SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 78
Baixar para ler offline
Chuyển hóa protein
 Protein là thành phần chủ yếu của mọi tế bào ngƣời và động vật, men,
hormon, các chất cần cho vận chuyển các chất khác (vitamin, hormon, sắt,
đồng,vv... ) hay kháng thể cũng đều là protein.
 Tất cả Protein do trình tự kết hợp khác nhau của 22 loại axit amin cơ bản,
đối với con ngƣời thì 7 loại hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, nghĩa là cơ
thể không tự tổng hợp đƣợc: isolơxin, lơxin, lysin, methionin, treonin,
tryptophan, và valin.
 Protein của thức ăn đƣợc tiêu hoá ở ruột thành các axit amin, axit amin
qua tĩnh mạch tới gan, để vào hệ thống tuần hoàn chung.
 Các protein của các tổ chức cũng không ngừng thoái biến, đƣa các axit
amin vào máu. Tất cả các axit amin do tiêu hoá thức ăn (nguồn gốc ngoại
sinh) và do thoái biến protein tổ chức (nguồn gốc nội sinh) hợp lại thành
một nguồn axit amin để sử dụng chung cho mọi nhu cầu của cơ thể.
 Mọi tổ chức của cơ thể lấy những axit amin thích hợp từ các axit amin
trên để tổng hợp thành các protein riêng của mình.
ĐẠI CƢƠNG VỀ CHUYỂN HOÁ
Với ngƣời cũng nhƣ động vật cấp cao, nguồn cung cấp N duy nhất là từ
protein của thức ăn, nhằm đáp ứng hai nhu cầu:
 Tái tạo lại những chất đã thoái biến xảy ra trong quá trình chuyển
hoá của cơ thể.
 Tạo ra những phân tử protein mới cho cơ thể trong thời kỳ cơ thể
đang phát triển, có thai, hoặc cho con bú.
Bình thƣờng, lƣợng N ăn vào bằng lƣợng N đào thải ra (chủ yếu qua
nƣớc tiểu): hiện tƣợng này gọi là cân bằng N.
Cân bằng dƣơng hay âm phụ thuộc vào lƣợng N đào thải ít hơn hay
nhiều hơn lƣợng ăn vào.
ĐẠI CƯƠNG VỀ CHUYỂN HOÁ (TT)
Cân bằng N dương:
N đào thải ít hơn so với N ăn vào. Cân bằng N dƣơng xảy ra trong
trƣờng hợp cơ thể đang lớn, có thai, thời kỳ lại sức sau khi ốm. Ngoài ra, khi
tăng tiết các hormon tiến biến (STH, hormon nam,vv... ) hoặc khi dùng nhiều các
hormon này trong điều trị. Những hormon này có tác dụng tăng cƣờng tổng hợp
protein so với thoái biến.
Insulin giúp cho axit amin thấm qua màng tế bào dễ dàng, đồng thời
hoạt hoá men tổng hợp protein, ngoài ra insulin còn hạn chế tạo mới glucose từ
protein, do đó giảm thoái biến protein.
Cân bằng N âm:
N đào thải nhiều hơn so với N ăn vào. Cân bằng N âm phát sinh khi đói
ăn, protein niệu, bệnh nhiễm trùng, chấn thƣơng, bỏng, mổ lớn, vv... Ngoài ra
còn gặp khi tăng tiết các hormon thoái biến (ACTH, cortisol, thyroxin,vv... )
hoặc khi dùng nhiều hormon này trong điều trị.
ĐẠI CƯƠNG VỀ CHUYỂN HOÁ (TT)
TIÊU HÓA VÀ HẤP THU
 Các protein thức ăn bị phân cắt bởi các hydrolase đặc hiệu đối với liên kết peptid
gọi là các peptidase. Peptidase đƣợc chia thành hai nhóm chính.
-Endopeptidase (protease): Phân cắt các liên kết peptid ở trong chuỗi polypeptid giải
phóng các mảnh peptid lớn. Các endopeptidase trong lòng ống tiêu hóa bao gồm
pepsin, trypsin, chymotrysin.
-Exopeptidase: Các exopeptidase đƣợc chia thành carboxypeptidase và
aminopeptidase. Aminopeptidase cắt các liên kết peptid ở đầu N- tận, còn
carboxypeptidase cắt các liên kết peptid ở đầu C tận.
 Đầu tiên Endopeptidase phân cắt các polypeptid dài thành các peptid nhỏ hơn. Sau
đó các peptid này bị phân cắt bởi exopeptidase. Các sản phẩm cuối chủ yếu là acid
amin tự do và các di, tripeptid đƣợc hấp thu bởi tế bào biểu mô..
Tiêu hóa
Theo nguồn gốc peptidase, quá trình tiêu hóa protein được chia thành 3 pha:
Dạ dày, tụy và ruột non.
Pha dạ dày
pH thấp (<2) của dịch vị có tác dụng diệt khuẩn, biến tính protein và thích hợp
cho hoạt động của pepsin.
Pepsin A, protease chính của dịch vị, tấn công các liên kết peptid được tạo
thành bởi nhóm amino của các acid amin chứa nhân thơm (Phe, Tyr).
Pepsin hoạt động được tạo thành từ proenzym là pepsinogen bởi sự cắt bỏ
một đoạn peptid (44 acid amin) từ đầu N- tận. Sự cắt bỏ này diễn ra như một
phản ứng nội phân tử (tự hoạt hóa) ở pH<5 hoặc bởi chính pepsin hoạt động (tự
xúc tác). Peptid giải phóng có thể gắn lại với pepsin và tác dụng như một chất
ức chế pepsin ở pH>2.
Sản phẩm phân cắt chính của pepsin là các mảnh peptid lớn và một số acid
amin tự do. Các sản phẩm này có tác dụng kích thích sự giải phóng
cholecystokinin ở tá tràng mở đầu cho pha tụy.
Ở dạ dày của trẻ nhỏ còn có enzym rennin (enzym đông vón sữa) biến đổi
caseinogen (protein hòa tan trong sữa) thành caseinat (không tan), tạo điều
kiện tốt cho pepsin tác dụng.
Ca-Caseinat
(kh«ng tan)
Ca2+
Casein
Rennin
Caseinogen
(hoµ tan)
Lượng Rennin giảm dần theo tuổi, ở người lớn không có enzym này
Pha tụy
Dịch tụy rất giàu các proenzym của endopeptidase và carboxypeptidase. Các proenzym
này được hoạt hóa sau khi chúng đã ở trong lòng ruột non.
Enteropeptidase, một protease do tế bào biểu mô tá tràng tiết ra có vai trò chủ chốt
trong quá trình hoạt hóa trypsinogen thành trypsin bằng cách cắt bỏ một hexapeptid (6
acid amin) khỏi đầu N- tận.
Đến lượt mình trypsin hoạt hóa (tự xúc tác) sự biến đổi trypsinogen thành trypsin mạnh
hơn và cũng có tác dụng trên các proenzym khác để thành enzym hoạt động như
chymotrypsinogen, proelastase, procarboxypeptidase A và B
Trypsin, chymotrypsin và elastase là những endopeptidase có
tính đặc hiệu cơ chất khác nhau. Chúng hoạt động ở pH trung tính
và phụ thuộc vào nồng độ NaHCO3 để trung hòa HCl dịch vị.
Gốc serin cần cho cơ chế xúc tác của cả 3 enzym. Các tác nhân
tương tác với serin hoặc làm biến đổi nó ví dụ :
diisopropylphosphofluoridat gây bất hoạt 3 enzym này.
Các polypeptid tạo thành dưới tác dụng của các enzym dịch vị
và dịch tụy sẽ tiếp tục thoái biến ở lòng ruột non bởi
carboxypeptidase A và B.
Dưới tác dụng của các peptidase tụy, các acid amin tự do và các
peptid nhỏ (2 – 8 gốc acid amin) sẽ được tạo thành. Các peptid
này chiếm 60% sản phẩm thoái biến protein.
 Pha ruột non
Do dịch tụy không chứa các aminopeptidase, các di- và oligopeptid tiếp tục bị
phân cắt bởi aminopeptidase ruột non.
Các enzym này có nhiều ở bề mặt lòng ruột của các tế bào biểu mô ruột non
(cũng chứa các dipeptidase).
Sản phẩm cuối của sự tiêu hóa bề mặt tế bào là các acid amin tự do, di- và
tripeptid.
Các acid amin và peptid nhỏ được hấp thu theo hệ thống vận chuyển vào
trong tế bào. Ở đây các di- và tripeptid bị phân cắt bởi các di- và tripeptidase
bào tương thành acid amin và đưa vào tĩnh mạch cửa.
Hấp thu
 Các acid amin tự do
Đồng phân tự nhiên dạng L được vận chuyển tích cực qua thành ruột vào máu. Quá
trình vận chuyển tích cực L acid amin cần năng lượng do ATP cung cấp và có sự tham
gia của pyridoxal phosphat. Đồng phân dạng D được khuếch tán tự do vào máu.
Có ít nhất 6 hệ thống vận chuyển đặc hiệu để nhập các acid amin. Đó là các hệ thống:
- Cho các acid amin trung tính có chuỗi bên ngắn hoặc phân cực (Ser, Thr, Ala).
- Cho các acid amin trung tính có chuỗi bên thơm hoặc kỵ nước (Phe, Tyr, Met, Val, Leu,
Ile).
- Cho iminoacid (Pro).
- Cho -acid amin (-Ala, Taurin).
- Cho các acid amin base và Cystin (Lys, Arg, Cys-Cys).
- Cho các acid amin acid (Asp, Glu).
Cơ chế vận chuyển các L-acid amin
 Tương tự như đối với vận chuyển D-glucose: gồm hệ thống vận
chuyển phụ thuộc Na+ (vận chuyển 1 acid amin và 1 Na vào) nằm
ở màng phía lòng ruột, hệ thống vận chuyển không phụ thuộc Na+
(chỉ chuyển acid amin vào máu, không kèm Na+) nằm ở phía đối
diện của tế bào biểu mô ruột non, năng lượng lấy từ gradient điện
hóa Na+ và như vậy chỉ gián tiếp từ ATP.
Các peptid:
Di- và tripeptid được vận chuyển cùng Na+ vào trong tế bào, ở đó
chúng bị phân cắt thành các acid amin rồi được vận chuyển vào
máu. Trừ các di- và tripeptid chứa prolin và hydroxyprolin hoặc
các acid amin bất thường như -Alanin (trong carnosin và auserin),
được vận chuyển ngay ra khỏi tế bào để vào tĩnh mạch cửa.
Protein nguyên vẹn
Được hấp thu bởi ruột non bào thai và trẻ mới sinh theo cơ chế
“ẩm bào”. Cơ chế này quan trọng cho sự vận chuyển kháng thể (-
globulin). Sự nhập protein theo kiểu này không quan trọng về mặt
dinh dưỡng và thường giảm dần sau khi sinh. Cơ chế này còn tồn
tại ở mức độ thấp để hấp thu các đại phân tử kháng nguyên cho
sự tạo thành kháng thể.
CHUYỂN HÓA ACID AMIN
Thoái biến chung của các acid amin
 Các acid amin có nguồn gốc ngoại sinh hoặc nội sinh khi
không được sử dụng hết để tổng hợp protein và một số chất khác,
có thể bị thoái hóa. Những con đường thoái hóa acid amin không
thuận nghịch với con đường tổng hợp mặc dù có những giai đoạn
chung cho cả hai quá trình này.
Các con đường thoái hóa của các acid amin thuờng tạo ra một
số chất trung gian hóa học có chức năng quan trọng với tế bào
đồng thời tạo ra tiền chất cho thành phần của tế bào. Có hai con
đường chính để loại nhóm amino ra khỏi acid amin là khử amin
và trao đổi amin.
Khử amin
Khử amin là sự tách nhóm NH2 ra khỏi các acid amin. Nếu nhóm NH2 của acid
amin được tách trực tiếp để thành NH3 thì được gọi là sự khử amin trực tiếp.
Nếu nhóm NH2 chuyển cho một acid -cetonic tạo acid glutamic, sau đó
glutamic khử amin oxy hóa thì gọi là khử amin gián tiếp.
Trong cơ thể, có 4 kiểu khử amin.
Khử amin thủy phân:
R – CH - COOH
NH2
R – CH - COOH
OH
NH3
+ H2O +
Hydrolase
 Khử amin khử (hydro):
R – CH - COOH
NH2
R – CH2 - COOH NH3+
Dehydrolase
NADH+H+
NAD+
(Acid béo)
R – CH - COOH
NH2
R – CH=CH - COOH NH3+
Desaminase
(Acid béo không bão hòa)
R – CH - COOH
NH2
R – CO - COOH NH3+
Desaminase
(α ceto acid)
 Khử amin nội phân tử:
 Khử amin - oxi hóa:
Khử amin oxy hóa là chủ yếu
Ser, Thr, Cys: khử amin thủy phân
His: khử amin nội phân tử
Khử amin - oxi hóa (tt)
Khử amin oxy hóa được xúc tác bởi các acid amin oxidase (CoE là FAD hoặc
FMN), sử dụng oxy là chất nhận điện tử, diễn ra qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Acid amin bị khử hydrogen để thành imino acid tương ứng.
Giai đoạn 2: Hợp nước tạo thành -cetoacid và giải phóng NH3.
Trong các oxydase, chỉ có L-Glutamat dehydrogenase (GLDH) của gan là có hoạt tính
cao và xúc tác tiêu tốn ít năng lượng. Nó sử dụng CoE là NAD hoặc NADP và xúc tác
phản ứng sau:
COO-
CH-NH2
(CH2)2
COOH
NAD(P) NAD(P) + H+
GLDH
COO-
CH=O
(CH2)2
COOH
NH3+
Glutamat α Cetoglutarat
Quá trình khử amin oxy hóa của acid glutamic nhờ xúc tác của enzym GLDH
tạo α ceto glutaric acid và NH3 gọi là khử amin oxy hóa trực tiếp.
Glutamatdehydrogenase có trong ty thể và bào tương của tế bào gan. Nó là một enzym
dị lập thể, GDP và ADP hoạt hóa, còn GTP và ATP ức chế enzym. Phản ứng khử amin
của glutamic có ý nghĩa quan trọng vì:
-Cung cấp NH3 cho tổng hợp urê, sử dụng NH3 để tổng hợp glutamat.
- Glutamat là acid amin duy nhất bị khử amin oxy hóa trực tiếp với tốc độ cao ở gan và
có vai trò trung tâm trong việc khử amin của các acid amin.
Chuyển (hoặc trao đổi) amin
Phản ứng chuyển nhóm amin cho -cetoacid được xúc tác bởi transaminase,
chứa CoE là pyridoxalphosphat (vitamin B6). Nhóm -NH2 của acid amin được
chuyển gián tiếp (qua pyridoxal phosphat) cho C của -cetoacid. Mất nhóm -
amin, acid amin trở thành -cetoacid tương ứng, còn -cetoacid nhận nhóm
amin sẽ trở thành acid amin tương ứng.
Cơ chế của quá trình trao đổi amin được trình bày như sau:
R1-CH-COOH
NH2
R1-CO-COOH
aminoacid I
-cetoacid I
N
O = C - H
HO
H3C
CH2OPO3
2-...Enz
CH2OPO3
2-...Enz
H3C
HO
N
H2N - C - H
aminoacid II
NH2
R1-CH-COOH
-cetoacid II
R1-CO-COOH
Transaminase
Phần lớn các acid amin (ít nhất là 12, gồm Ala, Asp, Asn, Cys, Ile, Leu, Lys,
Phe, Tyr, Try, Val) loại nhóm amin bằng cách trao đổi amin.
Cặp -cetoacid-acid amin quan trọng nhất đối với phản ứng trao đổi amin của
các acid amin là -cetoglutarat-glutamat.
Phản ứng trao đổi có liên quan với sự tổng hợp các acid amin không cần thiết,
sự thoái biến của phần lớn acid amin (trừ lysin và threonin).
Trong các transaminase, có 2 enzym quan trọng nhất về mặt lâm sàng là
AST/GOT (Aspartat transaminase/ Glutamat-Oxaloacetat-Transaminase) và
ALT/GPT (Alanin transaminase/ Glutamat-Pyruvat-Transaminase).
GOT có nhiều trong tế bào cơ tim.
GPT có nhiều trong tế bào gan.
Aspartat + -cetoglutarat <------> Oxaloacetat + Glutamat
ALT
Alanin + -cetoglutarat <------> Pyruvat + Glutamat
Mối liên quan giữa trao đổi amin và khử amin (khử amin gián tiếp)
Phần lớn acid amin đều loại nhóm amin bằng cách trao đổi amin bởi lẽ các
transaminase có hoạt tính cao trong khi L- acid amin oxidase có hoạt tính thấp
Nhờ trao đổi amin, nhóm amin của các acid amin được tập trung vào
glutamat. Mặt khác, glutamat là acid amin được khử amin-oxi hóa mạnh dưới
tác dụng của glutamat-dehydrogenase có hoạt tính cao.
Do đó, phần lớn acid amin chuyển nhóm amin cho -cetoglutarat để thành
glutamat sau đó glutamat khử amin-oxi hóa.
R - CH - COOH
NH2
R - CO - COOH
(amino acid)
cetoglutarat
Glutamat
NAD(P)H2
+
NAD(P) + H2O
ceto acid)
Transaminase Glutamat dehydrogenase
NH3
Nhờ sự kết hợp giữa hai quá trình khử amin và trao đổi amin, nhóm amin của hầu hết
acid amin được tách ra dưới dạng NH3. Đó là sự khử amin gián tiếp diễn ra đối với
phần lớn acid amin.
Khử carboxyl
Phản ứng được xúc tác bởi các decarboxylase đặc hiệu cho mỗi acid amin, chứa CoE
là pyridoxalphosphat (B6).
Nhiều amin tạo thành có tác dụng dược lý và sinh lý đặc biệt nên được gọi là các amin
sinh học. Chúng tham gia điều hòa chuyển hóa và chức năng của các cơ quan tổ chức.
Ví dụ: Sự khử carboxyl của histidin, dưới tác dụng của histidin decarboxylase, sẽ tạo
thành histamin. Histamin có tác dụng giãn mạch, co cơ trơn và tăng tính thám thành
mạch.
Sự khử carboxyl của glutamat ở tổ chức thần kinh sẽ tạo thành  amino butyric acid
(GABA).
Sự khử CO2 của tryptophan (Try), 5- hydroxytryptophan (5- oxy Tryp), 3,4 -
dihydroxyphenylalanin (DOPA) sẽ tạo thành tryptamin, serotonin, dihydroxyphenyl
ethylamin (dopamin) tương ứng.
Số phận của các sản phẩm thoái biến acid amin Amoniac (NH3):
Tạo thành glutamin – dạng vận chuyển của NH3:
Amoniac, tạo thành chủ yếu từ sự khử amin của acid amin, ngoài ra còn từ sự thoái biến
của các base purin và pyrimidin. NH3 tạo thành ở tổ chức kết hợp với glutamat dưới tác
dụng của glutamin synthetase tạo thành glutamin. Năng lượng tổng hợp do ATP cung
cấp.
Glutamin, dạng vận chuyển của NH3, không độc sẽ theo máu tới gan và thận. Ở đây,
glutamin bị thủy phân bởi glutaminase, giải phóng NH3 và glutamat.
