SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 11
Baixar para ler offline
Thảo luận đầy đủ về sự phát triển bào thai, sinh lý
của đứa trẻ ngay sau khi sinh, và sự tăng trưởng và
phát triển qua những năm đầu đời nằm trong các
khóa học chính quy ở khoa sản và nhi của tỉnh. Tuy
nhiên, nhiều nguyên tắc sinh lý đặc trưng ở trẻ sơ
sinh, và trong chương này thảo luận những nguyên
tắc sinh lý quan trọng hơn.
Sự tăng trưởng và phát triển chức năng
của bào thai.
Sự phát triển ban đầu của nhau thai và màng thai
xảy ra nhanh hơn nhiều sự phát triển của thai. Thực
tế, trong suốt 2-3 tuần sau khi cấy vào túi phôi, bào
thai hầu như vẫn ở dạng vi mô, nhưng sau đó, như
được biểu thị ở Hình 84-1, chiều dài của bào thai
tăng lên tương ứng với tuổi. Khi được 12 tuần,
chiều dài khoảng 10 cm; lúc 20 tuần là 25cm; và
lúc 40 tuần là 53cm. Do trọng lượng thai tương ứng
xấp xỉ với lập phương của chiều dài, trọng lượng
thai hầu như tăng tương ứng với lập phương tuổi
thai.Lưu ý trong Hình 84-1 mà trọng lượng vẫn còn
rất nhỏ trong suốt 12 tuần đầu tiên và đạt đến 1
pound chỉ trong 23 tuần thai. Sau đó, trong suốt quý
thai cuối cùng, bào thai tăng cần nhanh chóng, để 2
tháng trước sinh, trọng lượng thai trung bình là 3
pound; 1 tháng trước sinh, trung bình 4.5 pound; và
lúc sinh, trung bình 7 pound, cuối cùng trọng lượng
thai lúc sinh thay đổi thấp nhất từ 4.5 pound đến
cao nhất là 11 pound với những đứa trẻ bình thường
qua thời kì mang thai bình thường.
Sự phát triển của hệ cơ quan.
Chỉ trong một tháng sau khi trứng thụ tinh, những
đặc tính đại thể của tất cả các cơ quan khác nhau
của bào thai đã bắt đầu được phát triển, và trong
suốt 2-3 tháng tiếp theo hầu hết đặc điểm của các
cơ quan khác nhau đã được thiết lập. Sau tháng thứ
tư, những cơ quan của bào thai về mặt đại thể giống
với bào thai. Tuy nhiên, sự phát triển các tế bào
trên mỗi cơ quan thường chưa được hoàn thiện và
cần 5 tháng mang thai còn lại để phát triển hoàn
toàn. Ngay cả lúc sinh, những cấu trúc nhất định,
đặc biệt là hệ thần kinh, thận và gan, thiếu sự phát
triển hoàn toàn, như được mô tả sau trong chương
này.
Hệ tuần hoàn. Tim bắt đầu đập từ tuần thứ tư
sau khi thụ tinh, co bóp với tỉ lệ khoảng 65
nhịp/phút. Tỉ lệ này tăng đều đến khoảng 140
nhịp/phút ngay sau khi sinh.
Hình thành các tế bào máu. Các tế bào hồng
cầu có nhân bắt đầu được hình thành ở túi noãn
hoàng và lớp trung biểu mô của nhau thai khoảng
tuần thứ ba của sự phát triển thai. Sau đó một tuần
(tuần thứ tư đến tuần thứ năm) hình thành các tế
bào hồng cầu không có nhân bởi trung biểu mô thai
và cũng bởi trung biểu mô của các mạch máu. Vào
tuần thứ 6, gan bắt đầu hình thành các tế bào máu,
và vào tháng thứ ba, lách và các mô lympho của cơ
thể bắt đầu hình thành các tế bào máu. Cuối cùng,
từ tháng thứ ba, tủy xương dần trở thành nguồn
chính của các tế bào hồng cầu, cũng như hầu hết
các bạch cầu, ngoại trừ các sản xuất các tế bào
lympho và tương bào ở mô lympho.
CHƯƠNG 84
SINH LÝ BÀO THAI VÀ TRẺ SƠ SINH
Hệ thống hô hấp. Hô hấp không thể xảy ra
trong cuộc sống bào thai bởi vì khoongc ó khí để
thở trong khoang ối. Tuy nhiên, vận động hô hấp
được cố gắng thực hiện diễn ra bắt đầu vào cuối
quý thứ nhất của kỳ thai nghén. Kích thích xúc giác
và đặc biệt thai ngạt gây cố gắng vận động hô hấp.
Trong suốt 3-4 tháng cuối của kỳ thai nghén, vận
động hô hấp của thai chủ yếu là bị ức chế, lý do vẫn
chưa được biết, và phổi hầu như vẫn hoàn toàn bị
xẹp. Sự ức chế hô hấp trong những tháng cuối của
bào thai ngăn cản phổi được ngập tràn dịch và
mảnh vụn từ phân được bài tiết bởi ống tiêu hóa
của thai vào dịch ối. Cũng vì thế, lượng nhỏ dịch
được bài tiết vào phổi bởi biểu mô phế nang tăng
lên cho đến thời điểm lúc sinh, do đó chỉ giữ dịch
sạch trong phổi.
Hệ thần kinh. Phần lớn những phản xạ của
thai, bao gồm tủy sống và kể cả thân não xuất hiện
kể từ tháng thứ ba đến tháng thứ tư của kỳ thai
nghén. Tuy nhiên, chức năng hệ thần kinh bao gồm
vỏ não vẫn chỉ phát triển ở giai đoạn sớm kể cả lúc
sinh. Thực tế, sự myeline hóa một số vùng thần
kinh não quan trọng của não hoàn thành chỉ sau
khoảng 1 năm sau sinh.
Ống tiêu hóa. Giữa kỳ thai nghén bào thai bắt
đầu tiêu hóa và hấp thu lượng lớn dịch ối, và trong
2-3 tháng cuối, chức năng tiêu hóa giống với của
đứa trẻ sơ sinh bình thường. Ở thời điểm này, lượng
nhỏ phân liên tục được hình thành trong ống tiêu
hóa và được đào thải từ hậu môn vào dịch ối. Phân
bao gồm một phần từ phần còn lại dịch ối đã nuốt
vào và một phần dịch nhầy, các tế bào biểu mô, và
các sản phẩm bài tiết còn lại từ biểu mô đường tiêu
hóa và các tuyến.
Thận. Thận bào thai bắt đầu bài tiết nước tiểu
trong suốt quý thứ 2, và nước tiểu thai tạo ra chiếm
khoảng 70-80% của dịch ối. Thận phát triển bất
thường hoặc suy chức năng thận nghiêm trọng làm
giảm đáng kể sự hình thành dịch ối của thai
(oligohydramnios) và có thể dẫn đến chết thai.
Mặc dù thận thai hình thành nước tiểu,hệ thống
điều khiển của thận điều hòa thể tích dịch ngoại bào
và cân bằng điện giải, và đặc biệt cân bằng acid-
base hầu như không tồn tại cho đến giai đoạn cuối
của thai và chưa phát triển hoàn thiện cho đến một
ít tháng sau khi sinh.
Chuyển hóa của thai.
Thai chủ yếu sử dụng glucose để tạo năng lượng.
Thai có khả năng dự trữ chất béo và protein lớn,
hầu hết chất béo được tổng hợp từ đường thay vì
được hấp thu trực tiếp từ máu mẹ. Những vẫn đề
đặc biệt chuyển hóa của thai liên quan đến calci,
phosphate, sắt và một số vitamin.
Chuyển hóa Calci và Phosphate.
Hình 84-2 biểu thị tỉ lệ calci và phosphate tích lũy
trong bào thai, chứng minh rằng trung bình khoảng
22.5 gam calci và 13.5 gam phospho được tích lũy
trong suốt thời kì bào thai. Khoảng một nửa số
chúng tích lũy trong suốt 4 tuần cuối của kỳ thai
nghén, chúng trùng khớp với giai đoạn hóa xương
nhanh của xương và tăng cân nhanh của bào thai.
Trong giai đoạn đầu của bào thai, xương tương đối
chưa hoàn thiện và chủ yếu ở dạng sụn. Thực tế,
phim x quang thường không thấy bất kì sự hóa
xương nào cho đến sau tháng thứ tư của kỳ thai
nghén.
Đặc biệt lưu ý rằng toàn bộ lượng calci và
phosphate cần thiết cho thai nhi trong suốt thời kì
mang thai chỉ chiếm khoảng 2% lượng chất trong
xương của mẹ, và do đó những chất này rời khỏi
mẹ là rất nhỏ. Mất rất nhiều xảy ra sau khi sinh,
trong thời kì cho con bú.
Tích lũy sắt.
Hình 84-2 cũng biểu thị rằng tích lũy sắt trong bào
thai thậm chí nhanh hơn nhiều so với calci và
phosphate. Phần lớn sắt ở dạng hemoglobin, chúng
bắt đầu được hình thành từ rất sớm, từ tuần thứ 3
sau khi trứng được thụ tinh.
Lượng nhỏ sắt được tập trung trong nội mạc tử
cung trước khi thụ thai; sắt được hấp thu vào phôi
thai bởi các nguyên bào nuôi và được sử dụng để
hình thành các tế bào hồng cầu rất sớm. Khoảng
một phần ba sắt ở bào thai đã được phát triển hoàn
toàn toàn thông thường được dự trữ ở gan. Lượng
sắt này sau đó có thể được sử dụng cho một vài
tháng sau khi sinh để hình thành thêm hemoglobin.
Sử dụng và tích lũy vitamin.
Bào thai sử dụng vitamin nhiều như người trưởng
thành và một số trường hợp có mức độ cao hơn.
Thông thường, chức năng những vitamin ở bào thai
giống với người lớn, như đã được thảo luận ở
chương 72. Tuy nhiên, chức năng đặc biệt của một
vài vitamin nên được đề cập.
Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và acid folic, cần
thiết cho sự hình thành các hồng cầu và mô thần
kinh, cũng như cho toàn bộ sự tăng trưởng của bào
thai.
Vitamin C cần thiết cho sự hình thành phù hợp các
chất gian bào, đặc biệt chất nền tủy xương và các
sợi mô liên kết.
Vitamin D cần thiết cho sự phát triển xương của
bào thai, nhưng cho dù nhiều quan trọng, mẹ cần nó
để hấp thu đủ calci từ ống tiêu hóa. Nếu người mẹ
nhiều vitamin D trong dịch cơ thể, lượng lớn
vitamin sẽ được dự trữ bởi gan của thai để sử dụng
cho một vài tháng sau khi sinh.
Cơ chế chức năng của vitamin E không hoàn toàn
rõ rang, nhưng nó cần cho sự phát triển bình thường
ở giai đoạn đầu của phôi. Thiếu nó trên những động
vật thực nghiệm, sẩy thai tự phát thường xảy ra khi
mang thai giai đoạn đầu.
Vitamin K được gan bào thai sử dụng để hình thành
yếu tố VII, prothrombin, và một vài yếu tố đông
máu. Khi vitamin K ở mẹ không đủ, yếu tố VII và
prothrombin trở nên thiếu ở bào thai và mẹ. Bởi vì
phần lớn vitamin K được hình thành bởi hoạt động
của vi khuẩn ở ruột già người mẹ, trẻ sơ sinh không
đủ nguồn vitamin K cho tuần đầu hoặc cuộc sống
sau sinh cho đến khi hoạt động của hệ vi khuẩn
đường ruột được hình thành bình thường. Do đó, dự
trữ vitamin K ở gan bào thai một lượng nhỏ được
nhận từ người mẹ rất hữu ích trong ngăn chảy máu
thai, đặc biệt xuất huyết não khi đầu bị chấn thương
khi đẩy qua đường sinh.
Thích nghi của trẻ sơ sinh với cuộc sống
ngoài tử cung.
Onset of breathing.
Tác động rõ ràng nhất của sinh đẻ lên đứa bé là mất
nhau thai kết nối với người mẹ, do đó, mất sự hỗ
trợ chuyển hóa này. Một trong những thay đổi trực
tiếp quan trọng nhất cần thiết ở trẻ sơ sinh là bắt
đầu thở.
Nguyên nhân thở lúc sinh. Sau khi đứa bé ra
khỏi người mẹ không được gây mê, đứa bé thường
bắt đầu thở trong vài giây và nhịp thở bình thường
đạt được trong vòng 1 phút sau khi sinh. Bào thai
nhanh chóng thở chỉ ra rằng thở được kích hoạt bởi
đột ngột tiếp xúc với môi trường bên ngoài, có lẽ
gây ra từ trạng thái hơi ngạt thở, đó là việc quá
trình sinh và từ các xung cảm giác bắt nguồn từ da
ngột ngột bị lạnh. Nếu đứa trẻ không thở ngay, cơ
thể trở nên thiếu oxy thêm và tăng nồng độ CO2,
chúng tạo thêm kích thích lên trung tâm hô hấp và
thường gây ra thở chỉ trong một phút sau khi sinh.
Chậm thở hay bất thường sau khi sinh-nguy
cơ thiếu oxy. Nếu người mẹ được sử dụng thuốc
mê lúc sinh, ít nhất một phần bào thai cũng bị gây
mê, bắt đầu hô hấp có khả năng bị chậm vài phút,
do đó chứng minh tầm quan trọng của sử dụng ít
thuốc gây mê. Cũng vì thế, nhiều đứa trẻ bị chấn
thương đầu trong lúc sinh hoặc trải qua quá trình đẻ
kéo dài làm chậm thở hoặc thỉnh thoàng hoàn toàn
không thở. Điều này có khả năng có 2 tác động:
Đầu tiên, ở một ít đứa trẻ, chảy máu nội sọ hay dập
não gây hội chứng sang chấn gây chèn ép mạnh lên
trung tâm hô hấp. Thứ hai, có lẽ quan trọng hơn
nhiều, thiếu oxy thai kéo dài trong lúc sinh có thể
gây suy giảm nghiêm trọng trung tâm hô hấp.
Thiếu oxy thường xuyên xảy ra trong lúc sinh bởi
vì (1) Chèn ép dây rốn; (2) Nhau thai bị bong sớm;
(3) tử cung co quá mạnh, chúng có thể làm ngắt
dòng máu mẹ đến nuôi thai; hay (4) gây mê quá
mức ở người mẹ, chúng làm giảm oxy hóa ở máu
mẹ.
Mức độ thiếu oxy mà một trẻ sơ sinh có
thể chịu đựng được.
Ở người lớn, không thở chỉ trong 4 phút thường gây
chết, nhưng trẻ sơ sinh thường sống sót kéo dài đến
10 phút mà không thở sau khi sinh. Não bị tổn
thương vĩnh viễn và nghiêm trọng thường xảy ra
ngay sau khi thở chậm hơn 8 đến 10 phút. Trên
thực tế, những tổn thương thực sự phát triển chủ
yếu ở vùng đồi thị, ở não sinh tư dưới, và một số
phần khác của thân não, do đó ảnh hưởng vĩnh viễn
đến nhiều chức năng vận động của cơ thể.
