SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 51
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Một quốc gia muốn phát triển và giàu mạnh thì trước tiên nhân dân phải được
ăn no, mặc ấm. Cho dù ngày nay nền khoa học của con người đã rất tiến bộ trên
mọi lĩnh vực, con người đã có thể làm ra nhiều nguyên liệu thay thế tự nhiên,
nhưng có những thứ cho dù nền khoa học có tiến bộ đến mấy cũng không thể
thay thế được, đó chính là những sản phẩm nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà mọi
quốc gia cho dù đang ở giai đoạn phát triển nào cũng đều rất chú trọng đến sự
phát triển của ngành nông nghiệp, dù tỷ trọng của nông nghiệp chiếm như thế
nào trong GDP.
Nông nghiệp chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia, sản xuất nông nghiệp không những phục vụ cho nhu cầu ăn
uống của con người, đảm bảo nguồn nguyên nhiên liệu cho ngành công nghiệp
sản xuất và công nghiệp chế biến mà ngành nông nghiệp còn tạo ra được nhiều
mặt hàng có giá trị xuất khấu cao như cà phê, hạt diều, mũ cao su.... tăng nguồn
thu ngoại tệ cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiện tại cũng
như trong thời gian tới, ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong
sự phát triển của xã hội loài người và không ngành nào có thể thay thế được.
Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn
định chính trị, phát triển kinh tế xã hội.
Đối với nước ta do đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên nông nghiệp
giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.
Thừa Thiên Huế là một địa phương có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao. Dân số
ngày càng tăng, đất nông nghiệp ngày càng ít đi. Muốn cây trồng có năng suất
cao, chất lượng tốt thì người nông dân phải đầu tư thâm canh. Mà muốn làm như
vậy thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp như: đầu tư khoa học kỹ thuật, vật tư
phân bón, giống, thủy lợi cho sản xuất sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích
để thu được năng suất cao, chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Do việc tăng
cường đầu tư các yếu tó vật chất và đầu tư phân bón cho sản xuất được lặp đi lặp
lại hàng vụ, hàng năm với khối lượng rất lớn nên cần có đơn vị sản xuất kinh
doanh để phục vụ VTNN với hệ thống mạng lưới rộng khắp đảm bảo đáp ứng
đầy dủ kịp thời cả về số lượng, chất lượng cho từng vùng, từng địa phương.
Khi tiến hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, các DN muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm
đến hiệu quả kinh tế sao cho kinh doanh có lãi và đảm bảo yêu cầu xã hội. Tuy
nhiên cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các DN.
Nền kinh tế thị trường buộc các DN phải luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng
thì mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt với các DN
sản xuất có tồn tại được hay không còn phải phụ thuộc vào khâu tìm kiếm đầu ra
cho mình, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Song công tác thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm, đưa sản phẩm đến từng khu vực thị trường chưa được coi trọng trong
các DN. Việt Nam đang từng bước mở của thị trường và hội nhập với các nước
trong khu vực và thế giới điều đó càng làm cho việc cạnh tranh giữa các DN
trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt hơn, điều này buộc DN Việt Nam phải
qan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm hơn.
Hầu hết các DN trong nước điều gặp một số vấn đề chung như là sản xuất ra
không tìm được thị trường tiêu thụ hay là bị sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các DN
nước ngoài. Mọi công ty đều coi thị trường là khâu quan trọng nhất để tiến hành
sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là thước đo đánh giá sự thành công của
DN. DN muốn đứng vững và phát triển phải luôn biết cách nắm bắt nhu cầu của
thị trường, phải nhạy bén trong các chiến lược kinh doanh để luôn đáp ứng được
các yêu cầu của khách hàng.
Từ nhận thức đó, trong thời gian thực tập cuối khóa tôi đã chọn đề tài" phân
tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên
Huế" làm chuyên đề cho bài tốp nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
-Hệ thống hóa một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm
-Đánh giá khái quát tình hình chung của công ty
-Phân tích kết quả và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm
của công ty.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
-Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp chỉ số nhân tố, phương pháp so
sánh trên cơ sở thu thập số liệu ở công ty để đưa ra kết luận có tính khoa học.
-Phương pháp chuyên gia tham khảo: tham khảo ý kiến của thầy cô, ý kiến
của nhân viên trong công ty...
-Phương pháp so sánh
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu : các vấn đề liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm
của công ty trong 3 năm 2008-2010
Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ hàng hóa và một số giải pháp đẩy
mạnh công tác tiêu thụ.
- Về thời gian : Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần
VTNN Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2008-2010.
-Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của công ty cổ
phần VTNN Thừa Thiên Huế.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu
+ Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
+ Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần
VTNN Thừa Thiên Huế.
+ Chương3: Định hướng và giải pháp
Phần III: Kết Luận và Kiến Nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thực
hiện giá trị và giá trị sử dụng đối với sản phẩm hàng hóa thông qua quan hệ trao
đổi. Trong quan hệ này, DN chuyển nhượng cho người mua sản phẩm hàng hóa
đồng thời được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số tiền hàng
tương ứng với giá trị của số sản phẩm hàng hóa đó.
1.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa là rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được hàng hóa mới có vốn để
tiến hành tái sản xuất mở rộng. Sản phẩm tiêu thụ được chứng tỏ năng lực kinh
doanh của DN, thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường.
Sản phẩm hàng hóa của DN được người tiêu dùng chấp nhận, điều đó cho
thấy sản phẩm sản xuất và tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất
lượng, giá cả đã phù hợp với yêu cầu và với thị hiếu của thị trường.
Sau quá trình tiêu thụ DN không những thu hồi được số vốn đã chi ra, mà tiêu
thụ sản phẩm còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn để mở
rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
1.1.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Có các nội dung chính sau:
- Điều tra thị trường: đây là việc làm cần thiêt đối vói DN, là khâu đóng vai
trò quan trọng ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản
phẩm. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi: Thị trường đang cần sản phẩm
gì?, ai là khách hàng mục tiêu?, cầu về thị trường đó như thế nào?
- Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức tìm kiếm nguồn hàng.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, DN lựa chọn sản phẩm thích ứng.Đây là
một nội dung quyết định hiệu quả họat động tiêu thụ.
- Tổ chức kiểm tra hàng hóa trước khi đưa hàng hóa về kho chuẩn bị tiêu thụ
- Khâu tổ chức kiểm tra hàng hóa bao gồm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, số
lượng sản phẩm, mẫu mã...
- Công tác lưu kho cần phải chú trọng để sản phẩm khỏi bị mất mát, hao hụt,
hư hỏng, nhưng chất lượng sản phẩm phải đảm bảo khi lưu kho.
- Định giá và thông báo giá. Các quyết định về giá bán được xem xét một
cách có cơ sở, không những nhìn nhận từ những tác động bên trong DN như chi
phí đầu vào, tiền lương, lãi vay... mà DN còn phải xác định những yếu tố bên
ngoài như: nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra một
mức giá cho phù hợp với mỗi loại hàng hóa.
- Lên phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối sản phẩm trong công
tác tiêu thụ sản phẩm của DN, việc lên phương án phân phối phải được xác định
trước, dựa vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường mà DN có thể tiến hành
phân phối lượng hàng hóa cho hợp lý thông qua các kênh tiêu thụ.
- Xúc tiến bán hàng: đây là hoạt động của người bán để tác động vào tâm lý
người mua.
- Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản
phẩm. Trong đó, nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng, hoạt động tiêu thụ vẫn chưa
kết thúc nếu như hàng hóa được bán nhưng vẫn chưa thu được tiền về cho DN.
1.1.3 Lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Khái niệm về kênh phân phối: Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay
cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với
một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng (theo Philip Kotler)
Khái niệm về phân phối: là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức điều
hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng
nhằm đạt hiệu quả tối đa.
Các loại trung gian trong kênh phân phối: trung gian thường là các công ty,
các đại lý, cá nhân đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Họ có
thể trực tiếp hoặc không tham gia trực tiếp váo quá trình lưu thông hàng hóa. Có
các loại trung gian sau:
Trung gian bán buôn: là những người mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc trực
tiếp nhập khẩu hàng hóa về bán lại cho người bán lẻ. Trung gian bán buôn có vai
trò quan trọng trên thị trường, họ là những người có thế mạnh về vốn do đó họ có
khả năng chi phối người bán lẻ và đôi khi người sản xuất, đôi lúc họ có thể trở
thành nhà độc quyền do họ có khả năng dự trữ hàng để tung ra thị trường lúc cần
thiết, và họ có phương tiện kinh doanh hiện đại.
Trung gian bán lẻ: là những người thường mua hàng từ những người bán
buôn hay đại lý với khối lượng vừa phải để bán lại cho người tiêu dùng. Họ là
những người tiếp xúc trực tiếp, gần gủi, thường xuyên với khách hàng do đó họ
hiểu biết và nắm bắt nhu cầu thị trường
Đại lý: bao gồm đại lý bán buôn và đại lý bán lẻ. Đại lý bán buôn làm trung
gian trong mối quan hệ giữ nhà bán buôn và người bán lẻ. Đại lý bán lẻ làm trung
gian giữ nhà bán buôn với người tiêu dùng cuối cùng. Quy mô của đại lý phụ
thuộc vào khả năng kinh doanh, nguồn vốn và uy tín của người làm đại lý.
1.1.4 Thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
1.1.4.1 Quan điểm về thị trường
Thị trường là tập hợp tất cả những người mua hiện tại và tiềm năng đối vói
một sản phẩm( theo Philip Kottler )
1.1.4.2 Chức năng của thị trường
- Chức năng thừa nhận: Trong thực tế chỉ khi nào sản phẩm được thừa nhận.
Lúc đó quá trình tái sản xuất hàng hóa mới kết thúc. Tuy nhiên thị trường không
chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán
mà thông qua sự hoạt động của các quai luật kênh tế trên thị trường nó có thể
kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán đó. Thị trường thừa nhận
tổng khối lượng hàng hóa được đưa ra trên thị trường, cơ cấu của cung và cầu,
quan hệ cung cầu đối với từng hàng hóa, thừa trị giá trị sử dụng và giá trị hàng
hóa, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị xã hội.
- Chức năng thực hiện: hoạt động chủ yếu của thị trường là mua bán. Thực
hiện được quá trình mua bán là cơ sở quan trọng nhất có tính chất quyết định đối
vói việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.
- Chức năng điều tiết kích thích: Thị trường là nơi chúa đựng cung và cầu, mà
quan hệ cung cầu quyết định đến lợi nhuận của DN. Do vậy thị trường vừa là
mục tiêu vừa là động lực để điều tiết và kích thích cho các hoạt đọng kinh doanh.
Sự điều tiết thể hiện ở chỗ:
+ Thông qua nhu cầu thị trường các DN chủ động điều tiết hoặc di chuyển
các sản phẩm mà người tiêu dùng thích, có thể thay đổi từ sản phẩm này qua sản
phẩm khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cao hơn.
+ Thông qua hoạt động của các qui luật kinh tế trên thị trường các DN
mạnh sẽ tận dụng khả năng của mình, lợi thế của mình trong cạnh tranh, để đẩy
mạnh quá trình kinh doanh. Những DN không có lợi thế cũng tìm cách vươn lên
để tránh khỏi sự phá sản.
- Chức năng thông tin: Trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh chỉ có
thị trường mới có chức năng thông tin. Trên thị trường có nhiều mối quan hệ
như: Kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc... xong thông tin về kinh tế là thông tin
quan trọng nhất. Chức năng thông tin của thị trường sẽ góp phần đắc lực cho sự
hiểu biết giữa người bán và người mua, giữa người kinh doanh và người tiêu
dùng. Thông tin thị trường cho biết tổng số cung và tổng số cầu đối với từng loại
sản phẩm hàng hóa, cho biết giá cả, chất lượng sản phẩm các điều kiện để mua
bán và các thông tin khác.
Do vậy thông tin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế,
quyết định đến cả quá trình kinh doanh.
1.1.4.3 Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là việc phân chia một thị thị trường lớn không đồng nhất
thành những khúc, những đoạn hay những nhóm khách hàng với những đăc
điểm, nhu cầu, thị hiếu và hàng vi mua tương đối đồng nhất, trên cơ sở đó tiến
hàng các hoạt động marketing hỗn hợp cho phù hợp để đạt được mục tiêu mong
muốn của DN như : doanh thu, thị phần, lợi nhuận; mức độ nhận biết thương
hiệu..
Ta phải phân khúc thị trường vì: khách hàng quá đông, khách hàng phân bố
khắp nơi, nhu cầu và thói quen mua sắm của họ cũng khác nhau.
Do đó, ta nên chọn phần hoặc khúc nào để có thể phục vụ tốt nhất.
1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tiêu thụ
sản phẩm
1.1.5.1 Tỷ lệ % hoàn thành khối lượng hàng hóa tiêu thụ
Tt =
0 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q




* 100
Trong đó:
-Tt: Tỷ lệ % hoàn thành khối lượng hàng hóa tiêu thụ.
-Q1i: số lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo của sản phẩm i
-Q0i: khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc của sản phẩm i
-goi: giá bán kỳ góc của sản phẩm i
Nếu T1 > 100 thì chứng tỏ DN đã hoàn thành tốt việc tiêu thụ ở kỳ báo cáo so
với kỳ gốc và ngược lại quá trình tiêu thụ của DN không tốt.
1.1.5.2 Doanh thu: là tổng tất cả hàng hóa đã tiêu thụ.
TR =
1
n
i i
i
Q G


Với: TR: tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Qi : Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i
Gi: giá bán sản phẩm i
Để phân tích sự biến động của doanh thu giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc, ta
dùng phương pháp chỉ số.
1 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q




=
1 1
1
0 1
1
n
i
n
i
p Q
p Q




*
0 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q




Với
-p1Q1: Khối lượng và giá bán hàng hóa kỳ báo cáo
-p0Q0: Khối lượng và giá bán hàng hóa kỳ gốc
-
1 1
0 1
p Q
p Q


: Chỉ số chung về giá cả các sản phẩm
-
0 1
0 0
p Q
p Q


: Chỉ số chung về sản lượng sản phẩm tiêu thụ
Về số tăng( giảm) tuyệt đối
1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q )
Về số tăng( giảm) tương đối
1 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
 

