SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 28
Baixar para ler offline
1
Triết học Mác-Lênin
1. Điều kiện lịch sử ra đời triết học Mác:
- Triết học Mác là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác;
- Triết học Mác được sáng lập bởi Mác và Anghen vào đầu thế kỉ XIX và được Lênin phát
triển vào đầu thế kỷ XX;
- Triết học Mác ra đời dựa trên những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan;
+ Điều kiện khách quan: Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan
của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực
tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế – chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp.
+ Với Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Ph. Hêghen là L. Phoibac đã ảnh
hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác.
Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác đã kế thừa những nội dung cơ bản trong phép biện chứng
của Hêghen, chủ nghĩa duy vật của Phoiobac. Đồng thời, các ông cũng khắc phục những hạn chế
cơ bản của hai học thuyết ấy; đó là thế giới quan duy tâm trong triết học Hêghen và phương pháp
siêu hình trong triết học của Phoiobac.
Trên cơ sở đó các ông đã sáng lập ra một thế giới quan triết học mới là: Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và phép biện chứng duy vật. Nhờ thế giới quan mới này các ông đã vận dụng nó vào
việc nghiên cứu một cách khoa học những quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội, đặc biệt
là nghiên cứu những quy luật ra đời, phát triển, suy tàn của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu
của chủ nghĩa xã hội.
+ Với kinh tế – chính trị cổ điển Anh, đặc biệt là với các học thuyết của những đại biểu lớn
của nó (A. Xmit và Đ. Ricacdo), C. Mác và Ph. Ăngghen kế thừa những quan điểm hợp lý khoa
học của những học thuyết này. Đó là: Quan điểm duy vật trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học
kinh tế chính trị và học thuyết giá trị về lao động. Đồng thời, các ông cũng phê phán và khắc
phục tính chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về lao động và phương pháp siêu hình trong
nghiên cứu của các nhà kinh tế học cổ điển Anh. Trên cơ sở đó các ông đã xây dựng thành công
học thuyết về giá trị lao động và học thuyết giá trị thặng dư.
+ Với Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở nước Anh và Pháp, đặc biệt là với những đại biểu
lớn của nó là H. Xanh Ximong, S. Phurie và R. Ooen, C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa những
tư tưởng nhân đạo và những sự phê phán hợp lý của các nhà tư tưởng này đối với những hạn chế
cảu Chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, các ông cũng khắc phục và vượt qua những hạn chế trong học
thuyết của họ. Đó là tính chất không tưởng trong các học thuyết ấy. Từ đó, các ông xây dựng nên
một lý luận mới – lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội.
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát
minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng trở thành khoa học.
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát triển
của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hóa những hình thức vận động của chúng.
+ Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và
thực vật; giải thích quá trình phát triển của chúng; dặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền
sinh học; bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức giữa thực vật với động vật.
+ Thuyết tiến hóa đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không
có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở khoa học, xác định
tính biến dị và di truyền giữa các loài.
2
*, Nhân tố chủ quan: Ngoài những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề khoa học tự nhiên và
lý luận, thì sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng không thể thiếu nhân
tố chủ quan của bản thân Mác và Ăngghen. Đó là sự thông minh hơn người của các ông. Đã vậy,
hai ông lại cần cù, chịu khó, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Nhờ những tố chất ấy hai
ông đã kế thừa được toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tổng kết được những thành
tựu của khoa học đương đại, tổng kết phong trào công nhân để cho ra đời một chủ nghĩa Mác –
ngọn cờ lý luận của giai cấp công nhân - hoàn bị trong cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội.
• Cùng với sự thông minh, tinh thần làm việc không mệt mỏi là tình yêu thương con người
hết mình của hai ông và quyết tâm hy sinh vì con người, là những nhân tố quan trọng thúc đẩy
sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
Tóm lại: Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử
không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi
phải có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân
loại tạo ra.
2, Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
a, Các khái niệm cơ bản:
- Khái niệm nguyên lý: Là những khởi điểm hay những luận điểm cơ bản nhất có tính chất tổng
quát của một học thuyết chi phối sự vận hành tất cả các đối tượng thuộc lĩnh vực nghiên cứu của
nó.
- Nguyên lý triết học: Là những luận điểm khái quát nhất được hình thành nhờ sự quan sát, trải
nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy; sau đó chúng làm tiền
đề cho những suy luận tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật, phương pháp… phục vụ cho
các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người;
*, Khái niệm liên hệ: Là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất
định làm đối tượng kia thay đổi.
*, Khái niệm cô lập: là trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh
hưởng đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.
Theo phép biện chứng duy vật, mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với
nhau. Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh và không liên hệ với nhau ở những khía cạnh
khác.
*, Khái niệm mối liên hệ: Dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
*, Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Nói lên phạm vi bao quát của mối liên hệ. Mối liên hệ không
chỉ ở các đối tượng vật chất, mà còn ở các đối tượng tinh thần và giữa tinh thần với vật chất.
b, Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
- Tính khách quan: mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ vốn có của thế giới, nó tồn tại độc lập với
ý thức con người.
- Tính phổ biến: mối liên hệ không chỉ tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội,
tư duy, mà còn diễn ra trong các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật hiện tượng.
- Tính đa dạng:
+, Mối liên hệ về mặt không gian và mối liên hệ về mặt thời gian;
+, Mối liên hệ chung – mối liên hệ riêng;
+, Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp;
+, Mối liên hệ tất nhiên – mối liên hệ ngẫu nhiên;
+, Mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất;
3
+, Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu;
- Lưu ý:
+, Các mối liên hệ giữ vai trò khác nhau trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng;
+, Để phân loại các mối liên hệ phải tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò của từng mối liên hệ;
+, Tuy vậy, việc phân loaik các mối liên hệ chỉ mang tính tương đối;
+, Mọi mối liên hệ cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi phát triển cụ thể của chúng;
 Tóm lại:
- Các sự vật, hiện ượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ bị ràng buộc, quy định, ảnh hưởng
chuyển hoá lẫn nhau;
- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến đó là tính thống nhất vật chất của thế giới;
- Các sự vật, hiện tượng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất;
c, Ý nghĩa phương pháp luận:
Dựa trên nguyên tắc toàn diện:
- Nghiên cứu đối tượng cần đặt trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt các mối liên hệ của
chỉnh thể đó;
- Phải rút ra được các mặt các mối liên hệ tất yếu của đối tượng và nhận thức chúng trong sự
thống nhất hữu cơ nội tại;
- Cần xem xét đối tượng trong mối liên hệ với đối tượng khác và môi trường xung quanh tất cả
các mối liên hệ trung gian gián tiếp trong không gian thời gian nhất định;
- Quan điểm toàn diện đối lập với các quan điểm phiến diện một chiều, chiết chung, ngụy biện.
+ Quan điểm một chiều phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác;
+ Chủ nghĩa chiết trung lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một
mối liên hệ phổ biến cao bằng mỗi lên các mối quan hệ;
+Quan điểm ngụy biện đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành phẩm cơ bản và ngược lại
=> Tóm lại bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng nằm trong mối liên hệ phổ biến với các sự vật hiện
tượng khác bởi vậy khi xem xét sự vật chúng ta phải dựa trên nguyên tắc toàn diện
3, Nguyên lý về sự phát triển:
- Quan điểm siêu hình tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật hiện tượng phủ nhận sự phát triển coi
phát triển chỉ là sự thay đổi về lượng không có sự thay đổi về chất không có sự ra đời của sự vật
hiện tượng mới. nguồn gốc phát triển nằm ngoài sự vật
- Quan điểm biện chứng: ảnh các sự vật hiện tượng tồn tại trong sự vận động phát triển và chuyển
hóa không ngừng.
a, Khái niệm:
- Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn từ rất cũ đến
chất mới ở trình độ cao hơn.
b, Đặc điểm phát triển:
- Phát triển là sự phát sinh đối tượng mới và diệt vong của đối tượng cũ. đối tượng mới là đối
tượng phù hợp với quy luật tiến hóa đối tượng cũ là cái đã mất vai trò tất yếu lịch sử ngày càng
đi vào xu hướng diệt vong
- Phát triển là xu hướng hàng đầu của sự vận động là thuộc tính căn bản cố hữu của vật chất
- Một nguồn gốc sự phát triển nằm bên trong sự vật là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong
thực vật phát triển là tự phát triển;
- Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc;
- Tùy thuộc vào các dạng vật chất cụ thể phát triển thể hiện khác nhau
c, Tính chất phát triển
4
- Phát triển có tính khách quan nguồn gốc phát triển là mâu thuẫn bên trong sự vật. Phát triển
diễn ra khách quan không phụ thuộc vào Ý thức con người.
- Phát triển có tính phổ biến sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội và tư duy
- Phát triển có tính kế thừa quá trình Cái mới thay thế cái cũ nhưng kế thừa và tiếp tục phát triển
những mặt tích cực của cái cũ
- Phát triển có tính đa dạng phong phú: Phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội và
tư duy. Mỗi sự vật cụ thể có quá trình phát triển cụ thể. sự phát triển còn phụ thuộc vào không
gian thời gian điều kiện tác động lên sự phát triển đó.
- Kết luận: +Phát triển là sự vận động đi lên sự vật hiện tượng cụ mất đi sự vật hiện tượng mới
ra đời thay thế;
+nguồn gốc của sự vận động phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật
hiện tượng;
d, Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần đặt đối tượng Trong sự vận động phát triển xu hướng biến đổi để nhận thức nó ở hiện
tại, dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai;
- Cần nhận thức phát triển qua nhiều giai đoạn mỗi giai đoạn có đặc điểm hình thức ốc lác nhau
cần tìm hình thức phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển nao đó;
- Sớm phát hiện ủng hộ cái mới I tạo điều kiện cho nó phát triển chống lại quan điểm bảo thủ trì
trệ định kiến;
- Phải kế thừa các yếu tố tích cực từ cái cũ và phát triển; sáng tạo chúng trong điều kiện mới
Tóm lại các sự vật hiện tượng của thế giới tồn tại trong sự vận động phát triển chuyển hóa
không ngừng nâng muốn nhận thức được bản chất khuynh hướng phát triển của đối tượng phải
xem xét sự vật trong sự phát triển trong sự tuự vận động, trong sự biến đổi của nó.
4. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại.
a, Vị trí quy luật: chỉ ra cách thức của sự vận động phát triển;
b, Nội dung;
*, Các khái niệm:
- Chất: Chất là một phạm trù triết học dùng để Tính quy định khách quan Vốn có của các sự vật
là sự thống nhất hữu cơ ơ của các thuộc tính yếu tố tạo nên sự vật làm cho sự vật là nó mà không
phải sự vật khác.
- Đặc điểm của chất:
+ Thể hiện tính tương đối của sự vật;
+ Mỗi sự vật có nhiều chất;
+ Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời;
+ Chất của sự vật được tạo thành từ sự thống nhất của các thuộc tính cơ bản, khi thuộc tính
cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi;
+ Việc phân chia thuộc tính cơ bản và không cơ bản là tương đối. Nên để xác định được
chất của sự vật phải dựa vào những mối liên hệ cụ thể;
+ Chất của sự vật không chỉ quyết định bởi chất của các yếu tố tạo thành mà còn được quyết
định bởi phương thức liên kết các yếu tố.
- Lượng: lượng là phạm trù triết học dùng để quy định tính khách quan vốn có của các sự vật về
mặt số lượng các thuộc tính yếu tố quy mô trình độ tốc độ nhịp điệu vận động phát triển của sự
vật.
- Đặc điểm của lượng:
+ Mang tính khách quan;
+ Mỗi sự vật – hiện tượng có nhiều lượng khác nhau;
+ Lượng được xác định bằng nhiều cách khác nhau;
5
+ Lượng nói lên sự không ổn định của sự vật;
+ Lượng không giúp phân biệt sự vật này với sự vật khác;
+ Sự phân biệt giữa Chất và Lượng chỉ là tương đối;
*, Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
- Mỗi sự vật là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập chất và lượng;
- Chất và lượng có mối liên hệ biện chứng mối liên hệ đó là cách thức của sự vận động, phát triển
**, Lượng đổi dẫn đến chất đổi;
- Khi sự vật, hiện tượng tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ. Độ là một phạm trù
triết học dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng là giới hạn
tồn tại của sự vật mà trong đó sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất sự vật dẫn là nó
chưa chuyển hóa thành sự vật khác.
- Trong phạm vi độ chất và lượng tác động lẫn nhau làm cho sự vật vận động và phát triển
+ Sự phát triển của sự vật bắt đầu từ sự thay đổi của lượng;
+ Lượng thay đổi theo xu hướng tăng lên hoặc giảm đi và diễn ra dần dần tuần tự;
+ Sự thay đổi của lượng còn nằm trong độ thì chất của sự vật vẫn chưa thay đổi;
+ Sự thay đổi của lượng vượt quá độ, sẽ xảy ra bước nhảy làm cho sự vật thay đổi cơ bản
về chất. Sự vật sẽ chuyển sang chất mới;
+ Điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của
sự vật thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy gọi là điểm
nút.
+ Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật do
những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước
nhảy kết thúc một giai đoạn, biến đổi về lượng là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục
của sự vật, hiện tượng.
- Tóm lại: Trong sự vận động, phát triển của sự vật, khi lượng biến đổi vượt quá độ sẽ xảy ra
bước nhảy làm cho sự vật thay đổi cơ bản về chất. Sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
**, Chất đổi đến lượng đổi:
- Chất là yếu tố tương đối ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi cơ bản;
- Chất đổi là do lượng đổi đến điểm nút, xảy ra bước nhảy;
- Sự thay đổi về chất diễn ra nhanh chóng, cơ bản, toàn diện, làm cho chất cũ mất đi, chuyển hoá
thành chất mới;
- Chất mới ra đời mang năng lượng mới;
- Trong sự vật mới, lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến điểm nút lại xảy ra bước nhảy mới.
*, Các hình thức của bước nhảy:
- Tính chất, đặc điểm: Bước nhảy trong tự nhiên và bước nhảy trong xã hội;
- Hình thức, quy mô: Bước nhảy toàn bộ, bước nhảy cục bộ;
- Nhịp điêu, tốc độ: Bước nhảy nhanh, bước nhảy chậm;
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất. Khi lượng bắt đổi vượt quá độ phải kiên quyết
thực hiện bước nhảy làm thay đổi về chất. Chống tả khuynh hoặc hữu khuynh;
- Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội
phải chú ý đến điều kiện chủ khách;
- Phải lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết các yếu tố của sự vật
để thay đổi chúng;
5, Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn):
a, Vị trí của quy luật:
- Là hạt nhân của phép biện chứng;
- Chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển;
6
b, Nội dung quy luật:
*, Các khái niệm:
- Mặt đối lập: là các bộ phận, các thuộc tính, … có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng
cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật.
- Mâu thuẫn đối lập: là sự liên hệ tác động theo cách vừa thống nhất vừa đấu tranh vừa chuyển
hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập;
- Thống nhất giữa các mặt đối lập:
+ Thứ nhất: các mặt đối lập nương tựa, làm tiền đề cho nhau tồn tại;
+ Thứ hai: các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa
cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn;
+ Thứ ba: giữa các mặt đối lập có sự tương đồng;
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau
giữa chúng;
Lưu ý: + Thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
- Chuyển hoá của các mặt đối lập:
+ Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng có sự thay đổi về chất
+ Hai mặt đối lập chuyển hoá thành những mặt khác ở trình độ cao hơn;
*, Tính chất của mâu thuẫn:
- Mang tính khách quan;
- Mang tính phổ biến.
*, Phân loại mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản;
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu;
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài;
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng;
*, Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động, phát triển:
- Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật là nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn là động lực
của sự vận động, phát triển;
- Sự vận động, phát triển của sự vật là tự thân;
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự
vận động, phát triển làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời;
=> Tóm lại: - Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những mặt đối lập nhau;
- Những mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo nên mâu thuẫn bên trong của sự
vật;
- Chính sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của sự
vận động, phát triển, làm cho cáci cũ mất đi, cái mới ra đời.
c, Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo
quy luật, điều kiện khách quan;
- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra các giải quyết phù hợp, tránh rập khuôn, máy
móc;
- Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều
hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.
6, Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của trình độ sản xuất:
*, Một số khái niệm:
- Mỗi phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ
nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng. Sự thống nhất của hai mặt đối lập này làm cho một
7
phương thức sản xuất tồn tại, còn sự đấu tranh của hai mặt đối lập này sẽ là nguyên nhân của sự
vận động phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử;
- LLSX chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong
mối quan hệ biện chứng với nhau tạo sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản
xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn là biến đối các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo yêu
cầu nhất định của con người và xã hội.
+ Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản
xuất.
+Lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
+ Lực lượng sản xuất là yếu tố được kế thừa, phát triển qua các thời đại (tính chất tiến lên
không ngừng trong quá trình phát triển của LLSX)
- Quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa người với người về
mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội).
a, Vị trí của quy luật:
- Là quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển xã hội, quy định sự vận động, phát triển của các
phương thức sản xuất trong lịch sử;
- Là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại;
- Sự tác động của quy luật làm cho lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản
xuất.
b, Nội dung quy luật:
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
*, Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
- sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất;
8
- Lực lượng sản xuất là nội dùng của quá trình sản xuất, có tính năng động, cách mạng, thường
xuyên vận động, phát triển;
- Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, có tính ổn định tương đối;
- Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản
xuất;
- Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động phát triển vì:
+ Biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người;
+ Do tính năng động và cách mạng của công cụ lao động;
+ Do vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu;
+ Do tính kế thừa của lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử;
- Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất vận động, phát triển sẽ mâu thuẫn với tính đứng im tương đối của
quan hệ sản xuất;
+ Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng
sản xuất trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất;
+ Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản
xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
- Vai trò LLSX đối với QHSX:
+ LLSX quyết định sự ra đời của một kiểu QHSX mới;
+ LLSX quyết định nội dung, tính chất của QHSX;
- Con người giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thiết lập sự phù
hợp mới làm cho sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn;
*, Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
- QHSX là hình thức xã hội của sản xuất, có tính độc lập tương đối nên tác động đến LLSX;
- Vai trò của QHSX đối với LLSX được thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa QHSX
với LLSX;
- Sự phù hợp của QHSX với LLSX là trạng thái QHSX là “hình thức phát triển” của LLSX và
tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX phát triển.
- Sự phù hợp của QHSX với LLSX gồm:
+ Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành LLSX;
+ Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành QHSX;
+ Sự kết hợp đúng đắn giữa LLSX và QHSX;
+ Tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất;
+ Tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh
thần của lao động;
- Nếu QHSX “đi sau” hay “vượt trước” trình độ phát triển của LLSX đều là không phù hợp;
- Sự phù hợp không phải đồng nhất tuyệt đố mà chỉ là tương đối, trong đó chứa đựng sự khác
biệt;
- Sự phù hợp là quá trình thường xuyên nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn;
- Sự phù hợp của QHSX với LLXS quy định mục đích, xu hướng phát triển của sản xuất, hình
thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đem lại năng suất và chất lượng cho nền
sản xuất.
- QHSX tác động lại LLSX:
+ QHSX phù hợp LLSX sẽ thúc đẩy LLSX phát triển;
+ QHSX không phù hợp LLSX sẽ kìm hãm, phá hoại LLSX;
- Sự vận động của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự
phù hợp mới ở trình độ cao hơn.
9
- Tóm lại: Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất
biện chứng (phụ thuộc, ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau) tạo thành quá trình sản xuất hiện thực
của xã hội.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng,
trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực
lượng sản xuất.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm
khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
c, Ý nghĩa của quy luật:
- Muốn phát triẻn kinh thế phải bắt đầu từ phát triẻn LLSX, tước hết là lực lượng lao động và
công cụ lao động;
- Muốn xoá bỏ một QHSX cũ, thiết lập một QHSX mới phải căn cứ vào trình độ của LLSX.
Chống tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí;
- Có ý nghĩa trong vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản VN;
- Là cơ sở khoa học để nhận thức sự đổi mới tư duy kinh tế của ĐCSVN;
7, Kết cấu tồn tại xã hội với các hình thái ý thức xã hội:
a, Khái niệm và kết cấu của tồn tại xã hội:
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những đièu kiện sinh hoạt vật chất của xã hội;
- Tồn tại xã hội là thực tại xã hội khác quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật
chất được ý thức xã hôi phản ánh;
- Trong các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người
với con người là quan hệ cơ bản nhất;
- Tồn tại xã hội luôn luôn vận động, phát triển;
*, Kết cấu của tồn tại xã hội:
- Tồn tại xã hội:
+ Phương thức sản xuất vật chất => quyết định
+ điều kiện tự nhiên
+ Dân số và mật độ dân số => mag tính thường xuyên;
b, khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội:
- Ý thức xã hội là toàn bộ lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn
hoá tinh thần xã hội;
- Ý thức xã hội chính là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã hôi của mình và về hiện
thực xung quanh mình;
*, kết cấu của ý thức xã hội:
** Ý thức xã hội bao gồm:
- Ý thức xh thông thường: là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một
cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hàng ngày nhưng chưa được hệ thống hoá, chưa được
tổng hợp và khái quát hoá;
+ Đặc điểm: 1. Phản ánh sinh động, trực tiếp các mặt cuộc sống hàng ngày của con người;
2. Ở trình độ thấp hơn ý thức lý luận nhưng phong phú hơn ý thức lý luận;
3. Là chất liệu, là cơ sở, tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận;
10
- Ý thức lý luận: là những tư tưởng, quan điểm được tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá
thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật.
+ Đặc điểm: 1. Có khả năng phản ánh hiện thực khách quan sâu sắc, chính xác, vạch ra
những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu, mang tính quy luật của các ự vật và các quá
trình xã hội;
2 Ý thức lý luận có khả năg phản ánh vượt trước hiện thực;
- tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ,
phong tục, tập quán, ước muốn,… của một người, một tập đoàn người hay của toàn thể xã hội
hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hàng ngày của hộ và phản ánh cuộc sống đó;
+ Đặc điểm: Tâm lý xã hội có đặc điểm: phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội, nhưng đó là trình
độ phản ánh thấp, phản ánh tự phát tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội ghi lại những mặt bề ngoài của
xã hội nên nó không vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội. Những
quan niệm của con người ở trình độ tâm lý xã hội mang tính chất kinh nghiệm, yếu tố trí tuệ đan
xen với yếu tố tình cảm chưa thể hiện về mặt lý luận. Nó có vai trò quan trọng trong việc phát
triển ý thức xã hội.
- Hệ tư tưởng xh: là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận thức lý luận về tồn
tại xã hội; Hệ tư tưởng xã hội có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã hội, là kết
quả của sự tổng kết, khái quát hoá các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm,
những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…
+ hệ tư tưởng bao gồm: hệ tư tưởng khoa học là hệ tư tưởng phản ánh các quan hệ, các quá
trình và hiện tượng xã hội một cách khách quan, chính xác. Hệ tư tưởng không khoa học: phản
ánh các quan hệ vật chất một cách hư ảo, sai lầm hoặc xuyên tạc. Cả hai hệ tư tưởng này đều ảnh
hưởng đến sự phát triển của khoa học;
*, TÍnh giai cấp của ý thức xã hội:
- Trong những xã hội có giai cấp, các giai cấp có điều kiện vật chất khác nhau, có lợi ích, địa vị
xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của giai cấp cũng khác nhau;
- tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở cả tâm lý xã hội và hệ tư tưởng;
- Sự đối lập giữa các hệ tư tưởng của những giữa khác nhau thường là không dung hoà nhau;
- hệ tư tưởng của giai cấp thống trị bảo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị. Hệ tư tưởng của
giai cấp bị trị bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột, của quần chúng nhân dân;
- tuy nhiên, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại;
*, Các hình thái ý thức xã hội:
Tóm lại: Đời sống xã hội bao gồm hai mặt: tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong đó, tồn
tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Ý thức
xã hội là toàn bộ lĩnh vực đời sống tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn
hoá tinh thần của xh. Hai lĩnh vực này là tất yếu có mối quan hệ biện chứng.
8, Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
11
a, Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
- tồn tại xã hội là quan hệ vật chất tất yếu quyết định ý thức xã hội – quan hệ tinh thần trong đời
sống xã hội;
- Tồn tại xã hội là nguồn gốc cơ sở hình thành ý thức xã hội. ý thức xã hội được hình thành từ
tồn tại xã hội, Phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- tồn tại xã hội quyết định nội dung tính chất đặc điểm xu hướng biến đổi phát triển của ý thức
xã hội. khi ý thức xã hội là những xã hội tự nhận thức về mình về sự tồn tại tại xã hội của mình
về hiện thực khách quan.
- Nếu xã hội có sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp.
- Khi tồn tại xã hội thay đổi thì những hình thái ý thức xã hội cũng thay đổi nhất định.
b, Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
+ Biểu hiện: Xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tồn tại.
+ Nguyên nhân: 1. Tồn tại xã hội biến đổi nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.
2. Sức mạnh của thói quen, tập quán.
3. Các gia cấp lạc hậu níu kéo những tư tưởng lạc hậu
+ Tác dụng: Ý thức xã hội lạc hậu cản trở sự tiến bộ xã hội vì thế cần phải xoá bỏ tàn dư, tư
tưởng, ý thức xã hội cũ, xây dựng và phát triển ý thức xã hội mới khoa học, tiến bộ.
- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
+ Biểu hiện: Nhiều tư tưởng khoa học, triết học vượt trước tồn tại xã hội của thời đại.
+ Nguyên nhân: phản ánh đúng những mối liên hệ khách quan, logic, tất yếu, bản chất của
tồn tại xã hội.
+ Tác dụng: mở đường, dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn. Cần tăng cường tính vượt trước, tạo điều
kiện cho tính vượt trước của ý thức xã hội phát triển.
- Ý thức xã hội có tính kế thừa.
+ Biểu hiện: Các quan điểm, tư tưởng lớn của thời đại sau dựa vào những tiền đề từ các giai
đoạn trước.
+ Nguyên nhân: phát triển diễn ra theo quy luật phủ định của phủ định.
+ Tác động: Các giá trị tinh thần của nhân loại được bảo tồn, phát triển. Không thể giải thích
một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ kinh tế.
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: YTXH tồn tại dưới các hình thái khác nhau
như YT chính trị, YT pháp quyền … (chép hình dưới). Các hình thái YTXH phản ánh TTXH
theo những cách khác nhau, có vai trò khác nhau trong đời sống xh và đời sống con người. Các
hình thái YTXH có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên ở các thời đại lịch sử khác nhau, hoàn
cảnh khác nhau, vai trò của các hình thái ý thức xã hội là khác nhau. Mỗi giai đoạn khác nhau có
một ý thức nổi lên hàng đầu, chi phối các ý thức khác.
- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:
12
+ Ý thức xã hội không hoàn toàn phụ thuộc vào tồn tại xã hội mà tác động trở lại tồn tại xã
hội;
+ sự tác động của ý thức xã hội đến tồn tại xã hội phụ thuộc vào các yếu tố sau:
. những điều kiện lịch sử cụ thể;
. các quan hệ kinh tế;
. Trình độ phản ánh và sức lan toả của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự
phát triển xã hội;
. vai trò lịch sử của giai cáp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng.
+ Ý thức xã hội phản ánh đúng tồn tại xã hội, dự báo đúng xu hướng phát triển xã hội thì
thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển;
+ ý thức xã hội lạc hậu, phản ánh sai xu hướng phát triển của xã hội sẽ cản trở tiến bộ xã
hội; vì thế cần phân biệt ý thức xã hội, tiến bộ với ý thức xã hội sai lầm lạc hậu.
c, Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai lĩnh vực của xã hội, có mối qua hệ biện chứng. Trong đó
tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, tác động trở lại
tồn tại xã hội.
d, Ý nghĩa phương pháp luận:
-cần phát triển đời sống vật chất của xã hội mà trước hết là kinh tế và các quan hệ kinh tế;
- cần phát triển đời sống tinh thần của xã hội làm cho giáo dục, đào tạo và khoa học trở thành
động lực phát triển;
- phát huy vai trò nhân tố con người, yếu tố con người có vai trò quan trọng nhất trọng mọi hoạt
động;
……………………………………………Application……….………………………………….
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
1. Vị trí
- 1. QL chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại là 1
trong 3 QL cơ bản của phép BCDV.
- 2. QL này nói lên cách thức vận động, phát triển của SVHT trong thế giới. Nó vạch ra cơ chế,
cách thức, trình tự và trạng thái của sự phát triển thay thế SVHT này bằng SVHT khác.
- 3. Nắm vững nội dung QL có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về LL và TT.
2. Nội dung quy luật
a. Nội dung - 1. Bất kỳ SVHT nào cũng là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng
vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy,
chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng, tạo khả năng mới cho sự phát triển
về lượng. Cứ như vậy SV vận động phát triển không ngừng.
b. Khái niệm lượng và chất
- Chất
- 1. Chất Là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định KQ vốn có của SVHT, là sự thống
nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà ko phải là cái khác.
+ CNDVBC khẳng định: SVHT trong thế giới VC tồn tại KQ, vốn có nên Chất tồn tại KQ, vốn
có. Chính sự khác nhau về chất giữa các SVHT làm cho người ta phân biệt được SVHT này với
SVHT khác.
13
Ví dụ: Trong xã hội, CMTS và CMVS cũng khác nhau về chất.
+ Chất biểu thị tính ổn định tương đối của SVHT, làm cho nó là nó mà chưa thành cái khác.
+ Chất được tạo dựng bởi các thuộc tính, là sự tổng hợp với tư cách là 1 thể thống nhất hữu cơ
các thuộc tính căn bản.
- 2. Thuộc tính trong SVHT rất phong phú, song vị trí, vai trò của nó lại không ngang bằng
nhau.
+ Cho nên, sự tham gia vào việc quy định chất của SVHT cũng không giống nhau: có thuộc
tính căn bản, có thuộc tính không căn bản. Những thuộc tính không căn bản biến đổi cũng chưa
làm cho chất biến đổi.
+ Chất chỉ biến đổi khi những thuộc tính căn bản biến đổi. Do đó những thuộc tính căn bản,
bản chất của SVHT mới tạo nên tính quy định về chất của SVHT.
- Lượng
- 1. Là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của SV biểu thị số lượng, quy mô,
trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của SV cũng như của các thuộc tính của nó.
+ Lượng của SVHT là khách quan vốn có của bản thân SVHT. Lượng nói lên kích thước dài,
ngắn, quy mô to nhỏ, tổng số các mặt, các thuộc tính, trình độ cao thấp, tốc độ, nhịp điệu, màu
sắc đậm nhạt… Lượng được biểu hiện ở con số và đại lượng mà người ta có thể đo, đong, đếm
và có thể nhận thức được.
+ SVHT càng phức tạp thì những thông số về lượng càng phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực xã
hội, nhiều nhân tố, thuộc tính không cân, đong, đo, đếm được.
+ Trong các MQH khác nhau, lượng có thể là nhân tố quy định bên trong, có thể là nhân tố bên
ngoài của SVHT.
c. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Khái quát
- Chất và lượng quan hệ thống nhất với nhau, không tách rời nhau và tác động lẫn nhau. Đó là
MQH thống nhất của hai mặt đối lập trong SVHT.
- Nói đến chất là chất của SVHT; còn lượng là lượng của chất nhất định.
- Từ những
thay đổi
dần dần về
lượng đến
một mức độ
nhất định
dẫn đến sự
biến đổi về
chất (lượng
đổi dẫn đến
chất đổi):
- 1. Bất kỳ SVHT nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và
lượng của SV cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và chất không diễn ra độc lập với nhau mà
quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau; đi liền với 1 tính quy định về lượng là 1 tính quy định về
chất và ngược lại.
- 2. Sự thống nhất giữa lượng và chất là sự thống nhất của các mặt đối lập trong 1 SV. Trong
1 quan hệ xác định, lượng đặc trưng cho tính thường xuyên biến đổi (tính liên tục), chất đặc trưng
cho tính ổn định (tính giai đoạn). Song hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động biện chứng
với nhau. Sự thống nhất giữa lượng và chất là điều kiện tồn tại của mọi SVHT, giới hạn của sự
thống nhất là “độ” của SV.
- 3. Độ:
+ là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn,
mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Ví dụ: Sự thống nhất giữa trạng thái lỏng của nước và nhiệt độ trong khoảng từ 00