Ở gan, NH3 được sử dụng để tổng hợp urê. Ở thận, NH3 được sử dụng để tổng hợp
amoni (NH4+). Ở não, sự tạo thành glutamin là con đường chính để giải độc NH3.
Tổng hợp urê (vòng urê)
Vòng urê diễn ra chủ yếu ở gan. Ngoài gan, thận, phổi não cũng tổng hợp một lượng
nhỏ urê. Vòng urê còn được gọi là vòng Krebs - Henseleit hoặc vòng ornithin.
Các phản ứng của vòng urê:
 Phản ứng 1: Tạo thành carbamylphosphat
Một phân tử NH3 kết hợp với CO2, cần 2 ATP, dưới tác dụng của carbamylphosphat
synthetase, để tạo thành carbamylphosphat.
Phản ứng 2: Tạo thành citrulin
Nhóm carbamyl của carbamylphosphat được chuyển tới nhóm -amino của ornitin để
tạo thành citrulin, nhờ enzym ornitin transcarbamylase. Enzym ornitin transcarbamylase
(OTC) cũng có ở ty thể. Citrulin khuếch tán từ ty thể ra bào tương.
Phản ứng 3: Tạo thành arginosuccinat
Ở bào tương, citrulin kết hợp với aspartat để tạo thành arginosuccinat, dưới sự xúc tác
của enzym arginosuccinat synthetase. Cơ chế phản ứng như sau:
Phản ứng 4: Tạo thành arginin. Arginosuccinat bị phân cắt dưới tác dụng của enzym
arginosuccinat lyase, thành arginin và fumarat.
Phản ứng 5: Thủy phân arginin tạo thành urê. Arginin bị thủy phân bởi arginase, tạo
thành urê và ornitin. Arginase, enzym tetramer còn có ở não thận và các cơ quan khác.
Ornitin sau đó được vận chuyển vào ty thể. Urê khuyếch tán vào máu, đào thải
qua thận ra nước tiểu. Một phần khuyếch tán vào ruột non và bị phân hủy bởi
urease của vi khuẩn ruột để tạo NH3 và quay trở lại gan. Urease có ở thực vật
và vi sinh vật thủy phân urê thành CO2 và hai phân tử NH3.
Vòng ure
Ý nghĩa của vòng urê
-Sự tạo thành urê là con đường chính để giải độc NH3 của cơ thể diễn ra chủ yếu ở gan.
Lượng urê đào thải ra nước tiểu hàng ngày phụ thuộc vào lượng protein thức ăn. Ăn
nhiều protein hoặc tăng thoái biến protein của cơ thể urê nước tiểu tăng. Urê được tổng
hợp từ NH3 ở gan, vào máu và được đào thải qua thận ra nước tiểu.
Khi suy gan, chức năng tổng hợp urê giảm, NH3 trong máu tăng và có thể dẫn đến hôn
mê (hôn mê gan do NH3). Khi suy thận, chức năng đào thải urê giảm, nồng độ urê trong
máu tăng, còn trong nước tiểu giảm, clearance urê giảm. Vì vậy, xét nghiệm định lượng
NH3 trong máu, urê máu và nước tiểu có giá trị trong các bệnh gan và thận.
- Vòng urê có liên quan với các quá trình chuyển hóa khác, đặc biệt là vòng Krebs. Mối
liên quan này thông qua CO2, ATP (do vòng Krebs cung cấp) và qua các chất trung gian
fumarat, aspartat …
Tạo muối ở thận
NH3 được dùng để tổng hợp ion amoni (NH4+)
NH3 + H+ ==> NH4+
NH4+ sẽ kết hợp với các gốc acid để đào thải ra nước tiểu dưới dạng muối amoni. Nhờ
quá trình này mà thận tham gia điều hòa cân bằng acid-base.
 Sử dụng trong các phản ứng amin hóa
NH3 được dùng cho nhiều phản ứng amin hóa. Ví dụ: Amin hóa cetoacid thành acid
amin:
R - CO - COOH + NH3 R - CH - COOH
NH2
Nhờ phản ứng này mà cơ thể có thể tổng hợp được một số acid amin
o Các -cetoacid
Các -cetoacid được khử CO2 thành acid béo rồi chuyển hóa theo acid béo, hoặc
được amin hóa, trao đổi amin thành acid amin.
o Các amin
Các amin sinh học, sau khi phát huy tác dụng được bất hoạt thường là khử amin
oxy hóa tạo thành aldehyt tương ứng và NH3, dưới tác dụng của monoamino
oxidase (MAO) hoặc diamino oxidase (DAO). MAO có vai trò quan trọng trong điều
hòa sinh tổng hợp và phận hủy các amin sinh học. Các chất ức chế MAO (như
ipraniazide, garmin, pargilin) được sử dụng trong điều trị bệnh tâm thần.
Thoái biến riêng của các acid amin
Bộ khung cacbon của các acid amin có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng.
Đầu tiên các acid amin biến đổi thành các hợp chất trung gian. Sau đó từ các hợp chất
trung gian biến đổi thành glucid hoặc lipid hoặc cả hai.
Phần lớn các acid amin là các acid amin sinh đường, chỉ có leucin là hoàn toàn sinh
ceton. Có 5 acid amin vừa sinh đường, vừa sinh ceton: isoleucin, lysin, phenylalanin,
tyrosin và tryptophan.
Các acid amin sinh ceton biến đổi thành acetylCoA hoặc acetoacetylCoA.
Các acid amin sinh đường đều qua oxaloacetat để thành PEP và sau đó thành glucose.
Thoái biến của acid amin sinh ceton: leucin
Leucin chuyển amin, biến đổi thành α ceto-iso caproat, khử CO2, oxi hóa, carboxyl
hóa và cuối cùng hydrat hóa thành -hydroxy--methyl-glutaryl-CoA (HMG-CoA).
Từ HMG-CoA có thể tổng hợp cholesterol, do đó leucin được dùng để tổng hợp
steroid. Mặt khác, từ HMG-CoA có thể tạo thành acetoacetat và acetylCoA nên leucin là
acid amin sinh ceton.
Một acid amin nào đó tạo thành acetylCoA cũng có thể coi là sinh ceton vì từ
acetylCoA có thể tạo thành acetoacetat (xem sự tạo thành các thể ceton):
Thoái biến của acid amin sinh đường và sinh ceton
 Isoleucin (Ile): Isoleucin thoái biến theo một loạt phản ứng tương tự như leucin tạo
thành sản phẩm cuối cùng là acetylCoA và propioxylCoA:
Các phản ứng đầu tiên dẫn đến acid béo không bão hòa giống như leucin. Tuy nhiên
acetylCoA tạo thành dưới tác dụng của thiolasse chứ không phải của enzym phân cắt.
PropioxylCoA sau đó có thể carboxyl hóa để thành methylmalonylCoA; chất này đồng
phân hóa thành succinylCoA, vào vòng Krebs và cuối cùng tạo thành pyruvat, glucose
hoặc glycogen.
Phenylalanin (Phe) và tyrosin (Tyr).
Phenylalanin gắn oxy biến đổi thành tyrosin:
Phenylalanin Tyrosin
Phøc hîp Phe-hydroxylase
O2 H2O
H4-BP H2-BP
NADPH2 NADP+
Phức hợp enzym phenylalanin hydroxylase sử dụng CoE biopterin (BP)
cung cấp hydro.
+ Tyrosin chuyển amin, oxi hóa, đồng phân hóa, thủy phân để tạo thành
acetoacetat (sinh ceton) và fumarat (sinh đường):
H2O
Acetoacetat Fumarat
(Sinh ceton) (Sinh ®-êng)
Hydrolase
Fumaroyl acetoacetat
issomerase
Malloylacetoacetat
Homogentisat oxidase
(thiÕu hôt trong alcapto niÖu)
O2
oxidase
O2 CO2
Tyr transaminase
CG Glu
Tyr p-hydroxyphenylpyruvat Homogentisat
Chuyển hóa của tyrosin
Lysin (Lys).
Lysin không khử amin. Lysin có hai con đường chuyển hóa và cả hai con đường đều
dẫn đến tạo thành -aminoadipat.
-amino adipat khử carboxyl oxi hóa (do phức hợp enzym, tương tự như pyruvat, -
ceto glutarat), thành crotonylCoA, chất trung gian trong -oxi hóa acid béo. Từ
crotonylCoA có thể tạo thành acetoacetylCoA để rồi thành acetoacetat hoặc acetylCoA.
Tryptophan:
Chuyển hóa phức tạp cho cả alanin (sinh đƣờng) và acetylCoA (sinh ceton).
Aceto acetylCoA
H2O NH3
NADH2 NAD
CO2
(97%)
-aminomuconat -cetoadipat
CO2O2 (3%)
D-Ribose5P
(B6)
Kynureninase
L-AlaninO2
H2O HCOOHO2
Try-pyrrolase
-hydroxy anthranilat
L-Try N-Formyl-kynurenin L-Kynurenin
Chuyển hóa của tryptophan
Enzym tryptophan pyrrolase mở vòng pyrrol. Enzym này cũng được cảm ứng
bởi glucocorticoid.
Chuỗi bên của Try bị phân cắt cho alanin và -hydroxy anthranilat. Chất này
khử carboxyl và khử thành -ceto adipat. Từ đây sự biến đổi tương tự lysin và
cho acetoacetylCoA.
Tryptophan còn biến đổi thành NAD, do đó thiếu vitamin PP có thể điều trị
bằng tryptophan.
Thoái biến của các acid amin sinh đường.
Alanin, aspartat (hoặc asparagin) và glutamat (hoặc glutamin):
+ Ala, Asp, Glu được chuyển hóa bởi các phản ứng chuyển amin,
tạo thành các chất trung gian của vòng Krebs.
+ Glutamin và asparagin tách nhóm NH2 bởi phản ứng thủy phân
dưới tác dụng của glutaminase và asparaginase.
Enzym serin dehydratase biến đổi trực tiếp serin thành pyruvat. Glycin biến đổi
thành serin khi nhận nhóm hydroxymetyl từ 5,10-metylen tetrahydrofolat (THF).
Nguyên tử S của Cys đầu tiên bị oxy hóa, sản phẩm đƣợc chuyển amin và gốc
sulfide bị thủy phân tạo thành pyruvat.
Gly Ser Pyruvat
5,10 metylen THF THF NH3
Ser-transhydroxymetylase
H2O
Ser-dehydratase
Cys Cystein sulfinic -sulfinylpyruvat
O2 H+ CG Glu
H2O
SO3
2-
desulfinase
Những acid amin này đều tạo thành pyruvat:
Threonin:
Biến đổi thành succinylCoA:
NH3
Thr C etobutyrat PropionylCoA
SuccinylCoA
Thr-dehydratase
NAD NADH2
DH
CoASH CO2
Threonin khử amin thủy phân dưới tác dụng của enzym threonin
dehydratase (tác dụng tương tự như serin dehydratase) tạo thành -ceto
butyrat chất này khử carboxyl oxi hóa thành propionylCoA dưới tác dụng
của phức hợp dehydrogenase (tương tự như pyruvat).
PropionylCoA có thể carboxyl hóa thành methylmalonylCoA, rồi chất này
đồng phân hóa thành succinylCoA sau đó qua vòng Krebs để tạo pyruvat.
Methionin:
Cũng tạo thành  cetobutyrat do đó được chuyển hóa như threonin:
Met + ATP S-Adenosyl methionin (SAM)
CH3 chÊt nhËn methyl
S-Adenosyl homocystein
Met-Adenosin
transferase
H2O PPi
S-Adenosyl methionin (SAM) là chất cho nhóm methyl (-CH3) chính trong cơ
thể. Nó chuyển nhóm metyl methyl tới nhóm -NH2 hoặc -OH cho nhiều chất
nhận.
Homocystein tạo thành từ S-adenosylhomocystein biến đổi thành homoserin.
Homoserin khử CO2, hydrat hóa, giống threonin, tạo thành - cetobutyrat và
sau đó thành propionat:
Arginin: Biến đổi thành glutamic:
Arg Ornithin Glutamat semialdehyd Glutamat
H2O Ure CG Glu NAD NADH2
H2O
Arginase
Prolin:
N
H
COOH COOHN
FAD FADH2
COO-
CH2
H2N - CH
COOH
CH2
NAD NADH2
DH
H2O
DH
Prolin Glutamat
Valin:
Biến đổi thành succinylCoA. Giống như các acid amin phân
nhánh khác (Leu, Ile), đầu tiên là chuyển nhóm amin, sau đó khử
CO2, oxi hóa, tạo thành methylmaloylCoA, rồi chất này đồng
phân hóa thành succinylCoA
Histidin:
Biến đổi thành glutamic: Đầu tiên, His khử amin tạo thành chất
trung gian không bão hòa urocanat. Chất này hợp nước mở vòng
imidazol, tạo thành formiminoglutamat. Formiminoglutamat
chuyển nhóm formimino cho tetrahydrofolat (THF) và tạo thành
glutamat.
Biến đổi một số acid amin thành các sản phẩm đặc biệt
Glycin.
+ Tham gia tổng hợp hem:
Glycin cung cấp 4 nguyên tử Nitơ cho 4 nhân pyrol và 8 nguyên tử carbon cho tổng
hợp porphyrin của hem. Sự liên quan của Glycin với tổng hợp hem và vòng Krebs tạo
thành "chu trình succinat-glycin“
+ Tổng hợp purin
Glycin cung cấp C4, C5, N7 cho nhân purin. C của ALA có nguồn gốc từ C của glycin.
C này trở thành C2 và C8 của nhân purin, do đó ALA là chất vận chuyển C tới purin
+ Thành phần của glutathion [Glu-Cys-Gly]
Glutathion tham gia khử MetHb thành Hb và có vai trò duy trì nhóm -SH của màng tế
bào, giữ vững cấu trúc màng đặc biệt là màng hồng cầu.
+ Liên hợp glycin: Diễn ra ở gan, tạo thành các acid mật liên hợp và tạo thành các chất
liên hợp không độc. Phản ứng được dùng để đánh giá chức năng gan.
+ Tổng hợp creatinin: Phần sarcosin (N-methylglycin) của creatinin.
+ Chất ức chế dẫn truyền ở tủy sống và thân não: Glycin còn là mediator ức chế ở tủy
và thân não.
Alanin.
-alanin là thành phần của acid pentotenic của CoA và là sản phẩm thoái biến của
pyrimidin.
Serin.
+ Phần lớn serin ở phosphoprotein dưới dạng o-phosphoserin. Sự tạo thành
phosphoserin có liên quan với sự hoạt hóa enzym glycogen phosphorylase.
+ Là thành phần của phosphatidyl serin. Sự khử CO2 của serin của phosphatidyl serin
sẽ tạo thành phosphatidyl ethanolamin; sự gắn -CH3 của Ser sẽ tạo thành leucithin.
+Tham gia tổng hợp sphingosin ở não và vì vậy tham gia tổng hợp sphingomyelin.
+ Tham gia tổng hợp purin và pyrimidin-nucleotid. C của serin là nguồn gốc -CH3 của
thymin và của C2 và C8 của nhân purin.
Methionin.
+ Chất cho nhóm methyl (-CH3) chính trong cơ thể để tổng hợp nhiều chất (như cholin,
creatin...) hoặc cho sự methyl hóa (liên hợp methyl khử độc) như liên hợp với các dẫn
xuất của pyrimidin (acid nicotinic) hoặc với quinolein. Dạng hoạt động của methionin là
SAM (S-adenosyl methionin). Ở SAM, liên kết cao năng giữa -CH3 và S làm cho -CH3
trở nên linh động.
Cystein.
+ Có nhiều trong proteid của lông, móng, tóc và keratin của da.
+ Sự tạo thành cầu disulfua có vai trò quan trọng trong cấu trúc của protein.
+ Cystein là nguồn gốc của sulfat. Met cũng chứa S nhưng S của nó được vận chuyển
cho sự tạo thành cystein nên Met không đóng góp vào sự tạo thành sulfat
+ Duy trì hoạt tính của nhiều enzyme dưới dạng –SH tự do. Nếu oxy hóa –SH thành -S -
S -, enzym bất hoạt. Sự chuyển - S - S - thành -SH là nhờ glutathion, tạo thành hệ thống
oxy hóa khử trong cơ thể.
+ Thành phần của CoA.
+ Tạo thành taurin (liên hợp với acid mật)
+ Liên hợp cystein, giải độc các hallogen thơm, tạo thành dẫn xuất mercapturic.
Arginin.
+ Chất cho nhóm formanidin để tổng hợp creatin (ở người) và cho tổng hợp
streptomycin (ở streptomyces).
+ Tổng hợp arginin phosphat (có chức năng tương tự creatin phosphat) ở cơ
của loài không xương sống.
Histidin.
+ Tạo thành histamin: Histidin ---> Histamin + CO2
NHN
CH2
- CH - COOH
NH2
His-decarboxylase
CH2
- CH2
- NH2
NHN (Histamin)
(His)
+ Histamin còn là mediator ở não.
Tryptophan.
+ Tạo thành serotonin ở tổ chức từ 5 hydroxytryptophan.
- CO2
Tryptophan  5 hydroxytryptophan  Serotonin
+ Serotonin là mediator ở vùng dưới thị và thân não có liên quan tới quá trình
ngủ và trí nhớ cảm xúc.
+ Serotonin bị phá hủy bởi MAO (monoamino oxidase) thành 5-hydroxy
indoacetic acid (5HIAA) rồi đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
+ Serotonin còn là chất bảo vệ phóng xạ do nó có khả năng phản ứng với các
gốc tự do và có ảnh hưởng trên hô hấp tổ chức.
+ Tăng tạo serotonin xảy ra ở carcinoid ác tính.
+ Tạo thành melatonin. Melatonin (5-acetyl-5-methoxyserotonin) là một
hormon được tạo thành ở tuyến tùng và thần kinh ngoại vi.
Phenylalanin và tyrosin.
+ Tạo thành các catecholamin.
Glutamic acid.
+ Tạo thành glutathion, glutamin.
+ Tạo thành GABA (-aminobutyric acid).
GABA là chất trung gian ức chế chính của não và tủy sống. Qua Shunt này
GABA có thể cung cấp năng lượng cho não.
RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ PROTEIN
Bao gồm :
- Rối loạn tiêu hoá và hấp thu protein.
- Rối loạn thành phần protein huyết tương.
- Rối loạn tổng hợp protein ở tế bào và tổ chức.
- Rối loạn chuyển hoá trung gian axit amin.
- Rối loạn giai đoạn cuối của chuyển hoá protein.
 RỐI LOẠN TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU PROTEIN
Rối loạn tiết dịch của dạ dày, nói chung không ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển
hoá protein. Quá trình tách các axit amin ở ống tiêu hoá diễn biến có khác, tuỳ thuộc loại
axit amin. thí dụ : tyrosin và tryptophan bình thường đã được tách ngay trong dạ dày,
còn các axit amin khác phải vào tới ruột non mới được tách ra.
Rối loạn tách tyrosin và trypyophan phát sinh trong trường hợp thiếu dịch vị và cắt
đoạn dạ dày.
Rối loạn hấp thu axit amin phát sinh trong viêm và phù niêm mạc ruột non.
Trong tế bào, dù chỉ thiếu một loại axit amin cần thiết cũng đủ gây rối loạn tổng hợp
protein, đồng thời gây tăng tương đối các axit amin khác với hậu quả là ứ các sản vật
trung gian của các axit amin này.
Tổng hợp axit amin phát sinh rối loạn không những do thiếu axit amin cần
thiết mà còn do rối loạn tỉ lệ giữa lượng các axit amin cần thiết đưa vào cơ thể.
Các axit amin đó cần thiết cho việc tổng hợp các hormon, các chất trung gian
hoá học, các chất có hoạt tính sinh vật.
Có thể thiếu các axit amin cần thiết không những gây ra rối loạn chuyển
hoá protein nói chung mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tổng hợp những protein
nói riêng, gây ra những rối loạn đặc hiệu.
Thí dụ :
- Thiếu tryptophan kéo dài gây đục tuỷ tinh thể ở chuột nhắt, giảm nồng độ
protein huyết tương ỏ trẻ em.
- Thiếu lysin gây buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, và đã bị tiếng động kích
thích.
- Thiếu acginin gây ức chế tạo tinh trùng.
- Thiếu histidin gây giảm nồng độ hemoglobin.
- Thiếu methionin gây thoái hoá mỡ ở gan, do thiếu nguyên liệu để tổng hợp
lexithin vv...
Do sự mất mát protein và các dẫn xuất của nó trong phân thường rất ít, nên người ta
xem lượng nitơ trong nước tiểu là chỉ số ổn định để tính số lượng của protein bị chuyển
hoá và của các acid amin bị phân giải.
Vì lượng nitơ trong các loại protein khác nhau có từ 14đến 19%, trung bình là 16%
(nghĩa là trong 100g protein có chứa 16g nitơ, hay 1g nitơ tương ứng với 6,25g protein),
nên ta có thể nhân lượng nitơ cho 6,25 thì biết được lượng protein.
Nếu lượng nitơ được cơ thể hấp thu từ thức ăn bằng lượng nitơ trong nước tiểu, thì
trường hợp này được gọi là thăng bằng nitơ.
Nếu lượng nitơ được thu nhập lớn hơn lượng nitơ trong nước tiểu, thì gọi là cân bằng
nitơ dương. Ngược lại, nếu lượng nitơ trong nước tiểu lớn hơn lượng nitơ được cơ thể hấp
thu thì gọi là cân bằng nitơ âm.
Thăng bằng nitơ thường gặp ở các cơ thể đã trưởng thành và nhận được thức ăn có đủ
protein.
Trường hợp cân bằng nitơ dương thường gặp ở cơ thể đang phát triển, ở phụnữ có
thai, ở những cơ thể đang phục hồi sau khi bị ốm đau hay khi sử dụng các loại steroid
tăng đồng hoá (ví dụ testosteron).
 Còn trường hợp cân bằng nitơ âm thường gặp trong những trường hợp trong thức ăn
không có protein, khi bị đói, khi bị bất động, khi các hormon vỏ tuyến thượng thận tăng
quá cao hoặc mức insulin trong máu thấp.
Khi trong thức ăn tuy có protein, nhưng nếu thiếu một số acid amin cần thiết cũng
xảy ra hiện tượng cân bằng nitơ âm.
Về việc định mức protein trong thức ăn hàng ngày để bảo đảm cho hoạt động sống
bình thường của cơ thể đang phát triển cũng như cơ thể đã trưởng thành đến nay vẫn
chưa có ý kiến thống nhất.
Người ta cho rằng trong điều kiện bình thường lượng protein cần thiết trong một ngày
cho người trưởng thành là 1,5-2,0g trên 1kg thể trọng, còn trong điều kiện lao động thể
lực nặng nhọc là 3,0-3,5g trên 1kg thể trọng. Tăng lượng protein trên 3,0-3,5g trên 1kg
thể trọng sẽ gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh, của gan vàthận.
Sản vật cuối cùng của quá trình thoái biến protein
a) Số phận của NH3
 NH3 tự do rất độc đối với cơ thể, có rất ít trong máu.
 NH3 tạo thành được kịp thời kết hợp với axit glutamic để trở thành glutamin.
 Glutamin không độc mà là dạng vận chuyển NH3 trong máu.
 Glutamin được tạo thành ở hầu hết các tổ chức, cần sự xúc tác của men tổng hợp
glutamic và ATP.
 Glutamin được máu vận chuyển tới gan và thận, ở đó glutamin thuỷ phân thành
axit glutamic và NH3 với sự có mặt của men glutaminaza, NH3 được giải phóng
biến thành ure hoặc đào thải qua nước tiểu dưới dạng muối amoni.
Ure được tạo thành ở gan, từ NH3, rồi vào máu, được vận chuyêủ tới thận để đào
thải ra ngoài. Do gan là cơ quan chủ yếu để tạo thành ure, thận là cơ quan đào thải ure
nên trong lâm sàng thường định lượng ure trong các bệnh gan và thận.
Quá trình tạo ure qua 3 giai đoạn. Quá trình này có thể bị đảo lộn do rối loạn hoạt
động men có tính chất di truyền.
-Acgiosucxinat niệu mà đặc điểm là tăng axit amin niệu và tinh thần thiểu năng do
thiếu men acgiosucxinaza.
- Amoniac máu tăng do thiếu men tổng hợp cacbonyl photphat mà men OCT (ocnitin
cacbamyl transferaza); trong bệnh này thấy glutamin tăng đào thải theo nước tiểu.
- Xitrunin niệu : trong trường hợp này xitrunin máu có thể tăng gấp 50 lần so với bình
thường sau 24 giờ. Cơ thể có thể đào thải tới 15 g xitrunin. Nguyên nhân là do thiếu
men tổng hợp axit acgino sucxinic.
Hoạt tính của các men tổng hợp ure phát sinh rối loạn trong bệnh gan (viêm gan, xơ
gan), giảm protein huyết tương, ức chế phản ứng photphoryl oxy hoá. Trong máu, NH3
tăng gây nhiễm độc. Mẫn cảm nhất với NH3 là tổ chức thần kinh.
b) Số phận của axit uric
Axit uric là sản phẩm thoái biến duy nhất của bazơ purin.
Phần lớn axit uric ở người được đào thải qua thận. Nước tiểu và các dung dịch của
cơ thể người lúc nào cũng có axit uric mặc dù không có purin trong thức ăn hoặc khi
đói ăn. mặt khác, chế độ ăn nhiều purin (như các phủ tạng gan, thận,vv... ) làm tăng
bìa xuật axit uric trong nước tiểu. Do đó, có thể cho rằng axit uric có 2 nguồn gốc : nội
sinh và ngoại sinh.
Trong bệnh lý, axit uric máu tăng trong viêm thận , bệnh bạch cầu, đặc biệt trong
bệnh Gút (Goutte). Trong bệnh này axit uric đọng lại trong sụn, bao khớp, gân, đôi khi
gặp cả ở da, cơ, thận, gây đau đớn, viêm các khớp bị méo mó, mất chức năng và cuối
cùng bệnh nhân chết vì xơ thận. Muối urat có thể lắng đọng ở đường tiết niệu và tạo
thành sỏi.
Về cơ chế bệnh sinh, có thể kể đến mấy nguyên nhân sau :
-Tổng hợp quá nhiều axit uric do Tăng cường tổng hợp trực tiếp qua inosin,
hypoxanthin tới axit uric (trong gút thông thường).
- Tăng cường tổng hợp qua axit inosinic, axit guanilic, guanin, rồi xanthin. Con đường
này thấy trong bệnh gút thứ phát với các bệnh về máu (hạ bạch cầu cấp).
- Rối loạn men như rối loạn cơ chế phản hồi ức chế của các nucleotit, được hình thành
đối với men amido transferaza trong khâu chuyển PRPP thành PRA, hay khi thiếu men
bẩm sinh để chuyển hypoxanthin thành axit inosilic (men hypoxanthin guanin
photphoribozyl transferaza).
- Ăn nhiều purin quá (các chất có nhiều axit nhân).
- Rối loạn thận không đào thải được urat. (xơ thận).
Hiện nay trong điều trị, người ta sử dụng những thuốc làm giảm tái hấp thu axit uric tại
ống thận nhưng tốt hơn cả là dùng thuốc ức chế men xanthin oxydaza không cho
chuyển thành axit uric nữa. Xanthin trong máu tăng nhưng nó dễ dàng được đào thải
do nó dễ hoà tan hơn.
Tất cả các rối loạn tổng hợp protein về chất lượng đều liên quan
tới sự thiếu sót của ADN trong nhân tế bào, do đó thường gặp
trong những bệnh bẩm sinh và di truyền.
Qua tóm tắt rất đơn giản quá trình sinh tổng hợp protein trên đây,
thấy rõ một đột biến có thể xảy ra
-ở gen cấu trúc làm cho cấu trúc của chuỗi polypeptit, của phân tử protein,
của men tổng hợp ra bị thay đổi .
-ở gen điều hoà làm cho cấu trúc của khoá hãm bị thay đổi , hoặc không hãm,
hoặc không mở dù dưới tác dụng của chất cảm ứng.
-ở gen khởi động làm gen này không chịu ảnh hưởng của khoá hãm, dẫn tới
tổng hợp men không điều hoà, vô tổ chức.
-Trường hợp cấu trúc của protein bị thay đổi, có thể nói rằng đột biến ở gen
cấu trúc là nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu cấu trúc của phân tử protein không
thay đổi song số lượng protein giảm rõ rệt có thể nghĩ tới đột biến ở gen điều
hoà.
Rối loạn tổng hợp về chất lượng có thể phát sinh :
-Do sai sót của một gen gây thiếu một men tương ứng khiến cho có thể thiếu hẳn một
sản phẩm, đồng thời ứ đọng một sản phẩm chuyển hoá trong cơ thể.
-Do sai sót của gen khiến cho cơ thể tổng hợp một sản phẩm khác thường. Điển hình
cho loại bệnh này là bệnh loạn hemoglobin và loạn globulin (paraprotein).
1.Rối loạn tổng hợp protein do thiếu men gây ứ đọng một sản phẩm , đồng thời thiếu
hẳn một sản phẩm khác :
Tất cả các quá trình chuyển hoá trong cơ thể đều chịu sự chi phối của yếu tố di truyền.
Mỗi quá trình chuyển hoá gồm một chuỗi phản ứng , mỗi phản ứng thực hiện được do
hoạt động xúc tác của một men nhất định.Cờu tạo và chức năng của men lại do các gen
nhất định chi phối. Đột biến ở một gen gây ra rối loạn tổng hợp protein men, do đó kìm
hãm một phản ứng hoá học nhất định, có thể ảnh hưởng tới một loạt các quá trình sinh
hoá khác. Đó là cơ chế di truyền của nhiều bệnh di truyền được xếp vào loại bệnh lý
men.
Các chặng của một quá trình chuyển hoá có thể mô tả đơn giản như sau :
chất A biến thành chất D sau khi qua các chặng B và C. những phản ứng hoá
học đó thực hiện được là nhờ các men a, b, g, hình thành dưới tác dụng của
các gen a, b, g. Nếu một trong những gen đó bị đột biến, thì men tương ứng sẽ
thay đổi về cấu trúc và chức năng, hoặc men đó không được tổng hợp và bấy
giờ phản ứng do men đó chi phối bị kìm hãm, bị chẹn lại. chẹn có thể phát sinh
ở bất kì chặng nào của quá trình chuyển hoá . thí dụ chẹn xảy ra ở chặng B -->
C kết quả là :
- Giảm hình thành sản vật của phản ứng đó (C) và những sản vật tiếp theo (D).
- Cơ chất của phản ứng bị kìm hãm (B) và tiền thân của nó (A) ứ lại trong cơ thể.
- Thay đổi hướng chủ yếu của phản ứng là tăng sản vật bình thường có rất ít (x,
y, z).
Giảm hoạt tính men là cơ sở bệnh sinh của các bệnh về men, có tính chất di
truyền. Sự phát sinh chẹn trong quá trình chuyển hoá axit amin là yếu tố gây ra
một số bệnh di truyền. thí dụ chẹn trên đường chuyển hoá của phenylalanin và
tyroxin .
2.Rối loạn tổng hợp protein do sai sót của gen điều khiển khiến cho cơ thể tổng
hợp một sản phẩm .
Điển hình cho loại bệnh này là bệnh loạn hemoglobin và loạn globulin.
a) bệnh loạn hemoglobin (Hb)
Trong phân tử Hb của người bình thường có 4 chuỗi polypeptit và 4 phân tử hem (H5).
Các chuỗi polypeptit khác nhau về thành phần axit amin , chuỗi a (có 141 axit amin ),
các chuỗi b, g, và d mỗi chuỗi có 146 axit amin . mỗi phân tử Hb gồm 2 đôi polypeptit
giống nhau. Tuỳ thuộc vào sự kết hợp của các chuỗi polypeptit, Hb của người được chia
thành 3 loại :
- Hb A1 (kí hiệu là α2ß2) gồm 98% Hb của người trưởng thành.
- Hb A2 (kí hiệu là α2δ2) chỉ chiếm 2% toàn bộ Hb của người lớn.
- Hb F (kí hiệu là α2γ2) chỉ thấy ở trẻ sơ sinh và bình thường mất đi khi đứa trẻ lớn lên.
Tất cả các loại Hb đều chứa 2 chuỗi alpha và chỉ khác nhau ở đôi thứ 2 (H5).
Hiện nay đã rõ là trong nhiều bệnh thiếu máu di truyền có sự thay đổi về cấu
tạo của phân tử Hb , trong đó một axit amin nhất định trong một chuỗi
polypeptit được thay thế bằng một axit amin khác . thí dụ trong bệnh thiếu máu
hồng cầu hình liềm, , có đột biến gen quyết định cấu tạo chuỗi của phân tử Hb ,
GAG bị thay thế bởi GUG, dẫn tới sự thay đổi của axit glutamic mang điện âm ở
vị trí 6 bằng valin trung tính. Kết quả tạo ra HbS bất thường.
Không phải tất cả các bệnh loạn di truyền đều do sự thay đổi vị trí của một axit
amin trong phân tử Hb, như khi HbF tồn tại quá lâu, sẽ phát sinh thiếu máu
hồng cầu bia. Trong bệnh này, tỉ lệ HbF có thể chiếm tới 15 – 100%.
Trong bệnh loạn Hb hồng cầu rất dễ bị vỡ, do cấu trúc thay đổi nên khả năng
kết hợp oxy càng giảm và hồng cầu thường biến hình như hồng cầu hình lưỡi
liềm với HbS.
Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 40 thể loạn Hb khác nhau
MẬT VÀ BÀI TIẾT MẬT
Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm
được tiết từ gan . Mật được lưu giữ trong túi mật giữa các
bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá
trình tiêu hóa thức ăn.
Các muối mật (glycine và taurine) ở chừng mực nào đó đóng vai
trò như chất tẩy rửa, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt
mỡ trong quá trình nhũ tương hóa mỡ, tạo thành các hạt micelle,
nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ.
Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản
phẩm thoái hoá của hemoglobin là bilirubin, tạo nên màu sắc của
mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật
tạo thành sỏi cholesterol.
Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật
làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các
vitamin tan trong mỡ: A, D,E, và K.
Chu trình ruột gan của muối mật
Chức năng tạo mật
Mật là sản phẩm bài tiết của tế bào gan. Sau khi bài tiết, mật theo các
ống mật li ti đổ vào ống mật ở khoảng cửa. Từ đây, mật theo ống gan
phải và ống gan trái đổ vào ống mật chung rồi theo ống túi mật đi đến
chứa ở túi mật.
Mật được cô đặc lại và dưới tác dụng của một số kích thích, túi mật sẽ
co bóp đưa mật vào tá tràng qua cơ vòng Oddi.
Trước khi đi vào tá tràng, mật được trộn lẫn với dịch tụy trong ống tụy
chính.
Mật là một chất lỏng, màu xanh hoặc vàng, pH khoảng 7 - 7,7.
Số lượng bài tiết khoảng 0,5 lít/ngày.
Dịch mật gồm có nhiều thành phần quan trọng như: muối mật, sắc tố
mật, cholesterol...
Muối mật
Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn
gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có 2 loại muối mật: glycocholat
Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali).
Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid ở
ruột non kéo theo sự hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K.
Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh
mạch cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan.
Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước
trong phân và duy trì nhu động ruột già.
Sắc tố mật
Sắc tố mật (hay còn gọi là bilirubin trực tiếp, bilirubin kết hợp) là một chất hình
thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hb trong cơ thể và sau đó được thải ra theo
dịch mật.
Cholesterol
Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol
được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu.
Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại.
Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle
cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật
mất khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và
lecithin), cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinhBộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinhLa Vie En Rose
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidLunar-duong
 
