SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 76
Baixar para ler offline
DÀNH CHO
CÁN BỘ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ DOANH NGHỆP
Về xuất nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng, xử lý và tiêu hủy PCB
Phiên bản số 3
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Sổ tay Hỏi đáp về PCB được biên soạn trong khuôn khổ
hoạt động của Dự án quản lý PCB tại Việt Nam và được
hoàn thành vào tháng 8 năm 2014. Mọi ý kiến đóng
góp, xây dựng Sổ tay xin gửi về:
Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam
Tầng 3, B14-D21, Tòa nhà An Phát,
Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phố Tôn Thất Thuyết,
Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: (84-4) 37227678; Fax: (84-4) 37227679
Email: vanphongpcb@gmail.comEVN
3
Lời nói đầu
Trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam, Chính phủ Việt
Nam đã cùng với Ngân hàng Thế giới triển khai Dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam” sử dụng
nguồn tài trợ từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF). Dự án sẽ giúp Việt Nam: (a) thiết lập chính
sách và khung pháp lý thích hợp về quản lý an toàn PCB bao gồm sử dụng, lưu giữ, vận chuyển
và tiêu hủy, (b) trình diễn các hoạt động quản lý PCB hợp lý tại 9 địa điểm và áp dụng Kế hoạch
quản lý PCB tại 10 tỉnh để nhân rộng kinh nghiệm thu được cho những tỉnh được lựa chọn khác
và (c) hỗ trợ xây dựng năng lực cho các bên liên quan bao gồm các hoạt động quản lý PCB và
huy động cộng đồng hỗ trợ quản lý PCB hợp lý.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản của Dự án. Tổng cục Môi trường (trong đó
đơn vị đóng vai trò nòng cốt là Cục Kiểm soát ô nhiễm), Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Bộ Công Thương) là các cơ quan thực hiện Dự án.
Thông tin trong Sổ tay Hỏi đáp về PCB được tổng hợp từ các quy định trong các văn bản pháp
quy, hướng dẫn trong nước và nước ngoài. Một số thông tin trong sổ tay mang tính định hướng
và đang được xem xét ban hành và hướng dẫn tại Việt Nam.
Cuốn Sổ tay Hỏi đáp về PCB được xây dựng trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Quản lý PCB
tại Việt Nam nhằm chia sẻ kiến thức về PCB cũng như các yêu cầu về quản lý, tiêu hủy an toàn
PCB tại Việt Nam.
Ban biên soạn hy vọng cuốn sổ tay này sẽ mang lại cho các độc giả nhiều thông tin hữu ích
trong việc quản lý an toàn PCB tại Việt Nam.
Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam.
Ngày 10 tháng 8 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn quyết định số
184/2006/QĐ-TTg thông qua Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các
hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Theo đó, chính phủ Việt Nam cam kết thời
hạn dừng sử dụng PCB tại Việt Nam vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028.
4
Mục lục
GIỚI THIỆU VỀ PCB
1 POP và PCB là gì? 7
2 PCB được đưa vào sử dụng như thế nào? 8
3 PCB được sản xuất ở đâu? 9
4 PCB có ưu điểm và nhược điểm gì? 10
5 PCB được sử dụng để làm gì? 11
6 PCB trông như thế nào? 12
7 PCB có thể tìm thấy ở đâu? 12
8 PCB có trong môi trường của Việt Nam không? 13
9 Người Việt Nam có bị phơi nhiễm PCB không? 13
10 PCB sẽ được quản lý như thế nào? 13
PCB TRONG MÔI TRƯỜNG
11 Tại sao PCB có mặt trong môi trường tự nhiên? 14
12 Đã có những quy định gì về ngưỡng tiếp nhận PCB trong môi trường Việt Nam? 14
13 PCB lan truyền trong môi trường như thế nào? 15
14 PCB có tồn tại ở động, thực vật không? 16
15 PCB có bị phân hủy trong môi trường không? 17
16 PCB được đưa vào cơ thể người bằng cách nào? 18
17 PCB có độc không? 19
18 Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm độc PCB? 20
19 Nhiễm độc PCB có biểu hiện gì? 21
20 Con người có thể tiếp nhận bao nhiêu PCB? 22
21 Quy định về PCB trong thực phẩm như thế nào? 22
22 Cần làm gì khi bị phơi nhiễm PCB? 23
23 Làm thế nào để tránh phơi nhiễm PCB? 24
24 Đã có trường hợp nào nhiễm độc PCB chưa? 26
25 Các nạn nhân của PCB được bồi thường thiệt hại ra sao? 28
26 Nhiễm độc PCB tại Việt Nam được trợ cấp thế nào? 29
27 Có quy định gì về an toàn cá nhân khi tiếp xúc với PCB? 30
28 Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì? 31
LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB
29 Có những cách nào để xác định PCB? 32
30 Xác định PCB từ hồ sơ như thế nào? 33
31 Thử nghiêm PCB đơn giản như thế nào? 34
32 PCB đang được kiểm kê với đối tượng nào? 35
33 Chuẩn bị trước khi lấy mẫu kiểm kê PCB như thế nào? 36
34 Lấy mẫu kiểm kê PCB với máy biến áp như thế nào? 37
35 Lấy mẫu kiểm kê PCB với tụ điện như thế nào? 38
36 Xác định nồng độ PCB trong hỗn hợp nước và dầu như thế nào? 38
37 Các quy định nào về phân tích PCB tại Việt Nam? 39
38 Một hỗn hợp chất lỏng có thể cho các nồng độ PCB khác nhau không? 39
39 Có các phương pháp phân tích PCB trong phòng thí nghiệm nào? 40
40 Cơ quan nào phân tích được PCB? 41
41 Có thể thay thế dầu có PCB được không? 41
PCB VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
5
MỤC LỤC
XUẤT NHẬP KHẨU PCB
42 Làm thế nào để biết hàng nhập khẩu có PCB? 42
43 Có được phép xuất nhập khẩu PCB không? 43
44 Xuất khẩu PCB từ Việt Nam phải tuân theo quy định gì? 43
45 Nhập khẩu PCB tại Việt Nam phải tuân theo quy định gì? 44
VẬN CHUYỂN PCB
46 Có được phép vận chuyển PCB không? 45
47 Thiết bị vận chuyển PCB cần có dấu hiệu gì? 45
48 Văn bản nào quy định về vận chuyển PCB tại Việt Nam? 46
49 Khi vận chuyển, chủ sở hữu thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB cần làm gì? 48
50 Cần có hồ sơ gì khi vận chuyển PCB? 50
51 Cần nhân lực như thế nào khi vận chuyển PCB? 50
52 Phương tiện vận chuyển PCB cần đáp ứng yêu cầu gì? 51
53 Cần bao gói như thế nào khi vận chuyển PCB? 52
54 Hướng dẫn về bao gói khi vận chuyển PCB của Liên hợp quốc như thế nào? 53
55 Cần dán nhãn gì trên hàng hóa, chất thải có PCB khi vận chuyển? 54
56 Các sự cố gì có thể xảy ra khi vận chuyển PCB? 54
57 Phòng ngừa, xử lý sự cố khi vận chuyển PCB như thế nào? 55
SỬ DỤNG VÀ LƯU GIỮ PCB
58 Có được phép sử dụng PCB tại Việt Nam không? 56
59 “Lây nhiễm chéo” PCB là gì? 56
60 Cần trang bị bảo hộ lao động gì khi tiếp xúc với PCB? 57
61 Có được phép lưu giữ PCB không? 58
62 Cơ quan nào quản lý chủ nguồn thải CTNH? 58
63 Khoảng cách tối thiểu của kho lưu giữ PCB? 59
64 Khu vực lưu giữ PCB cần đạt tiêu chuẩn gì? 59
65 Phòng ngừa sự cố PCB khi sử dụng và lưu giữ như thế nào? 62
66 Ứng phó với rò rỉ, tràn đổ dầu có PCB như thế nào? 63
THẢI LOẠI VÀ TIÊU HỦY PCB
67 Văn bản nào quy định việc thải loại và tiêu hủy PCB ? 64
68 Văn bản nào quy định điều kiện vận hành thử nghiệm xử lý PCB? 65
69 Công nghệ khử ô nhiễm và xử lý chất thải có PCB cần đáp ứng yêu cầu gì? 65
70 Súc tráng máy biến thế có PCB như thế nào cho an toàn? 66
71 Cần kiểm soát gì khi xử lý PCB bằng công nghệ đốt? 67
72 Công nghệ xử lý và tiêu hủy PCB nào đang được nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam? 68
73 Đơn vị nào được phép xử lý, tiêu hủy PCB? 68
QUẢN LÝ PCB
74 Đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB cần lưu ý những gì? 69
75 Bộ hồ sơ đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB gồm những gì? 69
76 Quy trình đăng ký và thẩm định hồ sơ đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB như thế nào? 70
77 Lộ trình ngừng sử dụng, và tiêu hủy PCB tại Việt Nam? 71
78 Bắt đầu quản lý PCB an toàn như thế nào? 72
79 Có thể tìm hiểu thêm thông tin PCB ở đâu? 73
80 Dự án hỗ trợ gì cho doanh nghiệp? 74
81 Dự án đã đạt được những kết quả gì? 74
82 Dự án có triển khai giai đoạn tiếp theo không? 74
6
Bộ CT Bộ Công Thương
Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CQQLCNT Cơ quan quản lý chủ nguồn thải
CTNH Chất thải nguy hại
Cục ATMT Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
GC Sắc ký khí
GC-MS Sắc ký khí khối phổ
GEF Quỹ Môi trường Toàn cầu
KHQG
Kế hoạch Quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy
Luật BVMT Luật Bảo vệ môi trường
NHTG Ngân hàng Thế giới (WB)
PC Công ty Điện lực
PCB Polyclo biphenyl
PCCC Phòng cháy chữa cháy
POP Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
QCVN Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia
Sở CT Sở Công Thương
Sở TNMT Sở Tài nguyên và Môi trường
TCMT Tổng cục Môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TT Thông tư
UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc
Danh mục từ viết tắt
MỤC LỤC
7
POP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh
“Persistant Organic Polutant”, là chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong môi
trường với 4 đặc tính đặc trưng: (1) có
độc tính cao, (2) khó phân hủy trong môi
trường tự nhiên, (3) có khả năng di
chuyển và phát tán xa và (4) có khả năng
tích tụ sinh học cao. POP gây nguy hại
đến sức khoẻ con người và môi trường.
Hiện có 22 nhóm chất POP được quy định
trong Công ước Stockholm và sẽ được các
nước thành viên của Công ước, trong đó
có Việt Nam, tăng cường quản lý, giảm
thiểu, tiến tới loại bỏ sản xuất và sử dụng.
POP và PCB là gì?1
GIỚI THIỆU VỀ PCB
PCB là một trong 22 nhóm chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)
được quy định trong công ước
Stockholm, sẽ được dừng sử dụng vào
năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm
2028 tại Việt Nam. PCB là từ viết tắt
của cụm từ tiếng Anh Polychlorinated
Biphenyls, là một nhóm hợp chất thơm
của halogen, được tạo thành khi thay
thế từ 1 đến 10 nguyên tử hydro trong
phân tử biphenyl bằng các nguyên tử
clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209 cấu
tử, trong đó 130 cấu tử đã được đưa
vào sản xuất thương mại.
Do ưu điểm nổi trội của PCB là cách điện tốt và không cháy nổ nên từ những năm
1930, PCB đã được sử dụng rộng rãi như một loại phụ gia lý tưởng của chất cách
điện trong các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, trong chất lỏng thủy lực cho
các thiết bị nâng hạ và một số ứng dụng dân dụng. Đến nay, PCB không còn được
sản xuất nhưng vẫn được sử dụng trong một số hoạt động sản xuất, sinh hoạt và
tồn tại trong môi trường.
 PCB là hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh
doanh tại phụ lục II, Nghị định 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.
 PCB là hàng hóa nguy hiểm thuộc nhóm hàng số 9 trong Danh mục hàng
hóa nguy hiểm được quy định trong Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, 109/2006/
NĐ-CP và 29/2005/NĐ-CP về quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,
đường sắt và đường thủy nội địa,...
 PCB là chất thải nguy hại, được quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-
BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định về quản lý CTNH.
8
PCB không sinh ra trong tự nhiên mà do con người tổng hợp và sản xuất thành các
sản phẩm công nghiệp dưới nhiều tên thương mại khác nhau, một phần rất nhỏ
PCB cũng được phát sinh không chủ định trong các hoạt động công nghiệp. Sau khi
phát hiện ra độc tính của PCB với con người và môi trường, PCB đã lần lượt bị dừng
sản xuất tại các nước trên thế giới. Dưới đây là một số mốc thời gian quan trọng:
PCB được đưa vào sử dụng như thế nào?2
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE
Lần đầu phát hiện ra hóa chất tương tự PCB là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất
than đá.
Tổng hợp được PCB.
Công ty hóa chất Swann, Aniston, bang Alabama, Mỹ bắt đầu thương mại hóa sản
phẩm PCB.
PCB được tôn vinh như môt loại hóa chất hoàn hảo nhất trong công nghiệp.
Tạp chí “Vệ sinh công nghiệp và độc chất học” công bố kết quả nghiên cứu về mối
liên kết giữa PCB và bệnh gan.
Công ty General Electric bắt đầu sử dụng PCB trong các thiết bị điện được sản xuất tại
nhà máy Ft. Edward ở bờ phía đông của sông Hudson (Mỹ) và sau đó tiếp tục mở
rộng sử dụng PCB tại nhà máy trên thác Hudson vào năm 1952. Đến năm 1977, công
ty này đã thải bỏ từ 90 đến 590 tấn PCB ra dòng sông, mọi hoạt động đánh bắt và
tiêu thụ cá đã bị dừng hẳn khi phát hiện ra PCB tại sông Hudson.
Lần đầu tiên các nhà khoa học nhận thức được PCB gây hại cho môi trường khi tiến sĩ
Jensen công bố kết quả nghiên cứu và có kết luận về khả năng tích tụ sinh học trong
chuỗi thức ăn của PCB.
1.300 cư dân vùng Kyushu (Nhật Bản) phát bệnh sau khi ăn dầu cám gạo (yusho) bị
nhiễm PCB. Nhiều cư dân lập tức có các triệu chứng bao gồm nhiễm độc clo nặng,
mắc bệnh đường hô hấp và giảm thị lực. 2 trong số 12 trẻ em đã chết non và hầu hết
các em bé có dấu hiệu bệnh do PCB gây ra. Các nhà khoa học đã đưa ra các minh
chứng liên quan đến phơi nhiễm PCB gồm: dị tật bẩm sinh, trọng lượng sơ sinh nhỏ
và các ảnh hưởng khác do phơi nhiễm clo.
Dự thảo đầu tiên về cấm PCB được đề xuất. Một số vụ ngộ độc tập thể cũng như ô
nhiễm PCB được báo cáo. PCB đi vào chuỗi thức ăn và được phát hiện trong thực
phẩm, đặc biệt là cá, gia cầm, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Công ước Stockholm được thông qua. Việt Nam trở thành thành viên thứ 14 tham gia
Công ước và cam kết dừng sử dụng PCB năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm
2028.
1865
1881
1929
1935
1937
1947
1966
1968
Từ
năm
1970
2001
9
Theo thống kê, trong giai đoạn từ 1930 đến 1993, 11 nước gồm: Mỹ, Đức, Liên Xô
cũ, Anh, Pháp, Nhật, Ý, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Trung Quốc và Phần Lan đã sản
xuất khoảng 1,3 triệu tấn PCB, trong đó Mỹ là nước sản xuất nhiều nhất (642 nghìn
tấn), sau đó là nước Đức (159 nghìn tấn) và Liên Xô cũ (142 nghìn tấn).
Việt Nam không sản xuất PCB, nhưng đã nhập khẩu các thiết bị điện, thiết bị công
nghiệp và các ứng dụng dân dụng có chứa PCB.
PCB được sản xuất ở đâu?3
Quốc gia Nhà sản xuất Sản lượng (tấn) Năm
Mỹ Monsanto 641.246 1930 - 1977
Đức Bayer AG 159.062 1930 - 1983
Liên Xô cũ Orgsteklo 141.800 1939 - 1990
Pháp Prodelec 134.654 1930 - 1984
Anh Monsanto 66.542 1954 - 1977
Nhật Bản Kanegafuchi 56.326 1954 - 1972
Ý Caffaro 31.092 1958 - 1983
Tây Ban Nha S.A. Cros 29.012 1955 - 1984
Cộng hòa Séc Chemco 21.482 1959 - 1984
Trung Quốc Xian 8.000 1960 - 1979
Nhật Bản Misubishi 2.461 1969 - 1972
Phần Lan Electrochemical Co. 1.000 1966 - 1970
Phần Lan Zaklady Azotowe 697 1974 - 1977
Mỹ Geneva Industries 454 1971 - 1973
11 nước 14 nhà sản xuất 1.293.828 1930 - 1993
GIỚI THIỆU VỀ PCB
10
PCB có ưu điểm và nhược điểm gì?4
Ưu điểm Nhược điểm
PCB có đủ 4 tính chất của hợp chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy, gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe và môi trường như sau:
 Có độc tính cao: PCB được xếp vào nhóm
1, nhóm gây ưng thư cho con người;
 Khó phân hủy trong môi trường tự nhiên:
PCB tồn tại lâu dài trong môi trường tự
nhiên;
 Di chuyển và phát tán xa: PCB được tìm
thấy ở cả những khu vực xa nguồn phát
thải, không có hoạt động công nghiệp như
Bắc Cực, Nam Cực hay trong trầm tích của
đại dương;
 Có khả năng tích tụ sinh học cao: PCB
được hấp thụ dễ dàng vào mô mỡ và tích
tụ trong cơ thể sinh vật theo chuỗi thức ăn.
PCB được tổng hợp thành công năm 1881 như là một sản phẩm phụ của quá trình
chưng cất than đá và được sản xuất thương mại vào năm 1929. Trong giai đoạn
này, PCB được tôn vinh và sử dụng rộng rãi như một loại “hóa chất hoàn hảo nhất
trong công nghiệp”.
Từ năm 1937, các nghiên cứu đã lần lượt chỉ ra mối liên hệ giữa PCB và sức khỏe
con người cũng như khả năng tích tụ sinh học của PCB qua chuỗi thức ăn. Các
trường hợp ngộ độc tập thể và ô nhiễm PCB cho thấy mức độ nguy hại của PCB
đến môi trường và con người.
Từ năm 1970, các nước sản xuất PCB lần lượt ban hành lệnh cấm sản xuất. Năm
2001, Công ước Stockholm được thông qua với sự tham gia của 129 nước (tính tới
năm 2014 là 179 nước), trong đó có Việt Nam. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cam
kết dừng sử dụng PCB vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028.
PCB có các ưu điểm của một loại hóa
chất “hoàn hảo nhất trong công
nghiệp” như:
 Ổn định ở nhiệt độ cao, rất khó
cháy, chỉ hoàn toàn cháy ở nhiệt
độ trên 1000 O
C;
 Chịu được axit, kiềm và hóa chất
tương đối tốt;
 Ổn định trong môi trường ôxi hóa
và hydrat hóa trong các hệ thống
kỹ thuật;
 Tan ít trong nước, nhưng tan tốt
trong chất béo;
 Truyền nhiệt tốt, áp suất hơi
thấp;
 Dẫn điện kém, là chất cách điện
tốt.
11
PCB được sử dụng như là chất phụ gia,
thành phần nguyên liệu trong các sản
phẩm công nghiệp khác nhau.
Trong các hệ thống kín:
PCB có trong thành phần của:
 Chất cách điện hoặc dung dịch làm
mát trong các máy biến áp;
 Dung dịch điện môi trong các tụ
điện;
 Chất lỏng thủy lực trong các thiết bị
nâng, xe tải hay bơm cao áp (đặc
biệt trong công nghiệp khai thác
mỏ).
Trong các hệ thống mở:
PCB có trong thành phần của:
 Chất bôi trơn trong dầu và mỡ;
 Chất chống thấm nước và chất
chống cháy trong gỗ, giấy, vải và
da;
 Chất phủ bề mặt trong sản xuất
giấy;
 Chất phụ gia trong keo hồ, sơn hay
lớp bảo vệ chống xói mòn;
 Thuốc trừ sâu;
 Chất xúc tác polyme hoá trong hóa
dầu;
 Dầu ngâm trong kính hiển vi;
 Chất bịt kín trong ngành xây dựng,
ngành sản xuất ô tô.
PCB được sử dụng để làm gì?5
Phần lớn PCB hiện còn được sử
dụng trong chất cách điện của tụ
điện và máy biến áp. Các thiết bị
này có thể chứa từ vài mg đến
hàng trăm nghìn mg PCB trên một
kg dầu.
Hợp chất PCB (nguyên chất hay lẫn
với các chất khác) đã từng được sử
dụng rất rộng rãi trong công nghiệp
và đời sống.
GIỚI THIỆU VỀ PCB
12
PCB trông như thế nào?6
Ở trạng thái nguyên chất, PCB tồn tại
ở dạng lỏng, sệt hoặc tinh thể, không
mùi, không vị, không màu hoặc màu
vàng nhạt.
Ở nhiệt độ thấp, PCB không kết tinh
mà đóng rắn thành nhựa.
Trên thị trường, các sản phẩm thương
mại của PCB là những hỗn hợp ở dạng
lỏng, sệt có màu sắc thay đổi từ trong
suốt đến vàng nhạt. PCB có hàm lượng
clo càng cao thì độ sệt càng cao và
màu càng đậm.
PCB (Polyclobiphenyl) là hợp chất
thơm của halogen, được tạo thành khi
thay thế từ 1 đến 10 nguyên tử hiđro
trong phân tử biphenyl bằng các nguyên
tử clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209
đồng phân, trong đó 130 đồng phân
được đưa vào sản xuất thương mại từ
những năm 1930.
PCB lưu hành trên thị trường như một phụ gia trong sản phẩm hàng hóa với hàm
lượng rất nhỏ và không thể phát hiện PCB bằng mắt thường.
PCB có thể tìm thấy ở đâu?7
Mặc dù không còn được sản xuất nữa nhưng PCB vẫn còn tồn lưu trong các sản phẩm,
hàng hóa và môi trường.
Sản phẩm, hàng hóa:
PCB có thể được tìm thấy trong sản
phẩm, hàng hóa được sản xuất trước
năm 2000 hoặc các sản phẩm, hàng hóa
bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm chéo PCB
 Công nghiệp: Máy biến áp, tụ điện,
máy cắt, thiết bị nâng hạ thủy lực…;
 Dân dụng: Linh kiện điện tử, sản
phẩm chống cháy, chống thấm, sơn,
chất kết dính trong tòa nhà cũ...
Môi trường:
PCB có thể tìm thấy trong môi trường
tự nhiên và trong các thành phần của
chuỗi thức ăn
 Môi trường tự nhiên: đất, nước,
không khí, chủ yếu là trong các
trầm tích;
 Chuối thức ăn: sinh vật thủy sinh,
thủy sản (trong nước) và gia cầm
(trên cạn)...
13
PCB có trong môi trường của Việt Nam không?8
GIỚI THIỆU VỀ PCB
Việt Nam không sản xuất PCB nhưng đã nhập khẩu dầu, thiết bị có PCB. Trong quá
trình sử dụng, PCB đã bị rò rỉ hoặc thải ra môi trường. Các nghiên cứu đã chỉ ra môi
trường Việt Nam đang bị ô nhiễm PCB. Cụ thể:
 Các mẫu trầm tích lấy từ sông Nhuệ, Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và hồ Yên Sở
năm 2010 có nồng độ PCB tương đối cao (1,3 - 384 ng/g), tương đương với các
điểm ô nhiễm PCB trên thế giới như cảng Alexandria (Ai cập), Cảng Macao
(Trung Quốc). Nồng độ PCB trong trầm tích này tăng lên đáng kể so với thời
điểm năm 1997 (dao động từ 0,70 - 40 ng/g).
 PCB trong trầm tích tại sông Sài Gòn - Đồng Nai, kênh rạch và cửa sông vùng
phát triển công nghiệp nhất thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 dao động
trong khoảng 0,05 - 150 ng/g.
 PCB trong nước tại các sông Nhuệ, Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và hồ Yên Sở tại
Hà Nội năm 2009 dao động từ 8,6 - 88 ng/l, tương đối cao so với các điểm ô
nhiễm PCB được công bố trên thế giới (9 - 40 ng/l).
Người Việt Nam đang bị phơi nhiễm PCB. Theo nghiên cứu “Chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy: mức độ ô nhiễm môi trường và sự phơi nhiễm đối với con người”
của Tiến sỹ Từ Bình Minh (Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội) và các cộng sự vào năm 2007, ước tính PCB tiếp nhận hàng
ngày (DI-daily intake) là 66ng/người/ngày (tổng PCB).
Lượng PCB tiếp nhận qua sữa mẹ của trẻ nhỏ theo trọng lượng cơ thể tại một số
điểm ở Hà Nội là 250 ng/kg/ngày và tại một số điểm tại thành phố phố Hồ Chí Minh
là 340 ng/kg/ngày (tổng PCB) theo nghiên cứu về “Tồn dư các chất hữu cơ khó phân
hủy có clo trong sữa mẹ tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam” của Tiến sỹ Nguyễn
Hùng Minh (Tổng cục Môi trường) và các cộng sự năm 2003 dựa trên kết quả khảo
sát năm 2000 và 2001.
Người Việt Nam có bị phơi nhiễm PCB không?9
PCB sẽ được quản lý như thế nào?10
Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ dừng sử dụng PCB vào năm 2020 và tiêu
hủy an toàn vào năm 2028. Các công việc đang được thực hiện gồm kiểm kê các
thiết bị chứa PCB, xây dựng các văn bản pháp luật nhằm quản lý an toàn PCB, xây
dựng các hướng dẫn kỹ thuật về nhận diện, đăng ký, đóng gói, dán nhãn, lưu giữ,
vận chuyển, khử ô nhiễm và xử lý dầu, thiết bị, vật liệu có PCB. Chi tiết tham khảo tại
trang web www.pops.org.vn.
14
Tại sao PCB có mặt trong môi trường tự nhiên?11
Thải bỏ sản phẩm cũ có PCB (thiết bị
điện tử, đồ dùng có nhựa, sơn...) ở khu
dân cư hoặc bãi chôn lấp thông thường.
Sự cố tràn và rò rỉ dầu có PCB (từ các
thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện
hoặc thiết bị công nghiệp như máy nâng
hạ thủy lực)
Đốt rác có PCB ở khu dân cư.
Lưu giữ và tiêu hủy bất hợp
pháp hoặc không đúng quy
cách các chất thải có PCB .
Vận hành bãi thải nguy hại có
PCB không đúng quy định.
Vận hành lò đốt chất thải
công nghiệp không đúng quy
định.
PCB
trong
môi
trường
tự
nhiên
Đã có những quy định gì về ngưỡng tiếp nhận PCB
trong môi trường Việt Nam?
12
Việt Nam đã ban hành các quy định sau (áp dụng cho tổng PCB):
 QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại quy định giá trị tối đa
của PCB trong chất thải là 5 ppm.
 QCVN 40: 2011/BTNMT về nước thải công nghiệp: giá trị tối đa cho phép
trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt là 0,003 mg/l và nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt là 0,01 mg/l.
 QCVN 43:2012/BTNMT về chất lượng trầm tích: giá trị giới hạn PCB trong
trầm tích nước ngọt là 277 µg/kg và trầm tích nước mặn, nước lợ là 189 µg/kg.
Môi
trường
Áp dụng
tại
Giới hạn tối đa Môi trường
Áp dụng
tại
Giới hạn tối đa
Không
khí tại nơi
làm việc
Mỹ
0,5 - 1 mg/m3
(tùy theo tỷ lệ % clo)
Nước mặt
Bỉ 7 ng/l
CH Séc 0,01 μg/l
Đức 0,7 - 1,1 mg/m³
Nước ngầm Hà Lan 0,01 μg/l
Hà Lan 1 mg/Nm3
Nhật 0,1 mg/Nm³
Đất
Hà Lan 1 mg/kg đất khô
Không
khí trong
nhà
Đức 3000 ng/Nm³ Canada
1,3 mg/kg
(đất nông nghiệp)
Mỹ
300 ng/Nm3
(học sinh 6-12 tuổi)
Thái Lan 2,2 mg/kg
Ngưỡng tiếp nhận PCB vào môi trường của một số nước trên thế giới:
15
PCB lan truyền trong môi trường như thế nào?13
Một trong những đặc điểm của PCB là khả năng phát tán xa và rộng.
Khi được thải vào môi trường, PCB có thể di chuyển với một khoảng cách dài và tồn
tại trong môi trường theo chuỗi thức ăn. PCB được tìm thấy trong đất, nước, trầm
tích, và bay hơi một phần nhỏ vào không khí. Thông qua chu trình tuần hoàn không
khí và sự luân chuyển của nước, PCB có thể di chuyển rất xa nơi phát thải. PCB đã
được tìm thấy trong mô mỡ của động vật và cả con người sống ở Bắc cực, nơi không
có các hoạt động công nghiệp.
Trong môi trường nước: Quá trình lắng đọng trầm tích của PCB diễn ra mạnh. Quá
trình tích lũy PCB trong trầm tích cho phép lưu giữ PCB trong một khoảng thời gian
dài, và do đó PCB thường tồn tại với hàm lượng tương đối cao trong các loại trầm
tích. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao hơn, PCB tái hòa tan một phần nhỏ từ trầm
tích vào nước và bám vào hơi nước để bay hơi từ nước vào không khí.
Trong môi trường đất: Do có kích thước lớn và ít tan trong nước, PCB có khuynh
hướng tách khỏi pha nước và hấp phụ trên bề mặt đất, trầm tích, hạt keo lơ lửng.
Trong không khí: PCB bám trong bụi khí, được vận chuyển đến môi trường nước
và đất nhờ quá trình lắng đọng khô và lắng đọng ướt (ví dụ: mưa, tuyết) hoặc do
côn trùng vận chuyển thâm nhập vào đất.
PCB TRONG MÔI TRƯỜNG
Nước
Đất
Không khí
Tiếp xúc qua da
Trầm tích
Thức ăn
Mẹ
sang
con
Nước
Hô hấp
Nguồn thải
16
PCB có tồn tại ở động, thực vật không?14
PCB có thể tích lũy trong thực vật
(như cây lương thực) thông qua việc hấp
thu dinh dưỡng từ đất.
PCB tồn tại trong động vật theo thời
gian thông qua chuỗi thức ăn. PCB
được tìm thấy trong các mô mỡ của
động vật sống trong nước và trên mặt
đất. Đặc biệt, PCB tồn tại với hàm lượng
cao trong động vật bậc cao của chuỗi
thức ăn. Các loài động vật có vú, cá lớn
trong chuỗi thức ăn và động vật đáy có
xu hướng tích lũy PCB với hàm lượng
cao.
PCB có thể được phân hủy hay biến đổi
một phần trong một số loài động vật có
vú cũng như các loài bậc thấp như côn
trùng và các loài động vật không xương
sống, chim, cá.
Mô phỏng sự tích tụ PCB trong các sinh vật biển
(nồng độ PCB tính bằng mg/l hoặc mg/kg chất béo)
(Nguồn: http://worldoceanreview.com)
17
PCB có bị phân hủy trong môi
trường tự nhiên nhưng chậm.
Trong khí quyển, PCB có xu hướng
phản ứng với ozone và nước dưới tác
dụng của ánh sáng mặt trời. Kết quả của
các phản ứng này là nguyên tử clo bị
tách ra khỏi phân tử PCB. PCB chứa
càng nhiều nguyên tử clo thì phản ứng
xảy ra càng chậm.
Thời gian cần cho một nửa số lượng PCB
(ban đầu) bị phân hủy dao động từ 3,5
đến 83 ngày đối với các phân tử có 1
đến 5 nguyên tử clo.
Trong môi trường nước, phân tử PCB
bị phá vỡ do quá trình quang phân
(photolysis). Các phân tử PCB có số
nguyên tử clo từ 7 trở lên có thể hấp thụ
các bước sóng dài, nên tốc độ quang
phân của các phân tử này cao hơn các
phân tử PCB có ít nguyên tử clo hơn.
Trong vùng nước nông, dưới tác động
của ánh sáng mặt trời mùa hè, ước tính
thời gian bán phân hủy số lượng phân tử
PCB có chứa từ 1 đến 4 nguyên tử clo là
từ 17 đến 210 ngày. Quá trình quang
phân diễn ra chậm hơn vào mùa đông.
Trong môi trường đất và trầm tích,
PCB chủ yếu bị phân hủy bởi các vi sinh
vật. Sự phân hủy PCB phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, bao gồm cả số lượng và vị
trí của các nguyên tử clo, nồng độ PCB,
các loại vi sinh vật, các chất dinh dưỡng
có sẵn và nhiệt độ. Mặc dù chậm, sự
phân hủy PCB bởi các vi sinh vật có thể
xảy ra ngay cả khi không có oxy trong
đất và trầm tích.
PCB có bị phân hủy trong môi trường không?15
PCB TRONG MÔI TRƯỜNG
PCB không dễ dàng bị phân hủy mà có
xu hướng tồn tại bền vững trong mọi
thành phần môi trường.
Mức độ phân hủy hoặc chuyển hóa PCB