C đến 1000
C
là độ tồn tại của nước (với điều kiện là nước nguyên chất, áp suất là 1 atm). Nếu vượt quá 1000
C
là độ của nước ở trạng thái hơi.
+ Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của SV được
gọi là điểm nút.
Ví dụ: về chất - trạng thái của nước được nêu trên, 00
C và 1000
C là những điểm nút. Bất kỳ
độ nào cũng được giới hạn bởi 2 điểm nút.
- 4. Điểm nút:
+ Là điểm quá độ từ độ này sang độ khác (còn gọi là điểm nhảy vọt), là giới hạn mà quá trình
biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
14
+ Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới. Sự thống nhất giữa
sự biến đổi dần dần về lượng và những bước nhảy vọt về chất, giữa cái liên tục và cái gián đoạn,
diễn ra vô số điểm nút, tạo thành sợi dây chuyền của sự chuyển hóa từ trạng thái chất và lượng
này sang chất và lượng khác. Sợi dây chuyền đó gọi là những “đường nút của độ”.
Ví dụ: Sự ra đời 1 hình thái xã hội mới là 1 điểm nút đánh dấu sự chuyển biến về chất trong
dây chuyền phát triển xã hội, một mắt xích mới về chất, mở ra 1 độ mới đánh dấu 1 bước ngoặt
trong sự phát triển tiến lên không ngừng của XH.
+ Sự thay đổi về chất qua điểm nút gọi là bước nhảy.
- 5. Bước nhảy:
+ Là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay
đổi về lượng trước đó gây ra. (có bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ,
bước nhảy cục bộ).
+ Đây là bước ngoặt căn bản kết thúc 1 giai đoạn trong sự biến đổi về lượng cho ra đời chất
mới.
- Chất mới
ra đời tác
động trở lại
tới sự thay
đổi của
lượng:
- 1. Chất mới ra đời là kết quả của quá trình tích lũy về lượng, nó có vai trò tác động trở lại
lượng đã thay đổi của SV. Sự tác động của chất mới đến lượng mới được thể hiện ở quy mô tồn
tại của SV, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của SV đó.
- 2. Không phải chỉ đến khi chất mới ra đời mới tác động trở lại lượng mới, mà chất, lượng tác
động biện chứng với nhau ngay khi sự vật vẫn còn là nó.
=> Tóm lại: cách thức biến đổi của trạng thái của SVHT trước hết bắt đầu từ những biến đổi
dần dần về lượng và khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến bước nhảy về chất, chất mới ra đời tạo nên
sự thống nhất mới giữa lượng và chất.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- 1. Trong hoạt động nhận thức:
+ Để có tri thức đầy đủ về SV, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Để đưa SV
phát triển phải kiên trì tích lũy về lượng, chống giản đơn, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
- 2. Trong hoạt động thực tiễn:
+ Phải hiểu đúng vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi để hoạt động có hiệu quả. Cải
tạo SVHT phải đi từ lượng (phải công phu, kiên trì..); phải biết thực hiện bước nhảy cục bộ, nắm
thời cơ, tạo điều kiện… để tạo điều kiện thực hiện bước nhảy nhỏ, nhảy lớn.
+ Chống khuynh hướng “tả khuynh” chủ quan, nóng vội chưa có sự tích lũy về lượng đã muốn
thực hiện bước nhảy về chất, hoặc coi nhẹ sự tích lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh bước nhảy dẫn
đến phiêu lưu mạo hiểm.
+ Chống khuynh hướng “hữu khuynh” bảo thủ, trì trệ, ngại khó, không dám thực hiện bước
nhảy về chất khi đã tích lũy đủ về lượng.
+ Muốn duy trì vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn độ, không để cho lượng vượt
quá giới hạn độ.
4. Vận dụng
- là sinh viên, phải nghiêm túc học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thông qua nội dung học tập các môn
học cơ bản như: … đến các môn học chuyên ngành như: , rèn luyện tay nghề thông qua quá trình thực hành. Khi
tốt nghiệp ra trường chính là điểm nút tạo ra bước nhảy, chuyển biến từ sinh viên thành một kỹ sư. Lúc này
người kỹ sư đã có sư biến đổi cả về lượng và chất, …
- 2. Trong công việc: Cần kiên trì tích lũy về lượng (kiến thức, kỹ xảo kỹ năng nghề nghiệp) khi có điều kiện
thích hợp, cần chớp thời cơ, kiên quyết thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất để đạt những thành công trong
công việc, tạo ra bước phát triển cho bản thân cả về vật chất cũng như tinh thần
15
+ Phê phán các tư tưởng hữu khuynh, không quyết đoán, không dám hành động, không sáng tạo, đường mòn
lỗi cũ… không dám tiến hành bước nhảy khi tích lũy về lượng đã chín muồi. Đồng thời cần phê phán tư tưởng
tả khuynh, nóng vội, muốn thành công trong công việc nhưng không chịu học tập tích lũy kinh nghiệm.
(vận dụng trên mạng)
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong
môi trường Đại Học văn hóa thể thao và du lich Thanh Hóa như sau:
*, Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học
So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn
giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều
ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học (từ
1 đến 2 tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn.
Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác
biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp đến là
các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập,
thực tập,...Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên.. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ
không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống như
quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà người sinh viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho
phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học. Chỉ khi nào làm được
như vậy sinh viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình.
* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về
lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng
không nằm ngoài điều đó. Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của
các môn học. Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước
nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong
hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất
(kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hạng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh
gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh
tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới và lượng kiến thức ngày
một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ,
chưa đảm bảo để ta làm việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến
thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập...(lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả
cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi
sang chất mới.
* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực.
Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy
là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự
giúp đỡ nào khác. Để làm rõ ý kiến trên, chúng ta cùng suy ngẫm về câu chuyện ngụ ngôn sau: “ Một người nọ
tìm thấy cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra.
Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Động lòng
thương, anh ta lấy kéo cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vượt ra ngoài đễ dàng. Khi sâu bướm ra khỏi kén,
thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì nhỏ lại. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không?
Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi. Than ôi! Vô ích! Con bướm đã trọn đời tàn tật, lê
lết với cái cánh nhỏ bé không thể bay đi được”. Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời của con
bướm. anh không biết luật của tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt qua khỏi lỗ nhỏ của cái
kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi
cái kén, bướm ta mới có đủ sức vươn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.
16
Hãy trở lại với việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Trong một kỳ thi, nếu có sinh viên gian lận để một kết
quả tốt thì chẳng khác gì con sâu bướm bé nhỏ tội nghiệp kia. Bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng
về bản chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta
sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo theo cách
của anh chàng trong câu chuyện kia thì không khác gì chúng ta đang hại họ.
* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi
đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy . Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới
có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập
mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều
sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học
tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta
củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể
đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu , nhưng họ
lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, “chưa học bò đã lo
học chạy”. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần
phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.
*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự mãn với những gì đã đạt được, không
tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số sinh viên có
ý thức rèn luyện và phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất.
Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động đó được thể
hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở
thành sinh viên chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp
tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức ( tích lũy về lượng), trở thành những giáo viên, nhà quản lý văn hóa,
họa sỹ...đóng góp cho xã hội, tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được.
Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc
một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng
kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri
thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.
*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên
Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách găp số
phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật lượng- chất trong triết học, rõ ràng là, những thói
quen mà chúng ta đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống
hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta, và số phận của mỗi con
người phụ thuộc vào tính cách của họ. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên
cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất
từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng
ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm
túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành
công trong học tập cũng như trong cuộc sống
*Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.
Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho
tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu
đạt được thành tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín,
thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa
phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Văn hóa
thể thao và Du lich Thanh Hóa hiện nay. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi
nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt
động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời
17
những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng
tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc
học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ
quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng). Cũng như trong hoạt động của mình ông cha thường
có câu: “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị”...đó sao.
Quy luật mâu thuẫn
1. Vị trí
- 1. Đây là 1 trong 3 QL cơ bản của phép BCDV.
- 2. QL này chỉ ra khuynh hướng của sự vận động phát triển của SVHT, tính tất yếu của sự ra đời cái mới và mối
liên hệ giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển.
- 3. Nhận thức được những nội dung cơ bản của nó không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa
rất to lớn trong việc vận dụng vào thực tiễn.
2. Một số khái niệm
Sự biến đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất đã làm cho sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. Mỗi sự
chuyển đổi ấy làm thành một mắt khâu trong sợi dây xích phát triển vô tận của thế giới khách quan. Quá trình
thay thế sự vật này bằng sự vật khác được triết học gọi là phủ định.
- 1. Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới
sự ra đời của sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
- 2. Phủ định biện chứng có 2 đặc trưng cơ bản:
+ Thứ nhất, mang tính khách quan, là điều kiện của sự phát triển.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là kết quả
của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, bằng con đường chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất. Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, chứ không phải do áp đặt từ bên ngoài vào.
Ví dụ: CNXH thay thế CNTB là do sự vận động bên trong của PTSX TBCN…
+ Thứ 2, mang tính kế thừa và phát triển, là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
Điều này được biểu hiện ở chỗ, sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng không phải l sự phủ định tuyệt
đối sạch trơn, đoạn tuyệt với cái cũ. Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, đó là sự loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc
hậu gây cản trở cho sự phát triển của sự vật. Đồng thời chọn lọc, giữ lại những yếu tố tích cực và cải biến nó cho
phù hợp với cái mới.
Ví dụ: CM XHCN là sự phủ định chế độ TBCN, đập tan nhà nước tư bản và thay thế bằng nhà nước chuyên chính
vô sản, từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu về TLSX thay bằng chế độ công hữu TLSX XHCN, thủ tiêu chế độ người
bóc lột người, sự áp bức, sự bất bình đẳng giai cấp và dân tộc… Đồng thời, CM XHCN cũng giữ lại, kế thừa và tiếp
tục phát triển những giá trị tích cực đó được tạo ra dưới CNTB. Đó là LLSX, nền KHKT, trình độ văn hóa, giáo dục
của người lao động, những phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và mọi mặt hoạt động của XH, các thành tựu
VHNT quý báu.
3. Nội dung quy luật
18
- 1. Khuynh hướng chung của mọi SVHT là phát triển tiến lên, nhưng quanh co phức tạp. Đó là quá trình cái
mới phủ định cái cũ, cái mới vừa gạt bỏ cái cũ, vừa kế thừa những tinh hoa trong lòng cái cũ.
- 2. Chiều hướng của sự phát triển là quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện. Phát triển không phải diễn ra theo một đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.
- 3. Phát triển là khuynh hướng chung nhưng cũng bao hàm những bước thụt lùi tạm thời, nhưng cái mới là
cái tất thắng.
b. Sự phát triển là một quá trình phủ định liên tục từ thấp đến cao và mang tính chu kỳ
- Sự phát triển là nhờ vai trò của PĐBC, nó tạo ra khuynh hướng phát triển trong quá trình vận động và biến
đổi của sự vật.
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ định”
Do đó, sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập là cách thức dẫn đến sự phát triển của SVHT.
- Sự phát triển của sự vật bao giờ cũng thông qua nhiều lần PĐBC, ít nhất cũng thông qua 2 lần phủ định cơ
bản.
- Sự phát triển không phải là những bước tiến liên tiếp bởi những lần phủ định riêng biệt với tính chất giống
hệt nhau, mà diễn ra theo chu kỳ từ khẳng định đến phủ định và từ phủ định đến PĐBC.
c. Tính chu kỳ của sự phát triển
- 1. Thế nào là một chu kỳ PĐCPĐ?
+ Xét về mặt tính chất, một chu kỳ phải trải qua ít nhất hai lần phủ định có nội dung khác nhau: phủ định lần
1 là phủ định cái khẳng định và phủ định lần 2 là PĐCPĐ.
+ Qua hai lần phủ định, sự vật mới dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.
- 2. Tại sao sự vật phát triển lại mang tính chu kỳ?
+ Do SV phát triển bằng mâu thuẫn, bằng cách chuyển hoá sang mặt đối lập với nó.
+ Mỗi chu kỳ phát triển có ít nhất hai lần phủ định khác nhau về tính chất. Mỗi lần phủ định đều là kết quả
đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong bản thân sự vật giữa mặt khẳng định và mặt phủ định.
+ Phủ định lần 1 làm cho sự vật chuyển thành cái đối lập với mình.
+ Phủ định lần tiếp theo dẫn đến sự ra đời một sự vật mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái trung gian.
Như vậy, về hình thức, sẽ quay trở lại cái ban đầu, song, thực chất, không giống nguyên như cũ, mà dường như
lặp lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng
thông qua phủ định của phủ định.
d. MQH và vai trò của các lần phủ định cơ bản đối với sự vận động, phát triển của sự vật
- 1. Hai lần phủ định cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một cơ chế thống nhất: vừa phủ định, vừa kế
thừa, phủ định lần sau bao giờ cũng phong phú hơn, đa dạng hơn phủ định lần trước.
+ PĐ lần thứ nhất: được thực hiện 1 cách căn bản làm cho SV cũ chuyển thành cái đối lập với cái ban đầu gọi
là cái PĐ, tạo ra bước trung gian trong sự phát triển của SV, như là sự chuyển tiếp sang PĐ lần thứ 2. Ở đây sự
tiến lên của SV chưa thể hiện trực tiếp, nó mới chỉ tạo ra những điều kiện cần thiết, những tiền đề cho PĐ lần
thứ 2.
+ PĐ lần thứ hai: cái PĐ lại bị PĐ cho ra đời 1 SV mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái xuất phát, tức là
trở lại cái ban đầu, nhưng không phải giống nguyên như cũ mà dường như lặp lại cái cũ trên cơ sở cao hơn. Đây
là lần PĐ toàn diện, SV mới ra đời kế thừa được tất cả những mặt những thuộc tính tích cực, lọc bỏ được những
yếu tố tiêu cực của SV cũ, đưa SV phát triển toàn diện sang 1 chất mới, kết thúc 1 chu kỳ PĐ. Cứ như vậy, hết
chu kỳ này lại mở ra chu kỳ tiếp theo làm cho SVHT liên lục vận động phát triển.
- 2. Ngoài 2 lần phủ định cơ bản, trong 1 chu kỳ có thể có 1 số lần phủ định trung gian quá độ, tùy theo tính
chất của từng SVHT.
- 3. Quá trình phủ định của phủ định này diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Ví dụ trong tự nhiên: Hạt đại mạch, nếu rơi vào 1 miếng đất thích hợp, nhờ ảnh hưởng của nhiệt độ và
độ ẩm, nó nảy mầm. Hạt đại mạch không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, thay thế cho nó là 1 cái cây
nảy sinh từ nó, đó là sự phủ định hạt đại mạch.
19
Cái cây lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sản sinh ra những hạt đại mạch mới và 1 khi những hạt đại
mạch này lớn thì thân cây chết đi, đến lượt mình lại bị phủ định. Kết quả của sự phủ định là chúng ta lại có hạt
đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ 1 hạt mà là 1 số hạt nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần…
+ Trong XH: ở CSNT, XH loài người thực hiện chế độ công hữu đối với TLSX. Khi XH phân chia giai
cấp thì chế độ công hữu ấy bị chế độ tư hữu phủ định. Sự phủ định này là tất yếu, là quá trình lịch sử tự nhiên.
Nó đã thúc đẩy SX XH phát triển mạnh mẽ. Nhưng đến 1 trình độ cao của LLSX dưới chế độ TBCN, thì chế độ
tư hữu lại trở thành sự kìm hãm đối với sự phát triển SX của XH.
Theo QL tất yếu của lịch sử, chế độ tư hữu sẽ bị phủ định để thiết lập chế độ công hữu với TLSX. Tuy nhiên
chế độ công hữu này không giống trước mà ở 1 trình độ cao hơn nhiều, có khả năng giải phóng mọi năng lực SX,
dựa trên cơ sở kỹ thuật ngày càng hiện đại
+ Trong tư duy: trước đây, triết học thời cổ đại là 1 thứ CNDV nguyên thủy tự phát, do những hạn chế
của nó trong việc giải thích MQH giữa tư duy và tồn tại nên đã bị CNDT phủ định. Nhưng đến lượt nó, do những
hạn chế về mặt thế giới quan và PPL nên CNDT đó bị CNDV hiện đại phủ định.
e. Tính chất tiến lên của sự phát triển
- 1. QL phủ định của PĐ khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển đó là sự phát triển đi lên không phải
diễn ra theo một đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”.
- 2. Diễn tả quy luật này bằng hình thức “xoáy ốc” chính là hình thức biểu hiện được sự rõ ràng nhất các
mặt trong quá trình phát triển biện chứng như: Tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất
tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của hình xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng
thời dường như là sự quay trở lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể
hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao.
- 3. Phát triển là khuynh hướng chung nhưng cũng bao hàm bước thụt lùi tạm thời (thậm chí có lúc đi chệch
khỏi quỹ đạo).
- 4. Thực tiễn đã chứng minh: CNXH ra đời là một bước tiến của lịch sử XH loài người, song bước đường
phát triển là một quá trình quanh co phức tạp và trong thời gian qua đó có những bước thụt lùi lớn. Song xu
hướng tiến lên CNCS là một tất yếu.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
- 1. Trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, cần lưu ý cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ,
cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ, nó kế thừa tất cả những gì tích cực của
cái cũ. Do đó, cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ, không thấy được mối liên hệ giữa cái mới và cái cũ.
- 2. Trong hoạt động thực tiễn, phải phát hiện và tôn trọng cái mới, tin tưởng vào tương lai phát triển của cái
mới, mặc dù lúc đầu nó còn yếu ớt; phải ra sức bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho nó chiến thắng
cái cũ.
- 3. Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, bỏ thô lấy tinh, biết giữ lấy những gì là tích
cực, là giá trị của cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù hợp với điều kiện mới; phải chống phủ định sạch trơn quá khứ.
- 4. Đấu tranh khắc phục thái độ bảo thủ, trì trệ, lỗi thời, lạc hậu ko chịu sự vận động phát triển.
5. Vận dụng
20
- 1.Đối với sinh viên ngành cơ khí, nhận thức được xã hội càng phát triển, nên tính chất đa dạng và hiện đại
của ngành ngày càng cao nên là sinh viên phải không ngừng học hỏi cái mới, kịp thời update những công nghệ
hiện đại tiên tiến của thế giới vào hoạt động nghề nghiệp của mình. Sáng tạo tìm ra cách thức, biện pháp mới
tiết kiệm được tiền bạc, nhưng vãn tạo ra được những sản phẩm giá trị cho xã hội. Tuy nhiên cũng không loại
bỏ hoàn toàn những kinh nghiệm kiến thức mà thế hệ trước đã truyền lại. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa kiến
thức cũ, kinh nghiệm cũ với những cái mới.
- 2. Con đường học hành phát triển không phải theo một con đường thẳng, mà sẽ phải trải qua rất nhiều khó
khăn cả về vật chất và tinh thần để đạt được những thành công trong công việc và trong cuộc sống
- 3. Quá trình phát triển của bản thân, bao gồm cả những bước lùi tạm thời, do vậy trong quá trình học tập
không tránh khỏi những thất bại tạm thời, đó chính là cơ sở của những thành công lâu dài
(vận dụng trên mạng)
Viê âc nghiên cứu quy luâ ât thống nhất và đấu tranh giữa các mă ât đối lâ âp đã mang lại những ý nghĩa quan
trọng trong nhâ ân thức và cả trong thực tiễn cuô âc sống. + Quy luật mâu thuẫn không cho phép chúng ta nghĩ
mình đã có đầy đủ tri thức để giải quyết mọi vấn đề: Bất kỳ sự vâ ât hiê ân tượng nào cũng đều có sự vâ n đô â
âng, biến đổi không ngừng. Tri thức của nhân loại cũng không đứng im hay nằm ngoài quy luâ ât này. Do đó
học tâ âp phải là một quá trình lâu dài không ngừng nghỉ nhằm phát triển tư duy và trau dồi tri thức, đồng thời
áp dụng tri thức ấy vào thực tiễn cuộc sống => Phải không ngừng học hỏi để có tri thức mới tiến bộ hơn... + SV
phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị
lực cách mạng để có sự thống nhất tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Ra sức đấu tranh
loại bỏ cái xấu, cái chưa tốt, đấu tranh chống lại tiêu cực. Bắt đầu từ học thực chất thi thực chất, nói không với
tiêu cực trong thi cử. + Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi ta không được ngủ quên trong một loại tri thức hay mô ât lối
mòn tư duy, mà là đón nhận sự phong phú vô tận của tri thức nhân loại. Bởi chỉ khi có mâu thuẫn đấu tranh mới
có vâ ân đô âng phát triển: Cái cũ, tri thức cũ mất đi, tri thức mới ra đời. Quy luật mâu thuẫn yêu cầu chúng ta
vượt qua tất cả mọi định kiến tiêu cực khi muốn loại trừ một cái mới và chỉ chấp nhận cái đã có từ trước đó:
Chúng ta thường vui ve trong mô ât cô âng đồng người giống như mình, khó chịu khi thấy ai đó hành đô âng,
suy nghĩ khác biê ât. Tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm thức, và vì thế dễ dàng tấn công những
phán xét chống lại mình => Để không mắc phải sai lầm, nên từ tốn lắng nghe ý kiến của người khác trước khi
đưa ra quan điểm của mình, nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở và sai lầm.
+ Quy luật mâu thuẫn phù hợp với quy luật của tư duy: Sự tiếp thu tri thức giữa các môn học, các ngành học cần
được nhìn nhận trong mối liên hệ tương tác qua lại. Không có mô ât loại tri thức, mô ât môn khoa học nào đứng
riêng le một mình => Học trong một chỉnh thể thống nhất các môn, vận dụng khả năng tổng hợp là cách để tiếp
thu tri thức và phân tích để ghi nhớ những kiến thức đã học được.
+ Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy loại mâu thuẫn
mà có phương pháp giải quyết cụ thể => Không tìm cách thủ tiêu, né tránh các mâu thuẫn. “Khi việc gì có mâu
thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu
thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải
biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết.” – Hồ Chí Minh
+ Trong quá trình học tập, những kiến thức được học trên giảng đường đôi khi chưa được áp dụng vào thực tế
hoặc nó chưa đủ để sinh viên có thể làm việc ngoài thực tế . Đó chính là mâu thuẫn giữa kiến thức được học và
kiến thức thực tế trong cuộc sống => SV cần có thái độ học tập tự giác, chủ động và linh hoạt tìm hiểu những
kiến thức bên ngoài sách vở. Tham gia những hoạt động ngoại khóa, đi làm thêm hay đi thực tập để tích lũy kinh
nghiệm và kiến thức thực tế trong xã hội. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ thực tiễn, học đi đôi với hành.
Ví dụ tình huống: SV bị mâu thuẫn giữa việc muốn đi làm thêm để trải nghiệm và kiếm thêm thu nhập phụ giúp
gia đình nhưng lại sợ làm ảnh hưởng đến việc học tập. Để đáp ứng được cả hai thì đòi hỏi SV phải biết cách sắp
xếp thời gian và cân nhắc các công việc sao cho hợp lí để có thể đi làm thêm mà không gây ảnh hưởng đến việc
học. + Sự yếu kém về ngoại ngữ và công nghệ thông tin của SV hiện nay với yêu cầu hô âi nhâ âp với thế giới:
Trong một cuộc khảo sát sinh viên đầu năm 3 của các trường đại học lớn tại TP Hồ Chí Minh, kết quả điều tra
21
(chưa kiểm tra kỹ năng nghe – nói vốn được biết đến là những kỹ năng mà người Việt thường rất yếu) cho thấy
trình độ tiếng Anh của các SV tham gia chỉ mới đạt trong khoảng 360 – 370 điểm TOEFL hoặc 3.5 điểm IELTS,
mức rất thấp so với thế giới. Yếu kém về ngoại ngữ là một rào cản rất lớn cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra
trường và kéo theo là kinh tế kém phát triển, đất nước kém phát triển và khó có thể hội nhập sâu rộng => SV cần
nhìn nhâ ân lại bản thân và có kế hoạch trau dồi các kỹ năng.
+ Quy luật mâu thuẫn là cơ sở lý luận để xây dựng phương pháp tư duy mâu thuẫn. Phương pháp đó chỉ ra: Khi
xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới phải luôn luôn đặt nó trong tình huống đối lập của nhau. Ví dụ như
khi xem xét con người phải nhìn nhâ ân cả ưu và khuyết điểm...
+ Phát triển tư duy phản biện (Critical Thinking); Phát triển tranh luận (Assessing/Developing Argument) trong
lớp học để tìm ra vấn đề: TDPB ngày càng phổ biến, là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng có tầm
quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên thông qua đào tạo bậc đại học ở Việt Nam hiện nay. TDPB
là một trong những kỹ năng cần thiết mà SV cần có giúp phân tích và đánh giá theo các cách nhìn khác cho vấn
đề đã đặt ra, chất vấn nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Có TDPB, SV không còn
đơn thuần tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Người thầy vun đắp TDPB cho SV bằng cách đưa ra những
câu hỏi kích thích tư duy, là điều cốt lõi trong việc kiến tạo tri thức. Câu chuyê ân sau là mô ât ví dụ có thâ ât về
phản biê ân trong lớp học
+ Trong công tác xây dựng Đảng, Đoàn và tu dưỡng rèn luyện cá nhân phải đề cao phê bình và tự phê bình,
tránh dễ dãi, xuôi chiều.
2. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
a. Vị trí, phạm vi tác động của quy luật
- 1. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là 1 trong 2 quy luật cơ bản nhất
của CNDVLS, là quy luật nền tảng, quy luật gốc cho mọi quy luật lịch sử là động lực phát triển của
xã hội. Nó tác động ở mọi quốc gia dân tộc và trong toàn bộ lịch sử nhân loại.
- 2. Từ vai trò SXVC quyết định tồn tại và phát triển xã hội, nghiên cứu quy luật SXVC và phải
quan niệm nó là quy luật gốc cho mọi quy luật khác.
b. Nội dung quy luật
- 1. LLSX và QHSX là hai mặt của một PTSX có tác động biện chứng, trong đó LLSX quyết
định QHSX, QHSX tác động trở lại to lớn đối với LLSX.
- 2. Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì thúc đẩy LLSX phát triển, ngược
lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
- Vai trò
quyết
định của
LLSX
đối với
QHSX
- 1. Vì:
+ LLSX là nội dung của quá trình sản xuất vật chất, nó có tính năng động cách mạng, thường
xuyên biến đổi; QHSX là hình thức của quá trình sản xuất, nó phản ánh bản chất xã hội nên tương
đối ổn định, thủ cựu, ít biến đổi.
+ Trong quá trình sản xuất, quan hệ giữa LLSX với QHSX là quan hệ giữa nội dung và hình
thức. CNDVBC chỉ ra hình thức gắn bó chặt chẽ với nội dung, nội dung quyết định hình thức.
+ LLSX là yếu tố năng động thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi của LLSX xuất phát từ chính
việc giải quyết mâu thuẫn ngay trong nền SXVC đó là mâu thuẫn giữa chất lượng hiệu quả ngày
càng cao với cường độ và thời gian lao động giảm. Mâu thuẫn được giải quyết bằng việc con người
sáng tạo, cải tiến, sử dụng hiệu quả CCLĐ, cùng với biến đổi của CCLĐ, thì kinh nghiệm thói quen,
kỹ năng kiến thức khoa học của người lao động cũng tiến bộ hơn làm cho LLSX trở thành yếu tố
22
hoạt động nhất, cách mạng nhất => đây là sự vận động tất yếu mang tính khách quan của LLSX
nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
+ QHSX là hình thức và quá trình sản xuất nó bao giờ cũng gắn với LLSX (nội dung), đặc biệt
trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị bao giờ cũng muốn duy trì sự thống trị của QHSX thống
trị (QHSX gắn liền với địa vị và lợi ích của GCTT) do vậy sự biến đổi của QHSX bao giờ cũng
chậm hơn so với LLSX.
- 2. Biểu hiện:
+ Tính chất và trình độ của LLSX như thế nào thì đòi hỏi QHSX tương ứng như thế: khi LLSX
mang tính cá nhân, tư liệu sản xuất thủ công thì thích ứng với nó là hình thức sở hữu tư nhân TLSX;
khi LLSX mang tính chất xã hội hóa cao nó đòi hỏi QHSX dựa trên chế độ công hữu (Phê phán
CNTB).
+ LLSX quyết định sự ra đời, biến đổi của QHSX:
- Bởi vì, LLSX là yếu tố năng động và cách mạng nhất nó luôn vận động và biến đổi không
ngừng, sự vận động biến đổi của LLSX đi từ sự vận động biến đổi của công cụ lao động. Quá trình
sản xuất, người LĐ bao giờ cũng có nhu cầu khách quan là nâng cao NSLĐ và giảm CĐLĐ. Để đạt
được mong muốn đó, người LĐ luôn cải tiến công cụ lao động. Khi công cụ lao động ngày càng
được cải tiến hiện đại thì cũng có nghĩa là LLSX luôn vận động và phát triển.
- Khi trình độ của LLSX phát triển đến một mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn với QHSX cũ,
lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải xoá bỏ QHSX cũ lỗi thời lạc hậu, thiết lập QHSX mới cho phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của LLSX từ đó mở đường cho LLSX phát triển đồng thời thúc
đẩy sản xuất phát triển.
- 3. Trong thời kỳ quá độ giữa các PTSX kế tiếp nhau, có nhiều trình độ của LLSX sẽ có nhiều
hình thức sở hữu tương ứng nên có sự đan xen của các thành phần kinh tế, các QHSX.
Ví dụ: Trong TKQĐ ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu
tập thể, sở hữu tư nhân.
- QHSX
tác động
trở lại
LLSX
- 1. Vì:
+ QHSX là hình thức của quá trình sản xuất, nó phản ánh và quy định mục đích của sản xuất,
quy định khuynh hướng phát triển của quan hệ lợi ích.
+ Do vậy nó tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX.
- 2. Biểu hiện:
+ Tất cả các mặt của QHSX trong sự thống nhất biện chứng của nó tác động đến tất cả các mặt
của LLSX tạo ra một hệ thống các yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX (nhưng
trực tiếp nhất là quan hệ phân phối sản phẩm).
-> Quan hệ sở hữu: TLSX của ai? Kích thích to lớn đối với người lao động tạo hứng thú say mê
sản xuất, cải tiến công cụ (CNTB điều chỉnh bằng cách bán một số cổ phần cho công nhân)
-> Quan hệ trong tổ chức quản lý: Nếu tổ chức quản lý phù hợp, khoa học, biết đặt con người
đúng vị trí, đúng tài năng, sử dụng đúng năng lực của họ (nghệ thuật trong quản lý) sẽ kích thích
con người sáng tạo không ngừng.
-> Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động: chính là việc đánh giá công sức lao động, cống
hiến, năng xuất chất lượng lao động và việc đền bù (phân phối) có đúng với công sức của họ hay
23
không. Giải quyết hài hoà lợi ích hay xâm phạm lợi ích của người lao động. Vì vậy mà nó tác động
trực tiếp nhất.
+ Tác động theo 2 chiều hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX.
-> Khi QHSX phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX, nó sẽ là "hình thức phát triển" tất yếu
của LLSX "tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX phát triển, trở thành động lực thúc đẩy LLSX phát triển”.
-> Khi QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX (như lỗi thời, lạc hậu, phản
động, vượt quá xa) nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
+ Cơ chế của sự tác động đó là thông qua nhân tố chủ quan của con người.
-> Con người từ nhận thức đến thái độ và hành động phù hợp, con người say mê lao động, cải
tiến công cụ ứng dụng khoa học và ngược lại…)
-> Trong xã hội có giai cấp sự tác động trở lại thông qua vai trò của giai cấp thống trị. Việc đấu
tranh giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp (tức là tác
động thông qua các quy luật khác của xã hội).
Tuy nhiên cần phải nhận thức rằng sự kìm hãm của QHSX đối với LLSX chỉ là tạm thời, tương
đối. Với sự phát triển tất yếu khách quan của LLSX dù QHSX có lỗi thời cũng sẽ bị thay thế bằng
một kiểu QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX.
=> Tóm lại: LLSX quyết định QHSX không tách rời vai trò tác động trở lại của QHSX. Từ trạng
thái phù hợp đến không phù hợp rồi lại đến phù hợp là sợi dây vô tận. Đòi hỏi con người phải phát
hiện và giải quyết và việc giải quyết mâu thuẫn cũng không phải một lần là xong. Việc giải quyết
mâu thuẫn sẽ thúc đẩy sản xuất làm cho xã hội vận động phát triển không ngừng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- 1. Sự vận động sản xuất xã hội xét đến cùng là do tính tất yếu kinh tế quyết định cho nên cải
tạo xã hội phải đi từ việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX và phải gắn với hoạt động thực
tiễn của con người.
- 2. Coi trọng cải tạo và xây dựng cả LLSX và QHSX, XD đồng bộ các yếu tố của LLSX và các
mặt của QHSX; Không được tuyệt đối hóa một mặt, một yếu tố nào.
- 3. Vận dụng quy luật này phải gắn với các quy luật khác.
- 4. Cơ sở khoa học để quán triệt quan điểm đường lối đổi mới của Đảng ta đặc biệt về tư duy
kinh tế.
4. Sự vận dụng
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã rất quan tâm chú trọng nhận thức và vận dụng quy luật xã
hội nói chung trong đó có quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX nên đã giữ vững
được ổn định, bảo vệ đất nước, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc...
Tuy nhiên cũng có giai đoạn nhận thức vận dụng đúng, có giai đoạn phạm sai lầm chủ quan duy ý chí: chưa
nhận thức đầy đủ đúng đắn về sự phù hợp giữa QHSX và LLSX, còn kéo dài tập trung bao cấp dẫn đến quan
liêu, Một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác là phát hiện Chủ nghĩa duy vật lịch sử - đây là bước ngoặt có
tính cách mạng trong lịch sử triết học của nhân loại. Bằng phương pháp biện chứng và lập trường duy vật về lịch
sử, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của xã hội loài người qua các thời kỳ lịch sử. Với cống hiến này, lần đầu
tiên lịch sử được nhận thức và lý giải đúng như bản thân nó, khách quan và chân thực.
Theo C.Mác, xã hội phát triển qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai
đoạn nhất định là một hình thái kinh tế - xã hội; sự vận động thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử
ott.pdf
ott.pdf
ott.pdf
ott.pdf
ott.pdf