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminBao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminĐức Anh
 
chuyển hóa hemoglobin
chuyển hóa hemoglobinchuyển hóa hemoglobin
chuyển hóa hemoglobinkaka chan
 
SINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSoM
 
Bai 1: Xay dung khau phan-y40
Bai 1: Xay dung khau phan-y40Bai 1: Xay dung khau phan-y40
Bai 1: Xay dung khau phan-y40Hiếu Nguyễn
 
Thực hành hoá sinh căn bản
Thực hành hoá sinh căn bảnThực hành hoá sinh căn bản
Thực hành hoá sinh căn bảnluanvantrust
 
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTKết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTYenPhuong16
 
Bài giảng hóa học hemoglobin
Bài giảng hóa học hemoglobinBài giảng hóa học hemoglobin
Bài giảng hóa học hemoglobinLam Nguyen
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y họcHuy Hoang
 
CHUYỂN HÓA
CHUYỂN HÓACHUYỂN HÓA
CHUYỂN HÓASoM
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤNSoM
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhThao Truong
 
Chuỗi hô hấp tế bào
Chuỗi hô hấp tế bàoChuỗi hô hấp tế bào
Chuỗi hô hấp tế bàoPHANCHAULOAN88
 

Mais procurados (20)

Hoa hoc va chuyen hoa gllucid
Hoa hoc va chuyen hoa gllucidHoa hoc va chuyen hoa gllucid
Hoa hoc va chuyen hoa gllucid
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinhBộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucid
 
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminBao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
 
chuyển hóa hemoglobin
chuyển hóa hemoglobinchuyển hóa hemoglobin
chuyển hóa hemoglobin
 
SINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾT
 
Bai 1: Xay dung khau phan-y40
Bai 1: Xay dung khau phan-y40Bai 1: Xay dung khau phan-y40
Bai 1: Xay dung khau phan-y40
 
Thực hành hoá sinh căn bản
Thực hành hoá sinh căn bảnThực hành hoá sinh căn bản
Thực hành hoá sinh căn bản
 
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTKết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
 
Bài giảng hóa học hemoglobin
Bài giảng hóa học hemoglobinBài giảng hóa học hemoglobin
Bài giảng hóa học hemoglobin
 
Tuyến tụy
Tuyến tụyTuyến tụy
Tuyến tụy
 
Hóa học protid
Hóa học protidHóa học protid
Hóa học protid
 
Lipid
LipidLipid
Lipid
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y học
 
Phân tích glucis
Phân tích glucisPhân tích glucis
Phân tích glucis
 
CHUYỂN HÓA
CHUYỂN HÓACHUYỂN HÓA
CHUYỂN HÓA
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤN
 
Gene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcrGene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcr
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
 
Chuỗi hô hấp tế bào
Chuỗi hô hấp tế bàoChuỗi hô hấp tế bào
Chuỗi hô hấp tế bào
 

Semelhante a CHUYỂN HÓA PROTEIN

Chuyenhoaprotein
ChuyenhoaproteinChuyenhoaprotein
ChuyenhoaproteinKanist BB
 
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.pptbai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.pptDngTrn603952
 
sltiuhadhy-171215081125 (1).pptx
sltiuhadhy-171215081125 (1).pptxsltiuhadhy-171215081125 (1).pptx
sltiuhadhy-171215081125 (1).pptxTư Nguyễn
 
B3 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID.pptx
B3 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID.pptxB3 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID.pptx
B3 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID.pptxhoangminhTran8
 
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế TBFTTH
 
Chuyển Hóa Protid
Chuyển Hóa ProtidChuyển Hóa Protid
Chuyển Hóa ProtidngNguyn939913
 
Pppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
PpppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppPppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
PpppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppBiMinhQuang7
 
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngVai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngMai Hương Hương
 
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmVitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmnguyenthanhtuyen765
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Cao học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Cao học) - Phan Đình...Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Cao học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Cao học) - Phan Đình...Man_Ebook
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdfGiáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdfMan_Ebook
 
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máuHóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máuĐình Văn Nguyễn
 
He tieu hoa p3 (ruot non )
He tieu hoa p3 (ruot non )He tieu hoa p3 (ruot non )
He tieu hoa p3 (ruot non )Pham Ngoc Quang
 
He tieu hoa p3 (ruot non)
He tieu hoa p3 (ruot non)He tieu hoa p3 (ruot non)
He tieu hoa p3 (ruot non)Pham Ngoc Quang
 

Semelhante a CHUYỂN HÓA PROTEIN (20)

Chuyenhoaprotein
ChuyenhoaproteinChuyenhoaprotein
Chuyenhoaprotein
 
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.pptbai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
bai_giang_hoa_sinh_bai_12_chuyen_hoa_protid_7546.ppt
 
sltiuhadhy-171215081125 (1).pptx
sltiuhadhy-171215081125 (1).pptxsltiuhadhy-171215081125 (1).pptx
sltiuhadhy-171215081125 (1).pptx
 
B3 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID.pptx
B3 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID.pptxB3 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID.pptx
B3 RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID.pptx
 
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
Sinh Lý Tiêu Hóa Y Dược Huế
 
Chuyển Hóa Protid
Chuyển Hóa ProtidChuyển Hóa Protid
Chuyển Hóa Protid
 
Pppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
PpppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppPppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
Pppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
 
sinh lý tụy
sinh lý tụysinh lý tụy
sinh lý tụy
 
Sinh lý tụy
Sinh lý tụySinh lý tụy
Sinh lý tụy
 
Axít amin thiet yeu
Axít amin thiet yeuAxít amin thiet yeu
Axít amin thiet yeu
 
Peroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thểPeroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thể
 
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngVai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
 
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmVitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Cao học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Cao học) - Phan Đình...Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Cao học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Cao học) - Phan Đình...
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdfGiáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
 
Bai giang protein ts vu thi thom
Bai giang protein ts vu thi thomBai giang protein ts vu thi thom
Bai giang protein ts vu thi thom
 
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máuHóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
 
He tieu hoa p3 (ruot non )
He tieu hoa p3 (ruot non )He tieu hoa p3 (ruot non )
He tieu hoa p3 (ruot non )
 
Bài mẫu Tiểu luận Tổng quan về enzyme, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Tổng quan về enzyme, HAYBài mẫu Tiểu luận Tổng quan về enzyme, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Tổng quan về enzyme, HAY
 
He tieu hoa p3 (ruot non)
He tieu hoa p3 (ruot non)He tieu hoa p3 (ruot non)
He tieu hoa p3 (ruot non)
 

Mais de SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

Mais de SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Último

SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéHongBiThi1
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf2151010465
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docHongBiThi1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấyHongBiThi1
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéHongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 

Último (20)

SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 

CHUYỂN HÓA PROTEIN

  • 2.  Protein là thành phần chủ yếu của mọi tế bào ngƣời và động vật, men, hormon, các chất cần cho vận chuyển các chất khác (vitamin, hormon, sắt, đồng,vv... ) hay kháng thể cũng đều là protein.  Tất cả Protein do trình tự kết hợp khác nhau của 22 loại axit amin cơ bản, đối với con ngƣời thì 7 loại hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp đƣợc: isolơxin, lơxin, lysin, methionin, treonin, tryptophan, và valin.  Protein của thức ăn đƣợc tiêu hoá ở ruột thành các axit amin, axit amin qua tĩnh mạch tới gan, để vào hệ thống tuần hoàn chung.  Các protein của các tổ chức cũng không ngừng thoái biến, đƣa các axit amin vào máu. Tất cả các axit amin do tiêu hoá thức ăn (nguồn gốc ngoại sinh) và do thoái biến protein tổ chức (nguồn gốc nội sinh) hợp lại thành một nguồn axit amin để sử dụng chung cho mọi nhu cầu của cơ thể.  Mọi tổ chức của cơ thể lấy những axit amin thích hợp từ các axit amin trên để tổng hợp thành các protein riêng của mình. ĐẠI CƢƠNG VỀ CHUYỂN HOÁ
  • 3. Với ngƣời cũng nhƣ động vật cấp cao, nguồn cung cấp N duy nhất là từ protein của thức ăn, nhằm đáp ứng hai nhu cầu:  Tái tạo lại những chất đã thoái biến xảy ra trong quá trình chuyển hoá của cơ thể.  Tạo ra những phân tử protein mới cho cơ thể trong thời kỳ cơ thể đang phát triển, có thai, hoặc cho con bú. Bình thƣờng, lƣợng N ăn vào bằng lƣợng N đào thải ra (chủ yếu qua nƣớc tiểu): hiện tƣợng này gọi là cân bằng N. Cân bằng dƣơng hay âm phụ thuộc vào lƣợng N đào thải ít hơn hay nhiều hơn lƣợng ăn vào. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHUYỂN HOÁ (TT)
  • 4. Cân bằng N dương: N đào thải ít hơn so với N ăn vào. Cân bằng N dƣơng xảy ra trong trƣờng hợp cơ thể đang lớn, có thai, thời kỳ lại sức sau khi ốm. Ngoài ra, khi tăng tiết các hormon tiến biến (STH, hormon nam,vv... ) hoặc khi dùng nhiều các hormon này trong điều trị. Những hormon này có tác dụng tăng cƣờng tổng hợp protein so với thoái biến. Insulin giúp cho axit amin thấm qua màng tế bào dễ dàng, đồng thời hoạt hoá men tổng hợp protein, ngoài ra insulin còn hạn chế tạo mới glucose từ protein, do đó giảm thoái biến protein. Cân bằng N âm: N đào thải nhiều hơn so với N ăn vào. Cân bằng N âm phát sinh khi đói ăn, protein niệu, bệnh nhiễm trùng, chấn thƣơng, bỏng, mổ lớn, vv... Ngoài ra còn gặp khi tăng tiết các hormon thoái biến (ACTH, cortisol, thyroxin,vv... ) hoặc khi dùng nhiều hormon này trong điều trị. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHUYỂN HOÁ (TT)
  • 5. TIÊU HÓA VÀ HẤP THU  Các protein thức ăn bị phân cắt bởi các hydrolase đặc hiệu đối với liên kết peptid gọi là các peptidase. Peptidase đƣợc chia thành hai nhóm chính. -Endopeptidase (protease): Phân cắt các liên kết peptid ở trong chuỗi polypeptid giải phóng các mảnh peptid lớn. Các endopeptidase trong lòng ống tiêu hóa bao gồm pepsin, trypsin, chymotrysin. -Exopeptidase: Các exopeptidase đƣợc chia thành carboxypeptidase và aminopeptidase. Aminopeptidase cắt các liên kết peptid ở đầu N- tận, còn carboxypeptidase cắt các liên kết peptid ở đầu C tận.  Đầu tiên Endopeptidase phân cắt các polypeptid dài thành các peptid nhỏ hơn. Sau đó các peptid này bị phân cắt bởi exopeptidase. Các sản phẩm cuối chủ yếu là acid amin tự do và các di, tripeptid đƣợc hấp thu bởi tế bào biểu mô..
  • 6. Tiêu hóa Theo nguồn gốc peptidase, quá trình tiêu hóa protein được chia thành 3 pha: Dạ dày, tụy và ruột non. Pha dạ dày pH thấp (<2) của dịch vị có tác dụng diệt khuẩn, biến tính protein và thích hợp cho hoạt động của pepsin. Pepsin A, protease chính của dịch vị, tấn công các liên kết peptid được tạo thành bởi nhóm amino của các acid amin chứa nhân thơm (Phe, Tyr). Pepsin hoạt động được tạo thành từ proenzym là pepsinogen bởi sự cắt bỏ một đoạn peptid (44 acid amin) từ đầu N- tận. Sự cắt bỏ này diễn ra như một phản ứng nội phân tử (tự hoạt hóa) ở pH<5 hoặc bởi chính pepsin hoạt động (tự xúc tác). Peptid giải phóng có thể gắn lại với pepsin và tác dụng như một chất ức chế pepsin ở pH>2. Sản phẩm phân cắt chính của pepsin là các mảnh peptid lớn và một số acid amin tự do. Các sản phẩm này có tác dụng kích thích sự giải phóng cholecystokinin ở tá tràng mở đầu cho pha tụy.
  • 7. Ở dạ dày của trẻ nhỏ còn có enzym rennin (enzym đông vón sữa) biến đổi caseinogen (protein hòa tan trong sữa) thành caseinat (không tan), tạo điều kiện tốt cho pepsin tác dụng. Ca-Caseinat (kh«ng tan) Ca2+ Casein Rennin Caseinogen (hoµ tan) Lượng Rennin giảm dần theo tuổi, ở người lớn không có enzym này
  • 8. Pha tụy Dịch tụy rất giàu các proenzym của endopeptidase và carboxypeptidase. Các proenzym này được hoạt hóa sau khi chúng đã ở trong lòng ruột non. Enteropeptidase, một protease do tế bào biểu mô tá tràng tiết ra có vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt hóa trypsinogen thành trypsin bằng cách cắt bỏ một hexapeptid (6 acid amin) khỏi đầu N- tận. Đến lượt mình trypsin hoạt hóa (tự xúc tác) sự biến đổi trypsinogen thành trypsin mạnh hơn và cũng có tác dụng trên các proenzym khác để thành enzym hoạt động như chymotrypsinogen, proelastase, procarboxypeptidase A và B
  • 9. Trypsin, chymotrypsin và elastase là những endopeptidase có tính đặc hiệu cơ chất khác nhau. Chúng hoạt động ở pH trung tính và phụ thuộc vào nồng độ NaHCO3 để trung hòa HCl dịch vị. Gốc serin cần cho cơ chế xúc tác của cả 3 enzym. Các tác nhân tương tác với serin hoặc làm biến đổi nó ví dụ : diisopropylphosphofluoridat gây bất hoạt 3 enzym này. Các polypeptid tạo thành dưới tác dụng của các enzym dịch vị và dịch tụy sẽ tiếp tục thoái biến ở lòng ruột non bởi carboxypeptidase A và B. Dưới tác dụng của các peptidase tụy, các acid amin tự do và các peptid nhỏ (2 – 8 gốc acid amin) sẽ được tạo thành. Các peptid này chiếm 60% sản phẩm thoái biến protein.
  • 10.  Pha ruột non Do dịch tụy không chứa các aminopeptidase, các di- và oligopeptid tiếp tục bị phân cắt bởi aminopeptidase ruột non. Các enzym này có nhiều ở bề mặt lòng ruột của các tế bào biểu mô ruột non (cũng chứa các dipeptidase). Sản phẩm cuối của sự tiêu hóa bề mặt tế bào là các acid amin tự do, di- và tripeptid. Các acid amin và peptid nhỏ được hấp thu theo hệ thống vận chuyển vào trong tế bào. Ở đây các di- và tripeptid bị phân cắt bởi các di- và tripeptidase bào tương thành acid amin và đưa vào tĩnh mạch cửa.
  • 11. Hấp thu  Các acid amin tự do Đồng phân tự nhiên dạng L được vận chuyển tích cực qua thành ruột vào máu. Quá trình vận chuyển tích cực L acid amin cần năng lượng do ATP cung cấp và có sự tham gia của pyridoxal phosphat. Đồng phân dạng D được khuếch tán tự do vào máu. Có ít nhất 6 hệ thống vận chuyển đặc hiệu để nhập các acid amin. Đó là các hệ thống: - Cho các acid amin trung tính có chuỗi bên ngắn hoặc phân cực (Ser, Thr, Ala). - Cho các acid amin trung tính có chuỗi bên thơm hoặc kỵ nước (Phe, Tyr, Met, Val, Leu, Ile). - Cho iminoacid (Pro). - Cho -acid amin (-Ala, Taurin). - Cho các acid amin base và Cystin (Lys, Arg, Cys-Cys). - Cho các acid amin acid (Asp, Glu).
  • 12. Cơ chế vận chuyển các L-acid amin  Tương tự như đối với vận chuyển D-glucose: gồm hệ thống vận chuyển phụ thuộc Na+ (vận chuyển 1 acid amin và 1 Na vào) nằm ở màng phía lòng ruột, hệ thống vận chuyển không phụ thuộc Na+ (chỉ chuyển acid amin vào máu, không kèm Na+) nằm ở phía đối diện của tế bào biểu mô ruột non, năng lượng lấy từ gradient điện hóa Na+ và như vậy chỉ gián tiếp từ ATP.
  • 13. Các peptid: Di- và tripeptid được vận chuyển cùng Na+ vào trong tế bào, ở đó chúng bị phân cắt thành các acid amin rồi được vận chuyển vào máu. Trừ các di- và tripeptid chứa prolin và hydroxyprolin hoặc các acid amin bất thường như -Alanin (trong carnosin và auserin), được vận chuyển ngay ra khỏi tế bào để vào tĩnh mạch cửa. Protein nguyên vẹn Được hấp thu bởi ruột non bào thai và trẻ mới sinh theo cơ chế “ẩm bào”. Cơ chế này quan trọng cho sự vận chuyển kháng thể (- globulin). Sự nhập protein theo kiểu này không quan trọng về mặt dinh dưỡng và thường giảm dần sau khi sinh. Cơ chế này còn tồn tại ở mức độ thấp để hấp thu các đại phân tử kháng nguyên cho sự tạo thành kháng thể.
  • 14. CHUYỂN HÓA ACID AMIN Thoái biến chung của các acid amin  Các acid amin có nguồn gốc ngoại sinh hoặc nội sinh khi không được sử dụng hết để tổng hợp protein và một số chất khác, có thể bị thoái hóa. Những con đường thoái hóa acid amin không thuận nghịch với con đường tổng hợp mặc dù có những giai đoạn chung cho cả hai quá trình này. Các con đường thoái hóa của các acid amin thuờng tạo ra một số chất trung gian hóa học có chức năng quan trọng với tế bào đồng thời tạo ra tiền chất cho thành phần của tế bào. Có hai con đường chính để loại nhóm amino ra khỏi acid amin là khử amin và trao đổi amin.
  • 15. Khử amin Khử amin là sự tách nhóm NH2 ra khỏi các acid amin. Nếu nhóm NH2 của acid amin được tách trực tiếp để thành NH3 thì được gọi là sự khử amin trực tiếp. Nếu nhóm NH2 chuyển cho một acid -cetonic tạo acid glutamic, sau đó glutamic khử amin oxy hóa thì gọi là khử amin gián tiếp. Trong cơ thể, có 4 kiểu khử amin. Khử amin thủy phân: R – CH - COOH NH2 R – CH - COOH OH NH3 + H2O + Hydrolase
  • 16.  Khử amin khử (hydro): R – CH - COOH NH2 R – CH2 - COOH NH3+ Dehydrolase NADH+H+ NAD+ (Acid béo)
  • 17. R – CH - COOH NH2 R – CH=CH - COOH NH3+ Desaminase (Acid béo không bão hòa) R – CH - COOH NH2 R – CO - COOH NH3+ Desaminase (α ceto acid)  Khử amin nội phân tử:  Khử amin - oxi hóa: Khử amin oxy hóa là chủ yếu Ser, Thr, Cys: khử amin thủy phân His: khử amin nội phân tử
  • 18. Khử amin - oxi hóa (tt) Khử amin oxy hóa được xúc tác bởi các acid amin oxidase (CoE là FAD hoặc FMN), sử dụng oxy là chất nhận điện tử, diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Acid amin bị khử hydrogen để thành imino acid tương ứng. Giai đoạn 2: Hợp nước tạo thành -cetoacid và giải phóng NH3.
  • 19. Trong các oxydase, chỉ có L-Glutamat dehydrogenase (GLDH) của gan là có hoạt tính cao và xúc tác tiêu tốn ít năng lượng. Nó sử dụng CoE là NAD hoặc NADP và xúc tác phản ứng sau: COO- CH-NH2 (CH2)2 COOH NAD(P) NAD(P) + H+ GLDH COO- CH=O (CH2)2 COOH NH3+ Glutamat α Cetoglutarat Quá trình khử amin oxy hóa của acid glutamic nhờ xúc tác của enzym GLDH tạo α ceto glutaric acid và NH3 gọi là khử amin oxy hóa trực tiếp.
  • 20. Glutamatdehydrogenase có trong ty thể và bào tương của tế bào gan. Nó là một enzym dị lập thể, GDP và ADP hoạt hóa, còn GTP và ATP ức chế enzym. Phản ứng khử amin của glutamic có ý nghĩa quan trọng vì: -Cung cấp NH3 cho tổng hợp urê, sử dụng NH3 để tổng hợp glutamat. - Glutamat là acid amin duy nhất bị khử amin oxy hóa trực tiếp với tốc độ cao ở gan và có vai trò trung tâm trong việc khử amin của các acid amin.
  • 21. Chuyển (hoặc trao đổi) amin Phản ứng chuyển nhóm amin cho -cetoacid được xúc tác bởi transaminase, chứa CoE là pyridoxalphosphat (vitamin B6). Nhóm -NH2 của acid amin được chuyển gián tiếp (qua pyridoxal phosphat) cho C của -cetoacid. Mất nhóm - amin, acid amin trở thành -cetoacid tương ứng, còn -cetoacid nhận nhóm amin sẽ trở thành acid amin tương ứng. Cơ chế của quá trình trao đổi amin được trình bày như sau:
  • 22. R1-CH-COOH NH2 R1-CO-COOH aminoacid I -cetoacid I N O = C - H HO H3C CH2OPO3 2-...Enz CH2OPO3 2-...Enz H3C HO N H2N - C - H aminoacid II NH2 R1-CH-COOH -cetoacid II R1-CO-COOH Transaminase
  • 23. Phần lớn các acid amin (ít nhất là 12, gồm Ala, Asp, Asn, Cys, Ile, Leu, Lys, Phe, Tyr, Try, Val) loại nhóm amin bằng cách trao đổi amin. Cặp -cetoacid-acid amin quan trọng nhất đối với phản ứng trao đổi amin của các acid amin là -cetoglutarat-glutamat. Phản ứng trao đổi có liên quan với sự tổng hợp các acid amin không cần thiết, sự thoái biến của phần lớn acid amin (trừ lysin và threonin). Trong các transaminase, có 2 enzym quan trọng nhất về mặt lâm sàng là AST/GOT (Aspartat transaminase/ Glutamat-Oxaloacetat-Transaminase) và ALT/GPT (Alanin transaminase/ Glutamat-Pyruvat-Transaminase). GOT có nhiều trong tế bào cơ tim. GPT có nhiều trong tế bào gan.
  • 24. Aspartat + -cetoglutarat <------> Oxaloacetat + Glutamat ALT Alanin + -cetoglutarat <------> Pyruvat + Glutamat
  • 25. Mối liên quan giữa trao đổi amin và khử amin (khử amin gián tiếp) Phần lớn acid amin đều loại nhóm amin bằng cách trao đổi amin bởi lẽ các transaminase có hoạt tính cao trong khi L- acid amin oxidase có hoạt tính thấp Nhờ trao đổi amin, nhóm amin của các acid amin được tập trung vào glutamat. Mặt khác, glutamat là acid amin được khử amin-oxi hóa mạnh dưới tác dụng của glutamat-dehydrogenase có hoạt tính cao. Do đó, phần lớn acid amin chuyển nhóm amin cho -cetoglutarat để thành glutamat sau đó glutamat khử amin-oxi hóa.
  • 26. R - CH - COOH NH2 R - CO - COOH (amino acid) cetoglutarat Glutamat NAD(P)H2 + NAD(P) + H2O ceto acid) Transaminase Glutamat dehydrogenase NH3
  • 27. Nhờ sự kết hợp giữa hai quá trình khử amin và trao đổi amin, nhóm amin của hầu hết acid amin được tách ra dưới dạng NH3. Đó là sự khử amin gián tiếp diễn ra đối với phần lớn acid amin. Khử carboxyl Phản ứng được xúc tác bởi các decarboxylase đặc hiệu cho mỗi acid amin, chứa CoE là pyridoxalphosphat (B6). Nhiều amin tạo thành có tác dụng dược lý và sinh lý đặc biệt nên được gọi là các amin sinh học. Chúng tham gia điều hòa chuyển hóa và chức năng của các cơ quan tổ chức. Ví dụ: Sự khử carboxyl của histidin, dưới tác dụng của histidin decarboxylase, sẽ tạo thành histamin. Histamin có tác dụng giãn mạch, co cơ trơn và tăng tính thám thành mạch. Sự khử carboxyl của glutamat ở tổ chức thần kinh sẽ tạo thành  amino butyric acid (GABA). Sự khử CO2 của tryptophan (Try), 5- hydroxytryptophan (5- oxy Tryp), 3,4 - dihydroxyphenylalanin (DOPA) sẽ tạo thành tryptamin, serotonin, dihydroxyphenyl ethylamin (dopamin) tương ứng.
  • 28. Số phận của các sản phẩm thoái biến acid amin Amoniac (NH3): Tạo thành glutamin – dạng vận chuyển của NH3: Amoniac, tạo thành chủ yếu từ sự khử amin của acid amin, ngoài ra còn từ sự thoái biến của các base purin và pyrimidin. NH3 tạo thành ở tổ chức kết hợp với glutamat dưới tác dụng của glutamin synthetase tạo thành glutamin. Năng lượng tổng hợp do ATP cung cấp.