Sự giãn nở của phổi lúc sinh. Lúc sinh, thành
các phế nang đầu tiên bị xẹp bởi vì sức căng bề mặt
của dịch nhầy đổ đầy phế nang. Áp suất âm hít vào
nhiều hơn 25 mmHg là cần thiết để chống lại tác
động đối lập của sức căng bề mặt và để mở phế
nang lần đầu tiên. Một khi phế nang mở, tuy nhiên,
hô hấp có thể bị ảnh hưởng thêm với vận động hô
hấp tương đối yếu. May mắn thay, hít vào của trẻ
bình thường rất giàu năng lượng; Có khả năng tạo
ra áp lực âm trong khoang màng phổi lên đến
60mmHg.
Hình 84-3 biểu thị cần áp lực âm rất lớn trong
khoang màng phổi để mở phổi khi bắt đầu thở. Ở
đỉnh của hình, đường cong thể tích-huyết áp (đường
cong độ dãn nở) lúc thở lần đầu tiên sau khi sinh
được biểu thị. Quan sát thấy, đầu tiên, phần thấp
hơn của đường cong bắt đầu từ điểm áp lực 0 và di
chuyển sang bên phải. Đường cong cho thấy rằng
thể tích của khí trong phổi vẫn hầu như bằng 0 cho
đến khi áp lực âm đạt đến -40cmH2O (-30mmHg).
Sau đó, khi áp lực âm tăng đến -60cmH2O, khoảng
40ml khí đi vào phổi . Để tháo hết khí trong phổi,
một áp lực dương đáng kể, khoảng 40cmH2O, là
cần thiết bởi vì sức cản của chất nhầy được tạo ra
bởi dịch trong các tiểu phế quản.
Lưu ý rằng thở lần thức hai là dễ dàng hơn nhiều,
cần ít áp lực âm và áp lực dượng hơn nhiều. Thở
không hoàn toàn bình thường cho đến khoảng phút
thứ 40 sau khi sinh, như được biểu thị bởi đường
cong giãn nở thứ hai, hình dạng của chúng là thuận
lợi hơn so với bình thường ở người lớn, như được
biểu thị ở Chương 39.
Hội chứng suy hô hấp gây ra khi thiếu bài tiết
surfactant. Một số nhỏ trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ
sinh non và đứa trẻ có mẹ bị đái tháo đường, suy hô
hấp nặng tiến triển trong ít giờ đến vài ngày đầu sau
khi sinh, và một số trẻ chết chỉ trong một số ngày
sau đó. Phế nang của những đứa trẻ chết chứa một
lượng lớn dịch protein, hầu như các huyết tương
tinh khiết bị rỉ từ các mao mạch vào phế nang. Tình
trạng này còn được gọi là bệnh màng kính (hyaline
membrane disease) bởi vì tiêu bản kính hiển vi của
phổi thấy rằng các chất tràn vào các phế nang giống
một màng hyaline.
Một đặc trưng tìm thấy ở hội chứng suy hô hấp là
niêm mạc hô hấp bài tiết số lượng surfactant, một
chất thông thường được bài tiết vào phế nang để
làm giảm sức căng bề mặt của dịch phế nang, do
vậy theo đó cho phép các phế nang mở ra dễ dàng
khi hít vào . Các tế bào bài tiết surfactant (các tế
bào phế nang type II) không bắt đầu bài tiết
surfactant cho đến 1-3 tháng kỳ thai nghén cuối
cùng. Do đó, nhiều đứa bé sinh thiếu tháng và một
ít đứa bé sinh đủ tháng sinh ra không có khả năng
bài tiết đủ surfactant, chúng gây ra xẹp phế nang và
phù phổi. Vai trò của surfactant trong những tác
động ngăn cản được mô ta ở chương 38.
Sự thích nghi lại tuần hoàn lúc sinh.
Đều quan trọng như bắt đầu thở lúc sinh là tuần
hoàn ngay lập tức thích nghi để cho phép đủ dòng
máu qua phổi. Ngoài ra, thích nghi tuần hoàn trong
suốt một ít giờ đầu của cuộc sống gây nhiều máu
qua gan hơn nữa, mà vào thời điểm này có ít dòng
máu qua gan. Để mô tả những thích nghi này, đầu
tiên chúng ta quan tâm đến cấu trúc giải phẩu của
tuần hoàn bào thai.
Cấu trúc giải phẫu đặc biệt của tuần hoàn
thai nhi. Bởi vì phổi chủ yếu không thực hiện
chức năng trong suốt cuộc sống thai nhi và do gan
chỉ thực hiện một phần chức năng, nó không cần
tim thai bơm nhiều máu qua phổi hay gan của nó.
Tuy nhiên, tim thai phải bơm một lượng lớn máu
qua nhau thai. Do đó, sự sắp xếp giải phẫu đặc biệt
làm cho tuần hoàn thai có nhiều khác biệt so với
tuần hoàn của trẻ sơ sinh.
Đầu tiên, như Hình 84-4, máu trở về từ nhau qua
tĩnh mạch rốn rồi đi qua ống tĩnh mạch, phần lớn bỏ
qua gan. Sau đó phần lớn máu qua tâm nhĩ phải từ
tĩnh mạch chủ dưới trực tiếp từ đường thẳng qua
phần sau của tâm nhĩ phải và qua lỗ bầu dục trực
tiếp vào tâm nhĩ trái. Do đó, máu được oxy hóa tốt
từ nhau chủ yếu qua bên trái của tim, thay vì bên
phải, và được bởm bởi tâm thất trái chủ yếu vào
động mạch của đâu và chi trên.
Máu vào tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên trực
tiếp xuống qua van ba lá vào tâm nhĩ phải. Lượng
máu này chủ yếu là máu bị khử oxy hóa từ vùng
đầu của thai. Nó được bơm bởi tâm thất phải vào
động mạch phổi và sau đó chủ yếu qua ống động
mạch vào để vào động mạch chủ xuống, sau đó qua
hai động mạch rốn vào nhau thai, nơi này máu khử
oxy sẽ trở thành máu được oxy hóa.
Hình 84-5 biểu thị tỉ lệ tương đối của toàn bộ máu
được bơm bởi tim qua các vòng tuần hoàn khác
nhau của bào thai. Xấp xỉ 55% máu đi qua nhau
thai, chỉ còn lại 45% đi đến tất cả các mô của bào
thai. Hơn nữa, trong suốt thời kỳ bào thai, chỉ 12%
máu qua phổi, trong khi ngay sau khi sinh, hầu như
tất cả dòng máu qua phổi.
Thay đổi tuần hoàn khi sinh. Những thay đổi
cơ bản ở tuần hoàn thai nhi lúc sinh được mô tả ở
Chương 23 trong mối liên quan với những bất
thường bẩm sinh của ống động mạch và lỗ bầu dục
mà tồn tại trong suốt cuộc sống của một ít người.
Những thay đổi được mô tả ngắn trong những nội
dung tiếp theo.
Giảm hô hấp và tăng sức cản của hệ thống
mạch lúc sinh. Những thay đổi chủ yếu trong tuần
hoàn lúc sinh, đầu tiên, mất rất nhiều dòng máu qua
nahu, chúng xấp xỉ gấp đôi sức kháng của hệ mạch
lúc sinh. Sức kháng của hệ thống mạch tăng gấp đôi
làm tăng áp ức động mạch chủ, cũng như áp lực của
tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải.
Thứ hai, sức cản của các mạch phổi giảm rất mạnh
khi phổi giãn. Khi phổi bào thai không được giãn,
mạch máu bị chèn ép bởi vì phổi có thể tích nhỏ.
Ngay khi phổi dãn, những mạch không bị chèn ép
nữa và sức cản của mạch máu giảm đi khoảng 7
lần. Cũng vì thế, khi ở thời kì bào thai, giảm oxy
máu gây tăng trương lực co đáng kể của các mạch
máu phổi, nhưng giãn mạch diễn ra khi thông khí
phổi làm mất tác động giảm oxy máu. Tất cả những
thay đổi cùng nhau làm giảm sức cản dong máu qua
phổi nhiều đến năm lần, làm giảm huyết áp động
mạch phổi, áp lực tâm thất phải và tâm thất trái.
Đóng lỗ bầu dục. Áp lực tâm nhĩ phải thấp và
áp lực tâm nhĩ trái cao xảy ra ngay sau khi thay đổi
sức cản của mạch phổi và mạch hệ thống lúc sinh
làm cho máu bây giờ có xu hướng chảy ngược qua
lỗ bầu dục, đó là từ tâm nhĩ trái vào tâm nhĩ phải
thay vì theo hướng khác như khi trong giai đoạn
bào thai. Kết quả là, van nhỏ nằm trên lỗ bầu dục
bên phía vách tâm nhĩ trái đóng lỗ này lại, theo đó
ngăn dòng máu tiếp tục qua lỗ bầu dục.
Ở 2/3 số người, van trở nên dính chặt với lỗ bầu
dục chỉ trong một vài tháng đến một vài năm và
đóng kín vĩnh viễn lỗ bầu dục. Tuy nhiên, nếu như
đóng vĩnh viễn lỗ bầu dục không xảy ra- một tình
trạng còn được gọi là còn lỗ bầu dục-suốt cuộc đời
thì thông thường áp lực tâm nhĩ trái vẫn cao hơn áp
lực tâm nhĩ phải 2-4mmHg, và đối áp giữ cho van
đóng lại.
Đóng ống động mạch. Ống động mạch cũng
được đóng, nhưng có nhiều lý do khác nhau. Đầu
tiên, tăng sức cản của tuần hoàn hệ thống tăng áp
lực động mạch chủ trong khi giảm áp lực của giảm
sức cản của phổi làm giảm áp lực động mạch phổi.
Như một hệ quả, sau khi sinh, dòng máu bắt đầu
trào ngược từ động mạch chủ vào động mạch phổi
qua ống động mạch, thay vì theo hướng ngược lại
như ở giai đoạn bào thai. Tuy nhiên, chỉ sau khi
sinh một vài giờ, thành cơ của ống động mạch co
lại rõ rệt và chỉ trong 1-8 ngày, co cơ thường đủ để
dừng toàn bộ dòng máu. Đây còn được gọi là đóng
chức năng của ống động mạch. Sau đó, trong suốt 1
đến 4 tháng sau đó, đống động mạch thường trở nên
tắc giải phẫu bở sự tăng sinh các mô xơ vào lòng
ống của nó.
Nguyên nhân đóng ống động mạch liên quan đến
tăng sự oxy hóa của dòng máu qua ống, cũng như
mất các tác động gây giãn mạch prostaglandin E2
(PGE2). Ở cuộc sống bào thai áp suất riêng phần
của ống động mạch (PO2) chỉ là 15-20mmHg,
nhưng nó tăng lên khoảng 100mmHg chỉ trong vài
giờ sau sinh. Hơn nữa, nhiều thực nghiệm đã chỉ ra
rằng độ co cơ trơn của thành ống động mạch liên
quan nhiều với sự sẵn có của O2.
Khoảng một trên vài nghìn trẻ sơ sinh, ống không
được đóng lại, gây còn ống động mạch, hậu quả của
chúng đã được mô tả ở chương 23. Không đóng
ống động mạch được coi là do ống dãn quá mức
gây ra bởi các prostaglandin giãn mạch, đặc biệt là
PGE2 lên thành ống. Thực tế, sử dụng thuốc
indomethacin, chúng sẽ chặn tổng hợp các
prostaglandin thường dẫn đến đóng ống động mạch.
Đóng ống tĩnh mạch. Ở thời kì bào thai máu
tĩnh mạch cửa từ bụng của bào thai hợp nhất với
máu từ tĩnh mạch rốn, và chúng cùng bỏ qua gan
bởi ống tĩnh mạch trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới
ngay phía dưới tim và trên gan.
Ngay sau khi sinh, máu qua tĩnh mạch rốn dừng lại,
nhưng phần lớn máu tĩnh mạch cửa vẫn qua ống
tĩnh mạch, với chỉ một lượng nhỏ qua các kênh của
gan. Tuy nhiên, chỉ trong 1-3 giờ thành cơ của ống
động mạch co mạnh và đóng ống động mạch. Như
một hệ quả, huyết áp tĩnh mạch cửa tăng từ gần 0
đến 6 đến 10 mmHg, chúng đủ để đẩy dòng máu
tĩnh mạch cửa qua các xoang gan. Mặc dù ống động
mạch hiếm khi không bị đóng, chúng tôi biết rất ít
những nguyên nhân gây đóng ống tĩnh mạch.
Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.
Trước khi sinh, bào thai nhận hầu hết năng lượng từ
glucose của máu mẹ. Sau khi sinh, lượng glucose
được dự trữ trong cơ thể ở dạng glycogen gan và cơ
để cung cấp đủ cho nhu cầu của đứa trẻ chỉ trong
vài giờ. Gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa thực hiện đủ
chức năng lúc sinh, chúng ngăn cản tạo thêm nhiều
đường mới. Do đó, nồng độ đường máu của trẻ sơ
sinh thường máu thấp trong những ngày đầu
khoảng 30-40 mg/dl, chúng ít hơn một nửa so với
giá trị bình thường. May mắn thay, các cơ chế thích
ứng thích hợp sẵn sàng để cho phép trẻ sơ sinh sử
dụng được các chất béo và protein dự trữ cho
chuyển hóa cho đến khi sữa mẹ có thể cung cấp 2-3
ngày sau đó.
Vấn đề đặc biệt là thường xuyên phải cung cấp đủ
dịch cho đứa bé bởi vì tỉ lệ dịch của trẻ sơ sinh là
gấp bảy lần so với người lớn, và cung cấp sữa mẹ
cần phải có một vài ngày để sản xuất. Thông
thường, trọng lượng trẻ sơ sinh giảm từ 5-10% và
thỉnh thoảng lên đến 20% chỉ trong 2-3 ngày đầu.
Phần lớn mất trọng lượng này là do mất dịch cơ thể.
Những chức năng đặc biệt ở trẻ sơ sinh.
Một đặc trưng quan trọng của trẻ sơ sinh là tính
không ổn định của hệ thống kiểm soát hormone và
thần kinh khác nhau. Tính không ổn định này một
phần là do sự phát triển chưa đầy đủ của các cơ
quan khác nhau và một phần từ thực tế rằng hệ
thống kiểm soát đơn giản chưa được thích nghi với
cuộc sống mới.
Hệ hô hấp.
Tỉ lệ hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là khoảng 40
nhịp/phút, và khí lưu thông mỗi nhịp thở trung bình
là 16ml, kết quả là thể tích hô hấp mỗi phút là
640ml/phút-gấp đôi người lớn so với trọng lượng
của cơ thể. Dung tích cặn chức năng của phổi trẻ sơ
sinh chỉ bằng một nửa so với người lớn trong mối
liên quan với trọng lượng cơ thể. Sự khác nhau này
gây ra nồng độ khí máu của trẻ sơ sinh tăng và
giảm quá mức nếu như tần số thở là chậm, bởi vì
khí cặn trong phổi tạo điều kiện thay đổi khí máu.
Tuần hoàn.
