SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 23
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu hướng tất yếu khi mà các nền kinh tế hội
nhập vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có các
nước phát triển đóng vai trò là chủ đầu tư mà trong những giai đoạn gần đây đã có sự
tham gia của các nước đang phát triển vào hoạt động này. Tính tất yếu của hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển xuất phát từ những nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới là không đồng
đều, khả năng khai thác các lợi thế vốn có của các quốc gia là không giống nhau. Các
quốc gia phát triển đã và đang khai thác các thế mạnh của mình; còn các quốc gia đang
phát triển thì sau một thời gian dài học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu
tư đã tiến hành đầu tư sang các nước có trình độ kinh tế phát triển kém hơn và thậm
chí là đầu tư trở lại các nước phát triển. Các quốc gia đang phát triển các lợi thế của
mình để đầu tư vào những lĩnh vực mà ở nước tiếp nhận đầu tư còn bỏ ngỏ hay lợi
nhuận biên cao hơn so với khi thực hiện ở chính quốc.
Thứ hai, các quốc gia đang phát triển trước đây phần lớn trình độ kinh tế còn
thấp, trong những giai đoạn trở lại đây nhờ sự nỗ lực của chính bản thân quốc gia và
nguồn vốn nước ngoài mà các quốc gia này đã dần vươn lên về mọi mặt để có thể thực
hiện đầu tư, phát triển các lợi thế của mình ở trong và ngoài nước. Vốn là yêu cầu tối
thiểu nhà đầu tư cần phải có khi tiến hành hoạt động đầu tư. Trước đây, các nước đang
phát triển có tỷ lệ tiết kiệm thấp, nghèo nàn, lạc hậu do đó không thể tiến hành đầu tư
ra nước ngoài thì nay các nước này đã có sự phát triển, thêm vào đó là tư tưởng hướng
ngoại- chiến lược kinh doanh không chỉ còn nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nữa
mà vươn ra bên ngoài.
Thứ ba, bối cảnh nền kinh tế hiện nay là các quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh
tranh. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện rất rõ thực trạng này. Khi các
quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi quốc gia đảm nhiệm một vai trò mà
mình có thế mạnh và để tận dụng được tối đa các lợi thế của các nước lại thì họ liên
kết: đó là hợp tác. Và trong quá trình phát triển các quốc gia cũng cạnh tranh với nhau
để sao cho nước mình thu được nhiều lợi ích nhất.
Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là xu thế tất yếu khách quan và cần thiết để
các quốc gia đang phát triển tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khai thác có
hiệu quả hơn các lợi thế của mình trên con đường phát triển đất nước.
Từ thực trạng và yêu cầu nêu trên, nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Đầu tư
trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nêu lên được vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế, quá trình hình
thành hệ thống pháp luật, phân tích thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất một số phương
hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động đầu tư trực tiếp
1.1. Đầu tư trực tiếp là gì?
1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp đối với phát triển kinh tế
1.2.1. Đối với nước đầu tư
1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
1.2.3.Lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các
nước đang phát triển
1.3. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật Đầu tư ra nước ngoài của Việt
Nam
Chương 2: Phân tích hiện trạng
2.1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ 1989-2008
2.1.1.Phân theo ngành
2.1.2.Phân theo đối tác
2.1.3.Tình hình giải ngân
2.2. Đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
2.2.1. Thuận lợi:
2.2.1.1. Đối với trong nước
2.2.1.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
2.2.2. Hạn chế:
2.2.2.1 Đối với trong nước
2.2.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
2.3. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài
2.3.1. Bối cảnh
2.3.2. Dự báo ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
3.1. Về công tác quản lý
3.2. Về cung cấp thông tin
3.3. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê,
so sánh . . .
5. Phạm vi giới hạn đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, khi nghiên
cứu đề tài cũng chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
1.1. Đầu tư trực tiếp (FDI) là gì
FDI là loại hình chuyển dịch tư bản từ nước này sang nước khác nhằm thu doanh lợi.
Tư bản chuyển dịch được gọi là vốn đầu tư quốc tế.
Dạng vốn : tiền, hiện vật hữu hình, vô hình, phương tiện khác.
1.2. Vai trò của Đầu tư trực tiếp (FDI) đối với phát triển kinh tế
1.2.1. Đối với nước đầu tư
Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế ở nơi tiếp nhận
đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây
dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng.
1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông
qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần
nạn thất nghiệp ở những nước này, khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài. Theo sau
FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với
khoa học – kỹ thuật mới. Các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý
công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công
nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. Và FDI giúp
tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
1.2.3. Lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang
phát triển
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng có hiệu quả
nguồn lực "dư thừa" tương đối trong nước, nâng cao tỷ suất đầu tư, khai thác có hiệu
quả lợi thế của quốc gia. Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các quốc gia này sẽ đem
các nguồn lực có lợi thế của mình để tiến hành đầu tư và có thể sẽ thu được lợi nhuận
lớn hơn khi tiến hành đầu tư trong nước bởi: trong môi trường mới, nguồn lực mà nhà
đầu tư đem đi đầu tư sẽ được khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn, các nguồn lực được
khai thác tối đa.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư tìm kiếm và tận
dụng được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở trong nước, xây
dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định với giá cả hợp lý. Nguồn lực và khả
5
năng khai thác các nguồn lực này tại mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau. Do vậy,
mới dẫn đến tình trạng là có những nơi "thừa" tương đối và "thiếu" tương đối các
nguồn lực. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi nhà quản lý đều phải luôn tìm cách
tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận nên họ cố gắng sử dụng các nguồn lực sao cho có
hiệu quả nhất và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một giải pháp.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách để thâm nhập vào thị trường nước
ngoài. Thâm nhập thị trường theo cách này sẽ giúp người tiêu dùng nước sở tại làm
quen với sản phẩm của nước đầu tư do vậy góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho
sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh được hàng rào
thương mại
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thuế quan, hạn ngạch và các
hình thức phi thuế quan khác để kiểm soát việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Thông thường chính phủ của các nước kiểm soát thương mại quốc tế nhằm mục đích
tăng thu ngân sách, bảo hộ các ngành công nghiệp và thực hiện các mục tiêu chính
sách kinh tế của mình.
Ngoài thuế quan và hạn ngạch, chi phí vận tải cũng là một bộ phận cấu thành
hàng rào thương mại. Các loại sản phẩm như khoáng sản, xi măng, vật liệu xây dựng...
có hàm lượng giá trị tương đối thấp lại cồng kềnh nên chi phí vận chuyển chúng đã
thực sự làm giảm lợi nhuận biên của nhà sản xuất và là trở ngại thực sự cho việc xuất
khẩu. Trong các trường hợp như vậy, các nhà sản xuất thay vì xuất khẩu hàng hoá, họ
xuất khẩu tư bản hay đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm chi phí và tránh được hàng
rào bảo hộ thương mại của các nước.
Thứ năm, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho các nhà đầu tư kéo
dài chu kỳ sống của sản phẩm, đổi mới công nghệ thông qua việc di chuyển công nghệ
cũ, đã hao mòn về vô hình sang các nước nhận đầu tư
Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài nước đầu tư có thể nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, qua đó nâng cao được năng lực quản lý thông qua việc học hỏi kinh nghiệm
quản lý kinh tế.
1.3. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm,
số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota
xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách
“đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường
cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong công
6
nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã
có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu
tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong
trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại
vùng biên giới với một số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại
nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý
hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường
cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh
nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một
số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN.
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã
ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt
Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày
19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt
Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một
khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN. Trong hơn 16 năm qua, đã có 249 dự
án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,39 tỷ USD.
Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh
dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của
doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh
nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự
trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời
sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN
của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực
hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi cần được hoàn thiện. Chẳng hạn, các quy định còn
thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến nay không còn phù hợp,
không bao quát được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn
chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, không ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp
quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình
đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục
điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ
chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ
chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa
7
được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở
cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao.
Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động
ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng
7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Sau một
thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của
doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành
Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạt động;
(ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và
(iv) đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, kế thừa và phát huy có chọn lọc
những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện
hành về ĐTRNN nhằm mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh của
doanh nghiệp. Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có
quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh,
được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích
ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy
định mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với
nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính
đến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội
nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Bên cạnh
đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ
quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan hệ
đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, công
chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn
thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số
78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số
22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn
cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt
Nam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác,
các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc ĐTRNN (tận dụng
được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm,
thâm nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời
sống kinh tế khu vực và quốc tế. Nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ
150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ 1989-2008:
Tính đến tháng 12 năm 2008, qua gần 20 năm thực hiện hoạt động đầu tư ra nước
ngoài, Việt Nam có 368 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư
đăng ký hơn 4,39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn
đăng ký.
Quy mô vốn đầu tư bình quân 11,9 triệu USD/dự án và tăng dần qua từng giai đoạn,
điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự trưởng thành về
mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
Trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP (giai đoạn 1989-1998) có 18 dự án
đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư
bình quân 0,76 triệu USD/dự án. Sau khi thi hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP (thời
kỳ 1999-2005) có 131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu
USD, gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ
1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn
1989-1998. Từ khi thực hiện Nghị định số 78/2006/NĐ-CP (năm 2006 đến tháng
12/2008) có 221 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 3,36 tỷ USD;
tăng 59,3% về số dự án và gấp 4,5 lần về vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999-
2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 15,2 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ trước.
Từ năm 2006, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam
đó vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý
9
đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của
doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc
tế.
1 1 3 3 5 3 2 10 15 13 15 24 17
37 36
80
103
0
20
40
60
80
100
120
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Năm
Sốdựán
2.1.1.Phân theo ngành
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công
nghiệp (155 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,42 tỷ USD) chiếm 42,1% về số dự án và
77,8% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án quy mô vốn
đầu tư trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào
đầu tư 2 dự án: thủy điện Xekamẳn 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và thủy điện
Xekamẳn 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 243
triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri. Công ty Đầu tư phát triển dầu khí
đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36 triệu USD) và tại
I Rắc (vốn 100 triệu USD).
Số vốn đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (70 dự án, tổng vốn
đăng ký là 557,5 triệu USD (chiếm 12,7% tổng vốn đăng ký) cao hơn lĩnh vực dịch vụ
(143 dự án, tổng vốn đăng ký là 418,8 triệu USD) chiếm 9,5% tổng vốn đăng ký. Một
số dự án lớn trong lĩnh vực dịch vụ như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27
triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu
tư Việt-Sô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho
thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu
USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu.... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và
nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc....và một số dự án quy
mô lớn đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào, như: Công ty cổ phần cao su Dầu
Tiếng Việt -Lào, vốn đầu tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3
triệu USD; Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD.
Hình 2.1 Đầu tư ra nước ngoài theo năm 1989 – 2008
(Theo nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
10
DÞchvô
9,5%
N«ng
nghiÖp
12,7%
C«ng
nghiÖp
77,8%
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH
(tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT
I Công nghiệp 155 3,416,005,631
CN dầu khí 17 2,247,986,125
CN nặng 80 1,056,174,890
CN nhẹ 20 26,214,810
CN thực phẩm 16 31,011,080
Xây dựng 22 54,618,726
II Nông nghiệp 70 557,472,764
Nông-Lâm nghiệp 62 545,272,764
Thủy sản 8 12,200,000
III Dịch vụ 143 418,761,107
Dịch vụ 78 103,315,076
GTVT-Bưu điện 29 70,925,832
Khách sạn-Du lịch 8 18,383,589
Tài chính-Ngân hàng 6 26,792,500
Văn hóa-Y tế-Giáo dục 9 21,807,239
XD Văn phòng-Căn hộ 13 177,536,871
Tổng số 368 4,392,239,502
Bảng 2.1 Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.1.2.Phân theo đối tác
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tại 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu
tại: Châu Á (257 dự án, tổng vốn đầu tư là 2.852 triệu USD), chiếm 69,8% về số dự án
và 64,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, tập trung đầu tư sản xuất điện- khai thác
khoáng sản, trồng cây công nghiệp tại Lào (147 dự án, tổng vốn đầu tư là 1.531 triệu
USD). Châu Phi có 10 dự án, tổng vốn đăng ký 291,3 triệu USD (chiếm 6,6% tổng
vốn đầu tư đăng ký), trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 1 dự án thăm dò, khai
thác dầu khí tại Angiêri, vốn 243 triệu USD sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án
Hình 2.2 Đầu tư ra nước ngoài theo ngành 1989 – 2008
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
11
đã phát hiện có dầu và khí và 1 dự án tại Madagasca đầu tư 117,36 triệu USD hiện có
kết quả khả quan. Số còn lại thuộc Châu Âu Âu và Châu Mỹ, chiếm 23,6% tổng vốn
đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 17 dự án, vốn đầu tư là 945 triệu USD,
chiếm 21,5% tổng vốn đăng ký; Hoa Kỳ có 40 dự án, tổng vốn đầu tư là 80 triệu USD,
chiếm 1,8% tổng vốn đăng ký.
C¸ c nưí c
kh¸ c
59,7%
Lµo
40,3%
®Çu t- ra n-íc ngoµi ph©n theo n-íc
(tÝnh tíi ngµy 19/12/2008 - chØ tÝnh c¸c dù
¸n cßn hiÖu lùc)
STT N-íc tiÕp nhËn
Sè dù
¸n TV§T
1 Lµo 147 1,531,259,492
2 Liªn bang Nga 17 945,347,407
3 Malaysia 7 812,472,740
4 Angiªri 1 243,000,000
5 Campuchia 39 211,259,268
6 Madagascar 1 117,360,000
7 Ir¾c 1 100,000,000
8 Iran 1 82,070,000
9 Hoa Kú 40 80,114,754
10 Indonesia 3 46,180,000
11 Cuba 1 44,520,000
12 Cameroon 2 42,785,714
13 Singapore 21 29,796,564
14 Cu Ba 1 18,970,000
15 Hång K«ng 9 12,645,099
16 CHLB §øc 5 11,542,372
Hình 2.3 Đầu tư ra nước ngoài theo nước 1989 – 2008
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
12
17 Trung Quèc 6 10,824,150
18 Th¸i Lan 4 10,405,200
19 Ba Lan 2 7,900,000
20 Cayman Islands 2 4,050,000
21 Angola 5 3,732,387
22 Tajikistan 2 3,465,272
23 Ukraina 4 3,357,286
24 NhËt B¶n 8 2,803,050
25 Australia 7 2,137,200
26 Hµn Quèc 7 2,103,500
27 Céng hßa SĐc 2 1,935,900
28 BØ 2 1,052,000
29 C« OĐt 1 999,700
30 Nam Phi 1 950,000
31 BritishVirginIslands 1 900,000
32 ¶ RËp 1 850,000
33 Braxin 1 800,000
34 Thôy §iÓn 1 687,500
35 Céng hoµ SĐc 1 676,000
36 Uzbekistan 1 650,000
37 Samoa 1 500,000
38 V¬ng quèc Anh 3 500,000
39 §µi Loan 3 484,667
40 Italia 1 350,000
41 Ph¸p 2 300,000
42 CH Uzbekistan 1 200,000
43 Bungari 1 152,280
44 Ên ®é 1 150,000
Tæng sè 365 4,391,737,222
B¶ng 2.2 §Çu t- ra n-íc ngoµi ph©n theo n-íc
(Nguån: Côc §Çu t- n-íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch
13
vµ §Çu t-)
2.1.3.Tình hình giải ngân.
Các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân vốn khoảng 1.200 triệu USD, chiếm 27%
tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực
công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 67% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60%
tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó một số dự án lớn đã triển khai
thực hiện, như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giải ngân vốn khoảng 150 triệu USD
cho dự án thăm dò dầu khí lô 433a và 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia. Hiện
tại lô 433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếng MOM-6 bis cho
dòng dầu 5.100 thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ở Malaysia (giếng DANA-1X cho
dòng dầu 3.100 thùng/ngày). Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty Dịch vụ kỹ
thuật dầu khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD. Dự án thủy điện Xekaman
3 tại Lào đang xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ với vốn thực hiện
khoảng 100 triệu USD.v.v. Ngoài ra, các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh
Nam Lào đang tích cực triển khai thực hiện theo kế hoạch: Công ty Cao su Đắc Lắc
thực hiện vốn khoảng 15 triệu USD, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã triển
khai 20 triệu USD vốn thực hiện để trồng, sản xuất và chế biến cao su theo tiến độ,
nhưng do việc giao đất chậm nên khó khăn cho kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Nguyên nhân vì công tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất
(về quy hoạch đất đai) từ trung ương đến chính quyền địa phương.
Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đang triển khai theo kế hoạch như: Công ty
TNHH cà phê Trung Nguyên đầu tư tại Singapore; Công ty cổ phần phần mềm FPT
đầu tư sang Nhật Bản trong hợp tác đào tạo được một đội ngũ lập trình viên phần mềm
đạt trình độ quốc tế. Công ty cổ phần đầu tư Việt-Sô đã góp vốn 2,5 triệu USD xây
dựng Trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Nga theo kế hoạch đề ra.
Dự án đã được chính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288-
RP ngày 15/11/2005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn
được nhà thầu thi công và thuê công ty tư vấn và được phê chuẩn giải pháp kiến trúc
của kiến trúc sư trưởng thành phố. Cuối năm 2008 đã khởi công xây dựng sau khi
được cơ quan chức năng Liên bang Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và
một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.). Công ty viễn thông
Quân đội (Viettel) đầu tư sang Campuchia đang triển khai nhanh chóng theo đúng tiến
độ đề ra v.v…Bên cạnh đó, còn có một số dự án FDI đang hoạt động hiệu quả đầu tư
trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của Công ty Scavi Việt Nam (một
14
doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam) .
Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã tận dụng được
nguồn tiềm năng của nước sở tại, giải quyết sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong
nước. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đó tăng dần qua mỗi năm, đồng thời, nhiều
doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động
sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm giành quyền chủ động trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đầu tư ra nước ngoài đã chuyển từ những
dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh
doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các
ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn đầu tư lớn (thăm dò khai thác dầu
khí, sản xuất điện năng .v.v.). Tuy nhiên, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhỏ so với tổng số vốn thu hút đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh
nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế.
Nguyên nhân do chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, khuụn khổ pháp lý về đầu tư ra nước
ngoài theo hình thức gián tiếp chưa rõ ràng, thiếu thông tin cập nhật về chính sách đầu
tư của một số địa bàn, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài
còn hạn chế, việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa
đầy đủ, trong khi chế tài chưa thực hiện nghiêm túc, thủ tục hành chính còn rườm rà,
chậm trễ, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài, tỷ lệ vốn triển khai thực
hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài còn thấp; đầu tư chủ yếu vào một số thị trường
truyền thống quen thuộc; lĩnh vực đầu tư chưa đa dạng; chưa có cơ chế liên kết giữa
doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư ra nước ngoài, còn xảy ra hiện tượng vi phạm
pháp luật nước sở tại, làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam .v.v. Bên cạnh đó,
hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình
sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, chưa thống nhất, thiếu minh bạch và khó
tiếp cận; thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là một số quy định do địa
phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước; thủ tục đăng ký thành
lập doanh nghiệp và triển khai thực hiện dự án đầu tư tại một số nền kinh tế còn phức
tạp, kéo dài thời gian chờ đợi, tốn kém về chi phí của doanh nghiệp; sự khác biệt về
ngôn ngữ và hạn chế về lực lượng lao động tại chỗ cũng là những cản trở không nhỏ
cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Để khuyến khích, thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khó khăn thách thức ở cả trong nước lẫn ngoài nước
15
khi nước kinh tế hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới cần thiết phải ban hành
chính sách, cơ chế mang tính đặc thù đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt
Nam.
2.2. Đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
2.2.1. Thuận lợi:
2.2.1.1. Đối với trong nước:
* Về luật pháp, chính sách:
- Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động ĐTRNN dần hoàn
thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động ĐTRNN.
* Về quản lý nhà nước:
- Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án
ĐTRNN dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án ĐTRNN đã
được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ quan đại diện ngoại
giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án ĐTRNN đã hình thành thông
qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình
thức phong phú.
- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh
nghiệp ĐTRNN từng bước chặt chẽ hơn.
- Xu hướng hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngày càng có
thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn
hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy hiệu quả
của hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế (mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải .v.v..). Đặc biệt, ĐTRNN đã chuyển từ
những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống,
kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các
ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai táhc dầu khí, sản
xuất điện năng.v.v.). Từ năm 2006, tổng vốn ĐTRNN đăng ký của các doanh nghiệp
Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Tuy số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của
các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN còn nhỏ so với con số vốn thu hút ĐTNN vào
Việt Nam (trên 83 tỷ USD), nhưng đã chứng minh sự trưởng thành từng bước của các
doanh nghiệp Việt Nam về năng lực tài chính, trình độ công nghệ-kỹ thuật và kinh
nghiệm quản lý, đầu tư. Nhìn chung, các dự án ĐTRNN đã bước đầu triển khai có hiệu
quả, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh.
2.2.1.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
16
- Về chủ trương, chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích,
kêu gọi ĐTNN. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế (ví dụ
LB Nga) rất đơn giản.
- Tuỳ điều kiện tự nhiên và thực tế của mỗi nước tiếp nhận đầu tư có tiềm năng
về những nội dung mà Việt Nam còn thiếu hụt. Ví dụ: Lào có nhiều tiềm năng để các
doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: thủy điện, thăm
dò- khai thác- chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông- lâm sản...
- Quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga, Campuchia.v.v)
là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính phủ
hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai phía.
2.2.2. Hạn chế:
2.2.2.1 Đối với trong nước:
* Về luật pháp, chính sách:
- Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích
các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước, đặc biệt tại Lào, Campuchia, LB
Nga.
- Khuôn khổ pháp lý về ĐTRNN theo hình thức gián tiếp còn chưa rõ ràng, gây
hạn chế cho việc đầu tư theo hình thức này. Điều này chưa phù hợp bối cảnh hiện nay,
đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn cụ thể.
* Về quản lý nhà nước:
- Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do
việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong
khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.
- Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho
công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.
- Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước
ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp
thúc đẩy hơn nữa hoạt động ĐTRNN.
- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với
các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy
ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Ở một số dự án ĐTRNN thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN cho
dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai
dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự
nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc.
* Về doanh nghiệp nước ta:
17
- Tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam về vốn, công nghệ chưa phải là mạnh;
kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh thua kém một số nước khác
(Trung Quốc, Thái Lan) tại nước tiếp nhận đầu tư.
- Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh
nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế.
- Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm
chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ
quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của
nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam.
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc
đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy
mô đầu tư ra nước ngoài.
2.2.2.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
- Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá
trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và
khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách,
đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà
nước (ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp
dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập).
- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các
thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp,
kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp
(ví dụ tại LB Nga, Lào).
- Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật
và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu
tư cả về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào).
- Sự khác biệt về ngôn ngũ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư
sang nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
2.3. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài
2.3.1. Bối cảnh
Hiện nay, hoạt động ĐTRNN đang đứng trước những yếu tố thuận lợi mới:
- Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực từ 01/7/2006 và Nghị định 78 hướng dẫn
được ban hành đã tạo điều kiện thông thoáng cho ĐTRNN,
- Cùng với việc phát triển nhanh của nền kinh tế, tiềm lực tài chính của doanh
nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng gia tăng;
18
- Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao hơn, quá trình hội nhập quốc tế
đang được đẩy nhanh với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định song
phương và đa phương sẽ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động ĐTRNN;
- Nhu cầu tất yếu phải mở rộng ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia
tăng mạnh do đòi hỏi phải mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng hợp tác
kinh tế và kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận tải, phát huy lợi thế
của hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Từ những yếu tố đó, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước
ngoài trong giai đoạn 2006-2010 sẽ có những chuyển biến quan trọng và tác động tích
cực đối với kinh tế trong nước.
2.3.2. Dự báo ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
Dự báo trong những năm tới (2008-2010) đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp
Việt Nam sẽ gia tăng, trung bình mỗi năm khoảng 500 triệu USD, vì những lý do sau
đây:
- Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư ra nước
ngoài đáp ứng xu thế các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác lợi thế
của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gia tăng.
- Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp có
tiềm lực về tài chính công nghệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài
- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, nhất là sau khi
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội đầu tư
ra nước ngoài của các doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc biệt vào các quốc gia thành
viên WTO.
19
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ chế
khuyến khích, ưu đãi của nhà nước Việt Nam đối với nhà đầu tư ra nước ngoài nói
chung và đặc thù đối với một số nền kinh tế (Lào, Campuchia, LB Nga), nhưng chính
sách khuyến khích, ưu đãi của phía Việt Nam phải được sự ủng hộ và tạo thuận lợi từ
phía bạn thông qua thỏa thuận hợp tác song phương giữa các Chính phủ liên quan đến
thúc đẩy đầu tư lẫn nhau; hợp tác trao đổi thông tin thường xuyên, có cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước…).
Ngoài việc xác định những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà
đầu tư (một môi trường đầu tư thuận lợi, có chính sách khuyến khích đầu tư, khả năng
sinh lợi tại nước bạn), thì chính sách của nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều cần
hướng tới tạo thuận lợi để tiềm năng sinh lợi thành cơ hội sinh lợi và thành lợi nhuận
của doanh nghiệp trên thực tế.
Do vậy, để thúc đẩy ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai các
giải pháp sau:
3.1. Về công tác quản lý.
- Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ
của các doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án ĐTRNN.
- Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt
động ĐTRNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp
đột phá, mang tính chất ”cú hích” để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam
ĐTRNN.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2008 và những năm tới. Cụ
thể: thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang
Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức XTĐT thích hợp, tổ chức biên
dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn
trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm
cũng như qua trang tin điện tử;
- Nghiên cứu trình Chính phủ việc phân cấp quản lý ĐTRNN trong thời gian
tới.
3.2. Về cung cấp thông tin:
a. Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin có thể định kỳ hàng năm biên soạn
thành sách bằng tiếng Việt để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh
nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài về:
20
+ Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu
tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại.
+ Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước
sở tại.
+ Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận.
+ Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại.
b. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho
các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản
lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau:
+ Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bằng tiếng Việt (xuất bản sách hướng dẫn
đầu tư sang Lào, Campuchia); Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp chính
sách để cung cấp cho doanh nghiệp.
+ Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước;
+ Tổ chức thu thập thông tin về các thị trường cụ thể nhà đầu tư quan tâm
3.3. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước
a. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư:
Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích
cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai
thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề
nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể:
- Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối
thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay
bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay
của doanh nghiệp.
- Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư
tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên
và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh
nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.
b. Chính sách ưu đãi về thuế:
Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh
vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay
thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu
21
nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Lào.
c. Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương:
Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa
thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt
Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.
d. Về đào tạo lao động:
Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia) còn hạn chế,
trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả
về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động
từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về
Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các
doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào,
Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia.
Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn
chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các
lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo
các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.
22
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, Đầu tư ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là
xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng
nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa,
tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất
khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ
thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển, tiến hành thu
hút đầu tư nước ngoài chậm hơn so với các nước khu vực và thế giới nhưng 20
năm qua đã đạt được nhiều thành tựu trong thu hút và sử dụng vốn ĐTNN, đồng
thời, nước ta cũng nhận thức được vai trò của đầu tư ra nước ngoài nên sớm đã
có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và đầu
tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những hiệu quả
khả quan. Chúng ta cũng đang từng bước cải thiện hệ thống luật pháp, nguồn lực
con người, trình độ khoa học kỹ thuật để từng bước đáp ứng yêu cầu của các
nước trong khu vực và thế giới.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phước Minh Hiệp, Th.s Lê Thị Vân Đan “Thiết lập và thẩm định dự án đầu
tư“, NXB Thống Kê, năm 2007
2. Vũ Thị Lan, Phan Trọng Toàn “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại TP.Đà Nẵng’’ trích kỷ yếu hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học-lần
6 năm 2008
3. Luật đầu tư số 59/2005/QH của Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
4. Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được
Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006.
5. Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
6. www.mpi.gov.vn Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch - Đầu tư