=
1 1 0 1
0 0
p Q p Q
p Q
 

+
0 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
 

Như vậy, doanh thu giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc có sự biến động tăng(
giảm) là do sự ảnh hưởng của 2 nhân tố: giá bán và sản khối lượng tiêu thụ.
1.1.5.3 Tổng chi phí:
Là toàn bộ chi phí tính bằng giá trị mà DN dùng để kinh doanh. Chỉ tiêu này
dùng để tính giá bán sản phẩm.
TC = FC + VC
Với: TC: tổng chi phí
FC: tổng chi phí cố định
VC: tổng chi phí biến đổi
1.1.5.4 Lợi nhuận:
Là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh chất lượng kinh doanh của DN.
P= TR -Z-T
Với P: lợi nhuận.
TR: tổng doanh thu bán hàng
Z: giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
T: Thuế
1.1.5.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất= Lợi nhuận/ tổng vốn sản xuất
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí= lợi nhuận/ tổng chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu= Lợi nhuận/ tổng doanh thu
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Vai trò của vật tư phân bón
- Giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu với sâu bệnh.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trong từng thời kỳ.
- Làm tăng năng suất cây trồng.
- Cải tạo lại đất canh tác.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam ta hiện nay
Phân bón là một trong những vật tư thiết yếu trong nền sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, nó không chỉ giúp ổn định và nâng cao năng suất cây trồng mà còn tác
động đến phẩm chất của nông sản, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất đai.
Chính vì thế, tình hình giá cả và thị trường phân bón có ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp nói riêng và một số ngành nghề khác.
Hiện nay, tổng số lượng phân bón hóa học sản xuất trong nước đạt khoảng 6,2
triệu tấn, chỉ đáp ứng được 68% nhu cầu. Hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu
tới khoảng 2,6 triệu tấn, vì vậy giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động
lớn từ giá phân bón thế giới.
Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/ năm;
phân lân tăng 13,9%/ năm; phân kali tăng 23,9%/năm.
Thời gian gần đây, nhu cầu phân bón của người dân gia tăng trong khi đồng
USD mất giá cộng với việc Trung Quốc- nước xuất khẩu phân bón lớn giảm sản
lượng sản xuất đã làm cho giá phân bón tăng ảnh hưởng đến sản xuất lương thực
cũng như đời sống của người nông dân. Giá nhập khẩu Ure bình quân từ mức
292 USD/ tấn năm 2009 đã tăng lên mức 322 USD/tấn năm 2010 và hiện ở mức
khoảng 380 USD/tấn (năm 2011). Giá bán lẻ Urê trong nước cũng tăng liên tục,
từ mức 6.000-6.500 đ/kg (năm 2009) đã tăng lên mức 8.000-9.500 đ/kg (cuối
năm 2010 đầu năm 2011).
Nhà nước đã đưa phân bón vào trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc
diện bình ổn giá, áp dụng nhiều biện pháp điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp như:
điều hòa cung cầu, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, ưu đãi giá đầu vào đối
với một số loại phân bón sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản
lý, điều hành giá, triển khai các biện pháp bình ổn giá còn có những bất cập nên
thị trường phân bón nhiều năm qua đã xảy ra những diễn biến không bình
thường: có lúc, có nơi đã xảy ra những cơn sốt tăng giá quá cao hoặc có lúc giá
giảm xuống quá thấp, không hợp lý gây bất ổn định cho nền kinh tế.
Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để chủ động hơn trong việc kiểm soát sự
biến động của giá bán lẻ phân bón, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát
chặt các yếu tố hình thành giá, tổ chức xây dựng hành lang pháp lý để các DN
sản xuất kinh doanh có được hệ thống phân phối minh bạch từ khâu bán buôn
đến bán lẻ đến tay người nông dân. Các DN sản xuất kinh doanh phân bón cần
chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn
hoặc mất cân đối cung cầu.
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Do sự tác động lớn từ thị trường phân bón thế giới cũng như thị trường phân
bón trong nước cho nên thị trường phân bón tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian này
cũng gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động. Việc giá nguyên liệu tăng và
nguồn quặng dùng cho sản xuất phân bón ngày càng khan hiếm đã tác dộng rất
lớn đến việc cung ứng. Đa số người dân sống ở Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sống
chủ yếu dựa vào nghề nông vì vậy họ cũng bị ảnh hưởng lớn từ những khó khăn
đó.Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có rất ít nhà máy sản xuất phân bón, cộng thêm
việc các công ty lớn đang dần tìm cách giảm lượng hàng nhập khẩu đã tác động
mạnh mẽ đến các công ty cung ứng VTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,
làm cho lượng cầu vượt quá cung.
Đa số các công ty ở Thừa Thiên Huế điều hoạt động dựa trên vốn vay ngân
hàng, điều đó làm cho các DN không thể chủ động trong việc dữ trữ nguồn hàng,
chính điều đó nhiều lúc đã làm cho lượng cầu vượt quá cung. Thị trường phân
bón Thừa Thiên Huế với những biến động như vậy đã làm xuất hiện nhiều nguồn
phân bón giả, kém chất lượng. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương tỉnh
phải triển khai những chính sách hợp lý để kiểm soát thị trường. Chính quyền cần
kết hợp với DN để tìm ra biện pháp tối ưu để cho người nông dân yên tâm sản
xuất.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tình hình cơ bản của công ty.
2.1.1 Một số đăc điểm cơ bản của công ty
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triểncủa công ty:
Từ khi việc chia cắt Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, công ty VTNN Bình Trị Thiên được chia thành 3 công ty: Công
ty VTNN Quảng Bình, công ty VTNN Quảng Trị và công ty VTNN Thừa Thiên
Huế.
Công ty VTNN Thừa Thiên Huế chính thức được thành lập theo quyết định số
71/QĐ-UB( 17/07/1989) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/01/1993
theo quyết định số 126/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì
công ty được công nhận là DN nhà nước thực hiện các hoạt động theo cơ chế độc
lập, cung ứng và trao dổi VTNN trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh.
Văn phòng công ty đóng tại 07 đường Tản Đà, Hương Sơ, Thành Phố
Huế.
Nhà máy tại Km27 – QL1A Thị Trấn Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
Email: vtnntthue@dng.vnn.vn
Theo quyết định số 1069/ QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế quyết định chuyển công ty VTNN thành công ty cổ phần VTNN Thừa
Thiên Huế. Đến nghị định 4408/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của UBND Thừa
Thiên Huế đã chính thức phê duyệt phương án xây dựng cổ phần hóa. Như vậy,
kể từ tháng 1/2006, để phù hợp với nền kinh tế thị trường trong xu hướng mở cửa
hội nhập kinh tế quốc tế nhà nước ta đã mạnh dạn cắt giảm các DN nhà nước sử
dụng vốn chủ yếu của ngân sách để trở thành công ty cổ phần, với vốn cổ phần sẽ
giúp cho công ty trở nên chủ động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh
của mình.
Trong những năm qua với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty,
công ty đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển bền vững khẳng định
được vị trí của mình trên thị trường.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Theo thông báo số 377 TB/UB ngày 23/07/1990 công ty được giao chức năng
và nhiệm vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu trực tiếp đến các hợp tác xã và
từng hộ nông dân, địa bàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của công ty chủ yếu
là trong tỉnh. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, công ty tổ chức 4 điểm
giao dịch bán hàng phục vụ cho 8 huyện và thành phố Huế.
- Trạm An Lỗ phục vụ cho 3 huyện phía bắc: Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà.
- Trạm Truồi phục vụ cho 3 huyện phía nam: Phú Lộc, Hương Trà, Hương
Thủy.
- Trạm A Lưới được thành lập để phục vụ cho bà con ở huyện A Lưới.
- Phòng kinh doanh phục vụ cho thành phố Huế và các xã lân cận.
Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là DN có tài khoản con dấu riêng,
có tư cách pháp nhân nên công ty phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm với
nhà nước nằm tăng nguồn thu ngân sách. Đồng thời công ty phải phục vụ VTNN
đảm bảo đúng số lượng và kịp thời cho nền sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra công
ty còn có nhiệm vụ thu mua đối lưu phân bón và nông sản nội địa để bán nội địa
và xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, sản xuất phân lân vi sinh hữa cơ và các chế
phẩm than bùn, nhận làm đại ly tiêu thụ cho các DN sản xuất phân bón khác.
Ngoài chức năng và nhiệm vụ trên công ty còn có vai trò chủ động trong việc
tham gia điều tiết lượng VTNN sao cho phù hợp với qui luật cung cầu trên thị
trường, giữ được mặt bằng giá cả, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sản
xuất, đồng thời đảm bảo chính sách lương trả cho cán bộ nhân viên để họ đảm
bảo cuộc sống.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Kể từ năm 2006, khi công ty VTNN đã được cổ phần hóa trở thành công ty cổ
phần VTNN thì cơ cấu của công ty có một số thay đổi. Để phù hợp với tiến trình
cổ phần hóa thì công ty xây dựng lại bộ máy quản lý theo quan hệ trực tuyến và
chức năng.
Bộ mấy lãnh đạo đó gồm:
Hội đồng quản trị : Do hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành công ty. Hội
đồng quản trị gồm 7 thành viên đại diện cho cổ đông để giải quyết các vấn đề sản
xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách nhiệm
và thực hiện các chỉ đạo của hội đồng quản trị. Giám đốc của công ty hiện nay là
ông Trần Thuyên.
Phó giám đốc: Là người chụi trách nhiệm trong khâu bán hàng hóa, giúp cho
giám đốc trong công tác quản lý và điều hành tổ chức hoạt động kinh doanh của
công ty
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giải quyết công việc hành chính, tham mưu
cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ nhân sự, chính sách hưu trí, chỉ đạo trực
tiếp các đơn vị đặt hàng của khách hàng.
Phòng marketing: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường mới, củng cố mối quan hệ
với những khách hàng hiện tại và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Các chi nhánh phụ thuộc: Chi nhánh An Lỗ, chi nhánh Truồi,chi nhánh Phú
Đa, nhà máy Sông Hương. Hàng tháng tập hợp số liệu về tình hình kinh doanh
hàng hóa báo cáo lên lãnh đạo công ty. Mỗi chi nhánh đều có kho chứa hàng, đại
lí và các của hàng riêng lẻ.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu vừa chức năng vừa trực tuyến. Về
quan hệ trực tuyến biểu hiện dưới các chỉ thị hướng dẫn, chỉ đạo của hội đồng
quản trị với giám đốc và của giám đốc với các phòng chức năng cũng như các chi
nhánh phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ với nhau đảm bảo
cho hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao.
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế.
Nguồn: phòng hành chính công ty
HĐQT
Giám đốc
Phó Giám đốc
Nhàmáyvisinh
NhàmayNPK
Cửhàngxăng
dầu
Trạm Phú
Đa
Trạm
Truồi
Trạm An
Lỗ
Trạm A
Lưới
Nhà máy
PLVS Sông
Hương
Củahàng
Đạilý
Cửahàng
Đạilý
Cửahàng
Đạilý
Cửahàng
Đạilý
P.TCHC P.MarketingP.KHKD P. KTTV
Nhà
Máy
Vi
sinh
Cửa
Hàng
Xăng
Dầu
Nhà
Máy
NPK
2.1.2 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm
Lao động là một yếu tố nguồn lực quan trọng của mỗi DN. Một DN cho dù có
nguồn vốn dồi dào, có qui trình công nghệ tiên tiến đến thế nào di chăng nữa nếu
không có nguồn lao động thì cũng không thể nào sử dụng đồng vốn kinh doanh
một cách có hiệu quả, và cũng không thể tạo ra sản phẩm để kinh doanh. Lao
động là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả và hiệu quả
của hoạt động sản suất kinh doanh. Ngoài vốn và công nghệ thì lao động là chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, vì vậy việc sử dụng lao động
một cách hợp lý, phù hợp với trình độ người lao động là rất quan trọng. Sử dụng
người lao động hợp lý sẽ góp phần làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm.
Nhìn chung tống số lao động của công ty qua 3 năm có sự thay đổi rõ rệt:
- Phân theo tính chất công việc: công ty cổ phần VTNN là một DN hoạt động
chủ yếu là kinh doanh phân bón. Thị trường của công ty tương đối rộng. Do vậy
lao động trực tiếp bán hàng chiếm số lượng lớn hơn so với lao động gián tiếp, lao
đông trực tiếp qua 3 năm luôn lớn hơn 60% tổng số lao động.
-Phân theo trình độ: Do cong ty là dơn vị vùa kinh doanh vùa sản xuất nên tỷ
lệ công nhân chiếm khá caong trong tổng số nguồn lao độngvà số lượng công
nhân tăng đàn qua các năm, năm 2008 là 86 người, năm 2009 là 102 người tăng
16 người tương ứng tăng 18,6%, năm 2010 là 114 người tăng 12 người so với
năm 2009. Một công ty muốn phát triển thì phải có đội ngũ công nhân viên giỏi
nắm bắt được điều này công ty đã chủ động tuyển những nhân viên có trình độ
vào những vị trí quan trọng nên tỷ lệ nhân viên tốp nghiệp đại học, cao đẳng
cũng chiếm 1 tỷ lệ tương đối và tăng dần qua các năm.
- Phân theo giới tính: nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ lao động nam nhiều hơn nữ
điều đó là hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc và đặc điểm kinh doanh của
công ty.
Để duy trì và phát triển thị trường của mình công ty nhất thiết phải có một đội
ngũ nhân viên giỏi. Nhận biết được điều đó công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên
Huế đã chú trọng phát triển lực lượng lao động theo chiều rộng lẫn chiều sâu và
chất lượng lao đồng ngày càng được nâng cao rõ rệt đáp ứng được yêu cầu công
việc.
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
2009/2008 2010/2009
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1. Theo tính chất công viêc 156 100 195 100 214 100 39 125 19 109.7
Lao động trực tiếp 98 62.8 130 66.7 144 67.3 32 132.6 14 110.7
Lao động gián tiếp 58 37.2 65 33.3 70 32.6 7 112.1 5 107.6
2. Theo giới tính 156 100 195 100 214 10 39 125 19 109.7
Nam 111 71.7 140 71.8 156 72.9 29 126.1 16 111.4
Nữ 45 28.9 55 28.2 60 27.1 10 122.2 5 109.1
3. Theo trình độ 156 100 195 100 214 100 39 125 19 109.7
Đại học 20 12.8 27 13.8 32 14.9 7 135 5 118.5
Cao đẳng 26 16.7 32 16.4 32 14.9 6 123.1 0 100
Trung cấp 14 8.9 20 10.3 20 9.4 6 142.8 0 100
Công nhân 86 55.1 102 52.3 114 53.3 16 118.6 12 111.7
Lái xe 10 6.5 44 7.2 16 7.5 34 440 -28 36.4
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
2.1.3 Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008- 2010
Nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh, nguồn vốn giúp cho DN có đầy đủ điều kiện để thực hiện quá trình tái sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và là sức mạnh về tài chính của DN để cạnh
tranh với các DN khác. Để có thể tái sản xuất kinh doanh và phát triển thì yếu tố
bắt buộc phải có đối với mỗi DN là vốn.
Vốn của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế chủ yếu hình thành từ hai
nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua số liệu ở bảng 2,
nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình vốn của công ty qua 3 năm có sự biết
động và không ngừng tăng lên. Năm 2008 tổng tài sản của công ty là 70739 triệu
đồng, năm 2009 là 91400 triệu đồng tăng 20661 triệu đồng tương ứng tăng
29.2% so với năm 2008, năm 2010 tổng tài sản là 102464 triệu đồng tăng 11064
triệu đồng tương ứng với 12.1% so với năm 2009. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ
tăng tổng tài sản của năm 2009/2008 lớn hơn lệ tăng tổng tài sản của năm
2010/2009 vì ở năm 2009 công ty mở rộng thêm 2 thị trường mới là Lâm Đồng
và Cộng Hòa Nhân Dân Lào con ở năm 2010 công ty chỉ mở rộng thêm một thị
trường ở Đà Lạt nên chi phí đầu tư trong năm 2010 ít hơn so với năm 2009 vì
vậy mà tỷ lệ tổng tài sản năm 2010/2009 thấp hơn so với 2009/2008.
Xét theo đặc điểm vốn: cả vốn cố định và vốn lưu động của công ty đều tăng
lên qua 3 năm và vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn cố định của
công ty điều này là phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty do công ty là
đơn vị vừa sản xuất vừa thương mại phục vụ cho nông nghiệp nên việc đầu tư
vào vốn lưu động là yếu tố cần thiết để quay vòng vốn tạo hiệu quả cao trong
kinh doanh. Năm 2009 vốn lưu động của công ty là hơn 74 tỷ đồng tăng hơn 17
tỷ đồng tương ứng với 30,98% so với năm 2008. Năm 2010 là hơn 83 tỷ đồng
tăng hơn 9 tỷ đồng tương ứng với 12,22% so với năm 2009. Cùng vói sự tăng lên
của vốn lưu động thì vốn cố định cũng tăng theo, năm 2009 là hơn 17 tỷ đồng
tăng hơn 3 tỷ đồng tăng ứng với 21,99% so với năm 2008, năm 2010 là gần 19 tỷ
đồng tăng gần 2 tỷ đồngồng tương ứng vói 11.56% so với năm 2009
Bảng 2: Tình hình vốn của công ty
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % % %
Tổng vốn sản xuất kinh doanh 70739 100 91400 100 102464 100 20661 129.2 11064 112.1
1. Phân theo đặc điểm nguồn vốn
Vốn cố định 13957.3 19.73 17027.2 18.63 18996.8 18.51 3069.9 121.99 1969.6 111.56
Vốn lưu động 56781.7 80.27 74372.8 81.37 83467.2 81.49 17591.1 130.98 9094.4 112.22
2. Phân theo nguồn hình thành
vốn chủ sở hữu 7295.02 10.31 9231.4 10.1 11475.9711.2 1936.38 126.54 2244.57 124.31
Vốn vay 63443.98 89.69 82168.6 89.9 90988.0388.8 18724.62129.51 8819.43 110.73
(Nguồn : phòng kế toán tài vụ -công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế)
Xét theo nguồn hình thành: vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ
sở hữu(VCSH) và vốn vay, qua bảng số liêu thì ta thấy cà 2 nguồn vốn này của công
ty đều tăng qua các năm, năm 2009 VCSH của công ty là hơn 9 tỷ đồngồng tăng gần 2
tỷ đồngồngồng so với năm 2008, năm 2010 VCSH là hơn 11 tỷ đồngồng tăng 24,31
% so với năm 2009. tuy nhiên nguồn vón vay cũng tăng len cụ thể năm 2009 là hơn 82
tỷ đồngồng tăng 29,51 % tương ứng hơn 18 tỷ đồngồng so với năm 2008, năm 2010
hơn 90 tỷ đồngồng tăng gần 9 tỷ đồng tương ứng với 10,73 % so với năm 2009.
Từ việc phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có tăng nhưng
không đáng kể so với sự tăng lên của vốn vay, vì vậy công ty cần có biện pháp giải
quyết sao nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn nữa vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự
chủ của DN, đồng thời nếu công ty có nguồn vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng
đem lại lợ nhuận cho công ty càng cao vì công ty không phải trả chi phí lãi vay
2.2. Tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm.
2.2.1 Tình hình tiêu thụ và số lượng các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008-
2010
Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh có nhiệm vụ cung
ứng các loại VTNN trên địa bàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, do đó
để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trượng công ty cần phải có biện pháp dự trữ hàng
và nhập hàng đúng thời điểm để đáp ứng nhu cầu của bà con và để sản phẩm của mình
được tiêu thụ mạnh.
Qua bảng 3 ta thấy số liệu sản lượng tiêu thụ phân bón qua các năm đều tăng lên.
Qua bảng 3 này ta cũng dễ nhận thấy NPK và vi sinh là mặt hàng chủ lực chủ công ty,
số lượng tiêu thụ qua các năm là rất lớn và chiếm tỷ trọng cao so vói các sản phẩm
khác của công ty. Trong năm 2008 lượng NPK và vi sinh tiêu thụ là hơn 23 nghìn tấn
chiếm 64,53%. Năm 2009 lượng tiêu thụ là gần 27 nghìn tấn chiếm 64,22%, năm 2010
lượng tiêu thụ là hơn 31 nghìn tấn chiếm 66,81 %. So sánh năm 2009 với 2008 lượng
tiêu thụ tăng hơn 3 nghìn tấn tương ứng tăng 13.78%. Năm 2010 với năm 2009 thì
lượng tiêu thụ tăng hơn 4 nghìn tấn tương ứng tăng 15.55%. Số lượng phân NPK tăng
mạnh theo các năm vì loại phân này là rất cần cho cây trồng hầu hết các loại cây trồng
điều bón phân này.
Xếp sau NPK là đạm. Năm 2008 lượng tiêu thụ là hơn 6 nghìn tấn chiếm tỷ trọng
17 %, năm 2009 là hơn 7.2 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 17%, năm 2010 là hơn 7.3 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 15.6 %. So sánh năm 2009 với 2008 ta thấy lượng phân đạm tăng
hơn 949 tấn tức tăng 15.17 %, năm 2010 tăng 100 tấn so với năm 2009 tức tăng 1.38
%, mặt dù số lượng phân đạm năm 2010/2009 tăng nhiều hơn số lượng phân đạm
2009/2008 nhưng tỷ lệ tăng % lại ít hơn , sở dĩ như vậy là do Trung Quốc 1 nước sản
xuất phân bón lớn của thế giới cắt giảm sản lượng.
Mặt hàng tiếp theo là phân lân. Năm 2008 lượng phân tiêu thụ đạt hơn 4,5 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 12.32 %. Năm 2009 tiêu thụ được trên 5 nghìn tấn chiếm 12.61 % .
năm 2010 lượng tiêu thụ là trên 5.5 nghìn tấn chiểm tỷ trọng 11.89 %. So sánh năm
2009 với năm 2008 lượng phân lân tiêu thụ tăng 771 triệu tấn tương ứng tăng 17.04
%. Năm 2010 với năm 2009 lượng phân lân tiêu thụ tăng 253 triệu tấn tương ứng với
4.77%.
Cuối cùng là Kali có khối lượng tiêu thụ thấp nhất. Năm 2008 tiêu thụ 2,2 nghìn
tấn chiếm tỷ trọng 6.13 %, năm 2009 là 2.5 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 6.02%, năm 2010
lượng tiêu thụ là trên 2.6 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 5.65%. So sánh năm 2009 với năm
2008 thì lượng tiêu thụ tăng 277 tấn tương ứng tăng 7,1 %. Năm 2010 tăng 94 tấn so
với năm 2009 tương ứng tăng 3.75 %.
Nhìn chung khối lượng hàng hóa tiêu thụ hàng năm có sự biến động đáng kể.
Nhưng nhìn vào bảng số liệu tiêu thụ trong ba năm 2008- 2010 thì ta có thể thấy công
ty chỉ tập trung nhiều vào mặt hàng sản phẩm NPK, sản phẩm này nếu cứ tiếp tuc tăng
như những năm qua thì sẽ khiến công ty gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh. Chính vì
vậy công ty cần có những chính sách tiêu thụ hợp lý để tiêu thụ đồng đều các sản
phẩm phòng tránh rủi ro cho DN, tránh tình trạng hàng thừa hàng thiếu.
Bảng 3: Khối lượng tiêu thụ các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008- 2010
ĐVT: Tấn
Tên vật
tư
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- %
Đạm 6260.40 17.02 7209.99 17,15 7310.16 15.65 949.59 115.17 100.17 101.38
Lân 4529.59 12.32 5301.34 12.61 5554.50 11.89 771.75 117.04 253.16 104.77
NPK &
vi sinh
23728.17 64.53 26998.56 64.22 31198.52 66.81 3270.39 113.78 4199.96 115.55
Kaly 2253.75 6.13 2530.85 6.02 2625.82 5.65 277.1 112.30 94.97 103.75
Tổng
cộng
36771.91 100 42040.74 100 46689 100 5268.83 114.33 4648.26 111.06
Nguồn: Phòng kế toán công ty
2.2.2 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm
Doanh thu là chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hoạt động kinh doanh của DN. Thông
qua doanh thu từ việc bán sản phẩm ta có thể thấy được tình trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty đó đang diễn ra như thế nào, mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng
nào bị ứ động.
Để đánh giá kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty chúng ta sử
dụng bảng 4:
Qua bảng 4 ta thấy doanh thu tiêu thụ năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2008
doanh thu đạt 283352 triệu đồng, năm 2009 đạt 339334 triệu đồng, năm 2010 đạt
393184 triệu đồng. So sánh năm 2009 với năm 2008, ta thấy doanh thu tăng 55982
triệu đồng tương ứng tăng 19.75 %, năm 2010 với năm 2009 tăng 53849 triệu đồng
tương ứng tăng 15.87 %.
Qua bảng số liệu ta cũng dễ nhận thấy trong cơ cấu doanh thu thì tỷ trọng của NPK
chiếm đa số, cụ thể trong năm 2008 doanh thu của NPK đạt 191011 triệu đồng, chiếm
67.4% trong tổng doanh thu, năm 2009 là 228407 triệu đồng chiếm 67.39% trong tổng
doanh thu, năm 2010 là 276418.88 triệu đồng, chiếm 70.3% trong tổng doanh thu.
Nguyên nhân doanh thu của NPK chiếm tỷ trọng cao như vậy vì đây là mặt hàng chủ
lực của công ty , nên công ty đã đưa ra những chính sách phát triển mạnh mẽ cho sản
phẩm chủ đạo của mình, bằng chứng là khối lượng tiêu thụ NPK luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn so với các sản phẩn khác trong các năm qua.
Mặt hàng đem lại doanh thu lớn thứ hai là phân Đạm, năm 2008 doanh thu của
Đạm là 54841 trieu đồng, chiếm 19.35%, năm 2009 là 66404 triệu đồng chiếm 19.57%
, năm 2010 là 69081 triệu đồng chiếm 17.57%.
Mặc dù khối lượng tiêu thụ của kaly là ít hơn so với phân Lân nhưng doanh thu
công ty thu về từ phân kaly lớn hơn so với phân kaly, cụ thể doanh thu trong năm 2008
của kaly là 24182 triệu đồng chiếm 8.53%, còn doanh thu của phân lân là 13316 triệu
đồng chiếm 4.69%. trong năm 2009 doanh thu của kaly là 27611 triệu đồng chiếm
8.14%, doanh thu của phân lân là 16911 triệu đồng chiếm 4,98%. Trong năm 2010
doanh thu của Kaly là 28910 triệu đồng chiếm 7.35%, doanh thu từ lân chỉ chiếm
4,7% tổng doanh thu, tức là 18774 triệu đồng.
Bảng 4: Doanh thu tiêu thụ mặt hàng phân bón của cong ty qua 3 năm 2008-2010
Mặt
hàng
tiêu thụ
2008 2009 2010
So sánh doanh thu
2009/2008 2010/2009
sản lượng
( tấn)
Giá
bán
BQ
Doanh
Thu
sản
lượng
( tấn)
Giá
bán
BQ
Doanh thu
sản lượng
( tấn)
Giá
bán
BQ
Doanh thu
+/-
%
+/-
%
Đạm 6260.4 8.76 54841.1 7209.99 9.21 66404.01 7310.16 9.45 69081.01 11562.9 121.08 2677.00 104.03
Lân 4529.59 2.94 13316.99 5301.34 3.19 16911.27 5554.5 3.38 18774.21 3594.28 126.99 1862.93 111.02
NPK 23728.17 8.05 191011.7626998.568.46 228407.8231198.52 8.86 276418.8837396.05119.58 48011.07121.02
Kaly 2253.75 10.7324182.73 2530.85 10.91 27611.57 2625.82 11.01 28910.27 3428.84 114.18 1298.70 104.7
Tổng số 36771.91 283352.6 42040.74 339334.6746689 393184.39
Nguồn: phòng kế toàn công ty
Nhìn chung doanh thu thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty là tăng dần
qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng doanh thu giữa các mặt hàng là không đồng đều, công
ty cần chú trọng phát triển đồng đều các sản phẩm, đặc biệt công ty cần chú trọng đến
việc quảng bá sản phẩm, tìm cách cho sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng để
tăng doanh thu cho công ty.
2.2.3 Tình hình tiêu thụ ở các thị trường qua 3 năm 2008- 2010
Thị trường là một biểu thiện của quá trình trong đó thể hiện các quyết định của
người tiêu dùng về hàng hóa cũng như quyết định của các DN về số lượng chất lượng
hàng hóa. Đó là mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu với cơ cấu từng mặt hàng cụ
thể.
Nhận biết được điều đó công ty đã lựa chọn những thị trường mục tiêu để công ty
có biện pháp thỏa mãn nhu cầu của thị trường đó. Bất kỳ một DN nào cũng đều rất coi
trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm, vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm công ty mói có
thể quay vòng vốn để tái đầu tư. Tuy nhiên ở mỗi thị trường đều có đặc điểm riêng,
nhu cầu về sản phảm khác nhau. Đối với sản phẩm phân bón do phụ thuộc vào tính
chất đất đai và cơ cấu cây trồng mà có nhu cầu về từng loại phân bón khác nhau. Do
vậy, công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi đưa sản phẩm vào tiêu thụ.
Nhìn vào bảng 5 ta thấy số lượng tiêu thụ mỗi thị trường có sự khác nhau. Thị
trường ở Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng cao nhất , điều đó cũng dễ hiểu vì trụ sở và
nhà máy chế biến của công ty đặt tại đây. Năm 2008 lượng tiêu thụ ở Huế là hơn 18
nghìn tấn chiếm 49.83 %, năm 2009 là gần 20 nghìn tấn chiếm 44.96 %, năm 2010 là
trên 20 nghìn tấn chiếm 42.86 %, so sánh năm 2009 với 2008 thì lượng tiêu thụ ở Huế
tăng 578 tấn tương ứng với tăng 3.5 %, năm 2010 tăng 1109 tấn so với năm
2009,tương ứng tăng 5.44 %.
Tiếp đến là thị trường Quảng Trị, năm 2008 lượng tiêu thụ là hơn 7 nghìn tấn
chiếm 19.51 %, năm 2009 là 7.5 nghìn tấn chiếm 18%, năm 2010 là 7.9 nghìn tấn
chiếm 17.09 %, so sánh năm 2009 với năm 2008 thì khối lượng tiêu thụ tăng 393 tấn
tương ứng vói 5.48 %, năm 2010 tăng 411 tấn so với năm 2009, tương ứng với 5.44%.
Ở thị trường Quảng Bình, năm 2008 khối lượng tiêu thụ đạt gần 3 nghìn tấn chiếm
tỷ trọng 8.15%, năm 2009 đạt trên 3.3 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 8.02 %, năm 2010 đạt
3.4 nghìn tấn chiếm 7.3 %. So sánh năm 2009 với năm 2008 khối lượng tiêu thụ tăng
374 tấn tương ứng tăng 12.5 %, khối lượng tiêu thụ của năm 2010 so với năm 2009
tăng 36 tấn, tương ứng tăng 1.1 %.
Ở thị trường Quảng Nam, khối lượng tiêu thụ trong năm 2008 là 2.5 nghìn tấn,
năm 2009 là 2.9 nghìn tấn, năm 2010 là 3.2 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với 2008 sản
lượng tăng 369 tấn tương ứng với 14.3%, năm 2010 tăng 293 tấn so với năm 2009,
tương ứng với 9.95%.
Ở thị trường Quảng Ngãi, khối lượng tiêu thụ trong năm 2008 là 1.8 nghìn tấn,
năm 2009 là 2.1 nghìn tấn, năm 2010 là 2.3 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với 2008, ta
thấy khối lượng tiêu thụ tăng 230 tấn tương ứng tăng 12.31%, năm 2010 tăng 223 tấn