  • 29. Glutamin, dạng vận chuyển của NH3, không độc sẽ theo máu tới gan và thận. Ở đây, glutamin bị thủy phân bởi glutaminase, giải phóng NH3 và glutamat. Ở gan, NH3 được sử dụng để tổng hợp urê. Ở thận, NH3 được sử dụng để tổng hợp amoni (NH4+). Ở não, sự tạo thành glutamin là con đường chính để giải độc NH3. Tổng hợp urê (vòng urê) Vòng urê diễn ra chủ yếu ở gan. Ngoài gan, thận, phổi não cũng tổng hợp một lượng nhỏ urê. Vòng urê còn được gọi là vòng Krebs - Henseleit hoặc vòng ornithin. Các phản ứng của vòng urê:  Phản ứng 1: Tạo thành carbamylphosphat Một phân tử NH3 kết hợp với CO2, cần 2 ATP, dưới tác dụng của carbamylphosphat synthetase, để tạo thành carbamylphosphat.
  • 30.
  • 31. Phản ứng 2: Tạo thành citrulin Nhóm carbamyl của carbamylphosphat được chuyển tới nhóm -amino của ornitin để tạo thành citrulin, nhờ enzym ornitin transcarbamylase. Enzym ornitin transcarbamylase (OTC) cũng có ở ty thể. Citrulin khuếch tán từ ty thể ra bào tương. Phản ứng 3: Tạo thành arginosuccinat Ở bào tương, citrulin kết hợp với aspartat để tạo thành arginosuccinat, dưới sự xúc tác của enzym arginosuccinat synthetase. Cơ chế phản ứng như sau: Phản ứng 4: Tạo thành arginin. Arginosuccinat bị phân cắt dưới tác dụng của enzym arginosuccinat lyase, thành arginin và fumarat. Phản ứng 5: Thủy phân arginin tạo thành urê. Arginin bị thủy phân bởi arginase, tạo thành urê và ornitin. Arginase, enzym tetramer còn có ở não thận và các cơ quan khác.
  • 32. Ornitin sau đó được vận chuyển vào ty thể. Urê khuyếch tán vào máu, đào thải qua thận ra nước tiểu. Một phần khuyếch tán vào ruột non và bị phân hủy bởi urease của vi khuẩn ruột để tạo NH3 và quay trở lại gan. Urease có ở thực vật và vi sinh vật thủy phân urê thành CO2 và hai phân tử NH3. Vòng ure
  • 33. Ý nghĩa của vòng urê -Sự tạo thành urê là con đường chính để giải độc NH3 của cơ thể diễn ra chủ yếu ở gan. Lượng urê đào thải ra nước tiểu hàng ngày phụ thuộc vào lượng protein thức ăn. Ăn nhiều protein hoặc tăng thoái biến protein của cơ thể urê nước tiểu tăng. Urê được tổng hợp từ NH3 ở gan, vào máu và được đào thải qua thận ra nước tiểu. Khi suy gan, chức năng tổng hợp urê giảm, NH3 trong máu tăng và có thể dẫn đến hôn mê (hôn mê gan do NH3). Khi suy thận, chức năng đào thải urê giảm, nồng độ urê trong máu tăng, còn trong nước tiểu giảm, clearance urê giảm. Vì vậy, xét nghiệm định lượng NH3 trong máu, urê máu và nước tiểu có giá trị trong các bệnh gan và thận. - Vòng urê có liên quan với các quá trình chuyển hóa khác, đặc biệt là vòng Krebs. Mối liên quan này thông qua CO2, ATP (do vòng Krebs cung cấp) và qua các chất trung gian fumarat, aspartat …
  • 34. Tạo muối ở thận NH3 được dùng để tổng hợp ion amoni (NH4+) NH3 + H+ ==> NH4+ NH4+ sẽ kết hợp với các gốc acid để đào thải ra nước tiểu dưới dạng muối amoni. Nhờ quá trình này mà thận tham gia điều hòa cân bằng acid-base.  Sử dụng trong các phản ứng amin hóa NH3 được dùng cho nhiều phản ứng amin hóa. Ví dụ: Amin hóa cetoacid thành acid amin: R - CO - COOH + NH3 R - CH - COOH NH2 Nhờ phản ứng này mà cơ thể có thể tổng hợp được một số acid amin
  • 35. o Các -cetoacid Các -cetoacid được khử CO2 thành acid béo rồi chuyển hóa theo acid béo, hoặc được amin hóa, trao đổi amin thành acid amin. o Các amin Các amin sinh học, sau khi phát huy tác dụng được bất hoạt thường là khử amin oxy hóa tạo thành aldehyt tương ứng và NH3, dưới tác dụng của monoamino oxidase (MAO) hoặc diamino oxidase (DAO). MAO có vai trò quan trọng trong điều hòa sinh tổng hợp và phận hủy các amin sinh học. Các chất ức chế MAO (như ipraniazide, garmin, pargilin) được sử dụng trong điều trị bệnh tâm thần.
  • 36. Thoái biến riêng của các acid amin Bộ khung cacbon của các acid amin có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng. Đầu tiên các acid amin biến đổi thành các hợp chất trung gian. Sau đó từ các hợp chất trung gian biến đổi thành glucid hoặc lipid hoặc cả hai. Phần lớn các acid amin là các acid amin sinh đường, chỉ có leucin là hoàn toàn sinh ceton. Có 5 acid amin vừa sinh đường, vừa sinh ceton: isoleucin, lysin, phenylalanin, tyrosin và tryptophan. Các acid amin sinh ceton biến đổi thành acetylCoA hoặc acetoacetylCoA. Các acid amin sinh đường đều qua oxaloacetat để thành PEP và sau đó thành glucose.
  • 37. Thoái biến của acid amin sinh ceton: leucin Leucin chuyển amin, biến đổi thành α ceto-iso caproat, khử CO2, oxi hóa, carboxyl hóa và cuối cùng hydrat hóa thành -hydroxy--methyl-glutaryl-CoA (HMG-CoA). Từ HMG-CoA có thể tổng hợp cholesterol, do đó leucin được dùng để tổng hợp steroid. Mặt khác, từ HMG-CoA có thể tạo thành acetoacetat và acetylCoA nên leucin là acid amin sinh ceton. Một acid amin nào đó tạo thành acetylCoA cũng có thể coi là sinh ceton vì từ acetylCoA có thể tạo thành acetoacetat (xem sự tạo thành các thể ceton):
  • 38. Thoái biến của acid amin sinh đường và sinh ceton  Isoleucin (Ile): Isoleucin thoái biến theo một loạt phản ứng tương tự như leucin tạo thành sản phẩm cuối cùng là acetylCoA và propioxylCoA: Các phản ứng đầu tiên dẫn đến acid béo không bão hòa giống như leucin. Tuy nhiên acetylCoA tạo thành dưới tác dụng của thiolasse chứ không phải của enzym phân cắt. PropioxylCoA sau đó có thể carboxyl hóa để thành methylmalonylCoA; chất này đồng phân hóa thành succinylCoA, vào vòng Krebs và cuối cùng tạo thành pyruvat, glucose hoặc glycogen.
  • 39. Phenylalanin (Phe) và tyrosin (Tyr). Phenylalanin gắn oxy biến đổi thành tyrosin: Phenylalanin Tyrosin Phøc hîp Phe-hydroxylase O2 H2O H4-BP H2-BP NADPH2 NADP+ Phức hợp enzym phenylalanin hydroxylase sử dụng CoE biopterin (BP) cung cấp hydro. + Tyrosin chuyển amin, oxi hóa, đồng phân hóa, thủy phân để tạo thành acetoacetat (sinh ceton) và fumarat (sinh đường):
  • 40. H2O Acetoacetat Fumarat (Sinh ceton) (Sinh ®-êng) Hydrolase Fumaroyl acetoacetat issomerase Malloylacetoacetat Homogentisat oxidase (thiÕu hôt trong alcapto niÖu) O2 oxidase O2 CO2 Tyr transaminase CG Glu Tyr p-hydroxyphenylpyruvat Homogentisat Chuyển hóa của tyrosin
  • 41. Lysin (Lys). Lysin không khử amin. Lysin có hai con đường chuyển hóa và cả hai con đường đều dẫn đến tạo thành -aminoadipat. -amino adipat khử carboxyl oxi hóa (do phức hợp enzym, tương tự như pyruvat, - ceto glutarat), thành crotonylCoA, chất trung gian trong -oxi hóa acid béo. Từ crotonylCoA có thể tạo thành acetoacetylCoA để rồi thành acetoacetat hoặc acetylCoA.
  • 42. Tryptophan: Chuyển hóa phức tạp cho cả alanin (sinh đƣờng) và acetylCoA (sinh ceton). Aceto acetylCoA H2O NH3 NADH2 NAD CO2 (97%) -aminomuconat -cetoadipat CO2O2 (3%) D-Ribose5P (B6) Kynureninase L-AlaninO2 H2O HCOOHO2 Try-pyrrolase -hydroxy anthranilat L-Try N-Formyl-kynurenin L-Kynurenin Chuyển hóa của tryptophan
  • 43. Enzym tryptophan pyrrolase mở vòng pyrrol. Enzym này cũng được cảm ứng bởi glucocorticoid. Chuỗi bên của Try bị phân cắt cho alanin và -hydroxy anthranilat. Chất này khử carboxyl và khử thành -ceto adipat. Từ đây sự biến đổi tương tự lysin và cho acetoacetylCoA. Tryptophan còn biến đổi thành NAD, do đó thiếu vitamin PP có thể điều trị bằng tryptophan.
  • 44. Thoái biến của các acid amin sinh đường. Alanin, aspartat (hoặc asparagin) và glutamat (hoặc glutamin): + Ala, Asp, Glu được chuyển hóa bởi các phản ứng chuyển amin, tạo thành các chất trung gian của vòng Krebs. + Glutamin và asparagin tách nhóm NH2 bởi phản ứng thủy phân dưới tác dụng của glutaminase và asparaginase.
  • 45. Enzym serin dehydratase biến đổi trực tiếp serin thành pyruvat. Glycin biến đổi thành serin khi nhận nhóm hydroxymetyl từ 5,10-metylen tetrahydrofolat (THF). Nguyên tử S của Cys đầu tiên bị oxy hóa, sản phẩm đƣợc chuyển amin và gốc sulfide bị thủy phân tạo thành pyruvat. Gly Ser Pyruvat 5,10 metylen THF THF NH3 Ser-transhydroxymetylase H2O Ser-dehydratase Cys Cystein sulfinic -sulfinylpyruvat O2 H+ CG Glu H2O SO3 2- desulfinase Những acid amin này đều tạo thành pyruvat:
  • 46. Threonin: Biến đổi thành succinylCoA: NH3 Thr C etobutyrat PropionylCoA SuccinylCoA Thr-dehydratase NAD NADH2 DH CoASH CO2 Threonin khử amin thủy phân dưới tác dụng của enzym threonin dehydratase (tác dụng tương tự như serin dehydratase) tạo thành -ceto butyrat chất này khử carboxyl oxi hóa thành propionylCoA dưới tác dụng của phức hợp dehydrogenase (tương tự như pyruvat). PropionylCoA có thể carboxyl hóa thành methylmalonylCoA, rồi chất này đồng phân hóa thành succinylCoA sau đó qua vòng Krebs để tạo pyruvat.
  • 47. Methionin: Cũng tạo thành  cetobutyrat do đó được chuyển hóa như threonin: Met + ATP S-Adenosyl methionin (SAM) CH3 chÊt nhËn methyl S-Adenosyl homocystein Met-Adenosin transferase H2O PPi
  • 48. S-Adenosyl methionin (SAM) là chất cho nhóm methyl (-CH3) chính trong cơ thể. Nó chuyển nhóm metyl methyl tới nhóm -NH2 hoặc -OH cho nhiều chất nhận. Homocystein tạo thành từ S-adenosylhomocystein biến đổi thành homoserin. Homoserin khử CO2, hydrat hóa, giống threonin, tạo thành - cetobutyrat và sau đó thành propionat: Arginin: Biến đổi thành glutamic: Arg Ornithin Glutamat semialdehyd Glutamat H2O Ure CG Glu NAD NADH2 H2O Arginase
  • 49. Prolin: N H COOH COOHN FAD FADH2 COO- CH2 H2N - CH COOH CH2 NAD NADH2 DH H2O DH Prolin Glutamat
  • 50. Valin: Biến đổi thành succinylCoA. Giống như các acid amin phân nhánh khác (Leu, Ile), đầu tiên là chuyển nhóm amin, sau đó khử CO2, oxi hóa, tạo thành methylmaloylCoA, rồi chất này đồng phân hóa thành succinylCoA Histidin: Biến đổi thành glutamic: Đầu tiên, His khử amin tạo thành chất trung gian không bão hòa urocanat. Chất này hợp nước mở vòng imidazol, tạo thành formiminoglutamat. Formiminoglutamat chuyển nhóm formimino cho tetrahydrofolat (THF) và tạo thành glutamat.
  • 51. Biến đổi một số acid amin thành các sản phẩm đặc biệt Glycin. + Tham gia tổng hợp hem: Glycin cung cấp 4 nguyên tử Nitơ cho 4 nhân pyrol và 8 nguyên tử carbon cho tổng hợp porphyrin của hem. Sự liên quan của Glycin với tổng hợp hem và vòng Krebs tạo thành "chu trình succinat-glycin“ + Tổng hợp purin Glycin cung cấp C4, C5, N7 cho nhân purin. C của ALA có nguồn gốc từ C của glycin. C này trở thành C2 và C8 của nhân purin, do đó ALA là chất vận chuyển C tới purin + Thành phần của glutathion [Glu-Cys-Gly] Glutathion tham gia khử MetHb thành Hb và có vai trò duy trì nhóm -SH của màng tế bào, giữ vững cấu trúc màng đặc biệt là màng hồng cầu. + Liên hợp glycin: Diễn ra ở gan, tạo thành các acid mật liên hợp và tạo thành các chất liên hợp không độc. Phản ứng được dùng để đánh giá chức năng gan. + Tổng hợp creatinin: Phần sarcosin (N-methylglycin) của creatinin.
  • 52. + Chất ức chế dẫn truyền ở tủy sống và thân não: Glycin còn là mediator ức chế ở tủy và thân não. Alanin. -alanin là thành phần của acid pentotenic của CoA và là sản phẩm thoái biến của pyrimidin. Serin. + Phần lớn serin ở phosphoprotein dưới dạng o-phosphoserin. Sự tạo thành phosphoserin có liên quan với sự hoạt hóa enzym glycogen phosphorylase. + Là thành phần của phosphatidyl serin. Sự khử CO2 của serin của phosphatidyl serin sẽ tạo thành phosphatidyl ethanolamin; sự gắn -CH3 của Ser sẽ tạo thành leucithin. +Tham gia tổng hợp sphingosin ở não và vì vậy tham gia tổng hợp sphingomyelin. + Tham gia tổng hợp purin và pyrimidin-nucleotid. C của serin là nguồn gốc -CH3 của thymin và của C2 và C8 của nhân purin.
  • 53. Methionin. + Chất cho nhóm methyl (-CH3) chính trong cơ thể để tổng hợp nhiều chất (như cholin, creatin...) hoặc cho sự methyl hóa (liên hợp methyl khử độc) như liên hợp với các dẫn xuất của pyrimidin (acid nicotinic) hoặc với quinolein. Dạng hoạt động của methionin là SAM (S-adenosyl methionin). Ở SAM, liên kết cao năng giữa -CH3 và S làm cho -CH3 trở nên linh động. Cystein. + Có nhiều trong proteid của lông, móng, tóc và keratin của da. + Sự tạo thành cầu disulfua có vai trò quan trọng trong cấu trúc của protein. + Cystein là nguồn gốc của sulfat. Met cũng chứa S nhưng S của nó được vận chuyển cho sự tạo thành cystein nên Met không đóng góp vào sự tạo thành sulfat + Duy trì hoạt tính của nhiều enzyme dưới dạng –SH tự do. Nếu oxy hóa –SH thành -S - S -, enzym bất hoạt. Sự chuyển - S - S - thành -SH là nhờ glutathion, tạo thành hệ thống oxy hóa khử trong cơ thể. + Thành phần của CoA. + Tạo thành taurin (liên hợp với acid mật) + Liên hợp cystein, giải độc các hallogen thơm, tạo thành dẫn xuất mercapturic.
  • 54. Arginin. + Chất cho nhóm formanidin để tổng hợp creatin (ở người) và cho tổng hợp streptomycin (ở streptomyces). + Tổng hợp arginin phosphat (có chức năng tương tự creatin phosphat) ở cơ của loài không xương sống. Histidin. + Tạo thành histamin: Histidin ---> Histamin + CO2 NHN CH2 - CH - COOH NH2 His-decarboxylase CH2 - CH2 - NH2 NHN (Histamin) (His) + Histamin còn là mediator ở não.
  • 55. Tryptophan. + Tạo thành serotonin ở tổ chức từ 5 hydroxytryptophan. - CO2 Tryptophan  5 hydroxytryptophan  Serotonin + Serotonin là mediator ở vùng dưới thị và thân não có liên quan tới quá trình ngủ và trí nhớ cảm xúc. + Serotonin bị phá hủy bởi MAO (monoamino oxidase) thành 5-hydroxy indoacetic acid (5HIAA) rồi đào thải ra ngoài qua nước tiểu. + Serotonin còn là chất bảo vệ phóng xạ do nó có khả năng phản ứng với các gốc tự do và có ảnh hưởng trên hô hấp tổ chức. + Tăng tạo serotonin xảy ra ở carcinoid ác tính. + Tạo thành melatonin. Melatonin (5-acetyl-5-methoxyserotonin) là một hormon được tạo thành ở tuyến tùng và thần kinh ngoại vi.
  • 56. Phenylalanin và tyrosin. + Tạo thành các catecholamin. Glutamic acid. + Tạo thành glutathion, glutamin. + Tạo thành GABA (-aminobutyric acid). GABA là chất trung gian ức chế chính của não và tủy sống. Qua Shunt này GABA có thể cung cấp năng lượng cho não.
  • 57. RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ PROTEIN Bao gồm : - Rối loạn tiêu hoá và hấp thu protein. - Rối loạn thành phần protein huyết tương. - Rối loạn tổng hợp protein ở tế bào và tổ chức. - Rối loạn chuyển hoá trung gian axit amin. - Rối loạn giai đoạn cuối của chuyển hoá protein.
  • 58.  RỐI LOẠN TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU PROTEIN Rối loạn tiết dịch của dạ dày, nói chung không ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển hoá protein. Quá trình tách các axit amin ở ống tiêu hoá diễn biến có khác, tuỳ thuộc loại axit amin. thí dụ : tyrosin và tryptophan bình thường đã được tách ngay trong dạ dày, còn các axit amin khác phải vào tới ruột non mới được tách ra. Rối loạn tách tyrosin và trypyophan phát sinh trong trường hợp thiếu dịch vị và cắt đoạn dạ dày. Rối loạn hấp thu axit amin phát sinh trong viêm và phù niêm mạc ruột non. Trong tế bào, dù chỉ thiếu một loại axit amin cần thiết cũng đủ gây rối loạn tổng hợp protein, đồng thời gây tăng tương đối các axit amin khác với hậu quả là ứ các sản vật trung gian của các axit amin này.
  • 59. Tổng hợp axit amin phát sinh rối loạn không những do thiếu axit amin cần thiết mà còn do rối loạn tỉ lệ giữa lượng các axit amin cần thiết đưa vào cơ thể. Các axit amin đó cần thiết cho việc tổng hợp các hormon, các chất trung gian hoá học, các chất có hoạt tính sinh vật. Có thể thiếu các axit amin cần thiết không những gây ra rối loạn chuyển hoá protein nói chung mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tổng hợp những protein nói riêng, gây ra những rối loạn đặc hiệu. Thí dụ : - Thiếu tryptophan kéo dài gây đục tuỷ tinh thể ở chuột nhắt, giảm nồng độ protein huyết tương ỏ trẻ em. - Thiếu lysin gây buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, và đã bị tiếng động kích thích. - Thiếu acginin gây ức chế tạo tinh trùng. - Thiếu histidin gây giảm nồng độ hemoglobin. - Thiếu methionin gây thoái hoá mỡ ở gan, do thiếu nguyên liệu để tổng hợp lexithin vv...
  • 60. Do sự mất mát protein và các dẫn xuất của nó trong phân thường rất ít, nên người ta xem lượng nitơ trong nước tiểu là chỉ số ổn định để tính số lượng của protein bị chuyển hoá và của các acid amin bị phân giải. Vì lượng nitơ trong các loại protein khác nhau có từ 14đến 19%, trung bình là 16% (nghĩa là trong 100g protein có chứa 16g nitơ, hay 1g nitơ tương ứng với 6,25g protein), nên ta có thể nhân lượng nitơ cho 6,25 thì biết được lượng protein. Nếu lượng nitơ được cơ thể hấp thu từ thức ăn bằng lượng nitơ trong nước tiểu, thì trường hợp này được gọi là thăng bằng nitơ. Nếu lượng nitơ được thu nhập lớn hơn lượng nitơ trong nước tiểu, thì gọi là cân bằng nitơ dương. Ngược lại, nếu lượng nitơ trong nước tiểu lớn hơn lượng nitơ được cơ thể hấp thu thì gọi là cân bằng nitơ âm. Thăng bằng nitơ thường gặp ở các cơ thể đã trưởng thành và nhận được thức ăn có đủ protein.
  • 61. Trường hợp cân bằng nitơ dương thường gặp ở cơ thể đang phát triển, ở phụnữ có thai, ở những cơ thể đang phục hồi sau khi bị ốm đau hay khi sử dụng các loại steroid tăng đồng hoá (ví dụ testosteron).  Còn trường hợp cân bằng nitơ âm thường gặp trong những trường hợp trong thức ăn không có protein, khi bị đói, khi bị bất động, khi các hormon vỏ tuyến thượng thận tăng quá cao hoặc mức insulin trong máu thấp. Khi trong thức ăn tuy có protein, nhưng nếu thiếu một số acid amin cần thiết cũng xảy ra hiện tượng cân bằng nitơ âm. Về việc định mức protein trong thức ăn hàng ngày để bảo đảm cho hoạt động sống bình thường của cơ thể đang phát triển cũng như cơ thể đã trưởng thành đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất. Người ta cho rằng trong điều kiện bình thường lượng protein cần thiết trong một ngày cho người trưởng thành là 1,5-2,0g trên 1kg thể trọng, còn trong điều kiện lao động thể lực nặng nhọc là 3,0-3,5g trên 1kg thể trọng. Tăng lượng protein trên 3,0-3,5g trên 1kg thể trọng sẽ gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh, của gan vàthận.
  • 62. Sản vật cuối cùng của quá trình thoái biến protein a) Số phận của NH3  NH3 tự do rất độc đối với cơ thể, có rất ít trong máu.  NH3 tạo thành được kịp thời kết hợp với axit glutamic để trở thành glutamin.  Glutamin không độc mà là dạng vận chuyển NH3 trong máu.  Glutamin được tạo thành ở hầu hết các tổ chức, cần sự xúc tác của men tổng hợp glutamic và ATP.  Glutamin được máu vận chuyển tới gan và thận, ở đó glutamin thuỷ phân thành axit glutamic và NH3 với sự có mặt của men glutaminaza, NH3 được giải phóng biến thành ure hoặc đào thải qua nước tiểu dưới dạng muối amoni.
  • 63. Ure được tạo thành ở gan, từ NH3, rồi vào máu, được vận chuyêủ tới thận để đào thải ra ngoài. Do gan là cơ quan chủ yếu để tạo thành ure, thận là cơ quan đào thải ure nên trong lâm sàng thường định lượng ure trong các bệnh gan và thận. Quá trình tạo ure qua 3 giai đoạn. Quá trình này có thể bị đảo lộn do rối loạn hoạt động men có tính chất di truyền. -Acgiosucxinat niệu mà đặc điểm là tăng axit amin niệu và tinh thần thiểu năng do thiếu men acgiosucxinaza. - Amoniac máu tăng do thiếu men tổng hợp cacbonyl photphat mà men OCT (ocnitin cacbamyl transferaza); trong bệnh này thấy glutamin tăng đào thải theo nước tiểu. - Xitrunin niệu : trong trường hợp này xitrunin máu có thể tăng gấp 50 lần so với bình thường sau 24 giờ. Cơ thể có thể đào thải tới 15 g xitrunin. Nguyên nhân là do thiếu men tổng hợp axit acgino sucxinic. Hoạt tính của các men tổng hợp ure phát sinh rối loạn trong bệnh gan (viêm gan, xơ gan), giảm protein huyết tương, ức chế phản ứng photphoryl oxy hoá. Trong máu, NH3 tăng gây nhiễm độc. Mẫn cảm nhất với NH3 là tổ chức thần kinh.
  • 64. b) Số phận của axit uric Axit uric là sản phẩm thoái biến duy nhất của bazơ purin. Phần lớn axit uric ở người được đào thải qua thận. Nước tiểu và các dung dịch của cơ thể người lúc nào cũng có axit uric mặc dù không có purin trong thức ăn hoặc khi đói ăn. mặt khác, chế độ ăn nhiều purin (như các phủ tạng gan, thận,vv... ) làm tăng bìa xuật axit uric trong nước tiểu. Do đó, có thể cho rằng axit uric có 2 nguồn gốc : nội sinh và ngoại sinh. Trong bệnh lý, axit uric máu tăng trong viêm thận , bệnh bạch cầu, đặc biệt trong bệnh Gút (Goutte). Trong bệnh này axit uric đọng lại trong sụn, bao khớp, gân, đôi khi gặp cả ở da, cơ, thận, gây đau đớn, viêm các khớp bị méo mó, mất chức năng và cuối cùng bệnh nhân chết vì xơ thận. Muối urat có thể lắng đọng ở đường tiết niệu và tạo thành sỏi.
  • 65. Về cơ chế bệnh sinh, có thể kể đến mấy nguyên nhân sau : -Tổng hợp quá nhiều axit uric do Tăng cường tổng hợp trực tiếp qua inosin, hypoxanthin tới axit uric (trong gút thông thường). - Tăng cường tổng hợp qua axit inosinic, axit guanilic, guanin, rồi xanthin. Con đường này thấy trong bệnh gút thứ phát với các bệnh về máu (hạ bạch cầu cấp). - Rối loạn men như rối loạn cơ chế phản hồi ức chế của các nucleotit, được hình thành đối với men amido transferaza trong khâu chuyển PRPP thành PRA, hay khi thiếu men bẩm sinh để chuyển hypoxanthin thành axit inosilic (men hypoxanthin guanin photphoribozyl transferaza). - Ăn nhiều purin quá (các chất có nhiều axit nhân). - Rối loạn thận không đào thải được urat. (xơ thận). Hiện nay trong điều trị, người ta sử dụng những thuốc làm giảm tái hấp thu axit uric tại ống thận nhưng tốt hơn cả là dùng thuốc ức chế men xanthin oxydaza không cho chuyển thành axit uric nữa. Xanthin trong máu tăng nhưng nó dễ dàng được đào thải do nó dễ hoà tan hơn.
  • 66. Tất cả các rối loạn tổng hợp protein về chất lượng đều liên quan tới sự thiếu sót của ADN trong nhân tế bào, do đó thường gặp trong những bệnh bẩm sinh và di truyền. Qua tóm tắt rất đơn giản quá trình sinh tổng hợp protein trên đây, thấy rõ một đột biến có thể xảy ra
  • 67. -ở gen cấu trúc làm cho cấu trúc của chuỗi polypeptit, của phân tử protein, của men tổng hợp ra bị thay đổi . -ở gen điều hoà làm cho cấu trúc của khoá hãm bị thay đổi , hoặc không hãm, hoặc không mở dù dưới tác dụng của chất cảm ứng. -ở gen khởi động làm gen này không chịu ảnh hưởng của khoá hãm, dẫn tới tổng hợp men không điều hoà, vô tổ chức. -Trường hợp cấu trúc của protein bị thay đổi, có thể nói rằng đột biến ở gen cấu trúc là nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu cấu trúc của phân tử protein không thay đổi song số lượng protein giảm rõ rệt có thể nghĩ tới đột biến ở gen điều hoà.
  • 68. Rối loạn tổng hợp về chất lượng có thể phát sinh : -Do sai sót của một gen gây thiếu một men tương ứng khiến cho có thể thiếu hẳn một sản phẩm, đồng thời ứ đọng một sản phẩm chuyển hoá trong cơ thể. -Do sai sót của gen khiến cho cơ thể tổng hợp một sản phẩm khác thường. Điển hình cho loại bệnh này là bệnh loạn hemoglobin và loạn globulin (paraprotein). 1.Rối loạn tổng hợp protein do thiếu men gây ứ đọng một sản phẩm , đồng thời thiếu hẳn một sản phẩm khác : Tất cả các quá trình chuyển hoá trong cơ thể đều chịu sự chi phối của yếu tố di truyền. Mỗi quá trình chuyển hoá gồm một chuỗi phản ứng , mỗi phản ứng thực hiện được do hoạt động xúc tác của một men nhất định.Cờu tạo và chức năng của men lại do các gen nhất định chi phối. Đột biến ở một gen gây ra rối loạn tổng hợp protein men, do đó kìm hãm một phản ứng hoá học nhất định, có thể ảnh hưởng tới một loạt các quá trình sinh hoá khác. Đó là cơ chế di truyền của nhiều bệnh di truyền được xếp vào loại bệnh lý men.
  • 69. Các chặng của một quá trình chuyển hoá có thể mô tả đơn giản như sau : chất A biến thành chất D sau khi qua các chặng B và C. những phản ứng hoá học đó thực hiện được là nhờ các men a, b, g, hình thành dưới tác dụng của các gen a, b, g. Nếu một trong những gen đó bị đột biến, thì men tương ứng sẽ thay đổi về cấu trúc và chức năng, hoặc men đó không được tổng hợp và bấy giờ phản ứng do men đó chi phối bị kìm hãm, bị chẹn lại. chẹn có thể phát sinh ở bất kì chặng nào của quá trình chuyển hoá . thí dụ chẹn xảy ra ở chặng B --> C kết quả là : - Giảm hình thành sản vật của phản ứng đó (C) và những sản vật tiếp theo (D). - Cơ chất của phản ứng bị kìm hãm (B) và tiền thân của nó (A) ứ lại trong cơ thể. - Thay đổi hướng chủ yếu của phản ứng là tăng sản vật bình thường có rất ít (x, y, z). Giảm hoạt tính men là cơ sở bệnh sinh của các bệnh về men, có tính chất di truyền. Sự phát sinh chẹn trong quá trình chuyển hoá axit amin là yếu tố gây ra một số bệnh di truyền. thí dụ chẹn trên đường chuyển hoá của phenylalanin và tyroxin .
  • 70. 2.Rối loạn tổng hợp protein do sai sót của gen điều khiển khiến cho cơ thể tổng hợp một sản phẩm . Điển hình cho loại bệnh này là bệnh loạn hemoglobin và loạn globulin. a) bệnh loạn hemoglobin (Hb) Trong phân tử Hb của người bình thường có 4 chuỗi polypeptit và 4 phân tử hem (H5). Các chuỗi polypeptit khác nhau về thành phần axit amin , chuỗi a (có 141 axit amin ), các chuỗi b, g, và d mỗi chuỗi có 146 axit amin . mỗi phân tử Hb gồm 2 đôi polypeptit giống nhau. Tuỳ thuộc vào sự kết hợp của các chuỗi polypeptit, Hb của người được chia thành 3 loại : - Hb A1 (kí hiệu là α2ß2) gồm 98% Hb của người trưởng thành. - Hb A2 (kí hiệu là α2δ2) chỉ chiếm 2% toàn bộ Hb của người lớn. - Hb F (kí hiệu là α2γ2) chỉ thấy ở trẻ sơ sinh và bình thường mất đi khi đứa trẻ lớn lên. Tất cả các loại Hb đều chứa 2 chuỗi alpha và chỉ khác nhau ở đôi thứ 2 (H5).
  • 71. Hiện nay đã rõ là trong nhiều bệnh thiếu máu di truyền có sự thay đổi về cấu tạo của phân tử Hb , trong đó một axit amin nhất định trong một chuỗi polypeptit được thay thế bằng một axit amin khác . thí dụ trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, , có đột biến gen quyết định cấu tạo chuỗi của phân tử Hb , GAG bị thay thế bởi GUG, dẫn tới sự thay đổi của axit glutamic mang điện âm ở vị trí 6 bằng valin trung tính. Kết quả tạo ra HbS bất thường. Không phải tất cả các bệnh loạn di truyền đều do sự thay đổi vị trí của một axit amin trong phân tử Hb, như khi HbF tồn tại quá lâu, sẽ phát sinh thiếu máu hồng cầu bia. Trong bệnh này, tỉ lệ HbF có thể chiếm tới 15 – 100%. Trong bệnh loạn Hb hồng cầu rất dễ bị vỡ, do cấu trúc thay đổi nên khả năng kết hợp oxy càng giảm và hồng cầu thường biến hình như hồng cầu hình lưỡi liềm với HbS. Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 40 thể loạn Hb khác nhau
  • 72. MẬT VÀ BÀI TIẾT MẬT Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan . Mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • 73. Các muối mật (glycine và taurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy rửa, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hóa mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ. Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản phẩm thoái hoá của hemoglobin là bilirubin, tạo nên màu sắc của mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật tạo thành sỏi cholesterol.
  • 74. Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong mỡ: A, D,E, và K.
  • 75. Chu trình ruột gan của muối mật
  • 76. Chức năng tạo mật Mật là sản phẩm bài tiết của tế bào gan. Sau khi bài tiết, mật theo các ống mật li ti đổ vào ống mật ở khoảng cửa. Từ đây, mật theo ống gan phải và ống gan trái đổ vào ống mật chung rồi theo ống túi mật đi đến chứa ở túi mật. Mật được cô đặc lại và dưới tác dụng của một số kích thích, túi mật sẽ co bóp đưa mật vào tá tràng qua cơ vòng Oddi. Trước khi đi vào tá tràng, mật được trộn lẫn với dịch tụy trong ống tụy chính. Mật là một chất lỏng, màu xanh hoặc vàng, pH khoảng 7 - 7,7. Số lượng bài tiết khoảng 0,5 lít/ngày. Dịch mật gồm có nhiều thành phần quan trọng như: muối mật, sắc tố mật, cholesterol...
  • 77. Muối mật Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có 2 loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali). Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid ở ruột non kéo theo sự hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K. Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan. Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân và duy trì nhu động ruột già.
  • 78. Sắc tố mật Sắc tố mật (hay còn gọi là bilirubin trực tiếp, bilirubin kết hợp) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hb trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật. Cholesterol Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu. Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại. Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật mất khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và lecithin), cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi.