SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 55
Baixar para ler offline
HEN PHẾ QUẢN
PGS.TS LÊ VĂN BÀNG
1.ĐỊNH NGHĨA :
Theo GINA 2004 hen phế quản là một bệnh lý
viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham
gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào;
viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp
sự tăng đáp ứng phế quản dẫn đến những đợt tái
diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho
đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm;
những đợt này thường phối hợp với sự tắc
nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc
nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên
hay do điều trị.
2. DỊCH TỂ HỌC :
HPQ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em/người lớn, tỉ
lệ 2/1. Những nghiên cứu dịch tể học trong
những năm gần đây cho thấy tần suất trung bình
khoảng 5 %, trẻ em dưới 5 tuổi 10 %.
Tại Việt Nam, ở Hà Nội, năm 1995 độ lưu hành
HPQ là 4,3 % (Vương Thị Tâm) ; ở thành phố Hồ
Chí Minh, độ lưu hành HPQ là 3,2 +/-1,39 % (
Phạm Duy Linh 1996), ở thành phố Huế, độ lưu
hành HPQ năm 2000 là 4,58 +/-1,12% (Lê Văn
Bàng).
3. BỆNH NGUYÊN :
3.1. HPQ dị ứng : có 2 nhóm.
3.1.1. HPQ dị ứng không nhiễm trùng
3.1.1.1.HPQ do dị ứng nguyên đường hô hấp :
+ Các dị ứng nguyên đường hô hấp trong nhà
thường là bụi nhà, các loại bọ nhà như
Dermatophagoides ptégonyssimus, bụi chăn
đệm, các lông móng các loài gia súc như các loại
chó, mèo, chuột, thỏ, lợn...
+ Các dị ứng nguyên hô hấp trong khí quyển
thường là phấn hoa, cây cỏ.
+ Các dị ứng nguyên hô hấp do nghề nghiệp
(xưởng dệt, lò làm bánh mì).
3.1.1.2. HPQ do các dị ứng nguyên thực phẩm :
Các dị ứng nguyên thường gặp như là tôm, cua,
cá biển, sò, hến, cà chua, rau quả, trứng, sôcôla..
3.1.1.3. Hen phế quản do thuốc, chất nhuộm
màu, chất giữ thực phẩm :
+Một số phẩm nhuộm thực phẩm như tartrazine,
acide carminique,chất sulfite
+ Một số thuốc như aspirine và những chất
kháng viêm không stéroides, thuốc ức chế bêta,
pipérazine.
Riêng aspirine khi bị dị ứng có gây ra tam chứng
Widal: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, hen phế
quản
3.1.2. Hen phế quản dị ứng nhiễm trùng :
3.1.2.1. Vi khuẩn : những nhiễm trùng do S. pyo
genes, S. pneumoniae, H.I, Staphylococcus
aureus.
3.1.2.2. Virus: virus cúm là nguyên nhân thường
gặp nhất sau đó là Mycoplasma pneumoniae.
3.1.2.3. Nấm : nấm Cladosporium hoặc
Alternaria, các nấm mốc gây hen phế quản như
nấm Pénicillinum, nấm Aspergillus, nấm
Stemphyllium thường ở ngay trong các ngôi nhà
ẩm thấp.
3.2. HPQ không do dị ứng :
3.2.1. HPQdo di truyền :
Ở bệnh nhân HPQ nặng thường gặp HLA BW 16
và ở những bệnh nhân hen phế quản nhẹ thường
gặp các HLA A9, B7, BW 21.
3.2.2. HPQ do gắng sức : nhất là khi ngưng gắng
sức.
3.2.3. HPQ do lạnh : hít phải không khí lạnh.
3.2.4. HPQ do rối loạn nội tiết : trưởng thành,
mang thai, trước kinh nguyệt.
3.2.5. HPQ do yếu tố tâm lý : tâm trạng lo âu về
bệnh tật.
4. CƠ CHẾ SINH BỆNH :
4.1. Yếu tố dị ứng và miễn dịch học :
4.1.1. Tính chất 2 gđ của một phản ứng dị ứng :
+ Một giai đoạn xảy ra tức thì trong 20 phút sau
khi tiếp xúc với dị nguyên và một giai đoạn xảy
ra muộn hơn sau 6 - 12 giờ.
+ Trong HPQ, các phản ứng của giai đoạn muộn
thường nghiêm trọng hơn các phản ứng sớm,
đặc trưng bởi sự chuyển di các tế bào viêm, đặc
biệt là tế bào ái toan vào hệ thống khí đạo. Khi sự
tiếp xúc với dị ứng nguyên kéo dài phản ứng
viêm do dị ứng sẽ sinh ra các triệu chứng mạn
tính.
4.1.2. Cơ chế tạo kháng thể IgE và cơ địa dị ứng :
+ Sự tạo kháng thể IgE và các phản ứng viêm
được điều hoà bởi các lympho T sinh cytokine
như IL3, IL4, IL5, IL6.
+ Các tê bào lympho T hỗ trợ đóng vai trò quan
trọng trong tạo ra các kháng thể này và được
chia thành 2 nhóm TH1 và TH2.
+ Các tế bào CD4 nhận diện dị ứng nguyên thuộc
loại TH2,
4.1.3. Vai trò của các phân tử kết dính trong sự
chuyển di các tế bào viêm :ICAM-1,VCAM-
1,VLAI, CD11/CD18, E selectin, ELAM-1 .
4.2. Yếu tố môi trường trong HPQ:
4.2.1. Sự gia tăng tiếp xúc với dị ứng nguyên
trong những năm đầu đời : tiếp xúc với bụi nhà,
phụ nữ hút thuốc lá,
4.2.2. Sự thay đổi địa lý : Có sự khác biệt lớn về
độ lưu hành của hen phế quản giữa các vùng
khác nhau trên thế giới.
4.2.3. Sự tiếp xúc với dị ứng nguyên trong môi
trường lao động :enzyme, acide anhydrite, muối
platin và đạm trong nước tiểu của súc vật thí
nghiệm
4.2.4. Nhiễm siêu vi đường hô hấp :Virus mũi ở
người (HRV : Human Rhinovirus)
4.3. Vài nét cơ bản về cơ chế của HPQ :
4.3.1. Cơ chế viêm phế quản :
4.3.1.1. Viêm phế quản : là quá trình cơ bản
4.3.1.2. Những tế bào gây viêm phế quản bao
gồm :
+ Tế bào mast.
+ Bạch cầu đa nhân (ái toan, ái kiềm, trung
tính).
+ Tế bào lympho.
+ Tiểu cầu
4.3.1.3. Những hoạt chất trung gian gây viêm :
+ Histamines.
+ Sérotonines.
+ Bradykinines.
+ Thromboxanes.
+ Prostaglandines.
+ Leucotriènes.
+ PAF.
+ Một số interleukines.
4.3.2. Cơ chế co thắt phế quản :
4.3.2.1. Do tác động của các hoạt chất trung gian
gây viêm : xuất hiện tình trạng co thắt phế quản
với năm biểu hiện :
+ Phù nề niêm mạc phế quản.
+ Phân huỷ biểu mô phế quản và màng cơ
bản dày thêm.
+ Phì đại cơ trơn phế quản.
+ Nút niêm dịch trong tiểu phế quản.
+ Thâm nhiễm các tế bào viêm.
4.3.2.2. Vai trò của các hệ thần kinh tự động :
a/ Hệ cholinergic : do dây thần kinh phế vị,
tiết acétylcholines gây giãn mạch, tăng tiết niêm
dịch phế quản, co thắt phế quản.
b/ Hệ adrenergic : bất thường của hệ bêta 2
adrenergic.
c/ Hệ không cholinergic không adrenergic
các tachykinines như chất P, neurokinine A,
neurokinine B, các chất gây co thắt và giãn phế
quản; nhưng dẫn truyền thần kinh quan trọng
nhất là chất nitric oxide.
4.3.3. Cơ chế tăng phản ứng phế quản:
4.3.3.1. Tăng phản ứng phế quản : là một trạng
thái bệnh lý không đặc hiệu cho HPQ .
4.3.3.2. Tăng phản ứng PQ : là cơ sở để giải
thích sự xuất hiện của cơn HPQ do gắng sức,
khói các loại (khói thuốc lá, khói than, khói xăng),
không khí lạnh, mùi hương phấn...
4.3.4. Vai trò của các tế bào biểu mô phế quản:
TBBMPQ  nhiệm vụ “hàng rào” mà là nguồn
hoạt chất trung gian gây viêm khá quan trọng
như endothelin-1, góp phần sản xuất IL5, IL6,
GMCSF...
4.3.1.4. Tác dụng của các hoạt chất trung gian
gây viêm dẫn đến hậu quả :
+ Co thắt phế quản.
+ Giãn mạch.
+ Tăng tiết niêm dịch phế quản.
+ Phù phế quản.
Những năm vừa qua, nhiều tác giả nhấn
mạnh vai trò một số leucotriènes và interleukines
trong quá trình viêm phế quản.
5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG :
5.1. Giai đoạn khởi phát :
+ Cơn HPQ xuất hiện đột ngột, thường về đêm,
nhất là nửa đêm về sáng
+ Các tiền triệu: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước
mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn.
5.2. Giai đoạn lên cơn :
+ Cơn khó thở chậm, khó thở kỳ thở ra; lồng
ngực căng , các cơ hô hấp phụ nổi rõ, tím.
+ Đứng xa có thể nghe tiếng rít hay sò sè của
bệnh nhân
+ Nghe phổi, phát hiện được ran rít và ran ngáy.
5.3. Giai đoạn lui cơn :
+ Sau một vài phút hoặc vài giờ, cơn HPQ giảm
dần, bệnh nhân ho khạc đàm rất khó khăn, đàm
đặc quánh, có những hạt nhỏ trông như hạt trai.
+Nghe phổi nhiều ran ẩm, một ít ran ngáy
+ Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn HPQ đã hết.
5.4. Giai đoạn giữa các cơn :
+ Giữa các cơn, các triệu chứng nói trên không
còn.
+ Khám lâm sàng thấy bình thường.
6. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG :
6.1. Thăm dò chức năng hô hấp :
6.1.1. Xác định rối loạn thông khí tắc nghẽn :
6.1.1.1. Đo VEMS (FEV1) và tỉ số Tiffeneau :
a/ Trong cơn : Thường thấy VEMS (FEV1) giảm
dưới 75% so với lý thuyết và tỉ số Tifffeneau giảm
dưới 75% là tạm đủ để xác định có rối loạn này.
b/ Ngoài cơn : thông thường khoảng giữa các
cơn, người bệnh bình thường nên VEMS (FEV1)
và tỉ số Tiffeneau không giảm, thường > 80% so
với lý thuyết).
6.1.1.2. Đo lưu lượng - thể tích :
+ Lưu lượng thở ra đỉnh DEP (PEFR) giảm
+ Lưu lượng ở các thời điểm CV 25%, 50%, 75%
(DEM 25, DEM 50, DEM 75) hoặc khoảng giữa
25% - 75% (DEM 25 - 75) giảm.
6.1.2. Test dược động học : dùng thuốc giãn phế
quản.
Thường dùng khí dung salbutamol, cho 3 ml
thuốc trên, xông trong 15 phút; đo VEMS(FEV1)
trước và sau khi xông. Nếu VEMS(FEV1) tăng
trên 12% trở lên là dương tính, nếu không tăng là
âm tính
6.1.3. Khí máu:
6.1.3.1. Đo áp lực khí máu :
a/ Đo áp lực khí oxy máu : PaO2 giảm rất rõ
trong cơn, kể cả ngoài cơn nếu tắc nghẽn còn
tồn tại.
b/ Đo áp lực khí carbonic máu : PaCO2 có thể
giảm trong giai đoạn đầu khi bệnh nhân còn cố
gắng để vượt trở ngại, nhưng sau đó tăng dần.
PaCO2 tăng là dấu hiệu nặng
6.1.3.2. Rối loạn toan kiềm :
+ giai đoạn đầu : pH máu và dự trữ kiềm tăng.
+ giai đoạn sau : pH máu và dự trữ kiềm giảm.
6.2. Các xét nghiệm về dị ứng :
6.2.1. Test da : dùng phương pháp lẩy da
6.2.2. Một số test tìm kháng thể :
+ Kháng thể ngưng kết
+ Kháng thể kết tủa: IgG, IgM
6.2.3. Định lượng IgE toàn phần : RIST, PRIST
6.2.4. Định lượng IgE đặc hiệu : RAST
6.3. Xét nghiệm máu : bc ái toan tăng
6.4. Xét nghiệm đàm : tinh thể Charcot –
Leyden, các thể xoắn Curshmann, vi khuẩn và
virus
6.5. Phim lồng ngực : khí phế thủng
7. PHÂN ĐỘ TRẦM TRỌNG:
BÂC 1 (CÁCH KHOẢNG)
- Những triệu chứng xảy ra < 1 lần / tuần.
- Những đợt bộc phát ngắn.
- Những triệu chứng ban đêm < 2 lần / tháng.
+ FEV1 hay PEF  80% so với lý thuyết
+ PEF hay FEV1 biến thiên < 20%
BẬC 2 (NHẸ)
- Những triệu chứng xảy ra > 1 lần / tuần nhưng
< 1 lần / ngày.
- Những đợt bộc phát có thể ảnh hưởng đến
hoạt động và giấc ngủ.
- Những triệu chứng ban đêm > 2 lần / tháng.
+ FEV1 hay PEF  80% so với lý thuyết.
+ PEF hay FEV1 biến thiên 20 - 30%.
BẬC 3 (VỪA)
- Những triệu chứng xảy ra hằng ngày.
- Những đợt bộc phát ảnh hưởng đến hoạt động
và giấc ngủ.
- Những triệu chứng ban đêm > 1 lần / tuần.
- Hàng ngày phải sử dụng thuốc khí dung đồng
vận bêta 2 tác dụng ngắn
+ FEV1 hay PEF = 60 - 80% so với lý thuyết
+ PEF hay FEV1 biến thiên > 30%
BẬC 4 (NẶNG)
- Những triệu chứng xảy ra hằng ngày.
- Thường xuyên có những đợt bộc phát.
- Những triệu chứng thường xảy ra ban đêm.
- Giới hạn những hoạt động thể lực.
+ FEV1 hay PEF  60% so với lý thuyết.
+ PEF hay FEV1 biến thiên > 30%
8. BIẾN CHỨNG:
8.1. Biến chứng cấp :
8.1.1. HPQ cấp nặng :
8.1.1.1. Định nghĩa :
a/ Hội chứng đe doạ HPQ cấp nặng :
+ Tình trạng nặng dần, kéo dài vài giờ hay vài
ngày ở một bệnh nhân HPQ
+ Tương ứng với tình trạng cơn hen cấp không
được làm giảm bởi điều trị thông thường và nặng
dần lên.
b/ Hen phế quản cấp nặng : có thể từ hội chứng
đe doạ hen phế quản cấp nặng hay xảy ra cấp
đôi khi trong vòng vài phút.
8.1.1.2. Những yếu tố khởi phát :
+ Hen không ổn định, một tiền sử nhập viện
nhiều lần vì HPQ cấp nặng, điều trị không thích
hợp, theo dõi không đầy đủ hay cắt điều trị sớm.
+ Sau nhiễm trùng phế quản - phổi, sau khi dùng
các thuốc ức chế bêta 2, aspirine và kháng viêm
không steroide
+ Bệnh nhân dễ nhạy cảm, sốc tình cảm trong
những giờ trước khi lên cơn
+ Yếu tố quan trọng nhất có lẽ là do bệnh nhân
hay bác sĩ phát hiện chậm sự trầm trọng của cơn
hen.
8.1.1.3. Cơ chế sinh bệnh :
a/ Nghẽn phế quản : do sự co thắt phế quản, sự
phù kẽ và tăng tiết dịch phế quản tạo thành
những nút nhầy.
b/ Giảm khí oxy máu :liên hệ với bất thường của
tỉ thông khí - khuếch tán.
c/ Tăng khí carbonic máu: kèm toan hô hấp , rối
loạn tim mạch và gia tăng hoạt động của các cơ
hô hấp.
d/ Áp lực trong lồng ngực: rất giảm trong kỳ hít
vào, dẫn đến sự giảm hậu gánh của thất phải và
của thất trái, mạch nghịch lý.
8.1.1.4. Chẩn đoán :
a/ Những dấu chứng hô hấp :
+ Nguy cấp hô hấp rõ ràng, thều thào, tím, vã mồ
hôi, khó thở nhanh nông, tần số trên 30 lần / phút
kèm dấu co kéo
+ Tri giác: lo lắng, vật vã, lơ mơ, hôn mê,
+ Thở chậm là do suy kiệt cơ hô hấp và báo
trước một sự ngưng hô hấp.
+ Nghe phổi : im lặng cả hai bên phổi
+ PEF< 150 lít / phút, pH máu < 7,38
+ Phim phổi cho thấy phổi quá sáng, các khoảng
liên sườn giãn rộng, cơ hoành dẹt ra.
b/ Những dấu chứng tim mạch :
+ Mạch nhanh thường trên 120 lần / phút
+ Mạch chậm là d/c rất nặng báo hiệu ngưng
tuần hoàn, mạch nghịch lý
+ Tâm phế cấp với dấu chứng của suy tim phải.
+ Nghe tim thường khó vì tiếng tim mờ.
+ Huyết áp có thể tăng liên quan đến tăng khí
carbonic máu, huyết áp hạ trong những trường
hợp quá nặng.
+ Tâm điện đồ cho thấy ngoài nhịp xoang nhanh,
sóng P phổi, rS trên các chuyển đạo trước tim
phải, bloc cành phải
8.1.2. Tràn khí màng phổi: do vỡ bóng khí phế
thủng, thường xảy ra sau những cơn ho rủ rượi
kèm khó thở nhiều
8.1.3. Nhiễm khuẩn phế quản - phổi :
+ Thường gặp ở những bệnh nhân bị hen phế
quản nặng làm cho cơn hen kéo dài.
+ Những vi khuẩn hay virus thường gặp là :
streptococcus pneumoniae, haemophilus
influenza, Moraxella catarralis, staphylococcus
aureus, mycoplasma pneumoniae, legionella
pneumophila...
8.2. Biến chứng mạn :
8.2.1. Khí phế thủng đa tiểu thuỳ :
+ Khó thở
+ Tím
+ Biến dạng lồng ngực : hình ức gà, hình thùng.
+ Gõ vang, rì rào phế nang giảm, tiếng tim mờ.
+ Chụp phim lồng ngực : khí phế thủng
+ Điện tâm đồ : P phế, trục điện tim xu hướng (P)
+ CN hô hấp :RV, FRC giảm, FEV1,FVC giảm.
+ PaO2 giảm, PaCO2 tăng.
8.2.2. Suy hô hấp mạn (xem bài suy hô hấp mạn)
8.2.3. Tâm phế mạn (xem bài tâm phế mạn)
9. ĐIỀU TRỊ:
10.1. Các thuốc điều trị hen phế quản :
9.1.1. Các thuốc giãn phế quản :
10.1.1.1. Adrenaline: 1 ml chứa 1mg, điều trị hen
phế quản cấp nặng
9.1.1.2. Các thuốc đồng vận bêta 2 :
- Salbutamol (Ventolin):
+ uống: nhanh (2 và 4mg), chậm (4 và 8mg)
+ tiêm : ống 0,5 mg
+ khí dung định liều : lọ 20 mg chứa 200 liều, một
liều chứa 100 g
+ khí dung máy: chai 50 mg / 10 ml ( 1ml chứa 5
mg)
- Terbutaline (Bricanyl) :
+ uống: nhanh (2,5mg), chậm (5mg)
+ tiêm : ống 0,5 mg
+ khí dung định liều : lọ 50 mg chứa 200 liều, một
liều chứa 250 g.
+ khí dung máy: chai 50 mg / 10 ml ( 1ml chứa 5
mg)
- Fenoterol (Berotec)
+ khí dung : lọ 40 mg chứa 200 liều, mỗi liều 200
g
+ khí dung máy : chai 20 ml chứa 20 mg
- Salmeterol khí dung : là loại đồng vận bêta 2 có
tác dụng kéo dài
9.1.1.3. Nhóm methylxanthine :
- Theophylline:
+Theophylline nhanh: viên 100mg
+Theophylline chậm : viên 200 mg, 300 mg.
+ Cần phải đo nồng độ Theophylline trong máu
+ Nồng độ trung bình 5 - 20 g / ml
- Aminophylline (Diaphylline) : ống 5 ml 4,8%;
chứa 240 mg, dùng bằng tiêm tĩnh mạch
9.1.1.4. Thuốc kháng cholinergic :
+ Hiệu quả của thuốc kháng cholinergic chỉ được
thấy sau 30 - 90 phút.
+ nên phối hợp với một thuốc đồng vận bêta 2
- Bromure d’ipratropium (Atrovent):
+ Bromure d’ipratropium khí dung định liều : chai
4 mg chứa 200 liều, mỗi liều 20 g.
+ Bromure d’ipratropium khí dung máy : một liều
0,5 mg chứa trong 2 ml
9.1.2. Thuốc kháng viêm corticosteroid
9.1.2.1. Khí dung định liều :
+ Beclometasone dipropionate (Becotide) : chai 5
mg chứa 100 liều và chai 20 mg chứa 80 liều (1
liều có 250 g).
+ Budenoside : chai 20 mg chứa 200 liều, một
liều có 100 g hay 100 liều ( 1 liều có 200 g).
.+ Fluticasone propionate (Flixotide): chai 20 mg
chứa 200 liều, một liều có 100 g hay 100 liều ( 1
liều có 200 g).
9.1.2.2.Thuốc uống : thường dùng prednisone và
prednisolone, viên 5 mg
9.1.2.3. Thuốc tiêm : thường hay dùng methyl
prednisolone, chai 20 mg, 40 mg, 120 mg
+ Corticosteroide là thuốc kháng viêm có hiệu
quả, tuy nhiên chúng có thời gian bắt đầu tác
dụng chậm, chỉ rõ rệt sau 6 - 12 giờ.
+ Khi điều trị lâu dài hen phế quản nặng. Nếu có
thể dùng corticosteroide cách nhật, đương nhiên
phải được dùng kèm corticosteroide khí dung.
9.1.3. Các loại thuốc phối hợp:
10.1.3.1. Phối hợp fenoterol với ipratropium
(BERODUAL):
+ Khí dung định liều: lọ10ml chứa 200 liều, mỗi
liều chứa 20(g ipratropium và 50g fenoterol.
+Dung dịch khí dung máy lọ 20ml, mỗi ml (20giọt)
chứa 0,25mg ipratropium và 0,50mg fenoterol.
10.1.3.2. Phối hợp salutamol với ipratropium
(COMBIVENT):
+ Khí dung định liều: lọ10ml chứa 200 liều, mỗi
liều chứa 20(g ipratropium và 100g salbutamol
+ Dung dịch khí dung máy mỗi ống 2,5ml chứa
0,50mg ipratropium và 2,5mg salbutamol.
9.1.3.3. Phối hợp salmeterol với fluticasone
(SERETIDE): điều trị dự phòng
+ Seretide khí dung dạng dịch: có 3 loại 25g
/50g, loại 25g /125g, loại 25g/ 250g.
+ Seretide khí dung dạng bột: có 3 loại 50g
/100g, loại 50g /125g, loại 50g/ 500g.
+ Seretide bột 50g /100g, Seretide dịch 25g
/50g :HPQ mạn tính nhẹ
+ Seretide bột 50g /250g, Seretide dịch 25g
/125g : HPQ mạn tính trung bình
+ Seretide bột 50g /500 g, Seretide dịch 25g
/250g HPQ mạn tính nặng.
9.1.4. Cromoglycate sodium (Lomudal) :dự
phòng
- Dạng bột : chai chứa 112 liều, 1 liều có 5 mg.
- Dạng ống : một ống 2 ml chứa 20 mg.
9.1.5. Ketotifene (Zaditen) : viên 1 mg hay chai
dịch uống.
9.1.6. Thuốc kháng leukotriene:
+ Thuốc dạng uống kháng thụ thể cysteinyl
leukotriene 1 (CysLT1) bao gồm montelukast,
pranlukast, zakirlukast và thuốc ức chế 5
lipoxygenase như zileuton.
9.2. Xử trí và theo dõi hen phế quản :
9.2.1.Xử trí hen phế quản theo các bậc:
9.2.1.1. Bậc 1 (Hen phế quản cách khoảng)
+ Thuốc đồng vận bêta 2 khí dung tác dụng
nhanh
+ Thuốc kháng leukotriene.
+ Thuốc kháng cholinergic, đồng vận bêta 2
uống, hay theophylline tác dụng ngắn có thể
dùng xen kẻ với thuốc đồng vận bêta 2 khí dung
+ Những đợt bộc phát cấp nặng: sử dụng một
đợt điều trị ngắn bằng corticosteroide uống.
9.2.1.2. Bậc 2 (Hen phế quản dai dẳng nhẹ):
+ Dùng hằng ngày. Điều trị chọn lựa một loại
corticosteroide khí dung (200 - 500g
Beclometasone dipropionate, hay Budenoside,
1000 - 250g fluticasone chia 2 lần/ngày).
+ Xen kẻ là theophylline chậm, kháng leukotriene
+ Thuốc đồng vận bêta 2 khí dung tác dụng
nhanh
+ Những thuốc giãn phế quản khác có thể được
sử dung như thuốc kháng cholinergic, đồng vận
bêta 2 uống tác dụng nhanh, hay theophylline tác
dụng ngắn
9.2.1.3. Bậc 3 (Hen phế quản dai dẳng vừa):
+ Dùng hằng ngày. Điều trị chọn lựa là phối hợp
một corticosteroidide khí dung 200g - 1000g
beclometasone dipropionate, 400 - 1000g
budenoside, 250 - 500g fluticasone chia 2 - 3
lần/ngày với một đồng vận bêta 2 dài khí dung 2
lần/ngày.
+ Xen kẻ theophylline chậm, đồng vận bêta 2 dài
uống, thuốc kháng leukotriene.
+ Đồng vận bêta 2 nhanh khí dung có thể sử
dụng để cắt cơn, kháng cholinergic khí dung,
đồng vận bêta 2 nhanh uống
+ Trị liệu trước tiên là corticosteroide khí dung
liều cao hơn > 1000 g beclometasone
dipropionate hay budenoside, > 500g
fluticasone / ngày phối hợp với đồng vận bêta 2
dài khí dung 2 lần / ngày.
9.2.1.4. Bậc 4 (Hen phế quản dai dẳng nặng):
+ Xen kẻ theophylline chậm, đồng vận bêta 2 dài
uống, kháng leukotriene.
+ Đồng vận bêta 2 nhanh khí dung cũng được sử
dụng khi cần.
+ Corticosteroide uống có thể được sử dụng với
liều thấp nhất
9.2.2. Điều trị hỗ trợ :
9.2.2.1. Liệu pháp oxy :
Sử dụng oxy 100% nhằm phục hồi những hậu
quả của sự thiếu oxy máu và bù đắp vào xu
hướng giảm PaO2 do dùng các thuốc kích thích
giao cảm.
10.2.2.2. Kháng sinh :
Không cần thiết, chỉ dùng khi có bội nhiễm phổi
10.2.2.3. Bù nước :
Không cần thiết
10.2.2.4. Thuốc an thần :
Không nên dùng.
9.2.3. Theo dõi điều trị :
+ Oxy máu đ/m, l/l thở ra đỉnh, tình trạng khó thở,
tính chất của âm PB, sự sử dụng các cơ hô hấp
phụ, mạch nghịch lý
+ Tiêu chuẩn ra khỏi tình trạng cấp cứu: mất các
t/c khó thở, co kéo các cơ hô hấp phụ, xuất hiện
trở lại của âm PB, l/l thở ra đỉnh > 60% so với lý
thuyết; t/c sò sè và giảm chức năng hô hấp hồi
phục lâu hơn và được điều trị ngoại trú đúng đắn.
+ PaCO2 còn thấp, điều trị tiếp tục tại phòng cấp
cứu. Nếu PaCO2 bình thường hay tăng hay pH
máu bị toan hoá, bệnh nhân nên được chuyển
đến phòng hồi sức để thực hiện thông khí hỗ trợ.
9.2.4. Phòng ngừa hen phế quản:
+ Bảo đảm sử dụng đúng đắn các thuốc kháng
viêm và giãn phế quản.
+ Khởi trị cơn hen cấp với liều tiêu chuẩn của khí
dung corticosteroide nếu bệnh nhân chưa dùng
thuốc này. Ở bệnh nhân đã dùng thuốc
corticosteroide, liều thuốc có thể tăng gấp đôi.
+ Kiểm soát bệnh không tốt cơn hen về đêm
hay t/c xảy ra ban ngày thì dùng prednisolone 0,2
- 0,6 mg / kg / ngày trong 8 ngày
+ GINA khuyến cáo nên sử dụng Seretide trong
kiểm soát HPQ và rất ít bị xảy ra cơn hen phế
quản nặng
9.2.5. Tránh các yếu tố bất lợi môi trường:
+ Tránh những hoạt động thể lực không cần thiết.
+ Tránh tiếp xúc bụi, khói nhất là khói thuốc lá và
các chất kích thích khác.
+ Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng
hô hấp.
+ Giữ môi trường trong nhà được trong lành.
9.2.6. Vật lý trị liệu :
Vật lý trị liệu lồng ngực bao gồm dẫn lưu tư thế,
gõ và vỗ lưng giúp làm giảm tắc nghẽn do chất
tiết trong hen phế quản.
10.3. Xử trí, theo dõi hen phế quản cấp nặng :
10.3.1. Xử trí cơn hen phế quản cấp nặng :
10.3.1.1. Oxy liệu pháp :
Liệu pháp oxy phải được thực hiện không chờ
kết quả khí máu, với cung lượng cao lớn hơn 6 lít
/ phút bằng xông mũi.
10.3.1.2. Thuốc giãn phế quản :
a/Thuốc đồng vận bêta 2 :
Sử dụng thuốc đồng vận bêta 2 qua thở khí dung
bằng máy hay qua đường tiêm.
+ Tiêm dưới da Terbutaline (Bricanyl) 1 ống 0,5
mg là biện pháp cấp cứu ban đầu được tiêm tại
nhà bệnh nhân.
+ Khí dung bằng máy 1 ml Salbutamol chứa 5 mg
hoà với 4 ml dung dịch sinh lý cho thở trong 10 -
15 phút, có thể lặp lại tuỳ theo diễn tiến lâm sàng,
30 phút 1 lần.
+Salbutamol cũng có thể dùng bằng đường tiêm
tĩnh mạch liên tục bằng ống tiêm tự động, liều
lượng ban đầu thường là 0,1 - 0,2 g / kg / phút,
tăng liều lên từng nấc 1 mg / giờ tuỳ theo diễn
tiến lâm sàng.
+Những bệnh nhân rất nặng được dùng ngay
bằng đường tĩnh mạch, một số bệnh nhân khác ít
nặng hơn có thể dùng khí dung 1 - 2 lần thất bại
mới dùng bằng đường tĩnh mạch.
b/ Adrenaline :
+ Chỉ được dùng khi các thuốc đồng vận bêta 2
bị thất bại, nhất là ở những bệnh nhân rất nặng
được hô hấp hỗ trợ với suy tuần hoàn.
+ Liều lượng khởi đầu từ 0,5 - 1 mg / giờ tiêm
tĩnh mạch bằng ống tiêm tự động, sau đó tuỳ đáp
ứng lâm sàng mà có chỉ định.
c/Thuốc kháng cholinergic :
Bromure d’ipratropium khí dung máy : một liều
0,5 mg chứa trong 2 ml, dùng máy khí dung, một
lần 1 liều, dùng trong 5 - 10 phút, có thể phối hợp
với một thuốc đồng vận bêta 2 khí dung; nếu cần
có thể lặp lại 3 lần trong một ngày.
d/ Aminophylline: được dùng bằng đường chuyền
tĩnh mạch với dung dịch Glucoza 5% liên tục với
liều lượng là 0,5 - 0,6 mg / kg / giờ.
10.3.1.3. Corticosteroide : Methylprednisolone
(Solumedrol) : 60 - 80 mg mỗi 6 giờ.
10.3.1.4. Thở máy : được chỉ định trong thể ngạt
thở cấp hay trong thể mà điều trị bằng thuốc bị
thất bại gây nên suy kiệt dần dần cơ hô hấp.
10.3.1.5. Trợ tuần hoàn : Truỵ tim mạch thường
được điều chỉnh dễ dàng bằng cách chuyền dung
dịch đại phân tử như Plasmion 500 ml trong 30
phút hay bằng dung dịch Glucoza 5% ít nhất là 3
lít / 24 giờ. Ít khi dùng dobutamine hay dopamine.
10.3.2. Theo dõi điều trị :
+ Phải theo dõi tần số tim, tần số hô hấp, huyết
áp, tri giác, nước tiểu, theo dõi liên tục tâm điện
đồ và khí máu, một cách lý tưởng là phải theo dõi
SaO2 và phải theo dõi lưu lượng thở ra đỉnh
trước và sau khi dùng khí dung salbutamol.
+ Cuối cùng phải theo dõi ion đồ quan trọng nhất
là kali máu và glucoza máu trong 8 - 12 giờ đầu.
+ Chỉ 24 giờ sau khi lâm sàng ổn định tức là lúc
lưu lượng thở ra đỉnh và khí máu trở lại trị số căn
bản thì mới đặt vấn đề ngưng điều trị tấn công.
+ Khi đó sẽ dùng khí dung động vận bêta 2,
prednisolone 1mg / kg / ngày.

