SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 96
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN QUYẾT CHIẾN
QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH
Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 8 76 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRUNG HẢI
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài do cá
nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định và đề tài chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
HỌC VIÊN
Nguyễn Quyết Chiến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝCÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN............................................................................. 10
1.1. Lý luận về vấn đề tâm thần và người tâm thần .................................................. 10
1.2. Lý luận về “Quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần”.......................... 21
1.3. Lý thuyết quản lý công tác xã hội...................................................................... 25
1.4. Các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần.......................... 29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm
thần........................................................................................................................... 34
Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH ....................... 42
2.1. Sơ lược về địa bàn và khách thể nghiên cứu...................................................... 42
2.2. Sơ lược về khách thể nghiên cứu ...................................................................... 44
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại trung
tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình....................... 45
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động quản lý tại Trung tâm................. 58
Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH... 66
3.1. Quan điểm, chính sách về các hoạt động quản lý đối với người tâm thần ......... 66
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đối với người tâm
thần tại trung tâm..................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CTXH : Công tác xã hội
2. NTT : Người tâm thần
3. NV CTXH : Nhân viên công tác xã hội
4. QL CTXH : Quản lý công tác xã hội
5. CBVC : Cán bộ viên chức
6. NLĐ : Người lao động
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát tiển, sự hội nhập kinh tế thị trường, con người phải đối
mặt với bao khó khăn, thách thức, áp lực kinh tế, cuộc sống, nhu cầu của con người
ngày càng cao song hành với sự phát triển của toàn xã hội là những hệ lỵ, nhiều
người rơi vào tình trạng stress, khủng hoảng, hoang mang, lo âu...lâu ngày dẫn đến
tâm thần, rối nhiễu tâm trí để nhiều gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và toàn xã
hội. Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số
mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm
thần nặng. Còn thông báo tại Viện Sức khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt
Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Căng
thẳng thần kinh (stress) đang ngày trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong
cuộc sống hiện đại.Các yếu tố gây stress, nếu kéo dài, sẽ gây đến tình trạng trầm cảm,
chiếm đến 35% trong các trường hợp bị rối loạn tâm thần. Các vấn đề trầm cảm rõ
nhất là người bệnh mất hết hứng thú, không có khả năng tập trung, ảnh hưởng rõ ràng
nhất đến công việc. Ngoài ra, người bệnh cũng có những biểu hiện suy yếu về mặt
sức khỏe, cơ thể, rối loạn về giấc ngủ, rối loạn về ăn uống, thậm chí có những vấn đề
về sinh hoạt vợ chồng, bạn bè, gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống.
Chính vì điều đó em đề tài: “Quản lý công tác xã hội đối với người tâm
thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh
TháiBình” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình
được thành lập tháng 4 năm 1979 khi mới thành lập mang tên là Trung tâm điều
dưỡng người tâm thần có công, được tỉnh Thái Bình, Ti Thương binh (nay là Sở lao
động Thương binh và Xã hội) giao nhiệm vụ; Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi
dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần đặc biệt nặng, người rối nhiễu tâm
trí trong đó số người tâm thần nói chung và người có công bị mắc bệnh tâm
thần.Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh
và Xã hội tỉnh Thái Bình Trung tâm đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao,
2
thực hiện các chế độ chính sách cho đối tượng đảm bảo theo đúng quy định. Do vậy
đời sống của đối tượng được cải thiện, sức khỏe, bệnh lý tạm ổn định, số đối tượng
tái phát cơn giảm, đối tượng bớt phá phách đập phá.Hiện nay Trung tâm đang quản lý
và chăm sóc cho 240 đối tượng là người tâm thần đặc biệt nặng, trong đó có cả đối
tượng là Người có công và đối tượng Bảo trợ xã hội. Do điều kiện đặc thù Ban Giám
đốc Trung tâm rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
tập huấn song đội ngũ cán bộ trực tiếp làm quản lý Công tác xã hội còn hạn chế cả về
chất lượng, số lượng chủ yếu tham gia các khóa học về chuyên môn y tế, và một số
chuyên ngành khác.
CTXH là một tiến trình, sử dụng các kỹ năng, phương pháp hỗ trợ, tương tác
đến cá nhân, nhóm, cộng đồng những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn trong xã
hội vì vậy các hoạt động CTXH đã và đang được chứng minh thông qua nhiều hoạt
động thực tiễn. Tại một số tỉnh thành các hoạt động CTXH đã và đang được cấp có
thẩm quyền quan tâm chính vì vậy một số dịch vụ mà nhân viên, cộng tác viên
CTXH kết nối mang lại hiệu quả cho nhóm, cá nhân đối tượng yếu thế trong xã hội.
Điều này phần nào phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sởtrong công tác quản lý
người tâm thần, song hiện tại Trung tâm còn gặp phải nhiều khó khăntrong công tác
quản lýđối với người tâm thần đặc biệt nặng, dù đã có những mặt đã thực hiện tốt tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân nên hoạt động này còn có một số hạn chế nhất định.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ngay từ những năm tháng chiến tranh “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong
một bức thư gửi đồng bào toàn quốc ngay sau khi cách mạng thành công và Nhà
nước Việt Nam độc lập ra đời”.
Với tấm lòng yêu thương dân, Bác Hồ kêu gọi: "Vậy tôi xin đề nghị với đồng
bào cả nước và tôi xin thực hành trước; Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng
nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Lời kêu gọi của
Người đã nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Trước khi đong gạo
bỏ nồi nấu cơm, mỗi gia đình lấy ra một nắm bỏ vào trong hũ, trong vại, "tích tiểu
thành đại", rồi mang biếu tặng người thiếu đói. Lương thực từ những "Hũ gạo tình
3
thương", "Hũ gạo kháng chiến"... không chỉ được đem cứu giúp người nghèo, mà còn
để góp phần nuôi quân đánh giặc.
Thực hiện lời dậy của Bác trong những năm qua Đảng, Nhà nước, các cấp, các
ngành, các tổ chức đoàn thể, hội, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân thường xuyên
quan tâm chăm lo cho đối tượng yếu thế, đồng bào vùng cao, các địa phương gặp kho
khăn do thiên tai, hạn hán…thông qua các chính sách hỗ trợ, trợ giúp, xóa đói giảm
nghèo…được thực hiện thông qua các hoạt động, các trương trình vận động trên các
phương tiện thông tin đại chúng đối với cộng đồng, nhóm, cá nhân gặp hoàn cảnh
khó khăn, đặc biệt khó khăn với phương châm lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá
rách nhiều cùng phát triển toàn diện, bền vững , tiến bộ và bình đẳng của xã hội. Tuy
nhiên, trong các khâu xây dựng, triển khai do đây là lĩnh vực mới nên bước đầu chỉ
tập trung vào tìm hiểu nhu cầu và xây dựng các kế hoạch trợ giúp cụ thể, chưa chú
trọng nhiều đến vấn đề quản lý công tác này.
Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu có rất nhiều tác giả cả trong và ngoài
nước đã viết và trình bày trên diễn đàn, các hội thảo khoa học về CTXH đối với các
nhóm người yếu thế, các giải pháp, phương hướng đặt ra, mục tiêu hướng tới sự phát
triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và bình đẳng của xã hội trong giai đoạn phát triển
đất nước. Trong số các tác giả có Tiến sĩ Hà Thị Thư đã đưa ra “Những giải pháp tiếp
cận về CTXH đối với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ, các phương pháp tiếp
cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, vai trò của
nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật, các kỹ năng làm việc với người
khuyết tật”. [23]
Đối với người khuyết tật nói chung người tâm thần nói riêng có rất nhiều tác
giả nghiên cứu viết bài trong đó tác giả Phạm Văn Hải đã phản ánh những vấn đề lý
luận và thực tiễn về thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm
thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần
tỉnh Thái Bình, đưa ra những giải pháp can thiệp, hộ trợ, trợ giúp trên phương diện
CTXH nhóm đối với người tâm thần đặc biệt nặng của Trung tâm và đi sâu vào
nhóm đối tượng là người có công bị mắc bệnh tâm thần thông qua các hoạt động hỗ
4
trợ, phục hồi chức năng cho họ, đưa các kỹ năng, kiến thức CTXH vào thực tiễn đối
với người tâm thần.
Trong các nhóm đối tượng là người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Đối tượng người mắc bệnh tâm thần được các
nước trên thế giới, Việt Nam quan tâm vì đối tượng này có những đặc thù riêng “khả
năng tư duy, ý thức, hành vi không tự chủ và đặc biệt là họ được pháp luận công nhận
là mất hành vi dân sự” họ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, hệ lụy cho cộng đồng, xã
hội chí vì điều đó các hoạt động quản lý, chăm sóc, phục vụ rất cần được cộng đồng,
xã hội quan tâm, hỗ trợ, trợ giúp thông qua các hoạt động tại các Trung tâm Bảo trợ,
tại cộng đồng.
Sau 5 năm thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010, việc
ban hành các văn bản pháp luật, triển khai thực hiện các chính sách, chế độ trợ giúp
người khuyết tật (NKT), trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, xã hội và gia đình
đối với NKT đã từng bước được nâng cao; quyền và nghĩa vụ của họ đã được quy
định tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trợ giúp, góp phần
cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đa số NKT.
Các cấp từ Trung ương đến địa phương đã tích cực triển khai thực hiện chính
sách hỗ trợ người khuyết tật trong các lĩnh vực: trợ cấp xã hội, giảm nghèo, dạy nghề
tạo việc làm, khám, chữa bệnh, cấp học bổng, miễn giảm học phí, tạo điều kiện thuận
lợi cho NKT tiếp cận các công trình công cộng… nhờ vậy, đời sống của NKT được
cải thiện rõ rệt, vị thế của họ ngày càng được khẳng định trong các hoạt động kinh tế,
xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách trợ giúp NKT còn nhiều bất cập, một
số quy định của pháp luật về NKT còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa cụ thể và chưa
chú trọng đề ra các biện pháp khả thi trong tổ chức thực hiện.
Trong những năm gần đây không chỉ Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành
quan tâm nhiều đến chính sách an sinh xã hội mà cá tổ chức trong và ngoài nước, các
cá nhân có nhiều hoạt động, chương trình, hội thảo, chuyên đề, các khóa tập huấn,
5
công trình nghiên cứu… có liên quan đến quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ cho
người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng, hàng năm Cục bảo trợ tổ chức
hội nghị Tổng kết công tác Bảo trợ xã hội trên toàn quốc có sự tham gia của đại diện
các cấp, các ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, lãnh đạo Sở Lao động Thương
binh và Xã hội các tỉnh thành trên cả nước và đại diện các Trung tâm Bảo trợ xã hội
để đánh giá công tác bảo trợ xã hội trong năm, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu
năm sau, các kiến nghị, đề xuất về những tồn tại, khó khăn tại cơ sở cần tháo gỡ.
Qua quá trình tổng quan về một số công trình nghiên cứu về công tác xã hội
đối với người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng và hệ thống chính sách
giành cho những đối tượng này có thể thấy rằng họ là nhóm xã hội đặc biệt yếu thế
đang được cộng đồng quan tâm, các nghiên cứu hiện mới chỉ tập trung tìm hiểu ở một
số khía cạnh khác nhau (chủ yếu là tập trung vào các can thiệp chính sách). Tuy nhiên
những can thiệp chuyên sâu như quản lý CTXH đối với người tâm thần gần như bị bỏ
ngỏ. Trên thực tế tại tỉnh Thái Bình công tác quản lý, chăm sóc người tâm thần chưa
được quan tâm, nhiều xã phường cán bộ làm chín sách còn không biết hết các thủ tục
chính sách có liên quan đến đối tượng này, cộng đồng, gia đình đa phần nghĩ họ bị
tâm thần chẳng giúp gì cho gia đình được coi như người bỏ đi, chính thân nhân đối
tượng chẳng hề quan tâm đến việc họ làm gì, ăn uống ra sao, để đi lang thang đói thì
về, chẳng quan tâm đến có ảnh hưởng gì đến cộng đồng xã hội chính vì điều đó
những năm gần đây trên cả nước đã xẩy ra những vụ án bi thương có liên quan đến
người tâm thần gây ra, vì vậy cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công
đồng xã hội đến đối tượng người tâm thần. Do đó việc nghiên cứu tập trung vào quản
lý CTXH đối với người tâm thần sẽ rất hữu ích và cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý CTXH với người
tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh
Thái Bình từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm.
6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả và đóng góp thêm những lý luận nhằm làm sáng tỏ hơn một số khái
niệm về người tâm thần, sức khỏe tâm thần, và quản lý công tác xã hội đối với người
tâm thần .
Trên cơ sở thực tiễn tại Trung tâm về công tác quản lý, điều hành, thực hiện
nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần
nói chung và quản lý CTXH đối với người tâm thần để đánh giá, nhìn nhận chung về
công tác quản lý mang tính khả quan, hữu hiệu, mạng lại kết quả cho chính đối tượng.
Phân tích những điểm đã làm được, chưa làm được trong công tác quản lý
CTXH đối với người tâm thần nhằm xác định yêu cầu, nhiệm vụ đồng thời chỉ ra
được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm thần .
Từ những yêu cầu thực tế đối với người tâm thần đang được quản lý tại Trung
tâm đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc đề xuất một số giải pháp cơ bản có
thể mang lại hiệu quả trong công tác quản lý trên phương diện CTXH đối nhóm đối
tượng này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Một số hoạt động của quản lý công tác xã hội với người
tâm thần .
Phạm vi không gian và thời gian: Tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức
năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình; Thời gian: 2010 - 2019
Phạm vi khách thể:
Cán bộ quản lý (Ban Giám đốc, các trưởng, phó trưởng phòng,khoa) làm việc
tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình.
Cán bộ phòng Công tác xã hội, cán bộ các phòng, khoa nơi trực tiếp quản lý,
chăm sóc, nuôi dưỡng, phục vụ và phục hồi chức năng cho đối tượng tại Trung tâm.
7
Người tâm thần tạm ổn định về sức khỏe, bệnh lý đang trong quá trình phục
hồi thử tái hòa nhập cộng đồng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp thu thập thông tin từ các kênh thông tin, một số nghiên
cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước, trong đó phải
kể đến hệ thống văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước đã được triển khai
thực hiện như Đề án 1215 “Chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâm thần
và rối nhiễu tâm thần dựa vào cộng đồng”, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng BTXH. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết
tật. Nghị định 103/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017, Thông tư số 33/TT-
BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017. Thông tư 02/2018/TTg-BLĐTBXH
ngày 27/4/2018 Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá
dịch vụ trợ giúp xã hội.Công văn số 477/SLĐTBXH-BTXH ngày 30/3/2018
của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc tiếp nhận đối tượng bảo trợ
xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp và đối
tượng tự nguyện vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh…và một số Giáo trình có
liên quan đến lĩnh vực người tâm thần, các văn bản pháp luật có liên quan
khác về vấn đề này. Các tài liệu, văn bản, báo cáo thường niên hàng năm về
công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng của Trung tâm
trong giai đoạn 2010 đến 2019.
5.2. Phương pháp quan sát
Hoạt động quản lý thông qua việc quan sát việc thực hiện nhiệm vụ của
đội ngũ cán bộ thông qua việc quản lý, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng và phục
hồi chức năng cho người tâm thần theo nhiều cách thức, hình thức khác nhau
được diễn ra hàng ngàythông qua sinh hoạt, ăn, ngủ, nghỉ, điều trị và đặc biệt
là quá trình phục hồi chức năng bằng bằng máy tập, lao động sản xuất, lao
động trị liệu, hoạt động văn nghệ giải trí…thông qua quan sát thái độ, hành vi,
các hành động giữa các đối tượng với nhau, cách tiếp xúc, tiếp cận của đội
8
ngũ cán bộ với đối tượng trên mọi lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày đối với từng
đối tượng, nhóm đối tượng.
Cách thức quản lý, cách thức điều hànhthông qua các hoạt động của đối
tượng, cách phản hồi, phản ứng lại của đối tượng qua cử chỉ, lời nói, hành vi,
hành động...
Quan sát quá trình tham vấn, tư vấn của nhân viên phòng Công tác xã hội
đối với người dân đến hỏi các thủ tục, một số điều kiện cần và đủ khi xin đối
tượng vào Trung tâm, chủ yếu đối với thân nhân đối tượng đang được quản lý
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉ dẫn người nhà đối tượng trong việc dùng
thuốc, các biểu hiện tái phát cơn thường hay xảy ra khi ở Trung tâm (đối với
những đối tượng được gia đình xin đó về gia đình trong thời gian ngắn).
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp này, học viên mong muốn phân tích và tìm hiểu sâu
các vấn đề liên quan tới các nội dung nghiên cứu, cụ thể là các hoạt động quản lý
CTXH đối với người tâm thần. Các nhóm khách thể được phỏng vấn sâu trong
nghiên cứu bao gồm: Cán bộ quản lý, lãnh đạo tại trung tâm; Nhân viên cung cấp
dịch vụ CTXH trực tiếp đối với người tâm thần .
Đây sẽ là phương pháp chính của nghiên cứu để thu thập các thông tin trực
tiếp phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. Cụ thể là:
+ Ban Giám đốc: 01 người
+ Cán bộ quản lý trong trung tâm là trưởng, phó phòng: 03 người
+ Cán bộ viên chức trong trung tâm: 05 người
+Người tâm thần tạm ổn định về sức khỏe, bệnh lý đang trong quá trình
phục hồi thử tái hòa nhập cộng đồng: 4 người
Tổng số: 09 cán bộ và 4 đối tượng
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Bằng phương pháp tiếp cận công tác xã hội, đề tài tổng hợp khung lý luận
nghiên cứu, đồng thời cũng là cơ sở lý luận của công tác xã hội trong công tác
quản lý đối với người tâm thần phân liệt đặc biệt nặng. Qua đó đã tổng hợp được
9
các khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến trình công tác xã hội, các
nhân tố ảnh hưởng và cơ sở luật pháp liên quan.
Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm các hoạt động công tác xã hội
nói chung và công tác quản lý đối với người tâm thần nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được thực tế việc quản lý người tâm
thần trên các khía cạnh, phương diện khác nhau như; Việc quản lý hồ sơ, quản lý
đối tượng sau khi vào Trung tâm, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ viên
chức (CBVC), người lao động(NLĐ) trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng,
phục vụ và phục hồi chức năng đối với người tâm thần tại Trung tâm.
Thông qua việc đánh giá hiệu quả cũng như những yếu tố tác động, kết quả
của nghiên cứu sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH từ đó mang lại những lợi
ích, dịch vụ tốt nhất cho người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức
năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu Luận văn gồm 5 phần; Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh
mục, biểu mẫu.
Luận văn có 3 chương.
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người
tâm thần .
- Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại
Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý công tác xã hội đối với
người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho
người tâm thần tỉnh Thái Bình.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
1.1. Lý luận về tâm thần và người tâm thần
1.1.1. Khái niệm tâm thần, người tâm thần
- Tâm thần
Tâm thần học là một môn Y học chuyên nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng,
bệnh nguyên, bệnh sinh, các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh tâm thần . Bệnh
tâm thần là sự biến đổi chức năng hoạt động của não, gây nên các rối loạn về cảm
giác, tri giác, ý thức, tư duy, cảm xúc, chú ý và trí nhớ, từ đó dẫn đến các rối loạn
hành vi, tác phong làm cho người bệnh mất sự hoà hợp với xã hội[12].
- Sức khoẻ tâm thần
Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn
toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống
khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình. Như vậy, muốn có sức
khỏe tâm thần cần phải:
Tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, có
mối quan hệ tốt đẹp với người khác, nghĩa là với những người thân trong gia đình,
với bạn bè, với những người cùng học, cùng làm.
Làm chủ stress, stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay.
Vậy cần giữ được cân bằng tâm lý sao cho có thể đương đầu và giải quyết
một cách có hiệu quả những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác.
Nói chung, thư giãn hay căng thẳng, tập trung tư tưởng vào một sự kiện này hay
chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ
máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi phục, tự điều chỉnh thì người
bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị.
- Chăm sóc sức khỏe tâm thần:
Là quá trình theo dõi, điều trị, trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp nuôi
dưỡng, chăm sóc, hướng dẫn… thông qua các hoạt động can thiệp, trợ giúp về mặt
thực thể, thần kinh và các giác quan nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, bệnh lý và
tinh thần.
11
Khả năng tận hưởng cuộc sống
Khả năng phục hồi
Khả năng cân bằng
Khả năng phát triển cá nhân
Sự linh hoạt
- Rối nhiễu tâm trí
Theo định nghĩa về sức khỏe của WHO thì sức khỏe tâm trí là một bộ phận tạo
nên sức khỏe ở mỗi chúng ta. Rối nhiễu tâm trí (mental disorders) biểu thị sự lệch lạc
về sức khỏe tâm thần, đây không phải là bệnh mới, nói đúng hơn, đó là sự nhìn nhận
mới về tình trạng sức khỏe tâm trí theo hướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần
(mental illness).
Là một tình trạng chung có biểu hiện lệch lạc về sức khỏe tâm thần trong một
thời gian đủ dài vượt khỏi sự tự điều chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có
sự can thiệp chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần dẫn đến các tổn
thương khó hồi phục.
1.1.2. Nguyên nhân của bệnh tâm thần
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho con người mắc bệnh tâm thần là vấn đề
phúc tạp đối với các nhà nghiên cứu về bệnh tâm thần trong và ngoài nước. Hiện nay,
một số bệnh đã được xác định rõ nguyên nhân những vẫn còn bệnh chưa nhận định
rõ.Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều
quan điểm và giả thuyết khác nhau.
 Nguyên nhân thực thể
Do tác động của môi trường, kinh tế, xã hội, tâm lý, tình cảm, những xung đột,
trầm cảm… ảnh hưởng đến não bộ gây trở ngại hoạt động của não.
Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: Chấn thương sọ não; nhiễm trùng
thần kinh (viêm não, giang mai, thần kinh…); nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma
túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…); các
bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến
mạch máu não…)
12
Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa, nội
tiết;các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố…
 Nguyên nhân tâm lý:
Loạn thần xuất hiện nhanh trong thời gian dưới hai tuần, có khi khởi phát đột
ngột trong vòng 48 giờ.
Trước khi bệnh cảnh loạn thần xuất hiện thường có các triệu chứng báo trước:
Người bệnh lo lắng sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, hành vi tác phong trở nên khác thường,
không tương xứng với hoàn cảnh.
Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly.
Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội
không thuận lợi.
Rối loạn ám ảnh, lo âu…
 Nguyên nhân do den di chuyền và các khiếm khuyết khi hình thành thai
nhi gây ra
Các di tật bẩm sinh;
Thiếu sót về hình thành nhân cách.
 Các nguyên nhân khác
Đó là sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố gây nên như; Môi trường “ gia đình, xã
hội” kính tế, điều kiện sống, áp lực công việc, tress, trầm cảm, khủng hoảng tâm lý,do
di chuyền… Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp như; Bệnh tâm thần phân liệt,
rối loạn cảm xúc lưỡng cực, động kinh nguyên phát.
 Các yếu tố dễ dẫn đến mắc bệnh tâm thần
- Yếu tố di truy n
Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng
không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần xuất hiện ở một thành viên bất kỳ trong
gia đình mà không có ở các thành viên còn lại, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà
con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Trong trường hợp nhiễm sắc thể của den di
chuyền có vấn đề mà thế hệ thứ nhất không bị mắc bệnh tâm thần mà thế hệ thứ hai
sinh ra lai bị mắc bệnh.
- Yếu tố nhân cách:
13
Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu
thị giá trị bản sắc văn hóa, xã hội của con người.
Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện ở ba cấp độ;
cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân, cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và
các sản phẩm của nó.
Chính từ thuộc tính tâm lý tạo thành kết hợp những yếu tố khác ảnh hưởng
đến hệ thần kinh sau dài ngày không được điều trị, trị liệu, phục hồi là khởi nguồn
cho phát bệnh tâm thần. Khi bị bệnh tâm thần thì người có nhân cách vững bị nhẹ
hơn và hồi phục nhanh hơn.
- Tuổi tác
Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách một con người, ở
bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể khiến con người mắc bệnh tâm thần song nhìn chung
trong các giai đoạn tuổi thì giai đoạn tuổi vị thành niên, trưởng thành, trung niên
thường dễ bị phát bệnh “ trừ các yếu tố di chuyền
- Giới tính:
Tỉ lệ nam giới mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí nhiều hơn nữ giới “ Tại
Trung tâm số người mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí đang quản lý là 240 người
thì có 52 đối tượng bệnh nhân là nữ giới, 188 đối tượng là nam giới”.
Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc, cuộc sống, gia đình, kinh tế, di
chuyền, nghiện các chất kích thích…mà tỉ lệ nam bị bệnh tâm thần nhiều hơn nữ. Phụ
nữ mắc bệnh tâm thần chủ yếu do áp lực cuộc sống, gia đình dẫn đến trầm cảm thời
gian dài ngày ,những rối loạn tâm thần do những sự biến động của nội tiết vào các
thời kỳ; dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh mà và mãn kinh...
- Tình trạng Sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn
toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống
khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình.
Không tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh
thần, không có mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Sự phát tiển, sự hội nhập kinh tế thị trường, con người phải đối mặt với bao
khó khăn, thách thức, áp lực kinh tế, cuộc sống, nhu cầu của con người ngày càng cao
14
song hành với sự phát triển của toàn xã hội là những hệ lỵ, nhiều người rơi vào tình
trạng stress, khủng hoảng, hoang mang, lo âu...lâu ngày dẫn đến tâm thần, rối nhiễu
tâm trí, người bệnh cũng có những biểu hiện suy yếu về mặt sức khỏe, cơ thể, rối loạn
về giấc ngủ, rối loạn về ăn uống, thậm chí có những vấn đề về sinh hoạt vợ chồng,
bạn bè, gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống, để nhiều gánh nặng cho chính
bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Sự mất cân bằng tâm lý, thường xuyên thể đương đầu và giải quyết những
xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác,hay căng thẳng, tập trung tư
tưởng vào một sự kiện này hay chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên
ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi
phục, tự điều chỉnh thì người bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị.
1.1.3. Một số bệnh tâm thần thường gặp
 Tâm thần phân liệt
Là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và
sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo
giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí và tự thức biến nó thành
những cảm xúc tiêu cực và tích cực, bởi vì sự tương tác đó đã tác động đến cảm xúc
nên dẫn đến phản ứng hành vi không rõ ràng của bệnh nhân, thỉnh thoảng thường có
thái độ căm ghét, thù hận những người thân, gia đình và xã hội. Chỉ những tác động
nhỏ đủ khiến cho người bệnh mất đi sự ý thức, nhận thức xong đó lo sợ, hoảng loạn,
giận dữ xong đó cư xử với người tác động và xung quanh với những hành vi thiếu
kiểm soát. Người bệnh không thể định được thân, tâm! rối loạn suy nghĩ; vô cảm và
thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ. Bệnh gây rối loạn các chức năng xã hội và ảnh
hưởng lớn đến công việc. Bệnh hay gặp ở người trẻ trưởng thành với tỉ lệ ước tính
trên toàn cầu khoảng 0.3–0.7%.
 Rối loạn trầm cảm
Là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của
bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành
vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ
nữ nhiều hơn nam giới với tỉ lệ giới: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn
tùy vào nền văn hóa và dân tộc.
15
Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt.
Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Hội chứng này
có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.
Biểu hiện thường gặp không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân
thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy khó hiểu, giọng nói trầm buồn, đơn điệu vô
cảm...Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Tâm trạng
họ thay đổi mà không có bất kì sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự
việc không tồi tệ đến mức cảm xúc đi xuống. Cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu
chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương,
khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rũ
và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng khó kiểm soát, không có hứng thú làm bất cứ
chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng
không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
 Rối loạn lưỡng cực
Là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn
định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế
(trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
- Yếu tố sự khác biệt về sinh học trong cơ thể : Ở những bệnh nhân có rối loạn
lưỡng cực xuất hiện thì có các sự thay đổi vật lý trong não bộ của họ. Tầm quan trọng
của những thay đổi ở não này hiện nay vẫn còn chưa chắc chắn nhưng cuối cùng
chúng có thể giúp chỉ điểm nguyên nhân gây ra bệnh.
- Yếu tố các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể : Sự mất cân bằng tự
nhiên của các chất có trong não gọi là những chất dẫn truyền thần kinh đã đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh rối loạn lưỡng cực này và các rối loạn
về tâm trạng khác.
- Các nội tiết tố : Mất cân bằng các nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra
hay gây nên rối loạn lưỡng cực.
- Kế thừa những đặc điểm : Rối loạn lưỡng cực thường gặp hơn ở những người
có anh chị em hay là cha mẹ đã mắc bệnh. Các nhà khoa học nghiên cứu đang cố gắng
tìm ra các gen mà có thể được tham gia trong cơ chế gây ra rối loạn lưỡng cực.
16
- Môi trường: Môi trường sống và làm việc căng thẳng, lạm dụng, tổn thất hay
trải nghiệm các đau thương đáng kể khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong rối
loạn lưỡng cực.
 Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm
là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não. Bệnh thường khởi phát rất chậm
và dần dần theo thời gian sẽ trở nên nặng hơn. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên
thường là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ.Người bệnh trở nên dễ mệt mỏi, tức giận
hoặc lo âu, người bệnh thường lấy, dùng đỗ của người khác, nhặc các đồ vật linh tinh
cất vào một chỗ, đổi đồ vật của mình mà không nhớ. Ủi quần áo hoặc vặn nước
thường quên tắt sau khi làm xong, đi đến những nơi quen thuộc thì dễ dàng nhưng
nếu đến những nơi lạ thì dễ lạc đường.Sự suy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự
giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp ở người già bình thường.Dần dần trí nhớ người bệnh
ngày càng giảm sút hơn,họ thường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên
các bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn tính tiền, không hiểu những gì mình
đọc trong sách báo, không thể viết và không thể lập được kế hoạch làm việc hằng
ngày. Lúc này người bệnh bắt đầu khó hoà nhập vào môi trường xã hội chung quanh,
thường dễ nổi giận vô cớ, hay la lối, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh. Gian
đoạn này họ ít nói, ngại tiếp súc cả với người thân và cán bộ “nếu ở trong Trung tâm
họ tránh cả cán bộ vì vậy việc chăm sóc gặp khó khăn”, nhiều trường hợp đi ra chỗ
khác không biết đường về, không biết bản thân đã ăn chưa, nhiều đối tượng sinh cáu
gắt, sé đồ vật “quần áo, giầy dép”, đêm ít ngủ, ít nói nhưg có lúc nói nhảm cả ngày…
Diễn tiến bệnh sẽ trở nên nặng hơn một cách từ từ .Thời gian sống trung bình
của người bệnh từ lúc phát bệnh đến lúc chết thường là từ 8 – 10 năm. Bệnh nhân
thường chết vì suy kiệt hoặc do các bệnh lý phối hợp như viêm phổi, bệnh tim mạch.
 Rối loạn ám sợ
Ám sợ được định nghĩa là toàn bộ các phản ứng tâm lý và cơ thể do một đối
tượng hay hoàn cảnh gây sợ gây ra. Những người mắc bệnh ám sợ thường hoang
mang, lo sợ người khác sát hại mình, đánh đập, gây thương tích cho chính mình, họ
sợ tất cả những người xung quanh khi tiếp xúc, hoặc là một hoàn cảnh xã hội như
17
trong thang máy,khi đi máy bay hay trong xe bus, khi phải nói chuyện trước đám
đông … Bệnh này gây ra hậu quả làm giảm hiệu suất trong công việc và các mối
quan hệ xã hội (do bệnh nhân sợ hãi và tránh né các hoàn cảnh có thể gây ra phản
ứng sợ hãi như không dám đi máy bay hay xe bus , không dám bước vào thang máy
… ). Các đặc điểm của ám sợ là bất thình lình cảm thấy một nỗi sợ hãi, khiếp đảm
khi đang ở trong một tình huống thực sự vô hại; hoàn toàn nhận thức rằng nỗi sợ hãi
này là quá mức và vô lý; phản ứng sợ xuất hiện hoàn toàn tự động, không thể kiểm
soát được và xâm chiếm toàn bộ con người bệnh nhân và kèm theo sự sợ hãi cực độ
là các phản ứng cơ thể như: nhịp tim nhanh, thở hụt hơi hoặc cảm giác nghẹt thở, run
rẩy, toát mồ hôi, buồn nôn, cảm giác khó chịu trong bụng, chóng mặt … và bệnh
nhân chỉ có một mong muốn duy nhất là thoát khỏi tình huống này. Sau khi thoát
khỏi đối tượng hay tình huống gây sợ bệnh nhân sẽ tìm cách tránh né chúng . Khi sự
tránh né này gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc hoặc các mối quan hệ xã hội thì
bệnh nhân cần phải được khám tâm thần và điều trị .
 Rối loạn lo âu lan toả
Đặc điểm của rối loạn này là bệnh nhân luôn cảm thấy lo âu và căng thẳng quá
mức hoặc không thực tế về mọi vấn đề của cuộc sống thí dụ họ luôn sợ hết tiền dù họ
vẫn còn nhiều tiền trong ngân hàng hoặc họ thường lo sợ mình hoặc người thân sắp
bị bệnh, bị tai nạn hay gặp chuyện không may mặc dù không có dấu hiệu gì đáng để
lo lắng về việc đó. Họ luôn cảm thấy bồn chồn, bất an, căng thẳng, run, nhức đầu, dễ
mệt mỏi, khó tập trung chú ý, khó ngủ …
1.1.4. Đặc điểm đời sống tâm lý- xã hội và nhu cầu của người tâm thần
+ Đời sống tâm lý – xã hội của người tâm thần
Đối với người tâm thần về mặt thần kinh không thường xuyên ổn định,
tùy mức độ nặng hay nhẹ họ được pháp luật công nhận mất hành vi dân sự chính
vì điều đó tâm sinh lý của họ không bình thường.
Những diễn biến tâm lý của từng người là khác nhau, có người thì cười,
nói, lảm nhảm xuốt ngày, có người thì lầm lỳ cả ngày không nó gì, người thì
thường xuyên đập phá, xé quần áo, chăn màn, đánh người khác, người thì chỉ
thích bắt côn trùng ăn, người thì chỉ thích hại chính bản thân mình…
18
Họ bị mắc bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các hành vi tronng
sinh hoạt hàng ngày cũng có nhiều biểu hiện bất thường, để kịp thời theo dõi
nắm bắt các biểu hiện bệnh lý, tâm lý, tư tưởng, các biểu hiện khác để có phương
án kịp thời xử lý là cả một quá trình nhiều khó khăn vất vả cần phải có sự kiên
trì, lâu dài. Đặc biệt là những đối tượng có diễn biến tâm lý ổn định thì nguy cơ
tự tử lại cao, rất khó lường, ngoài ra mọi diễn biến tâm lý, tình cảm , sức khỏe
ảnh hưởng nhiều đến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi, trị liệu
tâm lý cho nhóm đối tượng này rất vất vả gian nan. Chính vì thế rất cần công tác
quản lý, năm bắt tình hình phải sát sao và thường xuyên để đưa ra những dự báo
phán đoán, xử lý kịp thời trong mọi tình huống.
Người tâm thân họ vậy nhưng cũng rất mong muốn gia đình, cán bộ, cá
tổ chức, cá nhân, các hội, nhóm thiện nguyện đến thăm, động viên. Giải quyết
vấn đề tâm lý, tư tưởng là rất cần thiết đối với nhóm đối tượng này.
+ Nhu cầu của người tâm thần và gia đình
Theo tháp bậc thang nhu cầu của Maslow con người sinh ra đều có nhu
cầu, mong muốn là giống nhau, những nhu cầu cơ bản để phát triển và trưởng
thành trong một xã hội mà họ tồn tại, sinh sống và phát triển cả về thể chất và
tinh thần.
Người tâm thần cũng có nhu cầu tồn tại, nhu cầu được sẻ chia, quan
tâm, yêu thương, ăn uống để tồn tại, có những người bị bệnh do gien di
chuyền, có những người bị bệnh do áp lực cuộc sống, kinh tế, bệnh tật và các
nguyên nhân khác dẫn đến tâm thần song trước khi họ bị bệnh họ cũng có nhu
cầu như người bình thường khác nhưng do không may mắn nên họ bị bệnh.
Cũng như những người khác, người tâm thần rất cần một cuộc sống vật
chất và tinh thần đầy đủ, ấm no hạnh phúc. Họ cần người chăm sóc, chia sẻ động
viên họ nhiều hơn để vơi đi những nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật và hòa nhập
vào cuộc sống trong xã hội.
Nhu cầu của người tâm thần và gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác
động khác nhau, có đến 80% có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn về
19
kinh tế chính vì thế các nhu cầu đối với gia đình có người mắc bệnh tâm thần
là hỗ trợ kinh tế, sinh kế cho họ, tạo điều kiện trong công tác thăm khám, điều
trị ngoài ra mong muốn của người thân trong gia đình là đưa người thân bị mắc
bệnh vào các Trung tâm Bảo trợ xã hộ công lập để được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đối với người tâm thần thuộc dạng khuyết tật tâm thần phân liệt và động kinh
thì dựa vào đặc điểm khuyết tật sẽ phát sinh các nhu cầu phù hợp. Đồng thời,
người tâm thần thuộc dạng khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì các nhu cầu
đa phần thiên về việc hỗ trợ chăm sóc y tế, chăm sóc nuôi dưỡng, và các hỗ
trợ khác liên quan đến việc giải quyết khó khăn đột xuất. Cụ thể với những
nhu cầu cơ bản sau:
Nhu cầu hỗ trợ y tế là nhu cầu thiết yếu của người tâm thần, tất cả các
trường hợp bệnh tâm thần ở mức độ nặng trở lên đều cần khám, điều trị và sử
dụng thuốc chuyên khoa, chăm sóc y tế tích cực, thường xuyên. Ngoài việc
thăm khám, điều trị thì công tác chăm sóc sức khỏe được gia đình mong muốn
hỗ trợ, tạo điều kiện thường xuyên.
Với người tâm thần không có khả năng hoặc hạn chế khả năng lao
động, tự phục vụ sinh hoạt thì nhu cầu có người chăm sóc, hỗ trợ chăm sóc
nuôi dưỡng rất cần thiết bởi thần kinh của họ không ổn định, tâm lý, tình cảm
rối loạn, thiếu hoặc không có cảm xúc, không phân biệt được ngày háng, ăn
hay chưa ăn, không tự chủ trong sinh hoạt từ việc nhỏ nhất như xúc đồ ăn,
uống nước nên rất cần người chăm sóc hỗ trợ.
Nhu cầu được kết nối với các dịch vụ hỗ trợ về mặt kinh tế, y tế, trong
đó đặc biệt là tư vấn, tham vấn về cách chăm sóc sức khỏe tâm lý, tinh thần,
trị liệu, phục hồi, nghề nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng ở thể bệnh
tâm thần nhẹ. Đối với nhóm đối tượng tâm thần nặng, đặc biệt nặng gia đình
luôn mong muốn các cấp chính quyền quan tâm cho người bệnh vào các
Trung tâm Bảo trợ của Nhà nước quản lý, nhiều gia đình chia sẻ không quản
lý được người bệnh, họ không chịu thuốc, phá phách, đập phá, chửi bới, nói
lảm nhảm cả ngày lẽn đêm, đánh người thân, hàng xóm, đi lang thang không
20
biết đường về, thân thể, quần áo bẩn tưởi, hôi hám. Những đối tượng tâm thần
đặc biệt nặng thường xuyên lên cơn kích động phá phách, đánh người nhà,
hàng xóm, cộng đồng nhiều người phải nhập viện, thường xuyên đe dọa đến
tính mạng người khác chính vì thế thường nhốt cách ly rất thương tâm, bẩn,
hôi hám, gia đình không có người thường xuyên chăm sóc, gia đình kinh tế
khó khăn, nhiều gia đình bố mẹ già cả, anh em mỗi người một nơi chính vì
điều đó người nhà rất mong muốn được cho người bệnh vào các Trung tâm
Bảo trợ để quản lý đối tượng.
Đối với gia đình đối tượng họ mong muốn được tư vấn, tham vấn về
các thủ tục khi xin vào Trung tâm và quan chức năng xem xét, quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi.
Đối với đối tượng người tâm thần ngoài lúc họ phát cơn cũng mong
muốn được người thân quan tâm động viên, thăm hỏi, chia sẻ. Nhiều đối
tượng đang được quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm rất mong muốn được gia
đình đón về nhà thăm người thân, con cái, anh chị em, muốn người thân
thường xuyên đến Trung tâm thăm họ nhất là vào các dịp lễ, tết, mong muốn
được các cơ quan đoàn thể, cán bộ quan tâm, động viên, thường xuyên tổ
chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, tổ chức cho họ ăn thêm, cải
thiện các bữa ăn, khẩu phần ăn và đặc biệt là thi thoảng cho họ được hút
thuốc, uống nước chè…
Ngoài ra vì điều kiện sống khó khăn, thường xuyên xuất hiện những vấn
đề cần giải quyết liên quan đến tài chính gia đình.Chính những tồn tại đó đã xuất
hiện những nhu cầu cần hỗ trợ khó khăn đột xuất như tiền hoặc hiện vật từ các cá
nhân, tổ chức. Ngoài ra, những trường hợp gia đình có khả năng lao động nhưng
điều kiện kinh tế hạn chế thì thường có nhu cầu hỗ trợ sinh kế, học nghề, giới
thiệu việc làm hoặc hỗ trợ cải thiện điều kiện cơ sở vật chất.
Đối với người tâm thần và gia đình học rất cần được quan tâm từ các
cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội các nhà hảo tâm, cộng đồng cùng
21
chung tay chia sẻ, động viên, hỗ trợ người bệnh và gia đình cả về sinh kế, việc
làm, kinh tế, chăm sóc sức khỏe y tế và những nhu cầu tối thiểu nhất trong
cuộc sống, trong đó sự chia sẻ không kỳ thị.
Các nhu cầu khác như hỗ trợ chế độ chính sách, tham vấn tâm lý, tập
huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc cho người tâm thần đều được gia đình người
tâm thần mong muốn hỗ trợ với từng hoàn cảnh, điều kiện sống phù hợp.
Hình 1.1. Bậc thang nhu cầu của Maslow
1.2. Một số Khái niệm có liên quan.
 Khái niệm Quản lý
Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta có thể gộp
thành 3 dạng chính:
- Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, tài
nguyên, hầm mỏ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm...).
- Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).
22
- Quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người (quản lý xã hội: đảng,
nhà nước, đoàn thể quần chúng, kinh tế, các tổ chức...)
Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ nghiên cứu ở dạng thứ ba quản lý xã hội.
Quản lý xã hội là dạng quản lý phức tạp nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực như: quản
lý Nhà nước, quản lý hành chính công, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý
ngành. Quản lý gắn liền với quản lý nhà 3 cộng, tức là quản lý ở tầm vĩ mô, còn
thuật ngữ "quản trị" được dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh
nghiệp (kinh tế). Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể
hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy
trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình “lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ
chức vào thế “phát triển”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ:
- Mary Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực
hiện thông qua người khác".
- Robert Albanese: "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử
dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để
đạt được mục tiêu của tổ chức".
- Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi
trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu
hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm"
- Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc và thông qua người khác
để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi, nhằm mạng lại kết
quả mà kế hoạch và mục tiêu đã đặt ra”.
- Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những
người khác" (Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993).
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần
thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức
mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt
được mục tiêu chung.
Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
23
Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp
nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác
động gián tiếp từ chủ thể quản lý, tác động có thể liên tục nhiều lần.Muốn quản lý
thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản
lý, điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.
Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động,vì thế
chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.Chủ thể
có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con người(một hoặc
nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.
 Khái niệm C ng tác xã hội
Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, là một nghề chuyên
nghiệp ra đời và đầu thế kỷ 20 ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vị trí quan trọng
trong đời sống xã hội của mỗi con người, của mỗi quốc gia. Sự ra đời và phát triển
của công tác xã hội đã đóng góp đáng kể vào việc ngăn ngừa và giải quyết các vấn
đề xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vừng của mỗi
quốc gia.
Theo từ điển công tác xã hội (1995): “ Công tác xã hội là một khoa học xã
hội ứng dụng, nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội và
tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an ninh cao nhất cho con
người”[27]
Theo quan điểm của hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: công tác xã
hội là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục hồi
hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp để giúp
họ thực hiện được mục đích cá nhân [14].
Theo quan điểm của Philippin: Công tác xã hội là một nghề chuyên môn,
thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa
cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xãhội.
Như vậy các định nghĩa về công tác xã hội của liên đoàn chuyên nghiệp xã
hội quốc tế, của hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ và Philippin tuy có sự
24
khác nhau trong cách diễn đạt, nhưng nội hàm của khái niệm đều có những đặc
trưng chung sau đây;
Công tác xã hội được khẳng định là một khoa học, một hoạt động mang
tính chuyên môn, chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghề chuyên
nghiệp, độc lập với các nghề khác trong xã hội và không thể thiếu trong đời sống
xã hội.
Nói chung công tác xã hội nhằm giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng
giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống, trong quá trình tương
tác giữa cá nhân và môi trường, trong tiến trình phát triển xã hội. Từ đó, giúp họ
vượt qua khó khăn hiện tại để phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội nhằm
đem lại sự an sinh cao nhất cho con người và sự tiến bộ, công bằng xãhội.
Từ những khái niệm và phân tích trên, có thể nhận thấy: “Công tác xã hội
là một ngh chuyên môn thông qua các dịch vụ xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân,
nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần bảo đảm
n n an sinh xãhội”.
 Khái niệm quản lý công tác xã hội
Quản lý công tác xã hộilà một phương pháp của công tác xã hội có liên
quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người
đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân.Người ta cho rằng khi
chuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ, nhà quản lý
công tác xã hội áp dụng một sự tổng hợp các phương pháp công tác xã hội vào
tiến trình. Theo Walter Friedlander, quản lý công tác xã hội là một phương pháp
của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản lý nói
chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện
và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu con người.
Skidmore tóm tắt quản lý công tác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự sử
dụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi các chính sách xã hội của cơ sở bằng việc
cung ứng các dịch vụ xã hội”.Theo ông đó là một tiến trình phải thực hiện với việc
điều hành một tổ chức và có liên quan đến các mục tiêu, các chính sách, đội ngũ
cán bộ, nhân viên, quản lý, các dịch vụ và lượng giá.
25
Kidneigh có quan niệm khác Skidmore, cho rằng “Quản lý công tác xã hội
là một tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội…trong
một tiến trình hai chiều: một là chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ cụ thể, và
hai là sử dụng kinh nghiệm để sửa đổi chính sách”.
Từ những quan điểm này chúng ta có thể đưa ra định nghĩa tổng quát như
sau: “Quản lý công tác xã hội” là quá trình hành động của cán bộ, nhân viên sử
dụng các tiến trình xã hội để biến các chính sách xã hội của cơ sở thành các dịch
vụ xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội đáp ứng các nhu cầu phát
triển của các cá nhân, nhóm người và cộng đồng xã hội.
Chủ thể của quản lý công tác xã hội là cán bộ nắm giữ các chức vụ lãnh
đạo, quản lý, điều hành và các nhân viên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
quản lý công tác xã hội.
Các tiến trình căn bản được sử dụng trong quản lý công tác xã hội là: Lập
kế hoạch, tổ chức, công tác nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra còn gọi là kiểm huấn.
 Khái niệm quản lý CTXH đối với người tâm thần
Xuất phát từ khái niệm quản lý công tác xã hội, theo tác giả, “quản lý công
tác xã hội đối với người tâm thần” là quá trình hành động của cán bộ, nhân viên sử
dụng các tiến trình xã hội để biến các chính sách xã hội của cơ sở thành các dịch
vụ xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mà người tâm thần đang
gặp phải, đáp ứng các nhu cầu phát triển của cá nhân và nhóm người tâm thần mà
cơ sở đang quản lý.
Chủ thể của quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần là cán bộ nắm
giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành và các nhân viên thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của quản lý công tác xã hội.
Các tiến trình căn bản được sử dụng trong quản trị công tác xã hội là: Lập kế
hoạch, tổ chức, công tác nhân sự, lãnh đạo, kiểm huấn.
1.3. Lý thuyết quản lý công tác xã hội
Việc tổ chức những con người nhằm đạt các mục tiêu chung đã có từ lâu,
nhưng khoa học quản lý chỉ mới ra đời gần đây và đang phát triển hện nay. Sự tập
trung nghiên cứu về khoa học quản lý với tư cách là một khoa học riêng biệt và
đặc thù có thể được xem là sản phẩm của thế kỷ XX.Có nhiều cách tiếp cận
26
nghiên cứu khác nhau về quản lý dẫn đến sự xuất hiện các trường phái, tư tưởng
quản lý khác nhau.
Quản trị khoa họcdo Frederick Taylor đề ra vào những năm đầu 1900.
Taylor giả định rằng người công nhân được thúc đẩy chủ yếu bằng sự đảm bảo về
tài chính và bầu không khí làm việc ổn định đảm bảo được trả lương đầy đủ và
đều đặn.Họ làm việc hợp lý,họ ưa thích công việc giản đơn và cần hướng dẫn và
giám sát. Quản trị viên đưa ra áp dụng những cách thức tốt hơn để tăng năng suất
lao động của công nhân sử dụng “một phương thức tốt nhất” để làm việc. Nó nhấn
mạnh việc phân công lao động, sử dụng đồng hồ bấm giờ và nghiên cứu các động
tác. Người công nhân được xem là “con người kinh tế” hay người ta đối xử như là
cái máy, bị thúc đẩy bởi tiền thưởng, tiền hoa hồng và trả lương theo sản phẩm.
Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915), một kĩ sư người Mỹ, tác giả của lý
thuyết quản lý một cách khoa học (scientific management theory, lý thuyết quản
lý có tính khoa học hay ngắn gọn là lý thuyết quản lý khoa học). Năm 1911, tác
giả đã công bố một cuốn sách nổi tiếng và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Những
nguyên tắc của quản lý một cách khoa học.
Taylor cho rằng mối quan hệ giữa chủ thể quản lý gọi ngắn gọn là nhà quản
lý và đối tượng quản lý gọi ngắn gọn là nhân viên không phải là mối quan hệ đối
lập mà là quan hệ hòa hợp, hợp tác. Ông đã đưa ra định nghĩa về quản lý như sau:
“Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu
được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Các lý thuyết vừa trình bày ở trên chủ yếu nhấn mạnh các yếu tố con người,
yếu tố quan hệ người và yếu tố lao động. Khác hẳn các lý thuyết này, nhà xã hội
học người Đức tên là Max Weber nhấn mạnh yếu tố tổ chức, hình thức tổ chức
của quản lý.Lý thuyết của Weber gắn liền với quan niệm của ông về quyền lực,
quyền uy và hình thức tổ chức mà ông gọi là tổ chức nhiệm sở (bureaucratic
organization, tổ chức quan liêu) trong xã hội hiện đại.
Đặc điểm của tổ chức nhiệm sở
27
Theo Weber (1864 - 1920), quản lý không đơn giản là hoạt động của cá
nhân mà là thiết chế, thể chế, tổ chức của xã hội mà bất kỳ một cá nhân nào sau
khi gia nhập tổ chức đó đều phải thực hiện những quy định của tổ chức đó. Do
vậy, quản lý là việc xây dựng một tổ chức với những đặc trưng cơ bản có thể tóm
tắt như sau:
- Phân công lao động - nguyên tắc phân định thẩm quyền và trách nhiệm
trong tổ chức;
- Cấu trúc quyền lực dựa trên hệ thống tầng bậc kiểu kiến trúc kim tự tháp:
Đây là cấu trúc quyền lực kiểm soát chặt chẽ như trong quân đội, nơi các quan
chức cấp cao hơn giám sát các quan chức cấp thấp hơn trong tổ chức;
- Thiết chế hóa: Thiết lập những quy định pháp luật và những quy chế về
chức quyền, chức trách;
- Hồ sơ hóa: Quản lý dựa trên thông tin - về các nhân viên, quy trình, hồ sơ,
báo cáo, dữ liệu;
- Bằng cấp hóa: Tất cả lao động trong tổ chức phải chứng minh năng lực
của mình cho công việc thông qua giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm;
- Quyền uy: Mọi thành viên của tổ chức phải làm tròn chức trách, nhiệm vụ
của mình với thái độ phục tùng.
Lý thuyết của Weber về tổ chức nhiệm sở và nhất là quan niệm về quyền
lực, quyền uy cho thấy sự cần thiết phải làm rõ cấu trúc của tổ chức với những đặc
điểm nhất định.
Lý thuyết của Weber chỉ ra rằng nhà quản lý nói chung và nhà quản lý công
tác xã hội nói riêng là một thành viên được giao nắm giữ và thực thi các quyền
hạn và nhiệm vụ quản lý trong tổ chức và do vậy phải chịu trách nhiệm trước tổ
chức về việc thực thi của mình. Điều này không phủ nhận năng lực và phẩm chất
của cá nhân mà trái lại đề cao việc phát triển năng lực, phẩm chất cá nhân sao cho
phù hợp và đảm bảo thực thi được các chức năng, nhiệm vụ, công việc của quản
lý công tác xã hội trong một tổ chức nhất định.
28
Trường phái quản trị dựa vào mối quan hệ nhân sự ra đời sau các
nghiên cứu nổi tiếng của Elton Mayo được biết dưới tên gọi là các thí nghiệm
Hawthorn.
Các tác giả khác có đóng góp cho trường phái này là : Abraham Maslow,
Frederick Herzberg và David McClelland. Nghiên cứu của Mayo đưa đến kết luận
rằng những vấn đề xã hội (như được tham gia vào nhóm, sự thừa nhận và quan
tâm trong quản lý) cũng như nội dung công việc ành hưởng đến năng suất lao
động của người công nhân.Các nhu cầu của cá nhân phải được tổ chức xem xét để
đảm bảo năng suất cao.Khái niệm “con người xã hội” nhấn mạnh những yếu tố
phi vật chất khi thúc đầy động viên năng suất người công nhân. Làm việc phức tạp
nhiều hơn và hòa nhập với những người khác chứ không phải chuyên môn hóa và
sản xuất dây chuyền là phù hợp với các nhu cầu xã hội của con người.
Lý thuyết của Mayo nhấn mạnh một yếu tố quan trọng là quan hệ người
trong quản lý. Quan hệ quản lý thực chất là quan hệ người giữa cán bộ lãnh đạo,
quản lý mà cụ thể ở đây là nhà quản lý công tác xã hội với các nhân viên công tác
xã hội. Việc nắm bắt và tạo dựng mối quan hệ người trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng
và cùng có lợi là cơ sở, nền tảng để quản lýcó hiệu quả.
Trường phái hành vigắn với hành vi lãnh đạo được nhận diện, lưu giữ và
xác minh. Mạng quản lý (Ô quản lý) phát triển vào những năm 1950 và được
Robert Blake và Jane Mouton hoàn chỉnh sau đó được sử dụng rộng rãi như là
khung khảo sát các kiểu lãnh đạo hiện hữu.Năm 1960, Douglas McGregor viết
một trong những cuốn sách có giá trị về lãnh đạo, đó là cuốn Khía cạnh con người
của doanh nghiệp trong đó ông đưa ra hai lý thuyết lãnh đạo dựa trên bản chất con
người và công việc. Một lý thuyết ông gọi là Thuyết X, còn cái kia là Thuyết Y.
Trường phái Quản trị ngẫu nhiên dựa vào nghiên cứu của Fred E. Fiedler.cách
quản lý tốt nhất. Thay vào đó ông cho rằng phong cách lãnh đạo tốt là cách đáp
ứng những nhu cầu của một tình huống cụ thể nào đó.Những tình huống khác
nhau cần những quyết định khác nhau và cách quản lý khác nhau.Tuy nhiên, nhà
quản lý sẽ đưa ra quyết định đúng đắn nếu họ đánh giá đúng nhu cầu của tình
29
huống và có được kỹ năng ra quyết định. Nhiều nhà giáo dục và thực hành công
tác xã hội cho rằng có năm phương pháp công tác xã hội chính, trong đó quản lý là
một: Công tác xã hội cá nhân và gia đình; Công tác xã hội nhóm; Tổ chức cộng
đồng; Nghiên cứu công tác xã hội; Quản lý công tác xã hội.
Công tác xã hội cá nhân và gia đình quan tâm giúp đỡ một cá nhân hay gia
đình với những mối quan hệ xã hội. Công tác xã hội nhóm sử dụng nhóm như là
một công cụ để giải quyết các vấn đề như trên.Tổ chức cộng đồng giải quyết các
vấn đề xã hội bao gồm nhiều người thông qua hành động của xóm giềng và cộng
đồng. Nghiên cứu là một nỗ lực thu thập và phân tích dữ liệu một cách có hệ
thống nhằm tìm ra câu trả lời cho những vấn đề trong lĩnh vực công tác xã hội: Có
thể cải thiện việc trợ giúp như thế nào? Bản chất vấn đề của thân chủ là gì?Nên
làm gì để có thể tạo ra những dịch vụ xã hội chất lượng? Quản lý công tác xã hội
được xem như là phương pháp tạo thuận lợi cho các dịch vụ xã hội và cung ứng
các dịch vụ xã hội. Quản lý hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng của việc thực hiện
chức năng và hoạt động của cơ sở xã hội và những phương pháp thực hành công
tác xã hội của cơ sở đó. Một mặt khác quản lý được xem là một tiến trình có tính
năng động hơn là tĩnh vì các chức năng của nó được thực hiện trong một môi
trường cạnh tranh gay gắt và thay đổi. Con người thay đổi, điều kiện hoạt động
thay đổi, công nghệ thay đổi, các quy định, luật lệ thay đổi, tư duy quản lý thay
đổi, lý thuyết quản lý mới xuất hiện, phương pháp thực hành quản trị mới được
thử nghiệm.
Những tác động ảnh hưởng đến môi trường quản lý buộc quản lý phải là
một tiến trình năng động. Khuynh hướng tái cấu trúc tổ chức; sự thay đổi lực
lượng lao động; sự thay đổi về công nghệ; toàn cầu hóa.
1.4. Các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần
quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần” là quá trình hành động của cán
bộ, nhân viên sử dụng các tiến trình xã hội để biến các chính sách xã hội của cơ sở
thành các dịch vụ xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mà người
30
tâm thần đang gặp phải, đáp ứng các nhu cầu phát triển của cá nhân và nhóm
người tâm thần mà cơ sở đang quản lý.
Đối với Trung tâm các hoạt động quản lý CTXH người tâm thần gồm:
- Lập kế hoạch tiếp nhận đối tượng đảm bảo đủ thủ tục pháp lý theo quy
định đã được thẩm tra, kiểm tra tại cơ sở, địa phương xã, phường. Sau khi tiếp
nhận đối tượng, kiểm tra tình trạng sức khỏe, bệnh lý theo hồ sơ, bệnh án đã được
cơ sở y tế kết luận.
- Phân đối tượng vào các khoa theo điều kiện sức khỏe, bệnh lý, phù hợp
với từng đối tượng.
- Giao cán bộ khoa theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tái phát
cơn và các biểu hiện bất thường hàng ngày có kế hoạch, phương án xử lý.
- Thực hiện cách ly đối tượng mới nhập để tránh gây sung đột với những
đối tượng khác, trong thời gian từ 10 đến 15 ngày, nhiều đối tượng đến 30 ngày,
từng bước hòa nhập với môi trường mới.
- Quản lý đối tượng trong sinh hoạt, phục hồi chức năng, tham gia các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, vui chơi theo nhóm…
- Tổ chức quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, hướng dẫn đối tượng tự vệ sinh
cá nhân, buồng phòng, chỗ ăn, ở.
- Để làm tốt công tác quản lý người tâm thần các phòng khoa thường xuyên
phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ trong đó có việc; Khám, điều trị, sàng lọc,
nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi, kiểm tra, thẩm tra hồ sơ, bệnh án, tiếp cận các
dịch vụ hỗ trợ, tiếp đón các cá nhân, tổ chức đến thăm tặng quà đối tượng.
- Phối hợp cùng quản lý, kiểm tra, giám sát các chế độ chính sách, các
nguồn lực bằng tiền, hiện vật từ các nguồn xã hội hóa đảm bảo công khai, minh
bạch, đối tượng được hưởng đúng, đủ các quyền lợi. Ngoài ra việc kiểm tra, giám
sát cán bộ trong thực thi công vụ, công việc được giao chức năng, nhiệm vụ của
các phòng, khoa, ngày giờ công lao động…
Căn cứ tình hình thực tiễn, thực trạng quản lý đối tượng người tâm thần tại
Trung tâm, tác giả tập trung đánh giá hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm
thần trên các hoạt động sau: Hoạch định,tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát.
31
1.4.1. Hoạch định công tác xã hội đối với người tâm thần
Hoạch định là một chức năng cơ bản của quản lý, là một tiến trình tư duy
về điểu mong muốn đạt được và làm thế nào điều đó sẽ được hoàn thành.Nó là
một bộ phận chủ yếu của việc thực hành công tác xã hội và được xem là cần thiết
cho hoạt động của các cơ sở xã hội và việc cung ứng các dịch vụ xã hội. Hoạch
định là vạch ra những việc cần làm trước khi tiến hành. Nó nối liền khoảng cách
từ nơi chúng ta đang ở tới nơi chúng ta muốn tới. Đây là một tiến trình cần sự
tham gia của những người thực hiện (là nhân viên xã hội thực hành trực tiếp hay
tác viên cộng đồng), những người tiếp nhận các dịch vụ hay mục tiêu của hoạch
định (thân chủ hay các nhóm có tổ chức), những người ra quyết định hay người
làm chính sách và nhà quản lý. Trong quản lý công tác xã hội, hoạch định cần
thiết ở tất cả các cấp tác vụ và là bộ phận trong công việc thường ngày của mỗi
nhân viên.Nó là một bộ phận chủ yếu của công tác xã hội thực hành và được xem
là quan trọng trong tác vụ điều hành của các cơ sở xã hội và trong cung ứng các
dịch vụ xã hội.
Hoạch định công tác xã hội đối với người tâm thần là lập kế hoạch, là vạch
ra những việc cần làm trước khi tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động công
tác xã hội đối với người tâm thần. Cụ thể ở đây, việc hoạch định sẽ cần sự tham
gia của cán bộ viên chức trực tiếp hỗ trợ người tâm thần, các cán bộ lãnh đạo của
cơ sở để đưa ra những kế hoạch phù hợp nhất với các thân chủ ở từng giai đoạn cụ
thể. Việc hoạch định yêu cầu các đối tượng tham gia chủ yếu phải đáp ứng được
các yêu cầu như: Dự báo làm thế nào để đời sống của người tâm thần thay đổi và
cải thiện trong tương lai, đo lường nhu cầu của nhóm và cá nhân người tâm thần,
đánh giá kết quả của các cách tiếp cận khác nhau và đo lường thành tích công việc
sử dụng các mục tiêu đã thỏa thuận trước, đưa ra các dự trù tài chính, các chi phí
cần sử dụng, quan trọng nhất vẫn là cần đưa ra các nấc thang đánh giá hiệu quả
thực tế của các kế hoạch hành động.
1.4.2. Tổ chức công tác xã hội đối với người tâm thần
Tổ chức công tác xã hội (CTXH) đối với người tâm thần ở đây được hiểu là
quản lý bộ máy nhân sự tham gia hoạt động CTXH đối với người tâm thần, là
những tác động hợp quy luật của chủ thểquản lý nhân sự đến các khách thể quản
32
lý nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu quản lý nhân sự đã đề ra.Quản lý về
nhân sự hay quản lý nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt
động của các tổ chức hay doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu
biết về con người ở nhiều khía cạnh bởi con người là yếu tố trung tâm của sự
phát triền. Cần tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng, giảm lãng phí
nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Công tác quản lý, tổ chức nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội
ngũ nhân viên và quản lý một cách có chất lượng. Không một hoạt động nào của
tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản lý nhân sự. Hay nói cách khác, bất kỳtổ
chức nào cũng mong muốn sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức để
đạt mục tiêu đặt ra.Tổ chức nhân lực làm việc đối với người tâm thần là việc khai
thác tốt nguồn lực để phục vụ cho công tác trợ giúp người tâm thần nhằm đáp ứng
tốt các nhu cầu của người tâm thần .
Quản lý về nhân lực làm việc đối với người tâm thần bao gồm quản lý về
chuyên môn nghiệpvụ của cán bộ làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội với
người tâm thần, năng lực của cán bộ, số lượng được đào tạo trong lĩnh vực
CTXH… việc quản lý về nhân lực làm việc đối với người tâm thần được thực hiện
chặt chẽ sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác trợ giúp người tâm thần.
Thực hiện Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội trong các giai đoạn đã được
triển khai từ Trung ương xuống địa phương song trên thực tế nhiều địa phương đã
thực hiện rất tốt và nhân rộng các hình thức, mô hình hoạt động trợ giúp đối với
cộng đồng, nhóm và các nhân, tuy nhiên việc quy hoạch, hoạch định chiến lược
đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm CTXH chuyên, hay cộng tác viên CTXH
tại nhiều địa phương còn hạn chế chưa mang lại hiệu quả, chủ yếu cán bộ nhân
viên CTXH đã, đang làm là cán bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội tại các
cơ sở Bảo trợ và địa phương xã, phường chủ yếu kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa
cao, các hình thức đào tạo, tập huấn chỉ giải quyết phần nào so với nhóm đối
tượng yếu thế và cộng đồng cần hỗ trợ, giúp đỡ, dây là điều bất cập. Tuy đã được
Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành công nhận CTXH là một nghề song để người
làm nghề được các cấp công nhận và hưởng quyền lợi theo đúng nghĩa còn gặp
nhiều rào cản về hành lang pháp lý, các thủ tục quy định, đại đa phần là hưởng mã
33
ngạch khác, các đơn vị sử dụng lao động công lập chuyển từ vị trí làm việc khác
sang làm CTXH vì đã tham gia học các lớp, các khoa đào tạo về CTXH.
1.4.3. Lãnh đạo công tác xã hội đối với người tâm thần
Một tổ chức bao giờ cũng gồm rất nhiều người, công việc của nhà quản lý
công tác xã hội là lãnh đạo, điều khiển và phối hợp hoạt động của mọi người trong
tổ chức.Nó bao gồm việc động viên những người dưới quyền, giải quyết xung đột
giữa các cá nhân, bộ phận trong tổ chức. Chính vì vậy, lãnh đạo công tác xã hội
đối với người tâm thần là ở đây, nhà quản lý cần quan tâm đến đời sống của nhân
viên cấp dưới, phải có một chương trình hữu hiệu để phát triển tài năng cá nhân;
kỹ năng đổi mới liên tục và cần phải xây dựng một môi trường thân thiện đối với
cá nhân; phải có các quy định về tự phê bình để có thể tiếp nhận những lời chỉ
trích, phê bình để có thể giải tỏa bức xúc cá nhân và tìm ra cách giải quyết đối với
những vấn đề nảy sinh.
Đối với các xung đột phát sinh, các nhà quản lý cần phải có khả năng giải
quyết nó trước khi những hậu quả của nó có thể phá huỷ tính hiệu quả của tổ chức,
do vậy khả năng giải quyết xung đột là một kỹ năng quản lý công tác xã hội. Các
chiến lược phổ biến nhất để làm giảm xung đột như: Các chiến lược né tránh, các
chiến lược can thiệp quyền lực, các chiến lược vận động tuyên truyền và các chiến
lược hóa giải.
1.4.4. Kiểm tra công tác xã hội đối với người tâm thần
Theo Robert J.Mockler, trong tác phẩm "The Management Contrl Process"
(Tiến trình kiểm tra quản lý) đã định nghĩa: "Kiểm tra quản lý là một nỗ lực có hệ
thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm
so sánh những thành tựu thực hiện với định mức đã đề ra, và để đảm bảo rằng
những nguồn lực đã và đang được sử dụng có hiệu quả nhất, để đạt mục tiêu của
đơn vị"
- Mục đích.
Các nhà quản lý CTXH kiểm tra việc hoạch định, xây dựng kế hoạch trợ
giúp, kết nối các nguồn lực của nhân viên CTXH đến với đối tượng trong đó; từ
vận động chính sách đúng hành lang pháp lý theo quy định; vận động các nguồn
nội ngoại lực đến với đối tượng mang tính bền vững, giúp đối tượng vượt qua khó
34
khăn tự vươn lên trong cuộc sống, tự giải quyết vấn đề của chính họ, riêng đối
tượng người tâm thân việc nhân viên CTXH cần hỗ trợ cần thiết nhất là kết nối
với các tuyến bệnh viện để họ được thuận lợi trong việc khám, điều trị; kết nối các
nguồn lực cho gia đình đối tượng giải quyết khó khăn trước mắt và hạch định kế
hoạch lâu dài..., giúp chính đối tượng, gia đình về mặt trợ cấp, phụ cấp theo đúng
quy định được hưởng.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra về mặt thời gian,
yêu cầu công việc, kết quả thực hiện của nhân viên CTXH đối với đối tượng nhằm
đảm bảo quyền lợi chế độ chính sách, các dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp, các hoạt động
được thực hiện một cách tốt nhất.
- Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra tổng thể, tổng quan việc thực hiện chủ trương theo mục tiêu, kế
hoach đã được nhà quản lý thống nhất triển khai trên mọi phương diện, đánh giá
tiến độ, mức độ hoàn thành, kết quả từ đó có định hướng phát triển. Nhưng cách
thức kiểm tra này chỉ có thể thích hợp với các cơ sở nhỏ hoặc khi các hoạt động còn
đơn giản. Khi cơ sở phát triển, số lượng hoạt động nhiều, tính chất công việc phức
tạp thì cách kiểm tra này sẽ khó thực hiện được.Trường hợp này, nhà quản lý phải
chọn ra những điểm cần được quan tâm đặc biệt để xác định nội dung kiểm tra.
Để làm tốt nội dung kiểm tra cần xác định vấn đề cần kiểm tra, mục tiêu
trọng tâm, trọng điểm cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, không kiểm tra dàn trải,
hình thức nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và mục đích hướng tới là đối tượng là
người được hưởng lợi đúng nghĩa.
Các tiêu chuẩn kiểm tra trọng yếu có thể là các tiêu chuẩn vật chất, tiêu
chuẩn phí tổn, tiêu chuẩn chương trình và các tiêu chuẩn vô hình (sự tín nhiệm, sự
ủng hộ hay sự ưa thích …)
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý công tác xã hội đối với
người tâm thần.
1.5.1. Đặc điểm của ngh
- Các nhà quản lý làm việc trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực.
35
- Các nhà quản lý làm việc liên tục, ít khi được nghỉ ngơi.
- Các nhà quản lý làm việc với nhịp độ căng thẳng.
- Các nhà quản lý làm việc, tiếp cận theo nhiều cách trên phương tiện thông
tin đại chúng.
- Các nhà quản lý thực hiện công việc của họ chủ yếu thông qua mối quan
hệ con người.
Chính từ những đặc tính trên của công việc quản lý mà John Kotter, một
nhà tư vấn và nghiên cứu quản lý, đã cho rằng có hai hoạt động mang tính then
chốt đối với thành công của một nhà quản lý, đó là: thiết lập chương trình nghị sự
và làm việc theo mạng lưới. Thông qua thiết lập chương trình nghị sự, nhà quản lý
giỏi phát triển các ưu tiên hành động cho thục hiện mục đích, bao gồm các mục
tiêu và kế hoạch trong khuôn khổ ngắn và dài hạn.
Đối với đối tượng là người tâm thần, đặc điểm nghề nghiệp ảnh hưởng
nhiều đến quá trình quản lý công tác xã hội do yếu tố đặc thù của công việc, do
trình độ và do sự chênh lệch về độ tuổi.Trên thực tế thì nhiều tỉnh thành người
đứng đầu địa phương, lãnh đạo các ban ngành từ tỉnh xuống đến địa phương cũng
chưa, không hiểu vai trò của nghề CTXH, mục đích, ý nghĩa của nghề quan trong
trong đời sống xã hội, trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Chính vì
điều này là rào cản đối với đối tượng yếu thế nói chung người tâm thần nói riêng,
là đối tượng hạn chế về nhận thức, tư duy để hiểu về vai trò của nghề công tác xã
hội, cho rằng nhân viên công tác xã hội đến là hỗ trợ họ để họ được chăm sóc và
trợ cấp về tiền về chính sách...Đồng thời hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã
hội các cấp chưa được thiết lập một cách cơ bản, hệ thống và đồng bộ để việc
quản lý được thuận lợi.
1.5.2. Năng lực nhà quản lý
* Phẩm chất
- Chính trực
Đối với người công tác, làm việc trong lĩnh vực CTXH nói chung, các
Trung tâm quản lý, chăm sóc người tâm thần nói riêng cần sự hy sinh mới có thể
36
làm tốt công việc. Các nhà quản lý trong lĩnh vực này rất cần sự công tâm, công
minh trên phương diện quản lý trên các mặt; chế độ chính sách, quyền lợi của cán
bộ và đối tượng, các nguồn lực về vật chất được hỗ trợ…cần công minh, công
khai, rõ ràng, cụ thể thì cán bộ, người dân, thân nhân đối tượng mới tin tưởng và
đối tượng với được hưởng quyền lợi. Những phẩm chất này có thể coi như một
hình mẫu tiêu biểu để mọi người noi theo, cũng như giúp cho toàn bộ tổ chức,
doanh nghiệp xây dựng những giá trị văn hoá hữu hiệu và có sức mạnh lớn lao.
Đối với người tâm thần nói chung, người tâm thần đặc biệt nặng đang được
quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng
cho người tâm thần thì bản thân họ và gia đình gặp rất nhiều khó khăn, vất vả
trong cuộc sống họ được Nhà nước quan tâm, chăm lo chính vì thế trong công tác
quản lý, điều hành, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cần sự công bằng, công tâm,
khách quan, tạo lòng tin cho chính dối tượng và gia đinh họ, nhân dân yên tâm tin
tưởng vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi của cán bộ Trung tâm, nhân dân tin
tưởng vào chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách an sinh xã hội.
- Cống hiến
Các nhà quản lý trong lĩnh vực CTXH đã có phẩm chất chính trực vì đối
tượng vì cộng đồng, xã hội thì họ sẽ công hiến công sức, thời gian, sự nhiệt tình để
đạt mục tiêu chung cho cơ quan, đơn vị là phát triển bền vững và đối tượng họ
đang quản lý, chăm sóc tại Trung tâm hay ngoài cộng đồng đều được hưởng các
dịch vụ tốt nhất, được động viên, hỗ trợ tốt nhất từ các nguồn lực, chế độ chính
sách của Đảng, Nhà nước. Hay nói cách khác, họ phải cống hiến toàn bộ những gì
mình có đối với nhiệm vụ được giao, cống hiến bản thân để thành công, để dẫn dắt
người khác.
- Ham thích công việc, say sưa và hết long với công viêc
- Có trách nhiệm cao, có tinh thần vượt khó
- Sâu sát, tỉ mỉ
- Kiên trì theo đuổi mục đích
- Khoan dung.
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Nengyong Ye
 

Mais procurados (20)

Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
 
Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAYLuận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Luận văn: Dịch vụ Công tác xã hội đối với người tâm thần, HOT
Luận văn: Dịch vụ Công tác xã hội đối với người tâm thần, HOTLuận văn: Dịch vụ Công tác xã hội đối với người tâm thần, HOT
Luận văn: Dịch vụ Công tác xã hội đối với người tâm thần, HOT
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao độngLuận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành viLuận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 

Semelhante a Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình

Ban tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoi
Ban tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoiBan tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoi
Ban tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoi
WE Link
 
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
huynhminhquan
 

Semelhante a Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình (20)

đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái BìnhLuận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
 
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAYCông tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
Luanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglienLuanvan dang phuonglien
Luanvan dang phuonglien
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdfGIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
 
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdfGiáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
 
Ban tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoi
Ban tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoiBan tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoi
Ban tin TLH Dong Tay so 5: Tam ly hoc nguoi cao tuoi
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Último (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUYẾT CHIẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 8 76 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG HẢI HÀ NỘI, 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Quyết Chiến
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝCÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN............................................................................. 10 1.1. Lý luận về vấn đề tâm thần và người tâm thần .................................................. 10 1.2. Lý luận về “Quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần”.......................... 21 1.3. Lý thuyết quản lý công tác xã hội...................................................................... 25 1.4. Các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần.......................... 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần........................................................................................................................... 34 Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH ....................... 42 2.1. Sơ lược về địa bàn và khách thể nghiên cứu...................................................... 42 2.2. Sơ lược về khách thể nghiên cứu ...................................................................... 44 2.3. Thực trạng hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình....................... 45 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động quản lý tại Trung tâm................. 58 Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH... 66 3.1. Quan điểm, chính sách về các hoạt động quản lý đối với người tâm thần ......... 66 3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đối với người tâm thần tại trung tâm..................................................................................................... 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CTXH : Công tác xã hội 2. NTT : Người tâm thần 3. NV CTXH : Nhân viên công tác xã hội 4. QL CTXH : Quản lý công tác xã hội 5. CBVC : Cán bộ viên chức 6. NLĐ : Người lao động
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát tiển, sự hội nhập kinh tế thị trường, con người phải đối mặt với bao khó khăn, thách thức, áp lực kinh tế, cuộc sống, nhu cầu của con người ngày càng cao song hành với sự phát triển của toàn xã hội là những hệ lỵ, nhiều người rơi vào tình trạng stress, khủng hoảng, hoang mang, lo âu...lâu ngày dẫn đến tâm thần, rối nhiễu tâm trí để nhiều gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội. Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Còn thông báo tại Viện Sức khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Căng thẳng thần kinh (stress) đang ngày trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong cuộc sống hiện đại.Các yếu tố gây stress, nếu kéo dài, sẽ gây đến tình trạng trầm cảm, chiếm đến 35% trong các trường hợp bị rối loạn tâm thần. Các vấn đề trầm cảm rõ nhất là người bệnh mất hết hứng thú, không có khả năng tập trung, ảnh hưởng rõ ràng nhất đến công việc. Ngoài ra, người bệnh cũng có những biểu hiện suy yếu về mặt sức khỏe, cơ thể, rối loạn về giấc ngủ, rối loạn về ăn uống, thậm chí có những vấn đề về sinh hoạt vợ chồng, bạn bè, gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống. Chính vì điều đó em đề tài: “Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh TháiBình” làm đề tài nghiên cứu của mình. Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình được thành lập tháng 4 năm 1979 khi mới thành lập mang tên là Trung tâm điều dưỡng người tâm thần có công, được tỉnh Thái Bình, Ti Thương binh (nay là Sở lao động Thương binh và Xã hội) giao nhiệm vụ; Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần đặc biệt nặng, người rối nhiễu tâm trí trong đó số người tâm thần nói chung và người có công bị mắc bệnh tâm thần.Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình Trung tâm đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao,
  • 6. 2 thực hiện các chế độ chính sách cho đối tượng đảm bảo theo đúng quy định. Do vậy đời sống của đối tượng được cải thiện, sức khỏe, bệnh lý tạm ổn định, số đối tượng tái phát cơn giảm, đối tượng bớt phá phách đập phá.Hiện nay Trung tâm đang quản lý và chăm sóc cho 240 đối tượng là người tâm thần đặc biệt nặng, trong đó có cả đối tượng là Người có công và đối tượng Bảo trợ xã hội. Do điều kiện đặc thù Ban Giám đốc Trung tâm rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn song đội ngũ cán bộ trực tiếp làm quản lý Công tác xã hội còn hạn chế cả về chất lượng, số lượng chủ yếu tham gia các khóa học về chuyên môn y tế, và một số chuyên ngành khác. CTXH là một tiến trình, sử dụng các kỹ năng, phương pháp hỗ trợ, tương tác đến cá nhân, nhóm, cộng đồng những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội vì vậy các hoạt động CTXH đã và đang được chứng minh thông qua nhiều hoạt động thực tiễn. Tại một số tỉnh thành các hoạt động CTXH đã và đang được cấp có thẩm quyền quan tâm chính vì vậy một số dịch vụ mà nhân viên, cộng tác viên CTXH kết nối mang lại hiệu quả cho nhóm, cá nhân đối tượng yếu thế trong xã hội. Điều này phần nào phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sởtrong công tác quản lý người tâm thần, song hiện tại Trung tâm còn gặp phải nhiều khó khăntrong công tác quản lýđối với người tâm thần đặc biệt nặng, dù đã có những mặt đã thực hiện tốt tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên hoạt động này còn có một số hạn chế nhất định. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ngay từ những năm tháng chiến tranh “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong một bức thư gửi đồng bào toàn quốc ngay sau khi cách mạng thành công và Nhà nước Việt Nam độc lập ra đời”. Với tấm lòng yêu thương dân, Bác Hồ kêu gọi: "Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước; Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Lời kêu gọi của Người đã nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Trước khi đong gạo bỏ nồi nấu cơm, mỗi gia đình lấy ra một nắm bỏ vào trong hũ, trong vại, "tích tiểu thành đại", rồi mang biếu tặng người thiếu đói. Lương thực từ những "Hũ gạo tình
  • 7. 3 thương", "Hũ gạo kháng chiến"... không chỉ được đem cứu giúp người nghèo, mà còn để góp phần nuôi quân đánh giặc. Thực hiện lời dậy của Bác trong những năm qua Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, hội, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân thường xuyên quan tâm chăm lo cho đối tượng yếu thế, đồng bào vùng cao, các địa phương gặp kho khăn do thiên tai, hạn hán…thông qua các chính sách hỗ trợ, trợ giúp, xóa đói giảm nghèo…được thực hiện thông qua các hoạt động, các trương trình vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cộng đồng, nhóm, cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn với phương châm lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều cùng phát triển toàn diện, bền vững , tiến bộ và bình đẳng của xã hội. Tuy nhiên, trong các khâu xây dựng, triển khai do đây là lĩnh vực mới nên bước đầu chỉ tập trung vào tìm hiểu nhu cầu và xây dựng các kế hoạch trợ giúp cụ thể, chưa chú trọng nhiều đến vấn đề quản lý công tác này. Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu có rất nhiều tác giả cả trong và ngoài nước đã viết và trình bày trên diễn đàn, các hội thảo khoa học về CTXH đối với các nhóm người yếu thế, các giải pháp, phương hướng đặt ra, mục tiêu hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và bình đẳng của xã hội trong giai đoạn phát triển đất nước. Trong số các tác giả có Tiến sĩ Hà Thị Thư đã đưa ra “Những giải pháp tiếp cận về CTXH đối với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ, các phương pháp tiếp cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật, các kỹ năng làm việc với người khuyết tật”. [23] Đối với người khuyết tật nói chung người tâm thần nói riêng có rất nhiều tác giả nghiên cứu viết bài trong đó tác giả Phạm Văn Hải đã phản ánh những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình, đưa ra những giải pháp can thiệp, hộ trợ, trợ giúp trên phương diện CTXH nhóm đối với người tâm thần đặc biệt nặng của Trung tâm và đi sâu vào nhóm đối tượng là người có công bị mắc bệnh tâm thần thông qua các hoạt động hỗ
  • 8. 4 trợ, phục hồi chức năng cho họ, đưa các kỹ năng, kiến thức CTXH vào thực tiễn đối với người tâm thần. Trong các nhóm đối tượng là người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Đối tượng người mắc bệnh tâm thần được các nước trên thế giới, Việt Nam quan tâm vì đối tượng này có những đặc thù riêng “khả năng tư duy, ý thức, hành vi không tự chủ và đặc biệt là họ được pháp luận công nhận là mất hành vi dân sự” họ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, hệ lụy cho cộng đồng, xã hội chí vì điều đó các hoạt động quản lý, chăm sóc, phục vụ rất cần được cộng đồng, xã hội quan tâm, hỗ trợ, trợ giúp thông qua các hoạt động tại các Trung tâm Bảo trợ, tại cộng đồng. Sau 5 năm thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010, việc ban hành các văn bản pháp luật, triển khai thực hiện các chính sách, chế độ trợ giúp người khuyết tật (NKT), trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, xã hội và gia đình đối với NKT đã từng bước được nâng cao; quyền và nghĩa vụ của họ đã được quy định tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trợ giúp, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đa số NKT. Các cấp từ Trung ương đến địa phương đã tích cực triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người khuyết tật trong các lĩnh vực: trợ cấp xã hội, giảm nghèo, dạy nghề tạo việc làm, khám, chữa bệnh, cấp học bổng, miễn giảm học phí, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT tiếp cận các công trình công cộng… nhờ vậy, đời sống của NKT được cải thiện rõ rệt, vị thế của họ ngày càng được khẳng định trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách trợ giúp NKT còn nhiều bất cập, một số quy định của pháp luật về NKT còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa cụ thể và chưa chú trọng đề ra các biện pháp khả thi trong tổ chức thực hiện. Trong những năm gần đây không chỉ Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm nhiều đến chính sách an sinh xã hội mà cá tổ chức trong và ngoài nước, các cá nhân có nhiều hoạt động, chương trình, hội thảo, chuyên đề, các khóa tập huấn,
  • 9. 5 công trình nghiên cứu… có liên quan đến quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng, hàng năm Cục bảo trợ tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Bảo trợ xã hội trên toàn quốc có sự tham gia của đại diện các cấp, các ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh thành trên cả nước và đại diện các Trung tâm Bảo trợ xã hội để đánh giá công tác bảo trợ xã hội trong năm, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu năm sau, các kiến nghị, đề xuất về những tồn tại, khó khăn tại cơ sở cần tháo gỡ. Qua quá trình tổng quan về một số công trình nghiên cứu về công tác xã hội đối với người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng và hệ thống chính sách giành cho những đối tượng này có thể thấy rằng họ là nhóm xã hội đặc biệt yếu thế đang được cộng đồng quan tâm, các nghiên cứu hiện mới chỉ tập trung tìm hiểu ở một số khía cạnh khác nhau (chủ yếu là tập trung vào các can thiệp chính sách). Tuy nhiên những can thiệp chuyên sâu như quản lý CTXH đối với người tâm thần gần như bị bỏ ngỏ. Trên thực tế tại tỉnh Thái Bình công tác quản lý, chăm sóc người tâm thần chưa được quan tâm, nhiều xã phường cán bộ làm chín sách còn không biết hết các thủ tục chính sách có liên quan đến đối tượng này, cộng đồng, gia đình đa phần nghĩ họ bị tâm thần chẳng giúp gì cho gia đình được coi như người bỏ đi, chính thân nhân đối tượng chẳng hề quan tâm đến việc họ làm gì, ăn uống ra sao, để đi lang thang đói thì về, chẳng quan tâm đến có ảnh hưởng gì đến cộng đồng xã hội chính vì điều đó những năm gần đây trên cả nước đã xẩy ra những vụ án bi thương có liên quan đến người tâm thần gây ra, vì vậy cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công đồng xã hội đến đối tượng người tâm thần. Do đó việc nghiên cứu tập trung vào quản lý CTXH đối với người tâm thần sẽ rất hữu ích và cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý CTXH với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm.
  • 10. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Mô tả và đóng góp thêm những lý luận nhằm làm sáng tỏ hơn một số khái niệm về người tâm thần, sức khỏe tâm thần, và quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần . Trên cơ sở thực tiễn tại Trung tâm về công tác quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần nói chung và quản lý CTXH đối với người tâm thần để đánh giá, nhìn nhận chung về công tác quản lý mang tính khả quan, hữu hiệu, mạng lại kết quả cho chính đối tượng. Phân tích những điểm đã làm được, chưa làm được trong công tác quản lý CTXH đối với người tâm thần nhằm xác định yêu cầu, nhiệm vụ đồng thời chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm thần . Từ những yêu cầu thực tế đối với người tâm thần đang được quản lý tại Trung tâm đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc đề xuất một số giải pháp cơ bản có thể mang lại hiệu quả trong công tác quản lý trên phương diện CTXH đối nhóm đối tượng này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần . 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Một số hoạt động của quản lý công tác xã hội với người tâm thần . Phạm vi không gian và thời gian: Tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình; Thời gian: 2010 - 2019 Phạm vi khách thể: Cán bộ quản lý (Ban Giám đốc, các trưởng, phó trưởng phòng,khoa) làm việc tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. Cán bộ phòng Công tác xã hội, cán bộ các phòng, khoa nơi trực tiếp quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục vụ và phục hồi chức năng cho đối tượng tại Trung tâm.
  • 11. 7 Người tâm thần tạm ổn định về sức khỏe, bệnh lý đang trong quá trình phục hồi thử tái hòa nhập cộng đồng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phân tích tài liệu Là phương pháp thu thập thông tin từ các kênh thông tin, một số nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến hệ thống văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước đã được triển khai thực hiện như Đề án 1215 “Chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm thần dựa vào cộng đồng”, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. Nghị định 103/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017, Thông tư số 33/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017. Thông tư 02/2018/TTg-BLĐTBXH ngày 27/4/2018 Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội.Công văn số 477/SLĐTBXH-BTXH ngày 30/3/2018 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp và đối tượng tự nguyện vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh…và một số Giáo trình có liên quan đến lĩnh vực người tâm thần, các văn bản pháp luật có liên quan khác về vấn đề này. Các tài liệu, văn bản, báo cáo thường niên hàng năm về công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng của Trung tâm trong giai đoạn 2010 đến 2019. 5.2. Phương pháp quan sát Hoạt động quản lý thông qua việc quan sát việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ thông qua việc quản lý, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần theo nhiều cách thức, hình thức khác nhau được diễn ra hàng ngàythông qua sinh hoạt, ăn, ngủ, nghỉ, điều trị và đặc biệt là quá trình phục hồi chức năng bằng bằng máy tập, lao động sản xuất, lao động trị liệu, hoạt động văn nghệ giải trí…thông qua quan sát thái độ, hành vi, các hành động giữa các đối tượng với nhau, cách tiếp xúc, tiếp cận của đội
  • 12. 8 ngũ cán bộ với đối tượng trên mọi lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày đối với từng đối tượng, nhóm đối tượng. Cách thức quản lý, cách thức điều hànhthông qua các hoạt động của đối tượng, cách phản hồi, phản ứng lại của đối tượng qua cử chỉ, lời nói, hành vi, hành động... Quan sát quá trình tham vấn, tư vấn của nhân viên phòng Công tác xã hội đối với người dân đến hỏi các thủ tục, một số điều kiện cần và đủ khi xin đối tượng vào Trung tâm, chủ yếu đối với thân nhân đối tượng đang được quản lý trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉ dẫn người nhà đối tượng trong việc dùng thuốc, các biểu hiện tái phát cơn thường hay xảy ra khi ở Trung tâm (đối với những đối tượng được gia đình xin đó về gia đình trong thời gian ngắn). 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Sử dụng phương pháp này, học viên mong muốn phân tích và tìm hiểu sâu các vấn đề liên quan tới các nội dung nghiên cứu, cụ thể là các hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm thần. Các nhóm khách thể được phỏng vấn sâu trong nghiên cứu bao gồm: Cán bộ quản lý, lãnh đạo tại trung tâm; Nhân viên cung cấp dịch vụ CTXH trực tiếp đối với người tâm thần . Đây sẽ là phương pháp chính của nghiên cứu để thu thập các thông tin trực tiếp phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. Cụ thể là: + Ban Giám đốc: 01 người + Cán bộ quản lý trong trung tâm là trưởng, phó phòng: 03 người + Cán bộ viên chức trong trung tâm: 05 người +Người tâm thần tạm ổn định về sức khỏe, bệnh lý đang trong quá trình phục hồi thử tái hòa nhập cộng đồng: 4 người Tổng số: 09 cán bộ và 4 đối tượng 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Bằng phương pháp tiếp cận công tác xã hội, đề tài tổng hợp khung lý luận nghiên cứu, đồng thời cũng là cơ sở lý luận của công tác xã hội trong công tác quản lý đối với người tâm thần phân liệt đặc biệt nặng. Qua đó đã tổng hợp được
  • 13. 9 các khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến trình công tác xã hội, các nhân tố ảnh hưởng và cơ sở luật pháp liên quan. Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm các hoạt động công tác xã hội nói chung và công tác quản lý đối với người tâm thần nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được thực tế việc quản lý người tâm thần trên các khía cạnh, phương diện khác nhau như; Việc quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng sau khi vào Trung tâm, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ viên chức (CBVC), người lao động(NLĐ) trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục vụ và phục hồi chức năng đối với người tâm thần tại Trung tâm. Thông qua việc đánh giá hiệu quả cũng như những yếu tố tác động, kết quả của nghiên cứu sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH từ đó mang lại những lợi ích, dịch vụ tốt nhất cho người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu Luận văn gồm 5 phần; Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục, biểu mẫu. Luận văn có 3 chương. - Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần . - Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình.
  • 14. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN 1.1. Lý luận về tâm thần và người tâm thần 1.1.1. Khái niệm tâm thần, người tâm thần - Tâm thần Tâm thần học là một môn Y học chuyên nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh, các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh tâm thần . Bệnh tâm thần là sự biến đổi chức năng hoạt động của não, gây nên các rối loạn về cảm giác, tri giác, ý thức, tư duy, cảm xúc, chú ý và trí nhớ, từ đó dẫn đến các rối loạn hành vi, tác phong làm cho người bệnh mất sự hoà hợp với xã hội[12]. - Sức khoẻ tâm thần Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình. Như vậy, muốn có sức khỏe tâm thần cần phải: Tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, có mối quan hệ tốt đẹp với người khác, nghĩa là với những người thân trong gia đình, với bạn bè, với những người cùng học, cùng làm. Làm chủ stress, stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay. Vậy cần giữ được cân bằng tâm lý sao cho có thể đương đầu và giải quyết một cách có hiệu quả những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác. Nói chung, thư giãn hay căng thẳng, tập trung tư tưởng vào một sự kiện này hay chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi phục, tự điều chỉnh thì người bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị. - Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Là quá trình theo dõi, điều trị, trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, hướng dẫn… thông qua các hoạt động can thiệp, trợ giúp về mặt thực thể, thần kinh và các giác quan nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, bệnh lý và tinh thần.
  • 15. 11 Khả năng tận hưởng cuộc sống Khả năng phục hồi Khả năng cân bằng Khả năng phát triển cá nhân Sự linh hoạt - Rối nhiễu tâm trí Theo định nghĩa về sức khỏe của WHO thì sức khỏe tâm trí là một bộ phận tạo nên sức khỏe ở mỗi chúng ta. Rối nhiễu tâm trí (mental disorders) biểu thị sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, đây không phải là bệnh mới, nói đúng hơn, đó là sự nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm trí theo hướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần (mental illness). Là một tình trạng chung có biểu hiện lệch lạc về sức khỏe tâm thần trong một thời gian đủ dài vượt khỏi sự tự điều chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có sự can thiệp chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần dẫn đến các tổn thương khó hồi phục. 1.1.2. Nguyên nhân của bệnh tâm thần Có rất nhiều nguyên nhân làm cho con người mắc bệnh tâm thần là vấn đề phúc tạp đối với các nhà nghiên cứu về bệnh tâm thần trong và ngoài nước. Hiện nay, một số bệnh đã được xác định rõ nguyên nhân những vẫn còn bệnh chưa nhận định rõ.Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau.  Nguyên nhân thực thể Do tác động của môi trường, kinh tế, xã hội, tâm lý, tình cảm, những xung đột, trầm cảm… ảnh hưởng đến não bộ gây trở ngại hoạt động của não. Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: Chấn thương sọ não; nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai, thần kinh…); nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…); các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não…)
  • 16. 12 Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa, nội tiết;các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố…  Nguyên nhân tâm lý: Loạn thần xuất hiện nhanh trong thời gian dưới hai tuần, có khi khởi phát đột ngột trong vòng 48 giờ. Trước khi bệnh cảnh loạn thần xuất hiện thường có các triệu chứng báo trước: Người bệnh lo lắng sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, hành vi tác phong trở nên khác thường, không tương xứng với hoàn cảnh. Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly. Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi. Rối loạn ám ảnh, lo âu…  Nguyên nhân do den di chuyền và các khiếm khuyết khi hình thành thai nhi gây ra Các di tật bẩm sinh; Thiếu sót về hình thành nhân cách.  Các nguyên nhân khác Đó là sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố gây nên như; Môi trường “ gia đình, xã hội” kính tế, điều kiện sống, áp lực công việc, tress, trầm cảm, khủng hoảng tâm lý,do di chuyền… Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp như; Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, động kinh nguyên phát.  Các yếu tố dễ dẫn đến mắc bệnh tâm thần - Yếu tố di truy n Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần xuất hiện ở một thành viên bất kỳ trong gia đình mà không có ở các thành viên còn lại, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Trong trường hợp nhiễm sắc thể của den di chuyền có vấn đề mà thế hệ thứ nhất không bị mắc bệnh tâm thần mà thế hệ thứ hai sinh ra lai bị mắc bệnh. - Yếu tố nhân cách:
  • 17. 13 Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu thị giá trị bản sắc văn hóa, xã hội của con người. Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện ở ba cấp độ; cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân, cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và các sản phẩm của nó. Chính từ thuộc tính tâm lý tạo thành kết hợp những yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh sau dài ngày không được điều trị, trị liệu, phục hồi là khởi nguồn cho phát bệnh tâm thần. Khi bị bệnh tâm thần thì người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. - Tuổi tác Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách một con người, ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể khiến con người mắc bệnh tâm thần song nhìn chung trong các giai đoạn tuổi thì giai đoạn tuổi vị thành niên, trưởng thành, trung niên thường dễ bị phát bệnh “ trừ các yếu tố di chuyền - Giới tính: Tỉ lệ nam giới mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí nhiều hơn nữ giới “ Tại Trung tâm số người mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí đang quản lý là 240 người thì có 52 đối tượng bệnh nhân là nữ giới, 188 đối tượng là nam giới”. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc, cuộc sống, gia đình, kinh tế, di chuyền, nghiện các chất kích thích…mà tỉ lệ nam bị bệnh tâm thần nhiều hơn nữ. Phụ nữ mắc bệnh tâm thần chủ yếu do áp lực cuộc sống, gia đình dẫn đến trầm cảm thời gian dài ngày ,những rối loạn tâm thần do những sự biến động của nội tiết vào các thời kỳ; dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh mà và mãn kinh... - Tình trạng Sức khỏe tâm thần Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình. Không tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, không có mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Sự phát tiển, sự hội nhập kinh tế thị trường, con người phải đối mặt với bao khó khăn, thách thức, áp lực kinh tế, cuộc sống, nhu cầu của con người ngày càng cao
  • 18. 14 song hành với sự phát triển của toàn xã hội là những hệ lỵ, nhiều người rơi vào tình trạng stress, khủng hoảng, hoang mang, lo âu...lâu ngày dẫn đến tâm thần, rối nhiễu tâm trí, người bệnh cũng có những biểu hiện suy yếu về mặt sức khỏe, cơ thể, rối loạn về giấc ngủ, rối loạn về ăn uống, thậm chí có những vấn đề về sinh hoạt vợ chồng, bạn bè, gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống, để nhiều gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội. Sự mất cân bằng tâm lý, thường xuyên thể đương đầu và giải quyết những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác,hay căng thẳng, tập trung tư tưởng vào một sự kiện này hay chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi phục, tự điều chỉnh thì người bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị. 1.1.3. Một số bệnh tâm thần thường gặp  Tâm thần phân liệt Là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí và tự thức biến nó thành những cảm xúc tiêu cực và tích cực, bởi vì sự tương tác đó đã tác động đến cảm xúc nên dẫn đến phản ứng hành vi không rõ ràng của bệnh nhân, thỉnh thoảng thường có thái độ căm ghét, thù hận những người thân, gia đình và xã hội. Chỉ những tác động nhỏ đủ khiến cho người bệnh mất đi sự ý thức, nhận thức xong đó lo sợ, hoảng loạn, giận dữ xong đó cư xử với người tác động và xung quanh với những hành vi thiếu kiểm soát. Người bệnh không thể định được thân, tâm! rối loạn suy nghĩ; vô cảm và thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ. Bệnh gây rối loạn các chức năng xã hội và ảnh hưởng lớn đến công việc. Bệnh hay gặp ở người trẻ trưởng thành với tỉ lệ ước tính trên toàn cầu khoảng 0.3–0.7%.  Rối loạn trầm cảm Là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỉ lệ giới: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc.
  • 19. 15 Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Biểu hiện thường gặp không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy khó hiểu, giọng nói trầm buồn, đơn điệu vô cảm...Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Tâm trạng họ thay đổi mà không có bất kì sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự việc không tồi tệ đến mức cảm xúc đi xuống. Cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng khó kiểm soát, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.  Rối loạn lưỡng cực Là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. - Yếu tố sự khác biệt về sinh học trong cơ thể : Ở những bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực xuất hiện thì có các sự thay đổi vật lý trong não bộ của họ. Tầm quan trọng của những thay đổi ở não này hiện nay vẫn còn chưa chắc chắn nhưng cuối cùng chúng có thể giúp chỉ điểm nguyên nhân gây ra bệnh. - Yếu tố các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể : Sự mất cân bằng tự nhiên của các chất có trong não gọi là những chất dẫn truyền thần kinh đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh rối loạn lưỡng cực này và các rối loạn về tâm trạng khác. - Các nội tiết tố : Mất cân bằng các nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra hay gây nên rối loạn lưỡng cực. - Kế thừa những đặc điểm : Rối loạn lưỡng cực thường gặp hơn ở những người có anh chị em hay là cha mẹ đã mắc bệnh. Các nhà khoa học nghiên cứu đang cố gắng tìm ra các gen mà có thể được tham gia trong cơ chế gây ra rối loạn lưỡng cực.
  • 20. 16 - Môi trường: Môi trường sống và làm việc căng thẳng, lạm dụng, tổn thất hay trải nghiệm các đau thương đáng kể khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong rối loạn lưỡng cực.  Bệnh Alzheimer Bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não. Bệnh thường khởi phát rất chậm và dần dần theo thời gian sẽ trở nên nặng hơn. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ.Người bệnh trở nên dễ mệt mỏi, tức giận hoặc lo âu, người bệnh thường lấy, dùng đỗ của người khác, nhặc các đồ vật linh tinh cất vào một chỗ, đổi đồ vật của mình mà không nhớ. Ủi quần áo hoặc vặn nước thường quên tắt sau khi làm xong, đi đến những nơi quen thuộc thì dễ dàng nhưng nếu đến những nơi lạ thì dễ lạc đường.Sự suy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp ở người già bình thường.Dần dần trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút hơn,họ thường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên các bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn tính tiền, không hiểu những gì mình đọc trong sách báo, không thể viết và không thể lập được kế hoạch làm việc hằng ngày. Lúc này người bệnh bắt đầu khó hoà nhập vào môi trường xã hội chung quanh, thường dễ nổi giận vô cớ, hay la lối, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh. Gian đoạn này họ ít nói, ngại tiếp súc cả với người thân và cán bộ “nếu ở trong Trung tâm họ tránh cả cán bộ vì vậy việc chăm sóc gặp khó khăn”, nhiều trường hợp đi ra chỗ khác không biết đường về, không biết bản thân đã ăn chưa, nhiều đối tượng sinh cáu gắt, sé đồ vật “quần áo, giầy dép”, đêm ít ngủ, ít nói nhưg có lúc nói nhảm cả ngày… Diễn tiến bệnh sẽ trở nên nặng hơn một cách từ từ .Thời gian sống trung bình của người bệnh từ lúc phát bệnh đến lúc chết thường là từ 8 – 10 năm. Bệnh nhân thường chết vì suy kiệt hoặc do các bệnh lý phối hợp như viêm phổi, bệnh tim mạch.  Rối loạn ám sợ Ám sợ được định nghĩa là toàn bộ các phản ứng tâm lý và cơ thể do một đối tượng hay hoàn cảnh gây sợ gây ra. Những người mắc bệnh ám sợ thường hoang mang, lo sợ người khác sát hại mình, đánh đập, gây thương tích cho chính mình, họ sợ tất cả những người xung quanh khi tiếp xúc, hoặc là một hoàn cảnh xã hội như
  • 21. 17 trong thang máy,khi đi máy bay hay trong xe bus, khi phải nói chuyện trước đám đông … Bệnh này gây ra hậu quả làm giảm hiệu suất trong công việc và các mối quan hệ xã hội (do bệnh nhân sợ hãi và tránh né các hoàn cảnh có thể gây ra phản ứng sợ hãi như không dám đi máy bay hay xe bus , không dám bước vào thang máy … ). Các đặc điểm của ám sợ là bất thình lình cảm thấy một nỗi sợ hãi, khiếp đảm khi đang ở trong một tình huống thực sự vô hại; hoàn toàn nhận thức rằng nỗi sợ hãi này là quá mức và vô lý; phản ứng sợ xuất hiện hoàn toàn tự động, không thể kiểm soát được và xâm chiếm toàn bộ con người bệnh nhân và kèm theo sự sợ hãi cực độ là các phản ứng cơ thể như: nhịp tim nhanh, thở hụt hơi hoặc cảm giác nghẹt thở, run rẩy, toát mồ hôi, buồn nôn, cảm giác khó chịu trong bụng, chóng mặt … và bệnh nhân chỉ có một mong muốn duy nhất là thoát khỏi tình huống này. Sau khi thoát khỏi đối tượng hay tình huống gây sợ bệnh nhân sẽ tìm cách tránh né chúng . Khi sự tránh né này gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc hoặc các mối quan hệ xã hội thì bệnh nhân cần phải được khám tâm thần và điều trị .  Rối loạn lo âu lan toả Đặc điểm của rối loạn này là bệnh nhân luôn cảm thấy lo âu và căng thẳng quá mức hoặc không thực tế về mọi vấn đề của cuộc sống thí dụ họ luôn sợ hết tiền dù họ vẫn còn nhiều tiền trong ngân hàng hoặc họ thường lo sợ mình hoặc người thân sắp bị bệnh, bị tai nạn hay gặp chuyện không may mặc dù không có dấu hiệu gì đáng để lo lắng về việc đó. Họ luôn cảm thấy bồn chồn, bất an, căng thẳng, run, nhức đầu, dễ mệt mỏi, khó tập trung chú ý, khó ngủ … 1.1.4. Đặc điểm đời sống tâm lý- xã hội và nhu cầu của người tâm thần + Đời sống tâm lý – xã hội của người tâm thần Đối với người tâm thần về mặt thần kinh không thường xuyên ổn định, tùy mức độ nặng hay nhẹ họ được pháp luật công nhận mất hành vi dân sự chính vì điều đó tâm sinh lý của họ không bình thường. Những diễn biến tâm lý của từng người là khác nhau, có người thì cười, nói, lảm nhảm xuốt ngày, có người thì lầm lỳ cả ngày không nó gì, người thì thường xuyên đập phá, xé quần áo, chăn màn, đánh người khác, người thì chỉ thích bắt côn trùng ăn, người thì chỉ thích hại chính bản thân mình…
  • 22. 18 Họ bị mắc bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các hành vi tronng sinh hoạt hàng ngày cũng có nhiều biểu hiện bất thường, để kịp thời theo dõi nắm bắt các biểu hiện bệnh lý, tâm lý, tư tưởng, các biểu hiện khác để có phương án kịp thời xử lý là cả một quá trình nhiều khó khăn vất vả cần phải có sự kiên trì, lâu dài. Đặc biệt là những đối tượng có diễn biến tâm lý ổn định thì nguy cơ tự tử lại cao, rất khó lường, ngoài ra mọi diễn biến tâm lý, tình cảm , sức khỏe ảnh hưởng nhiều đến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi, trị liệu tâm lý cho nhóm đối tượng này rất vất vả gian nan. Chính vì thế rất cần công tác quản lý, năm bắt tình hình phải sát sao và thường xuyên để đưa ra những dự báo phán đoán, xử lý kịp thời trong mọi tình huống. Người tâm thân họ vậy nhưng cũng rất mong muốn gia đình, cán bộ, cá tổ chức, cá nhân, các hội, nhóm thiện nguyện đến thăm, động viên. Giải quyết vấn đề tâm lý, tư tưởng là rất cần thiết đối với nhóm đối tượng này. + Nhu cầu của người tâm thần và gia đình Theo tháp bậc thang nhu cầu của Maslow con người sinh ra đều có nhu cầu, mong muốn là giống nhau, những nhu cầu cơ bản để phát triển và trưởng thành trong một xã hội mà họ tồn tại, sinh sống và phát triển cả về thể chất và tinh thần. Người tâm thần cũng có nhu cầu tồn tại, nhu cầu được sẻ chia, quan tâm, yêu thương, ăn uống để tồn tại, có những người bị bệnh do gien di chuyền, có những người bị bệnh do áp lực cuộc sống, kinh tế, bệnh tật và các nguyên nhân khác dẫn đến tâm thần song trước khi họ bị bệnh họ cũng có nhu cầu như người bình thường khác nhưng do không may mắn nên họ bị bệnh. Cũng như những người khác, người tâm thần rất cần một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, ấm no hạnh phúc. Họ cần người chăm sóc, chia sẻ động viên họ nhiều hơn để vơi đi những nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật và hòa nhập vào cuộc sống trong xã hội. Nhu cầu của người tâm thần và gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác nhau, có đến 80% có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn về
  • 23. 19 kinh tế chính vì thế các nhu cầu đối với gia đình có người mắc bệnh tâm thần là hỗ trợ kinh tế, sinh kế cho họ, tạo điều kiện trong công tác thăm khám, điều trị ngoài ra mong muốn của người thân trong gia đình là đưa người thân bị mắc bệnh vào các Trung tâm Bảo trợ xã hộ công lập để được chăm sóc, nuôi dưỡng. Đối với người tâm thần thuộc dạng khuyết tật tâm thần phân liệt và động kinh thì dựa vào đặc điểm khuyết tật sẽ phát sinh các nhu cầu phù hợp. Đồng thời, người tâm thần thuộc dạng khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì các nhu cầu đa phần thiên về việc hỗ trợ chăm sóc y tế, chăm sóc nuôi dưỡng, và các hỗ trợ khác liên quan đến việc giải quyết khó khăn đột xuất. Cụ thể với những nhu cầu cơ bản sau: Nhu cầu hỗ trợ y tế là nhu cầu thiết yếu của người tâm thần, tất cả các trường hợp bệnh tâm thần ở mức độ nặng trở lên đều cần khám, điều trị và sử dụng thuốc chuyên khoa, chăm sóc y tế tích cực, thường xuyên. Ngoài việc thăm khám, điều trị thì công tác chăm sóc sức khỏe được gia đình mong muốn hỗ trợ, tạo điều kiện thường xuyên. Với người tâm thần không có khả năng hoặc hạn chế khả năng lao động, tự phục vụ sinh hoạt thì nhu cầu có người chăm sóc, hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng rất cần thiết bởi thần kinh của họ không ổn định, tâm lý, tình cảm rối loạn, thiếu hoặc không có cảm xúc, không phân biệt được ngày háng, ăn hay chưa ăn, không tự chủ trong sinh hoạt từ việc nhỏ nhất như xúc đồ ăn, uống nước nên rất cần người chăm sóc hỗ trợ. Nhu cầu được kết nối với các dịch vụ hỗ trợ về mặt kinh tế, y tế, trong đó đặc biệt là tư vấn, tham vấn về cách chăm sóc sức khỏe tâm lý, tinh thần, trị liệu, phục hồi, nghề nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng ở thể bệnh tâm thần nhẹ. Đối với nhóm đối tượng tâm thần nặng, đặc biệt nặng gia đình luôn mong muốn các cấp chính quyền quan tâm cho người bệnh vào các Trung tâm Bảo trợ của Nhà nước quản lý, nhiều gia đình chia sẻ không quản lý được người bệnh, họ không chịu thuốc, phá phách, đập phá, chửi bới, nói lảm nhảm cả ngày lẽn đêm, đánh người thân, hàng xóm, đi lang thang không
  • 24. 20 biết đường về, thân thể, quần áo bẩn tưởi, hôi hám. Những đối tượng tâm thần đặc biệt nặng thường xuyên lên cơn kích động phá phách, đánh người nhà, hàng xóm, cộng đồng nhiều người phải nhập viện, thường xuyên đe dọa đến tính mạng người khác chính vì thế thường nhốt cách ly rất thương tâm, bẩn, hôi hám, gia đình không có người thường xuyên chăm sóc, gia đình kinh tế khó khăn, nhiều gia đình bố mẹ già cả, anh em mỗi người một nơi chính vì điều đó người nhà rất mong muốn được cho người bệnh vào các Trung tâm Bảo trợ để quản lý đối tượng. Đối với gia đình đối tượng họ mong muốn được tư vấn, tham vấn về các thủ tục khi xin vào Trung tâm và quan chức năng xem xét, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi. Đối với đối tượng người tâm thần ngoài lúc họ phát cơn cũng mong muốn được người thân quan tâm động viên, thăm hỏi, chia sẻ. Nhiều đối tượng đang được quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm rất mong muốn được gia đình đón về nhà thăm người thân, con cái, anh chị em, muốn người thân thường xuyên đến Trung tâm thăm họ nhất là vào các dịp lễ, tết, mong muốn được các cơ quan đoàn thể, cán bộ quan tâm, động viên, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, tổ chức cho họ ăn thêm, cải thiện các bữa ăn, khẩu phần ăn và đặc biệt là thi thoảng cho họ được hút thuốc, uống nước chè… Ngoài ra vì điều kiện sống khó khăn, thường xuyên xuất hiện những vấn đề cần giải quyết liên quan đến tài chính gia đình.Chính những tồn tại đó đã xuất hiện những nhu cầu cần hỗ trợ khó khăn đột xuất như tiền hoặc hiện vật từ các cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, những trường hợp gia đình có khả năng lao động nhưng điều kiện kinh tế hạn chế thì thường có nhu cầu hỗ trợ sinh kế, học nghề, giới thiệu việc làm hoặc hỗ trợ cải thiện điều kiện cơ sở vật chất. Đối với người tâm thần và gia đình học rất cần được quan tâm từ các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội các nhà hảo tâm, cộng đồng cùng
  • 25. 21 chung tay chia sẻ, động viên, hỗ trợ người bệnh và gia đình cả về sinh kế, việc làm, kinh tế, chăm sóc sức khỏe y tế và những nhu cầu tối thiểu nhất trong cuộc sống, trong đó sự chia sẻ không kỳ thị. Các nhu cầu khác như hỗ trợ chế độ chính sách, tham vấn tâm lý, tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc cho người tâm thần đều được gia đình người tâm thần mong muốn hỗ trợ với từng hoàn cảnh, điều kiện sống phù hợp. Hình 1.1. Bậc thang nhu cầu của Maslow 1.2. Một số Khái niệm có liên quan.  Khái niệm Quản lý Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta có thể gộp thành 3 dạng chính: - Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, tài nguyên, hầm mỏ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm...). - Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).
  • 26. 22 - Quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người (quản lý xã hội: đảng, nhà nước, đoàn thể quần chúng, kinh tế, các tổ chức...) Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ nghiên cứu ở dạng thứ ba quản lý xã hội. Quản lý xã hội là dạng quản lý phức tạp nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực như: quản lý Nhà nước, quản lý hành chính công, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý ngành. Quản lý gắn liền với quản lý nhà 3 cộng, tức là quản lý ở tầm vĩ mô, còn thuật ngữ "quản trị" được dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp (kinh tế). Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình “lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ: - Mary Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác". - Robert Albanese: "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức". - Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm" - Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi, nhằm mạng lại kết quả mà kế hoạch và mục tiêu đã đặt ra”. - Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác" (Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993). Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
  • 27. 23 Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý, tác động có thể liên tục nhiều lần.Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý, điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng. Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động,vì thế chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con người(một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật. Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.  Khái niệm C ng tác xã hội Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, là một nghề chuyên nghiệp ra đời và đầu thế kỷ 20 ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi con người, của mỗi quốc gia. Sự ra đời và phát triển của công tác xã hội đã đóng góp đáng kể vào việc ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vừng của mỗi quốc gia. Theo từ điển công tác xã hội (1995): “ Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an ninh cao nhất cho con người”[27] Theo quan điểm của hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: công tác xã hội là hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp để giúp họ thực hiện được mục đích cá nhân [14]. Theo quan điểm của Philippin: Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xãhội. Như vậy các định nghĩa về công tác xã hội của liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế, của hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ và Philippin tuy có sự
  • 28. 24 khác nhau trong cách diễn đạt, nhưng nội hàm của khái niệm đều có những đặc trưng chung sau đây; Công tác xã hội được khẳng định là một khoa học, một hoạt động mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghề chuyên nghiệp, độc lập với các nghề khác trong xã hội và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nói chung công tác xã hội nhằm giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống, trong quá trình tương tác giữa cá nhân và môi trường, trong tiến trình phát triển xã hội. Từ đó, giúp họ vượt qua khó khăn hiện tại để phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội nhằm đem lại sự an sinh cao nhất cho con người và sự tiến bộ, công bằng xãhội. Từ những khái niệm và phân tích trên, có thể nhận thấy: “Công tác xã hội là một ngh chuyên môn thông qua các dịch vụ xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần bảo đảm n n an sinh xãhội”.  Khái niệm quản lý công tác xã hội Quản lý công tác xã hộilà một phương pháp của công tác xã hội có liên quan tới việc cung ứng và phân phối các nguồn tài nguyên xã hội giúp con người đáp ứng nhu cầu của họ và phát huy tiềm năng bản thân.Người ta cho rằng khi chuyển đổi các chính sách xã hội thành các chương trình và dịch vụ, nhà quản lý công tác xã hội áp dụng một sự tổng hợp các phương pháp công tác xã hội vào tiến trình. Theo Walter Friedlander, quản lý công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản lý nói chung nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện và giải quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu con người. Skidmore tóm tắt quản lý công tác xã hội là “hành động của đội ngũ nhân sự sử dụng các tiến trình xã hội để chuyển đổi các chính sách xã hội của cơ sở bằng việc cung ứng các dịch vụ xã hội”.Theo ông đó là một tiến trình phải thực hiện với việc điều hành một tổ chức và có liên quan đến các mục tiêu, các chính sách, đội ngũ cán bộ, nhân viên, quản lý, các dịch vụ và lượng giá.
  • 29. 25 Kidneigh có quan niệm khác Skidmore, cho rằng “Quản lý công tác xã hội là một tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội…trong một tiến trình hai chiều: một là chuyển đổi chính sách thành các dịch vụ cụ thể, và hai là sử dụng kinh nghiệm để sửa đổi chính sách”. Từ những quan điểm này chúng ta có thể đưa ra định nghĩa tổng quát như sau: “Quản lý công tác xã hội” là quá trình hành động của cán bộ, nhân viên sử dụng các tiến trình xã hội để biến các chính sách xã hội của cơ sở thành các dịch vụ xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của các cá nhân, nhóm người và cộng đồng xã hội. Chủ thể của quản lý công tác xã hội là cán bộ nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành và các nhân viên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quản lý công tác xã hội. Các tiến trình căn bản được sử dụng trong quản lý công tác xã hội là: Lập kế hoạch, tổ chức, công tác nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra còn gọi là kiểm huấn.  Khái niệm quản lý CTXH đối với người tâm thần Xuất phát từ khái niệm quản lý công tác xã hội, theo tác giả, “quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần” là quá trình hành động của cán bộ, nhân viên sử dụng các tiến trình xã hội để biến các chính sách xã hội của cơ sở thành các dịch vụ xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mà người tâm thần đang gặp phải, đáp ứng các nhu cầu phát triển của cá nhân và nhóm người tâm thần mà cơ sở đang quản lý. Chủ thể của quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần là cán bộ nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành và các nhân viên thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quản lý công tác xã hội. Các tiến trình căn bản được sử dụng trong quản trị công tác xã hội là: Lập kế hoạch, tổ chức, công tác nhân sự, lãnh đạo, kiểm huấn. 1.3. Lý thuyết quản lý công tác xã hội Việc tổ chức những con người nhằm đạt các mục tiêu chung đã có từ lâu, nhưng khoa học quản lý chỉ mới ra đời gần đây và đang phát triển hện nay. Sự tập trung nghiên cứu về khoa học quản lý với tư cách là một khoa học riêng biệt và đặc thù có thể được xem là sản phẩm của thế kỷ XX.Có nhiều cách tiếp cận
  • 30. 26 nghiên cứu khác nhau về quản lý dẫn đến sự xuất hiện các trường phái, tư tưởng quản lý khác nhau. Quản trị khoa họcdo Frederick Taylor đề ra vào những năm đầu 1900. Taylor giả định rằng người công nhân được thúc đẩy chủ yếu bằng sự đảm bảo về tài chính và bầu không khí làm việc ổn định đảm bảo được trả lương đầy đủ và đều đặn.Họ làm việc hợp lý,họ ưa thích công việc giản đơn và cần hướng dẫn và giám sát. Quản trị viên đưa ra áp dụng những cách thức tốt hơn để tăng năng suất lao động của công nhân sử dụng “một phương thức tốt nhất” để làm việc. Nó nhấn mạnh việc phân công lao động, sử dụng đồng hồ bấm giờ và nghiên cứu các động tác. Người công nhân được xem là “con người kinh tế” hay người ta đối xử như là cái máy, bị thúc đẩy bởi tiền thưởng, tiền hoa hồng và trả lương theo sản phẩm. Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915), một kĩ sư người Mỹ, tác giả của lý thuyết quản lý một cách khoa học (scientific management theory, lý thuyết quản lý có tính khoa học hay ngắn gọn là lý thuyết quản lý khoa học). Năm 1911, tác giả đã công bố một cuốn sách nổi tiếng và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Những nguyên tắc của quản lý một cách khoa học. Taylor cho rằng mối quan hệ giữa chủ thể quản lý gọi ngắn gọn là nhà quản lý và đối tượng quản lý gọi ngắn gọn là nhân viên không phải là mối quan hệ đối lập mà là quan hệ hòa hợp, hợp tác. Ông đã đưa ra định nghĩa về quản lý như sau: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Các lý thuyết vừa trình bày ở trên chủ yếu nhấn mạnh các yếu tố con người, yếu tố quan hệ người và yếu tố lao động. Khác hẳn các lý thuyết này, nhà xã hội học người Đức tên là Max Weber nhấn mạnh yếu tố tổ chức, hình thức tổ chức của quản lý.Lý thuyết của Weber gắn liền với quan niệm của ông về quyền lực, quyền uy và hình thức tổ chức mà ông gọi là tổ chức nhiệm sở (bureaucratic organization, tổ chức quan liêu) trong xã hội hiện đại. Đặc điểm của tổ chức nhiệm sở
  • 31. 27 Theo Weber (1864 - 1920), quản lý không đơn giản là hoạt động của cá nhân mà là thiết chế, thể chế, tổ chức của xã hội mà bất kỳ một cá nhân nào sau khi gia nhập tổ chức đó đều phải thực hiện những quy định của tổ chức đó. Do vậy, quản lý là việc xây dựng một tổ chức với những đặc trưng cơ bản có thể tóm tắt như sau: - Phân công lao động - nguyên tắc phân định thẩm quyền và trách nhiệm trong tổ chức; - Cấu trúc quyền lực dựa trên hệ thống tầng bậc kiểu kiến trúc kim tự tháp: Đây là cấu trúc quyền lực kiểm soát chặt chẽ như trong quân đội, nơi các quan chức cấp cao hơn giám sát các quan chức cấp thấp hơn trong tổ chức; - Thiết chế hóa: Thiết lập những quy định pháp luật và những quy chế về chức quyền, chức trách; - Hồ sơ hóa: Quản lý dựa trên thông tin - về các nhân viên, quy trình, hồ sơ, báo cáo, dữ liệu; - Bằng cấp hóa: Tất cả lao động trong tổ chức phải chứng minh năng lực của mình cho công việc thông qua giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm; - Quyền uy: Mọi thành viên của tổ chức phải làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình với thái độ phục tùng. Lý thuyết của Weber về tổ chức nhiệm sở và nhất là quan niệm về quyền lực, quyền uy cho thấy sự cần thiết phải làm rõ cấu trúc của tổ chức với những đặc điểm nhất định. Lý thuyết của Weber chỉ ra rằng nhà quản lý nói chung và nhà quản lý công tác xã hội nói riêng là một thành viên được giao nắm giữ và thực thi các quyền hạn và nhiệm vụ quản lý trong tổ chức và do vậy phải chịu trách nhiệm trước tổ chức về việc thực thi của mình. Điều này không phủ nhận năng lực và phẩm chất của cá nhân mà trái lại đề cao việc phát triển năng lực, phẩm chất cá nhân sao cho phù hợp và đảm bảo thực thi được các chức năng, nhiệm vụ, công việc của quản lý công tác xã hội trong một tổ chức nhất định.
  • 32. 28 Trường phái quản trị dựa vào mối quan hệ nhân sự ra đời sau các nghiên cứu nổi tiếng của Elton Mayo được biết dưới tên gọi là các thí nghiệm Hawthorn. Các tác giả khác có đóng góp cho trường phái này là : Abraham Maslow, Frederick Herzberg và David McClelland. Nghiên cứu của Mayo đưa đến kết luận rằng những vấn đề xã hội (như được tham gia vào nhóm, sự thừa nhận và quan tâm trong quản lý) cũng như nội dung công việc ành hưởng đến năng suất lao động của người công nhân.Các nhu cầu của cá nhân phải được tổ chức xem xét để đảm bảo năng suất cao.Khái niệm “con người xã hội” nhấn mạnh những yếu tố phi vật chất khi thúc đầy động viên năng suất người công nhân. Làm việc phức tạp nhiều hơn và hòa nhập với những người khác chứ không phải chuyên môn hóa và sản xuất dây chuyền là phù hợp với các nhu cầu xã hội của con người. Lý thuyết của Mayo nhấn mạnh một yếu tố quan trọng là quan hệ người trong quản lý. Quan hệ quản lý thực chất là quan hệ người giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý mà cụ thể ở đây là nhà quản lý công tác xã hội với các nhân viên công tác xã hội. Việc nắm bắt và tạo dựng mối quan hệ người trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng và cùng có lợi là cơ sở, nền tảng để quản lýcó hiệu quả. Trường phái hành vigắn với hành vi lãnh đạo được nhận diện, lưu giữ và xác minh. Mạng quản lý (Ô quản lý) phát triển vào những năm 1950 và được Robert Blake và Jane Mouton hoàn chỉnh sau đó được sử dụng rộng rãi như là khung khảo sát các kiểu lãnh đạo hiện hữu.Năm 1960, Douglas McGregor viết một trong những cuốn sách có giá trị về lãnh đạo, đó là cuốn Khía cạnh con người của doanh nghiệp trong đó ông đưa ra hai lý thuyết lãnh đạo dựa trên bản chất con người và công việc. Một lý thuyết ông gọi là Thuyết X, còn cái kia là Thuyết Y. Trường phái Quản trị ngẫu nhiên dựa vào nghiên cứu của Fred E. Fiedler.cách quản lý tốt nhất. Thay vào đó ông cho rằng phong cách lãnh đạo tốt là cách đáp ứng những nhu cầu của một tình huống cụ thể nào đó.Những tình huống khác nhau cần những quyết định khác nhau và cách quản lý khác nhau.Tuy nhiên, nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định đúng đắn nếu họ đánh giá đúng nhu cầu của tình
  • 33. 29 huống và có được kỹ năng ra quyết định. Nhiều nhà giáo dục và thực hành công tác xã hội cho rằng có năm phương pháp công tác xã hội chính, trong đó quản lý là một: Công tác xã hội cá nhân và gia đình; Công tác xã hội nhóm; Tổ chức cộng đồng; Nghiên cứu công tác xã hội; Quản lý công tác xã hội. Công tác xã hội cá nhân và gia đình quan tâm giúp đỡ một cá nhân hay gia đình với những mối quan hệ xã hội. Công tác xã hội nhóm sử dụng nhóm như là một công cụ để giải quyết các vấn đề như trên.Tổ chức cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội bao gồm nhiều người thông qua hành động của xóm giềng và cộng đồng. Nghiên cứu là một nỗ lực thu thập và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống nhằm tìm ra câu trả lời cho những vấn đề trong lĩnh vực công tác xã hội: Có thể cải thiện việc trợ giúp như thế nào? Bản chất vấn đề của thân chủ là gì?Nên làm gì để có thể tạo ra những dịch vụ xã hội chất lượng? Quản lý công tác xã hội được xem như là phương pháp tạo thuận lợi cho các dịch vụ xã hội và cung ứng các dịch vụ xã hội. Quản lý hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng của việc thực hiện chức năng và hoạt động của cơ sở xã hội và những phương pháp thực hành công tác xã hội của cơ sở đó. Một mặt khác quản lý được xem là một tiến trình có tính năng động hơn là tĩnh vì các chức năng của nó được thực hiện trong một môi trường cạnh tranh gay gắt và thay đổi. Con người thay đổi, điều kiện hoạt động thay đổi, công nghệ thay đổi, các quy định, luật lệ thay đổi, tư duy quản lý thay đổi, lý thuyết quản lý mới xuất hiện, phương pháp thực hành quản trị mới được thử nghiệm. Những tác động ảnh hưởng đến môi trường quản lý buộc quản lý phải là một tiến trình năng động. Khuynh hướng tái cấu trúc tổ chức; sự thay đổi lực lượng lao động; sự thay đổi về công nghệ; toàn cầu hóa. 1.4. Các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần” là quá trình hành động của cán bộ, nhân viên sử dụng các tiến trình xã hội để biến các chính sách xã hội của cơ sở thành các dịch vụ xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mà người
  • 34. 30 tâm thần đang gặp phải, đáp ứng các nhu cầu phát triển của cá nhân và nhóm người tâm thần mà cơ sở đang quản lý. Đối với Trung tâm các hoạt động quản lý CTXH người tâm thần gồm: - Lập kế hoạch tiếp nhận đối tượng đảm bảo đủ thủ tục pháp lý theo quy định đã được thẩm tra, kiểm tra tại cơ sở, địa phương xã, phường. Sau khi tiếp nhận đối tượng, kiểm tra tình trạng sức khỏe, bệnh lý theo hồ sơ, bệnh án đã được cơ sở y tế kết luận. - Phân đối tượng vào các khoa theo điều kiện sức khỏe, bệnh lý, phù hợp với từng đối tượng. - Giao cán bộ khoa theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tái phát cơn và các biểu hiện bất thường hàng ngày có kế hoạch, phương án xử lý. - Thực hiện cách ly đối tượng mới nhập để tránh gây sung đột với những đối tượng khác, trong thời gian từ 10 đến 15 ngày, nhiều đối tượng đến 30 ngày, từng bước hòa nhập với môi trường mới. - Quản lý đối tượng trong sinh hoạt, phục hồi chức năng, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi theo nhóm… - Tổ chức quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, hướng dẫn đối tượng tự vệ sinh cá nhân, buồng phòng, chỗ ăn, ở. - Để làm tốt công tác quản lý người tâm thần các phòng khoa thường xuyên phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ trong đó có việc; Khám, điều trị, sàng lọc, nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi, kiểm tra, thẩm tra hồ sơ, bệnh án, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, tiếp đón các cá nhân, tổ chức đến thăm tặng quà đối tượng. - Phối hợp cùng quản lý, kiểm tra, giám sát các chế độ chính sách, các nguồn lực bằng tiền, hiện vật từ các nguồn xã hội hóa đảm bảo công khai, minh bạch, đối tượng được hưởng đúng, đủ các quyền lợi. Ngoài ra việc kiểm tra, giám sát cán bộ trong thực thi công vụ, công việc được giao chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, ngày giờ công lao động… Căn cứ tình hình thực tiễn, thực trạng quản lý đối tượng người tâm thần tại Trung tâm, tác giả tập trung đánh giá hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm thần trên các hoạt động sau: Hoạch định,tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát.
  • 35. 31 1.4.1. Hoạch định công tác xã hội đối với người tâm thần Hoạch định là một chức năng cơ bản của quản lý, là một tiến trình tư duy về điểu mong muốn đạt được và làm thế nào điều đó sẽ được hoàn thành.Nó là một bộ phận chủ yếu của việc thực hành công tác xã hội và được xem là cần thiết cho hoạt động của các cơ sở xã hội và việc cung ứng các dịch vụ xã hội. Hoạch định là vạch ra những việc cần làm trước khi tiến hành. Nó nối liền khoảng cách từ nơi chúng ta đang ở tới nơi chúng ta muốn tới. Đây là một tiến trình cần sự tham gia của những người thực hiện (là nhân viên xã hội thực hành trực tiếp hay tác viên cộng đồng), những người tiếp nhận các dịch vụ hay mục tiêu của hoạch định (thân chủ hay các nhóm có tổ chức), những người ra quyết định hay người làm chính sách và nhà quản lý. Trong quản lý công tác xã hội, hoạch định cần thiết ở tất cả các cấp tác vụ và là bộ phận trong công việc thường ngày của mỗi nhân viên.Nó là một bộ phận chủ yếu của công tác xã hội thực hành và được xem là quan trọng trong tác vụ điều hành của các cơ sở xã hội và trong cung ứng các dịch vụ xã hội. Hoạch định công tác xã hội đối với người tâm thần là lập kế hoạch, là vạch ra những việc cần làm trước khi tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần. Cụ thể ở đây, việc hoạch định sẽ cần sự tham gia của cán bộ viên chức trực tiếp hỗ trợ người tâm thần, các cán bộ lãnh đạo của cơ sở để đưa ra những kế hoạch phù hợp nhất với các thân chủ ở từng giai đoạn cụ thể. Việc hoạch định yêu cầu các đối tượng tham gia chủ yếu phải đáp ứng được các yêu cầu như: Dự báo làm thế nào để đời sống của người tâm thần thay đổi và cải thiện trong tương lai, đo lường nhu cầu của nhóm và cá nhân người tâm thần, đánh giá kết quả của các cách tiếp cận khác nhau và đo lường thành tích công việc sử dụng các mục tiêu đã thỏa thuận trước, đưa ra các dự trù tài chính, các chi phí cần sử dụng, quan trọng nhất vẫn là cần đưa ra các nấc thang đánh giá hiệu quả thực tế của các kế hoạch hành động. 1.4.2. Tổ chức công tác xã hội đối với người tâm thần Tổ chức công tác xã hội (CTXH) đối với người tâm thần ở đây được hiểu là quản lý bộ máy nhân sự tham gia hoạt động CTXH đối với người tâm thần, là những tác động hợp quy luật của chủ thểquản lý nhân sự đến các khách thể quản
  • 36. 32 lý nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu quản lý nhân sự đã đề ra.Quản lý về nhân sự hay quản lý nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các tổ chức hay doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh bởi con người là yếu tố trung tâm của sự phát triền. Cần tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. Công tác quản lý, tổ chức nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý một cách có chất lượng. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản lý nhân sự. Hay nói cách khác, bất kỳtổ chức nào cũng mong muốn sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra.Tổ chức nhân lực làm việc đối với người tâm thần là việc khai thác tốt nguồn lực để phục vụ cho công tác trợ giúp người tâm thần nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu của người tâm thần . Quản lý về nhân lực làm việc đối với người tâm thần bao gồm quản lý về chuyên môn nghiệpvụ của cán bộ làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội với người tâm thần, năng lực của cán bộ, số lượng được đào tạo trong lĩnh vực CTXH… việc quản lý về nhân lực làm việc đối với người tâm thần được thực hiện chặt chẽ sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác trợ giúp người tâm thần. Thực hiện Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội trong các giai đoạn đã được triển khai từ Trung ương xuống địa phương song trên thực tế nhiều địa phương đã thực hiện rất tốt và nhân rộng các hình thức, mô hình hoạt động trợ giúp đối với cộng đồng, nhóm và các nhân, tuy nhiên việc quy hoạch, hoạch định chiến lược đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm CTXH chuyên, hay cộng tác viên CTXH tại nhiều địa phương còn hạn chế chưa mang lại hiệu quả, chủ yếu cán bộ nhân viên CTXH đã, đang làm là cán bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội tại các cơ sở Bảo trợ và địa phương xã, phường chủ yếu kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao, các hình thức đào tạo, tập huấn chỉ giải quyết phần nào so với nhóm đối tượng yếu thế và cộng đồng cần hỗ trợ, giúp đỡ, dây là điều bất cập. Tuy đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành công nhận CTXH là một nghề song để người làm nghề được các cấp công nhận và hưởng quyền lợi theo đúng nghĩa còn gặp nhiều rào cản về hành lang pháp lý, các thủ tục quy định, đại đa phần là hưởng mã
  • 37. 33 ngạch khác, các đơn vị sử dụng lao động công lập chuyển từ vị trí làm việc khác sang làm CTXH vì đã tham gia học các lớp, các khoa đào tạo về CTXH. 1.4.3. Lãnh đạo công tác xã hội đối với người tâm thần Một tổ chức bao giờ cũng gồm rất nhiều người, công việc của nhà quản lý công tác xã hội là lãnh đạo, điều khiển và phối hợp hoạt động của mọi người trong tổ chức.Nó bao gồm việc động viên những người dưới quyền, giải quyết xung đột giữa các cá nhân, bộ phận trong tổ chức. Chính vì vậy, lãnh đạo công tác xã hội đối với người tâm thần là ở đây, nhà quản lý cần quan tâm đến đời sống của nhân viên cấp dưới, phải có một chương trình hữu hiệu để phát triển tài năng cá nhân; kỹ năng đổi mới liên tục và cần phải xây dựng một môi trường thân thiện đối với cá nhân; phải có các quy định về tự phê bình để có thể tiếp nhận những lời chỉ trích, phê bình để có thể giải tỏa bức xúc cá nhân và tìm ra cách giải quyết đối với những vấn đề nảy sinh. Đối với các xung đột phát sinh, các nhà quản lý cần phải có khả năng giải quyết nó trước khi những hậu quả của nó có thể phá huỷ tính hiệu quả của tổ chức, do vậy khả năng giải quyết xung đột là một kỹ năng quản lý công tác xã hội. Các chiến lược phổ biến nhất để làm giảm xung đột như: Các chiến lược né tránh, các chiến lược can thiệp quyền lực, các chiến lược vận động tuyên truyền và các chiến lược hóa giải. 1.4.4. Kiểm tra công tác xã hội đối với người tâm thần Theo Robert J.Mockler, trong tác phẩm "The Management Contrl Process" (Tiến trình kiểm tra quản lý) đã định nghĩa: "Kiểm tra quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những thành tựu thực hiện với định mức đã đề ra, và để đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang được sử dụng có hiệu quả nhất, để đạt mục tiêu của đơn vị" - Mục đích. Các nhà quản lý CTXH kiểm tra việc hoạch định, xây dựng kế hoạch trợ giúp, kết nối các nguồn lực của nhân viên CTXH đến với đối tượng trong đó; từ vận động chính sách đúng hành lang pháp lý theo quy định; vận động các nguồn nội ngoại lực đến với đối tượng mang tính bền vững, giúp đối tượng vượt qua khó
  • 38. 34 khăn tự vươn lên trong cuộc sống, tự giải quyết vấn đề của chính họ, riêng đối tượng người tâm thân việc nhân viên CTXH cần hỗ trợ cần thiết nhất là kết nối với các tuyến bệnh viện để họ được thuận lợi trong việc khám, điều trị; kết nối các nguồn lực cho gia đình đối tượng giải quyết khó khăn trước mắt và hạch định kế hoạch lâu dài..., giúp chính đối tượng, gia đình về mặt trợ cấp, phụ cấp theo đúng quy định được hưởng. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra về mặt thời gian, yêu cầu công việc, kết quả thực hiện của nhân viên CTXH đối với đối tượng nhằm đảm bảo quyền lợi chế độ chính sách, các dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp, các hoạt động được thực hiện một cách tốt nhất. - Nội dung kiểm tra. Kiểm tra tổng thể, tổng quan việc thực hiện chủ trương theo mục tiêu, kế hoach đã được nhà quản lý thống nhất triển khai trên mọi phương diện, đánh giá tiến độ, mức độ hoàn thành, kết quả từ đó có định hướng phát triển. Nhưng cách thức kiểm tra này chỉ có thể thích hợp với các cơ sở nhỏ hoặc khi các hoạt động còn đơn giản. Khi cơ sở phát triển, số lượng hoạt động nhiều, tính chất công việc phức tạp thì cách kiểm tra này sẽ khó thực hiện được.Trường hợp này, nhà quản lý phải chọn ra những điểm cần được quan tâm đặc biệt để xác định nội dung kiểm tra. Để làm tốt nội dung kiểm tra cần xác định vấn đề cần kiểm tra, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, không kiểm tra dàn trải, hình thức nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và mục đích hướng tới là đối tượng là người được hưởng lợi đúng nghĩa. Các tiêu chuẩn kiểm tra trọng yếu có thể là các tiêu chuẩn vật chất, tiêu chuẩn phí tổn, tiêu chuẩn chương trình và các tiêu chuẩn vô hình (sự tín nhiệm, sự ủng hộ hay sự ưa thích …) 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần. 1.5.1. Đặc điểm của ngh - Các nhà quản lý làm việc trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực.
  • 39. 35 - Các nhà quản lý làm việc liên tục, ít khi được nghỉ ngơi. - Các nhà quản lý làm việc với nhịp độ căng thẳng. - Các nhà quản lý làm việc, tiếp cận theo nhiều cách trên phương tiện thông tin đại chúng. - Các nhà quản lý thực hiện công việc của họ chủ yếu thông qua mối quan hệ con người. Chính từ những đặc tính trên của công việc quản lý mà John Kotter, một nhà tư vấn và nghiên cứu quản lý, đã cho rằng có hai hoạt động mang tính then chốt đối với thành công của một nhà quản lý, đó là: thiết lập chương trình nghị sự và làm việc theo mạng lưới. Thông qua thiết lập chương trình nghị sự, nhà quản lý giỏi phát triển các ưu tiên hành động cho thục hiện mục đích, bao gồm các mục tiêu và kế hoạch trong khuôn khổ ngắn và dài hạn. Đối với đối tượng là người tâm thần, đặc điểm nghề nghiệp ảnh hưởng nhiều đến quá trình quản lý công tác xã hội do yếu tố đặc thù của công việc, do trình độ và do sự chênh lệch về độ tuổi.Trên thực tế thì nhiều tỉnh thành người đứng đầu địa phương, lãnh đạo các ban ngành từ tỉnh xuống đến địa phương cũng chưa, không hiểu vai trò của nghề CTXH, mục đích, ý nghĩa của nghề quan trong trong đời sống xã hội, trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Chính vì điều này là rào cản đối với đối tượng yếu thế nói chung người tâm thần nói riêng, là đối tượng hạn chế về nhận thức, tư duy để hiểu về vai trò của nghề công tác xã hội, cho rằng nhân viên công tác xã hội đến là hỗ trợ họ để họ được chăm sóc và trợ cấp về tiền về chính sách...Đồng thời hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội các cấp chưa được thiết lập một cách cơ bản, hệ thống và đồng bộ để việc quản lý được thuận lợi. 1.5.2. Năng lực nhà quản lý * Phẩm chất - Chính trực Đối với người công tác, làm việc trong lĩnh vực CTXH nói chung, các Trung tâm quản lý, chăm sóc người tâm thần nói riêng cần sự hy sinh mới có thể
  • 40. 36 làm tốt công việc. Các nhà quản lý trong lĩnh vực này rất cần sự công tâm, công minh trên phương diện quản lý trên các mặt; chế độ chính sách, quyền lợi của cán bộ và đối tượng, các nguồn lực về vật chất được hỗ trợ…cần công minh, công khai, rõ ràng, cụ thể thì cán bộ, người dân, thân nhân đối tượng mới tin tưởng và đối tượng với được hưởng quyền lợi. Những phẩm chất này có thể coi như một hình mẫu tiêu biểu để mọi người noi theo, cũng như giúp cho toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp xây dựng những giá trị văn hoá hữu hiệu và có sức mạnh lớn lao. Đối với người tâm thần nói chung, người tâm thần đặc biệt nặng đang được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần thì bản thân họ và gia đình gặp rất nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống họ được Nhà nước quan tâm, chăm lo chính vì thế trong công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cần sự công bằng, công tâm, khách quan, tạo lòng tin cho chính dối tượng và gia đinh họ, nhân dân yên tâm tin tưởng vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi của cán bộ Trung tâm, nhân dân tin tưởng vào chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách an sinh xã hội. - Cống hiến Các nhà quản lý trong lĩnh vực CTXH đã có phẩm chất chính trực vì đối tượng vì cộng đồng, xã hội thì họ sẽ công hiến công sức, thời gian, sự nhiệt tình để đạt mục tiêu chung cho cơ quan, đơn vị là phát triển bền vững và đối tượng họ đang quản lý, chăm sóc tại Trung tâm hay ngoài cộng đồng đều được hưởng các dịch vụ tốt nhất, được động viên, hỗ trợ tốt nhất từ các nguồn lực, chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước. Hay nói cách khác, họ phải cống hiến toàn bộ những gì mình có đối với nhiệm vụ được giao, cống hiến bản thân để thành công, để dẫn dắt người khác. - Ham thích công việc, say sưa và hết long với công viêc - Có trách nhiệm cao, có tinh thần vượt khó - Sâu sát, tỉ mỉ - Kiên trì theo đuổi mục đích - Khoan dung.