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiMối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiDép Tổ Ong
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongHóm Hỉnh Hoà
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnNam Xuyen
 
De cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hocDe cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hocChinh Vo Wili
 
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trịTín Nguyễn-Trương
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhVũ Ngọc Hưng
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýQuách Đại Dương
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanAlice Jane
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupBan chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupMyLan2014
 
slide-giao-trinh.pdf
slide-giao-trinh.pdfslide-giao-trinh.pdf
slide-giao-trinh.pdfVinhTrng28
 
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)VuKirikou
 
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trịVận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trịRan Akako
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxtNguyn877278
 
Trắc Nghiệm Môn Giáo Dục Chính Trị (Có Đáp Án)
Trắc Nghiệm Môn Giáo Dục Chính Trị (Có Đáp Án) Trắc Nghiệm Môn Giáo Dục Chính Trị (Có Đáp Án)
Trắc Nghiệm Môn Giáo Dục Chính Trị (Có Đáp Án) nataliej4
 

Mais procurados (20)

Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộiMối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuong
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
 
De cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hocDe cuong on thi mon triet hoc
De cuong on thi mon triet hoc
 
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
 
Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupBan chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
 
slide-giao-trinh.pdf
slide-giao-trinh.pdfslide-giao-trinh.pdf
slide-giao-trinh.pdf
 
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
Trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin (60 câu)
 
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trịVận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
 
Bài 5 protein
Bài 5 proteinBài 5 protein
Bài 5 protein
 
80 câu trắc nghiệm mác lênin
80 câu trắc nghiệm mác   lênin80 câu trắc nghiệm mác   lênin
80 câu trắc nghiệm mác lênin
 
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptxChuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
Chuong 3 CHỦ NGHIÃ DUY VẬT LỊCH SỬ (1).pptx
 
Max weber
Max weber  Max weber
Max weber
 
Trắc Nghiệm Môn Giáo Dục Chính Trị (Có Đáp Án)
Trắc Nghiệm Môn Giáo Dục Chính Trị (Có Đáp Án) Trắc Nghiệm Môn Giáo Dục Chính Trị (Có Đáp Án)
Trắc Nghiệm Môn Giáo Dục Chính Trị (Có Đáp Án)
 

Semelhante a ott.pdf

tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...vannguyen769733
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanHưng Kute
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Triết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfTriết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfBbiyoRan
 
triết-cuối-kì-1.docx
triết-cuối-kì-1.docxtriết-cuối-kì-1.docx
triết-cuối-kì-1.docxHinLTh14
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfquynhvth23503b
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịducnam1906
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxThoLi16
 
Chuong 2 bien chung duy vat
Chuong 2  bien chung duy vat Chuong 2  bien chung duy vat
Chuong 2 bien chung duy vat Lê Hồng Quang
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfNamDngTun
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUTĐề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUTThu Nguyen
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookThyNhii1
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGhieu anh
 
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ...
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ...Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ...
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ...Man_Ebook
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copyRa Bi
 

Semelhante a ott.pdf (20)

tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
 
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáoĐề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
Đề tài: Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo
 
Triết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfTriết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdf
 
triết-cuối-kì-1.docx
triết-cuối-kì-1.docxtriết-cuối-kì-1.docx
triết-cuối-kì-1.docx
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 
Chuong 2 bien chung duy vat
Chuong 2  bien chung duy vat Chuong 2  bien chung duy vat
Chuong 2 bien chung duy vat
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUTĐề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
 
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.docTiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbook
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụngBáo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
 
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNGBÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ VẬN DỤNG
 
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ...
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ...Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ...
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữ...
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
 

