SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 161
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
  
ĐINH THỊ KIM LAN
ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG
KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
  
ĐINH THỊ KIM LAN
ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG
KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
Ngành: Triết học
Mã số: 9.22.90.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH
2. TS. CAO XUÂN LONG
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết
quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân
thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận khoa học
của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện
Đinh Thị Kim Lan
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................5
1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền
đề hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh..........................................5
1.2. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong
Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng trong dòng chảy lịch sử triết học Trung Quốc ..11
1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nước
trong Nho giáo Khổng - Mạnh..................................................................................16
1.4. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết.................................................29
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH..............................30
2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hình thành đạo trị nước trong tư tưởng
Khổng - Mạnh ...........................................................................................................30
2.2. Tiền đề và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng
Khổng - Mạnh ...........................................................................................................38
Chƣơng 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ
TƢỞNG KHỔNG - MẠNH ...................................................................................61
3.1. Nội dung cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .....................61
3.2. Đặc điểm cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh...................110
Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA ĐẠO TRỊ
NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH..............................................120
4.1. Giá trị và hạn chế của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .................120
4.2. Ý nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .....................133
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các vấn đề về phát triển đời sống,
về kinh tế, xã hội, thì vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội là một vấn đề có ý
nghĩa rất quan trọng được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Bởi vì, trị nước là
hoạt động trung tâm của toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện những công việc của
đất nước. Thực tế cho chúng ta thấy, nếu cách thức tổ chức và quản lý tốt thì sẽ làm
cho xã hội ổn định, phát triển đi lên. Ngược lại, nếu cách thức tổ chức và quản lý
kém sẽ làm cho xã hội trì trệ, thậm chí còn rối loạn thêm nữa. Trong điều kiện xã
hội hiện nay, việc mội quốc gia cần phải xây dựng một đường lối trị nước phù hợp,
đúng đắn góp phần phát triển đất nước là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi
chúng ta phải nhìn về quá khứ để không ngừng học hỏi, tiếp thu và phát huy những
giá trị, khắc phục những hạn chế trong lịch sử của nhân loại kết hợp với thời đại
trên phương diện này.
Trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn của việc trị nước, từ thời kỳ
dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước,các thế hệ đi trước đã rất chú trọng vấn đề
trị nước, tổ chức và quản lý xã hội. Trong đó, do điều kiện đất chúng ta, từ việc chống
lại sự đồng hoá về văn hoá tư tưởng thời Bắc Thuộc đã tiến đến kế thừa, tiếp thu nhiều
tư tưởng về đường lối trị nước của Trung Quốc mà đặc biệt là đạo trị nước trong tư
tưởng Khổng - Mạnh để thiết lập trật tự xã hội. Từ thời, Lý, Hồ, Trần, Lê… và đặc biệt
là dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh lâu dài,
gian khổ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn
luôn chú trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng chính quyền, đấu tranh giành
chính quyền, tổ chức và quản lý xã hội để nhằm hướng tới xây dựng một xã hội văn
minh, giàu đẹp. Với những cách thức, con đường, phương pháp vận hành một đất nước
bằng các thể chế và hệ thống chính trị đúng đắn, phù hợp cùng với mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [12, tr.85-86], chúng ta cũng đã đạt
được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho đến ngày
nay, những tư tưởng đó còn được chúng ta tiếp tục tiếp thu và kế thừa để vận dụng
trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
2
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đất nước, bên cạnh những thành tựu to
lớn mà chúng ta đã đạt được thì cũng còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém, bên cạnh
“Đa số các cán bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo
trong công tác, lao động, rèn luyện phẩm chất, năng lực, có bước trưởng thành đóng
vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới, góp phần xứng đáng vào thành quả chung
của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” [13, tr.261], vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ
những cán bộ, đảng viên và nhân dân suy thoái về đạo đức, với lối sống chạy theo
đồng tiền, làm xói mòn nghiên trọng những giá trị đạo đức của con người. Chính
những tồn tại, những yếu kém về đạo đức, lối sống đó đã ảnh hưởng đến sự nghiệp
đổi mới do Đảng lãnh đạo và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng đã viết: “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân
dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” [13, tr. 263].
Thực trạng trên đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện công cuộc đổi
mới và uy tín của Đảng, nhà nước và chế độ ta. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra là bên
cạnh việc quan tâm đến giáo dục đạo đức để xây dựng và phát triển đất nước cần
phải có đường lối, cách thức tổ chức, quản lý xã hội hiệu quả là một vấn đề rất cần
thiết và cấp bách. Vì vậy, để công cuộc xây dựng đất nước thực hiện thành công,
bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, chúng ta phải không ngừng giáo dục đạo
đức trong xã hội và đặc biệt là việc kế thừa các kinh nghiệm và bài học về đạo trị
nước của truyền thống dân tộc mình cũng như của nhân loại là điều rất cần thiết để
đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra. Vì thế, chúng ta phải có cái nhìn
đúng đắn trong việc nghiên cứu và đánh giá giá trị về đạo trị nước trong tư tưởng
Khổng - Mạnh để lọc bỏ những cái hạn chế, kế thừa những điều tốt là một việc làm
cần thiết, tạo điều kiện tốt hơn để phát triển đất nước vững chắc, góp phần làm nên một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước ngày một phát triển
đi lên. Quan điểm đạo trị nước của Khổng - Mạnh nếu biết gạt bỏ và khắc phục những
hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó sẽ phát huy những yếu tố
hợp lý, tiến bộ, nó còn có những giá trị và ý nghĩa lịch sử nhất định trong đời sống xã
3
hội hiện đại trước những cơn lốc của cơ chế thị trường. Những giá trị ấy chỉ ra rằng,
sức mạnh của việc tổ chức và quản lý xã hội, vấn đề đạo trị nước sẽ chỉ là nữa vời,
thậm chí vô nghĩa nếu như không chú ý đúng mức vấn đề giáo dục đạo đức cho con
người cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, từ những ý nghĩa thực tiễn
và lý luận, tác giả chọn vấn đề “Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý
nghĩa của nó” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Về mục đích của luận án:
Luận án tập trung làm rõ một cách hệ thống nội dung, đặc điểm của đạo trị
nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa lịch sử của nó.
Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
Một là, trình bày và phân tích những điều kiện lịch sử xã hội, những tiền đề
lý luận và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng -
Mạnh.
Hai là, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của đạo trị nước trong
tư tưởng Khổng - Mạnh.
Ba là, từ đó, phân tích, đánh giá những đặc điểm, giá trị, hạn chế và rút ra ý
nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu đạo trị
nước trong tư tưởng Nho giáo cùng với ý nghĩa của nó.
b. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung
và ý nghĩa của đạo trị nước trong tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử trong thời kỳ
Xuân Thu - Chiến Quốc và rút ra ý nghĩa của nó.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy
vật lịch sử. Kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
4
Nam, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề chính trị - xã hội để
định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử
dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, quy
nạp - diễn dịch, lý luận, để nghiên cứu và trình bày luận án, luận án tiếp cận dưới
góc độ lịch sử triết học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, Luận án góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm trong việc nghiên
cứu đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, làm rõ nội dung đạo trị nước trong
tư tưởng Khổng - Mạnh.
Thứ hai, khẳng định những giá trị của đạo trị nước đối việc xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng và đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước nói chung. Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh
không chỉ là bài học bổ ích và quý báu cho các triều đại phong kiến Việt Nam trong
lịch sử mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước giai đoạn hiện nay. Đồng thời, không chỉ có sự ảnh hưởng đến Việt Nam ta
mà nó còn có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước phương Đông nói chung.
6. Ý nghĩa của luận án
- Về phương diện lý luận: Luận án đã làm rõ có hệ thống một số vấn đề lý
luận về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh.
- Về phương diện thực tiễn: Những giá trị và ý nghĩa lịch sử nêu ra trong
luận án có thể là bài học bổ ích trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, giảng dạy và những ai có quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận án, nội dung của
luận án được kết cấu gồm 4 chương 10 tiết.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đạo trị trong tư tưởng Khổng - Mạnh là một trong những nội dung cơ bản
của Nho giáo. Nó đã giữ một vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng
và các dân tộc ở châu Á nói chung. Nó đã trở thành một thành tố văn hoá truyền
thống của đất nước, đã ăn sâu bám rễ trong đời sống xã hội của người Việt Nam và
các nước. Chính từ vai trò, giá trị quan trọng ấy, cho nên chủ đề này đã thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận
khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể khái quát thành ba hướng chính như sau.
1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội
và tiền đề hình thành đạo trị nƣớc trong tƣ tƣởng Khổng - Mạnh
Trên bình diện này, trước hết phải kể đến công trình Đại cương triết học
Trung Quốc, Quyển thượng, của tác giả Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê. Cuốn sách là
sự khảo cứu về lịch sử triết học Trung Hoa bao gồm các nội dung như sự phát sinh,
phát triển, những vấn đề về vũ trụ luận và tri thức luận của triết học Trung Hoa.
Nằm ở phần thứ nhất có nội dung: Thời đại Tiên Tần (tr. 28) tác phẩm đã đề cập
đến một vài nét về hoàn cảnh lịch sử của xã hội Trung Quốc và quá trình tiến triển
của triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Tác giả kết luận: “Tóm
lại, về phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thời Xuân Thu - Chiến Quốc
là thời biến chuyển lớn, thế tất phải đi tới sự thống nhất, nên phong trào lập thuyết
để cứu thế mới phát triển bồng bột như dưới đây ta sẽ thấy”[33, tr. 32]. Sang phần
thứ 3: Bình minh xuất hiện (tr. 33), tác phẩm nói đến sơ qua về Khổng Tử cùng
những quan điểm triết học của ông như: quan điểm về vũ trụ, về tri thức luận, về
chính trị, về nhân sinh quan… Có thể nói: “Người đầu tiên đứng lên mở đường cho
phong trào là Khổng Tử, và ta có thể nói rằng bình minh của triết học Trung Hoa
xuất hiện ở nước Lỗ”[33, tr. 33]. Cùng với những quan điểm của Khổng Tử, ở trang
49 tác giả cũng đề cập đến Mạnh Tử với những vấn đề như: quan điểm về dân, về
vua, về đức hạnh, bản tính thiện của con người. Có thể nói, Mạnh Tử là người đã bổ
sung, hoàn thiện học thuyết của Khổng Tử lên một bước cao hơn nữa. Nhìn chung,
tác phẩm đã đề cập đến đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh một cách khá
6
đầy đủ, tuy nhiên những nội dung đó còn ở tầm khái quát chứ chưa đi sâu vào phân
tích một cách có hệ thống theo chuyên đề, vì vậy, chúng tôi sẽ coi đây là tài liệu bổ
ích để tiếp tục hoàn thiện luận án của mình.
Hay cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc, (Tập 1) của Hà Thúc Minh. Trong
cuốn sách này tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử phát triển của triết học Trung
Quốc từ triều đại nhà Hán (206 TCN - 220 TCN) trở về trước. Đây là thời kỳ tìm tòi
và xác định triết học Trung Hoa. Cho đến khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
ra đời (1949), thời kỳ triết học Trung Quốc chịu ảnh hưởng của văn minh phương
Tây. Trong phần 1: Triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc - Lưỡng
Hán (770 TCN - 220 sau CN), (tr. 7). Ở chương I: Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc
(tr. 9), đã trình bày một số nét về xã hội Trung Quốc trong buổi đầu bình minh.
Phần II: Học thuyết Khổng Tử (tr. 14), tác giả trình bày học thuyết của Khổng Tử
với những vấn đề như: cuộc đời, tác phẩm và những tư tưởng của Khổng Tử mà đặc
biệt với tư tưởng đức trị. Tác giả viết: “Đức trị bắt đầu từ Khổng Tử và được quán
triệt trong lịch sử nhiều nước phương Đông hàng nghìn năm như Trung Quốc, Việt
Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… Sở dĩ đức trị được chấp nhận nhiều hơn pháp trị bởi
vì dầu sao thì pháp trị cũng bộc lộ tính tàn khốc nhiều hơn đức trị. Chẳng trách Pla-
ton gọi pháp luật là thứ đạo đức không có tình cảm. Đã vậy, phạm vi của đức trị vẫn
rộng hơn pháp trị. Đức trị và pháp trị là hai vòng tròn đồng tâm nhưng vòng tròn
đức trị lại rộng hơn. Hơn nữa, bản thân pháp luật là bình đẳng (ít ra cũng bình đẳng
trước pháp luật) thế nhưng trong xã hội đẳng cấp như xã hội phong kiến thì làm sao
thực hiện được điều đó. Đẳng cấp trên làm sao có thể chịu ngang hàng với đẳng cấp
dưới trước pháp luật”[41, tr. 28]. Sang phần IV: Học thuyết Mạnh Tử (tr. 36), tác
phẩm cũng trình bày khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, học thuyết nhân chính, tính
thiện, quan niệm về nghĩa, lợi, lao tâm - lao lực của Mạnh Tử. Nhìn chung, tác
phẩm đã trình bày một cách cô đọng về lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và
đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng.
Đặc biệt trong cuốn Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, tác
phẩm đã trình bày một cách hệ thống lịch sử triết học Trung Quốc thời cổ đại,
nguyên nhân ra đời của các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại và những giá trị
của học thuyết đó. Liên qua đến đề tài, tác giả đã trình bày một cách khái quát về
cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử và Mạnh Tử cùng với những vấn đề trong tư
7
tưởng đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh như: học thuyết chính danh,
những phạm trù trong học thuyết chính trị - xã hội và luân lý đạo đức như: nhân, lễ,
trung, thứ, hiếu, quân tử - tiểu nhân, nhà cầm quyền về trị dân… vấn đề bản tính
thiện của con người, học thuyết nhân chính, đề cao dân…
Hay công trình, Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu
của giáo sư Cao Xuân Huy, cấu thành 4 phần. Trong đó, phần 1: Từ góc nhìn
phương pháp luận đi sâu vào phân tích sự khác nhau giữa triết học phương Đông và
phương Tây. Phần thứ 2: Phác hoạ tiến trình tư tưởng Việt Nam từ cổ truyền đến
canh tân qua một vài chặng mốc tiêu biểu. Sang phần thứ 3: Đề cương các bài giảng
về bách gia chư tử và phần 4: Bảng tra cứu và chú giải về tên người, tên sách. Ở
phần thứ 3: Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc (tr. 369), đây là những
bài giảng còn ở dạng đề cương được tác giả tập hợp lại. Ở tiết I: Xã hội và tư tưởng
cổ đại Trung Quốc (tr. 370), tác giả đề cập đến một số vấn đề về xã hội và tư tưởng
thời cổ đại Trung Quốc, trong đó có xã hội và tư tưởng thời Xuân Thu - Chiến
Quốc. Sang tiết thứ 2: Khổng Tử (tr. 389), tác giả đề cập vài nét về tiểu sử của
Khổng Tử, về sách Luận ngữ và học thuyết của Khổng Tử về thế giới quan, tư
tưởng chính trị - xã hội, đạo đức. Trong học thuyết về thế giới quan, Khổng Tử đã
đề cập nhiều tới thượng đế, thiên mệnh, thiên nhân hợp nhất: “Khổng Tử tin rằng,
thượng đế là một đấng chủ tể, có nhân cách, ý chí và tình cảm.v.v…”[7, tr. 400].
Sang học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức, Khổng Tử đã đề cao phạm trù nhân
và lễ, ông bàn đến rất nhiều về hai vấn đề này và “Trong tư tưởng của Khổng Tử,
chữ “nhân” và chữ “lễ” có quan hệ mật thiết với nhau”[7, tr. 411]. Trong tiết thứ V:
Mạnh Tử (tr. 465), tác giả đã đề cập vài nét sơ qua về tiểu sử của Mạnh Tử cùng với
một số nội dung tư tưởng của ông như: vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng
thời, tác phẩm cũng phân tích nội dung bản tính thiện và những quan điểm về luân
lý đạo đức của ông. Nhìn chung, tác phẩm với tính chất là đại cương bài giảng nên
chỉ trình bày một cách khái quát những nội dung liên quan đến đạo trị nước trong tư
tưởng Khổng - Mạnh chứ không đi sâu phân tích những nội dung này.
Trong bộ sách Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục. Với
cách nhìn nhận và phân tích khách quan tác giả đã trình bày các học thuyết triết học
phương Đông và triết học Trung Quốc như một quá trình thống nhất, vạch ra những
mối liên hệ tất yếu của các trường phái và các trào lưu khác nhau, vạch ra sự tiến bộ
8
của từng giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của triết học phương
Đông. Riêng với học thuyết đức trị của Nho giáo, tác phẩm đã đề cập một cách khá
cụ thể những nội dung cơ bản về Khổng Tử và Mạnh Tử. Ở chương I: Môn đệ của
Khổng Tử (tr. 7), chương này đã đề cập đến những quan niệm của Khổng Tử về lễ
và hiếu cùng những tác dụng của nó. Sang chương thứ 3: Manh Tử (tr. 37), tác giả
đã có bàn luận vài nét về bối cảnh và thời đại của Mạnh Tử. Đến chương thứ IV:
Triết lý nhân sinh của Mạnh Tử (tr. 43), đã bàn về bản tính thiện của con người, đây
là vấn đề cơ bản về triết học nhân sinh của ông. Qua chương VI: Triết học chính trị
của Mạnh Tử (tr. 60), trình bày những quan điểm về dân, về người cầm quyền, về
vương đạo và bá đạo… Nhìn chung, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát một
số nội dung liên quan đến đạo trị nước từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, tuy nhiên, tác
giả chưa đi phân tích có hệ thống nội dung của tư tưởng này, nhưng có thể nói, đây
là tài liệu bổ ích để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện luận án của mình.
Cuốn Các bài giảng về tư tưởng phương Đông của tác giả Trần Đình Hượu.
Tập sách là tập hợp các bài giảng về tư tưởng phương Đông. Về nội dung liên quan
tới đề tài tư tưởng đạo trị nước của Khổng - Mạnh, tác giả đã đánh giá khá sâu sắc
những nội dung như nhân, nghĩa, lễ, hiếu, để và mẫu người lý tưởng với những
phẩm chất đạo đức cần có như nhân, trí, dũng… Có thể nói, tác phẩm đã phân tích
một cánh khái quát những nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tuy
nhiên, do hạn chế của tư liệu nên những nội dung đó chỉ mới được đề cập một cách
rất khái quát, chứ chưa đi sâu vào từng nội dung cụ thể của đề tài.
Hay cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa của Will Durant (Bản dịch của
Nguyễn Hiến Lê), đây là tài liệu quý báu, là công trình tổng hợp nền văn minh
Trung Hoa để chúng ta đi ngược lại những thời kỳ lịch sử trước đây của đất nước
Trung Hoa. Với các giai đoạn lịch sử xa xưa, tác giả đã trình bày một cách uyên bác,
dẫn chứng các tư liệu phong phú để trình bày về văn hoá và con người Trung Hoa
trong từng giai đoạn lịch sử. Liên quan đến đề tài ở tác phẩm có chương I: Thời đại
các triết gia, chương này gồm ba tiết bắt đầu từ trang 25 - 122. Ở tiết II: Khổng Tử
(tr. 61), tác giả đã trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử, cùng với những
quan điểm về đạo đức và những quan điển về chính trị - xã hội của ông. Đồng thời,
tác phẩm cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của đạo Khổng trong xã hội Trung Quốc thời
bấy giờ. Đến tiết III: Các nhà theo chủ nghĩa xã hội và các nhà chủ trương vô chính
9
phủ (tr. 94), tác giả đã đề cập tới triết gia Mạnh Tử với các nội dung như: cuộc đời, sự
nghiệp, những quan điểm của Mạnh Tử về chính quyền, về đạo đức của người cầm
quyền, về bản tính của con người, về dân, về chiến tranh… Mạnh Tử được coi là một
đấng đại trượng phu của Trung Hoa, một Á thánh danh vọng và ảnh hưởng chỉ kém
Khổng Tử trong lịch sử triết học chính thống. Chính nhờ ông và Chu Hy đời Tống,
mà Khổng Tử được coi là bậc tôn sư về tư tưởng Trung Hoa trên 2000 năm.
