SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 40
Panel 0
       Image of book cover


      “Anh Đặng Phong vốn được biết đến như một nhà nghiên cứu về lịch sử kinh tế. Nay anh bỗng xuất hiện ở lĩnh vực Hà Nội học, mà
như anh nói: thử làm chơi. Cái ‘chơi’ của một nhà khoa học thường vẫn là một cái chơi kỳ công và nghiêm túc.
        Mới đọc lướt qua, tôi đã cảm nhận được rằng một tác phẩm viết bằng hứng khởi và miệt mài cá nhân quả là có khác. Những say sưa
tìm tòi cùng những chi tiết được phát hiện đã truyền dẫn cảm hứng từ người viết sang người đọc. Hàng trăm sự việc xung quanh chỉ một
đường phố thôi cũng làm cho lịch sử ngàn năm Thăng Long càng thêm duyên dáng, hấp dẫn và càng đậm vẻ thân thương.”
                                                                                        Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam


       “Ngày nay phố Lê Duẩn có một dáng vẻ hết sức bình thường. Nó chẳng có những kiến trúc thanh lịch như Tràng Tiền hay cái sôi
động buôn bán như Hàng Bạc.
       Nhưng Đặng Phong đã chẳng chọn Hàng Bạc lẫn Tràng Tiền. Ông chọn Hàng Cỏ, tức là phố Lê Duẩn bây giờ… Xem xét kỹ hơn,
con phố mang đầy ý nghĩa lịch sử…”
                                                                       Trưởng đại diện Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Việt Nam


       “… Lịch sử Hà Nội là vấn đề lớn mênh mông, có bao nhiêu cuốn sách có lẽ cũng không nói hết được.
       … Hình như cứ càng nghiên cứu rộng thì rất có thể càng ‘xa’ Hà Nội. Vậy nên chăng, để khỏi chơi vơi giữa cái mênh mông ấy, hãy
‘zoom’ vào từng đường phố, từng khu chợ, thậm chí một vài ngôi nhà? Chính từ cái cảm quan ấy, một hôm tác giả thử bắt đôi chân mình đi
dạo trên một đoạn đường từ ngã tư Khâm Thiên cho đến đầu đường Lê Duẩn, chỗ giáp đường Điện Biên Phủ.
       Chỉ bấy nhiêu thôi, ngước nhìn hai bên, đã thấy vô số ‘lịch sử’ rồi.
       Chủ đề của cuộc chơi đã được quyết định…
       Phương pháp được lựa chọn là cắt lớp lịch sử…”


                                                                                                    Tác giả


Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                1
Hình số 1: Khu vực phía giữa đường Lê Duẩn trên ảnh chụp từ vệ tinh và bản đồ năm 1928.
                         1-Nhà của Tardieu trong khu vực trường Mỹ thuật ở ngã ba Đường Cái quan và Reinach (Trần Quốc Toản); 2-
                         Khu vực Đấu xảo bị bom Mỹ san phẳng năm 1944; 3-Khu vực bến xe Kim Liên ; 4-Sở Nhà Dầu.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                           2
I. KỂ TỪ NHÀ LÝ
       1. Đường Thiên Lý




                                                                                               Khi nước Việt giành được độc lập, các triều Đinh,
                                                                                       Lê đóng đô ở Hoa Lư, thì mối liên hệ giữa Hoa Lư với
                                                                                       Đại La như thế nào? Ngoài giao thông đường thủy, chắc
                                                                                       hẳn cũng phải có những con đường bộ nối Hoa Lư với
                                                                                       Đại La.
                                                                                             Tuy nhiên, cho đến tận cuối thế kỷ thứ XVIII, con
                                                                                       đường Thiên Lý từ phía Nam ra Thăng Long chưa hẳn là
                                                                                       đi thẳng qua cửa ô Đồng Lầm (mà sau này gọi là ô Kim
                                                                                       Liên) theo lối Quốc lộ 1 ngày nay. Ở đó, địa hình còn rất
                                                                                       lầy lội, nhiều đầm hồ, mùa mưa thường ngập úng. Trên
                                                                                       bản đồ này, thấy hệ thống đường xá còn rất thưa thớt,
                                                                                       trong đó đã có một con đường đi thẳng từ phía Nam lên
                                                                                       Cửa Nam thành Thăng Long (tương ứng với tuyến đường
                                                                                       Lê Duẩn ngày nay), và có ghi tên con đường đó là Thiên
                                                                                       lý đạo (千 里 道).
         Hình số 1: Thiên lý đạo (千 里 道) trên Bản đồ Bản đồ Thăng Long và ngoại vi
         trước thế kỷ XIX (lưu tại Thư viện Viện Thông tin - Khoa học xã hội Hà Nội,
         không rõ tác giả và niên đại)

Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                         3
Trên tấm bản đồ năm 1873, thì thấy phía
         Cửa Nam, phần lớn là làng mạc, đầm lầy. Xa hơn
         nữa chỉ là ruộng lúa bát ngát. Con đường qua cửa ô
         Kim Liên vào thành về nền tảng thì đã có rồi, nhưng
         chưa phải là con đường lớn.




                                                               Hình số 2: Bản đồ Hà Nội năm 1873




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                     4
2. Cửa Đại Hưng (Cửa Nam)


                                                                                                      Ngay khi vừa định đô, vua Lý đã cho đắp
                                                                                               thành Thăng Long. Thành có hình vuông theo bốn
                                                                                               phương đông, tây, bắc, nam. Cửa phía Nam được
                                                                                               mang tên Đại Hưng (大興).
                                                                                                       “Trong bốn cửa Hoàng thành, quan trọng
                                                                                               nhất là cửa Đại Hưng… Các quan từ ngoài vào
                                                                                               Hoàng thành chầu vua đều do cửa này. Trước cửa
                                                                                               Đại Hưng có dựng đình Quảng Văn, các vua nhà
                                                                                               Lý đôi khi làm lễ nghinh xuân ở đây. Cửa Đại Hưng
                                                                                               còn là nơi các quan làm lễ tuyên thệ với nhà vua…”
                                                                                                       Thời nhà Lê, cửa Đại Hưng được “dùng làm
                                                                                               lối ra vào chính của vua chúa, quan lại, các vị tân
                                                                                               khoa, nho sĩ, sứ giả và tất cả những ai có việc phải
                                                                                               đến Hoàng thành.”
                                                                                                       Vào năm 1782, Hải Thượng Lãn Ông nhận
                                                                                               xét:
                                                                                                        “Người qua kẻ lại như mắc cửi, xe ngựa ồn
                                                                                               ào.”
                                                                                                       “Áo mũ hào hoa phường phố đẹp
                                                                                                       Đình đài lầu quán nối trời xa…”




                  Hình số 4: Vị trí cửa Đại Hưng trên Bản đồ Thăng Long trước thế kỷ XIX


Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                       5
3. Khâm Thiên Giám




                                                    Nam Môn          Quốc Tử Giám         Tư Thiên Giám

                                             Hình số 4: Vị trí của Tư Thiên Giám trong Bản đồ thời Hồng Đức


        Nhà vua luôn cần một bộ phận theo dõi khí tượng, thủy văn, trăng sao. Sử nhắc tới cơ quan này từ thời nhà Lý với nhiều tên gọi: Tư
Thiên Giám, Khâm Thiên Giám... Có thể tìm thấy địa danh Tư Thiên Giám trên bản đồ Hồng Đức (được cho là vẽ vào năm 1490) nằm kề
sát với đường cái quan, mà ngày nay là chỗ phố Khâm Thiên giáp với đường Lê Duẩn.
        Theo Bùi Cơ Túc (Long Biên bách nhị vịnh) cho biết: “Đài Khâm Đức nằm cách một dặm bên ngoài mé đông nam thành, thuộc thôn
Khâm Đức, huyện Thọ Xương, là đài xem thời tiết, mây mưa của Khâm Thiên Giám. Dân thôn này đều thuộc Ty Chiêm hậu [cơ quan chuyên
về làm lịch], tục gọi là ngõ Khâm Thiên, nay đổi là thôn Khâm Thiên.”



Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                        6
4. Chùa Tiên Tích




       Hình số 5: Chùa Tiên Tích tại số 110 đường Lê Duẩn   Hình số 6: Bia có niên đại 1934 tại chùa   Hình số 7: Chùa Tiên Tích mới được nâng
       hiện nay (ảnh do tác giả chụp năm 1995)              Tiên Tích                                  cấp (2010)


        Tại số 110 đường Lê Duẩn, vẫn còn một ngôi chùa, gọi là chùa Tiên Tích cũng có từ thời Lý. Theo sử sách, chùa này được xây bên
hồ Kim Âu, rộng chừng mười mẫu. Nay chùa đã mất mà hồ thì còn, vậy nên đặt tên là hồ Kim Âu, nước sáng như gương, long lanh trong
vắt, đáng yêu vô cùng.
        Tục truyền, thời Lý có một Hoàng tử đi chơi ở vùng này bị lạc đường, may được một vị tiên đưa về cung. Từ đó, nhà vua sai dựng
chùa để tạ ơn.
        Hiện nay, trong chùa ngoài một quả chuông đồng có tên Tiên Tích tự chung còn có bốn tấm bia đá. Bia mang niên đại 1934 đề: “Từ
vương triều Lý đến nay, thời cuộc có biến thiên mà cảnh Phật càng rạng ngời hơn trước.” Từ khi Pháp xây ga Hàng Cỏ, cảnh giới nhà chùa
đã bị nhà ga lấn vào một phần đất ở phía sau, chỉ còn lại phần ngoài.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                        7
5. Hàng Cỏ




                                  Hình số 8: Vị trí của Tàu voi trong bản đồ 1866 (do Trần Huy Bá vẽ lại)



       Tiếp phía dưới chùa Tiên Tích, giữa những hồ ao, đầm lầy, có một khu đất tương đối cao, chung quanh cỏ mọc ngút ngàn. Người
dân ngoài việc đánh cá, mò cua, bắt ốc, còn kiếm sống bằng việc cắt cỏ đem bán và nộp cỏ cho Nhà nước để làm nghĩa vụ. Cỏ là nhu cầu
của Nhà nước để nuôi số voi và ngựa trong thành. Đặc biệt là voi cần rất nhiều cỏ. Theo bản đồ Thăng Long vẽ năm 1866 thì đến lúc này
vẫn còn khu tàu voi nằm ở phía Đông của Cột Cờ, tức là khoảng giữa vườn hoa V.I. Lenin và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện nay.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                            8
Hình số 9: Tên Ngõ Hàng Cỏ xuất hiện lần đầu trên bản đồ Hà Nội năm 1945 và tấm biển Ngõ Hàng Cỏ
                           tại số 108 đường Trần Hưng Đạo ngày nay



       Gọi là Hàng Cỏ, nhưng chắc chỉ là một bãi đất ven đường, xung quanh là đồng nước và những bãi cỏ mênh mông. Người ta cắt cỏ
xong, bán ngay ở rệ đường. Đã có bao nhiêu tên mới được đặt ở đây. Nhưng cái tên Hàng Cỏ đến nay vẫn ‘sống sót’ ở hai chỗ: Nhà ga Hà
Nội vẫn mang tên truyền thống là Ga Hàng Cỏ và còn một ngõ nhỏ ngay trước cửa ga, nơi số nhà 108 đường Trần Hưng Đạo rẽ vào, vẫn
mang tên Ngõ Hàng Cỏ.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                         9
6. Chàng cắt cỏ trở thành ông Tiến sĩ




                                          Hình số 10: Bia dựng ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484),
                                          trong đó có đề tên Bùi Xương Trạch đỗ Tiến sĩ


       Bùi Xương Trạch (裴昌澤)(1451-1529), vốn sinh ra trong một gia đình làm ruộng. Tên cúng cơm của ông chép bằng chữ Nôm là

Chạch (( ) trong gia phả họ Bùi.
        Cảnh nhà nghèo thúc giục cậu con trai vượt khó, ban ngày cắm cúi làm ruộng, ban đêm bắt đom đóm làm đèn đọc sách. Lớn lên, cậu
có tên trong sổ sai dịch, hàng tháng đến phiên thì gánh cỏ lên Kinh.
        Trung thu năm 1477 có nguyệt thực, chàng trai 26 tuổi tên Chạch gánh cỏ lên đến Kinh, gặp đúng dịp vua Thánh Tông nhà Lê mở
cuộc thi thơ Nôm với chủ đề “Trung thu không thấy trăng”. Bài thơ thử tài của chàng gánh cỏ đã lọt vào mắt xanh của nhà vua: chàng được
miễn mọi việc thuế má, sưu dịch để chuyên tâm việc học. Qua năm sau (1478), ông đậu Tiến sĩ ở tuổi hai mươi bảy. Phú quý sinh lễ nghĩa,
chữ Chạch nôm na rất có thể được lột xác thành Xương Trạch có nghĩa là phúc lộc dồi dào. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được bổ vào Hàn Lâm
viện, sau đó được thăng chức Thượng thư Bộ Binh rồi Tế Tửu Quốc Tử Giám.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                     10
7. Quảng Văn đình

                                                                                                    Từ thời nhà Lý, trước cửa Đại Hưng, có một nơi ban bố
                                                                                           những pháp lệnh của triều đình, nơi giảng giải những điều hay
                                                                                           lẽ phải cho dân chúng, cũng là nơi niêm yết danh sách những sĩ
                                                                                           tử thi đậu.
                                                                                                    Năm 1491, Lê Thánh Tông cho xây ở chính vị trí của
                                                                                           chợ Cửa Nam hiện nay một ngôi đình để làm nơi treo các pháp
                                                                                           lệnh trị dân. Làm xong, ban tên là Quảng Văn đình.
                                                                                                    Đình Quảng Văn còn liên quan với Bùi Xương Trạch,
                                                                                           là người chấp bút Quảng Văn đình ký vào năm 1493:
                                                                                                    “… Nay nhà vua lo rằng chính sự nhiều, thần dân
                                                                                           đông, không thể bảo tận mặt, nói tận tai được, nên mới gọi các
                                                                                           thợ vẽ kiểu mẫu… xây dựng nên ngôi đình ở trong cửa Đại
                                                                                           Hưng, làm chỗ dán các giấy tờ thông báo công việc chính trị
                                                                                           của Vua…”
                                                                                                    “… Một lời nói ra đúng như then máy, một lệnh ban ra
                                                                                           vững vàng như đá. Vậy nên dựng đình này, đặt tên là Quảng
                                                                                           Văn, để làm khuôn mẫu cho muôn đời…”
                                                                                                    Vua Lê còn cho đặt trống đăng văn ( 登 文 ): Làm cho
                                                                                           văn hóa thăng tiến. Người dân ai có điều oan khuất, muốn
                                                                                           khiếu kiện hay tố cáo đều có quyền mang đơn đến, đánh ba hồi
                                                                                           trống dài, nội quan trong Hoàng thành sẽ ra nhận đơn, hỏi rõ sự
                                                                                           tình mà xem xét. .
       Hình số 11: Vị trí của Trữ Vân đình trong bản đồ thời Lý-Trần chính là vị trí chợ
       Cửa Nam ngày nay
                                                                                                    Khoảng đầu nhà Nguyễn, đình Quảng Văn được đổi tên
                                                                                           thành đình Quảng Minh. là nơi niêm yết giấy tờ của quan lại
                                                                                           đứng đầu. Đời vua Minh Mạng, Huấn địch thập điều (訓迪十
                                                                                           條 – mười điều giáo huấn cho dân chúng) đã được chức quan
                                                                                           Câu kê giảng giải tại đây.

Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                              11
8. Đãi Lậu viện, Đình Ngang và Chợ Cửa Nam




                              Hình số 12: Một bức tranh vẽ quang cảnh một làng ven Hà Nội (1873)


       Các quan chức, sĩ tử và người dân, muốn vào thành phải chờ đợi. Vậy cần có nơi ngồi nghỉ. Từ đời vua Lê Thái Tổ đã cho dựng một
nhà chờ gọi là Đãi Lậu viện. Đến đời Lê Thánh Tông thì được mở rộng và có thêm trạm kiểm soát gọi là Hoành đình.
       Nơi làm phòng chờ, nơi công bố những chiếu chỉ, nơi giảng giải những điều lớn lao lại thường xuất hiện chợ búa! Đó là một nhu
cầu. Vậy nên có chợ Cửa Nam, một trong tám chợ lớn của Thăng Long (Thăng Long bát thị).
        Cao Bá Quát từng có một thời ở đây. Nhờ những mô tả của ông, có thể hình dung được rằng: cho đến tận đầu thế kỷ XIX, khu vực
này vườn ruộng thì nhiều, ruộng lúa ruộng ngô còn tồn tại ngay ở sát Hoàng thành. Trong tác phẩm Thiên cư thuyết (1832), Cao Bá Quát
cho biết: “Nhà tôi lúc đầu ở khu Đình Ngang, về phía nam kinh thành. Chỗ này rất hẻo lánh, ngõ chật hẹp, mấy ngôi nhà lụp xụp, đằng
trước là trại lính, đằng sau sát ngay vườn người ta. Khi vào đến ngõ thì thấy lúa ngô tươi tốt, trông sang trại lính thì thấy ngô và đay xanh
rờn…”



Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                          12
Hình số 13: Chợ Cửa Nam thời Pháp      Hình số 14: Khu Trung tâm Thương mại Cửa Nam
                                                       được xây dựng trên vị trí của chợ Cửa Nam cũ (2009)




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com      13
9. Hàng Lọng




                         Hình số 15: Một cửa hàng trên phố Hàng Lọng


       Từ phố Hàng Đẫy xuôi về nam là Hàng Lọng. Lọng là thứ ô che nắng mưa cỡ lớn, khác cái ô ở chỗ chủ nhân không phải tự cầm mà
do người phục vụ cầm, là một trong nhiều nghi trượng thể hiện đẳng cấp. Lọng và tàn được bán ở đây có thể vì đây là cửa ngõ để vào thành
của các quan chức, các sứ thần từ các nơi đến. Từ đó mà hình thành phố Hàng Lọng, kéo dài từ chợ Cửa Nam đến chùa Tiên Tích.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                14
Panel 10
       II. SANG THỜI PHÁP




                                                                                                                                         Hì
                                                                                nh số 17: Bức không ảnh chụp khu vực Cột Cờ


                                                                                       Đầu thời Pháp, quanh khu vực Cột Cờ vẫn là
                                                                                những bãi cỏ hoang. Cả bên vườn hoa V.I. Lenin hiện nay
                                                                                và phía đối diện, tức Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam,
                                                                                vẫn chưa có nhà cửa gì.




 Hình số 16: Bản đồ Hà Nội năm 1898

          Năm 1898, phía đầu con đường Thiên lý đã được mở rộng. Pháp đã làm mới một con đường chéo, cắt ngang một góc của Hoàng
 thành để đi thẳng tới khu vực mà sau đó Pháp xây dựng Phủ Toàn quyền. Đó chính là con đường Điện Biên Phủ ngày nay. Pháp đặt tên
Bảo đại lộ Puginierhội – tên cố đạo là Francis Puginier (1835-1892), nhân vật đã giúp cho các tướng tá Pháp rất nhiều trong cả hai lần đánh
 là tàng Ký ức Xã (lấy http://baotang.kyucxahoi.com                                     15
 chiếm Hà Nội và mua đất chùa Báo Ân để xây nên ngôi Nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay).
11. Ga Hàng Cỏ




                      Hình số 18: Ga Hàng Cỏ

      Thay đổi lớn đối với Hà Nội bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Đây cũng là giai đoạn mà đường Lê Duẩn bắt đầu mang dáng vẻ của một
đường phố theo đúng nghĩa hiện đại của nó.
       Có một sự kiện lớn là việc xây dựng một nhà ga xe lửa ở Hà Nội. Hàng Cỏ đã được lựa chọn. Đến năm 1902, một nhà ga đồ sộ chưa
từng có ở Đông Nam Á lúc đó đã mọc lên ở chính nơi mà ngày xưa là bãi Hàng Cỏ. Toà nhà chính của nhà ga, gồm ba tầng, nhìn thẳng ra
con đường Gambetta, tức đại lộ Trần Hưng Đạo ngày nay. Tầng dưới là đại sảnh. Tầng hai là nơi làm việc của các nhân viên và các bộ phận
nghiệp vụ. Tầng ba là các bộ phận hành chính. Trong số những nhân viên làm việc ở đây, vào năm 1927-28 có một tiểu viên chức mà sau
này tên ông đã được đặt cho chính con đường này, tức Lê Duẩn.



Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                               16
12. Hai ‘Nữ thần Tự do’ và máy chém




                               Hình số 19: Phố Neyret bên quảng trường Neyret trên bản đồ Hà Nội năm 1928



       Cuối thế kỷ XIX, Quảng Văn đình bị phá bỏ để tạo ra một quảng trường gọi là Place Neyret, nay là Vườn hoa Cửa Nam.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                         17
Hình số 20: Bức tranh Thần                                                                  Hình số 22: Tượng Nữ thần Tự do tại Vườn hoa Neyret nhưng mang
                           Hình số 21: Ảnh chụp tượng Nữ thần Tự do đứng trên đỉnh Tháp Rùa
tự do trên Tháp Rùa của họa                                                                 tên khác: ‘Tượng nữ thần Công Lý’
                           của nhiếp ảnh gia R. Duboil (1891)
sỹ Césard (1896)




         Tượng đài phiên bản Nữ thần Tự do, mà người Việt Nam gọi là ‘Tượng Đầm xoè’, được đưa sang Việt Nam từ năm 1887. Ban đầu,
  tượng được đặt tại quảng trường mà nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ, sau đó được đặt trên nóc Tháp Rùa. Nhưng dư luận chê trách kịch liệt,
  nên năm 1896, phải dỡ xuống. Địa điểm thứ ba là Place Neyret. Tại đây, cứ mỗi chiều chủ nhật, lại có quân nhạc thổi kèn đánh trống. Một
  nhà nho đi ngang qua đây đã viết mấy câu thơ:
         “Qua Quảng Văn đình tớ đến nghe
         Câu Kê chẳng thấy, thấy đầm xoè
         Thập điều bặt tiếng ê a giảng
         Choáng óc kèn tây bú rích toe.”



  Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                         18
Hình số 23: Chị Nguyễn Thị Ba và những tù nhân trong vụ Hà Thành đầu Hình số 24: Chuẩn bị đưa ra hành quyết
           độc




       Đầu thế kỷ XX, ở ngay quảng trường Neyret có một phụ nữ Việt Nam thực sự đáng suy tôn là Nữ thần Tự do. Đó là chị Nguyễn Thị
Ba, chủ quán cơm Cửa Nam ở số nhà 20, chính là cơ sở bí mật mà Hoàng Hoa Thám chuẩn bị cho cuộc đầu độc lính Pháp vào ngày 27
tháng 6 năm 1908.
       Vụ việc vỡ lở. Tiếp đó là những cuộc khám xét, bắt bớ mà ngôi nhà 20 phố Cửa Nam là một trọng điểm.
       Pháp mở phiên toà đại hình, tuyên 18 án tử bằng hình phạt chém đầu bằng máy chém, rồi cho đặt chiếc máy chém đó ngay ở quảng
trường Neyret để răn đe những ai đòi tự do độc lập.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                           19
Hình số 25: Máy chém đặt tại vườn hoa Đầm xoè năm 1910




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                      20
13. Sở Nhà Dầu




                                                                     Hình số 27: Ngõ Nhà Dầu bên cạnh Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam, nay là
                                                                     Ngõ 1 Khâm Thiên (2009)




         Hình số 26: Hai bức vẽ của Henry Oger (trước năm 1908) mô
         tả chiếc đèn dầu bằng sắt tây và một hàng rong bán dầu.




                                                                     Hình số 28: Trạm biến áp Nhà Dầu trước Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam
                                                                     hiện nay (2009)




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                      21
Ngã tư Khâm Thiên - Lê Duẩn là nơi đầu tiên ở Hà Nội xuất hiện một cơ sở cung cấp dầu hỏa và chiếc đèn Hoa Kỳ. Vào khoảng
năm 1911, các hãng dầu Caltex Petroleum của Mỹ và Shell của Anh–Hòa Lan đã đặt chi nhánh đầu tiên ở Hà Nội, gọi là Sở Nhà Dầu.Vị trí
của Petrolimex Việt Nam hiện nay chính là nền của Sở Nhà Dầu cũ, rất có thể nằm vào khoảng địa điểm Khâm Thiên Giám thời xưa. Trước
khi có chi nhánh này, dầu lửa được những người buôn gánh đi bán rong trên các đường phố.
        Từ đó, cái ngõ nhỏ đầu tiên của phố Khâm Thiên được dân gọi là Ngõ Nhà Dầu, nay được đổi thành Ngõ 1 Khâm Thiên. Tuy vậy,
cái tên Nhà Dầu còn sót lại trên tấm biển Trạm biến áp điện ở trước ngõ: Trạm biến áp Nhà Dầu.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                             22
14. Trường Mỹ thuật Đông Dương




                                                                         Hình số 30: Nhà Họa sĩ Tardieu sau 40 năm với những vết tích của ngã
         Hình 29: Nhà của Tardieu khi mới dựng
                                                                         ba Trần Quốc Toản - Lê Duẩn bị lấn chiếm (2002)


       Năm 1924, chính quyền Pháp thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương tại phía Nam ga Hàng Cỏ. Tại ngã ba phố Reinach (phố Trần
Quốc Toản hiện nay) và đường Cái quan (tức đường Lê Duẩn), có một ngôi nhà đẹp mang số 149. Có thể nhận ra phong cách kiến trúc Bắc
Pháp vẫn gần như còn nguyên vẹn, tuy trông đã cũ kỹ nhiều. Đó là ngôi nhà của họa sĩ Victor Tardieu, người sáng lập và là Giám đốc
Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nhiều danh họa của Việt Nam đã từng là học trò của ông (Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc
Vân, Trần Văn Cẩn).




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                              23
Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com   24
15. Nhạc viện Viễn Đông




                                    Hình số 32: Ngôi nhà Nhạc viện Viễn Đông, nay là trụ sở của Sứ quán
                                    Đan Mạch (2009)



          Năm 1929, Phủ Toàn Quyền thành lập một cơ sở gọi là Nhạc viện Viễn Đông (Conservatoire Française d’Extrême-Orient). Trụ
   sở của Nhạc viện này được xây ở ngay đầu con đường Lê Duẩn hiện nay, nơi tiếp giáp với đường Điện Biên Phủ.
         Nhạc viện này đã dạy nhiều bộ môn phong phú, từ piano, violon, sáo đến contrebass. Người đến học không phải nộp học phí.
   Nhạc viện đã đạt được mục đích gieo mầm cho âm nhạc phương Tây ở Việt Nam và hình thành một thế hệ nhạc sỹ đầu tiên của Việt
   Nam với những tên tuổi như Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương, Văn Cao.
         Trong những tên tuổi đó, Văn Cao có vai trò lịch sử đặc biệt. Do một sự tình cờ nào đó, cũng chính ở cuối con đường này, vào
   mùa đông năm 1944, Văn Cao đã sáng tác ‘Tiến quân ca’, mà sau này đã được chọn là quốc ca của Việt Nam.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                       25
16. Đường phố mang tên anh trồng rau




                                                                           Hình số 34: Phố Nguyễn Du trên bản đồ năm 1935 (1) và năm 1945 (2).

       Hình số 33: Vườn hoa và rau của Dufourcq bên cạnh ‘Nghĩa địa Tây’


       Đi tiếp về phía Nam là một khu vườn trồng rau và hoa của một người Pháp tên là Dufourcq. Từ những năm đầu thế kỷ XX,
Dufourcq có một mảnh đất ở góc đường Nguyễn Du và Lê Duẩn hiện nay để trồng những loại hoa glayeul (lay-ơn), hoa gueule-de-loup (hoa
mõm chó), hoa marguerite (cúc tây), hoa œillet de france (cẩm chướng)... hành tây, cà rốt, khoai tây, xà lách, cần và tỏi tây... Đó là những
sản phẩm chưa phổ biến trong các chợ cổ truyền của Việt Nam. Những người Pháp sống ở Hà Nội, từ Toàn quyền đến Thống đốc và các
viên chức đều cần đến. Vườn Dufourcq nổi tiếng vì những giống hoa và những giống rau lạ nên một con đường nhỏ bằng đất đi ngang qua
đó cũng được gọi là đường Dufourcq, là một phần của đường Nguyễn Du sau này.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                          26
17. Bến xe Kim Liên




                                                                                     Vào cuối thập kỷ 20, bến xe ô tô ở cuối đường
                                                                              Hai Bà Trưng trở nên quá chật nên phải di chuyển và
                                                                              tách làm hai. Những xe đi về phía Tây (Hòa Bình,
                                                                              Sơn Tây…) thì chuyển về bến Kim Mã. Những xe
                                                                              chở hành khách đi các tỉnh phía Nam (Phủ Lý, Nam
                                                                              Định, Thanh Hóa…) thì chuyển về bến xe Kim Liên.
                                                                                      Sang thời kỳ đổi mới, đến lượt nó, bến xe Kim
                                                                              Liên cũng trở nên quá chật chội. Vì vậy phải di rời xa
                                                                              hơn nữa, xuống tận Giáp Bát. Còn tại bến xe Kim
                                                                              Liên thì đã mọc lên một khách sạn lớn và sang trọng
                                                                              bậc nhất của Hà Nội, đó là khách sạn Nikko của Nhật,
                                                                              loại 5 sao.
                      Hình số 35: Khách sạn 5 sao Nikko trên vị trí của Bến
                      xe Kim Liên cũ (2009)




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                      27
III. SAU CÁCH MẠNG
       18. Sôi động Ga Hàng Cỏ




                                                                                                                                           Hì
                                                                                                                 nh số 38: Phi công Nguyễn Đức
         Hình số 36: Đoàn tàu chở vũ khí cùng đoàn quân Nam tiến, xuất   Hình số 37: Một chiếc Morane Saulnier
                                                                                                                 Việt
         phát từ ga Hàng Cỏ

                 Chỉ một tháng sau Cách mạng Tháng Tám,                         Một sự kiện gây chấn động ở ga Hàng Cỏ vào ngày 29
         Nam Bộ xảy ra cuộc chiến. Nhà Ga và cả khu vực này              tháng 11 năm 1945 là hai chiếc máy bay thể thao hiệu Morane
         trở thành nơi tập hợp rất đông những đoàn quân Nam              Saulnier và Tiger Moth của Bảo Đại được chở từ Huế ra Thủ đô
         tiến cùng gia đình, bạn bè tiễn đưa.                            bằng đường sắt để tặng Chính phủ Hồ Chí Minh.
                                                                                 Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh
                                                                         giao nhiệm vụ cho một phi công hàng binh Pháp, gốc Đức-Áo, có
                                                                         tên là Henry, tên ‘Việt Nam mới’ là Nguyễn Đức Việt, cho bay
                                                                         thử hai chiếc máy bay này và sử dụng chúng như giáo cụ trực
                                                                         quan để mở hai lớp huấn luyện hoa tiêu.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                    28
Hình số 39: Lễ đón Hồ Chủ tịch tại ga Hàng Cỏ, có Quyền Chủ tịch
                                    Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Duy
                                    Hưng, các tướng tá Pháp (1946).




       Ngày 21 tháng 10 năm 1946, tại ga Hàng Cỏ diễn ra một sự kiện lớn nữa, đó là lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp trở về sau mấy
tháng đi thương lượng về nền độc lập của Việt Nam. Trong sân ga, gần như toàn bộ Chính phủ và đại biểu các ngành, các giới của Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, tướng Pháp Morlière và đội quân danh dự của Pháp có mặt... Ngoài sân ga và dọc đường từ ga về Bắc Bộ
Phủ là hàng trăm ngàn người nóng lòng được gặp lại vị Chủ tịch.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                     29
19. Nhà in sách Tây in giấy bạc ta




                  Hình số 40: Nhà in Taupin                   Hình số 41: Đồng bạc Trâu xanh đầu tiên ra đời từ Nhà in Taupin



        Tại góc đường Lê Duẩn và phố Nguyễn Thái Học hiện nay, giữa thập kỷ 20 đã mọc lên một trong hai nhà in lớn nhất Đông Dương,
gọi là Nhà in Taupin, lấy tên một người chủ Pháp.
       Sau Cách mạng tháng Tám, trước nhu cầu bức bách là phải phát hành một đồng tiền của Chính phủ Cách mạng, một gia đình nhân sĩ
lớn ở Hà Nội lúc bấy giờ là ông bà Đỗ Đình Thiện đã đứng ra mua lại nhà in Taupin để hiến cho Chính phủ làm cơ sở chuyên in ‘Giấy bạc
Cụ Hồ’. Một trong những tờ ‘giấy bạc Cụ Hồ’ được coi là đẹp nhất về mặt mỹ thuật là tờ giấy bạc 100 đồng, thường được gọi là ‘đồng bạc
Trâu xanh’, đã ra đời tại chính nhà in Taupin này.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                  30
Hình số 42: Nhà in Taupin năm 1946 trở thành xưởng in ‘Giấy bạc Cụ Hồ’, sau
                                 1954 trở thành Bách hóa Cửa Nam