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáGoodbyemyBaBy
 
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramKhung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramTram Tran
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Quynh Anh Nguyen
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớihuuthinh85
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọnLoren Bime
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTThắng Nguyễn
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOTLuận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
 
Công thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệpCông thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệp
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
 
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramKhung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa VinamilkTiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
 
FDI và tăng trưởng kinh tế
FDI và tăng trưởng kinh tếFDI và tăng trưởng kinh tế
FDI và tăng trưởng kinh tế
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọn
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Silde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tếSilde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tế
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 

Semelhante a de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-

Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...Cat Love
 
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongPVFCCo
 
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiHương Nguyễn
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiThu Vien Luan Van
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...luanvantrust
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưQuỳnh Trọng
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Cheguevara Nguyen
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDITÓc Đỏ XuÂn
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDInataliej4
 

Semelhante a de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan- (20)

Da 48
Da 48Da 48
Da 48
 
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
 
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
 
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng...
 
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dongFDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
FDI den cac nuoc dang phat trien xu huong va tac dong
 
Tieuluanqtkdqt
TieuluanqtkdqtTieuluanqtkdqt
Tieuluanqtkdqt
 
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...Bài thảo luận môn kinh tế công cộng   chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
Bài thảo luận môn kinh tế công cộng chủ đề thực trạng và giải pháp thu hút ...
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
 
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệpThuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
Thuyết trình fdi môn quản trị doanh nghiệp
 
Bài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tưBài tập kinh tế đầu tư
Bài tập kinh tế đầu tư
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
 
Fdi
FdiFdi
Fdi
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
 
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdiđầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
 
DA137.doc
DA137.docDA137.doc
DA137.doc
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDICác nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
 

de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-

  • 1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chuyên đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu hướng tất yếu khi mà các nền kinh tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có các nước phát triển đóng vai trò là chủ đầu tư mà trong những giai đoạn gần đây đã có sự tham gia của các nước đang phát triển vào hoạt động này. Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới là không đồng đều, khả năng khai thác các lợi thế vốn có của các quốc gia là không giống nhau. Các quốc gia phát triển đã và đang khai thác các thế mạnh của mình; còn các quốc gia đang phát triển thì sau một thời gian dài học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư đã tiến hành đầu tư sang các nước có trình độ kinh tế phát triển kém hơn và thậm chí là đầu tư trở lại các nước phát triển. Các quốc gia đang phát triển các lợi thế của mình để đầu tư vào những lĩnh vực mà ở nước tiếp nhận đầu tư còn bỏ ngỏ hay lợi nhuận biên cao hơn so với khi thực hiện ở chính quốc. Thứ hai, các quốc gia đang phát triển trước đây phần lớn trình độ kinh tế còn thấp, trong những giai đoạn trở lại đây nhờ sự nỗ lực của chính bản thân quốc gia và nguồn vốn nước ngoài mà các quốc gia này đã dần vươn lên về mọi mặt để có thể thực hiện đầu tư, phát triển các lợi thế của mình ở trong và ngoài nước. Vốn là yêu cầu tối thiểu nhà đầu tư cần phải có khi tiến hành hoạt động đầu tư. Trước đây, các nước đang phát triển có tỷ lệ tiết kiệm thấp, nghèo nàn, lạc hậu do đó không thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì nay các nước này đã có sự phát triển, thêm vào đó là tư tưởng hướng ngoại- chiến lược kinh doanh không chỉ còn nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nữa mà vươn ra bên ngoài. Thứ ba, bối cảnh nền kinh tế hiện nay là các quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện rất rõ thực trạng này. Khi các quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi quốc gia đảm nhiệm một vai trò mà mình có thế mạnh và để tận dụng được tối đa các lợi thế của các nước lại thì họ liên kết: đó là hợp tác. Và trong quá trình phát triển các quốc gia cũng cạnh tranh với nhau để sao cho nước mình thu được nhiều lợi ích nhất. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là xu thế tất yếu khách quan và cần thiết để các quốc gia đang phát triển tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế của mình trên con đường phát triển đất nước. Từ thực trạng và yêu cầu nêu trên, nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài”.
  • 2. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nêu lên được vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế, quá trình hình thành hệ thống pháp luật, phân tích thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. 3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về hoạt động đầu tư trực tiếp 1.1. Đầu tư trực tiếp là gì? 1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp đối với phát triển kinh tế 1.2.1. Đối với nước đầu tư 1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 1.2.3.Lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển 1.3. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Chương 2: Phân tích hiện trạng 2.1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ 1989-2008 2.1.1.Phân theo ngành 2.1.2.Phân theo đối tác 2.1.3.Tình hình giải ngân 2.2. Đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 2.2.1. Thuận lợi: 2.2.1.1. Đối với trong nước 2.2.1.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 2.2.2. Hạn chế: 2.2.2.1 Đối với trong nước 2.2.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 2.3. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài 2.3.1. Bối cảnh 2.3.2. Dự báo ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài 3.1. Về công tác quản lý 3.2. Về cung cấp thông tin 3.3. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước
  • 3. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh . . . 5. Phạm vi giới hạn đề tài Đề tài nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, khi nghiên cứu đề tài cũng chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
  • 4. 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 1.1. Đầu tư trực tiếp (FDI) là gì FDI là loại hình chuyển dịch tư bản từ nước này sang nước khác nhằm thu doanh lợi. Tư bản chuyển dịch được gọi là vốn đầu tư quốc tế. Dạng vốn : tiền, hiện vật hữu hình, vô hình, phương tiện khác. 1.2. Vai trò của Đầu tư trực tiếp (FDI) đối với phát triển kinh tế 1.2.1. Đối với nước đầu tư Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế ở nơi tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. 1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này, khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài. Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học – kỹ thuật mới. Các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. Và FDI giúp tăng thu cho ngân sách Nhà nước. 1.2.3. Lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng có hiệu quả nguồn lực "dư thừa" tương đối trong nước, nâng cao tỷ suất đầu tư, khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia. Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các quốc gia này sẽ đem các nguồn lực có lợi thế của mình để tiến hành đầu tư và có thể sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn khi tiến hành đầu tư trong nước bởi: trong môi trường mới, nguồn lực mà nhà đầu tư đem đi đầu tư sẽ được khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn, các nguồn lực được khai thác tối đa. Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư tìm kiếm và tận dụng được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả hơn ở trong nước, xây dựng được thị trường cung cấp đầu vào ổn định với giá cả hợp lý. Nguồn lực và khả
  • 5. 5 năng khai thác các nguồn lực này tại mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau. Do vậy, mới dẫn đến tình trạng là có những nơi "thừa" tương đối và "thiếu" tương đối các nguồn lực. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗi nhà quản lý đều phải luôn tìm cách tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận nên họ cố gắng sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một giải pháp. Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách để thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Thâm nhập thị trường theo cách này sẽ giúp người tiêu dùng nước sở tại làm quen với sản phẩm của nước đầu tư do vậy góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh được hàng rào thương mại Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thuế quan, hạn ngạch và các hình thức phi thuế quan khác để kiểm soát việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Thông thường chính phủ của các nước kiểm soát thương mại quốc tế nhằm mục đích tăng thu ngân sách, bảo hộ các ngành công nghiệp và thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế của mình. Ngoài thuế quan và hạn ngạch, chi phí vận tải cũng là một bộ phận cấu thành hàng rào thương mại. Các loại sản phẩm như khoáng sản, xi măng, vật liệu xây dựng... có hàm lượng giá trị tương đối thấp lại cồng kềnh nên chi phí vận chuyển chúng đã thực sự làm giảm lợi nhuận biên của nhà sản xuất và là trở ngại thực sự cho việc xuất khẩu. Trong các trường hợp như vậy, các nhà sản xuất thay vì xuất khẩu hàng hoá, họ xuất khẩu tư bản hay đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm chi phí và tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của các nước. Thứ năm, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho các nhà đầu tư kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đổi mới công nghệ thông qua việc di chuyển công nghệ cũ, đã hao mòn về vô hình sang các nước nhận đầu tư Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài nước đầu tư có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao được năng lực quản lý thông qua việc học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh tế. 1.3. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm, số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong công
  • 6. 6 nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước. Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN. Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN. Trong hơn 16 năm qua, đã có 249 dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,39 tỷ USD. Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi cần được hoàn thiện. Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, không ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa
  • 7. 7 được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao. Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạt động; (ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và (iv) đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTRNN nhằm mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy định mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Bên cạnh đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • 8. 8 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc ĐTRNN (tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. 2.1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ 1989-2008: Tính đến tháng 12 năm 2008, qua gần 20 năm thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có 368 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đăng ký. Quy mô vốn đầu tư bình quân 11,9 triệu USD/dự án và tăng dần qua từng giai đoạn, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP (giai đoạn 1989-1998) có 18 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân 0,76 triệu USD/dự án. Sau khi thi hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP (thời kỳ 1999-2005) có 131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998. Từ khi thực hiện Nghị định số 78/2006/NĐ-CP (năm 2006 đến tháng 12/2008) có 221 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 3,36 tỷ USD; tăng 59,3% về số dự án và gấp 4,5 lần về vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999- 2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 15,2 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ trước. Từ năm 2006, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam đó vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý
  • 9. 9 đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. 1 1 3 3 5 3 2 10 15 13 15 24 17 37 36 80 103 0 20 40 60 80 100 120 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Sốdựán 2.1.1.Phân theo ngành Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp (155 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,42 tỷ USD) chiếm 42,1% về số dự án và 77,8% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án quy mô vốn đầu tư trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2 dự án: thủy điện Xekamẳn 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và thủy điện Xekamẳn 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri. Công ty Đầu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36 triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD). Số vốn đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (70 dự án, tổng vốn đăng ký là 557,5 triệu USD (chiếm 12,7% tổng vốn đăng ký) cao hơn lĩnh vực dịch vụ (143 dự án, tổng vốn đăng ký là 418,8 triệu USD) chiếm 9,5% tổng vốn đăng ký. Một số dự án lớn trong lĩnh vực dịch vụ như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt-Sô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu.... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc....và một số dự án quy mô lớn đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào, như: Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt -Lào, vốn đầu tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3 triệu USD; Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD. Hình 2.1 Đầu tư ra nước ngoài theo năm 1989 – 2008 (Theo nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  • 10. 10 DÞchvô 9,5% N«ng nghiÖp 12,7% C«ng nghiÖp 77,8% ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH (tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT I Công nghiệp 155 3,416,005,631 CN dầu khí 17 2,247,986,125 CN nặng 80 1,056,174,890 CN nhẹ 20 26,214,810 CN thực phẩm 16 31,011,080 Xây dựng 22 54,618,726 II Nông nghiệp 70 557,472,764 Nông-Lâm nghiệp 62 545,272,764 Thủy sản 8 12,200,000 III Dịch vụ 143 418,761,107 Dịch vụ 78 103,315,076 GTVT-Bưu điện 29 70,925,832 Khách sạn-Du lịch 8 18,383,589 Tài chính-Ngân hàng 6 26,792,500 Văn hóa-Y tế-Giáo dục 9 21,807,239 XD Văn phòng-Căn hộ 13 177,536,871 Tổng số 368 4,392,239,502 Bảng 2.1 Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 2.1.2.Phân theo đối tác Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tại 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á (257 dự án, tổng vốn đầu tư là 2.852 triệu USD), chiếm 69,8% về số dự án và 64,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, tập trung đầu tư sản xuất điện- khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp tại Lào (147 dự án, tổng vốn đầu tư là 1.531 triệu USD). Châu Phi có 10 dự án, tổng vốn đăng ký 291,3 triệu USD (chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư đăng ký), trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Angiêri, vốn 243 triệu USD sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án Hình 2.2 Đầu tư ra nước ngoài theo ngành 1989 – 2008 (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  • 11. 11 đã phát hiện có dầu và khí và 1 dự án tại Madagasca đầu tư 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan. Số còn lại thuộc Châu Âu Âu và Châu Mỹ, chiếm 23,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 17 dự án, vốn đầu tư là 945 triệu USD, chiếm 21,5% tổng vốn đăng ký; Hoa Kỳ có 40 dự án, tổng vốn đầu tư là 80 triệu USD, chiếm 1,8% tổng vốn đăng ký. C¸ c nưí c kh¸ c 59,7% Lµo 40,3% ®Çu t- ra n-íc ngoµi ph©n theo n-íc (tÝnh tíi ngµy 19/12/2008 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT N-íc tiÕp nhËn Sè dù ¸n TV§T 1 Lµo 147 1,531,259,492 2 Liªn bang Nga 17 945,347,407 3 Malaysia 7 812,472,740 4 Angiªri 1 243,000,000 5 Campuchia 39 211,259,268 6 Madagascar 1 117,360,000 7 Ir¾c 1 100,000,000 8 Iran 1 82,070,000 9 Hoa Kú 40 80,114,754 10 Indonesia 3 46,180,000 11 Cuba 1 44,520,000 12 Cameroon 2 42,785,714 13 Singapore 21 29,796,564 14 Cu Ba 1 18,970,000 15 Hång K«ng 9 12,645,099 16 CHLB §øc 5 11,542,372 Hình 2.3 Đầu tư ra nước ngoài theo nước 1989 – 2008 (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  • 12. 12 17 Trung Quèc 6 10,824,150 18 Th¸i Lan 4 10,405,200 19 Ba Lan 2 7,900,000 20 Cayman Islands 2 4,050,000 21 Angola 5 3,732,387 22 Tajikistan 2 3,465,272 23 Ukraina 4 3,357,286 24 NhËt B¶n 8 2,803,050 25 Australia 7 2,137,200 26 Hµn Quèc 7 2,103,500 27 Céng hßa SĐc 2 1,935,900 28 BØ 2 1,052,000 29 C« OĐt 1 999,700 30 Nam Phi 1 950,000 31 BritishVirginIslands 1 900,000 32 ¶ RËp 1 850,000 33 Braxin 1 800,000 34 Thôy §iÓn 1 687,500 35 Céng hoµ SĐc 1 676,000 36 Uzbekistan 1 650,000 37 Samoa 1 500,000 38 V¬ng quèc Anh 3 500,000 39 §µi Loan 3 484,667 40 Italia 1 350,000 41 Ph¸p 2 300,000 42 CH Uzbekistan 1 200,000 43 Bungari 1 152,280 44 Ên ®é 1 150,000 Tæng sè 365 4,391,737,222 B¶ng 2.2 §Çu t- ra n-íc ngoµi ph©n theo n-íc (Nguån: Côc §Çu t- n-íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch
  • 13. 13 vµ §Çu t-) 2.1.3.Tình hình giải ngân. Các dự án đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân vốn khoảng 1.200 triệu USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 67% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó một số dự án lớn đã triển khai thực hiện, như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giải ngân vốn khoảng 150 triệu USD cho dự án thăm dò dầu khí lô 433a và 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia. Hiện tại lô 433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếng MOM-6 bis cho dòng dầu 5.100 thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ở Malaysia (giếng DANA-1X cho dòng dầu 3.100 thùng/ngày). Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD. Dự án thủy điện Xekaman 3 tại Lào đang xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ với vốn thực hiện khoảng 100 triệu USD.v.v. Ngoài ra, các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cực triển khai thực hiện theo kế hoạch: Công ty Cao su Đắc Lắc thực hiện vốn khoảng 15 triệu USD, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã triển khai 20 triệu USD vốn thực hiện để trồng, sản xuất và chế biến cao su theo tiến độ, nhưng do việc giao đất chậm nên khó khăn cho kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân vì công tác đền bù giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất (về quy hoạch đất đai) từ trung ương đến chính quyền địa phương. Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đang triển khai theo kế hoạch như: Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên đầu tư tại Singapore; Công ty cổ phần phần mềm FPT đầu tư sang Nhật Bản trong hợp tác đào tạo được một đội ngũ lập trình viên phần mềm đạt trình độ quốc tế. Công ty cổ phần đầu tư Việt-Sô đã góp vốn 2,5 triệu USD xây dựng Trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Nga theo kế hoạch đề ra. Dự án đã được chính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288- RP ngày 15/11/2005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn được nhà thầu thi công và thuê công ty tư vấn và được phê chuẩn giải pháp kiến trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố. Cuối năm 2008 đã khởi công xây dựng sau khi được cơ quan chức năng Liên bang Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.). Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư sang Campuchia đang triển khai nhanh chóng theo đúng tiến độ đề ra v.v…Bên cạnh đó, còn có một số dự án FDI đang hoạt động hiệu quả đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của Công ty Scavi Việt Nam (một
  • 14. 14 doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) . Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã tận dụng được nguồn tiềm năng của nước sở tại, giải quyết sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đó tăng dần qua mỗi năm, đồng thời, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm giành quyền chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đầu tư ra nước ngoài đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn đầu tư lớn (thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất điện năng .v.v.). Tuy nhiên, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhỏ so với tổng số vốn thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế. Nguyên nhân do chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, khuụn khổ pháp lý về đầu tư ra nước ngoài theo hình thức gián tiếp chưa rõ ràng, thiếu thông tin cập nhật về chính sách đầu tư của một số địa bàn, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài còn hạn chế, việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa thực hiện nghiêm túc, thủ tục hành chính còn rườm rà, chậm trễ, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài, tỷ lệ vốn triển khai thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài còn thấp; đầu tư chủ yếu vào một số thị trường truyền thống quen thuộc; lĩnh vực đầu tư chưa đa dạng; chưa có cơ chế liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư ra nước ngoài, còn xảy ra hiện tượng vi phạm pháp luật nước sở tại, làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam .v.v. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, chưa thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận; thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là một số quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước; thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và triển khai thực hiện dự án đầu tư tại một số nền kinh tế còn phức tạp, kéo dài thời gian chờ đợi, tốn kém về chi phí của doanh nghiệp; sự khác biệt về ngôn ngữ và hạn chế về lực lượng lao động tại chỗ cũng là những cản trở không nhỏ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Để khuyến khích, thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khó khăn thách thức ở cả trong nước lẫn ngoài nước
