SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 143
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRỒNG RỪNG - CHĂM SÓC, QUẢN LÝ,
BẢO VỆ RỪNG
Tháng 01/2023
Địa điểm:
Tỉnh Lâm Đồng
-----------  -----------
DỰ ÁN
TRỒNG RỪNG - CHĂM SÓC, QUẢN LÝ,
BẢO VỆ RỪNG
Địa điểm:Tỉnh Lâm Đồng
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
0918755356-0918755356
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................. 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 6
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................... 8
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN .................................................................. 9
5.1. Mục tiêu chung............................................................................................... 9
5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 12
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN ....................................................................................................................... 12
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................... 12
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án. ........................................................... 16
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 18
2.1. Thị trường gỗ................................................................................................ 18
2.2. Trồng rừng gỗ lớn mang lại nhiều lợi ích .................................................... 23
2.3. Thị trường rau củ quả trái cây Việt Nam ..................................................... 23
2.4. Nhu cầu thị trường dược liệu ....................................................................... 26
2.5. Tổng quan về ngành dược Việt Nam ........................................................... 29
2.6. Chiến lược phát triển ngành dược quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030........ 30
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 32
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 32
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư ................................... 35
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 40
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
3
4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 40
4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 40
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 40
5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 40
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 41
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 42
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 42
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 43
2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR).................................................................... 43
2.2. Kỹ thuật trồng rừng...................................................................................... 45
2.3. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng ........................................................................ 57
2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao........................................................ 63
2.5. Hệ thống tưới nhỏ giọt ................................................................................. 70
2.6. Áp dụng VietGAP trong trồng trọt .............................................................. 74
2.7. Kỹ thuật trồng các loại cây dược liệu .......................................................... 78
2.8. Hệ thống vườn ươm ..................................................................................... 89
III. QUY TRÌNH SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN TRÁI CÂY ......................................... 92
3.1. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản ....... 92
3.2. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen........................................... 96
3.3. Công nghệ đóng gói, dãn nhãn các sản phẩm bằng mã vạch....................... 99
IV. QUY TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU........................ 100
4.1. Cách phơi dược liệu ................................................................................... 100
4.2. Cách sấy dược liệu ..................................................................................... 101
4.3. Cách bảo quản dược liệu............................................................................ 101
4.4. Cách đo độ ẩm cho dược liệu..................................................................... 102
4.5. Các tiêu chuẩn GMP trong ngành sản xuất dược phẩm............................. 103
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
4
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................. 106
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG...................................................................... 106
1.1. Chuẩn bị mặt bằng...................................................................................... 106
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: .............. 106
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.................................... 106
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................. 106
2.1. Các phương án xây dựng công trình .......................................................... 106
2.2. Các phương án kiến trúc ............................................................................ 108
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................... 109
3.1. Phương án tổ chức thực hiện...................................................................... 109
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý.................... 110
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................... 111
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................... 111
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG............... 111
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ..................................... 113
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG ......................................................................................... 113
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình..................................................... 113
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng............................................... 115
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .............................................................................. 118
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG ............................................ 119
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án .......................................................................... 119
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng............................................... 124
VII. KẾT LUẬN ............................................................................................... 127
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
5
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................ 128
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................. 128
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN...................... 130
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 130
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ....................... 130
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................. 131
2.4. Phương ánvay............................................................................................. 131
2.5. Các thông số tài chính của dự án ............................................................... 132
KẾT LUẬN....................................................................................................... 135
I. KẾT LUẬN.................................................................................................... 135
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ....................................................................... 135
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH............................... 136
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án ................................ 136
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.......................................................... 136
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................. 136
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................... 139
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................ 140
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn................................... 141
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .......................... 141
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ............................ 141
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ....................... 141
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức:
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“TRỒNG RỪNG - CHĂM SÓC, QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG”
Địa điểm thực hiện dự án:Tỉnh Lâm Đồng.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: (10.000ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 762.913.428.000 đồng.
(Bảy trăm sáu mươi hai tỷ, chín trăm mười ba triệu, bốn trăm hai mươi tám
nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : 228.874.028.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 534.039.399.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Khai thác phụ phẩm dưới tán rừng 63.487 tấn/năm
Khai thác gỗ thông (năm thứ 7) 351.619,5 m3
/năm
Khai thác nhựa thông (năm thứ 6) 37.809 tấn/năm
Trồng sầu riêng 1.269 tấn/năm
Trồng ca cao tươi 256 tấn/năm
Trồng dược liệu 1.008 tấn/năm
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và các quốc
gia khác trên thế giới. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân
tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ
“lá phổi xanh”.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
7
Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm;
tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha.
Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon
Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La
2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước.
Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các
loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý
khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới.
Trong những năm qua, Việt Nam hứng chịu nhiều tác động nghiêm trọng
của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng,
để lại hậu quả nặng nề. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng
nguyên sinh tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu
dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức
của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Trong quá trình quang hợp, cây xanh
hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxy cần thiết cho sự sống. Tán lá rừng cản và
giữ bụi, đồng thời lá cây còn tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn tiêu diệt được vi
trùng gây bệnh trong không khí, do đó rừng có tác dụng làm trong lành lạibầu
khí quyển.
Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xòe rộng như chiếu ô, nước mưa
không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên
mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
Rừng có tác dụng điều hòa dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước
mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do
đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng
chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột
và khốc liệt của rừng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ
nuôi cây và các sinh vật khác sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các
sông trong thời gian không có mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ
giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông,
tác dụng điều hòa dòng chảy càng lớn hơn.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
8
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trồng
rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”tại tỉnh Lâm Đồng nhằm phát huy được
tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển diện tích rừng, khai
thác một cách phù hợp và có hiệu quả bằng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên
tiến, nhằm chăm sóc, quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của tỉnh Lâm Đồng.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 01 tháng 01 năm
2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Lâm ngiệp số 16/2014/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Luật số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa;
 Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 06 năm 2018 của Quốc hội về Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Luật an toàn thực
phẩm số 55/2010/QH12;
 Luật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội về Tiêu
chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật;
 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
9
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định 610/QĐ-BXD ngày 13 tháng 07 năm 2022 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2021;
 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Thủ tướng chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp;
 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi
tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 05/VBHN-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định
chi tiết thi hành một số diều của Luật lâm nghiệp;
 Quyết định số 899/QĐ –TTg ngày 10/06/2013 của thủ tướng chính phủ
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Thủ tướng chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
 Quyết định số 899/QĐ –TTg ngày 10/06/2013 của thủ tướng chính phủ
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, chất lượng, có năng suất,
hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông lâm
nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
10
địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Lâm Đồng.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
bảo vệ môi trường rừng, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và
hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lâm Đồng.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
4.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hình liên kết trồng và bảo vệ rừng kết hợp trồng trọt xen
canh tại tỉnh Lâm Đồng. Mô hình liên kết bao gồm các tác nhân chủ chốt sau:
Kiểm lâm - Nông dân - Tổ hợp tác - Hợp tác xã - Doanh nghiệp,mô hình đầu tư,
liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và xây dựng nhằmđem lại sản phẩm từ nông lâm
nghiệpchất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
 Phát triển trồng rừng lấy gỗ, xây dựng vùng trồng trọt xen canh các loại
cây nông nghiệp do công ty quản lý nhằm cung cấp giống đạt chất lượng cao,
thường xuyên và đồng đều cho vùng nguyên liệu.
 Bảo vệ diện tích rừng bằng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm
kiểm kê, giám sát cây trồng rừng không bị chặt phá, hạn chế việc cháy rừng,
thúc đẩy công cuộc trồng rừng ngày càng phát triển và mở rộng.
 Xây dựng vùng nguyên liệu trồng các loại cây nông nghiệpổn định, quy
mô 10.000ha, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn VSATTP và các tiêu chuẩn thị
trường xuất khẩu và thị trường nội địa.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Khai thác phụ phẩm dưới tán rừng 63.487 tấn/năm
Khai thác gỗ thông (năm thứ 7) 351.619,5 m3
/năm
Khai thác nhựa thông (năm thứ 6) 37.809 tấn/năm
Trồng sầu riêng 1.269 tấn/năm
Trồng ca cao tươi 256 tấn/năm
Trồng dược liệu 1.008 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
11
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần mở rộng diện tích rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ môi
trường rừng một cách bền vững.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàntỉnh Lâm
Đồngnói chung.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
12
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ
độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai
+ Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận
+ Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước
+ Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 -
1.500 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.773,54 km²
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ
thống sông lớn; nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
13
động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn.
Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: phát triển cây công nghiệp
dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Địa hình
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức
tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng
nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ
nhưỡng, động thực vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng
từ bắc xuống nam:
+ Phía Bắc là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh
cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đoup (2.287m), Lang Bian (2.167m).
+ Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
+ Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và
bán bình nguyên.
Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18-
25°C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình từ 1.800
mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm là 85%, số giờ nắng trung bình cả
năm là 1.890-2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghĩ dưỡng và phát triển
các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu
ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung
tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
Thủy văn
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất
phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ
chứa nước, 92 đập dâng.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
14
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung
bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng
đông bắc xuống tây nam.
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây
đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.
Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Ba sông chính ở Lâm Đồng là:
+ Sông Đa Dâng (Đạ Đờng)
+ Sông La Ngà
+ Sông Đa Nhim
Tài nguyên đất
Lâm Đồng có 8 nhóm đất khác nhau. Đất có độ dốc dưới 25° chiếm trên
50%, đất dốc trên 25° chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt,
khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông
nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc-Di
Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, trồng rau, hoa cao cấp
để xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: cà phê có diện tích 142.900 ha, sản
lượng 324.000 tấn/năm (đứng thứ 2 sau Đắk Lắk); chè có diện tích 23.900 ha,
sản lượng 193.000 tấn/năm (đứng nhất cả nước); dâu tằm có diện tích 3.600 ha,
sản lượng 36.000 tấn/năm (đứng nhất cả nước); điều có diện tích 15.700 ha, sản
lượng 7.500 tấn/năm (một trong 10 tỉnh đứng đầu); hơn 47.000 ha rau, hoa
(đứng nhất cả nước); 622.000 ha rừng (tỷ lệ che phủ đạt 61,4%)
Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó
bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, sét, diatomite và than bùn trữ
lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp.
Quặng bauxite ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất
lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Cao lanh
có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng
sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu
lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin,... Sét
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
15
bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa
với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn
đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ
gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và
khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diatomite được
phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác
công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m³, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách
nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng…
Tài nguyên rừng
Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng đối
với cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông suối, hồ
đập, thác nước… rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách
du lịch trong và ngoài nước. Lâm Đồng còn có hai rừng quốc gia là Cát Tiên và
Bidoup Núi Bà, còn lưu giữ và bảo vệ được nhiều loại động thực vật quý hiếm
được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt là rừng quốc gia Bidoup-Núi Bà
cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 10 km, với diện tích trên 57.000 ha. Rừng
Bidoup-Núi Bà đã bảo tồn được các hệ sinh thái rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao
và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm; là một trong 221 khu bảo tồn chim
đặc hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam; bảo
tồn các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Tài nguyên nước
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất
phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thủy điện rất lớn, với 73 hồ
chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng
đều, mật độ trung bình 0,6km/km² với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông
suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và
chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều
ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng
Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: sông Đa Dâng (Đạ Đờng), sông La Ngà và
sông Đa Nhim
Tài nguyên du lịch
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
16
Nằm ở độ cao trung bình 1.500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt-Lâm
Đồng là vùng đất hiếm có của khu vực Đông Nam Á. Nhiệt độ trung bình 18 -
25°C, thời tiết quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Từ lâu, Đà Lạt đã nổi tiếng là một
trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Các loại hình
du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch lữ hành tham
quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du
lịch hội nghị hội thảo,...
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án.
Kinh tế
Tình hình kinh tế - xã hội trong nước trong 10 tháng năm 2022 đang phục
hồi và phát triển nhanh trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chính phủ tiếp tục triển
khai các giải pháp về chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ
trợ cho các đối tượng bằng các cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng công
cụ thuế, phí để kìm hãm lạm phát và các giải pháp hỗ trợ khác nhằm tháo gỡ khó
khăn, tạo động lực cho các thành phần kinh tế trong nước phát triển. Trên địa
bàn tỉnh các ngành sản xuất kinh doanh đang phục hồi, năng lực sản xuất tăng
trưởng ổn định; thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu mở rộng và phát
triển nhanh, bền vững.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong tháng 10/2022, hoạt động
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung thu hoạch cây trồng vụ Hè Thu;
chăm sóc, gieo trồng vụ Mùa; thu hoạch một số loại cây lâu năm đến thời kỳ cho
sản phẩm như cà phê (catimor), cây ăn quả,...; triển khai công tác phòng chống
dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung
chủ yếu cho công tác phòng, chống chữa cháy rừng; tiếp tục triển khai kế hoạch
sản xuất lâm sinh (chăm sóc cây giống, xử lý thực bì,...); đồng thời tăng cường
công tác quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm sản và thủy sản.
Sản xuất công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng trong tháng 10 năm 2022 tiếp tục thu hút đầu tư các ngành công
nghiệp trọng điểm, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp
chủ lực. Ưu tiên các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ thu hoạch và
bảo quản nông sản. Chuyển các ngành công nghiệp từ hình thức gia công sang
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
17
sản xuất thành phẩm trực tiếp. Phân bổ hợp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp
trên các vùng của tỉnh và khai thác hiệu quả các khu công nghiệp hiện có.
Thương mại, dịch vụ: Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2022 cơ bản diễn ra
theo chiều hướng tích cực, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên,
tháng này do thời tiết mưa bão và đã hết mùa du lịch nên lượng du khách đến
địa bàn tham quan, nghỉ dưỡng đã giảm hơn so với tháng trước nhưng vẫn duy
trì được mức tăng cao so với cùng kỳ.
Hoạt động vận tải: Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong
tháng 10 và 10 tháng phát triển ổn định, tình hình lưu chuyển hàng hóa thông
suốt, lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường dồi dào, chủng loại phong phủ
đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, tác động tích cực cho doanh thu
hoạt động vận tải trên địa bàn tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Dân số và lao động
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt
1.296.906 người, mật độ dân số đạt 125 người/km² Trong đó dân số sống tại
thành thị đạt gần 508.755 người, chiếm 39,2% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại
nông thôn đạt 788.151 người, chiếm 60,8% dân số. Dân số nam đạt 653.074
người, trong khi đó nữ đạt 643.832 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo
địa phương tăng 0,88 ‰
Trên địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngoài sinh sống.
Trong đó dân tộc Kinh là đông nhất với 901.316 người, xếp ở vị trí thứ hai
là người Cơ Ho với 145.665 người, người Mạ đứng ở vị trí thứ 3 với 31.869
người, thứ 4 là người Nùng với 24.526 người, người Tày có 20.301 người, Chu
Ru có 18.631 người, người Hoa có 14.929 người, Mnông có 9.099 người, người
Thái có 5.277 người, người Mường có 4.445 người cùng các dân tộc ít người
khác như Mông với 2.894 người, Dao với 2.423 người, Khơ Me với 1.098
người...ít nhất là Lô Lô, Cơ Lao và Cống mỗi dân tộc chỉ có duy nhất 1 người.
Hệ thống giao thông thuận lợi
Giao thông đường bộ: Lâm Đồng có hệ thống giao thông phát triển gồm
các quốc lộ 20, 27, 27C, 28, 55 nối Lâm Đồng với các thành phố như: Thành
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
18
phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Nha Trang, Gia Nghĩa, Phan Thiết, Buôn Ma
Thuột, Phan Rang Tháp Chàm, Cam Ranh và các cụm cảng Thị Vải, Cái Mép,
Cam Ranh,Vĩnh Tân (Bình Thuận). Và có các tỉnh lộ: 721, 722, 723, 724, 725
nối liền Lâm Đồng với các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Giao thông hàng không: Có Sân bay quốc tế Liên Khương cách thành phố
Đà Lạt 30 km về hướng Nam với các chuyến bay nội địa mỗi ngày tới thủ đô Hà
Nội, Tp. Hải Phòng, Tp.Vinh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Cần Thơ,
Phú Quốc; các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế và ngược lại. Ngoài ra, còn
khai thác các đường bay quốc tế đến Vũ Hán - Trung Quốc; Bangkok - Thái
Lan; Seoul - Hàn Quốc; Kualalampua - Malaisia và ngược lại.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Thị trường gỗ
Sản lượng các loại gỗ được sử dụng chính trên toàn cầu đã tăng mạnh từ
năm 2016 cho đến nay với tốc độ tăng trưởng từ 3% đến 6% mỗi năm. Các loại
gỗ chính được sử dụng rộng rãi trên thế giới phải kể đến các loại gỗ như gỗ tròn,
gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại viên gỗ nén. Những khu vực phát triển ngành công
nghiệp gỗ là những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu,
đặc biệt là khu vực Đông Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực và năng lực
sản xuất vượt trội trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), năng
lực sản xuất trong ngành công nghiệp gỗ đã dần hồi phục trong giai đoạn năm
2010 - 2016 sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm
2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ bắt đầu xu hướng tăng trưởng bền vững
kể từ sau năm 2016 và xu hướng tích cực này vẫn tiếp tục được duy trì do sự
phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nhu cầu về năng lượng tái tạo
gia tăng.
Các loại sản phẩm gỗ rất đa dạng và được tận dụng để sử dụng rộng rãi
trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể phân loại các sản phẩm từ gỗ như sau:
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
19
- Gỗ tròn công nghiệp (industrial roundwood): là tất cả các loại gỗ được
lấy từ cây không sử dụng cho mục đích lấy năng lượng. Loại gỗ này có thể kể
đến như gỗ để làm giấy, gỗ xẻ và gỗ dán veneer, và các loại gỗ lấy từ cây khác.
Loại gỗ này cũng có thể phân loại thành hai loại gỗ riêng biệt là cây gỗ tròn họ
lá kim và cây gỗ tròn không phải họ lá kim.
- Gỗ xẻ (sawnwood): là các loại gỗ bao gồm các tấm ván gỗ, gỗ dầm…có
độ dày hơn 5mm nhưng không bao gồm các miếng gỗ để lót sàn. Gỗ xẻ cũng có
thể được phân loại dựa trên hai loại riêng biệt là gỗ xẻ họ lá kim và gỗ xẻ không
thuộc họ lá kim.
- Gỗ tấm (wood-based pannels): là các loại gỗ bao gồm gỗ veneer, gỗ ván
ép, gỗ ván dăm, gỗ ván sợi.
- Sợi gỗ (fibre furnish): là loại sợi được sử dụng để sản xuất giấy, bao
gồm các loại sợi gỗ lấy từ giấy thải, bột gỗ để làm giấy.
- Gỗ nhiên liệu (wood fuel, charcoal and pellets): Gỗ nhiên liệu là loại gỗ
tròn được sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hoặc sản xuất điện, làm
thành viên than hoặc viên nén.
Các loại gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ ván dăm và gỗ ván công nghiệp,
các loại gỗ thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất và thiết kế đồ nội
thất, đã và đang tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các loại
gỗ do tính chất tiện dụng và dễ dàng tạo hình, sử dụng. Loại hỗ này được sản
xuất với tỷ trọng rất lớn tại các nhà máy ở Đông Âu, Liên bang Nga, Bắc Mỹ và
Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Nga đã vượt qua Canada
và Đức để trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ các loại gỗ tấm lớn thứ ba trên thế
giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Canada chứng kiến mức tăng trưởng hai
con số trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ tấm trong khoảng thời gian từ
2014 - 2016 nhờ doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ lớn kỷ lục phục vụ nhu
cầu nhà đất có xu hướng phục hồi tại Mỹ trong giai đoạn này. Trung Quốc cũng
khẳng định vị thế là nhà sản xuất lớn khi cũng minh chứng bằng mức tăng lên
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
20
đến 42% trong sản xuất gỗ tấm tính trong giai đoạn 2012 - 2016 và vẫn tiếp tục
giữ vững vị thế cho đến nay.
Sản phẩm gỗ viên nén trở thành loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong
những năm gần đây đáp ứng các mục tiêu năng lượng sinh học do liên minh
châu Âu đặt ra cũng như yêu cầu về các loại nhiên liệu giảm tác hại khí thải của
các loại nguyên liệu khác ra môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực
chiếm gần như toàn bộ sản lượng gỗ viên nén toàn cầu với sản lượng 58% tại
châu Âu và 32% tại Bắc Mỹ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng loại gỗ này là 81%
và 8% tương ứng.
Châu Á đang gia tăng nhu cầu sử dụng viên gỗ nén trong những năm gần
đây với tốc độ tăng lên đến 17% mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu viên
gỗ nén lớn thứ ba thế giới chỉ sau Anh và Đan Mạch. Điều này đã thúc đẩy các
quốc gia có năng lực sản xuất tiềm năng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và
Thái Lan đẩy mạnh khả năng sản xuất của mình.
Xuất khẩu gỗ
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, giá
trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9,38 tỷ USD, chiếm hơn 23% kim
ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Ngành gỗ ghi nhận mức thặng dư
thương mại lên tới 7 tỷ USD. Hoạt động chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản của
nước ta đã được cải thiện về quy mô, số lượng và chất lượng sản xuất trong
những năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế
biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 95%. Các loại gỗ
và hàng lâm sản khai thác và chế biến tại Việt Nam được xuất khẩu sang hơn
120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu lớn chỉ
sau cà phê, thủy sản và máy móc, thuộc top 10 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm
gỗ trên thế giới và giữ vững vị trí thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với nguồn
tài nguyên rừng phong phú, việc phấn đấu để đạt được thị phần cao hơn trên các
lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta là hoàn toàn có khả
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
21
năng cao trong thời gian tới. Trong năm 2019 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn cũng đề ra định hướng đưa năng lực xuất khẩu gỗ vượt qua mức
11 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2018 và đến năm 2030 sẽ đạt kỳ vọng chiếm
thị phần từ 30% đến 50% thị trường gỗ toàn cầu. Đây được coi là một tham
vọng lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam và cả khu
vực Đông Nam Á.
Các thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam phải kể đến Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh. Đây cũng là những quốc gia có nhu
cầu nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới, do đó, dư địa cho
ngành gỗ Việt Nam phát triển vẫn còn rất lớn. Chúng ta có những điểm mạnh
nổi trội đưa sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam vương lên trên thị trường
quốc tế như nguồn tài nguyên xanh và sạch phong phú, các chính sách của Nhà
nước hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, có định hướng về sự
liên kết hợp tác giữa công ty chế biến và người trồng rừng, cũng như những phát
triển về tính thẩm mỹ trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ. Những điểm mạnh này giúp gỗ Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc tại
các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm
sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu và phấn đấu đặt mục
tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 11 tỷ USD trong năm nay.
Tuy nhiên, những khó khăn mà ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt, điển
hình là tình trạng nguồn gỗ nguyên liệu không “sạch”, hay còn gọi là gỗ lậu, gỗ
nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Điều này khiến cho gỗ Việt
Nam sẽ gặp phải những rào cản thương mại và tự vệ khi nước ta tham gia ký kết
các hiệp định thương mại tư do với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới.
Những hiệp định thương mại tự do nổi bật như CPTPP và EVFTA, trong đó đã
đưa các mức thuế nhập khẩu gỗ từ Việt Nam vào thị trường các nước CPTPP và
châu Âu xuống mức 0%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất
khẩu gỗ tiếp cận các thị trường có nhu cầu gỗ cao nhưng khó tính trong khâu
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
22
kiểm duyệt. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội này, doanh nghiệp gỗ Việt
Nam hơn ai hết phải hiểu rõ các quy định về nguồn cung nguyên liệu, chế biến,
sản xuất và đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ trước khi đưa sản phẩm gỗ Việt
Nam ra thị trường toàn cầu.
Không chỉ tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, chiến tranh
thương mại bùng nổ hiện nay cũng đang trở thành một cơ hội hiếm có cho cả
ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp gỗ nói riêng.
Theo Hiệp hội Gỗ cứng Trang trí Hoa Kỳ, hoạt động nhập khẩu gỗ ván ép công
nghiệp từ Việt Nam và Indonesia đã tăng nhanh trong khi nhập khẩu loại gỗ này
từ Trung Quốc đã giảm 50.000 đến 100.000 mét khối mỗi tháng từ khi chiến
tranh thương mại nổ ra. Khối lượng gỗ ván ép nhập khẩu từ Trung Quốc đã
giảm 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 129,3 triệu USD. Khối
lượng xuất khẩu gỗ ván ép công nghiệp của Việt Nam đã tăng thêm đến 25.000
mét khối mỗi tháng, tăng 199% lên mức 113.000 mét khối với giá trị nhập khẩu
tăng vọt lên mức 70,4 triệu USD, tuy nhiên giá thành sản phẩm lại giảm xuống
mức thấp nhất tại thị trường nhập khẩu này. Hiện nay có khoảng 867 công ty có
đầu tư nước ngoài trực tiếp hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam, với tổng số
vốn khoảng 5,5 tỷ USD, và hơn 63% trong số các doanh nghiệp này nhận hỗ trợ
bởi các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi căng
thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam
vẫn đang tận dụng hết nguồn lực để gia tăng sản xuất và xuất khẩu nhằm bù đắp
sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường gỗ toàn cầu.
Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan cho biết 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu
gỗ và sản phẩm đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, sản phẩm gỗ chiếm 71,2%, đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu
năm nay so với 4 tháng đầu năm 2018, đa số các thị trường đều tăng kim ngạch.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
23
Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam, chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước, đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7% so với 4 tháng đầu năm 2018.
Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật Bản, đạt 414,15 triệu USD, chiếm
13,3%, tăng 18,1%; Trung Quốc đạt 364,8 triệu USD, chiếm 11,7%, giảm 0,7%;
EU chiếm 10%, đạt 313,46 triệu USD, tăng 10,4%; Hàn Quốc đạt 268,81 triệu
USD, chiếm 8,6%, giảm 6,9%; Anh đạt 108,03 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng
9,5%.
2.2. Trồng rừng gỗ lớn mang lại nhiều lợi ích
Trong bối cảnh quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp không thể mở
rộng, cả nước nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng đang tập trung trồng rừng gỗ
lớn. Đây được xác định là hướng đi mới, góp phần giải quyết sinh kế, nâng cao
đời sống của người dân, đồng thời giảm rửa trôi đất qua mỗi chu kỳ khai thác,
góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Từ các mô hình, đề tài thử nghiệm của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-
PTNT)đã chứng minh việc thực hiện chuyển hóa rừng gỗ lớn mang lại hiệu quả
đối với sự phát triển kinh tế: Tiết kiệm chi phí mua cây giống, chi phí trồng,
chăm sóc, giảm sâu bệnh hại; góp phần tăng nguồn lực giúp người dân đầu tư
thâm canh rừng trồng; hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân đa dạng hóa sản phẩm từ
đồi rừng, nâng cao thu nhập.Phát triển rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích
kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất…
góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, trồng rừng gỗ lớn còn hạn chế việc doanh nghiệp thu mua ép
giá; tạo vùng nguyên liệu tập trung, góp phần bảo đảm nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến gỗ; chống biến đổi khí hậu và giảm thiệt hại do thiên tai
gây ra, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất; thúc đẩy phát triển loại hình du lịch sinh
thái
2.3. Thị trường rau củ quả trái cây Việt Nam
Xuất khẩu rau củ quả trái cây năm 2022: Sẽ có nhiều khó khăn, thách thức
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
24
Bất chấp dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trong năm 2021, xuất
khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ
năm 2020.
Tuy nhiên, năm 2022 được dự báo sẽ có nhiều thách thức đối với nhóm
hàng rau quả xuất khẩu, đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước, DN cần linh hoạt
thực hiện các giải pháp duy trì mục tiêu tăng trưởng.
Tăng trưởng mạnh, đa dạng thị trường
Thông tin Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, xuất khẩu
hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm
2020. Kết quả đạt được là do tình hình xuất khẩu tiếp tục xu hướng phục hồi từ
tháng 10/2021, đặc biệt là tình hình sản xuất hàng rau quả trong những tháng
cuối năm đã trở lại bình thường, trị giá xuất khẩu hàng rau quả được cải thiện.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần
Thanh Hải, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có thuận lợi khi DN tiếp tục
khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với nhu cầu thị
trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm. Dự kiến, hàng rau quả xuất khẩu
trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ khả quan hơn.
Không chỉ tăng mạnh về kim ngạch, xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn
ghi nhận sự đa dạng về thị trường. Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới hầu
hết các thị trường chính đều tăng trong quý IV/2021như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, song
tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này lại giảm so
với cùng kỳ năm 2020.
Lý giải về việc này, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường
nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin, do Việt Nam và Trung
Quốc chưa ký Hiệp định thư xuất khẩu nông sản, nên hiện nay 100% hàng rau
quả từ Việt Nam sang Trung Quốc đều phải chờ cơ quan hải quan phía Trung
Quốc kiểm tra. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng rau quả
của Việt Nam sang Trung Quốc. “Do phải kiểm tra toàn bộ nên hàng được thông
quan chậm hơn, tiêu thụ ít hơn nguồn cung thực tế. Nếu có ký kết Hiệp định thư,
hàng rau quả của Việt Nam phải được đóng gói một cách chuyên nghiệp, truy
xuất nguồn gốc tốt, bảo đảm đủ quy định Trung Quốc. Như vậy, hàng rau quả
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
25
của nước ta sẽ xuất khẩu được nhiều hơn sang thị trường 1,4 tỷ dân này” - ông
Nguyễn Quốc Toản phân tích.
Đối mặt nhiều thách thức
Nhận định về thị trường rau quả năm 2022, ông Trần Thanh Hải lưu ý:
“Từ này 1/1/2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông
sản và nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi.
Những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát
triển. Vì thế, DN cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập khẩu của
nước này để tránh bị ngưng trệ việc xuất khẩu".
Đối với EU, được kỳ vọng là thị trường tiềm năng lớn của hàng rau quả
Việt Nam, bởi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm rau, quả mới lạ có dinh dưỡng cao
của EU từ khu vực nhiệt đới rất lớn và đang có tốc độ tăng trưởng cao. Thực tế,
trong năm 2021, các DN trong nước đã năng động, kết nối xuất khẩu sang thị
trường EU một số sản phẩm như: Nhãn, vải, mít, xoài tươi. Tuy nhiên, nhiều
chuyên gia cho rằng, việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường
EU là không dễ, ngay cả khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) đang tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho hàng Việt.
Đó là những rào cản do Việt Nam chưa có vùng trồng đủ lớn bảo đảm
chất lượng, nguồn cung ổn định cho xuất khẩu sang EU. Các DN được chứng
nhận quốc tế, chứng nhận đạt tiêu chuẩn vào EU còn ít. Công nghệ bảo quản,
chế biến còn hạn chế, bao bì nhãn mác đóng gói thiết kế chưa thực sự phù hợp
thị hiếu của người EU. Ngoài ra, chi phí cho vận chuyển cao, ảnh hưởng tới giá
thành phân phối sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng
loại của các nước khác tại thị trường EU.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, sức tiêu thụ ở thị
trường nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn là thách thức lớn. Do đó,
Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT phân tích và đưa ra
nhận định cụ thể về các thị trường, từ đó giúp người sản xuất và DN có định
hướng trong sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh, tận dụng lợi thế từ các
FTA.
Đầu tư cho chế biến, nâng cao chất lượng
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng,
xuất khẩu ngành hàng rau quả đang đi đúng định hướng, đó là không chạy theo
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
26
số lượng, nâng cao chất lượng; duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống, khai
thác thị trường lớn, tiềm năng; đồng thời, chủ động xây dựng vùng sản xuất,
thương hiệu, tập trung cho chế biến.
Xuất khẩu nhóm ngành rau quả tăng trưởng mạnh, tuy nhiên, cũng phải
thẳng thắn nhìn nhận Việt Nam chưa có nhiều mô hình sản xuất rau quả tập
trung với quy mô lớn nên việc áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với từng hộ
nông dân là rất khó khăn và tốn kém. Sản xuất rau quả an toàn theo hướng
VietGAP hay Global GAP còn khá khiêm tốn (chiếm khoảng 10 - 15% trên tổng
diện tích trồng trọt) nên DN gặp khó khăn trong huy động lượng hàng lớn, đạt
tiêu chuẩn để thực hiện các đơn hợp đồng xuất khẩu.
Về vấn đề này, Giám đốc Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng chia sẻ,
trái cây tươi, chất lượng tốt luôn có giá trị xuất khẩu cao, nhưng công nghệ thu
hoạch, bảo quản, vận chuyển của Việt Nam còn hạn chế khiến nhiều loại sản
phẩm khi đến các thị trường xa như châu Âu, Mỹ không còn tươi ngon, rất khó
bán. Chính vì vậy, phát triển công nghiệp chế biến không chỉ là phát triển dây
chuyền sấy, ép nước… mà còn phải đầu tư cho công nghệ xử lý, bảo quản sau
thu hoạch và phát triển logistics phục vụ vận chuyển rau quả.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, việc đầu tư cho chế
biến sẽ giúp ngành hàng rau quả tăng giá trị xuất khẩu. Bộ NN&PTNT sẽ phối
hợp với các bộ, ngành đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để
những khu vực sản xuất tập trung, hợp tác xã và các cơ sở, đại lý thu gom lớn
đều có cơ sở sơ chế, đóng gói và kho mát bảo quản có quy mô và trang thiết bị
phù hợp với đặc tính từng loại rau quả; đồng thời, khuyến khích đầu tư phát
triển các trung tâm chiếu xạ thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho rau quả xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao trên thế giới.
Về phía địa phương, đây cũng là thời điểm rất cần vai trò của các tỉnh,
thành phố trong tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện
thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 nhằm bảo đảm cung ứng đầy đủ và có chất
lượng nguồn nguyên liệu nông sản nói chung và rau quả nói riêng phục vụ xuất
khẩu.
2.4. Nhu cầu thị trường dược liệu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc
chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
27
dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước
trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm
có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh..
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những
nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La
tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là
những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.
Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD
dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là
Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm
bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,...
và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được
chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin,
Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông
Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế
giới.
Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm
tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh
của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho
lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và
các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý...
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn
định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả
nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới,
mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30%
tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý
dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào
Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị
Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
28
trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông
(Trung Quốc), Hàn Quốc... vv.
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có
xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế
giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức
khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại
hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y
học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử
dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật
Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê
của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản
xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính
vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế
ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất
sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với
bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc
có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam
Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển
hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có
tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có
một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất
lượng và đa dạng về chủng loại.
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của
cơ thể.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ
khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
29
vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu.
Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt
Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60
bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận
y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y
học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng
dược liệu trong khám chữa bệnh.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn
trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn
dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận
lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường.
Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự
cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn
lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa
được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài
thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản
phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và
chưa được sử dụng rộng rãi.
Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y
dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn
bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.
Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa
việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực
vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
2.5. Tổng quan về ngành dược Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc
nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và
thiếu các loại thuốc đặc trị.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
30
Ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60,000 tấn các loại dược liệu,
trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu., Trung
Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất
về dược liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn
gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong
nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Công ty nước ngoài là
15%.
Năm 2015, theo ước tính của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư
vấn Việt Nam, giá trị Ngành Dược ước đạt 4,2 tỷ USD, mức độ chi tiêu cho
dược phẩm đạt khoảng 38USD/người. Trong thời gian tới, thị trường thuốc kê
toa sẽ tăng trưởng vượt qua thị trường thuốc không kê toa (OTC) do sự xuất
hiện của các dòng sản phẩm cấp bằng sáng chế đắt tiền từ nước ngoài và sự gia
tăng nhu cầu về thuốc chất lượng cao và thuốc đặc trị.
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 6 tháng đầu năm 2016 đạt
mức 1,282.6 triệu USD, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường
nhập khẩu chính vẫn là Pháp và Mỹ (các loại thuốc biệt dược) và Trung Quốc,
Ấn Độ (các loại thuốc giá rẻ, thuốc generic).Trong khi đó, Xuất khẩu dược
phẩm tại Việt Nam chỉ đạt ở mức thấp với tỷ lệ chỉ 5% so với giá trị nhập khẩu
và bằng 2.5% so với giá trị tiêu thụ toàn ngành. Các thị trường xuất khẩu chính
là: Đức, Nga, các nước châu Phi và láng giềng như Myanma, Philippin,
Campuchia…
Thời gian tới, ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng
ở mức 2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại. Bên canh đó, với tiến trình hội
nhập sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các Công ty
Dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các Công ty
nước ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ, đặc biệt trong bối cảnh động
lực phát triển chính của ngành vẫn là các chính sách bảo hộ của nhà nước như
hiện nay.
2.6. Chiến lược phát triển ngành dược quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030
Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu cung ứng đầy
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
31
đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương
ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, qua đó:
1. Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân
với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp
thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp
khác.
2. Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển
sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc
nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của
Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.
3. Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có
khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ
thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.
4. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm
sàng và cảnh giác dược.
5. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.
Một số chỉ số được nêu ra trong Quyết định như sau:
1. Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc
trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ
trong năm.
2. Thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng
100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
Một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu sản xuất được
20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong
nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược
liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm
chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ; dự kiến đến năm 2030
hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin
thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
32
Để có thể đạt được mục tiêu trên, Chiến lược quốc gia phát triển ngành
Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra
một loạt các giải pháp, trong đó có những giải pháp liên quan trực tiếp đến
những lĩnh vực Công ty đã, đang và sẽ thực hiện, bao gồm:
● Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn
gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia
● Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào
chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp
nhập, mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ
thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy
hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển
vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển
những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu;…
● Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để
phát triển ngành dược
● Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến,
hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng
điểm nhằm phát triển công nghiệp dược.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 100.000.000 m2
A Khu vực chung 2.910 m2
1 Nhà bảo vệ 30 m2
2 Bãi đậu xe 500 m2
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
33
TT Nội dung Diện tích ĐVT
3 Nhà điều hành, văn phòng làm việc 150 m2
4 Nhà ăn, nghỉ cán bộ nhân viên 300 m2
5 Nhà kho 500 m2
6 Đường nội bộ 1.400 m2
7 Bể chứa nước sinh hoạt 30 m2
B Xưởng tập kết, kho bảo quản 3.100 m2
1 Khu sơ chế nguyên liệu đầu vào 400 m2
2 Khu chế biến 600 m2
3 Khu đóng gói thành phẩm 100 m2
4 Kho chứa sản phẩm 2.000 m2
C Xưởng sơ chế dược liệu 1.800 m2
1 Sân phơi dược liệu 1.000 m2
2 Khu sấy dược liệu 500 m2
3 Khu thành phẩm 300 m2
D Vườn ươm 10.100 m2
1 Vườn ươm 10.000 m2
2 Phòng nghiên cứu, kỹ thuật 100 m2
E Vùng trồng dược liệu 960.000 m2
F Vùng trồng sầu riêng 500.000 m2
G Vùng trồng ca cao 500.000 m2
H Khu hồ chứa nước tưới, PCCC 50.000 m2
I Đường phân thửa, giao thông nội bộ 300.000 m2
K Vùng trồng rừng 97.672.090 m2
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
34
TT Nội dung Diện tích ĐVT
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị tưới nước Trọn Bộ
3 Thiết bị nhà xưởng, kho sơ chế, chế biến Trọn Bộ
4 Thiết bị nhà ăn, nghỉ công nhân Trọn Bộ
5 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ
6 Thiết bị vận tải Trọn Bộ
7 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
35
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT: 1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 100.000.000 m2
38.689.805
A Khu vực chung 2.910 m2
-
1 Nhà bảo vệ 30 m2
1.741 52.230
2 Bãi đậu xe 500 m2
641 320.500
3 Nhà điều hành, văn phòng làm việc 150 m2
4.594 689.100
4 Nhà ăn, nghỉ cán bộ nhân viên 300 m2
1.741 522.300
5 Nhà kho 500 m2
2.578 1.289.000
6 Đường nội bộ 1.400 m2
841 1.177.400
7 Bể chứa nước sinh hoạt 30 m2
3.000 90.000
B Xưởng tập kết, kho bảo quản 3.100 m2
-
1 Khu sơ chế nguyên liệu đầu vào 400 m2
1.779 711.600
2 Khu chế biến 600 m2
1.779 1.067.400
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
36
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
3 Khu đóng gói thành phẩm 100 m2
4.594 459.400
4 Kho chứa sản phẩm 2.000 m2
3.046 6.092.000
C Xưởng sơ chế dược liệu 1.800 m2
-
1 Sân phơi dược liệu 1.000 m2
841 841.000
2 Khu sấy dược liệu 500 m2
1.741 870.500
3 Khu thành phẩm 300 m2
3.046 913.800
D Vườn ươm 10.100 m2
-
1 Vườn ươm 10.000 m2
100 1.000.000
2 Phòng nghiên cứu, kỹ thuật 100 m2
4.594 459.400
E Vùng trồng dược liệu 960.000 m2
-
F Vùng trồng sầu riêng 500.000 m2
-
G Vùng trồng ca cao 500.000 m2
-
H Khu hồ chứa nước tưới, PCCC 50.000 m2
200 10.000.000
I Đường phân thửa, giao thông nội bộ 300.000 m2
20 6.000.000
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
37
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
K Vùng trồng rừng 97.672.090 m2
-
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 1.611.900 1.611.900
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 1.746.225 1.746.225
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.432.800 1.432.800
- Hệ thống PCCC Hệ thống 1.343.250 1.343.250
II Thiết bị 343.057.742
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 125.000 125.000
2 Thiết bị tưới nước Trọn Bộ 124.615.238 124.615.238
3 Thiết bị nhà xưởng, kho sơ chế, chế biến Trọn Bộ 19.440.000 19.440.000
4 Thiết bị nhà ăn, nghỉ công nhân Trọn Bộ 150.000 150.000
5 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 159.427.504 159.427.504
6 Thiết bị vận tải Trọn Bộ 29.300.000 29.300.000
7 Thiết bị khác Trọn Bộ 10.000.000 10.000.000
III Chi phí quản lý dự án 1,613
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
6.159.379
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 6.675.405
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,120
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
459.903
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
38
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,318
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
1.213.451
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,748 GXDtt * ĐMTL% 676.404
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,962 GXDtt * ĐMTL% 372.022
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,020
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
74.779
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,056
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
214.682
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,144 GXDtt * ĐMTL% 55.629
8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,138 GXDtt * ĐMTL% 53.499
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,182 GXDtt * ĐMTL% 844.309
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,260 GTBtt * ĐMTL% 890.551
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 1.820.176
V Chi phí bù đắp khoản vay (6 năm đầu) TT 271.818.220
VI Chi phí vốn lưu động TT 60.183.666
1 Cây thông giống trồng bổ sung 9.767,2 ha 54.012.666
2 Cây sầu riêng giống 50,0 ha 846.000
3 Cây ca cao giống 50,0 ha 1.200.000
4 Cây giống dược liệu 96,0 ha 1.920.000
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
39
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
5 Phân bón TT 1.960.000
6 Thuốc BVTV TT 245.000
VII Chi phí dự phòng 5% 36.329.211
Tổng cộng 762.913.428
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm
2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” được thực hiệntại
Tỉnh Lâm Đồng.
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung
Diện tích
(m2
)
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ (%)
A Khu vực chung 2.910 0,29 0,00%
1 Nhà bảo vệ 30 0,00 0,00%
2 Bãi đậu xe 500 0,05 0,00%
3 Nhà điều hành, văn phòng làm việc 150 0,02 0,00%
4 Nhà ăn, nghỉ cán bộ nhân viên 300 0,03 0,00%
5 Nhà kho 500 0,05 0,00%
6 Đường nội bộ 1.400 0,14 0,00%
7 Bể chứa nước sinh hoạt 30 0,00 0,00%
B Xưởng tập kết, kho bảo quản 3.100 0,31 0,00%
1 Khu sơ chế nguyên liệu đầu vào 400 0,04 0,00%
2 Khu chế biến 600 0,06 0,00%
3 Khu đóng gói thành phẩm 100 0,01 0,00%
4 Kho chứa sản phẩm 2.000 0,20 0,00%
C Xưởng sơ chế dược liệu 1.800 0,18 0,00%
1 Sân phơi dược liệu 1.000 0,10 0,00%
2 Khu sấy dược liệu 500 0,05 0,00%
3 Khu thành phẩm 300 0,03 0,00%
D Vườn ươm 10.100 1,01 0,01%
1 Vườn ươm 10.000 1,00 0,01%
2 Phòng nghiên cứu, kỹ thuật 100 0,01 0,00%
E Vùng trồng dược liệu 960.000 96,00 0,96%
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
41
TT Nội dung
Diện tích
(m2
)
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ (%)
F Vùng trồng sầu riêng 500.000 50,00 0,50%
G Vùng trồng ca cao 500.000 50,00 0,50%
H Khu hồ chứa nước tưới, PCCC 50.000 5,00 0,05%
I Đường phân thửa, giao thông nội bộ 300.000 30,00 0,30%
K Vùng trồng rừng 97.672.090 9.767,21 97,67%
TỔNG CỘNG 100.000.000 10.000 100,00%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
42
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
STT Hạng mục xây dựng
Diện tích
xây dựng
(m2
)
Tầng
cao
Diện tích
sàn (m2
)
Tỷ lệ
chiếm đất
(%)
A Khu vực chung 2.910 980 0,003
1 Nhà bảo vệ 30 1 30 0,000
2 Bãi đậu xe 500 _ 0,001
3
Nhà điều hành, văn phòng
làm việc
150 1 150 0,000
4
Nhà ăn, nghỉ cán bộ nhân
viên
300 1 300 0,000
5 Nhà kho 500 1 500 0,001
6 Đường nội bộ 1400 _ _ 0,001
7 Bể chứa nước sinh hoạt 30 _ 0,000
B
Xưởng tập kết, kho bảo
quản
3.100 3100 0,003
1
Khu sơ chế nguyên liệu
đầu vào
400 1 400 0,000
2 Khu chế biến 600 1 600 0,001
3 Khu đóng gói thành phẩm 100 1 100 0,000
4 Kho chứa sản phẩm 2000 1 2000 0,002
C Xưởng sơ chế dược liệu 1.800 800 0,002
1 Sân phơi dược liệu 1000 _ _ 0,001
2 Khu sấy dược liệu 500 1 500 0,001
3 Khu thành phẩm 300 1 300 0,000
D Vườn ươm 10.100 100 0,010
1 Vườn ươm 10.000 0 0,010
2
Phòng nghiên cứu, kỹ
thuật
100 1 100 0,000
E Vùng trồng dược liệu 960.000 0 0,960
F Vùng trồng sầu riêng 500.000 0 0,500
G Vùng trồng ca cao 500.000 0 0,500
H
Khu hồ chứa nước tưới,
pccc
50.000 0 0,050
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
43
STT Hạng mục xây dựng
Diện tích
xây dựng
(m2
)
Tầng
cao
Diện tích
sàn (m2
)
Tỷ lệ
chiếm đất
(%)
I
Đường phân thửa, giao
thông nội bộ
300.000 0 0,300
K Vùng trồng rừng 97.672.090 97,672
TỔNG CỘNG 100.000.000 4980 100,00
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)
2.1.1. Mục tiêu
Công ty thuê rừng để QLBVR nhằm phát huy thế mạnh của rừng, bảo vệ và
phát triển được vốn rừng, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, làm thay đổi tập quán
canh tác lạc hậu của đồng bào thiểu số; Đồng thờitạo công ăn việc làm, dần dần
nâng cao đời sống cho người dân trong vùng dự án, đem lại nguồn thu lớn cho
doanh nghiệp và ngân sách cho địa phương.
2.1.2. Tổ chức QLBVR
Về tổ chức, quản lý:
- Giám đốc dự án là chủ tài khoản chịu trách nhiệm chung trong việc điều
hành và thực hiện các giải pháp đã nêu ra trong dự án.
- Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn tài chính,
hạch toán tài chính để dự án đạt kết quả cao.
- Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch tác nghiệp
hàng năm và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hạng mục lâm sinh của dự án.
Việc thi công các hạng mục của dự án ưu tiên sử dụng lực lượng lao động
tại chổ và xung quanh vùng dự án (chủ yếu là người đồng bào dan tộc thiểu số)
nhằm tăng thêm thu nhập cho họ và ổn định kinh tế. Từng bước gắn liền trách
nhiệm của họ với khu rừng mà họ sinh sống nhằm phát triển nghề rừng theo
hướng hiện nay.
Giải pháp về kỹ thuật:
Tổ chức quản lý bảo vệ rừng.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
44
Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng và phổ biến rộng rãi cho toàn dân.
Hộ gia đình phải thực hiện đúng qui ước, thường xuyên tuần tra, kiểm tra
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được giao và có báo cáo kịp thời với chủ
rừng hoặc các cấp chính quyền khi phát hiện các trường hợp vi phạm lâm luật.
Ở những vùng rừng tập trung, vùng trọng điểm lửa rừng thì tiến hành
tuyên truyền PCCC rừng, xây các biển báo cấm lửa, thường xuyên tuần tra canh
gác và đốt có điều khiển (nếu cần thiết) để đề phòng cháy rừng. Đồng thời xây
dựng đường ranh cản lửa được thiết kế theo các hệ thống dọc các lô và bao
quanh khu vực rừng trồng, cứ 2 hoặc 3 lô thì làm các đường ranh ngăn cách,
đường ranh rộng 10m.
Chủ rừng phải xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với rừng tự nhiên công tác quản lý bảo vệ thực hiện giao khoán quản
lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng cụ thể như sau:
- Thống kê quỹ rừng hiện còn và công bố danh sách các hộ gia đình được
giao khoán bảo vệ rừng.
- Lập biểu thống kê diện tích rừng giao khoán, thống nhất với các chủ rừng.
- Tiến hành giao rừng ngoài thực địa.
+ Họp dân để phổ biến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân sau khi nhận
khoán bảo vệ rừng, bàn bạc dân chủ với người dân, thống nhất phương thức giao
đất giao rừng và tìm hiểu nguyện vọng của người dân. Hướng dẫn người dân ký
kết các văn bản liên quan.
+ Sơ thám thực địa, sơ bộ phân chia lô khoảnh, xác định vị trí ranh giới,
diện tích của từng lô rừng trên bản đồ cũng như ngoài thực địa.
+ Bàn giao hiện trường cho hộ gia đình: Trên cơ sở phân chia lô trên bản
đồ, tổ công tác cùng với hộ gia đình và các ngành chức năng liên quan xác định
cụ thể ngoài thực địa, phát đánh dấu ranh giới lô khoảnh sau đó đo đạc, tính diện
tích theo từng trạng thái cho từng lô.
+ Làm mốc lô, sản xuất bảng tôn, đóng đúng vị trí ngoài thực địa để xác
định tên lô, hộ nhận rừng.
Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”
ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381
45
+ Lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng.
+ Kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
Để phát huy thế mạnh cộng đồng trong việc bảo vệ rừng cần xúc tiến
thành lập một ban đại diện gồm những người có uy tín, có khả năng vận động
người dân tham gia bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp. Ban này
có trách nhiệm nhắc nhở bà con thực hiện đúng luật bảo vệ và phát triển rừng
đồng thời điều phối các hoạt động sản xuất và giải quyết những mâu thuẫn nảy
sinh.
2.2. Kỹ thuật trồng rừng
Kĩ thuật trồng rừng: áp dụng với các loại cây trồng rừng trong đó cây chủ
lực là cây thông, cây lấy gỗ.
 Làm đất trồng rừng.
 Kỹ thuật phát dân thực bì.
Trước khi làm đất trồng rừng phải phát dọn thực bì. Thực bì là những thực
vật sống trên đất trồng rừng, thực bì trên đất trồng rừng hầu hết đều là cỏ dại
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng
Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (20)

DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docxDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
 
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch Green Stars Phú Quốc - www.duan...
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
 
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng Rừng Ia Piơr 0918755356
 
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
 
Dự án kinh doanh du thuyền.0918755356
Dự án kinh doanh du thuyền.0918755356Dự án kinh doanh du thuyền.0918755356
Dự án kinh doanh du thuyền.0918755356
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
 
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treThuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
 
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
Dự án Nhà máy xay xát lúa gạo Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ - duanviet.com.vn 0918...
 
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
 
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠIDỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
 
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
 

Semelhante a Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng

Semelhante a Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
DU AN TRUNG TAM SAN XUAT GIONG CAY TRONG.docx
DU AN TRUNG TAM SAN XUAT GIONG CAY TRONG.docxDU AN TRUNG TAM SAN XUAT GIONG CAY TRONG.docx
DU AN TRUNG TAM SAN XUAT GIONG CAY TRONG.docx
 
DU AN TRONG RUNG DA NGOAI
DU AN TRONG RUNG DA NGOAI DU AN TRONG RUNG DA NGOAI
DU AN TRONG RUNG DA NGOAI
 
DU AN TRONG RUNG PHU XANH ĐAT ĐOI TROC.docx
DU AN TRONG RUNG PHU XANH ĐAT ĐOI TROC.docxDU AN TRONG RUNG PHU XANH ĐAT ĐOI TROC.docx
DU AN TRONG RUNG PHU XANH ĐAT ĐOI TROC.docx
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
 
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hộiThuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Thuyết minh dự án trầm hương 0918755356
Thuyết minh dự án trầm hương 0918755356Thuyết minh dự án trầm hương 0918755356
Thuyết minh dự án trầm hương 0918755356
 
Thuyết minh dự án trầm hương
Thuyết minh dự án trầm hươngThuyết minh dự án trầm hương
Thuyết minh dự án trầm hương
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DU AN TRONG DUOC LIEU KET HOP DU LICH SINH THAI - GIA LAI.docx
DU AN TRONG DUOC LIEU KET HOP DU LICH SINH THAI - GIA LAI.docxDU AN TRONG DUOC LIEU KET HOP DU LICH SINH THAI - GIA LAI.docx
DU AN TRONG DUOC LIEU KET HOP DU LICH SINH THAI - GIA LAI.docx
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEUDU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCMĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
 

Mais de LẬP DỰ ÁN VIỆT

Mais de LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 

Thuyết minh dự án trồng rừng và bảo vệ rừng

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG RỪNG - CHĂM SÓC, QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG Tháng 01/2023 Địa điểm: Tỉnh Lâm Đồng
  • 2. -----------  ----------- DỰ ÁN TRỒNG RỪNG - CHĂM SÓC, QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG Địa điểm:Tỉnh Lâm Đồng ĐƠN VỊ TƯ VẤN 0918755356-0918755356
  • 3. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 2 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 6 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................... 8 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN .................................................................. 9 5.1. Mục tiêu chung............................................................................................... 9 5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 12 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................................................... 12 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................... 12 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án. ........................................................... 16 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 18 2.1. Thị trường gỗ................................................................................................ 18 2.2. Trồng rừng gỗ lớn mang lại nhiều lợi ích .................................................... 23 2.3. Thị trường rau củ quả trái cây Việt Nam ..................................................... 23 2.4. Nhu cầu thị trường dược liệu ....................................................................... 26 2.5. Tổng quan về ngành dược Việt Nam ........................................................... 29 2.6. Chiến lược phát triển ngành dược quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030........ 30 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 32 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 32 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư ................................... 35 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 40
  • 4. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 3 4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 40 4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 40 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 40 5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 40 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 41 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 42 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 42 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 43 2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR).................................................................... 43 2.2. Kỹ thuật trồng rừng...................................................................................... 45 2.3. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng ........................................................................ 57 2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao........................................................ 63 2.5. Hệ thống tưới nhỏ giọt ................................................................................. 70 2.6. Áp dụng VietGAP trong trồng trọt .............................................................. 74 2.7. Kỹ thuật trồng các loại cây dược liệu .......................................................... 78 2.8. Hệ thống vườn ươm ..................................................................................... 89 III. QUY TRÌNH SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN TRÁI CÂY ......................................... 92 3.1. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản ....... 92 3.2. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen........................................... 96 3.3. Công nghệ đóng gói, dãn nhãn các sản phẩm bằng mã vạch....................... 99 IV. QUY TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU........................ 100 4.1. Cách phơi dược liệu ................................................................................... 100 4.2. Cách sấy dược liệu ..................................................................................... 101 4.3. Cách bảo quản dược liệu............................................................................ 101 4.4. Cách đo độ ẩm cho dược liệu..................................................................... 102 4.5. Các tiêu chuẩn GMP trong ngành sản xuất dược phẩm............................. 103
  • 5. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 4 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................. 106 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG...................................................................... 106 1.1. Chuẩn bị mặt bằng...................................................................................... 106 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: .............. 106 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.................................... 106 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................. 106 2.1. Các phương án xây dựng công trình .......................................................... 106 2.2. Các phương án kiến trúc ............................................................................ 108 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................... 109 3.1. Phương án tổ chức thực hiện...................................................................... 109 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý.................... 110 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................... 111 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................... 111 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG............... 111 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ..................................... 113 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ......................................................................................... 113 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình..................................................... 113 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng............................................... 115 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .............................................................................. 118 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG ............................................ 119 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án .......................................................................... 119 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng............................................... 124 VII. KẾT LUẬN ............................................................................................... 127
  • 6. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 5 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................ 128 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................. 128 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN...................... 130 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 130 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ....................... 130 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................. 131 2.4. Phương ánvay............................................................................................. 131 2.5. Các thông số tài chính của dự án ............................................................... 132 KẾT LUẬN....................................................................................................... 135 I. KẾT LUẬN.................................................................................................... 135 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ....................................................................... 135 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH............................... 136 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án ................................ 136 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.......................................................... 136 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................. 136 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................... 139 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................ 140 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn................................... 141 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .......................... 141 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ............................ 141 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ....................... 141
  • 7. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “TRỒNG RỪNG - CHĂM SÓC, QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG” Địa điểm thực hiện dự án:Tỉnh Lâm Đồng. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: (10.000ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 762.913.428.000 đồng. (Bảy trăm sáu mươi hai tỷ, chín trăm mười ba triệu, bốn trăm hai mươi tám nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (30%) : 228.874.028.000 đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 534.039.399.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Khai thác phụ phẩm dưới tán rừng 63.487 tấn/năm Khai thác gỗ thông (năm thứ 7) 351.619,5 m3 /năm Khai thác nhựa thông (năm thứ 6) 37.809 tấn/năm Trồng sầu riêng 1.269 tấn/năm Trồng ca cao tươi 256 tấn/năm Trồng dược liệu 1.008 tấn/năm II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và các quốc gia khác trên thế giới. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ “lá phổi xanh”.
  • 8. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 7 Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La 2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới. Trong những năm qua, Việt Nam hứng chịu nhiều tác động nghiêm trọng của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng nguyên sinh tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxy cần thiết cho sự sống. Tán lá rừng cản và giữ bụi, đồng thời lá cây còn tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn tiêu diệt được vi trùng gây bệnh trong không khí, do đó rừng có tác dụng làm trong lành lạibầu khí quyển. Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xòe rộng như chiếu ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Rừng có tác dụng điều hòa dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và khốc liệt của rừng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật khác sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không có mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hòa dòng chảy càng lớn hơn.
  • 9. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 8 Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng”tại tỉnh Lâm Đồng nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển diện tích rừng, khai thác một cách phù hợp và có hiệu quả bằng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhằm chăm sóc, quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của tỉnh Lâm Đồng. III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Lâm ngiệp số 16/2014/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Luật số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội về Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;  Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 06 năm 2018 của Quốc hội về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;  Luật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội về Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
  • 10. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 9  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định 610/QĐ-BXD ngày 13 tháng 07 năm 2022 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021;  Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;  Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;  Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 05/VBHN-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số diều của Luật lâm nghiệp;  Quyết định số 899/QĐ –TTg ngày 10/06/2013 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;  Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;  Quyết định số 899/QĐ –TTg ngày 10/06/2013 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 4.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông lâm nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế
  • 11. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 10 địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Lâm Đồng.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường rừng, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lâm Đồng.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 4.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hình liên kết trồng và bảo vệ rừng kết hợp trồng trọt xen canh tại tỉnh Lâm Đồng. Mô hình liên kết bao gồm các tác nhân chủ chốt sau: Kiểm lâm - Nông dân - Tổ hợp tác - Hợp tác xã - Doanh nghiệp,mô hình đầu tư, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ và xây dựng nhằmđem lại sản phẩm từ nông lâm nghiệpchất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.  Phát triển trồng rừng lấy gỗ, xây dựng vùng trồng trọt xen canh các loại cây nông nghiệp do công ty quản lý nhằm cung cấp giống đạt chất lượng cao, thường xuyên và đồng đều cho vùng nguyên liệu.  Bảo vệ diện tích rừng bằng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm kiểm kê, giám sát cây trồng rừng không bị chặt phá, hạn chế việc cháy rừng, thúc đẩy công cuộc trồng rừng ngày càng phát triển và mở rộng.  Xây dựng vùng nguyên liệu trồng các loại cây nông nghiệpổn định, quy mô 10.000ha, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn VSATTP và các tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Khai thác phụ phẩm dưới tán rừng 63.487 tấn/năm Khai thác gỗ thông (năm thứ 7) 351.619,5 m3 /năm Khai thác nhựa thông (năm thứ 6) 37.809 tấn/năm Trồng sầu riêng 1.269 tấn/năm Trồng ca cao tươi 256 tấn/năm Trồng dược liệu 1.008 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
  • 12. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 11 cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần mở rộng diện tích rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ môi trường rừng một cách bền vững.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàntỉnh Lâm Đồngnói chung.
  • 13. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 12 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông, có vị trí địa lý: + Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận + Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai + Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận + Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước + Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.500 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.773,54 km² Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng
  • 14. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 13 động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc. Địa hình Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, động thực vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam: + Phía Bắc là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đoup (2.287m), Lang Bian (2.167m). + Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). + Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên. Khí hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18- 25°C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình từ 1.800 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm là 85%, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890-2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghĩ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân. Thủy văn Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng.
  • 15. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 14 Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: + Sông Đa Dâng (Đạ Đờng) + Sông La Ngà + Sông Đa Nhim Tài nguyên đất Lâm Đồng có 8 nhóm đất khác nhau. Đất có độ dốc dưới 25° chiếm trên 50%, đất dốc trên 25° chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, trồng rau, hoa cao cấp để xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: cà phê có diện tích 142.900 ha, sản lượng 324.000 tấn/năm (đứng thứ 2 sau Đắk Lắk); chè có diện tích 23.900 ha, sản lượng 193.000 tấn/năm (đứng nhất cả nước); dâu tằm có diện tích 3.600 ha, sản lượng 36.000 tấn/năm (đứng nhất cả nước); điều có diện tích 15.700 ha, sản lượng 7.500 tấn/năm (một trong 10 tỉnh đứng đầu); hơn 47.000 ha rau, hoa (đứng nhất cả nước); 622.000 ha rừng (tỷ lệ che phủ đạt 61,4%) Tài nguyên khoáng sản Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, sét, diatomite và than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Quặng bauxite ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Cao lanh có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin,... Sét
  • 16. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 15 bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m³, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng… Tài nguyên rừng Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng đối với cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông suối, hồ đập, thác nước… rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Lâm Đồng còn có hai rừng quốc gia là Cát Tiên và Bidoup Núi Bà, còn lưu giữ và bảo vệ được nhiều loại động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt là rừng quốc gia Bidoup-Núi Bà cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 10 km, với diện tích trên 57.000 ha. Rừng Bidoup-Núi Bà đã bảo tồn được các hệ sinh thái rừng khí hậu á nhiệt đới núi cao và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm; là một trong 221 khu bảo tồn chim đặc hữu thế giới và một trong 3 vùng bảo tồn chim đặc hữu của Việt Nam; bảo tồn các sinh cảnh rừng, văn hoá bản địa, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Tài nguyên nước Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thủy điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km² với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: sông Đa Dâng (Đạ Đờng), sông La Ngà và sông Đa Nhim Tài nguyên du lịch
  • 17. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 16 Nằm ở độ cao trung bình 1.500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt-Lâm Đồng là vùng đất hiếm có của khu vực Đông Nam Á. Nhiệt độ trung bình 18 - 25°C, thời tiết quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Từ lâu, Đà Lạt đã nổi tiếng là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Các loại hình du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng như du lịch lữ hành tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị hội thảo,... 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án. Kinh tế Tình hình kinh tế - xã hội trong nước trong 10 tháng năm 2022 đang phục hồi và phát triển nhanh trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Chính phủ tiếp tục triển khai các giải pháp về chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ cho các đối tượng bằng các cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng công cụ thuế, phí để kìm hãm lạm phát và các giải pháp hỗ trợ khác nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho các thành phần kinh tế trong nước phát triển. Trên địa bàn tỉnh các ngành sản xuất kinh doanh đang phục hồi, năng lực sản xuất tăng trưởng ổn định; thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu mở rộng và phát triển nhanh, bền vững. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong tháng 10/2022, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung thu hoạch cây trồng vụ Hè Thu; chăm sóc, gieo trồng vụ Mùa; thu hoạch một số loại cây lâu năm đến thời kỳ cho sản phẩm như cà phê (catimor), cây ăn quả,...; triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung chủ yếu cho công tác phòng, chống chữa cháy rừng; tiếp tục triển khai kế hoạch sản xuất lâm sinh (chăm sóc cây giống, xử lý thực bì,...); đồng thời tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm sản và thủy sản. Sản xuất công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong tháng 10 năm 2022 tiếp tục thu hút đầu tư các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực. Ưu tiên các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ thu hoạch và bảo quản nông sản. Chuyển các ngành công nghiệp từ hình thức gia công sang
  • 18. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 17 sản xuất thành phẩm trực tiếp. Phân bổ hợp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp trên các vùng của tỉnh và khai thác hiệu quả các khu công nghiệp hiện có. Thương mại, dịch vụ: Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2022 cơ bản diễn ra theo chiều hướng tích cực, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, tháng này do thời tiết mưa bão và đã hết mùa du lịch nên lượng du khách đến địa bàn tham quan, nghỉ dưỡng đã giảm hơn so với tháng trước nhưng vẫn duy trì được mức tăng cao so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải: Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong tháng 10 và 10 tháng phát triển ổn định, tình hình lưu chuyển hàng hóa thông suốt, lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường dồi dào, chủng loại phong phủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, tác động tích cực cho doanh thu hoạt động vận tải trên địa bàn tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Dân số và lao động Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 1.296.906 người, mật độ dân số đạt 125 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 508.755 người, chiếm 39,2% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 788.151 người, chiếm 60,8% dân số. Dân số nam đạt 653.074 người, trong khi đó nữ đạt 643.832 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,88 ‰ Trên địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh là đông nhất với 901.316 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Cơ Ho với 145.665 người, người Mạ đứng ở vị trí thứ 3 với 31.869 người, thứ 4 là người Nùng với 24.526 người, người Tày có 20.301 người, Chu Ru có 18.631 người, người Hoa có 14.929 người, Mnông có 9.099 người, người Thái có 5.277 người, người Mường có 4.445 người cùng các dân tộc ít người khác như Mông với 2.894 người, Dao với 2.423 người, Khơ Me với 1.098 người...ít nhất là Lô Lô, Cơ Lao và Cống mỗi dân tộc chỉ có duy nhất 1 người. Hệ thống giao thông thuận lợi Giao thông đường bộ: Lâm Đồng có hệ thống giao thông phát triển gồm các quốc lộ 20, 27, 27C, 28, 55 nối Lâm Đồng với các thành phố như: Thành
  • 19. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 18 phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Nha Trang, Gia Nghĩa, Phan Thiết, Buôn Ma Thuột, Phan Rang Tháp Chàm, Cam Ranh và các cụm cảng Thị Vải, Cái Mép, Cam Ranh,Vĩnh Tân (Bình Thuận). Và có các tỉnh lộ: 721, 722, 723, 724, 725 nối liền Lâm Đồng với các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giao thông hàng không: Có Sân bay quốc tế Liên Khương cách thành phố Đà Lạt 30 km về hướng Nam với các chuyến bay nội địa mỗi ngày tới thủ đô Hà Nội, Tp. Hải Phòng, Tp.Vinh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Cần Thơ, Phú Quốc; các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế và ngược lại. Ngoài ra, còn khai thác các đường bay quốc tế đến Vũ Hán - Trung Quốc; Bangkok - Thái Lan; Seoul - Hàn Quốc; Kualalampua - Malaisia và ngược lại. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Thị trường gỗ Sản lượng các loại gỗ được sử dụng chính trên toàn cầu đã tăng mạnh từ năm 2016 cho đến nay với tốc độ tăng trưởng từ 3% đến 6% mỗi năm. Các loại gỗ chính được sử dụng rộng rãi trên thế giới phải kể đến các loại gỗ như gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại viên gỗ nén. Những khu vực phát triển ngành công nghiệp gỗ là những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu, đặc biệt là khu vực Đông Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực và năng lực sản xuất vượt trội trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học. Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp gỗ đã dần hồi phục trong giai đoạn năm 2010 - 2016 sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ bắt đầu xu hướng tăng trưởng bền vững kể từ sau năm 2016 và xu hướng tích cực này vẫn tiếp tục được duy trì do sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nhu cầu về năng lượng tái tạo gia tăng. Các loại sản phẩm gỗ rất đa dạng và được tận dụng để sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể phân loại các sản phẩm từ gỗ như sau:
  • 20. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 19 - Gỗ tròn công nghiệp (industrial roundwood): là tất cả các loại gỗ được lấy từ cây không sử dụng cho mục đích lấy năng lượng. Loại gỗ này có thể kể đến như gỗ để làm giấy, gỗ xẻ và gỗ dán veneer, và các loại gỗ lấy từ cây khác. Loại gỗ này cũng có thể phân loại thành hai loại gỗ riêng biệt là cây gỗ tròn họ lá kim và cây gỗ tròn không phải họ lá kim. - Gỗ xẻ (sawnwood): là các loại gỗ bao gồm các tấm ván gỗ, gỗ dầm…có độ dày hơn 5mm nhưng không bao gồm các miếng gỗ để lót sàn. Gỗ xẻ cũng có thể được phân loại dựa trên hai loại riêng biệt là gỗ xẻ họ lá kim và gỗ xẻ không thuộc họ lá kim. - Gỗ tấm (wood-based pannels): là các loại gỗ bao gồm gỗ veneer, gỗ ván ép, gỗ ván dăm, gỗ ván sợi. - Sợi gỗ (fibre furnish): là loại sợi được sử dụng để sản xuất giấy, bao gồm các loại sợi gỗ lấy từ giấy thải, bột gỗ để làm giấy. - Gỗ nhiên liệu (wood fuel, charcoal and pellets): Gỗ nhiên liệu là loại gỗ tròn được sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hoặc sản xuất điện, làm thành viên than hoặc viên nén. Các loại gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ ván dăm và gỗ ván công nghiệp, các loại gỗ thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất và thiết kế đồ nội thất, đã và đang tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các loại gỗ do tính chất tiện dụng và dễ dàng tạo hình, sử dụng. Loại hỗ này được sản xuất với tỷ trọng rất lớn tại các nhà máy ở Đông Âu, Liên bang Nga, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Nga đã vượt qua Canada và Đức để trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ các loại gỗ tấm lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Canada chứng kiến mức tăng trưởng hai con số trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ tấm trong khoảng thời gian từ 2014 - 2016 nhờ doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ lớn kỷ lục phục vụ nhu cầu nhà đất có xu hướng phục hồi tại Mỹ trong giai đoạn này. Trung Quốc cũng khẳng định vị thế là nhà sản xuất lớn khi cũng minh chứng bằng mức tăng lên
  • 21. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 20 đến 42% trong sản xuất gỗ tấm tính trong giai đoạn 2012 - 2016 và vẫn tiếp tục giữ vững vị thế cho đến nay. Sản phẩm gỗ viên nén trở thành loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây đáp ứng các mục tiêu năng lượng sinh học do liên minh châu Âu đặt ra cũng như yêu cầu về các loại nhiên liệu giảm tác hại khí thải của các loại nguyên liệu khác ra môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực chiếm gần như toàn bộ sản lượng gỗ viên nén toàn cầu với sản lượng 58% tại châu Âu và 32% tại Bắc Mỹ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng loại gỗ này là 81% và 8% tương ứng. Châu Á đang gia tăng nhu cầu sử dụng viên gỗ nén trong những năm gần đây với tốc độ tăng lên đến 17% mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu viên gỗ nén lớn thứ ba thế giới chỉ sau Anh và Đan Mạch. Điều này đã thúc đẩy các quốc gia có năng lực sản xuất tiềm năng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đẩy mạnh khả năng sản xuất của mình. Xuất khẩu gỗ Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9,38 tỷ USD, chiếm hơn 23% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Ngành gỗ ghi nhận mức thặng dư thương mại lên tới 7 tỷ USD. Hoạt động chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản của nước ta đã được cải thiện về quy mô, số lượng và chất lượng sản xuất trong những năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 95%. Các loại gỗ và hàng lâm sản khai thác và chế biến tại Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu lớn chỉ sau cà phê, thủy sản và máy móc, thuộc top 10 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ trên thế giới và giữ vững vị trí thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với nguồn tài nguyên rừng phong phú, việc phấn đấu để đạt được thị phần cao hơn trên các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta là hoàn toàn có khả
  • 22. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 21 năng cao trong thời gian tới. Trong năm 2019 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề ra định hướng đưa năng lực xuất khẩu gỗ vượt qua mức 11 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2018 và đến năm 2030 sẽ đạt kỳ vọng chiếm thị phần từ 30% đến 50% thị trường gỗ toàn cầu. Đây được coi là một tham vọng lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Các thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam phải kể đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh. Đây cũng là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới, do đó, dư địa cho ngành gỗ Việt Nam phát triển vẫn còn rất lớn. Chúng ta có những điểm mạnh nổi trội đưa sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam vương lên trên thị trường quốc tế như nguồn tài nguyên xanh và sạch phong phú, các chính sách của Nhà nước hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, có định hướng về sự liên kết hợp tác giữa công ty chế biến và người trồng rừng, cũng như những phát triển về tính thẩm mỹ trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những điểm mạnh này giúp gỗ Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu và phấn đấu đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 11 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, những khó khăn mà ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt, điển hình là tình trạng nguồn gỗ nguyên liệu không “sạch”, hay còn gọi là gỗ lậu, gỗ nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Điều này khiến cho gỗ Việt Nam sẽ gặp phải những rào cản thương mại và tự vệ khi nước ta tham gia ký kết các hiệp định thương mại tư do với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Những hiệp định thương mại tự do nổi bật như CPTPP và EVFTA, trong đó đã đưa các mức thuế nhập khẩu gỗ từ Việt Nam vào thị trường các nước CPTPP và châu Âu xuống mức 0%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tiếp cận các thị trường có nhu cầu gỗ cao nhưng khó tính trong khâu
  • 23. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 22 kiểm duyệt. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội này, doanh nghiệp gỗ Việt Nam hơn ai hết phải hiểu rõ các quy định về nguồn cung nguyên liệu, chế biến, sản xuất và đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ trước khi đưa sản phẩm gỗ Việt Nam ra thị trường toàn cầu. Không chỉ tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, chiến tranh thương mại bùng nổ hiện nay cũng đang trở thành một cơ hội hiếm có cho cả ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp gỗ nói riêng. Theo Hiệp hội Gỗ cứng Trang trí Hoa Kỳ, hoạt động nhập khẩu gỗ ván ép công nghiệp từ Việt Nam và Indonesia đã tăng nhanh trong khi nhập khẩu loại gỗ này từ Trung Quốc đã giảm 50.000 đến 100.000 mét khối mỗi tháng từ khi chiến tranh thương mại nổ ra. Khối lượng gỗ ván ép nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 129,3 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu gỗ ván ép công nghiệp của Việt Nam đã tăng thêm đến 25.000 mét khối mỗi tháng, tăng 199% lên mức 113.000 mét khối với giá trị nhập khẩu tăng vọt lên mức 70,4 triệu USD, tuy nhiên giá thành sản phẩm lại giảm xuống mức thấp nhất tại thị trường nhập khẩu này. Hiện nay có khoảng 867 công ty có đầu tư nước ngoài trực tiếp hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn khoảng 5,5 tỷ USD, và hơn 63% trong số các doanh nghiệp này nhận hỗ trợ bởi các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi căng thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang tận dụng hết nguồn lực để gia tăng sản xuất và xuất khẩu nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường gỗ toàn cầu. Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan cho biết 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản phẩm gỗ chiếm 71,2%, đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%. Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu năm nay so với 4 tháng đầu năm 2018, đa số các thị trường đều tăng kim ngạch.
  • 24. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 23 Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7% so với 4 tháng đầu năm 2018. Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật Bản, đạt 414,15 triệu USD, chiếm 13,3%, tăng 18,1%; Trung Quốc đạt 364,8 triệu USD, chiếm 11,7%, giảm 0,7%; EU chiếm 10%, đạt 313,46 triệu USD, tăng 10,4%; Hàn Quốc đạt 268,81 triệu USD, chiếm 8,6%, giảm 6,9%; Anh đạt 108,03 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng 9,5%. 2.2. Trồng rừng gỗ lớn mang lại nhiều lợi ích Trong bối cảnh quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp không thể mở rộng, cả nước nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng đang tập trung trồng rừng gỗ lớn. Đây được xác định là hướng đi mới, góp phần giải quyết sinh kế, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời giảm rửa trôi đất qua mỗi chu kỳ khai thác, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Từ các mô hình, đề tài thử nghiệm của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN- PTNT)đã chứng minh việc thực hiện chuyển hóa rừng gỗ lớn mang lại hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế: Tiết kiệm chi phí mua cây giống, chi phí trồng, chăm sóc, giảm sâu bệnh hại; góp phần tăng nguồn lực giúp người dân đầu tư thâm canh rừng trồng; hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân đa dạng hóa sản phẩm từ đồi rừng, nâng cao thu nhập.Phát triển rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất… góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, trồng rừng gỗ lớn còn hạn chế việc doanh nghiệp thu mua ép giá; tạo vùng nguyên liệu tập trung, góp phần bảo đảm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ; chống biến đổi khí hậu và giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất; thúc đẩy phát triển loại hình du lịch sinh thái 2.3. Thị trường rau củ quả trái cây Việt Nam Xuất khẩu rau củ quả trái cây năm 2022: Sẽ có nhiều khó khăn, thách thức
  • 25. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 24 Bất chấp dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trong năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, năm 2022 được dự báo sẽ có nhiều thách thức đối với nhóm hàng rau quả xuất khẩu, đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước, DN cần linh hoạt thực hiện các giải pháp duy trì mục tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng mạnh, đa dạng thị trường Thông tin Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả đạt được là do tình hình xuất khẩu tiếp tục xu hướng phục hồi từ tháng 10/2021, đặc biệt là tình hình sản xuất hàng rau quả trong những tháng cuối năm đã trở lại bình thường, trị giá xuất khẩu hàng rau quả được cải thiện. Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có thuận lợi khi DN tiếp tục khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm. Dự kiến, hàng rau quả xuất khẩu trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ khả quan hơn. Không chỉ tăng mạnh về kim ngạch, xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn ghi nhận sự đa dạng về thị trường. Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới hầu hết các thị trường chính đều tăng trong quý IV/2021như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, song tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này lại giảm so với cùng kỳ năm 2020. Lý giải về việc này, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin, do Việt Nam và Trung Quốc chưa ký Hiệp định thư xuất khẩu nông sản, nên hiện nay 100% hàng rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc đều phải chờ cơ quan hải quan phía Trung Quốc kiểm tra. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc. “Do phải kiểm tra toàn bộ nên hàng được thông quan chậm hơn, tiêu thụ ít hơn nguồn cung thực tế. Nếu có ký kết Hiệp định thư, hàng rau quả của Việt Nam phải được đóng gói một cách chuyên nghiệp, truy xuất nguồn gốc tốt, bảo đảm đủ quy định Trung Quốc. Như vậy, hàng rau quả
  • 26. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 25 của nước ta sẽ xuất khẩu được nhiều hơn sang thị trường 1,4 tỷ dân này” - ông Nguyễn Quốc Toản phân tích. Đối mặt nhiều thách thức Nhận định về thị trường rau quả năm 2022, ông Trần Thanh Hải lưu ý: “Từ này 1/1/2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông sản và nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi. Những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát triển. Vì thế, DN cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập khẩu của nước này để tránh bị ngưng trệ việc xuất khẩu". Đối với EU, được kỳ vọng là thị trường tiềm năng lớn của hàng rau quả Việt Nam, bởi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm rau, quả mới lạ có dinh dưỡng cao của EU từ khu vực nhiệt đới rất lớn và đang có tốc độ tăng trưởng cao. Thực tế, trong năm 2021, các DN trong nước đã năng động, kết nối xuất khẩu sang thị trường EU một số sản phẩm như: Nhãn, vải, mít, xoài tươi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU là không dễ, ngay cả khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho hàng Việt. Đó là những rào cản do Việt Nam chưa có vùng trồng đủ lớn bảo đảm chất lượng, nguồn cung ổn định cho xuất khẩu sang EU. Các DN được chứng nhận quốc tế, chứng nhận đạt tiêu chuẩn vào EU còn ít. Công nghệ bảo quản, chế biến còn hạn chế, bao bì nhãn mác đóng gói thiết kế chưa thực sự phù hợp thị hiếu của người EU. Ngoài ra, chi phí cho vận chuyển cao, ảnh hưởng tới giá thành phân phối sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các nước khác tại thị trường EU. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, sức tiêu thụ ở thị trường nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn là thách thức lớn. Do đó, Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT phân tích và đưa ra nhận định cụ thể về các thị trường, từ đó giúp người sản xuất và DN có định hướng trong sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh, tận dụng lợi thế từ các FTA. Đầu tư cho chế biến, nâng cao chất lượng Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng, xuất khẩu ngành hàng rau quả đang đi đúng định hướng, đó là không chạy theo
  • 27. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 26 số lượng, nâng cao chất lượng; duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống, khai thác thị trường lớn, tiềm năng; đồng thời, chủ động xây dựng vùng sản xuất, thương hiệu, tập trung cho chế biến. Xuất khẩu nhóm ngành rau quả tăng trưởng mạnh, tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận Việt Nam chưa có nhiều mô hình sản xuất rau quả tập trung với quy mô lớn nên việc áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với từng hộ nông dân là rất khó khăn và tốn kém. Sản xuất rau quả an toàn theo hướng VietGAP hay Global GAP còn khá khiêm tốn (chiếm khoảng 10 - 15% trên tổng diện tích trồng trọt) nên DN gặp khó khăn trong huy động lượng hàng lớn, đạt tiêu chuẩn để thực hiện các đơn hợp đồng xuất khẩu. Về vấn đề này, Giám đốc Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng chia sẻ, trái cây tươi, chất lượng tốt luôn có giá trị xuất khẩu cao, nhưng công nghệ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của Việt Nam còn hạn chế khiến nhiều loại sản phẩm khi đến các thị trường xa như châu Âu, Mỹ không còn tươi ngon, rất khó bán. Chính vì vậy, phát triển công nghiệp chế biến không chỉ là phát triển dây chuyền sấy, ép nước… mà còn phải đầu tư cho công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch và phát triển logistics phục vụ vận chuyển rau quả. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, việc đầu tư cho chế biến sẽ giúp ngành hàng rau quả tăng giá trị xuất khẩu. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để những khu vực sản xuất tập trung, hợp tác xã và các cơ sở, đại lý thu gom lớn đều có cơ sở sơ chế, đóng gói và kho mát bảo quản có quy mô và trang thiết bị phù hợp với đặc tính từng loại rau quả; đồng thời, khuyến khích đầu tư phát triển các trung tâm chiếu xạ thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao trên thế giới. Về phía địa phương, đây cũng là thời điểm rất cần vai trò của các tỉnh, thành phố trong tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 nhằm bảo đảm cung ứng đầy đủ và có chất lượng nguồn nguyên liệu nông sản nói chung và rau quả nói riêng phục vụ xuất khẩu. 2.4. Nhu cầu thị trường dược liệu Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ
  • 28. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 27 dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới. Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý... Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới, mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30% tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị
  • 29. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 28 trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc... vv. Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến
  • 30. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 29 vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia. Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. 2.5. Tổng quan về ngành dược Việt Nam Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các loại thuốc đặc trị.
  • 31. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 30 Ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60,000 tấn các loại dược liệu, trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu., Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất về dược liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Công ty nước ngoài là 15%. Năm 2015, theo ước tính của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam, giá trị Ngành Dược ước đạt 4,2 tỷ USD, mức độ chi tiêu cho dược phẩm đạt khoảng 38USD/người. Trong thời gian tới, thị trường thuốc kê toa sẽ tăng trưởng vượt qua thị trường thuốc không kê toa (OTC) do sự xuất hiện của các dòng sản phẩm cấp bằng sáng chế đắt tiền từ nước ngoài và sự gia tăng nhu cầu về thuốc chất lượng cao và thuốc đặc trị. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 6 tháng đầu năm 2016 đạt mức 1,282.6 triệu USD, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường nhập khẩu chính vẫn là Pháp và Mỹ (các loại thuốc biệt dược) và Trung Quốc, Ấn Độ (các loại thuốc giá rẻ, thuốc generic).Trong khi đó, Xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam chỉ đạt ở mức thấp với tỷ lệ chỉ 5% so với giá trị nhập khẩu và bằng 2.5% so với giá trị tiêu thụ toàn ngành. Các thị trường xuất khẩu chính là: Đức, Nga, các nước châu Phi và láng giềng như Myanma, Philippin, Campuchia… Thời gian tới, ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại. Bên canh đó, với tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các Công ty Dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các Công ty nước ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ, đặc biệt trong bối cảnh động lực phát triển chính của ngành vẫn là các chính sách bảo hộ của nhà nước như hiện nay. 2.6. Chiến lược phát triển ngành dược quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030 Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu cung ứng đầy
  • 32. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 31 đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, qua đó: 1. Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác. 2. Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu. 3. Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa. 4. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược. 5. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc. Một số chỉ số được nêu ra trong Quyết định như sau: 1. Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm. 2. Thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ. Một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ; dự kiến đến năm 2030 hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.
  • 33. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 32 Để có thể đạt được mục tiêu trên, Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra một loạt các giải pháp, trong đó có những giải pháp liên quan trực tiếp đến những lĩnh vực Công ty đã, đang và sẽ thực hiện, bao gồm: ● Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia ● Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập, mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu;… ● Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành dược ● Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp dược. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 100.000.000 m2 A Khu vực chung 2.910 m2 1 Nhà bảo vệ 30 m2 2 Bãi đậu xe 500 m2
  • 34. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 33 TT Nội dung Diện tích ĐVT 3 Nhà điều hành, văn phòng làm việc 150 m2 4 Nhà ăn, nghỉ cán bộ nhân viên 300 m2 5 Nhà kho 500 m2 6 Đường nội bộ 1.400 m2 7 Bể chứa nước sinh hoạt 30 m2 B Xưởng tập kết, kho bảo quản 3.100 m2 1 Khu sơ chế nguyên liệu đầu vào 400 m2 2 Khu chế biến 600 m2 3 Khu đóng gói thành phẩm 100 m2 4 Kho chứa sản phẩm 2.000 m2 C Xưởng sơ chế dược liệu 1.800 m2 1 Sân phơi dược liệu 1.000 m2 2 Khu sấy dược liệu 500 m2 3 Khu thành phẩm 300 m2 D Vườn ươm 10.100 m2 1 Vườn ươm 10.000 m2 2 Phòng nghiên cứu, kỹ thuật 100 m2 E Vùng trồng dược liệu 960.000 m2 F Vùng trồng sầu riêng 500.000 m2 G Vùng trồng ca cao 500.000 m2 H Khu hồ chứa nước tưới, PCCC 50.000 m2 I Đường phân thửa, giao thông nội bộ 300.000 m2 K Vùng trồng rừng 97.672.090 m2
  • 35. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 34 TT Nội dung Diện tích ĐVT Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị tưới nước Trọn Bộ 3 Thiết bị nhà xưởng, kho sơ chế, chế biến Trọn Bộ 4 Thiết bị nhà ăn, nghỉ công nhân Trọn Bộ 5 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 6 Thiết bị vận tải Trọn Bộ 7 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 36. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 35 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 100.000.000 m2 38.689.805 A Khu vực chung 2.910 m2 - 1 Nhà bảo vệ 30 m2 1.741 52.230 2 Bãi đậu xe 500 m2 641 320.500 3 Nhà điều hành, văn phòng làm việc 150 m2 4.594 689.100 4 Nhà ăn, nghỉ cán bộ nhân viên 300 m2 1.741 522.300 5 Nhà kho 500 m2 2.578 1.289.000 6 Đường nội bộ 1.400 m2 841 1.177.400 7 Bể chứa nước sinh hoạt 30 m2 3.000 90.000 B Xưởng tập kết, kho bảo quản 3.100 m2 - 1 Khu sơ chế nguyên liệu đầu vào 400 m2 1.779 711.600 2 Khu chế biến 600 m2 1.779 1.067.400
  • 37. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 36 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 3 Khu đóng gói thành phẩm 100 m2 4.594 459.400 4 Kho chứa sản phẩm 2.000 m2 3.046 6.092.000 C Xưởng sơ chế dược liệu 1.800 m2 - 1 Sân phơi dược liệu 1.000 m2 841 841.000 2 Khu sấy dược liệu 500 m2 1.741 870.500 3 Khu thành phẩm 300 m2 3.046 913.800 D Vườn ươm 10.100 m2 - 1 Vườn ươm 10.000 m2 100 1.000.000 2 Phòng nghiên cứu, kỹ thuật 100 m2 4.594 459.400 E Vùng trồng dược liệu 960.000 m2 - F Vùng trồng sầu riêng 500.000 m2 - G Vùng trồng ca cao 500.000 m2 - H Khu hồ chứa nước tưới, PCCC 50.000 m2 200 10.000.000 I Đường phân thửa, giao thông nội bộ 300.000 m2 20 6.000.000
  • 38. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 37 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT K Vùng trồng rừng 97.672.090 m2 - Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 1.611.900 1.611.900 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 1.746.225 1.746.225 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.432.800 1.432.800 - Hệ thống PCCC Hệ thống 1.343.250 1.343.250 II Thiết bị 343.057.742 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 125.000 125.000 2 Thiết bị tưới nước Trọn Bộ 124.615.238 124.615.238 3 Thiết bị nhà xưởng, kho sơ chế, chế biến Trọn Bộ 19.440.000 19.440.000 4 Thiết bị nhà ăn, nghỉ công nhân Trọn Bộ 150.000 150.000 5 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 159.427.504 159.427.504 6 Thiết bị vận tải Trọn Bộ 29.300.000 29.300.000 7 Thiết bị khác Trọn Bộ 10.000.000 10.000.000 III Chi phí quản lý dự án 1,613 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 6.159.379 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 6.675.405 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,120 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 459.903
  • 39. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 38 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,318 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 1.213.451 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,748 GXDtt * ĐMTL% 676.404 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,962 GXDtt * ĐMTL% 372.022 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,020 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 74.779 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,056 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 214.682 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,144 GXDtt * ĐMTL% 55.629 8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,138 GXDtt * ĐMTL% 53.499 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,182 GXDtt * ĐMTL% 844.309 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,260 GTBtt * ĐMTL% 890.551 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 1.820.176 V Chi phí bù đắp khoản vay (6 năm đầu) TT 271.818.220 VI Chi phí vốn lưu động TT 60.183.666 1 Cây thông giống trồng bổ sung 9.767,2 ha 54.012.666 2 Cây sầu riêng giống 50,0 ha 846.000 3 Cây ca cao giống 50,0 ha 1.200.000 4 Cây giống dược liệu 96,0 ha 1.920.000
  • 40. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 39 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 5 Phân bón TT 1.960.000 6 Thuốc BVTV TT 245.000 VII Chi phí dự phòng 5% 36.329.211 Tổng cộng 762.913.428 Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 41. IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” được thực hiệntại Tỉnh Lâm Đồng. 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) A Khu vực chung 2.910 0,29 0,00% 1 Nhà bảo vệ 30 0,00 0,00% 2 Bãi đậu xe 500 0,05 0,00% 3 Nhà điều hành, văn phòng làm việc 150 0,02 0,00% 4 Nhà ăn, nghỉ cán bộ nhân viên 300 0,03 0,00% 5 Nhà kho 500 0,05 0,00% 6 Đường nội bộ 1.400 0,14 0,00% 7 Bể chứa nước sinh hoạt 30 0,00 0,00% B Xưởng tập kết, kho bảo quản 3.100 0,31 0,00% 1 Khu sơ chế nguyên liệu đầu vào 400 0,04 0,00% 2 Khu chế biến 600 0,06 0,00% 3 Khu đóng gói thành phẩm 100 0,01 0,00% 4 Kho chứa sản phẩm 2.000 0,20 0,00% C Xưởng sơ chế dược liệu 1.800 0,18 0,00% 1 Sân phơi dược liệu 1.000 0,10 0,00% 2 Khu sấy dược liệu 500 0,05 0,00% 3 Khu thành phẩm 300 0,03 0,00% D Vườn ươm 10.100 1,01 0,01% 1 Vườn ươm 10.000 1,00 0,01% 2 Phòng nghiên cứu, kỹ thuật 100 0,01 0,00% E Vùng trồng dược liệu 960.000 96,00 0,96%
  • 42. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 41 TT Nội dung Diện tích (m2 ) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) F Vùng trồng sầu riêng 500.000 50,00 0,50% G Vùng trồng ca cao 500.000 50,00 0,50% H Khu hồ chứa nước tưới, PCCC 50.000 5,00 0,05% I Đường phân thửa, giao thông nội bộ 300.000 30,00 0,30% K Vùng trồng rừng 97.672.090 9.767,21 97,67% TỔNG CỘNG 100.000.000 10.000 100,00% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 43. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 42 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình STT Hạng mục xây dựng Diện tích xây dựng (m2 ) Tầng cao Diện tích sàn (m2 ) Tỷ lệ chiếm đất (%) A Khu vực chung 2.910 980 0,003 1 Nhà bảo vệ 30 1 30 0,000 2 Bãi đậu xe 500 _ 0,001 3 Nhà điều hành, văn phòng làm việc 150 1 150 0,000 4 Nhà ăn, nghỉ cán bộ nhân viên 300 1 300 0,000 5 Nhà kho 500 1 500 0,001 6 Đường nội bộ 1400 _ _ 0,001 7 Bể chứa nước sinh hoạt 30 _ 0,000 B Xưởng tập kết, kho bảo quản 3.100 3100 0,003 1 Khu sơ chế nguyên liệu đầu vào 400 1 400 0,000 2 Khu chế biến 600 1 600 0,001 3 Khu đóng gói thành phẩm 100 1 100 0,000 4 Kho chứa sản phẩm 2000 1 2000 0,002 C Xưởng sơ chế dược liệu 1.800 800 0,002 1 Sân phơi dược liệu 1000 _ _ 0,001 2 Khu sấy dược liệu 500 1 500 0,001 3 Khu thành phẩm 300 1 300 0,000 D Vườn ươm 10.100 100 0,010 1 Vườn ươm 10.000 0 0,010 2 Phòng nghiên cứu, kỹ thuật 100 1 100 0,000 E Vùng trồng dược liệu 960.000 0 0,960 F Vùng trồng sầu riêng 500.000 0 0,500 G Vùng trồng ca cao 500.000 0 0,500 H Khu hồ chứa nước tưới, pccc 50.000 0 0,050
  • 44. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 43 STT Hạng mục xây dựng Diện tích xây dựng (m2 ) Tầng cao Diện tích sàn (m2 ) Tỷ lệ chiếm đất (%) I Đường phân thửa, giao thông nội bộ 300.000 0 0,300 K Vùng trồng rừng 97.672.090 97,672 TỔNG CỘNG 100.000.000 4980 100,00 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) 2.1.1. Mục tiêu Công ty thuê rừng để QLBVR nhằm phát huy thế mạnh của rừng, bảo vệ và phát triển được vốn rừng, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của đồng bào thiểu số; Đồng thờitạo công ăn việc làm, dần dần nâng cao đời sống cho người dân trong vùng dự án, đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và ngân sách cho địa phương. 2.1.2. Tổ chức QLBVR Về tổ chức, quản lý: - Giám đốc dự án là chủ tài khoản chịu trách nhiệm chung trong việc điều hành và thực hiện các giải pháp đã nêu ra trong dự án. - Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn tài chính, hạch toán tài chính để dự án đạt kết quả cao. - Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch tác nghiệp hàng năm và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hạng mục lâm sinh của dự án. Việc thi công các hạng mục của dự án ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại chổ và xung quanh vùng dự án (chủ yếu là người đồng bào dan tộc thiểu số) nhằm tăng thêm thu nhập cho họ và ổn định kinh tế. Từng bước gắn liền trách nhiệm của họ với khu rừng mà họ sinh sống nhằm phát triển nghề rừng theo hướng hiện nay. Giải pháp về kỹ thuật: Tổ chức quản lý bảo vệ rừng.
  • 45. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 44 Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng và phổ biến rộng rãi cho toàn dân. Hộ gia đình phải thực hiện đúng qui ước, thường xuyên tuần tra, kiểm tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được giao và có báo cáo kịp thời với chủ rừng hoặc các cấp chính quyền khi phát hiện các trường hợp vi phạm lâm luật. Ở những vùng rừng tập trung, vùng trọng điểm lửa rừng thì tiến hành tuyên truyền PCCC rừng, xây các biển báo cấm lửa, thường xuyên tuần tra canh gác và đốt có điều khiển (nếu cần thiết) để đề phòng cháy rừng. Đồng thời xây dựng đường ranh cản lửa được thiết kế theo các hệ thống dọc các lô và bao quanh khu vực rừng trồng, cứ 2 hoặc 3 lô thì làm các đường ranh ngăn cách, đường ranh rộng 10m. Chủ rừng phải xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với rừng tự nhiên công tác quản lý bảo vệ thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng cụ thể như sau: - Thống kê quỹ rừng hiện còn và công bố danh sách các hộ gia đình được giao khoán bảo vệ rừng. - Lập biểu thống kê diện tích rừng giao khoán, thống nhất với các chủ rừng. - Tiến hành giao rừng ngoài thực địa. + Họp dân để phổ biến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân sau khi nhận khoán bảo vệ rừng, bàn bạc dân chủ với người dân, thống nhất phương thức giao đất giao rừng và tìm hiểu nguyện vọng của người dân. Hướng dẫn người dân ký kết các văn bản liên quan. + Sơ thám thực địa, sơ bộ phân chia lô khoảnh, xác định vị trí ranh giới, diện tích của từng lô rừng trên bản đồ cũng như ngoài thực địa. + Bàn giao hiện trường cho hộ gia đình: Trên cơ sở phân chia lô trên bản đồ, tổ công tác cùng với hộ gia đình và các ngành chức năng liên quan xác định cụ thể ngoài thực địa, phát đánh dấu ranh giới lô khoảnh sau đó đo đạc, tính diện tích theo từng trạng thái cho từng lô. + Làm mốc lô, sản xuất bảng tôn, đóng đúng vị trí ngoài thực địa để xác định tên lô, hộ nhận rừng.
  • 46. Dự án “Trồng rừng - Chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng” ĐƠn vị tư ván: 0918755356-0903034381 45 + Lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng. + Kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Để phát huy thế mạnh cộng đồng trong việc bảo vệ rừng cần xúc tiến thành lập một ban đại diện gồm những người có uy tín, có khả năng vận động người dân tham gia bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp. Ban này có trách nhiệm nhắc nhở bà con thực hiện đúng luật bảo vệ và phát triển rừng đồng thời điều phối các hoạt động sản xuất và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh. 2.2. Kỹ thuật trồng rừng Kĩ thuật trồng rừng: áp dụng với các loại cây trồng rừng trong đó cây chủ lực là cây thông, cây lấy gỗ.  Làm đất trồng rừng.  Kỹ thuật phát dân thực bì. Trước khi làm đất trồng rừng phải phát dọn thực bì. Thực bì là những thực vật sống trên đất trồng rừng, thực bì trên đất trồng rừng hầu hết đều là cỏ dại