Trong công trình Lịch sử văn hoá Trung Quốc do Đàm Gia Kiệm chủ biên,
Tác phẩm đã trình bày và phân tích các mặt: kinh tế, chế độ chính trị, văn hoá, triết
học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Về nội dung liên quan tới đề tài, ở
chương I: Triết học thời Tiên Tần (tr. 43). Với chương này, tác giả đã đề cập đến
triết học Tiên Tần, đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, là ngọn nguồn đầu
tiên một cao trào của sự phát triển triết học Trung Quốc, đã xuất hiện đông đảo các
nhà tư tưởng triết học thành một cục diện trăm nhà đua tiếng (Bách gia tranh minh).
Trong số cửu lưu thập gia, thì 4 phái: Nho gia, Mặc gia, Đạo, Pháp gia có ảnh
hưởng lớn lao hơn cả. Học thuyết của họ hình thành phương thức tư duy và đặc
trưng tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Hoa. Đối với trường phái Nho gia và đặc
biệt là tư tưởng đạo trị nước của Khổng - Mạnh. Tác phẩm đã trình bày một cách
khái quát về cuộc đời cũng như những tư tưởng đạo đức của Khổng Tử và Mạnh
Tử. Mặc dù tác phẩm chưa đi sâu phân tích những vấn đề này nhưng đã cho người
đọc có cái nhìn tổng quát về triết học Nho gia nói chung và đạo trị nước trong tư
tưởng Khổng - Mạnh nói riêng. Đây là tập sách trình bày khá toàn diện những kiến
thức cơ bản lịch sử văn hoá Trung Quốc. Nhằm cung cấp cho người đọc những kiến
thức chắc chắn về nền văn hoá đồ sộ, lâu đời của Trung Quốc. Tập sách là tài liệu
bổ ích cho chúng ta trong việc nghiên cứu vai trò của văn hoá trong phát triển,
nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Trong hướng nghiên cứu này chúng ta có thể kể đến công trình Đại cương
lịch sử tư tưởng Trung Quốc của, GS. TS. Lê Văn Quán. Tác phẩm đã trình bày
những quan điểm của các nhà lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Nó bao gồm rất nhiều
lĩnh vực, không chỉ phản ánh tư tưởng triết học mà còn cả tư tưởng ở các mặt: sử
học, văn học, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tôn giáo… Ở từng thời kỳ lịch sử. Trong
lĩnh vực tư tưởng triết học, tác phẩm đã trình bày những quan điểm chính của các
nhà triết học Trung Quốc, lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Đặc biệt, liên quan tới đề
10
tài, tác phẩm đã trình bày khái quát cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của ông
như: tư tưởng chính trị, học thuyết chính danh, tư tưởng luân lý - nhân, tư tưởng
triết học và tư tưởng giáo dục… Đồng thời, tác giả đã trình bày một cách cô đọng
về cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của Mạnh Tử như: tư tưởng chính trị, tính
thiện luận, tư tưởng thiên mệnh, nhận thức luận… Nhìn chung, tác phẩm đã trình
bày một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của Khổng Tử và
Mạnh Tử. Tuy nhiên, cuốn sách cung cấp cho chúng ta những điều cần thiết nhất có
tính cách nhập môn về lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Vì vậy, nó chưa đi sâu vào
từng lĩnh vực của lịch sử tư tưởng Trung Quốc và cũng chưa đi sâu vào phân tích
những nội dung về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh.
GS. TS. Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên) với cuốn Triết học dùng cho học viên
cao học và nghiên cứu sinh. Cuốn sách gồm 154 trang chia làm 5 chuyên đề. Liên
quan đến đề tài tác giả tập trung ở chuyên đề 2: Lịch sử triết học Trung Quốc (cổ
trung đại), [tr. 35 - 60]. Chuyên đề này được chia làm 3 tiết. Tiết 1: Một số đặc
điểm của lịch sử xã hội Trung Quốc cổ trung đại. Với nội dung này, tác giả đã trình
bày sơ qua một số đặc điểm của lịch sử xã hội Trung Quốc cổ trung đại, trong đó có
giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc. Sang tiết thứ 2: Đặc điểm kinh tế - xã hội Trung
Quốc cổ trung đại (tr. 36 - 38). Với tiết này, tác giả đã trình bày một vài nét sơ qua
về điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Với tiết thứ
4: Một số học thuyết tiêu biểu (tr. 40 - 46). Tác giả đã hệ thống một số học thuyết
tiêu biểu của triết học Trung Quốc, trong đó có học thuyết của Nho gia. Đề cập đến
học thuyết Nho gia, tác giả đã điểm qua một vài nét về tiểu sử của Khổng Tử và
thời đại ông sống. Đồng thời, tác phẩm còn đề cập đến học thuyết chính trị, đạo
đức, xã hội, như: thuyết chính danh, nhân, lễ… cùng với những tư tưởng triết học
như: thuyết thiên mệnh, quỷ thần, con người… Trong vấn đề lý luận nhận thức, ông
cũng nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục và sự nổ lực chủ quan của cá nhân trong
quá trình nhận thức thế giới khách quan. Đây là một quan điểm tiến bộ, có ý nghĩa
nhân văn sâu sắc của Khổng Tử.
Hay với công trình Lịch sử triết học Trung Quốc từ giai đoạn Thương Chu
đến giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc của tập thể tác giả do Doãn Chính chủ biên.
Với độ dày 551 trang chia làm 14 chương. Đây là công trình khá toàn diện nghiên
cứu quá trình phát sinh, phát triển của của triết học Trung Quốc từ giai đoạn
11
Thương, Chu đến giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc. Trong đó, ở chương II (tr. 37),
tác giả đã tập trung nghiên cứu khái quát về lịch sử và những đặc điểm về kinh tế,
về chính trị, xã hội, thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Có thể nói, đây là cơ sở của sự
hình thành và phát triển những tư tưởng triết học trong giai đoạn này. Tác giả đã
trình bày khái quát một vài nét về triết học Nho gia, về tiểu sử và tác phẩm của
Khổng Tử cùng với hệ thống triết học của ông bao gồm những nội dung như: cuộc
sống, con người, thế giới, đạo đức, tôn giáo, chính trị - xã hội. Đồng thời, tác phẩm
cũng phân tích khá sâu sắc những tư tưởng triết học đó của Khổng Tử. Có thể nói:
“Tư tưởng của Khổng Tử không phải lúc nào cũng được trọng dụng mặc dù nó có
những nét tiến bộ nhất định; nhưng nhìn chung tư tưởng này có mặt trong tất cả các
triều đại Trung Hoa, nó để lại dấu ấn của mình không chỉ trong sách vở mà trong cả
cuộc sống thực của nhiều thế hệ và nó đã vượt biên giới của nước mình cắm rễ vào
phong tục, tập quán của nhiều nước láng giềng lân cận”[22, tr. 132]. Đồng thời, tác
giả đã đề cập và phân tích khá cụ thể về tiểu sử và tác phẩm của Mạnh Tử, cùng với
học thuyết tính thiện và học thuyết về chính trị - xã hội trong triết học của ông. Nhìn
chung, công trình này đã trình bày một cách có hệ thống khá sâu sắc các vấn đề về
triết học Trung Quốc nói chung và nội dung tư tưởng của Nho giáo nói riêng. Còn
về nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, vấn đề này được tác giả đề
cập với tư cách là những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nho giáo nói chung
mà chưa phải là tử tưởng đạo trị của Khổng - Mạnh nói riêng.
Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, ở trong nước đến nay đã có rất nhiều
công trình khoa học các cấp, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ được công bố. Mặc dù
tác giả đã có những điểm mới trong việc tìm hiểu và phân tích đạo trị nước trong tư
tưởng Khổng - Mạnh, nhưng các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc trích dẫn và giải
thích quan điểm của các nhà Nho chứ chưa đi sâu phân tích một cách có hệ thống nội
dung đạo trị nước trong Nho giáo Khổng Mạnh để thấy rõ được vai trò và sự ảnh
hưởng của nó đối với Việt Nam chúng ta và một số nước trên thế giới như thế nào.
1.2. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo trị nƣớc
trong Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng trong dòng chảy lịch sử triết học
Trung Quốc
Ở khía cạnh này đã có rất nhiều công trình được các nhà khoa học bàn tới
theo những lát cắt khác nhau. Công trình phải kể đến đầu tiên là tác phẩm Nho giáo
12
của Trần Trọng Kim. Đây là một trong số nhiều cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện
đại nghiên cứu về toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Hoa
từ thời Khổng Tử cho đến triều đại nhà Thanh. Đồng thời, tác giả đã vạch ra những
ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hoá Việt Nam hàng nghìn năm nay.
Có thể nói, Trần Trọng Kim đã đã dựa trên những quan điểm và lập trường của nhà
Nho khi bàn về Nho giáo và tư tưởng trị nước. Tuy nhiên, tác giả vẫn còn hạn chế
đó là chưa có tinh thần phê phán khoa học, chưa có cái nhìn khách quan khi đánh
giá về Nho giáo. Mặc dù vậy, ông cũng đã có những đóng góp to lớn trong việc
nghiên cứu và dịch thuật.
Trong cuốn Luận ngữ của Nguyễn Hiến Lê (Chú dịch và giới thiệu), đây là
tác phẩm sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của
người đương thời. Sách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt
tên, giữa các thiên không có liên hệ với nhau. Đọc Luận ngữ, người ta hiểu được
phẩm chất, tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là
người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp từng
trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho
mỗi người một cách khác nhau. Sách Luận ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn,
miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.
Với cuốn Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê, tác giả đã giới thiệu chi tiết về đời
sống, con người, môn sinh, môn đệ cùng những tư tưởng của Khổng Tử như: tư
tưởng chính trị, chính sách trị dân và đạo làm người của ông. Đề cập tới việc trị nước
bằng đạo đức, tác giả đã nhấn mạnh những vấn đề như: chính danh, đức trị, phải tu
thân, phải học và những đức cần có như: đức chính danh, đức kính, đức tín, đức nhân
và đức lễ; trong những đức đó thì Khổng Tử nhấn mạnh đức nhân và đức lễ hơn cả.
Sang chương VI (tr. 185), tác giả lại đi sâu phân tích về chính sách trị dân với những
nội dung như “dưỡng dân, giáo dân và chính hình”. Đồng thời, tác giả còn phân tích
các nội dung như kẻ sĩ, quân tử, trời, thiên mệnh, quỷ thần. Có thể nói, đây là công
trình công phu của tác giả, trình bày một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp cùng
với những với những tư tưởng và tài năng của Khổng Tử. Trong tác phẩm, với những
cống hiến lớn lao mà ông đã để lại cho đời, tác giả nhận định: “Trong lịch sử nhân loại,
chưa có một triết thuyết chính trị nào được một số dân đông nhất thế giới coi là quốc
giáo liên tiếp trên 2000 năm (từ Hán đến cuối Thanh) như Khổng giáo” [78, tr. 253].
13
Hay với cuốn Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê. Với tài năng của mình, tác giả
đã trình bày một cách cô đọng và khái quát nhất những vấn đề về cuộc đời, con
người và những tư tưởng của Mạnh Tử như: Tư tưởng chính trị và tư tưởng về kinh
tế - xã hội. Trong đó, tác giả đề cập đến những quan điểm về vua, về dân, vai trò
của dân, chủ trương dưỡng dân và giáo dân, việc trọng người hiền tài, ông lên án
chiến tranh và đưa ra chủ trương để hạn chế chiến tranh. Trong tác phẩm này, ông
đã dùng nhiều dung lượng của cuốn sách để phân tích những chính sách kinh tế - xã
hội của Mạnh Tử như: việc coi trọng nhân nghĩa, giảm tô thuế cho dân, việc điều
chế điền sản cho dân, nhắc nhở người cầm quyền phải quan tâm đến đời sống của
nhân dân, đặc biệt là quan tâm đến những người khó khăn, đói khổ trong xã hội để
giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, hỗn loạn trong xã hội nhằm ổn định trật tự xã hội
lúc bấy giờ. Có thể nói, những tư tưởng của Mạnh Tử đã có nhiều giá trị to lớn để
lại cho đời sau học hỏi và vận dụng. Tác giả nhận định: “Mạnh Tử xứng đáng với
danh hiệu Á thánh mà người đời sau dành tặng ông”[79, tr. 208].
Có thể nói, bộ sách Khổng Tử và Mạnh Tử là công trình nghiên cứu khá hệ
thống của tác giả Nguyễn Hiến Lê về tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Trong
đó, tác giả đã trình bày khá đầy đủ về những nội dung của tư tưởng đạo trị nước
được thể hiện rõ trong quan niệm và chủ trương về chính trị của hai ông. Đặc biệt,
tác giả đã có sự so sánh, đánh giá sự kế thừa và phát triển và những điểm khác biệt
trong chủ trương chính trị từ Khổng Tử đến Mạnh Tử. Tuy nhiên, những nội dung
mà tác giả đã bàn đến trong hai tác phẩm này chỉ mới đề cập ở góc độ khái quát,
chưa phải là những chuyên đề về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Vì
vậy, trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ tư tưởng trị nước
của Khổng Tử và Mạnh Tử.
Công trình Đức trị và pháp trị trong Nho giáo của Giáo sư Vũ khiêu, tác
phẩm đã đề cao đến tư tưởng trị nước của các triết gia Trung Quốc. Trong công
trình này, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của của
tư tưởng đức trị và pháp trị làm cho người đọc dễ hiểu và tiếp cận với nó. Trong nội
dung đức trị, tác giả đã bàn đến một số nội dung như: lấy đức để cai trị, người cầm
quyền quân tử, trọng dân, trọng hiền tài,… Nhấn mạnh vai trò của đức trị, Khổng
Tử nói: “Dùng đức mà thi hành chính trị, thì mọi người đều theo. Tỷ như ngôi sao
Bắc Đẩu ở một chổ mà mọi vì sao đều chầu theo”[137, tr. 49]. Còn Mạnh Tử lại
14
nói: “Dùng lực mà thu phục người thì tâm người ta chẳng phục (chỉ phục bề ngoài
thôi), ấy là tại người ta chẳng đủ sức đương cự với mình. Còn nếu dùng nhân đức
mà thu phục thì người ta vui lòng mà phục tùng mình một cách thành thật, như 70
vị đệ tử phục đức Khổng Tử vậy”[137, tr. 51]. Đồng thời, Khổng Tử và Mạnh Tử
đều chú trọng vai trò của người cầm quyền quân tử, coi trọng dân và coi trọng người
hiền tài trong xã hội, v.v… Đây là những nội dung quan trọng trong tư tưởng đạo trị
nước của hai ông. Có thể nói, cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều rất đề cao đạo đức trong
việc trị nước. Vì vậy, Khổng Tử là người đã đề ra đường lối đức trị và sau này chính
Mạnh Tử đã phát triển tư tưởng này thành đường lối đức trị Khổng - Mạnh.
Đặc biệt, trong công trình Khổng học đăng của Phan Bội Châu. Đây là một
bộ sách biên khảo có giá trị bậc nhất của Phan Bội Châu trong những năm sống ở
Bến Ngự. Nhà xuất bản Anh Minh đã nói rằng: “Có lẽ là di cảo có giá trị nhất và
công phu nhất của cụ Sào Nam Phan Bội Châu. Với nhan đề Khổng học đăng, nhà
chí sỹ tiền bối có ý đưa ra cái tinh hoa của nền Khổng học, một nền cổ học siêu việt
đã chế ngự tư tưởng phương Đông”[98, tr. 10]. Có thể nói rằng, Phan Bội Châu đã có
công lao rất lớn trong việc hệ thống hoá các quan điểm của Nho giáo nói chung và các
quan điểm đạo trị nước của Khổng - Mạnh nói riêng. Riêng với đạo trị nước trong tư
tưởng Khổng - Mạnh, tác giả đã bàn về chủ trương chính trị của Khổng Tử và Mạnh
Tử với các nội dung như: vấn đề dưỡng dân và giáo dân của nhà cầm quyền, yêu
chuộng hoà bình mà ghét chiến tranh. Nhìn chung, tác giả đã đi phân tích những nội
dung đó để làm rõ quan điểm chính trị của Khổng Tử và Mạnh Tử. Tuy nhiên, do đứng
trên lập trường cải lương, vì vậy việc đánh giá, nhận xét của tác giả thường thiên về ca
ngợi cái hay của Nho giáo mà chưa thấy được những hạn chế của nó.
Trong các tác phẩm Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, của Đoàn
Trung Còn; Luận ngữ của Nguyễn Hiến Lê; Kinh Thi của Tạ Quang Phát; Kinh
Dịch của Ngô Tất Tố; Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê, 1994; Kinh Thư bản dịch
của Thẩm Quỳnh, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1972 v.v... Đây là các
bản dịch và giải thích các tác phẩm kinh điển của Nho giáo từ tiếng Trung Quốc
sang tiếng Việt. Nhìn chung, những bản dịch này chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp
tư liệu về học thuyết Nho gia nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng -
Mạnh nói riêng, chứ chưa đưa ra được những nhận xét, đánh giá có tính khách quan
và hệ thống.
15
Với công trình lớn Kinh điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa, của tác giả
Dương Lực. Công trình gồm có 3 tập đồ sộ có giá trị văn hoá lớn, đã giới thiệu tóm
lược toàn bộ nền văn hoá lâu đời của đất nước Trung Hoa một cách đầy đủ, sâu sắc,
khoa học trên nhiều bình diện. Bằng hình thức: hệ thống, tình bày, phân tích, nghiên
cứu, lập luận thông minh sắc sảo, tác giả đã dẫn người đọc đến với các chủ đề: Lịch
sử văn hoá, điển tịch, nhân vật, triết học, tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật, văn tự,
v.v… một cách khoa học, cụ thể, đầy hào hứng. Có thể nói, đây là bộ sách quý, giàu
tính văn hoá lịch sử. Tác phẩm đã đề cập đến những tư tưởng của Khổng Tử và
Mạnh Tử một cách khái quát. Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những phạm trù
liên quan tới tư tưởng đức trị trong học thuyết của ông đó là nhân, lễ, hiếu; và
những quan điểm về chính trị - xã hội như: thiên đạo, nhân đạo, về dân.v.v… Cùng
với những ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội Trung Quốc thời bấy giờ và
những cống hiến to lớn của Khổng Tử đối với nền văn hoá Trung Quốc nói riêng và
đối với nền văn hoá thế giới nói chung. Với Mạnh Tử, tác giả trình bày một cách
khái quát nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử. Tác giả lại trình bày những
quan điểm của ông về vương đạo, nhân chính, tính thiện, cùng với những phạm trù
nhân, nghĩa… Nhìn chung, tác phẩm đã đi sâu phân tích những nội dung liên quan
tới đề tài đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tác giả khẳng định: “Văn hoá
Khổng Mạnh đã thấm nhuần trong các lĩnh vực các giai cấp, tư tưởng, văn hoá, văn
học nghệ thuật của Trung Quốc, rõ ràng tính xuyên suốt của tư tưởng Khổng Mạnh
cho dù một số tư tưởng này chưa có ý nghĩa tích cực nhưng vẫn có thể nói là bộ sử
phát triển văn hoá truyền thống Trung Quốc. Tư tưởng Khổng Mạnh đối với quá
trình phát triển văn hoá giáo dục, luân lý tư tưởng cổ đại Trung Quốc đã có những
ảnh hưởng to lớn, đã có những cống hiến vĩ đại cho việc rèn luyện tố chất dân tộc
và văn hoá Trung Hoa”[31, tr. 554].
Ngoài ra, trong hướng nghiên cứu này phải kể đến cuốn Sử ký Tư Mã Thiên.
Có thể nói, đây là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong
những quyển sử có tiếng nhất thế giới. Công trình gồm 779 trang chia làm 44 thiên.
Liên quan tới nội dung của luận án, tác giả đã dành cho Khổng Tử một tiểu sử rất
kỹ và rất công phu. Tác giả xây dựng được đúng đắn hình tượng Khổng Tử và thấy
rõ tác dụng của ông đối với các dân tộc. Với tình cảm và sự tôn trọng Khổng tử, tác
giả nhận định: “Tôi đọc sách họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến
16
Lỗ xem nhà thờ Trọng Ny, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, học trò tập về lễ nghi ở
nhà Khổng Tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại bỏ đi không dứt. Trong thiên
hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là
hết. Khổng Tử là một người áo vải thể truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn
làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy
Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy”[126, tr. 251]. Đồng thời,
tác giả đã phác hoạ một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử trong
lịch sử triết học Trung Quốc. Vì đây là cuốn sử ký nên nó mang tính chất ghi chép
lại một số nét trong cuộc đời của hai ông, chứ không đi vào phân tích có hệ thống
nội dung tư tưởng triết học nói chung và nội dung đạo trị nước trong tư tưởng
Khổng - Mạnh nói riêng. Tuy nhiên, đây là cuốn sử ký cung cấp cho tác giả nhiều
tài liệu bổ ích để nghiên cứu nội dung đề tài của mình.
Nhìn chung, những công tình nghiên cứu được kể trên, các tác giả đã trình
bày và tiếp cận vấn đề Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng -
Mạnh nói riêng ở mức độ chung, theo những góc độ khác và theo mục đích nhất
định. Tuy các tác giả đã có những phân tích và có những nhận định sâu sắc về đạo
trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách có hệ thống và đẩy đủ về đạo trị nước từ Khổng Tử đến Mạnh
Tử. Chính vì vậy, trong luận án này trên tinh thần kế thừa, tiếp thu các công trình đã
công bố từ đó tác giả phân tích, nhận định, đánh giá hệ thống đạo trị nước từ Khổng
Tử đến Mạnh Tử một cách hoàn chỉnh hơn, đồng thời làm rõ vai trò và ý nghĩa của
nó trong lịch sử dân tộc nói riêng và một số nước mà Nho giáo có ảnh hưởng đến
nói chung.
1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo
trị nƣớc trong Nho giáo Khổng - Mạnh
Khi nói đến các công trình nghiên cứu Nho giáo ở góc độ này, trước tiên
phải kể đến các công trình như: Nho giáo và phát triển ở Việt Nam. Tác giả đã trình
bày một cách có hệ thống về hoàn cảnh ra đời và sự thăng trầm của Nho giáo qua
các thời kỳ lịch sử ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á cùng với việc đặt ra
vấn đề là cần phải khai thác Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Qua đó, chỉ
ra kinh nghiệm vận dụng Nho giáo của các nước Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc…
Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến quá trình du nhập của Nho giáo và những ảnh
17
hưởng tích cực cũng như tiêu cực của nó đối với xã hội Việt Nam. Nhấn mạnh về
vai trò của Nho giáo, tác giả khẳng định: “Với Nho giáo được Việt Nam hóa, tri
thức Nho giáo đã có những đóng góp đáng kể vào việc cũng cố những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, nâng nó lên thành những tư tưởng ổn định, thúc đẩy sự phát
triển của đất nước, tạo nên một sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm giữ vững độc
lập và chiến thắng mọi kẻ xâm lược”[139, tr. 28]. Có thể nói, Nho giáo có ảnh
hưởng to lớn đến đời sống xã hội của Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh những ảnh
hưởng tích cực của nó thì Nho giáo không tránh khỏi những hạn chế, những ảnh
hưởng tiêu cực nhất định từ xưa đến nay. Hơn thế, tác giả còn có sự nhận xét rất xác
đáng về những bài học kinh nghiệm của những nước đã vận dụng Nho giáo vào quá
trình xây dựng và phát triển đi lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo… Để từ đó,
những nước này đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành những con rồng châu Á
ngày nay. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo trên con đường cách mạng
ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh vấn đề cần thiết phải khai thác
những giá trị to lớn của Nho giáo trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và văn hóa;
vai trò của Nho giáo trong gia đình Việt Nam; Ý nghĩa của những giá trị đạo đức
Nho giáo trong xã hội ta hiện nay. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài học từ tư
tưởng trị nước của Nho giáo. Cuối cùng, tác giả đưa ra 10 kết luận và kiến nghị
nhằm khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo trong lịch sử phát triển của xã hội Việt
Nam. Cho nên, chúng ta cần phải kế thừa, tiếp thu, khai thác và vận dụng có hiệu
quả những giá trị, những nhân tố tích cực của Nho giáo để đưa đất nước phát triển
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (tr. 185 - 186).
Hay cuốn Nho học và Nho học ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn của giáo sư Nguyễn Tài Thư. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977. Với công
trình này, tác giả đã có cách nhìn thấu đáo, sâu sắc và toàn diện về Nho học ở Việt
Nam cũng như ở Trung Quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã khái quát những nội dung
cơ bản của Nho học cùng với vai trò và sức sống của nó trong lịch sử và hiện tại ở
Trung Quốc và Việt Nam.
Theo tác giả, Nho giáo đã có sức sống hàng ngàn năm ở nước ta. Qua thời
gian tồn tại đó, nó có những bước thăng trầm, tuy nhiên nó vẫn tồn tại mãi cho đến
ngày hôm nay và ảnh hưởng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Việt
Nam. Sở dĩ nó có sức sống lâu bền như vậy bởi nó luôn mang trong mình những
18
yếu tố có giá trị tích cực, to lớn cho các triều đại về sau. Trong lịch sử dân tộc Nho
học “Là phương tiện thể hiện lòng yêu nước, thương nòi của các nhà nho yêu nước
thương dân”[85, tr. 149]. Còn trong xã hội hiện đại Nho học có ảnh hưởng sâu sắc
trong đời sống của con người Việt Nam: “Ở Việt Nam hiện đại, Nho giáo vẫn còn
ảnh hưởng trên nhiều mặt của cuộc sống”[85, tr. 52]. “Nho học đã ảnh hưởng tới thế
giới quan, nhân sinh quan, nếp sống, phong tục tập quán, v.v… của người Việt Nam
trong trường kỳ lịch sử. Vì vậy, ở một góc độ nhất định nó không chỉ là một bộ phận
của truyền thống mà còn là cốt lõi của mọi truyền thống dân tộc”[85, tr. 194].
Tuy nhiên, theo tác giả, hiện nay Nho giáo là những vấn đề đang nổi lên, cần
phải bàn bạc, trao đổi. Vấn đề kế thừa Nho giáo sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng
những giá trị của nó thì vẫn tồn tại mãi. Với sức sống lâu dài trong lịch sử dân tộc
mà Nho học đã tồn tại và ảnh hưởng. Bên cạnh việc khẳng định những vai trò tích
cực của Nho học thì tác giả cũng không thể không nói tới những hạn chế và ảnh
hưởng tiêu cực của nó. Bởi vì, Nho giáo luôn mang trong mình những giá trị tích
cực cùng với những giá trị tiêu cực nhất định không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cuối
cùng theo tác giả, dù sao đi nữa, đây cũng là một yếu tố góp phần làm nên truyền
thống tư tưởng và bản sắc văn hóa của người Việt Nam: “Nho học đã đi hết một
chặng đường lịch sử dài ở nước ta. Trên chặng đường ấy, có lúc nó giữ vai trò thúc
đẩy, có lúc nó bất lực, lại có lúc nó kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội và
con người Việt Nam. Dù là thúc đẩy hay kìm hãm, nó đều đã góp phần làm nên
truyền thống tư tưởng và văn hóa của Việt Nam”[85, tr. 150].
Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước Đông Á, Nho giáo cũng có ảnh hưởng
sâu rộng trong đời sống của một số nước cho đến hôm nay. Trong phần nêu những
vấn đề tồn tại của các Hội thảo trên thế giới cũng như ở nước ta những năm gần đây,
ở vấn đề thứ 6 tác giả khẳng định: “Ở Nhật Bản, người ta vẫn còn giữ nếp Nho. Giải
thích về hiện tượng này, có người cho rằng chủ nghĩa tư bản cũng cần có ý thức kỷ
luật như Nho học, có người cho rằng Nho giáo có những giá trị phổ quát”[85, tr. 52].
Tác phẩm Nho giáo xưa và nay của tác giả Quang Đạm. Đây là cuốn sách
tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả nói về những nội dung liên quan đến Nho
giáo, những vấn đề cơ bản của học thuyết Nho giáo như: quan hệ đạo đức và xã
hội, mối quan hệ giữa trời, đất và người; cùng với các phạm trù: quân tử, kẻ tiểu
nhân, nhà nước.v.v… Đây là những vấn đề thuộc về đạo đức nhân sinh của con
19
người. Các bài viết trong cuốn sách đã đã thể hiện rõ những quan điểm và sự đánh
giá khác nhau của các tác giả về những mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo với
xã hội hiện đại nói chung và sự phát triển ở Việt Nam nói riêng. Nhìn chung, các
tác giả đều đánh giá Nho giáo có nhiều giá trị mà chúng ta cần phải học hỏi và kế
thừa trong quá trình xây dựng đất nước đi lên trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời,
tác giả cũng khẳng định những ảnh hưởng sâu sắc và những hậu quả cụ thể của
Nho giáo ở Việt Nam. Vì thế, chúng ta phải vạch ra mặt hạn chế, tiêu cực của Nho
giáo để nhìn rõ và loại từ những ảnh hưởng xấu của nó trong cuộc sống xã hội, để
từ đó chúng ta phải có hướng khắc phục và xóa bỏ những hậu quả xấu của nó, trên
cơ sở đó sáng tạo ra những giá trị đạo đức mới để xây dựng đất nước, giữ gìn và
phát huy những nhân tố tốt đẹp nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội của chúng ta đi lên.
Nói về sự ảnh hưởng của Nho giáo, chúng ta không thể không kể đến học giả
Vi Chính Thông với công trình Nho gia với Trung Quốc ngày nay, là tập hợp những
bài viết của tác giả nghiên cứu về Nho gia Trung Quốc và Nho gia truyền thống cũng
như trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Những bài viết của tác giả nó thể hiện sự đánh
giá xác thực và cách nhìn nhận phản biện đối với những ảnh hưởng của Nho giáo đối
với xã hội Trung Quốc trong quá khứ cũng như hiện tại. Với 13 bài viết của mình, tác
giả đã nói về sự ảnh hưởng tích cực của Nho giáo, đồng thời, tác giả dành phần nhiều
nội dung để nói về những hạn chế đối của nó đối với xã hội Trung Quốc, những
khiếm khuyết cơ bản đối với tư tưởng đạo đức Nho gia. Nhìn chung, tư tưởng Nho
gia bên cạnh những hạn chế nhất định, bên cạnh những yếu tố tiêu cực thì nó cũng có
nhiều yếu có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội của Trung Quốc và một số nước
khác, đặc biêt là trên lĩnh vực đạo đức. Có thể nói, tư tưởng đạo đức Nho gia đã ảnh
hưởng đến xã hội Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ cách
nhìn, từ sự phân tích của tác giả về tư tưởng Nho gia trong xã hội Trung Quốc, chúng
ta có thể lấy đó là tài liệu tham khảo bổ ích để từ đó thấy được những giá trị to lớn
của nó mà tiếp thu, vận dụng vào đất nước ta. Đồng thời, gạt bỏ những ảnh hưởng
tiêu cực của nó trong đời sống xã hội. Là một nước láng giềng của Trung Quốc, chúng ta
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng đạo đức Nho giáo, nó đã du nhập và ăn sâu, bám
rễ trong đời sống xã hội hàng ngàn năm. Vì vậy, chúng ta không thể một sớm một chiều
phủ nhận những giá trị to lớn của nó, đồng thời phải biết tiếp thu có chọn lọc để giữ lấy
20
những giá trị tốt đẹp vận dụng vào công cuộc đổi mới của đất nước. Đồng thời, phải biết
đào thải những tư tưởng xấu kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Trong cuốn Nho giáo xưa và nay của giáo sư Vũ Khiêu. Đây là sự tập hợp
các bài viết của nhiều tác giả trình bày một cách khái quát và có hệ thống những
vấn đề về giá trị của Nho giáo, cùng với những nội dung và ảnh hưởng của Nho
giáo ở Việt Nam. Đồng thời, trong cuốn sách tác giả cũng nói về Nho giáo và sự
ảnh hưởng của một số nước châu Á như: Singapo, Nhật Bản, Triều Tiên.V.V…
Trong các bài viết, các tác gải đều thể hiện những quan điểm, những cách nhìn nhận
và những đánh giá khác nhau về Nho giáo. Nhìn chung, Nho giáo đều tồn tại những
mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của nó đối với sự phát triển ở Việt Nam.
Bài viết Giá trị của Nho giáo trong xã hội ta ngày nay, tác giả Hoàng Việt
nói đến tác dụng tiêu cực của Nho giáo như sau: “Phải chăng chúng ta cần phủ định
hoàn toàn Nho giáo? Không hề như vậy. Chúng ta cần biết và coi trọng nó với tư
cách là một học thuyết đã có những đóng góp cho nền văn hóa, chúng ta không
nghiên cứu các nhược điểm của nó và những độc hại của nó trong đời sống hiện
nay”[136, tr. 89]. Theo tác giả, chúng ta cần kế thừa và tiếp thu Nho giáo ở những
điểm sau: “Một là, chúng ta có thể kế thừa ở Nho giáo việc coi trọng học thức, tôn
sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài. Hai là, chúng ta có thể học được ở Nho giáo tinh
thần dấn thân vào việc cải tạo xã hội. Nếu tinh thần “dấn thân” đó được phát huy
trong “phong trào đổi mới” hiện nay thì nó sẽ có thể động viên được lực lượng quần
chúng trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội”[136, tr. 89].
Hay trong bài Khổng giáo và gia đình (tr.107), tác giả Quang Đạm nhận định
rằng, Nho giáo có vai trò rất quan trọng trong sự gắn kết đời sống gia đình. Có
những tôn giáo khuyên con người phải tách mình khỏi gia đình nếu muốn tu hành.
Bởi vì, quan hệ gia đình lôi kéo con người khổ đau và tội lỗi. Tuy nhiên, học thuyết
Nho giáo thì không như vậy. Theo Nho giáo, con người cần có mối quan hệ với
nhau trong một cộng đồng nhất định, gắn chặt với nhau bằng tình cảm và đạo nghĩa.
Tác giả viết: “Theo Khổng Mạnh, tình nghĩa và trách nhiệm của con người đối với
gia đình là sâu sắc và nặng nề đồng thời là đầu mối của tình cảm cũng như trách
nhiệm đối với nước và thiên hạ”[136, tr. 131]. Không chỉ trong đời sống xã hội mà
đặc biệt là cuộc sống gia đình, Nho giáo luôn đề cao đạo đức hơn bao giờ hết. Với
ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong cuộc sống gia đình, sẽ giúp con người hình
thành nhân cách của mình để xây dựng cuộc sống gia đình và xây dựng xã hội.
21
Tác giả Đặng Đức Siêu trong bài Nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo (tr.
206), đã khẳng định sự ảnh hưởng to lớn của Nho giáo trong tư tưởng giáo dục cũng
như trong đời sống xã hội nói chung. Theo ông, những di sản của Nho giáo xấu
cũng như tốt vẫn bám sát đời sống chúng ta và tiếp tục phát huy những ảnh hưởng
vừa tiêu cực vừa tích cực. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có cách nhìn nhận
Nho giáo một cách “thực sự cầu thị” và đồng thời phải nghiên cứu nó một cách biện
chứng. Tác giả nhận định: “Tinh thần của Khổng Giáo đã thấm sâu vào mọi ngõ
ngách của đời sống người dân Việt Nam trong quá khứ, đã gây những ảnh hưởng rất
sâu rộng. Hiện nay, những ảnh hưởng này vẫn tồn tại ở những mức độ khác nhau
trong mọi mặt của đời sống…”[136, tr. 214]. Và sở dĩ những yếu tố văn hóa Nho
giáo có thể sống lâu dài ở Việt Nam ta bởi vì: “Bản thân chúng mang theo những
giá trị có tính phổ quát toàn nhân loại. Những giá trị phổ quát này đã tích hợp các
giá trị văn hóa bản địa tương ứng, trên chừng mực nào đó đã được cấu trúc lại cho
phù hợp với nội tâm thế Việt Nam”[136, tr. 215].
Với bài Từ phê phán đến khẳng định ở Trung Quốc gần đây (tr. 260). Tác
giả Trần Lê Sáng đã hệ thống lại những bước thăng trầm của Nho giáo trong lịch sử
tư tưởng Trung Quốc. Theo ông, trong lịch sử tồn tại của mình, có khi Nho giáo
được khẳng định giá trị của nó nhưng cũng có khi bị phê phán kịch liệt. Bên cạnh
đó, tác giả cũng có sự khái quát các xu hướng nghiên cứu và đánh giá lại một cách
khoa học hơn của giới nghiên cứu Nho giáo Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Đồng thời, tác giả cũng khẳng định những giá trị to lớn của Nho giáo đối với tư
tưởng giáo dục.
Có thể nói, với vai trò to lớn của nó thì Nho giáo đã thu hút được rất nhiều sự
quan tâm của giới nghiên cứu, điều này đã được ghi nhận bằng việc trong những
năm gần đây đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo. Trong công trình này đã đề cập một
số cuộc hội thảo diễn ra ở Trung Quốc để minh chứng cho sự tầm quan trọng của
Nho giáo. Cụ thể, năm 1984 diễn ra Hội thảo học thuật về tư tưởng giáo dục của
Khổng Tử do Hội giáo dục Trung Quốc, Hội giáo dục tỉnh Sơn Đông, Viện Nghiên
cứu Khổng Tử và Học viện sư phạm Khúc Phụ phối hợp tổ chức. Tác giả đã lấy ý
kiến trong hội thảo để nhấn mạnh vai trò của Thổng Tử và Nho giáo như sau:
“Khổng Tử và Nho học tượng trưng cho văn hóa truyền thống của Trung Quốc, có
sức ngưng tụ không thể phá vỡ được đối với dân tộc Trung Hoa”[136, tr. 269].
22
Tháng 10 năm 1984, diễn ra Hội thảo toàn Trung Quốc về Mạnh Tử. Tháng 10
năm 1987, diễn ra Hội thảo quốc tế về Nho học lần thứ nhất. Năm 1987, diễn ra Hội
thảo khoa học về Khổng học. Cũng đầu năm 1987 Tạp chí khoa học Khổng học
nghiên cứu ra 3 tháng một kỳ. Đến năm 1989, diễn ra Hội thảo về Khổng học. Có thể
nói, đây là những biểu hiện cụ thể thúc đẩy việc nghiên cứu nho giáo ngày càng nhiều
hơn. Càng chứng tỏ vai trò của Nho giáo luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh
vực giáo dục và đời sống xã hội Trung Quốc nói riêng và các nước Đông Á nói
chung. Tác giả khẳng định: “Với tư cách là thầy giáo, Khổng Tử có trọng lượng rất
lớn trong đời sống tinh thần người Trung Quốc mấy ngàn năm, đế vương các đời tôn
xưng ông là “bậc thầy muôn đời” không phải là không có lý do”[136, tr. 278].
Trong cuộc Hội thảo quốc tề về Nho học năm 1987, khi điểm lại toàn bộ diễn
biến lịch sử của tư tưởng Nho học, đã có sự tổng kết lại những nhận định khái quát
về Nho học. Tác giả Phan Văn Các đã nêu ra nhận định của mình như sau: “Nghiên
cứu Nho học có liên hệ mật thiết với xây dựng hiện đại hóa XHCN của Trung
Quốc. Mục đích của xây dựng hiện đại hóa là xây dựng chủ nghĩa xã hội có màu sắc
riêng của Trung Quốc. Muốn tìm hiểu tình hình đất nước, truyền thống văn hóa,
tính cách dân tộc của Trung Quốc thì cần phải tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Nho
học đã từng ảnh hưởng lâu dài đến văn hóa lịch sử Trung Quốc, hút lấy tinh hoa vứt
bỏ cặn bã”[136, tr. 283]. Nho giáo không chỉ có ảnh hưởng riêng ở Trung Quốc mà
nó còn có ảnh hưởng sâu rộng ở các nước Đông Á như: Nhật Bản, Triều Tiên, Sin-
gapo… Theo các học giả nước ngoài: “Nho giáo là có giá trị tích cực, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế”[136, tr. 308].
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo thì
cũng có những quan điểm cho rằng, cùng với vai trò tích cực thì Nho giáo cũng có
những yếu tố tiêu cực kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội. Theo các học giả
nước ngoài, bên cạnh việc khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo thì chúng ta cần
có một thái độ dè dặt và thận trọng trong cách nhìn nhận và tiếp thu Nho giáo bởi
vì: “Bản thân Nho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng, đã có không ít tác dụng tiêu
cực đối với xã hội như chúng ta đã biết. Vấn đề phức tạp đòi hỏi chúng ta phải có
thêm nhiều suy tư trên con đường đi tới chân lý”[136, tr. 308].
Trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống của tác giả Trần Đình Hượu. Đây
là sự tập hợp những bài viết về đề tài tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) và
23
những truyền thống văn hóa bản địa, đặc biệt là vấn đề Nho giáo và sự tác động của
nó đối với truyền thống văn hóa Việt Nam. Riêng vấn đề Nho giáo, với cách nhìn
khoa học, tác giả đã nhận định rằng: Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có ảnh
hưởng rất lớn vào trong đời sống của dân tộc ta, nó mang theo cả hai yếu tố tích cực
và tiêu cực. Vì vậy, chúng ta phải có cách nhìn đúng đắn để tiếp thu những cái hay,
cái đẹp của Nho giáo vận dụng vào quá trình xây dựng đất nước, đồng thời cần phải
loại bỏ những yếu tố kìm hãm sự phát triển của nó.
Khẳng định vai trò của đạo đức Nho giáo, trong bài: Mấy ý kiến bàn về vấn
đề Nho giáo tác giả viết: “Nho giáo là học thuyết đạo đức mà cũng là học thuyết
chính trị của người sĩ quân tử… Nho gia chủ trương lễ trị - dùng lễ nhạc để giáo
hóa. Lễ phát huy tác dụng cách khác, nhưng nội dung của lễ là đạo đức). Lễ trị cũng
chỉ là đức trị, thực hiện những phương diện khác, cũng chỉ là tu dưỡng đạo đức” [111,
tr. 35]. Theo tác giả, để có đạo đức thì mỗi con người trong xã hội phải biết tu thân và
lấy tu thân làm gốc: “Nho giáo đề cao rất mực sự quan trọng của trau dồi đạo đức, từ
thiên tử cho đến dân thường ai ai cũng phải lấy tu thân làm gốc”[111, tr. 81].
Có thể nói rằng, bên cạnh những hạn chế nhất định không tránh khỏi của nó
thì Nho giáo vẫn là một trong những hệ tư tưởng có giá trị to lớn trong đời sống của
con người Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phải có cách nhìn đúng đắn và khách
quan để nhằm gạt bỏ những yếu tố có hại và phát huy những yếu tố tích cực và quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Tác giả cho rằng: “Lựa chọn thì tự do
nhưng đưa vào cuộc sống thì cơ sở vật chất, quy luật khách quan lại quy định nghiệt
ngã. Giải quyết vấn đề kế thừa có hiệu quả nhất không phải bằng sự phê phán mà
bằng hoạt động thực tiễn, gây những tác động vào cơ sở vật chất, thủ tiêu những
nhân tố tiêu cực, tạo ra sự chuyển hướng tốt đẹp”[111, tr. 105].
Trong cuốn Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó
ở Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), của tác giả Nguyễn Thanh Bình.
Cuốn sách nghiên cứu Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị - xã hội
được các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhận và sử dụng làm hệ tư tưởng, công
cụ cai trị và quản lý xã hội, trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thực tiễn
đặt ra cho các triều đại phong kiến và dân tộc. Tác giả đã trình bày khái quát những
nội dung trong học thuyết Nho giáo, cùng với ảnh hưởng và vai trò của nó trong
một số lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt
24
là trong việc đề ra đường lối cai trị xã hội của giai cấp phong kiến Việt Nam. Theo
tác giả, học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo là căn cứ chủ yếu để thi hành
đường lối đức trị. Vì thế, những phạm trù như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, trung
…không chỉ là những phạm trù đạo đức mà còn là công cụ chính trị chủ yếu để cai
trị và quản lý xã hội. Tác giả đã phân tích một số biện pháp chủ yếu trong tư tưởng
về đường lối đức trị của Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo Tiên Tần về vai trò của dân
trong việc thực hiện đường lối đức trị. Theo tác giả, Nho giáo luôn quan tâm đến
dân, đặc biệt là vai trò của dân. Từ thế kỷ XI đến nữa đầu thế kỷ XIX. Đây là thời
kỳ mà Nho giáo đã in đậm dấu ấn trong tiến trình vận động, phát triển của xã hội
phong kiến và bộc lộ tất cả những mặt, những yếu tố tích cực và tiêu cực của nó.
Vì vậy, học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo là căn cứ chủ yếu để hình
thành đường lối đức trị, xây dựng và thực thi pháp luật, kiến tạo và triển khai nền
giáo dục - khoa cử Nho học. Ở chương 1, phần I: Cơ sở kinh tế - xã hội và tiền đề tư
tưởng đối với sự hình thành Nho giáo, tác giả đã trình bày khái quát những cơ sở và
những tiền đề cho việc hình thành Nho giáo. Có thể nói, Nho giáo đã ăn sâu bám rễ
trong đời sống của con người Việt Nam, vì vậy, cùng với việc nhìn nhận đúng đắn
thì bằng hoạt động thực tiễn thiết thực của con người để xoá bỏ những yếu tố ảnh
hưởng xấu tới đời sống xã hội và phát huy những yếu tố có lợi thúc đẩy công cuộc
đổi mới, hội nhập của đấy nước ta hiện nay là vấn đề rất quan trọng.
Một tác phẩm khác là Nho giáo tại Việt Nam của Viện Triết học, cuốn sách
là sự chắt lọc lại từ khoảng 50 bài tham luận trong hai cuộc hội thảo về đề tài “Nho
giáo trong lịch sử và tàn dư của nó trong xã hội Việt Nam” do Viện Triết học tổ
chức năm 1973 và 1978 trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng
Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề như tính chất và các nội
dung cơ bản của Nho giáo, sự phát triển của học thuyết Khổng - Mạnh trong lịch sử,
lịch sử một số thời kỳ phát triển Nho giáo tại Việt Nam, ảnh hưởng của Nho giáo
trong lịch sử dân tộc nói chung và ở từng lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nói riêng, mối
quan hệ qua lại giữa Nho giáo và truyền thống văn hóa, tư tưởng Việt Nam, mối
quan hệ giữa Nho giáo với tư tưởng, phẩm cách của những nhân vật lịch sử Việt
Nam như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, v.v.
Bên cạnh những công trình trên thì còn có những công trình nghiên cứu khoa
học về tư tưởng đức trị của Nho giáo, những tác phẩm, các đề tài luận án Tiến sỹ,
25
những bài viết của các nhà nghiên cứu về Nho giáo như tác phẩm: Vấn đề con
người trong Nho học sơ kỳ của Nguyễn Tài Thư, Tư tưởng nhân bản của Nho học
Tiên Tần của Tào Thượng Bân… Những tác phẩm trên đã đề cập đến tư tưởng Nho
giáo của của các nhà triết học Trung Quốc cổ đại và rút ra những ý nghĩa thiết thực
đối với thời đại ngày nay.
Đề tài luận án tiến sỹ triết học của Nguyễn Sinh Kế: Đạo đức Nho giáo và
ảnh hưởng của nó trong xã hội Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu một cách cụ thể về
vấn đề đạo đức của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong xã hội Việt Nam. Đề tài
luận án tiến sỹ triết học: “Vấn đề đức trị và pháp trị trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam” của Phan Quốc Khánh. Với công trình này, tác giả đã đề cập đến sự tác động
mạnh mẽ của tư tưởng đức trị Nho gia, tư tưởng pháp trị của Pháp gia vào Việt Nam
từ thời kỳ phong kiến cho đến giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, những công trình kể
trên đã trình bày một các khái quát về những giá trị cũng như những hạn chế của tư
tưởng đức trị.
Ngoài ra, còn có các bài tạp chí, các công trình nghiên cứu từng nội dung,
từng phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo, đồng thời phân tích ý nghĩa thực tiễn
của nó. Có thể kể đến các công trình như: Đôi điều về vai trò của Nho giáo trong
thế giới hiện đại của GS. Nguyễn Tài Thư, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Số 8, 1999; Khai thác giá trị truyền thống của Nho học phục vụ sự phát triển đất
nước trong điều kiện toàn cầu hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học số
4, 2002; Chúng ta kế thừa gì ở tư tưởng Nho giáo của Minh Anh, Tạp chí Triết học
số 8, 2001; Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người của PGS. TS.
Doãn Chính, Tạp chí Triết học số 3, 2000; Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong Luận
Ngữ và Mạnh Tử của Hoàng Thị Bình trong Tạp chí Triết học, số 8 - 2001; Đạo đức
Nho giáo với việc rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức cộng sản của Nguyễn
Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 4, 2000 …
Trong bài Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở
Việt Nam hiện nay của tác giả Minh Anh, Tạp chí Triết học, 2005. Quan niệm của
Nho giáo về xã hội lý tưởng của tác giả Nguyễn Thanh Bình, Tạp chí Triết học,
2006; Nhân trong Luận ngữ của Khổng Tử của tác giả Lê Ngọc Anh, Tạp chí Triết
học, 2006; Góp phần tìm hiểu tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử của tác giả
Doãn Chính, Tạp chí Triết học số 7 - 2001; Từ tư tưởng nhân nghĩa đến đường lối
26
nhân chính trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử của tác giả Bùi Xuân
Thanh, Tạp chí Triết học, Số 2 - 2008.
Nhìn chung, các công trình trên các tác giả đều đứng trên lập trường của
mình để nghiên cứu về học thuyết Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn
thiện đạo đức của con người Việt Nam hiện nay và cho chúng ta thấy giá trị của đạo
đức Nho giáo trong việc trị nước nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung. Các
tác giả đã phân tích sâu sắc các quan điểm, tư tưởng và giá trị các học thuyết của
triết học Trung Quốc, đặc biệt là tư tưởng của Nho giáo thời kỳ Tiên Tần mà tiêu
biểu là hai triết gia Khổng Tử và Mạnh Tử. Có thể nói, mặc dù bị hạn chế bởi phạm
vi nghiên cứu cụ thể của từng đề tài, nhưng các tác giả ở mức độ nhất định cũng đã
đề cập đến một số nội dung của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Nhìn
một cách khái quát chúng ta có thể thấy rằng, một số luận án, luận văn nghiên cứu
về Nho giáo đều ít nhiều có những nội dung liên quan tới đạo trị nước trong tư
tưởng Khổng - Mạnh. Mặc dù mỗi tác giả đều có những hướng nghiên cứu khác
nhau, song qua đó nó đã cung cấp những tài liệu bổ ích và có giá trị, giúp cho
nghiên cứu sinh kế thừa để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình.
Ngoài các công trình kể trên, nghiên cứu theo hướng này thời gian gần đây, ở
Việt nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan… Đã có rất nhiều cuộc hội
thảo diễn ra với sự có mặt của nhiều chuyên gia, nhiều nhà nghiên cứu Nho giáo
hàng đầu các nước.
Năm 2006 Hội thảo quốc tế “Nho giáo ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu Hán
Nôm và Viện Havard - Yenching tổ chức, đã quy tụ được tương đối nhiều nhà
nghiên cứu có tiếng về Nho giáo trong và ngoài nước. Ngoài các nội dung về quá
trình du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam và thư tịch Hán Nôm Việt
Nam thì các tác giả đã tập trung nhiều vào một chủ đề lớn là ảnh hưởng của Nho
giáo trong đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến. Như vậy là, mảng nghiên cứu
về triết học của Nho giáo Việt Nam vẫn còn đang bỏ trống. Nho giáo Việt Nam có
triết học riêng của mình không, nó phân biệt ra sao với triết học của Nho giáo Trung
Quốc, nó lựa chọn, lấy bỏ những gì của triết học đó, nhằm mục đích gì và tạo nên
diện mạo khác nào so với triết học Nho giáo gốc? Chúng ta sẽ quy chiếu ra được
diện mạo của triết học Nho giáo Việt Nam - một phần của tư duy triết học truyền
thống Việt Nam?.
27
Riêng trong bốn năm qua (2009 đến 2012), Viện Triết học thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức và đồng tổ chức tám Hội thảo quốc tế về
Nho giáo (với Viện Nghiên cứu Văn Triết, Viện Hàn lâm Sinica, Đài Loan và Viện
Nghiên cứu Nho giáo, Đại học Chungnam, Hàn Quốc), đó là Hội thảo “Nho giáo
Việt Nam và văn hóa Đông Á”, tổ chức tại Viện Triết học, Hà Nội trong hai ngày 23
và 24 tháng 6 năm 2009. Sau đó là Hội thảo “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho
giáo ở Việt Nam và Nho giáo ở Hàn Quốc”, tổ chức tại Viện Triết học trong hai
ngày 10 và 11 tháng 8 năm 2009. Hội thảo thứ ba là “Đông Á đích tư tưởng dữ văn
hóa - Việt Nam Nho học” tổ chức tại Sinica, Đài Bắc ngày 29 tháng 9 năm 2010 và
tại Đại học Thành Công, Đài Nam, Đài Loan ngày 1 tháng 10 năm 2010. Hội thảo
thứ tư được tổ chức tại Đại học Chungnam, Hàn Quốc tháng 11 năm 2010 với chủ
đề “Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Hàn Quốc”. Hội thảo thứ năm là “Nho giáo
Việt Nam truyền thống và đổi mới” được tổ chức tại Huế ngày 5-6 tháng 9 năm
2011 và liền sau đó là Hội thảo thứ sáu “Những đặc trưng của Nho giáo Việt Nam
và Hàn Quốc” ngày 8 tháng 9 năm 2011. Hội thảo thứ bảy “Nhận thức lại giá trị
truyền thống trong thế kỷ XXI” tổ chức tại Trung tâm nghiên cứu Nho học, Đại học
Chungnam Hàn Quốc vào ngày 4 tháng 6 năm 2012. Hội thảo thứ tám “Nho giáo
Việt Nam dữ Đông Á hiện đại” tổ chức tại Sinica, Đài Bắc ngày 4 tháng 10 và tại
Đại học Từ Tế, Hoa Liên ngày 6 tháng 10 năm 2012. Tổng số các báo cáo khoa học
được trình bày trong suốt 4 năm được ước tính khoảng trên 100 bài, một phần quan
trọng đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản trên Tạp chí Triết học và một số tạp chí
chuyên ngành khác. Những bài tham luận trong các cuộc Hội thảo trên đã được lần
lượt đăng tải trên Tạp chí Triết học và một số tạp chí chuyên ngành khác, các cuốn
kỷ yếu hội thảo quốc tế cũng đã được biên tập xong, chuẩn bị xuất bản. Nhiều báo
cáo của các học giả Việt Nam đã được xuất bản tại Hàn Quốc và Đài Loan. Phía
Đài Loan cũng đã xuất bản 1 cuốn sách bằng tiếng Trung với sự tham gia của học
giả 2 bên về cuộc đời và tư tưởng Lê Quý Đôn. Đây là những bước khởi đầu quan
trọng và đầy triển vọng cho những hợp tác học thuật trong tương lai giữa hai Viện
nói riêng và học giả hai bên nói chung.
Các nhà nghiên cứu không chỉ tìm hiểu về vấn đề Nho giáo từ khi hình thành
cho đến nay mà còn phân tích những yếu tố tích cực và hạn chế của tư tưởng đức trị
trong học thuyết Nho giáo. Từ đó, gạt bỏ những yếu tố kìm hãm sự phát triển của sự
28
phát triển đất nước, tiếp thu những cái hay, cái đẹp để đưa nó vào kho tàng văn hóa
dân tộc, làm phong phú và xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc. Hơn thế nữa, khi đi phân tích, đánh giá nội dung tư tưởng đức trị của Nho giáo,
các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những biện pháp thích hợp để ngăn chặn những ảnh
hưởng xấu của Nho giáo. Cùng với những công trình trên, các nhà nghiên cứu đã
làm phong phú thêm nguồn thông tin và tài liệu về tư tưởng đức trị nói riêng và Nho
giáo nói chung.
Mỗi nước có một cách tiếp cận về tư tưởng đức trị riêng. Đối với Việt Nam
ta để tiếp cận và đạt được những kết quả về vấn đề tư tưởng đức trị thì chúng ta có
những cách thức riêng. Chúng ta đi sâu vào nghiên cứu những nội dung, những lĩnh
vực khác nhau trong triết học Nho giáo. Những nội dung đó liên quan đến mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội như chính trị, văn hóa, giáo dục, đạo đức... Hơn thế nữa,
chúng ta không ngừng đi sâu vào phân tích nội dung của Nho giáo qua từng giai
đoạn cụ thể của lịch sử Việt Nam thông qua các tên tuổi tiêu biểu. Với việc này
giúp chúng ta hệ thống hóa một cách tốt nhất những nội dung cơ bản của Nho giáo
qua mội thời lỳ, mỗi giai đoạn lịch sử. Giúp chúng ta nắm rõ được những vấn đề
tích cực và hạn chế của tư tưởng đức trị trong Nho giáo Khổng - Mạnh. Nhìn chung,
hầu hết các công trình nghiên cứu về ý nghĩa của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng
- Mạnh đều chỉ ra được những mặt tích cực cũng như tiêu cực của Nho giáo. Đồng
thời, chỉ ra tính tất yếu phải kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế của
Nho giáo trong quá trình xây dựng đất nước. Vấn đề đặt ra là những giá trị và
những hạn chế đó là gì, tác động và ảnh hưởng của nó đối với quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào và ảnh hưởng đến một số nước châu Á ra
sao? Cùng với giải pháp kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế đó như
thế nào? Đây là những vấn đề mà luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ.
Có thể nói, vấn đề Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng
- Mạnh nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp nhận dưới nhiều góc độ và khía
cạnh khác nhau, khá sâu sắc, hệ thống và có giá trị. Tuy nhiên, có thể nhận thấy
rằng, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những
nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó. Nhưng
những công tình trên vẫn là tài liệu có giá trị cho tác giả kế thừa khi nghiên cứu vấn
đề này.
29
1.4. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết
Kế thừa các thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả đi
trước, luận án tiếp tục triển khai, làm rõ những vấn đề sau:
-Thứ nhất, luận án nghiên cứu làm rõ những điều kiện lịch sử - xã hội và
những tiền đề lý luận hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh.
-Thứ hai, làm rõ quá trình hình thành, phát triển của đạo trị nước trong tư
tưởng Khổng - Mạnh.
-Thứ ba, luận án trình bày, hệ thống và phân tích những nội dung của đạo trị
nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh.
-Thứ tư, làm rõ những đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nước
trong tư tưởng Khổng - Mạnh đối với Việt Nam nói riêng và một số nước châu Á
nói chung.
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng -
Mạnh, xem xét nó trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa xã hội khoa học cùng với
cách tiếp cận thực tiễn đời sống chính trị, văn hóa và xã hội của đất nước ta và một
số nước có ảnh hưởng của Nho giáo, để từ đó chỉ ra những giá trị của Nho giáo nói
chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng là nhiệm vụ cơ bản
của luận án mà tác giả cần phải hướng tới.
30
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH
2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hình thành đạo trị nƣớc trong tƣ
tƣởng Khổng - Mạnh
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, ý thức xã hội và tồn tại xã hội có
mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
Một học thuyết triết học ra đời, không phải nảy sinh từ mảnh đất trống không, mà
nó luôn phản ánh điều kiện lịch sử - xã hội của giai đoạn đó. Tư tưởng của một thời
đại bao giờ nó cũng phản ánh những dấu ấn của thời đại, chịu sự chi phối sâu sắc
của những điều kiện lịch sử của giai đoạn đó. Vì vậy, khi đi tìm hiểu một học thuyết
chính trị - xã hội, không thể không tìm hiểu những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính
trị - xã hội và những tiền đề hình thành nên học thuyết ấy. C.Mác viết: “Các triết gia
không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc
mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những
tưởng ấy”[5, tr.156]. Do đó, khi nghiên cứu về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng -
Mạnh cần phải nghiên cứu làm rõ cơ sở xã hội cho sự hình thành nên nó. Đạo trị
nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh được hình thành trước tiên do yêu cầu của kinh
tế, chính trị của Trung Quốc cổ đại. Có thể thấy rằng, lịch sử triết học Trung Quốc
trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, phải kể đến giai đoạn Xuân Thu -
Chiến Quốc (770TCN-221TCN). Đây là giai đoạn đất nước Trung Quốc cổ đại có
sự chuyển mình mạnh mẽ với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ
phong kiến sơ kỳ, bắt đầu từ khi Chu Bình Vương dời đô về phía đông trên đất Lạc
Ấp năm 780 trước Công nguyên. Nói về những thay đổi lớn lao ở thời kỳ này, Giáo
sư Nguyễn Tài Thư đã nhận xét: “Có một thời kỳ lịch sử Trung Quốc mà ngày nay
nhớ đến có người xốn xang bởi sự sôi động của nó, bởi nhiều sự kiện lịch sử xuất
hiện dồn dập, nhiều học thuyết triết học và chính trị - xã hội ra đời, nhiều khối óc tài
ba làm nên sắc thái văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc sau này” [84, tr.13]. Lúc
này những giá trị tư tưởng, trật tự lễ nghĩa và những chuẩn mực đạo đức của xã hội
cũ bị băng hoại nghiêm trọng, thay vào đó là những giá trị tư tưởng và những chuẩn
mực đạo đức mới đang trên đường hình thành. Chính sự chuyển mình này đã làm
cho xã hội có sự thay đổi trên tất cả mọi phương diện. Trong đó:
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY
Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Học Huỳnh Bá
 

Mais procurados (20)

PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan ly
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông.docx
Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông.docxĐặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông.docx
Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông.docx
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại tỉnh Hưng Yên, HOT
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại tỉnh Hưng Yên, HOTLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại tỉnh Hưng Yên, HOT
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại tỉnh Hưng Yên, HOT
 
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAYLuận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOTLuận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội LàoLuận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ PhiếuLuận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Đến Giá Cổ Phiếu
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 

Semelhante a Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY

Semelhante a Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY (20)

Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Ảnh hưởng của Dung thông tam giáo đến tình hình chính trị và xã hội Việt Nam ...
Ảnh hưởng của Dung thông tam giáo đến tình hình chính trị và xã hội Việt Nam ...Ảnh hưởng của Dung thông tam giáo đến tình hình chính trị và xã hội Việt Nam ...
Ảnh hưởng của Dung thông tam giáo đến tình hình chính trị và xã hội Việt Nam ...
 
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAYLuận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo xã hội, HAY
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
 
Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước ...
Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước ...Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước ...
Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước ...
 
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAYLuận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAYLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
 
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
 
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOTLuận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Último (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI    ĐINH THỊ KIM LAN ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI    ĐINH THỊ KIM LAN ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 9.22.90.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH 2. TS. CAO XUÂN LONG HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Đinh Thị Kim Lan
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................5 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh..........................................5 1.2. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng trong dòng chảy lịch sử triết học Trung Quốc ..11 1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nước trong Nho giáo Khổng - Mạnh..................................................................................16 1.4. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết.................................................29 Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH..............................30 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ...........................................................................................................30 2.2. Tiền đề và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ...........................................................................................................38 Chƣơng 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH ...................................................................................61 3.1. Nội dung cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .....................61 3.2. Đặc điểm cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh...................110 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH..............................................120 4.1. Giá trị và hạn chế của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .................120 4.2. Ý nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .....................133 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150
  • 5. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các vấn đề về phát triển đời sống, về kinh tế, xã hội, thì vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Bởi vì, trị nước là hoạt động trung tâm của toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện những công việc của đất nước. Thực tế cho chúng ta thấy, nếu cách thức tổ chức và quản lý tốt thì sẽ làm cho xã hội ổn định, phát triển đi lên. Ngược lại, nếu cách thức tổ chức và quản lý kém sẽ làm cho xã hội trì trệ, thậm chí còn rối loạn thêm nữa. Trong điều kiện xã hội hiện nay, việc mội quốc gia cần phải xây dựng một đường lối trị nước phù hợp, đúng đắn góp phần phát triển đất nước là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhìn về quá khứ để không ngừng học hỏi, tiếp thu và phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong lịch sử của nhân loại kết hợp với thời đại trên phương diện này. Trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn của việc trị nước, từ thời kỳ dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước,các thế hệ đi trước đã rất chú trọng vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội. Trong đó, do điều kiện đất chúng ta, từ việc chống lại sự đồng hoá về văn hoá tư tưởng thời Bắc Thuộc đã tiến đến kế thừa, tiếp thu nhiều tư tưởng về đường lối trị nước của Trung Quốc mà đặc biệt là đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh để thiết lập trật tự xã hội. Từ thời, Lý, Hồ, Trần, Lê… và đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn chú trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng chính quyền, đấu tranh giành chính quyền, tổ chức và quản lý xã hội để nhằm hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Với những cách thức, con đường, phương pháp vận hành một đất nước bằng các thể chế và hệ thống chính trị đúng đắn, phù hợp cùng với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [12, tr.85-86], chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho đến ngày nay, những tư tưởng đó còn được chúng ta tiếp tục tiếp thu và kế thừa để vận dụng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
  • 6. 2 Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được thì cũng còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém, bên cạnh “Đa số các cán bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo trong công tác, lao động, rèn luyện phẩm chất, năng lực, có bước trưởng thành đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới, góp phần xứng đáng vào thành quả chung của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” [13, tr.261], vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ những cán bộ, đảng viên và nhân dân suy thoái về đạo đức, với lối sống chạy theo đồng tiền, làm xói mòn nghiên trọng những giá trị đạo đức của con người. Chính những tồn tại, những yếu kém về đạo đức, lối sống đó đã ảnh hưởng đến sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng đã viết: “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” [13, tr. 263]. Thực trạng trên đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và uy tín của Đảng, nhà nước và chế độ ta. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra là bên cạnh việc quan tâm đến giáo dục đạo đức để xây dựng và phát triển đất nước cần phải có đường lối, cách thức tổ chức, quản lý xã hội hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy, để công cuộc xây dựng đất nước thực hiện thành công, bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, chúng ta phải không ngừng giáo dục đạo đức trong xã hội và đặc biệt là việc kế thừa các kinh nghiệm và bài học về đạo trị nước của truyền thống dân tộc mình cũng như của nhân loại là điều rất cần thiết để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra. Vì thế, chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn trong việc nghiên cứu và đánh giá giá trị về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh để lọc bỏ những cái hạn chế, kế thừa những điều tốt là một việc làm cần thiết, tạo điều kiện tốt hơn để phát triển đất nước vững chắc, góp phần làm nên một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước ngày một phát triển đi lên. Quan điểm đạo trị nước của Khổng - Mạnh nếu biết gạt bỏ và khắc phục những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó sẽ phát huy những yếu tố hợp lý, tiến bộ, nó còn có những giá trị và ý nghĩa lịch sử nhất định trong đời sống xã
  • 7. 3 hội hiện đại trước những cơn lốc của cơ chế thị trường. Những giá trị ấy chỉ ra rằng, sức mạnh của việc tổ chức và quản lý xã hội, vấn đề đạo trị nước sẽ chỉ là nữa vời, thậm chí vô nghĩa nếu như không chú ý đúng mức vấn đề giáo dục đạo đức cho con người cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, từ những ý nghĩa thực tiễn và lý luận, tác giả chọn vấn đề “Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Về mục đích của luận án: Luận án tập trung làm rõ một cách hệ thống nội dung, đặc điểm của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa lịch sử của nó. Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, trình bày và phân tích những điều kiện lịch sử xã hội, những tiền đề lý luận và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Hai là, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Ba là, từ đó, phân tích, đánh giá những đặc điểm, giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu đạo trị nước trong tư tưởng Nho giáo cùng với ý nghĩa của nó. b. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung và ý nghĩa của đạo trị nước trong tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc và rút ra ý nghĩa của nó. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử. Kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
  • 8. 4 Nam, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề chính trị - xã hội để định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, quy nạp - diễn dịch, lý luận, để nghiên cứu và trình bày luận án, luận án tiếp cận dưới góc độ lịch sử triết học. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, Luận án góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm trong việc nghiên cứu đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, làm rõ nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Thứ hai, khẳng định những giá trị của đạo trị nước đối việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng và đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung. Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh không chỉ là bài học bổ ích và quý báu cho các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Đồng thời, không chỉ có sự ảnh hưởng đến Việt Nam ta mà nó còn có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước phương Đông nói chung. 6. Ý nghĩa của luận án - Về phương diện lý luận: Luận án đã làm rõ có hệ thống một số vấn đề lý luận về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. - Về phương diện thực tiễn: Những giá trị và ý nghĩa lịch sử nêu ra trong luận án có thể là bài học bổ ích trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và những ai có quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận án, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương 10 tiết.
  • 9. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đạo trị trong tư tưởng Khổng - Mạnh là một trong những nội dung cơ bản của Nho giáo. Nó đã giữ một vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc ở châu Á nói chung. Nó đã trở thành một thành tố văn hoá truyền thống của đất nước, đã ăn sâu bám rễ trong đời sống xã hội của người Việt Nam và các nước. Chính từ vai trò, giá trị quan trọng ấy, cho nên chủ đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể khái quát thành ba hướng chính như sau. 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề hình thành đạo trị nƣớc trong tƣ tƣởng Khổng - Mạnh Trên bình diện này, trước hết phải kể đến công trình Đại cương triết học Trung Quốc, Quyển thượng, của tác giả Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê. Cuốn sách là sự khảo cứu về lịch sử triết học Trung Hoa bao gồm các nội dung như sự phát sinh, phát triển, những vấn đề về vũ trụ luận và tri thức luận của triết học Trung Hoa. Nằm ở phần thứ nhất có nội dung: Thời đại Tiên Tần (tr. 28) tác phẩm đã đề cập đến một vài nét về hoàn cảnh lịch sử của xã hội Trung Quốc và quá trình tiến triển của triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Tác giả kết luận: “Tóm lại, về phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời biến chuyển lớn, thế tất phải đi tới sự thống nhất, nên phong trào lập thuyết để cứu thế mới phát triển bồng bột như dưới đây ta sẽ thấy”[33, tr. 32]. Sang phần thứ 3: Bình minh xuất hiện (tr. 33), tác phẩm nói đến sơ qua về Khổng Tử cùng những quan điểm triết học của ông như: quan điểm về vũ trụ, về tri thức luận, về chính trị, về nhân sinh quan… Có thể nói: “Người đầu tiên đứng lên mở đường cho phong trào là Khổng Tử, và ta có thể nói rằng bình minh của triết học Trung Hoa xuất hiện ở nước Lỗ”[33, tr. 33]. Cùng với những quan điểm của Khổng Tử, ở trang 49 tác giả cũng đề cập đến Mạnh Tử với những vấn đề như: quan điểm về dân, về vua, về đức hạnh, bản tính thiện của con người. Có thể nói, Mạnh Tử là người đã bổ sung, hoàn thiện học thuyết của Khổng Tử lên một bước cao hơn nữa. Nhìn chung, tác phẩm đã đề cập đến đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh một cách khá
  • 10. 6 đầy đủ, tuy nhiên những nội dung đó còn ở tầm khái quát chứ chưa đi sâu vào phân tích một cách có hệ thống theo chuyên đề, vì vậy, chúng tôi sẽ coi đây là tài liệu bổ ích để tiếp tục hoàn thiện luận án của mình. Hay cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc, (Tập 1) của Hà Thúc Minh. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử phát triển của triết học Trung Quốc từ triều đại nhà Hán (206 TCN - 220 TCN) trở về trước. Đây là thời kỳ tìm tòi và xác định triết học Trung Hoa. Cho đến khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), thời kỳ triết học Trung Quốc chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Trong phần 1: Triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc - Lưỡng Hán (770 TCN - 220 sau CN), (tr. 7). Ở chương I: Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc (tr. 9), đã trình bày một số nét về xã hội Trung Quốc trong buổi đầu bình minh. Phần II: Học thuyết Khổng Tử (tr. 14), tác giả trình bày học thuyết của Khổng Tử với những vấn đề như: cuộc đời, tác phẩm và những tư tưởng của Khổng Tử mà đặc biệt với tư tưởng đức trị. Tác giả viết: “Đức trị bắt đầu từ Khổng Tử và được quán triệt trong lịch sử nhiều nước phương Đông hàng nghìn năm như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… Sở dĩ đức trị được chấp nhận nhiều hơn pháp trị bởi vì dầu sao thì pháp trị cũng bộc lộ tính tàn khốc nhiều hơn đức trị. Chẳng trách Pla- ton gọi pháp luật là thứ đạo đức không có tình cảm. Đã vậy, phạm vi của đức trị vẫn rộng hơn pháp trị. Đức trị và pháp trị là hai vòng tròn đồng tâm nhưng vòng tròn đức trị lại rộng hơn. Hơn nữa, bản thân pháp luật là bình đẳng (ít ra cũng bình đẳng trước pháp luật) thế nhưng trong xã hội đẳng cấp như xã hội phong kiến thì làm sao thực hiện được điều đó. Đẳng cấp trên làm sao có thể chịu ngang hàng với đẳng cấp dưới trước pháp luật”[41, tr. 28]. Sang phần IV: Học thuyết Mạnh Tử (tr. 36), tác phẩm cũng trình bày khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, học thuyết nhân chính, tính thiện, quan niệm về nghĩa, lợi, lao tâm - lao lực của Mạnh Tử. Nhìn chung, tác phẩm đã trình bày một cách cô đọng về lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng. Đặc biệt trong cuốn Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống lịch sử triết học Trung Quốc thời cổ đại, nguyên nhân ra đời của các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại và những giá trị của học thuyết đó. Liên qua đến đề tài, tác giả đã trình bày một cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử và Mạnh Tử cùng với những vấn đề trong tư