       Sau khi tiếp quản Hà Nội (1954), hệ thống kinh tế quốc doanh dần dần thay thế kinh tế tư nhân. Ở đường Nam bộ, Mậu dịch quốc
doanh được đặt tại nhà in Taupin.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                     31
20. Mang tên de Lattre de Tassigny




                     Hình số 43: Tướng De Lattre được Tổng thống Mỹ Truman tiếp tại Washington (trên cánh tay trái còn
                                  đeo băng đen để tang người con trai độc nhất mới chết trận tại Ninh Bình)



       Từ đầu năm 1951, Chính phủ Pháp cử tướng Jean de Lattre de Tassigny sang làm Cao ủy và Tổng Chỉ huy quân đội Pháp tại Đông
Dương. Tướng de Lattre thực hiện một loạt biện pháp: xây dựng hệ thống phòng tuyến mới kiên cố quanh đồng bằng Bắc Bộ, bay sang Mỹ
để yêu cầu tăng viện trợ.
        Nhưng cuộc chiến vẫn ngày càng xấu đi. Trong Chiến dịch Hà-Nam-Ninh mùa hè năm 1951, người con trai duy nhất của ông đã tử
trận trên núi Non Nước ở tỉnh Ninh Bình. Cuối năm đó, đúng ngày 19 tháng 12 thì de Lattre de Tassingny vào bệnh viện và qua đời.
        Để tưởng nhớ đến de Lattre de Tassingny, năm 1952, nhà cầm quyền Pháp tại Hà Nội đã ‘bắt’ Route Mandarine mang tên ông.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                           32
21. Mang tên đường Nam Bộ




                                                                                  Hình số 45: Đoàn quân từ đường Lê Duẩn tiến về Vườn hoa



                    Hình số 44: Tiếp quản Ga Hàng Cỏ (ngày 9 tháng 10 năm 1954)

                Đến năm 1954, sau Hiệp định Genève, quân đội Pháp rút khỏi
         Hà Nội.
                Trong bài hát Tiến về Hà Nội của Văn Cao có câu: “Năm cửa ô
         đón mừng đoàn quân tiến về…” Tại một trong năm cửa ô đó là ô Cửa
         Nam, một cổng chào đã được dựng lên ngay trên đường De Lattre de
         Tassigny, ở trước nhà in Taupin, nơi đã từng góp phần in ‘Giấy bạc Cụ
         Hồ’ trước đây, để ‘đón mừng đoàn quân tiến về’.
                Trong chính thể mới, một số đường phố không thể không đổi tên:
         đường de Lattre de Tassigny được đổi thành một cái tên mới rất có ý          Hình số 46: Cổng chào ở ô Cửa Nam (ngày 10 tháng
         nghĩa: Đường Nam Bộ, là cửa ngõ để đi từ Thủ đô vào Nam.                     10 năm 1954)




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                 33
22. Di cư vào Nam




                Hình số 47: Nhiều gia đình công giáo Miền Bắc đã bỏ cả nhà   Hình số 48: Cảnh màn trời chiếu đất của những người di cư
                cửa, làng xóm để lên Hà Nội tìm cách di cư vào Nam



       Hiệp định Genève quy định việc di cư. Hạn cuối cùng là 300 ngày kể từ khi ký. Suốt trong thời hạn đó, Ga Hàng Cỏ là nơi diễn ra
nhiều sự kiện liên quan. Thứ nhất là cuộc đấu tranh gay go nhằm ngăn chặn việc vận chuyển những tài sản, máy móc, thiết bị của các xí
nghiệp và công sở Pháp vào Nam. Thứ hai là làn sóng di cư vào Nam. Chính quyền Pháp và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức vận động
nhân dân miền Bắc di cư, đặc biệt là dân công giáo. Tổng số dân di cư từ Bắc vào Nam là trên 900 ngàn người, trong đó đa số là công giáo.
       Với số lượng trên dưới nửa triệu hành khách trong 7 tháng, ga Hàng Cỏ chịu một áp lực lớn chưa từng có. Trong thời gian này,
không những trong sân ga, trước cửa ga, mà dọc suốt những phố gần đó như Hàng Lọng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt… đều thấy la liệt
người di cư, trong cảnh màn trời chiếu đất, chờ đợi mua vé tàu đi Hải Phòng.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                       34
23. Các chiến dịch cải tạo tư thương
       Bắt đầu từ năm 1958




                      Hình 49: Những người buôn thúng bán bưng này cũng từng là đối tượng của cải tạo công thương nghiệp.


        Cùng với việc triển khai lực lượng Mậu dịch quốc doanh là cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân mà đường Nam Bộ là một trong
những trọng điểm, mọi hộ tiểu thương đều phải được tập hợp lại trong các tổ hợp tác hoặc đưa đi những vùng núi để “khai hoang”, gọi là đi
“kinh tế mới”.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                           35
Năm 1984 – chiến dịch “Z.30”




                                                                                                 Năm 1983, Bộ Chính trị ra Nghị
                                                                                         quyết 08-NQ/TƯ về công tác của Thủ đô
                                                                                         Hà Nội: “Hà Nội đã buông lỏng chuyên
                                                                                         chính vô sản trên nhiều mặt, đặc biệt là
                                                                                         trên lĩnh vực quản lý thị trường. Bộ
                                                                                         Chính trị yêu cầu Hà Nội phải “mau
                                                                                         chóng lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa,
                                                                                         kiên quyết giải thể các tụ điểm buôn bán
                                                                                         vô tổ chức.” Đường Nam Bộ được lấy
                                                                                         làm thí điểm. Chiến dịch đó được đặt
                                                                                         mật danh là ‘Z30’. Nhiều nhà bị khám
                                                                                         xét. Một số nhà gọi là “bất minh” bị tịch
                                                                                         thu (thời ấy có câu: “Tivi, tủ lạnh
                                                                                         Honda, có ba thứ ấy khám nhà như
                                                                                         chơi”). Trên tờ Hà Nội mới, ngày nào
                                                                                         cũng có những bài viết lên án ‘bọn nhà
                                                                                         giàu’ và mô tả cuộc sống tội lỗi của
                                                                                         ‘chúng’ như: có toillette, nhà lát đá hoa,
                                                                                         nuôi chó berger, có TV và Honda...


              Hình 50: Một bài trên báo Hà Nội mới, số ra ngày 7 tháng 1 năm 1984



Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                36
24. Bom Mỹ




           Hình số 51: Phố Khâm Thiên bị bom Mỹ tàn phá            Hình số 52: Ga Hàng Cỏ thời chiến



       Từ 1965, không quân Mỹ đã oanh tạc Hà Nội. Chính ga Hàng Cỏ vào ngày 21 tháng 12 năm 1972 đã bị một quả bom lớn ném trúng.
Ngôi nhà đại sảnh, nơi treo chiếc đồng hồ lớn của nhà ga, bị phá sập hoàn toàn. Đến ngày 26 tháng 12, máy bay B.52 đã rải một thảm bom
dài khoảng 2 km dọc đường phố Khâm Thiên.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                 37
25. Hai hướng buôn




                                           Hình số 53: Một cách mang ‘đồ dùng cá nhân’ qua hải quan


        Từ những năm 70, trên đường Nam Bộ xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng bán những mặt hàng mang từ các nước xã hội chủ nghĩa
về. Đi công tác nước ngoài chủ yếu cũng qua ga Hàng Cỏ. Thời đó, đi nước ngoài là cơ hội để ‘ra sức cải thiện’ bằng con đường buôn bán
cả hai chiều. Khi đi thì mang đồng hồ, áo T-shirt, quần bò... là những thứ bán rất lãi trên thị trường Liên Xô. Vì hải quan có quy định rất hạn
chế đối với số hàng mang đi, nên có người mặc tới 5 chiếc T-shirt, 3 chiếc quần bò, đeo đồng hồ lên tận nách... để cố mang được nhiều. Về
nước, ai cũng mua một số hàng để chuyển hóa ra tiền, trong đó phổ biến nhất là dụng cụ gia đình: xoong nồi, bàn là, quạt điện, bình nóng
lạnh, lò sưởi điện, bếp điện, ấm đun nước bằng điện, ổ cắm và phích cắm điện… Hàng Lọng cũ đã chuyển thành nơi bán hàng gia dụng Liên
Xô. Rồi khi nhà ga mở thêm cửa sau ra lối Ngô Sĩ Liên và Nguyễn Khuyến, thì những cửa hàng loại này còn mọc tiếp sang cả các khu vực
sau ga.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                    38
26. Mang tên Lê Duẩn
       Lê Duẩn là nhà thiết kế chính của mô hình kinh tế xã hội miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ suốt từ khi ông được cử làm
Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam (1960) đến 1975. Sau đó, ông cũng là nhà thiết kế chính của mô hình kinh tế-xã hội của cả nước từ
1975 cho tới khi ông tạ thế (1986).




         Hình số 54: Lê Duẩn khi là nhân viên Ga Hàng Cỏ (1927) và ngôi nhà nơi        Hình số 55: Lễ tang Tổng Bí thư Lê Duẩn (1986)
         ông từng ở trong thời gian này nằm ngay sát cổng làng Yên Phụ hiện nay (ảnh
         chụp năm 2010)


       Để ghi nhớ một người lãnh đạo cao và lâu nhất của Đảng, năm 1987, Nhà nước quyết định lấy tên ông đặt cho con đường này, gồm
cả đường Nam Bộ và đường Kim Liên.


Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                                            39
Có một sự liên quan nữa giữa Lê Duẩn và con đường này: Ông đã làm nhân viên đường sắt ở đây vào những năm 1927-1928. Ông
kể lại rằng, thời đó ông cư ngụ tại làng Yên Phụ. Vào những ngày nghỉ, ông thường một mình chèo thuyền ra giữa hồ, suy nghĩ lan man về
con đường của Việt Nam. Ông cho rằng khung cảnh trời nước bao la của Tây Hồ là thích hợp nhất với những dòng suy nghĩ ‘chọc trời
khuấy nước’ của ông. Chắc ông cũng không thể nghĩ rằng hơn nửa thế kỷ sau, hậu thế đã lấy tên ông để đặt cho con đường này, nơi mà vào
cái thuở ‘hàn vi’ ấy, ông đã từng sống, đi về, làm việc, suy nghĩ và mơ tưởng.




Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com                              40

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Trien lam nghin nam mot duong pho

Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiphamtruongtimeline
 
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxTnNguynVn42
 
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thươngCây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thươngKelsi Luist
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnVo Hieu Nghia
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
The Silk Roads – Những Con Đường Tơ Lụa
The Silk Roads – Những Con Đường Tơ LụaThe Silk Roads – Những Con Đường Tơ Lụa
The Silk Roads – Những Con Đường Tơ LụaTrần Lâm
 
Nhung con duong to lua
Nhung con duong to luaNhung con duong to lua
Nhung con duong to luaPhan Book
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfjackjohn45
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
bctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfbctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfLuanvan84
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn baKelsi Luist
 
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long Linh Nguyễn Khánh
 
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiAi là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiHuy Nguyễn
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ Chau Duong
 

Semelhante a Trien lam nghin nam mot duong pho (20)

Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
 
Hanoi.pptx
Hanoi.pptxHanoi.pptx
Hanoi.pptx
 
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docxĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
ĐÔ THỊ CỔ SÀI GÒN.docx
 
Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
Van ly truong thanh
Van ly truong thanhVan ly truong thanh
Van ly truong thanh
 
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thươngCây cầu trong đời sống người tây nam bộ   trần minh thương
Cây cầu trong đời sống người tây nam bộ trần minh thương
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhn
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
The Silk Roads – Những Con Đường Tơ Lụa
The Silk Roads – Những Con Đường Tơ LụaThe Silk Roads – Những Con Đường Tơ Lụa
The Silk Roads – Những Con Đường Tơ Lụa
 
Nhung con duong to lua
Nhung con duong to luaNhung con duong to lua
Nhung con duong to lua
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
bctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfbctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdf
 
Hong kong
Hong kongHong kong
Hong kong
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
 
Csvhvn
CsvhvnCsvhvn
Csvhvn
 
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
 
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nộiAi là người lập ra 36 phố phường hà nội
Ai là người lập ra 36 phố phường hà nội
 
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
CẦU CỔ, CHỢ XƯA, LÀNG CỔ
 

Mais de tranbinhkb

Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac NinhThuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninhtranbinhkb
 
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac NinhQuy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninhtranbinhkb
 
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac NinhKhu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninhtranbinhkb
 
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac NinhKhu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninhtranbinhkb
 
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minhKhu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdftranbinhkb
 
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac NinhThuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac NinhThuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac NinhThuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong TaiThuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Taitranbinhkb
 
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung KenhThuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenhtranbinhkb
 
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương TàiThuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tàitranbinhkb
 
259-QĐ-UBND.signed.pdf
259-QĐ-UBND.signed.pdf259-QĐ-UBND.signed.pdf
259-QĐ-UBND.signed.pdftranbinhkb
 
399-QĐ-SXD.signed.pdf
399-QĐ-SXD.signed.pdf399-QĐ-SXD.signed.pdf
399-QĐ-SXD.signed.pdftranbinhkb
 
87-QĐ-UBND.signed.pdf
87-QĐ-UBND.signed.pdf87-QĐ-UBND.signed.pdf
87-QĐ-UBND.signed.pdftranbinhkb
 
400-QĐ-UBND.signed.pdf
400-QĐ-UBND.signed.pdf400-QĐ-UBND.signed.pdf
400-QĐ-UBND.signed.pdftranbinhkb
 
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...tranbinhkb
 
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...tranbinhkb
 

Mais de tranbinhkb (20)

Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac NinhThuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
 
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac NinhQuy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
 
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac NinhKhu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
 
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac NinhKhu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
 
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minhKhu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
 
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
 
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
 
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac NinhThuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
 
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac NinhThuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
 
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
 
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac NinhThuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
 
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong TaiThuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
 
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung KenhThuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
 
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương TàiThuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
 
259-QĐ-UBND.signed.pdf
259-QĐ-UBND.signed.pdf259-QĐ-UBND.signed.pdf
259-QĐ-UBND.signed.pdf
 
399-QĐ-SXD.signed.pdf
399-QĐ-SXD.signed.pdf399-QĐ-SXD.signed.pdf
399-QĐ-SXD.signed.pdf
 
87-QĐ-UBND.signed.pdf
87-QĐ-UBND.signed.pdf87-QĐ-UBND.signed.pdf
87-QĐ-UBND.signed.pdf
 
400-QĐ-UBND.signed.pdf
400-QĐ-UBND.signed.pdf400-QĐ-UBND.signed.pdf
400-QĐ-UBND.signed.pdf
 
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
 
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
 

Último

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Trien lam nghin nam mot duong pho

  • 1. Panel 0 Image of book cover “Anh Đặng Phong vốn được biết đến như một nhà nghiên cứu về lịch sử kinh tế. Nay anh bỗng xuất hiện ở lĩnh vực Hà Nội học, mà như anh nói: thử làm chơi. Cái ‘chơi’ của một nhà khoa học thường vẫn là một cái chơi kỳ công và nghiêm túc. Mới đọc lướt qua, tôi đã cảm nhận được rằng một tác phẩm viết bằng hứng khởi và miệt mài cá nhân quả là có khác. Những say sưa tìm tòi cùng những chi tiết được phát hiện đã truyền dẫn cảm hứng từ người viết sang người đọc. Hàng trăm sự việc xung quanh chỉ một đường phố thôi cũng làm cho lịch sử ngàn năm Thăng Long càng thêm duyên dáng, hấp dẫn và càng đậm vẻ thân thương.” Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam “Ngày nay phố Lê Duẩn có một dáng vẻ hết sức bình thường. Nó chẳng có những kiến trúc thanh lịch như Tràng Tiền hay cái sôi động buôn bán như Hàng Bạc. Nhưng Đặng Phong đã chẳng chọn Hàng Bạc lẫn Tràng Tiền. Ông chọn Hàng Cỏ, tức là phố Lê Duẩn bây giờ… Xem xét kỹ hơn, con phố mang đầy ý nghĩa lịch sử…” Trưởng đại diện Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Việt Nam “… Lịch sử Hà Nội là vấn đề lớn mênh mông, có bao nhiêu cuốn sách có lẽ cũng không nói hết được. … Hình như cứ càng nghiên cứu rộng thì rất có thể càng ‘xa’ Hà Nội. Vậy nên chăng, để khỏi chơi vơi giữa cái mênh mông ấy, hãy ‘zoom’ vào từng đường phố, từng khu chợ, thậm chí một vài ngôi nhà? Chính từ cái cảm quan ấy, một hôm tác giả thử bắt đôi chân mình đi dạo trên một đoạn đường từ ngã tư Khâm Thiên cho đến đầu đường Lê Duẩn, chỗ giáp đường Điện Biên Phủ. Chỉ bấy nhiêu thôi, ngước nhìn hai bên, đã thấy vô số ‘lịch sử’ rồi. Chủ đề của cuộc chơi đã được quyết định… Phương pháp được lựa chọn là cắt lớp lịch sử…” Tác giả Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 1
  • 2. Hình số 1: Khu vực phía giữa đường Lê Duẩn trên ảnh chụp từ vệ tinh và bản đồ năm 1928. 1-Nhà của Tardieu trong khu vực trường Mỹ thuật ở ngã ba Đường Cái quan và Reinach (Trần Quốc Toản); 2- Khu vực Đấu xảo bị bom Mỹ san phẳng năm 1944; 3-Khu vực bến xe Kim Liên ; 4-Sở Nhà Dầu. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 2
  • 3. I. KỂ TỪ NHÀ LÝ 1. Đường Thiên Lý Khi nước Việt giành được độc lập, các triều Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư, thì mối liên hệ giữa Hoa Lư với Đại La như thế nào? Ngoài giao thông đường thủy, chắc hẳn cũng phải có những con đường bộ nối Hoa Lư với Đại La. Tuy nhiên, cho đến tận cuối thế kỷ thứ XVIII, con đường Thiên Lý từ phía Nam ra Thăng Long chưa hẳn là đi thẳng qua cửa ô Đồng Lầm (mà sau này gọi là ô Kim Liên) theo lối Quốc lộ 1 ngày nay. Ở đó, địa hình còn rất lầy lội, nhiều đầm hồ, mùa mưa thường ngập úng. Trên bản đồ này, thấy hệ thống đường xá còn rất thưa thớt, trong đó đã có một con đường đi thẳng từ phía Nam lên Cửa Nam thành Thăng Long (tương ứng với tuyến đường Lê Duẩn ngày nay), và có ghi tên con đường đó là Thiên lý đạo (千 里 道). Hình số 1: Thiên lý đạo (千 里 道) trên Bản đồ Bản đồ Thăng Long và ngoại vi trước thế kỷ XIX (lưu tại Thư viện Viện Thông tin - Khoa học xã hội Hà Nội, không rõ tác giả và niên đại) Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 3
  • 4. Trên tấm bản đồ năm 1873, thì thấy phía Cửa Nam, phần lớn là làng mạc, đầm lầy. Xa hơn nữa chỉ là ruộng lúa bát ngát. Con đường qua cửa ô Kim Liên vào thành về nền tảng thì đã có rồi, nhưng chưa phải là con đường lớn. Hình số 2: Bản đồ Hà Nội năm 1873 Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 4
  • 5. 2. Cửa Đại Hưng (Cửa Nam) Ngay khi vừa định đô, vua Lý đã cho đắp thành Thăng Long. Thành có hình vuông theo bốn phương đông, tây, bắc, nam. Cửa phía Nam được mang tên Đại Hưng (大興). “Trong bốn cửa Hoàng thành, quan trọng nhất là cửa Đại Hưng… Các quan từ ngoài vào Hoàng thành chầu vua đều do cửa này. Trước cửa Đại Hưng có dựng đình Quảng Văn, các vua nhà Lý đôi khi làm lễ nghinh xuân ở đây. Cửa Đại Hưng còn là nơi các quan làm lễ tuyên thệ với nhà vua…” Thời nhà Lê, cửa Đại Hưng được “dùng làm lối ra vào chính của vua chúa, quan lại, các vị tân khoa, nho sĩ, sứ giả và tất cả những ai có việc phải đến Hoàng thành.” Vào năm 1782, Hải Thượng Lãn Ông nhận xét: “Người qua kẻ lại như mắc cửi, xe ngựa ồn ào.” “Áo mũ hào hoa phường phố đẹp Đình đài lầu quán nối trời xa…” Hình số 4: Vị trí cửa Đại Hưng trên Bản đồ Thăng Long trước thế kỷ XIX Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 5
  • 6. 3. Khâm Thiên Giám Nam Môn Quốc Tử Giám Tư Thiên Giám Hình số 4: Vị trí của Tư Thiên Giám trong Bản đồ thời Hồng Đức Nhà vua luôn cần một bộ phận theo dõi khí tượng, thủy văn, trăng sao. Sử nhắc tới cơ quan này từ thời nhà Lý với nhiều tên gọi: Tư Thiên Giám, Khâm Thiên Giám... Có thể tìm thấy địa danh Tư Thiên Giám trên bản đồ Hồng Đức (được cho là vẽ vào năm 1490) nằm kề sát với đường cái quan, mà ngày nay là chỗ phố Khâm Thiên giáp với đường Lê Duẩn. Theo Bùi Cơ Túc (Long Biên bách nhị vịnh) cho biết: “Đài Khâm Đức nằm cách một dặm bên ngoài mé đông nam thành, thuộc thôn Khâm Đức, huyện Thọ Xương, là đài xem thời tiết, mây mưa của Khâm Thiên Giám. Dân thôn này đều thuộc Ty Chiêm hậu [cơ quan chuyên về làm lịch], tục gọi là ngõ Khâm Thiên, nay đổi là thôn Khâm Thiên.” Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 6
  • 7. 4. Chùa Tiên Tích Hình số 5: Chùa Tiên Tích tại số 110 đường Lê Duẩn Hình số 6: Bia có niên đại 1934 tại chùa Hình số 7: Chùa Tiên Tích mới được nâng hiện nay (ảnh do tác giả chụp năm 1995) Tiên Tích cấp (2010) Tại số 110 đường Lê Duẩn, vẫn còn một ngôi chùa, gọi là chùa Tiên Tích cũng có từ thời Lý. Theo sử sách, chùa này được xây bên hồ Kim Âu, rộng chừng mười mẫu. Nay chùa đã mất mà hồ thì còn, vậy nên đặt tên là hồ Kim Âu, nước sáng như gương, long lanh trong vắt, đáng yêu vô cùng. Tục truyền, thời Lý có một Hoàng tử đi chơi ở vùng này bị lạc đường, may được một vị tiên đưa về cung. Từ đó, nhà vua sai dựng chùa để tạ ơn. Hiện nay, trong chùa ngoài một quả chuông đồng có tên Tiên Tích tự chung còn có bốn tấm bia đá. Bia mang niên đại 1934 đề: “Từ vương triều Lý đến nay, thời cuộc có biến thiên mà cảnh Phật càng rạng ngời hơn trước.” Từ khi Pháp xây ga Hàng Cỏ, cảnh giới nhà chùa đã bị nhà ga lấn vào một phần đất ở phía sau, chỉ còn lại phần ngoài. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 7
  • 8. 5. Hàng Cỏ Hình số 8: Vị trí của Tàu voi trong bản đồ 1866 (do Trần Huy Bá vẽ lại) Tiếp phía dưới chùa Tiên Tích, giữa những hồ ao, đầm lầy, có một khu đất tương đối cao, chung quanh cỏ mọc ngút ngàn. Người dân ngoài việc đánh cá, mò cua, bắt ốc, còn kiếm sống bằng việc cắt cỏ đem bán và nộp cỏ cho Nhà nước để làm nghĩa vụ. Cỏ là nhu cầu của Nhà nước để nuôi số voi và ngựa trong thành. Đặc biệt là voi cần rất nhiều cỏ. Theo bản đồ Thăng Long vẽ năm 1866 thì đến lúc này vẫn còn khu tàu voi nằm ở phía Đông của Cột Cờ, tức là khoảng giữa vườn hoa V.I. Lenin và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện nay. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 8
  • 9. Hình số 9: Tên Ngõ Hàng Cỏ xuất hiện lần đầu trên bản đồ Hà Nội năm 1945 và tấm biển Ngõ Hàng Cỏ tại số 108 đường Trần Hưng Đạo ngày nay Gọi là Hàng Cỏ, nhưng chắc chỉ là một bãi đất ven đường, xung quanh là đồng nước và những bãi cỏ mênh mông. Người ta cắt cỏ xong, bán ngay ở rệ đường. Đã có bao nhiêu tên mới được đặt ở đây. Nhưng cái tên Hàng Cỏ đến nay vẫn ‘sống sót’ ở hai chỗ: Nhà ga Hà Nội vẫn mang tên truyền thống là Ga Hàng Cỏ và còn một ngõ nhỏ ngay trước cửa ga, nơi số nhà 108 đường Trần Hưng Đạo rẽ vào, vẫn mang tên Ngõ Hàng Cỏ. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 9
  • 10. 6. Chàng cắt cỏ trở thành ông Tiến sĩ Hình số 10: Bia dựng ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), trong đó có đề tên Bùi Xương Trạch đỗ Tiến sĩ Bùi Xương Trạch (裴昌澤)(1451-1529), vốn sinh ra trong một gia đình làm ruộng. Tên cúng cơm của ông chép bằng chữ Nôm là Chạch (( ) trong gia phả họ Bùi. Cảnh nhà nghèo thúc giục cậu con trai vượt khó, ban ngày cắm cúi làm ruộng, ban đêm bắt đom đóm làm đèn đọc sách. Lớn lên, cậu có tên trong sổ sai dịch, hàng tháng đến phiên thì gánh cỏ lên Kinh. Trung thu năm 1477 có nguyệt thực, chàng trai 26 tuổi tên Chạch gánh cỏ lên đến Kinh, gặp đúng dịp vua Thánh Tông nhà Lê mở cuộc thi thơ Nôm với chủ đề “Trung thu không thấy trăng”. Bài thơ thử tài của chàng gánh cỏ đã lọt vào mắt xanh của nhà vua: chàng được miễn mọi việc thuế má, sưu dịch để chuyên tâm việc học. Qua năm sau (1478), ông đậu Tiến sĩ ở tuổi hai mươi bảy. Phú quý sinh lễ nghĩa, chữ Chạch nôm na rất có thể được lột xác thành Xương Trạch có nghĩa là phúc lộc dồi dào. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được bổ vào Hàn Lâm viện, sau đó được thăng chức Thượng thư Bộ Binh rồi Tế Tửu Quốc Tử Giám. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 10
  • 11. 7. Quảng Văn đình Từ thời nhà Lý, trước cửa Đại Hưng, có một nơi ban bố những pháp lệnh của triều đình, nơi giảng giải những điều hay lẽ phải cho dân chúng, cũng là nơi niêm yết danh sách những sĩ tử thi đậu. Năm 1491, Lê Thánh Tông cho xây ở chính vị trí của chợ Cửa Nam hiện nay một ngôi đình để làm nơi treo các pháp lệnh trị dân. Làm xong, ban tên là Quảng Văn đình. Đình Quảng Văn còn liên quan với Bùi Xương Trạch, là người chấp bút Quảng Văn đình ký vào năm 1493: “… Nay nhà vua lo rằng chính sự nhiều, thần dân đông, không thể bảo tận mặt, nói tận tai được, nên mới gọi các thợ vẽ kiểu mẫu… xây dựng nên ngôi đình ở trong cửa Đại Hưng, làm chỗ dán các giấy tờ thông báo công việc chính trị của Vua…” “… Một lời nói ra đúng như then máy, một lệnh ban ra vững vàng như đá. Vậy nên dựng đình này, đặt tên là Quảng Văn, để làm khuôn mẫu cho muôn đời…” Vua Lê còn cho đặt trống đăng văn ( 登 文 ): Làm cho văn hóa thăng tiến. Người dân ai có điều oan khuất, muốn khiếu kiện hay tố cáo đều có quyền mang đơn đến, đánh ba hồi trống dài, nội quan trong Hoàng thành sẽ ra nhận đơn, hỏi rõ sự tình mà xem xét. . Hình số 11: Vị trí của Trữ Vân đình trong bản đồ thời Lý-Trần chính là vị trí chợ Cửa Nam ngày nay Khoảng đầu nhà Nguyễn, đình Quảng Văn được đổi tên thành đình Quảng Minh. là nơi niêm yết giấy tờ của quan lại đứng đầu. Đời vua Minh Mạng, Huấn địch thập điều (訓迪十 條 – mười điều giáo huấn cho dân chúng) đã được chức quan Câu kê giảng giải tại đây. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 11
  • 12. 8. Đãi Lậu viện, Đình Ngang và Chợ Cửa Nam Hình số 12: Một bức tranh vẽ quang cảnh một làng ven Hà Nội (1873) Các quan chức, sĩ tử và người dân, muốn vào thành phải chờ đợi. Vậy cần có nơi ngồi nghỉ. Từ đời vua Lê Thái Tổ đã cho dựng một nhà chờ gọi là Đãi Lậu viện. Đến đời Lê Thánh Tông thì được mở rộng và có thêm trạm kiểm soát gọi là Hoành đình. Nơi làm phòng chờ, nơi công bố những chiếu chỉ, nơi giảng giải những điều lớn lao lại thường xuất hiện chợ búa! Đó là một nhu cầu. Vậy nên có chợ Cửa Nam, một trong tám chợ lớn của Thăng Long (Thăng Long bát thị). Cao Bá Quát từng có một thời ở đây. Nhờ những mô tả của ông, có thể hình dung được rằng: cho đến tận đầu thế kỷ XIX, khu vực này vườn ruộng thì nhiều, ruộng lúa ruộng ngô còn tồn tại ngay ở sát Hoàng thành. Trong tác phẩm Thiên cư thuyết (1832), Cao Bá Quát cho biết: “Nhà tôi lúc đầu ở khu Đình Ngang, về phía nam kinh thành. Chỗ này rất hẻo lánh, ngõ chật hẹp, mấy ngôi nhà lụp xụp, đằng trước là trại lính, đằng sau sát ngay vườn người ta. Khi vào đến ngõ thì thấy lúa ngô tươi tốt, trông sang trại lính thì thấy ngô và đay xanh rờn…” Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 12
  • 13. Hình số 13: Chợ Cửa Nam thời Pháp Hình số 14: Khu Trung tâm Thương mại Cửa Nam được xây dựng trên vị trí của chợ Cửa Nam cũ (2009) Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 13
  • 14. 9. Hàng Lọng Hình số 15: Một cửa hàng trên phố Hàng Lọng Từ phố Hàng Đẫy xuôi về nam là Hàng Lọng. Lọng là thứ ô che nắng mưa cỡ lớn, khác cái ô ở chỗ chủ nhân không phải tự cầm mà do người phục vụ cầm, là một trong nhiều nghi trượng thể hiện đẳng cấp. Lọng và tàn được bán ở đây có thể vì đây là cửa ngõ để vào thành của các quan chức, các sứ thần từ các nơi đến. Từ đó mà hình thành phố Hàng Lọng, kéo dài từ chợ Cửa Nam đến chùa Tiên Tích. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 14
  • 15. Panel 10 II. SANG THỜI PHÁP Hì nh số 17: Bức không ảnh chụp khu vực Cột Cờ Đầu thời Pháp, quanh khu vực Cột Cờ vẫn là những bãi cỏ hoang. Cả bên vườn hoa V.I. Lenin hiện nay và phía đối diện, tức Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, vẫn chưa có nhà cửa gì. Hình số 16: Bản đồ Hà Nội năm 1898 Năm 1898, phía đầu con đường Thiên lý đã được mở rộng. Pháp đã làm mới một con đường chéo, cắt ngang một góc của Hoàng thành để đi thẳng tới khu vực mà sau đó Pháp xây dựng Phủ Toàn quyền. Đó chính là con đường Điện Biên Phủ ngày nay. Pháp đặt tên Bảo đại lộ Puginierhội – tên cố đạo là Francis Puginier (1835-1892), nhân vật đã giúp cho các tướng tá Pháp rất nhiều trong cả hai lần đánh là tàng Ký ức Xã (lấy http://baotang.kyucxahoi.com 15 chiếm Hà Nội và mua đất chùa Báo Ân để xây nên ngôi Nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay).
  • 16. 11. Ga Hàng Cỏ Hình số 18: Ga Hàng Cỏ Thay đổi lớn đối với Hà Nội bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Đây cũng là giai đoạn mà đường Lê Duẩn bắt đầu mang dáng vẻ của một đường phố theo đúng nghĩa hiện đại của nó. Có một sự kiện lớn là việc xây dựng một nhà ga xe lửa ở Hà Nội. Hàng Cỏ đã được lựa chọn. Đến năm 1902, một nhà ga đồ sộ chưa từng có ở Đông Nam Á lúc đó đã mọc lên ở chính nơi mà ngày xưa là bãi Hàng Cỏ. Toà nhà chính của nhà ga, gồm ba tầng, nhìn thẳng ra con đường Gambetta, tức đại lộ Trần Hưng Đạo ngày nay. Tầng dưới là đại sảnh. Tầng hai là nơi làm việc của các nhân viên và các bộ phận nghiệp vụ. Tầng ba là các bộ phận hành chính. Trong số những nhân viên làm việc ở đây, vào năm 1927-28 có một tiểu viên chức mà sau này tên ông đã được đặt cho chính con đường này, tức Lê Duẩn. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 16
  • 17. 12. Hai ‘Nữ thần Tự do’ và máy chém Hình số 19: Phố Neyret bên quảng trường Neyret trên bản đồ Hà Nội năm 1928 Cuối thế kỷ XIX, Quảng Văn đình bị phá bỏ để tạo ra một quảng trường gọi là Place Neyret, nay là Vườn hoa Cửa Nam. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 17
  • 18. Hình số 20: Bức tranh Thần Hình số 22: Tượng Nữ thần Tự do tại Vườn hoa Neyret nhưng mang Hình số 21: Ảnh chụp tượng Nữ thần Tự do đứng trên đỉnh Tháp Rùa tự do trên Tháp Rùa của họa tên khác: ‘Tượng nữ thần Công Lý’ của nhiếp ảnh gia R. Duboil (1891) sỹ Césard (1896) Tượng đài phiên bản Nữ thần Tự do, mà người Việt Nam gọi là ‘Tượng Đầm xoè’, được đưa sang Việt Nam từ năm 1887. Ban đầu, tượng được đặt tại quảng trường mà nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ, sau đó được đặt trên nóc Tháp Rùa. Nhưng dư luận chê trách kịch liệt, nên năm 1896, phải dỡ xuống. Địa điểm thứ ba là Place Neyret. Tại đây, cứ mỗi chiều chủ nhật, lại có quân nhạc thổi kèn đánh trống. Một nhà nho đi ngang qua đây đã viết mấy câu thơ: “Qua Quảng Văn đình tớ đến nghe Câu Kê chẳng thấy, thấy đầm xoè Thập điều bặt tiếng ê a giảng Choáng óc kèn tây bú rích toe.” Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 18
  • 19. Hình số 23: Chị Nguyễn Thị Ba và những tù nhân trong vụ Hà Thành đầu Hình số 24: Chuẩn bị đưa ra hành quyết độc Đầu thế kỷ XX, ở ngay quảng trường Neyret có một phụ nữ Việt Nam thực sự đáng suy tôn là Nữ thần Tự do. Đó là chị Nguyễn Thị Ba, chủ quán cơm Cửa Nam ở số nhà 20, chính là cơ sở bí mật mà Hoàng Hoa Thám chuẩn bị cho cuộc đầu độc lính Pháp vào ngày 27 tháng 6 năm 1908. Vụ việc vỡ lở. Tiếp đó là những cuộc khám xét, bắt bớ mà ngôi nhà 20 phố Cửa Nam là một trọng điểm. Pháp mở phiên toà đại hình, tuyên 18 án tử bằng hình phạt chém đầu bằng máy chém, rồi cho đặt chiếc máy chém đó ngay ở quảng trường Neyret để răn đe những ai đòi tự do độc lập. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 19
  • 20. Hình số 25: Máy chém đặt tại vườn hoa Đầm xoè năm 1910 Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 20
  • 21. 13. Sở Nhà Dầu Hình số 27: Ngõ Nhà Dầu bên cạnh Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam, nay là Ngõ 1 Khâm Thiên (2009) Hình số 26: Hai bức vẽ của Henry Oger (trước năm 1908) mô tả chiếc đèn dầu bằng sắt tây và một hàng rong bán dầu. Hình số 28: Trạm biến áp Nhà Dầu trước Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam hiện nay (2009) Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 21
  • 22. Ngã tư Khâm Thiên - Lê Duẩn là nơi đầu tiên ở Hà Nội xuất hiện một cơ sở cung cấp dầu hỏa và chiếc đèn Hoa Kỳ. Vào khoảng năm 1911, các hãng dầu Caltex Petroleum của Mỹ và Shell của Anh–Hòa Lan đã đặt chi nhánh đầu tiên ở Hà Nội, gọi là Sở Nhà Dầu.Vị trí của Petrolimex Việt Nam hiện nay chính là nền của Sở Nhà Dầu cũ, rất có thể nằm vào khoảng địa điểm Khâm Thiên Giám thời xưa. Trước khi có chi nhánh này, dầu lửa được những người buôn gánh đi bán rong trên các đường phố. Từ đó, cái ngõ nhỏ đầu tiên của phố Khâm Thiên được dân gọi là Ngõ Nhà Dầu, nay được đổi thành Ngõ 1 Khâm Thiên. Tuy vậy, cái tên Nhà Dầu còn sót lại trên tấm biển Trạm biến áp điện ở trước ngõ: Trạm biến áp Nhà Dầu. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 22
  • 23. 14. Trường Mỹ thuật Đông Dương Hình số 30: Nhà Họa sĩ Tardieu sau 40 năm với những vết tích của ngã Hình 29: Nhà của Tardieu khi mới dựng ba Trần Quốc Toản - Lê Duẩn bị lấn chiếm (2002) Năm 1924, chính quyền Pháp thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương tại phía Nam ga Hàng Cỏ. Tại ngã ba phố Reinach (phố Trần Quốc Toản hiện nay) và đường Cái quan (tức đường Lê Duẩn), có một ngôi nhà đẹp mang số 149. Có thể nhận ra phong cách kiến trúc Bắc Pháp vẫn gần như còn nguyên vẹn, tuy trông đã cũ kỹ nhiều. Đó là ngôi nhà của họa sĩ Victor Tardieu, người sáng lập và là Giám đốc Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nhiều danh họa của Việt Nam đã từng là học trò của ông (Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn). Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 23
  • 24. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 24
  • 25. 15. Nhạc viện Viễn Đông Hình số 32: Ngôi nhà Nhạc viện Viễn Đông, nay là trụ sở của Sứ quán Đan Mạch (2009) Năm 1929, Phủ Toàn Quyền thành lập một cơ sở gọi là Nhạc viện Viễn Đông (Conservatoire Française d’Extrême-Orient). Trụ sở của Nhạc viện này được xây ở ngay đầu con đường Lê Duẩn hiện nay, nơi tiếp giáp với đường Điện Biên Phủ. Nhạc viện này đã dạy nhiều bộ môn phong phú, từ piano, violon, sáo đến contrebass. Người đến học không phải nộp học phí. Nhạc viện đã đạt được mục đích gieo mầm cho âm nhạc phương Tây ở Việt Nam và hình thành một thế hệ nhạc sỹ đầu tiên của Việt Nam với những tên tuổi như Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương, Văn Cao. Trong những tên tuổi đó, Văn Cao có vai trò lịch sử đặc biệt. Do một sự tình cờ nào đó, cũng chính ở cuối con đường này, vào mùa đông năm 1944, Văn Cao đã sáng tác ‘Tiến quân ca’, mà sau này đã được chọn là quốc ca của Việt Nam. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 25
  • 26. 16. Đường phố mang tên anh trồng rau Hình số 34: Phố Nguyễn Du trên bản đồ năm 1935 (1) và năm 1945 (2). Hình số 33: Vườn hoa và rau của Dufourcq bên cạnh ‘Nghĩa địa Tây’ Đi tiếp về phía Nam là một khu vườn trồng rau và hoa của một người Pháp tên là Dufourcq. Từ những năm đầu thế kỷ XX, Dufourcq có một mảnh đất ở góc đường Nguyễn Du và Lê Duẩn hiện nay để trồng những loại hoa glayeul (lay-ơn), hoa gueule-de-loup (hoa mõm chó), hoa marguerite (cúc tây), hoa œillet de france (cẩm chướng)... hành tây, cà rốt, khoai tây, xà lách, cần và tỏi tây... Đó là những sản phẩm chưa phổ biến trong các chợ cổ truyền của Việt Nam. Những người Pháp sống ở Hà Nội, từ Toàn quyền đến Thống đốc và các viên chức đều cần đến. Vườn Dufourcq nổi tiếng vì những giống hoa và những giống rau lạ nên một con đường nhỏ bằng đất đi ngang qua đó cũng được gọi là đường Dufourcq, là một phần của đường Nguyễn Du sau này. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 26
  • 27. 17. Bến xe Kim Liên Vào cuối thập kỷ 20, bến xe ô tô ở cuối đường Hai Bà Trưng trở nên quá chật nên phải di chuyển và tách làm hai. Những xe đi về phía Tây (Hòa Bình, Sơn Tây…) thì chuyển về bến Kim Mã. Những xe chở hành khách đi các tỉnh phía Nam (Phủ Lý, Nam Định, Thanh Hóa…) thì chuyển về bến xe Kim Liên. Sang thời kỳ đổi mới, đến lượt nó, bến xe Kim Liên cũng trở nên quá chật chội. Vì vậy phải di rời xa hơn nữa, xuống tận Giáp Bát. Còn tại bến xe Kim Liên thì đã mọc lên một khách sạn lớn và sang trọng bậc nhất của Hà Nội, đó là khách sạn Nikko của Nhật, loại 5 sao. Hình số 35: Khách sạn 5 sao Nikko trên vị trí của Bến xe Kim Liên cũ (2009) Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 27
  • 28. III. SAU CÁCH MẠNG 18. Sôi động Ga Hàng Cỏ Hì nh số 38: Phi công Nguyễn Đức Hình số 36: Đoàn tàu chở vũ khí cùng đoàn quân Nam tiến, xuất Hình số 37: Một chiếc Morane Saulnier Việt phát từ ga Hàng Cỏ Chỉ một tháng sau Cách mạng Tháng Tám, Một sự kiện gây chấn động ở ga Hàng Cỏ vào ngày 29 Nam Bộ xảy ra cuộc chiến. Nhà Ga và cả khu vực này tháng 11 năm 1945 là hai chiếc máy bay thể thao hiệu Morane trở thành nơi tập hợp rất đông những đoàn quân Nam Saulnier và Tiger Moth của Bảo Đại được chở từ Huế ra Thủ đô tiến cùng gia đình, bạn bè tiễn đưa. bằng đường sắt để tặng Chính phủ Hồ Chí Minh. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho một phi công hàng binh Pháp, gốc Đức-Áo, có tên là Henry, tên ‘Việt Nam mới’ là Nguyễn Đức Việt, cho bay thử hai chiếc máy bay này và sử dụng chúng như giáo cụ trực quan để mở hai lớp huấn luyện hoa tiêu. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 28
  • 29. Hình số 39: Lễ đón Hồ Chủ tịch tại ga Hàng Cỏ, có Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng, các tướng tá Pháp (1946). Ngày 21 tháng 10 năm 1946, tại ga Hàng Cỏ diễn ra một sự kiện lớn nữa, đó là lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp trở về sau mấy tháng đi thương lượng về nền độc lập của Việt Nam. Trong sân ga, gần như toàn bộ Chính phủ và đại biểu các ngành, các giới của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, tướng Pháp Morlière và đội quân danh dự của Pháp có mặt... Ngoài sân ga và dọc đường từ ga về Bắc Bộ Phủ là hàng trăm ngàn người nóng lòng được gặp lại vị Chủ tịch. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 29
  • 30. 19. Nhà in sách Tây in giấy bạc ta Hình số 40: Nhà in Taupin Hình số 41: Đồng bạc Trâu xanh đầu tiên ra đời từ Nhà in Taupin Tại góc đường Lê Duẩn và phố Nguyễn Thái Học hiện nay, giữa thập kỷ 20 đã mọc lên một trong hai nhà in lớn nhất Đông Dương, gọi là Nhà in Taupin, lấy tên một người chủ Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, trước nhu cầu bức bách là phải phát hành một đồng tiền của Chính phủ Cách mạng, một gia đình nhân sĩ lớn ở Hà Nội lúc bấy giờ là ông bà Đỗ Đình Thiện đã đứng ra mua lại nhà in Taupin để hiến cho Chính phủ làm cơ sở chuyên in ‘Giấy bạc Cụ Hồ’. Một trong những tờ ‘giấy bạc Cụ Hồ’ được coi là đẹp nhất về mặt mỹ thuật là tờ giấy bạc 100 đồng, thường được gọi là ‘đồng bạc Trâu xanh’, đã ra đời tại chính nhà in Taupin này. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 30
  • 31. Hình số 42: Nhà in Taupin năm 1946 trở thành xưởng in ‘Giấy bạc Cụ Hồ’, sau 1954 trở thành Bách hóa Cửa Nam Sau khi tiếp quản Hà Nội (1954), hệ thống kinh tế quốc doanh dần dần thay thế kinh tế tư nhân. Ở đường Nam bộ, Mậu dịch quốc doanh được đặt tại nhà in Taupin. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 31
  • 32. 20. Mang tên de Lattre de Tassigny Hình số 43: Tướng De Lattre được Tổng thống Mỹ Truman tiếp tại Washington (trên cánh tay trái còn đeo băng đen để tang người con trai độc nhất mới chết trận tại Ninh Bình) Từ đầu năm 1951, Chính phủ Pháp cử tướng Jean de Lattre de Tassigny sang làm Cao ủy và Tổng Chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương. Tướng de Lattre thực hiện một loạt biện pháp: xây dựng hệ thống phòng tuyến mới kiên cố quanh đồng bằng Bắc Bộ, bay sang Mỹ để yêu cầu tăng viện trợ. Nhưng cuộc chiến vẫn ngày càng xấu đi. Trong Chiến dịch Hà-Nam-Ninh mùa hè năm 1951, người con trai duy nhất của ông đã tử trận trên núi Non Nước ở tỉnh Ninh Bình. Cuối năm đó, đúng ngày 19 tháng 12 thì de Lattre de Tassingny vào bệnh viện và qua đời. Để tưởng nhớ đến de Lattre de Tassingny, năm 1952, nhà cầm quyền Pháp tại Hà Nội đã ‘bắt’ Route Mandarine mang tên ông. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 32
  • 33. 21. Mang tên đường Nam Bộ Hình số 45: Đoàn quân từ đường Lê Duẩn tiến về Vườn hoa Hình số 44: Tiếp quản Ga Hàng Cỏ (ngày 9 tháng 10 năm 1954) Đến năm 1954, sau Hiệp định Genève, quân đội Pháp rút khỏi Hà Nội. Trong bài hát Tiến về Hà Nội của Văn Cao có câu: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…” Tại một trong năm cửa ô đó là ô Cửa Nam, một cổng chào đã được dựng lên ngay trên đường De Lattre de Tassigny, ở trước nhà in Taupin, nơi đã từng góp phần in ‘Giấy bạc Cụ Hồ’ trước đây, để ‘đón mừng đoàn quân tiến về’. Trong chính thể mới, một số đường phố không thể không đổi tên: đường de Lattre de Tassigny được đổi thành một cái tên mới rất có ý Hình số 46: Cổng chào ở ô Cửa Nam (ngày 10 tháng nghĩa: Đường Nam Bộ, là cửa ngõ để đi từ Thủ đô vào Nam. 10 năm 1954) Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 33
  • 34. 22. Di cư vào Nam Hình số 47: Nhiều gia đình công giáo Miền Bắc đã bỏ cả nhà Hình số 48: Cảnh màn trời chiếu đất của những người di cư cửa, làng xóm để lên Hà Nội tìm cách di cư vào Nam Hiệp định Genève quy định việc di cư. Hạn cuối cùng là 300 ngày kể từ khi ký. Suốt trong thời hạn đó, Ga Hàng Cỏ là nơi diễn ra nhiều sự kiện liên quan. Thứ nhất là cuộc đấu tranh gay go nhằm ngăn chặn việc vận chuyển những tài sản, máy móc, thiết bị của các xí nghiệp và công sở Pháp vào Nam. Thứ hai là làn sóng di cư vào Nam. Chính quyền Pháp và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức vận động nhân dân miền Bắc di cư, đặc biệt là dân công giáo. Tổng số dân di cư từ Bắc vào Nam là trên 900 ngàn người, trong đó đa số là công giáo. Với số lượng trên dưới nửa triệu hành khách trong 7 tháng, ga Hàng Cỏ chịu một áp lực lớn chưa từng có. Trong thời gian này, không những trong sân ga, trước cửa ga, mà dọc suốt những phố gần đó như Hàng Lọng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt… đều thấy la liệt người di cư, trong cảnh màn trời chiếu đất, chờ đợi mua vé tàu đi Hải Phòng. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 34
  • 35. 23. Các chiến dịch cải tạo tư thương Bắt đầu từ năm 1958 Hình 49: Những người buôn thúng bán bưng này cũng từng là đối tượng của cải tạo công thương nghiệp. Cùng với việc triển khai lực lượng Mậu dịch quốc doanh là cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân mà đường Nam Bộ là một trong những trọng điểm, mọi hộ tiểu thương đều phải được tập hợp lại trong các tổ hợp tác hoặc đưa đi những vùng núi để “khai hoang”, gọi là đi “kinh tế mới”. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 35
  • 36. Năm 1984 – chiến dịch “Z.30” Năm 1983, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 08-NQ/TƯ về công tác của Thủ đô Hà Nội: “Hà Nội đã buông lỏng chuyên chính vô sản trên nhiều mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực quản lý thị trường. Bộ Chính trị yêu cầu Hà Nội phải “mau chóng lập lại trật tự xã hội chủ nghĩa, kiên quyết giải thể các tụ điểm buôn bán vô tổ chức.” Đường Nam Bộ được lấy làm thí điểm. Chiến dịch đó được đặt mật danh là ‘Z30’. Nhiều nhà bị khám xét. Một số nhà gọi là “bất minh” bị tịch thu (thời ấy có câu: “Tivi, tủ lạnh Honda, có ba thứ ấy khám nhà như chơi”). Trên tờ Hà Nội mới, ngày nào cũng có những bài viết lên án ‘bọn nhà giàu’ và mô tả cuộc sống tội lỗi của ‘chúng’ như: có toillette, nhà lát đá hoa, nuôi chó berger, có TV và Honda... Hình 50: Một bài trên báo Hà Nội mới, số ra ngày 7 tháng 1 năm 1984 Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 36
  • 37. 24. Bom Mỹ Hình số 51: Phố Khâm Thiên bị bom Mỹ tàn phá Hình số 52: Ga Hàng Cỏ thời chiến Từ 1965, không quân Mỹ đã oanh tạc Hà Nội. Chính ga Hàng Cỏ vào ngày 21 tháng 12 năm 1972 đã bị một quả bom lớn ném trúng. Ngôi nhà đại sảnh, nơi treo chiếc đồng hồ lớn của nhà ga, bị phá sập hoàn toàn. Đến ngày 26 tháng 12, máy bay B.52 đã rải một thảm bom dài khoảng 2 km dọc đường phố Khâm Thiên. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 37
  • 38. 25. Hai hướng buôn Hình số 53: Một cách mang ‘đồ dùng cá nhân’ qua hải quan Từ những năm 70, trên đường Nam Bộ xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng bán những mặt hàng mang từ các nước xã hội chủ nghĩa về. Đi công tác nước ngoài chủ yếu cũng qua ga Hàng Cỏ. Thời đó, đi nước ngoài là cơ hội để ‘ra sức cải thiện’ bằng con đường buôn bán cả hai chiều. Khi đi thì mang đồng hồ, áo T-shirt, quần bò... là những thứ bán rất lãi trên thị trường Liên Xô. Vì hải quan có quy định rất hạn chế đối với số hàng mang đi, nên có người mặc tới 5 chiếc T-shirt, 3 chiếc quần bò, đeo đồng hồ lên tận nách... để cố mang được nhiều. Về nước, ai cũng mua một số hàng để chuyển hóa ra tiền, trong đó phổ biến nhất là dụng cụ gia đình: xoong nồi, bàn là, quạt điện, bình nóng lạnh, lò sưởi điện, bếp điện, ấm đun nước bằng điện, ổ cắm và phích cắm điện… Hàng Lọng cũ đã chuyển thành nơi bán hàng gia dụng Liên Xô. Rồi khi nhà ga mở thêm cửa sau ra lối Ngô Sĩ Liên và Nguyễn Khuyến, thì những cửa hàng loại này còn mọc tiếp sang cả các khu vực sau ga. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 38
  • 39. 26. Mang tên Lê Duẩn Lê Duẩn là nhà thiết kế chính của mô hình kinh tế xã hội miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ suốt từ khi ông được cử làm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam (1960) đến 1975. Sau đó, ông cũng là nhà thiết kế chính của mô hình kinh tế-xã hội của cả nước từ 1975 cho tới khi ông tạ thế (1986). Hình số 54: Lê Duẩn khi là nhân viên Ga Hàng Cỏ (1927) và ngôi nhà nơi Hình số 55: Lễ tang Tổng Bí thư Lê Duẩn (1986) ông từng ở trong thời gian này nằm ngay sát cổng làng Yên Phụ hiện nay (ảnh chụp năm 2010) Để ghi nhớ một người lãnh đạo cao và lâu nhất của Đảng, năm 1987, Nhà nước quyết định lấy tên ông đặt cho con đường này, gồm cả đường Nam Bộ và đường Kim Liên. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 39
  • 40. Có một sự liên quan nữa giữa Lê Duẩn và con đường này: Ông đã làm nhân viên đường sắt ở đây vào những năm 1927-1928. Ông kể lại rằng, thời đó ông cư ngụ tại làng Yên Phụ. Vào những ngày nghỉ, ông thường một mình chèo thuyền ra giữa hồ, suy nghĩ lan man về con đường của Việt Nam. Ông cho rằng khung cảnh trời nước bao la của Tây Hồ là thích hợp nhất với những dòng suy nghĩ ‘chọc trời khuấy nước’ của ông. Chắc ông cũng không thể nghĩ rằng hơn nửa thế kỷ sau, hậu thế đã lấy tên ông để đặt cho con đường này, nơi mà vào cái thuở ‘hàn vi’ ấy, ông đã từng sống, đi về, làm việc, suy nghĩ và mơ tưởng. Bảo tàng Ký ức Xã hội – http://baotang.kyucxahoi.com 40