SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 8
Baixar para ler offline
www.europeanlung.org 1
Sống tốt với COPD
Tài liệu này nhằm mục đích giúp những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (COPD), bạn bè và gia đình của họ thấy rằng họ vẫn có thể sống một
cuộc sống đầy đủ với bệnh này.
COPD là một nhóm các tình trạng bao gồm viêm phế quản
mạn tính và khí phế thủng.
Viêm phế quản mạn tính (đường dẫn khí viêm và hẹp) ngăn
không khí thoát khỏi phổi một cách bình thường khi bạn thở
ra. Bạn sẽ phải gắng sức để thở ra, điều này có thể làm bạn
cảm thấy khó thở.
Khí phế thủng (tổn thương cấu trúc phổi) xảy ra ở các vùng
trao đổi khí, gọi là phế nang. Thành phế nang trở nên kém co
giãn, và vì vậy sẽ khó khăn hơn để đẩy khí thoát khỏi phổi.
Các triệu chứng, như thở dốc, ho và mệt mỏi (cảm thấy
thực sự mệt mỏi) ngày càng xấu dần và có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều bạn có thể làm
để giúp mình cảm thấy khỏe hơn.
COPD là gì?
Nguyên nhân gây COPD là gì?
Có nhiều tác nhân gây COPD. Ở châu Âu, nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là hút
thuốc lá. Hít khói thuốc lá vào sẽ kích thích đường hô hấp, gây viêm và ho.
Nếu bạn hút thuốc lá và mắc COPD, bước đầu tiên nên làm để giúp ngăn tình trạng trở
nên tồi tệ hơn là ngưng hút thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả những người hút thuốc
đều mắc COPD và một số bệnh nhân COPD chưa bao giờ hút thuốc. Các nguyên nhân
khác của COPD bao gồm: tiếp xúc với không khí ô nhiễm, cả trong nhà và ngoài trời; hít
các khí ở nơi làm việc trong nhiều năm; hoặc do di truyền. Các nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng một người bị suyễn lúc nhỏ có thể bị tăng nguy cơ phát triển COPD sau này.
2 www.europeanlung.org
Sống tốt với COPD
1. Ngưng hút thuốc lá
Không bao giờ là quá muộn để bỏ hút thuốc! Lợi ích sẽ bắt đầu trong vài ngày. Một khi
bạn bỏ thuốc lá, tuổi của phổi bạn sẽ giống như người không hút thuốc.
2. Tập thể dục và hít thở
Khi tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, bạn có thể cảm thấy khó thở.
Điều này không nguy hiểm và khó thở sẽ biến mất nhanh chóng khi bạn ngưng tập thể
dục.
Khó thở có thể rất khó chịu và đáng sợ nhưng điều tệ nhất là bạn tránh tập thể dục. Nếu
bạn tránh vận động, bạn sẽ bệnh và thậm chí sẽ cảm thấy khó thở hơn trong những
công việc đơn giản.
Hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe và sự thoải mái; có thể tập
bằng cách đi bộ lên cầu thang. Hãy dừng lại khi bạn cần nghỉ và bạn sẽ cảm thấy khó
thở nhanh chóng biến mất. Đôi khi, hít thở bằng cách “mím môi” có thể giúp bạn thở dễ
hơn.
Một cách khác cũng rất đơn giản để tập thể dục là đi bộ 20 phút mỗi ngày. Bạn nên
uống thuốc trước khi tập thể dục. Thuốc sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bạn khi
gắng sức.
3. Chế độ ăn
Điều quan trọng là việc ăn uống lành mạnh trở thành một phần của thói quen hàng ngày
của bạn. Bạn nên cố gắng ăn nhiều rau và trái cây.
• Khi bạn cảm thấy khoẻ, bác sĩ khuyên bạn nên ăn 3-4 bữa một ngày.
• Nếu bạn cảm thấy không khỏe, bạn nên ăn 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày với thức ăn mềm.
Đồ ăn và thức uống giàu carbohydrate và protein như mì ống, gà và cá là rất thích hợp
cho bạn.
Thừa cân sẽ khiến việc hít thở của bạn thậm chí còn khó khăn hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn đang thiếu cân (tính theo chiều cao), bạn có thể cần một chế độ ăn
đặc biệt.
Bạn có thể uống rượu trong bữa ăn, với điều kiện nó được kiểm soát ở mức độ vừa phải.
Làm sao tôi có thể giúp đỡ tình trạng của mình?
Nếu khó thở đột nhiên tồi tệ hơn hoặc không biến mất nhanh chóng sau khi tập thể
dục, bạn nên gặp bác sĩ. Nếu khó thở gây vấn đề cho bạn, điều quan trọng là bạn
hãy theo một chương trình phục hồi chức năng theo lời khuyên của bác sĩ. Nó sẽ
giúp bạn tập thể dục lâu hơn trước khi cảm thấy khó thở, cải thiện triệu chứng và
nâng cao chất lượng cuộc sống.
3
Sống tốt với COPD
www.europeanlung.org
Tôi nên làm gì nếu tình trạng trở nên xấu hơn?
Khi bệnh trạng trở nặng một cách đáng kể được gọi là đợt cấp. Khi điều này xảy ra, bạn
sẽ bị nhiều triệu chứng hơn bình thường, có thể nghiêm trọng hơn mức thường gặp. Điều
này có thể gây lo lắng. Các đợt cấp thường được thúc đẩy bởi cảm lạnh thông thường
hoặc khi thời tiết xấu. Chúng có thể kéo dài trong một khoảng thời gian khác nhau nhưng
thông thường từ 7 đến 21 ngày. Nếu đợt cấp kéo dài hơn, bạn có thể cần điều trị thêm từ
bác sĩ.
Tôi sẽ được điều trị gì bởi bác sĩ?
Các thuốc hít
Thuốc dãn phế
quản, ví dụ:
thuốc đồng vận
beta hoặc thuốc
đối kháng cholin-
ergic.
•	 Giúp hít thở dễ dàng hơn.
•	 Thuốc làm mở đường dẫn khí nhỏ và giảm tình trạng viêm quá
mức của phổi.
•	 Hiệu quả có thể kéo dài từ 4 đến 24 giờ.
•	 Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn được sử dụng bất cứ khi nào
có triệu chứng gây phiền toái.
Corticosteroids
hít
•	 Giảm viêm đường dẫn khí nhỏ.
•	 Có thể ngăn ngừa ¼ số đợt cấp.
•	 Được khuyến cáo cho người mắc COPD nặng (người có nhiều hơn
2 đợt cấp mỗi năm dù đã sử dụng thuốc dãn phế quản)
•	 Có thể cho ở dạng thuốc hít kết hợp cùng với thuốc dãn phế quản
tác dụng kéo dài.
Lưu ý:
Có một số loại ống hít được sử dụng để đưa những thuốc
này vào cơ thể và cách vận hành của chúng có khác nhau
một chút. Hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ cách sử dụng
ống hít của mình, vì có thể có cách riêng để gắn ống hít
hoặc để làm sạch ống hít nhằm đảo bảo nó hoạt động
hiệu quả.
4 www.europeanlung.org
Sống tốt với COPD
Oxy
Oxygen •	 Dành cho những người không có đủ oxy trong máu, không phải
cho người cảm thấy khó thở.
•	 Nên dùng ít nhất 16 giờ mỗi ngày để có hiệu quả.
•	 Độ bão hòa oxy (lượng oxy trong máu) có thể được y tá hoặc bác
sĩ kiểm tra bằng máy đo oxy hoặc bằng xét nghiệm máu.
•	 Tốt nhất là sử dụng ban đêm, sau bữa ăn và trong khi tập thể dục.
•	 Thời gian kéo dài của oxy phụ thuộc vào kích thước xy-lanh và tốc
độ lưu lượng oxy sử dụng.
Xy-lanh oxy •	 Xy-lanh chứa oxy nén và thường được sử dụng trong cấp cứu.
Oxy lỏng •	 Oxy lỏng được dự trữ trong một bể chứa có chứa một xy-lanh.
•	 Một gói ở phía sau có thể được sử dụng để tăng tính di động
nhưng nó phải được nạp lại từ bể chính.
Bộ tập trung oxy
cầm tay
•	 Máy tập trung đưa không khí bình thường vào và loại bỏ một số
nitơ để cung cấp nồng độ oxy cao hơn cho người sử dụng.
Thuốc viên
Thuốc kháng
sinh
•	 Chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.
•	 Được kê toa nếu bạn ho ra nhiều đàm hơn bình thường hoặc nếu
đàm đổi màu.
•	 Cải thiện triệu chứng trong đợt cấp.
•	 Liên hệ với y tá hoặc bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ mình cần
chúng.
Steroids, ví dụ:
prednisolone
•	 Được sử dụng để điều trị đợt cấp.
•	 Cải thiện sự hồi phục.
•	 Giảm thời gian nằm viện. Xy-lanh chứa oxy nén và thường được
sử dụng trong cấp cứu.
Thuốc lợi tiểu •	 Loại bỏ nước thừa ra khỏi cơ thể.
•	 Dành cho bệnh nhân COPD nặng có tình trạng giữ nước (thường
phù mắt cá chân).
5
Sống tốt với COPD
www.europeanlung.org
Quần áo
Mặc quần áo thích hợp theo thời gian trong năm. Nên chọn quần áo rộng rãi, dễ
mặc.
Sưởi ấm
Giữ cho nhà của bạn ở nhiệt độ từ 19 đến 21°C. Nhiệt độ lạnh có thể làm bạn cảm
thấy tồi tệ hơn.
Ngày nghỉ
Nếu bị COPD, bạn vẫn có thể đi nghỉ mát. Nếu bạn đi máy bay, bạn phải kiểm tra
với hãng hàng không trước khi bay và cho họ càng nhiều thông tin về bệnh càng
tốt. Hãy truy cập phần du lịch hàng không trên trang web ELF để biết thêm chi tiết.
Công việc nhà
Tránh sử dụng các sản phẩm hóa học mạnh như nước đánh bóng và sơn, vì chúng
có thể gây kích ứng đường hô hấp và làm nặng thêm triệu chứng của bạn.
Giải trí
Đi chơi cùng bạn bè thường xuyên nhất có thể. Nếu bạn muốn ở nhà, hãy giải trí
bằng cách nghe nhạc hoặc chỉ đơn giản là thư giãn.
Tình dục
Các triệu chứng và điều trị COPD có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn,
nhưng điều này không có nghĩa là sẽ nguy hiểm nếu bạn quan hệ tình dục. Việc
tăng nhẹ nhịp tim và nhịp thở là rất bình thường.
Ngủ
Thiết lập thói quen đi ngủ, thức dậy và nghỉ ngơi. Tránh ngủ quá nhiều trong ngày
– hoặc uống quá nhiều rượu hay caffein – hoặc bạn sẽ cảm thấy khó ngủ vào ban
đêm.
Tiêm ngừa
Nhiễm trùng, như cúm hoặc viêm phổi, có thể dễ dàng tấn công phổi của bạn vì
chúng nhạy cảm hơn so với người khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm
ngừa cúm hàng năm và tiêm ngừa viêm phổi nếu bạn trên 65 tuổi.
Lời khuyên chung
6 www.europeanlung.org
Sống tốt với COPD
Điều quan trọng là bạn thường xuyên đến bác sĩ hoặc y tá. Họ sẽ hỏi cảm nhận của bạn
và đánh giá hiệu quả điều trị. Đây là cơ hội để bạn nói với chuyên gia y tế về cảm giác,
triệu chứng và nhu cầu của bạn. Họ có thể nghe tiếng thở của bạn bằng ống nghe và
đánh giá liệu có cần thay đổi điều trị hay không. Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể thực
hiện để kiểm tra tình trạng của bạn bao gồm:
•	 Đo chức năng hô hấp. Thử nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán COPD và có thể
giúp đánh giá tiến triển của bệnh. Thử nghiệm bao gồm hít một hơi thật sâu để không
khí lấp đầy phổi và thở ra mạnh và nhanh nhất có thể vào một máy đo trong ít nhất 6
giây.
•	 Máy đo oxy. Đây là cách rất đơn giản và không đau để kiểm tra bạn có đủ oxy trong
máu hay không. Máy phát hiện màu sắc của máu lưu thông qua đầu ngón tay. Nếu chỉ
số hiện ra thấp thì bạn có thể cần làm phân tích khí máu động mạch. Phương pháp
này đo một cách chính xác lượng O2 và CO2 trong máu, và sẽ cho bác sĩ biết bạn có
cần thêm oxy hay không.
•	 Một bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống. Bảng này bao gồm các câu hỏi về cảm
nhận của bạn và tình trạng của bạn với một số hoạt động nào đó. Nó sẽ cho biết điều
trị hiện tại có giúp cải thiện bệnh hay không.
•	 X-quang ngực. X-quang ngực giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng
của bạn, và sẽ làm nổi bật bất kỳ tắc nghẽn rõ ràng nào.
•	 Thử nghiệm đi bộ 6 phút. Phép thử này cho bác sĩ biết bạn có thể đi bao xa trong 6
phút và có khó khăn như thế nào.
1. Tiếp tục hút thuốc lá.
2. Không tuân thủ điều trị.
3. Sử dụng thuốc hít không đúng cách.
4. Không chữa các bệnh khác đi kèm.
5. Không đi khám bác sĩ một cách đều đặn.
6. Hạn chế tiếp xúc với bạn bè và gia đình.
7. Không hoàn thành 20 phút tập thể dục mỗi ngày.
Bệnh của tôi sẽ được kiểm soát như thế nào?
Điều gì làm tôi cảm thấy tệ hơn?
7
Sống tốt với COPD
www.europeanlung.org
Bạn cảm thấy thở hụt hơi nhiều hơn bình thường.
Nếu điều này xảy ra:
•	 Kiểm tra chương trình tự quản lý điều trị và làm theo các lời khuyên.
•	 Giữ bình tĩnh.
•	 Dùng thuốc hít cắt cơn.
•	 Bắt đầu điều trị cấp cứu nếu có.
•	 Nếu bạn sử dụng oxy, hãy dùng suốt cả ngày và
không tăng liều lượng mà bác sĩ đã cho.
•	 Cố gắng thư giãn và tập các kỹ thuật hít thở mà
bác sĩ đã hướng dẫn cho bạn.
•	 Đi lại chậm hơn.
Bạn có thể nhận thấy mình đang có nhiều đàm hơn
bình thường.
Đàm có thể đổi màu và đặc quánh hơn, vì vậy khó ho để khạc đàm ra hơn.
Cẳng chân và bàn chân của bạn có thể sưng lên.
Nếu điều này xảy ra:
• Giữ chân được nâng cao.
• Tham vấn chuyên gia y tế nếu tình trạng không biến mất trong vòng 3 ngày.
Nếu có một trong các triệu chứng sau, hãy gặp bác sĩ ngay:
•	 Ho ra máu.
•	 Thở hụt hơi nhiều hơn bình thường.
•	 Nhiều đàm và đàm đổi màu.
•	 Sưng phù cẳng chân, bàn chân.
•	 Đau bên cạnh ngực khi hít thở.
•	 Ngủ gà.
•	 Tâm trạng lâng lâng.
Làm thế nào để tôi biết tình trạng đang nặng hơn?
Hội phổi châu Âu (ELF) được thành lập bởi Hiệp hội Hô hấp châu Âu (ERS), nhằm tạo
cầu nối giữa bệnh nhân, bác sĩ cộng đồng và các chuyên gia hô hấp để tạo ra ảnh
hưởng tích cực đến Y học Hô hấp. ELF dành riêng cho sức khỏe phổi khắp châu Âu, thu
hút các chuyên gia y tế hàng đầu châu Âu để cung cấp các thông tin cho bệnh nhân và
nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh phổi.
Bản gốc của tài liệu này được dựa trên một ấn phẩm của Respirar, một phần của Nhóm
phổi Tây Ban Nha (SEPAR) và dựa trên “Sống cùng với COPD”, viết bởi Monica Fletcher,
Giám đốc điều hành, Giáo dục cho Sức khỏe. Tài liệu được xem xét và cập nhật năm
2017 bởi Giáo sư Martijn Spruit, Tiến sĩ Frits Franssen và Tiến sĩ Saskia Weldam.
8 www.europeanlung.org
Living well with COPD
Nếu bạn thường xuyên có đợt cấp, tổng trạng
của bạn có thể bị ảnh hưởng kéo dài hàng tháng.
Bệnh sẽ tiến triển và bạn có thể bị giảm chất
lượng cuộc sống. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ
về cách tránh làm xấu đi các triệu chứng và cách
quản lý chúng nếu chúng tồi tệ hơn. Bác sĩ có thể
làm việc với bạn về một kế hoạch hành động trên
giấy với các mục tiêu phù hợp với bạn.
Steroides và thuốc kháng sinh có thể được sử
dụng để kiểm soát triệu chứng và chống nhiễm
trùng, vì nhiễm trùng thường gây các đợt cấp.
Nếu bạn có tiêm ngừa cúm hàng năm cùng các
thuốc thông thường, bạn sẽ giảm đáng kể nguy
cơ bị cúm.
Nếu bạn gặp phải đợt cấp cực kỳ nghiêm trọng,
bạn có thể đến bệnh viện để các bác sĩ có thể
kiểm soát triệu chứng và cho bạn điều trị phù
hợp hơn.
Trang web của Hội phổi châu Âu – www.europeanlung.org
•	 Tải thêm các tờ thông tin về các chủ đề liên quan tới COPD, bao gồm bỏ thuốc lá khi bạn
đang có bệnh phổi, luôn tích cực và phục hồi chức năng phổi.
•	 Tìm các tổ chức bệnh nhân tại địa phương cho người bị COPD.
Đợt cấp
Đọc thêm

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Hướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateHướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateBác sĩ nhà quê
 
DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN COVID 19
DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN COVID 19DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN COVID 19
DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN COVID 19SoM
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD và HEN PHẾ QUẢN
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD và HEN PHẾ QUẢNBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD và HEN PHẾ QUẢN
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD và HEN PHẾ QUẢNSoM
 
ho ra máu
ho ra máuho ra máu
ho ra máuSoM
 
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệucập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệuSoM
 
Liệu pháp surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh
Liệu pháp surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinhLiệu pháp surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh
Liệu pháp surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
SUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINH
SUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINHSUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINH
SUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINHSoM
 
Thong khi nhan tao khong xam nhap
Thong khi nhan tao khong xam nhapThong khi nhan tao khong xam nhap
Thong khi nhan tao khong xam nhapHung Pham Thai
 
ho kéo dài
ho kéo dàiho kéo dài
ho kéo dàiSoM
 
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máyhướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máySoM
 
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại việntiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại việnSauDaiHocYHGD
 
Suy ho hap so sinh bs khai
Suy ho hap so sinh bs khaiSuy ho hap so sinh bs khai
Suy ho hap so sinh bs khaiChương Mã
 
Ca lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDCa lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDHA VO THI
 
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quảnViêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quảnUpdate Y học
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hienCOPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hienSoM
 

Mais procurados (20)

Hướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh updateHướng dẫn đọc cnhh update
Hướng dẫn đọc cnhh update
 
DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN COVID 19
DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN COVID 19DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN COVID 19
DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN COVID 19
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD và HEN PHẾ QUẢN
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD và HEN PHẾ QUẢNBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD và HEN PHẾ QUẢN
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD và HEN PHẾ QUẢN
 
Đặt ống nội khí quản
Đặt ống nội khí quảnĐặt ống nội khí quản
Đặt ống nội khí quản
 
ho ra máu
ho ra máuho ra máu
ho ra máu
 
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệucập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
cập nhật khuyến cáo về oxy trị liệu
 
Liệu pháp surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh
Liệu pháp surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinhLiệu pháp surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh
Liệu pháp surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh
 
SUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINH
SUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINHSUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINH
SUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINH
 
Thong khi nhan tao khong xam nhap
Thong khi nhan tao khong xam nhapThong khi nhan tao khong xam nhap
Thong khi nhan tao khong xam nhap
 
ho kéo dài
ho kéo dàiho kéo dài
ho kéo dài
 
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máyhướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
 
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại việntiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
tiếp cận bệnh nhân nặng cấp cứu ngoại viện
 
Suy ho hap so sinh bs khai
Suy ho hap so sinh bs khaiSuy ho hap so sinh bs khai
Suy ho hap so sinh bs khai
 
Suy hô hấp
Suy hô hấpSuy hô hấp
Suy hô hấp
 
Ca lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDCa lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPD
 
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quảnViêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
 
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
 
Tang ap luc o bung
Tang ap luc o bungTang ap luc o bung
Tang ap luc o bung
 
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hienCOPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
 

Semelhante a Well with-copd-vt

Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trongMartin Dr
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHSoM
 
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptxgamhong8
 
Dụng cụ hỗ trợ hô hấp - Nhóm 4.pptx
Dụng cụ hỗ trợ hô hấp - Nhóm 4.pptxDụng cụ hỗ trợ hô hấp - Nhóm 4.pptx
Dụng cụ hỗ trợ hô hấp - Nhóm 4.pptxNHNGUYN300592
 
Suy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhSuy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhMartin Dr
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfChinSiro
 
9__Ha__u_COVID_o___cquan_Ho_ha__p__BS_Tha__nh_4de1715f56.pptx
9__Ha__u_COVID_o___cquan_Ho_ha__p__BS_Tha__nh_4de1715f56.pptx9__Ha__u_COVID_o___cquan_Ho_ha__p__BS_Tha__nh_4de1715f56.pptx
9__Ha__u_COVID_o___cquan_Ho_ha__p__BS_Tha__nh_4de1715f56.pptxanhvitanca
 
ho-khan-lau-ngay-keo-dai.docx
ho-khan-lau-ngay-keo-dai.docxho-khan-lau-ngay-keo-dai.docx
ho-khan-lau-ngay-keo-dai.docx3T Pharma
 
Thng tim
Thng timThng tim
Thng timmedom
 
Cham soc trai tim ( thuydy )
Cham soc trai tim ( thuydy )Cham soc trai tim ( thuydy )
Cham soc trai tim ( thuydy )Thuydy
 
Hãy Gìn Giữ Trái Tim
Hãy Gìn Giữ Trái TimHãy Gìn Giữ Trái Tim
Hãy Gìn Giữ Trái Timfrank2073
 
Chung tay kết nối với tây y, khí công qua sinh hóa, chuyển hóa.
Chung tay kết nối với tây y, khí công qua sinh hóa, chuyển hóa.Chung tay kết nối với tây y, khí công qua sinh hóa, chuyển hóa.
Chung tay kết nối với tây y, khí công qua sinh hóa, chuyển hóa.Van Dao Duy
 
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxKhám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxhoangminhTran8
 
Phac do khoa noi
Phac do khoa noiPhac do khoa noi
Phac do khoa noidocnghia
 
Phac do khoa noi
Phac do khoa noiPhac do khoa noi
Phac do khoa noidocnghia
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
dai-dam-o-nam-gioi.docx
dai-dam-o-nam-gioi.docxdai-dam-o-nam-gioi.docx
dai-dam-o-nam-gioi.docx3T Pharma
 

Semelhante a Well with-copd-vt (20)

Cá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copdCá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copd
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
 
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
 
Dụng cụ hỗ trợ hô hấp - Nhóm 4.pptx
Dụng cụ hỗ trợ hô hấp - Nhóm 4.pptxDụng cụ hỗ trợ hô hấp - Nhóm 4.pptx
Dụng cụ hỗ trợ hô hấp - Nhóm 4.pptx
 
Suy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhSuy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinh
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
 
9__Ha__u_COVID_o___cquan_Ho_ha__p__BS_Tha__nh_4de1715f56.pptx
9__Ha__u_COVID_o___cquan_Ho_ha__p__BS_Tha__nh_4de1715f56.pptx9__Ha__u_COVID_o___cquan_Ho_ha__p__BS_Tha__nh_4de1715f56.pptx
9__Ha__u_COVID_o___cquan_Ho_ha__p__BS_Tha__nh_4de1715f56.pptx
 
ho-khan-lau-ngay-keo-dai.docx
ho-khan-lau-ngay-keo-dai.docxho-khan-lau-ngay-keo-dai.docx
ho-khan-lau-ngay-keo-dai.docx
 
Thng tim
Thng timThng tim
Thng tim
 
cach chua viem phe quan co that.docx
cach chua viem phe quan co that.docxcach chua viem phe quan co that.docx
cach chua viem phe quan co that.docx
 
Cham soc trai tim ( thuydy )
Cham soc trai tim ( thuydy )Cham soc trai tim ( thuydy )
Cham soc trai tim ( thuydy )
 
Hãy Gìn Giữ Trái Tim
Hãy Gìn Giữ Trái TimHãy Gìn Giữ Trái Tim
Hãy Gìn Giữ Trái Tim
 
Chung tay kết nối với tây y, khí công qua sinh hóa, chuyển hóa.
Chung tay kết nối với tây y, khí công qua sinh hóa, chuyển hóa.Chung tay kết nối với tây y, khí công qua sinh hóa, chuyển hóa.
Chung tay kết nối với tây y, khí công qua sinh hóa, chuyển hóa.
 
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxKhám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
 
Phac do khoa noi
Phac do khoa noiPhac do khoa noi
Phac do khoa noi
 
Phac do khoa noi
Phac do khoa noiPhac do khoa noi
Phac do khoa noi
 
Tiếng anh chuyên ngành y phần 1
Tiếng anh chuyên ngành y phần 1Tiếng anh chuyên ngành y phần 1
Tiếng anh chuyên ngành y phần 1
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
 
dai-dam-o-nam-gioi.docx
dai-dam-o-nam-gioi.docxdai-dam-o-nam-gioi.docx
dai-dam-o-nam-gioi.docx
 

Último

SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạHongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptxPhương Phạm
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônHongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 

Último (20)

SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 

Well with-copd-vt

  • 1. www.europeanlung.org 1 Sống tốt với COPD Tài liệu này nhằm mục đích giúp những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bạn bè và gia đình của họ thấy rằng họ vẫn có thể sống một cuộc sống đầy đủ với bệnh này. COPD là một nhóm các tình trạng bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng. Viêm phế quản mạn tính (đường dẫn khí viêm và hẹp) ngăn không khí thoát khỏi phổi một cách bình thường khi bạn thở ra. Bạn sẽ phải gắng sức để thở ra, điều này có thể làm bạn cảm thấy khó thở. Khí phế thủng (tổn thương cấu trúc phổi) xảy ra ở các vùng trao đổi khí, gọi là phế nang. Thành phế nang trở nên kém co giãn, và vì vậy sẽ khó khăn hơn để đẩy khí thoát khỏi phổi. Các triệu chứng, như thở dốc, ho và mệt mỏi (cảm thấy thực sự mệt mỏi) ngày càng xấu dần và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều bạn có thể làm để giúp mình cảm thấy khỏe hơn. COPD là gì? Nguyên nhân gây COPD là gì? Có nhiều tác nhân gây COPD. Ở châu Âu, nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là hút thuốc lá. Hít khói thuốc lá vào sẽ kích thích đường hô hấp, gây viêm và ho. Nếu bạn hút thuốc lá và mắc COPD, bước đầu tiên nên làm để giúp ngăn tình trạng trở nên tồi tệ hơn là ngưng hút thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả những người hút thuốc đều mắc COPD và một số bệnh nhân COPD chưa bao giờ hút thuốc. Các nguyên nhân khác của COPD bao gồm: tiếp xúc với không khí ô nhiễm, cả trong nhà và ngoài trời; hít các khí ở nơi làm việc trong nhiều năm; hoặc do di truyền. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một người bị suyễn lúc nhỏ có thể bị tăng nguy cơ phát triển COPD sau này.
  • 2. 2 www.europeanlung.org Sống tốt với COPD 1. Ngưng hút thuốc lá Không bao giờ là quá muộn để bỏ hút thuốc! Lợi ích sẽ bắt đầu trong vài ngày. Một khi bạn bỏ thuốc lá, tuổi của phổi bạn sẽ giống như người không hút thuốc. 2. Tập thể dục và hít thở Khi tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, bạn có thể cảm thấy khó thở. Điều này không nguy hiểm và khó thở sẽ biến mất nhanh chóng khi bạn ngưng tập thể dục. Khó thở có thể rất khó chịu và đáng sợ nhưng điều tệ nhất là bạn tránh tập thể dục. Nếu bạn tránh vận động, bạn sẽ bệnh và thậm chí sẽ cảm thấy khó thở hơn trong những công việc đơn giản. Hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe và sự thoải mái; có thể tập bằng cách đi bộ lên cầu thang. Hãy dừng lại khi bạn cần nghỉ và bạn sẽ cảm thấy khó thở nhanh chóng biến mất. Đôi khi, hít thở bằng cách “mím môi” có thể giúp bạn thở dễ hơn. Một cách khác cũng rất đơn giản để tập thể dục là đi bộ 20 phút mỗi ngày. Bạn nên uống thuốc trước khi tập thể dục. Thuốc sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bạn khi gắng sức. 3. Chế độ ăn Điều quan trọng là việc ăn uống lành mạnh trở thành một phần của thói quen hàng ngày của bạn. Bạn nên cố gắng ăn nhiều rau và trái cây. • Khi bạn cảm thấy khoẻ, bác sĩ khuyên bạn nên ăn 3-4 bữa một ngày. • Nếu bạn cảm thấy không khỏe, bạn nên ăn 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày với thức ăn mềm. Đồ ăn và thức uống giàu carbohydrate và protein như mì ống, gà và cá là rất thích hợp cho bạn. Thừa cân sẽ khiến việc hít thở của bạn thậm chí còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang thiếu cân (tính theo chiều cao), bạn có thể cần một chế độ ăn đặc biệt. Bạn có thể uống rượu trong bữa ăn, với điều kiện nó được kiểm soát ở mức độ vừa phải. Làm sao tôi có thể giúp đỡ tình trạng của mình? Nếu khó thở đột nhiên tồi tệ hơn hoặc không biến mất nhanh chóng sau khi tập thể dục, bạn nên gặp bác sĩ. Nếu khó thở gây vấn đề cho bạn, điều quan trọng là bạn hãy theo một chương trình phục hồi chức năng theo lời khuyên của bác sĩ. Nó sẽ giúp bạn tập thể dục lâu hơn trước khi cảm thấy khó thở, cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • 3. 3 Sống tốt với COPD www.europeanlung.org Tôi nên làm gì nếu tình trạng trở nên xấu hơn? Khi bệnh trạng trở nặng một cách đáng kể được gọi là đợt cấp. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ bị nhiều triệu chứng hơn bình thường, có thể nghiêm trọng hơn mức thường gặp. Điều này có thể gây lo lắng. Các đợt cấp thường được thúc đẩy bởi cảm lạnh thông thường hoặc khi thời tiết xấu. Chúng có thể kéo dài trong một khoảng thời gian khác nhau nhưng thông thường từ 7 đến 21 ngày. Nếu đợt cấp kéo dài hơn, bạn có thể cần điều trị thêm từ bác sĩ. Tôi sẽ được điều trị gì bởi bác sĩ? Các thuốc hít Thuốc dãn phế quản, ví dụ: thuốc đồng vận beta hoặc thuốc đối kháng cholin- ergic. • Giúp hít thở dễ dàng hơn. • Thuốc làm mở đường dẫn khí nhỏ và giảm tình trạng viêm quá mức của phổi. • Hiệu quả có thể kéo dài từ 4 đến 24 giờ. • Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn được sử dụng bất cứ khi nào có triệu chứng gây phiền toái. Corticosteroids hít • Giảm viêm đường dẫn khí nhỏ. • Có thể ngăn ngừa ¼ số đợt cấp. • Được khuyến cáo cho người mắc COPD nặng (người có nhiều hơn 2 đợt cấp mỗi năm dù đã sử dụng thuốc dãn phế quản) • Có thể cho ở dạng thuốc hít kết hợp cùng với thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài. Lưu ý: Có một số loại ống hít được sử dụng để đưa những thuốc này vào cơ thể và cách vận hành của chúng có khác nhau một chút. Hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ cách sử dụng ống hít của mình, vì có thể có cách riêng để gắn ống hít hoặc để làm sạch ống hít nhằm đảo bảo nó hoạt động hiệu quả.
  • 4. 4 www.europeanlung.org Sống tốt với COPD Oxy Oxygen • Dành cho những người không có đủ oxy trong máu, không phải cho người cảm thấy khó thở. • Nên dùng ít nhất 16 giờ mỗi ngày để có hiệu quả. • Độ bão hòa oxy (lượng oxy trong máu) có thể được y tá hoặc bác sĩ kiểm tra bằng máy đo oxy hoặc bằng xét nghiệm máu. • Tốt nhất là sử dụng ban đêm, sau bữa ăn và trong khi tập thể dục. • Thời gian kéo dài của oxy phụ thuộc vào kích thước xy-lanh và tốc độ lưu lượng oxy sử dụng. Xy-lanh oxy • Xy-lanh chứa oxy nén và thường được sử dụng trong cấp cứu. Oxy lỏng • Oxy lỏng được dự trữ trong một bể chứa có chứa một xy-lanh. • Một gói ở phía sau có thể được sử dụng để tăng tính di động nhưng nó phải được nạp lại từ bể chính. Bộ tập trung oxy cầm tay • Máy tập trung đưa không khí bình thường vào và loại bỏ một số nitơ để cung cấp nồng độ oxy cao hơn cho người sử dụng. Thuốc viên Thuốc kháng sinh • Chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. • Được kê toa nếu bạn ho ra nhiều đàm hơn bình thường hoặc nếu đàm đổi màu. • Cải thiện triệu chứng trong đợt cấp. • Liên hệ với y tá hoặc bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ mình cần chúng. Steroids, ví dụ: prednisolone • Được sử dụng để điều trị đợt cấp. • Cải thiện sự hồi phục. • Giảm thời gian nằm viện. Xy-lanh chứa oxy nén và thường được sử dụng trong cấp cứu. Thuốc lợi tiểu • Loại bỏ nước thừa ra khỏi cơ thể. • Dành cho bệnh nhân COPD nặng có tình trạng giữ nước (thường phù mắt cá chân).
  • 5. 5 Sống tốt với COPD www.europeanlung.org Quần áo Mặc quần áo thích hợp theo thời gian trong năm. Nên chọn quần áo rộng rãi, dễ mặc. Sưởi ấm Giữ cho nhà của bạn ở nhiệt độ từ 19 đến 21°C. Nhiệt độ lạnh có thể làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Ngày nghỉ Nếu bị COPD, bạn vẫn có thể đi nghỉ mát. Nếu bạn đi máy bay, bạn phải kiểm tra với hãng hàng không trước khi bay và cho họ càng nhiều thông tin về bệnh càng tốt. Hãy truy cập phần du lịch hàng không trên trang web ELF để biết thêm chi tiết. Công việc nhà Tránh sử dụng các sản phẩm hóa học mạnh như nước đánh bóng và sơn, vì chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp và làm nặng thêm triệu chứng của bạn. Giải trí Đi chơi cùng bạn bè thường xuyên nhất có thể. Nếu bạn muốn ở nhà, hãy giải trí bằng cách nghe nhạc hoặc chỉ đơn giản là thư giãn. Tình dục Các triệu chứng và điều trị COPD có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn, nhưng điều này không có nghĩa là sẽ nguy hiểm nếu bạn quan hệ tình dục. Việc tăng nhẹ nhịp tim và nhịp thở là rất bình thường. Ngủ Thiết lập thói quen đi ngủ, thức dậy và nghỉ ngơi. Tránh ngủ quá nhiều trong ngày – hoặc uống quá nhiều rượu hay caffein – hoặc bạn sẽ cảm thấy khó ngủ vào ban đêm. Tiêm ngừa Nhiễm trùng, như cúm hoặc viêm phổi, có thể dễ dàng tấn công phổi của bạn vì chúng nhạy cảm hơn so với người khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm ngừa cúm hàng năm và tiêm ngừa viêm phổi nếu bạn trên 65 tuổi. Lời khuyên chung
  • 6. 6 www.europeanlung.org Sống tốt với COPD Điều quan trọng là bạn thường xuyên đến bác sĩ hoặc y tá. Họ sẽ hỏi cảm nhận của bạn và đánh giá hiệu quả điều trị. Đây là cơ hội để bạn nói với chuyên gia y tế về cảm giác, triệu chứng và nhu cầu của bạn. Họ có thể nghe tiếng thở của bạn bằng ống nghe và đánh giá liệu có cần thay đổi điều trị hay không. Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể thực hiện để kiểm tra tình trạng của bạn bao gồm: • Đo chức năng hô hấp. Thử nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán COPD và có thể giúp đánh giá tiến triển của bệnh. Thử nghiệm bao gồm hít một hơi thật sâu để không khí lấp đầy phổi và thở ra mạnh và nhanh nhất có thể vào một máy đo trong ít nhất 6 giây. • Máy đo oxy. Đây là cách rất đơn giản và không đau để kiểm tra bạn có đủ oxy trong máu hay không. Máy phát hiện màu sắc của máu lưu thông qua đầu ngón tay. Nếu chỉ số hiện ra thấp thì bạn có thể cần làm phân tích khí máu động mạch. Phương pháp này đo một cách chính xác lượng O2 và CO2 trong máu, và sẽ cho bác sĩ biết bạn có cần thêm oxy hay không. • Một bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống. Bảng này bao gồm các câu hỏi về cảm nhận của bạn và tình trạng của bạn với một số hoạt động nào đó. Nó sẽ cho biết điều trị hiện tại có giúp cải thiện bệnh hay không. • X-quang ngực. X-quang ngực giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng của bạn, và sẽ làm nổi bật bất kỳ tắc nghẽn rõ ràng nào. • Thử nghiệm đi bộ 6 phút. Phép thử này cho bác sĩ biết bạn có thể đi bao xa trong 6 phút và có khó khăn như thế nào. 1. Tiếp tục hút thuốc lá. 2. Không tuân thủ điều trị. 3. Sử dụng thuốc hít không đúng cách. 4. Không chữa các bệnh khác đi kèm. 5. Không đi khám bác sĩ một cách đều đặn. 6. Hạn chế tiếp xúc với bạn bè và gia đình. 7. Không hoàn thành 20 phút tập thể dục mỗi ngày. Bệnh của tôi sẽ được kiểm soát như thế nào? Điều gì làm tôi cảm thấy tệ hơn?
  • 7. 7 Sống tốt với COPD www.europeanlung.org Bạn cảm thấy thở hụt hơi nhiều hơn bình thường. Nếu điều này xảy ra: • Kiểm tra chương trình tự quản lý điều trị và làm theo các lời khuyên. • Giữ bình tĩnh. • Dùng thuốc hít cắt cơn. • Bắt đầu điều trị cấp cứu nếu có. • Nếu bạn sử dụng oxy, hãy dùng suốt cả ngày và không tăng liều lượng mà bác sĩ đã cho. • Cố gắng thư giãn và tập các kỹ thuật hít thở mà bác sĩ đã hướng dẫn cho bạn. • Đi lại chậm hơn. Bạn có thể nhận thấy mình đang có nhiều đàm hơn bình thường. Đàm có thể đổi màu và đặc quánh hơn, vì vậy khó ho để khạc đàm ra hơn. Cẳng chân và bàn chân của bạn có thể sưng lên. Nếu điều này xảy ra: • Giữ chân được nâng cao. • Tham vấn chuyên gia y tế nếu tình trạng không biến mất trong vòng 3 ngày. Nếu có một trong các triệu chứng sau, hãy gặp bác sĩ ngay: • Ho ra máu. • Thở hụt hơi nhiều hơn bình thường. • Nhiều đàm và đàm đổi màu. • Sưng phù cẳng chân, bàn chân. • Đau bên cạnh ngực khi hít thở. • Ngủ gà. • Tâm trạng lâng lâng. Làm thế nào để tôi biết tình trạng đang nặng hơn?
  • 8. Hội phổi châu Âu (ELF) được thành lập bởi Hiệp hội Hô hấp châu Âu (ERS), nhằm tạo cầu nối giữa bệnh nhân, bác sĩ cộng đồng và các chuyên gia hô hấp để tạo ra ảnh hưởng tích cực đến Y học Hô hấp. ELF dành riêng cho sức khỏe phổi khắp châu Âu, thu hút các chuyên gia y tế hàng đầu châu Âu để cung cấp các thông tin cho bệnh nhân và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh phổi. Bản gốc của tài liệu này được dựa trên một ấn phẩm của Respirar, một phần của Nhóm phổi Tây Ban Nha (SEPAR) và dựa trên “Sống cùng với COPD”, viết bởi Monica Fletcher, Giám đốc điều hành, Giáo dục cho Sức khỏe. Tài liệu được xem xét và cập nhật năm 2017 bởi Giáo sư Martijn Spruit, Tiến sĩ Frits Franssen và Tiến sĩ Saskia Weldam. 8 www.europeanlung.org Living well with COPD Nếu bạn thường xuyên có đợt cấp, tổng trạng của bạn có thể bị ảnh hưởng kéo dài hàng tháng. Bệnh sẽ tiến triển và bạn có thể bị giảm chất lượng cuộc sống. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về cách tránh làm xấu đi các triệu chứng và cách quản lý chúng nếu chúng tồi tệ hơn. Bác sĩ có thể làm việc với bạn về một kế hoạch hành động trên giấy với các mục tiêu phù hợp với bạn. Steroides và thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng và chống nhiễm trùng, vì nhiễm trùng thường gây các đợt cấp. Nếu bạn có tiêm ngừa cúm hàng năm cùng các thuốc thông thường, bạn sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị cúm. Nếu bạn gặp phải đợt cấp cực kỳ nghiêm trọng, bạn có thể đến bệnh viện để các bác sĩ có thể kiểm soát triệu chứng và cho bạn điều trị phù hợp hơn. Trang web của Hội phổi châu Âu – www.europeanlung.org • Tải thêm các tờ thông tin về các chủ đề liên quan tới COPD, bao gồm bỏ thuốc lá khi bạn đang có bệnh phổi, luôn tích cực và phục hồi chức năng phổi. • Tìm các tổ chức bệnh nhân tại địa phương cho người bị COPD. Đợt cấp Đọc thêm