ott.pdf

  • 1. 1 Triết học Mác-Lênin 1. Điều kiện lịch sử ra đời triết học Mác: - Triết học Mác là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác; - Triết học Mác được sáng lập bởi Mác và Anghen vào đầu thế kỉ XIX và được Lênin phát triển vào đầu thế kỷ XX; - Triết học Mác ra đời dựa trên những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan; + Điều kiện khách quan: Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế – chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. + Với Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Ph. Hêghen là L. Phoibac đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác đã kế thừa những nội dung cơ bản trong phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật của Phoiobac. Đồng thời, các ông cũng khắc phục những hạn chế cơ bản của hai học thuyết ấy; đó là thế giới quan duy tâm trong triết học Hêghen và phương pháp siêu hình trong triết học của Phoiobac. Trên cơ sở đó các ông đã sáng lập ra một thế giới quan triết học mới là: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. Nhờ thế giới quan mới này các ông đã vận dụng nó vào việc nghiên cứu một cách khoa học những quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội, đặc biệt là nghiên cứu những quy luật ra đời, phát triển, suy tàn của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội. + Với kinh tế – chính trị cổ điển Anh, đặc biệt là với các học thuyết của những đại biểu lớn của nó (A. Xmit và Đ. Ricacdo), C. Mác và Ph. Ăngghen kế thừa những quan điểm hợp lý khoa học của những học thuyết này. Đó là: Quan điểm duy vật trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học kinh tế chính trị và học thuyết giá trị về lao động. Đồng thời, các ông cũng phê phán và khắc phục tính chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về lao động và phương pháp siêu hình trong nghiên cứu của các nhà kinh tế học cổ điển Anh. Trên cơ sở đó các ông đã xây dựng thành công học thuyết về giá trị lao động và học thuyết giá trị thặng dư. + Với Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở nước Anh và Pháp, đặc biệt là với những đại biểu lớn của nó là H. Xanh Ximong, S. Phurie và R. Ooen, C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa những tư tưởng nhân đạo và những sự phê phán hợp lý của các nhà tư tưởng này đối với những hạn chế cảu Chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, các ông cũng khắc phục và vượt qua những hạn chế trong học thuyết của họ. Đó là tính chất không tưởng trong các học thuyết ấy. Từ đó, các ông xây dựng nên một lý luận mới – lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội. Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng, cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng trở thành khoa học. + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã dẫn đến kết luận triết học là sự phát triển của vật chất là một quá trình vô tận của sự chuyển hóa những hình thức vận động của chúng. + Thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật; giải thích quá trình phát triển của chúng; dặt cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ nền sinh học; bác bỏ quan niệm siêu hình về nguồn gốc và hình thức giữa thực vật với động vật. + Thuyết tiến hóa đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến; do Thượng Đế tạo ra và đem lại cho sinh học cơ sở khoa học, xác định tính biến dị và di truyền giữa các loài.
  • 2. 2 *, Nhân tố chủ quan: Ngoài những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề khoa học tự nhiên và lý luận, thì sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng không thể thiếu nhân tố chủ quan của bản thân Mác và Ăngghen. Đó là sự thông minh hơn người của các ông. Đã vậy, hai ông lại cần cù, chịu khó, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Nhờ những tố chất ấy hai ông đã kế thừa được toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tổng kết được những thành tựu của khoa học đương đại, tổng kết phong trào công nhân để cho ra đời một chủ nghĩa Mác – ngọn cờ lý luận của giai cấp công nhân - hoàn bị trong cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội. • Cùng với sự thông minh, tinh thần làm việc không mệt mỏi là tình yêu thương con người hết mình của hai ông và quyết tâm hy sinh vì con người, là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Tóm lại: Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo ra. 2, Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: a, Các khái niệm cơ bản: - Khái niệm nguyên lý: Là những khởi điểm hay những luận điểm cơ bản nhất có tính chất tổng quát của một học thuyết chi phối sự vận hành tất cả các đối tượng thuộc lĩnh vực nghiên cứu của nó. - Nguyên lý triết học: Là những luận điểm khái quát nhất được hình thành nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy; sau đó chúng làm tiền đề cho những suy luận tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật, phương pháp… phục vụ cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người; *, Khái niệm liên hệ: Là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi. *, Khái niệm cô lập: là trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi của đối tượng này không ảnh hưởng đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi. Theo phép biện chứng duy vật, mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa cô lập vừa liên hệ với nhau. Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh và không liên hệ với nhau ở những khía cạnh khác. *, Khái niệm mối liên hệ: Dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. *, Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Nói lên phạm vi bao quát của mối liên hệ. Mối liên hệ không chỉ ở các đối tượng vật chất, mà còn ở các đối tượng tinh thần và giữa tinh thần với vật chất. b, Tính chất của mối liên hệ phổ biến: - Tính khách quan: mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ vốn có của thế giới, nó tồn tại độc lập với ý thức con người. - Tính phổ biến: mối liên hệ không chỉ tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra trong các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật hiện tượng. - Tính đa dạng: +, Mối liên hệ về mặt không gian và mối liên hệ về mặt thời gian; +, Mối liên hệ chung – mối liên hệ riêng; +, Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp; +, Mối liên hệ tất nhiên – mối liên hệ ngẫu nhiên; +, Mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất;
  • 3. 3 +, Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu; - Lưu ý: +, Các mối liên hệ giữ vai trò khác nhau trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; +, Để phân loại các mối liên hệ phải tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò của từng mối liên hệ; +, Tuy vậy, việc phân loaik các mối liên hệ chỉ mang tính tương đối; +, Mọi mối liên hệ cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi phát triển cụ thể của chúng;  Tóm lại: - Các sự vật, hiện ượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ bị ràng buộc, quy định, ảnh hưởng chuyển hoá lẫn nhau; - Cơ sở của mối liên hệ phổ biến đó là tính thống nhất vật chất của thế giới; - Các sự vật, hiện tượng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất; c, Ý nghĩa phương pháp luận: Dựa trên nguyên tắc toàn diện: - Nghiên cứu đối tượng cần đặt trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt các mối liên hệ của chỉnh thể đó; - Phải rút ra được các mặt các mối liên hệ tất yếu của đối tượng và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại; - Cần xem xét đối tượng trong mối liên hệ với đối tượng khác và môi trường xung quanh tất cả các mối liên hệ trung gian gián tiếp trong không gian thời gian nhất định; - Quan điểm toàn diện đối lập với các quan điểm phiến diện một chiều, chiết chung, ngụy biện. + Quan điểm một chiều phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; + Chủ nghĩa chiết trung lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến cao bằng mỗi lên các mối quan hệ; +Quan điểm ngụy biện đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành phẩm cơ bản và ngược lại => Tóm lại bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng nằm trong mối liên hệ phổ biến với các sự vật hiện tượng khác bởi vậy khi xem xét sự vật chúng ta phải dựa trên nguyên tắc toàn diện 3, Nguyên lý về sự phát triển: - Quan điểm siêu hình tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật hiện tượng phủ nhận sự phát triển coi phát triển chỉ là sự thay đổi về lượng không có sự thay đổi về chất không có sự ra đời của sự vật hiện tượng mới. nguồn gốc phát triển nằm ngoài sự vật - Quan điểm biện chứng: ảnh các sự vật hiện tượng tồn tại trong sự vận động phát triển và chuyển hóa không ngừng. a, Khái niệm: - Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn từ rất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. b, Đặc điểm phát triển: - Phát triển là sự phát sinh đối tượng mới và diệt vong của đối tượng cũ. đối tượng mới là đối tượng phù hợp với quy luật tiến hóa đối tượng cũ là cái đã mất vai trò tất yếu lịch sử ngày càng đi vào xu hướng diệt vong - Phát triển là xu hướng hàng đầu của sự vận động là thuộc tính căn bản cố hữu của vật chất - Một nguồn gốc sự phát triển nằm bên trong sự vật là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong thực vật phát triển là tự phát triển; - Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc; - Tùy thuộc vào các dạng vật chất cụ thể phát triển thể hiện khác nhau c, Tính chất phát triển
  • 4. 4 - Phát triển có tính khách quan nguồn gốc phát triển là mâu thuẫn bên trong sự vật. Phát triển diễn ra khách quan không phụ thuộc vào Ý thức con người. - Phát triển có tính phổ biến sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội và tư duy - Phát triển có tính kế thừa quá trình Cái mới thay thế cái cũ nhưng kế thừa và tiếp tục phát triển những mặt tích cực của cái cũ - Phát triển có tính đa dạng phong phú: Phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội và tư duy. Mỗi sự vật cụ thể có quá trình phát triển cụ thể. sự phát triển còn phụ thuộc vào không gian thời gian điều kiện tác động lên sự phát triển đó. - Kết luận: +Phát triển là sự vận động đi lên sự vật hiện tượng cụ mất đi sự vật hiện tượng mới ra đời thay thế; +nguồn gốc của sự vận động phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật hiện tượng; d, Ý nghĩa phương pháp luận - Cần đặt đối tượng Trong sự vận động phát triển xu hướng biến đổi để nhận thức nó ở hiện tại, dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai; - Cần nhận thức phát triển qua nhiều giai đoạn mỗi giai đoạn có đặc điểm hình thức ốc lác nhau cần tìm hình thức phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển nao đó; - Sớm phát hiện ủng hộ cái mới I tạo điều kiện cho nó phát triển chống lại quan điểm bảo thủ trì trệ định kiến; - Phải kế thừa các yếu tố tích cực từ cái cũ và phát triển; sáng tạo chúng trong điều kiện mới Tóm lại các sự vật hiện tượng của thế giới tồn tại trong sự vận động phát triển chuyển hóa không ngừng nâng muốn nhận thức được bản chất khuynh hướng phát triển của đối tượng phải xem xét sự vật trong sự phát triển trong sự tuự vận động, trong sự biến đổi của nó. 4. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. a, Vị trí quy luật: chỉ ra cách thức của sự vận động phát triển; b, Nội dung; *, Các khái niệm: - Chất: Chất là một phạm trù triết học dùng để Tính quy định khách quan Vốn có của các sự vật là sự thống nhất hữu cơ ơ của các thuộc tính yếu tố tạo nên sự vật làm cho sự vật là nó mà không phải sự vật khác. - Đặc điểm của chất: + Thể hiện tính tương đối của sự vật; + Mỗi sự vật có nhiều chất; + Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời; + Chất của sự vật được tạo thành từ sự thống nhất của các thuộc tính cơ bản, khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi; + Việc phân chia thuộc tính cơ bản và không cơ bản là tương đối. Nên để xác định được chất của sự vật phải dựa vào những mối liên hệ cụ thể; + Chất của sự vật không chỉ quyết định bởi chất của các yếu tố tạo thành mà còn được quyết định bởi phương thức liên kết các yếu tố. - Lượng: lượng là phạm trù triết học dùng để quy định tính khách quan vốn có của các sự vật về mặt số lượng các thuộc tính yếu tố quy mô trình độ tốc độ nhịp điệu vận động phát triển của sự vật. - Đặc điểm của lượng: + Mang tính khách quan; + Mỗi sự vật – hiện tượng có nhiều lượng khác nhau; + Lượng được xác định bằng nhiều cách khác nhau;
  • 5. 5 + Lượng nói lên sự không ổn định của sự vật; + Lượng không giúp phân biệt sự vật này với sự vật khác; + Sự phân biệt giữa Chất và Lượng chỉ là tương đối; *, Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: - Mỗi sự vật là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập chất và lượng; - Chất và lượng có mối liên hệ biện chứng mối liên hệ đó là cách thức của sự vận động, phát triển **, Lượng đổi dẫn đến chất đổi; - Khi sự vật, hiện tượng tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ. Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng là giới hạn tồn tại của sự vật mà trong đó sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất sự vật dẫn là nó chưa chuyển hóa thành sự vật khác. - Trong phạm vi độ chất và lượng tác động lẫn nhau làm cho sự vật vận động và phát triển + Sự phát triển của sự vật bắt đầu từ sự thay đổi của lượng; + Lượng thay đổi theo xu hướng tăng lên hoặc giảm đi và diễn ra dần dần tuần tự; + Sự thay đổi của lượng còn nằm trong độ thì chất của sự vật vẫn chưa thay đổi; + Sự thay đổi của lượng vượt quá độ, sẽ xảy ra bước nhảy làm cho sự vật thay đổi cơ bản về chất. Sự vật sẽ chuyển sang chất mới; + Điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút. + Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn, biến đổi về lượng là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng. - Tóm lại: Trong sự vận động, phát triển của sự vật, khi lượng biến đổi vượt quá độ sẽ xảy ra bước nhảy làm cho sự vật thay đổi cơ bản về chất. Sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. **, Chất đổi đến lượng đổi: - Chất là yếu tố tương đối ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có biến đổi cơ bản; - Chất đổi là do lượng đổi đến điểm nút, xảy ra bước nhảy; - Sự thay đổi về chất diễn ra nhanh chóng, cơ bản, toàn diện, làm cho chất cũ mất đi, chuyển hoá thành chất mới; - Chất mới ra đời mang năng lượng mới; - Trong sự vật mới, lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến điểm nút lại xảy ra bước nhảy mới. *, Các hình thức của bước nhảy: - Tính chất, đặc điểm: Bước nhảy trong tự nhiên và bước nhảy trong xã hội; - Hình thức, quy mô: Bước nhảy toàn bộ, bước nhảy cục bộ; - Nhịp điêu, tốc độ: Bước nhảy nhanh, bước nhảy chậm; Ý nghĩa phương pháp luận: - Phải biết tích luỹ về lượng để có biến đổi về chất. Khi lượng bắt đổi vượt quá độ phải kiên quyết thực hiện bước nhảy làm thay đổi về chất. Chống tả khuynh hoặc hữu khuynh; - Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ khách; - Phải lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết các yếu tố của sự vật để thay đổi chúng; 5, Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn): a, Vị trí của quy luật: - Là hạt nhân của phép biện chứng; - Chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển;
  • 6. 6 b, Nội dung quy luật: *, Các khái niệm: - Mặt đối lập: là các bộ phận, các thuộc tính, … có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật. - Mâu thuẫn đối lập: là sự liên hệ tác động theo cách vừa thống nhất vừa đấu tranh vừa chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập; - Thống nhất giữa các mặt đối lập: + Thứ nhất: các mặt đối lập nương tựa, làm tiền đề cho nhau tồn tại; + Thứ hai: các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn; + Thứ ba: giữa các mặt đối lập có sự tương đồng; - Đấu tranh giữa các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng; Lưu ý: + Thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối. - Chuyển hoá của các mặt đối lập: + Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng có sự thay đổi về chất + Hai mặt đối lập chuyển hoá thành những mặt khác ở trình độ cao hơn; *, Tính chất của mâu thuẫn: - Mang tính khách quan; - Mang tính phổ biến. *, Phân loại mâu thuẫn: - Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; - Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu; - Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; - Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng; *, Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động, phát triển: - Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật là nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn là động lực của sự vận động, phát triển; - Sự vận động, phát triển của sự vật là tự thân; - Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động, phát triển làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời; => Tóm lại: - Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những mặt đối lập nhau; - Những mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo nên mâu thuẫn bên trong của sự vật; - Chính sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát triển, làm cho cáci cũ mất đi, cái mới ra đời. c, Ý nghĩa phương pháp luận: - Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan; - Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra các giải quyết phù hợp, tránh rập khuôn, máy móc; - Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ. 6, Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của trình độ sản xuất: *, Một số khái niệm: - Mỗi phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng. Sự thống nhất của hai mặt đối lập này làm cho một
  • 7. 7 phương thức sản xuất tồn tại, còn sự đấu tranh của hai mặt đối lập này sẽ là nguyên nhân của sự vận động phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử; - LLSX chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn là biến đối các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo yêu cầu nhất định của con người và xã hội. + Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. +Lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. + Lực lượng sản xuất là yếu tố được kế thừa, phát triển qua các thời đại (tính chất tiến lên không ngừng trong quá trình phát triển của LLSX) - Quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội). a, Vị trí của quy luật: - Là quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển xã hội, quy định sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử; - Là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại; - Sự tác động của quy luật làm cho lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất. b, Nội dung quy luật: - Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: *, Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất: - sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất;
  • 8. 8 - Lực lượng sản xuất là nội dùng của quá trình sản xuất, có tính năng động, cách mạng, thường xuyên vận động, phát triển; - Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, có tính ổn định tương đối; - Trong sự vận động của mâu thuẫn biện chứng đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; - Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động phát triển vì: + Biện chứng giữa sản xuất và nhu cầu con người; + Do tính năng động và cách mạng của công cụ lao động; + Do vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu; + Do tính kế thừa của lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử; - Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của sản xuất: + Lực lượng sản xuất vận động, phát triển sẽ mâu thuẫn với tính đứng im tương đối của quan hệ sản xuất; + Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất; + Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; - Vai trò LLSX đối với QHSX: + LLSX quyết định sự ra đời của một kiểu QHSX mới; + LLSX quyết định nội dung, tính chất của QHSX; - Con người giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thiết lập sự phù hợp mới làm cho sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn; *, Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất: - QHSX là hình thức xã hội của sản xuất, có tính độc lập tương đối nên tác động đến LLSX; - Vai trò của QHSX đối với LLSX được thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa QHSX với LLSX; - Sự phù hợp của QHSX với LLSX là trạng thái QHSX là “hình thức phát triển” của LLSX và tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX phát triển. - Sự phù hợp của QHSX với LLSX gồm: + Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành LLSX; + Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành QHSX; + Sự kết hợp đúng đắn giữa LLSX và QHSX; + Tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất; + Tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động; - Nếu QHSX “đi sau” hay “vượt trước” trình độ phát triển của LLSX đều là không phù hợp; - Sự phù hợp không phải đồng nhất tuyệt đố mà chỉ là tương đối, trong đó chứa đựng sự khác biệt; - Sự phù hợp là quá trình thường xuyên nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn; - Sự phù hợp của QHSX với LLXS quy định mục đích, xu hướng phát triển của sản xuất, hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đem lại năng suất và chất lượng cho nền sản xuất. - QHSX tác động lại LLSX: + QHSX phù hợp LLSX sẽ thúc đẩy LLSX phát triển; + QHSX không phù hợp LLSX sẽ kìm hãm, phá hoại LLSX; - Sự vận động của mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX là từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình độ cao hơn.
  • 9. 9 - Tóm lại: Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng (phụ thuộc, ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau) tạo thành quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. - Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. - Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn. c, Ý nghĩa của quy luật: - Muốn phát triẻn kinh thế phải bắt đầu từ phát triẻn LLSX, tước hết là lực lượng lao động và công cụ lao động; - Muốn xoá bỏ một QHSX cũ, thiết lập một QHSX mới phải căn cứ vào trình độ của LLSX. Chống tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí; - Có ý nghĩa trong vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản VN; - Là cơ sở khoa học để nhận thức sự đổi mới tư duy kinh tế của ĐCSVN; 7, Kết cấu tồn tại xã hội với các hình thái ý thức xã hội: a, Khái niệm và kết cấu của tồn tại xã hội: - Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những đièu kiện sinh hoạt vật chất của xã hội; - Tồn tại xã hội là thực tại xã hội khác quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hôi phản ánh; - Trong các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là quan hệ cơ bản nhất; - Tồn tại xã hội luôn luôn vận động, phát triển; *, Kết cấu của tồn tại xã hội: - Tồn tại xã hội: + Phương thức sản xuất vật chất => quyết định + điều kiện tự nhiên + Dân số và mật độ dân số => mag tính thường xuyên; b, khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội: - Ý thức xã hội là toàn bộ lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hoá tinh thần xã hội; - Ý thức xã hội chính là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã hôi của mình và về hiện thực xung quanh mình; *, kết cấu của ý thức xã hội: ** Ý thức xã hội bao gồm: - Ý thức xh thông thường: là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hàng ngày nhưng chưa được hệ thống hoá, chưa được tổng hợp và khái quát hoá; + Đặc điểm: 1. Phản ánh sinh động, trực tiếp các mặt cuộc sống hàng ngày của con người; 2. Ở trình độ thấp hơn ý thức lý luận nhưng phong phú hơn ý thức lý luận; 3. Là chất liệu, là cơ sở, tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận;
  • 10. 10 - Ý thức lý luận: là những tư tưởng, quan điểm được tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật. + Đặc điểm: 1. Có khả năng phản ánh hiện thực khách quan sâu sắc, chính xác, vạch ra những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu, mang tính quy luật của các ự vật và các quá trình xã hội; 2 Ý thức lý luận có khả năg phản ánh vượt trước hiện thực; - tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, ước muốn,… của một người, một tập đoàn người hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hàng ngày của hộ và phản ánh cuộc sống đó; + Đặc điểm: Tâm lý xã hội có đặc điểm: phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội, nhưng đó là trình độ phản ánh thấp, phản ánh tự phát tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội ghi lại những mặt bề ngoài của xã hội nên nó không vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội. Những quan niệm của con người ở trình độ tâm lý xã hội mang tính chất kinh nghiệm, yếu tố trí tuệ đan xen với yếu tố tình cảm chưa thể hiện về mặt lý luận. Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển ý thức xã hội. - Hệ tư tưởng xh: là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội; Hệ tư tưởng xã hội có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã hội, là kết quả của sự tổng kết, khái quát hoá các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo… + hệ tư tưởng bao gồm: hệ tư tưởng khoa học là hệ tư tưởng phản ánh các quan hệ, các quá trình và hiện tượng xã hội một cách khách quan, chính xác. Hệ tư tưởng không khoa học: phản ánh các quan hệ vật chất một cách hư ảo, sai lầm hoặc xuyên tạc. Cả hai hệ tư tưởng này đều ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học; *, TÍnh giai cấp của ý thức xã hội: - Trong những xã hội có giai cấp, các giai cấp có điều kiện vật chất khác nhau, có lợi ích, địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của giai cấp cũng khác nhau; - tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở cả tâm lý xã hội và hệ tư tưởng; - Sự đối lập giữa các hệ tư tưởng của những giữa khác nhau thường là không dung hoà nhau; - hệ tư tưởng của giai cấp thống trị bảo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị. Hệ tư tưởng của giai cấp bị trị bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột, của quần chúng nhân dân; - tuy nhiên, ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại; *, Các hình thái ý thức xã hội: Tóm lại: Đời sống xã hội bao gồm hai mặt: tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong đó, tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Ý thức xã hội là toàn bộ lĩnh vực đời sống tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hoá tinh thần của xh. Hai lĩnh vực này là tất yếu có mối quan hệ biện chứng. 8, Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
  • 11. 11 a, Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: - tồn tại xã hội là quan hệ vật chất tất yếu quyết định ý thức xã hội – quan hệ tinh thần trong đời sống xã hội; - Tồn tại xã hội là nguồn gốc cơ sở hình thành ý thức xã hội. ý thức xã hội được hình thành từ tồn tại xã hội, Phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. - tồn tại xã hội quyết định nội dung tính chất đặc điểm xu hướng biến đổi phát triển của ý thức xã hội. khi ý thức xã hội là những xã hội tự nhận thức về mình về sự tồn tại tại xã hội của mình về hiện thực khách quan. - Nếu xã hội có sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp. - Khi tồn tại xã hội thay đổi thì những hình thái ý thức xã hội cũng thay đổi nhất định. b, Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. - Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. + Biểu hiện: Xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tồn tại. + Nguyên nhân: 1. Tồn tại xã hội biến đổi nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội. 2. Sức mạnh của thói quen, tập quán. 3. Các gia cấp lạc hậu níu kéo những tư tưởng lạc hậu + Tác dụng: Ý thức xã hội lạc hậu cản trở sự tiến bộ xã hội vì thế cần phải xoá bỏ tàn dư, tư tưởng, ý thức xã hội cũ, xây dựng và phát triển ý thức xã hội mới khoa học, tiến bộ. - Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. + Biểu hiện: Nhiều tư tưởng khoa học, triết học vượt trước tồn tại xã hội của thời đại. + Nguyên nhân: phản ánh đúng những mối liên hệ khách quan, logic, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội. + Tác dụng: mở đường, dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn. Cần tăng cường tính vượt trước, tạo điều kiện cho tính vượt trước của ý thức xã hội phát triển. - Ý thức xã hội có tính kế thừa. + Biểu hiện: Các quan điểm, tư tưởng lớn của thời đại sau dựa vào những tiền đề từ các giai đoạn trước. + Nguyên nhân: phát triển diễn ra theo quy luật phủ định của phủ định. + Tác động: Các giá trị tinh thần của nhân loại được bảo tồn, phát triển. Không thể giải thích một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ kinh tế. - Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: YTXH tồn tại dưới các hình thái khác nhau như YT chính trị, YT pháp quyền … (chép hình dưới). Các hình thái YTXH phản ánh TTXH theo những cách khác nhau, có vai trò khác nhau trong đời sống xh và đời sống con người. Các hình thái YTXH có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên ở các thời đại lịch sử khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, vai trò của các hình thái ý thức xã hội là khác nhau. Mỗi giai đoạn khác nhau có một ý thức nổi lên hàng đầu, chi phối các ý thức khác. - Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:
  • 12. 12 + Ý thức xã hội không hoàn toàn phụ thuộc vào tồn tại xã hội mà tác động trở lại tồn tại xã hội; + sự tác động của ý thức xã hội đến tồn tại xã hội phụ thuộc vào các yếu tố sau: . những điều kiện lịch sử cụ thể; . các quan hệ kinh tế; . Trình độ phản ánh và sức lan toả của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội; . vai trò lịch sử của giai cáp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng. + Ý thức xã hội phản ánh đúng tồn tại xã hội, dự báo đúng xu hướng phát triển xã hội thì thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển; + ý thức xã hội lạc hậu, phản ánh sai xu hướng phát triển của xã hội sẽ cản trở tiến bộ xã hội; vì thế cần phân biệt ý thức xã hội, tiến bộ với ý thức xã hội sai lầm lạc hậu. c, Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai lĩnh vực của xã hội, có mối qua hệ biện chứng. Trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, tác động trở lại tồn tại xã hội. d, Ý nghĩa phương pháp luận: -cần phát triển đời sống vật chất của xã hội mà trước hết là kinh tế và các quan hệ kinh tế; - cần phát triển đời sống tinh thần của xã hội làm cho giáo dục, đào tạo và khoa học trở thành động lực phát triển; - phát huy vai trò nhân tố con người, yếu tố con người có vai trò quan trọng nhất trọng mọi hoạt động; ……………………………………………Application……….…………………………………. QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT 1. Vị trí - 1. QL chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại là 1 trong 3 QL cơ bản của phép BCDV. - 2. QL này nói lên cách thức vận động, phát triển của SVHT trong thế giới. Nó vạch ra cơ chế, cách thức, trình tự và trạng thái của sự phát triển thay thế SVHT này bằng SVHT khác. - 3. Nắm vững nội dung QL có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về LL và TT. 2. Nội dung quy luật a. Nội dung - 1. Bất kỳ SVHT nào cũng là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng, tạo khả năng mới cho sự phát triển về lượng. Cứ như vậy SV vận động phát triển không ngừng. b. Khái niệm lượng và chất - Chất - 1. Chất Là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định KQ vốn có của SVHT, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà ko phải là cái khác. + CNDVBC khẳng định: SVHT trong thế giới VC tồn tại KQ, vốn có nên Chất tồn tại KQ, vốn có. Chính sự khác nhau về chất giữa các SVHT làm cho người ta phân biệt được SVHT này với SVHT khác.
  • 13. 13 Ví dụ: Trong xã hội, CMTS và CMVS cũng khác nhau về chất. + Chất biểu thị tính ổn định tương đối của SVHT, làm cho nó là nó mà chưa thành cái khác. + Chất được tạo dựng bởi các thuộc tính, là sự tổng hợp với tư cách là 1 thể thống nhất hữu cơ các thuộc tính căn bản. - 2. Thuộc tính trong SVHT rất phong phú, song vị trí, vai trò của nó lại không ngang bằng nhau. + Cho nên, sự tham gia vào việc quy định chất của SVHT cũng không giống nhau: có thuộc tính căn bản, có thuộc tính không căn bản. Những thuộc tính không căn bản biến đổi cũng chưa làm cho chất biến đổi. + Chất chỉ biến đổi khi những thuộc tính căn bản biến đổi. Do đó những thuộc tính căn bản, bản chất của SVHT mới tạo nên tính quy định về chất của SVHT. - Lượng - 1. Là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của SV biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của SV cũng như của các thuộc tính của nó. + Lượng của SVHT là khách quan vốn có của bản thân SVHT. Lượng nói lên kích thước dài, ngắn, quy mô to nhỏ, tổng số các mặt, các thuộc tính, trình độ cao thấp, tốc độ, nhịp điệu, màu sắc đậm nhạt… Lượng được biểu hiện ở con số và đại lượng mà người ta có thể đo, đong, đếm và có thể nhận thức được. + SVHT càng phức tạp thì những thông số về lượng càng phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực xã hội, nhiều nhân tố, thuộc tính không cân, đong, đo, đếm được. + Trong các MQH khác nhau, lượng có thể là nhân tố quy định bên trong, có thể là nhân tố bên ngoài của SVHT. c. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng - Khái quát - Chất và lượng quan hệ thống nhất với nhau, không tách rời nhau và tác động lẫn nhau. Đó là MQH thống nhất của hai mặt đối lập trong SVHT. - Nói đến chất là chất của SVHT; còn lượng là lượng của chất nhất định. - Từ những thay đổi dần dần về lượng đến một mức độ nhất định dẫn đến sự biến đổi về chất (lượng đổi dẫn đến chất đổi): - 1. Bất kỳ SVHT nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của SV cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và chất không diễn ra độc lập với nhau mà quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau; đi liền với 1 tính quy định về lượng là 1 tính quy định về chất và ngược lại. - 2. Sự thống nhất giữa lượng và chất là sự thống nhất của các mặt đối lập trong 1 SV. Trong 1 quan hệ xác định, lượng đặc trưng cho tính thường xuyên biến đổi (tính liên tục), chất đặc trưng cho tính ổn định (tính giai đoạn). Song hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau. Sự thống nhất giữa lượng và chất là điều kiện tồn tại của mọi SVHT, giới hạn của sự thống nhất là “độ” của SV. - 3. Độ: + là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Ví dụ: Sự thống nhất giữa trạng thái lỏng của nước và nhiệt độ trong khoảng từ 00 C đến 1000 C là độ tồn tại của nước (với điều kiện là nước nguyên chất, áp suất là 1 atm). Nếu vượt quá 1000 C là độ của nước ở trạng thái hơi. + Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của SV được gọi là điểm nút. Ví dụ: về chất - trạng thái của nước được nêu trên, 00 C và 1000 C là những điểm nút. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi 2 điểm nút. - 4. Điểm nút: + Là điểm quá độ từ độ này sang độ khác (còn gọi là điểm nhảy vọt), là giới hạn mà quá trình biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
  • 14. 14 + Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới. Sự thống nhất giữa sự biến đổi dần dần về lượng và những bước nhảy vọt về chất, giữa cái liên tục và cái gián đoạn, diễn ra vô số điểm nút, tạo thành sợi dây chuyền của sự chuyển hóa từ trạng thái chất và lượng này sang chất và lượng khác. Sợi dây chuyền đó gọi là những “đường nút của độ”. Ví dụ: Sự ra đời 1 hình thái xã hội mới là 1 điểm nút đánh dấu sự chuyển biến về chất trong dây chuyền phát triển xã hội, một mắt xích mới về chất, mở ra 1 độ mới đánh dấu 1 bước ngoặt trong sự phát triển tiến lên không ngừng của XH. + Sự thay đổi về chất qua điểm nút gọi là bước nhảy. - 5. Bước nhảy: + Là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. (có bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ, bước nhảy cục bộ). + Đây là bước ngoặt căn bản kết thúc 1 giai đoạn trong sự biến đổi về lượng cho ra đời chất mới. - Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng: - 1. Chất mới ra đời là kết quả của quá trình tích lũy về lượng, nó có vai trò tác động trở lại lượng đã thay đổi của SV. Sự tác động của chất mới đến lượng mới được thể hiện ở quy mô tồn tại của SV, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của SV đó. - 2. Không phải chỉ đến khi chất mới ra đời mới tác động trở lại lượng mới, mà chất, lượng tác động biện chứng với nhau ngay khi sự vật vẫn còn là nó. => Tóm lại: cách thức biến đổi của trạng thái của SVHT trước hết bắt đầu từ những biến đổi dần dần về lượng và khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến bước nhảy về chất, chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất. 3. Ý nghĩa phương pháp luận - 1. Trong hoạt động nhận thức: + Để có tri thức đầy đủ về SV, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Để đưa SV phát triển phải kiên trì tích lũy về lượng, chống giản đơn, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. - 2. Trong hoạt động thực tiễn: + Phải hiểu đúng vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi để hoạt động có hiệu quả. Cải tạo SVHT phải đi từ lượng (phải công phu, kiên trì..); phải biết thực hiện bước nhảy cục bộ, nắm thời cơ, tạo điều kiện… để tạo điều kiện thực hiện bước nhảy nhỏ, nhảy lớn. + Chống khuynh hướng “tả khuynh” chủ quan, nóng vội chưa có sự tích lũy về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất, hoặc coi nhẹ sự tích lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh bước nhảy dẫn đến phiêu lưu mạo hiểm. + Chống khuynh hướng “hữu khuynh” bảo thủ, trì trệ, ngại khó, không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã tích lũy đủ về lượng. + Muốn duy trì vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn độ, không để cho lượng vượt quá giới hạn độ. 4. Vận dụng - là sinh viên, phải nghiêm túc học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thông qua nội dung học tập các môn học cơ bản như: … đến các môn học chuyên ngành như: , rèn luyện tay nghề thông qua quá trình thực hành. Khi tốt nghiệp ra trường chính là điểm nút tạo ra bước nhảy, chuyển biến từ sinh viên thành một kỹ sư. Lúc này người kỹ sư đã có sư biến đổi cả về lượng và chất, … - 2. Trong công việc: Cần kiên trì tích lũy về lượng (kiến thức, kỹ xảo kỹ năng nghề nghiệp) khi có điều kiện thích hợp, cần chớp thời cơ, kiên quyết thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất để đạt những thành công trong công việc, tạo ra bước phát triển cho bản thân cả về vật chất cũng như tinh thần
  • 15. 15 + Phê phán các tư tưởng hữu khuynh, không quyết đoán, không dám hành động, không sáng tạo, đường mòn lỗi cũ… không dám tiến hành bước nhảy khi tích lũy về lượng đã chín muồi. Đồng thời cần phê phán tư tưởng tả khuynh, nóng vội, muốn thành công trong công việc nhưng không chịu học tập tích lũy kinh nghiệm. (vận dụng trên mạng) Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong môi trường Đại Học văn hóa thể thao và du lich Thanh Hóa như sau: *, Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,...Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên.. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà người sinh viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học. Chỉ khi nào làm được như vậy sinh viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình. * Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều đó. Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học. Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hạng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày. Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập...(lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới. * Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực. Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác. Để làm rõ ý kiến trên, chúng ta cùng suy ngẫm về câu chuyện ngụ ngôn sau: “ Một người nọ tìm thấy cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Động lòng thương, anh ta lấy kéo cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vượt ra ngoài đễ dàng. Khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì nhỏ lại. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi. Than ôi! Vô ích! Con bướm đã trọn đời tàn tật, lê lết với cái cánh nhỏ bé không thể bay đi được”. Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời của con bướm. anh không biết luật của tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt qua khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi cái kén, bướm ta mới có đủ sức vươn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.
  • 16. 16 Hãy trở lại với việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Trong một kỳ thi, nếu có sinh viên gian lận để một kết quả tốt thì chẳng khác gì con sâu bướm bé nhỏ tội nghiệp kia. Bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo theo cách của anh chàng trong câu chuyện kia thì không khác gì chúng ta đang hại họ. * Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy . Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu , nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất. *Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số sinh viên có ý thức rèn luyện và phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất. Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức ( tích lũy về lượng), trở thành những giáo viên, nhà quản lý văn hóa, họa sỹ...đóng góp cho xã hội, tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được. Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện. *Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách găp số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật lượng- chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta, và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống *Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên. Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên. Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Văn hóa thể thao và Du lich Thanh Hóa hiện nay. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời
  • 17. 17 những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng). Cũng như trong hoạt động của mình ông cha thường có câu: “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt, chặt bị”...đó sao. Quy luật mâu thuẫn 1. Vị trí - 1. Đây là 1 trong 3 QL cơ bản của phép BCDV. - 2. QL này chỉ ra khuynh hướng của sự vận động phát triển của SVHT, tính tất yếu của sự ra đời cái mới và mối liên hệ giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển. - 3. Nhận thức được những nội dung cơ bản của nó không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc vận dụng vào thực tiễn. 2. Một số khái niệm Sự biến đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất đã làm cho sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. Mỗi sự chuyển đổi ấy làm thành một mắt khâu trong sợi dây xích phát triển vô tận của thế giới khách quan. Quá trình thay thế sự vật này bằng sự vật khác được triết học gọi là phủ định. - 1. Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. - 2. Phủ định biện chứng có 2 đặc trưng cơ bản: + Thứ nhất, mang tính khách quan, là điều kiện của sự phát triển. Tính khách quan thể hiện ở chỗ: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, bằng con đường chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, chứ không phải do áp đặt từ bên ngoài vào. Ví dụ: CNXH thay thế CNTB là do sự vận động bên trong của PTSX TBCN… + Thứ 2, mang tính kế thừa và phát triển, là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới. Điều này được biểu hiện ở chỗ, sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng không phải l sự phủ định tuyệt đối sạch trơn, đoạn tuyệt với cái cũ. Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, đó là sự loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu gây cản trở cho sự phát triển của sự vật. Đồng thời chọn lọc, giữ lại những yếu tố tích cực và cải biến nó cho phù hợp với cái mới. Ví dụ: CM XHCN là sự phủ định chế độ TBCN, đập tan nhà nước tư bản và thay thế bằng nhà nước chuyên chính vô sản, từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu về TLSX thay bằng chế độ công hữu TLSX XHCN, thủ tiêu chế độ người bóc lột người, sự áp bức, sự bất bình đẳng giai cấp và dân tộc… Đồng thời, CM XHCN cũng giữ lại, kế thừa và tiếp tục phát triển những giá trị tích cực đó được tạo ra dưới CNTB. Đó là LLSX, nền KHKT, trình độ văn hóa, giáo dục của người lao động, những phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và mọi mặt hoạt động của XH, các thành tựu VHNT quý báu. 3. Nội dung quy luật