phụ thuộc vào số lượng và vị trí nguyên
tử clo.
Trong phòng thí nghiệm, so với phân tử PCB có nhiều nguyên tử clo, phân tử PCB
chứa ít nguyên tử clo hơn có khả năng tan trong nước cao hơn, điểm sôi thấp hơn
và dễ bị phân hủy hơn.
PCB có thời gian bán hủy trung bình trong đất, trầm tích, nước mặt khoảng 6 năm.
Ánh sáng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong sự phân hủy của PCB trong không
khí, nước. Vi sinh vật xúc tiến quá trình phân hủy PCB trong đất, trầm tích.
18
PCB được đưa vào cơ thể người và
tích tụ trong cơ thể thông qua
những con đường chính sau:
(1) Tiêu hóa: PCB được đưa vào cơ thể
khi ăn uống thức ăn bị nhiễm PCB hoặc
nuốt không chủ định dầu và vật liệu có
PCB. Thức ăn là nguồn lây nhiễm PCB
phổ biến nhất cho con người thông qua
chuỗi thức ăn, đặc biệt với nguồn thức
ăn là cá ở những lưu vực bị nhiễm PCB
và các sản phẩm từ sữa bị nhiễm PCB.
So với các trường hợp nhiễm PCB qua
thức ăn, các trường hợp nhiễm PCB từ
nước uống ít gặp hơn do PCB ít tan
trong nước. Tuy nhiên PCB có thể bị rò
rỉ vào nguồn nước uống nếu sử dụng các
máy bơm dùng dầu cũ có PCB (khi máy
bơm hỏng, dầu có PCB có thể rò rỉ làm ô
nhiễm nước uống) hoặc nguồn nước đó
tiếp nhận PCB do rò rỉ, tràn đổ.
(2) Hô hấp: PCB được đưa vào cơ thể
khi hít phải khí, bụi bị nhiễm PCB.
(3) Tiếp xúc qua da: PCB được đưa
vào cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với dầu,
vật liệu có PCB.
(4) Truyền từ mẹ sang con: PCB cũng
được truyền từ mẹ sang con qua quá
trình mang thai hoặc cho con bú.
PCB được tìm thấy trong gan, mô tế
bào, não, da và máu, thậm chí cả
trong máu ở cuống rốn.
Con người có thể hấp thụ và tích
lũy PCB qua đường tiêu hóa
Con người có thể hấp thụ và tích
lũy PCB qua đường hô hấp
PCB được đưa vào cơ thể người bằng cách nào?16
Con người có thể hấp thụ và tích
lũy PCB do tiếp xúc qua da
19
Trong số 209 cấu tử của PCB, có tới
12 PCB đồng phẳng có độ độc tương
đương từ 0,00003 đến 0,1 lần so với
cấu tử có tính độc cao nhất trong
nhóm chất Dioxin. PCB thương mại
được sử dụng là tập hợp nhiều cấu tử
PCB, trong đó có cả các đồng phẳng
này.
LD50 (hay nồng độ cần thiết để giết
chết 50% một quần thể sinh vật trong
điều kiện nhất định) của PCB đối với
chuột qua đường miệng là 1 g/kg
trọng lượng cơ thể.
TÁCĐỘNGCỦAPCBĐẾNSỨCKHỎE
CONNGƯỜI
Phát sinh các khối u, ung thư
Tác động tới hệ nội tiết
Tác động tới hệ sinh sản
Tác động tới hệ tiêu hóa
Phát sinh các bệnh ngoài da
Tác động đến hệ miễn dịch
Tác động tới hệ thần kinh
PCB có thể tồn tại lâu dài trong mô mỡ
và tích lũy trong cơ thể, gây tác hại
nghiêm trọng đối với sức khỏe như ung
thư, tác động đến hệ nội tiết (rối loạn
nội tiết) và sự phát triển của trẻ nhỏ (ảnh
hưởng đến hệ thần kinh, chỉ số IQ).
Phơi nhiễm PCB có thể gây ra các bệnh
liên quan tới hệ thần kinh như tê liệt,
đau đầu, run rẩy chân tay. Phơi nhiễm
PCB có thể ảnh hưởng đến quá trình
sinh sản của con người, làm giảm khả
năng sinh sản của nữ giới và giảm số
lượng tinh trùng ở nam giới. PCB có liên
quan đến các chứng phát ban và ngứa,
đặc biệt là nguy cơ gây ung thư hệ tiêu
hoá, gan và da. Hàm lượng PCB trong
máu cao có thể liên quan tới bệnh ung
thư hệ bạch huyết. Một vài nghiên cứu
đã tìm ra mối quan hệ về liều lượng –
phản ứng giữa các hàm lượng PCB trong
huyết tương và u lympho không Hodgkin
(ung thư hạch không Hodgkin) là một
bệnh ung thư hệ bạch huyết.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu phơi
nhiễm PCB diễn ra trong thời kỳ mang
thai và cho con bú có thể ảnh hưởng đến
sự sinh truởng và phát triển của trẻ sơ
sinh, dẫn đến phát triển chậm, cũng
như làm giảm khả năng miễn dịch.
PCB có độc không?17
PCB là hóa chất có độc tính thuộc nhóm 1 là nhóm chất gây ung thư, được coi
là “sát thủ vô hình” với sức khỏe con người.
Trong sản xuất cũng như sinh hoạt, khi tiếp xúc với các chất độc hại như PCB, dù trực
tiếp hay gián tiếp qua chuỗi thức ăn, PCB được tích tụ đến một ngưỡng nhất định mới
phát sinh ra các triệu chứng có thể nhận biết. Khi đó, việc điều trị là hết sức khó khăn
và hệ quả có thể ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo.
20
Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm độc PCB?18
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Tại nơi làm việc:
 Tiếp xúc với các thiết
bị điện như máy biến
áp, tụ điện có PCB.
 Tiếp xúc với các loại
dầu và chất thải có
PCB như dầu cách
điện, dầu thủy lực.
 Chịu ảnh hưởng của
sự cố liên quan đến
PCB.
Môi trường xung
quanh:
 Ăn uống thức
ăn nhiễm PCB.
 Hít thở không
khí có PCB tại
khu vực ô
nhiễm PCB.
 Tiếp xúc với
đất, nước
nhiễm dầu rò rỉ
có PCB từ thiết
bị điện như
máy biến áp, tụ
điện, và các
thiết bị sử dụng
dầu cách điện,
dầu thủy lực cũ
khác.
Trong nhà:
 Tiếp xúc với thiết bị
điện, điện tử cũ có
PCB.
 Truyền từ mẹ sang
con qua quá trình
mang thai và cho
con bú.
21
PCB có thể gây ra các ảnh hưởng cấp
tính và mãn tính đối với sức khỏe.
Trong trường hợp cấp tính, cơ quan
đầu tiên bị PCB tác động là gan, gây
thương tổn như nổi mụn, cháy da và
bỏng mắt. Với trường hợp mãn tính,
PCB có thể tồn tại lâu dài trong mô mỡ
và tích lũy trong cơ thể, gây tác hại
nghiêm trọng đến sức khỏe như ung
thư, tác động đến hệ miễn dịch, hệ nội
tiết, hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tiêu
hóa và sự phát triển của trẻ (ảnh
hưởng hệ thần kinh, chỉ số IQ). PCB
được tìm thấy trong gan, mô tế bào,
não, da và máu, thậm chí cả trong
máu ở cuống rốn. Nhiễm độc PCB đối
với người và động vật thường được biểu
hiện qua các triệu chứng sau:
1. Nhiễm độc cấp tính:
 Chán ăn, buồn nôn, đau vùng
bụng, phù mặt và tay;
 Bỏng da, trầy da, thay đổi cấu
trúc của da và móng tay;
 Chức năng gan và hệ thống miễn
dịch thay đổi;
 Đau đầu, suy nhược thần kinh,
hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn
và bất lực.
2. Nhiễm độc mãn tính:
 Ban đỏ trên mặt, cổ, vai, cánh
tay, ngực và bụng (đặc biệt
quanh rốn và bìu);
 Da trở nên khô và ngứa nhiều,
các mụn trứng cá không gây
viêm, các nang lông chứa bã
nhờn và keratin;
 Bệnh toàn thân có các biểu hện
như viêm gan với chứng gan to,
rối loạn tiêu hóa, huyết niệu,
bỏng mắt, bất lực (thường là biến
chứng), biến đổi một số men
trong máu và triglyxerit.
Nhiễm độc PCB có biểu hiện gì?19
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Biểu hiện bị nhiễm độc PCB
trong vụ Yoshu 1968
Nhiễm độc mãn tính với nồng độ PCB dù nhỏ cũng có khả năng dẫn đến phá hủy
gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là biến đổi gen, gây hàng loạt bệnh nguy hiểm
như ung thư, quái thai, dị dạng và những vấn đề khác.
22
Con người có thể tiếp nhận bao nhiêu PCB?20
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo ngưỡng tiếp nhận vào cơ thể người có thể
chấp nhận được qua đường miệng với các PCB đồng phẳng tương tự Dioxin như sau:
 Theo trọng lượng cơ thể TDI (tolerable daily intake): 2 x 10-3
ng/kg/ngày
 Trung bình theo ngày MDI (mean daily intake): 49 x 10-3
ng/ngày
Quốc gia Ngưỡng tiếp nhận Đối tượng áp dụng
Ba Lan 0,818 µg/kg/ngày Trẻ nhũ nhi
Cộng hòa Slovakia 2,65 µg/kg/ngày Trẻ sơ sinh
Canada 1 µg/kg/ngày Áp dụng chung
Một số quốc gia trên thế giới đã đưa ra ngưỡng tiếp nhận ước tính hàng ngày đối
với tổng PCB (hỗn hợp nhiều đồng loại PCB giống và không giống dioxin) như sau:
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE
Quy định về PCB trong thực phẩm như thế nào?21
Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quy định số 1881/2006 ngày 19/12/2006 về giới hạn
tối đa dư lượng Dioxin và các chất PCB tương tự Dioxin (WHO-PCDD/F-PCB-TEQ)
trong thực phẩm như sau:
Thực phẩm Giới hạn tối đa Thực phẩm Giới hạn tối đa
Thực phẩm từ lợn 1,5 pg/g chất béo
Sữa và sản phẩm từ
sữa
4,0 pg/g chất béo
Thực phẩm từ gia
cầm
4,0 pg/g chất béo
Chất béo và dầu thực
vật
1,5 pg/g chất béo
Thực phẩm từ bò
và cừu
4,5 pg/g chất béo
Trứng và sản phẩm có
trứng
6,0 pg/g chất béo
23
Sau khi áp dụng biện pháp sơ cứu, nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện để kiểm
tra và điều trị nếu nhận thấy có các triệu chứng nhiễm độc PCB.
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Cần làm gì khi bị phơi nhiễm PCB?22
Rửa bằng nước ấm
và xà phòng
Chất lỏng có PCB
tiếp xúc với da
Chất lỏng có PCB
tiếp xúc với mắt
Rửa mắt với nước
ấm trong vòng 15
phút, và luôn giữ
mắt mở to
Chất lỏng có PCB
đi vào miệng và dạ
dày
Súc miệng với nước.
Không được uống
bất kỳ nước gì khác
và đến gặp bác sỹ
ngay
Tiếp xúc với môi
trường không khí
có nồng độ PCB
cao
Đưa người bị phơi
nhiễm ra khu vực
ngoài trời
Các loại tiếp xúc Sơ cứu
24
Sử dụng mặt nạ hô hấp với bộ lọc khí hữu cơ và bụi khi tiếp xúc
với PCB hoặc có sự cố tràn đổ dầu biến thế nhiễm PCB.
Không ăn và đặt thức ăn gần những thiết bị/vật liệu nhiễm hoặc
nghi ngờ nhiễm PCB.
Thay thế các thiết bị chiếu sáng sử dụng đèn huỳnh quang cũ
trong nhà, trường học và nơi làm việc. Loại bỏ và tránh không
tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị này.
Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng sau khi tiếp xúc với thiết bị/
vật liệu nhiễm PCB.
Tránh ăn các loại cá, động vật vỏ cứng tại các nguồn nước bị
nghi nhiễm PCB. Khi chế biến cá cần loại bỏ da, chất béo, nấu
bằng cách nướng, bỏ lò để giảm lượng chất béo.
Tránh ăn các sản phẩm động vật nhiều chất béo như thịt đỏ,
gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trứng,...nghi nhiễm PCB. Cắt bỏ
phần mỡ và chọn các phương pháp nấu ăn ít chất béo như:
nướng, quay, nấu áp suất cao. Tránh rán thịt bằng mỡ lợn hoặc
bơ.
Thay thế các đồ gia dụng cũ như tivi, tủ lạnh cũ từ trước năm
1979. Khi các thiết bị này có PCB, quá trình sử dụng có thể làm
rò rỉ một lượng nhỏ PCB vào không khí.
Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân thích hợp (ví dụ vật liệu
PPE) để bảo vệ da khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với PCB.
Làm thế nào để tránh phơi nhiễm PCB?23
25
Tránh các tụ điện và máy biến áp cũ: Các tụ điện và máy biến
áp cũ vẫn có thể chứa dầu có PCB trong quá trình hoạt động.
Tránh tiếp xúc hoặc chỉ tiếp xúc khi đã được trang bị các biện
pháp phòng hộ an toàn với các thiết bị này cho đến khi chắc
chắn chúng không có PCB.
Kiểm tra PCB đối với các sản phẩm cũ: Một số vật lệu dân dụng
cũ có sử dụng sơn, vữa trát, ván lợp nhựa đường, giấy hắc ín…
có thể có PCB (đôi khi ở mức độ cao). Liên lạc với cơ quan có
thẩm quyền về cách thức xác định và loại bỏ các sản phẩm này
nếu phát hiện thấy có PCB. Khi phát hiện thấy có PCB, tránh để
vật liệu tiếp xúc với da và lan truyền trong khu vực sử dụng cho
đến khi tình trạng được kiểm soát. Không tự động đốt các vật
liệu có PCB.
Lưu ý đến các khu công nghiệp cũ: PCB tại các cơ sở công
nghiệp, khu công nghiệp cũ có thể đã bị rò rỉ và phát thải ra
môi trường trước đó. Tìm hiểu lịch sử của nơi làm việc, các tòa
nhà và bãi thải cũ. Hạn chế tối đa các hoạt động tại khu vực
làm việc đã từng có các thiết bị điện, tụ điện, máy biến áp cũ.
Giảm bụi bẩn trong nhà: Đơn giản chỉ cần giữ nhà sạch sẽ giảm
nguy cơ tiếp xúc bụi ô nhiễm.
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
26
Đã có trường hợp nào nhiễm độc PCB chưa?24
Có nhiều trường hợp nhiễm độc
PCB, bao gồm cả ngộ độc tập thể:
Năm 1915, lần đầu tiên các biểu hiện
do nhiễm độc PCB được phát hiện tại
công ty hóa chất Swann (Mỹ) sau khi
công ty này sử dụng PCB (chưa được
sản xuất thương mại chính thức) để sản
xuất vỏ đạn cho quân đội Hoa Kỳ và đã
để lại hàng loạt các di chứng sau đó.
Năm 1933, 23 trong số 24 công nhân
trong nhà máy của Công ty hóa chất
Swann xuất hiện mụn mủ trên mặt và
cơ thể, đồng thời có biểu hiện mệt mỏi,
mất cảm giác ngon miệng và các bệnh
ngoài da khác. Đây chính là những dấu
hiệu điển hình về nhiễm độc khi tiếp xúc
với PCB.
Năm 1936, một quan chức cấp cao của
sở Y tế công cộng Hoa Kỳ mô tả một
người phụ nữ và con của cô ấy đã bị nổi
mụn khắp cơ thể và tổn thương về da
do đơn thuần tiếp xúc với quần áo của
công nhân. Ngoài những tổn thương da,
các triệu chứng ngộ độc có hệ thống đã
xảy ra ở những công nhân làm việc
trong điều kiện không khí có PCB.
Năm 1968, vụ Yusho ở Nhật Bản đã
ghi nhận ngộ độc hóa chất với hơn
14.000 người, sau khi ăn dầu ăn chiết
xuất từ cám của hãng Kanemi Soko.
Dầu ăn sản xuất từ cám này đã bị
nhiễm PCB thông qua bộ phận trao đổi
nhiệt của dây chuyền sản xuất. Trong số
14.000 người này, có tới 1.853 người bị
phơi nhiễm PCB rất nặng, với các chứng
bệnh mãn tính suốt đời. Nhiều gia đình
ở tỉnh Fukuoka và Nagasaki mang các
chứng bệnh kỳ quái tập thể như chân
tay run rẩy, da nổi chàm,...
Em bé Nhật Bản bị nhiễm độc PCB
trong vụ Yoshu 1968
27
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Năm 1979, một vụ nhiễm độc trên diện rộng tương tự
như vụ Yusho đã xảy ra tại Đài Loan (vụ Yuchen). Một
tai nạn máy móc đã làm chất PCB xâm nhập vào dầu
cám. Khoảng 2.000 người đã bị ngộ độc sau khi ăn
phải dầu cám bị nhiễm PCB.
Năm 1981, nhà khoa học Maroni và các cộng sự đã
báo cáo 15 trường hợp có triệu chứng của bệnh trứng
cá và/hoặc viêm nang lông và viêm da khi kiểm tra 80
công nhân tại các cơ sở sản xuất tụ điện tại Ý. Các
công nhân này đều đang làm việc ở môi trường có
nồng độ PCB từ 48 - 275 µg/m3
và có nồng độ PCB
trong máu dao động từ 300 - 500 ppb.
Năm 1996, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Canada đã chỉ ra rằng phụ nữ ăn cá
ở Ngũ Đại hồ (Great Lake) sinh ra những đứa trẻ có triệu chứng phản xạ bất thường,
dấu hiệu tự kỷ và ít chú ý đến các kích thích thính giác và thị giác. Đây được coi là
hậu quả của việc xả thải PCB xuống sông River, Vịnh Green và Hồ Michigan thuộc Ngũ
Đại Hồ từ những năm 1954.
Năm 1999, sau khi xảy ra sự cố để 25 lít dầu máy biến áp có PCB chảy ra một khu
thu gom chất thải tái chế làm thức ăn cho gia súc, Chính quyền Bỉ đã tiến hành phân
tích 55.000 mẫu gia súc, gia cầm. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ PCB tại một số
gia cầm cao hơn 100 lần so với ngưỡng cho phép tại Bỉ. Tổng chi phí để giải quyết
hậu quả này là hơn 1 tỷ đô la Mỹ.
Năm 2012, Chính quyền Oldenburg (Đức) đã phát hiện PCB có trong trứng gà tại
một trang trại chăn nuôi. Một số trứng này đã được bán ở các địa điểm khác nhau.
Mũi của cô bé bị chuyển
màu đen do hậu quả
nhiễm độc PCB trong vụ
Yuchen
28
Các nạn nhân của PCB được bồi thường thiệt hại ra sao?25
Năm 1968, vụ tai nạn PCB nổi tiếng
Yusho đã làm ngộ độc trực tiếp trên
1.800 người và gây ảnh hưởng tới
14.000 người. Công ty Kanami Soko đã
sử dụng “Kaneclor 400” là sản phẩm
của công ty hoá chất Kanegafuchi làm
dung môi trong qui trình khử mùi dầu
cám. Năm 1982, tòa án tỉnh Fukuoka
công nhận 363 bệnh nhân nhiễm độc và
buộc hai công ty gây ô nhiễm dầu ăn là
Kanemi Soko và Kanegafuchi cùng
Chính phủ Nhật đền bù khoản bồi
thường 8,4 tỷ yên, trong đó chính phủ
Nhật chịu trách nhiệm thiếu sót trong
quản lý, không có biện pháp ngăn chặn
kịp thời tình trạng ô nhiễm để xây ra
trên diện rộng. Năm 1985, tòa thượng
thẩm tỉnh Fukuoka xác nhận 719 nạn
nhân khác và yêu cầu hai công ty hóa
chất nêu trên chi trả 3,3 tỷ yên và chính
phủ chi trả 1,4 tỷ yên. Từ đó đến nay,
các nạn nhân khác đang tiếp tục khởi
kiện Chính phủ và hai công ty gây ra
ngộ độc PCB.
Năm 1979, có khoảng 2000 sinh viên,
nhân viên thuộc trường Huei-ming
(Taichung, Đài Loan) bị ngộ độc thức
ăn có PCB trong dầu cám. Một khoản
ngân sách 151.000 đô la Mỹ đã được bố
trí ngay lập tức để hỗ trợ bồi thường
cho các nạn nhân. Hiện nay chính phủ
Đài Loan tiếp tục cân nhắc việc tiếp tục
hỗ trợ các nạn nhân PCB, trong đó bao
gồm cả chi phí kiểm tra PCB với mức chi
900 đô la Mỹ cho một xét nghiệm
Năm 2003, tòa án tại Anniston
(Alabana, Hoa Kỳ) đã đưa ra phán xét
vụ kiện Mosanto và công ty con là
Solutia với 20.000 nguyên đơn chịu ảnh
hưởng của PCB. Theo đó Mosanto bị
phạt 700 triệu đô la Mỹ, trong đó 600
triệu đô la dùng để bồi thường cho nạn
nhân bị nhiễm PCB. Ngoài việc bồi
thường bằng tiền mặt, một phòng khám
y tế - môi trường, cơ sở nghiên cứu ở
Anniston với chi phí 75 triệu đô la Mỹ sẽ
được thiết lập trong 20 năm để cung
cấp thuốc miễn phí theo đơn thuốc và
khám sức khỏe.
Hiện chưa có quy định cụ thể về
mức bồi thường thiệt hại đối với
người lao động và cộng đồng bị phơi
nhiễm PCB. Tuy nhiên khi xảy ra sự
cố phơi nhiễm PCB, ngoài chi phí
khắc phục sự cố môi trường, chi phí
bồi thường thiệt hại cho các nạn
nhân phơi nhiễm PCB là rất lớn.
29
Việt Nam chưa có chế độ trợ cấp và bồi thường cho người bị phơi nhiễm
PCB. Hiện tại có một số quy định về trợ cấp và bồi thường có liên quan sau:
Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ LĐTBXH về Hướng
dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao
động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp. Cụ thể:
Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ Y tế quy định danh mục
các bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin gồm
17 bệnh sau: Ung thư phần mềm, u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, ung
thư phế quản - phổi, ung thư khí quản, ung thư thanh quản, ung thư tiền liệt tuyến,
ung thư gan nguyên phát, bệnh đa u tủy xương ác tính, bệnh thần kinh ngoại biên
cấp tính và bán cấp tính, tật gai sống chẻ đôi, bệnh trứng cá do clo, bệnh đái tháo
đường type 2, bệnh Porphyrin xuất hiện chậm, các bất thường sinh sản, các dị dạng,
dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin), và rối loạn
tâm thần.
Hiện tại các chế độ trợ cấp cho các nạn nhân phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin
mới chỉ được xác định đối với các trường hợp người có công với cách mạng (nạn
nhân chất độc màu da cam), chưa có quy định cụ thể với các trường hợp phơi nhiễm
chất độc hóa học khác.
Mức suy giảm khả
năng lao động
Mức bồi thường Mức trợ cấp Điều kiện
Từ 81% trở lên hoặc
chết
30 tháng lương 12 tháng lương TNLĐ xảy ra do lỗi của
người sử dụng lao động
TNLĐ xảy ra lần nào thì bồi
thường, trợ cấp lần đó
Đối với bệnh nghề nghiệp
phải có kết luận của cơ
quan Pháp y
Trên 10% - dưới
81%
Cứ tăng 1% mức suy giảm được cộng
thêm 0,4 tháng tiền lương và trợ cấp
lương (nếu có)
5% - 10% 1,5 tháng lương 0,6 tháng lương
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Nhiễm độc PCB tại Việt Nam được trợ cấp thế nào?26
30
Có quy định gì về an toàn cá nhân khi tiếp xúc với PCB?27
Ngày 29/12/2008, Bộ LĐTBXH đã
ra Quyết định số 68/2008/QĐ-
BLĐTBXH về trang bị phương tiện bảo
vệ cá nhân cho người lao động làm
nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm,
độc hại. Trong đó, Danh mục trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân cho người
lao động làm nghề, công việc có yếu tố
nguy hiểm, độc hại đã quy định các lĩnh
vực công việc có thể tiếp xúc với PCB
như:
 Thí nghiệm dầu, thay dầu, lọc dầu,
tái sinh dầu máy biến áp;
 Xử lý nguyên liệu sản xuất sơn,
mực in (sàng sẩy hóa chất, lọc
dầu); nghiền sơn, nghiền mực; pha
sơn, lọc sơn, đóng hộp;
 Làm việc ở các phòng thí nghiệm,
xét nghiệm, kiểm nghiệm hàng hóa
tiếp xúc với các loại hóa chất.
Quy định về yêu cầu sử dụng bảo
hộ cá nhân trong các điều kiện làm
việc có khả năng phơi nhiễm PCB
nêu trên chưa tính đến việc giảm
thiểu rủi ro khi tiếp xúc với PCB:
theo Quyết định này, khi làm các công
việc nguy hiểm nêu trên người lao động
cần sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân
bao gồm: quần áo vải dầy, mũ vải, khẩu
trang lọc hơi, khí độc, găng tay chống
xăng, dầu, mỡ, giầy vải chống dầu, ủng
cao su chống dầu, và xà phòng.
Trong khi chưa có tiêu chuẩn về bảo hộ
lao động cụ thể cho PCB, các yêu cầu
về an toàn khi tiếp xúc với PCB có thể
được tham khảo tại:
 Tiêu chuẩn TCVN 5507:2002 (mục
8) về Hóa chất nguy hiểm - Quy
phạm an toàn trong sản xuất, kinh
doanh, sử dụng, bảo quản và vận
chuyển;
 Thông tư liên tịch Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế -
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-
TLĐLĐVN về hướng dẫn việc tổ
chức thực hiện công tác bảo hộ lao
động trong doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh.
PCB là loại hóa chất, hàng hóa và
chất thải nguy hại. Việc tiếp xúc với
PCB có tác động tiêu cực đến sức
khỏe và cần được coi là một nghề
độc hại, nguy hiểm.
Mặc dù vậy, Việt Nam chưa có quy
định cụ thể để bảo vệ an toàn cá
nhân khi tiếp xúc với PCB và bồi
thường thiệt hại cho các trường
hợp phơi nhiễm PCB.
31
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Trách nhiệm của người sử dụng lao
động trong việc bố trí công việc có yếu
tố nguy hiểm, có hại, có nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được
quy định trong Nghị định số 45/2013/NĐ
-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của
Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,
vệ sinh lao động.
Cụ thể, người sử dụng lao động có trách
nhiệm:
 Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy
hiểm, có hại, đề ra các biện pháp
loại trừ, giảm thiểu các mối nguy
hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao
động, chăm sóc sức khỏe cho người
lao động;
 Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít
nhất 01 lần trong một năm, lập hồ
sơ lưu giữ và theo dõi theo quy định
pháp luật;
 Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế
để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời
khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
 Xây dựng phương án xử lý sự cố,
ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp
cứu tại chỗ theo quy định pháp luật.
Đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ
năng và thường xuyên tập luyện.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?28
Ban clo ở người do tác động của PCB
Mặc dù chưa có quy định cụ thể về
trách nhiệm của người sử dụng lao
động đối với việc quản lý PCB tại
doanh nghiệp, người sử dụng lao
động nên:
 Tăng cường truyền thông về
PCB và các tác động của PCB
đến sức khỏe người lao động;
 Chủ động nhận diện các thiết
bị, vật liệu có PCB;
 Quản lý an toàn các thiết bị có
PCB hoặc nghi nhiễm PCB.
32
Có những cách nào để xác định PCB?29
7
PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE
PCB không thể xác định được bằng
mắt thường. Tùy theo mục đích và
yêu cầu của việc xác định tồn lưu
PCB trong môi trường nói chung và
PCB trong thiết bị, vật liệu nói riêng,
có thể sử dụng một trong các
phương pháp thử nghiệm sau:
Phương pháp sàng lọc hồ sơ
 Nguyên tắc: Các thiết bị, vật liệu
chưa thay đổi thành phần từ khi
sản xuất, có sử dụng dầu từ các
công ty sản xuất PCB hoặc dầu
thương mại có PCB là có PCB;
 Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, chi
phí;
 Nhược điểm: Phải đảm bảo thiết
bị không được thay thế, sửa chữa
trong suốt quá trình sử dụng
(nguyên gốc);
 Ứng dụng: Sàng lọc, chỉ nhận
diện thiết bị nguyên gốc có PCB.
Phương pháp thử nghiệm PCB
đơn giản
 Nguyên tắc: Dựa trên các đặc
điểm của PCB hoặc thành phần
clo trong PCB để phân biệt với
dầu không có clo;
 Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, chi
phí;
 Nhược điểm: Độ chính xác thấp;
 Ứng dụng: Sàng lọc, nhận diện
thiết bị, vật liệu không có PCB.
Phương pháp thử nhanh
 Nguyên tắc: Oxy hóa clo hữu cơ
(trong PCB) thành clo vô cơ (Cl-
)
và xác định PCB thông qua tổng
clo;
 Ưu điểm: Sử dụng thiết bị đo
nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí,
thuận tiện khi sử dụng tại hiện
trường;
 Nhược điểm: Độ chính xác, độ
nhậy và chọn lọc thấp, chỉ có thể
áp dụng với các mẫu có nồng độ
PCB cao (lớn hơn 2 ppm);
 Ứng dụng: Sàng lọc, nhận diện
thiết bị không có PCB và nghi
nhiễm PCB.
Phương pháp phân tích trong
phòng thí nghiệm
 Nguyên tắc: Sử dụng phương
pháp sắc ký để phân tích thành
phần và nồng độ của từng loại
cấu tử PCB và nồng độ tổng PCB;
 Ưu điểm: Phân tích được nhiều
loại mẫu, độ chính xác, độ nhậy
và tính chọn lọc cao;
 Nhược điểm: Đắt tiền, tốn thời
gian, yêu cầu cán bộ phân tích có
hiểu biết và kỹ năng phân tích;
 Ứng dụng: Xác định chính xác
nồng độ PCB.
Phương pháp sử dụng bộ thử nhanh
và phương pháp phân tích trong
phòng thí nghiệm yêu cầu có thiết bị
và được thực hiện bởi các cán bộ phân
tích và đơn vị đã qua đào tạo.
33
LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB
Xác định PCB từ hồ sơ như thế nào?30
Có 2 nhóm đối tượng nghi nhiễm dầu PCB cao nhất: (1) Thiết bị điện nguyên dạng
(chưa thay dầu) và được sản xuất trước năm 2001 hoặc không rõ năm sản xuất và
(2) thiết bị điện đã được thay dầu. Với nhóm 1, có thể căn cứ vào danh mục loại
dầu thường sử dụng để xác định thiết bị đó có PCB không.
Các thiết bị điện chưa thay dầu có xuất xứ và/hoặc sử dụng các loại dầu thương
mại dưới đây là thiết bị có PCB (theo danh mục của UNEP). Thiết bị không sử dụng
dầu thương mại từ danh sách này không có nghĩa là không có PCB.
Danh sách đầy đủ các MBA và tụ điện có PCB tham khảo tại www.pops.org.vn
Xuất xứ
Hãng sản xuất/
Loại MBA
Dầu sử dụng
Liên xô
cũ
ТНЗ, ТНЗП, ТНЗПУ, ТНЗС,
ТНП, ТНПУ, ТНР, ТНРУ;
ТНЗ-25/10; ТНЗ-40/10;...
Hexol, Santothern, Santovac, Sat-T-America,
Siclonyl, Solvol, Sorol, Soval, Sovol, Sovtol, TCD
Mỹ
General Elect. (750kVA);
Westinghouse (750kVA);
General Electric (750kVA);
Of. Elec. Tech. (25kVA);
Of. Elec. Tech. (25kVA);
UNELEC (250 kVA);
Apirorlio, Areclor, Arochlor, Arochlors, Aroclor/
Arochlor(s), Arubren, Asbestol,
Bakola 131,Biphenyl, Cloresil, Chlophen,
Chloretol, Chlorextol,
Đức
DL800Voltawerke; TC, C,
IVDCL, CDsl;
Ask/Askarel/Askael, Auxol, Bakola, Biclor, Blacol,
Chlorphen,
Ý
Abestol, Aceclor, Adkarel, ALC, Apirolio, Diarol,
Dicolor, Diconal, Disconon, DK,
Pháp TP, TXP, MiTR, ISITHP
Elenex, Hywol, Non-Flamol, Olex-sf-d,
Orophene, Pheaoclor, Pheneclor,
Anh Aroclor, Askarel ,Pyroclor, Inclor
Tây Ban
Nha
Phenoclor, Pyralene
Tiệp TO
Hexol ,Santothern, Santovac, Sat-T-America,
Siclonyl, Solvol, Sorol, Soval, Sovol, Sovtol, TCD
Ba lan
TAO, TO, TOC, TON, TOH,
TOF, TOW
Chlorfin, Chlorinal/Chlorinol, Chlorinated
biphenyl, Chlorinated diphenyl,
Nhật
Electrophenyl, Inertenn, Kanechlor, Kaneclor,
Kennechlor, pyralène, Santosol,
34
Các phương pháp thử nghiệm đơn giản dưới đây được thực hiện trên thiết bị, vật liệu
chưa được xác định có PCB hay không. Các thử nghiệm này không đòi hỏi các máy
móc phân tích chuyên dụng và chuyên gia phân tích. Các thử nghiệm này
nên được sử dụng ở giai đoạn khảo sát ban đầu bởi chúng không định lượng hàm
lượng PCB hay xác nhận chắc chắn sự có mặt của PCB.
Phương pháp thử tỷ trọng (mẫu dầu)
Phương pháp này dựa vào sự khác nhau về tỷ trọng của dầu có PCB và nước. Nếu dầu
có PCB thì tỷ trọng sẽ lớn hơn nước do đó sẽ chìm xuống trong khi đó dầu khoáng thì
nhẹ hơn nước. Phương pháp này chỉ phù hợp khi hàm lượng PCB có trong dầu tương
đối cao (trên 300 ppm).
Có thể tiến hành phương pháp này như sau:
 Rót một ít nước vào ống nghiệm 10 ml;
 Cho một vài giọt dầu vào ống nghiệm;
Giữ yên ống nghiệm một lúc, sau đó quan sát lớp dầu, nước.
Nếu lớp dầu lắng xuống đáy của ống nghiệm chứng tỏ tỷ
trọng của dầu lớn hơn 1 và dầu này có thể có PCB. Nếu lớp
dầu nổi lên trên bề mặt nước thì đây có thể là dầu khoáng