so với năm 2009 tương ứng tăng 10.61 %.
Ở thị trường Gia Lai khối lượng tiêu thụ năm 2008 là 1845 tấn chiếm 5,02%, năm
2009 là 1896 tấn chiếm tỷ trọng 4.51%, năm 2010 là 1895 tấn chiếm tỷ trọng 4,06 %.
So sánh năm 2009 vơi năm 2008 khói lượng tiêu thụ tăng 50 tấn tương ứng với 2.7 %,
năm 2010 khối lượng tiêu thụ giảm 0.47 tấn, tương ứng giảm 1%.
Ở thị trường Đắc Lắc khối lượng tiêu thụ năm 2008 là 1.9 nghìn tấn, năm 2009 là
2.1 nghìn tấn, năm 2010 là 2.2 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với năm 2008 khối lượng
tiêu thụ tăng 120 tấn, năm 2010 với năm 2009 tăng 106 tấn.
Ở các thị trường trên ta thấy khối lượng tiêu thụ mỗi năm giảm dần sở dĩ như vậy
do trong năm 2009 và năm 2010, công ty mở rộng thêm thị trường qua Lào, Lâm
Đồng và Đà Lạt.
Ở 3 thị trường còn lại thì do công ty mới xâm nhập vào nên khối lượng tiêu thị còn
ít, nhưng nhìn chung sản lượng tiêu thụ ở các thị trương mới này vẫn tăng , chứng tỏ
công ty đã có hướng đi đúng khi mở rộng thêm thị trường tiêu thụ.
Bảng 5: Sản lượng tiêu thụ ở các thị trường của cong ty qua 3 năm 2008-2010
ĐVT: Tấn
Thị
trường
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số
LƯợNG
% Số
LƯợNG
% +/- % +/- % +/- %
Thừa Thiên Huế 18323.44 49.83 18901.51 44.96 20010.9 42.86 578.07 103.5 1109.39 105.86
Quảng Trị 7174.20 19.51 7567.33 18.00 7979.15 17.09 393.13 105.48 411.82 105.44
Quảng Bình 2996.91 8.15 3371.67 8.02 3408.29 7.30 374.76 112.5 36.62 101.1
Quảng Nam 2577.71 7.01 2947.06 7.01 3240.22 6.94 369.35 114.33 293.16 109.95
Quảng Ngãi 1871.70 5.09 2102.04 5.00 2325.11 4.98 230.34 112.31 223.07 110.61
Gia Lai 1845.98 5.02 1896.04 4.51 1895.57 4.06 5006 102.71 -0.470 99
Đắc Lắc 1982.01 5.39 2102.04 5.00 2208.39 4.73 120.03 106.06 106.352 105.1
Lâm Đồng - - 1051,02 2.50 1363.31 2.92 1051.02 - 312.29 129.71
CHDCND Lào - - 2102,04 5.00 2367.13 5.07 2102.05 - 265.09 1126.1
Đà Lạt - - - - 1890.90 4.05 - - 1867.16 -
Tổng cộng 36771.91 100 42040,74 100 46689 100
Nguồn: phòng kế toán công ty
2.2.4 Tình hình tiêu thụ của công ty theo phương thức bán hàng qua 3 năm 2008-
2010
Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh thương mại , vì vậy
để cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường thì cần xây dưng mạng
lưới tiêu thụ sẩn phẩm hợp lý và sử dụng các phương thức bán hàng có hiệu quả nhằm
thúc đẩy quả trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí thu được lợi nhuận tối đa là
điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy , trong những năm qua ban lãnh đạo công ty đã
chọn lựa những chính sánh đúng đắn để giúp công tác tiêu thụ sản phẩm được tốt. Cụ
thể công ty đẫ sử đụng các kênh tiêu thụ sau:
- Phương thức bán buôn: đây là hình thức bán với số lượng lớn, hình thức thanh
toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Phương thức này thông qua thông qua
các bộ phận trung gian trên thị trường rồi đến người tiêu dùng cuối cùng. Bộ
phận trung gian như là: hợp tác xã, đại lý, tổ chức khác
- Phương thức bán lẻ: Phương thức này chủ yếu công ty bán hàng bán hàng trực
tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng ở đây công ty vừa là nhà kinh doanh vùa là
nhà bán hàng.
Để biết được tình hình tiêu thụ theo các phương pháp bán hàng của công ty trong
ban năm 2008-2010 ta phân tích bảng 6:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công ty khối lượng sản phẩm của công ty được bán
chủ yếu qua phương thức bán buôn. Năm 2008 khối lượng tiêu thụ của bán buôn là
28742 tấn chiếm 78,05%, năm 2009 là 32783 tấn chiếm 77.98 %, năm 2010 là 37251
tấn chiếm 79,78 %.
Nhìn chung sản lượng bán buôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm. Trong phương thức bán buôn thì bán buôn qua đại lý chiểm tỷ lệ lớn nhất
cụ thể năm 2008, số lượng tiêu thụ qua đại lý la trên 13 nghìn tỷ chiếm 37,18 %, năm
2009 số lượng tiêu thụ là trên 16 nghìn tấn chiếm 38,27 %, năm 2010 số lượng tiêu thụ
là trên 19 nghìn tấn chiếm 42,52 %.
Nguyên nhân số lượng sản phẩm tiêu thụ qua đại lý chiếm tỷ trọng cao vì công ty
có mạng lưới các đại lý ở các xã, huyện đủ mạnh cho quá trình kinh doanh, ngoài ra
công ty còn có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho các đại lý.
Bảng 6: tình hình tiêu thụ theo các phương thức bán hàng của công ty qua 3 năm 2008- 2010.
ĐVT: Tấn
Phương thức
bán hàng
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- %
1. Bán buôn 28742.61 78.05 32783.37 77.98 37251.69 79.78 4040.76 114.06 4468,32 113.63
Hợp tác xã 10241.28 27.81 11266.92 26.80 11604.04 24.85 1025.64 110.01 337.12 102.99
Tổ chức khác 4809.46 13.06 5427.46 12.91 5794.53 12.41 618.00 112.85 367.07 106.76
Đại lý 13691.87 37.18 16088.99 38.27 19853.12 42.52 2397.12 117.51 3764.13 123.39
2. Bán lẻ 8029.30 21.95 9257.37 22.02 9437.31 20.22 1228.07 115.29 179.94 101.94
Tổng cộng 36771.91 100 42040.74 100 46689 100
Nguồn: Phòng kế toán của công ty.
Phương thức bán lẻ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, cụ thể năm 2008 là 8029,03 chiếm
21,95 %, năm 2009 là 9257,37 tấn chiếm 22,02 %, năm 2010 là 9437 tấn chiếm
20,22%. Măc dù khối lượng sản phẩm tiêu thụ bán lẽ ít, nhưng đây là kênh bán hàng
quan trọng vì thông qua nó công ty có điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng hơn, giúp
công ty hiểu rõ hơn về tâm lý mua hàng của người tiêu dùng để đưa ra những chiến
lược kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời thông qua nó công ty có thể dễ dàng giới thiệu
sản phẩm mới tới người tiêu dùng.
2.2.5 Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm.
Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của một công ty không chỉ xem xét
công ty đó tiêu thụ được ra thị trường với khối lượng hàng hóa như thế nào, doanh thu
bao nhiêu mà còn phải quan tâm xem chi phí kinh doanh của công ty đó như thế nào
nữa mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty đó. Bởi vậy, chi phí
kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty. Vì dựa vào chi phí sản xuất kinh doanh ta có thế đánh giá được tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty đó như thế nào. Nếu như tổng chi phí trên tổng doanh
thu mà nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ DN đó làm ăn có hiệu quả và ngược lại nếu chi phí đó
mà lớn hơn 1 thì DN đó làm ăn thua lỗ.
Nhìn vào bảng 7 ta thấy tổng chi phí ở năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm
2009 so với năm 2008 tăng 34942 triệu đồng, tương ứng với 15.4 %, năm 2010 so với
năm 2009 tăng 39100 triệu đồng, tương ứng với 11.4%. Sở dĩ tống chi phí công ty
tăng lên như vậy trong các năm qua không phải là do công ty kinh doanh kém hiệu quả
mà là do công ty đang nghiên cứu và mở rông thêm thị trường ra các tỉnh khác trong
nước và đăc biệt là thị trường CHND Lào, nên tốn chi phí đầu tư làm cho tổng chi phí
lớn.
Công ty Cổ phần VTNN là công ty kinh doanh thương mại với mục tiêu mua hàng
để bán vì vậy mà xét về cơ cấu chi phí kinh doanh thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng
lớn nhất so với tổng chi phí cụ thể năm năm 2008 giá vốn hàng bán là 209396 triệu
đồng chiếm 92,5% , năm 2009 là 240641 Triệu đồng chiếm 92.09 %, năm 2010 là
273863 triệu đồng chiếm 91,17 %. Còn các chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
Bảng 7: Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008-2010.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 so sánh
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Tổng số 283318.6 100 339053.67 100 392844.39 100 55735.07 119.67 53790.71 115.86
Giá vốn hàng bán 266355.6 94.01 318392.67 93.906 366305.39 93.24 52037.07 119.54 47912.71 115.05
Chi phí lãi vay 8780 3.1 9867 2.91 12590 3.21 1087 112.38 2723 127.6
Chi phí bán hàng 5320 1.88 6614 1.951 9617 2.45 1294 124.32 3003 145.4
Chi phí quản lý
DN 2563 0.904 3748 1.106 2272 0.578 1185 146.23 -1476 60.6
Chi phí khác 7 0.002 129 0.038 560 0.14 122 1842.85 431 434.1
Thuế 293 0.104 303 0.089 1500 0.382 10 103.4 1197 495.1
Nguồn: Phòng kế toán công ty
cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty. Công ty cần có những chính sách hợp lý để
giảm chi phí lãi vay và chi phí bán hàng vì đây là 2 tiêu chí quan trọng ảnh hưởng lớn
đến doanh thu của công ty.
2.2.6 Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2008-2010
Mục đích cuối cùng của kinh doanh là thu được càng nhiều lại nhuận càng tốt. Lợi
nhuận là tiêu chuẩn chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế và các hoạt động của DN. Từ
góc độ DN có thể thấy rằng lợi nhuận DN là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí mà DN phải bỏ ra. Kinh doanh có lợi nhuận là điều kiện để đảm bảo cho quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra bình thường. Vì vậy lợi nhuận là 1
chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN.
Nhìn vào bảng 8 ta thấy lợi nhuận trong những năm qua liên tục tăng cụ thể năm
2008 lợi nhuận là 34 triệu đồng, năm 2009 là 281 triệu đ, năm 2010 là 340 triệu đồng.
So sánh năm 2009 với 2008, lợi nhuận tăng 247 triệu đồng, năm 2010 so với năm
2009 lợi nhuận tăng 59 triệu đồng, qua bảng 8 ta cỏ thể nhận thấy tỷ lệ tăng doanh thu
của năm 2009/2008 lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2010/2009, điều này là do
chi phí đầu tư vào thị trường mới quá lớn: ở thị trường mới quá trình vận chuyển mất
thời gian, ở đó cũng có những DN cung ứng phân bón khác đã cạnh tranh mạnh mẽ
với công ty làm công ty phải tốn khoảng chi phi lớn cho việc đuy trì và phát triển
mạng lưới kinh doanh tại những thị trường mời này.
Bảng 8: Lợi nhuận tiêu thụ của công ty.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
1. Tổng doanh thu 283352.6 339334.67 393184.39 55982.07 119.76 53849.72 115.87
2. Tổng chi phí 283318.6 339053.67 392844.39 55735.07 119.67 53790.72 115.87
3. Tổng lợi nhuận 34 281 340 247 826.47 59 120.99
Nguồn: phòng kế toán công ty
2.3. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh là hai chỉ tiêu quan trọng dể đánh giá xem DN đó
hoạt động như thế nào theo chiều hướng xấu hay tốt. Vì vậy việc phân tích hai chỉ tiêu
này là vô cùng cần thiết.
2.3.1 Các chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của công ty:
Qua bảng 9 ta thấy doanh thu của công ty qua các năm đều tăng. Doanh thu năm
2009 so với năm 2008 tăng 55982 triệu đồng tương ứng với 19.76% , năm 2010 tăng
so với năm 2009 là 53849.72 triệu đồng tương ứng với 15.87%, doanh số tiêu thụ của
công ty tăng mạnh vậy nhờ vào việc trong những năm qua công ty đẫ thiết lập nên
mạng lưới kinh doanh rộng khắp và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong tâm
trí người tiêu dùng.
Tuy nhiên, chi phí qua các năm cũng tăng mà lại tăng với khoảng chi rất lớn , điều
này ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận kinh doanh của công ty, cụ thể chi phí năm
2009 so với 2008 tăng 55735 triệu đồng, tương ứng với tăng 19.67% gần bằng với
lượng tăng của doanh thu, năm 2010 so với 2009 tăng 53790 triệu, tương ứng tăng
15,87% bằng tỷ lệ tăng của doanh thu 2010/2009. Nhìn vào bảng 9 và bảng 5 ta có thể
thấy việc mở rộng một thị trường mới tốn kém như thế nào: chi phí tìm khách hàng,
chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng mới.... vì vậy công ty cần có những chính sách hợp lý
để phát triển thị phần tiêu thụ ở những thị trường mới xâm nhập này.
Xét về vốn, ta thấy năm 2009 so với năm 2008 tăng 20661 triệu đồng, tương ương
tăng 29.2%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 11064 triệu đồng, tương ứng tăng 12.1%.
Nguồn vốn của công ty tăng công ty tăng chứng tỏ công ty đã mở rộng đc qui mô sản
xuất, sản lượng hàng hóa đưa vào tiêu dùng ngày càng lớn, nên có thể quay vòng
nguồn vốn để đầu tư tiếp.
Xét về lợi nhuận, năm 2008 đạt 34 triệu, năm 2009 đạt 281 triệu đồng, năm 2010
đạt 340 triệu đồng. Việc mở rộng thị trường đã đem lại mottj khoản thu nhập lớn cho
công ty vì vậy công ty cần có những giải pháp để duy trì và pháp triển hơn nũa các thị
trường mà công ty đang tham gia vào.
2.3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả hiệu quả kinh doanh của công ty:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự tập
trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ
chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mà mục tiêu của mỗi
DN là thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh đonah của công ty ta có thể sử dụng các
chỉ tiêu sau:
a. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Tỷ suất lợi nhuân năm 2008 là 0.048% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được
0,048 đồng lợi nhuận. Năm 2009 là 0,307% nghiã là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu
được 0,307 đồng lợi nhuận. Năm 2010 là 0,332% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì
thu được 0,332 đồng lợi nhuận
b. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của năm 2008 là 0,012% điều này có nghĩa là 100 đồng
chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0.012 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi
nhuận/chi phí của năm 2009 là 0,083% điều này có nghĩa là 100 đồng chi phí bỏ vào
hoạt động kinh doanh thì thu được 0.083 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuân/chi phí của
năm 2010 là 0,086% điều này có nghĩa là 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh
doanh thì thu được 0.086 đồng lợi nhuận.
c. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 là 0.0119% điều này có nghĩa là trong
100 đồng doanh thu thì thu được 0.0119 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu năm 2008 là 0.083% điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì thu được
0.083 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 là 0.0865% điều này
có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì thu được 0.0865 đồng lợi nhuận
d. Tỷ suất doanh thu / chi phí
Chỉ tiêu này phản án cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
trong kỳ kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này không thay đổi là mấy
trong 3 năm qua.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
I. Chỉ tiêu kết quả
1. Doanh thu Tr.đ 283352.6339334.67393184.3955982.07119.76 53849.72115.87
2. Chi phí Tr.đ 283318.6339053.67392844.3955735.07119.67 53790.72115.87
3. Lợi nhuận Tr.đ 34 281 340 247 826.47 59 120.99
4. Vốn Tr.đ 70739 91400 102464 20661 129.2 11064 112.1
II.Chỉ tiêu hiệu quả
1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn % 0.048 0.307 0.332 0.259 639.58 0.025 108.14
2. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí % 0.012 0.083 0.0865 0.071 691.67 0.0035 104.22
3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0.0119 0.083 0.0865 0.0711 697.48 0.0035 104.22
4. Doanh thu trên chi phí lần 1.00012 1.00083 1.00086 0.00071 1 0.00003 1
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Các chỉ tiêu hiệu quả và kết quả kinh doanh của công ty năm 2009 so với năm
2008 không ngừng tăng lên . Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
đang ngày một đi lên. Lợi nhuận tăng qua các năm sẽ tạo điều kiện cho công ty trích
giữ lại một phần bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, giúp công ty có khả năng tự chủ
ngày càng cao về tài chính.
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty qua 3 năm.
Để thấy được sự biến động tăng giảm doanh thu giữa các năm ta có thể sử dụng
phương pháp chỉ số tổng hợp để phân tích sự ảnh hưởng của giá bán và sản lượng
tương ứng doanh số. Và để thấy được sự biến động dó ta sử dụng bảng 10.
Bảng 10: Mức độ ảnh hưởng của sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ sản
phẩm.
Phạm vi so
sánh
Biến động doanh
thu Ảnh hưởng của các nhân tố
Tuyệt đối
(triệu
đồng)
%
Giá cả Sản lượng
Số tuyệt đối
(triệu đồng)
%
Số tuyệt đối
(triệu đồng)
%
2009 với 2008 55982.07 19.75 16094.79 5.68 38997.28 14.07
2010 với 2009 53849.72 15.87 15549.25 4.58 38300.47 11.29
Nhận xét:
1. Năm 2009 so với năm 2008
Qua bảng 10 ta thấy doanh thu của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế
năm 2009 tăng so với năm 2008 là 55983 triệu đồng tương ứng vói tăng 19.75% la
nhờ 2 nguyên nhân sau:
- Thứ nhất do giá cả hàng hóa nói chung năm 2009 tăng 4.98% làm cho doanh
thu công ty tăng lên 16094 triệu đồng hay 5,68%.
- Thứ hai nhờ khối lượng hàng hóa tiêu thụ ở năm 2009 tăng hơn so với năm
2008 là 14,7% nên doanh thu của công ty tăng 38997.28 triệu đồng hay tăng
14.07%.
2. Năm 2010 so với năm 2009
Doanh thu 2010 so với 2009 tăng 15.87% tương ứng tăng 53849 triệu đồng là
do 2 nguyên nhân sau:
+Do giá cả mặt hàng chung trong năm 2010 tăng 4.12% dã làm cho doanh thu
tăng 15549.25 triệu đồng hay tăng 4,58%
+Do lượng tiêu thụ phân bón năm 2010 tăng 11.29% làm cho doanh thu của
công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế tăng 38300 triệu đồng hay tăng 11,29%.
 Vận dụng phương pháp chỉ số nhân tố để phân tích sự biến động của giá cả bình
quân.
So sánh năm 2009 với năm 2008
Nhận xét:
Giá bình quân của 1 đơn vị sản phẩm năm 2009 so với năm 2008 tăng 4.75%
tức là tăng 0.366 đồng/kg là do 2 nguyên nhân sau:
+ Do bản thân giá từng mặt hàng tăng lên làm cho giá bình quân chung tăng
4.98% tức là tăng 0.383 đồng /kg hay tăng 4.97%.
+ Do kết cấu sản phẩm thya dổi khiến cho giá bình quân chung giảm 0.22%
tương ứng giảm 0.017 đồng/kg hay 0.22%
So sánh năm 2010 với năm 2009:
Nhận xét:
Giá bình quân của 1 đơn vị sản phẩm năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.34%
tức tăng 0.35 đồng/kg là do 2 nguyên nhân sau:
- Do bản thân giá từng mặt hàng tăng lên làm cho giá bình quân chung tăng
4.12% tức là tăng 0.33 đồng /kg hay tăng 4.09%.
- Do kết cấu sản phẩm thay đổi khiến cho giá bình quân chung tăng 0.21% tương
ứng tăng 0.02 đồng/kg hay 0.25%.
Như vậy doanh thu tiêu thụ của công ty tăng lên hay giảm xuống là do giá bán, số
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm xuống. Chính vì vậy mà ban lãnh đạo công
ty cần dựa vào những nguyên nhân đó để đưa ra những chính sách kinh doanh thích
hợp để sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất với chi phí thấp nhất để mang lại hiệu quả
kinh doanh cho công ty.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
3.1 . Định hướng của công ty trong những năm tới
Với xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay đã tạo cho công ty cổ phần VTNN
Thừa Thiên Huế nhiều cơ hội và thách thức trong kinh doanh. Vì vậy để đáp ứng tốt
hơn nũa nhu cầu phân bón của bà con nông dân công ty cần phải đưa ra những phương
hướng, mục tiêu cụ thể và đúng đắn cho việc sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm tới. Cụ thể như là công ty cần:
-Tiếp tục ổn định tổ chức các hoạt động để sản xuất, không ngừng tăng doanh
số, nâng cao chất lượng các loại phân bón, đảm bảo chi phí hợp lý.
- Phát triển đa dạng hóa , nâng cao chất lượng các loại phân bón và các loại
VTNN khác
- Sử dụng vốn một cách có hiệu quả
-Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ
mới.
-Thường xuyên củng cố và hoàn thiện các kênh phân phối
- Bám sát định hướng của ngành, tranh thủ mọi sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương trong kinh doanh.
3.2 . Giải pháp
3.2.1 Cải tiến công tác tổ chức quản lý
- Đối với văn phòng công ty:
+Quan hệ tốt với bạn hàng, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhát đẻ đáp ứng dủ
hàng, hàng chất lượng đáp ứng kịp thời vụ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
+Thường xuyên cho nhân viên đi khảo sát thị trường
+Phát huy tinh thần đan chủ trong lãnh dạo cũng như trong kinh doanh, tập hợp
tinh thần trí tuệ cán bộ công nhan viên trong công ty thực hiện thắng lợi các mục tiêu
đã đề ra
- Đối với các trạm VTNN
+Công ty phải thường xuyên rà soát kiểm tra, tìm ra các giai pháp linh hoạt đẻ
các trạm tự động tìm kiếm khách hàng, không bị đọng ngồi chờ khách hàng đén tận
nơi mua
+Công ty từng bước nâng cấp cơ sở vật chất các trạm-kho đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
3.2.2 Nâng cao nguồn nhân lực
Trong quá trình sản xuất , nếu công nghệ là yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm và
năng suất lao động lại là một trong những yếu tố cơ bản đóng vai trò sáng tạo. Lao
động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của DN
trong việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Do đó
lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi DN. Qua bảng 1( tình hình lao
động của công ty qua 3 năm 2008-2010) ta thấy số công nhân có trình độ thấp chiếm
khá cao. Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì giải pháp đổi mới công nghệ đi
đôi với phát triển nguồn nhân lực là biện phát tối ưu nhất.
Cách thức tiến hành
-Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. Quan tâm đến đời sống
vật chất tinh thần của người lao động tạo sự gắn bó của người lao động với DN từ đó
kết quả làm việc của họ sẽ cao hơn tạo ra sản phẩm tốt hơn, thường xuyên tổ chức các
chương trình đào tạo ngắn hạn
-Từng bước chuẩn hóa chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật
của từng vị trí trong công ty từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.
-Nâng cao công tác tuyển dụng. Khi tuyển dụng cán bộ quản trị cấp cao phải có
những tiêu chuẩn như: trình độ đại học, tư cách đạo đức, trình độ ngoại ngữ, kinh
nghiệm thực tế trong lĩnh vực tuyển dụng.
Hiệu quả mang lại: Thực hiện tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ
góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, có đủ khả năng tiếp cận vận hành
thiết bị công nghệ mới góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Có như vậy
công ty mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng và làm cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.
3.2.3 Giải pháp về thị trường
3.2.3.1 Nghiên cứu và tiếp cận thị trường
Vấn đề đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết trước tiên đối với bất kỳ
DN nào muốn duy trì và mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là
quá trình điều tra để tìm triển vọng tiêu thụ cho một sản phẩm cụ thể hoặc một nhóm
sản phẩm và cả phương thức thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là
quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường rồi so sánh, phân tích những số liệu
đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quả lý đưa ra những quyết
định đúng đắn để lập kế hoạch marketing. Công tác nghiên cứu nhằm giải quyết vần
đề:" chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình có".
Cách thức tiến hành
- Công ty cần chọn thị trường chủ yếu là ở nông thôn, vì vậy nên thường xuyên cử
cán bộ về các địa phương để nghiên cứu đặc điểm đất đai và tập quán sản xuất của bà
con để đưa ra những chính sách hợp lý cho sản phẩm của mình.
- Nên kết hợp với cán bộ khuyến nông ở địa phương đó để dễ dàng nắm bắt nhu
cầu của người dân.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin.
Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường công ty sẽ có những thông tin hết sức hữu
ích cho quá trình ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động
duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với xu thế phát triển chung.
Nghiên cứu tốt giúp DN nhanh chóng tiêu thụ được sản phẩm tránh tình trạng ứ động
do hàng tồn kho.
3.2.3.2 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ
-Mở rộng mạng lưới bán hàng xuống tận các hợp tác xã, xây dựng phương án bán
hàng trả chậm, trả góp.
-Tổ chức sắp xếp, cửa hàng, đại lý với địa điểm phù hợp.
3.2.3.3 Về cơ cấu các mặt hàng
Công ty cần thường xuyên điều tra nhu cầu từng thị trường để nắm bắt được từng
thị trường, loại sản phẩm nào được sủ dụng nhiều nhất để có biện pháp cung ứng kịp
thời, đúng nhu cầu. Đồng thời công ty cần phát triển đồng đều các mặt hàng.
3.2.3.4 Chính sách giá cả
Giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa, số lượng doanh thu cao hay
thấp do giá cả quyết định. Đồng thời việc xác định giá cả hợp lý sẽ giúp cho DN cạnh
tranh được trên thị trường, xác định vị trí của công ty và đem lại kết quả kinh doanh
cho DN. Do đó công ty cần nắm bắt nhu cầu thị trường để đưa ra chính sách giá hợp
lý. Để đạt được điều đó công ty có thể áp dụng các chính sách sau:
+ Chủ động giảm giá: áp dụng khi hàng hóa bán ra chậm, ứng động nhiều... nếu
không giảm giá thì thua lỗ hoặc không bán được hàng, tồn kho kéo dài, phát sinh
nhiều chi phí kinh doanh không có hiệu quả.
+Chủ động tăng giá: áp dụng khi nguồn hàng đó đang còn với số lượng ít mà cầu
lại cao. Tuy nhiên cần tăng giá hợp lý không sẽ làm mất uy tín của công ty với người
tiêu dùng.
3.2.3.5 Quảng bá tiếp thị và khuyến mãi
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì chính sách giao
tiếp khuyếch trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hoạt động này tạo ra sự gần gũi
giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời làm cho nhiều người biết đến công
ty. Để làm được như vậy công ty cần:
+ Kết hợp với cán bộ khuyến nông ở các xã, thôn, tổ chức các hội thảo giới
thiệu sản phẩm.
+ Cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn cách sử dụng cho bà con.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo từ thiện.
+ Chiết khấu tiền mặt; nhằm kích thích người mua trả tiền ngay.
3.2.4 Tăng cường vốn phục vụ hoạt động kinh doanh
+ Quan hệ tốt và uy tín với ngân hàng
+Bằng nguồn vốn bổ sung hằng năm
+ Quan hệ tốt với bạn hàng
+Thực hiện tốt công tác tiết kiệm giảm chi phí lưu thông trong kinh doanh và các
chi phí không hợp lý khác
+ Thực hiện tốt các chính sách của tỉnh và nhà nước
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì
việc tổ chức tốt các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm là điều rất cần thiết.
Việc cung ứng và tiêu thụ các loại vật tư của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên
Huế đóng một vai trò hết sưc quan trong trong nền sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua cung với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới thì cong ty
cũng đã không ngừng thay đổi các phương thức kênh doanh dể phù hợp với tình
hình chung của thế giới nhờ vậy mà sản phẩm tiêu thụ của công ty luôn tăng lên.
Mặc dù sản lượng tiêu thụ của công ty liên tục tăng trong thòi gian qua nhưng
lợi nhuận thu về thì không tăng tương ứng so với số sản phẩm tiêu thụ được. Điều
này chứng tỏ công ty chua có những chính sách thích hợp để hạn chế các ảnh
hưởng tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.
Sau khi tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần
VTNN Thừa Thiên Huế tôi đã có một số kết luận như sau:
- Việc tổ chức mạng lưới cung ứng sản phẩm của công ty chưa thật hợp lý làm
chi phí lưu thông tăng cao ảnh hưởng đến lwoij nhuận của công ty.
- Việc định giá sản phẩm của công ty còn mang tính chủ quan chưa phù hợp với
thực tế, thừng giá bán của công ty thường chênh lệch rất lớn so với các sản
phẩm cùng loại.
- Việc xác đinh nhu cầu khách hàng và nắm bắt thông tin thị trường chưa nhạy
bén có nhiều lần nhu cầu của bà con nông dân tăng mạnh mà lượng cung của
công ty không đủ đáp ứng.
- Bộ máy lãnh đạo công ty tuy đã có nhiều thay đổi nhưng thiết nghĩ công ty nên
cho các nhân viên chủ choots học tập các khóa đào tạo ngan ngày để bổ sung
chuyên môn.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với công ty:
Công ty cần bố trí cán bộ đi thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng đẻ dưa ra
các biện pháp kinh doanh có hiệu quả hơn
Cần có chính sách khuyến kích, khen thưởng những cán bộ nhân viên hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có tay nghề cao
Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý để giảm chi phí lưu thông.
Công ty cần có chính sách giá cả hợp .
Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có
Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh.
2.2. Đối với nhân viên trong công ty:
Trung thật, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, tuân thủ mọi nội quy , qui chế của công
ty: đặc biệt là nhân viên bán hàng của công ty cần nhiệt tình chỉ bảo cho bà con nông
dân khi họ tới mua hàng.
Đối với những nhân viên giữ các vai trò chủ chốt trong công ty cần thường xuyên
nắm bắt thông ty thị trường, để kịp thời đưa ra các chính sách kinh doanh hợp lý.
Giám đốc, phó giám đốc cần làm gương cho những nhân viên khác làm theo.
PHỤC LỤC
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của năm
2009 so với 2008.
Gọi p1, p0 lần lượt là giá của các sản phẩm tiêu thụ năm 2009,2008.
Q1, Q0 lần lượt là sản phẩm tiêu thụ năm 2009, 2008.
Hệ thống chỉ số
IpQ = Ip* IQ
1 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q




=
1 1
1
0 1
1
n
i
n
i
p Q
p Q




*
0 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q




339334.67
283352.6
=
339334.67
323239.88
*
323239.88
283352.6
119.75%= 104.98%* 114.08%
Về số tăng giảm tuyện đối:
1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q )
339334.67- 283352.6= (339334.67- 323239.88)+ (323239.88-283352.6)
55982.07= 16094.79+ 39887.28 (triệu đồng)
Về số tăng giảm tương đối
1 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
 

=
1 1 0 1
0 0
p Q p Q
p Q
 

+
0 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
 

339334.67 283352.6
283352.6

=
339334.67 323239.88
283352.6

+
323239.88 283352.6
283352.6

55982.07
283352.6
=
16094.79
283352.6
+
39887.28
283352.6
19.75%= 5.68%+ 14.07%
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của năm
2010 so với 2008
Gọi p1, p0 lần lượt là giá của các sản phẩm tiêu thụ năm 2010,2009.
Q1, Q0 lần lượt là sản phẩm tiêu thụ năm 2010, 2009.
Hệ thống chỉ số
IpQ = Ip* IQ
1 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q




=
1 1
1
0 1
1
n
i
n
i
p Q
p Q




*
0 1
1
0 0
1
n
i
n
i
p Q
p Q




393184.39
339334.67
=
393184.39
377635.14
*
377635.14
339334.67
115.87%= 104.12%* 111.29%
Về số tăng giảm tuyện đối:
1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q )
393184.39- 339334.67= (393184.39- 377635.14)+ (377635.14-
339334.67)
53849.72= 15549.25+ 38300.47 (triệu đồng)
Về số tăng giảm tương đối
1 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
 

=
1 1 0 1
0 0
p Q p Q
p Q
 

+
0 1 0 0
0 0
p Q p Q
p Q
 

393184.39 339334.67
339334.67

=
393184.39 377635.14
339334.67

+
377635.14 339334.67
339334.67

53849.72
339334.67
=
15549.25
339334.67
+
38300.47
339334.67
15.87% = 4.58%+11.289%
* vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích sự biến động của giá cả bình quân.
So sánh năm 2009 với năm 2008
Hệ thống chỉ số
1 1 1 1
1 1
1
0
0 0 0 1
0 1
PQ PQ
Q Q
p
p
P Q P Q
Q Q
 
 
 
 
 
*
0 1
1
0 0
0
P Q
Q
P Q
Q




339334.67
42040.74
283352.6
36771.91
=
339334.67
42040.74
323239.88
42040.74
*
323239.88
42040.74
283352.6
36771.91
8.072
7.706
=
8.072
7.689
*
7.689
7.706
104.75%= 104.98%* 99.78%
Về số tăng( giảm) tuyện đối
1P - 0P =0.366= 0.383+ (-0.017)
Về số tăng giảm tương đối
1 0
0
p p
p


0.366
7.706
=
0.383
7.706
-
0.017
7.706
4.75%= 4.97%-0.22%
So sánh năm 2010 với năm 2009
Tương tự ta có:
Hệ thống chỉ số
1 1 1 1
1 1
1
0
0 0 0 1
0 1
PQ PQ
Q Q
p
p
P Q P Q
Q Q
 
 
 
 
 
*
0 1
1
0 0
0
P Q
Q
P Q
Q




393184.39
46689
339334.67
42040.74
=
393184.39
46689
377632.6
46689
*
377632.6
46689
339334.67
42040.74
104.33%=104.12% *100.21%
Về số tăng giảm tuyệt đối
1P - 0P =0.35=0.33+0.02 (triệu đồng)
Về số tăng giảm tương đối
1 0
0
p p
p


0.35
8.07
=
0.33
8.07
+
0.02
8.07
4.34%= 4.09% + 0.25%
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU ..................................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................3
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................4
1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp .........................................4
1.1.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp .....................................4
1.1.3 Lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.....................5
1.1.4 Thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp...............................6
1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm ..8
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................10
1.2.1. Vai trò của vật tư phân bón...........................................................................10
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam ta hiện nay ................10
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ơ tỉnh Thừa Thiên Huế. ................11
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
TƯ NÔNG NGHIỆP TỈNH T_T_HUẾ. ...............................................................................12
2.1. Tình hình cơ bản của công ty................................................................................12
2.1.1 Một số đăc điểm cơ bản của công ty ............................................................12
2.1.2 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm...................................................16
2.1.3 Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008- 2010............................................19
2.2. Tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. .......................21
2.2.1 Tình hình tiêu thụ và số lượng các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008-
2010 21
2.2.2 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm.....................................................24
2.2.3 Tình hình tiêu thụ ở các thị trường qua 3 năm 2008- 2010 ..........................26
2.2.4 Tình hình tiêu thụ của công ty theo phương thức bán hàng qua 3 năm 2008-
2010 29
2.2.5 Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm. .................................................31
2.2.6 Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2008-2010 ..............................................33
2.3. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. .............35
2.3.1 Các chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của công ty: ..........................................35
2.3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả hiệu quả kinh doanh của công ty:..........................36
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ ........................................40
3.1 . Định hướng của công ty trong những năm tới....................................................40
3.2 . Giải pháp.............................................................................................................40
3.2.1 Cải tiến công tác tổ chức quản lý..................................................................40
3.2.2 Nâng cao nguồn nhân lực .............................................................................41
3.2.3 Giải pháp về thị trường.................................................................................42
3.2.4 Tăng cường vốn phục vụ hoạt động kinh doanh...........................................43
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................44
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................44
2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................................45
2.1. Đối với công ty: ....................................................................................................45
2.2. Đối với nhân viên trong công ty:..........................................................................45

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYLuận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chinh sach marketing cua viet hungary
Chinh sach marketing cua viet  hungaryChinh sach marketing cua viet  hungary
Chinh sach marketing cua viet hungaryPhuonglanh Do
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiGiang Coffee
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (51)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (51)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (51)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (51)Nguyễn Công Huy
 
Siêu thị thông thường
Siêu thị thông thườngSiêu thị thông thường
Siêu thị thông thườnglehaiau
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
Quản trị marketing
Quản trị marketingQuản trị marketing
Quản trị marketingnguyenhang2711
 

Mais procurados (20)

Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Sứ Bình...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến ...
 
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYLuận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
 
QT133.doc
QT133.docQT133.doc
QT133.doc
 
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty PinTăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
Tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Pin
 
Luận văn: Mở rộng thị trường nội địa của công ty may, HAY
Luận văn: Mở rộng thị trường nội địa của công ty may, HAYLuận văn: Mở rộng thị trường nội địa của công ty may, HAY
Luận văn: Mở rộng thị trường nội địa của công ty may, HAY
 
Chinh sach marketing cua viet hungary
Chinh sach marketing cua viet  hungaryChinh sach marketing cua viet  hungary
Chinh sach marketing cua viet hungary
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
 
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đHạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
 
Bài thảo luan marketing
Bài thảo luan marketingBài thảo luan marketing
Bài thảo luan marketing
 
QT068.Doc
QT068.DocQT068.Doc
QT068.Doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (51)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (51)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (51)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (51)
 
Siêu thị thông thường
Siêu thị thông thườngSiêu thị thông thường
Siêu thị thông thường
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
 
De tai giai phap tieu thu tang doanh thu tai cong ty bao bi, hay
De tai giai phap tieu thu tang doanh thu tai cong ty bao bi, hayDe tai giai phap tieu thu tang doanh thu tai cong ty bao bi, hay
De tai giai phap tieu thu tang doanh thu tai cong ty bao bi, hay
 
Tanhuevien
TanhuevienTanhuevien
Tanhuevien
 
Quản trị marketing
Quản trị marketingQuản trị marketing
Quản trị marketing
 

Semelhante a Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty VTNN Huế

Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...luanvantrust
 
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docHuongNguyenThi52
 
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIDương Hà
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...OnTimeVitThu
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Thu Vien Luan Van
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Namluanvantrust
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Namluanvantrust
 
Môi trường marketing thực phẩm việt nam
Môi trường marketing thực phẩm việt namMôi trường marketing thực phẩm việt nam
Môi trường marketing thực phẩm việt namemnhoanhlam
 

Semelhante a Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty VTNN Huế (20)

Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công TyLuận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
 
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Giải pháp hoàn thiện Marketing mix tại công ty vận tải điểm cao - sdt/ ZALO 0...
 
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
 
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
Thực Trạng Và Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Hàng Hóa Ở Công Ty ...
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty, 9đ
 
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘIPHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÀ NỘI
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN P...
 
QT016.doc
QT016.docQT016.doc
QT016.doc
 
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
Báo cáo tốt nghiệp một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công...
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
TẢI MIỄN PHÍ Đề tài báo cáo thực tập phát triển thị trường hay 2017
TẢI MIỄN PHÍ Đề tài báo cáo thực tập phát triển thị trường hay 2017TẢI MIỄN PHÍ Đề tài báo cáo thực tập phát triển thị trường hay 2017
TẢI MIỄN PHÍ Đề tài báo cáo thực tập phát triển thị trường hay 2017
 
QT100.doc
QT100.docQT100.doc
QT100.doc
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
Phân tích hoạt động tiêu thụ và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa ...
 
Đề tài: Kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May, HAY
Đề tài: Kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May, HAYĐề tài: Kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May, HAY
Đề tài: Kế toán và tiêu thụ thành phẩm ở Xí nghiệp May, HAY
 
Môi trường marketing thực phẩm việt nam
Môi trường marketing thực phẩm việt namMôi trường marketing thực phẩm việt nam
Môi trường marketing thực phẩm việt nam
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Mais de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty VTNN Huế

  • 1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Một quốc gia muốn phát triển và giàu mạnh thì trước tiên nhân dân phải được ăn no, mặc ấm. Cho dù ngày nay nền khoa học của con người đã rất tiến bộ trên mọi lĩnh vực, con người đã có thể làm ra nhiều nguyên liệu thay thế tự nhiên, nhưng có những thứ cho dù nền khoa học có tiến bộ đến mấy cũng không thể thay thế được, đó chính là những sản phẩm nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà mọi quốc gia cho dù đang ở giai đoạn phát triển nào cũng đều rất chú trọng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, dù tỷ trọng của nông nghiệp chiếm như thế nào trong GDP. Nông nghiệp chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, sản xuất nông nghiệp không những phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người, đảm bảo nguồn nguyên nhiên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất và công nghiệp chế biến mà ngành nông nghiệp còn tạo ra được nhiều mặt hàng có giá trị xuất khấu cao như cà phê, hạt diều, mũ cao su.... tăng nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân. Hiện tại cũng như trong thời gian tới, ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người và không ngành nào có thể thay thế được. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội. Đối với nước ta do đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Thừa Thiên Huế là một địa phương có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao. Dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp ngày càng ít đi. Muốn cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thì người nông dân phải đầu tư thâm canh. Mà muốn làm như vậy thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp như: đầu tư khoa học kỹ thuật, vật tư phân bón, giống, thủy lợi cho sản xuất sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích để thu được năng suất cao, chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Do việc tăng cường đầu tư các yếu tó vật chất và đầu tư phân bón cho sản xuất được lặp đi lặp lại hàng vụ, hàng năm với khối lượng rất lớn nên cần có đơn vị sản xuất kinh
  • 2. doanh để phục vụ VTNN với hệ thống mạng lưới rộng khắp đảm bảo đáp ứng đầy dủ kịp thời cả về số lượng, chất lượng cho từng vùng, từng địa phương. Khi tiến hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các DN muốn tồn tại và phát triển phải luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế sao cho kinh doanh có lãi và đảm bảo yêu cầu xã hội. Tuy nhiên cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các DN. Nền kinh tế thị trường buộc các DN phải luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng thì mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt với các DN sản xuất có tồn tại được hay không còn phải phụ thuộc vào khâu tìm kiếm đầu ra cho mình, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Song công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến từng khu vực thị trường chưa được coi trọng trong các DN. Việt Nam đang từng bước mở của thị trường và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới điều đó càng làm cho việc cạnh tranh giữa các DN trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt hơn, điều này buộc DN Việt Nam phải qan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm hơn. Hầu hết các DN trong nước điều gặp một số vấn đề chung như là sản xuất ra không tìm được thị trường tiêu thụ hay là bị sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các DN nước ngoài. Mọi công ty đều coi thị trường là khâu quan trọng nhất để tiến hành sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là thước đo đánh giá sự thành công của DN. DN muốn đứng vững và phát triển phải luôn biết cách nắm bắt nhu cầu của thị trường, phải nhạy bén trong các chiến lược kinh doanh để luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Từ nhận thức đó, trong thời gian thực tập cuối khóa tôi đã chọn đề tài" phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế" làm chuyên đề cho bài tốp nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI -Hệ thống hóa một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm -Đánh giá khái quát tình hình chung của công ty -Phân tích kết quả và hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
  • 3. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU -Phương pháp duy vật biện chứng -Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp chỉ số nhân tố, phương pháp so sánh trên cơ sở thu thập số liệu ở công ty để đưa ra kết luận có tính khoa học. -Phương pháp chuyên gia tham khảo: tham khảo ý kiến của thầy cô, ý kiến của nhân viên trong công ty... -Phương pháp so sánh 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : các vấn đề liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm 2008-2010 Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ hàng hóa và một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ. - Về thời gian : Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2008-2010. -Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu + Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu + Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. + Chương3: Định hướng và giải pháp Phần III: Kết Luận và Kiến Nghị.
  • 4. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện giá trị và giá trị sử dụng đối với sản phẩm hàng hóa thông qua quan hệ trao đổi. Trong quan hệ này, DN chuyển nhượng cho người mua sản phẩm hàng hóa đồng thời được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số tiền hàng tương ứng với giá trị của số sản phẩm hàng hóa đó. 1.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được hàng hóa mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng. Sản phẩm tiêu thụ được chứng tỏ năng lực kinh doanh của DN, thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường. Sản phẩm hàng hóa của DN được người tiêu dùng chấp nhận, điều đó cho thấy sản phẩm sản xuất và tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng, giá cả đã phù hợp với yêu cầu và với thị hiếu của thị trường. Sau quá trình tiêu thụ DN không những thu hồi được số vốn đã chi ra, mà tiêu thụ sản phẩm còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. 1.1.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp Có các nội dung chính sau: - Điều tra thị trường: đây là việc làm cần thiêt đối vói DN, là khâu đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi: Thị trường đang cần sản phẩm gì?, ai là khách hàng mục tiêu?, cầu về thị trường đó như thế nào? - Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức tìm kiếm nguồn hàng. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, DN lựa chọn sản phẩm thích ứng.Đây là một nội dung quyết định hiệu quả họat động tiêu thụ. - Tổ chức kiểm tra hàng hóa trước khi đưa hàng hóa về kho chuẩn bị tiêu thụ
  • 5. - Khâu tổ chức kiểm tra hàng hóa bao gồm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, mẫu mã... - Công tác lưu kho cần phải chú trọng để sản phẩm khỏi bị mất mát, hao hụt, hư hỏng, nhưng chất lượng sản phẩm phải đảm bảo khi lưu kho. - Định giá và thông báo giá. Các quyết định về giá bán được xem xét một cách có cơ sở, không những nhìn nhận từ những tác động bên trong DN như chi phí đầu vào, tiền lương, lãi vay... mà DN còn phải xác định những yếu tố bên ngoài như: nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra một mức giá cho phù hợp với mỗi loại hàng hóa. - Lên phương án phân phối và lựa chọn kênh phân phối sản phẩm trong công tác tiêu thụ sản phẩm của DN, việc lên phương án phân phối phải được xác định trước, dựa vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường mà DN có thể tiến hành phân phối lượng hàng hóa cho hợp lý thông qua các kênh tiêu thụ. - Xúc tiến bán hàng: đây là hoạt động của người bán để tác động vào tâm lý người mua. - Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng, hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc nếu như hàng hóa được bán nhưng vẫn chưa thu được tiền về cho DN. 1.1.3 Lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Khái niệm về kênh phân phối: Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng (theo Philip Kotler) Khái niệm về phân phối: là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức điều hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả tối đa. Các loại trung gian trong kênh phân phối: trung gian thường là các công ty, các đại lý, cá nhân đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Họ có thể trực tiếp hoặc không tham gia trực tiếp váo quá trình lưu thông hàng hóa. Có các loại trung gian sau:
  • 6. Trung gian bán buôn: là những người mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc trực tiếp nhập khẩu hàng hóa về bán lại cho người bán lẻ. Trung gian bán buôn có vai trò quan trọng trên thị trường, họ là những người có thế mạnh về vốn do đó họ có khả năng chi phối người bán lẻ và đôi khi người sản xuất, đôi lúc họ có thể trở thành nhà độc quyền do họ có khả năng dự trữ hàng để tung ra thị trường lúc cần thiết, và họ có phương tiện kinh doanh hiện đại. Trung gian bán lẻ: là những người thường mua hàng từ những người bán buôn hay đại lý với khối lượng vừa phải để bán lại cho người tiêu dùng. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp, gần gủi, thường xuyên với khách hàng do đó họ hiểu biết và nắm bắt nhu cầu thị trường Đại lý: bao gồm đại lý bán buôn và đại lý bán lẻ. Đại lý bán buôn làm trung gian trong mối quan hệ giữ nhà bán buôn và người bán lẻ. Đại lý bán lẻ làm trung gian giữ nhà bán buôn với người tiêu dùng cuối cùng. Quy mô của đại lý phụ thuộc vào khả năng kinh doanh, nguồn vốn và uy tín của người làm đại lý. 1.1.4 Thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1.1.4.1 Quan điểm về thị trường Thị trường là tập hợp tất cả những người mua hiện tại và tiềm năng đối vói một sản phẩm( theo Philip Kottler ) 1.1.4.2 Chức năng của thị trường - Chức năng thừa nhận: Trong thực tế chỉ khi nào sản phẩm được thừa nhận. Lúc đó quá trình tái sản xuất hàng hóa mới kết thúc. Tuy nhiên thị trường không chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quai luật kênh tế trên thị trường nó có thể kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán đó. Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hóa được đưa ra trên thị trường, cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung cầu đối với từng hàng hóa, thừa trị giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị xã hội. - Chức năng thực hiện: hoạt động chủ yếu của thị trường là mua bán. Thực hiện được quá trình mua bán là cơ sở quan trọng nhất có tính chất quyết định đối vói việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác.
  • 7. - Chức năng điều tiết kích thích: Thị trường là nơi chúa đựng cung và cầu, mà quan hệ cung cầu quyết định đến lợi nhuận của DN. Do vậy thị trường vừa là mục tiêu vừa là động lực để điều tiết và kích thích cho các hoạt đọng kinh doanh. Sự điều tiết thể hiện ở chỗ: + Thông qua nhu cầu thị trường các DN chủ động điều tiết hoặc di chuyển các sản phẩm mà người tiêu dùng thích, có thể thay đổi từ sản phẩm này qua sản phẩm khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận cao hơn. + Thông qua hoạt động của các qui luật kinh tế trên thị trường các DN mạnh sẽ tận dụng khả năng của mình, lợi thế của mình trong cạnh tranh, để đẩy mạnh quá trình kinh doanh. Những DN không có lợi thế cũng tìm cách vươn lên để tránh khỏi sự phá sản. - Chức năng thông tin: Trong tất cả các khâu của quá trình kinh doanh chỉ có thị trường mới có chức năng thông tin. Trên thị trường có nhiều mối quan hệ như: Kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc... xong thông tin về kinh tế là thông tin quan trọng nhất. Chức năng thông tin của thị trường sẽ góp phần đắc lực cho sự hiểu biết giữa người bán và người mua, giữa người kinh doanh và người tiêu dùng. Thông tin thị trường cho biết tổng số cung và tổng số cầu đối với từng loại sản phẩm hàng hóa, cho biết giá cả, chất lượng sản phẩm các điều kiện để mua bán và các thông tin khác. Do vậy thông tin thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế, quyết định đến cả quá trình kinh doanh. 1.1.4.3 Phân khúc thị trường Phân khúc thị trường là việc phân chia một thị thị trường lớn không đồng nhất thành những khúc, những đoạn hay những nhóm khách hàng với những đăc điểm, nhu cầu, thị hiếu và hàng vi mua tương đối đồng nhất, trên cơ sở đó tiến hàng các hoạt động marketing hỗn hợp cho phù hợp để đạt được mục tiêu mong muốn của DN như : doanh thu, thị phần, lợi nhuận; mức độ nhận biết thương hiệu.. Ta phải phân khúc thị trường vì: khách hàng quá đông, khách hàng phân bố khắp nơi, nhu cầu và thói quen mua sắm của họ cũng khác nhau. Do đó, ta nên chọn phần hoặc khúc nào để có thể phục vụ tốt nhất.
  • 8. 1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm 1.1.5.1 Tỷ lệ % hoàn thành khối lượng hàng hóa tiêu thụ Tt = 0 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     * 100 Trong đó: -Tt: Tỷ lệ % hoàn thành khối lượng hàng hóa tiêu thụ. -Q1i: số lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo của sản phẩm i -Q0i: khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc của sản phẩm i -goi: giá bán kỳ góc của sản phẩm i Nếu T1 > 100 thì chứng tỏ DN đã hoàn thành tốt việc tiêu thụ ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc và ngược lại quá trình tiêu thụ của DN không tốt. 1.1.5.2 Doanh thu: là tổng tất cả hàng hóa đã tiêu thụ. TR = 1 n i i i Q G   Với: TR: tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Qi : Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i Gi: giá bán sản phẩm i Để phân tích sự biến động của doanh thu giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc, ta dùng phương pháp chỉ số. 1 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     = 1 1 1 0 1 1 n i n i p Q p Q     * 0 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     Với -p1Q1: Khối lượng và giá bán hàng hóa kỳ báo cáo -p0Q0: Khối lượng và giá bán hàng hóa kỳ gốc - 1 1 0 1 p Q p Q   : Chỉ số chung về giá cả các sản phẩm
  • 9. - 0 1 0 0 p Q p Q   : Chỉ số chung về sản lượng sản phẩm tiêu thụ Về số tăng( giảm) tuyệt đối 1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q ) Về số tăng( giảm) tương đối 1 1 0 0 0 0 p Q p Q p Q    = 1 1 0 1 0 0 p Q p Q p Q    + 0 1 0 0 0 0 p Q p Q p Q    Như vậy, doanh thu giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc có sự biến động tăng( giảm) là do sự ảnh hưởng của 2 nhân tố: giá bán và sản khối lượng tiêu thụ. 1.1.5.3 Tổng chi phí: Là toàn bộ chi phí tính bằng giá trị mà DN dùng để kinh doanh. Chỉ tiêu này dùng để tính giá bán sản phẩm. TC = FC + VC Với: TC: tổng chi phí FC: tổng chi phí cố định VC: tổng chi phí biến đổi 1.1.5.4 Lợi nhuận: Là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh chất lượng kinh doanh của DN. P= TR -Z-T Với P: lợi nhuận. TR: tổng doanh thu bán hàng Z: giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ T: Thuế 1.1.5.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh: - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất= Lợi nhuận/ tổng vốn sản xuất - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí= lợi nhuận/ tổng chi phí - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu= Lợi nhuận/ tổng doanh thu
  • 10. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Vai trò của vật tư phân bón - Giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu với sâu bệnh. - Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trong từng thời kỳ. - Làm tăng năng suất cây trồng. - Cải tạo lại đất canh tác. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam ta hiện nay Phân bón là một trong những vật tư thiết yếu trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nó không chỉ giúp ổn định và nâng cao năng suất cây trồng mà còn tác động đến phẩm chất của nông sản, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất đai. Chính vì thế, tình hình giá cả và thị trường phân bón có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và một số ngành nghề khác. Hiện nay, tổng số lượng phân bón hóa học sản xuất trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn, chỉ đáp ứng được 68% nhu cầu. Hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu tới khoảng 2,6 triệu tấn, vì vậy giá phân bón trong nước hiện vẫn chịu tác động lớn từ giá phân bón thế giới. Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/ năm; phân lân tăng 13,9%/ năm; phân kali tăng 23,9%/năm. Thời gian gần đây, nhu cầu phân bón của người dân gia tăng trong khi đồng USD mất giá cộng với việc Trung Quốc- nước xuất khẩu phân bón lớn giảm sản lượng sản xuất đã làm cho giá phân bón tăng ảnh hưởng đến sản xuất lương thực cũng như đời sống của người nông dân. Giá nhập khẩu Ure bình quân từ mức 292 USD/ tấn năm 2009 đã tăng lên mức 322 USD/tấn năm 2010 và hiện ở mức khoảng 380 USD/tấn (năm 2011). Giá bán lẻ Urê trong nước cũng tăng liên tục, từ mức 6.000-6.500 đ/kg (năm 2009) đã tăng lên mức 8.000-9.500 đ/kg (cuối năm 2010 đầu năm 2011). Nhà nước đã đưa phân bón vào trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá, áp dụng nhiều biện pháp điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp như: điều hòa cung cầu, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, ưu đãi giá đầu vào đối với một số loại phân bón sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý, điều hành giá, triển khai các biện pháp bình ổn giá còn có những bất cập nên
  • 11. thị trường phân bón nhiều năm qua đã xảy ra những diễn biến không bình thường: có lúc, có nơi đã xảy ra những cơn sốt tăng giá quá cao hoặc có lúc giá giảm xuống quá thấp, không hợp lý gây bất ổn định cho nền kinh tế. Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để chủ động hơn trong việc kiểm soát sự biến động của giá bán lẻ phân bón, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát chặt các yếu tố hình thành giá, tổ chức xây dựng hành lang pháp lý để các DN sản xuất kinh doanh có được hệ thống phân phối minh bạch từ khâu bán buôn đến bán lẻ đến tay người nông dân. Các DN sản xuất kinh doanh phân bón cần chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn hoặc mất cân đối cung cầu. 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Do sự tác động lớn từ thị trường phân bón thế giới cũng như thị trường phân bón trong nước cho nên thị trường phân bón tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian này cũng gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động. Việc giá nguyên liệu tăng và nguồn quặng dùng cho sản xuất phân bón ngày càng khan hiếm đã tác dộng rất lớn đến việc cung ứng. Đa số người dân sống ở Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn sống chủ yếu dựa vào nghề nông vì vậy họ cũng bị ảnh hưởng lớn từ những khó khăn đó.Hiện nay ở Thừa Thiên Huế có rất ít nhà máy sản xuất phân bón, cộng thêm việc các công ty lớn đang dần tìm cách giảm lượng hàng nhập khẩu đã tác động mạnh mẽ đến các công ty cung ứng VTNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cho lượng cầu vượt quá cung. Đa số các công ty ở Thừa Thiên Huế điều hoạt động dựa trên vốn vay ngân hàng, điều đó làm cho các DN không thể chủ động trong việc dữ trữ nguồn hàng, chính điều đó nhiều lúc đã làm cho lượng cầu vượt quá cung. Thị trường phân bón Thừa Thiên Huế với những biến động như vậy đã làm xuất hiện nhiều nguồn phân bón giả, kém chất lượng. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương tỉnh phải triển khai những chính sách hợp lý để kiểm soát thị trường. Chính quyền cần kết hợp với DN để tìm ra biện pháp tối ưu để cho người nông dân yên tâm sản xuất.
  • 12. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tình hình cơ bản của công ty. 2.1.1 Một số đăc điểm cơ bản của công ty 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triểncủa công ty: Từ khi việc chia cắt Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, công ty VTNN Bình Trị Thiên được chia thành 3 công ty: Công ty VTNN Quảng Bình, công ty VTNN Quảng Trị và công ty VTNN Thừa Thiên Huế. Công ty VTNN Thừa Thiên Huế chính thức được thành lập theo quyết định số 71/QĐ-UB( 17/07/1989) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/01/1993 theo quyết định số 126/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì công ty được công nhận là DN nhà nước thực hiện các hoạt động theo cơ chế độc lập, cung ứng và trao dổi VTNN trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Văn phòng công ty đóng tại 07 đường Tản Đà, Hương Sơ, Thành Phố Huế. Nhà máy tại Km27 – QL1A Thị Trấn Phong Điền - Thừa Thiên Huế. Email: vtnntthue@dng.vnn.vn Theo quyết định số 1069/ QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chuyển công ty VTNN thành công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. Đến nghị định 4408/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của UBND Thừa Thiên Huế đã chính thức phê duyệt phương án xây dựng cổ phần hóa. Như vậy, kể từ tháng 1/2006, để phù hợp với nền kinh tế thị trường trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế nhà nước ta đã mạnh dạn cắt giảm các DN nhà nước sử dụng vốn chủ yếu của ngân sách để trở thành công ty cổ phần, với vốn cổ phần sẽ giúp cho công ty trở nên chủ động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình. Trong những năm qua với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty, công ty đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển bền vững khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
  • 13. 2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ Theo thông báo số 377 TB/UB ngày 23/07/1990 công ty được giao chức năng và nhiệm vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu trực tiếp đến các hợp tác xã và từng hộ nông dân, địa bàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của công ty chủ yếu là trong tỉnh. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, công ty tổ chức 4 điểm giao dịch bán hàng phục vụ cho 8 huyện và thành phố Huế. - Trạm An Lỗ phục vụ cho 3 huyện phía bắc: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà. - Trạm Truồi phục vụ cho 3 huyện phía nam: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy. - Trạm A Lưới được thành lập để phục vụ cho bà con ở huyện A Lưới. - Phòng kinh doanh phục vụ cho thành phố Huế và các xã lân cận. Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là DN có tài khoản con dấu riêng, có tư cách pháp nhân nên công ty phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm với nhà nước nằm tăng nguồn thu ngân sách. Đồng thời công ty phải phục vụ VTNN đảm bảo đúng số lượng và kịp thời cho nền sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ thu mua đối lưu phân bón và nông sản nội địa để bán nội địa và xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, sản xuất phân lân vi sinh hữa cơ và các chế phẩm than bùn, nhận làm đại ly tiêu thụ cho các DN sản xuất phân bón khác. Ngoài chức năng và nhiệm vụ trên công ty còn có vai trò chủ động trong việc tham gia điều tiết lượng VTNN sao cho phù hợp với qui luật cung cầu trên thị trường, giữ được mặt bằng giá cả, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sản xuất, đồng thời đảm bảo chính sách lương trả cho cán bộ nhân viên để họ đảm bảo cuộc sống. 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Kể từ năm 2006, khi công ty VTNN đã được cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần VTNN thì cơ cấu của công ty có một số thay đổi. Để phù hợp với tiến trình cổ phần hóa thì công ty xây dựng lại bộ máy quản lý theo quan hệ trực tuyến và chức năng. Bộ mấy lãnh đạo đó gồm:
  • 14. Hội đồng quản trị : Do hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành công ty. Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên đại diện cho cổ đông để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của hội đồng quản trị. Giám đốc của công ty hiện nay là ông Trần Thuyên. Phó giám đốc: Là người chụi trách nhiệm trong khâu bán hàng hóa, giúp cho giám đốc trong công tác quản lý và điều hành tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giải quyết công việc hành chính, tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ nhân sự, chính sách hưu trí, chỉ đạo trực tiếp các đơn vị đặt hàng của khách hàng. Phòng marketing: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường mới, củng cố mối quan hệ với những khách hàng hiện tại và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các chi nhánh phụ thuộc: Chi nhánh An Lỗ, chi nhánh Truồi,chi nhánh Phú Đa, nhà máy Sông Hương. Hàng tháng tập hợp số liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa báo cáo lên lãnh đạo công ty. Mỗi chi nhánh đều có kho chứa hàng, đại lí và các của hàng riêng lẻ. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu vừa chức năng vừa trực tuyến. Về quan hệ trực tuyến biểu hiện dưới các chỉ thị hướng dẫn, chỉ đạo của hội đồng quản trị với giám đốc và của giám đốc với các phòng chức năng cũng như các chi nhánh phụ thuộc. Mối quan hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ với nhau đảm bảo cho hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao.
  • 15. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế. Nguồn: phòng hành chính công ty HĐQT Giám đốc Phó Giám đốc Nhàmáyvisinh NhàmayNPK Cửhàngxăng dầu Trạm Phú Đa Trạm Truồi Trạm An Lỗ Trạm A Lưới Nhà máy PLVS Sông Hương Củahàng Đạilý Cửahàng Đạilý Cửahàng Đạilý Cửahàng Đạilý P.TCHC P.MarketingP.KHKD P. KTTV Nhà Máy Vi sinh Cửa Hàng Xăng Dầu Nhà Máy NPK
  • 16. 2.1.2 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm Lao động là một yếu tố nguồn lực quan trọng của mỗi DN. Một DN cho dù có nguồn vốn dồi dào, có qui trình công nghệ tiên tiến đến thế nào di chăng nữa nếu không có nguồn lao động thì cũng không thể nào sử dụng đồng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả, và cũng không thể tạo ra sản phẩm để kinh doanh. Lao động là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản suất kinh doanh. Ngoài vốn và công nghệ thì lao động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, vì vậy việc sử dụng lao động một cách hợp lý, phù hợp với trình độ người lao động là rất quan trọng. Sử dụng người lao động hợp lý sẽ góp phần làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nhìn chung tống số lao động của công ty qua 3 năm có sự thay đổi rõ rệt: - Phân theo tính chất công việc: công ty cổ phần VTNN là một DN hoạt động chủ yếu là kinh doanh phân bón. Thị trường của công ty tương đối rộng. Do vậy lao động trực tiếp bán hàng chiếm số lượng lớn hơn so với lao động gián tiếp, lao đông trực tiếp qua 3 năm luôn lớn hơn 60% tổng số lao động. -Phân theo trình độ: Do cong ty là dơn vị vùa kinh doanh vùa sản xuất nên tỷ lệ công nhân chiếm khá caong trong tổng số nguồn lao độngvà số lượng công nhân tăng đàn qua các năm, năm 2008 là 86 người, năm 2009 là 102 người tăng 16 người tương ứng tăng 18,6%, năm 2010 là 114 người tăng 12 người so với năm 2009. Một công ty muốn phát triển thì phải có đội ngũ công nhân viên giỏi nắm bắt được điều này công ty đã chủ động tuyển những nhân viên có trình độ vào những vị trí quan trọng nên tỷ lệ nhân viên tốp nghiệp đại học, cao đẳng cũng chiếm 1 tỷ lệ tương đối và tăng dần qua các năm. - Phân theo giới tính: nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ lao động nam nhiều hơn nữ điều đó là hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc và đặc điểm kinh doanh của công ty. Để duy trì và phát triển thị trường của mình công ty nhất thiết phải có một đội ngũ nhân viên giỏi. Nhận biết được điều đó công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế đã chú trọng phát triển lực lượng lao động theo chiều rộng lẫn chiều sâu và
  • 17. chất lượng lao đồng ngày càng được nâng cao rõ rệt đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • 18. Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2008-2010 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2009/2008 2010/2009 Số lượng % Số lượng % 1. Theo tính chất công viêc 156 100 195 100 214 100 39 125 19 109.7 Lao động trực tiếp 98 62.8 130 66.7 144 67.3 32 132.6 14 110.7 Lao động gián tiếp 58 37.2 65 33.3 70 32.6 7 112.1 5 107.6 2. Theo giới tính 156 100 195 100 214 10 39 125 19 109.7 Nam 111 71.7 140 71.8 156 72.9 29 126.1 16 111.4 Nữ 45 28.9 55 28.2 60 27.1 10 122.2 5 109.1 3. Theo trình độ 156 100 195 100 214 100 39 125 19 109.7 Đại học 20 12.8 27 13.8 32 14.9 7 135 5 118.5 Cao đẳng 26 16.7 32 16.4 32 14.9 6 123.1 0 100 Trung cấp 14 8.9 20 10.3 20 9.4 6 142.8 0 100 Công nhân 86 55.1 102 52.3 114 53.3 16 118.6 12 111.7 Lái xe 10 6.5 44 7.2 16 7.5 34 440 -28 36.4 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
  • 19. 2.1.3 Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008- 2010 Nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn giúp cho DN có đầy đủ điều kiện để thực hiện quá trình tái sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và là sức mạnh về tài chính của DN để cạnh tranh với các DN khác. Để có thể tái sản xuất kinh doanh và phát triển thì yếu tố bắt buộc phải có đối với mỗi DN là vốn. Vốn của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế chủ yếu hình thành từ hai nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua số liệu ở bảng 2, nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình vốn của công ty qua 3 năm có sự biết động và không ngừng tăng lên. Năm 2008 tổng tài sản của công ty là 70739 triệu đồng, năm 2009 là 91400 triệu đồng tăng 20661 triệu đồng tương ứng tăng 29.2% so với năm 2008, năm 2010 tổng tài sản là 102464 triệu đồng tăng 11064 triệu đồng tương ứng với 12.1% so với năm 2009. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ tăng tổng tài sản của năm 2009/2008 lớn hơn lệ tăng tổng tài sản của năm 2010/2009 vì ở năm 2009 công ty mở rộng thêm 2 thị trường mới là Lâm Đồng và Cộng Hòa Nhân Dân Lào con ở năm 2010 công ty chỉ mở rộng thêm một thị trường ở Đà Lạt nên chi phí đầu tư trong năm 2010 ít hơn so với năm 2009 vì vậy mà tỷ lệ tổng tài sản năm 2010/2009 thấp hơn so với 2009/2008. Xét theo đặc điểm vốn: cả vốn cố định và vốn lưu động của công ty đều tăng lên qua 3 năm và vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn cố định của công ty điều này là phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty do công ty là đơn vị vừa sản xuất vừa thương mại phục vụ cho nông nghiệp nên việc đầu tư vào vốn lưu động là yếu tố cần thiết để quay vòng vốn tạo hiệu quả cao trong kinh doanh. Năm 2009 vốn lưu động của công ty là hơn 74 tỷ đồng tăng hơn 17 tỷ đồng tương ứng với 30,98% so với năm 2008. Năm 2010 là hơn 83 tỷ đồng tăng hơn 9 tỷ đồng tương ứng với 12,22% so với năm 2009. Cùng vói sự tăng lên của vốn lưu động thì vốn cố định cũng tăng theo, năm 2009 là hơn 17 tỷ đồng tăng hơn 3 tỷ đồng tăng ứng với 21,99% so với năm 2008, năm 2010 là gần 19 tỷ đồng tăng gần 2 tỷ đồngồng tương ứng vói 11.56% so với năm 2009
  • 20. Bảng 2: Tình hình vốn của công ty ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % % % Tổng vốn sản xuất kinh doanh 70739 100 91400 100 102464 100 20661 129.2 11064 112.1 1. Phân theo đặc điểm nguồn vốn Vốn cố định 13957.3 19.73 17027.2 18.63 18996.8 18.51 3069.9 121.99 1969.6 111.56 Vốn lưu động 56781.7 80.27 74372.8 81.37 83467.2 81.49 17591.1 130.98 9094.4 112.22 2. Phân theo nguồn hình thành vốn chủ sở hữu 7295.02 10.31 9231.4 10.1 11475.9711.2 1936.38 126.54 2244.57 124.31 Vốn vay 63443.98 89.69 82168.6 89.9 90988.0388.8 18724.62129.51 8819.43 110.73 (Nguồn : phòng kế toán tài vụ -công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế)
  • 21. Xét theo nguồn hình thành: vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ sở hữu(VCSH) và vốn vay, qua bảng số liêu thì ta thấy cà 2 nguồn vốn này của công ty đều tăng qua các năm, năm 2009 VCSH của công ty là hơn 9 tỷ đồngồng tăng gần 2 tỷ đồngồngồng so với năm 2008, năm 2010 VCSH là hơn 11 tỷ đồngồng tăng 24,31 % so với năm 2009. tuy nhiên nguồn vón vay cũng tăng len cụ thể năm 2009 là hơn 82 tỷ đồngồng tăng 29,51 % tương ứng hơn 18 tỷ đồngồng so với năm 2008, năm 2010 hơn 90 tỷ đồngồng tăng gần 9 tỷ đồng tương ứng với 10,73 % so với năm 2009. Từ việc phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có tăng nhưng không đáng kể so với sự tăng lên của vốn vay, vì vậy công ty cần có biện pháp giải quyết sao nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn nữa vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ của DN, đồng thời nếu công ty có nguồn vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng đem lại lợ nhuận cho công ty càng cao vì công ty không phải trả chi phí lãi vay 2.2. Tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. 2.2.1 Tình hình tiêu thụ và số lượng các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008- 2010 Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh có nhiệm vụ cung ứng các loại VTNN trên địa bàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, do đó để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trượng công ty cần phải có biện pháp dự trữ hàng và nhập hàng đúng thời điểm để đáp ứng nhu cầu của bà con và để sản phẩm của mình được tiêu thụ mạnh. Qua bảng 3 ta thấy số liệu sản lượng tiêu thụ phân bón qua các năm đều tăng lên. Qua bảng 3 này ta cũng dễ nhận thấy NPK và vi sinh là mặt hàng chủ lực chủ công ty, số lượng tiêu thụ qua các năm là rất lớn và chiếm tỷ trọng cao so vói các sản phẩm khác của công ty. Trong năm 2008 lượng NPK và vi sinh tiêu thụ là hơn 23 nghìn tấn chiếm 64,53%. Năm 2009 lượng tiêu thụ là gần 27 nghìn tấn chiếm 64,22%, năm 2010 lượng tiêu thụ là hơn 31 nghìn tấn chiếm 66,81 %. So sánh năm 2009 với 2008 lượng tiêu thụ tăng hơn 3 nghìn tấn tương ứng tăng 13.78%. Năm 2010 với năm 2009 thì lượng tiêu thụ tăng hơn 4 nghìn tấn tương ứng tăng 15.55%. Số lượng phân NPK tăng mạnh theo các năm vì loại phân này là rất cần cho cây trồng hầu hết các loại cây trồng điều bón phân này.
  • 22. Xếp sau NPK là đạm. Năm 2008 lượng tiêu thụ là hơn 6 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 17 %, năm 2009 là hơn 7.2 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 17%, năm 2010 là hơn 7.3 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 15.6 %. So sánh năm 2009 với 2008 ta thấy lượng phân đạm tăng hơn 949 tấn tức tăng 15.17 %, năm 2010 tăng 100 tấn so với năm 2009 tức tăng 1.38 %, mặt dù số lượng phân đạm năm 2010/2009 tăng nhiều hơn số lượng phân đạm 2009/2008 nhưng tỷ lệ tăng % lại ít hơn , sở dĩ như vậy là do Trung Quốc 1 nước sản xuất phân bón lớn của thế giới cắt giảm sản lượng. Mặt hàng tiếp theo là phân lân. Năm 2008 lượng phân tiêu thụ đạt hơn 4,5 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 12.32 %. Năm 2009 tiêu thụ được trên 5 nghìn tấn chiếm 12.61 % . năm 2010 lượng tiêu thụ là trên 5.5 nghìn tấn chiểm tỷ trọng 11.89 %. So sánh năm 2009 với năm 2008 lượng phân lân tiêu thụ tăng 771 triệu tấn tương ứng tăng 17.04 %. Năm 2010 với năm 2009 lượng phân lân tiêu thụ tăng 253 triệu tấn tương ứng với 4.77%. Cuối cùng là Kali có khối lượng tiêu thụ thấp nhất. Năm 2008 tiêu thụ 2,2 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 6.13 %, năm 2009 là 2.5 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 6.02%, năm 2010 lượng tiêu thụ là trên 2.6 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 5.65%. So sánh năm 2009 với năm 2008 thì lượng tiêu thụ tăng 277 tấn tương ứng tăng 7,1 %. Năm 2010 tăng 94 tấn so với năm 2009 tương ứng tăng 3.75 %. Nhìn chung khối lượng hàng hóa tiêu thụ hàng năm có sự biến động đáng kể. Nhưng nhìn vào bảng số liệu tiêu thụ trong ba năm 2008- 2010 thì ta có thể thấy công ty chỉ tập trung nhiều vào mặt hàng sản phẩm NPK, sản phẩm này nếu cứ tiếp tuc tăng như những năm qua thì sẽ khiến công ty gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh. Chính vì vậy công ty cần có những chính sách tiêu thụ hợp lý để tiêu thụ đồng đều các sản phẩm phòng tránh rủi ro cho DN, tránh tình trạng hàng thừa hàng thiếu.
  • 23. Bảng 3: Khối lượng tiêu thụ các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008- 2010 ĐVT: Tấn Tên vật tư 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Đạm 6260.40 17.02 7209.99 17,15 7310.16 15.65 949.59 115.17 100.17 101.38 Lân 4529.59 12.32 5301.34 12.61 5554.50 11.89 771.75 117.04 253.16 104.77 NPK & vi sinh 23728.17 64.53 26998.56 64.22 31198.52 66.81 3270.39 113.78 4199.96 115.55 Kaly 2253.75 6.13 2530.85 6.02 2625.82 5.65 277.1 112.30 94.97 103.75 Tổng cộng 36771.91 100 42040.74 100 46689 100 5268.83 114.33 4648.26 111.06 Nguồn: Phòng kế toán công ty
  • 24. 2.2.2 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm Doanh thu là chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hoạt động kinh doanh của DN. Thông qua doanh thu từ việc bán sản phẩm ta có thể thấy được tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó đang diễn ra như thế nào, mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào bị ứ động. Để đánh giá kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty chúng ta sử dụng bảng 4: Qua bảng 4 ta thấy doanh thu tiêu thụ năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2008 doanh thu đạt 283352 triệu đồng, năm 2009 đạt 339334 triệu đồng, năm 2010 đạt 393184 triệu đồng. So sánh năm 2009 với năm 2008, ta thấy doanh thu tăng 55982 triệu đồng tương ứng tăng 19.75 %, năm 2010 với năm 2009 tăng 53849 triệu đồng tương ứng tăng 15.87 %. Qua bảng số liệu ta cũng dễ nhận thấy trong cơ cấu doanh thu thì tỷ trọng của NPK chiếm đa số, cụ thể trong năm 2008 doanh thu của NPK đạt 191011 triệu đồng, chiếm 67.4% trong tổng doanh thu, năm 2009 là 228407 triệu đồng chiếm 67.39% trong tổng doanh thu, năm 2010 là 276418.88 triệu đồng, chiếm 70.3% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân doanh thu của NPK chiếm tỷ trọng cao như vậy vì đây là mặt hàng chủ lực của công ty , nên công ty đã đưa ra những chính sách phát triển mạnh mẽ cho sản phẩm chủ đạo của mình, bằng chứng là khối lượng tiêu thụ NPK luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các sản phẩn khác trong các năm qua. Mặt hàng đem lại doanh thu lớn thứ hai là phân Đạm, năm 2008 doanh thu của Đạm là 54841 trieu đồng, chiếm 19.35%, năm 2009 là 66404 triệu đồng chiếm 19.57% , năm 2010 là 69081 triệu đồng chiếm 17.57%. Mặc dù khối lượng tiêu thụ của kaly là ít hơn so với phân Lân nhưng doanh thu công ty thu về từ phân kaly lớn hơn so với phân kaly, cụ thể doanh thu trong năm 2008 của kaly là 24182 triệu đồng chiếm 8.53%, còn doanh thu của phân lân là 13316 triệu đồng chiếm 4.69%. trong năm 2009 doanh thu của kaly là 27611 triệu đồng chiếm 8.14%, doanh thu của phân lân là 16911 triệu đồng chiếm 4,98%. Trong năm 2010 doanh thu của Kaly là 28910 triệu đồng chiếm 7.35%, doanh thu từ lân chỉ chiếm 4,7% tổng doanh thu, tức là 18774 triệu đồng.
  • 25. Bảng 4: Doanh thu tiêu thụ mặt hàng phân bón của cong ty qua 3 năm 2008-2010 Mặt hàng tiêu thụ 2008 2009 2010 So sánh doanh thu 2009/2008 2010/2009 sản lượng ( tấn) Giá bán BQ Doanh Thu sản lượng ( tấn) Giá bán BQ Doanh thu sản lượng ( tấn) Giá bán BQ Doanh thu +/- % +/- % Đạm 6260.4 8.76 54841.1 7209.99 9.21 66404.01 7310.16 9.45 69081.01 11562.9 121.08 2677.00 104.03 Lân 4529.59 2.94 13316.99 5301.34 3.19 16911.27 5554.5 3.38 18774.21 3594.28 126.99 1862.93 111.02 NPK 23728.17 8.05 191011.7626998.568.46 228407.8231198.52 8.86 276418.8837396.05119.58 48011.07121.02 Kaly 2253.75 10.7324182.73 2530.85 10.91 27611.57 2625.82 11.01 28910.27 3428.84 114.18 1298.70 104.7 Tổng số 36771.91 283352.6 42040.74 339334.6746689 393184.39 Nguồn: phòng kế toàn công ty
  • 26. Nhìn chung doanh thu thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty là tăng dần qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng doanh thu giữa các mặt hàng là không đồng đều, công ty cần chú trọng phát triển đồng đều các sản phẩm, đặc biệt công ty cần chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm, tìm cách cho sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng để tăng doanh thu cho công ty. 2.2.3 Tình hình tiêu thụ ở các thị trường qua 3 năm 2008- 2010 Thị trường là một biểu thiện của quá trình trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa cũng như quyết định của các DN về số lượng chất lượng hàng hóa. Đó là mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu với cơ cấu từng mặt hàng cụ thể. Nhận biết được điều đó công ty đã lựa chọn những thị trường mục tiêu để công ty có biện pháp thỏa mãn nhu cầu của thị trường đó. Bất kỳ một DN nào cũng đều rất coi trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm, vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm công ty mói có thể quay vòng vốn để tái đầu tư. Tuy nhiên ở mỗi thị trường đều có đặc điểm riêng, nhu cầu về sản phảm khác nhau. Đối với sản phẩm phân bón do phụ thuộc vào tính chất đất đai và cơ cấu cây trồng mà có nhu cầu về từng loại phân bón khác nhau. Do vậy, công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi đưa sản phẩm vào tiêu thụ. Nhìn vào bảng 5 ta thấy số lượng tiêu thụ mỗi thị trường có sự khác nhau. Thị trường ở Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng cao nhất , điều đó cũng dễ hiểu vì trụ sở và nhà máy chế biến của công ty đặt tại đây. Năm 2008 lượng tiêu thụ ở Huế là hơn 18 nghìn tấn chiếm 49.83 %, năm 2009 là gần 20 nghìn tấn chiếm 44.96 %, năm 2010 là trên 20 nghìn tấn chiếm 42.86 %, so sánh năm 2009 với 2008 thì lượng tiêu thụ ở Huế tăng 578 tấn tương ứng với tăng 3.5 %, năm 2010 tăng 1109 tấn so với năm 2009,tương ứng tăng 5.44 %. Tiếp đến là thị trường Quảng Trị, năm 2008 lượng tiêu thụ là hơn 7 nghìn tấn chiếm 19.51 %, năm 2009 là 7.5 nghìn tấn chiếm 18%, năm 2010 là 7.9 nghìn tấn chiếm 17.09 %, so sánh năm 2009 với năm 2008 thì khối lượng tiêu thụ tăng 393 tấn tương ứng vói 5.48 %, năm 2010 tăng 411 tấn so với năm 2009, tương ứng với 5.44%. Ở thị trường Quảng Bình, năm 2008 khối lượng tiêu thụ đạt gần 3 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 8.15%, năm 2009 đạt trên 3.3 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 8.02 %, năm 2010 đạt
  • 27. 3.4 nghìn tấn chiếm 7.3 %. So sánh năm 2009 với năm 2008 khối lượng tiêu thụ tăng 374 tấn tương ứng tăng 12.5 %, khối lượng tiêu thụ của năm 2010 so với năm 2009 tăng 36 tấn, tương ứng tăng 1.1 %. Ở thị trường Quảng Nam, khối lượng tiêu thụ trong năm 2008 là 2.5 nghìn tấn, năm 2009 là 2.9 nghìn tấn, năm 2010 là 3.2 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với 2008 sản lượng tăng 369 tấn tương ứng với 14.3%, năm 2010 tăng 293 tấn so với năm 2009, tương ứng với 9.95%. Ở thị trường Quảng Ngãi, khối lượng tiêu thụ trong năm 2008 là 1.8 nghìn tấn, năm 2009 là 2.1 nghìn tấn, năm 2010 là 2.3 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với 2008, ta thấy khối lượng tiêu thụ tăng 230 tấn tương ứng tăng 12.31%, năm 2010 tăng 223 tấn so với năm 2009 tương ứng tăng 10.61 %. Ở thị trường Gia Lai khối lượng tiêu thụ năm 2008 là 1845 tấn chiếm 5,02%, năm 2009 là 1896 tấn chiếm tỷ trọng 4.51%, năm 2010 là 1895 tấn chiếm tỷ trọng 4,06 %. So sánh năm 2009 vơi năm 2008 khói lượng tiêu thụ tăng 50 tấn tương ứng với 2.7 %, năm 2010 khối lượng tiêu thụ giảm 0.47 tấn, tương ứng giảm 1%. Ở thị trường Đắc Lắc khối lượng tiêu thụ năm 2008 là 1.9 nghìn tấn, năm 2009 là 2.1 nghìn tấn, năm 2010 là 2.2 nghìn tấn. So sánh năm 2009 với năm 2008 khối lượng tiêu thụ tăng 120 tấn, năm 2010 với năm 2009 tăng 106 tấn. Ở các thị trường trên ta thấy khối lượng tiêu thụ mỗi năm giảm dần sở dĩ như vậy do trong năm 2009 và năm 2010, công ty mở rộng thêm thị trường qua Lào, Lâm Đồng và Đà Lạt. Ở 3 thị trường còn lại thì do công ty mới xâm nhập vào nên khối lượng tiêu thị còn ít, nhưng nhìn chung sản lượng tiêu thụ ở các thị trương mới này vẫn tăng , chứng tỏ công ty đã có hướng đi đúng khi mở rộng thêm thị trường tiêu thụ.
  • 28. Bảng 5: Sản lượng tiêu thụ ở các thị trường của cong ty qua 3 năm 2008-2010 ĐVT: Tấn Thị trường 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số LƯợNG % Số LƯợNG % +/- % +/- % +/- % Thừa Thiên Huế 18323.44 49.83 18901.51 44.96 20010.9 42.86 578.07 103.5 1109.39 105.86 Quảng Trị 7174.20 19.51 7567.33 18.00 7979.15 17.09 393.13 105.48 411.82 105.44 Quảng Bình 2996.91 8.15 3371.67 8.02 3408.29 7.30 374.76 112.5 36.62 101.1 Quảng Nam 2577.71 7.01 2947.06 7.01 3240.22 6.94 369.35 114.33 293.16 109.95 Quảng Ngãi 1871.70 5.09 2102.04 5.00 2325.11 4.98 230.34 112.31 223.07 110.61 Gia Lai 1845.98 5.02 1896.04 4.51 1895.57 4.06 5006 102.71 -0.470 99 Đắc Lắc 1982.01 5.39 2102.04 5.00 2208.39 4.73 120.03 106.06 106.352 105.1 Lâm Đồng - - 1051,02 2.50 1363.31 2.92 1051.02 - 312.29 129.71 CHDCND Lào - - 2102,04 5.00 2367.13 5.07 2102.05 - 265.09 1126.1 Đà Lạt - - - - 1890.90 4.05 - - 1867.16 - Tổng cộng 36771.91 100 42040,74 100 46689 100 Nguồn: phòng kế toán công ty
  • 29. 2.2.4 Tình hình tiêu thụ của công ty theo phương thức bán hàng qua 3 năm 2008- 2010 Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh thương mại , vì vậy để cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường thì cần xây dưng mạng lưới tiêu thụ sẩn phẩm hợp lý và sử dụng các phương thức bán hàng có hiệu quả nhằm thúc đẩy quả trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí thu được lợi nhuận tối đa là điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy , trong những năm qua ban lãnh đạo công ty đã chọn lựa những chính sánh đúng đắn để giúp công tác tiêu thụ sản phẩm được tốt. Cụ thể công ty đẫ sử đụng các kênh tiêu thụ sau: - Phương thức bán buôn: đây là hình thức bán với số lượng lớn, hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Phương thức này thông qua thông qua các bộ phận trung gian trên thị trường rồi đến người tiêu dùng cuối cùng. Bộ phận trung gian như là: hợp tác xã, đại lý, tổ chức khác - Phương thức bán lẻ: Phương thức này chủ yếu công ty bán hàng bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng ở đây công ty vừa là nhà kinh doanh vùa là nhà bán hàng. Để biết được tình hình tiêu thụ theo các phương pháp bán hàng của công ty trong ban năm 2008-2010 ta phân tích bảng 6: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công ty khối lượng sản phẩm của công ty được bán chủ yếu qua phương thức bán buôn. Năm 2008 khối lượng tiêu thụ của bán buôn là 28742 tấn chiếm 78,05%, năm 2009 là 32783 tấn chiếm 77.98 %, năm 2010 là 37251 tấn chiếm 79,78 %. Nhìn chung sản lượng bán buôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trong phương thức bán buôn thì bán buôn qua đại lý chiểm tỷ lệ lớn nhất cụ thể năm 2008, số lượng tiêu thụ qua đại lý la trên 13 nghìn tỷ chiếm 37,18 %, năm 2009 số lượng tiêu thụ là trên 16 nghìn tấn chiếm 38,27 %, năm 2010 số lượng tiêu thụ là trên 19 nghìn tấn chiếm 42,52 %. Nguyên nhân số lượng sản phẩm tiêu thụ qua đại lý chiếm tỷ trọng cao vì công ty có mạng lưới các đại lý ở các xã, huyện đủ mạnh cho quá trình kinh doanh, ngoài ra công ty còn có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho các đại lý.
  • 30. Bảng 6: tình hình tiêu thụ theo các phương thức bán hàng của công ty qua 3 năm 2008- 2010. ĐVT: Tấn Phương thức bán hàng 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % 1. Bán buôn 28742.61 78.05 32783.37 77.98 37251.69 79.78 4040.76 114.06 4468,32 113.63 Hợp tác xã 10241.28 27.81 11266.92 26.80 11604.04 24.85 1025.64 110.01 337.12 102.99 Tổ chức khác 4809.46 13.06 5427.46 12.91 5794.53 12.41 618.00 112.85 367.07 106.76 Đại lý 13691.87 37.18 16088.99 38.27 19853.12 42.52 2397.12 117.51 3764.13 123.39 2. Bán lẻ 8029.30 21.95 9257.37 22.02 9437.31 20.22 1228.07 115.29 179.94 101.94 Tổng cộng 36771.91 100 42040.74 100 46689 100 Nguồn: Phòng kế toán của công ty.
  • 31. Phương thức bán lẻ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, cụ thể năm 2008 là 8029,03 chiếm 21,95 %, năm 2009 là 9257,37 tấn chiếm 22,02 %, năm 2010 là 9437 tấn chiếm 20,22%. Măc dù khối lượng sản phẩm tiêu thụ bán lẽ ít, nhưng đây là kênh bán hàng quan trọng vì thông qua nó công ty có điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng hơn, giúp công ty hiểu rõ hơn về tâm lý mua hàng của người tiêu dùng để đưa ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời thông qua nó công ty có thể dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới tới người tiêu dùng. 2.2.5 Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm. Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của một công ty không chỉ xem xét công ty đó tiêu thụ được ra thị trường với khối lượng hàng hóa như thế nào, doanh thu bao nhiêu mà còn phải quan tâm xem chi phí kinh doanh của công ty đó như thế nào nữa mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty đó. Bởi vậy, chi phí kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì dựa vào chi phí sản xuất kinh doanh ta có thế đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đó như thế nào. Nếu như tổng chi phí trên tổng doanh thu mà nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ DN đó làm ăn có hiệu quả và ngược lại nếu chi phí đó mà lớn hơn 1 thì DN đó làm ăn thua lỗ. Nhìn vào bảng 7 ta thấy tổng chi phí ở năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2009 so với năm 2008 tăng 34942 triệu đồng, tương ứng với 15.4 %, năm 2010 so với năm 2009 tăng 39100 triệu đồng, tương ứng với 11.4%. Sở dĩ tống chi phí công ty tăng lên như vậy trong các năm qua không phải là do công ty kinh doanh kém hiệu quả mà là do công ty đang nghiên cứu và mở rông thêm thị trường ra các tỉnh khác trong nước và đăc biệt là thị trường CHND Lào, nên tốn chi phí đầu tư làm cho tổng chi phí lớn. Công ty Cổ phần VTNN là công ty kinh doanh thương mại với mục tiêu mua hàng để bán vì vậy mà xét về cơ cấu chi phí kinh doanh thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tổng chi phí cụ thể năm năm 2008 giá vốn hàng bán là 209396 triệu đồng chiếm 92,5% , năm 2009 là 240641 Triệu đồng chiếm 92.09 %, năm 2010 là 273863 triệu đồng chiếm 91,17 %. Còn các chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
  • 32. Bảng 7: Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008-2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 so sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Tổng số 283318.6 100 339053.67 100 392844.39 100 55735.07 119.67 53790.71 115.86 Giá vốn hàng bán 266355.6 94.01 318392.67 93.906 366305.39 93.24 52037.07 119.54 47912.71 115.05 Chi phí lãi vay 8780 3.1 9867 2.91 12590 3.21 1087 112.38 2723 127.6 Chi phí bán hàng 5320 1.88 6614 1.951 9617 2.45 1294 124.32 3003 145.4 Chi phí quản lý DN 2563 0.904 3748 1.106 2272 0.578 1185 146.23 -1476 60.6 Chi phí khác 7 0.002 129 0.038 560 0.14 122 1842.85 431 434.1 Thuế 293 0.104 303 0.089 1500 0.382 10 103.4 1197 495.1 Nguồn: Phòng kế toán công ty
  • 33. cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty. Công ty cần có những chính sách hợp lý để giảm chi phí lãi vay và chi phí bán hàng vì đây là 2 tiêu chí quan trọng ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty. 2.2.6 Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2008-2010 Mục đích cuối cùng của kinh doanh là thu được càng nhiều lại nhuận càng tốt. Lợi nhuận là tiêu chuẩn chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế và các hoạt động của DN. Từ góc độ DN có thể thấy rằng lợi nhuận DN là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà DN phải bỏ ra. Kinh doanh có lợi nhuận là điều kiện để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra bình thường. Vì vậy lợi nhuận là 1 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN. Nhìn vào bảng 8 ta thấy lợi nhuận trong những năm qua liên tục tăng cụ thể năm 2008 lợi nhuận là 34 triệu đồng, năm 2009 là 281 triệu đ, năm 2010 là 340 triệu đồng. So sánh năm 2009 với 2008, lợi nhuận tăng 247 triệu đồng, năm 2010 so với năm 2009 lợi nhuận tăng 59 triệu đồng, qua bảng 8 ta cỏ thể nhận thấy tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2009/2008 lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2010/2009, điều này là do chi phí đầu tư vào thị trường mới quá lớn: ở thị trường mới quá trình vận chuyển mất thời gian, ở đó cũng có những DN cung ứng phân bón khác đã cạnh tranh mạnh mẽ với công ty làm công ty phải tốn khoảng chi phi lớn cho việc đuy trì và phát triển mạng lưới kinh doanh tại những thị trường mời này.
  • 34. Bảng 8: Lợi nhuận tiêu thụ của công ty. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 283352.6 339334.67 393184.39 55982.07 119.76 53849.72 115.87 2. Tổng chi phí 283318.6 339053.67 392844.39 55735.07 119.67 53790.72 115.87 3. Tổng lợi nhuận 34 281 340 247 826.47 59 120.99 Nguồn: phòng kế toán công ty
  • 35. 2.3. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. Kết quả và hiệu quả kinh doanh là hai chỉ tiêu quan trọng dể đánh giá xem DN đó hoạt động như thế nào theo chiều hướng xấu hay tốt. Vì vậy việc phân tích hai chỉ tiêu này là vô cùng cần thiết. 2.3.1 Các chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của công ty: Qua bảng 9 ta thấy doanh thu của công ty qua các năm đều tăng. Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 55982 triệu đồng tương ứng với 19.76% , năm 2010 tăng so với năm 2009 là 53849.72 triệu đồng tương ứng với 15.87%, doanh số tiêu thụ của công ty tăng mạnh vậy nhờ vào việc trong những năm qua công ty đẫ thiết lập nên mạng lưới kinh doanh rộng khắp và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên, chi phí qua các năm cũng tăng mà lại tăng với khoảng chi rất lớn , điều này ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận kinh doanh của công ty, cụ thể chi phí năm 2009 so với 2008 tăng 55735 triệu đồng, tương ứng với tăng 19.67% gần bằng với lượng tăng của doanh thu, năm 2010 so với 2009 tăng 53790 triệu, tương ứng tăng 15,87% bằng tỷ lệ tăng của doanh thu 2010/2009. Nhìn vào bảng 9 và bảng 5 ta có thể thấy việc mở rộng một thị trường mới tốn kém như thế nào: chi phí tìm khách hàng, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng mới.... vì vậy công ty cần có những chính sách hợp lý để phát triển thị phần tiêu thụ ở những thị trường mới xâm nhập này. Xét về vốn, ta thấy năm 2009 so với năm 2008 tăng 20661 triệu đồng, tương ương tăng 29.2%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 11064 triệu đồng, tương ứng tăng 12.1%. Nguồn vốn của công ty tăng công ty tăng chứng tỏ công ty đã mở rộng đc qui mô sản xuất, sản lượng hàng hóa đưa vào tiêu dùng ngày càng lớn, nên có thể quay vòng nguồn vốn để đầu tư tiếp. Xét về lợi nhuận, năm 2008 đạt 34 triệu, năm 2009 đạt 281 triệu đồng, năm 2010 đạt 340 triệu đồng. Việc mở rộng thị trường đã đem lại mottj khoản thu nhập lớn cho công ty vì vậy công ty cần có những giải pháp để duy trì và pháp triển hơn nũa các thị trường mà công ty đang tham gia vào.
  • 36. 2.3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả hiệu quả kinh doanh của công ty: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mà mục tiêu của mỗi DN là thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh đonah của công ty ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: a. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Tỷ suất lợi nhuân năm 2008 là 0.048% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được 0,048 đồng lợi nhuận. Năm 2009 là 0,307% nghiã là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được 0,307 đồng lợi nhuận. Năm 2010 là 0,332% nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được 0,332 đồng lợi nhuận b. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của năm 2008 là 0,012% điều này có nghĩa là 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0.012 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của năm 2009 là 0,083% điều này có nghĩa là 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0.083 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuân/chi phí của năm 2010 là 0,086% điều này có nghĩa là 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0.086 đồng lợi nhuận. c. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 là 0.0119% điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì thu được 0.0119 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 là 0.083% điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì thu được 0.083 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 là 0.0865% điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì thu được 0.0865 đồng lợi nhuận d. Tỷ suất doanh thu / chi phí Chỉ tiêu này phản án cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này không thay đổi là mấy trong 3 năm qua.
  • 37. Bảng 9: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008-2010 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % I. Chỉ tiêu kết quả 1. Doanh thu Tr.đ 283352.6339334.67393184.3955982.07119.76 53849.72115.87 2. Chi phí Tr.đ 283318.6339053.67392844.3955735.07119.67 53790.72115.87 3. Lợi nhuận Tr.đ 34 281 340 247 826.47 59 120.99 4. Vốn Tr.đ 70739 91400 102464 20661 129.2 11064 112.1 II.Chỉ tiêu hiệu quả 1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn % 0.048 0.307 0.332 0.259 639.58 0.025 108.14 2. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí % 0.012 0.083 0.0865 0.071 691.67 0.0035 104.22 3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 0.0119 0.083 0.0865 0.0711 697.48 0.0035 104.22 4. Doanh thu trên chi phí lần 1.00012 1.00083 1.00086 0.00071 1 0.00003 1 Nguồn: Phòng kế toán công ty
  • 38. Các chỉ tiêu hiệu quả và kết quả kinh doanh của công ty năm 2009 so với năm 2008 không ngừng tăng lên . Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày một đi lên. Lợi nhuận tăng qua các năm sẽ tạo điều kiện cho công ty trích giữ lại một phần bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, giúp công ty có khả năng tự chủ ngày càng cao về tài chính. 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty qua 3 năm. Để thấy được sự biến động tăng giảm doanh thu giữa các năm ta có thể sử dụng phương pháp chỉ số tổng hợp để phân tích sự ảnh hưởng của giá bán và sản lượng tương ứng doanh số. Và để thấy được sự biến động dó ta sử dụng bảng 10. Bảng 10: Mức độ ảnh hưởng của sản lượng và giá bán đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Phạm vi so sánh Biến động doanh thu Ảnh hưởng của các nhân tố Tuyệt đối (triệu đồng) % Giá cả Sản lượng Số tuyệt đối (triệu đồng) % Số tuyệt đối (triệu đồng) % 2009 với 2008 55982.07 19.75 16094.79 5.68 38997.28 14.07 2010 với 2009 53849.72 15.87 15549.25 4.58 38300.47 11.29 Nhận xét: 1. Năm 2009 so với năm 2008 Qua bảng 10 ta thấy doanh thu của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 55983 triệu đồng tương ứng vói tăng 19.75% la nhờ 2 nguyên nhân sau: - Thứ nhất do giá cả hàng hóa nói chung năm 2009 tăng 4.98% làm cho doanh thu công ty tăng lên 16094 triệu đồng hay 5,68%. - Thứ hai nhờ khối lượng hàng hóa tiêu thụ ở năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 14,7% nên doanh thu của công ty tăng 38997.28 triệu đồng hay tăng 14.07%.
  • 39. 2. Năm 2010 so với năm 2009 Doanh thu 2010 so với 2009 tăng 15.87% tương ứng tăng 53849 triệu đồng là do 2 nguyên nhân sau: +Do giá cả mặt hàng chung trong năm 2010 tăng 4.12% dã làm cho doanh thu tăng 15549.25 triệu đồng hay tăng 4,58% +Do lượng tiêu thụ phân bón năm 2010 tăng 11.29% làm cho doanh thu của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế tăng 38300 triệu đồng hay tăng 11,29%.  Vận dụng phương pháp chỉ số nhân tố để phân tích sự biến động của giá cả bình quân. So sánh năm 2009 với năm 2008 Nhận xét: Giá bình quân của 1 đơn vị sản phẩm năm 2009 so với năm 2008 tăng 4.75% tức là tăng 0.366 đồng/kg là do 2 nguyên nhân sau: + Do bản thân giá từng mặt hàng tăng lên làm cho giá bình quân chung tăng 4.98% tức là tăng 0.383 đồng /kg hay tăng 4.97%. + Do kết cấu sản phẩm thya dổi khiến cho giá bình quân chung giảm 0.22% tương ứng giảm 0.017 đồng/kg hay 0.22% So sánh năm 2010 với năm 2009: Nhận xét: Giá bình quân của 1 đơn vị sản phẩm năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.34% tức tăng 0.35 đồng/kg là do 2 nguyên nhân sau: - Do bản thân giá từng mặt hàng tăng lên làm cho giá bình quân chung tăng 4.12% tức là tăng 0.33 đồng /kg hay tăng 4.09%. - Do kết cấu sản phẩm thay đổi khiến cho giá bình quân chung tăng 0.21% tương ứng tăng 0.02 đồng/kg hay 0.25%. Như vậy doanh thu tiêu thụ của công ty tăng lên hay giảm xuống là do giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm xuống. Chính vì vậy mà ban lãnh đạo công ty cần dựa vào những nguyên nhân đó để đưa ra những chính sách kinh doanh thích hợp để sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất với chi phí thấp nhất để mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
  • 40. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 3.1 . Định hướng của công ty trong những năm tới Với xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay đã tạo cho công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế nhiều cơ hội và thách thức trong kinh doanh. Vì vậy để đáp ứng tốt hơn nũa nhu cầu phân bón của bà con nông dân công ty cần phải đưa ra những phương hướng, mục tiêu cụ thể và đúng đắn cho việc sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới. Cụ thể như là công ty cần: -Tiếp tục ổn định tổ chức các hoạt động để sản xuất, không ngừng tăng doanh số, nâng cao chất lượng các loại phân bón, đảm bảo chi phí hợp lý. - Phát triển đa dạng hóa , nâng cao chất lượng các loại phân bón và các loại VTNN khác - Sử dụng vốn một cách có hiệu quả -Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ mới. -Thường xuyên củng cố và hoàn thiện các kênh phân phối - Bám sát định hướng của ngành, tranh thủ mọi sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong kinh doanh. 3.2 . Giải pháp 3.2.1 Cải tiến công tác tổ chức quản lý - Đối với văn phòng công ty: +Quan hệ tốt với bạn hàng, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhát đẻ đáp ứng dủ hàng, hàng chất lượng đáp ứng kịp thời vụ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp +Thường xuyên cho nhân viên đi khảo sát thị trường +Phát huy tinh thần đan chủ trong lãnh dạo cũng như trong kinh doanh, tập hợp tinh thần trí tuệ cán bộ công nhan viên trong công ty thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra
  • 41. - Đối với các trạm VTNN +Công ty phải thường xuyên rà soát kiểm tra, tìm ra các giai pháp linh hoạt đẻ các trạm tự động tìm kiếm khách hàng, không bị đọng ngồi chờ khách hàng đén tận nơi mua +Công ty từng bước nâng cấp cơ sở vật chất các trạm-kho đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 3.2.2 Nâng cao nguồn nhân lực Trong quá trình sản xuất , nếu công nghệ là yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm và năng suất lao động lại là một trong những yếu tố cơ bản đóng vai trò sáng tạo. Lao động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của DN trong việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Do đó lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi DN. Qua bảng 1( tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2008-2010) ta thấy số công nhân có trình độ thấp chiếm khá cao. Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì giải pháp đổi mới công nghệ đi đôi với phát triển nguồn nhân lực là biện phát tối ưu nhất. Cách thức tiến hành -Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động tạo sự gắn bó của người lao động với DN từ đó kết quả làm việc của họ sẽ cao hơn tạo ra sản phẩm tốt hơn, thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn -Từng bước chuẩn hóa chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng vị trí trong công ty từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại. -Nâng cao công tác tuyển dụng. Khi tuyển dụng cán bộ quản trị cấp cao phải có những tiêu chuẩn như: trình độ đại học, tư cách đạo đức, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tuyển dụng. Hiệu quả mang lại: Thực hiện tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, có đủ khả năng tiếp cận vận hành thiết bị công nghệ mới góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Có như vậy công ty mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và làm cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.
  • 42. 3.2.3 Giải pháp về thị trường 3.2.3.1 Nghiên cứu và tiếp cận thị trường Vấn đề đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết trước tiên đối với bất kỳ DN nào muốn duy trì và mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng tiêu thụ cho một sản phẩm cụ thể hoặc một nhóm sản phẩm và cả phương thức thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường rồi so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quả lý đưa ra những quyết định đúng đắn để lập kế hoạch marketing. Công tác nghiên cứu nhằm giải quyết vần đề:" chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình có". Cách thức tiến hành - Công ty cần chọn thị trường chủ yếu là ở nông thôn, vì vậy nên thường xuyên cử cán bộ về các địa phương để nghiên cứu đặc điểm đất đai và tập quán sản xuất của bà con để đưa ra những chính sách hợp lý cho sản phẩm của mình. - Nên kết hợp với cán bộ khuyến nông ở địa phương đó để dễ dàng nắm bắt nhu cầu của người dân. - Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường công ty sẽ có những thông tin hết sức hữu ích cho quá trình ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với xu thế phát triển chung. Nghiên cứu tốt giúp DN nhanh chóng tiêu thụ được sản phẩm tránh tình trạng ứ động do hàng tồn kho. 3.2.3.2 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ -Mở rộng mạng lưới bán hàng xuống tận các hợp tác xã, xây dựng phương án bán hàng trả chậm, trả góp. -Tổ chức sắp xếp, cửa hàng, đại lý với địa điểm phù hợp. 3.2.3.3 Về cơ cấu các mặt hàng Công ty cần thường xuyên điều tra nhu cầu từng thị trường để nắm bắt được từng thị trường, loại sản phẩm nào được sủ dụng nhiều nhất để có biện pháp cung ứng kịp thời, đúng nhu cầu. Đồng thời công ty cần phát triển đồng đều các mặt hàng.
  • 43. 3.2.3.4 Chính sách giá cả Giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa, số lượng doanh thu cao hay thấp do giá cả quyết định. Đồng thời việc xác định giá cả hợp lý sẽ giúp cho DN cạnh tranh được trên thị trường, xác định vị trí của công ty và đem lại kết quả kinh doanh cho DN. Do đó công ty cần nắm bắt nhu cầu thị trường để đưa ra chính sách giá hợp lý. Để đạt được điều đó công ty có thể áp dụng các chính sách sau: + Chủ động giảm giá: áp dụng khi hàng hóa bán ra chậm, ứng động nhiều... nếu không giảm giá thì thua lỗ hoặc không bán được hàng, tồn kho kéo dài, phát sinh nhiều chi phí kinh doanh không có hiệu quả. +Chủ động tăng giá: áp dụng khi nguồn hàng đó đang còn với số lượng ít mà cầu lại cao. Tuy nhiên cần tăng giá hợp lý không sẽ làm mất uy tín của công ty với người tiêu dùng. 3.2.3.5 Quảng bá tiếp thị và khuyến mãi Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì chính sách giao tiếp khuyếch trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hoạt động này tạo ra sự gần gũi giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời làm cho nhiều người biết đến công ty. Để làm được như vậy công ty cần: + Kết hợp với cán bộ khuyến nông ở các xã, thôn, tổ chức các hội thảo giới thiệu sản phẩm. + Cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn cách sử dụng cho bà con. + Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo từ thiện. + Chiết khấu tiền mặt; nhằm kích thích người mua trả tiền ngay. 3.2.4 Tăng cường vốn phục vụ hoạt động kinh doanh + Quan hệ tốt và uy tín với ngân hàng +Bằng nguồn vốn bổ sung hằng năm + Quan hệ tốt với bạn hàng +Thực hiện tốt công tác tiết kiệm giảm chi phí lưu thông trong kinh doanh và các chi phí không hợp lý khác + Thực hiện tốt các chính sách của tỉnh và nhà nước
  • 44. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc tổ chức tốt các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm là điều rất cần thiết. Việc cung ứng và tiêu thụ các loại vật tư của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế đóng một vai trò hết sưc quan trong trong nền sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua cung với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới thì cong ty cũng đã không ngừng thay đổi các phương thức kênh doanh dể phù hợp với tình hình chung của thế giới nhờ vậy mà sản phẩm tiêu thụ của công ty luôn tăng lên. Mặc dù sản lượng tiêu thụ của công ty liên tục tăng trong thòi gian qua nhưng lợi nhuận thu về thì không tăng tương ứng so với số sản phẩm tiêu thụ được. Điều này chứng tỏ công ty chua có những chính sách thích hợp để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố bên ngoài. Sau khi tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế tôi đã có một số kết luận như sau: - Việc tổ chức mạng lưới cung ứng sản phẩm của công ty chưa thật hợp lý làm chi phí lưu thông tăng cao ảnh hưởng đến lwoij nhuận của công ty. - Việc định giá sản phẩm của công ty còn mang tính chủ quan chưa phù hợp với thực tế, thừng giá bán của công ty thường chênh lệch rất lớn so với các sản phẩm cùng loại. - Việc xác đinh nhu cầu khách hàng và nắm bắt thông tin thị trường chưa nhạy bén có nhiều lần nhu cầu của bà con nông dân tăng mạnh mà lượng cung của công ty không đủ đáp ứng. - Bộ máy lãnh đạo công ty tuy đã có nhiều thay đổi nhưng thiết nghĩ công ty nên cho các nhân viên chủ choots học tập các khóa đào tạo ngan ngày để bổ sung chuyên môn.
  • 45. 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với công ty: Công ty cần bố trí cán bộ đi thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng đẻ dưa ra các biện pháp kinh doanh có hiệu quả hơn Cần có chính sách khuyến kích, khen thưởng những cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có tay nghề cao Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý để giảm chi phí lưu thông. Công ty cần có chính sách giá cả hợp . Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. 2.2. Đối với nhân viên trong công ty: Trung thật, nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, tuân thủ mọi nội quy , qui chế của công ty: đặc biệt là nhân viên bán hàng của công ty cần nhiệt tình chỉ bảo cho bà con nông dân khi họ tới mua hàng. Đối với những nhân viên giữ các vai trò chủ chốt trong công ty cần thường xuyên nắm bắt thông ty thị trường, để kịp thời đưa ra các chính sách kinh doanh hợp lý. Giám đốc, phó giám đốc cần làm gương cho những nhân viên khác làm theo.
  • 46. PHỤC LỤC Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của năm 2009 so với 2008. Gọi p1, p0 lần lượt là giá của các sản phẩm tiêu thụ năm 2009,2008. Q1, Q0 lần lượt là sản phẩm tiêu thụ năm 2009, 2008. Hệ thống chỉ số IpQ = Ip* IQ 1 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     = 1 1 1 0 1 1 n i n i p Q p Q     * 0 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     339334.67 283352.6 = 339334.67 323239.88 * 323239.88 283352.6 119.75%= 104.98%* 114.08% Về số tăng giảm tuyện đối: 1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q ) 339334.67- 283352.6= (339334.67- 323239.88)+ (323239.88-283352.6) 55982.07= 16094.79+ 39887.28 (triệu đồng) Về số tăng giảm tương đối 1 1 0 0 0 0 p Q p Q p Q    = 1 1 0 1 0 0 p Q p Q p Q    + 0 1 0 0 0 0 p Q p Q p Q    339334.67 283352.6 283352.6  = 339334.67 323239.88 283352.6  + 323239.88 283352.6 283352.6  55982.07 283352.6 = 16094.79 283352.6 + 39887.28 283352.6 19.75%= 5.68%+ 14.07%
  • 47. 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của năm 2010 so với 2008 Gọi p1, p0 lần lượt là giá của các sản phẩm tiêu thụ năm 2010,2009. Q1, Q0 lần lượt là sản phẩm tiêu thụ năm 2010, 2009. Hệ thống chỉ số IpQ = Ip* IQ 1 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     = 1 1 1 0 1 1 n i n i p Q p Q     * 0 1 1 0 0 1 n i n i p Q p Q     393184.39 339334.67 = 393184.39 377635.14 * 377635.14 339334.67 115.87%= 104.12%* 111.29% Về số tăng giảm tuyện đối: 1 1p Q - 0 0p Q =( 1 1p Q - 0 1p Q )+ ( 0 1p Q - 0 0p Q ) 393184.39- 339334.67= (393184.39- 377635.14)+ (377635.14- 339334.67) 53849.72= 15549.25+ 38300.47 (triệu đồng) Về số tăng giảm tương đối 1 1 0 0 0 0 p Q p Q p Q    = 1 1 0 1 0 0 p Q p Q p Q    + 0 1 0 0 0 0 p Q p Q p Q    393184.39 339334.67 339334.67  = 393184.39 377635.14 339334.67  + 377635.14 339334.67 339334.67  53849.72 339334.67 = 15549.25 339334.67 + 38300.47 339334.67 15.87% = 4.58%+11.289%
  • 48. * vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích sự biến động của giá cả bình quân. So sánh năm 2009 với năm 2008 Hệ thống chỉ số 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 1 0 1 PQ PQ Q Q p p P Q P Q Q Q           * 0 1 1 0 0 0 P Q Q P Q Q     339334.67 42040.74 283352.6 36771.91 = 339334.67 42040.74 323239.88 42040.74 * 323239.88 42040.74 283352.6 36771.91 8.072 7.706 = 8.072 7.689 * 7.689 7.706 104.75%= 104.98%* 99.78% Về số tăng( giảm) tuyện đối 1P - 0P =0.366= 0.383+ (-0.017) Về số tăng giảm tương đối 1 0 0 p p p   0.366 7.706 = 0.383 7.706 - 0.017 7.706 4.75%= 4.97%-0.22% So sánh năm 2010 với năm 2009 Tương tự ta có: Hệ thống chỉ số
  • 49. 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 1 0 1 PQ PQ Q Q p p P Q P Q Q Q           * 0 1 1 0 0 0 P Q Q P Q Q     393184.39 46689 339334.67 42040.74 = 393184.39 46689 377632.6 46689 * 377632.6 46689 339334.67 42040.74 104.33%=104.12% *100.21% Về số tăng giảm tuyệt đối 1P - 0P =0.35=0.33+0.02 (triệu đồng) Về số tăng giảm tương đối 1 0 0 p p p   0.35 8.07 = 0.33 8.07 + 0.02 8.07 4.34%= 4.09% + 0.25%
  • 50. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................................................................1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU ..................................................................................3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................3 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................4 1.1.1 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp .........................................4 1.1.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp .....................................4 1.1.3 Lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.....................5 1.1.4 Thị trường với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp...............................6 1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm ..8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................10 1.2.1. Vai trò của vật tư phân bón...........................................................................10 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam ta hiện nay ................10 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ơ tỉnh Thừa Thiên Huế. ................11 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TỈNH T_T_HUẾ. ...............................................................................12 2.1. Tình hình cơ bản của công ty................................................................................12 2.1.1 Một số đăc điểm cơ bản của công ty ............................................................12 2.1.2 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm...................................................16 2.1.3 Nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008- 2010............................................19 2.2. Tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. .......................21 2.2.1 Tình hình tiêu thụ và số lượng các loại vật tư của công ty qua 3 năm 2008- 2010 21 2.2.2 Cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm.....................................................24 2.2.3 Tình hình tiêu thụ ở các thị trường qua 3 năm 2008- 2010 ..........................26
  • 51. 2.2.4 Tình hình tiêu thụ của công ty theo phương thức bán hàng qua 3 năm 2008- 2010 29 2.2.5 Chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm. .................................................31 2.2.6 Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2008-2010 ..............................................33 2.3. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. .............35 2.3.1 Các chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của công ty: ..........................................35 2.3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả hiệu quả kinh doanh của công ty:..........................36 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ ........................................40 3.1 . Định hướng của công ty trong những năm tới....................................................40 3.2 . Giải pháp.............................................................................................................40 3.2.1 Cải tiến công tác tổ chức quản lý..................................................................40 3.2.2 Nâng cao nguồn nhân lực .............................................................................41 3.2.3 Giải pháp về thị trường.................................................................................42 3.2.4 Tăng cường vốn phục vụ hoạt động kinh doanh...........................................43 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................44 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................44 2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................................45 2.1. Đối với công ty: ....................................................................................................45 2.2. Đối với nhân viên trong công ty:..........................................................................45