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢNVIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
SoM
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
SoM
 
SUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠN
SoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾTCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
SoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
SoM
 
SỐT PHÁT BAN
SỐT PHÁT BANSỐT PHÁT BAN
SỐT PHÁT BAN
SoM
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
SoM
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOA
SoM
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCHXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH
SoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
SoM
 
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
TỔN THƯƠNG THẬN CẤPTỔN THƯƠNG THẬN CẤP
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
SoM
 
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦVIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
SoM
 

Mais procurados (20)

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
BỆNH TAY CHÂN MIỆNGBỆNH TAY CHÂN MIỆNG
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
 
12 ho & thuoc chua ho
12 ho & thuoc chua ho12 ho & thuoc chua ho
12 ho & thuoc chua ho
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢNVIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
 
TIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤPTIÊU CHẢY CẤP
TIÊU CHẢY CẤP
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤPTIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP
 
SUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠN
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾTCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGKHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
KHÁM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
SỐT PHÁT BAN
SỐT PHÁT BANSỐT PHÁT BAN
SỐT PHÁT BAN
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOA
 
Bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết ápBệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCHXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
TỔN THƯƠNG THẬN CẤPTỔN THƯƠNG THẬN CẤP
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
 
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦVIÊM MÀNG NÃO MỦ
VIÊM MÀNG NÃO MỦ
 

Semelhante a Bai Giang Hen Phe Quan

bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
ChinSiro
 
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
ChinSiro
 
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
SoM
 
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
SoM
 
Dieu tri con hen cap
Dieu tri con hen capDieu tri con hen cap
Dieu tri con hen cap
yhct2010
 

Semelhante a Bai Giang Hen Phe Quan (20)

BYT_Hen PQ
BYT_Hen PQBYT_Hen PQ
BYT_Hen PQ
 
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
 
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
 
Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em
Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em
Tiểu Luận Dược Lâm Sàng Viêm Phổi Ở Trẻ Em
 
HEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNHEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢN
 
Bài giảng hen phế quản
Bài giảng hen phế quảnBài giảng hen phế quản
Bài giảng hen phế quản
 
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
 
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
 
Hen
HenHen
Hen
 
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
 
Hen trẻ em
Hen trẻ emHen trẻ em
Hen trẻ em
 
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤPĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HENTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
 
Dieu tri con hen cap
Dieu tri con hen capDieu tri con hen cap
Dieu tri con hen cap
 
Suy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhSuy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinh
 

Mais de Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596

Đánh giá kết quả điều trị ung thư âm hộ di căn hạch bằng phương pháp phẫu thu...
Đánh giá kết quả điều trị ung thư âm hộ di căn hạch bằng phương pháp phẫu thu...Đánh giá kết quả điều trị ung thư âm hộ di căn hạch bằng phương pháp phẫu thu...
Đánh giá kết quả điều trị ung thư âm hộ di căn hạch bằng phương pháp phẫu thu...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương.docx
Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương.docxNghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương.docx
Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương.docx
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than.docx
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than.docxNghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than.docx
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than.docx
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2....
Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2....Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2....
Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2....
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP.docx
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP.docxNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP.docx
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP.docx
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh ...
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh ...Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh ...
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN THỂ GEN CYP2C9, VKORC1 VÀ YẾU TỐ LÂM SÀNG TRÊN LIỀU ACENOC...
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN THỂ GEN CYP2C9, VKORC1 VÀ YẾU TỐ LÂM SÀNG TRÊN LIỀU ACENOC...ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN THỂ GEN CYP2C9, VKORC1 VÀ YẾU TỐ LÂM SÀNG TRÊN LIỀU ACENOC...
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN THỂ GEN CYP2C9, VKORC1 VÀ YẾU TỐ LÂM SÀNG TRÊN LIỀU ACENOC...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPAR...
Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPAR...Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPAR...
Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPAR...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư bi...
Nghiên cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư bi...Nghiên cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư bi...
Nghiên cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư bi...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một ...
Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một ...Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một ...
Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đặc điểm Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có...
Đặc điểm Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có...Đặc điểm Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có...
Đặc điểm Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Mais de Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596 (20)

Đánh giá kết quả điều trị ung thư âm hộ di căn hạch bằng phương pháp phẫu thu...
Đánh giá kết quả điều trị ung thư âm hộ di căn hạch bằng phương pháp phẫu thu...Đánh giá kết quả điều trị ung thư âm hộ di căn hạch bằng phương pháp phẫu thu...
Đánh giá kết quả điều trị ung thư âm hộ di căn hạch bằng phương pháp phẫu thu...
 
Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương.docx
Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương.docxNghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương.docx
Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương.docx
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than.docx
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than.docxNghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than.docx
Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi xoang mạn tính ở công nhân ngành than.docx
 
Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2....
Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2....Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2....
Đánh giá kết quả điều trị biến chứng bệnh đa dây thần kinh ở người ĐTĐ typ 2....
 
Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng và hiệu quả một số giải pháp can thi...
Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng và hiệu quả một số giải pháp can thi...Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng và hiệu quả một số giải pháp can thi...
Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng và hiệu quả một số giải pháp can thi...
 
Nghiên cứu biến đổi huyết áp 24 giờ, chỉ số Tim- Cổ chân.docx
Nghiên cứu biến đổi huyết áp 24 giờ, chỉ số Tim- Cổ chân.docxNghiên cứu biến đổi huyết áp 24 giờ, chỉ số Tim- Cổ chân.docx
Nghiên cứu biến đổi huyết áp 24 giờ, chỉ số Tim- Cổ chân.docx
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP.docx
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP.docxNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP.docx
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ NT-proBNP.docx
 
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh ...
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh ...Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh ...
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh ...
 
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN THỂ GEN CYP2C9, VKORC1 VÀ YẾU TỐ LÂM SÀNG TRÊN LIỀU ACENOC...
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN THỂ GEN CYP2C9, VKORC1 VÀ YẾU TỐ LÂM SÀNG TRÊN LIỀU ACENOC...ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN THỂ GEN CYP2C9, VKORC1 VÀ YẾU TỐ LÂM SÀNG TRÊN LIỀU ACENOC...
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN THỂ GEN CYP2C9, VKORC1 VÀ YẾU TỐ LÂM SÀNG TRÊN LIỀU ACENOC...
 
Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPAR...
Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPAR...Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPAR...
Luận án tiến sĩ y học ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPAR...
 
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdfcap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
 
THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ: KINH ĐIỂN VÀ KHUYẾN CÁO 2019
THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ: KINH ĐIỂN VÀ KHUYẾN CÁO 2019THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ: KINH ĐIỂN VÀ KHUYẾN CÁO 2019
THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ: KINH ĐIỂN VÀ KHUYẾN CÁO 2019
 
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SỚM NHỒI MÁU NÃO CẤP AHA/ASA 2018
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SỚM NHỒI MÁU NÃO CẤP AHA/ASA 2018HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SỚM NHỒI MÁU NÃO CẤP AHA/ASA 2018
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SỚM NHỒI MÁU NÃO CẤP AHA/ASA 2018
 
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
 
Nghiên cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư bi...
Nghiên cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư bi...Nghiên cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư bi...
Nghiên cứu mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư bi...
 
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố týp huyết thanh của St...
 
Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một ...
Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một ...Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một ...
Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...
 
Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi
Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổiNghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi
Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi
 
Đặc điểm Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có...
Đặc điểm Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có...Đặc điểm Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có...
Đặc điểm Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty Syndrome) trên người cao tuổi có...
 

Último

SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
HongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
HongBiThi1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 

Último (20)

GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 

Bai Giang Hen Phe Quan

  • 1. HEN PHẾ QUẢN PGS.TS LÊ VĂN BÀNG
  • 2. 1.ĐỊNH NGHĨA : Theo GINA 2004 hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào; viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp sự tăng đáp ứng phế quản dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên hay do điều trị.
  • 3. 2. DỊCH TỂ HỌC : HPQ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em/người lớn, tỉ lệ 2/1. Những nghiên cứu dịch tể học trong những năm gần đây cho thấy tần suất trung bình khoảng 5 %, trẻ em dưới 5 tuổi 10 %. Tại Việt Nam, ở Hà Nội, năm 1995 độ lưu hành HPQ là 4,3 % (Vương Thị Tâm) ; ở thành phố Hồ Chí Minh, độ lưu hành HPQ là 3,2 +/-1,39 % ( Phạm Duy Linh 1996), ở thành phố Huế, độ lưu hành HPQ năm 2000 là 4,58 +/-1,12% (Lê Văn Bàng).
  • 4. 3. BỆNH NGUYÊN : 3.1. HPQ dị ứng : có 2 nhóm. 3.1.1. HPQ dị ứng không nhiễm trùng 3.1.1.1.HPQ do dị ứng nguyên đường hô hấp : + Các dị ứng nguyên đường hô hấp trong nhà thường là bụi nhà, các loại bọ nhà như Dermatophagoides ptégonyssimus, bụi chăn đệm, các lông móng các loài gia súc như các loại chó, mèo, chuột, thỏ, lợn... + Các dị ứng nguyên hô hấp trong khí quyển thường là phấn hoa, cây cỏ. + Các dị ứng nguyên hô hấp do nghề nghiệp (xưởng dệt, lò làm bánh mì).
  • 5. 3.1.1.2. HPQ do các dị ứng nguyên thực phẩm : Các dị ứng nguyên thường gặp như là tôm, cua, cá biển, sò, hến, cà chua, rau quả, trứng, sôcôla.. 3.1.1.3. Hen phế quản do thuốc, chất nhuộm màu, chất giữ thực phẩm : +Một số phẩm nhuộm thực phẩm như tartrazine, acide carminique,chất sulfite + Một số thuốc như aspirine và những chất kháng viêm không stéroides, thuốc ức chế bêta, pipérazine. Riêng aspirine khi bị dị ứng có gây ra tam chứng Widal: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, hen phế quản
  • 6. 3.1.2. Hen phế quản dị ứng nhiễm trùng : 3.1.2.1. Vi khuẩn : những nhiễm trùng do S. pyo genes, S. pneumoniae, H.I, Staphylococcus aureus. 3.1.2.2. Virus: virus cúm là nguyên nhân thường gặp nhất sau đó là Mycoplasma pneumoniae. 3.1.2.3. Nấm : nấm Cladosporium hoặc Alternaria, các nấm mốc gây hen phế quản như nấm Pénicillinum, nấm Aspergillus, nấm Stemphyllium thường ở ngay trong các ngôi nhà ẩm thấp.
  • 7. 3.2. HPQ không do dị ứng : 3.2.1. HPQdo di truyền : Ở bệnh nhân HPQ nặng thường gặp HLA BW 16 và ở những bệnh nhân hen phế quản nhẹ thường gặp các HLA A9, B7, BW 21. 3.2.2. HPQ do gắng sức : nhất là khi ngưng gắng sức. 3.2.3. HPQ do lạnh : hít phải không khí lạnh. 3.2.4. HPQ do rối loạn nội tiết : trưởng thành, mang thai, trước kinh nguyệt. 3.2.5. HPQ do yếu tố tâm lý : tâm trạng lo âu về bệnh tật.
  • 8. 4. CƠ CHẾ SINH BỆNH : 4.1. Yếu tố dị ứng và miễn dịch học : 4.1.1. Tính chất 2 gđ của một phản ứng dị ứng : + Một giai đoạn xảy ra tức thì trong 20 phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên và một giai đoạn xảy ra muộn hơn sau 6 - 12 giờ. + Trong HPQ, các phản ứng của giai đoạn muộn thường nghiêm trọng hơn các phản ứng sớm, đặc trưng bởi sự chuyển di các tế bào viêm, đặc biệt là tế bào ái toan vào hệ thống khí đạo. Khi sự tiếp xúc với dị ứng nguyên kéo dài phản ứng viêm do dị ứng sẽ sinh ra các triệu chứng mạn tính.
  • 9. 4.1.2. Cơ chế tạo kháng thể IgE và cơ địa dị ứng : + Sự tạo kháng thể IgE và các phản ứng viêm được điều hoà bởi các lympho T sinh cytokine như IL3, IL4, IL5, IL6. + Các tê bào lympho T hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong tạo ra các kháng thể này và được chia thành 2 nhóm TH1 và TH2. + Các tế bào CD4 nhận diện dị ứng nguyên thuộc loại TH2, 4.1.3. Vai trò của các phân tử kết dính trong sự chuyển di các tế bào viêm :ICAM-1,VCAM- 1,VLAI, CD11/CD18, E selectin, ELAM-1 .
  • 10. 4.2. Yếu tố môi trường trong HPQ: 4.2.1. Sự gia tăng tiếp xúc với dị ứng nguyên trong những năm đầu đời : tiếp xúc với bụi nhà, phụ nữ hút thuốc lá, 4.2.2. Sự thay đổi địa lý : Có sự khác biệt lớn về độ lưu hành của hen phế quản giữa các vùng khác nhau trên thế giới. 4.2.3. Sự tiếp xúc với dị ứng nguyên trong môi trường lao động :enzyme, acide anhydrite, muối platin và đạm trong nước tiểu của súc vật thí nghiệm 4.2.4. Nhiễm siêu vi đường hô hấp :Virus mũi ở người (HRV : Human Rhinovirus)
  • 11. 4.3. Vài nét cơ bản về cơ chế của HPQ : 4.3.1. Cơ chế viêm phế quản : 4.3.1.1. Viêm phế quản : là quá trình cơ bản 4.3.1.2. Những tế bào gây viêm phế quản bao gồm : + Tế bào mast. + Bạch cầu đa nhân (ái toan, ái kiềm, trung tính). + Tế bào lympho. + Tiểu cầu
  • 12. 4.3.1.3. Những hoạt chất trung gian gây viêm : + Histamines. + Sérotonines. + Bradykinines. + Thromboxanes. + Prostaglandines. + Leucotriènes. + PAF. + Một số interleukines.
  • 13. 4.3.2. Cơ chế co thắt phế quản : 4.3.2.1. Do tác động của các hoạt chất trung gian gây viêm : xuất hiện tình trạng co thắt phế quản với năm biểu hiện : + Phù nề niêm mạc phế quản. + Phân huỷ biểu mô phế quản và màng cơ bản dày thêm. + Phì đại cơ trơn phế quản. + Nút niêm dịch trong tiểu phế quản. + Thâm nhiễm các tế bào viêm.
  • 14. 4.3.2.2. Vai trò của các hệ thần kinh tự động : a/ Hệ cholinergic : do dây thần kinh phế vị, tiết acétylcholines gây giãn mạch, tăng tiết niêm dịch phế quản, co thắt phế quản. b/ Hệ adrenergic : bất thường của hệ bêta 2 adrenergic. c/ Hệ không cholinergic không adrenergic các tachykinines như chất P, neurokinine A, neurokinine B, các chất gây co thắt và giãn phế quản; nhưng dẫn truyền thần kinh quan trọng nhất là chất nitric oxide.
  • 15. 4.3.3. Cơ chế tăng phản ứng phế quản: 4.3.3.1. Tăng phản ứng phế quản : là một trạng thái bệnh lý không đặc hiệu cho HPQ . 4.3.3.2. Tăng phản ứng PQ : là cơ sở để giải thích sự xuất hiện của cơn HPQ do gắng sức, khói các loại (khói thuốc lá, khói than, khói xăng), không khí lạnh, mùi hương phấn... 4.3.4. Vai trò của các tế bào biểu mô phế quản: TBBMPQ  nhiệm vụ “hàng rào” mà là nguồn hoạt chất trung gian gây viêm khá quan trọng như endothelin-1, góp phần sản xuất IL5, IL6, GMCSF...
  • 16. 4.3.1.4. Tác dụng của các hoạt chất trung gian gây viêm dẫn đến hậu quả : + Co thắt phế quản. + Giãn mạch. + Tăng tiết niêm dịch phế quản. + Phù phế quản. Những năm vừa qua, nhiều tác giả nhấn mạnh vai trò một số leucotriènes và interleukines trong quá trình viêm phế quản.
  • 17. 5. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG : 5.1. Giai đoạn khởi phát : + Cơn HPQ xuất hiện đột ngột, thường về đêm, nhất là nửa đêm về sáng + Các tiền triệu: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn. 5.2. Giai đoạn lên cơn : + Cơn khó thở chậm, khó thở kỳ thở ra; lồng ngực căng , các cơ hô hấp phụ nổi rõ, tím. + Đứng xa có thể nghe tiếng rít hay sò sè của bệnh nhân + Nghe phổi, phát hiện được ran rít và ran ngáy.
  • 18. 5.3. Giai đoạn lui cơn : + Sau một vài phút hoặc vài giờ, cơn HPQ giảm dần, bệnh nhân ho khạc đàm rất khó khăn, đàm đặc quánh, có những hạt nhỏ trông như hạt trai. +Nghe phổi nhiều ran ẩm, một ít ran ngáy + Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn HPQ đã hết. 5.4. Giai đoạn giữa các cơn : + Giữa các cơn, các triệu chứng nói trên không còn. + Khám lâm sàng thấy bình thường.
  • 19. 6. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG : 6.1. Thăm dò chức năng hô hấp : 6.1.1. Xác định rối loạn thông khí tắc nghẽn : 6.1.1.1. Đo VEMS (FEV1) và tỉ số Tiffeneau : a/ Trong cơn : Thường thấy VEMS (FEV1) giảm dưới 75% so với lý thuyết và tỉ số Tifffeneau giảm dưới 75% là tạm đủ để xác định có rối loạn này. b/ Ngoài cơn : thông thường khoảng giữa các cơn, người bệnh bình thường nên VEMS (FEV1) và tỉ số Tiffeneau không giảm, thường > 80% so với lý thuyết).
  • 20. 6.1.1.2. Đo lưu lượng - thể tích : + Lưu lượng thở ra đỉnh DEP (PEFR) giảm + Lưu lượng ở các thời điểm CV 25%, 50%, 75% (DEM 25, DEM 50, DEM 75) hoặc khoảng giữa 25% - 75% (DEM 25 - 75) giảm. 6.1.2. Test dược động học : dùng thuốc giãn phế quản. Thường dùng khí dung salbutamol, cho 3 ml thuốc trên, xông trong 15 phút; đo VEMS(FEV1) trước và sau khi xông. Nếu VEMS(FEV1) tăng trên 12% trở lên là dương tính, nếu không tăng là âm tính
  • 21. 6.1.3. Khí máu: 6.1.3.1. Đo áp lực khí máu : a/ Đo áp lực khí oxy máu : PaO2 giảm rất rõ trong cơn, kể cả ngoài cơn nếu tắc nghẽn còn tồn tại. b/ Đo áp lực khí carbonic máu : PaCO2 có thể giảm trong giai đoạn đầu khi bệnh nhân còn cố gắng để vượt trở ngại, nhưng sau đó tăng dần. PaCO2 tăng là dấu hiệu nặng 6.1.3.2. Rối loạn toan kiềm : + giai đoạn đầu : pH máu và dự trữ kiềm tăng. + giai đoạn sau : pH máu và dự trữ kiềm giảm.
  • 22. 6.2. Các xét nghiệm về dị ứng : 6.2.1. Test da : dùng phương pháp lẩy da 6.2.2. Một số test tìm kháng thể : + Kháng thể ngưng kết + Kháng thể kết tủa: IgG, IgM 6.2.3. Định lượng IgE toàn phần : RIST, PRIST 6.2.4. Định lượng IgE đặc hiệu : RAST 6.3. Xét nghiệm máu : bc ái toan tăng 6.4. Xét nghiệm đàm : tinh thể Charcot – Leyden, các thể xoắn Curshmann, vi khuẩn và virus 6.5. Phim lồng ngực : khí phế thủng
  • 23. 7. PHÂN ĐỘ TRẦM TRỌNG: BÂC 1 (CÁCH KHOẢNG) - Những triệu chứng xảy ra < 1 lần / tuần. - Những đợt bộc phát ngắn. - Những triệu chứng ban đêm < 2 lần / tháng. + FEV1 hay PEF  80% so với lý thuyết + PEF hay FEV1 biến thiên < 20%
  • 24. BẬC 2 (NHẸ) - Những triệu chứng xảy ra > 1 lần / tuần nhưng < 1 lần / ngày. - Những đợt bộc phát có thể ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ. - Những triệu chứng ban đêm > 2 lần / tháng. + FEV1 hay PEF  80% so với lý thuyết. + PEF hay FEV1 biến thiên 20 - 30%.
  • 25. BẬC 3 (VỪA) - Những triệu chứng xảy ra hằng ngày. - Những đợt bộc phát ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ. - Những triệu chứng ban đêm > 1 lần / tuần. - Hàng ngày phải sử dụng thuốc khí dung đồng vận bêta 2 tác dụng ngắn + FEV1 hay PEF = 60 - 80% so với lý thuyết + PEF hay FEV1 biến thiên > 30%
  • 26. BẬC 4 (NẶNG) - Những triệu chứng xảy ra hằng ngày. - Thường xuyên có những đợt bộc phát. - Những triệu chứng thường xảy ra ban đêm. - Giới hạn những hoạt động thể lực. + FEV1 hay PEF  60% so với lý thuyết. + PEF hay FEV1 biến thiên > 30%
  • 27. 8. BIẾN CHỨNG: 8.1. Biến chứng cấp : 8.1.1. HPQ cấp nặng : 8.1.1.1. Định nghĩa : a/ Hội chứng đe doạ HPQ cấp nặng : + Tình trạng nặng dần, kéo dài vài giờ hay vài ngày ở một bệnh nhân HPQ + Tương ứng với tình trạng cơn hen cấp không được làm giảm bởi điều trị thông thường và nặng dần lên. b/ Hen phế quản cấp nặng : có thể từ hội chứng đe doạ hen phế quản cấp nặng hay xảy ra cấp đôi khi trong vòng vài phút.
  • 28. 8.1.1.2. Những yếu tố khởi phát : + Hen không ổn định, một tiền sử nhập viện nhiều lần vì HPQ cấp nặng, điều trị không thích hợp, theo dõi không đầy đủ hay cắt điều trị sớm. + Sau nhiễm trùng phế quản - phổi, sau khi dùng các thuốc ức chế bêta 2, aspirine và kháng viêm không steroide + Bệnh nhân dễ nhạy cảm, sốc tình cảm trong những giờ trước khi lên cơn + Yếu tố quan trọng nhất có lẽ là do bệnh nhân hay bác sĩ phát hiện chậm sự trầm trọng của cơn hen.
  • 29. 8.1.1.3. Cơ chế sinh bệnh : a/ Nghẽn phế quản : do sự co thắt phế quản, sự phù kẽ và tăng tiết dịch phế quản tạo thành những nút nhầy. b/ Giảm khí oxy máu :liên hệ với bất thường của tỉ thông khí - khuếch tán. c/ Tăng khí carbonic máu: kèm toan hô hấp , rối loạn tim mạch và gia tăng hoạt động của các cơ hô hấp. d/ Áp lực trong lồng ngực: rất giảm trong kỳ hít vào, dẫn đến sự giảm hậu gánh của thất phải và của thất trái, mạch nghịch lý.
  • 30. 8.1.1.4. Chẩn đoán : a/ Những dấu chứng hô hấp : + Nguy cấp hô hấp rõ ràng, thều thào, tím, vã mồ hôi, khó thở nhanh nông, tần số trên 30 lần / phút kèm dấu co kéo + Tri giác: lo lắng, vật vã, lơ mơ, hôn mê, + Thở chậm là do suy kiệt cơ hô hấp và báo trước một sự ngưng hô hấp. + Nghe phổi : im lặng cả hai bên phổi + PEF< 150 lít / phút, pH máu < 7,38 + Phim phổi cho thấy phổi quá sáng, các khoảng liên sườn giãn rộng, cơ hoành dẹt ra.
  • 31. b/ Những dấu chứng tim mạch : + Mạch nhanh thường trên 120 lần / phút + Mạch chậm là d/c rất nặng báo hiệu ngưng tuần hoàn, mạch nghịch lý + Tâm phế cấp với dấu chứng của suy tim phải. + Nghe tim thường khó vì tiếng tim mờ. + Huyết áp có thể tăng liên quan đến tăng khí carbonic máu, huyết áp hạ trong những trường hợp quá nặng. + Tâm điện đồ cho thấy ngoài nhịp xoang nhanh, sóng P phổi, rS trên các chuyển đạo trước tim phải, bloc cành phải
  • 32. 8.1.2. Tràn khí màng phổi: do vỡ bóng khí phế thủng, thường xảy ra sau những cơn ho rủ rượi kèm khó thở nhiều 8.1.3. Nhiễm khuẩn phế quản - phổi : + Thường gặp ở những bệnh nhân bị hen phế quản nặng làm cho cơn hen kéo dài. + Những vi khuẩn hay virus thường gặp là : streptococcus pneumoniae, haemophilus influenza, Moraxella catarralis, staphylococcus aureus, mycoplasma pneumoniae, legionella pneumophila...
  • 33. 8.2. Biến chứng mạn : 8.2.1. Khí phế thủng đa tiểu thuỳ : + Khó thở + Tím + Biến dạng lồng ngực : hình ức gà, hình thùng. + Gõ vang, rì rào phế nang giảm, tiếng tim mờ. + Chụp phim lồng ngực : khí phế thủng + Điện tâm đồ : P phế, trục điện tim xu hướng (P) + CN hô hấp :RV, FRC giảm, FEV1,FVC giảm. + PaO2 giảm, PaCO2 tăng. 8.2.2. Suy hô hấp mạn (xem bài suy hô hấp mạn) 8.2.3. Tâm phế mạn (xem bài tâm phế mạn)
  • 34. 9. ĐIỀU TRỊ: 10.1. Các thuốc điều trị hen phế quản : 9.1.1. Các thuốc giãn phế quản : 10.1.1.1. Adrenaline: 1 ml chứa 1mg, điều trị hen phế quản cấp nặng 9.1.1.2. Các thuốc đồng vận bêta 2 : - Salbutamol (Ventolin): + uống: nhanh (2 và 4mg), chậm (4 và 8mg) + tiêm : ống 0,5 mg + khí dung định liều : lọ 20 mg chứa 200 liều, một liều chứa 100 g + khí dung máy: chai 50 mg / 10 ml ( 1ml chứa 5 mg)
  • 35. - Terbutaline (Bricanyl) : + uống: nhanh (2,5mg), chậm (5mg) + tiêm : ống 0,5 mg + khí dung định liều : lọ 50 mg chứa 200 liều, một liều chứa 250 g. + khí dung máy: chai 50 mg / 10 ml ( 1ml chứa 5 mg) - Fenoterol (Berotec) + khí dung : lọ 40 mg chứa 200 liều, mỗi liều 200 g + khí dung máy : chai 20 ml chứa 20 mg - Salmeterol khí dung : là loại đồng vận bêta 2 có tác dụng kéo dài
  • 36. 9.1.1.3. Nhóm methylxanthine : - Theophylline: +Theophylline nhanh: viên 100mg +Theophylline chậm : viên 200 mg, 300 mg. + Cần phải đo nồng độ Theophylline trong máu + Nồng độ trung bình 5 - 20 g / ml - Aminophylline (Diaphylline) : ống 5 ml 4,8%; chứa 240 mg, dùng bằng tiêm tĩnh mạch
  • 37. 9.1.1.4. Thuốc kháng cholinergic : + Hiệu quả của thuốc kháng cholinergic chỉ được thấy sau 30 - 90 phút. + nên phối hợp với một thuốc đồng vận bêta 2 - Bromure d’ipratropium (Atrovent): + Bromure d’ipratropium khí dung định liều : chai 4 mg chứa 200 liều, mỗi liều 20 g. + Bromure d’ipratropium khí dung máy : một liều 0,5 mg chứa trong 2 ml
  • 38. 9.1.2. Thuốc kháng viêm corticosteroid 9.1.2.1. Khí dung định liều : + Beclometasone dipropionate (Becotide) : chai 5 mg chứa 100 liều và chai 20 mg chứa 80 liều (1 liều có 250 g). + Budenoside : chai 20 mg chứa 200 liều, một liều có 100 g hay 100 liều ( 1 liều có 200 g). .+ Fluticasone propionate (Flixotide): chai 20 mg chứa 200 liều, một liều có 100 g hay 100 liều ( 1 liều có 200 g).
  • 39. 9.1.2.2.Thuốc uống : thường dùng prednisone và prednisolone, viên 5 mg 9.1.2.3. Thuốc tiêm : thường hay dùng methyl prednisolone, chai 20 mg, 40 mg, 120 mg + Corticosteroide là thuốc kháng viêm có hiệu quả, tuy nhiên chúng có thời gian bắt đầu tác dụng chậm, chỉ rõ rệt sau 6 - 12 giờ. + Khi điều trị lâu dài hen phế quản nặng. Nếu có thể dùng corticosteroide cách nhật, đương nhiên phải được dùng kèm corticosteroide khí dung.
  • 40. 9.1.3. Các loại thuốc phối hợp: 10.1.3.1. Phối hợp fenoterol với ipratropium (BERODUAL): + Khí dung định liều: lọ10ml chứa 200 liều, mỗi liều chứa 20(g ipratropium và 50g fenoterol. +Dung dịch khí dung máy lọ 20ml, mỗi ml (20giọt) chứa 0,25mg ipratropium và 0,50mg fenoterol. 10.1.3.2. Phối hợp salutamol với ipratropium (COMBIVENT): + Khí dung định liều: lọ10ml chứa 200 liều, mỗi liều chứa 20(g ipratropium và 100g salbutamol + Dung dịch khí dung máy mỗi ống 2,5ml chứa 0,50mg ipratropium và 2,5mg salbutamol.
  • 41. 9.1.3.3. Phối hợp salmeterol với fluticasone (SERETIDE): điều trị dự phòng + Seretide khí dung dạng dịch: có 3 loại 25g /50g, loại 25g /125g, loại 25g/ 250g. + Seretide khí dung dạng bột: có 3 loại 50g /100g, loại 50g /125g, loại 50g/ 500g. + Seretide bột 50g /100g, Seretide dịch 25g /50g :HPQ mạn tính nhẹ + Seretide bột 50g /250g, Seretide dịch 25g /125g : HPQ mạn tính trung bình + Seretide bột 50g /500 g, Seretide dịch 25g /250g HPQ mạn tính nặng.
  • 42. 9.1.4. Cromoglycate sodium (Lomudal) :dự phòng - Dạng bột : chai chứa 112 liều, 1 liều có 5 mg. - Dạng ống : một ống 2 ml chứa 20 mg. 9.1.5. Ketotifene (Zaditen) : viên 1 mg hay chai dịch uống. 9.1.6. Thuốc kháng leukotriene: + Thuốc dạng uống kháng thụ thể cysteinyl leukotriene 1 (CysLT1) bao gồm montelukast, pranlukast, zakirlukast và thuốc ức chế 5 lipoxygenase như zileuton.
  • 43. 9.2. Xử trí và theo dõi hen phế quản : 9.2.1.Xử trí hen phế quản theo các bậc: 9.2.1.1. Bậc 1 (Hen phế quản cách khoảng) + Thuốc đồng vận bêta 2 khí dung tác dụng nhanh + Thuốc kháng leukotriene. + Thuốc kháng cholinergic, đồng vận bêta 2 uống, hay theophylline tác dụng ngắn có thể dùng xen kẻ với thuốc đồng vận bêta 2 khí dung + Những đợt bộc phát cấp nặng: sử dụng một đợt điều trị ngắn bằng corticosteroide uống.
  • 44. 9.2.1.2. Bậc 2 (Hen phế quản dai dẳng nhẹ): + Dùng hằng ngày. Điều trị chọn lựa một loại corticosteroide khí dung (200 - 500g Beclometasone dipropionate, hay Budenoside, 1000 - 250g fluticasone chia 2 lần/ngày). + Xen kẻ là theophylline chậm, kháng leukotriene + Thuốc đồng vận bêta 2 khí dung tác dụng nhanh + Những thuốc giãn phế quản khác có thể được sử dung như thuốc kháng cholinergic, đồng vận bêta 2 uống tác dụng nhanh, hay theophylline tác dụng ngắn
  • 45. 9.2.1.3. Bậc 3 (Hen phế quản dai dẳng vừa): + Dùng hằng ngày. Điều trị chọn lựa là phối hợp một corticosteroidide khí dung 200g - 1000g beclometasone dipropionate, 400 - 1000g budenoside, 250 - 500g fluticasone chia 2 - 3 lần/ngày với một đồng vận bêta 2 dài khí dung 2 lần/ngày. + Xen kẻ theophylline chậm, đồng vận bêta 2 dài uống, thuốc kháng leukotriene. + Đồng vận bêta 2 nhanh khí dung có thể sử dụng để cắt cơn, kháng cholinergic khí dung, đồng vận bêta 2 nhanh uống
  • 46. + Trị liệu trước tiên là corticosteroide khí dung liều cao hơn > 1000 g beclometasone dipropionate hay budenoside, > 500g fluticasone / ngày phối hợp với đồng vận bêta 2 dài khí dung 2 lần / ngày. 9.2.1.4. Bậc 4 (Hen phế quản dai dẳng nặng): + Xen kẻ theophylline chậm, đồng vận bêta 2 dài uống, kháng leukotriene. + Đồng vận bêta 2 nhanh khí dung cũng được sử dụng khi cần. + Corticosteroide uống có thể được sử dụng với liều thấp nhất
  • 47. 9.2.2. Điều trị hỗ trợ : 9.2.2.1. Liệu pháp oxy : Sử dụng oxy 100% nhằm phục hồi những hậu quả của sự thiếu oxy máu và bù đắp vào xu hướng giảm PaO2 do dùng các thuốc kích thích giao cảm. 10.2.2.2. Kháng sinh : Không cần thiết, chỉ dùng khi có bội nhiễm phổi 10.2.2.3. Bù nước : Không cần thiết 10.2.2.4. Thuốc an thần : Không nên dùng.
  • 48. 9.2.3. Theo dõi điều trị : + Oxy máu đ/m, l/l thở ra đỉnh, tình trạng khó thở, tính chất của âm PB, sự sử dụng các cơ hô hấp phụ, mạch nghịch lý + Tiêu chuẩn ra khỏi tình trạng cấp cứu: mất các t/c khó thở, co kéo các cơ hô hấp phụ, xuất hiện trở lại của âm PB, l/l thở ra đỉnh > 60% so với lý thuyết; t/c sò sè và giảm chức năng hô hấp hồi phục lâu hơn và được điều trị ngoại trú đúng đắn. + PaCO2 còn thấp, điều trị tiếp tục tại phòng cấp cứu. Nếu PaCO2 bình thường hay tăng hay pH máu bị toan hoá, bệnh nhân nên được chuyển đến phòng hồi sức để thực hiện thông khí hỗ trợ.
  • 49. 9.2.4. Phòng ngừa hen phế quản: + Bảo đảm sử dụng đúng đắn các thuốc kháng viêm và giãn phế quản. + Khởi trị cơn hen cấp với liều tiêu chuẩn của khí dung corticosteroide nếu bệnh nhân chưa dùng thuốc này. Ở bệnh nhân đã dùng thuốc corticosteroide, liều thuốc có thể tăng gấp đôi. + Kiểm soát bệnh không tốt cơn hen về đêm hay t/c xảy ra ban ngày thì dùng prednisolone 0,2 - 0,6 mg / kg / ngày trong 8 ngày + GINA khuyến cáo nên sử dụng Seretide trong kiểm soát HPQ và rất ít bị xảy ra cơn hen phế quản nặng
  • 50. 9.2.5. Tránh các yếu tố bất lợi môi trường: + Tránh những hoạt động thể lực không cần thiết. + Tránh tiếp xúc bụi, khói nhất là khói thuốc lá và các chất kích thích khác. + Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp. + Giữ môi trường trong nhà được trong lành. 9.2.6. Vật lý trị liệu : Vật lý trị liệu lồng ngực bao gồm dẫn lưu tư thế, gõ và vỗ lưng giúp làm giảm tắc nghẽn do chất tiết trong hen phế quản.
  • 51. 10.3. Xử trí, theo dõi hen phế quản cấp nặng : 10.3.1. Xử trí cơn hen phế quản cấp nặng : 10.3.1.1. Oxy liệu pháp : Liệu pháp oxy phải được thực hiện không chờ kết quả khí máu, với cung lượng cao lớn hơn 6 lít / phút bằng xông mũi. 10.3.1.2. Thuốc giãn phế quản : a/Thuốc đồng vận bêta 2 : Sử dụng thuốc đồng vận bêta 2 qua thở khí dung bằng máy hay qua đường tiêm. + Tiêm dưới da Terbutaline (Bricanyl) 1 ống 0,5 mg là biện pháp cấp cứu ban đầu được tiêm tại nhà bệnh nhân.
  • 52. + Khí dung bằng máy 1 ml Salbutamol chứa 5 mg hoà với 4 ml dung dịch sinh lý cho thở trong 10 - 15 phút, có thể lặp lại tuỳ theo diễn tiến lâm sàng, 30 phút 1 lần. +Salbutamol cũng có thể dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch liên tục bằng ống tiêm tự động, liều lượng ban đầu thường là 0,1 - 0,2 g / kg / phút, tăng liều lên từng nấc 1 mg / giờ tuỳ theo diễn tiến lâm sàng. +Những bệnh nhân rất nặng được dùng ngay bằng đường tĩnh mạch, một số bệnh nhân khác ít nặng hơn có thể dùng khí dung 1 - 2 lần thất bại mới dùng bằng đường tĩnh mạch.
  • 53. b/ Adrenaline : + Chỉ được dùng khi các thuốc đồng vận bêta 2 bị thất bại, nhất là ở những bệnh nhân rất nặng được hô hấp hỗ trợ với suy tuần hoàn. + Liều lượng khởi đầu từ 0,5 - 1 mg / giờ tiêm tĩnh mạch bằng ống tiêm tự động, sau đó tuỳ đáp ứng lâm sàng mà có chỉ định. c/Thuốc kháng cholinergic : Bromure d’ipratropium khí dung máy : một liều 0,5 mg chứa trong 2 ml, dùng máy khí dung, một lần 1 liều, dùng trong 5 - 10 phút, có thể phối hợp với một thuốc đồng vận bêta 2 khí dung; nếu cần có thể lặp lại 3 lần trong một ngày.
  • 54. d/ Aminophylline: được dùng bằng đường chuyền tĩnh mạch với dung dịch Glucoza 5% liên tục với liều lượng là 0,5 - 0,6 mg / kg / giờ. 10.3.1.3. Corticosteroide : Methylprednisolone (Solumedrol) : 60 - 80 mg mỗi 6 giờ. 10.3.1.4. Thở máy : được chỉ định trong thể ngạt thở cấp hay trong thể mà điều trị bằng thuốc bị thất bại gây nên suy kiệt dần dần cơ hô hấp. 10.3.1.5. Trợ tuần hoàn : Truỵ tim mạch thường được điều chỉnh dễ dàng bằng cách chuyền dung dịch đại phân tử như Plasmion 500 ml trong 30 phút hay bằng dung dịch Glucoza 5% ít nhất là 3 lít / 24 giờ. Ít khi dùng dobutamine hay dopamine.
  • 55. 10.3.2. Theo dõi điều trị : + Phải theo dõi tần số tim, tần số hô hấp, huyết áp, tri giác, nước tiểu, theo dõi liên tục tâm điện đồ và khí máu, một cách lý tưởng là phải theo dõi SaO2 và phải theo dõi lưu lượng thở ra đỉnh trước và sau khi dùng khí dung salbutamol. + Cuối cùng phải theo dõi ion đồ quan trọng nhất là kali máu và glucoza máu trong 8 - 12 giờ đầu. + Chỉ 24 giờ sau khi lâm sàng ổn định tức là lúc lưu lượng thở ra đỉnh và khí máu trở lại trị số căn bản thì mới đặt vấn đề ngưng điều trị tấn công. + Khi đó sẽ dùng khí dung động vận bêta 2, prednisolone 1mg / kg / ngày.