  • 18. 18 - 1. Khuynh hướng chung của mọi SVHT là phát triển tiến lên, nhưng quanh co phức tạp. Đó là quá trình cái mới phủ định cái cũ, cái mới vừa gạt bỏ cái cũ, vừa kế thừa những tinh hoa trong lòng cái cũ. - 2. Chiều hướng của sự phát triển là quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển không phải diễn ra theo một đường thẳng mà theo đường xoáy ốc. - 3. Phát triển là khuynh hướng chung nhưng cũng bao hàm những bước thụt lùi tạm thời, nhưng cái mới là cái tất thắng. b. Sự phát triển là một quá trình phủ định liên tục từ thấp đến cao và mang tính chu kỳ - Sự phát triển là nhờ vai trò của PĐBC, nó tạo ra khuynh hướng phát triển trong quá trình vận động và biến đổi của sự vật. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ định” Do đó, sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập là cách thức dẫn đến sự phát triển của SVHT. - Sự phát triển của sự vật bao giờ cũng thông qua nhiều lần PĐBC, ít nhất cũng thông qua 2 lần phủ định cơ bản. - Sự phát triển không phải là những bước tiến liên tiếp bởi những lần phủ định riêng biệt với tính chất giống hệt nhau, mà diễn ra theo chu kỳ từ khẳng định đến phủ định và từ phủ định đến PĐBC. c. Tính chu kỳ của sự phát triển - 1. Thế nào là một chu kỳ PĐCPĐ? + Xét về mặt tính chất, một chu kỳ phải trải qua ít nhất hai lần phủ định có nội dung khác nhau: phủ định lần 1 là phủ định cái khẳng định và phủ định lần 2 là PĐCPĐ. + Qua hai lần phủ định, sự vật mới dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. - 2. Tại sao sự vật phát triển lại mang tính chu kỳ? + Do SV phát triển bằng mâu thuẫn, bằng cách chuyển hoá sang mặt đối lập với nó. + Mỗi chu kỳ phát triển có ít nhất hai lần phủ định khác nhau về tính chất. Mỗi lần phủ định đều là kết quả đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong bản thân sự vật giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. + Phủ định lần 1 làm cho sự vật chuyển thành cái đối lập với mình. + Phủ định lần tiếp theo dẫn đến sự ra đời một sự vật mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái trung gian. Như vậy, về hình thức, sẽ quay trở lại cái ban đầu, song, thực chất, không giống nguyên như cũ, mà dường như lặp lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định. d. MQH và vai trò của các lần phủ định cơ bản đối với sự vận động, phát triển của sự vật - 1. Hai lần phủ định cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một cơ chế thống nhất: vừa phủ định, vừa kế thừa, phủ định lần sau bao giờ cũng phong phú hơn, đa dạng hơn phủ định lần trước. + PĐ lần thứ nhất: được thực hiện 1 cách căn bản làm cho SV cũ chuyển thành cái đối lập với cái ban đầu gọi là cái PĐ, tạo ra bước trung gian trong sự phát triển của SV, như là sự chuyển tiếp sang PĐ lần thứ 2. Ở đây sự tiến lên của SV chưa thể hiện trực tiếp, nó mới chỉ tạo ra những điều kiện cần thiết, những tiền đề cho PĐ lần thứ 2. + PĐ lần thứ hai: cái PĐ lại bị PĐ cho ra đời 1 SV mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái xuất phát, tức là trở lại cái ban đầu, nhưng không phải giống nguyên như cũ mà dường như lặp lại cái cũ trên cơ sở cao hơn. Đây là lần PĐ toàn diện, SV mới ra đời kế thừa được tất cả những mặt những thuộc tính tích cực, lọc bỏ được những yếu tố tiêu cực của SV cũ, đưa SV phát triển toàn diện sang 1 chất mới, kết thúc 1 chu kỳ PĐ. Cứ như vậy, hết chu kỳ này lại mở ra chu kỳ tiếp theo làm cho SVHT liên lục vận động phát triển. - 2. Ngoài 2 lần phủ định cơ bản, trong 1 chu kỳ có thể có 1 số lần phủ định trung gian quá độ, tùy theo tính chất của từng SVHT. - 3. Quá trình phủ định của phủ định này diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. + Ví dụ trong tự nhiên: Hạt đại mạch, nếu rơi vào 1 miếng đất thích hợp, nhờ ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm, nó nảy mầm. Hạt đại mạch không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, thay thế cho nó là 1 cái cây nảy sinh từ nó, đó là sự phủ định hạt đại mạch.
  • 19. 19 Cái cây lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sản sinh ra những hạt đại mạch mới và 1 khi những hạt đại mạch này lớn thì thân cây chết đi, đến lượt mình lại bị phủ định. Kết quả của sự phủ định là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ 1 hạt mà là 1 số hạt nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần… + Trong XH: ở CSNT, XH loài người thực hiện chế độ công hữu đối với TLSX. Khi XH phân chia giai cấp thì chế độ công hữu ấy bị chế độ tư hữu phủ định. Sự phủ định này là tất yếu, là quá trình lịch sử tự nhiên. Nó đã thúc đẩy SX XH phát triển mạnh mẽ. Nhưng đến 1 trình độ cao của LLSX dưới chế độ TBCN, thì chế độ tư hữu lại trở thành sự kìm hãm đối với sự phát triển SX của XH. Theo QL tất yếu của lịch sử, chế độ tư hữu sẽ bị phủ định để thiết lập chế độ công hữu với TLSX. Tuy nhiên chế độ công hữu này không giống trước mà ở 1 trình độ cao hơn nhiều, có khả năng giải phóng mọi năng lực SX, dựa trên cơ sở kỹ thuật ngày càng hiện đại + Trong tư duy: trước đây, triết học thời cổ đại là 1 thứ CNDV nguyên thủy tự phát, do những hạn chế của nó trong việc giải thích MQH giữa tư duy và tồn tại nên đã bị CNDT phủ định. Nhưng đến lượt nó, do những hạn chế về mặt thế giới quan và PPL nên CNDT đó bị CNDV hiện đại phủ định. e. Tính chất tiến lên của sự phát triển - 1. QL phủ định của PĐ khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển đó là sự phát triển đi lên không phải diễn ra theo một đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc”. - 2. Diễn tả quy luật này bằng hình thức “xoáy ốc” chính là hình thức biểu hiện được sự rõ ràng nhất các mặt trong quá trình phát triển biện chứng như: Tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của hình xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như là sự quay trở lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao. - 3. Phát triển là khuynh hướng chung nhưng cũng bao hàm bước thụt lùi tạm thời (thậm chí có lúc đi chệch khỏi quỹ đạo). - 4. Thực tiễn đã chứng minh: CNXH ra đời là một bước tiến của lịch sử XH loài người, song bước đường phát triển là một quá trình quanh co phức tạp và trong thời gian qua đó có những bước thụt lùi lớn. Song xu hướng tiến lên CNCS là một tất yếu. 4. Ý nghĩa phương pháp luận - 1. Trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, cần lưu ý cái mới nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ, nó kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ, không thấy được mối liên hệ giữa cái mới và cái cũ. - 2. Trong hoạt động thực tiễn, phải phát hiện và tôn trọng cái mới, tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới, mặc dù lúc đầu nó còn yếu ớt; phải ra sức bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ. - 3. Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, bỏ thô lấy tinh, biết giữ lấy những gì là tích cực, là giá trị của cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù hợp với điều kiện mới; phải chống phủ định sạch trơn quá khứ. - 4. Đấu tranh khắc phục thái độ bảo thủ, trì trệ, lỗi thời, lạc hậu ko chịu sự vận động phát triển. 5. Vận dụng
  • 20. 20 - 1.Đối với sinh viên ngành cơ khí, nhận thức được xã hội càng phát triển, nên tính chất đa dạng và hiện đại của ngành ngày càng cao nên là sinh viên phải không ngừng học hỏi cái mới, kịp thời update những công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới vào hoạt động nghề nghiệp của mình. Sáng tạo tìm ra cách thức, biện pháp mới tiết kiệm được tiền bạc, nhưng vãn tạo ra được những sản phẩm giá trị cho xã hội. Tuy nhiên cũng không loại bỏ hoàn toàn những kinh nghiệm kiến thức mà thế hệ trước đã truyền lại. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ với những cái mới. - 2. Con đường học hành phát triển không phải theo một con đường thẳng, mà sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần để đạt được những thành công trong công việc và trong cuộc sống - 3. Quá trình phát triển của bản thân, bao gồm cả những bước lùi tạm thời, do vậy trong quá trình học tập không tránh khỏi những thất bại tạm thời, đó chính là cơ sở của những thành công lâu dài (vận dụng trên mạng) Viê âc nghiên cứu quy luâ ât thống nhất và đấu tranh giữa các mă ât đối lâ âp đã mang lại những ý nghĩa quan trọng trong nhâ ân thức và cả trong thực tiễn cuô âc sống. + Quy luật mâu thuẫn không cho phép chúng ta nghĩ mình đã có đầy đủ tri thức để giải quyết mọi vấn đề: Bất kỳ sự vâ ât hiê ân tượng nào cũng đều có sự vâ n đô â âng, biến đổi không ngừng. Tri thức của nhân loại cũng không đứng im hay nằm ngoài quy luâ ât này. Do đó học tâ âp phải là một quá trình lâu dài không ngừng nghỉ nhằm phát triển tư duy và trau dồi tri thức, đồng thời áp dụng tri thức ấy vào thực tiễn cuộc sống => Phải không ngừng học hỏi để có tri thức mới tiến bộ hơn... + SV phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Ra sức đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái chưa tốt, đấu tranh chống lại tiêu cực. Bắt đầu từ học thực chất thi thực chất, nói không với tiêu cực trong thi cử. + Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi ta không được ngủ quên trong một loại tri thức hay mô ât lối mòn tư duy, mà là đón nhận sự phong phú vô tận của tri thức nhân loại. Bởi chỉ khi có mâu thuẫn đấu tranh mới có vâ ân đô âng phát triển: Cái cũ, tri thức cũ mất đi, tri thức mới ra đời. Quy luật mâu thuẫn yêu cầu chúng ta vượt qua tất cả mọi định kiến tiêu cực khi muốn loại trừ một cái mới và chỉ chấp nhận cái đã có từ trước đó: Chúng ta thường vui ve trong mô ât cô âng đồng người giống như mình, khó chịu khi thấy ai đó hành đô âng, suy nghĩ khác biê ât. Tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm thức, và vì thế dễ dàng tấn công những phán xét chống lại mình => Để không mắc phải sai lầm, nên từ tốn lắng nghe ý kiến của người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình, nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở và sai lầm. + Quy luật mâu thuẫn phù hợp với quy luật của tư duy: Sự tiếp thu tri thức giữa các môn học, các ngành học cần được nhìn nhận trong mối liên hệ tương tác qua lại. Không có mô ât loại tri thức, mô ât môn khoa học nào đứng riêng le một mình => Học trong một chỉnh thể thống nhất các môn, vận dụng khả năng tổng hợp là cách để tiếp thu tri thức và phân tích để ghi nhớ những kiến thức đã học được. + Mâu thuẫn phải được giải quyết bằng con đường đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy loại mâu thuẫn mà có phương pháp giải quyết cụ thể => Không tìm cách thủ tiêu, né tránh các mâu thuẫn. “Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết.” – Hồ Chí Minh + Trong quá trình học tập, những kiến thức được học trên giảng đường đôi khi chưa được áp dụng vào thực tế hoặc nó chưa đủ để sinh viên có thể làm việc ngoài thực tế . Đó chính là mâu thuẫn giữa kiến thức được học và kiến thức thực tế trong cuộc sống => SV cần có thái độ học tập tự giác, chủ động và linh hoạt tìm hiểu những kiến thức bên ngoài sách vở. Tham gia những hoạt động ngoại khóa, đi làm thêm hay đi thực tập để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế trong xã hội. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ thực tiễn, học đi đôi với hành. Ví dụ tình huống: SV bị mâu thuẫn giữa việc muốn đi làm thêm để trải nghiệm và kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình nhưng lại sợ làm ảnh hưởng đến việc học tập. Để đáp ứng được cả hai thì đòi hỏi SV phải biết cách sắp xếp thời gian và cân nhắc các công việc sao cho hợp lí để có thể đi làm thêm mà không gây ảnh hưởng đến việc học. + Sự yếu kém về ngoại ngữ và công nghệ thông tin của SV hiện nay với yêu cầu hô âi nhâ âp với thế giới: Trong một cuộc khảo sát sinh viên đầu năm 3 của các trường đại học lớn tại TP Hồ Chí Minh, kết quả điều tra
  • 21. 21 (chưa kiểm tra kỹ năng nghe – nói vốn được biết đến là những kỹ năng mà người Việt thường rất yếu) cho thấy trình độ tiếng Anh của các SV tham gia chỉ mới đạt trong khoảng 360 – 370 điểm TOEFL hoặc 3.5 điểm IELTS, mức rất thấp so với thế giới. Yếu kém về ngoại ngữ là một rào cản rất lớn cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường và kéo theo là kinh tế kém phát triển, đất nước kém phát triển và khó có thể hội nhập sâu rộng => SV cần nhìn nhâ ân lại bản thân và có kế hoạch trau dồi các kỹ năng. + Quy luật mâu thuẫn là cơ sở lý luận để xây dựng phương pháp tư duy mâu thuẫn. Phương pháp đó chỉ ra: Khi xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới phải luôn luôn đặt nó trong tình huống đối lập của nhau. Ví dụ như khi xem xét con người phải nhìn nhâ ân cả ưu và khuyết điểm... + Phát triển tư duy phản biện (Critical Thinking); Phát triển tranh luận (Assessing/Developing Argument) trong lớp học để tìm ra vấn đề: TDPB ngày càng phổ biến, là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên thông qua đào tạo bậc đại học ở Việt Nam hiện nay. TDPB là một trong những kỹ năng cần thiết mà SV cần có giúp phân tích và đánh giá theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra, chất vấn nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Có TDPB, SV không còn đơn thuần tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Người thầy vun đắp TDPB cho SV bằng cách đưa ra những câu hỏi kích thích tư duy, là điều cốt lõi trong việc kiến tạo tri thức. Câu chuyê ân sau là mô ât ví dụ có thâ ât về phản biê ân trong lớp học + Trong công tác xây dựng Đảng, Đoàn và tu dưỡng rèn luyện cá nhân phải đề cao phê bình và tự phê bình, tránh dễ dãi, xuôi chiều. 2. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. a. Vị trí, phạm vi tác động của quy luật - 1. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là 1 trong 2 quy luật cơ bản nhất của CNDVLS, là quy luật nền tảng, quy luật gốc cho mọi quy luật lịch sử là động lực phát triển của xã hội. Nó tác động ở mọi quốc gia dân tộc và trong toàn bộ lịch sử nhân loại. - 2. Từ vai trò SXVC quyết định tồn tại và phát triển xã hội, nghiên cứu quy luật SXVC và phải quan niệm nó là quy luật gốc cho mọi quy luật khác. b. Nội dung quy luật - 1. LLSX và QHSX là hai mặt của một PTSX có tác động biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX, QHSX tác động trở lại to lớn đối với LLSX. - 2. Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. - Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX - 1. Vì: + LLSX là nội dung của quá trình sản xuất vật chất, nó có tính năng động cách mạng, thường xuyên biến đổi; QHSX là hình thức của quá trình sản xuất, nó phản ánh bản chất xã hội nên tương đối ổn định, thủ cựu, ít biến đổi. + Trong quá trình sản xuất, quan hệ giữa LLSX với QHSX là quan hệ giữa nội dung và hình thức. CNDVBC chỉ ra hình thức gắn bó chặt chẽ với nội dung, nội dung quyết định hình thức. + LLSX là yếu tố năng động thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi của LLSX xuất phát từ chính việc giải quyết mâu thuẫn ngay trong nền SXVC đó là mâu thuẫn giữa chất lượng hiệu quả ngày càng cao với cường độ và thời gian lao động giảm. Mâu thuẫn được giải quyết bằng việc con người sáng tạo, cải tiến, sử dụng hiệu quả CCLĐ, cùng với biến đổi của CCLĐ, thì kinh nghiệm thói quen, kỹ năng kiến thức khoa học của người lao động cũng tiến bộ hơn làm cho LLSX trở thành yếu tố
  • 22. 22 hoạt động nhất, cách mạng nhất => đây là sự vận động tất yếu mang tính khách quan của LLSX nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội loài người. + QHSX là hình thức và quá trình sản xuất nó bao giờ cũng gắn với LLSX (nội dung), đặc biệt trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị bao giờ cũng muốn duy trì sự thống trị của QHSX thống trị (QHSX gắn liền với địa vị và lợi ích của GCTT) do vậy sự biến đổi của QHSX bao giờ cũng chậm hơn so với LLSX. - 2. Biểu hiện: + Tính chất và trình độ của LLSX như thế nào thì đòi hỏi QHSX tương ứng như thế: khi LLSX mang tính cá nhân, tư liệu sản xuất thủ công thì thích ứng với nó là hình thức sở hữu tư nhân TLSX; khi LLSX mang tính chất xã hội hóa cao nó đòi hỏi QHSX dựa trên chế độ công hữu (Phê phán CNTB). + LLSX quyết định sự ra đời, biến đổi của QHSX: - Bởi vì, LLSX là yếu tố năng động và cách mạng nhất nó luôn vận động và biến đổi không ngừng, sự vận động biến đổi của LLSX đi từ sự vận động biến đổi của công cụ lao động. Quá trình sản xuất, người LĐ bao giờ cũng có nhu cầu khách quan là nâng cao NSLĐ và giảm CĐLĐ. Để đạt được mong muốn đó, người LĐ luôn cải tiến công cụ lao động. Khi công cụ lao động ngày càng được cải tiến hiện đại thì cũng có nghĩa là LLSX luôn vận động và phát triển. - Khi trình độ của LLSX phát triển đến một mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn với QHSX cũ, lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải xoá bỏ QHSX cũ lỗi thời lạc hậu, thiết lập QHSX mới cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX từ đó mở đường cho LLSX phát triển đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển. - 3. Trong thời kỳ quá độ giữa các PTSX kế tiếp nhau, có nhiều trình độ của LLSX sẽ có nhiều hình thức sở hữu tương ứng nên có sự đan xen của các thành phần kinh tế, các QHSX. Ví dụ: Trong TKQĐ ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. - QHSX tác động trở lại LLSX - 1. Vì: + QHSX là hình thức của quá trình sản xuất, nó phản ánh và quy định mục đích của sản xuất, quy định khuynh hướng phát triển của quan hệ lợi ích. + Do vậy nó tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX. - 2. Biểu hiện: + Tất cả các mặt của QHSX trong sự thống nhất biện chứng của nó tác động đến tất cả các mặt của LLSX tạo ra một hệ thống các yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX (nhưng trực tiếp nhất là quan hệ phân phối sản phẩm). -> Quan hệ sở hữu: TLSX của ai? Kích thích to lớn đối với người lao động tạo hứng thú say mê sản xuất, cải tiến công cụ (CNTB điều chỉnh bằng cách bán một số cổ phần cho công nhân) -> Quan hệ trong tổ chức quản lý: Nếu tổ chức quản lý phù hợp, khoa học, biết đặt con người đúng vị trí, đúng tài năng, sử dụng đúng năng lực của họ (nghệ thuật trong quản lý) sẽ kích thích con người sáng tạo không ngừng. -> Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động: chính là việc đánh giá công sức lao động, cống hiến, năng xuất chất lượng lao động và việc đền bù (phân phối) có đúng với công sức của họ hay
  • 23. 23 không. Giải quyết hài hoà lợi ích hay xâm phạm lợi ích của người lao động. Vì vậy mà nó tác động trực tiếp nhất. + Tác động theo 2 chiều hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX. -> Khi QHSX phù hợp với tính chất, trình độ của LLSX, nó sẽ là "hình thức phát triển" tất yếu của LLSX "tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX phát triển, trở thành động lực thúc đẩy LLSX phát triển”. -> Khi QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX (như lỗi thời, lạc hậu, phản động, vượt quá xa) nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. + Cơ chế của sự tác động đó là thông qua nhân tố chủ quan của con người. -> Con người từ nhận thức đến thái độ và hành động phù hợp, con người say mê lao động, cải tiến công cụ ứng dụng khoa học và ngược lại…) -> Trong xã hội có giai cấp sự tác động trở lại thông qua vai trò của giai cấp thống trị. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp (tức là tác động thông qua các quy luật khác của xã hội). Tuy nhiên cần phải nhận thức rằng sự kìm hãm của QHSX đối với LLSX chỉ là tạm thời, tương đối. Với sự phát triển tất yếu khách quan của LLSX dù QHSX có lỗi thời cũng sẽ bị thay thế bằng một kiểu QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX. => Tóm lại: LLSX quyết định QHSX không tách rời vai trò tác động trở lại của QHSX. Từ trạng thái phù hợp đến không phù hợp rồi lại đến phù hợp là sợi dây vô tận. Đòi hỏi con người phải phát hiện và giải quyết và việc giải quyết mâu thuẫn cũng không phải một lần là xong. Việc giải quyết mâu thuẫn sẽ thúc đẩy sản xuất làm cho xã hội vận động phát triển không ngừng. 3. Ý nghĩa phương pháp luận - 1. Sự vận động sản xuất xã hội xét đến cùng là do tính tất yếu kinh tế quyết định cho nên cải tạo xã hội phải đi từ việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX và phải gắn với hoạt động thực tiễn của con người. - 2. Coi trọng cải tạo và xây dựng cả LLSX và QHSX, XD đồng bộ các yếu tố của LLSX và các mặt của QHSX; Không được tuyệt đối hóa một mặt, một yếu tố nào. - 3. Vận dụng quy luật này phải gắn với các quy luật khác. - 4. Cơ sở khoa học để quán triệt quan điểm đường lối đổi mới của Đảng ta đặc biệt về tư duy kinh tế. 4. Sự vận dụng Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã rất quan tâm chú trọng nhận thức và vận dụng quy luật xã hội nói chung trong đó có quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX nên đã giữ vững được ổn định, bảo vệ đất nước, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc... Tuy nhiên cũng có giai đoạn nhận thức vận dụng đúng, có giai đoạn phạm sai lầm chủ quan duy ý chí: chưa nhận thức đầy đủ đúng đắn về sự phù hợp giữa QHSX và LLSX, còn kéo dài tập trung bao cấp dẫn đến quan liêu, Một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác là phát hiện Chủ nghĩa duy vật lịch sử - đây là bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử triết học của nhân loại. Bằng phương pháp biện chứng và lập trường duy vật về lịch sử, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của xã hội loài người qua các thời kỳ lịch sử. Với cống hiến này, lần đầu tiên lịch sử được nhận thức và lý giải đúng như bản thân nó, khách quan và chân thực. Theo C.Mác, xã hội phát triển qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn nhất định là một hình thái kinh tế - xã hội; sự vận động thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử