SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 89
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN NÔ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHÍNH SÁCH CÔNG
ĐĂK LĂK- NĂM 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN NÔ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN QUỐC CƯỜNG
ĐĂK LĂK- NĂM 2019
Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến Học viện Khoa học xã hội
thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách
công tại Học viện Khoa học xã hội, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình và những lời động viên, khích lệ, những ý kiến đóng góp hết sức quý
báu từ quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
Trần Quốc Cường, người Thầy đã tận tâm giúp đỡ, định hướng cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn và có được kết quả hôm
nay, tôi luôn cảm ơn công lao giảng dạy, hướng dẫn của quý thầy, cô trong và
ngoài học viện Khoa học xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý cơ quan: Ban Tôn giáo Chính Phủ,
UBND tỉnh, Công an tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQVN tỉnh, Ban Tôn
giáo tỉnh Gia Lai đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin được nói lên lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh ra, chăm
sóc, nuôi dưỡng tôi trưởng thành. Cảm ơn các anh, chị, bạn bè và đồng nghiệp
đã luôn chia sẽ, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Học viên
Nguyễn Văn Nô
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong Luận văn là trung thực. Mọi trích dẫn, thông tin trong Luận văn đều
được chỉ rõ nguồn. Những kết quả khoa học của Luận văn chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Gia Lai, ngày 10 tháng 11 năm 2019
HỌC VIÊN
Nguyễn Văn Nô
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài ........................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................ 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn......................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 7
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH.................................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành ............................. 9
1.2. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành............... 10
1.3. Tiểu kết chương 1......................................................................................... 25
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO
TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ............................................... 27
2.1. Khái quát chung về tỉnh Gia Lai .................................................................. 27
2.2. Hoạt động và một số đặc điểm của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai31
2.3. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn
tỉnh Gia Lai.......................................................................................................... 46
2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành
trên địa bàn tỉnh Gia Lai...................................................................................... 54
2.5. Tiểu kết chương 2:........................................................................................... 61
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI............... 62
3.1. Dự báo tình hình hoạt động của đạo Tin Lành trong thời gian tới .............. 62
3.2. Phương hướng công tác đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai
trong thời gian tới................................................................................................ 63
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành
trên địa bàn tỉnh Gia Lai...................................................................................... 64
3.4.Tiểu kết chương 3: ........................................................................................ 72
KẾT LUẬN........................................................................................................ 73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Nguyên nghĩa
1 BCH TW Ban chấp hành Trung ương
2 CMA Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp
3 DTTS Dân tộc thiểu số
4 HT Hội thánh
5 QLNN Quản lý nhà nước
6 UBMTTQVN Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam
7 UBND Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã
hooijm tồn tại và phát triển qua nhiêu năm. Trong quá trình tồn tại và phát
triển, tôn giáo đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, từ văn hóa, xã
hội đến tâm lý, đạo đức, lối sống; từ các dạng thức nghệ thuật đến phong tục,
tập quán; từ các quan điểm triết học nhận định thế giới đến những ứng xử
trong đời sống xã hội của nhiều quốc gia, dân tộc. Ở nước ta, tôn giáo là vấn
đề lớn liên quan đến việc xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách và luôn
được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện.
Ngày 12/3/2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban
hành Nghị quyết số 25-NQ/TW khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách
đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công
tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Mọi tín đồ đều có quyền
tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp
luật [1].
Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Điều 70 khẳng định:
“công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của
các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự
do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp
luật và chính sách của Nhà nước” [30]. Đến Hiến pháp năm 2013, Điều 24 ghi
rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng
2
và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”
[31]. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004; ngày 18/11/2016 tại kỳ họp thứ 2, Quốc
hội khóa XIV đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ cũng đã ban
hành các Nghị định, Chỉ thị liên quan để thực hiện chính sách tôn giáo như
Nghị định số 69/NĐ-CP, ngày 21/3/1991; Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày
04/02/2005; Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số
162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín
ngưỡng, tôn giáo.
Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo nói
chung, đối với đạo Tin Lành nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã
ban hành các văn bản để thực hiện các chính sách đó cho phù hợp với tình
hình tôn giáo tại địa phương, như Tỉnh ủy ban hành: Chỉ thị số 22-CT/TU
ngày 08/4/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, Kế hoạch số 136-
KH/TU ngày 26/6/2018 về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của
Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003
của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong
tình hình mới; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày
05/9/2016 về công tác đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai
đoạn 2016-2020.
Như vậy, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện
các chính sách nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc
không theo tôn giáo nào của mọi người, bảo đảm các tôn giáo bình đẳng trước
pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người.
Triển khai thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành của Nhà nước,
3
trong thời gian qua trong cả nước nói chung cũng như tỉnh Gia Lai nói riêng đã
đạt những kết quả đáng ghi nhận. Vấn đề về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của người dân được đảm bảo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ
các tôn giáo trên địa bàn tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý điều hành của Nhà nước; tiếp tục có những đóng góp tích cực trong công
cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, tình hình
hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn hạn chế, bất
cập, có những diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn
giáo và tự do tôn giáo, đặc biệt là đối với đạo Tin Lành để tuyên truyền nhằm
chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân vẫn còn diễn ra... còn
những hạn chế, bất cập trên là do nhiều nguyên nhân trong số đó có nguyên
nhân do tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo làm chưa tốt. Trong khâu tổ
chức thực hiện chính sách tôn giáo từ khâu phổ biến tuyên truyền chính sách,
đôn đốc kiểm tra đến tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện không kịp
thời đầy đủ... bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đạo Tin Lành còn hạn chế,
cứng nhắc; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu đồng bộ; biện pháp
giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo Tin Lành còn nhiều bất cập, chưa triệt
để.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy nghiên cứu đề xuất các giải pháp
hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn
tỉnh Gia Lai là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay, do đó học viên chọn đề
tài “Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai”
để làm luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp làm giàu thêm lý luận thông
qua kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành ở Gia
Lai trong giai đoạn hiện nay.
4
2. Tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài
Xung quanh vấn đề đạo Tin Lành và công tác đối với đạo Tin Lành đã
có khá nhiều công trình, đề tài nghiên cứu đề cập ở những góc độ, những
hướng tiếp cận khác nhau, những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản
lý Nhà nước, cũng như việc thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta đối với đạo Tin Lành.
Chính sách đối với các tôn giáo nói chung, đối với đạo Tin Lành nói
riêng ngày càng được các nhà lý luận - chính trị, các nhà hoạch định chính
sách và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, đã có nhiều công trình
về vấn đề này được công bố, một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài:
Tôn giáo - Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay
của Nguyễn Đức Lữ (2009), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội đã hệ thống
hóa, phân tích cơ sở khoa học của toàn bộ quan điểm, chính sách của Đảng,
Nhà nước về tôn giáo. Cuốn sách đã cung cấp cho luận văn những cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc xây dựng chính sách cũng như quá trình đổi mới về
chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn thạc sĩ “QLNN về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn
Thị Hồng Hải (2009) đã hệ thống một cách khá hoàn chỉnh lý luận về mối
quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo, QLNN đối với tôn giáo; từ đó đánh giá
thực trạng công tác QLNN về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động tôn giáo.
Các văn bản pháp luật về đất đai, xây dựng có liên quan đến tín ngưỡng,
tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), đã cung cấp cho luận văn
những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai liên quan đến tôn giáo
làm cơ sở để phân tích, luận giải về thực tiễn chính sách đất đai liên quan đến
tôn giáo ở tỉnh Gia Lai.
5
Đạo Tin Lành ở miền Trung và Tây Nguyên của TS. Đoàn Triệu Long
(2013) đã phác họa hành trình ra đời và những chặng đường phát triển của
đạo Tin Lành ở miền Trung- Tây Nguyên; từ đó, nêu lên những yêu cầu
khách quan của QLNN đối với đạo Tin Lành, đề xuất những giải pháp nhằm
tăng cường thực hiện tốt hơn chính sách cũng như công tác QLNN đối với
đạo Tin Lành trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên hiện nay. Đây là cuốn
sách có giá trị tham khảo cao bởi sự gần gũi với những gì đề tài luận văn
hướng tới.
Những biến động trong đời sống tôn giáo hiện nay và tác động của nó
đến lối sống người Việt của PGS.TS Đỗ Lan Hiền (2017). Cuốn sách đã cung
cấp về cái nhìn bao quát về tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam,
những biến động theo chiều lịch sử của đất nước và tác động của tôn giáo đến
lối sống người Việt trên các phương diện: hoạt động sản xuất, kinh doanh;
ứng xử với thiên nhiên; ứng xử với xã hội. Đây là một yếu tố vô cùng quan
trọng trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Luận văn QLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh
Kon Tum của Nguyễn Lê Huyền (2015) đã khái quát quá trình hình thành và
phát triển đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum, những vấn đề đặt ra hiện
nay; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với
hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu ở góc độ chính trị học, tôn
giáo học, triết học, … hoặc đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của tôn giáo,
đặt vấn đề QLNN về hoạt động tôn giáo ở từng lĩnh vực, từng địa phương
khác nhau; song chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về việc thực hiện
chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chính vì những lý do nói trên, học viên chọn đề tài này sẽ góp phần làm
rõ hơn vấn đề việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn
6
tỉnh Gia Lai; từ đó, đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn
chính sách đối với đạo Tin Lành trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu về việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành
trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ cơ sở lý luận chính trị về chủ trương, chính sách đối với đạo Tin
Lành;
Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin
Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua;
Dự báo tình hình hoạt động và xu hướng phát triển của đạo Tin Lành ở
tỉnh Gia Lai trong thời gian tới;
Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách đối với
đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách
đối với đạo Tin Lành trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ khi có Chỉ thị số
01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo
Tin Lành đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
7
Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin Lành nói riêng.
Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn thực hiện chính sách đối với đạo
Tin Lành ở tỉnh Gia Lai thời gian qua.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phương
pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích tổng hợp, tổng kết kinh
nghiệm; phương pháp so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Thông qua nghiên cứu khoa học và thực tiễn của thực hiện chính sách
đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Gia Lai, luận văn hệ thống lại cơ sở lý luận và
đề xuất một số giải pháp có thể tham khảo, bổ sung về mặt lý luận đối với
việc thực hiện chính sách tôn giáo, cụ thể là đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Gia
Lai trong tình hình hiện nay.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn là những đề xuất nhằm thực hiện tốt
hơn chính sách đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai. Luận văn có thể làm tài
liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập tại trường Chính trị tỉnh; cho
các lớp bồi dưỡng đối với cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ
lục, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với đạo Tin
Lành.
8
Chương 2. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành
trên địa bàn tỉnh Gia Lai .
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong tình hình hiện
nay.
9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH
1.1. Khái niệm về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành
1.1.1. Khái niệm về chính sách
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”[55]
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: Chính sách là một chương trình hành
động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý, điều hành đề ra để giải quyết một
vấn đề, hoặc một số vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
1.1.2. Đạo Tin Lành
Tin Lành là tôn giáo tách ra từ Công giáo vào thế kỷ XVI, do đó lúc này
Giáo hội Công giáo gọi đạo Tin Lành bằng thuật ngữ Protestantism theo
nghĩa là chống đối. Sau này trở thành phổ biến và là tên gọi thông dụng trên
toàn thế giới. Protrstiantism dịch theo nghĩa Hán Việt là đạo Thệ phản nên
được hiểu là đạo chống đối, phản kháng lại Giáo hội Công giáo. Là một tôn
giáo cải cách từ Công giáo nên trong nhiều ngữ cảnh, đạo Tin Lành còn gọi là
đạo Cải cách (Reformism). Và sau khi cải cách, đạo Tin Lành là một tôn giáo
mới nên trong một số trường hợp, người ta còn gọi là Tân giáo.
Khi đạo Tin Lành vào Việt Nam (1911), người Việt gọi theo cách của
người Hán là đạo Thệ phản (dịch từ Protestantism). Mãi đến đầu những năm
1920, khi các giáo sỹ Tin Lành dịch Kinh Phúc âm (Evangelical) là Tin Lành,
khác với cách dịch của Công giáo là Tin mừng. Từ đó tên gọi Tin Lành được
10
gọi thay cho đạo Thệ phản. Người Tin Lành giải thích Tin Lành theo nghĩa là
tin tức tốt lành và vui vẻ.
1.1.3. Khái niệm về chính sách đối với đạo Tin Lành
Chính sách đối với đạo Tin Lành là các văn bản pháp luật của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành để giải quyết vấn đề đối với đạo Tin Lành
theo quan điểm, chủ trương của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước.
1.1.4. Khái niệm về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành
Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành được hiểu là: quá trình
chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, đưa chính sách của
Nhà nước đối với đạo Tin lành vào cuộc sống.
1.2. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện chính sách đối với đạo Tin
Lành
1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển đạo Tin Lành tại Việt Nam và
tại Tây Nguyên
*. Quá trình hình thành, phát triển đạo Tin Lành tại Việt Nam
Đạo Tin Lành du nhập đến Việt Nam vào năm 1911 do các giáo sĩ của
Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (CMA) là R.A. Jaffray cùng các cộng
sự truyền vào và đặt cơ sở đầu tiên tại Đà Nẵng (năm 1911). Đến năm 1975,
đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 200.000 tín đồ, hơn 500 chức sắc, trên
20 tổ chức, hệ phái, hoạt động chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.
Sau năm 1975, nhiều tổ chức Tin Lành tự tan rã và phục hồi trở lại vào
năm 1980. Đến cuối năm 2004, cả nước có trên 670.000 tín đồ.
Hiện nay, đạo Tin Lành ở Việt Nam có trên 1 triệu tín đồ, có mặt 63/63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 80 tổ chức, hệ phái và
nhóm khác nhau, trong đó có 10 tổ chức đã được Nhà nước công nhận và cấp
đăng ký hoạt động tôn giáo, gồm: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam),
Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Hội Truyền giáo cơ đốc Việt
11
Nam, Tổng hội Bắp tít Việt Nam, Giáo hội Bắp tít Việt Nam, Hội Thánh Tin
Lành Trưởng lão Việt Nam, Hội thánh Mennonite Việt Nam, Hội thánh liên
hữu cơ đốc Việt Nam, Hội thánh phúc âm ngũ tuần Việt Nam, Hội thánh phúc
âm Toàn vẹn Việt Nam.
*. Quá trình thâm nhập của đạo Tin Lành vào Tây Nguyên
Tây Nguyên hiện nay gồm 5 tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm
Đồng và Kon Tum, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Tây
Nguyên có lợi thế rất lớn về tự nhiên. Bên cạnh thiên nhiên ưu đãi, Tây
Nguyên có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong khu vực. Về mặt quân sự
Tây Nguyên được coi là nóc nhà của Đông Dương.
Ngay từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Hội Truyền giáo CMA, Hội
thánh Tin Lành Việt Nam và nay là Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền
Nam) đã triển khai công cuộc truyền giáo lên Tây Nguyên, đặc biệt chú trọng
phát triển tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 1931, Ha Sol (Hà
San) dân tộc Cơho là người dân tộc thiểu số đầu tiên ở Tây Nguyên theo đạo
Tin Lành. Đầu năm 1940, việc truyền giáo lên Tây Nguyên được triển khai ở
quy mô rộng lớn với sự tham gia của cả hai tổ chức Hội Truyền giáo CMA và
Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Đặc biệt, Đại hội đồng lần thứ 19
(1942), Hội thánh Tin Lành Việt Nam đã thông qua nghị quyết trong đó có
nội dung nâng đỡ việc truyền giáo ở vùng dân tộc thiểu số, vùng núi ở duyên
hải miền Trung và một phần của Đông Nam Bộ.
Kết quả, đến năm 1945, ở vùng Tây Nguyên có 11 dân tộc với khoảng
1.000 người tin theo đạo Tin Lành; năm 1950 có thêm các dân tộc như: Stiêng
(1951), Raglai (1951), Chu Ru (1952), Mạ (1953)… với khoảng gần 6.000 tín
đồ với 70 chi hội và 47 mục sư, truyền đạo. Đặc biệt, từ năm 1954 đến năm
1975, khi Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, việc truyền đạo
12
Tin Lành lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã diễn ra thực sự
sôi động.
Việc truyền đạo Tin Lành lên Tây Nguyên ở giai đoạn 1954-1975 còn
được sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức từ thiện xã hội, Tin Lành quốc tế, của
cả phía chính phủ Mỹ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ với
những khoản viện trợ phong phú từ thuốc chữa bệnh, thực phẩm, nhu yếu
phẩm, quần áo trẻ em đến vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp và đặc biệt là
của các tổ chức truyền đạo chuyên nghiệp như Ngôn ngữ mùa hè, Thánh kinh
hội…
Đến năm 1975 ở các tỉnh Tây Nguyên có 61.500 tín đồ, 216 chi hội, 42
mục sư, 91 truyền đạo và 50 truyền đạo sinh, 216 nhà thờ (Lâm Đồng 103,
Đăk Lăk 62, Gia Lai 32, Kon Tum 4); 02 trường Kinh Thánh (Buôn Ma
Thuột và Đà Lạt); 07 Trung tâm truyền giáo (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku,
Bảo Lộc, Phước Long, Quảng Đức, Đơn Dương); 03 cơ sở y tế (01 trại phong
và 2 bệnh viện).
Sau năm 1975, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, đặc biệt một số mục sư,
truyền đạo đã quan hệ với tổ chức phản động mang tên gọi: “Mặt trận thống
nhất giải phóng các chủng tộc bị áp bức” (Fulro). Fulro có nguồn gốc từ
phong trào Bajaraka, chỉ bốn dân tộc Banah, Jrai, Êđê và Kơho ra đời tháng
9/1958 nhằm chống lại việc chính quyền Ngô Đình Diệm đưa bộ phận di cư
miền Bắc lên định cư ở Tây Nguyên.
Sau giải phóng miền Nam, tổ chức Fulro đã lôi kéo một số mục sư,
truyền đạo và tín đồ Tin Lành là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đi theo.
Từ thực trạng như trên, do yêu cầu ổn định tình hình chính trị, nhà
nước cho tạm ngưng các hoạt động của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên kể cả
trong người Kinh. Cách xử lý này nhằm mục đích loại Fulro ra khỏi Tin lành,
13
không cho chúng lợi dụng đạo Tin lành để chống phá cách mạng; giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Tây nguyên.
Đến năm 1992, lực lượng vũ trang của tổ chức Fulro tan rã và những
tàn quân Fulro được đưa sang định cư ở Mỹ.
Thời gian gần đây, cùng với những nguyên nhân về kinh tế, văn hóa, xã
hội trong hoàn cảnh không được phép hoạt động bình thường nhưng tín đồ
đạo Tin Lành ở Tây Nguyên vẫn phát triển nhanh chóng. Ngoài các địa bàn
đã có đạo từ trước năm 1975 phục hồi trở lại, nay đạo Tin Lành đã phát triển
lan rộng ra toàn vùng. Nhiều nơi trước đây đồng bào chỉ theo tín ngưỡng
truyền thống, nay đã chuyển sang theo đạo Tin Lành. Ngoài ra còn hàng
nghìn người theo đạo Tin Lành ở các địa phương khác di cư đến nơi sinh sống
ở Tây Nguyên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tín đồ ở đây
tăng lên.
Nhìn chung, bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở
Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung, cả số tín đồ có trước năm 1975
và số mới theo trong thời gian gần đây đã hình thành tình cảm, niềm tin tôn
giáo khá sâu sắc, đang sinh hoạt tôn giáo ổn định tại các chi hội, các điểm
nhóm ở các thôn, làng và trở thành một thực thể tôn giáo khá ổn định ở Tây
Nguyên và vùng núi duyên hải miền Trung.
Ở Tây Nguyên, cùng với phát triển nhanh của đạo Tin Lành là sự phục
hồi và những hoạt động gây rối của tổ chức Fulro cũ với tên gọi Đêga. Được
sự giúp đỡ của Mỹ và bọn phản động quốc tế, số người Thượng lưu vong ở
Mỹ đã lập ra ba tổ chức: “Hội những người miền núi”; “Hội những người
Thượng Đêga”;“Hội bảo vệ nhân quyền người Thượng”. Đến cuối năm
1999, ba tổ chức này lập ra cái gọi là “Nhà nước Đêga tự trị” lưu vong ở Mỹ.
Sau khi hình thành tổ chức, chúng móc nối vào trong nước, dựng dậy và gom
lại số Fulro cũ tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng. Đặc biệt chúng
14
đã mượn hình thức sinh hoạt của đạo Tin Lành để hoạt động và cho lập ra cái
gọi là “Hội thánh Tin Lành Đêga” làm công cụ chính trị cho Nhà nước Đêga.
1.2.2. Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
đối với đạo Tin Lành
Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước Việt Nam là luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân; không phân biệt
đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo trong mọi sinh hoạt xã hội. Đồng bào
theo đạo Tin Lành cũng như đồng bào theo các tôn giáo khác đều được bảo
đảm sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật; đồng thời kiên quyết đấu
tranh chống lại việc lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định xã hội. Những quan điểm
đó được thể hiện rõ trong các văn bản của Đảng và Nhà nước:
Ngày 16/10/1990 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW về
tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ:
“Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh
thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với
công cuộc xây dựng xã hội mới”, “các giáo hội và tổ chức tôn giáo nào có
đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù
hợp với luật pháp Nhà nước, có tổ chức phù hợp và bộ máy nhân sự đảm bảo
tốt về cả hai mặt đạo, đời thì sẽ được Nhà nước xem xét trong từng trường
hợp cụ thể để cho phép hoạt động” [8].
Ngày 02/7/1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 37-CT/TW về công tác tôn
giáo trong tình hình mới, với 6 nguyên tắc và 7 nhiệm vụ, nêu rõ “ Những
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích
phát huy ” [9].
15
Ngày 12/3/2003, Ban chấp hành TW Đảng khóa IX đã ban hành Nghị
quyết 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, đây là sự phát triển nâng cao và hoàn
chỉnh Nghị quyết 24-NQ/TW (năm 1990) và trở thành quan điểm chính thức
về đổi mới với công tác tôn giáo của Đảng và nhà nước ta[1]. Về phương
hướng, quan điểm, tư tưởng đổi mới thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau
đây:
Về phương hướng: Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong
giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong
khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Về quan điểm, chính sách:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo
bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết
dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo
đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đoàn
kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và
đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của
truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với tổ quốc và
nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng,
16
tôn giáo. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động
mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích
động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là
điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi
công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào
nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc;
thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế- xã hội, an ninh, quốc
phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó
có đồng bào các tôn giáo.
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Hiện nay nước ta có hàng chục triệu chức sắc, chức việc, nhà tu hành
và tín đồ các tôn giáo, phân bố ở mọi miền trong cả cả nước. Công tác tôn
giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều
ngành. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị
do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo
là lực lượng tham mưu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần
được củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng
bào tôn giáo. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng.
Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi
dụng tôn giáo để chống đối chế độ, chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận
động quần chúng.
17
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do
hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo
pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào
tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng
cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động của tôn giáo khác đều phải
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền
tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.
Sau Nghị quyết 25-NQ/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã
ra Thông báo số 160-TB/TW (năm 2004) về chủ trương công tác đối với đạo
Tin Lành. Thông báo đã quán triệt rõ: Các cấp ủy đảng cần tiếp tục quán triệt
và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước về chính sách tôn giáo nói chung và chính
sách đối với đạo Tin Lành nói riêng. Đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh
vạch mặt và trừng trị bọn phản động lợi dung tôn giáo, lợi dụng đạo Tin Lành
để chống phá chính quyền, chống phá cách mạng, chia rẽ đoàn kết các dân
tộc, chia rẽ đất nước.
Đối với vấn đề đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, Ban Bí thư cũng chỉ đạo
rõ: Đối với những người theo đạo Tin Lành có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo
thuần túy, cho phép đăng ký hoạt động tu hành bình thường. Giáo dục đồng
bào không theo “Tin Lành Đêga”, đồng thời vạch mặt và nghiêm trị những
tên Fulrô đội lốt Tin Lành để chống phá đất nước. Đối với những nơi đồng
bào mới theo đạo Tin Lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân, không
có liên quan đến hoạt động chính trị của bọn phản động Fulrô và các thế lực
thù địch khác, có nguyện vọng sinh hoạt tôn giáo thuần túy tại gia, thì hướng
dẫn đồng bào đăng ký sinh hoạt ở những nhà thờ có điều kiện, cam kết về nội
18
dung sinh hoạt để chính quyền xem xét, nếu đủ điều kiện thì tạo thuận lợi để
đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường.
Tiếp tục thực hiện quan điểm của Đảng về tôn giáo, ngày 03/11/2009
BCH TW Đảng ban hành Kết luận số 57-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo.
Kết luận 57 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta là: “ Tiếp tục quán
triệt, thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn
giáo và quần chúng nhân dân, tín đồ, chức sắc các tôn giáo về những quan
điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo,...
Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt tôn giáo
theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận,
đúng các quy định của pháp luật. Đảm bảo cho các chức sắc, tín đồ các tôn
giáo sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, theo pháp luật.
Vận động đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo phát huy tinh thần yêu
nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào thi
đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới; tự giác phối hợp đấu
tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định
chính trị- xã hội, xâm hại an ninh quốc gia, làm tổn hại tới lợi ích Tổ quốc,
dân tộc và nhân dân”.
Cùng thời điểm với Kết luận 57, Ban Bí thư đã có Kết luận số 58-
KL/TW (năm 2009). Kết luận của Ban Bí thư đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng cần
tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên,
19
hội viên, tín đồ, chức sắc tôn giáo và nhân dân những quan điểm, chủ trương
của Đảng, Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; về đại đoàn kết toàn
dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; đồng thời, kiên quyết đấu
tranh với những âm mưu lợi dụng tôn giáo, lợi dụng đạo Tin Lành để chống
phá cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tiếp tục hướng dẫn các tổ chức Tin Lành đã được công nhận pháp nhân
và đăng ký hoạt động tôn giáo theo Hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước
chấp thuận, tuân thủ đúng pháp luật; khuyến khích việc tham gia các hoạt
động xã hội, nhân đạo, từ thiện, thực hiện đường hướng đồng hành cùng dân
tộc.
Để tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với đạo Tin lành, trong
kết luận của Ban Bí thư (năm 2014), Đảng ta đã xác định rõ: Xem tín ngưỡng,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; thực hiện nhất quán việc
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, theo hoặc không theo
tôn giáo của công dân phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Kiên quyết đấu
tranh vạch mặt và trừng trị bọn phản động lợi dụng đạo Tin Lành để chống
phá Đảng và Nhà nước, chống phá cách mạng, chia rẽ đoàn kết các dân tộc.
Sau khi có các Nghị quyết, kết luận về công tác tôn giáo của Đảng, các
văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã thể chế hóa tư tưởng đổi mới
của Đảng đối với tôn giáo.
Trước hết phải kể đến Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện tư tưởng đổi
mới về tôn giáo của Đảng. Điều 70 (chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân) khẳng định: “công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp
luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
20
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [30]. Đến
Hiến pháp năm 2013, chính sách tôn giáo của Nhà nước ta càng thông thoáng
và mở rộng hơn, tại Điều 24 của Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các
tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” [31].
Đặc biệt sau khi Đảng ta có Nghị quyết số 25, Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm
2004. Tại Điều 1 và Điều 2 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nêu rõ: “Công dân
có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai
được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng
như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.
Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng
mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ
lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp
luật” [59].
Đến năm 2016 Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được ban hành và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo có
ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, khắc phục kịp thời những bất
cập những chính sách tôn giáo trong thời gian qua, thể chế hóa các quy định
21
mới của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
cho mọi người.
Cùng với việc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến
pháp; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ
đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 69/NĐ-CP,
ngày 21 tháng 3 năm 1991 và Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4
năm 1999 về các hoạt động tôn giáo để cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo
khuôn khổ pháp luật. Đến năm 2005, để tiến hành bình thường hóa hoạt động
đối với đạo Tin Lành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/2005/CT-
TTg ngày 04/02/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, cũng trong
thời gian này Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01
tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo, sau đó thay thế bằng Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012
của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo. Và Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Để thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về tôn
giáo nói chung, đối với đạo Tin Lành nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện như Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số
22-CT/TU ngày 08/4/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, Kế
hoạch số 84-KH/TU ngày 29/6/2010 về thực hiện Kết luận số 58-KL/TW của
Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Thông báo số 160-TB/TW về chủ trương
công tác đối với đạo Tin Lành trong thời gian tới, Thông báo kết luận số
1114-TB/TU ngày 05/05/2009 tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Thông
báo 160-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư (khóa IX), kế hoạch số 164-
KH/TU ngày 28/9/2015 về triển khai thực hiện Kết luận 101-KL/TW của Ban
Bí thư về chủ trương công tác đối với đạo Tin Lành trong tình hình mới trên
22
địa bàn tỉnh Gia Lai; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 297/KH-UB ngày
28/2/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, văn bản số 1589/UBND-
VX ngày 12/7/2007 về việc tiếp tục triển khai công tác đối với đạo Tin Lành,
Kết luận số 146/TB-UBND ngày 07/12/2007 tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực
hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo kết luận
số 73/TB-UBND ngày 24/6/2015 tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ
thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số
công tác đối với đạo Tin Lành.
Nội dung các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai là: Tiếp
tục triển khai thực hiện đúng đắn các chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
và không tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; vận động quần chúng tín
đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công
dân, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”; phát huy những mặt tích cực về
văn hóa, truyền thống của các tôn giáo, góp phần củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tạo
điều kiện thuận lợi nhất và giải quyết kịp thời các nhu cầu tôn giáo chính đáng
của người dân theo đạo Tin Lành đúng với chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã chỉ
đạo tập trung phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân ở những
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo.
1.2.3. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện chính sách đối với đạo Tin
Lành
* Mục tiêu: Việc thực hiện chính sách đối với các tôn giáo nói chung
và đối với đạo Tin Lành nói riêng ở Gia Lai cần hướng tới và đạt được các
mục tiêu sau:
23
Một là, phải đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi
người, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường theo
đúng quy định của pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của
con người được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) của
Liên hợp quốc ghi nhận. Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng
dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là một quyền cơ bản của công dân.
Các Hiếp pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013 ghi nhận:
“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào”. Cùng với bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công
dân, phải bảo đảm cho tổ chức và cá nhân tôn giáo được thực hiện các hoạt
động hành đạo, truyền đạo và quản lý tổ chức. Việc thực hiện chính sách đối
với tôn giáo cần phân biệt rõ giữa hoạt động tôn giáo thuần túy với hành vi lợi
dụng hoạt động tôn giáo để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp, tránh can
thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo; Trong hoạt động tôn giáo, các tổ
chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành phải tuân thủ các qui định của
pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều phải bị phê phán, nghiêm cấm và xử lý
theo qui định của pháp luật.
Hai là, Việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin
Lành nói riêng phải thực hiện được mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín
ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ
đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo luôn là bài học quan trọng
trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta, là truyền thống
quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết tạo nên sức mạnh của dân tộc: “Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết- Thành công, thành công, đại thành công”. Trong công
24
tác tôn giáo, mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết những người theo tôn giáo
với những người không theo tôn giáo càng quan trọng khi tôn giáo luôn là
một trong những công cụ, phương tiện được các thế lực thù địch, phản động
trong và ngoài nước lợi dụng nhằm chia rẽ dân tộc, chia rẽ nhân dân với
Đảng, với Nhà nước, chia rẽ người theo đạo và người không theo đạo, thực
hiện âm mưu diễn biến hòa bình. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng coi mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào
không theo tôn giáo là một quan điểm và chính sách lớn trong công tác tôn
giáo, đồng thời còn có ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách
mạng nước ta.
Ba là, phải phát huy được những mặt tích cực của đạo Tin Lành và hạn
chế những mặt tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội.
Vai trò tích cực và những hạn chế, tiêu cực của tôn giáo trong công
cuộc đổi mới ở nước ta là rất rõ, do đó việc thực hiện chính sách đối với tôn
giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng phải phát huy những yếu tố tích cực
thể hiện trong hoạt động của tôn giáo. Tính hướng thiện, lòng từ bi, bác ái, vì
con người của tôn giáo phải được khơi dậy trong ứng xử giữa con người với
con người trong xã hội. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia
cùng Nhà nước và xã hội giải quyết những vấn đề của xã hội như: vấn đề xã
hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, cứu trợ thiên tai, từ thiện nhân đạo,...Thông
qua đó giúp cho quần chúng từng bước xóa bỏ được những nhận thức lệch lạc
về thế giới và con người, những luật lệ khắt khe trong tôn giáo. Đặc biệt phải
tăng cường đấu tranh chống lại những âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
chống lại Đảng, Nhà nước, xâm hại đến các quan hệ xã hội được nhà nước
bảo hộ.
25
Bốn là, phát huy được vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các
hoạt động của đạo Tin Lành; nâng cao năng lực, hiệu quả trong việc thực
hiện chính sách đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay.
Tổ chức, cá nhân tôn giáo là một bộ phận của xã hội, được nhà nước
thừa nhận, phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Hoạt động tôn giáo phải
tuân thủ những qui định của nhà nước. Mọi hành vi nhằm biến tôn giáo thành
một lực lượng đối trọng với Nhà nước, thoát ly khỏi sự quản lý của nhà nước
đều là bất hợp pháp. Hoạt động tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật mà
nhà nước đã đặt ra đều phải bị xử lý theo qui định của pháp luật. Khi vai trò
của nhà nước trong điều chỉnh các hoạt động tôn giáo được tăng cường, hiệu
lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này sẽ được nâng cao, các
chính sách của nhà nước được các tổ chức, cá nhân tôn giáo tự giác thực hiện
nghiêm chỉnh, triệt để, pháp chế trong công tác tôn giáo được giữ vững.
* Về nguyên tắc: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành phải đảm
bảo được hai nguyên tắc:
Một là, Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ thuần túy tôn
giáo của giáo hội đạo Tin Lành.
Hai là, mọi tín đồ của đạo Tin Lành đều phải hoạt động tôn giáo trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, chịu sự quản lý của Nhà
nước.
1.3. Tiểu kết chương 1
Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực
thể xã hội. Sự ra đời, tồn tại của nó là một tất yếu khách quan. Từ trước đến
nay, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
xem tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Do đó, việc ban
hành và thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành là một yêu cầu mang tính
26
khách quan không chỉ đối với một quốc gia đa tôn giáo như Việt Nam mà còn
ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Đạo Tin Lành tuy ra đời muộn hơn các tôn giáo khác như Phật giáo hay
Công giáo nhưng hơn 100 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, đạo
Tin Lành đã có những bước phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng tín đồ một
cách nhanh chóng. Chính vì điều đó mà Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến đạo Tin Lành và nhiều công trình nghiên
cứu có giá trị được công bố.
Để thực hiện tốt chính sách đối với đạo Tin Lành, đòi hỏi mỗi CBCC
làm công tác tôn giáo cần được trang bị đầy đủ và nắm vững những vấn đề
mang tính lý luận có liên quan đến tôn giáo; các khái niệm về chính sách liên
quan đến đạo Tin Lành; quá trình du nhập của đạo Tin Lành vào Tây Nguyên;
mục tiêu và nguyên tắc trong việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành.
Từ đó đánh giá được thực trạng trong việc thực hiện chính sách đối với đạo
Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian qua.
27
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN
LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
2.1. Khái quát chung về tỉnh Gia Lai
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Gia Lai là một Tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trải dài từ
15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông,
phía Bắc giáp với tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri
(Campuchia) và có đường biên giới quốc gia dài 90 km.
Tỉnh Gia Lai hiện nay có tổng diện tích tự nhiên là 15.495,71 km2
. Kết
quả điều tra gần đây cho thấy, Gia Lai hiện có khoảng 784.600 ha rừng,
50.000 ha đồng cỏ, gần 400.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ngàn ha đất
trống đồi trọc. Phần lớn diện tích tự nhiên của Gia Lai nằm trên sườn Tây của
dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông
sang Tây, có núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau (núi tập trung ở khu
vực phía Bắc tỉnh, ngọn núi cao nhất là Kon Ka Kinh có đỉnh cao 1.748 mét
nằm ở huyện K’Bang) tạo nên những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, môi
trường sinh thái khá đa dạng.
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, hàng năm chia thành
hai mùa: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa
khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 22o
C đến 25o
C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 mm đến
2.500 mm.
Gia Lai là khu vực có nhiều sông suối. Mạng lưới sông suối ở đây có
những đặc điểm chung của hệ thống sông suối vùng Tây Nguyên: một bộ
28
phận chảy theo hướng đông đổ ra biển Đông và một bộ phận chảy theo hướng
tây đổ vào sông Mê Kông. Gia Lai có những hồ nước lớn, góp phần làm cho
cảnh quan thiên nhiên thêm sinh động và hùng vĩ như Biển Hồ, Hồ Ia Ly, Hồ
Ayun Hạ...
Hiện nay, Gia Lai có một mạng lưới giao thông đường bộ đang được
hoàn thiện và nâng cấp, trong đó có trục quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh
nối với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ; trục quốc lộ 19, 25 nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và vùng Đông
Bắc Campuchia.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Theo nghiên cứu của các nhà sử học, đến giữa thế kỷ XIX cơ cấu xã hội
cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng
vẫn đang ở giai đoạn xã hội manh nha có giai cấp, tổ chức xã hội cơ bản trong
cộng đồng là làng. Hôn nhân và gia đình theo chế độ mẫu hệ, con trai lấy vợ
thì ở rể và con cái thì theo họ mẹ.
Cũng như phần lớn các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, kinh tế cổ truyền
của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai chủ yếu dựa vào tự nhiên, kinh tế
mang tính tự cấp tự túc. Những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và
Nhà Nước đời sống của đồng bào các dân tộc đã có nhiều tiến bộ, việc sản
xuất nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
nên sản lượng sản phẩm nông nghiệp tăng, các phương pháp xen canh, gối vụ
được áp dụng, kỹ thuật trồng lúa nước được phát triển ở một số vùng trong
Tỉnh, kỹ thuật trồng trọt các cây công nghiệp như: cao su, hồ tiêu, cà phê,...
cũng được áp dụng, kinh tế trang trại cũng được phát triển.
Với sự phát triển và giao lưu kinh tế - văn hóa hiện nay đang phá vỡ
tính khép kín của cộng đồng làng và làm suy giảm sự ràng buộc của các tập
29
quán lỗi thời đối với các thành viên của cộng đồng, biểu hiện rõ nhất trong
lớp trẻ.
Dân số tỉnh Gia Lai có 1.213.750 người, bao gồm 34 dân tộc cùng sinh
sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai
(33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường, Tày, Nùng,
Dao, H’Mông,...
Cư dân Gia Lai bao gồm bộ phận dân cư tại chỗ đã sinh sống ở Gia Lai
từ lâu đời (dân tộc Jrai, dân tộc Bahnar) và bộ phận cư dân mới di cư đến
(người Kinh, người Tày, người Nùng, người Dao, người Mông...). Bộ phận
dân cư tại chỗ trên địa bàn tỉnh, chủ yếu khu vực các huyện biên giới như Đức
Cơ, Ia Grai, Chư Prông ít nhiều đã có mối quan hệ với số dân tộc thiểu số bên
kia biên giới thuộc các tỉnh CampuChia.
Về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Gia Lai: Thờ cúng đa thần là
Tín ngưỡng – Tôn giáo truyền thống trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Gia Lai, họ quan niệm rằng vạn vật hữu linh, mọi vật đều có linh hồn, họ tin
vào các loại thần linh, ma quỷ. Thế giới tự nhiên với họ là lực lượng siêu
nhiên có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mùa màng
hoặc đời sống con người, lực lượng vô hình ấy được quy tụ trong khái niệm
Giàng. Theo họ Giàng chi phối mọi hoạt động của con người và tồn tại trong
mọi vật có liên quan đến cuộc sống, vì vậy có rất nhiều Yang: Yang Hma
(thần ruộng nương), Yang Lân (thần sét), Yang Pên Ia (thần bến nước), Yang
Chứ (thần núi)... Mỗi vị thần đều cư trú hay hoá thân trong một con vật, một
loại cây, một hòn đá, cánh rừng, hay có khi thần bản mệnh của làng lại cư trú
ở gác nhà Rông.
Giữa thế kỷ XIX với sự xuất hiện của đạo Thiên Chúa và các thủ đoạn
truyền đạo của các cha cố, đồng bào dân tộc thiểu số đã có dấu hiệu bằng lòng
với việc hòa đồng tín ngưỡng cổ truyền của họ với tôn giáo mới du nhập.
30
Trong tiến trình lịch sử những yếu tố sơ khai về tín ngưỡng văn hóa đã dần
dần bị thay thế và biến đổi. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội
và bằng các chính sách văn hóa tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta đời sống
tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã có những biến đổi
sâu sắc, các lễ nghi, tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ, niềm tin vào sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố.
Về tôn giáo: Gia Lai là một tỉnh có 05 tôn giáo đang hoạt động là:
Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Cao đài và Baha’i, với khoảng 373.188 người
chiếm khoảng 25% dân số toàn tỉnh, trong đó: Công giáo 124.844 người, Tin
Lành 147.399 người, Phật giáo 100.337 người, Cao đài 4.108 người và Baha’i
41 người; có 2.436 chức sắc, chức việc; 226 cơ sở tôn giáo. Nhìn chung, hoạt
động của các tôn giáo diễn ra tương đối ổn định, đúng theo nội dung đã thông
báo. Các sinh hoạt tôn giáo và các ngày lễ trọng của tôn giáo thu hút đông đảo
quần chúng tham gia như: Lễ Phật đản của Phật giáo; Lễ Giáng sinh của Công
giáo và Tin Lành… Đại hội, hội nghị của các tôn giáo được tổ chức trang
nghiêm, đúng Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo, đúng pháp luật;
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo tốt hơn. Nhiều cơ sở tôn giáo
được chính quyền quan tâm cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo
khang trang, đáp ứng nhu cầu tôn giáo chính đáng, góp phần củng cố mối
quan hệ gắn bó giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân tôn giáo.
*. Số liệu tín đồ, chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của 05 tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Gia Lai- thống kê đến 12/2018 được thể hiện qua các biểu đồ
sau:
31
Tin
lành
39%
Công
giáo
33%
Phật
giáo
27%
Cao
đài
1%
Bà Ha'i
0%
Tín đồ
Tin
lành
45%
Công
giáo
34%
Phật
giáo
11%
Cao
đài
9%
Bà Ha'i
1%
Chức việc
Như vậy, Tín ngưỡng, tôn giáo ở Gia Lai khá phức tạp, có sự đan xen
giữa tín ngưỡng cổ truyền với tôn giáo ngoại nhập, có tôn giáo được hoạt
động công khai, có tư cách pháp nhân, có tôn giáo chưa có tư cách pháp
nhân, nhưng điểm chung của các tôn giáo này là đang tìm mọi cách để phục
hồi, phát triển, thu hút tín đồ, đào tạo chức sắc, xây dựng, sửa chữa các cơ
sở thờ tự.
2.2. Hoạt động và một số đặc điểm của đạo Tin Lành trên địa bàn
tỉnh Gia Lai
2.2.1. Quá trình du nhập, phát triển và hoạt động của đạo Tin Lành tại
Gia Lai
- Giai đoạn trước năm 1975 (trước ngày giải phóng, thống nhất đất
nước): Đạo Tin Lành xâm nhập vào địa bàn Gia Lai từ 1930 - 1931 do Giáo
sỹ thuộc hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp Mỹ (CMA) lên Pleiku truyền đạo.
Thời điểm khởi đầu chủ yếu truyền vào những vùng người Kinh. Trong thời
gian hơn 10 năm Tin Lành mới có khoảng 70 - 80 tín đồ người Kinh với một
Hội thánh nhỏ tại Pleiku. Số tín đồ này chủ yếu ở vùng khác di dân lên Pleiku
sinh sống và một số ít người mới theo đạo. Đến năm 1940 Mục sư Phạm
Xuân Tín được cử lên Pleiku để thực hiện công cuộc truyền giáo của Tin
Lành. Năm 1950 mục sư Trương Văn Sáng được cử lên thay Phạm Xuân Tín.
32
Năm 1951 với sự giúp đỡ của CMA, Hội thánh Pleiku mua đất ở đường
Nguyễn Thái Học xây dựng một nhà thờ và cử Mục sư Măng Gan, cùng một
số mục sư người Việt lên hoạt động. Cùng với sự có mặt của quân đội Mỹ tại
Gia Lai và sự phát triển của căn cứ quân sự Mỹ, đây là thời điểm phát triển
mạnh của đạo Tin Lành. Bên cạnh việc củng cố tổ chức giáo hội người Kinh,
CMA chú tâm phát triển vào vùng dân tộc thiểu số, nhất là những làng nằm ở
xung quanh các căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm tạo một vành đai xã hội bên
ngoài chống sự xâm nhập của ta.
Cùng với tuyên truyền phát triển tín đồ, Tin Lành tiến lành xây dựng
một số nhà nguyện tại các làng và xây dựng một trung tâm truyền giáo cho
người đồng bào DTTS (66 Nguyễn Thái Học), một trung tâm truyền giáo cho
phụ nữ Gia Lai (đường Lê Lợi), đồng thời lựa chọn người đưa đi đào tạo mục
sư truyền đạo. Đến năm 1967 về cơ cấu tổ chức Tin Lành Gia Lai được phân
thành hai hệ (người kinh và người thượng) tách biệt nhau và chịu sự chỉ đạo
của hai hạt riêng biệt. Về lực lượng truyền giáo, Tin Lành chủ yếu đưa số trẻ
có năng lực là người dân tộc đi đào tạo tại Nha Trang và Đăk Lăk.
Sau khi Bộ phát triển sắc tộc Ngụy ra đời, được sự trợ giúp của chính
quyền Ngụy, đạo Tin Lành phát triển mạnh hơn.
Tại An Khê năm 1957 phái Cơ Đốc Phục Lâm phát triển được một hội
thánh do Mục sư Phạm An Vui cai quản, cho đến năm 1978 do điều kiện lịch
sử phái này sáp nhập vào hội thánh Tin Lành Việt Nam.
Với sự nỗ lực của Hội thánh Tin Lành Việt Nam đến năm 1975 Tin
Lành tại Gia Lai phát triển được 45 hội thánh, 10 mục sư, 21 truyền đạo, 31
nhà thờ, 131 người trong ban chấp sự và 8.456 tín đồ ở 8 huyện, thị xã trên 42
xã, phường, 104 buôn làng, địa bàn tập trung ở Pleiku, Mang Yang, Chư Sê,
Ayunpa, Chư Păh.
33
- Giai đoạn 1975- 2005 (trước khi có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ): Sau năm 1975 hệ thống tổ chức Tin Lành ở Gia Lai có sự
phân rã và phân hóa lớn. Một số mục sư tuyên úy và một số mục sư người
nước ngoài chạy ra nước ngoài, số còn lại được đưa đi cải tạo, sau đó đưa về
địa phương nơi sinh ra.
Đến năm 1975 Tin Lành ở Gia Lai có: Hệ người Kinh gồm các chi hội
thuộc sự chỉ đạo của địa hạt Trung trung bộ (Đà Nẵng) và hệ người Thượng
gồm các chi hội phụ thuộc sự chỉ đạo của Trung thượng hạt (Đăk Lăk).
Hệ người Kinh do mục sư Nguyễn Kim Khánh phụ trách, đến tháng
6/1975 được thay bằng mục sư Nguyễn Phú Cam, gồm có 09 hội thánh, 07
mục sư, 07 truyền đạo, 08 nhà thờ, nhà nguyện, 36 người trong ban chấp sự,
1.360 tín đồ.
Hệ người Thượng do mục sư Đặng Văn Trung phụ trách, có 36 hội
thánh, 03 mục sư, 14 truyền đạo, 23 nhà thờ, 110 ban chấp sự, 7.105 tín đồ.
Sau năm 1975 hoạt động của Fulrô phát triển mạnh ở Tây Nguyên nói
chung, ở Gia Lai nói riêng. Chúng dựa vào Tin Lành để tập hợp thanh niên,
kích động người dân tộc thiểu số ra rừng để hoạt động Fulrô hoặc làm cơ sở
liên lạc, tiếp tế lương thực thực phẩm, thuốc men cho Fulrô ngoài rừng.
Từ thực tiễn trên Nhà nước ta chủ trương giải quyết vấn đề Fulrô đi đôi
với việc tiến hành xử lý một số mục sư, truyền đạo có liên quan đến Fulrô.
Mục sư, truyền đạo sinh không được hoạt động mục vụ, do vậy toàn bộ hệ
thống tổ chức Tin Lành ở Gia Lai không còn hoạt động từ năm 1982. Trong
giai đoạn này, thực chất hoạt động của đạo Tin Lành về mặt hành chính đạo
không còn mà chỉ tồn tại và hoạt động không được công khai.
Những từ năm 1985 trở đi Tin Lành bắt đầu củng cố tổ chức và hoạt
động trở lại, nhất là từ năm 1990 do tác động của tình hình thế giới và nhân
cơ hội chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đạo Tin lành đã được phục
34
hồi và phát triển với tốc độ nhanh trên diện rộng và trở thành một tôn giáo lớn
trong tỉnh Gia Lai.
Tính đến cuối năm 1994 số lượng tín đồ đã phát triển lên tới 33.000
người ở 9/11 huyện, thị xã, 95/153 xã, phường, thị trấn gồm 285 thôn, làng,
tập trung chủ yếu ở các huyện Ayunpa, Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh, Pleiku,
Mang Yang… chủ yếu là người dân tộc Jrai và Bahnar. So với năm 1975 tăng
hơn 25.000 tín đồ, 53 xã, 238 làng.
Số tín đồ người Kinh hầu như không phát triển thêm, chỉ có một số ít là
người theo đạo từ nơi khác lên lập nghiệp tại Gia Lai và số tín đồ phát triển tự
nhiên cơ học.
Hoạt động củng cố và phát triển đạo Tin Lành ở Gia Lai không chỉ
thuần túy ở vùng đã có đạo mà còn phát triển nhanh vào vùng sâu, vùng xa,
biên giới, thành phần người theo đạo phần lớn là quần chúng lao động. Trong
giai đoạn này Gia Lai có 5 hệ phái Tin Lành: Gồm hội thánh Tin Lành miền
Nam, hệ phái Liên hữu cơ đốc, hệ phái Ngũ tuần, hệ phái Cơ đốc truyền giáo
và hệ phái Cơ đốc Phục lâm. Bốn hệ phái sau được hình thành từ năm 1998
do mâu thuẫn về quyền lợi và vai trò trong tôn giáo nên tự tách ra từ Tin Lành
miền Nam.
Mặc dù chỉ cho phép tín đồ tu tại gia, không được tụ tập, song thực tế
Tin Lành vẫn hoạt động dưới hình thức nhóm họp đọc kinh cầu nguyện, hát
thánh ca tại một số nhà của người đứng đầu, tại rẫy hay bờ suối… Hoặc nhân
dịp tết cổ truyền, ma chay, cưới hỏi, ngày lễ long trọng, hay những dịp sinh
hoạt văn hóa văn nghệ của dân tộc để sinh hoạt tôn giáo.
Bên cạnh phương thức hoạt động trên, Tin Lành vẫn còn tổ chức cho
quần chúng nghe theo đài Nguồn sống, băng ghi âm, ghi hình. Mặc dù chưa
có tư cách pháp nhân, song số giáo sĩ trước 1975 còn lại ở Gia Lai vẫn tích
35
cực củng cố, tổ chức chi hội, tổ chức các buổi họp nhóm, giảng dạy cho tín
đồ, xây dựng lực lượng cốt cán mới.
Đáng chú ý là, đầu năm 2000 tổ chức phản động người thượng tại Mỹ
đã thành lâp cái gọi là “nhà nước ĐêGa” và dựng lên “tổ chức Tin Lành
ĐêGa” do mục sư Bda Su KBông cầm đầu. Từ tháng 06 năm 2000 chúng đã
tuyên truyền vào trong nước để lập hội thánh “tổ chức Tin Lành ĐêGa” tại
Tây Nguyên. Thực chất tín đồ “Tin Lành Đê Ga” là kích động hận thù giữa
người dân tộc với người Kinh với thủ đoạn hứa hẹn phong chức, mua chuộc
bằng tiền và thậm chí còn đe dọa khống chế người vào tổ chức này. Đây là âm
mưu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để tập hợp lực lượng phục vụ cho âm
mưu chính trị của các thế lực thù địch chống Việt Nam. Đến cuối năm 2000, ở
Gia Lai chúng đã lôi kéo được một lượng lớn người tham gia “Tin Lành
Đêga” và gây ra các vụ bạo loạn trên địa bàn tỉnh, điển hình như năm 2001,
năm 2004.
- Giai đoạn từ năm 2005 đến nay (sau khi có Chỉ thị 01/2005/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ):
Từ năm 2005 đến 2014 trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 18 hệ phái Tin
Lành đang hoạt động là Tin Lành Việt Nam (miền Nam),Truyền giáo Cơ đốc
Việt Nam, Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam, Menonite Việt Nam (đã được công
nhận), Menonite Việt Nam (chưa được công nhận), Báp- tít Việt Nam,
Trưởng lão Việt Nam, Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Tin Lành Thánh Khiết,
Tin Lành Giám Lý, Tin Lành Giám lý liên hiệp, Tin Lành Truyền giảng Phúc
âm Việt Nam, Tin Lành Phúc âm đấng Chrisrt, Liên đoàn Truyền giáo Phúc
âm, Tin Lành Phúc âm đời đời, Tin Lành Bắp tít Liên hiệp, Bắp tít Cộng đồng
sắc tộc Việt Nam; Tin Lành Truyền giáo Việt Nam Tin yêu. Trong đó có 07
hệ phái đã được nhà nước công nhận với tổng số tín đồ khoảng 116.730
người, chiếm khoảng hơn 8,5% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó số tín
36
đồ là người dân tộc thiểu số có 113.510 người, chiếm 97,2% tổng số tín đồ
theo đạo Tin Lành và chiếm 18,8% tổng dân số người đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
+ Số tổ chức tôn giáo trực thuộc là 57 chi hội, hội thánh với 79.444 tín
đồ(HT.Tin Lành Việt Nam (miền Nam) 56 chi hội; Hội Truyền giáo Cơ đốc
VN 01 hội thánh); tổng số chức việc (ban chấp sự) là 552 người;
+ Tổng số điểm nhóm 302 điểm với 37.286 tín đồ: Số điểm nhóm đã
được cấp đăng ký sinh hoạt 164 điểm (thuộc 03 hệ phái Tin Lành Việt
Nam(miền Nam), Truyền giáo cơ đốc Việt Nam, Cơ đốc Phục lâm Việt Nam);
số điểm nhóm chưa được cấp đăng ký sinh hoạt 138 điểm nhóm (thuộc 18 hệ
phái Tin Lành);
+ Tổng số chức sắc là 100 người (73 chức sắc thuộc HT.Tin Lành Việt
Nam (miền Nam); 27 chức sắc thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam);
+ Tổng số cơ sở thờ tự là 25 cơ sở (25 nhà thờ thuộc HT.Tin Lành Việt
Nam (miền Nam); 01 nhà thờ thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam).
Từ 2015 đến 2018 đã hình thành, phát triển lên 21 hệ phái Tin Lành
trên địa bàn tỉnh, ngoài 18 hệ phái cũ xuất hiện 03 hệ phái mới là: Nhân
chứng Giêhôva, Tin Lành Liên hiệp truyền giáo và Ngũ tuần Rhana với tổng
số tín đồ khoảng 147.399 người. Trong đó số tín đồ người đồng bào dân tộc
thiểu số là 145.497 người chiếm 98,7% tổng số tín đồ theo đạo Tin Lành và
chiếm 21,8% tổng dân số người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể:
+ Số tổ chức tôn giáo trực thuộc là 68 chi hội với 103.064 tín đồ
(HT.Tin Lành Việt Nam (miền Nam) 65 chi hội; Hội Truyền giáo Cơ đốc VN
03 hội thánh; tổng số chức việc (ban chấp sự) là 715 người;
37
+ Tổng số điểm nhóm 317 điểm với 44.335 tín đồ: Số điểm nhóm đã
được cấp đăng ký sinh hoạt 285 điểm; số điểm nhóm chưa được cấp đăng ký
sinh hoạt 32 điểm nhóm;
+ Tổng số chức sắc là 107 người (78 chức sắc thuộc HT.Tin Lành Việt
Nam (miền Nam); 29 chức sắc thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam);
+ Tổng số cơ sở thờ tự là 38 cơ sở (37 nhà thờ thuộc HT.Tin Lành Việt
Nam (miền Nam); 01 nhà thờ thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam).
Trong số 21 hệ phái Tin Lành hiện hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai,
chiếm số đông nhất là Tin Lành Việt Nam (miền Nam) với 133.424 tín đồ,
chiếm 90,6% tổng số tín đồ Tin Lành toàn tỉnh và cũng là tổ chức duy nhất có
Ban Đại diện ở địa phương. Số lượng tín đồ đông thứ hai là Hội thánh Tin
Lành Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam với 6.958 người chiếm 4.7% tổng số tín
đồ Tin Lành toàn tỉnh. Đây tổ chức thứ hai sau Hội thánh Tin Lành Việt Nam
(miền Nam) được thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc tại địa phương. Còn
lại 19 hệ phái Tin Lành khác với khoảng 7.017 tín đồ, chiếm 4,8% tổng số tín
đồ Tin Lành toàn tỉnh. Tín đồ 19 hệ phái này giao động từ dưới 100 đến
khoảng 2.000 người, sinh hoạt tại các điểm nhóm hoặc sinh hoạt tại gia.
Qua so sánh, trong 05 năm (2013-2018) đạo Tin Lành đã tăng lên
khoảng hơn 30.000 người. Sự phát triển đó nhiều nguyên nhân, trong đó có
cách nhìn nhận và thực hiện chính sách đối với đạo Tin lành của Nhà nước ta
(đặc biệt là Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số
công tác đối với đạo Tin lành); các chức sắc tăng cường đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền đạo và một phần nguyên nhân do sự gia tăng dân số tự nhiên
trong vùng đồng bào theo đạo Tin Lành. Trong đó mức tăng chủ yếu tập trung
ở Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt
Nam, các hệ phái Tin Lành khác tăng nhưng không đáng kể (do hai tổ chức
này đã được nhà nước công nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có đông tín đồ,
38
hoạt động ổn định tại địa phương và được phép mở các lớp đào tạo chức sắc
tại địa phương nên có một lực lượng chức sắc được đào tạo cơ bản nên việc
tuyên truyền đạo diễn ra thuận lợi hơn).
*. Số lượng tín đồ, chi hội, cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc của đạo
Tin Lành qua các giai đoạn được thể hiện qua biểu đồ sau đây:
8.456
70.946
116.730
147.399
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
Giai đoạn trước
năm 1975
Giai đoạn 1975-
2004
Giai đoạn 2005-
2014
Giai đoạn 2015-
2018
Tín đồ theo đạo Tin lành
*. Hoạt động của các “Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới”, các “tà
đạo”, “đạ lạ” tại Gia Lai đã tác động đến việc thực hiện chính sách đối
với đạo Tin Lành
Ngoài các tôn giáo đã được nhà nước công nhận và các hệ phái Tin
Lành đang hoạt động, Ở Gia Lai trong những năm qua còn xuất hiện các
“hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới”, các loại “tà đạo, đạo lạ” gây ra những
vấn đề phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, cũng như việc
triển khai thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Gia Lai.
Cho đến nay vấn đề tên gọi, định nghĩa thế nào là tôn giáo mới, thế nào
là “tà đạo, đạo lạ” vẫn chưa có sự thống nhất: Có người thì dùng cụm từ Hiện
tượng tôn giáo mới hàm ý phân biệt với tôn giáo cũ (tôn giáo truyền thống).
Một số cơ quan, ban, ngành các cấp thì gọi Hiện tượng tôn giáo mới là “Đạo
39
lạ” “Tà đạo”, “Tà giáo”, hay “tạp giáo” để chỉ các hiện tượng tôn giáo này.
Một số ý kiến cho rằng:
“Đạo lạ” chỉ những hình thức tín ngưỡng mà người ta chưa hề biết đến
trước đó, mới xuất hiện trong những năm gần đây, tập hợp một số nguời xung
quanh một nhân vật tự cho là có “thiên tính”, có trách nhiệm với “thần linh”,
được “thần linh” trao nhiệm vụ đứng ra lập đạo. Đạo có những tín điều riêng
được nhào nặn, lắp ghép từ nhiều nguồn (một số nội dung trong giáo lý của
các tôn giáo có sẵn được cải biên, xuyên tạc, gắn với một số yếu tố đời sống
tín ngưỡng của xã hội hiện tại). Nó không có tổ chức hoặc nếu có thì tổ chức
ấy rất lỏng lẻo; có quy ước nghi lễ riêng hay những quy định về cách thức
thực hành nghi lễ đối với những người tin theo.
“Tà đạo” là hoạt động mang hình thức tín ngưỡng, tôn giáo của cá
nhân hay nhóm người trái pháp luật, xâm phạm an ninh trật tự, trái với thuần
phong mỹ tục, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện nay có các “Hiện tượng tín
ngưỡng, tôn giáo mới”, các loại “tà đạo, đạo lạ” như: “Tà đạo Hà Mòn”,
“Thanh Hải Vô thượng sư”, “Bơ khắp Brâu”, với khoảng hơn 1.000 người
tham gia. Trong đó đáng chú ý là các hiện tượng, tà đạo sau:
- “Tà đạo Hà Mòn”:
Người đứng đầu tổ chức: Bà Y Gyin, sinh năm 1942, dân tộc Bah Nar,
trú tại làng Kơ Tu, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Trước đây ở
thôn Kơ Tu, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã dụ dỗ một số người
nhẹ dạ tin vào những điều nhảm nhí. Cuối năm 1999, tại xã Hà Mòn, Y Gyin
tung tin đã nhìn thấy “Đức mẹ Maria hiện hình” và mình được chọn làm “sứ
điệp” để phán truyền cho loài người. Từ đó Y Gyin cùng một số đối tượng
khác tung ra các luận điệu bịa đặt, phản động như: Trái đất sẽ có ngày tận
40
thế, ai tâm niệm “Đức mẹ” thì linh hồn được cứu rỗi, nếu không sẽ bị đày
xuống địa ngục chịu hình phạt. Người nào đi theo “bước chân của Đức mẹ
hiện hình” thì không phải lao động vẫn sung sướng, ốm đau không chữa cũng
khỏi bệnh, vay vốn ngân hàng sẽ được xóa nợ. Bên cạnh đó, các đối tượng
cầm đầu còn tuyên truyền, kích động mọi người không được nhận các mặt
hàng chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, cấm tham gia các hoạt
động ở địa phương... Năm 2007, “Tà đạo Hà mòn” đã truyền vào các xã thuộc
các huyện Đăk Đoa, Mang Yang, Chư Păhvà Đăk Pơ... đến cuối năm 2010,
“Tà đạo Hà mòn” đã phát triển ở 19 làng, 13 xã của 08 huyện, lôi kéo 237 hộ,
1.219 người tham gia. Phần lớn những người bị bọn chúng lôi kéo đều là phụ
nữ và là tín đồ đạo Công giáo. Đến nay, tổ chức này cơ bản đã được xóa bỏ,
số người đã lầm lỡ tin theo đã quay trở lại sinh hoạt với các tôn giáo đã được
Nhà nước công nhận như Công giáo, Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoặc bỏ
đạo.
-“ Bơ khắp Brâu”:
Do mâu thuẫn với người đứng đầu hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền
Nam) tại địa phương nên vào tháng 4/2011 Siu Pem (thường trú tại Bôn Sô A
Ma Hang, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) đã tách ra và hình thành nhóm sinh
hoạt riêng, lấy tên gọi là Bơ Khắp Brâu. Cuối năm 2014 Siu Pem đã tuyên
truyền lôi kéo được 348 tham gia hoạt động trên 08 làng, 05 xã, (Ia Peng, Ia
Piar, Chrôh Pơ Nan, Ia Yeng, Ia Hiao- huyện Phú Thiện), những người tham
gia sinh hoạt với Siu Pem chủ yếu là các đối tượng trước đây theo “Tin Lành
Đêga” trên địa bàn huyện Phú Thiện. Các đối tượng cầm đầu thường tổ chức
cầu nguyện cho các gia đình khi có người ốm đau, sinh nhật, đám cưới,… Bơ
Khắp Brâu do Siu Pem hình thành trùng với âm mưu, ý đồ thay đổi, biến tướng
41
tổ chức “Tin Lành Đêga” của bọn phản động nhằm tiếp tục lợi dụng tôn giáo
để chống Đảng và Nhà nước ta. Đến nay, qua đấu tranh, tuyên truyền vận động,
đa số các đối tượng này đã từ bỏ “Bơ Khắp Brâu” để quay trở về sinh hoạt với
đạo Tin Lành VN (miền Nam).
Quan khảo sát, đánh giá trên địa bàn tỉnh, phần lớn những người lập ra
hoặc tin theo những “Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới” này là phụ nữ
hoặc đối tượng cầm đầu “Tin Lành Đêga” tại địa phương và đối tượng theo
họ chủ yếu là những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, hay gặp rủi ro, trắc trở
như phụ nữ có tuổi, dân nghèo những người có hoàn cảnh éo le, cơ nhỡ gặp
khó khăn trong cuộc sống, trình độ văn hóa thấp, đồng bào dân tộc thiểu số
Jrai, Banah. Và kể là cán bộ, người về hưu. Đặc biệt có cả những người trước
đây theo tổ chức phản động, “Tin Lành Đêga”, hoặc theo các tôn giáo khác
(như Công giáo, Tin Lành) cũng theo các hiện tượng này. Sự xuất hiện và
tham gia vào các Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới này phần nào cũng là
liều thuốc tinh thần mang lại cho họ sự nâng đỡ, an ủi về tinh thần.
Tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực của các “hiện tượng tín ngưỡng, tôn
giáo mới” , các loại “tà đạo, đạo lạ” này rất đậm nét, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, triển khai chủ trưởng,
chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng; làm ảnh hưởng đến tư tưởng
sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng nhân dân và gây khó khăn
trong công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.
Thứ hai, Hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan gây ảnh hưởng đến đời
sống xã hội: đó là khuyên mọi người phải tín tâm đọc kinh sách của đạo,
không cần lao động nhiều chỉ cần cầu nguyện vẫn sung sướng, ốm đau không
chữa cũng khỏi bệnh...Những người theo đạo thường trở nên mê muội không
còn khả năng nhận thức thực tế một cách khách quan làm những việc gây hậu
42
quả tiêu cực về sức khỏe, tinh thần, về trật tự xã hội, xâm phạm tài sản và
nhân phẩm con người.
Thứ ba, Ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của một
bộ phận dân cư: Các đối tượng cầm đầu tuyên truyền người tin theo không
chăm lo đến sản xuất mà tụ tập cầu cúng. Hoặc tuyên truyền cho những người
tin theo họ là vay vốn ngân hàng sẽ được xóa nợ, kích động mọi người không
được nhận các mặt hàng chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, cấm
tham gia các hoạt động ở địa phương (như “Tà đạo Hà mòn”).
Thứ tư, việc hình thành các “Hiện tượng tôn giáo mới” hoạt động trái
pháp luật đã ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội: Tại một
số nơi có người tin theo hiện tượng tôn giáo mới đã dẫn đến những mâu thuẫn
ngay trong từng gia đình, dòng họ, giữa người theo và không theo, một số mê
muội bỏ bê công việc gia đình, thực hành các nghi lễ sinh hoạt tín ngưỡng trái
pháp luật. Một số đạo lạ khi sinh hoạt có hành vi tụ tập hội nhóm đông người
không xin phép chính quyền địa phương, khi chính quyền đến kiểm tra lại có
hành vi chống đối, vu cáo kích động gây chia rẽ làm mất đoàn kết. Một số
nhóm thì lợi dụng việc buôn bán quán cơm chay để tuyên truyền, phát tán
kinh sách trái pháp luật.
2.2.2. Một số đặc điểm của đạo Tin Lành ở Gia Lai
Đối với các dân tộc thiểu số nói chung và bộ phận dân cư tại chỗ ở Gia
Lai nói riêng, tín ngưỡng là một phần của cuộc sống tinh thần. Có điều những
quan niệm và hệ tín ngưỡng truyền thống của đồng bào chỉ phù hợp trong xã
hội cổ truyền, hiện nay chúng không bền vững và thực tế là không còn phù
hợp với xã hội hiện đại. Niềm tin vào thế giới thần linh cũng như việc thờ
cúng ở các buôn, làng hiện nay đã giảm bớt và bị phân hóa với các mức độ
khác nhau.
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAYLuận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành về nội vụ tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành về nội vụ tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Thanh tra chuyên ngành về nội vụ tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành về nội vụ tỉnh Nam Định, HAY
 
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái NguyênLuận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
 
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAYLuận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp văn hóa, HAY
Đề tài: Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp văn hóa, HAYĐề tài: Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp văn hóa, HAY
Đề tài: Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp văn hóa, HAY
 

Semelhante a Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai

TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁOTS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁOBùi Quang Xuân
 

Semelhante a Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai (20)

Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáoLịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
 
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docxQuyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁOTS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
 
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAYLuận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAYLuận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
 
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOTĐề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
 
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HOT
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HOTLuận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HOT
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HOT
 
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đLuận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOTLuận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
 
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh HoáLuận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc tỉnh Phú YênĐề tài: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN NÔ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHÍNH SÁCH CÔNG ĐĂK LĂK- NĂM 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN NÔ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN QUỐC CƯỜNG ĐĂK LĂK- NĂM 2019
  • 3. Lời Cảm Ơn Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và những lời động viên, khích lệ, những ý kiến đóng góp hết sức quý báu từ quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Quốc Cường, người Thầy đã tận tâm giúp đỡ, định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn và có được kết quả hôm nay, tôi luôn cảm ơn công lao giảng dạy, hướng dẫn của quý thầy, cô trong và ngoài học viện Khoa học xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý cơ quan: Ban Tôn giáo Chính Phủ, UBND tỉnh, Công an tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQVN tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin được nói lên lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh ra, chăm sóc, nuôi dưỡng tôi trưởng thành. Cảm ơn các anh, chị, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn chia sẽ, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Học viên Nguyễn Văn Nô
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong Luận văn là trung thực. Mọi trích dẫn, thông tin trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn. Những kết quả khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Gia Lai, ngày 10 tháng 11 năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Văn Nô
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài ........................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................ 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn......................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 7 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH.................................................................................................................... 9 1.1. Khái niệm về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành ............................. 9 1.2. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành............... 10 1.3. Tiểu kết chương 1......................................................................................... 25 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ............................................... 27 2.1. Khái quát chung về tỉnh Gia Lai .................................................................. 27 2.2. Hoạt động và một số đặc điểm của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai31 2.3. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai.......................................................................................................... 46 2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai...................................................................................... 54 2.5. Tiểu kết chương 2:........................................................................................... 61 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI............... 62 3.1. Dự báo tình hình hoạt động của đạo Tin Lành trong thời gian tới .............. 62 3.2. Phương hướng công tác đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới................................................................................................ 63 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai...................................................................................... 64 3.4.Tiểu kết chương 3: ........................................................................................ 72 KẾT LUẬN........................................................................................................ 73
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 BCH TW Ban chấp hành Trung ương 2 CMA Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp 3 DTTS Dân tộc thiểu số 4 HT Hội thánh 5 QLNN Quản lý nhà nước 6 UBMTTQVN Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam 7 UBND Ủy ban nhân dân
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hooijm tồn tại và phát triển qua nhiêu năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, từ văn hóa, xã hội đến tâm lý, đạo đức, lối sống; từ các dạng thức nghệ thuật đến phong tục, tập quán; từ các quan điểm triết học nhận định thế giới đến những ứng xử trong đời sống xã hội của nhiều quốc gia, dân tộc. Ở nước ta, tôn giáo là vấn đề lớn liên quan đến việc xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách và luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện. Ngày 12/3/2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật [1]. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Điều 70 khẳng định: “công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [30]. Đến Hiến pháp năm 2013, Điều 24 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng
  • 8. 2 và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” [31]. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004; ngày 18/11/2016 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định, Chỉ thị liên quan để thực hiện chính sách tôn giáo như Nghị định số 69/NĐ-CP, ngày 21/3/1991; Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005; Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo nói chung, đối với đạo Tin Lành nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã ban hành các văn bản để thực hiện các chính sách đó cho phù hợp với tình hình tôn giáo tại địa phương, như Tỉnh ủy ban hành: Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 08/4/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, Kế hoạch số 136- KH/TU ngày 26/6/2018 về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 05/9/2016 về công tác đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020. Như vậy, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo tôn giáo nào của mọi người, bảo đảm các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người. Triển khai thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành của Nhà nước,
  • 9. 3 trong thời gian qua trong cả nước nói chung cũng như tỉnh Gia Lai nói riêng đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Vấn đề về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được đảm bảo, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước; tiếp tục có những đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, tình hình hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn hạn chế, bất cập, có những diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo và tự do tôn giáo, đặc biệt là đối với đạo Tin Lành để tuyên truyền nhằm chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân vẫn còn diễn ra... còn những hạn chế, bất cập trên là do nhiều nguyên nhân trong số đó có nguyên nhân do tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo làm chưa tốt. Trong khâu tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo từ khâu phổ biến tuyên truyền chính sách, đôn đốc kiểm tra đến tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện không kịp thời đầy đủ... bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đạo Tin Lành còn hạn chế, cứng nhắc; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu đồng bộ; biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo Tin Lành còn nhiều bất cập, chưa triệt để. Từ những phân tích nêu trên cho thấy nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay, do đó học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai” để làm luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp làm giàu thêm lý luận thông qua kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai trong giai đoạn hiện nay.
  • 10. 4 2. Tình hình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài Xung quanh vấn đề đạo Tin Lành và công tác đối với đạo Tin Lành đã có khá nhiều công trình, đề tài nghiên cứu đề cập ở những góc độ, những hướng tiếp cận khác nhau, những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước, cũng như việc thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đạo Tin Lành. Chính sách đối với các tôn giáo nói chung, đối với đạo Tin Lành nói riêng ngày càng được các nhà lý luận - chính trị, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, đã có nhiều công trình về vấn đề này được công bố, một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài: Tôn giáo - Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đức Lữ (2009), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội đã hệ thống hóa, phân tích cơ sở khoa học của toàn bộ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Cuốn sách đã cung cấp cho luận văn những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chính sách cũng như quá trình đổi mới về chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ “QLNN về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Hồng Hải (2009) đã hệ thống một cách khá hoàn chỉnh lý luận về mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo, QLNN đối với tôn giáo; từ đó đánh giá thực trạng công tác QLNN về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Các văn bản pháp luật về đất đai, xây dựng có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), đã cung cấp cho luận văn những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai liên quan đến tôn giáo làm cơ sở để phân tích, luận giải về thực tiễn chính sách đất đai liên quan đến tôn giáo ở tỉnh Gia Lai.
  • 11. 5 Đạo Tin Lành ở miền Trung và Tây Nguyên của TS. Đoàn Triệu Long (2013) đã phác họa hành trình ra đời và những chặng đường phát triển của đạo Tin Lành ở miền Trung- Tây Nguyên; từ đó, nêu lên những yêu cầu khách quan của QLNN đối với đạo Tin Lành, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thực hiện tốt hơn chính sách cũng như công tác QLNN đối với đạo Tin Lành trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên hiện nay. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo cao bởi sự gần gũi với những gì đề tài luận văn hướng tới. Những biến động trong đời sống tôn giáo hiện nay và tác động của nó đến lối sống người Việt của PGS.TS Đỗ Lan Hiền (2017). Cuốn sách đã cung cấp về cái nhìn bao quát về tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam, những biến động theo chiều lịch sử của đất nước và tác động của tôn giáo đến lối sống người Việt trên các phương diện: hoạt động sản xuất, kinh doanh; ứng xử với thiên nhiên; ứng xử với xã hội. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Luận văn QLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum của Nguyễn Lê Huyền (2015) đã khái quát quá trình hình thành và phát triển đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum, những vấn đề đặt ra hiện nay; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu ở góc độ chính trị học, tôn giáo học, triết học, … hoặc đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của tôn giáo, đặt vấn đề QLNN về hoạt động tôn giáo ở từng lĩnh vực, từng địa phương khác nhau; song chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chính vì những lý do nói trên, học viên chọn đề tài này sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn
  • 12. 6 tỉnh Gia Lai; từ đó, đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách đối với đạo Tin Lành trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu về việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 3.2. Nhiệm vụ Làm rõ cơ sở lý luận chính trị về chủ trương, chính sách đối với đạo Tin Lành; Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua; Dự báo tình hình hoạt động và xu hướng phát triển của đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai trong thời gian tới; Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ khi có Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận
  • 13. 7 Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin Lành nói riêng. Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai thời gian qua. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm; phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Thông qua nghiên cứu khoa học và thực tiễn của thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Gia Lai, luận văn hệ thống lại cơ sở lý luận và đề xuất một số giải pháp có thể tham khảo, bổ sung về mặt lý luận đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo, cụ thể là đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Gia Lai trong tình hình hiện nay. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của Luận văn là những đề xuất nhằm thực hiện tốt hơn chính sách đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Gia Lai. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập tại trường Chính trị tỉnh; cho các lớp bồi dưỡng đối với cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành.
  • 14. 8 Chương 2. Thực trạng việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai . Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong tình hình hiện nay.
