAM ] HỒ SƠ TÀI TRỢ MV " HƯỚNG VỀ HÀ NỘI "
[CHAM VIET NAM ] HỒ SƠ TÀI TRỢ MV " HƯỚNG VỀ HÀ NỘI "
 
Quy trình đánh giá hiệu quả marketing
Quy trình đánh giá hiệu quả marketingQuy trình đánh giá hiệu quả marketing
Quy trình đánh giá hiệu quả marketing
 
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]
Giới thiệu Đại học Tây Bắc [Slide]
 
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranhPhân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh
 
ý tưởng giải quyết khủng hoảng Toyota Tại Việt Nam_ kỹ sư Tạch tố lỗi chân phanh
ý tưởng giải quyết khủng hoảng Toyota Tại Việt Nam_ kỹ sư Tạch tố lỗi chân phanhý tưởng giải quyết khủng hoảng Toyota Tại Việt Nam_ kỹ sư Tạch tố lỗi chân phanh
ý tưởng giải quyết khủng hoảng Toyota Tại Việt Nam_ kỹ sư Tạch tố lỗi chân phanh
 
Con đường tơ lụa của trung quốc.final
Con đường tơ lụa của trung quốc.finalCon đường tơ lụa của trung quốc.final
Con đường tơ lụa của trung quốc.final
 
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendQuản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
 
Vinamilk
VinamilkVinamilk
Vinamilk
 
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE UP CỦA UNILEVER
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG  CLOSE UP CỦA UNILEVERCHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG  CLOSE UP CỦA UNILEVER
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ KEM ĐÁNH RĂNG CLOSE UP CỦA UNILEVER
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
Kế hoạch truyền thông - IMC plan
Kế hoạch truyền thông - IMC planKế hoạch truyền thông - IMC plan
Kế hoạch truyền thông - IMC plan
 
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAYLuận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
Luận văn: Công tác quản trị kênh phân phối sản phẩm xe máy, HAY
 
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạcHồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
 
Sơn TOA Việt Nam
Sơn TOA Việt NamSơn TOA Việt Nam
Sơn TOA Việt Nam
 
Chương 7(cuối): PR (Quan hệ cộng đồng)
Chương 7(cuối): PR (Quan hệ cộng đồng)Chương 7(cuối): PR (Quan hệ cộng đồng)
Chương 7(cuối): PR (Quan hệ cộng đồng)
 
Tầm nhìn1.
Tầm nhìn1.Tầm nhìn1.
Tầm nhìn1.
 
Bai thi marketing tong quat final
Bai thi marketing tong quat finalBai thi marketing tong quat final
Bai thi marketing tong quat final
 
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
tiểu luận tổ chức kênh phân phối trà xanh c2
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
 
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệpBài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
 

Destaque

Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viettripmhs
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sentripmhs
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viettripmhs
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuongtripmhs
 
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Khai Nguyễn
 
Quan niem cua nam gioi TPHCM
Quan niem cua nam gioi TPHCMQuan niem cua nam gioi TPHCM
Quan niem cua nam gioi TPHCMtripmhs
 
Van hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đôngVan hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đôngPhan Nghi
 
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Khánh Phan Quốc
 
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến LêLỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lêvinhbinh2010
 
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiLịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiDương Hận
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxlejeans144
 
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-LaKhoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-LaFink Đào Lan
 
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt NamNho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt Namnguyenhoangtri11ta
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 
Bài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoBài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoHai Nguyen Huu
 
Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Fink Đào Lan
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiSùng A Tô
 
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawBài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawSteven Lee
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoFink Đào Lan
 

Destaque (20)

Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viet
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sen
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viet
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
 
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
 
Quan niem cua nam gioi TPHCM
Quan niem cua nam gioi TPHCMQuan niem cua nam gioi TPHCM
Quan niem cua nam gioi TPHCM
 
Nho giáo
Nho giáo Nho giáo
Nho giáo
 
Van hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đôngVan hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đông
 
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
 
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến LêLỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
 
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiLịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giới
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xx
 
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-LaKhoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
 
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt NamNho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
Bài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoBài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáo
 
Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawBài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáo
 

Semelhante a Hoa Sen, 25 năm, một hành trình

Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Hoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Hoa Sen University
 
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenCẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenVũ Vu
 
Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcThanh Le
 
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docxSÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docxThyTrn876723
 
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)Hannie Tran
 
Tap san 17.11.2020 export-spreads
Tap san 17.11.2020   export-spreadsTap san 17.11.2020   export-spreads
Tap san 17.11.2020 export-spreadsGoogle
 
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”HnhTinhSch
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Pham Anh
 
Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Cao Cong Minh
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Sâu Bự
 
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...nataliej4
 
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơBản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơHoa Sen University
 
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơĐại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơHoa Sen University
 

Semelhante a Hoa Sen, 25 năm, một hành trình (20)

Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
 
Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Bản tin Hoa Sen _ Số 10 Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Bản tin Hoa Sen _ Số 10
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
 
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenCẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
 
Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du học
 
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docxSÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP XÂY DỰNG .docx
 
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
 
Bản tin Hoa Sen số 14
Bản tin Hoa Sen số 14Bản tin Hoa Sen số 14
Bản tin Hoa Sen số 14
 
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
 
Tap san 17.11.2020 export-spreads
Tap san 17.11.2020   export-spreadsTap san 17.11.2020   export-spreads
Tap san 17.11.2020 export-spreads
 
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
TẠP CHÍ "ARCHIMEDES SCHOOL: 10 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Các Trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Các Trường Đại HọcLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Các Trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Các Trường Đại Học
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
 
Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3
 
Ivycation catalog
Ivycation catalogIvycation catalog
Ivycation catalog
 
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong ...
 
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơBản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
 
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơĐại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
 

Mais de tripmhs

Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...tripmhs
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúctripmhs
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016tripmhs
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelletripmhs
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450tripmhs
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673tripmhs
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gastripmhs
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historytripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septtripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finaltripmhs
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thitripmhs
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungtripmhs
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equalitytripmhs
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentairetripmhs
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghieptripmhs
 
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gasGioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gastripmhs
 
11 bdg chinh tri - mai thi que
11  bdg chinh tri - mai thi que11  bdg chinh tri - mai thi que
11 bdg chinh tri - mai thi quetripmhs
 
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghiatripmhs
 
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trangtripmhs
 
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi hatripmhs
 

Mais de tripmhs (20)

Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúc
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected history
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28sept
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equality
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentaire
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
 
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gasGioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
 
11 bdg chinh tri - mai thi que
11  bdg chinh tri - mai thi que11  bdg chinh tri - mai thi que
11 bdg chinh tri - mai thi que
 
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
 
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
 
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
 

Último

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình

  • 1.
  • 2. Tập san Hoa Sen - Số Đặc biệt Biên tập: Bùi Trân Thuý Nguyễn Kim Diệu Hằng Trần Bảo Ngọc Thiết kế: Phạm Quốc Việt Diễm Nguyễn
  • 3. HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ 06 17 - 18 19 - 46 55 - 325 NĂM MỘT HÀNH TRÌNH MỤC LỤC TẬP SAN - 12/2016 Hoa Sen, 25 năm, một hành trình Hoa Sen Ngày ấy - Bây giờ Những hoạt động tiến đến kỷ niệm 25 năm Tản mạn Hoa Sen 7 giá trị cốt lõi 06 Bài ca Đại học Hoa Sen 07 25 năm định danh và lan toả 08 Hoa Sen với công luận 14 20 45 -Tỏa ngát hương Sen Danh hiệu vui 20 Cặp đôi Hoa Sen 22 Vì sao bạn chọn Hoa Sen 24 Hoa Sen không tuổi Một Hoa Sen không có tuổi 28 Người thầy đi cùng năm tháng 32 Hoa Sen với cộng đồng Một chương trình, vạn yêu thương 35 Cơ duyên và niềm đam mê CTXH 38 Cuộc thi ảnh: Dấu ấn Hoa Sen 41 Tản mạn cùng cựu sinh viên Hoa Sen 44 Một trường đại học dễ thương, dễ mến Người đồng nghiệp tử tế Có một Hoa Sen trong tôi rất khác Nơi lan tỏa văn hóa “cám ơn” Hình ảnh trong Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường (1991 - 2011) 46 48 50 52 54
  • 4. 4 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ 25 năm, tương đương một phần tư đời người. Nhưng đối với lịch sử một trường đại học, chỉ như một chớp mắt. Nó chưa đủ dài để định vị và đánh giá chính xác về sự phát triển của trường. Tuy nhiên, suốt thời gian qua, đội ngũ sư phạm Hoa Sen đã dốc lòng xây dựng một Hoa Sen uy tín, vững mạnh. Và giờ đây, chúng ta có thể tự hào về những thành quả đã đạt được. Nhìn lại chặng đường mà thầy trò Hoa Sen đi qua, nhiều khó khăn, thách thức nhưng chúng ta chưa bao giờ lùi bước, luôn theo đuổi định hướng hoạt động không vì lợi nhuận mà trường đã đề ra từ khi thành lập. Chúng ta vẫn đã, đang và sẽ nỗ lực để bảo vệ những thành quả ấy. Chúng tôi hy vọng và mong rằng các thành viên Hoa Sen luôn gìn giữ và bảo vệ sự tử tế, lẽ phải, chính nghĩa…, tin tưởng vào những giá trị mà chúng ta cùng nhau xây dựng. Từ nền tảng của trường Nghiệp vụ Tin học và Quản lý Hoa Sen, trở thành Cao đẳng Bán công Hoa Sen; từ 2006 đến nay, là Đại học Hoa Sen có uy tín, được xã hội và đối tác quốc tế công nhận. Điều gì là cốt lõi đã làm nên Đại học Hoa Sen ngày nay? Trước hết, thiết nghĩ tôi nên chia sẻ về tên gọi “Hoa Sen”. Trong những tờ gấp đầu tiên (bằng tiếng Pháp) mà anh Trần Hà Nam đưa cho tôi, có vẽ hoa sen trong logo của trường và ghi rõ: “Hoa sen, sự trong sạch”. Như vậy, sự trong sạch đã được thể hiện trong ý tưởng ban đầu vì dự án thành lập trường là một dự án thuần khiết về giáo dục, trong sạch như hoa sen. Tôi cũng đã giải thích với các đối tác nước ngoài về hoa sen: đây là loại hoa mọc từ bùn lầy nước đọng, có cuống rất dài, có thể vượt lên bùn lầy với sắc hương riêng. Vì vậy, đối với tôi cũng như đội ngũ giảng viên - nhân viên, hoa sen, tên gọi của trường tượng trưng cho sự trong sạch, vươn lên và khẳng định mình. Giá trị của sự trong sạch đã đi cùng chúng tôi suốt hành trình phát triển của trường. Từ khi thành lập năm 1991 đến nay, trường Đại học Hoa Sen đã trải qua nhiều chặng đường chông gai, thử thách. Tuy nhiên, với nội lực và quyết tâm trở thành một trường Đại học Việt Nam muốn khẳng định vị thế hàng đầu về chất lượng, được sự công nhận của quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng, đội ngũ sư phạm Hoa Sen đã không ngừng nỗ lực để phát triển trong suốt hai mươi lăm năm qua. Đến nay, Hoa Sen đã xác định 7 giá trị cốt lõi: Hiếu học, Hiếu tri; Tư duy độc lập; Trách nhiệm; Chính trực; Tôn trọng sự khác biệt; Năng động, sáng tạo; Cam kết về chất lượng. Chúng ta đã xây dựng được một môi trường học tập và làm việc hiện đại, tiên tiến, mang tính quốc tế, là nơi mà mọi sáng LỜI MỞ ĐẦU
  • 5. 5HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ kiến, tư duy mới mẻ của giảng viên, sinh viên đều được tôn trọng và phát huy. Tập san: “Hoa Sen, 25 năm, một hành trình” tuy chỉ là nét chấm phá về cả một hành trình nhưng tôi tin rằng đứng ở cột mốc lịch sử 25 năm, mỗi chúng ta đều có những cảm xúc khác nhau. Dù chỉ mới tiếp xúc với Hoa Sen trong thời gian ngắn hay cùng đồng hành đoạn đường dài hơn, tôi hy vọng rằng Hoa Sen luôn có vị trí nhất định trong trái tim mỗi người. Từ tấm lòng yêu quý Hoa Sen, chia sẻ và thấu hiểu 7 giá trị cốt lõi, chúng ta sẽ tiếp tục đồng hành, dù phải vượt sóng gió, bão giông, vẫn cùng nhau giữ vững một niềm tin ở các giá trị Hoa Sen, ở con người. BÙI TRÂN PHƯỢNG Toà nhà Nguyễn Văn Tráng Lễ khánh thành trụ sở chính - ngày 09/11/2013Lễ khánh thành thư viện Lê Quý Đôn - ngày 09/11/2013
  • 6. 6 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ Hiếu học, hiếu tri (Desire for knowledge) Hiếu học, hiếu tri là sự khát khao học hỏi, khát khao hiểu biết, coi trọng tri thức và tôn trọng chân lý. Chính trực (Integrity) Chính trực là trung thực, công bằng và thẳng thắn. Người chính trực nghĩ, nói và làm theo lẽ phải một cách nhất quán. Tư duy độc lập (Autonomous/independent thinking) Tư duy độc lập là khả năng tự nhận thức, suy nghĩ, lập luận; người có tư duy độc lập tự tin, mạnh dạn, không e ngại khi cần phải nghĩ, làm và sống khác với số đông. Trách nhiệm (Responsibility) Trách nhiệm là ý thức, thái độ và hành động của mổi người để làm tròn nghĩa vụ đối với bản thân và người khác. Người có trách nhiệm là người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong công việc và cuộc sống. Năng động, sáng tạo (Proactivity and Creativity) Năng động, sáng tạo là chủ động tìm tòi, tạo ra các ý tưởng, sáng kiến và giải pháp mới. Năng động sáng tạo bao hàm ý nghĩa dấn thân, vượt thách thức để hiện thực hoá cái mới. Tôn trọng sự khác biệt (Respect for Difference) Tôn trọng sự khác biệt là lắng nghe, hiểu và thừa nhận sự đa dạng trong quan điểm, cách nghĩ, cách làm, lối sống của người khác, tổ chức khác, văn hoá khác. Tôn trọng sự khác biệt giúp phát huy tối đa năng lực của mọi thành viên, tạo điều kiện hợp tác hiệu quả với cá nhân và tổ chức có khác biệt. Tôn trọng sự khác biệt không có nghĩa là nhân nhượng, thoả hiệp trong những vấn đề liên quan đến các giá trị đạo đức phổ quát. Cam kết về chất lượng (Commitment to Quality Excellence) Cam kết về chất lượng là đảm bảo của nhà trường về sứ mệnh đào tạo con người toàn diện, sự thực học và trải nghiệm thực tiễn làm kim chỉ nam, đồng thời liên tục nâng cao chất lượng của quá trình dạy, học và nghiên cứu cũng như mọi hoạt động khác của nhà trường hướng tới những chuẩn mực quốc tế tiên tiến trong giáo dục đại học. Đại học Hoa Sen xác định các giá trị cốt lõi làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của từng thành viên trong nhà trường. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA 7 1 5 6 7 2 3 4
  • 7. 7HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ “Bài ca Hoa Sen” được nhạc sĩ Trần Xuân Tiến sáng tác năm 2011 nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường. Nhạc sĩ là phụ huynh của sinh viên Trần Xuân Khánh (2004-2007, ngành CNTT). BÀI CA ĐẠI HỌC HOA SEN Nhạc và lời: Trần Xuân Tiến
  • 8. 8 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ Ngay từ đầu thập niên 1990, từ nhu cầu thực tế lúc ấy là xã hội cần một lực lượng lao động có thể làm việc được ngay sau khi nhận việc, ý tưởng thành lập trường đã được hình thành từ Ban bảo trợ là ông Phạm Chánh Trực (lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), cùng với sự hợp tác của Hội Lotus France. Đây là một tổ chức quy tụ hơn 40 tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực gíáo dục - đào tạo ở Pháp, điển hình là Tiến sĩ Cổ Minh Đức, người có công vận động cho dự án bất vụ lợi này. Phòng Thương mại Versailles với hệ thống các trường chuyên nghiệp trực thuộc cũng là một đối tác tích cực. Các thành viên sáng lập trường gồm: TS. Trần Hà Nam - Giám đốc Công ty Scitec, GS. Lưu Tiến Hiệp (nguyên là Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa), TS. Nguyễn Thiện Tống (GV trường ĐH Bách Khoa), Kỹ sư Phan Thị Hồng (làm việc tại Tổng công ty Xuất nhập khẩu Imexco). Từ Trường Nghiệp vụ tin học và Quản lý Hoa Sen Từ một dự án bất vụ lợi, với mục đích chăm lo cho thế hệ trẻ, ngôi trường mang tên Hoa Sen đã ra đời. Năm 2016 đánh dấu 25 năm kể từ ngày ấy. Một phần tư thế kỷ đã trôi qua với biết bao nhiêu thăng trầm, “Hoa Sen bất vụ lợi” đã được định danh và ngày càng lan tỏa. Trường Tin học và Quản lý Hoa Sen (1991) LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐỊNH DANH VÀ 25 NĂM
  • 9. 9HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ Cơ sở Nguyễn Văn Tráng (năm 1994) Lầu 3 & 4 toà nhà là cơ sở đầu tiên của trường Tin học & Quản lý Hoa Sen (nay là trường Trần Đại Nghĩa) Dự án được xúc tiến và năm 1991, trường được thành lập theo Quyết định số 257/QĐ-UB ngày 12/08/1991 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc sự quản lý của Hiệp hội Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư TP.HCM. Tại thời điểm ấy, vì thành phố chỉ có quyền cấp giấy phép cho các trường nghiệp vụ nên Hoa Sen có tên là Trường Nghiệp vụ tin học và Quản lý Hoa Sen. Trong Quy chế hoạt động, trường đã chọn mô hình hoạt động bất vụ lợi. Từ nhu cầu thực tế, năm 1991, trường bắt đầu đào tạo 3 ngành Kỹ thuật viên (Nghiệp vụ văn phòng, Tin học quản lý, Truyền thông đa phương tiện - Multi- media). Hoa Sen đã tự thiết kế các chương trình (có tham khảo từ chương trình của Pháp) để đào tạo trong hai năm những học sinh tốt nghiệp phổ thông. Kết thúc hai năm học, các em sẽ nhận bằng Kỹ thuật viên cao cấp, là một văn bằng được kết hợp giữa Brevet de technicien superieur và bằng DUT (là diplome universitaire de tech- nologie). Văn bằng này là một thách thức đối với Hoa Sen, vì, đối với người Việt Nam, trình độ kỹ thuật viên thì không thể được công nhận là “cao cấp”. Để xóa bỏ định kiến này, thông qua mô hình đào tạo mới mẻ, Hoa Sen muốn khẳng định: dù là đào tạo bậc Kỹ thuật viên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao nhất có thể. Đây là văn bằng đồng ký giữa Hoa Sen và Phòng Công nghiệp Thương mại Versailles (Pháp), tồn tại trong 10 năm với tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp trên 90%. Thành công của Hoa Sen lúc đó là phương thức “đào tạo xen kẽ”, kết hợp việc học lý thuyết ở trường và thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Phương thức này đã giúp cho sinh viên Hoa Sen có kiến thức, kỹ năng và cách ứng xử phù hợp khi đi làm việc. Cũng chính từ bậc học này, Hoa Sen đã bắt đầu tự khẳng định, hoàn thành sứ mệnh đối với cộng đồng, thiết lập các mối quan hệ quốc tế để duy trì và tiếp tục phát triển cho đến nay. Năm 1996, trường đã chuyển về số 8 Nguyễn Văn Tráng, là cơ sở do Nhà Nước cấp, trước đây là trường Trung học Kinh tế. Cơ sở tuy rộng rãi hơn nhưng đã xuống cấp và Hoa Sen phải cải tạo nhiều. Ưu đãi cấp cho Hoa Sen một cơ sở ở tại trung tâm Quận 1 là một minh chứng cho việc Nhà Nước luôn ủng hộ và tạo điều kiện để mô hình bất vụ lợi của Hoa Sen thực hiện được với sự chấp nhận và ủng hộ của các cấp chính quyền, của xã hội. Đến Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen Ngày 27/4/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 115 thành lập trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen. Vì cơ sở của trường được Nhà Nước cấp nên trường phải hoạt động theo cơ chế của trường Bán công. Tại thời điểm ấy, Trường đã bắt đầu áp dụng một mô hình tiên tiến, phù hợp hơn so với trước đây, nhưng không tách khỏi hệ thống giáo dục quốc dân. Vì
  • 10. 10 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ vậy, khi sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận một văn bằng trong hệ thống văn bằng quốc gia và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Trường đào tạo theo hướng ngày càng chuyên sâu hơn với 3 khoa: Công nghệ thông tin, Quản trị, Ngoại ngữ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM đã ra quyết định số 14/ QĐ-UB-VX ngày 11/01/2000, bổ nhiệm chính thức Cô Bùi Trân Phượng làm Hiệu Trưởng trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen. Ngày 08/03/2000, TS. Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, cùng Đoàn Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, đã đến viếng thăm trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen. Đoàn đã quan tâm đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Trường, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo. Đoàn cũng đã tham quan các phòng thực hành xử lý ảnh, phòng thực hành mạng… và ghi nhận nhiều ý kiến của Trường. Chuyến viếng thăm có ý nghĩa này cho thấy trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen sẽ tiếp tục được lãnh đạo thành phố quan tâm và giúp đỡ trong những bước phát triển mới. Năm 2001 đánh dấu 10 năm thành lập trường Hoa Sen, Trường đã khánh thành Cơ sở 2 tại Công viên phần mềm Quang Trung. Trong buổi khai trương, Trường đã vinh dự đón tiếp ông Chu Hảo – Thứ Trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, TS. Mai Liêm Trực – Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện VN, ông Võ Viết Thanh – Chủ tịch UBND TP.HCM, TS. Nguyễn Thiện Nhân – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung, ông Nguyễn Kim Lý – Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, ông Chu Tiến Dũng – Phó Giám đốc Công ty phát triển phần mềm Quang Trung cùng các chuyên viên của các sở, ban, Lễ ra mắt trường Cao đẳng bán công Hoa Sen (năm 1999) Lễ ra mắt trường Đại học Hoa Sen (năm 2006) ngành. Ngoài ra, trường cũng đã vinh dự đón tiếp đoàn Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, Tổng Lãnh sự Pháp, cùng nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Trường cũng khai trương 3 Trung tâm đào tạo Lập trình viên quốc tế NIIT. Năm 2001, Trường đào tạo 6 ngành hệ kỹ thuật viên, 6 ngành cao đẳng – NIIT – UBI – USTV. Theo thống kê vào năm 2004, tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay là 95% (trước khi nhận bằng tốt nghiệp). Năm học 2005-2006, Trường bắt đầu đào tạo chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh liên kết với UBI (Bỉ).
  • 11. 11HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ Định hình giá trị của “Trí thực học - Chí ra khơi - Hồn khai phóng” Năm 2006, Trường có quyết định trở thành trường Đại học. Hội đồng Quản trị được thành lập với Chủ tịch là Ông Trần Văn Tạo, Phó Chủ tịch là bà Bùi Trân Phượng. Ban Giám hiệu gồm ba thành viên: Tiến sĩ Bùi Trân Phượng là Hiệu trưởng; Thạc sỹ Đỗ Sỹ Cường: Phó hiệu trưởng, phụ trách đào tạo; Thạc sỹ Phạm Thị Thủy: Phó hiệu trưởng, phụ trách tài chính. Đại học Hoa Sen tiếp tục duy trì các nét đặc thù đào tạo, triết lý hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đã có từ trước để giữ vững các quan hệ đối tác, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, quan tâm chia sẻ với cộng đồng, đo lường được hiệu quả sinh viên ra trường có việc làm với những thông số chính xác, xây dựng các chương trình đào tạo nhằm tạo nền tảng để sinh viên khi tốt nghiệp vừa có kiến thức, kỹ năng, có khả năng thích nghi nhanh, đồng thời, cũng có thể tiếp tục học ở các bậc cao hơn. Trường tiếp tục phát triển với 4 Khoa: Khoa học và Công nghệ, Ngôn ngữ và Văn hóa học, Kinh tế - Thương mại, Đào tạo chuyên nghiệp. Các chương trình đào tạo được cập nhật hằng năm cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, xu hướng toàn cầu, trong đó có các chương trình dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Vào năm 2006, Trường đào tạo 10 ngành hệ Kỹ thuật viên, 8 ngành cao đẳng, 8 ngành đại học. Trường vẫn tiếp tục thực hiện cùng lúc ba nhiệm vụ: Giảng dạy, đào tạo; nghiên cứu khoa học; phục vụ xã hội. Năm 2007, Trường bắt đầu đa dạng hóa hình thức liên thông giữa các bậc đào tạo và các trường quốc tế. Năm 2008, Trường tuyển sinh bậc Thạc sĩ đầu tiên, The institute for financial science and insurance – ISFA (Pháp). Năm 2009, Ban Tu thư trường Đại học Hoa Sen được thành lập với Hội đồng cố vấn bao gồm các chuyên gia, giáo sư, nhà báo... hàng đầu trong lĩnh vực học thuật. Bên cạnh hoạt động dịch thuật và xuất bản các đầu sách phục vụ cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy, Ban Tu thư còn tổ chức các buổi (Trích bài phát biểu của ông Emmanuel Ly-Batallan, Tổng lãnh sự Pháp, tại Đại hội của Đại học Hoa Sen, 31/01/2015) Ông Emmanuel Ly-Batallan, Tổng lãnh sự Pháp: Hoa Sen bất vụ lợi đã rung động trái tim tôi Trường Hoa Sen ra đời vào năm 1991, có tên gọi là Trường Nghiệp vụ tin học và Quản lý Hoa Sen, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, và cả chính quyền nước Cộng Hòa Pháp. Quả thực, ngay từ đầu, hiệp hội Lotus France đã được thành lập để hỗ trợ trường; Phòng thương mại và công nghiệp Versailles cũng đã mang đến những hỗ trợ đáng kể về tài chính và nghiệp vụ sư phạm; cũng như Thị trưởng Thành phố Paris khi ấy, người có nhiều mối liên hệ với Việt Nam – là người có tên Jacques Chirac. Cần phải nói thêm rằng vào thời kỳ ấy, thời kỳ bắt đầu đổi mới và tăng tốc kinh tế của Việt Nam, ý tưởng về một ngôi trường cung cấp các chương trình đào tạo đáp ứng đúng theo các nhu cầu mới xuất hiện đã có sức thu hút đặc biệt. Với đặc điểm ấy, trường Hoa Sen chính là đơn vị tiên phong. Trường Hoa Sen đã luôn giữ vững tư duy tiên phong này trong suốt quá trình phát triển, dưới nhiều hình thức sau: Đầu tiên là bằng việc liên tục điều chỉnh các chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của giới trẻ và nhu cầu của đất nước. Kế đến là bằng việc phát triển quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học khác, đặc biệt là các trường nước ngoài tại Pháp, Ấn Độ, Bỉ hay Hoa Kỳ. Cuối cùng, bằng cách xây dựng cho trường mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận ngay từ khi trở thành trường đại học năm 2006. Định hướng đó rất hấp dẫn về chính trị và làm rung động trái tim tôi, một người Pháp.
  • 12. 12 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ giới thiệu sách, hội thảo về dịch thuật... và nhận được sự quan tâm của đông đảo giảng viên, sinh viên cũng như nhiều bạn đọc khác. Năm 2011, Trường tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập, đồng thời đây cũng là năm thứ năm trường hoạt động theo cơ chế của một trường đại học. Tuy chỉ mới qua 5 năm, nhưng các hoạt động của Trường đã thể hiện được đặc trưng cơ bản của một trường đại học đúng nghĩa. Trường cũng đã đề ra chiến lược phát triển trong 10 năm sắp tới để xây dựng một Đại học Hoa Sen được thế giới công nhận về chất lượng đào tạo, là những bước đầu thuận lợi để sinh viên vào đời, có thể hội nhập quốc tế. Trường vẫn tiếp tục giữ các nét đặc trưng đã có từ trước: xây dựng quan hệ và nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, quan tâm chia sẻ với cộng đồng, đo được hiệu quả sinh viên ra trường có việc làm với những thống kê chính xác, tạo nền tảng để sinh viên tiếp tục học các bậc cao hơn. Năm 2011, Trường đào tạo 3 ngành hệ TCCN, 4 ngành kỹ thuật viên, 10 ngành cao đẳng, 16 ngành đại học. Đội ngũ giảng viên phát triển mạnh về số lượng và chất lượng: 3.57% Giáo sư và Phó giáo sư, 11.61% Tiến sĩ, 61.16% Thạc sĩ, 20.98% Đại học, 2.68% trình độ khác. Năm 2013, Trường khánh thành trụ sở chính hiện đại Nguyễn Văn Tráng, nâng tầm cơ sở vật chất của trường lên đẳng cấp quốc tế, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chặng đường 22 năm phát triển. Tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố, trụ sở mới với 10 tầng được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, tổng diện tích sử dụng gần 12.000 m2 , có hai hầm giữ xe. Tòa nhà có các phòng hội nghị, thư viện, phòng họp, khu văn phòng làm việc và các giảng đường, lớp học được trang bị đầy đủ tiện nghi đáp ứng cho nhu cầu dạy học và nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế mà trường đã theo đuổi nhiều năm. Từ năm 2014 đến nay, có một nhóm cổ đông đã không còn ủng hộ mục tiêu không vì lợi nhuận của trường, từ đó, có những hành vi quấy rối nhằm đạt ý đồ của họ. Mặc dù phải đối đầu với những thủ đoạn của nhóm lợi ích này nhưng Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu cùng tập thể sư phạm của trường vẫn kiên định lập trường, nỗ lực gìn giữ ngôi trường thân yêu đã dày công xây dựng cũng như bảo đảm sự ổn định của trường, giúp sinh viên yên tâm học tập, phụ huynh tiếp tục giữ vững niềm tin đối với nơi mà phụ huynh đã chọn lựa cho con em mình. Trường cũng đã đề ra chiến lược phát triển trong 5 năm sắp tới (từ 2015 đến 2020) để xây dựng một Đại học Hoa Sen được đối tác trên thế giới công nhận về chất lượng đào tạo, là môi trường học tập thuận lợi để sinh viên vững bước vào đời, nhanh chóng thích nghi và hội nhập quốc tế. Ngày 19/11/2015, trường Đại học Hoa Sen là trường đầu tiên ở Việt Nam có các chương trình đào tạo bậc đại học được ACBSP kiểm định (Accreditation Council for Business Schools and Programs – Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh). Tháng 7/2016, Đại học Hoa Sen trở thành thành viên liên kết của Tổ chức Đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á AUN – QA (ASEAN University Network – Quality Assurance). Vào tháng 8/2016, đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường là 377, trong đó có 6 Phó Giáo sư, 51 Tiến sĩ, 250 Thạc sĩ, 70 Cử nhân. Đặc biệt, tỉ lệ giảng viên của trường tốt nhiệp từ nước ngoài lên đến 38% (145/377). Đây là một tỉ lệ đáng mơ ước của Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường Hoa Sen (năm 2011)
  • 13. 13HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ chất cũng như lượng, giữ vững vị thế với những bước phát triển vững chắc theo định hướng phi lợi nhuận mà trường đã đề ra từ khi thành lập. - khách sạn - nhà hàng, hành chính văn phòng... Trong vòng một phần tư thế kỷ qua, trường Hoa Sen đã đào tạo trên 50.000 sinh viên (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn), hiện đang làm việc tại hơn 6.000 doanh nghiệp và các tổ chức khác nhau tại Việt Nam và nước ngoài. Hiện nay, Đại học Hoa Sen có hơn 30 đối tác quốc tế ở khắp các châu lục trên thế giới. Cho đến nay, Đại học Hoa Sen vẫn đang tiếp tục phát triển về TS Đỗ Bá Khang, Trưởng khoa Kinh tế - Thương mại, trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân (06/2016) trường đại học trong thời đại toàn cầu hóa. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tháng 6/2016 và có việc làm ngay đạt tỉ lệ 82,2%. Trường hiện có bốn khoa: Kinh tế - Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Ngôn ngữ và Văn hoá học, Đào tạo chuyên nghiệp và Chương trình Giáo dục tổng quát. Trường đào tạo đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến: kinh tế, khoa học công nghệ, thiết kế, hệ thống thông tin, ngôn ngữ, du lịch BAN BIÊN TẬP Lễ tốt nghiệp lần thứ 27 (tháng 12/2015) Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng phát biểu tại lễ công bố các chương trình đào tạo được kiểm định bởi ACBSP, Hoa Kỳ
  • 14. 14 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ BẢO VỆ ĐỊNH HƯỚNG PHI LỢI NHUẬN Khi sinh viên thực tập nhận thức Giữa tháng 9-2011, nhóm sinh viên Huỳnh Ngọc Yến Nhi, Vũ Thùy Trang, Trần Ngọc Kinh Thanh, Trần Thị Minh Thùy (sinh viên ngành Marketing, khoa Kinh tế thương mại) sẽ kết thúc kỳ thực tập nhận thức tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (TP.HCM). … Theo quy định của Trường (ban hành năm 2008), thực tập nhận thức là điều kiện cho sinh viên tiếp cận môi trường thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp để tự trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức thực tiễn để tích lũy được kinh nghiệm, vốn sống thực tế. Hà Bình, Báo Tuổi trẻ, ngày 20/09/2011 Trong một trường đại học, đồng tiền phải phục vụ giáo dục! Đại học tư thục không vì lợi nhuận: Cần hành lang pháp lý “Nếu coi trường đại học là nơi sản xuất ra đồng tiền, kiếm lời thì thật đáng buồn cười. Chẳng lẽ chúng ta khai thác sinh viên để kiếm đồng tiền mọn. Trong một trường đại học, đồng tiền phải phục vụ giáo dục” (Quan điểm của GS Phan Văn Trường tại buổi Gặp gỡ Hoa Sen 2016 diễn ra sáng 9.4.2016 tại Đại học Hoa Sen). Trọng Văn, Người đô thị, ngày 09/04/2016 Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen chia sẻ: “Để tồn tại và phát triển trong suốt 25 năm qua, trường chủ yếu dựa vào nguồn tiền đóng góp của xã hội, từ Nhà nước, từ phụ huynh, các thành viên góp vốn, tài trợ của các doanh nghiệp dưới hình thức tài chính hoặc phi tài chính. Nếu không có những đóng góp, hỗ trợ đó thì trường mới phát triển mạnh. Vì thế, việc vận dụng hợp lý và sát thực tế hành lang pháp lý đã có cho mô hình ĐHTT KVLN sẽ tạo cơ hội cho trường ổn định, đóng góp tích cực việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước”. Hoàng Thái, Báo Sài gòn giải phóng, ngày 08/07/2016 DẪN ĐẦU VỀ CHẤT LƯỢNG HOA SEN VỚI CÔNG LUẬN BUSINESS NEWS NO:1234 /11:12:2014 NEWS DAILY NEWS Trong suốt quá trình hoạt động 25 năm, Hoa Sen đã được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội, đặc biệt là của báo chí. Ban Biên tập xin trích giới thiệu một số bài tiêu biểu.
  • 15. 15HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ BRAN D Trường Đại học Hoa Sen - “Thực học, thực làm” Luôn trung thành với triết lý đào tạo “thực học, thực làm” và khẩu hiệu “cam kết chất lượng tốt nhất”, Trường ĐH Hoa Sen đã từng bước khẳng định vai trò và thế mạnh của một trường ĐH Việt Nam có chất lượng quốc tế. Khảo sát năm 2014, các thí sinh dự thi vào Hoa Sen có những lý do để chọn Hoa Sen: uy tín chất lượng đào tạo của nhà trường, tỷ lệ việc làm ngay sau khi tốt nghiệp cao, cơ sở vật chất tốt, phòng thực hành có nhiều thiết bị đầy đủ, môi trường học tập năng động thực tế… Đức Bình - Bảo Ngọc, Báo Tuổi trẻ, ngày 11/01/2015 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Vì sao người trẻ mê showbiz hơn làm nhà diễn thuyết như Obama? Học năm thứ nhất tại trường Đại học Hoa Sen có gì thú vị? Cuốn sách ngày khai giảng Trường ĐH Hoa Sen khai giảng khóa đào tạo thạc sĩ đầu tiên Sáng 1-8, tại Trường ĐH Hoa Sen (TP.HCM) đã diễn ra buổi diễn thuyết của GS Chu Hảo về chí sĩ Phan Châu Trinh với chủ đề Tư tưởng triết học Phan Châu Trinh. Đây là buổi diễn thuyết đầu tiên trong chuỗi chương trình Diễn thuyết về danh nhân do ĐH Hoa Sen tổ chức. Sau phần diễn thuyết của GS Chu Hảo là phần tranh luận học thuật của TS Bùi Trân Phượng, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc, Hồng Cúc… Một buổi trò chuyện đáng giá không chỉ ở góc độ học thuật mà cần thiết cho người trẻ hiện tại. Quỳnh Trang, Báo Pháp luật TPHCM, ngày 01/08/2016 Kể từ khóa trúng tuyển năm 2016, các tân sinh viên Trường ĐH Hoa Sen sẽ trải qua năm thứ nhất với những thay đổi quan trọng so với sinh viên của những khóa trước. Trường mong muốn tân sinh viên biến năm nhất trở thành nền tảng cho thành công ở những năm học tiếp theo. Đây là thời gian quan trọng để trang bị những kỹ năng học tập cần thiết; đồng thời mang lại một đời sống sinh viên tự lập, chủ động khám phá những ý nghĩa, cơ hội mới. Phạm Huệ, Báo Sài gòn giải phóng, ngày 05/08/2016 Ngày 1/10, tại CLB Lan Anh - TPHCM, Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2016 – 2017 cho hơn 1.650 tân sinh viên (SV). Đây là năm học đánh dấu mốc kỷ niệm 25 năm hoạt động giáo dục phục vụ xã hội với tinh thần khai phóng và bất vụ lợi của tập thể nhà trường. Điểm đặc biệt, năm nay các tân SV đến dự lễ khai giảng được nhận ngay tại ghế ngồi của mình một quyển sách là quà mừng của nhà trường cho ngày đầu vào đại học. Có 7 đầu sách khác nhau được trao ngẫu nhiên, thuộc các thể loại khác nhau, tác giả đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. H. Chương, Báo Giáo dục và Thời đại, ngày 01/10/2016 Tối 21/10, Trường Đại học Hoa Sen khai giảng khóa 1 chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA). Đây là khóa đào tạo thạc sĩ đầu tiên, đánh dấu bước trưởng thành sau 25 năm hình thành và phát triển của trường. Chương trình được thiết kế theo định hướng thực hành. Học viên sẽ được vận dụng sáng tạo bài giảng vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn thông qua các đề tài nghiên cứu cá nhân và thảo luận nhóm. H. Chương, Báo Giáo dục và Thời đại, ngày 22/10/2016
  • 16. 16 HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ Trường ĐH Hoa Sen phát triển phần mềm nguồn mở Trường ĐH Hoa Sen đào tạo, sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản Những sinh viên Du lịch làm lan tỏa “sự tử tế”Ra mắt mô hình học tập mới: Học dấn thân Ngày 3-6, tại Trường ĐH Hoa Sen TP.HCM, Bộ Khoa học - công nghệ đã ký kết dự án hợp tác phát triển, sử dụng thử nghiệm phần mềm nguồn mở OpenRay với các trường ĐH và doanh nghiệp trong nước. OpenRay là hệ thống phần mềm nguồn mở đang được sử dụng xây dựng chính phủ điện tử tại Úc. Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam thông qua chương trình hợp tác với Úc chuyển giao hệ thống OpenRay về Việt Nam. Các trường ĐH cùng các doanh nghiệp trong nước khác sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cộng đồng các lập trình viên Việt Nam để triển khai Việt hóa, tùy biến và phát triển hệ thống OpenRay phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt Nam. Đức Thiện, Báo Tuổi trẻ, ngày 03/06/2013 Trường ĐH Hoa Sen, Hội Tin học TPHCM (HCA), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Cục Phát triển CNTT Nhật Bản (IPA) vừa phối hợp tổ chức hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực CNTT theo chuẩn kỹ năng CNTT Nhật Bản”. Tại hội thảo, đại diện VITEC và Trường Đại học Hoa Sen đã ký kết hợp tác triển khai chương trình đào tạo và sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản. Đại diện VITEC cũng đã trao chứng nhận đối tác chương trình ITPEC tại Việt Nam cho các đối tác, gồm Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH Văn Lang. Phạm Huệ, Báo Người Lao động, ngày 30/09/2016 Khi đây đó báo chí vẫn đưa tin về tình trạng du lịch kiểu “ăn xổi”, chặt chém du khách, nhiều người vẫn dùng mánh khóe để chèo kéo, gạt lừa khách ngoại quốc… thì vẫn có những bạn trẻ tình nguyện làm tour guide miễn phí, âm thầm “tiếp thị” sự tử tế của người Việt. “Saigon Free Walking Tours” (SFWT) - chương trình hoàn toàn miễn phí dành cho du khách nước ngoài được khởi xướng bởi sinh viên nhóm ngành Du lịch, trường Đại học Hoa Sen. Kênh 14.vn, ngày 14/08/2015 Ngày 9.4, Trường ĐH Hoa Sen đã chính thức ra mắt mô hình học tập mới ở Việt Nam: Học dấn thân, còn gọi là học tập thông qua phục vụ cộng đồng (Service learning) kết hợp giữa việc học trong trường với các hoạt động cộng đồng. Mô hình này cung cấp cho sinh viên cơ hội được áp dụng những kiến thức từ lớp học để hỗ trợ giải quyết những vấn đề của những địa phương còn gặp nhiều khó khăn, những cộng đồng yếu thế trong xã hội. Như Lịch, Báo Thanh niên, ngày 09/04/2015 HỢP TÁC QUỐC TẾ PHỤCVỤCỘNGĐỒNG
  • 17. 17HOA SEN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ 3 lợi thế giúp sinh viên Hoa Sen dễ tìm việc Nhận học bổng du học Pháp nhờ bộ sưu tập thời trang Sinh viên Trịnh Lương Dương với bộ sưu tập ESCAPISM đã được chọn trao giải nhất với suất học bổng miễn 100% học phí năm nhất chương trình cao học tại Viện Nghệ thuật và thời trang Mod’Art. Bên cạnh đó, sinh viên Phan Đức Thọ với FLY ME TO MARS được thiết kế từ trang phục của các phi hành gia đã giành giải nhì với suất học bổng giảm 50% học phí năm nhất chương trình trên. Hân Trân, Báo Thanh niên, ngày 28/06/2015 Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá, kiến thức chuyên ngành tốt, thích ứng nhanh, khả năng tiếng Anh vượt trội là những ưu thế nổi bật của sinh viên trường Đại học Hoa Sen…Trong đó, nhiều ngành có tỷ lệ việc làm lên đến 100% như: Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, quản trị nhà hàng & dịch vụ ăn uống (đại học), Quản trị nguồn nhân lực, Công nghệ thông tin, Truyền thông & mạng máy tính (liên thông đại học). Ngân Hà, Báo Phụ nữ, ngày 05/07/2016 Đại học Hoa Sen: 100% sinh viên tốt nghiệp đại học đều có việc làm ngay Sáng 12-12-2009, Trường ĐH Hoa Sen đã làm lễ trao bằng tốt nghiệp cho 1.143 tân khoa hoàn thành chương trình cử nhân ĐH, CĐ, kỹ thuật viên các ngành QTKD, CNTT, kế toán, Anh văn thương mại, mạng máy tính… Theo thống kê từ Trung tâm Hỗ trợ SV và cộng đồng công bố riêng từng loại hình đào tạo cho thấy: tỉ lệ SV có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp ở hệ ĐH là 100%, CĐ 90,64% và hệ kỹ thuật viên là 92,5%. Ngọc Anh, Báo Giáo dục TPHCM, ngày 14/12/2009 Cô gái Bạc Liêu kinh doanh túi vải không dệt Rời vị trí quản lý tại một công ty Nhật Bản, Nguyễn Thị Cẩm Loan tìm hướng đi riêng cho mình với túi vải không dệt. Loan sinh ra trong gia đình có 7 anh chị em ở vùng quê nghèo Bạc Liêu, thi đậu hệ cao đẳng Đại học Hoa Sen chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, khóa 2004-2007... Với kinh nghiệm xuất nhập khẩu, sau một thời gian, Loan mạnh dạn hướng ra thị trường nước ngoài với các đối tác chiến lược từ Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ. Mỗi tháng công ty xuất khẩu 2-3 container hàng. Diễm Phạm, Vnexpress, ngày 02/10/2015 SINH VIÊN TÀI NĂNG 20% 60% 80%
  • 18. 18 DÒNG SỰ KIỆN 25 NĂM 03 01 02 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Lễ khai giảng năm học 2015 - 2016 và năm học 2016 - 2017 Ra mắt ứng dụng bản đồ tiếp cận Dmap cho người khuyết tật Chuỗi diễn thuyết về các danh nhân Clip giới thiệu về Đại học Hoa Sen (tiếng Anh) Cuộc thi chuyện kể từ Hoa Sen Hội diễn văn nghệ - Hoa Sen Gala Thiết kế logo 25 năm, lễ phục tốt nghiệp và lịch 2016 Lễ tổng kết 5 năm thực hiện chiến lược phát triển trường và công bố chiến lược mới Chuỗi hội thảo về chất lượng giảng dạy đại học Ra mắt Quỹ Hoa Sen không vì lợi nhuận cụdoáiG“ềvếtcốuqoảhtiộH Đại học và Toàn cầu hóa” Hội thao toàn trường NHỮNG HOẠT ĐỘNG TIẾN ĐẾN KỶ N
  • 19. 19DÒNG SỰ KIỆN 25 NĂM 15 13 14 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu Giới & Xã hội lần 3 Cuộc thi ảnh Dấu ấn Hoa Sen dành cho Cựu sinh viên Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trường Đại học Hoa Sen Xuất bản sách và ấn phẩm do giảng viên biên soạn, biên dịch trong năm học Phim tài liệu về Hoa Sen Cuộc thi Văn phòng xanh Lễ tốt nghiệp lần thứ 28 & 29 Graduation Show & Fashion Show Creation 2016 Triễn lãm dấu ấn Hoa Sen 25 năm Triễn lãm nghệ thuật Đồng hành - STAND BY ME Art Exhibition Hội nghị Khoa học và Công nghệ toàn quốc Ra mắt tập san 25 năm, Hoa Sen, một hành trình Dạ hội tốt nghiệp Sparkling Prom 2016 NIỆM 25 NĂM
  • 20. DANH HIỆU VUI Thầy ĐỖ SỸ HUY (CTGDTQ) CôĐoànMinhChâu(KhoaKTTM) Cô NGUYỄN THỊ THANH NGUYÊN (P.NS) ThầyNGUYỄNANHTUẤN(KhoaKHCN) Thầy ĐỖ SỸ CƯỜNG (PHT) Người gầy nhất Tiến sĩ trẻ nhất Người yêu hoa nhất Mã số đặc biệt Google của Hoa Sen “Là giảng viên tiêu biểu …mà sao ốm vậy” “ Trẻ …mà sao học giỏi vậy ? ” “Ở đâu có tui, ở đó có hoa !” “Hãy vote cho tôi, mã số đầu tiên của nhân viên 00001” “Người lưu trữ dữ liệu đầy đủ, khoa học nhất” Ban Biên Tập xin giới thiệu 10 danh hiệu thú vị nhất của các thành viên Hoa Sen mà bạn có thể chưa biết ! 20 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
  • 21. Anh BÙI MINH TÂM (P.TT) Cô BÙI TRÂN PHƯỢNG (HT) Chị TRẦN THỊ MỸ QUYÊN (P.ĐT) Cô BÙI TRÂN THUÝ Anh LÊ TẤN TUẤN (P. QL & PTXSVC) Người cao nhất Người đọc sách nhiều nhất Người không có tuổi Người nói nhanh nhất Đầu đinh - Chung thuỷ “Là hotboy phải không ?” “Sách có một hấp lực, ngày nào cũng đọc, không ngán ngại” “Có ai rượt chị không vậy ?” “Muốn tập yoga cười, xin liên hệ với tui” “Có thề nguyện gì không… mà giữ mãi mái đầu đinh” 21TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
  • 22. CẶP ĐÔI HOA SEN 22 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN
  • 24. 24 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN24 TOẢ NGÁT HƯƠNG SEN “Hoa Sen, nơi ươm mầm và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống”. NGUYỄN ĐĂNG KHOA Phòng Đào tạo “Chất lượng đào tạo thật”. ĐỖ HOÀNG PHỐ Khoa Kinh tế Thương mại “Kiến thức thực, giá trị thực”. TRẦN THỊ KIM ẤN Trung tâm Đào tạo “Nói thật, làm thật ”. NGUYỄN HOÀNG TÙNG Đoàn Thanh niên “VÌ SAO BẠN CHỌN HOA SEN ?” Tôi yêu Hoa Sen! Tôi chọn Hoa Sen là nơi học tập và phát triển nghề nghiệp của mình! Vì sao vậy?? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các thành viên Hoa Sen để biết lý do nhé!
  • 25. 25TỎA NGÁT HƯƠNG SEN 25TÔI CHỌN HOA SEN “Hoa Sen là nơi bắt đầu của những tình yêu bất tận ”. “Hoa Sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. “Muốn làm lại cuộc đời”. “Công việc chọn tôi”. “Vì chất lượng đào tạo thật ”. TRƯƠNG THỊ THANH THANH Phòng Truyền thông HUỲNH THỊ PHI ÁNH - P.HTSV NGUYỄN NAM PHƯƠNG Phòng Đào tạo PHAN MINH TRÍ Ban Tu thư TRẦN THỊ NGỌC OANH Khoa NN & VHH
  • 26. 26 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN26 TOẢ NGÁT HƯƠNG SEN “Từ ảnh hưởng của cô Bùi Trân Thúy khi học với cô cũng như khi ứng tuyển”. “Hoa Sen tôn trọng sự khác biệt”. VÕ NGỌC VŨ - P.HTSV NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM Phòng Nghiên cứu khoa học “Chất lượng tốt, học xen kẽ với thực tập, ra trường có việc làm ngay”. “Vì “một chữ tình”. “Vì tin Hoa Sen”. NGÔ THỊ MỸ LAN Phòng Đào tạo HỒ THỤY HƯƠNG THỦY Ban Dự Án ERP - Phòng Công nghệ thông tin BÙI THỊ HƯƠNG THẢO Phòng Đào tạo
  • 27. 27TỎA NGÁT HƯƠNG SEN 27TÔI CHỌN HOA SEN “16 năm trước, khi chưa có trường nào công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp thì tỷ lệ này của Hoa Sen đã đạt trên 70%. ”. “Hoa Sen, học phí khá cao, nhưng ra trường, có việc làm với thu nhập tốt”. “Tôi chọn Hoa Sen vì triết lý giáo dục sâu sắc, tính thực tiễn ứng dụng cao và là một cộng đồng biết chia sẻ, phát triển bền vững”. “Học vì Hoa Sen cho tôi một nghề, làm vì đây là môi trường phát triển, giúp tôi có cuộc sống khá ổn định với chế độ phúc lợi tốt”. “Chọn và đến với Hoa Sen như một cái Duyên, ở Hoa Sen tôi gặp được bạn bè, đồng nghiệp yêu quý và đặc biệt là tình yêu lớn của đời tôi”. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM - P.HTSV VŨ XUÂN THÀNH Phòng Truyền thông LƯ TRỌNG HIẾU - Phòng Truyền thông PHẠM THỊ HỒNG NGỌC - Khoa NN & VHH NGUYỄN BÁ LONG - P.HTSV
  • 28. 28 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Tôi đã có MỘT HOA SEN KHÔNG CÓ TUỔI Trong quá trình đi tìm gương mặt có tuổi cao nhất và có tuổi trẻ nhất của gia đình Hoa Sen để giới thiệu với bạn đọc, Ban Biên tập đã rất ngạc nhiên khi phát hiện hai gương mặt này đều thuộc Trung tâm nghiên cứu Giới và xã hội. Điều này thật thú vị với ý nghĩa “tre già, măng mọc”. Đọc chia sẻ của hai thành viên này, chúng ta sẽ cảm nhận được sự tiếp nối tri thức, để Hoa Sen mãi không có tuổi. Sáu năm làm việc ở Hoa Sen, tôi được xếp vào hạng cao tuổi nhất trong tập thể sư phạm của trường. Điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi vui vì Hoa Sen đã chấp nhận tôi, không phân biệt tuổi tác, giúp cho tôi nuôi dưỡng tinh thần lạc quan, lòng yêu thích công việc, có điều kiện tiếp tục tham gia vào sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu, một lãnh vực nghề nghiệp mà tôi quen thuộc nhất. Cũng như khá nhiều giảng viên đại học khác, sau khi nghỉ hưu theo chế độ nhà nước, tôi thấy mình có nhiều tự do lựa chọn nơi làm việc và có cơ hội làm những việc có ý nghĩa. Vì vậy, khi cô Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng, đề nghị tôi về Hoa Sen để thực hiện những hoạt động nghiên cứu và phổ biến thông tin về giới và bình đẳng giới, tôi đã không ngần ngại nhận lời, bởi tôi tin rằng với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu về giới, tôi có thể đóng góp phần nào cho mảng nghiên cứu này. Thiết lập nghiên cứu và một lựa chọn đúng đắn giảng dạy về giới, Hoa Sen trở thành một trong rất ít trường đại học Việt Nam thể hiện tính tiên phong trong việc phát triển những nội dung học thuật mang tinh thần nhân bản và khai phóng, hướng đến những giá trị cốt lõi là công bằng, bình đẳng và tôn trọng sự khác biệt. Sáu năm làm việc tại Hoa Sen là một thời gian đủ dài cho tôi nhận ra là tôi đã có một lựa chọn đúng đắn. Với cương vị Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới và xã hội, kiêm nhiệm Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, tôi đã được lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện các kế hoạch do Trung tâm chủ động xây dựng. Tôi đã tìm thấy một môi trường làm việc thân thiện, những đồng nghiệp thân ái, hòa nhã và luôn sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ. Chính sự hợp lực đó đã tạo điều kiện cho Trung tâm nghiên cứu Giới và xã hội đạt được kết quả khả quan, đáng kể nhất là ba hội thảo thường niên về giới với ba ấn phẩm khoa học, các Bản tin điện tử, sáu đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có đề tài “Khảo sát năng lực chuyên môn và quản lý của nữ trí thức trong độ tuổi 56 – 60 tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được Hội đồng thuộc Sở Khoa học Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng xuất sắc. Tôi có một niềm nuối tiếc là trong thời gian làm việc tại Hoa Sen, do không tham gia giảng dạy nên tôi ít có dịp
  • 29. 29TỎA NGÁT HƯƠNG SEN tiếp xúc với sinh viên Hoa Sen. Tuy nhiên, những hội thảo nghiên cứu khoa học của sinh viên hàng năm đã cho tôi cảm nhận được tinh thần ham học hỏi và tiềm năng nghiên cứu, sáng tạo của sinh viên Hoa Sen. Nay tôi sắp rời Hoa Sen, yên tâm thanh thản vì trong quá trình làm việc tôi luôn chú trọng đào tạo thế hệ kế thừa, Trung tâm nghiên cứu Giới đã có những đồng nghiệp trẻ hơn tôi, dày dạn kinh nghiệm trong quản lý, nghiên cứu và thực hành về giới. Với lòng kiên trì và trí tuệ sáng tạo, các đồng nghiệp của tôi sẽ có nhiều cống hiến hiệu quả hơn cho sự phát triển của nghiên cứu giới và của nhà trường. TS.THÁI THỊ NGỌC DƯ Hội thảo báo cáo các kết quả nghiên cứu về Giới và Xã hội lần thứ 3 (tháng 08/2016) Hội thảo Giáo dục đại học và toàn cầu hoá (11/2016)
  • 30. 30 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Tôi đã chọn hai lần Năm thứ nhất của tôi bắt đầu tại một trường đại học với chuyên ngành Công nghệ sinh học theo mong muốn của gia đình, một lĩnh vực tôi không đam mê, cũng không thích thú, nhưng chấp nhận được. Và con đường đại học của tôi sẽ không rẽ hướng nếu Hoa Sen không liên tiếp “len lỏi” vào suy nghĩ của người thích khám phá cái mới như tôi. Tôi tiếp tục được nghe về Hoa Sen với những môn học lạ mà tôi chưa từng biết đến, nghe về các kỹ năng tôi còn khuyết, và còn nhiều cái lạ đến nỗi không thể kìm hãm bước chân của tôi. Cuối cùng, tôi quyết định thi lại và chọn học ngành Quản trị nhân lực vì tôi nghĩ rằng ngành này phù hợp với giới nữ. Tôi lựa chọn môn học “Giới và phát triển”. Tên môn học còn lạ lẫm với sinh viên, dù vậy, tôi vẫn ao ước được tiếp cận và hiểu vấn đề này. Trong buổi học thứ hai, tôi nhận công việc bán thời gian đầu tiên tại Trường Hoa Sen với vị trí cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội, đó là cơ duyên, cơ may và cũng là cơ hội của tôi. Đến kì thực tập tốt nghiệp vào cuối năm ba, tôi ứng tuyển vào một ví trí thuộc phòng Nhân sự của Tập đoàn Viễn thông FPT. Sau khoảng thời gian thực tập tôi được giữ lại làm việc. Đúng vào lúc ấy, tôi biết trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội đang tuyển nhân viên. Một chút niềm vui, rồi cân nhắc, đắn đo… Đã từ lâu, tôi muốn được tìm hiểu các kiến thức về giới và xã hội, tuy nhiên, để làm việc tại Trung tâm thì phải có vốn tiếng Anh, đặc biệt kỹ năng viết lách và nghiên cứu tài liệu. Dường như những yêu cầu này ngoài khả năng có sẵn của tôi. Thế là tôi bắt đầu trăn trở với hai vị trí… Liệu một chút hiểu biết về giới và phát triển xã hội và nhiệt tình có đủ giúp tôi hoàn thành công việc tại Trung tâm hay không? Càng nghĩ tôi lại càng thấy rõ bản thân tôi đã ngại khó, không dám dấn thân mà chỉ biết bằng lòng với cái mình đang có để được an toàn. Phải chăng tôi đang từ bỏ những cơ hội mà với sức trẻ và sự nhiệt tình, tôi hoàn toàn có thể làm được. Lại một lần nữa, tôi đến với Hoa Sen, chấp nhận thách thức để được trải nghiệm. Tôi nghĩ rằng, được làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội là một cơ hội để tôi tiếp xúc nhiều hơn với sinh viên, trước là để chia sẻ thêm những nhận thức về giới, và sau đó là phát triển những ý tưởng nhằm góp phần hướng đến bình đẳng giới một cách bền vững. Có lẽ, tôi là nhân viên có tuổi đời lẫn tuổi nghề nhỏ nhất tại trung tâm. Một tháng làm việc
  • 31. 31TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Tham gia hoạt động xã hội, chương trình Xuân Yêu Thương tại Đồng Tháp ( 01/2016) vừa qua, với tôi, mỗi ngày trôi qua đều đặc biệt. Tôi được tạo điều kiện để làm việc, không áp lực, không khắt khe, chỉ có sự thân thiện. Cô Dư tuy lớn tuổi nhưng không kém hài hước và sâu sắc trong cung cách làm việc, điều hành Phòng. Cô Thúy giản dị và gần gũi, là người tiếp thêm nhiệt huyết cho tôi khi chia sẻ với cô về những e ngại về khả năng viết lách kém cỏi của mình. Cô Hạnh vui vẻ, tận tụy, không ngại truyền đạt kiến thức và hướng dẫn cho tôi kỹ năng làm việc. Được làm việc tại Hoa Sen quả thật là một niềm vui lớn. Vì thế, tôi luôn mong muốn được góp sức mình vào sự phát triển của Trung tâm, chia sẻ và thể hiện những giá trị mà tôi đã hiểu từ khi còn là sinh viên Đại học Hoa Sen. NGUYỄN HOÀNG ÁNH LINH Ánh Linh nhận học bổng vượt khó năm học 2015 - 2016