Thể tích máu. Thể tích máu của trẻ sơ sinh ngay
sau khi sinh trung bình khoảng 300ml, nhưng nếu
đứa trẻ vẫn còn được gắn với nhau thai một vài
phút sau sinh hoặc dây rốn được kẹp để cho phép
máu chảy qua mạch máu vào đứa bé, cung cấp
thêm cho đứa trẻ 75ml máu vào cơ thể, để có tổng
cộng là 375 ml. Sau đó, trong suốt vài giờ sau đó,
dịch đi vào các khoảng mô từ lượng máu này,
chúng làm tăng hematocrit nhưng thể tích máu lại
quay trở về giá trị bình thường khoảng 300ml. Trên
một số trẻ người ta cho rằng lượng máu bổ sung
này từ việc kẹp dây rốn có thể dẫn đến phù phổi
nhẹ với một số mức độ suy hô hấp, nhưng bổ sung
lượng hồng cầu này thường có giá trị với trẻ sơ
sinh.
Hiệu suất của tim. Hiệu suất tim của trẻ sơ sinh
trung bình khoảng 500ml/phút, chúng giống như hô
hấp và chuyển hóa của cơ thể, khoảng nhiều gấp 2
lần người lớn so với trọng lượng cơ thể. Thỉnh
thoảng một đứa trẻ sinh ra với một hiệu suất tim
đặc biệt thấp gây ra bởi xuất huyết nhiều thể tích
máu từ nhau thai lúc sinh.
Huyết áp động mạch. Huyết áp động mạch
trong ngày đầu sau sinh trung bình huyết áp tâm thu
khoảng 70mmHg và huyết áp tâm trương khoảng
50mmHg và tăng chậm trong vài tháng tiếp theo
đến khoảng 90/60. Tăng chậm hơn nhiều xuất hiện
sau những năm tiếp theo cho đến tuổi dậy thì bằng
huyết áp người lớn 115/70.
Đặc trưng của máu. Số lượng hồng cầu ở trẻ
sơ sinh trung bình khoảng 4 triệu/mm3
. Nếu máu
được dồn từ dây rốn vào đứa trẻ, số lượng hồng cầu
tăng thêm từ 0.5 tới 0.75 triệu trong vài giờ đầu, để
tổng lượng hồng cầu là 4.75 triệu/mm3
, như được
biểu thị ở Hình 84-6. Sau đó, tuy nhiên, một ít
hồng cầu được hình thành ở trẻ sơ sinh trong vài
tuần đầu sau sinh, có lẽ do thiếu oxy máu kích thích
của bào thai không còn xuất hiện để kích thích sản
xuất tế bào hồng cầu. Do đó, như được biểu thị ở
Hình 84-6, lượng hồng cầu trung bình giảm đến
thấp hơn 4 triệu/mm3
khoảng 6 đến 8 tuần tuổi. Từ
đó trở đi, tăng hoạt động do đứa trẻ tạo những kích
thích thích hợp để số lượng hồng cầu quay lại mức
bình thường trong vòng 2-3 tháng sau đó. Ngay sau
khi sinh, lượng tế bào bạch cầu của trẻ sơ sinh xấp
xỉ 45,000/mm3
, chúng cao hơn người trưởng thành
khoảng 5 lần.
Vàng da sơ sinh và nguyên hồng cầu sơ sinh.
Bilirubin được hình thành trong bào thai có thể qua
nhau thai vào người mẹ và được bài tiết qua gan
của mẹ; nhưng ngay sau khi sinh, trẻ sơ sinh phải
loại bỏ bilirubin qua gan của nó, mà trong tuần đầu
tiên chức năng gạn còn kém và chưa đủ khả năng
liên hợp một lượng đáng kể bilirubin với acid
glucuronic để bài tiết vào mật. Hậu quả là nồng độ
bilirubin huyết tương tăng từ mức bình thường ít
hơn 1mg/dl đến trung bình 5mg/dl trong suốt 3
ngày đầu và sau đó giảm dần về giá trị bình thường
khi gan bắt đầu thực hiện chức năng. Hiệu ứng này
còn được gọi là tăng bilirubin máu sinh lý, được
biểu thị ở Hình 84-6, và nó được kết hợp với vàng
da trẻ sơ sinh và đặc biệt là giác mạc trong một
hoặc hai tuần.
Tuy nhiên, cho đến nay những bất thường quan
trọng nguyên nhân của vàng da sơ sinh nghiêm
trọng là rối loạn nguyên hồng cầu sơ sinh, được mô
ta chi tiết ở Chương 33 trong mối liên hệ với yếu tố
Rh không tương thích giữa bào thai và mẹ. Tóm lại,
rối loạn nguyên hồng cầu trẻ em hồng cầu di truyền
yếu tố Rh+
từ người cha, trong khi người mẹ là Rh-
.
Người mẹ sau đó trở thành gây tự miễn chống lại
yếu tố Rh+
(một protein) trong các tế bào máu của
bào thai, và các kháng thể của người mẹ phá vỡ các
tế bào hồng cầu bào thai, giải phóng một số lượng
lớn bilirubin vào máu bào thai và thường dẫn đến
chết thai do không đủ số lượng hồng cầu. Trước khi
ra đời phương pháp điều trị sản khoa hiện đại,
những trường hợp nhẹ hoặc nặng của những tình
trạng này xuất hiện với 1 trên mỗi 50-100 trẻ sơ
sinh.
Cân bằng dịch, acid-base, và chức năng
thận.
Tỉ lệ dịch uống vào và bài tiết ra ở trẻ sơ sinh là gấp
7 lần người trưởng thành so với trọng lượng cơ thể,
điều này có nghĩa là ngay cả thay đổi một tỉ lệ nhỏ
dịch hấp thu vào hoặc dịch bài xuất ra cũng có thể
gây phát triển những rối loạn nhanh chóng.
Tốc độ chuyển hóa ở trẻ sơ sinh cũng gấp đôi người
trưởng thành khi cùng so với trọng lượng cơ thể,
chúng có nghĩa là bình thường acid được hình
thành nhiều hơn, tạo ra xu hướng nhiễm toan ở trẻ
sơ sinh. Ví dụ, thận của trẻ sơ sinh có thể cô đặc
nước tiểu chỉ bằng 1.5 lần áp suất thẩm thấu huyết
tương, trong khi ở người lớn có thể cô đặc nước
tiếu gấp 3 đến 4 lần áp suất thẩm thấu của huyết
tương. Vì vậy, xem xét thận chưa trưởng thành,
cùng với thay thể dịch mạnh mẽ ở trẻ sơ sinh và
nhanh chóng hình thành acid, có thể dễ dàng hiểu
rằng những vấn đề quan trọng nhất của trẻ sơ sinh
là nhiễm toan, mất nước và hiếm hơn, ứ nước.
Chức năng gan.
Trong vài ngày sau sinh, chức năng gan của trẻ sơ
sinh có thể bị giảm chức năng, được chứng minh
bởi những tác động sau:
1. Gan của trẻ sơ sinh kém liên hợp bilirubin
với acid glucuronic và do vậy bài tiết chỉ
một lượng ít bilirubin trong vài ngày đầu.
2. Bởi vì gan của trẻ sơ sinh thiếu hình thành
các protein huyết tương, nồng độ protein
huyết tương giảm trong những tuần đầu ít
hơn trẻ lớn từ 15-20%. Thỉnh thoảng nồng
độ protein máu giảm đến mức thấp gây
phù.
3. Chức năng tân sinh đường của gan trẻ sơ
sinh đặc biệt thiếu. Như kết quả, mức
đường máu của trẻ sơ sinh chưa được cho
ăn giảm đến khoảng 30-40mg/dl (khoảng
40% mức bình thường), và trẻ sơ sinh phải
phụ thuộc chủ yếu vào nguồn chất béo dự
trữ để tạo năng lượng cho đến khi có đủ
thức ăn.
4. Gan của trẻ sơ sinh cũng thường hình thành
quá ít các yếu tố máu cần cho quá trình
đông máu.
Tiêu hóa, hấp thu, và chuyển hóa năng
lượng của thức ăn và chất dinh dưỡng.
Thông thường, khả năng tiêu hóa, hấp thu, và
chuyển hóa của trẻ sơ sinh là không có sự khác biệt
so với trẻ lớn, ngoại trừ 3 đặc điểm sau:
1. Tụy của trẻ sơ sinh bài tiết thiếu amylase,
vì thế trẻ sơ sinh thường sử dụng được ít
tinh bột hơn so với trẻ lớn.
2. Hấp thu chất béo từ đường tiêu hóa ít hơn
một chút so với trẻ lớn. Kết quả, sữa với
lượng chất béo cao, như sữa bò, thường
không hấp thu được đầy đủ.
3. Bởi vì chức năng gan chưa đầy đủ ít nhất
trong tuần đầu tiên, nồng độ đường máu
không ổn định và thấp.
Trẻ sơ sinh có đặc biệt có khả năng tổng hợp và
dự trữ các protein. Thực tế, với chế độ ăn đầy
đủ, trên 90% các amino acid ăn vào sẽ được sử
dụng để hình thành các protein cơ thể, cao hơn
nhiều so với người lớn.
Tăng tỉ lệ chuyển hóa và kém điều hòa nhiệt
độ cơ thể. Thông thường tỉ lệ chuyển hóa của trẻ
sơ sinh so với trọng lượng cơ thể gấp đôi người lớn,
chúng giải thích cho thực tế rằng hiệu suất của tim
và thể tích hô hấp trong một phút gấp đôi người lớn
so với trọng lượng cơ thể.
Bởi vì diện tích bề mặt cơ thể là lớn so với trọng
lượng cơ thể, thiệt dễ bị mất khỏi cơ thể. Như kết
quả, nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh, chủ yếu là trẻ
sinh thiếu tháng, dễ bị hạ nhiệt. Hình 84-7 biểu thị
rằng ngay cả một đứa trẻ bình thường nhiệt độ cơ
thể cũng thường giảm vài độ trong vài giờ đầu sau
sinh nhưng quay lại mức bình thường từ 7 đến 10
giờ. Tuy nhiên, các cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể
vẫn nghèo nàn trong những ngày đầu, cho phép
nhiệt độ thay đổi đáng kể, cũng được biểu hiện ở
Hình 83-7.
Nhu cầu dinh dưỡng trong những tuần đầu
của đứa trẻ. Lúc sinh, một đứa trẻ thường hoàn
toàn cân bằng dinh dưỡng, nếu người mẹ được bổ
sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Hơn nữa, chức
năng của hệ tiêu hóa thường có nhiều khả năng để
tiêu hóa và đồng hóa các chất dinh dưỡng cần thiết
cho trẻ sơ sinh nếu các chất dinh dưỡng thích hợp
được cung cấp trong chế độ ăn. Tuy nhiên, có 3 vấn
đề đặc biệt xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh.
Nhu cầu Calci và Vitamin D. Bởi vì trẻ sơ sinh
có giai đoạn hóa xương nhanh lúc sinh, sẵn sàng
cung cấp calci trong suốt tuổi thơ ấu là cần thiết.
Thông thường được cung cấp đầy đủ bởi cho dùng
sữa. Tuy nhiên, hấp thu calci bởi ống tiêu hóa giảm
khi không có vitamin D. Do đó, chỉ trong vài tuần,
thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh có thể gây bệnh còi
xương nặng. Điều này đặc biệt đúng ở trẻ sơ sinh
thiếu tháng bởi vì đường tiêu hóa của chúng hấp
thu calci kém hiệu quả hơn so với những trẻ sơ sinh
bình thường.
Nhu cầu sắt trong chế độ ăn. Nếu người mẹ
thiếu sắt trong chế độ ăn, gan của đứa trẻ thường
được dự trữ đủ lượng sắt để duy trì hình thành các
tế bào máu trong 4-6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu
người mẹ cung cấp thiếu sắt trong chế độ ăn, thiếu
máu nặng có khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh sau
khoảng 3 tháng. Để ngăn khả năng này, cho trẻ ăn
bổ sung với lòng đỏ trứng, chúng chứa lượng lớn
sắt hợp lý, hoặc sử dụng một số dạng sắt khác là
cần thiết vào tháng thứ 2 hoặc thứ 3.
Thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh. Acid Ascorbic
(vitamin C) không được dự trữ với số lượng nhiều
trong mô của bào thai, nhưng nó cần thiết để thích
hợp hình thành sụn, xương và các cấu trúc gian bào
khác của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lượng vitamin C
thường được cung cấp đủ bởi sữa mẹ trừ khi người
mẹ bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Sữa bò chỉ có
lượng vitamin C bằng 1/4 so với sữa mẹ. Trong một
số trường hợp nước cam hoặc một số nguồn acid
ascorbic khác được bổ sung cho những trẻ sơ sinh
thiếu vitamin C.
Miễn dịch.
Trẻ sơ sinh thừa kế nhiều chức năng miễn dịch từ
mẹ bởi vì nhiều protein kháng thể khuếch tán từ
máu mẹ qua nhau vào bào thai. Tuy nhiên, trẻ sơ
sinh không hình thành kháng thể của riêng nó. Đến
cuối tháng đầu tiên, các γ-globulin của trẻ sơ sinh,
chúng bao gồm các kháng thể, bị giảm đến ít hơn
một nửa mức ban đầu, với tương ứng giảm khả
năng miễn dịch. Sau đó, hệ thống miễn dịch bắt đầu
hình thành các dạng kháng thể và nồng độ γ-
globulin quay về mức bình thường sau 12-20 tháng.
Mặc dù giảm γ-globulin sớm sau sinh, những kháng
thể nhận được từ mẹ bảo vệ đứa bé cho tới 6 tháng
chống lại hầu hết các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em,
bao gồm bạch hầu, sởi và bại liệt. Do đó, tạo miễn
dịch chống lại những bệnh trước 6 tháng thường
không cần thiết. Tuy nhiên, những kháng thể nhận
được chống lại bệnh ho gà thường không đủ để bảo
vệ đứa trẻ; do đó, để hoàn toàn an toan, đứa trẻ cần
tạo miễn dịch chống lại những bệnh này trong
tháng đầu tiên hoặc ngay sau đó.
Dị ứng. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị dị ứng. Vài
tháng sau đó, tuy nhiên, khi kháng thể của nó bắt
đầu được hình thành, những trạng thái dị ứng nặng
có thể tiến triển, thường gây eczema nghiêm trọng,
bất thường về tiêu hóa, và thậm chí sốc phản vệ.
Khi đứa trẻ lớn hơn và vẫn có mức miễn dịch cao,
những biểu hiện dị ứng thường biến mất. Liên quan
giữa miễn dịch và dị ứng được trình bày ở Chương
35.
Vấn đề nội tiết.
Thông thường, hệ nội tiết của trẻ sơ sinh thường rất
phát triển lúc sinh, và đứa trẻ hiếm khi biểu hiện
ngay bất cứ bất thường miễn dịch nào. Tuy nhiên,
nội tiết của trẻ sơ sinh quan trọng trong những hoàn
cảnh đặc biệt sau:
1. Nếu một bà mẹ mang thai một bé gái được
điều trị với hormone androgen hoặc nếu có
một khối u androgen trong suốt lúc mang
thai, đứa bé được sinh ra sẽ có mức độ nam
hóa cao của các cơ quan giới tính, do đó
gây ra một loại lưỡng tính.
2. Các hormone giới tính được bài tiết bởi
nhau thai và bởi các tuyến của mẹ trong lúc
mang thai thỉnh thoảng gây tuyến vú của
trẻ sơ sinh hình thành sữa trong những
ngày đầu. Thỉnh thoảng tuyến vú sau đó trở
nên bị viêm, hoặc viêm vú nhiễm trùng.
3. Một đứa bé sinh ra từ người mẹ bị đái tháo
đường không được điều trị sẽ có các tiểu
đảo Langerhans tụy tăng sinh và tăng chức
năng đáng kể. Như một hậu quả, nồng độ
đường máu của đứa bé giảm thấp hơn 20
mg/dl trong thời gian ngắn sau sinh. May
mắn thay, tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh-không
giống với người lớn- sốc insulin hoặc hôn
mê do nồng độ đường máu thấp hiếm khi
xảy ra. Bà mẹ bị đái tháo đường type II
phần lớn sinh ra đứa trẻ lớn. Đái tháo
đường type II ở bà mẹ kháng lại tác dụng
chuyển hóa của insuline và đáp ứng bù tăng
nồng độ insulin huyết tương. Mức cao của
insulin được cho rằng kích thích thai tăng
trưởng và góp phần vào tăng trọng lượng
thai. Tăng cung cấp đường và các chất dinh
dưỡng khác cho thai cũng góp phần tăng
trọng lượng thai. Tuy nhiên, phần lớn tăng
trọng lượng thai là do tăng lượng mỡ cơ
thể; thường ít tăng chiều cao, mặc dù kích
thước của một số cơ quan có thể tăng
(organomagaly). Khi người mẹ đái tháo
đường type I không kiểm soát (thiếu sự bài
tiết insulin), sự tăng trưởng của bào thai bị
kìm hãm bởi vì thiếu chuyển hóa ở người
mẹ,và sự tăng trưởng và trưởng thành của
mô trẻ sơ sinh thường bị suy giảm. Ngoài
ra, có tỉ lệ cao bị chết bào thai. Trong số
những bào thai đi đến chín, thì vẫn có một
tỉ lệ chết cao. Hai phần ba số trẻ em chết do
hội chứng suy hô hấp, được trình bày ở
phần sau.
4. Thỉnh thoảng một đứa trẻ được sinh ra với
giảm chức năng vỏ thượng thận, thường
gây ra do bất sản tuyến thượng thận hay teo
do suy kiệt, chúng có thể xảy ra khi tuyến
thượng thận bị kích thích quá mức.
5. Nếu một người phụ nữ mang thai bị cường
giáp hoặc được điều trị với hormone tuyến
giáp quá mức, đứa trẻ được sinh ra có khả
năng giảm bài tiết hormone tuyến giáp tạm
thời. Ngược lại, nếu trước khi mang thai
người mẹ đã bị loại bỏ tuyến giáp, tuyến
yên bà mẹ có thể bài tiết một lượng lớn
thyrotropin trong trời gian mang thai và
đứa trẻ sinh ra bị cường giáp tạm thời.
6. Khi một bào thai thiếu sự bài tiết tuyến
giáp, sự tăng trưởng xương kém và chậm
phát triển trí não, gây ra tình trạng gọi là
người lùn độn, được trình bày ở Chương
77.
Những vấn đề đặc biệt của đẻ non.
Tất cả những vấn đề trong cuộc sống của trẻ sơ sinh
được lưu ý chỉ nghiêm trọng hơn ở trẻ sinh non.
Chúng có thể được phân loại theo hai tiêu đề sau
đây: (1) hệ cơ quan nào đó chưa hoàn thiện và (2)
hệ thống kiểm soát hormone khác nhau không ổn
định. Vì những ảnh hưởng này, những đứa trẻ sinh
non hiếm khi sống được nếu được sinh non nhiều
hơn 3 tháng.
Sự phát triển chưa hoàn thiện của trẻ sinh
non.
Hầu như tất cả hệ thống cơ quan là chưa hoàn thiện
ở trẻ sinh non và cần phải chăm sóc đặc biệt nếu
như đứa trẻ sinh non được cứu sống.
Hô hấp. Hệ thống hô hấp đặc biệt có khả năng
bị kém phát triển ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Dung
tích sống và dung tích khí cặn chức năng của phổi
nhỏ so với kích thước của đứa bé. Ngoài ra, bài tiết
surfactant bị giảm hoặc không xuất hiện. Như một
kết quả, hội chứng suy hô hấp là một nguyên nhân
gây chết phổ biến. Ngoài ra, dung tích khí cặn chức
năng thấp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng thường kết hợp
với chu kì thở kiểu Cheyne-Stokes.
Chức năng đường tiêu hóa. Một vấn đề lớn
của trẻ sinh thiếu tháng là tiêu hóa và hấp thu đủ
thức ăn. Những đứa trẻ sinh thiếu nhiều hơn 2
tháng, hệ thống tiêu hóa và hấp thu hầu như không
đủ. Hấp thu chất béo rất kém ở trẻ thiếu tháng nên
phải có một chế độ ăn ít chất béo. Hơn nữa, bởi vì
hấp thu calci rất khó ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, trước
những khó khăn đã được công nhận, những đứa trẻ
thiếu tháng có thể mắc bệnh còi xương nặng. Vì lý
do này, cần đặc biết chú ý bổ sung calci và vitamin
D.
Chức năng của các cơ quan khác. Những hệ
thống cơ quan khác chưa hoàn thiện thường gây
những khó khăn cho trẻ sơ sinh thiếu tháng bao
gồm: (1) gan chưa hoàn thiện, chúng gây ra có ít
các chất chuyển hóa trung gian và thường có xu
hướng chảy máu do giảm hình thành các yếu tố
đông máu; (2) thận chưa trưởng thành, làm cho cơ
thể đặc biệt thiếu khả năng đào thải acid, theo đó
đứa trẻ dễ bị nhiễm toan và rối loạn cân bằng dịch
nghiêm trọng; (3) cơ chế tạo máu của tủy xương
chưa hoàn thiện, chúng cho phép nhanh chóng tiến
đến bệnh thiếu máu; và (4) giảm hình thành γ-
globulin bởi hệ thống bạch huyết, chúng thường
dẫn đến nhiễm trùng nặng.
Những hệ thống kiểm soát hằng số nội môi
không không ổn định ở trẻ sinh thiếu tháng.
Những hệ thống cơ quan khác nhau chưa hoàn thiện
chức năng ở trẻ sơ sinh thiếu tháng làm cho các cơ
chế hằng định nội môi của cơ thể không ổn định. Ví
dụ, cân bằng acid-base có thể thay đổi rất lớn, đặc
biệt khi tỉ lệ thức ăn hấp thu vào thay đổi theo thời
gian. Cũng tương tự như vậy, nồng độ protein máu
thường thấp bởi vì gan chưa phát triển hoàn toàn,
thường dẫn đến phù do hạ protein máu. Trẻ sơ sinh
chưa có khả năng điều hòa nồng độ calci máu dẫn
đến co giật cơ do hạ calci máu (hypocalcemic
tetany). Cũng vì thế, nồng độ đường máu có thể
thay đổi rất rộng từ 20 đến hơn 100 mg/dl, phụ
thuộc chủ yếu vào thời điểm cho ăn. Từ những thay
đổi rất lớn trong môi trường nội sinh của trẻ sơ sinh
thiếu tháng, không ngạc nhiên khi mà tỉ lệ chết cao
ở những đứa trẻ sinh non hơn 3 tháng.
Nhiệt độ cơ thể không ổn định. Một trong những
vấn đề đặc biệt của trẻ sinh thiếu tháng là không có
khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể
của trẻ sinh thiếu tháng có xu hướng bằng với nhiệt
độ môi trường xung quanh. Ở nhiệt độ phòng bình
thường , nhiệt độ của trẻ (tính theo độ F) có thể ổn
định ở mức thấp hơn 90 hoặc thậm chí 80. Những
nghiên cứu cho thấy rằng nhiệt độ cơ thể được ổn
định dưới 96o
F (33.5o
C) được đi kèm với một tỉ lệ
chết đặc biệt cao, chúng lý giải cho việc hầu như
bắt buộc sử dụng lồng ấp khi chăm sóc trẻ sơ sinh
thiếu tháng.
Nguy cơ bị mù gây ra bởi điều trị quá nhiều
oxy ở những trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Bởi vì những trẻ sơ sinh thiếu tháng thường bị suy
hô hấp, điều trị oxy được sử dụng điều trị cho
những đứa trẻ này. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều
oxy gen để điều trị cho trẻ sơ sinh non, đặc biệt là
lúc mới sinh, có thể dẫn đến mù bởi vì quá nhiều
oxy làm dừng sự tăng sinh các mạch máu mới của
võng mạc. Sau đó, khi điều trị oxy dừng lại những
mạch máu sẽ bù đắp cho thời gian đã mất và vỡ các
mạch lớn tràn vào khắp thủy tinh dịch, ngăn ánh
sáng từ đồng tử đến võng mạc. Sau đó, các mạch
máu được thay thế với một khối mô xơ ở thủy tinh
dịch của mắt.
Tình trạng này, được biết như là Bệnh võng mạc trẻ
sinh non, gây mù vĩnh viễn. Vì lý do này, nó đặc
biệt quan trọng để tránh điều trị cho trẻ sinh non
với liệu pháp oxy với nồng độ cao. Những nghiên
cứu sinh lý học chỉ ra rằng những trẻ sinh non
thường an toàn với liệu pháp oxy 40%, nhưng một
số nhà nghiên cứu trẻ em tin rằng hoàn toàn an toàn
có thể đạt được chi khi cho thở nồng độ oxy bình
thường.
Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Những vấn đề lớn của đứa trẻ ngoài giai đoạn sơ
sinh là liên quan đến nhu cầu chuyển hóa đặc biệt
cho sự tăng trưởng, chúng được bao trùm hoàn toàn
trong nội dung của cuốn sách này ở phần chuyển
hóa và nội tiết.
Hình 84-8 thể hiện sự thay đổi chiều cao của con
trai và con gái qua thời gian cho đến tuổi 20. Đặc
biệt lưu ý rằng các đường chiều cao song song với
nhau hầu như đúng cho đến cuối thập niên đầu tiên.
Giữa độ tuổi 11-13 tuổi, estrogen nữ giới bắt đầu
được hình thành và gây ra tăng chiều cao nhanh
chóng nhưng sụn bọc đầu xương của xương dài
nhanh chóng bị nối liền ở khoảng 14-16 tuổi, vì thế
tăng chiều cao sau đó bị dừng lại. Ngược lại, tác
động của testosterone ở nam giới gây dài xương
xảy ra sau đó một chút- chủ yếu giữa 13-17 tuổi. Ở
nam giới, tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng kéo dài
bởi vì chậm nối liền của sụn bọc đầu xướng
(epiphyses), vì thế cuối cùng chiều cao nam giới
cao hơn nữ giới đáng kể.
Phát triển hành vi.
Phát triển hành vì chủ yếu liên quan đến sự hoàn
thiện của hệ thần kinh. Nó khó để phân biệt giữa
hoàn thiện cấu trúc giải phẫu của hệ thống thần
kinh hay do giáo dục. Nghiên cứu giải phẫu thấy
rằng những ống thần kinh lớn của hệ thần kinh
trung ương chưa hoàn toàn được myeline cho đến
cuối năm đầu tiên. Vì lý do này, trạng thái của hệ
thần kinh chưa hoàn thiện chức năng lúc sinh. Vỏ
não và những chức năng kết hợp, như nhìn, dường
như cần vài tháng sau sinh để phát triển hoàn thiện
chức năng.
Lúc sinh, khối não của đứa trẻ chỉ bằng 26% so với
khối não người lớn và lúc 1 tuổi là 55%, nhưng nó
hầu như tương ứng với ngưới lớn sau vài năm.
Quá trình này cũng được kết hợp với đóng thóp và
nối các xương sọ, chúng cho phép khối não tăng
thêm 20% sau vài tuổi. Hình 84-9 biểu thị một biểu
đồ quá trình tăng trưởng của đứa trẻ trong năm đầu
tiên. So sánh biểu đồ so với sự phát triển thực tế
của đứa bé được sử dụng cho đánh giá lâm sàng về
sự phát triển trí não và hành vi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Brew N, Walker D, Wong FY: Cerebral vascular regulation
and brain
injury in preterm infants. Am J Physiol Regul Integr Comp
Physiol
306:R773, 2014.
Coceani F, Baragatti B: Mechanisms for ductus arteriosus
closure.
Semin Perinatol 36:92, 2012.
Forhead AJ, Fowden AL: Thyroid hormones in fetal growth
and prepartum
maturation. J Endocrinol 221:R87, 2014.
Fowden AL, Giussani DA, Forhead AJ: Intrauterine
programming
of physiological systems: causes and consequences. Physiology
(Bethesda) 21:29, 2006.
Gao Y, Raj JU: Regulation of the pulmonary circulation in the
fetus
and newborn. Physiol Rev 90:1291, 2010.
Gluckman PD, Hanson MA, Cooper C, Thornburg KL: Effect
of in
utero and early-life conditions on adult health and disease. N
Engl
J Med 359:61, 2008.
Grijalva J, Vakili K: Neonatal liver physiology. Semin Pediatr
Surg
22:185, 2013.
Hilaire G, Duron B: Maturation of the mammalian respiratory
system.
Physiol Rev 79:325, 1999.
Hines MH: Neonatal cardiovascular physiology. Semin Pediatr
Surg
22:174, 2013.
Johnson MH: Functional brain development in humans. Nat
Rev
Neurosci 2:475, 2001.
Kugelman A, Colin AA: Late preterm infants: near term but
still in a
critical developmental time period. Pediatrics 132:741, 2013.
Luyckx VA, Bertram JF, Brenner BM, et al: Effect
of fetal and child
health on kidney development and long-term risk of
hypertension
and kidney disease. Lancet 382:273, 2013

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
SoM
 
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔITRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
SoM
 
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA - TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN - KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OX...
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA - TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN - KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OX...OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA - TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN - KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OX...
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA - TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN - KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OX...
SoM
 
Dan luu mang phoi
Dan luu mang phoiDan luu mang phoi
Dan luu mang phoi
vinhvd12
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
SoM
 
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔITRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
SoM
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
SoM
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
SoM
 

Mais procurados (20)

Các bất thường bóng tim trên xquang
Các bất thường bóng tim trên xquangCác bất thường bóng tim trên xquang
Các bất thường bóng tim trên xquang
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
 
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔITRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
 
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA - TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN - KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OX...
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA - TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN - KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OX...OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA - TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN - KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OX...
OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA - TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN - KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ BẰNG OX...
 
THOÁT VỊ BẸN
THOÁT VỊ BẸNTHOÁT VỊ BẸN
THOÁT VỊ BẸN
 
DỌA SANH NON
DỌA SANH NONDỌA SANH NON
DỌA SANH NON
 
Dan luu mang phoi
Dan luu mang phoiDan luu mang phoi
Dan luu mang phoi
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔITRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
 
Hội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấpHội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấp
 
Ối vỡ sớm, ối vỡ non
Ối vỡ sớm, ối vỡ nonỐi vỡ sớm, ối vỡ non
Ối vỡ sớm, ối vỡ non
 
VỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGVỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNG
 
TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤP
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
Tiếng tim
Tiếng timTiếng tim
Tiếng tim
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
Hệ thống đường mật - bệnh lí liên quan
Hệ thống đường mật - bệnh lí liên quanHệ thống đường mật - bệnh lí liên quan
Hệ thống đường mật - bệnh lí liên quan
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAI
 

Semelhante a SINH LÝ BÀO THAI VÀ TRẺ SƠ SINH

ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
SoM
 
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi treBai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Le Khac Thien Luan
 
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲSỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SoM
 
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINHBÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
SoM
 
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAITHAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
SoM
 
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲSỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SoM
 
23 hoi-suc-so-sinh-tai-phong-de
23 hoi-suc-so-sinh-tai-phong-de23 hoi-suc-so-sinh-tai-phong-de
23 hoi-suc-so-sinh-tai-phong-de
Duy Quang
 
3 su-thu-thai-lam-to-va-phat-trien-cua-trung
3 su-thu-thai-lam-to-va-phat-trien-cua-trung3 su-thu-thai-lam-to-va-phat-trien-cua-trung
3 su-thu-thai-lam-to-va-phat-trien-cua-trung
Duy Quang
 
SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN hay khó cần cho bác sĩ.doc
SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN hay khó cần cho bác sĩ.docSINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN hay khó cần cho bác sĩ.doc
SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN hay khó cần cho bác sĩ.doc
HongBiThi1
 
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
Duy Quang
 
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢNVẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
SoM
 

Semelhante a SINH LÝ BÀO THAI VÀ TRẺ SƠ SINH (20)

Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thaiY4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
 
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thaithay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
 
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi treBai 1. các thoi ky cua tuoi tre
Bai 1. các thoi ky cua tuoi tre
 
Cẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaiCẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thai
 
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲSỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
 
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINHBÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
BÀI GIẢNG ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH
 
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAITHAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG KHOA SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG KHOA SẢNGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG KHOA SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG KHOA SẢN
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH  NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNGCHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH  NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
 
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲSỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
SỰ PHÁT TRIỄN CỦA PHÔI THAI VÀ THAI NHI TRONG NỬA ĐẦU THAI KỲ
 
23 hoi-suc-so-sinh-tai-phong-de
23 hoi-suc-so-sinh-tai-phong-de23 hoi-suc-so-sinh-tai-phong-de
23 hoi-suc-so-sinh-tai-phong-de
 
Tien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thaiTien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thai
 
Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần từ tuần 1 đến tuần 40
Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần từ tuần 1 đến tuần 40Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần từ tuần 1 đến tuần 40
Các giai đoạn phát triển của thai nhi theo tuần từ tuần 1 đến tuần 40
 
3 su-thu-thai-lam-to-va-phat-trien-cua-trung
3 su-thu-thai-lam-to-va-phat-trien-cua-trung3 su-thu-thai-lam-to-va-phat-trien-cua-trung
3 su-thu-thai-lam-to-va-phat-trien-cua-trung
 
SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN hay khó cần cho bác sĩ.doc
SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN hay khó cần cho bác sĩ.docSINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN hay khó cần cho bác sĩ.doc
SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN hay khó cần cho bác sĩ.doc
 
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
 
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢNVẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN
 
Sinhlychuyenda
SinhlychuyendaSinhlychuyenda
Sinhlychuyenda
 
Sinhlychuyenda (1)
Sinhlychuyenda (1)Sinhlychuyenda (1)
Sinhlychuyenda (1)
 

Mais de SoM

Mais de SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Último

SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 

Último (20)

SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 

SINH LÝ BÀO THAI VÀ TRẺ SƠ SINH

  • 1. Thảo luận đầy đủ về sự phát triển bào thai, sinh lý của đứa trẻ ngay sau khi sinh, và sự tăng trưởng và phát triển qua những năm đầu đời nằm trong các khóa học chính quy ở khoa sản và nhi của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều nguyên tắc sinh lý đặc trưng ở trẻ sơ sinh, và trong chương này thảo luận những nguyên tắc sinh lý quan trọng hơn. Sự tăng trưởng và phát triển chức năng của bào thai. Sự phát triển ban đầu của nhau thai và màng thai xảy ra nhanh hơn nhiều sự phát triển của thai. Thực tế, trong suốt 2-3 tuần sau khi cấy vào túi phôi, bào thai hầu như vẫn ở dạng vi mô, nhưng sau đó, như được biểu thị ở Hình 84-1, chiều dài của bào thai tăng lên tương ứng với tuổi. Khi được 12 tuần, chiều dài khoảng 10 cm; lúc 20 tuần là 25cm; và lúc 40 tuần là 53cm. Do trọng lượng thai tương ứng xấp xỉ với lập phương của chiều dài, trọng lượng thai hầu như tăng tương ứng với lập phương tuổi thai.Lưu ý trong Hình 84-1 mà trọng lượng vẫn còn rất nhỏ trong suốt 12 tuần đầu tiên và đạt đến 1 pound chỉ trong 23 tuần thai. Sau đó, trong suốt quý thai cuối cùng, bào thai tăng cần nhanh chóng, để 2 tháng trước sinh, trọng lượng thai trung bình là 3 pound; 1 tháng trước sinh, trung bình 4.5 pound; và lúc sinh, trung bình 7 pound, cuối cùng trọng lượng thai lúc sinh thay đổi thấp nhất từ 4.5 pound đến cao nhất là 11 pound với những đứa trẻ bình thường qua thời kì mang thai bình thường. Sự phát triển của hệ cơ quan. Chỉ trong một tháng sau khi trứng thụ tinh, những đặc tính đại thể của tất cả các cơ quan khác nhau của bào thai đã bắt đầu được phát triển, và trong suốt 2-3 tháng tiếp theo hầu hết đặc điểm của các cơ quan khác nhau đã được thiết lập. Sau tháng thứ tư, những cơ quan của bào thai về mặt đại thể giống với bào thai. Tuy nhiên, sự phát triển các tế bào trên mỗi cơ quan thường chưa được hoàn thiện và cần 5 tháng mang thai còn lại để phát triển hoàn toàn. Ngay cả lúc sinh, những cấu trúc nhất định, đặc biệt là hệ thần kinh, thận và gan, thiếu sự phát triển hoàn toàn, như được mô tả sau trong chương này. Hệ tuần hoàn. Tim bắt đầu đập từ tuần thứ tư sau khi thụ tinh, co bóp với tỉ lệ khoảng 65 nhịp/phút. Tỉ lệ này tăng đều đến khoảng 140 nhịp/phút ngay sau khi sinh. Hình thành các tế bào máu. Các tế bào hồng cầu có nhân bắt đầu được hình thành ở túi noãn hoàng và lớp trung biểu mô của nhau thai khoảng tuần thứ ba của sự phát triển thai. Sau đó một tuần (tuần thứ tư đến tuần thứ năm) hình thành các tế bào hồng cầu không có nhân bởi trung biểu mô thai và cũng bởi trung biểu mô của các mạch máu. Vào tuần thứ 6, gan bắt đầu hình thành các tế bào máu, và vào tháng thứ ba, lách và các mô lympho của cơ thể bắt đầu hình thành các tế bào máu. Cuối cùng, từ tháng thứ ba, tủy xương dần trở thành nguồn chính của các tế bào hồng cầu, cũng như hầu hết các bạch cầu, ngoại trừ các sản xuất các tế bào lympho và tương bào ở mô lympho. CHƯƠNG 84 SINH LÝ BÀO THAI VÀ TRẺ SƠ SINH
  • 2. Hệ thống hô hấp. Hô hấp không thể xảy ra trong cuộc sống bào thai bởi vì khoongc ó khí để thở trong khoang ối. Tuy nhiên, vận động hô hấp được cố gắng thực hiện diễn ra bắt đầu vào cuối quý thứ nhất của kỳ thai nghén. Kích thích xúc giác và đặc biệt thai ngạt gây cố gắng vận động hô hấp. Trong suốt 3-4 tháng cuối của kỳ thai nghén, vận động hô hấp của thai chủ yếu là bị ức chế, lý do vẫn chưa được biết, và phổi hầu như vẫn hoàn toàn bị xẹp. Sự ức chế hô hấp trong những tháng cuối của bào thai ngăn cản phổi được ngập tràn dịch và mảnh vụn từ phân được bài tiết bởi ống tiêu hóa của thai vào dịch ối. Cũng vì thế, lượng nhỏ dịch được bài tiết vào phổi bởi biểu mô phế nang tăng lên cho đến thời điểm lúc sinh, do đó chỉ giữ dịch sạch trong phổi. Hệ thần kinh. Phần lớn những phản xạ của thai, bao gồm tủy sống và kể cả thân não xuất hiện kể từ tháng thứ ba đến tháng thứ tư của kỳ thai nghén. Tuy nhiên, chức năng hệ thần kinh bao gồm vỏ não vẫn chỉ phát triển ở giai đoạn sớm kể cả lúc sinh. Thực tế, sự myeline hóa một số vùng thần kinh não quan trọng của não hoàn thành chỉ sau khoảng 1 năm sau sinh. Ống tiêu hóa. Giữa kỳ thai nghén bào thai bắt đầu tiêu hóa và hấp thu lượng lớn dịch ối, và trong 2-3 tháng cuối, chức năng tiêu hóa giống với của đứa trẻ sơ sinh bình thường. Ở thời điểm này, lượng nhỏ phân liên tục được hình thành trong ống tiêu hóa và được đào thải từ hậu môn vào dịch ối. Phân bao gồm một phần từ phần còn lại dịch ối đã nuốt vào và một phần dịch nhầy, các tế bào biểu mô, và các sản phẩm bài tiết còn lại từ biểu mô đường tiêu hóa và các tuyến. Thận. Thận bào thai bắt đầu bài tiết nước tiểu trong suốt quý thứ 2, và nước tiểu thai tạo ra chiếm khoảng 70-80% của dịch ối. Thận phát triển bất thường hoặc suy chức năng thận nghiêm trọng làm giảm đáng kể sự hình thành dịch ối của thai (oligohydramnios) và có thể dẫn đến chết thai. Mặc dù thận thai hình thành nước tiểu,hệ thống điều khiển của thận điều hòa thể tích dịch ngoại bào và cân bằng điện giải, và đặc biệt cân bằng acid- base hầu như không tồn tại cho đến giai đoạn cuối của thai và chưa phát triển hoàn thiện cho đến một ít tháng sau khi sinh. Chuyển hóa của thai. Thai chủ yếu sử dụng glucose để tạo năng lượng. Thai có khả năng dự trữ chất béo và protein lớn, hầu hết chất béo được tổng hợp từ đường thay vì được hấp thu trực tiếp từ máu mẹ. Những vẫn đề đặc biệt chuyển hóa của thai liên quan đến calci, phosphate, sắt và một số vitamin. Chuyển hóa Calci và Phosphate. Hình 84-2 biểu thị tỉ lệ calci và phosphate tích lũy trong bào thai, chứng minh rằng trung bình khoảng 22.5 gam calci và 13.5 gam phospho được tích lũy trong suốt thời kì bào thai. Khoảng một nửa số chúng tích lũy trong suốt 4 tuần cuối của kỳ thai nghén, chúng trùng khớp với giai đoạn hóa xương nhanh của xương và tăng cân nhanh của bào thai. Trong giai đoạn đầu của bào thai, xương tương đối chưa hoàn thiện và chủ yếu ở dạng sụn. Thực tế, phim x quang thường không thấy bất kì sự hóa xương nào cho đến sau tháng thứ tư của kỳ thai nghén. Đặc biệt lưu ý rằng toàn bộ lượng calci và phosphate cần thiết cho thai nhi trong suốt thời kì mang thai chỉ chiếm khoảng 2% lượng chất trong xương của mẹ, và do đó những chất này rời khỏi mẹ là rất nhỏ. Mất rất nhiều xảy ra sau khi sinh, trong thời kì cho con bú. Tích lũy sắt. Hình 84-2 cũng biểu thị rằng tích lũy sắt trong bào thai thậm chí nhanh hơn nhiều so với calci và phosphate. Phần lớn sắt ở dạng hemoglobin, chúng bắt đầu được hình thành từ rất sớm, từ tuần thứ 3 sau khi trứng được thụ tinh. Lượng nhỏ sắt được tập trung trong nội mạc tử cung trước khi thụ thai; sắt được hấp thu vào phôi thai bởi các nguyên bào nuôi và được sử dụng để hình thành các tế bào hồng cầu rất sớm. Khoảng một phần ba sắt ở bào thai đã được phát triển hoàn toàn toàn thông thường được dự trữ ở gan. Lượng sắt này sau đó có thể được sử dụng cho một vài tháng sau khi sinh để hình thành thêm hemoglobin.
  • 3. Sử dụng và tích lũy vitamin. Bào thai sử dụng vitamin nhiều như người trưởng thành và một số trường hợp có mức độ cao hơn. Thông thường, chức năng những vitamin ở bào thai giống với người lớn, như đã được thảo luận ở chương 72. Tuy nhiên, chức năng đặc biệt của một vài vitamin nên được đề cập. Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và acid folic, cần thiết cho sự hình thành các hồng cầu và mô thần kinh, cũng như cho toàn bộ sự tăng trưởng của bào thai. Vitamin C cần thiết cho sự hình thành phù hợp các chất gian bào, đặc biệt chất nền tủy xương và các sợi mô liên kết. Vitamin D cần thiết cho sự phát triển xương của bào thai, nhưng cho dù nhiều quan trọng, mẹ cần nó để hấp thu đủ calci từ ống tiêu hóa. Nếu người mẹ nhiều vitamin D trong dịch cơ thể, lượng lớn vitamin sẽ được dự trữ bởi gan của thai để sử dụng cho một vài tháng sau khi sinh. Cơ chế chức năng của vitamin E không hoàn toàn rõ rang, nhưng nó cần cho sự phát triển bình thường ở giai đoạn đầu của phôi. Thiếu nó trên những động vật thực nghiệm, sẩy thai tự phát thường xảy ra khi mang thai giai đoạn đầu. Vitamin K được gan bào thai sử dụng để hình thành yếu tố VII, prothrombin, và một vài yếu tố đông máu. Khi vitamin K ở mẹ không đủ, yếu tố VII và prothrombin trở nên thiếu ở bào thai và mẹ. Bởi vì phần lớn vitamin K được hình thành bởi hoạt động của vi khuẩn ở ruột già người mẹ, trẻ sơ sinh không đủ nguồn vitamin K cho tuần đầu hoặc cuộc sống sau sinh cho đến khi hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột được hình thành bình thường. Do đó, dự trữ vitamin K ở gan bào thai một lượng nhỏ được nhận từ người mẹ rất hữu ích trong ngăn chảy máu thai, đặc biệt xuất huyết não khi đầu bị chấn thương khi đẩy qua đường sinh. Thích nghi của trẻ sơ sinh với cuộc sống ngoài tử cung. Onset of breathing. Tác động rõ ràng nhất của sinh đẻ lên đứa bé là mất nhau thai kết nối với người mẹ, do đó, mất sự hỗ trợ chuyển hóa này. Một trong những thay đổi trực tiếp quan trọng nhất cần thiết ở trẻ sơ sinh là bắt đầu thở. Nguyên nhân thở lúc sinh. Sau khi đứa bé ra khỏi người mẹ không được gây mê, đứa bé thường bắt đầu thở trong vài giây và nhịp thở bình thường đạt được trong vòng 1 phút sau khi sinh. Bào thai nhanh chóng thở chỉ ra rằng thở được kích hoạt bởi đột ngột tiếp xúc với môi trường bên ngoài, có lẽ gây ra từ trạng thái hơi ngạt thở, đó là việc quá trình sinh và từ các xung cảm giác bắt nguồn từ da ngột ngột bị lạnh. Nếu đứa trẻ không thở ngay, cơ thể trở nên thiếu oxy thêm và tăng nồng độ CO2, chúng tạo thêm kích thích lên trung tâm hô hấp và thường gây ra thở chỉ trong một phút sau khi sinh. Chậm thở hay bất thường sau khi sinh-nguy cơ thiếu oxy. Nếu người mẹ được sử dụng thuốc mê lúc sinh, ít nhất một phần bào thai cũng bị gây mê, bắt đầu hô hấp có khả năng bị chậm vài phút, do đó chứng minh tầm quan trọng của sử dụng ít thuốc gây mê. Cũng vì thế, nhiều đứa trẻ bị chấn thương đầu trong lúc sinh hoặc trải qua quá trình đẻ kéo dài làm chậm thở hoặc thỉnh thoàng hoàn toàn không thở. Điều này có khả năng có 2 tác động: Đầu tiên, ở một ít đứa trẻ, chảy máu nội sọ hay dập não gây hội chứng sang chấn gây chèn ép mạnh lên trung tâm hô hấp. Thứ hai, có lẽ quan trọng hơn nhiều, thiếu oxy thai kéo dài trong lúc sinh có thể gây suy giảm nghiêm trọng trung tâm hô hấp. Thiếu oxy thường xuyên xảy ra trong lúc sinh bởi vì (1) Chèn ép dây rốn; (2) Nhau thai bị bong sớm; (3) tử cung co quá mạnh, chúng có thể làm ngắt dòng máu mẹ đến nuôi thai; hay (4) gây mê quá mức ở người mẹ, chúng làm giảm oxy hóa ở máu mẹ. Mức độ thiếu oxy mà một trẻ sơ sinh có thể chịu đựng được. Ở người lớn, không thở chỉ trong 4 phút thường gây chết, nhưng trẻ sơ sinh thường sống sót kéo dài đến 10 phút mà không thở sau khi sinh. Não bị tổn thương vĩnh viễn và nghiêm trọng thường xảy ra ngay sau khi thở chậm hơn 8 đến 10 phút. Trên thực tế, những tổn thương thực sự phát triển chủ yếu ở vùng đồi thị, ở não sinh tư dưới, và một số phần khác của thân não, do đó ảnh hưởng vĩnh viễn đến nhiều chức năng vận động của cơ thể. Sự giãn nở của phổi lúc sinh. Lúc sinh, thành các phế nang đầu tiên bị xẹp bởi vì sức căng bề mặt của dịch nhầy đổ đầy phế nang. Áp suất âm hít vào nhiều hơn 25 mmHg là cần thiết để chống lại tác động đối lập của sức căng bề mặt và để mở phế nang lần đầu tiên. Một khi phế nang mở, tuy nhiên, hô hấp có thể bị ảnh hưởng thêm với vận động hô hấp tương đối yếu. May mắn thay, hít vào của trẻ bình thường rất giàu năng lượng; Có khả năng tạo
  • 4. ra áp lực âm trong khoang màng phổi lên đến 60mmHg. Hình 84-3 biểu thị cần áp lực âm rất lớn trong khoang màng phổi để mở phổi khi bắt đầu thở. Ở đỉnh của hình, đường cong thể tích-huyết áp (đường cong độ dãn nở) lúc thở lần đầu tiên sau khi sinh được biểu thị. Quan sát thấy, đầu tiên, phần thấp hơn của đường cong bắt đầu từ điểm áp lực 0 và di chuyển sang bên phải. Đường cong cho thấy rằng thể tích của khí trong phổi vẫn hầu như bằng 0 cho đến khi áp lực âm đạt đến -40cmH2O (-30mmHg). Sau đó, khi áp lực âm tăng đến -60cmH2O, khoảng 40ml khí đi vào phổi . Để tháo hết khí trong phổi, một áp lực dương đáng kể, khoảng 40cmH2O, là cần thiết bởi vì sức cản của chất nhầy được tạo ra bởi dịch trong các tiểu phế quản. Lưu ý rằng thở lần thức hai là dễ dàng hơn nhiều, cần ít áp lực âm và áp lực dượng hơn nhiều. Thở không hoàn toàn bình thường cho đến khoảng phút thứ 40 sau khi sinh, như được biểu thị bởi đường cong giãn nở thứ hai, hình dạng của chúng là thuận lợi hơn so với bình thường ở người lớn, như được biểu thị ở Chương 39. Hội chứng suy hô hấp gây ra khi thiếu bài tiết surfactant. Một số nhỏ trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh non và đứa trẻ có mẹ bị đái tháo đường, suy hô hấp nặng tiến triển trong ít giờ đến vài ngày đầu sau khi sinh, và một số trẻ chết chỉ trong một số ngày sau đó. Phế nang của những đứa trẻ chết chứa một lượng lớn dịch protein, hầu như các huyết tương tinh khiết bị rỉ từ các mao mạch vào phế nang. Tình trạng này còn được gọi là bệnh màng kính (hyaline membrane disease) bởi vì tiêu bản kính hiển vi của phổi thấy rằng các chất tràn vào các phế nang giống một màng hyaline. Một đặc trưng tìm thấy ở hội chứng suy hô hấp là niêm mạc hô hấp bài tiết số lượng surfactant, một chất thông thường được bài tiết vào phế nang để làm giảm sức căng bề mặt của dịch phế nang, do vậy theo đó cho phép các phế nang mở ra dễ dàng khi hít vào . Các tế bào bài tiết surfactant (các tế bào phế nang type II) không bắt đầu bài tiết surfactant cho đến 1-3 tháng kỳ thai nghén cuối cùng. Do đó, nhiều đứa bé sinh thiếu tháng và một ít đứa bé sinh đủ tháng sinh ra không có khả năng bài tiết đủ surfactant, chúng gây ra xẹp phế nang và phù phổi. Vai trò của surfactant trong những tác động ngăn cản được mô ta ở chương 38. Sự thích nghi lại tuần hoàn lúc sinh. Đều quan trọng như bắt đầu thở lúc sinh là tuần hoàn ngay lập tức thích nghi để cho phép đủ dòng máu qua phổi. Ngoài ra, thích nghi tuần hoàn trong suốt một ít giờ đầu của cuộc sống gây nhiều máu qua gan hơn nữa, mà vào thời điểm này có ít dòng máu qua gan. Để mô tả những thích nghi này, đầu tiên chúng ta quan tâm đến cấu trúc giải phẩu của tuần hoàn bào thai. Cấu trúc giải phẫu đặc biệt của tuần hoàn thai nhi. Bởi vì phổi chủ yếu không thực hiện chức năng trong suốt cuộc sống thai nhi và do gan chỉ thực hiện một phần chức năng, nó không cần tim thai bơm nhiều máu qua phổi hay gan của nó. Tuy nhiên, tim thai phải bơm một lượng lớn máu qua nhau thai. Do đó, sự sắp xếp giải phẫu đặc biệt làm cho tuần hoàn thai có nhiều khác biệt so với tuần hoàn của trẻ sơ sinh. Đầu tiên, như Hình 84-4, máu trở về từ nhau qua tĩnh mạch rốn rồi đi qua ống tĩnh mạch, phần lớn bỏ qua gan. Sau đó phần lớn máu qua tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ dưới trực tiếp từ đường thẳng qua phần sau của tâm nhĩ phải và qua lỗ bầu dục trực tiếp vào tâm nhĩ trái. Do đó, máu được oxy hóa tốt từ nhau chủ yếu qua bên trái của tim, thay vì bên phải, và được bởm bởi tâm thất trái chủ yếu vào động mạch của đâu và chi trên. Máu vào tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên trực tiếp xuống qua van ba lá vào tâm nhĩ phải. Lượng máu này chủ yếu là máu bị khử oxy hóa từ vùng đầu của thai. Nó được bơm bởi tâm thất phải vào động mạch phổi và sau đó chủ yếu qua ống động mạch vào để vào động mạch chủ xuống, sau đó qua hai động mạch rốn vào nhau thai, nơi này máu khử oxy sẽ trở thành máu được oxy hóa. Hình 84-5 biểu thị tỉ lệ tương đối của toàn bộ máu được bơm bởi tim qua các vòng tuần hoàn khác nhau của bào thai. Xấp xỉ 55% máu đi qua nhau thai, chỉ còn lại 45% đi đến tất cả các mô của bào thai. Hơn nữa, trong suốt thời kỳ bào thai, chỉ 12% máu qua phổi, trong khi ngay sau khi sinh, hầu như tất cả dòng máu qua phổi. Thay đổi tuần hoàn khi sinh. Những thay đổi cơ bản ở tuần hoàn thai nhi lúc sinh được mô tả ở Chương 23 trong mối liên quan với những bất thường bẩm sinh của ống động mạch và lỗ bầu dục mà tồn tại trong suốt cuộc sống của một ít người. Những thay đổi được mô tả ngắn trong những nội dung tiếp theo. Giảm hô hấp và tăng sức cản của hệ thống mạch lúc sinh. Những thay đổi chủ yếu trong tuần
  • 5. hoàn lúc sinh, đầu tiên, mất rất nhiều dòng máu qua nahu, chúng xấp xỉ gấp đôi sức kháng của hệ mạch lúc sinh. Sức kháng của hệ thống mạch tăng gấp đôi làm tăng áp ức động mạch chủ, cũng như áp lực của tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Thứ hai, sức cản của các mạch phổi giảm rất mạnh khi phổi giãn. Khi phổi bào thai không được giãn, mạch máu bị chèn ép bởi vì phổi có thể tích nhỏ. Ngay khi phổi dãn, những mạch không bị chèn ép nữa và sức cản của mạch máu giảm đi khoảng 7 lần. Cũng vì thế, khi ở thời kì bào thai, giảm oxy máu gây tăng trương lực co đáng kể của các mạch máu phổi, nhưng giãn mạch diễn ra khi thông khí phổi làm mất tác động giảm oxy máu. Tất cả những thay đổi cùng nhau làm giảm sức cản dong máu qua phổi nhiều đến năm lần, làm giảm huyết áp động mạch phổi, áp lực tâm thất phải và tâm thất trái. Đóng lỗ bầu dục. Áp lực tâm nhĩ phải thấp và áp lực tâm nhĩ trái cao xảy ra ngay sau khi thay đổi sức cản của mạch phổi và mạch hệ thống lúc sinh làm cho máu bây giờ có xu hướng chảy ngược qua lỗ bầu dục, đó là từ tâm nhĩ trái vào tâm nhĩ phải thay vì theo hướng khác như khi trong giai đoạn bào thai. Kết quả là, van nhỏ nằm trên lỗ bầu dục bên phía vách tâm nhĩ trái đóng lỗ này lại, theo đó ngăn dòng máu tiếp tục qua lỗ bầu dục. Ở 2/3 số người, van trở nên dính chặt với lỗ bầu dục chỉ trong một vài tháng đến một vài năm và đóng kín vĩnh viễn lỗ bầu dục. Tuy nhiên, nếu như đóng vĩnh viễn lỗ bầu dục không xảy ra- một tình trạng còn được gọi là còn lỗ bầu dục-suốt cuộc đời thì thông thường áp lực tâm nhĩ trái vẫn cao hơn áp
  • 6. lực tâm nhĩ phải 2-4mmHg, và đối áp giữ cho van đóng lại. Đóng ống động mạch. Ống động mạch cũng được đóng, nhưng có nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, tăng sức cản của tuần hoàn hệ thống tăng áp lực động mạch chủ trong khi giảm áp lực của giảm sức cản của phổi làm giảm áp lực động mạch phổi. Như một hệ quả, sau khi sinh, dòng máu bắt đầu trào ngược từ động mạch chủ vào động mạch phổi qua ống động mạch, thay vì theo hướng ngược lại như ở giai đoạn bào thai. Tuy nhiên, chỉ sau khi sinh một vài giờ, thành cơ của ống động mạch co lại rõ rệt và chỉ trong 1-8 ngày, co cơ thường đủ để dừng toàn bộ dòng máu. Đây còn được gọi là đóng chức năng của ống động mạch. Sau đó, trong suốt 1 đến 4 tháng sau đó, đống động mạch thường trở nên tắc giải phẫu bở sự tăng sinh các mô xơ vào lòng ống của nó. Nguyên nhân đóng ống động mạch liên quan đến tăng sự oxy hóa của dòng máu qua ống, cũng như mất các tác động gây giãn mạch prostaglandin E2 (PGE2). Ở cuộc sống bào thai áp suất riêng phần của ống động mạch (PO2) chỉ là 15-20mmHg, nhưng nó tăng lên khoảng 100mmHg chỉ trong vài giờ sau sinh. Hơn nữa, nhiều thực nghiệm đã chỉ ra rằng độ co cơ trơn của thành ống động mạch liên quan nhiều với sự sẵn có của O2. Khoảng một trên vài nghìn trẻ sơ sinh, ống không được đóng lại, gây còn ống động mạch, hậu quả của chúng đã được mô tả ở chương 23. Không đóng ống động mạch được coi là do ống dãn quá mức gây ra bởi các prostaglandin giãn mạch, đặc biệt là PGE2 lên thành ống. Thực tế, sử dụng thuốc indomethacin, chúng sẽ chặn tổng hợp các prostaglandin thường dẫn đến đóng ống động mạch. Đóng ống tĩnh mạch. Ở thời kì bào thai máu tĩnh mạch cửa từ bụng của bào thai hợp nhất với máu từ tĩnh mạch rốn, và chúng cùng bỏ qua gan bởi ống tĩnh mạch trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới ngay phía dưới tim và trên gan. Ngay sau khi sinh, máu qua tĩnh mạch rốn dừng lại, nhưng phần lớn máu tĩnh mạch cửa vẫn qua ống tĩnh mạch, với chỉ một lượng nhỏ qua các kênh của gan. Tuy nhiên, chỉ trong 1-3 giờ thành cơ của ống động mạch co mạnh và đóng ống động mạch. Như một hệ quả, huyết áp tĩnh mạch cửa tăng từ gần 0 đến 6 đến 10 mmHg, chúng đủ để đẩy dòng máu tĩnh mạch cửa qua các xoang gan. Mặc dù ống động mạch hiếm khi không bị đóng, chúng tôi biết rất ít những nguyên nhân gây đóng ống tĩnh mạch. Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Trước khi sinh, bào thai nhận hầu hết năng lượng từ glucose của máu mẹ. Sau khi sinh, lượng glucose được dự trữ trong cơ thể ở dạng glycogen gan và cơ để cung cấp đủ cho nhu cầu của đứa trẻ chỉ trong vài giờ. Gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa thực hiện đủ chức năng lúc sinh, chúng ngăn cản tạo thêm nhiều đường mới. Do đó, nồng độ đường máu của trẻ sơ sinh thường máu thấp trong những ngày đầu khoảng 30-40 mg/dl, chúng ít hơn một nửa so với giá trị bình thường. May mắn thay, các cơ chế thích ứng thích hợp sẵn sàng để cho phép trẻ sơ sinh sử dụng được các chất béo và protein dự trữ cho chuyển hóa cho đến khi sữa mẹ có thể cung cấp 2-3 ngày sau đó. Vấn đề đặc biệt là thường xuyên phải cung cấp đủ dịch cho đứa bé bởi vì tỉ lệ dịch của trẻ sơ sinh là gấp bảy lần so với người lớn, và cung cấp sữa mẹ cần phải có một vài ngày để sản xuất. Thông thường, trọng lượng trẻ sơ sinh giảm từ 5-10% và thỉnh thoảng lên đến 20% chỉ trong 2-3 ngày đầu. Phần lớn mất trọng lượng này là do mất dịch cơ thể. Những chức năng đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Một đặc trưng quan trọng của trẻ sơ sinh là tính không ổn định của hệ thống kiểm soát hormone và thần kinh khác nhau. Tính không ổn định này một phần là do sự phát triển chưa đầy đủ của các cơ quan khác nhau và một phần từ thực tế rằng hệ thống kiểm soát đơn giản chưa được thích nghi với cuộc sống mới. Hệ hô hấp. Tỉ lệ hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là khoảng 40 nhịp/phút, và khí lưu thông mỗi nhịp thở trung bình là 16ml, kết quả là thể tích hô hấp mỗi phút là 640ml/phút-gấp đôi người lớn so với trọng lượng của cơ thể. Dung tích cặn chức năng của phổi trẻ sơ sinh chỉ bằng một nửa so với người lớn trong mối liên quan với trọng lượng cơ thể. Sự khác nhau này gây ra nồng độ khí máu của trẻ sơ sinh tăng và giảm quá mức nếu như tần số thở là chậm, bởi vì khí cặn trong phổi tạo điều kiện thay đổi khí máu. Tuần hoàn. Thể tích máu. Thể tích máu của trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh trung bình khoảng 300ml, nhưng nếu đứa trẻ vẫn còn được gắn với nhau thai một vài phút sau sinh hoặc dây rốn được kẹp để cho phép máu chảy qua mạch máu vào đứa bé, cung cấp thêm cho đứa trẻ 75ml máu vào cơ thể, để có tổng cộng là 375 ml. Sau đó, trong suốt vài giờ sau đó,
  • 7. dịch đi vào các khoảng mô từ lượng máu này, chúng làm tăng hematocrit nhưng thể tích máu lại quay trở về giá trị bình thường khoảng 300ml. Trên một số trẻ người ta cho rằng lượng máu bổ sung này từ việc kẹp dây rốn có thể dẫn đến phù phổi nhẹ với một số mức độ suy hô hấp, nhưng bổ sung lượng hồng cầu này thường có giá trị với trẻ sơ sinh. Hiệu suất của tim. Hiệu suất tim của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 500ml/phút, chúng giống như hô hấp và chuyển hóa của cơ thể, khoảng nhiều gấp 2 lần người lớn so với trọng lượng cơ thể. Thỉnh thoảng một đứa trẻ sinh ra với một hiệu suất tim đặc biệt thấp gây ra bởi xuất huyết nhiều thể tích máu từ nhau thai lúc sinh. Huyết áp động mạch. Huyết áp động mạch trong ngày đầu sau sinh trung bình huyết áp tâm thu khoảng 70mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 50mmHg và tăng chậm trong vài tháng tiếp theo đến khoảng 90/60. Tăng chậm hơn nhiều xuất hiện sau những năm tiếp theo cho đến tuổi dậy thì bằng huyết áp người lớn 115/70. Đặc trưng của máu. Số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh trung bình khoảng 4 triệu/mm3 . Nếu máu được dồn từ dây rốn vào đứa trẻ, số lượng hồng cầu tăng thêm từ 0.5 tới 0.75 triệu trong vài giờ đầu, để tổng lượng hồng cầu là 4.75 triệu/mm3 , như được biểu thị ở Hình 84-6. Sau đó, tuy nhiên, một ít hồng cầu được hình thành ở trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu sau sinh, có lẽ do thiếu oxy máu kích thích của bào thai không còn xuất hiện để kích thích sản xuất tế bào hồng cầu. Do đó, như được biểu thị ở Hình 84-6, lượng hồng cầu trung bình giảm đến thấp hơn 4 triệu/mm3 khoảng 6 đến 8 tuần tuổi. Từ đó trở đi, tăng hoạt động do đứa trẻ tạo những kích thích thích hợp để số lượng hồng cầu quay lại mức bình thường trong vòng 2-3 tháng sau đó. Ngay sau khi sinh, lượng tế bào bạch cầu của trẻ sơ sinh xấp xỉ 45,000/mm3 , chúng cao hơn người trưởng thành khoảng 5 lần. Vàng da sơ sinh và nguyên hồng cầu sơ sinh. Bilirubin được hình thành trong bào thai có thể qua nhau thai vào người mẹ và được bài tiết qua gan của mẹ; nhưng ngay sau khi sinh, trẻ sơ sinh phải loại bỏ bilirubin qua gan của nó, mà trong tuần đầu tiên chức năng gạn còn kém và chưa đủ khả năng liên hợp một lượng đáng kể bilirubin với acid glucuronic để bài tiết vào mật. Hậu quả là nồng độ bilirubin huyết tương tăng từ mức bình thường ít hơn 1mg/dl đến trung bình 5mg/dl trong suốt 3 ngày đầu và sau đó giảm dần về giá trị bình thường khi gan bắt đầu thực hiện chức năng. Hiệu ứng này còn được gọi là tăng bilirubin máu sinh lý, được biểu thị ở Hình 84-6, và nó được kết hợp với vàng da trẻ sơ sinh và đặc biệt là giác mạc trong một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, cho đến nay những bất thường quan trọng nguyên nhân của vàng da sơ sinh nghiêm trọng là rối loạn nguyên hồng cầu sơ sinh, được mô ta chi tiết ở Chương 33 trong mối liên hệ với yếu tố Rh không tương thích giữa bào thai và mẹ. Tóm lại, rối loạn nguyên hồng cầu trẻ em hồng cầu di truyền yếu tố Rh+ từ người cha, trong khi người mẹ là Rh- . Người mẹ sau đó trở thành gây tự miễn chống lại yếu tố Rh+ (một protein) trong các tế bào máu của bào thai, và các kháng thể của người mẹ phá vỡ các tế bào hồng cầu bào thai, giải phóng một số lượng lớn bilirubin vào máu bào thai và thường dẫn đến chết thai do không đủ số lượng hồng cầu. Trước khi ra đời phương pháp điều trị sản khoa hiện đại, những trường hợp nhẹ hoặc nặng của những tình trạng này xuất hiện với 1 trên mỗi 50-100 trẻ sơ sinh. Cân bằng dịch, acid-base, và chức năng thận. Tỉ lệ dịch uống vào và bài tiết ra ở trẻ sơ sinh là gấp 7 lần người trưởng thành so với trọng lượng cơ thể, điều này có nghĩa là ngay cả thay đổi một tỉ lệ nhỏ dịch hấp thu vào hoặc dịch bài xuất ra cũng có thể gây phát triển những rối loạn nhanh chóng. Tốc độ chuyển hóa ở trẻ sơ sinh cũng gấp đôi người trưởng thành khi cùng so với trọng lượng cơ thể, chúng có nghĩa là bình thường acid được hình thành nhiều hơn, tạo ra xu hướng nhiễm toan ở trẻ sơ sinh. Ví dụ, thận của trẻ sơ sinh có thể cô đặc nước tiểu chỉ bằng 1.5 lần áp suất thẩm thấu huyết tương, trong khi ở người lớn có thể cô đặc nước tiếu gấp 3 đến 4 lần áp suất thẩm thấu của huyết tương. Vì vậy, xem xét thận chưa trưởng thành, cùng với thay thể dịch mạnh mẽ ở trẻ sơ sinh và
  • 8. nhanh chóng hình thành acid, có thể dễ dàng hiểu rằng những vấn đề quan trọng nhất của trẻ sơ sinh là nhiễm toan, mất nước và hiếm hơn, ứ nước. Chức năng gan. Trong vài ngày sau sinh, chức năng gan của trẻ sơ sinh có thể bị giảm chức năng, được chứng minh bởi những tác động sau: 1. Gan của trẻ sơ sinh kém liên hợp bilirubin với acid glucuronic và do vậy bài tiết chỉ một lượng ít bilirubin trong vài ngày đầu. 2. Bởi vì gan của trẻ sơ sinh thiếu hình thành các protein huyết tương, nồng độ protein huyết tương giảm trong những tuần đầu ít hơn trẻ lớn từ 15-20%. Thỉnh thoảng nồng độ protein máu giảm đến mức thấp gây phù. 3. Chức năng tân sinh đường của gan trẻ sơ sinh đặc biệt thiếu. Như kết quả, mức đường máu của trẻ sơ sinh chưa được cho ăn giảm đến khoảng 30-40mg/dl (khoảng 40% mức bình thường), và trẻ sơ sinh phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn chất béo dự trữ để tạo năng lượng cho đến khi có đủ thức ăn. 4. Gan của trẻ sơ sinh cũng thường hình thành quá ít các yếu tố máu cần cho quá trình đông máu. Tiêu hóa, hấp thu, và chuyển hóa năng lượng của thức ăn và chất dinh dưỡng. Thông thường, khả năng tiêu hóa, hấp thu, và chuyển hóa của trẻ sơ sinh là không có sự khác biệt so với trẻ lớn, ngoại trừ 3 đặc điểm sau: 1. Tụy của trẻ sơ sinh bài tiết thiếu amylase, vì thế trẻ sơ sinh thường sử dụng được ít tinh bột hơn so với trẻ lớn. 2. Hấp thu chất béo từ đường tiêu hóa ít hơn một chút so với trẻ lớn. Kết quả, sữa với lượng chất béo cao, như sữa bò, thường không hấp thu được đầy đủ. 3. Bởi vì chức năng gan chưa đầy đủ ít nhất trong tuần đầu tiên, nồng độ đường máu không ổn định và thấp. Trẻ sơ sinh có đặc biệt có khả năng tổng hợp và dự trữ các protein. Thực tế, với chế độ ăn đầy đủ, trên 90% các amino acid ăn vào sẽ được sử dụng để hình thành các protein cơ thể, cao hơn nhiều so với người lớn. Tăng tỉ lệ chuyển hóa và kém điều hòa nhiệt độ cơ thể. Thông thường tỉ lệ chuyển hóa của trẻ sơ sinh so với trọng lượng cơ thể gấp đôi người lớn, chúng giải thích cho thực tế rằng hiệu suất của tim và thể tích hô hấp trong một phút gấp đôi người lớn so với trọng lượng cơ thể. Bởi vì diện tích bề mặt cơ thể là lớn so với trọng lượng cơ thể, thiệt dễ bị mất khỏi cơ thể. Như kết quả, nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh, chủ yếu là trẻ sinh thiếu tháng, dễ bị hạ nhiệt. Hình 84-7 biểu thị rằng ngay cả một đứa trẻ bình thường nhiệt độ cơ thể cũng thường giảm vài độ trong vài giờ đầu sau sinh nhưng quay lại mức bình thường từ 7 đến 10 giờ. Tuy nhiên, các cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể vẫn nghèo nàn trong những ngày đầu, cho phép nhiệt độ thay đổi đáng kể, cũng được biểu hiện ở Hình 83-7. Nhu cầu dinh dưỡng trong những tuần đầu của đứa trẻ. Lúc sinh, một đứa trẻ thường hoàn toàn cân bằng dinh dưỡng, nếu người mẹ được bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Hơn nữa, chức năng của hệ tiêu hóa thường có nhiều khả năng để tiêu hóa và đồng hóa các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh nếu các chất dinh dưỡng thích hợp được cung cấp trong chế độ ăn. Tuy nhiên, có 3 vấn đề đặc biệt xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh. Nhu cầu Calci và Vitamin D. Bởi vì trẻ sơ sinh có giai đoạn hóa xương nhanh lúc sinh, sẵn sàng cung cấp calci trong suốt tuổi thơ ấu là cần thiết. Thông thường được cung cấp đầy đủ bởi cho dùng sữa. Tuy nhiên, hấp thu calci bởi ống tiêu hóa giảm khi không có vitamin D. Do đó, chỉ trong vài tuần, thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh có thể gây bệnh còi xương nặng. Điều này đặc biệt đúng ở trẻ sơ sinh thiếu tháng bởi vì đường tiêu hóa của chúng hấp thu calci kém hiệu quả hơn so với những trẻ sơ sinh bình thường. Nhu cầu sắt trong chế độ ăn. Nếu người mẹ thiếu sắt trong chế độ ăn, gan của đứa trẻ thường được dự trữ đủ lượng sắt để duy trì hình thành các tế bào máu trong 4-6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ cung cấp thiếu sắt trong chế độ ăn, thiếu máu nặng có khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh sau khoảng 3 tháng. Để ngăn khả năng này, cho trẻ ăn bổ sung với lòng đỏ trứng, chúng chứa lượng lớn sắt hợp lý, hoặc sử dụng một số dạng sắt khác là cần thiết vào tháng thứ 2 hoặc thứ 3. Thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh. Acid Ascorbic (vitamin C) không được dự trữ với số lượng nhiều trong mô của bào thai, nhưng nó cần thiết để thích hợp hình thành sụn, xương và các cấu trúc gian bào khác của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lượng vitamin C thường được cung cấp đủ bởi sữa mẹ trừ khi người
  • 9. mẹ bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Sữa bò chỉ có lượng vitamin C bằng 1/4 so với sữa mẹ. Trong một số trường hợp nước cam hoặc một số nguồn acid ascorbic khác được bổ sung cho những trẻ sơ sinh thiếu vitamin C. Miễn dịch. Trẻ sơ sinh thừa kế nhiều chức năng miễn dịch từ mẹ bởi vì nhiều protein kháng thể khuếch tán từ máu mẹ qua nhau vào bào thai. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không hình thành kháng thể của riêng nó. Đến cuối tháng đầu tiên, các γ-globulin của trẻ sơ sinh, chúng bao gồm các kháng thể, bị giảm đến ít hơn một nửa mức ban đầu, với tương ứng giảm khả năng miễn dịch. Sau đó, hệ thống miễn dịch bắt đầu hình thành các dạng kháng thể và nồng độ γ- globulin quay về mức bình thường sau 12-20 tháng. Mặc dù giảm γ-globulin sớm sau sinh, những kháng thể nhận được từ mẹ bảo vệ đứa bé cho tới 6 tháng chống lại hầu hết các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, bao gồm bạch hầu, sởi và bại liệt. Do đó, tạo miễn dịch chống lại những bệnh trước 6 tháng thường không cần thiết. Tuy nhiên, những kháng thể nhận được chống lại bệnh ho gà thường không đủ để bảo vệ đứa trẻ; do đó, để hoàn toàn an toan, đứa trẻ cần tạo miễn dịch chống lại những bệnh này trong tháng đầu tiên hoặc ngay sau đó. Dị ứng. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị dị ứng. Vài tháng sau đó, tuy nhiên, khi kháng thể của nó bắt đầu được hình thành, những trạng thái dị ứng nặng có thể tiến triển, thường gây eczema nghiêm trọng, bất thường về tiêu hóa, và thậm chí sốc phản vệ. Khi đứa trẻ lớn hơn và vẫn có mức miễn dịch cao, những biểu hiện dị ứng thường biến mất. Liên quan giữa miễn dịch và dị ứng được trình bày ở Chương 35. Vấn đề nội tiết. Thông thường, hệ nội tiết của trẻ sơ sinh thường rất phát triển lúc sinh, và đứa trẻ hiếm khi biểu hiện ngay bất cứ bất thường miễn dịch nào. Tuy nhiên, nội tiết của trẻ sơ sinh quan trọng trong những hoàn cảnh đặc biệt sau: 1. Nếu một bà mẹ mang thai một bé gái được điều trị với hormone androgen hoặc nếu có một khối u androgen trong suốt lúc mang thai, đứa bé được sinh ra sẽ có mức độ nam hóa cao của các cơ quan giới tính, do đó gây ra một loại lưỡng tính. 2. Các hormone giới tính được bài tiết bởi nhau thai và bởi các tuyến của mẹ trong lúc mang thai thỉnh thoảng gây tuyến vú của trẻ sơ sinh hình thành sữa trong những ngày đầu. Thỉnh thoảng tuyến vú sau đó trở nên bị viêm, hoặc viêm vú nhiễm trùng. 3. Một đứa bé sinh ra từ người mẹ bị đái tháo đường không được điều trị sẽ có các tiểu đảo Langerhans tụy tăng sinh và tăng chức năng đáng kể. Như một hậu quả, nồng độ đường máu của đứa bé giảm thấp hơn 20 mg/dl trong thời gian ngắn sau sinh. May mắn thay, tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh-không giống với người lớn- sốc insulin hoặc hôn mê do nồng độ đường máu thấp hiếm khi xảy ra. Bà mẹ bị đái tháo đường type II phần lớn sinh ra đứa trẻ lớn. Đái tháo đường type II ở bà mẹ kháng lại tác dụng chuyển hóa của insuline và đáp ứng bù tăng nồng độ insulin huyết tương. Mức cao của insulin được cho rằng kích thích thai tăng trưởng và góp phần vào tăng trọng lượng thai. Tăng cung cấp đường và các chất dinh dưỡng khác cho thai cũng góp phần tăng trọng lượng thai. Tuy nhiên, phần lớn tăng trọng lượng thai là do tăng lượng mỡ cơ thể; thường ít tăng chiều cao, mặc dù kích thước của một số cơ quan có thể tăng (organomagaly). Khi người mẹ đái tháo đường type I không kiểm soát (thiếu sự bài tiết insulin), sự tăng trưởng của bào thai bị kìm hãm bởi vì thiếu chuyển hóa ở người mẹ,và sự tăng trưởng và trưởng thành của mô trẻ sơ sinh thường bị suy giảm. Ngoài ra, có tỉ lệ cao bị chết bào thai. Trong số những bào thai đi đến chín, thì vẫn có một tỉ lệ chết cao. Hai phần ba số trẻ em chết do hội chứng suy hô hấp, được trình bày ở phần sau. 4. Thỉnh thoảng một đứa trẻ được sinh ra với giảm chức năng vỏ thượng thận, thường gây ra do bất sản tuyến thượng thận hay teo do suy kiệt, chúng có thể xảy ra khi tuyến thượng thận bị kích thích quá mức. 5. Nếu một người phụ nữ mang thai bị cường giáp hoặc được điều trị với hormone tuyến giáp quá mức, đứa trẻ được sinh ra có khả năng giảm bài tiết hormone tuyến giáp tạm thời. Ngược lại, nếu trước khi mang thai người mẹ đã bị loại bỏ tuyến giáp, tuyến yên bà mẹ có thể bài tiết một lượng lớn
  • 10. thyrotropin trong trời gian mang thai và đứa trẻ sinh ra bị cường giáp tạm thời. 6. Khi một bào thai thiếu sự bài tiết tuyến giáp, sự tăng trưởng xương kém và chậm phát triển trí não, gây ra tình trạng gọi là người lùn độn, được trình bày ở Chương 77. Những vấn đề đặc biệt của đẻ non. Tất cả những vấn đề trong cuộc sống của trẻ sơ sinh được lưu ý chỉ nghiêm trọng hơn ở trẻ sinh non. Chúng có thể được phân loại theo hai tiêu đề sau đây: (1) hệ cơ quan nào đó chưa hoàn thiện và (2) hệ thống kiểm soát hormone khác nhau không ổn định. Vì những ảnh hưởng này, những đứa trẻ sinh non hiếm khi sống được nếu được sinh non nhiều hơn 3 tháng. Sự phát triển chưa hoàn thiện của trẻ sinh non. Hầu như tất cả hệ thống cơ quan là chưa hoàn thiện ở trẻ sinh non và cần phải chăm sóc đặc biệt nếu như đứa trẻ sinh non được cứu sống. Hô hấp. Hệ thống hô hấp đặc biệt có khả năng bị kém phát triển ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Dung tích sống và dung tích khí cặn chức năng của phổi nhỏ so với kích thước của đứa bé. Ngoài ra, bài tiết surfactant bị giảm hoặc không xuất hiện. Như một kết quả, hội chứng suy hô hấp là một nguyên nhân gây chết phổ biến. Ngoài ra, dung tích khí cặn chức năng thấp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng thường kết hợp với chu kì thở kiểu Cheyne-Stokes. Chức năng đường tiêu hóa. Một vấn đề lớn của trẻ sinh thiếu tháng là tiêu hóa và hấp thu đủ thức ăn. Những đứa trẻ sinh thiếu nhiều hơn 2 tháng, hệ thống tiêu hóa và hấp thu hầu như không đủ. Hấp thu chất béo rất kém ở trẻ thiếu tháng nên phải có một chế độ ăn ít chất béo. Hơn nữa, bởi vì hấp thu calci rất khó ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, trước những khó khăn đã được công nhận, những đứa trẻ thiếu tháng có thể mắc bệnh còi xương nặng. Vì lý do này, cần đặc biết chú ý bổ sung calci và vitamin D. Chức năng của các cơ quan khác. Những hệ thống cơ quan khác chưa hoàn thiện thường gây những khó khăn cho trẻ sơ sinh thiếu tháng bao gồm: (1) gan chưa hoàn thiện, chúng gây ra có ít các chất chuyển hóa trung gian và thường có xu hướng chảy máu do giảm hình thành các yếu tố đông máu; (2) thận chưa trưởng thành, làm cho cơ thể đặc biệt thiếu khả năng đào thải acid, theo đó đứa trẻ dễ bị nhiễm toan và rối loạn cân bằng dịch nghiêm trọng; (3) cơ chế tạo máu của tủy xương chưa hoàn thiện, chúng cho phép nhanh chóng tiến đến bệnh thiếu máu; và (4) giảm hình thành γ- globulin bởi hệ thống bạch huyết, chúng thường dẫn đến nhiễm trùng nặng. Những hệ thống kiểm soát hằng số nội môi không không ổn định ở trẻ sinh thiếu tháng. Những hệ thống cơ quan khác nhau chưa hoàn thiện chức năng ở trẻ sơ sinh thiếu tháng làm cho các cơ chế hằng định nội môi của cơ thể không ổn định. Ví dụ, cân bằng acid-base có thể thay đổi rất lớn, đặc biệt khi tỉ lệ thức ăn hấp thu vào thay đổi theo thời gian. Cũng tương tự như vậy, nồng độ protein máu thường thấp bởi vì gan chưa phát triển hoàn toàn, thường dẫn đến phù do hạ protein máu. Trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều hòa nồng độ calci máu dẫn đến co giật cơ do hạ calci máu (hypocalcemic tetany). Cũng vì thế, nồng độ đường máu có thể thay đổi rất rộng từ 20 đến hơn 100 mg/dl, phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm cho ăn. Từ những thay đổi rất lớn trong môi trường nội sinh của trẻ sơ sinh thiếu tháng, không ngạc nhiên khi mà tỉ lệ chết cao ở những đứa trẻ sinh non hơn 3 tháng. Nhiệt độ cơ thể không ổn định. Một trong những vấn đề đặc biệt của trẻ sinh thiếu tháng là không có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể của trẻ sinh thiếu tháng có xu hướng bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh. Ở nhiệt độ phòng bình thường , nhiệt độ của trẻ (tính theo độ F) có thể ổn định ở mức thấp hơn 90 hoặc thậm chí 80. Những nghiên cứu cho thấy rằng nhiệt độ cơ thể được ổn định dưới 96o F (33.5o C) được đi kèm với một tỉ lệ chết đặc biệt cao, chúng lý giải cho việc hầu như bắt buộc sử dụng lồng ấp khi chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng. Nguy cơ bị mù gây ra bởi điều trị quá nhiều oxy ở những trẻ sơ sinh thiếu tháng. Bởi vì những trẻ sơ sinh thiếu tháng thường bị suy hô hấp, điều trị oxy được sử dụng điều trị cho những đứa trẻ này. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều oxy gen để điều trị cho trẻ sơ sinh non, đặc biệt là lúc mới sinh, có thể dẫn đến mù bởi vì quá nhiều oxy làm dừng sự tăng sinh các mạch máu mới của võng mạc. Sau đó, khi điều trị oxy dừng lại những mạch máu sẽ bù đắp cho thời gian đã mất và vỡ các mạch lớn tràn vào khắp thủy tinh dịch, ngăn ánh sáng từ đồng tử đến võng mạc. Sau đó, các mạch máu được thay thế với một khối mô xơ ở thủy tinh dịch của mắt. Tình trạng này, được biết như là Bệnh võng mạc trẻ sinh non, gây mù vĩnh viễn. Vì lý do này, nó đặc biệt quan trọng để tránh điều trị cho trẻ sinh non với liệu pháp oxy với nồng độ cao. Những nghiên cứu sinh lý học chỉ ra rằng những trẻ sinh non thường an toàn với liệu pháp oxy 40%, nhưng một số nhà nghiên cứu trẻ em tin rằng hoàn toàn an toàn có thể đạt được chi khi cho thở nồng độ oxy bình thường. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Những vấn đề lớn của đứa trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh là liên quan đến nhu cầu chuyển hóa đặc biệt cho sự tăng trưởng, chúng được bao trùm hoàn toàn trong nội dung của cuốn sách này ở phần chuyển hóa và nội tiết.
  • 11. Hình 84-8 thể hiện sự thay đổi chiều cao của con trai và con gái qua thời gian cho đến tuổi 20. Đặc biệt lưu ý rằng các đường chiều cao song song với nhau hầu như đúng cho đến cuối thập niên đầu tiên. Giữa độ tuổi 11-13 tuổi, estrogen nữ giới bắt đầu được hình thành và gây ra tăng chiều cao nhanh chóng nhưng sụn bọc đầu xương của xương dài nhanh chóng bị nối liền ở khoảng 14-16 tuổi, vì thế tăng chiều cao sau đó bị dừng lại. Ngược lại, tác động của testosterone ở nam giới gây dài xương xảy ra sau đó một chút- chủ yếu giữa 13-17 tuổi. Ở nam giới, tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng kéo dài bởi vì chậm nối liền của sụn bọc đầu xướng (epiphyses), vì thế cuối cùng chiều cao nam giới cao hơn nữ giới đáng kể. Phát triển hành vi. Phát triển hành vì chủ yếu liên quan đến sự hoàn thiện của hệ thần kinh. Nó khó để phân biệt giữa hoàn thiện cấu trúc giải phẫu của hệ thống thần kinh hay do giáo dục. Nghiên cứu giải phẫu thấy rằng những ống thần kinh lớn của hệ thần kinh trung ương chưa hoàn toàn được myeline cho đến cuối năm đầu tiên. Vì lý do này, trạng thái của hệ thần kinh chưa hoàn thiện chức năng lúc sinh. Vỏ não và những chức năng kết hợp, như nhìn, dường như cần vài tháng sau sinh để phát triển hoàn thiện chức năng. Lúc sinh, khối não của đứa trẻ chỉ bằng 26% so với khối não người lớn và lúc 1 tuổi là 55%, nhưng nó hầu như tương ứng với ngưới lớn sau vài năm. Quá trình này cũng được kết hợp với đóng thóp và nối các xương sọ, chúng cho phép khối não tăng thêm 20% sau vài tuổi. Hình 84-9 biểu thị một biểu đồ quá trình tăng trưởng của đứa trẻ trong năm đầu tiên. So sánh biểu đồ so với sự phát triển thực tế của đứa bé được sử dụng cho đánh giá lâm sàng về sự phát triển trí não và hành vi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Brew N, Walker D, Wong FY: Cerebral vascular regulation and brain injury in preterm infants. Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol 306:R773, 2014. Coceani F, Baragatti B: Mechanisms for ductus arteriosus closure. Semin Perinatol 36:92, 2012. Forhead AJ, Fowden AL: Thyroid hormones in fetal growth and prepartum maturation. J Endocrinol 221:R87, 2014. Fowden AL, Giussani DA, Forhead AJ: Intrauterine programming of physiological systems: causes and consequences. Physiology (Bethesda) 21:29, 2006. Gao Y, Raj JU: Regulation of the pulmonary circulation in the fetus and newborn. Physiol Rev 90:1291, 2010. Gluckman PD, Hanson MA, Cooper C, Thornburg KL: Effect of in utero and early-life conditions on adult health and disease. N Engl J Med 359:61, 2008. Grijalva J, Vakili K: Neonatal liver physiology. Semin Pediatr Surg 22:185, 2013. Hilaire G, Duron B: Maturation of the mammalian respiratory system. Physiol Rev 79:325, 1999. Hines MH: Neonatal cardiovascular physiology. Semin Pediatr Surg 22:174, 2013. Johnson MH: Functional brain development in humans. Nat Rev Neurosci 2:475, 2001. Kugelman A, Colin AA: Late preterm infants: near term but still in a critical developmental time period. Pediatrics 132:741, 2013. Luyckx VA, Bertram JF, Brenner BM, et al: Effect of fetal and child health on kidney development and long-term risk of hypertension and kidney disease. Lancet 382:273, 2013