  • 15. 9 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH 1.1. Khái niệm về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành 1.1.1. Khái niệm về chính sách Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”[55] Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: Chính sách là một chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý, điều hành đề ra để giải quyết một vấn đề, hoặc một số vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. 1.1.2. Đạo Tin Lành Tin Lành là tôn giáo tách ra từ Công giáo vào thế kỷ XVI, do đó lúc này Giáo hội Công giáo gọi đạo Tin Lành bằng thuật ngữ Protestantism theo nghĩa là chống đối. Sau này trở thành phổ biến và là tên gọi thông dụng trên toàn thế giới. Protrstiantism dịch theo nghĩa Hán Việt là đạo Thệ phản nên được hiểu là đạo chống đối, phản kháng lại Giáo hội Công giáo. Là một tôn giáo cải cách từ Công giáo nên trong nhiều ngữ cảnh, đạo Tin Lành còn gọi là đạo Cải cách (Reformism). Và sau khi cải cách, đạo Tin Lành là một tôn giáo mới nên trong một số trường hợp, người ta còn gọi là Tân giáo. Khi đạo Tin Lành vào Việt Nam (1911), người Việt gọi theo cách của người Hán là đạo Thệ phản (dịch từ Protestantism). Mãi đến đầu những năm 1920, khi các giáo sỹ Tin Lành dịch Kinh Phúc âm (Evangelical) là Tin Lành, khác với cách dịch của Công giáo là Tin mừng. Từ đó tên gọi Tin Lành được
  • 16. 10 gọi thay cho đạo Thệ phản. Người Tin Lành giải thích Tin Lành theo nghĩa là tin tức tốt lành và vui vẻ. 1.1.3. Khái niệm về chính sách đối với đạo Tin Lành Chính sách đối với đạo Tin Lành là các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để giải quyết vấn đề đối với đạo Tin Lành theo quan điểm, chủ trương của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước. 1.1.4. Khái niệm về thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành được hiểu là: quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, đưa chính sách của Nhà nước đối với đạo Tin lành vào cuộc sống. 1.2. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành 1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển đạo Tin Lành tại Việt Nam và tại Tây Nguyên *. Quá trình hình thành, phát triển đạo Tin Lành tại Việt Nam Đạo Tin Lành du nhập đến Việt Nam vào năm 1911 do các giáo sĩ của Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (CMA) là R.A. Jaffray cùng các cộng sự truyền vào và đặt cơ sở đầu tiên tại Đà Nẵng (năm 1911). Đến năm 1975, đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 200.000 tín đồ, hơn 500 chức sắc, trên 20 tổ chức, hệ phái, hoạt động chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Sau năm 1975, nhiều tổ chức Tin Lành tự tan rã và phục hồi trở lại vào năm 1980. Đến cuối năm 2004, cả nước có trên 670.000 tín đồ. Hiện nay, đạo Tin Lành ở Việt Nam có trên 1 triệu tín đồ, có mặt 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 80 tổ chức, hệ phái và nhóm khác nhau, trong đó có 10 tổ chức đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, gồm: Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Hội Truyền giáo cơ đốc Việt
  • 17. 11 Nam, Tổng hội Bắp tít Việt Nam, Giáo hội Bắp tít Việt Nam, Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam, Hội thánh Mennonite Việt Nam, Hội thánh liên hữu cơ đốc Việt Nam, Hội thánh phúc âm ngũ tuần Việt Nam, Hội thánh phúc âm Toàn vẹn Việt Nam. *. Quá trình thâm nhập của đạo Tin Lành vào Tây Nguyên Tây Nguyên hiện nay gồm 5 tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Tây Nguyên có lợi thế rất lớn về tự nhiên. Bên cạnh thiên nhiên ưu đãi, Tây Nguyên có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong khu vực. Về mặt quân sự Tây Nguyên được coi là nóc nhà của Đông Dương. Ngay từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Hội Truyền giáo CMA, Hội thánh Tin Lành Việt Nam và nay là Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã triển khai công cuộc truyền giáo lên Tây Nguyên, đặc biệt chú trọng phát triển tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 1931, Ha Sol (Hà San) dân tộc Cơho là người dân tộc thiểu số đầu tiên ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành. Đầu năm 1940, việc truyền giáo lên Tây Nguyên được triển khai ở quy mô rộng lớn với sự tham gia của cả hai tổ chức Hội Truyền giáo CMA và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Đặc biệt, Đại hội đồng lần thứ 19 (1942), Hội thánh Tin Lành Việt Nam đã thông qua nghị quyết trong đó có nội dung nâng đỡ việc truyền giáo ở vùng dân tộc thiểu số, vùng núi ở duyên hải miền Trung và một phần của Đông Nam Bộ. Kết quả, đến năm 1945, ở vùng Tây Nguyên có 11 dân tộc với khoảng 1.000 người tin theo đạo Tin Lành; năm 1950 có thêm các dân tộc như: Stiêng (1951), Raglai (1951), Chu Ru (1952), Mạ (1953)… với khoảng gần 6.000 tín đồ với 70 chi hội và 47 mục sư, truyền đạo. Đặc biệt, từ năm 1954 đến năm 1975, khi Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, việc truyền đạo
  • 18. 12 Tin Lành lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã diễn ra thực sự sôi động. Việc truyền đạo Tin Lành lên Tây Nguyên ở giai đoạn 1954-1975 còn được sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức từ thiện xã hội, Tin Lành quốc tế, của cả phía chính phủ Mỹ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ với những khoản viện trợ phong phú từ thuốc chữa bệnh, thực phẩm, nhu yếu phẩm, quần áo trẻ em đến vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp và đặc biệt là của các tổ chức truyền đạo chuyên nghiệp như Ngôn ngữ mùa hè, Thánh kinh hội… Đến năm 1975 ở các tỉnh Tây Nguyên có 61.500 tín đồ, 216 chi hội, 42 mục sư, 91 truyền đạo và 50 truyền đạo sinh, 216 nhà thờ (Lâm Đồng 103, Đăk Lăk 62, Gia Lai 32, Kon Tum 4); 02 trường Kinh Thánh (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt); 07 Trung tâm truyền giáo (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Bảo Lộc, Phước Long, Quảng Đức, Đơn Dương); 03 cơ sở y tế (01 trại phong và 2 bệnh viện). Sau năm 1975, đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, đặc biệt một số mục sư, truyền đạo đã quan hệ với tổ chức phản động mang tên gọi: “Mặt trận thống nhất giải phóng các chủng tộc bị áp bức” (Fulro). Fulro có nguồn gốc từ phong trào Bajaraka, chỉ bốn dân tộc Banah, Jrai, Êđê và Kơho ra đời tháng 9/1958 nhằm chống lại việc chính quyền Ngô Đình Diệm đưa bộ phận di cư miền Bắc lên định cư ở Tây Nguyên. Sau giải phóng miền Nam, tổ chức Fulro đã lôi kéo một số mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin Lành là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đi theo. Từ thực trạng như trên, do yêu cầu ổn định tình hình chính trị, nhà nước cho tạm ngưng các hoạt động của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên kể cả trong người Kinh. Cách xử lý này nhằm mục đích loại Fulro ra khỏi Tin lành,
  • 19. 13 không cho chúng lợi dụng đạo Tin lành để chống phá cách mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Tây nguyên. Đến năm 1992, lực lượng vũ trang của tổ chức Fulro tan rã và những tàn quân Fulro được đưa sang định cư ở Mỹ. Thời gian gần đây, cùng với những nguyên nhân về kinh tế, văn hóa, xã hội trong hoàn cảnh không được phép hoạt động bình thường nhưng tín đồ đạo Tin Lành ở Tây Nguyên vẫn phát triển nhanh chóng. Ngoài các địa bàn đã có đạo từ trước năm 1975 phục hồi trở lại, nay đạo Tin Lành đã phát triển lan rộng ra toàn vùng. Nhiều nơi trước đây đồng bào chỉ theo tín ngưỡng truyền thống, nay đã chuyển sang theo đạo Tin Lành. Ngoài ra còn hàng nghìn người theo đạo Tin Lành ở các địa phương khác di cư đến nơi sinh sống ở Tây Nguyên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tín đồ ở đây tăng lên. Nhìn chung, bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung, cả số tín đồ có trước năm 1975 và số mới theo trong thời gian gần đây đã hình thành tình cảm, niềm tin tôn giáo khá sâu sắc, đang sinh hoạt tôn giáo ổn định tại các chi hội, các điểm nhóm ở các thôn, làng và trở thành một thực thể tôn giáo khá ổn định ở Tây Nguyên và vùng núi duyên hải miền Trung. Ở Tây Nguyên, cùng với phát triển nhanh của đạo Tin Lành là sự phục hồi và những hoạt động gây rối của tổ chức Fulro cũ với tên gọi Đêga. Được sự giúp đỡ của Mỹ và bọn phản động quốc tế, số người Thượng lưu vong ở Mỹ đã lập ra ba tổ chức: “Hội những người miền núi”; “Hội những người Thượng Đêga”;“Hội bảo vệ nhân quyền người Thượng”. Đến cuối năm 1999, ba tổ chức này lập ra cái gọi là “Nhà nước Đêga tự trị” lưu vong ở Mỹ. Sau khi hình thành tổ chức, chúng móc nối vào trong nước, dựng dậy và gom lại số Fulro cũ tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng. Đặc biệt chúng
  • 20. 14 đã mượn hình thức sinh hoạt của đạo Tin Lành để hoạt động và cho lập ra cái gọi là “Hội thánh Tin Lành Đêga” làm công cụ chính trị cho Nhà nước Đêga. 1.2.2. Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đạo Tin Lành Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân; không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo trong mọi sinh hoạt xã hội. Đồng bào theo đạo Tin Lành cũng như đồng bào theo các tôn giáo khác đều được bảo đảm sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại việc lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định xã hội. Những quan điểm đó được thể hiện rõ trong các văn bản của Đảng và Nhà nước: Ngày 16/10/1990 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 24-NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”, “các giáo hội và tổ chức tôn giáo nào có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp Nhà nước, có tổ chức phù hợp và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về cả hai mặt đạo, đời thì sẽ được Nhà nước xem xét trong từng trường hợp cụ thể để cho phép hoạt động” [8]. Ngày 02/7/1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 37-CT/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới, với 6 nguyên tắc và 7 nhiệm vụ, nêu rõ “ Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy ” [9].
  • 21. 15 Ngày 12/3/2003, Ban chấp hành TW Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, đây là sự phát triển nâng cao và hoàn chỉnh Nghị quyết 24-NQ/TW (năm 1990) và trở thành quan điểm chính thức về đổi mới với công tác tôn giáo của Đảng và nhà nước ta[1]. Về phương hướng, quan điểm, tư tưởng đổi mới thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau đây: Về phương hướng: Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về quan điểm, chính sách: Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng,
  • 22. 16 tôn giáo. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Hiện nay nước ta có hàng chục triệu chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo, phân bố ở mọi miền trong cả cả nước. Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ, chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.
  • 23. 17 Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động của tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Sau Nghị quyết 25-NQ/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Thông báo số 160-TB/TW (năm 2004) về chủ trương công tác đối với đạo Tin Lành. Thông báo đã quán triệt rõ: Các cấp ủy đảng cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước về chính sách tôn giáo nói chung và chính sách đối với đạo Tin Lành nói riêng. Đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh vạch mặt và trừng trị bọn phản động lợi dung tôn giáo, lợi dụng đạo Tin Lành để chống phá chính quyền, chống phá cách mạng, chia rẽ đoàn kết các dân tộc, chia rẽ đất nước. Đối với vấn đề đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, Ban Bí thư cũng chỉ đạo rõ: Đối với những người theo đạo Tin Lành có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy, cho phép đăng ký hoạt động tu hành bình thường. Giáo dục đồng bào không theo “Tin Lành Đêga”, đồng thời vạch mặt và nghiêm trị những tên Fulrô đội lốt Tin Lành để chống phá đất nước. Đối với những nơi đồng bào mới theo đạo Tin Lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân, không có liên quan đến hoạt động chính trị của bọn phản động Fulrô và các thế lực thù địch khác, có nguyện vọng sinh hoạt tôn giáo thuần túy tại gia, thì hướng dẫn đồng bào đăng ký sinh hoạt ở những nhà thờ có điều kiện, cam kết về nội
  • 24. 18 dung sinh hoạt để chính quyền xem xét, nếu đủ điều kiện thì tạo thuận lợi để đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường. Tiếp tục thực hiện quan điểm của Đảng về tôn giáo, ngày 03/11/2009 BCH TW Đảng ban hành Kết luận số 57-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo. Kết luận 57 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta là: “ Tiếp tục quán triệt, thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và quần chúng nhân dân, tín đồ, chức sắc các tôn giáo về những quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo,... Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt tôn giáo theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng các quy định của pháp luật. Đảm bảo cho các chức sắc, tín đồ các tôn giáo sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, theo pháp luật. Vận động đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo phát huy tinh thần yêu nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới; tự giác phối hợp đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị- xã hội, xâm hại an ninh quốc gia, làm tổn hại tới lợi ích Tổ quốc, dân tộc và nhân dân”. Cùng thời điểm với Kết luận 57, Ban Bí thư đã có Kết luận số 58- KL/TW (năm 2009). Kết luận của Ban Bí thư đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên,
  • 25. 19 hội viên, tín đồ, chức sắc tôn giáo và nhân dân những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; về đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; đồng thời, kiên quyết đấu tranh với những âm mưu lợi dụng tôn giáo, lợi dụng đạo Tin Lành để chống phá cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục hướng dẫn các tổ chức Tin Lành đã được công nhận pháp nhân và đăng ký hoạt động tôn giáo theo Hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước chấp thuận, tuân thủ đúng pháp luật; khuyến khích việc tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, thực hiện đường hướng đồng hành cùng dân tộc. Để tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với đạo Tin lành, trong kết luận của Ban Bí thư (năm 2014), Đảng ta đã xác định rõ: Xem tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; thực hiện nhất quán việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Kiên quyết đấu tranh vạch mặt và trừng trị bọn phản động lợi dụng đạo Tin Lành để chống phá Đảng và Nhà nước, chống phá cách mạng, chia rẽ đoàn kết các dân tộc. Sau khi có các Nghị quyết, kết luận về công tác tôn giáo của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã thể chế hóa tư tưởng đổi mới của Đảng đối với tôn giáo. Trước hết phải kể đến Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện tư tưởng đổi mới về tôn giáo của Đảng. Điều 70 (chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) khẳng định: “công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
  • 26. 20 Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [30]. Đến Hiến pháp năm 2013, chính sách tôn giáo của Nhà nước ta càng thông thoáng và mở rộng hơn, tại Điều 24 của Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” [31]. Đặc biệt sau khi Đảng ta có Nghị quyết số 25, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004. Tại Điều 1 và Điều 2 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nêu rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau. Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật” [59]. Đến năm 2016 Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại, khắc phục kịp thời những bất cập những chính sách tôn giáo trong thời gian qua, thể chế hóa các quy định
  • 27. 21 mới của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người. Cùng với việc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 69/NĐ-CP, ngày 21 tháng 3 năm 1991 và Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 về các hoạt động tôn giáo để cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật. Đến năm 2005, để tiến hành bình thường hóa hoạt động đối với đạo Tin Lành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/2005/CT- TTg ngày 04/02/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, cũng trong thời gian này Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, sau đó thay thế bằng Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Và Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Để thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về tôn giáo nói chung, đối với đạo Tin Lành nói riêng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện như Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 08/4/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, Kế hoạch số 84-KH/TU ngày 29/6/2010 về thực hiện Kết luận số 58-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Thông báo số 160-TB/TW về chủ trương công tác đối với đạo Tin Lành trong thời gian tới, Thông báo kết luận số 1114-TB/TU ngày 05/05/2009 tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Thông báo 160-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư (khóa IX), kế hoạch số 164- KH/TU ngày 28/9/2015 về triển khai thực hiện Kết luận 101-KL/TW của Ban Bí thư về chủ trương công tác đối với đạo Tin Lành trong tình hình mới trên
  • 28. 22 địa bàn tỉnh Gia Lai; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 297/KH-UB ngày 28/2/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, văn bản số 1589/UBND- VX ngày 12/7/2007 về việc tiếp tục triển khai công tác đối với đạo Tin Lành, Kết luận số 146/TB-UBND ngày 07/12/2007 tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo kết luận số 73/TB-UBND ngày 24/6/2015 tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành. Nội dung các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai là: Tiếp tục triển khai thực hiện đúng đắn các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”; phát huy những mặt tích cực về văn hóa, truyền thống của các tôn giáo, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tạo điều kiện thuận lợi nhất và giải quyết kịp thời các nhu cầu tôn giáo chính đáng của người dân theo đạo Tin Lành đúng với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã chỉ đạo tập trung phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo. 1.2.3. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành * Mục tiêu: Việc thực hiện chính sách đối với các tôn giáo nói chung và đối với đạo Tin Lành nói riêng ở Gia Lai cần hướng tới và đạt được các mục tiêu sau:
  • 29. 23 Một là, phải đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường theo đúng quy định của pháp luật. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) của Liên hợp quốc ghi nhận. Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là một quyền cơ bản của công dân. Các Hiếp pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Cùng với bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, phải bảo đảm cho tổ chức và cá nhân tôn giáo được thực hiện các hoạt động hành đạo, truyền đạo và quản lý tổ chức. Việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo cần phân biệt rõ giữa hoạt động tôn giáo thuần túy với hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp, tránh can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo; Trong hoạt động tôn giáo, các tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành phải tuân thủ các qui định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều phải bị phê phán, nghiêm cấm và xử lý theo qui định của pháp luật. Hai là, Việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin Lành nói riêng phải thực hiện được mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo luôn là bài học quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta, là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết tạo nên sức mạnh của dân tộc: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết- Thành công, thành công, đại thành công”. Trong công
  • 30. 24 tác tôn giáo, mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo càng quan trọng khi tôn giáo luôn là một trong những công cụ, phương tiện được các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước lợi dụng nhằm chia rẽ dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng, với Nhà nước, chia rẽ người theo đạo và người không theo đạo, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng coi mục tiêu đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo là một quan điểm và chính sách lớn trong công tác tôn giáo, đồng thời còn có ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Ba là, phải phát huy được những mặt tích cực của đạo Tin Lành và hạn chế những mặt tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội. Vai trò tích cực và những hạn chế, tiêu cực của tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở nước ta là rất rõ, do đó việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng phải phát huy những yếu tố tích cực thể hiện trong hoạt động của tôn giáo. Tính hướng thiện, lòng từ bi, bác ái, vì con người của tôn giáo phải được khơi dậy trong ứng xử giữa con người với con người trong xã hội. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia cùng Nhà nước và xã hội giải quyết những vấn đề của xã hội như: vấn đề xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, cứu trợ thiên tai, từ thiện nhân đạo,...Thông qua đó giúp cho quần chúng từng bước xóa bỏ được những nhận thức lệch lạc về thế giới và con người, những luật lệ khắt khe trong tôn giáo. Đặc biệt phải tăng cường đấu tranh chống lại những âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước, xâm hại đến các quan hệ xã hội được nhà nước bảo hộ.
  • 31. 25 Bốn là, phát huy được vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của đạo Tin Lành; nâng cao năng lực, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành ở Gia Lai hiện nay. Tổ chức, cá nhân tôn giáo là một bộ phận của xã hội, được nhà nước thừa nhận, phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Hoạt động tôn giáo phải tuân thủ những qui định của nhà nước. Mọi hành vi nhằm biến tôn giáo thành một lực lượng đối trọng với Nhà nước, thoát ly khỏi sự quản lý của nhà nước đều là bất hợp pháp. Hoạt động tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật mà nhà nước đã đặt ra đều phải bị xử lý theo qui định của pháp luật. Khi vai trò của nhà nước trong điều chỉnh các hoạt động tôn giáo được tăng cường, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này sẽ được nâng cao, các chính sách của nhà nước được các tổ chức, cá nhân tôn giáo tự giác thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để, pháp chế trong công tác tôn giáo được giữ vững. * Về nguyên tắc: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành phải đảm bảo được hai nguyên tắc: Một là, Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ thuần túy tôn giáo của giáo hội đạo Tin Lành. Hai là, mọi tín đồ của đạo Tin Lành đều phải hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, chịu sự quản lý của Nhà nước. 1.3. Tiểu kết chương 1 Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Sự ra đời, tồn tại của nó là một tất yếu khách quan. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; xem tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Do đó, việc ban hành và thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành là một yêu cầu mang tính
  • 32. 26 khách quan không chỉ đối với một quốc gia đa tôn giáo như Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đạo Tin Lành tuy ra đời muộn hơn các tôn giáo khác như Phật giáo hay Công giáo nhưng hơn 100 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, đạo Tin Lành đã có những bước phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng tín đồ một cách nhanh chóng. Chính vì điều đó mà Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến đạo Tin Lành và nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được công bố. Để thực hiện tốt chính sách đối với đạo Tin Lành, đòi hỏi mỗi CBCC làm công tác tôn giáo cần được trang bị đầy đủ và nắm vững những vấn đề mang tính lý luận có liên quan đến tôn giáo; các khái niệm về chính sách liên quan đến đạo Tin Lành; quá trình du nhập của đạo Tin Lành vào Tây Nguyên; mục tiêu và nguyên tắc trong việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành. Từ đó đánh giá được thực trạng trong việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian qua.
  • 33. 27 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. Khái quát chung về tỉnh Gia Lai 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Gia Lai là một Tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông, phía Bắc giáp với tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia) và có đường biên giới quốc gia dài 90 km. Tỉnh Gia Lai hiện nay có tổng diện tích tự nhiên là 15.495,71 km2 . Kết quả điều tra gần đây cho thấy, Gia Lai hiện có khoảng 784.600 ha rừng, 50.000 ha đồng cỏ, gần 400.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ngàn ha đất trống đồi trọc. Phần lớn diện tích tự nhiên của Gia Lai nằm trên sườn Tây của dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau (núi tập trung ở khu vực phía Bắc tỉnh, ngọn núi cao nhất là Kon Ka Kinh có đỉnh cao 1.748 mét nằm ở huyện K’Bang) tạo nên những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái khá đa dạng. Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, hàng năm chia thành hai mùa: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22o C đến 25o C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 mm đến 2.500 mm. Gia Lai là khu vực có nhiều sông suối. Mạng lưới sông suối ở đây có những đặc điểm chung của hệ thống sông suối vùng Tây Nguyên: một bộ
  • 34. 28 phận chảy theo hướng đông đổ ra biển Đông và một bộ phận chảy theo hướng tây đổ vào sông Mê Kông. Gia Lai có những hồ nước lớn, góp phần làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm sinh động và hùng vĩ như Biển Hồ, Hồ Ia Ly, Hồ Ayun Hạ... Hiện nay, Gia Lai có một mạng lưới giao thông đường bộ đang được hoàn thiện và nâng cấp, trong đó có trục quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; trục quốc lộ 19, 25 nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và vùng Đông Bắc Campuchia. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội Theo nghiên cứu của các nhà sử học, đến giữa thế kỷ XIX cơ cấu xã hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng vẫn đang ở giai đoạn xã hội manh nha có giai cấp, tổ chức xã hội cơ bản trong cộng đồng là làng. Hôn nhân và gia đình theo chế độ mẫu hệ, con trai lấy vợ thì ở rể và con cái thì theo họ mẹ. Cũng như phần lớn các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, kinh tế cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai chủ yếu dựa vào tự nhiên, kinh tế mang tính tự cấp tự túc. Những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đời sống của đồng bào các dân tộc đã có nhiều tiến bộ, việc sản xuất nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật nên sản lượng sản phẩm nông nghiệp tăng, các phương pháp xen canh, gối vụ được áp dụng, kỹ thuật trồng lúa nước được phát triển ở một số vùng trong Tỉnh, kỹ thuật trồng trọt các cây công nghiệp như: cao su, hồ tiêu, cà phê,... cũng được áp dụng, kinh tế trang trại cũng được phát triển. Với sự phát triển và giao lưu kinh tế - văn hóa hiện nay đang phá vỡ tính khép kín của cộng đồng làng và làm suy giảm sự ràng buộc của các tập
  • 35. 29 quán lỗi thời đối với các thành viên của cộng đồng, biểu hiện rõ nhất trong lớp trẻ. Dân số tỉnh Gia Lai có 1.213.750 người, bao gồm 34 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao, H’Mông,... Cư dân Gia Lai bao gồm bộ phận dân cư tại chỗ đã sinh sống ở Gia Lai từ lâu đời (dân tộc Jrai, dân tộc Bahnar) và bộ phận cư dân mới di cư đến (người Kinh, người Tày, người Nùng, người Dao, người Mông...). Bộ phận dân cư tại chỗ trên địa bàn tỉnh, chủ yếu khu vực các huyện biên giới như Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông ít nhiều đã có mối quan hệ với số dân tộc thiểu số bên kia biên giới thuộc các tỉnh CampuChia. Về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Gia Lai: Thờ cúng đa thần là Tín ngưỡng – Tôn giáo truyền thống trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, họ quan niệm rằng vạn vật hữu linh, mọi vật đều có linh hồn, họ tin vào các loại thần linh, ma quỷ. Thế giới tự nhiên với họ là lực lượng siêu nhiên có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mùa màng hoặc đời sống con người, lực lượng vô hình ấy được quy tụ trong khái niệm Giàng. Theo họ Giàng chi phối mọi hoạt động của con người và tồn tại trong mọi vật có liên quan đến cuộc sống, vì vậy có rất nhiều Yang: Yang Hma (thần ruộng nương), Yang Lân (thần sét), Yang Pên Ia (thần bến nước), Yang Chứ (thần núi)... Mỗi vị thần đều cư trú hay hoá thân trong một con vật, một loại cây, một hòn đá, cánh rừng, hay có khi thần bản mệnh của làng lại cư trú ở gác nhà Rông. Giữa thế kỷ XIX với sự xuất hiện của đạo Thiên Chúa và các thủ đoạn truyền đạo của các cha cố, đồng bào dân tộc thiểu số đã có dấu hiệu bằng lòng với việc hòa đồng tín ngưỡng cổ truyền của họ với tôn giáo mới du nhập.
  • 36. 30 Trong tiến trình lịch sử những yếu tố sơ khai về tín ngưỡng văn hóa đã dần dần bị thay thế và biến đổi. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và bằng các chính sách văn hóa tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã có những biến đổi sâu sắc, các lễ nghi, tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố. Về tôn giáo: Gia Lai là một tỉnh có 05 tôn giáo đang hoạt động là: Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Cao đài và Baha’i, với khoảng 373.188 người chiếm khoảng 25% dân số toàn tỉnh, trong đó: Công giáo 124.844 người, Tin Lành 147.399 người, Phật giáo 100.337 người, Cao đài 4.108 người và Baha’i 41 người; có 2.436 chức sắc, chức việc; 226 cơ sở tôn giáo. Nhìn chung, hoạt động của các tôn giáo diễn ra tương đối ổn định, đúng theo nội dung đã thông báo. Các sinh hoạt tôn giáo và các ngày lễ trọng của tôn giáo thu hút đông đảo quần chúng tham gia như: Lễ Phật đản của Phật giáo; Lễ Giáng sinh của Công giáo và Tin Lành… Đại hội, hội nghị của các tôn giáo được tổ chức trang nghiêm, đúng Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo, đúng pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo tốt hơn. Nhiều cơ sở tôn giáo được chính quyền quan tâm cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo khang trang, đáp ứng nhu cầu tôn giáo chính đáng, góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân tôn giáo. *. Số liệu tín đồ, chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của 05 tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai- thống kê đến 12/2018 được thể hiện qua các biểu đồ sau:
  • 37. 31 Tin lành 39% Công giáo 33% Phật giáo 27% Cao đài 1% Bà Ha'i 0% Tín đồ Tin lành 45% Công giáo 34% Phật giáo 11% Cao đài 9% Bà Ha'i 1% Chức việc Như vậy, Tín ngưỡng, tôn giáo ở Gia Lai khá phức tạp, có sự đan xen giữa tín ngưỡng cổ truyền với tôn giáo ngoại nhập, có tôn giáo được hoạt động công khai, có tư cách pháp nhân, có tôn giáo chưa có tư cách pháp nhân, nhưng điểm chung của các tôn giáo này là đang tìm mọi cách để phục hồi, phát triển, thu hút tín đồ, đào tạo chức sắc, xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự. 2.2. Hoạt động và một số đặc điểm của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.2.1. Quá trình du nhập, phát triển và hoạt động của đạo Tin Lành tại Gia Lai - Giai đoạn trước năm 1975 (trước ngày giải phóng, thống nhất đất nước): Đạo Tin Lành xâm nhập vào địa bàn Gia Lai từ 1930 - 1931 do Giáo sỹ thuộc hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp Mỹ (CMA) lên Pleiku truyền đạo. Thời điểm khởi đầu chủ yếu truyền vào những vùng người Kinh. Trong thời gian hơn 10 năm Tin Lành mới có khoảng 70 - 80 tín đồ người Kinh với một Hội thánh nhỏ tại Pleiku. Số tín đồ này chủ yếu ở vùng khác di dân lên Pleiku sinh sống và một số ít người mới theo đạo. Đến năm 1940 Mục sư Phạm Xuân Tín được cử lên Pleiku để thực hiện công cuộc truyền giáo của Tin Lành. Năm 1950 mục sư Trương Văn Sáng được cử lên thay Phạm Xuân Tín.
  • 38. 32 Năm 1951 với sự giúp đỡ của CMA, Hội thánh Pleiku mua đất ở đường Nguyễn Thái Học xây dựng một nhà thờ và cử Mục sư Măng Gan, cùng một số mục sư người Việt lên hoạt động. Cùng với sự có mặt của quân đội Mỹ tại Gia Lai và sự phát triển của căn cứ quân sự Mỹ, đây là thời điểm phát triển mạnh của đạo Tin Lành. Bên cạnh việc củng cố tổ chức giáo hội người Kinh, CMA chú tâm phát triển vào vùng dân tộc thiểu số, nhất là những làng nằm ở xung quanh các căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm tạo một vành đai xã hội bên ngoài chống sự xâm nhập của ta. Cùng với tuyên truyền phát triển tín đồ, Tin Lành tiến lành xây dựng một số nhà nguyện tại các làng và xây dựng một trung tâm truyền giáo cho người đồng bào DTTS (66 Nguyễn Thái Học), một trung tâm truyền giáo cho phụ nữ Gia Lai (đường Lê Lợi), đồng thời lựa chọn người đưa đi đào tạo mục sư truyền đạo. Đến năm 1967 về cơ cấu tổ chức Tin Lành Gia Lai được phân thành hai hệ (người kinh và người thượng) tách biệt nhau và chịu sự chỉ đạo của hai hạt riêng biệt. Về lực lượng truyền giáo, Tin Lành chủ yếu đưa số trẻ có năng lực là người dân tộc đi đào tạo tại Nha Trang và Đăk Lăk. Sau khi Bộ phát triển sắc tộc Ngụy ra đời, được sự trợ giúp của chính quyền Ngụy, đạo Tin Lành phát triển mạnh hơn. Tại An Khê năm 1957 phái Cơ Đốc Phục Lâm phát triển được một hội thánh do Mục sư Phạm An Vui cai quản, cho đến năm 1978 do điều kiện lịch sử phái này sáp nhập vào hội thánh Tin Lành Việt Nam. Với sự nỗ lực của Hội thánh Tin Lành Việt Nam đến năm 1975 Tin Lành tại Gia Lai phát triển được 45 hội thánh, 10 mục sư, 21 truyền đạo, 31 nhà thờ, 131 người trong ban chấp sự và 8.456 tín đồ ở 8 huyện, thị xã trên 42 xã, phường, 104 buôn làng, địa bàn tập trung ở Pleiku, Mang Yang, Chư Sê, Ayunpa, Chư Păh.
  • 39. 33 - Giai đoạn 1975- 2005 (trước khi có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ): Sau năm 1975 hệ thống tổ chức Tin Lành ở Gia Lai có sự phân rã và phân hóa lớn. Một số mục sư tuyên úy và một số mục sư người nước ngoài chạy ra nước ngoài, số còn lại được đưa đi cải tạo, sau đó đưa về địa phương nơi sinh ra. Đến năm 1975 Tin Lành ở Gia Lai có: Hệ người Kinh gồm các chi hội thuộc sự chỉ đạo của địa hạt Trung trung bộ (Đà Nẵng) và hệ người Thượng gồm các chi hội phụ thuộc sự chỉ đạo của Trung thượng hạt (Đăk Lăk). Hệ người Kinh do mục sư Nguyễn Kim Khánh phụ trách, đến tháng 6/1975 được thay bằng mục sư Nguyễn Phú Cam, gồm có 09 hội thánh, 07 mục sư, 07 truyền đạo, 08 nhà thờ, nhà nguyện, 36 người trong ban chấp sự, 1.360 tín đồ. Hệ người Thượng do mục sư Đặng Văn Trung phụ trách, có 36 hội thánh, 03 mục sư, 14 truyền đạo, 23 nhà thờ, 110 ban chấp sự, 7.105 tín đồ. Sau năm 1975 hoạt động của Fulrô phát triển mạnh ở Tây Nguyên nói chung, ở Gia Lai nói riêng. Chúng dựa vào Tin Lành để tập hợp thanh niên, kích động người dân tộc thiểu số ra rừng để hoạt động Fulrô hoặc làm cơ sở liên lạc, tiếp tế lương thực thực phẩm, thuốc men cho Fulrô ngoài rừng. Từ thực tiễn trên Nhà nước ta chủ trương giải quyết vấn đề Fulrô đi đôi với việc tiến hành xử lý một số mục sư, truyền đạo có liên quan đến Fulrô. Mục sư, truyền đạo sinh không được hoạt động mục vụ, do vậy toàn bộ hệ thống tổ chức Tin Lành ở Gia Lai không còn hoạt động từ năm 1982. Trong giai đoạn này, thực chất hoạt động của đạo Tin Lành về mặt hành chính đạo không còn mà chỉ tồn tại và hoạt động không được công khai. Những từ năm 1985 trở đi Tin Lành bắt đầu củng cố tổ chức và hoạt động trở lại, nhất là từ năm 1990 do tác động của tình hình thế giới và nhân cơ hội chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đạo Tin lành đã được phục
  • 40. 34 hồi và phát triển với tốc độ nhanh trên diện rộng và trở thành một tôn giáo lớn trong tỉnh Gia Lai. Tính đến cuối năm 1994 số lượng tín đồ đã phát triển lên tới 33.000 người ở 9/11 huyện, thị xã, 95/153 xã, phường, thị trấn gồm 285 thôn, làng, tập trung chủ yếu ở các huyện Ayunpa, Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh, Pleiku, Mang Yang… chủ yếu là người dân tộc Jrai và Bahnar. So với năm 1975 tăng hơn 25.000 tín đồ, 53 xã, 238 làng. Số tín đồ người Kinh hầu như không phát triển thêm, chỉ có một số ít là người theo đạo từ nơi khác lên lập nghiệp tại Gia Lai và số tín đồ phát triển tự nhiên cơ học. Hoạt động củng cố và phát triển đạo Tin Lành ở Gia Lai không chỉ thuần túy ở vùng đã có đạo mà còn phát triển nhanh vào vùng sâu, vùng xa, biên giới, thành phần người theo đạo phần lớn là quần chúng lao động. Trong giai đoạn này Gia Lai có 5 hệ phái Tin Lành: Gồm hội thánh Tin Lành miền Nam, hệ phái Liên hữu cơ đốc, hệ phái Ngũ tuần, hệ phái Cơ đốc truyền giáo và hệ phái Cơ đốc Phục lâm. Bốn hệ phái sau được hình thành từ năm 1998 do mâu thuẫn về quyền lợi và vai trò trong tôn giáo nên tự tách ra từ Tin Lành miền Nam. Mặc dù chỉ cho phép tín đồ tu tại gia, không được tụ tập, song thực tế Tin Lành vẫn hoạt động dưới hình thức nhóm họp đọc kinh cầu nguyện, hát thánh ca tại một số nhà của người đứng đầu, tại rẫy hay bờ suối… Hoặc nhân dịp tết cổ truyền, ma chay, cưới hỏi, ngày lễ long trọng, hay những dịp sinh hoạt văn hóa văn nghệ của dân tộc để sinh hoạt tôn giáo. Bên cạnh phương thức hoạt động trên, Tin Lành vẫn còn tổ chức cho quần chúng nghe theo đài Nguồn sống, băng ghi âm, ghi hình. Mặc dù chưa có tư cách pháp nhân, song số giáo sĩ trước 1975 còn lại ở Gia Lai vẫn tích
  • 41. 35 cực củng cố, tổ chức chi hội, tổ chức các buổi họp nhóm, giảng dạy cho tín đồ, xây dựng lực lượng cốt cán mới. Đáng chú ý là, đầu năm 2000 tổ chức phản động người thượng tại Mỹ đã thành lâp cái gọi là “nhà nước ĐêGa” và dựng lên “tổ chức Tin Lành ĐêGa” do mục sư Bda Su KBông cầm đầu. Từ tháng 06 năm 2000 chúng đã tuyên truyền vào trong nước để lập hội thánh “tổ chức Tin Lành ĐêGa” tại Tây Nguyên. Thực chất tín đồ “Tin Lành Đê Ga” là kích động hận thù giữa người dân tộc với người Kinh với thủ đoạn hứa hẹn phong chức, mua chuộc bằng tiền và thậm chí còn đe dọa khống chế người vào tổ chức này. Đây là âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để tập hợp lực lượng phục vụ cho âm mưu chính trị của các thế lực thù địch chống Việt Nam. Đến cuối năm 2000, ở Gia Lai chúng đã lôi kéo được một lượng lớn người tham gia “Tin Lành Đêga” và gây ra các vụ bạo loạn trên địa bàn tỉnh, điển hình như năm 2001, năm 2004. - Giai đoạn từ năm 2005 đến nay (sau khi có Chỉ thị 01/2005/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ): Từ năm 2005 đến 2014 trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 18 hệ phái Tin Lành đang hoạt động là Tin Lành Việt Nam (miền Nam),Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam, Menonite Việt Nam (đã được công nhận), Menonite Việt Nam (chưa được công nhận), Báp- tít Việt Nam, Trưởng lão Việt Nam, Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Tin Lành Thánh Khiết, Tin Lành Giám Lý, Tin Lành Giám lý liên hiệp, Tin Lành Truyền giảng Phúc âm Việt Nam, Tin Lành Phúc âm đấng Chrisrt, Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm, Tin Lành Phúc âm đời đời, Tin Lành Bắp tít Liên hiệp, Bắp tít Cộng đồng sắc tộc Việt Nam; Tin Lành Truyền giáo Việt Nam Tin yêu. Trong đó có 07 hệ phái đã được nhà nước công nhận với tổng số tín đồ khoảng 116.730 người, chiếm khoảng hơn 8,5% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó số tín
  • 42. 36 đồ là người dân tộc thiểu số có 113.510 người, chiếm 97,2% tổng số tín đồ theo đạo Tin Lành và chiếm 18,8% tổng dân số người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: + Số tổ chức tôn giáo trực thuộc là 57 chi hội, hội thánh với 79.444 tín đồ(HT.Tin Lành Việt Nam (miền Nam) 56 chi hội; Hội Truyền giáo Cơ đốc VN 01 hội thánh); tổng số chức việc (ban chấp sự) là 552 người; + Tổng số điểm nhóm 302 điểm với 37.286 tín đồ: Số điểm nhóm đã được cấp đăng ký sinh hoạt 164 điểm (thuộc 03 hệ phái Tin Lành Việt Nam(miền Nam), Truyền giáo cơ đốc Việt Nam, Cơ đốc Phục lâm Việt Nam); số điểm nhóm chưa được cấp đăng ký sinh hoạt 138 điểm nhóm (thuộc 18 hệ phái Tin Lành); + Tổng số chức sắc là 100 người (73 chức sắc thuộc HT.Tin Lành Việt Nam (miền Nam); 27 chức sắc thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam); + Tổng số cơ sở thờ tự là 25 cơ sở (25 nhà thờ thuộc HT.Tin Lành Việt Nam (miền Nam); 01 nhà thờ thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam). Từ 2015 đến 2018 đã hình thành, phát triển lên 21 hệ phái Tin Lành trên địa bàn tỉnh, ngoài 18 hệ phái cũ xuất hiện 03 hệ phái mới là: Nhân chứng Giêhôva, Tin Lành Liên hiệp truyền giáo và Ngũ tuần Rhana với tổng số tín đồ khoảng 147.399 người. Trong đó số tín đồ người đồng bào dân tộc thiểu số là 145.497 người chiếm 98,7% tổng số tín đồ theo đạo Tin Lành và chiếm 21,8% tổng dân số người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: + Số tổ chức tôn giáo trực thuộc là 68 chi hội với 103.064 tín đồ (HT.Tin Lành Việt Nam (miền Nam) 65 chi hội; Hội Truyền giáo Cơ đốc VN 03 hội thánh; tổng số chức việc (ban chấp sự) là 715 người;
  • 43. 37 + Tổng số điểm nhóm 317 điểm với 44.335 tín đồ: Số điểm nhóm đã được cấp đăng ký sinh hoạt 285 điểm; số điểm nhóm chưa được cấp đăng ký sinh hoạt 32 điểm nhóm; + Tổng số chức sắc là 107 người (78 chức sắc thuộc HT.Tin Lành Việt Nam (miền Nam); 29 chức sắc thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam); + Tổng số cơ sở thờ tự là 38 cơ sở (37 nhà thờ thuộc HT.Tin Lành Việt Nam (miền Nam); 01 nhà thờ thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam). Trong số 21 hệ phái Tin Lành hiện hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai, chiếm số đông nhất là Tin Lành Việt Nam (miền Nam) với 133.424 tín đồ, chiếm 90,6% tổng số tín đồ Tin Lành toàn tỉnh và cũng là tổ chức duy nhất có Ban Đại diện ở địa phương. Số lượng tín đồ đông thứ hai là Hội thánh Tin Lành Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam với 6.958 người chiếm 4.7% tổng số tín đồ Tin Lành toàn tỉnh. Đây tổ chức thứ hai sau Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) được thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc tại địa phương. Còn lại 19 hệ phái Tin Lành khác với khoảng 7.017 tín đồ, chiếm 4,8% tổng số tín đồ Tin Lành toàn tỉnh. Tín đồ 19 hệ phái này giao động từ dưới 100 đến khoảng 2.000 người, sinh hoạt tại các điểm nhóm hoặc sinh hoạt tại gia. Qua so sánh, trong 05 năm (2013-2018) đạo Tin Lành đã tăng lên khoảng hơn 30.000 người. Sự phát triển đó nhiều nguyên nhân, trong đó có cách nhìn nhận và thực hiện chính sách đối với đạo Tin lành của Nhà nước ta (đặc biệt là Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành); các chức sắc tăng cường đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đạo và một phần nguyên nhân do sự gia tăng dân số tự nhiên trong vùng đồng bào theo đạo Tin Lành. Trong đó mức tăng chủ yếu tập trung ở Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, các hệ phái Tin Lành khác tăng nhưng không đáng kể (do hai tổ chức này đã được nhà nước công nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có đông tín đồ,
  • 44. 38 hoạt động ổn định tại địa phương và được phép mở các lớp đào tạo chức sắc tại địa phương nên có một lực lượng chức sắc được đào tạo cơ bản nên việc tuyên truyền đạo diễn ra thuận lợi hơn). *. Số lượng tín đồ, chi hội, cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc của đạo Tin Lành qua các giai đoạn được thể hiện qua biểu đồ sau đây: 8.456 70.946 116.730 147.399 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 Giai đoạn trước năm 1975 Giai đoạn 1975- 2004 Giai đoạn 2005- 2014 Giai đoạn 2015- 2018 Tín đồ theo đạo Tin lành *. Hoạt động của các “Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới”, các “tà đạo”, “đạ lạ” tại Gia Lai đã tác động đến việc thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành Ngoài các tôn giáo đã được nhà nước công nhận và các hệ phái Tin Lành đang hoạt động, Ở Gia Lai trong những năm qua còn xuất hiện các “hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới”, các loại “tà đạo, đạo lạ” gây ra những vấn đề phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, cũng như việc triển khai thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tại tỉnh Gia Lai. Cho đến nay vấn đề tên gọi, định nghĩa thế nào là tôn giáo mới, thế nào là “tà đạo, đạo lạ” vẫn chưa có sự thống nhất: Có người thì dùng cụm từ Hiện tượng tôn giáo mới hàm ý phân biệt với tôn giáo cũ (tôn giáo truyền thống). Một số cơ quan, ban, ngành các cấp thì gọi Hiện tượng tôn giáo mới là “Đạo
  • 45. 39 lạ” “Tà đạo”, “Tà giáo”, hay “tạp giáo” để chỉ các hiện tượng tôn giáo này. Một số ý kiến cho rằng: “Đạo lạ” chỉ những hình thức tín ngưỡng mà người ta chưa hề biết đến trước đó, mới xuất hiện trong những năm gần đây, tập hợp một số nguời xung quanh một nhân vật tự cho là có “thiên tính”, có trách nhiệm với “thần linh”, được “thần linh” trao nhiệm vụ đứng ra lập đạo. Đạo có những tín điều riêng được nhào nặn, lắp ghép từ nhiều nguồn (một số nội dung trong giáo lý của các tôn giáo có sẵn được cải biên, xuyên tạc, gắn với một số yếu tố đời sống tín ngưỡng của xã hội hiện tại). Nó không có tổ chức hoặc nếu có thì tổ chức ấy rất lỏng lẻo; có quy ước nghi lễ riêng hay những quy định về cách thức thực hành nghi lễ đối với những người tin theo. “Tà đạo” là hoạt động mang hình thức tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân hay nhóm người trái pháp luật, xâm phạm an ninh trật tự, trái với thuần phong mỹ tục, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện nay có các “Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới”, các loại “tà đạo, đạo lạ” như: “Tà đạo Hà Mòn”, “Thanh Hải Vô thượng sư”, “Bơ khắp Brâu”, với khoảng hơn 1.000 người tham gia. Trong đó đáng chú ý là các hiện tượng, tà đạo sau: - “Tà đạo Hà Mòn”: Người đứng đầu tổ chức: Bà Y Gyin, sinh năm 1942, dân tộc Bah Nar, trú tại làng Kơ Tu, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Trước đây ở thôn Kơ Tu, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã dụ dỗ một số người nhẹ dạ tin vào những điều nhảm nhí. Cuối năm 1999, tại xã Hà Mòn, Y Gyin tung tin đã nhìn thấy “Đức mẹ Maria hiện hình” và mình được chọn làm “sứ điệp” để phán truyền cho loài người. Từ đó Y Gyin cùng một số đối tượng khác tung ra các luận điệu bịa đặt, phản động như: Trái đất sẽ có ngày tận
  • 46. 40 thế, ai tâm niệm “Đức mẹ” thì linh hồn được cứu rỗi, nếu không sẽ bị đày xuống địa ngục chịu hình phạt. Người nào đi theo “bước chân của Đức mẹ hiện hình” thì không phải lao động vẫn sung sướng, ốm đau không chữa cũng khỏi bệnh, vay vốn ngân hàng sẽ được xóa nợ. Bên cạnh đó, các đối tượng cầm đầu còn tuyên truyền, kích động mọi người không được nhận các mặt hàng chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, cấm tham gia các hoạt động ở địa phương... Năm 2007, “Tà đạo Hà mòn” đã truyền vào các xã thuộc các huyện Đăk Đoa, Mang Yang, Chư Păhvà Đăk Pơ... đến cuối năm 2010, “Tà đạo Hà mòn” đã phát triển ở 19 làng, 13 xã của 08 huyện, lôi kéo 237 hộ, 1.219 người tham gia. Phần lớn những người bị bọn chúng lôi kéo đều là phụ nữ và là tín đồ đạo Công giáo. Đến nay, tổ chức này cơ bản đã được xóa bỏ, số người đã lầm lỡ tin theo đã quay trở lại sinh hoạt với các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận như Công giáo, Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoặc bỏ đạo. -“ Bơ khắp Brâu”: Do mâu thuẫn với người đứng đầu hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tại địa phương nên vào tháng 4/2011 Siu Pem (thường trú tại Bôn Sô A Ma Hang, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) đã tách ra và hình thành nhóm sinh hoạt riêng, lấy tên gọi là Bơ Khắp Brâu. Cuối năm 2014 Siu Pem đã tuyên truyền lôi kéo được 348 tham gia hoạt động trên 08 làng, 05 xã, (Ia Peng, Ia Piar, Chrôh Pơ Nan, Ia Yeng, Ia Hiao- huyện Phú Thiện), những người tham gia sinh hoạt với Siu Pem chủ yếu là các đối tượng trước đây theo “Tin Lành Đêga” trên địa bàn huyện Phú Thiện. Các đối tượng cầm đầu thường tổ chức cầu nguyện cho các gia đình khi có người ốm đau, sinh nhật, đám cưới,… Bơ Khắp Brâu do Siu Pem hình thành trùng với âm mưu, ý đồ thay đổi, biến tướng
  • 47. 41 tổ chức “Tin Lành Đêga” của bọn phản động nhằm tiếp tục lợi dụng tôn giáo để chống Đảng và Nhà nước ta. Đến nay, qua đấu tranh, tuyên truyền vận động, đa số các đối tượng này đã từ bỏ “Bơ Khắp Brâu” để quay trở về sinh hoạt với đạo Tin Lành VN (miền Nam). Quan khảo sát, đánh giá trên địa bàn tỉnh, phần lớn những người lập ra hoặc tin theo những “Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới” này là phụ nữ hoặc đối tượng cầm đầu “Tin Lành Đêga” tại địa phương và đối tượng theo họ chủ yếu là những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, hay gặp rủi ro, trắc trở như phụ nữ có tuổi, dân nghèo những người có hoàn cảnh éo le, cơ nhỡ gặp khó khăn trong cuộc sống, trình độ văn hóa thấp, đồng bào dân tộc thiểu số Jrai, Banah. Và kể là cán bộ, người về hưu. Đặc biệt có cả những người trước đây theo tổ chức phản động, “Tin Lành Đêga”, hoặc theo các tôn giáo khác (như Công giáo, Tin Lành) cũng theo các hiện tượng này. Sự xuất hiện và tham gia vào các Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới này phần nào cũng là liều thuốc tinh thần mang lại cho họ sự nâng đỡ, an ủi về tinh thần. Tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực của các “hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới” , các loại “tà đạo, đạo lạ” này rất đậm nét, cụ thể như sau: Thứ nhất, Ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, triển khai chủ trưởng, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng; làm ảnh hưởng đến tư tưởng sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng nhân dân và gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương. Thứ hai, Hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội: đó là khuyên mọi người phải tín tâm đọc kinh sách của đạo, không cần lao động nhiều chỉ cần cầu nguyện vẫn sung sướng, ốm đau không chữa cũng khỏi bệnh...Những người theo đạo thường trở nên mê muội không còn khả năng nhận thức thực tế một cách khách quan làm những việc gây hậu
  • 48. 42 quả tiêu cực về sức khỏe, tinh thần, về trật tự xã hội, xâm phạm tài sản và nhân phẩm con người. Thứ ba, Ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của một bộ phận dân cư: Các đối tượng cầm đầu tuyên truyền người tin theo không chăm lo đến sản xuất mà tụ tập cầu cúng. Hoặc tuyên truyền cho những người tin theo họ là vay vốn ngân hàng sẽ được xóa nợ, kích động mọi người không được nhận các mặt hàng chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, cấm tham gia các hoạt động ở địa phương (như “Tà đạo Hà mòn”). Thứ tư, việc hình thành các “Hiện tượng tôn giáo mới” hoạt động trái pháp luật đã ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội: Tại một số nơi có người tin theo hiện tượng tôn giáo mới đã dẫn đến những mâu thuẫn ngay trong từng gia đình, dòng họ, giữa người theo và không theo, một số mê muội bỏ bê công việc gia đình, thực hành các nghi lễ sinh hoạt tín ngưỡng trái pháp luật. Một số đạo lạ khi sinh hoạt có hành vi tụ tập hội nhóm đông người không xin phép chính quyền địa phương, khi chính quyền đến kiểm tra lại có hành vi chống đối, vu cáo kích động gây chia rẽ làm mất đoàn kết. Một số nhóm thì lợi dụng việc buôn bán quán cơm chay để tuyên truyền, phát tán kinh sách trái pháp luật. 2.2.2. Một số đặc điểm của đạo Tin Lành ở Gia Lai Đối với các dân tộc thiểu số nói chung và bộ phận dân cư tại chỗ ở Gia Lai nói riêng, tín ngưỡng là một phần của cuộc sống tinh thần. Có điều những quan niệm và hệ tín ngưỡng truyền thống của đồng bào chỉ phù hợp trong xã hội cổ truyền, hiện nay chúng không bền vững và thực tế là không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Niềm tin vào thế giới thần linh cũng như việc thờ cúng ở các buôn, làng hiện nay đã giảm bớt và bị phân hóa với các mức độ khác nhau.