  • 32. 32 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Năm 1991, tôi thấy Công ty SCITEC, nơi tôi đang làm việc chở về nhiều máy tính nên các anh, chị trong phòng Kỹ thuật và tôi phải lắp ráp, kiểm tra, chạy thử máy trước khi giao cho khách. Tôi còn nhớ thời điểm này, một chiếc máy tính này có giá từ 3.000 – 4.000 USD. Cuối cùng, tôi cũng biết đích đến của lô hàng này là trường Nghiệp vụ Tin học Hoa Sen, số 20 Lý Tự Trọng, Q1 - lắp ráp cho hai phòng (60 máy tính) có nối mạng Novell Netware 3. Bén duyên Hoa Sen Địa chỉ này cũng là ngôi trường cũ của tôi - Lasan Taberd, nên khi bàn giao máy tính cho trường Hoa Sen thì những kỷ niệm đẹp của 9 năm thời học sinh của tôi lại ùa về. Vì thế, tôi càng vui hơn khi được làm công việc này. Sau đó, tôi thường xuyên đến trường Hoa Sen để bảo trì máy tính. Nhờ tôi có chút năng khiếu, tôi sửa chữa máy tính rất nhanh. Vì vậy, trường hỏi tôi có thích chia sẻ kinh nghiệm lắp ráp và sửa chữa máy tính cho học viên hay không. Tôi đồng ý và trường mời tôi viết đề cương và dạy thỉnh giảng cho môn Lắp ráp_sửa chữa máy tính, và môn Sửa chữa các thiết bị ngoại vi (máy in, máy scan, nguồn UPS...). Tôi bắt đầu có ấn tượng với ngôi trường này vì việc dám đầu tư một cách bài bản cho một ngành nghề còn rất mới mẻ tại Việt Nam nói NGƯỜI THẦY ĐI CÙNG NĂM THÁNG
  • 33. 33TỎA NGÁT HƯƠNG SEN chung và TP.HCM nói riêng: trang bị cho mỗi học viên một máy tính, trong khi lúc ấy, giá một máy không hề rẻ. Cái duyên của tôi với Hoa Sen khởi đi từ đó. Chia sẻ giá trị Hiếu học, Hiếu tri Khi gắn bó lâu dài với trường, tôi thành thật nhận thấy tôi đã chia sẻ với Hoa Sen nhiều giá trị, trong đó nổi bật là: Hiếu học, Hiếu tri. “Đi cùng năm tháng” với Hoa Sen, tôi thật sự đã phát triển năng lực bản thân cùng với sự phát triển lớn mạnh của Hoa Sen. Giá trị này không phải dễ dàng tìm kiếm được ở nơi khác. Hoa Sen đã tạo điều kiện và thúc đẩy tôi luôn học hỏi, tiến về phía trước. Những điều mới mẻ tôi học được, tôi lại chia sẻ cho sinh viên, góp phần phát triển nhà trường. Khi bắt đầu dạy thỉnh giảng cho trường Nghiệp vụ Quản Lý Tin Học Lotus, tôi chỉ có bằng Trung cấp điện tử. Chính tại nơi này, tôi biết rằng mình cần phải học thêm nữa. Và tôi đã lấy bằng Cử nhân Anh văn năm 1999, lấy các chứng chỉ MCP (của Microsoft) năm 1999. Đến năm 2000, Phòng Công nghiệp Versailles Pháp có vận động các trường tặng cho trường Hoa Sen hai máy Oscilloscope, hai máy phát sóng mẫu để cân chỉnh monitor, đồng hồ đo VOM, cùng các trang thiết bị khác... đầy đủ cho một phòng thực hành sửa chữa điện tử. Lúc đó, tôi được tuyển dụng chính thức vào Hoa Sen và được cử đi Pháp học 3 tháng để sử dụng các thiết bị này (từ tháng 5/2000 đến tháng 8/2000). Xin chia sẻ thêm, tôi đã quyết định về trường Hoa Sen với mức lương 3 triệu đồng, trong khi nếu tôi làm việc ở một công ty khác thì mức lương của tôi là 3,5 triệu đồng rồi. Sự chênh lệch về thu nhập này có ý nghĩa nhất định đối với gia đình tôi nhưng vì sao tôi lại chọn Hoa Sen? Tôi thuyết phục gia đình chính vì tôi đã nhìn thấy sự ổn định và phát triển của ngôi trường này. Đến khi làm việc ở Khoa Khoa học và Công nghệ thì tôi đã học để lấy bằng Cử nhân Công nghệ thông tin vào năm 2008. Kế hoạch tiếp theo là tôi sẽ học lên Thạc sĩ, nhưng hiện nay điều kiện sức khỏe không cho phép nên tôi chưa thực hiện được. Sau đó, tôi chuyển về Khoa Đào tạo chuyên nghiệp. Khoa có nhiều ngành thiết kế nên tôi đi học thêm lấy Chứng chỉ Nhiếp ảnh 3 cấp độ và hiện nay đang theo học để lấy Chứng chỉ Họa viên kiến trúc cao cấp. Quý đồng nghiệp có ai đã từng “đi tìm hiểu” xem trường của chúng ta có đường dây chạy điểm hoặc đổi tiền, đổi tình lấy điểm chưa? Tôi thì có tìm hiểu, nhưng chưa tìm ra được đường dây chạy điểm này… và đây là giá trị mà tôi thích nhất. Năng động, sáng tạo Giá trị kế tiếp khiến tôi tâm đắc để gắn kết với Hoa Sen là: sự năng động và tính sáng tạo. Tôi có một số sáng kiến trong lĩnh vực của mình, đều được Hoa Sen trân trọng sử dụng. Khi được thừa nhận, tôi lại có thêm năng lượng và động cơ để tiếp tục sáng tạo. Các đề cương mà tôi soạn và dạy, trực tiếp và gián tiếp, nhà trường đều có sử Thầy Ngô Hùng Dũng trong một lớp học năm 1999
  • 34. 34 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN phải dạy thay cho thầy Ngọc cho đến khi thầy mất trong 3 tháng. Thù lao dạy trong thời gian này, hơn 2/3 tôi gửi vào Quỹ do Công đoàn vận động để hỗ trợ cho thầy Ngọc chữa bệnh. Tôi nghĩ rằng đó là lương của thầy, điều mong ước lớn nhất của tôi là thầy Ngọc vượt qua bệnh tật để tiếp tục giảng dạy. Thầy Ngọc là một giảng viên được đồng nghiệp, sinh viên yêu quý. Thầy bệnh nặng, cả trường tập trung lo liệu, chăm sóc vì gia đình thầy neo đơn. Tôi nhớ mãi điều này vì đó là cái tình rất lớn của “người Hoa Sen” mà tôi cảm nhận được. dụng. Năm 2001-2002, tôi là tổ trưởng dự án cải tạo lưới điện cho Trường, vì trường thường xuyên bị cúp điện do quá tải. Sau khi dự án được nghiệm thu, tôi nhận phần thưởng 900.000 đồng, anh Minh và anh Tuyến được thưởng 600.000 đồng. Hệ thống điện này hoạt động ổn định cho tới khi ngôi trường cũ đập đi để xây lại ngôi trường mới khang trang như hiện nay. Quản lý email là nổi ám ảnh cho nhân viên Phòng Quản trị thông tin. Trong những bài giảng dạy tôi có giới thiệu cho sinh viên đăng ký sử dụng Email của Google dành cho doanh nghiệp, mà hiện nay trường của chúng ta vẫn đang sử dụng Gmail này. Các điện thoại màu đen mà quý đồng nghiệp đang sử dụng hiện nay ở các phòng ban đã có trong đề cương môn học VoIP mà tôi đã biên soạn từ năm 2003-2004 ở Khoa Khoa học và Công nghệ. Từ năm 2006 đến 2011, gần như trên 80% video clip của trường Hoa Sen là do tôi tình nguyện ghi lại làm kỷ niệm cho trường. Và hiện nay thì tôi đang theo đuổi Elearning và máy in 3D để phục vụ việc giảng dạy. Cái tình còn ở lại Tôi muốn nói đến cái tình ở Hoa Sen. Khi bảo trì máy tính tại Hoa Sen, tôi thường làm việc với anh Tuyến, nhân viên phụ trách trang thiết bị thời điểm năm 1995. Hiện nay, anh bị tai biến, mất sức lao động. Tôi còn có kỷ niệm đáng nhớ với một người đồng nghiệp khác, đó là thầy Đặng Văn Ngọc, người đã đi xa vì bạo bệnh năm 2012. Thầy là người ham học hỏi và tận tụy, hết lòng với đồng nghiệp, sinh viên. Thầy thường trao đổi với tôi về các thiết bị mới sử dụng trong văn phòng. Vì thế, tôi và thầy Ngọc rất gắn bó và quý mến nhau. Khi thầy Ngọc bị bệnh đột xuất nên tôi NGÔ HÙNG DŨNG Thầy Ngô Hùng Dũng hướng dẫn sinh viên lắp ráp máy tính (năm 2000)
  • 35. 35TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Tôi có may mắn dự Hội chợ “Vòng tay yêu thương” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức nhằm gây quỹ để đưa một số học sinh nghèo, học giỏi được tham quan Đà Lạt vào dịp nghỉ hè. Mục đích vận động rõ ràng, nhưng hình thức tổ chức thì khá mới lạ, ít nhất là lạ đối với tôi. Tại phiên chợ này, nhiều sản phẩm cũ và mới được bày bán. Vật phẩm cũ là quà tặng của những người muốn ủng hộ chương trình, có thể là những vật dụng đã dùng nhưng vẫn còn giá trị sử dụng, cũng có thể là những tặng phẩm được để dành từ rất lâu. Toàn bộ tiền bán vật phẩm được sử dụng cho chương trình. Ngoài ra, còn có phần đấu giá các vật phẩm có giá trị và chính việc đấu giá đã mang lại những số tiền lớn, ngoài dự kiến của Ban tổ chức (BTC). Học tập mô hình này, năm 2012, Công đoàn trường Đại học Hoa Sen đã phát động chương trình “Nối vòng tay yêu thương” vào cuối năm. Ý tưởng đã có, nhưng thật sự, chúng tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào? Chưa ai có một hình dung rõ ràng. Cuối cùng, “vượt chướng ngại vật”, BTC bắt đầu thu nhận vật phẩm, từ những vật rất nhỏ ( vòng đeo tay, kẹp, nơ, dây chuyền…) đến các thiết bị (điện thoại, máy xay sinh tố…), có cả sách, CD nhạc…Nhờ sự trợ giúp của phòng Quản trị Thông tin, chúng tôi đã có thể mua bán online, up hình, “sản phẩm đã bán” dần trở thành cụm từ quen thuộc của chúng tôi. Vật phẩm ngày càng nhiều, sức mua cũng tăng nhanh nhưng vì giá trị sản phẩm thấp nên tổng số tiền thu được không bao nhiêu mà BTC thì quá vất vả, vì chúng tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm, chỉ có…tấm lòng thì dường như chưa đủ! Chợ online này cũng đã “ngốn” nhiều thời gian của chúng tôi nên dần dần, có vẻ ai cũng bắt đầu ngán ngại. VẠN YÊU THƯƠNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH,
  • 36. 36 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Khi cả trường chuẩn bị nghỉ Tết, chúng tôi có buổi Tổng kết năm học diễn ra tại Khu Du lịch Bình Quới. Đây là dịp để chúng tôi tổ chức đấu giá một số vật phẩm có giá trị, và cũng lại là lần đầu Hoa Sen đấu giá. Các MC đều bối rối nhưng cuối cùng, mọi việc vẫn diễn ra khá suôn sẻ. Cây kiếm Nhật của người đồng nghiệp thân thương, là vật phẩm đấu giá thành công nhất với số tiền trên 30 triệu đồng, chắc ở nơi xa xôi, anh Đặng Văn Ngọc cũng mãn nguyện. Từ tiền vận động được, chúng tôi đã đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội Chánh Phú Hoà (Bến Cát, Bình Dương) để thăm, tặng quà, gửi bao lì xì cho các cụ ông, cụ bà, không người nuôi dưỡng, đang sống tại đây. Món quà tuy nhỏ nhưng từ khâu chuẩn bị cho đến khi tiếp xúc thực tế đã khiến chúng tôi hiểu rõ hơn về chương trình, ý nghĩa của những việc làm tuy nhỏ mà vẫn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Chúng tôi tiếp tục đi thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn ở Tân Phú ( Bến Tre). Chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng cho cả đoàn. Tận mắt chứng kiến sự cơ cực, tình trạng bệnh tật của một số người, anh chị em đã đóng góp “tại chỗ” thêm mà vẫn thấy “lòng nhiều mà của ít”. Năm 2014, Công đoàn tổ chức thăm Khoa Nhi của Trung tâm Ung Bướu, nơi được “mệnh danh” là “địa ngục trần gian”. Trước mắt chúng tôi là những em nhỏ mắc bệnh nan y, chưa đủ khôn lớn để hiểu về chứng bệnh quái ác ấy, cha mẹ đành sống với con chặng đường cuối. Trợ cấp cho những gia đình khó khăn nhất, một số tiền nhỏ, rời nơi này, chúng tôi không khỏi băn khoăn: quả thật, sự giúp đỡ quá nhỏ nhoi so với những gì các em đang phải gánh chịu. Kết hợp với Đoàn Thanh niên, Công đoàn còn vận động để tặng 15 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo huyện Gò Quao (Kiên Giang) trong chương trình “Tiếp bước đến trường”. Sống giữa nơi thị thành, không biết đến nơi xa xôi mà muốn đến trường, phải vượt mấy chục cây số đường dài, quả thật, là điều thiếu sót. Hãy chia sẻ niềm vui với các em khi được sở hữu chiếc xe đạp, món quà quý giá, thỉnh thoảng ẩn hiện trong mơ. Từ năm 2012 đến 2015, Chương trình đã vận động được: 270.000.000 đồng với sự đóng góp của giảng viên – nhân viên (GV – NV), cựu sinh viên, một số nhà hảo tâm. Và được sự giới thiệu của GV – NV trường, dựa vào hoàn cảnh thực tế của một số cơ sở, năm 2015, Công đoàn đã tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Gò Vấp. Đa số trẻ nơi đây bị bại não (mức Công tác chuẩn bị cho hoạt động từ thiện tại BV Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh
  • 37. 37TỎA NGÁT HƯƠNG SEN các chương trình thiện nguyện: • Nâng cấp nền trường Mẫu giáo xã An Hiệp 1 (Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) • Mua dụng cụ và dược liệu cho phòng khám từ thiện chùa Phước Thạnh (Ninh Thuận) • Tặng thùng chứa nước cho GV trường tiểu học Hòn Mấu (Kiên Giang) • Thăm mái ấm Đức Quan (Bến Tre) • Ủng hộ đồng bào miền Trung, với tổng số tiền gần 200 triệu đồng. Mong sao vòng tay ngày càng rộng, yêu thương ngày càng lan tỏa để nhiều người được san sẻ, hạnh phúc đơm hoa, kết trái và chia sẻ với cộng đồng mãi mãi là định hướng đúng đắn của Hoa Sen. được sao mà khiêm tốn đến vậy. Ngoài ra, tiền vận động được từ chương trình còn được chia sẻ với các GV – NV gặp khó khăn đột xuất. Sự trợ giúp tuy không lớn nhưng thể hiện được những tấm lòng Hoa Sen và điều đó, khiến mái nhà Hoa Sen thêm ấm áp, nghĩa tình. Cho đến nay, chương trình vẫn được duy trì, ngày càng có thêm nhiều thành viên và số tiền vận động ngày càng tăng lên đáng kể. Trong năm 2015, đã thực hiện độ nặng – nhẹ khác nhau) được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo dù có những trường hợp hầu như không tri giác. Cuộc sống tại Trung tâm vẫn trôi qua từng ngày, hầu như không có điểm chung với sự xô bồ, tất bật thường nhật của chúng ta. Hãy một lần đến đây… Giáp Tết, chúng tôi đã đến tặng quà cho đồng bào nghèo ở xã Tà Thiết (Bình Phước), căn cứ địa năm xưa. Đồng bào còn nghèo lắm, một lần nữa, không cam lòng vì những gì chúng ta làm BÙI TRÂN THÚY Hoạt động từ thiện tại chùa Vạn Đức - tỉnh Bến Tre Hoạt động từ thiện tại chùa Vạn Đức - tỉnh Bến Tre
  • 38. 38 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Mỗi lần về quê, tôi vẫn còn có cảm giác của gần 20 năm về trước. Vùng đất khô cằn với nắng rát, với những con người nhìn bề ngoài, sự khắc khổ hiện rõ trên khuôn mặt. Lúc đó, tôi còn là cô bé bán hàng ở ngoài chợ. Không có điều kiện để đi học tiếp sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đành tạm gác việc học để ra chợ bán hàng. Một phần để đỡ phần chi phí cho bố mẹ vì nhà còn 4 chị em đang đi học. Phần thì con đường lầy lội đã làm tôi trễ học liên tục nên ba tôi không muốn tôi phải khổ cực khi không biết sau này, học xong liệu có ai nhận tôi làm không? Hơn 3 năm nơi làng quê nghèo, mỗi sáng đi bán hàng, buổi chiều tôi đi mua hàng hoặc ở nhà phụ ba má lo cho các em ăn học. Gian hàng của tôi bán dép nhựa, mũ nón, các loại mỹ phẩm thường. Tôi nhớ lúc ấy vật giá và đời sống còn thấp. Mỗi món hàng tôi bán chỉ có lời từ 100- 200 đồng. Đối với những ông cụ, bà cụ, những người nghèo, tôi lại bán rẻ hoặc tặng cho họ. Vì thế, với 3 năm ròng rã buôn bán, cứ nghĩ sẽ kiếm được 1 số vốn để đi học lại nhưng chỉ đủ ăn. Ba nói với tôi: “Tính con cứ thấy ai tội nghiệp rồi bán rẻ hoặc cho thì không có dư dả, giàu có được. Phải chi con đi học như bạn bè thì giờ con cũng sắp ra trường rồi !” Câu nói của ba làm tôi suy nghĩ. Tôi quyết định quay trở lại với việc học. Phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào đây? Sau gần 4 năm ở chợ, chữ nghĩa bay đâu hết rồi. Dịp ấy, may mắn tôi gặp được 1 thầy giáo dạy Toán, là bạn của chị tôi. Thầy nói: “Em đã học rồi thì không quên đâu, em đang xếp chữ nghĩa vào một góc nào đó, em sẽ dễ lấy ra lại thôi”. Tôi bắt đầu có niềm tin nên quyết định vừa ôn thi vừa đi bán hàng. Bao năm ở nơi quê nghèo, tôi hiểu rất rõ cái khó cái khổ của người dân miền Trung, nơi khô cằn với “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này. Chính vì thế, tôi luôn tự đặt câu hỏi:“Làm sao để dân mình bớt khổ nếu chỉ giúp họ bằng cách bán hàng giá rẻ cho họ là chưa đủ!”. Tôi nghĩ nếu học Đại học, biết đâu sau này, ra trường tôi sẽ giúp họ được nhiều hơn. TRẦN THỊ MỸ QUYÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CƠ DUYÊN VÀ NIỀM ĐAM MÊ
  • 39. 39TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Nghĩ vậy, tôi càng có động lực để quyết tâm ôn thi. Rồi ngày vào Đại học như mong ước của tôi cũng đến. Xếp lại gánh hàng để vào Sài Gòn, tôi đã để lại cho những người mua hàng vẫn chưa trả tiền cho tôi một số tiền không nhỏ, nhưng với tôi, đó là món quà chia tay. Tôi ra đi mang theo gần 2 triệu đồng, kết quả cả vốn và lãi sau gần 4 năm buôn bán để vào Đại học. Những ngày đầu, tôi được một nhà báo phỏng vấn, bây giờ ông ấy vẫn còn nhớ và nhắc lại. Ông hỏi tôi tại sao lại vào đại học và đi học xa với hoàn cảnh khó khăn từ thể chất đến vật chất. Tôi chỉ cười và trả lời: “Tôi hy vọng giúp được nhiều người khó khăn, những hoàn cảnh bất hạnh như tôi và trả hiếu cho ba mẹ”. Tôi đâu ngờ nơi thị thành này quá phồn hoa, mọi chi phí đều rất cao, không như tôi tưởng. Tôi chới với, lạc lõng giữa dòng người xuôi ngược. Nhưng rồi 4 năm Đại học cũng qua. Tôi dạy kèm, kiếm thêm tiền trang trải và tham gia công tác từ thiện với các anh chị trường Tin học quản lý Hoa Sen (nay là trường Đại học Hoa Sen). Tôi mong muốn chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn mình. Quan trọng hơn, tôi có cơ hội học hỏi thêm nghị lực từ những người rất phi thường, dù họ không may mắn. Điều ấy đã cho tôi thêm sức mạnh, niềm tin để có thể làm được nhiều việc. Khi ra trường, tôi quyết định về lại quê Quảng Nam để làm từ thiện nhưng cơ quan từ thiện xã hội không nhận người trẻ, chỉ có người già nghỉ hưu thôi. Thế là, một lần nữa tôi quyết định quay lại nơi thị thành. Tôi xin vào dạy học ở trường Khuyết tật Q.4, TPHCM. Nơi đây, tôi đã giúp đỡ những em bất hạnh học được cái chữ, học được cách sống. Tôi lập gia đình và sanh con. Vì con tôi còn nhỏ không gởi được nên tôi phải ở nhà và nghỉ dạy ở trường khuyết tật. Đây là một quyết định làm tôi đau lòng. Một năm sau, tôi về làm ở phòng Đào tạo trường Đại học Hoa Sen. Lúc đầu, tôi hơi lo vì trong môi trường làm việc của những người bình thường, e rằng, tôi sẽ ít có cơ hội tham gia công tác xã hội, không có cơ hội giúp những người khó khăn hơn mình. Nhưng tôi đã lầm. Chính Hoa Sen đã giúp tôi thực hiện ước nguyện, thỏa được niềm đam mê vì đã được chia sẻ cùng cộng đồng. Người ta thường nghĩ chỉ làm công tác xã hội khi bản thân là người giàu có, khá giả mới giúp được người khác. Mang vật dụng, tiền bạc cho những người nghèo là làm công tác xã hội. Chưa hoàn toàn đúng. Bởi vì, không biết bao nhiêu mới là đủ, là dư? Ông bà ta có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Chia sẻ, sẻ chia ngay khi chúng ta gặp, ngay khi chúng ta biết và ngay khi có thể làm. Đừng để trái tim ta nguội lạnh trước những hoàn cảnh, mảnh đời. (Dĩ nhiên cũng phải bình tĩnh suy xét, cân nhắc, kiểm tra, tránh trường hợp bị lừa đảo). Với niềm đam mê những công việc sẻ chia cùng cộng đồng, tôi được mời làm đại diện cho hội VNED. Tôi đã có dịp tìm hiểu và học hỏi rất nhiều về cách làm công tác xã hội của họ. Từ kinh nghiệm ấy, tôi đã thành lập nên Nhóm Tình Thương, một đội công tác xã hội của trường, với sự gởi gắm niềm tin từ cô Hiệu trưởng. Bản thân tôi thì mong muốn thực hiện các kinh nghiệm đã học được trong chuyến đi Pháp với hội VNED.
  • 40. 40 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Mới đó mà đã 10 năm hoạt động. Nhóm Tình Thương đã cùng tôi tổ chức được rất nhiều chương trình. Tên của nhóm dần trở nên quen thuộc với nhiều người, nhiều cộng đồng. Từ những quà Tết, cây mùa xuân, đêm rước đèn, những buffet chia sẻ ấm áp, ý nghĩa. Những chuyến đi không ngại đường xá xa xôi trong mùa mưa bão, chúng tôi đã mang những món quà trao tận tay bà con. Niềm vui thật khó tả. Chúng tôi được biết đến không phải là thương hiệu, mà khi nhớ đến chúng tôi, thầy cô, anh chị đồng nghiệp, sinh viên đều biết là chúng tôi đang mang yêu thương chia sẻ với người khó khăn. Rồi thế hệ sinh viên ra trường tiếp nối những thế hệ khác, đã cùng chúng tôi mang đến những món quà cho những mảnh đời bất hạnh. Chúng tôi đã nhận được những lời cảm ơn trong niềm vui hòa nước mắt khi trao ngôi nhà tình thương do chính công sức của chúng tôi. Không phải chương trình chỉ có ý nghĩa là những món quà chúng tôi cho đi, mà từng thành viên của nhóm, các thế hệ sinh viên, khi tham gia chương trình đã ngày càng trưởng thành hơn. Kể cả khi đã tốt nghiệp, có chỗ đứng trong xã hội, các bạn vẫn tiếp tục truyền lửa cho những đàn em hoặc những đồng nghiệp tham gia các chương trình của nhóm. Và không vắng mặt trong các chương trình dù công việc bận rộn. Tôi nhớ một lần, khi vận động quyên góp để cứu trợ đồng bào miền Trung, do thời gian gấp rút nên chúng tôi không kịp tổ chức chương trình như mọi lần mà quyết định mang thùng quyên góp vào tận lớp, với thông điệp: “Sẽ mang những tình cảm chia sẻ của thầy cô, sinh viên, anh chị đến tận tay bà con miền Trung”. Nhiều lần, các bạn chỉ mới đến trước cửa lớp, thấy giảng viên đang say sưa giảng bài nên không dám vào. Vậy mà, có giảng viên vẫn ra mở cửa, biết đó là chương trình của nhóm Tình thương. Các thầy cô không những cho phép thành viên của nhóm vào lớp mà còn vận động các bạn trong lớp cùng ủng hộ. Tôi hạnh phúc vì việc sẻ chia đã lan tỏa rộng khắp toàn trường, và được tập thể Hoa Sen ủng hộ. Nhìn lại chặng đường 10 năm, tuy không quá dài nhưng cũng đem đến cho tôi những cảm xúc thật khó tả. Tôi vui trong niềm vui của những mảnh đời khốn khó. Mừng khi họ có nhà như mình đang được cùng họ. Nhóm Tình Thương cùng tôi mang đến cho bao thế hệ SV Hoa Sen một hành trang vào đời. Đó là việc chia sẻ lan tỏa trong cộng đồng sinh viên, lan tỏa đến xã hội. Giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cách sống biết sẻ chia, góp phần thực hiện chủ đề năm học của trường “Sống tử tế” để có thể vươn xa hơn nữa “Kết nối năm châu” nhưng vẫn không quên nhiệm vụ “Học đàng hoàng” cho có một tương lai tốt đẹp. Tôi cảm nhận được giá trị đích thực của việc tham gia công tác xã hội là cho đi chính là nhận lại niềm vui như câu slogan của nhóm: Yêu thương cho đi là yêu thương không bao giờ mất Chia sẻ là niềm đau vơi đi một nửa và hạnh phúc nhân đôi.
  • 41. 41TỎA NGÁT HƯƠNG SEN DẤU ẤN HOA SEN CUỘC THI ẢNH: Giải nhất: Ký ức về những năm tháng đầu tiên của đời sinh viên Hoàng Thị Thanh Trúc, Lớp VP11 Giải nhì: Một thời đã xa - Lễ tốt nghiệp 1996 Huỳnh Thị Phi Ánh, Lớp VP963B Giải ba: Ký ức lại ùa về một lần nữa Trần Hải Đông, Lớp VP05A1 Nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Trường, Ban Quan hệ Cựu sinh viên Hoa Sen phối hợp cùng Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Hoa Sen tổ chức cuộc thi ảnh “Dấu Ấn Hoa Sen”. Dưới đây những tác phẩm đạt giải và một số tác phẩm dự thi.
  • 42. 42 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Ảnhdựthi:Tresắp“già”,liệumăngcókịp“mọc”? PhanMinhTrí,lớpVT091 Ảnh dự thi: Hoa Sen – Không gì là không thể ! Trần Mạnh Tuấn, lớp VT071A/ VT112L Giải bình chọn: Hoa Sen cho tôi một... tình bạn quý giá Tôn Nữ Anh Trâm
  • 43. 43TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Ảnh dự thi: Hoa Sen và ký ức Nguyễn Huy Cường, lớp QL-95.1 Ảnh dự thi: Hoa Sen - Tuổi thanh xuân của tôi ! Nguyễn Thị Thanh Hương, lớp KT10 Ảnh dự thi: Hoa Sen, nơi giúp tôi phát triển bản thân một cách toàn diện ! Nguyễn Hoàng Tùng, lớp KT10 Ảnh dự thi: Hoa Sen – Nơi ngọn lửa tuổi trẻ bùng cháy mãi mãi ! Nguyễn Trí Tín, lớp TC101
  • 44. 44 TỎA NGÁT HƯƠNG SEN CỰU SINH VIÊN HOA SEN TẢN MẠN CÙNG Khi bản thân tôi quyết định khởi nghiệp – tức là chấp nhận bước vào một môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt và cạnh tranh. Chính nhờ những kiến thức chuyên ngành vững chắc mà tôi lĩnh hội được từ các thầy cô giảng viên Hoa Sen bằng tất cả sự tận tụy và lòng yêu nghề, đã giúp tôi chèo lái con thuyền của mình vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Hoa Sen với tôi không chỉ là một nơi chốn để hoài niệm, để nhớ nhung, để ra đi và trưởng thành, mà còn là một gia đình thân thương. • Cựu sinh viên ngành Marketing • Niên khóa: 2007 - 2011 • Nguyên Phó bí thư Chi đoàn MK071 • Đơn vị công tác: Công ty TNHH Khóa Vàng • Chức vụ: Giám đốc Nguyện vọng trước của tôi là được học ngành Kế toán, nhưng sau khi được thầy Quốc (nguyên trưởng khoa Quản lý – trường Nghiệp vụ Tin học Quản lý Hoa Sen) tư vấn nên học ngành quản lý thông tin sẽ hay hơn. Học về lập trình và phầm mềm thôi thì chưa đủ, thế là một thời gian dài, anh em tụi tôi rủ nhau đi học lỏm thêm phần cứng máy tính của thầy Dũng để thỏa niềm đam mê được đi “ráp máy tính!” (Cười). Hoa Sen đã dạy tôi rằng, để vượt qua thử thách thì cần có động lực và mục tiêu rõ ràng. Để có được thành công như ngày hôm nay, tôi đặt mục tiêu và vươn tới nó với lòng kiên nhẫn và quyết tâm cao độ. • Cựu sinh viên ngành Quản lý • Niên khóa: 1995 - 1997 • Nguyên lớp trưởng lớp QL95 • Đơn vị công tác: FPT Telecom • Chức vụ: Giám đốc chất lượng – TT Quản lý đối tác FPT Nguyễn Công Khanh Nguyễn Huy Cường 44 TOẢ NGÁT HƯƠNG SEN
  • 45. 45TỎA NGÁT HƯƠNG SEN Quãng thời gian sinh viên ai cũng chỉ có một lần trong đời, nên hãy để ngọn lửa tuổi trẻ trong bạn bùng cháy lớn nhất có thể. Và bởi vì “mọi tòa nhà đều được xây dựng từ những viên gạch nhỏ nhất”, cho nên hãy học tập và rèn luyện bản thân từ những việc tưởng chừng như đơn giản nhất. Hãy vững tin vào những điều bạn làm, đừng ngần ngại bất kỳ điều gì cả. “Believe that you will succeed – and you will!” - Dale Carnegie. Hãy biết trân trọng từng giây phút ở hiện tại khi bạn còn là sinh viên, bởi lẽ “đời” sẽ không cho bạn nhiều cơ hội để thay đổi như ở trường học. Không có gì là cho không, bạn phải tham gia và trải qua rất nhiều hoạt động khác nhau thì bạn mới tích lũy được “tài sản” cho riêng mình.Quãng thời gian học tập cũng như tham gia rất nhiều đội nhóm và cuộc thi lớn nhỏ khác nhau tại Hoa Sen đã tạo nên một tôi như ngày hôm nay: mạnh mẽ và quyết đoán! • Cựu sinh viên ngành Kế toán • Niên khóa: 2011 - 2015 • Đơn vị công tác: Lune Production • Chức vụ: Chuyên viên kinh doanh • Cựu sinh viên ngành Quản trị khách sạn • Niên khóa: 2009 – 2013 • Nguyên chủ nhiệm CLB SIFE, học bổng Amcham 2011 • Đơn vị công tác: Total • Chức vụ: MCO Market Segment Manager Để nói về điều mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất ở Hoa Sen, tôi sẽ tóm tắt bằng những từ sau: Xóa bỏ mọi khoảng cách, Tôn trọng sự khác biệt, Đề cao tính nhân văn & vì cộng đồng. • Cựu sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng • Niên khóa: 2010 - 2014 • Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thời Trang & Mỹ Phẩm Âu Châu (ACFC) • Chức vụ: Chuyên viên kinh doanh Tôn Nữ Anh Trâm Nguyễn Trí Tín Châu Hồng Đức 45TOẢ NGÁT HƯƠNG SEN
  • 46. 46 TẢN MẠN HOA SEN Tôi còn nhớ mãi lần đầu tiên tôi có mối liên hệ với trường Đại học Hoa Sen. Đó là cách đây vào khoảng mười năm, lúc trường Đại học Hoa Sen còn ở đường Cao Thắng. Vào thời đó, tôi đang cộng tác với Thời báo Kinh tế Sài Gòn với một số bài viết về kinh nghiệm thương thuyết ở bốn phương trời. Những bài này nhận được sự quan tâm của nhiều người, trong đó có các bạn ở Đại học Hoa Sen. Thầy, trò đều năng động Em Vân Anh, ở Phòng Hỗ trợ sinh viên của Đại học Hoa Sen, đã gọi điện thoại cho tôi (tôi cũng không biết làm sao em tìm ra số điện thoại!) và một cách rất hồn nhiên, mời tôi làm diễn giả cho một hội thảo nho nhỏ của các em sinh viên. Khi hội thảo diễn ra, tôi rất ngạc nhiên là các em sinh viên đến dự khá đông. Ngạc nhiên hơn là Vân Anh đã tìm đâu ra hình ảnh của tôi để làm một bích chương rất đẹp. Thế rồi trong buổi hội thảo, tôi lại càng thú vị hơn khi thấy sinh viên Hoa Sen rất hồn nhiên, dạn dĩ, không ngại đặt câu hỏi. Và ngay sau khi buổi nói chuyện kết thúc, các em xin mời tôi dùng cơm trưa. Hình MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC DỄ THƯƠNG, DỄ MẾN GS. Phan Văn Trường phát biểu tại Lễ tốt nghiệp lần thứ 28 (tháng 6/2016)
  • 47. 47TẢN MẠN HOA SEN ảnh của Vân Anh cũng như của các em sinh viên hôm ấy thật quá vui tươi, đơn giản mà lại gần gũi. Tôi không khỏi ngạc nhiên với sự đón tiếp đó, vì sinh viên tại nước ngoài có lẽ không quen thân thiện với thầy cô như ở Hoa Sen. Tôi cũng có dịp làm việc với một số đông sinh viên Hoa Sen tích cực trong các công tác thiện nguyện. Một trong những nhóm từ thiện mà tôi biết là “Bạn Của Bé”. Sinh viên Hoa Sen tham gia trong nhóm này lại càng đặc biệt hơn nữa, năng động, vui vẻ, manh dạn chia sẻ, trao đổi, phóng khoáng và hầu như không e ngại với bất cứ vấn đề gì. Quả thật, đây là một khám phá đối với tôi. Và tôi đã giữ một mối liên hệ khá thường xuyên với các em, một số vẫn xin tôi lời khuyên nhủ khi cần, chủ yếu là trong việc lựa chọn nghề nghiệp và việc làm. Các Thầy Cô ở Hoa Sen cũng có những nét thật đặc trưng. Các bạn ấy luôn luôn có nụ cười trên môi, rất lễ độ, đặc biệt là, rất năng động. Có một điểm đáng ghi nhận là họ tỏ ra rất yêu nghề, rất tận tụy, và rất sẵn lòng. Tôi có cảm tưởng hễ có việc cần đóng góp thì họ giơ tay ủng hộ ngay. Trong cảm nhận của tôi, đây là một hiện tượng chỉ có thể thấy được trong một tập thể đặt tình đồng nghiệp lên trên hết, một tập thể có sự tín nhiệm hoàn toàn vào sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu. Một môi trường hạnh phúc Không gian Hoa Sen là một không gian mở, như là các trường Đại Học phải có. Đi đâu cũng cảm nhận được không khí học đường cũng như sự hiện diện của ông thần “kiến thức”. Có thể, vì Hoa Sen cao nhiều tầng nên kiến thức cũng sẽ được nâng cao lên mãi chăng? Nhưng điều tôi ấn tượng nhất vẫn là những nỗ lực không ngừng của Ban Giám Hiệu luôn hướng đến trách nhiệm đào tạo con em của đất nước. Không một hành lang nào, phòng làm việc nào có “mùi tiền”, mà ngược lại, từ trường Hoa Sen đã và đang lan tỏa không khí: “Tất cả cho học đường, tất cả cho sự trau dồi kiến thức”. Sách mà nhà trường đã quảng bá cho sinh viên là vô số, và đó là những tựa sách có giá trị được công nhận. Chính vì thế mà sinh viên Hoa Sen thường hay chia sẻ với tôi, họ cảm nhận và tự hào về những sự ưu ái mà nhà trường đã dành cho họ. Có lẽ Hoa Sen không phải là trường hợp duy nhất, chắc hẳn có nhiều trường đại học khác trên thế giới cũng đã hoạt động như thế. Từ Hoa Sen, tôi mong ước sao trên đất nước này, sinh viên Việt Nam nói chung sẽ tìm được hạnh phúc trong môi trường Đại học, ở thời điểm mà họ cần được khuyến khích và hỗ trợ nhiều nhất. GS. PHAN VĂN TRƯỜNG SinhviênHoaSenthânthiện,năngđộng
  • 48. 48 TẢN MẠN HOA SEN Những ngày tháng 7 của năm 2012 là những ngày khủng hoảng của chúng tôi vì sự sống của anh Đặng Văn Ngọc, giảng viên Khoa Đào tạo chuyên nghiệp, chỉ còn tính từng giờ. Từ Phòng Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Ngọc đã được chuyển về Trung tâm Y tế Quận 8, gọi là để… an dưỡng. Nhưng chỉ một ngày sau đó, đã phải cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy và đến ngày 14-7-2012 thì anh đã vĩnh biệt mọi người. Cho đi là hạnh phúc Nhân dịp nhìn lại chặng đường 25, tôi muốn có đôi điều chia sẻ về anh Đặng Văn Ngọc để giới thiệu cùng các đồng nghiệp mới về một người đồng nghiệp tử tế, đồng thời, cũng thành tâm tưởng nhớ anh, một người rất đỗi thân thương của tôi và cả đội ngũ Hoa Sen. Anh Ngọc là cựu học viên ngành Thư ký, từ khi trường còn là Trung tâm tin học và Quản lý Hoa Sen, anh về trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Anh ít nói nhưng rất vui vẻ. Khi ai có việc gì nhờ đến anh thì anh luôn hết sức nhiệt tình. Chúng tôi thường nhờ anh Ngọc giúp khi máy tính trục trặc, khi thì sửa chữa cái máy tính “khó bảo”, cũng có khi cài đặt một chương trình. Nói chung, ai có khó khăn gì, anh Ngọc cũng đều sẵn lòng. Khi tôi không biết đường đi từ chỗ nọ sang chỗ kia, tôi được Ngọc cung cấp ngay sơ đồ đường đi, tuyến xe bus và quả thật, khi còn làm việc cùng Khoa, chúng tôi có phần ỷ lại vào Ngọc. Kể cả cây bút lông viết bảng, tôi cũng nhờ Ngọc mua. Những cây viết ấy, tôi còn giữ đến bây giờ. Nếu có ai đó nhờ tìm giúp một quyển sách hay thì anh rất sẵn sàng mua tặng. Nhiều lần như vậy, khiến chúng tôi ngại, không dám nhờ. Anh thích quay phim, chụp hình và thích thay đổi máy “xịn” để chụp hình đẹp cho mọi người. Anh hạnh phúc với điều đó và không bao giờ nhờ người khác chụp hình cho mình. Tôi thật khó khăn mới tìm được vài tấm hình của anh để minh họa cho bài viết này. Cứ nhìn Ngọc thao tác trên máy tính, chụp hình, quay phim, tưởng như anh rất chuyên nghiệp và đặc biệt yêu nghề… Ngọc đã có đôi lần làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài và với ai, anh cũng hòa đồng mặc dù anh không phải là một người thích chia sẻ với người khác. Đặc biệt, đối với những đồng nghiệp mới, những đồng nghiệp trẻ thì anh đã hỗ trợ rất nhiều. Với sinh viên, thầy Ngọc nghiêm Thầy Đặng Văn Ngọc cùng đồng nghiệp NGƯỜI ĐỒNG NGHIỆP TỬ TẾ
  • 49. 49TẢN MẠN HOA SEN khắc, không bao giờ chấp nhận việc sinh viên đi trễ, về sớm, thiếu nghiêm túc trong thi cử nhưng lại rất sẵn sàng khi sinh viên có yêu cầu được hỗ trợ. Hoa Sen rất quen thuộc với hình ảnh thầy Ngọc quây quần cùng sinh viên, tận tình chuẩn bị máy móc cho các em trong các buổi bảo vệ, nhiệt tình giải đáp thắc mắc hoặc hướng dẫn các em tìm thông tin, tài liệu... Gia đình chỉ còn một mẹ già phải nuôi dưỡng nên anh nhận dạy nhiều lớp, thời gian anh Ngọc ở trường rất nhiều. Anh cũng sẵn sàng làm việc ở bất cứ cơ sở nào khi có yêu cầu. Đồng nghiệp nào thường làm việc ở Quang Trung và đi bằng xe của trường thì khó mà quên chỗ ngồi cạnh tài xế của một người đúng giờ như cái đồng hồ nhưng lại luôn quan sát xem còn thiếu ai không để gọi điện thoại nhắc nhở. Khi ai đó muốn tâm sự thì anh sẵn sàng lắng nghe, tếu táo cho bạn bớt buồn nhưng mấy ai hiểu được những ưu tư trong đời thường của anh? Mãi ấm áp tình người Một ngày thứ bảy, hay tin anh Ngọc bị tai biến phải cấp cứu, tôi không có ở TPHCM nhưng vẫn viết ngay một Thư kêu gọi, mong muốn nhận được sự ủng hộ của đội ngũ và sắp Người đồng nghiệp ấy sống chân thật, giúp đỡ, chia sẻ với mọi người không phải để được tuyên dương, khen thưởng mà chỉ vì tình người, vì bản tính của anh vốn như vậy. xếp chăm sóc vì anh không có người thân nào ngoài mẹ già cũng đang đau yếu và có người chăm sóc riêng. Thư viết vội vã trong tâm trạng bấn loạn của tôi, không ngờ đã nhận được sự chia sẻ nghĩa tình của gia đình Hoa Sen, gồm cựu GV-NV, GV-NV hiện đang làm việc, đang ở nước ngoài và đặc biệt là của các SV, cựu SV. Với số tiền trên 300.000.000 đồng, chúng tôi đã góp phần kéo dài sự sống cho anh Ngọc trong hơn 4 tháng. Tuy nhiên, những đóng góp vật chất ấy sẽ không đủ nếu không có nhiều đồng nghiệp (kể cả những người chưa biết mặt anh Ngọc) đã thay phiên nhau chăm sóc anh tại các bệnh viện. Thật không giản đơn khi phải thường xuyên túc trực hai người (đêm - ngày) và không thể tránh tình trạng, lúc thì quá đông, lúc khác, lại... không có ai. Cũng nhờ các tình nguyện viên và thân hữu luôn sẵn sàng “ứng chiến”, bất kể đêm ngày nên phòng của Ngọc luôn nhộn nhịp, chắc Ngọc cũng ấm lòng. Có bạn đã lấy phép năm để nghỉ, có bạn hết sức thu vén gia đình thì mới đến bệnh viện được. Không kể là bạn nam hay nữ, có rất nhiều bạn chưa từng nuôi ai ở bệnh viện nhưng cũng làm tốt công việc của mình, không chút e dè. Vì gia đình anh Ngọc đơn chiếc mà anh lại bệnh ngặt nghèo BÙI TRÂN THÚY nên cũng chưa có trường hợp nào GV bệnh mà bộ ba (Ban Giám hiệu, Công đoàn, Khoa ĐTCN) cứ phải họp liên tục. Quyết định nào cũng liên quan đến mạng sống của anh, chúng tôi thì không có chuyên môn, quan điểm của các bác sĩ thì cũng không thống nhất vì đây là một ca rất khó. Tất cả những cố gắng của chúng tôi cũng như sự phấn đấu kiên trì, không mệt mỏi của anh Ngọc không mang đến một kết quả tốt đẹp. Cuối cùng, một cuộc đời rồi cũng kết thúc, cả trường bàng hoàng thương tiếc. Tôi viết và đọc điếu văn tiễn biệt anh. Ngậm ngùi hiểu rằng, cuộc đời hữu hạn, mặc dù tình yêu thương thì vô hạn… Những bước đi của người đồng nghiệp tử tế và thân thương ấy không còn đồng hành cùng chúng tôi. Khoa ĐTCN trống một chỗ ngồi. Nhưng tấm lòng của anh, sự chân tình và nhiệt tình của anh, chúng tôi xin được chia sẻ để sống như anh cho ngôi nhà Hoa Sen mãi mãi ấm áp tình người.