SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 45
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
----

-----
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU
ĐIỆN LIÊN VIỆT
GVHD :
SVTH :
Lớp :
TP HCM, ngày 06 tháng 05 năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan số liệu nêu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này là chính
xác và trung thực, đã đƣợc tôi thu thập, tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy. Các
giải pháp, kiến nghị là của cá nhân tôi rút ra từ quá trình tìm hiểu và tham gia thực tập.
Tôi xin cam đoan bài báo cáo thực tập tốt nghiệp là đề tài của bản thân tôi tìm
hiểu và không sao chép từ bất kỳ ai, từ tài liệu nào.
Ngày 06 tháng 05 năm 2019
Ngƣời thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp
2
LỜI CẢM ƠN
***
Sau khoảng thời gian 4 tháng thực tập tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi
nhánh Quảng Nam, em đã học hỏi đƣợc rất nhiều điều và biết đƣợc nhiều điều quý giá
từ các anh chị trong Ngân hàng đã chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Qua đó, em có thể hiểu thêm về hoạt động của Ngân hàng và là hành trang kiến thức
cho em sau này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy … đã chỉ dẫn cho em rất nhiều trong quá trình
làm bài. Ngoài ra, em xin cảm ơn các thầy, cô ở Khoa Ngân hàng nói riêng cũng nhƣ
các thầy cô ở trƣờng Đại học … nói chung đã dạy dỗ, cho em nhiều kiến thức hay và
tạo điều kiện học tập thuận lợi cho em trong thời gian học ở trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc chi nhánh và các anh, chị của Ngân
hàng Bƣu điện Liên Việt đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong công việc để em
có thể hoàn thành công việc và hoàn thành đề tài viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. Đặc
biệt, là chị … – Vừa là một ngƣời chị vừa là ngƣời đồng nghiệp đã tận tình chỉ dẫn và
giúp đỡ em rất nhiều trong suốt khoảng thời gian 4 tháng thực tập tại Ngân hàng.
Cuối lời, em xin chúc thầy … và toàn thể quý thầy cô trƣờng Đại Học … có
nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, em xin chúc Ban giám đốc chi
nhánh và các anh, chị nhiều sức khỏe, chúc cho Ngân hàng làm ăn phát đạt.
Thân ái kính chào!
Tam Kỳ, ngày 06 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực tập
…
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH......................................................................................6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................7
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM..............................................10
1.1. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt.............................10
1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam................13
1.2.1. Lịch sử ra đời ..............................................................................................................13
1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý...............................................................................................14
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.................................................................14
1.2.4. Môi trƣờng kinh doanh..............................................................................................16
1.3. Hoạt động cơ bản Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam
17
1.3.1. Những hoạt động cơ bản của LPB – Chi nhánh Quảng Nam ...............................17
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi
nhánh Quảng Nam.................................................................................................................18
CHƢƠNG 2: NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM.................................24
2.1 Chính sách về nghiệp vụ cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng Bƣu điện Liên
Việt – Chi nhánh Quảng Nam..............................................................................................25
2.1.1. Đối tƣợng và phạm vi áp dụng..................................................................................25
2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm................................................................................................25
2.2. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM....................29
2.3. Tổ chức triển khai hoạt động cho vay mua bất động sản..........................................32
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện
Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam.....................................................................................32
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI
NHÁNH QUẢNG NAM ......................................................................................................36
3.1. Căn cứ đề xuất ................................................................................................................37
3.1.1. Định hƣớng kinh doanh của LPB Quảng Nam.......................................................37
4
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng
TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam ......................................................38
3.2. Giải pháp hoàn thiện cho vay mua bất động sản tại LPB Quảng Nam ...................39
3.2.1. LPB Quảng Nam cần chú trọng hơn trong việc nghiên cứu và đánh giá về nhu
cầu mua bất động sản của khách hàng trong thời gian tới ...............................................39
3.2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng cáo và tiếp thị về thƣơng hiệu ngân hàng
mới – phong cách mới ..........................................................................................................40
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực......................................................................41
3.2.4. Các giải pháp khác......................................................................................................42
3.3. Kiến nghị.........................................................................................................................42
3.3.1. Cải tiến chất lƣợng dịch vụ .......................................................................................42
3.3.2. Tăng tỷ trọng vay trên giá trị tài sản đảm bảo.........................................................42
3.3.3. Tăng thời gian vay vốn...............................................................................................43
3.3.4. Linh hoạt chấp nhận hồ sơ vay tiền..........................................................................43
KẾT LUẬN.............................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................45
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của LienVietPostBank – Chi nhánh Quảng 17
Nam
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay mua bất động sản 30
Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn 2016 – 2018 18
Bảng 1.2: Kết quả huy động vốn cụ thể từng hạng mục năm 2016 - 2018 19
Bảng 1.3: Tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh Quảng Nam từ năm 2016 – 20
2018
Bảng 1.4: Kết quả cho vay tại LPB Quảng Nam từ năm 2016 – 2018 21
Bảng 1.5: Tình hình nợ xấu 22
Bảng 1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của LPB Quảng Nam qua 3 năm 23
Bảng 2.1: Tỷ trọng cho vay mua bất động sản so với tín dụng khác 31
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ năm 2017 – 2018 31
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TMCP Thƣơng mại cổ phần
NH Ngân hàng
CN Chi nhánh
DN Doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
KH Khách hàng
BGĐ Ban giám đốc
GĐ Giám đốc
PGĐ Phó giám đốc
KT–XH Kinh tế - xã hội
PGD Phòng giao dịch
XD Xây dựng
HĐQT Hội đồng quản trị
TSBĐ Tài sản bảo đảm
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
TCTD Tổ chức tín dụng
QSDĐ Quyền sửu dụng đất
GCN Giấy chứng nhận
KH Khách hàng
HĐND Hội đồng nhân dân
7
MỞ ĐẦU
***
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của nhân loại diễn ra
mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Hòa mình trong xu thế
ấy, việt Nam cũng có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ mang lại rất nhiều cơ hội
phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của mình. Đặc biệt, ngành ngân hàng trong những
năm qua đã chứng tỏ đƣợc vai trò và vị trí của mình trong nên kinh tế. Với hàng loạt
các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đƣợc thành lập, các Ngân hàng trong nƣớc nói
chung và Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (LietVietPostBank) nói riêng cũng đã
và đang thay đổi diện mạo của mình để hòa mình phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều
sâu, ngày càng cải tiến và nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình, đa đạng hóa các
dịch vụ sản phẩm giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc sử dụng cũng nhƣ tham
gia vào thị trƣờng với nhiều thử thách mới.
Nắm bắt đƣợc nhu cầu của ngƣời dân các NHTM cũng nhƣ các trung gian tài
chính với nguồn vốn huy động dồi dào từ công chúng, đã sử dụng nguồn vốn đó để
cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu vay mua bất động sản. Việc cho vay này
không những có tác dụng kích thích sự tăng trƣởng của nền kinh tế mà còn đem lại
nguồn thu nhập và lợi ích khác cho chính Ngân hàng. Để hạn chế đƣợc rủi ro nhƣng
vẫn không ngừng phát triển nghiệp vụ cho vay mua nhà, đáp ứng triệt để nhu cầu của
ngƣời dân chính là bài toán khó mà tất cả các NHTM đều muốn tìm ra đáp án tối ƣu
nhất.
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Bƣu điện Liên
Việt, em chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay mua bất động
sản tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt” làm đề tài viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêunghiên cứu
- Tìm hiểu và phân tích hoạt động kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu
điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam.
- Phân tích chi tiết về hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng TMCP
Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam.
- Đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay mua bất
động sản của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP
Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam.
8
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng TMCP
Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam các năm 2016, 2017 và 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm:
- Thu nhập số liệu các báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết về hoạt động cho vay mua
bất động sản, báo cáo chi tiết của hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Bƣu
điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam.
- Phân tích và đánh giá các số liệu đã thu thập đƣợc. Từ đó, rút ra nhận xét về hoạt
động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi
nhánh Quảng Nam cũng nhƣ các hoạt động khác của Ngân hàng có liên quan.
- Phƣơng pháp sử dụng: Thống kê, diễn giải, quy nạp, tổng hợp.
5. Bố cục của chuyên đề
- Chƣơng 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi
nhánh Quảng Nam.
- Chƣơng 2: Quy trình nghiệp vụ cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng Bƣu
điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam
- Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay bất động sản tại Ngân
hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam
9
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM
1.1. Giới thiệutổng quát về Ngân hàng TMCP Bƣu ĐiệnLiênViệt

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN
LIÊN VIỆT



Tên tiếng anh: LIENVIETPOSTBANK (LPB)


Tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo Giấy phép
thành lập, hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam và chính thức ra mắt ngày 01 tháng 05 năm 2008 với vốn điều
lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng.
Năm 2011, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng
giá trị công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng
Liên Việt đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam cho phép đổi tên này, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức trở thành
cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng
Công ty Thƣơng mại Sài Gòn (SATRA) và công ty dịch vụ Hàng không sân bay
Tân Sơn Nhất (SASCO).
Các cổ phần và đối tác chiến lƣợc của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính-
Ngân hàng lớn đang hoạt động tại việt Nam và nƣớc ngoài nhƣ Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo
(Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services
Software Limited…
LienVietPostBank định hƣớng xây dựng thƣơng hiệu mạnh trên cơ sở phát huy
nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
Hiện nay, với số vốn điều lệ 9.875 tỷ đồng, LienVietPostBank là một trong 10
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần lớn nhất Việt Nam.
Doanh thu năm 2018 ƣớc tính: 12.733 tỷ đồng. Lợi nhuận: 1.968 tỷ đồng.
Trải qua 10 năm hoạt động Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt đã mang về cho
mình những thành tích tiêu biểu sau:
- Năm 2008: Chứng nhận doanh nghiệp xuất sắc của Ngân hàng Nhà nƣớc, bằng
khen vì thành tích dành tặng sổ tiết kiệm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng do Báo
Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,…
- Năm 2010: Chứng nhận và Cúp Giải thƣởng Sao Khuê năm 2010 nhƣ tấm
gƣơng tiêu biểu trong các Doanh nghiệp Việt Nam về ứng dụng công nghệ
10
thông tin. Giải thƣởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp phần mềm Việt
Nam, do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng.
- Năm 2012: Ngânhàng Bƣu điệnLiênViệt vinh dự đạt giải “Thƣơng hiệu vàng
- Logo và Slogan ấn tƣợng 2012" do Bộ Công Thƣơng và Hiệp hội Chống
hàng giả và Bảo vệ Thƣơng hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức.
- Năm 2015: 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN (Xếp hạng
99/100) theo Bảng xếp hạng “Top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN"
vừa đƣợc The Banker công bố ngày 8/4/2016. Trong danh sách này,
LienVietPostBank đứng thứ 19/20 Ngân hàng Việt Nam đƣợc xếp hạng.
- Năm 2017: Bằng khen vì các thành tích hoạt động xã hội tại Thủ đô Hà Nội do
Thủ tƣớng Chính phủ trao tặng, giải thƣởng "Ngân hàng có Ứng dụng Mobile
Banking Tốt Nhất Việt Nam năm 2017" (Best Mobile Banking Application
Vietnam 2017) do Tạp chí Tài chính Quốc tế (International Finance Magazine
- IFM) trao tặng.
- Năm 2018: Giải thƣởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2018 - Best Retail
Bank Vietnam 2018, Giải thƣởng Ngân hàng thƣơng mại phát triển Nhanh
Nhất Việt Nam 2018 (Fasteset growing commercial Bank Vietnam 2018) do
Global Banking and Finance Review trao tặng, giải thƣởng Ngân hàng trách
nhiệm xã hội Tốt Nhất tại Việt Nam 2018 (Best CSR Bank 2018) do Tạp chí
International Business Magazine trao tặng.
Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện tiêu biểu nhƣ các hoạt động sau:
- Tài trợ xây dựng 20 trƣờng học, trạm y tế trong cả nƣớc. Cung cấp trang thiết
bị cho nhiều trƣờng học, phòng hội thảo của các trƣờng đại học.
- Tài trợ trên 40 tỷ đồng cho quỹ vì ngƣời nghèo các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ,
Quảng Ngãi, Bến Tre,…
- Qũy học bổng Nguyên Thái Bình – Vƣờn ƣơm Nhân tài LienVietPostBank:
Phối hợp với Báo Thanh niên và gần 20 trƣờng Đại học và đã trao trên 1,4 tỷ
đồng học bổng các loại.
- Phối hợp với Qũy Tấm lòng Việt – Đài truyền hình Việt Nam tặng hơn 12.000
ti vi cho nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc và Lào.

Mô hình tổ chức: Cơ quan trung ƣơng của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt là Hội
sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lƣới bao gồm các Sở
Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch trong cả nƣớc.



Sứ mệnh: Cung cấp cho khách hàng và xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với
chất lƣợng cao, mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt và xã hội.

11

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam – Ngân hàng của
mọi ngƣời.



Chiếnlƣợc kinhdoanh: Bán lẻ - Dịchvụ - Kinh doanh đa năng



Giá trị cốt lõi: Kỷ cƣơng – Nhân bản – Sáng tạo



Triết lý kinh doanh:


- Ba điều hƣớng tâm của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt:
+ Không có con ngƣời, dự án vô ích
+ Không có khách hàng, ngân hàng vô ích
+ Không có Tâm – Tín – Tài – Tầm, Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt vô ích.
- Cổ đông: Là ân nhân của Ngân hàng
- Khách hàng: Là sức mạnh của Ngân hàng
- Đối tác: Là bằng hữu của Ngân hàng
- Sản phẩm, dịch vụ: Không ngừng đổi mới, phục vụ khách hàng các sản phẩm
khách hàng cần chứ không phải các sản phẩm Ngân hàng có.
- Ý thức kinh doanh: Thƣợng tôn pháp luật, gắn xã hội trong kinh doanh.

Ý nghĩa thƣơng hiệu:

- Là thông điệp tinh túy thể hiện tầm nhìn đổi mới, tính công chúng rộng lớn, dễ
nhận biết và đi vào lòng ngƣời.
- Khối hình: Thoi vàng và đồng tiền cổ là sự hỏa quyện tinh tế giữa hình thức và
nội dung, giữa hiện đại và bản sắc, nhƣ hình với bóng thể hiện sự đoàn kết chặt
chẽ, giống hình ảnh “con lật đật” dù vận động đổi mới, phát triển không ngừng
nhƣng luôn ở thế cân bằng vĩnh cửu.
- Logo cũng đảm bảo đƣợc yếu tố phong thủy theo bản sắc Phƣơng Đông, khối
hình và khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại
hữu” và “Thiên hỏa đồng nhân” với chân để LienVietPostBank – Ngân hàng
Bƣu điện Liên Việt, một nền móng vững chắc, AN TOÀN – PHÁT TRIỂN –
BỀN VỮNG.
- Logo đƣợc cấu trúc bởi 3 khối màu sắc (màu trắng: rõ ràng, minh bạch; màu
xanh: Đoàn kết vững chắc, màu vàng cam: Hoàn thiện tinh tế) tạo thế chân kiềng
vững chắc biểu tƣợng cho chữ TÍN – TÂM – TÀI, thể hiện ý nghĩa câu ca
12
dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – Ngân
hàng của mọi ngƣời.

Slogan: Liên kết phát triển.



Mạng lƣới: Hiện nay đã phủ khắp 63 tỉnh thành cả nƣớc. Số lƣợng điểm giao
dịch của LienVietPostBank đƣợc mở rộng mới trong 6 tháng đầu năm 2018 là


95 Phòng Giao dịch Bƣu điện nâng cấp, 2 Chi nhánh và 1 Phòng Giao dịch trực
thuộc, tức là gần bằng một nửa trong tổng số hơn 200 Chi nhánh, Phòng Giao
dịch của Ngân hàng đã đƣợc mở rộng trong suốt 9 năm hoạt động từ năm 2008

đến năm 2017. Số điểm giao dịch trực thuộc Ngân hàng cho tới thời điểm kết
thúc quý II năm 2018 là 327 điểm.


Mô hình tổ chức của Ngân hàng: Cơ quan trung ƣơng của NH TMCP Bƣu
điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua, các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn
bộ mạng lƣới bao gồm các Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch trong cả
nƣớc.

1.2. Giới thiệuvề Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam
1.2.1. Lịch sử ra đời
Ngày 04/03/2014, Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã khai
trƣơng tại số 196 – 198 Phan Chu Trinh, phƣờng An Mỹ, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam.
Khi chính thức đi vào hoạt động, chi nhánh Quảng Nam sẽ thực hiện đầy đủ các
chức năng nhƣ huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Bƣu điện
Liên Việt.
13
1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
HỘI SỞ
Ban giám sát kinh
doanh và xử lý nợ
của Hội sở
Ban Giám đốc
Chi nhánh
Phòng
Khách hàng
Tổ hỗ trợ
phát triển
kinh doanh
Tổ Khách
hàng DN
Tổ Khách
hàng cá nhân
Phòng giám
sát hoạt động
Tổ giám sát
hoạt động
Tổ Quản lý
PGDBĐ
Tổ Quản lý
hành chính
Phòng Kế
toán & Ngân
quỹ
Tổ Giao dịch
Tổ Kế toán
& Ngân quỹ
Phòng giao
dịch
Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của LienVietPostBank – Chi nhánh Quảng
Nam 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Nhiệm vụ của mỗi phòng ban là khác nhau nhƣng đều chung mục đích là hƣớng
tới sự phát triển chung của Ngân hàng.

Giám đốc chi nhánh


- Đứng đầu chi nhánh là giám đốc lãnh đạo toàn thể chi nhánh. Giám đốc chi
nhánh đƣợc Hội đồng quản trị của Ngân hàng bổ nhiệm, khen thƣởng và kỷ
14
luật. Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm lãnh đạo, thực hiện các kế hoạch
khi Hội sở đƣa ra cho chi nhánh.
- Đƣợc phân công, ủy quyền cho PGĐ CN thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
của mình. Việc ủy quyền phải đƣợc thể hiện bằng văn bản và tuân thủ quy
định về ủy quyền của NH và Pháp luật.

Phó giám đốc chi nhánh


- Là ngƣời tham mƣu, giúp việc cho giám đốc chi nhánh, thực hiện các công
việc do GĐ CN phân công, ủy quyền, chịu trách nhiệm trƣớc GĐ CN và
pháp luật về lĩnh vực chuyên môn đƣợc phân công phụ trách.

Phòng khách hàng


- Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo đúng trình tự và phải hợp lý
theo quy định của các văn bản, nghị định của Ngân hàng Nhà nƣớc, Hội sở
Ngân hàng.
- Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát theo quá trình nghiệp vụ tín dụng, thu hồi
các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, phòng ngừa rủi ro và dự báo tình hình kinh
doanh của chi nhánh.
- Báo cáo về nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, tái bảo lãnh,...
- Theo dõi tài sản thế chấp, bất động sản, tài sản cầm cố. Tình hình hoạt động
kinh doanh của ngƣời vay để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra.
- Lƣu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng.
- Chịu sự quản lý, phân công công việc của giám đốc.

Phòng Kế toán & Ngân quỹ


- Thực hiện công tác hạch toán, theo dõi, phản ánh hoạt động kinh danh, tài
chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, báo cáo các hoạt động kinh
tế tài chính.
- Mở tài khoản, lập thủ tục các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi giao dịch,...
- Các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc.
- Thu chi tiền mặt, kinh doanh ngoại hối.
- Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
- Bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng khách hàng chuyển
sang theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao.

Phòng giám sát hoạt động


- Thực hiện giám sát huy động nguốn vốn của các tổ chức, cá nhân, nguồn
vốn trong và ngoài nƣớc.
15
- Nghiên cứu tình hình KT-XH trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh
doanh ngắn hạn, trung và dài hạn, khai thác nguồn vốn hợp lý.
- Thực hiện các chƣơng trình marketing Ngân hàng, quảng cáo sản phẩm của
Ngân hàng.
- Chịu sự quản lý và phân công công việc của giám đốc.

Phòng giao dịch


- Đơn vị kinh doanh trực thuộc CN, hạch toán báo sổ, có con dấu riêng nhƣng
hoạt động vẫn nằm trong sự giám sát của chi nhánh, PGD hoạt động theo
quy chế tổ chức và hoạt động do HĐQT ban hành.
1.2.4. Môi trƣờng kinh doanh
- Môi trƣờng bên trong:

Năng lực tài chính: Ngân hàng xác định công tác huy động vốn là một nhiệm vụ
chiến lƣợc quan trọng, thƣờng xuyên và lâu dài trong hệ thống chiến lƣợc kinh
doanh của mình. Chính vì thế những năm gần đây Ngân hàng Bƣu điện Liên
Việt nói chung cũng nhƣ Ngân hàng Bƣu điện Liên việt – Chi nhánh Quảng
Nam nói riêng luôn làm tốt công tác huy động vốn, thực hiện vƣợt mức kế
hoạch đề ra với việc đảm bảo cung cấp một nguồn vốn dồi dào, chủ động đáp
ứng nhu cầu của Ngân hàng.



Chất lƣợng cán bộ tín dụng: Chất lƣợng tín dụng thể hiện qua trình độ nghiệp
vụ cũng nhƣ khả năng giao tiếp của cán bộ tín dụng. Có thể nói cán bộ tín dụng
là hình ảnh quan trọng của Ngân hàng. Do sản phẩm của Ngân hàng mang tính
hình thái phi vật chất, mang tính thông dụng, đơn điệu nên Ngân hàng phải linh
hoạt mới tăng đƣợc khả năng cạnh tranh, do đó mà khả năng tiếp thị của cán bộ
tín dụng cũng thu hút đƣợc khách hàng đến với Ngân hàng, chiếm lĩnh thị
trƣờng mới, am hiểu luật pháp,…là những điều kiện rất cần cho Ngân hàng
trong quá trình mở rộng hoạt động tín dụng.



Cơ sở vật chất thiết bị và công nghệ: Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho hoạt
động tín dụng cũng ảnh hƣởng đến việc thu hút khách hàng. Cùng với khoa học
công nghệ ngày càng phát triển thì Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt cũng đầu tƣ
vào trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Đặc biệt,
LienVietPostBank cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi khách
hàng và doanh nghiệp khi áp dụng phần mềm quản lý trên toàn hệ thống mang
tên Ví Việt ở phần mềm này khách hàng có thể chuyển tiền/rút tiền, nạp tiền

điện thoại, thanh toán hóa đơn,… mà không cần phải tới phòng giao dịch.
- Môi trƣờng bên ngoài:
16

Thị trƣờng: Đất nƣớc đang trên con đƣờng đổi mới, nền kinh tế đang dần hòa
nhập vào kinh tế chung của thế giới. Do đó mà thị trƣờng của


LienVietPostBank ngày càng đƣợc mở rộng hơn thu hút đƣợc nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc tạo tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng.


Khách hàng: Thu nhập của khách hàng ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động của
Ngân hàng. LienVietPostBank nắm rõ và hiểu đƣợc điều ngay từ những ngày


đầu tiên Ngân hàng đi vào hoạt động đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân
viên niềm nở, tạo sự thỏa mái cho khách hàng khi đến với LienVietPostBank.


Đối thủ cạnh tranh: LienVietPostbank cạnh tranh với nhiều đối thủ trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam. Họ xây dựng cho mình tinh thần thép luôn kiên cƣờng, chiến


đấu không ngại gian nan thử thách đến với mình. LienVietPostBank đã tính
toán, cân nhắc kỹ lƣỡng trƣớc khi đƣa ra những chính sách sao cho phù hợp
với tình hình, phát huy đƣợc những thế mạnh của Ngân hàng.
1.3. Hoạt động cơ bản Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng
Nam
1.3.1. Những hoạt động cơ bản của LPB – Chi nhánh Quảng Nam
Trong khuôn khổ quy định của pháp luật, LPB Quảng Nam đƣợc thực hiện các
hoạt động sau:
(1) Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại
tệ từ mọi tổ chức cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc dƣới các hình thức:

Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ
chức dân cƣ.



Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu. LPB có
các hình thức huy động vốn khác nhau.


(2) Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tƣ từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức
quốc tế, quốc gia và các cá nhân cho chƣơng trình phát triển nhà ở và các chƣơng
trình xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH và sản xuất kinh doanh khu vực miền Trung.
(3) Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn chủ yếu vào mục đích làm
nhà ở. Ngoài ra, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và sản xuất, kinh
doanh khu vực miền Trung trên cơ sở khả năng nguồn vốn cho phép.

Cho vay và đồng tài trợ cho các Dự án kinh tế phục vụ cho sự phát triển khu
vực miền Trung.



Chiết khấu các giấy tờ có giá đƣợc bằng tiền.


(4) Thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
(5) Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng và một số dịch vụ khác theo quy định của
NHNN.
17
(6) Đầu tƣ, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành
tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nƣớc do LPB quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh.
(7) Tự doanh hoặc liên doanh đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp
phục vụ kinh doanh.
(8) Thực hiện dịch vụ tƣ vấn tiền tệ, tín dụng, đại lý ngân hàng, quản lý tiền vốn
và các dự án đầu tƣ phát triển khu vực miền Trung theo yêu cầu của khách hàng.
(9) Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn đầu tƣ phát triển,
bảo lãnh đấu thầu cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính – tín dụng trong nƣớc và
nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm phục vụ cho chƣơng trình phát triển khu
vực miền Trung.
(10) LPB thực hiện nghiệp vụ sau đây khi có điều kiện và đƣợc NHNN, các cơ
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép:

Kinh doanh vàng bạc, đá quý



Thực hiện kinh doanh,môi giới, đại lý dịch vụ bảo hiểmcho khách hàng.



Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán cho
khách hàng.



Thực hiện nghiệp vụ cầm cố bất động sản.


(11) Kinh doanh những ngành nghề ngoài những ngành nghề đã đƣợc đăng ký,
khi đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép.
(12) Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác khác của Nhà nƣớc và của NHNN.
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt –
Chi nhánh Quảng Nam
18
Trƣớc tiên, về công tác huy động vốn trong vòng 3 năm trở lại đây:
Bảng 1. 1: Kết quả huy động vốn 2016-2018
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng huy động vốn
450
410.07
400
350
300.1
300
250
220.3
200
150
100
50
0
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Từ kết quả huy động vốn ta thấy, tổng vốn huy động của chi nhánh đã không ngừng
tăng qua các năm. Năm 2016 mức huy động chỉ 220.3 tỷ đồng nhƣng đến năm 2017
đạt mức hơn 300 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2018 chứng kiến sự tăng vọt của tổng mức
huy động đƣợc nâng lên hơn 410 tỷ đồng.
Có đƣợc những kết quả khả quan nhƣ vậy là nhờ quá trình phấn đấu qua các năm.
Năm 2017, với mục đích ổn định và phát triển nguồn vốn, chi nhánh đã chủ động
tăng cƣờng tiếp thị, khai thác các kênh huy động vốn để hoàn thành tốt chỉ tiêu
đƣợc giao. Sang năm 2018, chi nhánh đã có một năm thành công với công tác huy
động đƣợc đảm bảo an toàn, lợi ích cho ngƣời gửi. Đến năm 2019, xác định việc
huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng trọng tâm nên hàng loạt biện pháp đã đƣợc
triển khai nhƣ đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng, khai thác nhiều kênh huy
động vốn, mở rộng thêm 8 điểm giao dịch mới , tăng cƣờng tuyên truyền, quảng
báo dịch vụ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đồng thời tiếp tục nâng cao cơ
sở vật chất tại các điểm giao dịch khách hàng.
19
Bảng 1. 2: Kết quả huy động vốn cụ thể từng hạng mục năm 2016-2018
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) đối (%) đối (%)
1. Theo
đối tƣợng
khách
hàng
Tiền gửi 100.010 45,4 120.080 40 160.070 39
dân cƣ
DN và tổ 120.290 45,6 180.020 60 250 61
chức KT
2. Theo
thời gian
Tiền gửi 130.260 59,1 200 66,6 200 48,7
không kì
hạn
Tiền gửi 90.040 40,9 100.100 33,4 210.070 51,3
có kì hạn
3. Theo
loại tiền
tệ
Nội tệ 180.300 81,8 230.100 76,6 300 73,1
(VNĐ)
Ngoại tệ 40 18,2 70 23,4 90.070 26,9
(USD,
EUR)
Tổng vốn 220.300 300.100 410.070
huy động
Đến cuối năm 2018 tổng vốn huy động đƣợc của chi nhánh đạt 410.070 tỷ đồng.
Trong cơ cấu huy động vốn, ta thấy có sự tăng và giảm qua các năm, tuy nhiên một
xu hƣớng nổi trội đó là vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chiếm trên
50%, còn lại là từ khu vực dân cƣ, huy động vốn chủ yếu bằng đồng Việt Nam.
Cụ thể:
- Phân loại vốn theo nguồn vốn: Tỉ trọng tiền gửi từ dân cƣ và từ tổ chức khá
đồng đều, tuy nhiên tổ chức vẫn là chủ yếu. Năm 2018 tăng mạnh lên tới 61%,
vƣợt xa tiền gửi khu vực dân cƣ. Năm 2018, cơ cấu cân bằng bị phá vỡ không
còn là 5:5 mà trở thành 4:6 trong tổng tiền gửi, với số tuyệt đối tiền gửi của tổ
chức và tiền gửi cá nhân tăng gần gấp đôi năm 2017.
20
- Phân loại theo thời gian: Tài khoản tiền gửi không kì hạn (hay tiết kiệm và
thanh toán) chiếm số lƣợng lớn, năm 2017 tăng lên 200 tỷ đồng chiếm 66,6%
nhƣng sang năm 2018 thì vẫn giữ ở mức 200 tỷ đồng chiếm 48,7% giảm 17,9%
do lƣợng tiền gửi có kì hạn tăng lên so với năm 2017.
- Phân loại theo đơn vị tiền tệ: Chi nhánh chủ yếu huy động vốn bằng đồng nội tệ có
ruiro tỉ giá thấp hơn, phục vụ chủ yếu nhu cầu thanh toán trong nƣớc. Cơ cấu tiền
gửi theo loại tiền tệ năm 2018 là 7:3 trong đó, nội tệ chiếm 300 tỷ dồng và
qui đổi từ ngoại tệ (đồng USD và đồng EUR) chiếm hơn 110 tỷ đồng.
Tình hình cho vay của LPB Quảng Nam
Bảng 1. 3: Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh Quảng Nam từ năm 2016-2018
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng dư nợ tín dụng
250
200.316
200
150
100
72.635
50.375
50
0
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nhờ việc thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, rà sát, điều chỉnh công tác thẩm định
khách hàng và nhu cầu vay vốn mà LPB Quảng Nam đã luôn đảm bảo đƣợc tín
dụng đầu tƣ đúng đối tƣợng. Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2018 là sự an
toàn và hiệu quả cho vay tín dụng.
Do làm tốt công tác huy động vốn, LPB Quảng Nam đã làm chủ đƣợc nguồn vốn
trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động sử dụng vốn tại chi nhánh đƣợc phản ánh
qua bảng 1.4
21
Bảng 1. 4: Kết quả cho vay tại LPB Quảng Nam từ năm 2016-2018
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) đối (%) đối (%)
1. Theo
thời gian
Ngắn hạn 10.300 20,4 65 89,5 180.300 90
Trung- 40.075 79,6 7.635 10,5 20.016 10
Dài hạn
2. Theo
thành
phần kinh
tế
Các 4.075 8,1 15.005 20,6 28 14
DNNN
Các DN 40.300 80 53 73 160 79,9
ngoài NN
Cá nhân 6 11,9 4.630 6,4 12.316 6.1
3. Theo
loại tiền
tệ
Nội tệ 18 35,7 42 57,8 140.006 69,9
(VNĐ)
Ngoại tệ 32.375 64,3 30.635 42,2 60.300 30,1
(USD,
EUR)
Tổng dƣ 50.375 72.635 200.316
nợ tín
dụng
Số liệu từ bảng trên cho ta thấy:
Cho vay đến điểm 31/12/2018 đạt 200.316 triệu đồng, tăng 127.681 triệu đồng so
với năm 2017. Trong đó, dƣ nợ ngắn hạn là 180.300 triệu đồng chiếm 90% trong
tổng số dƣ nợ, tăng 115.3 triệu đồng so với năm 2017.
Về cơ cấu đầu tƣ, tỷ trọng dƣ nợ trung và dài hạn thay đổi qua theo từng năm
2016 chiếm 40.075 triệu đồng chiếm 79.6% nhƣng đến năm 2017 thì giảm còn
7.635 triệu đồng, chỉ chiếm 10,5% trong tổng số dƣ nợ năm 2017 giảm. Năm 2018
thì lại tăng lên 20.016 triệu đồng và chiếm 10%. Từ đó, ta có thể thấy dƣ nợ ngắn
hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh.
22
Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế không có sự thay đổi đáng kể và chủ yếu là
cho vay tổ chức kinh tế. Trong năm 2018, tổng dƣ nợ của các doanh nghiệp này đạt
tới 160 triệu đồng tăng 107 triệu đồng so với năm 2017. Cho vay tiêu dùng cá nhân
bao gồm cho vay mua và sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, vay tiêu dùng khác.
Cho vay trả trƣớc chứng khoán cũng nằm trong mục nàỳ.
Về loại tiền tệ, đồng nội tệ vẫn chiếm ƣu thế với tỷ trọng từ 60% đến 70%. Năm
vừa qua, dƣ nợ đồng Việt Nam là 140.006 triệu đồng, tăng 98.006 triệu đồng so với
năm 2017. Trong khi đó, ngoại tệ cho vay là 60.300 triệu đồng, chỉ tăng 29.665
triệu đồng cùng kì năm ngoái.
Về chất lƣợng các khoản nợ, ta có tình hình nợ xấu nhƣ trong bảng:
Bảng 1. 5: Tình hình nợ xấu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Tổng dƣ nợ
50.375
72.635 200.316
Nợ xấu 1.000 1.370 3.125
Tỷ lệ nợ xấu 1.94 1.85 1.53
Có thể nói, xét về mặt giá trị thì dƣ nợ xấu đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, về tỷ
lệ trên tổng dƣ nợ đã giảm dần: năm 2016 nợ xấu chiếm tỉ trọng 1.94%, năm 2018
giảm còn 1.85% và chỉ chiếm 1.53% vào năm 2018 vừa qua.
Song song với đẩy mạnh cho vay để thu lãi suất trong năm 2018, chi nhánh đã chú
trọng tăng trƣởng đánh giá rủi ro và khắc phục nợ xấu. Trong năm 2018, thực hiện
nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của giám đốc chi nhánh đối với hoạt động đầu tƣ,
đảm bảo mục tiêu an toàn hệ thống, không chạy theo số lƣợng, chi nhánh luôn đẩy
mạnh công tác khai thác, tìm hiểu các dự án mới khách hàng mới, phát triển cho vay
đối với khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Để đánh giá đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thì trƣớc hết
cần phải xem xét hai nhân tố rất quan trọng là thu nhập và chi phí hoạt động hàng năm
của Ngân hàng. Nâng cao thu nhập, giảm thiểu chi phí kéo theo sự gia tăng lợi nhuận là
kỳ vọng cuối cùng của bất kỳ đơn vị kinh doanh nào. Lợi nhuận là nguồn tạo vốn kinh
doanh bổ sung và duy trì hoặc cải tiến uy tín cho Ngân hàng, là đòn bẩy quan trọng
khuyến khích cán bộ, nhân viên và Ban lãnh đạo phải nổ lực hơn nữa để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cụ thể, thu nhập và chi
23
phí của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam đƣợc thể
hiện qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua ba năm nhƣ sau:
Bảng 1. 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của LPB Quảng Nam qua 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2016/2017 So sánh 2017/2018
Số tiền % Số tiền %
Tổng 21.466 28.525 31.149 7.059 32,8 2.624 9,2
thu
nhập
Tổng 14.300 20.764 21.795 6.464 45,2 1.031 4,9
chi phí
Chênh 7.166 7.761 9.354 595 8,3 1.593 20.5
lệch thu
chi
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua là
có hiệu quả và ngày càng phát triển. Doanh thu, chi phí, chênh lệch thu chi ngày
càng tăng qua các năm. Với mức thu nhập năm 2017 là 28,5 tỷ đồng tăng hơn 7 tỷ
đồng năm 2016 đồng thời với sự gia tăng của thu nhập là sự gia tăng về chi phí,
nhƣng sự gia tăng về chi phí nhỏ hơn sự gia tăng của thu nhập. Sang năm 2018,
tổng thu nhập của Ngân hàng là 31,1 tỷ đồng tăng 2,6 tỷ đồng so với năm 2017. Về
chi phí, năm 2018 là 21,7 tỷ đồng tăng hơn 1 tỷ đồng.
Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do ngân hàng đã tích cực tăng nguồn vốn huy
động và thực hiện tốt các dịch vụ Ngân hàng tạo đƣợc nguồn thu từ dịch vụ, lệ phí,
làm tốt công tác cho vay, thu nợ. Qua đó, LPB Quảng Nam luôn đạt các chi tiêu về
hiệu quả hoạt động đồng thời đảm bảo an toàn nguồn vốn theo quy định của Ngân
hàng Nhà nƣớc và từng bƣớc hoàn thiện hơn để luôn đóng vai trò là Ngân hàng
thƣơng mại, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế của cả tỉnh.
Về hoạt động kinh doanh thẻ:
Trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã phát hành tăng gấp 2 lần so với
năm 2017, nâng cao tổng số thẻ lƣu hành trên địa bàn tỉnh nói riêng và toàn hệ
thống nói chung lên 985 thẻ.
24
CHƢƠNG 2: NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM
2.1 Chính sách về nghiệp vụ cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng Bƣu điện
Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam
2.1.1. Đối tƣợng và phạm vi áp dụng
2.1.1.1. Đối tƣợng: Quy định này điều chỉnh các nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền,
trách nhiệm và thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng là cá nhân, chủ
hộ gia đình vay mua/nhận chuyển nhƣợng Nhà và/ hoặc Đất đã có Giấy chứng nhận.
2.1.1.2. Phạm vi áp dụng: Quy định này đƣợc áp dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng
TMCP Bƣu điện Liên việt (không bao gồm phòng giao dịch Bƣu điện).
2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm
2.1.2.1. Điều kiện vay vốn đối với khách hàng
- Khách hàng cá nhân từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo
quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi không bị mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Tuổi của khách hàng không quá 70 tuổi tại thời điểm hết hạn khoản vay.
- Khách hàng có Hộ khẩu thƣờng trú/Sổ tạm trú hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý
tƣơng đƣơng tại Địa bàn cho vay.
- Khách hàng không có nợ nhóm 2, không có thẻ tín dụng chậm trả từ 10 ngày trở
lên tại thời điểm vay vốn và không có nợ nhóm 3 trở lên, không có thẻ tín dụng
chậm trả từ 90 ngày trở lên tại các Tổ chức tín dụng (TCTD) trong vòng 12
tháng gần nhất tính đến thời điểm vay vốn.
- Khách hàng có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ gốc, lãi vay và phí theo thỏa
thuận tại Hợp đồng tín dụng.
- Khách hàng có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng
và pháp luật. Tài sản bảo đảm cho khoản vay phải có giấy tờ hợp pháp và đƣợc
phép mua bán/chuyển nhƣợng.
- Các điều kiện khác của khách hàng phải phù hợp với Quy chế cho vay của
Ngân hàng trong từng thời kỳ.
2.1.2.2. Điều kiện vay vốn đối với Ngƣời đồng trách nhiệm trả nợ (nếu có)
- Là bố/mẹ ruột, vợ/chồng, con ruột, anh/chị/em ruột của khách hàng có cùng
trách nhiệm trả nợ trên Hồ sơ vay vốn của Khách hàng.
- Tuổi của Ngƣời đồng trách nhiệm trả nợ tại thời điểm kết thúc khoản vay
không đƣợc vƣợt quá 70 tuổi.
25
- Không có nợ từ nhóm 2 trở lên, không có thẻ tín dụng chậm trả từ 10 ngày trở
lên tại Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong vòng 12 tháng gần nhất
tính đến thời điểm vay vốn.
- Có Hộ khẩu thƣờng trú/Sổ tạm trú hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng
cùng Tỉnh, Thành phố với khách hàng vay.
2.1.2.3. Thời hạn cho vay, loại tiền cho vay, thu nợ
a. Thời hạn cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn, nguồn trả nợ và tài sản bảo đảm
của khách hàng nhƣng không quá 20 năm kể từ ngày tiếp theo ngày giải ngân đầu
tiên.
b. Loại tiền cho vay và thu nợ: Đồng Việt Nam (VNĐ).
2.1.2.4. Mục đích vay vốn
Vay vốn để mua/ nhận chuyển nhƣợng Nhà, đất ở của khách hàng, gia đình của
khách hàng.
2.1.2.5. Tài sản bảo đảm (TSBĐ), định giá TSBĐ và tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ
a. Tài sản bảo đảm:
- Nhà, đất hình thành từ vốn vay
- Các tài sản bảo đảm khác theo quy định của Ngân hàng và pháp luật trong
từng thời kỳ.
b. Định giá TSBĐ: Thực hiện theo chủ trƣơng định giá tập trung của Ngân hàng,
Thẩm quyền định giá TSBĐ thực hiện theo quy định của Ngân hàng trong từng thời
kỳ.
c. Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ:
- Đối với TSBĐ là bất động sản (bao gồm: nhà, đất hình thành từ vốn vay và/
hoặc nhà, đất khác): Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ theo Quy chế
bảo đảm cấp tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ +5%.
- Đối với các loại TSBĐ khác: Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ áp
dụng theo Quy chế bảo đảm cấp tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
d. Các vấn đề khác liên quan đến TSBĐ thực hiện theo các Quy định của Ngân
hàng và pháp luật trong từng thời kỳ.
2.1.2.6. Số tiền cho vay
Đơn vị kinh doanh căn cứ vào nhu cầu vay vốn, giá trị định giá (đối với TSBĐ
hình thành từ vốn vay)/giá trị thị trƣờng của bất động sản mua (đối với TSBĐ
khác), loại TSBĐ, khả năng trả nợ của khách hàng,… để quyết định số tiền cho vay
đối với khách hàng nhƣng không vƣợt quá các giới hạn sau:
a. Trƣờng hợp TSBĐ là nhà, đất hình thành từ vốn vay: Số tiền cho vay tối đa
bằng (=) Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ nhân (*) Giá trị TSBĐ.
26
b. Trƣờng hợp khách hàng bổ sung thêm TSBĐ khác hoặc dùng TSBĐ khác: Số
tiền cho vay tối đa bằng (=) 100% giá trị nhà, đất khách hàng mua/nhận chuyển
nhƣợng nhƣng không vƣợt quá tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ theo Quy
định sản phẩm.
2.1.2.7. Phƣơng thức cho vay và phƣơng thức giải ngân
a. Phƣơng thức cho vay: Từng lần.
Điều kiện xét cho vay hoàn vốn: Ngân hàng chỉ cho vay hoàn vốn khi khách
hàng/gia đình khách hàng đã có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất sang tên hoặc
có giấy hẹn của Cơ quan có thẩm quyền về việc nhận giấy chứng nhận Quyền sử
dụng đất sang tên. Đồng thời đáp ứng điều kiện:
- Thời hạn xét cho vay vốn tối đa không quá 12 tháng từ thời điểm khách
hàng/gia đình khách hàng ký Hợp đồng mua bán/chuyển nhƣợng đến thời
điểm đề nghị vay vốn.
- Thời hạn xét cho vay hoàn vốn tối đa không quá 12 tháng từ thời điểm
khách hàng/gia đình khách hàng đƣợc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng
đất đến thời điểm đề nghị vay vốn trong trƣờng hợp khách hàng vay vốn
tiền thanh toán mua đất trúng đấu giá.
- Riêng với trƣờng hợp khách hàng vay hoàn vốn để mua/nhận chuyển
nhƣợng nhà và/hoặc đất cho gia đình khách hàng, chỉ hoàn vốn số tiền mà
khách hàng đã thanh toán cho Bên bán/Bên chuyển nhƣợng. Đơn vị kinh
doanh chịu trách nhiệm thu nhập các chứng từ thể hiện số tiền đã thanh toán
cho Bên bán/Bên chuyển nhƣợng là do khách hàng thanh toán.
b. Phƣơng thức giải ngân: chuyển khoản/tiền mặt theo tiến độ thanh toán của
khách hàng và phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng.
c. Việc giải ngân tiền vay chỉ đƣợc thực hiện sau khi khách hàng và các bên liên
quan đã hoàn tất:
- Khách hàng đã thanh toán phần vốn tự có đối ứng trong mỗi lần giải ngân
tối thiểu tƣơng ứng theo Quy định sản phẩm.
- Đối với trƣờng hợp TSBĐ hình thành từ vốn vay: Các thủ tục vay vốn, thủ
tục pháp lý về công chứng Hợp đồng mua bán/Hợp đồng chuyển nhƣợng,
sang tên giấy chứng nhận cho khách hàng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo
Quy định của pháp luật và ngân hàng (trừ trƣờng hợp Ngân hàng giải ngân
vào tài khoản /sổ tiết kiệm phong tỏa của Bên bán/Bên chuyển nhƣợng
đƣợc hƣớng dẫn tại Khoản 2.2, Điều 2, Phụ lục 01 của Quy định này).
27
- Đối với Tài sản bảo đảm khác: Thủ tục vay vốn, ký kết giấy đặt cọc/Hợp
đồng mua bán/chuyển nhƣợng. Hoàn thiện các thủ tục thế chấp, đăng ký
giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và Ngân hàng.
Khách hàng bổ sung sang giấy chứng nhận đã sang tên trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày giải ngân lần đầu.
Ngay khi khách hàng nhận đƣợc giấy chứng nhận đã sang tên từ Cơ quan
Nhà nƣớc có thẩm quyền, khách hàng phải thông báo cho Ngân hàng (nội
dung này đƣợc quy định trong trƣờng hợp đồng tín dụng).
Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng nhận của
bất động sản khách hàng mua ngay trong ngày khách hàng nhận đƣợc giấy
chứng nhận đã sang tên từ Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (chức danh
chịu trách nhiệm đối chiếu: Giám đốc/Phó giám đốc hoặc Trƣởng
phòng/Phó phòng khách hàng hoặc Tổ trƣởng Tổ khách hàng cá nhân).
Trƣờng hợp khách hàng không bổ sung giấy chứng nhận đã sang tên đúng
thời hạn và/hoặc thông tin giấy chứng nhận sang tên không phù hợp với
thông tin ban đầu của khoản vay, Ngân hàng thực hiện thu hồi trƣớc hạn.
2.1.2.8 Phƣơng thức trả nợ
Đơn vị kinh doanh căn cứ vào số tiền vay, nguồn trả nợ của khách hàng để phân
kỳ trả nợ phù hợp nhƣng không vƣợt quá các giới hạn sau:
a. Đối với khoản vay ngắn hạn:
- Trả gốc: Căn cứ vào nguồn trả nợ của khách hàng để phân kỳ trả nợ gốc
phù hợp.
- Trả lãi: Căn cứ vào nguồn trả nợ của khách hàng để phân kỳ trả nợ lãi phù
hợp nhƣng tối đa không quá 03 tháng/kỳ.
b. Đối với khoản vay trung dài hạn: Theo 01 trong các cách sau:
- Trả nợ gốc và lãi theo niên kim nhƣ sau: Định kỳ hàng tháng/quý, khách
hàng phải trả một số tiền cố định bao gồm cả gốc và lãi, tối thiểu bằng bình
quân (gốc + lãi phải trả dự thu theo lãi suất cho vay tại thời điểm vay
vốn)/kỳ, trong đó: Tiền lãi đƣợc tính theo dƣ nợ thực tế, tiền gốc bằng số
tiền phải trả hàng tháng/hàng quý trừ (-) đi số tiền lãi phải trả. Kỳ cuối cùng
(trùng với ngày đáo hạn khoản vay), khách hàng phải trả hết khoản gốc và
lãi vay còn lại các khoản vay.
- Trả nợ gốc đều định kỳ, lãi tính theo dƣ nợ thực tế: Theo 01 trong 02 cách
sau:

Định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc kỳ hạn khác nhƣng tối đa không quá 06
tháng/kỳ, khách hàng trả đều một khoản tiền gốc cố định. Tiền lãi đƣợc trả hàng

28
tháng, hàng quý hoặc kỳ hạn khác nhƣng tối đa không quá 03 tháng/kỳ, tính theo
dƣ nợ thực tế.

Tiền lãi đƣợc trả hàng tháng, hàng quý hoặc kỳ hạn khác nhƣng tối đa không quá

03 tháng/kỳ, tính theo dƣ nợ thực tế. Nợ gốc đƣợc trả đều hàng tháng, hàng quý
hoặc kỳ hạn khác nhƣng tối đa không quá 03 tháng/kỳ theo cấu trúc lịch trả nợ
nhƣ sau:

¼ thời hạn vay vốn đầu tiên: Khách hàng trả tối thiểu 20% tổng dƣ nợ gốc.



¼ thờihạn vay tiếp theo:Khách hàng trả tốithiểu 30% tổng dƣ nợ gốc.



¼ thờihạn vay tiếp theo:Khách hàng trả tốithiểu 30% tổng dƣ nợ gốc.



¼ thờihạn vay cuốicùng:Khách hàngtrả toàn bộ dƣ nợ gốc còn lại.

2.1.2.9. Lãi suất cho vay và phí:
- Lãi suất cho vay, lãi chậm trả, lãi trên dƣ nợ gốc quá hạn: Theo quy định của
Ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Các loại phí (nếu có): Áp dụng theo Quy định của ngân hàng theo từng thời kỳ.
2.1.2.10. Hồ sơ cho vay:
- Hồ sơ pháp lý, hồ sơ TSBĐ, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính: Theo quy định của
Ngân hàng từng thời kỳ.
- Hồ sơ giải ngân: Danh mục hồ sơ giải ngân sẽ thực hiện theo quy định của
Ngân hàng trong từng thời kỳ.
2.2. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM

Sơ đồ: Quy trình nghiệp vụ cho vay mua bất động sản

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay mua bất động sản
Lập hồ sơ và
phỏng vấn KH
Giải ngân
Thẩm định cho
vay
Ký hợp đồng
TD kết hợp
Phê duyệt cho
vay
Phƣơng thức
cho vay
Kế hoạch trả
nợ
29
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn:
Lập hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn của Ngân hàng.
- Các giấy tờ chứng minh nhu cầu của dự án: hợp đồng mua bán nhà ở,
chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở,… đƣợc công chứng Nhà nƣớc hoặc
Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền chứng thực.
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo nhƣ: giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, giấy chứng quyền sở hữu nhà ở hoặc các giấy tờ đƣợc pháp
luật thừa nhận chứng minh quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở của
bên bán đƣợc quyền nhƣợng hoặc đã chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho
ngƣời vay.
- Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập nhƣ: Thƣ giới thiệu và xác nhận của
ngƣời sử dụng lao động, chứng nhận bảng lƣơng, biên lai nộp thuế thu
nhập cá nhân, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm,…
- Hợp đồng liên kết cho vay (trong trƣờng hợp Ngân hàng và đơn vị liên kết
xây dựng nhà ở).
Phỏng vấn khách hàng:
Khi khách hàng đến đề nghị vay vốn thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm phỏng vấn
trực tiếp khách hàng nhằm ghi nhận các nhu cầu vay vốn, thu nhập các thông tin cần
thiết cho việc thẩm định và theo dõi sau khi cho vay. Đồng thời cán bộ tín dụng
cũng có thể hỗ trợ, tƣ vấn cho khách hàng đƣa ra các quyết định tài chính, hƣớng
dẫn khách hàng về quy trình cho vay vốn. Nếu khách hàng có ký hợp đồng liên kết
cho vay với Ngân hàng thì phải có tên trong danh sách vay vốn của đơn vị.
Bước 2: Thẩm định cho vay
Cán bộ tín dụng thẩm định cho vay cần xem xét các thông tin tín dụng trong quá
khứ, mối quan hệ xã hội và tƣ cách của khách hàng vay để đánh giá khả năng trả nợ
đúng hạn. Tình hình tài chính của khách hàng đối chiếu thu nhập hiện tại và tƣơng
lai với các điều kiện cho vay, tính toán tổng chi phí trên thu nhập, tỷ lệ thu nhập
dùng để trả nợ trên tổng thu nhập (tỷ lệ này thƣờng dao động từ 30%-40%), khả
năng tích lũy của khách hàng và vốn tự có tham gia vào dự án, tình hình hợp pháp
của tài sản đảm bảo.
30
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thu nhập ổn định của khách hàng nhằm
đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, tránh gây tổn thất cho Ngân hàng.
Bước 3: Phê duyệt cho vay
Trên cơ sở thẩm định tƣ cách khách hàng, kiểm tra tài sản và định giá, cán bộ tín
dụng lập tờ trình xin phê duyệt tín dụng bao gồm các nội dung thẩm định nói trên.
Kết luận và đánh giá khách hàng có đủ khả năng vay vốn hay không và chuyển cho
lãnh đạo phòng tín dụng. Trƣờng hợp lãnh đạo phòng tín dụng không cho vay phải
ghi rõ lý do để cán bộ tín dụng thông báo trả lời trực tiếp cho khách hàng.
Bước 4: Phương thức cho vay
Trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng kiểm tra giám sát việc
khách hàng sử dụng vốn vay LPB Quảng Nam thỏa thuận với khách hàng phƣơng
thức cho vay. Mỗi lần vay vốn thì Ngân hàng và khách hàng phải ký kết hợp đồng
tín dụng mới. Căn cứ vào hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng có thể giải ngân 1 lần
hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn của khách hàng.
Bước 5: Kế hoạch trả nợ gốc, nợ lãi
Nếu khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc làm những ngành
nghề có thu nhập thƣờng xuyên thì phân kỳ trả nợ teo tháng, quý, năm. Trƣờng hợp
thu nhập không thƣờng xuyên thì phân kỳ trả nợ theo chu kỳ sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
Nếu khách hàng là công chức hoặc ngƣời lao động hƣởng lƣơng hàng tháng thì
phân kỳ trả nợ gốc và lãi hàng tháng.
Số tiền trả nợ từng kỳ đƣợc tính theo phƣơng pháp sau:
Số tiền vay * lãi suất trong kỳ * (1 + lãi suất trong kỳ)số kỳ
Số tiền trả mỗi kỳ =
(1 + lãi suất trong kỳ)số kỳ
-1
Lãi suất trong kỳ là lãi suất năm chia cho số kỳ phải trả trong năm
Số tiền gốc và lãi phải trả đƣợc chia thành từng khoản nhỏ bằng nhau cho mỗi kỳ
điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm ngƣời vay có thu nhập.
Bước 6: Ký kết hợp đồng tín dụng
31
Sau khi khoản vay đƣợc phê duyệt, cán bộ tín dụng soạn thảo, thƣơng lƣợng và
thu xếp cho khách hàng ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay nếu
khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản (theo hợp đồng tín dụng nhà ở và mẫu Hợp
đồng bảo đảm tiền vay của LPB) và các văn bản có liên quan.
Bước 7: Giải ngân
Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn trƣớc khi giải ngân, cán bộ tín dụng có
trách nhiệm thông báo ký giấy nợ, lập tờ trình giải ngân trình lãnh đạo phê duyệt,
chuyển hồ sơ tín dụng, giấy tờ tài sản thế chấp cho phòng kế toán - ngân quỹ và
hạch toán các khoản chi giải ngân.
2.3. Tổ chức triểnkhai hoạt động cho vay mua bất động sản
Trong những năm gần đây, tình hình bất động sản ở tỉnh Quảng Nam có nhiều
biến động khi hoàn loạt dự án lớn đƣợc thực hiện. Do đó, bất động sản ở tỉnh
Quảng Nam trở nên có giá hơn, nắm bắt đƣợc tình hình đó LPB Quảng Nam đã chủ
động mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản, nghiên cứu thị trƣờng và tìm
kiếm khách hàng một cách chủ động, đảm bảo đƣợc nhu cầu và mục đích của
ngƣời vay là hợp lệ, đúng với những gì khai báo với Ngân hàng. Bên cạnh đó, LPB
Quảng Nam cũng giao chỉ tiêu cho từng bộ phận, trong đó chuyên viên khách hàng
là 3 tỷ/tháng. Về công tác marketing, truyền thông quảng bá LPB Quảng Nam đã
chủ động đƣa ra nhiều cách thức để dễ dàng tiếp cận với khách hàng, gia tăng sự tin
tƣởng cũng nhƣ thỏa mãn đƣợc nhu cầu của khách hàng nhƣ: phát tờ rơi tại các
khu dân cƣ đông đúc, chợ, trƣờng,…; quảng cáo trên các kênh thông tin đại chúng.
Thông qua tổ chức, triển khai, hoạt động LPB Quảng Nam đã nhận đƣợc nhiều
phản hồi tích cực từ phía khách hàng nhƣ: nhân viên thân thiện, môi trƣờng làm
việc năng động, lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng,…
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu
điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam
Sau gần 4 năm hoạt động, năm 2019 mạng lƣới hoạt của chi nhánh Quảng Nam đã
phát triển thêm 8 phòng giao dịch. Trụ sở chính và các phòng giao dịch của LPB
Quảng Nam đều đƣợc đặt tại những nơi trọng điểm kinh tế và khu dân cƣ sầm uất,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng. Năm 2018 đƣợc đánh giá là
năm hoạt động kinh doanh của LPB Quảng Nam có nhiều bứt phá và khởi sắc rõ
nét. Hoạt động cho vay mua bất động sản cũng có nhiều thành tích đáng kể.
32
Bảng 2. 1: Tỷ trọng cho vay mua bất động sản so với tín dụng khác
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm 2017 Năm 2018
Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng cho Doanh số Tỷ trọng cho
vay vay
Cho vay mua 14.859 21% 50.373 23,35%
bất động sản
Dƣ nợ tín 72.635 100% 200.316 100%
dụng
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2017 – 2018)
Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2017 – 2018
Đơn vị: %
Năm 2017 2018
Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ 27,56% 65,32%
Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy đƣợc rằng hoạt động cho vay mua bất động sản có
sự tăng trƣởng rõ rệt qua các năm. Nếu năm 2017 giải ngân đạt 14859 triệu đồng
thì đến năm 2018 đạt lên tới 50373 triệu đồng. Việc mở rộng hoạt động cho vay
mua bất động sản LPB Quảng Nam thể hiện rõ qua 2 chỉ tiêu sau:
- Trong năm 2018, doanh số cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam
tăng hơn gấp 3 lần (50373 triệu đồng) so với năm 2017 (14859 triệu đồng).
Đồng thời, dƣ sợ tín dụng cũng tăng lên năm 2018 là 200316 triệu đồng ,
trong khi đó năm 2017 là 72635 triệu đồng.
- Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ: Chính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ
mở rộng cho vay nhanh hay chậm. Năm 2018, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ
của LPB – Quảng Nam là 65,32% tăng gấp 2 lần so với năm 2017 là
27,56%. Xét trên góc độ hoạt động cho vay của Ngân hàng thì đây là việc
mở rộng cho vay nhanh.
Ngoài việc dựa vào 2 bảng số liệu trên để có thể đánh giá đúng đƣợc việc mở rộng
cho vay mua bất động của LPB Quảng Nam thì ta cần phải đi sâu và đánh giá chính
sách hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB. Về chính sách của hoạt động cho
vay mua bất động sản LPB ta thấy khá đầy đủ và chi tiết, LPB đã xác định đƣợc cho
mình mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài. Chính sách về hoạt động cho vay mua bất động
sản bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản tín
dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí, số tiền đƣợc phép vay trên giá trị tài sản bảo đảm
bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, hƣớng giải quyết phần
33
tín dụng vƣợt giới hạn, các khoản vay có vấn đề,… Tất cả các yếu tố đó tạo nên đặc
tính cho sản phẩm cho mua bất động sản của LPB, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ
tới việc mở rộng tín dụng của LPB so với các Ngân hàng khác. Về quy trình cho
vay nên giảm bớt các bƣớc trình phê duyệt sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian cho nhân
viên Ngân hàng và đặc biệt là cho khách hàng. Về công tác marketing thì LPB
Quảng Nam chƣa tích cực lắm trong việc truyền thông, quảng cáo tới khách hàng,
LPB Quảng Nam cần nâng cao và sáng tạo hơn trong việc marketing tới khách hàng
ngoài những hoạt động marketing nhƣ: phát tờ rơi và quảng cáo trên các trang
thông tin đại chúng. Bên cạnh đó thì các nhân viên của LPB Quảng Nam rất tích
cực trong việc tìm kiếm khách hàng, nhiều khách hàng để lại phản hồi tích cực trên
trang chủ nhƣ: nhân viên năng động, nhiệt huyết và thân thiện, cởi mở với khách
hàng, luôn lắng nghe những ý kiến và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng,…

Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của Ngân hàng TMCP Bƣu
điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam trong nghiệp vụ cho vay mua bất
động sản


LPB – Quảng Nam là Ngân hàng còn non trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm,
thƣơng hiệu vẫn còn khá mới với ngƣời dân do đó mà khách hàng truyền thống
còn ít, nhƣng trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
không ngừng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay mua bất động sản.

Thành công:

- Qua kết quả phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB Quảng
Nam và tình hình Ngân hàng trong thời gian qua có thể thấy hoạt động cho
vay mua bất động sản ngày đƣợc chú trọng và đặc biệt là trong năm 2018,
tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của LPB Quảng Nam là 65,32% tăng gấp 2 lần so
với năm 2017 là 27,56%. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của hoạt
động cho vay mua bất động sản trong cơ cấu cho vay của LPB Quảng Nam.
- Các loại hình sản phẩm cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam
phong phú: Cho vay mua nhà, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, cho vay
mua nhà theo hình thức trả góp,... Với nhiều loại hình cho vay mua bất
động sản khách hàng tới Ngân hàng sẽ đƣợc nhân viên tƣ vấn về các loại
hình sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng nhất.
- Kết quả đạt đƣợc của LPB Quảng Nam là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu
không mệt mỏi của các cán bộ nhân viên LPB Quảng Nam kết hợp với
chiến lƣợc cho vay hợp lý. Điều đó khẳng định đƣợc hoạt động cho vay
mua bất động sản ngày càng đƣợc sự quan tâm, tập trung các nguồn lực để
phát triển và đã có đƣợc mức độ đóng góp cao. Hoạt động cho vay mua bất
34
động sản không chỉ đóng góp vào mức thu nhập mà còn thu hút một lƣợng
khách hàng lớn, cả những khách hàng có tiềm năng, đồng thời góp phần
thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của LPB Quảng Nam phát triển
nhƣ các hoạt động thanh toán qua tài khoản, ngân hàng huy động thêm tiền
gửi.
- Bên cạnh đó, hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam đã
mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giúp ngƣời dân có cơ hội nâng cao cuộc
sống của mình. Đồng thời thông qua hoạt động cho vay mua bất động sản
mang lại hiệu quả kinh tế tích cực, đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế, khi
mà Ngân hàng tích cực cho vay mua bất động sản sẽ thúc đẩy cung cầu thi
trƣờng bất động sản phát triển. Trong thời gian qua, hoạt động cho vay mua
bất động sản của LPB Quảng Nam đã góp phần làm cho thị trƣờng bất động
sản của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nƣớc nói chung trở nên sôi động
và hoạt động có hiệu quả hơn.
Hạn chế:
Trong 3 năm 2016, 2017, 2018 LPB Quảng Nam đã có những thành tựu đáng
khích lệ trong hoạt động cho vay mua bất động sản. Tuy nhiên, vẫn còn một số
hạn chế, đòi hỏi khắc phục kịp thời để đạt đƣợc những thành tích cao hơn trong
hoạt động cho vay mua bất động sản. Cụ thể là:
- Cơ chế hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng còn một số hạn
chế nhƣ: Với mức quy định là khách hàng phải có tối thiểu 30% tổng nhu
cầu vốn có thể là cao đối với phần đông khách hàng có mức thu nhập trung
bình. Bên cạnh đó, khả năng mở rộng phạm vi hoạt động cho vay mua bất
động sản tới nhiều khách hàng còn hạn chế, khách hàng sử dụng sản phẩm
này chủ yếu là trong khu vực thành phố Tam Kỳ, có nhiều khách hàng tiềm
năng ở khu vực lân cận mong muốn đƣợc sử dụng sản phẩm nhƣng chƣa
đƣợc tiếp cận. Thời hạn cho vay tối đa là 20 năm đối với mua bất động sản
nhƣng với mức lãi suất thả nổi theo từng năm làm tăng thêm do dự của
khách hàng về khả năng trả nợ của họ. Trong khi đó Ngân hàng HSBC đã
nâng thời hạn trả nợ lên 25 năm, điều này làm giảm mức cạnh tranh của
LPB Quảng Nam đối với các NH khác trên cùng địa bàn.
- Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn trƣớc khi giải ngân, chuyên viên
khách hàng có trách nhiệm thông báo ký giấy nhận nợ, lập tờ trình giải
ngân trình lãnh đạo phê duyệt, chuyển hồ sơ tín dụng, giấy tờ tài sản thế
chấp cho phòng kế toán – ngân quỹ và hoạc toán khi giải ngân. Tuy nhiên,
trong giai đoạn này thủ tục giấy tờ cho khách hàng mất khá nhiều thời gian,
35
thời gian giải ngân cho khách hàng chậm. Ngoài ra, việc giám sát hoạt động
khách hàng và đôn đốc thu hồi nợ của khách hàng của Ngân hàng còn chƣa
đƣợc chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng nợ quá hạn trong năm 2018 tăng.
Nguyên nhân:
Để đạt đƣợc những thành tích trên là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ
công nhân viên của Ngân hàng cùng với sự lãnh đạo của Ban giám đốc chi
nhánh. Nhƣng xét trên phƣơng diện chung thì LPB Quảng Nam vẫn tồn tại một
số hạn chế, đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu khắc phục trong năm 2019 để đạt
đƣợc những thành tích cao hơn trong hoạt động kinh doanh, cụ thể:
- Năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế:
Thƣơng hiệu của Ngân hàng còn mới đối với ngƣời dân, chƣa tạo đƣợc hình
ảnh sâu rộng đến với mọi ngƣời, mạng lƣới giao dịch chƣa nhiều. Đặc biệt,
trên khu vực địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có rất nhiều Ngân hàng hoạt
động trong nhiều năm, có kinh nghiệm và thƣơng hiệu, cho nên càng khó
khăn hơn trong việc cạnh tranh thị trƣờng.
- Đối với hoạt động tín dụng, LPB - Quảng Nam chƣa có nhiều khách hàng
truyền thống, tin cậy và tiềm năng. Do đó, Ngân hàng vẫn phải tìm kiếm
khách hàng, chủ yếu là tập trung vào khách hàng là cá nhân vay với vốn ít,
doanh nghiệp nhỏ có tài sản đảm bảo. Mặt khác, do sức ép về lãi suất cạnh
tranh từ các NHTM trên cùng địa bàn hoạt động, cán bộ tín dụng còn thiếu
kinh nghiệm.
- Đối với hoạt động marketing, LPB - Quảng Nam chƣa có biện pháp chủ
động tìm kiếm, chào mời khách hàng.
36
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT –
CHI NHÁNH QUẢNG NAM
3.1. Căn cứ đề xuất
3.1.1. Định hƣớng kinh doanh của LPB Quảng Nam
Năm 2018 là một năm thành công trong kinh doanh của LPB Quảng Nam. Với khí thế
thắng lợi của năm vừa qua, năm 2019 LPB Quảng Nam tiếp tục phấn đấu để đạt đƣợc
những thành tích cao hơn trong năm qua. Cụ thể, kế hoạch năm 2019 nhƣ sau:
- Đầu tƣ tín dụng 270.000 triệu đồng, tăng 28,57% so với năm 2018, trong
đó dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm tối thiểu 40%, dƣ nợ cho vay mua bất
động sản chiếm 35%.
- Lợi nhuận 4 tỷ, nợ quá hạn <2%, nợ xấu <1%.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng, LPB Quảng Nam phấn đấu thu
nhập từ dịch vụ chiếm khoảng 0,5% tổng dƣ nợ.
- Để có thể thực hiện đƣợc những chỉ tiêu này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải
nỗ lực phấn đấu thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. Trong những
năm tới thì hoạt động cho vay mua bất động sản cũng phải đảm bảo với
mức tăng trƣởng cao. Để đạt đƣợc những chỉ tiêu trên, LPB Quảng Nam đã
đề ra những phƣơng hƣớng cụ thể nhƣ sau:
- Chú trọng hơn nữa trong việc điều hành thông qua việc xây dựng, tổ chức
thực hiện, giám sát thực hiện kế hoạch kinh doanh, chƣơng trình thực hiện
kế hoạch của từng đơn vị, nâng cao chất lƣợng và tính khả thi của công tác
giao kế hoạch từng kỳ cho từng phòng giao dịch và đƣa ra những biện pháp
trong từng thời kỳ, đảm bảo các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn , tăng cƣờng mối quan hệ đa phƣơng với
các tổ chức tài chính trên thị trƣờng tài chính. Đồng thời, thông qua hoạt
động marketing ngân hàng, xây dựng kế hoạch, quảng bá nâng cao thƣơng
hiệu LPB, phát triển mạng lƣới hợp lý, chắc chắn.
- Chú trọng việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tiếp thị tốt khách
hàng tiềm năng.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của LPB Quảng Nam, nâng cao trình độ
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.
- Nghiên cứu thị trƣờng để nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam là
khách hàng hiện tại và tƣơng lai, tiếp tục quảng cáo những sản phẩm hiện có
và trong thời gian tới của LPB Quảng Nam đến với khách hàng bằng
37
nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức hội nghị khách hàng theo từng địa điểm
có tiềm năng để giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng phục vụ khách hàng
và đƣa ra những cam kết về chất lƣợng phục vụ khách hàng của LPB
Quảng Nam cao hơn các ngân hàng khác.
- Thực hiện chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, phù hợp và có các
chƣơng trình khuyến mại mới nhằm thu hút khách hàng.
- Thông qua các tổ chức đoàn thể Công đoàn, đoàn Thanh niên cộng sản
thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động phong trào nhằm xây dựng môi
trƣờng công sở văn minh, dân chủ, đoàn kết.
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiệnhoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng
TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam
Để nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP
Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam đòi hỏi phải khắc phục kịp thời những
mặt tiêu cực và không ngừng phát huy những mặt tích cực. Với mục tiêu trở thành
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, LPB định hƣớng cố gắng hoàn thiện hệ thống cho
vay tiêu dùng nói chung cũng nhƣ cho vay mua bất động nói riêng. Để đạt đƣợc những
mục tiêu đã đề ra LPB Quảng Nam đã vạch ra những định hƣớng rõ ràng:
- Phấn đấu thuộc nhóm Ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lƣợng và
thƣơng hiệu.
- Đẩy mạnh phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đa
dạng, chất lƣợng và cạnh tranh rộng khắp địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Tiếp tục thực hiện chiến lƣợc phát triển mạng lƣới tại khu vực trọng điểm với
phƣơng châm “tiệm cận tới khách hàng”.
- Tập trung phát triển nguồn lực nhằm chuẩn bị cho các bƣớc phát triển lớn, tăng
cƣờng công tác đào tạo, các khóa tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên, xây dựng
văn hóa kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, thân thiện với
khách hàng.
- Tích cực giải quyết cơ bản về nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sinh
lời, phấn đấu đƣa tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.
- Tăng cƣờng hơn nữa trong công tác phát triển thƣơng hiệu và các hoạt động
chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh LPB trên các phƣơng tiện thông tin
đại chúng, các hoạt động tài trợ, để hình ảnh Ngân hàng tới gần với khách hàng
hơn giúp khách hàng có thể tìm hiểu và tiếp cận các sản phẩm dịch vụ Ngân
hàng dễ dàng và thuận tiện nhất.
- Đẩy mạnh công tác pháp chế, thu hồi nợ.
38
3.2. Giải pháp hoàn thiện cho vay mua bất động sản tại LPB Quảng Nam
3.2.1. LPB Quảng Nam cần chú trọng hơn trong việc nghiên cứu và đánh giávề
nhu cầu mua bất động sản của khách hàng trong thời gian tới
Năm 2017 đƣợc đánh giá là một năm cực kỳ thành công của thị trƣờng bất động
sản Việt Nam. Với lƣợng tồn kho bất động sản giảm mạnh, khả năng thanh khoản
các dự án tốt. Trong khi đó, năm 2018 là bức tranh đầy đủ gam màu sáng tối với sự
chuyển động của tất cả các phân khúc (từ kinh doanh nhà ở đến mua bán đất nền),
các thƣơng vụ mua bán sát nhập, sự ra đời của hàng ngàn doanh nghiệp địa ốc
mới,… Xu hƣớng mua bất động sản để an cƣ cũng đang giảm dần trong năm 2018,
nhƣờng chỗ cho hình thức đầu tƣ. Điều này có thể thấy ở phân khúc cao cấp và
hạng sang, nhu cầu mua đầu tƣ chiếm đến 61% thay vì 50% nhƣ năm 2017, khách
hàng mua để ở chỉ chiếm 26% và đầu tƣ ngắn hạn tầm 13%, trong khi năm 2017
mua để ở là 35% và đầu tƣ ngắn hạn là 15%.
Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian vừa qua những dự án nghỉ
dƣỡng tỷ đô đƣợc triển khai tại các huyện phía Đông tỉnh Quảng Nam đã đẩy giá đất
tăng cao. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng, thị trƣờng bất động
sản tại đây chƣa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Kẻ từ phƣơng Bắc vào, ngƣời từ phƣơng
Nam ra mua đất cộng với những đối tƣợng “cò” thổi phồng đã làm ngƣời dân các địa
phƣơng khu vực này đứng, ngồi không yên với cơn sốt đất. Bên cạnh đó, cùng với
thành phố Tam Kỳ, Hội An và thị xã Điện Bàn, huyện Núi Thành đƣợc tỉnh đánh giá là
địa phƣơng đặc thù và phát triển năng động cần có cơ chế chính sách đầu tƣ thỏa đáng.
Huyện Núi Thành nằm trong vùng trọng điểm Khu kinh tế mở Chu Lai, có sân bay, bến
cảng, đƣờng sắt Bắc – Nam, đƣờng cao tốc và quốc lộ
1 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phƣơng phát triển thành đô thị hiện
đại, văn minh trong tƣơng lai. Mới đây, ngay sau khi HĐND huyện Núi Thành
khóa XI thông qua Nghị quyết về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Núi
Thành mở rộng (tức đô thị Núi Thành) giai đoạn đến năm 2020 và năm 2030 do đơn
vị tƣ vấn là Phân viện Quy hoạch đô thị nông thôn miền Trung (Bộ Xây dựng) thực
hiện thì đến cuối tháng 8.2017 vừa qua, UBND huyện đã có tờ trình gởi UBND tỉnh
và Sở Xây dựng đề nghị thẩm định, phê duyệt Đồ án Quy hoạch điều chỉnh Đô thị
Núi Thành. Theo đồ án, địa điểm và phạm vi ranh giới quy hoạch xây dựng đô thị
Núi Thành là toàn bộ địa giới hành chính huyện Núi Thành hiện nay với diện tích tự
nhiên trên 55.583 ha, phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình
Sơn và Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp
huyện Phú Ninh và huyện Bắc Trà My. Quy mô dân số của Đô thị Núi Thành là
169.100 ngƣời. Theo đồ án, tích chất, chức năng của thị trấn Núi Thành mở rộng
39
(tức đô thị Núi Thành) là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của Núi Thành, khu kinh tế mở Chu Lai và vùng Đông tỉnh Quảng Nam,
gắn liền với đô thị Tam Kỳ và khu kinh tế mở Chu Lai trở thành trung tâm kinh tế
lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vì vậy mà giá nhà đất ở Quảng Nam
cũng sẽ tăng cao trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong 2019 – 2020, nhiều khu đô
thị chung cƣ sẽ đi vào hoạt động, có nghĩa là cung sẽ tăng lên, và sự cạnh tranh về
giá, chất lƣợng, dịch vụ sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngƣời dân, thị trƣờng bất
động sản bƣớc sang một trang mới khởi sắc và nhiều hy vọng trong những năm tiếp
theo. Nhu cầu mua bất động sản dự đoán sẽ tăng cao. LPB Quảng Nam cần phải có
những chiến lƣợc trong thời gian tới, nghiên cứu và vạch ra định hƣớng cụ thể phù
hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Việc đánh giá một cách chính xác những hoạt động
đang diễn ra tại thị trƣờng bất động sản sẽ không chỉ có ý nghĩa đối với tất cả các
khoản tín dụng có liên quan đến bất động sản.
3.2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng cáo và tiếpthị về thƣơng hiệu ngân
hàng mới – phong cách mới
Hoạt động cho vay nói chung và cho vay mua bất động sản nói riêng luôn có thời
gian quan hệ với khách hàng lâu dài. Do vậy, có những chính sách cụ thể, chi tiết
nhƣng linh hoạt sẽ đƣa khách hàng đến với ngân hàng. Theo chiến lƣợc Marketing
hiện đại thì hiện nay ngân hàng phải đi tìm khách hàng chứ không phải khách hàng
đi tìm ngân hàng, do đó mà LPB Quảng Nam luôn xác định trong hoạt động để làm
hài lòng khách hàng của mình. Sự hƣớng dẫn nhiệt tình cùng với thái độ cởi mở sẽ
là một trong những thế mạnh mà bất kỳ Ngân hàng hay doanh nghiệp nào để có thể
lôi kéo khách hàng của mình. Dựa trên đặc điểm đó, LPB Quảng Nam cần phải chú
ý đến việc hƣớng dẫn khách hàng sao cho ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên khách
hàng thật sự hài lòng về phong cách làm việc của nhân viên Ngân hàng, từ đó tạo
đƣợc niềm tin yêu của khách hàng đối với Ngân hàng. Trên cơ sở chú ý phục vụ tối
đa và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, LPB Quảng Nam nên triển khai các
chƣơng trình nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Hiện nay, LPB Quảng Nam
luôn đề cao tinh thần phục vụ khách hàng là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi nhân viên,
cùng với việc không ngừng nâng cao kiến thức về nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn cho
khách hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, bên cạnh việc nâng cao năng lực
cạnh tranh và chất lƣợng phục vụ Ngân hàng còn phải không ngừng phát triển
thƣơng hiệu của mình. Hiện nay, LPB Quảng Nam đã tích cực trong việc quảng bá
sản phẩm của mình bằng nhiều biện pháp thông qua các phƣơng tiện thông tin đại
chúng, các chƣơng trình mang tính xã hội nhƣ góp phần xây dựng ủng hộ cho nhà
40
tình nghĩa, đóng góp vào quỹ xóa đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt,… LPB
Quảng Nam cũng chú trọng mở rộng các phòng giao dịch, các chƣơng trình khuyến
mại lớn, lãi suất tiết kiệm ƣu đãi dành cho ngƣời cao tuổi. Ngân hàng cần tiến hành
xây dựng và phát triển thƣơng hiệu gắn liền với chiến lƣợc phát triển tổng thể của
Ngân hàng trên cơ sở tầm nhìn dài hạn nhƣng có các mục tiêu cụ thể, đánh giá kết
quả thực hiện và điều chỉnh khi cần thiết. LPB Quảng Nam cần xúc tiến mạnh hơn
nữa việc quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nhằm thu hút sự quan tâm của mọi
ngƣời dân qua các hình thức nhƣ quảng bá, tờ rơi, internet,… việc thiết kế trên phải
đơn giản và dễ nhớ đối với ngƣời dân. Ngoài ra, LPB Quảng Nam cần chú ý tới
việc tham gia các hoạt động xã hội nhƣ: âm nhạc, thể thao, bảo vệ sức khỏe vì đây
là một hình thức phát triển tốt để quảng bá thƣơng hiệu của Ngân hàng.
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập trên lĩnh vực Tài chính –
Ngân hàng trong khu vực và trên trƣờng quốc tế có nhiều cơ hội về sự hợp tác và sử
dụng nguồn vốn, khả năng tiếp cận đƣợc công nghệ quản lý Ngân hàng hiện đại,…
Đồng thời, các Ngân hàng phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức
ở phía trƣớc, đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
của thị trƣờng hiện nay. Thực tế cho thấy hiện nay các cán bộ làm việc trong Ngân
hàng đều đã từng tốt nghiệp các khối trƣờng kinh tế nhƣ: Đại học kinh tế, học viện
Ngân hàng, học viện tài chính,… Trong số đó có nhiều ngƣời có khả năng nghiên
cứu, phát hiện, đề xuất những ý tƣởng nhằm giúp Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên trong số đó có một bộ phận nguồn nhân lực vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu của Ngân hàng, đòi hỏi phải có kiến thức và nghiệp vụ cao hơn.
Vì vậy, để nguồn nhân lực Ngân hàng có chất lƣợng cao đòi hỏi phải có hệ thống
giải pháp đồng bộ, toàn diện với Nhà nƣớc, các trƣờng đại học đào tạo chuyên
ngành Tài chính – Ngân hàng, các đơn vị sử dụng lao động và mối quan hệ của các
tổ chức trên, đặc biệt là mối quan hệ giữa các đơn vị đào tạo và các đơn vị sử dụng
nguồn nhân lực. Do đó, cần tăng cƣờng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo là các
trƣờng đại học, cao đẳng thuộc khối kinh tế, để đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực có
chất lƣợng cao, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của Ngân
hàng nói riêng.
LPB Quảng Nam cần phải chú ý tới việc tuyển dụng cán bộ có đầy đủ yếu tố về
chất và lƣợng, có chính sách ƣu tiên cho cán bộ trẻ có năng lực, bố trí lao động phù
hợp nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc và cống hiến của cán bộ cho sự phát
triển chung của Ngân hàng. Chú trọng đào tạo cán bộ thông qua các hình thức tập
huấn nghiệp vụ và đào tạo tại chỗ để mỗi cán bộ Ngân hàng nắm vững quy định của
41
pháp luật, nắm vững quy chế và quy trình nghiệp vụ để hƣớng dẫn khách hàng. Hơn
thế, trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay, với những chính sách ƣu tiên của Nhà
nƣớc ta đối với lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng là đòi hỏi ở các NHTM Nhà nƣớc.
Nếu một nhân viên của Ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm, có mối quan hệ quen
biết rộng rãi với nhiều khách hàng, khi họ vì một lý do nào đó ra đi thì sẽ ảnh
hƣởng tới hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt lợi nhuận của Ngân hàng cũng sẽ bị
ảnh hƣởng. Vì vậy, LPB Quảng Nam cần phải chú trọng chăm lo đến đời sống vật
chất và tinh thần của nhân viên để họ có thể yên tâm cống hiến cho Ngân hàng. Đây
là một trong những điều kiện quan trọng để LPB Quảng Nam vững bƣớc đi lên.
3.2.4. Các giải pháp khác
Ngoài những giải pháp chung trên, LPB Quảng Nam cần phải thực hiện những giải
pháp khác nhƣ:

Về cơ cấu vốn: Hoạt động cho vay mua bất động sản thƣờng có thời gian dài,
do vậy LPB Quảng Nam cần chú ý tới việc cơ cấu vốn hợp lý dành cho vay
mua bất động sản, tránh tình trạng thiếu vốn xảy ra sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng.



Quan hệ với các cơ quan quản lý và xây dựng nhà đất: Việc Ngân hàng tạo ra mối
quan hệ này là rất cần thiết, nó sẽ giúp Ngân hàng có thêm nhiều thông tin về thị
trƣờng bất động sản, nắm vững đƣợc quy luật của thị trƣờng bất động sản


để đƣa ra quyết định đúng khi cho khách hàng vay vốn. Đồng thời, Ngân hàng
có thể bắt tay liên kết với các công ty xây dựng trong việc cung cấp sản phẩm
nhà ở cho ngƣời dân theo phƣơng thức 3 bên: Công ty xây dựng – Ngân hàng –
Khách hàng. Đây là hoạt động cùng có lợi cho cả 3 bên mà mang tính hiệu quả
và an toàn hơn rất nhiều so với việc chỉ có Ngân hàng đứng ra làm một mình.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Cải tiếnchất lƣợng dịch vụ
Giảm các bƣớc trình phê duyệt để thủ tục nhanh gọn hơn, giảm thời gian giải
ngân, tiết kiệm thời gian cho cán bộ tín dụng cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu cho
khách hàng nhanh chóng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng làm việc chuyên nghiệp,
nhiệt tình, vui vẻ, tạo cho khách hàng sự thoải mái khi đến giao dịch. Điều đó giúp
nâng cao hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng.
3.3.2. Tăng tỷ trọng vay trên giá trị tài sản đảm bảo
Hiện nay, mức cho vay của NH là hỗ trợ tối đa 80% tổng nhu cầu vốn của khách
hàng nhƣng không quá 70% giá trị TSĐB. Đây là mức khá an toàn. Tuy nhiên,
trong điều kiện thị trƣờng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, một số đối
42
thủ cạnh tranh cho vay đến 90% thậm chí 100% giá trị tài sản đảm bảo thì mức cho
vay của Ngân hàng trở nên ít hấp dẫn đối với khách hàng.
3.3.3. Tăng thời gian vay vốn
Ngân hàng có thể kéo dài thời gian trả nợ trên 20 năm đối với khách hàng có tuổi
đời còn trẻ. Đối với khách hàng có thu nhập thấp thì Ngân hàng nên kéo dài thời
hạn trả nợ của họ. Vì vậy, thời gian ngắn thì số tiền phải trả quá lớn so với thu nhập
hàng tháng, nhƣ vậy họ sẽ do dự đối với nhu cầu vay của mình.
3.3.4. Linh hoạt chấp nhận hồ sơ vay tiền
Việc chứng minh thu nhập của khách hàng là khó, chính xác vì trong cơ chế tài
chính nƣớc ta hiện nay, khi mà thu nhập ngoài lƣơng của ngƣời lao động thƣờng
cao hơn lƣơng thì việc chứng minh tài chính của khách hàng là vô cùng khó khăn.
Ví dụ, nhƣ trên sổ sách có những ngƣời chỉ nhận lƣơng cơ bản theo cấp bậc, trong
khi thu nhập bên ngoài từ làm thêm, phụ cấp, hoa hồng hoặc nghề tay trái,… rất lớn,
song khó có thể chứng minh lƣơng của họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Do đó, Ngân
hàng nên linh động trong việc cho vay với những khách hàng có đủ khả năng về tài
chính nhƣng lại khó chứng minh nguồn tài chính.
43
KẾT LUẬN
***
Cho vay mua bất động sản là một trong những lĩnh vực kinh doanh đã và đang
phát triển tại Việt Nam. Việc cho vay mua bất động sản loại hình mang xu thế tất
yếu do những lợi ích thiết thực mà nó mang lại nhƣ: tạo điều kiện cho ngƣời dân
thỏa mãn nhu cầu đƣợc tiêu dùng của mình khi chƣa có khả năng chi trả, giúp đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nhằm tăng thêm thu nhập và phân tán rủi ro
cho các NHTM…
LienVietPostBank đã xây dựng cho mình một quy trình chặt chẽ và đƣợc đánh giá
là một Ngân hàng có nhiều thành tích trong hoạt động cho vay mua bất động sản.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì cho vay mua bất động sản của
LienVietPostBank vẫn còn một số hạn chế, vƣớng mắc cần đƣợc xem xét và
nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng, để có thể đƣa ra những giải pháp giúp cho
LienVietPostBank hoàn thiện hơn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động
cho vay mua bất động sản.
44
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU  ĐIỆN LIÊN VIỆT  -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAYĐề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
 
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 

Semelhante a GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

Semelhante a GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149 (20)

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ, Điểm Cao!.
Luận Văn Tốt Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ, Điểm Cao!.Luận Văn Tốt Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ, Điểm Cao!.
Luận Văn Tốt Nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ, Điểm Cao!.
 
9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc
9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc
9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAYBÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANKLV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
 
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phá...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SacombankĐề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Abbank
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại AbbankGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Abbank
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Abbank
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Último (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT -TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH ----  ----- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT GVHD : SVTH : Lớp : TP HCM, ngày 06 tháng 05 năm 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN *** Tôi xin cam đoan số liệu nêu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này là chính xác và trung thực, đã đƣợc tôi thu thập, tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy. Các giải pháp, kiến nghị là của cá nhân tôi rút ra từ quá trình tìm hiểu và tham gia thực tập. Tôi xin cam đoan bài báo cáo thực tập tốt nghiệp là đề tài của bản thân tôi tìm hiểu và không sao chép từ bất kỳ ai, từ tài liệu nào. Ngày 06 tháng 05 năm 2019 Ngƣời thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp 2
  • 3. LỜI CẢM ƠN *** Sau khoảng thời gian 4 tháng thực tập tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam, em đã học hỏi đƣợc rất nhiều điều và biết đƣợc nhiều điều quý giá từ các anh chị trong Ngân hàng đã chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Qua đó, em có thể hiểu thêm về hoạt động của Ngân hàng và là hành trang kiến thức cho em sau này. Em xin chân thành cảm ơn thầy … đã chỉ dẫn cho em rất nhiều trong quá trình làm bài. Ngoài ra, em xin cảm ơn các thầy, cô ở Khoa Ngân hàng nói riêng cũng nhƣ các thầy cô ở trƣờng Đại học … nói chung đã dạy dỗ, cho em nhiều kiến thức hay và tạo điều kiện học tập thuận lợi cho em trong thời gian học ở trƣờng. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc chi nhánh và các anh, chị của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong công việc để em có thể hoàn thành công việc và hoàn thành đề tài viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, là chị … – Vừa là một ngƣời chị vừa là ngƣời đồng nghiệp đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt khoảng thời gian 4 tháng thực tập tại Ngân hàng. Cuối lời, em xin chúc thầy … và toàn thể quý thầy cô trƣờng Đại Học … có nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, em xin chúc Ban giám đốc chi nhánh và các anh, chị nhiều sức khỏe, chúc cho Ngân hàng làm ăn phát đạt. Thân ái kính chào! Tam Kỳ, ngày 06 tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực tập … 3
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................2 LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH......................................................................................6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................7 MỞ ĐẦU...................................................................................................................................8 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM..............................................10 1.1. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt.............................10 1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam................13 1.2.1. Lịch sử ra đời ..............................................................................................................13 1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý...............................................................................................14 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.................................................................14 1.2.4. Môi trƣờng kinh doanh..............................................................................................16 1.3. Hoạt động cơ bản Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam 17 1.3.1. Những hoạt động cơ bản của LPB – Chi nhánh Quảng Nam ...............................17 1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam.................................................................................................................18 CHƢƠNG 2: NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM.................................24 2.1 Chính sách về nghiệp vụ cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam..............................................................................................25 2.1.1. Đối tƣợng và phạm vi áp dụng..................................................................................25 2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm................................................................................................25 2.2. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM....................29 2.3. Tổ chức triển khai hoạt động cho vay mua bất động sản..........................................32 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam.....................................................................................32 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM ......................................................................................................36 3.1. Căn cứ đề xuất ................................................................................................................37 3.1.1. Định hƣớng kinh doanh của LPB Quảng Nam.......................................................37 4
  • 5. 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam ......................................................38 3.2. Giải pháp hoàn thiện cho vay mua bất động sản tại LPB Quảng Nam ...................39 3.2.1. LPB Quảng Nam cần chú trọng hơn trong việc nghiên cứu và đánh giá về nhu cầu mua bất động sản của khách hàng trong thời gian tới ...............................................39 3.2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng cáo và tiếp thị về thƣơng hiệu ngân hàng mới – phong cách mới ..........................................................................................................40 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực......................................................................41 3.2.4. Các giải pháp khác......................................................................................................42 3.3. Kiến nghị.........................................................................................................................42 3.3.1. Cải tiến chất lƣợng dịch vụ .......................................................................................42 3.3.2. Tăng tỷ trọng vay trên giá trị tài sản đảm bảo.........................................................42 3.3.3. Tăng thời gian vay vốn...............................................................................................43 3.3.4. Linh hoạt chấp nhận hồ sơ vay tiền..........................................................................43 KẾT LUẬN.............................................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................45 5
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của LienVietPostBank – Chi nhánh Quảng 17 Nam Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay mua bất động sản 30 Bảng 1.1: Kết quả huy động vốn 2016 – 2018 18 Bảng 1.2: Kết quả huy động vốn cụ thể từng hạng mục năm 2016 - 2018 19 Bảng 1.3: Tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh Quảng Nam từ năm 2016 – 20 2018 Bảng 1.4: Kết quả cho vay tại LPB Quảng Nam từ năm 2016 – 2018 21 Bảng 1.5: Tình hình nợ xấu 22 Bảng 1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của LPB Quảng Nam qua 3 năm 23 Bảng 2.1: Tỷ trọng cho vay mua bất động sản so với tín dụng khác 31 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ năm 2017 – 2018 31 6
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TMCP Thƣơng mại cổ phần NH Ngân hàng CN Chi nhánh DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc KH Khách hàng BGĐ Ban giám đốc GĐ Giám đốc PGĐ Phó giám đốc KT–XH Kinh tế - xã hội PGD Phòng giao dịch XD Xây dựng HĐQT Hội đồng quản trị TSBĐ Tài sản bảo đảm NHTM Ngân hàng thƣơng mại TCTD Tổ chức tín dụng QSDĐ Quyền sửu dụng đất GCN Giấy chứng nhận KH Khách hàng HĐND Hội đồng nhân dân 7
  • 8. MỞ ĐẦU *** 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của nhân loại diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Hòa mình trong xu thế ấy, việt Nam cũng có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của mình. Đặc biệt, ngành ngân hàng trong những năm qua đã chứng tỏ đƣợc vai trò và vị trí của mình trong nên kinh tế. Với hàng loạt các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đƣợc thành lập, các Ngân hàng trong nƣớc nói chung và Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (LietVietPostBank) nói riêng cũng đã và đang thay đổi diện mạo của mình để hòa mình phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, ngày càng cải tiến và nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình, đa đạng hóa các dịch vụ sản phẩm giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc sử dụng cũng nhƣ tham gia vào thị trƣờng với nhiều thử thách mới. Nắm bắt đƣợc nhu cầu của ngƣời dân các NHTM cũng nhƣ các trung gian tài chính với nguồn vốn huy động dồi dào từ công chúng, đã sử dụng nguồn vốn đó để cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu vay mua bất động sản. Việc cho vay này không những có tác dụng kích thích sự tăng trƣởng của nền kinh tế mà còn đem lại nguồn thu nhập và lợi ích khác cho chính Ngân hàng. Để hạn chế đƣợc rủi ro nhƣng vẫn không ngừng phát triển nghiệp vụ cho vay mua nhà, đáp ứng triệt để nhu cầu của ngƣời dân chính là bài toán khó mà tất cả các NHTM đều muốn tìm ra đáp án tối ƣu nhất. Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt, em chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt” làm đề tài viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. 2. Mục tiêunghiên cứu - Tìm hiểu và phân tích hoạt động kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam. - Phân tích chi tiết về hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam. - Đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam. 8
  • 9. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam các năm 2016, 2017 và 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm: - Thu nhập số liệu các báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết về hoạt động cho vay mua bất động sản, báo cáo chi tiết của hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam. - Phân tích và đánh giá các số liệu đã thu thập đƣợc. Từ đó, rút ra nhận xét về hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam cũng nhƣ các hoạt động khác của Ngân hàng có liên quan. - Phƣơng pháp sử dụng: Thống kê, diễn giải, quy nạp, tổng hợp. 5. Bố cục của chuyên đề - Chƣơng 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam. - Chƣơng 2: Quy trình nghiệp vụ cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam - Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam 9
  • 10. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 1.1. Giới thiệutổng quát về Ngân hàng TMCP Bƣu ĐiệnLiênViệt  Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT    Tên tiếng anh: LIENVIETPOSTBANK (LPB)   Tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo Giấy phép thành lập, hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và chính thức ra mắt ngày 01 tháng 05 năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng. Năm 2011, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho phép đổi tên này, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thƣơng mại Sài Gòn (SATRA) và công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Các cổ phần và đối tác chiến lƣợc của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính- Ngân hàng lớn đang hoạt động tại việt Nam và nƣớc ngoài nhƣ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited… LienVietPostBank định hƣớng xây dựng thƣơng hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. Hiện nay, với số vốn điều lệ 9.875 tỷ đồng, LienVietPostBank là một trong 10 Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần lớn nhất Việt Nam. Doanh thu năm 2018 ƣớc tính: 12.733 tỷ đồng. Lợi nhuận: 1.968 tỷ đồng. Trải qua 10 năm hoạt động Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt đã mang về cho mình những thành tích tiêu biểu sau: - Năm 2008: Chứng nhận doanh nghiệp xuất sắc của Ngân hàng Nhà nƣớc, bằng khen vì thành tích dành tặng sổ tiết kiệm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng do Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,… - Năm 2010: Chứng nhận và Cúp Giải thƣởng Sao Khuê năm 2010 nhƣ tấm gƣơng tiêu biểu trong các Doanh nghiệp Việt Nam về ứng dụng công nghệ 10
  • 11. thông tin. Giải thƣởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng. - Năm 2012: Ngânhàng Bƣu điệnLiênViệt vinh dự đạt giải “Thƣơng hiệu vàng - Logo và Slogan ấn tƣợng 2012" do Bộ Công Thƣơng và Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thƣơng hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức. - Năm 2015: 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN (Xếp hạng 99/100) theo Bảng xếp hạng “Top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN" vừa đƣợc The Banker công bố ngày 8/4/2016. Trong danh sách này, LienVietPostBank đứng thứ 19/20 Ngân hàng Việt Nam đƣợc xếp hạng. - Năm 2017: Bằng khen vì các thành tích hoạt động xã hội tại Thủ đô Hà Nội do Thủ tƣớng Chính phủ trao tặng, giải thƣởng "Ngân hàng có Ứng dụng Mobile Banking Tốt Nhất Việt Nam năm 2017" (Best Mobile Banking Application Vietnam 2017) do Tạp chí Tài chính Quốc tế (International Finance Magazine - IFM) trao tặng. - Năm 2018: Giải thƣởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2018 - Best Retail Bank Vietnam 2018, Giải thƣởng Ngân hàng thƣơng mại phát triển Nhanh Nhất Việt Nam 2018 (Fasteset growing commercial Bank Vietnam 2018) do Global Banking and Finance Review trao tặng, giải thƣởng Ngân hàng trách nhiệm xã hội Tốt Nhất tại Việt Nam 2018 (Best CSR Bank 2018) do Tạp chí International Business Magazine trao tặng. Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện tiêu biểu nhƣ các hoạt động sau: - Tài trợ xây dựng 20 trƣờng học, trạm y tế trong cả nƣớc. Cung cấp trang thiết bị cho nhiều trƣờng học, phòng hội thảo của các trƣờng đại học. - Tài trợ trên 40 tỷ đồng cho quỹ vì ngƣời nghèo các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bến Tre,… - Qũy học bổng Nguyên Thái Bình – Vƣờn ƣơm Nhân tài LienVietPostBank: Phối hợp với Báo Thanh niên và gần 20 trƣờng Đại học và đã trao trên 1,4 tỷ đồng học bổng các loại. - Phối hợp với Qũy Tấm lòng Việt – Đài truyền hình Việt Nam tặng hơn 12.000 ti vi cho nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc và Lào.  Mô hình tổ chức: Cơ quan trung ƣơng của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lƣới bao gồm các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch trong cả nƣớc.    Sứ mệnh: Cung cấp cho khách hàng và xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lƣợng cao, mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt và xã hội.  11
  • 12.  Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam – Ngân hàng của mọi ngƣời.    Chiếnlƣợc kinhdoanh: Bán lẻ - Dịchvụ - Kinh doanh đa năng    Giá trị cốt lõi: Kỷ cƣơng – Nhân bản – Sáng tạo    Triết lý kinh doanh:   - Ba điều hƣớng tâm của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt: + Không có con ngƣời, dự án vô ích + Không có khách hàng, ngân hàng vô ích + Không có Tâm – Tín – Tài – Tầm, Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt vô ích. - Cổ đông: Là ân nhân của Ngân hàng - Khách hàng: Là sức mạnh của Ngân hàng - Đối tác: Là bằng hữu của Ngân hàng - Sản phẩm, dịch vụ: Không ngừng đổi mới, phục vụ khách hàng các sản phẩm khách hàng cần chứ không phải các sản phẩm Ngân hàng có. - Ý thức kinh doanh: Thƣợng tôn pháp luật, gắn xã hội trong kinh doanh.  Ý nghĩa thƣơng hiệu:  - Là thông điệp tinh túy thể hiện tầm nhìn đổi mới, tính công chúng rộng lớn, dễ nhận biết và đi vào lòng ngƣời. - Khối hình: Thoi vàng và đồng tiền cổ là sự hỏa quyện tinh tế giữa hình thức và nội dung, giữa hiện đại và bản sắc, nhƣ hình với bóng thể hiện sự đoàn kết chặt chẽ, giống hình ảnh “con lật đật” dù vận động đổi mới, phát triển không ngừng nhƣng luôn ở thế cân bằng vĩnh cửu. - Logo cũng đảm bảo đƣợc yếu tố phong thủy theo bản sắc Phƣơng Đông, khối hình và khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại hữu” và “Thiên hỏa đồng nhân” với chân để LienVietPostBank – Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt, một nền móng vững chắc, AN TOÀN – PHÁT TRIỂN – BỀN VỮNG. - Logo đƣợc cấu trúc bởi 3 khối màu sắc (màu trắng: rõ ràng, minh bạch; màu xanh: Đoàn kết vững chắc, màu vàng cam: Hoàn thiện tinh tế) tạo thế chân kiềng vững chắc biểu tƣợng cho chữ TÍN – TÂM – TÀI, thể hiện ý nghĩa câu ca 12
  • 13. dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – Ngân hàng của mọi ngƣời.  Slogan: Liên kết phát triển.    Mạng lƣới: Hiện nay đã phủ khắp 63 tỉnh thành cả nƣớc. Số lƣợng điểm giao dịch của LienVietPostBank đƣợc mở rộng mới trong 6 tháng đầu năm 2018 là   95 Phòng Giao dịch Bƣu điện nâng cấp, 2 Chi nhánh và 1 Phòng Giao dịch trực thuộc, tức là gần bằng một nửa trong tổng số hơn 200 Chi nhánh, Phòng Giao dịch của Ngân hàng đã đƣợc mở rộng trong suốt 9 năm hoạt động từ năm 2008  đến năm 2017. Số điểm giao dịch trực thuộc Ngân hàng cho tới thời điểm kết thúc quý II năm 2018 là 327 điểm.   Mô hình tổ chức của Ngân hàng: Cơ quan trung ƣơng của NH TMCP Bƣu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua, các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lƣới bao gồm các Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch trong cả nƣớc.  1.2. Giới thiệuvề Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam 1.2.1. Lịch sử ra đời Ngày 04/03/2014, Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã khai trƣơng tại số 196 – 198 Phan Chu Trinh, phƣờng An Mỹ, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Khi chính thức đi vào hoạt động, chi nhánh Quảng Nam sẽ thực hiện đầy đủ các chức năng nhƣ huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt. 13
  • 14. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý HỘI SỞ Ban giám sát kinh doanh và xử lý nợ của Hội sở Ban Giám đốc Chi nhánh Phòng Khách hàng Tổ hỗ trợ phát triển kinh doanh Tổ Khách hàng DN Tổ Khách hàng cá nhân Phòng giám sát hoạt động Tổ giám sát hoạt động Tổ Quản lý PGDBĐ Tổ Quản lý hành chính Phòng Kế toán & Ngân quỹ Tổ Giao dịch Tổ Kế toán & Ngân quỹ Phòng giao dịch Hình 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của LienVietPostBank – Chi nhánh Quảng Nam 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Nhiệm vụ của mỗi phòng ban là khác nhau nhƣng đều chung mục đích là hƣớng tới sự phát triển chung của Ngân hàng.  Giám đốc chi nhánh   - Đứng đầu chi nhánh là giám đốc lãnh đạo toàn thể chi nhánh. Giám đốc chi nhánh đƣợc Hội đồng quản trị của Ngân hàng bổ nhiệm, khen thƣởng và kỷ 14
  • 15. luật. Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm lãnh đạo, thực hiện các kế hoạch khi Hội sở đƣa ra cho chi nhánh. - Đƣợc phân công, ủy quyền cho PGĐ CN thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc ủy quyền phải đƣợc thể hiện bằng văn bản và tuân thủ quy định về ủy quyền của NH và Pháp luật.  Phó giám đốc chi nhánh   - Là ngƣời tham mƣu, giúp việc cho giám đốc chi nhánh, thực hiện các công việc do GĐ CN phân công, ủy quyền, chịu trách nhiệm trƣớc GĐ CN và pháp luật về lĩnh vực chuyên môn đƣợc phân công phụ trách.  Phòng khách hàng   - Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo đúng trình tự và phải hợp lý theo quy định của các văn bản, nghị định của Ngân hàng Nhà nƣớc, Hội sở Ngân hàng. - Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát theo quá trình nghiệp vụ tín dụng, thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, phòng ngừa rủi ro và dự báo tình hình kinh doanh của chi nhánh. - Báo cáo về nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, tái bảo lãnh,... - Theo dõi tài sản thế chấp, bất động sản, tài sản cầm cố. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngƣời vay để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra. - Lƣu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng. - Chịu sự quản lý, phân công công việc của giám đốc.  Phòng Kế toán & Ngân quỹ   - Thực hiện công tác hạch toán, theo dõi, phản ánh hoạt động kinh danh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, báo cáo các hoạt động kinh tế tài chính. - Mở tài khoản, lập thủ tục các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi giao dịch,... - Các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc. - Thu chi tiền mặt, kinh doanh ngoại hối. - Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin. - Bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng khách hàng chuyển sang theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao.  Phòng giám sát hoạt động   - Thực hiện giám sát huy động nguốn vốn của các tổ chức, cá nhân, nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. 15
  • 16. - Nghiên cứu tình hình KT-XH trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn, khai thác nguồn vốn hợp lý. - Thực hiện các chƣơng trình marketing Ngân hàng, quảng cáo sản phẩm của Ngân hàng. - Chịu sự quản lý và phân công công việc của giám đốc.  Phòng giao dịch   - Đơn vị kinh doanh trực thuộc CN, hạch toán báo sổ, có con dấu riêng nhƣng hoạt động vẫn nằm trong sự giám sát của chi nhánh, PGD hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do HĐQT ban hành. 1.2.4. Môi trƣờng kinh doanh - Môi trƣờng bên trong:  Năng lực tài chính: Ngân hàng xác định công tác huy động vốn là một nhiệm vụ chiến lƣợc quan trọng, thƣờng xuyên và lâu dài trong hệ thống chiến lƣợc kinh doanh của mình. Chính vì thế những năm gần đây Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt nói chung cũng nhƣ Ngân hàng Bƣu điện Liên việt – Chi nhánh Quảng Nam nói riêng luôn làm tốt công tác huy động vốn, thực hiện vƣợt mức kế hoạch đề ra với việc đảm bảo cung cấp một nguồn vốn dồi dào, chủ động đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng.    Chất lƣợng cán bộ tín dụng: Chất lƣợng tín dụng thể hiện qua trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ khả năng giao tiếp của cán bộ tín dụng. Có thể nói cán bộ tín dụng là hình ảnh quan trọng của Ngân hàng. Do sản phẩm của Ngân hàng mang tính hình thái phi vật chất, mang tính thông dụng, đơn điệu nên Ngân hàng phải linh hoạt mới tăng đƣợc khả năng cạnh tranh, do đó mà khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng thu hút đƣợc khách hàng đến với Ngân hàng, chiếm lĩnh thị trƣờng mới, am hiểu luật pháp,…là những điều kiện rất cần cho Ngân hàng trong quá trình mở rộng hoạt động tín dụng.    Cơ sở vật chất thiết bị và công nghệ: Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng cũng ảnh hƣởng đến việc thu hút khách hàng. Cùng với khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt cũng đầu tƣ vào trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Đặc biệt, LienVietPostBank cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và doanh nghiệp khi áp dụng phần mềm quản lý trên toàn hệ thống mang tên Ví Việt ở phần mềm này khách hàng có thể chuyển tiền/rút tiền, nạp tiền  điện thoại, thanh toán hóa đơn,… mà không cần phải tới phòng giao dịch. - Môi trƣờng bên ngoài: 16
  • 17.  Thị trƣờng: Đất nƣớc đang trên con đƣờng đổi mới, nền kinh tế đang dần hòa nhập vào kinh tế chung của thế giới. Do đó mà thị trƣờng của   LienVietPostBank ngày càng đƣợc mở rộng hơn thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tạo tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng.   Khách hàng: Thu nhập của khách hàng ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động của Ngân hàng. LienVietPostBank nắm rõ và hiểu đƣợc điều ngay từ những ngày   đầu tiên Ngân hàng đi vào hoạt động đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên niềm nở, tạo sự thỏa mái cho khách hàng khi đến với LienVietPostBank.   Đối thủ cạnh tranh: LienVietPostbank cạnh tranh với nhiều đối thủ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Họ xây dựng cho mình tinh thần thép luôn kiên cƣờng, chiến   đấu không ngại gian nan thử thách đến với mình. LienVietPostBank đã tính toán, cân nhắc kỹ lƣỡng trƣớc khi đƣa ra những chính sách sao cho phù hợp với tình hình, phát huy đƣợc những thế mạnh của Ngân hàng. 1.3. Hoạt động cơ bản Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam 1.3.1. Những hoạt động cơ bản của LPB – Chi nhánh Quảng Nam Trong khuôn khổ quy định của pháp luật, LPB Quảng Nam đƣợc thực hiện các hoạt động sau: (1) Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ từ mọi tổ chức cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc dƣới các hình thức:  Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức dân cƣ.    Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu. LPB có các hình thức huy động vốn khác nhau.   (2) Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tƣ từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân cho chƣơng trình phát triển nhà ở và các chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH và sản xuất kinh doanh khu vực miền Trung. (3) Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn chủ yếu vào mục đích làm nhà ở. Ngoài ra, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và sản xuất, kinh doanh khu vực miền Trung trên cơ sở khả năng nguồn vốn cho phép.  Cho vay và đồng tài trợ cho các Dự án kinh tế phục vụ cho sự phát triển khu vực miền Trung.    Chiết khấu các giấy tờ có giá đƣợc bằng tiền.   (4) Thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng (5) Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng và một số dịch vụ khác theo quy định của NHNN. 17
  • 18. (6) Đầu tƣ, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nƣớc do LPB quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh. (7) Tự doanh hoặc liên doanh đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ kinh doanh. (8) Thực hiện dịch vụ tƣ vấn tiền tệ, tín dụng, đại lý ngân hàng, quản lý tiền vốn và các dự án đầu tƣ phát triển khu vực miền Trung theo yêu cầu của khách hàng. (9) Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn đầu tƣ phát triển, bảo lãnh đấu thầu cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính – tín dụng trong nƣớc và nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm phục vụ cho chƣơng trình phát triển khu vực miền Trung. (10) LPB thực hiện nghiệp vụ sau đây khi có điều kiện và đƣợc NHNN, các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép:  Kinh doanh vàng bạc, đá quý    Thực hiện kinh doanh,môi giới, đại lý dịch vụ bảo hiểmcho khách hàng.    Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán cho khách hàng.    Thực hiện nghiệp vụ cầm cố bất động sản.   (11) Kinh doanh những ngành nghề ngoài những ngành nghề đã đƣợc đăng ký, khi đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép. (12) Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác khác của Nhà nƣớc và của NHNN. 1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam 18
  • 19. Trƣớc tiên, về công tác huy động vốn trong vòng 3 năm trở lại đây: Bảng 1. 1: Kết quả huy động vốn 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Tổng huy động vốn 450 410.07 400 350 300.1 300 250 220.3 200 150 100 50 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Từ kết quả huy động vốn ta thấy, tổng vốn huy động của chi nhánh đã không ngừng tăng qua các năm. Năm 2016 mức huy động chỉ 220.3 tỷ đồng nhƣng đến năm 2017 đạt mức hơn 300 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2018 chứng kiến sự tăng vọt của tổng mức huy động đƣợc nâng lên hơn 410 tỷ đồng. Có đƣợc những kết quả khả quan nhƣ vậy là nhờ quá trình phấn đấu qua các năm. Năm 2017, với mục đích ổn định và phát triển nguồn vốn, chi nhánh đã chủ động tăng cƣờng tiếp thị, khai thác các kênh huy động vốn để hoàn thành tốt chỉ tiêu đƣợc giao. Sang năm 2018, chi nhánh đã có một năm thành công với công tác huy động đƣợc đảm bảo an toàn, lợi ích cho ngƣời gửi. Đến năm 2019, xác định việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng trọng tâm nên hàng loạt biện pháp đã đƣợc triển khai nhƣ đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng, khai thác nhiều kênh huy động vốn, mở rộng thêm 8 điểm giao dịch mới , tăng cƣờng tuyên truyền, quảng báo dịch vụ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đồng thời tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch khách hàng. 19
  • 20. Bảng 1. 2: Kết quả huy động vốn cụ thể từng hạng mục năm 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng đối (%) đối (%) đối (%) 1. Theo đối tƣợng khách hàng Tiền gửi 100.010 45,4 120.080 40 160.070 39 dân cƣ DN và tổ 120.290 45,6 180.020 60 250 61 chức KT 2. Theo thời gian Tiền gửi 130.260 59,1 200 66,6 200 48,7 không kì hạn Tiền gửi 90.040 40,9 100.100 33,4 210.070 51,3 có kì hạn 3. Theo loại tiền tệ Nội tệ 180.300 81,8 230.100 76,6 300 73,1 (VNĐ) Ngoại tệ 40 18,2 70 23,4 90.070 26,9 (USD, EUR) Tổng vốn 220.300 300.100 410.070 huy động Đến cuối năm 2018 tổng vốn huy động đƣợc của chi nhánh đạt 410.070 tỷ đồng. Trong cơ cấu huy động vốn, ta thấy có sự tăng và giảm qua các năm, tuy nhiên một xu hƣớng nổi trội đó là vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chiếm trên 50%, còn lại là từ khu vực dân cƣ, huy động vốn chủ yếu bằng đồng Việt Nam. Cụ thể: - Phân loại vốn theo nguồn vốn: Tỉ trọng tiền gửi từ dân cƣ và từ tổ chức khá đồng đều, tuy nhiên tổ chức vẫn là chủ yếu. Năm 2018 tăng mạnh lên tới 61%, vƣợt xa tiền gửi khu vực dân cƣ. Năm 2018, cơ cấu cân bằng bị phá vỡ không còn là 5:5 mà trở thành 4:6 trong tổng tiền gửi, với số tuyệt đối tiền gửi của tổ chức và tiền gửi cá nhân tăng gần gấp đôi năm 2017. 20
  • 21. - Phân loại theo thời gian: Tài khoản tiền gửi không kì hạn (hay tiết kiệm và thanh toán) chiếm số lƣợng lớn, năm 2017 tăng lên 200 tỷ đồng chiếm 66,6% nhƣng sang năm 2018 thì vẫn giữ ở mức 200 tỷ đồng chiếm 48,7% giảm 17,9% do lƣợng tiền gửi có kì hạn tăng lên so với năm 2017. - Phân loại theo đơn vị tiền tệ: Chi nhánh chủ yếu huy động vốn bằng đồng nội tệ có ruiro tỉ giá thấp hơn, phục vụ chủ yếu nhu cầu thanh toán trong nƣớc. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ năm 2018 là 7:3 trong đó, nội tệ chiếm 300 tỷ dồng và qui đổi từ ngoại tệ (đồng USD và đồng EUR) chiếm hơn 110 tỷ đồng. Tình hình cho vay của LPB Quảng Nam Bảng 1. 3: Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh Quảng Nam từ năm 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Tổng dư nợ tín dụng 250 200.316 200 150 100 72.635 50.375 50 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nhờ việc thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, rà sát, điều chỉnh công tác thẩm định khách hàng và nhu cầu vay vốn mà LPB Quảng Nam đã luôn đảm bảo đƣợc tín dụng đầu tƣ đúng đối tƣợng. Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2018 là sự an toàn và hiệu quả cho vay tín dụng. Do làm tốt công tác huy động vốn, LPB Quảng Nam đã làm chủ đƣợc nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động sử dụng vốn tại chi nhánh đƣợc phản ánh qua bảng 1.4 21
  • 22. Bảng 1. 4: Kết quả cho vay tại LPB Quảng Nam từ năm 2016-2018 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng Tuyệt đối Tƣơng đối (%) đối (%) đối (%) 1. Theo thời gian Ngắn hạn 10.300 20,4 65 89,5 180.300 90 Trung- 40.075 79,6 7.635 10,5 20.016 10 Dài hạn 2. Theo thành phần kinh tế Các 4.075 8,1 15.005 20,6 28 14 DNNN Các DN 40.300 80 53 73 160 79,9 ngoài NN Cá nhân 6 11,9 4.630 6,4 12.316 6.1 3. Theo loại tiền tệ Nội tệ 18 35,7 42 57,8 140.006 69,9 (VNĐ) Ngoại tệ 32.375 64,3 30.635 42,2 60.300 30,1 (USD, EUR) Tổng dƣ 50.375 72.635 200.316 nợ tín dụng Số liệu từ bảng trên cho ta thấy: Cho vay đến điểm 31/12/2018 đạt 200.316 triệu đồng, tăng 127.681 triệu đồng so với năm 2017. Trong đó, dƣ nợ ngắn hạn là 180.300 triệu đồng chiếm 90% trong tổng số dƣ nợ, tăng 115.3 triệu đồng so với năm 2017. Về cơ cấu đầu tƣ, tỷ trọng dƣ nợ trung và dài hạn thay đổi qua theo từng năm 2016 chiếm 40.075 triệu đồng chiếm 79.6% nhƣng đến năm 2017 thì giảm còn 7.635 triệu đồng, chỉ chiếm 10,5% trong tổng số dƣ nợ năm 2017 giảm. Năm 2018 thì lại tăng lên 20.016 triệu đồng và chiếm 10%. Từ đó, ta có thể thấy dƣ nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dƣ nợ tín dụng của chi nhánh. 22
  • 23. Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế không có sự thay đổi đáng kể và chủ yếu là cho vay tổ chức kinh tế. Trong năm 2018, tổng dƣ nợ của các doanh nghiệp này đạt tới 160 triệu đồng tăng 107 triệu đồng so với năm 2017. Cho vay tiêu dùng cá nhân bao gồm cho vay mua và sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, vay tiêu dùng khác. Cho vay trả trƣớc chứng khoán cũng nằm trong mục nàỳ. Về loại tiền tệ, đồng nội tệ vẫn chiếm ƣu thế với tỷ trọng từ 60% đến 70%. Năm vừa qua, dƣ nợ đồng Việt Nam là 140.006 triệu đồng, tăng 98.006 triệu đồng so với năm 2017. Trong khi đó, ngoại tệ cho vay là 60.300 triệu đồng, chỉ tăng 29.665 triệu đồng cùng kì năm ngoái. Về chất lƣợng các khoản nợ, ta có tình hình nợ xấu nhƣ trong bảng: Bảng 1. 5: Tình hình nợ xấu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng dƣ nợ 50.375 72.635 200.316 Nợ xấu 1.000 1.370 3.125 Tỷ lệ nợ xấu 1.94 1.85 1.53 Có thể nói, xét về mặt giá trị thì dƣ nợ xấu đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, về tỷ lệ trên tổng dƣ nợ đã giảm dần: năm 2016 nợ xấu chiếm tỉ trọng 1.94%, năm 2018 giảm còn 1.85% và chỉ chiếm 1.53% vào năm 2018 vừa qua. Song song với đẩy mạnh cho vay để thu lãi suất trong năm 2018, chi nhánh đã chú trọng tăng trƣởng đánh giá rủi ro và khắc phục nợ xấu. Trong năm 2018, thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của giám đốc chi nhánh đối với hoạt động đầu tƣ, đảm bảo mục tiêu an toàn hệ thống, không chạy theo số lƣợng, chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác khai thác, tìm hiểu các dự án mới khách hàng mới, phát triển cho vay đối với khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh Để đánh giá đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thì trƣớc hết cần phải xem xét hai nhân tố rất quan trọng là thu nhập và chi phí hoạt động hàng năm của Ngân hàng. Nâng cao thu nhập, giảm thiểu chi phí kéo theo sự gia tăng lợi nhuận là kỳ vọng cuối cùng của bất kỳ đơn vị kinh doanh nào. Lợi nhuận là nguồn tạo vốn kinh doanh bổ sung và duy trì hoặc cải tiến uy tín cho Ngân hàng, là đòn bẩy quan trọng khuyến khích cán bộ, nhân viên và Ban lãnh đạo phải nổ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cụ thể, thu nhập và chi 23
  • 24. phí của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam đƣợc thể hiện qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua ba năm nhƣ sau: Bảng 1. 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của LPB Quảng Nam qua 3 năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2016/2017 So sánh 2017/2018 Số tiền % Số tiền % Tổng 21.466 28.525 31.149 7.059 32,8 2.624 9,2 thu nhập Tổng 14.300 20.764 21.795 6.464 45,2 1.031 4,9 chi phí Chênh 7.166 7.761 9.354 595 8,3 1.593 20.5 lệch thu chi Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua là có hiệu quả và ngày càng phát triển. Doanh thu, chi phí, chênh lệch thu chi ngày càng tăng qua các năm. Với mức thu nhập năm 2017 là 28,5 tỷ đồng tăng hơn 7 tỷ đồng năm 2016 đồng thời với sự gia tăng của thu nhập là sự gia tăng về chi phí, nhƣng sự gia tăng về chi phí nhỏ hơn sự gia tăng của thu nhập. Sang năm 2018, tổng thu nhập của Ngân hàng là 31,1 tỷ đồng tăng 2,6 tỷ đồng so với năm 2017. Về chi phí, năm 2018 là 21,7 tỷ đồng tăng hơn 1 tỷ đồng. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do ngân hàng đã tích cực tăng nguồn vốn huy động và thực hiện tốt các dịch vụ Ngân hàng tạo đƣợc nguồn thu từ dịch vụ, lệ phí, làm tốt công tác cho vay, thu nợ. Qua đó, LPB Quảng Nam luôn đạt các chi tiêu về hiệu quả hoạt động đồng thời đảm bảo an toàn nguồn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và từng bƣớc hoàn thiện hơn để luôn đóng vai trò là Ngân hàng thƣơng mại, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế của cả tỉnh. Về hoạt động kinh doanh thẻ: Trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã phát hành tăng gấp 2 lần so với năm 2017, nâng cao tổng số thẻ lƣu hành trên địa bàn tỉnh nói riêng và toàn hệ thống nói chung lên 985 thẻ. 24
  • 25. CHƢƠNG 2: NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 2.1 Chính sách về nghiệp vụ cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam 2.1.1. Đối tƣợng và phạm vi áp dụng 2.1.1.1. Đối tƣợng: Quy định này điều chỉnh các nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, trách nhiệm và thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng là cá nhân, chủ hộ gia đình vay mua/nhận chuyển nhƣợng Nhà và/ hoặc Đất đã có Giấy chứng nhận. 2.1.1.2. Phạm vi áp dụng: Quy định này đƣợc áp dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên việt (không bao gồm phòng giao dịch Bƣu điện). 2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm 2.1.2.1. Điều kiện vay vốn đối với khách hàng - Khách hàng cá nhân từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Tuổi của khách hàng không quá 70 tuổi tại thời điểm hết hạn khoản vay. - Khách hàng có Hộ khẩu thƣờng trú/Sổ tạm trú hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng tại Địa bàn cho vay. - Khách hàng không có nợ nhóm 2, không có thẻ tín dụng chậm trả từ 10 ngày trở lên tại thời điểm vay vốn và không có nợ nhóm 3 trở lên, không có thẻ tín dụng chậm trả từ 90 ngày trở lên tại các Tổ chức tín dụng (TCTD) trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm vay vốn. - Khách hàng có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ gốc, lãi vay và phí theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng. - Khách hàng có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng và pháp luật. Tài sản bảo đảm cho khoản vay phải có giấy tờ hợp pháp và đƣợc phép mua bán/chuyển nhƣợng. - Các điều kiện khác của khách hàng phải phù hợp với Quy chế cho vay của Ngân hàng trong từng thời kỳ. 2.1.2.2. Điều kiện vay vốn đối với Ngƣời đồng trách nhiệm trả nợ (nếu có) - Là bố/mẹ ruột, vợ/chồng, con ruột, anh/chị/em ruột của khách hàng có cùng trách nhiệm trả nợ trên Hồ sơ vay vốn của Khách hàng. - Tuổi của Ngƣời đồng trách nhiệm trả nợ tại thời điểm kết thúc khoản vay không đƣợc vƣợt quá 70 tuổi. 25
  • 26. - Không có nợ từ nhóm 2 trở lên, không có thẻ tín dụng chậm trả từ 10 ngày trở lên tại Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm vay vốn. - Có Hộ khẩu thƣờng trú/Sổ tạm trú hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng cùng Tỉnh, Thành phố với khách hàng vay. 2.1.2.3. Thời hạn cho vay, loại tiền cho vay, thu nợ a. Thời hạn cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn, nguồn trả nợ và tài sản bảo đảm của khách hàng nhƣng không quá 20 năm kể từ ngày tiếp theo ngày giải ngân đầu tiên. b. Loại tiền cho vay và thu nợ: Đồng Việt Nam (VNĐ). 2.1.2.4. Mục đích vay vốn Vay vốn để mua/ nhận chuyển nhƣợng Nhà, đất ở của khách hàng, gia đình của khách hàng. 2.1.2.5. Tài sản bảo đảm (TSBĐ), định giá TSBĐ và tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ a. Tài sản bảo đảm: - Nhà, đất hình thành từ vốn vay - Các tài sản bảo đảm khác theo quy định của Ngân hàng và pháp luật trong từng thời kỳ. b. Định giá TSBĐ: Thực hiện theo chủ trƣơng định giá tập trung của Ngân hàng, Thẩm quyền định giá TSBĐ thực hiện theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ. c. Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ: - Đối với TSBĐ là bất động sản (bao gồm: nhà, đất hình thành từ vốn vay và/ hoặc nhà, đất khác): Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ theo Quy chế bảo đảm cấp tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ +5%. - Đối với các loại TSBĐ khác: Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ áp dụng theo Quy chế bảo đảm cấp tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ. d. Các vấn đề khác liên quan đến TSBĐ thực hiện theo các Quy định của Ngân hàng và pháp luật trong từng thời kỳ. 2.1.2.6. Số tiền cho vay Đơn vị kinh doanh căn cứ vào nhu cầu vay vốn, giá trị định giá (đối với TSBĐ hình thành từ vốn vay)/giá trị thị trƣờng của bất động sản mua (đối với TSBĐ khác), loại TSBĐ, khả năng trả nợ của khách hàng,… để quyết định số tiền cho vay đối với khách hàng nhƣng không vƣợt quá các giới hạn sau: a. Trƣờng hợp TSBĐ là nhà, đất hình thành từ vốn vay: Số tiền cho vay tối đa bằng (=) Tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ nhân (*) Giá trị TSBĐ. 26
  • 27. b. Trƣờng hợp khách hàng bổ sung thêm TSBĐ khác hoặc dùng TSBĐ khác: Số tiền cho vay tối đa bằng (=) 100% giá trị nhà, đất khách hàng mua/nhận chuyển nhƣợng nhƣng không vƣợt quá tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSBĐ theo Quy định sản phẩm. 2.1.2.7. Phƣơng thức cho vay và phƣơng thức giải ngân a. Phƣơng thức cho vay: Từng lần. Điều kiện xét cho vay hoàn vốn: Ngân hàng chỉ cho vay hoàn vốn khi khách hàng/gia đình khách hàng đã có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất sang tên hoặc có giấy hẹn của Cơ quan có thẩm quyền về việc nhận giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất sang tên. Đồng thời đáp ứng điều kiện: - Thời hạn xét cho vay vốn tối đa không quá 12 tháng từ thời điểm khách hàng/gia đình khách hàng ký Hợp đồng mua bán/chuyển nhƣợng đến thời điểm đề nghị vay vốn. - Thời hạn xét cho vay hoàn vốn tối đa không quá 12 tháng từ thời điểm khách hàng/gia đình khách hàng đƣợc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đến thời điểm đề nghị vay vốn trong trƣờng hợp khách hàng vay vốn tiền thanh toán mua đất trúng đấu giá. - Riêng với trƣờng hợp khách hàng vay hoàn vốn để mua/nhận chuyển nhƣợng nhà và/hoặc đất cho gia đình khách hàng, chỉ hoàn vốn số tiền mà khách hàng đã thanh toán cho Bên bán/Bên chuyển nhƣợng. Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm thu nhập các chứng từ thể hiện số tiền đã thanh toán cho Bên bán/Bên chuyển nhƣợng là do khách hàng thanh toán. b. Phƣơng thức giải ngân: chuyển khoản/tiền mặt theo tiến độ thanh toán của khách hàng và phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng. c. Việc giải ngân tiền vay chỉ đƣợc thực hiện sau khi khách hàng và các bên liên quan đã hoàn tất: - Khách hàng đã thanh toán phần vốn tự có đối ứng trong mỗi lần giải ngân tối thiểu tƣơng ứng theo Quy định sản phẩm. - Đối với trƣờng hợp TSBĐ hình thành từ vốn vay: Các thủ tục vay vốn, thủ tục pháp lý về công chứng Hợp đồng mua bán/Hợp đồng chuyển nhƣợng, sang tên giấy chứng nhận cho khách hàng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo Quy định của pháp luật và ngân hàng (trừ trƣờng hợp Ngân hàng giải ngân vào tài khoản /sổ tiết kiệm phong tỏa của Bên bán/Bên chuyển nhƣợng đƣợc hƣớng dẫn tại Khoản 2.2, Điều 2, Phụ lục 01 của Quy định này). 27
  • 28. - Đối với Tài sản bảo đảm khác: Thủ tục vay vốn, ký kết giấy đặt cọc/Hợp đồng mua bán/chuyển nhƣợng. Hoàn thiện các thủ tục thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và Ngân hàng. Khách hàng bổ sung sang giấy chứng nhận đã sang tên trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày giải ngân lần đầu. Ngay khi khách hàng nhận đƣợc giấy chứng nhận đã sang tên từ Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, khách hàng phải thông báo cho Ngân hàng (nội dung này đƣợc quy định trong trƣờng hợp đồng tín dụng). Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng nhận của bất động sản khách hàng mua ngay trong ngày khách hàng nhận đƣợc giấy chứng nhận đã sang tên từ Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (chức danh chịu trách nhiệm đối chiếu: Giám đốc/Phó giám đốc hoặc Trƣởng phòng/Phó phòng khách hàng hoặc Tổ trƣởng Tổ khách hàng cá nhân). Trƣờng hợp khách hàng không bổ sung giấy chứng nhận đã sang tên đúng thời hạn và/hoặc thông tin giấy chứng nhận sang tên không phù hợp với thông tin ban đầu của khoản vay, Ngân hàng thực hiện thu hồi trƣớc hạn. 2.1.2.8 Phƣơng thức trả nợ Đơn vị kinh doanh căn cứ vào số tiền vay, nguồn trả nợ của khách hàng để phân kỳ trả nợ phù hợp nhƣng không vƣợt quá các giới hạn sau: a. Đối với khoản vay ngắn hạn: - Trả gốc: Căn cứ vào nguồn trả nợ của khách hàng để phân kỳ trả nợ gốc phù hợp. - Trả lãi: Căn cứ vào nguồn trả nợ của khách hàng để phân kỳ trả nợ lãi phù hợp nhƣng tối đa không quá 03 tháng/kỳ. b. Đối với khoản vay trung dài hạn: Theo 01 trong các cách sau: - Trả nợ gốc và lãi theo niên kim nhƣ sau: Định kỳ hàng tháng/quý, khách hàng phải trả một số tiền cố định bao gồm cả gốc và lãi, tối thiểu bằng bình quân (gốc + lãi phải trả dự thu theo lãi suất cho vay tại thời điểm vay vốn)/kỳ, trong đó: Tiền lãi đƣợc tính theo dƣ nợ thực tế, tiền gốc bằng số tiền phải trả hàng tháng/hàng quý trừ (-) đi số tiền lãi phải trả. Kỳ cuối cùng (trùng với ngày đáo hạn khoản vay), khách hàng phải trả hết khoản gốc và lãi vay còn lại các khoản vay. - Trả nợ gốc đều định kỳ, lãi tính theo dƣ nợ thực tế: Theo 01 trong 02 cách sau:  Định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc kỳ hạn khác nhƣng tối đa không quá 06 tháng/kỳ, khách hàng trả đều một khoản tiền gốc cố định. Tiền lãi đƣợc trả hàng  28
  • 29. tháng, hàng quý hoặc kỳ hạn khác nhƣng tối đa không quá 03 tháng/kỳ, tính theo dƣ nợ thực tế.  Tiền lãi đƣợc trả hàng tháng, hàng quý hoặc kỳ hạn khác nhƣng tối đa không quá  03 tháng/kỳ, tính theo dƣ nợ thực tế. Nợ gốc đƣợc trả đều hàng tháng, hàng quý hoặc kỳ hạn khác nhƣng tối đa không quá 03 tháng/kỳ theo cấu trúc lịch trả nợ nhƣ sau:  ¼ thời hạn vay vốn đầu tiên: Khách hàng trả tối thiểu 20% tổng dƣ nợ gốc.    ¼ thờihạn vay tiếp theo:Khách hàng trả tốithiểu 30% tổng dƣ nợ gốc.    ¼ thờihạn vay tiếp theo:Khách hàng trả tốithiểu 30% tổng dƣ nợ gốc.    ¼ thờihạn vay cuốicùng:Khách hàngtrả toàn bộ dƣ nợ gốc còn lại.  2.1.2.9. Lãi suất cho vay và phí: - Lãi suất cho vay, lãi chậm trả, lãi trên dƣ nợ gốc quá hạn: Theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ. - Các loại phí (nếu có): Áp dụng theo Quy định của ngân hàng theo từng thời kỳ. 2.1.2.10. Hồ sơ cho vay: - Hồ sơ pháp lý, hồ sơ TSBĐ, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính: Theo quy định của Ngân hàng từng thời kỳ. - Hồ sơ giải ngân: Danh mục hồ sơ giải ngân sẽ thực hiện theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ. 2.2. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM  Sơ đồ: Quy trình nghiệp vụ cho vay mua bất động sản  Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay mua bất động sản Lập hồ sơ và phỏng vấn KH Giải ngân Thẩm định cho vay Ký hợp đồng TD kết hợp Phê duyệt cho vay Phƣơng thức cho vay Kế hoạch trả nợ 29
  • 30. Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn: Lập hồ sơ vay vốn: - Giấy đề nghị vay vốn của Ngân hàng. - Các giấy tờ chứng minh nhu cầu của dự án: hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở,… đƣợc công chứng Nhà nƣớc hoặc Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền chứng thực. - Hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo nhƣ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng quyền sở hữu nhà ở hoặc các giấy tờ đƣợc pháp luật thừa nhận chứng minh quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở của bên bán đƣợc quyền nhƣợng hoặc đã chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho ngƣời vay. - Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập nhƣ: Thƣ giới thiệu và xác nhận của ngƣời sử dụng lao động, chứng nhận bảng lƣơng, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm,… - Hợp đồng liên kết cho vay (trong trƣờng hợp Ngân hàng và đơn vị liên kết xây dựng nhà ở). Phỏng vấn khách hàng: Khi khách hàng đến đề nghị vay vốn thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm phỏng vấn trực tiếp khách hàng nhằm ghi nhận các nhu cầu vay vốn, thu nhập các thông tin cần thiết cho việc thẩm định và theo dõi sau khi cho vay. Đồng thời cán bộ tín dụng cũng có thể hỗ trợ, tƣ vấn cho khách hàng đƣa ra các quyết định tài chính, hƣớng dẫn khách hàng về quy trình cho vay vốn. Nếu khách hàng có ký hợp đồng liên kết cho vay với Ngân hàng thì phải có tên trong danh sách vay vốn của đơn vị. Bước 2: Thẩm định cho vay Cán bộ tín dụng thẩm định cho vay cần xem xét các thông tin tín dụng trong quá khứ, mối quan hệ xã hội và tƣ cách của khách hàng vay để đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn. Tình hình tài chính của khách hàng đối chiếu thu nhập hiện tại và tƣơng lai với các điều kiện cho vay, tính toán tổng chi phí trên thu nhập, tỷ lệ thu nhập dùng để trả nợ trên tổng thu nhập (tỷ lệ này thƣờng dao động từ 30%-40%), khả năng tích lũy của khách hàng và vốn tự có tham gia vào dự án, tình hình hợp pháp của tài sản đảm bảo. 30
  • 31. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thu nhập ổn định của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, tránh gây tổn thất cho Ngân hàng. Bước 3: Phê duyệt cho vay Trên cơ sở thẩm định tƣ cách khách hàng, kiểm tra tài sản và định giá, cán bộ tín dụng lập tờ trình xin phê duyệt tín dụng bao gồm các nội dung thẩm định nói trên. Kết luận và đánh giá khách hàng có đủ khả năng vay vốn hay không và chuyển cho lãnh đạo phòng tín dụng. Trƣờng hợp lãnh đạo phòng tín dụng không cho vay phải ghi rõ lý do để cán bộ tín dụng thông báo trả lời trực tiếp cho khách hàng. Bước 4: Phương thức cho vay Trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng kiểm tra giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay LPB Quảng Nam thỏa thuận với khách hàng phƣơng thức cho vay. Mỗi lần vay vốn thì Ngân hàng và khách hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng mới. Căn cứ vào hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng có thể giải ngân 1 lần hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn của khách hàng. Bước 5: Kế hoạch trả nợ gốc, nợ lãi Nếu khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc làm những ngành nghề có thu nhập thƣờng xuyên thì phân kỳ trả nợ teo tháng, quý, năm. Trƣờng hợp thu nhập không thƣờng xuyên thì phân kỳ trả nợ theo chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu khách hàng là công chức hoặc ngƣời lao động hƣởng lƣơng hàng tháng thì phân kỳ trả nợ gốc và lãi hàng tháng. Số tiền trả nợ từng kỳ đƣợc tính theo phƣơng pháp sau: Số tiền vay * lãi suất trong kỳ * (1 + lãi suất trong kỳ)số kỳ Số tiền trả mỗi kỳ = (1 + lãi suất trong kỳ)số kỳ -1 Lãi suất trong kỳ là lãi suất năm chia cho số kỳ phải trả trong năm Số tiền gốc và lãi phải trả đƣợc chia thành từng khoản nhỏ bằng nhau cho mỗi kỳ điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm ngƣời vay có thu nhập. Bước 6: Ký kết hợp đồng tín dụng 31
  • 32. Sau khi khoản vay đƣợc phê duyệt, cán bộ tín dụng soạn thảo, thƣơng lƣợng và thu xếp cho khách hàng ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay nếu khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản (theo hợp đồng tín dụng nhà ở và mẫu Hợp đồng bảo đảm tiền vay của LPB) và các văn bản có liên quan. Bước 7: Giải ngân Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn trƣớc khi giải ngân, cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo ký giấy nợ, lập tờ trình giải ngân trình lãnh đạo phê duyệt, chuyển hồ sơ tín dụng, giấy tờ tài sản thế chấp cho phòng kế toán - ngân quỹ và hạch toán các khoản chi giải ngân. 2.3. Tổ chức triểnkhai hoạt động cho vay mua bất động sản Trong những năm gần đây, tình hình bất động sản ở tỉnh Quảng Nam có nhiều biến động khi hoàn loạt dự án lớn đƣợc thực hiện. Do đó, bất động sản ở tỉnh Quảng Nam trở nên có giá hơn, nắm bắt đƣợc tình hình đó LPB Quảng Nam đã chủ động mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản, nghiên cứu thị trƣờng và tìm kiếm khách hàng một cách chủ động, đảm bảo đƣợc nhu cầu và mục đích của ngƣời vay là hợp lệ, đúng với những gì khai báo với Ngân hàng. Bên cạnh đó, LPB Quảng Nam cũng giao chỉ tiêu cho từng bộ phận, trong đó chuyên viên khách hàng là 3 tỷ/tháng. Về công tác marketing, truyền thông quảng bá LPB Quảng Nam đã chủ động đƣa ra nhiều cách thức để dễ dàng tiếp cận với khách hàng, gia tăng sự tin tƣởng cũng nhƣ thỏa mãn đƣợc nhu cầu của khách hàng nhƣ: phát tờ rơi tại các khu dân cƣ đông đúc, chợ, trƣờng,…; quảng cáo trên các kênh thông tin đại chúng. Thông qua tổ chức, triển khai, hoạt động LPB Quảng Nam đã nhận đƣợc nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng nhƣ: nhân viên thân thiện, môi trƣờng làm việc năng động, lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng,… 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam Sau gần 4 năm hoạt động, năm 2019 mạng lƣới hoạt của chi nhánh Quảng Nam đã phát triển thêm 8 phòng giao dịch. Trụ sở chính và các phòng giao dịch của LPB Quảng Nam đều đƣợc đặt tại những nơi trọng điểm kinh tế và khu dân cƣ sầm uất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng. Năm 2018 đƣợc đánh giá là năm hoạt động kinh doanh của LPB Quảng Nam có nhiều bứt phá và khởi sắc rõ nét. Hoạt động cho vay mua bất động sản cũng có nhiều thành tích đáng kể. 32
  • 33. Bảng 2. 1: Tỷ trọng cho vay mua bất động sản so với tín dụng khác Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng cho Doanh số Tỷ trọng cho vay vay Cho vay mua 14.859 21% 50.373 23,35% bất động sản Dƣ nợ tín 72.635 100% 200.316 100% dụng (Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2017 – 2018) Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2017 – 2018 Đơn vị: % Năm 2017 2018 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ 27,56% 65,32% Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy đƣợc rằng hoạt động cho vay mua bất động sản có sự tăng trƣởng rõ rệt qua các năm. Nếu năm 2017 giải ngân đạt 14859 triệu đồng thì đến năm 2018 đạt lên tới 50373 triệu đồng. Việc mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản LPB Quảng Nam thể hiện rõ qua 2 chỉ tiêu sau: - Trong năm 2018, doanh số cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam tăng hơn gấp 3 lần (50373 triệu đồng) so với năm 2017 (14859 triệu đồng). Đồng thời, dƣ sợ tín dụng cũng tăng lên năm 2018 là 200316 triệu đồng , trong khi đó năm 2017 là 72635 triệu đồng. - Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ: Chính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ mở rộng cho vay nhanh hay chậm. Năm 2018, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của LPB – Quảng Nam là 65,32% tăng gấp 2 lần so với năm 2017 là 27,56%. Xét trên góc độ hoạt động cho vay của Ngân hàng thì đây là việc mở rộng cho vay nhanh. Ngoài việc dựa vào 2 bảng số liệu trên để có thể đánh giá đúng đƣợc việc mở rộng cho vay mua bất động của LPB Quảng Nam thì ta cần phải đi sâu và đánh giá chính sách hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB. Về chính sách của hoạt động cho vay mua bất động sản LPB ta thấy khá đầy đủ và chi tiết, LPB đã xác định đƣợc cho mình mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài. Chính sách về hoạt động cho vay mua bất động sản bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí, số tiền đƣợc phép vay trên giá trị tài sản bảo đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, hƣớng giải quyết phần 33
  • 34. tín dụng vƣợt giới hạn, các khoản vay có vấn đề,… Tất cả các yếu tố đó tạo nên đặc tính cho sản phẩm cho mua bất động sản của LPB, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc mở rộng tín dụng của LPB so với các Ngân hàng khác. Về quy trình cho vay nên giảm bớt các bƣớc trình phê duyệt sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian cho nhân viên Ngân hàng và đặc biệt là cho khách hàng. Về công tác marketing thì LPB Quảng Nam chƣa tích cực lắm trong việc truyền thông, quảng cáo tới khách hàng, LPB Quảng Nam cần nâng cao và sáng tạo hơn trong việc marketing tới khách hàng ngoài những hoạt động marketing nhƣ: phát tờ rơi và quảng cáo trên các trang thông tin đại chúng. Bên cạnh đó thì các nhân viên của LPB Quảng Nam rất tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, nhiều khách hàng để lại phản hồi tích cực trên trang chủ nhƣ: nhân viên năng động, nhiệt huyết và thân thiện, cởi mở với khách hàng, luôn lắng nghe những ý kiến và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng,…  Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam trong nghiệp vụ cho vay mua bất động sản   LPB – Quảng Nam là Ngân hàng còn non trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm, thƣơng hiệu vẫn còn khá mới với ngƣời dân do đó mà khách hàng truyền thống còn ít, nhƣng trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ngừng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay mua bất động sản.  Thành công:  - Qua kết quả phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam và tình hình Ngân hàng trong thời gian qua có thể thấy hoạt động cho vay mua bất động sản ngày đƣợc chú trọng và đặc biệt là trong năm 2018, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của LPB Quảng Nam là 65,32% tăng gấp 2 lần so với năm 2017 là 27,56%. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của hoạt động cho vay mua bất động sản trong cơ cấu cho vay của LPB Quảng Nam. - Các loại hình sản phẩm cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam phong phú: Cho vay mua nhà, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, cho vay mua nhà theo hình thức trả góp,... Với nhiều loại hình cho vay mua bất động sản khách hàng tới Ngân hàng sẽ đƣợc nhân viên tƣ vấn về các loại hình sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng nhất. - Kết quả đạt đƣợc của LPB Quảng Nam là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của các cán bộ nhân viên LPB Quảng Nam kết hợp với chiến lƣợc cho vay hợp lý. Điều đó khẳng định đƣợc hoạt động cho vay mua bất động sản ngày càng đƣợc sự quan tâm, tập trung các nguồn lực để phát triển và đã có đƣợc mức độ đóng góp cao. Hoạt động cho vay mua bất 34
  • 35. động sản không chỉ đóng góp vào mức thu nhập mà còn thu hút một lƣợng khách hàng lớn, cả những khách hàng có tiềm năng, đồng thời góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của LPB Quảng Nam phát triển nhƣ các hoạt động thanh toán qua tài khoản, ngân hàng huy động thêm tiền gửi. - Bên cạnh đó, hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giúp ngƣời dân có cơ hội nâng cao cuộc sống của mình. Đồng thời thông qua hoạt động cho vay mua bất động sản mang lại hiệu quả kinh tế tích cực, đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế, khi mà Ngân hàng tích cực cho vay mua bất động sản sẽ thúc đẩy cung cầu thi trƣờng bất động sản phát triển. Trong thời gian qua, hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam đã góp phần làm cho thị trƣờng bất động sản của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nƣớc nói chung trở nên sôi động và hoạt động có hiệu quả hơn. Hạn chế: Trong 3 năm 2016, 2017, 2018 LPB Quảng Nam đã có những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động cho vay mua bất động sản. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, đòi hỏi khắc phục kịp thời để đạt đƣợc những thành tích cao hơn trong hoạt động cho vay mua bất động sản. Cụ thể là: - Cơ chế hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng còn một số hạn chế nhƣ: Với mức quy định là khách hàng phải có tối thiểu 30% tổng nhu cầu vốn có thể là cao đối với phần đông khách hàng có mức thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, khả năng mở rộng phạm vi hoạt động cho vay mua bất động sản tới nhiều khách hàng còn hạn chế, khách hàng sử dụng sản phẩm này chủ yếu là trong khu vực thành phố Tam Kỳ, có nhiều khách hàng tiềm năng ở khu vực lân cận mong muốn đƣợc sử dụng sản phẩm nhƣng chƣa đƣợc tiếp cận. Thời hạn cho vay tối đa là 20 năm đối với mua bất động sản nhƣng với mức lãi suất thả nổi theo từng năm làm tăng thêm do dự của khách hàng về khả năng trả nợ của họ. Trong khi đó Ngân hàng HSBC đã nâng thời hạn trả nợ lên 25 năm, điều này làm giảm mức cạnh tranh của LPB Quảng Nam đối với các NH khác trên cùng địa bàn. - Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn trƣớc khi giải ngân, chuyên viên khách hàng có trách nhiệm thông báo ký giấy nhận nợ, lập tờ trình giải ngân trình lãnh đạo phê duyệt, chuyển hồ sơ tín dụng, giấy tờ tài sản thế chấp cho phòng kế toán – ngân quỹ và hoạc toán khi giải ngân. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thủ tục giấy tờ cho khách hàng mất khá nhiều thời gian, 35
  • 36. thời gian giải ngân cho khách hàng chậm. Ngoài ra, việc giám sát hoạt động khách hàng và đôn đốc thu hồi nợ của khách hàng của Ngân hàng còn chƣa đƣợc chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng nợ quá hạn trong năm 2018 tăng. Nguyên nhân: Để đạt đƣợc những thành tích trên là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng cùng với sự lãnh đạo của Ban giám đốc chi nhánh. Nhƣng xét trên phƣơng diện chung thì LPB Quảng Nam vẫn tồn tại một số hạn chế, đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu khắc phục trong năm 2019 để đạt đƣợc những thành tích cao hơn trong hoạt động kinh doanh, cụ thể: - Năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế: Thƣơng hiệu của Ngân hàng còn mới đối với ngƣời dân, chƣa tạo đƣợc hình ảnh sâu rộng đến với mọi ngƣời, mạng lƣới giao dịch chƣa nhiều. Đặc biệt, trên khu vực địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có rất nhiều Ngân hàng hoạt động trong nhiều năm, có kinh nghiệm và thƣơng hiệu, cho nên càng khó khăn hơn trong việc cạnh tranh thị trƣờng. - Đối với hoạt động tín dụng, LPB - Quảng Nam chƣa có nhiều khách hàng truyền thống, tin cậy và tiềm năng. Do đó, Ngân hàng vẫn phải tìm kiếm khách hàng, chủ yếu là tập trung vào khách hàng là cá nhân vay với vốn ít, doanh nghiệp nhỏ có tài sản đảm bảo. Mặt khác, do sức ép về lãi suất cạnh tranh từ các NHTM trên cùng địa bàn hoạt động, cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm. - Đối với hoạt động marketing, LPB - Quảng Nam chƣa có biện pháp chủ động tìm kiếm, chào mời khách hàng. 36
  • 37. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 3.1. Căn cứ đề xuất 3.1.1. Định hƣớng kinh doanh của LPB Quảng Nam Năm 2018 là một năm thành công trong kinh doanh của LPB Quảng Nam. Với khí thế thắng lợi của năm vừa qua, năm 2019 LPB Quảng Nam tiếp tục phấn đấu để đạt đƣợc những thành tích cao hơn trong năm qua. Cụ thể, kế hoạch năm 2019 nhƣ sau: - Đầu tƣ tín dụng 270.000 triệu đồng, tăng 28,57% so với năm 2018, trong đó dƣ nợ cho vay ngắn hạn chiếm tối thiểu 40%, dƣ nợ cho vay mua bất động sản chiếm 35%. - Lợi nhuận 4 tỷ, nợ quá hạn <2%, nợ xấu <1%. - Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng, LPB Quảng Nam phấn đấu thu nhập từ dịch vụ chiếm khoảng 0,5% tổng dƣ nợ. - Để có thể thực hiện đƣợc những chỉ tiêu này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nỗ lực phấn đấu thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. Trong những năm tới thì hoạt động cho vay mua bất động sản cũng phải đảm bảo với mức tăng trƣởng cao. Để đạt đƣợc những chỉ tiêu trên, LPB Quảng Nam đã đề ra những phƣơng hƣớng cụ thể nhƣ sau: - Chú trọng hơn nữa trong việc điều hành thông qua việc xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện kế hoạch kinh doanh, chƣơng trình thực hiện kế hoạch của từng đơn vị, nâng cao chất lƣợng và tính khả thi của công tác giao kế hoạch từng kỳ cho từng phòng giao dịch và đƣa ra những biện pháp trong từng thời kỳ, đảm bảo các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. - Đẩy mạnh công tác huy động vốn , tăng cƣờng mối quan hệ đa phƣơng với các tổ chức tài chính trên thị trƣờng tài chính. Đồng thời, thông qua hoạt động marketing ngân hàng, xây dựng kế hoạch, quảng bá nâng cao thƣơng hiệu LPB, phát triển mạng lƣới hợp lý, chắc chắn. - Chú trọng việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tiếp thị tốt khách hàng tiềm năng. - Nâng cao chất lƣợng hoạt động của LPB Quảng Nam, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ. - Nghiên cứu thị trƣờng để nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam là khách hàng hiện tại và tƣơng lai, tiếp tục quảng cáo những sản phẩm hiện có và trong thời gian tới của LPB Quảng Nam đến với khách hàng bằng 37
  • 38. nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức hội nghị khách hàng theo từng địa điểm có tiềm năng để giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng phục vụ khách hàng và đƣa ra những cam kết về chất lƣợng phục vụ khách hàng của LPB Quảng Nam cao hơn các ngân hàng khác. - Thực hiện chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, phù hợp và có các chƣơng trình khuyến mại mới nhằm thu hút khách hàng. - Thông qua các tổ chức đoàn thể Công đoàn, đoàn Thanh niên cộng sản thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động phong trào nhằm xây dựng môi trƣờng công sở văn minh, dân chủ, đoàn kết. 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiệnhoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam Để nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam đòi hỏi phải khắc phục kịp thời những mặt tiêu cực và không ngừng phát huy những mặt tích cực. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, LPB định hƣớng cố gắng hoàn thiện hệ thống cho vay tiêu dùng nói chung cũng nhƣ cho vay mua bất động nói riêng. Để đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra LPB Quảng Nam đã vạch ra những định hƣớng rõ ràng: - Phấn đấu thuộc nhóm Ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lƣợng và thƣơng hiệu. - Đẩy mạnh phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đa dạng, chất lƣợng và cạnh tranh rộng khắp địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Tiếp tục thực hiện chiến lƣợc phát triển mạng lƣới tại khu vực trọng điểm với phƣơng châm “tiệm cận tới khách hàng”. - Tập trung phát triển nguồn lực nhằm chuẩn bị cho các bƣớc phát triển lớn, tăng cƣờng công tác đào tạo, các khóa tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên, xây dựng văn hóa kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, thân thiện với khách hàng. - Tích cực giải quyết cơ bản về nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sinh lời, phấn đấu đƣa tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất. - Tăng cƣờng hơn nữa trong công tác phát triển thƣơng hiệu và các hoạt động chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh LPB trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các hoạt động tài trợ, để hình ảnh Ngân hàng tới gần với khách hàng hơn giúp khách hàng có thể tìm hiểu và tiếp cận các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng dễ dàng và thuận tiện nhất. - Đẩy mạnh công tác pháp chế, thu hồi nợ. 38
  • 39. 3.2. Giải pháp hoàn thiện cho vay mua bất động sản tại LPB Quảng Nam 3.2.1. LPB Quảng Nam cần chú trọng hơn trong việc nghiên cứu và đánh giávề nhu cầu mua bất động sản của khách hàng trong thời gian tới Năm 2017 đƣợc đánh giá là một năm cực kỳ thành công của thị trƣờng bất động sản Việt Nam. Với lƣợng tồn kho bất động sản giảm mạnh, khả năng thanh khoản các dự án tốt. Trong khi đó, năm 2018 là bức tranh đầy đủ gam màu sáng tối với sự chuyển động của tất cả các phân khúc (từ kinh doanh nhà ở đến mua bán đất nền), các thƣơng vụ mua bán sát nhập, sự ra đời của hàng ngàn doanh nghiệp địa ốc mới,… Xu hƣớng mua bất động sản để an cƣ cũng đang giảm dần trong năm 2018, nhƣờng chỗ cho hình thức đầu tƣ. Điều này có thể thấy ở phân khúc cao cấp và hạng sang, nhu cầu mua đầu tƣ chiếm đến 61% thay vì 50% nhƣ năm 2017, khách hàng mua để ở chỉ chiếm 26% và đầu tƣ ngắn hạn tầm 13%, trong khi năm 2017 mua để ở là 35% và đầu tƣ ngắn hạn là 15%. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian vừa qua những dự án nghỉ dƣỡng tỷ đô đƣợc triển khai tại các huyện phía Đông tỉnh Quảng Nam đã đẩy giá đất tăng cao. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng, thị trƣờng bất động sản tại đây chƣa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Kẻ từ phƣơng Bắc vào, ngƣời từ phƣơng Nam ra mua đất cộng với những đối tƣợng “cò” thổi phồng đã làm ngƣời dân các địa phƣơng khu vực này đứng, ngồi không yên với cơn sốt đất. Bên cạnh đó, cùng với thành phố Tam Kỳ, Hội An và thị xã Điện Bàn, huyện Núi Thành đƣợc tỉnh đánh giá là địa phƣơng đặc thù và phát triển năng động cần có cơ chế chính sách đầu tƣ thỏa đáng. Huyện Núi Thành nằm trong vùng trọng điểm Khu kinh tế mở Chu Lai, có sân bay, bến cảng, đƣờng sắt Bắc – Nam, đƣờng cao tốc và quốc lộ 1 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phƣơng phát triển thành đô thị hiện đại, văn minh trong tƣơng lai. Mới đây, ngay sau khi HĐND huyện Núi Thành khóa XI thông qua Nghị quyết về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Núi Thành mở rộng (tức đô thị Núi Thành) giai đoạn đến năm 2020 và năm 2030 do đơn vị tƣ vấn là Phân viện Quy hoạch đô thị nông thôn miền Trung (Bộ Xây dựng) thực hiện thì đến cuối tháng 8.2017 vừa qua, UBND huyện đã có tờ trình gởi UBND tỉnh và Sở Xây dựng đề nghị thẩm định, phê duyệt Đồ án Quy hoạch điều chỉnh Đô thị Núi Thành. Theo đồ án, địa điểm và phạm vi ranh giới quy hoạch xây dựng đô thị Núi Thành là toàn bộ địa giới hành chính huyện Núi Thành hiện nay với diện tích tự nhiên trên 55.583 ha, phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình Sơn và Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp huyện Phú Ninh và huyện Bắc Trà My. Quy mô dân số của Đô thị Núi Thành là 169.100 ngƣời. Theo đồ án, tích chất, chức năng của thị trấn Núi Thành mở rộng 39
  • 40. (tức đô thị Núi Thành) là Trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Núi Thành, khu kinh tế mở Chu Lai và vùng Đông tỉnh Quảng Nam, gắn liền với đô thị Tam Kỳ và khu kinh tế mở Chu Lai trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vì vậy mà giá nhà đất ở Quảng Nam cũng sẽ tăng cao trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong 2019 – 2020, nhiều khu đô thị chung cƣ sẽ đi vào hoạt động, có nghĩa là cung sẽ tăng lên, và sự cạnh tranh về giá, chất lƣợng, dịch vụ sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngƣời dân, thị trƣờng bất động sản bƣớc sang một trang mới khởi sắc và nhiều hy vọng trong những năm tiếp theo. Nhu cầu mua bất động sản dự đoán sẽ tăng cao. LPB Quảng Nam cần phải có những chiến lƣợc trong thời gian tới, nghiên cứu và vạch ra định hƣớng cụ thể phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Việc đánh giá một cách chính xác những hoạt động đang diễn ra tại thị trƣờng bất động sản sẽ không chỉ có ý nghĩa đối với tất cả các khoản tín dụng có liên quan đến bất động sản. 3.2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng cáo và tiếpthị về thƣơng hiệu ngân hàng mới – phong cách mới Hoạt động cho vay nói chung và cho vay mua bất động sản nói riêng luôn có thời gian quan hệ với khách hàng lâu dài. Do vậy, có những chính sách cụ thể, chi tiết nhƣng linh hoạt sẽ đƣa khách hàng đến với ngân hàng. Theo chiến lƣợc Marketing hiện đại thì hiện nay ngân hàng phải đi tìm khách hàng chứ không phải khách hàng đi tìm ngân hàng, do đó mà LPB Quảng Nam luôn xác định trong hoạt động để làm hài lòng khách hàng của mình. Sự hƣớng dẫn nhiệt tình cùng với thái độ cởi mở sẽ là một trong những thế mạnh mà bất kỳ Ngân hàng hay doanh nghiệp nào để có thể lôi kéo khách hàng của mình. Dựa trên đặc điểm đó, LPB Quảng Nam cần phải chú ý đến việc hƣớng dẫn khách hàng sao cho ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên khách hàng thật sự hài lòng về phong cách làm việc của nhân viên Ngân hàng, từ đó tạo đƣợc niềm tin yêu của khách hàng đối với Ngân hàng. Trên cơ sở chú ý phục vụ tối đa và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, LPB Quảng Nam nên triển khai các chƣơng trình nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Hiện nay, LPB Quảng Nam luôn đề cao tinh thần phục vụ khách hàng là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi nhân viên, cùng với việc không ngừng nâng cao kiến thức về nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lƣợng phục vụ Ngân hàng còn phải không ngừng phát triển thƣơng hiệu của mình. Hiện nay, LPB Quảng Nam đã tích cực trong việc quảng bá sản phẩm của mình bằng nhiều biện pháp thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các chƣơng trình mang tính xã hội nhƣ góp phần xây dựng ủng hộ cho nhà 40
  • 41. tình nghĩa, đóng góp vào quỹ xóa đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt,… LPB Quảng Nam cũng chú trọng mở rộng các phòng giao dịch, các chƣơng trình khuyến mại lớn, lãi suất tiết kiệm ƣu đãi dành cho ngƣời cao tuổi. Ngân hàng cần tiến hành xây dựng và phát triển thƣơng hiệu gắn liền với chiến lƣợc phát triển tổng thể của Ngân hàng trên cơ sở tầm nhìn dài hạn nhƣng có các mục tiêu cụ thể, đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh khi cần thiết. LPB Quảng Nam cần xúc tiến mạnh hơn nữa việc quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nhằm thu hút sự quan tâm của mọi ngƣời dân qua các hình thức nhƣ quảng bá, tờ rơi, internet,… việc thiết kế trên phải đơn giản và dễ nhớ đối với ngƣời dân. Ngoài ra, LPB Quảng Nam cần chú ý tới việc tham gia các hoạt động xã hội nhƣ: âm nhạc, thể thao, bảo vệ sức khỏe vì đây là một hình thức phát triển tốt để quảng bá thƣơng hiệu của Ngân hàng. 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập trên lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng trong khu vực và trên trƣờng quốc tế có nhiều cơ hội về sự hợp tác và sử dụng nguồn vốn, khả năng tiếp cận đƣợc công nghệ quản lý Ngân hàng hiện đại,… Đồng thời, các Ngân hàng phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức ở phía trƣớc, đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng hiện nay. Thực tế cho thấy hiện nay các cán bộ làm việc trong Ngân hàng đều đã từng tốt nghiệp các khối trƣờng kinh tế nhƣ: Đại học kinh tế, học viện Ngân hàng, học viện tài chính,… Trong số đó có nhiều ngƣời có khả năng nghiên cứu, phát hiện, đề xuất những ý tƣởng nhằm giúp Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong số đó có một bộ phận nguồn nhân lực vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của Ngân hàng, đòi hỏi phải có kiến thức và nghiệp vụ cao hơn. Vì vậy, để nguồn nhân lực Ngân hàng có chất lƣợng cao đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện với Nhà nƣớc, các trƣờng đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, các đơn vị sử dụng lao động và mối quan hệ của các tổ chức trên, đặc biệt là mối quan hệ giữa các đơn vị đào tạo và các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực. Do đó, cần tăng cƣờng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo là các trƣờng đại học, cao đẳng thuộc khối kinh tế, để đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của Ngân hàng nói riêng. LPB Quảng Nam cần phải chú ý tới việc tuyển dụng cán bộ có đầy đủ yếu tố về chất và lƣợng, có chính sách ƣu tiên cho cán bộ trẻ có năng lực, bố trí lao động phù hợp nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc và cống hiến của cán bộ cho sự phát triển chung của Ngân hàng. Chú trọng đào tạo cán bộ thông qua các hình thức tập huấn nghiệp vụ và đào tạo tại chỗ để mỗi cán bộ Ngân hàng nắm vững quy định của 41
  • 42. pháp luật, nắm vững quy chế và quy trình nghiệp vụ để hƣớng dẫn khách hàng. Hơn thế, trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay, với những chính sách ƣu tiên của Nhà nƣớc ta đối với lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng là đòi hỏi ở các NHTM Nhà nƣớc. Nếu một nhân viên của Ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm, có mối quan hệ quen biết rộng rãi với nhiều khách hàng, khi họ vì một lý do nào đó ra đi thì sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt lợi nhuận của Ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hƣởng. Vì vậy, LPB Quảng Nam cần phải chú trọng chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên để họ có thể yên tâm cống hiến cho Ngân hàng. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để LPB Quảng Nam vững bƣớc đi lên. 3.2.4. Các giải pháp khác Ngoài những giải pháp chung trên, LPB Quảng Nam cần phải thực hiện những giải pháp khác nhƣ:  Về cơ cấu vốn: Hoạt động cho vay mua bất động sản thƣờng có thời gian dài, do vậy LPB Quảng Nam cần chú ý tới việc cơ cấu vốn hợp lý dành cho vay mua bất động sản, tránh tình trạng thiếu vốn xảy ra sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.    Quan hệ với các cơ quan quản lý và xây dựng nhà đất: Việc Ngân hàng tạo ra mối quan hệ này là rất cần thiết, nó sẽ giúp Ngân hàng có thêm nhiều thông tin về thị trƣờng bất động sản, nắm vững đƣợc quy luật của thị trƣờng bất động sản   để đƣa ra quyết định đúng khi cho khách hàng vay vốn. Đồng thời, Ngân hàng có thể bắt tay liên kết với các công ty xây dựng trong việc cung cấp sản phẩm nhà ở cho ngƣời dân theo phƣơng thức 3 bên: Công ty xây dựng – Ngân hàng – Khách hàng. Đây là hoạt động cùng có lợi cho cả 3 bên mà mang tính hiệu quả và an toàn hơn rất nhiều so với việc chỉ có Ngân hàng đứng ra làm một mình. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Cải tiếnchất lƣợng dịch vụ Giảm các bƣớc trình phê duyệt để thủ tục nhanh gọn hơn, giảm thời gian giải ngân, tiết kiệm thời gian cho cán bộ tín dụng cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu cho khách hàng nhanh chóng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, vui vẻ, tạo cho khách hàng sự thoải mái khi đến giao dịch. Điều đó giúp nâng cao hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. 3.3.2. Tăng tỷ trọng vay trên giá trị tài sản đảm bảo Hiện nay, mức cho vay của NH là hỗ trợ tối đa 80% tổng nhu cầu vốn của khách hàng nhƣng không quá 70% giá trị TSĐB. Đây là mức khá an toàn. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trƣờng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, một số đối 42
  • 43. thủ cạnh tranh cho vay đến 90% thậm chí 100% giá trị tài sản đảm bảo thì mức cho vay của Ngân hàng trở nên ít hấp dẫn đối với khách hàng. 3.3.3. Tăng thời gian vay vốn Ngân hàng có thể kéo dài thời gian trả nợ trên 20 năm đối với khách hàng có tuổi đời còn trẻ. Đối với khách hàng có thu nhập thấp thì Ngân hàng nên kéo dài thời hạn trả nợ của họ. Vì vậy, thời gian ngắn thì số tiền phải trả quá lớn so với thu nhập hàng tháng, nhƣ vậy họ sẽ do dự đối với nhu cầu vay của mình. 3.3.4. Linh hoạt chấp nhận hồ sơ vay tiền Việc chứng minh thu nhập của khách hàng là khó, chính xác vì trong cơ chế tài chính nƣớc ta hiện nay, khi mà thu nhập ngoài lƣơng của ngƣời lao động thƣờng cao hơn lƣơng thì việc chứng minh tài chính của khách hàng là vô cùng khó khăn. Ví dụ, nhƣ trên sổ sách có những ngƣời chỉ nhận lƣơng cơ bản theo cấp bậc, trong khi thu nhập bên ngoài từ làm thêm, phụ cấp, hoa hồng hoặc nghề tay trái,… rất lớn, song khó có thể chứng minh lƣơng của họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Do đó, Ngân hàng nên linh động trong việc cho vay với những khách hàng có đủ khả năng về tài chính nhƣng lại khó chứng minh nguồn tài chính. 43
  • 44. KẾT LUẬN *** Cho vay mua bất động sản là một trong những lĩnh vực kinh doanh đã và đang phát triển tại Việt Nam. Việc cho vay mua bất động sản loại hình mang xu thế tất yếu do những lợi ích thiết thực mà nó mang lại nhƣ: tạo điều kiện cho ngƣời dân thỏa mãn nhu cầu đƣợc tiêu dùng của mình khi chƣa có khả năng chi trả, giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nhằm tăng thêm thu nhập và phân tán rủi ro cho các NHTM… LienVietPostBank đã xây dựng cho mình một quy trình chặt chẽ và đƣợc đánh giá là một Ngân hàng có nhiều thành tích trong hoạt động cho vay mua bất động sản. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì cho vay mua bất động sản của LienVietPostBank vẫn còn một số hạn chế, vƣớng mắc cần đƣợc xem xét và nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng, để có thể đƣa ra những giải pháp giúp cho LienVietPostBank hoàn thiện hơn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay mua bất động sản. 44