(hoặc dầu có PCB ở nồng độ < 300 ppm) có tỷ trọng nhỏ
hơn 1.
Phương pháp
thử tỷ trọng
Thử nghiệm PCB đơn giản như thế nào?31
Phương pháp thử sự có mặt của clo (mẫu dầu)
Phương pháp này kiểm tra sự có mặt của clo trong mẫu dầu để từ đó xác định sự có
mặt của PCB. Sự có mặt của PCB được xác định thông qua quan sát màu sắc của
ngọn lửa khi đốt mẫu dầu cần thử trên sợi dây đồng. Clo sẽ làm ngọn lửa có màu
xanh khi dầu được đốt trên sợi dây đồng. Việc đổi màu này chứng tỏ trong mẫu dầu
có thể có PCB vì loại dầu có PCB có chứa clo trong khi dầu khoáng thông thường lại
không chứa clo.
35
PCB đang được kiểm kê với đối tượng nào?32
Trong khuôn khổ dự án quản lý PCB tại Việt Nam, các loại thiết bị điện (máy biến áp,
tụ điện, TU/TI, các loại thiết bị công nghiệp sử dụng cơ cấu nâng hạ và các loại dầu
tái chế là đối tượng cần lấy mẫu, phân tích và kiểm kê PCB). Thứ tự ưu tiên lấy mẫu
phân tích PCB đối với các máy biến áp, TU/TI và dầu lưu giữ tại chỗ được trình bày
dưới đây.
LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB
Nhóm đối tượng Thứ tự ưu tiên lấy mẫu phân tích
Nhóm 1. Sử dụng dầu
nguyên gốc, sản xuất từ
năm 2001 trở về trước hoặc
không có nhãn mác
1 Thiết bị thuộc danh mục UNEP (câu 30)
2 Thiết bị không thuôc danh mục UNEP
Nhóm 2. Sử dụng dầu không
nguyên gốc
3
Thiết bị rò rỉ, gần trường học, bệnh viện, tòa nhà, khu
vui chơi giải trí, chợ (khoảng cách dưới 500 m)
4 Thiết bị rò rỉ không thuộc nhóm trên (3)
5 Thiết bị kín thuộc hệ thống truyền tải
6 Thiết bị kín thuộc nhà máy điện
7
Thiết bị kín thuộc hệ thống phân phối được đặt tại
tỉnh, thành phố đông dân (trên 1000 người/m2
)
8 Thiết bị còn lại không thuộc nhóm trên (3-7)
Nhóm 3. Sử dụng dầu
nguyên gốc, sản xuất trong
nước sau năm 2001
9
Thiết bị gần trường học, bệnh viện, tòa nhà, khu vui
chơi giải trí, chợ (khoảng cách dưới 500 m)
10 Thiết bị còn lại không thuộc nhóm trên (9)
Việc xác định PCB trong các tụ điện được áp dụng theo phương pháp sàng lọc từ hồ
sơ (do không thay dầu) và chỉ lấy mẫu phân tích với các tụ đện không còn sử dụng.
Thứ tự lấy mẫu phân tích và kiểm kê với máy biến áp, TU/TI
Nhóm đối tượng Thứ tự ưu tiên lấy mẫu phân tích
Dầu tuần hoàn, tái sử dụng,
dầu thải từ các thiết bị điện
1
Dầu lưu giữ gần trường học, bệnh viện, tòa nhà, khu
vui chơi giải trí, chợ (khoảng cách dưới 500 m)
2
Dầu lưu giữ còn lại, có lượng lưu giữ từ cao xuống
thấp
Thứ tự lấy mẫu phân tích và kiểm kê với dầu lưu giữ tại chỗ
36
Chuẩn bị trước khi lấy mẫu kiểm kê PCB như thế nào?33
Trước khi lấy mẫu dầu máy biến áp cần xác nhận đúng máy cần lấy mẫu.
Trong trường hợp lấy mẫu khi máy biến áp đang hoạt động phải tuân thủ hướng
dẫn, quy định an toàn tại nơi lấy mẫu.
Chỉ lấy mẫu khi có mặt kỹ sư điện phụ trách trạm/khu
vực. Cần đặc biệt chú ý khi thao tác với máy biến áp lớn
vì áp suất thường lớn. Người thao tác không nên ở vị trí
đối diện với van xả dầu.
Vị trí lấy mẫu là qua van xả dầu ở đáy máy biến áp hoặc
qua nắp đổ dầu bằng cách sử dụng bơm tay. Không nên
lấy mẫu ở bình giãn nở vì mẫu không mang tính đại diện.
Điền thông tin vào phiếu lấy mẫu. Khi lấy mẫu cần đặt khay
kim loại dưới van xả.
Đặt túi/thùng đựng rác thải, vật liệu hút/hấp phụ dầu, giấy
và giẻ lau ngay bên cạnh vị trí lấy mẫu.
Mặc trang phục bảo hộ (quần áo, mũ, găng tay, kính, khẩu
trang, giày/ủng). Cần có sự giúp đỡ của cộng sự, không
được thực hiện lấy mẫu một mình.
Nếu không thể lấy mẫu khi máy đang hoạt động thì phải
tắt máy. Cần xin ý kiến người vận hành trước khi tắt
máy. Nếu không được phép tắt máy và không thể lấy
mẫu thì ghi chú vào phiếu lấy mẫu.
37
Lấy mẫu kiểm kê PCB với máy biến áp như thế nào?34
Dùng giẻ lau sạch van. Dùng mỏ lết mở van, ốc cho đến khi có
dầu chảy thành dòng nhỏ thì dừng lại. Dùng khay hứng để loại
bỏ dầu cặn ban đầu.
Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị, công tác lấy mẫu dầu máy biến
áp như sau:
Mở chai đựng mẫu và giữ ở dưới van xả (lưu ý phải đeo
găng tay). Lấy lượng mẫu khoảng 20 - 50 ml, sau đó đóng
van lại. Cần lưu ý tránh dầu chảy ra ngoài trong suốt quá
trình lấy mẫu và phải có khay hứng ngay bên dưới. Nếu lấy
mẫu qua nắp đổ dầu thì dùng pipet hút đủ lượng dầu cần lấy
rồi cho chảy vào chai đựng mẫu.
Sau khi lấy đủ lượng mẫu, đóng nắp chai mẫu lại và dùng giẻ
lau lau sạch dầu dính xung quanh chai. Dán 2 nhãn giống nhau
(có thể kèm theo phiếu thông tin mẫu): một nhãn lên máy biến
áp vừa lấy mẫu và một nhãn lên chai đựng mẫu, đảm bảo các
thông tin sau được nhận diện gồm tên chủ sở hữu máy, công
suất máy, mã kiểm kê (nếu có), mã số của mẫu, năm sản xuất,
nhà sản xuất, vị trí đặt máy, ngày lấy mẫu. Đặt chai đựng mẫu
vào giá. Khi các giá này đầy thì đặt vào thùng đựng mẫu.
Hoàn tất việc lấy mẫu
 Lau sạch miệng van xả bằng giẻ lau. Kiểm tra kỹ và đảm bảo van đã được
khóa chặt, không bị rỉ dầu ra ngoài;
 Dùng giẻ lau, giấy, vật liệu hấp phụ làm sạch các vết dầu rơi vãi hay bị đổ,
tràn ra ngoài. Sau đó, dùng dung môi n-hexan để rửa và lau sạch lại bằng giẻ.
Giấy và giẻ lau sau đó phải được bỏ vào túi/thùng đựng rác thải nguy hại;
 Kiểm tra phiếu điền thông tin lấy mẫu, đảm bảo các thông tin đã được điền
đầy đủ và chính xác;
 Thu dọn hiện trường sạch sẽ.
LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB
38
Lấy mẫu kiểm kê PCB với tụ điện như thế nào?35
Do tụ điện được thiết kế kín hoàn toàn nên chỉ có thể lấy mẫu bằng cách phá vỏ.
Chính vì lý do này, việc lấy mẫu và phân tích chỉ thực hiện trên các tụ điện đã thải
loại. Nếu có nhiều tụ điện của cùng một seri, chỉ cần lấy 2 mẫu đại diện của seri này.
Lấy mẫu tụ điện lớn
 Cắt, khoan, trích lớp vỏ tụ điện (chú ý: để
tránh dầu có PCB chảy ra ngoài, phải chọn vị
trí cắt, khoan, trích phù hợp và kích thước
không quá lớn, đủ để lấy mẫu bằng pipet);
 Lấy mẫu dầu PCB trong tụ điện bằng pipet loại
dùng 1 lần. Gắn kín bằng keo epoxy sau khi lấy
mẫu xong;
 Mẫu sau khi lấy phải được bảo quản và đưa
đến các phòng thí nghiệm phân tích PCB để
thực hiện phân tích.
Lấy mẫu tụ điện nhỏ
 Trải tấm lót thấm dầu lên sàn nơi thao tác và chuẩn bị sẵn khay hứng dầu (bằng
inox là tốt nhất);
 Dùng cưa sắt cắt xung quanh đỉnh vỏ tụ điện;
 Nhấc phần đỉnh tụ điện ra để kéo cuộn dây ra ngoài;
 Dùng dụng cụ cạy khoảng 1 cm3
lớp cách điện và lớp tiếp xúc;
 Lấy mẫu bằng pipet dùng 1 lần hoặc dụng cụ lấy mẫu nhỏ phù hợp;
 Mẫu sau khi lấy phải được bảo quản và đưa đến các phòng thí nghiệm phân tích
PCB để thực hiện phân tích.
Trong hỗn hợp nước và dầu chỉ cần xác định PCB trong pha dầu.
Do là loại hóa chất kỵ nước và có tính không phân cực, PCB sẽ tập trung ở trong pha
dầu. Nồng độ PCB xác định được trong pha dầu được coi là nồng độ PCB trong hỗn
hợp nước và dầu.
Xác định nồng độ PCB trong hỗn hợp nước và dầu
như thế nào?
36
39
Các quy định nào về phân tích PCB tại Việt Nam?37
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành các TCVN sau đây về phân tích PCB:
TCVN 8170-1:2009 (EN 1528-
1:1996), Phần 1: Yêu cầu chung
Các phương pháp xác định các dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật và các chất PCB trong các sản
phẩm thực phẩm chứa chất béo
TCVN 8170-2:2009 (EN 1528-
2:1996), Phần 2: Chiết chất béo, thuốc
BVTV, PCB và xác định hàm lượng chất
béo
Các quy trình chiết tách chất béo có chứa thuốc
bảo vệ thực vật và các dư lượng PCB từ các
nhóm khác nhau của thực phẩm chứa chất béo
TCVN 8170-3:2009 (EN 1528-
3:1996), Phần 3: Phương pháp làm
sạch
Các phương pháp làm sạch mẫu phân tích, bao
gồm loại bỏ mỡ và các lipid có thể gây nhiễu
TCVN 8170-4:2009 (EN 1528-
4:1996), Phần 4: Phương pháp xác
định, phép thử khẳng định và các qui
trình khác
Hướng dẫn về một số kỹ thuật được khuyến
cáo để xác định dư lượng thuốc BVTV và các
hợp chất PCB trong thực phẩm chứa chất béo,
các phép thử khẳng định và đưa ra quy trình
làm sạch để loại lipit khi phân tích mẫu có hàm
lượng chất béo cao.
1
2
3
4
TT Tên Tiêu chuẩn Việt Nam Nội dung
5
TCVN 8061:2009 về chất lượng đất,
xác định hóa chất bảo vệ thực vật clo
hữu cơ và polyclo biphenyl - Phương
pháp sắc ký khí với Detector bẫy
electron
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định
lượng PCB dựa trên 7 cấu tử PCB, áp dụng cho
mọi loại đất và dưới các điều kiện quy định
trong tiêu chuẩn này, có thể đạt được giới hạn
phát hiện từ 0,1 µg/kg đến 0,4 µg/kg.
Trong trường hợp hỗn hợp nhiều chất lỏng từ nhiều nguồn khác nhau được thu
gom về cùng một bể chứa nhưng chúng không hòa trộn hoàn toàn với nhau, khi đó
hỗn hợp chất lỏng có thể cho các nồng độ PCB khác nhau. Hỗn hợp chất lỏng sẽ
được tiêu hủy theo các yêu cầu áp dụng cho mức nồng độ PCB cao nhất phát hiện
được trong hỗn hợp chất lỏng.
Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam đang phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xây
dựng và ban hành 2 tiêu chuẩn về “phân tích PCB trong dầu” và “phân tích PCB trong
đất/trầm tích”. Dự kiến 2 tiêu chuẩn này sẽ được ban hành vào đầu năm 2015.
LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB
38
Một hỗn hợp chất lỏng có thể cho các nồng độ PCB
khác nhau không?
40
Có các phương pháp phân tích PCB trong phòng thí
nghiệm nào?
39
Các phương pháp phân tích PCB trong phòng thí nghiệm gồm có: phân tích công cụ
(phương pháp sắc ký khí), phân tích hóa học (phương pháp điện hóa và so màu) và
phân tích hóa sinh (ELISA – hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme)
Phân tích công cụ Phân tích hóa học Phân tích hóa sinh
Ứng
dụng
 Phạm vi ứng dụng
rộng rãi đối với hầu
hết các loại mẫu môi
trường, sinh vật
 Chủ yếu ứng dụng
cho mẫu nước, dầu
hoặc các mẫu thể
rắn
 Chủ yếu là các mẫu
nước hoặc các mẫu thể
rắn nhưng ít đòi hỏi phải
qua xử lý mẫu phức tạp
Ưu
điểm
 Phân tích được nhiều
loại mẫu (phạm vi ứng
dụng rộng)
 Độ chính xác, độ nhạy
(giới hạn phát hiện cỡ
chục ng/kg) và tính
chọn lọc cao, có thể
phân tích được nhiều
chất đồng loại
 Lượng mẫu tiêu tốn ít
 Là phương pháp tiêu
chuẩn
 Đơn giản trong
thao tác và xử lý
mẫu, dễ sử dụng
 Thời gian phân tích
nhanh
 Hiệu quả kinh tế
cao
 Sử dụng linh hoạt
ngoài hiện trường
 Độ nhạy cao (giới hạn
phát hiện cỡ 0,05 – 5
ppm)
 Đơn giản trong thao tác
và xử lý mẫu, dễ sử dụng
 Thời gian phân tích
nhanh. Trong một số
trường hợp, hiệu quả
kinh tế hơn phương pháp
hoá học
Nhược
điểm
 Chi phí phân tích cao,
cần nhiều thời gian
phân tích và quy trình
phân tích phức tạp
 Đòi hỏi kỹ năng phân
tích và cán bộ phân
tích có trình độ
 Không thể phân tích
được ngoài hiện
trường
 Chỉ có thể áp dụng
với các mẫu có
nồng độ PCB cao >
2 ppm, kết quả
mang tính chất định
tính và bán định
lượng
 Độ chính xác, độ
nhạy và chọn lọc
thấp vì phụ thuộc
vào hóa chất, dụng
cụ và bộ thử của
hãng sản xuất
 Chỉ có độ chính xác
trong một khoảng nồng
đô nhất định từ 0,03 - 1
ppm (kết quả phân tích
mang tính chất bán định
lượng)
 Độ chọn lọc kém, không
phù hợp với các mẫu có
nền phức tạp
 Kém linh hoạt vì phụ
thuộc vào hóa chất, dụng
cụ và bộ thử của hãng
sản xuất
41
Việc lấy mẫu, phân tích PCB cần được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm đảm bảo
một trong các năng lực sau:
1. Có chứng chỉ VILAS đổi với chỉ tiêu PCB phù hợp
2. Được xác nhận đủ năng lực quan trắc môi trường theo nghị định số 27/2013/
NĐ-CP và Thông tư số 42/2013/TT-BTNMT
3. Được Tổng cục Môi trường xác nhận có đủ năng lực và phương pháp phân tích
PCB phù hợp.
Danh sách các phòng thí nghiệm phân tích PCB đã đạt kết quả phân tích tốt trong
đợt kiểm tra liên phòng thí nghiệm năm 2011 và năm 2013 của Dự án quản lý PCB
tại Việt Nam:
Cơ quan nào phân tích được PCB?40
Có thể thay thế dầu có PCB được không?41
Hoàn toàn có thể thay thế các loại dầu có PCB bằng các loại dầu sau: Silicon,
hydrocarbon béo, Poly-a-olefin (hydrocarbon tổng hợp), chlorinated benzenes, esters
(hỗn hợp của pentaerithritol và acid béo)...
Tên cơ sở Địa chỉ
Công ty thí nghiệm điện Miền Nam – TCT Điện lực
Miền Nam
22 BIS Phan Đăng Lưu, phường 6,
quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Công ty TNHH Một thành viên Khoa học Công nghệ
Hoàn Vũ
112A Lương Thế Vinh, quận Tân
Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Trung tâm Công nghệ Môi trường TP. HCM - Viện
Công nghệ Môi trường - Viện KHCN Việt Nam
Số 1 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, Tp. Hồ
Chí Minh
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát
triển Bền vững (CETASD)
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà
Nội
PTN Độc học Môi Trường - Viện Môi trường và Tài
nguyên (IER)
142 Tô Hiến Thành, quận 10, Tp.
Hồ Chí Minh
PTN Giám sát và Phân tích Môi Trường - Trạm Quan
trắc và Phân tích Môi trường Lao động - Viện Nghiên
cứu KHKT Bảo hộ Lao động
99 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà
Nội
PTN Nông sản Thực phẩm - Công ty Intertek Việt
Nam
KĐT Nam Sông Cần Thơ, quận Cái
Răng, Tp.Cần Thơ
PTN Phân tích Độc chất Môi trường - Viện Công nghệ
Môi trường - Viện KHCN Việt Nam
Nhà A30, 18 Hoàng Quốc Việt,
Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Phòng phân tích PCB - Trung tâm Kỹ thuật Môi
trường và An toàn Hóa chất
Số 2 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm,
Hà Nội
LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB
42
Thông tin về thành phần và nồng độ PCB (nếu có) sẽ được xác định trên nhãn hóa
chất và phiếu an toàn hóa chất (MSDS) được nhà sản xuất cung cấp kèm với hàng
hóa, thiết bị nhập khẩu. Khi không có nguồn thông tin này, cần lấy mẫu và phân tích
xác định nồng độ PCB.
Nhãn hóa chất Phiếu an toàn hóa chất
 Tên hóa chất;
 Tên cơ sở sản xuất;
 Thành phần cơ bản của hóa
chất;
 Nồng độ
của các hóa
chất;
 Biểu trưng
nguy hiểm
theo tiêu
chuẩn;
 Thông báo
nguy hiểm (hazard statement)
theo tiêu chuẩn;
 Yêu cầu ngăn ngừa rủi ro.
(precaution).
 Thông tin của công ty;
 Tên sản phẩm;
 Thành phần các chất nguy hiểm;
 Nhận dạng đặc
tính nguy hiểm
về vật lý, cháy
nổ, sức khỏe,
môi trường, ...
 Yêu cầu lưu
giữ, vận
chuyển, thải
bỏ;
 Biện pháp sơ
cứu, xử lý sự cố và ứng phó khẩn
cấp;
 Các đề phòng đặc biệt.
Làm thế nào để biết hàng nhập khẩu có PCB?42
Cuối năm 2007, Công ty cổ phần Đầu tư Cửu Long Vinashin đăng ký tờ khai tại
cảng Cái Lân lô hàng thiết bị điện gồm 40 máy biến áp đã qua sử dụng tại Hàn
Quốc theo tờ khai số 203 ngày 14/11/2007. Đây là một phần trong số các thiết bị
do công ty tự tháo dỡ, thanh lọc sau khi mua lại toàn bộ 2 nhà máy nhiệt điện tại
Seoul phục vụ lắp đặt thi công dự án nhiệt điện Sông Hồng tại Nam Định do Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) làm chủ đầu tư. Sau khi lô hàng
về đến cảng Cái Lân, qua kiểm tra, làm thủ tục nhập khẩu, các ngành chức năng
của tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện trong số các máy biến áp được nhập khẩu có 1
máy có nồng độ PCB vượt tiêu chuẩn cho phép. Do đó, lô hàng không đủ điều
kiện thông quan và bị tạm giữ tại cảng Cái Lân để chờ quyết định xử lý.
XUẤT NHẬP KHẨU PCB
43
Việt Nam tham gia Công ước Basel về kiểm
soát, vận chuyển qua biên giới các chất thải
nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng, đồng thời
cũng tham gia công ước Stockholm về các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (trong đó
có PCB) với mục đích bảo vệ sức khỏe con
người và môi trường trước rủi ro từ các chất
ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Theo hai công ước này, việc xuất nhập khẩu các chất thải nguy hiểm, các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (trong đó có PCB) chỉ được thực hiện
với mục đích quản lý chất thải an toàn.
Chính phủ Việt Nam hướng tới mục tiêu cấm xuất nhập khẩu và sử dụng mới các
thiết bị và vật liệu có PCB. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị xác nhận điều
kiện xuất nhập khẩu PCB. Việc xuất nhập khẩu PCB tuân theo quy trình của Tổng
cục Hải quan.
Có được phép xuất nhập khẩu PCB không?43
Xuất khẩu PCB từ Việt Nam phải tuân theo quy định gì?44
Không có văn bản riêng cho việc xuất khẩu PCB và các thiết bị, vật liệu,
chất thải có PCB.
Xuất khẩu chất thải có PCB thuộc phạm vi quy định của Thông tư 12/2011/TT-
BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất
thải nguy hại. Theo đó: “Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài,
chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận
chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng theo quy định
tại Phụ lục 5”. Phụ lục 5 gồm 2 phần, phần A quy định đăng ký xuất khẩu CTNH,
phần B quy định nội dung hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới.
Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm cấp
văn bản chấp thuận đăng ký xuất khẩu CTNH.
PCB và các thiết bị, vật liệu,
chất thải có PCB chỉ được
phép xuất nhập khẩu khi
được sự đồng ý của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
XUẤT NHẬP KHẨU PCB
44
Nhập khẩu PCB và các thiết bị, vật
liệu chất thải có PCB phải tuân thủ
điều kiện, phải được Tổng cục Môi
trường chấp thuận bằng văn bản.
Nhập khẩu PCB cần tuân thủ theo:
Thông tư 01/2006/TT-BCN do Bộ
Công nghiệp (nay là Bộ CT) ban hành
ngày 11/4/2006 hướng dẫn việc quản lý
xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất độc hại
và sản phẩm có hóa chất độc hại, tiền
chất ma tuý, hóa chất theo tiêu chuẩn
kỹ thuật thuộc dạng quản lý chuyên
ngành của Bộ Công nghiệp và Thông tư
số 10/2006/TT- BCN do Bộ Công
nghiệp ban hành ngày 01/12/2006 sửa
đổi Khoản 3 Mục II Thông tư số
01/2006/TT- BCN. PCB và các hợp chất
có PCB là hóa chất nhập khẩu có điều
kiện thuộc phụ lục 3 của Thông tư số
01/2006/TT- BCN.
Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT
ngày 29/12/2010 về việc Quy định Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường,
trong đó ban hành 03 quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường đối với phế
liệu nhập khẩu: (i) QCVN 31:2010/
BTNMT - Phế liệu sắt, thép nhập
khẩu; (ii) QCVN 32:2010/BTNMT - Phế
liệu nhựa nhập khẩu; (iii) QCVN
33:2010/BTNMT - Phế liệu giấy nhập
khẩu. Theo đó, phế liệu sắt, thép nhập
khẩu không được phép có tạp chất nguy
hại.
Thông tư 40/2011/TT-BCT quy định
về khai báo hóa chất áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa
chất (kể cả nhập khẩu hóa chất vào khu
chế xuất) thuộc Danh mục hóa chất phải
khai báo quy định tại Phụ lục V Nghị
định số 26/2011/NĐ-CP. Thông tư quy
định Đối với hóa chất nguy hiểm quy
định tại Phụ lục V Nghị định số 26/2011/
NĐ-CP phải lập Phiếu an toàn hóa chất.
PCB là hóa chất độc hại theo nghị định
26/2011/NĐ-CP (mã số hải quan
271091).
Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-
BCT-BTNMT ngày 15/11/2012 hướng
dẫn về điều kiện nhập khẩu làm nguyên
liệu sản xuất. 1. Theo đó, phế liệu phải
thuộc Danh mục phế liệu được phép
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường đối với phế
liệu nhập khẩu hoặc các yêu cầu về mô
tả phế liệu tương ứng trong Danh mục
phế liệu được phép nhập khẩu.
Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT
ngày 28/1/2013 quy định về phế liệu
được phép nhâp khẩu làm vật liệu sản
xuất. Theo đó, phế liệu phải được làm
sạch để loại bỏ chất thải, những loại vật
liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu
theo quy định của pháp luật Việt Nam và
các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN
Việt Nam là thành viên.
Nhập khẩu PCB tại Việt Nam phải tuân theo quy định gì?45
45
XUẤT NHẬP KHẨU PCB – VẬN CHUYỂN PCB
Có được phép vận chuyển PCB không?46
PCB phải được vận chuyển an toàn
với sự giám sát của cơ quan quản
lý nhà nước.
Việc cấp phép lưu giữ, vận chuyển PCB
và các thiết bị, vật liệu, chất thải có
PCB sẽ tùy theo tính năng sử dụng của
PCB vào thời điểm xin cấp phép.
 Bộ Tài nguyên và Môi trường
quản lý việc lưu giữ, vận chuyển
chất thải có PCB như một loại chất
thải nguy hại. Tổng cục Môi trường,
Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (Sở tài
nguyên và Môi trường hoặc Chi cục
Bảo vệ môi trường nếu được phân
cấp) có trách nhiệm cấp phép quản
lý chất thải nguy hại, trong đó có
PCB.
 Bộ Công an quản lý việc vận
chuyển PCB và các thiết bị, vật liệu
có PCB như hàng hóa nguy hiểm.
Giấy phép vận chuyển sẽ do Cục
Cảnh sát cấp.
Theo quy định của Liên hiệp quốc, khi vận chuyển PCB cần có
biển báo như hình bên, mỗi chiều ít nhất là 250 mm, đường kẻ
khung màu đen cách mép 12,5 mm, nửa trên gồm 7 sọc đen,
nửa dưới có số 9, màu đen (cao ít nhất là 25 mm) và mã UN
của loại hóa chất (cao ít nhất là 65 mm). Phương tiện vận
chuyển hàng hóa nguy hại phải có biển báo ít nhất ở hai phía
đối diện và phải dễ nhìn, đặc biệt khi xếp và dỡ hàng. Khi vận
chuyển nhiều thùng hoặc nhiều loại hàng nguy hiểm, biển báo
phải được đặt tại mỗi thùng.
Việt Nam quy định dấu hiệu nhận biết khi vận chuyển gồm biểu
trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm, được dán ngoài mỗi
kiện hàng và hai bên phương tiện vận chuyển. Biểu trưng nguy
hiểm kích thước 100 x 100 mm (cho kiện hàng), 250 x 250 mm
(cho container), và 500 x 500 mm (cho phương tiện). Báo hiệu
nguy hiểm màu vàng cam, 300 x 500 mm, ghi mã UN2315 với
chất lỏng có PCB hoặc UN3432 với chất rắn có PCB, đặt dưới
biểu trưng nguy hiểm.
UN 2315
UN 2315
Thiết bị vận chuyển PCB cần có dấu hiệu gì?47
UN 3432
46
Văn bản nào quy định về vận chuyển PCB tại Việt Nam?48
Vận chuyển PCB và vật liệu có PCB như một loại hàng hóa nguy hiểm thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Công an và được quy định tại:
 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9/11/2009 của Chính phủ quy định danh
mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ;
 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ quy định danh mục
hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông
cơ giới đường thủy nội địa.
Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 về việc quy
định cấp giấy phép vật liệu nổ và hàng công nghiệp (áp dụng
cho cả đường bộ và đường thủy nội địa) quy định Tổng cục
Cảnh sát là đơn vị chịu trách nhiệm cấp giấy phép vận chuyển
vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm. Các quy định cụ thể:
 Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có giá trị một lần
đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển từng chuyến;
có giá trị 12 tháng đối với phương tiện chuyên dùng vận
chuyển hàng nguy hiểm
 Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ,
đường sắt, phải dán Biểu trưng hàng nguy hiểm về cháy,
nổ theo Mẫu VC07 ban hành kèm theo Thông tư lên kính
phía trước và hai bên thành phương tiện vận chuyển trong
suốt quá trình vận chuyển.
 Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường thủy,
ban ngày phải cắm Cờ báo hiệu có chữ “B”, ban đêm phải
có đèn báo hiệu thắp sáng màu đỏ theo mẫu quy định của
Bộ Giao thông vận tải trong suốt quá trình vận chuyển
Điều 80, 81 Bộ Luật Hàng hải năm 2005 quy định trong trường
hợp vận tải hàng hóa quốc tế, phải áp dụng các quy định của
Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển-
IMDG Code (International Maritime Dangerous Goods Code).
47
Thông tư quy định chủ vận chuyển CTNH phải đáp ứng
các điều kiện về cơ sở pháp lý, điều kiện về cơ sở vật
chất, kỹ thuật, điều kiện về nhân lực, điều kiện về công
tác quản lý và các điều kiện khác nêu rõ trong Thông tư
số 12/2011/TT-BTNMT mới được cấp giấy phép hành
nghề vận chuyển CTNH
VẬN CHUYỂN PCB
Vận chuyển PCB và vật liệu có PCB như một loại chất thải nguy hại thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 về quản lý chất thải nguy hại quy
định việc vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử
lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển,
sơ chế CTNH.
Thông tư nêu rõ trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH
trong việc sử dụng, thông báo giấy phép vận chuyển CTNH
cho chính quyền địa phương; ký kết hợp đồng với các bên có
liên quan đến CTNH; lộ trình vận chuyển CTNH; trách nhiệm
khi phát sinh CTNH trong quá trình vận chuyển; yêu cầu tuân
thủ Công ước Basel khi tham gia vận chuyển trong nội địa
đối với CTNH vận chuyển xuyên biên giới, hệ thống quản lý
chất lượng, quản lý môi trường...
Thông tư cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan
quản lý có thẩm quyền như Tổng cục Môi trường, UBND
cấp tỉnh thành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được
UBND cấp tỉnh thành phân cấp, Chi Cục Bảo vệ môi
trường cấp tỉnh thành với công tác quản lý vận chuyển
CTNH.
Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề quản lý CTNH bao gồm
bao bì chuyên dụng, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển,
phương tiện vận chuyển, hệ thống hoặc thiết bị sơ chế, xử lý CTNH phải đạt các yêu
cầu kỹ thuật nêu tại Phụ lục 7 của thông tư.
48
Cử người điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc người áp
tải có đủ trình độ, đã qua huấn luyện, đào tạo về vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Xin cấp phép vận
chuyển PCB của cơ quan có thẩm quyền.
Khi vận chuyển, chủ sở hữu thiết bị, vật liệu, chất thải
có PCB cần làm gì?
49
Chủ sở hữu thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB cần thực hiện các yêu cầu sau:
Thống nhất với các tổ chức, cá nhân có liên quan để khai
đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng
chuyển giao CTNH và các quy định trong Giấy phép
QLCTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH.
Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển.
Trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu kỹ
thuật đối với phương tiện vận chuyển, chủ sở hữu cần thuê
tổ chức cá nhân vận chuyển có đủ năng lực, điều kiện
pháp lý thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm và chất
thải có PCB.
Trong trường hợp thuê các tổ chức cá nhân vận chuyển
hàng nguy hiểm và chất thải có PCB cần thông báo rõ bằng
văn bản cho chủ phương tiện vận chuyển biết về tên, số
lượng, tính độc hại của hàng nguy hiểm có PCB, về những
yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng
dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố và các thông
tin cần thiết có liên quan khác.
49
VẬN CHUYỂN PCB
(Tham khảo tài liệu Hướng dẫn vận chuyển thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại
website: www.pops.org.vn để có các thông tin chi tiết hơn)
32
Thông báo cho chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân
dân cấp xã) có tuyến đường vận chuyển về kế hoạch
vận chuyển hàng nguy hiểm có PCB và cung cấp các
thông tin chi tiết về tuyến vận chuyển, nơi đến và thời
gian vận chuyển.
Đảm bảo nơi đến đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận
hàng nguy hiểm có PCB.
Theo dõi, giám sát việc chuyển giao hàng nguy hiểm và
chất thải có PCB căn cứ vào nội dung hợp đồng và
Chứng từ CTNH, lập sổ giao nhận hàng nguy hiểm có
PCB để theo dõi loại, số lượng, thời gian, đơn vị tiếp
nhận và xử lý.
Trường hợp cần thiết, chủ sở hữu hàng nguy hiểm và
chất thải có PCB cử cán bộ trực tiếp tham gia giám sát
quá trình vận chuyển, lưu giữ và xử lý của tổ chức, cá
nhân tiếp nhận hàng nguy hiểm và chất thải có PCB.
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGMan_Ebook
 
Tai che nhua_phe_thai_9162
Tai che nhua_phe_thai_9162Tai che nhua_phe_thai_9162
Tai che nhua_phe_thai_9162Thanh Dinh
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác dang thuan
 
Bài tập kỹ thuật phản ứng
Bài tập kỹ thuật phản ứngBài tập kỹ thuật phản ứng
Bài tập kỹ thuật phản ứngMan_Ebook
 
quá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặcquá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặctrietav
 
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Thai Nguyen Hoang
 
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangCong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangNguyen Thanh Tu Collection
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1myphuongblu
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGwww. mientayvn.com
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfThực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfMan_Ebook
 

Mais procurados (20)

ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
 
Tai che nhua_phe_thai_9162
Tai che nhua_phe_thai_9162Tai che nhua_phe_thai_9162
Tai che nhua_phe_thai_9162
 
Hướng dẫn btqttl(4 chương)
Hướng dẫn btqttl(4 chương)Hướng dẫn btqttl(4 chương)
Hướng dẫn btqttl(4 chương)
 
Bctl hhcr n2 sol gel 25 09 17
Bctl hhcr n2 sol gel 25 09 17Bctl hhcr n2 sol gel 25 09 17
Bctl hhcr n2 sol gel 25 09 17
 
Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1
 
Bai giang ky thuat xuc tac
Bai giang ky thuat xuc tacBai giang ky thuat xuc tac
Bai giang ky thuat xuc tac
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác
 
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nanoLuận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
 
Bài tập kỹ thuật phản ứng
Bài tập kỹ thuật phản ứngBài tập kỹ thuật phản ứng
Bài tập kỹ thuật phản ứng
 
quá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặcquá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặc
 
Graphene
Graphene Graphene
Graphene
 
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
 
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangCong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
 
Xuc tac quang hoa
Xuc tac quang hoaXuc tac quang hoa
Xuc tac quang hoa
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
 
Đề tài: Thực trạng môi trường và tái chế nhựa thải tại Hải Phòng
Đề tài: Thực trạng môi trường và tái chế nhựa thải tại Hải PhòngĐề tài: Thực trạng môi trường và tái chế nhựa thải tại Hải Phòng
Đề tài: Thực trạng môi trường và tái chế nhựa thải tại Hải Phòng
 
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfThực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
 

Destaque

danh gia rui ro cac hop chat da vong
danh gia rui ro cac hop chat da vongdanh gia rui ro cac hop chat da vong
danh gia rui ro cac hop chat da vongnhóc Ngố
 
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng namXây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng namSOS Môi Trường
 
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnMô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnSOS Môi Trường
 
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...SOS Môi Trường
 
Thực trạng sử dụng màu trong thực phẩm
Thực trạng sử dụng màu trong thực phẩmThực trạng sử dụng màu trong thực phẩm
Thực trạng sử dụng màu trong thực phẩmThắng Trần
 
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...SOS Môi Trường
 
An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầu
An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầuAn toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầu
An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầuSOS Môi Trường
 
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vậtThuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vậthienlemlinh
 
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông SOS Môi Trường
 
Nuevos caudales cinta de riego aqua-traxx
Nuevos caudales cinta de riego aqua-traxxNuevos caudales cinta de riego aqua-traxx
Nuevos caudales cinta de riego aqua-traxxRisIberia
 
EET Specifikace projektu final_v22
EET Specifikace projektu final_v22EET Specifikace projektu final_v22
EET Specifikace projektu final_v22Not Andrej Babiš
 
C++ TRAINING IN AMBALA CANTT! BATRA COMPUTER CENTER
C++ TRAINING IN AMBALA CANTT! BATRA COMPUTER CENTERC++ TRAINING IN AMBALA CANTT! BATRA COMPUTER CENTER
C++ TRAINING IN AMBALA CANTT! BATRA COMPUTER CENTERgroversimrans
 
Escala gencatmanualcast
Escala gencatmanualcastEscala gencatmanualcast
Escala gencatmanualcastJoão Cabral
 
Catálego VC Farma
Catálego VC FarmaCatálego VC Farma
Catálego VC FarmaVCS Farma
 
2010 - Developer look at the Client Object Model
2010 - Developer look at the Client Object Model2010 - Developer look at the Client Object Model
2010 - Developer look at the Client Object ModelChris O'Connor
 
whiteWfd in vietnam
whiteWfd in vietnamwhiteWfd in vietnam
whiteWfd in vietnamGlen Cho
 

Destaque (20)

danh gia rui ro cac hop chat da vong
danh gia rui ro cac hop chat da vongdanh gia rui ro cac hop chat da vong
danh gia rui ro cac hop chat da vong
 
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng namXây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
 
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnMô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
 
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
 
Thực trạng sử dụng màu trong thực phẩm
Thực trạng sử dụng màu trong thực phẩmThực trạng sử dụng màu trong thực phẩm
Thực trạng sử dụng màu trong thực phẩm
 
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
 
Khái quát về dầu nhờn - dầu nhớt
Khái quát về dầu nhờn - dầu nhớtKhái quát về dầu nhờn - dầu nhớt
Khái quát về dầu nhờn - dầu nhớt
 
An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầu
An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầuAn toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầu
An toàn môi trường trong quá trình vận chuyển và kinh doanh xăng dầu
 
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vậtThuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật
 
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
 
Nuevos caudales cinta de riego aqua-traxx
Nuevos caudales cinta de riego aqua-traxxNuevos caudales cinta de riego aqua-traxx
Nuevos caudales cinta de riego aqua-traxx
 
EET Specifikace projektu final_v22
EET Specifikace projektu final_v22EET Specifikace projektu final_v22
EET Specifikace projektu final_v22
 
Cambios psicobiológicos en la adolescencia
Cambios psicobiológicos en la adolescenciaCambios psicobiológicos en la adolescencia
Cambios psicobiológicos en la adolescencia
 
C++ TRAINING IN AMBALA CANTT! BATRA COMPUTER CENTER
C++ TRAINING IN AMBALA CANTT! BATRA COMPUTER CENTERC++ TRAINING IN AMBALA CANTT! BATRA COMPUTER CENTER
C++ TRAINING IN AMBALA CANTT! BATRA COMPUTER CENTER
 
Escala gencatmanualcast
Escala gencatmanualcastEscala gencatmanualcast
Escala gencatmanualcast
 
Catálego VC Farma
Catálego VC FarmaCatálego VC Farma
Catálego VC Farma
 
Bondia Lleida 10112011
Bondia Lleida 10112011Bondia Lleida 10112011
Bondia Lleida 10112011
 
OCSJX-14 Fortifier Version 2
OCSJX-14 Fortifier Version 2OCSJX-14 Fortifier Version 2
OCSJX-14 Fortifier Version 2
 
2010 - Developer look at the Client Object Model
2010 - Developer look at the Client Object Model2010 - Developer look at the Client Object Model
2010 - Developer look at the Client Object Model
 
whiteWfd in vietnam
whiteWfd in vietnamwhiteWfd in vietnam
whiteWfd in vietnam
 

Semelhante a Sổ tay hỏi đáp về PCB

Hóa phân tích dụng cụ
Hóa phân tích dụng cụHóa phân tích dụng cụ
Hóa phân tích dụng cụSeven Lethuc
 
Quản lý chất thải rắn.pptx
Quản lý chất thải rắn.pptxQuản lý chất thải rắn.pptx
Quản lý chất thải rắn.pptxHiuNguynThnh3
 
Chương 1- 1 Mở đầu.pdf
Chương 1- 1 Mở đầu.pdfChương 1- 1 Mở đầu.pdf
Chương 1- 1 Mở đầu.pdfThnhTrng75
 
Quy định về quản lý chất thải y tế theo tt58 byt-tnmt. CN Nguyễn Văn Hòa . BV...
Quy định về quản lý chất thải y tế theo tt58 byt-tnmt. CN Nguyễn Văn Hòa . BV...Quy định về quản lý chất thải y tế theo tt58 byt-tnmt. CN Nguyễn Văn Hòa . BV...
Quy định về quản lý chất thải y tế theo tt58 byt-tnmt. CN Nguyễn Văn Hòa . BV...Nguyễn Hòa
 
Các văn bản pháp luật về chất thải bv
Các văn bản pháp luật về chất thải bvCác văn bản pháp luật về chất thải bv
Các văn bản pháp luật về chất thải bvCAM BA THUC
 
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptxSlide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptxNguyễn Quang Hiếu
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdfHoaSu5
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...ThaoNguyenXanh2
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Xử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiXử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiHoa Dang
 
Thiết kế hệ thống tự động giám sát cho trạm xử lý nước thải.pdf
Thiết kế hệ thống tự động giám sát cho trạm xử lý nước thải.pdfThiết kế hệ thống tự động giám sát cho trạm xử lý nước thải.pdf
Thiết kế hệ thống tự động giám sát cho trạm xử lý nước thải.pdfMan_Ebook
 
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
NhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnNhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnsaobangkhoc0310
 
QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật về đồng xử lý chất thải nguy hại tron...
QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật về đồng xử lý chất thải nguy hại tron...QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật về đồng xử lý chất thải nguy hại tron...
QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật về đồng xử lý chất thải nguy hại tron...Công ty môi trường Newtech Co
 

Semelhante a Sổ tay hỏi đáp về PCB (20)

Hóa phân tích dụng cụ
Hóa phân tích dụng cụHóa phân tích dụng cụ
Hóa phân tích dụng cụ
 
Quản lý chất thải rắn.pptx
Quản lý chất thải rắn.pptxQuản lý chất thải rắn.pptx
Quản lý chất thải rắn.pptx
 
Chương 1- 1 Mở đầu.pdf
Chương 1- 1 Mở đầu.pdfChương 1- 1 Mở đầu.pdf
Chương 1- 1 Mở đầu.pdf
 
Quy định về quản lý chất thải y tế theo tt58 byt-tnmt. CN Nguyễn Văn Hòa . BV...
Quy định về quản lý chất thải y tế theo tt58 byt-tnmt. CN Nguyễn Văn Hòa . BV...Quy định về quản lý chất thải y tế theo tt58 byt-tnmt. CN Nguyễn Văn Hòa . BV...
Quy định về quản lý chất thải y tế theo tt58 byt-tnmt. CN Nguyễn Văn Hòa . BV...
 
Các văn bản pháp luật về chất thải bv
Các văn bản pháp luật về chất thải bvCác văn bản pháp luật về chất thải bv
Các văn bản pháp luật về chất thải bv
 
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dotĐặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
 
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptxSlide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
 
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
DTM Cấp Sở | (PTT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư cao tầng Khải Hoàn Paradise"...
 
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise" 091875...
 
Xử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiXử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hại
 
Thiết kế hệ thống tự động giám sát cho trạm xử lý nước thải.pdf
Thiết kế hệ thống tự động giám sát cho trạm xử lý nước thải.pdfThiết kế hệ thống tự động giám sát cho trạm xử lý nước thải.pdf
Thiết kế hệ thống tự động giám sát cho trạm xử lý nước thải.pdf
 
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
NhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnNhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
Nhannnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
 
De an moi truong cty phu gia thu pham
De an moi truong cty phu gia thu phamDe an moi truong cty phu gia thu pham
De an moi truong cty phu gia thu pham
 
Tieu Chuan Thiet Ke Truong Mam Non - TCVN 3907 - 2011.pdf
Tieu Chuan Thiet Ke Truong Mam Non - TCVN 3907 - 2011.pdfTieu Chuan Thiet Ke Truong Mam Non - TCVN 3907 - 2011.pdf
Tieu Chuan Thiet Ke Truong Mam Non - TCVN 3907 - 2011.pdf
 
QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật về đồng xử lý chất thải nguy hại tron...
QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật về đồng xử lý chất thải nguy hại tron...QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật về đồng xử lý chất thải nguy hại tron...
QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật về đồng xử lý chất thải nguy hại tron...
 
Qcvn 41-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Qcvn 41-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  môi trường Qcvn 41-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  môi trường
Qcvn 41-2011-btnmt - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
 

Mais de SOS Môi Trường

Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...SOS Môi Trường
 
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...SOS Môi Trường
 
Máy vớt váng dầu mỡ Abanaki
Máy vớt váng dầu mỡ AbanakiMáy vớt váng dầu mỡ Abanaki
Máy vớt váng dầu mỡ AbanakiSOS Môi Trường
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầuMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầuSOS Môi Trường
 
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...SOS Môi Trường
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...SOS Môi Trường
 
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang RemediatorThư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang RemediatorSOS Môi Trường
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngSOS Môi Trường
 
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...SOS Môi Trường
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...SOS Môi Trường
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...SOS Môi Trường
 
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông BíỨng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông BíSOS Môi Trường
 
Catalog Vải lọc dầu SOS-1
Catalog Vải lọc dầu SOS-1Catalog Vải lọc dầu SOS-1
Catalog Vải lọc dầu SOS-1SOS Môi Trường
 
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top CoatUltra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top CoatSOS Môi Trường
 
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom CoatUltra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom CoatSOS Môi Trường
 

Mais de SOS Môi Trường (15)

Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
 
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
 
Máy vớt váng dầu mỡ Abanaki
Máy vớt váng dầu mỡ AbanakiMáy vớt váng dầu mỡ Abanaki
Máy vớt váng dầu mỡ Abanaki
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầuMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
 
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
 
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang RemediatorThư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
 
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
 
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông BíỨng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
 
Catalog Vải lọc dầu SOS-1
Catalog Vải lọc dầu SOS-1Catalog Vải lọc dầu SOS-1
Catalog Vải lọc dầu SOS-1
 
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top CoatUltra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
 
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom CoatUltra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
 

Sổ tay hỏi đáp về PCB

  • 1. DÀNH CHO CÁN BỘ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHỆP Về xuất nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng, xử lý và tiêu hủy PCB Phiên bản số 3 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
  • 2. Sổ tay Hỏi đáp về PCB được biên soạn trong khuôn khổ hoạt động của Dự án quản lý PCB tại Việt Nam và được hoàn thành vào tháng 8 năm 2014. Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng Sổ tay xin gửi về: Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam Tầng 3, B14-D21, Tòa nhà An Phát, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phố Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tel: (84-4) 37227678; Fax: (84-4) 37227679 Email: vanphongpcb@gmail.comEVN
  • 3. 3 Lời nói đầu Trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã cùng với Ngân hàng Thế giới triển khai Dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam” sử dụng nguồn tài trợ từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF). Dự án sẽ giúp Việt Nam: (a) thiết lập chính sách và khung pháp lý thích hợp về quản lý an toàn PCB bao gồm sử dụng, lưu giữ, vận chuyển và tiêu hủy, (b) trình diễn các hoạt động quản lý PCB hợp lý tại 9 địa điểm và áp dụng Kế hoạch quản lý PCB tại 10 tỉnh để nhân rộng kinh nghiệm thu được cho những tỉnh được lựa chọn khác và (c) hỗ trợ xây dựng năng lực cho các bên liên quan bao gồm các hoạt động quản lý PCB và huy động cộng đồng hỗ trợ quản lý PCB hợp lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản của Dự án. Tổng cục Môi trường (trong đó đơn vị đóng vai trò nòng cốt là Cục Kiểm soát ô nhiễm), Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Bộ Công Thương) là các cơ quan thực hiện Dự án. Thông tin trong Sổ tay Hỏi đáp về PCB được tổng hợp từ các quy định trong các văn bản pháp quy, hướng dẫn trong nước và nước ngoài. Một số thông tin trong sổ tay mang tính định hướng và đang được xem xét ban hành và hướng dẫn tại Việt Nam. Cuốn Sổ tay Hỏi đáp về PCB được xây dựng trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam nhằm chia sẻ kiến thức về PCB cũng như các yêu cầu về quản lý, tiêu hủy an toàn PCB tại Việt Nam. Ban biên soạn hy vọng cuốn sổ tay này sẽ mang lại cho các độc giả nhiều thông tin hữu ích trong việc quản lý an toàn PCB tại Việt Nam. Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam. Ngày 10 tháng 8 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn quyết định số 184/2006/QĐ-TTg thông qua Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Theo đó, chính phủ Việt Nam cam kết thời hạn dừng sử dụng PCB tại Việt Nam vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028.
  • 4. 4 Mục lục GIỚI THIỆU VỀ PCB 1 POP và PCB là gì? 7 2 PCB được đưa vào sử dụng như thế nào? 8 3 PCB được sản xuất ở đâu? 9 4 PCB có ưu điểm và nhược điểm gì? 10 5 PCB được sử dụng để làm gì? 11 6 PCB trông như thế nào? 12 7 PCB có thể tìm thấy ở đâu? 12 8 PCB có trong môi trường của Việt Nam không? 13 9 Người Việt Nam có bị phơi nhiễm PCB không? 13 10 PCB sẽ được quản lý như thế nào? 13 PCB TRONG MÔI TRƯỜNG 11 Tại sao PCB có mặt trong môi trường tự nhiên? 14 12 Đã có những quy định gì về ngưỡng tiếp nhận PCB trong môi trường Việt Nam? 14 13 PCB lan truyền trong môi trường như thế nào? 15 14 PCB có tồn tại ở động, thực vật không? 16 15 PCB có bị phân hủy trong môi trường không? 17 16 PCB được đưa vào cơ thể người bằng cách nào? 18 17 PCB có độc không? 19 18 Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm độc PCB? 20 19 Nhiễm độc PCB có biểu hiện gì? 21 20 Con người có thể tiếp nhận bao nhiêu PCB? 22 21 Quy định về PCB trong thực phẩm như thế nào? 22 22 Cần làm gì khi bị phơi nhiễm PCB? 23 23 Làm thế nào để tránh phơi nhiễm PCB? 24 24 Đã có trường hợp nào nhiễm độc PCB chưa? 26 25 Các nạn nhân của PCB được bồi thường thiệt hại ra sao? 28 26 Nhiễm độc PCB tại Việt Nam được trợ cấp thế nào? 29 27 Có quy định gì về an toàn cá nhân khi tiếp xúc với PCB? 30 28 Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì? 31 LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB 29 Có những cách nào để xác định PCB? 32 30 Xác định PCB từ hồ sơ như thế nào? 33 31 Thử nghiêm PCB đơn giản như thế nào? 34 32 PCB đang được kiểm kê với đối tượng nào? 35 33 Chuẩn bị trước khi lấy mẫu kiểm kê PCB như thế nào? 36 34 Lấy mẫu kiểm kê PCB với máy biến áp như thế nào? 37 35 Lấy mẫu kiểm kê PCB với tụ điện như thế nào? 38 36 Xác định nồng độ PCB trong hỗn hợp nước và dầu như thế nào? 38 37 Các quy định nào về phân tích PCB tại Việt Nam? 39 38 Một hỗn hợp chất lỏng có thể cho các nồng độ PCB khác nhau không? 39 39 Có các phương pháp phân tích PCB trong phòng thí nghiệm nào? 40 40 Cơ quan nào phân tích được PCB? 41 41 Có thể thay thế dầu có PCB được không? 41 PCB VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
  • 5. 5 MỤC LỤC XUẤT NHẬP KHẨU PCB 42 Làm thế nào để biết hàng nhập khẩu có PCB? 42 43 Có được phép xuất nhập khẩu PCB không? 43 44 Xuất khẩu PCB từ Việt Nam phải tuân theo quy định gì? 43 45 Nhập khẩu PCB tại Việt Nam phải tuân theo quy định gì? 44 VẬN CHUYỂN PCB 46 Có được phép vận chuyển PCB không? 45 47 Thiết bị vận chuyển PCB cần có dấu hiệu gì? 45 48 Văn bản nào quy định về vận chuyển PCB tại Việt Nam? 46 49 Khi vận chuyển, chủ sở hữu thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB cần làm gì? 48 50 Cần có hồ sơ gì khi vận chuyển PCB? 50 51 Cần nhân lực như thế nào khi vận chuyển PCB? 50 52 Phương tiện vận chuyển PCB cần đáp ứng yêu cầu gì? 51 53 Cần bao gói như thế nào khi vận chuyển PCB? 52 54 Hướng dẫn về bao gói khi vận chuyển PCB của Liên hợp quốc như thế nào? 53 55 Cần dán nhãn gì trên hàng hóa, chất thải có PCB khi vận chuyển? 54 56 Các sự cố gì có thể xảy ra khi vận chuyển PCB? 54 57 Phòng ngừa, xử lý sự cố khi vận chuyển PCB như thế nào? 55 SỬ DỤNG VÀ LƯU GIỮ PCB 58 Có được phép sử dụng PCB tại Việt Nam không? 56 59 “Lây nhiễm chéo” PCB là gì? 56 60 Cần trang bị bảo hộ lao động gì khi tiếp xúc với PCB? 57 61 Có được phép lưu giữ PCB không? 58 62 Cơ quan nào quản lý chủ nguồn thải CTNH? 58 63 Khoảng cách tối thiểu của kho lưu giữ PCB? 59 64 Khu vực lưu giữ PCB cần đạt tiêu chuẩn gì? 59 65 Phòng ngừa sự cố PCB khi sử dụng và lưu giữ như thế nào? 62 66 Ứng phó với rò rỉ, tràn đổ dầu có PCB như thế nào? 63 THẢI LOẠI VÀ TIÊU HỦY PCB 67 Văn bản nào quy định việc thải loại và tiêu hủy PCB ? 64 68 Văn bản nào quy định điều kiện vận hành thử nghiệm xử lý PCB? 65 69 Công nghệ khử ô nhiễm và xử lý chất thải có PCB cần đáp ứng yêu cầu gì? 65 70 Súc tráng máy biến thế có PCB như thế nào cho an toàn? 66 71 Cần kiểm soát gì khi xử lý PCB bằng công nghệ đốt? 67 72 Công nghệ xử lý và tiêu hủy PCB nào đang được nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam? 68 73 Đơn vị nào được phép xử lý, tiêu hủy PCB? 68 QUẢN LÝ PCB 74 Đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB cần lưu ý những gì? 69 75 Bộ hồ sơ đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB gồm những gì? 69 76 Quy trình đăng ký và thẩm định hồ sơ đăng ký chủ sở hữu/chủ nguồn thải PCB như thế nào? 70 77 Lộ trình ngừng sử dụng, và tiêu hủy PCB tại Việt Nam? 71 78 Bắt đầu quản lý PCB an toàn như thế nào? 72 79 Có thể tìm hiểu thêm thông tin PCB ở đâu? 73 80 Dự án hỗ trợ gì cho doanh nghiệp? 74 81 Dự án đã đạt được những kết quả gì? 74 82 Dự án có triển khai giai đoạn tiếp theo không? 74
  • 6. 6 Bộ CT Bộ Công Thương Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CQQLCNT Cơ quan quản lý chủ nguồn thải CTNH Chất thải nguy hại Cục ATMT Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam GC Sắc ký khí GC-MS Sắc ký khí khối phổ GEF Quỹ Môi trường Toàn cầu KHQG Kế hoạch Quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy Luật BVMT Luật Bảo vệ môi trường NHTG Ngân hàng Thế giới (WB) PC Công ty Điện lực PCB Polyclo biphenyl PCCC Phòng cháy chữa cháy POP Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy QCVN Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Sở CT Sở Công Thương Sở TNMT Sở Tài nguyên và Môi trường TCMT Tổng cục Môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Thông tư UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc Danh mục từ viết tắt MỤC LỤC
  • 7. 7 POP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Persistant Organic Polutant”, là chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong môi trường với 4 đặc tính đặc trưng: (1) có độc tính cao, (2) khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, (3) có khả năng di chuyển và phát tán xa và (4) có khả năng tích tụ sinh học cao. POP gây nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường. Hiện có 22 nhóm chất POP được quy định trong Công ước Stockholm và sẽ được các nước thành viên của Công ước, trong đó có Việt Nam, tăng cường quản lý, giảm thiểu, tiến tới loại bỏ sản xuất và sử dụng. POP và PCB là gì?1 GIỚI THIỆU VỀ PCB PCB là một trong 22 nhóm chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) được quy định trong công ước Stockholm, sẽ được dừng sử dụng vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028 tại Việt Nam. PCB là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Polychlorinated Biphenyls, là một nhóm hợp chất thơm của halogen, được tạo thành khi thay thế từ 1 đến 10 nguyên tử hydro trong phân tử biphenyl bằng các nguyên tử clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209 cấu tử, trong đó 130 cấu tử đã được đưa vào sản xuất thương mại. Do ưu điểm nổi trội của PCB là cách điện tốt và không cháy nổ nên từ những năm 1930, PCB đã được sử dụng rộng rãi như một loại phụ gia lý tưởng của chất cách điện trong các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, trong chất lỏng thủy lực cho các thiết bị nâng hạ và một số ứng dụng dân dụng. Đến nay, PCB không còn được sản xuất nhưng vẫn được sử dụng trong một số hoạt động sản xuất, sinh hoạt và tồn tại trong môi trường.  PCB là hóa chất độc hại thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh tại phụ lục II, Nghị định 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP.  PCB là hàng hóa nguy hiểm thuộc nhóm hàng số 9 trong Danh mục hàng hóa nguy hiểm được quy định trong Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, 109/2006/ NĐ-CP và 29/2005/NĐ-CP về quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa,...  PCB là chất thải nguy hại, được quy định tại Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định về quản lý CTNH.
  • 8. 8 PCB không sinh ra trong tự nhiên mà do con người tổng hợp và sản xuất thành các sản phẩm công nghiệp dưới nhiều tên thương mại khác nhau, một phần rất nhỏ PCB cũng được phát sinh không chủ định trong các hoạt động công nghiệp. Sau khi phát hiện ra độc tính của PCB với con người và môi trường, PCB đã lần lượt bị dừng sản xuất tại các nước trên thế giới. Dưới đây là một số mốc thời gian quan trọng: PCB được đưa vào sử dụng như thế nào?2 PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE Lần đầu phát hiện ra hóa chất tương tự PCB là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất than đá. Tổng hợp được PCB. Công ty hóa chất Swann, Aniston, bang Alabama, Mỹ bắt đầu thương mại hóa sản phẩm PCB. PCB được tôn vinh như môt loại hóa chất hoàn hảo nhất trong công nghiệp. Tạp chí “Vệ sinh công nghiệp và độc chất học” công bố kết quả nghiên cứu về mối liên kết giữa PCB và bệnh gan. Công ty General Electric bắt đầu sử dụng PCB trong các thiết bị điện được sản xuất tại nhà máy Ft. Edward ở bờ phía đông của sông Hudson (Mỹ) và sau đó tiếp tục mở rộng sử dụng PCB tại nhà máy trên thác Hudson vào năm 1952. Đến năm 1977, công ty này đã thải bỏ từ 90 đến 590 tấn PCB ra dòng sông, mọi hoạt động đánh bắt và tiêu thụ cá đã bị dừng hẳn khi phát hiện ra PCB tại sông Hudson. Lần đầu tiên các nhà khoa học nhận thức được PCB gây hại cho môi trường khi tiến sĩ Jensen công bố kết quả nghiên cứu và có kết luận về khả năng tích tụ sinh học trong chuỗi thức ăn của PCB. 1.300 cư dân vùng Kyushu (Nhật Bản) phát bệnh sau khi ăn dầu cám gạo (yusho) bị nhiễm PCB. Nhiều cư dân lập tức có các triệu chứng bao gồm nhiễm độc clo nặng, mắc bệnh đường hô hấp và giảm thị lực. 2 trong số 12 trẻ em đã chết non và hầu hết các em bé có dấu hiệu bệnh do PCB gây ra. Các nhà khoa học đã đưa ra các minh chứng liên quan đến phơi nhiễm PCB gồm: dị tật bẩm sinh, trọng lượng sơ sinh nhỏ và các ảnh hưởng khác do phơi nhiễm clo. Dự thảo đầu tiên về cấm PCB được đề xuất. Một số vụ ngộ độc tập thể cũng như ô nhiễm PCB được báo cáo. PCB đi vào chuỗi thức ăn và được phát hiện trong thực phẩm, đặc biệt là cá, gia cầm, sữa và các sản phẩm từ sữa. Công ước Stockholm được thông qua. Việt Nam trở thành thành viên thứ 14 tham gia Công ước và cam kết dừng sử dụng PCB năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028. 1865 1881 1929 1935 1937 1947 1966 1968 Từ năm 1970 2001
  • 9. 9 Theo thống kê, trong giai đoạn từ 1930 đến 1993, 11 nước gồm: Mỹ, Đức, Liên Xô cũ, Anh, Pháp, Nhật, Ý, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Trung Quốc và Phần Lan đã sản xuất khoảng 1,3 triệu tấn PCB, trong đó Mỹ là nước sản xuất nhiều nhất (642 nghìn tấn), sau đó là nước Đức (159 nghìn tấn) và Liên Xô cũ (142 nghìn tấn). Việt Nam không sản xuất PCB, nhưng đã nhập khẩu các thiết bị điện, thiết bị công nghiệp và các ứng dụng dân dụng có chứa PCB. PCB được sản xuất ở đâu?3 Quốc gia Nhà sản xuất Sản lượng (tấn) Năm Mỹ Monsanto 641.246 1930 - 1977 Đức Bayer AG 159.062 1930 - 1983 Liên Xô cũ Orgsteklo 141.800 1939 - 1990 Pháp Prodelec 134.654 1930 - 1984 Anh Monsanto 66.542 1954 - 1977 Nhật Bản Kanegafuchi 56.326 1954 - 1972 Ý Caffaro 31.092 1958 - 1983 Tây Ban Nha S.A. Cros 29.012 1955 - 1984 Cộng hòa Séc Chemco 21.482 1959 - 1984 Trung Quốc Xian 8.000 1960 - 1979 Nhật Bản Misubishi 2.461 1969 - 1972 Phần Lan Electrochemical Co. 1.000 1966 - 1970 Phần Lan Zaklady Azotowe 697 1974 - 1977 Mỹ Geneva Industries 454 1971 - 1973 11 nước 14 nhà sản xuất 1.293.828 1930 - 1993 GIỚI THIỆU VỀ PCB
  • 10. 10 PCB có ưu điểm và nhược điểm gì?4 Ưu điểm Nhược điểm PCB có đủ 4 tính chất của hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường như sau:  Có độc tính cao: PCB được xếp vào nhóm 1, nhóm gây ưng thư cho con người;  Khó phân hủy trong môi trường tự nhiên: PCB tồn tại lâu dài trong môi trường tự nhiên;  Di chuyển và phát tán xa: PCB được tìm thấy ở cả những khu vực xa nguồn phát thải, không có hoạt động công nghiệp như Bắc Cực, Nam Cực hay trong trầm tích của đại dương;  Có khả năng tích tụ sinh học cao: PCB được hấp thụ dễ dàng vào mô mỡ và tích tụ trong cơ thể sinh vật theo chuỗi thức ăn. PCB được tổng hợp thành công năm 1881 như là một sản phẩm phụ của quá trình chưng cất than đá và được sản xuất thương mại vào năm 1929. Trong giai đoạn này, PCB được tôn vinh và sử dụng rộng rãi như một loại “hóa chất hoàn hảo nhất trong công nghiệp”. Từ năm 1937, các nghiên cứu đã lần lượt chỉ ra mối liên hệ giữa PCB và sức khỏe con người cũng như khả năng tích tụ sinh học của PCB qua chuỗi thức ăn. Các trường hợp ngộ độc tập thể và ô nhiễm PCB cho thấy mức độ nguy hại của PCB đến môi trường và con người. Từ năm 1970, các nước sản xuất PCB lần lượt ban hành lệnh cấm sản xuất. Năm 2001, Công ước Stockholm được thông qua với sự tham gia của 129 nước (tính tới năm 2014 là 179 nước), trong đó có Việt Nam. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cam kết dừng sử dụng PCB vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028. PCB có các ưu điểm của một loại hóa chất “hoàn hảo nhất trong công nghiệp” như:  Ổn định ở nhiệt độ cao, rất khó cháy, chỉ hoàn toàn cháy ở nhiệt độ trên 1000 O C;  Chịu được axit, kiềm và hóa chất tương đối tốt;  Ổn định trong môi trường ôxi hóa và hydrat hóa trong các hệ thống kỹ thuật;  Tan ít trong nước, nhưng tan tốt trong chất béo;  Truyền nhiệt tốt, áp suất hơi thấp;  Dẫn điện kém, là chất cách điện tốt.
  • 11. 11 PCB được sử dụng như là chất phụ gia, thành phần nguyên liệu trong các sản phẩm công nghiệp khác nhau. Trong các hệ thống kín: PCB có trong thành phần của:  Chất cách điện hoặc dung dịch làm mát trong các máy biến áp;  Dung dịch điện môi trong các tụ điện;  Chất lỏng thủy lực trong các thiết bị nâng, xe tải hay bơm cao áp (đặc biệt trong công nghiệp khai thác mỏ). Trong các hệ thống mở: PCB có trong thành phần của:  Chất bôi trơn trong dầu và mỡ;  Chất chống thấm nước và chất chống cháy trong gỗ, giấy, vải và da;  Chất phủ bề mặt trong sản xuất giấy;  Chất phụ gia trong keo hồ, sơn hay lớp bảo vệ chống xói mòn;  Thuốc trừ sâu;  Chất xúc tác polyme hoá trong hóa dầu;  Dầu ngâm trong kính hiển vi;  Chất bịt kín trong ngành xây dựng, ngành sản xuất ô tô. PCB được sử dụng để làm gì?5 Phần lớn PCB hiện còn được sử dụng trong chất cách điện của tụ điện và máy biến áp. Các thiết bị này có thể chứa từ vài mg đến hàng trăm nghìn mg PCB trên một kg dầu. Hợp chất PCB (nguyên chất hay lẫn với các chất khác) đã từng được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và đời sống. GIỚI THIỆU VỀ PCB
  • 12. 12 PCB trông như thế nào?6 Ở trạng thái nguyên chất, PCB tồn tại ở dạng lỏng, sệt hoặc tinh thể, không mùi, không vị, không màu hoặc màu vàng nhạt. Ở nhiệt độ thấp, PCB không kết tinh mà đóng rắn thành nhựa. Trên thị trường, các sản phẩm thương mại của PCB là những hỗn hợp ở dạng lỏng, sệt có màu sắc thay đổi từ trong suốt đến vàng nhạt. PCB có hàm lượng clo càng cao thì độ sệt càng cao và màu càng đậm. PCB (Polyclobiphenyl) là hợp chất thơm của halogen, được tạo thành khi thay thế từ 1 đến 10 nguyên tử hiđro trong phân tử biphenyl bằng các nguyên tử clo. PCB có 10 đồng đẳng và 209 đồng phân, trong đó 130 đồng phân được đưa vào sản xuất thương mại từ những năm 1930. PCB lưu hành trên thị trường như một phụ gia trong sản phẩm hàng hóa với hàm lượng rất nhỏ và không thể phát hiện PCB bằng mắt thường. PCB có thể tìm thấy ở đâu?7 Mặc dù không còn được sản xuất nữa nhưng PCB vẫn còn tồn lưu trong các sản phẩm, hàng hóa và môi trường. Sản phẩm, hàng hóa: PCB có thể được tìm thấy trong sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trước năm 2000 hoặc các sản phẩm, hàng hóa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm chéo PCB  Công nghiệp: Máy biến áp, tụ điện, máy cắt, thiết bị nâng hạ thủy lực…;  Dân dụng: Linh kiện điện tử, sản phẩm chống cháy, chống thấm, sơn, chất kết dính trong tòa nhà cũ... Môi trường: PCB có thể tìm thấy trong môi trường tự nhiên và trong các thành phần của chuỗi thức ăn  Môi trường tự nhiên: đất, nước, không khí, chủ yếu là trong các trầm tích;  Chuối thức ăn: sinh vật thủy sinh, thủy sản (trong nước) và gia cầm (trên cạn)...
  • 13. 13 PCB có trong môi trường của Việt Nam không?8 GIỚI THIỆU VỀ PCB Việt Nam không sản xuất PCB nhưng đã nhập khẩu dầu, thiết bị có PCB. Trong quá trình sử dụng, PCB đã bị rò rỉ hoặc thải ra môi trường. Các nghiên cứu đã chỉ ra môi trường Việt Nam đang bị ô nhiễm PCB. Cụ thể:  Các mẫu trầm tích lấy từ sông Nhuệ, Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và hồ Yên Sở năm 2010 có nồng độ PCB tương đối cao (1,3 - 384 ng/g), tương đương với các điểm ô nhiễm PCB trên thế giới như cảng Alexandria (Ai cập), Cảng Macao (Trung Quốc). Nồng độ PCB trong trầm tích này tăng lên đáng kể so với thời điểm năm 1997 (dao động từ 0,70 - 40 ng/g).  PCB trong trầm tích tại sông Sài Gòn - Đồng Nai, kênh rạch và cửa sông vùng phát triển công nghiệp nhất thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 dao động trong khoảng 0,05 - 150 ng/g.  PCB trong nước tại các sông Nhuệ, Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và hồ Yên Sở tại Hà Nội năm 2009 dao động từ 8,6 - 88 ng/l, tương đối cao so với các điểm ô nhiễm PCB được công bố trên thế giới (9 - 40 ng/l). Người Việt Nam đang bị phơi nhiễm PCB. Theo nghiên cứu “Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: mức độ ô nhiễm môi trường và sự phơi nhiễm đối với con người” của Tiến sỹ Từ Bình Minh (Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) và các cộng sự vào năm 2007, ước tính PCB tiếp nhận hàng ngày (DI-daily intake) là 66ng/người/ngày (tổng PCB). Lượng PCB tiếp nhận qua sữa mẹ của trẻ nhỏ theo trọng lượng cơ thể tại một số điểm ở Hà Nội là 250 ng/kg/ngày và tại một số điểm tại thành phố phố Hồ Chí Minh là 340 ng/kg/ngày (tổng PCB) theo nghiên cứu về “Tồn dư các chất hữu cơ khó phân hủy có clo trong sữa mẹ tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam” của Tiến sỹ Nguyễn Hùng Minh (Tổng cục Môi trường) và các cộng sự năm 2003 dựa trên kết quả khảo sát năm 2000 và 2001. Người Việt Nam có bị phơi nhiễm PCB không?9 PCB sẽ được quản lý như thế nào?10 Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ dừng sử dụng PCB vào năm 2020 và tiêu hủy an toàn vào năm 2028. Các công việc đang được thực hiện gồm kiểm kê các thiết bị chứa PCB, xây dựng các văn bản pháp luật nhằm quản lý an toàn PCB, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về nhận diện, đăng ký, đóng gói, dán nhãn, lưu giữ, vận chuyển, khử ô nhiễm và xử lý dầu, thiết bị, vật liệu có PCB. Chi tiết tham khảo tại trang web www.pops.org.vn.
  • 14. 14 Tại sao PCB có mặt trong môi trường tự nhiên?11 Thải bỏ sản phẩm cũ có PCB (thiết bị điện tử, đồ dùng có nhựa, sơn...) ở khu dân cư hoặc bãi chôn lấp thông thường. Sự cố tràn và rò rỉ dầu có PCB (từ các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện hoặc thiết bị công nghiệp như máy nâng hạ thủy lực) Đốt rác có PCB ở khu dân cư. Lưu giữ và tiêu hủy bất hợp pháp hoặc không đúng quy cách các chất thải có PCB . Vận hành bãi thải nguy hại có PCB không đúng quy định. Vận hành lò đốt chất thải công nghiệp không đúng quy định. PCB trong môi trường tự nhiên Đã có những quy định gì về ngưỡng tiếp nhận PCB trong môi trường Việt Nam? 12 Việt Nam đã ban hành các quy định sau (áp dụng cho tổng PCB):  QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại quy định giá trị tối đa của PCB trong chất thải là 5 ppm.  QCVN 40: 2011/BTNMT về nước thải công nghiệp: giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt là 0,003 mg/l và nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt là 0,01 mg/l.  QCVN 43:2012/BTNMT về chất lượng trầm tích: giá trị giới hạn PCB trong trầm tích nước ngọt là 277 µg/kg và trầm tích nước mặn, nước lợ là 189 µg/kg. Môi trường Áp dụng tại Giới hạn tối đa Môi trường Áp dụng tại Giới hạn tối đa Không khí tại nơi làm việc Mỹ 0,5 - 1 mg/m3 (tùy theo tỷ lệ % clo) Nước mặt Bỉ 7 ng/l CH Séc 0,01 μg/l Đức 0,7 - 1,1 mg/m³ Nước ngầm Hà Lan 0,01 μg/l Hà Lan 1 mg/Nm3 Nhật 0,1 mg/Nm³ Đất Hà Lan 1 mg/kg đất khô Không khí trong nhà Đức 3000 ng/Nm³ Canada 1,3 mg/kg (đất nông nghiệp) Mỹ 300 ng/Nm3 (học sinh 6-12 tuổi) Thái Lan 2,2 mg/kg Ngưỡng tiếp nhận PCB vào môi trường của một số nước trên thế giới:
  • 15. 15 PCB lan truyền trong môi trường như thế nào?13 Một trong những đặc điểm của PCB là khả năng phát tán xa và rộng. Khi được thải vào môi trường, PCB có thể di chuyển với một khoảng cách dài và tồn tại trong môi trường theo chuỗi thức ăn. PCB được tìm thấy trong đất, nước, trầm tích, và bay hơi một phần nhỏ vào không khí. Thông qua chu trình tuần hoàn không khí và sự luân chuyển của nước, PCB có thể di chuyển rất xa nơi phát thải. PCB đã được tìm thấy trong mô mỡ của động vật và cả con người sống ở Bắc cực, nơi không có các hoạt động công nghiệp. Trong môi trường nước: Quá trình lắng đọng trầm tích của PCB diễn ra mạnh. Quá trình tích lũy PCB trong trầm tích cho phép lưu giữ PCB trong một khoảng thời gian dài, và do đó PCB thường tồn tại với hàm lượng tương đối cao trong các loại trầm tích. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao hơn, PCB tái hòa tan một phần nhỏ từ trầm tích vào nước và bám vào hơi nước để bay hơi từ nước vào không khí. Trong môi trường đất: Do có kích thước lớn và ít tan trong nước, PCB có khuynh hướng tách khỏi pha nước và hấp phụ trên bề mặt đất, trầm tích, hạt keo lơ lửng. Trong không khí: PCB bám trong bụi khí, được vận chuyển đến môi trường nước và đất nhờ quá trình lắng đọng khô và lắng đọng ướt (ví dụ: mưa, tuyết) hoặc do côn trùng vận chuyển thâm nhập vào đất. PCB TRONG MÔI TRƯỜNG Nước Đất Không khí Tiếp xúc qua da Trầm tích Thức ăn Mẹ sang con Nước Hô hấp Nguồn thải
  • 16. 16 PCB có tồn tại ở động, thực vật không?14 PCB có thể tích lũy trong thực vật (như cây lương thực) thông qua việc hấp thu dinh dưỡng từ đất. PCB tồn tại trong động vật theo thời gian thông qua chuỗi thức ăn. PCB được tìm thấy trong các mô mỡ của động vật sống trong nước và trên mặt đất. Đặc biệt, PCB tồn tại với hàm lượng cao trong động vật bậc cao của chuỗi thức ăn. Các loài động vật có vú, cá lớn trong chuỗi thức ăn và động vật đáy có xu hướng tích lũy PCB với hàm lượng cao. PCB có thể được phân hủy hay biến đổi một phần trong một số loài động vật có vú cũng như các loài bậc thấp như côn trùng và các loài động vật không xương sống, chim, cá. Mô phỏng sự tích tụ PCB trong các sinh vật biển (nồng độ PCB tính bằng mg/l hoặc mg/kg chất béo) (Nguồn: http://worldoceanreview.com)
  • 17. 17 PCB có bị phân hủy trong môi trường tự nhiên nhưng chậm. Trong khí quyển, PCB có xu hướng phản ứng với ozone và nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Kết quả của các phản ứng này là nguyên tử clo bị tách ra khỏi phân tử PCB. PCB chứa càng nhiều nguyên tử clo thì phản ứng xảy ra càng chậm. Thời gian cần cho một nửa số lượng PCB (ban đầu) bị phân hủy dao động từ 3,5 đến 83 ngày đối với các phân tử có 1 đến 5 nguyên tử clo. Trong môi trường nước, phân tử PCB bị phá vỡ do quá trình quang phân (photolysis). Các phân tử PCB có số nguyên tử clo từ 7 trở lên có thể hấp thụ các bước sóng dài, nên tốc độ quang phân của các phân tử này cao hơn các phân tử PCB có ít nguyên tử clo hơn. Trong vùng nước nông, dưới tác động của ánh sáng mặt trời mùa hè, ước tính thời gian bán phân hủy số lượng phân tử PCB có chứa từ 1 đến 4 nguyên tử clo là từ 17 đến 210 ngày. Quá trình quang phân diễn ra chậm hơn vào mùa đông. Trong môi trường đất và trầm tích, PCB chủ yếu bị phân hủy bởi các vi sinh vật. Sự phân hủy PCB phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả số lượng và vị trí của các nguyên tử clo, nồng độ PCB, các loại vi sinh vật, các chất dinh dưỡng có sẵn và nhiệt độ. Mặc dù chậm, sự phân hủy PCB bởi các vi sinh vật có thể xảy ra ngay cả khi không có oxy trong đất và trầm tích. PCB có bị phân hủy trong môi trường không?15 PCB TRONG MÔI TRƯỜNG PCB không dễ dàng bị phân hủy mà có xu hướng tồn tại bền vững trong mọi thành phần môi trường. Mức độ phân hủy hoặc chuyển hóa PCB phụ thuộc vào số lượng và vị trí nguyên tử clo. Trong phòng thí nghiệm, so với phân tử PCB có nhiều nguyên tử clo, phân tử PCB chứa ít nguyên tử clo hơn có khả năng tan trong nước cao hơn, điểm sôi thấp hơn và dễ bị phân hủy hơn. PCB có thời gian bán hủy trung bình trong đất, trầm tích, nước mặt khoảng 6 năm. Ánh sáng mặt trời đóng vai trò quan trọng trong sự phân hủy của PCB trong không khí, nước. Vi sinh vật xúc tiến quá trình phân hủy PCB trong đất, trầm tích.
  • 18. 18 PCB được đưa vào cơ thể người và tích tụ trong cơ thể thông qua những con đường chính sau: (1) Tiêu hóa: PCB được đưa vào cơ thể khi ăn uống thức ăn bị nhiễm PCB hoặc nuốt không chủ định dầu và vật liệu có PCB. Thức ăn là nguồn lây nhiễm PCB phổ biến nhất cho con người thông qua chuỗi thức ăn, đặc biệt với nguồn thức ăn là cá ở những lưu vực bị nhiễm PCB và các sản phẩm từ sữa bị nhiễm PCB. So với các trường hợp nhiễm PCB qua thức ăn, các trường hợp nhiễm PCB từ nước uống ít gặp hơn do PCB ít tan trong nước. Tuy nhiên PCB có thể bị rò rỉ vào nguồn nước uống nếu sử dụng các máy bơm dùng dầu cũ có PCB (khi máy bơm hỏng, dầu có PCB có thể rò rỉ làm ô nhiễm nước uống) hoặc nguồn nước đó tiếp nhận PCB do rò rỉ, tràn đổ. (2) Hô hấp: PCB được đưa vào cơ thể khi hít phải khí, bụi bị nhiễm PCB. (3) Tiếp xúc qua da: PCB được đưa vào cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp với dầu, vật liệu có PCB. (4) Truyền từ mẹ sang con: PCB cũng được truyền từ mẹ sang con qua quá trình mang thai hoặc cho con bú. PCB được tìm thấy trong gan, mô tế bào, não, da và máu, thậm chí cả trong máu ở cuống rốn. Con người có thể hấp thụ và tích lũy PCB qua đường tiêu hóa Con người có thể hấp thụ và tích lũy PCB qua đường hô hấp PCB được đưa vào cơ thể người bằng cách nào?16 Con người có thể hấp thụ và tích lũy PCB do tiếp xúc qua da
  • 19. 19 Trong số 209 cấu tử của PCB, có tới 12 PCB đồng phẳng có độ độc tương đương từ 0,00003 đến 0,1 lần so với cấu tử có tính độc cao nhất trong nhóm chất Dioxin. PCB thương mại được sử dụng là tập hợp nhiều cấu tử PCB, trong đó có cả các đồng phẳng này. LD50 (hay nồng độ cần thiết để giết chết 50% một quần thể sinh vật trong điều kiện nhất định) của PCB đối với chuột qua đường miệng là 1 g/kg trọng lượng cơ thể. TÁCĐỘNGCỦAPCBĐẾNSỨCKHỎE CONNGƯỜI Phát sinh các khối u, ung thư Tác động tới hệ nội tiết Tác động tới hệ sinh sản Tác động tới hệ tiêu hóa Phát sinh các bệnh ngoài da Tác động đến hệ miễn dịch Tác động tới hệ thần kinh PCB có thể tồn tại lâu dài trong mô mỡ và tích lũy trong cơ thể, gây tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe như ung thư, tác động đến hệ nội tiết (rối loạn nội tiết) và sự phát triển của trẻ nhỏ (ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chỉ số IQ). Phơi nhiễm PCB có thể gây ra các bệnh liên quan tới hệ thần kinh như tê liệt, đau đầu, run rẩy chân tay. Phơi nhiễm PCB có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của con người, làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. PCB có liên quan đến các chứng phát ban và ngứa, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư hệ tiêu hoá, gan và da. Hàm lượng PCB trong máu cao có thể liên quan tới bệnh ung thư hệ bạch huyết. Một vài nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ về liều lượng – phản ứng giữa các hàm lượng PCB trong huyết tương và u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin) là một bệnh ung thư hệ bạch huyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu phơi nhiễm PCB diễn ra trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể ảnh hưởng đến sự sinh truởng và phát triển của trẻ sơ sinh, dẫn đến phát triển chậm, cũng như làm giảm khả năng miễn dịch. PCB có độc không?17 PCB là hóa chất có độc tính thuộc nhóm 1 là nhóm chất gây ung thư, được coi là “sát thủ vô hình” với sức khỏe con người. Trong sản xuất cũng như sinh hoạt, khi tiếp xúc với các chất độc hại như PCB, dù trực tiếp hay gián tiếp qua chuỗi thức ăn, PCB được tích tụ đến một ngưỡng nhất định mới phát sinh ra các triệu chứng có thể nhận biết. Khi đó, việc điều trị là hết sức khó khăn và hệ quả có thể ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo.
  • 20. 20 Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm độc PCB?18 PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE Tại nơi làm việc:  Tiếp xúc với các thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện có PCB.  Tiếp xúc với các loại dầu và chất thải có PCB như dầu cách điện, dầu thủy lực.  Chịu ảnh hưởng của sự cố liên quan đến PCB. Môi trường xung quanh:  Ăn uống thức ăn nhiễm PCB.  Hít thở không khí có PCB tại khu vực ô nhiễm PCB.  Tiếp xúc với đất, nước nhiễm dầu rò rỉ có PCB từ thiết bị điện như máy biến áp, tụ điện, và các thiết bị sử dụng dầu cách điện, dầu thủy lực cũ khác. Trong nhà:  Tiếp xúc với thiết bị điện, điện tử cũ có PCB.  Truyền từ mẹ sang con qua quá trình mang thai và cho con bú.
  • 21. 21 PCB có thể gây ra các ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe. Trong trường hợp cấp tính, cơ quan đầu tiên bị PCB tác động là gan, gây thương tổn như nổi mụn, cháy da và bỏng mắt. Với trường hợp mãn tính, PCB có thể tồn tại lâu dài trong mô mỡ và tích lũy trong cơ thể, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như ung thư, tác động đến hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ (ảnh hưởng hệ thần kinh, chỉ số IQ). PCB được tìm thấy trong gan, mô tế bào, não, da và máu, thậm chí cả trong máu ở cuống rốn. Nhiễm độc PCB đối với người và động vật thường được biểu hiện qua các triệu chứng sau: 1. Nhiễm độc cấp tính:  Chán ăn, buồn nôn, đau vùng bụng, phù mặt và tay;  Bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc của da và móng tay;  Chức năng gan và hệ thống miễn dịch thay đổi;  Đau đầu, suy nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất lực. 2. Nhiễm độc mãn tính:  Ban đỏ trên mặt, cổ, vai, cánh tay, ngực và bụng (đặc biệt quanh rốn và bìu);  Da trở nên khô và ngứa nhiều, các mụn trứng cá không gây viêm, các nang lông chứa bã nhờn và keratin;  Bệnh toàn thân có các biểu hện như viêm gan với chứng gan to, rối loạn tiêu hóa, huyết niệu, bỏng mắt, bất lực (thường là biến chứng), biến đổi một số men trong máu và triglyxerit. Nhiễm độc PCB có biểu hiện gì?19 PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE Biểu hiện bị nhiễm độc PCB trong vụ Yoshu 1968 Nhiễm độc mãn tính với nồng độ PCB dù nhỏ cũng có khả năng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là biến đổi gen, gây hàng loạt bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị dạng và những vấn đề khác.
  • 22. 22 Con người có thể tiếp nhận bao nhiêu PCB?20 Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo ngưỡng tiếp nhận vào cơ thể người có thể chấp nhận được qua đường miệng với các PCB đồng phẳng tương tự Dioxin như sau:  Theo trọng lượng cơ thể TDI (tolerable daily intake): 2 x 10-3 ng/kg/ngày  Trung bình theo ngày MDI (mean daily intake): 49 x 10-3 ng/ngày Quốc gia Ngưỡng tiếp nhận Đối tượng áp dụng Ba Lan 0,818 µg/kg/ngày Trẻ nhũ nhi Cộng hòa Slovakia 2,65 µg/kg/ngày Trẻ sơ sinh Canada 1 µg/kg/ngày Áp dụng chung Một số quốc gia trên thế giới đã đưa ra ngưỡng tiếp nhận ước tính hàng ngày đối với tổng PCB (hỗn hợp nhiều đồng loại PCB giống và không giống dioxin) như sau: PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE Quy định về PCB trong thực phẩm như thế nào?21 Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quy định số 1881/2006 ngày 19/12/2006 về giới hạn tối đa dư lượng Dioxin và các chất PCB tương tự Dioxin (WHO-PCDD/F-PCB-TEQ) trong thực phẩm như sau: Thực phẩm Giới hạn tối đa Thực phẩm Giới hạn tối đa Thực phẩm từ lợn 1,5 pg/g chất béo Sữa và sản phẩm từ sữa 4,0 pg/g chất béo Thực phẩm từ gia cầm 4,0 pg/g chất béo Chất béo và dầu thực vật 1,5 pg/g chất béo Thực phẩm từ bò và cừu 4,5 pg/g chất béo Trứng và sản phẩm có trứng 6,0 pg/g chất béo
  • 23. 23 Sau khi áp dụng biện pháp sơ cứu, nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị nếu nhận thấy có các triệu chứng nhiễm độc PCB. PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE Cần làm gì khi bị phơi nhiễm PCB?22 Rửa bằng nước ấm và xà phòng Chất lỏng có PCB tiếp xúc với da Chất lỏng có PCB tiếp xúc với mắt Rửa mắt với nước ấm trong vòng 15 phút, và luôn giữ mắt mở to Chất lỏng có PCB đi vào miệng và dạ dày Súc miệng với nước. Không được uống bất kỳ nước gì khác và đến gặp bác sỹ ngay Tiếp xúc với môi trường không khí có nồng độ PCB cao Đưa người bị phơi nhiễm ra khu vực ngoài trời Các loại tiếp xúc Sơ cứu
  • 24. 24 Sử dụng mặt nạ hô hấp với bộ lọc khí hữu cơ và bụi khi tiếp xúc với PCB hoặc có sự cố tràn đổ dầu biến thế nhiễm PCB. Không ăn và đặt thức ăn gần những thiết bị/vật liệu nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm PCB. Thay thế các thiết bị chiếu sáng sử dụng đèn huỳnh quang cũ trong nhà, trường học và nơi làm việc. Loại bỏ và tránh không tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị này. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng sau khi tiếp xúc với thiết bị/ vật liệu nhiễm PCB. Tránh ăn các loại cá, động vật vỏ cứng tại các nguồn nước bị nghi nhiễm PCB. Khi chế biến cá cần loại bỏ da, chất béo, nấu bằng cách nướng, bỏ lò để giảm lượng chất béo. Tránh ăn các sản phẩm động vật nhiều chất béo như thịt đỏ, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trứng,...nghi nhiễm PCB. Cắt bỏ phần mỡ và chọn các phương pháp nấu ăn ít chất béo như: nướng, quay, nấu áp suất cao. Tránh rán thịt bằng mỡ lợn hoặc bơ. Thay thế các đồ gia dụng cũ như tivi, tủ lạnh cũ từ trước năm 1979. Khi các thiết bị này có PCB, quá trình sử dụng có thể làm rò rỉ một lượng nhỏ PCB vào không khí. Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân thích hợp (ví dụ vật liệu PPE) để bảo vệ da khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với PCB. Làm thế nào để tránh phơi nhiễm PCB?23
  • 25. 25 Tránh các tụ điện và máy biến áp cũ: Các tụ điện và máy biến áp cũ vẫn có thể chứa dầu có PCB trong quá trình hoạt động. Tránh tiếp xúc hoặc chỉ tiếp xúc khi đã được trang bị các biện pháp phòng hộ an toàn với các thiết bị này cho đến khi chắc chắn chúng không có PCB. Kiểm tra PCB đối với các sản phẩm cũ: Một số vật lệu dân dụng cũ có sử dụng sơn, vữa trát, ván lợp nhựa đường, giấy hắc ín… có thể có PCB (đôi khi ở mức độ cao). Liên lạc với cơ quan có thẩm quyền về cách thức xác định và loại bỏ các sản phẩm này nếu phát hiện thấy có PCB. Khi phát hiện thấy có PCB, tránh để vật liệu tiếp xúc với da và lan truyền trong khu vực sử dụng cho đến khi tình trạng được kiểm soát. Không tự động đốt các vật liệu có PCB. Lưu ý đến các khu công nghiệp cũ: PCB tại các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp cũ có thể đã bị rò rỉ và phát thải ra môi trường trước đó. Tìm hiểu lịch sử của nơi làm việc, các tòa nhà và bãi thải cũ. Hạn chế tối đa các hoạt động tại khu vực làm việc đã từng có các thiết bị điện, tụ điện, máy biến áp cũ. Giảm bụi bẩn trong nhà: Đơn giản chỉ cần giữ nhà sạch sẽ giảm nguy cơ tiếp xúc bụi ô nhiễm. PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
  • 26. 26 Đã có trường hợp nào nhiễm độc PCB chưa?24 Có nhiều trường hợp nhiễm độc PCB, bao gồm cả ngộ độc tập thể: Năm 1915, lần đầu tiên các biểu hiện do nhiễm độc PCB được phát hiện tại công ty hóa chất Swann (Mỹ) sau khi công ty này sử dụng PCB (chưa được sản xuất thương mại chính thức) để sản xuất vỏ đạn cho quân đội Hoa Kỳ và đã để lại hàng loạt các di chứng sau đó. Năm 1933, 23 trong số 24 công nhân trong nhà máy của Công ty hóa chất Swann xuất hiện mụn mủ trên mặt và cơ thể, đồng thời có biểu hiện mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng và các bệnh ngoài da khác. Đây chính là những dấu hiệu điển hình về nhiễm độc khi tiếp xúc với PCB. Năm 1936, một quan chức cấp cao của sở Y tế công cộng Hoa Kỳ mô tả một người phụ nữ và con của cô ấy đã bị nổi mụn khắp cơ thể và tổn thương về da do đơn thuần tiếp xúc với quần áo của công nhân. Ngoài những tổn thương da, các triệu chứng ngộ độc có hệ thống đã xảy ra ở những công nhân làm việc trong điều kiện không khí có PCB. Năm 1968, vụ Yusho ở Nhật Bản đã ghi nhận ngộ độc hóa chất với hơn 14.000 người, sau khi ăn dầu ăn chiết xuất từ cám của hãng Kanemi Soko. Dầu ăn sản xuất từ cám này đã bị nhiễm PCB thông qua bộ phận trao đổi nhiệt của dây chuyền sản xuất. Trong số 14.000 người này, có tới 1.853 người bị phơi nhiễm PCB rất nặng, với các chứng bệnh mãn tính suốt đời. Nhiều gia đình ở tỉnh Fukuoka và Nagasaki mang các chứng bệnh kỳ quái tập thể như chân tay run rẩy, da nổi chàm,... Em bé Nhật Bản bị nhiễm độc PCB trong vụ Yoshu 1968
  • 27. 27 PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE Năm 1979, một vụ nhiễm độc trên diện rộng tương tự như vụ Yusho đã xảy ra tại Đài Loan (vụ Yuchen). Một tai nạn máy móc đã làm chất PCB xâm nhập vào dầu cám. Khoảng 2.000 người đã bị ngộ độc sau khi ăn phải dầu cám bị nhiễm PCB. Năm 1981, nhà khoa học Maroni và các cộng sự đã báo cáo 15 trường hợp có triệu chứng của bệnh trứng cá và/hoặc viêm nang lông và viêm da khi kiểm tra 80 công nhân tại các cơ sở sản xuất tụ điện tại Ý. Các công nhân này đều đang làm việc ở môi trường có nồng độ PCB từ 48 - 275 µg/m3 và có nồng độ PCB trong máu dao động từ 300 - 500 ppb. Năm 1996, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Canada đã chỉ ra rằng phụ nữ ăn cá ở Ngũ Đại hồ (Great Lake) sinh ra những đứa trẻ có triệu chứng phản xạ bất thường, dấu hiệu tự kỷ và ít chú ý đến các kích thích thính giác và thị giác. Đây được coi là hậu quả của việc xả thải PCB xuống sông River, Vịnh Green và Hồ Michigan thuộc Ngũ Đại Hồ từ những năm 1954. Năm 1999, sau khi xảy ra sự cố để 25 lít dầu máy biến áp có PCB chảy ra một khu thu gom chất thải tái chế làm thức ăn cho gia súc, Chính quyền Bỉ đã tiến hành phân tích 55.000 mẫu gia súc, gia cầm. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ PCB tại một số gia cầm cao hơn 100 lần so với ngưỡng cho phép tại Bỉ. Tổng chi phí để giải quyết hậu quả này là hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Năm 2012, Chính quyền Oldenburg (Đức) đã phát hiện PCB có trong trứng gà tại một trang trại chăn nuôi. Một số trứng này đã được bán ở các địa điểm khác nhau. Mũi của cô bé bị chuyển màu đen do hậu quả nhiễm độc PCB trong vụ Yuchen
  • 28. 28 Các nạn nhân của PCB được bồi thường thiệt hại ra sao?25 Năm 1968, vụ tai nạn PCB nổi tiếng Yusho đã làm ngộ độc trực tiếp trên 1.800 người và gây ảnh hưởng tới 14.000 người. Công ty Kanami Soko đã sử dụng “Kaneclor 400” là sản phẩm của công ty hoá chất Kanegafuchi làm dung môi trong qui trình khử mùi dầu cám. Năm 1982, tòa án tỉnh Fukuoka công nhận 363 bệnh nhân nhiễm độc và buộc hai công ty gây ô nhiễm dầu ăn là Kanemi Soko và Kanegafuchi cùng Chính phủ Nhật đền bù khoản bồi thường 8,4 tỷ yên, trong đó chính phủ Nhật chịu trách nhiệm thiếu sót trong quản lý, không có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng ô nhiễm để xây ra trên diện rộng. Năm 1985, tòa thượng thẩm tỉnh Fukuoka xác nhận 719 nạn nhân khác và yêu cầu hai công ty hóa chất nêu trên chi trả 3,3 tỷ yên và chính phủ chi trả 1,4 tỷ yên. Từ đó đến nay, các nạn nhân khác đang tiếp tục khởi kiện Chính phủ và hai công ty gây ra ngộ độc PCB. Năm 1979, có khoảng 2000 sinh viên, nhân viên thuộc trường Huei-ming (Taichung, Đài Loan) bị ngộ độc thức ăn có PCB trong dầu cám. Một khoản ngân sách 151.000 đô la Mỹ đã được bố trí ngay lập tức để hỗ trợ bồi thường cho các nạn nhân. Hiện nay chính phủ Đài Loan tiếp tục cân nhắc việc tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân PCB, trong đó bao gồm cả chi phí kiểm tra PCB với mức chi 900 đô la Mỹ cho một xét nghiệm Năm 2003, tòa án tại Anniston (Alabana, Hoa Kỳ) đã đưa ra phán xét vụ kiện Mosanto và công ty con là Solutia với 20.000 nguyên đơn chịu ảnh hưởng của PCB. Theo đó Mosanto bị phạt 700 triệu đô la Mỹ, trong đó 600 triệu đô la dùng để bồi thường cho nạn nhân bị nhiễm PCB. Ngoài việc bồi thường bằng tiền mặt, một phòng khám y tế - môi trường, cơ sở nghiên cứu ở Anniston với chi phí 75 triệu đô la Mỹ sẽ được thiết lập trong 20 năm để cung cấp thuốc miễn phí theo đơn thuốc và khám sức khỏe. Hiện chưa có quy định cụ thể về mức bồi thường thiệt hại đối với người lao động và cộng đồng bị phơi nhiễm PCB. Tuy nhiên khi xảy ra sự cố phơi nhiễm PCB, ngoài chi phí khắc phục sự cố môi trường, chi phí bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân phơi nhiễm PCB là rất lớn.
  • 29. 29 Việt Nam chưa có chế độ trợ cấp và bồi thường cho người bị phơi nhiễm PCB. Hiện tại có một số quy định về trợ cấp và bồi thường có liên quan sau: Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ LĐTBXH về Hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp. Cụ thể: Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ Y tế quy định danh mục các bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin gồm 17 bệnh sau: Ung thư phần mềm, u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, ung thư phế quản - phổi, ung thư khí quản, ung thư thanh quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan nguyên phát, bệnh đa u tủy xương ác tính, bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính, tật gai sống chẻ đôi, bệnh trứng cá do clo, bệnh đái tháo đường type 2, bệnh Porphyrin xuất hiện chậm, các bất thường sinh sản, các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin), và rối loạn tâm thần. Hiện tại các chế độ trợ cấp cho các nạn nhân phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin mới chỉ được xác định đối với các trường hợp người có công với cách mạng (nạn nhân chất độc màu da cam), chưa có quy định cụ thể với các trường hợp phơi nhiễm chất độc hóa học khác. Mức suy giảm khả năng lao động Mức bồi thường Mức trợ cấp Điều kiện Từ 81% trở lên hoặc chết 30 tháng lương 12 tháng lương TNLĐ xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động TNLĐ xảy ra lần nào thì bồi thường, trợ cấp lần đó Đối với bệnh nghề nghiệp phải có kết luận của cơ quan Pháp y Trên 10% - dưới 81% Cứ tăng 1% mức suy giảm được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và trợ cấp lương (nếu có) 5% - 10% 1,5 tháng lương 0,6 tháng lương PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE Nhiễm độc PCB tại Việt Nam được trợ cấp thế nào?26
  • 30. 30 Có quy định gì về an toàn cá nhân khi tiếp xúc với PCB?27 Ngày 29/12/2008, Bộ LĐTBXH đã ra Quyết định số 68/2008/QĐ- BLĐTBXH về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Trong đó, Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại đã quy định các lĩnh vực công việc có thể tiếp xúc với PCB như:  Thí nghiệm dầu, thay dầu, lọc dầu, tái sinh dầu máy biến áp;  Xử lý nguyên liệu sản xuất sơn, mực in (sàng sẩy hóa chất, lọc dầu); nghiền sơn, nghiền mực; pha sơn, lọc sơn, đóng hộp;  Làm việc ở các phòng thí nghiệm, xét nghiệm, kiểm nghiệm hàng hóa tiếp xúc với các loại hóa chất. Quy định về yêu cầu sử dụng bảo hộ cá nhân trong các điều kiện làm việc có khả năng phơi nhiễm PCB nêu trên chưa tính đến việc giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc với PCB: theo Quyết định này, khi làm các công việc nguy hiểm nêu trên người lao động cần sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân bao gồm: quần áo vải dầy, mũ vải, khẩu trang lọc hơi, khí độc, găng tay chống xăng, dầu, mỡ, giầy vải chống dầu, ủng cao su chống dầu, và xà phòng. Trong khi chưa có tiêu chuẩn về bảo hộ lao động cụ thể cho PCB, các yêu cầu về an toàn khi tiếp xúc với PCB có thể được tham khảo tại:  Tiêu chuẩn TCVN 5507:2002 (mục 8) về Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;  Thông tư liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT- TLĐLĐVN về hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. PCB là loại hóa chất, hàng hóa và chất thải nguy hại. Việc tiếp xúc với PCB có tác động tiêu cực đến sức khỏe và cần được coi là một nghề độc hại, nguy hiểm. Mặc dù vậy, Việt Nam chưa có quy định cụ thể để bảo vệ an toàn cá nhân khi tiếp xúc với PCB và bồi thường thiệt hại cho các trường hợp phơi nhiễm PCB.
  • 31. 31 PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bố trí công việc có yếu tố nguy hiểm, có hại, có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định trong Nghị định số 45/2013/NĐ -CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cụ thể, người sử dụng lao động có trách nhiệm:  Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại, đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;  Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong một năm, lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi theo quy định pháp luật;  Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;  Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp cứu tại chỗ theo quy định pháp luật. Đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ năng và thường xuyên tập luyện. Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?28 Ban clo ở người do tác động của PCB Mặc dù chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc quản lý PCB tại doanh nghiệp, người sử dụng lao động nên:  Tăng cường truyền thông về PCB và các tác động của PCB đến sức khỏe người lao động;  Chủ động nhận diện các thiết bị, vật liệu có PCB;  Quản lý an toàn các thiết bị có PCB hoặc nghi nhiễm PCB.
  • 32. 32 Có những cách nào để xác định PCB?29 7 PCB & ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE PCB không thể xác định được bằng mắt thường. Tùy theo mục đích và yêu cầu của việc xác định tồn lưu PCB trong môi trường nói chung và PCB trong thiết bị, vật liệu nói riêng, có thể sử dụng một trong các phương pháp thử nghiệm sau: Phương pháp sàng lọc hồ sơ  Nguyên tắc: Các thiết bị, vật liệu chưa thay đổi thành phần từ khi sản xuất, có sử dụng dầu từ các công ty sản xuất PCB hoặc dầu thương mại có PCB là có PCB;  Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, chi phí;  Nhược điểm: Phải đảm bảo thiết bị không được thay thế, sửa chữa trong suốt quá trình sử dụng (nguyên gốc);  Ứng dụng: Sàng lọc, chỉ nhận diện thiết bị nguyên gốc có PCB. Phương pháp thử nghiệm PCB đơn giản  Nguyên tắc: Dựa trên các đặc điểm của PCB hoặc thành phần clo trong PCB để phân biệt với dầu không có clo;  Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, chi phí;  Nhược điểm: Độ chính xác thấp;  Ứng dụng: Sàng lọc, nhận diện thiết bị, vật liệu không có PCB. Phương pháp thử nhanh  Nguyên tắc: Oxy hóa clo hữu cơ (trong PCB) thành clo vô cơ (Cl- ) và xác định PCB thông qua tổng clo;  Ưu điểm: Sử dụng thiết bị đo nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện khi sử dụng tại hiện trường;  Nhược điểm: Độ chính xác, độ nhậy và chọn lọc thấp, chỉ có thể áp dụng với các mẫu có nồng độ PCB cao (lớn hơn 2 ppm);  Ứng dụng: Sàng lọc, nhận diện thiết bị không có PCB và nghi nhiễm PCB. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm  Nguyên tắc: Sử dụng phương pháp sắc ký để phân tích thành phần và nồng độ của từng loại cấu tử PCB và nồng độ tổng PCB;  Ưu điểm: Phân tích được nhiều loại mẫu, độ chính xác, độ nhậy và tính chọn lọc cao;  Nhược điểm: Đắt tiền, tốn thời gian, yêu cầu cán bộ phân tích có hiểu biết và kỹ năng phân tích;  Ứng dụng: Xác định chính xác nồng độ PCB. Phương pháp sử dụng bộ thử nhanh và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm yêu cầu có thiết bị và được thực hiện bởi các cán bộ phân tích và đơn vị đã qua đào tạo.
  • 33. 33 LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB Xác định PCB từ hồ sơ như thế nào?30 Có 2 nhóm đối tượng nghi nhiễm dầu PCB cao nhất: (1) Thiết bị điện nguyên dạng (chưa thay dầu) và được sản xuất trước năm 2001 hoặc không rõ năm sản xuất và (2) thiết bị điện đã được thay dầu. Với nhóm 1, có thể căn cứ vào danh mục loại dầu thường sử dụng để xác định thiết bị đó có PCB không. Các thiết bị điện chưa thay dầu có xuất xứ và/hoặc sử dụng các loại dầu thương mại dưới đây là thiết bị có PCB (theo danh mục của UNEP). Thiết bị không sử dụng dầu thương mại từ danh sách này không có nghĩa là không có PCB. Danh sách đầy đủ các MBA và tụ điện có PCB tham khảo tại www.pops.org.vn Xuất xứ Hãng sản xuất/ Loại MBA Dầu sử dụng Liên xô cũ ТНЗ, ТНЗП, ТНЗПУ, ТНЗС, ТНП, ТНПУ, ТНР, ТНРУ; ТНЗ-25/10; ТНЗ-40/10;... Hexol, Santothern, Santovac, Sat-T-America, Siclonyl, Solvol, Sorol, Soval, Sovol, Sovtol, TCD Mỹ General Elect. (750kVA); Westinghouse (750kVA); General Electric (750kVA); Of. Elec. Tech. (25kVA); Of. Elec. Tech. (25kVA); UNELEC (250 kVA); Apirorlio, Areclor, Arochlor, Arochlors, Aroclor/ Arochlor(s), Arubren, Asbestol, Bakola 131,Biphenyl, Cloresil, Chlophen, Chloretol, Chlorextol, Đức DL800Voltawerke; TC, C, IVDCL, CDsl; Ask/Askarel/Askael, Auxol, Bakola, Biclor, Blacol, Chlorphen, Ý Abestol, Aceclor, Adkarel, ALC, Apirolio, Diarol, Dicolor, Diconal, Disconon, DK, Pháp TP, TXP, MiTR, ISITHP Elenex, Hywol, Non-Flamol, Olex-sf-d, Orophene, Pheaoclor, Pheneclor, Anh Aroclor, Askarel ,Pyroclor, Inclor Tây Ban Nha Phenoclor, Pyralene Tiệp TO Hexol ,Santothern, Santovac, Sat-T-America, Siclonyl, Solvol, Sorol, Soval, Sovol, Sovtol, TCD Ba lan TAO, TO, TOC, TON, TOH, TOF, TOW Chlorfin, Chlorinal/Chlorinol, Chlorinated biphenyl, Chlorinated diphenyl, Nhật Electrophenyl, Inertenn, Kanechlor, Kaneclor, Kennechlor, pyralène, Santosol,
  • 34. 34 Các phương pháp thử nghiệm đơn giản dưới đây được thực hiện trên thiết bị, vật liệu chưa được xác định có PCB hay không. Các thử nghiệm này không đòi hỏi các máy móc phân tích chuyên dụng và chuyên gia phân tích. Các thử nghiệm này nên được sử dụng ở giai đoạn khảo sát ban đầu bởi chúng không định lượng hàm lượng PCB hay xác nhận chắc chắn sự có mặt của PCB. Phương pháp thử tỷ trọng (mẫu dầu) Phương pháp này dựa vào sự khác nhau về tỷ trọng của dầu có PCB và nước. Nếu dầu có PCB thì tỷ trọng sẽ lớn hơn nước do đó sẽ chìm xuống trong khi đó dầu khoáng thì nhẹ hơn nước. Phương pháp này chỉ phù hợp khi hàm lượng PCB có trong dầu tương đối cao (trên 300 ppm). Có thể tiến hành phương pháp này như sau:  Rót một ít nước vào ống nghiệm 10 ml;  Cho một vài giọt dầu vào ống nghiệm; Giữ yên ống nghiệm một lúc, sau đó quan sát lớp dầu, nước. Nếu lớp dầu lắng xuống đáy của ống nghiệm chứng tỏ tỷ trọng của dầu lớn hơn 1 và dầu này có thể có PCB. Nếu lớp dầu nổi lên trên bề mặt nước thì đây có thể là dầu khoáng (hoặc dầu có PCB ở nồng độ < 300 ppm) có tỷ trọng nhỏ hơn 1. Phương pháp thử tỷ trọng Thử nghiệm PCB đơn giản như thế nào?31 Phương pháp thử sự có mặt của clo (mẫu dầu) Phương pháp này kiểm tra sự có mặt của clo trong mẫu dầu để từ đó xác định sự có mặt của PCB. Sự có mặt của PCB được xác định thông qua quan sát màu sắc của ngọn lửa khi đốt mẫu dầu cần thử trên sợi dây đồng. Clo sẽ làm ngọn lửa có màu xanh khi dầu được đốt trên sợi dây đồng. Việc đổi màu này chứng tỏ trong mẫu dầu có thể có PCB vì loại dầu có PCB có chứa clo trong khi dầu khoáng thông thường lại không chứa clo.
  • 35. 35 PCB đang được kiểm kê với đối tượng nào?32 Trong khuôn khổ dự án quản lý PCB tại Việt Nam, các loại thiết bị điện (máy biến áp, tụ điện, TU/TI, các loại thiết bị công nghiệp sử dụng cơ cấu nâng hạ và các loại dầu tái chế là đối tượng cần lấy mẫu, phân tích và kiểm kê PCB). Thứ tự ưu tiên lấy mẫu phân tích PCB đối với các máy biến áp, TU/TI và dầu lưu giữ tại chỗ được trình bày dưới đây. LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB Nhóm đối tượng Thứ tự ưu tiên lấy mẫu phân tích Nhóm 1. Sử dụng dầu nguyên gốc, sản xuất từ năm 2001 trở về trước hoặc không có nhãn mác 1 Thiết bị thuộc danh mục UNEP (câu 30) 2 Thiết bị không thuôc danh mục UNEP Nhóm 2. Sử dụng dầu không nguyên gốc 3 Thiết bị rò rỉ, gần trường học, bệnh viện, tòa nhà, khu vui chơi giải trí, chợ (khoảng cách dưới 500 m) 4 Thiết bị rò rỉ không thuộc nhóm trên (3) 5 Thiết bị kín thuộc hệ thống truyền tải 6 Thiết bị kín thuộc nhà máy điện 7 Thiết bị kín thuộc hệ thống phân phối được đặt tại tỉnh, thành phố đông dân (trên 1000 người/m2 ) 8 Thiết bị còn lại không thuộc nhóm trên (3-7) Nhóm 3. Sử dụng dầu nguyên gốc, sản xuất trong nước sau năm 2001 9 Thiết bị gần trường học, bệnh viện, tòa nhà, khu vui chơi giải trí, chợ (khoảng cách dưới 500 m) 10 Thiết bị còn lại không thuộc nhóm trên (9) Việc xác định PCB trong các tụ điện được áp dụng theo phương pháp sàng lọc từ hồ sơ (do không thay dầu) và chỉ lấy mẫu phân tích với các tụ đện không còn sử dụng. Thứ tự lấy mẫu phân tích và kiểm kê với máy biến áp, TU/TI Nhóm đối tượng Thứ tự ưu tiên lấy mẫu phân tích Dầu tuần hoàn, tái sử dụng, dầu thải từ các thiết bị điện 1 Dầu lưu giữ gần trường học, bệnh viện, tòa nhà, khu vui chơi giải trí, chợ (khoảng cách dưới 500 m) 2 Dầu lưu giữ còn lại, có lượng lưu giữ từ cao xuống thấp Thứ tự lấy mẫu phân tích và kiểm kê với dầu lưu giữ tại chỗ
  • 36. 36 Chuẩn bị trước khi lấy mẫu kiểm kê PCB như thế nào?33 Trước khi lấy mẫu dầu máy biến áp cần xác nhận đúng máy cần lấy mẫu. Trong trường hợp lấy mẫu khi máy biến áp đang hoạt động phải tuân thủ hướng dẫn, quy định an toàn tại nơi lấy mẫu. Chỉ lấy mẫu khi có mặt kỹ sư điện phụ trách trạm/khu vực. Cần đặc biệt chú ý khi thao tác với máy biến áp lớn vì áp suất thường lớn. Người thao tác không nên ở vị trí đối diện với van xả dầu. Vị trí lấy mẫu là qua van xả dầu ở đáy máy biến áp hoặc qua nắp đổ dầu bằng cách sử dụng bơm tay. Không nên lấy mẫu ở bình giãn nở vì mẫu không mang tính đại diện. Điền thông tin vào phiếu lấy mẫu. Khi lấy mẫu cần đặt khay kim loại dưới van xả. Đặt túi/thùng đựng rác thải, vật liệu hút/hấp phụ dầu, giấy và giẻ lau ngay bên cạnh vị trí lấy mẫu. Mặc trang phục bảo hộ (quần áo, mũ, găng tay, kính, khẩu trang, giày/ủng). Cần có sự giúp đỡ của cộng sự, không được thực hiện lấy mẫu một mình. Nếu không thể lấy mẫu khi máy đang hoạt động thì phải tắt máy. Cần xin ý kiến người vận hành trước khi tắt máy. Nếu không được phép tắt máy và không thể lấy mẫu thì ghi chú vào phiếu lấy mẫu.
  • 37. 37 Lấy mẫu kiểm kê PCB với máy biến áp như thế nào?34 Dùng giẻ lau sạch van. Dùng mỏ lết mở van, ốc cho đến khi có dầu chảy thành dòng nhỏ thì dừng lại. Dùng khay hứng để loại bỏ dầu cặn ban đầu. Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị, công tác lấy mẫu dầu máy biến áp như sau: Mở chai đựng mẫu và giữ ở dưới van xả (lưu ý phải đeo găng tay). Lấy lượng mẫu khoảng 20 - 50 ml, sau đó đóng van lại. Cần lưu ý tránh dầu chảy ra ngoài trong suốt quá trình lấy mẫu và phải có khay hứng ngay bên dưới. Nếu lấy mẫu qua nắp đổ dầu thì dùng pipet hút đủ lượng dầu cần lấy rồi cho chảy vào chai đựng mẫu. Sau khi lấy đủ lượng mẫu, đóng nắp chai mẫu lại và dùng giẻ lau lau sạch dầu dính xung quanh chai. Dán 2 nhãn giống nhau (có thể kèm theo phiếu thông tin mẫu): một nhãn lên máy biến áp vừa lấy mẫu và một nhãn lên chai đựng mẫu, đảm bảo các thông tin sau được nhận diện gồm tên chủ sở hữu máy, công suất máy, mã kiểm kê (nếu có), mã số của mẫu, năm sản xuất, nhà sản xuất, vị trí đặt máy, ngày lấy mẫu. Đặt chai đựng mẫu vào giá. Khi các giá này đầy thì đặt vào thùng đựng mẫu. Hoàn tất việc lấy mẫu  Lau sạch miệng van xả bằng giẻ lau. Kiểm tra kỹ và đảm bảo van đã được khóa chặt, không bị rỉ dầu ra ngoài;  Dùng giẻ lau, giấy, vật liệu hấp phụ làm sạch các vết dầu rơi vãi hay bị đổ, tràn ra ngoài. Sau đó, dùng dung môi n-hexan để rửa và lau sạch lại bằng giẻ. Giấy và giẻ lau sau đó phải được bỏ vào túi/thùng đựng rác thải nguy hại;  Kiểm tra phiếu điền thông tin lấy mẫu, đảm bảo các thông tin đã được điền đầy đủ và chính xác;  Thu dọn hiện trường sạch sẽ. LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB
  • 38. 38 Lấy mẫu kiểm kê PCB với tụ điện như thế nào?35 Do tụ điện được thiết kế kín hoàn toàn nên chỉ có thể lấy mẫu bằng cách phá vỏ. Chính vì lý do này, việc lấy mẫu và phân tích chỉ thực hiện trên các tụ điện đã thải loại. Nếu có nhiều tụ điện của cùng một seri, chỉ cần lấy 2 mẫu đại diện của seri này. Lấy mẫu tụ điện lớn  Cắt, khoan, trích lớp vỏ tụ điện (chú ý: để tránh dầu có PCB chảy ra ngoài, phải chọn vị trí cắt, khoan, trích phù hợp và kích thước không quá lớn, đủ để lấy mẫu bằng pipet);  Lấy mẫu dầu PCB trong tụ điện bằng pipet loại dùng 1 lần. Gắn kín bằng keo epoxy sau khi lấy mẫu xong;  Mẫu sau khi lấy phải được bảo quản và đưa đến các phòng thí nghiệm phân tích PCB để thực hiện phân tích. Lấy mẫu tụ điện nhỏ  Trải tấm lót thấm dầu lên sàn nơi thao tác và chuẩn bị sẵn khay hứng dầu (bằng inox là tốt nhất);  Dùng cưa sắt cắt xung quanh đỉnh vỏ tụ điện;  Nhấc phần đỉnh tụ điện ra để kéo cuộn dây ra ngoài;  Dùng dụng cụ cạy khoảng 1 cm3 lớp cách điện và lớp tiếp xúc;  Lấy mẫu bằng pipet dùng 1 lần hoặc dụng cụ lấy mẫu nhỏ phù hợp;  Mẫu sau khi lấy phải được bảo quản và đưa đến các phòng thí nghiệm phân tích PCB để thực hiện phân tích. Trong hỗn hợp nước và dầu chỉ cần xác định PCB trong pha dầu. Do là loại hóa chất kỵ nước và có tính không phân cực, PCB sẽ tập trung ở trong pha dầu. Nồng độ PCB xác định được trong pha dầu được coi là nồng độ PCB trong hỗn hợp nước và dầu. Xác định nồng độ PCB trong hỗn hợp nước và dầu như thế nào? 36
  • 39. 39 Các quy định nào về phân tích PCB tại Việt Nam?37 Hiện nay, Việt Nam đã ban hành các TCVN sau đây về phân tích PCB: TCVN 8170-1:2009 (EN 1528- 1:1996), Phần 1: Yêu cầu chung Các phương pháp xác định các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chất PCB trong các sản phẩm thực phẩm chứa chất béo TCVN 8170-2:2009 (EN 1528- 2:1996), Phần 2: Chiết chất béo, thuốc BVTV, PCB và xác định hàm lượng chất béo Các quy trình chiết tách chất béo có chứa thuốc bảo vệ thực vật và các dư lượng PCB từ các nhóm khác nhau của thực phẩm chứa chất béo TCVN 8170-3:2009 (EN 1528- 3:1996), Phần 3: Phương pháp làm sạch Các phương pháp làm sạch mẫu phân tích, bao gồm loại bỏ mỡ và các lipid có thể gây nhiễu TCVN 8170-4:2009 (EN 1528- 4:1996), Phần 4: Phương pháp xác định, phép thử khẳng định và các qui trình khác Hướng dẫn về một số kỹ thuật được khuyến cáo để xác định dư lượng thuốc BVTV và các hợp chất PCB trong thực phẩm chứa chất béo, các phép thử khẳng định và đưa ra quy trình làm sạch để loại lipit khi phân tích mẫu có hàm lượng chất béo cao. 1 2 3 4 TT Tên Tiêu chuẩn Việt Nam Nội dung 5 TCVN 8061:2009 về chất lượng đất, xác định hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ và polyclo biphenyl - Phương pháp sắc ký khí với Detector bẫy electron Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định lượng PCB dựa trên 7 cấu tử PCB, áp dụng cho mọi loại đất và dưới các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này, có thể đạt được giới hạn phát hiện từ 0,1 µg/kg đến 0,4 µg/kg. Trong trường hợp hỗn hợp nhiều chất lỏng từ nhiều nguồn khác nhau được thu gom về cùng một bể chứa nhưng chúng không hòa trộn hoàn toàn với nhau, khi đó hỗn hợp chất lỏng có thể cho các nồng độ PCB khác nhau. Hỗn hợp chất lỏng sẽ được tiêu hủy theo các yêu cầu áp dụng cho mức nồng độ PCB cao nhất phát hiện được trong hỗn hợp chất lỏng. Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam đang phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xây dựng và ban hành 2 tiêu chuẩn về “phân tích PCB trong dầu” và “phân tích PCB trong đất/trầm tích”. Dự kiến 2 tiêu chuẩn này sẽ được ban hành vào đầu năm 2015. LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB 38 Một hỗn hợp chất lỏng có thể cho các nồng độ PCB khác nhau không?
  • 40. 40 Có các phương pháp phân tích PCB trong phòng thí nghiệm nào? 39 Các phương pháp phân tích PCB trong phòng thí nghiệm gồm có: phân tích công cụ (phương pháp sắc ký khí), phân tích hóa học (phương pháp điện hóa và so màu) và phân tích hóa sinh (ELISA – hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme) Phân tích công cụ Phân tích hóa học Phân tích hóa sinh Ứng dụng  Phạm vi ứng dụng rộng rãi đối với hầu hết các loại mẫu môi trường, sinh vật  Chủ yếu ứng dụng cho mẫu nước, dầu hoặc các mẫu thể rắn  Chủ yếu là các mẫu nước hoặc các mẫu thể rắn nhưng ít đòi hỏi phải qua xử lý mẫu phức tạp Ưu điểm  Phân tích được nhiều loại mẫu (phạm vi ứng dụng rộng)  Độ chính xác, độ nhạy (giới hạn phát hiện cỡ chục ng/kg) và tính chọn lọc cao, có thể phân tích được nhiều chất đồng loại  Lượng mẫu tiêu tốn ít  Là phương pháp tiêu chuẩn  Đơn giản trong thao tác và xử lý mẫu, dễ sử dụng  Thời gian phân tích nhanh  Hiệu quả kinh tế cao  Sử dụng linh hoạt ngoài hiện trường  Độ nhạy cao (giới hạn phát hiện cỡ 0,05 – 5 ppm)  Đơn giản trong thao tác và xử lý mẫu, dễ sử dụng  Thời gian phân tích nhanh. Trong một số trường hợp, hiệu quả kinh tế hơn phương pháp hoá học Nhược điểm  Chi phí phân tích cao, cần nhiều thời gian phân tích và quy trình phân tích phức tạp  Đòi hỏi kỹ năng phân tích và cán bộ phân tích có trình độ  Không thể phân tích được ngoài hiện trường  Chỉ có thể áp dụng với các mẫu có nồng độ PCB cao > 2 ppm, kết quả mang tính chất định tính và bán định lượng  Độ chính xác, độ nhạy và chọn lọc thấp vì phụ thuộc vào hóa chất, dụng cụ và bộ thử của hãng sản xuất  Chỉ có độ chính xác trong một khoảng nồng đô nhất định từ 0,03 - 1 ppm (kết quả phân tích mang tính chất bán định lượng)  Độ chọn lọc kém, không phù hợp với các mẫu có nền phức tạp  Kém linh hoạt vì phụ thuộc vào hóa chất, dụng cụ và bộ thử của hãng sản xuất
  • 41. 41 Việc lấy mẫu, phân tích PCB cần được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm đảm bảo một trong các năng lực sau: 1. Có chứng chỉ VILAS đổi với chỉ tiêu PCB phù hợp 2. Được xác nhận đủ năng lực quan trắc môi trường theo nghị định số 27/2013/ NĐ-CP và Thông tư số 42/2013/TT-BTNMT 3. Được Tổng cục Môi trường xác nhận có đủ năng lực và phương pháp phân tích PCB phù hợp. Danh sách các phòng thí nghiệm phân tích PCB đã đạt kết quả phân tích tốt trong đợt kiểm tra liên phòng thí nghiệm năm 2011 và năm 2013 của Dự án quản lý PCB tại Việt Nam: Cơ quan nào phân tích được PCB?40 Có thể thay thế dầu có PCB được không?41 Hoàn toàn có thể thay thế các loại dầu có PCB bằng các loại dầu sau: Silicon, hydrocarbon béo, Poly-a-olefin (hydrocarbon tổng hợp), chlorinated benzenes, esters (hỗn hợp của pentaerithritol và acid béo)... Tên cơ sở Địa chỉ Công ty thí nghiệm điện Miền Nam – TCT Điện lực Miền Nam 22 BIS Phan Đăng Lưu, phường 6, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh Công ty TNHH Một thành viên Khoa học Công nghệ Hoàn Vũ 112A Lương Thế Vinh, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Trung tâm Công nghệ Môi trường TP. HCM - Viện Công nghệ Môi trường - Viện KHCN Việt Nam Số 1 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD) 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội PTN Độc học Môi Trường - Viện Môi trường và Tài nguyên (IER) 142 Tô Hiến Thành, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh PTN Giám sát và Phân tích Môi Trường - Trạm Quan trắc và Phân tích Môi trường Lao động - Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động 99 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội PTN Nông sản Thực phẩm - Công ty Intertek Việt Nam KĐT Nam Sông Cần Thơ, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ PTN Phân tích Độc chất Môi trường - Viện Công nghệ Môi trường - Viện KHCN Việt Nam Nhà A30, 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội Phòng phân tích PCB - Trung tâm Kỹ thuật Môi trường và An toàn Hóa chất Số 2 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM KÊ PCB
  • 42. 42 Thông tin về thành phần và nồng độ PCB (nếu có) sẽ được xác định trên nhãn hóa chất và phiếu an toàn hóa chất (MSDS) được nhà sản xuất cung cấp kèm với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu. Khi không có nguồn thông tin này, cần lấy mẫu và phân tích xác định nồng độ PCB. Nhãn hóa chất Phiếu an toàn hóa chất  Tên hóa chất;  Tên cơ sở sản xuất;  Thành phần cơ bản của hóa chất;  Nồng độ của các hóa chất;  Biểu trưng nguy hiểm theo tiêu chuẩn;  Thông báo nguy hiểm (hazard statement) theo tiêu chuẩn;  Yêu cầu ngăn ngừa rủi ro. (precaution).  Thông tin của công ty;  Tên sản phẩm;  Thành phần các chất nguy hiểm;  Nhận dạng đặc tính nguy hiểm về vật lý, cháy nổ, sức khỏe, môi trường, ...  Yêu cầu lưu giữ, vận chuyển, thải bỏ;  Biện pháp sơ cứu, xử lý sự cố và ứng phó khẩn cấp;  Các đề phòng đặc biệt. Làm thế nào để biết hàng nhập khẩu có PCB?42 Cuối năm 2007, Công ty cổ phần Đầu tư Cửu Long Vinashin đăng ký tờ khai tại cảng Cái Lân lô hàng thiết bị điện gồm 40 máy biến áp đã qua sử dụng tại Hàn Quốc theo tờ khai số 203 ngày 14/11/2007. Đây là một phần trong số các thiết bị do công ty tự tháo dỡ, thanh lọc sau khi mua lại toàn bộ 2 nhà máy nhiệt điện tại Seoul phục vụ lắp đặt thi công dự án nhiệt điện Sông Hồng tại Nam Định do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) làm chủ đầu tư. Sau khi lô hàng về đến cảng Cái Lân, qua kiểm tra, làm thủ tục nhập khẩu, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện trong số các máy biến áp được nhập khẩu có 1 máy có nồng độ PCB vượt tiêu chuẩn cho phép. Do đó, lô hàng không đủ điều kiện thông quan và bị tạm giữ tại cảng Cái Lân để chờ quyết định xử lý. XUẤT NHẬP KHẨU PCB
  • 43. 43 Việt Nam tham gia Công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng, đồng thời cũng tham gia công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (trong đó có PCB) với mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước rủi ro từ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Theo hai công ước này, việc xuất nhập khẩu các chất thải nguy hiểm, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (trong đó có PCB) chỉ được thực hiện với mục đích quản lý chất thải an toàn. Chính phủ Việt Nam hướng tới mục tiêu cấm xuất nhập khẩu và sử dụng mới các thiết bị và vật liệu có PCB. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị xác nhận điều kiện xuất nhập khẩu PCB. Việc xuất nhập khẩu PCB tuân theo quy trình của Tổng cục Hải quan. Có được phép xuất nhập khẩu PCB không?43 Xuất khẩu PCB từ Việt Nam phải tuân theo quy định gì?44 Không có văn bản riêng cho việc xuất khẩu PCB và các thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB. Xuất khẩu chất thải có PCB thuộc phạm vi quy định của Thông tư 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại. Theo đó: “Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng theo quy định tại Phụ lục 5”. Phụ lục 5 gồm 2 phần, phần A quy định đăng ký xuất khẩu CTNH, phần B quy định nội dung hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới. Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm cấp văn bản chấp thuận đăng ký xuất khẩu CTNH. PCB và các thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB chỉ được phép xuất nhập khẩu khi được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. XUẤT NHẬP KHẨU PCB
  • 44. 44 Nhập khẩu PCB và các thiết bị, vật liệu chất thải có PCB phải tuân thủ điều kiện, phải được Tổng cục Môi trường chấp thuận bằng văn bản. Nhập khẩu PCB cần tuân thủ theo: Thông tư 01/2006/TT-BCN do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ CT) ban hành ngày 11/4/2006 hướng dẫn việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại, tiền chất ma tuý, hóa chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc dạng quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp và Thông tư số 10/2006/TT- BCN do Bộ Công nghiệp ban hành ngày 01/12/2006 sửa đổi Khoản 3 Mục II Thông tư số 01/2006/TT- BCN. PCB và các hợp chất có PCB là hóa chất nhập khẩu có điều kiện thuộc phụ lục 3 của Thông tư số 01/2006/TT- BCN. Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 về việc Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó ban hành 03 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu: (i) QCVN 31:2010/ BTNMT - Phế liệu sắt, thép nhập khẩu; (ii) QCVN 32:2010/BTNMT - Phế liệu nhựa nhập khẩu; (iii) QCVN 33:2010/BTNMT - Phế liệu giấy nhập khẩu. Theo đó, phế liệu sắt, thép nhập khẩu không được phép có tạp chất nguy hại. Thông tư 40/2011/TT-BCT quy định về khai báo hóa chất áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất (kể cả nhập khẩu hóa chất vào khu chế xuất) thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo quy định tại Phụ lục V Nghị định số 26/2011/NĐ-CP. Thông tư quy định Đối với hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục V Nghị định số 26/2011/ NĐ-CP phải lập Phiếu an toàn hóa chất. PCB là hóa chất độc hại theo nghị định 26/2011/NĐ-CP (mã số hải quan 271091). Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BCT-BTNMT ngày 15/11/2012 hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. 1. Theo đó, phế liệu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu hoặc các yêu cầu về mô tả phế liệu tương ứng trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu. Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28/1/2013 quy định về phế liệu được phép nhâp khẩu làm vật liệu sản xuất. Theo đó, phế liệu phải được làm sạch để loại bỏ chất thải, những loại vật liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên. Nhập khẩu PCB tại Việt Nam phải tuân theo quy định gì?45
  • 45. 45 XUẤT NHẬP KHẨU PCB – VẬN CHUYỂN PCB Có được phép vận chuyển PCB không?46 PCB phải được vận chuyển an toàn với sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Việc cấp phép lưu giữ, vận chuyển PCB và các thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB sẽ tùy theo tính năng sử dụng của PCB vào thời điểm xin cấp phép.  Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc lưu giữ, vận chuyển chất thải có PCB như một loại chất thải nguy hại. Tổng cục Môi trường, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (Sở tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường nếu được phân cấp) có trách nhiệm cấp phép quản lý chất thải nguy hại, trong đó có PCB.  Bộ Công an quản lý việc vận chuyển PCB và các thiết bị, vật liệu có PCB như hàng hóa nguy hiểm. Giấy phép vận chuyển sẽ do Cục Cảnh sát cấp. Theo quy định của Liên hiệp quốc, khi vận chuyển PCB cần có biển báo như hình bên, mỗi chiều ít nhất là 250 mm, đường kẻ khung màu đen cách mép 12,5 mm, nửa trên gồm 7 sọc đen, nửa dưới có số 9, màu đen (cao ít nhất là 25 mm) và mã UN của loại hóa chất (cao ít nhất là 65 mm). Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hại phải có biển báo ít nhất ở hai phía đối diện và phải dễ nhìn, đặc biệt khi xếp và dỡ hàng. Khi vận chuyển nhiều thùng hoặc nhiều loại hàng nguy hiểm, biển báo phải được đặt tại mỗi thùng. Việt Nam quy định dấu hiệu nhận biết khi vận chuyển gồm biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm, được dán ngoài mỗi kiện hàng và hai bên phương tiện vận chuyển. Biểu trưng nguy hiểm kích thước 100 x 100 mm (cho kiện hàng), 250 x 250 mm (cho container), và 500 x 500 mm (cho phương tiện). Báo hiệu nguy hiểm màu vàng cam, 300 x 500 mm, ghi mã UN2315 với chất lỏng có PCB hoặc UN3432 với chất rắn có PCB, đặt dưới biểu trưng nguy hiểm. UN 2315 UN 2315 Thiết bị vận chuyển PCB cần có dấu hiệu gì?47 UN 3432
  • 46. 46 Văn bản nào quy định về vận chuyển PCB tại Việt Nam?48 Vận chuyển PCB và vật liệu có PCB như một loại hàng hóa nguy hiểm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an và được quy định tại:  Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9/11/2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;  Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường thủy nội địa. Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 về việc quy định cấp giấy phép vật liệu nổ và hàng công nghiệp (áp dụng cho cả đường bộ và đường thủy nội địa) quy định Tổng cục Cảnh sát là đơn vị chịu trách nhiệm cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm. Các quy định cụ thể:  Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển từng chuyến; có giá trị 12 tháng đối với phương tiện chuyên dùng vận chuyển hàng nguy hiểm  Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt, phải dán Biểu trưng hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu VC07 ban hành kèm theo Thông tư lên kính phía trước và hai bên thành phương tiện vận chuyển trong suốt quá trình vận chuyển.  Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường thủy, ban ngày phải cắm Cờ báo hiệu có chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu thắp sáng màu đỏ theo mẫu quy định của Bộ Giao thông vận tải trong suốt quá trình vận chuyển Điều 80, 81 Bộ Luật Hàng hải năm 2005 quy định trong trường hợp vận tải hàng hóa quốc tế, phải áp dụng các quy định của Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển- IMDG Code (International Maritime Dangerous Goods Code).
  • 47. 47 Thông tư quy định chủ vận chuyển CTNH phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở pháp lý, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện về nhân lực, điều kiện về công tác quản lý và các điều kiện khác nêu rõ trong Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT mới được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH VẬN CHUYỂN PCB Vận chuyển PCB và vật liệu có PCB như một loại chất thải nguy hại thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 về quản lý chất thải nguy hại quy định việc vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế CTNH. Thông tư nêu rõ trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH trong việc sử dụng, thông báo giấy phép vận chuyển CTNH cho chính quyền địa phương; ký kết hợp đồng với các bên có liên quan đến CTNH; lộ trình vận chuyển CTNH; trách nhiệm khi phát sinh CTNH trong quá trình vận chuyển; yêu cầu tuân thủ Công ước Basel khi tham gia vận chuyển trong nội địa đối với CTNH vận chuyển xuyên biên giới, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường... Thông tư cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý có thẩm quyền như Tổng cục Môi trường, UBND cấp tỉnh thành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND cấp tỉnh thành phân cấp, Chi Cục Bảo vệ môi trường cấp tỉnh thành với công tác quản lý vận chuyển CTNH. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề quản lý CTNH bao gồm bao bì chuyên dụng, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống hoặc thiết bị sơ chế, xử lý CTNH phải đạt các yêu cầu kỹ thuật nêu tại Phụ lục 7 của thông tư.
  • 48. 48 Cử người điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc người áp tải có đủ trình độ, đã qua huấn luyện, đào tạo về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Xin cấp phép vận chuyển PCB của cơ quan có thẩm quyền. Khi vận chuyển, chủ sở hữu thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB cần làm gì? 49 Chủ sở hữu thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB cần thực hiện các yêu cầu sau: Thống nhất với các tổ chức, cá nhân có liên quan để khai đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng chuyển giao CTNH và các quy định trong Giấy phép QLCTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH. Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển, chủ sở hữu cần thuê tổ chức cá nhân vận chuyển có đủ năng lực, điều kiện pháp lý thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm và chất thải có PCB. Trong trường hợp thuê các tổ chức cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm và chất thải có PCB cần thông báo rõ bằng văn bản cho chủ phương tiện vận chuyển biết về tên, số lượng, tính độc hại của hàng nguy hiểm có PCB, về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố và các thông tin cần thiết có liên quan khác.
  • 49. 49 VẬN CHUYỂN PCB (Tham khảo tài liệu Hướng dẫn vận chuyển thiết bị, vật liệu và chất thải có PCB tại website: www.pops.org.vn để có các thông tin chi tiết hơn) 32 Thông báo cho chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân dân cấp xã) có tuyến đường vận chuyển về kế hoạch vận chuyển hàng nguy hiểm có PCB và cung cấp các thông tin chi tiết về tuyến vận chuyển, nơi đến và thời gian vận chuyển. Đảm bảo nơi đến đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận hàng nguy hiểm có PCB. Theo dõi, giám sát việc chuyển giao hàng nguy hiểm và chất thải có PCB căn cứ vào nội dung hợp đồng và Chứng từ CTNH, lập sổ giao nhận hàng nguy hiểm có PCB để theo dõi loại, số lượng, thời gian, đơn vị tiếp nhận và xử lý. Trường hợp cần thiết, chủ sở hữu hàng nguy hiểm và chất thải có PCB cử cán bộ trực tiếp tham gia giám sát quá trình vận chuyển, lưu giữ và xử lý của tổ chức, cá nhân tiếp nhận hàng nguy hiểm và chất thải có PCB.