  • 11. 7 tưởng đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh như: học thuyết chính danh, những phạm trù trong học thuyết chính trị - xã hội và luân lý đạo đức như: nhân, lễ, trung, thứ, hiếu, quân tử - tiểu nhân, nhà cầm quyền về trị dân… vấn đề bản tính thiện của con người, học thuyết nhân chính, đề cao dân… Hay công trình, Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu của giáo sư Cao Xuân Huy, cấu thành 4 phần. Trong đó, phần 1: Từ góc nhìn phương pháp luận đi sâu vào phân tích sự khác nhau giữa triết học phương Đông và phương Tây. Phần thứ 2: Phác hoạ tiến trình tư tưởng Việt Nam từ cổ truyền đến canh tân qua một vài chặng mốc tiêu biểu. Sang phần thứ 3: Đề cương các bài giảng về bách gia chư tử và phần 4: Bảng tra cứu và chú giải về tên người, tên sách. Ở phần thứ 3: Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc (tr. 369), đây là những bài giảng còn ở dạng đề cương được tác giả tập hợp lại. Ở tiết I: Xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc (tr. 370), tác giả đề cập đến một số vấn đề về xã hội và tư tưởng thời cổ đại Trung Quốc, trong đó có xã hội và tư tưởng thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Sang tiết thứ 2: Khổng Tử (tr. 389), tác giả đề cập vài nét về tiểu sử của Khổng Tử, về sách Luận ngữ và học thuyết của Khổng Tử về thế giới quan, tư tưởng chính trị - xã hội, đạo đức. Trong học thuyết về thế giới quan, Khổng Tử đã đề cập nhiều tới thượng đế, thiên mệnh, thiên nhân hợp nhất: “Khổng Tử tin rằng, thượng đế là một đấng chủ tể, có nhân cách, ý chí và tình cảm.v.v…”[7, tr. 400]. Sang học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức, Khổng Tử đã đề cao phạm trù nhân và lễ, ông bàn đến rất nhiều về hai vấn đề này và “Trong tư tưởng của Khổng Tử, chữ “nhân” và chữ “lễ” có quan hệ mật thiết với nhau”[7, tr. 411]. Trong tiết thứ V: Mạnh Tử (tr. 465), tác giả đã đề cập vài nét sơ qua về tiểu sử của Mạnh Tử cùng với một số nội dung tư tưởng của ông như: vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời, tác phẩm cũng phân tích nội dung bản tính thiện và những quan điểm về luân lý đạo đức của ông. Nhìn chung, tác phẩm với tính chất là đại cương bài giảng nên chỉ trình bày một cách khái quát những nội dung liên quan đến đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh chứ không đi sâu phân tích những nội dung này. Trong bộ sách Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục. Với cách nhìn nhận và phân tích khách quan tác giả đã trình bày các học thuyết triết học phương Đông và triết học Trung Quốc như một quá trình thống nhất, vạch ra những mối liên hệ tất yếu của các trường phái và các trào lưu khác nhau, vạch ra sự tiến bộ
  • 12. 8 của từng giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của triết học phương Đông. Riêng với học thuyết đức trị của Nho giáo, tác phẩm đã đề cập một cách khá cụ thể những nội dung cơ bản về Khổng Tử và Mạnh Tử. Ở chương I: Môn đệ của Khổng Tử (tr. 7), chương này đã đề cập đến những quan niệm của Khổng Tử về lễ và hiếu cùng những tác dụng của nó. Sang chương thứ 3: Manh Tử (tr. 37), tác giả đã có bàn luận vài nét về bối cảnh và thời đại của Mạnh Tử. Đến chương thứ IV: Triết lý nhân sinh của Mạnh Tử (tr. 43), đã bàn về bản tính thiện của con người, đây là vấn đề cơ bản về triết học nhân sinh của ông. Qua chương VI: Triết học chính trị của Mạnh Tử (tr. 60), trình bày những quan điểm về dân, về người cầm quyền, về vương đạo và bá đạo… Nhìn chung, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát một số nội dung liên quan đến đạo trị nước từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, tuy nhiên, tác giả chưa đi phân tích có hệ thống nội dung của tư tưởng này, nhưng có thể nói, đây là tài liệu bổ ích để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện luận án của mình. Cuốn Các bài giảng về tư tưởng phương Đông của tác giả Trần Đình Hượu. Tập sách là tập hợp các bài giảng về tư tưởng phương Đông. Về nội dung liên quan tới đề tài tư tưởng đạo trị nước của Khổng - Mạnh, tác giả đã đánh giá khá sâu sắc những nội dung như nhân, nghĩa, lễ, hiếu, để và mẫu người lý tưởng với những phẩm chất đạo đức cần có như nhân, trí, dũng… Có thể nói, tác phẩm đã phân tích một cánh khái quát những nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tuy nhiên, do hạn chế của tư liệu nên những nội dung đó chỉ mới được đề cập một cách rất khái quát, chứ chưa đi sâu vào từng nội dung cụ thể của đề tài. Hay cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa của Will Durant (Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê), đây là tài liệu quý báu, là công trình tổng hợp nền văn minh Trung Hoa để chúng ta đi ngược lại những thời kỳ lịch sử trước đây của đất nước Trung Hoa. Với các giai đoạn lịch sử xa xưa, tác giả đã trình bày một cách uyên bác, dẫn chứng các tư liệu phong phú để trình bày về văn hoá và con người Trung Hoa trong từng giai đoạn lịch sử. Liên quan đến đề tài ở tác phẩm có chương I: Thời đại các triết gia, chương này gồm ba tiết bắt đầu từ trang 25 - 122. Ở tiết II: Khổng Tử (tr. 61), tác giả đã trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử, cùng với những quan điểm về đạo đức và những quan điển về chính trị - xã hội của ông. Đồng thời, tác phẩm cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của đạo Khổng trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Đến tiết III: Các nhà theo chủ nghĩa xã hội và các nhà chủ trương vô chính
  • 13. 9 phủ (tr. 94), tác giả đã đề cập tới triết gia Mạnh Tử với các nội dung như: cuộc đời, sự nghiệp, những quan điểm của Mạnh Tử về chính quyền, về đạo đức của người cầm quyền, về bản tính của con người, về dân, về chiến tranh… Mạnh Tử được coi là một đấng đại trượng phu của Trung Hoa, một Á thánh danh vọng và ảnh hưởng chỉ kém Khổng Tử trong lịch sử triết học chính thống. Chính nhờ ông và Chu Hy đời Tống, mà Khổng Tử được coi là bậc tôn sư về tư tưởng Trung Hoa trên 2000 năm. Trong công trình Lịch sử văn hoá Trung Quốc do Đàm Gia Kiệm chủ biên, Tác phẩm đã trình bày và phân tích các mặt: kinh tế, chế độ chính trị, văn hoá, triết học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Về nội dung liên quan tới đề tài, ở chương I: Triết học thời Tiên Tần (tr. 43). Với chương này, tác giả đã đề cập đến triết học Tiên Tần, đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, là ngọn nguồn đầu tiên một cao trào của sự phát triển triết học Trung Quốc, đã xuất hiện đông đảo các nhà tư tưởng triết học thành một cục diện trăm nhà đua tiếng (Bách gia tranh minh). Trong số cửu lưu thập gia, thì 4 phái: Nho gia, Mặc gia, Đạo, Pháp gia có ảnh hưởng lớn lao hơn cả. Học thuyết của họ hình thành phương thức tư duy và đặc trưng tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Hoa. Đối với trường phái Nho gia và đặc biệt là tư tưởng đạo trị nước của Khổng - Mạnh. Tác phẩm đã trình bày một cách khái quát về cuộc đời cũng như những tư tưởng đạo đức của Khổng Tử và Mạnh Tử. Mặc dù tác phẩm chưa đi sâu phân tích những vấn đề này nhưng đã cho người đọc có cái nhìn tổng quát về triết học Nho gia nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng. Đây là tập sách trình bày khá toàn diện những kiến thức cơ bản lịch sử văn hoá Trung Quốc. Nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức chắc chắn về nền văn hoá đồ sộ, lâu đời của Trung Quốc. Tập sách là tài liệu bổ ích cho chúng ta trong việc nghiên cứu vai trò của văn hoá trong phát triển, nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng và Nhà nước đề ra. Trong hướng nghiên cứu này chúng ta có thể kể đến công trình Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc của, GS. TS. Lê Văn Quán. Tác phẩm đã trình bày những quan điểm của các nhà lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực, không chỉ phản ánh tư tưởng triết học mà còn cả tư tưởng ở các mặt: sử học, văn học, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tôn giáo… Ở từng thời kỳ lịch sử. Trong lĩnh vực tư tưởng triết học, tác phẩm đã trình bày những quan điểm chính của các nhà triết học Trung Quốc, lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Đặc biệt, liên quan tới đề
  • 14. 10 tài, tác phẩm đã trình bày khái quát cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của ông như: tư tưởng chính trị, học thuyết chính danh, tư tưởng luân lý - nhân, tư tưởng triết học và tư tưởng giáo dục… Đồng thời, tác giả đã trình bày một cách cô đọng về cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của Mạnh Tử như: tư tưởng chính trị, tính thiện luận, tư tưởng thiên mệnh, nhận thức luận… Nhìn chung, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Tuy nhiên, cuốn sách cung cấp cho chúng ta những điều cần thiết nhất có tính cách nhập môn về lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Vì vậy, nó chưa đi sâu vào từng lĩnh vực của lịch sử tư tưởng Trung Quốc và cũng chưa đi sâu vào phân tích những nội dung về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. GS. TS. Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên) với cuốn Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh. Cuốn sách gồm 154 trang chia làm 5 chuyên đề. Liên quan đến đề tài tác giả tập trung ở chuyên đề 2: Lịch sử triết học Trung Quốc (cổ trung đại), [tr. 35 - 60]. Chuyên đề này được chia làm 3 tiết. Tiết 1: Một số đặc điểm của lịch sử xã hội Trung Quốc cổ trung đại. Với nội dung này, tác giả đã trình bày sơ qua một số đặc điểm của lịch sử xã hội Trung Quốc cổ trung đại, trong đó có giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc. Sang tiết thứ 2: Đặc điểm kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ trung đại (tr. 36 - 38). Với tiết này, tác giả đã trình bày một vài nét sơ qua về điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Với tiết thứ 4: Một số học thuyết tiêu biểu (tr. 40 - 46). Tác giả đã hệ thống một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Quốc, trong đó có học thuyết của Nho gia. Đề cập đến học thuyết Nho gia, tác giả đã điểm qua một vài nét về tiểu sử của Khổng Tử và thời đại ông sống. Đồng thời, tác phẩm còn đề cập đến học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội, như: thuyết chính danh, nhân, lễ… cùng với những tư tưởng triết học như: thuyết thiên mệnh, quỷ thần, con người… Trong vấn đề lý luận nhận thức, ông cũng nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục và sự nổ lực chủ quan của cá nhân trong quá trình nhận thức thế giới khách quan. Đây là một quan điểm tiến bộ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Khổng Tử. Hay với công trình Lịch sử triết học Trung Quốc từ giai đoạn Thương Chu đến giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc của tập thể tác giả do Doãn Chính chủ biên. Với độ dày 551 trang chia làm 14 chương. Đây là công trình khá toàn diện nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của của triết học Trung Quốc từ giai đoạn
  • 15. 11 Thương, Chu đến giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc. Trong đó, ở chương II (tr. 37), tác giả đã tập trung nghiên cứu khái quát về lịch sử và những đặc điểm về kinh tế, về chính trị, xã hội, thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Có thể nói, đây là cơ sở của sự hình thành và phát triển những tư tưởng triết học trong giai đoạn này. Tác giả đã trình bày khái quát một vài nét về triết học Nho gia, về tiểu sử và tác phẩm của Khổng Tử cùng với hệ thống triết học của ông bao gồm những nội dung như: cuộc sống, con người, thế giới, đạo đức, tôn giáo, chính trị - xã hội. Đồng thời, tác phẩm cũng phân tích khá sâu sắc những tư tưởng triết học đó của Khổng Tử. Có thể nói: “Tư tưởng của Khổng Tử không phải lúc nào cũng được trọng dụng mặc dù nó có những nét tiến bộ nhất định; nhưng nhìn chung tư tưởng này có mặt trong tất cả các triều đại Trung Hoa, nó để lại dấu ấn của mình không chỉ trong sách vở mà trong cả cuộc sống thực của nhiều thế hệ và nó đã vượt biên giới của nước mình cắm rễ vào phong tục, tập quán của nhiều nước láng giềng lân cận”[22, tr. 132]. Đồng thời, tác giả đã đề cập và phân tích khá cụ thể về tiểu sử và tác phẩm của Mạnh Tử, cùng với học thuyết tính thiện và học thuyết về chính trị - xã hội trong triết học của ông. Nhìn chung, công trình này đã trình bày một cách có hệ thống khá sâu sắc các vấn đề về triết học Trung Quốc nói chung và nội dung tư tưởng của Nho giáo nói riêng. Còn về nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, vấn đề này được tác giả đề cập với tư cách là những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nho giáo nói chung mà chưa phải là tử tưởng đạo trị của Khổng - Mạnh nói riêng. Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, ở trong nước đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học các cấp, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ được công bố. Mặc dù tác giả đã có những điểm mới trong việc tìm hiểu và phân tích đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, nhưng các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc trích dẫn và giải thích quan điểm của các nhà Nho chứ chưa đi sâu phân tích một cách có hệ thống nội dung đạo trị nước trong Nho giáo Khổng Mạnh để thấy rõ được vai trò và sự ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam chúng ta và một số nước trên thế giới như thế nào. 1.2. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo trị nƣớc trong Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng trong dòng chảy lịch sử triết học Trung Quốc Ở khía cạnh này đã có rất nhiều công trình được các nhà khoa học bàn tới theo những lát cắt khác nhau. Công trình phải kể đến đầu tiên là tác phẩm Nho giáo
  • 16. 12 của Trần Trọng Kim. Đây là một trong số nhiều cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Hoa từ thời Khổng Tử cho đến triều đại nhà Thanh. Đồng thời, tác giả đã vạch ra những ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hoá Việt Nam hàng nghìn năm nay. Có thể nói, Trần Trọng Kim đã đã dựa trên những quan điểm và lập trường của nhà Nho khi bàn về Nho giáo và tư tưởng trị nước. Tuy nhiên, tác giả vẫn còn hạn chế đó là chưa có tinh thần phê phán khoa học, chưa có cái nhìn khách quan khi đánh giá về Nho giáo. Mặc dù vậy, ông cũng đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu và dịch thuật. Trong cuốn Luận ngữ của Nguyễn Hiến Lê (Chú dịch và giới thiệu), đây là tác phẩm sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, giữa các thiên không có liên hệ với nhau. Đọc Luận ngữ, người ta hiểu được phẩm chất, tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách khác nhau. Sách Luận ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo. Với cuốn Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê, tác giả đã giới thiệu chi tiết về đời sống, con người, môn sinh, môn đệ cùng những tư tưởng của Khổng Tử như: tư tưởng chính trị, chính sách trị dân và đạo làm người của ông. Đề cập tới việc trị nước bằng đạo đức, tác giả đã nhấn mạnh những vấn đề như: chính danh, đức trị, phải tu thân, phải học và những đức cần có như: đức chính danh, đức kính, đức tín, đức nhân và đức lễ; trong những đức đó thì Khổng Tử nhấn mạnh đức nhân và đức lễ hơn cả. Sang chương VI (tr. 185), tác giả lại đi sâu phân tích về chính sách trị dân với những nội dung như “dưỡng dân, giáo dân và chính hình”. Đồng thời, tác giả còn phân tích các nội dung như kẻ sĩ, quân tử, trời, thiên mệnh, quỷ thần. Có thể nói, đây là công trình công phu của tác giả, trình bày một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp cùng với những với những tư tưởng và tài năng của Khổng Tử. Trong tác phẩm, với những cống hiến lớn lao mà ông đã để lại cho đời, tác giả nhận định: “Trong lịch sử nhân loại, chưa có một triết thuyết chính trị nào được một số dân đông nhất thế giới coi là quốc giáo liên tiếp trên 2000 năm (từ Hán đến cuối Thanh) như Khổng giáo” [78, tr. 253].
  • 17. 13 Hay với cuốn Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê. Với tài năng của mình, tác giả đã trình bày một cách cô đọng và khái quát nhất những vấn đề về cuộc đời, con người và những tư tưởng của Mạnh Tử như: Tư tưởng chính trị và tư tưởng về kinh tế - xã hội. Trong đó, tác giả đề cập đến những quan điểm về vua, về dân, vai trò của dân, chủ trương dưỡng dân và giáo dân, việc trọng người hiền tài, ông lên án chiến tranh và đưa ra chủ trương để hạn chế chiến tranh. Trong tác phẩm này, ông đã dùng nhiều dung lượng của cuốn sách để phân tích những chính sách kinh tế - xã hội của Mạnh Tử như: việc coi trọng nhân nghĩa, giảm tô thuế cho dân, việc điều chế điền sản cho dân, nhắc nhở người cầm quyền phải quan tâm đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là quan tâm đến những người khó khăn, đói khổ trong xã hội để giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, hỗn loạn trong xã hội nhằm ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ. Có thể nói, những tư tưởng của Mạnh Tử đã có nhiều giá trị to lớn để lại cho đời sau học hỏi và vận dụng. Tác giả nhận định: “Mạnh Tử xứng đáng với danh hiệu Á thánh mà người đời sau dành tặng ông”[79, tr. 208]. Có thể nói, bộ sách Khổng Tử và Mạnh Tử là công trình nghiên cứu khá hệ thống của tác giả Nguyễn Hiến Lê về tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Trong đó, tác giả đã trình bày khá đầy đủ về những nội dung của tư tưởng đạo trị nước được thể hiện rõ trong quan niệm và chủ trương về chính trị của hai ông. Đặc biệt, tác giả đã có sự so sánh, đánh giá sự kế thừa và phát triển và những điểm khác biệt trong chủ trương chính trị từ Khổng Tử đến Mạnh Tử. Tuy nhiên, những nội dung mà tác giả đã bàn đến trong hai tác phẩm này chỉ mới đề cập ở góc độ khái quát, chưa phải là những chuyên đề về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Vì vậy, trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ tư tưởng trị nước của Khổng Tử và Mạnh Tử. Công trình Đức trị và pháp trị trong Nho giáo của Giáo sư Vũ khiêu, tác phẩm đã đề cao đến tư tưởng trị nước của các triết gia Trung Quốc. Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của của tư tưởng đức trị và pháp trị làm cho người đọc dễ hiểu và tiếp cận với nó. Trong nội dung đức trị, tác giả đã bàn đến một số nội dung như: lấy đức để cai trị, người cầm quyền quân tử, trọng dân, trọng hiền tài,… Nhấn mạnh vai trò của đức trị, Khổng Tử nói: “Dùng đức mà thi hành chính trị, thì mọi người đều theo. Tỷ như ngôi sao Bắc Đẩu ở một chổ mà mọi vì sao đều chầu theo”[137, tr. 49]. Còn Mạnh Tử lại
  • 18. 14 nói: “Dùng lực mà thu phục người thì tâm người ta chẳng phục (chỉ phục bề ngoài thôi), ấy là tại người ta chẳng đủ sức đương cự với mình. Còn nếu dùng nhân đức mà thu phục thì người ta vui lòng mà phục tùng mình một cách thành thật, như 70 vị đệ tử phục đức Khổng Tử vậy”[137, tr. 51]. Đồng thời, Khổng Tử và Mạnh Tử đều chú trọng vai trò của người cầm quyền quân tử, coi trọng dân và coi trọng người hiền tài trong xã hội, v.v… Đây là những nội dung quan trọng trong tư tưởng đạo trị nước của hai ông. Có thể nói, cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều rất đề cao đạo đức trong việc trị nước. Vì vậy, Khổng Tử là người đã đề ra đường lối đức trị và sau này chính Mạnh Tử đã phát triển tư tưởng này thành đường lối đức trị Khổng - Mạnh. Đặc biệt, trong công trình Khổng học đăng của Phan Bội Châu. Đây là một bộ sách biên khảo có giá trị bậc nhất của Phan Bội Châu trong những năm sống ở Bến Ngự. Nhà xuất bản Anh Minh đã nói rằng: “Có lẽ là di cảo có giá trị nhất và công phu nhất của cụ Sào Nam Phan Bội Châu. Với nhan đề Khổng học đăng, nhà chí sỹ tiền bối có ý đưa ra cái tinh hoa của nền Khổng học, một nền cổ học siêu việt đã chế ngự tư tưởng phương Đông”[98, tr. 10]. Có thể nói rằng, Phan Bội Châu đã có công lao rất lớn trong việc hệ thống hoá các quan điểm của Nho giáo nói chung và các quan điểm đạo trị nước của Khổng - Mạnh nói riêng. Riêng với đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, tác giả đã bàn về chủ trương chính trị của Khổng Tử và Mạnh Tử với các nội dung như: vấn đề dưỡng dân và giáo dân của nhà cầm quyền, yêu chuộng hoà bình mà ghét chiến tranh. Nhìn chung, tác giả đã đi phân tích những nội dung đó để làm rõ quan điểm chính trị của Khổng Tử và Mạnh Tử. Tuy nhiên, do đứng trên lập trường cải lương, vì vậy việc đánh giá, nhận xét của tác giả thường thiên về ca ngợi cái hay của Nho giáo mà chưa thấy được những hạn chế của nó. Trong các tác phẩm Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, của Đoàn Trung Còn; Luận ngữ của Nguyễn Hiến Lê; Kinh Thi của Tạ Quang Phát; Kinh Dịch của Ngô Tất Tố; Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê, 1994; Kinh Thư bản dịch của Thẩm Quỳnh, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1972 v.v... Đây là các bản dịch và giải thích các tác phẩm kinh điển của Nho giáo từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt. Nhìn chung, những bản dịch này chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp tư liệu về học thuyết Nho gia nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng, chứ chưa đưa ra được những nhận xét, đánh giá có tính khách quan và hệ thống.
  • 19. 15 Với công trình lớn Kinh điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa, của tác giả Dương Lực. Công trình gồm có 3 tập đồ sộ có giá trị văn hoá lớn, đã giới thiệu tóm lược toàn bộ nền văn hoá lâu đời của đất nước Trung Hoa một cách đầy đủ, sâu sắc, khoa học trên nhiều bình diện. Bằng hình thức: hệ thống, tình bày, phân tích, nghiên cứu, lập luận thông minh sắc sảo, tác giả đã dẫn người đọc đến với các chủ đề: Lịch sử văn hoá, điển tịch, nhân vật, triết học, tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật, văn tự, v.v… một cách khoa học, cụ thể, đầy hào hứng. Có thể nói, đây là bộ sách quý, giàu tính văn hoá lịch sử. Tác phẩm đã đề cập đến những tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử một cách khái quát. Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những phạm trù liên quan tới tư tưởng đức trị trong học thuyết của ông đó là nhân, lễ, hiếu; và những quan điểm về chính trị - xã hội như: thiên đạo, nhân đạo, về dân.v.v… Cùng với những ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội Trung Quốc thời bấy giờ và những cống hiến to lớn của Khổng Tử đối với nền văn hoá Trung Quốc nói riêng và đối với nền văn hoá thế giới nói chung. Với Mạnh Tử, tác giả trình bày một cách khái quát nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử. Tác giả lại trình bày những quan điểm của ông về vương đạo, nhân chính, tính thiện, cùng với những phạm trù nhân, nghĩa… Nhìn chung, tác phẩm đã đi sâu phân tích những nội dung liên quan tới đề tài đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tác giả khẳng định: “Văn hoá Khổng Mạnh đã thấm nhuần trong các lĩnh vực các giai cấp, tư tưởng, văn hoá, văn học nghệ thuật của Trung Quốc, rõ ràng tính xuyên suốt của tư tưởng Khổng Mạnh cho dù một số tư tưởng này chưa có ý nghĩa tích cực nhưng vẫn có thể nói là bộ sử phát triển văn hoá truyền thống Trung Quốc. Tư tưởng Khổng Mạnh đối với quá trình phát triển văn hoá giáo dục, luân lý tư tưởng cổ đại Trung Quốc đã có những ảnh hưởng to lớn, đã có những cống hiến vĩ đại cho việc rèn luyện tố chất dân tộc và văn hoá Trung Hoa”[31, tr. 554]. Ngoài ra, trong hướng nghiên cứu này phải kể đến cuốn Sử ký Tư Mã Thiên. Có thể nói, đây là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất thế giới. Công trình gồm 779 trang chia làm 44 thiên. Liên quan tới nội dung của luận án, tác giả đã dành cho Khổng Tử một tiểu sử rất kỹ và rất công phu. Tác giả xây dựng được đúng đắn hình tượng Khổng Tử và thấy rõ tác dụng của ông đối với các dân tộc. Với tình cảm và sự tôn trọng Khổng tử, tác giả nhận định: “Tôi đọc sách họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến
  • 20. 16 Lỗ xem nhà thờ Trọng Ny, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, học trò tập về lễ nghi ở nhà Khổng Tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại bỏ đi không dứt. Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thể truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy”[126, tr. 251]. Đồng thời, tác giả đã phác hoạ một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử trong lịch sử triết học Trung Quốc. Vì đây là cuốn sử ký nên nó mang tính chất ghi chép lại một số nét trong cuộc đời của hai ông, chứ không đi vào phân tích có hệ thống nội dung tư tưởng triết học nói chung và nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng. Tuy nhiên, đây là cuốn sử ký cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu bổ ích để nghiên cứu nội dung đề tài của mình. Nhìn chung, những công tình nghiên cứu được kể trên, các tác giả đã trình bày và tiếp cận vấn đề Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng ở mức độ chung, theo những góc độ khác và theo mục đích nhất định. Tuy các tác giả đã có những phân tích và có những nhận định sâu sắc về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và đẩy đủ về đạo trị nước từ Khổng Tử đến Mạnh Tử. Chính vì vậy, trong luận án này trên tinh thần kế thừa, tiếp thu các công trình đã công bố từ đó tác giả phân tích, nhận định, đánh giá hệ thống đạo trị nước từ Khổng Tử đến Mạnh Tử một cách hoàn chỉnh hơn, đồng thời làm rõ vai trò và ý nghĩa của nó trong lịch sử dân tộc nói riêng và một số nước mà Nho giáo có ảnh hưởng đến nói chung. 1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nƣớc trong Nho giáo Khổng - Mạnh Khi nói đến các công trình nghiên cứu Nho giáo ở góc độ này, trước tiên phải kể đến các công trình như: Nho giáo và phát triển ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống về hoàn cảnh ra đời và sự thăng trầm của Nho giáo qua các thời kỳ lịch sử ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á cùng với việc đặt ra vấn đề là cần phải khai thác Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Qua đó, chỉ ra kinh nghiệm vận dụng Nho giáo của các nước Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc… Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến quá trình du nhập của Nho giáo và những ảnh
  • 21. 17 hưởng tích cực cũng như tiêu cực của nó đối với xã hội Việt Nam. Nhấn mạnh về vai trò của Nho giáo, tác giả khẳng định: “Với Nho giáo được Việt Nam hóa, tri thức Nho giáo đã có những đóng góp đáng kể vào việc cũng cố những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng nó lên thành những tư tưởng ổn định, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tạo nên một sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm giữ vững độc lập và chiến thắng mọi kẻ xâm lược”[139, tr. 28]. Có thể nói, Nho giáo có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội của Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của nó thì Nho giáo không tránh khỏi những hạn chế, những ảnh hưởng tiêu cực nhất định từ xưa đến nay. Hơn thế, tác giả còn có sự nhận xét rất xác đáng về những bài học kinh nghiệm của những nước đã vận dụng Nho giáo vào quá trình xây dựng và phát triển đi lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo… Để từ đó, những nước này đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành những con rồng châu Á ngày nay. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo trên con đường cách mạng ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh vấn đề cần thiết phải khai thác những giá trị to lớn của Nho giáo trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và văn hóa; vai trò của Nho giáo trong gia đình Việt Nam; Ý nghĩa của những giá trị đạo đức Nho giáo trong xã hội ta hiện nay. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài học từ tư tưởng trị nước của Nho giáo. Cuối cùng, tác giả đưa ra 10 kết luận và kiến nghị nhằm khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam. Cho nên, chúng ta cần phải kế thừa, tiếp thu, khai thác và vận dụng có hiệu quả những giá trị, những nhân tố tích cực của Nho giáo để đưa đất nước phát triển đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (tr. 185 - 186). Hay cuốn Nho học và Nho học ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo sư Nguyễn Tài Thư. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977. Với công trình này, tác giả đã có cách nhìn thấu đáo, sâu sắc và toàn diện về Nho học ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản của Nho học cùng với vai trò và sức sống của nó trong lịch sử và hiện tại ở Trung Quốc và Việt Nam. Theo tác giả, Nho giáo đã có sức sống hàng ngàn năm ở nước ta. Qua thời gian tồn tại đó, nó có những bước thăng trầm, tuy nhiên nó vẫn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay và ảnh hưởng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống con người Việt Nam. Sở dĩ nó có sức sống lâu bền như vậy bởi nó luôn mang trong mình những
  • 22. 18 yếu tố có giá trị tích cực, to lớn cho các triều đại về sau. Trong lịch sử dân tộc Nho học “Là phương tiện thể hiện lòng yêu nước, thương nòi của các nhà nho yêu nước thương dân”[85, tr. 149]. Còn trong xã hội hiện đại Nho học có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của con người Việt Nam: “Ở Việt Nam hiện đại, Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng trên nhiều mặt của cuộc sống”[85, tr. 52]. “Nho học đã ảnh hưởng tới thế giới quan, nhân sinh quan, nếp sống, phong tục tập quán, v.v… của người Việt Nam trong trường kỳ lịch sử. Vì vậy, ở một góc độ nhất định nó không chỉ là một bộ phận của truyền thống mà còn là cốt lõi của mọi truyền thống dân tộc”[85, tr. 194]. Tuy nhiên, theo tác giả, hiện nay Nho giáo là những vấn đề đang nổi lên, cần phải bàn bạc, trao đổi. Vấn đề kế thừa Nho giáo sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng những giá trị của nó thì vẫn tồn tại mãi. Với sức sống lâu dài trong lịch sử dân tộc mà Nho học đã tồn tại và ảnh hưởng. Bên cạnh việc khẳng định những vai trò tích cực của Nho học thì tác giả cũng không thể không nói tới những hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực của nó. Bởi vì, Nho giáo luôn mang trong mình những giá trị tích cực cùng với những giá trị tiêu cực nhất định không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cuối cùng theo tác giả, dù sao đi nữa, đây cũng là một yếu tố góp phần làm nên truyền thống tư tưởng và bản sắc văn hóa của người Việt Nam: “Nho học đã đi hết một chặng đường lịch sử dài ở nước ta. Trên chặng đường ấy, có lúc nó giữ vai trò thúc đẩy, có lúc nó bất lực, lại có lúc nó kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội và con người Việt Nam. Dù là thúc đẩy hay kìm hãm, nó đều đã góp phần làm nên truyền thống tư tưởng và văn hóa của Việt Nam”[85, tr. 150]. Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước Đông Á, Nho giáo cũng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của một số nước cho đến hôm nay. Trong phần nêu những vấn đề tồn tại của các Hội thảo trên thế giới cũng như ở nước ta những năm gần đây, ở vấn đề thứ 6 tác giả khẳng định: “Ở Nhật Bản, người ta vẫn còn giữ nếp Nho. Giải thích về hiện tượng này, có người cho rằng chủ nghĩa tư bản cũng cần có ý thức kỷ luật như Nho học, có người cho rằng Nho giáo có những giá trị phổ quát”[85, tr. 52]. Tác phẩm Nho giáo xưa và nay của tác giả Quang Đạm. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả nói về những nội dung liên quan đến Nho giáo, những vấn đề cơ bản của học thuyết Nho giáo như: quan hệ đạo đức và xã hội, mối quan hệ giữa trời, đất và người; cùng với các phạm trù: quân tử, kẻ tiểu nhân, nhà nước.v.v… Đây là những vấn đề thuộc về đạo đức nhân sinh của con
  • 23. 19 người. Các bài viết trong cuốn sách đã đã thể hiện rõ những quan điểm và sự đánh giá khác nhau của các tác giả về những mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo với xã hội hiện đại nói chung và sự phát triển ở Việt Nam nói riêng. Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá Nho giáo có nhiều giá trị mà chúng ta cần phải học hỏi và kế thừa trong quá trình xây dựng đất nước đi lên trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định những ảnh hưởng sâu sắc và những hậu quả cụ thể của Nho giáo ở Việt Nam. Vì thế, chúng ta phải vạch ra mặt hạn chế, tiêu cực của Nho giáo để nhìn rõ và loại từ những ảnh hưởng xấu của nó trong cuộc sống xã hội, để từ đó chúng ta phải có hướng khắc phục và xóa bỏ những hậu quả xấu của nó, trên cơ sở đó sáng tạo ra những giá trị đạo đức mới để xây dựng đất nước, giữ gìn và phát huy những nhân tố tốt đẹp nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta đi lên. Nói về sự ảnh hưởng của Nho giáo, chúng ta không thể không kể đến học giả Vi Chính Thông với công trình Nho gia với Trung Quốc ngày nay, là tập hợp những bài viết của tác giả nghiên cứu về Nho gia Trung Quốc và Nho gia truyền thống cũng như trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Những bài viết của tác giả nó thể hiện sự đánh giá xác thực và cách nhìn nhận phản biện đối với những ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Trung Quốc trong quá khứ cũng như hiện tại. Với 13 bài viết của mình, tác giả đã nói về sự ảnh hưởng tích cực của Nho giáo, đồng thời, tác giả dành phần nhiều nội dung để nói về những hạn chế đối của nó đối với xã hội Trung Quốc, những khiếm khuyết cơ bản đối với tư tưởng đạo đức Nho gia. Nhìn chung, tư tưởng Nho gia bên cạnh những hạn chế nhất định, bên cạnh những yếu tố tiêu cực thì nó cũng có nhiều yếu có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội của Trung Quốc và một số nước khác, đặc biêt là trên lĩnh vực đạo đức. Có thể nói, tư tưởng đạo đức Nho gia đã ảnh hưởng đến xã hội Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ cách nhìn, từ sự phân tích của tác giả về tư tưởng Nho gia trong xã hội Trung Quốc, chúng ta có thể lấy đó là tài liệu tham khảo bổ ích để từ đó thấy được những giá trị to lớn của nó mà tiếp thu, vận dụng vào đất nước ta. Đồng thời, gạt bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội. Là một nước láng giềng của Trung Quốc, chúng ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng đạo đức Nho giáo, nó đã du nhập và ăn sâu, bám rễ trong đời sống xã hội hàng ngàn năm. Vì vậy, chúng ta không thể một sớm một chiều phủ nhận những giá trị to lớn của nó, đồng thời phải biết tiếp thu có chọn lọc để giữ lấy
  • 24. 20 những giá trị tốt đẹp vận dụng vào công cuộc đổi mới của đất nước. Đồng thời, phải biết đào thải những tư tưởng xấu kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong cuốn Nho giáo xưa và nay của giáo sư Vũ Khiêu. Đây là sự tập hợp các bài viết của nhiều tác giả trình bày một cách khái quát và có hệ thống những vấn đề về giá trị của Nho giáo, cùng với những nội dung và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam. Đồng thời, trong cuốn sách tác giả cũng nói về Nho giáo và sự ảnh hưởng của một số nước châu Á như: Singapo, Nhật Bản, Triều Tiên.V.V… Trong các bài viết, các tác gải đều thể hiện những quan điểm, những cách nhìn nhận và những đánh giá khác nhau về Nho giáo. Nhìn chung, Nho giáo đều tồn tại những mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của nó đối với sự phát triển ở Việt Nam. Bài viết Giá trị của Nho giáo trong xã hội ta ngày nay, tác giả Hoàng Việt nói đến tác dụng tiêu cực của Nho giáo như sau: “Phải chăng chúng ta cần phủ định hoàn toàn Nho giáo? Không hề như vậy. Chúng ta cần biết và coi trọng nó với tư cách là một học thuyết đã có những đóng góp cho nền văn hóa, chúng ta không nghiên cứu các nhược điểm của nó và những độc hại của nó trong đời sống hiện nay”[136, tr. 89]. Theo tác giả, chúng ta cần kế thừa và tiếp thu Nho giáo ở những điểm sau: “Một là, chúng ta có thể kế thừa ở Nho giáo việc coi trọng học thức, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài. Hai là, chúng ta có thể học được ở Nho giáo tinh thần dấn thân vào việc cải tạo xã hội. Nếu tinh thần “dấn thân” đó được phát huy trong “phong trào đổi mới” hiện nay thì nó sẽ có thể động viên được lực lượng quần chúng trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội”[136, tr. 89]. Hay trong bài Khổng giáo và gia đình (tr.107), tác giả Quang Đạm nhận định rằng, Nho giáo có vai trò rất quan trọng trong sự gắn kết đời sống gia đình. Có những tôn giáo khuyên con người phải tách mình khỏi gia đình nếu muốn tu hành. Bởi vì, quan hệ gia đình lôi kéo con người khổ đau và tội lỗi. Tuy nhiên, học thuyết Nho giáo thì không như vậy. Theo Nho giáo, con người cần có mối quan hệ với nhau trong một cộng đồng nhất định, gắn chặt với nhau bằng tình cảm và đạo nghĩa. Tác giả viết: “Theo Khổng Mạnh, tình nghĩa và trách nhiệm của con người đối với gia đình là sâu sắc và nặng nề đồng thời là đầu mối của tình cảm cũng như trách nhiệm đối với nước và thiên hạ”[136, tr. 131]. Không chỉ trong đời sống xã hội mà đặc biệt là cuộc sống gia đình, Nho giáo luôn đề cao đạo đức hơn bao giờ hết. Với ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong cuộc sống gia đình, sẽ giúp con người hình thành nhân cách của mình để xây dựng cuộc sống gia đình và xây dựng xã hội.
  • 25. 21 Tác giả Đặng Đức Siêu trong bài Nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo (tr. 206), đã khẳng định sự ảnh hưởng to lớn của Nho giáo trong tư tưởng giáo dục cũng như trong đời sống xã hội nói chung. Theo ông, những di sản của Nho giáo xấu cũng như tốt vẫn bám sát đời sống chúng ta và tiếp tục phát huy những ảnh hưởng vừa tiêu cực vừa tích cực. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có cách nhìn nhận Nho giáo một cách “thực sự cầu thị” và đồng thời phải nghiên cứu nó một cách biện chứng. Tác giả nhận định: “Tinh thần của Khổng Giáo đã thấm sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống người dân Việt Nam trong quá khứ, đã gây những ảnh hưởng rất sâu rộng. Hiện nay, những ảnh hưởng này vẫn tồn tại ở những mức độ khác nhau trong mọi mặt của đời sống…”[136, tr. 214]. Và sở dĩ những yếu tố văn hóa Nho giáo có thể sống lâu dài ở Việt Nam ta bởi vì: “Bản thân chúng mang theo những giá trị có tính phổ quát toàn nhân loại. Những giá trị phổ quát này đã tích hợp các giá trị văn hóa bản địa tương ứng, trên chừng mực nào đó đã được cấu trúc lại cho phù hợp với nội tâm thế Việt Nam”[136, tr. 215]. Với bài Từ phê phán đến khẳng định ở Trung Quốc gần đây (tr. 260). Tác giả Trần Lê Sáng đã hệ thống lại những bước thăng trầm của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Theo ông, trong lịch sử tồn tại của mình, có khi Nho giáo được khẳng định giá trị của nó nhưng cũng có khi bị phê phán kịch liệt. Bên cạnh đó, tác giả cũng có sự khái quát các xu hướng nghiên cứu và đánh giá lại một cách khoa học hơn của giới nghiên cứu Nho giáo Trung Quốc trong thời gian gần đây. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định những giá trị to lớn của Nho giáo đối với tư tưởng giáo dục. Có thể nói, với vai trò to lớn của nó thì Nho giáo đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, điều này đã được ghi nhận bằng việc trong những năm gần đây đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo. Trong công trình này đã đề cập một số cuộc hội thảo diễn ra ở Trung Quốc để minh chứng cho sự tầm quan trọng của Nho giáo. Cụ thể, năm 1984 diễn ra Hội thảo học thuật về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử do Hội giáo dục Trung Quốc, Hội giáo dục tỉnh Sơn Đông, Viện Nghiên cứu Khổng Tử và Học viện sư phạm Khúc Phụ phối hợp tổ chức. Tác giả đã lấy ý kiến trong hội thảo để nhấn mạnh vai trò của Thổng Tử và Nho giáo như sau: “Khổng Tử và Nho học tượng trưng cho văn hóa truyền thống của Trung Quốc, có sức ngưng tụ không thể phá vỡ được đối với dân tộc Trung Hoa”[136, tr. 269].
  • 26. 22 Tháng 10 năm 1984, diễn ra Hội thảo toàn Trung Quốc về Mạnh Tử. Tháng 10 năm 1987, diễn ra Hội thảo quốc tế về Nho học lần thứ nhất. Năm 1987, diễn ra Hội thảo khoa học về Khổng học. Cũng đầu năm 1987 Tạp chí khoa học Khổng học nghiên cứu ra 3 tháng một kỳ. Đến năm 1989, diễn ra Hội thảo về Khổng học. Có thể nói, đây là những biểu hiện cụ thể thúc đẩy việc nghiên cứu nho giáo ngày càng nhiều hơn. Càng chứng tỏ vai trò của Nho giáo luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đời sống xã hội Trung Quốc nói riêng và các nước Đông Á nói chung. Tác giả khẳng định: “Với tư cách là thầy giáo, Khổng Tử có trọng lượng rất lớn trong đời sống tinh thần người Trung Quốc mấy ngàn năm, đế vương các đời tôn xưng ông là “bậc thầy muôn đời” không phải là không có lý do”[136, tr. 278]. Trong cuộc Hội thảo quốc tề về Nho học năm 1987, khi điểm lại toàn bộ diễn biến lịch sử của tư tưởng Nho học, đã có sự tổng kết lại những nhận định khái quát về Nho học. Tác giả Phan Văn Các đã nêu ra nhận định của mình như sau: “Nghiên cứu Nho học có liên hệ mật thiết với xây dựng hiện đại hóa XHCN của Trung Quốc. Mục đích của xây dựng hiện đại hóa là xây dựng chủ nghĩa xã hội có màu sắc riêng của Trung Quốc. Muốn tìm hiểu tình hình đất nước, truyền thống văn hóa, tính cách dân tộc của Trung Quốc thì cần phải tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Nho học đã từng ảnh hưởng lâu dài đến văn hóa lịch sử Trung Quốc, hút lấy tinh hoa vứt bỏ cặn bã”[136, tr. 283]. Nho giáo không chỉ có ảnh hưởng riêng ở Trung Quốc mà nó còn có ảnh hưởng sâu rộng ở các nước Đông Á như: Nhật Bản, Triều Tiên, Sin- gapo… Theo các học giả nước ngoài: “Nho giáo là có giá trị tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế”[136, tr. 308]. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo thì cũng có những quan điểm cho rằng, cùng với vai trò tích cực thì Nho giáo cũng có những yếu tố tiêu cực kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội. Theo các học giả nước ngoài, bên cạnh việc khẳng định vai trò to lớn của Nho giáo thì chúng ta cần có một thái độ dè dặt và thận trọng trong cách nhìn nhận và tiếp thu Nho giáo bởi vì: “Bản thân Nho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng, đã có không ít tác dụng tiêu cực đối với xã hội như chúng ta đã biết. Vấn đề phức tạp đòi hỏi chúng ta phải có thêm nhiều suy tư trên con đường đi tới chân lý”[136, tr. 308]. Trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống của tác giả Trần Đình Hượu. Đây là sự tập hợp những bài viết về đề tài tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) và
  • 27. 23 những truyền thống văn hóa bản địa, đặc biệt là vấn đề Nho giáo và sự tác động của nó đối với truyền thống văn hóa Việt Nam. Riêng vấn đề Nho giáo, với cách nhìn khoa học, tác giả đã nhận định rằng: Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có ảnh hưởng rất lớn vào trong đời sống của dân tộc ta, nó mang theo cả hai yếu tố tích cực và tiêu cực. Vì vậy, chúng ta phải có cách nhìn đúng đắn để tiếp thu những cái hay, cái đẹp của Nho giáo vận dụng vào quá trình xây dựng đất nước, đồng thời cần phải loại bỏ những yếu tố kìm hãm sự phát triển của nó. Khẳng định vai trò của đạo đức Nho giáo, trong bài: Mấy ý kiến bàn về vấn đề Nho giáo tác giả viết: “Nho giáo là học thuyết đạo đức mà cũng là học thuyết chính trị của người sĩ quân tử… Nho gia chủ trương lễ trị - dùng lễ nhạc để giáo hóa. Lễ phát huy tác dụng cách khác, nhưng nội dung của lễ là đạo đức). Lễ trị cũng chỉ là đức trị, thực hiện những phương diện khác, cũng chỉ là tu dưỡng đạo đức” [111, tr. 35]. Theo tác giả, để có đạo đức thì mỗi con người trong xã hội phải biết tu thân và lấy tu thân làm gốc: “Nho giáo đề cao rất mực sự quan trọng của trau dồi đạo đức, từ thiên tử cho đến dân thường ai ai cũng phải lấy tu thân làm gốc”[111, tr. 81]. Có thể nói rằng, bên cạnh những hạn chế nhất định không tránh khỏi của nó thì Nho giáo vẫn là một trong những hệ tư tưởng có giá trị to lớn trong đời sống của con người Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phải có cách nhìn đúng đắn và khách quan để nhằm gạt bỏ những yếu tố có hại và phát huy những yếu tố tích cực và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Tác giả cho rằng: “Lựa chọn thì tự do nhưng đưa vào cuộc sống thì cơ sở vật chất, quy luật khách quan lại quy định nghiệt ngã. Giải quyết vấn đề kế thừa có hiệu quả nhất không phải bằng sự phê phán mà bằng hoạt động thực tiễn, gây những tác động vào cơ sở vật chất, thủ tiêu những nhân tố tiêu cực, tạo ra sự chuyển hướng tốt đẹp”[111, tr. 105]. Trong cuốn Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), của tác giả Nguyễn Thanh Bình. Cuốn sách nghiên cứu Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị - xã hội được các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhận và sử dụng làm hệ tư tưởng, công cụ cai trị và quản lý xã hội, trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thực tiễn đặt ra cho các triều đại phong kiến và dân tộc. Tác giả đã trình bày khái quát những nội dung trong học thuyết Nho giáo, cùng với ảnh hưởng và vai trò của nó trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt
  • 28. 24 là trong việc đề ra đường lối cai trị xã hội của giai cấp phong kiến Việt Nam. Theo tác giả, học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo là căn cứ chủ yếu để thi hành đường lối đức trị. Vì thế, những phạm trù như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, trung …không chỉ là những phạm trù đạo đức mà còn là công cụ chính trị chủ yếu để cai trị và quản lý xã hội. Tác giả đã phân tích một số biện pháp chủ yếu trong tư tưởng về đường lối đức trị của Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo Tiên Tần về vai trò của dân trong việc thực hiện đường lối đức trị. Theo tác giả, Nho giáo luôn quan tâm đến dân, đặc biệt là vai trò của dân. Từ thế kỷ XI đến nữa đầu thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ mà Nho giáo đã in đậm dấu ấn trong tiến trình vận động, phát triển của xã hội phong kiến và bộc lộ tất cả những mặt, những yếu tố tích cực và tiêu cực của nó. Vì vậy, học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo là căn cứ chủ yếu để hình thành đường lối đức trị, xây dựng và thực thi pháp luật, kiến tạo và triển khai nền giáo dục - khoa cử Nho học. Ở chương 1, phần I: Cơ sở kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng đối với sự hình thành Nho giáo, tác giả đã trình bày khái quát những cơ sở và những tiền đề cho việc hình thành Nho giáo. Có thể nói, Nho giáo đã ăn sâu bám rễ trong đời sống của con người Việt Nam, vì vậy, cùng với việc nhìn nhận đúng đắn thì bằng hoạt động thực tiễn thiết thực của con người để xoá bỏ những yếu tố ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội và phát huy những yếu tố có lợi thúc đẩy công cuộc đổi mới, hội nhập của đấy nước ta hiện nay là vấn đề rất quan trọng. Một tác phẩm khác là Nho giáo tại Việt Nam của Viện Triết học, cuốn sách là sự chắt lọc lại từ khoảng 50 bài tham luận trong hai cuộc hội thảo về đề tài “Nho giáo trong lịch sử và tàn dư của nó trong xã hội Việt Nam” do Viện Triết học tổ chức năm 1973 và 1978 trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề như tính chất và các nội dung cơ bản của Nho giáo, sự phát triển của học thuyết Khổng - Mạnh trong lịch sử, lịch sử một số thời kỳ phát triển Nho giáo tại Việt Nam, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử dân tộc nói chung và ở từng lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nói riêng, mối quan hệ qua lại giữa Nho giáo và truyền thống văn hóa, tư tưởng Việt Nam, mối quan hệ giữa Nho giáo với tư tưởng, phẩm cách của những nhân vật lịch sử Việt Nam như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, v.v. Bên cạnh những công trình trên thì còn có những công trình nghiên cứu khoa học về tư tưởng đức trị của Nho giáo, những tác phẩm, các đề tài luận án Tiến sỹ,
  • 29. 25 những bài viết của các nhà nghiên cứu về Nho giáo như tác phẩm: Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ của Nguyễn Tài Thư, Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần của Tào Thượng Bân… Những tác phẩm trên đã đề cập đến tư tưởng Nho giáo của của các nhà triết học Trung Quốc cổ đại và rút ra những ý nghĩa thiết thực đối với thời đại ngày nay. Đề tài luận án tiến sỹ triết học của Nguyễn Sinh Kế: Đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong xã hội Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề đạo đức của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong xã hội Việt Nam. Đề tài luận án tiến sỹ triết học: “Vấn đề đức trị và pháp trị trong lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Phan Quốc Khánh. Với công trình này, tác giả đã đề cập đến sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng đức trị Nho gia, tư tưởng pháp trị của Pháp gia vào Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, những công trình kể trên đã trình bày một các khái quát về những giá trị cũng như những hạn chế của tư tưởng đức trị. Ngoài ra, còn có các bài tạp chí, các công trình nghiên cứu từng nội dung, từng phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo, đồng thời phân tích ý nghĩa thực tiễn của nó. Có thể kể đến các công trình như: Đôi điều về vai trò của Nho giáo trong thế giới hiện đại của GS. Nguyễn Tài Thư, Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Số 8, 1999; Khai thác giá trị truyền thống của Nho học phục vụ sự phát triển đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học số 4, 2002; Chúng ta kế thừa gì ở tư tưởng Nho giáo của Minh Anh, Tạp chí Triết học số 8, 2001; Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người của PGS. TS. Doãn Chính, Tạp chí Triết học số 3, 2000; Nhân, nhân nghĩa, nhân chính trong Luận Ngữ và Mạnh Tử của Hoàng Thị Bình trong Tạp chí Triết học, số 8 - 2001; Đạo đức Nho giáo với việc rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức cộng sản của Nguyễn Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 4, 2000 … Trong bài Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay của tác giả Minh Anh, Tạp chí Triết học, 2005. Quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng của tác giả Nguyễn Thanh Bình, Tạp chí Triết học, 2006; Nhân trong Luận ngữ của Khổng Tử của tác giả Lê Ngọc Anh, Tạp chí Triết học, 2006; Góp phần tìm hiểu tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử của tác giả Doãn Chính, Tạp chí Triết học số 7 - 2001; Từ tư tưởng nhân nghĩa đến đường lối
  • 30. 26 nhân chính trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử của tác giả Bùi Xuân Thanh, Tạp chí Triết học, Số 2 - 2008. Nhìn chung, các công trình trên các tác giả đều đứng trên lập trường của mình để nghiên cứu về học thuyết Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức của con người Việt Nam hiện nay và cho chúng ta thấy giá trị của đạo đức Nho giáo trong việc trị nước nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung. Các tác giả đã phân tích sâu sắc các quan điểm, tư tưởng và giá trị các học thuyết của triết học Trung Quốc, đặc biệt là tư tưởng của Nho giáo thời kỳ Tiên Tần mà tiêu biểu là hai triết gia Khổng Tử và Mạnh Tử. Có thể nói, mặc dù bị hạn chế bởi phạm vi nghiên cứu cụ thể của từng đề tài, nhưng các tác giả ở mức độ nhất định cũng đã đề cập đến một số nội dung của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Nhìn một cách khái quát chúng ta có thể thấy rằng, một số luận án, luận văn nghiên cứu về Nho giáo đều ít nhiều có những nội dung liên quan tới đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Mặc dù mỗi tác giả đều có những hướng nghiên cứu khác nhau, song qua đó nó đã cung cấp những tài liệu bổ ích và có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Ngoài các công trình kể trên, nghiên cứu theo hướng này thời gian gần đây, ở Việt nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan… Đã có rất nhiều cuộc hội thảo diễn ra với sự có mặt của nhiều chuyên gia, nhiều nhà nghiên cứu Nho giáo hàng đầu các nước. Năm 2006 Hội thảo quốc tế “Nho giáo ở Việt Nam” do Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện Havard - Yenching tổ chức, đã quy tụ được tương đối nhiều nhà nghiên cứu có tiếng về Nho giáo trong và ngoài nước. Ngoài các nội dung về quá trình du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam và thư tịch Hán Nôm Việt Nam thì các tác giả đã tập trung nhiều vào một chủ đề lớn là ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam thời phong kiến. Như vậy là, mảng nghiên cứu về triết học của Nho giáo Việt Nam vẫn còn đang bỏ trống. Nho giáo Việt Nam có triết học riêng của mình không, nó phân biệt ra sao với triết học của Nho giáo Trung Quốc, nó lựa chọn, lấy bỏ những gì của triết học đó, nhằm mục đích gì và tạo nên diện mạo khác nào so với triết học Nho giáo gốc? Chúng ta sẽ quy chiếu ra được diện mạo của triết học Nho giáo Việt Nam - một phần của tư duy triết học truyền thống Việt Nam?.
  • 31. 27 Riêng trong bốn năm qua (2009 đến 2012), Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức và đồng tổ chức tám Hội thảo quốc tế về Nho giáo (với Viện Nghiên cứu Văn Triết, Viện Hàn lâm Sinica, Đài Loan và Viện Nghiên cứu Nho giáo, Đại học Chungnam, Hàn Quốc), đó là Hội thảo “Nho giáo Việt Nam và văn hóa Đông Á”, tổ chức tại Viện Triết học, Hà Nội trong hai ngày 23 và 24 tháng 6 năm 2009. Sau đó là Hội thảo “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho giáo ở Việt Nam và Nho giáo ở Hàn Quốc”, tổ chức tại Viện Triết học trong hai ngày 10 và 11 tháng 8 năm 2009. Hội thảo thứ ba là “Đông Á đích tư tưởng dữ văn hóa - Việt Nam Nho học” tổ chức tại Sinica, Đài Bắc ngày 29 tháng 9 năm 2010 và tại Đại học Thành Công, Đài Nam, Đài Loan ngày 1 tháng 10 năm 2010. Hội thảo thứ tư được tổ chức tại Đại học Chungnam, Hàn Quốc tháng 11 năm 2010 với chủ đề “Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Hàn Quốc”. Hội thảo thứ năm là “Nho giáo Việt Nam truyền thống và đổi mới” được tổ chức tại Huế ngày 5-6 tháng 9 năm 2011 và liền sau đó là Hội thảo thứ sáu “Những đặc trưng của Nho giáo Việt Nam và Hàn Quốc” ngày 8 tháng 9 năm 2011. Hội thảo thứ bảy “Nhận thức lại giá trị truyền thống trong thế kỷ XXI” tổ chức tại Trung tâm nghiên cứu Nho học, Đại học Chungnam Hàn Quốc vào ngày 4 tháng 6 năm 2012. Hội thảo thứ tám “Nho giáo Việt Nam dữ Đông Á hiện đại” tổ chức tại Sinica, Đài Bắc ngày 4 tháng 10 và tại Đại học Từ Tế, Hoa Liên ngày 6 tháng 10 năm 2012. Tổng số các báo cáo khoa học được trình bày trong suốt 4 năm được ước tính khoảng trên 100 bài, một phần quan trọng đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản trên Tạp chí Triết học và một số tạp chí chuyên ngành khác. Những bài tham luận trong các cuộc Hội thảo trên đã được lần lượt đăng tải trên Tạp chí Triết học và một số tạp chí chuyên ngành khác, các cuốn kỷ yếu hội thảo quốc tế cũng đã được biên tập xong, chuẩn bị xuất bản. Nhiều báo cáo của các học giả Việt Nam đã được xuất bản tại Hàn Quốc và Đài Loan. Phía Đài Loan cũng đã xuất bản 1 cuốn sách bằng tiếng Trung với sự tham gia của học giả 2 bên về cuộc đời và tư tưởng Lê Quý Đôn. Đây là những bước khởi đầu quan trọng và đầy triển vọng cho những hợp tác học thuật trong tương lai giữa hai Viện nói riêng và học giả hai bên nói chung. Các nhà nghiên cứu không chỉ tìm hiểu về vấn đề Nho giáo từ khi hình thành cho đến nay mà còn phân tích những yếu tố tích cực và hạn chế của tư tưởng đức trị trong học thuyết Nho giáo. Từ đó, gạt bỏ những yếu tố kìm hãm sự phát triển của sự
  • 32. 28 phát triển đất nước, tiếp thu những cái hay, cái đẹp để đưa nó vào kho tàng văn hóa dân tộc, làm phong phú và xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn thế nữa, khi đi phân tích, đánh giá nội dung tư tưởng đức trị của Nho giáo, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những biện pháp thích hợp để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của Nho giáo. Cùng với những công trình trên, các nhà nghiên cứu đã làm phong phú thêm nguồn thông tin và tài liệu về tư tưởng đức trị nói riêng và Nho giáo nói chung. Mỗi nước có một cách tiếp cận về tư tưởng đức trị riêng. Đối với Việt Nam ta để tiếp cận và đạt được những kết quả về vấn đề tư tưởng đức trị thì chúng ta có những cách thức riêng. Chúng ta đi sâu vào nghiên cứu những nội dung, những lĩnh vực khác nhau trong triết học Nho giáo. Những nội dung đó liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như chính trị, văn hóa, giáo dục, đạo đức... Hơn thế nữa, chúng ta không ngừng đi sâu vào phân tích nội dung của Nho giáo qua từng giai đoạn cụ thể của lịch sử Việt Nam thông qua các tên tuổi tiêu biểu. Với việc này giúp chúng ta hệ thống hóa một cách tốt nhất những nội dung cơ bản của Nho giáo qua mội thời lỳ, mỗi giai đoạn lịch sử. Giúp chúng ta nắm rõ được những vấn đề tích cực và hạn chế của tư tưởng đức trị trong Nho giáo Khổng - Mạnh. Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu về ý nghĩa của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh đều chỉ ra được những mặt tích cực cũng như tiêu cực của Nho giáo. Đồng thời, chỉ ra tính tất yếu phải kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế của Nho giáo trong quá trình xây dựng đất nước. Vấn đề đặt ra là những giá trị và những hạn chế đó là gì, tác động và ảnh hưởng của nó đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào và ảnh hưởng đến một số nước châu Á ra sao? Cùng với giải pháp kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế đó như thế nào? Đây là những vấn đề mà luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ. Có thể nói, vấn đề Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp nhận dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, khá sâu sắc, hệ thống và có giá trị. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó. Nhưng những công tình trên vẫn là tài liệu có giá trị cho tác giả kế thừa khi nghiên cứu vấn đề này.
  • 33. 29 1.4. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết Kế thừa các thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, luận án tiếp tục triển khai, làm rõ những vấn đề sau: -Thứ nhất, luận án nghiên cứu làm rõ những điều kiện lịch sử - xã hội và những tiền đề lý luận hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. -Thứ hai, làm rõ quá trình hình thành, phát triển của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. -Thứ ba, luận án trình bày, hệ thống và phân tích những nội dung của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. -Thứ tư, làm rõ những đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh đối với Việt Nam nói riêng và một số nước châu Á nói chung. Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, xem xét nó trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa xã hội khoa học cùng với cách tiếp cận thực tiễn đời sống chính trị, văn hóa và xã hội của đất nước ta và một số nước có ảnh hưởng của Nho giáo, để từ đó chỉ ra những giá trị của Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng là nhiệm vụ cơ bản của luận án mà tác giả cần phải hướng tới.
  • 34. 30 Chƣơng 2 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hình thành đạo trị nƣớc trong tƣ tƣởng Khổng - Mạnh Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, ý thức xã hội và tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Một học thuyết triết học ra đời, không phải nảy sinh từ mảnh đất trống không, mà nó luôn phản ánh điều kiện lịch sử - xã hội của giai đoạn đó. Tư tưởng của một thời đại bao giờ nó cũng phản ánh những dấu ấn của thời đại, chịu sự chi phối sâu sắc của những điều kiện lịch sử của giai đoạn đó. Vì vậy, khi đi tìm hiểu một học thuyết chính trị - xã hội, không thể không tìm hiểu những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội và những tiền đề hình thành nên học thuyết ấy. C.Mác viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tưởng ấy”[5, tr.156]. Do đó, khi nghiên cứu về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh cần phải nghiên cứu làm rõ cơ sở xã hội cho sự hình thành nên nó. Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh được hình thành trước tiên do yêu cầu của kinh tế, chính trị của Trung Quốc cổ đại. Có thể thấy rằng, lịch sử triết học Trung Quốc trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, phải kể đến giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc (770TCN-221TCN). Đây là giai đoạn đất nước Trung Quốc cổ đại có sự chuyển mình mạnh mẽ với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến sơ kỳ, bắt đầu từ khi Chu Bình Vương dời đô về phía đông trên đất Lạc Ấp năm 780 trước Công nguyên. Nói về những thay đổi lớn lao ở thời kỳ này, Giáo sư Nguyễn Tài Thư đã nhận xét: “Có một thời kỳ lịch sử Trung Quốc mà ngày nay nhớ đến có người xốn xang bởi sự sôi động của nó, bởi nhiều sự kiện lịch sử xuất hiện dồn dập, nhiều học thuyết triết học và chính trị - xã hội ra đời, nhiều khối óc tài ba làm nên sắc thái văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc sau này” [84, tr.13]. Lúc này những giá trị tư tưởng, trật tự lễ nghĩa và những chuẩn mực đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại nghiêm trọng, thay vào đó là những giá trị tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức mới đang trên đường hình thành. Chính sự chuyển mình này đã làm cho xã hội có sự thay đổi trên tất cả mọi phương diện. Trong đó: