SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 177
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MẠNH ANH
ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MẠNH ANH
ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Ngành: Tôn giáo học
Mã số: 9.22.90.09
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Quốc Tuấn
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc
HÀ NỘI, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của
luận án chƣa công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Mạnh Anh
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 7
1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu.................................................................18
1.3. Một số khái niệm sử dụng trong luận án..............................................24
1.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu - tỉnh Thái Nguyên ...................................28
Chƣơng 2: ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG
TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN...................................................................41
2.1. Diện mạo đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên........................................41
2.2. Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên ........................................77
Chƣơng 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA ...................................................................................................84
3.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở
Thái Nguyên hiện nay.................................................................................84
3.2. Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với công tác QLNN
về hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên ............................................117
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY.................125
4.1. Dự báo tình hình tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên..........................................................................125
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay....................................127
4.3. Một số khuyến nghị............................................................................141
KẾT LUẬN..................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .........................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................152
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DTTS Dân tộc thiểu số
GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐTG Hoạt động tôn giáo
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
QLNN Quản lý nhà nƣớc
UBĐKCG Ủy ban Đoàn kết Công giáo
UBMTTQ Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là hiện tƣợng xã hội, một bộ phận của văn hóa gắn liền với
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, dân
tộc. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc, trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, tôn giáo ở Việt Nam đang có xu hƣớng phát triển mạnh.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn này, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã đề ra
nhiều chủ trƣơng, chính sách mới đối với tôn giáo và công tác quản lý của
Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Năm 2003, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ƣơng lần thứ bảy (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về
công tác tôn giáo và nhiều chỉ thị, kết luận khác liên quan đến tôn giáo và
công tác tôn giáo.
Các quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng thể hiện qua các văn
bản nêu trên đã sớm đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc
nhƣ Hiến pháp năm 2013, Luật tín ngƣỡng, tôn giáo, cùng Nghị định thực hiện.
Ở địa phƣơng, các cấp ủy, chính quyền tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trƣơng của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc để phù hợp với tình hình thực tiễn
nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, giải quyết tốt các nhu cầu chính đáng
về sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo cho mọi ngƣời; tạo điều kiện cho giáo hội,
chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật. Chính
sách đổi mới công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc đã làm cho đại bộ phận
chức sắc, chức việc nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tin tƣởng, yên tâm hành
đạo, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng,
phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc (QLNN) đối với hoạt động tôn
giáo (HĐTG) cũng còn nhiều hạn chế, cần đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với thực tế nhƣ: vấn đề xã hội hóa y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo;
quản lý tài sản, đất đai tôn giáo, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự của các tôn
giáo; phong chức và quản lý các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo; công
2
nhận các tổ chức tôn giáo; một số hiện tƣợng tôn giáo mới chƣa đƣợc công
nhận nhƣng vẫn hoạt động trái quy định pháp luật. Một số cá nhân chƣa tuân
thủ pháp luật, lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hoạt động chống đối, kích
động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính
trị, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bên cạnh đó một số lợi
dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan hay trục lợi cá nhân.
Thực tế này đòi hỏi cả trên phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn cần tiếp
tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và thực thi công tác QLNN đối với hoạt
động tín ngƣỡng, tôn giáo một cách có hiệu quả nhất.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, có nhiều DTTS, là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng trung du và miền núi phía Bắc, cửa
ngõ của thủ đô Hà Nội. Về đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng, toàn tỉnh có 3 tôn
giáo là Phật giáo, Công giáo, Tin lành với 120 nghìn tín đồ và một số hiện
tƣợng tôn giáo mới. Trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới toàn
diện đất nƣớc, đời sống sinh hoạt tôn giáo ở Thái Nguyên đang có chiều
hƣớng phục hồi và phát triển. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, công tác
QLNN đối với HĐTG ở địa phƣơng đã và đang có nhiều thay đổi cho phù
hợp. Các cấp chính quyền của tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chính
sách hỗ trợ cho vùng đồng bào có đạo, vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, các cấp chính quyền còn quan tâm, chú
trọng tới công tác quản lý về đất đai của các cơ sở thờ tự tôn giáo trên địa bàn
tỉnh nhằm đảm bảo hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Đồng
thời, tăng cƣờng công tác quản lý về dân tộc, tôn giáo, để ngăn chặn các tổ chức
truyền đạo trái pháp luật.
Tuy nhiên, công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều
bất cập. Một số cán bộ nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo còn hạn chế
nên tham mƣu cho cấp ủy chƣa kịp thời, dẫn tới sự phối hợp giữa các ban,
ngành, đoàn thể trong vùng đồng bào có đạo chƣa thực sự đồng bộ, hiện tƣợng
sử dụng đất, xây sửa, cơi nới cơ sở thờ tự, chuyển nơi sinh hoạt tôn giáo, chia,
3
tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc, sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm
nhóm chƣa đúng quy định của pháp luật vẫn diễn ra, khiếu kiện tranh chấp đất
đai tôn giáo đã xẩy ra nhƣ vụ việc nhà thờ xứ Thái Nguyên... Đó là những vấn đề
cần đƣợc nghiên cứu làm rõ thực trạng và nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái Nguyên hiện
nay.
Từ các lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn vấn đề “Đời sống tôn
giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
hiện nay” cho luận án Tiến sĩ Tôn giáo học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm rõ thực trạng đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối
với HĐTG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, luận án đề xuất một số
giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với
HĐTG ở địa phƣơng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án có một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ quá trình hình thành và đặc điểm của đời sống tôn giáo ở
Thái Nguyên.
- Làm rõ công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo tác động
đến đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay - những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về đời sống tôn giáo (tập trung vào một số vấn đề cơ
bản là cộng đồng tôn giáo, niềm tin tôn giáo, thực hành niềm tin tôn giáo) và
công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối
với HĐTG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian: nghiên cứu đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với
HĐTG từ khi có đƣờng lối đổi mới về công tác tôn giáo (Nghị quyết số 24-
NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị), nhất là từ khi Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo ra đời (2004) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta
về tôn giáo và công tác tôn giáo. Ngoài ra, NCS kế thừa thành tựu lý luận, kết
quả nghiên cứu, các công trình có liên quan của những ngƣời đi trƣớc gắn với
việc xem xét thực tiễn đời sống tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt
động tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đối sánh để có cái nhìn khách quan về thực
trạng, gợi mở chính sách liên quan đến đời sống tôn giáo và công tác quản lý
nhà nƣớc về tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của tôn giáo học,
nghiên cứu liên ngành, nhƣ khoa học QLNN, sử học, xã hội học, chính trị
học, luật học, trong đó chú trọng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phân loại và hệ thống hóa): Đây là
phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng nhất để thực hiện luận án. Với phƣơng
pháp này, luận án có thể khai thác đƣợc nguồn tài liệu phong phú ở từ phía
các tôn giáo và Nhà nƣớc về những vấn đề liên quan đến luận án. Phân loại là
sắp xếp các tài liệu một cách khoa học theo từng mặt, từng vấn đề có cùng
dấu hiệu bản chất, cùng một hƣớng phát triển của đời sống tôn giáo và công
tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức
5
thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết để hiểu biết về đời sống
tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Mục đích của
phƣơng pháp này là nhằm khai thác nguồn tƣ liệu thành văn, khảo cứu quá
trình hình thành, phát triển cũng nhƣ thực trạng của đời sống tôn giáo và công
tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp quan sát tham dự
là phƣơng pháp dùng tri giác trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống để
thu thập thông tin về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở
Thái Nguyên. Phƣơng pháp điều tra là phƣơng pháp khảo sát thực địa, điều
tra xã hội học, tọa đàm, phỏng vấn, trao đổi với chức sắc, chức việc và cán bộ
làm công tác tôn giáo tại địa phƣơng để thu thập thông tin nhằm củng cố cho
những nhận định, đánh giá về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên. Phƣơng pháp phân tích tổng kết thực tiễn là phƣơng
pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn về đời sống tôn
giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp phân tích là nghiên
cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ
phận để tìm hiểu sâu sắc về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin
đã đƣợc phân tích tạo thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, sâu sắc hơn
về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Từ
việc phân tích đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay có thể rút ra đặc
điểm cơ bản của đời sống tôn giáo liên quan đến công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên. Từ việc phân tích thực trạng công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay, có thể tổng hợp và rút ra những vấn đề đặt ra
cho công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Phƣơng pháp đƣợc sử
dụng trong luận án nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao, có sức thuyết phục trong
nghiên cứu vấn đề.
Phương pháp lịch sử: Là phƣơng pháp hồi cố, kết hợp giữa lịch đại và
đồng đại đi tìm nguồn gốc phát sinh, phát triển của đời sống tôn giáo ở Thái
Nguyên từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tƣợng.
6
Phương pháp so sánh: Việc sử dụng phƣơng pháp này giúp cho luận án
có thể tiến hành đối chiếu, so sánh đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối
với HĐTG ở Thái Nguyên, từ đó rút ra những vấn đề nảy sinh và khuyến nghị
đối với các cơ quan chức năng.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống, tƣơng
đối toàn diện đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái
Nguyên.
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng (thành tựu, hạn chế) công tác
QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên từ năm 1990 đến nay, đề xuất một số
giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với HĐTG ở
địa phƣơng trong thời gian tới.
Từ góc nhìn Tôn giáo học, cung cấp thêm những bằng chứng khoa
học cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo ở Thái Nguyên, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững
của địa phƣơng.
6. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng
tỏ vấn đề lý luận về đời sống tôn giáo và hoàn thiện lý luận về công tác
QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên và cả nƣớc.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
Tôn giáo học.
- Làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và
những ngƣời làm công tác tôn giáo các cấp của tỉnh Thái Nguyên.
- Cung cấp thêm những luận điểm khoa học có tính hệ thống về quản lý
tôn giáo, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị với các cơ quan chức năng
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
7. Kết cấu nội dung luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận án chia làm 4
chƣơng, 11 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở Việt
Nam và Thái Nguyên
Trong những thập kỷ gần đây, việc nghiên cứu tôn giáo, tín ngƣỡng ở
Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu
về tôn giáo và đời sống tôn giáo đã đƣợc công bố, tiêu biểu nhƣ:
Cuốn Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay (1998) do Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, đã phác họa đời sống
tôn giáo của nƣớc ta trong những thập niên 1990 từ góc độ tiếp cận lý luận
cho đến thực tiễn. Với bài viết Một số vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo
Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “Có thể đƣa ra một định nghĩa về tôn
giáo một cách khái quát tất cả những hiện tƣợng tôn giáo đã có. Đó là một bộ
phận văn hóa tinh thần mà con ngƣời cảm nhận những điều của thế giới vô
hình rút ra từ xã hội và tự nhiên mà họ đƣơng sống, tác động hƣ ảo vào sinh
hoạt đời thƣờng và “cuộc sống thế giới bên kia”, theo cách suy nghĩ của nền
văn hóa đang chi phối họ” [226, tr.15-15]. Trên cơ sở này, tác giả đã khái quát
một số đặc điểm tình hình tôn giáo, tín ngƣỡng của nƣớc ta, nhƣ: 1. Tuyệt đại
bộ phận ngƣời Việt Nam có nhu cầu tôn giáo; 2. Hệ thống tôn giáo chính của
ngƣời Việt Nam là thờ những ngƣời đã khuất có công với nƣớc, với làng, với
gia đình, dòng họ; 3. Việt Nam là nƣớc đa tôn giáo;... Công trình đã chỉ ra
những vấn đề lý luận để tác giả của luận án nghiên cứu về đời sống tôn giáo
và đặc điểm của đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên.
Trong cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (2002)
của Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tác giả đã trình bày
những vấn đề lý luận chung về tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: Khái niệm tôn giáo, sự
khác biệt giữa tín ngƣỡng và tôn giáo; xu hƣớng biến đổi của tôn giáo và tình
8
hình tôn giáo ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX. Theo đó, tác giả nêu mô
hình thực thể tôn giáo với bốn yếu tố: niềm tin tôn giáo gắn với lực lƣợng siêu
nhiên; nội dung giáo lý, giáo luật; lễ nghi hay thực hành đức tin tôn giáo và cộng
đồng tôn giáo bao gồm cả thiết chế giáo hội và cộng đồng tín đồ. Đây là công
trình nghiên cứu tƣơng đối cơ bản những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, rất
hữu ích cho tác giả của luận án trong quá trình nghiên cứu.
Cuốn Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam (2004), Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập hợp các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc về tôn giáo nói chung,
về lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo nói riêng, những đặc điểm, vai trò
của tôn giáo ở Việt Nam trong đời sống hiện nay. Ở phần thứ nhất - những
vấn đề lý luận chung về tôn giáo, các bài viết tập trung làm sáng tỏ khái niệm
và ngôn từ dùng trong tôn giáo. Ở phần thứ hai - về các tôn giáo cụ thể ở Việt
Nam, các bài viết đi vào phân tích sự phát triển, đặc điểm và xu hƣớng biến
đổi của Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo
Mẫu... ở Việt Nam. Mặc dù phạm vi tiếp cận trong các kết quả nghiên cứu
của cuốn sách đã bao quát đƣợc cả góc độ lý luận cũng nhƣ thực tiễn, song
khái niệm, đặc trƣng, cấu trúc của đời sống tôn giáo lại chƣa đƣợc đề cập đến
một cách rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, vấn đề này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu,
làm sáng tỏ hơn ở những công trình về sau.
Cuốn Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam
(2004) của Nguyễn Hồng Dƣơng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, với cách tiếp
cận tôn giáo từ một số vấn đề lý luận, tác giả đi vào phân tích vai trò của một
số tôn giáo cụ thể đối với văn hóa và phát triển ở nƣớc ta, nhƣ: Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin lành... Điểm lƣu ý trong công trình nghiên cứu
này là tác giả đã đƣa ra khái niệm tôn giáo với những hƣớng tiếp cận khác nhau.
Thứ nhất, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng bản thể nhằm mục đích đi vào nghiên
cứu, lý giải bản chất tôn giáo. Thứ hai, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng chức năng
9
nhằm mục đích chỉ ra vai trò, vị trí của tôn giáo trong đời sống chính trị - văn
hóa - xã hội. Thứ ba, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng tổng hợp nhằm mục đích lý
giải cả bản chất lẫn vai trò và chức năng của tôn giáo. Với cách tiếp cận này,
công trình nghiên cứu đã giúp cho tác giả luận án có cái nhìn đa chiều về đời
sống tôn giáo để từ đó có thể rút ra những kết luận một cách khách quan và toàn
diện về vấn đề mà luận án quan tâm.
Tác phẩm Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội (2010) của
Đỗ Quang Hƣng, Nxb Hà Nội, kết hợp phƣơng pháp lịch sử tôn giáo tác giả dựng
lại lịch sử các tôn giáo chính ở Thăng Long - Hà Nội nhƣ Phật giáo, Công giáo,
Tin lành, Cao Đài... cũng nhƣ các loại hình tín ngƣỡng và đặt nó trong tổng thể
không gian tâm linh tín ngƣỡng Thăng Long - Hà Nội, từ đó đƣa ra những nhận
xét bƣớc đầu khá thú vị về đời sống tôn giáo tín ngƣỡng ở đây. Mặc dù tác giả
không chỉ rõ những vấn đề lý luận cụ thể về khái niệm cũng nhƣ đặc trƣng cơ bản
của đời sống tôn giáo, song tác giả đã thành công khi chỉ ra rằng, đời sống tôn
giáo, tín ngƣỡng là một bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần, xã hội của
ngƣời Thăng Long - Hà Nội và nó cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của đời
sống kinh tế - xã hội. Công trình này đã gợi mở cho tác giả hƣớng tiếp cận nghiên
cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên từ quá khứ cho đến hiện tại.
Bài viết Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Những
thách thức về mặt pháp lý của Đỗ Quang Hƣng, Tạp chí Công tác tôn giáo, số
7/2011, trên cơ sở làm rõ khái niệm quan trọng tái cấu hình đời sống tôn giáo
và một số khái niệm có liên quan nhƣ thị trường tôn giáo, sự phục hồi tôn
giáo, bƣớc đầu nêu ra một số vấn đề có tính hệ luận khi đời sống tôn giáo
xuất hiện trạng thái “tái cấu hình” và những suy tƣ cá nhân góp phần vào việc
giải quyết những thách thức mới ấy về mặt pháp lý. Theo tác giả điểm đáng
chú ý nhất của đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là đã và đang có sự
thay đổi cơ bản của “cái tôn giáo”, đó là sự tái cấu hình tôn giáo trong đời
sống xã hội nói chung và trong quan hệ của nó với hệ thống pháp lý nói riêng.
10
Kỷ yếu hội thảo Linh mục Phạm Bá Trực và đường hướng Công giáo
đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946-1954), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2011, do Viện Tôn giáo và tỉnh
Thái Nguyên tổ chức. Kỷ yếu gồm hai phần với 19 bài tham luận, đã phân
tích, đánh giá về thân thế, sự nghiệp, vị trí, vai trò của linh mục Phạm Bá
Trực trong phong trào yêu nƣớc của ngƣời Công giáo và đƣờng hƣớng đồng
hành cùng dân tộc của ngƣời Công giáo Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp.
Cuốn Đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc (2011), do Viện
Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Trung Sơn,
Trung Quốc chủ biên, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, là kết quả của cuộc
hội thảo khoa học diễn ra vào tháng 4 năm 2010 tại Việt Nam với gần 30 báo
cáo khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh
vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt Nam và Trung Quốc với nhiều khía cạnh
khác nhau nhƣ nghi lễ, hƣơng ƣớc, biến đổi đối tƣợng thờ cúng, vai trò của
tôn giáo với đời sống. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến một số vấn đề tôn
giáo học nhƣ niềm tin tôn giáo, tính tôn giáo, phƣơng pháp nghiên cứu tôn
giáo học,... Kết quả nghiên cứu của cuốn sách giúp cho tác giả luận án có cơ
sở thực tiễn để nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay.
Luận án tiến sĩ Dân tộc học Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài
trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ (2010) của Huỳnh Ngọc Thu, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam đã làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ nhƣ tôn giáo, đời
sống tôn giáo. Tác giả cho rằng, “đời sống tôn giáo có thể hiểu là những hoạt
động liên quan đến tôn giáo của con ngƣời và xã hội. Những hoạt động này có
thể bao gồm: hoạt động tôn giáo, hoạt động tín ngƣỡng, tổ chức tôn giáo, hội
đoàn tôn giáo...”[174, tr.20]. Mặc dù tiếp cận theo quan điểm dân tộc học và
nhân học, song công trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác
giả luận án hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đề ra, nhất là khi nghiên cứu khái
niệm đời sống tôn giáo.
11
Luận án Tiến sĩ Triết học Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay (2013) của Nguyễn Hoài
Sanh, Viện Khoa học xã hội đã hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm
cơ bản về tín ngƣỡng, tôn giáo và đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay. Luận án bƣớc đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm
giải quyết tốt vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát
triển đất nƣớc. Mặc dù luận án chƣa làm sáng tỏ khái niệm cũng nhƣ cấu trúc
của đời sống tôn giáo, song những kết luận rút ra từ luận án là tài liệu tham khảo
bổ ích cho việc nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số công trình nghiên cứu về tình
hình và đời sống tôn giáo, tiêu biểu nhƣ đề tài Nghiên cứu tình hình tôn giáo
và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tôn giáo ở
tỉnh Thái Nguyên (2005), Đề tài khoa học cấp tỉnh, KX05-04 do Nguyễn Kim
Huỳnh, Ban Tôn giáo tỉnh Thái Nguyên làm chủ nhiệm, đã phân tích tƣơng
đối khách quan, toàn diện thực trạng tình hình tổ chức của Công giáo và Phật
giáo, từ tình hình đất đai, cơ sở thờ tự, đến sự phân bố chức sắc, chức việc, tín
đồ trên địa bàn tỉnh và đƣa đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
QLNN về tôn giáo. Chuyên đề Đạo Tin lành trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên - Thực trạng, dự báo tình hình và những vấn đề
đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, là một chuyên đề trong đề
tài KX05-04, trên cơ sở trình bày khái quát những nội dung cơ bản của Tin
lành, quá trình du nhập đạo Tin lành vào Việt Nam, đặc điểm tình hình các
DTTS, nhất là dân tộc Mông, Dao ở Thái Nguyên, chuyên đề tập trung làm rõ
quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành vào vùng đồng bào DTTS ở Thái
Nguyên, nhất là từ năm 1989 đến năm 2005. Đồng thời chuyên đề làm rõ thực
trạng đạo Tin lành trong cộng đồng ngƣời Mông, ngƣời Dao và một số dân
tộc khác (Kinh, Tày, Nùng), nêu lên xu hƣớng và những vấn đề đặt ra cho
công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành theo tinh thần Chỉ thị số
12
01/2005/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 04/02/2005 về một số công
tác đối với đạo Tin lành. Chuyên đề là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để
tác giả hoàn thành luận án.
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học: “Ảnh hưởng của lối sống đạo Công giáo
đối với đời sống tinh thần của giáo dân ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” (2015)
của Nguyễn Thùy Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã làm rõ
thực trạng đời sống đạo Công giáo và ảnh hƣởng của nó đến đời sống tinh
thần của giáo dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Đề tài đã cung cấp
nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho luận án.
Trịnh Thị Mai, Ban Tôn giáo tỉnh Thái Nguyên với bài Đồng bào Công
giáo Thái Nguyên sống tốt đời đẹp đạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Kỷ yếu
hội thảo khoa học 30 năm Thư chung 1980 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội 2010 nêu lên những hoạt động xã hội và các phong trào thi đua
yêu nƣớc của đồng bào Công giáo ở Thái Nguyên hiện nay.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động tôn
giáo ở Việt Nam và Thái Nguyên
Công tác tôn giáo nói chung, QLNN về tôn giáo nói riêng đã và đang
thu hút đƣợc sự quan tâm của cả giới nghiên cứu cũng nhƣ cán bộ hoạt động
thực tiễn, đáng chú ý có các công trình nhƣ:
Cuốn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây
dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay (2001), do Nguyễn
Hữu Khiển chủ biên, Nxb Công an nhân dân, trên cơ sở phân tích một số vấn
đề lý luận chung về công tác QLNN, cuốn sách trình bày quan điểm của Đảng
và Nhà nƣớc ta về công tác QLNN đối với HĐTG, trong đó vấn đề cơ bản là
tạo điều kiện thuận lợi về sinh hoạt cho đồng bào có đạo, ngăn chặn các hoạt
động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền xuyên tạc đƣờng lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Những giải pháp và kiến nghị mà tác giả cuốn
13
sách đƣa ra cho công tác QLNN đối với HĐTG ở nƣớc ta rất giá trị cho tác
giả luận án khi nghiên cứu, phân tích và đề ra những giải pháp cho công tác
QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Cuốn Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội
(2003), do Đỗ Quang Hƣng chủ biên, Nxb Tôn giáo, là tập hợp những bài viết
của các học giả và nhà nghiên cứu tập trung bàn về nội hàm thuật ngữ “Quản lý
nhà nƣớc” và “Quản lý hành chính nhà nƣớc” trong lĩnh vực tôn giáo, về chủ thể
và khách thể quản lý trong lĩnh vực này, cùng với mối quan hệ giữa các pháp
nhân công quyền và các pháp nhân dân sự trong QLNN đối với HĐTG ở nƣớc
ta. Ngoài làm rõ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tôn giáo và Nhà nƣớc
(chính trị), cuốn sách giới thiệu chính sách tôn giáo ở một số nƣớc nhƣ Nga,
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu,... Công trình giúp tác giả của
luận án tham khảo vấn đề QLNN đối với HĐTG ở mức độ vĩ mô.
Công trình Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền (2014) của Đỗ
Quang Hƣng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội đã trình bày vấn đề từ nguyên lý
thế tục đến mô hình nhà nƣớc thế tục, nêu rõ nội dung, bản chất, tính phổ quát
của chính sách tôn giáo, nhấn mạnh về hoạch định phạm vi của chính sách tôn
giáo, xem xét quyền tự do tôn giáo là một thành tố của quyền con ngƣời. Trên
cơ sở giới thiệu mô hình nhà nƣớc thế tục và kinh nghiệm xây dựng nhà nƣớc
thế tục ở một loạt nƣớc Âu - Mĩ, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản,
Đông Nam Á, Bắc Phi, Trung Đông, tác giả đã trình bày toàn cảnh đời sống
tôn giáo ở Việt Nam, làm rõ những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa Nhà
nƣớc và Giáo hội. Tác giả cho rằng, “Quan hệ Nhà nƣớc - Giáo hội ở Việt
Nam hiện nay không chỉ là vấn đề cốt lõi trong chính sách tôn giáo mà còn là
một vấn đề chính trị xã hội cấp bách. Cần phải có những nghiên cứu toàn diện
hơn, từ hai phía Nhà nƣớc và Giáo hội để có thể giải quyết tốt vấn đề này”
[88, tr.436]. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu tƣơng đối toàn diện
từ lý luận cho đến thực tiễn về công tác QLNN đối với HĐTG ở nƣớc ta, rất
hữu ích trong quá trình thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà luận án đã đề ra.
14
Cuốn: Quản lý hoạt động tôn giáo - Cơ sở lý luận và thực tiễn (2005)
do Bùi Đức Luận (chủ biên), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, dành một số trang (từ
tr.7 - tr.32) đề cập đến một số vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tôn
giáo. Theo đó là các khái niệm, mục tiêu, chủ thể và khách thể quản lý, nội
dung quản lý và phƣơng pháp quản lý. Ngoài ra còn là các nội dung thực tiễn
QLNN đối với các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo (đến thời điểm nghiên
cứu); quá trình xây dựng Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. Với công trình trên,
luận án một mặt tiếp thu những vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tín
ngƣỡng, tôn giáo, mặt khác là những nội dung về QLNN đối với hoạt động tín
ngƣỡng, tôn giáo để vận dụng nghiên cứu ở chƣơng 3 và một phần chƣơng 4.
Tác giả TS. Nguyễn Tất Đạt có hai công trình đƣợc xuất bản: Công
trình thứ nhất: Tìm hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt
Nam (2016), Nxb Hà Nội; Công trình thứ hai: Tìm hiểu thủ tục hành chính
trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (2017), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Công trình thứ nhất giúp độc giả tìm hiểu quan điểm, đƣờng lối chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về tôn giáo, nhất là trong thời kỳ đổi
mới. Tác giả cuốn sách giới thiệu những phƣơng pháp, nội dung, hình thức
QLNN về tôn giáo, giúp cho ngƣời đọc tiếp cận các kỹ năng quản lý, cách
thức giải quyết các vấn đề tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Công trình thứ hai về cơ bản khắc họa toàn cảnh bức tranh tôn giáo ở
Việt Nam. Công trình giúp bạn đọc tiếp cận các thuật ngữ liên quan đến thủ
tục hành chính của nhà nƣớc khi giải quyết các hoạt động liên quan đến tôn
giáo, các chủ thể tham gia quan hệ thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo.
Công trình dành phần nội dung so sánh những thủ tục hành chính quy định
trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và những quy định mới trong
Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016 để giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận
với Luật tín ngƣỡng, tôn giáo.
15
Hai công trình trên, luận án vận dụng vào nghiên cứu ở chƣơng 3 và
một phần chƣơng 4.
Bài Quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới của Hoàng
Minh Đô, Tạp chí Lịch sử Đảng số 8, năm 2006 đã đề cập đến một số thành
tựu và hạn chế trong lãnh đạo công tác QLNN đối với HĐTG của Nhà nƣớc
ta từ năm 1986 đến năm 2006. Tác giả cho rằng, bên cạnh những thành tựu đã
đạt đƣợc công tác QLNN về tôn giáo trong 20 năm đổi mới cũng còn một số
hạn chế. Ví nhƣ việc quán triệt quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo và
quán triệt chính sách pháp luật về tôn giáo trong đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác tôn giáo và liên quan đến tôn giáo chƣa thực sự đi vào chiều sâu; hoạt
động truyền đạo trái pháp luật và hoặc sự xuất hiện một số tôn giáo mới hoạt
động ngoài khuôn khổ pháp luật còn diễn ra khá phổ biến; việc xây dựng, đề
xuất chính sách, pháp luật trong công tác QLNN đối với HĐTG còn chậm,...
Đề tài cấp Bộ Quản lý nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh Tây Nguyên
(2010), do Ngô Văn Minh làm chủ nhiệm, Học viện Chính trị - Hành chính
khu vực III chủ trì, trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về lý luận QLNN đối với
HĐTG trong thời kỳ đổi mới ở nƣớc ta, đề tài khảo sát hoạt động tôn giáo và
công tác QLNN về tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 6/2004 đến
tháng 6/2009. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cƣờng công tác
QLNN về tôn giáo tại Tây Nguyên nhƣ tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng nhằm
nâng cao nhận thức cho cán bộ và quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào có
đạo về quan điểm, chính sách tôn giáo và vai trò của QLNN trên lĩnh vực tôn
giáo. Hoàn thiện thể chế QLNN về tôn giáo. Phát huy trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị trong việc phối hợp tổ chức quản lý HĐTG. Nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời có
đạo. Ngăn chặn, đấu tranh với các tôn giáo không hợp pháp và hoạt động
tôn giáo vi phạm pháp luật. Củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm
công tác QLNN về tôn giáo ở Tây Nguyên.
16
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học “Quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam
từ năm 1975 đến nay” (2014) của Bùi Hữu Dƣợc, Viện Khoa học xã hội, Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận
cũng nhƣ thực tiễn về công tác QLNN đối với HĐTG ở Việt Nam từ năm 1975
đến nay, luận án đề ra một số khuyến nghị đối với QLNN về tôn giáo. Trong 6
khuyến nghị mà luận án đƣa ra, chúng tôi cho rằng khuyến nghị nâng cao tính
chuyên nghiệp trong QLNN về tôn giáo là một trong những điểm mới so với
khuyến nghị ở các công trình nghiên cứu khác, giúp chúng tôi lƣu ý kế thừa
trong luận án của mình.
Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước về an ninh - trật tự đối với đạo Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn hiện nay (2006), do Ngô Quang Bắc làm chủ nhiệm, Công an tỉnh Thái
Nguyên chủ trì, trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về an ninh trật tự đối
với hoạt động của Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên, đề tài đƣa ra dự báo tình
hình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về an ninh, trật tự
đối với Công giáo ở Thái Nguyên. Đề tài cho rằng, bên cạnh những mặt tích
cực, thực trạng công tác QLNN về an ninh, trật tự đối với các hoạt động của
Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế cần phải
đƣợc khắc phục, nhƣ sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng chính quyền chƣa
đƣợc đề cao, còn nhiều vụ việc phức tạp nghiêm trọng... Tình trạng này là do
sự tồn tại, yếu kém trong công tác QLNN về an ninh, trật tự đối với Công
giáo ở tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin
lành ở Thái Nguyên hiện nay (2011) của Lê Quốc Tuấn, Trƣờng Đại học khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày thực trạng đạo
Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành ở tỉnh Thái Nguyên từ khi có Chỉ thị
số 01/2005/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về một số công tác đối với đạo
Tin lành (2005), đến năm 2010. Luận văn đã cung cấp nguồn tƣ liệu tham khảo
hữu ích cho tác giả thực hiện luận án.
17
Khóa luận Cử nhân Chính trị chuyên ngành công tác tôn giáo Công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (2012)
của Nguyễn Tiến Dũng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trên cơ sở
nêu lên những vấn đề lý luận về công tác QLNN đối với HĐTG, nêu khái quát
tình hình tôn giáo, tác giả tập trung làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên từ khi có Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (2004) đến năm
2011. Khóa luận đã cung cấp nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho tác giả thực
hiện luận án.
Hoàng Thị Lan với bài viết Kết quả công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo ở tỉnh Thái Nguyên, caicachhanhchinh.gov.vn/20.12.2010.doc nêu lên
những kết quả đạt đƣợc của công tác QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái
Nguyên từ khi có Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (2004) đến năm 2011.
1.1.3. Những vấn đề đặt ra và hƣớng giải quyết của luận án
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài luận án
cho thấy vấn đề đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Việt
Nam và Thái Nguyên đã đƣợc nghiên cứu ở khía cạnh và mức độ sau đây:
Một là, các công trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát, chỉ ra đời sống
tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG từ góc độ lý luận và thực tiễn.
Hai là, trên cơ sở thực trạng đời sống tôn giáo và hoạt động QLNN về
tôn giáo tại địa bàn tỉnh, đề ra một số giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò
của Nhà nƣớc đối với việc quản lý HĐTG và khắc phục hạn chế, yếu kém còn
tồn đọng của công tác này.
Nhìn chung cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
vấn đề này một cách tổng thể từ góc độ tôn giáo học. Kế thừa thành quả của
các công trình nghiên cứu đi trƣớc, luận án triển khai nghiên cứu, làm rõ
những vấn đề sau:
Một là, làm rõ quá trình hình thành, đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái
Nguyên và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.
18
Hai là, làm rõ đời sống tôn giáo của các tôn giáo cụ thể (Phật giáo,
Công giáo, Tin lành và các hiện tƣợng tôn giáo mới đang hiện diện ở Thái
Nguyên) và đặc điểm đời sống tôn giáo có ảnh hƣởng đến công tác QLNN đối
với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.
Ba là, làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với HĐTG và những vấn
đề đặt ra cho công tác này ở Thái Nguyên hiện nay.
Bốn là, khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.
1.2. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, thực tiễn đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với
HĐTG ở Thái Nguyên nhƣ thế nào?
- Thực trạng đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào? Đặc
điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên tác động, ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối
công tác QLNN về tôn giáo ở địa phƣơng?
- Thực trạng công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay
nhƣ thế nào?
- Công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên đang đặt ra vấn đề gì?
Cần có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG
ở Thái Nguyên, nhằm đảm bảo đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên ổn định và
phát triển?
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên đƣợc hình thành trong quá trình
lịch sử với 04 loại hình tôn giáo, cụ thể là Phật giáo, Công giáo, Tin lành
và các hiện tƣợng tôn giáo mới. Đời sống tôn giáo của các tôn giáo trên có
điểm tƣơng đồng song mỗi loại hình cũng có sắc thái riêng.
- Các cộng đồng tôn giáo ở Thái Nguyên đƣợc hình thành chủ yếu do
những ngƣời từ nơi khác di cƣ đến (ngƣời Kinh từ miền xuôi lên, ngƣời Mông
di cƣ từ các tỉnh khác đến); các cộng đồng này mới đƣợc hình thành, đang
trong quá trình hình thành (các hiện tƣợng tôn giáo mới); thành phần xã hội,
19
tộc ngƣời của các cộng đồng tôn giáo ở Thái Nguyên khá đa dạng; các tôn
giáo ở Thái Nguyên đẩy mạnh hoạt động tôn giáo, xây dựng tổ chức và cơ sở
vật chất. Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên nêu trên có tác động, ảnh
hƣởng đáng kể đến công tác QLNN đối với HĐTG ở địa phƣơng hiện nay.
- Công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên đạt đƣợc những thành
tựu quan trọng, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác QLNN
đối với HĐTG đƣợc củng cố, xây dựng vững mạnh; công tác QLNN đối với
HĐTG từng bƣớc đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt
động theo quy định của pháp luật.
- Đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG đang đặt ra
nhiều vấn đề cần chấn chỉnh: tình trạng hoạt động, sinh hoạt tôn giáo chƣa
tuân thủ pháp luật vẫn diễn ra ở một số nơi; một số hiện tƣợng tôn giáo mới
chƣa đƣợc quản lý, song vẫn mặc nhiên tồn tại, hoạt động, nhƣng chƣa có chế
tài xử lý. Đó là vấn đề tổ chức Dƣơng Văn Mình hay vấn đề Hội thánh của
Đức Chúa Trời Mẹ, các nhóm tín ngƣỡng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính
sách, pháp luật còn một số điều chƣa phù hợp với thực tế địa phƣơng; vấn đề
tổ chức và cơ sở thờ tự của các điểm nhóm Tin lành đang đặt ra.
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết thực thể tôn giáo: Lý thuyết này do các học giả phƣơng Tây
sử dụng trong nghiên cứu xã hội học tôn giáo, xem tôn giáo là một thực thể xã
hội đặc biệt. Thực thể đó bao gồm niềm tin vào cái thiêng, việc thực hành gắn
với niềm tin đó và cộng đồng ngƣời có cùng niềm tin vào cái thiêng. Vận
dụng lý thuyết này, luận án sẽ triển khai nghiên cứu đời sống tôn giáo của các
tôn giáo ở Thái Nguyên trên ba phƣơng diện là: Niềm tin tôn giáo, thực hành
tôn giáo và cộng đồng tôn giáo. Nói cách khác, lý thuyết này cho phép luận án
nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên với tƣ cách là các thực thể tôn
giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hiện tƣợng tôn giáo mới) sống động
bao gồm các cộng đồng tôn giáo đƣợc hình thành trong lịch sử với những
thực hành tôn giáo hay hoạt động tôn giáo (hành đạo, truyền đạo và quản đạo)
do một hệ thống tổ chức hành chính đạo điều hành. Lý thuyết này đƣợc áp
dụng trong chƣơng hai để nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của
20
các tôn giáo (cộng đồng tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức giáo hội) ở
Thái Nguyên trong lịch sử và thực trạng của nó hiện nay.
Lý thuyết cấu trúc - chức năng: Lý thuyết này do Durkheim, Weber,
E. Tylor, B. Malinowski phát triển, đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
xã hội học tôn giáo. Lý thuyết cấu trúc cho phép luận án nghiên cứu tôn giáo
là một thực thể xã hội đặc biệt, có hệ thống cấu trúc gồm nhiều bộ phận, thiết
chế cấu thành và chúng có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau tạo thành một
chỉnh thể. Thuyết cấu trúc nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên thấy
đƣợc các bộ phận, các chi tiết, cũng nhƣ sự tƣơng tác giữa chúng trong mỗi
giai đoạn lịch sử cụ thể. Nó cũng cho thấy mỗi yếu tố hay bộ phận thuộc cấu
trúc của tổng thể đều đảm nhiệm một hoặc nhiều chức năng.
Do vậy, cùng với thuyết cấu trúc là thuyết chức năng, nghĩa là nghiên
cứu về chức năng của mỗi bộ phận trong hệ thống cấu trúc. Mỗi bộ phận
trong hệ thống cấu trúc có chức năng khác nhau, song chúng lại có mối quan
hệ mật thiết với nhau, tƣơng tác lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm cho tôn giáo
tồn tại nhƣ một chỉnh thể. Ngoài những chức năng chung, mỗi tôn giáo lại có
các chức năng riêng trong từng cộng đồng cụ thể và phụ thuộc vào bối cảnh
văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trƣờng và thể chế chính trị của xã hội vào thời
điểm đó. Chức năng xã hội cơ bản của tôn giáo là liên kết cá nhân và nhóm xã
hội tạo nên một cộng đồng dựa trên nền tảng của niềm tin và sự thực hành
niềm tin tôn giáo. Tiếp cận lý thuyết chức năng khi nghiên cứu đời sống tôn
giáo ở Thái Nguyên giúp thấy đƣợc quá trình truyền bá đức tin (truyền giáo),
tiếp nhận đức tin (gia nhập đạo) và thực hành đức tin (sinh hoạt tôn giáo), tạo
thành các cộng đồng tôn giáo cụ thể (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hiện
tƣợng tôn giáo mới), cùng với các thiết chế của nó. Mỗi bộ phận trong từng
cộng đồng tôn giáo có chức năng riêng, tƣơng tác lẫn nhau và phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. Lý
thuyết cấu trúc - chức năng đƣợc áp dụng trong luận án để nghiên cứu ở
chƣơng 2 nhằm chỉ ra quá hình thành phát triển của các cộng đồng tôn giáo ở
Thái Nguyên cũng nhƣ các mối quan hệ của chúng; thấy đƣợc vai trò, tác
21
động, ảnh hƣởng của chúng đối với đời sống sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã
hội của chức sắc, chức việc, tín đồ. Lý thuyết này cũng đƣợc sử dụng trong
chƣơng ba để thấy rõ vị trí, vai trò của QLNN về tôn giáo trong công tác tôn
giáo của hệ thống chính trị và quá trình phát triển xã hội ở địa phƣơng từ năm
1990 đến nay.
Lý thuyết xung đột (hay lý thuyết mâu thuẫn): Do K.Marx (1818-1883)
và F.Engels (1820-1895) khởi xƣớng, đƣợc nhiều học giả phƣơng Tây kế
thừa... Lý thuyết này nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và biến đổi xã hội.
Theo K.Marx và F.Engels toàn bộ sự phát triển xã hội từ buổi đầu văn minh
đến nay diễn ra trong sự mâu thuẫn thƣờng xuyên và chính sự mâu thuẫn, đấu
tranh là nguồn gốc, động lực của sự biến đổi, phát triển xã hội, trong đó có tôn
giáo. Theo C. Mác, bản chất của tôn giáo có tính chất hai mặt, vừa là biểu hiện
của thế giới hiện thực vừa là sự phản kháng chống lại thế giới đó [115, tr.570].
Áp dụng lý thuyết xung đột vào nghiên cứu đời sống tôn giáo và công
tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên để thấy đƣợc có sự xung đột, mâu
thuẫn về lợi ích giữa giáo lý, giáo luật hay quan điểm của một số tôn giáo có
sự khác biệt hay độ “vênh” với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Ví nhƣ quan điểm cấm nạo phá thai hay sử dụng các phƣơng pháp nhân tạo để
ngừa thai là mắc phải tội giết ngƣời, vi phạm giới răn thứ năm của Công giáo,
mâu thuẫn với chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà
nƣớc ta. Hoặc quan điểm “hôn nhân bất khả phân ly”, chỉ chấp nhận ly thân
không đƣợc ly hôn của Công giáo đi ngƣợc lại với Luật hôn nhân và gia đình
của Nhà nƣớc ta. Hay quan điểm cấm hôn nhân đồng tính của Giáo hội Công
giáo đi ngƣợc lại với Luật hôn nhân và gia đình mới đƣợc Quốc hội thông qua
cho phép hôn nhân đồng tính. Quan điểm “không tham gia chính trị” của một
số tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam có mâu thuẫn gì với chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về khuyến khích các tôn giáo đồng hành
cùng dân tộc không. Hay việc đập bỏ bàn thờ gia tiên của đạo Tin lành, tổ
chức Dƣơng Văn Mình hay việc nhất thể hóa bát hƣơng của những ngƣời theo
22
tín ngƣỡng Hồ Chí Minh có mâu thuẫn gì với tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời
Việt, ngƣời Mông không?
Lý thuyết khoa học quản lý: Nội dung chủ yếu của lý thuyết này chỉ rõ chủ
thể quản lý tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới đối tƣợng quản lý, nhắm tới
mục tiêu làm cho đối tƣợng quản lý hoạt động (vận hành) phù hợp với ý chí của
chủ thể quản lý đã định ra từ trƣớc.
Vì vậy: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản
lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra từ trƣớc [Bùi Đức
Luận (chủ biên) Quản lý hoạt động tôn giáo - Cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr.8].
Từ cơ sở lý thuyết khoa học quản lý, quản lý hoạt động tín ngƣỡng, tôn
giáo đƣợc hiểu nhƣ sau:
Theo nghĩa rộng, QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là quá
trình sử dụng quyền lực nhà nƣớc (quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp) của các
cơ quan nhà nƣớc theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hƣớng
các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với luật
pháp, đạt đƣợc mục tiêu cụ thể trong quản lý.
Theo nghĩa hẹp, QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là quá
trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan
trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, ngoài ra có
các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản lý
nhƣ Bộ Nội vụ (BTGCP), Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi
trƣờng…) để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo
diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý theo nghĩa rộng là các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ
thống lập pháp (Quốc hội), các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp
(Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) và các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ
thống tƣ pháp (Tòa án nhân dân các cấp).
23
Chủ thể quản lý theo nghĩa hẹp là cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống
hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, ngoài ra có các cơ quan
nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Nội vụ
(BTGCP), Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng…).
Khách thể quản lý
Là hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc, tổ chức đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; chức
sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo; chức việc, ngƣời
thuộc tổ chức đƣợc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo (Ban Tôn
giáo Chính phủ - Trƣờng Nghiệp vụ công tác tôn giáo: Tập tài liệu Tôn giáo
và nghiệp vụ công tác tôn giáo, Hà Nội, 2017, tr.26-27-Bản vi tính).
Luật tín ngƣỡng, tôn giáo (2016), Điều 60. Nội dung QLNN về tín
ngƣỡng, tôn giáo quy định:
1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín
ngƣỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máy QLNN về tín ngƣỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngƣỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo.
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo.
Lý thuyết về khoa học quản lý, đặc biệt là QLNN đối với hoạt động tín
ngƣỡng, tôn giáo, và quy định tại Điều 60, Luật tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc
luận án sử dụng khi viết về chƣơng 3 và chƣơng 4.
Trên cơ sở khung lý thuyết luận án sử dụng trong nghiên cứu đƣợc đề
cập ở trên, nội dung cốt lõi của luận án đƣợc mô hình hóa qua sơ đồ dƣới đây:
24
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Tôn giáo: Theo từ điển tiếng Việt, tôn giáo đƣợc xác định 1) Hình thái
ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở niềm tin và sùng bái
những lực lƣợng siêu nhiên, cho rằng lực lƣợng siêu tự nhiên quyết định số
phận con ngƣời, con ngƣời phải phục tùng và tôn thờ, tôn giáo nảy sinh rất
sớm từ trong xã hội nguyên thủy. 2) Hệ thống những quan niệm tín ngƣỡng
ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN
Khung lý thuyết Nội dung
Thực thể tôn giáo
Đời sống tôn giáo
và đặc điểm tôn giáo ở
Thái Nguyên
Cấu trúc chức năng
Khoa học quản lý (quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động
tín ngƣỡng, tôn giáo)
Công tác quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động tôn giáo
ở Thái Nguyên
Lý thuyết xung đột
Đề xuất một số giải pháp,
khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản
lý nhà ƣớc đối với hoạt
động tôn giáo ở
Thái Nguyên hiện nay
25
hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái
ấy. Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài”
[231, tr239]. Theo Đặng Nghiêm Vạn, tôn giáo là một thực thể xã hội, bao
gồm có bốn yếu tố: niềm tin, nội dung, giáo lễ và cộng đồng: “có một niềm
tin, một nội dung (giáo lý, giáo luật), những nghi thức, những quy chế về tổ
chức, những kiêng cữ của nó”[226, tr.21]. Ông viết: “một tôn giáo nào cũng
bao gồm một hệ thống niềm tin, đƣợc hình thành do những tình cảm thông
qua những hành vi tôn giáo biểu hiện rất khác nhau,... đƣợc quy định bởi một
nội dung mang tính siêu thực (hay siêu nhiên), nhằm tập hợp những thành
viên thành một cộng đồng có tính xã hội” [227, tr.75-76]. Theo tác giả, một
cộng đồng tôn giáo bao giờ cũng có hai bộ phận: những ngƣời quản lý điều
hành theo thiết chế đƣợc định ra (tổ chức quản lý còn gọi là giáo hội) và
những tín đồ thƣờng [227, tr.131]. Theo Luật tín ngƣỡng, tôn giáo: “Tôn giáo
là niềm tin của con ngƣời tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao
gồm đối tƣợng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [70, tr.7].
Do tính đa dạng của tôn giáo nên hiện nay còn có nhiều quan niệm về
tôn giáo và tiêu chí xác định tôn giáo cũng rất khác nhau. Theo luận án, trên
phƣơng diện QLNN, tiêu chí xác định tôn giáo cụ thể phải đảm bảo bốn yếu
tố: 1) Giáo chủ (ngƣời sáng lập tôn giáo) hay đối tƣợng thờ cúng (niềm tin);
2) Giáo lý (tính thiêng), triết lý, mỗi tôn giáo có triết lý riêng; 3) Giáo luật
(luật lệ), lễ nghi (giáo lễ, nghi lễ) của tôn giáo, mỗi tôn giáo có luật lệ quy
định riêng và có nghi lễ riêng; 4) Giáo hội, tổ chức, thiết chế của tôn giáo,
mỗi tôn giáo có tổ chức riêng.
Hiện tƣợng tôn giáo mới: là thuật ngữ dùng để chỉ các hiện tƣợng tôn
giáo mới xuất hiện trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ
những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, còn ở Việt Nam là những hiện tƣợng
xuất hiện từ sau khi có chính sách đổi mới (1986) đến nay, nhƣ nhóm tâm linh
tín ngƣỡng Hồ Chí Minh, Long Hoa Di Lặc, Chân không, Con Rồng cháu
Tiên, Dƣơng Văn Mình, Thanh Hải Vô thƣợng sƣ, Pháp môn Diệu âm, Hội
26
thánh của Đức Chúa Trời Mẹ... ngoài ra còn có rất nhiều cách gọi khác nhau,
nhƣ đạo lạ, tạp giáo... Trong luận án tác giả gọi là hiện tƣợng tôn giáo mới.
Đời sống tôn giáo: là việc thực hành và biểu lộ đức tin tôn giáo thầm kín
hoặc công khai của mỗi tín đồ hay tập thể cộng đồng tôn giáo và mối quan hệ
giữa thể chế tôn giáo với cộng đồng tín hữu hoặc mối quan hệ giữa các thành
phần trong cộng đồng tôn giáo trong việc thể hiện đức tin tôn giáo của mình. Đời
sống tôn giáo bao hàm đời sống sinh hoạt tôn giáo và đời sống xã hội đƣợc dẫn
dắt bởi đức tin tôn giáo.
Thực thể tôn giáo: là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ hiện thực
tôn giáo tồn tại trong lịch sử đồng thời là một thiết chế và kết cấu của đời
sống xã hội, chịu sự tác động từ các mối quan hệ và tƣơng tác với các thiết
chế xã hội khác. Thực thể tôn giáo gồm có bốn yếu tố: niềm tin vào cái
thiêng; nội dung (giáo lý); việc thực hành gắn với niềm tin đó và cộng đồng
ngƣời có cùng niềm tin vào cái thiêng và có năm tính chất: tính lịch sử, tính
tập thể, tính vật thể, tính biểu tượng và tính kinh nghiệm, nhạy cảm, có nghĩa
là một thực thể tôn giáo, nhìn theo hệ thống luận là một tiểu hệ thống của tổng
thể xã hội [191, tr.8-9].
Tổ chức tôn giáo: là tổ chức của những ngƣời cùng chung một tôn
giáo có Hiến chƣơng, Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ mục đích đƣợc Nhà nƣớc phê
duyệt, có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định, có trụ sở
giao dịch của tổ chức, có tên gọi không trùng tên gọi của tổ chức tôn giáo đã
đƣợc Nhà nƣớc công nhận. Theo Luật tín ngƣỡng, tôn giáo: “Tổ chức tôn giáo
là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo đƣợc tổ
chức theo một cơ cấu nhất định đƣợc Nhà nƣớc công nhận nhằm thực hiện
các hoạt động tôn giáo” [70, tr.7].
Tín đồ: “là ngƣời tin, theo một tôn giáo và đƣợc tổ chức tôn giáo đó
thừa nhận” [70, tr.7]. Mỗi tôn giáo có cách gọi, tiêu chí và cách thức thừa
nhận tín đồ riêng của mình.
27
Chức sắc tôn giáo: “là tín đồ đƣợc tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc
suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức” [70, tr.7].
Chức việc: “là ngƣời đƣợc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc, tổ chức đƣợc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm,
bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức” [70, tr.7].
Quản lý: là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản
lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá
nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.
QLNN: là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nƣớc (lập
pháp, hành pháp và tƣ pháp) để thực thi quyền lực Nhà nƣớc thông qua các
văn bản quy phạm pháp luật.
Quản lý hành chính nhà nƣớc: là việc tổ chức thực thi quyền hành
pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật và
theo pháp luật.
QLNN đối với hoạt động tôn giáo, gọi tắt là QLNN về tôn giáo: là
quá trình dùng quyền lực nhà nƣớc (quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp) của
các cơ quan nhà nƣớc theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh,
hƣớng dẫn HĐTG của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật
đạt đƣợc mục tiêu hoạt động của chủ thể. Do đó, QLNN về tôn giáo là hoạt
động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân,
hƣớng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhà nƣớc quy định
bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa
công dân, các tổ chức xã hội trƣớc pháp luật, hình thành khung pháp lý làm
cơ sở để các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Chủ thể QLNN về tôn giáo ở Việt Nam: theo Hiến pháp năm 2013, ở
Việt Nam có các loại cơ quan nhà nƣớc sau đây: 1) Các cơ quan quyền lực nhà
nƣớc (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, Hội đồng nhân dân
(HĐND) các cấp là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng); 2) Các cơ quan
28
hành chính nhà nƣớc gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp
xã)…; 3) Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao,
các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tƣơng đƣơng); 4) Các cơ quan kiểm
sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện). Chủ tịch nƣớc là một chức vụ nhà nƣớc, một
cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất của quyền lực, có những hoạt động
thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nên không xếp vào bất kỳ
một loại cơ quan nào…
Theo nghĩa hẹp, chủ thể quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo
bao gồm các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ,
UBND các cấp ngoài ra có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà
nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Nội vụ (BTGCP), Bộ Công an, Bộ Xây
dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng…
Khách thể quản lý tôn giáo: là các tổ chức tôn giáo, chức sắc, ngƣời
tu hành, chức việc, tín đồ tôn giáo với những hoạt động tôn giáo cụ thể thuộc
phạm vi quản lý điều chỉnh của pháp luật.
Chính sách tôn giáo: là thuật ngữ để chỉ cơ sở cho QLNN về tôn giáo.
Ở Việt Nam hiện nay, chính sách tôn giáo đƣợc thể hiện ở chủ trƣơng, đƣờng
lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc đối với công tác tôn giáo và
QLNN về tôn giáo.
1.4. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - TỈNH THÁI NGUYÊN
1.4.1. Địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
1.4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, trung tâm chính trị, kinh tế của
khu Việt Bắc nói riêng, vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung; là cửa
ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội, đầu mối giao thông giữa vùng trung du miền núi
phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây
29
giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên: 3.562,82 km2
.
Thái Nguyên đƣợc tái lập ngày 01/01/1997, có 09 đơn vị hành chính, gồm 2
thành phố: Thái Nguyên và Sông Công; thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình,
Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng; có 180 xã, phƣờng, thị
trấn (gồm có 30 phƣờng, 10 thị trấn và 140 xã, với 3.032 thôn, bản, tổ dân
phố), trong đó có 4 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, 124 xã, thị trấn
miền núi, vùng cao với 1.985 thôn, bản có ngƣời DTTS, dân số hơn 660 nghìn
ngƣời (chiếm 59% dân số trong toàn tỉnh). Đồng bào DTTS có trên 339 nghìn
ngƣời (chiếm 27% dân số), định cƣ ở ba khu vực: 35 xã, thị trấn thuộc khu
vực I; 41 xã, thị trấn thuộc khu vực II và 48 xã thuộc khu vực III [5, tr.1].
Có địa hình khá phức tạp so với các tỉnh miền núi, trung du khác, điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Tài nguyên khoáng sản
phong phú về chủng loại, có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp luyện kim,
khai khoáng. Thái Nguyên có trữ lƣợng than lớn thứ hai của cả nƣớc, kim loại
màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân; khoáng sản vật
liệu xây dựng có trữ lƣợng lớn cho phát triển ngành vật liệu xây dựng.
Hạ tầng cơ sở nhƣ hệ thống đƣờng giao thông (đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng sông), điện nƣớc, bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin phát
triển khá toàn diện và thuận lợi. Nhiều công trình dự án đƣợc xây dựng, nhƣ
Dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung; Dự án xây dựng cấp bách hệ thống
chống lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hai bờ sông Cầu, thành phố Thái
Nguyên; Dự án xây dựng trung tâm thƣơng mại Vincom; Dự án Nghĩa trang
An Lạc viên,... đã tạo điều kiện cho Thái Nguyên có bƣớc đột phá trong phát
triển kinh tế - xã hội trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, nghệ
thuật để phát triển kinh tế du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn,
nhƣ Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng; các di tích lịch sử cách mạng nhƣ An
30
toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh, di tích khảo cổ học thời đồ
đá cũ ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra còn nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật chùa
chiền, đình đền, nhƣ khu Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, đền Đuổm,
chùa Hang, chùa Phủ Liễu, đền Xƣơng Rồng, đền Đội Cấn. Chính quyền tỉnh
đang triển khai xây dựng quy hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng, suối
Mỏ Gà, hồ Suối Lạnh; khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc tại khu vực
Đền Gàn, thuộc xóm 10, xã Vạn Thọ (Đại Từ).
Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đứng thứ ba trong cả nƣớc, chỉ
sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với 7 trƣờng đại học, 11 trƣờng cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo
đƣợc khoảng 100 nghìn lao động.
1.4.1.2. Kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, kinh tế của Thái Nguyên có bƣớc phát triển
khá toàn diện trên các lĩnh vực, đã làm tăng tiềm lực của kinh tế của tỉnh. Tốc
độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt khoảng 13,1%; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. GDP bình
quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 68 triệu đồng; thu ngân sách nhà nƣớc đạt
12.643 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 23,563 tỷ USD; hạ tầng kinh tế - xã hội ở
nông thôn đƣợc cải thiện đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo còn 9% giảm 2,21% so với
năm 2016. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục nâng cao dân trí, y tế chăm sóc
sức khỏe cho ngƣời dân có nhiều chuyển biến tích cực; trật tự an toàn xã hội
đƣợc đảm bảo; an ninh chính trị đƣợc giữ vững; công tác xây dựng Đảng,
củng cố chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng đƣợc chú trọng.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, Thái Nguyên cũng có nhiều khó
khăn, thách thức nhƣ: các tệ nạn xã hội, thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả
đầu tƣ ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm tăng lên, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức cạnh tranh. Đời sống của một
bộ phận đồng bào dân tộc còn khó khăn, nhất là đồng bào các DTTS...
31
1.4.2. Dân tộc
1.4.2.1. Tộc người và cư dân
Thái Nguyên có 45 dân tộc sinh sống, dân số toàn tỉnh có gần 1,2 triệu
ngƣời. Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS Việt Nam
01/7/2015, tỉnh Thái Nguyên có 339.036 ngƣời DTTS chiếm 28% dân số toàn
tỉnh (tăng 1% so với năm 2009). Trong đó 8 dân tộc có dân số đông, gồm dân
tộc Tày 123.197 ngƣời (chiếm 10,95%), Nùng 63.816 ngƣời (chiếm 5,03%),
Sán Dìu 44.134 ngƣời (chiếm 3,49%), Sán Chay 32.483 ngƣời (chiếm
2,74%), Dao 25.360 ngƣời (chiếm 2,00%), Mông 7.230 ngƣời (chiếm 0,48%),
Hoa 2.064 ngƣời, Mƣờng 1.687 ngƣời, Thái 928 ngƣời, Ngái 495 ngƣời, Giáy
110 ngƣời. Còn lại là các DTTS khác đang sinh sống trên địa bàn tỉnh [5, tr.1-
2; 179, tr.20]. Đồng bào các DTTS sinh sống tập trung chủ yếu ở 5 huyện
miền núi, vùng cao là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Đại Từ.
Toàn tỉnh 124 xã miền núi, vùng cao với 1985 xóm, bản ngƣời DTTS, nhiều
thôn, bản cƣ dân DTTS sống xen kẽ với dân tộc Kinh. Điều đó tạo điều kiện
thuận lợi để tăng cƣờng quan hệ hiểu biết lẫn nhau trong lao động sản xuất,
giao lƣu kinh tế, văn hóa xã hội giữa các dân tộc. Tuy vậy, cũng có nhiều
xóm, bản chỉ có một dân tộc cƣ trú nhƣ dân tộc Tày có: 267 xóm; Sán Chay:
64 xóm, bản; Nùng: 42 xóm, bản; Mông: 13 xóm, bản; Sán Dìu: 56 xóm, bản;
Dao: 57 xóm, bản [179, tr.23]. Trải qua các thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đồng bào các DTTS ở tỉnh Thái Nguyên luôn giữ vững một lòng đi theo
Đảng và cách mạng, phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù lao động sản
xuất, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn và phát triển
bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực hiện các chƣơng trình chính sách dân tộc và chính sách xây dựng
nông thôn mới, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng đồng
bào DTTS từng bƣớc đƣợc quan tâm đầu tƣ, hoàn thiện. Đến nay, toàn tỉnh có
100% có đƣờng ô tô đến trung tâm và 97,3% xóm, bản có mạng lƣới điện
32
quốc gia. Đến đầu năm 2017, số hộ nghèo ở 124 xã dân tộc miền núi là
31.118/191.596 hộ, chiếm 16,24%, giảm 2,98% so với năm 2016, giảm nhanh
hơn mức nghèo bình quân toàn tỉnh là 0,79%; số hộ cận nghèo là
29.936/191.596 hộ, chiếm 12,49%, giảm 0,06% so với năm 2016 [5, tr.2].
Tuy nhiên, do điều kiện thiếu vốn, thiếu giống và tƣ liệu sản xuất, trình
độ canh tác lạc hậu nên năng suất (lƣơng thực) còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn
khá cao, trình độ dân trí thấp. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng (đài, báo)
cũng còn hạn chế trong việc phổ biến, tuyên truyền, hƣớng dẫn kỹ thuật làm
ăn, canh tác... đến với đồng bào. Một số dân tộc nhƣ ngƣời Mông, ngƣời Dao
mới di cƣ từ nơi khác đến. Một số dân tộc còn có tập quán du canh, du cƣ, cuộc
sống chƣa ổn định. Vì vậy, chất lƣợng cuộc sống (vật chất, tinh thần) của
đồng bào các DTTS còn rất thấp so với đồng bào Kinh. Đồng bào các DTTS
ở Thái Nguyên có một số nét tâm lý đặc trƣng chung nhƣ: dễ tin, dễ ngờ; ghét
những thói hƣ tật xấu, sự phản bội; tự ty dân tộc, dễ tự ái, không tin vào sự
hứa hẹn suông mà chỉ tin vào những việc làm, hành động cụ thể...
1.4.2.2. Văn hóa các tộc người thiểu số ở Thái Nguyên
Do có vị trí thuận lợi, ở trung tâm của khu vực miền núi và trung du
phía Bắc, là cửa ngõ nối liền với vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ, nên Thái
Nguyên vừa là cái nôi, điểm hội tụ nền văn hóa đặc sắc của các DTTS trong
vùng, vừa là nơi giao lƣu, hội nhập với nền văn hóa của ngƣời Việt (Kinh)
vùng đồng bằng tạo nên một nền văn hóa phong phú đa dạng và đậm đà bản
sắc dân tộc. Điều này đƣợc thể hiện qua văn học dân gian truyền miệng, ca
dao, dân ca và các lễ hội truyền thống của các dân tộc Thái Nguyên. Mỗi dân
tộc có một nền văn hóa dân gian đa dạng, phong phú mang sắc thái riêng nhƣ
truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, nhất là kho tàng ca dao, dân ca
của các dân tộc với những làn điệu nhƣ hát Gầu Plềnh (hát giao duyên), Gầu
Xống (hát cƣới xin), Gầu Tú Ở (hát cúng ma) của ngƣời Mông ở Đồng Hỷ;
hát lƣợn của ngƣời Tày, Nùng ở Định Hóa, Võ Nhai…
33
Các DTTS ở Thái Nguyên đều có tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống đa
thần theo quan niệm vạn vật hữu linh, liên quan đến gia đình, dòng họ, cộng
đồng, đến nghi lễ vòng đời ngƣời và lễ thức nông nghiệp. Trong đó nổi bật nhất
là tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, thần bản, làng và các hình thức
tôn giáo sơ khai. Tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống của các DTTS ở Thái
Nguyên thƣờng gắn với lễ hội dân gian. Ngoài các loại hình tôn giáo sơ khai
nhƣ tôtem giáo, bái vật giáo, saman giáo, ma thuật giáo, một số dân tộc chịu
ảnh hƣởng của Đạo giáo, Phật giáo, Công giáo, Tin lành. Trong những thập
niên gần đây, tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống của các DTTS ở Thái Nguyên
lâm vào khủng hoảng, duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, nặng nề và đứng trƣớc
thách thức lớn của nền kinh tế thị trƣờng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là
một trong những nguyên nhân làm cho một bộ phận ngƣời DTTS, nhất là
ngƣời Mông, ngƣời Dao từ bỏ tín ngƣỡng truyền thống gia nhập đạo Tin lành.
Lễ hội truyền thống của các dân tộc cũng là nét văn hóa mang tính bản
địa rõ rệt nhƣ lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Then, các hội đền hàng
năm nhƣ hội đền Đuổm, hội chùa Hang… Trong lễ hội luôn có cả những hoạt
động văn hóa thể thao dân tộc nhƣ tung còn (Tày, Nùng), đánh đu, đánh vật,
chọi gà, đánh cờ của ngƣời Việt (Kinh), đánh quay, trồng cây chuối của ngƣời
Cao Lan - Sán Chỉ, múa sƣ tử của ngƣời Hoa… làm rộn rã tƣng bừng không
khí ngày hội. Hƣởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới”, đồng bào các DTTS đã tích cực giữ gìn, phát huy các phong tục tập
quán tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; xóa bỏ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê
tín dị đoan, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới xin, tang ma và lễ hội.
Trong các tộc ngƣời thiểu số ở Thái Nguyên, dân tộc Mông, Dao có số
lƣợng đông và cũng là những tộc ngƣời có sự chuyển đổi mạnh mẽ về tín
ngƣỡng, tôn giáo trong nhiều thập kỷ trở lại đây, đó là họ từ bỏ tín ngƣỡng,
tôn giáo truyền thống theo tôn giáo mới: Tin Lành. Sự chuyển đổi tôn giáo
34
của một bộ phận ngƣời Mông, Dao không chỉ làm biến đổi đời sống tôn giáo
ở Thái Nguyên mà còn có tác động không nhỏ tới nhiều lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội và môi trƣờng sinh thái trên địa bàn tỉnh, đặt ra nhiều vấn đề với
cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo. Do vậy, trong những tộc
ngƣời thiểu số ở Thái Nguyên, luận án chú trọng nghiên cứu, phát hiện những
vấn đề liên quan đến ngƣời Mông, Dao.
* Dân tộc Mông: là dân tộc có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cƣ đến
Việt Nam và sinh sống chủ yếu trên các đỉnh núi cao của các tỉnh biên giới
phía Bắc từ rất lâu đời. Nhất là sau khi chiến tranh biên giới phía Bắc, ngƣời
Mông di cƣ sâu vào nội địa, định cƣ ở Thái Nguyên khiến dân số ngƣời Mông
ở tỉnh tăng nhanh. Năm 1979, ở Thái Nguyên mới có 644 ngƣời Mông, nhƣng
10 năm sau, đã tăng lên tới 2.264 ngƣời (năm 1989); số ngƣời Mông tăng lên
gấp hơn hai lần vào năm 1999, với 4.831 ngƣời và hiện nay có 7.230 ngƣời
tăng 49,65%. Cƣ trú ở 35 xóm, bản (13 xóm, bản bộ cƣ dân là tộc ngƣời
Mông và 22 xóm bản xen kẽ với các dân tộc khác), thuộc 20 xã của 4 huyện
Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa. Ngƣời Mông ở Thái Nguyên chủ
yếu thuộc ngành Mông Trắng có nguồn gốc từ tỉnh Cao Bằng, ngoài ra, có
trên 100 ngƣời thuộc ngành Mông Đen có nguồn gốc từ Lạng Sơn di cƣ đến
từ năm 1930, cƣ trú lẻ tẻ tại huyện Định Hóa [5, tr.2; 179, tr.20].
Ngƣời Mông thƣờng cƣ trú ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao,
đèo núi hiểm trở, đƣờng xá đi lại, đời sống khó khăn. Đa số họ làm nƣơng rẫy
trồng ngô, chỉ có một số rất ít làm ruộng canh tác lúa nƣớc. Do thiếu đất canh
tác và trình độ thâm canh lạc hậu nên tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm khá cao (trên
40% số hộ) và tỷ lệ thiếu ăn vẫn còn (10% số hộ). Ngƣời Mông có một nền
văn hóa truyền thống đa dạng, đặc sắc và độc đáo. Họ có một niềm tin “sắt
đá”, đã tin thì khó bỏ với một tâm thức dân tộc theo “cái lý của ngƣời Mông”.
Tuy nhiên hiện nay nền văn hóa và thiết chế xã hội truyền thống của họ đang
phải đối mặt với những thách thức mới.
35
Ngƣời Mông có tín ngƣỡng, tôn giáo đa thần, với nhiều hình thức khác
nhau nhƣ thờ cúng tổ tiên, saman giáo, ma thuật và thờ nhiều vị thần.
Thờ cúng tổ tiên. Tín ngƣỡng này có vị trí đặc biệt quan trọng trong
việc tạo dựng và bảo lƣu văn hóa cội nguồn của ngƣời Mông. Đối với ngƣời
Mông, thờ cúng tổ tiên không chỉ thể hiện lòng biết ơn với ngƣời đã khuất
hay việc bắt buộc theo tục lệ tang ma, mà còn là sự cầu mong, sự tạ lỗi, xin
tha thứ... trƣớc tổ tiên. Nơi thờ tổ tiên của ngƣời Mông ở vách tƣờng gian giữa
của ngôi nhà (không gian thiêng - gian dành cho các hoạt động tín ngƣỡng, tôn
giáo). Bàn thờ tổ tiên (Cungv Pox Ziês - nghĩa là chỗ nghỉ chân của tổ tiên),
đƣợc làm rất đơn giản chỉ là tờ giấy bản màu đỏ cắm ống hƣơng của các cụ tổ,
dán ở vách gian chính đối diện với cửa ra vào chính. Một số vùng hay một số
dòng họ (họ Vũ, họ Lầu, họ Và,...), có bàn thờ riêng bằng gỗ. Trên bàn thờ,
ngoài mảnh giấy bản, còn có ba ống hoặc bát hƣơng. Nơi đặt bàn thờ là không
gian thiêng và chỉ có đàn ông mới đƣợc đến gần. Ngƣời Mông thực hiện nghi lễ
thờ cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết, năm mới, lễ cƣới xin, tang ma và một số dịp
khác (lễ cơm mới, lễ đặt tên trẻ sơ sinh, lễ trƣởng thành, lễ gọi vía, lễ thả hồn)
[132, tr.91-101; 227, tr.288]. Thờ cúng tổ tiên vẫn là tín ngƣỡng giữ vị trí cực kỳ
quan trọng của ngƣời Mông, nhƣng hiện nay do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan, hầu hết ngƣời Mông ở Thái Nguyên đã từ bỏ tín ngƣỡng này để gia
nhập đạo Tin lành hoặc tổ chức Dƣơng Văn Mình.
Thờ cúng thần nhà, thần cửa. Các gia đình ngƣời Mông đều thờ thần nhà
với quan niệm đó là vị thần thiêng liêng quản lý mọi công việc trong nhà, biểu
tƣợng của sự no đủ, giàu sang. Chỗ thờ thần đặt ngay sát vị trí nơi thờ tổ tiên.
Việc cúng thần đƣợc tiến hành cùng với các dịp cúng lễ tổ tiên nhằm kính cáo
thần và cầu xin thần phù hộ. Bên cạnh thần nhà, ngƣời Mông còn thờ thần cửa vì
theo quan niệm của họ, vị thần này có vai trò quan trọng để bảo vệ con ngƣời và
tài sản, tránh sự xâm nhập của cái ác, cái xấu. Ngƣời Mông cho rằng, thần cửa là
con gà trống và đƣợc thờ cúng cùng với dịp thờ cúng tổ tiên, thần nhà.
36
Tín ngưỡng liên quan đến dòng họ. Ngƣời Mông quan niệm dòng họ là
những ngƣời cùng tổ tiên, cùng huyết thống (dòng máu), nhƣng không hoàn
toàn chỉ là những ngƣời cùng tên họ, mà còn bao gồm các thành viên có “tín
hiệu” chung thể hiện trong tôn giáo của họ là “cùng ma”. Cùng ma có nghĩa là
phải giống nhau trong việc cúng “ma bò”, “ma lợn”, “ma cửa” và trong cách
hƣớng mộ và cách thức chôn cất ngƣời chết. Đây là đặc trƣng vô cùng quan
trọng để xác định, nhận diện dòng họ của ngƣời Mông. Trong tang lễ, từ việc
cúng lễ chỉ đƣờng đến các bƣớc nhƣ lễ treo trống tang, lễ đuổi giặc Hán, lễ
viếng, lễ đƣa ngƣời chết ra bãi, lễ chôn cất ngƣời chết của ngƣời Mông giống
nhau, nhƣng việc đặt hƣớng và cách chôn cất ngƣời chết có sự khác nhau.
Đây chính là “tín hiệu” để nhận ra dòng họ của ngƣời Mông. Trong nghi lễ
cúng “ma bò” (cúng cảm ơn cha mẹ sau ba năm mất hay cúng đoạn tang hoặc
cúng bỏ mả), “ma lợn”, “ma cửa” sự khác nhau giữa các dòng họ thể hiện ở
số bát hay phần thịt và cách sắp xếp các phần thịt dâng cúng ra sao. Ngoài ra,
các dòng họ của ngƣời Mông còn có tục kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tô tem
giáo nhƣ họ Giàng kiêng không ăn hay không dùng quả tim của các con vật
để cúng tế; họ Ly không dùng lá lách của mọi con vật để cúng tế; họ Lâu
không bắt hay ăn thịt con chim xanh; họ Vàng lại kiêng ăn những quả có vị
chua nhƣ mận, mơ, muỗm, xoài cùng trong bữa cơm. Các dòng họ của ngƣời
Mông còn có nghi lễ “đuổi tà ma” hay nghi lễ “xua đuổi những cái xấu” cho
tất cả các thành viên trong dòng họ. Mỗi dòng họ tổ chức vào một ngày nhất
định trong năm theo âm lịch. Họ Mùa tổ chức vào ngày 20 tháng 9; họ
Chang ngày 17 tháng 9; họ Giàng ngày 29 tháng 9; họ Vàng ngày 7 tháng
9,...[132, tr.107-132]. Các nghi lễ liên quan đến dòng họ có vai trò quan
trọng trong việc cố kết cộng đồng dòng họ, tạo dựng nền tảng văn hóa của
ngƣời Mông, song nó cũng rất phức tạp, rắc rối, tiêu tốn nhiều thời gian, công
sức và tiền bạc trở thành hủ tục nặng nề.
Saman giáo là loại hình tôn giáo có vai trò, vị trí rất quan trọng trong
đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Mông. Theo ngƣời Mông, có 3 loại
37
thầy Saman: 1) do tự học hỏi mà thành; 2) là ngƣời “không bình thƣờng” theo
thầy mà thành và 3) ngƣời tự dƣng biết lên đồng trở thành thầy Saman. Khi
gia đình ngƣời Mông gặp tai ƣơng, bệnh tật, họ thƣờng tìm thầy Saman để
làm lễ cúng giải. Bàn thờ của thầy Saman là một hộp gỗ hình chữ nhật, đặt
bên phải nơi thờ cúng tổ tiên. Trong bàn thờ có bát hƣơng và bộ đồ nghề gồm
một thanh la nhỏ bằng đồng, một đôi nhạc ngựa bằng đồng, một vòng lắc
bằng sắt và quan trọng nhất là cặp sừng trâu. Phía trên bàn thờ là “chiếc cầu
mây” buộc ngang dƣới mái nhà (phƣơng tiện nối bàn thờ của thầy Saman với
thế giới bên kia). Ngày nay, vai trò của Saman giáo và thầy Saman đang bị
suy giảm trong cộng đồng ngƣời Mông.
Tóm lại, tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống của ngƣời Mông có rất nhiều
lễ nghi gắn với vòng đời ngƣời nhƣ ma chay, cƣới xin, lễ đặt tên con trẻ, đặt tên
đệm đàn ông trƣởng thành, lễ gọi vía, lễ thả hồn, lễ ma khô… Nhiều tập tục
trong ma chay, cƣới xin đã lạc hậu, phiền phức, ràng buộc nặng nề đối với ngƣời
Mông, nhất là các lễ nghi cúng theo phong tục nhƣ: cúng ma khô, ma tƣơi, ma
lợn, ma cửa, ma nhà… Trong khi đó, nền kinh tế chủ yếu dựa vào thiên nhiên,
thu nhập thấp, bấp bênh, càng làm cho đời sống của ngƣời Mông thƣờng xuyên
không ổn định, không vƣơn kịp các dân tộc khác. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho ngƣời Mông dễ tiếp nhận và gia nhập đạo Tin lành.
* Dân tộc Dao: cũng giống nhƣ dân tộc Mông, ngƣời Dao có nguồn
gốc từ Trung Quốc di cƣ đến các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó
có Thái Nguyên sinh sống từ lâu đời. Ở Thái Nguyên, dân tộc Dao có 25.360
ngƣời, cƣ trú ở tại 172 xóm, bản thuộc (57 xóm, bản toàn bộ cƣ dân là ngƣời
Dao), 69 xã, thị trấn của các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phú
Lƣơng, Phổ Yên, Phú Bình. Ngƣời Dao ở Thái Nguyên gồm 3 nhóm địa
phƣơng: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Tuy thuộc 3 nhóm khác
nhau nhƣng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phƣơng ngữ
Kiềm Miền. Ngƣời Dao ở Thái Nguyên có các dòng họ lớn nhƣ họ Bàn, họ
Đặng, họ Triệu, họ Dƣơng, họ Lý…[5, tr.2; 179, tr.465].
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
Man_Ebook
 

Mais procurados (20)

LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáoLuận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấpLuận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
 
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh HoáLuận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
 
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế   xã hội tr...
ĐạO tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tr...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâmLuận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
 
Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng ĐB sông Hồng - Gửi miễn phí...
Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng ĐB sông Hồng - Gửi miễn phí...Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng ĐB sông Hồng - Gửi miễn phí...
Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng ĐB sông Hồng - Gửi miễn phí...
 
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAYLuận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
 
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAYLuận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOTĐánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
Đánh giá công chức các cơ quan thuộc UBND quận Bình Tân, HOT
 

Semelhante a Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên

TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁOTS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Bùi Quang Xuân
 

Semelhante a Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên (20)

Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYLUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
 
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCMLuận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCM
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
 
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
 
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáoLịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁOTS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
TS. BÙI QUANG XUÂN. HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ TRONG LĨNH VỰC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAYLuận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HAY
 
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOTĐề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
Đề tài: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, HOT
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công anCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MẠNH ANH ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MẠNH ANH ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Ngành: Tôn giáo học Mã số: 9.22.90.09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Quốc Tuấn 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc HÀ NỘI, 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chƣa công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Mạnh Anh
  • 4. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 7 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu.................................................................18 1.3. Một số khái niệm sử dụng trong luận án..............................................24 1.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu - tỉnh Thái Nguyên ...................................28 Chƣơng 2: ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN...................................................................41 2.1. Diện mạo đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên........................................41 2.2. Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên ........................................77 Chƣơng 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...................................................................................................84 3.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay.................................................................................84 3.2. Một số hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với công tác QLNN về hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên ............................................117 Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY.................125 4.1. Dự báo tình hình tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..........................................................................125 4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay....................................127 4.3. Một số khuyến nghị............................................................................141 KẾT LUẬN..................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .........................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................152
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội DTTS Dân tộc thiểu số GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam HĐND Hội đồng nhân dân HĐTG Hoạt động tôn giáo NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nƣớc UBĐKCG Ủy ban Đoàn kết Công giáo UBMTTQ Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là hiện tƣợng xã hội, một bộ phận của văn hóa gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tôn giáo ở Việt Nam đang có xu hƣớng phát triển mạnh. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn này, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách mới đối với tôn giáo và công tác quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Năm 2003, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ bảy (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo và nhiều chỉ thị, kết luận khác liên quan đến tôn giáo và công tác tôn giáo. Các quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng thể hiện qua các văn bản nêu trên đã sớm đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ Hiến pháp năm 2013, Luật tín ngƣỡng, tôn giáo, cùng Nghị định thực hiện. Ở địa phƣơng, các cấp ủy, chính quyền tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc để phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, giải quyết tốt các nhu cầu chính đáng về sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo cho mọi ngƣời; tạo điều kiện cho giáo hội, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật. Chính sách đổi mới công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc đã làm cho đại bộ phận chức sắc, chức việc nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tin tƣởng, yên tâm hành đạo, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc (QLNN) đối với hoạt động tôn giáo (HĐTG) cũng còn nhiều hạn chế, cần đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhƣ: vấn đề xã hội hóa y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo; quản lý tài sản, đất đai tôn giáo, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự của các tôn giáo; phong chức và quản lý các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo; công
  • 7. 2 nhận các tổ chức tôn giáo; một số hiện tƣợng tôn giáo mới chƣa đƣợc công nhận nhƣng vẫn hoạt động trái quy định pháp luật. Một số cá nhân chƣa tuân thủ pháp luật, lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bên cạnh đó một số lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan hay trục lợi cá nhân. Thực tế này đòi hỏi cả trên phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và thực thi công tác QLNN đối với hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo một cách có hiệu quả nhất. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, có nhiều DTTS, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng trung du và miền núi phía Bắc, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Về đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng, toàn tỉnh có 3 tôn giáo là Phật giáo, Công giáo, Tin lành với 120 nghìn tín đồ và một số hiện tƣợng tôn giáo mới. Trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc, đời sống sinh hoạt tôn giáo ở Thái Nguyên đang có chiều hƣớng phục hồi và phát triển. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, công tác QLNN đối với HĐTG ở địa phƣơng đã và đang có nhiều thay đổi cho phù hợp. Các cấp chính quyền của tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ cho vùng đồng bào có đạo, vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, các cấp chính quyền còn quan tâm, chú trọng tới công tác quản lý về đất đai của các cơ sở thờ tự tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cƣờng công tác quản lý về dân tộc, tôn giáo, để ngăn chặn các tổ chức truyền đạo trái pháp luật. Tuy nhiên, công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều bất cập. Một số cán bộ nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo còn hạn chế nên tham mƣu cho cấp ủy chƣa kịp thời, dẫn tới sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong vùng đồng bào có đạo chƣa thực sự đồng bộ, hiện tƣợng sử dụng đất, xây sửa, cơi nới cơ sở thờ tự, chuyển nơi sinh hoạt tôn giáo, chia,
  • 8. 3 tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc, sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm nhóm chƣa đúng quy định của pháp luật vẫn diễn ra, khiếu kiện tranh chấp đất đai tôn giáo đã xẩy ra nhƣ vụ việc nhà thờ xứ Thái Nguyên... Đó là những vấn đề cần đƣợc nghiên cứu làm rõ thực trạng và nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Từ các lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn vấn đề “Đời sống tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay” cho luận án Tiến sĩ Tôn giáo học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ thực trạng đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với HĐTG ở địa phƣơng trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án có một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ quá trình hình thành và đặc điểm của đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên. - Làm rõ công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo tác động đến đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay - những vấn đề đặt ra. - Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về đời sống tôn giáo (tập trung vào một số vấn đề cơ bản là cộng đồng tôn giáo, niềm tin tôn giáo, thực hành niềm tin tôn giáo) và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.
  • 9. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: nghiên cứu về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian: nghiên cứu đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG từ khi có đƣờng lối đổi mới về công tác tôn giáo (Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị), nhất là từ khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời (2004) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta về tôn giáo và công tác tôn giáo. Ngoài ra, NCS kế thừa thành tựu lý luận, kết quả nghiên cứu, các công trình có liên quan của những ngƣời đi trƣớc gắn với việc xem xét thực tiễn đời sống tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đối sánh để có cái nhìn khách quan về thực trạng, gợi mở chính sách liên quan đến đời sống tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của tôn giáo học, nghiên cứu liên ngành, nhƣ khoa học QLNN, sử học, xã hội học, chính trị học, luật học, trong đó chú trọng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phân loại và hệ thống hóa): Đây là phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng nhất để thực hiện luận án. Với phƣơng pháp này, luận án có thể khai thác đƣợc nguồn tài liệu phong phú ở từ phía các tôn giáo và Nhà nƣớc về những vấn đề liên quan đến luận án. Phân loại là sắp xếp các tài liệu một cách khoa học theo từng mặt, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hƣớng phát triển của đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức
  • 10. 5 thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết để hiểu biết về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm khai thác nguồn tƣ liệu thành văn, khảo cứu quá trình hình thành, phát triển cũng nhƣ thực trạng của đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp quan sát tham dự là phƣơng pháp dùng tri giác trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống để thu thập thông tin về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Phƣơng pháp điều tra là phƣơng pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, tọa đàm, phỏng vấn, trao đổi với chức sắc, chức việc và cán bộ làm công tác tôn giáo tại địa phƣơng để thu thập thông tin nhằm củng cố cho những nhận định, đánh giá về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Phƣơng pháp phân tích tổng kết thực tiễn là phƣơng pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo thành một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, sâu sắc hơn về đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Từ việc phân tích đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay có thể rút ra đặc điểm cơ bản của đời sống tôn giáo liên quan đến công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Từ việc phân tích thực trạng công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay, có thể tổng hợp và rút ra những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận án nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao, có sức thuyết phục trong nghiên cứu vấn đề. Phương pháp lịch sử: Là phƣơng pháp hồi cố, kết hợp giữa lịch đại và đồng đại đi tìm nguồn gốc phát sinh, phát triển của đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tƣợng.
  • 11. 6 Phương pháp so sánh: Việc sử dụng phƣơng pháp này giúp cho luận án có thể tiến hành đối chiếu, so sánh đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên, từ đó rút ra những vấn đề nảy sinh và khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống, tƣơng đối toàn diện đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng (thành tựu, hạn chế) công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên từ năm 1990 đến nay, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với HĐTG ở địa phƣơng trong thời gian tới. Từ góc nhìn Tôn giáo học, cung cấp thêm những bằng chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Thái Nguyên, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của địa phƣơng. 6. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về đời sống tôn giáo và hoàn thiện lý luận về công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên và cả nƣớc. Ý nghĩa thực tiễn: - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy Tôn giáo học. - Làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những ngƣời làm công tác tôn giáo các cấp của tỉnh Thái Nguyên. - Cung cấp thêm những luận điểm khoa học có tính hệ thống về quản lý tôn giáo, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 7. Kết cấu nội dung luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận án chia làm 4 chƣơng, 11 tiết.
  • 12. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Thái Nguyên Trong những thập kỷ gần đây, việc nghiên cứu tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo và đời sống tôn giáo đã đƣợc công bố, tiêu biểu nhƣ: Cuốn Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay (1998) do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, đã phác họa đời sống tôn giáo của nƣớc ta trong những thập niên 1990 từ góc độ tiếp cận lý luận cho đến thực tiễn. Với bài viết Một số vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “Có thể đƣa ra một định nghĩa về tôn giáo một cách khái quát tất cả những hiện tƣợng tôn giáo đã có. Đó là một bộ phận văn hóa tinh thần mà con ngƣời cảm nhận những điều của thế giới vô hình rút ra từ xã hội và tự nhiên mà họ đƣơng sống, tác động hƣ ảo vào sinh hoạt đời thƣờng và “cuộc sống thế giới bên kia”, theo cách suy nghĩ của nền văn hóa đang chi phối họ” [226, tr.15-15]. Trên cơ sở này, tác giả đã khái quát một số đặc điểm tình hình tôn giáo, tín ngƣỡng của nƣớc ta, nhƣ: 1. Tuyệt đại bộ phận ngƣời Việt Nam có nhu cầu tôn giáo; 2. Hệ thống tôn giáo chính của ngƣời Việt Nam là thờ những ngƣời đã khuất có công với nƣớc, với làng, với gia đình, dòng họ; 3. Việt Nam là nƣớc đa tôn giáo;... Công trình đã chỉ ra những vấn đề lý luận để tác giả của luận án nghiên cứu về đời sống tôn giáo và đặc điểm của đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên. Trong cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (2002) của Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: Khái niệm tôn giáo, sự khác biệt giữa tín ngƣỡng và tôn giáo; xu hƣớng biến đổi của tôn giáo và tình
  • 13. 8 hình tôn giáo ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX. Theo đó, tác giả nêu mô hình thực thể tôn giáo với bốn yếu tố: niềm tin tôn giáo gắn với lực lƣợng siêu nhiên; nội dung giáo lý, giáo luật; lễ nghi hay thực hành đức tin tôn giáo và cộng đồng tôn giáo bao gồm cả thiết chế giáo hội và cộng đồng tín đồ. Đây là công trình nghiên cứu tƣơng đối cơ bản những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, rất hữu ích cho tác giả của luận án trong quá trình nghiên cứu. Cuốn Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam (2004), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập hợp các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc về tôn giáo nói chung, về lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo nói riêng, những đặc điểm, vai trò của tôn giáo ở Việt Nam trong đời sống hiện nay. Ở phần thứ nhất - những vấn đề lý luận chung về tôn giáo, các bài viết tập trung làm sáng tỏ khái niệm và ngôn từ dùng trong tôn giáo. Ở phần thứ hai - về các tôn giáo cụ thể ở Việt Nam, các bài viết đi vào phân tích sự phát triển, đặc điểm và xu hƣớng biến đổi của Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Mẫu... ở Việt Nam. Mặc dù phạm vi tiếp cận trong các kết quả nghiên cứu của cuốn sách đã bao quát đƣợc cả góc độ lý luận cũng nhƣ thực tiễn, song khái niệm, đặc trƣng, cấu trúc của đời sống tôn giáo lại chƣa đƣợc đề cập đến một cách rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, vấn đề này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn ở những công trình về sau. Cuốn Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam (2004) của Nguyễn Hồng Dƣơng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, với cách tiếp cận tôn giáo từ một số vấn đề lý luận, tác giả đi vào phân tích vai trò của một số tôn giáo cụ thể đối với văn hóa và phát triển ở nƣớc ta, nhƣ: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin lành... Điểm lƣu ý trong công trình nghiên cứu này là tác giả đã đƣa ra khái niệm tôn giáo với những hƣớng tiếp cận khác nhau. Thứ nhất, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng bản thể nhằm mục đích đi vào nghiên cứu, lý giải bản chất tôn giáo. Thứ hai, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng chức năng
  • 14. 9 nhằm mục đích chỉ ra vai trò, vị trí của tôn giáo trong đời sống chính trị - văn hóa - xã hội. Thứ ba, tôn giáo tiếp cận theo hƣớng tổng hợp nhằm mục đích lý giải cả bản chất lẫn vai trò và chức năng của tôn giáo. Với cách tiếp cận này, công trình nghiên cứu đã giúp cho tác giả luận án có cái nhìn đa chiều về đời sống tôn giáo để từ đó có thể rút ra những kết luận một cách khách quan và toàn diện về vấn đề mà luận án quan tâm. Tác phẩm Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội (2010) của Đỗ Quang Hƣng, Nxb Hà Nội, kết hợp phƣơng pháp lịch sử tôn giáo tác giả dựng lại lịch sử các tôn giáo chính ở Thăng Long - Hà Nội nhƣ Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài... cũng nhƣ các loại hình tín ngƣỡng và đặt nó trong tổng thể không gian tâm linh tín ngƣỡng Thăng Long - Hà Nội, từ đó đƣa ra những nhận xét bƣớc đầu khá thú vị về đời sống tôn giáo tín ngƣỡng ở đây. Mặc dù tác giả không chỉ rõ những vấn đề lý luận cụ thể về khái niệm cũng nhƣ đặc trƣng cơ bản của đời sống tôn giáo, song tác giả đã thành công khi chỉ ra rằng, đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng là một bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần, xã hội của ngƣời Thăng Long - Hà Nội và nó cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội. Công trình này đã gợi mở cho tác giả hƣớng tiếp cận nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên từ quá khứ cho đến hiện tại. Bài viết Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Những thách thức về mặt pháp lý của Đỗ Quang Hƣng, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 7/2011, trên cơ sở làm rõ khái niệm quan trọng tái cấu hình đời sống tôn giáo và một số khái niệm có liên quan nhƣ thị trường tôn giáo, sự phục hồi tôn giáo, bƣớc đầu nêu ra một số vấn đề có tính hệ luận khi đời sống tôn giáo xuất hiện trạng thái “tái cấu hình” và những suy tƣ cá nhân góp phần vào việc giải quyết những thách thức mới ấy về mặt pháp lý. Theo tác giả điểm đáng chú ý nhất của đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là đã và đang có sự thay đổi cơ bản của “cái tôn giáo”, đó là sự tái cấu hình tôn giáo trong đời sống xã hội nói chung và trong quan hệ của nó với hệ thống pháp lý nói riêng.
  • 15. 10 Kỷ yếu hội thảo Linh mục Phạm Bá Trực và đường hướng Công giáo đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2011, do Viện Tôn giáo và tỉnh Thái Nguyên tổ chức. Kỷ yếu gồm hai phần với 19 bài tham luận, đã phân tích, đánh giá về thân thế, sự nghiệp, vị trí, vai trò của linh mục Phạm Bá Trực trong phong trào yêu nƣớc của ngƣời Công giáo và đƣờng hƣớng đồng hành cùng dân tộc của ngƣời Công giáo Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cuốn Đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc (2011), do Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Trung Sơn, Trung Quốc chủ biên, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, là kết quả của cuộc hội thảo khoa học diễn ra vào tháng 4 năm 2010 tại Việt Nam với gần 30 báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt Nam và Trung Quốc với nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ nghi lễ, hƣơng ƣớc, biến đổi đối tƣợng thờ cúng, vai trò của tôn giáo với đời sống. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến một số vấn đề tôn giáo học nhƣ niềm tin tôn giáo, tính tôn giáo, phƣơng pháp nghiên cứu tôn giáo học,... Kết quả nghiên cứu của cuốn sách giúp cho tác giả luận án có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay. Luận án tiến sĩ Dân tộc học Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ (2010) của Huỳnh Ngọc Thu, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ nhƣ tôn giáo, đời sống tôn giáo. Tác giả cho rằng, “đời sống tôn giáo có thể hiểu là những hoạt động liên quan đến tôn giáo của con ngƣời và xã hội. Những hoạt động này có thể bao gồm: hoạt động tôn giáo, hoạt động tín ngƣỡng, tổ chức tôn giáo, hội đoàn tôn giáo...”[174, tr.20]. Mặc dù tiếp cận theo quan điểm dân tộc học và nhân học, song công trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận án hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đề ra, nhất là khi nghiên cứu khái niệm đời sống tôn giáo.
  • 16. 11 Luận án Tiến sĩ Triết học Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay (2013) của Nguyễn Hoài Sanh, Viện Khoa học xã hội đã hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm cơ bản về tín ngƣỡng, tôn giáo và đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Luận án bƣớc đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển đất nƣớc. Mặc dù luận án chƣa làm sáng tỏ khái niệm cũng nhƣ cấu trúc của đời sống tôn giáo, song những kết luận rút ra từ luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số công trình nghiên cứu về tình hình và đời sống tôn giáo, tiêu biểu nhƣ đề tài Nghiên cứu tình hình tôn giáo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên (2005), Đề tài khoa học cấp tỉnh, KX05-04 do Nguyễn Kim Huỳnh, Ban Tôn giáo tỉnh Thái Nguyên làm chủ nhiệm, đã phân tích tƣơng đối khách quan, toàn diện thực trạng tình hình tổ chức của Công giáo và Phật giáo, từ tình hình đất đai, cơ sở thờ tự, đến sự phân bố chức sắc, chức việc, tín đồ trên địa bàn tỉnh và đƣa đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về tôn giáo. Chuyên đề Đạo Tin lành trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên - Thực trạng, dự báo tình hình và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, là một chuyên đề trong đề tài KX05-04, trên cơ sở trình bày khái quát những nội dung cơ bản của Tin lành, quá trình du nhập đạo Tin lành vào Việt Nam, đặc điểm tình hình các DTTS, nhất là dân tộc Mông, Dao ở Thái Nguyên, chuyên đề tập trung làm rõ quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành vào vùng đồng bào DTTS ở Thái Nguyên, nhất là từ năm 1989 đến năm 2005. Đồng thời chuyên đề làm rõ thực trạng đạo Tin lành trong cộng đồng ngƣời Mông, ngƣời Dao và một số dân tộc khác (Kinh, Tày, Nùng), nêu lên xu hƣớng và những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành theo tinh thần Chỉ thị số
  • 17. 12 01/2005/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 04/02/2005 về một số công tác đối với đạo Tin lành. Chuyên đề là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để tác giả hoàn thành luận án. Luận văn thạc sĩ tôn giáo học: “Ảnh hưởng của lối sống đạo Công giáo đối với đời sống tinh thần của giáo dân ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” (2015) của Nguyễn Thùy Dung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã làm rõ thực trạng đời sống đạo Công giáo và ảnh hƣởng của nó đến đời sống tinh thần của giáo dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Đề tài đã cung cấp nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho luận án. Trịnh Thị Mai, Ban Tôn giáo tỉnh Thái Nguyên với bài Đồng bào Công giáo Thái Nguyên sống tốt đời đẹp đạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học 30 năm Thư chung 1980 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2010 nêu lên những hoạt động xã hội và các phong trào thi đua yêu nƣớc của đồng bào Công giáo ở Thái Nguyên hiện nay. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam và Thái Nguyên Công tác tôn giáo nói chung, QLNN về tôn giáo nói riêng đã và đang thu hút đƣợc sự quan tâm của cả giới nghiên cứu cũng nhƣ cán bộ hoạt động thực tiễn, đáng chú ý có các công trình nhƣ: Cuốn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay (2001), do Nguyễn Hữu Khiển chủ biên, Nxb Công an nhân dân, trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận chung về công tác QLNN, cuốn sách trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về công tác QLNN đối với HĐTG, trong đó vấn đề cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi về sinh hoạt cho đồng bào có đạo, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền xuyên tạc đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Những giải pháp và kiến nghị mà tác giả cuốn
  • 18. 13 sách đƣa ra cho công tác QLNN đối với HĐTG ở nƣớc ta rất giá trị cho tác giả luận án khi nghiên cứu, phân tích và đề ra những giải pháp cho công tác QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Cuốn Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội (2003), do Đỗ Quang Hƣng chủ biên, Nxb Tôn giáo, là tập hợp những bài viết của các học giả và nhà nghiên cứu tập trung bàn về nội hàm thuật ngữ “Quản lý nhà nƣớc” và “Quản lý hành chính nhà nƣớc” trong lĩnh vực tôn giáo, về chủ thể và khách thể quản lý trong lĩnh vực này, cùng với mối quan hệ giữa các pháp nhân công quyền và các pháp nhân dân sự trong QLNN đối với HĐTG ở nƣớc ta. Ngoài làm rõ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tôn giáo và Nhà nƣớc (chính trị), cuốn sách giới thiệu chính sách tôn giáo ở một số nƣớc nhƣ Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu,... Công trình giúp tác giả của luận án tham khảo vấn đề QLNN đối với HĐTG ở mức độ vĩ mô. Công trình Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền (2014) của Đỗ Quang Hƣng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội đã trình bày vấn đề từ nguyên lý thế tục đến mô hình nhà nƣớc thế tục, nêu rõ nội dung, bản chất, tính phổ quát của chính sách tôn giáo, nhấn mạnh về hoạch định phạm vi của chính sách tôn giáo, xem xét quyền tự do tôn giáo là một thành tố của quyền con ngƣời. Trên cơ sở giới thiệu mô hình nhà nƣớc thế tục và kinh nghiệm xây dựng nhà nƣớc thế tục ở một loạt nƣớc Âu - Mĩ, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Bắc Phi, Trung Đông, tác giả đã trình bày toàn cảnh đời sống tôn giáo ở Việt Nam, làm rõ những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và Giáo hội. Tác giả cho rằng, “Quan hệ Nhà nƣớc - Giáo hội ở Việt Nam hiện nay không chỉ là vấn đề cốt lõi trong chính sách tôn giáo mà còn là một vấn đề chính trị xã hội cấp bách. Cần phải có những nghiên cứu toàn diện hơn, từ hai phía Nhà nƣớc và Giáo hội để có thể giải quyết tốt vấn đề này” [88, tr.436]. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu tƣơng đối toàn diện từ lý luận cho đến thực tiễn về công tác QLNN đối với HĐTG ở nƣớc ta, rất hữu ích trong quá trình thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà luận án đã đề ra.
  • 19. 14 Cuốn: Quản lý hoạt động tôn giáo - Cơ sở lý luận và thực tiễn (2005) do Bùi Đức Luận (chủ biên), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, dành một số trang (từ tr.7 - tr.32) đề cập đến một số vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Theo đó là các khái niệm, mục tiêu, chủ thể và khách thể quản lý, nội dung quản lý và phƣơng pháp quản lý. Ngoài ra còn là các nội dung thực tiễn QLNN đối với các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo (đến thời điểm nghiên cứu); quá trình xây dựng Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. Với công trình trên, luận án một mặt tiếp thu những vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo, mặt khác là những nội dung về QLNN đối với hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo để vận dụng nghiên cứu ở chƣơng 3 và một phần chƣơng 4. Tác giả TS. Nguyễn Tất Đạt có hai công trình đƣợc xuất bản: Công trình thứ nhất: Tìm hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam (2016), Nxb Hà Nội; Công trình thứ hai: Tìm hiểu thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (2017), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Công trình thứ nhất giúp độc giả tìm hiểu quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về tôn giáo, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Tác giả cuốn sách giới thiệu những phƣơng pháp, nội dung, hình thức QLNN về tôn giáo, giúp cho ngƣời đọc tiếp cận các kỹ năng quản lý, cách thức giải quyết các vấn đề tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay. Công trình thứ hai về cơ bản khắc họa toàn cảnh bức tranh tôn giáo ở Việt Nam. Công trình giúp bạn đọc tiếp cận các thuật ngữ liên quan đến thủ tục hành chính của nhà nƣớc khi giải quyết các hoạt động liên quan đến tôn giáo, các chủ thể tham gia quan hệ thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo. Công trình dành phần nội dung so sánh những thủ tục hành chính quy định trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và những quy định mới trong Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016 để giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận với Luật tín ngƣỡng, tôn giáo.
  • 20. 15 Hai công trình trên, luận án vận dụng vào nghiên cứu ở chƣơng 3 và một phần chƣơng 4. Bài Quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới của Hoàng Minh Đô, Tạp chí Lịch sử Đảng số 8, năm 2006 đã đề cập đến một số thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo công tác QLNN đối với HĐTG của Nhà nƣớc ta từ năm 1986 đến năm 2006. Tác giả cho rằng, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc công tác QLNN về tôn giáo trong 20 năm đổi mới cũng còn một số hạn chế. Ví nhƣ việc quán triệt quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo và quán triệt chính sách pháp luật về tôn giáo trong đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo và liên quan đến tôn giáo chƣa thực sự đi vào chiều sâu; hoạt động truyền đạo trái pháp luật và hoặc sự xuất hiện một số tôn giáo mới hoạt động ngoài khuôn khổ pháp luật còn diễn ra khá phổ biến; việc xây dựng, đề xuất chính sách, pháp luật trong công tác QLNN đối với HĐTG còn chậm,... Đề tài cấp Bộ Quản lý nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh Tây Nguyên (2010), do Ngô Văn Minh làm chủ nhiệm, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III chủ trì, trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về lý luận QLNN đối với HĐTG trong thời kỳ đổi mới ở nƣớc ta, đề tài khảo sát hoạt động tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2009. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cƣờng công tác QLNN về tôn giáo tại Tây Nguyên nhƣ tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào có đạo về quan điểm, chính sách tôn giáo và vai trò của QLNN trên lĩnh vực tôn giáo. Hoàn thiện thể chế QLNN về tôn giáo. Phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc phối hợp tổ chức quản lý HĐTG. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời có đạo. Ngăn chặn, đấu tranh với các tôn giáo không hợp pháp và hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật. Củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo ở Tây Nguyên.
  • 21. 16 Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học “Quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay” (2014) của Bùi Hữu Dƣợc, Viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn về công tác QLNN đối với HĐTG ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, luận án đề ra một số khuyến nghị đối với QLNN về tôn giáo. Trong 6 khuyến nghị mà luận án đƣa ra, chúng tôi cho rằng khuyến nghị nâng cao tính chuyên nghiệp trong QLNN về tôn giáo là một trong những điểm mới so với khuyến nghị ở các công trình nghiên cứu khác, giúp chúng tôi lƣu ý kế thừa trong luận án của mình. Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh - trật tự đối với đạo Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay (2006), do Ngô Quang Bắc làm chủ nhiệm, Công an tỉnh Thái Nguyên chủ trì, trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về an ninh trật tự đối với hoạt động của Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên, đề tài đƣa ra dự báo tình hình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về an ninh, trật tự đối với Công giáo ở Thái Nguyên. Đề tài cho rằng, bên cạnh những mặt tích cực, thực trạng công tác QLNN về an ninh, trật tự đối với các hoạt động của Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế cần phải đƣợc khắc phục, nhƣ sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng chính quyền chƣa đƣợc đề cao, còn nhiều vụ việc phức tạp nghiêm trọng... Tình trạng này là do sự tồn tại, yếu kém trong công tác QLNN về an ninh, trật tự đối với Công giáo ở tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Triết học: Đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên hiện nay (2011) của Lê Quốc Tuấn, Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày thực trạng đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành ở tỉnh Thái Nguyên từ khi có Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành (2005), đến năm 2010. Luận văn đã cung cấp nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho tác giả thực hiện luận án.
  • 22. 17 Khóa luận Cử nhân Chính trị chuyên ngành công tác tôn giáo Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (2012) của Nguyễn Tiến Dũng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trên cơ sở nêu lên những vấn đề lý luận về công tác QLNN đối với HĐTG, nêu khái quát tình hình tôn giáo, tác giả tập trung làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên từ khi có Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (2004) đến năm 2011. Khóa luận đã cung cấp nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho tác giả thực hiện luận án. Hoàng Thị Lan với bài viết Kết quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên, caicachhanhchinh.gov.vn/20.12.2010.doc nêu lên những kết quả đạt đƣợc của công tác QLNN đối với HĐTG ở tỉnh Thái Nguyên từ khi có Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (2004) đến năm 2011. 1.1.3. Những vấn đề đặt ra và hƣớng giải quyết của luận án Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài luận án cho thấy vấn đề đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Việt Nam và Thái Nguyên đã đƣợc nghiên cứu ở khía cạnh và mức độ sau đây: Một là, các công trình nghiên cứu nêu trên đã khái quát, chỉ ra đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG từ góc độ lý luận và thực tiễn. Hai là, trên cơ sở thực trạng đời sống tôn giáo và hoạt động QLNN về tôn giáo tại địa bàn tỉnh, đề ra một số giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của Nhà nƣớc đối với việc quản lý HĐTG và khắc phục hạn chế, yếu kém còn tồn đọng của công tác này. Nhìn chung cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách tổng thể từ góc độ tôn giáo học. Kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu đi trƣớc, luận án triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau: Một là, làm rõ quá trình hình thành, đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay.
  • 23. 18 Hai là, làm rõ đời sống tôn giáo của các tôn giáo cụ thể (Phật giáo, Công giáo, Tin lành và các hiện tƣợng tôn giáo mới đang hiện diện ở Thái Nguyên) và đặc điểm đời sống tôn giáo có ảnh hƣởng đến công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay. Ba là, làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với HĐTG và những vấn đề đặt ra cho công tác này ở Thái Nguyên hiện nay. Bốn là, khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay. 1.2. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận, thực tiễn đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên nhƣ thế nào? - Thực trạng đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào? Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên tác động, ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối công tác QLNN về tôn giáo ở địa phƣơng? - Thực trạng công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào? - Công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên đang đặt ra vấn đề gì? Cần có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên, nhằm đảm bảo đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên ổn định và phát triển? 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu - Đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử với 04 loại hình tôn giáo, cụ thể là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và các hiện tƣợng tôn giáo mới. Đời sống tôn giáo của các tôn giáo trên có điểm tƣơng đồng song mỗi loại hình cũng có sắc thái riêng. - Các cộng đồng tôn giáo ở Thái Nguyên đƣợc hình thành chủ yếu do những ngƣời từ nơi khác di cƣ đến (ngƣời Kinh từ miền xuôi lên, ngƣời Mông di cƣ từ các tỉnh khác đến); các cộng đồng này mới đƣợc hình thành, đang trong quá trình hình thành (các hiện tƣợng tôn giáo mới); thành phần xã hội,
  • 24. 19 tộc ngƣời của các cộng đồng tôn giáo ở Thái Nguyên khá đa dạng; các tôn giáo ở Thái Nguyên đẩy mạnh hoạt động tôn giáo, xây dựng tổ chức và cơ sở vật chất. Đặc điểm đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên nêu trên có tác động, ảnh hƣởng đáng kể đến công tác QLNN đối với HĐTG ở địa phƣơng hiện nay. - Công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác QLNN đối với HĐTG đƣợc củng cố, xây dựng vững mạnh; công tác QLNN đối với HĐTG từng bƣớc đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật. - Đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG đang đặt ra nhiều vấn đề cần chấn chỉnh: tình trạng hoạt động, sinh hoạt tôn giáo chƣa tuân thủ pháp luật vẫn diễn ra ở một số nơi; một số hiện tƣợng tôn giáo mới chƣa đƣợc quản lý, song vẫn mặc nhiên tồn tại, hoạt động, nhƣng chƣa có chế tài xử lý. Đó là vấn đề tổ chức Dƣơng Văn Mình hay vấn đề Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, các nhóm tín ngƣỡng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật còn một số điều chƣa phù hợp với thực tế địa phƣơng; vấn đề tổ chức và cơ sở thờ tự của các điểm nhóm Tin lành đang đặt ra. 1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết thực thể tôn giáo: Lý thuyết này do các học giả phƣơng Tây sử dụng trong nghiên cứu xã hội học tôn giáo, xem tôn giáo là một thực thể xã hội đặc biệt. Thực thể đó bao gồm niềm tin vào cái thiêng, việc thực hành gắn với niềm tin đó và cộng đồng ngƣời có cùng niềm tin vào cái thiêng. Vận dụng lý thuyết này, luận án sẽ triển khai nghiên cứu đời sống tôn giáo của các tôn giáo ở Thái Nguyên trên ba phƣơng diện là: Niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo. Nói cách khác, lý thuyết này cho phép luận án nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên với tƣ cách là các thực thể tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hiện tƣợng tôn giáo mới) sống động bao gồm các cộng đồng tôn giáo đƣợc hình thành trong lịch sử với những thực hành tôn giáo hay hoạt động tôn giáo (hành đạo, truyền đạo và quản đạo) do một hệ thống tổ chức hành chính đạo điều hành. Lý thuyết này đƣợc áp dụng trong chƣơng hai để nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của
  • 25. 20 các tôn giáo (cộng đồng tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức giáo hội) ở Thái Nguyên trong lịch sử và thực trạng của nó hiện nay. Lý thuyết cấu trúc - chức năng: Lý thuyết này do Durkheim, Weber, E. Tylor, B. Malinowski phát triển, đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội học tôn giáo. Lý thuyết cấu trúc cho phép luận án nghiên cứu tôn giáo là một thực thể xã hội đặc biệt, có hệ thống cấu trúc gồm nhiều bộ phận, thiết chế cấu thành và chúng có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể. Thuyết cấu trúc nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên thấy đƣợc các bộ phận, các chi tiết, cũng nhƣ sự tƣơng tác giữa chúng trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Nó cũng cho thấy mỗi yếu tố hay bộ phận thuộc cấu trúc của tổng thể đều đảm nhiệm một hoặc nhiều chức năng. Do vậy, cùng với thuyết cấu trúc là thuyết chức năng, nghĩa là nghiên cứu về chức năng của mỗi bộ phận trong hệ thống cấu trúc. Mỗi bộ phận trong hệ thống cấu trúc có chức năng khác nhau, song chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, tƣơng tác lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm cho tôn giáo tồn tại nhƣ một chỉnh thể. Ngoài những chức năng chung, mỗi tôn giáo lại có các chức năng riêng trong từng cộng đồng cụ thể và phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trƣờng và thể chế chính trị của xã hội vào thời điểm đó. Chức năng xã hội cơ bản của tôn giáo là liên kết cá nhân và nhóm xã hội tạo nên một cộng đồng dựa trên nền tảng của niềm tin và sự thực hành niềm tin tôn giáo. Tiếp cận lý thuyết chức năng khi nghiên cứu đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên giúp thấy đƣợc quá trình truyền bá đức tin (truyền giáo), tiếp nhận đức tin (gia nhập đạo) và thực hành đức tin (sinh hoạt tôn giáo), tạo thành các cộng đồng tôn giáo cụ thể (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hiện tƣợng tôn giáo mới), cùng với các thiết chế của nó. Mỗi bộ phận trong từng cộng đồng tôn giáo có chức năng riêng, tƣơng tác lẫn nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. Lý thuyết cấu trúc - chức năng đƣợc áp dụng trong luận án để nghiên cứu ở chƣơng 2 nhằm chỉ ra quá hình thành phát triển của các cộng đồng tôn giáo ở Thái Nguyên cũng nhƣ các mối quan hệ của chúng; thấy đƣợc vai trò, tác
  • 26. 21 động, ảnh hƣởng của chúng đối với đời sống sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của chức sắc, chức việc, tín đồ. Lý thuyết này cũng đƣợc sử dụng trong chƣơng ba để thấy rõ vị trí, vai trò của QLNN về tôn giáo trong công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và quá trình phát triển xã hội ở địa phƣơng từ năm 1990 đến nay. Lý thuyết xung đột (hay lý thuyết mâu thuẫn): Do K.Marx (1818-1883) và F.Engels (1820-1895) khởi xƣớng, đƣợc nhiều học giả phƣơng Tây kế thừa... Lý thuyết này nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và biến đổi xã hội. Theo K.Marx và F.Engels toàn bộ sự phát triển xã hội từ buổi đầu văn minh đến nay diễn ra trong sự mâu thuẫn thƣờng xuyên và chính sự mâu thuẫn, đấu tranh là nguồn gốc, động lực của sự biến đổi, phát triển xã hội, trong đó có tôn giáo. Theo C. Mác, bản chất của tôn giáo có tính chất hai mặt, vừa là biểu hiện của thế giới hiện thực vừa là sự phản kháng chống lại thế giới đó [115, tr.570]. Áp dụng lý thuyết xung đột vào nghiên cứu đời sống tôn giáo và công tác QLNN đối với HĐTG ở Thái Nguyên để thấy đƣợc có sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích giữa giáo lý, giáo luật hay quan điểm của một số tôn giáo có sự khác biệt hay độ “vênh” với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta. Ví nhƣ quan điểm cấm nạo phá thai hay sử dụng các phƣơng pháp nhân tạo để ngừa thai là mắc phải tội giết ngƣời, vi phạm giới răn thứ năm của Công giáo, mâu thuẫn với chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nƣớc ta. Hoặc quan điểm “hôn nhân bất khả phân ly”, chỉ chấp nhận ly thân không đƣợc ly hôn của Công giáo đi ngƣợc lại với Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nƣớc ta. Hay quan điểm cấm hôn nhân đồng tính của Giáo hội Công giáo đi ngƣợc lại với Luật hôn nhân và gia đình mới đƣợc Quốc hội thông qua cho phép hôn nhân đồng tính. Quan điểm “không tham gia chính trị” của một số tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam có mâu thuẫn gì với chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về khuyến khích các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc không. Hay việc đập bỏ bàn thờ gia tiên của đạo Tin lành, tổ chức Dƣơng Văn Mình hay việc nhất thể hóa bát hƣơng của những ngƣời theo
  • 27. 22 tín ngƣỡng Hồ Chí Minh có mâu thuẫn gì với tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt, ngƣời Mông không? Lý thuyết khoa học quản lý: Nội dung chủ yếu của lý thuyết này chỉ rõ chủ thể quản lý tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới đối tƣợng quản lý, nhắm tới mục tiêu làm cho đối tƣợng quản lý hoạt động (vận hành) phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã định ra từ trƣớc. Vì vậy: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra từ trƣớc [Bùi Đức Luận (chủ biên) Quản lý hoạt động tôn giáo - Cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr.8]. Từ cơ sở lý thuyết khoa học quản lý, quản lý hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc hiểu nhƣ sau: Theo nghĩa rộng, QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là quá trình sử dụng quyền lực nhà nƣớc (quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp) của các cơ quan nhà nƣớc theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hƣớng các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với luật pháp, đạt đƣợc mục tiêu cụ thể trong quản lý. Theo nghĩa hẹp, QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, ngoài ra có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Nội vụ (BTGCP), Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng…) để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Chủ thể quản lý Chủ thể quản lý theo nghĩa rộng là các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống lập pháp (Quốc hội), các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) và các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống tƣ pháp (Tòa án nhân dân các cấp).
  • 28. 23 Chủ thể quản lý theo nghĩa hẹp là cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, ngoài ra có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Nội vụ (BTGCP), Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng…). Khách thể quản lý Là hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo; chức việc, ngƣời thuộc tổ chức đƣợc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ - Trƣờng Nghiệp vụ công tác tôn giáo: Tập tài liệu Tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo, Hà Nội, 2017, tr.26-27-Bản vi tính). Luật tín ngƣỡng, tôn giáo (2016), Điều 60. Nội dung QLNN về tín ngƣỡng, tôn giáo quy định: 1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo. 2. Quy định tổ chức bộ máy QLNN về tín ngƣỡng, tôn giáo. 3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo. 4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo. 5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngƣỡng, tôn giáo. 6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo. 7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo. Lý thuyết về khoa học quản lý, đặc biệt là QLNN đối với hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo, và quy định tại Điều 60, Luật tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc luận án sử dụng khi viết về chƣơng 3 và chƣơng 4. Trên cơ sở khung lý thuyết luận án sử dụng trong nghiên cứu đƣợc đề cập ở trên, nội dung cốt lõi của luận án đƣợc mô hình hóa qua sơ đồ dƣới đây:
  • 29. 24 1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Tôn giáo: Theo từ điển tiếng Việt, tôn giáo đƣợc xác định 1) Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở niềm tin và sùng bái những lực lƣợng siêu nhiên, cho rằng lực lƣợng siêu tự nhiên quyết định số phận con ngƣời, con ngƣời phải phục tùng và tôn thờ, tôn giáo nảy sinh rất sớm từ trong xã hội nguyên thủy. 2) Hệ thống những quan niệm tín ngƣỡng ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở THÁI NGUYÊN Khung lý thuyết Nội dung Thực thể tôn giáo Đời sống tôn giáo và đặc điểm tôn giáo ở Thái Nguyên Cấu trúc chức năng Khoa học quản lý (quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo) Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên Lý thuyết xung đột Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà ƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay
  • 30. 25 hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Ở Việt Nam có nhiều tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài” [231, tr239]. Theo Đặng Nghiêm Vạn, tôn giáo là một thực thể xã hội, bao gồm có bốn yếu tố: niềm tin, nội dung, giáo lễ và cộng đồng: “có một niềm tin, một nội dung (giáo lý, giáo luật), những nghi thức, những quy chế về tổ chức, những kiêng cữ của nó”[226, tr.21]. Ông viết: “một tôn giáo nào cũng bao gồm một hệ thống niềm tin, đƣợc hình thành do những tình cảm thông qua những hành vi tôn giáo biểu hiện rất khác nhau,... đƣợc quy định bởi một nội dung mang tính siêu thực (hay siêu nhiên), nhằm tập hợp những thành viên thành một cộng đồng có tính xã hội” [227, tr.75-76]. Theo tác giả, một cộng đồng tôn giáo bao giờ cũng có hai bộ phận: những ngƣời quản lý điều hành theo thiết chế đƣợc định ra (tổ chức quản lý còn gọi là giáo hội) và những tín đồ thƣờng [227, tr.131]. Theo Luật tín ngƣỡng, tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con ngƣời tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tƣợng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [70, tr.7]. Do tính đa dạng của tôn giáo nên hiện nay còn có nhiều quan niệm về tôn giáo và tiêu chí xác định tôn giáo cũng rất khác nhau. Theo luận án, trên phƣơng diện QLNN, tiêu chí xác định tôn giáo cụ thể phải đảm bảo bốn yếu tố: 1) Giáo chủ (ngƣời sáng lập tôn giáo) hay đối tƣợng thờ cúng (niềm tin); 2) Giáo lý (tính thiêng), triết lý, mỗi tôn giáo có triết lý riêng; 3) Giáo luật (luật lệ), lễ nghi (giáo lễ, nghi lễ) của tôn giáo, mỗi tôn giáo có luật lệ quy định riêng và có nghi lễ riêng; 4) Giáo hội, tổ chức, thiết chế của tôn giáo, mỗi tôn giáo có tổ chức riêng. Hiện tƣợng tôn giáo mới: là thuật ngữ dùng để chỉ các hiện tƣợng tôn giáo mới xuất hiện trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, còn ở Việt Nam là những hiện tƣợng xuất hiện từ sau khi có chính sách đổi mới (1986) đến nay, nhƣ nhóm tâm linh tín ngƣỡng Hồ Chí Minh, Long Hoa Di Lặc, Chân không, Con Rồng cháu Tiên, Dƣơng Văn Mình, Thanh Hải Vô thƣợng sƣ, Pháp môn Diệu âm, Hội
  • 31. 26 thánh của Đức Chúa Trời Mẹ... ngoài ra còn có rất nhiều cách gọi khác nhau, nhƣ đạo lạ, tạp giáo... Trong luận án tác giả gọi là hiện tƣợng tôn giáo mới. Đời sống tôn giáo: là việc thực hành và biểu lộ đức tin tôn giáo thầm kín hoặc công khai của mỗi tín đồ hay tập thể cộng đồng tôn giáo và mối quan hệ giữa thể chế tôn giáo với cộng đồng tín hữu hoặc mối quan hệ giữa các thành phần trong cộng đồng tôn giáo trong việc thể hiện đức tin tôn giáo của mình. Đời sống tôn giáo bao hàm đời sống sinh hoạt tôn giáo và đời sống xã hội đƣợc dẫn dắt bởi đức tin tôn giáo. Thực thể tôn giáo: là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ hiện thực tôn giáo tồn tại trong lịch sử đồng thời là một thiết chế và kết cấu của đời sống xã hội, chịu sự tác động từ các mối quan hệ và tƣơng tác với các thiết chế xã hội khác. Thực thể tôn giáo gồm có bốn yếu tố: niềm tin vào cái thiêng; nội dung (giáo lý); việc thực hành gắn với niềm tin đó và cộng đồng ngƣời có cùng niềm tin vào cái thiêng và có năm tính chất: tính lịch sử, tính tập thể, tính vật thể, tính biểu tượng và tính kinh nghiệm, nhạy cảm, có nghĩa là một thực thể tôn giáo, nhìn theo hệ thống luận là một tiểu hệ thống của tổng thể xã hội [191, tr.8-9]. Tổ chức tôn giáo: là tổ chức của những ngƣời cùng chung một tôn giáo có Hiến chƣơng, Điều lệ, nêu rõ tôn chỉ mục đích đƣợc Nhà nƣớc phê duyệt, có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định, có trụ sở giao dịch của tổ chức, có tên gọi không trùng tên gọi của tổ chức tôn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận. Theo Luật tín ngƣỡng, tôn giáo: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo đƣợc tổ chức theo một cơ cấu nhất định đƣợc Nhà nƣớc công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo” [70, tr.7]. Tín đồ: “là ngƣời tin, theo một tôn giáo và đƣợc tổ chức tôn giáo đó thừa nhận” [70, tr.7]. Mỗi tôn giáo có cách gọi, tiêu chí và cách thức thừa nhận tín đồ riêng của mình.
  • 32. 27 Chức sắc tôn giáo: “là tín đồ đƣợc tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức” [70, tr.7]. Chức việc: “là ngƣời đƣợc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức đƣợc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức” [70, tr.7]. Quản lý: là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. QLNN: là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nƣớc (lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) để thực thi quyền lực Nhà nƣớc thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Quản lý hành chính nhà nƣớc: là việc tổ chức thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật. QLNN đối với hoạt động tôn giáo, gọi tắt là QLNN về tôn giáo: là quá trình dùng quyền lực nhà nƣớc (quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp) của các cơ quan nhà nƣớc theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hƣớng dẫn HĐTG của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật đạt đƣợc mục tiêu hoạt động của chủ thể. Do đó, QLNN về tôn giáo là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, hƣớng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhà nƣớc quy định bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân, các tổ chức xã hội trƣớc pháp luật, hình thành khung pháp lý làm cơ sở để các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chủ thể QLNN về tôn giáo ở Việt Nam: theo Hiến pháp năm 2013, ở Việt Nam có các loại cơ quan nhà nƣớc sau đây: 1) Các cơ quan quyền lực nhà nƣớc (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng); 2) Các cơ quan
  • 33. 28 hành chính nhà nƣớc gồm: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã)…; 3) Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tƣơng đƣơng); 4) Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện). Chủ tịch nƣớc là một chức vụ nhà nƣớc, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất của quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nên không xếp vào bất kỳ một loại cơ quan nào… Theo nghĩa hẹp, chủ thể quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ, UBND các cấp ngoài ra có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Nội vụ (BTGCP), Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng… Khách thể quản lý tôn giáo: là các tổ chức tôn giáo, chức sắc, ngƣời tu hành, chức việc, tín đồ tôn giáo với những hoạt động tôn giáo cụ thể thuộc phạm vi quản lý điều chỉnh của pháp luật. Chính sách tôn giáo: là thuật ngữ để chỉ cơ sở cho QLNN về tôn giáo. Ở Việt Nam hiện nay, chính sách tôn giáo đƣợc thể hiện ở chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc đối với công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo. 1.4. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - TỈNH THÁI NGUYÊN 1.4.1. Địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội 1.4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung; là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội, đầu mối giao thông giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây
  • 34. 29 giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên: 3.562,82 km2 . Thái Nguyên đƣợc tái lập ngày 01/01/1997, có 09 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố: Thái Nguyên và Sông Công; thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng; có 180 xã, phƣờng, thị trấn (gồm có 30 phƣờng, 10 thị trấn và 140 xã, với 3.032 thôn, bản, tổ dân phố), trong đó có 4 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, 124 xã, thị trấn miền núi, vùng cao với 1.985 thôn, bản có ngƣời DTTS, dân số hơn 660 nghìn ngƣời (chiếm 59% dân số trong toàn tỉnh). Đồng bào DTTS có trên 339 nghìn ngƣời (chiếm 27% dân số), định cƣ ở ba khu vực: 35 xã, thị trấn thuộc khu vực I; 41 xã, thị trấn thuộc khu vực II và 48 xã thuộc khu vực III [5, tr.1]. Có địa hình khá phức tạp so với các tỉnh miền núi, trung du khác, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Thái Nguyên có trữ lƣợng than lớn thứ hai của cả nƣớc, kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân; khoáng sản vật liệu xây dựng có trữ lƣợng lớn cho phát triển ngành vật liệu xây dựng. Hạ tầng cơ sở nhƣ hệ thống đƣờng giao thông (đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông), điện nƣớc, bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin phát triển khá toàn diện và thuận lợi. Nhiều công trình dự án đƣợc xây dựng, nhƣ Dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung; Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hai bờ sông Cầu, thành phố Thái Nguyên; Dự án xây dựng trung tâm thƣơng mại Vincom; Dự án Nghĩa trang An Lạc viên,... đã tạo điều kiện cho Thái Nguyên có bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, nghệ thuật để phát triển kinh tế du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch về nguồn, nhƣ Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng; các di tích lịch sử cách mạng nhƣ An
  • 35. 30 toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh, di tích khảo cổ học thời đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra còn nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình đền, nhƣ khu Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễu, đền Xƣơng Rồng, đền Đội Cấn. Chính quyền tỉnh đang triển khai xây dựng quy hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, hồ Suối Lạnh; khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc tại khu vực Đền Gàn, thuộc xóm 10, xã Vạn Thọ (Đại Từ). Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đứng thứ ba trong cả nƣớc, chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với 7 trƣờng đại học, 11 trƣờng cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng 100 nghìn lao động. 1.4.1.2. Kinh tế - xã hội Trong những năm gần đây, kinh tế của Thái Nguyên có bƣớc phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, đã làm tăng tiềm lực của kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt khoảng 13,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 68 triệu đồng; thu ngân sách nhà nƣớc đạt 12.643 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 23,563 tỷ USD; hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn đƣợc cải thiện đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo còn 9% giảm 2,21% so với năm 2016. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục nâng cao dân trí, y tế chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân có nhiều chuyển biến tích cực; trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; an ninh chính trị đƣợc giữ vững; công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng đƣợc chú trọng. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, Thái Nguyên cũng có nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: các tệ nạn xã hội, thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu tƣ ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hƣởng không nhỏ tới sức cạnh tranh. Đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc còn khó khăn, nhất là đồng bào các DTTS...
  • 36. 31 1.4.2. Dân tộc 1.4.2.1. Tộc người và cư dân Thái Nguyên có 45 dân tộc sinh sống, dân số toàn tỉnh có gần 1,2 triệu ngƣời. Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS Việt Nam 01/7/2015, tỉnh Thái Nguyên có 339.036 ngƣời DTTS chiếm 28% dân số toàn tỉnh (tăng 1% so với năm 2009). Trong đó 8 dân tộc có dân số đông, gồm dân tộc Tày 123.197 ngƣời (chiếm 10,95%), Nùng 63.816 ngƣời (chiếm 5,03%), Sán Dìu 44.134 ngƣời (chiếm 3,49%), Sán Chay 32.483 ngƣời (chiếm 2,74%), Dao 25.360 ngƣời (chiếm 2,00%), Mông 7.230 ngƣời (chiếm 0,48%), Hoa 2.064 ngƣời, Mƣờng 1.687 ngƣời, Thái 928 ngƣời, Ngái 495 ngƣời, Giáy 110 ngƣời. Còn lại là các DTTS khác đang sinh sống trên địa bàn tỉnh [5, tr.1- 2; 179, tr.20]. Đồng bào các DTTS sinh sống tập trung chủ yếu ở 5 huyện miền núi, vùng cao là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Đại Từ. Toàn tỉnh 124 xã miền núi, vùng cao với 1985 xóm, bản ngƣời DTTS, nhiều thôn, bản cƣ dân DTTS sống xen kẽ với dân tộc Kinh. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để tăng cƣờng quan hệ hiểu biết lẫn nhau trong lao động sản xuất, giao lƣu kinh tế, văn hóa xã hội giữa các dân tộc. Tuy vậy, cũng có nhiều xóm, bản chỉ có một dân tộc cƣ trú nhƣ dân tộc Tày có: 267 xóm; Sán Chay: 64 xóm, bản; Nùng: 42 xóm, bản; Mông: 13 xóm, bản; Sán Dìu: 56 xóm, bản; Dao: 57 xóm, bản [179, tr.23]. Trải qua các thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào các DTTS ở tỉnh Thái Nguyên luôn giữ vững một lòng đi theo Đảng và cách mạng, phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù lao động sản xuất, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện các chƣơng trình chính sách dân tộc và chính sách xây dựng nông thôn mới, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng đồng bào DTTS từng bƣớc đƣợc quan tâm đầu tƣ, hoàn thiện. Đến nay, toàn tỉnh có 100% có đƣờng ô tô đến trung tâm và 97,3% xóm, bản có mạng lƣới điện
  • 37. 32 quốc gia. Đến đầu năm 2017, số hộ nghèo ở 124 xã dân tộc miền núi là 31.118/191.596 hộ, chiếm 16,24%, giảm 2,98% so với năm 2016, giảm nhanh hơn mức nghèo bình quân toàn tỉnh là 0,79%; số hộ cận nghèo là 29.936/191.596 hộ, chiếm 12,49%, giảm 0,06% so với năm 2016 [5, tr.2]. Tuy nhiên, do điều kiện thiếu vốn, thiếu giống và tƣ liệu sản xuất, trình độ canh tác lạc hậu nên năng suất (lƣơng thực) còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, trình độ dân trí thấp. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng (đài, báo) cũng còn hạn chế trong việc phổ biến, tuyên truyền, hƣớng dẫn kỹ thuật làm ăn, canh tác... đến với đồng bào. Một số dân tộc nhƣ ngƣời Mông, ngƣời Dao mới di cƣ từ nơi khác đến. Một số dân tộc còn có tập quán du canh, du cƣ, cuộc sống chƣa ổn định. Vì vậy, chất lƣợng cuộc sống (vật chất, tinh thần) của đồng bào các DTTS còn rất thấp so với đồng bào Kinh. Đồng bào các DTTS ở Thái Nguyên có một số nét tâm lý đặc trƣng chung nhƣ: dễ tin, dễ ngờ; ghét những thói hƣ tật xấu, sự phản bội; tự ty dân tộc, dễ tự ái, không tin vào sự hứa hẹn suông mà chỉ tin vào những việc làm, hành động cụ thể... 1.4.2.2. Văn hóa các tộc người thiểu số ở Thái Nguyên Do có vị trí thuận lợi, ở trung tâm của khu vực miền núi và trung du phía Bắc, là cửa ngõ nối liền với vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ, nên Thái Nguyên vừa là cái nôi, điểm hội tụ nền văn hóa đặc sắc của các DTTS trong vùng, vừa là nơi giao lƣu, hội nhập với nền văn hóa của ngƣời Việt (Kinh) vùng đồng bằng tạo nên một nền văn hóa phong phú đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Điều này đƣợc thể hiện qua văn học dân gian truyền miệng, ca dao, dân ca và các lễ hội truyền thống của các dân tộc Thái Nguyên. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa dân gian đa dạng, phong phú mang sắc thái riêng nhƣ truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, nhất là kho tàng ca dao, dân ca của các dân tộc với những làn điệu nhƣ hát Gầu Plềnh (hát giao duyên), Gầu Xống (hát cƣới xin), Gầu Tú Ở (hát cúng ma) của ngƣời Mông ở Đồng Hỷ; hát lƣợn của ngƣời Tày, Nùng ở Định Hóa, Võ Nhai…
  • 38. 33 Các DTTS ở Thái Nguyên đều có tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống đa thần theo quan niệm vạn vật hữu linh, liên quan đến gia đình, dòng họ, cộng đồng, đến nghi lễ vòng đời ngƣời và lễ thức nông nghiệp. Trong đó nổi bật nhất là tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, thần bản, làng và các hình thức tôn giáo sơ khai. Tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống của các DTTS ở Thái Nguyên thƣờng gắn với lễ hội dân gian. Ngoài các loại hình tôn giáo sơ khai nhƣ tôtem giáo, bái vật giáo, saman giáo, ma thuật giáo, một số dân tộc chịu ảnh hƣởng của Đạo giáo, Phật giáo, Công giáo, Tin lành. Trong những thập niên gần đây, tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống của các DTTS ở Thái Nguyên lâm vào khủng hoảng, duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, nặng nề và đứng trƣớc thách thức lớn của nền kinh tế thị trƣờng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho một bộ phận ngƣời DTTS, nhất là ngƣời Mông, ngƣời Dao từ bỏ tín ngƣỡng truyền thống gia nhập đạo Tin lành. Lễ hội truyền thống của các dân tộc cũng là nét văn hóa mang tính bản địa rõ rệt nhƣ lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Then, các hội đền hàng năm nhƣ hội đền Đuổm, hội chùa Hang… Trong lễ hội luôn có cả những hoạt động văn hóa thể thao dân tộc nhƣ tung còn (Tày, Nùng), đánh đu, đánh vật, chọi gà, đánh cờ của ngƣời Việt (Kinh), đánh quay, trồng cây chuối của ngƣời Cao Lan - Sán Chỉ, múa sƣ tử của ngƣời Hoa… làm rộn rã tƣng bừng không khí ngày hội. Hƣởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, đồng bào các DTTS đã tích cực giữ gìn, phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; xóa bỏ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới xin, tang ma và lễ hội. Trong các tộc ngƣời thiểu số ở Thái Nguyên, dân tộc Mông, Dao có số lƣợng đông và cũng là những tộc ngƣời có sự chuyển đổi mạnh mẽ về tín ngƣỡng, tôn giáo trong nhiều thập kỷ trở lại đây, đó là họ từ bỏ tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống theo tôn giáo mới: Tin Lành. Sự chuyển đổi tôn giáo
  • 39. 34 của một bộ phận ngƣời Mông, Dao không chỉ làm biến đổi đời sống tôn giáo ở Thái Nguyên mà còn có tác động không nhỏ tới nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng sinh thái trên địa bàn tỉnh, đặt ra nhiều vấn đề với cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo. Do vậy, trong những tộc ngƣời thiểu số ở Thái Nguyên, luận án chú trọng nghiên cứu, phát hiện những vấn đề liên quan đến ngƣời Mông, Dao. * Dân tộc Mông: là dân tộc có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cƣ đến Việt Nam và sinh sống chủ yếu trên các đỉnh núi cao của các tỉnh biên giới phía Bắc từ rất lâu đời. Nhất là sau khi chiến tranh biên giới phía Bắc, ngƣời Mông di cƣ sâu vào nội địa, định cƣ ở Thái Nguyên khiến dân số ngƣời Mông ở tỉnh tăng nhanh. Năm 1979, ở Thái Nguyên mới có 644 ngƣời Mông, nhƣng 10 năm sau, đã tăng lên tới 2.264 ngƣời (năm 1989); số ngƣời Mông tăng lên gấp hơn hai lần vào năm 1999, với 4.831 ngƣời và hiện nay có 7.230 ngƣời tăng 49,65%. Cƣ trú ở 35 xóm, bản (13 xóm, bản bộ cƣ dân là tộc ngƣời Mông và 22 xóm bản xen kẽ với các dân tộc khác), thuộc 20 xã của 4 huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa. Ngƣời Mông ở Thái Nguyên chủ yếu thuộc ngành Mông Trắng có nguồn gốc từ tỉnh Cao Bằng, ngoài ra, có trên 100 ngƣời thuộc ngành Mông Đen có nguồn gốc từ Lạng Sơn di cƣ đến từ năm 1930, cƣ trú lẻ tẻ tại huyện Định Hóa [5, tr.2; 179, tr.20]. Ngƣời Mông thƣờng cƣ trú ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đèo núi hiểm trở, đƣờng xá đi lại, đời sống khó khăn. Đa số họ làm nƣơng rẫy trồng ngô, chỉ có một số rất ít làm ruộng canh tác lúa nƣớc. Do thiếu đất canh tác và trình độ thâm canh lạc hậu nên tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm khá cao (trên 40% số hộ) và tỷ lệ thiếu ăn vẫn còn (10% số hộ). Ngƣời Mông có một nền văn hóa truyền thống đa dạng, đặc sắc và độc đáo. Họ có một niềm tin “sắt đá”, đã tin thì khó bỏ với một tâm thức dân tộc theo “cái lý của ngƣời Mông”. Tuy nhiên hiện nay nền văn hóa và thiết chế xã hội truyền thống của họ đang phải đối mặt với những thách thức mới.
  • 40. 35 Ngƣời Mông có tín ngƣỡng, tôn giáo đa thần, với nhiều hình thức khác nhau nhƣ thờ cúng tổ tiên, saman giáo, ma thuật và thờ nhiều vị thần. Thờ cúng tổ tiên. Tín ngƣỡng này có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng và bảo lƣu văn hóa cội nguồn của ngƣời Mông. Đối với ngƣời Mông, thờ cúng tổ tiên không chỉ thể hiện lòng biết ơn với ngƣời đã khuất hay việc bắt buộc theo tục lệ tang ma, mà còn là sự cầu mong, sự tạ lỗi, xin tha thứ... trƣớc tổ tiên. Nơi thờ tổ tiên của ngƣời Mông ở vách tƣờng gian giữa của ngôi nhà (không gian thiêng - gian dành cho các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo). Bàn thờ tổ tiên (Cungv Pox Ziês - nghĩa là chỗ nghỉ chân của tổ tiên), đƣợc làm rất đơn giản chỉ là tờ giấy bản màu đỏ cắm ống hƣơng của các cụ tổ, dán ở vách gian chính đối diện với cửa ra vào chính. Một số vùng hay một số dòng họ (họ Vũ, họ Lầu, họ Và,...), có bàn thờ riêng bằng gỗ. Trên bàn thờ, ngoài mảnh giấy bản, còn có ba ống hoặc bát hƣơng. Nơi đặt bàn thờ là không gian thiêng và chỉ có đàn ông mới đƣợc đến gần. Ngƣời Mông thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết, năm mới, lễ cƣới xin, tang ma và một số dịp khác (lễ cơm mới, lễ đặt tên trẻ sơ sinh, lễ trƣởng thành, lễ gọi vía, lễ thả hồn) [132, tr.91-101; 227, tr.288]. Thờ cúng tổ tiên vẫn là tín ngƣỡng giữ vị trí cực kỳ quan trọng của ngƣời Mông, nhƣng hiện nay do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hầu hết ngƣời Mông ở Thái Nguyên đã từ bỏ tín ngƣỡng này để gia nhập đạo Tin lành hoặc tổ chức Dƣơng Văn Mình. Thờ cúng thần nhà, thần cửa. Các gia đình ngƣời Mông đều thờ thần nhà với quan niệm đó là vị thần thiêng liêng quản lý mọi công việc trong nhà, biểu tƣợng của sự no đủ, giàu sang. Chỗ thờ thần đặt ngay sát vị trí nơi thờ tổ tiên. Việc cúng thần đƣợc tiến hành cùng với các dịp cúng lễ tổ tiên nhằm kính cáo thần và cầu xin thần phù hộ. Bên cạnh thần nhà, ngƣời Mông còn thờ thần cửa vì theo quan niệm của họ, vị thần này có vai trò quan trọng để bảo vệ con ngƣời và tài sản, tránh sự xâm nhập của cái ác, cái xấu. Ngƣời Mông cho rằng, thần cửa là con gà trống và đƣợc thờ cúng cùng với dịp thờ cúng tổ tiên, thần nhà.
  • 41. 36 Tín ngưỡng liên quan đến dòng họ. Ngƣời Mông quan niệm dòng họ là những ngƣời cùng tổ tiên, cùng huyết thống (dòng máu), nhƣng không hoàn toàn chỉ là những ngƣời cùng tên họ, mà còn bao gồm các thành viên có “tín hiệu” chung thể hiện trong tôn giáo của họ là “cùng ma”. Cùng ma có nghĩa là phải giống nhau trong việc cúng “ma bò”, “ma lợn”, “ma cửa” và trong cách hƣớng mộ và cách thức chôn cất ngƣời chết. Đây là đặc trƣng vô cùng quan trọng để xác định, nhận diện dòng họ của ngƣời Mông. Trong tang lễ, từ việc cúng lễ chỉ đƣờng đến các bƣớc nhƣ lễ treo trống tang, lễ đuổi giặc Hán, lễ viếng, lễ đƣa ngƣời chết ra bãi, lễ chôn cất ngƣời chết của ngƣời Mông giống nhau, nhƣng việc đặt hƣớng và cách chôn cất ngƣời chết có sự khác nhau. Đây chính là “tín hiệu” để nhận ra dòng họ của ngƣời Mông. Trong nghi lễ cúng “ma bò” (cúng cảm ơn cha mẹ sau ba năm mất hay cúng đoạn tang hoặc cúng bỏ mả), “ma lợn”, “ma cửa” sự khác nhau giữa các dòng họ thể hiện ở số bát hay phần thịt và cách sắp xếp các phần thịt dâng cúng ra sao. Ngoài ra, các dòng họ của ngƣời Mông còn có tục kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tô tem giáo nhƣ họ Giàng kiêng không ăn hay không dùng quả tim của các con vật để cúng tế; họ Ly không dùng lá lách của mọi con vật để cúng tế; họ Lâu không bắt hay ăn thịt con chim xanh; họ Vàng lại kiêng ăn những quả có vị chua nhƣ mận, mơ, muỗm, xoài cùng trong bữa cơm. Các dòng họ của ngƣời Mông còn có nghi lễ “đuổi tà ma” hay nghi lễ “xua đuổi những cái xấu” cho tất cả các thành viên trong dòng họ. Mỗi dòng họ tổ chức vào một ngày nhất định trong năm theo âm lịch. Họ Mùa tổ chức vào ngày 20 tháng 9; họ Chang ngày 17 tháng 9; họ Giàng ngày 29 tháng 9; họ Vàng ngày 7 tháng 9,...[132, tr.107-132]. Các nghi lễ liên quan đến dòng họ có vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng dòng họ, tạo dựng nền tảng văn hóa của ngƣời Mông, song nó cũng rất phức tạp, rắc rối, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc trở thành hủ tục nặng nề. Saman giáo là loại hình tôn giáo có vai trò, vị trí rất quan trọng trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Mông. Theo ngƣời Mông, có 3 loại
  • 42. 37 thầy Saman: 1) do tự học hỏi mà thành; 2) là ngƣời “không bình thƣờng” theo thầy mà thành và 3) ngƣời tự dƣng biết lên đồng trở thành thầy Saman. Khi gia đình ngƣời Mông gặp tai ƣơng, bệnh tật, họ thƣờng tìm thầy Saman để làm lễ cúng giải. Bàn thờ của thầy Saman là một hộp gỗ hình chữ nhật, đặt bên phải nơi thờ cúng tổ tiên. Trong bàn thờ có bát hƣơng và bộ đồ nghề gồm một thanh la nhỏ bằng đồng, một đôi nhạc ngựa bằng đồng, một vòng lắc bằng sắt và quan trọng nhất là cặp sừng trâu. Phía trên bàn thờ là “chiếc cầu mây” buộc ngang dƣới mái nhà (phƣơng tiện nối bàn thờ của thầy Saman với thế giới bên kia). Ngày nay, vai trò của Saman giáo và thầy Saman đang bị suy giảm trong cộng đồng ngƣời Mông. Tóm lại, tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống của ngƣời Mông có rất nhiều lễ nghi gắn với vòng đời ngƣời nhƣ ma chay, cƣới xin, lễ đặt tên con trẻ, đặt tên đệm đàn ông trƣởng thành, lễ gọi vía, lễ thả hồn, lễ ma khô… Nhiều tập tục trong ma chay, cƣới xin đã lạc hậu, phiền phức, ràng buộc nặng nề đối với ngƣời Mông, nhất là các lễ nghi cúng theo phong tục nhƣ: cúng ma khô, ma tƣơi, ma lợn, ma cửa, ma nhà… Trong khi đó, nền kinh tế chủ yếu dựa vào thiên nhiên, thu nhập thấp, bấp bênh, càng làm cho đời sống của ngƣời Mông thƣờng xuyên không ổn định, không vƣơn kịp các dân tộc khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ngƣời Mông dễ tiếp nhận và gia nhập đạo Tin lành. * Dân tộc Dao: cũng giống nhƣ dân tộc Mông, ngƣời Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc di cƣ đến các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó có Thái Nguyên sinh sống từ lâu đời. Ở Thái Nguyên, dân tộc Dao có 25.360 ngƣời, cƣ trú ở tại 172 xóm, bản thuộc (57 xóm, bản toàn bộ cƣ dân là ngƣời Dao), 69 xã, thị trấn của các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phú Lƣơng, Phổ Yên, Phú Bình. Ngƣời Dao ở Thái Nguyên gồm 3 nhóm địa phƣơng: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhƣng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phƣơng ngữ Kiềm Miền. Ngƣời Dao ở Thái Nguyên có các dòng họ lớn nhƣ họ Bàn, họ Đặng, họ Triệu, họ Dƣơng, họ Lý…[5, tr.2; 179, tr.465].