SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 180
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CHU XUÂN HẢI
BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CHU XUÂN HẢI
BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM
Ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số: 9 22 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phùng Văn Thiết
2. TS. Đào Huy Tín
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
T i in ca oan c ng tr nh nghi n c u c a
ri ng t i c s i u s d ng trong u n n trung
th c Nh ng k t u n n u trong u n n chưa c c ng
t k c ng tr nh khoa học n o
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Chu Xuân Hải
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6
1.1. Những nghiên cứu về văn hoá và văn hoá quân sự ........................... 6
1.2. Những nghiên cứu về văn hoá ứng xử và văn hoá ứng xử của quân
nhân quân đội nhân dân Việt Nam..........................................................20
1.3. Những kết quả cơ bản và vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục giải
quyết........................................................................................................37
Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG VĂN HÓA
ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ..42
2.1. Văn hoá ứng xử, và văn hóa ứng xử của thanh niên Quân đội Nhân
dân Việt Nam ..........................................................................................42
2.2. Thực chất bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân
dân Việt Nam ..........................................................................................73
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG BỒI
DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................98
3.1. Thực trạng bồi dƣỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay................................................................98
3.2. Những yêu cầu đặt ra trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh
niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.........................................118
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY124
4.1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong bồi dƣỡng văn
hóa ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay .124
4.2. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng văn
hoá ứng xử của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay .....130
4.3. Xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh ở đơn vị cơ sở
trong Quân đội nhân dân Việt Nam......................................................136
KẾT LUẬN..................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................151
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QĐNDVN Quân đội nhân dân Việt Nam
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao
tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Văn hóa ứng xử là một phương
diện của văn hóa, phản ánh phương thức sống của con người và trình độ văn
minh của một đất nước, một dân tộc, khát vọng của con người vươn tới những
giá trị chân - thiện - mỹ. Văn hóa ứng xử là hệ giá trị, chuẩn mực, quy tắc
phản ánh đời sống hiện thực về mặt văn hóa, nó vừa là sản phẩm của con
người vừa là chuẩn mực quy định hành vi con người cần tuân theo. Ứng xử có
văn hoá không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc
văn hoá của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Văn hoá ứng xử có những cấp
độ khác nhau, nhưng nói chung bắt đầu từ cách ứng xử tử tế, chân thành,
khiêm tốn, trung thực và thấm đẫm tình người trong quan hệ giao tiếp hàng
ngày. Những điều tưởng như đơn giản ấy, thực ra lại có vai trò quan trọng và
mang lại giá trị to lớn đối với mỗi người và xã hội. Ngày nay, mặc dù xã hội
đã có nhiều thay đổi nhưng văn hóa ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt,
nó tạo nên các mối quan hệ có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư và
xã hội, đồng thời giúp con người giải quyết đúng đắn và hiệu quả các quan hệ
phức tạp trong cuộc sống.
Là một bộ phận của xã hội, thanh niên QĐNDVN lực lượng đông đảo
nhất, trực tiếp thực hiện chức năng chiến đấu, sản xuất và công tác của quân
đội. Trong thực hiện nhiệm vụ họ phải ứng xử, giải quyết nhiều mối quan hệ
phức tạp, đặc thù. Hơn 74 năm xây dựng và trưởng thành, thanh niên
QĐNDVN đã góp phần tạo dựng nên nét văn hóa ứng xử độc đáo - văn hóa
ứng xử “Bộ đội Cụ Hồ” với những chuẩn mực, giá trị cốt lõi: “Trung với
Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,
vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi chiêu đãi
mừng quân đội ta tròn 20 tuổi đã nói: “Cán bộ và chiến sĩ thương yêu nhau như
ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi. Quân và dân như cá với nước, đoàn kết một lòng,
2
học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau” [57, 435]. Những chuẩn mực, giá trị ấy giữ vai trò
định hướng, là động lực thôi thúc các thế hệ thanh niên quân đội ta không
ngừng phấn đấu, vươn lên hoàn thiện nhân cách, thực hiện thắng lợi mọi
nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, trước tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đặc
biệt sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng làm cho văn hóa ứng
xử của xã hội nói chung, thanh niên QĐNDVN nói riêng có sự biến động theo
hai chiều thuận, nghịch. Một ặt, những giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử
của thanh niên quân đội tiếp tục được phát huy, bổ sung nội dung mới và phát
triển phù hợp điều kiện mới. Thái độ, hành vi ứng xử của hầu hết thanh niên
quân đội đúng điều lệnh, chuẩn mực văn hoá xã hội, văn hoá quân sự, khơi
dậy, phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, quân đội và đơn vị. Mặt
khác, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, các hiện tượng tiêu cực xã
hội, sự chống phá của các thế lực thù địch và trình độ hạn chế về nhận thức,
một số thanh niên QĐNDVN đã có biểu hiện lệch chuẩn. Họ có thái độ, hành
vi ứng xử thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, sinh hoạt… gây mất đoàn kết, ý
thức trách nhiệm trong rèn luyện, công tác chưa cao, thậm chí vi phạm pháp
luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội…Những biểu hiện đó đã cản trở sự phát
triển, hoàn thiện nhân cách quân nhân, làm xấu đi hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”,
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xây dựng đơn vị, quân đội vững mạnh
toàn diện.
Điều đó, đòi hỏi phải tăng cường bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh
niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại. Sự trưởng thành về văn hoá ứng xử của thanh niên QĐNDVN trải
qua quá trình phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó giáo dục,
bồi dưỡng ở các đơn vị cơ sở có vai trò quan trọng hàng đầu. Nhìn chung
công tác bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN những năm qua
đã được lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị hết sức quan tâm. Nội dung, biện pháp
bồi dưỡng được xác định phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời mỗi thanh
3
niên đã phát huy tính tích cực, tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện tạo ra bước
phát triển về văn hoá ứng xử. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác bồi
dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội so với yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới vẫn còn có mặt hạn chế, bất cập cả trong nhận thức và tổ
chức thực hiện. Một số cấp uỷ Đảng, cơ quan, chính ủy và người chỉ huy chưa
quan tâm đúng mức, thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo trong đổi mới nội dung,
phương pháp và hình thức bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên. Bên cạnh
đó, một số thanh niên chưa thật chủ động trong tự học tập, rèn luyện nâng cao
trình độ văn hóa ứng xử của mình.
Do đó, bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết cần được nhận thức và thực
hiện trên cơ sở khoa học, thực tiễn. Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều công
trình nghiên cứu làm sáng tỏ cả lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử và văn
hóa ứng xử quân nhân QĐNDVN, nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào
đi sâu nghiên cứu dưới góc độ triết học một cách cơ bản, hệ thống về bồi dưỡng
văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Tiếp cận dưới góc độ triết học, luận án trình bày làm rõ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN. Đồng
thời đề xuất giải pháp cơ bản bổ sung, củng cố, phát triển văn hoá ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ
Làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử và bồi dưỡng văn hóa
ứng xử cho thanh niên QĐNDVN.
4
Phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN, chỉ ra nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra trong bồi dưỡng phát
triển văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN với tư cách là hoạt động xã hội nhằm xây dựng và phát
triển văn hóa ứng xử quân nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN là vấn đề rộng có
liên quan đến nhiều ngành khoa học. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ
giải quyết vấn đề dưới góc độ triết học, tập trung nghiên cứu văn hóa ứng xử
của thanh niên QĐNDVN và bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN trong thực tiễn hoạt động quân sự.
Phạm vi khảo sát: thông qua các báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm của
Ban thanh niên Quân đội, các cơ quan, đơn vị và qua khảo sát thực tế ở một số
đơn vị, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án là hệ thống các quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà
nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị về văn hóa,
phát triển và xây dựng đời sống văn hóa. Đồng thời luận án cũng kế thừa những
kết quả nghiên cứu của các tập thể, cá nhân trong và ngoài quân đội về những
vấn đề liên quan đến đề tài.
Cơ sở thực tiễn chủ yếu của luận án là tình hình thực tế việc bồi dưỡng
văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN từ năm 2010 đến nay, qua các báo
cáo tổng kết, đánh giá của Ban Thanh niên Quân đội và các cơ quan, đơn vị; kết
5
hợp với việc xử lý chọn lọc kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả ở một
số đơn vị đủ quân, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp liên nghành khoa
học xã hội khác như phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, hệ
thống hoá, khái quát hoá. Bên cạch đó, luận án có kết hợp sử dụng phương
pháp điều tra xã hội học ở một số đơn vị đủ quân, nhà trường khu vực phía
Bắc, xin ý kiến chuyên gia và nghiên cứu số liệu báo cáo tổng kết hàng năm
của các cơ quan, đơn vị, của Ban Thanh niên Quân đội.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Dưới góc độ triết học, trên cơ sở nghiên cứu và trình bày một cách hệ
thống, rõ ràng vấn đề dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN trong
hoạt động quân sự. Luận án đóng góp thêm về mặt lý luận và thực tiễn xây
dựng, phát triển văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN nói riêng, bồi
dưỡng văn hóa ứng xử nói chung trong tình hình hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở lý luận khoa học và
thực tiễn cho các chủ thể vận dụng hiệu quả vào bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, ứng dụng trong bồi
dưỡng, xây dựng, phát triển văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN ở các
cơ quan, đơn vị.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những nghiên cứu về văn hoá và văn hoá quân sự
* Các công trình nghiên cứu về văn hoá
Có một số công trình khoa học trực tiếp nghiên cứu về vấn đề liên quan
đến luận án với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, ở các phạm vi khác nhau,
trong đó nổi bật là: ý u n về văn ho v nh n c ch
Khi nghiên cứu văn hoá và nhân cách trong điều kiện chủ nghĩa xã hội
phát triển, tác giả A.Lunatsaroxki trong “Tại sao kh ng thể tin v o chúa” [43],
đã chỉ ra: sự tồn tại trọn vẹn của con người, sự phát triển toàn diện lực lượng
sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm cũng như đời sống thể lực của con
người - đó là các hiện tượng cơ bản của văn hóa.
Tác giả P.N.Phedoxeep, “Văn h a v ạo c” [69], khẳng định: Đối
với chủ nghĩa Mác, văn hóa không phải là một hệ thống khép kín các giá trị
riêng biệt, đó là một tổng thể các thành tựu vật chất và tinh thần đang phát triển
của nhân loại mà trong khuôn khổ các thành tựu đó một phương thức hoạt động
thực tiễn - xã hội nhất định của con người trong mỗi thời đại được thực hiện.
Tác giả A.G.Egorop trong “Nh n c ch v văn h a trong iều ki n
ch nghĩa hội ph t triển” [23], đã luận chứng khá sâu sắc dưới góc độ
triết học, xã hội học; chỉ ra sự tương tác chặt chẽ giữa văn hoá và nhân
cách; khẳng định: khi nói tới văn hóa không chỉ có ý nói đến các kết quả
hoạt động, mà nói đến cả tính chất hoạt động, trong chừng mực nó góp
phần phát triển tiềm năng tinh thần của con người và toàn bộ các quan hệ
lý luận, kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người với thực tại.
Tác giả L.M.Áckhanghenxki, chủ biên “ h nghĩa hội v nh n
c ch”[04], tuy không bàn trực tiếp về văn hóa nhưng trong chương VI “nhân
cách và văn hóa” đã đưa ra quan niệm và vai trò của văn hóa đối với hình
7
thành nhân cách. Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử tác giả đưa
ra quan niệm về văn hóa: “văn h a ược hiểu như c ộ th c hi n c c
c ượng ản ch t c a con người trong ọi qu tr nh hoạt ộng hội c a
họ, như ột phương th c nh t ịnh c a hoạt ộng ”[04,187]. Tác giả
khẳng định: văn hóa là đặc trưng phổ biến của tất cả các mặt hoạt động của
con người; mọi khuynh hướng tiên tiến, tiến bộ trong văn hóa đều luôn có tác
động tới việc hoàn thiện nhân cách và ngược lại; trong điều kiện chủ nghĩa xã
hội, các yếu tố cơ bản của hệ thống văn hóa đều tham gia vào việc hình thành
nhân cách; việc giáo dục hình thành nhân cách đã trở thành chức năng có tính
mục đích cực kỳ quan trọng của văn hóa. Tác giả cũng luận giải một cách sâu
sắc quan hệ hiện chứng giữa văn hóa và nhân cách “Dưới chủ nghĩa xã hội
đang diễn ra quá trình “tiêu dùng văn hóa vì mục đích sản xuất”, tức là đối
với nhân cách xã hội chủ nghĩa, tiêu dùng các giá trị văn hóa là phương tiện,
là cơ sở để thực hiện nhân cách, để tự sáng tạo văn hóa. Nhân cách xã hội chủ
nghĩa vừa là kh ch thể, vừa là ch thể c a hoạt ộng văn h a, còn văn hóa xã
hội chủ nghĩa là phương ti n v k t quả c a s ph t triển nh n c ch”
[04,198]. Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển, văn hóa thực sự tạo nên
nhân cách phát triển toàn diện.
Tác giả La Quốc Kiệt, nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, trong “Tu dưỡng
ạo c tư tư ng” [36], đã đưa ra quan điểm về nhân cách, giá trị, luận chứng
bản chất và sự thống nhất giữa giá trị bản thân và giá trị xã hội trong nhân cách;
đặc biệt, đã làm rõ khái niệm “t ch t văn ho ”, coi đó là tố chất cơ sở, nó thẩm
thấu và ảnh hưởng rất mạnh đối với sự hình thành, phát triển các tố chất khác.
Việc tu dưỡng tố chất văn hoá là điều kiện tiên quyết nhằm hoàn thiện nhân cách
ở mỗi người. Tuy nhiên “văn hoá” ở đây chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là
“trình độ học vấn”.
Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong “ ơ s văn ho Vi t Na ”[78], đã
trình bày hệ thống văn hoá Việt Nam theo chiều đồng đại, trong mỗi thành tố,
8
mỗi bộ phận của thành tố được tác giả chú ý xem xét tới tính lịch đại của nó.
Ở đó, tiến trình văn hoá Việt Nam được trình bày theo một lôgic nhất quán,
bắt đầu từ điều kiện vật chất quy định và định vị văn hoá Việt Nam ở văn hoá
nhận thức và văn hoá tổ chức đời sống cộng đồng. Trong nội dung cuốn sách
tác giả cũng tập trung phân tích, làm rõ cách ứng xử của người Việt Nam với
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; sự giao lưu giữa văn hoá bản địa
với các nền văn hoá khác trong quá khứ, và kết thúc bằng việc xem xét cuộc
“đối mặt” đang diễn ra giữa văn hoá cổ truyền với nền kinh tế thị trường và sự
xâm nhập của văn minh phương Tây hiện đại.
Tác giả Nguyễn Văn Huyên, “Văn h a v văn h a chính trị từ cách nhìn
ti p c n c a tri t học chính trị c ít” [34], làm rõ phạm trù văn hóa và
chính trị; dưới góc độ triết học văn hoá. Tác giả khẳng định: mục tiêu chính
trị có nhân văn hay phản nhân văn; hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, cơ
chế chính trị có khoa học hay không khoa học; phương thức tổ chức và ứng
xử chính trị có phù hợp với đạo lý con người, có dân chủ hay không... nói lên
văn hoá của nền chính trị. Trên cơ sở đó, đưa ra và phân tích quan niệm: văn
ho chính trị ột phương di n c a văn ho , k t tinh to n ộ c c gi
trị, phẩ ch t, tr nh ộ, năng c chính trị ược h nh th nh tr n ột nền
chính trị nh t ịnh, nhằ th c hi n ợi ích giai c p, d n tộc, cộng ồng phù
hợp với u hướng ph t triển - ti n ộ c a hội o i người. Là một phương
diện của văn hoá, cho nên văn hoá chính trị là “lát cắt bổ dọc” lịch sử văn hoá
theo lĩnh vực hoạt động chính trị. Những bản chất, tính chất, đặc trưng và kết
cấu của văn hoá đều có mặt trong văn hoá chính trị. Cái riêng của văn hoá
chính trị ở đây chỉ là những bản chất, đặc tính, yếu tố văn hoá đó biểu hiện
trong lĩnh vực hoạt động chính trị mà thôi. Cái đặc trưng nhất của văn hoá
chính trị là sức sống, sức mạnh của một nền chính trị vươn tới những giá trị
cao đẹp, tới xã hội nhân đạo, nhân văn. Tác giả kết luận: văn hoá nói chung,
văn hoá chính trị nói riêng vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế -
9
xã hội. Vì vậy, nâng cao văn hoá chính trị là nhu cầu tất yếu và bức xúc của
sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.
Tác giả Trần Ngọc Thêm, “Kh i u n về văn ho ”[79], đã khẳng định
văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái
niệm văn ho bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và
theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc
theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều
sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn
hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những
giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn
theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng
(văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá
được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn
hoá Đông Sơn…). Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất
cả những gì do con người sáng tạo ra. Tác giả cho rằng, định nghĩa văn hóa của
Hồ Chí Minh: “V ẽ sinh tồn cũng như c ích c a cuộc s ng, o i người
ới s ng tạo v ph t inh ra ng n ng , ch vi t, ạo c, ph p u t, khoa
học, t n gi o, văn học, ngh thu t, nh ng c ng c cho sinh hoạt hằng ng về
ăn, ặc, v c c phương th c s d ng To n ộ nh ng s ng tạo v ph t inh
t c văn h a Văn h a s tổng hợp c a ọi phương th c sinh hoạt cùng
với iểu hi n c a n o i người sản sinh ra nhằ thích ng nh ng nhu
cầu ời s ng v òi hỏi c a s sinh tồn” [54, 458] là theo nghĩa này. Theo tác
giả, mặc dù văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú và phức
tạp, với nhiều đặc trưng, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, nhưng
vẫn có thể thấy nổi lên bốn đặc trưng cơ bản nhất là tính nhân sinh, tính gi trị,
tính h th ng và tính ịch s - đây là những đặc trưng cần và đủ cho phép phân
biệt văn hóa với những khái niệm có liên quan.
10
Tác giả Nguyễn Trần Bạt, “Kh i ni v ản ch t c a văn
h a”[ChúngTa.com, 13/3/2017], cho rằng, đã có rất nhiều người cố gắng định
nghĩa văn hóa, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng
chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng. Mỗi
người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của mình. Theo
tác giả, văn hóa, nói một cách giản dị: “ nh ng g còn ại sau nh ng chu
tr nh ịch s kh c nhau, qua người ta c thể ph n i t ược c c d n tộc
với nhau Th ng qua ỗi ột chu k c a s ph t triển, d n tộc tương t c
với nh v với nh ng d n tộc kh c, c i còn ại ược gọi ản sắc, ha còn
gọi văn h a”. Từ đó khẳng định: văn hóa là một hiện tượng khách quan, là
tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ
nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Đồng thời đi sâu
phân tích sự khác biệt và quan hệ giữa các khái niệm: văn hóa và văn minh,
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
* Các công trình nghiên cứu về văn hóa quân sự
Văn hóa quân sự hình thành từ khi con người biết tổ chức các lực lượng
vũ trang để chiến đấu đến ngày nay. Việc nghiên cứu văn hóa quân sự cũng
được quan tâm từ rất sớm, nhưng với tư cách là một thuật ngữ khoa học thì
mới chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, đến nay văn hóa quân
sự vẫn được hiểu và định nghĩa khác nhau tùy vào truyền thống, hoàn cảnh
quân sự của mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Tổng cục Chính trị “ hặng ường 5 nă th c hi n cuộc v n ộng
d ng i truờng văn ho trong c c ơn vị qu n ội” [86] đã đăng tải tiêu
chuẩn đơn vị có môi trường văn hoá tốt, những kinh nghiệm xây dựng môi
trường văn hoá ở một số loại hình đơn vị cơ sở thuộc quân khu, quân đoàn,
quân chủng.
Tác giả Đoàn Mô, chủ nhiệm đề tài “N ng cao ch t ượng hoạt ộng văn
ho ơn vị cơ s trong Qu n ội nh n d n Vi t Na hi n na ” [52], luận giải
11
tương đối toàn diện việc tổ chức các hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở trong
quân đội. Theo các tác giả, hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở có thể chia thành
hai nhóm: nhóm hoạt động thuần văn hoá (hay còn gọi là hoạt động văn hoá) và
nhóm hoạt động văn hoá hoá nhằm xây dựng đời sống văn hoá từ các hoạt động
của tập thể quân nhân.
Tác giả Trần Văn Giàu, “Th n về c u trúc văn h a qu n s Vi t
Na ”[24], tác giả chỉ rõ: xuất hiện từ thời đại các vua Hùng, định hình với đầy
đủ vóc dáng, phẩm giá, bản lĩnh trong thời đại Hồ Chí Minh, văn hóa quân sự
Việt Nam có cấu trúc hết sức phức tạp cả về chiều sâu và diện rộng. Đó là sự
dung hợp giữa giá trị văn hóa với giá trị quân sự được biểu hiện ở tất cả các
yếu tố cấu thành vòng cộng đồng văn hóa ấy. Theo chiều s u, giá trị văn hóa
quân sự hiện diện như một dòng chảy liên tục từ trong lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc đến các giá trị văn hóa quân sự đang được sáng tạo theo
xu hướng phát triển ngày càng tiên tiến. Cấu trúc văn hóa quân sự theo chiều
sâu còn được phân định bởi các yếu tố: tư tưởng - văn hóa; tâm lý - văn hóa;
chuẩn mực văn hóa và biểu tượng - văn hóa trong lĩnh vực quân sự. Theo di n
rộng, với tư cách một phương diện của đời sống xã hội văn hóa thâm nhập vào
tất cả mọi phương diện cùng những hoạt động của con người trong cộng đồng.
Chính sự thâm nhập đó làm nảy sinh những hình thái biểu hiện đa dạng của văn
hóa quân sự dưới các loại hình văn hóa: chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; huấn
luyện, chỉ huy, pháp luật và kỷ luật, chính trị - quân sự, kinh tế, kỹ thuật, ứng
xử và giao tiếp, đạo đức, nghệ thuật, thể chất và thẩm mỹ quân sự. Với cấu trúc
như vậy, văn hóa quân sự Việt Nam có vai trò đặc biệt trong phát triển phẩm
chất, tinh thần của con người quân sự và xây dựng quân đội; xây dựng sức
mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân; xây dựng, phát triển nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc. Đặc biệt với hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”
- giá trị văn hóa đó là sự đan kết những tinh túy nhất của văn hóa quân sự
12
truyền thống của dân tộc trong dòng sông lịch sử Việt Nam với bản chất cách
mạng của thời đại Hồ Chí Minh.
Tác giả Trần Văn Giàu, “B n về ản ch t văn h a qu n s Vi t Na ”
[25], từ phân tích lịch sử hình thành, phát triển văn hóa quân sự Việt Nam, tác
giả khẳng định: ản ch t văn h a qu n s Vi t Na trước h t ược iểu hi n
qua tổng thể c c d u n s ng tạo v nh n văn trong tổ ch c cũng như hoạt
ộng c a c ượng vũ trang c ch ạng trong s nghi p gi nước c a d n tộc.
Theo tác giả, dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, tính đặc thù của văn
hóa quân sự Việt Nam vẫn được thể hiện cả trong mục đích, phương thức tiến
hành chiến tranh, tính chất xã hội - chính trị và hiệu quả xã hội của nền văn hóa
đó tạo ra; vấn đề cốt lõi của văn hóa quân sự Việt Nam là bản chất sáng tạo và
nhân văn theo tiêu chí chân - thiện - mỹ. Từ kết quả phân tích ở các góc độ
khác nhau, tác giả kết luận: có thể hiểu văn hóa quân sự Việt Nam là một phạm
trù rất rộng, trong đó phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tổ chức quân sự và
các hoạt động quân sự; giữa con người quân sự với tổ chức, hoạt động và môi
trường quân sự.
Tác giả Đoàn Chương, “Văn h a qu n s , văn h a nh giặc v nh
giặc c văn h a”[13], theo tác giả, quân sự là một lĩnh vực phức tạp, được cấu
thành bởi: tư tưởng, học thuyết quân sự; nghệ thuật quân sự; tổ chức quân sự;
kỹ thuật quân sự. Cho nên, nghiên cứu văn hóa quân sự cần phải đi sâu vào các
lĩnh vực ấy. Tác giả đã luận giải một cách sâu sắc sự thấm đượm chủ nghĩa
nhân văn, giá trị văn hóa trong các lĩnh vực trên của hoạt động quân sự Việt
Nam. Từ đó kết luận: chủ nghĩa nhân văn, tính tiến công cách mạng và phẩm
chất “Bộ đội Cụ Hồ” là những nét đặc trưng của văn hóa quân sự Việt Nam.
Minh chứng cho nhận định trên, tác giả trích lời dạy của Hồ Chí Minh trong
khi nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên trường Chính trị trung cấp quân
đội ở Việt Bắc 25/10/1951 “Ri ng về c c chú, chính trị iểu hi n ra trong úc
nh giặc”. Tác giả nhấn mạnh: chính trị quân sự là vậy, văn hóa quân sự cũng
13
phải như vậy. Văn hóa quân sự với người lính chúng ta - phải là văn hóa đánh
giặc và đánh giặc có văn hóa.
Tác giả Dương Xuân Đống, “Văn h a qu n s Vi t Na với c ích
ch n, thi n, ỹ” [20], tác giả cho rằng, văn hóa quân sự nói chung, đặc biệt
là văn hóa quân sự Việt Nam nói riêng, cũng là một loại hình văn hóa. Nó là
một chi lưu của dòng sông văn hóa dân tộc Việt Nam. Luận chứng cho nhận
định trên, tác giả xem xét động cơ nào buộc phải tiến hành chiến tranh, chiến
tranh tiến hành theo phương pháp nào để ít tổn thương nhất đối với nhân dân,
đối với kẻ thù đã hạ vũ khí... dưới góc độ văn hóa và chứng minh bằng các
cuộc chiến tranh giữ nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Tác giả kết
luận: hoạt động đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm ở Việt Nam mang tính
nhân văn rõ rệt vì nó luôn luôn hướng tới mục đích chân, thiện, mỹ. Nội dung
đó được thể hiện rõ rệt nhất trong nghệ thuật quân sự, bộ mặt rực rỡ nhất của
văn hóa quân sự Việt Nam và cũng là nơi tập trung mọi sáng tạo cao nhất về
trí tuệ của con người trong chiến tranh chống ngoại xâm. Tác giả khái quát
những biểu hiện cụ thể của văn hóa quân sự Việt Nam: văn hóa quân sự Việt
Nam luôn luôn thực hiện những cuộc chiến tranh chính nghĩa để giữ nước,
không xâm phạm lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào; văn hóa quân sự Việt Nam
luôn luôn hướng tới điều lành, né tránh điều dữ, cố gắng hạn chế tới mức thấp
nhất, không cho chiến tranh xảy ra; văn hóa quân sự Việt Nam luôn luôn
hướng tới cái đẹp bằng cách đấu tranh kiên cường, kiên quyết giành cho được
thắng lợi trong mọi cuộc chống xâm lược, mở đường, đi tới tự do, hạnh phức
cho nhân dân.
Tác giả Lê Quý Đức, “Một s v n ề ý u n văn h a qu n s ” [22], phân
tích quan niệm của một số nhà quân sự, quân sự học nước ngoài và trong nước:
David Hogg (Hoa Kỳ), Lâm Kiến Di, Trương Khải Minh (Trung Quốc),
Nicola Di Cosmo (Anh), Jock Deacon (Nam Phi), Martin Antonio Balza
Teniente (Achentina), các tác giả B ch khoa tri th c qu c phòng toàn dân, Lê
14
Văn Quang, Văn Đức Thanh, Dương Đình Quảng… và khái quát nội dung
các quan niệm đó đã đề cập đến. Dựa vào quan điểm mácxít về văn hóa,
quan niệm của các nhà nghiên cứu kết hợp với quan điểm nhân loại học để
đưa ra quan niệm về văn hóa quân sự: ột ộ ph n văn h a hội - văn
h a tổ ch c c ượng vũ trang v u tranh vũ trang - c a ột cộng ồng,
qu c gia d n tộc ị chi ph i i ặc iể , tru ền th ng văn h a c a cộng
ồng, qu c gia d n tộc , tạo n n ột nền, kiểu, oại văn h a qu n s khác
nhau. Tác giả cũng khái quát và phân tích rõ cấu trúc của văn hóa quân sự.
Theo tác giả, nếu trừu tượng hóa, tách văn hóa quân sự ra khỏi hệ thống lớn thì
nó tồn tại như tiểu hệ thống bao gồm các phân hệ (vi hệ): hệ thống u t ịnh
hướng bao gồm triết lý, tư tưởng, học thuyết, đường lối quân sự (yếu tố cốt
lõi); hệ thống u t thể ch , thi t ch bao gồm pháp luật, quy chế, quy định,
điều lệnh, hệ thống tổ chức lực lượng quân sự từ cao xuống thấp; hệ thống u
t ngh thu t, c ng ngh bao gồm nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy tổ chức chiến
đấu, huấn luyện… cách thức chế tạo và sử dụng vũ khí, khí tài; hệ thống u t
nhân cách bao gồm các phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo, chỉ huy và
người lính, người tham gia chiến đấu; hệ thống u t ngoại hi n bao gồm các
yếu tố biểu hiện như quân kỳ, quân hiệu, quân phục, nghi lễ, truyền thống, di
tích, bảo tàng, giai thoại, văn chương, nghệ thuật... Đồng thời tác gủa đưa ra
cấu trúc văn hóa quân sự dưới góc độ giá trị gồm hệ thống 5 giá trị tương
đương với hệ thống 5 yếu tố của nền văn hóa quân sự: gi trị ịnh hướng, gi
trị thể ch , thi t ch , gi trị ngh thu t, c ng ngh , gi trị nh n c ch v gi trị
ngoại hi n Tác giả cũng đầu tư làm rõ đặc trưng và chức năng của văn hóa
quân sự. Đặc trưng gồm: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính hệ thống, tính giá trị,
tính dân tộc, tính chính trị. Chức năng gồm: chức năng giáo dục, chức năng
nhận thức, chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh.
Tác giả Văn Đức Thanh, chủ biên“Văn h a qu n s Vi t Na , tru ền
th ng v hi n ại” [75], tập trung luận giải những khía cạnh bản chất của văn
15
hóa quân sự Việt Nam, đồng thời đưa ra cách tiếp cận văn hóa quân sự dưới
góc nhìn truyền thống và hiện đại. Thông qua khảo sát các thời kỳ lịch sử lớn
của dân tộc, các tác giả đã khái quát sự thể hiện và phát triển văn hóa quân sự
như một dòng chảy không dứt của mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ thời kỳ mở
nước cho đến thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Trên cơ sở đó, dự báo những nhân tố tác động và đề xuất định hướng,
giải pháp phát huy văn hóa quân sự Việt Nam trong tình hình mới.
Tác giả Văn Đức Thanh, “Ti p c n ản sắc d n tộc c a văn ho qu n s
Vi t Na ” [76], tác giả làm rõ: bản sắc dân tộc của văn hóa và biểu hiện của
nó trong văn hóa quân sự; chỉ ra nét tương đồng, nhất quán, liên giá trị giữa
bản sắc dân tộc của văn hóa quân sự với bản sắc dân tộc của văn hóa nói
chung vừa có những nét riêng phản ánh tính đặc thù của lĩnh vực tổ chức và
hoạt động quân sự. Đặc điểm đặc thù của tổ chức và hoạt động quân sự làm
nảy sinh những nét đặc trưng độc đáo của văn hóa quân sự. Đó là, sự thống
nhất giữa tính mực thước, nghiêm cách của quân sự với tính năng động mềm
dẻo của văn hóa; giữa tính vững chắc của trận địa chính trị - tư tưởng với tính
phong phú của đời sống tâm hồn quân nhân; tính cộng đồng sâu sắc trong tập
thể quân nhân trước ranh giới mỏng manh giữa cái sống và cái chết; tính kết
tinh với chất lượng cao của hệ chuẩn chân - thiện - mỹ’ hướng tới tận chân,
tận thiện, tận mỹ; tính trí tuệ và hiện đại của phương thức hoạt động. Chính vì
vậy, văn hóa quân sự là hệ giá trị kiểm nghiệm sức sống của toàn bộ nền văn
hóa dân tộc trong những bối cảnh sống còn, bản sắc dân tộc của văn hóa quân
sự đánh dấu trình độ tự chủ, tự lực, tự cường vượt qua thử thách của cả nền
văn hóa. Tác giả khẳng định: bản sắc văn hóa quân sự Việt Nam thể hiện như
một dòng chảy liên tục cái “gien văn hóa” từ truyền thống tới hiện đại, kết
tinh trong ba tiểu hệ cơ bản: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo,
nhân văn và nghệ thuật quân sự mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở đó,
đưa ra quan niệm bản sắc dân tộc của văn hoá quân sự Việt Nam: là nh ng
16
tinh hoa mang tính riêng, ền v ng và tiêu iểu nả sinh từ ản thân ĩnh v c
tổ ch c và hoạt ộng quân s gi nước c a dân tộc, ược hình thành từ hoàn
cảnh ịch s , iều ki n và phương th c sinh tồn cơ ản nh t c a dân tộc,
ược trao tru ền và không ngừng vun ắp qua các thời ại ịch s , tiêu iểu
cho di n ạo văn hoá quân s ặc trưng, tr thành di sản văn hoá và là hạt
nhân phát triển văn hoá quân s cũng như nền văn hoá dân tộc Vi t Nam
qua các thời ại. Với ý nghĩa đó, tác giả nhấn mạnh việc giữ gìn, phát huy
bản sắc dân tộc của văn hoá nói chung, văn hoá quân sự Việt Nam nói riêng,
trở nên cực kỳ quan trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa, “Đẩ ạnh d ng ời s ng văn hóa,
tinh thần phong phú, nh ạnh trong Qu n ội”[tapchiqptd.vn, 21/8/2014],
khẳng định: văn hóa đã làm cho mỗi đơn vị luôn thắm đượm tình đồng chí,
đồng đội, gắn kết chặt chẽ giữa cá nhân với tập thể, góp phần bồi đắp thêm
bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, tình cảm, trách nhiệm, tính kỷ luật, tác
phong chính quy, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng
cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, v.v. Mỗi đơn vị thực sự là
cái nôi nuôi dưỡng những giá trị văn hóa, nhân cách quân nhân, bồi đắp phẩm
chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Trước bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến
phức tạp, khó lường. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đứng trước
cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tác giả cho rằng: xây
dựng đời sống văn hóa, tinh thần tốt đẹp, phong phú, lành mạnh, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc,
cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số giải
pháp: ột , tổ chức tốt việc quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức cho các
đối tượng về vị trí, vai trò của Nghị quyết đối với xây dựng nền văn hóa, con
người mới nói chung, đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, lành mạnh trong
quân đội nói riêng. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức
đảng, sự quản lý, điều hành của người chỉ huy đối với xây dựng đời sống văn
17
hóa, tinh thần theo Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI). Ba là, tiếp tục nâng
cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở theo các mục
tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, làm chuyển biến căn bản đời sống văn hóa, tinh thần
của bộ đội. B n , thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động
cho phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn; đẩy mạnh giao lưu văn hóa
giữa các đơn vị và địa phương nơi đóng quân. Nă , kiên quyết đấu tranh
với những quan điểm sai trái, phản động và những biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Tác giả Phạm Văn Xây, “Biểu tượng Bộ ội Hồ trong văn h a qu n
s Vi t Na ” [95], chỉ rõ “Bộ đội Cụ Hồ” - danh hiệu cao quý được nhân dân
ghi nhận và tôn vinh đã trở thành biểu tượng của nhân dân. Đó chính là giá trị
nhân văn, cao cả của văn hóa quân sự Việt Nam, là sự kế thừa, phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống trong dựng nước và giữ nước của cha ông;
đúc kết những tinh hoa, tập trung những phẩm chất tốt đẹp nhất của một đội
quân cách mạng luôn sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì hạnh
phúc của nhân dân. Ở góc độ văn hóa, “Bộ đội Cụ Hồ” là một biểu tượng văn
hóa quân sự điển hình, tiêu biểu và hội tụ nhiều giá trị đặc thù mang bản sắc
của văn hóa quân sự Việt Nam. Biểu tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trong văn hóa
quân sự Việt Nam sẽ mãi là nội dung cốt lõi, cô đúc nhất của tinh hoa văn hóa
dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng
thời kỳ mới việc kế thừa, phát huy giá trị văn hóa của biểu tượng “Bộ đội Cụ
Hồ” có ý nghĩa to lớn và cấp thiết. Tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản phát
huy giá trị văn hóa của biểu tượng “Bộ đội Cụ Hồ”.
Tác giả Trương Văn Bảy, trong “M i trường văn h a qu n s với vi c
ph t triển nh n c ch qu n nh n” [07], tác giả tập trung làm rõ khái niệm nhân
cách quân nhân, môi trường văn hóa, môi trường văn hóa quân sự, đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của môi trường văn hóa quân sự trong phát triển nhân cách
quân nhân: góp phần bồi dưỡng, xây dựng, phát triển những giá trị văn hóa
18
chuẩn mực trong nhân cách quân nhân theo tiêu chí chân, thiện, mỹ; góp phần
xác lập các thang giá trị và khuôn mẫu ứng xử của quân nhân trước hoàn cảnh;
góp phần xây dựng, củng cố trận địa chính trị tư tưởng, đẩy lùi những tác động
tiêu cực, phản văn hóa xâm nhập vào đời sống quân sự. Từ đó, tác giả xác định
yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh,
phong phú trong quân đội, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách trong
sáng của người quân nhân cách mạng.
Tác giả Hà Hán, “Vai trò i trường văn h a qu n s trong gi o d c
thanh ni n qu n ội” [28], khẳng định: môi trường văn hóa quân sự là một bộ
phận hữu cơ của môi trường văn hóa xã hội, đã và đang phát huy vai trò trong
việc xây dựng người quân nhân cách mạng thời kỳ mới và góp phần trực tiếp
nâng cao sức mạnh toàn diện của các đơn vị trong toàn quân. Để xây dựng
môi trường văn hoá đạo đức quân sự trong sạch, lành mạnh và phát huy được
vai trò của nó trong phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội hiện
nay, theo tác giả, cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề cơ bản: xây dựng
môi trường văn hoá đạo đức quân sự phù hợp hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của
từng đơn vị, phù hợp với đặc điểm nhận thức và yêu cầu về nhiệm vụ của
người thanh niên quân đội; xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh toàn diện;
quan tâm, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hoá - tinh thần trong từng tập
thể đơn vị và cho thanh niên quân đội; xây dựng và phát huy vai trò của hệ
thống thiết chế văn hoá đạo đức quân sự; tích cực định hướng dư luận tập thể
quân nhân; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật trong tập thể quân nhân nói
chung và đối với thanh niên quân đội nói riêng.
Tác giả Nguyễn Thanh Hải, “Thanh ni n qu n ội trong d ng i
trường văn h a ơn vị cơ s ” [29], khẳng định: xây dựng môi trường văn
hóa ở đơn vị cơ sở là một nhiệm vụ rất quan trọng, là trách nhiệm của mọi
quân nhân và của các tổ chức, lực lượng, trong đó thanh niên là lực lượng
nòng cốt. Tác giả tập trung phân tích, làm rõ biểu hiện vai trò của thanh niên
19
quân đội trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở: thanh niên quân
đội là lực lượng xung kích, chủ yếu trong tạo lập các giá trị văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần của môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở; là lực lượng tiên
phong về trách nhiệm trong nuôi dưỡng, gìn giữ, khai thác, sử dụng hợp lý và
phát triển bền vững các giá trị văn hóa ở đơn vị cơ sở; là lực lượng chủ chốt
trong việc phổ biến và quảng bá các giá trị văn hóa quân sự ở đơn vị cơ sở; là
lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống sự xâm nhập các phản văn
hóa, bảo vệ sự trong sạch, lành mạnh của môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở.
Tác giả Dương Xuân Đống, “Văn h a qu n s Vi t Na - văn h a gi
nước” [21] cuốn sách trình bày các nội dung chủ yếu: văn hóa quân sự Việt
Nam - quá trình hình thành và phát triển qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang,
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh giải phóng dân tộc; nội dung về chiến
tranh - phương tiện trong văn hóa quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân
dân, tổ chức quân sự, binh khí-kỹ thuật; nội dung về phương pháp trong văn
hóa quân sự Việt Nam trong tư tưởng quân sự Việt Nam, nghệ thuật quân sự
Việt Nam. Những nội dung đó thể hiện một bức tranh tổng thể về quân sự và
văn hóa quân sự Việt Nam từ xưa tới nay. Đặc biệt, tác giả đưa ra quan niệm:
văn h a qu n s kh ng phải ột ộ n khoa học về ịch s qu n s ,
ộ n khoa học về phương ph p h nh ộng qu n s , cũng gọi văn h a học
qu n s . Tác giả phân tích và chỉ rõ: nó bao gồm 3 thành tố chính: một là, mối
quan hệ giữa con người với đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm trong tương
quan lực lượng luôn phải “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”; hai là, từ đó
xác định ra phương pháp hành động thích hợp và hiệu quả bằng “chiến tranh
nhân dân”; ba là, phương pháp đó được vận dụng sáng tạo, linh hoạt qua thế
giới quan và nhân sinh quan của người Việt. Bởi vậy, nó có một sắc thái riêng,
rất độc đáo, không hề giống bất cứ dân tộc nào trên thế giới, trong quá trình
đấu tranh vũ trang lâu dài và chiến thắng hầu như gần hết mọi đạo quân xâm
lược để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc”. Quan điểm này xuyên suốt toàn bộ
20
8 chương sách mà cứ liệu nghiên cứu được dẫn trong suốt quá trình lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
1.2. Những nghiên cứu về văn hoá ứng xử và văn hoá ứng xử của
quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam
* Các công trình nghiên cứu về văn hoá ứng xử
Tác giả Nguyễn Thế Hùng, “ ẩ nang ng í qu t trẻ u s ng u”
[33], làm rõ khái niệm văn hóa ứng xử: “Th ng s thể hi n tri t ý
s ng, c c i s ng, i su nghĩ, i h nh ộng c a ột cộng ồng người trong
vi c ng v giải qu t nh ng i quan h gi a con người với t nhi n, với
hội từ vi (gia nh) n vĩ (nh n gian) [33,17]. Tác giả cho rằng,
cách ứng xử phản ánh trình độ văn hóa của mỗi người, mỗi dân tộc. Văn hóa
ứng xử phải được nhìn nhận ít nhất dưới bốn chiều kích của con người: quan
hệ với tự nhiên - chiều cao; quan hệ với xã hội - chiều rộng; quan hệ với
chính mình - chiều sâu; quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau - chiều lịch
sử. Tác giả tập trung phân tích bản chất của văn hóa ứng xử, gồm: chữ tâm và
nhẫn. Theo tác giả, tâm là đạo đức, tâm đẹp là đạo đức tốt, còn gọi là tâm
thanh tịnh, trong sạch. Tâm thanh tịnh là ba không: tham, sân, si, ba có: bi, trí,
dũng. Nhẫn là sự nhẫn nhịn, nhường nhịn, nhận phần thiệt về mình. Nhẫn là
bí quyết của thành công, là trọn vẹn đạo nghĩa trên đời. Đặc biệt tác giả đã
phân tích làm rõ những biểu hiện của văn hóa ứng xử qua hai hình thái: văn
hóa nói và văn hóa hành động. Tác giả chỉ rõ, văn hóa nói rất quan trọng, nói
năng thể hiện tư duy, suy nghĩ, tình cảm, ý thức, phẩm cách. Qua ngôn ngữ
nói, con người bộc lộ toàn bộ bản chất, nhân cách, đạo đức cũng như tri thức,
trí tuệ. Văn hóa nói bao gồm bốn cách nói: bằng miệng, bằng mắt, bằng tay và
bằng chữ. Văn hóa hành động thể hiện qua động tác, tác phong, hành vi,
phong tục, lễ nghi. Văn hóa hành động bao gồm: văn hóa ngồi, văn hóa đứng,
văn hóa đi, văn hóa mặc, văn hóa ăn, uống, văn hóa giao tiếp cộng đồng, văn
hóa giới tính… Tác giả cũng chỉ ra và phân tích bí quyết thành công trong
21
ứng xử: biết người biết ta, trăm trận trăm thắng; biết tôn trọng nhân cách
những người tiếp xúc với ta; biết khen, biết khích lệ người khác; luôn giữ nụ
cười trên môi và giọng nói ngọt ngào; hãy quan tâm và lo lắng cho người
khác. Từ đó kết luận con người là chủ thể tinh thần của xã hội. Một xã hội tốt
đẹp là một xã hội được liên kết bởi nhiều chủ thể tốt đẹp, sống có văn hóa, có
phẩm chất, đạo đức, tư cách. Nếu chúng ta thường xuyên ý thức trong mọi
hành vi, lời nói, ứng xử thì chắc chắn chúng ta sẽ trở thành những công dân
tốt, những người có văn hóa.
Tác giả Tạ Ngọc Ái, “Giao ti p th ng inh v t i ng ”[Thư viện
sách online: ebook.vn], trình bày một cách hệ thống các cách thức ứng xử trong
những quan hệ giao tiếp cụ thể diễn ra trong thực tiễn. Xuyên suốt toàn bộ nội
dung cuốn sách, tác giả tập trung chứng minh bằng những dẫn chứng, ví dụ cụ
thể, thực tế làm rõ tầm quan trọng của tài ăn nói trong ứng xử, giao tiếp. Ngay
trong lời nói đầu của cuốn sách, tác giả đã khẳng định: cách xã giao và tài ăn
nói là bảo bối thành công lớn nhất. Tác giả cũng nhấn mạnh đến các yếu tố có ý
nghĩa quyết định giao tiếp, ứng xử thành công: sức hấp dẫn của nhân cách
trong giao tiếp xã hội, giao tiếp bằng tấm lòng, trung thực trong giao tiếp. Cuối
cùng tác giả kết luận: thời đại ngày nay là thời đại cạnh tranh, giao tiếp xã hội
là một khâu hết sức quan trọng, thậm chí còn là khâu quyết định.
Tác giả Nguyễn Viết Chức, chủ biên “Văn h a ng c a người H Nội với
i trường thi n nhi n” [12], các tác giả xác định khái niệm văn hóa ứng xử
“gồ c ch th c quan h , th i ộ v h nh ộng c a ỗi người i với i trường
thi n nhi n, i với i trường hội v i với người kh c” [12, 54]. Song, đây
là công trình tập trung làm rõ văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên, cho nên
hai chiều quan hệ với xã hội và với bản thân con người không phải là đối tượng
nghiên cứu. Theo đó, tập thể tác giả công trình đi sâu phân tích, làm rõ mối quan
hệ giữa môi trường thiên nhiên và văn hóa ứng xử đối với môi trường thiên nhiên
của người Hà Nội, từ truyền thống đến hiện đại. Trước thách thức của toàn cầu
22
hóa trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tác giả đã đề xuất
một số phương hướng, quan điểm, giải pháp và điều kiện xây dựng văn hóa ứng
xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên.
Tác giả Phan Quang Long, “ Văn h a ng c a người H Nội trong
thời k ổi ới hi n na ”[Tailieumienphi.vn/doc/ung-xu-su-pham-8zrttq.html],
trên cơ sở phân tích các hàm nghĩa của văn hóa ứng xử, tác giả quan niệm:
“Văn h a ng h th ng th i ộ, khu n ẫu, kỹ năng ng c a c
nh n v cộng ồng người trong i quan h với i trường thi n nhi n,
hội v ản th n, d a tr n nh ng chuẩn c hội, nhằ ảo tồn, ph t triển
cuộc s ng c nh n v cộng ồng người hướng n c i úng, c i t t, c i ẹp”
.Theo đó, tác giả xác định khái niệm: “X d ng văn h a ng khơi d ,
t n d ng, ph t triển c c u t tích c c, ti n ộ, h u ích trong qu tr nh h nh
th nh văn h a ng ; ồng thời phải hạn ch , khắc ph c nh ng u t ti u
c c cản tr qu tr nh h nh th nh văn h a ng phù hợp với c ti u
d ng nền văn h a Vi t Na ti n ti n, ản sắc d n tộc” và chỉ rõ thực
chất xây dựng văn hóa ứng xử là thực hiện các biện pháp tư tưởng, chính trị,
văn hóa, quản lý và cả kinh tế, nhằm khơi dây, phát triển các thái độ, khuôn
mẫu, kỹ năng ứng xử có văn hóa của các hành vi ứng xử, đồng thời phải có
những chế tài hạn chế, loại bỏ những lối ứng xử phi văn hóa, phản văn hóa.
Tác giả tập trung phân tích đặc điểm, vai trò xây dựng văn hóa ứng xử của
người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới. Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng
văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay một cách
toàn diện cả kết quả và hạn chế trên tất cả các mặt của người dân đô thị và
người dân nông thôn ngoại thành Hà Nội: về thái độ ứng xử; cách thức ứng
xử với môi trường thiên nhiên; cách thức ứng xử trong ăn, mặc, ở, đi lại và sử
dụng thời gian rỗi; cách thức ứng xử với bản thân; quan hệ ứng xử với gia
đình, bạn bè, thầy cô giáo, người lớn tuổi và nơi công cộng; Cách thức tổ chức
xây dựng văn hóa ứng xử với những dẫn chứng và số liệu phong phú. Tác giả
23
cũng chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của người
Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay: về nhận thức, về triển khai thực hiện,
về biểu dương khen thưởng và xử phạt hành chính... Trên cơ sở đó, xác định
yêu cầu và đề ra những giải pháp tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử cho người
Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Nội dung các yêu cầu tập trung vào
việc từng bước hoàn thiện tiêu chí chung về những phẩm chất tiêu biểu của
người Hà Nội và thúc đẩy cụ thể hoá chuẩn mực văn hoá của các ngành,
đoàn thể; hoàn thiện các mô hình văn hoá; cần đặc biệt chú trọng vai trò
gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vấn đề Văn hoá Đảng, xây dựng Văn
hoá Đảng; xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các ngành, đoàn
thể... Các giải pháp tập trung vào đổi mới, đa dạng hoá các biện pháp tuyên
truyền, vận động, giáo dục, nhận thức về văn hoá ứng xử; phối hợp các
phong trào văn hóa trong cuộc vận động Thủ đô đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa; tạo môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh thúc đẩy việc
hình thành nếp ứng xử có văn hoá; ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội gắn
với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tác giả Vũ Anh Tuấn, “H nh th nh kỹ năng ng trong giao ti p”
[Tạp chí Tâm lý học, số 3(72), 3-2005], theo tác giả, ứng xử và giao tiếp là hai
hoạt động của con người trong một quá trình tiếp xúc - thực hiện các mối quan
hệ xã hội. Trên cơ sở các quan điểm của Watson và Skinner, tác giả phân tích
làm rõ khái niệm ứng xử: ứng xử là một từ ghép của hai từ đơn có nghĩa “ứng”
và “xử”… Tác giả cho rằng, xã hội hình thành từ các mối quan hệ, liên quan hệ
của con người, trong đó ứng xử để đạt mục đích khi giao tiếp trở thành phương
tiện, công cụ căn bản nhất cho sự phát triển. Ứng xử chịu sự quy định của tri
thức, kinh nghiệm, các đặc điểm nhân cách và vị trí xã hội của mỗi người. Còn
giao tiếp, là quá trình hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa con người với
nhau, trong đó bao gồm các quá trình trao đổi thông tin, tri giác, nhận thức về
nhau và quá trình ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Từ đó kết luận: để hình thành
24
kỹ năng ứng xử trong hoạt động giao tiếp, cần phân biệt giữa ứng xử và giao
tiếp nhằm hướng tới nắm bắt tâm lý đối tượng giao tiếp, thực hiện có hiệu quả
mục đích giao tiếp. Các chủ thể giao tiếp cần rèn luyện kỹ năng ứng xử để
chủ động và tạo được sự thống nhất cao trong quá trình giao tiếp.
Tác giả Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Văn Hộ, “Ứng sư phạ ”[Đại học
Quốc gia Hà Nội, Tailieumienphi.vn/doc/ung-xu-su-pham-8zrttq.html], để thực
hiện mục tiêu chủ yếu làm sáng tỏ bản chất của ứng xử trong giao tiếp giữa thày
và trò ở nhà trường phổ thông trung học trong hoạt động giáo dục và giáo dưỡng
của nhà trường, các tác giả đi sâu phân tích làm rõ khái niệm về giao tiếp, khái
niệm về ứng xử làm cơ sở xây dựng khái niệm về ứng xử sư phạm. Theo các tác
giả, “Ứng sư phạ ột dạng hoạt ộng giao ti p gi a nh ng người
c ng t c gi o d c v ược gi o d c trong nh trường nhằ giải qu t c c t nh
hu ng nả sinh trong hoạt ộng gi o d c v gi o dưỡng” [tr.9], đồng thời chỉ
rõ: các ứng xử sư phạm được thực hiện trong các quan hệ qua lại giữa giáo viên
với học sinh hoặc tập thể học sinh, chịu sự quy định và điều tiết của những
chuẩn mực xã hội, quy chế, nội quy của các chủ thể và cơ quan giáo dục ấn định
mà giáo viên hoặc học sinh có trách nhiệm thi hành; trình độ nhận thức, kinh
nghiệm và hệ thống tri thức, kỹ năng cần cho mục đích và nội dung ứng xử; thái
độ giữa chủ thể và đối tượng ứng xử. Hoạt động ứng xử có được là nhờ ở sự
xuất hiện các tình huống trong hoạt động giáo dục. Các tác giả cũng phân tích
làm rõ các chức năng ứng xử sư phạm; ứng xử sư phạm với tư cách là một hoạt
động; ứng xử sư phạm là một quá trình; quy trình ứng xử sư phạm…
Tác giả Hà Bình, trong “Tạo h nh ảnh vi n ch c trẻ ng văn ho ” [08],
chỉ rõ: văn hoá ứng xử là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn hoá của
một cơ quan, tổ chức, cá nhân; là một trong những thước đo đặc biệt để đánh giá
giá trị của cá nhân hay cộng đồng. Trước hiện tượng có khá nhiều cán bộ trẻ
thiếu văn hoá trong ứng xử, giao tiếp với người dân làm xấu đi hình ảnh người
25
cán bộ, đảng viên, đoàn viên cộng sản, giảm uy tín của cơ quan nhà nước, cho
nên xây dựng hình ảnh viên chức sống đẹp và có văn hoá là điều cấp thiết.
Tác giả Đoàn Trọng Thiều, “Gi o d c văn ho giao ti p trong nh
trường: gi o d c c i t , c i ẹp” [81], cho rằng: giáo dục văn hoá giao tiếp
có nhiều giải pháp, nhưng các giải pháp quan trọng nhất là: giáo dục về cái
tâm, làm cho mọi người có cái tâm trong sáng, lương thiện. Người có cái tâm
tốt là người có cái nhìn nhân hậu đối với con người, mong mọi người được tốt
hơn, người xấu trở thành tốt, người tốt trở nên tốt hơn. Lương tâm trong sáng
là chiếc gương soi để mọi người tự kiểm tra sự trong sáng trong hành vi giao
tiếp của mình. Giáo dục về cái đẹp, vì văn hóa gắn liền với cái đẹp, cái tốt gắn
liền với cái đẹp. Có được cái tâm tốt, có được quan niệm về cái đẹp đúng,
người ta sẽ có hành vi ứng xử văn hóa đúng, đẹp. Xây dựng các nguyên tắc
giao tiếp, nguyên tắc giao tiếp là nơi thể hiện cái tâm và cái đẹp trong quan hệ
giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Các mối quan hệ giao tiếp sẽ
tốt khi những người tham gia vào quá trình đó có lương tâm trong sáng, hiểu
biết về cái đẹp và nắm được nguyên tắc giao tiếp.
Tác giả Khánh Linh,“Ti p i n nghịch trong văn h a ng ”[Tạp chí
Văn hóa Nghệ An, 12.3.2011], bài viết cho rằng, về quy luật, văn hóa thường
tồn tại theo chiều tiếp biến. Nếu tiếp biến theo hướng phát triển thì đó là tiếp
biến thuận và ngược lại là tiếp biến nghịch. Ở Việt Nam, lý thuyết xây dựng
nền văn hóa a dạng trong th ng nh t trên thực tế đang chịu quá nhiều áp lực,
diện mạo văn hóa đã và sẽ tiếp tục xuất hiện một số tiếp biến nghịch, cảnh
báo dấu hiệu không bình thường trong đời sống xã hội. Tác giả phân tích, chỉ
ra một số lưu ý: về cả úc, theo tác giả người Việt Nam đang có biểu hiện
gia tăng sự vô cảm ở nhiều thế hệ đương đại. Người ta lao vào làm việc và
kiếm tiền, thời gian dành để quan tâm đến nhau đang khan hiếm dần; con
người vô cảm ngoảnh mặt với thiên nhiên một cách đáng sợ. Về t trọng, vô
cảm với thiên nhiên và cộng đồng là trở mặt lại với tồn tại. Đó là điều đáng sợ
26
nhưng đáng sợ hơn là sự vô cảm với chính mình. Vô cảm với chính mình thực
chất là quá trình đánh mất bản thân khi lòng tự trọng đã chết. Hiện nay, quanh
câu chuyện phiếm ta vẫn thường nghe và được biết không ít kẻ được gọi là
sếp thiếu tự trọng đến mức cuối năm quên cả mồ hôi của thuộc cấp, dành hết
các danh hiệu thi đua cho riêng mình… Về d c vọng, có những dục vọng tầm
thường đến đê hèn đã loang lổ trong nhiều lớp người ở nhiều môi trường khác
nhau. Có hay không chỉ vì giành nhau chức tước mà cán bộ đảng viên không
từ thủ đoạn nào để triệt hạ nhau? Tại sao thầy giáo mang sứ mệnh thiêng liêng
đến vậy lại ép học sinh đang tuổi vị thành niên của mình quan hệ tình dục?...
Về danh ti ng, trong truyền thống người hiền tài đức độ không ai đi quảng
danh mà danh tựa hương cứ tự nhiên phát tán... Bây giờ đọc báo hàng ngày
thấy hoa cả mắt về công nghệ lăng xê nghệ sỹ, thấy chóng cả mặt về bệnh háo
danh, hình thức, thành tích giả, bằng cấp giả, huân chương giả. Háo danh và
chuộng hình thức ngày càng trở thành căn bệnh trầm kha trong xã hội. Tác giả
kết luận: chúng ta đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực và công sức để nói
về việc xây dựng nền văn hóa mới nhưng xem ra không ít tổ chức và cá nhân
đang vin vào cớ tập trung đầu tư phát triển kinh tế để xem nhẹ sự nghiệp văn
hóa. Thực trạng này sẽ để lại hậu quả khôn lường mà chúng ta đã và con cháu
sẽ tiếp tục phải trả giá.
Tác giả Hồ Sĩ Vịnh, “Văn h a ng , n i th nh ng iều cần n i” [96],
điểm qua cách ứng xử truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa ứng xử, bài viết chỉ rõ: con người thoát thai từ thiên nhiên, nhờ thiên
nhiên mà sống và lao động, phát triển, thế mà con người lại đang tâm phá
hoại rừng, biển, có lúc lại tự hào coi mình đã chinh phục được thiên nhiên.
Chứng minh cho nhận định trên, tác giả nêu ra các hiện tượng thực tế đáng
báo động đỏ: trước h t về ứng xử với môi trường tự nhiên, các khu công
nghiệp tập trung, các làng nghề, tình trạng ô nhiễm nước, không khí, đất đai
trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Người dân bức xúc kêu cứu tình trạng cuộc sống
27
bị đe dọa…, ấy thế mà phía chủ thể gây tai họa lại bình chân như vại, thậm
chí là vô cảm, coi như vô can. Th hai, văn hóa ứng xử của cá nhân đối với xã
hội: cách ứng xử vô văn hóa của một bộ phận không nhỏ người tham gia giao
thông đã dẫn đến tình trạng không ai nhường ai, đổi lỗi cho nhau, thiếu ý thức
tự giác khi mình có lỗi, không tôn trọng số đông nghiêm chỉnh, coi thường kỷ
cương đường phố. Một thực trạng khác để lại hậu quả xấu lâu dài, nghiêm
trọng trong xã hội là nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công. Thực trạng
đó đã xô đẩy một bộ phận cán bộ đương chức biến thành những con người có
tâm lý căng thẳng, lo lắng, bất an, sống thiên về lý trí, vô cảm, lạnh lùng trong
giao tiếp, làm nghiêng lệch nhu cầu văn hóa của con người. Theo tác giả,
nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do cơ chế lỏng lẻo, thực thi pháp
luật thiếu nghiêm minh, trong đó nổi lên cơ chế kiểm tra, kiểm soát chống
tham nhũng lại nằm trong bộ máy đảng, chính quyền.
Tác giả Lê Thi, “Văn h a ng c a người Vi t Na hi n na ”[80],
bài viết tập trung phân tích cách ứng xử có văn hóa hay văn hóa ứng xử của
người Việt Nam hiện nay qua câu tục ngữ dân gian “Lời chào cao hơn mâm
cỗ”. Trong bài viết, tác giả đưa ra quan niệm: “ ch ng c văn h a thể
hi n s hiểu i t về c c phong t c, t p qu n c a ời s ng hội nơi nh
sinh s ng Người c c ch ng úng ắn ( ược gi o d c, hướng dẫn) phải
tu n theo nh ng chuẩn c nh t ịnh, h nh ộng theo ột s qu ước v u
cầu ược ọi người coi thích hợp nh t huẩn c, qu ước chính
nội dung c a c ch ng c văn h a, ược thể hi n qua phép ịch s trong
giao ti p h ng ng , gi a c nh n v cộng ồng hội” Tác giả cũng chỉ rõ
các dấu hiệu đặc trưng của cách ứng xử có văn hóa. Tiếp đó, tác giả trình bày
một cách khái quát cách ứng xử có văn hóa trong giao tiếp của người Việt
Nam hiện nay. Đó là những biểu hiện tốt đẹp của lối sống chung, của ý thức
tôn trọng lẫn nhau, là sự trao đổi cân bằng và sự quan tâm giữa người với
người trong gia đình và ngoài cộng đồng xã hội. Cách ứng xử có tình, có
28
nghĩa là phù hợp với phong cách, lối sống của người Việt Nam. Mối quan hệ
giữa người với người trở nên đẹp đẽ, nhẹ nhàng hơn, từ thái độ tôn trọng
người khác, biết người biết ta.
Tác giả Tô Lan Phương, “H nh vi ng văn h a trong giới trẻ” [71],
cho rằng, h nh vi ng văn h a c a tuổi trẻ ược coi c c gi trị văn h a,
ạo c, thẩ ỹ c a ỗi c nh n ược thể hi n th ng qua th i ộ, h nh vi,
c chỉ, ời n i c a ỗi c nh n . Tác giả đánh giá: tuổi trẻ ngày nay phần
đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và
lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước.
Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo
lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện trách nhiệm với xã hội,
với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý
tưởng rõ ràng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận trong giới trẻ có
những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Ðối với bản thân họ không có ý chí phấn
đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm...
Ðây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với
truyền thống văn hóa dân tộc. Cho nên, theo tác giả, trong bối cảnh xã hội
hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Việc giáo
dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức, cần có
những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp
tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của
Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại.
Tác giả Sương Lam, “Văn h a ng c a giới trẻ” [65], tác giả cho
rằng: Bên cạnh những cái “được” dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức
rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng
có những điều trái khoáy: các bạn “thiếu văn hóa” một cách trầm trọng trong
ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe “Thanh niên là rường cột của nước nhà”, là
“hy vọng của quốc gia” và nhiều nữa. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu, với
29
một thế hệ trẻ thừa-kiến-thức nhưng lại thiếu-văn-hóa như thế nhỉ? Tác giả dẫn
chứng, việc các bạn trẻ chửi thề, nói tục có vẻ như không còn thuốc chữa bởi
những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen mất rồi. Và, có lẽ là để chứng tỏ
sự... sang trọng, sành điệu, đẳng cấp của mình, các bạn đã chửi thề bằng cả
tiếng ngoại quốc. Trên những chatroom, forum trực tuyến vẫn nhan nhản
những lời lẽ cục súc, miệt thị lẫn nhau…
Tác giả Xuân Phương, “Văn h a ng c a kh ng ít người trẻ “c v n
ề” [70], luận chứng cho đề tài bài viết tác giả trích dẫn nhận xét của các
chuyên gia tâm lý: Theo PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý học,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, có một bộ phận người trẻ
ngày càng hung hãn, sẵn sàng giải quyết mọi mâu thuẫn bằng nắm đấm. “Họ
muốn giành phần thắng trong các cuộc tranh cãi, vì muốn chứng minh bản
lĩnh bản thân, họ đã để “cái tay nhanh hơn cái đầu”, thể hiện ra ngoài những
biểu hiện hung tính, dễ dàng chọn bạo lực là kiểu hành xử, dẫn đến những hậu
quả đáng buồn” và “Nhìn ở góc độ xa hơn, văn hóa ứng xử cộng đồng và ứng
xử với con người của một bộ phận người trẻ thực sự có vấn đề”. Tiến sĩ tâm
lý Bùi Hồng Quân, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh nhận định: “Văn hóa ứng xử của không ít người trẻ hiện nay đang có
vấn đề, họ thực hiện các hành vi trong văn hóa ứng xử không chuẩn mực, hơi
lệch lạc”. Nhiều biểu hiện về văn hóa ứng xử lệch lạc của người trẻ đã và
đang diễn ra hằng ngày. Họ không đặt đúng vai trò, vị trí của bản thân, luôn
xem mình là số 1, là duy nhất, người khác thua mình. Một số người trẻ thể
hiện bản thân đi ngược lại những chuẩn mực của xã hội, luôn muốn “lấy số,
lấy má” với người khác. Họ coi như vậy là “anh hùng” hơn người. Muốn
chứng tỏ bản thân, họ “ăn thua đủ”, sẵn sàng lao vào các cuộc ẩu đả, muốn có
kiểu thời trang khác người, tham gia đua xe, ăn chơi trác táng…
30
* Các công trình nghiên cứu về văn hoá ứng xử quân nhân quân đội
nhân dân Việt Nam
Tác giả Đoàn Chương, trong “Văn h a chỉ hu v văn h a nh ạo” [14],
tác giả khẳng định, văn hóa chỉ huy và văn hóa lãnh đạo là những yếu tố không
thể thiếu của văn hóa quân sự Việt Nam. Tuy không trực tiếp bàn về văn hóa
ứng xử, nhưng nội dung luận giải làm rõ chức năng, nhiệm vụ của người chỉ
huy, người chính ủy, chính trị viên; quan hệ giữa cấp ủy và người chỉ huy; giữa
người chỉ huy với chính ủy, chính trị viên trong thực hiện chế độ một người chỉ
huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên đã thể hiện rõ văn hóa ứng xử của
người chỉ huy và người chính ủy, chính trị viên. Theo tác giả, văn hóa chỉ huy
đòi hỏi người chỉ huy xử lý đúng đắn hai mối quan hệ: quan hệ giữa đảng ủy và
người chỉ huy là quan hệ giữa tập thể và cá nhân, quan hệ giữa lãnh đạo và phục
tùng. Còn quan hệ giữa người chỉ huy và người chính ủy, chính trị viên là quan
hệ phối hợp giữa công tác quân sự với công tác chính trị dưới sự lãnh đạo tập
trung thống nhất của đảng ủy. Khéo kết hợp, giải quyết đúng đắn hai mối quan
hệ này sẽ tạo nên phong cách chỉ huy, lãnh đạo có văn hóa. Tác giả kết luận: xây
dựng văn hóa lãnh đạo và văn hóa chỉ huy tốt đẹp và kết hợp hài hòa với nhau sẽ
phát huy mạnh mẽ hiệu lực của cơ chế lãnh đạo và chỉ huy của quân đội ta.
Tác giả Vũ Đăng Hiến, trong “Gi g n nét ẹp văn h a qu n s Vi t
Na ” [30], tuy không trực tiếp bàn về văn hóa ứng xử của quân nhân, nhưng
tác giả đã đề cập đến nét đẹp văn hóa quân sự Việt Nam được thể hiện ở
phong cách giao tiếp và ứng xử của mọi quân nhân trong sinh hoạt, huấn
luyện và chiến đấu. Theo tác giả, văn hóa ứng xử giao tiếp là trình độ phát
triển cao và là một bộ phận quan trọng cấu thành văn hóa dân tộc Việt Nam.
Văn hóa ứng xử và giao tiếp trong hoạt động quân sự là sự hội tụ và tiếp nối
những giá trị văn hóa dân tộc và thời đại, thể hiện sự sáng tạo, thông minh
trong vận dụng tri thức khoa học, không chỉ trong quan hệ giao tiếp ứng xử
giữa các quân nhân với nhau mà còn thể hiện trong quan hệ với mọi tầng lớp
31
trong xã hội. Trong chiến đấu, khi kẻ thù thất bại, quy hàng, chúng ta vẫn tỏ
thái độ khoan dung mở đường hiếu sinh, đó là nét đẹp truyền thống văn hóa
quân sự Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Tú, Minh Thu, “ hi n sĩ n i ời ha , n p s ng ẹp”
[88], chỉ ra tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, xây dựng văn hoá ứng xử
cho thanh niên, chiến sĩ phù hợp với môi trường quân đội không chỉ góp
phần xây dựng môi trường văn hoá trong đơn vị mà còn giúp họ phát triển
toàn diện, đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời các tác giả đề xuất
một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên, chiến
sĩ; đặc biệt nhấn mạnh các nhà trường quân đội cần đưa vào giảng dạy
ngoại khoá nội dung ứng xử trong giao tiếp để các sĩ quan trẻ sau khi ra
trường có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong ứng xử, uốn nắn chiến sĩ
thực hiện nếp sống chính quy, văn hoá.
Tác giả Đào Huy Tín, chủ nhiệm đề tài Tổng cục Chính trị“Bồi dưỡng
văn h a ng cho học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội trong nh trường
qu n ội hi n na ” [82], tập thể tác giả cho rằng: “văn ho ng c a học
vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội th i ộ, h nh vi ng c a người học vi n
trong giải qu t c c i quan h với hội, với ản th n v ch c tr ch, nhi v
theo nh ng gi trị, chuẩn c văn ho p ng c ti u, u cầu o tạo” [78,
16]. Các tác giả tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm, biểu hiện văn hóa ứng
xử của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội và chỉ
rõ: văn hoá ứng xử của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội vừa có điểm chung,
thống nhất vừa có nét đặc thù so với văn hoá ứng xử của cán bộ, chiến sĩ quân đội
ta. Nét đặc thù văn hoá ứng xử của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội là mọi
giá trị, chuẩn mực văn hoá phải gắn với đặc điểm, cương vị, chức trách người học
viên và mục tiêu đào tạo. Xây dựng khái niệm:“Bồi dưỡng văn ho ng cho
học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội trong nh trường qu n ội qu tr nh
t c ộng c ý th c c a c c ch thể nhằ trang ị v n ng n ột tr nh ộ
32
ới th i ộ, h nh vi ng c a người học vi n trong giải qu t c c i quan h
với hội, với ản th n v ch c tr ch, nhi v theo nh ng gi trị, chuẩn c
văn ho p ng c ti u, u cầu o tạo” [82, 32] và đi sâu phân tích làm rõ
thực chất, xác định những tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng
xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội. Đề
tài phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào
tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội hiện nay một cách toàn
diện, cụ thể cả ưu điểm và hạn chế trên các mặt: nhận thức của các chủ thể về
mục tiêu, vị trí, vai trò bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho học viên đào tạo sĩ
quan cấp phân đội; tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xác định
và sử dụng những nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho
học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội của các chủ thể; động cơ, trách nhiệm
trong tự bồi dưỡng, rèn luyện văn hoá ứng xử học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội; trình độ văn hoá ứng xử của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội
trong nhà trường quân đội. Đề tài cũng chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và
rút ra những bài học kinh nghiệm trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học
viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội. Đề tài dự báo
những yếu tố tác động, xác định những yêu cầu bồi dưỡng văn hóa ứng xử
cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội hiện nay.
Các yêu cầu bám sát vào đặc điểm, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo đội ngũ sĩ
quan cấp phân đội và chức trách, nhiệm vụ tương lai của học viên. Để bồi
dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội đáp ứng yêu
cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
yêu cầu xây dựng quân đội về văn hóa cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản:
thống nhất nhận thức, trách nhiệm và hoàn thiện cơ chế phối hợp các chủ thể
trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên; nâng cao chất lượng bồi dưỡng
và tự bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho học viên; xây dựng môi trường văn hóa
quân sự lành mạnh ở các nhà trường quân đội hiện nay.
33
Tác giả Đào Huy Tín, “Đặc trưng văn h a ng c a học vi n o tạo
sĩ quan c p ph n ội nh trường qu n ội hi n na ”[Tạp chí Khoa học
Chính trị quân sự, số 2 (3), tháng 3&4/2012], đưa ra khái niệm:“Văn ho ng
c a học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội th i ộ, h nh vi ng c a họ
trong c c i quan h với hội, với ản th n theo nh ng gi trị, chuẩn c
văn ho p ng c ti u, u cầu o tạo”. Trên cơ sở đó, phân tích và khẳng
định: văn hoá ứng xử của học viên có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ tạo
nên vẻ đẹp của bản thân họ, mà còn phản ánh bản sắc văn hoá của dân tộc, quân
đội. Văn hoá ứng xử của học viên có những cấp độ khác nhau, nhưng nói
chung bắt đầu từ cách ứng xử tử tế, lòng chân thành, tôn trọng đối với nhau,
khiêm tốn, giản dị, trung thực, thấm đẫm tình người trong học tập, rèn luyện
và sinh hoạt hàng ngày. Nó mang lại giá trị to lớn đối với mỗi học viên, với
quân đội và xã hội. Đồng thời chỉ rõ, sống, học tập, rèn luyện trong môi trường
văn hoá quân sự ở nhà trường quân đội, học viên tham gia vào các mối quan hệ đa
dạng, phong phú. Mỗi mối quan hệ đòi hỏi người học viên phải có thái độ, hành vi
ứng xử theo những giá trị, chuẩn mực văn hoá quân sự và xã hội. Nó vừa có đặc
trưng chung, thống nhất với văn hoá ứng xử của mọi cán bộ, chiến sĩ quân đội ta
vừa có đặc trưng riêng. Đó là, ng tr n tinh thần gi c ngộ s u sắc c ti u, ý
tư ng c ch ạng; ng theo iều nh, ễ ti t t c phong qu n nh n; ng với
tinh thần cầu ti n ể ạt tr nh ộ học v n v chu n n qu n s theo c ti u o
tạo Nét riêng văn hoá ứng xử của họ là thái độ, hành vi ứng xử theo các giá trị,
chuẩn mực văn hoá luôn gắn với đặc điểm, mục tiêu đào tạo và cương vị, chức
trách đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ra trường.
Tác giả Phạm Đức Thuận, “B n về nội dung, h nh th c ồi dưỡng văn
h a ng cho học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội hi n na ”[Tạp chí
Khoa học Chính trị quân sự, số 3 (4), tháng 5&6/2012], khẳng định: sự trưởng
thành về văn hóa ứng xử của học viên đòa tạo sĩ quan cấp phân đội là quá
trình phức tạp và là hệ quả của nhiều yếu tố, trong đó các hoạt động giáo dục,
34
bồi dưỡng ở nhà trường có vai trò quan trọng. Theo tác giả, để nâng cao trình
độ văn hóa ứng xử cho học viên đòi hỏi các nhà trường phải tiến hành đồng
bộ nhiều giải pháp, trong đó xác định đúng nội dung, hình thức bồi dưỡng là
vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Thứ nhất, nội dung bồi dưỡng phải bảo
đảm toàn diện và sát mục tiêu đào tạo. Là những sĩ quan tương lai, văn hóa
ứng xử của họ phải được hình thành trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, truyền thống quân
đội, truyền thống, mục tiêu yêu cầu đào tạo của mỗi trường. Thứ hai, xác định
hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Với tính cách vừa là cơ sở đào
tạo, vừa là đơn vị quân đội việc bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên các
nhà trường cần vận dụng tổng hợp các hình thức, phương pháp như: coi trọng
việc bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên thông qua các hoạt động dạy học
và nghiên cứu khoa học; hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, thực
hành, thực tập, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; sinh hoạt chính trị tinh
thần, thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên trẻ, diễn đàn thanh niên với các chủ đề
về văn hóa và văn hóa ứng xử; thực hiện các phong trào thi đua lớp học, tuần,
tháng văn hóa, hoạt động giao lưu kết nghĩa với các đơn vị, nhân dân địa
phương nơi đóng quân, hoạt động tình nguyện… Đẩy mạnh quá trình tự học,
tự bồi dưỡng văn hóa ứng xử của học viên.
Tác giả Nguyễn Văn Hải, “Vẻ ẹp chính qu ” [Quân đội nhân dân -
Online, 04/08/2014], trong khi làm rõ khái niệm chính quy và những biểu
hiện của nếp sống chính quy tác giả đã đề cập đến cách ứng xử của quân
nhân. Trong giao tiếp là sự tinh tế, nhã nhặn, gặp đồng chí, đồng đội chào hỏi
đúng điều lệnh, điều lệ; biết ứng xử theo đạo lý “trên kính dưới nhường”, giữ
gìn đoàn kết nội bộ. Trong sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên duy trì nội vụ
gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ, làm việc có khoa học, thực hiện giờ nào việc ấy.
Trong công tác, hiểu rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình, thấu suốt nhiệm
vụ được phân công, quán triệt và thể hiện đúng phương châm “Làm việc theo
35
chức trách, hành động theo điều lệnh”. Dù ở đâu, làm gì, trên cương vị nào,
mỗi cán bộ, chiến sĩ đều thể hiện ý thức kỷ luật “Quân lệnh như sơn”, “Tuyệt
đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm,
tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”. Theo tác giả, việc thực hiện nếp
sống chính quy không đơn giản chỉ là một phương pháp, biện pháp hành
chính quân sự thuần túy nhằm xây dựng những quân nhân tuân thủ, chấp hành
nghiêm điều lệnh, điều lệ, quy định của quân đội; mà sâu xa hơn, đó còn là
một giải pháp quan trọng trong việc góp phần hình thành văn hóa ứng xử của
quân nhân. Từ đó tác giả khẳng định: một quân đội thực hiện tốt nếp sống
chính quy là một quân đội có văn hóa; một quân nhân chấp hành đầy đủ, đều
đặn các chế độ, nền nếp chính quy là một quân nhân có văn hóa.
Tác giả Lê Văn, “Văn h a trong giao ti p - ng , nét ẹp tru ền th ng
c a người qu n nh n c ch ạng”[Trung tâm phát triển giáo dục và truyền
thông, 26/12/2016], nội dung bài viết chỉ rõ: trong những đặc tính mang đậm
nhất sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội thì thế ứng xử là nét văn hoa tinh
tế nhất, nét văn hóa này được biểu hiện cô đọng và đúc kết trong văn hóa dân
gian của dân tộc Việt. Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá
được hình thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt
hệ thống: ứng xử trong gia đình, trong họ mạc, làng xã, giữa các dòng họ,
giữa các thành viên trong cộng đồng,… Quân nhân trong quân đội nhân dân
Việt Nam là những chiến sĩ từ nhân dân mà ra, những con người chân chất,
mộc mạc, mang trong mình giá trị văn hóa nhân gian của những vùng, miền
quê nơi đã sinh ra họ. Theo tác giả, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong quân đội
là đề cập đến xưng hô, chào hỏi, cách xử lý các tình huống trong cuộc sống
của người quân nhân, là thực hiện nghiêm túc lễ tiết, tác phong mang mặc, là
thực hiện động tác chào theo điều lệnh. Xưng hô không chỉ được thể hiện
bằng ngôn ngữ nói mà còn là hành động, là cách thức, quy tắc trong ứng xử,
36
giao tiếp của quân nhân trong quân đội, thể hiện nét đẹp văn hóa trong xưng
hô của cán bộ đối với bộ đội, của đồng đội đồng chí với nhau.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, “N ng cao văn h a ng c a thanh ni n
c ng an, ngăn ngừa h nh vi ch chuẩn” [cand.com.vn], tác giả phân tích và
chỉ rõ: dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chỉ huy các
đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đoàn viên thanh niên luôn ra sức nỗ lực xây dựng hình
ảnh đẹp về người công an cách mạng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Những hình ảnh nhân văn, đậm nghĩa, đậm tình của lực lượng công an nhân
dân nói chung, thanh niên công an nói riêng trong giao tiếp, trong giải quyết
công việc, trong ứng xử văn hóa với nhân dân… đang được nhân lên trong
cuộc sống, khắc ghi trong lòng nhân dân, được các cấp, các ngành ghi nhận,
đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đoàn viên
thanh niên công an trong thực hiện nhiệm vụ công tác, trong giao tiếp, ứng xử
với đồng chí, đồng đội, với quần chúng nhân dân còn thiếu chuẩn mực, không
giữ đúng lễ tiết, tác phong của người chiến sĩ công an; không niềm nở, thể
hiện thái đồ thờ ơ, lạnh lùng khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân;
một số đồng chí thể hiện thái độ hách dịch, cửa quyền, thậm chí phiền hà,
sách nhiễu nhân dân.v.v... Tất cả những biểu hiện, những sai phạm đó gây ảnh
hưởng tới uy tín, danh dự của toàn lực lượng. Điều đó, đặt ra yêu cầu cấp
bách trong công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao văn hóa ứng xử trong đoàn
viên thanh niên. Để nâng cao văn hóa ứng xử trong thanh niên công an thời
kỳ mới, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cần chú ý một số vấn đề sau: ột , tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng,
ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ cho cán bộ, đoàn viên thanh niên
công an … Hai là, các cấp bộ đoàn trong công an nhân dân cần quan tâm đổi
mới nội dung, hình thức giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về văn hóa
ứng xử, kỹ năng giao tiếp cho đoàn viên thanh niên. Đưa nội dung văn hóa
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...nataliej4
 
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...jackjohn45
 
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...Hiệp Bùi Trung
 
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...Thùy Linh
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóale hue
 
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ nataliej4
 
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]Thanh Vy Trần
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Mais procurados (20)

Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAYLuận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tàiLuận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
 
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
 
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
Chuyên đề 2 - Học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức, Tác phong Chủ tịch Hồ Ch...
 
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên ĐH-KTQD hiệ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
 
Luận văn: Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên quận Ba Đình
Luận văn: Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên quận Ba ĐìnhLuận văn: Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên quận Ba Đình
Luận văn: Hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên quận Ba Đình
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
 
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
van mieu quoc tu giam [vo kim cuong]
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOTLuận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT tại Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT tại Hà NộiLuận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT tại Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT tại Hà Nội
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú ThọDi sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
 
List 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý y tế, xuất sắc nhất.docx
List 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý y tế, xuất sắc nhất.docxList 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý y tế, xuất sắc nhất.docx
List 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý y tế, xuất sắc nhất.docx
 

Semelhante a Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nayGiáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nayhieu anh
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxBnhMinh89
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tườnghtxhanhthinh
 
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...nataliej4
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Semelhante a Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY (20)

Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt NamLuận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
 
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niênLuận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
 
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nayGiáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tường
 
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
Giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam - G...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAYLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng HòaLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý văn hóa, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa phường Mai Dịch, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân độiLuận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU XUÂN HẢI BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU XUÂN HẢI BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Ngành: CNDVBC&DVLS Mã số: 9 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phùng Văn Thiết 2. TS. Đào Huy Tín Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN T i in ca oan c ng tr nh nghi n c u c a ri ng t i c s i u s d ng trong u n n trung th c Nh ng k t u n n u trong u n n chưa c c ng t k c ng tr nh khoa học n o TÁC GIẢ LUẬN ÁN Chu Xuân Hải
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6 1.1. Những nghiên cứu về văn hoá và văn hoá quân sự ........................... 6 1.2. Những nghiên cứu về văn hoá ứng xử và văn hoá ứng xử của quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam..........................................................20 1.3. Những kết quả cơ bản và vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục giải quyết........................................................................................................37 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ..42 2.1. Văn hoá ứng xử, và văn hóa ứng xử của thanh niên Quân đội Nhân dân Việt Nam ..........................................................................................42 2.2. Thực chất bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam ..........................................................................................73 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................98 3.1. Thực trạng bồi dƣỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay................................................................98 3.2. Những yêu cầu đặt ra trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.........................................118 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY124 4.1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong bồi dƣỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay .124 4.2. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng văn hoá ứng xử của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay .....130
  • 5. 4.3. Xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam......................................................136 KẾT LUẬN..................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................151
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QĐNDVN Quân đội nhân dân Việt Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hoá ứng xử của người việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Văn hóa ứng xử là một phương diện của văn hóa, phản ánh phương thức sống của con người và trình độ văn minh của một đất nước, một dân tộc, khát vọng của con người vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ. Văn hóa ứng xử là hệ giá trị, chuẩn mực, quy tắc phản ánh đời sống hiện thực về mặt văn hóa, nó vừa là sản phẩm của con người vừa là chuẩn mực quy định hành vi con người cần tuân theo. Ứng xử có văn hoá không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hoá của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Văn hoá ứng xử có những cấp độ khác nhau, nhưng nói chung bắt đầu từ cách ứng xử tử tế, chân thành, khiêm tốn, trung thực và thấm đẫm tình người trong quan hệ giao tiếp hàng ngày. Những điều tưởng như đơn giản ấy, thực ra lại có vai trò quan trọng và mang lại giá trị to lớn đối với mỗi người và xã hội. Ngày nay, mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng văn hóa ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt, nó tạo nên các mối quan hệ có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư và xã hội, đồng thời giúp con người giải quyết đúng đắn và hiệu quả các quan hệ phức tạp trong cuộc sống. Là một bộ phận của xã hội, thanh niên QĐNDVN lực lượng đông đảo nhất, trực tiếp thực hiện chức năng chiến đấu, sản xuất và công tác của quân đội. Trong thực hiện nhiệm vụ họ phải ứng xử, giải quyết nhiều mối quan hệ phức tạp, đặc thù. Hơn 74 năm xây dựng và trưởng thành, thanh niên QĐNDVN đã góp phần tạo dựng nên nét văn hóa ứng xử độc đáo - văn hóa ứng xử “Bộ đội Cụ Hồ” với những chuẩn mực, giá trị cốt lõi: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi chiêu đãi mừng quân đội ta tròn 20 tuổi đã nói: “Cán bộ và chiến sĩ thương yêu nhau như ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi. Quân và dân như cá với nước, đoàn kết một lòng,
  • 8. 2 học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau” [57, 435]. Những chuẩn mực, giá trị ấy giữ vai trò định hướng, là động lực thôi thúc các thế hệ thanh niên quân đội ta không ngừng phấn đấu, vươn lên hoàn thiện nhân cách, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay, trước tác động của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng làm cho văn hóa ứng xử của xã hội nói chung, thanh niên QĐNDVN nói riêng có sự biến động theo hai chiều thuận, nghịch. Một ặt, những giá trị cốt lõi trong văn hóa ứng xử của thanh niên quân đội tiếp tục được phát huy, bổ sung nội dung mới và phát triển phù hợp điều kiện mới. Thái độ, hành vi ứng xử của hầu hết thanh niên quân đội đúng điều lệnh, chuẩn mực văn hoá xã hội, văn hoá quân sự, khơi dậy, phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, quân đội và đơn vị. Mặt khác, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, các hiện tượng tiêu cực xã hội, sự chống phá của các thế lực thù địch và trình độ hạn chế về nhận thức, một số thanh niên QĐNDVN đã có biểu hiện lệch chuẩn. Họ có thái độ, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, sinh hoạt… gây mất đoàn kết, ý thức trách nhiệm trong rèn luyện, công tác chưa cao, thậm chí vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội…Những biểu hiện đó đã cản trở sự phát triển, hoàn thiện nhân cách quân nhân, làm xấu đi hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xây dựng đơn vị, quân đội vững mạnh toàn diện. Điều đó, đòi hỏi phải tăng cường bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Sự trưởng thành về văn hoá ứng xử của thanh niên QĐNDVN trải qua quá trình phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó giáo dục, bồi dưỡng ở các đơn vị cơ sở có vai trò quan trọng hàng đầu. Nhìn chung công tác bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN những năm qua đã được lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị hết sức quan tâm. Nội dung, biện pháp bồi dưỡng được xác định phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời mỗi thanh
  • 9. 3 niên đã phát huy tính tích cực, tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện tạo ra bước phát triển về văn hoá ứng xử. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội so với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới vẫn còn có mặt hạn chế, bất cập cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Một số cấp uỷ Đảng, cơ quan, chính ủy và người chỉ huy chưa quan tâm đúng mức, thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo trong đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên. Bên cạnh đó, một số thanh niên chưa thật chủ động trong tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ văn hóa ứng xử của mình. Do đó, bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết cần được nhận thức và thực hiện trên cơ sở khoa học, thực tiễn. Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu làm sáng tỏ cả lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử và văn hóa ứng xử quân nhân QĐNDVN, nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu dưới góc độ triết học một cách cơ bản, hệ thống về bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Tiếp cận dưới góc độ triết học, luận án trình bày làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN. Đồng thời đề xuất giải pháp cơ bản bổ sung, củng cố, phát triển văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. 2.2. Nhiệm vụ Làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử và bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN.
  • 10. 4 Phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN, chỉ ra nguyên nhân và những yêu cầu đặt ra trong bồi dưỡng phát triển văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay. Đề xuất giải pháp cơ bản bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN với tư cách là hoạt động xã hội nhằm xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử quân nhân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN là vấn đề rộng có liên quan đến nhiều ngành khoa học. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ giải quyết vấn đề dưới góc độ triết học, tập trung nghiên cứu văn hóa ứng xử của thanh niên QĐNDVN và bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN trong thực tiễn hoạt động quân sự. Phạm vi khảo sát: thông qua các báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm của Ban thanh niên Quân đội, các cơ quan, đơn vị và qua khảo sát thực tế ở một số đơn vị, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc từ năm 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị về văn hóa, phát triển và xây dựng đời sống văn hóa. Đồng thời luận án cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tập thể, cá nhân trong và ngoài quân đội về những vấn đề liên quan đến đề tài. Cơ sở thực tiễn chủ yếu của luận án là tình hình thực tế việc bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN từ năm 2010 đến nay, qua các báo cáo tổng kết, đánh giá của Ban Thanh niên Quân đội và các cơ quan, đơn vị; kết
  • 11. 5 hợp với việc xử lý chọn lọc kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả ở một số đơn vị đủ quân, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp liên nghành khoa học xã hội khác như phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, hệ thống hoá, khái quát hoá. Bên cạch đó, luận án có kết hợp sử dụng phương pháp điều tra xã hội học ở một số đơn vị đủ quân, nhà trường khu vực phía Bắc, xin ý kiến chuyên gia và nghiên cứu số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của các cơ quan, đơn vị, của Ban Thanh niên Quân đội. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Dưới góc độ triết học, trên cơ sở nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, rõ ràng vấn đề dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN trong hoạt động quân sự. Luận án đóng góp thêm về mặt lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN nói riêng, bồi dưỡng văn hóa ứng xử nói chung trong tình hình hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cho các chủ thể vận dụng hiệu quả vào bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, ứng dụng trong bồi dưỡng, xây dựng, phát triển văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN ở các cơ quan, đơn vị. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
  • 12. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu về văn hoá và văn hoá quân sự * Các công trình nghiên cứu về văn hoá Có một số công trình khoa học trực tiếp nghiên cứu về vấn đề liên quan đến luận án với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, ở các phạm vi khác nhau, trong đó nổi bật là: ý u n về văn ho v nh n c ch Khi nghiên cứu văn hoá và nhân cách trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển, tác giả A.Lunatsaroxki trong “Tại sao kh ng thể tin v o chúa” [43], đã chỉ ra: sự tồn tại trọn vẹn của con người, sự phát triển toàn diện lực lượng sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm cũng như đời sống thể lực của con người - đó là các hiện tượng cơ bản của văn hóa. Tác giả P.N.Phedoxeep, “Văn h a v ạo c” [69], khẳng định: Đối với chủ nghĩa Mác, văn hóa không phải là một hệ thống khép kín các giá trị riêng biệt, đó là một tổng thể các thành tựu vật chất và tinh thần đang phát triển của nhân loại mà trong khuôn khổ các thành tựu đó một phương thức hoạt động thực tiễn - xã hội nhất định của con người trong mỗi thời đại được thực hiện. Tác giả A.G.Egorop trong “Nh n c ch v văn h a trong iều ki n ch nghĩa hội ph t triển” [23], đã luận chứng khá sâu sắc dưới góc độ triết học, xã hội học; chỉ ra sự tương tác chặt chẽ giữa văn hoá và nhân cách; khẳng định: khi nói tới văn hóa không chỉ có ý nói đến các kết quả hoạt động, mà nói đến cả tính chất hoạt động, trong chừng mực nó góp phần phát triển tiềm năng tinh thần của con người và toàn bộ các quan hệ lý luận, kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người với thực tại. Tác giả L.M.Áckhanghenxki, chủ biên “ h nghĩa hội v nh n c ch”[04], tuy không bàn trực tiếp về văn hóa nhưng trong chương VI “nhân cách và văn hóa” đã đưa ra quan niệm và vai trò của văn hóa đối với hình
  • 13. 7 thành nhân cách. Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử tác giả đưa ra quan niệm về văn hóa: “văn h a ược hiểu như c ộ th c hi n c c c ượng ản ch t c a con người trong ọi qu tr nh hoạt ộng hội c a họ, như ột phương th c nh t ịnh c a hoạt ộng ”[04,187]. Tác giả khẳng định: văn hóa là đặc trưng phổ biến của tất cả các mặt hoạt động của con người; mọi khuynh hướng tiên tiến, tiến bộ trong văn hóa đều luôn có tác động tới việc hoàn thiện nhân cách và ngược lại; trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, các yếu tố cơ bản của hệ thống văn hóa đều tham gia vào việc hình thành nhân cách; việc giáo dục hình thành nhân cách đã trở thành chức năng có tính mục đích cực kỳ quan trọng của văn hóa. Tác giả cũng luận giải một cách sâu sắc quan hệ hiện chứng giữa văn hóa và nhân cách “Dưới chủ nghĩa xã hội đang diễn ra quá trình “tiêu dùng văn hóa vì mục đích sản xuất”, tức là đối với nhân cách xã hội chủ nghĩa, tiêu dùng các giá trị văn hóa là phương tiện, là cơ sở để thực hiện nhân cách, để tự sáng tạo văn hóa. Nhân cách xã hội chủ nghĩa vừa là kh ch thể, vừa là ch thể c a hoạt ộng văn h a, còn văn hóa xã hội chủ nghĩa là phương ti n v k t quả c a s ph t triển nh n c ch” [04,198]. Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển, văn hóa thực sự tạo nên nhân cách phát triển toàn diện. Tác giả La Quốc Kiệt, nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, trong “Tu dưỡng ạo c tư tư ng” [36], đã đưa ra quan điểm về nhân cách, giá trị, luận chứng bản chất và sự thống nhất giữa giá trị bản thân và giá trị xã hội trong nhân cách; đặc biệt, đã làm rõ khái niệm “t ch t văn ho ”, coi đó là tố chất cơ sở, nó thẩm thấu và ảnh hưởng rất mạnh đối với sự hình thành, phát triển các tố chất khác. Việc tu dưỡng tố chất văn hoá là điều kiện tiên quyết nhằm hoàn thiện nhân cách ở mỗi người. Tuy nhiên “văn hoá” ở đây chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là “trình độ học vấn”. Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong “ ơ s văn ho Vi t Na ”[78], đã trình bày hệ thống văn hoá Việt Nam theo chiều đồng đại, trong mỗi thành tố,
  • 14. 8 mỗi bộ phận của thành tố được tác giả chú ý xem xét tới tính lịch đại của nó. Ở đó, tiến trình văn hoá Việt Nam được trình bày theo một lôgic nhất quán, bắt đầu từ điều kiện vật chất quy định và định vị văn hoá Việt Nam ở văn hoá nhận thức và văn hoá tổ chức đời sống cộng đồng. Trong nội dung cuốn sách tác giả cũng tập trung phân tích, làm rõ cách ứng xử của người Việt Nam với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; sự giao lưu giữa văn hoá bản địa với các nền văn hoá khác trong quá khứ, và kết thúc bằng việc xem xét cuộc “đối mặt” đang diễn ra giữa văn hoá cổ truyền với nền kinh tế thị trường và sự xâm nhập của văn minh phương Tây hiện đại. Tác giả Nguyễn Văn Huyên, “Văn h a v văn h a chính trị từ cách nhìn ti p c n c a tri t học chính trị c ít” [34], làm rõ phạm trù văn hóa và chính trị; dưới góc độ triết học văn hoá. Tác giả khẳng định: mục tiêu chính trị có nhân văn hay phản nhân văn; hệ thống chính trị, thiết chế chính trị, cơ chế chính trị có khoa học hay không khoa học; phương thức tổ chức và ứng xử chính trị có phù hợp với đạo lý con người, có dân chủ hay không... nói lên văn hoá của nền chính trị. Trên cơ sở đó, đưa ra và phân tích quan niệm: văn ho chính trị ột phương di n c a văn ho , k t tinh to n ộ c c gi trị, phẩ ch t, tr nh ộ, năng c chính trị ược h nh th nh tr n ột nền chính trị nh t ịnh, nhằ th c hi n ợi ích giai c p, d n tộc, cộng ồng phù hợp với u hướng ph t triển - ti n ộ c a hội o i người. Là một phương diện của văn hoá, cho nên văn hoá chính trị là “lát cắt bổ dọc” lịch sử văn hoá theo lĩnh vực hoạt động chính trị. Những bản chất, tính chất, đặc trưng và kết cấu của văn hoá đều có mặt trong văn hoá chính trị. Cái riêng của văn hoá chính trị ở đây chỉ là những bản chất, đặc tính, yếu tố văn hoá đó biểu hiện trong lĩnh vực hoạt động chính trị mà thôi. Cái đặc trưng nhất của văn hoá chính trị là sức sống, sức mạnh của một nền chính trị vươn tới những giá trị cao đẹp, tới xã hội nhân đạo, nhân văn. Tác giả kết luận: văn hoá nói chung, văn hoá chính trị nói riêng vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế -
  • 15. 9 xã hội. Vì vậy, nâng cao văn hoá chính trị là nhu cầu tất yếu và bức xúc của sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Tác giả Trần Ngọc Thêm, “Kh i u n về văn ho ”[79], đã khẳng định văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn ho bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…). Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Tác giả cho rằng, định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh: “V ẽ sinh tồn cũng như c ích c a cuộc s ng, o i người ới s ng tạo v ph t inh ra ng n ng , ch vi t, ạo c, ph p u t, khoa học, t n gi o, văn học, ngh thu t, nh ng c ng c cho sinh hoạt hằng ng về ăn, ặc, v c c phương th c s d ng To n ộ nh ng s ng tạo v ph t inh t c văn h a Văn h a s tổng hợp c a ọi phương th c sinh hoạt cùng với iểu hi n c a n o i người sản sinh ra nhằ thích ng nh ng nhu cầu ời s ng v òi hỏi c a s sinh tồn” [54, 458] là theo nghĩa này. Theo tác giả, mặc dù văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú và phức tạp, với nhiều đặc trưng, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có thể thấy nổi lên bốn đặc trưng cơ bản nhất là tính nhân sinh, tính gi trị, tính h th ng và tính ịch s - đây là những đặc trưng cần và đủ cho phép phân biệt văn hóa với những khái niệm có liên quan.
  • 16. 10 Tác giả Nguyễn Trần Bạt, “Kh i ni v ản ch t c a văn h a”[ChúngTa.com, 13/3/2017], cho rằng, đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng. Mỗi người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của mình. Theo tác giả, văn hóa, nói một cách giản dị: “ nh ng g còn ại sau nh ng chu tr nh ịch s kh c nhau, qua người ta c thể ph n i t ược c c d n tộc với nhau Th ng qua ỗi ột chu k c a s ph t triển, d n tộc tương t c với nh v với nh ng d n tộc kh c, c i còn ại ược gọi ản sắc, ha còn gọi văn h a”. Từ đó khẳng định: văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Đồng thời đi sâu phân tích sự khác biệt và quan hệ giữa các khái niệm: văn hóa và văn minh, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. * Các công trình nghiên cứu về văn hóa quân sự Văn hóa quân sự hình thành từ khi con người biết tổ chức các lực lượng vũ trang để chiến đấu đến ngày nay. Việc nghiên cứu văn hóa quân sự cũng được quan tâm từ rất sớm, nhưng với tư cách là một thuật ngữ khoa học thì mới chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, đến nay văn hóa quân sự vẫn được hiểu và định nghĩa khác nhau tùy vào truyền thống, hoàn cảnh quân sự của mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Tổng cục Chính trị “ hặng ường 5 nă th c hi n cuộc v n ộng d ng i truờng văn ho trong c c ơn vị qu n ội” [86] đã đăng tải tiêu chuẩn đơn vị có môi trường văn hoá tốt, những kinh nghiệm xây dựng môi trường văn hoá ở một số loại hình đơn vị cơ sở thuộc quân khu, quân đoàn, quân chủng. Tác giả Đoàn Mô, chủ nhiệm đề tài “N ng cao ch t ượng hoạt ộng văn ho ơn vị cơ s trong Qu n ội nh n d n Vi t Na hi n na ” [52], luận giải
  • 17. 11 tương đối toàn diện việc tổ chức các hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở trong quân đội. Theo các tác giả, hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở có thể chia thành hai nhóm: nhóm hoạt động thuần văn hoá (hay còn gọi là hoạt động văn hoá) và nhóm hoạt động văn hoá hoá nhằm xây dựng đời sống văn hoá từ các hoạt động của tập thể quân nhân. Tác giả Trần Văn Giàu, “Th n về c u trúc văn h a qu n s Vi t Na ”[24], tác giả chỉ rõ: xuất hiện từ thời đại các vua Hùng, định hình với đầy đủ vóc dáng, phẩm giá, bản lĩnh trong thời đại Hồ Chí Minh, văn hóa quân sự Việt Nam có cấu trúc hết sức phức tạp cả về chiều sâu và diện rộng. Đó là sự dung hợp giữa giá trị văn hóa với giá trị quân sự được biểu hiện ở tất cả các yếu tố cấu thành vòng cộng đồng văn hóa ấy. Theo chiều s u, giá trị văn hóa quân sự hiện diện như một dòng chảy liên tục từ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đến các giá trị văn hóa quân sự đang được sáng tạo theo xu hướng phát triển ngày càng tiên tiến. Cấu trúc văn hóa quân sự theo chiều sâu còn được phân định bởi các yếu tố: tư tưởng - văn hóa; tâm lý - văn hóa; chuẩn mực văn hóa và biểu tượng - văn hóa trong lĩnh vực quân sự. Theo di n rộng, với tư cách một phương diện của đời sống xã hội văn hóa thâm nhập vào tất cả mọi phương diện cùng những hoạt động của con người trong cộng đồng. Chính sự thâm nhập đó làm nảy sinh những hình thái biểu hiện đa dạng của văn hóa quân sự dưới các loại hình văn hóa: chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; huấn luyện, chỉ huy, pháp luật và kỷ luật, chính trị - quân sự, kinh tế, kỹ thuật, ứng xử và giao tiếp, đạo đức, nghệ thuật, thể chất và thẩm mỹ quân sự. Với cấu trúc như vậy, văn hóa quân sự Việt Nam có vai trò đặc biệt trong phát triển phẩm chất, tinh thần của con người quân sự và xây dựng quân đội; xây dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc. Đặc biệt với hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” - giá trị văn hóa đó là sự đan kết những tinh túy nhất của văn hóa quân sự
  • 18. 12 truyền thống của dân tộc trong dòng sông lịch sử Việt Nam với bản chất cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh. Tác giả Trần Văn Giàu, “B n về ản ch t văn h a qu n s Vi t Na ” [25], từ phân tích lịch sử hình thành, phát triển văn hóa quân sự Việt Nam, tác giả khẳng định: ản ch t văn h a qu n s Vi t Na trước h t ược iểu hi n qua tổng thể c c d u n s ng tạo v nh n văn trong tổ ch c cũng như hoạt ộng c a c ượng vũ trang c ch ạng trong s nghi p gi nước c a d n tộc. Theo tác giả, dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, tính đặc thù của văn hóa quân sự Việt Nam vẫn được thể hiện cả trong mục đích, phương thức tiến hành chiến tranh, tính chất xã hội - chính trị và hiệu quả xã hội của nền văn hóa đó tạo ra; vấn đề cốt lõi của văn hóa quân sự Việt Nam là bản chất sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí chân - thiện - mỹ. Từ kết quả phân tích ở các góc độ khác nhau, tác giả kết luận: có thể hiểu văn hóa quân sự Việt Nam là một phạm trù rất rộng, trong đó phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tổ chức quân sự và các hoạt động quân sự; giữa con người quân sự với tổ chức, hoạt động và môi trường quân sự. Tác giả Đoàn Chương, “Văn h a qu n s , văn h a nh giặc v nh giặc c văn h a”[13], theo tác giả, quân sự là một lĩnh vực phức tạp, được cấu thành bởi: tư tưởng, học thuyết quân sự; nghệ thuật quân sự; tổ chức quân sự; kỹ thuật quân sự. Cho nên, nghiên cứu văn hóa quân sự cần phải đi sâu vào các lĩnh vực ấy. Tác giả đã luận giải một cách sâu sắc sự thấm đượm chủ nghĩa nhân văn, giá trị văn hóa trong các lĩnh vực trên của hoạt động quân sự Việt Nam. Từ đó kết luận: chủ nghĩa nhân văn, tính tiến công cách mạng và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là những nét đặc trưng của văn hóa quân sự Việt Nam. Minh chứng cho nhận định trên, tác giả trích lời dạy của Hồ Chí Minh trong khi nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên trường Chính trị trung cấp quân đội ở Việt Bắc 25/10/1951 “Ri ng về c c chú, chính trị iểu hi n ra trong úc nh giặc”. Tác giả nhấn mạnh: chính trị quân sự là vậy, văn hóa quân sự cũng
  • 19. 13 phải như vậy. Văn hóa quân sự với người lính chúng ta - phải là văn hóa đánh giặc và đánh giặc có văn hóa. Tác giả Dương Xuân Đống, “Văn h a qu n s Vi t Na với c ích ch n, thi n, ỹ” [20], tác giả cho rằng, văn hóa quân sự nói chung, đặc biệt là văn hóa quân sự Việt Nam nói riêng, cũng là một loại hình văn hóa. Nó là một chi lưu của dòng sông văn hóa dân tộc Việt Nam. Luận chứng cho nhận định trên, tác giả xem xét động cơ nào buộc phải tiến hành chiến tranh, chiến tranh tiến hành theo phương pháp nào để ít tổn thương nhất đối với nhân dân, đối với kẻ thù đã hạ vũ khí... dưới góc độ văn hóa và chứng minh bằng các cuộc chiến tranh giữ nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Tác giả kết luận: hoạt động đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm ở Việt Nam mang tính nhân văn rõ rệt vì nó luôn luôn hướng tới mục đích chân, thiện, mỹ. Nội dung đó được thể hiện rõ rệt nhất trong nghệ thuật quân sự, bộ mặt rực rỡ nhất của văn hóa quân sự Việt Nam và cũng là nơi tập trung mọi sáng tạo cao nhất về trí tuệ của con người trong chiến tranh chống ngoại xâm. Tác giả khái quát những biểu hiện cụ thể của văn hóa quân sự Việt Nam: văn hóa quân sự Việt Nam luôn luôn thực hiện những cuộc chiến tranh chính nghĩa để giữ nước, không xâm phạm lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào; văn hóa quân sự Việt Nam luôn luôn hướng tới điều lành, né tránh điều dữ, cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất, không cho chiến tranh xảy ra; văn hóa quân sự Việt Nam luôn luôn hướng tới cái đẹp bằng cách đấu tranh kiên cường, kiên quyết giành cho được thắng lợi trong mọi cuộc chống xâm lược, mở đường, đi tới tự do, hạnh phức cho nhân dân. Tác giả Lê Quý Đức, “Một s v n ề ý u n văn h a qu n s ” [22], phân tích quan niệm của một số nhà quân sự, quân sự học nước ngoài và trong nước: David Hogg (Hoa Kỳ), Lâm Kiến Di, Trương Khải Minh (Trung Quốc), Nicola Di Cosmo (Anh), Jock Deacon (Nam Phi), Martin Antonio Balza Teniente (Achentina), các tác giả B ch khoa tri th c qu c phòng toàn dân, Lê
  • 20. 14 Văn Quang, Văn Đức Thanh, Dương Đình Quảng… và khái quát nội dung các quan niệm đó đã đề cập đến. Dựa vào quan điểm mácxít về văn hóa, quan niệm của các nhà nghiên cứu kết hợp với quan điểm nhân loại học để đưa ra quan niệm về văn hóa quân sự: ột ộ ph n văn h a hội - văn h a tổ ch c c ượng vũ trang v u tranh vũ trang - c a ột cộng ồng, qu c gia d n tộc ị chi ph i i ặc iể , tru ền th ng văn h a c a cộng ồng, qu c gia d n tộc , tạo n n ột nền, kiểu, oại văn h a qu n s khác nhau. Tác giả cũng khái quát và phân tích rõ cấu trúc của văn hóa quân sự. Theo tác giả, nếu trừu tượng hóa, tách văn hóa quân sự ra khỏi hệ thống lớn thì nó tồn tại như tiểu hệ thống bao gồm các phân hệ (vi hệ): hệ thống u t ịnh hướng bao gồm triết lý, tư tưởng, học thuyết, đường lối quân sự (yếu tố cốt lõi); hệ thống u t thể ch , thi t ch bao gồm pháp luật, quy chế, quy định, điều lệnh, hệ thống tổ chức lực lượng quân sự từ cao xuống thấp; hệ thống u t ngh thu t, c ng ngh bao gồm nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy tổ chức chiến đấu, huấn luyện… cách thức chế tạo và sử dụng vũ khí, khí tài; hệ thống u t nhân cách bao gồm các phẩm chất nhân cách của người lãnh đạo, chỉ huy và người lính, người tham gia chiến đấu; hệ thống u t ngoại hi n bao gồm các yếu tố biểu hiện như quân kỳ, quân hiệu, quân phục, nghi lễ, truyền thống, di tích, bảo tàng, giai thoại, văn chương, nghệ thuật... Đồng thời tác gủa đưa ra cấu trúc văn hóa quân sự dưới góc độ giá trị gồm hệ thống 5 giá trị tương đương với hệ thống 5 yếu tố của nền văn hóa quân sự: gi trị ịnh hướng, gi trị thể ch , thi t ch , gi trị ngh thu t, c ng ngh , gi trị nh n c ch v gi trị ngoại hi n Tác giả cũng đầu tư làm rõ đặc trưng và chức năng của văn hóa quân sự. Đặc trưng gồm: tính nhân sinh, tính lịch sử, tính hệ thống, tính giá trị, tính dân tộc, tính chính trị. Chức năng gồm: chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh. Tác giả Văn Đức Thanh, chủ biên“Văn h a qu n s Vi t Na , tru ền th ng v hi n ại” [75], tập trung luận giải những khía cạnh bản chất của văn
  • 21. 15 hóa quân sự Việt Nam, đồng thời đưa ra cách tiếp cận văn hóa quân sự dưới góc nhìn truyền thống và hiện đại. Thông qua khảo sát các thời kỳ lịch sử lớn của dân tộc, các tác giả đã khái quát sự thể hiện và phát triển văn hóa quân sự như một dòng chảy không dứt của mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ thời kỳ mở nước cho đến thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, dự báo những nhân tố tác động và đề xuất định hướng, giải pháp phát huy văn hóa quân sự Việt Nam trong tình hình mới. Tác giả Văn Đức Thanh, “Ti p c n ản sắc d n tộc c a văn ho qu n s Vi t Na ” [76], tác giả làm rõ: bản sắc dân tộc của văn hóa và biểu hiện của nó trong văn hóa quân sự; chỉ ra nét tương đồng, nhất quán, liên giá trị giữa bản sắc dân tộc của văn hóa quân sự với bản sắc dân tộc của văn hóa nói chung vừa có những nét riêng phản ánh tính đặc thù của lĩnh vực tổ chức và hoạt động quân sự. Đặc điểm đặc thù của tổ chức và hoạt động quân sự làm nảy sinh những nét đặc trưng độc đáo của văn hóa quân sự. Đó là, sự thống nhất giữa tính mực thước, nghiêm cách của quân sự với tính năng động mềm dẻo của văn hóa; giữa tính vững chắc của trận địa chính trị - tư tưởng với tính phong phú của đời sống tâm hồn quân nhân; tính cộng đồng sâu sắc trong tập thể quân nhân trước ranh giới mỏng manh giữa cái sống và cái chết; tính kết tinh với chất lượng cao của hệ chuẩn chân - thiện - mỹ’ hướng tới tận chân, tận thiện, tận mỹ; tính trí tuệ và hiện đại của phương thức hoạt động. Chính vì vậy, văn hóa quân sự là hệ giá trị kiểm nghiệm sức sống của toàn bộ nền văn hóa dân tộc trong những bối cảnh sống còn, bản sắc dân tộc của văn hóa quân sự đánh dấu trình độ tự chủ, tự lực, tự cường vượt qua thử thách của cả nền văn hóa. Tác giả khẳng định: bản sắc văn hóa quân sự Việt Nam thể hiện như một dòng chảy liên tục cái “gien văn hóa” từ truyền thống tới hiện đại, kết tinh trong ba tiểu hệ cơ bản: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo, nhân văn và nghệ thuật quân sự mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở đó, đưa ra quan niệm bản sắc dân tộc của văn hoá quân sự Việt Nam: là nh ng
  • 22. 16 tinh hoa mang tính riêng, ền v ng và tiêu iểu nả sinh từ ản thân ĩnh v c tổ ch c và hoạt ộng quân s gi nước c a dân tộc, ược hình thành từ hoàn cảnh ịch s , iều ki n và phương th c sinh tồn cơ ản nh t c a dân tộc, ược trao tru ền và không ngừng vun ắp qua các thời ại ịch s , tiêu iểu cho di n ạo văn hoá quân s ặc trưng, tr thành di sản văn hoá và là hạt nhân phát triển văn hoá quân s cũng như nền văn hoá dân tộc Vi t Nam qua các thời ại. Với ý nghĩa đó, tác giả nhấn mạnh việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá nói chung, văn hoá quân sự Việt Nam nói riêng, trở nên cực kỳ quan trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa, “Đẩ ạnh d ng ời s ng văn hóa, tinh thần phong phú, nh ạnh trong Qu n ội”[tapchiqptd.vn, 21/8/2014], khẳng định: văn hóa đã làm cho mỗi đơn vị luôn thắm đượm tình đồng chí, đồng đội, gắn kết chặt chẽ giữa cá nhân với tập thể, góp phần bồi đắp thêm bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, tình cảm, trách nhiệm, tính kỷ luật, tác phong chính quy, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, v.v. Mỗi đơn vị thực sự là cái nôi nuôi dưỡng những giá trị văn hóa, nhân cách quân nhân, bồi đắp phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Trước bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đứng trước cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tác giả cho rằng: xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần tốt đẹp, phong phú, lành mạnh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp: ột , tổ chức tốt việc quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức cho các đối tượng về vị trí, vai trò của Nghị quyết đối với xây dựng nền văn hóa, con người mới nói chung, đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, lành mạnh trong quân đội nói riêng. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự quản lý, điều hành của người chỉ huy đối với xây dựng đời sống văn
  • 23. 17 hóa, tinh thần theo Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI). Ba là, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở theo các mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, làm chuyển biến căn bản đời sống văn hóa, tinh thần của bộ đội. B n , thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động cho phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn; đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa các đơn vị và địa phương nơi đóng quân. Nă , kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động và những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tác giả Phạm Văn Xây, “Biểu tượng Bộ ội Hồ trong văn h a qu n s Vi t Na ” [95], chỉ rõ “Bộ đội Cụ Hồ” - danh hiệu cao quý được nhân dân ghi nhận và tôn vinh đã trở thành biểu tượng của nhân dân. Đó chính là giá trị nhân văn, cao cả của văn hóa quân sự Việt Nam, là sự kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong dựng nước và giữ nước của cha ông; đúc kết những tinh hoa, tập trung những phẩm chất tốt đẹp nhất của một đội quân cách mạng luôn sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ở góc độ văn hóa, “Bộ đội Cụ Hồ” là một biểu tượng văn hóa quân sự điển hình, tiêu biểu và hội tụ nhiều giá trị đặc thù mang bản sắc của văn hóa quân sự Việt Nam. Biểu tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trong văn hóa quân sự Việt Nam sẽ mãi là nội dung cốt lõi, cô đúc nhất của tinh hoa văn hóa dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng thời kỳ mới việc kế thừa, phát huy giá trị văn hóa của biểu tượng “Bộ đội Cụ Hồ” có ý nghĩa to lớn và cấp thiết. Tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa của biểu tượng “Bộ đội Cụ Hồ”. Tác giả Trương Văn Bảy, trong “M i trường văn h a qu n s với vi c ph t triển nh n c ch qu n nh n” [07], tác giả tập trung làm rõ khái niệm nhân cách quân nhân, môi trường văn hóa, môi trường văn hóa quân sự, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của môi trường văn hóa quân sự trong phát triển nhân cách quân nhân: góp phần bồi dưỡng, xây dựng, phát triển những giá trị văn hóa
  • 24. 18 chuẩn mực trong nhân cách quân nhân theo tiêu chí chân, thiện, mỹ; góp phần xác lập các thang giá trị và khuôn mẫu ứng xử của quân nhân trước hoàn cảnh; góp phần xây dựng, củng cố trận địa chính trị tư tưởng, đẩy lùi những tác động tiêu cực, phản văn hóa xâm nhập vào đời sống quân sự. Từ đó, tác giả xác định yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách trong sáng của người quân nhân cách mạng. Tác giả Hà Hán, “Vai trò i trường văn h a qu n s trong gi o d c thanh ni n qu n ội” [28], khẳng định: môi trường văn hóa quân sự là một bộ phận hữu cơ của môi trường văn hóa xã hội, đã và đang phát huy vai trò trong việc xây dựng người quân nhân cách mạng thời kỳ mới và góp phần trực tiếp nâng cao sức mạnh toàn diện của các đơn vị trong toàn quân. Để xây dựng môi trường văn hoá đạo đức quân sự trong sạch, lành mạnh và phát huy được vai trò của nó trong phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội hiện nay, theo tác giả, cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề cơ bản: xây dựng môi trường văn hoá đạo đức quân sự phù hợp hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng đơn vị, phù hợp với đặc điểm nhận thức và yêu cầu về nhiệm vụ của người thanh niên quân đội; xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh toàn diện; quan tâm, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hoá - tinh thần trong từng tập thể đơn vị và cho thanh niên quân đội; xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hoá đạo đức quân sự; tích cực định hướng dư luận tập thể quân nhân; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật trong tập thể quân nhân nói chung và đối với thanh niên quân đội nói riêng. Tác giả Nguyễn Thanh Hải, “Thanh ni n qu n ội trong d ng i trường văn h a ơn vị cơ s ” [29], khẳng định: xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở là một nhiệm vụ rất quan trọng, là trách nhiệm của mọi quân nhân và của các tổ chức, lực lượng, trong đó thanh niên là lực lượng nòng cốt. Tác giả tập trung phân tích, làm rõ biểu hiện vai trò của thanh niên
  • 25. 19 quân đội trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở: thanh niên quân đội là lực lượng xung kích, chủ yếu trong tạo lập các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở; là lực lượng tiên phong về trách nhiệm trong nuôi dưỡng, gìn giữ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các giá trị văn hóa ở đơn vị cơ sở; là lực lượng chủ chốt trong việc phổ biến và quảng bá các giá trị văn hóa quân sự ở đơn vị cơ sở; là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống sự xâm nhập các phản văn hóa, bảo vệ sự trong sạch, lành mạnh của môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở. Tác giả Dương Xuân Đống, “Văn h a qu n s Vi t Na - văn h a gi nước” [21] cuốn sách trình bày các nội dung chủ yếu: văn hóa quân sự Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh giải phóng dân tộc; nội dung về chiến tranh - phương tiện trong văn hóa quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân, tổ chức quân sự, binh khí-kỹ thuật; nội dung về phương pháp trong văn hóa quân sự Việt Nam trong tư tưởng quân sự Việt Nam, nghệ thuật quân sự Việt Nam. Những nội dung đó thể hiện một bức tranh tổng thể về quân sự và văn hóa quân sự Việt Nam từ xưa tới nay. Đặc biệt, tác giả đưa ra quan niệm: văn h a qu n s kh ng phải ột ộ n khoa học về ịch s qu n s , ộ n khoa học về phương ph p h nh ộng qu n s , cũng gọi văn h a học qu n s . Tác giả phân tích và chỉ rõ: nó bao gồm 3 thành tố chính: một là, mối quan hệ giữa con người với đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm trong tương quan lực lượng luôn phải “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”; hai là, từ đó xác định ra phương pháp hành động thích hợp và hiệu quả bằng “chiến tranh nhân dân”; ba là, phương pháp đó được vận dụng sáng tạo, linh hoạt qua thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt. Bởi vậy, nó có một sắc thái riêng, rất độc đáo, không hề giống bất cứ dân tộc nào trên thế giới, trong quá trình đấu tranh vũ trang lâu dài và chiến thắng hầu như gần hết mọi đạo quân xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc”. Quan điểm này xuyên suốt toàn bộ
  • 26. 20 8 chương sách mà cứ liệu nghiên cứu được dẫn trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 1.2. Những nghiên cứu về văn hoá ứng xử và văn hoá ứng xử của quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam * Các công trình nghiên cứu về văn hoá ứng xử Tác giả Nguyễn Thế Hùng, “ ẩ nang ng í qu t trẻ u s ng u” [33], làm rõ khái niệm văn hóa ứng xử: “Th ng s thể hi n tri t ý s ng, c c i s ng, i su nghĩ, i h nh ộng c a ột cộng ồng người trong vi c ng v giải qu t nh ng i quan h gi a con người với t nhi n, với hội từ vi (gia nh) n vĩ (nh n gian) [33,17]. Tác giả cho rằng, cách ứng xử phản ánh trình độ văn hóa của mỗi người, mỗi dân tộc. Văn hóa ứng xử phải được nhìn nhận ít nhất dưới bốn chiều kích của con người: quan hệ với tự nhiên - chiều cao; quan hệ với xã hội - chiều rộng; quan hệ với chính mình - chiều sâu; quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau - chiều lịch sử. Tác giả tập trung phân tích bản chất của văn hóa ứng xử, gồm: chữ tâm và nhẫn. Theo tác giả, tâm là đạo đức, tâm đẹp là đạo đức tốt, còn gọi là tâm thanh tịnh, trong sạch. Tâm thanh tịnh là ba không: tham, sân, si, ba có: bi, trí, dũng. Nhẫn là sự nhẫn nhịn, nhường nhịn, nhận phần thiệt về mình. Nhẫn là bí quyết của thành công, là trọn vẹn đạo nghĩa trên đời. Đặc biệt tác giả đã phân tích làm rõ những biểu hiện của văn hóa ứng xử qua hai hình thái: văn hóa nói và văn hóa hành động. Tác giả chỉ rõ, văn hóa nói rất quan trọng, nói năng thể hiện tư duy, suy nghĩ, tình cảm, ý thức, phẩm cách. Qua ngôn ngữ nói, con người bộc lộ toàn bộ bản chất, nhân cách, đạo đức cũng như tri thức, trí tuệ. Văn hóa nói bao gồm bốn cách nói: bằng miệng, bằng mắt, bằng tay và bằng chữ. Văn hóa hành động thể hiện qua động tác, tác phong, hành vi, phong tục, lễ nghi. Văn hóa hành động bao gồm: văn hóa ngồi, văn hóa đứng, văn hóa đi, văn hóa mặc, văn hóa ăn, uống, văn hóa giao tiếp cộng đồng, văn hóa giới tính… Tác giả cũng chỉ ra và phân tích bí quyết thành công trong
  • 27. 21 ứng xử: biết người biết ta, trăm trận trăm thắng; biết tôn trọng nhân cách những người tiếp xúc với ta; biết khen, biết khích lệ người khác; luôn giữ nụ cười trên môi và giọng nói ngọt ngào; hãy quan tâm và lo lắng cho người khác. Từ đó kết luận con người là chủ thể tinh thần của xã hội. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội được liên kết bởi nhiều chủ thể tốt đẹp, sống có văn hóa, có phẩm chất, đạo đức, tư cách. Nếu chúng ta thường xuyên ý thức trong mọi hành vi, lời nói, ứng xử thì chắc chắn chúng ta sẽ trở thành những công dân tốt, những người có văn hóa. Tác giả Tạ Ngọc Ái, “Giao ti p th ng inh v t i ng ”[Thư viện sách online: ebook.vn], trình bày một cách hệ thống các cách thức ứng xử trong những quan hệ giao tiếp cụ thể diễn ra trong thực tiễn. Xuyên suốt toàn bộ nội dung cuốn sách, tác giả tập trung chứng minh bằng những dẫn chứng, ví dụ cụ thể, thực tế làm rõ tầm quan trọng của tài ăn nói trong ứng xử, giao tiếp. Ngay trong lời nói đầu của cuốn sách, tác giả đã khẳng định: cách xã giao và tài ăn nói là bảo bối thành công lớn nhất. Tác giả cũng nhấn mạnh đến các yếu tố có ý nghĩa quyết định giao tiếp, ứng xử thành công: sức hấp dẫn của nhân cách trong giao tiếp xã hội, giao tiếp bằng tấm lòng, trung thực trong giao tiếp. Cuối cùng tác giả kết luận: thời đại ngày nay là thời đại cạnh tranh, giao tiếp xã hội là một khâu hết sức quan trọng, thậm chí còn là khâu quyết định. Tác giả Nguyễn Viết Chức, chủ biên “Văn h a ng c a người H Nội với i trường thi n nhi n” [12], các tác giả xác định khái niệm văn hóa ứng xử “gồ c ch th c quan h , th i ộ v h nh ộng c a ỗi người i với i trường thi n nhi n, i với i trường hội v i với người kh c” [12, 54]. Song, đây là công trình tập trung làm rõ văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên, cho nên hai chiều quan hệ với xã hội và với bản thân con người không phải là đối tượng nghiên cứu. Theo đó, tập thể tác giả công trình đi sâu phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa môi trường thiên nhiên và văn hóa ứng xử đối với môi trường thiên nhiên của người Hà Nội, từ truyền thống đến hiện đại. Trước thách thức của toàn cầu
  • 28. 22 hóa trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tác giả đã đề xuất một số phương hướng, quan điểm, giải pháp và điều kiện xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên. Tác giả Phan Quang Long, “ Văn h a ng c a người H Nội trong thời k ổi ới hi n na ”[Tailieumienphi.vn/doc/ung-xu-su-pham-8zrttq.html], trên cơ sở phân tích các hàm nghĩa của văn hóa ứng xử, tác giả quan niệm: “Văn h a ng h th ng th i ộ, khu n ẫu, kỹ năng ng c a c nh n v cộng ồng người trong i quan h với i trường thi n nhi n, hội v ản th n, d a tr n nh ng chuẩn c hội, nhằ ảo tồn, ph t triển cuộc s ng c nh n v cộng ồng người hướng n c i úng, c i t t, c i ẹp” .Theo đó, tác giả xác định khái niệm: “X d ng văn h a ng khơi d , t n d ng, ph t triển c c u t tích c c, ti n ộ, h u ích trong qu tr nh h nh th nh văn h a ng ; ồng thời phải hạn ch , khắc ph c nh ng u t ti u c c cản tr qu tr nh h nh th nh văn h a ng phù hợp với c ti u d ng nền văn h a Vi t Na ti n ti n, ản sắc d n tộc” và chỉ rõ thực chất xây dựng văn hóa ứng xử là thực hiện các biện pháp tư tưởng, chính trị, văn hóa, quản lý và cả kinh tế, nhằm khơi dây, phát triển các thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử có văn hóa của các hành vi ứng xử, đồng thời phải có những chế tài hạn chế, loại bỏ những lối ứng xử phi văn hóa, phản văn hóa. Tác giả tập trung phân tích đặc điểm, vai trò xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới. Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay một cách toàn diện cả kết quả và hạn chế trên tất cả các mặt của người dân đô thị và người dân nông thôn ngoại thành Hà Nội: về thái độ ứng xử; cách thức ứng xử với môi trường thiên nhiên; cách thức ứng xử trong ăn, mặc, ở, đi lại và sử dụng thời gian rỗi; cách thức ứng xử với bản thân; quan hệ ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, người lớn tuổi và nơi công cộng; Cách thức tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử với những dẫn chứng và số liệu phong phú. Tác giả
  • 29. 23 cũng chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay: về nhận thức, về triển khai thực hiện, về biểu dương khen thưởng và xử phạt hành chính... Trên cơ sở đó, xác định yêu cầu và đề ra những giải pháp tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử cho người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Nội dung các yêu cầu tập trung vào việc từng bước hoàn thiện tiêu chí chung về những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội và thúc đẩy cụ thể hoá chuẩn mực văn hoá của các ngành, đoàn thể; hoàn thiện các mô hình văn hoá; cần đặc biệt chú trọng vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vấn đề Văn hoá Đảng, xây dựng Văn hoá Đảng; xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các ngành, đoàn thể... Các giải pháp tập trung vào đổi mới, đa dạng hoá các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, nhận thức về văn hoá ứng xử; phối hợp các phong trào văn hóa trong cuộc vận động Thủ đô đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; tạo môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh thúc đẩy việc hình thành nếp ứng xử có văn hoá; ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tác giả Vũ Anh Tuấn, “H nh th nh kỹ năng ng trong giao ti p” [Tạp chí Tâm lý học, số 3(72), 3-2005], theo tác giả, ứng xử và giao tiếp là hai hoạt động của con người trong một quá trình tiếp xúc - thực hiện các mối quan hệ xã hội. Trên cơ sở các quan điểm của Watson và Skinner, tác giả phân tích làm rõ khái niệm ứng xử: ứng xử là một từ ghép của hai từ đơn có nghĩa “ứng” và “xử”… Tác giả cho rằng, xã hội hình thành từ các mối quan hệ, liên quan hệ của con người, trong đó ứng xử để đạt mục đích khi giao tiếp trở thành phương tiện, công cụ căn bản nhất cho sự phát triển. Ứng xử chịu sự quy định của tri thức, kinh nghiệm, các đặc điểm nhân cách và vị trí xã hội của mỗi người. Còn giao tiếp, là quá trình hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa con người với nhau, trong đó bao gồm các quá trình trao đổi thông tin, tri giác, nhận thức về nhau và quá trình ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Từ đó kết luận: để hình thành
  • 30. 24 kỹ năng ứng xử trong hoạt động giao tiếp, cần phân biệt giữa ứng xử và giao tiếp nhằm hướng tới nắm bắt tâm lý đối tượng giao tiếp, thực hiện có hiệu quả mục đích giao tiếp. Các chủ thể giao tiếp cần rèn luyện kỹ năng ứng xử để chủ động và tạo được sự thống nhất cao trong quá trình giao tiếp. Tác giả Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Văn Hộ, “Ứng sư phạ ”[Đại học Quốc gia Hà Nội, Tailieumienphi.vn/doc/ung-xu-su-pham-8zrttq.html], để thực hiện mục tiêu chủ yếu làm sáng tỏ bản chất của ứng xử trong giao tiếp giữa thày và trò ở nhà trường phổ thông trung học trong hoạt động giáo dục và giáo dưỡng của nhà trường, các tác giả đi sâu phân tích làm rõ khái niệm về giao tiếp, khái niệm về ứng xử làm cơ sở xây dựng khái niệm về ứng xử sư phạm. Theo các tác giả, “Ứng sư phạ ột dạng hoạt ộng giao ti p gi a nh ng người c ng t c gi o d c v ược gi o d c trong nh trường nhằ giải qu t c c t nh hu ng nả sinh trong hoạt ộng gi o d c v gi o dưỡng” [tr.9], đồng thời chỉ rõ: các ứng xử sư phạm được thực hiện trong các quan hệ qua lại giữa giáo viên với học sinh hoặc tập thể học sinh, chịu sự quy định và điều tiết của những chuẩn mực xã hội, quy chế, nội quy của các chủ thể và cơ quan giáo dục ấn định mà giáo viên hoặc học sinh có trách nhiệm thi hành; trình độ nhận thức, kinh nghiệm và hệ thống tri thức, kỹ năng cần cho mục đích và nội dung ứng xử; thái độ giữa chủ thể và đối tượng ứng xử. Hoạt động ứng xử có được là nhờ ở sự xuất hiện các tình huống trong hoạt động giáo dục. Các tác giả cũng phân tích làm rõ các chức năng ứng xử sư phạm; ứng xử sư phạm với tư cách là một hoạt động; ứng xử sư phạm là một quá trình; quy trình ứng xử sư phạm… Tác giả Hà Bình, trong “Tạo h nh ảnh vi n ch c trẻ ng văn ho ” [08], chỉ rõ: văn hoá ứng xử là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn hoá của một cơ quan, tổ chức, cá nhân; là một trong những thước đo đặc biệt để đánh giá giá trị của cá nhân hay cộng đồng. Trước hiện tượng có khá nhiều cán bộ trẻ thiếu văn hoá trong ứng xử, giao tiếp với người dân làm xấu đi hình ảnh người
  • 31. 25 cán bộ, đảng viên, đoàn viên cộng sản, giảm uy tín của cơ quan nhà nước, cho nên xây dựng hình ảnh viên chức sống đẹp và có văn hoá là điều cấp thiết. Tác giả Đoàn Trọng Thiều, “Gi o d c văn ho giao ti p trong nh trường: gi o d c c i t , c i ẹp” [81], cho rằng: giáo dục văn hoá giao tiếp có nhiều giải pháp, nhưng các giải pháp quan trọng nhất là: giáo dục về cái tâm, làm cho mọi người có cái tâm trong sáng, lương thiện. Người có cái tâm tốt là người có cái nhìn nhân hậu đối với con người, mong mọi người được tốt hơn, người xấu trở thành tốt, người tốt trở nên tốt hơn. Lương tâm trong sáng là chiếc gương soi để mọi người tự kiểm tra sự trong sáng trong hành vi giao tiếp của mình. Giáo dục về cái đẹp, vì văn hóa gắn liền với cái đẹp, cái tốt gắn liền với cái đẹp. Có được cái tâm tốt, có được quan niệm về cái đẹp đúng, người ta sẽ có hành vi ứng xử văn hóa đúng, đẹp. Xây dựng các nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc giao tiếp là nơi thể hiện cái tâm và cái đẹp trong quan hệ giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Các mối quan hệ giao tiếp sẽ tốt khi những người tham gia vào quá trình đó có lương tâm trong sáng, hiểu biết về cái đẹp và nắm được nguyên tắc giao tiếp. Tác giả Khánh Linh,“Ti p i n nghịch trong văn h a ng ”[Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 12.3.2011], bài viết cho rằng, về quy luật, văn hóa thường tồn tại theo chiều tiếp biến. Nếu tiếp biến theo hướng phát triển thì đó là tiếp biến thuận và ngược lại là tiếp biến nghịch. Ở Việt Nam, lý thuyết xây dựng nền văn hóa a dạng trong th ng nh t trên thực tế đang chịu quá nhiều áp lực, diện mạo văn hóa đã và sẽ tiếp tục xuất hiện một số tiếp biến nghịch, cảnh báo dấu hiệu không bình thường trong đời sống xã hội. Tác giả phân tích, chỉ ra một số lưu ý: về cả úc, theo tác giả người Việt Nam đang có biểu hiện gia tăng sự vô cảm ở nhiều thế hệ đương đại. Người ta lao vào làm việc và kiếm tiền, thời gian dành để quan tâm đến nhau đang khan hiếm dần; con người vô cảm ngoảnh mặt với thiên nhiên một cách đáng sợ. Về t trọng, vô cảm với thiên nhiên và cộng đồng là trở mặt lại với tồn tại. Đó là điều đáng sợ
  • 32. 26 nhưng đáng sợ hơn là sự vô cảm với chính mình. Vô cảm với chính mình thực chất là quá trình đánh mất bản thân khi lòng tự trọng đã chết. Hiện nay, quanh câu chuyện phiếm ta vẫn thường nghe và được biết không ít kẻ được gọi là sếp thiếu tự trọng đến mức cuối năm quên cả mồ hôi của thuộc cấp, dành hết các danh hiệu thi đua cho riêng mình… Về d c vọng, có những dục vọng tầm thường đến đê hèn đã loang lổ trong nhiều lớp người ở nhiều môi trường khác nhau. Có hay không chỉ vì giành nhau chức tước mà cán bộ đảng viên không từ thủ đoạn nào để triệt hạ nhau? Tại sao thầy giáo mang sứ mệnh thiêng liêng đến vậy lại ép học sinh đang tuổi vị thành niên của mình quan hệ tình dục?... Về danh ti ng, trong truyền thống người hiền tài đức độ không ai đi quảng danh mà danh tựa hương cứ tự nhiên phát tán... Bây giờ đọc báo hàng ngày thấy hoa cả mắt về công nghệ lăng xê nghệ sỹ, thấy chóng cả mặt về bệnh háo danh, hình thức, thành tích giả, bằng cấp giả, huân chương giả. Háo danh và chuộng hình thức ngày càng trở thành căn bệnh trầm kha trong xã hội. Tác giả kết luận: chúng ta đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực và công sức để nói về việc xây dựng nền văn hóa mới nhưng xem ra không ít tổ chức và cá nhân đang vin vào cớ tập trung đầu tư phát triển kinh tế để xem nhẹ sự nghiệp văn hóa. Thực trạng này sẽ để lại hậu quả khôn lường mà chúng ta đã và con cháu sẽ tiếp tục phải trả giá. Tác giả Hồ Sĩ Vịnh, “Văn h a ng , n i th nh ng iều cần n i” [96], điểm qua cách ứng xử truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử, bài viết chỉ rõ: con người thoát thai từ thiên nhiên, nhờ thiên nhiên mà sống và lao động, phát triển, thế mà con người lại đang tâm phá hoại rừng, biển, có lúc lại tự hào coi mình đã chinh phục được thiên nhiên. Chứng minh cho nhận định trên, tác giả nêu ra các hiện tượng thực tế đáng báo động đỏ: trước h t về ứng xử với môi trường tự nhiên, các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề, tình trạng ô nhiễm nước, không khí, đất đai trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Người dân bức xúc kêu cứu tình trạng cuộc sống
  • 33. 27 bị đe dọa…, ấy thế mà phía chủ thể gây tai họa lại bình chân như vại, thậm chí là vô cảm, coi như vô can. Th hai, văn hóa ứng xử của cá nhân đối với xã hội: cách ứng xử vô văn hóa của một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông đã dẫn đến tình trạng không ai nhường ai, đổi lỗi cho nhau, thiếu ý thức tự giác khi mình có lỗi, không tôn trọng số đông nghiêm chỉnh, coi thường kỷ cương đường phố. Một thực trạng khác để lại hậu quả xấu lâu dài, nghiêm trọng trong xã hội là nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công. Thực trạng đó đã xô đẩy một bộ phận cán bộ đương chức biến thành những con người có tâm lý căng thẳng, lo lắng, bất an, sống thiên về lý trí, vô cảm, lạnh lùng trong giao tiếp, làm nghiêng lệch nhu cầu văn hóa của con người. Theo tác giả, nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do cơ chế lỏng lẻo, thực thi pháp luật thiếu nghiêm minh, trong đó nổi lên cơ chế kiểm tra, kiểm soát chống tham nhũng lại nằm trong bộ máy đảng, chính quyền. Tác giả Lê Thi, “Văn h a ng c a người Vi t Na hi n na ”[80], bài viết tập trung phân tích cách ứng xử có văn hóa hay văn hóa ứng xử của người Việt Nam hiện nay qua câu tục ngữ dân gian “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trong bài viết, tác giả đưa ra quan niệm: “ ch ng c văn h a thể hi n s hiểu i t về c c phong t c, t p qu n c a ời s ng hội nơi nh sinh s ng Người c c ch ng úng ắn ( ược gi o d c, hướng dẫn) phải tu n theo nh ng chuẩn c nh t ịnh, h nh ộng theo ột s qu ước v u cầu ược ọi người coi thích hợp nh t huẩn c, qu ước chính nội dung c a c ch ng c văn h a, ược thể hi n qua phép ịch s trong giao ti p h ng ng , gi a c nh n v cộng ồng hội” Tác giả cũng chỉ rõ các dấu hiệu đặc trưng của cách ứng xử có văn hóa. Tiếp đó, tác giả trình bày một cách khái quát cách ứng xử có văn hóa trong giao tiếp của người Việt Nam hiện nay. Đó là những biểu hiện tốt đẹp của lối sống chung, của ý thức tôn trọng lẫn nhau, là sự trao đổi cân bằng và sự quan tâm giữa người với người trong gia đình và ngoài cộng đồng xã hội. Cách ứng xử có tình, có
  • 34. 28 nghĩa là phù hợp với phong cách, lối sống của người Việt Nam. Mối quan hệ giữa người với người trở nên đẹp đẽ, nhẹ nhàng hơn, từ thái độ tôn trọng người khác, biết người biết ta. Tác giả Tô Lan Phương, “H nh vi ng văn h a trong giới trẻ” [71], cho rằng, h nh vi ng văn h a c a tuổi trẻ ược coi c c gi trị văn h a, ạo c, thẩ ỹ c a ỗi c nh n ược thể hi n th ng qua th i ộ, h nh vi, c chỉ, ời n i c a ỗi c nh n . Tác giả đánh giá: tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giới trẻ ngày nay phần đông đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi, vươn lên, sống có hoài bão, lý tưởng rõ ràng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận trong giới trẻ có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Ðối với bản thân họ không có ý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm... Ðây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống văn hóa dân tộc. Cho nên, theo tác giả, trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Việc giáo dục hành vi ứng xử văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức, cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại. Tác giả Sương Lam, “Văn h a ng c a giới trẻ” [65], tác giả cho rằng: Bên cạnh những cái “được” dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn “thiếu văn hóa” một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe “Thanh niên là rường cột của nước nhà”, là “hy vọng của quốc gia” và nhiều nữa. Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu, với
  • 35. 29 một thế hệ trẻ thừa-kiến-thức nhưng lại thiếu-văn-hóa như thế nhỉ? Tác giả dẫn chứng, việc các bạn trẻ chửi thề, nói tục có vẻ như không còn thuốc chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen mất rồi. Và, có lẽ là để chứng tỏ sự... sang trọng, sành điệu, đẳng cấp của mình, các bạn đã chửi thề bằng cả tiếng ngoại quốc. Trên những chatroom, forum trực tuyến vẫn nhan nhản những lời lẽ cục súc, miệt thị lẫn nhau… Tác giả Xuân Phương, “Văn h a ng c a kh ng ít người trẻ “c v n ề” [70], luận chứng cho đề tài bài viết tác giả trích dẫn nhận xét của các chuyên gia tâm lý: Theo PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, có một bộ phận người trẻ ngày càng hung hãn, sẵn sàng giải quyết mọi mâu thuẫn bằng nắm đấm. “Họ muốn giành phần thắng trong các cuộc tranh cãi, vì muốn chứng minh bản lĩnh bản thân, họ đã để “cái tay nhanh hơn cái đầu”, thể hiện ra ngoài những biểu hiện hung tính, dễ dàng chọn bạo lực là kiểu hành xử, dẫn đến những hậu quả đáng buồn” và “Nhìn ở góc độ xa hơn, văn hóa ứng xử cộng đồng và ứng xử với con người của một bộ phận người trẻ thực sự có vấn đề”. Tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Văn hóa ứng xử của không ít người trẻ hiện nay đang có vấn đề, họ thực hiện các hành vi trong văn hóa ứng xử không chuẩn mực, hơi lệch lạc”. Nhiều biểu hiện về văn hóa ứng xử lệch lạc của người trẻ đã và đang diễn ra hằng ngày. Họ không đặt đúng vai trò, vị trí của bản thân, luôn xem mình là số 1, là duy nhất, người khác thua mình. Một số người trẻ thể hiện bản thân đi ngược lại những chuẩn mực của xã hội, luôn muốn “lấy số, lấy má” với người khác. Họ coi như vậy là “anh hùng” hơn người. Muốn chứng tỏ bản thân, họ “ăn thua đủ”, sẵn sàng lao vào các cuộc ẩu đả, muốn có kiểu thời trang khác người, tham gia đua xe, ăn chơi trác táng…
  • 36. 30 * Các công trình nghiên cứu về văn hoá ứng xử quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam Tác giả Đoàn Chương, trong “Văn h a chỉ hu v văn h a nh ạo” [14], tác giả khẳng định, văn hóa chỉ huy và văn hóa lãnh đạo là những yếu tố không thể thiếu của văn hóa quân sự Việt Nam. Tuy không trực tiếp bàn về văn hóa ứng xử, nhưng nội dung luận giải làm rõ chức năng, nhiệm vụ của người chỉ huy, người chính ủy, chính trị viên; quan hệ giữa cấp ủy và người chỉ huy; giữa người chỉ huy với chính ủy, chính trị viên trong thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên đã thể hiện rõ văn hóa ứng xử của người chỉ huy và người chính ủy, chính trị viên. Theo tác giả, văn hóa chỉ huy đòi hỏi người chỉ huy xử lý đúng đắn hai mối quan hệ: quan hệ giữa đảng ủy và người chỉ huy là quan hệ giữa tập thể và cá nhân, quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng. Còn quan hệ giữa người chỉ huy và người chính ủy, chính trị viên là quan hệ phối hợp giữa công tác quân sự với công tác chính trị dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của đảng ủy. Khéo kết hợp, giải quyết đúng đắn hai mối quan hệ này sẽ tạo nên phong cách chỉ huy, lãnh đạo có văn hóa. Tác giả kết luận: xây dựng văn hóa lãnh đạo và văn hóa chỉ huy tốt đẹp và kết hợp hài hòa với nhau sẽ phát huy mạnh mẽ hiệu lực của cơ chế lãnh đạo và chỉ huy của quân đội ta. Tác giả Vũ Đăng Hiến, trong “Gi g n nét ẹp văn h a qu n s Vi t Na ” [30], tuy không trực tiếp bàn về văn hóa ứng xử của quân nhân, nhưng tác giả đã đề cập đến nét đẹp văn hóa quân sự Việt Nam được thể hiện ở phong cách giao tiếp và ứng xử của mọi quân nhân trong sinh hoạt, huấn luyện và chiến đấu. Theo tác giả, văn hóa ứng xử giao tiếp là trình độ phát triển cao và là một bộ phận quan trọng cấu thành văn hóa dân tộc Việt Nam. Văn hóa ứng xử và giao tiếp trong hoạt động quân sự là sự hội tụ và tiếp nối những giá trị văn hóa dân tộc và thời đại, thể hiện sự sáng tạo, thông minh trong vận dụng tri thức khoa học, không chỉ trong quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các quân nhân với nhau mà còn thể hiện trong quan hệ với mọi tầng lớp
  • 37. 31 trong xã hội. Trong chiến đấu, khi kẻ thù thất bại, quy hàng, chúng ta vẫn tỏ thái độ khoan dung mở đường hiếu sinh, đó là nét đẹp truyền thống văn hóa quân sự Việt Nam. Tác giả Nguyễn Tú, Minh Thu, “ hi n sĩ n i ời ha , n p s ng ẹp” [88], chỉ ra tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, xây dựng văn hoá ứng xử cho thanh niên, chiến sĩ phù hợp với môi trường quân đội không chỉ góp phần xây dựng môi trường văn hoá trong đơn vị mà còn giúp họ phát triển toàn diện, đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời các tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên, chiến sĩ; đặc biệt nhấn mạnh các nhà trường quân đội cần đưa vào giảng dạy ngoại khoá nội dung ứng xử trong giao tiếp để các sĩ quan trẻ sau khi ra trường có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong ứng xử, uốn nắn chiến sĩ thực hiện nếp sống chính quy, văn hoá. Tác giả Đào Huy Tín, chủ nhiệm đề tài Tổng cục Chính trị“Bồi dưỡng văn h a ng cho học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội trong nh trường qu n ội hi n na ” [82], tập thể tác giả cho rằng: “văn ho ng c a học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội th i ộ, h nh vi ng c a người học vi n trong giải qu t c c i quan h với hội, với ản th n v ch c tr ch, nhi v theo nh ng gi trị, chuẩn c văn ho p ng c ti u, u cầu o tạo” [78, 16]. Các tác giả tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm, biểu hiện văn hóa ứng xử của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội và chỉ rõ: văn hoá ứng xử của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội vừa có điểm chung, thống nhất vừa có nét đặc thù so với văn hoá ứng xử của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta. Nét đặc thù văn hoá ứng xử của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội là mọi giá trị, chuẩn mực văn hoá phải gắn với đặc điểm, cương vị, chức trách người học viên và mục tiêu đào tạo. Xây dựng khái niệm:“Bồi dưỡng văn ho ng cho học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội trong nh trường qu n ội qu tr nh t c ộng c ý th c c a c c ch thể nhằ trang ị v n ng n ột tr nh ộ
  • 38. 32 ới th i ộ, h nh vi ng c a người học vi n trong giải qu t c c i quan h với hội, với ản th n v ch c tr ch, nhi v theo nh ng gi trị, chuẩn c văn ho p ng c ti u, u cầu o tạo” [82, 32] và đi sâu phân tích làm rõ thực chất, xác định những tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội hiện nay một cách toàn diện, cụ thể cả ưu điểm và hạn chế trên các mặt: nhận thức của các chủ thể về mục tiêu, vị trí, vai trò bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xác định và sử dụng những nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội của các chủ thể; động cơ, trách nhiệm trong tự bồi dưỡng, rèn luyện văn hoá ứng xử học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; trình độ văn hoá ứng xử của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội. Đề tài cũng chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và rút ra những bài học kinh nghiệm trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội. Đề tài dự báo những yếu tố tác động, xác định những yêu cầu bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội hiện nay. Các yêu cầu bám sát vào đặc điểm, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo đội ngũ sĩ quan cấp phân đội và chức trách, nhiệm vụ tương lai của học viên. Để bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, yêu cầu xây dựng quân đội về văn hóa cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản: thống nhất nhận thức, trách nhiệm và hoàn thiện cơ chế phối hợp các chủ thể trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên; nâng cao chất lượng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho học viên; xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh ở các nhà trường quân đội hiện nay.
  • 39. 33 Tác giả Đào Huy Tín, “Đặc trưng văn h a ng c a học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội nh trường qu n ội hi n na ”[Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự, số 2 (3), tháng 3&4/2012], đưa ra khái niệm:“Văn ho ng c a học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội th i ộ, h nh vi ng c a họ trong c c i quan h với hội, với ản th n theo nh ng gi trị, chuẩn c văn ho p ng c ti u, u cầu o tạo”. Trên cơ sở đó, phân tích và khẳng định: văn hoá ứng xử của học viên có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ tạo nên vẻ đẹp của bản thân họ, mà còn phản ánh bản sắc văn hoá của dân tộc, quân đội. Văn hoá ứng xử của học viên có những cấp độ khác nhau, nhưng nói chung bắt đầu từ cách ứng xử tử tế, lòng chân thành, tôn trọng đối với nhau, khiêm tốn, giản dị, trung thực, thấm đẫm tình người trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt hàng ngày. Nó mang lại giá trị to lớn đối với mỗi học viên, với quân đội và xã hội. Đồng thời chỉ rõ, sống, học tập, rèn luyện trong môi trường văn hoá quân sự ở nhà trường quân đội, học viên tham gia vào các mối quan hệ đa dạng, phong phú. Mỗi mối quan hệ đòi hỏi người học viên phải có thái độ, hành vi ứng xử theo những giá trị, chuẩn mực văn hoá quân sự và xã hội. Nó vừa có đặc trưng chung, thống nhất với văn hoá ứng xử của mọi cán bộ, chiến sĩ quân đội ta vừa có đặc trưng riêng. Đó là, ng tr n tinh thần gi c ngộ s u sắc c ti u, ý tư ng c ch ạng; ng theo iều nh, ễ ti t t c phong qu n nh n; ng với tinh thần cầu ti n ể ạt tr nh ộ học v n v chu n n qu n s theo c ti u o tạo Nét riêng văn hoá ứng xử của họ là thái độ, hành vi ứng xử theo các giá trị, chuẩn mực văn hoá luôn gắn với đặc điểm, mục tiêu đào tạo và cương vị, chức trách đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ra trường. Tác giả Phạm Đức Thuận, “B n về nội dung, h nh th c ồi dưỡng văn h a ng cho học vi n o tạo sĩ quan c p ph n ội hi n na ”[Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự, số 3 (4), tháng 5&6/2012], khẳng định: sự trưởng thành về văn hóa ứng xử của học viên đòa tạo sĩ quan cấp phân đội là quá trình phức tạp và là hệ quả của nhiều yếu tố, trong đó các hoạt động giáo dục,
  • 40. 34 bồi dưỡng ở nhà trường có vai trò quan trọng. Theo tác giả, để nâng cao trình độ văn hóa ứng xử cho học viên đòi hỏi các nhà trường phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó xác định đúng nội dung, hình thức bồi dưỡng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Thứ nhất, nội dung bồi dưỡng phải bảo đảm toàn diện và sát mục tiêu đào tạo. Là những sĩ quan tương lai, văn hóa ứng xử của họ phải được hình thành trên nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, truyền thống quân đội, truyền thống, mục tiêu yêu cầu đào tạo của mỗi trường. Thứ hai, xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Với tính cách vừa là cơ sở đào tạo, vừa là đơn vị quân đội việc bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên các nhà trường cần vận dụng tổng hợp các hình thức, phương pháp như: coi trọng việc bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho học viên thông qua các hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học; hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, thực hành, thực tập, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; sinh hoạt chính trị tinh thần, thi tìm hiểu, thi tuyên truyền viên trẻ, diễn đàn thanh niên với các chủ đề về văn hóa và văn hóa ứng xử; thực hiện các phong trào thi đua lớp học, tuần, tháng văn hóa, hoạt động giao lưu kết nghĩa với các đơn vị, nhân dân địa phương nơi đóng quân, hoạt động tình nguyện… Đẩy mạnh quá trình tự học, tự bồi dưỡng văn hóa ứng xử của học viên. Tác giả Nguyễn Văn Hải, “Vẻ ẹp chính qu ” [Quân đội nhân dân - Online, 04/08/2014], trong khi làm rõ khái niệm chính quy và những biểu hiện của nếp sống chính quy tác giả đã đề cập đến cách ứng xử của quân nhân. Trong giao tiếp là sự tinh tế, nhã nhặn, gặp đồng chí, đồng đội chào hỏi đúng điều lệnh, điều lệ; biết ứng xử theo đạo lý “trên kính dưới nhường”, giữ gìn đoàn kết nội bộ. Trong sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên duy trì nội vụ gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ, làm việc có khoa học, thực hiện giờ nào việc ấy. Trong công tác, hiểu rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình, thấu suốt nhiệm vụ được phân công, quán triệt và thể hiện đúng phương châm “Làm việc theo
  • 41. 35 chức trách, hành động theo điều lệnh”. Dù ở đâu, làm gì, trên cương vị nào, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều thể hiện ý thức kỷ luật “Quân lệnh như sơn”, “Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”. Theo tác giả, việc thực hiện nếp sống chính quy không đơn giản chỉ là một phương pháp, biện pháp hành chính quân sự thuần túy nhằm xây dựng những quân nhân tuân thủ, chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, quy định của quân đội; mà sâu xa hơn, đó còn là một giải pháp quan trọng trong việc góp phần hình thành văn hóa ứng xử của quân nhân. Từ đó tác giả khẳng định: một quân đội thực hiện tốt nếp sống chính quy là một quân đội có văn hóa; một quân nhân chấp hành đầy đủ, đều đặn các chế độ, nền nếp chính quy là một quân nhân có văn hóa. Tác giả Lê Văn, “Văn h a trong giao ti p - ng , nét ẹp tru ền th ng c a người qu n nh n c ch ạng”[Trung tâm phát triển giáo dục và truyền thông, 26/12/2016], nội dung bài viết chỉ rõ: trong những đặc tính mang đậm nhất sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội thì thế ứng xử là nét văn hoa tinh tế nhất, nét văn hóa này được biểu hiện cô đọng và đúc kết trong văn hóa dân gian của dân tộc Việt. Văn hoá ứng xử cũng như cách ứng xử có văn hoá được hình thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng xử trong gia đình, trong họ mạc, làng xã, giữa các dòng họ, giữa các thành viên trong cộng đồng,… Quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam là những chiến sĩ từ nhân dân mà ra, những con người chân chất, mộc mạc, mang trong mình giá trị văn hóa nhân gian của những vùng, miền quê nơi đã sinh ra họ. Theo tác giả, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong quân đội là đề cập đến xưng hô, chào hỏi, cách xử lý các tình huống trong cuộc sống của người quân nhân, là thực hiện nghiêm túc lễ tiết, tác phong mang mặc, là thực hiện động tác chào theo điều lệnh. Xưng hô không chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ nói mà còn là hành động, là cách thức, quy tắc trong ứng xử,
  • 42. 36 giao tiếp của quân nhân trong quân đội, thể hiện nét đẹp văn hóa trong xưng hô của cán bộ đối với bộ đội, của đồng đội đồng chí với nhau. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, “N ng cao văn h a ng c a thanh ni n c ng an, ngăn ngừa h nh vi ch chuẩn” [cand.com.vn], tác giả phân tích và chỉ rõ: dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chỉ huy các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đoàn viên thanh niên luôn ra sức nỗ lực xây dựng hình ảnh đẹp về người công an cách mạng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Những hình ảnh nhân văn, đậm nghĩa, đậm tình của lực lượng công an nhân dân nói chung, thanh niên công an nói riêng trong giao tiếp, trong giải quyết công việc, trong ứng xử văn hóa với nhân dân… đang được nhân lên trong cuộc sống, khắc ghi trong lòng nhân dân, được các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đoàn viên thanh niên công an trong thực hiện nhiệm vụ công tác, trong giao tiếp, ứng xử với đồng chí, đồng đội, với quần chúng nhân dân còn thiếu chuẩn mực, không giữ đúng lễ tiết, tác phong của người chiến sĩ công an; không niềm nở, thể hiện thái đồ thờ ơ, lạnh lùng khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân; một số đồng chí thể hiện thái độ hách dịch, cửa quyền, thậm chí phiền hà, sách nhiễu nhân dân.v.v... Tất cả những biểu hiện, những sai phạm đó gây ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của toàn lực lượng. Điều đó, đặt ra yêu cầu cấp bách trong công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao văn hóa ứng xử trong đoàn viên thanh niên. Để nâng cao văn hóa ứng xử trong thanh niên công an thời kỳ mới, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cần chú ý một số vấn đề sau: ột , tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ cho cán bộ, đoàn viên thanh niên công an … Hai là, các cấp bộ đoàn trong công an nhân dân cần quan tâm đổi mới nội dung, hình thức giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp cho đoàn viên thanh niên. Đưa nội dung văn hóa