  • 15. 15 khi nước kinh tế hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới cần thiết phải ban hành chính sách, cơ chế mang tính đặc thù đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. 2.2. Đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 2.2.1. Thuận lợi: 2.2.1.1. Đối với trong nước: * Về luật pháp, chính sách: - Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động ĐTRNN dần hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động ĐTRNN. * Về quản lý nhà nước: - Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án ĐTRNN dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án ĐTRNN đã được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án ĐTRNN đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú. - Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh nghiệp ĐTRNN từng bước chặt chẽ hơn. - Xu hướng hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngày càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế (mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải .v.v..). Đặc biệt, ĐTRNN đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai táhc dầu khí, sản xuất điện năng.v.v.). Từ năm 2006, tổng vốn ĐTRNN đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Tuy số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN còn nhỏ so với con số vốn thu hút ĐTNN vào Việt Nam (trên 83 tỷ USD), nhưng đã chứng minh sự trưởng thành từng bước của các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực tài chính, trình độ công nghệ-kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, đầu tư. Nhìn chung, các dự án ĐTRNN đã bước đầu triển khai có hiệu quả, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.1.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
  • 16. 16 - Về chủ trương, chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích, kêu gọi ĐTNN. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế (ví dụ LB Nga) rất đơn giản. - Tuỳ điều kiện tự nhiên và thực tế của mỗi nước tiếp nhận đầu tư có tiềm năng về những nội dung mà Việt Nam còn thiếu hụt. Ví dụ: Lào có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: thủy điện, thăm dò- khai thác- chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông- lâm sản... - Quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga, Campuchia.v.v) là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính phủ hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai phía. 2.2.2. Hạn chế: 2.2.2.1 Đối với trong nước: * Về luật pháp, chính sách: - Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước, đặc biệt tại Lào, Campuchia, LB Nga. - Khuôn khổ pháp lý về ĐTRNN theo hình thức gián tiếp còn chưa rõ ràng, gây hạn chế cho việc đầu tư theo hình thức này. Điều này chưa phù hợp bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn cụ thể. * Về quản lý nhà nước: - Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc. - Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN. - Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động ĐTRNN. - Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước. - Ở một số dự án ĐTRNN thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc. * Về doanh nghiệp nước ta:
  • 17. 17 - Tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam về vốn, công nghệ chưa phải là mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh thua kém một số nước khác (Trung Quốc, Thái Lan) tại nước tiếp nhận đầu tư. - Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế. - Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam. - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư ra nước ngoài. 2.2.2.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư: - Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước (ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập). - Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại LB Nga, Lào). - Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào). - Sự khác biệt về ngôn ngũ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. 2.3. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài 2.3.1. Bối cảnh Hiện nay, hoạt động ĐTRNN đang đứng trước những yếu tố thuận lợi mới: - Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực từ 01/7/2006 và Nghị định 78 hướng dẫn được ban hành đã tạo điều kiện thông thoáng cho ĐTRNN, - Cùng với việc phát triển nhanh của nền kinh tế, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng gia tăng;
  • 18. 18 - Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao hơn, quá trình hội nhập quốc tế đang được đẩy nhanh với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định song phương và đa phương sẽ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động ĐTRNN; - Nhu cầu tất yếu phải mở rộng ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng mạnh do đòi hỏi phải mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế và kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận tải, phát huy lợi thế của hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Từ những yếu tố đó, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong giai đoạn 2006-2010 sẽ có những chuyển biến quan trọng và tác động tích cực đối với kinh tế trong nước. 2.3.2. Dự báo ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới Dự báo trong những năm tới (2008-2010) đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng, trung bình mỗi năm khoảng 500 triệu USD, vì những lý do sau đây: - Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài đáp ứng xu thế các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gia tăng. - Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính công nghệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài - Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc biệt vào các quốc gia thành viên WTO.
  • 19. 19 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ chế khuyến khích, ưu đãi của nhà nước Việt Nam đối với nhà đầu tư ra nước ngoài nói chung và đặc thù đối với một số nền kinh tế (Lào, Campuchia, LB Nga), nhưng chính sách khuyến khích, ưu đãi của phía Việt Nam phải được sự ủng hộ và tạo thuận lợi từ phía bạn thông qua thỏa thuận hợp tác song phương giữa các Chính phủ liên quan đến thúc đẩy đầu tư lẫn nhau; hợp tác trao đổi thông tin thường xuyên, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước…). Ngoài việc xác định những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư (một môi trường đầu tư thuận lợi, có chính sách khuyến khích đầu tư, khả năng sinh lợi tại nước bạn), thì chính sách của nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều cần hướng tới tạo thuận lợi để tiềm năng sinh lợi thành cơ hội sinh lợi và thành lợi nhuận của doanh nghiệp trên thực tế. Do vậy, để thúc đẩy ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai các giải pháp sau: 3.1. Về công tác quản lý. - Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án ĐTRNN. - Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động ĐTRNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá, mang tính chất ”cú hích” để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN. - Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2008 và những năm tới. Cụ thể: thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức XTĐT thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử; - Nghiên cứu trình Chính phủ việc phân cấp quản lý ĐTRNN trong thời gian tới. 3.2. Về cung cấp thông tin: a. Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin có thể định kỳ hàng năm biên soạn thành sách bằng tiếng Việt để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài về:
  • 20. 20 + Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại. + Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại. + Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận. + Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại. b. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau: + Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bằng tiếng Việt (xuất bản sách hướng dẫn đầu tư sang Lào, Campuchia); Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp chính sách để cung cấp cho doanh nghiệp. + Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước; + Tổ chức thu thập thông tin về các thị trường cụ thể nhà đầu tư quan tâm 3.3. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước a. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư: Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể: - Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp. - Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại. - Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. b. Chính sách ưu đãi về thuế: Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu
  • 21. 21 nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào. c. Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương: Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước. d. Về đào tạo lao động: Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia. Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.
  • 22. 22 KẾT LUẬN Nói tóm lại, Đầu tư ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển, tiến hành thu hút đầu tư nước ngoài chậm hơn so với các nước khu vực và thế giới nhưng 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu trong thu hút và sử dụng vốn ĐTNN, đồng thời, nước ta cũng nhận thức được vai trò của đầu tư ra nước ngoài nên sớm đã có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những hiệu quả khả quan. Chúng ta cũng đang từng bước cải thiện hệ thống luật pháp, nguồn lực con người, trình độ khoa học kỹ thuật để từng bước đáp ứng yêu cầu của các nước trong khu vực và thế giới.
  • 23. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phước Minh Hiệp, Th.s Lê Thị Vân Đan “Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư“, NXB Thống Kê, năm 2007 2. Vũ Thị Lan, Phan Trọng Toàn “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.Đà Nẵng’’ trích kỷ yếu hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học-lần 6 năm 2008 3. Luật đầu tư số 59/2005/QH của Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005. 4. Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006. 5. Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 6. www.mpi.gov.vn Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch - Đầu tư